SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 52
[Type text]
1
Mục lục
Lời nói đầu…………………………………………………………………....2
Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình bày
thông tin trên BCTC………………………………………………………..…4
1.1. Các cơ sở tính giá để đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC……....4
1.1.1. Giá trị hợp lý………………………………………………………..… 4
1.1.2. Giá gốc………………………………………………………………....5
1.1.3. Giá hiện hành…………………………………………………………..5
1.1.4. Giá trị thuần có thể thực hiện được…………………………………….6
1.3. Quy định về trình bày thông tin trên BCTC trong Chuẩn mực kế toán
Việt Nam……………………………………………………………………...9
1.3.1. Khái niệm, mục đích và tác dụng của BCTC………………………….9
1.3.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCTC theo CMKT Việt Nam…..12
Chương 2: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và việc
trình bày thông tin trên BCTC……………………………………………....17
2.1. Khái quát chung Chuẩn mực kế toán Việt Nam……………………...…17
2.2. Nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán và ảnh hưởng của nguyên
tắc này trong trình bày thông tin trên BCTC………………………………...19
2.3. Phương pháp giá gốc trong trình bày thông tin trên BCTC………….....24
2.4. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc giá gốc trong trình bày BCTC…………..27
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán
trình bày trong BCTC…………………………………………………..33
3.1. Tính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC………………….....33
3.2. Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình
bày trong BCTC……………………………………………………………..38
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin trình bày
trong BCTC……………………………………………………………….…49
Kết luận………………………………………………………………..…….50
[Type text]
2
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng như xu hướng
cổ phần hóa nói riêng, báo cáo tài chính (BCTC) đóng vai trò rất quan trọng.
Thông tin trình bày trong các BCTC là phương tiện giúp cho các đối tượng sử
dụng thông tin như: các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính phủ và
các ban ngành chức năng như cơ quan thuế, cơ quan thống kê nắm bắt một
cách sát thực nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các
quyết định quản trị, quản lý và đầu tư một cách phù hợp. Tuy nhiên, có thể
thấy việc trình bày thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp hiện nay còn
tồn tại nhiều bất cập. Để khắc phục thực trạng này cũng như để tăng cường
tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC đã có nhiều công
trình nghiên cứu ra đời, nhiều giải pháp được đặt ra. Đứng trên góc độ xem
xét từ khía cạnh nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam,
nhóm tác giả đã mạnh dạn lựa chọn và hoàn thành đề tài: “Nguyên tắc giá gốc
trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam- một số vấn đề đặt ra nhằm tăng cường
tính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về định giá
và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC; nguyên tắc giá
gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và việc trình bày thông tin trên
BCTC; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông
tin kế toán trình bày trong BCTC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán
Việt Nam và tính minh bạch thông tin trình bày trong BCTC.
- Phạm vi nghiên cứu: Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các loại BCTC.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở phương
pháp luận
[Type text]
3
- Kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tế vận dụng nguyên tắc
giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam về BCTC.
- Phương pháp kỹ thuật: kết hợp với các phương pháp khảo sát, so sánh,
phân tích đánh giá, tổng hợp, quy nạp, diễn giải…
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, kế thừa các kết quả đã nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình
bày thông tin trên BCTC.
Chương 2: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và
việc trình bày thông tin trên BCTC.
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế
toán trình bày trong BCTC.
[Type text]
4
Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong
trình bày thông tin trên BCTC.
1.1. Các cơ sở tính giá để đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC
1.1.1. Giá trị hợp lý
Cơ sở tính giá hợp lý bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ cuối những năm
1990 khi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) nghiên cứu ban hành
mới và sửa đổi các chuẩn mực kế toán như: Nông nghiệp, Bất động sản đầu
tư, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, công cụ tài chính… Các chuẩn mực kế toán
(IAS) và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đều sử dụng định
nghĩa “Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các
bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá.”.
Ưu điểm của giá trị hợp lý:
- Tiếp cận dựa trên thị trường : Giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánh
được mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương lai đối với một tài sản
hoặc một khoản nợ phải trả. Do vậy, trong mối quan hệ với các cơ sở định giá
khác thay thế, giá trị hợp lý được coi là cơ sở định giá giúp thông tin tài chính
phản ánh tốt nhất dòng tiền tương lai của đơn vị cũng như khả năng thanh
khoản và linh hoạt tài chính của đơn vị.
- Cung cấp thông tin hữu ích hơn : Gắn với các mục tiêu và yêu cầu của
thông tin tài chính, có thể nhận thấy giá trị hợp lý sẽ góp phần làm cho thông
tin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện nền
kinh tế thị trường phát triển.
Nhược điểm của giá trị hợp lý: Tính khách quan và tin cậy của giá hợp
lý còn nhiều điểm chưa được đảm bảo:
- BCTC theo cách tiếp cận giá trị hợp lý luôn tồn tại những mâu thuẫn
về logic kinh tế nếu giá trị hợp lý được sử dụng triệt để đối với mọi khoản
mục. Chẳng hạn, người sử dụng thông tin tài chính sẽ khó có thể hiểu ý nghĩa
kinh tế của các khoản thu nhập phát sinh do biến động tăng giá trị hợp lý của
một số tài sản trong khi mục đích nắm giữ tài sản này của doanh nghiệp là để
có doanh thu trong dài hạn, chứ không phải bán tài sản trong ngắn hạn.
[Type text]
5
- Hạn chế của cơ sở tính giá này càng thể hiện rõ khi nó được áp dụng
để đánh giá các tài sản mà doanh nghiệp không có ý định bán, thanh toán
trong ngắn hạn hoặc trong điều kiện không có thị trường hoạt động hiệu quả
cho tài sản và nợ phải trả. ở các nước đang hình thành và phát triển nền kinh
tế thì việc áp dụng cơ sở tính giá này cần phải xem xét kỹ càng hơn.
1.1.2. Giá gốc
Giá gốc của tài sản là số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải
trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi
nhận.
Một cách tổng quát , cơ sở giá gốc đòi hỏi kế toán phải ghi chép giá trị
một tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổi
ngang giá tại thời điểm hoàn tất việc mua và giá trị này được giữ nguyên kể
cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi
trên thị trường.
Ưu điểm của giá gốc:
Trong hầu hết các trường hợp xác định giá gốc của tài sản và nợ phải
trả đều dựa trên các bằng chứng khách quan có thể thẩm định nên có thể
khẳng định giá gốc có độ tin cậy cao nhất trong các cơ sở tính giá mà kế toán
có thể sử dụng.
Giá gốc là thông tin thích hợp cho các quyết định kinh tế thông qua
phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, định giá bán sản phẩm,
tiếp tục sản xuất và ngừng một bộ phận nào đó và một loạt các quyết định
khác trên cơ sở căn cứ vào các hệ số tính toán dựa trên thông tin trình bày
trong báo cáo tài chính.
Nhược điểm của giá gốc:
Cơ sở tính giá này chủ yếu phản ánh các dòng tiền trong quá khứ mà ít
có sự liên hệ rõ ràng với khả năng tạo ra dòng tiền tương lai của doanh
nghiệp. Gắn với mục tiêu cung cấp thông tin tài chính và nhu cầu của đối
tượng sử dụng thông tin hiện nay, giá gốc bộc lộ một số hạn chế về tính thích
hợp
1.1.3. Giá hiện hành
[Type text]
6
Giá hiện hành là mức giá kinh tế nhất mà doanh nghiệp phải trả hoặc
chi phí hợp lý nhất phải bỏ ra để có được tài sản thay thế với công suất và
năng lực hoạt động tương đương với tài sản hiện có. Giá hiện hành có thể xác
định theo cách tiếp cận từ bên trong doanh nghiệp (còn gọi là giá thành sản
xuất thay thế) hoặc với cách tiếp cận bên ngoài doanh nghiệp (được gọi là giá
mua thay thế).
Ưu điểm của giá hiện hành:
Trong điều kiện không tồn tại thị trường hoạt động cho tài sản và nợ
phải trả hoàn toàn giống nhau tại thời điểm ghi nhận ban đầu thì giá hiện hành
nếu đảm bảo được tính tin cậy được ưu tiên sử dụng để phản ánh đúng bản
chất của đối tượng kinh tế tài chính.
Nhược điểm của giá hiện hành:
Giá hiện hành phản ánh mặt bằng giá thị trường hiện tại trong điều
kiện hiện tại của thị trường nên cũng ít có sự liên hệ trực tiếp đến khả năng
tạo ra dòng tiền trong tương lai. Chính vì thế thông tin mà nó mang lại không
đáp ứng tốt các mục tiêu cung cấp thông tin mà kế toán hướng tới.
Mặt khác, giá hiện hành cũng được xác định trên cơ sở thông tin thu
thập từ thị trường với giả định các điều khoản trong giao dịch là kinh tế nhất
đối với doanh nghiệp. Nên đứng trên góc độ của các đối tượng khác sử dụng
thông tin tính tin cậy chưa được đảm bảo.
1.1.4. Giá trị thuần có thể thực hiện được
Giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản là giá bán ước tính trong
điều kiện hoạt động bình thường của doanh nghiệp trừ chi phí ước tính để
hoàn thiện và để bán tài sản. Giá trị thuần có thể thực hiện được của nợ phải
trả được hiểu là khoản doanh nghiệp sẽ phải thanh toán trong điều kiện hoạt
động bình thường liên quan đến khoản nợ phải trả cộng các chi phí phát sinh
để thực hiện nghiệp vụ thanh toán nợ.
Xuất phát từ khái niệm trên, có 3 yếu tố cần thiết để tính được giá trị
thuần có thể thực hiện được.
1. Giá bán ước tính là giá có thể bán được các mục hàng đó trên thị trường.
Có thể tham chiếu giá cả thị trường tại thời điểm lập BCTC.
2. Chi phí ước tính để hoàn thành là các chi phí ước tính sẽ phát sinh để
hoàn thiện cái sản phẩm (trong trường hợp là sản phẩm chưa hoàn thành, hoăc
[Type text]
7
sản phẩm cần sửa chữa, hay gia công thêm trước khi có thể đem bán)
3. Chi phí ước tính cho việc tiêu thụ là các chi phí liên quan đến việc bán các
sản phẩm đó chẳng hạn như là chi phí đóng gói lại, chi phí cho nhân viên bán
hàng, đại lý bán hàng.
Ưu điểm của giá trị thuần có thể thực hiện được:
Việc định giá trên nguyên tắc giá này đảm bảo tuân thủ tốt nhất
nguyên tắc thận trọng - “Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các
khoản thu nhập”. Và một khi nguyên tắc thận trọng được đảm bảo, tức là
thông tin kế toán được cung cấp sẽ mang tính tin cậy cao. Hay nói cách khác
các nhà đầu tư cũng như các đối tượng khác sử dụng thông tin sẽ đánh giá
đúng giá trị những tài sản có xu hướng giảm giá, mất giá hoặc không bán
được hay cũng chính là nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một
cách chính xác nhất, điều mà giá gốc không thực hiện được, từ đó đưa ra các
quyết định phù hợp.
Nhược điểm của giá trị thuần có thể thực hiện được:
Xét về tính thích hợp của thông tin giá trị thuần có thể thực hiện có
những hạn chế nhất định do cơ sở tính giá này đặt trọng tâm vào giao dịch
bán (Trong khi các tài sản của doanh nghiệp nắm giữ không phải để bán).
Ngoài ra, cơ sở tính giá này thiên về phản ánh giá trị mong đợi của riêng
doanh nghiệp mà không phản ánh kì vọng chung về giá của thị trường. Với
mục tiêu là Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin chung nhất cho các đối
tượng khác nhau thì thông tin ghi nhận ban đầu trên cơ sở giá trị thuần có thể
thực hiện được sẽ khó đảm bảo tính thích hợp.
Xét về tính tin cậy, giá trị thuần có thể thực hiện cũng dựa trên các ước
tính kế toán trong có có ước tính trên cơ sở thị trường (giá bán) và ước tính
chi phí của doanh nghiệp (chi phí hoàn thiện và chi phí bán). Do vậy, trong
nhiều tình huống tính tin cậy của thông tin tài chính cũng khó được đảm bảo.
Để có thể được sử dụng trong đánh giá tài sản và nợ phải trả khi ghi
nhận ban đầu, giá trị thuần có thể thực hiện được cần được điều chỉnh nhằm
giảm sự phụ thuộc vào giao dịch bán tài sản và sự kì vọng của chính doanh
nghiệp.
Vậy, vì sao Việt Nam lại áp dụng giá gốc mà không phải giá khác
trong ghi nhận thông tin trình bày trên BCTC?
[Type text]
8
Trước tiên, căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và lựa chọn các cơ sở tính
giá trong kế toán.Trên cả phương diện lý thuyết và thực tế, có nhiều cơ sở
định giá để các nhà soạn thảo chuẩn mực, chế độ kế toán lựa chọn. Để đánh
giá và sử dụng phù hợp các cơ sở tính giá này cần xác định các tiêu chuẩn lựa
chọn nhất định. Theo chúng tôi cơ sở định giá được lựa chọn phải đáp ứng
được mục tiêu và các yêu cầu cơ bản của thông tin tài chính:
Mục tiêu cung cấp thông tin tài chính được diễn giải một cách ngắn gọn
là giúp những người sử dụng thông tin ra được các quyết định kinh tế phù hợp
với lợi ích của họ.
Các yêu cầu cơ bản của thông tin tài chính dược đặt ra gồm: Tính tin
cậy, tính thích hợp, tính dễ hiểu, tính có thể so sánh. Trong đó, hai yêu cầu
được nhấn mạnh hơn cả là tính thích hợp và tính tin cậy.
Thực tế cho thấy các quan điểm về giá cả, giá trị và phương pháp tính
giá đã có nhiều thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau trên các phương
diện kinh tế- chính trị học- quản lý kinh doanh và hạch toán nghiệp vụ. Tuy
nhiên do nhiều lý do khác nhau , việc ghi nhận, xử lý và trình bày các đối
tượng kế toán trên cơ sở giá gốc vẫn được chấp nhận là nền tảng đo lường
trong kế toán trong mấy chục năm qua. Trong đó một số lý do có thể kể đến
là:
- Kế toán trên cơ sở giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan: Thông
tin kế toán hữu ích là thông tin phải đảm bảo mức độ tin cậy cao, các thông
tin và các số liệu kế toán phải đảm ghi chép và báo cáo đúng với thực tế,
không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. Mặt khác, giá gốc lại được hình thành
trên cơ sở sự thương lượng với đầy đủ sự hiểu biết và thỏa mãn về lợi ích giữa
người mua và người bán, việc ghi chép các giao dịch này có thể kiểm tra
được, nên giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan.
- Kế toán trên cơ sở giá gốc đảm bảo được nguyên tắc thận trọng: Như
đã trình bày ở trên, nguyên tắc thận trọng là nguyên tắc rất quan trọng trong
các nguyên tắc kế toán , đó là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để
lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Điều này đòi hỏi
người làm kế toán phải cố gắng đảm bảo rằng thực trạng tài chính và mức độ
thành công không được phóng đại. Bên cạnh đó kế toán trên cơ sở giá gốc đã
tăng cường củng cố sự tin cậy về các chỉ tiêu được ghi nhận trong các báo cáo
ở thời điểm hiện tại từ đó làm tăng sự tin cậy của các lợi ích (thu nhập, tài
[Type text]
9
sản) trong tương lai. Do đó nguyên tắc giá gốc đã phù hợp với yêu cầu của
nguyên tắc thận trọng.
- Kế toán trên cơ sở giá gốc phù hợp với nguyên tắc hoạt động liên tục:
Việc điều chỉnh giá trị các tài sản đang sử dụng theo giá thị trường là không
phù hợp với mục đích hình thành tài sản, hơn nữa do không có quan hệ mua
bán xảy ra thì giá thị trường không thể được xác lập một cách khách quan, do
đó sử dụng giá gốc để ghi nhận giá trị tài sản là hoàn toàn hợp lý với điều
kiện doanh nghiệp hoạt động liên tục. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu về sự vi
phạm nguyên tắc hoạt động liên tục hoặc doanh nghiệp có dự định bán tài sản
thì giá thị trường thay thế giá gốc sẽ phù hợp hơn.
- Kế toán trên cơ sở giá gốc đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nhất quán:
Xét về tổng thể thì sử dụng giá gốc sẽ thuận lợi hơn các phương pháp tính giá
khác để đảm bảo tính chất so sánh được của thông tin do đòi hỏi các chính
sách, phương pháp kế toán phải được sử dụng thống nhất và kiên định.
Sử dụng nguyên tắc giá gốc trong ghi nhận thông tin kế toán đảm bảo
được yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế đang
phát triển ví dụ như nền kinh tế Việt Nam những năm đầu đổi mới. Tuy nhiên
khi đối tượng kế toán trở nên đa dạng, thường xuyên biến động thì thông tin
kế toán giá gốc trở nên phức tạp, thiếu tính kịp thời, không đáp ứng yêu cầu
quản lý trong việc kiểm soát, ra quyết định…Khi đó việc áp dụng cơ sở giá
khác thay thế giá cố định là phù hợp.
Như vậy, trong giai đoạn đầu của sự phát triển nền kinh tế thị trường,
mục tiêu cung cấp thông tin kế toán tập trung vào việc đảm bảo tuân thủ pháp
luật thuế, các chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. Mục tiêu
cung cấp thông tin kế toán cho các chủ thể khác trong nền kinh tế như: Các
nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai không phải là mục tiêu chủ yếu. Yêu
cầu quan trọng nhất đặt ra đối với thông tin kế toán là tính tin cậy và tuân thủ,
do đó kế toán trên cơ sở giá gốc được lựa chọn là cơ sở phù hợp ghi nhận
thông tin kế toán một cách hữu hiệu ở Việt Nam trong mấy chục năm qua.
Vậy Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc giá gốc như thế nào trong trình
bày thông tin trên BCTC? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này ở mục tiếp
theo.
1.3. Quy định về trình bày thông tin trên BCTC trong Chuẩn mực
kế toán Việt Nam
[Type text]
10
1.3.1. Khái niệm, mục đích và tác dụng của BCTC
Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán
theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài
sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD,
tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn... của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định
thống nhất.
Báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được
tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và
những thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo tài
chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến
người ra quyết định, đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... phục vụ cho các đối tượng bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp. Điều này khác biệt với các báo cáo kế toán
nội bộ (báo cáo quản trị) chỉ cung cấp thông tin kế toán phụ vụ cho yêu cầu
quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính là những người bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp đó là những đối tượng có lợi ích trực tiếp
hoặc gián tiếp . Các quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin trong báo
cáo tài chính đòi hỏi việc đánh giá về năng lực của doanh nghiệp để tạo ra
nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Các đối tượng sử dụng thông tin trên
báo cáo tài chính gồm:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp.
- Các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước.
- Các đối tượng khác (các chủ nợ hiện tại và tương lai, các nhà đầu tư,
người cung cấp...).
Mục đích của các báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính,
tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu
cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của
những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài
chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a/ Tài sản;
[Type text]
11
b/ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;
d/ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
đ/ Thuế và các khoản nộp Nhà nước;
e/ Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;
g/ Các luồng tiền.
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin
khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các
chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế
toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày
báo cáo tài chính.
Tác dụng của báo cáo tài chính:
- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nguồn
lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát của cơ cấu tài chính, khả năng thanh
toán và khả năng tương thích với môi trường kinh doanh. Nhờ có thông tin về
các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và năng lực của doanh
nghiệp trong quá khứ đã tác động đến nguồn lực kinh tế này mà có thể dự
toán năng lực của doanh nghiệp có thể tạo ra các khoản tiền và tương đương
tiền trong tương lai.
Thông tin về cơ cấu tài chính có tác dụng lớn để dự đoán nhu cầu đi
vay, phương thức phân phối lợi nhuận, tìên lưu chuyển...và cũng là những
thông tin cần thiết để dự đoán khả năng huy động các nguồn lực tài chính của
doanh nghiệp.
- Thông tin về tình hình doanh nghiệp:
Trên các báo cáo tài chính trình bày những thông tin về tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin về tính sinh lợi, thông tin về
tình hình biến động trong SXKD sẽ giúp cho đối tượng sử dụng đánh giá
những thay đổi tiềm tàng của các nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp có thể
kiểm soát trong tương lai, để dự đoán khả năng tạo ra các nguồn tiền cho
doanh nghiệp trên cơ sở hiện có và việc đánh giá hiệu quả các nguồn lực bổ
sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
[Type text]
12
- Thông tin về sự biến động tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Trong các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu báo cáo là tình hình tài sản,
nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ
của doanh nghiệp tại một thời điểm hoặc của một thời kỳ, tuy nhiên các chỉ
tiêu vẫn cho phép người sử dụng thông tin đánh giá được tình hình biến động
tài chính của doanh nghiệp qua một thời kỳ (kỳ này so với kỳ trước, kỳ này so
với đầu năm...) vì vậy các thông tin trên báo tài chính rất hữu ích trong việc
đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Từ sự phân tích trên đây, chúng ta thấy thông tin trong các báo cáo tài
chính có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, cung cấp thông tin cho
các đối tượng để ra các quyết định kinh tế phù hợp và kịp thời.
Tính hữu ích của BCTC thể hiện qua các điểm chính yếu sau:
- Tính hữu ích của BCTC thể hiện qua những lợi ích mang lại cho người sử
dụng thông tin trên BCTC, dựa trên nền tảng là các đặc tính sơ cấp có tính
nguyên tắc: phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh và có thể hiểu; và các đặc
tính thứ cấp khác;
- Tính hữu ích chịu ảnh hưởng bởi phương thức xác định (nhận diện), đo
lường, ghi nhận và trình bày các yếu tố của BCTC;
- Tính hữu ích có thể bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: áp
lực về cân đối lợi ích – chi phí, hệ thống BCTC chậm thích ứng với sự thay
đổi, rủi ro về sai sót, gian lận, ngưỡng nhận thức của các bên liên quan, và tác
động khác từ môi trường kế toán;
- Có thể nâng cao tính hữu ích của BCTC như ngăn chặn sự suy giảm tính
hữu ích và hoàn thiện cách thức mang lại lợi ích cho người sử dụng thông tin
trên nền tảng kế toán hiện có.
1.3.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCTC theo CMKT
Việt Nam
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp phải tuân thủ các
yêu cầu đã được qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài
chính”, gồm:
[Type text]
13
+ Trung thực và hợp lý;
+ Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của
từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu
cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông
tin đáng tin cậy, khi:
- Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không
chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
- Trình bày khách quan, không thiên vị;
- Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
- Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính
Để đảm bảo được những yêu cầu đối với báo cáo tài chính thì việc lập
hệ thống báo cáo tài chính cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
1- Kinh doanh liên tục:
Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người
đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của
doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh
nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình
thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc
phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình.
Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được
có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện
có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh
nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáo tài
chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được
nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh
nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.
Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp,
Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi
[Type text]
14
thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết
thúc niên độ kế toán.
2- Nguyên tắc cơ sở dồn tích:
Trừ các thông tin có liên quan đến lưu chuyển tiền, doanh nghiệp phải
lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc dồn tích.Theo cơ sở kế toán dồn
tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không
căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán
và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi
nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa
doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho
phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn
định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.
3- Nguyên tắc nhất quán
Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài
chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:
a/ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh
nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần
phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự
kiện; hoặc
b/ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình
bày.
4- Tính trọng yếu và sự hợp nhất:
Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt
trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình
bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc
chức năng.
Thông tin trọng yếu là thông tin nếu không được trình bày thì
có thể có ảnh hưởng tới việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng
thông tin dựa trên các báo cáo tài chính. Để xác định một khoản mục hay một
tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của
chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản
mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu. Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có
cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá
[Type text]
15
trị của khoản mục là rất lớn.(Ví dụ hàng tồn kho) Tuy nhiên, các khoản mục
quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một
cách riêng rẽ.
5- Nguyên tắc bù trừ:
a/ Bù trừ tài sản và nợ phải trả:
Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày
BCTC không được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bày riêng biệt tất
cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC.
b/ Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí:
+ Được bù trừ theo qui định tại một chuẩn mực kế toán khác;
+ Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài
chính, ví dụ:
- Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán ngắn hạn:
Lãi (lỗ) bán
chứng khoán
= Thu bán
chứng khoán
- Giá gốc
chứng khoán
- Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Lãi (lỗ) mua,
bán ngoại tệ
= Thu bán
Ngoại tệ
- Giá mua
ngoại tệ
Các khoản mục được bù trừ được trình bày: Số lãi (hoặc lỗ thuần).
6. Nguyên tắc có thể so sánh
Theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong các BCTC
như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu để so sánh, cụ thể:.
- Đối với Bảng cân đối kế toán:
[Type text]
16
Bảng cân đối kế toán năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ
tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu
năm);
Bảng cân đối kế toán quý phải trình bày số liệu so sánh từng chỉ tiêu
tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm).
- Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm phải trình bày số liệu so
sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất
(Năm trước);
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo kỳ kế toán quý phải
trình bày số liệu của quý báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập báo
cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước).
- Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm phải trình bày số liệu so sánh theo
từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Năm
trước);
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý phải trình bày số lũy kế từ đầu năm đến
ngày lập báo cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu
của báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước).
Để bảo đảm nguyên tắc so sánh, số liệu “Năm trước” trong Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết
minh báo cáo tài chính phải được điều chỉnh lại số liệu trong các trường hợp:
- Năm báo cáo áp dụng chính sách kế toán khác với năm trước;
- Năm báo cáo phân loại chỉ tiêu báo cáo khác với năm trước;
- Kỳ kế toán “Năm báo cáo” dài hoặc ngắn hơn kỳ kế toán năm trước.
Ngoài ra, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn phải trình bày
rõ lý do của sự thay đổi trên để người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính.
[Type text]
17
Chương 2: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam
và việc trình bày thông tin trên BCTC
2.1. Khái quát chung Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Trong tiến trình hội nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cam kết với các
nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế là việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam
trong đó có cam kết về hoàn thiện một hệ thống Chuẩn mực kế toán (CMKT)
hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Theo lộ trình đó, Bộ Tài
chính đã nghiên cứu soạn thảo và từng bước ban hành hệ thống CMKT Việt
Nam (VAS). Từ năm 2001 cho đến nay, chúng ta đã ban hành 5 đợt với 26
chuẩn mực. Hệ thống CMKT Việt Nam ra đời đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý
trong lĩnh vực kế toán, tạo ra môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành mạnh
hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là tạo ra sự
công nhận của quốc tế đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Quyết định số: 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 (4CM)
Quyết định số: 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 (6CM)
Quyết định số: 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 (6CM)
Quyết định số: 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 (6 CM)
Quyết đinh số: 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 (4CM)
Các Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở phù
hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế - chính
trị - xã hội - pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần.
Thực tế cho thấy, kể từ khi hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời cho
đến nay đã góp phần đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, mở cửa về dịch
vụ kế toán. Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng
[Type text]
18
khoán. Tóm lại, hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc
quản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan
chức năng như thuế, thanh tra tài chính…
Một số nét nhìn nhận, đánhgiá khái quáthệ thống CMKT Việt Nam
Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu hội nhập, từ năm 1996, Việt Nam đã
nghiên cứu toàn bộ hệ thống CMKT quốc tế (IAS) và CMKT của một số quốc
gia trong khu vực nhằm xác định điều kiện và khả năng áp dụng cho nền kinh
tế Việt Nam. Hệ thống các VAS được nghiên cứu, xây dựng dựa trên cơ sở
các IAS và chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) được cập nhật mới nhất. Với
26 CMKT đã ban hành cho đến nay cho thấy:
Thứ nhất, sự hài hòa tương đồng:
- Hệ thống CMKT Việt Nam là khá hoàn chỉnh, hài hòa ở mức độ cao so
với hệ thống CMKT quốc tế. VAS cơ bản phù hợp với IAS và IFRS không
chỉ về nội dung, về cơ sở đánh giá, ghi nhận và trình bày trên BCTC mà còn
cả về hình thức trình bày.
- Từng CMKT đã được dịch ra tiếng Anh tạo điều kiện cho các nhà đầu
tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và trên toàn thế giới có thể
tiếp cận dễ dàng với hệ thống CMKT Việt Nam. Điều này không chỉ góp
phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt
nhịp kịp thời với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường, mà
quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực.
- Trong quá trình phát triển, từ việc chỉ chú trọng phát triển kế toán phục
vụ cho mục đích thu thuế,Việt Nam đã có những nỗ lực chuyển đổi phát triển
một hệ thống kế toán toàn diện hơn, được cộng đồng thế giới áp dụng IFRS
thừa nhận.
Thứ hai, những điểm khác biệt: Nếu so sánh nội dung giữa các CMKT
Việt Nam đã ban hành với các CMKT quốc tế chúng ta sẽ thấy còncó sự khác
biệt nhất định:
- Một số điểm của chuẩn mực này trình bày cụ thể hơn chuẩn mực kia
và ngược lại, hoặc còn một vài khác biệt về cách dùng thuật ngữ, hoặc về các
phương pháp được áp dụng, phạm vi trình bày.
- Hiện nay số lượng các CMKT của Việt Nam so với CMKT quốc tế
[Type text]
19
cũng chưa tương đương (Quốc tế có 51 chuẩn mực, Việt Nam mới ban hành
26 chuẩn mực)
- Đồng thời “tinh thần kế toán độc lập” của CMKT quốc tế vẫn còn giới
hạn trong các CMKT Việt Nam.
- Hiện nay các quy tắc kế toán còn bị bó buộc trong một vài hệ thống
tài khoản đã định sẵn và các bước hạch toán đã vạch sẵn cho từng giao dịch
cụ thể là chưa phù hợp với tinh thần của IFRS. Những quy định kế toán cứng
nhắc này sẽ là một trở ngại trong việc phát triển kế toán chuyên nghiệp, hoặc
hạn chế những kế toán viên có trình độ chuyên môn cao phát huy năng lực
của mình.
Sự khác biệt như trên thật dễ hiểu vì quan điểm xây dựng hệ thống
CMKT Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù
hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp
luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế
toán của Việt Nam. Những khác biệt này cũng chỉ là tạm thời và ngày càng
thu hẹp khi nền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, nguồn nhân
lực kế toán tốt hơn,… các CMKT Việt Nam sẽ được tiếp tục hoàn thiện ở
mức độ cao hơn, thống nhất cao hơn với các CMKT Việt Nam và IFRS.
2.2. Nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán và ảnh hưởng của
nguyên tắc này trong trình bày thông tin trên BCTC
Nguyên tắc giá gốc là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất
trong kế toán nói chung cũng như việc ghi nhận đánh giá tài sản nói riêng.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam lấy nguyên tắc giá gốc là nguyên tắc cơ sở và
chính yếu nhất trong công tác tổ chức ghi nhận thông tin cũng như hoạch toán
nghiệp vụ. Nguyên tắc giá gốc ảnh hưởng đến nhiều đối tượng kế toán khác
nhau được trình bày ở các chuẩn mực cụ thể, song trong khuôn khổ nghiên
cứu ở đây, chúng ta cùng phân tích sự vận dụng của nguyên tắc này trong các
chuẩn mực kế toán: CMKT 02 “ Hàng tồn kho”, CMKT 03 “ Tài sản cố định
hữu hình”, CMKT 04 “ Tài sản cố định vô hình”, CMKT 21 “ Trình bày báo
cáo tài chính”.
Thứ nhất, sự vận dụng của nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế
toán 02 “Hàng tồn kho”.
Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh
doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang,
[Type text]
20
nguyên vật liệu , công cụ, dụng cụ được dùng trong qua trình sản xuất, kinh
doanh hoặc dịch vụ.
Theo đoạn 04 trong chuẩn mực này quy định: hàng tồn kho của doanh
nghiệp được đánh giá theo giá gốc( trị giá vốn thực tế) và trong trường hợp
giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì ghi nhận theo giá trị
thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư là
giá ước tính của vật tư trong kỳ SXKD bình thường trừ đi chi phí ước tính để
hoàn chỉnh sản phẩm và chi phí ước tính phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Khi ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý đến 2 vấn đề sau:
Sự biến động giá cả hàng tồn kho trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra
sau ngày kết thúc năm tài chính, trong trường hợp những sự kiện này được
cung cấp những bằng chứng xác nhận về các sự kiện đã có ở thời điểm kết
thúc niên độ. Trường hợp này thuộc phạm vi điều chỉnh của VAS 23 “Các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm”. Nghĩa là:
- Nếu hàng tồn kho được bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kì kế
toán năm thì có thể căn cứ vào giá đã có thể bán được của hàng tồn kho để
xác định lại mức dự phòng đã lập. Vì điều này cung cấp bàng chứng tin cậy
về việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho vào cuối
năm trước.
- Nếu hàng tồn kho được bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kì kế
toán năm thì giá bán của hàng tồn kho không được sử dụng để xác định lại
mức dự phòng đã lập vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lí do thuộc về sự thay
đổi của thị trường chứ không phải là sự ước tính giá trị thuần của hàng tồn
kho vào cuối năm trước không phù hợp.
Việc sử dụng giá trị thuần để ghi nhận giá trị hàng tồn kho ở đây nhằm
mục đích đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán. Tuy nhiên về bản chất,
cơ sở chính được quy định để ghi nhận giá trị hàng tồn kho vẫn là nguyên tắc
giá gốc.
Giá gốc hàng tồn kho được xác định cụ thể cho từng loại, bao gồm
chi phí mua ; chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan đến việc sở
hữu các loại hàng tồn kho đó.
[Type text]
21
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không
được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua
hàng tồn kho trừ ra các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng
mua.Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp
đến sản xuất chế biến ra các loại hàng tồn kho đó. Trường hợp sản xuất nhiều
loại hàng tồn kho trên một quy trình công nghệ trong cùng một thời gian mà
không thể tách được các chi phí chế biến thì phải phân bổ các chi phí này theo
tiêu chuẩn thích hợp. Trường hợp có sản phẩm phụ thì giá trị sản phẩm phụ
được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị này đựoc loại trừ
khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính. Các khoản chi
phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các khoản chi phí khác phát sinh
trên mức bình thường, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không
được tính vào giá gốc của hàng tồn kho.
Từ thời điểm ghi nhận ban đầu cho đến khi kết thúc vòng đời hàng tồn
kho, giá trị của chúng luôn được giữ nguyên tại thời điểm ghi nhận ban đầu kể
cả trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi trên thị
trường. Điều này làm giảm tính tin cậy của thông tin cung cấp, do đó, kế toán
cần thiết lập một chỉ tiêu nũa để phản ánh sự giảm giá của hàng tồn kho- chỉ
tiêu “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho” nhằm giúp các đối tượng sử dụng
thông tin đánh giá đúng giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Thứ hai, sự vận dụng nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán 03 “
Tài sản cố định hữu hình”.
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh
nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn
ghi nhận TSCĐ.
Theo chuẩn mực này việc xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá của
TSCĐ hữu hình tùy vào từng trường hợp cụ thể:
Nếu TSCĐ hữu hình hình thành do mua sắm, nguyên giá bao gồm: giá
mua( trừ các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế
không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại và các chi phí trực tiếp liên
quan đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí chuẩn
bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển bốc xếp; Chi phí lắp đặt chạy thử (trừ các
khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các
chi phí liên quan trực tiếp khác.
[Type text]
22
Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo
phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình xây dựng, các
chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử
dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi
nhận là TSCĐ vô hình.
Trường hợp TSCĐ mua sắm được thanh toán theo phương thức trả
chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời
điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả
ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lêch
đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của
chuẩn mực kế toán 16 “Chi phí đi vay”.
Các khoản chi phí phát sinh như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí
sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác… nếu không liên quan
trực tiếp đến việc mua sắm và đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì
không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Các khoản lỗ ban đầu do
máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ.
Đối với TSCĐ hữu hình xây dựng hoặc tự chế, nguyên giá là giá thành
thực tế của tài sản cố định tự xây dựng, hoặc tự chế cộng với chi phí lắp đặt,
chạy thử. trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để
chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng với
các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính
vào nguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như chi phí
nguyên vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt
quá mức bình thường trong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tính
vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Đối với TSCĐ hữu hình thuê tài chính, nguyên giá quy định trong
chuẩn mực kế toán 06 “Thuê tài sản”.
Đốivới TSCĐ được mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ không
tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu
hình nhận về, hoặc giá trị của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các
khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nếu trao đổi với một
[Type text]
23
TSCĐ tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu
một tài sản tương tự. Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ một khoản lãi,
lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về
được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi
Đối với TSCĐ tăng từ nguồn khác: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được
tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu.
trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi
nhận theo giá trị danh nghĩa cộng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc
đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Bên cạnh đó giá gốc trong ghi nhận TSCĐ hữu hình thể hiện ở các chi
phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu. Chỉ được ghi tăng nguyên giá của TSCĐ
khi các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử
dụng tài sản đó. Một số trường hợp được điều chỉnh nguyên giá TSCĐ hữu
hình là:
 Nhà nước có quyết định đánh giá lại TSCĐ;
 Cổ phần hóa doanh nghiệp;
 Chia, tách, giải thể doanh nghiệp;
 Góp vốn liên doanh …
Thứ ba, sự vận dụng nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt
Nam 04 “ Tài sản cố định vô hình”.
TSCĐ vô hình là những TCSĐ không có hình thái vật chất cụ thể do
doanh nghiệp nắm giữ sử dụng cho sản xuất kinh doanhphù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ
Chẩn mực này quy định tài sản cố định được ghi nhận ban đầu theo
nguyên giá cụ thể:
Nguyên giá TSCĐ vô hình từ việc sát nhập doanh nghiệp: Nguyên giá
của tài sản là giá hợp lý của tài sản đó vào ngày mua, ngáy sát nhập doanh
nghiệp, giá trị hợp lý có thể là: Giá niêm yết tại thị trường hoạt động, giá của
nghiệp vụ mua bán TSCĐ tương tự.
Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn:
Là giá của quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê dất dài hạn đã trả tiền
thuê một lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
[Type text]
24
hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp,
hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
Nguyên giá tài sản cố định là quyền sử dụng đất không có thời hạn là
số tiền đã trả khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp( gồm các chi
phí đã trả cho tổ chức cá nhân chuyển nhượng hoặc đền bù, giải phóng mặt
bằng, san lấp, lệ phí trước bạ…)
Đối với TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, chỉ tính
vào nguyên giá tài sản các chi phí trong giai đoạn triển khai nếu thỏa mãn các
điều kiện nhất định..
Thứ tư, sự vận dụng nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt
Nam 21 “ Trình bày báo cáo tài chính”.
Chuẩn mực chỉ rõ những nhóm, khoản mục chủ yếu được trình bày
trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết
minh báo cáo tài chính trong đó có quy định cả việc sắp xếp các khoản mục
để đảm bảo nguyên tắc giá gốc, cụ thể:
Trong bảng cân đối kế toán các khoản mục phản ánh hàng tồn kho hay
tài sản cố định đều được ghi nhận theo giá gốc. Các khoản mục điều chỉnh
giảm được sắp xếp ngay kề sau các khoản mục được điều chỉnh( dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được xếp ngay sau chỉ tiêu hang tồn kho).
Như vậy, qua phân tích trên ta có thể thấy, theo tinh thần của CMKT
Việt Nam, tài sản nói chung cũng như hàng tồn kho hay TSCĐ nói riêng đều
phải được ghi nhận và đánh giá theo giá gốc, và theo đó, giá trị hay nguyên
giá của chúng không được thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
tài sản dù giá trị thị trường của chúng thay đổi như thế nào đi nữa (trừ quy
định riêng cụ thể).
2.3. Phương pháp giá gốc trong trình bày thông tin trên BCTC
Thứ nhất, đối với các tài sản thuộc nhóm “ hàng tồn kho” CMKT Việt
Nam quy định:
Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn
kho, gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;
[Type text]
25
(b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng
tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp;
(c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc
hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm
giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ
phải trả.
Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp
nhập sau, xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữa
giá trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đối kế toán với:
(a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập
trước, xuất trước (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp
nhập trước, xuất trước nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương
pháp bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình
quân gia quyền (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình
quân gia quyền nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp
nhập trước, xuất trước và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể
thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể
thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho tính theo phương pháp nhập
trước, xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền); hoặc
(b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cân
đối kế toán (nếu giá trị hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối
kế toán nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc với giá trị thuần có
thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có
thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị hiện
hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán).
Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh
doanh được phân loại chi phí theo chức năng.
Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản
mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của
hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao
hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm
cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ.
Thứ hai, đối với các tài sản thuộc nhóm tài sản cố định CMKT Việt
Nam quy định:
Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại
TSCĐ về những thông tin sau:
(a) Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ;
[Type text]
26
(b) Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ
khấu hao;
(c) Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu năm và
cuối kỳ;
(d) Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐ hữu hình hay
vô hình) phải trình bày các thông tin:
- Nguyên giá TSCĐ tăng, giảm trong kỳ;
- Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ đãdùng để thế chấp, cầm cố cho
các khoản vay;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang;
- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ có giá trị lớn trong
tương lai.
- Giá trị còn lại của TSCĐ tạm thời không được sử dụng;
- Nguyên giá của TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử
dụng;
- Giá trị còn lại của TSCĐ đang chờ thanh lý;
- Các thay đổi khác về TSCĐ.
Việc xác định phương pháp khấu hao và ước tính thời gian sử dụng hữu
ích của TSCĐ là vấn đề hoàn toàn mang tính chất xét đoán. Vì vậy, việc trình
bày các phương pháp khấu hao áp dụng và thời gian sử dụng hữu ích ước tính
của TSCĐ cho phép người sử dụng báo cáo tài chính xem xét mức độ đúng
đắn của các chính sách do ban lãnh đạo doanh nghiệp đề ra và có cơ sở để so
sánh với các doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp phải trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổiước
tính kế toán có ảnh hưởng trọng yếu tới kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ tiếp
theo. Các thông tin phải được trình bày khi có sự thay đổi trong các ước tính
kế toán liên quan tới giá trị TSCĐ đã thanh lý hoặc đang chờ thanh lý, thời
gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao.
Đối với nhóm tài sản “ thuê tài sản” CMKT quy định:
Bên thuê tài sản phải trình bày các thông tin về thuê tài chính, sau:
(a) Giá trị còn lại của tài sản thuê tại ngày lập BCTC;
(b) Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong kỳ;
(c) Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm;
(d) Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản.
Đối với tài sản bất động sản đầu tư ( BĐSĐT), doanh nghiệp cần trình
bày trên báo cáo tài chính những nội dung sau:
(a) Phương pháp khấu hao sử dụng;
(b) Thời gian sử dụng hữu ích của BĐSĐT hoặc tỷ lệ khấu hao sử
dụng;
(c) Nguyên giá và khấu hao luỹ kế tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ;
(d) Tiêu chuẩn cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp
gặp khó khăn khi phân loại BĐSĐT với bất động sản chủ sở hữu sử dụng và
[Type text]
27
với tài sản giữ để bán trong hoạt động kinh doanh thông thường;
(e) Các chỉ tiêu thu nhập, chi phí liên quan đến cho thuê bất động
sản, gồm:
- Thu nhập từ việc cho thuê;
- Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh (bao gồm chi phí
sửa chữa và bảo dưỡng) phát sinh từ BĐSĐT liên quan đến việc tạo ra thu
nhập từ việc cho thuê trong kỳ báo cáo;
- Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh (bao gồm chi phí
sửa chữa và bảo dưỡng) phát sinh từ BĐSĐT không liên quan đến việc tạo ra
thu nhập từ việc cho thuê trong kỳ báo cáo.
(f) Lý do và mức độ ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động kinh
doanh BĐSĐT;
(g) Nghĩa vụ chủ yếu của hợp đồng mua, xây dựng, cải tạo, nâng cấp
hoặc bảo dưỡng, sửa chữa BĐSĐT;
(h) Trình bày những nội dung sau (không yêu cầu thông tin so sánh) :
- Nguyên giá BĐSĐT tăng thêm, trong đó: Tăng do mua bất
động sản và tăng do vốn hoá những chi phí sau ghi nhận ban đầu;
- Nguyên giá BĐSĐT tăng do sáp nhập DN;
- Nguyên giá BĐSĐT thanh lý;
- Nguyên giá BĐSĐT chuyển sang bất động sản chủ sở hữu sử
dụng hoặc hàng tồn kho và ngược lại.
(i) Giá trị hợp lý của BĐSĐT tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán,
lập báo cáo tài chính. Khi doanh nghiệp không thể xác định được giá trị hợp
lý của bất động sản đầu tư thì doanh nghiệp phải thuyết minh:
- Danh mục bất động sản đầu tư;
- Lý do không xác định được giá trị hợp lý của BĐSĐT.
Đối với các tài sản thuộc nhóm “ côngcụ tài chính”
2.4. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc giá gốc trong trình bày BCTC
Cơ sở giá gốc được xem là nền của đo lường kế toán trong nhiều năm
qua, và kế toán giá gốc đã thực hiện rất tốt chức năng cung cấp thông tin hữu
ích và đáng tin cậy cho người sử dụng tại các quốc gia, tuy nhiên trong xu
hướng phát triển và hội nhập toàn cầu hiện nay, cơ sở giá gốc đã bộc lộ nhiều
hạn chế. Và mặc dù chưa thể phủ nhận vai trò của giá gốc trong kế toán
nhưng rất cần xem xét lại và bổ sung bởi những cơ sở khác một cách phù hợp
hơn.
Trong Luật Kế toán (2003) quy định: “Giá trị của tài sản được tính theo
giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các
chi phí liên quan trực tiếp khác đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng. Như vậy, cơ sở giá gốc đề cập gắn liền với việc ghi nhận giá trị tài sản
[Type text]
28
được mua, nhìn chung còn đơn giản, thiếu tính hệ thống nên có thể ảnh hưởng
đến sự hữu hiệu của Luật do không thể thi hành hoặc thi hành không đầy đủ.
Trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam có đề cập: Cơ sở giá gốc được áp
dụng chính thức trong việc ghi nhận giá trị ban đầu của các đối tượng tài sản
như hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản, các khoản đầu tư ... nhưng
các phương pháp tính giá không được quy định đầy đủ, minh bạch làm giảm
tính chất ổn định của môi trường kế toán. Ví dụ: trong đoạn 28 của CMKT 04
- Tài sản cố định chỉ đề cập ngắn gọn về việc phải tuân thủ các quy định của
Nhà nước về đánh giá lại giá trị tài sản mà không đưa ra các nguyên tắc,
phương pháp đánh giá lại tài sản thường rất phức tạp; Thiếu nhiều chuẩn mực
quan trọng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện đo lường kế toán trên cơ sở giá
gốc đối với nhiều đối tượng như: các công cụ tài chính, trợ cấp Chính phủ,
tổn thất tài sản.
Trong chính sách, cơ chế, phương pháp đo lường kế toán liên
quan: Việc tồn tại chính sách hai giá khiến cho việc ghi nhận giá gốc theo
biểu giá chính thức không đảm bảo yêu cầu khách quan, hệ quả là các nội
dung về chi phí, doanh thu và lãi lỗ có thể thiếu độ tin cậy; ngoài ra, còn gây
nhiều hậu quả nghiệm trọng khác.
Theo nguyên tắc giá gốc tài sản nói chung, đặc biệt là tài sản dài hạn,
được ghi nhận theo giá mua gốc ban đầu, còn gọi là nguyên giá. Nguyên tắc
này không quan tâm đến giá trị thanh lý hoặc giá trị thị trường của tài sản.
Nghĩa là trên sổ sách kế toán vẫn thể hiện “giá gốc”, cho dù nó có thể cao
hơn, hoặc thấp hơn với giá trị thực. (Tuy nhiên, nó lại “đúng” trong nền kinh
tế “phi thị trường”, như cơ chế kế hoạch, bao cấp trước đây chẳng hạn, khi mà
giá cả hàng hoá dịch vụ đều do nhà nước ấn định).
Mặt khác, tài sản dài hạn được ghi chép theo giá gốc và đó là giá mà
người ta có thể nhìn thấy được, có thể kiểm tra và tin cậy được, là khách
quan. Trong khi khấu hao thì dựa trên vòng đời hữu dụng ước tính, là chủ
quan. Kể từ khi mua tài sản và trong suốt vòng đời kinh tế của nó, giá trị sổ
sách luôn xa rời với giá trị thị trường, còn khấu hao thì chẳng liên quan gì đến
sự biến động giá cả trong cùng một thời gian cả. Đây là đặc điểm lớn nhất cần
lưu ý mỗi khi nhắc đến nguyên tắc giá gốc khi mà việc đánh giá lại tài sản
chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp hữu hạn do nhà nước quy định.
Một ví dụ khá điển hình là chiếc tàu khách cũ mà Vinashin mua từ Italia với
[Type text]
29
giá khoảng 80 triệu EU, nhưng tàu chỉ khai thác được một thời gian rất ngắn,
nay không thể khai thác được vì lỗ phải neo đậu một chỗ, và mới đây cho thuê
với giá thấp. Giả sử nếu bán lại con tàu này thì chỉ được 10 triệu EU. Theo
CMKT Việt Nam, Vinashin vẫn báo cáo con tàu này với giá trị là 80 triệu EU
(không tính đến khấu hao), tuy nhiên giá trị thực của nó nay chỉ còn 10 triệu
EU. Theo CMKT quốc tế Vinashin phải báo cáo con tàu này là 10 triệu EU,
số tiền chênh lệch còn lại 60 triệu EU phải được ghi nhận ngay vào lỗ. Rõ
ràng việc báo cáo theo CMKT Việt Nam đã làm méo mó tình hình tài chính
của Vinashin khủng khiếp.
Đối với hàng tồn kho, nguyên tắc giá gốc quy định hàng tồn kho được
ghi nhận heo giá gốc và giá trị này không thay đổi trong suốt vồng đời tồn tại
của chúng. Tuy nhiên, việc ghi nhận theo phương pháp này chưa hẳn hợp lý
bởi lẽ thông tin cung cấp không mang đủ tính tin cậy, có thể xem xét vấn đề
này thông qua ví dụ sau: Giả sử tháng 30/11/2010 doanh nghiệp thương mại
V mua 2000 tấn thép chữ I mẫu 1I100x50x6m tiêu chuẩn CT3-VN đơn giá
117000đ nhập kho không sử dụng. Đến ngày 31/12/2011 số thép này vẫn
được ghi nhận trên chỉ tiêu hàng tồn kho 234.000.000đ mặc dù tại thời điểm
này đơn giá thép lọai này trên thị trường là 150 000đ, tức là nếu đánh giá
đúng giá trị của lô thép đó trong kho của doanh nghiệp phải là 300.000.000đ.
Về việc trình bày thông tin trên BCTC của các công ty có niêm yết trên
sàn chứng khoán, theo quy định hiện hành thì báo cáo của các công ty niêm
yết hiện được trình bày theo Chế độ và CMKT Việt Nam, có nghĩa là được
trình bày trên cơ sở giá gốc chứ không phải là theo giá trị hiện tại. Sự khác
biệt lớn nhất là CMKT quốc tế ghi nhận giá trị tài sản theo giá thị trường, còn
CMKT Việt Nam lại ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc; và đây là một trong
những rào cản làm chậm tiến độ niêm yết của một số công ty Việt Nam trên
sàn ngoại nhằm tăng vốn kinh doanh khi mà nguồn vốn trong nước là có hạn.
Điều này có nghĩa là những con số mà người sử dụng thông tin thấy trên các
báo cáo tài chính của các công ty chưa chắc đã phản ánh đúng giá trị thực của
doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của
lạm phát như hiện nay. Do vậy, các nhà đầu tư không thể hoàn toàn dựa vào
thông tin công bố trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để quyết định
mua hay bán cổ phiếu của doanh nghiệp mà mình đang nắm giữ, cũng như là
mua hay bán với giá bao nhiêu là đảm bảo có lời. Thông thường thì doanh
nghiệp có thể được định giá dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tuy
[Type text]
30
nhiên trong bối cảnh nền kinh tế nước ta như hiện nay, thiếu hẳn một hệ thống
cơ sở có khả năng và uy tín trong việc định giá doanh nghiệp thì việc căn cứ
và các báo cáo tài chính mà cụ thể hơn là Bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp là cách duy nhất. Thế mà các báo cáo
này lại chưa được điều chỉnh theo giá trị hiện tại thì thử hỏi rằng các nhà đầu
tư có thể căn cứ vào đâu để đưa ra quyết định nếu như không dựa vào các tin
đồn thổi hay dựa vào cảm tính. Điều này làm cho thị trường chứng khoán vốn
đã bất ổn ngày lại càng bất ổn hơn. Tất nhiên, thật không cần thiết khi tính
toán và điều chỉnh tất cả các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp về giá trị hiện tại vì làm như vậy sẽ rất tốn công sức và tiền của của
bản thân doanh nghiệp cũng như là không cần thiết dưới góc độ ảnh hưởng
đến việc ra quyết định. Ví dụ đơn giản như là đối với các khoản mục thuộc tài
sản cố định (TSCĐ) thì không cần điều chỉnh về giá trị hiện tại vì doanh
nghiệp vẫn thường xuyên sử dụng nó cho kinh doanh, không nhằm mục đích
để bán; ngược lại, đối với khoản mục bất động sản đầu tư thì lại nên tính toán
theo giá thị trường vì đây là giá trị khoản đầu tư chứ không phải là dùng vào
mục đích kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
Vấn đề chuyển giá và chống chuyển giá: Kế toán giá gốc cũng chịu thử
thách rất lớn trong việc cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy do xuất
hiện các hoạt động chuyển giá mà các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia tìm
cách áp dụng để thu được lợi nhuận tối đa về cho tập đoàn qua việc tăng thu
nhập, né thuế thu nhập hoặc được chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn cao trong
các liên doanh, trên cơ sở định giá thấp hơn giá thị trường các mặt hàng xuất
khẩu từ nước chủ nhà và định giá cao hơn giá thị trường các mặt hàng nhập
khẩu vào nước chủ nhà. Điều này đồng nghĩa với việc nâng giá (gốc) đầu vào,
giảm giá bán đầu ra của các yếu tố sản xuất trong các giao dịch nội bộ giữa
các thành viên của tập đoàn được đặt tại nhiều quốc gia có biểu thuế khác
nhau sao cho có lợi nhất. Kĩ thuật chuyển giá ngày càng phức tạp và mở rộng,
đòi hỏi phải có cơ chế chống chuyển giá hiệu quả nhằm tránh thất thu thuế,
đưa giá thành và giá bán trở lại tương xứng với thực chất hao phí đã bỏ ra.
Một nhược điểm nữa của nguyên tắc kế toán theo giá gốc là nhiều tài
sản thậm chí rất quý, mang lại lợi ích không thể chối cãi cho tổ chức trong
tương lai nhưng không được ghi nhận là tài sản. Rõ rệt nhất là vốn con người,
chi phí nghiên cứu - phát triển, và cả chi phí quảng cáo nữa.
[Type text]
31
Ngoài những nội dung trên, còn nhiều vấn đề khác liên quan đến việc
áp dụng kế toán giá gốc để cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng như
quan điểm về đánh giá tổn thất tài sản, chính sách tỉ giá hối đoái, trình độ
quản lí kinh doanh nội bộ, hoạt động đào tạo nhân sự kế toán - kiểm toán còn
phải được giải quyết về lí luận lẫn thực hành nghề nghiệp.
Khi doanh nghiệp lập BCTC, cho dù là một doanh nghiệp độc lập, một
doanh nghiệp có các hoạt động ở nước ngoài (công ty mẹ) hay một hoạt động
nước ngoài (công ty con hoặc chi nhánh), đều phải dùng đồng tiền chính thức
để đo lường kết quả và tình hình tài chính bằng đồng tiền đó. Đồng tiền chính
thức là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi doanh nghiệp đang hoạt
động. Môi trường kinh tế chủ yếu mà cơ sở đang hoạt động là một môi trường
tạo ra và sử dụng tiền một cách chủ yếu. Theo điều 11 tại Luật Kế toán Việt
Nam 2003 quy định: “Đơn vị tiền tệ trong đo lường kế toán là đồng Việt
Nam( kí hiệu quốc gia là “đ”, kí hiệu quốc tế là “VND”, và trong trường hợp
các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ
và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm phát sinh( trừ trường hợp có quy định khác)”. Đơn vị
tiền tệ được sử dụng để trình bày thông tin tài chính luôn được giữ nguyên tại
thời điểm ban đầu song trong điều kiên nền kinh tế có lạm phát như hiện nay,
giá trị tiền tệ của đơn vị sử dụng bị mất giá thì thông tin hay giá trị tài sản đo
lường theo đơn vị tiền tệ đó cũng mất tính tin cậy.
Bên cạnh đó, việc ghi nhận thông tin kế toán trên cơ sở giá gốc còn
bộc lộ một số hạn chế khác, do đó có ảnh hưởng đến quyết định của người sử
dụng thông tin trên BCTC hợp nhất, cụ thể như sau:
Phương pháp giá vốn dựa trên cơ sở mối quan hệ pháp lý của công ty
mẹ và công ty con. Cả công ty mẹ và công ty con là những thực thể pháp lý
riêng biệt, doanh thu hoạt động đầu tư vào công ty con được ghi nhận trên sổ
sách kế toán của công ty mẹ chỉ khi công ty con công bố chính thức phân phối
cổ tức. Điều đó có nghĩa là khi gắn trách nhiệm pháp lý về việc phân phối cổ
tức của công ty con đối với công ty mẹ thì doanh thu hoạt động tài chính đầu
tư vào công ty con mới được công ty mẹ ghi nhận. Ngoài ra, phương pháp này
đơn giản, giảm bớt công việc ghi chép trên sổ kế toán của công ty mẹ do loại
bỏ các bút toán điều chỉnh theo yêu cầu của phương pháp vốn CSH.
Tuy nhiên, phương pháp giá gốc tồn tại hai nhược điểm cơ bản.
[Type text]
32
Thứ nhất,phương pháp này không phản ánh thực chất kinh tế của công
ty con vì số lợi nhuận thuần hoặc lỗ trong kỳ của công ty con không được
phản ánh trực tiếp trên BCTC của công ty mẹ trong kỳ đó. Do công ty mẹ có
khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh và chính sách tài chính của công ty
con nên công ty mẹ có thể phóng đại số doanh thu tài chính từ hoạt động đầu
tư vào công ty con bằng nhiều cách khác nhau; chẳng hạn, công ty mẹ có thể
tạo sức ép công ty con phải phân phối số cổ tức lớn hơn cho dù lợi nhuận
thuần trong kỳ của công ty này nhỏ hoặc công ty mẹ không phản ánh số lỗ mà
công ty con phải gánh chịu trong kỳ. Nhược điểm này của phương pháp giá
vốn bị chỉ trích ở chỗ nó không cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin kinh
tế để đánh giá khả năng sinh lời và bức tranh tài chính có liên quan đến khoản
đầu tư vào công ty con.
Thứ hai, khi BCTC hợp nhất được lập, rất nhiều thủ tục kế toán liên
quan cần phải được thực hiện để xác định số lợi nhuận chưa phân phối đầu kỳ
giống như chỉ tiêu này được lập theo phương pháp vốn CSH?
Như vậy, ở Việt Nam, việc ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán, các
chế độ kế toán mới và các hướng dẫn tương đối phù hợp với quan điểm của
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế trong thời gian qua đã chứng minh quyết
tâm hội nhập của mình trong lĩnh vực kế toán nhằm phục việc đổi mới cơ chế
quản lí nền kinh tế, cung cấp thông tin tài chính kinh tế minh bạch cho các
chủ thể tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Tuy
nhiên, khoảng cách về nhận thức, kinh nghiệm, kỹ thuật vẫn còn rất lớn giữa
hệ thống kế toán Việt Nam so với yêu cầu của quốc tế, đặc biệt là liên quan
đến khái niệm về giá, việc tính giá, ghi nhận và trình bày giá trị các đối tượng
kế toán. Do đó, các vấn đề về kế toán trên cơ sở giá gốc tại Việt Nam cần phải
được nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện nhằm có thể đưa ra những giải
pháp phù hợp và hiệu quả để đảm bảo tính hữu ích, đáng tin cậy cho thông tin
kế toán được cung cấp.
[Type text]
33
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông
tin kế toán trình bày trong BCTC
3.1. Tính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC
Tính minh bạch không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kế toán kiểm toán,
trong phạm vi báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nói đến tính minh bạch -
trước hết người ta thường nói đến tính minh bạch trong việc quản trị công ty,
doanh nghiệp. Việc minh bạch trong hoạt động quản trị sẽ đảm bảo cho doanh
nghiệp hoạt động ổn định và tăng trưởng vững chắc. Một doanh nghiệp có hệ
thống quản trị tốt và minh bạch bao giờ cũng có các chính sách quản trị rủi ro
thích hợp.
Có quan điểm cho rằng: sự minh bạch của doanh nghiệp là một thứ
tài sản rất có giá trị đối với bản thân doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đã
tạo được niềm tin với các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh.. sẽ tạo điều kiện
tốt cho việc huy động vốn đầu tư, tìm kiếm đối tác kinh doanh, vay vốn ngân
hàng thuận lợi hơn; mặt khác cũng nâng cao được thương hiệu của doanh
nghiệp trên thị trường.
[Type text]
34
Không minh bạch- khó tạo được niềm tin với các đối tác làm ăn.
Không minh bạch,các cổ đông và các nhà đầu tư sẽ không tin tưởng vào
doanh nghiệp và ngân hàng trong việc quản lý đồng vốn của họ ngân hàng sẽ
khó quyết định cho doanh nghiệp vay vốn – và ngược lại ngân hàng cũng khó
khăn trong việc huy động vốn vay của chính bản thân mình.
Tóm lại: sự minh bạch của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để phát
triển bền vững, làm gia tăng giá trị của các doanh nghiệp nói chung. Muốn
phát triển mạnh và bền vững, doanh nghiệp cần phải đề cao tính minh bạch.
Hệ thống kế toán- kiểm toán là công cụ không thể thiếu để thực hiện
việc minh bạch trong quản lý công ty. Thông tin kinh tế tài chính do kế toán
cung đóng vai trò quan trọng trong xây dựng tính minh bạch của công ty.
Tính minh bạch- một yêu cầu quan trọng trong Chuẩn mực kế toán
quốc tế về báo cáo tài chính cũng là đích hướng tới Chuẩn mực kế toán Việt
Nam. Tât cả vì tính minh bạch đáng tin cậy của thông tin kế toán.
Mục đích của các BCTC là cung cấp thông tin tài chính của đơn vị
lập báo cáo cho các đới tượng có nhu cầu sử dụng. Tính minh bạch của các
BCTC được đảm bảo thông qua việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ
ràng về những thông tin hữu ích, cần thiết cho việc ra quyết định kinh tế của
nhiều đối tượng sử dụng thông tin.
BCTC càng đầy đủ thông tin càng tốt - nhưng việc cung cấp thông
tin cũng tốn kém. Vì vậy, lợi ích cuối cùng của tính minh bạch cao hơn nữa
cần phải được tính toán kỹ lưỡng.
Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán được quốc tế chấp nhận là một
biện pháp cần thiết để tạo tính minh bạch và giải thích đúng đắn các BCTC.
Thông tin trên báo cáo phải đảm bảo độ tin cậy, chú trọng nội dung
hơn hình thức, trung lập, thận trọng và hoàn chỉnh.
- Thông tin phái được trình bày một cách nhất quán giữa các thời kỳ
và giữa các đơn vị để giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các đánh giá, so
sánh quan trọng.
- Thông tin phải dễ hiểu đối với người sử dụng (có sự hiểu biết nhất
định về kinh tế, kinh doanh và kế toán).
[Type text]
35
Tuy nhiên song song với việc đảm bảo tính tin cậy cần lưu ý những
điểm sau:
- Chậm trễ trong việc lập báo cáo có thể làm tăng độ tin cậy nhưng
cũng có thể làm mất đi tính thích hợp.
- Lợi ích do thông tin mang lại thường là phải lớn hơn chi phí bỏ ra
để cung cấp những thông tin đó.
- Trong điều kiện nhất định, người cung cấp phải cân nhắc hợp lý
giữa các yêu cầu để các báo cáo tài chính đạt được mục tiêu trung thực và hợp
lý.
- Việc không công bố vẫn tốt hơn là công bố những thông tin sai
lệch.
Tại sao thông tin tài chính của Việt Nam chưa thực sự minh bạch?
Chuẩn mực kế toán quốc tế đã đưa ra các khái niệm, yêu cầu, điều
kiện và cả những quan điểm chung về tính minh bạch của BCTC. Các quốc
gia đều hiểu rất rõ để đạt được tính minh bạch của BCTC thì sẽ được những
lợi ích gì và mất những chi phí gì. Tính minh bạch của các báo cáo tài chính
không còn là vấn đề bàn cãi là làm hay không nên làm, mà nó đã thuộc trách
nhiệm của các cơ quan quản lý cũng như từng công ty, doanh nghiệp.
Trong kế toán quốc tế, tính minh bạch của BCTC dễ dàng đạt được
bởi vì:
- Để đảm bảo cho sự ổn định của thị trường tài chính và thị trường
vốn, các cơ quan quản lý đã đặt vấn đề quan tâm đặc biệt đến chất lượng
thông tin được cung cấp cho các đối tượng tham gia thị trường.
- Bản thân các tổ chức cung cấp thông tin cũng tự thấy trách nhiệm
của mình trong việc cải tiến hệ thống thông tin nội bộ, để tạo danh tiếng của
họ trong việc cung cấp thông tin có chất lượng.
- Luật pháp của họ can thiệp sâu vào thị trường và có chế tài mạnh
mẽ để cử lý các hành vi vi phạm.
- Trình độ hiểu biết của dân chúng về kinh tế, kinh doanh, kế toán
khá tốt nên đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với chất lượng thông tin được
cung cấp.
[Type text]
36
Trong nền kinh tế Việt Nam các điều kiện trên chưa có đủ hoặc có
nhưng không đầy đủ và vẫn còn mang tính hình thức – vì vậy tính minh bạch
của các báo cáo tài chính còn hạn chế và chưa được coi trọng đúng mức.
Báo cáo tài chính hiện nay chưa thực hiện đầy đủ các quy định chung
của Chuẩn mực kế toán quốc tế về lập và trình bày các báo cáo tài chính.
Thứ nhất, về số lượng báo cáo: thiếu “Báo cáo vốn chủ sở hữu”.
Thứhai, về nội dung của hệ thống báo cáo: có báo cáo lại chi tiết quá
(Bảng cân đối kế toán, Bảng thuyết minh báo cáo) có báo cáo lại cô đọng quá
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh).
Thứ ba, về cách đưa thông tin và trình bày trên báo cáo. BCTC của
Việt Nam có những nội dung kê khai rất chi tiết nhưng cách trình bày lại chưa
rõ ràng.
- Không có nhiều loại số liệu để so sánh đánh giá;
- Không có thêm thông tin bổ sung ngoài thước đo giá trị (hay còn
gọi là thông tin phi tài chính có liên quan).
- Không sử dụng các công cụ để phân tích luôn trên các báo cáo.
Chúng tôi cho rằng các báo cáo tài chính chỉ cần đưa thông tin ở mức độ vừa
phải, nhưng trình bày rõ ràng và kèm theo sự phân tích số liệu như vậy mới
đáp ứng yêu cầu minh bạch, dễ hiểu đối với người sử dụng thông tin.
Thứ tư, một vài khoản mục của báo cáo tài chính chưa đủ 2 điều kiện
của một số yếu tố được ghi nhận vào báo cáo tài chính nhưng vẫn được đưa
vào báo cáo tài chính (chưa đáp ứng yêu cầu minh bạch).
Thứ năm, về biểu mẫu: các báo cáo tài chính bắt buộc phải lập theo
đúng mẫu đã được Bộ tài chính quy định. Điều này vừa thể hiện sự cứng nhắc
vừa làm mất tính chủ động sáng tạo của các kế toán và kiểm toán viên. Chuẩn
mực kế toán quốc tế mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp
làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các báo
cáo tài chính nhưng nó không bắt buộc phải sử dụng chung các biểu mẫu báo
cáo tài chính, hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, sổ kế toán. Chuẩn
mực kế toán quốc tế có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các
chuẩn mực. chuẩn mực kế toán Việt Nam còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng,
thiếu nhiều vấn đề và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các chuẩn mực hoặc sự
không thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn mực đó.
[Type text]
37
Thứ sáu, về tính nhất quán và ổn định: báo cáo tài chính thay đổi quá
nhiều trong những năm gần đây, là khó khăn rất lớn cho việc tìm hiểu, ghi
nhớ, làm quen của các đối tượng lập và sử dụng thông tin báo cáo. Sự ổn định
sẽ có tác động tốt đến kết quá trình nhận thức của các đốitượng có nhu cầu sử
dụng thông tin kế toán.
Thứbẩy, về việc công khai báo cáo tài chính: nội dung công khai báo
cáo của Việt Nam ít hơn và thời hạn chậm nhất phải công bố cũng ngắn hơn
so với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, quy định này trên thực tế hầu như
không được tôn trọng.
Thứ tám, về hoạt động quản lý của Nhà nước đối với kế toán: quản lý
chặt chẽ, tập trung, thống nhất với hoạt động kế toán trong toàn bộ nền kinh
tế, đây vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm. Quản lý chặt chẽ, đồng bộ, tạo ra
sự thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế - đó là ưu điểm. Song quản lý quá
chặt chẽ, chi tiết đôi, khi lại tạo ra sự cứng nhắc, bị động và không hiệu quả.
Mặt khác, nó còn tạo ra thói quen ỷ lại, đối phó, hình thức... cho phần lớn
những người làm công tác kế toán.
Trách nhiệm của các công ty niêm yết, các nhà đầu tư và các công ty
kiểm toán liên quan đến tính trung thực hợp lý, công khai và minh bạch của
các thông tin tài chính được công bố - chưa được xử lý đúng luật.
Trong lĩnh vực kinh doanh, bất kỳ một quyết định nào cũng phải đều
dựa trên cơ sở các thông tin minh bạch, đáng tin cậy thì mới hạn chế được rủi
ro và mang lại hiệu quả đầu tư cao. Trong kinh doanh chứng khoán thì vấn đề
này đối với các nhà đầu tư càng trở nên quan trọng, nếu không muốn nói
mang tính quyết định.
Báo cáo tài chính là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc cung cấp
thông tin cho các nhà đầu tư chứng khoán. Để có thể phân tích nhằm đưa ra
những đánh giá đúng đắn về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh và tiềm
năng phát triển của doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải dựa vào nguồn thông
tin trung thực, đầy đủ và rõ ràng của doanh nghiệp- thông qua hệ thống báo
cáo tài chính, do đó mà tính minh bạch của thông tin báo cáo tài chính đóng
vai trò cực kì quan trọng. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày một
phát triển thì sự minh bạch của thông tin mang tính sống còn đối với các nhà
đầu tư cũng như toàn thị trường. Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt
[Type text]
38
Nam, các thông tin tài chính của các công ty niêm yết chưa đáng tin cậy bởi
các lý do sau:
- Một số khá lớn các công ty niêm yết chưa công khai báo cáo tài
chính kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Một số công ty niêm yết công khai thông tin tình hình tài chính
nhưng chưa được kiểm toán (không có báo cáo kiểm toán đính kèm theo).
-Một số báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì báo cáo kiểm toán
cũng chưa đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, phần lớn các công ty kiểm toán
chưa mua bảo hiểm nghề nghiệp- điều này gây rủi ro rất lớn cho các nhà đầu
tư, các tổ chức đã sử dụng thông tin kiểm toán.
Một nguyên nhân rất quan trọng làm cho tính minh bạch và độ tin
cậy của thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán còn thấp chính là do: trách nhiệm của các bên liên quan chưa được xem
xét và xử lý đúng luật. Cụ thể bao gồm:
Trách nhiệm của cá nhân người lập báo cáo tài chính, kế toán trưởng,
giám đốc) và công ty niêm yết trong việc lập và công khai báo cáo tài chính
không trung thực; không đảm bảo tính minh bạch của các thông tin tài chính.
Trách nhiệm của các kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc
đưa ra nhận xét không thích hợp, gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư và các
bên liên quan (mức bồi thường cao nhất bằng 10 lần chi phí kiểm toán).
Trách nhiệm của công ty bảo hiểm (chịu trách nhiệm về thiệt hại của
công ty kiểm toán theo hợp đồng).
Trách nhiệm của chính bản thân các nhà đầu tư...
Như vậy, việc cung cấp thông tin minh bạch và hữu ích về các đối
tượng tham gia thị trường và về các hoạt động kinh doanh của những đối
tượng này là rất cần thiết cho một thị trường hoạt động trật tự và hiệu quả và
là một trong những tiền đề quan trọng nhất để thiết lập nên kỷ luật thị trường.
nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trên BCTC chúng ta
cùng xem xét một số hướng giải quyết được đề cập ở mục sau.
3.2. Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế
toán trình bày trong BCTC
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuếCong Tran
 
Phân Tích Ngành Và Môi Trường Cạnh Tranh
Phân Tích  Ngành Và Môi Trường Cạnh TranhPhân Tích  Ngành Và Môi Trường Cạnh Tranh
Phân Tích Ngành Và Môi Trường Cạnh TranhDien Nguyen
 
ôn thi marketing quốc tế
ôn thi marketing quốc tếôn thi marketing quốc tế
ôn thi marketing quốc tếPhương Nguyễn
 
ôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalĐinh Thị Vân
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)marlsn
 
Những vấn đề cơ bản về tỷ giá
Những vấn đề cơ bản về tỷ giáNhững vấn đề cơ bản về tỷ giá
Những vấn đề cơ bản về tỷ giákhanhehe12
 
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…AskSock Ngô Quang Đạo
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...luanvantrust
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

La actualidad más candente (20)

Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến LazadaĐề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
 
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAYĐề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế, HAY
Luận văn: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế, HAYLuận văn: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế, HAY
Luận văn: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế, HAY
 
Hoạt Động Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Của Công Ty Vinamilk
Hoạt Động Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Của Công Ty VinamilkHoạt Động Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Của Công Ty Vinamilk
Hoạt Động Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Của Công Ty Vinamilk
 
Cửa hàng bánh happy house
Cửa hàng bánh happy houseCửa hàng bánh happy house
Cửa hàng bánh happy house
 
Phân Tích Ngành Và Môi Trường Cạnh Tranh
Phân Tích  Ngành Và Môi Trường Cạnh TranhPhân Tích  Ngành Và Môi Trường Cạnh Tranh
Phân Tích Ngành Và Môi Trường Cạnh Tranh
 
ôn thi marketing quốc tế
ôn thi marketing quốc tếôn thi marketing quốc tế
ôn thi marketing quốc tế
 
Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đ
Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đSự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đ
Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ mua sắm, 9đ
 
ôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.final
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
 
Những vấn đề cơ bản về tỷ giá
Những vấn đề cơ bản về tỷ giáNhững vấn đề cơ bản về tỷ giá
Những vấn đề cơ bản về tỷ giá
 
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử q...
 
Luận án: Quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam, HAY
 
Mẫu đơn phát hành thư tín dụng L/C - Việt Nam IBC
Mẫu đơn phát hành thư tín dụng L/C - Việt Nam IBCMẫu đơn phát hành thư tín dụng L/C - Việt Nam IBC
Mẫu đơn phát hành thư tín dụng L/C - Việt Nam IBC
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
 
3.thuế hiệu quả và thuế tối ưu
3.thuế hiệu quả và thuế tối ưu3.thuế hiệu quả và thuế tối ưu
3.thuế hiệu quả và thuế tối ưu
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 

Similar a Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ

Chương 1 - Tổng quan về kế toán tài chinh
Chương 1 - Tổng quan về kế toán tài chinhChương 1 - Tổng quan về kế toán tài chinh
Chương 1 - Tổng quan về kế toán tài chinhLong Nguyen
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...Nguyen Minh Chung Neu
 
Luận án tiến sĩ hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái c...
Luận án tiến sĩ hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái c...Luận án tiến sĩ hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái c...
Luận án tiến sĩ hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái cấu trúc doanh ng...
Hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái cấu trúc doanh ng...Hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái cấu trúc doanh ng...
Hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái cấu trúc doanh ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342LiVnYn
 
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Thu Vien Luan Van
 
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinhHiển Quang
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty phát h...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty phát h...Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty phát h...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty phát h...Dương Hà
 
07 acc202 bai 4_v2.0013107222
07 acc202 bai 4_v2.001310722207 acc202 bai 4_v2.0013107222
07 acc202 bai 4_v2.0013107222Yen Dang
 

Similar a Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ (20)

Chương 1 - Tổng quan về kế toán tài chinh
Chương 1 - Tổng quan về kế toán tài chinhChương 1 - Tổng quan về kế toán tài chinh
Chương 1 - Tổng quan về kế toán tài chinh
 
Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...
Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...
Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại công ty lĩnh vực xây lắp Minh Hoà...
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đ
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Tiến Phát Land.docx
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Tiến Phát Land.docxPhân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Tiến Phát Land.docx
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Tiến Phát Land.docx
 
20 cau cua lop
20 cau cua lop20 cau cua lop
20 cau cua lop
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
Báo cáo thực tập kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại...
 
Luận án tiến sĩ hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái c...
Luận án tiến sĩ hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái c...Luận án tiến sĩ hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái c...
Luận án tiến sĩ hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái c...
 
Hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái cấu trúc doanh ng...
Hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái cấu trúc doanh ng...Hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái cấu trúc doanh ng...
Hoàn thiện kế toán định giá doanh nghiệp trong bối cảnh tái cấu trúc doanh ng...
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
 
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở việt nam và sự v...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại, HOTĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thương mại, HOT
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docxĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
 
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty phát h...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty phát h...Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty phát h...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty phát h...
 
Quan tri tai chinh ch 1
Quan tri tai chinh  ch 1Quan tri tai chinh  ch 1
Quan tri tai chinh ch 1
 
Quan tri tai chinh ch 1
Quan tri tai chinh  ch 1Quan tri tai chinh  ch 1
Quan tri tai chinh ch 1
 
07 acc202 bai 4_v2.0013107222
07 acc202 bai 4_v2.001310722207 acc202 bai 4_v2.0013107222
07 acc202 bai 4_v2.0013107222
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (17)

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 

Đề tài: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 9đ

  • 1. [Type text] 1 Mục lục Lời nói đầu…………………………………………………………………....2 Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC………………………………………………………..…4 1.1. Các cơ sở tính giá để đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC……....4 1.1.1. Giá trị hợp lý………………………………………………………..… 4 1.1.2. Giá gốc………………………………………………………………....5 1.1.3. Giá hiện hành…………………………………………………………..5 1.1.4. Giá trị thuần có thể thực hiện được…………………………………….6 1.3. Quy định về trình bày thông tin trên BCTC trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam……………………………………………………………………...9 1.3.1. Khái niệm, mục đích và tác dụng của BCTC………………………….9 1.3.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCTC theo CMKT Việt Nam…..12 Chương 2: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và việc trình bày thông tin trên BCTC……………………………………………....17 2.1. Khái quát chung Chuẩn mực kế toán Việt Nam……………………...…17 2.2. Nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán và ảnh hưởng của nguyên tắc này trong trình bày thông tin trên BCTC………………………………...19 2.3. Phương pháp giá gốc trong trình bày thông tin trên BCTC………….....24 2.4. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc giá gốc trong trình bày BCTC…………..27 Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC…………………………………………………..33 3.1. Tính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC………………….....33 3.2. Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC……………………………………………………………..38 3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin trình bày trong BCTC……………………………………………………………….…49 Kết luận………………………………………………………………..…….50
  • 2. [Type text] 2 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng như xu hướng cổ phần hóa nói riêng, báo cáo tài chính (BCTC) đóng vai trò rất quan trọng. Thông tin trình bày trong các BCTC là phương tiện giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin như: các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính phủ và các ban ngành chức năng như cơ quan thuế, cơ quan thống kê nắm bắt một cách sát thực nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định quản trị, quản lý và đầu tư một cách phù hợp. Tuy nhiên, có thể thấy việc trình bày thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập. Để khắc phục thực trạng này cũng như để tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC đã có nhiều công trình nghiên cứu ra đời, nhiều giải pháp được đặt ra. Đứng trên góc độ xem xét từ khía cạnh nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, nhóm tác giả đã mạnh dạn lựa chọn và hoàn thành đề tài: “Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam- một số vấn đề đặt ra nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC; nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và việc trình bày thông tin trên BCTC; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và tính minh bạch thông tin trình bày trong BCTC. - Phạm vi nghiên cứu: Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các loại BCTC. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở phương pháp luận
  • 3. [Type text] 3 - Kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tế vận dụng nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam về BCTC. - Phương pháp kỹ thuật: kết hợp với các phương pháp khảo sát, so sánh, phân tích đánh giá, tổng hợp, quy nạp, diễn giải… - Tham khảo ý kiến các chuyên gia, kế thừa các kết quả đã nghiên cứu. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC. Chương 2: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và việc trình bày thông tin trên BCTC. Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC.
  • 4. [Type text] 4 Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC. 1.1. Các cơ sở tính giá để đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC 1.1.1. Giá trị hợp lý Cơ sở tính giá hợp lý bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ cuối những năm 1990 khi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) nghiên cứu ban hành mới và sửa đổi các chuẩn mực kế toán như: Nông nghiệp, Bất động sản đầu tư, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, công cụ tài chính… Các chuẩn mực kế toán (IAS) và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đều sử dụng định nghĩa “Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá.”. Ưu điểm của giá trị hợp lý: - Tiếp cận dựa trên thị trường : Giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánh được mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương lai đối với một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả. Do vậy, trong mối quan hệ với các cơ sở định giá khác thay thế, giá trị hợp lý được coi là cơ sở định giá giúp thông tin tài chính phản ánh tốt nhất dòng tiền tương lai của đơn vị cũng như khả năng thanh khoản và linh hoạt tài chính của đơn vị. - Cung cấp thông tin hữu ích hơn : Gắn với các mục tiêu và yêu cầu của thông tin tài chính, có thể nhận thấy giá trị hợp lý sẽ góp phần làm cho thông tin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. Nhược điểm của giá trị hợp lý: Tính khách quan và tin cậy của giá hợp lý còn nhiều điểm chưa được đảm bảo: - BCTC theo cách tiếp cận giá trị hợp lý luôn tồn tại những mâu thuẫn về logic kinh tế nếu giá trị hợp lý được sử dụng triệt để đối với mọi khoản mục. Chẳng hạn, người sử dụng thông tin tài chính sẽ khó có thể hiểu ý nghĩa kinh tế của các khoản thu nhập phát sinh do biến động tăng giá trị hợp lý của một số tài sản trong khi mục đích nắm giữ tài sản này của doanh nghiệp là để có doanh thu trong dài hạn, chứ không phải bán tài sản trong ngắn hạn.
  • 5. [Type text] 5 - Hạn chế của cơ sở tính giá này càng thể hiện rõ khi nó được áp dụng để đánh giá các tài sản mà doanh nghiệp không có ý định bán, thanh toán trong ngắn hạn hoặc trong điều kiện không có thị trường hoạt động hiệu quả cho tài sản và nợ phải trả. ở các nước đang hình thành và phát triển nền kinh tế thì việc áp dụng cơ sở tính giá này cần phải xem xét kỹ càng hơn. 1.1.2. Giá gốc Giá gốc của tài sản là số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Một cách tổng quát , cơ sở giá gốc đòi hỏi kế toán phải ghi chép giá trị một tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổi ngang giá tại thời điểm hoàn tất việc mua và giá trị này được giữ nguyên kể cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi trên thị trường. Ưu điểm của giá gốc: Trong hầu hết các trường hợp xác định giá gốc của tài sản và nợ phải trả đều dựa trên các bằng chứng khách quan có thể thẩm định nên có thể khẳng định giá gốc có độ tin cậy cao nhất trong các cơ sở tính giá mà kế toán có thể sử dụng. Giá gốc là thông tin thích hợp cho các quyết định kinh tế thông qua phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, định giá bán sản phẩm, tiếp tục sản xuất và ngừng một bộ phận nào đó và một loạt các quyết định khác trên cơ sở căn cứ vào các hệ số tính toán dựa trên thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Nhược điểm của giá gốc: Cơ sở tính giá này chủ yếu phản ánh các dòng tiền trong quá khứ mà ít có sự liên hệ rõ ràng với khả năng tạo ra dòng tiền tương lai của doanh nghiệp. Gắn với mục tiêu cung cấp thông tin tài chính và nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin hiện nay, giá gốc bộc lộ một số hạn chế về tính thích hợp 1.1.3. Giá hiện hành
  • 6. [Type text] 6 Giá hiện hành là mức giá kinh tế nhất mà doanh nghiệp phải trả hoặc chi phí hợp lý nhất phải bỏ ra để có được tài sản thay thế với công suất và năng lực hoạt động tương đương với tài sản hiện có. Giá hiện hành có thể xác định theo cách tiếp cận từ bên trong doanh nghiệp (còn gọi là giá thành sản xuất thay thế) hoặc với cách tiếp cận bên ngoài doanh nghiệp (được gọi là giá mua thay thế). Ưu điểm của giá hiện hành: Trong điều kiện không tồn tại thị trường hoạt động cho tài sản và nợ phải trả hoàn toàn giống nhau tại thời điểm ghi nhận ban đầu thì giá hiện hành nếu đảm bảo được tính tin cậy được ưu tiên sử dụng để phản ánh đúng bản chất của đối tượng kinh tế tài chính. Nhược điểm của giá hiện hành: Giá hiện hành phản ánh mặt bằng giá thị trường hiện tại trong điều kiện hiện tại của thị trường nên cũng ít có sự liên hệ trực tiếp đến khả năng tạo ra dòng tiền trong tương lai. Chính vì thế thông tin mà nó mang lại không đáp ứng tốt các mục tiêu cung cấp thông tin mà kế toán hướng tới. Mặt khác, giá hiện hành cũng được xác định trên cơ sở thông tin thu thập từ thị trường với giả định các điều khoản trong giao dịch là kinh tế nhất đối với doanh nghiệp. Nên đứng trên góc độ của các đối tượng khác sử dụng thông tin tính tin cậy chưa được đảm bảo. 1.1.4. Giá trị thuần có thể thực hiện được Giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản là giá bán ước tính trong điều kiện hoạt động bình thường của doanh nghiệp trừ chi phí ước tính để hoàn thiện và để bán tài sản. Giá trị thuần có thể thực hiện được của nợ phải trả được hiểu là khoản doanh nghiệp sẽ phải thanh toán trong điều kiện hoạt động bình thường liên quan đến khoản nợ phải trả cộng các chi phí phát sinh để thực hiện nghiệp vụ thanh toán nợ. Xuất phát từ khái niệm trên, có 3 yếu tố cần thiết để tính được giá trị thuần có thể thực hiện được. 1. Giá bán ước tính là giá có thể bán được các mục hàng đó trên thị trường. Có thể tham chiếu giá cả thị trường tại thời điểm lập BCTC. 2. Chi phí ước tính để hoàn thành là các chi phí ước tính sẽ phát sinh để hoàn thiện cái sản phẩm (trong trường hợp là sản phẩm chưa hoàn thành, hoăc
  • 7. [Type text] 7 sản phẩm cần sửa chữa, hay gia công thêm trước khi có thể đem bán) 3. Chi phí ước tính cho việc tiêu thụ là các chi phí liên quan đến việc bán các sản phẩm đó chẳng hạn như là chi phí đóng gói lại, chi phí cho nhân viên bán hàng, đại lý bán hàng. Ưu điểm của giá trị thuần có thể thực hiện được: Việc định giá trên nguyên tắc giá này đảm bảo tuân thủ tốt nhất nguyên tắc thận trọng - “Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập”. Và một khi nguyên tắc thận trọng được đảm bảo, tức là thông tin kế toán được cung cấp sẽ mang tính tin cậy cao. Hay nói cách khác các nhà đầu tư cũng như các đối tượng khác sử dụng thông tin sẽ đánh giá đúng giá trị những tài sản có xu hướng giảm giá, mất giá hoặc không bán được hay cũng chính là nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác nhất, điều mà giá gốc không thực hiện được, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. Nhược điểm của giá trị thuần có thể thực hiện được: Xét về tính thích hợp của thông tin giá trị thuần có thể thực hiện có những hạn chế nhất định do cơ sở tính giá này đặt trọng tâm vào giao dịch bán (Trong khi các tài sản của doanh nghiệp nắm giữ không phải để bán). Ngoài ra, cơ sở tính giá này thiên về phản ánh giá trị mong đợi của riêng doanh nghiệp mà không phản ánh kì vọng chung về giá của thị trường. Với mục tiêu là Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin chung nhất cho các đối tượng khác nhau thì thông tin ghi nhận ban đầu trên cơ sở giá trị thuần có thể thực hiện được sẽ khó đảm bảo tính thích hợp. Xét về tính tin cậy, giá trị thuần có thể thực hiện cũng dựa trên các ước tính kế toán trong có có ước tính trên cơ sở thị trường (giá bán) và ước tính chi phí của doanh nghiệp (chi phí hoàn thiện và chi phí bán). Do vậy, trong nhiều tình huống tính tin cậy của thông tin tài chính cũng khó được đảm bảo. Để có thể được sử dụng trong đánh giá tài sản và nợ phải trả khi ghi nhận ban đầu, giá trị thuần có thể thực hiện được cần được điều chỉnh nhằm giảm sự phụ thuộc vào giao dịch bán tài sản và sự kì vọng của chính doanh nghiệp. Vậy, vì sao Việt Nam lại áp dụng giá gốc mà không phải giá khác trong ghi nhận thông tin trình bày trên BCTC?
  • 8. [Type text] 8 Trước tiên, căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và lựa chọn các cơ sở tính giá trong kế toán.Trên cả phương diện lý thuyết và thực tế, có nhiều cơ sở định giá để các nhà soạn thảo chuẩn mực, chế độ kế toán lựa chọn. Để đánh giá và sử dụng phù hợp các cơ sở tính giá này cần xác định các tiêu chuẩn lựa chọn nhất định. Theo chúng tôi cơ sở định giá được lựa chọn phải đáp ứng được mục tiêu và các yêu cầu cơ bản của thông tin tài chính: Mục tiêu cung cấp thông tin tài chính được diễn giải một cách ngắn gọn là giúp những người sử dụng thông tin ra được các quyết định kinh tế phù hợp với lợi ích của họ. Các yêu cầu cơ bản của thông tin tài chính dược đặt ra gồm: Tính tin cậy, tính thích hợp, tính dễ hiểu, tính có thể so sánh. Trong đó, hai yêu cầu được nhấn mạnh hơn cả là tính thích hợp và tính tin cậy. Thực tế cho thấy các quan điểm về giá cả, giá trị và phương pháp tính giá đã có nhiều thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau trên các phương diện kinh tế- chính trị học- quản lý kinh doanh và hạch toán nghiệp vụ. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau , việc ghi nhận, xử lý và trình bày các đối tượng kế toán trên cơ sở giá gốc vẫn được chấp nhận là nền tảng đo lường trong kế toán trong mấy chục năm qua. Trong đó một số lý do có thể kể đến là: - Kế toán trên cơ sở giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan: Thông tin kế toán hữu ích là thông tin phải đảm bảo mức độ tin cậy cao, các thông tin và các số liệu kế toán phải đảm ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. Mặt khác, giá gốc lại được hình thành trên cơ sở sự thương lượng với đầy đủ sự hiểu biết và thỏa mãn về lợi ích giữa người mua và người bán, việc ghi chép các giao dịch này có thể kiểm tra được, nên giá gốc đảm bảo được yêu cầu khách quan. - Kế toán trên cơ sở giá gốc đảm bảo được nguyên tắc thận trọng: Như đã trình bày ở trên, nguyên tắc thận trọng là nguyên tắc rất quan trọng trong các nguyên tắc kế toán , đó là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Điều này đòi hỏi người làm kế toán phải cố gắng đảm bảo rằng thực trạng tài chính và mức độ thành công không được phóng đại. Bên cạnh đó kế toán trên cơ sở giá gốc đã tăng cường củng cố sự tin cậy về các chỉ tiêu được ghi nhận trong các báo cáo ở thời điểm hiện tại từ đó làm tăng sự tin cậy của các lợi ích (thu nhập, tài
  • 9. [Type text] 9 sản) trong tương lai. Do đó nguyên tắc giá gốc đã phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc thận trọng. - Kế toán trên cơ sở giá gốc phù hợp với nguyên tắc hoạt động liên tục: Việc điều chỉnh giá trị các tài sản đang sử dụng theo giá thị trường là không phù hợp với mục đích hình thành tài sản, hơn nữa do không có quan hệ mua bán xảy ra thì giá thị trường không thể được xác lập một cách khách quan, do đó sử dụng giá gốc để ghi nhận giá trị tài sản là hoàn toàn hợp lý với điều kiện doanh nghiệp hoạt động liên tục. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu về sự vi phạm nguyên tắc hoạt động liên tục hoặc doanh nghiệp có dự định bán tài sản thì giá thị trường thay thế giá gốc sẽ phù hợp hơn. - Kế toán trên cơ sở giá gốc đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nhất quán: Xét về tổng thể thì sử dụng giá gốc sẽ thuận lợi hơn các phương pháp tính giá khác để đảm bảo tính chất so sánh được của thông tin do đòi hỏi các chính sách, phương pháp kế toán phải được sử dụng thống nhất và kiên định. Sử dụng nguyên tắc giá gốc trong ghi nhận thông tin kế toán đảm bảo được yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế đang phát triển ví dụ như nền kinh tế Việt Nam những năm đầu đổi mới. Tuy nhiên khi đối tượng kế toán trở nên đa dạng, thường xuyên biến động thì thông tin kế toán giá gốc trở nên phức tạp, thiếu tính kịp thời, không đáp ứng yêu cầu quản lý trong việc kiểm soát, ra quyết định…Khi đó việc áp dụng cơ sở giá khác thay thế giá cố định là phù hợp. Như vậy, trong giai đoạn đầu của sự phát triển nền kinh tế thị trường, mục tiêu cung cấp thông tin kế toán tập trung vào việc đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế, các chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. Mục tiêu cung cấp thông tin kế toán cho các chủ thể khác trong nền kinh tế như: Các nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai không phải là mục tiêu chủ yếu. Yêu cầu quan trọng nhất đặt ra đối với thông tin kế toán là tính tin cậy và tuân thủ, do đó kế toán trên cơ sở giá gốc được lựa chọn là cơ sở phù hợp ghi nhận thông tin kế toán một cách hữu hiệu ở Việt Nam trong mấy chục năm qua. Vậy Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc giá gốc như thế nào trong trình bày thông tin trên BCTC? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này ở mục tiếp theo. 1.3. Quy định về trình bày thông tin trên BCTC trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam
  • 10. [Type text] 10 1.3.1. Khái niệm, mục đích và tác dụng của BCTC Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn... của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất. Báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và những thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người ra quyết định, đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... phục vụ cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Điều này khác biệt với các báo cáo kế toán nội bộ (báo cáo quản trị) chỉ cung cấp thông tin kế toán phụ vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính là những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đó là những đối tượng có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp . Các quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính đòi hỏi việc đánh giá về năng lực của doanh nghiệp để tạo ra nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính gồm: - Các nhà quản lý doanh nghiệp. - Các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước. - Các đối tượng khác (các chủ nợ hiện tại và tương lai, các nhà đầu tư, người cung cấp...). Mục đích của các báo cáo tài chính Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a/ Tài sản;
  • 11. [Type text] 11 b/ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; c/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác; d/ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; đ/ Thuế và các khoản nộp Nhà nước; e/ Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán; g/ Các luồng tiền. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. Tác dụng của báo cáo tài chính: - Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp: Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát của cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán và khả năng tương thích với môi trường kinh doanh. Nhờ có thông tin về các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và năng lực của doanh nghiệp trong quá khứ đã tác động đến nguồn lực kinh tế này mà có thể dự toán năng lực của doanh nghiệp có thể tạo ra các khoản tiền và tương đương tiền trong tương lai. Thông tin về cơ cấu tài chính có tác dụng lớn để dự đoán nhu cầu đi vay, phương thức phân phối lợi nhuận, tìên lưu chuyển...và cũng là những thông tin cần thiết để dự đoán khả năng huy động các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. - Thông tin về tình hình doanh nghiệp: Trên các báo cáo tài chính trình bày những thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin về tính sinh lợi, thông tin về tình hình biến động trong SXKD sẽ giúp cho đối tượng sử dụng đánh giá những thay đổi tiềm tàng của các nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp có thể kiểm soát trong tương lai, để dự đoán khả năng tạo ra các nguồn tiền cho doanh nghiệp trên cơ sở hiện có và việc đánh giá hiệu quả các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
  • 12. [Type text] 12 - Thông tin về sự biến động tình hình tài chính của doanh nghiệp: Trong các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu báo cáo là tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp tại một thời điểm hoặc của một thời kỳ, tuy nhiên các chỉ tiêu vẫn cho phép người sử dụng thông tin đánh giá được tình hình biến động tài chính của doanh nghiệp qua một thời kỳ (kỳ này so với kỳ trước, kỳ này so với đầu năm...) vì vậy các thông tin trên báo tài chính rất hữu ích trong việc đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Từ sự phân tích trên đây, chúng ta thấy thông tin trong các báo cáo tài chính có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, cung cấp thông tin cho các đối tượng để ra các quyết định kinh tế phù hợp và kịp thời. Tính hữu ích của BCTC thể hiện qua các điểm chính yếu sau: - Tính hữu ích của BCTC thể hiện qua những lợi ích mang lại cho người sử dụng thông tin trên BCTC, dựa trên nền tảng là các đặc tính sơ cấp có tính nguyên tắc: phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh và có thể hiểu; và các đặc tính thứ cấp khác; - Tính hữu ích chịu ảnh hưởng bởi phương thức xác định (nhận diện), đo lường, ghi nhận và trình bày các yếu tố của BCTC; - Tính hữu ích có thể bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: áp lực về cân đối lợi ích – chi phí, hệ thống BCTC chậm thích ứng với sự thay đổi, rủi ro về sai sót, gian lận, ngưỡng nhận thức của các bên liên quan, và tác động khác từ môi trường kế toán; - Có thể nâng cao tính hữu ích của BCTC như ngăn chặn sự suy giảm tính hữu ích và hoàn thiện cách thức mang lại lợi ích cho người sử dụng thông tin trên nền tảng kế toán hiện có. 1.3.2. Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCTC theo CMKT Việt Nam Việc lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu đã được qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, gồm:
  • 13. [Type text] 13 + Trung thực và hợp lý; + Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi: - Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; - Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; - Trình bày khách quan, không thiên vị; - Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; - Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính Để đảm bảo được những yêu cầu đối với báo cáo tài chính thì việc lập hệ thống báo cáo tài chính cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: 1- Kinh doanh liên tục: Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi
  • 14. [Type text] 14 thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. 2- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Trừ các thông tin có liên quan đến lưu chuyển tiền, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc dồn tích.Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả. 3- Nguyên tắc nhất quán Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: a/ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc b/ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. 4- Tính trọng yếu và sự hợp nhất: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Thông tin trọng yếu là thông tin nếu không được trình bày thì có thể có ảnh hưởng tới việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin dựa trên các báo cáo tài chính. Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu. Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá
  • 15. [Type text] 15 trị của khoản mục là rất lớn.(Ví dụ hàng tồn kho) Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ. 5- Nguyên tắc bù trừ: a/ Bù trừ tài sản và nợ phải trả: Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày BCTC không được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC. b/ Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí: + Được bù trừ theo qui định tại một chuẩn mực kế toán khác; + Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính, ví dụ: - Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán ngắn hạn: Lãi (lỗ) bán chứng khoán = Thu bán chứng khoán - Giá gốc chứng khoán - Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Lãi (lỗ) mua, bán ngoại tệ = Thu bán Ngoại tệ - Giá mua ngoại tệ Các khoản mục được bù trừ được trình bày: Số lãi (hoặc lỗ thuần). 6. Nguyên tắc có thể so sánh Theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong các BCTC như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu để so sánh, cụ thể:. - Đối với Bảng cân đối kế toán:
  • 16. [Type text] 16 Bảng cân đối kế toán năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm); Bảng cân đối kế toán quý phải trình bày số liệu so sánh từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm). - Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Năm trước); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo kỳ kế toán quý phải trình bày số liệu của quý báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập báo cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước). - Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Năm trước); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý phải trình bày số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập báo cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước). Để bảo đảm nguyên tắc so sánh, số liệu “Năm trước” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được điều chỉnh lại số liệu trong các trường hợp: - Năm báo cáo áp dụng chính sách kế toán khác với năm trước; - Năm báo cáo phân loại chỉ tiêu báo cáo khác với năm trước; - Kỳ kế toán “Năm báo cáo” dài hoặc ngắn hơn kỳ kế toán năm trước. Ngoài ra, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn phải trình bày rõ lý do của sự thay đổi trên để người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính.
  • 17. [Type text] 17 Chương 2: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và việc trình bày thông tin trên BCTC 2.1. Khái quát chung Chuẩn mực kế toán Việt Nam Trong tiến trình hội nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cam kết với các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế là việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong đó có cam kết về hoàn thiện một hệ thống Chuẩn mực kế toán (CMKT) hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Theo lộ trình đó, Bộ Tài chính đã nghiên cứu soạn thảo và từng bước ban hành hệ thống CMKT Việt Nam (VAS). Từ năm 2001 cho đến nay, chúng ta đã ban hành 5 đợt với 26 chuẩn mực. Hệ thống CMKT Việt Nam ra đời đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, tạo ra môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là tạo ra sự công nhận của quốc tế đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập. Quyết định số: 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 (4CM) Quyết định số: 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 (6CM) Quyết định số: 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 (6CM) Quyết định số: 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 (6 CM) Quyết đinh số: 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 (4CM) Các Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội - pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần. Thực tế cho thấy, kể từ khi hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời cho đến nay đã góp phần đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, mở cửa về dịch vụ kế toán. Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng
  • 18. [Type text] 18 khoán. Tóm lại, hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra tài chính… Một số nét nhìn nhận, đánhgiá khái quáthệ thống CMKT Việt Nam Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu hội nhập, từ năm 1996, Việt Nam đã nghiên cứu toàn bộ hệ thống CMKT quốc tế (IAS) và CMKT của một số quốc gia trong khu vực nhằm xác định điều kiện và khả năng áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam. Hệ thống các VAS được nghiên cứu, xây dựng dựa trên cơ sở các IAS và chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) được cập nhật mới nhất. Với 26 CMKT đã ban hành cho đến nay cho thấy: Thứ nhất, sự hài hòa tương đồng: - Hệ thống CMKT Việt Nam là khá hoàn chỉnh, hài hòa ở mức độ cao so với hệ thống CMKT quốc tế. VAS cơ bản phù hợp với IAS và IFRS không chỉ về nội dung, về cơ sở đánh giá, ghi nhận và trình bày trên BCTC mà còn cả về hình thức trình bày. - Từng CMKT đã được dịch ra tiếng Anh tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và trên toàn thế giới có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống CMKT Việt Nam. Điều này không chỉ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp thời với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường, mà quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. - Trong quá trình phát triển, từ việc chỉ chú trọng phát triển kế toán phục vụ cho mục đích thu thuế,Việt Nam đã có những nỗ lực chuyển đổi phát triển một hệ thống kế toán toàn diện hơn, được cộng đồng thế giới áp dụng IFRS thừa nhận. Thứ hai, những điểm khác biệt: Nếu so sánh nội dung giữa các CMKT Việt Nam đã ban hành với các CMKT quốc tế chúng ta sẽ thấy còncó sự khác biệt nhất định: - Một số điểm của chuẩn mực này trình bày cụ thể hơn chuẩn mực kia và ngược lại, hoặc còn một vài khác biệt về cách dùng thuật ngữ, hoặc về các phương pháp được áp dụng, phạm vi trình bày. - Hiện nay số lượng các CMKT của Việt Nam so với CMKT quốc tế
  • 19. [Type text] 19 cũng chưa tương đương (Quốc tế có 51 chuẩn mực, Việt Nam mới ban hành 26 chuẩn mực) - Đồng thời “tinh thần kế toán độc lập” của CMKT quốc tế vẫn còn giới hạn trong các CMKT Việt Nam. - Hiện nay các quy tắc kế toán còn bị bó buộc trong một vài hệ thống tài khoản đã định sẵn và các bước hạch toán đã vạch sẵn cho từng giao dịch cụ thể là chưa phù hợp với tinh thần của IFRS. Những quy định kế toán cứng nhắc này sẽ là một trở ngại trong việc phát triển kế toán chuyên nghiệp, hoặc hạn chế những kế toán viên có trình độ chuyên môn cao phát huy năng lực của mình. Sự khác biệt như trên thật dễ hiểu vì quan điểm xây dựng hệ thống CMKT Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam. Những khác biệt này cũng chỉ là tạm thời và ngày càng thu hẹp khi nền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, nguồn nhân lực kế toán tốt hơn,… các CMKT Việt Nam sẽ được tiếp tục hoàn thiện ở mức độ cao hơn, thống nhất cao hơn với các CMKT Việt Nam và IFRS. 2.2. Nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán và ảnh hưởng của nguyên tắc này trong trình bày thông tin trên BCTC Nguyên tắc giá gốc là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong kế toán nói chung cũng như việc ghi nhận đánh giá tài sản nói riêng. Chuẩn mực kế toán Việt Nam lấy nguyên tắc giá gốc là nguyên tắc cơ sở và chính yếu nhất trong công tác tổ chức ghi nhận thông tin cũng như hoạch toán nghiệp vụ. Nguyên tắc giá gốc ảnh hưởng đến nhiều đối tượng kế toán khác nhau được trình bày ở các chuẩn mực cụ thể, song trong khuôn khổ nghiên cứu ở đây, chúng ta cùng phân tích sự vận dụng của nguyên tắc này trong các chuẩn mực kế toán: CMKT 02 “ Hàng tồn kho”, CMKT 03 “ Tài sản cố định hữu hình”, CMKT 04 “ Tài sản cố định vô hình”, CMKT 21 “ Trình bày báo cáo tài chính”. Thứ nhất, sự vận dụng của nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán 02 “Hàng tồn kho”. Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang,
  • 20. [Type text] 20 nguyên vật liệu , công cụ, dụng cụ được dùng trong qua trình sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ. Theo đoạn 04 trong chuẩn mực này quy định: hàng tồn kho của doanh nghiệp được đánh giá theo giá gốc( trị giá vốn thực tế) và trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư là giá ước tính của vật tư trong kỳ SXKD bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn chỉnh sản phẩm và chi phí ước tính phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm. Khi ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý đến 2 vấn đề sau: Sự biến động giá cả hàng tồn kho trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, trong trường hợp những sự kiện này được cung cấp những bằng chứng xác nhận về các sự kiện đã có ở thời điểm kết thúc niên độ. Trường hợp này thuộc phạm vi điều chỉnh của VAS 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm”. Nghĩa là: - Nếu hàng tồn kho được bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì có thể căn cứ vào giá đã có thể bán được của hàng tồn kho để xác định lại mức dự phòng đã lập. Vì điều này cung cấp bàng chứng tin cậy về việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho vào cuối năm trước. - Nếu hàng tồn kho được bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì giá bán của hàng tồn kho không được sử dụng để xác định lại mức dự phòng đã lập vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lí do thuộc về sự thay đổi của thị trường chứ không phải là sự ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho vào cuối năm trước không phù hợp. Việc sử dụng giá trị thuần để ghi nhận giá trị hàng tồn kho ở đây nhằm mục đích đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán. Tuy nhiên về bản chất, cơ sở chính được quy định để ghi nhận giá trị hàng tồn kho vẫn là nguyên tắc giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho được xác định cụ thể cho từng loại, bao gồm chi phí mua ; chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan đến việc sở hữu các loại hàng tồn kho đó.
  • 21. [Type text] 21 Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng tồn kho trừ ra các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua.Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất chế biến ra các loại hàng tồn kho đó. Trường hợp sản xuất nhiều loại hàng tồn kho trên một quy trình công nghệ trong cùng một thời gian mà không thể tách được các chi phí chế biến thì phải phân bổ các chi phí này theo tiêu chuẩn thích hợp. Trường hợp có sản phẩm phụ thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị này đựoc loại trừ khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính. Các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các khoản chi phí khác phát sinh trên mức bình thường, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không được tính vào giá gốc của hàng tồn kho. Từ thời điểm ghi nhận ban đầu cho đến khi kết thúc vòng đời hàng tồn kho, giá trị của chúng luôn được giữ nguyên tại thời điểm ghi nhận ban đầu kể cả trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi trên thị trường. Điều này làm giảm tính tin cậy của thông tin cung cấp, do đó, kế toán cần thiết lập một chỉ tiêu nũa để phản ánh sự giảm giá của hàng tồn kho- chỉ tiêu “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho” nhằm giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Thứ hai, sự vận dụng nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực kế toán 03 “ Tài sản cố định hữu hình”. TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Theo chuẩn mực này việc xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá của TSCĐ hữu hình tùy vào từng trường hợp cụ thể: Nếu TSCĐ hữu hình hình thành do mua sắm, nguyên giá bao gồm: giá mua( trừ các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại và các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển bốc xếp; Chi phí lắp đặt chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
  • 22. [Type text] 22 Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình. Trường hợp TSCĐ mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lêch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán 16 “Chi phí đi vay”. Các khoản chi phí phát sinh như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác… nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Đối với TSCĐ hữu hình xây dựng hoặc tự chế, nguyên giá là giá thành thực tế của tài sản cố định tự xây dựng, hoặc tự chế cộng với chi phí lắp đặt, chạy thử. trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng với các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như chi phí nguyên vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Đối với TSCĐ hữu hình thuê tài chính, nguyên giá quy định trong chuẩn mực kế toán 06 “Thuê tài sản”. Đốivới TSCĐ được mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nếu trao đổi với một
  • 23. [Type text] 23 TSCĐ tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự. Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ một khoản lãi, lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi Đối với TSCĐ tăng từ nguồn khác: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu. trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Bên cạnh đó giá gốc trong ghi nhận TSCĐ hữu hình thể hiện ở các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu. Chỉ được ghi tăng nguyên giá của TSCĐ khi các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Một số trường hợp được điều chỉnh nguyên giá TSCĐ hữu hình là:  Nhà nước có quyết định đánh giá lại TSCĐ;  Cổ phần hóa doanh nghiệp;  Chia, tách, giải thể doanh nghiệp;  Góp vốn liên doanh … Thứ ba, sự vận dụng nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam 04 “ Tài sản cố định vô hình”. TSCĐ vô hình là những TCSĐ không có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng cho sản xuất kinh doanhphù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ Chẩn mực này quy định tài sản cố định được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá cụ thể: Nguyên giá TSCĐ vô hình từ việc sát nhập doanh nghiệp: Nguyên giá của tài sản là giá hợp lý của tài sản đó vào ngày mua, ngáy sát nhập doanh nghiệp, giá trị hợp lý có thể là: Giá niêm yết tại thị trường hoạt động, giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ tương tự. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá của quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê dất dài hạn đã trả tiền thuê một lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • 24. [Type text] 24 hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. Nguyên giá tài sản cố định là quyền sử dụng đất không có thời hạn là số tiền đã trả khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp( gồm các chi phí đã trả cho tổ chức cá nhân chuyển nhượng hoặc đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp, lệ phí trước bạ…) Đối với TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, chỉ tính vào nguyên giá tài sản các chi phí trong giai đoạn triển khai nếu thỏa mãn các điều kiện nhất định.. Thứ tư, sự vận dụng nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam 21 “ Trình bày báo cáo tài chính”. Chuẩn mực chỉ rõ những nhóm, khoản mục chủ yếu được trình bày trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh báo cáo tài chính trong đó có quy định cả việc sắp xếp các khoản mục để đảm bảo nguyên tắc giá gốc, cụ thể: Trong bảng cân đối kế toán các khoản mục phản ánh hàng tồn kho hay tài sản cố định đều được ghi nhận theo giá gốc. Các khoản mục điều chỉnh giảm được sắp xếp ngay kề sau các khoản mục được điều chỉnh( dự phòng giảm giá hàng tồn kho được xếp ngay sau chỉ tiêu hang tồn kho). Như vậy, qua phân tích trên ta có thể thấy, theo tinh thần của CMKT Việt Nam, tài sản nói chung cũng như hàng tồn kho hay TSCĐ nói riêng đều phải được ghi nhận và đánh giá theo giá gốc, và theo đó, giá trị hay nguyên giá của chúng không được thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản dù giá trị thị trường của chúng thay đổi như thế nào đi nữa (trừ quy định riêng cụ thể). 2.3. Phương pháp giá gốc trong trình bày thông tin trên BCTC Thứ nhất, đối với các tài sản thuộc nhóm “ hàng tồn kho” CMKT Việt Nam quy định: Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: (a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;
  • 25. [Type text] 25 (b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp; (c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho; (d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; (e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; (f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả. Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau, xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đối kế toán với: (a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền); hoặc (b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cân đối kế toán (nếu giá trị hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối kế toán nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc với giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị hiện hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán). Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh được phân loại chi phí theo chức năng. Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ. Thứ hai, đối với các tài sản thuộc nhóm tài sản cố định CMKT Việt Nam quy định: Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại TSCĐ về những thông tin sau: (a) Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ;
  • 26. [Type text] 26 (b) Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao; (c) Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ; (d) Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐ hữu hình hay vô hình) phải trình bày các thông tin: - Nguyên giá TSCĐ tăng, giảm trong kỳ; - Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳ; - Giá trị còn lại của TSCĐ đãdùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay; - Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang; - Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ có giá trị lớn trong tương lai. - Giá trị còn lại của TSCĐ tạm thời không được sử dụng; - Nguyên giá của TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng; - Giá trị còn lại của TSCĐ đang chờ thanh lý; - Các thay đổi khác về TSCĐ. Việc xác định phương pháp khấu hao và ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là vấn đề hoàn toàn mang tính chất xét đoán. Vì vậy, việc trình bày các phương pháp khấu hao áp dụng và thời gian sử dụng hữu ích ước tính của TSCĐ cho phép người sử dụng báo cáo tài chính xem xét mức độ đúng đắn của các chính sách do ban lãnh đạo doanh nghiệp đề ra và có cơ sở để so sánh với các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp phải trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổiước tính kế toán có ảnh hưởng trọng yếu tới kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ tiếp theo. Các thông tin phải được trình bày khi có sự thay đổi trong các ước tính kế toán liên quan tới giá trị TSCĐ đã thanh lý hoặc đang chờ thanh lý, thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao. Đối với nhóm tài sản “ thuê tài sản” CMKT quy định: Bên thuê tài sản phải trình bày các thông tin về thuê tài chính, sau: (a) Giá trị còn lại của tài sản thuê tại ngày lập BCTC; (b) Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong kỳ; (c) Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm; (d) Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản. Đối với tài sản bất động sản đầu tư ( BĐSĐT), doanh nghiệp cần trình bày trên báo cáo tài chính những nội dung sau: (a) Phương pháp khấu hao sử dụng; (b) Thời gian sử dụng hữu ích của BĐSĐT hoặc tỷ lệ khấu hao sử dụng; (c) Nguyên giá và khấu hao luỹ kế tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ; (d) Tiêu chuẩn cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn khi phân loại BĐSĐT với bất động sản chủ sở hữu sử dụng và
  • 27. [Type text] 27 với tài sản giữ để bán trong hoạt động kinh doanh thông thường; (e) Các chỉ tiêu thu nhập, chi phí liên quan đến cho thuê bất động sản, gồm: - Thu nhập từ việc cho thuê; - Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh (bao gồm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng) phát sinh từ BĐSĐT liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ việc cho thuê trong kỳ báo cáo; - Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh (bao gồm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng) phát sinh từ BĐSĐT không liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ việc cho thuê trong kỳ báo cáo. (f) Lý do và mức độ ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh BĐSĐT; (g) Nghĩa vụ chủ yếu của hợp đồng mua, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoặc bảo dưỡng, sửa chữa BĐSĐT; (h) Trình bày những nội dung sau (không yêu cầu thông tin so sánh) : - Nguyên giá BĐSĐT tăng thêm, trong đó: Tăng do mua bất động sản và tăng do vốn hoá những chi phí sau ghi nhận ban đầu; - Nguyên giá BĐSĐT tăng do sáp nhập DN; - Nguyên giá BĐSĐT thanh lý; - Nguyên giá BĐSĐT chuyển sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc hàng tồn kho và ngược lại. (i) Giá trị hợp lý của BĐSĐT tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, lập báo cáo tài chính. Khi doanh nghiệp không thể xác định được giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư thì doanh nghiệp phải thuyết minh: - Danh mục bất động sản đầu tư; - Lý do không xác định được giá trị hợp lý của BĐSĐT. Đối với các tài sản thuộc nhóm “ côngcụ tài chính” 2.4. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc giá gốc trong trình bày BCTC Cơ sở giá gốc được xem là nền của đo lường kế toán trong nhiều năm qua, và kế toán giá gốc đã thực hiện rất tốt chức năng cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho người sử dụng tại các quốc gia, tuy nhiên trong xu hướng phát triển và hội nhập toàn cầu hiện nay, cơ sở giá gốc đã bộc lộ nhiều hạn chế. Và mặc dù chưa thể phủ nhận vai trò của giá gốc trong kế toán nhưng rất cần xem xét lại và bổ sung bởi những cơ sở khác một cách phù hợp hơn. Trong Luật Kế toán (2003) quy định: “Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Như vậy, cơ sở giá gốc đề cập gắn liền với việc ghi nhận giá trị tài sản
  • 28. [Type text] 28 được mua, nhìn chung còn đơn giản, thiếu tính hệ thống nên có thể ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của Luật do không thể thi hành hoặc thi hành không đầy đủ. Trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam có đề cập: Cơ sở giá gốc được áp dụng chính thức trong việc ghi nhận giá trị ban đầu của các đối tượng tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản, các khoản đầu tư ... nhưng các phương pháp tính giá không được quy định đầy đủ, minh bạch làm giảm tính chất ổn định của môi trường kế toán. Ví dụ: trong đoạn 28 của CMKT 04 - Tài sản cố định chỉ đề cập ngắn gọn về việc phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về đánh giá lại giá trị tài sản mà không đưa ra các nguyên tắc, phương pháp đánh giá lại tài sản thường rất phức tạp; Thiếu nhiều chuẩn mực quan trọng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện đo lường kế toán trên cơ sở giá gốc đối với nhiều đối tượng như: các công cụ tài chính, trợ cấp Chính phủ, tổn thất tài sản. Trong chính sách, cơ chế, phương pháp đo lường kế toán liên quan: Việc tồn tại chính sách hai giá khiến cho việc ghi nhận giá gốc theo biểu giá chính thức không đảm bảo yêu cầu khách quan, hệ quả là các nội dung về chi phí, doanh thu và lãi lỗ có thể thiếu độ tin cậy; ngoài ra, còn gây nhiều hậu quả nghiệm trọng khác. Theo nguyên tắc giá gốc tài sản nói chung, đặc biệt là tài sản dài hạn, được ghi nhận theo giá mua gốc ban đầu, còn gọi là nguyên giá. Nguyên tắc này không quan tâm đến giá trị thanh lý hoặc giá trị thị trường của tài sản. Nghĩa là trên sổ sách kế toán vẫn thể hiện “giá gốc”, cho dù nó có thể cao hơn, hoặc thấp hơn với giá trị thực. (Tuy nhiên, nó lại “đúng” trong nền kinh tế “phi thị trường”, như cơ chế kế hoạch, bao cấp trước đây chẳng hạn, khi mà giá cả hàng hoá dịch vụ đều do nhà nước ấn định). Mặt khác, tài sản dài hạn được ghi chép theo giá gốc và đó là giá mà người ta có thể nhìn thấy được, có thể kiểm tra và tin cậy được, là khách quan. Trong khi khấu hao thì dựa trên vòng đời hữu dụng ước tính, là chủ quan. Kể từ khi mua tài sản và trong suốt vòng đời kinh tế của nó, giá trị sổ sách luôn xa rời với giá trị thị trường, còn khấu hao thì chẳng liên quan gì đến sự biến động giá cả trong cùng một thời gian cả. Đây là đặc điểm lớn nhất cần lưu ý mỗi khi nhắc đến nguyên tắc giá gốc khi mà việc đánh giá lại tài sản chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp hữu hạn do nhà nước quy định. Một ví dụ khá điển hình là chiếc tàu khách cũ mà Vinashin mua từ Italia với
  • 29. [Type text] 29 giá khoảng 80 triệu EU, nhưng tàu chỉ khai thác được một thời gian rất ngắn, nay không thể khai thác được vì lỗ phải neo đậu một chỗ, và mới đây cho thuê với giá thấp. Giả sử nếu bán lại con tàu này thì chỉ được 10 triệu EU. Theo CMKT Việt Nam, Vinashin vẫn báo cáo con tàu này với giá trị là 80 triệu EU (không tính đến khấu hao), tuy nhiên giá trị thực của nó nay chỉ còn 10 triệu EU. Theo CMKT quốc tế Vinashin phải báo cáo con tàu này là 10 triệu EU, số tiền chênh lệch còn lại 60 triệu EU phải được ghi nhận ngay vào lỗ. Rõ ràng việc báo cáo theo CMKT Việt Nam đã làm méo mó tình hình tài chính của Vinashin khủng khiếp. Đối với hàng tồn kho, nguyên tắc giá gốc quy định hàng tồn kho được ghi nhận heo giá gốc và giá trị này không thay đổi trong suốt vồng đời tồn tại của chúng. Tuy nhiên, việc ghi nhận theo phương pháp này chưa hẳn hợp lý bởi lẽ thông tin cung cấp không mang đủ tính tin cậy, có thể xem xét vấn đề này thông qua ví dụ sau: Giả sử tháng 30/11/2010 doanh nghiệp thương mại V mua 2000 tấn thép chữ I mẫu 1I100x50x6m tiêu chuẩn CT3-VN đơn giá 117000đ nhập kho không sử dụng. Đến ngày 31/12/2011 số thép này vẫn được ghi nhận trên chỉ tiêu hàng tồn kho 234.000.000đ mặc dù tại thời điểm này đơn giá thép lọai này trên thị trường là 150 000đ, tức là nếu đánh giá đúng giá trị của lô thép đó trong kho của doanh nghiệp phải là 300.000.000đ. Về việc trình bày thông tin trên BCTC của các công ty có niêm yết trên sàn chứng khoán, theo quy định hiện hành thì báo cáo của các công ty niêm yết hiện được trình bày theo Chế độ và CMKT Việt Nam, có nghĩa là được trình bày trên cơ sở giá gốc chứ không phải là theo giá trị hiện tại. Sự khác biệt lớn nhất là CMKT quốc tế ghi nhận giá trị tài sản theo giá thị trường, còn CMKT Việt Nam lại ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc; và đây là một trong những rào cản làm chậm tiến độ niêm yết của một số công ty Việt Nam trên sàn ngoại nhằm tăng vốn kinh doanh khi mà nguồn vốn trong nước là có hạn. Điều này có nghĩa là những con số mà người sử dụng thông tin thấy trên các báo cáo tài chính của các công ty chưa chắc đã phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của lạm phát như hiện nay. Do vậy, các nhà đầu tư không thể hoàn toàn dựa vào thông tin công bố trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để quyết định mua hay bán cổ phiếu của doanh nghiệp mà mình đang nắm giữ, cũng như là mua hay bán với giá bao nhiêu là đảm bảo có lời. Thông thường thì doanh nghiệp có thể được định giá dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tuy
  • 30. [Type text] 30 nhiên trong bối cảnh nền kinh tế nước ta như hiện nay, thiếu hẳn một hệ thống cơ sở có khả năng và uy tín trong việc định giá doanh nghiệp thì việc căn cứ và các báo cáo tài chính mà cụ thể hơn là Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp là cách duy nhất. Thế mà các báo cáo này lại chưa được điều chỉnh theo giá trị hiện tại thì thử hỏi rằng các nhà đầu tư có thể căn cứ vào đâu để đưa ra quyết định nếu như không dựa vào các tin đồn thổi hay dựa vào cảm tính. Điều này làm cho thị trường chứng khoán vốn đã bất ổn ngày lại càng bất ổn hơn. Tất nhiên, thật không cần thiết khi tính toán và điều chỉnh tất cả các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp về giá trị hiện tại vì làm như vậy sẽ rất tốn công sức và tiền của của bản thân doanh nghiệp cũng như là không cần thiết dưới góc độ ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Ví dụ đơn giản như là đối với các khoản mục thuộc tài sản cố định (TSCĐ) thì không cần điều chỉnh về giá trị hiện tại vì doanh nghiệp vẫn thường xuyên sử dụng nó cho kinh doanh, không nhằm mục đích để bán; ngược lại, đối với khoản mục bất động sản đầu tư thì lại nên tính toán theo giá thị trường vì đây là giá trị khoản đầu tư chứ không phải là dùng vào mục đích kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Vấn đề chuyển giá và chống chuyển giá: Kế toán giá gốc cũng chịu thử thách rất lớn trong việc cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy do xuất hiện các hoạt động chuyển giá mà các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia tìm cách áp dụng để thu được lợi nhuận tối đa về cho tập đoàn qua việc tăng thu nhập, né thuế thu nhập hoặc được chia lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn cao trong các liên doanh, trên cơ sở định giá thấp hơn giá thị trường các mặt hàng xuất khẩu từ nước chủ nhà và định giá cao hơn giá thị trường các mặt hàng nhập khẩu vào nước chủ nhà. Điều này đồng nghĩa với việc nâng giá (gốc) đầu vào, giảm giá bán đầu ra của các yếu tố sản xuất trong các giao dịch nội bộ giữa các thành viên của tập đoàn được đặt tại nhiều quốc gia có biểu thuế khác nhau sao cho có lợi nhất. Kĩ thuật chuyển giá ngày càng phức tạp và mở rộng, đòi hỏi phải có cơ chế chống chuyển giá hiệu quả nhằm tránh thất thu thuế, đưa giá thành và giá bán trở lại tương xứng với thực chất hao phí đã bỏ ra. Một nhược điểm nữa của nguyên tắc kế toán theo giá gốc là nhiều tài sản thậm chí rất quý, mang lại lợi ích không thể chối cãi cho tổ chức trong tương lai nhưng không được ghi nhận là tài sản. Rõ rệt nhất là vốn con người, chi phí nghiên cứu - phát triển, và cả chi phí quảng cáo nữa.
  • 31. [Type text] 31 Ngoài những nội dung trên, còn nhiều vấn đề khác liên quan đến việc áp dụng kế toán giá gốc để cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng như quan điểm về đánh giá tổn thất tài sản, chính sách tỉ giá hối đoái, trình độ quản lí kinh doanh nội bộ, hoạt động đào tạo nhân sự kế toán - kiểm toán còn phải được giải quyết về lí luận lẫn thực hành nghề nghiệp. Khi doanh nghiệp lập BCTC, cho dù là một doanh nghiệp độc lập, một doanh nghiệp có các hoạt động ở nước ngoài (công ty mẹ) hay một hoạt động nước ngoài (công ty con hoặc chi nhánh), đều phải dùng đồng tiền chính thức để đo lường kết quả và tình hình tài chính bằng đồng tiền đó. Đồng tiền chính thức là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Môi trường kinh tế chủ yếu mà cơ sở đang hoạt động là một môi trường tạo ra và sử dụng tiền một cách chủ yếu. Theo điều 11 tại Luật Kế toán Việt Nam 2003 quy định: “Đơn vị tiền tệ trong đo lường kế toán là đồng Việt Nam( kí hiệu quốc gia là “đ”, kí hiệu quốc tế là “VND”, và trong trường hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh( trừ trường hợp có quy định khác)”. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để trình bày thông tin tài chính luôn được giữ nguyên tại thời điểm ban đầu song trong điều kiên nền kinh tế có lạm phát như hiện nay, giá trị tiền tệ của đơn vị sử dụng bị mất giá thì thông tin hay giá trị tài sản đo lường theo đơn vị tiền tệ đó cũng mất tính tin cậy. Bên cạnh đó, việc ghi nhận thông tin kế toán trên cơ sở giá gốc còn bộc lộ một số hạn chế khác, do đó có ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin trên BCTC hợp nhất, cụ thể như sau: Phương pháp giá vốn dựa trên cơ sở mối quan hệ pháp lý của công ty mẹ và công ty con. Cả công ty mẹ và công ty con là những thực thể pháp lý riêng biệt, doanh thu hoạt động đầu tư vào công ty con được ghi nhận trên sổ sách kế toán của công ty mẹ chỉ khi công ty con công bố chính thức phân phối cổ tức. Điều đó có nghĩa là khi gắn trách nhiệm pháp lý về việc phân phối cổ tức của công ty con đối với công ty mẹ thì doanh thu hoạt động tài chính đầu tư vào công ty con mới được công ty mẹ ghi nhận. Ngoài ra, phương pháp này đơn giản, giảm bớt công việc ghi chép trên sổ kế toán của công ty mẹ do loại bỏ các bút toán điều chỉnh theo yêu cầu của phương pháp vốn CSH. Tuy nhiên, phương pháp giá gốc tồn tại hai nhược điểm cơ bản.
  • 32. [Type text] 32 Thứ nhất,phương pháp này không phản ánh thực chất kinh tế của công ty con vì số lợi nhuận thuần hoặc lỗ trong kỳ của công ty con không được phản ánh trực tiếp trên BCTC của công ty mẹ trong kỳ đó. Do công ty mẹ có khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh và chính sách tài chính của công ty con nên công ty mẹ có thể phóng đại số doanh thu tài chính từ hoạt động đầu tư vào công ty con bằng nhiều cách khác nhau; chẳng hạn, công ty mẹ có thể tạo sức ép công ty con phải phân phối số cổ tức lớn hơn cho dù lợi nhuận thuần trong kỳ của công ty này nhỏ hoặc công ty mẹ không phản ánh số lỗ mà công ty con phải gánh chịu trong kỳ. Nhược điểm này của phương pháp giá vốn bị chỉ trích ở chỗ nó không cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin kinh tế để đánh giá khả năng sinh lời và bức tranh tài chính có liên quan đến khoản đầu tư vào công ty con. Thứ hai, khi BCTC hợp nhất được lập, rất nhiều thủ tục kế toán liên quan cần phải được thực hiện để xác định số lợi nhuận chưa phân phối đầu kỳ giống như chỉ tiêu này được lập theo phương pháp vốn CSH? Như vậy, ở Việt Nam, việc ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới và các hướng dẫn tương đối phù hợp với quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế trong thời gian qua đã chứng minh quyết tâm hội nhập của mình trong lĩnh vực kế toán nhằm phục việc đổi mới cơ chế quản lí nền kinh tế, cung cấp thông tin tài chính kinh tế minh bạch cho các chủ thể tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, khoảng cách về nhận thức, kinh nghiệm, kỹ thuật vẫn còn rất lớn giữa hệ thống kế toán Việt Nam so với yêu cầu của quốc tế, đặc biệt là liên quan đến khái niệm về giá, việc tính giá, ghi nhận và trình bày giá trị các đối tượng kế toán. Do đó, các vấn đề về kế toán trên cơ sở giá gốc tại Việt Nam cần phải được nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện nhằm có thể đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả để đảm bảo tính hữu ích, đáng tin cậy cho thông tin kế toán được cung cấp.
  • 33. [Type text] 33 Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC 3.1. Tính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC Tính minh bạch không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, trong phạm vi báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nói đến tính minh bạch - trước hết người ta thường nói đến tính minh bạch trong việc quản trị công ty, doanh nghiệp. Việc minh bạch trong hoạt động quản trị sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và tăng trưởng vững chắc. Một doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt và minh bạch bao giờ cũng có các chính sách quản trị rủi ro thích hợp. Có quan điểm cho rằng: sự minh bạch của doanh nghiệp là một thứ tài sản rất có giá trị đối với bản thân doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đã tạo được niềm tin với các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh.. sẽ tạo điều kiện tốt cho việc huy động vốn đầu tư, tìm kiếm đối tác kinh doanh, vay vốn ngân hàng thuận lợi hơn; mặt khác cũng nâng cao được thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
  • 34. [Type text] 34 Không minh bạch- khó tạo được niềm tin với các đối tác làm ăn. Không minh bạch,các cổ đông và các nhà đầu tư sẽ không tin tưởng vào doanh nghiệp và ngân hàng trong việc quản lý đồng vốn của họ ngân hàng sẽ khó quyết định cho doanh nghiệp vay vốn – và ngược lại ngân hàng cũng khó khăn trong việc huy động vốn vay của chính bản thân mình. Tóm lại: sự minh bạch của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững, làm gia tăng giá trị của các doanh nghiệp nói chung. Muốn phát triển mạnh và bền vững, doanh nghiệp cần phải đề cao tính minh bạch. Hệ thống kế toán- kiểm toán là công cụ không thể thiếu để thực hiện việc minh bạch trong quản lý công ty. Thông tin kinh tế tài chính do kế toán cung đóng vai trò quan trọng trong xây dựng tính minh bạch của công ty. Tính minh bạch- một yêu cầu quan trọng trong Chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo tài chính cũng là đích hướng tới Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tât cả vì tính minh bạch đáng tin cậy của thông tin kế toán. Mục đích của các BCTC là cung cấp thông tin tài chính của đơn vị lập báo cáo cho các đới tượng có nhu cầu sử dụng. Tính minh bạch của các BCTC được đảm bảo thông qua việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng về những thông tin hữu ích, cần thiết cho việc ra quyết định kinh tế của nhiều đối tượng sử dụng thông tin. BCTC càng đầy đủ thông tin càng tốt - nhưng việc cung cấp thông tin cũng tốn kém. Vì vậy, lợi ích cuối cùng của tính minh bạch cao hơn nữa cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán được quốc tế chấp nhận là một biện pháp cần thiết để tạo tính minh bạch và giải thích đúng đắn các BCTC. Thông tin trên báo cáo phải đảm bảo độ tin cậy, chú trọng nội dung hơn hình thức, trung lập, thận trọng và hoàn chỉnh. - Thông tin phái được trình bày một cách nhất quán giữa các thời kỳ và giữa các đơn vị để giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các đánh giá, so sánh quan trọng. - Thông tin phải dễ hiểu đối với người sử dụng (có sự hiểu biết nhất định về kinh tế, kinh doanh và kế toán).
  • 35. [Type text] 35 Tuy nhiên song song với việc đảm bảo tính tin cậy cần lưu ý những điểm sau: - Chậm trễ trong việc lập báo cáo có thể làm tăng độ tin cậy nhưng cũng có thể làm mất đi tính thích hợp. - Lợi ích do thông tin mang lại thường là phải lớn hơn chi phí bỏ ra để cung cấp những thông tin đó. - Trong điều kiện nhất định, người cung cấp phải cân nhắc hợp lý giữa các yêu cầu để các báo cáo tài chính đạt được mục tiêu trung thực và hợp lý. - Việc không công bố vẫn tốt hơn là công bố những thông tin sai lệch. Tại sao thông tin tài chính của Việt Nam chưa thực sự minh bạch? Chuẩn mực kế toán quốc tế đã đưa ra các khái niệm, yêu cầu, điều kiện và cả những quan điểm chung về tính minh bạch của BCTC. Các quốc gia đều hiểu rất rõ để đạt được tính minh bạch của BCTC thì sẽ được những lợi ích gì và mất những chi phí gì. Tính minh bạch của các báo cáo tài chính không còn là vấn đề bàn cãi là làm hay không nên làm, mà nó đã thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng như từng công ty, doanh nghiệp. Trong kế toán quốc tế, tính minh bạch của BCTC dễ dàng đạt được bởi vì: - Để đảm bảo cho sự ổn định của thị trường tài chính và thị trường vốn, các cơ quan quản lý đã đặt vấn đề quan tâm đặc biệt đến chất lượng thông tin được cung cấp cho các đối tượng tham gia thị trường. - Bản thân các tổ chức cung cấp thông tin cũng tự thấy trách nhiệm của mình trong việc cải tiến hệ thống thông tin nội bộ, để tạo danh tiếng của họ trong việc cung cấp thông tin có chất lượng. - Luật pháp của họ can thiệp sâu vào thị trường và có chế tài mạnh mẽ để cử lý các hành vi vi phạm. - Trình độ hiểu biết của dân chúng về kinh tế, kinh doanh, kế toán khá tốt nên đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với chất lượng thông tin được cung cấp.
  • 36. [Type text] 36 Trong nền kinh tế Việt Nam các điều kiện trên chưa có đủ hoặc có nhưng không đầy đủ và vẫn còn mang tính hình thức – vì vậy tính minh bạch của các báo cáo tài chính còn hạn chế và chưa được coi trọng đúng mức. Báo cáo tài chính hiện nay chưa thực hiện đầy đủ các quy định chung của Chuẩn mực kế toán quốc tế về lập và trình bày các báo cáo tài chính. Thứ nhất, về số lượng báo cáo: thiếu “Báo cáo vốn chủ sở hữu”. Thứhai, về nội dung của hệ thống báo cáo: có báo cáo lại chi tiết quá (Bảng cân đối kế toán, Bảng thuyết minh báo cáo) có báo cáo lại cô đọng quá (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Thứ ba, về cách đưa thông tin và trình bày trên báo cáo. BCTC của Việt Nam có những nội dung kê khai rất chi tiết nhưng cách trình bày lại chưa rõ ràng. - Không có nhiều loại số liệu để so sánh đánh giá; - Không có thêm thông tin bổ sung ngoài thước đo giá trị (hay còn gọi là thông tin phi tài chính có liên quan). - Không sử dụng các công cụ để phân tích luôn trên các báo cáo. Chúng tôi cho rằng các báo cáo tài chính chỉ cần đưa thông tin ở mức độ vừa phải, nhưng trình bày rõ ràng và kèm theo sự phân tích số liệu như vậy mới đáp ứng yêu cầu minh bạch, dễ hiểu đối với người sử dụng thông tin. Thứ tư, một vài khoản mục của báo cáo tài chính chưa đủ 2 điều kiện của một số yếu tố được ghi nhận vào báo cáo tài chính nhưng vẫn được đưa vào báo cáo tài chính (chưa đáp ứng yêu cầu minh bạch). Thứ năm, về biểu mẫu: các báo cáo tài chính bắt buộc phải lập theo đúng mẫu đã được Bộ tài chính quy định. Điều này vừa thể hiện sự cứng nhắc vừa làm mất tính chủ động sáng tạo của các kế toán và kiểm toán viên. Chuẩn mực kế toán quốc tế mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các báo cáo tài chính nhưng nó không bắt buộc phải sử dụng chung các biểu mẫu báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, sổ kế toán. Chuẩn mực kế toán quốc tế có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực. chuẩn mực kế toán Việt Nam còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu nhiều vấn đề và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các chuẩn mực hoặc sự không thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn mực đó.
  • 37. [Type text] 37 Thứ sáu, về tính nhất quán và ổn định: báo cáo tài chính thay đổi quá nhiều trong những năm gần đây, là khó khăn rất lớn cho việc tìm hiểu, ghi nhớ, làm quen của các đối tượng lập và sử dụng thông tin báo cáo. Sự ổn định sẽ có tác động tốt đến kết quá trình nhận thức của các đốitượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán. Thứbẩy, về việc công khai báo cáo tài chính: nội dung công khai báo cáo của Việt Nam ít hơn và thời hạn chậm nhất phải công bố cũng ngắn hơn so với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, quy định này trên thực tế hầu như không được tôn trọng. Thứ tám, về hoạt động quản lý của Nhà nước đối với kế toán: quản lý chặt chẽ, tập trung, thống nhất với hoạt động kế toán trong toàn bộ nền kinh tế, đây vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm. Quản lý chặt chẽ, đồng bộ, tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế - đó là ưu điểm. Song quản lý quá chặt chẽ, chi tiết đôi, khi lại tạo ra sự cứng nhắc, bị động và không hiệu quả. Mặt khác, nó còn tạo ra thói quen ỷ lại, đối phó, hình thức... cho phần lớn những người làm công tác kế toán. Trách nhiệm của các công ty niêm yết, các nhà đầu tư và các công ty kiểm toán liên quan đến tính trung thực hợp lý, công khai và minh bạch của các thông tin tài chính được công bố - chưa được xử lý đúng luật. Trong lĩnh vực kinh doanh, bất kỳ một quyết định nào cũng phải đều dựa trên cơ sở các thông tin minh bạch, đáng tin cậy thì mới hạn chế được rủi ro và mang lại hiệu quả đầu tư cao. Trong kinh doanh chứng khoán thì vấn đề này đối với các nhà đầu tư càng trở nên quan trọng, nếu không muốn nói mang tính quyết định. Báo cáo tài chính là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chứng khoán. Để có thể phân tích nhằm đưa ra những đánh giá đúng đắn về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải dựa vào nguồn thông tin trung thực, đầy đủ và rõ ràng của doanh nghiệp- thông qua hệ thống báo cáo tài chính, do đó mà tính minh bạch của thông tin báo cáo tài chính đóng vai trò cực kì quan trọng. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày một phát triển thì sự minh bạch của thông tin mang tính sống còn đối với các nhà đầu tư cũng như toàn thị trường. Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt
  • 38. [Type text] 38 Nam, các thông tin tài chính của các công ty niêm yết chưa đáng tin cậy bởi các lý do sau: - Một số khá lớn các công ty niêm yết chưa công khai báo cáo tài chính kịp thời theo quy định của pháp luật. - Một số công ty niêm yết công khai thông tin tình hình tài chính nhưng chưa được kiểm toán (không có báo cáo kiểm toán đính kèm theo). -Một số báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì báo cáo kiểm toán cũng chưa đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, phần lớn các công ty kiểm toán chưa mua bảo hiểm nghề nghiệp- điều này gây rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư, các tổ chức đã sử dụng thông tin kiểm toán. Một nguyên nhân rất quan trọng làm cho tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán còn thấp chính là do: trách nhiệm của các bên liên quan chưa được xem xét và xử lý đúng luật. Cụ thể bao gồm: Trách nhiệm của cá nhân người lập báo cáo tài chính, kế toán trưởng, giám đốc) và công ty niêm yết trong việc lập và công khai báo cáo tài chính không trung thực; không đảm bảo tính minh bạch của các thông tin tài chính. Trách nhiệm của các kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc đưa ra nhận xét không thích hợp, gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư và các bên liên quan (mức bồi thường cao nhất bằng 10 lần chi phí kiểm toán). Trách nhiệm của công ty bảo hiểm (chịu trách nhiệm về thiệt hại của công ty kiểm toán theo hợp đồng). Trách nhiệm của chính bản thân các nhà đầu tư... Như vậy, việc cung cấp thông tin minh bạch và hữu ích về các đối tượng tham gia thị trường và về các hoạt động kinh doanh của những đối tượng này là rất cần thiết cho một thị trường hoạt động trật tự và hiệu quả và là một trong những tiền đề quan trọng nhất để thiết lập nên kỷ luật thị trường. nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trên BCTC chúng ta cùng xem xét một số hướng giải quyết được đề cập ở mục sau. 3.2. Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC