SlideShare a Scribd company logo
1 of 237
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN DUY HÙNG
LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN DUY HÙNG
LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC
2. PGS.TS. PHẠM TRỌNG TOÀN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
qui định.
Tác giả
Nguyễn Duy Hùng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1. Tình hình nghiên cứu lễ hội Phủ Dầy và ảnh hưởng của nó đối với
đời sống văn hóa cộng đồng 8
1.2. Cơ sở lý thuyết 28
Chương 2: TỔNG QUAN CHUNG VỀ LỄ HỘI PHỦ DẦY 35
2.1. Tục thờ Mẫu và thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam 35
2.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của lễ hội Phủ Dầy 38
2.3. Giá trị đặc thù của lễ hội Phủ Dầy 48
2.4. Vai trò của lễ hội Phủ Dầy 56
Chương 3: TÁC ĐỘNG - ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIỮA LỄ HỘI PHỦ DẦY
VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 62
3.1. Tác động tới đời sống văn hóa cộng đồng 62
3.2. Tác động của cộng đồng cư dân tới lễ hội Phủ Dầy 97
3.3. Đánh giá chung về tình hình tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với
đời sống văn hóa cộng đồng 109
Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 115
4.1. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi giá trị lễ hội Phủ Dầy hiện nay 115
4.2. Những xu hướng phát triển và biến đổi của lễ hội Phủ Dầy 130
4.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội Phủ Dầy
trong đời sống văn hóa cộng đồng 135
4.4. Một số khuyến nghị về giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội
Phủ Dầy 139
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 162
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số liệu phân loại thành phần cư dân cộng đồng địa phương ở
lễ hội Phủ Dầy 64
Bảng 3.2: Số liệu đánh giá tác động tích cực của lễ hội Phủ Dầy tới
đời sống văn hóa cộng đồng địa phương 67
Bảng 3.3: Số liệu đánh giá tác động tiêu cực của lễ hội tới đời sống văn
hóa cộng đồng địa phương 70
Bảng 3.4: Số liệu đánh giá mức độ tác động của các giá trị lễ hội Phủ
Dầy tới đời sống cộng đồng địa phương 75
Bảng 3.5: Số liệu đánh giá tầm quan trọng của vai trò lễ hội Phủ Dầy tới
đời sống cộng đồng địa phương 77
Bảng 3.6: Số liệu đánh giá mức độ tác động của lễ hội Phủ Dầy tới đời
sống của nhóm học sinh địa phương 81
Bảng 3.7: Số liệu phân loại thành phần nhóm cộng đồng cư dân thập
phương trong lễ hội Phủ Dầy 86
Bảng 3.8: Số liệu đánh giá mức độ tác động tích cực của lễ hội đến
đời sống văn hóa cộng đồng cư dân thập phương 88
Bảng 3.9: Số liệu đánh giá mức độ tác động tiêu cực của lễ hội tới
đời sống văn hóa cộng đồng cư dân thập phương 89
Bảng 3.10: Số liệu đánh giá mức độ tác động của giá trị lễ hội Phủ Dầy
đối với đời sống cộng đồng thập phương 91
Bảng 3.11: Số liệu đánh giá mức độ quan trọng của vai trò lễ hội Phủ Dầy
đối với đời sống cộng đồng thập phương 93
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội dân gian truyền thống và lễ hội Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định) là
một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá dân tộc nói chung và văn hóa tín
ngưỡng - tâm linh người Việt nói riêng. Là một đền/phủ thờ của nữ thần/thần
Mẫu trong tâm thức văn hóa Việt cổ truyền, Phủ Dầy là hiện thân của sự tích
hợp, kế thừa và phát triển của tục thờ nữ thần mang yếu tố nội sinh mà phát triển
thành tín ngưỡng thờ thần Mẫu. Từ đây, tín ngưỡng thờ thần Mẫu tiếp tục hỗn
dung với các tôn giáo ngoại lai (mang yếu tố ngoại sinh như Đạo, Phật, Nho), để
nâng cấp trở thành hệ thống thờ Mẫu Tam - Tứ phủ trong đời sống tâm linh Việt
Nam. Vị thần chủ Liễu Hạnh được tổng hợp từ tâm thức Mẹ trong văn hóa Việt
Nam, rồi được lịch sử hóa mà trở thành nhân thần, ngồi ở ngôi vị “tứ bất tử”
trong hệ thống thần linh đất Việt. Phủ Dầy đã trở thành thần điện đặc biệt, quan
trọng gắn với hành trạng, công đức, sự linh thiêng của thần chủ Liễu Hạnh nói
riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung. Trong quá trình phát triển, tín
ngưỡng lễ hội Phủ Dầy đã dần hoàn thiện và tạo ra những giá trị riêng có của
mình trong đời sống tâm linh Việt Nam. Những giá trị đó, theo thời gian đã ảnh
hưởng/tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng ở khu vực châu thổ Bắc
Bộ/sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh
(NCS) cho rằng việc nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng, tác động, vai trò và
sự tương tác qua lại của loại hình lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng
là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Nhất là, hoàn cảnh thực
tế của đời sống tâm linh hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cho đời sống văn hóa
đương đại. Đặc biệt là, trong lĩnh vực quản lý văn hóa và những tác động của đời
sống tâm linh tới đời sống chính trị xã hội hiện nay.
Tín ngưỡng Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy có vai trò quan trọng trong đời
sống tâm linh của cộng đồng người Việt cổ truyền cũng như trong bối cảnh hiện
nay. Tuy nhiên, trong hành trình định hình, tồn tại, phát triển, tín ngưỡng thờ
Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy cũng chịu trải qua những “cung bậc” thăng trầm
của thời cuộc - những giai đoạn lịch sử khác nhau. Có thời gian, tín ngưỡng Tứ
phủ và lễ hội Phủ Dầy bị ngăn cấm và coi là một sinh hoạt mang nhiều yếu tố mê
2
tín dị đoan, ảnh hưởng tiêu cực/xấu đến đời sống văn hóa cộng đồng. Tuy nhiên,
cho đến nay, tín ngưỡng Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy vẫn tồn tại trong dân gian,
phát triển một cách mạnh mẽ, tác động với nhiều mức độ khác nhau trong đời
sống tín ngưỡng của người Việt ở Bắc Bộ; và, bản thân nó cũng nhận sự tác
động trở lại của đời sống văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội
Phủ Dầy và những ảnh hưởng/tác động qua lại của giá trị tín ngưỡng này tới đời
sống văn hóa cộng đồng là không thể thiếu trong thế giới tâm linh Việt truyền
thống. Rồi chỉ ra được những vấn đề đặt ra cho lễ hội Phủ Dầy trong bối cảnh
đời sống xã hội hiện nay. Từ đó, cũng rút ra được những bài học trong công tác
bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Phủ Dầy hiện nay và trong tương lai.
Lễ hội Phủ Dầy với các thành tố của nó như: cúng tế, hát văn, hầu đồng…
đang có những biến đổi phức tạp về nội dung cũng như hình thức và đặc biệt là
nhận thức của con người. Điều đó, đã dẫn đến nguy cơ làm mất đi những giá trị
đặc thù của lễ hội truyền thống nói chung, làm phương hại tới bản sắc văn hóa
dân tộc. Hoạt động của lễ hội Phủ Dầy đã thu hút một khối lượng không nhỏ
người dân tham gia. Đồng thời, lễ hội này cũng thu hút sự quan tâm, tìm hiểu
của các nhà nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam và trên thế giới. Hiện tượng lên
đồng lại một lần nữa được nghiên cứu và phân tích ở nhiều phương diện, trong
đó có nhiều ý kiến có giá trị cả về mặt học thuật cũng như tính thời đại. Nhiều tài
liệu về Đạo Mẫu đã được xuất bản, không ít các cuộc hội thảo ở trong nước và
quốc tế được tổ chức như: Hội thảo quốc tế về hầu đồng nói riêng và Shaman
giáo nói chung (tổ chức tại Nam Định, do Viện Nghiên cứu Văn hoá chủ trì năm
2004). Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước cũng như
quốc tế, những nghiên cứu đã một lần nữa làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề của tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và nghi lễ lên đồng nói riêng. Hiện nay,
tín ngưỡng hầu đồng đã xây dựng hồ sơ và được công nhận là di sản văn hoá phi
vật thể của nhân loại. Điều đó cho thấy tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng
văn hoá độc đáo, nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt nói
riêng và người dân Việt Nam nói chung. Trong diễn trình phát triển, đạo Mẫu
(bao gồm cả lễ hội) đã và đang có xu hướng loại bỏ dần những phức tạp của
chính nó để trở thành một dạng của diễn xướng dân gian tổng hợp mang màu sắc
3
văn hoá, nghệ thuật nhiều hơn là ma thuật, nghi lễ. Tuy nhiên, một số nơi vẫn
còn những hiện tượng lạm dụng tín ngưỡng thờ Mẫu (trong đó có lễ hội Phủ
Dầy) phục vụ cho mục đích cá nhân gây nên nhiều hậu quả xấu, việc nhìn nhận
về loại hình di sản này vẫn còn nhiều chiều hướng khác nhau. Để đánh giá đúng
về giá trị, vai trò của lễ hội Phủ Dầy, cũng như loại bỏ những yếu tố lạc hậu,
phản văn hóa… đối với đời sống văn hóa cộng đồng, cần phải có những nghiên
cứu cụ thể cho vấn đề này.
Bên cạnh các yếu tố tâm linh liên quan đến các nghi thức của lễ hội Phủ
Dầy, thì chính những hoạt động có tính chất kinh tế xã hội mang danh “dịch vụ
tâm linh” đang chi phối và tác động mạnh mẽ tới các mặt của đời sống văn hóa
cộng đồng. Không những thế, nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới các phương
thức hoạt động của lễ hội Phủ Dầy. Yếu tố kinh tế, đã dần trở thành chủ đạo
trong các hoạt động của lễ hội Phủ Dầy; hoặc, chính yếu tố kinh tế đã chi phối
yếu tố tâm linh/niềm tin tín ngưỡng của lễ hội Phủ Dầy và ảnh hưởng trực tiếp
tới đời sống văn hóa cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, tương tác qua lại của yếu tố
kinh tế trong lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa cộng đồng ở những mức độ
đậm nhạt khác nhau.
Với những lý do kể trên, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu "Lễ hội Phủ Dầy
trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay" để hoàn thành luận án tiến sĩ của mình.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung vào nghiên cứu đối tượng sau: đó là sự tác động của lễ
hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng và ngược lại, những tác động
của cư dân cộng đồng đối với lễ hội Phủ Dầy. Hay diễn giải theo cách khác,
chính là sự tương tác qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng
đồng, trên các phương diện: ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, ảnh
hưởng đến công việc học tập, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng
đến mối quan hệ trong gia đình - xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe… Đặc biệt là,
luận án đề cập đến mức độ tác động của các giá trị lễ hội Phủ Dầy như: giá trị tín
ngưỡng tâm linh, giá trị giáo dục truyền thống lịch sử, giá trị thẩm mỹ nghệ
thuật, giá trị kinh tế xã hội… tới đới sống văn hóa cộng đồng.
4
Trong đó, để làm rõ các thành phần trong đối tượng nghiên cứu đó, NCS
tập trung khảo sát: phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu…, bao gồm các
thành phần:
- Người tham gia vào hoạt động lễ hội (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) như:
người dân địa phương (người dân địa phương không làm nghề dịch vụ và người
dân địa phương làm nghề dịch vụ) và du khách hành hương tới lễ hội Phủ Dầy.
- Nghi lễ lên đồng với tất cả những thành tố liên quan (trang phục, đạo cụ,
âm nhạc, nghệ thuật trình diễn...) và những thành viên là chủ thể, khách thể của
lễ hội Phủ Dầy: Thanh đồng, cung văn, hầu dâng, con nhang đệ tử, thủ nhang các
đền phủ…
2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và vai trò của lễ hội Phủ Dầy đối
với đời sống văn hóa cộng đồng, luận án sẽ đi sâu vào đánh giá thực trạng tác
động của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Từ đó nhằm chỉ ra
những vấn đề đang đặt ra cho lễ hội Phủ Dầy và phương hướng bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa của lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay.
2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích đánh giá những thành tựu nghiên cứu về tác động của lễ hội
Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng.
- Xác định một số vấn đề lý luận/lý thuyết về giá trị của lễ hội thờ Mẫu Tứ
phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng đối với đời sống văn hóa cộng đồng.
- Khảo sát đánh giá sự tương tác giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa
cộng đồng hiện nay.
- Chỉ ra những vấn đề đang đặt ra và đưa ra khuyến nghị nhằm bảo tồn,
phát huy những giá trị của lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được luận án, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Luận án sử dụng phương pháp điền dã thực tế: quan sát, ghi chép mô tả,
phỏng vấn sâu các mẫu nghiên cứu để có thể định tính được tác động, ảnh hưởng
của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này cho
5
phép NCS tạo dựng một cái nhìn tổng thể về lễ hội Phủ Dầy và định tính được sự
tương tác qua lại với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này sẽ được tiến
hành trên cơ sở tham dự trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian diễn ra lễ
hội cũng như ngoài thời gian lễ hội. Việc tiến hành phỏng vấn sâu sẽ được thực
hiện trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu có chủ đích. Các bước tiến
hành và câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở xác định đối tượng, mục
đích, nội dung của luận án. Đối với việc chọn mẫu ngẫu nhiên: là do vào mùa lễ
hội, nên rất ít người/cư dân cộng đồng bỏ thời gian đi hội của mình giúp đỡ cho
người phỏng vấn; đối với chọn mẫu có chủ đích là do NCS cũng cần xác định cụ
thể các mẫu tiêu biểu trong quá trình phỏng vấn, phục vụ cho đối tượng và mục
đích nghiên cứu của đề tài.
- Tiếp theo, do tính chất của đối tượng nghiên cứu tương đối phức tạp, nên
trong quá trình triển khai luận án, tác giả cũng lưu ý sử dụng phương pháp đa
ngành/liên ngành như: Văn hoá học, Nhân học, Xã hội học, Sử học,... Trong việc
sử dụng phương pháp đa ngành này trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã sử
dụng phương pháp của Văn hóa học - Nhân học để nghiên cứu, diễn giải và trình
bày kết quá của luận án. Phương pháp Sử học để định vị khung niên đại, sắp xếp
theo trình tự thời gian, luật nhân - quả để bổ trợ cho việc diễn giải và trình bày
kết quả trong quá trình thực hiện luận án, trên cơ sở diễn giải, rút ra những kết
luận khoa học dựa trên số liệu thống kê và sản phẩm định tính tại thực địa.
- Đặc biệt, NCS sử dụng phương pháp Xã hội học: sử dụng bảng hỏi để
điều tra thu thập số liệu, trên cơ sở đó để định lượng được những tương tác của
lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này được
NCS sử dụng để xây dựng bảng hỏi liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên
cứu để tiến hành khảo sát, thu thập số liệu dưới dạng định tính. Trên cơ sở đó,
đánh giá mức độ tác động của lễ hội Phủ Dầy đổi với đời sống văn hóa cộng
đồng. Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành từng bước cơ bản từ: xây
dựng bảng hỏi trên cơ sở đề cương nghiên cứu chi tiết của luận án, đến việc
thành lập nhóm điều tra, tập huấn và tiến hành xác định mẫu để phỏng vấn. Các
thành viên trong nhóm điều tra trực tiếp phỏng vấn và điền vào bảng hỏi đối với
cộng đồng cư dân tại địa bàn nghiên cứu là khu vực Phủ Dầy, Vụ Bản, Nam
6
Định. Riêng đối với các mẫu phỏng vấn sâu, NCS trực tiếp phỏng vấn trên cơ sở
đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. Quá trình phỏng vấn sâu
được tiến hành tại các phủ và không gian của Phủ Dầy. Số phiếu thu thập sau
phỏng vấn được xử lý trên hệ thống SPSS để rút ra số liệu và tính phần trăm tác
động và mức độ ảnh hưởng, tương tác qua lại giữa lễ hội với cộng đồng cư dân.
- Ngoài ra, NCS còn sử dụng phương pháp chuyên gia để đưa ra những
đánh giá khách quan nhất về tác động, ảnh hưởng của lễ hội Phủ Dầy đối với đời
sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này, NCS đã tận dụng ý kiến của các nhà
nghiên cứu/chuyên gia về lĩnh vực văn hóa tâm linh (cụ thể là các nhà nghiên
cứu thờ Mẫu Tứ phủ như: Ngô Đức Thịnh, Trần Lâm Biền, Bùi Hoài Sơn…) để
làm sáng tỏ hoặc định hướng trong quá trình lý giải và hoàn thiện luận án.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện luận án, chúng tôi đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
Sự tương tác qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy đời sống văn hóa cộng đồng hiện
nay đã diễn ra như thế nào?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đặt ra những câu hỏi cụ thể sau:
Các giá trị của lễ hội Phủ Dầy đã tác động đến đời sống văn hóa cộng
đồng cư dân địa phương như thế nào? Và ngược lại, cộng đồng cư dân địa
phương đã có tác động gì tới lễ hội Phủ Dầy?
Các giá trị của lễ hội Phủ Dầy đã tác động đến đời sống văn hóa cộng
đồng cư dân khách thập phương như thế nào? Và ngược lại, cộng đồng cư dân
khách thập phương đã có tác động gì tới lễ hội Phủ Dầy.
Những tác động của lễ lội Phủ Dầy đã ảnh hưởng đến những lĩnh vực nào
của đời sống văn hóa cộng đồng?
5. Phạm vi nghiên cứu của luận án
5.1. Về thời gian
Luận án tập trung nghiên cứu bối cảnh xã hội của lễ hội Phủ Dầy trong
thời điểm hiện nay (đương đại). Chính vì vậy, tư liệu được sử dụng trong quá
trình thực hiện luận án dựa trên hai nguồn cơ bản: 1. Nguồn tài liệu của các nhà
nghiên cứu đi trước, trong các lĩnh vực: văn hoá học, tôn giáo học, xã hội học,
tâm lý học tôn giáo…; 2. Nguồn tư liệu điều tra thực địa của NCS, được khai
7
thác từ phương pháp phỏng vấn sâu với những nghiên cứu trường hợp, điều tra
qua bảng hỏi, qua tư liệu quan sát tham dự trong nhiều năm gần đây để làm căn
cứ phân tích, đánh giá, trình bày kết quả của luận án.
5.2. Về không gian
Luận án tập trung vào nghiên cứu sự tác động - ảnh hưởng qua lại giữa lễ
hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng ở hai dạng không gian: không gian
hẹp và không gian rộng. Không gian hẹp là NCS tập trung khảo sát lễ hội ở quần
thể di tích Phủ Dầy thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Không gian rộng là
thành phần cư dân địa phương và du khách hành hương từ khắp nơi về dự lễ hội.
Những thông tin mà tác giả đưa ra trong luận án cũng như những kết luận của
luận án chỉ có tính chất nhận diện lễ hội Phủ Dầy và tác động - ảnh hưởng qua
lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng
6. Những đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án sẽ hệ thống hóa, khái quát hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận
về lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, nhìn từ góc độ văn hóa học.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Thông qua phân tích, đánh giá những biến đổi trong lễ hội Phủ Dầy, luận
án nhận diện mối quan hệ tương tác giữa lễ hội này với đời sống văn hoá của cư
dân vùng đồng bằng/châu thổ Bắc bộ hiện nay.
- Trên cơ sở chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của lễ hội Phủ Dầy,
luận án đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy giá trị của lễ hội này trong đời sống
văn hoá của vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
- Luận án sẽ trở thành một tài liệu tham khảo cho các học giả trong và
ngoài nước về một hoạt động văn hóa tâm linh đặc thù của người Việt ở đồng
bằng/châu thổ Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, là các học giả
nghiên cứu về lễ hội nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã
công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 4 chương, 13 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LỄ HỘI PHỦ DẦY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
1.1.1. Những công trình đề cập đến vấn đề lý luận chung về lễ hội
Đó là những bài báo khoa học, những cuốn sách chuyên khảo có tính chất
lý luận/lý thuyết tạo nền tảng nhận thức, quan điểm cho những nghiên cứu lễ hội
cụ thể của các học giả tiền bối là vô cùng quan trọng đối với người làm nghiên
cứu nói chung. Các nghiên cứu có tính chất lý luận này, là tiền đề cho tác giả
tiếp nhận và vận dụng để thực hiện luận án của mình. Trong đó, bài viết Mấy
nhận thức về lễ hội cổ truyền của Ngô Đức Thịnh [110] đã đưa ra một quan điểm
mới về khái niệm lễ hội cổ truyền. Theo ông, lễ hội là một hoạt động tín ngưỡng
dân gian tổng thể: trong lễ có hội, trong hội có lễ. Điều này đã khác với tư duy
trước đó thường phân biệt/tách biệt lễ hội thành hai yếu tố: lễ và hội. Tuy nhiên,
trong thực tế, rất nhiều nghi thức lễ đã được biểu hiện dưới dạng hội (trò chơi/trò
diễn) và ngược lại, rất nhiều trò chơi/trò diễn gắn liền với ý nghĩa lễ nghi, thiêng
liêng. Quan điểm này của Ngô Đức Thịnh, theo tác giả của luận án là đúng đắn
phù hợp trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và diễn giải các vấn đề của luận án.
Đây là một cái nhìn có tính chất tổng thể, không chỉ đặt đối tượng nghiên cứu
trong chính nó, mà còn đặt nó trong mối quan hệ, tương tác qua lại với các mặt
của đời sống xã hội. Điều này cũng phù hợp với quan niệm/khái niệm tổng thể
của M. Mauss (sau này được khái quát, phát triển thành lý thuyết tổng thể trong
quá trình nghiên cứu của Ngô Đức Thịnh).
Marcel Mauss (1872 - 1950) là một nhà xã hội người Pháp, ông là người
kế tục, cộng sự của Émile Durkheim. Trong quá trình nghiên cứu một hiện
tượng phổ biến trong các xã hội nguyên thủy đó là “sự tặng quà”, đúng hơn là
sự trao đổi quà tặng. Nguyên lý của việc trao đổi này tuy không còn là nguyên
lý của những xã hội theo chế độ cống nạp thuần túy, nhưng chưa đạt đến
nguyên lý của thị trường. Trong đó, ngoài sự biếu tặng lẫn nhau, người ta còn
9
tặng biếu thần linh (hiến tế) bằng cách đập phá, đốt cháy, đánh chìm quà tặng.
Sự phá hủy quà tặng trong hiến tế sẽ được thần linh bảo trợ và kích thích sản
xuất. Sự trao đổi quà tặng, như vậy là tuân theo một hệ thống tượng trưng,
không thể đơn giản quy về một hiện tượng kinh tế hay bất kỳ một chiều kích
riêng biệt nào như pháp lý, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ… Quà tặng đã là một
hiện tượng xã hội tổng thể, hay chính quà tặng, tính xã hội tổng thể được thể
hiện. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện luận án, NCS sử dụng lý thuyết
tổng thể của M. Mauss để tìm hiểu, đặt lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa
cộng đồng hiện nay trong mối quan hệ đa chiều của xã hội. Từ đó, thông qua
nghiên cứu trường hợp Lễ hội Phủ Dầy ở Nam Định để đánh giá những ảnh
hưởng, tác động của hoạt động tín ngưỡng - lễ hội này tới đời sống cá nhân,
cộng đồng và ngược lại [76]. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, những
dư tồn của các hình thái kinh tế, quan niệm về “quà tặng” không mất đi, đặc
biệt là việc “tặng quà cho thần linh” vẫn còn tồn tại và còn trở nên phát triển.
Chính vì vậy, NCS mong muốn vận dụng được quan niệm/lý thuyết này của
Mauss để làm sáng tỏ mối tương tác - ảnh hưởng qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy
với đời sống văn hóa cộng đồng.
Ngoài ra, không thể bỏ qua cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo
ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn [133], mặc dù nội dung cuốn sách đề cập chủ
yếu đến vấn đề tôn giáo nói chung và tôn giáo ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên,
phần cơ sở lý luận (chương 1, 2, 3) của cuốn sách đã cung cấp nền tảng lý thuyết
quan trọng để tác giả luận án có thể kế thừa, triển khai và thực hiện diễn giải các
vấn đề một cách hiệu quả nhất. Trong đó, lễ hội cổ truyền nói chung và lễ hội
thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng luôn được coi là một phần quan trọng của đời sống
văn hóa tâm linh (gồm cả tôn giáo và tín ngưỡng). Mục đích của cuốn sách là
nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam,
nghiên cứu vai trò và đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam trong đời sống hiện nay.
Đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, mục
đích của cuốn sách tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý luận của tôn giáo và
10
tôn giáo ở Việt Nam, nên hầu như không đề cập đến các loại hình tín ngưỡng,
trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu.
Bên cạnh đó, cuốn Các hình thức tôn giáo sơ khai của A. Tôcarep [124]
được coi là một trong những tài liệu quan trọng về mặt lý luận đối với tác giả
trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn sách không chỉ đề cập đến những hình
thức tôn giáo sơ khai (bao gồm cả tín ngưỡng nguyên thủy) một cách chung
chung, mà còn cung cấp một hệ thống lý thuyết đầy đủ, với cách lập luận, phân
tích sắc sảo, logic… về các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng này. Cuốn sách đã tái
hiện được cơ bản diện mạo các hình thức tôn giáo sơ khai (có tính chất nền tảng
cho các tôn giáo sau này) trên thế giới. Từ đó, với tư duy và luận thuyết chung
như vậy, NCS có thể kế thừa, vận dụng những quan điểm về tôn giáo, tín
ngưỡng trong quá trình thực hiện luận án.
Cuốn Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt của Bùi Hoài Sơn [98],
công trình đề cập đến các hoạt động của quản lý lễ hội của người Việt ở châu thổ
Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay. Đó là một hệ thống các văn bản pháp quy, quy
định của các cơ quan quản lý nhà nước đối với lễ hội. Đặc biệt là việc triển khai
những văn bản đó tới các hoạt động thực tiễn của lễ hội trong bối cảnh hiện nay.
Công trình nghiên cứu này của Bùi Hoài Sơn đã đề cập đến việc quản lý lễ hội ở
Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện và bài bản nhất đứng từ góc nhìn của khoa
học quản lý/người làm quản lý. Trong đó, các lễ hội cổ truyền trong quá trình
hoạt động của mình, đều chịu sự chi phối của cơ quan quản lý nhà nước thông
qua các văn bản pháp quy (bộ luật, nghị định, quy chế…). Cuốn sách của Bùi
Hoài Sơn đã giúp cho NCS thực hiện nghiên cứu đề tài của mình luôn đặt lễ hội
Phủ Dầy trong sự quản lý của nhà nước và nhận diện một nghiên cứu lễ hội
truyền thống từ góc nhìn quản lý, nhất là đối với lễ hội Phủ Dầy. Cuốn Lễ hội cổ
truyền của người Việt cấu trúc và thành tố của Nguyễn Chí Bền [6]. Cuốn sách
là một công trình nghiên cứu tổng thể về các loại hình lễ hội truyền thống trên
lãnh thổ Việt Nam được tác giả tiếp cận dưới góc nhìn cấu trúc và thành tố.
Công trình nghiên cứu này đã đặt lễ hội cổ truyền Việt Nam nói chung và lễ hội
ở châu thổ Bắc Bộ nói riêng trong mối quan hệ, tương tác với nhau trên nền tảng
lý thuyết cấu trúc luận và các thành tố vốn có của nó. Với góc nhìn riêng có của
11
mình, tác giả cuốn sách đã cho thấy các mặt của lễ hội truyền thống Việt Nam
trong mối quan hệ, tương tác với mọi phương diện của đời sống xã hội. Công
trình nghiên cứu này của Nguyễn Chí Bền đã giúp cho NCS có được cái nhìn
bao quát hơn về lễ hội cổ truyền ở Việt Nam trên cả phương diện lý thuyết lẫn
thực tiễn. NCS coi đây là công trình vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính tổng
kết cao được rút ra từ thực tế của lễ hội trên khắp các vùng miền ở Việt Nam.
Đặc biệt là, trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã chỉ ra được kết cấu/cấu trúc và thành
tố cơ bản của một lễ hội cổ truyền ở Việt Nam nói chung và ở châu thổ Bắc Bộ
nói riêng.
Những công trình có tính chất lý luận chung về tôn giáo tín ngưỡng đã
được xuất bản khá nhiều. Tuy nhiên, những công trình/tác phẩm đề cập đến
những vấn đề lý luận chung về tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam chưa có nhiều.
Những công trình nghiên cứu kể trên là những cuốn sách, bài báo khoa học tiêu
biểu liên quan trực tiếp đến công việc thực hiện luận án, trong đó, bài viết của
Ngô Đức Thịnh về nhận thức mới về lễ hội như một hiện tượng tổng thể đã giúp
tác giả luận án có cách tiếp cận đa chiều, nhiều góc độ. Cùng với quan điểm của
M. Mauss, tác giả có thể xây dựng khung lý thuyết trong quá trình thực hiện
nghiên cứu, đánh giá tác động qua lại giữa lễ hội thờ Mẫu đối với mọi mặt của
đời sống cộng đồng. Đối với công trình của Đặng Nghiêm Vạn, phần lý luận
thiên nặng về lý thuyết tôn giáo học và từ đó soi chiếu đến đời sống tôn giáo ở
Việt Nam, mà chưa đề cập đến các vấn đề tín ngưỡng nói chung (trong đó có tín
ngưỡng thờ Mẫu). Mặc dù vậy, công trình của Đặng Nghiêm Vạn cũng cung cấp
cho tác giả luận án hệ thống lý luận cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam nói riêng,
làm tiền đề lý luận cho việc thực hiện luận án. Công trình của A. Tôcarep là hệ
thống lý luận/lý thuyết về tôn giáo tín ngưỡng nói chung. Đây chính là tiền đề
quan trọng cho các nhà nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng nói chung và cá nhân
tác giả luận án nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu nói riêng. Những công trình của các
tác giả tiêu biểu kể trên cũng đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều hoặc ít liên
quan tới đề tài của luận án. Tác giả luận án đã tiếp thu, vận dụng trong quá trình
thực hiện nghiên cứu của mình.
12
1.1.2. Những nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy
Để có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ
nói chung và lễ hội Phủ Dầy (Nam Định) nói riêng, chúng tôi chia thành những
nhóm công trình nghiên cứu sau:
Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp tới lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói
chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng không nhiều. Tuy nhiên, trong các công trình
nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam, đạo Mẫu nói chung, thì các hoạt động có
tính chất nghi lễ liên quan đến lễ hội được đề cập đến một cách gián tiếp. Chính
vì vậy, để nhận diện rõ hơn các công trình nghiên cứu của học giả đi trước, tác
giả luận án phân loại thành những nhóm vấn đề sau:
+ Các công trình nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ
Công trình viết về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung có một khối lượng
không nhỏ ở dưới dạng các sách chuyên khảo và bài báo khoa học. Tuy nhiên,
không có những công trình chuyên khảo (dưới dạng sách) riêng cho lễ hội thờ
Mẫu Tứ phủ, mà nó được lồng ghép vào các công trình chuyên khảo về Đạo
Mẫu nói chung.
Trước hết, có thể kể đến Le Culte des immortels en Annam (Việc thờ cúng
các vị Thần bất tử ở Việt Nam, Imprimerie D’Extrême - Orient của Nguyễn Văn
Huyên [45]. Đây là một tập chuyên luận đề cập đến các vị thần linh Việt nói
chung và các nữ thần nói riêng. Trong đó, thần nữ Liễu Hạnh được đề cập đến từ
nguồn gốc hình thành phát triển trong đời sống tâm thức dân gian Việt Nam.
Thân phận của vị thần nữ (được coi là tứ bất tử này) cũng chìm nổi long đong
trong mối quan hệ, tương tác với các thần linh đất Việt khác. Đây là một công
trình nghiên cứu tương đối toàn diện, đầy đủ và cách phân tích sắc sảo về những
loại hình tín ngưỡng bản địa với các vị thần linh của loại hình đó. Trong quá
trình định hình, tồn tại, phát triển, các loại tín ngưỡng đã có những xung đột, va
chạm, thậm chí loại bỏ nhau, thần Mẫu Liễu Hạnh cũng không phải là trường
hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, học giả Nguyễn Văn Huyên cũng
chưa đề cập đến lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, đặc biệt là trường hợp lễ hội Phủ Dầy.
Thứ hai, nhóm tác giả Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo và Dương Tất Từ
đã cho xuất bản cuốn Mùa xuân và phong tục Việt Nam [138]. Cuốn sách đề cập
13
đến những phong tục truyền thống của người Việt, trong đó có tục thờ nữ Thần
và tín ngưỡng thờ Mẫu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá và những tác động
tới đời sống của cộng đồng lại chưa được nhóm tác giả đề cập đến. Nhưng,
những quan điểm, thông tin, kiến thức về các tục thờ nói chung và tục thờ Mẫu ở
Việt Nam sẽ được tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện luận án.
Thứ ba, cuốn Các nữ thần ở Việt Nam của Mai Thị Ngọc Chúc, Đỗ Thị
Hảo [17]. Đây là một công trình nghiên cứu tổng hợp về các nữ thần ở Việt
Nam, về nguồn gốc, quá trình hình thành, sự thiêng hóa cũng như vai trò và tầm
ảnh hưởng của những thần nữ này đối với đời sống tâm linh của cộng đồng
người Việt nói riêng và người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trong cuốn sách
này, tác giả Đỗ Thị Hảo cũng chưa đề cập đến lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, trong đó
có Phủ Dầy ở Nam Định.
Thứ tư, cuốn Thần Người và đất Việt của Tạ Chí Đại Trường [129]. Nội
dung cuốn sách đã dựng lên diện mạo của các thần linh đất Việt, trong đó các nữ
thần, Mẫu… được thể hiện sinh động dưới góc nhìn độc đáo, sắc sảo. Tạ Chí Đại
Trường đã cho thấy sự hình thành, phát triển và những va đập, chìm nổi của các
thần linh Việt trong diễn trình lịch sử dân tộc. Ông cũng chỉ ra mối quan hệ
chằng chéo, tiếp nhận, ảnh hưởng lẫn nhau của các vị thần trong bối cảnh giao
thoa giữa các vùng miền, các tôn giáo và tôn giáo với tín ngưỡng… Đây là một
trong những cuốn sách đặc biệt xuất sắc của học giả Tạ Chí Đại Trường khi
nghiên cứu sang vấn đề văn hóa tâm linh với tư cách là một nhà sử học. Ông
cũng chỉ ra những ảnh hưởng, tiếp nhận, hòa trộn tâm linh giữa các vùng miền
trên lãnh thổ Việt Nam của hệ thống nữ thần linh đất Việt, trong đó có Mẫu Liễu
Hạnh - Vị thánh Mẫu được coi là một trong “Tứ bất tử” của người Việt.
Cuốn Hát Văn của Ngô Đức Thịnh [106], nội dung đề cập chủ yếu đến
một số vấn đề cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi thức lên
đồng/hầu đồng nói riêng. Trong đó, ông tập trung vào khảo sát các nghi thức hát
văn và lên đồng. Từ đây, Ngô Đức Thịnh cũng chỉ ra những giá trị nghệ thuật,
tín ngưỡng tâm linh của hát văn. Cùng với những đánh giá, phân tích khoa học
về hát văn, ông đã sưu tầm bài bản, nội dung ca từ của loại hình diễn xướng tâm
linh này. Việc sưu tầm nội dung, câu chữ, lời bài hát trong hát văn gắn với đạo
14
Mẫu là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ cung cấp cho chúng ta lời
ca trong những điệu hát văn, mà trong đó còn là nội dung tư tưởng, nguồn gốc
lịch sử các thần linh trong hệ thống và giá trị nghệ thuật nhân văn. Việc nghiên
cứu về lễ hội Tứ phủ nói chung và ở Phủ Dầy nói riêng mà không khai thác, đề
cập đến nội dung của hát văn quả là thiếu sót, chưa đầy đủ.
Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu ở Việt Nam, cuốn sách gần như liên tục được
tái bản, sửa chữa, có bổ sung vào các năm 2001, 2007, và 2010 [107]. Sau mỗi
lần tái bản như vậy, việc sửa chữa bổ sung không chỉ thuần túy là thêm thắt tư
liệu, mà còn có những thay đổi về nhận thức, quan điểm nghiên cứu. Chính vì
vậy, phiên bản năm 2010 của cuốn sách về cơ bản có nhiều điểm ưu việt so với
các phiên bản trước đó. Theo tác giả Ngô Đức Thịnh: Thứ nhất, tên cuốn sách đã
bỏ chữ “ở”, để khẳng định ở Việt Nam đã hình thành một tín ngưỡng thờ Mẫu
(nữ thần) khác biệt so với giá trị phổ biến trên thế giới. Thứ hai, các phiên bản
trước (1996, 2001, 2007), sau phần trình bày hệ thống thờ Mẫu, mà chủ yếu là
Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, còn các chương sau đi vào các hiện tượng thờ Mẫu ở địa
phương (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ), thì phiên bản 2010 xây dựng hệ thống thờ
Mẫu với ba cấp độ:
+ Thờ Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, sự tác động và
chuyển hóa giữa chúng
+ Khái quát ba dạng thức thờ Mẫu đầu tiêu biểu cho Bắc, Trung, Nam với
các đặc trưng địa phương
+ Quan trọng hơn, với mỗi vùng như vậy, cuốn sách tập trung nghiên cứu
các vị Thánh Mẫu tiêu biểu, như Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Bắc Bộ, Thiên Ya Na
- Pô Inư Nagar ở Trung Bộ và Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Thiên Hậu ở Nam Bộ. Hệ
thống trình bày này giúp chúng tôi vừa thể hiện được tính thống nhất lại vừa thể
hiện được tính đa dạng của Đạo Mẫu Việt Nam.
Thứ ba, nếu như các phiên bản trước chủ yếu mới đi vào xây dựng và
trình bày tính hệ thống của Đạo Mẫu, cho người đọc có ý niệm chung, giống như
cái khung của ngôi nhà, thì phiên bản này, một mặt tiếp tục xây dựng cái khung
chung ấy, nhưng quan trọng hơn là nghiên cứu Đạo Mẫu từ khía cạnh xã hội và
con người, từ cộng đồng tới cá nhân, tức là muốn phả vào cái bộ khung có phần
15
khô cứng ấy hơi thở, sức sống, làm cho nó có phần sinh động hơn. Nghiên cứu
các chiều kích khác nhau của môi trường xã hội, lịch sử và văn hóa với hiện
tượng Đạo Mẫu theo lý thuyết xã hội tổng thể của M. Mauss.
Thứ tư, cuốn sách này đi sâu vào nghiên cứu Đạo Mẫu chứ không nghiên
cứu tục Lên đồng, tuy nhiên, đây là hiện tượng vừa đồng nhất và vừa khác biệt.
Do vậy, tác giả cuốn sách luôn đặt chúng trong mối quan hệ chung riêng, tổng
thể và bộ phận.
Thứ năm, lần xuất bản năm 2010 này, ngoài 100 bài Hát văn đã công bố
trong lần xuất bản trước (năm 1996, tập 2), cuốn sách đã được tác giả bổ sung
đáng kể những những tư liệu thành văn liên quan tới các vị Thánh Mẫu, nhất là
Mẫu Liễu Hạnh. Đây là phần tài liệu vô cùng quý giá đối với những người
nghiên cứu nói chung và tác giả luận án nói riêng.
Cuốn Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt
Nam và châu Á của Ngô Đức Thịnh [114]. Đây là một cuốn sách tập hợp nhiều
bài viết của các tác giả khác nhau liên quan đến vấn đề của Đạo Mẫu và các
sinh hoạt tâm linh liên quan. Mặc dù, là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả
khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung cuốn sách tập trung vào ba vấn đề cơ
bản: một là, đạo Mẫu ở Việt Nam; hai là, các hoạt động lên đồng của người
Việt; ba là các shaman của các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Trong đó, có
nhiều bài viết đề cập trực tiếp đến lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và ở Phủ
Dầy nói riêng. Không những thế, vị thần chủ Liễu Hạnh với nơi thờ Phủ Dầy,
Nam Định đã trở thành tâm điểm nghiên cứu của các học giả. Đặc biệt, các
nghi thức lên đồng (một nghi thức quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ,
nhất là trong lễ hội Tứ phủ) đã trở thành đối tượng quan trọng để nghiên cứu
xem xét. Những đánh giá, so sánh với các hoạt động lên đồng (có tính chất
shaman) của các tộc người thiểu số khác ở Việt Nam như: Tày, Thái, Mường,
Chăm,... Đây là một cuốn sách quan trọng để tác giả luận án có thể khai thác
trong quá trình thực hiện luận án.
Cuốn Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận của Ngô Đức Thịnh
[116]. Đây là một chuyên khảo về nghi thức lên đồng gắn liền với tín ngưỡng
thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam trong bối cảnh cảnh đối sánh với các nghi thức lên
16
đồng của các tộc người thiểu số khác. Qua đây, tác giả Ngô Đức Thịnh đã tái
hiện một bức tranh sinh động về thân phận những ông đồng, bà đồng, thanh
đồng... trong nghi thức sinh hoạt thờ Mẫu Tứ phủ. Nghi thức lên đồng đã trở
thành đối trung tâm với những yếu tố cấu thành lên nó. Gương mặt của các thần
linh trong điện Mẫu Tứ phủ cũng qua sự thăng giáng vào các thầy đồng đã trở
nên rõ ràng, đa dạng và sinh động hơn đối với đời sống tâm linh. Các yếu tố như:
thần linh, thầy đồng, trang phục, âm nhạc (cung văn, nhạc cụ), điện thờ,... đã hòa
quyện, tạo nên một nghi thức lên đồng hoàn hảo. Qua những trường hợp cụ thể,
Ngô Đức Thịnh đã đưa ra những đánh giá, nhận định, lý giải thuyết phục người
đọc về hiện tượng lên đồng vốn đang gây nhiều tranh cãi trong đời sống hiện
nay. Đây là một chuyên khảo quan trọng cho tác giả của luận án khi tiến hành
nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ.
Cuốn Văn hóa thờ nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và châu Á, bản sắc và giá trị
của Ngô Đức Thịnh [119]. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của các học giả
trong và ngoài nước được trình bày trong Hội thảo cùng tên do Trung tâm
nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Nam Định, Hội Folklore châu Á tổ chức. Từ cuốn sách này, tục thờ các
nữ thần, thần Mẫu Việt Nam được đặt trong mối liên hệ, so sánh đối chiếu với
tín ngưỡng này với các nước trong khu vực châu Á. Trong đó, hệ thống thờ nữ
thần, thờ Mẫu ở Việt Nam được dựng lên khá sinh động, từ những trường hợp
được thờ cúng phổ biến như Mẫu Tam/Tứ phủ, Mẫu Liễu Hạnh... đến các trường
hợp đơn lẻ có tính chất địa phương. Bên cạnh đó, hiện tượng lên/hầu đồng cũng
được các tác giả quan tâm đề cập khá chi tiết. Đây là một tập hợp những bài viết
của nhiều tác giả về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và lễ hội Phủ Dầy ở Nam
Định nói riêng.
Ngoài các công trình của Ngô Đức Thịnh, có bài viết Tục thờ Mẫu và
những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh [51]. Công
trình đã khái lược lại được và chỉ ra nguồn gốc, những điều kiện hình thành tâm
thức coi trọng người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam, để từ đó định hình và phát
triển các tục thờ Nữ thần. Bên cạnh việc bài báo chỉ ra được hệ thống thần Mẫu
cơ bản ở Việt Nam, Đinh Gia Khánh cũng nhấn mạnh đến tục thờ Mẫu Liễu
17
Hạnh trong tương quan với hệ tục thờ Mẫu nói chung của người Việt. Ông cho
rằng, Mẫu Liễu Hạnh đã xuất hiện trong đạo Tam phủ như là một sự bổ sung tất
yếu cho đạo Tam phủ để đáp ứng tình cảm của nhân dân. Vì khác với các Mẫu
khác (Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Mẫu Thoải), Mẫu Liễu Hạnh có nguồn gốc
xuất thân trong đời sống thực, gần gụi với con người. Đinh Gia Khánh cũng chỉ
ra, Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện vào thế kỷ XVI, thay vì ban phúc, bà đi trừng phạt
những kẻ ác, chống lại sự độc đoán của triều đình. Với sự xuất hiện của Mẫu
Liễu Hạnh, thì đạo Tam phủ đã phát triển, trở thành đạo Tứ phủ.
Công trình Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam của
Nguyễn Đức Lữ [67]. Đây là một tập hợp những bài viết của nhiều tác giả đề cập
đến 2 vấn đề cơ bản: Thứ nhất, những bài viết có tính chất lý luận về tôn giáo tín
ngưỡng và tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam. Phần này, tác giả Nguyễn Đức Lữ
đặc biệt tập trung nghiên cứu vai trò của tín ngưỡng dân gian trong đời sống xã
hội Việt Nam. Thứ hai, những bài viết đề cập tới các loại hình tín ngưỡng dân
gian cụ thể, trong đó có công trình viết trực tiếp đến tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ
hội điển hình trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam. Có thể nói, đây là một
trong những công trình vừa đề cập đến vấn đề lý luận, nhận thức, vừa đề cập đến
các vấn đề cụ thể của mỗi loại hình tín ngưỡng dân gian cơ bản ở Việt Nam.
Chính điều này đã làm công trình này đảm bảo tính khoa học trên hai khía cạnh lý
luận và thực tiễn. Từ đây, các tín ngưỡng dân gian, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu
được nhìn nhận đánh giá dựa trên nền tảng lý thuyết và nhận thức mới. Chính vì
vậy, tín ngưỡng dân gian và đạo Mẫu ở Việt Nam được đánh giá đúng với vai trò,
chức năng của nó trong đời sống xã hội và cộng đồng. Công trình do Nguyễn Đức
Lữ chủ biên không chỉ cho tác giả luận án kế thừa những nội dung nghiên cứu, mà
còn cả phương pháp, kỹ năng khi nghiên cứu một vấn đề khoa học.
Công trình Văn hóa và phong tục của Hoàng Quốc Hải [33] là một tập
hợp các bài viết về phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa Việt Nam
nói chung. Trong đó, bài viết về “Tín ngưỡng thờ Mẫu và tục hầu bóng” đã đưa
ra một cách kiến giải về nguồn gốc tục thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh
nói riêng. Ông cũng chỉ ra việc thờ cúng Mẫu Liễu xuất hiện muộn so với tín
ngưỡng thờ Mẫu nguyên thủy của người Việt và nghi thức hầu bóng/lên đồng là
18
một sản phẩm đặc thù của loại hình tín ngưỡng này. Tuy nhiên, bài viết của
Hoàng Quốc Hải chỉ mang tính chất tổng hợp giới thiệu chung chung, cho nên
nó chưa thành một nghiên cứu chuyên khảo có giá trị cao về khoa học.
Ngoài những công trình nghiên cứu về Mẫu Tứ phủ và lễ hội Tứ phủ như
đã đề cập, thì không thể không nhắc đến cuốn kỷ yếu hội thảo Quốc Mẫu Tây
Thiên Vĩnh Phúc trong Đạo Mẫu ở Việt Nam [84]. Đây là một tập hợp những
tham luận của các nhà khoa học trong nước về hiện tượng thờ Mẫu nói chung ở
Vĩnh Phúc, quá trình hình thành, phát triển và sự phụng thờ Quốc Mẫu Tây
Thiên. Khẳng định vai trò của Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc trong hệ thống tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Trong đó, quá trình hình thành, phát triển của Mẫu
Tây thiên được nhìn nhận trong sự tương tác với các loại hình tín ngưỡng, tôn
giáo khác ở Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt bài viết Di tích
và lễ hội Tây Thiên - tiềm năng và triển vọng của tác giả Lê Hồng Lý [73], bài
viết đề cập đến trong mối tương quan với tiềm năng kinh tế và phát triển du lịch.
Tham luận của Lê Hồng Lý ngoài việc đề cập đến hệ thống cảnh quan di tích của
không gian lễ hội Tây Thiên, ông còn đề cập đến quá trình phục hưng của tín
ngưỡng - lễ hội Tây Thiên gắn với thập phương khách hành hương. Những con
số về số lượng khách đến Tây Thiên trong các năm của thập niên 90 (thế kỷ XX)
đã chỉ ra tiềm năng phát triển của loại hình tín ngưỡng - lễ hội này. Qua đó, ông
khẳng định, lễ hội Tây Thiên là một Yên Tử, một chùa Hương của Vĩnh Phúc; lễ
hội Tây Thiên là một hoạt động du lịch sinh thái tâm linh đầy hấp dẫn; đi hội
Tây Thiên là sự khám phá về văn hóa tộc người ở Vĩnh Phúc; lễ hội Tây Thiên là
một tiềm năng kinh tế lớn của Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, Lê Hồng Lý cũng đưa
ra các giải pháp cho việc quản lý cũng như góp phần quy hoạch, phát triển khu di
tích tín ngưỡng - lễ hội thờ Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc.
+ Các công trình nghiên cứu về lễ hội Phủ Dầy
Các công trình nghiên cứu về lễ hội Phủ Dầy cũng có một khối lượng
khiêm tốn, phần lớn là những bài viết trên các tạp chí khoa học, hoặc nằm trong
những cuốn sách tổng hợp của nhiều tác giả. Đôi khi, lễ hội Phủ Dầy chỉ được
cấu trúc thành một chương hoặc một phần trong các cuốn sách chuyên khảo liên
19
quan đến đạo Mẫu hoặc tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Mặc dù vậy, cũng có
một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu đề cập đến lễ hội Phủ Dầy như:
Trong bộ Nếp cũ - Hội hè đình đám (quyển thượng) của học giả Toan Ánh
[3] có đề cập đến các lễ hội của Việt Nam nói chung. Trong đó ông đề cập đến rất
nhiều lễ hội thờ Mẫu ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Lễ hội Phủ Dầy được tác
giả Toan Ánh đề cập từ lịch sử, thần tích, hành trạng tới công tích của thần. Lễ hội
Phủ Dầy được nhắc đến với những nghi thức cơ bản như rước kiệu, kéo chữ (của
nhân dân trong vùng), hầu đồng (con nhang, đệ tử) và khách thập phương nô nức
kéo về dự hội. Có thể nói, công trình của Toan Ánh cho người đọc những thông
tin cơ bản nhất có tính chất tư liệu về thánh Mẫu Liễu Hạnh sự tích liên quan đến
bà. Trên nền tảng đó, lễ hội Phủ Dầy được thể hiện ra ngắn gọn, có phần sơ sài,
chỉ cung cấp những thông tin chung nhất của lễ hội mà thôi. Tuy nhiên, đây có thể
được coi là những tìm hiểu đầu tiên của các học giả nghiên cứu về đạo Mẫu nói
chung và Lễ hội Tứ phủ liên quan đến Mẫu Liễu Hạnh nói riêng.
Bài viết Quanh tín ngưỡng dân dã Mẫu Liễu và điện thờ của Trần Lâm
Biền [7]. Có thể nói, đây là bài viết khái quát được những đặc điểm cơ bản nhất
của hiện tượng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh nói riêng. Trong bài viết,
tác giả Trần Lâm Biền có đưa ra những nhận thức mới/khác về cái gọi là “mê tín
dị đoan” của giai đoạn trước. Theo ông, mê tín hay tín ngưỡng thực chất có cùng
nội hàm, những được gọi bằng tên gọi khác nhau mà thôi. Từ đây, ông cũng
dựng được sơ lược về hệ thống điện thờ của Mẫu Tứ phủ, trong đó có nơi thờ
Mẫu Liễu Hạnh. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người làm về kiến trúc mĩ thuật
truyền thống, nên nghiên cứu này của ông chưa đề cập đến lễ hội thờ Mẫu Tứ
phủ, trong đó có Phủ Dầy. Tuy nhiên, việc đề cập đến không gian thờ cúng của
đạo Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh nói riêng, Trần Lâm Biền cũng đã chỉ ra
được không gian tổ chức lễ hội gắn liền với di tích - các công trình kiến trúc tâm
linh. Cùng với những yếu tố kiến trúc, nghệ thuật tạo hình gắn liền với tín
ngưỡng là một hệ thống các giá trị biểu tượng của Đạo Mẫu nói chung, tín
ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh nói riêng được Trần Lâm Biền bóc tách, giải mã và
chỉ ra tính hội nhập với các tôn giáo khác như Nho, Đạo, Phật…
20
Cùng thời gian với bài viết của Trần Lâm Biền, còn có cuốn sách chuyên
khảo của Vũ Ngọc Khánh, Phạm Văn Ty về Vân Cát thần nữ [53]. Cuốn sách là
một tập hợp những sưu tầm và nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mặc dù
dung lượng/số trang của cuốn sách không nhiều, nhưng đã nêu được những sự
tích tiêu biểu, giá trị đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu
Hạnh ở Phủ Dầy nói riêng. Đặc biệt, cuốn sách còn tích hợp những sưu tầm về sự
tích của Mẫu Liễu Hạnh được diễn nôm qua các thời kỳ/giai đoạn lịch sử. Thông
qua những văn bản khác nhau về thần tích Mẫu Liễu Hạnh, cho thấy sự đa dạng
này quá trình sáng tạo, tích hợp những giá trị bản địa với các giá trị ngoại lai.
Được nhào nặn qua thời gian mà thành một hệ thống như vậy. Mặc dù tác phẩm
này của Vũ Ngọc Khánh và Phạm Văn Ty chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, đánh giá sơ
bộ những tích truyện về Mẫu Liễu Hạnh, nhưng đây là một công trình khảo cứu có
nhiều giá trị về tư liệu đối với tác giả thực hiện đề tài của luận án.
Sau bài viết của Trần Lâm Biền và cuốn sách chuyên khảo Vũ Ngọc
Khánh, năm 1991, nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung đã ra cuốn Tam tòa Thánh
Mẫu [68]. Nội dung cuốn sách đề cập đến hệ thống thờ Mẫu nói chung và hiện
tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh nói riêng. Trong đó, hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh
được Đặng Văn Lung nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở đối chiếu, so sánh với
những nữ thần khác của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Ông cũng đưa ra
những lý giải/giải mã những giá trị biểu tượng vốn có, nay đã bị khuất lấp trong
đời sống xã hội. Có thể nói, cuốn sách đã trình bày một số quan điểm khá độc
đáo về hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Tuy nhiên, cuốn sách đi sâu vào trình bày
quan điểm của tác giả là chủ yếu, mà không đề cập đến lễ hội Phủ Dầy. Mặc dù
vậy, đây là một cuốn sách chuyên khảo quan trọng đối với tác giả thực hiện đề
tài luận án này. Năm 2004, nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung đã cho xuất bản bộ
sách Văn hóa thánh Mẫu gồm 3 quyển [70]. Trong đó, quyển 3 của bộ sách này
đề chính là tái bản lại cuốn in năm 1991, có sửa chữa và bổ sung.
Thanh Hà trong cuốn Âm nhạc hát Văn [31] đã giới thiệu một số đặc điểm
của hát văn và các làn điệu, điệu thức, thang âm... do tác giả sưu tầm và ký âm.
Đây là một công trình khảo cứu hát văn dưới góc độ âm nhạc học. Đối với
những cá nhân thực hành hát văn/nghệ sĩ biểu diễn, thì đây là cuốn sách tham
21
khảo rất lý thú. Dưới góc độ người làm nghiên cứu văn hóa học, cuốn sách cung
cấp cho tác giả luận án này những thông số kỹ thuật, những bài bản, cách phân
tích của người làm nghiên cứu âm nhạc, trên cơ sở đó, có thể đối chiếu, so sánh
với những công trình nghiên cứu khác. Năm 1996, Bùi Đình Thảo cũng xuất bản
cuốn Hát chầu văn [101], tác giả tập trung nghiên cứu địa điểm, không gian diễn
xướng của hát văn. Ông cũng đề cập tới vai trò của hát văn đối với đời sống
cộng đồng và trình bày những làn điệu, bài bản của loại hình nghệ thuật này.
Mặc dù các tác giả trên chỉ chuyên khảo cứu về âm nhạc trong hát văn, linh hồn
của các nghi thức hầu đồng - không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Âm
nhạc trong hầu đồng - hát văn đã trở thành đặc trưng điển hình không chỉ trong
các nghi thức lên đồng, mà còn gắn liền với không gian lễ hội, để giúp khách
hành hương sống trong những làn điệu, ngẫm về công đức của các vị thánh Mẫu.
Chính âm nhạc, đã góp phần tạo nên không gian thiêng của lễ hội thờ Mẫu Tứ
phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng.
Năm 2000, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã cho xuất bản cuốn Kho tàng
Lễ hội cổ truyền Việt Nam [83], đây là một tập hợp các bài viết của nhiều tác giả
viết về lễ hội cổ truyền ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam. Trong đó, các lễ hội thờ
nữ thần, thờ Mẫu nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng được tái hiện một cách
sơ lược, đơn giản, nhưng những thông tin cơ bản cũng được tác giả cung cấp đầy
đủ trọn vẹn. Đặc biệt, bài viết của Ngô Đức Thịnh về lễ hội ở Phủ Dầy, Nam
Định được tái hiện lại khác chi tiết, cụ thể tất cả các bước của một lễ hội truyền
thống/cổ truyền ở Việt Nam. Từ thần tích của Mẫu Liễu Hạnh, khâu chuẩn bị
cho đến trình tự các nghi thức như: rước, kéo chữ, hát văn, hầu đồng... Gắn với
mỗi nghi thức như vậy, Ngô Đức Thịnh diễn giải về nguồn gốc, hoàn cảnh... làm
nảy sinh các nghi lễ đó thông qua các thần tích hành trạng của Mẫu Liễu Hạnh.
Qua đây, ông cũng bước đầu chỉ ra những ảnh hưởng, tác động của lễ hội tới đời
sống cộng đồng. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc mô tả mà chưa có số liệu
cụ thể về những tác động của lễ hội tới đời sống cộng đồng và ngược lại. Mặc dù
vậy, cuốn sách đã cung cấp cho tác giả của luận án những thông tin ban đầu về
nội dung của các lễ hội ở Việt Nam, đặc biệt là các lễ hội liên quan trực tiếp đến
22
đề tài của luận án. Những thông tin ban đầu này, sẽ được tác giả luận án khai
thác để đối chiếu, so sánh với lễ hội diễn ra trong thực tế hiện nay.
Công trình Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam của Nguyễn
Đăng Duy [26]. Đây là một công trình khảo cứu chuyên sâu về các hình thái tín
ngưỡng và tôn giáo nói chung ở Việt Nam. Trong đó, ông dành chương 3 của
cuốn sách đề cập - lý giải hiện tượng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh nói
riêng. Ngoài việc khảo cứu về nguồn gốc Mẫu Liễu Hạnh, ông cũng đưa ra
những giải thích về hiện tượng thờ cùng này. Theo ông, Mẫu Liễu Hạnh ra đời
để đáp ứng cho nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, bổ sung cho những khuyết
thiếu của các tôn giáo khác (như: Nho, Đạo, Phật); cùng với đấu tranh chống
phong kiến, Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện còn hàm ý đấu tranh chống văn hóa
phương Tây du nhập; Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện là để hoàn thiện triết lý thờ Mẫu
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Thần. Cuốn sách của
Nguyễn Đăng Duy cung cấp cho người đọc một hệ thống đầy đủ của đạo Mẫu
với những vị thần linh có tính danh gốc tích rất cụ thể. Bên cạnh đó, ông còn đề
cập tới các nghi thức hầu đồng gắn liền với hiện thượng thờ Mẫu Tứ phủ, và
khảo cứu từng không gian thiêng gắn với những phủ Mẫu lớn như: Phủ Dầy, phủ
Tây Hồ... với hệ thống điện thờ và vị trí - tên gọi của từng thần linh rất cụ thể và
chi tiết.
Trong số các bài viết về Hát Văn có bài của Phạm Trọng Toàn với tiêu đề
Bước đầu tìm hiểu văn hoá Hát Văn [126]. Bài viết đã khái quát toàn bộ những
vấn đề về nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán, lề lối diễn xướng của Hát Văn
ở Phủ Dầy, Nam Định... Các tác giả này đã có nhiều phân tích sắc sảo về nguồn
gốc thờ nữ thần và sự thâu nhận một số tín ngưỡng khác trong tín ngưỡng thờ
Mẫu Tứ phủ của người Việt. Đồng thời, sách cũng cung cấp một số thông tin về
hình thức diễn xướng, khái niệm của nghi lễ. Từ đó, cho thấy đây là một hiện
tượng văn hoá dân gian phổ biến và có những giá trị độc đáo. Ngoài ra, tín
ngưỡng thờ mẫu cũng được một số nhà nghiên cứu ở các địa phương quan tâm
tìm hiểu như sưu tầm văn bia, bia kí, huyền tích về thờ Mẫu.
Cuốn Huyền tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa - lễ hội Phủ
Dầy của Hồ Đức Thọ [120]. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về lễ hội Phủ Dầy
23
ở Nam Định, tác giả coi “hội Phủ Dầy tháng ba là lễ hội truyền thống, là sinh
hoạt văn hóa dân gian trữ tình đáng trân trọng”. Đây cũng là cuốn sách chuyên
khảo đề cập trực tiếp đến đề tài của luận án. Tuy nhiên, do mục đích của tác giả
chỉ giới thiệu, nghiên cứu lễ hội Phủ Dầy, nên những yếu tố tác động của lễ hội
tới đời sống xã hội dường như chưa đề cập đến. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng cho
tác giả luận án có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu, cũng như có thể triển
khai hướng tìm hiểu của riêng mình.
Cuốn Nghi lễ thờ Mẫu văn hóa và tập tục của Ngô Bạch [4] cũng là một
công trình đáng lưu ý trong quá trình tác giả thực hiện luận án. Đó là một công
trình tương đối tổng hợp về đạo Mẫu ở Việt Nam nói chung: từ đặc trưng, bản
chất, nguồn gốc của các thần Mẫu, các nghi lễ thờ cúng, diễn xướng... đến các vị
thần linh gắn liền với không gian di tích, lễ hội gắn với tục thờ... Trong đó, lễ hội
thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy nói riêng được tác giả đề cập
đến với những thông tin cơ bản. Mặc dù đây là một công trình chuyên khảo về
Mẫu, nhưng nội dung lại đề cập khá tản mạn, nhiều thông tin chung chung, nặng
về cung cấp kiến thức cơ bản/phổ thông. Chính vì thế, ở góc độ chuyên ngành,
cuốn sách chưa đạt đến một chuyên khảo hoàn chỉnh có tính khoa học cao. Tuy
nhiên, do tổng hợp được tương đối đầy đủ những không gian, di tích, lễ hội cơ
bản gắn liền đạo Mẫu, nên cuốn sách có thể giúp cho người đọc kết nối, so sánh,
đối chiếu... hoặc đặt Mẫu Liễu Hạnh với không gian lễ hội ở Phủ Dầy trong mối
tương quan của hệ thống thờ Mẫu và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
+ Các công trình nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ trong đời sống văn
hóa cộng đồng
Các công trình nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ trong đời sống cộng
đồng cũng không có nhiều. Những cuốn sách hay bài viết chủ yếu đề cập đến lễ
hội nói chung trong đời sống cộng đồng, chứ không có những chuyên khảo riêng
biệt cho lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng tới đời
sống văn hóa cộng động. Mặc dù vậy, những công trình cũng có ít nhiều đề cập
tới lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ trong đời sống văn hóa cộng đồng. Có thể kể tới các
công trình tiêu biểu sau:
24
Bài viết Ý nghĩa xã hội và văn hóa của lễ hội dân gian của Đinh Gia
Khánh [50] đã đặt vấn đề lễ hội như một thánh tố của văn hóa và có vai trò quan
trọng đối với đời sống cộng đồng. Nhận thức này gần như khác hẳn với những
quan niệm trước đó coi lễ hội dân gian cổ truyền là mang tính tiêu cực. Theo
Đinh Gia Khánh, lễ hội dân gian là phản ánh nhu cầu xã hội và văn hóa của
người xưa, đã tất yếu nảy sinh để thỏa mãn những nhu cầu ấy. Lễ hội của người
xưa còn xuất phát từ nhu cầu trong sản xuất và chiến đấu, người ta luyện tập cho
nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, các lễ hội nguyên thủy thường gắn
với việc tập hợp và tổ chức lực lượng, với việc tổng diễn tập, kiểm tra kỹ năng,
sức khỏe… Nói theo cách khác, lễ hội xưa có vai trò vô cùng quan trọng là tập
hợp cộng đồng, cùng nhau lao động, sản xuất, chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ.
Thông qua lễ hội này, vai trò, tài năng của các cá nhân được bộc lộ và phát triển.
Kéo theo đó, là các loại hình nghệ thuật truyền thống có cơ hội được thể hiện
trong đời sống con người. Trong bài báo khoa học này, Đinh Gia Khánh chỉ ra,
trong thời buổi ngày nay: Lễ hội diễn ra không chỉ nhằm tái hiện, nhắc nhở lại
truyền thống lịch sử, công trạng của vị thánh/thần, mà còn tạo niềm tin về một
sức mạnh linh thiêng, cầu cho “an khang, vật thịnh” tới đời sống cộng đồng. Lễ
hội gắn bó các thành viên trong cộng đồng lại với nhau trong niềm tự hào về
làng xóm, quê hương, đất nước, dân tộc, về bản thân và gia đình. Lễ hội là thời
điểm mà trong đó đời sống văn hóa của nhân dân được tổ chức một cách tập
trung có quy mô và do đó được nâng lên những trình độ cao hơn so với ngày
bình thường. Lễ hội được cộng đồng tổ chức còn đem lại niềm phấn khởi cho
mọi người. Ngày hội đem lại không khí vui tươi, niềm mơ ước về cuộc sống tốt
lành cho cộng đồng, cho mỗi cá nhân trong đó. Ông còn cho rằng, ngày hội lễ
thể hiện tính tổ chức cao của cộng đồng và theo định kỳ lại nhắc nhở một cách
sâu sắc, theo những nghi thức và quy cách có tính chất gây ấn tượng mạnh mẽ,
mối quan hệ của các thành viên trong cộng đồng. Ngày lễ hội dân gian là thời
điểm hội tụ mọi khả năng sáng tạo văn hóa, văn nghệ cũng như khả năng thưởng
thức văn hóa nghệ thuật của tất cả mọi người. Ngày hội lễ dân gian là thời điểm
hội tụ mọi loại thể của nghệ thuật tạo hình dân gian, của nghệ thuật biểu diễn dân
gian. Hội lễ dân gian là khung cảnh trong đó có thể thấy rất rõ mối quan hệ qua
25
lại giữa đời sống và nghệ thuật, giữa thực tiễn và nhận thức thẩm mĩ, giữa sáng
tạo của cá nhân và vai trò của cộng đồng.
Công trình Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại của Đinh Gia Khánh
và Lê Hữu Tầng là một tập hợp các bài viết của nhiều tác giả [52]. Trong đó, các
tác giả bàn đến vai trò, chức năng và ảnh hưởng của nó đến đời sống cộng đồng
trên một số mặt: kinh tế, du lịch, phát triển, cố kết cộng đồng... Tuy nhiên, các
bài viết chỉ dừng lại nêu ra vấn đề (những ảnh hưởng của lễ hội tới một số mặt
của đời sống văn hóa cộng đồng), nhưng chưa đi vào phân tích đánh giá trên cơ
sở số liệu; và, cũng chưa tìm hiểu xem những tác động đó ảnh hưởng như thế
nào tới đời sống cộng đồng. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng là một tập hợp những
quan điểm, góc nhìn về lễ hội nói chung và tới các lễ hội cụ thể nói riêng. Trong
đó, có đề cập đến vai trò của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ tới sự phát triển du lịch. Đây
là cuốn sách đã phần nào ít nhiều đề cập trực tiếp đến nội dung đề tài của luận
án, chính vì vậy, việc tiếp thu thành quả nghiên cứu của những bài viết này là tất
yếu đối với tác giả luận án.
Các công trình của Nguyễn Thụy Loan về Tín ngưỡng tôn giáo và ca nhạc
cổ truyền Việt Nam [65] đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật âm
nhạc dân gian với các loại hình tín ngưỡng tôn giáo. Trong nghi lễ hầu đồng của
Đạo Mẫu nói chung và lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng đã trở thành một phần
vô cùng quan trọng. Âm nhạc dẫn dắt người hành lễ hoặc tham dự hành lễ.
Không có âm nhạc, ông/bà đồng không thể thăng hoa mà đạt tới cảnh giới giao
tiếp với thần linh. Người tham dự cũng bị âm nhạc chi phối, khuyến khích và
dẫn dắt. Nghi lễ gắn liền với âm nhạc, âm nhạc có tác động mạnh mẽ lên tính
linh thiêng của nghi lễ, mối quan hệ biện chứng này đã cho thấy vai trò, chức
năng của âm nhạc trong các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng. Đặc biệt là tín
ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và trong lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ (điển hình là hiện
tượng thờ Mẫu Liễu ở Phủ Dầy).
Một công trình Việc phụng thờ Mẫu Liễu ở Phủ Dầy của Nguyễn Minh
San [92]. Công trình đề cập đến sự hình thành đạo Mẫu ở Việt Nam nói chung
và sự hành thành và phát triển của hiện tượng thờ phụng Mẫu Liễu Hạnh nói
riêng. Trên nền tảng đó, Nguyễn Đình San đã nghiên cứu tổng hợp về hoạt động
26
văn hóa dân gian tổng thể qua truyền thống di tích - điện thờ, nghi lễ thờ cúng và
lễ hội ở Phủ Dầy; những đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Nam
Định. So sánh việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy với một số nơi thờ mẫu
khác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy của Nguyễn
Đình San lại chủ yếu đề cập đến các bước tiến hành lễ hội, chứ không đề cập đến
vai trò và những tác động của nó tới đời sống cộng đồng.
Bài viết Về tín ngưỡng lễ hội và sự phát triển của xã hội hiện nay của Ngô
Đức Thịnh, Lê Hồng Lý [109]. Nội dung bài viết xoay quanh các vấn đề của tín
ngưỡng lễ hội trong bối cảnh xã hội của thập niên 90 (thế kỷ XX), vai trò cũng
như ảnh hưởng của lễ lội truyền thống trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam
đương đại. Đây là một bài báo khoa học đề cập đến quá trình ảnh hưởng, tương
tác của lễ hội dân gian truyền thống tới đời sống cộng đồng. Các tác giả của bài
viết nhấn mạnh đến sự hình thành của lễ hội dân gian Việt Nam nói chung và vai
trò cũng như những hạn chế của lễ hội tới đời sống cộng đồng. Theo hai tác giả
thì: lễ hội và tín ngưỡng gắn liền với nó đã tác động mạnh mẽ tới việc bảo tồn và
làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc; chúng còn có tác dụng cố kết cộng đồng; trong
bối cảnh hiện đại tín ngưỡng và lễ hội còn tạo ra những cơ hội để phát triển du
lịch. Nhưng kéo theo những mặt tích cực bao giờ cũng có những hạn chế, nếu
như công tác quản lý bị bỏ quên, buông lỏng. Con người sẽ lợi dụng lễ hội để
trục lợi.
Ngô Đức Thịnh trong cuốn Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền [115] đã đề
cập đến các hoạt động của tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền của Việt Nam nói
chung. Trong đó, ông dành phần thứ 2 và một mục trong phần thứ 3 để đề cập
đến đạo Mẫu và lễ hội Tứ phủ ở Phủ Dầy. Đặc biệt, khi đề cập về lễ hội Tứ phủ
ở Phủ Dầy, Ngô Đức Thịnh đã đưa ra những nhận thức mới có tính chất lý luận
về đạo Mẫu nói chung và lễ hội Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy nói riêng. Bên cạnh việc
trình bày, diễn giải về các nghi thức liên quan đến lễ hội (tế, rước kiệu, kéo
chữ...), không gian lễ hội (di tích, kiến trúc,...), thì Ngô Đức Thịnh còn chỉ ra
những yếu tố tác động của lễ hội tới đời sống cộng đồng, từ người dân đến chính
quyền và nhận thức của các nhà quản lý. Ông cho rằng: a. mối quan hệ giữa di
tích, tín ngưỡng và lễ hội phủ Dầy là sự thống nhất biện chứng giữa văn hóa vật
27
thể và phi vật thể, tựa như giữa thân xác và linh hồn, cái nọ là tiền đề cho sự tồn
tại và phát triển của cái kia; b. Đạo Mẫu là một hệ thống các tín ngưỡng dựa trên
nền tảng thờ nữ thần, rồi trên cơ sở tiếp thu những giao lưu ảnh hưởng từ bên
ngoài để hình thành các lớp Mẫu thần và Mẫu Tam - Tứ phủ. Đạo Mẫu sản sinh
và tích hợp vào nó những giá trị văn hóa, giá trị đạo đức, nó sớm được lịch sử
hóa và trở thành biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đạo Mẫu đã trở
thành một trong những tín ngưỡng cổ xưa và mang tính bản địa nhất, giống như
thờ cúng tổ tiên, thành hoàng làng, các anh hùng dân tộc...; c. Hầu bóng là một
trong những nghi lễ tiêu biểu của đạo Mẫu tam - Tứ phủ. Để đáp ứng nhu cầu
của con người trong xã hội, nghi lễ hầu bóng đã sản sinh và tích hợp nhiều giá trị
văn hóa, nghệ thuật, khiến nó trở thành bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam cổ
truyền; d. Lễ hội Phủ Dầy cũng giống như các lễ hội cổ truyền khác, chứa đựng
các giá trị nhân văn sâu sắc: hướng về cội nguồn, biểu dương và cố kết sức mạnh
cộng đồng, thỏa mãn và cân bằng nhu cầu đời sống tâm linh, đáp ứng nhu cầu
sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, do vậy lễ hội thực sự trở thành bảo
tàng sống của văn hóa Việt Nam.
1.1.3. Đánh giá chung về tình nghiên cứu liên quan đến đề tài của
luận án
Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy nói chung
đã có rất nhiều công trình khoa học đề cập đến. Đây có thể được coi là những
thành tựu có tính chất đột phá trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm về một
loại hình tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc và đặc trưng của văn hóa Việt
Nam. Những công trình nghiên cứu đi trước như đã trình bày ở trên, đã cung cấp
cho tác giả luận án một khối lượng kiến thức, quan điểm nghiên cứu vô cùng
quan trọng. Trên cơ sở đó, tác giả luận án nhận thấy rằng:
Các công trình chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu sự hình thành, tồn tại, phát
triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam trên cơ sở hội tụ, hỗn dung với
các tín ngưỡng bản bản địa và tôn giáo ngoại lai khác. Đặc biệt là, sự hoàn thiện
về hệ thống thần điện, nghi thức thờ cúng (nhất là nghi thức lên đồng/hầu bóng),
cơ sở thờ tự, sự lan tỏa tâm thức đến cộng đồng… Nhiều tác giả còn đi sâu vào
phân tích những đặc điểm, tính chất, giá trị… của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ.
28
Một số học giả khác đi vào công tác sưu tầm tài liệu liên quan đến tín ngưỡng
thờ Mẫu Tứ phủ như: thần tích, thần sắc, bia ký, văn bản thi ca (giáng bút)…
Bên cạnh đó, cũng có một số học giả đi vào nghiên cứu tìm hiểu lễ hội thờ Mẫu
Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các lễ
hội này chỉ tập trung việc mô tả chung chung các bước, nghi lễ tiến hành lễ hội,
từ đó đưa ra những nhận định có tính chất khái quát, tổng hợp. Một số học giả
khác lại đặt tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ trong bối cảnh hệ thống tín ngưỡng tâm
linh của Việt Nam, hoặc, trên cơ sở so sánh với các tín ngưỡng thờ Mẫu khác
của khu vực Đông Á (gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á). Trong đó, các nghi thức
lên đồng được so sánh với các hình thức Shaman khác trên thế giới. Ngoài ra, có
một số công trình (dưới dạng bài viết nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành) đề
cập đến sự tương tác/tác động của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ
hội thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng tới đời sống cộng đồng, nhưng ở góc độ khái quát
thành quan điểm, lý thuyết mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá trên nền tảng
số liệu.
Các công trình của học giả đi trước chưa đi vào nghiên cứu đánh giá
những tác động của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội tín ngưỡng
thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng (đặc biệt là lễ hội Phủ Dầy) đến đời sống văn hóa xã
hội của cộng đồng cư dân như một hệ thống chuyên biệt. Đây là khoảng trống để
tác giả luận án đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá những tác động của lễ
hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa cộng đồng. Việc đánh giá này dựa trên việc kế
thừa những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước, vừa dựa trên hệ thống
số liệu điều tra, phỏng vấn cộng đồng cư dân địa phương tại một trong lễ hội thờ
Mẫu Tứ phủ lớn nhất Bắc Bộ - lễ hội Phủ Dầy.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Các khái niệm về: lễ hội, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, lễ hội Phủ Dầy
- Để làm rõ khái niệm thờ Mẫu Tứ phủ, cần phải hiểu thuật ngữ lễ hội cổ
truyền nói chung trong đời sống văn hóa. Trong Việt Nam phong tục của Phan Kế
Bính, không đưa ra một khái niệm cụ thể nào, tuy nhiên, ông xếp các nghi thức
29
của lễ hội vào “phong tục của hương đảng” gồm có các việc: sự thần (thành
hoàng, đình miếu, đồ phụng sự, tự điền - tự trạch, người thủ từ), tế tự (lễ sóc vọng,
các tuần tiết, tế kỳ phúc), nhập tịch (trà nhập tịch, lễ mộc dục, đại tế, xướng ca,
giao hiếu, cơm quả - cơm quan viên, khoản đãi), đại hội (mở hội, sửa sang, luyện
tập, rước nước, gia quan, phụng nghênh hồi đình, tế lễ - hát xướng, bách hý, hát
bội, hát tuồng, trò quỷ thuật, trò dưới nước, hát quan họ, bắt bài, múa bông, tổ tôm
điếm, bài phu điếm, cờ người, cờ bỏi, đánh vật, đốt cây bông, bơi chải, chọi trâu,
chọi gà, chọi chim, thả chim, thả diều, cây đu, đáo đĩa, leo cột, bịt mắt bắt dê,
quàng vai bắt chạch, nhảy bị, thổi cơm thi, tuyên lời khánh chúc, rã đám) [12,
tr.94-136]. Thông qua việc xác định, chia tách và phân loại các nghi thức trong lễ
hội, Phan Kế Bính đã bước đầu cung cấp thông tin để chúng ta có thể định hình
khái niệm cơ bản về lễ hội cổ truyền dân gian ở Việt Nam.
Theo Toan Ánh, trong Nếp cũ, quan niệm lễ hội bằng bốn chữ: Hội - Hè -
Đình - Đám. Căn cứ vào từ điển, Toan Ánh chú dẫn rằng: hội là cuộc vui tổ chức
cho mọi người dự; hội hè chỉ chung các cuộc vui tổ chức cho mọi người dự; đình
là nhà họp việc làng; đình đám chỉ những cuộc hội họp chốn thôn quê. Và, ông
đưa ra kết luận: “hội hè đình đám là những cuộc tổ chức hội họp tại các xã thôn
nhân dịp làng vào đám và trong dịp vào đám này có nhiều trò mua vui cho dân
thôn giải trí. Làng vào đám hàng năm để cúng lễ thần linh và nhân dịp này cũng
để dân làng hội họp mua vui và tìm hiểu nhau” [3, tr.9-10]. Mặc dù chưa đưa ra
một khái niệm hoàn chỉnh, nhưng Toan Ánh đã bước đầu đưa ra một cách hiểu
tương đối đầy đủ, đúng với bản chất của lễ hội cổ truyền dân gian của người Việt.
Theo cách hiểu tương đối phổ biến hiện nay, quan niệm lễ hội cổ truyền
gồm hai phần, đó là: phần lễ và hội. Trong đó, lễ gồm các hoạt động có tính
chất lễ nghi, thiêng liêng, thần bí,… đòi hỏi sự tôn nghiêm, kính cẩn; hội gồm
các hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí, thậm chí xô bồ, hỗn loạn. Tuy
nhiên, theo cách hiểu của các nhà chuyên môn, thì lễ hội được khái niệm là một
hiện tượng văn hóa tổng thể, trong đó phần lễ đã bao gồm cả hội và phần hội
bao gồm cả phần lễ (trong lễ có hội, trong hội có lễ). Không những thế, lễ hội
còn được coi là một hình thức diễn xướng tâm linh dân gian. Nhận thức thuật
30
ngữ lễ hội như vậy có lẽ gần hơn/đúng hơn với bản chất của lễ hội cổ truyền
hiện nay.
- Lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ là một dạng (một loại hình) của lễ hội cổ truyền
dân gian Việt Nam, chính vì vậy, nó cũng đảm bảo các yếu tố văn hóa tổng thể
và mang tính diễn xướng tâm linh dân gian. Tuy nhiên, bên cạnh cái chung, lễ
hội thờ Mẫu Tứ phủ còn tồn tại những đặc trưng riêng có của mình so với các lễ
hội dân gian cổ truyền khác ở Việt Nam nói chung và vùng châu thổ sông Hồng
nói riêng.
Lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ được hiểu như là một tổng thể các hoạt động tâm
linh dân gian truyền thống/cổ truyền của người Việt ở châu thổ sông Hồng/Bắc
Bộ nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, khác với các lễ hội dân gian
cổ truyền khác, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ gắn liền với hệ thống thờ Mẫu Tứ phủ -
một loại hình tín ngưỡng dân gian đặc sắc của Việt Nam, có mối quan hệ mật
thiết với tục thờ các Nữ Thần, Thần Mẫu, sau này được nâng cấp/phát triển, hệ
thống hóa mà trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ Phủ. Không những thế, lễ
hội thờ Mẫu Tứ phủ còn là một hình thức diễn xướng tâm linh dân gian, trong
đó, các nghi thức lên đồng được coi là linh hồn, cốt lõi… gắn với sự tôn vinh/ca
ngợi công lao, vẻ đẹp, linh thiêng… của các thần linh trong hệ thống điện thờ.
- Trên cơ sở những khái niệm trên, chúng tôi tạm hiểu: Lễ hội Phủ Dầy là
một sinh hoạt văn hóa tâm linh dân gian tổng thể; một hình thức diễn xướng tâm
linh dân gian của người Việt ở địa bàn/không gian Phủ Dầy thuộc huyện Vụ Bản
tỉnh Nam Định. Các sinh hoạt tổng thể, diễn xướng tâm linh ấy gắn liền với Đức
thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của người Việt ở châu thổ sông Hồng
nói riêng và Việt Nam nói chung. Không những thế, lễ hội Phủ Dầy còn gắn với
một hệ thống phức thể các thần linh tín ngưỡng dân gian Việt truyền thống và
tam giáo: Phật - Nho - Đạo.
Về thời gian, lễ hội Phủ Dầy diễn ra trong hai khoảng thời gian sau:
Khoảng thời gian thứ nhất, chúng tôi tạm gọi là khoảng thời gian mở, được diễn
ra từ sau ngày 8 tháng giêng (sau chợ Viềng) đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm.
Khoảng thời gian thứ hai, chúng tôi tạm gọi là khoảng thời gian cố định, được
diễn ra từ ngày mùng 1 đến hết mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
31
1.2.1.2. Các khái niệm về: Đời sống văn hóa, Đời sống văn hóa cộng đồng
Đã có rất nhiều tác giả bàn về khái niệm Đời sống văn hóa, có thể kể đến
như: Nguyễn Thanh Tuấn, Đỗ Huy, Lê Quý Đức, Nguyễn Hữu Thức, Định Thị
Vân Chi, Từ Thị Loan, Hoàng Vinh… Trong đó, Nguyễn Thanh Tuấn cho
rằng: khái niệm Đời sống văn hóa là tổng hòa lối sống và các điều kiện tự
nhiên và điều kiện xã hội của một hình thái xã hội nhất định. Là tổng hòa
những tính chất cơ bản nhất của các mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, cái
riêng và cái chung (cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế,…) cho nên các đặc
điểm của đời sống văn hóa được thể hiện qua tất cả các hình thức hoạt động
sống của con người phù hợp với điều kiện sống trong phạm vi một hình thái xã
hội. Tuy vậy, đặc trưng bản chất của đời sống văn hóa trực tiếp gắn với hệ
thống giá trị tinh thần - văn hóa của con người [15, tr.13-14]. Đỗ Huy lại dựa
trên quan điểm của chủ nghĩa Mác, cho rằng: đời sống văn hóa là hoạt động sản
xuất của con người trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Sản xuất của
con người không chỉ duy nhất tạo ra cuộc sống của một cá nhân, còn tạo ra đời
sống của nhiều người khác. Hoạt động sản xuất vật chất cũng như hoạt động
sản xuất tinh thần đều tạo ra những mối quan hệ, ra những hình thức giao tiếp
mới. Đó là đặc trưng của của đời sống văn hóa [15, tr.29-30]. Theo cuốn Xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở do Trần Độ chủ biên (Nxb Văn hóa, 1982), thì
các nhà nghiên cứu cho rằng: Đời sống văn hóa là một tập hợp những yếu tố
vật thể và phi vật thể văn hóa, nằm trong những cảnh quan văn hóa, những yếu
tố hoạt động văn hóa của con người, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống
xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp làm
hình thành lối sống con người trong xã hội [15, tr.41]. Theo Nguyễn Hữu Thức,
thì “đời sống văn hóa là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong
môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhằm không ngừng
tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất
lượng sống của chính con người” [15, tr.57].
32
Mặc dù có rất nhiều các khái niệm, cách định nghĩa khác nhau về đời sống
văn hóa, tuy nhiên, tựu chung lại, có thể hiểu:
Đời sống văn hóa là toàn bộ các hoạt động sống của con người được sáng
tạo, tích lũy và biểu hiện qua hai dạng vật chất, tinh thần, nhằm ứng xử, tương
tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trên cơ sở khái niệm về đời sống văn hóa đã trình ở trên, NCS mạnh dạn
đưa ra khái niệm về đời sống văn hóa cộng đồng như sau:
+ Đời sống văn hóa cộng đồng, được hiểu là mọi hoạt động sống của một
cộng đồng trong một không gian văn hóa nhất định. Nó bao gồm các phương
diện hoạt động như: chính trị, tôn giáo - tín ngưỡng, lao động sản xuất (sản xuất
nông nghiệp, kinh doanh…), giáo dục, nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe, các mối
quan hệ gia đình - xã hội, vui chơi giải trí… Các phương diện hoạt động này của
cộng đồng có mối quan hệ đan xen, mật thiết, tương tác lẫn nhau. Từ đó, nó định
hình các giá trị văn hóa đặc trưng cho cộng đồng người trong môi trường văn
hóa nhất định.
Từ khái niệm về đời sống văn hóa cộng đồng này, NCS sẽ đi vào tìm
hiểu, đánh giá mức độ tác động qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa
cộng đồng trên các phương diện đã được xác định trong khái niệm. Chính vì thế,
mục đích của các cuộc điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu cũng như việc đánh
giá tác động đều tập trung vào các yếu tố đã được xác định trong khái niệm.
1.2.2. Khung lý thuyết phân tích của luận án
Căn cứ vào thực tiễn nghiên cứu trong lễ hội Phủ Dầy và quá trình đánh
giá mức độ tương tác giữa lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng,
NCS tạm đưa ra khung lý thuyết phân tích của luận án, trong đó: Lễ hội Phủ Dầy
được đặt ở vị trí trung tâm với các giá trị cơ bản của nó như: giá trị tín ngưỡng -
tâm linh, giá trị lịch sử văn hóa, giá trị thẩm mỹ nghệ thuật, giá trị kinh tế. Các
giá trị cơ bản của lễ hội Phủ Dầy chịu sự tương tác qua lại (cả tích cực và tiêu
cực) với đời sống văn hóa cộng đồng cư dân dân địa phương và cộng đồng khách
thập phương. Khung lý thuyết phân tích được mô hình hóa như sau:
33
Giá trị lịch sử
văn hóa
Giá trị tín ngưỡng,
tâm linh
Giá trị
kinh tế
Giá trị thẩm mỹ
nghệ thuật
LỄ HỘI PHỦ DÀY
Cộng đồng
dân cư địa phương
Cộng đồng
khách thập phương
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY

More Related Content

What's hot

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...ssuserc1c2711
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOTLuận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
 
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động của Bảo tàng Ninh Bình, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động của Bảo tàng Ninh Bình, HOT, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động của Bảo tàng Ninh Bình, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động của Bảo tàng Ninh Bình, HOT, 9đ
 
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
 
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đĐề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải PhòngĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, HAY
Đề tài: Quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, HAYĐề tài: Quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, HAY
Đề tài: Quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAYĐề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc, HAY
 

Similar to Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY

Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068jackjohn45
 
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY (20)

Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.docLuận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú ThọLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
 
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông
 
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
 
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi tr...
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên MôĐề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
Đề tài: Quản lý lễ hội Kỳ Phúc, làng Yên Liêu Thượng huyện Yên Mô
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 

Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DUY HÙNG LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DUY HÙNG LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC 2. PGS.TS. PHẠM TRỌNG TOÀN HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả Nguyễn Duy Hùng
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 8 1.1. Tình hình nghiên cứu lễ hội Phủ Dầy và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa cộng đồng 8 1.2. Cơ sở lý thuyết 28 Chương 2: TỔNG QUAN CHUNG VỀ LỄ HỘI PHỦ DẦY 35 2.1. Tục thờ Mẫu và thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam 35 2.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của lễ hội Phủ Dầy 38 2.3. Giá trị đặc thù của lễ hội Phủ Dầy 48 2.4. Vai trò của lễ hội Phủ Dầy 56 Chương 3: TÁC ĐỘNG - ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIỮA LỄ HỘI PHỦ DẦY VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 62 3.1. Tác động tới đời sống văn hóa cộng đồng 62 3.2. Tác động của cộng đồng cư dân tới lễ hội Phủ Dầy 97 3.3. Đánh giá chung về tình hình tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng 109 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LỄ HỘI PHỦ DẦY TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 115 4.1. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi giá trị lễ hội Phủ Dầy hiện nay 115 4.2. Những xu hướng phát triển và biến đổi của lễ hội Phủ Dầy 130 4.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng 135 4.4. Một số khuyến nghị về giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội Phủ Dầy 139 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 162
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số liệu phân loại thành phần cư dân cộng đồng địa phương ở lễ hội Phủ Dầy 64 Bảng 3.2: Số liệu đánh giá tác động tích cực của lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa cộng đồng địa phương 67 Bảng 3.3: Số liệu đánh giá tác động tiêu cực của lễ hội tới đời sống văn hóa cộng đồng địa phương 70 Bảng 3.4: Số liệu đánh giá mức độ tác động của các giá trị lễ hội Phủ Dầy tới đời sống cộng đồng địa phương 75 Bảng 3.5: Số liệu đánh giá tầm quan trọng của vai trò lễ hội Phủ Dầy tới đời sống cộng đồng địa phương 77 Bảng 3.6: Số liệu đánh giá mức độ tác động của lễ hội Phủ Dầy tới đời sống của nhóm học sinh địa phương 81 Bảng 3.7: Số liệu phân loại thành phần nhóm cộng đồng cư dân thập phương trong lễ hội Phủ Dầy 86 Bảng 3.8: Số liệu đánh giá mức độ tác động tích cực của lễ hội đến đời sống văn hóa cộng đồng cư dân thập phương 88 Bảng 3.9: Số liệu đánh giá mức độ tác động tiêu cực của lễ hội tới đời sống văn hóa cộng đồng cư dân thập phương 89 Bảng 3.10: Số liệu đánh giá mức độ tác động của giá trị lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống cộng đồng thập phương 91 Bảng 3.11: Số liệu đánh giá mức độ quan trọng của vai trò lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống cộng đồng thập phương 93
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lễ hội dân gian truyền thống và lễ hội Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định) là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá dân tộc nói chung và văn hóa tín ngưỡng - tâm linh người Việt nói riêng. Là một đền/phủ thờ của nữ thần/thần Mẫu trong tâm thức văn hóa Việt cổ truyền, Phủ Dầy là hiện thân của sự tích hợp, kế thừa và phát triển của tục thờ nữ thần mang yếu tố nội sinh mà phát triển thành tín ngưỡng thờ thần Mẫu. Từ đây, tín ngưỡng thờ thần Mẫu tiếp tục hỗn dung với các tôn giáo ngoại lai (mang yếu tố ngoại sinh như Đạo, Phật, Nho), để nâng cấp trở thành hệ thống thờ Mẫu Tam - Tứ phủ trong đời sống tâm linh Việt Nam. Vị thần chủ Liễu Hạnh được tổng hợp từ tâm thức Mẹ trong văn hóa Việt Nam, rồi được lịch sử hóa mà trở thành nhân thần, ngồi ở ngôi vị “tứ bất tử” trong hệ thống thần linh đất Việt. Phủ Dầy đã trở thành thần điện đặc biệt, quan trọng gắn với hành trạng, công đức, sự linh thiêng của thần chủ Liễu Hạnh nói riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung. Trong quá trình phát triển, tín ngưỡng lễ hội Phủ Dầy đã dần hoàn thiện và tạo ra những giá trị riêng có của mình trong đời sống tâm linh Việt Nam. Những giá trị đó, theo thời gian đã ảnh hưởng/tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng ở khu vực châu thổ Bắc Bộ/sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh (NCS) cho rằng việc nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng, tác động, vai trò và sự tương tác qua lại của loại hình lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Nhất là, hoàn cảnh thực tế của đời sống tâm linh hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cho đời sống văn hóa đương đại. Đặc biệt là, trong lĩnh vực quản lý văn hóa và những tác động của đời sống tâm linh tới đời sống chính trị xã hội hiện nay. Tín ngưỡng Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt cổ truyền cũng như trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trong hành trình định hình, tồn tại, phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy cũng chịu trải qua những “cung bậc” thăng trầm của thời cuộc - những giai đoạn lịch sử khác nhau. Có thời gian, tín ngưỡng Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy bị ngăn cấm và coi là một sinh hoạt mang nhiều yếu tố mê
  • 7. 2 tín dị đoan, ảnh hưởng tiêu cực/xấu đến đời sống văn hóa cộng đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, tín ngưỡng Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy vẫn tồn tại trong dân gian, phát triển một cách mạnh mẽ, tác động với nhiều mức độ khác nhau trong đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Bắc Bộ; và, bản thân nó cũng nhận sự tác động trở lại của đời sống văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội Phủ Dầy và những ảnh hưởng/tác động qua lại của giá trị tín ngưỡng này tới đời sống văn hóa cộng đồng là không thể thiếu trong thế giới tâm linh Việt truyền thống. Rồi chỉ ra được những vấn đề đặt ra cho lễ hội Phủ Dầy trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay. Từ đó, cũng rút ra được những bài học trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Phủ Dầy hiện nay và trong tương lai. Lễ hội Phủ Dầy với các thành tố của nó như: cúng tế, hát văn, hầu đồng… đang có những biến đổi phức tạp về nội dung cũng như hình thức và đặc biệt là nhận thức của con người. Điều đó, đã dẫn đến nguy cơ làm mất đi những giá trị đặc thù của lễ hội truyền thống nói chung, làm phương hại tới bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động của lễ hội Phủ Dầy đã thu hút một khối lượng không nhỏ người dân tham gia. Đồng thời, lễ hội này cũng thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam và trên thế giới. Hiện tượng lên đồng lại một lần nữa được nghiên cứu và phân tích ở nhiều phương diện, trong đó có nhiều ý kiến có giá trị cả về mặt học thuật cũng như tính thời đại. Nhiều tài liệu về Đạo Mẫu đã được xuất bản, không ít các cuộc hội thảo ở trong nước và quốc tế được tổ chức như: Hội thảo quốc tế về hầu đồng nói riêng và Shaman giáo nói chung (tổ chức tại Nam Định, do Viện Nghiên cứu Văn hoá chủ trì năm 2004). Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước cũng như quốc tế, những nghiên cứu đã một lần nữa làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và nghi lễ lên đồng nói riêng. Hiện nay, tín ngưỡng hầu đồng đã xây dựng hồ sơ và được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Điều đó cho thấy tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hoá độc đáo, nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Trong diễn trình phát triển, đạo Mẫu (bao gồm cả lễ hội) đã và đang có xu hướng loại bỏ dần những phức tạp của chính nó để trở thành một dạng của diễn xướng dân gian tổng hợp mang màu sắc
  • 8. 3 văn hoá, nghệ thuật nhiều hơn là ma thuật, nghi lễ. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn những hiện tượng lạm dụng tín ngưỡng thờ Mẫu (trong đó có lễ hội Phủ Dầy) phục vụ cho mục đích cá nhân gây nên nhiều hậu quả xấu, việc nhìn nhận về loại hình di sản này vẫn còn nhiều chiều hướng khác nhau. Để đánh giá đúng về giá trị, vai trò của lễ hội Phủ Dầy, cũng như loại bỏ những yếu tố lạc hậu, phản văn hóa… đối với đời sống văn hóa cộng đồng, cần phải có những nghiên cứu cụ thể cho vấn đề này. Bên cạnh các yếu tố tâm linh liên quan đến các nghi thức của lễ hội Phủ Dầy, thì chính những hoạt động có tính chất kinh tế xã hội mang danh “dịch vụ tâm linh” đang chi phối và tác động mạnh mẽ tới các mặt của đời sống văn hóa cộng đồng. Không những thế, nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới các phương thức hoạt động của lễ hội Phủ Dầy. Yếu tố kinh tế, đã dần trở thành chủ đạo trong các hoạt động của lễ hội Phủ Dầy; hoặc, chính yếu tố kinh tế đã chi phối yếu tố tâm linh/niềm tin tín ngưỡng của lễ hội Phủ Dầy và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống văn hóa cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, tương tác qua lại của yếu tố kinh tế trong lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa cộng đồng ở những mức độ đậm nhạt khác nhau. Với những lý do kể trên, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu "Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay" để hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. 2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung vào nghiên cứu đối tượng sau: đó là sự tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng và ngược lại, những tác động của cư dân cộng đồng đối với lễ hội Phủ Dầy. Hay diễn giải theo cách khác, chính là sự tương tác qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng, trên các phương diện: ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến công việc học tập, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình - xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe… Đặc biệt là, luận án đề cập đến mức độ tác động của các giá trị lễ hội Phủ Dầy như: giá trị tín ngưỡng tâm linh, giá trị giáo dục truyền thống lịch sử, giá trị thẩm mỹ nghệ thuật, giá trị kinh tế xã hội… tới đới sống văn hóa cộng đồng.
  • 9. 4 Trong đó, để làm rõ các thành phần trong đối tượng nghiên cứu đó, NCS tập trung khảo sát: phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu…, bao gồm các thành phần: - Người tham gia vào hoạt động lễ hội (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) như: người dân địa phương (người dân địa phương không làm nghề dịch vụ và người dân địa phương làm nghề dịch vụ) và du khách hành hương tới lễ hội Phủ Dầy. - Nghi lễ lên đồng với tất cả những thành tố liên quan (trang phục, đạo cụ, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn...) và những thành viên là chủ thể, khách thể của lễ hội Phủ Dầy: Thanh đồng, cung văn, hầu dâng, con nhang đệ tử, thủ nhang các đền phủ… 2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và vai trò của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng, luận án sẽ đi sâu vào đánh giá thực trạng tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Từ đó nhằm chỉ ra những vấn đề đang đặt ra cho lễ hội Phủ Dầy và phương hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội này đối với đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay. 2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích đánh giá những thành tựu nghiên cứu về tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. - Xác định một số vấn đề lý luận/lý thuyết về giá trị của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng đối với đời sống văn hóa cộng đồng. - Khảo sát đánh giá sự tương tác giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay. - Chỉ ra những vấn đề đang đặt ra và đưa ra khuyến nghị nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được luận án, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Luận án sử dụng phương pháp điền dã thực tế: quan sát, ghi chép mô tả, phỏng vấn sâu các mẫu nghiên cứu để có thể định tính được tác động, ảnh hưởng của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này cho
  • 10. 5 phép NCS tạo dựng một cái nhìn tổng thể về lễ hội Phủ Dầy và định tính được sự tương tác qua lại với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này sẽ được tiến hành trên cơ sở tham dự trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian diễn ra lễ hội cũng như ngoài thời gian lễ hội. Việc tiến hành phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu có chủ đích. Các bước tiến hành và câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở xác định đối tượng, mục đích, nội dung của luận án. Đối với việc chọn mẫu ngẫu nhiên: là do vào mùa lễ hội, nên rất ít người/cư dân cộng đồng bỏ thời gian đi hội của mình giúp đỡ cho người phỏng vấn; đối với chọn mẫu có chủ đích là do NCS cũng cần xác định cụ thể các mẫu tiêu biểu trong quá trình phỏng vấn, phục vụ cho đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài. - Tiếp theo, do tính chất của đối tượng nghiên cứu tương đối phức tạp, nên trong quá trình triển khai luận án, tác giả cũng lưu ý sử dụng phương pháp đa ngành/liên ngành như: Văn hoá học, Nhân học, Xã hội học, Sử học,... Trong việc sử dụng phương pháp đa ngành này trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã sử dụng phương pháp của Văn hóa học - Nhân học để nghiên cứu, diễn giải và trình bày kết quá của luận án. Phương pháp Sử học để định vị khung niên đại, sắp xếp theo trình tự thời gian, luật nhân - quả để bổ trợ cho việc diễn giải và trình bày kết quả trong quá trình thực hiện luận án, trên cơ sở diễn giải, rút ra những kết luận khoa học dựa trên số liệu thống kê và sản phẩm định tính tại thực địa. - Đặc biệt, NCS sử dụng phương pháp Xã hội học: sử dụng bảng hỏi để điều tra thu thập số liệu, trên cơ sở đó để định lượng được những tương tác của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này được NCS sử dụng để xây dựng bảng hỏi liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên cứu để tiến hành khảo sát, thu thập số liệu dưới dạng định tính. Trên cơ sở đó, đánh giá mức độ tác động của lễ hội Phủ Dầy đổi với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành từng bước cơ bản từ: xây dựng bảng hỏi trên cơ sở đề cương nghiên cứu chi tiết của luận án, đến việc thành lập nhóm điều tra, tập huấn và tiến hành xác định mẫu để phỏng vấn. Các thành viên trong nhóm điều tra trực tiếp phỏng vấn và điền vào bảng hỏi đối với cộng đồng cư dân tại địa bàn nghiên cứu là khu vực Phủ Dầy, Vụ Bản, Nam
  • 11. 6 Định. Riêng đối với các mẫu phỏng vấn sâu, NCS trực tiếp phỏng vấn trên cơ sở đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. Quá trình phỏng vấn sâu được tiến hành tại các phủ và không gian của Phủ Dầy. Số phiếu thu thập sau phỏng vấn được xử lý trên hệ thống SPSS để rút ra số liệu và tính phần trăm tác động và mức độ ảnh hưởng, tương tác qua lại giữa lễ hội với cộng đồng cư dân. - Ngoài ra, NCS còn sử dụng phương pháp chuyên gia để đưa ra những đánh giá khách quan nhất về tác động, ảnh hưởng của lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Phương pháp này, NCS đã tận dụng ý kiến của các nhà nghiên cứu/chuyên gia về lĩnh vực văn hóa tâm linh (cụ thể là các nhà nghiên cứu thờ Mẫu Tứ phủ như: Ngô Đức Thịnh, Trần Lâm Biền, Bùi Hoài Sơn…) để làm sáng tỏ hoặc định hướng trong quá trình lý giải và hoàn thiện luận án. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện luận án, chúng tôi đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau: Sự tương tác qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay đã diễn ra như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi đặt ra những câu hỏi cụ thể sau: Các giá trị của lễ hội Phủ Dầy đã tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng cư dân địa phương như thế nào? Và ngược lại, cộng đồng cư dân địa phương đã có tác động gì tới lễ hội Phủ Dầy? Các giá trị của lễ hội Phủ Dầy đã tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng cư dân khách thập phương như thế nào? Và ngược lại, cộng đồng cư dân khách thập phương đã có tác động gì tới lễ hội Phủ Dầy. Những tác động của lễ lội Phủ Dầy đã ảnh hưởng đến những lĩnh vực nào của đời sống văn hóa cộng đồng? 5. Phạm vi nghiên cứu của luận án 5.1. Về thời gian Luận án tập trung nghiên cứu bối cảnh xã hội của lễ hội Phủ Dầy trong thời điểm hiện nay (đương đại). Chính vì vậy, tư liệu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án dựa trên hai nguồn cơ bản: 1. Nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước, trong các lĩnh vực: văn hoá học, tôn giáo học, xã hội học, tâm lý học tôn giáo…; 2. Nguồn tư liệu điều tra thực địa của NCS, được khai
  • 12. 7 thác từ phương pháp phỏng vấn sâu với những nghiên cứu trường hợp, điều tra qua bảng hỏi, qua tư liệu quan sát tham dự trong nhiều năm gần đây để làm căn cứ phân tích, đánh giá, trình bày kết quả của luận án. 5.2. Về không gian Luận án tập trung vào nghiên cứu sự tác động - ảnh hưởng qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng ở hai dạng không gian: không gian hẹp và không gian rộng. Không gian hẹp là NCS tập trung khảo sát lễ hội ở quần thể di tích Phủ Dầy thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Không gian rộng là thành phần cư dân địa phương và du khách hành hương từ khắp nơi về dự lễ hội. Những thông tin mà tác giả đưa ra trong luận án cũng như những kết luận của luận án chỉ có tính chất nhận diện lễ hội Phủ Dầy và tác động - ảnh hưởng qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng 6. Những đóng góp của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận án sẽ hệ thống hóa, khái quát hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, nhìn từ góc độ văn hóa học. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Thông qua phân tích, đánh giá những biến đổi trong lễ hội Phủ Dầy, luận án nhận diện mối quan hệ tương tác giữa lễ hội này với đời sống văn hoá của cư dân vùng đồng bằng/châu thổ Bắc bộ hiện nay. - Trên cơ sở chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của lễ hội Phủ Dầy, luận án đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy giá trị của lễ hội này trong đời sống văn hoá của vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay. - Luận án sẽ trở thành một tài liệu tham khảo cho các học giả trong và ngoài nước về một hoạt động văn hóa tâm linh đặc thù của người Việt ở đồng bằng/châu thổ Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, là các học giả nghiên cứu về lễ hội nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết.
  • 13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LỄ HỘI PHỦ DẦY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG 1.1.1. Những công trình đề cập đến vấn đề lý luận chung về lễ hội Đó là những bài báo khoa học, những cuốn sách chuyên khảo có tính chất lý luận/lý thuyết tạo nền tảng nhận thức, quan điểm cho những nghiên cứu lễ hội cụ thể của các học giả tiền bối là vô cùng quan trọng đối với người làm nghiên cứu nói chung. Các nghiên cứu có tính chất lý luận này, là tiền đề cho tác giả tiếp nhận và vận dụng để thực hiện luận án của mình. Trong đó, bài viết Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền của Ngô Đức Thịnh [110] đã đưa ra một quan điểm mới về khái niệm lễ hội cổ truyền. Theo ông, lễ hội là một hoạt động tín ngưỡng dân gian tổng thể: trong lễ có hội, trong hội có lễ. Điều này đã khác với tư duy trước đó thường phân biệt/tách biệt lễ hội thành hai yếu tố: lễ và hội. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều nghi thức lễ đã được biểu hiện dưới dạng hội (trò chơi/trò diễn) và ngược lại, rất nhiều trò chơi/trò diễn gắn liền với ý nghĩa lễ nghi, thiêng liêng. Quan điểm này của Ngô Đức Thịnh, theo tác giả của luận án là đúng đắn phù hợp trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và diễn giải các vấn đề của luận án. Đây là một cái nhìn có tính chất tổng thể, không chỉ đặt đối tượng nghiên cứu trong chính nó, mà còn đặt nó trong mối quan hệ, tương tác qua lại với các mặt của đời sống xã hội. Điều này cũng phù hợp với quan niệm/khái niệm tổng thể của M. Mauss (sau này được khái quát, phát triển thành lý thuyết tổng thể trong quá trình nghiên cứu của Ngô Đức Thịnh). Marcel Mauss (1872 - 1950) là một nhà xã hội người Pháp, ông là người kế tục, cộng sự của Émile Durkheim. Trong quá trình nghiên cứu một hiện tượng phổ biến trong các xã hội nguyên thủy đó là “sự tặng quà”, đúng hơn là sự trao đổi quà tặng. Nguyên lý của việc trao đổi này tuy không còn là nguyên lý của những xã hội theo chế độ cống nạp thuần túy, nhưng chưa đạt đến nguyên lý của thị trường. Trong đó, ngoài sự biếu tặng lẫn nhau, người ta còn
  • 14. 9 tặng biếu thần linh (hiến tế) bằng cách đập phá, đốt cháy, đánh chìm quà tặng. Sự phá hủy quà tặng trong hiến tế sẽ được thần linh bảo trợ và kích thích sản xuất. Sự trao đổi quà tặng, như vậy là tuân theo một hệ thống tượng trưng, không thể đơn giản quy về một hiện tượng kinh tế hay bất kỳ một chiều kích riêng biệt nào như pháp lý, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ… Quà tặng đã là một hiện tượng xã hội tổng thể, hay chính quà tặng, tính xã hội tổng thể được thể hiện. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện luận án, NCS sử dụng lý thuyết tổng thể của M. Mauss để tìm hiểu, đặt lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay trong mối quan hệ đa chiều của xã hội. Từ đó, thông qua nghiên cứu trường hợp Lễ hội Phủ Dầy ở Nam Định để đánh giá những ảnh hưởng, tác động của hoạt động tín ngưỡng - lễ hội này tới đời sống cá nhân, cộng đồng và ngược lại [76]. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, những dư tồn của các hình thái kinh tế, quan niệm về “quà tặng” không mất đi, đặc biệt là việc “tặng quà cho thần linh” vẫn còn tồn tại và còn trở nên phát triển. Chính vì vậy, NCS mong muốn vận dụng được quan niệm/lý thuyết này của Mauss để làm sáng tỏ mối tương tác - ảnh hưởng qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng. Ngoài ra, không thể bỏ qua cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn [133], mặc dù nội dung cuốn sách đề cập chủ yếu đến vấn đề tôn giáo nói chung và tôn giáo ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, phần cơ sở lý luận (chương 1, 2, 3) của cuốn sách đã cung cấp nền tảng lý thuyết quan trọng để tác giả luận án có thể kế thừa, triển khai và thực hiện diễn giải các vấn đề một cách hiệu quả nhất. Trong đó, lễ hội cổ truyền nói chung và lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng luôn được coi là một phần quan trọng của đời sống văn hóa tâm linh (gồm cả tôn giáo và tín ngưỡng). Mục đích của cuốn sách là nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, nghiên cứu vai trò và đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam trong đời sống hiện nay. Đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, mục đích của cuốn sách tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý luận của tôn giáo và
  • 15. 10 tôn giáo ở Việt Nam, nên hầu như không đề cập đến các loại hình tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó, cuốn Các hình thức tôn giáo sơ khai của A. Tôcarep [124] được coi là một trong những tài liệu quan trọng về mặt lý luận đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn sách không chỉ đề cập đến những hình thức tôn giáo sơ khai (bao gồm cả tín ngưỡng nguyên thủy) một cách chung chung, mà còn cung cấp một hệ thống lý thuyết đầy đủ, với cách lập luận, phân tích sắc sảo, logic… về các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng này. Cuốn sách đã tái hiện được cơ bản diện mạo các hình thức tôn giáo sơ khai (có tính chất nền tảng cho các tôn giáo sau này) trên thế giới. Từ đó, với tư duy và luận thuyết chung như vậy, NCS có thể kế thừa, vận dụng những quan điểm về tôn giáo, tín ngưỡng trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt của Bùi Hoài Sơn [98], công trình đề cập đến các hoạt động của quản lý lễ hội của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay. Đó là một hệ thống các văn bản pháp quy, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước đối với lễ hội. Đặc biệt là việc triển khai những văn bản đó tới các hoạt động thực tiễn của lễ hội trong bối cảnh hiện nay. Công trình nghiên cứu này của Bùi Hoài Sơn đã đề cập đến việc quản lý lễ hội ở Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện và bài bản nhất đứng từ góc nhìn của khoa học quản lý/người làm quản lý. Trong đó, các lễ hội cổ truyền trong quá trình hoạt động của mình, đều chịu sự chi phối của cơ quan quản lý nhà nước thông qua các văn bản pháp quy (bộ luật, nghị định, quy chế…). Cuốn sách của Bùi Hoài Sơn đã giúp cho NCS thực hiện nghiên cứu đề tài của mình luôn đặt lễ hội Phủ Dầy trong sự quản lý của nhà nước và nhận diện một nghiên cứu lễ hội truyền thống từ góc nhìn quản lý, nhất là đối với lễ hội Phủ Dầy. Cuốn Lễ hội cổ truyền của người Việt cấu trúc và thành tố của Nguyễn Chí Bền [6]. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu tổng thể về các loại hình lễ hội truyền thống trên lãnh thổ Việt Nam được tác giả tiếp cận dưới góc nhìn cấu trúc và thành tố. Công trình nghiên cứu này đã đặt lễ hội cổ truyền Việt Nam nói chung và lễ hội ở châu thổ Bắc Bộ nói riêng trong mối quan hệ, tương tác với nhau trên nền tảng lý thuyết cấu trúc luận và các thành tố vốn có của nó. Với góc nhìn riêng có của
  • 16. 11 mình, tác giả cuốn sách đã cho thấy các mặt của lễ hội truyền thống Việt Nam trong mối quan hệ, tương tác với mọi phương diện của đời sống xã hội. Công trình nghiên cứu này của Nguyễn Chí Bền đã giúp cho NCS có được cái nhìn bao quát hơn về lễ hội cổ truyền ở Việt Nam trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. NCS coi đây là công trình vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính tổng kết cao được rút ra từ thực tế của lễ hội trên khắp các vùng miền ở Việt Nam. Đặc biệt là, trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã chỉ ra được kết cấu/cấu trúc và thành tố cơ bản của một lễ hội cổ truyền ở Việt Nam nói chung và ở châu thổ Bắc Bộ nói riêng. Những công trình có tính chất lý luận chung về tôn giáo tín ngưỡng đã được xuất bản khá nhiều. Tuy nhiên, những công trình/tác phẩm đề cập đến những vấn đề lý luận chung về tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam chưa có nhiều. Những công trình nghiên cứu kể trên là những cuốn sách, bài báo khoa học tiêu biểu liên quan trực tiếp đến công việc thực hiện luận án, trong đó, bài viết của Ngô Đức Thịnh về nhận thức mới về lễ hội như một hiện tượng tổng thể đã giúp tác giả luận án có cách tiếp cận đa chiều, nhiều góc độ. Cùng với quan điểm của M. Mauss, tác giả có thể xây dựng khung lý thuyết trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đánh giá tác động qua lại giữa lễ hội thờ Mẫu đối với mọi mặt của đời sống cộng đồng. Đối với công trình của Đặng Nghiêm Vạn, phần lý luận thiên nặng về lý thuyết tôn giáo học và từ đó soi chiếu đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, mà chưa đề cập đến các vấn đề tín ngưỡng nói chung (trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu). Mặc dù vậy, công trình của Đặng Nghiêm Vạn cũng cung cấp cho tác giả luận án hệ thống lý luận cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam nói riêng, làm tiền đề lý luận cho việc thực hiện luận án. Công trình của A. Tôcarep là hệ thống lý luận/lý thuyết về tôn giáo tín ngưỡng nói chung. Đây chính là tiền đề quan trọng cho các nhà nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng nói chung và cá nhân tác giả luận án nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu nói riêng. Những công trình của các tác giả tiêu biểu kể trên cũng đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều hoặc ít liên quan tới đề tài của luận án. Tác giả luận án đã tiếp thu, vận dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình.
  • 17. 12 1.1.2. Những nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy Để có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy (Nam Định) nói riêng, chúng tôi chia thành những nhóm công trình nghiên cứu sau: Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp tới lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng không nhiều. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam, đạo Mẫu nói chung, thì các hoạt động có tính chất nghi lễ liên quan đến lễ hội được đề cập đến một cách gián tiếp. Chính vì vậy, để nhận diện rõ hơn các công trình nghiên cứu của học giả đi trước, tác giả luận án phân loại thành những nhóm vấn đề sau: + Các công trình nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ Công trình viết về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung có một khối lượng không nhỏ ở dưới dạng các sách chuyên khảo và bài báo khoa học. Tuy nhiên, không có những công trình chuyên khảo (dưới dạng sách) riêng cho lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, mà nó được lồng ghép vào các công trình chuyên khảo về Đạo Mẫu nói chung. Trước hết, có thể kể đến Le Culte des immortels en Annam (Việc thờ cúng các vị Thần bất tử ở Việt Nam, Imprimerie D’Extrême - Orient của Nguyễn Văn Huyên [45]. Đây là một tập chuyên luận đề cập đến các vị thần linh Việt nói chung và các nữ thần nói riêng. Trong đó, thần nữ Liễu Hạnh được đề cập đến từ nguồn gốc hình thành phát triển trong đời sống tâm thức dân gian Việt Nam. Thân phận của vị thần nữ (được coi là tứ bất tử này) cũng chìm nổi long đong trong mối quan hệ, tương tác với các thần linh đất Việt khác. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, đầy đủ và cách phân tích sắc sảo về những loại hình tín ngưỡng bản địa với các vị thần linh của loại hình đó. Trong quá trình định hình, tồn tại, phát triển, các loại tín ngưỡng đã có những xung đột, va chạm, thậm chí loại bỏ nhau, thần Mẫu Liễu Hạnh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, học giả Nguyễn Văn Huyên cũng chưa đề cập đến lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, đặc biệt là trường hợp lễ hội Phủ Dầy. Thứ hai, nhóm tác giả Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo và Dương Tất Từ đã cho xuất bản cuốn Mùa xuân và phong tục Việt Nam [138]. Cuốn sách đề cập
  • 18. 13 đến những phong tục truyền thống của người Việt, trong đó có tục thờ nữ Thần và tín ngưỡng thờ Mẫu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá và những tác động tới đời sống của cộng đồng lại chưa được nhóm tác giả đề cập đến. Nhưng, những quan điểm, thông tin, kiến thức về các tục thờ nói chung và tục thờ Mẫu ở Việt Nam sẽ được tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện luận án. Thứ ba, cuốn Các nữ thần ở Việt Nam của Mai Thị Ngọc Chúc, Đỗ Thị Hảo [17]. Đây là một công trình nghiên cứu tổng hợp về các nữ thần ở Việt Nam, về nguồn gốc, quá trình hình thành, sự thiêng hóa cũng như vai trò và tầm ảnh hưởng của những thần nữ này đối với đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt nói riêng và người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả Đỗ Thị Hảo cũng chưa đề cập đến lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, trong đó có Phủ Dầy ở Nam Định. Thứ tư, cuốn Thần Người và đất Việt của Tạ Chí Đại Trường [129]. Nội dung cuốn sách đã dựng lên diện mạo của các thần linh đất Việt, trong đó các nữ thần, Mẫu… được thể hiện sinh động dưới góc nhìn độc đáo, sắc sảo. Tạ Chí Đại Trường đã cho thấy sự hình thành, phát triển và những va đập, chìm nổi của các thần linh Việt trong diễn trình lịch sử dân tộc. Ông cũng chỉ ra mối quan hệ chằng chéo, tiếp nhận, ảnh hưởng lẫn nhau của các vị thần trong bối cảnh giao thoa giữa các vùng miền, các tôn giáo và tôn giáo với tín ngưỡng… Đây là một trong những cuốn sách đặc biệt xuất sắc của học giả Tạ Chí Đại Trường khi nghiên cứu sang vấn đề văn hóa tâm linh với tư cách là một nhà sử học. Ông cũng chỉ ra những ảnh hưởng, tiếp nhận, hòa trộn tâm linh giữa các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam của hệ thống nữ thần linh đất Việt, trong đó có Mẫu Liễu Hạnh - Vị thánh Mẫu được coi là một trong “Tứ bất tử” của người Việt. Cuốn Hát Văn của Ngô Đức Thịnh [106], nội dung đề cập chủ yếu đến một số vấn đề cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi thức lên đồng/hầu đồng nói riêng. Trong đó, ông tập trung vào khảo sát các nghi thức hát văn và lên đồng. Từ đây, Ngô Đức Thịnh cũng chỉ ra những giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng tâm linh của hát văn. Cùng với những đánh giá, phân tích khoa học về hát văn, ông đã sưu tầm bài bản, nội dung ca từ của loại hình diễn xướng tâm linh này. Việc sưu tầm nội dung, câu chữ, lời bài hát trong hát văn gắn với đạo
  • 19. 14 Mẫu là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ cung cấp cho chúng ta lời ca trong những điệu hát văn, mà trong đó còn là nội dung tư tưởng, nguồn gốc lịch sử các thần linh trong hệ thống và giá trị nghệ thuật nhân văn. Việc nghiên cứu về lễ hội Tứ phủ nói chung và ở Phủ Dầy nói riêng mà không khai thác, đề cập đến nội dung của hát văn quả là thiếu sót, chưa đầy đủ. Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu ở Việt Nam, cuốn sách gần như liên tục được tái bản, sửa chữa, có bổ sung vào các năm 2001, 2007, và 2010 [107]. Sau mỗi lần tái bản như vậy, việc sửa chữa bổ sung không chỉ thuần túy là thêm thắt tư liệu, mà còn có những thay đổi về nhận thức, quan điểm nghiên cứu. Chính vì vậy, phiên bản năm 2010 của cuốn sách về cơ bản có nhiều điểm ưu việt so với các phiên bản trước đó. Theo tác giả Ngô Đức Thịnh: Thứ nhất, tên cuốn sách đã bỏ chữ “ở”, để khẳng định ở Việt Nam đã hình thành một tín ngưỡng thờ Mẫu (nữ thần) khác biệt so với giá trị phổ biến trên thế giới. Thứ hai, các phiên bản trước (1996, 2001, 2007), sau phần trình bày hệ thống thờ Mẫu, mà chủ yếu là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, còn các chương sau đi vào các hiện tượng thờ Mẫu ở địa phương (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ), thì phiên bản 2010 xây dựng hệ thống thờ Mẫu với ba cấp độ: + Thờ Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, sự tác động và chuyển hóa giữa chúng + Khái quát ba dạng thức thờ Mẫu đầu tiêu biểu cho Bắc, Trung, Nam với các đặc trưng địa phương + Quan trọng hơn, với mỗi vùng như vậy, cuốn sách tập trung nghiên cứu các vị Thánh Mẫu tiêu biểu, như Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Bắc Bộ, Thiên Ya Na - Pô Inư Nagar ở Trung Bộ và Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Thiên Hậu ở Nam Bộ. Hệ thống trình bày này giúp chúng tôi vừa thể hiện được tính thống nhất lại vừa thể hiện được tính đa dạng của Đạo Mẫu Việt Nam. Thứ ba, nếu như các phiên bản trước chủ yếu mới đi vào xây dựng và trình bày tính hệ thống của Đạo Mẫu, cho người đọc có ý niệm chung, giống như cái khung của ngôi nhà, thì phiên bản này, một mặt tiếp tục xây dựng cái khung chung ấy, nhưng quan trọng hơn là nghiên cứu Đạo Mẫu từ khía cạnh xã hội và con người, từ cộng đồng tới cá nhân, tức là muốn phả vào cái bộ khung có phần
  • 20. 15 khô cứng ấy hơi thở, sức sống, làm cho nó có phần sinh động hơn. Nghiên cứu các chiều kích khác nhau của môi trường xã hội, lịch sử và văn hóa với hiện tượng Đạo Mẫu theo lý thuyết xã hội tổng thể của M. Mauss. Thứ tư, cuốn sách này đi sâu vào nghiên cứu Đạo Mẫu chứ không nghiên cứu tục Lên đồng, tuy nhiên, đây là hiện tượng vừa đồng nhất và vừa khác biệt. Do vậy, tác giả cuốn sách luôn đặt chúng trong mối quan hệ chung riêng, tổng thể và bộ phận. Thứ năm, lần xuất bản năm 2010 này, ngoài 100 bài Hát văn đã công bố trong lần xuất bản trước (năm 1996, tập 2), cuốn sách đã được tác giả bổ sung đáng kể những những tư liệu thành văn liên quan tới các vị Thánh Mẫu, nhất là Mẫu Liễu Hạnh. Đây là phần tài liệu vô cùng quý giá đối với những người nghiên cứu nói chung và tác giả luận án nói riêng. Cuốn Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á của Ngô Đức Thịnh [114]. Đây là một cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các tác giả khác nhau liên quan đến vấn đề của Đạo Mẫu và các sinh hoạt tâm linh liên quan. Mặc dù, là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung cuốn sách tập trung vào ba vấn đề cơ bản: một là, đạo Mẫu ở Việt Nam; hai là, các hoạt động lên đồng của người Việt; ba là các shaman của các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Trong đó, có nhiều bài viết đề cập trực tiếp đến lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và ở Phủ Dầy nói riêng. Không những thế, vị thần chủ Liễu Hạnh với nơi thờ Phủ Dầy, Nam Định đã trở thành tâm điểm nghiên cứu của các học giả. Đặc biệt, các nghi thức lên đồng (một nghi thức quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, nhất là trong lễ hội Tứ phủ) đã trở thành đối tượng quan trọng để nghiên cứu xem xét. Những đánh giá, so sánh với các hoạt động lên đồng (có tính chất shaman) của các tộc người thiểu số khác ở Việt Nam như: Tày, Thái, Mường, Chăm,... Đây là một cuốn sách quan trọng để tác giả luận án có thể khai thác trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận của Ngô Đức Thịnh [116]. Đây là một chuyên khảo về nghi thức lên đồng gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam trong bối cảnh cảnh đối sánh với các nghi thức lên
  • 21. 16 đồng của các tộc người thiểu số khác. Qua đây, tác giả Ngô Đức Thịnh đã tái hiện một bức tranh sinh động về thân phận những ông đồng, bà đồng, thanh đồng... trong nghi thức sinh hoạt thờ Mẫu Tứ phủ. Nghi thức lên đồng đã trở thành đối trung tâm với những yếu tố cấu thành lên nó. Gương mặt của các thần linh trong điện Mẫu Tứ phủ cũng qua sự thăng giáng vào các thầy đồng đã trở nên rõ ràng, đa dạng và sinh động hơn đối với đời sống tâm linh. Các yếu tố như: thần linh, thầy đồng, trang phục, âm nhạc (cung văn, nhạc cụ), điện thờ,... đã hòa quyện, tạo nên một nghi thức lên đồng hoàn hảo. Qua những trường hợp cụ thể, Ngô Đức Thịnh đã đưa ra những đánh giá, nhận định, lý giải thuyết phục người đọc về hiện tượng lên đồng vốn đang gây nhiều tranh cãi trong đời sống hiện nay. Đây là một chuyên khảo quan trọng cho tác giả của luận án khi tiến hành nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ. Cuốn Văn hóa thờ nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và châu Á, bản sắc và giá trị của Ngô Đức Thịnh [119]. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của các học giả trong và ngoài nước được trình bày trong Hội thảo cùng tên do Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, Hội Folklore châu Á tổ chức. Từ cuốn sách này, tục thờ các nữ thần, thần Mẫu Việt Nam được đặt trong mối liên hệ, so sánh đối chiếu với tín ngưỡng này với các nước trong khu vực châu Á. Trong đó, hệ thống thờ nữ thần, thờ Mẫu ở Việt Nam được dựng lên khá sinh động, từ những trường hợp được thờ cúng phổ biến như Mẫu Tam/Tứ phủ, Mẫu Liễu Hạnh... đến các trường hợp đơn lẻ có tính chất địa phương. Bên cạnh đó, hiện tượng lên/hầu đồng cũng được các tác giả quan tâm đề cập khá chi tiết. Đây là một tập hợp những bài viết của nhiều tác giả về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và lễ hội Phủ Dầy ở Nam Định nói riêng. Ngoài các công trình của Ngô Đức Thịnh, có bài viết Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh [51]. Công trình đã khái lược lại được và chỉ ra nguồn gốc, những điều kiện hình thành tâm thức coi trọng người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam, để từ đó định hình và phát triển các tục thờ Nữ thần. Bên cạnh việc bài báo chỉ ra được hệ thống thần Mẫu cơ bản ở Việt Nam, Đinh Gia Khánh cũng nhấn mạnh đến tục thờ Mẫu Liễu
  • 22. 17 Hạnh trong tương quan với hệ tục thờ Mẫu nói chung của người Việt. Ông cho rằng, Mẫu Liễu Hạnh đã xuất hiện trong đạo Tam phủ như là một sự bổ sung tất yếu cho đạo Tam phủ để đáp ứng tình cảm của nhân dân. Vì khác với các Mẫu khác (Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Mẫu Thoải), Mẫu Liễu Hạnh có nguồn gốc xuất thân trong đời sống thực, gần gụi với con người. Đinh Gia Khánh cũng chỉ ra, Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện vào thế kỷ XVI, thay vì ban phúc, bà đi trừng phạt những kẻ ác, chống lại sự độc đoán của triều đình. Với sự xuất hiện của Mẫu Liễu Hạnh, thì đạo Tam phủ đã phát triển, trở thành đạo Tứ phủ. Công trình Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam của Nguyễn Đức Lữ [67]. Đây là một tập hợp những bài viết của nhiều tác giả đề cập đến 2 vấn đề cơ bản: Thứ nhất, những bài viết có tính chất lý luận về tôn giáo tín ngưỡng và tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam. Phần này, tác giả Nguyễn Đức Lữ đặc biệt tập trung nghiên cứu vai trò của tín ngưỡng dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam. Thứ hai, những bài viết đề cập tới các loại hình tín ngưỡng dân gian cụ thể, trong đó có công trình viết trực tiếp đến tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội điển hình trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam. Có thể nói, đây là một trong những công trình vừa đề cập đến vấn đề lý luận, nhận thức, vừa đề cập đến các vấn đề cụ thể của mỗi loại hình tín ngưỡng dân gian cơ bản ở Việt Nam. Chính điều này đã làm công trình này đảm bảo tính khoa học trên hai khía cạnh lý luận và thực tiễn. Từ đây, các tín ngưỡng dân gian, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu được nhìn nhận đánh giá dựa trên nền tảng lý thuyết và nhận thức mới. Chính vì vậy, tín ngưỡng dân gian và đạo Mẫu ở Việt Nam được đánh giá đúng với vai trò, chức năng của nó trong đời sống xã hội và cộng đồng. Công trình do Nguyễn Đức Lữ chủ biên không chỉ cho tác giả luận án kế thừa những nội dung nghiên cứu, mà còn cả phương pháp, kỹ năng khi nghiên cứu một vấn đề khoa học. Công trình Văn hóa và phong tục của Hoàng Quốc Hải [33] là một tập hợp các bài viết về phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa Việt Nam nói chung. Trong đó, bài viết về “Tín ngưỡng thờ Mẫu và tục hầu bóng” đã đưa ra một cách kiến giải về nguồn gốc tục thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh nói riêng. Ông cũng chỉ ra việc thờ cúng Mẫu Liễu xuất hiện muộn so với tín ngưỡng thờ Mẫu nguyên thủy của người Việt và nghi thức hầu bóng/lên đồng là
  • 23. 18 một sản phẩm đặc thù của loại hình tín ngưỡng này. Tuy nhiên, bài viết của Hoàng Quốc Hải chỉ mang tính chất tổng hợp giới thiệu chung chung, cho nên nó chưa thành một nghiên cứu chuyên khảo có giá trị cao về khoa học. Ngoài những công trình nghiên cứu về Mẫu Tứ phủ và lễ hội Tứ phủ như đã đề cập, thì không thể không nhắc đến cuốn kỷ yếu hội thảo Quốc Mẫu Tây Thiên Vĩnh Phúc trong Đạo Mẫu ở Việt Nam [84]. Đây là một tập hợp những tham luận của các nhà khoa học trong nước về hiện tượng thờ Mẫu nói chung ở Vĩnh Phúc, quá trình hình thành, phát triển và sự phụng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Khẳng định vai trò của Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Trong đó, quá trình hình thành, phát triển của Mẫu Tây thiên được nhìn nhận trong sự tương tác với các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác ở Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt bài viết Di tích và lễ hội Tây Thiên - tiềm năng và triển vọng của tác giả Lê Hồng Lý [73], bài viết đề cập đến trong mối tương quan với tiềm năng kinh tế và phát triển du lịch. Tham luận của Lê Hồng Lý ngoài việc đề cập đến hệ thống cảnh quan di tích của không gian lễ hội Tây Thiên, ông còn đề cập đến quá trình phục hưng của tín ngưỡng - lễ hội Tây Thiên gắn với thập phương khách hành hương. Những con số về số lượng khách đến Tây Thiên trong các năm của thập niên 90 (thế kỷ XX) đã chỉ ra tiềm năng phát triển của loại hình tín ngưỡng - lễ hội này. Qua đó, ông khẳng định, lễ hội Tây Thiên là một Yên Tử, một chùa Hương của Vĩnh Phúc; lễ hội Tây Thiên là một hoạt động du lịch sinh thái tâm linh đầy hấp dẫn; đi hội Tây Thiên là sự khám phá về văn hóa tộc người ở Vĩnh Phúc; lễ hội Tây Thiên là một tiềm năng kinh tế lớn của Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, Lê Hồng Lý cũng đưa ra các giải pháp cho việc quản lý cũng như góp phần quy hoạch, phát triển khu di tích tín ngưỡng - lễ hội thờ Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc. + Các công trình nghiên cứu về lễ hội Phủ Dầy Các công trình nghiên cứu về lễ hội Phủ Dầy cũng có một khối lượng khiêm tốn, phần lớn là những bài viết trên các tạp chí khoa học, hoặc nằm trong những cuốn sách tổng hợp của nhiều tác giả. Đôi khi, lễ hội Phủ Dầy chỉ được cấu trúc thành một chương hoặc một phần trong các cuốn sách chuyên khảo liên
  • 24. 19 quan đến đạo Mẫu hoặc tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Mặc dù vậy, cũng có một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu đề cập đến lễ hội Phủ Dầy như: Trong bộ Nếp cũ - Hội hè đình đám (quyển thượng) của học giả Toan Ánh [3] có đề cập đến các lễ hội của Việt Nam nói chung. Trong đó ông đề cập đến rất nhiều lễ hội thờ Mẫu ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Lễ hội Phủ Dầy được tác giả Toan Ánh đề cập từ lịch sử, thần tích, hành trạng tới công tích của thần. Lễ hội Phủ Dầy được nhắc đến với những nghi thức cơ bản như rước kiệu, kéo chữ (của nhân dân trong vùng), hầu đồng (con nhang, đệ tử) và khách thập phương nô nức kéo về dự hội. Có thể nói, công trình của Toan Ánh cho người đọc những thông tin cơ bản nhất có tính chất tư liệu về thánh Mẫu Liễu Hạnh sự tích liên quan đến bà. Trên nền tảng đó, lễ hội Phủ Dầy được thể hiện ra ngắn gọn, có phần sơ sài, chỉ cung cấp những thông tin chung nhất của lễ hội mà thôi. Tuy nhiên, đây có thể được coi là những tìm hiểu đầu tiên của các học giả nghiên cứu về đạo Mẫu nói chung và Lễ hội Tứ phủ liên quan đến Mẫu Liễu Hạnh nói riêng. Bài viết Quanh tín ngưỡng dân dã Mẫu Liễu và điện thờ của Trần Lâm Biền [7]. Có thể nói, đây là bài viết khái quát được những đặc điểm cơ bản nhất của hiện tượng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh nói riêng. Trong bài viết, tác giả Trần Lâm Biền có đưa ra những nhận thức mới/khác về cái gọi là “mê tín dị đoan” của giai đoạn trước. Theo ông, mê tín hay tín ngưỡng thực chất có cùng nội hàm, những được gọi bằng tên gọi khác nhau mà thôi. Từ đây, ông cũng dựng được sơ lược về hệ thống điện thờ của Mẫu Tứ phủ, trong đó có nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người làm về kiến trúc mĩ thuật truyền thống, nên nghiên cứu này của ông chưa đề cập đến lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, trong đó có Phủ Dầy. Tuy nhiên, việc đề cập đến không gian thờ cúng của đạo Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh nói riêng, Trần Lâm Biền cũng đã chỉ ra được không gian tổ chức lễ hội gắn liền với di tích - các công trình kiến trúc tâm linh. Cùng với những yếu tố kiến trúc, nghệ thuật tạo hình gắn liền với tín ngưỡng là một hệ thống các giá trị biểu tượng của Đạo Mẫu nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh nói riêng được Trần Lâm Biền bóc tách, giải mã và chỉ ra tính hội nhập với các tôn giáo khác như Nho, Đạo, Phật…
  • 25. 20 Cùng thời gian với bài viết của Trần Lâm Biền, còn có cuốn sách chuyên khảo của Vũ Ngọc Khánh, Phạm Văn Ty về Vân Cát thần nữ [53]. Cuốn sách là một tập hợp những sưu tầm và nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mặc dù dung lượng/số trang của cuốn sách không nhiều, nhưng đã nêu được những sự tích tiêu biểu, giá trị đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy nói riêng. Đặc biệt, cuốn sách còn tích hợp những sưu tầm về sự tích của Mẫu Liễu Hạnh được diễn nôm qua các thời kỳ/giai đoạn lịch sử. Thông qua những văn bản khác nhau về thần tích Mẫu Liễu Hạnh, cho thấy sự đa dạng này quá trình sáng tạo, tích hợp những giá trị bản địa với các giá trị ngoại lai. Được nhào nặn qua thời gian mà thành một hệ thống như vậy. Mặc dù tác phẩm này của Vũ Ngọc Khánh và Phạm Văn Ty chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, đánh giá sơ bộ những tích truyện về Mẫu Liễu Hạnh, nhưng đây là một công trình khảo cứu có nhiều giá trị về tư liệu đối với tác giả thực hiện đề tài của luận án. Sau bài viết của Trần Lâm Biền và cuốn sách chuyên khảo Vũ Ngọc Khánh, năm 1991, nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung đã ra cuốn Tam tòa Thánh Mẫu [68]. Nội dung cuốn sách đề cập đến hệ thống thờ Mẫu nói chung và hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh nói riêng. Trong đó, hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh được Đặng Văn Lung nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở đối chiếu, so sánh với những nữ thần khác của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Ông cũng đưa ra những lý giải/giải mã những giá trị biểu tượng vốn có, nay đã bị khuất lấp trong đời sống xã hội. Có thể nói, cuốn sách đã trình bày một số quan điểm khá độc đáo về hiện tượng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Tuy nhiên, cuốn sách đi sâu vào trình bày quan điểm của tác giả là chủ yếu, mà không đề cập đến lễ hội Phủ Dầy. Mặc dù vậy, đây là một cuốn sách chuyên khảo quan trọng đối với tác giả thực hiện đề tài luận án này. Năm 2004, nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung đã cho xuất bản bộ sách Văn hóa thánh Mẫu gồm 3 quyển [70]. Trong đó, quyển 3 của bộ sách này đề chính là tái bản lại cuốn in năm 1991, có sửa chữa và bổ sung. Thanh Hà trong cuốn Âm nhạc hát Văn [31] đã giới thiệu một số đặc điểm của hát văn và các làn điệu, điệu thức, thang âm... do tác giả sưu tầm và ký âm. Đây là một công trình khảo cứu hát văn dưới góc độ âm nhạc học. Đối với những cá nhân thực hành hát văn/nghệ sĩ biểu diễn, thì đây là cuốn sách tham
  • 26. 21 khảo rất lý thú. Dưới góc độ người làm nghiên cứu văn hóa học, cuốn sách cung cấp cho tác giả luận án này những thông số kỹ thuật, những bài bản, cách phân tích của người làm nghiên cứu âm nhạc, trên cơ sở đó, có thể đối chiếu, so sánh với những công trình nghiên cứu khác. Năm 1996, Bùi Đình Thảo cũng xuất bản cuốn Hát chầu văn [101], tác giả tập trung nghiên cứu địa điểm, không gian diễn xướng của hát văn. Ông cũng đề cập tới vai trò của hát văn đối với đời sống cộng đồng và trình bày những làn điệu, bài bản của loại hình nghệ thuật này. Mặc dù các tác giả trên chỉ chuyên khảo cứu về âm nhạc trong hát văn, linh hồn của các nghi thức hầu đồng - không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Âm nhạc trong hầu đồng - hát văn đã trở thành đặc trưng điển hình không chỉ trong các nghi thức lên đồng, mà còn gắn liền với không gian lễ hội, để giúp khách hành hương sống trong những làn điệu, ngẫm về công đức của các vị thánh Mẫu. Chính âm nhạc, đã góp phần tạo nên không gian thiêng của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng. Năm 2000, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã cho xuất bản cuốn Kho tàng Lễ hội cổ truyền Việt Nam [83], đây là một tập hợp các bài viết của nhiều tác giả viết về lễ hội cổ truyền ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam. Trong đó, các lễ hội thờ nữ thần, thờ Mẫu nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng được tái hiện một cách sơ lược, đơn giản, nhưng những thông tin cơ bản cũng được tác giả cung cấp đầy đủ trọn vẹn. Đặc biệt, bài viết của Ngô Đức Thịnh về lễ hội ở Phủ Dầy, Nam Định được tái hiện lại khác chi tiết, cụ thể tất cả các bước của một lễ hội truyền thống/cổ truyền ở Việt Nam. Từ thần tích của Mẫu Liễu Hạnh, khâu chuẩn bị cho đến trình tự các nghi thức như: rước, kéo chữ, hát văn, hầu đồng... Gắn với mỗi nghi thức như vậy, Ngô Đức Thịnh diễn giải về nguồn gốc, hoàn cảnh... làm nảy sinh các nghi lễ đó thông qua các thần tích hành trạng của Mẫu Liễu Hạnh. Qua đây, ông cũng bước đầu chỉ ra những ảnh hưởng, tác động của lễ hội tới đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc mô tả mà chưa có số liệu cụ thể về những tác động của lễ hội tới đời sống cộng đồng và ngược lại. Mặc dù vậy, cuốn sách đã cung cấp cho tác giả của luận án những thông tin ban đầu về nội dung của các lễ hội ở Việt Nam, đặc biệt là các lễ hội liên quan trực tiếp đến
  • 27. 22 đề tài của luận án. Những thông tin ban đầu này, sẽ được tác giả luận án khai thác để đối chiếu, so sánh với lễ hội diễn ra trong thực tế hiện nay. Công trình Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [26]. Đây là một công trình khảo cứu chuyên sâu về các hình thái tín ngưỡng và tôn giáo nói chung ở Việt Nam. Trong đó, ông dành chương 3 của cuốn sách đề cập - lý giải hiện tượng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh nói riêng. Ngoài việc khảo cứu về nguồn gốc Mẫu Liễu Hạnh, ông cũng đưa ra những giải thích về hiện tượng thờ cùng này. Theo ông, Mẫu Liễu Hạnh ra đời để đáp ứng cho nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, bổ sung cho những khuyết thiếu của các tôn giáo khác (như: Nho, Đạo, Phật); cùng với đấu tranh chống phong kiến, Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện còn hàm ý đấu tranh chống văn hóa phương Tây du nhập; Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện là để hoàn thiện triết lý thờ Mẫu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Thần. Cuốn sách của Nguyễn Đăng Duy cung cấp cho người đọc một hệ thống đầy đủ của đạo Mẫu với những vị thần linh có tính danh gốc tích rất cụ thể. Bên cạnh đó, ông còn đề cập tới các nghi thức hầu đồng gắn liền với hiện thượng thờ Mẫu Tứ phủ, và khảo cứu từng không gian thiêng gắn với những phủ Mẫu lớn như: Phủ Dầy, phủ Tây Hồ... với hệ thống điện thờ và vị trí - tên gọi của từng thần linh rất cụ thể và chi tiết. Trong số các bài viết về Hát Văn có bài của Phạm Trọng Toàn với tiêu đề Bước đầu tìm hiểu văn hoá Hát Văn [126]. Bài viết đã khái quát toàn bộ những vấn đề về nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán, lề lối diễn xướng của Hát Văn ở Phủ Dầy, Nam Định... Các tác giả này đã có nhiều phân tích sắc sảo về nguồn gốc thờ nữ thần và sự thâu nhận một số tín ngưỡng khác trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ của người Việt. Đồng thời, sách cũng cung cấp một số thông tin về hình thức diễn xướng, khái niệm của nghi lễ. Từ đó, cho thấy đây là một hiện tượng văn hoá dân gian phổ biến và có những giá trị độc đáo. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ mẫu cũng được một số nhà nghiên cứu ở các địa phương quan tâm tìm hiểu như sưu tầm văn bia, bia kí, huyền tích về thờ Mẫu. Cuốn Huyền tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa - lễ hội Phủ Dầy của Hồ Đức Thọ [120]. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về lễ hội Phủ Dầy
  • 28. 23 ở Nam Định, tác giả coi “hội Phủ Dầy tháng ba là lễ hội truyền thống, là sinh hoạt văn hóa dân gian trữ tình đáng trân trọng”. Đây cũng là cuốn sách chuyên khảo đề cập trực tiếp đến đề tài của luận án. Tuy nhiên, do mục đích của tác giả chỉ giới thiệu, nghiên cứu lễ hội Phủ Dầy, nên những yếu tố tác động của lễ hội tới đời sống xã hội dường như chưa đề cập đến. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng cho tác giả luận án có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu, cũng như có thể triển khai hướng tìm hiểu của riêng mình. Cuốn Nghi lễ thờ Mẫu văn hóa và tập tục của Ngô Bạch [4] cũng là một công trình đáng lưu ý trong quá trình tác giả thực hiện luận án. Đó là một công trình tương đối tổng hợp về đạo Mẫu ở Việt Nam nói chung: từ đặc trưng, bản chất, nguồn gốc của các thần Mẫu, các nghi lễ thờ cúng, diễn xướng... đến các vị thần linh gắn liền với không gian di tích, lễ hội gắn với tục thờ... Trong đó, lễ hội thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy nói riêng được tác giả đề cập đến với những thông tin cơ bản. Mặc dù đây là một công trình chuyên khảo về Mẫu, nhưng nội dung lại đề cập khá tản mạn, nhiều thông tin chung chung, nặng về cung cấp kiến thức cơ bản/phổ thông. Chính vì thế, ở góc độ chuyên ngành, cuốn sách chưa đạt đến một chuyên khảo hoàn chỉnh có tính khoa học cao. Tuy nhiên, do tổng hợp được tương đối đầy đủ những không gian, di tích, lễ hội cơ bản gắn liền đạo Mẫu, nên cuốn sách có thể giúp cho người đọc kết nối, so sánh, đối chiếu... hoặc đặt Mẫu Liễu Hạnh với không gian lễ hội ở Phủ Dầy trong mối tương quan của hệ thống thờ Mẫu và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. + Các công trình nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ trong đời sống văn hóa cộng đồng Các công trình nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ trong đời sống cộng đồng cũng không có nhiều. Những cuốn sách hay bài viết chủ yếu đề cập đến lễ hội nói chung trong đời sống cộng đồng, chứ không có những chuyên khảo riêng biệt cho lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng tới đời sống văn hóa cộng động. Mặc dù vậy, những công trình cũng có ít nhiều đề cập tới lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ trong đời sống văn hóa cộng đồng. Có thể kể tới các công trình tiêu biểu sau:
  • 29. 24 Bài viết Ý nghĩa xã hội và văn hóa của lễ hội dân gian của Đinh Gia Khánh [50] đã đặt vấn đề lễ hội như một thánh tố của văn hóa và có vai trò quan trọng đối với đời sống cộng đồng. Nhận thức này gần như khác hẳn với những quan niệm trước đó coi lễ hội dân gian cổ truyền là mang tính tiêu cực. Theo Đinh Gia Khánh, lễ hội dân gian là phản ánh nhu cầu xã hội và văn hóa của người xưa, đã tất yếu nảy sinh để thỏa mãn những nhu cầu ấy. Lễ hội của người xưa còn xuất phát từ nhu cầu trong sản xuất và chiến đấu, người ta luyện tập cho nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, các lễ hội nguyên thủy thường gắn với việc tập hợp và tổ chức lực lượng, với việc tổng diễn tập, kiểm tra kỹ năng, sức khỏe… Nói theo cách khác, lễ hội xưa có vai trò vô cùng quan trọng là tập hợp cộng đồng, cùng nhau lao động, sản xuất, chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ. Thông qua lễ hội này, vai trò, tài năng của các cá nhân được bộc lộ và phát triển. Kéo theo đó, là các loại hình nghệ thuật truyền thống có cơ hội được thể hiện trong đời sống con người. Trong bài báo khoa học này, Đinh Gia Khánh chỉ ra, trong thời buổi ngày nay: Lễ hội diễn ra không chỉ nhằm tái hiện, nhắc nhở lại truyền thống lịch sử, công trạng của vị thánh/thần, mà còn tạo niềm tin về một sức mạnh linh thiêng, cầu cho “an khang, vật thịnh” tới đời sống cộng đồng. Lễ hội gắn bó các thành viên trong cộng đồng lại với nhau trong niềm tự hào về làng xóm, quê hương, đất nước, dân tộc, về bản thân và gia đình. Lễ hội là thời điểm mà trong đó đời sống văn hóa của nhân dân được tổ chức một cách tập trung có quy mô và do đó được nâng lên những trình độ cao hơn so với ngày bình thường. Lễ hội được cộng đồng tổ chức còn đem lại niềm phấn khởi cho mọi người. Ngày hội đem lại không khí vui tươi, niềm mơ ước về cuộc sống tốt lành cho cộng đồng, cho mỗi cá nhân trong đó. Ông còn cho rằng, ngày hội lễ thể hiện tính tổ chức cao của cộng đồng và theo định kỳ lại nhắc nhở một cách sâu sắc, theo những nghi thức và quy cách có tính chất gây ấn tượng mạnh mẽ, mối quan hệ của các thành viên trong cộng đồng. Ngày lễ hội dân gian là thời điểm hội tụ mọi khả năng sáng tạo văn hóa, văn nghệ cũng như khả năng thưởng thức văn hóa nghệ thuật của tất cả mọi người. Ngày hội lễ dân gian là thời điểm hội tụ mọi loại thể của nghệ thuật tạo hình dân gian, của nghệ thuật biểu diễn dân gian. Hội lễ dân gian là khung cảnh trong đó có thể thấy rất rõ mối quan hệ qua
  • 30. 25 lại giữa đời sống và nghệ thuật, giữa thực tiễn và nhận thức thẩm mĩ, giữa sáng tạo của cá nhân và vai trò của cộng đồng. Công trình Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại của Đinh Gia Khánh và Lê Hữu Tầng là một tập hợp các bài viết của nhiều tác giả [52]. Trong đó, các tác giả bàn đến vai trò, chức năng và ảnh hưởng của nó đến đời sống cộng đồng trên một số mặt: kinh tế, du lịch, phát triển, cố kết cộng đồng... Tuy nhiên, các bài viết chỉ dừng lại nêu ra vấn đề (những ảnh hưởng của lễ hội tới một số mặt của đời sống văn hóa cộng đồng), nhưng chưa đi vào phân tích đánh giá trên cơ sở số liệu; và, cũng chưa tìm hiểu xem những tác động đó ảnh hưởng như thế nào tới đời sống cộng đồng. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng là một tập hợp những quan điểm, góc nhìn về lễ hội nói chung và tới các lễ hội cụ thể nói riêng. Trong đó, có đề cập đến vai trò của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ tới sự phát triển du lịch. Đây là cuốn sách đã phần nào ít nhiều đề cập trực tiếp đến nội dung đề tài của luận án, chính vì vậy, việc tiếp thu thành quả nghiên cứu của những bài viết này là tất yếu đối với tác giả luận án. Các công trình của Nguyễn Thụy Loan về Tín ngưỡng tôn giáo và ca nhạc cổ truyền Việt Nam [65] đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật âm nhạc dân gian với các loại hình tín ngưỡng tôn giáo. Trong nghi lễ hầu đồng của Đạo Mẫu nói chung và lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng đã trở thành một phần vô cùng quan trọng. Âm nhạc dẫn dắt người hành lễ hoặc tham dự hành lễ. Không có âm nhạc, ông/bà đồng không thể thăng hoa mà đạt tới cảnh giới giao tiếp với thần linh. Người tham dự cũng bị âm nhạc chi phối, khuyến khích và dẫn dắt. Nghi lễ gắn liền với âm nhạc, âm nhạc có tác động mạnh mẽ lên tính linh thiêng của nghi lễ, mối quan hệ biện chứng này đã cho thấy vai trò, chức năng của âm nhạc trong các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng. Đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và trong lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ (điển hình là hiện tượng thờ Mẫu Liễu ở Phủ Dầy). Một công trình Việc phụng thờ Mẫu Liễu ở Phủ Dầy của Nguyễn Minh San [92]. Công trình đề cập đến sự hình thành đạo Mẫu ở Việt Nam nói chung và sự hành thành và phát triển của hiện tượng thờ phụng Mẫu Liễu Hạnh nói riêng. Trên nền tảng đó, Nguyễn Đình San đã nghiên cứu tổng hợp về hoạt động
  • 31. 26 văn hóa dân gian tổng thể qua truyền thống di tích - điện thờ, nghi lễ thờ cúng và lễ hội ở Phủ Dầy; những đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Nam Định. So sánh việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy với một số nơi thờ mẫu khác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy của Nguyễn Đình San lại chủ yếu đề cập đến các bước tiến hành lễ hội, chứ không đề cập đến vai trò và những tác động của nó tới đời sống cộng đồng. Bài viết Về tín ngưỡng lễ hội và sự phát triển của xã hội hiện nay của Ngô Đức Thịnh, Lê Hồng Lý [109]. Nội dung bài viết xoay quanh các vấn đề của tín ngưỡng lễ hội trong bối cảnh xã hội của thập niên 90 (thế kỷ XX), vai trò cũng như ảnh hưởng của lễ lội truyền thống trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đương đại. Đây là một bài báo khoa học đề cập đến quá trình ảnh hưởng, tương tác của lễ hội dân gian truyền thống tới đời sống cộng đồng. Các tác giả của bài viết nhấn mạnh đến sự hình thành của lễ hội dân gian Việt Nam nói chung và vai trò cũng như những hạn chế của lễ hội tới đời sống cộng đồng. Theo hai tác giả thì: lễ hội và tín ngưỡng gắn liền với nó đã tác động mạnh mẽ tới việc bảo tồn và làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc; chúng còn có tác dụng cố kết cộng đồng; trong bối cảnh hiện đại tín ngưỡng và lễ hội còn tạo ra những cơ hội để phát triển du lịch. Nhưng kéo theo những mặt tích cực bao giờ cũng có những hạn chế, nếu như công tác quản lý bị bỏ quên, buông lỏng. Con người sẽ lợi dụng lễ hội để trục lợi. Ngô Đức Thịnh trong cuốn Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền [115] đã đề cập đến các hoạt động của tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền của Việt Nam nói chung. Trong đó, ông dành phần thứ 2 và một mục trong phần thứ 3 để đề cập đến đạo Mẫu và lễ hội Tứ phủ ở Phủ Dầy. Đặc biệt, khi đề cập về lễ hội Tứ phủ ở Phủ Dầy, Ngô Đức Thịnh đã đưa ra những nhận thức mới có tính chất lý luận về đạo Mẫu nói chung và lễ hội Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy nói riêng. Bên cạnh việc trình bày, diễn giải về các nghi thức liên quan đến lễ hội (tế, rước kiệu, kéo chữ...), không gian lễ hội (di tích, kiến trúc,...), thì Ngô Đức Thịnh còn chỉ ra những yếu tố tác động của lễ hội tới đời sống cộng đồng, từ người dân đến chính quyền và nhận thức của các nhà quản lý. Ông cho rằng: a. mối quan hệ giữa di tích, tín ngưỡng và lễ hội phủ Dầy là sự thống nhất biện chứng giữa văn hóa vật
  • 32. 27 thể và phi vật thể, tựa như giữa thân xác và linh hồn, cái nọ là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của cái kia; b. Đạo Mẫu là một hệ thống các tín ngưỡng dựa trên nền tảng thờ nữ thần, rồi trên cơ sở tiếp thu những giao lưu ảnh hưởng từ bên ngoài để hình thành các lớp Mẫu thần và Mẫu Tam - Tứ phủ. Đạo Mẫu sản sinh và tích hợp vào nó những giá trị văn hóa, giá trị đạo đức, nó sớm được lịch sử hóa và trở thành biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đạo Mẫu đã trở thành một trong những tín ngưỡng cổ xưa và mang tính bản địa nhất, giống như thờ cúng tổ tiên, thành hoàng làng, các anh hùng dân tộc...; c. Hầu bóng là một trong những nghi lễ tiêu biểu của đạo Mẫu tam - Tứ phủ. Để đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội, nghi lễ hầu bóng đã sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật, khiến nó trở thành bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam cổ truyền; d. Lễ hội Phủ Dầy cũng giống như các lễ hội cổ truyền khác, chứa đựng các giá trị nhân văn sâu sắc: hướng về cội nguồn, biểu dương và cố kết sức mạnh cộng đồng, thỏa mãn và cân bằng nhu cầu đời sống tâm linh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, do vậy lễ hội thực sự trở thành bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam. 1.1.3. Đánh giá chung về tình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy nói chung đã có rất nhiều công trình khoa học đề cập đến. Đây có thể được coi là những thành tựu có tính chất đột phá trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm về một loại hình tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc và đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Những công trình nghiên cứu đi trước như đã trình bày ở trên, đã cung cấp cho tác giả luận án một khối lượng kiến thức, quan điểm nghiên cứu vô cùng quan trọng. Trên cơ sở đó, tác giả luận án nhận thấy rằng: Các công trình chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu sự hình thành, tồn tại, phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam trên cơ sở hội tụ, hỗn dung với các tín ngưỡng bản bản địa và tôn giáo ngoại lai khác. Đặc biệt là, sự hoàn thiện về hệ thống thần điện, nghi thức thờ cúng (nhất là nghi thức lên đồng/hầu bóng), cơ sở thờ tự, sự lan tỏa tâm thức đến cộng đồng… Nhiều tác giả còn đi sâu vào phân tích những đặc điểm, tính chất, giá trị… của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ.
  • 33. 28 Một số học giả khác đi vào công tác sưu tầm tài liệu liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ như: thần tích, thần sắc, bia ký, văn bản thi ca (giáng bút)… Bên cạnh đó, cũng có một số học giả đi vào nghiên cứu tìm hiểu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các lễ hội này chỉ tập trung việc mô tả chung chung các bước, nghi lễ tiến hành lễ hội, từ đó đưa ra những nhận định có tính chất khái quát, tổng hợp. Một số học giả khác lại đặt tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ trong bối cảnh hệ thống tín ngưỡng tâm linh của Việt Nam, hoặc, trên cơ sở so sánh với các tín ngưỡng thờ Mẫu khác của khu vực Đông Á (gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á). Trong đó, các nghi thức lên đồng được so sánh với các hình thức Shaman khác trên thế giới. Ngoài ra, có một số công trình (dưới dạng bài viết nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành) đề cập đến sự tương tác/tác động của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng tới đời sống cộng đồng, nhưng ở góc độ khái quát thành quan điểm, lý thuyết mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá trên nền tảng số liệu. Các công trình của học giả đi trước chưa đi vào nghiên cứu đánh giá những tác động của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng (đặc biệt là lễ hội Phủ Dầy) đến đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng cư dân như một hệ thống chuyên biệt. Đây là khoảng trống để tác giả luận án đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá những tác động của lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa cộng đồng. Việc đánh giá này dựa trên việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước, vừa dựa trên hệ thống số liệu điều tra, phỏng vấn cộng đồng cư dân địa phương tại một trong lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ lớn nhất Bắc Bộ - lễ hội Phủ Dầy. 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Các khái niệm về: lễ hội, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, lễ hội Phủ Dầy - Để làm rõ khái niệm thờ Mẫu Tứ phủ, cần phải hiểu thuật ngữ lễ hội cổ truyền nói chung trong đời sống văn hóa. Trong Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, không đưa ra một khái niệm cụ thể nào, tuy nhiên, ông xếp các nghi thức
  • 34. 29 của lễ hội vào “phong tục của hương đảng” gồm có các việc: sự thần (thành hoàng, đình miếu, đồ phụng sự, tự điền - tự trạch, người thủ từ), tế tự (lễ sóc vọng, các tuần tiết, tế kỳ phúc), nhập tịch (trà nhập tịch, lễ mộc dục, đại tế, xướng ca, giao hiếu, cơm quả - cơm quan viên, khoản đãi), đại hội (mở hội, sửa sang, luyện tập, rước nước, gia quan, phụng nghênh hồi đình, tế lễ - hát xướng, bách hý, hát bội, hát tuồng, trò quỷ thuật, trò dưới nước, hát quan họ, bắt bài, múa bông, tổ tôm điếm, bài phu điếm, cờ người, cờ bỏi, đánh vật, đốt cây bông, bơi chải, chọi trâu, chọi gà, chọi chim, thả chim, thả diều, cây đu, đáo đĩa, leo cột, bịt mắt bắt dê, quàng vai bắt chạch, nhảy bị, thổi cơm thi, tuyên lời khánh chúc, rã đám) [12, tr.94-136]. Thông qua việc xác định, chia tách và phân loại các nghi thức trong lễ hội, Phan Kế Bính đã bước đầu cung cấp thông tin để chúng ta có thể định hình khái niệm cơ bản về lễ hội cổ truyền dân gian ở Việt Nam. Theo Toan Ánh, trong Nếp cũ, quan niệm lễ hội bằng bốn chữ: Hội - Hè - Đình - Đám. Căn cứ vào từ điển, Toan Ánh chú dẫn rằng: hội là cuộc vui tổ chức cho mọi người dự; hội hè chỉ chung các cuộc vui tổ chức cho mọi người dự; đình là nhà họp việc làng; đình đám chỉ những cuộc hội họp chốn thôn quê. Và, ông đưa ra kết luận: “hội hè đình đám là những cuộc tổ chức hội họp tại các xã thôn nhân dịp làng vào đám và trong dịp vào đám này có nhiều trò mua vui cho dân thôn giải trí. Làng vào đám hàng năm để cúng lễ thần linh và nhân dịp này cũng để dân làng hội họp mua vui và tìm hiểu nhau” [3, tr.9-10]. Mặc dù chưa đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh, nhưng Toan Ánh đã bước đầu đưa ra một cách hiểu tương đối đầy đủ, đúng với bản chất của lễ hội cổ truyền dân gian của người Việt. Theo cách hiểu tương đối phổ biến hiện nay, quan niệm lễ hội cổ truyền gồm hai phần, đó là: phần lễ và hội. Trong đó, lễ gồm các hoạt động có tính chất lễ nghi, thiêng liêng, thần bí,… đòi hỏi sự tôn nghiêm, kính cẩn; hội gồm các hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí, thậm chí xô bồ, hỗn loạn. Tuy nhiên, theo cách hiểu của các nhà chuyên môn, thì lễ hội được khái niệm là một hiện tượng văn hóa tổng thể, trong đó phần lễ đã bao gồm cả hội và phần hội bao gồm cả phần lễ (trong lễ có hội, trong hội có lễ). Không những thế, lễ hội còn được coi là một hình thức diễn xướng tâm linh dân gian. Nhận thức thuật
  • 35. 30 ngữ lễ hội như vậy có lẽ gần hơn/đúng hơn với bản chất của lễ hội cổ truyền hiện nay. - Lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ là một dạng (một loại hình) của lễ hội cổ truyền dân gian Việt Nam, chính vì vậy, nó cũng đảm bảo các yếu tố văn hóa tổng thể và mang tính diễn xướng tâm linh dân gian. Tuy nhiên, bên cạnh cái chung, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ còn tồn tại những đặc trưng riêng có của mình so với các lễ hội dân gian cổ truyền khác ở Việt Nam nói chung và vùng châu thổ sông Hồng nói riêng. Lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ được hiểu như là một tổng thể các hoạt động tâm linh dân gian truyền thống/cổ truyền của người Việt ở châu thổ sông Hồng/Bắc Bộ nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, khác với các lễ hội dân gian cổ truyền khác, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ gắn liền với hệ thống thờ Mẫu Tứ phủ - một loại hình tín ngưỡng dân gian đặc sắc của Việt Nam, có mối quan hệ mật thiết với tục thờ các Nữ Thần, Thần Mẫu, sau này được nâng cấp/phát triển, hệ thống hóa mà trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ Phủ. Không những thế, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ còn là một hình thức diễn xướng tâm linh dân gian, trong đó, các nghi thức lên đồng được coi là linh hồn, cốt lõi… gắn với sự tôn vinh/ca ngợi công lao, vẻ đẹp, linh thiêng… của các thần linh trong hệ thống điện thờ. - Trên cơ sở những khái niệm trên, chúng tôi tạm hiểu: Lễ hội Phủ Dầy là một sinh hoạt văn hóa tâm linh dân gian tổng thể; một hình thức diễn xướng tâm linh dân gian của người Việt ở địa bàn/không gian Phủ Dầy thuộc huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Các sinh hoạt tổng thể, diễn xướng tâm linh ấy gắn liền với Đức thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của người Việt ở châu thổ sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Không những thế, lễ hội Phủ Dầy còn gắn với một hệ thống phức thể các thần linh tín ngưỡng dân gian Việt truyền thống và tam giáo: Phật - Nho - Đạo. Về thời gian, lễ hội Phủ Dầy diễn ra trong hai khoảng thời gian sau: Khoảng thời gian thứ nhất, chúng tôi tạm gọi là khoảng thời gian mở, được diễn ra từ sau ngày 8 tháng giêng (sau chợ Viềng) đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Khoảng thời gian thứ hai, chúng tôi tạm gọi là khoảng thời gian cố định, được diễn ra từ ngày mùng 1 đến hết mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
  • 36. 31 1.2.1.2. Các khái niệm về: Đời sống văn hóa, Đời sống văn hóa cộng đồng Đã có rất nhiều tác giả bàn về khái niệm Đời sống văn hóa, có thể kể đến như: Nguyễn Thanh Tuấn, Đỗ Huy, Lê Quý Đức, Nguyễn Hữu Thức, Định Thị Vân Chi, Từ Thị Loan, Hoàng Vinh… Trong đó, Nguyễn Thanh Tuấn cho rằng: khái niệm Đời sống văn hóa là tổng hòa lối sống và các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của một hình thái xã hội nhất định. Là tổng hòa những tính chất cơ bản nhất của các mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, cái riêng và cái chung (cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế,…) cho nên các đặc điểm của đời sống văn hóa được thể hiện qua tất cả các hình thức hoạt động sống của con người phù hợp với điều kiện sống trong phạm vi một hình thái xã hội. Tuy vậy, đặc trưng bản chất của đời sống văn hóa trực tiếp gắn với hệ thống giá trị tinh thần - văn hóa của con người [15, tr.13-14]. Đỗ Huy lại dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác, cho rằng: đời sống văn hóa là hoạt động sản xuất của con người trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Sản xuất của con người không chỉ duy nhất tạo ra cuộc sống của một cá nhân, còn tạo ra đời sống của nhiều người khác. Hoạt động sản xuất vật chất cũng như hoạt động sản xuất tinh thần đều tạo ra những mối quan hệ, ra những hình thức giao tiếp mới. Đó là đặc trưng của của đời sống văn hóa [15, tr.29-30]. Theo cuốn Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở do Trần Độ chủ biên (Nxb Văn hóa, 1982), thì các nhà nghiên cứu cho rằng: Đời sống văn hóa là một tập hợp những yếu tố vật thể và phi vật thể văn hóa, nằm trong những cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạt động văn hóa của con người, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp làm hình thành lối sống con người trong xã hội [15, tr.41]. Theo Nguyễn Hữu Thức, thì “đời sống văn hóa là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người” [15, tr.57].
  • 37. 32 Mặc dù có rất nhiều các khái niệm, cách định nghĩa khác nhau về đời sống văn hóa, tuy nhiên, tựu chung lại, có thể hiểu: Đời sống văn hóa là toàn bộ các hoạt động sống của con người được sáng tạo, tích lũy và biểu hiện qua hai dạng vật chất, tinh thần, nhằm ứng xử, tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trên cơ sở khái niệm về đời sống văn hóa đã trình ở trên, NCS mạnh dạn đưa ra khái niệm về đời sống văn hóa cộng đồng như sau: + Đời sống văn hóa cộng đồng, được hiểu là mọi hoạt động sống của một cộng đồng trong một không gian văn hóa nhất định. Nó bao gồm các phương diện hoạt động như: chính trị, tôn giáo - tín ngưỡng, lao động sản xuất (sản xuất nông nghiệp, kinh doanh…), giáo dục, nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe, các mối quan hệ gia đình - xã hội, vui chơi giải trí… Các phương diện hoạt động này của cộng đồng có mối quan hệ đan xen, mật thiết, tương tác lẫn nhau. Từ đó, nó định hình các giá trị văn hóa đặc trưng cho cộng đồng người trong môi trường văn hóa nhất định. Từ khái niệm về đời sống văn hóa cộng đồng này, NCS sẽ đi vào tìm hiểu, đánh giá mức độ tác động qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời sống văn hóa cộng đồng trên các phương diện đã được xác định trong khái niệm. Chính vì thế, mục đích của các cuộc điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu cũng như việc đánh giá tác động đều tập trung vào các yếu tố đã được xác định trong khái niệm. 1.2.2. Khung lý thuyết phân tích của luận án Căn cứ vào thực tiễn nghiên cứu trong lễ hội Phủ Dầy và quá trình đánh giá mức độ tương tác giữa lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống văn hóa cộng đồng, NCS tạm đưa ra khung lý thuyết phân tích của luận án, trong đó: Lễ hội Phủ Dầy được đặt ở vị trí trung tâm với các giá trị cơ bản của nó như: giá trị tín ngưỡng - tâm linh, giá trị lịch sử văn hóa, giá trị thẩm mỹ nghệ thuật, giá trị kinh tế. Các giá trị cơ bản của lễ hội Phủ Dầy chịu sự tương tác qua lại (cả tích cực và tiêu cực) với đời sống văn hóa cộng đồng cư dân dân địa phương và cộng đồng khách thập phương. Khung lý thuyết phân tích được mô hình hóa như sau:
  • 38. 33 Giá trị lịch sử văn hóa Giá trị tín ngưỡng, tâm linh Giá trị kinh tế Giá trị thẩm mỹ nghệ thuật LỄ HỘI PHỦ DÀY Cộng đồng dân cư địa phương Cộng đồng khách thập phương