SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
EBOOKBKMT.COM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Hưng yên, ngày.... tháng.... năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Phạm Văn Kiêm
1
EBOOKBKMT.COM
MỤC LỤC
NH N XÉT C A GIÁO VIÊN H NG D NẬ Ủ ƯỚ Ẫ ..............................................................1
L I M Đ UỜ Ở Ầ ...............................................................................................................4
M C TIÊU VÀ NHI M V C A Đ TÀIỤ Ệ Ụ Ủ Ề ....................................................................5
M C TIÊUỤ .................................................................................................................................................... 5
N I DUNGỘ ................................................................................................................................................... 5
PH M VI NGHIÊN C UẠ Ứ ................................................................................................................................5
PH NG PHÁP NGHIÊN C UƯƠ Ứ .....................................................................................................................5
GIÁ TR TH C TI N C A Đ TÀIỊ Ự Ễ Ủ Ề ..................................................................................................................6
CH NG I:T NG QUAN V H TH NG XÁC Đ NHƯƠ Ổ Ề Ệ Ố Ị
CH NG NG I V T TRÊN Ô TÔƯỚ Ạ Ậ ...............................................................................7
1.1. Kh o sát m t s h th ng c nh báo an toàn trên xeả ộ ố ệ ố ả ...........................................................................7
1.1.1. H th ng c nh báo va ch m tr cệ ố ả ạ ướ ...........................................................................................................7
1.1.2. H tr phanh kh n c pỗ ợ ẩ ấ .............................................................................................................................7
1.1.3. H th ng báo ch ch làn đ ngệ ố ệ ườ ................................................................................................................7
1.1.4. H th ng xóa đi m mùệ ố ể .............................................................................................................................7
1.1.5. Đèn pha chi u sang ch đ ngế ủ ộ ..................................................................................................................8
1.2. Gi i thi u các hãng xe ch t o h th ng báo kho ng cáchớ ệ ế ạ ệ ố ả .................................................................11
1.2.1. H th ng xác đ nh kho ng cách trên xe KIAệ ố ị ả ..........................................................................................11
1.2.2. H th ng c nh báo va ch m c a Volvoệ ố ả ạ ủ ................................................................................................13
1.2.3. H th ng quan sát đi m mù c a Fordệ ố ể ủ ..................................................................................................14
1.3.Gi i thi u v c m bi n đo kho ng cáchớ ệ ề ả ế ả ...............................................................................................15
1.3.1 .Gi i thi uớ ệ .................................................................................................................................................15
1.3.2.C m bi n đo kho ng cách không ti p xúcả ế ả ế ...............................................................................................16
1.3.3.Đo kho ng cách b ng ph ng pháp th i gian truy nả ằ ươ ờ ề .............................................................................17
1.3.3.1. T c đ truy nố ộ ề ...................................................................................................................................18
1.3.3.2. Đ b t đ nhộ ấ ị ......................................................................................................................................18
1.3.3.3. Đ nh th iị ờ ...........................................................................................................................................18
1.3.3.4. T ng tác b m tươ ề ặ ............................................................................................................................19
1.3.3.5. H th ng TOF siêu âmệ ố ......................................................................................................................19
1.3.3.6. H th ng TOF s d ng lazeệ ố ử ụ ...............................................................................................................21
1.3.4.C m bi n kho ng cách vi sóngả ế ả ................................................................................................................22
CH NG II.TÍNH TOÁN VÀ L A CH N CÁC LINH KI N ĐI N TƯƠ Ự Ọ Ệ Ệ Ử...................24
2.1.C s l a ch n linh ki nơ ở ự ọ ệ ......................................................................................................................24
2.2.Tính toán linh ki nệ ................................................................................................................................24
2.2.1.Vi đi u khi n 8051ề ể ...................................................................................................................................24
2.2.1.2. Ch c năng các chân c a AT89C51ứ ủ ...................................................................................................25
Hình 2.3 : Port 1.............................................................................................................................................26
Hình 2.5: Port 3.............................................................................................................................................27
2.2.2. IC n ápổ ....................................................................................................................................................28
2.2.4.Transistor C828........................................................................................................................................30
2
EBOOKBKMT.COM
2.2.5.Đi n trệ ở....................................................................................................................................................32
2.2.5.1. Khái ni m đi n trệ ệ ở...........................................................................................................................32
2.2.5.2. Đi n tr trong thi t b đi n tệ ở ế ị ệ ử.........................................................................................................33
Hình 2.11 Đi n tr trong thi t b đi n t .ệ ở ế ị ệ ử ....................................................................................................33
Hình 2.12 Ký hi u c a đi n tr trên các s đ nguyên lý.ệ ủ ệ ở ơ ồ ...........................................................................33
2.2.5.3. Cách đ c tr s đi n trọ ị ố ệ ở .........................................................................34
Hình 2.14 Quy c màu qu c tướ ố ế..................................................................................................................34
Hình 2.15 Đi n tr 4 vòng màuệ ở .....................................................................................................................34
.......................................................................................................................................................................35
Hình 2.16 Đi n tr 5 vòng màuệ ở .....................................................................................................................35
2.2.6.T đi nụ ệ .....................................................................................................................................................35
2.2.6.1. Đ nh nghĩaị ........................................................................................................................................35
2.2.6.2. Cách ch n t đi nọ ụ ệ ............................................................................................................................36
2.2.7.C m bi n v t c n h ng ngo iả ế ậ ả ồ ạ ..................................................................................................................37
CH NG III. THI T K M CH VÀ S Đ KH IƯƠ Ế Ế Ạ Ơ Ồ Ố ..................................................39
3.1. S đ kh iơ ồ ố ........................................................................................................................................... 39
3.3. S đ nguyên lýơ ồ ...................................................................................................................................40
K T LU NẾ Ậ .................................................................................................................42
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả .............................................................................................43
3
EBOOKBKMT.COM
LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống xác định chướng ngại vật là một hệ thống nhằm cải thiện thêm tính an
toàn trên xe hơi, bên cạnh hệ thống túi khí (air bag), hệ thống thắng ABS v..v… thì hệ
thống xác định khoảng cách từô tô đến chướng ngại vật được lắp trên một sốloại ô tô
đắt tiền. Vì chi phí chế tạo hệ thống khá đắt nên ở Việt Nam hiện nay, hệ thống xác
định chướng ngại vật (Pre- Crash Safety System) chỉ được trang bị cho xe Camry 2.0,
một dòng xe siêu sang của TOYOTA. Hệ thống này có ưu điểm khá lớn khi điều
khiển xe ở tốc độ cao, khi qua đường hoặc khi lùi xe. Với những ưu điểm vượt trội
như vậy vấn đề đặt ra làm sao có thể thiết kế hệ thống này với một giá cả hợp lí và
chất lượng không thua kém hệ thống trang bị trên các xe ô tô đắt tiền. Đây là vấn đề
cần quan tâm để có thể trang bị hệ thống này cho nhiều dòng xe khác, không chỉ trên
các xe đắt tiền.
4
EBOOKBKMT.COM
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
• MỤC TIÊU
- Xác định loại tìm loại cảm biến đo khoảng cách phù hợp. Loại cảm biến này
có khả năng phát hiện ra chướng ngại vật trong một khoảng cách mà lái xe có thể xử lí
an toàn.
- Thiết kế, chếtạo hệ thống xác định chướng ngại vật trên xe sao cho phù hợp.
- Bố trí, chế tạo hệ thống có thể hiển thị khoảng cách lên màn hình và điều
khiển được cảm biến chính xác.
• NỘI DUNG
- Tổng quan về các hệ thống phát hiện chướng ngại vật.
- Xây dựng phương trình và giải thuật để tính toán khoảng cách cho cảm biến
khi tín hiệu đưa về.
- Dùng phần mềm để lập trình và điều khiển cho hệ thống hiển thị khoảng cách
và điều khiển cảm biến.
- Thiết kế và thi công mô hình.
• PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về phương pháp thu và phát của cảm biến siêu âm.
- Nghiên cứu phương pháp tính toán hệ thống khi xe di chuyển trên đường đến
chướng ngại vật.
- Nghiên cứu tính toán các thông số từ xe đến chướng ngại vật.
- Lập trình cho hệ thống cảnh báo
- Đưa ra mô hình toán học và mô phỏng khi xe gặp chướng ngại vật và cách yêu
cầu khác.
- Áp dụng tính toán thiết kế mô hình.
• PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu các hệ thống xác định chướng ngại vật của các hãng xe trên thế
giới.
- Phương pháp thiết kế mạch cho hệ thống
- Phương pháp thực nghiệm và tính toán các kết quả đo.
- Sử dụng đồ thị để đánh giá kết quả của mô hình
5
EBOOKBKMT.COM
- Đánh giá tổng quát toàn bộ bản báo cáo nghiên cứu khoa học. Đề nghị hướng
phát triển của đề tài.
• GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Từ nhu cầu và sự an toàn của người lái khi được trang bị hệ thống có thể phát ra
tín hiệu khi có vật cản trên đường, giúp cho lái xe có thể an tâm trong quá trình đỗ xe
được an toàn góp phần không nhỏ trong quá trình di chuyển và giảm va trạm.
6
EBOOKBKMT.COM
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XÁC ĐỊNH
CHƯỚNG NGẠI VẬT TRÊN Ô TÔ
Những công nghệ phòng tránh va chạm mới đang dần xuất hiện nhiều hơn trên
ô tô, bắt đầu từ những mẫu xe sang. Một số hệ thống an toàn phát ra tín hiệu cảnh báo
bằng âm thanh hoặc hình ảnh để nhắc tài xế có hành động xử lý, trong khi một số
khác sẵn sàng can thiệp vào phanh hoặc hệ thống lái để chỉnh lại xe đi đúng hướng. Hệ
thống xác định chướng ngại vật trên ô tô là một trong những hệ thống được sử dụng
khá nhiều hiện nay. Theo báo cáo của Viện bảo hiểm an toàn đường bộ Mỹ(IIHS) thì
hệ thống xác định chướng ngại vật này rất hữu ích vì hằng năm có đến 40% tai nạn
liên quan đến việc lái xe thiếu tập trung.
1.1. Khảo sát một số hệ thống cảnh báo an toàn trên xe
1.1.1. Hệ thống cảnh báo va chạm trước
Hệ thống này sử dụng radar để phát hiện trường hợp người lái sắp đâm vào thứ
gì đó phía trước. Hầu hết các hệ thống đều phát cảnh báo bằng âm thanh bằng âm
thành hoặc đèn chớp, hình ảnh. Một số thậm chí có thể tự động rà phanh để giảm tốc
độ của xe.
1.1.2. Hỗ trợ phanh khẩn cấp
Hệ thống này dành cho các trường hợp tài xế nhìn thấy nguy cơ va chạm phía
trước và nhấn phanh nhưng có thể không phanh kịp. Nghiên cứu của các nhà sản xuất
chỉ ra rằng nhiều tài xế không đạp được lực phanh tối đa trong trường hợp khẩn cấp,
do ảnh hưởng tâm lý, nên vẫn để xảy ra va chạm dù đã biết trước và hoàn toàn có thể
tránh. Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp có khả năng phát hiện các trường hợp tài xế
mất bình tĩnh, như dấu hiệu nhấc chân ga đột ngột. Khi đó, hệ thống sẽ lập tức tự động
rà phanh trước và giúp người lái đạt lực phanh tối đa.
1.1.3. Hệ thống báo chệch làn đường
Hệ thống này sử dụng các camera gắn trên xe để phát hiện thời điểm lốp xe bắt
đầu chệch khỏi làn đường đang chạy. Máy tính sẽ kiểm tra hệ thống lái và tốc độ xe để
xác định xem việc chạy chệch làn đường là cố ý hay vô tình. Nếu máy tính kết luận
rằng đó là vô tình, hệ thống sẽ phát tín hiệu cảnh báo bằng cách làm rung nhẹ vô-lăng,
có thể kèm theo cảnh báo bằng âm thanh.
1.1.4. Hệ thống xóa điểm mù
Hệ thống này cho phép người lái biết có xe ở trong điểm mù - khoảng nằm
ngoài tầm quan sát của gương chiếu hậu, và chớp đèn cảnh báo ở ngay bên gương. Với
7
EBOOKBKMT.COM
một số hệ thống, đèn cảnh báo sẽ sáng hơn hoặc chớp nhanh hơn nếu tài xế bật xi-nhan
vào đúng thời điểm hệ thống phát hiện có xe trong điểm mù. Một số hệt hống còn có
cả chuông cảnh báo.
1.1.5. Đèn pha chiếu sang chủ động
Phần mềm điều khiển dải chiếu sáng của cụm đèn pha được kết nối với thông
tin truyền từ vô-lăng, để khi xe chuyển hướng, dải chiếu sáng cũng chuyển hướng
theo, giúp tài xế quan sát tốt phía trước ở những góc cua vào buổi tối.
1.1.6. Hệ thống cảnh báo lùi
1.1.6.1 Camera lùi trên xe ô tô
Lùi xe thường chịu nhiều rủi ro hơn tiến. Tuy nhiên, nỗi lo ngại sẽ được hoá
giải nhờ cảm biến và camera hỗ trợ lùi. Thiết bị này có thể lắp đặt đơn giản trên mọi
dòng ôtô và đặc biệt hữu ích với những xe thân dài.
Hình 1.1 Camera lùi trên xe ô tô
Để hạn chế xây xước khi lùi xe vào điểm đỗ hay sự lo lắng của các bậc cha mẹ
trong tình huống này, các hãng chế tạo linh kiện ôtô áp dụng những giải pháp công
nghệ cao. Đó là hệ thống cảnh báo sóng siêu âm (cảm biến lùi), phát ra âm thanh ngày
càng khẩn thiết khi ôtô lùi đến gần vật cản phía sau. Thiết bị này đã có mặt trên thị
trường từ nhiều năm. Tuy nhiên, với những xe không tích hợp sẵn thì việc lắp đặt một
hệ thống như vậy khá bất tiện vì phải động chạm tới vỏ xe, hơn nữa chúng có thể hoạt
động không hiệu quả trong điều kiện trời mưa hoặc tuyết rơi. Thêm vào đó, những tiếp
bíp bíp liên tục có thể làm cho người điều khiển khó chịu. Do đó, các nhà sản xuất đã
sử dụng một giải pháp công nghệ hiện đại hơn là camera hỗ trợ quan sát phía sau,
tiếng Anh gọi là rearview, backup hay eversing camera, cho phép lái xe quan sát toàn
bộ bối cảnh sau đuôi xe. Camera quan sát phía sau là một dạng máy ghi hình gắn vào
đuôi xe để hỗ trợ tài xế mỗi khi lùi. Thiết kế của nó khác hẳn so với các loạt camera
khác vì ảnh hiển thị phải được xoay ngược theo chiều ngang tạo ra hình ảnh giống như
8
EBOOKBKMT.COM
lái xe đang nhìn vào gương chiếu hậu. Điều này là cần thiết vì máy quay và mặt lái xe
hướng về hai chiều ngược nhau. Nếu không đảo hình, phía bên phải của camera sẽ là
phía bên trái của lái xe và ngược lại.
Hệ thống có thể lắp đặt theo kiểu biệt lập, khi đó màn hình hiển thị được bố trí
trên hoặc xung quanh gương chiếu hậu trong xe. Cách lắp thứ hai là tích hợp tín hiệu
của backup camera để hiển thị hình ảnh trên màn hình LCD của hệ thống multimedia
hoặc định vị vệ tinh. Các màn hình này sẽ giúp lái xe quan sát để có thể lùi xe an toàn,
đấu nối xe với rơ-moóc hoặc tránh các va chạm, rủi ro tiềm ẩn phía đuôi xe. Hệ thống
này chỉ được kích hoạt và ưu tiên hiển thị (nếu dùng chung với màn hình có chức năng
khác) khi lái xe cài số lùi (R). Trong mọi trường hợp, tất nhiên, hệ thống này chỉ phát
huy hiệu quả khi chính lái xe hiểu rõ nguyên lý hoạt động và hiển thị của nó đồng thời
có kỹ năng điều khiển xe lùi phù hợp với tín hiệu trên màn hình. Hầu hết các backup
camera được tích hợp cùng cảm biến lùi để cung cấp cho lái xe thông tin và các cảnh
báo về khoảng cách, điều mà một camera thu hình đơn thuần không làm được.
Một số camera hỗ trợ lùi có khả năng thu phát âm thanh hỗ trợ trao đổi bằng
giọng nói giữa cabin và phía đuôi xe. Loại này đặc biệt hữu dụng khi có người đứng
phía sau giúp tài xế lùi xe vào điểm đỗ. Tuy nhiên, chúng lại phải có một lỗ
microphone nằm trên thân camera. Và mặc dù các nhà sản xuất đã cố đặt lỗ này ở phía
dưới thân của camera, chúng vẫn làm giảm hoặc thậm chí phá hỏng khả năng chống
thấm nước của camera. Một số máy ghi hình còn gắn thêm đi-ốt phát sáng (LED) hồng
ngoại để hỗ trợ cho camera trong bối cảnh thiếu sáng. Tuy nhiên, hiệu quả của nó cũng
không có nhiều khác biệt, tầm ảnh hưởng của chúng thông thường chỉ vào khoảng từ
1,5-3m.
Hình 1.2 Thấu kính mắt cá
Camera hỗ trợ lùi thường lắp một thấu kính mắt cá có góc quan sát lớn. Thấu
kính loại này sẽ hạn chế tầm quét xa của camera, tuy nhiên, nó lại cho phép quan sát
liên tục ở một khoảng rộng quan sát đuôi xe. Các camera cũng thường được lắp chúc
9
EBOOKBKMT.COM
xuống đất, giúp lái xe có thể quan sát được tất cả vật cản nằm dưới cũng như xác định
được vị trí giữa tường và nền. Hầu hết các backup camera có thể lắp vào xe theo hai
kiểu. Một loại có thể gắn vào lỗ khoá mở nắp khoang hành lý của xe. Còn loại kia,
được gọi là camera bề mặt, có thể gắn trực tiếp vào thân xe. Do đặc điểm về vị trí lắp
đặt, backup camera cần chịu được mọi điều kiện thời tiết. Khi rửa xe dưới áp suất lớn
của vòi nước hoặc bị ngâm nước trong một thời gian dài, máy ghi hình có thể bị ẩm.
Hiện nay, hệ thống camera hỗ trợ lùi đã có mặt trên nhiều mẫu xe hạng trung,
cao cấp thuộc tất cả các nhãn hiệu phổ thông.
1.1.6.2 Cảm biến lùi trên xe ô tô
Hình 1.3 Cảm biến lùi
Cảm biến lùi được thiết kế để trợ giúp lái xe trong quá trình lùi và đỗ xe. Nó
giúp lái xe đảm bảo độ an toàn, tính chính xác và dễ dàng lùi và đỗ xe trong mọi tình
huống.
a. Đặc điểm nổi bật
- Tùy chọn 2 hoặc 4 cảm biến sóng siêu âm được lắp đặt ở cản sau của xe.
- Cảm biến có thể sơn và hoạt động bền bỉ trong mọi tình huống.
- Ứng dụng công nghệ sóng siêu âm mới giúp phát hiện chính xác mọi
chướng ngại vật sau xe.
- Hệ thống chỉ được kích hoạt khi xe vào số lùi.
- Màn hình LED hiển thị cùng âm thanh cảnh báo sẽ báo hiệu khi có chướng
ngại vật phía sau và khoảng cách giữa xe với chướng ngại vật.
- Có 4 vùng kích hoạt cảnh báo là 5.5 feet, 3 feet; 2 feet; 1 feet; với mức độ
cảnh báo khác nhau.
10
EBOOKBKMT.COM
b. Lợi ích của sản phẩm
- Giúp hạn chế các điểm mù của xe.
- Giúp lái xe phát hiện những chướng ngại vật ở phía sau trong mọi trường
hợp thời tiết cũng như ngày và đêm.
- Giảm thiểu tai nạn, va đụng xảy ra khi lùi xe.
- Giúp cho việc lùi xe và đỗ xe trở nên dễ dàng, an toàn và nhanh chóng.
Đỗ xe song song hoặc lùi xe ở bất kì nơi đâu sẽ dễ dàng hơn nếu có người đứng
ngoài ra hiệu. Nhưng đâu phải lúc nào cũng được như vậy. Cảm biến lùi và, trong
một vài dòng xe, camera quan sát sau xe, là những trợ thủ đắc lực.
• Cảm biến gắn trên cản sau xe quét tín hiệu để nhận dạng vật cản.
• Ngay khi bạn cài số lùi, cảm biến sẽ hoạt động, phát ra tiếng “bíp” nếu có vật
cản trong khoảng cách 1.8m ở phía sau xe của bạn.
• Càng lùi lại gần vật cản, tiếng bíp sẽ càng to và nhanh. Tiếng bíp không ngừng
kêu nghĩa là bạn nên dừng lại
• Cảm biến phát hiện ra những vật bạn không thể nhìn thấy vì chúng ở ngoài tầm
nhìn, như hàng rào thấp hoặc cột trụ.
• Nếu xe của bạn chỉ có Hệ thống cảm biến lùi, màn hình sẽ hiển thị vị trí của vật
cản phía sau bạn.
• Nếu xe của bạn có camera quan sát phía sau, bạn có thể thấy rõ vật cản phía sau
và cùng với tiếng bíp, bạn sẽ nắm rõ tình hình đang xảy ra.
1.2. Giới thiệu các hãng xe chế tạo hệ thống báo khoảng cách
Hầu hết các hãng xe lớn hiện nay như Toyota, Ford, Nissan, Mecredes – Benz,
Honda, Volvo… đều có các hệ thống cảnh báo va chạm riêng của mình. Hệ thống
được trang bị hết sức hiện đại, nó không những phát hiện được khoảng cách của đối
tượng phát hiện mà còn có thể can thiệp vào hệ thống thắng (Collision Mitigation
Brake System(CMBS)) và hệ thống dây an toàn (Seat-beat Safety) giúp lái xe yên tâm
hơn phía sau tay lái của mình. Sau đây xin giới thiệu hệ thống báo khoảng cách của
một số hãng xe trên thế giới.
1.2.1. Hệ thống xác định khoảng cách trên xe KIA
KIA mới là mẫu xe đầu tiên trang bị hệ thống phát hiện và phản ứng khi gặp
chướng ngại vật cũng như người đi bộ. Nếu tài xế không quan sát tình huống và không
kịp phản ứng sau lúc có còi báo động, máy tính sẽ tự tính toán để kích hoạt phanh, hỗ
trợ lái và siết chặt dây an toàn.
11
EBOOKBKMT.COM
Hình 1.1. Hệ thống xác định chướng ngại vật của KIA
Công nghệ phát hiện chướng ngại vật hoạt động cả ngày lẫn đêm, dựa trên các
tín hiệu thu từ radar gắn trước mũi xe và từ camera hồng ngoại ống kính kép phía trên
kính chắn gió. Để cung cấp sóng hồng ngoại, các kỹ sư gắn đèn phát ở cạnh đèn pha.
Tia hồng ngoại từ nguồn phát đập vào chướng ngại vật, phản xạ và camera chịu trách
nhiệm thu lại dưới dạng tín hiệu số. Đến lượt các tín hiệu số được gửi tới máy tính
trung tâm để xử lý. Khoảng cách hiệu dụng tối đa của hệ thống này là 25 m và hoạt
động phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Ngoài hệ thống phát hiện chướng ngại vật, KIA còn trang bị công nghệ trợ giúp
lái khẩn cấp ESA (Emergency Steering Assist), có tác dụng chọn tỷ số lái tối ưu khi
chiếc xe gặp tình huống nguy hiểm ở tốc độcao. ESA giúp lái xe giữ ổn định hướng
lái, giảm nguy cơ va chạm. Hoạt động đồng thời với ESA, hệ thống treo sẽ tăng cường
độ cứng để xe không bị lật còn bộ kiểm soát động lực chọn phương pháp phanh tối ưu
nhằm tránh hiện tượng trượt.
Bên cạnh đó, để hệ thống phát hiện chướng ngại vật hoạt động hiệu quả, KIA
còn trang bị công nghệ cảnh báo lái xe DMS (Driver Monitoring System), có khả năng
phát tín hiệu nguy hiểm nếu tài xế không tập trung lái. Một camera gắn trên trục vô-
lăng tự động xác định khoảng chuyển động đầu người lái. Khi tài xế quay đầu ra khỏi
khoảng cho phép trong thời gian quá lâu, hệ thống sẽ kích hoạt thiết bị báo động. Với
thiết bị này, nếu xe “nhìn” thấy chướng ngại vật trước người lái, DMS sẽ bật đèn báo
động, nhấn còi. Sau khi báo động mà tài xế không có bất cứ phản ứng nào, máy tính sẽ
tự động phanh để thu hút sự chú ý của anh ta. Trong trường hợp người lái vẫn không
có hành động ứng phó, hệ thống tiền an toàn Pre-crash Safety sẽ hoạt động. Pre-crash
Safety tính toán xác suất va chạm có thể xảy ra trong tình huống cụ thể, dựa trên vận
tốc xe, hướng quan sát của người lái và đặc điểm của chướng ngại vật phía trước. Nếu
các yếu tố trên nằm trong vùng nguy hiểm, nó sẽ kích hoạt còi báo động, báo đèn
12
EBOOKBKMT.COM
phanh đỏ trên màn hình đa dụng. Cùng lúc, bộ hỗ trợ phanh sẽ kích hoạt ở mức áp suất
phanh cao nhất, trước khi tài xế đặt chân lên bàn đạp phanh, còn hệ thống treo bắt đầu
gia tăng độ cứng. Nếu nhận thấy va chạm là không thể tránh khỏi, Pre-safety sẽ thắt
dây đai an toàn, siết chặt người ngồi vào ghế, đồng thời tự động phanh.
Hình 1.2 . Ghế ngồi an toàn trang bị trên KIA
Ngoài các công nghệ trên, KIA còn trang bị radar, gắn trên chắn bùn sau, liên
tục quét bề mặt xung quanh khi xe đỗ hoặc di chuyển. Nếu thấy va chạm chắc chắn sẽ
xảy ra, nó tự động năng gối đỡ đầu lên tối đa 35 mm và đưa về phía trước tối đa 60
mm để giảm nguy cơ chấn thương cột sống cổ. Trên thực tế, các cảm biến gắn trên ghế
đo khoảng cách và điều khiển sao cho gối không va vào đầu hành khách trước khi va
chạm xảy ra. Bên cạnh đó, các cảm biến có thể nhận dạng người ngồi và máy tính sẽ
ngắt chức năng trên nếu ghế trống.
Hình 1.3. Gối đỡ trên ghế ngồi trước và sau khi va chạm
1.2.2. Hệ thống cảnh báo va chạm của Volvo
Trước thực tế là khoảng 1/3 số vụ tai nạn giao thông tại Mỹ liên quan đến các
trường hợp va đâm sau, trong đó, hơn 50% trường hợp tài xế không kịp phanh, Volvo
đã tập trung nghiên cứu cải tiến công nghệ cảnh báo đâm sau.
Trong khi hệ thống Brake Support chỉ sử dụng radar để phát hiện nguy cơ va
chạm, thì hệ thống Auto Brake mới dùng cảradar và camera nên hoạt động hiệu quả
13
EBOOKBKMT.COM
hơn hẳn. Tầm quét của radar là 15 m phía trước xe, còn tầm quan sát của camera là
5,5m. Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng camera là có thể phát hiện
được các xe đang đứng yên.
Hình 1.4. Hệ thống xác định chướng ngại vật gần của Volvo
Hệ thống cảnh báo mới của Volvo - Auto Brake- trước tiên sẽ“nhắc nhở” tài xế
về nguy cơ va chạm và chuẩn bị sẵn sàng phanh. Lúc này, đèn cảnh báo màu đỏ sẽ
chớp sáng trên màn hình chiếu thẳng lên kính chắn gió trước, đồng thời sẽ có còi cảnh
báo. Nếu tài xế không phanh, trong khi bộ cảm biến phát hiện nguy cơ va chạm tức
thời, hệ thống sẽ tự động kích hoạt phanh. Auto Brake được thiết kế nhằm hạn chế tốc
độ xe nếu va chạm, từ đó giảm nguy cơ chấn thương cho người ngồi trên cả hai xe.
Tuy nhiên, có một hạn chế là độ nhạy của hệ thống sẽ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời
tiết và ánh sáng trên đường.
1.2.3. Hệ thống quan sát điểm mù của Ford
Ford đã giới thiệu hai công nghệ mới nhất để hỗ trợ cho lái xe quan sát các
điểm mù là “Gương quan sát điểm mù” (Blind Spot Mirror) và hệ thống giám sát điểm
mù (Blind-Spot Monitoring System). Với những tiện ích của các công nghệ mới này
Ford dự định sẽ cho tích hợp ngay trên những model của năm 2009 này.
Hình 1.5. Gương quan sát điểm mù của Ford
14
EBOOKBKMT.COM
Gương quan sát điểm mù (Blind Spot Mirror): Thực ra đây là một giải pháp rất
đơn giản và ít tốn kém nhất để giúp lái xe quan sát phía sau, trên gương chiếu hậu bên
ngoài xe gắn thêm một gương cầu lồi nhỏ ở góc trên của gương thông thường, gương
cầu lồi nhỏ này sẽ giúp cho lái xe quan sát được những chiếc xe hoặc vật thể đang nằm
ở vị trí được coi là “điểm mù” (mà gương thông thường không quan sát được) để giúp
lái xe có những xử lý thích hợp.
Mặc dù đây là một giải pháp rất đơn giản để hỗ trợ lái xe nhưng theo những
nghiên cứu về thị trường của Ford, hơn 70% khách cho biết họ cảm thấy tự tin hơn khi
lái những chiếc xe lắp loại gương này. Bên cạnh gương quan sát điểm mù thì Ford còn
trang bịthêm hệthống "Cross Traffic Alert", hệ thống này sử dụng rada được gắn ở hai
bên thân xe và phía sau xe để hỗ trợ lái xe khi đi vào bãi đỗ xe.
Nhờ sự kết hợp của các hệ thống giúp lái xe có thể nhận biết được các vật thể
trong một phạm vi rất rộng. Những rada này có tầm hoạt động rất rộng, nó có thểphát
hiện ra những vật thể nằm cách chiếc xe ở khoảng cách lên tới 19,8 m. Khi phát hiện
ra có vật thể hoặc một chiếc xe khác đang áp sát trong phạm vi này hệ thống sẽ đưa ra
cảnh báo tới lái xe bằng cách: làm sáng đèn nhỏ ởtrên gương chiếu hậu đồng thời đưa
ra cả âm thanh để cảnh báo, chính điều này làm cho lái xe dù không thật sự tập trung
nhưng vẫn có thể nhận ra được.
Hình 1.6. Hệ thống an toàn thông minh của FORD
Ford cho biết những công nghệ này sẽ được tích hợp đồng thời trên các model
của Ford, Lincoln và Mercury giống như một thiết bị tiêu chuẩn và những thiết bị này
sẽ kết hợp cùng với những hệ thống an toàn khác trên xe của Ford như Ford"s Personal
Safety Systemvà Space Architecture để giúp nâng cao tính tiện nghi và an toàn cho
người lái.
1.3.Giới thiệu về cảm biến đo khoảng cách
1.3.1 .Giới thiệu
Các cảm biến này được sử dụng để đo khoảng cách từ một điểm tham chiếu tới
một đối tượng. Rất nhiều công nghệ khác nhau đã được ứng dụng để phát triển các loại
15
EBOOKBKMT.COM
cảm biến này, tiêu biểu là ánh sáng quang học, hình ảnh, vi sóng, và siêu âm.Cảm biến
đo khoảng cách có thể phân thành 2 loại: Tiếp xúc và không tiếp xúc.
1.3.2.Cảm biến đo khoảng cách không tiếp xúc
Cảm biến đo khoảng cách không tiếp xúc là loại cảm biến đo khoảng cách thực
từ điểm tham chiếu tới một đối tượng không thông qua tiếp xúc vật lý. Có ít nhất bảy
kỹ thuật đo khác nhau đươc áp dụng trên các cảm biến này:
• Đo tam giác
• Thời gian truyền
• Đo dịch pha
• Điều biến tần số
• Giao thoa
• Hội tụ quét
• Cường độ tín hiệu trả về
Cảm biến đo khoảng cách không tiếp xúc được phân chia thành hai loại: chủ
động (phát một số dạng năng lượng vào khu vực quan tâm) hoặc thụ động (dựa trên
năng lượng phát ra từ các đối tượng trong khu vực quan tâm). Các thuật ngữ thường
được sử dụng như radar (radio direction and ranging), sonar (sound navigation and
ranging), và lidar (light direction andranging) tương ứng với các phương pháp chủ
động dựa trên một số kỹ thuật đo ở trên. Ví dụ, radar sử dụng kỹ thuật thời gian
truyền, đo dịch pha, hoặc điều biến tần số. Sonar thường sử dụng kỹ thuật thời gian
truyền do tốc độ âm thanh đủ chậm để đo bằng các thiết bị điện tử có giá thành thấp.
Lidar thường dựa trên cơ sở kĩ thuật laser sử dụng phép đo thời gian truyền hoặcđo
dịch pha.
Với các loại cảm biến tích cực (phản xạ), khoảng cách đo hiệu quả phụ thuộc
không chỉ vào mức năng lượng phát ra mà còn phụ thuộc vào các đặc tính sau của đối
tượng:
• Diện tích tiết diện ngang - xác định lượng năng lượng phát ra tác động vào đối
tượng.
• Hệ số phản xạ- xác định lượng năng lượng truyền tới được phản xạ so với
lượng năng lượng bị hấp thụ hoặcxuyên qua.
• Độ tập trung - xác định khả năng phân bố lại của năng lượng phản xạ.
Rất nhiều cảm biến không tiếp xúc hoạt động dựa trên vật lý học truyền sóng.
Sóng được phát ra tại một điểm tham chiếu,khoảng cách được xác định bằng cách đo
thời gian truyền từ điểm tham chiếu tới vật hoặc độ suy giảm của cường độ khisóng
truyền tới vật và quay trở lại điểm tham chiếu. Thời gian truyền sóng được đo bằng
phương pháp thời gian truyền hoặcđiều biến tần số.
16
EBOOKBKMT.COM
1.3.3.Đo khoảng cách bằng phương pháp thời gian truyền
Phương pháp thời gian truyền được minh họa trong hình 1 và 2. Một sóng cửa
(chỉ phát ra vài chu kỳ) được phát ra và phản xạ từ vật về bộ thu có vị trí gần bộ phát.
Bộ phát và bộ thu có thể được tích hợp trên cùng một cảm biến. Bộ thu cũng có thể
được gắn trên vật. TOF là thời gian từ khi bắt đầu phát đến khi có tín hiệu trả về.
Khoảng cách được xác định bằng công thức: d = c.TOF/2 khi bộ phát và bộ thu ở cùng
một vị trí, hoặc d = c.TOF khi bộ thu được gắn trên vật. Độ chính xác thường là 1/4
của bước sóng khi phát hiện tín hiệu trả về, tại thời điểm biên độ của nó tiến tới
ngưỡng giới hạn. Hệ số khuếch đại được tự động tăng lên tương ứng với khoảng cách
để đảm bảo độ chính xác. Độ chính xác có thể được cải thiện bằng phương pháp dò
biên độ cực đại (hình 3). Điều này làm cho việc xác định thời gian đến của sóng ít phụ
thuộc vào biên độ tín hiệu. Siêu âm, sóng rađiô, hoặc các nguồn năng lượng quang học
thường được sử dụng; vì vậy các thông số liên quan đến việc tính toán khoảng cách là
tốc độ của âm thanh trong không khí (gần 0.305 m/ms), và tốc độ của ánh sáng
(0.305m/ns)
Hình1.7 Sóng được phát và phản xạ lại từ vật.
Khoảng cách d được tính theo tốc độ truyền song c, và thời gian truyền song
TOF theo công thức:
d=(1/2).cTOF
Hình 1.8 Định nghĩa thời gian truyền sóng
17
EBOOKBKMT.COM
Hình 1.9 TOF tính theo biên độ lớn nhất của tín hiệu phản xạ để tăng độ chính xác
Sai số của phương pháp thời gian truyền có thể do các nguyên nhân sau:
• Sự thay đổi tốc độ truyền sóng, đặc biệt là với các hệ thống âm thanh
• Không xác định chính xác được thời gian đến của xung phản xạ (Figueroa &
Lamancusa, 1992)
• Sai số của mạch định thời sử dụng để đo thời gian truyền
• Sự tương tác của sóng tới với bề mặt của đối tượng cần đo khoảng cách
1.3.3.1. Tốc độ truyền
Trong hầu hết các ứng dụng, sự thay đổi tốc độ truyền của năng lượng điện từ
là không quan trọng và có thể bỏ qua, ngoại trừ các hệ thống định vị sử dụng vệ tinh.
Tuy nhiên, nhận định trên là không đúng đối với các hệ thống sử dụng âm thanh,
nguyên nhân là do tốc độ của âm thanh chịu ảnh hưởng rõ rệt của sự thay đổi nhiệt độ
và độ ẩm. (Tốc độ của âm thanh tỉ lệ với căn bậc hai của nhiệt độ Rankine; nếu nhiệt
độ của môi trường thay đổi 300
thì sai số đo sẽ là 1ft ứng vớikhoảng cách đo là 35 ft.)
1.3.3.2. Độ bất định
Còn được gọi là các sai số bước thời gian (time-walk error) gây ra do sự thay
đổi cường độ tín hiệu trả về(là kết quả của (1) sự thay đổi độ phản xạ bề mặt của vật,
và (2) sự suy giảm tín hiệu theo lũy thừa bậc bốn của khoảng cách do sự phân kì hình
cầu). Sự khác biệt trong mật độ tín hiệu trả về tác động tới thời gian tăng (là thời gian
để tín hiệu tăng từ10% đến 90% giá trị biên độ cực đại) của xung dò được, và trong
trường hợp dò có ngưỡng giới hạn cố định thì những vật có độ phản xạ thấp sẽ xuất
hiện với khoảng cách xa hơn (Lang, 1989). Vì lý do này, các bộ phân tách hằng số thời
gian thường được dùng để thiết lập ngưỡng dò tại một số giá trị xác định, các giá trị
này tính theo giá trị đỉnh của xung nhận được,(Vuylsteke, 1990; Figueroa & Doussis,
1993).
1.3.3.3. Định thời
Tốc độ của âm thanh trong không khí là tương đối thấp. Đây là một đặc điểm
khiến TOF trở thành ưu thếtrong các hệ thống âm thanh giá thành thấp. Ngược lại, tốc
độ truyền dẫn của năng lượng điện từ có thể đặt ra một vài yêucầu cho các mạch đo
18
EBOOKBKMT.COM
lường và điều khiển phối hợp trong các ứng dụng quang học hoặc tần số rađiô. Do đó,
các cảm biếnTOF dựa trên tốc độ của ánh sáng cần mạch định thời ở mức nano giây để
đo khoảng cách với độ phân giải khoảng một foot(Koenigsburg, 1982). Đặc biệt hơn,
để có được độ phân giải 1mm thì độ chính xác của mạch định thời phải là 3ps
(Vuylsteke,1990). Giải pháp này có giá thành cao hơn một chút và có thể không đạt
hiệu quả kinh tế với một số ứng dụng, ngoại trừtrong các ứng dụng có phạm vi nhỏ
nhưng yêu cầu độ chính xác cao.
1.3.3.4. Tương tác bề mặt
Khi ánh sáng, âm thanh, hoặc sóng rađiô tác động vào đối tượng, tín hiệu phản
hồi đo được chỉ thể hiện một phần nhỏ của tín hiệu ban đầu. Năng lượng còn lại phản
xạ theo các hướng khác nhau và có thể được hấp thụ hoặc đi xuyên qua đối tượng, phụ
thuộc vào đặc tính bề mặt và góc tới của chùm sóng. Ví dụ, có thể không nhận được
tín hiệu trả về do sự phản xạ tại bề mặt đối tượng, đặc biệt là trong vùng siêu âm của
phổ năng lượng. Nếu góc tiếp cận của nguồn phát tín hiệu bằng hoặc lớn hơn một giá
trị ngưỡng nào đó thì năng lượng phản xạ sẽ bị lệch hướng ra ngoài vùng cảm biến của
bộ nhận. Tín hiệu rời rạc có thể phản xạ từ những đối tượng thứ cấp (không phải là đối
tượng quan tâm), quay trở lại bộ dò tại những thời điểm khác nhau gây ra những tín
hiệu sai hay còn gọi là dữ liệu nhiễu. Để bù sai số, người ta thường lấy giá trị trung
bình của nhiều phép đo lặp lại sao cho chất lượng tín hiệu (tỉ lệ tín hiệu so với nhiễu) ở
mức chấp nhận được. Tuy nhiên, để xác định khoảng giá trị này sẽ mất nhiều thời gian
hơn.
1.3.3.5. Hệ thống TOF siêu âm
Phương pháp đo khoảng cách TOF siêu âm hiện nay là kĩ thuật đo không tiếp
xúc phổ biến nhất, chủ yếu là do các hệ thống giá thành thấp sẵn có và dễ dàng ghép
nối. Trong một vài thập kỉ trước, nhiều nghiên cứu đã áp dụng cho robot di động để
tránh va chạm, tính toán vị trí và phát hiện chuyển động. Một vài nhà nghiên cứu đã
đánh giá sự hiệu quả của cảm biếnsiêu âm khi hoạt động trong các môi trường bên
ngoài(Pletta,1992;Langer & Thorpe,1992; Pin &Watanabe, 1993;Hammond, 1994).
Trong công nghiệp ô tô, BMW kết hợp bốn bộ chuyển đổi áp điện (gắn trên một
màng để bảo vệ môi trường) trên cả tấm bảo vệ mặt trước và mặt sau trong hệ thống
điều khiển khoảng cách (Siuru, 1994).
Mô đun đo khoảng cách Polaroi là một thiết bị TOF loại tích cực, được thiết kế
cho bộ phận tự hội tụ của camera và xác định khoảng cách tới đối tượng bằng cách đo
thời gian từ thời điểm truyền đi một sóng siêu âm cho đến khi nhận được tín hiệu phản
hồi (Biber, 1980). Có thể nói rằng sự phát triển đáng kể của loại cảm biến này là do
những tác động của nó đến cộng đồng nghiên cứu robot và các ứng dụng công nghiệp.
Hệ thống này được được giới thiệu nhiều nhất ở các tài liệu sau(Koenigsburg,
19
EBOOKBKMT.COM
1982; Moravec & Elfes, 1985; Everett, 1985; Kim, 1986; Arkin,1989; Borenstein &
Koren, 1990). Với nhữngđặc tính đặc trưng cho các thiết bị đo khoảng cách, Polaroid
trở nên phổ biến nhờ giá thành thấp (cả bộ chuyển đổi và mạchđo khoảng cách
Polaroid có giá thấp hơn 50$), và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng truyền
thống như cảm biến hộitụ tự động của camera (camera auto-focus sensor).
Cấu hình cơ bản nhất bao gồm hai thành phần chính: (1) bộ chuyển đổi siêu âm,
và (2) mô đun điện tử đo khoảng cách.Hiện nay có rất nhiều loại chuyển đổi để lựa
chọn. Ở phiên bản đầu tiên của thiết bị tĩnh điện (hình 19.64), một màng kimloại rất
mỏng được gắn trên một tấm che phía sau tạo thành bộ chuyển đổi điện dung
(Polaroid, 1981). Một bộ chuyển đổitĩnh điện có đường kính nhỏ hơn (7000-series)
cũng được phát triển cho các camera Polaroid Spectra (Polaroid, 1987). Một bộ
chuyển đổi áp điện có thiết kế bền vững (sêri 9000), dùng cho các ứng dụng trong môi
trường nóng, lạnh, dưới trời mưa,sương muối, và dao động. Loại chuyển đổi này được
dùng trong các xe tải hạng nặng. Dải đo của hệ thống Polaroid là từ 0.3m (1ft) tới 10.5
m (35ft). Một chu kỳ hoạt động điển hình như sau:
• Mạch điều khiển kích hoạt bộ chuyển đổi và chờ dấu hiệu báo việc truyền đã
bắt đầu.
• Bộ nhận được để trống trong một chu kì ngắn để tránh lỗi dò sai do tín hiệu
truyền còn dư trong bộ chuyển đổi.
• Khuếch đại tín hiệu thu được với hệ số tăng dần theo thời gian để bù lại sự suy
giảm mật độ âm theo khoảng cách.
• Những tín hiệu phản hồi có giá trị lớn hơn một ngưỡng cho trước được ghi lại
và khoảng cách liên kết được tính từ khoảng thời gian đã trôi qua.
Hình 1.10 Từ trái sang phải:(1)bộ
chuyển đổi tĩnh điện phiên bản đầu tiên,
(2) bộ chuyển đổi môi trường sêri 9000,
và (3) bộ chuyển đổi tĩnh điện sêri 7000 .
Hình 1.11 Giản đồ thời gian cho mô đun
đo khoảng cách siêu âm 6500-series thực
hiện vòng lặp chế độ nhiều xung phảnhồi
với đầu vào blanking
20
EBOOKBKMT.COM
Trong chế độ phản hồi đơn của mô đun 6500-series, đường blank (BLNK) và
blank-inhibit (BINH) được giữ ở mức thấp khi đường initiate (INIT) chuyển lên mức
cao để kích dãy xung phát ra. Tín hiệu internal blanking (BLANKING) tự động
chuyển lên mức cao trong 2.38 ms để ngăn ngừa bộ chuyển đổi rung do việc hiểu sai
nó là xung phản hồi. Mỗi khi có tín hiệutrả về hợp lệ, đầu ra phản hồi (ECHO) sẽ giữ ở
mức cao cho đến khi được xác lập lại nhờ việc chuyển đầu INIT từ mức cao xuống
mức thấp. Đối với quá trình phải xử lý nhiều phản hồi, đầu vào blank (BLANK) phải
được giữ ở mức cao trong ít nhất0.44 ms sau khi phát hiện tín hiệu trả về đầu tiên để
xác lập lại đầu ra phản hồi cho lần trả về tiếp theo như biểu diễn trong hình 19.65
(Polaroid, 1990)
1.3.3.6. Hệthống TOF sử dụng laze
Hệ thống đo khoảng cách TOF sử dụng laze, còn được biết đến với rađa laze
hay lidar, lần đầu tiên xuất hiện tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion, Pasadena, CA,
trong những năm 1970 (Lewis & Johnson, 1977). Năng lượng laze được phát ra dưới
dạng những xung ngắn tốc độ cao hướng tới đối tượng cần đo khoảng cách. Thời gian
truyền của một xung đã phản xạ từ đối tượng được sử dụng để tính khoảng cách tới đối
tượng dựa trên tốc độ ánh sáng. Độ chính xác của những cảm biến thế hệ đầu của loại
này có thể đạt tới vài centimet với khoảng cách đo từ 1 đến 5 m ( NASA, 1977,
Depkovich & Wolfe, 1984).
Công ty Schwartz Electro-Optics (bang Orlando, Mỹ) đã sản xuất nhiều hệ
thống đo khoảng cáchTOF sử dụng laze, các hệ thống này sử dụng một kỹ thuật mới
để biến đối từ thời gian sang biên độ nhằm thỏa mãn mức thời gian cỡ nano giây yêu
cầu bởi tốc độ ánh sáng. Khi laze được phát ra, một tụ màng có độ chính xác cao bắt
đầu phóng điện từ một giá trị cho trước với tốc độ cố định. Lượng điện năng phóng ra
tỉ lệ với thời gian tính từ khi tín hiệu được phát ra, phản xạ tại vật và quay về bộ thu
(Gustavson & Davis, 1992). Điện áp trên tụ được biến đổi từ dạng tương tự sang dạng
số ngay tại thời điểm bộ thu nhận được tín hiệu phản hồi. Sau đó, giá trị điện áp được
biến đổi thành khoảng cách và bước thời gian, và được hiệu chỉnh bằng cách tra bảng.
Hình 1.12 Thiết bị đo khoảng cách
LRF – 200 series
Hình 1.13 Thiết bị đo khoảng cách laze sêri
LD90-3Loại-1
21
EBOOKBKMT.COM
Các thiết bị đo khoảng cách LRF -X (hình6) có kích cỡ nhỏ gọn, tốc độ xử lý
cao, và có khả năng đo được khoảngcách lên tới 100m từ hầu hết các bề mặt (hệ số
phản xạ Lambertian nhỏ nhất là 10%). Một hệ thống LRF -X cơ bản sử dụngmột điốt
laze InGaAs dạng xung kết hợp với bộ dò nhiều điốt quang, cung cấp cả đầu ra số
(RS232) và tương tự.RIEGL Laser Measurement Systems, Horn, Austria, đã đưa ra thị
trường rất nhiều sản phẩm sử dụng thiết bị đo khoảng cách laze TOF xung ngắn (như
hệ thống quan trắc, cảm biến đo mức). Các ứng dụng điển hình bao gồm: các thiết bị
đo độcao lidar, giám sát tốc độ xe, chống va chạm cho xe, và đo mức trong các xilô
chứa.Các thiết bị đo khoảng cách laze họ RIEGL LD90-3 (hình7) sử dụng nguồn điốt
laze gần hồng ngoại và một bộ dòđiốt quang để thực hiện kỹ thuật đo khoảng cách
TOF tới 500m với các bề mặt khuyếch tán, và trên 1000m với trường hợp cónhiều vật.
Thời gian truyền tính từ khi tín hiệu được phát ra cho đến khi phản hồi về bộ thu được
đo chính xác bởi một đồng hồ thạch anh và được biến đổi thành khoảng cách bởi một
bộ vi xử lý ở bên trong, sử dụng một trong hai thuật toán đã có.Thuật toán triệt tiếng
ồn kết hợp phương pháp lấy trung bình các phép đo và kĩ thuật khử nhiễu để loại bỏ
hiện tượng lệchhướng của các hạt trong không gian, và vì vậy rất hiệu quả khi hoạt
động dưới điều kiện bất lợi về ánh sáng (Riegel, 1994). Ngược lại, thuật toán đo chuẩn
cho phép đo khoảng cách với tốc độ cao mà không quan tâm đến việc khử nhiễu, và do
đó có tốc độ cập nhật cao trong những điều kiện môi trường thuận lợi hơn.
Độ chính xác đo trong trường hợp xấu nhất là khoảng cách ±5 cm, thông thường độ
chính xác là ±2 cm. Nguồn laze gần hồng ngoại dạng xung là loại an toàn Loại-1 cho
mắt dưới mọi điều kiện hoạt động.
1.3.4.Cảm biến khoảng cách vi sóng
Hình 1.14. Cảm biến vi sóng,không giống như các bộ dò chuyển động, cần một bộ
phát và một bộ nhận riêng biệt (nguồn:Williams, 1989)
Công nghệ vi sóng có thể được sử dụng để đo chuyển động, tốc độ, khoảng
cách, và hướng chuyển động (hình8). Các cảm biến loại này rất bền do chúng không
chứa các bộ phận chuyển động. Chúng có thể hoạt động an toàn trong các môitrường
dễ cháy nổ do mức năng lượng sử dụng rất thấp. Cảm biến khoảng cách loại vi sóng
hoạt động trong điều kiện nhiệtđộ từ -550
C đến +1250
C, môi trường khói, bụi, khí độc,
và phóng xạ. Các cảm biến vi sóng thông thường được sử dụng để đo khoảng cách từ
22
EBOOKBKMT.COM
25 đến 45000 mm, nhưng cũng có thể đo xa hơn tùy thuộc vào năng lượng và kích
thước đối tượng. Nănglượng phản xạ về bộ thu bị suy giảm theo lũy thừa bậc bốn của
khoảng cách tới đối tượng. Bước sóng thông thường là từ 1đến 1000 mm.
Thời gian truyền sóng (truyền tới vật và phản xạ về cảm biến) là khoảng 2 ns
trên một foot hay 10.56 ms trên một dặm.Khi đo các khoảng cách ngắn có thể gặp phải
một vấn đề, đó là với độ phân giải 1 inch thì mạch phải phân giải 167 ps. Một phương
pháp khác phù hợp hơn được dùng để đo các khoảng cách ngắn là dựa trên một tần số
quét của bộ phát tín hiệu.Trong trường hợp này, tín hiệu trả về vẫn giữ nguyên tần số
khởi tạo (thường là 10.525 GHz), và được so sánh với tần số hiệntại bị thay đổi bởi tốc
độ quét. Ví dụ, để đo khoảng cách 3ft, có thể quét ở 5 MHz/ ms. Sau 6 ns, tần số thay
đổi thành 30 Hz(6 ns * 5 MHz/0.001 s). Trong trường hợp này có thể đo được khoảng
cách 0.0256 mm (0.001 inch) một cách dễ dàng. Khi sử dụng phương pháp này, cần có
một bộ khuyếch đại tín hiệu với hệ số khuyếch đại tăng cùng với tần số.
23
EBOOKBKMT.COM
CHƯƠNG II.TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
2.1.Cơ sở lựa chọn linh kiện
Cảm biến khoảng cách E18-D80NK có thể phát hiện vật cản từ khoảng cách 3-
80cm và dòng tiêu thj khoảng 25mA
- Vi điều khiển 89c51 dùng để điều khiểm hoạt động của mạch dòng tiêu thụ
khoảng 70mA
- LED báo nguồn dòng tiêu thụ khoảng 10mA
- Loa báo động dòng tiêu thụ khoảng 50mA
Vậy tổng dòng điện tiêu thụ trong mạch <1A vậy nên chúng e sử dụng ic 7805
để ổn định dòng và áp cho mạch
2.2.Tính toán linh kiện
2.2.1.Vi điều khiển 8051
AT89C51 là một vi điều khiển 8 bit, chế tạo theo công nghệ CMOS chất lượng
cao, công suất thấp với 4 KB PEROM (Flash Programeable and erasable read only
memory).
Các đặc điểm của 8951 được tóm tắt như sau:
- 4KB bộ nhớ, có thể lập trình lại nhanh, có khả năng ghi xóa tới 1000 chu kỳ
- Tần số hoat động từ 0 Hz đến 24 MHz
- 3 mức khóa bộ nhớ lập trình
- 2 bộ Timer/Counter 16 bit
- 128 Byte RAM nội
- 4 Port xuất/nhập (I/O) 8 bit
- Giao tiếp nối tiếp
- 64 KB vùng nhớ mã ngoài
- 64 KB vùng nhớ dữ liệu ngoài
- Xử lý Boolean (hoạt động trên bit đơn)
- 210 vị trí nhớ có thể định vị bit
- 4μs cho hoạt động nhân hoặc chia
24
EBOOKBKMT.COM
2.2.1.1. Sơ đồ khối và sơ đồ chân của AT89C51
Hình 2.1 : Sơ đồ chân của AT89C51
2.2.1.2. Chức năng các chân của AT89C51
Hình 2.2 : Port 0
25
EBOOKBKMT.COM
Port 0 (P0.0 – P0.7 hay chân 32 – 39): Ngoài chức năng xuất nhập ra, port 0
còn là bus đa hợp dữ liệu và địa chỉ (AD0 – AD7), chức năng này sẽ được sử dụng khi
AT89C51 giao tiếp với thiết bị ngoài có kiến trúc bus.
Port 1 (P1.0 – P1.7 hay chân 1 – 8): có chức năng xuất nhập theo bit và byte.
Ngoài ra, 3 chân P1.5, P1.6, P1.7 được dùng để nạp ROM theo chuẩn ISP, 2 chân P1.0
và P1.1 được dùng cho bộ Timer 2.
Hình 2.3 : Port 1
Port 2 (P2.0 – P2.7 hay chân 21 – 28): là một port có công dụng kép. Là
đường xuất nhập hoặc là byte cao của bus địa chỉ đối với các thiết kế dùng bộ nhớ mở
rộng.
Hình 2.4 : Port 2
26
EBOOKBKMT.COM
Port 3 (P3.0 – P3.7 hay chân 10 – 17): mỗi chân trên port 3 ngoài chức năng xuất nhập
ra còn có một số chức năng đặc biệt sau:
Bit Tên Chức năng chuyển đổi
P3.0 RXD Dữ liệu nhận cho port nối tiếp
P3.1 TXD Dữ liệu truyền cho port nối tiếp
P3.2 INT0 Ngắt bên ngoài 0
P3.3 INT1 Ngắt bên ngoài 1
P3.4 T0 Ngõ vào của Timer/Counter 0
P3.5 T1 Ngõ vào của Timer/Counter 1
P3.6 WR Xung ghi bộ nhớ dữ liệu ngoài
P3.7 RD Xung đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài
Hình 2.5: Port 3
RST (Reset – chân 9): mức tích cực của chân này là mức 1, để reset ta phải
đưa mức 1 (5V) đến chân này với thời gian tối thiểu 2 chu kỳ máy (tương đương 2µs
đối với thạch anh 12MHz.
XTAL 1, XTAL 2: AT89S52 có một bộ dao động trên chip, nó thường được
nối với một bộ dao động thạch anh có tần số lớn nhất là 33MHz, thôn thường là
12MHz.
EA (External Access): EA thường được mắc lên mức cao (+5V) hoặc mức
thấp (GND). Nếu ở mức cao, bộ vi điều khiển thi hành chương trình từ ROM nội. Nếu
ở mức thấp, chương trình chỉ được thi hành từ bộ nhớ mở rộng.
ALE (Address Latch Enable): ALE là tín hiệu để chốt địa chỉ vào một thanh
ghi bên ngoài trong nửa đầu của chu kỳ bộ nhớ. Sau đó các đường port 0 dùng để xuất
hoặc nhập dữ liệu trong nửa chu kỳ sau của bộ nhớ.
PSEN (Program Store Enable): PSEN là điều khiển để cho phép bộ nhớ
chương trình mở rộng và thường được nối với đến chân /OE (Output Enable) của một
EPROM để cho phép đọc các bytes mã lệnh. PSEN sẽ ở mức thấp trong thời gian đọc
lệnh. Các mã nhị phân của chương trình được đọc từ EPROM qua Bus và được chốt
27
EBOOKBKMT.COM
vào thanh ghi lệnh của bộ vi điều khiển để giải mã lệnh. Khi thi hành chương trình
trong ROM nội, PSEN sẽ ở mức thụ động (mức cao).
Vcc, GND: AT89S52 dùng nguồn một chiều có dải điện áp từ 4V – 5.5V được
cấp qua chân 40 (Vcc) và chân 20 (GND).
2.2.2. IC ổn áp
Hình 2.6 IC ôn áp
Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC
ổn áp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản. Các loại ổn áp
thường được sử dụng là IC 78xx, 79xx, với xx là điện áp cần ổn áp. Ví dụ 7805 ổn áp
5V, 7808 ổn áp 8V, 7812 ổn áp 12V hay ổn áp điện áp âm có 7905 ổn áp điện áp -5V,
7912 ổn áp -12V.
• Họ 78xx là họ cho ổn định điện áp đầu ra là dương. Còn xx là giá trị điện áp
đầu ra như 5V, 6V...
• Họ 79xx là họ ổn định điện áp đầu ra là âm. Còn xx là điện áp đầu ra như: -5V,
-6V
Sự kết hợp của hai con này sẽ tạo ra được bộ nguồn đối xứng.
78xx là loại dòng IC dùng để ổn định điện áp dương đầu ra, với điều kiện đầu
vào luôn luôn > đầu ra 3V.
Tùy loại IC 78xx mà nó ổn áp đầu ra là bao nhiêu.
Ví dụ : 7806 - 7809...
Họ IC 78xx gồm có 3 chân :
• Chân 1 (Vin): Chân nguồn đầu vào
• Chân 2 (GND): Chân nối đất
• Chân 3 (Vout): Chân nguồn đầu ra.
28
EBOOKBKMT.COM
Hình 2.7. Hình dạng IC họ 78xx thực tế Sơ đồ bên trong của IC 78xx
Nguyên lý ổn áp: Thông qua điện trở R2 và D1 gim cố định điện áp chân Rt của
Transistor Q1, giả sử khi điện áp chân E đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng =>
dòng qua đèn Q1 tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại ...
Chú ý: Điện áp đặt trước IC 78xx phải lớn hơn điện áp cần ổn áp từ 3V trở lên
* Những dạng seri của 78XX
LA7805 IC ổn áp 5V
LA7806 IC ổn áp 6V
LA7808 IC ổn áp 8V
LA7809 IC ổn áp 9V
LA7812 IC ổn áp 12V
LA7815 IC ổn áp 15V
LA7818 IC ổn áp 18V
LA7824 IC ổn áp 24V
Đây là dòng cho điện áp ra tương ứng với dòng là 1A. Ngoài ra còn các seri
khác chịu được dòng
78xx +5V --> +24V. Dòng 1A
78Lxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.1A
78Mxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.5A
78Sxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.2A
2.2.3.Diode cầu
Hình 2.7 Diode
29
EBOOKBKMT.COM
KBP206 gồm 4 diode đơn mắc thành cầu chỉnh lưu được đóng gói trong
một vỏ duy nhất.
Công dụng chính: dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành một chiều
• Điện áp tối đa : 600V
• Dòng điện định mức : 2A
• Sụt áp tại I=2A : 1.1V
• Nhiệt độ hoạt động : -55o
C đến 165o
C
2.2.4.Transistor C828
Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối
tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận , nếu
30
EBOOKBKMT.COM
ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. về phương diện cấu tạo
Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau .
Hình 2.8 Cấu tạo Transistor
Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B
( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp. Hai lớp bán dẫn bên
ngoài được nối ra thành cực phát ( Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp
( Collector ) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P )
nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau được.
Nguyên tắc hoạt động của Transistor.
* Xét hoạt động của Transistor NPN.
Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào
cực C và (-) nguồn vào cực E.
Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E ,
trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E. Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc
dù hai cực C và E đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E (
lúc này dòng IC = 0 ) Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một
31
EBOOKBKMT.COM
dòng điện chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về
cực (-) tạo thành dòng IB Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng
IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB
Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo
một công thức : IC = β.IB
• Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE
• IB là dòng chạy qua mối BE
• β là hệ số khuyếch đại của Transistor
Giải thích : Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối
tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực
B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E )
vượt qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lượng lỗ trống rất nhiều,
một phần nhỏtrong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn
số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng
ICE chạy qua Transistor.
* Xét hoạt động của Transistor PNP.
Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor NPN nhưng
cực tính của các nguồn điện UCE và UBEngược lại . Dòng IC đi từ E sang C còn dòng
IB đi từ E sang B.
Hình dáng Transistor.
Hình 2.9 Transistor công xuất nhỏ Hình 2.10 Transistor công xuất lớn
2.2.5.Điện trở
2.2.5.1. Khái niệm điện trở
Ta hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn
điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật
theo điện trở của dây dẫn
Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo
công thức sau:
32
EBOOKBKMT.COM
R = ρ.L / S
Trong đó
• ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu
• L là chiều dài dây dẫn
• S là tiết diện dây dẫn
• R là điện trở đơn vị là Ohm
2.2.5.2. Điện trở trong thiết bị điện tử
Hình dáng và ký hiệu:
Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ
hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại
điện trở có trị số khác nhau.
Hình 2.11 Điện trở trong thiết bị điện tử.
Hình 2.12 Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.
Đơn vị của điện trở
- Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ
-1KΩ = 1000 Ω
- 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω
Cách ghi trị số của điện trở
• Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy
ước chung của thế giới.( xem hình ở trên )
• Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực
tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.
Hình 2.13 Trở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp.
33
EBOOKBKMT.COM
2.2.5.3. Cách đọc trị số điện trở
Quy ước mầu Quốc tế
Mầu sắc Giá trị Mầu sắc Giá trị
Đen 0 Xanh lá 5
Nâu 1 Xanh lơ 6
Đỏ 2 Tím 7
Cam 3 Xám 8
Vàng 4 Trắng 9
Nhũ vàng -1
Nhũ bạc -2
Hình 2.14 Quy ước màu quốc tế
Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở chính xác thì ký hiệu
bằng 5 vòng mầu.
* Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu
Hình 2.15 Điện trở 4 vòng màu
Cách đọc điện trở 4 vòng màu:
• Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng
chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.
• Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3
34
EBOOKBKMT.COM
• Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị
• Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.
• Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3)
• Có thể tính vòng số 3 là số con số không "0" thêm vào
• Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ
của cơ số 10 là số âm
* Cách đọc trị số điện trở 5 vòng mầu : ( điện trở chính xác )
Hình 2.16 Điện trở 5 vòng màu
• Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số
có nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng cuối cùng,
tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.
• Đối diện vòng cuối là vòng số 1
• Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số
của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn
vị.
• Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4)
• Có thể tính vòng số 4 là số con số không "0" thêm vào
2.2.6.Tụ điện
2.2.6.1. Định nghĩa
Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động bao gồm hai mặt dẫn điện gọi là bản
cực tụ, được phân cách bởi một chất cách điện, gọi là điện môi (không khí, giấy, mica,
dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh...)
35
EBOOKBKMT.COM
Hình 2.17 Cấu tạo tụ điện
Giá trị của tụ điện là điện dung, được đo bằng đơn vị Farad (kí hiệu là F). Giá
trị F là rất lớn nên hay dùng các giá trị nhỏ hơn như micro fara (μF), nano Fara (nF)
hay picro Fara (pF).
1F=106μF=109nF=1012pF
2.2.6.2. Cách chọn tụ điện
Chọn tụ điện để liên lạc giữa các tầng chức năng (thường là khuếch đại) thường
được chọn "hàm hồ". Nghĩa là thường chọn theo cảm tính và kinh nghiệm, thường thì
tài liệu lý thuyết cũng bị bỏ quên vì ... xem thường, hay vì nó ... khó quá không chừng.
Để chọn tụ liên lạc tốt giữa các tầng khuếch đại cần chú ý :
• Tổng trở xuất (ngõ ra) của tầng trườc phải tương đương với tổng trở nhập (ngã
vào) của tầng sau. Total trở kháng ra mixed (trộn) bởi các tầng trước bằng total
trờ kháng ngõ vào của tầng sau.
• Đây là một trong những vấn đề căn bản trong thiết kế mạch điện tử.
• Qui chuẩn tính chất vật lý của tín hiệu: Tần số, dạng tín hiệu v.v... phải được
nắm bắt kỹ.
Ví dụ: có cả một dải tần đi qua tụ liên lạc đó, thì ta phải nắm được tần số trung
tâm và dải tần số tác dụng. Tín hiệu dạng xung thì phải nắm được tần số chính và các
hoạ tần của nó (hài - harmonic).
Việc chọn tụ liên lạc (hay mạch liên lạc có tụ) đúng sẽ làm giảm nguy cơ nhiễu,
tiếng ồn hay méo tín hiệu (noise, distortion) tự dao động, bức xạ ngoài ý muốn, tổn
hao vô ích v.v... trong các mạch khuếch đại, bảo đảm dạng tín hiệu. Ví dụ, tín hiệu là
dạng xung thì phần liên lạc (có tụ) phải bảo đảm đưa được tần số trung tâm và tổng hài
(total harmonics) của nó dạng xung ấy mới được đưa qua trọn vẹn mà không bị méo
dạng.
36
EBOOKBKMT.COM
Như vậy thì vấn đề tụ liên lạc trở nên dễ dàng. Nếu lấy mạch đẳng hiệu thì ta có
hai tổng trở R(zA) của ngõ ra tầng trước song song với R(zB) của ngõ vào tầng sau nối
tiếp với Z(C) của tụ liên lạc, f(S) là tần số trung tâm của tín hiệu .
Thời hằng của mạch liên lạc:
t = 1/ f(S) = (Sqrt)2 x RC.
Với R ~ R(zA) + R(zB) / R(zA) x R(zB) (ohm) = Z(C)
Chú ý:
Khi tổng trở ngõ ra tầng trước sai khác với tổng trở ngõ vào tầng sau thì thêm R
nối tiếp với C và R song song với các tổng trở để bù lại. Gọi là R-C "bù tổng trở". Đôi
khi sự "bù" này không thoả mãn nổi thì phải có tầng phối hợp trở kháng nằm giữa hai
tầng để làm nhiệm vụ này. Ví dụ : đưa tín hiệu ngõ ra của máy MP3 (~600 Ohm) vào
ngõ Mic in (10K Ohm) chẳng hạn.
Để bảo đảm dạng tín hiệu không sin hay dải thông tín hiệu quá rộng có thể cần
đến vài cụm liên lạc R-C ghép song song / nối tiếp nhau để đạt hiệu quả liên lạc mong
muốn.
2.2.7.Cảm biến vật cản hồng ngoại
Hình 2.18 Cảm biến hồng ngoại
Mô tả:
Cảm biến có khả năng thích nghi với môi trường, có một cặp truyền và nhận tia
hồng ngoại.
Tia hồng ngoại phát ra một tần số nhất định, khi phát hiện hướng truyền có vật
cản (mặt phản xạ), phản xạ vào đèn thu hồng ngoại, sau khi so sánh, đèn màu xanh sẽ
sáng lên, đồng thời đầu cho tín hiệu số đầu ra (một tín hiệu bậc thấp).
Khoảng cách làm việc hiệu quả 2 ~ 5cm, điện áp làm việc là 3.3 V đến 5V. Độ
nhạy sáng của cảm biến được điều chỉnh bằng chiết áp, cảm biến dễ lắp ráp, dễ sử
dụng,....
37
EBOOKBKMT.COM
Có thể được sử dụng rộng rãi trong robot tránh chướng ngại vật, xe tránh
chướng ngại vật và dò đường....
Thông số kỹ thuật:
• Bộ so sánh sử dụng LM393, làm việc ổn định
• Điện áp làm việc: 3.3V - 5V DC.
• Khi bật nguồn, đèn báo nguồn màu đỏ sáng.
• Lỗ vít 3 mm, dễ dàng cố định, lắp đặt.
• Kích thước: 3.2cm * 1.4cm
• Các mô-đun đã được so sánh điện áp ngưỡng thông qua chiết áp, nếu sử dụng ở
chế độ thông thường, xin vui lòng không tự ý điều chỉnh chiết áp.
Cổng giao tiếp:
• VCC: điện áp chuyển đổi từ 3.3V đến 5V (có thể được kết nối trực tiếp đến vi
điều khiển 5V và 3.3V)
• GND: GND ngoài
• OUT: đầu ra kỹ thuật số (0 và 1)
38
EBOOKBKMT.COM
CHƯƠNG III. THIẾT KẾ MẠCH VÀ SƠ ĐỒ KHỐI
3.1. Sơ đồ khối
3.2. Mạch proteus
Hình 3.1 Mạch proteus
• Trong mạch này Diode cầu đóng vai trò chỉnh lưu từ điện xoay chiều (AC) sang
điện một chiều (DC).
• J1- connect 2 lấy nguồn từ bên ngoài có thể là nguồn xoay chiều hoặc nguồn
một chiều từ 6v đến 12V.
• U1 – IC ổn áp LM 7805 tạo điện áp chuẩn 5V.
• Tụ C1 dùng lọc tần số thấp để tạo ra nguồn DC tương đối phẳng.
39
EBOOKBKMT.COM
• Tụ C2 dùng để lọc tần số cao để chống nhiễu cho mạch nguồn.
• Điện R1 có giá trị là 330 để phân cực cho LED báo nguồn.
• LED D1 dùng để báo nguồn
3.3. Sơ đồ nguyên lý
3.4.Sơ đồ mạch board
40
EBOOKBKMT.COM
3.5. Code Lập trình
#include <REGX52.H>
//=======INPUT===========
sbit cb_xa = P3^3;
sbit cb_gan = P3^2;
//========OUT PUT=======
sbit coi = P2^7;
/************************************/
// ham tre ms
void delay_ms(unsigned int t)
{
unsigned int i,j;
for(i=0;i<t;i++)
for(j=0;j<125;j++);
}
/******************Ctr chinh**************************/
void main()
{
coi = 0;
while(1) // vong lap vo han
{
if(cb_xa == 0 && cb_gan == 1 )
{
coi = 0;
delay_ms(100);
coi = 1;
delay_ms(100);
}
if((cb_xa == 0 && cb_gan == 0 )|| cb_gan == 0 )
{
coi = 0;
delay_ms(30);
coi = 1;
delay_ms(30);
}
}}
41
EBOOKBKMT.COM
KẾT LUẬN
Đã chế tạo thành công hệ thống xác định khoảng cách giữa ô tô với chướng
ngại vật. Dựa trên các kết quả thí nghiệm thực tế trên mô hình, hệ thống xác định
chướng ngại vật sử dụng cảm biến SRF 05 có khả năng phát hiện chướng ngại vật ở
tầm xa nhất là 530cm, so với khả năng nhận biết thông thường của nhà thiết kế với
chuẩn đo xa nhất của cảm biến là 400 cm với độ sai lệch là 1 cm thì khả năng nhận
biết của hệ thống là rất tốt. Ở tốc độ 50 km/h, khả năng nhận biết của hệ thống xác
định khoảng cách là rất tốt, với tốc độ 50 km/h đến 70km/h thì khả năng nhận của hệ
thống bị hạn chế do cảm biến bị nhiễu so với môi trường xung quanh, như tiếng ồn,
khói bụi… Kết quả này có ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn.
Kiến nghị và hướng phát triển của đề tài
- Tiếp tục nghiên cứu các hệ thống xác định khoảng cách bằng các loại cảm
biến khác có khả năng xác định được chướng ngại vật xa hơn, xử lý chướng ngại vật ở
tốc độ cao như cảm biến Laser.
- Nghiên cứu các khả năng để tăng tính an toàn của người lái bằng cách can
thiệp vào hệ thống thắng, hệ thống dây an toàn, điều chỉnh ghế ngồi từ đó chế tạo ra hệ
thống phát hiện chướng ngại vật thông minh hơn.
42
EBOOKBKMT.COM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. I.Scott Mackenzie - ”The 8051 – Microcontroller” - 2005
2. Tống Văn On - “Họ vi điều khiển 8051”–Đại học Bách khoa TP.HCM,
2000
3. DATA SHEET LCD HITACHI: http://www.hitachi-eu.com/hel/ecg
4. PGS.TS. Ngô Diên Tập - Vi điều khiển với lập trình C – Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2003.
5. J.Borenstein, H.R. Everett, and L.Feng – “Where I am? Sensor and
menthod for mobile robot positioning”, 1996
6. Training Package “SENSORIC” – Phương pháp thử các loại cảm biến –
KOLLEG, 2008.
7. Edward Cornish – “Robotic sensor and control” - University of Surrey,
2008
8. Đoàn Hiệp - Ultrasonic sensor – nghiên cứu sinh đại học Bách Khoa TP
HCM.
9. SRF05, Ultrasonic Sensor Ranger – Datasheet of DEVANTECH
company
10. www.omron.com/sensor
11. http://www.safetytoyota.com/en-b/precrash_safety_system.html
12. O.Wijk, P. Jensfelt, H.I. Christensen – “Triangulation Based Fusion of
Ultrasonic Sensor Data”, Belgume 1998
13. Murata - Ultrasonic Sensor Application Manual - Murata innorator in
Electronic,2006
14. Cảm biến vị trí và dịch chuyển – Đại học Bách Khoa Hà Nội, năm 2005.
43

More Related Content

What's hot

Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuMô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuThanh Hoa
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đồ án tốt nghiệp điện tử Điều khiển và giám sát thiết bị điện gia đình - sdt/...
Đồ án tốt nghiệp điện tử Điều khiển và giám sát thiết bị điện gia đình - sdt/...Đồ án tốt nghiệp điện tử Điều khiển và giám sát thiết bị điện gia đình - sdt/...
Đồ án tốt nghiệp điện tử Điều khiển và giám sát thiết bị điện gia đình - sdt/...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH CHO CÁC ĐÔ THỊ KHU VỰC MIỀN TRUNG 6...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH CHO CÁC ĐÔ THỊ KHU VỰC MIỀN TRUNG 6...NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH CHO CÁC ĐÔ THỊ KHU VỰC MIỀN TRUNG 6...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH CHO CÁC ĐÔ THỊ KHU VỰC MIỀN TRUNG 6...nataliej4
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...Man_Ebook
 
Xe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdfXe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdfMan_Ebook
 
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứđồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứNguyễn Hải Sứ
 
Đồ án thiết kế robot dò đường
Đồ án thiết kế robot dò đườngĐồ án thiết kế robot dò đường
Đồ án thiết kế robot dò đườngKiều Tú
 

What's hot (20)

Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuMô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 4 bậc tự do phân loại sản phẩm trên băng t...
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAY
 
Đề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOT
Đề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOTĐề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOT
Đề tài: Hệ thống giao thông thông minh và ứng dụng của nó, HOT
 
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAYĐề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấn
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấnĐề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấn
Đề tài: Thiết kế hệ thống lái trên xe cơ sở ô tô HUYNDAI 24 tấn
 
Thiết kế bộ điều khiển cho mô hình phun xăng điện tử động cơ ô tô
Thiết kế bộ điều khiển cho mô hình phun xăng điện tử động cơ ô tôThiết kế bộ điều khiển cho mô hình phun xăng điện tử động cơ ô tô
Thiết kế bộ điều khiển cho mô hình phun xăng điện tử động cơ ô tô
 
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOTĐề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
 
Điều khiển bám cho robot di động sử dụng bộ điều khiển mờ
Điều khiển bám cho robot di động sử dụng bộ điều khiển mờĐiều khiển bám cho robot di động sử dụng bộ điều khiển mờ
Điều khiển bám cho robot di động sử dụng bộ điều khiển mờ
 
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOTĐề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
 
Đồ án tốt nghiệp điện tử Điều khiển và giám sát thiết bị điện gia đình - sdt/...
Đồ án tốt nghiệp điện tử Điều khiển và giám sát thiết bị điện gia đình - sdt/...Đồ án tốt nghiệp điện tử Điều khiển và giám sát thiết bị điện gia đình - sdt/...
Đồ án tốt nghiệp điện tử Điều khiển và giám sát thiết bị điện gia đình - sdt/...
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH CHO CÁC ĐÔ THỊ KHU VỰC MIỀN TRUNG 6...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH CHO CÁC ĐÔ THỊ KHU VỰC MIỀN TRUNG 6...NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH CHO CÁC ĐÔ THỊ KHU VỰC MIỀN TRUNG 6...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH CHO CÁC ĐÔ THỊ KHU VỰC MIỀN TRUNG 6...
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...
 
Xe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdfXe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdf
 
Đề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot Kuka
Đề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot KukaĐề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot Kuka
Đề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot Kuka
 
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe ToyotaĐề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
 
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAYĐề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
 
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứđồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
 
Đề tài: Xe tự hành tránh vật cản, HAY
Đề tài: Xe tự hành tránh vật cản, HAYĐề tài: Xe tự hành tránh vật cản, HAY
Đề tài: Xe tự hành tránh vật cản, HAY
 
Đồ án thiết kế robot dò đường
Đồ án thiết kế robot dò đườngĐồ án thiết kế robot dò đường
Đồ án thiết kế robot dò đường
 

Similar to Đề tài: Chế tạo hệ thống xác định chướng ngại vật trên xe, HOT

Uoc luong kenh truyen fast fading dua vao bem va giai thuat bayesian
Uoc luong kenh truyen fast  fading dua vao bem va giai thuat bayesianUoc luong kenh truyen fast  fading dua vao bem va giai thuat bayesian
Uoc luong kenh truyen fast fading dua vao bem va giai thuat bayesianThu Thủy Trần
 
Cosmos capacity profile 3.2022
Cosmos capacity profile 3.2022Cosmos capacity profile 3.2022
Cosmos capacity profile 3.2022Book Quảng Cáo
 
Đề tài: Chính sác cổ tức lý thuyết và thực tiễn công ty sửa chữa đường bộ, 9 ...
Đề tài: Chính sác cổ tức lý thuyết và thực tiễn công ty sửa chữa đường bộ, 9 ...Đề tài: Chính sác cổ tức lý thuyết và thực tiễn công ty sửa chữa đường bộ, 9 ...
Đề tài: Chính sác cổ tức lý thuyết và thực tiễn công ty sửa chữa đường bộ, 9 ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mẫu báo cáo thực tập lễ tân tại khách sạn, điểm cao
Mẫu báo cáo thực tập lễ tân tại khách sạn, điểm caoMẫu báo cáo thực tập lễ tân tại khách sạn, điểm cao
Mẫu báo cáo thực tập lễ tân tại khách sạn, điểm caoOnTimeVitThu
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu tạp phẩm
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu tạp phẩmKế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu tạp phẩm
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu tạp phẩmluanvantrust
 
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]bookbooming1
 
Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004nhatthai1969
 
Giáo trình kiến trúc máy tính ICTU
Giáo trình kiến trúc máy tính ICTUGiáo trình kiến trúc máy tính ICTU
Giáo trình kiến trúc máy tính ICTUNgô Doãn Tình
 
3.giao trinh sql_va_pl_sql
3.giao trinh sql_va_pl_sql3.giao trinh sql_va_pl_sql
3.giao trinh sql_va_pl_sqlminhduc_cv
 
[Cntt] giáo trình sql và pl sql
[Cntt]  giáo trình sql và pl sql[Cntt]  giáo trình sql và pl sql
[Cntt] giáo trình sql và pl sqlHong Phuoc Nguyen
 
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75hung le
 
Giao trinh csdl[bookbooming.com]
Giao trinh csdl[bookbooming.com]Giao trinh csdl[bookbooming.com]
Giao trinh csdl[bookbooming.com]bookbooming1
 
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...Trần Đức Anh
 
Giaotrinhautocad2004pdf
Giaotrinhautocad2004pdfGiaotrinhautocad2004pdf
Giaotrinhautocad2004pdfArc Nguyen
 
Tho tran dang khoa
Tho tran dang khoaTho tran dang khoa
Tho tran dang khoaViệt Đinh
 
Tho tran dang khoa
Tho tran dang khoaTho tran dang khoa
Tho tran dang khoanhatthai1969
 

Similar to Đề tài: Chế tạo hệ thống xác định chướng ngại vật trên xe, HOT (20)

Uoc luong kenh truyen fast fading dua vao bem va giai thuat bayesian
Uoc luong kenh truyen fast  fading dua vao bem va giai thuat bayesianUoc luong kenh truyen fast  fading dua vao bem va giai thuat bayesian
Uoc luong kenh truyen fast fading dua vao bem va giai thuat bayesian
 
Cosmos capacity profile 3.2022
Cosmos capacity profile 3.2022Cosmos capacity profile 3.2022
Cosmos capacity profile 3.2022
 
Đề tài: Chính sác cổ tức lý thuyết và thực tiễn công ty sửa chữa đường bộ, 9 ...
Đề tài: Chính sác cổ tức lý thuyết và thực tiễn công ty sửa chữa đường bộ, 9 ...Đề tài: Chính sác cổ tức lý thuyết và thực tiễn công ty sửa chữa đường bộ, 9 ...
Đề tài: Chính sác cổ tức lý thuyết và thực tiễn công ty sửa chữa đường bộ, 9 ...
 
Mẫu báo cáo thực tập lễ tân tại khách sạn, điểm cao
Mẫu báo cáo thực tập lễ tân tại khách sạn, điểm caoMẫu báo cáo thực tập lễ tân tại khách sạn, điểm cao
Mẫu báo cáo thực tập lễ tân tại khách sạn, điểm cao
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu tạp phẩm
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu tạp phẩmKế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu tạp phẩm
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu tạp phẩm
 
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
 
Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004
 
Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004
 
Dong ke
Dong keDong ke
Dong ke
 
Giáo trình kiến trúc máy tính ICTU
Giáo trình kiến trúc máy tính ICTUGiáo trình kiến trúc máy tính ICTU
Giáo trình kiến trúc máy tính ICTU
 
3.giao trinh sql_va_pl_sql
3.giao trinh sql_va_pl_sql3.giao trinh sql_va_pl_sql
3.giao trinh sql_va_pl_sql
 
[Cntt] giáo trình sql và pl sql
[Cntt]  giáo trình sql và pl sql[Cntt]  giáo trình sql và pl sql
[Cntt] giáo trình sql và pl sql
 
Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75Bài giảng tmđt75
Bài giảng tmđt75
 
Đề tài: Thiết kế mạng truy nhập GPON dựa trên phần mềm mô phỏng
Đề tài: Thiết kế mạng  truy nhập GPON dựa trên phần mềm mô phỏngĐề tài: Thiết kế mạng  truy nhập GPON dựa trên phần mềm mô phỏng
Đề tài: Thiết kế mạng truy nhập GPON dựa trên phần mềm mô phỏng
 
Giao trinh csdl[bookbooming.com]
Giao trinh csdl[bookbooming.com]Giao trinh csdl[bookbooming.com]
Giao trinh csdl[bookbooming.com]
 
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
 
Giaotrinhautocad2004pdf
Giaotrinhautocad2004pdfGiaotrinhautocad2004pdf
Giaotrinhautocad2004pdf
 
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAYKhóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
 
Tho tran dang khoa
Tho tran dang khoaTho tran dang khoa
Tho tran dang khoa
 
Tho tran dang khoa
Tho tran dang khoaTho tran dang khoa
Tho tran dang khoa
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại học
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại họcKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại học
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại họcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại học
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại họcKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại học
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học, từ các trường đại học
 

Recently uploaded

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Đề tài: Chế tạo hệ thống xác định chướng ngại vật trên xe, HOT

  • 1. EBOOKBKMT.COM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Hưng yên, ngày.... tháng.... năm 2015 Giáo viên hướng dẫn ThS. Phạm Văn Kiêm 1
  • 2. EBOOKBKMT.COM MỤC LỤC NH N XÉT C A GIÁO VIÊN H NG D NẬ Ủ ƯỚ Ẫ ..............................................................1 L I M Đ UỜ Ở Ầ ...............................................................................................................4 M C TIÊU VÀ NHI M V C A Đ TÀIỤ Ệ Ụ Ủ Ề ....................................................................5 M C TIÊUỤ .................................................................................................................................................... 5 N I DUNGỘ ................................................................................................................................................... 5 PH M VI NGHIÊN C UẠ Ứ ................................................................................................................................5 PH NG PHÁP NGHIÊN C UƯƠ Ứ .....................................................................................................................5 GIÁ TR TH C TI N C A Đ TÀIỊ Ự Ễ Ủ Ề ..................................................................................................................6 CH NG I:T NG QUAN V H TH NG XÁC Đ NHƯƠ Ổ Ề Ệ Ố Ị CH NG NG I V T TRÊN Ô TÔƯỚ Ạ Ậ ...............................................................................7 1.1. Kh o sát m t s h th ng c nh báo an toàn trên xeả ộ ố ệ ố ả ...........................................................................7 1.1.1. H th ng c nh báo va ch m tr cệ ố ả ạ ướ ...........................................................................................................7 1.1.2. H tr phanh kh n c pỗ ợ ẩ ấ .............................................................................................................................7 1.1.3. H th ng báo ch ch làn đ ngệ ố ệ ườ ................................................................................................................7 1.1.4. H th ng xóa đi m mùệ ố ể .............................................................................................................................7 1.1.5. Đèn pha chi u sang ch đ ngế ủ ộ ..................................................................................................................8 1.2. Gi i thi u các hãng xe ch t o h th ng báo kho ng cáchớ ệ ế ạ ệ ố ả .................................................................11 1.2.1. H th ng xác đ nh kho ng cách trên xe KIAệ ố ị ả ..........................................................................................11 1.2.2. H th ng c nh báo va ch m c a Volvoệ ố ả ạ ủ ................................................................................................13 1.2.3. H th ng quan sát đi m mù c a Fordệ ố ể ủ ..................................................................................................14 1.3.Gi i thi u v c m bi n đo kho ng cáchớ ệ ề ả ế ả ...............................................................................................15 1.3.1 .Gi i thi uớ ệ .................................................................................................................................................15 1.3.2.C m bi n đo kho ng cách không ti p xúcả ế ả ế ...............................................................................................16 1.3.3.Đo kho ng cách b ng ph ng pháp th i gian truy nả ằ ươ ờ ề .............................................................................17 1.3.3.1. T c đ truy nố ộ ề ...................................................................................................................................18 1.3.3.2. Đ b t đ nhộ ấ ị ......................................................................................................................................18 1.3.3.3. Đ nh th iị ờ ...........................................................................................................................................18 1.3.3.4. T ng tác b m tươ ề ặ ............................................................................................................................19 1.3.3.5. H th ng TOF siêu âmệ ố ......................................................................................................................19 1.3.3.6. H th ng TOF s d ng lazeệ ố ử ụ ...............................................................................................................21 1.3.4.C m bi n kho ng cách vi sóngả ế ả ................................................................................................................22 CH NG II.TÍNH TOÁN VÀ L A CH N CÁC LINH KI N ĐI N TƯƠ Ự Ọ Ệ Ệ Ử...................24 2.1.C s l a ch n linh ki nơ ở ự ọ ệ ......................................................................................................................24 2.2.Tính toán linh ki nệ ................................................................................................................................24 2.2.1.Vi đi u khi n 8051ề ể ...................................................................................................................................24 2.2.1.2. Ch c năng các chân c a AT89C51ứ ủ ...................................................................................................25 Hình 2.3 : Port 1.............................................................................................................................................26 Hình 2.5: Port 3.............................................................................................................................................27 2.2.2. IC n ápổ ....................................................................................................................................................28 2.2.4.Transistor C828........................................................................................................................................30 2
  • 3. EBOOKBKMT.COM 2.2.5.Đi n trệ ở....................................................................................................................................................32 2.2.5.1. Khái ni m đi n trệ ệ ở...........................................................................................................................32 2.2.5.2. Đi n tr trong thi t b đi n tệ ở ế ị ệ ử.........................................................................................................33 Hình 2.11 Đi n tr trong thi t b đi n t .ệ ở ế ị ệ ử ....................................................................................................33 Hình 2.12 Ký hi u c a đi n tr trên các s đ nguyên lý.ệ ủ ệ ở ơ ồ ...........................................................................33 2.2.5.3. Cách đ c tr s đi n trọ ị ố ệ ở .........................................................................34 Hình 2.14 Quy c màu qu c tướ ố ế..................................................................................................................34 Hình 2.15 Đi n tr 4 vòng màuệ ở .....................................................................................................................34 .......................................................................................................................................................................35 Hình 2.16 Đi n tr 5 vòng màuệ ở .....................................................................................................................35 2.2.6.T đi nụ ệ .....................................................................................................................................................35 2.2.6.1. Đ nh nghĩaị ........................................................................................................................................35 2.2.6.2. Cách ch n t đi nọ ụ ệ ............................................................................................................................36 2.2.7.C m bi n v t c n h ng ngo iả ế ậ ả ồ ạ ..................................................................................................................37 CH NG III. THI T K M CH VÀ S Đ KH IƯƠ Ế Ế Ạ Ơ Ồ Ố ..................................................39 3.1. S đ kh iơ ồ ố ........................................................................................................................................... 39 3.3. S đ nguyên lýơ ồ ...................................................................................................................................40 K T LU NẾ Ậ .................................................................................................................42 TÀI LI U THAM KH OỆ Ả .............................................................................................43 3
  • 4. EBOOKBKMT.COM LỜI MỞ ĐẦU Hệ thống xác định chướng ngại vật là một hệ thống nhằm cải thiện thêm tính an toàn trên xe hơi, bên cạnh hệ thống túi khí (air bag), hệ thống thắng ABS v..v… thì hệ thống xác định khoảng cách từô tô đến chướng ngại vật được lắp trên một sốloại ô tô đắt tiền. Vì chi phí chế tạo hệ thống khá đắt nên ở Việt Nam hiện nay, hệ thống xác định chướng ngại vật (Pre- Crash Safety System) chỉ được trang bị cho xe Camry 2.0, một dòng xe siêu sang của TOYOTA. Hệ thống này có ưu điểm khá lớn khi điều khiển xe ở tốc độ cao, khi qua đường hoặc khi lùi xe. Với những ưu điểm vượt trội như vậy vấn đề đặt ra làm sao có thể thiết kế hệ thống này với một giá cả hợp lí và chất lượng không thua kém hệ thống trang bị trên các xe ô tô đắt tiền. Đây là vấn đề cần quan tâm để có thể trang bị hệ thống này cho nhiều dòng xe khác, không chỉ trên các xe đắt tiền. 4
  • 5. EBOOKBKMT.COM MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI • MỤC TIÊU - Xác định loại tìm loại cảm biến đo khoảng cách phù hợp. Loại cảm biến này có khả năng phát hiện ra chướng ngại vật trong một khoảng cách mà lái xe có thể xử lí an toàn. - Thiết kế, chếtạo hệ thống xác định chướng ngại vật trên xe sao cho phù hợp. - Bố trí, chế tạo hệ thống có thể hiển thị khoảng cách lên màn hình và điều khiển được cảm biến chính xác. • NỘI DUNG - Tổng quan về các hệ thống phát hiện chướng ngại vật. - Xây dựng phương trình và giải thuật để tính toán khoảng cách cho cảm biến khi tín hiệu đưa về. - Dùng phần mềm để lập trình và điều khiển cho hệ thống hiển thị khoảng cách và điều khiển cảm biến. - Thiết kế và thi công mô hình. • PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu về phương pháp thu và phát của cảm biến siêu âm. - Nghiên cứu phương pháp tính toán hệ thống khi xe di chuyển trên đường đến chướng ngại vật. - Nghiên cứu tính toán các thông số từ xe đến chướng ngại vật. - Lập trình cho hệ thống cảnh báo - Đưa ra mô hình toán học và mô phỏng khi xe gặp chướng ngại vật và cách yêu cầu khác. - Áp dụng tính toán thiết kế mô hình. • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Nghiên cứu các hệ thống xác định chướng ngại vật của các hãng xe trên thế giới. - Phương pháp thiết kế mạch cho hệ thống - Phương pháp thực nghiệm và tính toán các kết quả đo. - Sử dụng đồ thị để đánh giá kết quả của mô hình 5
  • 6. EBOOKBKMT.COM - Đánh giá tổng quát toàn bộ bản báo cáo nghiên cứu khoa học. Đề nghị hướng phát triển của đề tài. • GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Từ nhu cầu và sự an toàn của người lái khi được trang bị hệ thống có thể phát ra tín hiệu khi có vật cản trên đường, giúp cho lái xe có thể an tâm trong quá trình đỗ xe được an toàn góp phần không nhỏ trong quá trình di chuyển và giảm va trạm. 6
  • 7. EBOOKBKMT.COM CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XÁC ĐỊNH CHƯỚNG NGẠI VẬT TRÊN Ô TÔ Những công nghệ phòng tránh va chạm mới đang dần xuất hiện nhiều hơn trên ô tô, bắt đầu từ những mẫu xe sang. Một số hệ thống an toàn phát ra tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh hoặc hình ảnh để nhắc tài xế có hành động xử lý, trong khi một số khác sẵn sàng can thiệp vào phanh hoặc hệ thống lái để chỉnh lại xe đi đúng hướng. Hệ thống xác định chướng ngại vật trên ô tô là một trong những hệ thống được sử dụng khá nhiều hiện nay. Theo báo cáo của Viện bảo hiểm an toàn đường bộ Mỹ(IIHS) thì hệ thống xác định chướng ngại vật này rất hữu ích vì hằng năm có đến 40% tai nạn liên quan đến việc lái xe thiếu tập trung. 1.1. Khảo sát một số hệ thống cảnh báo an toàn trên xe 1.1.1. Hệ thống cảnh báo va chạm trước Hệ thống này sử dụng radar để phát hiện trường hợp người lái sắp đâm vào thứ gì đó phía trước. Hầu hết các hệ thống đều phát cảnh báo bằng âm thanh bằng âm thành hoặc đèn chớp, hình ảnh. Một số thậm chí có thể tự động rà phanh để giảm tốc độ của xe. 1.1.2. Hỗ trợ phanh khẩn cấp Hệ thống này dành cho các trường hợp tài xế nhìn thấy nguy cơ va chạm phía trước và nhấn phanh nhưng có thể không phanh kịp. Nghiên cứu của các nhà sản xuất chỉ ra rằng nhiều tài xế không đạp được lực phanh tối đa trong trường hợp khẩn cấp, do ảnh hưởng tâm lý, nên vẫn để xảy ra va chạm dù đã biết trước và hoàn toàn có thể tránh. Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp có khả năng phát hiện các trường hợp tài xế mất bình tĩnh, như dấu hiệu nhấc chân ga đột ngột. Khi đó, hệ thống sẽ lập tức tự động rà phanh trước và giúp người lái đạt lực phanh tối đa. 1.1.3. Hệ thống báo chệch làn đường Hệ thống này sử dụng các camera gắn trên xe để phát hiện thời điểm lốp xe bắt đầu chệch khỏi làn đường đang chạy. Máy tính sẽ kiểm tra hệ thống lái và tốc độ xe để xác định xem việc chạy chệch làn đường là cố ý hay vô tình. Nếu máy tính kết luận rằng đó là vô tình, hệ thống sẽ phát tín hiệu cảnh báo bằng cách làm rung nhẹ vô-lăng, có thể kèm theo cảnh báo bằng âm thanh. 1.1.4. Hệ thống xóa điểm mù Hệ thống này cho phép người lái biết có xe ở trong điểm mù - khoảng nằm ngoài tầm quan sát của gương chiếu hậu, và chớp đèn cảnh báo ở ngay bên gương. Với 7
  • 8. EBOOKBKMT.COM một số hệ thống, đèn cảnh báo sẽ sáng hơn hoặc chớp nhanh hơn nếu tài xế bật xi-nhan vào đúng thời điểm hệ thống phát hiện có xe trong điểm mù. Một số hệt hống còn có cả chuông cảnh báo. 1.1.5. Đèn pha chiếu sang chủ động Phần mềm điều khiển dải chiếu sáng của cụm đèn pha được kết nối với thông tin truyền từ vô-lăng, để khi xe chuyển hướng, dải chiếu sáng cũng chuyển hướng theo, giúp tài xế quan sát tốt phía trước ở những góc cua vào buổi tối. 1.1.6. Hệ thống cảnh báo lùi 1.1.6.1 Camera lùi trên xe ô tô Lùi xe thường chịu nhiều rủi ro hơn tiến. Tuy nhiên, nỗi lo ngại sẽ được hoá giải nhờ cảm biến và camera hỗ trợ lùi. Thiết bị này có thể lắp đặt đơn giản trên mọi dòng ôtô và đặc biệt hữu ích với những xe thân dài. Hình 1.1 Camera lùi trên xe ô tô Để hạn chế xây xước khi lùi xe vào điểm đỗ hay sự lo lắng của các bậc cha mẹ trong tình huống này, các hãng chế tạo linh kiện ôtô áp dụng những giải pháp công nghệ cao. Đó là hệ thống cảnh báo sóng siêu âm (cảm biến lùi), phát ra âm thanh ngày càng khẩn thiết khi ôtô lùi đến gần vật cản phía sau. Thiết bị này đã có mặt trên thị trường từ nhiều năm. Tuy nhiên, với những xe không tích hợp sẵn thì việc lắp đặt một hệ thống như vậy khá bất tiện vì phải động chạm tới vỏ xe, hơn nữa chúng có thể hoạt động không hiệu quả trong điều kiện trời mưa hoặc tuyết rơi. Thêm vào đó, những tiếp bíp bíp liên tục có thể làm cho người điều khiển khó chịu. Do đó, các nhà sản xuất đã sử dụng một giải pháp công nghệ hiện đại hơn là camera hỗ trợ quan sát phía sau, tiếng Anh gọi là rearview, backup hay eversing camera, cho phép lái xe quan sát toàn bộ bối cảnh sau đuôi xe. Camera quan sát phía sau là một dạng máy ghi hình gắn vào đuôi xe để hỗ trợ tài xế mỗi khi lùi. Thiết kế của nó khác hẳn so với các loạt camera khác vì ảnh hiển thị phải được xoay ngược theo chiều ngang tạo ra hình ảnh giống như 8
  • 9. EBOOKBKMT.COM lái xe đang nhìn vào gương chiếu hậu. Điều này là cần thiết vì máy quay và mặt lái xe hướng về hai chiều ngược nhau. Nếu không đảo hình, phía bên phải của camera sẽ là phía bên trái của lái xe và ngược lại. Hệ thống có thể lắp đặt theo kiểu biệt lập, khi đó màn hình hiển thị được bố trí trên hoặc xung quanh gương chiếu hậu trong xe. Cách lắp thứ hai là tích hợp tín hiệu của backup camera để hiển thị hình ảnh trên màn hình LCD của hệ thống multimedia hoặc định vị vệ tinh. Các màn hình này sẽ giúp lái xe quan sát để có thể lùi xe an toàn, đấu nối xe với rơ-moóc hoặc tránh các va chạm, rủi ro tiềm ẩn phía đuôi xe. Hệ thống này chỉ được kích hoạt và ưu tiên hiển thị (nếu dùng chung với màn hình có chức năng khác) khi lái xe cài số lùi (R). Trong mọi trường hợp, tất nhiên, hệ thống này chỉ phát huy hiệu quả khi chính lái xe hiểu rõ nguyên lý hoạt động và hiển thị của nó đồng thời có kỹ năng điều khiển xe lùi phù hợp với tín hiệu trên màn hình. Hầu hết các backup camera được tích hợp cùng cảm biến lùi để cung cấp cho lái xe thông tin và các cảnh báo về khoảng cách, điều mà một camera thu hình đơn thuần không làm được. Một số camera hỗ trợ lùi có khả năng thu phát âm thanh hỗ trợ trao đổi bằng giọng nói giữa cabin và phía đuôi xe. Loại này đặc biệt hữu dụng khi có người đứng phía sau giúp tài xế lùi xe vào điểm đỗ. Tuy nhiên, chúng lại phải có một lỗ microphone nằm trên thân camera. Và mặc dù các nhà sản xuất đã cố đặt lỗ này ở phía dưới thân của camera, chúng vẫn làm giảm hoặc thậm chí phá hỏng khả năng chống thấm nước của camera. Một số máy ghi hình còn gắn thêm đi-ốt phát sáng (LED) hồng ngoại để hỗ trợ cho camera trong bối cảnh thiếu sáng. Tuy nhiên, hiệu quả của nó cũng không có nhiều khác biệt, tầm ảnh hưởng của chúng thông thường chỉ vào khoảng từ 1,5-3m. Hình 1.2 Thấu kính mắt cá Camera hỗ trợ lùi thường lắp một thấu kính mắt cá có góc quan sát lớn. Thấu kính loại này sẽ hạn chế tầm quét xa của camera, tuy nhiên, nó lại cho phép quan sát liên tục ở một khoảng rộng quan sát đuôi xe. Các camera cũng thường được lắp chúc 9
  • 10. EBOOKBKMT.COM xuống đất, giúp lái xe có thể quan sát được tất cả vật cản nằm dưới cũng như xác định được vị trí giữa tường và nền. Hầu hết các backup camera có thể lắp vào xe theo hai kiểu. Một loại có thể gắn vào lỗ khoá mở nắp khoang hành lý của xe. Còn loại kia, được gọi là camera bề mặt, có thể gắn trực tiếp vào thân xe. Do đặc điểm về vị trí lắp đặt, backup camera cần chịu được mọi điều kiện thời tiết. Khi rửa xe dưới áp suất lớn của vòi nước hoặc bị ngâm nước trong một thời gian dài, máy ghi hình có thể bị ẩm. Hiện nay, hệ thống camera hỗ trợ lùi đã có mặt trên nhiều mẫu xe hạng trung, cao cấp thuộc tất cả các nhãn hiệu phổ thông. 1.1.6.2 Cảm biến lùi trên xe ô tô Hình 1.3 Cảm biến lùi Cảm biến lùi được thiết kế để trợ giúp lái xe trong quá trình lùi và đỗ xe. Nó giúp lái xe đảm bảo độ an toàn, tính chính xác và dễ dàng lùi và đỗ xe trong mọi tình huống. a. Đặc điểm nổi bật - Tùy chọn 2 hoặc 4 cảm biến sóng siêu âm được lắp đặt ở cản sau của xe. - Cảm biến có thể sơn và hoạt động bền bỉ trong mọi tình huống. - Ứng dụng công nghệ sóng siêu âm mới giúp phát hiện chính xác mọi chướng ngại vật sau xe. - Hệ thống chỉ được kích hoạt khi xe vào số lùi. - Màn hình LED hiển thị cùng âm thanh cảnh báo sẽ báo hiệu khi có chướng ngại vật phía sau và khoảng cách giữa xe với chướng ngại vật. - Có 4 vùng kích hoạt cảnh báo là 5.5 feet, 3 feet; 2 feet; 1 feet; với mức độ cảnh báo khác nhau. 10
  • 11. EBOOKBKMT.COM b. Lợi ích của sản phẩm - Giúp hạn chế các điểm mù của xe. - Giúp lái xe phát hiện những chướng ngại vật ở phía sau trong mọi trường hợp thời tiết cũng như ngày và đêm. - Giảm thiểu tai nạn, va đụng xảy ra khi lùi xe. - Giúp cho việc lùi xe và đỗ xe trở nên dễ dàng, an toàn và nhanh chóng. Đỗ xe song song hoặc lùi xe ở bất kì nơi đâu sẽ dễ dàng hơn nếu có người đứng ngoài ra hiệu. Nhưng đâu phải lúc nào cũng được như vậy. Cảm biến lùi và, trong một vài dòng xe, camera quan sát sau xe, là những trợ thủ đắc lực. • Cảm biến gắn trên cản sau xe quét tín hiệu để nhận dạng vật cản. • Ngay khi bạn cài số lùi, cảm biến sẽ hoạt động, phát ra tiếng “bíp” nếu có vật cản trong khoảng cách 1.8m ở phía sau xe của bạn. • Càng lùi lại gần vật cản, tiếng bíp sẽ càng to và nhanh. Tiếng bíp không ngừng kêu nghĩa là bạn nên dừng lại • Cảm biến phát hiện ra những vật bạn không thể nhìn thấy vì chúng ở ngoài tầm nhìn, như hàng rào thấp hoặc cột trụ. • Nếu xe của bạn chỉ có Hệ thống cảm biến lùi, màn hình sẽ hiển thị vị trí của vật cản phía sau bạn. • Nếu xe của bạn có camera quan sát phía sau, bạn có thể thấy rõ vật cản phía sau và cùng với tiếng bíp, bạn sẽ nắm rõ tình hình đang xảy ra. 1.2. Giới thiệu các hãng xe chế tạo hệ thống báo khoảng cách Hầu hết các hãng xe lớn hiện nay như Toyota, Ford, Nissan, Mecredes – Benz, Honda, Volvo… đều có các hệ thống cảnh báo va chạm riêng của mình. Hệ thống được trang bị hết sức hiện đại, nó không những phát hiện được khoảng cách của đối tượng phát hiện mà còn có thể can thiệp vào hệ thống thắng (Collision Mitigation Brake System(CMBS)) và hệ thống dây an toàn (Seat-beat Safety) giúp lái xe yên tâm hơn phía sau tay lái của mình. Sau đây xin giới thiệu hệ thống báo khoảng cách của một số hãng xe trên thế giới. 1.2.1. Hệ thống xác định khoảng cách trên xe KIA KIA mới là mẫu xe đầu tiên trang bị hệ thống phát hiện và phản ứng khi gặp chướng ngại vật cũng như người đi bộ. Nếu tài xế không quan sát tình huống và không kịp phản ứng sau lúc có còi báo động, máy tính sẽ tự tính toán để kích hoạt phanh, hỗ trợ lái và siết chặt dây an toàn. 11
  • 12. EBOOKBKMT.COM Hình 1.1. Hệ thống xác định chướng ngại vật của KIA Công nghệ phát hiện chướng ngại vật hoạt động cả ngày lẫn đêm, dựa trên các tín hiệu thu từ radar gắn trước mũi xe và từ camera hồng ngoại ống kính kép phía trên kính chắn gió. Để cung cấp sóng hồng ngoại, các kỹ sư gắn đèn phát ở cạnh đèn pha. Tia hồng ngoại từ nguồn phát đập vào chướng ngại vật, phản xạ và camera chịu trách nhiệm thu lại dưới dạng tín hiệu số. Đến lượt các tín hiệu số được gửi tới máy tính trung tâm để xử lý. Khoảng cách hiệu dụng tối đa của hệ thống này là 25 m và hoạt động phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Ngoài hệ thống phát hiện chướng ngại vật, KIA còn trang bị công nghệ trợ giúp lái khẩn cấp ESA (Emergency Steering Assist), có tác dụng chọn tỷ số lái tối ưu khi chiếc xe gặp tình huống nguy hiểm ở tốc độcao. ESA giúp lái xe giữ ổn định hướng lái, giảm nguy cơ va chạm. Hoạt động đồng thời với ESA, hệ thống treo sẽ tăng cường độ cứng để xe không bị lật còn bộ kiểm soát động lực chọn phương pháp phanh tối ưu nhằm tránh hiện tượng trượt. Bên cạnh đó, để hệ thống phát hiện chướng ngại vật hoạt động hiệu quả, KIA còn trang bị công nghệ cảnh báo lái xe DMS (Driver Monitoring System), có khả năng phát tín hiệu nguy hiểm nếu tài xế không tập trung lái. Một camera gắn trên trục vô- lăng tự động xác định khoảng chuyển động đầu người lái. Khi tài xế quay đầu ra khỏi khoảng cho phép trong thời gian quá lâu, hệ thống sẽ kích hoạt thiết bị báo động. Với thiết bị này, nếu xe “nhìn” thấy chướng ngại vật trước người lái, DMS sẽ bật đèn báo động, nhấn còi. Sau khi báo động mà tài xế không có bất cứ phản ứng nào, máy tính sẽ tự động phanh để thu hút sự chú ý của anh ta. Trong trường hợp người lái vẫn không có hành động ứng phó, hệ thống tiền an toàn Pre-crash Safety sẽ hoạt động. Pre-crash Safety tính toán xác suất va chạm có thể xảy ra trong tình huống cụ thể, dựa trên vận tốc xe, hướng quan sát của người lái và đặc điểm của chướng ngại vật phía trước. Nếu các yếu tố trên nằm trong vùng nguy hiểm, nó sẽ kích hoạt còi báo động, báo đèn 12
  • 13. EBOOKBKMT.COM phanh đỏ trên màn hình đa dụng. Cùng lúc, bộ hỗ trợ phanh sẽ kích hoạt ở mức áp suất phanh cao nhất, trước khi tài xế đặt chân lên bàn đạp phanh, còn hệ thống treo bắt đầu gia tăng độ cứng. Nếu nhận thấy va chạm là không thể tránh khỏi, Pre-safety sẽ thắt dây đai an toàn, siết chặt người ngồi vào ghế, đồng thời tự động phanh. Hình 1.2 . Ghế ngồi an toàn trang bị trên KIA Ngoài các công nghệ trên, KIA còn trang bị radar, gắn trên chắn bùn sau, liên tục quét bề mặt xung quanh khi xe đỗ hoặc di chuyển. Nếu thấy va chạm chắc chắn sẽ xảy ra, nó tự động năng gối đỡ đầu lên tối đa 35 mm và đưa về phía trước tối đa 60 mm để giảm nguy cơ chấn thương cột sống cổ. Trên thực tế, các cảm biến gắn trên ghế đo khoảng cách và điều khiển sao cho gối không va vào đầu hành khách trước khi va chạm xảy ra. Bên cạnh đó, các cảm biến có thể nhận dạng người ngồi và máy tính sẽ ngắt chức năng trên nếu ghế trống. Hình 1.3. Gối đỡ trên ghế ngồi trước và sau khi va chạm 1.2.2. Hệ thống cảnh báo va chạm của Volvo Trước thực tế là khoảng 1/3 số vụ tai nạn giao thông tại Mỹ liên quan đến các trường hợp va đâm sau, trong đó, hơn 50% trường hợp tài xế không kịp phanh, Volvo đã tập trung nghiên cứu cải tiến công nghệ cảnh báo đâm sau. Trong khi hệ thống Brake Support chỉ sử dụng radar để phát hiện nguy cơ va chạm, thì hệ thống Auto Brake mới dùng cảradar và camera nên hoạt động hiệu quả 13
  • 14. EBOOKBKMT.COM hơn hẳn. Tầm quét của radar là 15 m phía trước xe, còn tầm quan sát của camera là 5,5m. Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng camera là có thể phát hiện được các xe đang đứng yên. Hình 1.4. Hệ thống xác định chướng ngại vật gần của Volvo Hệ thống cảnh báo mới của Volvo - Auto Brake- trước tiên sẽ“nhắc nhở” tài xế về nguy cơ va chạm và chuẩn bị sẵn sàng phanh. Lúc này, đèn cảnh báo màu đỏ sẽ chớp sáng trên màn hình chiếu thẳng lên kính chắn gió trước, đồng thời sẽ có còi cảnh báo. Nếu tài xế không phanh, trong khi bộ cảm biến phát hiện nguy cơ va chạm tức thời, hệ thống sẽ tự động kích hoạt phanh. Auto Brake được thiết kế nhằm hạn chế tốc độ xe nếu va chạm, từ đó giảm nguy cơ chấn thương cho người ngồi trên cả hai xe. Tuy nhiên, có một hạn chế là độ nhạy của hệ thống sẽ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và ánh sáng trên đường. 1.2.3. Hệ thống quan sát điểm mù của Ford Ford đã giới thiệu hai công nghệ mới nhất để hỗ trợ cho lái xe quan sát các điểm mù là “Gương quan sát điểm mù” (Blind Spot Mirror) và hệ thống giám sát điểm mù (Blind-Spot Monitoring System). Với những tiện ích của các công nghệ mới này Ford dự định sẽ cho tích hợp ngay trên những model của năm 2009 này. Hình 1.5. Gương quan sát điểm mù của Ford 14
  • 15. EBOOKBKMT.COM Gương quan sát điểm mù (Blind Spot Mirror): Thực ra đây là một giải pháp rất đơn giản và ít tốn kém nhất để giúp lái xe quan sát phía sau, trên gương chiếu hậu bên ngoài xe gắn thêm một gương cầu lồi nhỏ ở góc trên của gương thông thường, gương cầu lồi nhỏ này sẽ giúp cho lái xe quan sát được những chiếc xe hoặc vật thể đang nằm ở vị trí được coi là “điểm mù” (mà gương thông thường không quan sát được) để giúp lái xe có những xử lý thích hợp. Mặc dù đây là một giải pháp rất đơn giản để hỗ trợ lái xe nhưng theo những nghiên cứu về thị trường của Ford, hơn 70% khách cho biết họ cảm thấy tự tin hơn khi lái những chiếc xe lắp loại gương này. Bên cạnh gương quan sát điểm mù thì Ford còn trang bịthêm hệthống "Cross Traffic Alert", hệ thống này sử dụng rada được gắn ở hai bên thân xe và phía sau xe để hỗ trợ lái xe khi đi vào bãi đỗ xe. Nhờ sự kết hợp của các hệ thống giúp lái xe có thể nhận biết được các vật thể trong một phạm vi rất rộng. Những rada này có tầm hoạt động rất rộng, nó có thểphát hiện ra những vật thể nằm cách chiếc xe ở khoảng cách lên tới 19,8 m. Khi phát hiện ra có vật thể hoặc một chiếc xe khác đang áp sát trong phạm vi này hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo tới lái xe bằng cách: làm sáng đèn nhỏ ởtrên gương chiếu hậu đồng thời đưa ra cả âm thanh để cảnh báo, chính điều này làm cho lái xe dù không thật sự tập trung nhưng vẫn có thể nhận ra được. Hình 1.6. Hệ thống an toàn thông minh của FORD Ford cho biết những công nghệ này sẽ được tích hợp đồng thời trên các model của Ford, Lincoln và Mercury giống như một thiết bị tiêu chuẩn và những thiết bị này sẽ kết hợp cùng với những hệ thống an toàn khác trên xe của Ford như Ford"s Personal Safety Systemvà Space Architecture để giúp nâng cao tính tiện nghi và an toàn cho người lái. 1.3.Giới thiệu về cảm biến đo khoảng cách 1.3.1 .Giới thiệu Các cảm biến này được sử dụng để đo khoảng cách từ một điểm tham chiếu tới một đối tượng. Rất nhiều công nghệ khác nhau đã được ứng dụng để phát triển các loại 15
  • 16. EBOOKBKMT.COM cảm biến này, tiêu biểu là ánh sáng quang học, hình ảnh, vi sóng, và siêu âm.Cảm biến đo khoảng cách có thể phân thành 2 loại: Tiếp xúc và không tiếp xúc. 1.3.2.Cảm biến đo khoảng cách không tiếp xúc Cảm biến đo khoảng cách không tiếp xúc là loại cảm biến đo khoảng cách thực từ điểm tham chiếu tới một đối tượng không thông qua tiếp xúc vật lý. Có ít nhất bảy kỹ thuật đo khác nhau đươc áp dụng trên các cảm biến này: • Đo tam giác • Thời gian truyền • Đo dịch pha • Điều biến tần số • Giao thoa • Hội tụ quét • Cường độ tín hiệu trả về Cảm biến đo khoảng cách không tiếp xúc được phân chia thành hai loại: chủ động (phát một số dạng năng lượng vào khu vực quan tâm) hoặc thụ động (dựa trên năng lượng phát ra từ các đối tượng trong khu vực quan tâm). Các thuật ngữ thường được sử dụng như radar (radio direction and ranging), sonar (sound navigation and ranging), và lidar (light direction andranging) tương ứng với các phương pháp chủ động dựa trên một số kỹ thuật đo ở trên. Ví dụ, radar sử dụng kỹ thuật thời gian truyền, đo dịch pha, hoặc điều biến tần số. Sonar thường sử dụng kỹ thuật thời gian truyền do tốc độ âm thanh đủ chậm để đo bằng các thiết bị điện tử có giá thành thấp. Lidar thường dựa trên cơ sở kĩ thuật laser sử dụng phép đo thời gian truyền hoặcđo dịch pha. Với các loại cảm biến tích cực (phản xạ), khoảng cách đo hiệu quả phụ thuộc không chỉ vào mức năng lượng phát ra mà còn phụ thuộc vào các đặc tính sau của đối tượng: • Diện tích tiết diện ngang - xác định lượng năng lượng phát ra tác động vào đối tượng. • Hệ số phản xạ- xác định lượng năng lượng truyền tới được phản xạ so với lượng năng lượng bị hấp thụ hoặcxuyên qua. • Độ tập trung - xác định khả năng phân bố lại của năng lượng phản xạ. Rất nhiều cảm biến không tiếp xúc hoạt động dựa trên vật lý học truyền sóng. Sóng được phát ra tại một điểm tham chiếu,khoảng cách được xác định bằng cách đo thời gian truyền từ điểm tham chiếu tới vật hoặc độ suy giảm của cường độ khisóng truyền tới vật và quay trở lại điểm tham chiếu. Thời gian truyền sóng được đo bằng phương pháp thời gian truyền hoặcđiều biến tần số. 16
  • 17. EBOOKBKMT.COM 1.3.3.Đo khoảng cách bằng phương pháp thời gian truyền Phương pháp thời gian truyền được minh họa trong hình 1 và 2. Một sóng cửa (chỉ phát ra vài chu kỳ) được phát ra và phản xạ từ vật về bộ thu có vị trí gần bộ phát. Bộ phát và bộ thu có thể được tích hợp trên cùng một cảm biến. Bộ thu cũng có thể được gắn trên vật. TOF là thời gian từ khi bắt đầu phát đến khi có tín hiệu trả về. Khoảng cách được xác định bằng công thức: d = c.TOF/2 khi bộ phát và bộ thu ở cùng một vị trí, hoặc d = c.TOF khi bộ thu được gắn trên vật. Độ chính xác thường là 1/4 của bước sóng khi phát hiện tín hiệu trả về, tại thời điểm biên độ của nó tiến tới ngưỡng giới hạn. Hệ số khuếch đại được tự động tăng lên tương ứng với khoảng cách để đảm bảo độ chính xác. Độ chính xác có thể được cải thiện bằng phương pháp dò biên độ cực đại (hình 3). Điều này làm cho việc xác định thời gian đến của sóng ít phụ thuộc vào biên độ tín hiệu. Siêu âm, sóng rađiô, hoặc các nguồn năng lượng quang học thường được sử dụng; vì vậy các thông số liên quan đến việc tính toán khoảng cách là tốc độ của âm thanh trong không khí (gần 0.305 m/ms), và tốc độ của ánh sáng (0.305m/ns) Hình1.7 Sóng được phát và phản xạ lại từ vật. Khoảng cách d được tính theo tốc độ truyền song c, và thời gian truyền song TOF theo công thức: d=(1/2).cTOF Hình 1.8 Định nghĩa thời gian truyền sóng 17
  • 18. EBOOKBKMT.COM Hình 1.9 TOF tính theo biên độ lớn nhất của tín hiệu phản xạ để tăng độ chính xác Sai số của phương pháp thời gian truyền có thể do các nguyên nhân sau: • Sự thay đổi tốc độ truyền sóng, đặc biệt là với các hệ thống âm thanh • Không xác định chính xác được thời gian đến của xung phản xạ (Figueroa & Lamancusa, 1992) • Sai số của mạch định thời sử dụng để đo thời gian truyền • Sự tương tác của sóng tới với bề mặt của đối tượng cần đo khoảng cách 1.3.3.1. Tốc độ truyền Trong hầu hết các ứng dụng, sự thay đổi tốc độ truyền của năng lượng điện từ là không quan trọng và có thể bỏ qua, ngoại trừ các hệ thống định vị sử dụng vệ tinh. Tuy nhiên, nhận định trên là không đúng đối với các hệ thống sử dụng âm thanh, nguyên nhân là do tốc độ của âm thanh chịu ảnh hưởng rõ rệt của sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. (Tốc độ của âm thanh tỉ lệ với căn bậc hai của nhiệt độ Rankine; nếu nhiệt độ của môi trường thay đổi 300 thì sai số đo sẽ là 1ft ứng vớikhoảng cách đo là 35 ft.) 1.3.3.2. Độ bất định Còn được gọi là các sai số bước thời gian (time-walk error) gây ra do sự thay đổi cường độ tín hiệu trả về(là kết quả của (1) sự thay đổi độ phản xạ bề mặt của vật, và (2) sự suy giảm tín hiệu theo lũy thừa bậc bốn của khoảng cách do sự phân kì hình cầu). Sự khác biệt trong mật độ tín hiệu trả về tác động tới thời gian tăng (là thời gian để tín hiệu tăng từ10% đến 90% giá trị biên độ cực đại) của xung dò được, và trong trường hợp dò có ngưỡng giới hạn cố định thì những vật có độ phản xạ thấp sẽ xuất hiện với khoảng cách xa hơn (Lang, 1989). Vì lý do này, các bộ phân tách hằng số thời gian thường được dùng để thiết lập ngưỡng dò tại một số giá trị xác định, các giá trị này tính theo giá trị đỉnh của xung nhận được,(Vuylsteke, 1990; Figueroa & Doussis, 1993). 1.3.3.3. Định thời Tốc độ của âm thanh trong không khí là tương đối thấp. Đây là một đặc điểm khiến TOF trở thành ưu thếtrong các hệ thống âm thanh giá thành thấp. Ngược lại, tốc độ truyền dẫn của năng lượng điện từ có thể đặt ra một vài yêucầu cho các mạch đo 18
  • 19. EBOOKBKMT.COM lường và điều khiển phối hợp trong các ứng dụng quang học hoặc tần số rađiô. Do đó, các cảm biếnTOF dựa trên tốc độ của ánh sáng cần mạch định thời ở mức nano giây để đo khoảng cách với độ phân giải khoảng một foot(Koenigsburg, 1982). Đặc biệt hơn, để có được độ phân giải 1mm thì độ chính xác của mạch định thời phải là 3ps (Vuylsteke,1990). Giải pháp này có giá thành cao hơn một chút và có thể không đạt hiệu quả kinh tế với một số ứng dụng, ngoại trừtrong các ứng dụng có phạm vi nhỏ nhưng yêu cầu độ chính xác cao. 1.3.3.4. Tương tác bề mặt Khi ánh sáng, âm thanh, hoặc sóng rađiô tác động vào đối tượng, tín hiệu phản hồi đo được chỉ thể hiện một phần nhỏ của tín hiệu ban đầu. Năng lượng còn lại phản xạ theo các hướng khác nhau và có thể được hấp thụ hoặc đi xuyên qua đối tượng, phụ thuộc vào đặc tính bề mặt và góc tới của chùm sóng. Ví dụ, có thể không nhận được tín hiệu trả về do sự phản xạ tại bề mặt đối tượng, đặc biệt là trong vùng siêu âm của phổ năng lượng. Nếu góc tiếp cận của nguồn phát tín hiệu bằng hoặc lớn hơn một giá trị ngưỡng nào đó thì năng lượng phản xạ sẽ bị lệch hướng ra ngoài vùng cảm biến của bộ nhận. Tín hiệu rời rạc có thể phản xạ từ những đối tượng thứ cấp (không phải là đối tượng quan tâm), quay trở lại bộ dò tại những thời điểm khác nhau gây ra những tín hiệu sai hay còn gọi là dữ liệu nhiễu. Để bù sai số, người ta thường lấy giá trị trung bình của nhiều phép đo lặp lại sao cho chất lượng tín hiệu (tỉ lệ tín hiệu so với nhiễu) ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, để xác định khoảng giá trị này sẽ mất nhiều thời gian hơn. 1.3.3.5. Hệ thống TOF siêu âm Phương pháp đo khoảng cách TOF siêu âm hiện nay là kĩ thuật đo không tiếp xúc phổ biến nhất, chủ yếu là do các hệ thống giá thành thấp sẵn có và dễ dàng ghép nối. Trong một vài thập kỉ trước, nhiều nghiên cứu đã áp dụng cho robot di động để tránh va chạm, tính toán vị trí và phát hiện chuyển động. Một vài nhà nghiên cứu đã đánh giá sự hiệu quả của cảm biếnsiêu âm khi hoạt động trong các môi trường bên ngoài(Pletta,1992;Langer & Thorpe,1992; Pin &Watanabe, 1993;Hammond, 1994). Trong công nghiệp ô tô, BMW kết hợp bốn bộ chuyển đổi áp điện (gắn trên một màng để bảo vệ môi trường) trên cả tấm bảo vệ mặt trước và mặt sau trong hệ thống điều khiển khoảng cách (Siuru, 1994). Mô đun đo khoảng cách Polaroi là một thiết bị TOF loại tích cực, được thiết kế cho bộ phận tự hội tụ của camera và xác định khoảng cách tới đối tượng bằng cách đo thời gian từ thời điểm truyền đi một sóng siêu âm cho đến khi nhận được tín hiệu phản hồi (Biber, 1980). Có thể nói rằng sự phát triển đáng kể của loại cảm biến này là do những tác động của nó đến cộng đồng nghiên cứu robot và các ứng dụng công nghiệp. Hệ thống này được được giới thiệu nhiều nhất ở các tài liệu sau(Koenigsburg, 19
  • 20. EBOOKBKMT.COM 1982; Moravec & Elfes, 1985; Everett, 1985; Kim, 1986; Arkin,1989; Borenstein & Koren, 1990). Với nhữngđặc tính đặc trưng cho các thiết bị đo khoảng cách, Polaroid trở nên phổ biến nhờ giá thành thấp (cả bộ chuyển đổi và mạchđo khoảng cách Polaroid có giá thấp hơn 50$), và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng truyền thống như cảm biến hộitụ tự động của camera (camera auto-focus sensor). Cấu hình cơ bản nhất bao gồm hai thành phần chính: (1) bộ chuyển đổi siêu âm, và (2) mô đun điện tử đo khoảng cách.Hiện nay có rất nhiều loại chuyển đổi để lựa chọn. Ở phiên bản đầu tiên của thiết bị tĩnh điện (hình 19.64), một màng kimloại rất mỏng được gắn trên một tấm che phía sau tạo thành bộ chuyển đổi điện dung (Polaroid, 1981). Một bộ chuyển đổitĩnh điện có đường kính nhỏ hơn (7000-series) cũng được phát triển cho các camera Polaroid Spectra (Polaroid, 1987). Một bộ chuyển đổi áp điện có thiết kế bền vững (sêri 9000), dùng cho các ứng dụng trong môi trường nóng, lạnh, dưới trời mưa,sương muối, và dao động. Loại chuyển đổi này được dùng trong các xe tải hạng nặng. Dải đo của hệ thống Polaroid là từ 0.3m (1ft) tới 10.5 m (35ft). Một chu kỳ hoạt động điển hình như sau: • Mạch điều khiển kích hoạt bộ chuyển đổi và chờ dấu hiệu báo việc truyền đã bắt đầu. • Bộ nhận được để trống trong một chu kì ngắn để tránh lỗi dò sai do tín hiệu truyền còn dư trong bộ chuyển đổi. • Khuếch đại tín hiệu thu được với hệ số tăng dần theo thời gian để bù lại sự suy giảm mật độ âm theo khoảng cách. • Những tín hiệu phản hồi có giá trị lớn hơn một ngưỡng cho trước được ghi lại và khoảng cách liên kết được tính từ khoảng thời gian đã trôi qua. Hình 1.10 Từ trái sang phải:(1)bộ chuyển đổi tĩnh điện phiên bản đầu tiên, (2) bộ chuyển đổi môi trường sêri 9000, và (3) bộ chuyển đổi tĩnh điện sêri 7000 . Hình 1.11 Giản đồ thời gian cho mô đun đo khoảng cách siêu âm 6500-series thực hiện vòng lặp chế độ nhiều xung phảnhồi với đầu vào blanking 20
  • 21. EBOOKBKMT.COM Trong chế độ phản hồi đơn của mô đun 6500-series, đường blank (BLNK) và blank-inhibit (BINH) được giữ ở mức thấp khi đường initiate (INIT) chuyển lên mức cao để kích dãy xung phát ra. Tín hiệu internal blanking (BLANKING) tự động chuyển lên mức cao trong 2.38 ms để ngăn ngừa bộ chuyển đổi rung do việc hiểu sai nó là xung phản hồi. Mỗi khi có tín hiệutrả về hợp lệ, đầu ra phản hồi (ECHO) sẽ giữ ở mức cao cho đến khi được xác lập lại nhờ việc chuyển đầu INIT từ mức cao xuống mức thấp. Đối với quá trình phải xử lý nhiều phản hồi, đầu vào blank (BLANK) phải được giữ ở mức cao trong ít nhất0.44 ms sau khi phát hiện tín hiệu trả về đầu tiên để xác lập lại đầu ra phản hồi cho lần trả về tiếp theo như biểu diễn trong hình 19.65 (Polaroid, 1990) 1.3.3.6. Hệthống TOF sử dụng laze Hệ thống đo khoảng cách TOF sử dụng laze, còn được biết đến với rađa laze hay lidar, lần đầu tiên xuất hiện tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion, Pasadena, CA, trong những năm 1970 (Lewis & Johnson, 1977). Năng lượng laze được phát ra dưới dạng những xung ngắn tốc độ cao hướng tới đối tượng cần đo khoảng cách. Thời gian truyền của một xung đã phản xạ từ đối tượng được sử dụng để tính khoảng cách tới đối tượng dựa trên tốc độ ánh sáng. Độ chính xác của những cảm biến thế hệ đầu của loại này có thể đạt tới vài centimet với khoảng cách đo từ 1 đến 5 m ( NASA, 1977, Depkovich & Wolfe, 1984). Công ty Schwartz Electro-Optics (bang Orlando, Mỹ) đã sản xuất nhiều hệ thống đo khoảng cáchTOF sử dụng laze, các hệ thống này sử dụng một kỹ thuật mới để biến đối từ thời gian sang biên độ nhằm thỏa mãn mức thời gian cỡ nano giây yêu cầu bởi tốc độ ánh sáng. Khi laze được phát ra, một tụ màng có độ chính xác cao bắt đầu phóng điện từ một giá trị cho trước với tốc độ cố định. Lượng điện năng phóng ra tỉ lệ với thời gian tính từ khi tín hiệu được phát ra, phản xạ tại vật và quay về bộ thu (Gustavson & Davis, 1992). Điện áp trên tụ được biến đổi từ dạng tương tự sang dạng số ngay tại thời điểm bộ thu nhận được tín hiệu phản hồi. Sau đó, giá trị điện áp được biến đổi thành khoảng cách và bước thời gian, và được hiệu chỉnh bằng cách tra bảng. Hình 1.12 Thiết bị đo khoảng cách LRF – 200 series Hình 1.13 Thiết bị đo khoảng cách laze sêri LD90-3Loại-1 21
  • 22. EBOOKBKMT.COM Các thiết bị đo khoảng cách LRF -X (hình6) có kích cỡ nhỏ gọn, tốc độ xử lý cao, và có khả năng đo được khoảngcách lên tới 100m từ hầu hết các bề mặt (hệ số phản xạ Lambertian nhỏ nhất là 10%). Một hệ thống LRF -X cơ bản sử dụngmột điốt laze InGaAs dạng xung kết hợp với bộ dò nhiều điốt quang, cung cấp cả đầu ra số (RS232) và tương tự.RIEGL Laser Measurement Systems, Horn, Austria, đã đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm sử dụng thiết bị đo khoảng cách laze TOF xung ngắn (như hệ thống quan trắc, cảm biến đo mức). Các ứng dụng điển hình bao gồm: các thiết bị đo độcao lidar, giám sát tốc độ xe, chống va chạm cho xe, và đo mức trong các xilô chứa.Các thiết bị đo khoảng cách laze họ RIEGL LD90-3 (hình7) sử dụng nguồn điốt laze gần hồng ngoại và một bộ dòđiốt quang để thực hiện kỹ thuật đo khoảng cách TOF tới 500m với các bề mặt khuyếch tán, và trên 1000m với trường hợp cónhiều vật. Thời gian truyền tính từ khi tín hiệu được phát ra cho đến khi phản hồi về bộ thu được đo chính xác bởi một đồng hồ thạch anh và được biến đổi thành khoảng cách bởi một bộ vi xử lý ở bên trong, sử dụng một trong hai thuật toán đã có.Thuật toán triệt tiếng ồn kết hợp phương pháp lấy trung bình các phép đo và kĩ thuật khử nhiễu để loại bỏ hiện tượng lệchhướng của các hạt trong không gian, và vì vậy rất hiệu quả khi hoạt động dưới điều kiện bất lợi về ánh sáng (Riegel, 1994). Ngược lại, thuật toán đo chuẩn cho phép đo khoảng cách với tốc độ cao mà không quan tâm đến việc khử nhiễu, và do đó có tốc độ cập nhật cao trong những điều kiện môi trường thuận lợi hơn. Độ chính xác đo trong trường hợp xấu nhất là khoảng cách ±5 cm, thông thường độ chính xác là ±2 cm. Nguồn laze gần hồng ngoại dạng xung là loại an toàn Loại-1 cho mắt dưới mọi điều kiện hoạt động. 1.3.4.Cảm biến khoảng cách vi sóng Hình 1.14. Cảm biến vi sóng,không giống như các bộ dò chuyển động, cần một bộ phát và một bộ nhận riêng biệt (nguồn:Williams, 1989) Công nghệ vi sóng có thể được sử dụng để đo chuyển động, tốc độ, khoảng cách, và hướng chuyển động (hình8). Các cảm biến loại này rất bền do chúng không chứa các bộ phận chuyển động. Chúng có thể hoạt động an toàn trong các môitrường dễ cháy nổ do mức năng lượng sử dụng rất thấp. Cảm biến khoảng cách loại vi sóng hoạt động trong điều kiện nhiệtđộ từ -550 C đến +1250 C, môi trường khói, bụi, khí độc, và phóng xạ. Các cảm biến vi sóng thông thường được sử dụng để đo khoảng cách từ 22
  • 23. EBOOKBKMT.COM 25 đến 45000 mm, nhưng cũng có thể đo xa hơn tùy thuộc vào năng lượng và kích thước đối tượng. Nănglượng phản xạ về bộ thu bị suy giảm theo lũy thừa bậc bốn của khoảng cách tới đối tượng. Bước sóng thông thường là từ 1đến 1000 mm. Thời gian truyền sóng (truyền tới vật và phản xạ về cảm biến) là khoảng 2 ns trên một foot hay 10.56 ms trên một dặm.Khi đo các khoảng cách ngắn có thể gặp phải một vấn đề, đó là với độ phân giải 1 inch thì mạch phải phân giải 167 ps. Một phương pháp khác phù hợp hơn được dùng để đo các khoảng cách ngắn là dựa trên một tần số quét của bộ phát tín hiệu.Trong trường hợp này, tín hiệu trả về vẫn giữ nguyên tần số khởi tạo (thường là 10.525 GHz), và được so sánh với tần số hiệntại bị thay đổi bởi tốc độ quét. Ví dụ, để đo khoảng cách 3ft, có thể quét ở 5 MHz/ ms. Sau 6 ns, tần số thay đổi thành 30 Hz(6 ns * 5 MHz/0.001 s). Trong trường hợp này có thể đo được khoảng cách 0.0256 mm (0.001 inch) một cách dễ dàng. Khi sử dụng phương pháp này, cần có một bộ khuyếch đại tín hiệu với hệ số khuyếch đại tăng cùng với tần số. 23
  • 24. EBOOKBKMT.COM CHƯƠNG II.TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 2.1.Cơ sở lựa chọn linh kiện Cảm biến khoảng cách E18-D80NK có thể phát hiện vật cản từ khoảng cách 3- 80cm và dòng tiêu thj khoảng 25mA - Vi điều khiển 89c51 dùng để điều khiểm hoạt động của mạch dòng tiêu thụ khoảng 70mA - LED báo nguồn dòng tiêu thụ khoảng 10mA - Loa báo động dòng tiêu thụ khoảng 50mA Vậy tổng dòng điện tiêu thụ trong mạch <1A vậy nên chúng e sử dụng ic 7805 để ổn định dòng và áp cho mạch 2.2.Tính toán linh kiện 2.2.1.Vi điều khiển 8051 AT89C51 là một vi điều khiển 8 bit, chế tạo theo công nghệ CMOS chất lượng cao, công suất thấp với 4 KB PEROM (Flash Programeable and erasable read only memory). Các đặc điểm của 8951 được tóm tắt như sau: - 4KB bộ nhớ, có thể lập trình lại nhanh, có khả năng ghi xóa tới 1000 chu kỳ - Tần số hoat động từ 0 Hz đến 24 MHz - 3 mức khóa bộ nhớ lập trình - 2 bộ Timer/Counter 16 bit - 128 Byte RAM nội - 4 Port xuất/nhập (I/O) 8 bit - Giao tiếp nối tiếp - 64 KB vùng nhớ mã ngoài - 64 KB vùng nhớ dữ liệu ngoài - Xử lý Boolean (hoạt động trên bit đơn) - 210 vị trí nhớ có thể định vị bit - 4μs cho hoạt động nhân hoặc chia 24
  • 25. EBOOKBKMT.COM 2.2.1.1. Sơ đồ khối và sơ đồ chân của AT89C51 Hình 2.1 : Sơ đồ chân của AT89C51 2.2.1.2. Chức năng các chân của AT89C51 Hình 2.2 : Port 0 25
  • 26. EBOOKBKMT.COM Port 0 (P0.0 – P0.7 hay chân 32 – 39): Ngoài chức năng xuất nhập ra, port 0 còn là bus đa hợp dữ liệu và địa chỉ (AD0 – AD7), chức năng này sẽ được sử dụng khi AT89C51 giao tiếp với thiết bị ngoài có kiến trúc bus. Port 1 (P1.0 – P1.7 hay chân 1 – 8): có chức năng xuất nhập theo bit và byte. Ngoài ra, 3 chân P1.5, P1.6, P1.7 được dùng để nạp ROM theo chuẩn ISP, 2 chân P1.0 và P1.1 được dùng cho bộ Timer 2. Hình 2.3 : Port 1 Port 2 (P2.0 – P2.7 hay chân 21 – 28): là một port có công dụng kép. Là đường xuất nhập hoặc là byte cao của bus địa chỉ đối với các thiết kế dùng bộ nhớ mở rộng. Hình 2.4 : Port 2 26
  • 27. EBOOKBKMT.COM Port 3 (P3.0 – P3.7 hay chân 10 – 17): mỗi chân trên port 3 ngoài chức năng xuất nhập ra còn có một số chức năng đặc biệt sau: Bit Tên Chức năng chuyển đổi P3.0 RXD Dữ liệu nhận cho port nối tiếp P3.1 TXD Dữ liệu truyền cho port nối tiếp P3.2 INT0 Ngắt bên ngoài 0 P3.3 INT1 Ngắt bên ngoài 1 P3.4 T0 Ngõ vào của Timer/Counter 0 P3.5 T1 Ngõ vào của Timer/Counter 1 P3.6 WR Xung ghi bộ nhớ dữ liệu ngoài P3.7 RD Xung đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài Hình 2.5: Port 3 RST (Reset – chân 9): mức tích cực của chân này là mức 1, để reset ta phải đưa mức 1 (5V) đến chân này với thời gian tối thiểu 2 chu kỳ máy (tương đương 2µs đối với thạch anh 12MHz. XTAL 1, XTAL 2: AT89S52 có một bộ dao động trên chip, nó thường được nối với một bộ dao động thạch anh có tần số lớn nhất là 33MHz, thôn thường là 12MHz. EA (External Access): EA thường được mắc lên mức cao (+5V) hoặc mức thấp (GND). Nếu ở mức cao, bộ vi điều khiển thi hành chương trình từ ROM nội. Nếu ở mức thấp, chương trình chỉ được thi hành từ bộ nhớ mở rộng. ALE (Address Latch Enable): ALE là tín hiệu để chốt địa chỉ vào một thanh ghi bên ngoài trong nửa đầu của chu kỳ bộ nhớ. Sau đó các đường port 0 dùng để xuất hoặc nhập dữ liệu trong nửa chu kỳ sau của bộ nhớ. PSEN (Program Store Enable): PSEN là điều khiển để cho phép bộ nhớ chương trình mở rộng và thường được nối với đến chân /OE (Output Enable) của một EPROM để cho phép đọc các bytes mã lệnh. PSEN sẽ ở mức thấp trong thời gian đọc lệnh. Các mã nhị phân của chương trình được đọc từ EPROM qua Bus và được chốt 27
  • 28. EBOOKBKMT.COM vào thanh ghi lệnh của bộ vi điều khiển để giải mã lệnh. Khi thi hành chương trình trong ROM nội, PSEN sẽ ở mức thụ động (mức cao). Vcc, GND: AT89S52 dùng nguồn một chiều có dải điện áp từ 4V – 5.5V được cấp qua chân 40 (Vcc) và chân 20 (GND). 2.2.2. IC ổn áp Hình 2.6 IC ôn áp Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổn áp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản. Các loại ổn áp thường được sử dụng là IC 78xx, 79xx, với xx là điện áp cần ổn áp. Ví dụ 7805 ổn áp 5V, 7808 ổn áp 8V, 7812 ổn áp 12V hay ổn áp điện áp âm có 7905 ổn áp điện áp -5V, 7912 ổn áp -12V. • Họ 78xx là họ cho ổn định điện áp đầu ra là dương. Còn xx là giá trị điện áp đầu ra như 5V, 6V... • Họ 79xx là họ ổn định điện áp đầu ra là âm. Còn xx là điện áp đầu ra như: -5V, -6V Sự kết hợp của hai con này sẽ tạo ra được bộ nguồn đối xứng. 78xx là loại dòng IC dùng để ổn định điện áp dương đầu ra, với điều kiện đầu vào luôn luôn > đầu ra 3V. Tùy loại IC 78xx mà nó ổn áp đầu ra là bao nhiêu. Ví dụ : 7806 - 7809... Họ IC 78xx gồm có 3 chân : • Chân 1 (Vin): Chân nguồn đầu vào • Chân 2 (GND): Chân nối đất • Chân 3 (Vout): Chân nguồn đầu ra. 28
  • 29. EBOOKBKMT.COM Hình 2.7. Hình dạng IC họ 78xx thực tế Sơ đồ bên trong của IC 78xx Nguyên lý ổn áp: Thông qua điện trở R2 và D1 gim cố định điện áp chân Rt của Transistor Q1, giả sử khi điện áp chân E đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng => dòng qua đèn Q1 tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại ... Chú ý: Điện áp đặt trước IC 78xx phải lớn hơn điện áp cần ổn áp từ 3V trở lên * Những dạng seri của 78XX LA7805 IC ổn áp 5V LA7806 IC ổn áp 6V LA7808 IC ổn áp 8V LA7809 IC ổn áp 9V LA7812 IC ổn áp 12V LA7815 IC ổn áp 15V LA7818 IC ổn áp 18V LA7824 IC ổn áp 24V Đây là dòng cho điện áp ra tương ứng với dòng là 1A. Ngoài ra còn các seri khác chịu được dòng 78xx +5V --> +24V. Dòng 1A 78Lxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.1A 78Mxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.5A 78Sxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.2A 2.2.3.Diode cầu Hình 2.7 Diode 29
  • 30. EBOOKBKMT.COM KBP206 gồm 4 diode đơn mắc thành cầu chỉnh lưu được đóng gói trong một vỏ duy nhất. Công dụng chính: dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành một chiều • Điện áp tối đa : 600V • Dòng điện định mức : 2A • Sụt áp tại I=2A : 1.1V • Nhiệt độ hoạt động : -55o C đến 165o C 2.2.4.Transistor C828 Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận , nếu 30
  • 31. EBOOKBKMT.COM ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau . Hình 2.8 Cấu tạo Transistor Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp. Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát ( Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp ( Collector ) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P ) nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau được. Nguyên tắc hoạt động của Transistor. * Xét hoạt động của Transistor NPN. Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào cực C và (-) nguồn vào cực E. Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E , trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E. Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E ( lúc này dòng IC = 0 ) Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một 31
  • 32. EBOOKBKMT.COM dòng điện chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo một công thức : IC = β.IB • Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE • IB là dòng chạy qua mối BE • β là hệ số khuyếch đại của Transistor Giải thích : Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E ) vượt qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lượng lỗ trống rất nhiều, một phần nhỏtrong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng ICE chạy qua Transistor. * Xét hoạt động của Transistor PNP. Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor NPN nhưng cực tính của các nguồn điện UCE và UBEngược lại . Dòng IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B. Hình dáng Transistor. Hình 2.9 Transistor công xuất nhỏ Hình 2.10 Transistor công xuất lớn 2.2.5.Điện trở 2.2.5.1. Khái niệm điện trở Ta hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật theo điện trở của dây dẫn Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo công thức sau: 32
  • 33. EBOOKBKMT.COM R = ρ.L / S Trong đó • ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu • L là chiều dài dây dẫn • S là tiết diện dây dẫn • R là điện trở đơn vị là Ohm 2.2.5.2. Điện trở trong thiết bị điện tử Hình dáng và ký hiệu: Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau. Hình 2.11 Điện trở trong thiết bị điện tử. Hình 2.12 Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý. Đơn vị của điện trở - Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ -1KΩ = 1000 Ω - 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω Cách ghi trị số của điện trở • Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy ước chung của thế giới.( xem hình ở trên ) • Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ. Hình 2.13 Trở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp. 33
  • 34. EBOOKBKMT.COM 2.2.5.3. Cách đọc trị số điện trở Quy ước mầu Quốc tế Mầu sắc Giá trị Mầu sắc Giá trị Đen 0 Xanh lá 5 Nâu 1 Xanh lơ 6 Đỏ 2 Tím 7 Cam 3 Xám 8 Vàng 4 Trắng 9 Nhũ vàng -1 Nhũ bạc -2 Hình 2.14 Quy ước màu quốc tế Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng mầu. * Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu Hình 2.15 Điện trở 4 vòng màu Cách đọc điện trở 4 vòng màu: • Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này. • Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3 34
  • 35. EBOOKBKMT.COM • Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị • Vòng số 3 là bội số của cơ số 10. • Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3) • Có thể tính vòng số 3 là số con số không "0" thêm vào • Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm * Cách đọc trị số điện trở 5 vòng mầu : ( điện trở chính xác ) Hình 2.16 Điện trở 5 vòng màu • Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số có nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút. • Đối diện vòng cuối là vòng số 1 • Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị. • Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4) • Có thể tính vòng số 4 là số con số không "0" thêm vào 2.2.6.Tụ điện 2.2.6.1. Định nghĩa Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động bao gồm hai mặt dẫn điện gọi là bản cực tụ, được phân cách bởi một chất cách điện, gọi là điện môi (không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh...) 35
  • 36. EBOOKBKMT.COM Hình 2.17 Cấu tạo tụ điện Giá trị của tụ điện là điện dung, được đo bằng đơn vị Farad (kí hiệu là F). Giá trị F là rất lớn nên hay dùng các giá trị nhỏ hơn như micro fara (μF), nano Fara (nF) hay picro Fara (pF). 1F=106μF=109nF=1012pF 2.2.6.2. Cách chọn tụ điện Chọn tụ điện để liên lạc giữa các tầng chức năng (thường là khuếch đại) thường được chọn "hàm hồ". Nghĩa là thường chọn theo cảm tính và kinh nghiệm, thường thì tài liệu lý thuyết cũng bị bỏ quên vì ... xem thường, hay vì nó ... khó quá không chừng. Để chọn tụ liên lạc tốt giữa các tầng khuếch đại cần chú ý : • Tổng trở xuất (ngõ ra) của tầng trườc phải tương đương với tổng trở nhập (ngã vào) của tầng sau. Total trở kháng ra mixed (trộn) bởi các tầng trước bằng total trờ kháng ngõ vào của tầng sau. • Đây là một trong những vấn đề căn bản trong thiết kế mạch điện tử. • Qui chuẩn tính chất vật lý của tín hiệu: Tần số, dạng tín hiệu v.v... phải được nắm bắt kỹ. Ví dụ: có cả một dải tần đi qua tụ liên lạc đó, thì ta phải nắm được tần số trung tâm và dải tần số tác dụng. Tín hiệu dạng xung thì phải nắm được tần số chính và các hoạ tần của nó (hài - harmonic). Việc chọn tụ liên lạc (hay mạch liên lạc có tụ) đúng sẽ làm giảm nguy cơ nhiễu, tiếng ồn hay méo tín hiệu (noise, distortion) tự dao động, bức xạ ngoài ý muốn, tổn hao vô ích v.v... trong các mạch khuếch đại, bảo đảm dạng tín hiệu. Ví dụ, tín hiệu là dạng xung thì phần liên lạc (có tụ) phải bảo đảm đưa được tần số trung tâm và tổng hài (total harmonics) của nó dạng xung ấy mới được đưa qua trọn vẹn mà không bị méo dạng. 36
  • 37. EBOOKBKMT.COM Như vậy thì vấn đề tụ liên lạc trở nên dễ dàng. Nếu lấy mạch đẳng hiệu thì ta có hai tổng trở R(zA) của ngõ ra tầng trước song song với R(zB) của ngõ vào tầng sau nối tiếp với Z(C) của tụ liên lạc, f(S) là tần số trung tâm của tín hiệu . Thời hằng của mạch liên lạc: t = 1/ f(S) = (Sqrt)2 x RC. Với R ~ R(zA) + R(zB) / R(zA) x R(zB) (ohm) = Z(C) Chú ý: Khi tổng trở ngõ ra tầng trước sai khác với tổng trở ngõ vào tầng sau thì thêm R nối tiếp với C và R song song với các tổng trở để bù lại. Gọi là R-C "bù tổng trở". Đôi khi sự "bù" này không thoả mãn nổi thì phải có tầng phối hợp trở kháng nằm giữa hai tầng để làm nhiệm vụ này. Ví dụ : đưa tín hiệu ngõ ra của máy MP3 (~600 Ohm) vào ngõ Mic in (10K Ohm) chẳng hạn. Để bảo đảm dạng tín hiệu không sin hay dải thông tín hiệu quá rộng có thể cần đến vài cụm liên lạc R-C ghép song song / nối tiếp nhau để đạt hiệu quả liên lạc mong muốn. 2.2.7.Cảm biến vật cản hồng ngoại Hình 2.18 Cảm biến hồng ngoại Mô tả: Cảm biến có khả năng thích nghi với môi trường, có một cặp truyền và nhận tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại phát ra một tần số nhất định, khi phát hiện hướng truyền có vật cản (mặt phản xạ), phản xạ vào đèn thu hồng ngoại, sau khi so sánh, đèn màu xanh sẽ sáng lên, đồng thời đầu cho tín hiệu số đầu ra (một tín hiệu bậc thấp). Khoảng cách làm việc hiệu quả 2 ~ 5cm, điện áp làm việc là 3.3 V đến 5V. Độ nhạy sáng của cảm biến được điều chỉnh bằng chiết áp, cảm biến dễ lắp ráp, dễ sử dụng,.... 37
  • 38. EBOOKBKMT.COM Có thể được sử dụng rộng rãi trong robot tránh chướng ngại vật, xe tránh chướng ngại vật và dò đường.... Thông số kỹ thuật: • Bộ so sánh sử dụng LM393, làm việc ổn định • Điện áp làm việc: 3.3V - 5V DC. • Khi bật nguồn, đèn báo nguồn màu đỏ sáng. • Lỗ vít 3 mm, dễ dàng cố định, lắp đặt. • Kích thước: 3.2cm * 1.4cm • Các mô-đun đã được so sánh điện áp ngưỡng thông qua chiết áp, nếu sử dụng ở chế độ thông thường, xin vui lòng không tự ý điều chỉnh chiết áp. Cổng giao tiếp: • VCC: điện áp chuyển đổi từ 3.3V đến 5V (có thể được kết nối trực tiếp đến vi điều khiển 5V và 3.3V) • GND: GND ngoài • OUT: đầu ra kỹ thuật số (0 và 1) 38
  • 39. EBOOKBKMT.COM CHƯƠNG III. THIẾT KẾ MẠCH VÀ SƠ ĐỒ KHỐI 3.1. Sơ đồ khối 3.2. Mạch proteus Hình 3.1 Mạch proteus • Trong mạch này Diode cầu đóng vai trò chỉnh lưu từ điện xoay chiều (AC) sang điện một chiều (DC). • J1- connect 2 lấy nguồn từ bên ngoài có thể là nguồn xoay chiều hoặc nguồn một chiều từ 6v đến 12V. • U1 – IC ổn áp LM 7805 tạo điện áp chuẩn 5V. • Tụ C1 dùng lọc tần số thấp để tạo ra nguồn DC tương đối phẳng. 39
  • 40. EBOOKBKMT.COM • Tụ C2 dùng để lọc tần số cao để chống nhiễu cho mạch nguồn. • Điện R1 có giá trị là 330 để phân cực cho LED báo nguồn. • LED D1 dùng để báo nguồn 3.3. Sơ đồ nguyên lý 3.4.Sơ đồ mạch board 40
  • 41. EBOOKBKMT.COM 3.5. Code Lập trình #include <REGX52.H> //=======INPUT=========== sbit cb_xa = P3^3; sbit cb_gan = P3^2; //========OUT PUT======= sbit coi = P2^7; /************************************/ // ham tre ms void delay_ms(unsigned int t) { unsigned int i,j; for(i=0;i<t;i++) for(j=0;j<125;j++); } /******************Ctr chinh**************************/ void main() { coi = 0; while(1) // vong lap vo han { if(cb_xa == 0 && cb_gan == 1 ) { coi = 0; delay_ms(100); coi = 1; delay_ms(100); } if((cb_xa == 0 && cb_gan == 0 )|| cb_gan == 0 ) { coi = 0; delay_ms(30); coi = 1; delay_ms(30); } }} 41
  • 42. EBOOKBKMT.COM KẾT LUẬN Đã chế tạo thành công hệ thống xác định khoảng cách giữa ô tô với chướng ngại vật. Dựa trên các kết quả thí nghiệm thực tế trên mô hình, hệ thống xác định chướng ngại vật sử dụng cảm biến SRF 05 có khả năng phát hiện chướng ngại vật ở tầm xa nhất là 530cm, so với khả năng nhận biết thông thường của nhà thiết kế với chuẩn đo xa nhất của cảm biến là 400 cm với độ sai lệch là 1 cm thì khả năng nhận biết của hệ thống là rất tốt. Ở tốc độ 50 km/h, khả năng nhận biết của hệ thống xác định khoảng cách là rất tốt, với tốc độ 50 km/h đến 70km/h thì khả năng nhận của hệ thống bị hạn chế do cảm biến bị nhiễu so với môi trường xung quanh, như tiếng ồn, khói bụi… Kết quả này có ý nghĩa cả về khoa học lẫn thực tiễn. Kiến nghị và hướng phát triển của đề tài - Tiếp tục nghiên cứu các hệ thống xác định khoảng cách bằng các loại cảm biến khác có khả năng xác định được chướng ngại vật xa hơn, xử lý chướng ngại vật ở tốc độ cao như cảm biến Laser. - Nghiên cứu các khả năng để tăng tính an toàn của người lái bằng cách can thiệp vào hệ thống thắng, hệ thống dây an toàn, điều chỉnh ghế ngồi từ đó chế tạo ra hệ thống phát hiện chướng ngại vật thông minh hơn. 42
  • 43. EBOOKBKMT.COM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. I.Scott Mackenzie - ”The 8051 – Microcontroller” - 2005 2. Tống Văn On - “Họ vi điều khiển 8051”–Đại học Bách khoa TP.HCM, 2000 3. DATA SHEET LCD HITACHI: http://www.hitachi-eu.com/hel/ecg 4. PGS.TS. Ngô Diên Tập - Vi điều khiển với lập trình C – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2003. 5. J.Borenstein, H.R. Everett, and L.Feng – “Where I am? Sensor and menthod for mobile robot positioning”, 1996 6. Training Package “SENSORIC” – Phương pháp thử các loại cảm biến – KOLLEG, 2008. 7. Edward Cornish – “Robotic sensor and control” - University of Surrey, 2008 8. Đoàn Hiệp - Ultrasonic sensor – nghiên cứu sinh đại học Bách Khoa TP HCM. 9. SRF05, Ultrasonic Sensor Ranger – Datasheet of DEVANTECH company 10. www.omron.com/sensor 11. http://www.safetytoyota.com/en-b/precrash_safety_system.html 12. O.Wijk, P. Jensfelt, H.I. Christensen – “Triangulation Based Fusion of Ultrasonic Sensor Data”, Belgume 1998 13. Murata - Ultrasonic Sensor Application Manual - Murata innorator in Electronic,2006 14. Cảm biến vị trí và dịch chuyển – Đại học Bách Khoa Hà Nội, năm 2005. 43