SlideShare a Scribd company logo
1 of 154
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ TÌNH
PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 62 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TÝ
2. TS. NGUYỄN THỊ DUNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan
chức năng đã công bố. Những kết luận khoa học của luận
án là mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào.
Tác giả luận án
NCS. Nguyễn Thị Tình
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 10
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 10
1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 14
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài luận án 20
1.4. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu 22
1.4.1. Cơ sở lý thuyết 22
1.4.2. Một số câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu đặt ra khi
nghiên cứu luận án 22
1.5. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 24
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP
LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG
QUYỀN THƢƠNG MẠI 27
2.1. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại 27
2.1.1. Khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại 27
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại 33
2.2. Hành vi hạn chế cạnh tranh và yếu tố làm phát sinh hành vi hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 39
2.2.1. Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh 39
2.2.2. Các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại 42
2.2.3. Nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại 45
2.3. Khái niệm và nội dung pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại 58
2.3.1. Khái niệm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại 58
2.3.2. Nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại 62
2.4. Những quy định pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Mỹ và Liên minh Châu Âu 68
2.4.1. Những quy định pháp luật liên quan đến hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở
Liên minh Châu Âu 68
2.4.2. Những quy định pháp luật liên quan đến hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Mỹ 74
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM 80
3.1. Thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại 80
3.1.1. Thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ 80
3.1.2. Thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền 88
3.2. Thực trạng pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại 95
3.2.1. Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gâythiệt hại cho bên nhận quyền 95
3.2.2. Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối
thiểu gây thiệt hại cho khách hàng 99
3.2.3. Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng 108
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT
ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 120
4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 120
4.1.1. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền trên cơ sở đảm bảo ghi nhận quy luật khách
quan của cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại 120
4.1.2. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền trên cơ sở ghi nhận những ngoại lệ hợp lý
của pháp luật cạnh tranh theo hướng phù hợp với bản chất
của hoạt động nhượng quyền thương mại 121
4.1.3. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ
giữa pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền
thương mại với pháp luật cạnh tranh 125
4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 128
4.2.1. Đối với thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ 129
4.2.2. Đối với thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ 131
4.2.3. Đối với hành vi áp đặt giá bán gây thiệt hại cho bên nhận
quyền 133
4.2.4. Đối với hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại
tối thiểu 134
4.2.5. Đối với hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa
vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
(ràng buộc bán kèm) 136
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EC : Cộng đồng chung Châu Âu (European Community)
EU : Liên minh Châu Âu (European Union)
OECD : Tổ chức Hợp tác và phát triền Kinh tế (The Organisation for
Economic Co-operation and Development)
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là phương thức kinh
doanh, theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền độc quyền
kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình trong một thời gian, dưới nhãn hiệu, kế
hoạch kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền là bên sử dụng tên
thương mại, bí quyết kinh doanh... của bên nhượng quyền để tiến hành kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ theo phương thức của bên nhượng quyền.
Khi thực hiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, bên nhượng
quyền phải chuyển giao toàn bộ quyền thương mại (bao gồm tất cả các yếu tố
tạo nên thương hiệu của bên nhượng quyền như nhãn hiệu, tên thương mại, bí
quyết kinh doanh…) cho bên nhận quyền sử dụng để tiến hành kinh doanh.
Nghĩa vụ của bên nhận quyền là phải kinh doanh theo một phương thức duy
nhất, cung cấp sản phẩm với chất lượng và dịch vụ đồng nhất với bên nhượng
quyền, đảm bảo khách hàng khi sử dụng sản phẩm sẽ không thể phân biệt
được sự khác biệt với sản phẩm của bên nhượng quyền và các cơ sở nhận
quyền khác. Chính vì vậy, có thể nói khi kinh doanh theo phương thức
nhượng quyền, bên cạnh lợi ích rất lớn từ việc thu phí nhượng quyền và
thương hiệu được đẩy nhanh do mạng lưới nhượng quyền được mở rộng bởi
sự đầu tư và tham gia của các bên nhận quyền, bên nhượng quyền cũng phải
đối mặt với rủi ro rất lớn là mất quyền thương mại và sụp đổ toàn bộ hệ thống
nhượng quyền - những thứ mình đã dày công xây dựng - về tay người khác,
nếu như không có một sự kiểm soát chặt chẽ.
Ngược lại, về phía bên nhận quyền, sau khi đã bỏ ra một chi phí rất lớn
để có thể nhận quyền kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương
mại, bên nhận quyền cũng mong muốn sẽ được đảm bảo một tỷ lệ thành công
cao. Sự thành công đó sẽ khó mà thực hiện dễ dàng khi mà việc kinh doanh
phải được thực hiện theo một phương thức duy nhất và đồng nhất về chất
2
lượng thậm chí cả sự đồng nhất về giá cả, trong khi bên nhận quyền không
phải là người duy nhất được sử dụng quyền thương mại để kinh doanh theo
phương thức nhượng quyền. Do vậy, bên nhận quyền rất có thể phải đối
mặt với nguy cơ thất bại nếu như bên nhượng quyền nhượng lại quyền
thương mại cho quá nhiều bên nhận quyền trong một khu vực địa lý, trong
khi về bản chất, giữa các bên nhận quyền khó mà thực hiện việc cạnh tranh
theo cách hiểu thông thường, bởi lẽ họ phải đáp ứng việc kinh doanh chỉ
theo một phương thức và chất lượng đồng nhất với bên nhượng quyền.
Vì những lẽ trên, khi thiết lập quan hệ nhượng quyền thương mại,
các bên thường có xu hướng thực hiện những hành vi nhằm kiểm soát lẫn
nhau do bản chất vốn có của quan hệ nhượng quyền. Những hành vi này
thường chứa đựng yếu tố hạn chế cạnh tranh, như buộc bên nhận quyền phải
mua hàng hóa/nguyên vật liệu từ một nguồn nhất định hoặc thỏa thuận bên
nhận quyền được phép kinh doanh độc quyền trong một khu vực nhất định
(độc quyền lãnh thổ), thỏa thuận cấm cạnh tranh, thỏa thuận về giá bán hàng
hóa/dịch vụ... Dưới cách nhìn của pháp luật cạnh tranh hiện nay, những hành
vi này sẽ bị cấm khi hội tụ đủ một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên, dưới góc
nhìn của một hành vi thương mại, những thỏa thuận này lại không thể không
tồn tại trong một quan hệ nhượng quyền vốn có nhiều tiềm năng cũng như rủi
ro phải đối mặt đối với các bên.
Đặc thù này đòi hỏi pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng
quyền thương mại phải được đặt trong mối quan hệ với pháp luật cạnh
tranh. Bởi lẽ, nếu áp dụng các quy tắc chung của pháp luật cạnh tranh để
điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thì trong nhiều trường hợp sẽ không
phù hợp với bản chất thương mại của hoạt động nhượng quyền thương mại,
không đảm bảo được lợi ích chính đáng của các bên, từ đó số lượng thương
vụ nhượng quyền sẽ ít và lợi ích của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Ngược
lại, nếu pháp luật điều chỉnh hoạt động này theo đúng bản chất của hoạt
3
động nhượng quyền thương mại thì các chủ thể tham gia quan hệ sẽ gặp
khó khăn trong việc tuân thủ theo những quy định thông thường của pháp
luật cạnh tranh. Điều này sẽ tất yếu dẫn đến việc nhà nước (đặc biệt là các
cơ quan quản lý về cạnh tranh và thương mại) sẽ cảm thấy “bất lực” trong
việc điều hòa lợi ích cạnh tranh và lợi ích kinh tế mà hoạt động nhượng
quyền thương mại mang lại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là cần thiết trong
bối cảnh nền kinh tế hiện nay, thông qua đó, đề xuất những giải pháp vừa
để nâng cao thái độ tuân thủ pháp luật cạnh tranh của các chủ thể tham gia
quan hệ nhượng quyền thương mại, vừa đảm bảo hoạt động nhượng quyền
được phát triển và phát huy được lợi thế theo đúng bản chất vốn có của nó.
Việc thực hiện Luật Cạnh tranh trong 10 năm qua đã tạo ra một
khuôn khổ pháp lý tương đối toàn diện để điều chỉnh các hành vi hạn chế
cạnh tranh ở Việt Nam, qua đó tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và
bình đẳng cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Tuy nhiên, các quy
định trong pháp luật cạnh tranh hiện nay vẫn chưa tính đến những đặc thù
trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Nhiều quy định còn mâu thuẫn,
chồng chéo, thiếu tính cụ thể hoặc không phù hợp bản chất thương mại của
hành vi cũng như thông lệ quốc tế trong việc điều chỉnh hoạt động nhượng
quyền. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình
trạng pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về nhượng quyền thương
mại nói riêng chưa thực sự đạt được hiệu quả cao trong điều chỉnh hoạt
động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ thực tế nói trên, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay,
việc nghiên cứu, đánh giá có hệ thống và toàn diện pháp luật hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là cần thiết. Những nghiên
cứu này sẽ giúp hoàn thiện nền tảng pháp luật cho sự phát triển hoạt động
thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
4
Với cách tiếp cận như trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của Luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng
pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, từ
đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Qua đó góp phần hình thành các
luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp
luật nói chung và pháp luật về hạn chế cạnh tranh và nhượng quyền thương
mại nói riêng.
Để thực hiện mục đích trên, các nhiệm vụ sau đây được xác định
trong Luận án:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhượng
quyền thương mại ở các khía cạnh như: khái niệm, bản chất của hoạt động
nhượng quyền thương mại. Thông qua đó, chỉ rõ các đặc thù của hoạt động
nhượng quyền thương mại trong mối quan hệ với pháp luật hạn chế cạnh tranh.
Thứ hai, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông qua đó, làm
sáng tỏ cơ sở phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền, lý giải nguyên nhân của xu hướng thực hiện hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền và nhận diện các hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thứ ba, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại như: khái
niệm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương
mại; xác định nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại.
5
Thứ tư, phân tích thực trạng pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, so sánh với pháp
luật của Mỹ và Liên minh Châu Âu ở các nội dung như: (1) thực trạng pháp
luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương
mại, (2) thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Thông qua đó, làm sáng tỏ mức
độ can thiệp và cách thức xử lý của pháp luật Việt Nam hiện nay đối với
các hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại và
phát hiện những bất cập của hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam hiện
hành trong việc điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại.
Thứ năm, nghiên cứu đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam hiện nay, đảm bảo vừa phù hợp với thông lệ quốc
tế, vừa phù hợp với đặc thù của Việt Nam.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: các quan điểm, tư tưởng luật học
và pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Các nghiên cứu trong luận án này không hướng đến tất cả các vấn đề
liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại
nói chung; cũng không nghiên cứu tất cả các hành vi hạn chế cạnh tranh
diễn ra giữa các bên trong các hệ thống nhượng quyền thương mại khác
nhau mà chỉ nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh
diễn ra giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền trong cùng một hệ thống
nhượng quyền thương mại, như: (i) Hành vi thỏa thuận về giá bán hàng
hóa, dịch vụ; (ii) Hành vi thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền; (iii)
Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho bên nhận quyền; (iv)
Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại
6
cho bên nhận quyền; (v) Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa
vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
Trong quá trình nghiên cứu, pháp luật của các quốc gia, tổ chức khác
trên thế giới đặc biệt là pháp luật của Liên minh Châu Âu và Mỹ cũng được
tác giả quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở đó, rút ra những kết luận, kinh
nghiệm cho quá trình hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như: phương pháp mô tả,
tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn... Các phương pháp nghiên cứu trong Luận
án được thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận duy vật lịch sử, duy
vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể:
- Phương pháp mô tả, tổng hợp, thống kê được sử dụng để phác họa
nội dung của các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến pháp luật
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại
- Phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích được sử dụng để chỉ ra
những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật
của các quốc gia khác trên thế giới về những vấn đề liên quan đến luận án.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để làm rõ nội dung
của các quy định pháp luật thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án và đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh hành
vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Trong số các phương pháp trên, phương pháp phân tích và so sánh sẽ
được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt hầu hết các nội dung của luận án,
7
thông qua đó làm rõ các nội dung cần nghiên cứu một cách thuyết phục, có
cơ sở lý luận và thực tiễn.
5. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của Luận án
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu
pháp luật trước đây liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại,
hành vi hạn chế cạnh tranh trong thương mại nói chung và trong hoạt động
nhượng quyền thương mại nói riêng, luận án đã có những đóng góp mới về
mặt khoa học như sau:
Thứ nhất, luận án xây dựng được hệ thống lý luận khoa học về pháp
luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại: nêu ra
quan niệm về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại, làm rõ đặc điểm của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại, xác định nội dung pháp luật hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bao gồm tổng hợp các
quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh/vị trí độc quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thứ hai, luận án đã chỉ ra cơ sở phát sinh và nhận diện được các của
hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thông qua đó, khẳng định sự tồn tại tất yếu, khách quan của xu hướng thực
hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền và sự cần
thiết phải có những quy định bổ trợ giữa pháp luật cạnh tranh với pháp luật
điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền nhằm tạo ra chế định pháp
luật minh bạch và đầy đủ, hợp lý để kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay mà không
làm mất đi bản chất thương mại của hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thứ ba, luận án đã đã nghiên cứu, tổng hợp và phát hiện hành vi hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại chủ yếu tồn tại
8
dưới hai dạng thức: (1) hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và (2) lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Luận án đã phân tích, chỉ rõ một số bất
cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại trong mối tương quan so sánh với
pháp luật của Mỹ và Liên minh Châu Âu.
Thứ tư, luận án đã đề xuất quan điểm và xác định luận cứ khoa học
cho việc hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại, đảm bảo hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển
hiệu quả, phù hợp với bản chất thương mại của hành vi mà vẫn không vi
phạm nguyên tắc, đối tượng mà pháp luật cạnh tranh bảo vệ, thông qua đó,
đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh như-
ợng quyền thương mại được đề xuất trong luận án có ý nghĩa trong việc
thiết lập sự thống nhất của pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại
với pháp luật cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay.
Có thể nói, luận án là công trình khoa học đã phân tích, làm sáng tỏ
mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và hành vi hạn chế
cạnh tranh, lý giải tại sao trong quá trình thực hiện hoạt động nhượng
quyền thương mại các chủ thể thường có xu hướng thực hiện hành vi hạn
chế cạnh tranh; phát hiện ra sự thiếu vắng của các ngoại lệ áp dụng cho
hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại,
thông qua đó, chỉ ra sự bất cập của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận
án đã đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hài hòa sự phát triển của
hoạt động nhượng quyền thương mại trong môi trường cạnh tranh lành
mạnh phù hợp với pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
9
6. Kết cấu của luận án
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của Luận án được cơ cấu thành bốn chương với các nội dung cụ thể sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên
quan đến luận án;
Chương 2: Những vấn đề lý luận về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại và pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại;
Chương 3: Thực trạng pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam;
Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện
nay.
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Pháp luật về nhượng quyền thương mại là một trong các nội dung
quan trọng của pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại trong nền kinh
tế thị trường, đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau
quan tâm nghiên cứu. Ở các phạm vi và mức độ khác nhau, có một số công
trình đã được công bố, đề cập đến một số khía cạnh kinh tế và pháp lý của
hoạt động nhượng quyền thương mại như sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Xét trên phạm vi khu vực và toàn thế giới, các công trình nghiên
cứu về nhượng quyền thương mại chủ yếu tập trung vào: (i) phân tích các
đặc điểm và cách thức tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, đặc
biệt là nhượng quyền thương mại quốc tế được biên tập bởi Yanos
Gramatidis & Dennis Campbell trên cơ sở Báo cáo hội thảo được tổ chức
tại Trường Luật McGeorge vào năm 1990 tại Waidring, Austria (Editors:
Yanos Gramatidis & Dennis Campbell - International Franchising: An in-
depth treatment of business and legal techniques- Nhượng quyền thương
mại quốc tế: Nghiên cứu chuyên sâu về kinh doanh và kỹ thuật pháp lý-.
(Based on reports made in the Spring 1990 conference sponsored by
McGeorge School of Law at Waidring, Austria, and chaired by Yanos
Gramatidis, Bahas, Gramatidis & Associates, Athens, Greece.) -Kluwer
Law and Taxation Publishers. Deventer -Boston 1999); (ii) đánh giá những
tác động của hoạt động nhượng quyền thương mại tới nền kinh tế
(Economic Impact of franchised bussiness, a study for the international
franchise -Tác động kinh tế của phương thức kinh doanh nhượng quyền,
nghiên cứu trong hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế-.
11
Association Educational Foundation, 2004, by the National Economic
Consulting Practise of PricewaterhouseCoopers); (iii) nghiên cứu hoạt
động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp lý (Roberto Baldi,
Distributorship, Franchising, Agency - Community and national Laws and
Practice in the EEC- Phân phối, Nhượng quyền thương mại, Đại lý - Pháp
luật quốc gia và pháp luật cộng đồng chung và thực tiễn thi hành ở Cộng
đồng kinh tế Châu âu).
Nghiên cứu một cách trực tiếp về hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại có một số công trình điển hình như sau:
 Report on Competition Policy and Vertical Restraints: Franchising
Agreements (Báo cáo về Chính sách cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh theo
chiều dọc: Hợp đồng nhượng quyền thương mại) [37, Mục I, Chương III,
Phần I] do Ban thư ký của Tổ chức Hợp tác và phát triền Kinh tế (The
Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD)) nghiên
cứu. Mục đích của Báo cáo là nghiên cứu việc áp dụng chính sách cạnh
tranh đối với quan hệ cạnh tranh theo chiều dọc trong phạm vi hệ thống
nhượng quyền thương mại phân phối. Báo cáo đã phân tích các khía cạnh
kinh tế của hoạt động nhượng quyền thương mại và những thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh theo chiều dọc, chỉ ra những khung chính sách cạnh tranh
điều chỉnh đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi các
quốc gia là thành viên của OECD, bao gồm, hệ thống các quy phạm pháp
luật, những quy định khác có liên quan cũng như các án lệ liên quan điều
chỉnh hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Cụ thể,
Báo cáo này đã giải quyết một số vấn đề sau đây:
- Đánh giá được tác động của hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều
dọc trong hệ thống nhượng quyền thương mại phân phối dưới khía cạnh
kinh tế.
12
- Khẳng định các hành vi hạn chế cạnh tranh thường xuất hiện trong hệ
thống nhượng quyền thương mại phân phối như các hành vi hạn chế cạnh
tranh về giá, về lãnh thổ, về nguồn cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho bên nhận
quyền trong quá trình kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
- Thông qua các văn bản pháp luật và hệ thống các án lệ, công trình
nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết trong việc điều chỉnh hành vi hạn chế
cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại và quan điểm pháp lý
của hầu hết các quốc gia, đại diện là Mỹ và EU là cần phải cân nhắc đến
bản chất của quan hệ nhượng quyền. Cụ thể, tại đoạn 3, trang 178, tác giả
đã kết luận, thông qua các tranh chấp liên quan đến hành vi hạn chế cạnh
tranh trong quan hệ nhượng quyền như Pronuptia, Yves Rocher,
Computerland, ServiceMaster, and Charles Jourdan, Ủy ban Châu Âu đã
nhận ra rằng, hệ thống nhượng quyền thương mại luôn đối mặt với những
hành vi hạn chế cạnh tranh trong hệ thống và đưa ra lý do cần thiết phải
ban hành những quy định mang tính ngoại lệ để áp dụng Điều 85(3) Hiệp
ước Thành lập cộng đồng chung Châu Âu. Theo đó, trong án lệ Pronuptia,
bên nhận quyền đã cho rằng trong hợp đồng nhượng quyền đã có các thỏa
thuận về hạn chế phạm vi lãnh thổ, nghĩa vụ không cạnh tranh và ràng buộc
chỉ mua từ nguồn cung ứng xác định đã vi phạm Điều 81(1) EC (trước đây
là Điều 85(1)) Hiệp ước thành lập Cộng đồng chung Châu Âu, do vậy hợp
đồng này bị vô hiệu theo quy định tại Điều 81(2) EC (trước đây là Điều
85(2)), do đó bên nhận quyền không phải trả phí nhượng quyền chưa thanh
toán. Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án Tối cao Liên bang Đức đã tham khảo
ý kiến của Tòa án Tư pháp Châu Âu về việc áp dụng Điều 81(1) EC đối với
hợp đồng nhượng quyền thương mại, cụ thể đã đặt ra câu hỏi cần phải trả
lời là liệu rằng các hạn chế áp đặt lên bên nhận quyền như hạn chế phạm vi
lãnh thổ, nghĩa vụ không cạnh tranh và ràng buộc chỉ mua từ nguồn cung
ứng xác định có vi phạm Điều 81(1) EC hay không. Tòa án Tư pháp Châu
13
Âu đã nhận định: Để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống nhượng quyền,
các thỏa thuận có tính chất hạn chế cạnh tranh không vi phạm Điều 81(1)
EC nếu các hạn chế loại này cần phải được áp dụng để bảo vệ bí quyết kinh
doanh của bên nhượng quyền và duy trì bản sắc, uy tín của hệ thống
nhượng quyền.
- Chỉ ra được những sự tác động của chính sách, pháp luật cạnh tranh
đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh thuộc phạm vi nghiên cứu của công
trình cũng như quan điểm xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp
luật của các quốc gia thành viên
Như vậy, có thể khẳng định, đây là công trình nghiên cứu điển hình
đối với hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương
mại, khẳng định sự tồn tại khách quan của các hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hệ thống nhượng quyền phân phối, giới thiệu về chính sách cạnh tranh
áp dụng đối với hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại
của các quốc gia thành viên OEDC bao gồm: Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch,
Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Cộng đồng chung Châu Âu.
Tuy nhiên, công trình chỉ nghiên cứu hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hệ thống nhượng quyền thương mại phân phối mà không nghiên cứu
các hành vi hạn chế cạnh tranh tại các hình thức nhượng quyền thương mại
khác như nhượng quyền thương mại sản xuất, nhượng quyền thương mại
dịch vụ - là những hình thức nhượng quyền thương mại rất phổ biến trong
thương mại hiện đại [10, tr.70-72].
 Understanding the Relationship between Franchising and the Law
of Competition (Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhượng quyền thương mại và
pháp luật cạnh tranh), TANYA WOKER, University of KwaZulu-Natal.
Citation: 18 S. Afr. Mercantile L.J. 107 2006: Giống như quan điểm được
trình bày trong Report on Competition Policy and Vertical Restraints:
14
Franchising Agreements như đã trình bày ở trên, trong công trình này, tác
giả đã chỉ ra mối liên hệ tất yếu, khách quan của hành vi hạn chế cạnh
tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Các hành vi này thể hiện
dưới các hình thức như thỏa thuận về giá, thỏa thuận độc quyền cung cấp
hàng hóa, thỏa thuận phạm vi lãnh thổ nhượng quyền. Trên cơ sở phân tích
bản chất đặc thù của quan hệ nhượng quyền thương mại, tác giả đã phát
hiện và đặt câu hỏi có nên coi một số hành vi của bên nhượng quyền gây
hạn chế cạnh tranh đối với bên nhận quyền là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường kể cả khi theo cách xác định thị trường liên quan thông thường bên
nhượng quyền không đạt được vị thế thống lĩnh. Tuy nhiên, tác giả cũng
mới chỉ dừng lại ở sự phát hiện và phân tích hành vi hạn chế cạnh tranh
một cách độc lập mà chưa có sự nghiên cứu một cách tổng thể các khía
cạnh có liên quan của pháp luật cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh
tranh của các bên trong hệ thống nhượng quyền cũng như gợi mở hướng
giải quyết cho pháp luật những vấn đề như đã đề cập ở trên.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về nhượng quyền thương mại
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: đề tài nghiên cứu khoa
học, sách chuyên khảo, sách tham khảo, luận văn, luận án, các bài tạp chí,
bài tham luận tại hội thảo khoa học và tiêu biểu là các công trình sau đây:
 Ở cấp độ các bài viết, nghiên cứu:
+ Một số công trình nghiên cứu đề cập khái niệm về nhượng quyền
thương mại từ khía cạnh kinh tế với những so sánh giữa nhượng quyền
thương mại với một số hoạt động thương mại khác như bài viết của tác giả
Phạm Thị Thu Hà với tên gọi: “Nhượng quyền thương mại với doanh
nghiệp Việt Nam”, đăng trên Tờ tin của Hội Sở hữu công nghiệp số 47 -
2005; từ khía cạnh pháp lý như “Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng
quyền thương mại” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 8/2007). Nhìn nhận
15
hoạt động nhượng quyền thương mại đơn thuần dưới góc độ thương mại và
coi nhượng quyền thương mại là một bí quyết kinh doanh, tác giả Lý Quý
Trung có bài viết với tên gọi: “Franchise - Bí quyết thành công bằng mô
hình nhượng quyền kinh doanh” (Nxb Trẻ, Hà Nội, 2005).
+ Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, tác giả Nguyễn Thanh Tú với
bài viết “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ Luật Cạnh tranh” (tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 03/2007). Bên nhượng quyền thường buộc bên
nhận quyền phải chấp nhận những hạn chế cạnh tranh nhất định như giới
hạn về địa điểm kinh doanh, nghĩa vụ không cạnh tranh với bên nhượng
quyền, hạn chế về giá, về khách hàng, buộc bên nhận quyền phải mua các
nguyên vật liệu đầu vào từ bên nhượng quyền hay bên thứ ba được chỉ
định… Ngược lại, bên nhận quyền có thể buộc bên nhượng quyền phải
chuyển giao quyền thương mại độc quyền cho mình. Những quy định hạn
chế cạnh tranh như vậy trong nhượng quyền thương mại trong một chừng
mực nhất định có thể bị lạm dụng bởi các bên, nhất là bởi bên nhượng
quyền, và có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh. Ở Mỹ và Liên minh Châu
Âu cho đến nay đã có nhiều tranh chấp liên quan đến nhượng quyền thương
mại trên cơ sở pháp luật cạnh tranh. Mặc dù pháp luật về nhượng quyền
thương mại ở các quốc gia này đã phát triển và luôn được hoàn thiện,
nhưng các bên có liên quan vẫn sử dụng các quy định của pháp luật cạnh
tranh để chống lại những hành vi hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền
thương mại, chống lại hành vi lạm quyền của bên nhượng quyền và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về cạnh tranh thậm chí vẫn ban hành các quy
định về việc áp dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại.
Qua bài viết, tác giả đã giới thiệu một cách khái quát quan điểm xử
lý hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại ở Mỹ và EU
thông qua các quy phạm pháp luật thực định và một số án lệ điển hình.
16
Tuy nhiên, bài viết này mới đề cập đến một khía cạnh nhỏ về mối
liên hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại với pháp luật điều chỉnh
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đồng thời bài viết mới đưa ra những thông
tin về quan điểm giải quyết các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
pháp luật của Liên minh Châu Âu và Mỹ mà chưa phân tích đề cập đến
pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam.
+ Tác giả Bùi Ngọc Cường với bài viết „„Các điều khoản độc quyền
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại‟‟ (Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 7/2007) đã nhận diện và đặt ra câu hỏi liệu có các điều khoản độc
quyền trong trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hay không.
+ Bài viết “Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại” của ThS. Nguyễn Hồng Vân (2011) được đăng
trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp điện tử [39] đã chỉ ra các hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền có thể tồn tại dưới các dạng
như thỏa thuận phân chia khu vực kinh doanh, thỏa thuận phân phối và
cung ứng độc quyền, thỏa thuận mua bán cả gói, thỏa thuận giá bán lại,
thỏa thuận kiểm soát số lượng đầu vào, đầu ra của sản phẩm. Bên cạnh đó,
bài viết cũng đã đưa ra kinh nghiệm giải quyết của Liên minh Châu Âu
thông qua một số bản án điển hình của Tòa án Liên minh Châu Âu. Tuy
nhiên, dưới khía cạnh pháp luật Việt Nam, bài viết chưa đề cập, chưa phân
tích cụ thể về thực trạng điều chỉnh các hành vi này ở Việt Nam.
+ Bài viết “Điều khoản bảo mật thông tin và điều khoản cấm cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại” của TS. Hoàng Thị
Thanh Thủy (Tạp chí Luật học số 02/2011) đã đề cập đến thỏa thuận về
cấm cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, theo đó, bài viết
đã nhận diện điều khoản cấm cạnh tranh trong các giai đoạn khác nhau của
hợp đồng như trong thời gian thực hiện hợp đồng và sau khi chấm dứt hợp
17
đồng. Theo tác giả bài viết, các điều khoản cấm cạnh tranh trong thời gian
thực hiện hợp đồng được thể hiện dưới dạng thỏa thuận phân chia thị
trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa/dịch vụ thuộc sự điều chỉnh của
K2 và 6 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2005 và khẳng định các thỏa thuận này có
thể được miễn trừ theo quy định tại Điều 10, các điều khoản miễn trừ của
Luật Cạnh tranh 2005. Sau khi chấm dứt hợp đồng, thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh thường thể hiện dưới dạng bên nhận quyền cam kết không thực
hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh hoặc hợp tác nào đối với các đối thủ cạnh
tranh của bên nhượng quyền trong một thời gian từ 1-2 năm kể từ này
chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại. Thông qua bài viết, tác giả
chỉ ra sự tác động của các thỏa thuận này đối với môi trường cạnh tranh và
quan điểm giải quyết trong pháp luật EU và Cộng hòa Liên bang Đức.
Theo đó, tác giả cho biết, theo pháp luật của EU, tính hợp pháp của các
thỏa thuận loại này được xác định trên ba tiêu chí: (1) Thời hạn hiệu lực
của các điều khoản cấm cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng; (2) hạn chế
về lãnh thổ; (3) Nghĩa vụ đền bù, cụ thể, một thỏa thuận cạnh tranh loại
này sẽ không được coi là hợp pháp nếu nó không đảm bảo nguyên tắc
“tương xứng và phù hợp”.
+ Bài viết Mối quan hệ giữa pháp luật nhượng quyền thương mại và
cạnh tranh của tác giả Ngô Thị Thu Hà, Hoàng Văn Thành đăng trên Tạp
chí Tài chính số 2/2014 đã khẳng định, hoạt động nhượng quyền dưới khía
cạnh pháp luật cạnh tranh chủ yếu liên quan tới các quy định về thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh, đối với quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, vị trí độc quyền có thể tồn tại nhưng ít phổ biến, còn các quy định
về tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh hầu như không có mối quan
hệ với pháp luật về nhượng quyền thương mại. Tác giả cho rằng, thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại chỉ xảy
ra giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền và thường tồn tại dưới các
18
hành vi như: thoả thuận liên quan đến duy trì tính thống nhất và đồng bộ trong
hệ thống nhượng quyền, thoả thuận liên quan tới giá của sản phẩm, thoả thuận
phân chia thị trường. Tác giả cũng chỉ ra một số khó khăn trong việc áp dụng
pháp luật cạnh tranh vào quan hệ nhượng quyền, do các quy định của pháp
luật cạnh tranh hiện nay chưa thực sự phù hợp với bản chất của quan hệ
nhượng quyền và cần phải có quy định hướng dẫn chi tiết cụ thể.
Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đề cập tới nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện
pháp luật cạnh tranh nhằm điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan
hệ nhượng quyền thương mại, mà chưa đi sâu nghiên cứu về hướng hoàn thiện
pháp luật để giải quyết những bất cập của pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc nhận diện các
hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại và tìm
hiểu kinh nghiệm giải quyết và xử lý các hành vi này thông qua một số vụ
án điển hình ở Châu Âu và Mỹ. Điểm nổi bật của các bài viết này là đều có
chung đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt
Nam hiện nay vào việc kiểm soát hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng
quyền thương mại là khó khả thi và chưa thực sự phù hợp với bản chất của
quan hệ nhượng quyền. Tuy nhiên, do bị giới hạn trong khuôn khổ các bài
viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành nên các công trình đã được
công bố này chưa có điều kiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện,
đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền và pháp luật cạnh
tranh, cũng như chưa phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn
thực thi pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam.
- Ở cấp độ luận án Tiến sỹ, đã có hai luận án Tiến sỹ điển hỉnh
nghiên cứu về hoạt động nhượng quyền thương mại của các tác giả Vũ
Đặng Hải Yến và Nguyễn Bá Bình: (1) Tác giả Vũ Đặng Hải Yến với đề tài
19
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam” (Đại học Luật Hà Nội - 2009). Nội dung luận án
nghiên cứu một cách tổng thể về pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng
quyền thương mại, luận án đã chỉ ra những đặc điểm mang tính bản chất
của hoạt động nhượng quyền và nhận diện hoạt động nhượng quyền thương
mại dưới các góc độ khác nhau như dưới góc độ một hoạt động thương mại
đơn thuần, dưới góc độ sở hữu trí tuệ và dưới góc độ cạnh tranh. Về mối
quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ cạnh tranh,
luận án đã khẳng định sự tồn tại tất yếu khách quan của hành vi hạn chế
cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, trên cơ sở đó đã nhận
diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền. Tuy
nhiên, luận án chưa đi sâu phân tích và nghiên cứu các hành vi ảnh hưởng
đến môi trường cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, vì
vậy, mới chỉ đưa ra các giải pháp mang tính định hướng trong việc hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền dưới góc độ pháp luật
cạnh tranh mà chưa chỉ ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại; (2) Luận án
Tiến sỹ “The Role and Influence of Vietnam‟s Franchise Law on the
Development of Franchising: a Multiple Case Study” của tác giả Nguyễn Bá
Bình (University of New South Wales, Australia) đã có công trình nghiên cứu
khá toàn diện về vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền
thương mại đối với quá trình phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại
ở Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu các thương vụ nhượng quyền cụ thể,
Luận án đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam như các yếu tố về văn hóa, xã hội và
điều kiện kinh tế của Việt Nam; những lĩnh vực nhượng quyền phù hợp với
điều kiện Việt Nam và cuối cùng, Luận án đã khái quát hóa và có nghiên cứu
toàn diện về thực trạng pháp luật nhượng quyền thương mại nói chung ở Việt
20
Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và phương hướng hoàn
thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động nhượng quyền thương mại
tại Việt Nam. Như vậy, Luận án của tác giả Nguyễn Bá Bình mặc dù đã giải
quyết được rất nhiều vấn đề nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của pháp luật
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam những cũng không tập trung nghiên
cứu về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương
mại.
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài luận án
Từ việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận án có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Một là, các công trình nghiên cứu đều nhận diện hành vi hạn chế
cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại một cách tất
yếu, khách quan và cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.
Hai là, các công trình nghiên cứu đều cho rằng hoạt động nhượng
quyền thương mại là hoạt động thương mại tương đối đặc thù, cần phải có
những ghi nhận những ngoại lệ nhất định cho phép hành vi hạn chế cạnh
tranh được tiến hành trong một số trường hợp để đảm bảo tính đồng bộ,
bảo vệ danh tiếng của hệ thống nhượng quyền.
Ba là, một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, hành vi
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại được điều
tiết khá mềm dẻo, có tính đến bản chất đặc thù của hoạt động nhượng
quyền thương mại. Theo đó, cho phép một số hành vi hạn chế cạnh tranh
mặc dù đạt đủ điều kiện của một hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo
pháp luật cạnh tranh thông thường nhưng áp dụng trong quan hệ nhượng
quyền thương mại lại được phép nếu hành vi đó là cần thiết để đảm bảo
tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền.
21
Bốn là, nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, đại diện là Mỹ, mặc
dù không có quy định riêng điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền, nhưng lại sử dụng án lệ như một nguồn luật
quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, nguyên tắc hợp lý
(“rule of reason”) được pháp luật Mỹ sử dụng rất phổ biến để ghi nhận
một số ngoại lệ áp dụng với hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền.
Năm là, pháp luật Liên minh Châu Âu điều chỉnh hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại bởi hai nguồn luật
cơ bản: (i) pháp luật chung của Liên minh, trong đó có Nghị quyết 2790/99
về áp dụng Điều 81(3)EC đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo
chiều dọc, trong đó có một phần riêng quy định về hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại và (ii) Án lệ, trong đó,
Pronuptia là một án lệ điển hình ghi nhận những ngoại lệ hợp lý của pháp
luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại phù hợp
với bản chất của hoạt động nhượng quyền. Án lệ này có ảnh hưởng lớn đến
tư tưởng lập pháp của Liên minh Châu Âu trong việc điều chỉnh hành vi
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Sáu là, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đều cho rằng, hành vi
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại nếu được
điều chỉnh bởi những quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành sẽ khó
áp dụng, không phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương
mại, vì vậy cần phải có những điều chỉnh phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu
quả của Luật Cạnh tranh trong việc điều chỉnh hoạt động nhượng quyền
thương mại.
Bảy là, các công trình nghiên cứu mới dừng lại ở việc nhận diện
hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tiếp cận đơn lẻ từng hành vi hạn chế cạnh
22
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại mà chưa có công trình nào
đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý
luận và thực tiễn về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về nhượng quyền thương mại
ở Việt Nam hiện nay.
Từ những đánh giá trên, có thể khẳng định, luận án là công trình
nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn
pháp lý ở nước ta hiện nay ở cấp độ luận án tiến sỹ luật học.
1.4. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu
1.4.1. Cơ sở lý thuyết
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Lý thuyết liên quan đến kinh tế thị trường, về cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường.
- Lý thuyết về sự công bằng, minh bạch trong hoạt động thương mại.
1.4.2. Một số câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu đặt ra khi
nghiên cứu luận án
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hành vi hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền và các tài liệu có liên quan đến đề tài trong và
ngoài nước, cùng với sự tham vấn các chuyên gia, thu thập thông tin từ các
cơ quan quản lý cạnh tranh… Luận án được triển khai với hàng loạt các
câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu như sau:
(1) Về khía cạnh lý luận:
Câu hỏi nghiên cứu: Nhượng quyền thương mại là gì? Hành vi hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại? Các yếu tố làm
xuất hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại? Sự cần thiết phải có sự kiểm soát hợp lý đối với hành vi hạn
23
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ? Yêu cầu của
pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại?
Nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại?
Giả thuyết nghiên cứu là: Những nền tảng về kinh tế, pháp lý, đặc
trưng của hoạt động nhượng quyền thương mại, tính tất yếu khách quan
phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này chưa được làm rõ.
Hiện nay các vấn đề lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và
tổng thể, chưa đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Do đó, kết quả
nghiên cứu sẽ xây dựng nền tảng cơ sở lý luận, cơ sở kinh tế, xã hội trong
việc thiết lập các quy định pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại.
(2) Về khía cạnh pháp luật thực định
- Câu hỏi nghiên cứu: Những quy định của pháp luật hiện hành của
Việt Nam về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại
được quy định ở đâu? Thực trạng và các vướng mắc trong quá trình thực
thi các quy định đó ra sao? Những quy định hiện hành liệu đã phù hợp với
bản chất đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại và phù hợp với
định hướng phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập của Việt Nam?
- Giả thuyết nghiên cứu: Các quy định của pháp luật Việt Nam về
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại đã có và
được điều chỉnh chung trong luật cạnh tranh, không có ngoại lệ. Tuy nhiên,
nhiều quy định chưa thực sự phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng
quyền thương mại và thông lệ quốc tế, dẫn đến khó khăn trong quá trình
24
thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại của các thương nhân cũng
như định hướng phát triển hoạt động thương mại này.
- Kết quả nghiên cứu: Tìm ra được những hạn chế, bất cập trong
chính những quy định của pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại dựa trên những phân tích về bản chất của hoạt
động nhượng quyền thương mại, cơ sở pháp sinh hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, thực tiễn thực hiện hoạt
động nhượng quyền thương mại và kinh nghiệm điều chỉnh trong pháp luật
của một số quốc gia khác trên thế giới mà đại diện là Mỹ và Liên minh
Châu Âu.
(3) Đề xuất, kiến nghị:
- Câu hỏi nghiên cứu: Với những tồn tại, bất cập nêu trên cần phải có
những phương hướng và giải pháp gì để sửa đổi, bổ sung ?
- Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, chưa có phương hướng và giải
pháp một cách tổng thể, hợp lý để sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn
chế, bất cập của pháp luật hiện hành.
- Kết quả nghiên cứu: Đưa ra được phương hướng, giải pháp đúng
đắn và đầy đủ cho việc hoàn thiện pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay sao cho phù
hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại, điều kiện kinh
tế, xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
1.5. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở tình hình nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài,
Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một cách có hệ thống các vấn đề
sau đây:
25
- Nghiên cứu bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại: Bản
chất của hoạt động nhượng quyền thương mại đã được nghiên cứu và làm
rõ trong một số công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, đặc biệt là
trong luận án tiến sĩ luật học của TS. Vũ Đặng Hải Yến như đã đề cập ở
phần tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. Trong luận án này,
tác giả tiếp tục kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đó, đồng
thời, tập trung làm rõ hơn bản chất của quan hệ nhượng quyền có liên hệ
mật thiết với hành vi hạn chế cạnh tranh, ở đó, bản chất của quan hệ
nhượng quyền có ảnh hưởng như một sự chi phối đến hành vi hạn chế cạnh
tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền.
- Nghiên cứu những yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại: Việc nghiên cứu cơ sở phát
sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền nhằm mục
đích xác định tính tất yếu, khách quan của hành vi hạn chế cạnh tranh, tìm
hiểu nguyên nhân của sự xuất hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền, từ đó chỉ ra sự cần thiết phải có những quy định nhằm
kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền.
- Nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại: Trên cơ sở bản chất của hoạt động nhượng quyền và cơ
sở phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và nhận diện hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền nhằm giới hạn và xác định rõ
những hành vi hạn chế cạnh tranh thường phát sinh trong hoạt động
nhượng quyền. Từ đó, góp phần tạo tiền đề để xác định cụ thể nội dung của
pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về khái niệm và nội dung pháp
luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Xác
26
định cụ thể nội hàm và hệ thống quy phạm pháp luật hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại, như:
+ Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua việc
nghiên cứu một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh điển hình trong
hoạt động nhượng quyền thương mại, như: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
về giá, phân chia lãnh thổ và khách hàng…
+ Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường trong hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua
việc nghiên cứu một số hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường điển
hình trong hoạt động nhượng quyền thương mại như: hành vi ấn định giá
bán lại bất hợp lý của bên nhượng quyền, hành vi buộc bên nhận quyền
phải mua hàng hóa từ một nguồn nhất định không liên quan trực tiếp đến
việc thực hiện hợp đồng…
- Đánh giá tính hợp lý và bất hợp lý của pháp luật hiện hành điều
chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương
mại và sự cần thiết phải có những quy định điều chỉnh phù hợp với bản
chất của hoạt động nhượng quyền thương mại trong khi vẫn đảm bảo mục
đích bảo vệ cạnh tranh của pháp luật cạnh tranh.
- Đưa ra hệ thống quan điểm hoàn thiện và giải pháp cụ thể để hoàn
thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương
mại.
27
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG
HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG
QUYỀN THƢƠNG MẠI
2.1. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhƣợng quyền
thƣơng mại
2.1.1. Khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại
Dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là phương thức kinh
doanh, theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ của mình trong một thời gian, dưới nhãn hiệu, bí
quyết kinh doanh, kế hoạch kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhận
quyền là bên sử dụng toàn bộ các yếu tố được bên nhượng quyền chuyển
giao để tiến hành kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo phương thức của bên
nhượng quyền. Trong hoạt động này, bên nhượng quyền và bên nhận quyền
vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong suốt quá trình có hiệu lực
của hợp đồng. Việc hợp tác trong hệ thống được thiết lập nhằm mục đích
hướng người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền
và bên nhận quyền như là một phần của hệ thống mà không giống như
người bán lẻ độc lập. Bằng cách này, bên nhượng quyền có thể mở rộng hệ
thống phân phối sản phẩm, sự phát triển thương hiệu của mình thông qua
chủ thể đầu tư khác. Về phía bên nhận quyền, thông qua việc kinh doanh
dưới hình thức nhượng quyền thương mại sẽ hạn chế được rủi ro bởi có sự
trợ giúp kỹ thuật và trợ giúp về cách thức quản lý của bên nhượng quyền.
Ở Việt Nam, những nền tảng ban đầu của hoạt động nhượng quyền
thương mại được ghi nhận lần đầu tiên năm 1999 tại Thông tư
1254/1999/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Nghị
28
định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ. Tại Mục 4.1.1(a) đoạn 5
của Thông tư này đã đề cập đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền
kinh doanh” với giải thích tiếng Anh là “franchise”. Hàm ý của cụm từ này
theo Thông tư này là việc chuyển giao độc quyền khai thác quyền sở hữu
trí tuệ, theo đó, loại hợp đồng này được hiểu là hợp đồng với nội dung cấp
li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh
doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt nam có giá trị thanh toán
cho một hợp đồng trên 30.000 USD (Mục 4.1.1(a), đoạn 5 Thông tư
1254/1999/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
về việc hướng dẫn Nghị định số 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công
nghệ). Thông tư này không coi “nhượng quyền thương mại” là một hoạt
động kinh doanh và cũng không đưa ra một khái niệm rõ ràng cụ thể về
hoạt động nhượng quyền thương mại. Tiếp đó, năm 2005, Chính phủ đã
thay thế Nghị định số 45/1998/NĐ-CP bằng việc ban hành Nghị định
11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ và Thông tư số
30/2005/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều của Nghị định 11/2005/NĐ-
CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ đã quy định về hoạt động
chuyển giao công nghệ, theo đó, hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh
chỉ được coi là một hoạt động chuyển giao công nghệ. Điều này cho thấy
hoạt động nhượng quyền thương mại đã có ở Việt Nam trên thực tế, nhưng
hoạt động này được tiếp cận dưới góc độ của chuyển giao công nghệ, chưa
phản ánh được bản chất thực sự của hoạt động thương mại đặc thù này.
Cho đến năm 2005, hoạt động nhượng quyền thương mại mới được pháp
luật Việt Nam ghi nhận như là một hoạt động thương mại độc lập trong
Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 từ
Điều 284 đến Điều 291. Điều 284, Luật Thương mại 2005 đã quy định:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán
29
hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Một hoạt động thương mại được coi là nhượng
quyền thương mại nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo
cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn
với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu
kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
(2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Như vậy, với cách định nghĩa này, nhượng quyền thương mại không
phải là hoạt động chuyển giao công nghệ đơn thuần như trước đây. Đây là
phương thức nhân rộng mô hình kinh doanh của một chủ thể kinh doanh
đã thành công trước đó, bằng việc chuyển giao quyền được kinh doanh
theo chính mô hình, cách thức, các dấu hiệu nhận biết thương nhân (nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo) cho một thương nhân khác.
Hoạt động này có một số điểm tương đồng với một số hoạt động thương
mại khác như đại lý thương mại, li xăng, chuyển giao công nghệ. Tuy vậy,
chúng ta có thể phân biệt được hoạt động nhượng quyền thương mại dưới
các đặc trưng sau đây:
Một là, trong mối quan hệ với đại lý thương mại, mặc dù có một số
nét tương đồng (như cả hai đều là phương thức phân phối hàng hóa/dịch
vụ, các bên trong quan hệ hợp đồng đều là các chủ thể độc lập nhau; bên
giao/nhượng (bên giao đại lý/bên nhượng quyền) thường yêu cầu bên
nhận (bên đại lý/bên nhận quyền) không được bày bán hoặc thực hiện
những hành vi cạnh tranh với sản phẩm được phân phối theo hợp đồng.
Tuy nhiên, giữa hai phương thức có sự khác biệt đáng kể về mặt bản chất,
thể hiện ở các khía cạnh sau đây: (i) trong quan hệ đại lý, không có sự
kiểm soát chặt chẽ cũng như sự trợ giúp đáng kể của bên giao đại lý đối
30
với bên đại lý, trong khi trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên
nhận quyền được bên nhượng quyền trợ giúp đáng kể về mặt kỹ thuật
trong suốt quá trình có hiệu lực của hợp đồng, cũng như chịu sự kiểm tra
giám sát rất chặt chẽ từ phía bên nhượng quyền; (ii) trong quan hệ đại lý,
bên đại lý không phải trả phí đại lý mà ngược lại, được hưởng tiền hoa
hồng từ bên giao đại lý. Trong khi đó, trong quan hệ nhượng quyền
thương mại bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng
quyền; (iii) về trách nhiệm đối với các rủi ro trong kinh doanh, trong quan
hệ đại lý, bên giao đại lý chỉ thực hiện việc giao hàng cho bên đại lý mà
không chuyển giao cho bên đại lý quyền sở hữu đối với hàng hoá đó, vì
vậy, khi không bán được hàng hoá hoặc có rủi ro xảy ra với hàng hoá mà
không do lỗi của bên đại lý, người phải gánh vác nghĩa vụ đối với rủi ro
đó một cách đầu tiên và trực tiếp chính là bên giao đại lý - chủ sở hữu
hàng hoá. Trong khi đó, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, việc
bên nhận quyền hoặc bên nhượng quyền kinh doanh thua lỗ, không có
khách hàng hoặc có rủi ro xảy ra với hàng hoá của mỗi bên không liên
quan trực tiếp tới bên kia nếu những sự kiện đó không bắt nguồn từ một
sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhượng quyền. Sở dĩ như vậy là do bên
nhận quyền và bên nhượng quyền không những có sự độc lập về mặt chủ
thể pháp lý mà còn có sự độc lập về tài chính trong hoạt động kinh doanh
của các bên còn sự độc lập giữa các bên trong quan hệ đại lý chỉ là sự độc
lập về tư cách chủ thể. Có thể khẳng định, bên đại lý chỉ là bên “bán hộ”
cho bên giao đại lý. Còn đối với nhượng quyền thương mại, mỗi bên đều
thực hiện hoạt động kinh doanh độc lập, không bên nào “bán hộ” hàng
hoá, dịch vụ cho nhau. Về bản chất, trong hoạt động nhượng quyền
thương mại, hai bên nhượng quyền và nhận quyền chỉ cùng nhau kinh
doanh dưới một tên thương mại mà thôi.
31
Hai là, trong quan hệ với li xăng, hoạt động nhượng quyền thương
mại cũng có một số điểm tương đồng như: đối tượng được chuyển giao
quyền sử dụng là các yếu tố thuộc quyền sở hữu trí tuệ; chủ thể chuyển
giao là bên có quyền sở hữu hoặc có quyền chuyển giao hợp pháp đối
tượng được chuyển giao. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa li xăng
và nhượng quyền thương mại là, (i) phạm vi sử dụng đối tượng chuyển
giao: trong quan hệ nhượng quyền, bên nhận chuyển giao (bên nhận quyền)
chỉ được sử dụng đối tượng chuyển giao gắn với hàng hóa, dịch vụ xác
định, được cung ứng trong hệ thống nhượng quyền thì trong quan hệ li
xăng, bên nhận chuyển giao có thể sử dụng đối tượng được li xăng gắn vào
bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào mà các bên thỏa thuận, hoặc dùng kiểu dáng
được thiết kế của đối tượng được li xăng để gắn vào sản phẩm do mình sản
xuất; (ii) đối tượng được chuyển giao trong quan hệ li xăng được giới hạn
trong phạm vi một số yếu tố mà pháp luật sở hữu trí tuệ cho phép, nhưng
trong nhượng quyền, đối tượng được phép chuyển giao không giới hạn
trong phạm vi các yếu tố mà pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận mà bao gồm
cả những yếu tố khác tuy không được quy định trong pháp luật sở hữu trí
tuệ, nhưng lại là bộ phận của quyền thương mại được xác định trong luật
thương mại; (iii) việc xác định hành vi vi phạm: trong quan hệ li xăng,
trong trường hợp cùng lúc li xăng nhiều yếu tố thì việc vi phạm mỗi yếu tố
mang tính chất là các vi phạm độc lập, còn trong nhượng quyền thương mại
các yếu tố được chuyển giao không tồn tại độc lập mà kết hợp lại thành
một “gói” quyền thương mại, do vậy, việc vi phạm bất cứ một yếu tố nào
thuộc quyền thương mại cũng là vi phạm cả gói quyền – đối tượng chuyển
giao của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Ba là, trong quan hệ với chuyển giao công nghệ, hoạt động nhượng
quyền cũng có những điểm tương đồng như cùng chuyển giao công nghệ
cho bên nhận chuyển giao. Bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt cơ
32
bản, như: (i) phạm vi sử dụng công nghệ: trong nhượng quyền thương mại,
việc sử dụng công nghệ phải theo cách thức thống nhất, áp dụng cho những
hàng hóa, dịch vụ đồng nhất trong hệ thống, bên nhận chuyển giao không
được tự ý phát triển công nghệ thì chuyển giao công nghệ lại cho phép bên
nhận chuyển giao có thể sử dụng công nghệ được chuyển giao để sản xuất
ra sản phẩm của mình, tuy nhiên, việc hàng hoá đó gắn nhãn hiệu sản phẩm
nào, được bán ra với tên thương mại nào còn phụ thuộc vào việc giữa hai
bên có thỏa thuận li xăng đính kèm hay không. Sau khi nhận chuyển giao
công nghệ, bên nhận chuyển giao có thể lựa chọn giữ nguyên công nghệ để
áp dụng hoặc phát triển công nghệ đó; (ii) về nội dung chính của hợp đồng,
trong khi các bên trong quan hệ chuyển giao công nghệ chủ yếu thỏa thuận
về mặt chất lượng, công nghệ, kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm thì các bên
trong quan hệ nhượng quyền thương mại ngoài việc quan tâm đến chất
lượng, công nghệ, kỹ thuật còn quan tâm đến hình thức, cách thức, phương
thức của sản phẩm trong quá trình thực hiện các các hoạt động thương mại
liên quan đến sản phẩm.
Tóm lại, một hoạt động được coi là nhượng quyền thương mại khi có
đầy đủ các yếu tố sau:
(i) Là hành vi của các chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp,
(ii) Là hoạt động nhằm hướng tới việc chuyển giao quyền thương mại
(quyền kinh doanh theo một phương thức thống nhất của bên nhượng quyền),
(iii) Hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền luôn
phải đảm bảo tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống.
Việc ghi nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương
mại độc lập trong Luật Thương mại 2005 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc
phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại vốn đã tồn tại trước đó ở
Việt Nam. Đồng thời, người tiêu dùng cũng có nhiều điều kiện tiếp cận các
33
sản phẩm khác nhau từ khắp nơi trên thế giới thông qua hệ thống nhượng
quyền thương mại.
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại độc lập với các
đặc điểm sau đây:
Một là, hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại
được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp (thương nhân)
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một trong những điều kiện
tối thiểu để các bên có thể tham gia quan hệ nhượng quyền đó là phải có tư
cách thương nhân. Trong đó:
Bên nhƣợng quyền là bên đã xây dựng được một thương hiệu mạnh,
đã được kiểm nghiệm trên thị trường. Pháp luật các nước thường yêu cầu
bên nhượng quyền phải là thương nhân, đã có thời gian hoạt động trong
lĩnh vực dự định kinh doanh nhượng quyền trong một thời gian nhất định,
thời gian cụ thể bao nhiêu tùy theo điều kiện, mục tiêu cũng như chính sách
của mỗi nước. Quy định này được đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động nhượng
quyền thương mại có khả năng thành công cao, giảm thiểu rủi ro kinh
doanh cho bên nhận quyền sau khi đã đầu tư một số tiền khá lớn (phí
nhượng quyền) để được bên nhượng quyền cấp quyền thương mại. Ở Việt
Nam, theo quy định tại Điều 5, Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết
Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng
quyền chỉ được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện
sau đây: Thứ nhất, hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã
hoạt động được ít nhất 01 năm. Nếu thương nhân Việt Nam là Bên nhận
quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó
phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01
năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại; Thứ hai, đã
đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
34
Bên cạnh đó, hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc đối tượng được
phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.
Bên nhận quyền là bên sử dụng quyền thương mại của bên nhượng
quyền để kinh doanh và phải trả một khoản phí nhất định cho việc sử dụng
quyền thương mại này. Điều kiện đặt ra đối với bên nhận quyền đơn giản
hơn rất nhiều so với bên nhượng quyền. Hầu hết các nước trên thế giới đều
quy định bên nhận quyền phải tồn tại dưới một tên thương mại riêng, có tư
cách pháp lý độc lập. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại,
bên nhận quyền phải là thương nhân và chỉ được phép kinh doanh dưới
hình thức nhượng quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh phù hợp
với đối tượng của quyền thương mại được chuyển nhượng theo hợp đồng
nhượng quyền thương mại.
Như vậy, chủ thể tham gia hợp đồng phải là thương nhân là một
trong những điều kiện tiên quyết để hợp đồng nhượng quyền thương mại có
hiệu lực. Đây là khác biệt cơ bản giữa hợp đồng nhượng quyền thương mại
và các hợp đồng thương mại thông thường khác. Đối với hợp đồng thương
mại thông thường, chủ thể thực hiện hợp đồng có thể là những tổ chức, cá
nhân không phải là thương nhân. Sự khác biệt này xuất phát từ bản chất
đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại, do đây là một hoạt động rất
phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, yêu cầu chủ thể thực hiện phải đáp ứng rất
nhiều điều kiện cả về năng lực kinh doanh lẫn năng lực tài chính. Bên cạnh
đó, khi đã thực hiện việc chuyển giao quyền thương mại, trước hết bên
nhượng quyền phải là chủ thể đã và đang thực hiện hoạt động kinh doanh; đối
với bên nhận quyền, khi tiếp nhận quyền thương mại cũng đồng nghĩa với
việc thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua
phương thức mà bên nhượng quyền đã chuyển giao. Chính vì thế, hoạt động
35
nhượng quyền thương mại cần phải được thực hiện bởi các thương nhân -
những chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Hai là, đối tượng mà các bên hướng tới trong quan hệ nhượng
quyền chính là “quyền thương mại”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định
35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về
nhượng quyền thương mại, “quyền thương mại” được hiểu là một, một số
hoặc toàn bộ các quyền sau đây: (i) Quyền được bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh
cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền
quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu
kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (ii)
Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền
thương mại chung; (iii) Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho
bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung và
(iv) Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương
mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại
Như vậy, hiểu một cách cơ bản, ngoài các quyền phái sinh như quyền
cấp lại quyền thương mại cho chủ thể khác, thì quyền thương mại về bản
chất là quyền được “tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa
hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được
gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền”
Tuy nhiên, với bản chất là việc chuyển giao cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định gắn với các yếu tố nhận biết thương
nhân cho bên nhận quyền, quyền thương mại trong hợp đồng nhượng
quyền phải được hiểu là một “gói quyền”, bao gồm các quyền đối với nhãn
hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh
36
doanh, khẩu hiệu kinh doanh, logo và các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí
tuệ khác. Các quyền này có sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ với nhau trong một
chỉnh thể thống nhất chứ không chỉ đơn giản là một tập hợp các quyền liên
quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại. Bên nhận quyền có quyền
sử dụng toàn bộ “gói quyền” này của bên nhượng quyền để tiến hành kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Cách
nhìn nhận này cũng phù hợp với quan điểm của Ủy ban Châu Âu về quyền
thương mại được chuyển giao trong quan hệ nhượng quyền, ghi nhận tại
Điều 1(3)(a) Nghị quyết 4087/88, đó là “một tổ hợp những quyền liên quan
đến sở hữu trí tuệ thuộc bên giao gắn liền với nhãn hiệu, tên thương mại,
biển hiệu, biểu tượng kinh doanh, bí quyết kinh doanh, quyền tác giả,
quyền đối với sáng chế được bên nhận quyền khai thác nhằm mục đích
bán/phân phối hàng hóa/dịch vụ cho người tiêu dùng”
Cần phải lưu ý rằng, trong một số trường hợp, mà phổ biến là trong
phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, đối tượng các bên hướng
tới trong quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm cả "hàng hóa" được
cung ứng bởi bên nhượng quyền. Chẳng hạn, trong hệ thống nhượng quyền
mỹ phẩm của hãng The Body Shop, để có thể kinh doanh sản phẩm trên,
bên nhận quyền phải cam kết kinh doanh theo phương thức nhượng quyền
(cách thức kinh doanh, cách bài trí, màu sắc, trang thiết bị...) và mua sản
phẩm do bên nhượng quyền cung ứng. Thông thường, "hàng hóa" được nói
đến ở đây là những sản phẩm tương đối đặc thù, do bên nhượng quyền độc
quyền cung ứng. Chính vì vậy, để được kinh doanh hàng hóa đặc thù trên,
bên nhận quyền buộc phải chấp nhận cách thức kinh doanh theo phương
thức nhượng quyền như một điều kiện bắt buộc. Trong trường hợp này, sẽ
tồn tại hai đối tượng mà các bên hướng tới trong quan hệ nhượng quyền
thương mại, (i) quyền thương mại và (ii) hàng hóa được cung ứng bởi bên
nhượng quyền.
37
Ba là, quan hệ nhượng quyền hướng tới thiết lập và ổn định trạng
thái đồng bộ của hệ thống nhượng quyền trong suốt quá trình kinh doanh
Xuất phát từ việc chuyển giao cách thức kinh doanh và cùng sử dụng
các dấu hiệu nhận biết thương nhân, nhượng quyền thương mại đã làm cho
khách hàng nhận biết theo hướng toàn bộ các cơ sở trong hệ thống nhượng
quyền như cùng một chủ sở hữu duy nhất, mặc dù về bản chất họ là các
thương nhân độc lập nhau cả về mặt pháp lý và tài chính. Chẳng hạn, trong
hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên, khi khách hàng uống một ly
cà phê Trung Nguyên ở Hà Nội hay sử dụng sản phẩm ở một cơ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh thì đều được phục vụ với cùng một cách thức,
cùng chất lượng sản phẩm như nhau, mặc dù hai cơ sở này hoàn toàn độc
lập nhau về mặt tư cách pháp lý, tài chính. Mặc dù vậy, ở khía cạnh là
người tiêu dùng, khách hàng thường nhận diện theo hướng tất cả các cơ sở
trong hệ thống nhượng quyền đều cùng một chủ sở hữu. Với dấu hiệu nhận
biết như trên, nếu một bên nhận quyền cung cấp sản phẩm không đảm bảo
chất lượng, người tiêu dùng sẽ mất niềm tin vào toàn bộ hệ thống nhượng
quyền. Mặc dù sự đồng bộ trong quan hệ nhượng quyền chỉ là sự đồng bộ
tương đối, không phải là sự đồng bộ một cách tuyệt đối, mức độ đồng bộ sẽ
phụ thuộc vào chính sách của mỗi hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, dù
mức độ đồng bộ như thế nào thì với sự nhận biết của khách hàng như trên,
việc thiết lập và vận hành hệ thống nhượng quyền một cách đồng bộ là một
trong những yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống
nhượng quyền. Để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, bên
nhượng quyền thường có những hoạt động nhằm thường xuyên trợ giúp, hỗ
trợ cho bên nhận quyền trong suốt quá trình kinh doanh như trợ giúp về
mặt kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện kỹ năng kinh doanh cho bên nhận quyền.
Bốn là, nhượng quyền thương mại là hoạt động thường chứa đựng
các yếu tố dẫn đến hành vi hạn chế cạnh tranh
38
Không thể phủ nhận được thực tế là các chủ thể kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường luôn hướng tới lợi nhuận thông qua hoạt động cạnh
tranh. Chính vì vậy, trong bất kỳ hoạt động thương mại nào cũng luôn tiềm
ẩn xu thế này và hoạt động nhượng quyền thương mại cũng không phải là
ngoại lệ. Điều này được thể hiện ở chỗ, các bên trong hệ thống nhượng
quyền là các chủ thể độc lập nhau về mặt tư cách pháp lý và tài chính,
trong khi họ lại cùng kinh doanh một loại sản phẩm theo một phương thức
như nhau, dẫn tới họ cùng tiếp cận chung một đối tượng khách hàng. Như
một quy luật, để thu hút khách hàng về phía mình, các bên trong hệ thống
nhượng quyền sẽ tìm mọi cách cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện
(như: giá cả, chất lượng, phương thức cung ứng dịch vụ, chế độ chăm sóc
khách hàng…), khi đó tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền thương
mại có khả năng bị phá vỡ. Chính vì vậy, nếu giữa các bên không có ràng
buộc nhằm cấm hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống thì đương nhiên
hành vi cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền sẽ tất yếu
phát sinh và tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền theo đó cũng không
giữ vững được. Do nhận thức được khả năng và nhu cầu cạnh tranh giữa
các bên trong hệ thống nhượng quyền là tất yếu, khách quan nên khi thiết
lập quan hệ nhượng quyền, các bên thường có những hành vi nhằm hạn chế
cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống. Để viện dẫn cho tính hợp lý của
các hành vi hạn chế cạnh tranh này, các bên thường vin vào lý do nhằm
đảm bảo tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống nhượng quyền để lẩn tránh sự
kiểm soát của pháp luật cạnh tranh. Với sự tồn tại của cạnh tranh và hành
vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền diễn ra
một cách phổ biến và khách quan như trên, đặt ra nhu cầu điều tiết hành vi
cạnh tranh của pháp luật nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng trong quan hệ nhượng quyền thương mại.
39
2.2. Hành vi hạn chế cạnh tranh và yếu tố làm phát sinh hành vi
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
Theo nghĩa rộng, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại bao gồm hai nhóm hành vi: (i) Hành vi hạn chế cạnh
tranh được thiết lập giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền với các đối
thủ cạnh tranh khác ngoài hệ thống và (ii) Hành vi hạn chế cạnh tranh được
thiết lập từ hoặc giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền. Ở nhóm hành
vi hạn chế cạnh tranh thứ nhất, thông thường không xuất phát từ bản chất
của hoạt động nhượng quyền, không hướng tới bảo vệ tính đồng bộ của hệ
thống nhượng quyền, vì vậy sẽ được điều chỉnh theo những quy định của
pháp luật cạnh tranh nói chung. Ở nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ
hai, là hành vi gây hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng
quyền hoặc làm mất khả năng lựa chọn đối tác của các bên nhận quyền,
thường xuất phát từ bản chất của hoạt động nhượng quyền thì cần phải
nghiên cứu một cách thấu đáo để điều chỉnh theo quy định chung của pháp
luật cạnh tranh hay cần phải có những quy định riêng biệt để điều chỉnh.
Trong phạm vi luận án này, tác giả tiếp cận hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại thuộc nhóm thứ hai, dưới khía
cạnh là hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong một hệ thống
nhượng quyền xác định, bao gồm hành vi hạn chế cạnh tranh giữa bên
nhượng quyền với bên nhận quyền và hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các
bên nhận quyền với nhau trong cùng hệ thống nhượng quyền.
2.2.1. Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh được cuốn Black Law Dictionary miêu tả là “sự
nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm cạnh tranh giành
những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba [12, tr.278]. Ở khía cạnh kinh
tế, cạnh tranh giúp cho nền kinh tế vận động và phát triển, chất lượng sản
phẩm sẽ ngày được nâng cao với giá thành hợp lý dưới sự điều phối của
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Pháp luật về khuyến mại tại Thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đLuận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOT
Luận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOTLuận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOT
Luận văn: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mạiĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Đề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệp
Đề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệpĐề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệp
Đề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệp
 
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đBảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh TếDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Kinh Tế
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
 

Similar to Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại

Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt NamPháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt NamDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6Minh Chanh
 
- slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
 - slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf - slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
- slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdfHunhVnHuy1
 
bg_luat_thuong_mai_dien_tu_5519.pdf
bg_luat_thuong_mai_dien_tu_5519.pdfbg_luat_thuong_mai_dien_tu_5519.pdf
bg_luat_thuong_mai_dien_tu_5519.pdfThanhPhm170877
 
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013Vũ Thắng
 
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnnataliej4
 
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebookHop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebookHung Nguyen
 
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạilehaiau
 
Khóa luận Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại ...
Khóa luận Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại ...Khóa luận Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại ...
Khóa luận Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại ...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 

Similar to Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại (20)

Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
 
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
Luận án: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại...
 
Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt NamPháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Th...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
 
Luật cạnh tranh
Luật cạnh tranhLuật cạnh tranh
Luật cạnh tranh
 
- slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
 - slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf - slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
- slide-bai-giang-luat-canh-tranh-2022.pdf
 
bg_luat_thuong_mai_dien_tu_5519.pdf
bg_luat_thuong_mai_dien_tu_5519.pdfbg_luat_thuong_mai_dien_tu_5519.pdf
bg_luat_thuong_mai_dien_tu_5519.pdf
 
Bai viet toa dam ve ctklm mr phuoc
Bai viet toa dam ve ctklm   mr phuocBai viet toa dam ve ctklm   mr phuoc
Bai viet toa dam ve ctklm mr phuoc
 
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mạiĐề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
 
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
 
Nghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồng
Nghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồngNghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồng
Nghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồng
 
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầuLuận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
 
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
 
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebookHop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebook
 
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại
 
Khóa luận Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại ...
Khóa luận Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại ...Khóa luận Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại ...
Khóa luận Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản tại ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (17)

BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 

Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TÌNH PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 62 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TÝ 2. TS. NGUYỄN THỊ DUNG HÀ NỘI - 2015
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án NCS. Nguyễn Thị Tình
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 10 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 14 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 20 1.4. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu 22 1.4.1. Cơ sở lý thuyết 22 1.4.2. Một số câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu luận án 22 1.5. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 24 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 27 2.1. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại 27 2.1.1. Khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại 27 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại 33 2.2. Hành vi hạn chế cạnh tranh và yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 39 2.2.1. Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh 39 2.2.2. Các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 42 2.2.3. Nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 45 2.3. Khái niệm và nội dung pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 58
  • 4. 2.3.1. Khái niệm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 58 2.3.2. Nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 62 2.4. Những quy định pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Mỹ và Liên minh Châu Âu 68 2.4.1. Những quy định pháp luật liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Liên minh Châu Âu 68 2.4.2. Những quy định pháp luật liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Mỹ 74 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 80 3.1. Thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 80 3.1.1. Thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ 80 3.1.2. Thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền 88 3.2. Thực trạng pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 95 3.2.1. Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gâythiệt hại cho bên nhận quyền 95 3.2.2. Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng 99 3.2.3. Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng 108 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 120 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 120
  • 5. 4.1.1. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền trên cơ sở đảm bảo ghi nhận quy luật khách quan của cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại 120 4.1.2. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền trên cơ sở ghi nhận những ngoại lệ hợp lý của pháp luật cạnh tranh theo hướng phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại 121 4.1.3. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền thương mại với pháp luật cạnh tranh 125 4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 128 4.2.1. Đối với thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ 129 4.2.2. Đối với thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ 131 4.2.3. Đối với hành vi áp đặt giá bán gây thiệt hại cho bên nhận quyền 133 4.2.4. Đối với hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu 134 4.2.5. Đối với hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (ràng buộc bán kèm) 136 KẾT LUẬN 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EC : Cộng đồng chung Châu Âu (European Community) EU : Liên minh Châu Âu (European Union) OECD : Tổ chức Hợp tác và phát triền Kinh tế (The Organisation for Economic Co-operation and Development)
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền độc quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình trong một thời gian, dưới nhãn hiệu, kế hoạch kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền là bên sử dụng tên thương mại, bí quyết kinh doanh... của bên nhượng quyền để tiến hành kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo phương thức của bên nhượng quyền. Khi thực hiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, bên nhượng quyền phải chuyển giao toàn bộ quyền thương mại (bao gồm tất cả các yếu tố tạo nên thương hiệu của bên nhượng quyền như nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh…) cho bên nhận quyền sử dụng để tiến hành kinh doanh. Nghĩa vụ của bên nhận quyền là phải kinh doanh theo một phương thức duy nhất, cung cấp sản phẩm với chất lượng và dịch vụ đồng nhất với bên nhượng quyền, đảm bảo khách hàng khi sử dụng sản phẩm sẽ không thể phân biệt được sự khác biệt với sản phẩm của bên nhượng quyền và các cơ sở nhận quyền khác. Chính vì vậy, có thể nói khi kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, bên cạnh lợi ích rất lớn từ việc thu phí nhượng quyền và thương hiệu được đẩy nhanh do mạng lưới nhượng quyền được mở rộng bởi sự đầu tư và tham gia của các bên nhận quyền, bên nhượng quyền cũng phải đối mặt với rủi ro rất lớn là mất quyền thương mại và sụp đổ toàn bộ hệ thống nhượng quyền - những thứ mình đã dày công xây dựng - về tay người khác, nếu như không có một sự kiểm soát chặt chẽ. Ngược lại, về phía bên nhận quyền, sau khi đã bỏ ra một chi phí rất lớn để có thể nhận quyền kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền cũng mong muốn sẽ được đảm bảo một tỷ lệ thành công cao. Sự thành công đó sẽ khó mà thực hiện dễ dàng khi mà việc kinh doanh phải được thực hiện theo một phương thức duy nhất và đồng nhất về chất
  • 8. 2 lượng thậm chí cả sự đồng nhất về giá cả, trong khi bên nhận quyền không phải là người duy nhất được sử dụng quyền thương mại để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. Do vậy, bên nhận quyền rất có thể phải đối mặt với nguy cơ thất bại nếu như bên nhượng quyền nhượng lại quyền thương mại cho quá nhiều bên nhận quyền trong một khu vực địa lý, trong khi về bản chất, giữa các bên nhận quyền khó mà thực hiện việc cạnh tranh theo cách hiểu thông thường, bởi lẽ họ phải đáp ứng việc kinh doanh chỉ theo một phương thức và chất lượng đồng nhất với bên nhượng quyền. Vì những lẽ trên, khi thiết lập quan hệ nhượng quyền thương mại, các bên thường có xu hướng thực hiện những hành vi nhằm kiểm soát lẫn nhau do bản chất vốn có của quan hệ nhượng quyền. Những hành vi này thường chứa đựng yếu tố hạn chế cạnh tranh, như buộc bên nhận quyền phải mua hàng hóa/nguyên vật liệu từ một nguồn nhất định hoặc thỏa thuận bên nhận quyền được phép kinh doanh độc quyền trong một khu vực nhất định (độc quyền lãnh thổ), thỏa thuận cấm cạnh tranh, thỏa thuận về giá bán hàng hóa/dịch vụ... Dưới cách nhìn của pháp luật cạnh tranh hiện nay, những hành vi này sẽ bị cấm khi hội tụ đủ một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một hành vi thương mại, những thỏa thuận này lại không thể không tồn tại trong một quan hệ nhượng quyền vốn có nhiều tiềm năng cũng như rủi ro phải đối mặt đối với các bên. Đặc thù này đòi hỏi pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền thương mại phải được đặt trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh. Bởi lẽ, nếu áp dụng các quy tắc chung của pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thì trong nhiều trường hợp sẽ không phù hợp với bản chất thương mại của hoạt động nhượng quyền thương mại, không đảm bảo được lợi ích chính đáng của các bên, từ đó số lượng thương vụ nhượng quyền sẽ ít và lợi ích của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu pháp luật điều chỉnh hoạt động này theo đúng bản chất của hoạt
  • 9. 3 động nhượng quyền thương mại thì các chủ thể tham gia quan hệ sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ theo những quy định thông thường của pháp luật cạnh tranh. Điều này sẽ tất yếu dẫn đến việc nhà nước (đặc biệt là các cơ quan quản lý về cạnh tranh và thương mại) sẽ cảm thấy “bất lực” trong việc điều hòa lợi ích cạnh tranh và lợi ích kinh tế mà hoạt động nhượng quyền thương mại mang lại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, thông qua đó, đề xuất những giải pháp vừa để nâng cao thái độ tuân thủ pháp luật cạnh tranh của các chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại, vừa đảm bảo hoạt động nhượng quyền được phát triển và phát huy được lợi thế theo đúng bản chất vốn có của nó. Việc thực hiện Luật Cạnh tranh trong 10 năm qua đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý tương đối toàn diện để điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, qua đó tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Tuy nhiên, các quy định trong pháp luật cạnh tranh hiện nay vẫn chưa tính đến những đặc thù trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Nhiều quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính cụ thể hoặc không phù hợp bản chất thương mại của hành vi cũng như thông lệ quốc tế trong việc điều chỉnh hoạt động nhượng quyền. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về nhượng quyền thương mại nói riêng chưa thực sự đạt được hiệu quả cao trong điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ thực tế nói trên, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá có hệ thống và toàn diện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là cần thiết. Những nghiên cứu này sẽ giúp hoàn thiện nền tảng pháp luật cho sự phát triển hoạt động thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
  • 10. 4 Với cách tiếp cận như trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của Luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Qua đó góp phần hình thành các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hạn chế cạnh tranh và nhượng quyền thương mại nói riêng. Để thực hiện mục đích trên, các nhiệm vụ sau đây được xác định trong Luận án: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhượng quyền thương mại ở các khía cạnh như: khái niệm, bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông qua đó, chỉ rõ các đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại trong mối quan hệ với pháp luật hạn chế cạnh tranh. Thứ hai, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông qua đó, làm sáng tỏ cơ sở phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền, lý giải nguyên nhân của xu hướng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền và nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Thứ ba, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại như: khái niệm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại; xác định nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
  • 11. 5 Thứ tư, phân tích thực trạng pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, so sánh với pháp luật của Mỹ và Liên minh Châu Âu ở các nội dung như: (1) thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, (2) thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Thông qua đó, làm sáng tỏ mức độ can thiệp và cách thức xử lý của pháp luật Việt Nam hiện nay đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại và phát hiện những bất cập của hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Thứ năm, nghiên cứu đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, đảm bảo vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa phù hợp với đặc thù của Việt Nam. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là: các quan điểm, tư tưởng luật học và pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Các nghiên cứu trong luận án này không hướng đến tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại nói chung; cũng không nghiên cứu tất cả các hành vi hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các bên trong các hệ thống nhượng quyền thương mại khác nhau mà chỉ nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền trong cùng một hệ thống nhượng quyền thương mại, như: (i) Hành vi thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ; (ii) Hành vi thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền; (iii) Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho bên nhận quyền; (iv) Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại
  • 12. 6 cho bên nhận quyền; (v) Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Trong quá trình nghiên cứu, pháp luật của các quốc gia, tổ chức khác trên thế giới đặc biệt là pháp luật của Liên minh Châu Âu và Mỹ cũng được tác giả quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở đó, rút ra những kết luận, kinh nghiệm cho quá trình hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như: phương pháp mô tả, tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn... Các phương pháp nghiên cứu trong Luận án được thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể: - Phương pháp mô tả, tổng hợp, thống kê được sử dụng để phác họa nội dung của các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại - Phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích được sử dụng để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới về những vấn đề liên quan đến luận án. - Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để làm rõ nội dung của các quy định pháp luật thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Trong số các phương pháp trên, phương pháp phân tích và so sánh sẽ được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt hầu hết các nội dung của luận án,
  • 13. 7 thông qua đó làm rõ các nội dung cần nghiên cứu một cách thuyết phục, có cơ sở lý luận và thực tiễn. 5. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của Luận án Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu pháp luật trước đây liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại, hành vi hạn chế cạnh tranh trong thương mại nói chung và trong hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng, luận án đã có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: Thứ nhất, luận án xây dựng được hệ thống lý luận khoa học về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại: nêu ra quan niệm về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, làm rõ đặc điểm của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, xác định nội dung pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bao gồm tổng hợp các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/vị trí độc quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Thứ hai, luận án đã chỉ ra cơ sở phát sinh và nhận diện được các của hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông qua đó, khẳng định sự tồn tại tất yếu, khách quan của xu hướng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền và sự cần thiết phải có những quy định bổ trợ giữa pháp luật cạnh tranh với pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền nhằm tạo ra chế định pháp luật minh bạch và đầy đủ, hợp lý để kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay mà không làm mất đi bản chất thương mại của hoạt động nhượng quyền thương mại. Thứ ba, luận án đã đã nghiên cứu, tổng hợp và phát hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại chủ yếu tồn tại
  • 14. 8 dưới hai dạng thức: (1) hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và (2) lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Luận án đã phân tích, chỉ rõ một số bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại trong mối tương quan so sánh với pháp luật của Mỹ và Liên minh Châu Âu. Thứ tư, luận án đã đề xuất quan điểm và xác định luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, đảm bảo hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển hiệu quả, phù hợp với bản chất thương mại của hành vi mà vẫn không vi phạm nguyên tắc, đối tượng mà pháp luật cạnh tranh bảo vệ, thông qua đó, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh như- ợng quyền thương mại được đề xuất trong luận án có ý nghĩa trong việc thiết lập sự thống nhất của pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại với pháp luật cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Có thể nói, luận án là công trình khoa học đã phân tích, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và hành vi hạn chế cạnh tranh, lý giải tại sao trong quá trình thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại các chủ thể thường có xu hướng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh; phát hiện ra sự thiếu vắng của các ngoại lệ áp dụng cho hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, thông qua đó, chỉ ra sự bất cập của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hài hòa sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trong môi trường cạnh tranh lành mạnh phù hợp với pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
  • 15. 9 6. Kết cấu của luận án Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận án được cơ cấu thành bốn chương với các nội dung cụ thể sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án; Chương 2: Những vấn đề lý luận về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại và pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại; Chương 3: Thực trạng pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam; Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
  • 16. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Pháp luật về nhượng quyền thương mại là một trong các nội dung quan trọng của pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường, đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. Ở các phạm vi và mức độ khác nhau, có một số công trình đã được công bố, đề cập đến một số khía cạnh kinh tế và pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại như sau: 1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Xét trên phạm vi khu vực và toàn thế giới, các công trình nghiên cứu về nhượng quyền thương mại chủ yếu tập trung vào: (i) phân tích các đặc điểm và cách thức tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, đặc biệt là nhượng quyền thương mại quốc tế được biên tập bởi Yanos Gramatidis & Dennis Campbell trên cơ sở Báo cáo hội thảo được tổ chức tại Trường Luật McGeorge vào năm 1990 tại Waidring, Austria (Editors: Yanos Gramatidis & Dennis Campbell - International Franchising: An in- depth treatment of business and legal techniques- Nhượng quyền thương mại quốc tế: Nghiên cứu chuyên sâu về kinh doanh và kỹ thuật pháp lý-. (Based on reports made in the Spring 1990 conference sponsored by McGeorge School of Law at Waidring, Austria, and chaired by Yanos Gramatidis, Bahas, Gramatidis & Associates, Athens, Greece.) -Kluwer Law and Taxation Publishers. Deventer -Boston 1999); (ii) đánh giá những tác động của hoạt động nhượng quyền thương mại tới nền kinh tế (Economic Impact of franchised bussiness, a study for the international franchise -Tác động kinh tế của phương thức kinh doanh nhượng quyền, nghiên cứu trong hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế-.
  • 17. 11 Association Educational Foundation, 2004, by the National Economic Consulting Practise of PricewaterhouseCoopers); (iii) nghiên cứu hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp lý (Roberto Baldi, Distributorship, Franchising, Agency - Community and national Laws and Practice in the EEC- Phân phối, Nhượng quyền thương mại, Đại lý - Pháp luật quốc gia và pháp luật cộng đồng chung và thực tiễn thi hành ở Cộng đồng kinh tế Châu âu). Nghiên cứu một cách trực tiếp về hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại có một số công trình điển hình như sau:  Report on Competition Policy and Vertical Restraints: Franchising Agreements (Báo cáo về Chính sách cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc: Hợp đồng nhượng quyền thương mại) [37, Mục I, Chương III, Phần I] do Ban thư ký của Tổ chức Hợp tác và phát triền Kinh tế (The Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD)) nghiên cứu. Mục đích của Báo cáo là nghiên cứu việc áp dụng chính sách cạnh tranh đối với quan hệ cạnh tranh theo chiều dọc trong phạm vi hệ thống nhượng quyền thương mại phân phối. Báo cáo đã phân tích các khía cạnh kinh tế của hoạt động nhượng quyền thương mại và những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc, chỉ ra những khung chính sách cạnh tranh điều chỉnh đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi các quốc gia là thành viên của OECD, bao gồm, hệ thống các quy phạm pháp luật, những quy định khác có liên quan cũng như các án lệ liên quan điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Cụ thể, Báo cáo này đã giải quyết một số vấn đề sau đây: - Đánh giá được tác động của hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc trong hệ thống nhượng quyền thương mại phân phối dưới khía cạnh kinh tế.
  • 18. 12 - Khẳng định các hành vi hạn chế cạnh tranh thường xuất hiện trong hệ thống nhượng quyền thương mại phân phối như các hành vi hạn chế cạnh tranh về giá, về lãnh thổ, về nguồn cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho bên nhận quyền trong quá trình kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. - Thông qua các văn bản pháp luật và hệ thống các án lệ, công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết trong việc điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại và quan điểm pháp lý của hầu hết các quốc gia, đại diện là Mỹ và EU là cần phải cân nhắc đến bản chất của quan hệ nhượng quyền. Cụ thể, tại đoạn 3, trang 178, tác giả đã kết luận, thông qua các tranh chấp liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền như Pronuptia, Yves Rocher, Computerland, ServiceMaster, and Charles Jourdan, Ủy ban Châu Âu đã nhận ra rằng, hệ thống nhượng quyền thương mại luôn đối mặt với những hành vi hạn chế cạnh tranh trong hệ thống và đưa ra lý do cần thiết phải ban hành những quy định mang tính ngoại lệ để áp dụng Điều 85(3) Hiệp ước Thành lập cộng đồng chung Châu Âu. Theo đó, trong án lệ Pronuptia, bên nhận quyền đã cho rằng trong hợp đồng nhượng quyền đã có các thỏa thuận về hạn chế phạm vi lãnh thổ, nghĩa vụ không cạnh tranh và ràng buộc chỉ mua từ nguồn cung ứng xác định đã vi phạm Điều 81(1) EC (trước đây là Điều 85(1)) Hiệp ước thành lập Cộng đồng chung Châu Âu, do vậy hợp đồng này bị vô hiệu theo quy định tại Điều 81(2) EC (trước đây là Điều 85(2)), do đó bên nhận quyền không phải trả phí nhượng quyền chưa thanh toán. Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án Tối cao Liên bang Đức đã tham khảo ý kiến của Tòa án Tư pháp Châu Âu về việc áp dụng Điều 81(1) EC đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại, cụ thể đã đặt ra câu hỏi cần phải trả lời là liệu rằng các hạn chế áp đặt lên bên nhận quyền như hạn chế phạm vi lãnh thổ, nghĩa vụ không cạnh tranh và ràng buộc chỉ mua từ nguồn cung ứng xác định có vi phạm Điều 81(1) EC hay không. Tòa án Tư pháp Châu
  • 19. 13 Âu đã nhận định: Để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống nhượng quyền, các thỏa thuận có tính chất hạn chế cạnh tranh không vi phạm Điều 81(1) EC nếu các hạn chế loại này cần phải được áp dụng để bảo vệ bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền và duy trì bản sắc, uy tín của hệ thống nhượng quyền. - Chỉ ra được những sự tác động của chính sách, pháp luật cạnh tranh đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh thuộc phạm vi nghiên cứu của công trình cũng như quan điểm xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật của các quốc gia thành viên Như vậy, có thể khẳng định, đây là công trình nghiên cứu điển hình đối với hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, khẳng định sự tồn tại khách quan của các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền phân phối, giới thiệu về chính sách cạnh tranh áp dụng đối với hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại của các quốc gia thành viên OEDC bao gồm: Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Cộng đồng chung Châu Âu. Tuy nhiên, công trình chỉ nghiên cứu hành vi hạn chế cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền thương mại phân phối mà không nghiên cứu các hành vi hạn chế cạnh tranh tại các hình thức nhượng quyền thương mại khác như nhượng quyền thương mại sản xuất, nhượng quyền thương mại dịch vụ - là những hình thức nhượng quyền thương mại rất phổ biến trong thương mại hiện đại [10, tr.70-72].  Understanding the Relationship between Franchising and the Law of Competition (Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh), TANYA WOKER, University of KwaZulu-Natal. Citation: 18 S. Afr. Mercantile L.J. 107 2006: Giống như quan điểm được trình bày trong Report on Competition Policy and Vertical Restraints:
  • 20. 14 Franchising Agreements như đã trình bày ở trên, trong công trình này, tác giả đã chỉ ra mối liên hệ tất yếu, khách quan của hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Các hành vi này thể hiện dưới các hình thức như thỏa thuận về giá, thỏa thuận độc quyền cung cấp hàng hóa, thỏa thuận phạm vi lãnh thổ nhượng quyền. Trên cơ sở phân tích bản chất đặc thù của quan hệ nhượng quyền thương mại, tác giả đã phát hiện và đặt câu hỏi có nên coi một số hành vi của bên nhượng quyền gây hạn chế cạnh tranh đối với bên nhận quyền là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường kể cả khi theo cách xác định thị trường liên quan thông thường bên nhượng quyền không đạt được vị thế thống lĩnh. Tuy nhiên, tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở sự phát hiện và phân tích hành vi hạn chế cạnh tranh một cách độc lập mà chưa có sự nghiên cứu một cách tổng thể các khía cạnh có liên quan của pháp luật cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh của các bên trong hệ thống nhượng quyền cũng như gợi mở hướng giải quyết cho pháp luật những vấn đề như đã đề cập ở trên. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về nhượng quyền thương mại được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, sách tham khảo, luận văn, luận án, các bài tạp chí, bài tham luận tại hội thảo khoa học và tiêu biểu là các công trình sau đây:  Ở cấp độ các bài viết, nghiên cứu: + Một số công trình nghiên cứu đề cập khái niệm về nhượng quyền thương mại từ khía cạnh kinh tế với những so sánh giữa nhượng quyền thương mại với một số hoạt động thương mại khác như bài viết của tác giả Phạm Thị Thu Hà với tên gọi: “Nhượng quyền thương mại với doanh nghiệp Việt Nam”, đăng trên Tờ tin của Hội Sở hữu công nghiệp số 47 - 2005; từ khía cạnh pháp lý như “Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương mại” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 8/2007). Nhìn nhận
  • 21. 15 hoạt động nhượng quyền thương mại đơn thuần dưới góc độ thương mại và coi nhượng quyền thương mại là một bí quyết kinh doanh, tác giả Lý Quý Trung có bài viết với tên gọi: “Franchise - Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh” (Nxb Trẻ, Hà Nội, 2005). + Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, tác giả Nguyễn Thanh Tú với bài viết “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ Luật Cạnh tranh” (tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 03/2007). Bên nhượng quyền thường buộc bên nhận quyền phải chấp nhận những hạn chế cạnh tranh nhất định như giới hạn về địa điểm kinh doanh, nghĩa vụ không cạnh tranh với bên nhượng quyền, hạn chế về giá, về khách hàng, buộc bên nhận quyền phải mua các nguyên vật liệu đầu vào từ bên nhượng quyền hay bên thứ ba được chỉ định… Ngược lại, bên nhận quyền có thể buộc bên nhượng quyền phải chuyển giao quyền thương mại độc quyền cho mình. Những quy định hạn chế cạnh tranh như vậy trong nhượng quyền thương mại trong một chừng mực nhất định có thể bị lạm dụng bởi các bên, nhất là bởi bên nhượng quyền, và có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh. Ở Mỹ và Liên minh Châu Âu cho đến nay đã có nhiều tranh chấp liên quan đến nhượng quyền thương mại trên cơ sở pháp luật cạnh tranh. Mặc dù pháp luật về nhượng quyền thương mại ở các quốc gia này đã phát triển và luôn được hoàn thiện, nhưng các bên có liên quan vẫn sử dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh để chống lại những hành vi hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại, chống lại hành vi lạm quyền của bên nhượng quyền và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cạnh tranh thậm chí vẫn ban hành các quy định về việc áp dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Qua bài viết, tác giả đã giới thiệu một cách khái quát quan điểm xử lý hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại ở Mỹ và EU thông qua các quy phạm pháp luật thực định và một số án lệ điển hình.
  • 22. 16 Tuy nhiên, bài viết này mới đề cập đến một khía cạnh nhỏ về mối liên hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại với pháp luật điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đồng thời bài viết mới đưa ra những thông tin về quan điểm giải quyết các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật của Liên minh Châu Âu và Mỹ mà chưa phân tích đề cập đến pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. + Tác giả Bùi Ngọc Cường với bài viết „„Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại‟‟ (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/2007) đã nhận diện và đặt ra câu hỏi liệu có các điều khoản độc quyền trong trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hay không. + Bài viết “Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” của ThS. Nguyễn Hồng Vân (2011) được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp điện tử [39] đã chỉ ra các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền có thể tồn tại dưới các dạng như thỏa thuận phân chia khu vực kinh doanh, thỏa thuận phân phối và cung ứng độc quyền, thỏa thuận mua bán cả gói, thỏa thuận giá bán lại, thỏa thuận kiểm soát số lượng đầu vào, đầu ra của sản phẩm. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã đưa ra kinh nghiệm giải quyết của Liên minh Châu Âu thông qua một số bản án điển hình của Tòa án Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, dưới khía cạnh pháp luật Việt Nam, bài viết chưa đề cập, chưa phân tích cụ thể về thực trạng điều chỉnh các hành vi này ở Việt Nam. + Bài viết “Điều khoản bảo mật thông tin và điều khoản cấm cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại” của TS. Hoàng Thị Thanh Thủy (Tạp chí Luật học số 02/2011) đã đề cập đến thỏa thuận về cấm cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, theo đó, bài viết đã nhận diện điều khoản cấm cạnh tranh trong các giai đoạn khác nhau của hợp đồng như trong thời gian thực hiện hợp đồng và sau khi chấm dứt hợp
  • 23. 17 đồng. Theo tác giả bài viết, các điều khoản cấm cạnh tranh trong thời gian thực hiện hợp đồng được thể hiện dưới dạng thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa/dịch vụ thuộc sự điều chỉnh của K2 và 6 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2005 và khẳng định các thỏa thuận này có thể được miễn trừ theo quy định tại Điều 10, các điều khoản miễn trừ của Luật Cạnh tranh 2005. Sau khi chấm dứt hợp đồng, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường thể hiện dưới dạng bên nhận quyền cam kết không thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh hoặc hợp tác nào đối với các đối thủ cạnh tranh của bên nhượng quyền trong một thời gian từ 1-2 năm kể từ này chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại. Thông qua bài viết, tác giả chỉ ra sự tác động của các thỏa thuận này đối với môi trường cạnh tranh và quan điểm giải quyết trong pháp luật EU và Cộng hòa Liên bang Đức. Theo đó, tác giả cho biết, theo pháp luật của EU, tính hợp pháp của các thỏa thuận loại này được xác định trên ba tiêu chí: (1) Thời hạn hiệu lực của các điều khoản cấm cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng; (2) hạn chế về lãnh thổ; (3) Nghĩa vụ đền bù, cụ thể, một thỏa thuận cạnh tranh loại này sẽ không được coi là hợp pháp nếu nó không đảm bảo nguyên tắc “tương xứng và phù hợp”. + Bài viết Mối quan hệ giữa pháp luật nhượng quyền thương mại và cạnh tranh của tác giả Ngô Thị Thu Hà, Hoàng Văn Thành đăng trên Tạp chí Tài chính số 2/2014 đã khẳng định, hoạt động nhượng quyền dưới khía cạnh pháp luật cạnh tranh chủ yếu liên quan tới các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đối với quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền có thể tồn tại nhưng ít phổ biến, còn các quy định về tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh hầu như không có mối quan hệ với pháp luật về nhượng quyền thương mại. Tác giả cho rằng, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại chỉ xảy ra giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền và thường tồn tại dưới các
  • 24. 18 hành vi như: thoả thuận liên quan đến duy trì tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền, thoả thuận liên quan tới giá của sản phẩm, thoả thuận phân chia thị trường. Tác giả cũng chỉ ra một số khó khăn trong việc áp dụng pháp luật cạnh tranh vào quan hệ nhượng quyền, do các quy định của pháp luật cạnh tranh hiện nay chưa thực sự phù hợp với bản chất của quan hệ nhượng quyền và cần phải có quy định hướng dẫn chi tiết cụ thể. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đề cập tới nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nhằm điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, mà chưa đi sâu nghiên cứu về hướng hoàn thiện pháp luật để giải quyết những bất cập của pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại và tìm hiểu kinh nghiệm giải quyết và xử lý các hành vi này thông qua một số vụ án điển hình ở Châu Âu và Mỹ. Điểm nổi bật của các bài viết này là đều có chung đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay vào việc kiểm soát hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại là khó khả thi và chưa thực sự phù hợp với bản chất của quan hệ nhượng quyền. Tuy nhiên, do bị giới hạn trong khuôn khổ các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành nên các công trình đã được công bố này chưa có điều kiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện, đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền và pháp luật cạnh tranh, cũng như chưa phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực thi pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. - Ở cấp độ luận án Tiến sỹ, đã có hai luận án Tiến sỹ điển hỉnh nghiên cứu về hoạt động nhượng quyền thương mại của các tác giả Vũ Đặng Hải Yến và Nguyễn Bá Bình: (1) Tác giả Vũ Đặng Hải Yến với đề tài
  • 25. 19 “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam” (Đại học Luật Hà Nội - 2009). Nội dung luận án nghiên cứu một cách tổng thể về pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại, luận án đã chỉ ra những đặc điểm mang tính bản chất của hoạt động nhượng quyền và nhận diện hoạt động nhượng quyền thương mại dưới các góc độ khác nhau như dưới góc độ một hoạt động thương mại đơn thuần, dưới góc độ sở hữu trí tuệ và dưới góc độ cạnh tranh. Về mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ cạnh tranh, luận án đã khẳng định sự tồn tại tất yếu khách quan của hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, trên cơ sở đó đã nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền. Tuy nhiên, luận án chưa đi sâu phân tích và nghiên cứu các hành vi ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại, vì vậy, mới chỉ đưa ra các giải pháp mang tính định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền dưới góc độ pháp luật cạnh tranh mà chưa chỉ ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại; (2) Luận án Tiến sỹ “The Role and Influence of Vietnam‟s Franchise Law on the Development of Franchising: a Multiple Case Study” của tác giả Nguyễn Bá Bình (University of New South Wales, Australia) đã có công trình nghiên cứu khá toàn diện về vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại đối với quá trình phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu các thương vụ nhượng quyền cụ thể, Luận án đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam như các yếu tố về văn hóa, xã hội và điều kiện kinh tế của Việt Nam; những lĩnh vực nhượng quyền phù hợp với điều kiện Việt Nam và cuối cùng, Luận án đã khái quát hóa và có nghiên cứu toàn diện về thực trạng pháp luật nhượng quyền thương mại nói chung ở Việt
  • 26. 20 Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và phương hướng hoàn thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Như vậy, Luận án của tác giả Nguyễn Bá Bình mặc dù đã giải quyết được rất nhiều vấn đề nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam những cũng không tập trung nghiên cứu về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Từ việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án có thể rút ra một số kết luận sau đây: Một là, các công trình nghiên cứu đều nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại một cách tất yếu, khách quan và cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Hai là, các công trình nghiên cứu đều cho rằng hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại tương đối đặc thù, cần phải có những ghi nhận những ngoại lệ nhất định cho phép hành vi hạn chế cạnh tranh được tiến hành trong một số trường hợp để đảm bảo tính đồng bộ, bảo vệ danh tiếng của hệ thống nhượng quyền. Ba là, một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại được điều tiết khá mềm dẻo, có tính đến bản chất đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại. Theo đó, cho phép một số hành vi hạn chế cạnh tranh mặc dù đạt đủ điều kiện của một hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo pháp luật cạnh tranh thông thường nhưng áp dụng trong quan hệ nhượng quyền thương mại lại được phép nếu hành vi đó là cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền.
  • 27. 21 Bốn là, nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, đại diện là Mỹ, mặc dù không có quy định riêng điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền, nhưng lại sử dụng án lệ như một nguồn luật quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, nguyên tắc hợp lý (“rule of reason”) được pháp luật Mỹ sử dụng rất phổ biến để ghi nhận một số ngoại lệ áp dụng với hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền. Năm là, pháp luật Liên minh Châu Âu điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại bởi hai nguồn luật cơ bản: (i) pháp luật chung của Liên minh, trong đó có Nghị quyết 2790/99 về áp dụng Điều 81(3)EC đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc, trong đó có một phần riêng quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại và (ii) Án lệ, trong đó, Pronuptia là một án lệ điển hình ghi nhận những ngoại lệ hợp lý của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền. Án lệ này có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng lập pháp của Liên minh Châu Âu trong việc điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Sáu là, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đều cho rằng, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại nếu được điều chỉnh bởi những quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành sẽ khó áp dụng, không phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại, vì vậy cần phải có những điều chỉnh phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả của Luật Cạnh tranh trong việc điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại. Bảy là, các công trình nghiên cứu mới dừng lại ở việc nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tiếp cận đơn lẻ từng hành vi hạn chế cạnh
  • 28. 22 tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay. Từ những đánh giá trên, có thể khẳng định, luận án là công trình nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn pháp lý ở nước ta hiện nay ở cấp độ luận án tiến sỹ luật học. 1.4. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu 1.4.1. Cơ sở lý thuyết - Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Lý thuyết liên quan đến kinh tế thị trường, về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. - Lý thuyết về sự công bằng, minh bạch trong hoạt động thương mại. 1.4.2. Một số câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu luận án Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền và các tài liệu có liên quan đến đề tài trong và ngoài nước, cùng với sự tham vấn các chuyên gia, thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý cạnh tranh… Luận án được triển khai với hàng loạt các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu như sau: (1) Về khía cạnh lý luận: Câu hỏi nghiên cứu: Nhượng quyền thương mại là gì? Hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại? Các yếu tố làm xuất hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại? Sự cần thiết phải có sự kiểm soát hợp lý đối với hành vi hạn
  • 29. 23 chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ? Yêu cầu của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại? Nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại? Giả thuyết nghiên cứu là: Những nền tảng về kinh tế, pháp lý, đặc trưng của hoạt động nhượng quyền thương mại, tính tất yếu khách quan phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này chưa được làm rõ. Hiện nay các vấn đề lý luận về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và tổng thể, chưa đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ xây dựng nền tảng cơ sở lý luận, cơ sở kinh tế, xã hội trong việc thiết lập các quy định pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. (2) Về khía cạnh pháp luật thực định - Câu hỏi nghiên cứu: Những quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định ở đâu? Thực trạng và các vướng mắc trong quá trình thực thi các quy định đó ra sao? Những quy định hiện hành liệu đã phù hợp với bản chất đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại và phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập của Việt Nam? - Giả thuyết nghiên cứu: Các quy định của pháp luật Việt Nam về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại đã có và được điều chỉnh chung trong luật cạnh tranh, không có ngoại lệ. Tuy nhiên, nhiều quy định chưa thực sự phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại và thông lệ quốc tế, dẫn đến khó khăn trong quá trình
  • 30. 24 thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại của các thương nhân cũng như định hướng phát triển hoạt động thương mại này. - Kết quả nghiên cứu: Tìm ra được những hạn chế, bất cập trong chính những quy định của pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại dựa trên những phân tích về bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại, cơ sở pháp sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, thực tiễn thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại và kinh nghiệm điều chỉnh trong pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới mà đại diện là Mỹ và Liên minh Châu Âu. (3) Đề xuất, kiến nghị: - Câu hỏi nghiên cứu: Với những tồn tại, bất cập nêu trên cần phải có những phương hướng và giải pháp gì để sửa đổi, bổ sung ? - Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, chưa có phương hướng và giải pháp một cách tổng thể, hợp lý để sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành. - Kết quả nghiên cứu: Đưa ra được phương hướng, giải pháp đúng đắn và đầy đủ cho việc hoàn thiện pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay sao cho phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại, điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.5. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở tình hình nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một cách có hệ thống các vấn đề sau đây:
  • 31. 25 - Nghiên cứu bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại: Bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại đã được nghiên cứu và làm rõ trong một số công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, đặc biệt là trong luận án tiến sĩ luật học của TS. Vũ Đặng Hải Yến như đã đề cập ở phần tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. Trong luận án này, tác giả tiếp tục kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đó, đồng thời, tập trung làm rõ hơn bản chất của quan hệ nhượng quyền có liên hệ mật thiết với hành vi hạn chế cạnh tranh, ở đó, bản chất của quan hệ nhượng quyền có ảnh hưởng như một sự chi phối đến hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền. - Nghiên cứu những yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại: Việc nghiên cứu cơ sở phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền nhằm mục đích xác định tính tất yếu, khách quan của hành vi hạn chế cạnh tranh, tìm hiểu nguyên nhân của sự xuất hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền, từ đó chỉ ra sự cần thiết phải có những quy định nhằm kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền. - Nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại: Trên cơ sở bản chất của hoạt động nhượng quyền và cơ sở phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền nhằm giới hạn và xác định rõ những hành vi hạn chế cạnh tranh thường phát sinh trong hoạt động nhượng quyền. Từ đó, góp phần tạo tiền đề để xác định cụ thể nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về khái niệm và nội dung pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Xác
  • 32. 26 định cụ thể nội hàm và hệ thống quy phạm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, như: + Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua việc nghiên cứu một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh điển hình trong hoạt động nhượng quyền thương mại, như: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá, phân chia lãnh thổ và khách hàng… + Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua việc nghiên cứu một số hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường điển hình trong hoạt động nhượng quyền thương mại như: hành vi ấn định giá bán lại bất hợp lý của bên nhượng quyền, hành vi buộc bên nhận quyền phải mua hàng hóa từ một nguồn nhất định không liên quan trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng… - Đánh giá tính hợp lý và bất hợp lý của pháp luật hiện hành điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại và sự cần thiết phải có những quy định điều chỉnh phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại trong khi vẫn đảm bảo mục đích bảo vệ cạnh tranh của pháp luật cạnh tranh. - Đưa ra hệ thống quan điểm hoàn thiện và giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
  • 33. 27 Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 2.1. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại 2.1.1. Khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại Dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình trong một thời gian, dưới nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh, kế hoạch kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền là bên sử dụng toàn bộ các yếu tố được bên nhượng quyền chuyển giao để tiến hành kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo phương thức của bên nhượng quyền. Trong hoạt động này, bên nhượng quyền và bên nhận quyền vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong suốt quá trình có hiệu lực của hợp đồng. Việc hợp tác trong hệ thống được thiết lập nhằm mục đích hướng người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền và bên nhận quyền như là một phần của hệ thống mà không giống như người bán lẻ độc lập. Bằng cách này, bên nhượng quyền có thể mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm, sự phát triển thương hiệu của mình thông qua chủ thể đầu tư khác. Về phía bên nhận quyền, thông qua việc kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại sẽ hạn chế được rủi ro bởi có sự trợ giúp kỹ thuật và trợ giúp về cách thức quản lý của bên nhượng quyền. Ở Việt Nam, những nền tảng ban đầu của hoạt động nhượng quyền thương mại được ghi nhận lần đầu tiên năm 1999 tại Thông tư 1254/1999/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Nghị
  • 34. 28 định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ. Tại Mục 4.1.1(a) đoạn 5 của Thông tư này đã đề cập đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh” với giải thích tiếng Anh là “franchise”. Hàm ý của cụm từ này theo Thông tư này là việc chuyển giao độc quyền khai thác quyền sở hữu trí tuệ, theo đó, loại hợp đồng này được hiểu là hợp đồng với nội dung cấp li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt nam có giá trị thanh toán cho một hợp đồng trên 30.000 USD (Mục 4.1.1(a), đoạn 5 Thông tư 1254/1999/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành về việc hướng dẫn Nghị định số 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ). Thông tư này không coi “nhượng quyền thương mại” là một hoạt động kinh doanh và cũng không đưa ra một khái niệm rõ ràng cụ thể về hoạt động nhượng quyền thương mại. Tiếp đó, năm 2005, Chính phủ đã thay thế Nghị định số 45/1998/NĐ-CP bằng việc ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ và Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều của Nghị định 11/2005/NĐ- CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ đã quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ, theo đó, hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh chỉ được coi là một hoạt động chuyển giao công nghệ. Điều này cho thấy hoạt động nhượng quyền thương mại đã có ở Việt Nam trên thực tế, nhưng hoạt động này được tiếp cận dưới góc độ của chuyển giao công nghệ, chưa phản ánh được bản chất thực sự của hoạt động thương mại đặc thù này. Cho đến năm 2005, hoạt động nhượng quyền thương mại mới được pháp luật Việt Nam ghi nhận như là một hoạt động thương mại độc lập trong Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 từ Điều 284 đến Điều 291. Điều 284, Luật Thương mại 2005 đã quy định: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán
  • 35. 29 hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Một hoạt động thương mại được coi là nhượng quyền thương mại nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: (1) Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Như vậy, với cách định nghĩa này, nhượng quyền thương mại không phải là hoạt động chuyển giao công nghệ đơn thuần như trước đây. Đây là phương thức nhân rộng mô hình kinh doanh của một chủ thể kinh doanh đã thành công trước đó, bằng việc chuyển giao quyền được kinh doanh theo chính mô hình, cách thức, các dấu hiệu nhận biết thương nhân (nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo) cho một thương nhân khác. Hoạt động này có một số điểm tương đồng với một số hoạt động thương mại khác như đại lý thương mại, li xăng, chuyển giao công nghệ. Tuy vậy, chúng ta có thể phân biệt được hoạt động nhượng quyền thương mại dưới các đặc trưng sau đây: Một là, trong mối quan hệ với đại lý thương mại, mặc dù có một số nét tương đồng (như cả hai đều là phương thức phân phối hàng hóa/dịch vụ, các bên trong quan hệ hợp đồng đều là các chủ thể độc lập nhau; bên giao/nhượng (bên giao đại lý/bên nhượng quyền) thường yêu cầu bên nhận (bên đại lý/bên nhận quyền) không được bày bán hoặc thực hiện những hành vi cạnh tranh với sản phẩm được phân phối theo hợp đồng. Tuy nhiên, giữa hai phương thức có sự khác biệt đáng kể về mặt bản chất, thể hiện ở các khía cạnh sau đây: (i) trong quan hệ đại lý, không có sự kiểm soát chặt chẽ cũng như sự trợ giúp đáng kể của bên giao đại lý đối
  • 36. 30 với bên đại lý, trong khi trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền được bên nhượng quyền trợ giúp đáng kể về mặt kỹ thuật trong suốt quá trình có hiệu lực của hợp đồng, cũng như chịu sự kiểm tra giám sát rất chặt chẽ từ phía bên nhượng quyền; (ii) trong quan hệ đại lý, bên đại lý không phải trả phí đại lý mà ngược lại, được hưởng tiền hoa hồng từ bên giao đại lý. Trong khi đó, trong quan hệ nhượng quyền thương mại bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền; (iii) về trách nhiệm đối với các rủi ro trong kinh doanh, trong quan hệ đại lý, bên giao đại lý chỉ thực hiện việc giao hàng cho bên đại lý mà không chuyển giao cho bên đại lý quyền sở hữu đối với hàng hoá đó, vì vậy, khi không bán được hàng hoá hoặc có rủi ro xảy ra với hàng hoá mà không do lỗi của bên đại lý, người phải gánh vác nghĩa vụ đối với rủi ro đó một cách đầu tiên và trực tiếp chính là bên giao đại lý - chủ sở hữu hàng hoá. Trong khi đó, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, việc bên nhận quyền hoặc bên nhượng quyền kinh doanh thua lỗ, không có khách hàng hoặc có rủi ro xảy ra với hàng hoá của mỗi bên không liên quan trực tiếp tới bên kia nếu những sự kiện đó không bắt nguồn từ một sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhượng quyền. Sở dĩ như vậy là do bên nhận quyền và bên nhượng quyền không những có sự độc lập về mặt chủ thể pháp lý mà còn có sự độc lập về tài chính trong hoạt động kinh doanh của các bên còn sự độc lập giữa các bên trong quan hệ đại lý chỉ là sự độc lập về tư cách chủ thể. Có thể khẳng định, bên đại lý chỉ là bên “bán hộ” cho bên giao đại lý. Còn đối với nhượng quyền thương mại, mỗi bên đều thực hiện hoạt động kinh doanh độc lập, không bên nào “bán hộ” hàng hoá, dịch vụ cho nhau. Về bản chất, trong hoạt động nhượng quyền thương mại, hai bên nhượng quyền và nhận quyền chỉ cùng nhau kinh doanh dưới một tên thương mại mà thôi.
  • 37. 31 Hai là, trong quan hệ với li xăng, hoạt động nhượng quyền thương mại cũng có một số điểm tương đồng như: đối tượng được chuyển giao quyền sử dụng là các yếu tố thuộc quyền sở hữu trí tuệ; chủ thể chuyển giao là bên có quyền sở hữu hoặc có quyền chuyển giao hợp pháp đối tượng được chuyển giao. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa li xăng và nhượng quyền thương mại là, (i) phạm vi sử dụng đối tượng chuyển giao: trong quan hệ nhượng quyền, bên nhận chuyển giao (bên nhận quyền) chỉ được sử dụng đối tượng chuyển giao gắn với hàng hóa, dịch vụ xác định, được cung ứng trong hệ thống nhượng quyền thì trong quan hệ li xăng, bên nhận chuyển giao có thể sử dụng đối tượng được li xăng gắn vào bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào mà các bên thỏa thuận, hoặc dùng kiểu dáng được thiết kế của đối tượng được li xăng để gắn vào sản phẩm do mình sản xuất; (ii) đối tượng được chuyển giao trong quan hệ li xăng được giới hạn trong phạm vi một số yếu tố mà pháp luật sở hữu trí tuệ cho phép, nhưng trong nhượng quyền, đối tượng được phép chuyển giao không giới hạn trong phạm vi các yếu tố mà pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận mà bao gồm cả những yếu tố khác tuy không được quy định trong pháp luật sở hữu trí tuệ, nhưng lại là bộ phận của quyền thương mại được xác định trong luật thương mại; (iii) việc xác định hành vi vi phạm: trong quan hệ li xăng, trong trường hợp cùng lúc li xăng nhiều yếu tố thì việc vi phạm mỗi yếu tố mang tính chất là các vi phạm độc lập, còn trong nhượng quyền thương mại các yếu tố được chuyển giao không tồn tại độc lập mà kết hợp lại thành một “gói” quyền thương mại, do vậy, việc vi phạm bất cứ một yếu tố nào thuộc quyền thương mại cũng là vi phạm cả gói quyền – đối tượng chuyển giao của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Ba là, trong quan hệ với chuyển giao công nghệ, hoạt động nhượng quyền cũng có những điểm tương đồng như cùng chuyển giao công nghệ cho bên nhận chuyển giao. Bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt cơ
  • 38. 32 bản, như: (i) phạm vi sử dụng công nghệ: trong nhượng quyền thương mại, việc sử dụng công nghệ phải theo cách thức thống nhất, áp dụng cho những hàng hóa, dịch vụ đồng nhất trong hệ thống, bên nhận chuyển giao không được tự ý phát triển công nghệ thì chuyển giao công nghệ lại cho phép bên nhận chuyển giao có thể sử dụng công nghệ được chuyển giao để sản xuất ra sản phẩm của mình, tuy nhiên, việc hàng hoá đó gắn nhãn hiệu sản phẩm nào, được bán ra với tên thương mại nào còn phụ thuộc vào việc giữa hai bên có thỏa thuận li xăng đính kèm hay không. Sau khi nhận chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao có thể lựa chọn giữ nguyên công nghệ để áp dụng hoặc phát triển công nghệ đó; (ii) về nội dung chính của hợp đồng, trong khi các bên trong quan hệ chuyển giao công nghệ chủ yếu thỏa thuận về mặt chất lượng, công nghệ, kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm thì các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại ngoài việc quan tâm đến chất lượng, công nghệ, kỹ thuật còn quan tâm đến hình thức, cách thức, phương thức của sản phẩm trong quá trình thực hiện các các hoạt động thương mại liên quan đến sản phẩm. Tóm lại, một hoạt động được coi là nhượng quyền thương mại khi có đầy đủ các yếu tố sau: (i) Là hành vi của các chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp, (ii) Là hoạt động nhằm hướng tới việc chuyển giao quyền thương mại (quyền kinh doanh theo một phương thức thống nhất của bên nhượng quyền), (iii) Hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền luôn phải đảm bảo tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống. Việc ghi nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại độc lập trong Luật Thương mại 2005 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại vốn đã tồn tại trước đó ở Việt Nam. Đồng thời, người tiêu dùng cũng có nhiều điều kiện tiếp cận các
  • 39. 33 sản phẩm khác nhau từ khắp nơi trên thế giới thông qua hệ thống nhượng quyền thương mại. 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại độc lập với các đặc điểm sau đây: Một là, hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp (thương nhân) Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một trong những điều kiện tối thiểu để các bên có thể tham gia quan hệ nhượng quyền đó là phải có tư cách thương nhân. Trong đó: Bên nhƣợng quyền là bên đã xây dựng được một thương hiệu mạnh, đã được kiểm nghiệm trên thị trường. Pháp luật các nước thường yêu cầu bên nhượng quyền phải là thương nhân, đã có thời gian hoạt động trong lĩnh vực dự định kinh doanh nhượng quyền trong một thời gian nhất định, thời gian cụ thể bao nhiêu tùy theo điều kiện, mục tiêu cũng như chính sách của mỗi nước. Quy định này được đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động nhượng quyền thương mại có khả năng thành công cao, giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho bên nhận quyền sau khi đã đầu tư một số tiền khá lớn (phí nhượng quyền) để được bên nhượng quyền cấp quyền thương mại. Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 5, Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền chỉ được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất 01 năm. Nếu thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại; Thứ hai, đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
  • 40. 34 Bên cạnh đó, hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc đối tượng được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại. Bên nhận quyền là bên sử dụng quyền thương mại của bên nhượng quyền để kinh doanh và phải trả một khoản phí nhất định cho việc sử dụng quyền thương mại này. Điều kiện đặt ra đối với bên nhận quyền đơn giản hơn rất nhiều so với bên nhượng quyền. Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định bên nhận quyền phải tồn tại dưới một tên thương mại riêng, có tư cách pháp lý độc lập. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền phải là thương nhân và chỉ được phép kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh phù hợp với đối tượng của quyền thương mại được chuyển nhượng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. Như vậy, chủ thể tham gia hợp đồng phải là thương nhân là một trong những điều kiện tiên quyết để hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực. Đây là khác biệt cơ bản giữa hợp đồng nhượng quyền thương mại và các hợp đồng thương mại thông thường khác. Đối với hợp đồng thương mại thông thường, chủ thể thực hiện hợp đồng có thể là những tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân. Sự khác biệt này xuất phát từ bản chất đặc thù của hoạt động nhượng quyền thương mại, do đây là một hoạt động rất phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, yêu cầu chủ thể thực hiện phải đáp ứng rất nhiều điều kiện cả về năng lực kinh doanh lẫn năng lực tài chính. Bên cạnh đó, khi đã thực hiện việc chuyển giao quyền thương mại, trước hết bên nhượng quyền phải là chủ thể đã và đang thực hiện hoạt động kinh doanh; đối với bên nhận quyền, khi tiếp nhận quyền thương mại cũng đồng nghĩa với việc thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua phương thức mà bên nhượng quyền đã chuyển giao. Chính vì thế, hoạt động
  • 41. 35 nhượng quyền thương mại cần phải được thực hiện bởi các thương nhân - những chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hai là, đối tượng mà các bên hướng tới trong quan hệ nhượng quyền chính là “quyền thương mại” Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại, “quyền thương mại” được hiểu là một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây: (i) Quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (ii) Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung; (iii) Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung và (iv) Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại Như vậy, hiểu một cách cơ bản, ngoài các quyền phái sinh như quyền cấp lại quyền thương mại cho chủ thể khác, thì quyền thương mại về bản chất là quyền được “tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền” Tuy nhiên, với bản chất là việc chuyển giao cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định gắn với các yếu tố nhận biết thương nhân cho bên nhận quyền, quyền thương mại trong hợp đồng nhượng quyền phải được hiểu là một “gói quyền”, bao gồm các quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh
  • 42. 36 doanh, khẩu hiệu kinh doanh, logo và các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác. Các quyền này có sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất chứ không chỉ đơn giản là một tập hợp các quyền liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại. Bên nhận quyền có quyền sử dụng toàn bộ “gói quyền” này của bên nhượng quyền để tiến hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Cách nhìn nhận này cũng phù hợp với quan điểm của Ủy ban Châu Âu về quyền thương mại được chuyển giao trong quan hệ nhượng quyền, ghi nhận tại Điều 1(3)(a) Nghị quyết 4087/88, đó là “một tổ hợp những quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc bên giao gắn liền với nhãn hiệu, tên thương mại, biển hiệu, biểu tượng kinh doanh, bí quyết kinh doanh, quyền tác giả, quyền đối với sáng chế được bên nhận quyền khai thác nhằm mục đích bán/phân phối hàng hóa/dịch vụ cho người tiêu dùng” Cần phải lưu ý rằng, trong một số trường hợp, mà phổ biến là trong phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, đối tượng các bên hướng tới trong quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm cả "hàng hóa" được cung ứng bởi bên nhượng quyền. Chẳng hạn, trong hệ thống nhượng quyền mỹ phẩm của hãng The Body Shop, để có thể kinh doanh sản phẩm trên, bên nhận quyền phải cam kết kinh doanh theo phương thức nhượng quyền (cách thức kinh doanh, cách bài trí, màu sắc, trang thiết bị...) và mua sản phẩm do bên nhượng quyền cung ứng. Thông thường, "hàng hóa" được nói đến ở đây là những sản phẩm tương đối đặc thù, do bên nhượng quyền độc quyền cung ứng. Chính vì vậy, để được kinh doanh hàng hóa đặc thù trên, bên nhận quyền buộc phải chấp nhận cách thức kinh doanh theo phương thức nhượng quyền như một điều kiện bắt buộc. Trong trường hợp này, sẽ tồn tại hai đối tượng mà các bên hướng tới trong quan hệ nhượng quyền thương mại, (i) quyền thương mại và (ii) hàng hóa được cung ứng bởi bên nhượng quyền.
  • 43. 37 Ba là, quan hệ nhượng quyền hướng tới thiết lập và ổn định trạng thái đồng bộ của hệ thống nhượng quyền trong suốt quá trình kinh doanh Xuất phát từ việc chuyển giao cách thức kinh doanh và cùng sử dụng các dấu hiệu nhận biết thương nhân, nhượng quyền thương mại đã làm cho khách hàng nhận biết theo hướng toàn bộ các cơ sở trong hệ thống nhượng quyền như cùng một chủ sở hữu duy nhất, mặc dù về bản chất họ là các thương nhân độc lập nhau cả về mặt pháp lý và tài chính. Chẳng hạn, trong hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên, khi khách hàng uống một ly cà phê Trung Nguyên ở Hà Nội hay sử dụng sản phẩm ở một cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh thì đều được phục vụ với cùng một cách thức, cùng chất lượng sản phẩm như nhau, mặc dù hai cơ sở này hoàn toàn độc lập nhau về mặt tư cách pháp lý, tài chính. Mặc dù vậy, ở khía cạnh là người tiêu dùng, khách hàng thường nhận diện theo hướng tất cả các cơ sở trong hệ thống nhượng quyền đều cùng một chủ sở hữu. Với dấu hiệu nhận biết như trên, nếu một bên nhận quyền cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng sẽ mất niềm tin vào toàn bộ hệ thống nhượng quyền. Mặc dù sự đồng bộ trong quan hệ nhượng quyền chỉ là sự đồng bộ tương đối, không phải là sự đồng bộ một cách tuyệt đối, mức độ đồng bộ sẽ phụ thuộc vào chính sách của mỗi hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, dù mức độ đồng bộ như thế nào thì với sự nhận biết của khách hàng như trên, việc thiết lập và vận hành hệ thống nhượng quyền một cách đồng bộ là một trong những yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống nhượng quyền. Để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, bên nhượng quyền thường có những hoạt động nhằm thường xuyên trợ giúp, hỗ trợ cho bên nhận quyền trong suốt quá trình kinh doanh như trợ giúp về mặt kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện kỹ năng kinh doanh cho bên nhận quyền. Bốn là, nhượng quyền thương mại là hoạt động thường chứa đựng các yếu tố dẫn đến hành vi hạn chế cạnh tranh
  • 44. 38 Không thể phủ nhận được thực tế là các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn hướng tới lợi nhuận thông qua hoạt động cạnh tranh. Chính vì vậy, trong bất kỳ hoạt động thương mại nào cũng luôn tiềm ẩn xu thế này và hoạt động nhượng quyền thương mại cũng không phải là ngoại lệ. Điều này được thể hiện ở chỗ, các bên trong hệ thống nhượng quyền là các chủ thể độc lập nhau về mặt tư cách pháp lý và tài chính, trong khi họ lại cùng kinh doanh một loại sản phẩm theo một phương thức như nhau, dẫn tới họ cùng tiếp cận chung một đối tượng khách hàng. Như một quy luật, để thu hút khách hàng về phía mình, các bên trong hệ thống nhượng quyền sẽ tìm mọi cách cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện (như: giá cả, chất lượng, phương thức cung ứng dịch vụ, chế độ chăm sóc khách hàng…), khi đó tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền thương mại có khả năng bị phá vỡ. Chính vì vậy, nếu giữa các bên không có ràng buộc nhằm cấm hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống thì đương nhiên hành vi cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền sẽ tất yếu phát sinh và tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền theo đó cũng không giữ vững được. Do nhận thức được khả năng và nhu cầu cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền là tất yếu, khách quan nên khi thiết lập quan hệ nhượng quyền, các bên thường có những hành vi nhằm hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống. Để viện dẫn cho tính hợp lý của các hành vi hạn chế cạnh tranh này, các bên thường vin vào lý do nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống nhượng quyền để lẩn tránh sự kiểm soát của pháp luật cạnh tranh. Với sự tồn tại của cạnh tranh và hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền diễn ra một cách phổ biến và khách quan như trên, đặt ra nhu cầu điều tiết hành vi cạnh tranh của pháp luật nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong quan hệ nhượng quyền thương mại.
  • 45. 39 2.2. Hành vi hạn chế cạnh tranh và yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại Theo nghĩa rộng, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm hai nhóm hành vi: (i) Hành vi hạn chế cạnh tranh được thiết lập giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền với các đối thủ cạnh tranh khác ngoài hệ thống và (ii) Hành vi hạn chế cạnh tranh được thiết lập từ hoặc giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền. Ở nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ nhất, thông thường không xuất phát từ bản chất của hoạt động nhượng quyền, không hướng tới bảo vệ tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, vì vậy sẽ được điều chỉnh theo những quy định của pháp luật cạnh tranh nói chung. Ở nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ hai, là hành vi gây hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền hoặc làm mất khả năng lựa chọn đối tác của các bên nhận quyền, thường xuất phát từ bản chất của hoạt động nhượng quyền thì cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo để điều chỉnh theo quy định chung của pháp luật cạnh tranh hay cần phải có những quy định riêng biệt để điều chỉnh. Trong phạm vi luận án này, tác giả tiếp cận hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại thuộc nhóm thứ hai, dưới khía cạnh là hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong một hệ thống nhượng quyền xác định, bao gồm hành vi hạn chế cạnh tranh giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền và hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên nhận quyền với nhau trong cùng hệ thống nhượng quyền. 2.2.1. Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh được cuốn Black Law Dictionary miêu tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm cạnh tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba [12, tr.278]. Ở khía cạnh kinh tế, cạnh tranh giúp cho nền kinh tế vận động và phát triển, chất lượng sản phẩm sẽ ngày được nâng cao với giá thành hợp lý dưới sự điều phối của