SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
Download to read offline
Tr-êng §¹i häc giao th«ng vËn t¶i
Khoa c«ng tr×nh – bé m«n ®-êng bé
NguyÔn quang phóc
Bµi gi¶ng
ThiÕt kÕ ®-êng « t«
Häc phÇn 3
ThiÕt kÕ tho¸t n-íc & Kh¶o s¸t
thiÕt kÕ ®-êng « t«
Hµ néi, 2007
CHƯƠNG 1
LẬP DỰÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN KSTK ĐƯỜNG Ô TÔ
1.1 PHÂN LOẠI DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1.1 Phân loại dựán xây dựng
a) Theo quy mô và tính chất:
Dựán quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủtrương và cho phép
đầu tư; các dựán còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại
Phụlục 1 .
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dựán sửdụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dựán sửdụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước;
- Dựán sửdụng vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dựán sửdụng vốn khác bao gồm cảvốn tưnhân hoặc sửdụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn.
1.1.2 Quản lý dựán xây dựng
a) Đối với các dựán sửdụng vốn ngân sách nhà nước kểcảcác dựán thành
phần, cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định (theo phân cấp)
quản lý toàn bộquá trình đầu tưxây dựng từviệc xác định chủtrương đầu tư,
lập dựán, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dựtoán, lựa chọn nhà thầu, thi
công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác
sửdụng.
b) Đối với dựán của doanh nghiệp sửdụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo
lãnh, vốn tín dụng đầu tưphát triển của nhà nước và vốn đầu tưphát triển của
doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉquản lý vềchủtrương và quy mô
đầu tư. Doanh nghiệp có dựán tựchịu trách nhiệm tổchức thực hiện và quản
lý dựán theo các quy định của Nghịđịnh này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan;
c) Đối với các dựán sửdụng vốn khác bao gồm cảvốn tưnhân, chủđầu tưtự
quyết định hình thức và nội dung quản lý dựán. Đối với các dựán sửdụng
hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoảthuận về
phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷlệ%
lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
1.1.3 Chủđầu tưxây dựng công trình
Chủđầu tưxây dựng công trình là người sởhữu vốn hoặc là người được giao
quản lý và sửdụng vốn đểđầu tưxây dựng công trình bao gồm:
- Đối với các dựán sửdụng vốn ngân sách nhà nước thì chủđầu tưxây
dựng công trình do người quyết định đầu tưquyết định trước khi lập dựán
đầu tưxây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước.
- Các dựán sửdụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủđầu tư.
- Các dựán sửdụng vốn khác thì chủđầu tưlà chủsởhữu vốn hoặc là
người đại diện theo quy định của pháp luật.
- Đối với các dựán sửdụng vốn hỗn hợp thì chủđầu tưdo các thành viên
góp vốn thoảthuận cửra hoặc là người có tỷlệgóp vốn cao nhất.
1.2 TRÌNH TỰLẬP DỰÁN VÀ CÁC GIAI ĐOẠN KSTK ĐƯỜNG Ô
TÔ
Việc triển khai một dựán XDCB nói chung thường phải tiến hành qua các
giai đoạn chuẩn bịđầu tưvà thực hiện đầu tư. Trong công tác xây dựng
đường ôtô nói riêng, công tác khảo sát phục vụcho việc chuẩn bịđầu tưvà
thực hiện đầu tưcác dựán làm mới, các dựán nâng cấp và cải tạo các đường
ôtô thuộc mạng lưới đường công cộng được gọi chung là công tác khảo sát
đường ôtô .
1.2.1 Trình tựcác bước lập dựán xây dựng công trình giao thông
Tuỳtheo quy mô, tầm quan trọng của tuyến đường và tổng mức đầu tưmà có
các bước lập dựán nhưsau:
1) Lập Báo cáo đầu tưxây dựng công trình và xin phép đầu tư
Các dựán quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tưxây dựng công trình để
trình Quốc hội thông qua chủtrương và cho phép đầu tư; các dựán nhóm A
không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tưxây dựng công trình để
trình Thủtướng Chính phủcho phép đầu tư.
2) Lập dựán đầu tưxây dựng công trình
Khi đầu tưxây dựng công trình, chủđầu tưphải tổchức lập dựán đểlàm rõ về
sựcần thiết phải đầu tưvà hiệu quảđầu tưxây dựng công trình
Nội dung dựán bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kếcơsởtheo các quy
định hiện hành .
3) Báo cáo kinh tế- kỹthuật xây dựng công trình
Khi đầu tưxây dựng các công trình sau đây, chủđầu tưkhông phải lập dựán
mà chỉlập Báo cáo kinh tế- kỹthuật xây dựng công trình đểtrình người quyết
định đầu tưphê duyệt:
- Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
- Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư
dưới 7 tỷđồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch
ngành, quy hoạch xây dựng; trừtrường hợp người quyết định đầu tưthấy cần
thiết và yêu cầu phải lập dựán đầu tưxây dựng công trình."
- Các dựán hạtầng xã hội có tổng mức đầu tưdưới 7 tỷđồng sửdụng vốn
ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển
kinh tế- xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủtrương đầu tưhoặc đã được
bốtrí trong kếhoạch đầu tưhàng năm.
Nội dung báo cáo kinh tế- kỹthuật của công trình xây dựng bao gồm sựcần
thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công
suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng;
hiệu quảcông trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽthiết kếthi công và dự
toán công trình.
1.2.2 Các bước thiết kếxây dựng công trình
Dựán đầu tưxây dựng công trình có thểgồm một hoặc nhiều loại công trình
với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghịđịnh quản
lý chất lượng công trình xây dựng. Tuỳtheo quy mô, tính chất của công trình
xây dựng, việc thiết kếxây dựng công trình có thểđược thực hiện theo một
bước, hai bước hoặc ba bước nhưsau:
1) Thiết kếmột bước: là thiết kếbản vẽthi công áp dụng đối với công trình
chỉlập Báo cáo kinh tế- kỹthuật xây dựng.
2) Thiết kếhai bước: bao gồm bước thiết kếcơsởvà thiết kếbản vẽthi công
áp dụng đối với công trình quy định phải lập dựán trừcác công trình được quy
định tại điểm a và c của khoản này;
3) Thiết kếba bước: bao gồm bước thiết kếcơsở, thiết kếkỹthuật và thiết kế
bản vẽthi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dựán và có quy
mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹthuật phức tạp do người
quyết định đầu tưquyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kếhai bước hoặc ba bước thì các bước thiết
kếtiếp theo phải phù hợp với bước thiết kếtrước đã được phê duyệt.
1.3 NỘI DUNG BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
ĐƯỜNG Ô TÔ
1. Sựcần thiết phải đầu tư:
- Dân sốtrong vùng (hiện tại tương lai và các chính sách vềdân số)
- Tình hình kinh tếxã hội văn hoá trong vùng (hiện tại và chiến lược phát
triển, kếhoạch dài hạn, ngắn hạn, các chỉtiêu phát triển chính. ..)
- Sơqua tình hình kinh tếxã hội của nước ngoài (nếu dựán có liên quan đến
nước ngoài).
- Vềmạng lưới mạng lưới giao thông vận tải trong vùng và quy hoạch phát
triển.
 Vềgiao thông vận tải đường bộ(tình trạng kỹthuật, tình hình khai
thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.
 Vềgiao thông vận tải đường sắt (tình trạng kỹthuật, tình hình khai
thác, lưu lượng vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.
 Vềgiao thông vận tải đường thuỷ(tình trạng kỹthuật, tình hình khai
thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.
 Vềgiao thông vận tải hàng không (tình trạng kỹthuật, tình hình khai
thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.
- Dựbáo nhu cầu vận tải trong vùng
 Dựbáo nhu cầu vận tải của các phương thức vận tải sắt, thuỷ, bộ, hàng
không (nếu cần thiết);
 Dựbáo nhu cầu vận tải của tuyến đường thuộc dựán (lưu lượng và
thành phần dòng xe).
- Sơbộphân tích lập luận sựcần thiết phải đầu tưxây dựngtuyến đường
2. Lựa chọn quy mô đầu tư, hình thức đầu tư
- Sơbộxác định quy mô và tiêu chuẩn kỹthuật
 Quy trình quy phạm áp dụng
 Lựa chọn cấp đường, quy mô và tiêu chuẩn kỹthuật cho tuyến đường,
cầu cống, mặt đường vv...
- Hình thức đầu tưđối với các công trình thuộc dựán (là khôi phục cải tạo,
nâng cấp, làm mới).
3. Sơbộvềcác phương án thiết kế
- Các điều kiện tựnhiên vùng tuyến dựán (địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ
văn).
- Sơbộvềthiết kếtuyến
 Các điểm khống chế;
 Hướng tuyến và các phương án tuyến;
 Bình diện của các phương án tuyến;
 Trắc dọc của các phương án tuyến;
 Các công trình phòng hộcủa các phương án tuyến
 Khối lượng công trình các phương án tuyến
- Sơbộvềthiết kếcầu và các công trình dọc tuyến(của các phương án tuyến).
- Tổng hợp so sánh chọn phương án tuyến
- Tổng hợp sơbộvềkhối lượng giải phóng mặt bằngphương án kiến nghị.
- Phân tích đánh giá vềviệc sửdụng đất đai và ảnh hưởng vềmôi trường xã
hội và tái định cư.
4. Sơbộvềcông nghệđiều khiển giao thông
- Hệthống các thiết bịđiều khiển và kiểm soát giao thông
- Hệthống thông tin liên lạc phục vụchỉhuy giao thông
5. Phân tích lựa chọn sơbộcác phương án xây dựng, sơbộđánh giá tác
động môi trường, sơbộvềquản lý duy tu công trình.
- Phân tích, lựa chọn sơbộcác phương án xây dựng;
 Khối lượng xây lắp các loại;
 Yêu cầu vềcông nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu phải nhập ngoại đểđáp
ứng loại hình kết cấu đã chọn;
 Phân tích lựa chọn sơbộcác giải pháp và tổchức xây dựng;
 Sơđồngang thểhiện khái quát tiến độthực hiện dựán.
- Sơbộđánh giá tác động môi trường và yêu cầu phải xửlý
 Sơbộhiện trạng môi trường dọc tuyến
 Sơbộđánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công và trong
giai đoạn khai thác.
 Nêu các yêu cầu phải xửlý
- Quản lý duy tu tuyến đường
 Tổchức quản lý tuyến
 Yêu cầu vềlao động, vềthiết bị, vềcông trình cho việc quản lý duy tu
tuyến đường.
6. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn
- Khái quát
- Khối lượng xây dựng
- Tổng mức đầu tư
- Phân kỳ, phân đoạn xây dựng tuyến đường
- Sơbộnêu giải pháp cho nguồn vốn đầu tư
7. Tính toán sơbộhiệu quảđầu tưvềmặt kinh tếxã hội của dựán.
- Phương pháp phân tích kinh tếtài chính và các giảthiết cơbản
- Phương pháp tính toán và kết quảtính toán sơbộvềkinh tếtài chính.
- Phân tích các lợi ích và hậu quảkhác.
8. Xác định tính độc lập khi vận hành khai thác của các dựán thành
phần hoặc tiểu dựán (nếu dựán chia được ra nhiều dựán thành phần hay
tiểu dựán, sắp xếp theo thứtựưu tiên).
PHẦN CÁC BẢN VẼTHIẾT YẾU KÈM THEO
1. Bản đồhướng tuyến (bao gồm cảphần mạng đường, tuyến mới tô màu đỏ,
các đường hiện có tô màu vàng đậm).
2. Bình đồtuyến tỷlệ1/25.000 (dùng bản đồđã có đểthiết kế, nếu khu vực
dựkiến có tuyến đi qua chưa có bản đồtỷlệ1/25.000 dùng bản đồ1/50.000
phóng thành bản đồtỷlệ1/25.000 đểdùng).
3. Trắc dọc tuyến
 Trắc dọc tuyến phải thểhiện được các vịtrí cầu lớn, cầu trung, cầu nhỏ.
 Trong trường hợp chiều cao của trắc dọc không bịhạn chếthì ghép
bình đồvà trắc dọc vào một bản vẽ(bình đồtrên, trắc dọc dưới).
4. Bản thống kê các cống (trong trường hợp đường khôi phục, cải tạo, nâng
cấp)
5. Bản thống kê các cầu (gồm cầu lớn, cầu trung và cầu nhỏ)
6. Các bản vẽđiển hình sơlược vềcầu lớn và cầu trung (bản vẽbốtrí chung)
7. Bản thống kê các công trình phòng hộ
8. Bản thống kê các nút giao
9. Bản thống kê các công trình an toàn giao thông
10. Các trắc ngang điển hình và kết cấu mặt đường (tỷlệ1/50 hoặc 1/100)
mỗi loại dựkiến thiết kếthểhiện 1 bản vẽ(kết cấu mặt đường vẽbên cạnh
trắc ngang).
11. Bản thống kê các công trình phục vụkhai thác.
1.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.4.1 Nguyên tắc quản lý chi phí dựán đầu tưxây dựng công trình
- Nhà nước ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chếđộchính
sách, nguyên tắc và phương pháp lập, điều chỉnh đơn giá, dựtoán; định mức
kinh tế- kỹthuật trong thi công xây dựng; định mức chi phí trong hoạt động
xây dựng đểlập, thẩm định, phê duyệt và quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự
toán, dựtoán và thanh toán vốnđầutưxây dựng công trình.
- Chi phí của dựán đầu tưxây dựng công trình được xác định theo công trình
phù hợp với bước thiết kếxây dựng và được biểu hiện bằng tổng mức đầu tư,
tổng dựtoán, dựtoán xâydựngcông trình.
- Chi phí dựán đầu tưxây dựng của các dựán sửdụng vốn ngân sách nhà
nước, vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà
nước bảo lãnh, vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước phải được
lập và quản lý trên cơsởhệthống định mức kinh tế- kỹthuật, định mức chi
phí trong hoạt động xây dựng, hệthống giá xây dựng và cơchếchính sách có
liên quan do các cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉđạo SởXây dựng chủtrì, phối hợp với Sởcó
liên quan lập các bảng giá vật liệu, nhân công và chi phí sửdụng máy thi
công xây dựng phù hợp với điều kiện cụthểcủa thịtrường địa phương để
ban hành và hướng dẫn áp dụng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn
tỉnh.
- BộXây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dựán đầu tưxây dựng
công trình.
1.4.2 Tổng mức đầu tưcủa dựán đầu tưxây dựng công trình
- Tổng mức đầu tưdựán là khái toán chi phí của toàn bộdựán được xác định
trong giai đoạn lập dựán, gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền
bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí khác bao gồm cảvốn lưu động
đối với các dựánsản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi
phí dựphòng.
- Tổng mức đầu tưdựán được ghi trong quyết định đầu tưlà cơsởđểlập kế
hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quảđầu tưcủa dựán. Đối với dự
án sửdụng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tưlà giới hạn chi phí tối
đa mà chủđầu tưđược phép sửdụng đểđầu tưxây dựng công trình.
- Tổng mức đầu tưdựán được xác định trên cơsởkhối lượng các công việc
cần thực hiện của dựán, thiết kếcơsở, suất vốn đầu tư, chi phí chuẩn xây
dựng, chi phí xây dựng của các dựán có tiêu chuẩn kinh tế- kỹthuật tương
tựđã thực hiện.
- Việc điều chỉnh tổng mức đầu tưdựán sửdụng vốn ngân sách nhà nước phải
được người quyết định đầu tưcho phép và được thẩm định lại đối với các
phần thay đổi so với tổng mức đầu tưđã được phê duyệt. Đối với các dựán
sửdụng vốn khác thì chủđầu tưxây dựng công trình tựquyết định việc điều
chỉnh.
1.4.3 Dựtoán và tổng dựtoán xây dựng công trình
- Dựtoán xây dựng được xác định theo công trình xây dựng. Dựtoán xây
dựng công trình bao gồm dựtoán xây dựng các hạng mục, dựtoán các công
việc của các hạng mục thuộc công trình.
Dựtoán xây dựng công trình được lập trên cơsởkhối lượng xác định theo
thiết kếhoặc từyêu cầu, nhiệm vụcông việc cần thực hiện của công trình và
đơn giá, định mức chi phí cần thiết đểthực hiện khối lượng đó. Nội dung dự
toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí
khác và chi phí dựphòng.
Dựtoán xây dựng công trình được phê duyệt là cơsởđểký kết hợp đồng,
thanh toán giữa chủđầu tưvới các nhà thầu trong các trường hợp chỉđịnh
thầu; là cơsởxác định giá thành xây dựng công trình.
- Tổng dựtoán xây dựng công trình của dựán là toàn bộchi phí cần thiết để
đầu tưxây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kếkỹthuật
đối với trường hợp thiết kế3 bước, thiết kếbản vẽthi công đối với các
trường hợp thiết kế1 bước và 2 bước và là căn cứđểquản lý chi phí xây
dựng công trình.
Tổng dựtoán bao gồm tổng các dựtoán xây dựng công trình và các chi phí
khác thuộc dựán. Đối với dựán chỉcó một công trình thì dựtoán xây dựng
công trình đồng thời là tổng dựtoán.
1.5 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KSTK
ĐƯỜNG Ô TÔ
1.5.1 Đặc điểm
1. Công tác khảo sát và thiết kếluôn luôn liên quan chặt chẽvới nhau, khảo
sát đểphục vụthiết kếvà nhiều trường hợp có quyết định vềthiết kếrồi mới
tiếp tục khảo sát được. Thời gian khảo sát thiết kếngoài thực địa là chính và
rất quan trọng, nhiều chỉtiêu và giải pháp kỹthuật được quyết định ngay
ngoài thực địa khi khảo sát.
2. Quá trình khảo sát kinh tếvà kỹthuật luôn luôn gắn liền với nhau từđầu
đến cuối, từkhi còn tiến hành trên một diện rộng cho đến khi thu vềmột diện
hẹp.
1.5.2 Các yêu cầu chung :
1. Nắm vững mối các mối quan hệgiữa “người sửdụng đường - ô tô - môi
trường bên ngoài - đường ô tô” trong quá trình khảo sát thiết kế:
 Mối quan hệgiữa “ô tô - đường” : Mối quan hệnày quyết định các yêu
cầu của việc chạy xe đối với các yếu tốcủa đường cần thiết kế(qui
định các tiêu chuẩn kỹthuật của đường)
 Mối quan hệgiữa “môi trường bên ngoài - đường” : quan hệnày nói
lên ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến việc xác định tuyến
đường trên thực địa, cũng nhưviệc chọn các biện pháp kỹthuật nhằm
đảm bảo tính bền vững của các công trình trên đường.
 Mối quan hệgiữa “môi trường bên ngoài - người lái xe” : quan hệnày
nói lên ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến tâm sinh lý người lái
xe do đó ảnh hưởng đến an toàn chạy xe và điều khiển tốc độxe.
2. Nắm được các phương pháp điều tra, dựbáo nhịp độphát triển vềkhối
lượng vận chuyển, nắm được các phương pháp so sánh, đánh giá, luận chứng
kinh tế– kỹthuật các phương án thiết kếđường.
3. Nắm được quy luật chuyển động của xe trong dòng xe, ảnh hưởng của điều
kiện đường đến chếđộchuyển động của dòng xe đểđềxuất các giải pháp
thiết kếvà tổchức giao thông phù hợp.
4. Nắm được các phương pháp khảo sát thiết kếđường, khảo sát thiết kế
đường trong các vùng địa hình khác nhau, … và sửdụng máy tính trong
KSTK và tựđộng hoá công tác KSTK.
Ngoài ra người làm công tác KSTK còn cần nắm vững kiến thức của các lĩnh
vực như: Địa chất công trình, cơhọc đất đá, nền móng, VLXD, thuỷlực thuỷ
văn, đo đạc, …
Phụlục chương 1
PHÂN LOẠI DỰÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghịđịnh số112/2006/NĐ-CP
ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ)
STT LOẠI DỰÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
I Dựán quan trọng quốc gia
Theo Nghịquyết
số66/2006/QH11
của Quốc hội
II Nhóm A
1
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệan ninh,
quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị- xã hội
quan trọng.
Không kểmức vốn
2
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ;
hạtầng khu công nghiệp
Không kểmức vốn
3
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: công nghiệp điện, khaithácdầu
khí, hoá chất, phân bón, chếtạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác
chếbiến khoáng sản, các dựán giao thông (cầu, cảng biển, cảng
sông, sân bay, đường sắt, đường quốclộ), xây dựng khu nhàở.
Trên 1.500 tỷđồng
4
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: thuỷlợi, giao thông (khác ở
điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạtầng kỹthuật, kỹthuật
điện, sản xuất thiết bịthông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bịy tế,
công trình cơkhí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Trên 1.000 tỷđồng
5
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ,
thuỷtinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất
nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷsản, chếbiến nông, lâm sản.
Trên 700 tỷđồng
6
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục,
phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừxây dựng
khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thểdục thểthao, nghiên cứu khoa
học và các dựán khác.
Trên 500 tỷđồng
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 I - 11
III Nhóm B
1
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác
dầu khí, hoá chất, phân bón, chếtạo máy, xi măng, luyện kim,
khai thác chếbiến khoáng sản, các dựán giao thông (cầu,
cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ),
xây dựng khu nhà ở.
Từ75 đến 1.500
tỷđồng
2
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: thuỷlợi, giao thông
(khác ởđiểm III-1), cấp thoát nước và công trình hạtầng kỹ
thuật, kỹthuật điện, sản xuất thiết bịthông tin, điện tử, tin học,
hoá dược, thiết bịy tế, công trình cơkhí khác, sản xuất vật liệu,
bưu chính, viễn thông.
Từ50 đến 1.000
tỷđồng
3
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: hạtầng kỹthuật khu đô thị
mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷtinh, in, vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, chếbiến nông, lâmsản.
Từ40 đến 700 tỷđồng
4
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục,
phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừxây dựng
khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thểdục thểthao, nghiên cứu khoa
học và các dựán khác.
Từ15 đến 500 tỷđồng
IV Nhóm C
1
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: công nghiệp điện, khai
thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chếtạo máy, xi măng, luyện
kim, khai thác chếbiến khoáng sản, các dựán giao thông
(cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc
lộ). Các trường phổthông nằm trong quy hoạch (không kể
mức vốn), xây dựng khu nhà ở.
Dưới 75 tỷđồng
2
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: thuỷlợi, giao thông
(khác ởđiểm IV-1), cấp thoát nước và công trình hạtầng kỹ
thuật, kỹthuật điện, sản xuất thiết bịthông tin, điện tử, tin học,
hoá dược, thiết bịy tế, công trình cơkhí khác, sản xuất vật liệu,
bưu chính, viễn thông.
Dưới 50 tỷđồng
3
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành
sứ, thuỷtinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản
xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷsản, chếbiến nông, lâm
sản.
Dưới 40 tỷđồng
4
Các dựán đầu tưxây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục,
phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừxây dựng
khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thểdục thểthao, nghiên cứu khoa
học và các dựán khác.
Dưới 15 tỷđồng
Ghi chú :
1. Các dựán nhóm A vềđường sắt, đường bộphải được phân đoạn theo chiều dài đường,
cấp đường, cầu theo hướng dẫn của BộGiao thông vận tải.
2. Các dựán xây dựng trụsở, nhà làm việc của cơquan nhà nước phải thực hiện theo quyết
định của Thủtướng Chính phủ.
------o0o-------
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 1
CHƯƠNG 2
ĐIỀU TRA GIAO THÔNG PHỤC VỤLẬP DỰÁN THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
2.1 NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA GIAO THÔNG
2.1.1 Mục đích và nội dung điều tra giao thông :
Mục đích của điều tra giao thông là thu thập các sốliệu dùng đểđánh giá sựcần
thiết phải đầu tưxây dựng tuyến đường, xác định các tiêu chuẩn thiết kế, giải pháp
thiết kế, quy mô đầu tưvà phân tích hiệu quảđầu tư.
Nội dung điều tra giao thông :
- Điều tra, dựbáo lượng giao thông (lưu lượng và thành phần giao thông)
- Điều tra tốc độxe chạy và tốc độhành trình
- Điều tra năng lực thông hành
- Điều tra, dựbáo lượng hành khách hoặc nhu cầu đi lại của dân cư
- Điều tra (và cảdựbáo) vềtai nạn giao thông
- Điều tra, dựbáo mức độtiếng ồn và khí thải giao thông, …
2.1.2 Lượng giao thông : Lưu lượng và thành phần giao thông
1. Lượng giao thông (hoặc lượng vận chuyển) trên một tuyến đường (hoặc trên một
mạng lưới đường) là một đặc trưng thay đổi theo không gian và thời gian. Do vậy
mục tiêu điều tra dựbáo là phải xác định được lượng giao thông đối với từng đoạn
của tuyến đường (hoặc mạng lưới đường) ởcác thời điểm sau đây :
- Thời điểm bắt đầu điều tra (năm xuất phát)
- Thời điểm bắt đầu đưa đường vào khai thác (năm bắt đầu của thời kỳtính toán)
- Thời điểm cuối của thời kỳtính toán (năm cuối của thời kỳtính toán) của
đường hoặc của mặt đường
Ngoài ra, tuỳtheo yêu cầu của việc thiết kếtrong quá trình lập dựán, còn có thể
phải điều tra, phân tích lượng giao thông theo các đặc trưng khác nhau :
- Lưu lượng xe chạy ngày đêm trung bình năm (AADT – Annual Average Daily
Traffic) ởcác thời điểm nói trên; của thời kỳkhối lượng vận chuyển lớn nhất
trong năm
- Lưu lượng xe chạy giờcao điểm (PHV – Peak Hour Volume)
- Lưu lượng xe chạy ởgiờcao điểm tính toán thứk trong năm Nk (trong năm chỉ
có k giờcó lượng giao thông Nk ) thường dùng với k=30-50 đểkiểm toán
năng lực thông hành
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 2
2. Thành phần giao thông : Mục tiêu của điều tra, dựbáo là phải xác định được lưu
lượng của mỗi thành phần trong dòng xe với phân loại phương tiện cành tỷmỷ
càng tốt
(Ví dụvềmẫu điều tra thành phần giao thông)
1. Xe con / xe jíp
2. Xe tải hạng nhẹ(2 trục, 4 bánh và 6 bánh)
3. Xe tải hạng trung (2 trục 6 bánh)
4. Xe tải hạng nặng (3 trục)
6. Xe khách nhỏ
7. Xe khách lớn
8. Máy kéo / xe công nông
9. Xe máy
10. Xe lam
11. Xe đạp
12. Xích lô
13. Xe súc vật kéo
Trên những tuyến đường đang khai thác, đểcó cơsởlập dựán nâng cấp, cải tạo
còn đòi hỏi phải điều tra rõ tỷlệcác tải trọng trục xe “phổtải trọng trục”
Bảng 2.1 Phổtải trọng trung bình của các loại đường Hà Nội (%)
Xe con Xe bus Xe tải
nhẹ
Xe tải
trung
Xe tải
nặng
Tổng
cộng
T
T
Loại đường
< 5T 8-12T 4-6 T 6-10T >10T (%)
1 Đường vành đai 50.00 5.00 15.00 25.00 5.00 100
2 Đường trục 60.00 8.00 15.00 15.00 2.00 100
3 Đường phố 70.00 10.00 13.00 7.00 0.00 100
2.1.3 Các phương pháp điều tra giao thông
1. Điều tra yêu cầu vềlượng vận chuyển hàng hoá (tấn/năm) và lượng vận chuyển
hành khách (lượt khách/năm)
Từcác sốliệu điều tra đó suy ra lượng giao thông yêu cầu (ví dụsuy ra lưu lượng
giao thông trung bình năm). Phương pháp này thường gọi là phương pháp điều tra
kinh tếphục vụthiết kếđường ô tô bởi vì công việc điều tra xuất phát từviệc điều
tra lượng vận chuyển đi và đến (hàng và HK) yêu cầu đối với từng điểm kinh tế
phân bốtrong khu vực hiện tại hoặc tương lai có khảnăng sửdụng tuyến đường.
Phương pháp này thường được sửdụng khi lập dựán xây dựng đường trong các
vùng có quy hoạch phát triển kinh tếđã xác định và khi có thểxác định được các
quan hệvận chuyển một cách đủtin cậy. Đặc biệt nó thường sửdụng khi lập dựán
quy hoạch mạng lưới đường của một khu vực (xã, huyện, tỉnh, nông trường, …) và
khi lập quy hoạch các tuyến vận tải HK công cộng trong đô thị.
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 3
2. Điều tra trên cơsởtrực tiếp đếm và cân xe
Phương pháp này thường được sửdụng đểthu thập sốliệu phục vụlập dựán thiết
kếđường đặc biệt là các tuyến cải tạo nâng cấp, các tuyến đường đang khai thác;
lập kếhoạch và quy hoạch mạng lưới giao thông…
* Đếm xe : Việc đếm xe có thểthực hiện bằng các cách sau :
- Bốtrí người đếm xe
- Dùng thiết bịđếm tựđộng xách tay
- Dùng thiết bịđếm bốtrí cốđịnh
- Dùng phương pháp quay camera sau đó chiếu đểquan sát, đếm lại
* Các thiết bịcân xe : Các thiết bịcân xe bao gồm :
- Cân tĩnh (cân có dừng xe) có cân đặt cốđịnh (thường bốtrí trên một làn xe
mởrộng ngoài phần xe chạy chính) hoặc hai bánh xe của một trục xe đứng
trên hai bàn cân riêng rẽ
- Cân động (cân không dừng xe) : Dùng các đầu đo dạng ống tạo xung hoặc
vòng điện từchôn ởdưới phần xe chạy.
2.1.4 Các phương pháp dựbáo lượng giao thông
1. Phương pháp dựbáo theo cách ngoại suy đơn giản :
Nguyên lý của phương pháp này là dựa vào một chuỗi thống kê lượng giao thông
trong các năm đã qua đểngoại suy xác định sựtăng trưởng lượng giao thông trong
tương lai
Phương pháp này chỉcho kết quảtốt với dựbáo ngắn hạn, vì nếu dùng với dựbáo
dài hạn thì sẽdễbịsai lệch do những biến động của các điều kiện kinh tế. Phương
pháp này cũng chỉxét được sựtăng trưởng lượng giao thông bình thường mà
không xét được lượng giao thông hấp dẫn và lượng giao thông phát sinh sau khi
thực hiện dựán.
2. Phương pháp dựbáo dựa vào tương quan giữa lượng giao thông với một chỉ
tiêu vềkinh tếvĩmô:
Theo phương pháp này thường người ta nghiên cứu lập một tương quan giữa tỷlệ
tăng trưởng hay lượng giao thông với một chỉtiêu kinh tếvĩmô nào đó (ví dụtỷlệ
tăng tổng thu nhập quốc nội GDP hàng năm; hoặc tổng tiêu thụtính theo đầu
người;… hoặc tương quan giữa lượng vận chuyển hành khách với dân số, với mức
thu nhập, với lượng vận chuyển hàng, với chi phí vận doanh, vv…) Nếu tương
quan này có dạng tỷlệthuận bậc nhất thì hệsốtỷlệgiữa lượng vận chuyển (hoặc
tỷlệtăng trưởng lượng vận chuyển) với chỉtiêu kinh tếvĩmô được gọi là độđàn
hồi và mô hình dựbáo kiểu này là mô hình đàn hồi.
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 4
2.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KINH TẾ
2.2.1. Xác định khu vực cần tiến hành điều tra kinh tế
Khu vực cần điều tra kinh tếbao gồm tất cảcác địa phương (trước mắt và tương
lai) có thểsẽsửdụng lưới đường hoặc tuyến đường ô tô sắp được xây dựng. Việc
xác định khu vực này cho phép dựtrù được khối lượng công tác điều tra kinh tếđể
có các biện pháp tổchức lực lượng tiến hành một cách thích hợp.
2.2.2. Điều tra sựphân bốcác điểm phát sinh khối lượng vận chuyển trong
khu vực cần điều tra
Cần điều tra xác định tất cảcác tất cảnhững điểm tạo nên nguồn hàng hoá và HK
cần vận chuyển đến và đi nằm trong khu vực cần điều tra gọi là các điểm lập hàng
hoá (hành khách) hay các điểm kinh tế. Các điểm này gồm các công ty công
nghiệp, khai khoáng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, …
2.2.3. Xác định lượng vận chuyển hàng hoá tương ứng với các điểm kinh tế
Lượng vận chuyển hàng hoá là khối lượng hàng hoá (tính bằng tấn) cần phải vận
chuyển đi (hoặc đến) một điểm kinh tếnào đó trong một đơn vịthời gian (quý,
năm).
Đối tượng điều tra bao gồm :
- Luồng hàng : hàng vận chuyển từđâu đến đâu
- Loại hàng : Hàng công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, xây
dựng cơbản, và các loại hàng khác …
- Sựthay đổi lượng vận chuyển theo mùa
- Phương thức chuyên chở
Phương thức điều tra : Thống kê và thu thập các sốliệu từcác điểm kinh tế, khối
lượng sản xuất của các ngành, phân phối sản phẩm, …
2.2.4. Xác định lượng vận chuyển hành khách
Đểcó thểước tính được lượng vận chuyển và hướng vận chuyển hành khách trước
mắt cũng nhưtương lai cần thu thập trong khu vực các sốliệu sau :
- Sốliệu ởcác xí nghiệp vận tải xe khách công cộng, ô tô bus, taxi, các bến xe và
các cơsởsản xuất có phương tiện vận chuyển cán bộcông nhân đi làm hàng ngày.
- Sốliệu du khách tham quan, nghỉngơi hàng năm ởcác cơsởdu lịch, khu điều
dưỡng, danh lam thắng cảnh, …
- Sốliệu hành khách đi lại ởcác ga xe lửa, bến tàu thuỷ, sân bay,…
- Tình hình phân bốdân cư, dân sốvà mức tăng dân số, tính chất của mỗi điểm dân
cưđểcó thểxác định được hướng đi lại thường xuyên,…
Từcác sốliệu trên có thểtính toán được chỉtiêu mức độnhu cầu đi lại của dân cư
trong một năm
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 5
D
V
S k
k
 (lần/năm.đầu người) (1)
Với : Vk – sốhành khách vận chuyển trong 1 năm (nghìn HK/năm)
D – tổng sốdân của KV điều tra hoặc điểm điều tra (nghìn người)
2.2.5. Điều tra hệthống mạng lưới giao thông vận tải hiện có trong khu vực
Hệthống này bao gồm : Đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và
đường ống. Mục đích điều tra là đểxem xét vấn đềphân bổvận tải trong vùng
như:
- Bốtrí chung và mối liên hệtương hỗgiữa các thành phần của hệthống GTVT
hiện có, vai trò của mỗi thành phần đối với công tác vận chuyển trong khu vực
điều tra và tương lai phát triển của các thành phần
- Tình trạng hệthống đường ô tô hiện có, mức độđáp ứng của nó với nhu cầu
vận chuyển
Đểđạt được các mục đích đó, nội dung điều tra phải làm là :
1. Giao thông vận tải đường bộ
- Các đường ôtô, các bến bãi, cấp hạng, trạng thái kỹthuật hiện tại của chúng,
lưu lượng xe hiện tại, tình hình an toàn giao thông của các đường và bến bãi;
- Các chân hàng và yêu cầu vềchuyên chở;
- Các cơsởkhác của GTVT đường bộ;
- Quy hoạch kếhoạch phát triển theo quyết định của Thủtướng Chính phủ
của các vùng, cụm kinh tếvà các chuyên ngành GTVT;
- Các dựbáo đã lập ởcác năm trước (nếu có).
2. Giao thông vận tải đường sắt
- Các đường sắt, nhà ga, cấp hạng, trạng thái kỹthuật hiện tại, năng lực thông
qua và năng lực vận tải hiện tại, tình hình an toàn giao thông .
- Các chân hàng và yêu cầu vềchuyên chở.
- Các cơsởkhác của đường sắt.
- Quy hoạch kếhoạch phát triển đường sắt; quy hoạch vùng và địa phương có
dựán;
- Các dựbáo đã lập ởcác năm trước (nếu có).
3. Giao thông vận tải đường thuỷ
- Các tuyến giao thông vận tải thuỷ, cấp hạng, trạng thái kỹthuật, lưu lượng
tàu thuyền hiện tại tình hình an toàn giao thông trên các tuyến đó.
- Các cảng, trạng thái kỹthuật và năng lực hiện tại của các cảng đó.
- Các cơsởkhác của đường thuỷ.
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 6
- Quy hoạch và kếhoạch phát triển đường thuỷ..
- Các dựbáo đã lập ởcác năm trước (nếu có).
4. Giao thông vận tải hàng không
- Các sân bay, cấp hạng, năng lực hiện tại.
- Quy hoạch, kếhoạch phát triển GTVT hàng không của khu vực.
- Các dựbáo đã lập ởcác năm trước (nếu có).
5. Giao thông vận tải đô thị(trường hợp lập dựán đường đô thị)
- Các sốliệu điều tra giao thông đô thịnhưsốhộgia đình, sốngười trong hộ
gia đình, phân theo độtuổi, giới tính, nghềnghiệp, sốphương tiện đi lại
trong gia đình, khoảng cách đến bến xe buýt gần nhất, quãng đường đi, giờ
đi và giờđến, mục đích chuyến đi, phương tiện đi lại sửdụng của từng
người trong gia đình vv...
- Mạng lưới giao thông đô thị, trạng thái kỹthuật hiện có và tình trạng giao
thông hiện tại của từng đường;
- Mạng lưới giao thông vận tải công cộng, tình trạng hiện tại;
- Các nút giao thông, chủng loại giao cắt; phương thức chỉhuy điều khiển
giao thông. Sốlượng chủng loại xe cộ, sốlượng bộhành ra vào nút theo các
hướng ởcác giờtrong ngày.
- Các quy hoạch, kếhoạch phát triển GTVT đô thị.
- Các dựbáo đã lập ởcác năm trước (nếu có).
2.3. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG XE CHẠY XUẤT PHÁT TỪLƯỢNG VẬN
CHUYỂN ĐIỀU TRA KINH TẾ
2.3.1. Lưu lượng xe chạy ngày đêm trung bình năm N (xe/ngày đêm)
N = Nhh + Nql + Nc + Nb + Ncd (xe/ngày đêm) (2)
Trong đó :
+ Nhh : lưu lượng xe tải ngày đêm trung bình năm phục vụvận chuyển
khối lượng hàng hoá chính (xác định theo lượng vận chuyển hàng hoá)
+ Nql : lưu lượng xe tải ngày đêm trung bình năm phục vụviệc quản lý
khai thác các cơsởsản xuất và các điểm dân cư
+ Nc : Lưu lượng xe con ngày đêm trung bình năm
+ Nb : Lưu lượng các loại xe Bus ngày đêm trung bình năm
+ Ncd : Lưu lượng các loại ô tô chuyên dùng ngày đêm trung bình năm
(xe cần trục, xe nâng hạ, xe có thiết bịkhoan, xe sửa chữa)
(cách tính các loại lưu lượng xem SGK trang 34-36)
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 7
2.3.2. Lưu lượng xe con tính toán (xcqđ/ngàyđêm)
Đểchọn cấp hạng kỹthật đối với tuyến đường thiết kếhoặc đểtính toán kiểm tra
khảnăng thông hành của đường, trịsốlưu lượng xe tính toán còn phải được quy
đổi ra lượng xe con tính toán
Các hệsốquy đổi nhưTCVN 4054-05
Bảng 2.2. Hệsốquy đổi ai từxe các loại vềxe con
Loại xe
Địa hình
Xe đạp Xe máy Xe con
Xe tải 2
trục và xe
buýt dưới
25 chỗ
Xe tải có 3
trục trởlên
và xe buýt
lớn
Xe kéo
moóc, xe
buýt kéo
moóc
Đồng bằng và đồi 0,2 0,3 1,0 2,0 2,5 4,0
Núi 0,2 0,3 1,0 2,5 3,0 5,0
Ghi chú : - Địa hình có độdốc ngang sườn đồi, núi phổbiến trên 30% xếp vào loại vùng núi,
nhỏhơn và bằng 30% xếp vào địa hình đồi và đồng bằng.
- Đường tách riêng xe thô sơthì không quy đổi xe đạp.
2.4. ĐIỀU TRA GIAO THÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP ĐẾM XE
2.4.1. Tổchức việc thu thập các sốliệu đếm xe đã có
Việc thu thập các sốliệu đã có của các tổchức quản lý khai thác đường vềlưu
lượng và thành phần dòng xe lưu thông trên các tuyến đường đang khai thác đều
rất cần thiết đểgiúp ta đánh giá vềmức độtăng trưởng lượng giao thông hàng năm
và sựphát triển của cơcấu dòng xe trong khu vực lập dựán đường. Sốliệu đếm xe
tốt nhất có được trong 5-10 năm; mỗi tháng đếm 2 ngày (cảnăm 24 ngày) hoặc
mỗi quý đếm 1 tuần.
Chuỗi sốliệu này còn được dùng đểđối chiếu kiểm tra, chính xác hoá các sốliệu
điều tra kinh tế. Chuỗi sốliệu thu thập phải được đối chiếu với kết quảtổchức
đếm xe kiểm tra trong thời gian triển khai công tác KSTK lập dựán.
2.4.2. Tổchức việc đếm xe
Đối với các dựán cải tạo nâng cấp đường cũthì việc tổchức đếm xe (và trong một
sốtrường hợp còn cảviệc tổchức cân trục xe) là bắt buộc.
1) Bốtrí trạm đếm xe; dùng người đếm theo phân loại xe; có thểđược trang bị
theo máy đếm
- Bốtrí vịtrí đếm xe : Tại các đoạn (mặt cắt) có dòng xe thông qua tương đối
ổn định. Tại các nút giao nhau, phải chọn các mặt cắt bốtrí chỗđếm xe ởtất
cảcác nhánh đường ra vào nút
- Lịch đếm xe : Cần được nghiên cứu kỹđểchọn được quãng thời gian (mùa,
ngày, giờ) điển hình và cảkhi nhiều xe nhất. Đôi khi phải tổchức đếm sơbộ
đểquyết định lịch đếm xe. ởnhững tuyến đường quan trọng và các đô thị
lớn nên có các trạm đếm cốđịnh trong suốt một năm (mỗi quý đếm liên tục
một tuần) kết hợp với việc cân xe.
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 8
2) Dùng một xe chuyên dùng chạy trên đường đểđếm xe :
Cho xe chuyên dùng chạy theo một hướng của đoạn đường cần đếm xe. Trong xe
người quan trắc đếm và ghi sốxe đi ngược chiều với xe chuyên dùng, ghi sốxe
cùng chiều bịxe đếm vượt và sốxe cùng chiều vượt xe đếm đồng thời ghi thời
gian hành trình tương ứng. Sau đó lại cho xe đếm chạy ngược lại và ghi đếm như
trên tất cảkhoảng 6-8 lần đi về(cùng trên đoạn đường)
3) Tổchức đếm xe có kết hợp hỏi người lái xe (đếm – hỏi)
Cách này đặc biệt hay dùng khi thực hiện điều tra O-D (điều tra điểm xuất phát -
điểm đến : Origination – Destination)
Theo cách này tại chỗđếm xe phải yêu cầu dừng xe ít phút. Hỏi người lái xe để
nắm được vềhành trình, tính chất vận chuyển (địa phương hay quá cảnh), hướng
vận chuyển, thành phần đoàn xe loại hàng chuyên chở, sốlượng hành khách trên
xe, lợi dụng hành trình và lợi dụng trọng tải, … Các sốliệu này bổsung những
thông tin mà việc đếm xe không xác định được và cũng dùng đểkiểm chứng kết
quảđiều tra kinh tế.
Hình 2.1 – Sơđồmặt bằng bốtrí đếm và phỏng vấn xe
- Trưởng trạm - Công an
- Người đếm xe - Người phỏng vấn
Nơi tổchức đếm - hỏi bốtrí tại các chỗcó thay đổi lượng giao thông trên đường
đang khai thác nhưchỗgiao nhau, lối ra vào thành phốhoặc gần cầu lớn. Chỗđếm
hỏi bốtrí trên đoạn đường thẳng, dốc nhỏ, lềrộng, mặt đường tốt.
Ngoài ra còn dùng các phương pháp phát phiếu kiểm tra cho lái xe, phương pháp
dùng điện thoại và máy đếm, …
2.5. DỰBÁO LƯỢNG GIAO THÔNG
2.5.1. Dựbáo theo quy luật hàm sốmũ
Nt = N1(1+p)
t-1
(6)
Trong đó : Nt– LL xe chạy ngày đêm trung bình năm (xe/nđ) ởnăm t
N1 – LL xe chạy ngày đêm trung bình năm (xe/nđ) ởnăm đầu
t – Thời gian kểtừnăm đầu tiên (năm)
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 9
p – Tỷlệtăng trưởng lưu lượng xe hàng năm
Tỷlệtăng trưởng lưu lượng xe hàng năm p được xác định theo chuỗi sốliệu quan
trắc hoặc dựbáo p theo tương quan giữa nó với các chỉtiêu kinh tếvĩmô nhưGDP
hàng năm.
2.5.2. Dựbáo theo quy luật hàm sốtăng tuyến tính
Nt = N1[1+p(t-1)] (7)
Quy luật này phù hợp với một sựtăng trưởng giao thông không nhiều trong vùng
đang xét và có thểđược dùng đểdựbáo sau một thời kỳđã tăng theo hàm sốmũ
2.5.3. Dựbáo theo quy luật cấp sốtỷlệcó nhịp độtăng trưởng giảm dần
Cách này nhằm khắc phục các hạn chếcủa quy luật hàm sốmũvà thường áp dụng
khi thiết kếcác tuyến đường có hướng hoàn toàn mới, hoặc có chất lượng khai thác
cao hơn hẳn đường hiện có (thường ởnhững vùng mạng lưới đường chưa phát
triển đáng kể)






 
t
i
t iktkNN
1
3
1
210 ..(01.01 (8)
Trong đó : N0 là lưu lượng giao thông ởnăm xuất phát
k1 và k2 là các hệsốrút ra từkết quảxửlý chuỗi sốliệu đếm xe
nhiều năm tuỳtheo trịsốtỷlệtăng trưởng lưu lượng xe ban đầu p0
(giá trịp0 ; k1 và k2 được lấy theo SGT)
2.5.4. Tìm lưu lượng xe giờtính toán
Từtrịsốlưu lượng xe chạy ngày đêm trung bình năm có thểsuy ra trịsốlưu lượng
xe giờtính toán Ng theo công thức :
Ng= (0,1-0,12)Ntbnăm (xe/giờ) (9)
hoặc khi có thống kê lưu lượng giờtrong 1 năm, dùng lưu lượng giờcao điểm thứ
30;
Khi tính toán lưu lượng xe chạy đối với thời kỳlượng vận chuyển lớn nhất thì vẫn
dùng các công thức tính Ntbnăm trên nhưng nhân thêm hệsốxét đến sựvận
chuyển không đều theo mùa trong năm = 12Qth/Qn với Qth lượng vận chuyển
tháng lớn nhất trong năm; Qn lượng vận chuyển trong cảnăm
Khi thiết kếkết cấu áo đường thì xác định hệsốtương ứng với Qth ởthời kỳbất
lợi nhất đối với nền mặt đường.
2.6. ĐIỀU TRA THỜI GIAN VÀ TỐC ĐỘXE CHẠY
Việc điều tra hai yếu tốnày thường gắn liền với nhau và đôi khi gắn liền với cả
việc điều tra lưu lượng xe.
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 10
Tốc độchạy xe thường được điều tra gồm có :
- Tốc độtại chỗ
- Tốc độhành trình không kểđến các trởngại phải dừng xe
- Tốc độhành trình có xét đến các trởngại phải dừng xe
2.6.1. Tốc độtại chỗhay tốc độđiểm
Đó là tốc độchạy xe đo được tức thời trên một đoạn đường ngắn s=15-20m tương
ứng với khoảng thời gian xe chạy qua không dưới 1,5-2,0s (với thời gian ngắn quá
sẽkhông kịp đọc số, không kịp đo tốc độ).
Điều tra tốc độđiểm nhằm các mục đích sau :
- Phục vụviệc thiết kếkhống chếgiao thông
- Phân tích tai nạn giao thông và đềxuất các giải pháp đảm bảo an toàn giao
thông (hạn chếtốc độ, bốtrí biển báo hiệu, …)
- Nghiên cứu quy luật phân bốtốc độvà xu thếphát triển tốc độcủa dòng xe
tại các vịtrí trên đường
Các phương pháp đo tốc độđiểm :
- Dùng đồng hồbấm giây đểđo thời gian t mỗi xe chạy qua đoạn đường trên
- Dùng các đầu đo kiểu cảm ứng điện, kiểu vòng điện từ, … chôn dưới đất
(giống nhưthiết bịđếm xe) nhưng chôn cách nhau 5m theo chiều xe chạy để
phát 2 tín hiệu cho mỗi lần xe chạy qua và tựđộng ghi được thời gian giữ2
lần phát tín hiệu đó.
- Dùng rada đo tốc độ(súng bắn tốc độCSGT) đặt trên xe chuyên dùng hoặc
đặt cạnh đường đểđo tốc đọtức thời của xe chạy. Tuy vậy, dùng rada chỉđo
được tốc độkhi đường vắng xe và không đo chính xác được tốc độxe chạy
chậm
Sốlượng các mẫu đo được xác định theo lý thuyết xác suất đểđảm bảo tin cậy.
(sốlượng mẫu đo và cách tính xem SGT)
2.6.2. Tốc độhành trình
Tốc độhành trình là thương sốcủa chiều dài chạy xe và thời gian hành trình. Thời
gian hành trình có thểbao gồm hoặc không bao gồm thời gian dừng xe do các trở
ngại dọc đường. Nhưvậy, điều tra tốc độhành trình trên một tuyến đường từA
đến B đã biết chiều dài, thực chất là điều tra thời gian chạy xe và thời gian dừng xe
khi đi từA đến B.
Mục đích của điều tra tốc độhành trình :
- Đánh giá hiện trạng giao thông, mức độphục vụ, mức độđáp ứng yêu cầu
đường hiện có, xem xét sựcần thiết phải đầu tưnâng cấp cải tạo
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 II - 11
- Làm căn cứphân bổgiao thông trong khi xem xét quy hoạch lưới đường và
làm căn cứtính chi phí vận doanh trên mạng lưới đường
- Phục vụdựán tổchức giao thông (phối hợp đèn điều khiển giao thông)
- Đánh giá, so sánh hiệu quảdựán (so sánh tốc độtrước và sau khi thực hiện
dựán)
- Phân tích quan hệgiữlưu lượng, tốc độ, mật độdòng xe
Các phương pháp điều tra tốc độhành trình :
1) Theo dõi biển sốxe
Trên đoạn đường A-B đã biết chiều dài L (km) bốtrí các tổquan trắc tại A và B để
ghi biển sốxe, loại xe và thời điểm xe đó đi qua A và B rồi từđó tính ra thời gian
mỗi loại xe đi từA đến B
Phương pháp này chỉnên dùng với các hành trình dưới 2 giờvà chỉcó thểxác định
được tốc độhành trình có xét đến thời gian dừng xe; đối với các đoạn đường có
nhiều nút giao nhau thì ít thích hợp
2) Dùng xe chuyên dùng chạy bám đuôi dòng xe trên đoạn đường quan trắc
Người quan trắc đi trên xe cầm sẵn sơđồchi tiết của đoạn đường (ghi rõ khoảng
cách giữa các nút giao; đặc trưng và chiều dài các đoạn có bềrộng hoặc kết cấu
mặt đường thay đổi…) dùng đồng hồbấm giây ghi rõ thời gian đến các điểm trên
sơđồ, thời gian dừng xe và lý do dừng xe.
Phương pháp này thích hợp với các đoạn đường đông xe, có nhiều nút giao ởđô
thị. Thường chạy xe từ6-8 lần đểlấy trịsốtrung bình.
Hiện nay đã có các thiết bịđo tốc độtựđộng ghi cựly chạy xe, thời gian chạy xe,
thời gian dừng xe và tựđộng tính ra tốc độhành trình.
3) Phương pháp đếm xe ngược chiều
Phương pháp này đã trình bày ởtrên
Tốc độhành trình có thểđược xửlý theo từng đoạn đường và cảtheo từng thời
đoạn khác nhau trong ngày
------o0o-------
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 1
CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC KHẢO SÁT THIẾT KẾ
PHỤC VỤCHO VIỆC LẬP DỰÁN ĐẦU TƯCÔNG TRÌNH ĐƯỜNG Ô TÔ
3.1 CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỂLẬP DỰÁN ĐẦU TƯ
3.1.1 Công tác khảo sát tuyến .
- Nhiệm vụcủa khảo sát bước này là thu thập các tài liệu cần thiết cho việc lập dự
án đầu tưcông trình đường ô tô
Kết quảkhảo sát phải đềxuất được các hướng tuyến và những giải pháp thiết kế
cho phương án tốt nhất (gọi là phương án chọn) và đềxuất giải pháp thi công ,
đồng thời phải sơbộthoảthuận với chính quyền địa phương và với các cơquan
liên quan vềhướng tuyến và các giải pháp thiết kếchủyếu .
- Những công tác khảo sát ởhiện trường của bước DÙ áN đầU Tưbao gồm :
Công tác chuẩn bịtrong phòng .
Công tác thịsát và đo đạc ởhiện trường .
3.1.1.1 Chuẩn bịtrong phòng .
- Những tài liệu cần sưu tầm :
+ Tài liệu điều tra kinh tếvà các tài liệu khảo sát có liên quan đến thiết kế
(nếu có) .
+ Các tài liệu quy hoạch tuyến .
+ Các điểm khống chếbắt buộc tuyến phải qua hoặc phải tránh (đô thị, công
trình đặc biệt lớn ...) .
+ Tài liệu khí tượng thủy văn , thổnhưỡng , địa chất , thủy văn địa chất .
+ Các bản đồvùng đặt tuyến (tỷlệtừnhỏđến lớn) .
- Nghiên cứu trên bản đồtỷlệnhỏ(1/25.000 ~ 1/50.000)
+ Vạch hướng tuyến tổng quát .
+ Chú ý tới các điểm khống chế.
+ Bổsung vào hướng tuyến chung các đường nhánh dẫn đến các khu dân cư
lớn, nhà ga , bến cảng , sân bay .
+ Sơbộchọn vịtrí vượt sông lớn , nơi giao cắt với đường sắt , đường trục
lớn.
- Nghiên cứu trên bản đồtỷlệlớn :
+ Chọn tương đối chính xác vịtrí cầu lớn đểsau này xác định trên thực địa .
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 2
+ Xác định những đoạn cần triển tuyến nhưqua đèo, những đoạn dốc lớn
v.v..
+ Dựkiến những đoạn đường cũcần cải tạo vềbình đồvà trắc dọc .
+ Chỉnh sửa lại vịtrí giao cắt với các đường ngang .
+ Đánh sốKM trên từng phương án .
+ Nhận xét các phương án  loại bỏbớt một sốphương án , chỉgiữnhững
phương án có khảnăng xét chọn .
3.1.1.2 Công tác thịsát và đo đạc ngoài thực địa .
1) Thịsát :
- Nhiệm vụcủa thịsát là đối chiếu bản đồvới thực địa, xác định lại các phương án
tuyến đã được nghiên cứu trên bản đồlà có đi được hay không, bổsung thêm các
phương án cục bộphát hiện trong quá trình đi thực địa, sơbộlựa chọn phương án
hợp lý, phát hiện các công trình có liên quan, thu thập ý kiến của địa phương góp
phần lựa chọn phương án tuyến tốt.
- Thịsát được tiến hành trên tất cảcác phương án tuyến được đềxuất. Khi thịsát
phải:
+ Tìm hiểu tình hình dân cưhai bên tuyến (các khu dân cư, đô thịlớn, các khu
công nghiệp), các quy hoạch xây dựng của địa phương vv...
+ Tìm hiểu nguyên vật liệu tại chỗ, các cơsởsản xuất nguyên vật liệu địa phương,
tình hình vận chuyển đến tuyến bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.
+ Lập các văn bản cần thiết với các cơquan có công trình liên quan đến tuyến, ý
kiến của địa phương vềhướng tuyến và các yêu cầu vềtuyến.
2) Đo đạc ngoài thực địa :
- Nhiệm vụđo đạc ngoài thực địa là lập bình đồđịa hình khu vực dựđịnh đặt tuyến
và thu thập các tài liệu đểso sánh chọn phương án tuyến. Bình đồđịa hình được
lập dựa theo đường sườn tim tuyến của phương án đã chọn vạch trên bản đồ.
Tỷlệbình đồquy định nhưsau :
- địa hình núi khó vẽtheo tỷlệ1 : 2000;
- địa hình núi bình thường và đồi bát úp vẽtheo tỷlệ1 : 5000;
- địa hình đồng bằng và đồi thoải vẽtheo tỷlệ1 : 10000.
- Đểlập bình đồcao độcủa tuyến cần tiến hành các công việc sau: Định đỉnh, đo
góc, rải cọc chi tiết, đo dài, đo cao, đo cắt ngang, chôn các cọc đỉnh và cọc dấu
đỉnh vĩnh cửu.
Đối với đường các cấp kỹthuật ≤IV, công việc đo đạc được thực hiện nhưsau:
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 3
- Đo góc: các góc đỉnh đo bằng máy kinh vĩTHEO 020 (hoặc máy có độchính xác
tương đương), mỗi góc đo một lần đo (thuận và đảo kính) sai sốgiữa 2 nửa lần đo
không quá 1'. Chú ý sơhoạhướng đo đểtránh nhầm lẫn.
- Đo dài : Chỉcần đo 1 lần bằng thước thép , hoặc thước vải .
- Đo cao bằng máy thuỷbình Ni 025 (hoặc máy có độchính xác tương đương) theo
quy định:
+ Đo cao tổng quát phải đo 2 lần, một lần đi, một lần vềriêng biệt đểxác
định cao độmốc, sai sốkhông được vượt quá sai sốcho phép: fh = 30 L
fh = sai sốgiữa 2 lượt đo tính bằng mm.
L = khoảng cách giữa 2 mốc tính bằng km.
Cao độmốc lấy theo hệcao độquốc gia, cứ40 - 50 km phải khớp nối vào
một điểm độcao nhà nước từhạng III trởlên.
+ Đo cao các cọc chi tiết chỉcần đo một lượt và khép vào mốc với sai số
không vượt quá sai sốcho phép quy định nhưsau: fh = 50 L
Mốc độcao của bước DAĐT được bảo vệvà lưu giữcho các bước khảo sát
tiếp theo sửdụng, khoảng cách giữa 2 mốc có thểtừ2km đến 4km đểbước
tiếp theo khi cần đặt mốc bổsung được thuận lợị.
Các tuyến dài từ50 km trởlên cần xây dựng lưới khống chếmặt bằng (toạ
độ) hạng IV với khoảng cách các mốc toạđộtối đa là 6km , tối thiểu là 2km.
- Đo trắc ngang : Có thểdùng thước chữA , máy kinh vĩ, hoặc Cờlidimét đểđo .
Phải đo trắc ngang mỗi bên rộng từ30 m ~ 50 m , ngoài khoảng đó có thểphác họa
thêm địa hình nhưđồi , núi , sông , vách đá , v.v...
Đối với đường làm mới có cấp kỹthuật ≥IV cũng nhưcác cấp của đường cao
tốc theo TCVN 5729-1997. Đối với đường hiện hữu do Cấp quyết định đầu tư
quyết định có hoặc không khảo sát theo toạđộ.
Đường các cấp này chủyếu là các trục lộquan trọng của quốc gia, công trình
đường có liên quan đến quy hoạch xây dựng cũng nhưcác công trình dân dụng
hiện hữu của nhiều ngành khác nhưthuỷđiện, thuỷlợi v.v... do vậy bình đồcao độ
tuyến đường phải gắn vào hệtoạđộX,Y, và độcao quốc gia.
Đểđạt được yêu cầu này cần xây dựng hệthống lưới khống chếmặt bằng trên toàn
tuyến gồm:
- Lưới khống chếmặt bằng hạng IV.
- Lưới đường chuyền cấp 2.
- Lưới độcao hạng IV.
- Lưới độcao cấp kỹthuật.
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 4
Yêu cầu đo đạc và sai sốcho phép của các công tác này theo quy định của quy
trình , quy phạm chuyên ngành của Cục đo đạc bản đồnhà nước .
3) Khảo sát công trình :
Nhiệm vụcủa khảo sát công trình là chọn các giải pháp thiết kếcho công trình trên
tuyến đã chọn , điều tra các công trình khác (dân dụng , quân sự,..) có liên quan và
thu thập các sốliệu cho thiết kếlập DAĐT .
- Những việc cần làm :
Thu thập những sốliệu cần thiết cho việc lựa chọn loại công trình và lập hồsơ
công trình (cầu, cống đặc biệt, tường chắn, hầm ) .
Sơbộxác định sốlượng, vịtrí cầu nhỏ, cống và xác định khẩu độcủa chúng .
- Điều tra các công trình có liên quan :
Thống kê các công trình nổi trong phạm vi từtim tuyến ra mỗi bên từ10 m đến 50
m (tùy theo cấp đường thiết kế) .
Thống kê các công trình ngầm trong phạm vi mặt bằng quy định .
Thống kê, thểhiện các công trình dân dụng lớn nhưtrường học , bệnh viện , nhà
bưu điện , nhà ga, ...
- Thu thập các tài liệu khác : Khảnăng cung cấp VLXD; Các sốliệu phục vụcho
việc lập tổng mức đầu tư; Các sốliệu phục vụcho lập thiết kếtổchức thi công ;
Các ý kiến của chính quyền địa phương và các ngành có liên quan vềhướng tuyến,
vềcác đoạn qua vùng dân cư....
4) Tài liệu phải cung cấp :
Kết thúc công tác , đơn vịkhảo sát phải cung cấp các tài liệu sau đây :
- Thuyết minh khảo sát tổng hợp vềtừng phương án với các nội dung về: tuyến
(bình diện, dốc dọc, dốc ngang...), địa chất công trình, địa chất-thuỷvăn, thuỷvăn
công trình và thuỷvăn dọc tuyến, khảnăng cung cấp nguyên vật liệu, điều kiện
xây dựng, ưu nhược điểm trong phục vụ, khai thác...
- Các tài liệu vềkhảo sát đo đạc tuyến, công trình theo các phương án tuyến.
- Biên bản nghiệm thu tài liệu.
- Các biên bản làm việc với địa phương và cơquan hữu quan.
- Bình đồcao độcác phương án tuyến tỷlệ1:2.000-1:10.000 .
- Trắc dọc các phương án tuyến tỷlệ1:2.000-1:10.000 (phù hợp với bình đồ).
- Hình cắt ngang các phương án tuyến tỷlệ1:200 đến 1:500 (địa hình đồng bằng tỷ
lệđến 1 : 500 ; các địa hình khác tỷlệ1 : 200 ) .
- Bảng thống kê toạđộcác điểm khảo sát nếu thực hiện khảo sát theo toạđộ
- Bảng thống kê khối lượng giải phóng mặt bằng.
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 5
3.1.2 Công tác khảo sát thủy văn .
3.1.2.1. Yêu cầu khảo sát thủy văn dọc tuyến :
- Nội dung điều tra thuỷvăn ởcác đoạn tuyến có yêu cầu khống chếcao độnền
đường đểđảm bảo nền đường không bịngập và chếđộthuỷnhiệt :
+ Điều tra mực nước cao nhất, năm xuất hiện, sốngày xuất hiện và nguyên
nhân (do lũlớn, do chếđộvận hành của đập hay là do thuỷtriều v.v..).
+ Điều tra mực nước bình thường và sốngày xuất hiện nước đọng thường
xuyên.
- Công tác tổchức điều tra mực nước quy định nhưsau:
+ Sốđiểm cần tổchức điều tra: Nếu chiều dài đoạn tuyến cần điều tra nhỏhơn
1 km thì bốtrí 2 cụm điều tra mực nước; nếu chiều dài đoạn tuyến cần điều tra
lớn hơn 1 km thì cứcách khoảng 1km có một cụm điều tra mực nước.
+ Mực nước phải được điều tra qua nhiều nguồn và nhiều người khác nhau để
so sánh kết quả. Cao độmực nước điều tra phải được đo bằng máy kinh vĩhay
máy thuỷbình và thống nhất cùng một mốc cao đạc sửdụng cho tuyến đường
thiết kế.
- Trên bản đồthiết kếcác phương án tuyến vẽđường ranh giới các lưu vực tụ
nước, ranh giới các vùng bịngập, vùng có chếđộthuỷvăn đặc biệt, ký hiệu
diện tích lưu vực.
- Hồsơkhảo sát thuỷvăn dọc tuyến :
+ Thuyết minh chung vềtình hình thuỷvăn. Cung cấp các sốliệu khống chếvề
thuỷvăn đối với cao độthiết kếnền đường nhưmực nước cao nhất, mực nước
đọng thường xuyên, thời gian ngập .vv...
+ Bản đồcác phương án tuyến có vẽđường ranh giới lưu vực tụnước, ranh giới
các vùng bịngập và có đánh dấu các cụm nước điều tra mực nước.
+ Trên trắc dọc tuyến, vẽđường mực nước điều tra và đánh dấu vịtrí các cụm
nước điều tra.
+ Các tài liệu, sốliệu thu thập qua sách vở, các tài liệu lưu trữ, các tài liệu do cơ
quan địa phương và cơquan hữu quan cung cấp; các văn bản làm việc với cơ
quan hữu quan.
+ Các biên bản điều tra mực nước qua nhân dân.
+ Các sổđo đạc.
3.1.2.2. Yêu cầu khảo sát thủy văn đối với công trình thoát nước nhỏ:
- Theo các phương án tuyến chọn , kiểm tra lại và bổsung những vịtrí sẽbốtrí
các công trình thoát nước cống , cầu nhỏ.
- Xác định trên bản đồcác đặc trưng thủy văn và địa hình của suối chính , suối
nhánh , sườn dốc lưu vực ( nhưbước TKT ) .
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 6
- Đối chiếu các đặc trưng trên giữa bản đồvới thực tếđểhiệu chỉnh, bổsung.
- Đối với mỗi lưu vực , tính toán lưu lượng thiết kếcông trình thoát nước nhỏcần
tiến hành khảo sát thực địa các đặc trưng địa mạo của lòng suối và bềmặt sườn
dốc :
Đối với suối chính : cần thuyết minh :
Chiều rộng sông , suối vềmùa lũvà mùa cạn tại vịtrí công trình thoát nước .
Sông suối đồng bằng hay vùng núi .
Sông , suối có bãi hay không có bãi , lòng sông , suối sạch hay có nhiều cỏ
mọc, hay có nhiều đá cản dòng chảy .
Đường kính hạt kết cấu lòng và bãi sông , suối (nếu có) .
Vềmùa lũnước trong hay có cuốn theo bùn cát , cuội sỏi , mức độbùn cát trôi
nhiều hay ít .
Chếđộchảy thuận lợi , êm hay không êm .
Sông , suối có nước chảy thường xuyên hay có tính chu kỳchỉcó nước chảy về
mùa lũ.
Bềmặt sườn dốc : cần thuyết minh :
Tình hình cây cỏphủbềmặt lưu vực : thưa, trung bình hay rậm rạp, loại cây cỏ.
Đặc điểm bềmặt : có bịcày xới hay không , bằng phẳng hay lồi lõm, cấu tạo bề
mặt là loại vật liệu gì (đất tựnhiên , bê tông , lát đá).
Tỷlệdiện tích nhà cửa chiếm trên lưu vực .
Diện tích hồao , đầm lầy trong lưu vực .
- Điều tra mực nước :
Mực nước lũcao nhất, nhì, ba và các năm xuất hiện .
Mực nước lũtrung bình .
Mực nước vềmùa cạn .
Điều tra chếđộlũ( thời gian lũvề, lũrút , vật trôi , tốc độnước chảy , diến
biến xói bồi lòng suối , bờsuối ởkhu vực công trình ) .
- Đo vẽtrắc ngang của suối tại công trình và trắc ngang đường tại vịtrí cống:
Trắc ngang suối : Tỷlệ1/100 ~ 1/200 có ghi cao độmực nước điều tra.
Trắc ngang đường ( trắc dọc lòng suối ) : dùng máy cao đạc đo vềphía thượng
lưu bằng 3 lần bềrộng suối vềmùa lũvà vềhạlưu 2 lần bềrộng suối nhưng
không lớn hơn 50 m vềmỗi phía .
- Hồsơkhảo sát thủy văn công trình thoát nước nhỏ:
Đối với mỗi phương án tuyến lập báo cáo thuyết minh vềtình hình khảo sát, đo
đạc , điều tra thủy văn và địa hình công trình thoát nước .
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 7
Các văn bản làm việc với địa phương và các cơquan hữu quan , các tài liệu đã
thu thập được .
Các tài liệu đã đo đạc , khảo sát bổsung tại thực địa .
Bản đồkhoanh lưu vực tụnước vềcác công trình thoát nước có chỉrõ vịtrí
công trình .
Biên bản điều tra mực nước .
Các bản tổng hợp vềđiều tra mực nước dọc tuyến và tại công trình thoát nước,
đặc trưng địa mạo , địa hình của lòng suối và của lưu vực .
3.1.3 Khảo sát địa chất công trình .
Cần phải thực hiện cho tất cảcác phương án tuyến .
3.1.3.1. Khảo sát địa chất công trình (ĐCCT) cho nền đường :
1) Loại nền đường thông thường :
- Việc điều tra đo vẽđược tiến hành trên dải băng rộng vềmỗi bên 25 ~ 50 m trên
bản đồđịa hình tỷlệ1/2000 ~ 1/10.000 .
- Công tác thăm dò tiến hành nhưsau :
Đối với nền đắp : cứ1 Km bốtrí tối thiểu 1 lỗkhoan sâu từ5 ~ 7m . Trong trường
hợp phức tạp thì cựly có thểgiảm đi .
Đối với nền đào : ởnhững khu vực ĐCCT đơn giản thì cứcách 2 Km bốtrí 1 lỗ
khoan sâu trung bình 5 m (chiều sâu này có thểthay đổi tùy thuộc chiều dày tầng
phủ) . Trong trường hợp phức tạp thì cựly có thểgiảm đi .
2) Loại nền đường đặc biệt : (nền đường có đất yếu )
- Tiến hành khoanh vùng và bốtrí lỗkhoan trên tim tuyến với khoảng cách 250 ~
500 m - Không khoan trên mặt cắt ngang .
- Khi khảo sát nền đường gặp phải hiện tượng địa chất động lực thì cần bổsung
một khối lượng lỗkhoan thích hợp sao cho có đủtài liệu đểđánh giá ảnh hưởng
xấu của chúng tới sựổn định của tuyến .
3.1.3.2. Khảo sát ĐCCT cho cống :
Trong giai đoạn này không tiến hành khảo sát ĐCCT cho cống . Cần tận dụng các
tài liệu khảo sát ĐCCT nền đường áp dụng cho cống .
3.1.3.3. Khảo sát ĐCCT cho cầu nhỏ:
Đối với mỗi cầu nhỏ, cần bốtrí 2 lỗkhoan tại hai vịtrí mốcầu . Độsâu lỗkhoan
từ15 ~ 30 m tùy thuộc mức độphức tạp của địa tầng .
3.1.3.4. Khảo sát ĐCCT cho cầu trung và cầu lớn :
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 8
- Đối với mỗi một cầu trung , cần bốtrí 2-3 lỗkhoan ( kết hợp với SPT ). Vịtrí của
các lỗkhoan này phải chia đều trên mặt cắt ngang sông . Trường hợp ĐCCT hai
bên bờkhác nhau nhiều thì có thểbốtrí lỗkhoan lệch đi (do chủnhiệm đồán
quyết định ) . Độsâu lỗkhoan từ20 ~ 40 m và phải tới tầng chịu lực hoặc khoan
vào tầng đá cơbản từ3 ~ 5 m .
- Đối với mỗi cầu lớn , cần bốtrí 3 lỗkhoan ( kết hợp với SPT ) trên mặt cắt ngang
sông tại phương án kiến nghị. Vịtrí lỗkhoan quy định giống cầu trung. Độsâu lỗ
khoan cho công trình cầu lớn từ30 ~ 50 m , cho tới 90 m tùy thuộc vào điều kiện
ĐCCT khu vực . Quy định kết thúc lỗkhoan cũng giống cầu trung .
3.1.3.5. Khảo sát ĐCCT các mỏvật liệu xây dựng (VLXD)
Các mỏVLXD gồm: mỏđá, mỏcát sỏi, mỏđất đắp được sửdụng cho tất cảcác
đối tượng xây dựng. Các mỏcó thểchia thành mỏđang khai thác và mỏchưa khai
thác.
- Đối với mỏVLXD đã khai thác thì cần xác đinh vịtrí, cựly của mỏso với tuyến,
quy mô khai thác, điều kiện trang thiết bị, khảnăng cung cấp, giá thành, chất
lượng, trữlượng. Toàn bộcác sốliệu nói trên cần thểhiện trong các văn bản hợp
thức.
- Đối với các mỏVLXD chưa khai thác thì cần sơhoạvịtrí mỏVLXD (hoặc lập
bình đồvịtrí mỏ), xác định cựly vận chuyển, trữlượng, chất lượng căn cứvào kết
quảthí nghiệm mẫu. Tại mỗi vịtrí mỏlấy 1 mẫu thí nghiệm.
3.1.3.6. Lấy mẫu và thí nghiệm đất đá
Lấy mẫu và thí nghiệm theo đúng các quy định hiện hành.
Hồsơkhảo sát gồm: hình trụlỗkhoan, các mặt cắt ĐCCT ngang và dọc, các tài
liệu thống kê chỉtiêu cơ-lý theo lớp, thuyết minh ĐCCT theo Km và thuyết minh
tổng hợp.
3.1.4 Điều tra kinh tế– xã hội
3.1.4.1. Mục đích của điều tra kinh tế
Nhằm thu thập các tài liệu liên quan làm cơsởcho việc:
- Dựbáo nhu cầu vận tải của cảtuyến đường và trên từng đoạn nghiên cứu;
- Đánh giá tính khảthi của dựán;
- Chọn cấp đường và các tiêu chuẩn kỹthuật chủyếu của tuyến đường
- Luận chứng vềtrình tựxây dựng hoặc phân kỳđầu tưphù hợp với nhu cầu vận
tải;
- Đánh giá hiệu quảkinh tếvà hiệu quảtài chính của dựán;
3.1.4.2. Nội dung công tác điều tra kinh tế
- Điều tra hiện trạng KT-XH và hiện trạng vận tải :
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 9
- Điều tra, thu thập các chỉtiêu dân sinh, kinh tếvĩmô của cảnước, các tiểu vùng,
các tỉnh :
- Điều tra các hoạt động của các ngành kinh tếchủyếu :
- Điều tra và đánh giá tình hình các hoạt động vận tải trong vùng hấp dẫn của dự
án:
- Điều tra những cản trởchính ảnh hưởng đến năng lực vận tải đường bộtrong
vùng nghiên cứu (thiếu đường, hướng đường hiện hữu không hợp lý, chất luợng
đuờng kém...).
- Điều tra, thu thập tài liệu, sốliệu vềđịnh hướng phát triển KT-XH theo các giai
đoạn 10 năm, 20 năm tương lai (năm gốc là năm dựkiến đưa đường vào khai
thác).
- Điều tra và thu thập các loại chi phí đểtính lợi ích của dựán :
- Điều tra giá cước vận tải hành khách và hàng hoá của các loại hình vận tải trong
vùng nghiên cứu của dựán; riêng các giá cước vận tải đường sông, đường biển,
đường hàng không chỉđiều tra khi các loại hình vận tải này có liên quan đến dựán.
- Đối với các dựán cải tạo, nâng cấp đường hiện hữu cần khảo sát đểcó các sốliệu
sau :
3.1.4.3. Các tài liệu cần cung cấp :
- Bản thuyết minh tổng quát vềtình hình thực hiện nhiệm vụđiều tra kinh tế.
- Các tài liệu, sốliệu, vềhiện trạng KT-XH và hiện trạng vận tải.
- Các sốliệu vềchỉtiêu kinh tếvĩmô và các hoạt động của các ngành kinh tếchủ
yếu.
- Các hoạt động vận tải trên tuyến (sắt, thuỷ, bộ, hàng không).
- Các quy hoạch, định hướng phát triển KT-XH của các năm tương lai.
- Các sốliệu vềlưu lượng xe, các sốliệu vềtai nạn giao thông.
- Giá cước vận tải.
- Các chi phí vận hành xe, chi phí thời gian hành khách và xe.
- Dựbáo lượng xe ởnăm tính toán.
3.1.5. Khảo sát môi trường
Mục đích của công tác khảo sát môi trường bước DÙ áN đầU Tưlà phân tích, đánh
giá hiện trạng, tài nguyên môi trường của khu vực có tuyến đi qua, từđó rút ra
được các đặc trưng của hiện trạng môi trường, đồng thời cũng xác định rõ các vịtrí
nhạy cảm môi trường trên toàn dựán.
3.1.5.1. Công tác thu thập sốliệu
- Thu thập các quy hoạch phát triển KT-XH của các tỉnh có liên quan đến dựán
(nếu đã có các sốliệu này ởbước NCTKT thì chuẩn xác lại các kết quảđã thu thập
được ).
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 10
- Thu thập các bản đồ, tài liệu, và các đồán thiết kếcủa dựán.
- Thu thập tài liệu các ngành (điện lực, thuỷlợi, bảo tàng, bảo tồn, địa chất, khí
tượng, thuỷvăn...) liên quan đến dựán.
- Thu thập các thông tin vềmôi trường ởcác SởKHCN và MT của các tỉnh liên
quan đến dựán.
3.1.5.2. Công tác điều tra hiện trường
- Đặc điểm điều kiện tựnhiên vùng có dựán gồm :
- Hiện trạng giao thông các tuyến đường dọc theo dựán.
- Các khu di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các khu rừng quốc gia.
- Thực trạng hệđộng, thực vật (cảtrên cạn và dưới nước)
- Hiện trạng thành phần dân cưvà các hoạt động kinh tếcủa dân cư.
3.1.5.3. Công tác khảo sát đo đạc hiện trường
- Vịtrí đo đạc: Đểcó sốliệu vềhiện trạng môi trường cho dựán cần thịsát dọc
tuyến đểbốtrí các điểm khảo sát môi trường với khoảng cách 30-40 km một vịtrí.
- Tại mỗi vịtrí khảo sát cần đo đạc đểcó các tham sốvềchất lượng môi trường khi
chưa thực hiện dựán.
+ Chất lượng môi trường không khí với các chỉtiêu cần đo đạc:
+ Mức độồn hiện trạng:
+ Tác động của độrung:
+ Chất luợng nước: nước mặt và nước ngầm
+ Điều kiện khí hậu:
3.1.5.4. Hồsơkhảo sát môi trường phải nộp gồm có :
- Các tài liệu cần thu thập được ởtrên
- Các tài liệu khảo sát, kết quảđo đạc, thí nghiệm của hiện trạng chất lượng môi
trường vềkhông khí, độồn, độrung, chất luợng nước, và điều kiện khí hậu.
- Báo cáo tổng hợp vềkết quảthu thập, điều tra, đo đạc, và có kết luận vềhiện
trạng môi trường vùng có dựán.
3.2 CÔNG TÁC THIẾT KẾLẬP DỰÁN ĐẦU TƯCÔNG TRÌNH ĐƯỜNG
Ô TÔ
3.2.1 Nghiên cứu đềxuất các phương án tuyến, công tác thăm dò định tuyến
3.2.1.1 Cấp hạng và những tiêu chuẩn kỹthuật chủyếu đối với đường thiết kế
Xác định được cấp hạng và những tiêu chuẩn kỹthuật chủyếuđối với tuyến thiết
kếgồm: tốc độthiết kế, bềrộng nền mặt đường, độdốc dọc lớn nhất, bán kính
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 11
đường vòng tối thiểu,loại mặt đường, tải trọng tính toán với các mặt đường và
công trình các loại, tĩnh không và khổcác công trình.
Xác định cấp hạng đường và tiêu chuẩn kỹthuật chính nói trên phải dựa vào những
điều kiện địa hình vùng tuyến đi qua hoặc kết quảđiều tra kinh tế(lưu lượng xe
tính toán) cũng nhưchức năng của tuyến đường thiết kế.
Thời kỳtính toán khi chọn cấp hạng đường được lấy là 20 năm đối với đường thiết
kếlàm mới là 15 năm đối với đường thiết kếnâng cấp cải tạo.
Lưu lượng xe khi tính toán đối với kết cấu mặt đường : với mặt đường cấp cao thời
kỳnày là 15 năm; với mặt đường cấp cao thứyếu: 8~ 10 năm; với mặt đường cấp
quá độ: 3~ 5 năm.
Một vấn đềcần đềcập tới trong khi chọn cấp hạng và tiêu chuẩn thiết kếlà phân
tích vềkhảnăng phân kỳđầu tưđối với từng hạng mục công trình của đường:
- Vềnền đường và tuyến, nếu khối lượng quá lớn thì mới nên xét đến phân
kỳđầu tư.
- Vềcông trình cầu cống nên thiết kếphần móng, mốtrụtheo yêu cầu tương
lai và chỉnên xét đến phân kỳđầu tưphần trên mặt cầu.
- Vềmặt đường là loại công trình nên xét đến phân kỳđầu tưtrong đa số
các trường hợp, kểcảchiều rộng phần xe chạy cũng nhưcác tầng lớp kết
cấu sao cho luôn phù hợp với nhịp độtăng trưởng lưu lượng xe chạy hàng
năm.
- Đối với các điểm giao nhau với các tuyến đường khác cũng có thểxét đến
việc phân kỳđầu tưkhi chọn các hình thức giao nhau( cùng mức, khác
mức).
3.2.1.2. Nghiên cứu đềxuất phương án tuyến giữa các điểm khống chế
1) Trường hợp đã sẵn có bản đồđịa hình khu vực KSTK
Trường hợp có sẵn bản đồđịa hình khu vực khảo sát thiết kế(ởnước ta thường
loại bản đồđịa hình này có tỷlệ1:25000 và 1: 50000) thì công việc này tiến hành
nhưsau:
- Nghiên cứu kỹđịa hình giữa các điểm khống chếtuỳtheo loại địa hình mà vận
dụng các lối đi tuyến khác đểđềxuất các phương án tuyến (ví dụnhưhình 1).
- Trên mỗi phương án tuyến cần xác định các điểm tựa”là các điểm tuyến nên đi
qua đểtránh các chướng ngại vềđịa hình, địa vật, hoặc là các điểm phân chia các
đoạn tuyến có lối đi tuyến khác nhau (tính chất, đặc điểm của tuyến) nhưđiểm nối
tiếp giữa đoạn tuyến theo sườn lên xuống đèo và đoạn tuyến đi men suối trong
thung lũng v.v...
- Vạch tuyến trên bình đồqua các điểm tựa. Đểtuyến bảo đảm độdốc dọc cho
phép, cần tính toán chênh lệch cao độgiữa các điểm tựa và chiều dài cần triển
tuyến, sau đó dùng phương pháp bước compa” đểđi đường dốc đều làm đường
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 12
hướng dẫn tuyến. Đối với đường qua địa hình bằng phẳng hoặc đồi thấp có thể
dùng đường chim bay làm đường dẫn hướng. Ngoài ra, khi vạch tuyến trên bình đồ
cần tôn trọng các tiêu chuẩn hình học của tuyến, cũng nhưcác quy định vềvịtrí
tương hỗgiữa tuyến đường và các điểm dân cư, tuyến đường và các công trình
khác (đường dây, đường ống, công trình thuỷlợi ...), tuyến đường với diện tích
công tác,tuyến đường với các tuyến giao thông khác.
Trong khi vạch tuyến cần kết hợp với các tài liệu thu thập được vềđịa chất, thuỷ
văn, địa mạo,vật liệu xây dựng..., đểcho mỗi phương án tuyến có càng nhiều khả
năng hiện thực và hợp lý vềkinh tế- kỹthuật. Đồng thời cũng nắm vững nguyên
tắc chọn tuyến qua các vùng địa hình khác nhau.
R
D
Hình 3.1. Vạch tuyến theo bước compa
2) Trường hợp không có bản đồđịa hình khu vực khảo sát thiết kế
Trong trường hợp này đềxuất phương án tuyến phải tiến hành trên thực địa, dựa
vào các tổchức và nhân dân địa phương đểtìm đường đi giữa các điểm khống chế.
Thường nhờdân dẫn đi theo các đường mòn,vừa đi vừa quan sát địa hình và các
điều kiện thiên nhiên khác đểđánh giá khảnăng đặt tuyến trong phạm vi xung
quanh.
3.2.1.3. Sơbộđịnh tuyến đường trên thực địa theo từng phương án (công tác
thăm dò định tuyến)
Đểxác định được tuyến trên thực địa phải dựa vào các phương án tuyến đã vạch
trên bản đồđểtiến hành thăm dò phạm vi dựđịnh đặt tuyến trên thực địa (gọi là
bước công tác thăm dò), sau đó dựa trên tài liệu thăm dò mà xác định tuyến( gọi là
công tác định tuyến). Trong khi khảo sát thường kết hợp hai công tác này, nghĩa là
đường thăm dò phải đi sao cho gần với định tuyến sau này nhất. Muốn thế, trước
hết cần phải tìm thấy các điểm khống chếvà các điểm tựa trên thực địa, rồi sau đó
đi tìm thăm dò qua các điểm này theo sát với các đường dẫn hướng tuyến đã vạch
trên bản đồ( nghĩa là phải đối chiếu kỹbản đồđịa hình với thực địa, tránh xác định
ngầm các điểm khống chế, ví dụcác vịtrí đèo trên một dãy núi khi xác định trên
thực địa rễnhầm lẫn nếu đó là những đèo không tên). Đối với trường hợp không có
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 13
bản đồthì các điểm khống chếvà điểm tựa đã được xác định trên thực địa ngay
trong quá trình đi tìm tuyến.
3.2.2 Thiết kếcơsởvà tính toán tổng mức đầu tưcho mỗi phương án tuyến
3.2.2.1 Kiểm tra lại các yếu tốkỹthuật của tuyến thiết kếtrắc dọc tuyến
Tiến hành kiểm tra lại các yếu tốbình đồxem có phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ
thuật không; tiếp đó là lên trắc dọc và thiết kếsơbộđường đỏtuỳtheo độdốc
ngang địa hình của mỗi đoạn tuyến .
3.2.2.2 Thiết kếtrắc ngang nền đường
Công việc thiết kếnền đường được bắt đầu bằng cách áp đặt mặt cắt ngang tiêu
chuẩn lên từng trắc ngang thăm dò hoặc lên trắc ngang điển hình cho một đoạn rồi
từđó tính ra diện tích đào, đắp trên mỗi trắc ngang và tính ra khối lượng đào, đắp
nền đường.
Riêng trường hợp nền đường qua các vùng địa chất xấu , qua vùng đất yếu, đầm
lầy thì cần đềxuất các phương án xửlý đểđảm bảo độổn định và bền vững của
nền đường sau đó cần tính toán so sánh sơbộvềkỹthuật và kinh tếđểlựa chọn
giải pháp kiến nghịáp dụng cho giai đoạn KSTK kỹthuật sau này .
3.2.2.3 Thiết kếkết cấu mặt đường
Căn cứvào cấp hạng đường ,lưu lượng xe, tốc độxe tính toán, tải trọng tính toán
và thành phần xe đểchọn loại mặt đường ; đồng thời căn cứvào điều kiện vật liệu
tại chỗ, chếđộthuỷ- nhiệt nền đất, khảnăng và phương tiện thi công , điều kiện
khai thác duy tu sửa chữa sau này ...đểđềxuất và tính toán các phương án kết cấu
áo đường khác nhau cho từng đoạn tuyến có các điều kiện nói trên khác nhau. Khi
đềxuất các phương án cũng cần chú ý các phương án phân kỳđầu tư. Tiến hành so
sánh kinh tếkỹthuật đểkiến nghịphương án áp dụng
3.2.2.4 Thiết kếcông trình thoát nước
Đối với công trình thoát nước loại nhỏthì chỉcần quyết định khẩu độvà kiểu công
trình trên đoạn tuyến. Kiểu ,loại công trình thì cần căn cứvào điều kiện vật liệu địa
phương , tình hình địa chất tại chỗ...và cần căn cứvào điều kiện địa hình đểdự
kiến các bộphân công trình nối tiếp thượng - hạlưu.
Đối với các công trình thoát nước lớn hơn cần dựa vào sốliệu điều tra đểtính toán
quyết định khẩu độtheo phương pháp hình thái và khi cần thiết có thểtiến hành
thiết kếsơbộriêng rẽvới các phương án bốtrí chiều dài nhịp và mố, trụkhác nhau
đểchọn giải pháp bốtrí cầu, chọn loại và kiểu cầu.
3.2.2.5 Thiết kếnút giao thông
Nêu các tiêu chuẩn kỹthuật của công trình tại vịtrí giao nhau
Giới thiệu các hạng mục thiết kếvịtrí giao nhau
- Bình đồcác nhánh nút;
- Mặt cắt dọc các nhánh nút ;
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 14
- Nền đường, công trình phòng hộvà thoát nước nền đường, mặt đường;
- Cầu (bao gồm cảcầu vượt), cống, hầm;
- Kết cấu mặt đường ngang(nơi giao cùng mức với đường sắt);
- Đảo giao thông, (đảo phân chia đường xe chạy ngược chiều nhau, đảo dẫn
hướng...);
- Tín hiệu, điều khiển giao thông, an toàn giao thông;
- Chiếu sáng - nếu có ...
- Thiết kếtổchức giao thông
3.2.2.6 Thiết kếcác công trình đảm bảo an toàn giao thông
Sơbộthiết kếcác công trình đảm bảo an toàn giao thông và thiết kếhệthống báo
hiệu theo 22TCN 237-01
3.2.2.7 Tính tổng mức đầu tư
Tính giá thành xây dựng đường theo mỗi phương án tuyến dựa vào khối lượng
(tiên lượng) của nền, công trình và dùng các đơn giá tổng hợp đểtính giá thành.
Các loại chi phí gián tiếp được tính theo tỷlệquy định. Phương pháp xây dựng
đơn giá và lập khái toán có thểtham khảo ởcác văn bản quy định, hướng dẫn
chính thức của ngành giao thông và của các địa phương .
3.2.2.8 Sơbộtính toán đềxuất các biên pháp tổchức thi công đối với mỗi
phương án tuyến
- Tính toán khối lượng thi công, khối lượng nguyên vật liệu cần thiết;
- Đềxuất các biện pháp thi công đối với từng hạng mục công trình (đặc biệt là đối
với các công trình khối lượng lớn , điều kiện thi công phức tạp), các biện pháp
chuẩn bịthi công(đưa máy móc và vật liệu đến công trường ...);
- Đềxuất hướng thi công và các nguyê tắc tổchức thi công; chọn phương pháp thi
công và sơbộtính toán thời hạn thi công ; nêu rõ các điều kiện thiên nhiên và khí
hậu , thời tiết ảnh hưởng đến thi công.
3.3 TÍNH TOÁN CÁC CHỈTIÊU PHỤC VỤ SO SÁNH PHƯƠNG ÁN
TUYẾN VÀ LUẬN CHỨNG HIỆU QUẢKINH TẾ
Đối với mỗi phương án tuyến cần tính toán và tập hợp các chỉtiêu so sánh theo 3
nhóm dưới đây:
3.3.1 Nhóm chỉtiêu đánh giá chất lượng sửdụng của đường
Nhóm này bao gồm : chiều dài tuyến đường, hệsốtriển tuyến; sốlần chuyển
hướng (sốđường cong); sốđường cong dùng bán kính tối thiểu; bán kính trung
bình(tổng các bán kính đường cong chia cho sốđỉnh ); tổng chiều dài dùng độdốc
lớn nhất; sốchỗgiao nhau với đường sắt và đường ôtô khác; khảnăng phục vụ
kinh tế, dân sinh,quốc phòng, chính trị, văn hoá; hệsốtai nạn giao thông (xác định
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 15
theo phương pháp nói ởmục 5.6);tốc độvà thời gian xe chạy; khảnăng thông hành
và chiều dài ảo(xem mục 5.5 và 5.7).
3.3.2 Nhóm chỉtiêu kinh tế
Bao gồm: chi phí xây dựng, vận doanh và khai thác hành năm (phương pháp xác
định chi phí vận doanh và khai thác đường xem mục 5,3).
3.3.3 Nhóm các chỉtiêu đánh giá vềđiều kiện thi công
Bao gồm : khối lượng công trình các loại (cần phân biệt thống kê các loại đểthấy
được mức độkhó khăn vềthi công của từng phương án, ví dụthống kê riêng khối
lượng đào đắp đá cứng , đá phong hoá, đất ...);chiều dài các đoạn tuyến qua địa
hình , địa chất phức tạp; sốđiểm có khối lượng thi công tập trung( ví dụhạđèo
sâu...) và khảnăng giải quyết cũng nhưsốcác công trình đặc biệt đòi hỏi các thiết
bịthi công đặc biệt đòi hỏi các thiết bịthi công đặc biệt , sốnhân vật lực, máy
móc, phương tiện vận chuyển cần thiết bịvà điều kiện cung ứng vật tưđến thực
địa.
Đểphục vụcho việc tính toán một sốchỉtiêu sửdụngvà kinh tếnói trên trong thiết
kếsơbộcần tính toán đểvẽđược biểu đồtốc độxe chạy và biểu đồlượng tiêu hao
nhiên liệu khi xe chạy dọc theo mỗi phương án tuyến. Các biểu đồnày có thểlập
với một hay vài loại ôtô (ôtô du lịch và loại ôtô tải chiếm tỷlệlớn nhất trong
thành phần xe chạy theo nhiệm vụthiết kế) cho cảchiều đi và vềcủa tuyến đường
. Có thểvẽtrực tiếp các đồthịnày trên trắc dọc thiết kếsơbộ.
3.3.4 Quyết định chọn phương án
Trong trường hợp so sánh các phương án cục bộthì có thểchỉdựa vào các chỉtiêu
thuộc nhóm đánh giá chất lượng sửdụng và nhóm đánh giá vềđiều kiện thi công ở
trên đểquyết định phương án.
3.4 KHẢO SÁT THIẾT KẾTHEO TOẠĐỘ
3.4.1 Nguyên tắc và các yêu cầu khảo sát theo toạđộ.
Một sốcông ty tưvấn, công trình liên doanh với nước ngoài thường dùng máy
phản quang đểđo đồng thời góc nằm, cao độvà tính ra ngay toạđộđiểm đo. Từđó
toàn bộhồsơđường, các đỉnh đường cong, cọc lý trình đều được vẽtheo hệtoạ
độ.
Hệthống mốc cao độvà toạđộ(Bench Mark – BM) phải được định vịbằng cọc bê
tông vững chắc với mật độ100-200m một mốc, sao cho từvịtrí các mốc này, máy
đo có thểnhìn thấy mọi vịtrí cọc trên tuyến đểđo đạc, kiểm tra, tính ngay ra toạ
độ, cao độcủa các cọc đó. Nhưvậy, hệthống BM này thực chất là đường sườn
chính đểđịnh vịtuyến đường. Cao độvà toạđộcủa các BM phải được nối với hệ
cao độ– toạđộquốc gia.
NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ
10/21/2007 III - 16
Phải đưa vào hồsơthiết kếbảng kê mốc BM nhưsau :
Bảng 3.1 Mốc BM khi kảo sát theo toạđộ
Mốc
Bench
Mark
Góc nằm
(độ)
Angle
Phương vị
(độ)
Azimuth
Khoảng
cách (m)
Distance
ToạđộX
(m)
Coordinate
ToạđộY
(m)
Coordinate
Cao độH
(m)
Level
BM 2046
BM 2077
BM 2048
165,7876
16,0752
1,8628
127,029
122,081
132797,871 21785,281 294,743
Các đường cấp cao (≥60 km/h) tuỳcấp quyết định đầu tưquyết định có hoặc
không khảo sát theo toạđộ.
Đểkhảo sát theo toạđộcần xây dựng hệthống lưới khống chếmặt bằng trên toàn
tuyến gồm:
- Lưới khống chếmặt bằng hạng IV.
- Lưới đường chuyền cấp 2.
- Lưới độcao hạng IV.
- Lưới độcao cấp kỹthuật.
1. Lưới khống chếmặt bằng hạng IV
Được thực hiện bằng công nghệGPS hoặc công nghệđo đạc thông thường với các
chỉtiêu độchính xác trong hệquy chiếu Gauss quy định trong Quy phạm tạm thời
của Tổng cục Địa chính ban hành năm 1996 .
2. Lưới đường chuyền cấp 2 (ĐC2)
Được đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử(Total Station) và gương phản chiếu có
chân cốđịnh.
a) Các máy toàn đạc điện tửcó độchính xác nhưsau được sửdụng đểthiết lập lưới
đường chuyền cấp 2:
- độchính xác đo góc : 5".
- độchính xác đo dài : ( 5mm+3ppm x D).
b) Các thông sốcơbản của hệluới ĐC2 được quy định nhưsau:
- chiều dài cạnh của lưới không nhỏhơn 80 m và không lớn hơn 350 m. Tốt nhất là
từ150m đến 250m.
- độchính xác đo góc : m 10".
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3
Bai giang tkd f3

More Related Content

Similar to Bai giang tkd f3

DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxNghaKiu
 
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014Michael Tran
 
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sáchQuản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sáchDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...nataliej4
 
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...nataliej4
 
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...nataliej4
 
Slide baocao-hdkh-9-3-2016-SON'sDatabase
Slide baocao-hdkh-9-3-2016-SON'sDatabaseSlide baocao-hdkh-9-3-2016-SON'sDatabase
Slide baocao-hdkh-9-3-2016-SON'sDatabaseSon La Hong
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Trên Địa Bàn ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Trên Địa Bàn ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Trên Địa Bàn ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Trên Địa Bàn ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) AskSock Ngô Quang Đạo
 
12 2009 nd-cp_85068
12 2009 nd-cp_8506812 2009 nd-cp_85068
12 2009 nd-cp_85068suuvuclc
 

Similar to Bai giang tkd f3 (20)

DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docx
 
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
 
Báo cáo đầu tư (Bổ sung) Quy hoạch Nhà máy điện mặt trời tỉnh Bình Dương - 09...
Báo cáo đầu tư (Bổ sung) Quy hoạch Nhà máy điện mặt trời tỉnh Bình Dương - 09...Báo cáo đầu tư (Bổ sung) Quy hoạch Nhà máy điện mặt trời tỉnh Bình Dương - 09...
Báo cáo đầu tư (Bổ sung) Quy hoạch Nhà máy điện mặt trời tỉnh Bình Dương - 09...
 
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sáchQuản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đầu tư Hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
 
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
 
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
 
C2 quan ly nn ve xd
C2 quan ly nn ve xdC2 quan ly nn ve xd
C2 quan ly nn ve xd
 
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên QuangLuận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
 
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà NẵngQuản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
 
Slide baocao-hdkh-9-3-2016-SON'sDatabase
Slide baocao-hdkh-9-3-2016-SON'sDatabaseSlide baocao-hdkh-9-3-2016-SON'sDatabase
Slide baocao-hdkh-9-3-2016-SON'sDatabase
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Trên Địa Bàn ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Trên Địa Bàn ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Trên Địa Bàn ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Xây Dựng Đô Thị Trên Địa Bàn ...
 
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Gửi miễn ...
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
 
Luân Văn Quản lý vốn đầu tư công tại huyện Ron Rẫy, tỉnh Kon Tum.doc
Luân Văn Quản lý vốn đầu tư công tại huyện Ron Rẫy, tỉnh Kon Tum.docLuân Văn Quản lý vốn đầu tư công tại huyện Ron Rẫy, tỉnh Kon Tum.doc
Luân Văn Quản lý vốn đầu tư công tại huyện Ron Rẫy, tỉnh Kon Tum.doc
 
Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010
 
12 2009 nd-cp_85068
12 2009 nd-cp_8506812 2009 nd-cp_85068
12 2009 nd-cp_85068
 
Luận văn: Đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thôn...
Luận văn: Đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thôn...Luận văn: Đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thôn...
Luận văn: Đầu tư theo hình thức BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thôn...
 
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thịPhương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
 

More from tuanthuasac

More from tuanthuasac (20)

Thuy van
Thuy vanThuy van
Thuy van
 
Thiet ke duong_oto_3_5906
Thiet ke duong_oto_3_5906Thiet ke duong_oto_3_5906
Thiet ke duong_oto_3_5906
 
Flash
FlashFlash
Flash
 
Phu luc
Phu lucPhu luc
Phu luc
 
Chuong9
Chuong9Chuong9
Chuong9
 
Flash1
Flash1Flash1
Flash1
 
Chuong3
Chuong3Chuong3
Chuong3
 
Chuong1 2
Chuong1 2Chuong1 2
Chuong1 2
 
Chuong5 6
Chuong5 6Chuong5 6
Chuong5 6
 
Chuong4
Chuong4Chuong4
Chuong4
 
Giao trinh co hoc ket cau.6650
Giao trinh co hoc ket cau.6650Giao trinh co hoc ket cau.6650
Giao trinh co hoc ket cau.6650
 
Ckc12
Ckc12Ckc12
Ckc12
 
Co hocdat le xuan mai
Co hocdat   le xuan maiCo hocdat   le xuan mai
Co hocdat le xuan mai
 
Bài tập về nhà cơ học đất – nền móng
Bài tập về nhà cơ học đất – nền móng Bài tập về nhà cơ học đất – nền móng
Bài tập về nhà cơ học đất – nền móng
 
Giao trinh mang vlxd
Giao trinh mang vlxdGiao trinh mang vlxd
Giao trinh mang vlxd
 
Co hoc dat_p
Co hoc dat_pCo hoc dat_p
Co hoc dat_p
 
Baitap codat
Baitap codatBaitap codat
Baitap codat
 
Chuong 3 tinh toan cau dam
Chuong 3   tinh toan cau damChuong 3   tinh toan cau dam
Chuong 3 tinh toan cau dam
 
Chuong 2 cau tao cau dam
Chuong 2   cau tao cau damChuong 2   cau tao cau dam
Chuong 2 cau tao cau dam
 
Chuong 1 khai niem chung
Chuong 1   khai niem chungChuong 1   khai niem chung
Chuong 1 khai niem chung
 

Bai giang tkd f3

  • 1. Tr-êng §¹i häc giao th«ng vËn t¶i Khoa c«ng tr×nh – bé m«n ®-êng bé NguyÔn quang phóc Bµi gi¶ng ThiÕt kÕ ®-êng « t« Häc phÇn 3 ThiÕt kÕ tho¸t n-íc & Kh¶o s¸t thiÕt kÕ ®-êng « t« Hµ néi, 2007
  • 2.
  • 3. CHƯƠNG 1 LẬP DỰÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN KSTK ĐƯỜNG Ô TÔ 1.1 PHÂN LOẠI DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1.1 Phân loại dựán xây dựng a) Theo quy mô và tính chất: Dựán quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủtrương và cho phép đầu tư; các dựán còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụlục 1 . b) Theo nguồn vốn đầu tư: - Dựán sửdụng vốn ngân sách nhà nước; - Dựán sửdụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; - Dựán sửdụng vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước; - Dựán sửdụng vốn khác bao gồm cảvốn tưnhân hoặc sửdụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 1.1.2 Quản lý dựán xây dựng a) Đối với các dựán sửdụng vốn ngân sách nhà nước kểcảcác dựán thành phần, cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định (theo phân cấp) quản lý toàn bộquá trình đầu tưxây dựng từviệc xác định chủtrương đầu tư, lập dựán, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dựtoán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sửdụng. b) Đối với dựán của doanh nghiệp sửdụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tưphát triển của nhà nước và vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉquản lý vềchủtrương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dựán tựchịu trách nhiệm tổchức thực hiện và quản lý dựán theo các quy định của Nghịđịnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Đối với các dựán sửdụng vốn khác bao gồm cảvốn tưnhân, chủđầu tưtự quyết định hình thức và nội dung quản lý dựán. Đối với các dựán sửdụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoảthuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷlệ% lớn nhất trong tổng mức đầu tư. 1.1.3 Chủđầu tưxây dựng công trình
  • 4. Chủđầu tưxây dựng công trình là người sởhữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sửdụng vốn đểđầu tưxây dựng công trình bao gồm: - Đối với các dựán sửdụng vốn ngân sách nhà nước thì chủđầu tưxây dựng công trình do người quyết định đầu tưquyết định trước khi lập dựán đầu tưxây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. - Các dựán sửdụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủđầu tư. - Các dựán sửdụng vốn khác thì chủđầu tưlà chủsởhữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật. - Đối với các dựán sửdụng vốn hỗn hợp thì chủđầu tưdo các thành viên góp vốn thoảthuận cửra hoặc là người có tỷlệgóp vốn cao nhất. 1.2 TRÌNH TỰLẬP DỰÁN VÀ CÁC GIAI ĐOẠN KSTK ĐƯỜNG Ô TÔ Việc triển khai một dựán XDCB nói chung thường phải tiến hành qua các giai đoạn chuẩn bịđầu tưvà thực hiện đầu tư. Trong công tác xây dựng đường ôtô nói riêng, công tác khảo sát phục vụcho việc chuẩn bịđầu tưvà thực hiện đầu tưcác dựán làm mới, các dựán nâng cấp và cải tạo các đường ôtô thuộc mạng lưới đường công cộng được gọi chung là công tác khảo sát đường ôtô . 1.2.1 Trình tựcác bước lập dựán xây dựng công trình giao thông Tuỳtheo quy mô, tầm quan trọng của tuyến đường và tổng mức đầu tưmà có các bước lập dựán nhưsau: 1) Lập Báo cáo đầu tưxây dựng công trình và xin phép đầu tư Các dựán quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tưxây dựng công trình để trình Quốc hội thông qua chủtrương và cho phép đầu tư; các dựán nhóm A không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tưxây dựng công trình để trình Thủtướng Chính phủcho phép đầu tư. 2) Lập dựán đầu tưxây dựng công trình Khi đầu tưxây dựng công trình, chủđầu tưphải tổchức lập dựán đểlàm rõ về sựcần thiết phải đầu tưvà hiệu quảđầu tưxây dựng công trình Nội dung dựán bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kếcơsởtheo các quy định hiện hành . 3) Báo cáo kinh tế- kỹthuật xây dựng công trình Khi đầu tưxây dựng các công trình sau đây, chủđầu tưkhông phải lập dựán mà chỉlập Báo cáo kinh tế- kỹthuật xây dựng công trình đểtrình người quyết định đầu tưphê duyệt: - Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
  • 5. - Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷđồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừtrường hợp người quyết định đầu tưthấy cần thiết và yêu cầu phải lập dựán đầu tưxây dựng công trình." - Các dựán hạtầng xã hội có tổng mức đầu tưdưới 7 tỷđồng sửdụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủtrương đầu tưhoặc đã được bốtrí trong kếhoạch đầu tưhàng năm. Nội dung báo cáo kinh tế- kỹthuật của công trình xây dựng bao gồm sựcần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quảcông trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽthiết kếthi công và dự toán công trình. 1.2.2 Các bước thiết kếxây dựng công trình Dựán đầu tưxây dựng công trình có thểgồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghịđịnh quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuỳtheo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kếxây dựng công trình có thểđược thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước nhưsau: 1) Thiết kếmột bước: là thiết kếbản vẽthi công áp dụng đối với công trình chỉlập Báo cáo kinh tế- kỹthuật xây dựng. 2) Thiết kếhai bước: bao gồm bước thiết kếcơsởvà thiết kếbản vẽthi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dựán trừcác công trình được quy định tại điểm a và c của khoản này; 3) Thiết kếba bước: bao gồm bước thiết kếcơsở, thiết kếkỹthuật và thiết kế bản vẽthi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dựán và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹthuật phức tạp do người quyết định đầu tưquyết định. Trường hợp thực hiện thiết kếhai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kếtiếp theo phải phù hợp với bước thiết kếtrước đã được phê duyệt. 1.3 NỘI DUNG BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG Ô TÔ 1. Sựcần thiết phải đầu tư: - Dân sốtrong vùng (hiện tại tương lai và các chính sách vềdân số) - Tình hình kinh tếxã hội văn hoá trong vùng (hiện tại và chiến lược phát triển, kếhoạch dài hạn, ngắn hạn, các chỉtiêu phát triển chính. ..) - Sơqua tình hình kinh tếxã hội của nước ngoài (nếu dựán có liên quan đến nước ngoài).
  • 6. - Vềmạng lưới mạng lưới giao thông vận tải trong vùng và quy hoạch phát triển.  Vềgiao thông vận tải đường bộ(tình trạng kỹthuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.  Vềgiao thông vận tải đường sắt (tình trạng kỹthuật, tình hình khai thác, lưu lượng vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.  Vềgiao thông vận tải đường thuỷ(tình trạng kỹthuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.  Vềgiao thông vận tải hàng không (tình trạng kỹthuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển. - Dựbáo nhu cầu vận tải trong vùng  Dựbáo nhu cầu vận tải của các phương thức vận tải sắt, thuỷ, bộ, hàng không (nếu cần thiết);  Dựbáo nhu cầu vận tải của tuyến đường thuộc dựán (lưu lượng và thành phần dòng xe). - Sơbộphân tích lập luận sựcần thiết phải đầu tưxây dựngtuyến đường 2. Lựa chọn quy mô đầu tư, hình thức đầu tư - Sơbộxác định quy mô và tiêu chuẩn kỹthuật  Quy trình quy phạm áp dụng  Lựa chọn cấp đường, quy mô và tiêu chuẩn kỹthuật cho tuyến đường, cầu cống, mặt đường vv... - Hình thức đầu tưđối với các công trình thuộc dựán (là khôi phục cải tạo, nâng cấp, làm mới). 3. Sơbộvềcác phương án thiết kế - Các điều kiện tựnhiên vùng tuyến dựán (địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn). - Sơbộvềthiết kếtuyến  Các điểm khống chế;  Hướng tuyến và các phương án tuyến;  Bình diện của các phương án tuyến;  Trắc dọc của các phương án tuyến;  Các công trình phòng hộcủa các phương án tuyến  Khối lượng công trình các phương án tuyến - Sơbộvềthiết kếcầu và các công trình dọc tuyến(của các phương án tuyến).
  • 7. - Tổng hợp so sánh chọn phương án tuyến - Tổng hợp sơbộvềkhối lượng giải phóng mặt bằngphương án kiến nghị. - Phân tích đánh giá vềviệc sửdụng đất đai và ảnh hưởng vềmôi trường xã hội và tái định cư. 4. Sơbộvềcông nghệđiều khiển giao thông - Hệthống các thiết bịđiều khiển và kiểm soát giao thông - Hệthống thông tin liên lạc phục vụchỉhuy giao thông 5. Phân tích lựa chọn sơbộcác phương án xây dựng, sơbộđánh giá tác động môi trường, sơbộvềquản lý duy tu công trình. - Phân tích, lựa chọn sơbộcác phương án xây dựng;  Khối lượng xây lắp các loại;  Yêu cầu vềcông nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu phải nhập ngoại đểđáp ứng loại hình kết cấu đã chọn;  Phân tích lựa chọn sơbộcác giải pháp và tổchức xây dựng;  Sơđồngang thểhiện khái quát tiến độthực hiện dựán. - Sơbộđánh giá tác động môi trường và yêu cầu phải xửlý  Sơbộhiện trạng môi trường dọc tuyến  Sơbộđánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công và trong giai đoạn khai thác.  Nêu các yêu cầu phải xửlý - Quản lý duy tu tuyến đường  Tổchức quản lý tuyến  Yêu cầu vềlao động, vềthiết bị, vềcông trình cho việc quản lý duy tu tuyến đường. 6. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn - Khái quát - Khối lượng xây dựng - Tổng mức đầu tư - Phân kỳ, phân đoạn xây dựng tuyến đường - Sơbộnêu giải pháp cho nguồn vốn đầu tư 7. Tính toán sơbộhiệu quảđầu tưvềmặt kinh tếxã hội của dựán. - Phương pháp phân tích kinh tếtài chính và các giảthiết cơbản - Phương pháp tính toán và kết quảtính toán sơbộvềkinh tếtài chính.
  • 8. - Phân tích các lợi ích và hậu quảkhác. 8. Xác định tính độc lập khi vận hành khai thác của các dựán thành phần hoặc tiểu dựán (nếu dựán chia được ra nhiều dựán thành phần hay tiểu dựán, sắp xếp theo thứtựưu tiên). PHẦN CÁC BẢN VẼTHIẾT YẾU KÈM THEO 1. Bản đồhướng tuyến (bao gồm cảphần mạng đường, tuyến mới tô màu đỏ, các đường hiện có tô màu vàng đậm). 2. Bình đồtuyến tỷlệ1/25.000 (dùng bản đồđã có đểthiết kế, nếu khu vực dựkiến có tuyến đi qua chưa có bản đồtỷlệ1/25.000 dùng bản đồ1/50.000 phóng thành bản đồtỷlệ1/25.000 đểdùng). 3. Trắc dọc tuyến  Trắc dọc tuyến phải thểhiện được các vịtrí cầu lớn, cầu trung, cầu nhỏ.  Trong trường hợp chiều cao của trắc dọc không bịhạn chếthì ghép bình đồvà trắc dọc vào một bản vẽ(bình đồtrên, trắc dọc dưới). 4. Bản thống kê các cống (trong trường hợp đường khôi phục, cải tạo, nâng cấp) 5. Bản thống kê các cầu (gồm cầu lớn, cầu trung và cầu nhỏ) 6. Các bản vẽđiển hình sơlược vềcầu lớn và cầu trung (bản vẽbốtrí chung) 7. Bản thống kê các công trình phòng hộ 8. Bản thống kê các nút giao 9. Bản thống kê các công trình an toàn giao thông 10. Các trắc ngang điển hình và kết cấu mặt đường (tỷlệ1/50 hoặc 1/100) mỗi loại dựkiến thiết kếthểhiện 1 bản vẽ(kết cấu mặt đường vẽbên cạnh trắc ngang). 11. Bản thống kê các công trình phục vụkhai thác. 1.4 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.4.1 Nguyên tắc quản lý chi phí dựán đầu tưxây dựng công trình - Nhà nước ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chếđộchính sách, nguyên tắc và phương pháp lập, điều chỉnh đơn giá, dựtoán; định mức kinh tế- kỹthuật trong thi công xây dựng; định mức chi phí trong hoạt động xây dựng đểlập, thẩm định, phê duyệt và quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dựtoán và thanh toán vốnđầutưxây dựng công trình.
  • 9. - Chi phí của dựán đầu tưxây dựng công trình được xác định theo công trình phù hợp với bước thiết kếxây dựng và được biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dựtoán, dựtoán xâydựngcông trình. - Chi phí dựán đầu tưxây dựng của các dựán sửdụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước phải được lập và quản lý trên cơsởhệthống định mức kinh tế- kỹthuật, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng, hệthống giá xây dựng và cơchếchính sách có liên quan do các cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành. - ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉđạo SởXây dựng chủtrì, phối hợp với Sởcó liên quan lập các bảng giá vật liệu, nhân công và chi phí sửdụng máy thi công xây dựng phù hợp với điều kiện cụthểcủa thịtrường địa phương để ban hành và hướng dẫn áp dụng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. - BộXây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dựán đầu tưxây dựng công trình. 1.4.2 Tổng mức đầu tưcủa dựán đầu tưxây dựng công trình - Tổng mức đầu tưdựán là khái toán chi phí của toàn bộdựán được xác định trong giai đoạn lập dựán, gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí khác bao gồm cảvốn lưu động đối với các dựánsản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí dựphòng. - Tổng mức đầu tưdựán được ghi trong quyết định đầu tưlà cơsởđểlập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quảđầu tưcủa dựán. Đối với dự án sửdụng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tưlà giới hạn chi phí tối đa mà chủđầu tưđược phép sửdụng đểđầu tưxây dựng công trình. - Tổng mức đầu tưdựán được xác định trên cơsởkhối lượng các công việc cần thực hiện của dựán, thiết kếcơsở, suất vốn đầu tư, chi phí chuẩn xây dựng, chi phí xây dựng của các dựán có tiêu chuẩn kinh tế- kỹthuật tương tựđã thực hiện. - Việc điều chỉnh tổng mức đầu tưdựán sửdụng vốn ngân sách nhà nước phải được người quyết định đầu tưcho phép và được thẩm định lại đối với các phần thay đổi so với tổng mức đầu tưđã được phê duyệt. Đối với các dựán sửdụng vốn khác thì chủđầu tưxây dựng công trình tựquyết định việc điều chỉnh. 1.4.3 Dựtoán và tổng dựtoán xây dựng công trình - Dựtoán xây dựng được xác định theo công trình xây dựng. Dựtoán xây dựng công trình bao gồm dựtoán xây dựng các hạng mục, dựtoán các công việc của các hạng mục thuộc công trình.
  • 10. Dựtoán xây dựng công trình được lập trên cơsởkhối lượng xác định theo thiết kếhoặc từyêu cầu, nhiệm vụcông việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết đểthực hiện khối lượng đó. Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dựphòng. Dựtoán xây dựng công trình được phê duyệt là cơsởđểký kết hợp đồng, thanh toán giữa chủđầu tưvới các nhà thầu trong các trường hợp chỉđịnh thầu; là cơsởxác định giá thành xây dựng công trình. - Tổng dựtoán xây dựng công trình của dựán là toàn bộchi phí cần thiết để đầu tưxây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kếkỹthuật đối với trường hợp thiết kế3 bước, thiết kếbản vẽthi công đối với các trường hợp thiết kế1 bước và 2 bước và là căn cứđểquản lý chi phí xây dựng công trình. Tổng dựtoán bao gồm tổng các dựtoán xây dựng công trình và các chi phí khác thuộc dựán. Đối với dựán chỉcó một công trình thì dựtoán xây dựng công trình đồng thời là tổng dựtoán. 1.5 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KSTK ĐƯỜNG Ô TÔ 1.5.1 Đặc điểm 1. Công tác khảo sát và thiết kếluôn luôn liên quan chặt chẽvới nhau, khảo sát đểphục vụthiết kếvà nhiều trường hợp có quyết định vềthiết kếrồi mới tiếp tục khảo sát được. Thời gian khảo sát thiết kếngoài thực địa là chính và rất quan trọng, nhiều chỉtiêu và giải pháp kỹthuật được quyết định ngay ngoài thực địa khi khảo sát. 2. Quá trình khảo sát kinh tếvà kỹthuật luôn luôn gắn liền với nhau từđầu đến cuối, từkhi còn tiến hành trên một diện rộng cho đến khi thu vềmột diện hẹp. 1.5.2 Các yêu cầu chung : 1. Nắm vững mối các mối quan hệgiữa “người sửdụng đường - ô tô - môi trường bên ngoài - đường ô tô” trong quá trình khảo sát thiết kế:  Mối quan hệgiữa “ô tô - đường” : Mối quan hệnày quyết định các yêu cầu của việc chạy xe đối với các yếu tốcủa đường cần thiết kế(qui định các tiêu chuẩn kỹthuật của đường)  Mối quan hệgiữa “môi trường bên ngoài - đường” : quan hệnày nói lên ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến việc xác định tuyến đường trên thực địa, cũng nhưviệc chọn các biện pháp kỹthuật nhằm đảm bảo tính bền vững của các công trình trên đường.
  • 11.  Mối quan hệgiữa “môi trường bên ngoài - người lái xe” : quan hệnày nói lên ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến tâm sinh lý người lái xe do đó ảnh hưởng đến an toàn chạy xe và điều khiển tốc độxe. 2. Nắm được các phương pháp điều tra, dựbáo nhịp độphát triển vềkhối lượng vận chuyển, nắm được các phương pháp so sánh, đánh giá, luận chứng kinh tế– kỹthuật các phương án thiết kếđường. 3. Nắm được quy luật chuyển động của xe trong dòng xe, ảnh hưởng của điều kiện đường đến chếđộchuyển động của dòng xe đểđềxuất các giải pháp thiết kếvà tổchức giao thông phù hợp. 4. Nắm được các phương pháp khảo sát thiết kếđường, khảo sát thiết kế đường trong các vùng địa hình khác nhau, … và sửdụng máy tính trong KSTK và tựđộng hoá công tác KSTK. Ngoài ra người làm công tác KSTK còn cần nắm vững kiến thức của các lĩnh vực như: Địa chất công trình, cơhọc đất đá, nền móng, VLXD, thuỷlực thuỷ văn, đo đạc, …
  • 12. Phụlục chương 1 PHÂN LOẠI DỰÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ban hành kèm theo Nghịđịnh số112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ) STT LOẠI DỰÁN ĐẦU TƯXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ I Dựán quan trọng quốc gia Theo Nghịquyết số66/2006/QH11 của Quốc hội II Nhóm A 1 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệan ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị- xã hội quan trọng. Không kểmức vốn 2 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạtầng khu công nghiệp Không kểmức vốn 3 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: công nghiệp điện, khaithácdầu khí, hoá chất, phân bón, chếtạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chếbiến khoáng sản, các dựán giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốclộ), xây dựng khu nhàở. Trên 1.500 tỷđồng 4 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: thuỷlợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạtầng kỹthuật, kỹthuật điện, sản xuất thiết bịthông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bịy tế, công trình cơkhí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Trên 1.000 tỷđồng 5 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷtinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷsản, chếbiến nông, lâm sản. Trên 700 tỷđồng 6 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừxây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thểdục thểthao, nghiên cứu khoa học và các dựán khác. Trên 500 tỷđồng
  • 13. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 I - 11 III Nhóm B 1 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chếtạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chếbiến khoáng sản, các dựán giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở. Từ75 đến 1.500 tỷđồng 2 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: thuỷlợi, giao thông (khác ởđiểm III-1), cấp thoát nước và công trình hạtầng kỹ thuật, kỹthuật điện, sản xuất thiết bịthông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bịy tế, công trình cơkhí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Từ50 đến 1.000 tỷđồng 3 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: hạtầng kỹthuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷtinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chếbiến nông, lâmsản. Từ40 đến 700 tỷđồng 4 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừxây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thểdục thểthao, nghiên cứu khoa học và các dựán khác. Từ15 đến 500 tỷđồng IV Nhóm C 1 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chếtạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chếbiến khoáng sản, các dựán giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổthông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở. Dưới 75 tỷđồng 2 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: thuỷlợi, giao thông (khác ởđiểm IV-1), cấp thoát nước và công trình hạtầng kỹ thuật, kỹthuật điện, sản xuất thiết bịthông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bịy tế, công trình cơkhí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Dưới 50 tỷđồng 3 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷtinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷsản, chếbiến nông, lâm sản. Dưới 40 tỷđồng 4 Các dựán đầu tưxây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừxây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thểdục thểthao, nghiên cứu khoa học và các dựán khác. Dưới 15 tỷđồng Ghi chú : 1. Các dựán nhóm A vềđường sắt, đường bộphải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của BộGiao thông vận tải. 2. Các dựán xây dựng trụsở, nhà làm việc của cơquan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủtướng Chính phủ. ------o0o-------
  • 14. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 1 CHƯƠNG 2 ĐIỀU TRA GIAO THÔNG PHỤC VỤLẬP DỰÁN THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 2.1 NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA GIAO THÔNG 2.1.1 Mục đích và nội dung điều tra giao thông : Mục đích của điều tra giao thông là thu thập các sốliệu dùng đểđánh giá sựcần thiết phải đầu tưxây dựng tuyến đường, xác định các tiêu chuẩn thiết kế, giải pháp thiết kế, quy mô đầu tưvà phân tích hiệu quảđầu tư. Nội dung điều tra giao thông : - Điều tra, dựbáo lượng giao thông (lưu lượng và thành phần giao thông) - Điều tra tốc độxe chạy và tốc độhành trình - Điều tra năng lực thông hành - Điều tra, dựbáo lượng hành khách hoặc nhu cầu đi lại của dân cư - Điều tra (và cảdựbáo) vềtai nạn giao thông - Điều tra, dựbáo mức độtiếng ồn và khí thải giao thông, … 2.1.2 Lượng giao thông : Lưu lượng và thành phần giao thông 1. Lượng giao thông (hoặc lượng vận chuyển) trên một tuyến đường (hoặc trên một mạng lưới đường) là một đặc trưng thay đổi theo không gian và thời gian. Do vậy mục tiêu điều tra dựbáo là phải xác định được lượng giao thông đối với từng đoạn của tuyến đường (hoặc mạng lưới đường) ởcác thời điểm sau đây : - Thời điểm bắt đầu điều tra (năm xuất phát) - Thời điểm bắt đầu đưa đường vào khai thác (năm bắt đầu của thời kỳtính toán) - Thời điểm cuối của thời kỳtính toán (năm cuối của thời kỳtính toán) của đường hoặc của mặt đường Ngoài ra, tuỳtheo yêu cầu của việc thiết kếtrong quá trình lập dựán, còn có thể phải điều tra, phân tích lượng giao thông theo các đặc trưng khác nhau : - Lưu lượng xe chạy ngày đêm trung bình năm (AADT – Annual Average Daily Traffic) ởcác thời điểm nói trên; của thời kỳkhối lượng vận chuyển lớn nhất trong năm - Lưu lượng xe chạy giờcao điểm (PHV – Peak Hour Volume) - Lưu lượng xe chạy ởgiờcao điểm tính toán thứk trong năm Nk (trong năm chỉ có k giờcó lượng giao thông Nk ) thường dùng với k=30-50 đểkiểm toán năng lực thông hành
  • 15. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 2 2. Thành phần giao thông : Mục tiêu của điều tra, dựbáo là phải xác định được lưu lượng của mỗi thành phần trong dòng xe với phân loại phương tiện cành tỷmỷ càng tốt (Ví dụvềmẫu điều tra thành phần giao thông) 1. Xe con / xe jíp 2. Xe tải hạng nhẹ(2 trục, 4 bánh và 6 bánh) 3. Xe tải hạng trung (2 trục 6 bánh) 4. Xe tải hạng nặng (3 trục) 6. Xe khách nhỏ 7. Xe khách lớn 8. Máy kéo / xe công nông 9. Xe máy 10. Xe lam 11. Xe đạp 12. Xích lô 13. Xe súc vật kéo Trên những tuyến đường đang khai thác, đểcó cơsởlập dựán nâng cấp, cải tạo còn đòi hỏi phải điều tra rõ tỷlệcác tải trọng trục xe “phổtải trọng trục” Bảng 2.1 Phổtải trọng trung bình của các loại đường Hà Nội (%) Xe con Xe bus Xe tải nhẹ Xe tải trung Xe tải nặng Tổng cộng T T Loại đường < 5T 8-12T 4-6 T 6-10T >10T (%) 1 Đường vành đai 50.00 5.00 15.00 25.00 5.00 100 2 Đường trục 60.00 8.00 15.00 15.00 2.00 100 3 Đường phố 70.00 10.00 13.00 7.00 0.00 100 2.1.3 Các phương pháp điều tra giao thông 1. Điều tra yêu cầu vềlượng vận chuyển hàng hoá (tấn/năm) và lượng vận chuyển hành khách (lượt khách/năm) Từcác sốliệu điều tra đó suy ra lượng giao thông yêu cầu (ví dụsuy ra lưu lượng giao thông trung bình năm). Phương pháp này thường gọi là phương pháp điều tra kinh tếphục vụthiết kếđường ô tô bởi vì công việc điều tra xuất phát từviệc điều tra lượng vận chuyển đi và đến (hàng và HK) yêu cầu đối với từng điểm kinh tế phân bốtrong khu vực hiện tại hoặc tương lai có khảnăng sửdụng tuyến đường. Phương pháp này thường được sửdụng khi lập dựán xây dựng đường trong các vùng có quy hoạch phát triển kinh tếđã xác định và khi có thểxác định được các quan hệvận chuyển một cách đủtin cậy. Đặc biệt nó thường sửdụng khi lập dựán quy hoạch mạng lưới đường của một khu vực (xã, huyện, tỉnh, nông trường, …) và khi lập quy hoạch các tuyến vận tải HK công cộng trong đô thị.
  • 16. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 3 2. Điều tra trên cơsởtrực tiếp đếm và cân xe Phương pháp này thường được sửdụng đểthu thập sốliệu phục vụlập dựán thiết kếđường đặc biệt là các tuyến cải tạo nâng cấp, các tuyến đường đang khai thác; lập kếhoạch và quy hoạch mạng lưới giao thông… * Đếm xe : Việc đếm xe có thểthực hiện bằng các cách sau : - Bốtrí người đếm xe - Dùng thiết bịđếm tựđộng xách tay - Dùng thiết bịđếm bốtrí cốđịnh - Dùng phương pháp quay camera sau đó chiếu đểquan sát, đếm lại * Các thiết bịcân xe : Các thiết bịcân xe bao gồm : - Cân tĩnh (cân có dừng xe) có cân đặt cốđịnh (thường bốtrí trên một làn xe mởrộng ngoài phần xe chạy chính) hoặc hai bánh xe của một trục xe đứng trên hai bàn cân riêng rẽ - Cân động (cân không dừng xe) : Dùng các đầu đo dạng ống tạo xung hoặc vòng điện từchôn ởdưới phần xe chạy. 2.1.4 Các phương pháp dựbáo lượng giao thông 1. Phương pháp dựbáo theo cách ngoại suy đơn giản : Nguyên lý của phương pháp này là dựa vào một chuỗi thống kê lượng giao thông trong các năm đã qua đểngoại suy xác định sựtăng trưởng lượng giao thông trong tương lai Phương pháp này chỉcho kết quảtốt với dựbáo ngắn hạn, vì nếu dùng với dựbáo dài hạn thì sẽdễbịsai lệch do những biến động của các điều kiện kinh tế. Phương pháp này cũng chỉxét được sựtăng trưởng lượng giao thông bình thường mà không xét được lượng giao thông hấp dẫn và lượng giao thông phát sinh sau khi thực hiện dựán. 2. Phương pháp dựbáo dựa vào tương quan giữa lượng giao thông với một chỉ tiêu vềkinh tếvĩmô: Theo phương pháp này thường người ta nghiên cứu lập một tương quan giữa tỷlệ tăng trưởng hay lượng giao thông với một chỉtiêu kinh tếvĩmô nào đó (ví dụtỷlệ tăng tổng thu nhập quốc nội GDP hàng năm; hoặc tổng tiêu thụtính theo đầu người;… hoặc tương quan giữa lượng vận chuyển hành khách với dân số, với mức thu nhập, với lượng vận chuyển hàng, với chi phí vận doanh, vv…) Nếu tương quan này có dạng tỷlệthuận bậc nhất thì hệsốtỷlệgiữa lượng vận chuyển (hoặc tỷlệtăng trưởng lượng vận chuyển) với chỉtiêu kinh tếvĩmô được gọi là độđàn hồi và mô hình dựbáo kiểu này là mô hình đàn hồi.
  • 17. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 4 2.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KINH TẾ 2.2.1. Xác định khu vực cần tiến hành điều tra kinh tế Khu vực cần điều tra kinh tếbao gồm tất cảcác địa phương (trước mắt và tương lai) có thểsẽsửdụng lưới đường hoặc tuyến đường ô tô sắp được xây dựng. Việc xác định khu vực này cho phép dựtrù được khối lượng công tác điều tra kinh tếđể có các biện pháp tổchức lực lượng tiến hành một cách thích hợp. 2.2.2. Điều tra sựphân bốcác điểm phát sinh khối lượng vận chuyển trong khu vực cần điều tra Cần điều tra xác định tất cảcác tất cảnhững điểm tạo nên nguồn hàng hoá và HK cần vận chuyển đến và đi nằm trong khu vực cần điều tra gọi là các điểm lập hàng hoá (hành khách) hay các điểm kinh tế. Các điểm này gồm các công ty công nghiệp, khai khoáng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, … 2.2.3. Xác định lượng vận chuyển hàng hoá tương ứng với các điểm kinh tế Lượng vận chuyển hàng hoá là khối lượng hàng hoá (tính bằng tấn) cần phải vận chuyển đi (hoặc đến) một điểm kinh tếnào đó trong một đơn vịthời gian (quý, năm). Đối tượng điều tra bao gồm : - Luồng hàng : hàng vận chuyển từđâu đến đâu - Loại hàng : Hàng công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, xây dựng cơbản, và các loại hàng khác … - Sựthay đổi lượng vận chuyển theo mùa - Phương thức chuyên chở Phương thức điều tra : Thống kê và thu thập các sốliệu từcác điểm kinh tế, khối lượng sản xuất của các ngành, phân phối sản phẩm, … 2.2.4. Xác định lượng vận chuyển hành khách Đểcó thểước tính được lượng vận chuyển và hướng vận chuyển hành khách trước mắt cũng nhưtương lai cần thu thập trong khu vực các sốliệu sau : - Sốliệu ởcác xí nghiệp vận tải xe khách công cộng, ô tô bus, taxi, các bến xe và các cơsởsản xuất có phương tiện vận chuyển cán bộcông nhân đi làm hàng ngày. - Sốliệu du khách tham quan, nghỉngơi hàng năm ởcác cơsởdu lịch, khu điều dưỡng, danh lam thắng cảnh, … - Sốliệu hành khách đi lại ởcác ga xe lửa, bến tàu thuỷ, sân bay,… - Tình hình phân bốdân cư, dân sốvà mức tăng dân số, tính chất của mỗi điểm dân cưđểcó thểxác định được hướng đi lại thường xuyên,… Từcác sốliệu trên có thểtính toán được chỉtiêu mức độnhu cầu đi lại của dân cư trong một năm
  • 18. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 5 D V S k k  (lần/năm.đầu người) (1) Với : Vk – sốhành khách vận chuyển trong 1 năm (nghìn HK/năm) D – tổng sốdân của KV điều tra hoặc điểm điều tra (nghìn người) 2.2.5. Điều tra hệthống mạng lưới giao thông vận tải hiện có trong khu vực Hệthống này bao gồm : Đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và đường ống. Mục đích điều tra là đểxem xét vấn đềphân bổvận tải trong vùng như: - Bốtrí chung và mối liên hệtương hỗgiữa các thành phần của hệthống GTVT hiện có, vai trò của mỗi thành phần đối với công tác vận chuyển trong khu vực điều tra và tương lai phát triển của các thành phần - Tình trạng hệthống đường ô tô hiện có, mức độđáp ứng của nó với nhu cầu vận chuyển Đểđạt được các mục đích đó, nội dung điều tra phải làm là : 1. Giao thông vận tải đường bộ - Các đường ôtô, các bến bãi, cấp hạng, trạng thái kỹthuật hiện tại của chúng, lưu lượng xe hiện tại, tình hình an toàn giao thông của các đường và bến bãi; - Các chân hàng và yêu cầu vềchuyên chở; - Các cơsởkhác của GTVT đường bộ; - Quy hoạch kếhoạch phát triển theo quyết định của Thủtướng Chính phủ của các vùng, cụm kinh tếvà các chuyên ngành GTVT; - Các dựbáo đã lập ởcác năm trước (nếu có). 2. Giao thông vận tải đường sắt - Các đường sắt, nhà ga, cấp hạng, trạng thái kỹthuật hiện tại, năng lực thông qua và năng lực vận tải hiện tại, tình hình an toàn giao thông . - Các chân hàng và yêu cầu vềchuyên chở. - Các cơsởkhác của đường sắt. - Quy hoạch kếhoạch phát triển đường sắt; quy hoạch vùng và địa phương có dựán; - Các dựbáo đã lập ởcác năm trước (nếu có). 3. Giao thông vận tải đường thuỷ - Các tuyến giao thông vận tải thuỷ, cấp hạng, trạng thái kỹthuật, lưu lượng tàu thuyền hiện tại tình hình an toàn giao thông trên các tuyến đó. - Các cảng, trạng thái kỹthuật và năng lực hiện tại của các cảng đó. - Các cơsởkhác của đường thuỷ.
  • 19. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 6 - Quy hoạch và kếhoạch phát triển đường thuỷ.. - Các dựbáo đã lập ởcác năm trước (nếu có). 4. Giao thông vận tải hàng không - Các sân bay, cấp hạng, năng lực hiện tại. - Quy hoạch, kếhoạch phát triển GTVT hàng không của khu vực. - Các dựbáo đã lập ởcác năm trước (nếu có). 5. Giao thông vận tải đô thị(trường hợp lập dựán đường đô thị) - Các sốliệu điều tra giao thông đô thịnhưsốhộgia đình, sốngười trong hộ gia đình, phân theo độtuổi, giới tính, nghềnghiệp, sốphương tiện đi lại trong gia đình, khoảng cách đến bến xe buýt gần nhất, quãng đường đi, giờ đi và giờđến, mục đích chuyến đi, phương tiện đi lại sửdụng của từng người trong gia đình vv... - Mạng lưới giao thông đô thị, trạng thái kỹthuật hiện có và tình trạng giao thông hiện tại của từng đường; - Mạng lưới giao thông vận tải công cộng, tình trạng hiện tại; - Các nút giao thông, chủng loại giao cắt; phương thức chỉhuy điều khiển giao thông. Sốlượng chủng loại xe cộ, sốlượng bộhành ra vào nút theo các hướng ởcác giờtrong ngày. - Các quy hoạch, kếhoạch phát triển GTVT đô thị. - Các dựbáo đã lập ởcác năm trước (nếu có). 2.3. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG XE CHẠY XUẤT PHÁT TỪLƯỢNG VẬN CHUYỂN ĐIỀU TRA KINH TẾ 2.3.1. Lưu lượng xe chạy ngày đêm trung bình năm N (xe/ngày đêm) N = Nhh + Nql + Nc + Nb + Ncd (xe/ngày đêm) (2) Trong đó : + Nhh : lưu lượng xe tải ngày đêm trung bình năm phục vụvận chuyển khối lượng hàng hoá chính (xác định theo lượng vận chuyển hàng hoá) + Nql : lưu lượng xe tải ngày đêm trung bình năm phục vụviệc quản lý khai thác các cơsởsản xuất và các điểm dân cư + Nc : Lưu lượng xe con ngày đêm trung bình năm + Nb : Lưu lượng các loại xe Bus ngày đêm trung bình năm + Ncd : Lưu lượng các loại ô tô chuyên dùng ngày đêm trung bình năm (xe cần trục, xe nâng hạ, xe có thiết bịkhoan, xe sửa chữa) (cách tính các loại lưu lượng xem SGK trang 34-36)
  • 20. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 7 2.3.2. Lưu lượng xe con tính toán (xcqđ/ngàyđêm) Đểchọn cấp hạng kỹthật đối với tuyến đường thiết kếhoặc đểtính toán kiểm tra khảnăng thông hành của đường, trịsốlưu lượng xe tính toán còn phải được quy đổi ra lượng xe con tính toán Các hệsốquy đổi nhưTCVN 4054-05 Bảng 2.2. Hệsốquy đổi ai từxe các loại vềxe con Loại xe Địa hình Xe đạp Xe máy Xe con Xe tải 2 trục và xe buýt dưới 25 chỗ Xe tải có 3 trục trởlên và xe buýt lớn Xe kéo moóc, xe buýt kéo moóc Đồng bằng và đồi 0,2 0,3 1,0 2,0 2,5 4,0 Núi 0,2 0,3 1,0 2,5 3,0 5,0 Ghi chú : - Địa hình có độdốc ngang sườn đồi, núi phổbiến trên 30% xếp vào loại vùng núi, nhỏhơn và bằng 30% xếp vào địa hình đồi và đồng bằng. - Đường tách riêng xe thô sơthì không quy đổi xe đạp. 2.4. ĐIỀU TRA GIAO THÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP ĐẾM XE 2.4.1. Tổchức việc thu thập các sốliệu đếm xe đã có Việc thu thập các sốliệu đã có của các tổchức quản lý khai thác đường vềlưu lượng và thành phần dòng xe lưu thông trên các tuyến đường đang khai thác đều rất cần thiết đểgiúp ta đánh giá vềmức độtăng trưởng lượng giao thông hàng năm và sựphát triển của cơcấu dòng xe trong khu vực lập dựán đường. Sốliệu đếm xe tốt nhất có được trong 5-10 năm; mỗi tháng đếm 2 ngày (cảnăm 24 ngày) hoặc mỗi quý đếm 1 tuần. Chuỗi sốliệu này còn được dùng đểđối chiếu kiểm tra, chính xác hoá các sốliệu điều tra kinh tế. Chuỗi sốliệu thu thập phải được đối chiếu với kết quảtổchức đếm xe kiểm tra trong thời gian triển khai công tác KSTK lập dựán. 2.4.2. Tổchức việc đếm xe Đối với các dựán cải tạo nâng cấp đường cũthì việc tổchức đếm xe (và trong một sốtrường hợp còn cảviệc tổchức cân trục xe) là bắt buộc. 1) Bốtrí trạm đếm xe; dùng người đếm theo phân loại xe; có thểđược trang bị theo máy đếm - Bốtrí vịtrí đếm xe : Tại các đoạn (mặt cắt) có dòng xe thông qua tương đối ổn định. Tại các nút giao nhau, phải chọn các mặt cắt bốtrí chỗđếm xe ởtất cảcác nhánh đường ra vào nút - Lịch đếm xe : Cần được nghiên cứu kỹđểchọn được quãng thời gian (mùa, ngày, giờ) điển hình và cảkhi nhiều xe nhất. Đôi khi phải tổchức đếm sơbộ đểquyết định lịch đếm xe. ởnhững tuyến đường quan trọng và các đô thị lớn nên có các trạm đếm cốđịnh trong suốt một năm (mỗi quý đếm liên tục một tuần) kết hợp với việc cân xe.
  • 21. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 8 2) Dùng một xe chuyên dùng chạy trên đường đểđếm xe : Cho xe chuyên dùng chạy theo một hướng của đoạn đường cần đếm xe. Trong xe người quan trắc đếm và ghi sốxe đi ngược chiều với xe chuyên dùng, ghi sốxe cùng chiều bịxe đếm vượt và sốxe cùng chiều vượt xe đếm đồng thời ghi thời gian hành trình tương ứng. Sau đó lại cho xe đếm chạy ngược lại và ghi đếm như trên tất cảkhoảng 6-8 lần đi về(cùng trên đoạn đường) 3) Tổchức đếm xe có kết hợp hỏi người lái xe (đếm – hỏi) Cách này đặc biệt hay dùng khi thực hiện điều tra O-D (điều tra điểm xuất phát - điểm đến : Origination – Destination) Theo cách này tại chỗđếm xe phải yêu cầu dừng xe ít phút. Hỏi người lái xe để nắm được vềhành trình, tính chất vận chuyển (địa phương hay quá cảnh), hướng vận chuyển, thành phần đoàn xe loại hàng chuyên chở, sốlượng hành khách trên xe, lợi dụng hành trình và lợi dụng trọng tải, … Các sốliệu này bổsung những thông tin mà việc đếm xe không xác định được và cũng dùng đểkiểm chứng kết quảđiều tra kinh tế. Hình 2.1 – Sơđồmặt bằng bốtrí đếm và phỏng vấn xe - Trưởng trạm - Công an - Người đếm xe - Người phỏng vấn Nơi tổchức đếm - hỏi bốtrí tại các chỗcó thay đổi lượng giao thông trên đường đang khai thác nhưchỗgiao nhau, lối ra vào thành phốhoặc gần cầu lớn. Chỗđếm hỏi bốtrí trên đoạn đường thẳng, dốc nhỏ, lềrộng, mặt đường tốt. Ngoài ra còn dùng các phương pháp phát phiếu kiểm tra cho lái xe, phương pháp dùng điện thoại và máy đếm, … 2.5. DỰBÁO LƯỢNG GIAO THÔNG 2.5.1. Dựbáo theo quy luật hàm sốmũ Nt = N1(1+p) t-1 (6) Trong đó : Nt– LL xe chạy ngày đêm trung bình năm (xe/nđ) ởnăm t N1 – LL xe chạy ngày đêm trung bình năm (xe/nđ) ởnăm đầu t – Thời gian kểtừnăm đầu tiên (năm)
  • 22. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 9 p – Tỷlệtăng trưởng lưu lượng xe hàng năm Tỷlệtăng trưởng lưu lượng xe hàng năm p được xác định theo chuỗi sốliệu quan trắc hoặc dựbáo p theo tương quan giữa nó với các chỉtiêu kinh tếvĩmô nhưGDP hàng năm. 2.5.2. Dựbáo theo quy luật hàm sốtăng tuyến tính Nt = N1[1+p(t-1)] (7) Quy luật này phù hợp với một sựtăng trưởng giao thông không nhiều trong vùng đang xét và có thểđược dùng đểdựbáo sau một thời kỳđã tăng theo hàm sốmũ 2.5.3. Dựbáo theo quy luật cấp sốtỷlệcó nhịp độtăng trưởng giảm dần Cách này nhằm khắc phục các hạn chếcủa quy luật hàm sốmũvà thường áp dụng khi thiết kếcác tuyến đường có hướng hoàn toàn mới, hoặc có chất lượng khai thác cao hơn hẳn đường hiện có (thường ởnhững vùng mạng lưới đường chưa phát triển đáng kể)         t i t iktkNN 1 3 1 210 ..(01.01 (8) Trong đó : N0 là lưu lượng giao thông ởnăm xuất phát k1 và k2 là các hệsốrút ra từkết quảxửlý chuỗi sốliệu đếm xe nhiều năm tuỳtheo trịsốtỷlệtăng trưởng lưu lượng xe ban đầu p0 (giá trịp0 ; k1 và k2 được lấy theo SGT) 2.5.4. Tìm lưu lượng xe giờtính toán Từtrịsốlưu lượng xe chạy ngày đêm trung bình năm có thểsuy ra trịsốlưu lượng xe giờtính toán Ng theo công thức : Ng= (0,1-0,12)Ntbnăm (xe/giờ) (9) hoặc khi có thống kê lưu lượng giờtrong 1 năm, dùng lưu lượng giờcao điểm thứ 30; Khi tính toán lưu lượng xe chạy đối với thời kỳlượng vận chuyển lớn nhất thì vẫn dùng các công thức tính Ntbnăm trên nhưng nhân thêm hệsốxét đến sựvận chuyển không đều theo mùa trong năm = 12Qth/Qn với Qth lượng vận chuyển tháng lớn nhất trong năm; Qn lượng vận chuyển trong cảnăm Khi thiết kếkết cấu áo đường thì xác định hệsốtương ứng với Qth ởthời kỳbất lợi nhất đối với nền mặt đường. 2.6. ĐIỀU TRA THỜI GIAN VÀ TỐC ĐỘXE CHẠY Việc điều tra hai yếu tốnày thường gắn liền với nhau và đôi khi gắn liền với cả việc điều tra lưu lượng xe.
  • 23. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 10 Tốc độchạy xe thường được điều tra gồm có : - Tốc độtại chỗ - Tốc độhành trình không kểđến các trởngại phải dừng xe - Tốc độhành trình có xét đến các trởngại phải dừng xe 2.6.1. Tốc độtại chỗhay tốc độđiểm Đó là tốc độchạy xe đo được tức thời trên một đoạn đường ngắn s=15-20m tương ứng với khoảng thời gian xe chạy qua không dưới 1,5-2,0s (với thời gian ngắn quá sẽkhông kịp đọc số, không kịp đo tốc độ). Điều tra tốc độđiểm nhằm các mục đích sau : - Phục vụviệc thiết kếkhống chếgiao thông - Phân tích tai nạn giao thông và đềxuất các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông (hạn chếtốc độ, bốtrí biển báo hiệu, …) - Nghiên cứu quy luật phân bốtốc độvà xu thếphát triển tốc độcủa dòng xe tại các vịtrí trên đường Các phương pháp đo tốc độđiểm : - Dùng đồng hồbấm giây đểđo thời gian t mỗi xe chạy qua đoạn đường trên - Dùng các đầu đo kiểu cảm ứng điện, kiểu vòng điện từ, … chôn dưới đất (giống nhưthiết bịđếm xe) nhưng chôn cách nhau 5m theo chiều xe chạy để phát 2 tín hiệu cho mỗi lần xe chạy qua và tựđộng ghi được thời gian giữ2 lần phát tín hiệu đó. - Dùng rada đo tốc độ(súng bắn tốc độCSGT) đặt trên xe chuyên dùng hoặc đặt cạnh đường đểđo tốc đọtức thời của xe chạy. Tuy vậy, dùng rada chỉđo được tốc độkhi đường vắng xe và không đo chính xác được tốc độxe chạy chậm Sốlượng các mẫu đo được xác định theo lý thuyết xác suất đểđảm bảo tin cậy. (sốlượng mẫu đo và cách tính xem SGT) 2.6.2. Tốc độhành trình Tốc độhành trình là thương sốcủa chiều dài chạy xe và thời gian hành trình. Thời gian hành trình có thểbao gồm hoặc không bao gồm thời gian dừng xe do các trở ngại dọc đường. Nhưvậy, điều tra tốc độhành trình trên một tuyến đường từA đến B đã biết chiều dài, thực chất là điều tra thời gian chạy xe và thời gian dừng xe khi đi từA đến B. Mục đích của điều tra tốc độhành trình : - Đánh giá hiện trạng giao thông, mức độphục vụ, mức độđáp ứng yêu cầu đường hiện có, xem xét sựcần thiết phải đầu tưnâng cấp cải tạo
  • 24. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 II - 11 - Làm căn cứphân bổgiao thông trong khi xem xét quy hoạch lưới đường và làm căn cứtính chi phí vận doanh trên mạng lưới đường - Phục vụdựán tổchức giao thông (phối hợp đèn điều khiển giao thông) - Đánh giá, so sánh hiệu quảdựán (so sánh tốc độtrước và sau khi thực hiện dựán) - Phân tích quan hệgiữlưu lượng, tốc độ, mật độdòng xe Các phương pháp điều tra tốc độhành trình : 1) Theo dõi biển sốxe Trên đoạn đường A-B đã biết chiều dài L (km) bốtrí các tổquan trắc tại A và B để ghi biển sốxe, loại xe và thời điểm xe đó đi qua A và B rồi từđó tính ra thời gian mỗi loại xe đi từA đến B Phương pháp này chỉnên dùng với các hành trình dưới 2 giờvà chỉcó thểxác định được tốc độhành trình có xét đến thời gian dừng xe; đối với các đoạn đường có nhiều nút giao nhau thì ít thích hợp 2) Dùng xe chuyên dùng chạy bám đuôi dòng xe trên đoạn đường quan trắc Người quan trắc đi trên xe cầm sẵn sơđồchi tiết của đoạn đường (ghi rõ khoảng cách giữa các nút giao; đặc trưng và chiều dài các đoạn có bềrộng hoặc kết cấu mặt đường thay đổi…) dùng đồng hồbấm giây ghi rõ thời gian đến các điểm trên sơđồ, thời gian dừng xe và lý do dừng xe. Phương pháp này thích hợp với các đoạn đường đông xe, có nhiều nút giao ởđô thị. Thường chạy xe từ6-8 lần đểlấy trịsốtrung bình. Hiện nay đã có các thiết bịđo tốc độtựđộng ghi cựly chạy xe, thời gian chạy xe, thời gian dừng xe và tựđộng tính ra tốc độhành trình. 3) Phương pháp đếm xe ngược chiều Phương pháp này đã trình bày ởtrên Tốc độhành trình có thểđược xửlý theo từng đoạn đường và cảtheo từng thời đoạn khác nhau trong ngày ------o0o-------
  • 25. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 1 CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC KHẢO SÁT THIẾT KẾ PHỤC VỤCHO VIỆC LẬP DỰÁN ĐẦU TƯCÔNG TRÌNH ĐƯỜNG Ô TÔ 3.1 CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỂLẬP DỰÁN ĐẦU TƯ 3.1.1 Công tác khảo sát tuyến . - Nhiệm vụcủa khảo sát bước này là thu thập các tài liệu cần thiết cho việc lập dự án đầu tưcông trình đường ô tô Kết quảkhảo sát phải đềxuất được các hướng tuyến và những giải pháp thiết kế cho phương án tốt nhất (gọi là phương án chọn) và đềxuất giải pháp thi công , đồng thời phải sơbộthoảthuận với chính quyền địa phương và với các cơquan liên quan vềhướng tuyến và các giải pháp thiết kếchủyếu . - Những công tác khảo sát ởhiện trường của bước DÙ áN đầU Tưbao gồm : Công tác chuẩn bịtrong phòng . Công tác thịsát và đo đạc ởhiện trường . 3.1.1.1 Chuẩn bịtrong phòng . - Những tài liệu cần sưu tầm : + Tài liệu điều tra kinh tếvà các tài liệu khảo sát có liên quan đến thiết kế (nếu có) . + Các tài liệu quy hoạch tuyến . + Các điểm khống chếbắt buộc tuyến phải qua hoặc phải tránh (đô thị, công trình đặc biệt lớn ...) . + Tài liệu khí tượng thủy văn , thổnhưỡng , địa chất , thủy văn địa chất . + Các bản đồvùng đặt tuyến (tỷlệtừnhỏđến lớn) . - Nghiên cứu trên bản đồtỷlệnhỏ(1/25.000 ~ 1/50.000) + Vạch hướng tuyến tổng quát . + Chú ý tới các điểm khống chế. + Bổsung vào hướng tuyến chung các đường nhánh dẫn đến các khu dân cư lớn, nhà ga , bến cảng , sân bay . + Sơbộchọn vịtrí vượt sông lớn , nơi giao cắt với đường sắt , đường trục lớn. - Nghiên cứu trên bản đồtỷlệlớn : + Chọn tương đối chính xác vịtrí cầu lớn đểsau này xác định trên thực địa .
  • 26. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 2 + Xác định những đoạn cần triển tuyến nhưqua đèo, những đoạn dốc lớn v.v.. + Dựkiến những đoạn đường cũcần cải tạo vềbình đồvà trắc dọc . + Chỉnh sửa lại vịtrí giao cắt với các đường ngang . + Đánh sốKM trên từng phương án . + Nhận xét các phương án  loại bỏbớt một sốphương án , chỉgiữnhững phương án có khảnăng xét chọn . 3.1.1.2 Công tác thịsát và đo đạc ngoài thực địa . 1) Thịsát : - Nhiệm vụcủa thịsát là đối chiếu bản đồvới thực địa, xác định lại các phương án tuyến đã được nghiên cứu trên bản đồlà có đi được hay không, bổsung thêm các phương án cục bộphát hiện trong quá trình đi thực địa, sơbộlựa chọn phương án hợp lý, phát hiện các công trình có liên quan, thu thập ý kiến của địa phương góp phần lựa chọn phương án tuyến tốt. - Thịsát được tiến hành trên tất cảcác phương án tuyến được đềxuất. Khi thịsát phải: + Tìm hiểu tình hình dân cưhai bên tuyến (các khu dân cư, đô thịlớn, các khu công nghiệp), các quy hoạch xây dựng của địa phương vv... + Tìm hiểu nguyên vật liệu tại chỗ, các cơsởsản xuất nguyên vật liệu địa phương, tình hình vận chuyển đến tuyến bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. + Lập các văn bản cần thiết với các cơquan có công trình liên quan đến tuyến, ý kiến của địa phương vềhướng tuyến và các yêu cầu vềtuyến. 2) Đo đạc ngoài thực địa : - Nhiệm vụđo đạc ngoài thực địa là lập bình đồđịa hình khu vực dựđịnh đặt tuyến và thu thập các tài liệu đểso sánh chọn phương án tuyến. Bình đồđịa hình được lập dựa theo đường sườn tim tuyến của phương án đã chọn vạch trên bản đồ. Tỷlệbình đồquy định nhưsau : - địa hình núi khó vẽtheo tỷlệ1 : 2000; - địa hình núi bình thường và đồi bát úp vẽtheo tỷlệ1 : 5000; - địa hình đồng bằng và đồi thoải vẽtheo tỷlệ1 : 10000. - Đểlập bình đồcao độcủa tuyến cần tiến hành các công việc sau: Định đỉnh, đo góc, rải cọc chi tiết, đo dài, đo cao, đo cắt ngang, chôn các cọc đỉnh và cọc dấu đỉnh vĩnh cửu. Đối với đường các cấp kỹthuật ≤IV, công việc đo đạc được thực hiện nhưsau:
  • 27. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 3 - Đo góc: các góc đỉnh đo bằng máy kinh vĩTHEO 020 (hoặc máy có độchính xác tương đương), mỗi góc đo một lần đo (thuận và đảo kính) sai sốgiữa 2 nửa lần đo không quá 1'. Chú ý sơhoạhướng đo đểtránh nhầm lẫn. - Đo dài : Chỉcần đo 1 lần bằng thước thép , hoặc thước vải . - Đo cao bằng máy thuỷbình Ni 025 (hoặc máy có độchính xác tương đương) theo quy định: + Đo cao tổng quát phải đo 2 lần, một lần đi, một lần vềriêng biệt đểxác định cao độmốc, sai sốkhông được vượt quá sai sốcho phép: fh = 30 L fh = sai sốgiữa 2 lượt đo tính bằng mm. L = khoảng cách giữa 2 mốc tính bằng km. Cao độmốc lấy theo hệcao độquốc gia, cứ40 - 50 km phải khớp nối vào một điểm độcao nhà nước từhạng III trởlên. + Đo cao các cọc chi tiết chỉcần đo một lượt và khép vào mốc với sai số không vượt quá sai sốcho phép quy định nhưsau: fh = 50 L Mốc độcao của bước DAĐT được bảo vệvà lưu giữcho các bước khảo sát tiếp theo sửdụng, khoảng cách giữa 2 mốc có thểtừ2km đến 4km đểbước tiếp theo khi cần đặt mốc bổsung được thuận lợị. Các tuyến dài từ50 km trởlên cần xây dựng lưới khống chếmặt bằng (toạ độ) hạng IV với khoảng cách các mốc toạđộtối đa là 6km , tối thiểu là 2km. - Đo trắc ngang : Có thểdùng thước chữA , máy kinh vĩ, hoặc Cờlidimét đểđo . Phải đo trắc ngang mỗi bên rộng từ30 m ~ 50 m , ngoài khoảng đó có thểphác họa thêm địa hình nhưđồi , núi , sông , vách đá , v.v... Đối với đường làm mới có cấp kỹthuật ≥IV cũng nhưcác cấp của đường cao tốc theo TCVN 5729-1997. Đối với đường hiện hữu do Cấp quyết định đầu tư quyết định có hoặc không khảo sát theo toạđộ. Đường các cấp này chủyếu là các trục lộquan trọng của quốc gia, công trình đường có liên quan đến quy hoạch xây dựng cũng nhưcác công trình dân dụng hiện hữu của nhiều ngành khác nhưthuỷđiện, thuỷlợi v.v... do vậy bình đồcao độ tuyến đường phải gắn vào hệtoạđộX,Y, và độcao quốc gia. Đểđạt được yêu cầu này cần xây dựng hệthống lưới khống chếmặt bằng trên toàn tuyến gồm: - Lưới khống chếmặt bằng hạng IV. - Lưới đường chuyền cấp 2. - Lưới độcao hạng IV. - Lưới độcao cấp kỹthuật.
  • 28. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 4 Yêu cầu đo đạc và sai sốcho phép của các công tác này theo quy định của quy trình , quy phạm chuyên ngành của Cục đo đạc bản đồnhà nước . 3) Khảo sát công trình : Nhiệm vụcủa khảo sát công trình là chọn các giải pháp thiết kếcho công trình trên tuyến đã chọn , điều tra các công trình khác (dân dụng , quân sự,..) có liên quan và thu thập các sốliệu cho thiết kếlập DAĐT . - Những việc cần làm : Thu thập những sốliệu cần thiết cho việc lựa chọn loại công trình và lập hồsơ công trình (cầu, cống đặc biệt, tường chắn, hầm ) . Sơbộxác định sốlượng, vịtrí cầu nhỏ, cống và xác định khẩu độcủa chúng . - Điều tra các công trình có liên quan : Thống kê các công trình nổi trong phạm vi từtim tuyến ra mỗi bên từ10 m đến 50 m (tùy theo cấp đường thiết kế) . Thống kê các công trình ngầm trong phạm vi mặt bằng quy định . Thống kê, thểhiện các công trình dân dụng lớn nhưtrường học , bệnh viện , nhà bưu điện , nhà ga, ... - Thu thập các tài liệu khác : Khảnăng cung cấp VLXD; Các sốliệu phục vụcho việc lập tổng mức đầu tư; Các sốliệu phục vụcho lập thiết kếtổchức thi công ; Các ý kiến của chính quyền địa phương và các ngành có liên quan vềhướng tuyến, vềcác đoạn qua vùng dân cư.... 4) Tài liệu phải cung cấp : Kết thúc công tác , đơn vịkhảo sát phải cung cấp các tài liệu sau đây : - Thuyết minh khảo sát tổng hợp vềtừng phương án với các nội dung về: tuyến (bình diện, dốc dọc, dốc ngang...), địa chất công trình, địa chất-thuỷvăn, thuỷvăn công trình và thuỷvăn dọc tuyến, khảnăng cung cấp nguyên vật liệu, điều kiện xây dựng, ưu nhược điểm trong phục vụ, khai thác... - Các tài liệu vềkhảo sát đo đạc tuyến, công trình theo các phương án tuyến. - Biên bản nghiệm thu tài liệu. - Các biên bản làm việc với địa phương và cơquan hữu quan. - Bình đồcao độcác phương án tuyến tỷlệ1:2.000-1:10.000 . - Trắc dọc các phương án tuyến tỷlệ1:2.000-1:10.000 (phù hợp với bình đồ). - Hình cắt ngang các phương án tuyến tỷlệ1:200 đến 1:500 (địa hình đồng bằng tỷ lệđến 1 : 500 ; các địa hình khác tỷlệ1 : 200 ) . - Bảng thống kê toạđộcác điểm khảo sát nếu thực hiện khảo sát theo toạđộ - Bảng thống kê khối lượng giải phóng mặt bằng.
  • 29. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 5 3.1.2 Công tác khảo sát thủy văn . 3.1.2.1. Yêu cầu khảo sát thủy văn dọc tuyến : - Nội dung điều tra thuỷvăn ởcác đoạn tuyến có yêu cầu khống chếcao độnền đường đểđảm bảo nền đường không bịngập và chếđộthuỷnhiệt : + Điều tra mực nước cao nhất, năm xuất hiện, sốngày xuất hiện và nguyên nhân (do lũlớn, do chếđộvận hành của đập hay là do thuỷtriều v.v..). + Điều tra mực nước bình thường và sốngày xuất hiện nước đọng thường xuyên. - Công tác tổchức điều tra mực nước quy định nhưsau: + Sốđiểm cần tổchức điều tra: Nếu chiều dài đoạn tuyến cần điều tra nhỏhơn 1 km thì bốtrí 2 cụm điều tra mực nước; nếu chiều dài đoạn tuyến cần điều tra lớn hơn 1 km thì cứcách khoảng 1km có một cụm điều tra mực nước. + Mực nước phải được điều tra qua nhiều nguồn và nhiều người khác nhau để so sánh kết quả. Cao độmực nước điều tra phải được đo bằng máy kinh vĩhay máy thuỷbình và thống nhất cùng một mốc cao đạc sửdụng cho tuyến đường thiết kế. - Trên bản đồthiết kếcác phương án tuyến vẽđường ranh giới các lưu vực tụ nước, ranh giới các vùng bịngập, vùng có chếđộthuỷvăn đặc biệt, ký hiệu diện tích lưu vực. - Hồsơkhảo sát thuỷvăn dọc tuyến : + Thuyết minh chung vềtình hình thuỷvăn. Cung cấp các sốliệu khống chếvề thuỷvăn đối với cao độthiết kếnền đường nhưmực nước cao nhất, mực nước đọng thường xuyên, thời gian ngập .vv... + Bản đồcác phương án tuyến có vẽđường ranh giới lưu vực tụnước, ranh giới các vùng bịngập và có đánh dấu các cụm nước điều tra mực nước. + Trên trắc dọc tuyến, vẽđường mực nước điều tra và đánh dấu vịtrí các cụm nước điều tra. + Các tài liệu, sốliệu thu thập qua sách vở, các tài liệu lưu trữ, các tài liệu do cơ quan địa phương và cơquan hữu quan cung cấp; các văn bản làm việc với cơ quan hữu quan. + Các biên bản điều tra mực nước qua nhân dân. + Các sổđo đạc. 3.1.2.2. Yêu cầu khảo sát thủy văn đối với công trình thoát nước nhỏ: - Theo các phương án tuyến chọn , kiểm tra lại và bổsung những vịtrí sẽbốtrí các công trình thoát nước cống , cầu nhỏ. - Xác định trên bản đồcác đặc trưng thủy văn và địa hình của suối chính , suối nhánh , sườn dốc lưu vực ( nhưbước TKT ) .
  • 30. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 6 - Đối chiếu các đặc trưng trên giữa bản đồvới thực tếđểhiệu chỉnh, bổsung. - Đối với mỗi lưu vực , tính toán lưu lượng thiết kếcông trình thoát nước nhỏcần tiến hành khảo sát thực địa các đặc trưng địa mạo của lòng suối và bềmặt sườn dốc : Đối với suối chính : cần thuyết minh : Chiều rộng sông , suối vềmùa lũvà mùa cạn tại vịtrí công trình thoát nước . Sông suối đồng bằng hay vùng núi . Sông , suối có bãi hay không có bãi , lòng sông , suối sạch hay có nhiều cỏ mọc, hay có nhiều đá cản dòng chảy . Đường kính hạt kết cấu lòng và bãi sông , suối (nếu có) . Vềmùa lũnước trong hay có cuốn theo bùn cát , cuội sỏi , mức độbùn cát trôi nhiều hay ít . Chếđộchảy thuận lợi , êm hay không êm . Sông , suối có nước chảy thường xuyên hay có tính chu kỳchỉcó nước chảy về mùa lũ. Bềmặt sườn dốc : cần thuyết minh : Tình hình cây cỏphủbềmặt lưu vực : thưa, trung bình hay rậm rạp, loại cây cỏ. Đặc điểm bềmặt : có bịcày xới hay không , bằng phẳng hay lồi lõm, cấu tạo bề mặt là loại vật liệu gì (đất tựnhiên , bê tông , lát đá). Tỷlệdiện tích nhà cửa chiếm trên lưu vực . Diện tích hồao , đầm lầy trong lưu vực . - Điều tra mực nước : Mực nước lũcao nhất, nhì, ba và các năm xuất hiện . Mực nước lũtrung bình . Mực nước vềmùa cạn . Điều tra chếđộlũ( thời gian lũvề, lũrút , vật trôi , tốc độnước chảy , diến biến xói bồi lòng suối , bờsuối ởkhu vực công trình ) . - Đo vẽtrắc ngang của suối tại công trình và trắc ngang đường tại vịtrí cống: Trắc ngang suối : Tỷlệ1/100 ~ 1/200 có ghi cao độmực nước điều tra. Trắc ngang đường ( trắc dọc lòng suối ) : dùng máy cao đạc đo vềphía thượng lưu bằng 3 lần bềrộng suối vềmùa lũvà vềhạlưu 2 lần bềrộng suối nhưng không lớn hơn 50 m vềmỗi phía . - Hồsơkhảo sát thủy văn công trình thoát nước nhỏ: Đối với mỗi phương án tuyến lập báo cáo thuyết minh vềtình hình khảo sát, đo đạc , điều tra thủy văn và địa hình công trình thoát nước .
  • 31. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 7 Các văn bản làm việc với địa phương và các cơquan hữu quan , các tài liệu đã thu thập được . Các tài liệu đã đo đạc , khảo sát bổsung tại thực địa . Bản đồkhoanh lưu vực tụnước vềcác công trình thoát nước có chỉrõ vịtrí công trình . Biên bản điều tra mực nước . Các bản tổng hợp vềđiều tra mực nước dọc tuyến và tại công trình thoát nước, đặc trưng địa mạo , địa hình của lòng suối và của lưu vực . 3.1.3 Khảo sát địa chất công trình . Cần phải thực hiện cho tất cảcác phương án tuyến . 3.1.3.1. Khảo sát địa chất công trình (ĐCCT) cho nền đường : 1) Loại nền đường thông thường : - Việc điều tra đo vẽđược tiến hành trên dải băng rộng vềmỗi bên 25 ~ 50 m trên bản đồđịa hình tỷlệ1/2000 ~ 1/10.000 . - Công tác thăm dò tiến hành nhưsau : Đối với nền đắp : cứ1 Km bốtrí tối thiểu 1 lỗkhoan sâu từ5 ~ 7m . Trong trường hợp phức tạp thì cựly có thểgiảm đi . Đối với nền đào : ởnhững khu vực ĐCCT đơn giản thì cứcách 2 Km bốtrí 1 lỗ khoan sâu trung bình 5 m (chiều sâu này có thểthay đổi tùy thuộc chiều dày tầng phủ) . Trong trường hợp phức tạp thì cựly có thểgiảm đi . 2) Loại nền đường đặc biệt : (nền đường có đất yếu ) - Tiến hành khoanh vùng và bốtrí lỗkhoan trên tim tuyến với khoảng cách 250 ~ 500 m - Không khoan trên mặt cắt ngang . - Khi khảo sát nền đường gặp phải hiện tượng địa chất động lực thì cần bổsung một khối lượng lỗkhoan thích hợp sao cho có đủtài liệu đểđánh giá ảnh hưởng xấu của chúng tới sựổn định của tuyến . 3.1.3.2. Khảo sát ĐCCT cho cống : Trong giai đoạn này không tiến hành khảo sát ĐCCT cho cống . Cần tận dụng các tài liệu khảo sát ĐCCT nền đường áp dụng cho cống . 3.1.3.3. Khảo sát ĐCCT cho cầu nhỏ: Đối với mỗi cầu nhỏ, cần bốtrí 2 lỗkhoan tại hai vịtrí mốcầu . Độsâu lỗkhoan từ15 ~ 30 m tùy thuộc mức độphức tạp của địa tầng . 3.1.3.4. Khảo sát ĐCCT cho cầu trung và cầu lớn :
  • 32. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 8 - Đối với mỗi một cầu trung , cần bốtrí 2-3 lỗkhoan ( kết hợp với SPT ). Vịtrí của các lỗkhoan này phải chia đều trên mặt cắt ngang sông . Trường hợp ĐCCT hai bên bờkhác nhau nhiều thì có thểbốtrí lỗkhoan lệch đi (do chủnhiệm đồán quyết định ) . Độsâu lỗkhoan từ20 ~ 40 m và phải tới tầng chịu lực hoặc khoan vào tầng đá cơbản từ3 ~ 5 m . - Đối với mỗi cầu lớn , cần bốtrí 3 lỗkhoan ( kết hợp với SPT ) trên mặt cắt ngang sông tại phương án kiến nghị. Vịtrí lỗkhoan quy định giống cầu trung. Độsâu lỗ khoan cho công trình cầu lớn từ30 ~ 50 m , cho tới 90 m tùy thuộc vào điều kiện ĐCCT khu vực . Quy định kết thúc lỗkhoan cũng giống cầu trung . 3.1.3.5. Khảo sát ĐCCT các mỏvật liệu xây dựng (VLXD) Các mỏVLXD gồm: mỏđá, mỏcát sỏi, mỏđất đắp được sửdụng cho tất cảcác đối tượng xây dựng. Các mỏcó thểchia thành mỏđang khai thác và mỏchưa khai thác. - Đối với mỏVLXD đã khai thác thì cần xác đinh vịtrí, cựly của mỏso với tuyến, quy mô khai thác, điều kiện trang thiết bị, khảnăng cung cấp, giá thành, chất lượng, trữlượng. Toàn bộcác sốliệu nói trên cần thểhiện trong các văn bản hợp thức. - Đối với các mỏVLXD chưa khai thác thì cần sơhoạvịtrí mỏVLXD (hoặc lập bình đồvịtrí mỏ), xác định cựly vận chuyển, trữlượng, chất lượng căn cứvào kết quảthí nghiệm mẫu. Tại mỗi vịtrí mỏlấy 1 mẫu thí nghiệm. 3.1.3.6. Lấy mẫu và thí nghiệm đất đá Lấy mẫu và thí nghiệm theo đúng các quy định hiện hành. Hồsơkhảo sát gồm: hình trụlỗkhoan, các mặt cắt ĐCCT ngang và dọc, các tài liệu thống kê chỉtiêu cơ-lý theo lớp, thuyết minh ĐCCT theo Km và thuyết minh tổng hợp. 3.1.4 Điều tra kinh tế– xã hội 3.1.4.1. Mục đích của điều tra kinh tế Nhằm thu thập các tài liệu liên quan làm cơsởcho việc: - Dựbáo nhu cầu vận tải của cảtuyến đường và trên từng đoạn nghiên cứu; - Đánh giá tính khảthi của dựán; - Chọn cấp đường và các tiêu chuẩn kỹthuật chủyếu của tuyến đường - Luận chứng vềtrình tựxây dựng hoặc phân kỳđầu tưphù hợp với nhu cầu vận tải; - Đánh giá hiệu quảkinh tếvà hiệu quảtài chính của dựán; 3.1.4.2. Nội dung công tác điều tra kinh tế - Điều tra hiện trạng KT-XH và hiện trạng vận tải :
  • 33. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 9 - Điều tra, thu thập các chỉtiêu dân sinh, kinh tếvĩmô của cảnước, các tiểu vùng, các tỉnh : - Điều tra các hoạt động của các ngành kinh tếchủyếu : - Điều tra và đánh giá tình hình các hoạt động vận tải trong vùng hấp dẫn của dự án: - Điều tra những cản trởchính ảnh hưởng đến năng lực vận tải đường bộtrong vùng nghiên cứu (thiếu đường, hướng đường hiện hữu không hợp lý, chất luợng đuờng kém...). - Điều tra, thu thập tài liệu, sốliệu vềđịnh hướng phát triển KT-XH theo các giai đoạn 10 năm, 20 năm tương lai (năm gốc là năm dựkiến đưa đường vào khai thác). - Điều tra và thu thập các loại chi phí đểtính lợi ích của dựán : - Điều tra giá cước vận tải hành khách và hàng hoá của các loại hình vận tải trong vùng nghiên cứu của dựán; riêng các giá cước vận tải đường sông, đường biển, đường hàng không chỉđiều tra khi các loại hình vận tải này có liên quan đến dựán. - Đối với các dựán cải tạo, nâng cấp đường hiện hữu cần khảo sát đểcó các sốliệu sau : 3.1.4.3. Các tài liệu cần cung cấp : - Bản thuyết minh tổng quát vềtình hình thực hiện nhiệm vụđiều tra kinh tế. - Các tài liệu, sốliệu, vềhiện trạng KT-XH và hiện trạng vận tải. - Các sốliệu vềchỉtiêu kinh tếvĩmô và các hoạt động của các ngành kinh tếchủ yếu. - Các hoạt động vận tải trên tuyến (sắt, thuỷ, bộ, hàng không). - Các quy hoạch, định hướng phát triển KT-XH của các năm tương lai. - Các sốliệu vềlưu lượng xe, các sốliệu vềtai nạn giao thông. - Giá cước vận tải. - Các chi phí vận hành xe, chi phí thời gian hành khách và xe. - Dựbáo lượng xe ởnăm tính toán. 3.1.5. Khảo sát môi trường Mục đích của công tác khảo sát môi trường bước DÙ áN đầU Tưlà phân tích, đánh giá hiện trạng, tài nguyên môi trường của khu vực có tuyến đi qua, từđó rút ra được các đặc trưng của hiện trạng môi trường, đồng thời cũng xác định rõ các vịtrí nhạy cảm môi trường trên toàn dựán. 3.1.5.1. Công tác thu thập sốliệu - Thu thập các quy hoạch phát triển KT-XH của các tỉnh có liên quan đến dựán (nếu đã có các sốliệu này ởbước NCTKT thì chuẩn xác lại các kết quảđã thu thập được ).
  • 34. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 10 - Thu thập các bản đồ, tài liệu, và các đồán thiết kếcủa dựán. - Thu thập tài liệu các ngành (điện lực, thuỷlợi, bảo tàng, bảo tồn, địa chất, khí tượng, thuỷvăn...) liên quan đến dựán. - Thu thập các thông tin vềmôi trường ởcác SởKHCN và MT của các tỉnh liên quan đến dựán. 3.1.5.2. Công tác điều tra hiện trường - Đặc điểm điều kiện tựnhiên vùng có dựán gồm : - Hiện trạng giao thông các tuyến đường dọc theo dựán. - Các khu di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các khu rừng quốc gia. - Thực trạng hệđộng, thực vật (cảtrên cạn và dưới nước) - Hiện trạng thành phần dân cưvà các hoạt động kinh tếcủa dân cư. 3.1.5.3. Công tác khảo sát đo đạc hiện trường - Vịtrí đo đạc: Đểcó sốliệu vềhiện trạng môi trường cho dựán cần thịsát dọc tuyến đểbốtrí các điểm khảo sát môi trường với khoảng cách 30-40 km một vịtrí. - Tại mỗi vịtrí khảo sát cần đo đạc đểcó các tham sốvềchất lượng môi trường khi chưa thực hiện dựán. + Chất lượng môi trường không khí với các chỉtiêu cần đo đạc: + Mức độồn hiện trạng: + Tác động của độrung: + Chất luợng nước: nước mặt và nước ngầm + Điều kiện khí hậu: 3.1.5.4. Hồsơkhảo sát môi trường phải nộp gồm có : - Các tài liệu cần thu thập được ởtrên - Các tài liệu khảo sát, kết quảđo đạc, thí nghiệm của hiện trạng chất lượng môi trường vềkhông khí, độồn, độrung, chất luợng nước, và điều kiện khí hậu. - Báo cáo tổng hợp vềkết quảthu thập, điều tra, đo đạc, và có kết luận vềhiện trạng môi trường vùng có dựán. 3.2 CÔNG TÁC THIẾT KẾLẬP DỰÁN ĐẦU TƯCÔNG TRÌNH ĐƯỜNG Ô TÔ 3.2.1 Nghiên cứu đềxuất các phương án tuyến, công tác thăm dò định tuyến 3.2.1.1 Cấp hạng và những tiêu chuẩn kỹthuật chủyếu đối với đường thiết kế Xác định được cấp hạng và những tiêu chuẩn kỹthuật chủyếuđối với tuyến thiết kếgồm: tốc độthiết kế, bềrộng nền mặt đường, độdốc dọc lớn nhất, bán kính
  • 35. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 11 đường vòng tối thiểu,loại mặt đường, tải trọng tính toán với các mặt đường và công trình các loại, tĩnh không và khổcác công trình. Xác định cấp hạng đường và tiêu chuẩn kỹthuật chính nói trên phải dựa vào những điều kiện địa hình vùng tuyến đi qua hoặc kết quảđiều tra kinh tế(lưu lượng xe tính toán) cũng nhưchức năng của tuyến đường thiết kế. Thời kỳtính toán khi chọn cấp hạng đường được lấy là 20 năm đối với đường thiết kếlàm mới là 15 năm đối với đường thiết kếnâng cấp cải tạo. Lưu lượng xe khi tính toán đối với kết cấu mặt đường : với mặt đường cấp cao thời kỳnày là 15 năm; với mặt đường cấp cao thứyếu: 8~ 10 năm; với mặt đường cấp quá độ: 3~ 5 năm. Một vấn đềcần đềcập tới trong khi chọn cấp hạng và tiêu chuẩn thiết kếlà phân tích vềkhảnăng phân kỳđầu tưđối với từng hạng mục công trình của đường: - Vềnền đường và tuyến, nếu khối lượng quá lớn thì mới nên xét đến phân kỳđầu tư. - Vềcông trình cầu cống nên thiết kếphần móng, mốtrụtheo yêu cầu tương lai và chỉnên xét đến phân kỳđầu tưphần trên mặt cầu. - Vềmặt đường là loại công trình nên xét đến phân kỳđầu tưtrong đa số các trường hợp, kểcảchiều rộng phần xe chạy cũng nhưcác tầng lớp kết cấu sao cho luôn phù hợp với nhịp độtăng trưởng lưu lượng xe chạy hàng năm. - Đối với các điểm giao nhau với các tuyến đường khác cũng có thểxét đến việc phân kỳđầu tưkhi chọn các hình thức giao nhau( cùng mức, khác mức). 3.2.1.2. Nghiên cứu đềxuất phương án tuyến giữa các điểm khống chế 1) Trường hợp đã sẵn có bản đồđịa hình khu vực KSTK Trường hợp có sẵn bản đồđịa hình khu vực khảo sát thiết kế(ởnước ta thường loại bản đồđịa hình này có tỷlệ1:25000 và 1: 50000) thì công việc này tiến hành nhưsau: - Nghiên cứu kỹđịa hình giữa các điểm khống chếtuỳtheo loại địa hình mà vận dụng các lối đi tuyến khác đểđềxuất các phương án tuyến (ví dụnhưhình 1). - Trên mỗi phương án tuyến cần xác định các điểm tựa”là các điểm tuyến nên đi qua đểtránh các chướng ngại vềđịa hình, địa vật, hoặc là các điểm phân chia các đoạn tuyến có lối đi tuyến khác nhau (tính chất, đặc điểm của tuyến) nhưđiểm nối tiếp giữa đoạn tuyến theo sườn lên xuống đèo và đoạn tuyến đi men suối trong thung lũng v.v... - Vạch tuyến trên bình đồqua các điểm tựa. Đểtuyến bảo đảm độdốc dọc cho phép, cần tính toán chênh lệch cao độgiữa các điểm tựa và chiều dài cần triển tuyến, sau đó dùng phương pháp bước compa” đểđi đường dốc đều làm đường
  • 36. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 12 hướng dẫn tuyến. Đối với đường qua địa hình bằng phẳng hoặc đồi thấp có thể dùng đường chim bay làm đường dẫn hướng. Ngoài ra, khi vạch tuyến trên bình đồ cần tôn trọng các tiêu chuẩn hình học của tuyến, cũng nhưcác quy định vềvịtrí tương hỗgiữa tuyến đường và các điểm dân cư, tuyến đường và các công trình khác (đường dây, đường ống, công trình thuỷlợi ...), tuyến đường với diện tích công tác,tuyến đường với các tuyến giao thông khác. Trong khi vạch tuyến cần kết hợp với các tài liệu thu thập được vềđịa chất, thuỷ văn, địa mạo,vật liệu xây dựng..., đểcho mỗi phương án tuyến có càng nhiều khả năng hiện thực và hợp lý vềkinh tế- kỹthuật. Đồng thời cũng nắm vững nguyên tắc chọn tuyến qua các vùng địa hình khác nhau. R D Hình 3.1. Vạch tuyến theo bước compa 2) Trường hợp không có bản đồđịa hình khu vực khảo sát thiết kế Trong trường hợp này đềxuất phương án tuyến phải tiến hành trên thực địa, dựa vào các tổchức và nhân dân địa phương đểtìm đường đi giữa các điểm khống chế. Thường nhờdân dẫn đi theo các đường mòn,vừa đi vừa quan sát địa hình và các điều kiện thiên nhiên khác đểđánh giá khảnăng đặt tuyến trong phạm vi xung quanh. 3.2.1.3. Sơbộđịnh tuyến đường trên thực địa theo từng phương án (công tác thăm dò định tuyến) Đểxác định được tuyến trên thực địa phải dựa vào các phương án tuyến đã vạch trên bản đồđểtiến hành thăm dò phạm vi dựđịnh đặt tuyến trên thực địa (gọi là bước công tác thăm dò), sau đó dựa trên tài liệu thăm dò mà xác định tuyến( gọi là công tác định tuyến). Trong khi khảo sát thường kết hợp hai công tác này, nghĩa là đường thăm dò phải đi sao cho gần với định tuyến sau này nhất. Muốn thế, trước hết cần phải tìm thấy các điểm khống chếvà các điểm tựa trên thực địa, rồi sau đó đi tìm thăm dò qua các điểm này theo sát với các đường dẫn hướng tuyến đã vạch trên bản đồ( nghĩa là phải đối chiếu kỹbản đồđịa hình với thực địa, tránh xác định ngầm các điểm khống chế, ví dụcác vịtrí đèo trên một dãy núi khi xác định trên thực địa rễnhầm lẫn nếu đó là những đèo không tên). Đối với trường hợp không có
  • 37. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 13 bản đồthì các điểm khống chếvà điểm tựa đã được xác định trên thực địa ngay trong quá trình đi tìm tuyến. 3.2.2 Thiết kếcơsởvà tính toán tổng mức đầu tưcho mỗi phương án tuyến 3.2.2.1 Kiểm tra lại các yếu tốkỹthuật của tuyến thiết kếtrắc dọc tuyến Tiến hành kiểm tra lại các yếu tốbình đồxem có phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật không; tiếp đó là lên trắc dọc và thiết kếsơbộđường đỏtuỳtheo độdốc ngang địa hình của mỗi đoạn tuyến . 3.2.2.2 Thiết kếtrắc ngang nền đường Công việc thiết kếnền đường được bắt đầu bằng cách áp đặt mặt cắt ngang tiêu chuẩn lên từng trắc ngang thăm dò hoặc lên trắc ngang điển hình cho một đoạn rồi từđó tính ra diện tích đào, đắp trên mỗi trắc ngang và tính ra khối lượng đào, đắp nền đường. Riêng trường hợp nền đường qua các vùng địa chất xấu , qua vùng đất yếu, đầm lầy thì cần đềxuất các phương án xửlý đểđảm bảo độổn định và bền vững của nền đường sau đó cần tính toán so sánh sơbộvềkỹthuật và kinh tếđểlựa chọn giải pháp kiến nghịáp dụng cho giai đoạn KSTK kỹthuật sau này . 3.2.2.3 Thiết kếkết cấu mặt đường Căn cứvào cấp hạng đường ,lưu lượng xe, tốc độxe tính toán, tải trọng tính toán và thành phần xe đểchọn loại mặt đường ; đồng thời căn cứvào điều kiện vật liệu tại chỗ, chếđộthuỷ- nhiệt nền đất, khảnăng và phương tiện thi công , điều kiện khai thác duy tu sửa chữa sau này ...đểđềxuất và tính toán các phương án kết cấu áo đường khác nhau cho từng đoạn tuyến có các điều kiện nói trên khác nhau. Khi đềxuất các phương án cũng cần chú ý các phương án phân kỳđầu tư. Tiến hành so sánh kinh tếkỹthuật đểkiến nghịphương án áp dụng 3.2.2.4 Thiết kếcông trình thoát nước Đối với công trình thoát nước loại nhỏthì chỉcần quyết định khẩu độvà kiểu công trình trên đoạn tuyến. Kiểu ,loại công trình thì cần căn cứvào điều kiện vật liệu địa phương , tình hình địa chất tại chỗ...và cần căn cứvào điều kiện địa hình đểdự kiến các bộphân công trình nối tiếp thượng - hạlưu. Đối với các công trình thoát nước lớn hơn cần dựa vào sốliệu điều tra đểtính toán quyết định khẩu độtheo phương pháp hình thái và khi cần thiết có thểtiến hành thiết kếsơbộriêng rẽvới các phương án bốtrí chiều dài nhịp và mố, trụkhác nhau đểchọn giải pháp bốtrí cầu, chọn loại và kiểu cầu. 3.2.2.5 Thiết kếnút giao thông Nêu các tiêu chuẩn kỹthuật của công trình tại vịtrí giao nhau Giới thiệu các hạng mục thiết kếvịtrí giao nhau - Bình đồcác nhánh nút; - Mặt cắt dọc các nhánh nút ;
  • 38. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 14 - Nền đường, công trình phòng hộvà thoát nước nền đường, mặt đường; - Cầu (bao gồm cảcầu vượt), cống, hầm; - Kết cấu mặt đường ngang(nơi giao cùng mức với đường sắt); - Đảo giao thông, (đảo phân chia đường xe chạy ngược chiều nhau, đảo dẫn hướng...); - Tín hiệu, điều khiển giao thông, an toàn giao thông; - Chiếu sáng - nếu có ... - Thiết kếtổchức giao thông 3.2.2.6 Thiết kếcác công trình đảm bảo an toàn giao thông Sơbộthiết kếcác công trình đảm bảo an toàn giao thông và thiết kếhệthống báo hiệu theo 22TCN 237-01 3.2.2.7 Tính tổng mức đầu tư Tính giá thành xây dựng đường theo mỗi phương án tuyến dựa vào khối lượng (tiên lượng) của nền, công trình và dùng các đơn giá tổng hợp đểtính giá thành. Các loại chi phí gián tiếp được tính theo tỷlệquy định. Phương pháp xây dựng đơn giá và lập khái toán có thểtham khảo ởcác văn bản quy định, hướng dẫn chính thức của ngành giao thông và của các địa phương . 3.2.2.8 Sơbộtính toán đềxuất các biên pháp tổchức thi công đối với mỗi phương án tuyến - Tính toán khối lượng thi công, khối lượng nguyên vật liệu cần thiết; - Đềxuất các biện pháp thi công đối với từng hạng mục công trình (đặc biệt là đối với các công trình khối lượng lớn , điều kiện thi công phức tạp), các biện pháp chuẩn bịthi công(đưa máy móc và vật liệu đến công trường ...); - Đềxuất hướng thi công và các nguyê tắc tổchức thi công; chọn phương pháp thi công và sơbộtính toán thời hạn thi công ; nêu rõ các điều kiện thiên nhiên và khí hậu , thời tiết ảnh hưởng đến thi công. 3.3 TÍNH TOÁN CÁC CHỈTIÊU PHỤC VỤ SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TUYẾN VÀ LUẬN CHỨNG HIỆU QUẢKINH TẾ Đối với mỗi phương án tuyến cần tính toán và tập hợp các chỉtiêu so sánh theo 3 nhóm dưới đây: 3.3.1 Nhóm chỉtiêu đánh giá chất lượng sửdụng của đường Nhóm này bao gồm : chiều dài tuyến đường, hệsốtriển tuyến; sốlần chuyển hướng (sốđường cong); sốđường cong dùng bán kính tối thiểu; bán kính trung bình(tổng các bán kính đường cong chia cho sốđỉnh ); tổng chiều dài dùng độdốc lớn nhất; sốchỗgiao nhau với đường sắt và đường ôtô khác; khảnăng phục vụ kinh tế, dân sinh,quốc phòng, chính trị, văn hoá; hệsốtai nạn giao thông (xác định
  • 39. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 15 theo phương pháp nói ởmục 5.6);tốc độvà thời gian xe chạy; khảnăng thông hành và chiều dài ảo(xem mục 5.5 và 5.7). 3.3.2 Nhóm chỉtiêu kinh tế Bao gồm: chi phí xây dựng, vận doanh và khai thác hành năm (phương pháp xác định chi phí vận doanh và khai thác đường xem mục 5,3). 3.3.3 Nhóm các chỉtiêu đánh giá vềđiều kiện thi công Bao gồm : khối lượng công trình các loại (cần phân biệt thống kê các loại đểthấy được mức độkhó khăn vềthi công của từng phương án, ví dụthống kê riêng khối lượng đào đắp đá cứng , đá phong hoá, đất ...);chiều dài các đoạn tuyến qua địa hình , địa chất phức tạp; sốđiểm có khối lượng thi công tập trung( ví dụhạđèo sâu...) và khảnăng giải quyết cũng nhưsốcác công trình đặc biệt đòi hỏi các thiết bịthi công đặc biệt đòi hỏi các thiết bịthi công đặc biệt , sốnhân vật lực, máy móc, phương tiện vận chuyển cần thiết bịvà điều kiện cung ứng vật tưđến thực địa. Đểphục vụcho việc tính toán một sốchỉtiêu sửdụngvà kinh tếnói trên trong thiết kếsơbộcần tính toán đểvẽđược biểu đồtốc độxe chạy và biểu đồlượng tiêu hao nhiên liệu khi xe chạy dọc theo mỗi phương án tuyến. Các biểu đồnày có thểlập với một hay vài loại ôtô (ôtô du lịch và loại ôtô tải chiếm tỷlệlớn nhất trong thành phần xe chạy theo nhiệm vụthiết kế) cho cảchiều đi và vềcủa tuyến đường . Có thểvẽtrực tiếp các đồthịnày trên trắc dọc thiết kếsơbộ. 3.3.4 Quyết định chọn phương án Trong trường hợp so sánh các phương án cục bộthì có thểchỉdựa vào các chỉtiêu thuộc nhóm đánh giá chất lượng sửdụng và nhóm đánh giá vềđiều kiện thi công ở trên đểquyết định phương án. 3.4 KHẢO SÁT THIẾT KẾTHEO TOẠĐỘ 3.4.1 Nguyên tắc và các yêu cầu khảo sát theo toạđộ. Một sốcông ty tưvấn, công trình liên doanh với nước ngoài thường dùng máy phản quang đểđo đồng thời góc nằm, cao độvà tính ra ngay toạđộđiểm đo. Từđó toàn bộhồsơđường, các đỉnh đường cong, cọc lý trình đều được vẽtheo hệtoạ độ. Hệthống mốc cao độvà toạđộ(Bench Mark – BM) phải được định vịbằng cọc bê tông vững chắc với mật độ100-200m một mốc, sao cho từvịtrí các mốc này, máy đo có thểnhìn thấy mọi vịtrí cọc trên tuyến đểđo đạc, kiểm tra, tính ngay ra toạ độ, cao độcủa các cọc đó. Nhưvậy, hệthống BM này thực chất là đường sườn chính đểđịnh vịtuyến đường. Cao độvà toạđộcủa các BM phải được nối với hệ cao độ– toạđộquốc gia.
  • 40. NGUYỄN QUANG PHÚC KHẢO SÁT THIẾT KẾĐƯỜNG Ô TÔ 10/21/2007 III - 16 Phải đưa vào hồsơthiết kếbảng kê mốc BM nhưsau : Bảng 3.1 Mốc BM khi kảo sát theo toạđộ Mốc Bench Mark Góc nằm (độ) Angle Phương vị (độ) Azimuth Khoảng cách (m) Distance ToạđộX (m) Coordinate ToạđộY (m) Coordinate Cao độH (m) Level BM 2046 BM 2077 BM 2048 165,7876 16,0752 1,8628 127,029 122,081 132797,871 21785,281 294,743 Các đường cấp cao (≥60 km/h) tuỳcấp quyết định đầu tưquyết định có hoặc không khảo sát theo toạđộ. Đểkhảo sát theo toạđộcần xây dựng hệthống lưới khống chếmặt bằng trên toàn tuyến gồm: - Lưới khống chếmặt bằng hạng IV. - Lưới đường chuyền cấp 2. - Lưới độcao hạng IV. - Lưới độcao cấp kỹthuật. 1. Lưới khống chếmặt bằng hạng IV Được thực hiện bằng công nghệGPS hoặc công nghệđo đạc thông thường với các chỉtiêu độchính xác trong hệquy chiếu Gauss quy định trong Quy phạm tạm thời của Tổng cục Địa chính ban hành năm 1996 . 2. Lưới đường chuyền cấp 2 (ĐC2) Được đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử(Total Station) và gương phản chiếu có chân cốđịnh. a) Các máy toàn đạc điện tửcó độchính xác nhưsau được sửdụng đểthiết lập lưới đường chuyền cấp 2: - độchính xác đo góc : 5". - độchính xác đo dài : ( 5mm+3ppm x D). b) Các thông sốcơbản của hệluới ĐC2 được quy định nhưsau: - chiều dài cạnh của lưới không nhỏhơn 80 m và không lớn hơn 350 m. Tốt nhất là từ150m đến 250m. - độchính xác đo góc : m 10".