SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
ĐỨC BÀ, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH
Năm 2004, sau khi nói chuyện ở Đại Hội Giáo Lý
tại Los Angeles, chúng tôi được các bạn cũ trong Nhóm
Mai Khôi lái xe từ San Jose, ngang qua Santa Clara,
hướng lên phía Bắc thăm thủ phủ San Francisco của
bang California. Cái gì cũng lạ, cũng đẹp. Japanese
Garden xanh mát cỏ cây. Golden Gate đỏ chói trong
sương mù. Các phố xá dốc cao vời vợi, cứ lên rồi lại
xuống. Các gian nhà trồng từng bồn hoa rực rỡ ngay
mặt tiền. Các cửa tiệm bán hàng lưu niệm tấp nập khách
du lịch...
Thế nhưng để lại ấn tượng độc đáo và sâu sắc
nhất đối với chúng tôi lại là pho tượng Đức Bà, Nữ Vương Hòa Bình ( Our Lady, Queen of Peace ) tại
thành phố Santa Clara.
Hôm nay, ngồi viết bài này, chúng tôi gỡ khung ảnh trên tường xuống, scan lại bức ảnh Đức Bà,
Nữ Vương Hòa Bình tuyệt vời ấy. Một anh bạn ở San Jose đã chụp bức ảnh này, tự in ở nhà, tặng
chúng tôi làm quà kỷ niệm chuyến đi. Chắc anh không ngờ đối với tôi, bức ảnh này còn quý hơn là một
kỷ niệm. Bức ảnh đã cho chúng tôi một cảm thức thấm thía đến bồi hồi mỗi khi nhớ lại, nhìn lại và sống
lại kỷ niệm ấy !
Nhìn bức ảnh, ít ai có thể hình dung pho tượng đã được ghép bởi hàng chục vạn mảnh thép
trắng bạc nho nhỏ, không bao giờ hoen rỉ ( stainless steel ) cắt ra từ các máy bay Mỹ từng tham chiến
tại Việt Nam trong suốt thời gian 10 năm từ 1965 đến 1975.
Đó là những Skyhawk, F-100 Thunderbird, F-105
Thunderchief, F-4 Phantom, F-111 Aardvark... một thời ngang
dọc trên bầu trời Việt Nam, bom đạn cày xới tang thương mọi
nẻo đường quê ngoài Bắc trong Nam. Thế mà khi tàn cuộc
chiến, cũng vừa hết hạn sử dụng, chúng được đưa về đậu
đầy những nhà kho khổng lồ, hoặc phơi xác ngoài trời với
mưa với nắng, y như một bãi tha ma các chiến đấu cơ.
Đây là sáng kiến độc đáo và là tác phẩm tuyệt hảo của
điêu khắc gia lừng danh thế giới Charles C. Parks. Cao hơn
11m, nặng gần 3,3 tấn, pho tượng vươn lên giữa bầu trời
xanh, với vòng tay mở ra ân cần, ánh mắt buồn da diết và một
trái tim lộ ra bên ngoài đầy những vết thương xót xa. Vâng,
Mẹ đang muốn nói với mọi người, nói với từng người một lời
mời gọi bao dung, tha thứ, quên đi quá khứ chiến tranh để
sống chung một tương lai hòa bình. ( Tác giả bài viết mặc áo
xanh da trời đứng dưới chân tượng Mẹ )
Tìm tài liệu trên Google, tôi còn biết thêm rằng, từ khởi
sự cho đến khi hoàn thành, Hội Thánh ở Santa Clara đã đón
nhận được lời cầu nguyện từ 500.000 tràng chuỗi Mai Khôi
của mọi người hiệp thông gửi đến. Ắt hẳn, nửa triệu lời cầu
nguyện ấy, 2 triệu rưởi Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh, 25
triệu Kinh Kính Mừng ấy không được dùng để cắt, để hàn, để
1
NĂM THỨ 15 – SỐ 623 – CHÚA NHẬT 17.8.2014
gò, để dựng nên pho tượng tuyệt tác ấy, nhưng là để nhờ Mẹ mà bay cao lên, bắn tung đi khắp nơi
thành triệu triệu bức thông điệp cho hòa bình.
Cách đây vừa tròn 6 năm, cũng dịp Lễ Đức Mẹ Hồn Xác về Trời, tôi và mấy anh em DCCT trong
Nam ra Hà Nội, chuẩn bị lên Bắc Ninh giúp một khóa bồi dưỡng hè cho Giáo Lý Viên thì đúng lúc nổ ra
biến cố Thái Hà. Thật ra sự tình âm ỉ đã lâu, sau mỗi Thánh Lễ ở Nhà Thờ, anh chị em Giáo Dân vẫn lũ
lượt cùng với các cha đồng tế, Thánh Giá nến cao mở đường, đi bộ ra cầu nguyện tại nơi nhà cầm
quyền đã định chia năm xẻ bảy miếng đất lớn lấy của DCCT Thái Hà hơn 50 năm trước. Nhưng đến
đúng ngày 15.8.2008, sau Thánh Lễ giữa trưa thì bức tường gạch ngăn cách bị xô đổ, người ta ùa vào
bên trong, nồng nhiệt lần chuỗi và hát Kinh Hòa Bình trước tượng Đức Mẹ.
Tình hình căng thẳng quá, không biết ai hiến kế, người ta lại chuyển luôn khu đất ấy thành công
viên y như đã làm với khu đất Tòa Khâm Sứ cũ. Của đáng tội, mấy cái công viên này được thi công
"chữa cháy" quá vội vàng nên đâm ra luộm thuộm lem nhem, nhếch nhác quá thể. Có lẽ đây chỉ là bước
đệm chăng, chờ cho người dân mất cảnh giác, quên cầu nguyện là lại đâu vào đấy. Cái mùi tiền và vị
bạc tham nhũng vẫn quyến rũ ghê gớm, nên nếu có cần phải dối trá, lập lờ đánh lận con đen thì người
đời cũng đều dám làm chẳng gớm tay !
Thế nhưng, đâu phải cứ thế là tắt lịm đi những tràng chuỗi Mai Khôi với Đức Mẹ, những lời hát
Kinh Hòa Bình với Thần Linh Thánh Ái ? Không cầu nguyện được ở Tòa Khâm Sứ thì bà con Giáo Dân
tập họp ngay quảng trường trước mặt Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Không hát Thánh Ca được ở Linh Địa Đức
Bà thì anh chị em Thái Hà kéo nhau về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Mà chẳng phải chỉ ở thủ đô, bây giờ người ta cầu
nguyện ở mọi nơi, mọi chỗ trên quê hương Việt Nam đã hết
chiến tranh từ lâu mà vẫn chưa có hòa bình; cầu nguyện cả ở
bên ngoài quê hương, nơi người dân Việt ly hương đang sống
trong hòa bình mà ruột gan vẫn cứ cồn cào như mấy mươi năm
trước phải sống trong loạn lạc binh đao....
Mới đây, qua Internet, chúng tôi xem được một bức ảnh
thật cảm động: một đoàn dân oan từ đâu dưới Miền Tây, dắt díu
nhau toàn đàn bà, trẻ con và cụ già, cơm đùm cơm nắm, đeo
biểu ngữ đi biểu tình khiếu kiện các quan chức tham nhũng.
Không rõ có ai trong đoàn là người Công Giáo hay không mà
khi ngang qua quảng trường trước Bưu Điện Trung Tâm và Nhà
Thờ Chính Tòa Sàigòn, họ đứng lại, chẳng ai bảo ai, thành kính
quỳ xuống ngay trên vệ đường trước con mắt xăm xoi hằn học
của những anh cảnh vệ, họ đã cầu nguyện khá lâu dưới chân
tượng Đức Bà Nữ Vương Hòa Bình, một “Our Lady Queen of
Peace” của Việt Nam.
Mẹ ơi, biết đâu đấy, sẽ có ngày một nhà điêu khắc Việt
Nam nào đó làm nên một pho tượng Mẹ rất đặc biệt, đặc biệt ở
chỗ hình dáng Mẹ được kết, được bó lại từ những dây kẽm gai,
những hàng rào chông sắt nhọn hoắt, những bình xịt hơi cay và dùi cui, roi điện, và pho tượng sẽ được
đặt tên là... Đức Bà Nữ Vương Công Lý ( Our Lady Queen of Justice ).
Thật là con đã khéo tưởng tượng phải không Mẹ ? Thực tế có lẽ chẳng cần cường điệu đến thế,
pho tượng ấy có vĩ đại sừng sững, có tuyệt tác bất hủ đến đâu thì cũng vẫn chỉ là… pho tượng. Trong
khi vẫn đang có, vẫn luôn có hàng triệu con người thật, tâm hồn thật, hướng về Mẹ mà cầu nguyện...
Chuyện dài Thái Hà ở Hà Nội và nhiều nơi khác trên quê hương Việt Nam coi như cũng tạm lắng
xuống. Những ngày tháng này chuyện Biển Đông đang bắt đầu sục sôi dậy sóng, có nguy cơ nổ ra bất
cứ lúc nào một cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược. Hòa bình thật sự chưa được bao nhiêu, Công
Lý đúng nghĩa vẫn mãi là niềm khao khát vời vợi…
Bài Thánh Ca cổ xưa của nhạc sĩ Hải Linh có lúc đã được uyển chuyển sửa lời thành "Mẹ ơi,
đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn…" thì nay bà con cả lương lẫn giáo đều có
thể nghẹn ngào bật lên lời cầu nguyện đúng với nguyên bản gần ba phần tư thế kỷ trước:
"Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam,
trời u ám chiến tranh điêu tàn.
Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An,
đưa Việt Nam qua phút nguy nan…"
Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT
Từ một bài viết cũ trên báo Ephata 2008 – 2014
2
MỤC LỤC TÌM BÀI:
ĐỨC BÀ, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH ( Lm. Lê Quang Uy ) ....................................................................... 01
ĐỊA CHỈ TRÊN CAO ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .............................................................................. 03
HY VỌNG VÌ CÓ MẸ ĐƯỢC CHÚA ÂN THƯỞNG VỀ TRỜI ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ................ 05
AD GENTES – ĐẾN VỚI MUÔN DÂN ( Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành ) ........................................ 06
LỊCH SỬ BỨC ẢNH MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Lm. Nguyễn Văn Hội ) .................................................... 08
CẢM NGHĨ KHI ĐỌC "NHỮNG NGƯỜI MẸ CỦA THIÊN CHÚA" ( Nguyễn Trung ) ............................ 11
NHỮNG NGƯỜI MẸ CỦA THIÊN CHÚA ( Nữ Mục Sư Barbara Brown Taylor ) ................................... 11
MẸ MARIA, BA GIUSE, VÀ VIỆC GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH ( Gioan Lê Quang Vinh ) ................. 13
MẸ HẰNG CỨU GIÚP BỔN MẠNG TUẦN ĐẠI PHÚC ( Lm. GB. Nguyễn Minh Phương ) .................... 15
BAO LA TÌNH MẪU TỬ ( Trầm Thiên Thu ) .......................................................................................... 17
KHÔNG QUÊN LẦN HẠT MAI KHÔI ( Bồ Câu Trắng ) .......................................................................... 20
KỲ NGHỈ HÈ LÝ TƯỞNG ( Thanh Anh Nhàn ) ...................................................................................... 21
TÔI ĐÃ ĐÁNH MẤT SỨC MẠNH ( Khuyết Danh ) ................................................................................. 23
ĐỨC PHANXICÔ SẼ ĐẾN VIẾNG MỘT NGHĨA TRANG THAI NHI Ở HÀN QUỐC .................................. 23
BÁC SĨ GIÊSU VÀ ĐIỀU DƯỠNG MARIA MỚI LÀ TỪ MẪU ( Đa Minh Phan Văn Dũng ) ................... 24
CÁC LÝ LUẬN BẢO VỆ SỰ SỐNG… – Kỳ 1 ( Bản dịch Anthony Lê – Ephata biên tập lại ) ................. 25
NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 28
ĐỊA CHỈ TRÊN CAO
Bước vào tháng tám, Hội Thánh hướng về
Đức Maria – Mẹ diễm phúc được đặc ân Hồn Xác
Lên Trời. Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn
và trang điểm cho muôn vẻ đẹp và ơn phước.
Mẹ là “Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở
cùng Mẹ !" ( Lc 1, 28 ). "Ðấng đầy ơn phước" là tên
gọi đẹp nhất của Mẹ Maria. Tên gọi tuyệt đẹp Thiên
Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ
muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ luôn được
yêu thương.Thiên Chúa còn ban tặng hồng ân cao
cả. Mẹ về Trời, sống trong hạnh phúc vĩnh cửu mà
Thiên Chúa dành để tặng ban cho tất cả những ai
thuộc về Chúa nhờ cả một đời sống thánh thiện nơi gian trần.
Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, người tín hữu tin rằng, có Mẹ Maria
luôn cầu bầu che chở.
Thánh Kinh ca tụng Mẹ: “Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng
lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ” ( Dc 6, 10 ); “Có một điềm lớn xuất hiện
trên trời: một Phụ nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp vầng trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi
sao” ( Kh 12, 1 )… Trong niềm hy vọng sẽ được về Trời với Mẹ, người tín hữu nhìn lên Mẹ “Như một
vầng trăng tuyệt vời, muôn ngàn tia sáng lung linh chốn thiên cung”.
Mẹ Maria đã được khải hoàn và bước vào quê hương Thiên Quốc. Mỗi tín hữu hướng về Đức
Maria là địa chỉ trên cao.
1. Địa chỉ thiết định cho lòng tin
Ngày 1.11.1950, đúng vào dịp lễ Các Thánh Nam Nữ, Đức Thánh Cha Piô XII long trọng tuyên bố
tín điều Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: “Thánh Mẫu Thiên Chúa là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức
Maria Trọn Đời Đồng Trinh, sau khi sống trọn cuộc đời trần thế, đã được triệu hồi cả hồn và xác vào
trong vinh quang thiên quốc”. Kể từ lời tuyên bố trong thánh lễ tuyên tín long trọng hôm ấy, mầu nhiệm
Đức Maria được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn và xác, trở thành chân lý đức tin cho toàn thể Giáo Hội.
Chỉ trong một lời tuyên tín ngắn gọn và quan trọng để tuyên bố một tín điều, Đức Thánh Cha
Piô XII đã liệt kê cùng lúc đầy đủ bốn đặc ân vô cùng cao cả, ngoài Đức Maria không ai có được. Đó
cũng là bốn chân lý tuyệt đối của lòng tin thuộc về đời sống và nhân đức của Đức Maria mà mỗi người
Kitô hữu phải tin:
3
CÙNG SUY NIỆM
- Đức Maria làm Mẹ Thiên Chúa.
- Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ không hề mắc tội tổ tông truyền từ ngay khi thành thai
trong lòng mẹ.
- Đức Maria Đồng Trinh Trọn Đời, dù mang thai và sinh con, Mẹ vẫn trinh khiết vẹn toàn.
- Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, Mẹ được Chúa triệu hồi cả hồn và xác vào trong vinh quang thiên
quốc, sống trong hạnh phúc vĩnh cửu.
Toàn thể Dân Chúa reo lên vui mừng: trên cao, Đức Maria chính là địa chỉ của lòng tin Công Giáo.
Thật vậy, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nên không thể chịu hậu quả của tội nguyên tổ là phải chết.
Mẹ trọn đời Đồng Trinh nên cứ lý cũng trọn đời trinh nguyên tồn tại. Mẹ cung cấp chất liệu xác thân cho
Ngôi Hai Thiên Chúa bước xuống đồng hành với con người trong kiếp phận loài người, thì khi Phục
Sinh về trời vinh quang, Thiên Chúa cũng giữ gìn cho Mẹ mình thoát khỏi cảnh hư nát thân xác. Mẹ là
Đấng Đầy Ơn Phúc, nếu đã được Thiên Chúa yêu thương gìn giữ từ thuở đời đời bằng đặc ân Vô
Nhiễm Nguyên Tội, thì cũng được Thiên Chúa giữ gìn cho đến muôn đời bằng đặc ân Mông Triệu tuyệt
diệu hơn mọi người trần.
Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một ngôn ngữ mang tính dấu chỉ dễ đọc của một địa chỉ trên cao, vốn đã
có sẵn trong mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô.
2. Địa chỉ thiết thân của đời tín hữu
Đức Maria về trời, nhưng Mẹ không về với đôi tay trắng, mà là nặng trĩu vận mệnh của cả Giáo
Hội. Đức Kitô là Đầu, mà vinh quang của Đầu tiến đến đâu thì vinh quang của Thân Mình cũng tỏ hiện
đến đó, nhưng qua việc Đức Maria về trời, tín hữu nhận thấy rõ hơn vận mệnh đời mình.
Mẹ là người đi đầu cho ta được tiếp bước. Mẹ được đưa về trời là tiền đề cho lòng tin người tín
hữu: nếu sống như Mẹ, họ cũng sẽ được về trời với Mẹ. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau.
Mẹ được đưa về trời là tiền đề cho lòng tin người tín hữu: nếu sống như Mẹ, họ cũng sẽ được về trời
với Mẹ. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ được đưa về trời là khuôn mẫu cho niềm hy
vọng: bên kia địa chỉ trần thế này là một địa chỉ trên cao của cuộc sống phong phú đời đời. Mẹ là người
đi mau cho ta được níu kéo dắt dìu. Mẹ về trời xác lập một hướng đi cho lòng yêu mến: yêu trung thành
hôm nay sẽ được dẫn tới bến bờ yêu thương tinh ròng vĩnh phúc. Thế đó, Đức Maria địa chỉ trên cao
thiết thân cho mệnh đời tín hữu.
3. Địa chỉ thiết thực cho mỗi cảnh đời
Mẹ được Lên Trời Hồn Xác là do đặc ân Chúa ban cho Mẹ và đồng thời cũng là do cuộc sống
thánh thiện của Mẹ hằng luôn hợp tác với ơn Chúa. Mẹ là người diễm phúc nhất trong mọi người nữ. Mẹ
có tên gọi đẹp nhất là ”Đấng đầy ơn phúc” vì “Thiên Chúa ở cùng bà”. Mẹ được hết mọi đời khen là diễm
phúc chính vì “Đấng toàn năng đã làm cho Mẹ biết bao điều cao cả”. Điều cao cả nhất là làm Mẹ Chúa
Cứu Thế. Mẹ là cây sinh quả phúc và nhờ quả phúc ấy mà Mẹ được biết đến và được ca tụng. Mẹ là cây
trường sinh mang quả đầu mùa mà Thiên Chúa đã trồng trong vườn địa đàng mới hầu đem lại sự sống
đời đời cho mọi thế hệ loài người. Chính vì thế mà Thiên Chúa muốn cho cây mang quả trường sinh ấy
được nhân lên trong vườn địa đàng mà Người muốn mở rộng diện tích tới tận cùng trái đất.
Khi tuyên xưng Đức Maria hồn xác về Trời chính là lúc chúng ta phải nỗ lực tổ chức xây dựng đời
sống nơi địa chỉ trần thế sao cho phù hợp tương thích với địa chỉ trên cao mà ta tin yêu hy vọng.
“Làm sao có thể về trời thanh nhàn khi cuộc đời này chưa thanh sạch tâm hồn, chưa thanh
bạch nếp sống, chưa thanh luyện ý chí, chưa thanh thoát tư duy, chưa thanh cao tình cảm, chưa
thanh thản nỗi đau đời và chưa thanh thoả nhiệm vụ người người với nhau ? Làm sao có thể về trời
thênh thang khi cuộc sống hôm nay vẫn còn bận bịu bỏ neo nơi những khuynh hướng đam mê sùng
bái, như là dục vọng buông lơi, lòng tham không đáy hay quyền bính vô độ ? Và làm sao có thể về trời
với Mẹ khi ta hằng ngày vẫn còn gặp mình trên những lo toan tính toán làm ăn không chỉ dừng lại ở
mức “lương thực hằng ngày”, “cầu vừa đủ xài” của Kinh Lạy Cha, mà còn mong có mọi sự nhiều thêm
nữa, trừ một sự là có điểm dừng ? Muốn có địa chỉ trên cao, hãy tích cực đăng ký xây dựng ngay từ
địa chỉ trần thế này” ( Gm. Giuse Vũ Duy Thống ).
Đức Trinh Nữ lên Trời hiển vinh. Từ đây Đức Mẹ nắm giữ vai trò quan trọng nhất là Nữ Vương
trời đất. Từ nay, Đức Mẹ đảm nhận một địa vị cao cả nhất và cũng thật gần bên Thiên Chúa. Kể từ nay,
Đức Mẹ trổi vượt trên mọi tạo vật với địa vị làm Mẹ Thiên Chúa và làm Mẹ nhân loại. Đức Maria trở
thành địa chỉ trên cao, chúng ta hãy nhìn lên Mẹ. Mẹ dẫn chúng ta tới niềm hy vọng, dẫn tới tương lai
tràn ngập niềm vui; Mẹ dạy chúng ta cách thế để thực hiện điều ấy bằng cách đón nhận Con của Ngài là
Chúa Giêsu vào trong cuộc sống của chúng ta với lòng tin, bằng cách để lời của Ngài hướng dẫn chúng
ta và bằng cách bước theo Ngài mỗi ngày.
4
Mẹ Lên Trời trong hạnh phúc tuyệt vời, Mẹ trở nên gần gũi với mọi thành viên trong gia đình nhân
loại. “Trong Hội Thánh, Đức Trinh Nữ diễm phúc được kêu cầu bằng các tước hiệu là Trạng Sư, Đấng
Cứu Giúp, Đấng Phù Hộ, Đấng Trung Gian” ( GLCG số 969 ). Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ
hành nơi dương thế, chúng ta tin rằng, có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở; với niềm hy vọng sẽ được về
trời với Mẹ, chúng ta nhìn lên Mẹ như địa chỉ của lòng cậy trông, tin yêu phó thác vào tình thương Thiên
Chúa.
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
HY VỌNG VÌ CÓ MẸ
ĐƯỢC CHÚA ÂN THƯỞNG
VỀ TRỜI
Con rồng trong sách Khải Huyền được mô tả
như là mầm mống của sự chết chóc vì nó đứng "rình
người nữ sắp sinh con để nuối lấy đứa trẻ" ( Kh 12, 4 ).
Với từ ngữ và hình ảnh tượng trưng, sách Khải
Huyền còn gợi lên cuộc chiến lâu dài giữa sự sống
và sự chết, giữa Satan với Đức Kitô và Giáo Hội của
Người. Người sẽ toàn thắng.
Chúng ta biết, cuộc chiến giữa sự sống và sự chết, giữa sự thiện và sự ác là không cùng. Con người
dù tiến bộ đến đâu đi chăng nữa, vẫn luôn mang trong mình sự mỏng giòn.
1. Sự mỏng giòn của con người
Vốn mỏng giòn yếu đuối, cộng thêm lo âu, phiền muộn về sức khỏe, việc làm, về công việc gia
đình phải gánh vác, những mập mờ vô định ngày mai của cuộc đời, lo con còn trẻ, cha mẹ khi đã về già,
ốm đau bệnh tật, khủng hoảng về luân lý… tất cả đè nằng lên lòng trí con người. Làm sao không khỏi
ngạc nhiên khi thấy thời đại chúng ta đang tụt hậu trước những biến cố của cuộc đời ?
Trước những bất hạnh của thế giới, có người buông xuôi không làm gì hết, để mặc cho số phận.
Có người cấp tiến hơn, quyết định từ bỏ một phần và tự sát. Có người từ chối truyền lại sự sống mà họ
đã lãnh nhận và không chịu nhận cái khả năng có thể cho tương lai của chính họ và xã hội. Dần dần
những nhà trẻ sẽ thay thế nhà hưu dưỡng !
Giữa cảnh đời lữ thứ, người Kitô hữu sống ra sao ? Đức Tin của chúng ta thế nào khi đối diện
với các thực tại như thế? Lễ Đức Maria hồn xác về Trời mang lại cho họ hy vọng gì trong cuộc sống ?
2. Cuộc chiến thắng !
Chúng ta long trọng cử hành lễ Đức Maria hồn xác về trời với lòng sùng kính, giúp chúng ta trả
lời những vấn nạn trên. Trước hết niềm tin của Giáo Hội đối với tín điều Đức Piô XII đã xác quyết năm
1950. Chúng ta tin Đức Maria, đã được đặc ân cả hồn lần xác về Trời. Điều đó muốn nói rằng sự chiến
thắng con rồng trong sách Khải Huyền hoàn tất nơi Mẹ, Mẹ về ngự bên hữu Chúa để chuẩn bị chỗ cho
chúng ta như Thiên Chúa đã dành cho Mẹ.
Chúng ta tự hỏi, Đức Maria đã được rước lên Trời cả hồn lẫn xác có làm chúng ta thay đổi
không ? Thánh Phaolô cho chúng ta câu trả lời: "Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa
của những kẻ yên giấc" ( 1Cr 15, 20 ). Đức Giêsu sống lại, có người tin, người không tin. Nhưng, Đức
Kitô, Con Thiên Chúa đã sống lại thật, đó là niềm hy vọng của chúng ta.
Việc Đức Maria hồn xác lên Trời là một thực tại khác: Đức Maria không phải là Thiên Chúa; Mẹ là
nữ tử Israel, là một trong những thụ tạo như chúng ta, là người nữ giữa muôn vàn người nữ trên trần gian.
Mẹ đã được tôn vinh, vinh quang của Mẹ liên quan đến chúng ta. Những đặc ân của Mẹ là kết quả cụ thể
của ơn cứu độ mà Đức Kitô mang đến cho Mẹ và nhân loại ( x. 1Cr 15, 20 – 26 ). Mẹ được vinh hiển là
nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, Con của Mẹ. Việc Đức trinh Nữ được lên Trời hồn xác là sự thông phần
cá biệt vào cuộc phục sinh của Con Mẹ, và tiên báo cuộc phục sinh của các tín hữu ( GLCG số 966 ).
Đức Tin không nói cho chúng ta biết điều gì về cái chết của Đức Maria. Có người cho rằng Đức
Maria không chết, nhưng Đức Tin nói với chúng ta rằng sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria
được Thiên Chúa tôn vinh.
Nơi Mẹ, cũng như Đức Giêsu Con Mẹ, cái chết không phải là hết, sự chết đã bị đập tan. Trái đất
không còn là nơi giam hãm con người trong số phận đau thương, các tầng trời mở ra để loan báo một
5
tương lai sáng ngời cho nhân loại. Sự chết đã bị tiêu diệt bởi sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa. Đó là
niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta !
3. Sống trong hy vọng
Kinh Tạ Ơn của Đức Maria nêu rõ: "Chúa đã ra oai cánh tay thần lực, dẹp tan những ai lòng trí
kiêu căng, Chúa lật đổ những người quyền thế, và nâng dậy những kẻ khiêm nhường. Phận đói nghèo
Chúa ban của đầy dư... Vì Người nhớ lại lòng thương xót" ( x. Lc 1, 39 – 56 ). Chắc chắn Thiên Chúa
không thể để chúng ta bị nghèo đói đè bẹp, khi chúng ta tin vào lời Chúa hứa.
Mừng kính Đức Trinh Nữ Maria hồn xác về trời, chúng ta không chỉ mừng vì Thiên Chúa đã làm
cho Mẹ những điều trọng đại, mà còn mừng vì sự hiện hữu của nhân loại. Thánh Phaolô nói: "Anh em
khỏi phải phiền sầu như những người khác, những kẻ không có hy vọng" ( 1Tx 4, 13 ). Chúng ta cố gắng
hiểu để sống sao cho xứng danh là người hy vọng.
Người trẻ sống hy vọng, khi họ hướng đến một tương lai khác và muốn sống quảng đại như
Chúa muốn. Những người ở bậc gia đình sống niềm hy vọng, bằng cách hiệp nhất cùng nhau, thủy
chung trong đời sống vợ chồng để yêu thương, trao ban hạnh phúc và sự sống cho con cái. Những
người nam sống niềm hy vọng khi mau mắn đáp lại tiếng gọi Chúa để trở nên những Linh Mục, Phó Tế
trong Giáo Hội, và lấy làm hạnh phúc vì được cộng tác vào sứ mạng cao cả của Đức Kitô Mục Tử !
Chúng ta thật bất hạnh nếu chúng ta không có niềm hy vọng !
Người sống hy vọng còn là người dấn thân cải thiện đời sống xã hội và làm việc công ích, lương
thiện với mọi người, chăm sóc những người ốm đau, bệnh tật, già nua để trao ban cho họ niềm tin và
giá trị về sự hiện hữu của chính mình. Những người sống hy vọng cũng còn là người tránh xa bom đạn,
bạo lực chiến tranh, không ham báo thù.
Vậy mỗi người chúng ta hãy sống hy vọng, hãy làm ngày lại ngày, không buông tay, mặc cho
những ngang trái của cuộc đời. Phúc cho chúng ta, nếu chúng ta can đảm chiến đấu mỗi sáng khi thức
dậy cho cuộc sống đáng sống của mọi người trên trái đất, thì thật phúc cho chúng ta, như Mẹ Maria
khiêm nhường phục vụ Chúa: "Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước !" ( Lc 1, 48 ).
Nếu như khi xưa Mẹ Thiên Chúa đã đến với bà Êlisabét, thì ngày hôm nay Mẹ vẫn đến với
chúng ta. Mẹ mở rộng vòng tay nói với chúng ta rằng: hỡi con, hãy tin tưởng và hy vọng, Chúa đã dọn
chỗ cho con. Amen !
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
AD GENTES – ĐẾN VỚI MUÔN DÂN
Ngày Chúa Giêsu bước vào trần
gian, Ngài mang theo ý muốn của Thiên
Chúa, đó là cứu thế giới này khỏi sự chết
thống trị: “Thiên Chúa yêu thế gian đến
nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con
của Người thì khỏi phải chết, nhưng
được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên
Chúa sai Con của Người đến thế gian,
không phải để lên án thế gian, nhưng là
để thế gian, nhờ Con của Người, mà
được cứu độ” ( Ga 3, 16 – 17 ).
Trên mọi nẻo đường loan báo Nước
Trời, Ngài không ngừng bày tỏ lòng khát
khao muốn cứu thế giới: “Thầy đã đến
ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước
mong phải chi lửa ấy đã bùng lên !” ( Lc 12, 49 ). Tâm hồn và cuộc sống của Chúa Giêsu, Thánh
Phaolô gói gọn trong một câu gởi cho người môn đệ Timôthê quý mến: “Thiên Chúa muốn cho mọi
người được cứu độ và nhận biết chân lý” ( 1Tm 2, 4 ).
Thiên Chúa muốn cứu nhân loại này là xác tín của những người tin vào Chúa Kitô. Động lực để
Thiên Chúa quyết định cứu thế giới này chính là tình yêu: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con
Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Động lực ấy là
6
CÙNG LOAN BÁO
một, nơi Chúa Cha và nơi Chúa Giêsu. Thiên Chúa yêu thế gian, Chúa Giêsu cũng yêu mến thế gian này,
và Ngài đã quyết định không để cho bất kỳ ai đến với Ngài phải hư mất. “Con đã canh giữ, và không một
ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh” ( Ga 17, 12 ).
Một nhận định khác cho ta biết Thiên Chúa muốn cứu độ mọi người không trừ một ai, không một
ai ở ngoài dòng chảy yêu thương của Thiên Chúa. Tình thương của Thiên Chúa bao phủ trên mọi người
và Chúa Giêsu đã vì mọi người, vì sự sống của mọi người, mà quyết định bước vào chương trình cứu
độ. “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” ( 1Tm 2, 4 ).
Trên bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, ta bắt gặp được tình yêu thương này, tình yêu thương
cội nguồn của ơn cứu độ.
Trước hết là ánh mắt dịu hiền, tràn đầy thương mến. Ánh mắt của Mẹ như muốn thu hút tất cả
mọi người vào tình thương bao la của Thiên Chúa mà Mẹ đang được thụ hưởng. Ánh mắt của cái nhìn
yêu thương, tha thứ và nâng đỡ, không phải cái nhìn soi mói, theo dõi và bắt lỗi.
Không thế khác được, Mẹ đã thuộc trọn về Chúa, được trán ngập tình thương của Chúa, toàn thể
con người Mẹ là của Chúa, của tình yêu thương vô bờ bến, làm sao ánh mắt của Mẹ không bộc lộ tình yêu
thương đó được ? Làm sao ánh mắt của Mẹ không lôi cuốn mọi người đền với Ơn Cứu Độ được ?
Cả thế giới khổ đau đang quằn quại trước tôn nhan Mẹ, sự dữ đang hoành hành khắp nơi gây
tổn thương cho nhân loại một cách dữ dội, ánh mắt Mẹ nhuốm u buồn xót xa cho thân phận con người.
Càng đau xót, ánh mắt của Mẹ càng bày tỏ tình yêu thương nồng nàn hơn nữa. Như Thiên Chúa muốn,
Mẹ muốn mọi ngườ được nhận biết chân lý và được cứu độ, cả nhân loại không trừ một ai.
Đôi bàn tay hiền từ yêu thương. Con mắt biết nói, đôi bàn tay cũng biết nói. Hãy chiêm ngưỡng
đôi bàn tay của Mẹ trong bức Linh ảnh. Bàn tay to lớn như diễn tả sự sẵn sàng che chở yêu thương, tay
trái ôm gọn người con, tinh tế kín đáo, như một bảo đảm về sự bảo vệ chắc chắn, vững vàng. Tay phải
bao bọc che chắn, là chỗ dựa vững chắc cho những ai bối rối, ngả nghiêng, là chỗ neo mình bảo đảm
cho những ai nguy nan, hãi sợ, là chỗ dựa bền vững cho những ai hoang mang bất ổn.
Đôi con mắt của Mẹ, hai bàn tay của Mẹ nối kết thành một chu vi của vòng tròn cứu độ, tâm vòng
tròn ấy là chính Chúa Giêsu. Ngài chính là Ơn Cứu Độ, vì Ngài là Sự Sống, Sự Thật. Nhận biết chân lý
là nhận biết Chúa Kitô, được cứu độ là có được Sự Sống, là thuộc về Chúa Kitô. Mẹ trở nên vùng biên
của Ơn Cứu Độ, tích chứa Ơn Cứu Độ, bảo vệ Ơn Cứu Độ, gìn giữ Ơn Cứu Độ, ban phát Ơn Cứu Độ.
Hãy giới thiệu Mẹ cho muôn dân, hãy mời gọi muôn dân đến với Mẹ, hãy cùng Mẹ dõi theo muôn
dân, hãy nơi Mẹ ngụp lặn trong Ơn Cứu Độ.
“Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” ( 1Tm 2, 4 ).
Cha Thánh An Phong đã không thể yên ổn nơi kinh thành Napoli để vui sống với những bổng lộc
trần gian, nhưng ngài đã phiêu bạt khắp nơi cho người nghèo và người bị bỏ rơi hơn cả, vì ngài cũng
muốn cho mọi người nhận biết chân lý và được Ơn Cứu Độ. Trên bước đường phiêu bạt ấy, ngài kính
nghiệm về ơn gọi đến với muôn dân nơi Mẹ, ngài viết trong cuốn sách nổi tiếng của ngài, Vinh quang
Đức Maria: “Con muốn cho nhiều người biết Mẹ để được nhận Ơn Cứu Độ”.
Lm. Vinh Sơn PHẠM TRUNG THÀNH, DCCT
LỊCH SỬ BỨC ẢNH MẸ HẰNG CỨU GIÚP
Tôi là bức họa được người ta đặt cho nhiều tên, nào là "Kim Mẫu", nào là "Đức Trinh Nữ
chịu nạn", "Mẹ của các Tu Sĩ DCCT", "Mẹ các gia đình Công Giáo". Nhưng tên được chọn cho tôi
là "Mẹ Hằng Cứu Giúp", đó cũng là danh hiệu mà Đức Giáo Hoàng Piô IX muốn các Tu Sĩ DCCT
rao truyền cho mọi người biết đến.
Chuyện của tôi là chuyện Thiên Chúa đã ra tay biến những việc tầm thường nhân loại trở
thành chuyện thiêng liêng linh thánh như thế nào. Tôi có một quá trình lịch sử phức tạp và phiêu
lưu, nhưng nếu nhìn “từ trên cao” thì chỉ là một đường thẳng kéo dài xuyên qua lịch sử nhân
loại. Nhưng quan trọng hơn cả, ấy là việc tôi hiện diện trong đời sống tông đồ của các Tu Sĩ
Dòng Chúa Cứu Thế Chí Thánh.
“Khi đã thấy Đức Mẹ một lần thì chỉ mong chết để được nhìn thấy lại gương mặt của
Mẹ” ( Bernadette ).
7
CÙNG CHIÊM NGẮM
Một lần kia, muốn biết giữa các kiểu ảnh Đức Mẹ đã được in ra phổ biến khắp nơi, ảnh nào giống
Đức Mẹ thật nhất, người ta bày ra trước mặt chị Bernadette Soubirous, người đã được diễm phúc nhìn
thấy Đức Mẹ hiện ra 18 lần tại hang đá Lộ Đức. Các bức ảnh lần lượt được duyệt qua dưới con mắt chăm
chú của chị Bernadette. Lúc ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( bức ảnh mô phỏng theo bức hoạ cổ truyền
HODEGETRIA ) vừa phớt qua thì chị Bernadette chụp lấy ngay và reo lên: “Bức ảnh này có một cái gì đó
tương tự.” Không chỉ có chị Bernadette mà thôi, mà cả chị Lucia là người thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima,
khi nhìn thấy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng bảo rằng mẫu ảnh này giống với Đức Mẹ. Giống nét mặt hay
giống bởi mầu nhiệm chất chứa trong đó ?
Gốc tích
Tương truyền rằng, ngày xưa Thánh Luca có vẽ một
bức họa Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu Hài Đồng. Như ta biết,
Thánh Luca là người đã viết những chuyện liên quan đến
Đức Mẹ thật chi tiết. Có người cho rằng sở dĩ ngài đã viết
được như thế là vì được Đức Mẹ “thủ thỉ” kể cho nghe. Khi
bức họa được dâng lên cho Mẹ xem thì Mẹ phán: “Ơn thánh
Mẹ sẽ theo bức ảnh này.”
Sang đến thế kỷ thứ V, tại thành Constantinople, có
một bức họa rất thời danh được mọi người ca ngợi là tuyệt
tác, lịch sử ghi dấu dưới cái tên HODEGETRIA ( Đức Mẹ
dẫn đường ). Thời đó người ta cho rằng thánh Luca là người
đã phác hoạ nên nguyên bản bức ảnh này.
Vào đầu thế kỷ XII, tại đảo Crêta, Địa Trung Hải, bức
hoạ HODEGETRIA được các hoạ sĩ Âu – Á dung hoà hai
quan niệm hội hoạ Âu – Á để vẽ ra nhiều bức ảnh thời danh.
Ngày nay, nguyên bản bức HODEGETRIA đã bị thất lạc.
Tuy nhiên, người ta còn giữ được nhiều bản phụ mô phỏng
theo bức hoạ đầu tiên mà bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
là một trong các phụ bản đó.
Đến cuối thế kỷ XV, trên đảo Crêta, bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được các tín hữu sùng
kính đặc biệt và được mệnh danh là bức ảnh hay làm phép lạ. Thế rồi một sự cố bất thường xảy ra.
Người ta biết được biến cố này là nhờ tìm thấy tại sở văn khố Vaticanô ba mảnh giấy rất cũ, chúng là
bản sao của một mảnh giấy ghi lại lịch sử của bức ảnh, nội dung mảnh giấy đó như sau:
Bức ảnh bị đánh cắp
Cuối thế kỷ XV, một thương gia buôn bán rượu, người đảo Crêta đã ăn trộm bức ảnh trong một
Tu Viện và đem qua Rôma. Sau khi thoát khỏi một tai nạn đắm tàu, ông đến Rôma và lâm bệnh nặng.
Trước lúc qua đời, ông kể lại cho một người bạn Ý nghe việc ông đã đánh cắp bức ảnh đó từ đâu và nó
được tôn kính như thế nào. Với giọng yếu ớt của người hấp hối, ông khẩn khoản nài xin người bạn Ý
đem bức ảnh trả lại cho một Nhà Thờ nào đó để được công khai tôn kính. Sau khi người lái buôn chết,
người bạn lục lọi trong đống hàng hoá thì quả thật, có thấy bức ảnh Mẹ. Ông định tâm đem bức ảnh trả
lại cho Nhà Thờ gần nơi ông ở. Nhưng đang lúc đó, vợ ông biết được, ngăn cản ông trả lại bức ảnh và
giữ lại cho bằng được. Giữa lời hứa với người quá cố và sự biện bạch của người vợ thân yêu, ông đã
chiều lòng vợ, không đem trả bức ảnh.
Thời gian qua đi, ông quên lời cam kết và bức ảnh vẫn được giữ lại trong phòng của vợ chồng
ông 9 tháng. Nhưng một hôm, Đức Mẹ hiện ra cho ông biết: ông không có quyền giữ lại bức ảnh mà
phải đem đến một nơi xứng đáng hơn. Ông làm ngơ. Mẹ lại hiện ra lần hai, ông vẫn ngoan cố. Mẹ lại
hiện ra lần nữa cảnh cáo ông. Lần này ông hoảng sợ, ăn không ngon, ngủ không yên. Ông đem chuyện
kể cho vợ nghe và xin vợ thi hành ý định của Mẹ. Vợ ông là người ương ngạnh, khi nghe ông nói thì cho
là điều vu vơ, mộng mị nên không đồng ý. Mẹ lại hiện ra lần thứ tư và bảo ông: “Ta đã hiện ra bao lần
để cảnh báo con mà con không chịu nghe. Vậy con phải ra khỏi nhà này trước, rồi Ta sẽ đi đến một nơi
xứng đáng hơn.” Ít ngày sau, con người "nể vợ" này ngã bệnh và qua đời.
Trước cái chết đột ngột của chồng, bà vợ cứng lòng vẫn chưa lay chuyển, bà cứ khư khư giữ lại
bức ảnh. Một hôm, đứa con gái 6 tuổi của bà hớt hải chạy đến nói với bà: “Mẹ ơi, con vừa gặp một bà
đẹp lắm. Bà ấy bảo con về nói với mẹ rằng: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp muốn được trưng bày trong một
ngôi Thánh Đường ở thành Rôma để dân chúng sùng bái, và Người muốn ra khỏi nhà chúng ta". Nghe
con nói vậy, bà mẹ bắt đầu nao núng, phát nghi là mình đã nhúng tay vào cái chết của chồng. Bà trù
trừ… rồi quyết định vâng lời Đức Mẹ. Nhưng phút cuối bà lại gặp phải bà hàng xóm khô đạo. Bà này khi
nghe chuyện liền nói với bà: “Hơi đâu tin chuyện trẻ con, Đức Mẹ bận tâm chi bức ảnh nhân tạo này.
8
Không tin bà cứ đem quăng bức ảnh vào lửa, nó sẽ bốc cháy như bất cứ thanh củi gỗ nào. Nếu bà
ngượng tay, bà để tôi.” Rồi bà ta còn hỗn láo nhiều lời với Đức Mẹ nữa.
Đến chiều tối, lúc về nhà, bà khô đạo này đã lăn ngã xuống đất, trong mình đau nhức, ở cánh tay
có cái ung độc mọc ra, sưng lên mỗi lúc một to. Trước cơn bệnh kỳ lạ, bà sực nhớ đến lỗi mình đã phạm.
Bà khóc lóc, kêu van, xin đem ảnh Mẹ đến. Trước tôn nhan Mẹ, bà cầu nguyện xin ơn tha thứ.
Một sự lạ bất ngờ xảy ra: tay bà vừa đụng vào bức ảnh thì bệnh lạ kỳ kia biến tan, không để lại vết
tích gì. Một câu hỏi nảy ra trong đầu hai người phụ nữ sám hối này: Mẹ muốn chúng ta đưa Mẹ đi đâu ?
Mẹ liền hiện ra với em bé và nói: “Con hãy nói với mẹ của con là Ta muốn được trưng bày ở khoảng giữa
Nhà Thờ Đức Bà Cả và Nhà Thờ Thánh Gioan Latêranô, tức trong ngôi Thánh Đường kính Thánh
Mátthêu”. Lần này, người mẹ nghe theo lệnh của Mẹ và đã liên lạc với các cha Dòng Augustin là những
người đang phụ trách Nhà Thờ Thánh Mátthêu. Bà mời các cha đến nhà, kể lại sự tình và chuyển giao
bức ảnh cho các ngài. ( Tranh kính màu minh họa sự tích ).
Ba trăm năm tại Nhà Thờ Thánh Mátthêu
Ngày 27.3.1499, các cha Dòng Thánh Augustin đã tổ chức một đám
rước cực kỳ long trọng đưa ảnh Mẹ về Nhà Thờ Thánh Mátthêu. Cũng vào
ngày ấy, Mẹ mở đầu “sứ mệnh hằng cứu giúp” của Người bằng một phép lạ
cả thể: một người đàn ông bị bại tay nhiều năm đã khiêm nhường cầu xin với
Mẹ, nài xin người ta cho được chạm vào ảnh Mẹ, khi vừa chạm vào ảnh Mẹ,
cánh tay khô cằn kia liền được chữa lành ngay tức khắc. Ông liền đi theo
đám rước hát mừng ngợi khen Mẹ. Đây là phép lạ đầu tiên Đức Mẹ làm tại
kinh thành Rôma. Phép lạ khai mào cho một chuỗi dài ơn thiêng mà Mẹ sẽ
làm dưới tước hiệu “Mẹ Hằng Cứu Giúp”.
Năm 1778, là năm mà theo Sở Văn Khố DCCT, bức ảnh Mẹ Hằng Cứu
Giúp được tôn vinh gần 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII trên đồi Esquilinô, trong Thánh
Đường kính Thánh Mátthêu. Dân chúng tấp nập đưa nhau tới kính viếng và cầu
nguyện với Mẹ Hằng Cứu Giúp và Mẹ đều đáp lại bằng muôn vàn ơn thiêng.
300 năm lừng danh Mẹ đã chinh phục lòng Giáo Dân Rôma. Nhưng
rồi một biến cố xảy ra. Năm 1798, khi rầm rộ tiến vào Rôma để công bố cái
gọi là “cộng hoà tự do cho người Rôma”, đạo binh của Napoléon I đã mặc
sức hoành hành, phá huỷ gần 300 ngôi Thánh Đường trong đó có Nhà Thờ
kính Thánh Mátthêu ( ngày 3.6 ). Các cha, các thầy Dòng Augustin phải lên
đường tản cư, mang theo bức ảnh về Tu Viện Đức Thánh Trinh Nữ ở
Posterula. Vì đã có bức ảnh Đức Trinh Nữ trong Nguyện Đường, nên các
ngài đặt ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong một Nhà Nguyện nhỏ của Dòng.
Vị Tu Sĩ già và chú giúp lễ
Thời kỳ loạn lạc kéo theo năm tháng dài thầm lặng. Đức Mẹ Hằng Cứu
Giúp như bị quên lãng. Nhưng Mẹ còn có một người đi theo Mẹ trên đường lưu
lạc. Đó là thầy Augustin Orsetti. Nay thầy đã là một cụ già 86 tuổi, sức yếu, mắt
đã loà, nhưng không ngày nào thầy quên đến quỳ trước ảnh Mẹ để cầu nguyện.
Từ năm 1838 đến 1851, tại Nhà Thờ Đức Trinh Nữ Posterula, có một cậu bé người Ý thường
đến giúp lễ, tên là Micaen Marchi. Thầy Orsetti và cậu lễ sinh trở nên thân thiện. Cậu thích ngồi bên thầy
già để nghe kể lại sự tích về mẫu ảnh Đức Mẹ và đã nhiều lần thầy Orestti dẫn bé Marchi đến trước bức
ảnh linh thiêng đề cầu nguyện. Khi biết mình sắp rời khỏi cõi đời, thầy gọi Marchi đến và như muốn
truyền cho cậu cả mối tâm sự của mình: “Con hãy nhớ, bức ảnh này trước đây đã được tôn kính đặc
biệt tại Nhà Thờ kính Thánh Mátthêu. Đừng quên nghe con… Con có hiểu không ? Ôi, ngày xưa Đức
Mẹ đã làm bao nhiêu phép lạ !" Cái giọng run run của thầy càng làm cho cậu bé cảm động. Cậu có ngờ
đâu mình đến đây để thừa tự một lời di trối. Ít lâu sau, thầy Orsetti qua đời ( 1853 ). Năm 1855, Micaen
Marchi xin gia nhập DCCT.
Duyên "tiền định"
Cũng chính năm ấy, DCCT mua Villa Caserta tại Rôma để lập nhà chính. Sau khi hoàn thành
công việc xây cất năm 1862, một thành viên văn khố là cha Edouard Schwindehammer, trong lúc lục lọi
thư viện đã tìm thấy một mảnh giấy ghi lại những truyện lạ về bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được
trưng bày tại Nhà Thờ Thánh Mátthêu trên đồi Esquilinô, mà nay, trên chính mảnh đất này một ngôi
Thánh Đường nguy nga vừa được xây lên để dâng kính Thánh An Phong, Đấng Sáng Lập Dòng. Và
chính trong vườn của Nhà Dòng, người ta còn thấy vết tích của ngôi Thánh Đường kính Thánh Mátthêu
bị phá huỷ trước đây. ( Ảnh chụp trang bìa báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp năm 1952 ).
9
Cha Edouard mang mảnh giấy đọc cho anh em nghe. Cha Micaen Marchi như người ngủ mê
bỗng tỉnh dậy, vui mừng nói: “Vậy thì bức ảnh ấy ngày nay vẫn còn, tôi biết bây giờ ở đâu nữa. Vì chính
mắt tôi đã từng thấy nhiều lần. Nguyên lúc còn nhỏ, tôi thường hay đi lại Dòng Thánh Augustin. Một thầy
Dòng đã có tuổi và rất đạo đức tên là Orsetti không lần nào gặp tôi mà không chỉ và nói cho tôi nghe về
bức ảnh hay làm phép lạ đó. Bức ảnh gần như không được tôn kính, không được trang hoàng gì, ngay
cả bên cạnh không có ngọn đèn để thắp nữa… Bức ảnh ấy bị bụi
bặm phủ đầy và chẳng ai đến kính viếng. Trong nhiều năm giúp lễ
ở đó, tôi đã nhiều lần ngắm nhìn bức ảnh ấy.”
Cũng trong năm đó, tại Nhà Thờ Giêsu của các cha Dòng
Tên, cha Francesco Blosi, một diễn giả trứ danh đang lần lượt
giảng về các bức ảnh Đức Mẹ trong thành Rôma. Ngày 7.2.1863,
khi giảng về ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ngài nói: “Kính thưa
anh chị em, hôm nay tôi đến để nói với anh chị em về một bức
ảnh Đức Mẹ, vốn rất nổi tiếng nhờ những phép lạ. Nhưng tiếc
thay, mẫu ảnh linh thiêng ấy đã thất lạc 70 năm nay, từ ngày biến
cố chiến tranh bùng nổ, không có dấu hiệu nào cho biết bức ảnh
ấy hiện giờ ở đâu ( … ). Ước vọng của Mẹ là được trưng bày
trong ngôi Nhà Thờ khoảng giữa hai Vương Cung Thánh Đường
Đức Bà Cả và Thánh Gioan Latêranô. Chúng ta biết rằng vinh dự
tìm thấy bức ảnh được dành cho thời đại chúng ta. Ai có thể biết
hết những ơn lành được ban xuống trên thế giới với việc hồi sinh
lòng tôn kính Đức Trinh Nữ, dưới tước hiệu Hằng Cứu Giúp mà
Người đã chọn cho mình ?”
Bài giảng hùng hồn ấy vọng đến tai các cha DCCT, các
cha chưa biết gì về ước muốn của Đức Mẹ. Cái tin kia khiến các ngài rất vui sướng. Giữa hai Vương
Cung Thánh Đường, không có ngôi Nhà Thờ nào ngoài Nhà Thờ kính Thánh An Phong. Phải chăng
Đức Mẹ đã tiền định cho các ngài duy trì bức ảnh ? Với niềm mong ước, các ngài đã cầu nguyện, tìm
tòi, tra cứu, âm thầm dõi theo bước chân của Đức Mẹ trong ba năm. Quả thực, mẫu ảnh các ngài cần
tìm còn trong Nhà Nguyện nhỏ Posterula.
Dòng Chúa Cứu Thế đón Mẹ
Ngày 11.12.1865, cha Bề Trên Cả Mauron và cha Marchi xin vào yết kiến Đức Thánh Cha Piô
IX. Sau khi thuật lại cho Đức Thánh Cha nghe lai lịch bức ảnh và niềm mong ước của Mẹ, cha Mauron
xin rước ảnh Mẹ về Nhà Thờ Thánh An Phong để thực hiện mong muốn của Mẹ. Ngài còn dâng lên
Đức Thánh Cha một bản tường trình các việc do cha Marchi viết và nhận thực. Đức Thánh Cha Piô IX,
một tông đồ nhiệt thành của Đức Mẹ, rất cảm động, vì thân mẫu ngài đã từng dẫn ngài đến cầu nguyện
trong Nhà Thờ Thánh Mátthêu. Ngài không ngần ngại khi có thể làm hiển danh Mẹ. Ngài liền chuẩn y,
ban phép cho các cha DCCT rước ảnh Mẹ về với điều kiện: thay thế cho nguyên bản bằng một bức hoạ
mô phỏng để lại cho các cha Dòng Augustin. Các cha DCCT vui sướng trước cái hân hạnh được Đức
Mẹ chọn làm kẻ giữ gìn bức ảnh của Người và nhiệt tâm chuẩn bị cho một cuộc rước linh đình.
Ngày 19.1.1866, cha Michel Marchi và cha Ernest Bresciani đến Tu Viện Posterula để thương
lượng về việc chuyển giao bức ảnh. Bước vào ngôi Nhà Nguyện nhỏ, cha Marchi nhớ lại cách đây 15
năm khi còn là chú giúp lễ tí hon. Cha cảm động ngước nhìn lên ảnh Mẹ còn đó, cũng một vẻ hiền lành,
khả ái, cũng màu sắc ấy, nhưng năm tháng đã ghi lên bức ảnh nhiều vết tang thương.
Sau khi đã lãnh nhận bức ảnh Đức Mẹ từ tay cha Bề Trên Tu Viện Posterula chuyển giao, các cha
DCCT đem ảnh về nhà, mời hoạ sĩ trứ danh Leopold Nowotny người Ba Lan đến tu bổ lại nguyên bản.
Sau 70 năm trong bóng tối, ngày 26.4.1866, ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ra mắt lần thứ hai với
dân thành Rôma. Ảnh Mẹ được rước qua các thành phố Rôma hết sức trọng thể. Trong lúc ảnh Mẹ đi
ngang qua một con phố, bao lời kinh dâng Đức Mẹ vang lên, thì trong một căn nhà nhỏ bên đường đang
có cảnh rất đau thương: một em bé bốn tuổi đang hấp hối trước đôi mắt bất lực của bà mẹ. Bà mẹ bỗng
vụt ra một sáng kiến. Bà ẵm con chạy ra cửa sổ, với một lòng trông cậy mãnh liệt, bà nói to vọng qua
cửa sổ: “Lạy Mẹ nhân từ, xin Mẹ hãy chữa cho con của con khỏi bệnh hoặc xin cho nó về thiên đàng.”
Bỗng nhiên đứa bé tỉnh lại, bệnh tình thuyên giảm dần… Ngày hôm sau, hai mẹ con đến trước bàn thờ
Đức Mẹ thắp một cây nến để tạ ơn.
Chuyện thứ hai, trong một nhà khác, một bé gái lên tám, chân bị tê liệt đã bốn năm, khó nhọc
lắm mới cử động được. Lúc cuộc rước ảnh Mẹ đi qua, người mẹ đứa bé liền cầu xin Đức Mẹ chữa bệnh
cho con mình. Đứa bé bị xúc động mạnh, bệnh tình khỏi đi một nửa. Hôm sau bà giục con đến trước
bàn thờ Đức Mẹ cầu nguyện rằng: “Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ hãy hoàn tất việc Mẹ đã khởi công”. Tức khắc,
10
dưới con mắt kinh ngạc, sửng sốt của mọi người, em bé đứng dậy ngay và đi lại như thường. Đây là hai
ơn lạ đầu tiên được ghi vào sổ vàng chính thức ngày Đức Mẹ ra mắt dân thành Rôma nơi Thánh
Đường kính Thánh An Phong. Ảnh Đức Mẹ được trưng bày nơi bàn thờ chính.
Ngày 5.5.1866, Đức Thánh Cha Piô IX thân hành đến
kính viếng Mẹ nơi ngôi Thánh Đường mới và uỷ thác cho các
Tu Sĩ DCCT phải truyền bá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho toàn
thế giới. Nhìn lên ảnh Mẹ, ngài kên lên: “O quam formosa
est… Ôi, Mẹ đẹp thật !”
Ngày 23.6.1867, sau tuần Tam Nhật Thánh long trọng,
các kinh sĩ thuộc Hội Kinh Sĩ Thánh Phêrô tại Rôma đã tổ chức
một nghi lễ đặc biệt để tôn kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Trước sự hiện diện của đám đông khách hành hương, các
Kinh Sĩ đã đặt một triều thiên quí giá lên đầu Chúa Giêsu Hài
Đồng và một triều thiên khác trên đầu Đức Mẹ. Sau đó, Tu Sĩ
DCCT đã chọn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp làm bổn mạng cho sứ
vụ chính của Dòng là giảng Đại Phúc. Và Hội Đức Mẹ Hằng
Cứu Giúp được thành lập ngày 31.3.1876.
Ngày ngày dân chúng lũ lượt kéo nhau lên đồi
Esquilino, Nhà Thờ Thánh An Phong để chiêm ngắm và cầu
nguyện với Mẹ. Từ nay, nơi này cũng như trên khắp các lục
địa, Đức Mẹ tiếp tục thi ân với tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp
cho tất cả những ai đến cầu xin Mẹ với lòng tín thác.
Lm. Giuse NGUYỄN VĂN HỘI, DCCT, tổng hợp
CẢM NGHĨ KHI ĐỌC
"NHỮNG NGƯỜI MẸ CỦA THIÊN CHÚA"
Người Công Giáo Việt Nam thường mang thành kiến ít nhiều về anh chị em Tin Lành là họ không
có lòng sùng kính Mẹ Maria giống như ta. Chúng ta quả có diễm phúc có Mẹ Hội Thánh, qua 2000 năm
suy niệm, nhìn ra các đặc ân của Mẹ như Hồn Xác Lên Trời, Vô Nhiễm, Trọn Đời Đồng Trinh… Ngoài ra
còn được Mẹ ưu ái nhiều lần hiện đến tại La Vang, Lộ Đức, Fatima… dạy bảo thêm. Chúng ta còn có
nhiều vị Thánh có lòng yêu mến Mẹ Maria rất mãnh liệt và nhờ thế mà đã tỏa sáng trong sứ mang Loan
Báo Tin Mừng. Chúng ta còn có chuỗi hạt Mai Khôi giữ vững ta trong Lòng Tin giữa dòng đời long đong.
Anh chị em Tin Lành không có những điều đó nhưng họ vẫn luôn ngưỡng mộ Mẹ Maria dựa vào
Tin Mừng. Nhân lễ Mẹ Lên Trời 15.8.2014 xin chia sẻ với các bạn bài viết của Nữ Mục Sư Barbara
Brown Taylor, Hội Thánh Episcopal. http://www.barbarabrowntaylor.com/
Bài viết mang ý tưởng Bảo Vệ Sự Sống rất sâu lắng. NGUYỄN TRUNG
NHỮNG NGƯỜI MẸ CỦA THIÊN CHÚA
Bà Êlisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê,
gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh
nữ ấy tên là Ma-ri-a. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở
cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. ( Lc 1, 27 – 29 ).
Nhà Thờ Grace-Calvary không có những cửa sổ bằng kính mầu minh họa các mẫu truyện trong
Kinh Thánh. Giá mà chúng ta đã có những cửa sổ đó, chắc chắn rằng biến cố Truyền Tin phải chiếm
một cửa sổ. Đây là một trong những hình ảnh được yêu mến nhất của Kitô Giáo về cuộc trao đổi thân
mật giữa Maria và Sứ Thần Gáprien, nhờ đó mọi sự đã được khởi đi với câu trả lời “yes” của một cô gái
trẻ với lời đề nghị của Thiên Chúa.
( Giới Công Giáo Việt Nam ưa chuộng cách dịch chữ “yes” là “Xin Vâng”, để gán cho Maria lòng
thành kính mang nặng dân tộc tính Việt Nam đứng trước việc Thiên Chúa làm. Thật ra trong bối cảnh
đối thoại thẳng thắn, thân mật, bình đẳng và rất trưởng thành đó, Maria trong tất cả tự do lựa chọn của
11
CÙNG CHIA SẺ
mình, chỉ vỏn vẹn nói lên một chữ “yes” ( tôi đồng ý ). Bản tiếng Anh ( New International Version ) còn
không có chữ “yes”. I am the Lord’s servant,” Mary answered. “May your word to me be fulfilled. Tôi đây
là tôi tớ của Chúa, xin lời người nói với tôi được thành sự. )
Tại sao ta lại yêu mến câu chuyện này đến như thế ? Sự hiện ra của Sứ Thần hay lòng can đảm
của Maria đã hấp dẫn ta ? Hay có lẽ vì sự xác quyết rằng Thiên Chúa có thể và sẽ can thiệp vào cuộc đời
tầm thường của ta, do đó ta cũng có cơ hội trả lời “yes” cho những kế hoạch hoành tráng của Người ?
Trải qua các thế kỷ, các nghệ sĩ thường ghi
nhận biến cố Truyền Tin một cách hết sức long trọng.
Dù phong cách và mầu sắc của mỗi bức họa mỗi khác
nhau, tựu trung lại Maria vẫn mang đậm nữ tính, áo
lụa dài tha thướt thêu kim tuyến, tóc vàng óng ả bện
cao bên trên như một vương niệm rực rỡ, những
móng tay của cô được mài dũa cẩn thận. Cô tỏ ra quá
nghiêm túc đến độ ta dễ quên rằng đây chỉ là một cô
gái trẻ tuổi “teen” ( 13 – 18 ), chứ không phải đã ở tuổi
đôi mươi ( trên 20 ), chưa hề có kinh nghiệm gì về đàn
ông, về cuộc đời, và về các Thiên Thần.
Người ta còn vẽ hình cô đang ngồi quay sợi
hay đang đọc Sách Thánh bên bàn cầu nguyện, hoàn
toàn tách biệt khỏi thế giới bên ngoài, thì bỗng một
Thiên Sứ lộng lẫy huy hoàng hiện ra, trang phục trang
trọng như một Sứ Thần Tòa Thánh với, đội mũ ba
tầng, trên cổ có một vòng hoa bừng sáng như ngọn lửa. Trong hầu hết các bức tranh, Sứ Thần có đôi
cánh trắng toát, có một bức vào thời trung cổ vẽ đôi cánh này giống như cánh chim công lấp lánh mầu
xanh lục và xanh lam. Tay ngài cầm một bông huệ, một nhánh ô-liu hay một vương trượng, biểu tượng
của sự khiết tịnh, bình an, và uy quyền tối thượng của cõi trên. Có khi ta lại thấy bóng dáng một con
chim bồ câu, ngụ ý Chúa Thánh Thần tác động trên biến cố này, nhưng mọi sự đều tùy thuộc vào Maria.
Sứ Thần không đứng ngạo nghễ trước Maria, ngài cung kính quỳ gối trước cô gái trẻ với câu trả lời mà
ngài, và Thiên Chúa, và toàn cõi thụ tạo phải lệ thuộc vào đó.
Nhưng Maria đã không có sẵn câu trả lời. Sứ Thần không hỏi cô có muốn trở thành Mẹ Thiên
Chúa hay không. Ngài chỉ cho biết : vì cô đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây cô sẽ thụ thai, sinh hạ một
con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là
Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn
đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.
Sứ Thần không hỏi cô có thích những sự vĩ đại như thế không. Ngài cho cô biết: Đức Chúa ở
cùng cô. Luca cho ta biết Maria rất bối rối với lời này.
Cô là một cô gái Do Thái điển hình. Cô đã nghe biết về Vườn Địa Đàng trong đó bà Eva đã đánh
mất mọi điều tốt đẹp vì nghe lời phỉnh dụ của một sinh vật đến từ một cõi khác giống như Sứ Thần đang
nói chuyện với cô. Có lẽ cô không muốn lập lại sai lầm này nên đã hỏi lại “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào ?”
Cô muốn biết đây là sáng kiến của ai và sẽ thực hiện ra sao. Cô muốn tìm ra lý lẽ của một điều vượt ra
khỏi lý lẽ thông thường. Thiên Chúa muốn mang lấy xác phàm có nhục thể máu huyết nên cần đến sự
cộng tác của cô để thực hiện kế hoạch của Người.
Maria chỉ hỏi “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào ?” Trong trường hợp của tôi, tôi sẽ còn phải hỏi thêm.
Giuse có bỏ tôi không ? Cha mẹ tôi có ruồng rẫy tôi không ? Bạn bè tôi có ủng hộ tôi hay lôi tôi ra giữa
phố ném đá tôi về cái tội chung chạ lăng loàn không ? Cái thai có bình thường không ? Việc sinh đẻ có
đau đớn không ? Có ai bên cạnh giúp đỡ tôi lúc khai hoa nở nhụy không ? Tôi phải làm gì vào lúc đó.
Người nói rằng con tôi sẽ nắm vương quyền Israel nhưng còn phần tôi thì sao ? Tôi có được mẹ tròn
con vuông không ? Phần tôi sẽ ra sao ?
Nếu Maria cũng có những băn khoăn đó thì cô cũng không nói ra. Theo Luca, cô lắng nghe lời
Sứ Thần nói về các chi tiết của những gì sẽ xẩy ra. Sau đó mới tới phiên cô nói. Cô có hoàn toàn tự do
lựa chọn, có thể nói “yes” hay cũng có thể nói “no”, có thể dấn bước vào một cuộc sống bất ổn hay bám
víu và giữ lại cuộc đời bình yên mà cô đang có.
Maria là người duy nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại phải có một quyết định như thế này. Nhà
Thờ Đông Phương gọi cô là Theotokos, Người Cưu Mang Thiên Chúa, vì cô bằng lòng mang thai Người
trong dạ mình, sinh hạ ra Người, cho Người bú, và dưỡng dục Người. Chỉ có một người duy nhất trong
toàn thể loài người phải làm những việc này.
12
Câu chuyện của Maria rất khó hiểu nếu ta không đưa vào đây câu chuyện của chính ta. Thời
buổi bây giờ người ta nhấn mạnh đến quyền lựa chọn. Mỗi người đều phải quyết định về cuộc đời mình.
Nhưng nhiều khi hình như rằng không phải do ta lựa chọn mà dòng đời đưa đẩy lại quyết định thay ta.
Những năm tuổi trẻ đẹp nhất trong đời ta thường bị ngắt quãng bằng đau ốm bất ngờ hay có con ngoài
ý muốn, cha mẹ ta trở nên già nua và đời sống kinh tế khó khăn. Giống như Maria, chung quy lại ta phải
nói “yes” hay “no”. Nói “yes” thì ta sẽ phải chấp nhận những bước tiếp theo gian nan cơ cực trên một
hành trình vô định. Nói “no” thì ta sẽ thoát khỏi những nhiễu nhương này.
Nếu bạn quyết định nói “no”, bạn chỉ việc nhắm mắt lại không thèm nhìn lên nữa cho tới khi Sứ
Thần biến đi và chỉ còn lại một mình bạn ở trong phòng trống. Sau đó bạn sẽ lại chải truốt lại mái tóc
cho mượt mà hơn, tiếp tục việc quay tơ kéo sợi đọc sách ưa thích của bạn và cứ tự đánh lừa mình rằng
chưa hề có gì xẩy ra với bạn.
Khi cuộc sống biến đổi, ta luôn có những lựa chọn. Ta có thể bác bỏ chúng. Ta có thể tận dụng
hết nghị lực của ta phủ nhận những thay đổi để yên trí, dù cho có nhiều chứng cớ rành rành, rằng chưa
hề có gì xẩy đến với ta.
Nếu như vậy mà cũng chưa ổn, ta có thể giận dữ và quyết liệt bảo vệ mình khỏi dây dưa vào
những thứ bất ổn phiền phức, làm mất thời giờ và cuộc đời của ta. Khi đó ta sẽ chua xót, so sánh mình
với người nọ người kia mà ta cho rằng họ có cuộc sống thoải mái diễm phúc hơn ta, ta sẽ than van về
cuộc đời bất hạnh của mình. Khi đó cuộc đời ta có lẽ cũng chẳng thoải mái gì hơn đâu nhưng ít ra ta
được yên tâm rằng không còn có gã “sứ thần” nào đó quấy rầy ta nữa.
À mà ta cũng có thể nói “yes” chứ. Ta có
thể quyết định đối mặt với các thách đố. Ta có thể
gấp cuốn sách ưa thích đang đọc ( tắt chương
trình tivi hấp dẫn, rời khỏi Facebook, exit một cái
game lôi cuốn v.v… ), để lắng nghe một ý tưởng
kỳ lạ đến từ một sinh linh lạ kỳ. Ta quyết định đi
vào một kế hoạch không phải do ta soạn thảo,
thực hiện những gì mà lý trí ta cho là phi lý mà ta
không thể nào hiểu nổi. Ta dấn bước vào một
chương trình căng thẳng hiểm nghèo mà không có
cẩm nang nào hướng dẫn và có ai bảo hiểm cho
ta. Ta quyết định mang Thiên Chúa vào trong cuộc
đời này ngang qua thân thể của ta.
Quyết định nói “yes” không có nghĩa rằng ta
không sợ hãi. Điều này chỉ có nghĩa ta không để cho nỗi sợ hãi cản bước chân ta lại, ta không muốn để cho
nỗi sợ hãi nhốt ta lại trong phòng ta. Khi nói “yes” với Sứ Thần ta nói rằng: “Này tôi đây, xin thể hiện nơi tôi
theo như lời người nói.” Khi nói như thế ta trở thành một người con của Mẹ Maria, một Theotokos, người
muốn cưu mang Thiên Chúa nơi thế gian này.
Meister Eckhart, thần học gia thời Trung Cổ, đã nói rằng: “Chúng ta đều có ơn gọi trở thành
Những Người Mẹ Của Thiên Chúa. Chẳng có ích lợi gì cho tôi nếu Con Thiên Chúa trở thành Con
Người mà lại không được tượng hình trong tôi. Chẳng có ích lợi gì cho tôi nếu Maria được đầy ơn phúc
mà tôi không được đầy ơn phúc. Chẳng có ích lợi gì cho tôi nếu Thiên Chúa ban Con Một cho thế gian
mà tôi không có thể đem Người vào cuộc đời của tôi trong nền văn hóa của bản thân tôi. Đây chính là
sự sung mãn của thời gian: Khi Con Thiên Chúa được sinh hạ bởi chúng ta.”
Mừng vui lên, hỡi những ai được Chúa yêu mến. Người ở cùng các bạn. Đừng sợ hãi vì không
có gì mà Thiên Chúa không làm được.
Nữ Mục Sư BARBARA BROWN TAYLOR
MẸ MARIA, BA GIUSE
VÀ VIỆC GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH
Không ít người ngày nay than phiền: “Giáo dục con sao mà khó quá”. Trong khi nhà trường chỉ lo
nhồi nhét kiến thức và uốn nắn theo khuôn mẫu của một nhóm người quy định, thì xã hội lại đầy những
13
CÙNG NGHIỆM SINH
gương xấu và ảnh hưởng các phương tiện truyền thông tiêu cực thật là ghê gớm. Chính lúc đó, người
Công Giáo vui mừng nhìn lên Mẹ Maria và Ba Giuse.
Chúa Giêsu xét về nhân tính, đã sống suốt thời thơ ấu của mình trong gia đình nghèo ở
Nagiarét, và Người học ở ngôi trường có hai nhà giáo mẫu mực cũng là ba mẹ hoàn hảo là Thánh Cả
Giuse và Đức Trinh Nữ Maria. Ngôi trường này không có khẩu hiệu, không có những môn học “khống”
và cũng chẳng có những hoạt động vô bổ. Ngôi trường ấy có phương châm vô cùng đơn giản mà cũng
vô cùng quí giá: “Fiat – Amen – Magnificat”.
Trong xã hội của chúng ta hôm nay, bất cứ phụ huynh
nào cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục con cái.
Một đàng chúng ta muốn cho con em mình đi theo đường lối
thánh thiện mà Chúa Giêsu mời gọi, đàng khác xã hội muốn
hướng trẻ con đến những mục tiêu trần tục. Một đàng chúng ta
muốn con cái mình thành những người trung thực, đoan chính,
thì xã hội lại như cổ võ những điều gian dối và buông thả.
Trong thời đại của Mẹ Maria có lẽ hoàn cảnh xã hội ít bất
lợi hơn, vì dù sao xã hội Do Thái lúc bấy giờ vẫn còn trung tín
với Đấng đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Nhưng chắc
chắn có một điểm giống nhau giữa hai thời đại: ma quỷ ra sức
hoành hành để lôi kéo người ta, đặc biệt là trẻ em, về phía bạo
lực, tham lam và xảo trá.
Chúng ta có thể nhận ra đường lối giáo dục Con Trẻ
Giêsu của Ba Giuse và Mẹ Maria gồm tóm trong 3 châm ngôn
vàng ngọc sau đây:
Fiat – Xin Ý Chúa thành sự
"Fiat" theo chú giải của cố giáo sư Trần Duy Nhiên trong
một bài viết dành cho Nhóm Fiat của cha Quang Uy, Fiat không
chỉ có nghĩa là Xin Vâng một cách thụ động, mà còn mang ý
nghĩa tích cực: xin hãy làm cho những điều ấy thành sự.
Lời Fiat của Mẹ Maria trước biến cố Truyền Tin, và lời Fiat của Ba Giuse trước sự việc vượt quá
trí hiểu thông thường đã giúp các ngài đi vào mầu nhiệm cứu rỗi một cách trọn vẹn. Thế thì trong gia
đình, khi người cha người mẹ biết cầu xin cho “Thánh Ý Chúa thể hiện”, thì chắc chắn việc giáo dục con
cái chúng ta sẽ rất nhẹ nhàng.
Khi cha mẹ vâng theo Thánh Ý Chúa, thì con cái cũng sẽ làm như thế, và dĩ nhiên việc uốn nắn
con cái sẽ đơn giản. Chúng ta lấy ví dụ hai câu dạy con sau đây: “Mày mà làm thế mày chết với tao”, và
“Con ơi, nếu con làm thế, Chúa Giêsu có vui không con ?” Chúng ta thử nghĩ xem câu nào sẽ làm trẻ
em thấy dễ chịu và dễ nghe lời hơn ?
Amen – Xin theo Thánh Ý Chúa
“Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy” ( Mt 1, 24 ). Nói "Xin Vâng" là đáng quý và
có hiệu quả tốt đẹp, nhưng sẵn sàng thực hiện Thánh Ý Chúa mới là bước quyết định. Mẹ Maria sẵn
sàng làm theo Ý Chúa từ lúc thụ thai Ngôi Lời Nhập Thể cho đến cuối đời của Mẹ. Ba Giuse cũng âm
thầm "Amen" bằng cách luôn tận tâm thi hành Thánh Ý Thiên Chúa mọi giây phút trong đời mình.
Những vất vả trên chuyến đi sang Ai Cập, những lo toan trong đời sống ở quê nghèo, những
chặng đường Chúa Giêsu bôn ba rao giảng cho đến lúc Người chết và sống lại, có bóng dáng Mẹ
Maria. Ba Giuse thì hoàn tất hành trình trước Mẹ Maria, và chắc chắn ngài đã không phút giây nào
không thi hành Thánh Ý Thiên Chúa.
Có một người Mẹ và người Ba nuôi trung tín với Thiên Chúa như thế, dĩ nhiên Đức Giêsu phải
trở thành người con mẫu mực. Như thế, bất cứ người cha người mẹ nào nếu muốn con mình trọn hảo,
thì chính mình cũng phải vâng theo lệnh truyền Thiên Chúa trước hết.
Việc hai Đấng nói Xin Vâng và thực thi Thánh Ý Thiên Chúa đã đúc kết thành lời Mẹ dạy các
môn đệ và cũng dạy chúng ta là môn đệ Chúa Giêsu: “Người bảo gì thì hãy làm theo” ( Ga 2, 5 ). Làm
theo lời dạy của Đấng toàn năng và đầy yêu thương thì kết quả chắc chắn: gia đình chúng ta sẽ đầy
tràn niềm vui và ơn lộc.
Magnificat – Xin ngợi khen Thiên Chúa
Châm ngôn thứ ba trong đường lối giáo dục của hai Đấng là: “Magnificat”. Khi đi viếng người chị
họ Elisabét đang mang thai chú bé sau này sẽ Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô, Mẹ Maria đem đến cho gia đình
14
bà Elisabét ơn cứu độ đang khởi đầu. Chính trong bối cảnh hai thai nhi đã thành hình chuẩn bị cho ngày
muôn dân chờ đợi, thì Mẹ Maria ca vang bài ca Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa.
Trong bài ca mà ngàn đời sẽ còn ngân vang ấy, xét về phương diện giáo dục Mẹ Maria cho
chúng ta thấy hai viễn cảnh: thứ nhất, gia đình phải là nơi ca vang lời chúc tụng ngợi khen tạ ơn Thiên
Chúa, thứ hai, phải dạy cho con cái theo tinh thần Nước Trời: sống khiêm nhường, có tinh thần nghèo
khó và hoàn toàn phó thác nơi Thiên Chúa. Phải chăng lời Magnificat là hình bóng của Tám Mối Phúc
mà Con Mẹ sẽ rao giảng cho dân Israen cũng là cho muôn dân nước sau này ?
Mừng Đại Lễ Mẹ Lên Trời trong năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình, có lẽ một trong những điều
cần phải làm là suy ngắm những biến cố trong cuộc đời của Mẹ Maria và nơi Thánh Gia Thất, để sống
đúng như Mẹ chúng ta đã sống, để giáo dục con cái như Mẹ Maria và Ba Giuse đã giáo dục Con Trẻ
Giêsu: Xin vâng, thực hiện Thánh Ý và chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa.
Gioan LÊ QUANG VINH
MẸ HẰNG CỨU GIÚP BỔN MẠNG TUẦN ĐẠI PHÚC
DẪN NHẬP
Do thánh ý Chúa quan phòng, từ năm 1866, DCCT đã được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Piô
IX trao cho đặc ân bảo quản Linh ảnh và quảng bá lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Hơn một
thế kỷ đã trôi qua, hiện diện ở đâu, mọi Tu Sĩ DCCT cũng đều nỗ lực hết sức mình để thi hành nhiệm vụ
Hội Thánh đã trao phó trong sự dẫn dắt diệu kỳ nhờ bàn tay chăm sóc của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Một trong những phương thế hữu hiệu để phổ biến lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp phải
kể đến là việc các Tu Sĩ DCCT nhận Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là Bổn Mạng của tuần Đại Phúc do Dòng
thực hiện.
I. CHUẨN BỊ ĐẠI PHÚC
Sau khi được các cha xứ mời về tổ chức Đại Phúc cho Giáo Xứ, cha Bề Trên Đại Phúc đến
viếng thăm Giáo Xứ và giới thiệu về những hoạt động sẽ diễn ra trong một kỳ Đại Phúc. Một kỳ Đại
Phúc DCCT thường gồm 3 đợt:
- Tiền Phúc ( khoảng 3 tháng trước tuần Đại Phúc, và diễn ra trong 3 ngày )
- Đại Phúc ( diễn ra ít là trọn 1 tuần liền, có khai mạc và kết thúc long trọng )
- Hậu Phúc ( khoảng 6 tháng sau tuần Đại Phúc, và diễn ra trong 3 ngày ).
Một trong những hoạt động quan trọng phải thực hiện trước tiên trong kỳ Đại Phúc là việc nhận
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là Bổn Mạng của tuần Đại Phúc. Để thực hiện điều này, cha Bề Trên Đại Phúc
trình bày cho Giáo Xứ biết về chương trình Mẹ Hằng Cứu Giúp đến viếng thăm các gia đình trong Giáo
Xứ, đồng thời kêu gọi các gia đình sửa sang
lại bàn thờ trong gia đình, và chuẩn bị một nơi
đặc biệt để rước về và tôn kính Linh Ảnh Mẹ
Hằng Cứu Giúp. ( Ảnh chụp một Thánh Lễ
trong kỳ Đại Phúc DCCT tại Giáo Xứ Gia
Hòa, Giáo Phận Vinh, tháng 3 năm 2013 ).
Cùng với Hội Đồng Mục Vụ, cha Bề
Trên Đại Phúc chia các gia đình trong Giáo
Xứ thành các Tổ Sống Đạo: khoảng 20 gia
đình một tổ. Mỗi Tổ Sống Đạo làm một kiệu
Đức Mẹ. Hội Đồng Mục Vụ làm lịch trình cuộc
thăm viếng của Đức Mẹ về các gia đình, sao
cho mỗi gia đình và mọi gia đình đều được
Mẹ Hằng Cứu Giúp viếng thăm.
II. NGHI LỄ ĐẠI PHÚC
1. Xuất phát từ Nhà Thờ
Trong Thánh Lễ kết thúc Tam Nhật khai mạc Tiền Phúc, tất cả các kiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
được đặt trên Cung Thánh ( hay ngay trước chính diện Nhà Thờ ). Cộng đoàn Dân Chúa quây quần
quanh các kiệu ( có thể xếp đặt theo từng Tổ Sống Đạo ).
15
CÙNG HIỆP THÔNG
Kết thúc Thánh Lễ, cha Bề Trên Đại Phúc làm phép kiệu Đức Mẹ và mời gọi mọi người hết lòng
cậy trông yêu mến Mẹ Hằng Cứu Giúp, hầu được hưởng trọn vẹn tình thương cứu độ mà ơn Chúa
trong Tuần Đại Phúc sẽ mang lại.
Với lòng yêu mến, tín thác, cậy trông, mọi người cung nghinh kiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp công
khai lên đường đi thăm viếng tất cả các gia đình trong Giáo Xứ giữa ánh nến lung linh hoà quyện trong
làn hương thơm của những đoá hoa trên tay từng người, cùng với những lời kinh tiếng hát tôn kính Mẹ.
2. Mẹ đến với các gia đình
Tôn kính Linh Ảnh Mẹ
Khi kiệu Đức Mẹ đến gia đình, Linh ảnh Đức Mẹ được tôn lên vị trí đã được chuẩn bị xứng đáng;
đang khi ấy mọi người hát các bài Thánh Ca kính Đức Mẹ… Tiếp theo, cộng đoàn đoàn Dân Chúa cùng
cầu nguyện và lần chuỗi Mai Khôi.
Ký thác gia đình cho Mẹ
Giờ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp kết thúc, cộng đoàn ra về. Linh Ảnh Mẹ tiếp tục được lưu lại
gia đình. Trong thời gian quý báu và thiêng liêng này, các thành viên trong gia đình tiếp tục dâng lên Mẹ
những lời nguyện xin tha thiết ( theo sách hướng dẫn ).
Tiễn biệt Mẹ
Ít là sau một đêm và một ngày Linh Ảnh Mẹ lưu lại gia đình, chiều đến, cộng đoàn quy tụ nơi gia
đình để cử hành nghi thức tiễn Mẹ ở gia đình nơi Mẹ đã lưu lại trước đó, và tiếp tục kiệu Linh Ảnh Mẹ
đến một gia đình khác giữa lời ca tiếng hát tôn kính chân tình.
Các thừa sai đến thăm viếng gia đình
Thời gian Tiền Phúc kết thúc cũng là lúc Tuần Đại Phúc đã đến với Giáo Xứ. Trong Tuần Đại
Phúc, các thừa sai sẽ lần lượt đến viếng thăm từng gia đình. Sau khi thăm hỏi mọi người trong gia đình,
các thừa sai cùng gia đình cầu nguyện. Trước khi chia tay, các thừa sai tặng gia đình một bức Linh Ảnh
Mẹ Hằng Cứu Giúp ( khổ 25x35 ) với niềm mong ước Đức Mẹ mãi mãi ở với gia đình và thể hiện tình
thương “hằng cứu giúp”.
III. KINH NGHIỆM ĐẠI PHÚC
Khi kỳ Đại Phúc đến, cộng đoàn Giáo Xứ cảm thấy tâm hồn mình nao nao “vui hơn Tết”, vì Dân
Chúa chờ đón mùa ân sủng đặc biệt dồi dào Thiên Chúa ban xuống cho toàn thể Giáo Xứ cũng như cho
từng người, từng gia đình, từng hoàn cảnh sống...
Xưa kia, trước khi đến giảng dạy và thi ân giáng phúc, Thiên Chúa đã nhờ Mẹ Maria đến thăm
viếng nhà bà Elisabét để thánh hóa gia đình này và đã làm cho cậu Gioan Tẩy Giả, lúc ấy còn là thai nhi
trong dạ mẹ, được đầy ơn Chúa Thánh Thần, hầu sau này trở nên vị tiền hô của Chúa Giêsu.
Ngày nay cũng vậy, khi tôn kính Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, Dân Chúa tin tưởng chính Mẹ
Maria đến thăm và lưu lại trong từng gia đình, nơi từng tâm hồn, để dọn lòng cho họ đón Chúa đến ban
Ơn Cứu Độ cách đặc biệt trong kỳ Đại Phúc.
Nhắc đến người mẹ, ai ai cũng cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng, êm ái, hiền từ, đầy yêu
thương và luôn sẵn sàng cứu giúp chở che. Mẹ Maria cũng là người Mẹ thiêng liêng của tất cả chúng
ta. Mẹ sẽ đến viếng thăm, an ủi, vỗ về và nâng đỡ từng người, nhất là những tâm hồn đã trót sa ngã
phạm tội, hoặc khô khan nguội lạnh, lơ là với Chúa, với Hội Thánh, với anh chị em tha nhân… để chính
họ nhận ra tình Chúa yêu thương mà an tâm, can đảm, không sợ hãi, nhanh chóng quay về với Chúa và
với cộng đoàn. Còn những ai đã và đang sống trong ân nghĩa Chúa, được Mẹ Maria khuyến khích để
càng tăng tiến hơn trên con đường sống Tin Mừng, và càng cảm thấy phụng sự Chúa và phục vụ tha
nhân là niềm hạnh phúc đích thật…
Phần các thừa sai, kỳ Đại Phúc là một khoảng thời gian bản thân họ phải phục vụ rất vất vả và là
một cuộc chiến đấu thiêng liêng quyết liệt với Sự Dữ để giành giật các linh hồn về cho Chúa, tự sức
riêng con người họ không thể thực hiện nổi. Chính Mẹ Hằng Cứu Giúp, Bổn Mạng của Tuần Đại Phúc,
đã đi trước dọn đường, đã đưa rất nhiều tâm hồn trở về với Chúa, làm cho nhiều người nên thánh thiện
và tăng tiến trong ơn thánh.
KẾT LUẬN
Trong truyền thống DCCT, Mẹ Hằng Cứu Giúp đã là Bổn Mạng cách riêng của Tuần Đại Phúc do
các thừa sai của Dòng thực hiện.
Nhờ các cuộc thăm viếng của Đức Mẹ, từng gia đình, từng người trong Giáo Xứ đều được kêu
gọi chuẩn bị tâm hồn đón nhận Đại Phúc. Có thể nói, chính Mẹ Hằng Cứu Giúp đã huy động toàn thể
Giáo Xứ cầu nguyện và dấn thân hiệp sức cho Tuần Đại Phúc được kết quả tốt đẹp.
16
Xin dâng lên Mẹ tâm tình cảm tạ tri ân với niềm tin tưởng chính Mẹ đã dùng Linh Ảnh diệu kỳ để
khơi lên cao trào cầu nguyện, và Thiên Chúa đã ban rất nhiều ơn lành cho những ai chạy đến cùng Mẹ
là Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Lm. GB. NGUYỄN MINH PHƯƠNG, DCCT
Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 2014
BAO LA TÌNH MẪU TỬ
May mắn thay những ai còn Mẹ, nhưng bất hạnh thay những ai không còn Mẹ. Nếu còn
Mẹ, bạn đã làm gì cho Mẹ có chút niềm vui ? Thế nhưng bạn có bao giờ cảm ơn và xin lỗi Mẹ
chưa ? Nếu còn Mẹ, xin đừng làm Mẹ khóc; nếu còn Cha, xin đừng làm Cha buồn ! Cha mẹ rất
quan trọng, chữ Hiếu rất lớn, cả đời cũng chẳng thể nào đền đáp. Tạ ơn Thiên Chúa đã cho
chúng con có Cha và có Mẹ !
Có lẽ không ai lại không biết và cũng đã từng hơn một lần ngâm nga ca khúc Lòng Mẹ nổi tiếng
của cố nhạc sĩ Y Vân: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền
ngọt ngào…” Dù khi viết ca khúc này ông còn là một thanh niên, nhưng ông đã cảm nhận sâu sắc với cả
giai điệu và ca từ đều nhẹ nhàng, lắng đọng, đủ sức rung động lòng người.
Và hẳn là rất nhiều người còn nhớ tập truyện “Nhị thập tứ hiếu” ( 24 người con có hiếu ) mà ngày
xưa có dạy trong chương trình học phổ thông. Đó là những tấm gương sáng về những người con biết yêu
thương cha mẹ. Thế nhưng trên đời này vẫn có những người con nhẫn tâm với chính các đấng sinh thành
và dưỡng dục mình. Kinh Thánh dạy: “Hãy thảo kính cha mẹ”, còn Kinh Phật dạy: “Tột cùng thiện không
gì bằng có hiếu, tột cùng ác không gì bằng bất hiếu”. Thật đáng để chúng ta phải suy ngẫm nhiều !
HIẾU TỬ
Người mẹ và đứa con tật nguyền
Đỗ Minh Triệu sinh năm 1968, bị mắc
chứng loạn dưỡng cơ ( muscular dystrophy )
quái ác làm teo cơ bắp từ năm 10 tuổi, không
thể ngồi lâu, chỉ còn sử dụng được một ngón
tay duy nhất để gõ phím và bấm chuột. Anh
vẫn phải để cho mẹ chăm sóc, thay quần áo,
tắm rửa, gội đầu, đút cơm, thay tã lót cho
như một em bé sơ sinh. Anh cảm thấy mình
là đứa con được mẹ thương yêu nhất trần
gian. Nhiều đêm bệnh hành hạ không ngủ
được, anh càng thương mẹ khi nhìn mẹ tóc
bạc da mồi nằm giường bên đang thiếp ngủ
mệt, sau một ngày vất vả lo cho con.
Bao lần anh nghĩ và hiểu là nếu anh chết đi, mẹ sẽ đau buồn lắm. Nhưng nỗi buồn của mẹ rồi sẽ
nguôi ngoai theo thời gian. Hằng ngày mẹ phải thấy anh sống tật nguyền đau đớn, hình hài chẳng khác
bộ xương cách trí... Mẹ biết con đã nghĩ đến cái chết, nên bà thường hay nói với anh: “Con là lẽ sống
của mẹ, cả đời mẹ được chăm sóc con như một em bé, mẹ rất hạnh phúc. Con cần can đảm sống để
đối diện, thi gan, thử thách với bệnh tật. Con hãy nói với Chúa: Lạy Chúa, này con đây. Con đến để thực
thi Ý Chúa !” ( Ảnh hai mẹ con anh Minh Triệu ở San Diego, Hoa Kỳ ).
Anh thương mẹ và vâng lời. Anh cảm thấy mình tồn tại trên đời này hơn 40 năm qua cũng là một
phép lạ, một sự tỏ rõ quyền năng của Đấng Tạo Hóa đã ban sự sống cho con người. Anh nói: “Chúa
chưa muốn đem tôi ra khỏi thế gian này, tôi còn phải sống bằng cách này hay cách khác trong khổ đau”.
Lòng mẹ
Sinh con được 17 tháng tuổi, gia đình mới phát hiện những triệu chứng bất thường của Toàn.
Người mẹ cuống cuồng mang con đến Bệnh Viện Nhi Đồng 1 khám bệnh nhưng các bác sĩ đều bó tay
vì không thể chẩn đoán em bị bệnh gì, chỉ biết cơ chân của em không bình thường, cần phải tập vật lý
trị liệu. Mỗi tuần ba lần, người mẹ kiên trì chở con bằng xe đạp từ Q. 8 đến Trung Tâm Phục Hồi Chức
Năng trẻ bị bại liệt ở đường Bà Huyện Thanh Quan, Q. 1, để tập vật lý trị liệu. Bác sĩ chẩn đoán Toàn bị
thoái vị màng tủy, không thể đi lại được. Người mẹ Mai Thị Ba đã cạn nước mắt vì thương con. Nhìn
17
CÙNG TRÂN TRỌNG
con thơ mà đau lòng mẹ, chị không biết rồi tương lai con mình sẽ đi về đâu với đôi chân tật nguyền:
“Với tôi, mọi thứ lúc ấy như mất hết, nhìn đứa con chưa biết nói đã chịu tật nguyền, lòng tôi quặn thắt”.
Toàn chỉ bị liệt chân còn não bộ vẫn bình thường. Trường học không nhận hồ sơ và bảo đến
trường khuyết tật xin nhập học. Chị như muốn buông xuôi, nhưng nghe tiếng con: “Mẹ ơi, cho con đi
học giống các bạn đi, con muốn đi học”, chị cương quyết đi năn nỉ hiệu trưởng cho con đi học. Mỗi sáng
đưa con đến trường, chị xin ở lại đợi con. Giờ ra chơi chị xin vô lớp đưa con đi vệ sinh hay nói chuyện
với con, chiều lại đưa con về. Chuyện cứ vậy. Nhìn con ngồi ngoặt ngoẹo nơi góc nhà mà chị không
cầm được nước mắt.
Không phụ lại công lao hy sinh to lớn của mẹ, tuy khuyết tật về hình thể nhưng ý chí và nghị lực
của Toàn được thầy cô, bạn bè, hàng xóm rất nể phục và yêu thương. Toàn học rất giỏi môn Tin học và
Anh văn. Đó là phần thưởng vô giá của người mẹ.
Ngày khai giảng năm học mới đây, thầy cô và học sinh trường Trung Học Phổ Thông Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng, cùng mọi người tham dự đều lặng đi vì xúc động khi em La Thành Toàn, lớp
10/10, được mẹ bế lên lễ đài nhận phần thưởng của Hội Khuyến Học. Đôi chân của em chính là người
mẹ, dù người mẹ này đang phải một nách nuôi sáu đứa con, một mẹ già và người chồng tàn phế.
Bà mẹ mù lòa
Khi đi qua Trung Tâm Thương Mại thị xã Sa Đéc, tỉnh
Đồng Tháp, người ta thấy một người phụ nữ mù ngồi ở góc phía
trái chân cầu thang, cầm chiếc ca nhựa chờ người qua lại bố thí.
Bà ăn mày nhưng không hề cất tiếng van xin, chỉ ngước khuôn
mặt lên ngóng chờ tiếng chân người qua lại, nét mặt như van nài.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, mỗi ngày bà đến đây từ 8g30
đến 21g, bà lại lọ mọ khua gậy dò đường về nhà. Khổ thay chồng
bà lại cũng bị tật nguyền. Đó là bà Nguyễn Thị Gấu, 55 tuổi, đã ăn
xin hàng chục năm nay để nuôi hai con gái vào đại học.
Lúc đầu, vợ chồng bà sống nhờ vào cha mẹ hai bên và
sự đùm bọc của xóm giềng. Rồi lần lượt các con ra đời, cảnh
nghèo càng túng quẫn thêm. Bà nói: “Tôi mù, ổng không có khả
năng lao động, chỉ còn cách đi xin, nhờ vào lòng hảo tâm của
người khác mà sống”.
Ý thức về hoàn cảnh gia đình, không phụ lòng cha mẹ,
các con bà đều học hành chăm chỉ. Cả ba chị em Phạm Thị Hương, Phạm Thị Thùy Lan và Phạm Thị
Thùy Dung đều là học sinh giỏi nhiều năm liền. Thầy cô và bạn bè đều yêu mến. Các em quyết tâm học
thật giỏi để gia đình có thể thoát khổ. ( Ảnh chụp vợ chồng bà Gấu và hai con gái Hương – Lan ).
Gánh nước nuôi con
Hơn 30 năm qua, một tay của chị Nguyễn Thị Xuyến, người xã Phương Sơn, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang, bị tê liệt cùng với việc giảm trí nhớ, nhưng phụ nữ này vẫn cặm cụi ra chợ từ mờ sáng
để gánh nước thuê nuôi con trai ăn học, dù chỉ kiếm được dăm bảy ngàn. Gương mặt chị khắc khổ vì
gian truân, dù mới tuổi 40, căn chòi như chứa đầy nỗi ưu tư khắc khoải.
Chị là “gái lỡ thì”, chị “xin” được một đứa con từ một người bán kem dạo khi chị 26 tuổi. “Cuộc
tình dạo” của chị khá nổi tiếng ở phố Sàn. Chị ảnh hưởng hơi nóng của bom dội xuống nhà nên chị
thành đứa trẻ ngẩn ngơ, không tinh nhanh như bạn cùng thời. Cả não và nửa bên người trái của chị bị
ảnh hưởng từ lúc chị 3 tuổi. Nhiều năm chị phải chịu cảnh bán thân bất toại.
Một ngày như mọi ngày, sáng từ 3 giờ, chị đi bộ gần 2km ra chợ, gánh nước thuê, làm tất cả mọi
việc người ta thuê. Hôm nào cũng vậy, còn gạo trong nhà, chị nấu cơm để sẵn cho con trai thức dậy ăn
và đi học. Ước mong của chị đơn giản chỉ là con trai có đủ sách vở, có bộ quần áo mới trong năm học
mới, đủ ăn ngày hai bữa.
Cõng con đi học
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An,
nhưng chị Nguyễn Thị Hợi mồ côi cả cha lẫn mẹ khi chưa tròn 1 tuổi. Tuổi thơ buồn đi qua cùng những
gánh hàng của ông bà ngoại. Cuộc đời không ưu ái chị thì chị phải tự tìm lối đi. Chị có mối tình thời áo
trắng với anh trai làng Lê Văn Tư, rồi họ cưới nhau và có 3 con. Nhưng hình như niềm vui nào cũng
ngắn ngủi. Anh Tư ra đi sau một cơn tắc nghẽn mạch máu não, không một lời trăn trối. Con trai giữa là
Lê Văn Đông bị teo chân và liệt từ lúc 1 tuổi. Thời ấy tất cả bệnh viện ở thành phố Vinh đều không chữa
được. Các bác sĩ kết luận cháu bị liệt chân phải và teo cơ. Họ định đưa con ra Hà Nội, nhưng thời ấy
nếu bán cả ngôi nhà chắc cũng không đủ tiền trang trải. Họ đành chấp nhận số phận.
18
Đường từ nhà ra trường học xa 15 km, lầy lội và bùn sình, nhất là vào mùa mưa lũ, chị Hợi vẫn kiên
trì hằng ngày cõng con đi học. Đưa con vào trường rồi chị lại ra ruộng mò cua, bắt ốc, chờ tiếng trống tan
trường thì chị lại đến cõng con về. Những hôm trời mưa tầm tã, vừa cõng con mà chị vừa khóc vì tủi thân.
Chị bộc bạch: “Thương mình một thì thương con mười. Có lúc mò cua trên đồng, tôi đã ngẩng mặt lên trời
hỏi cao xanh rằng sau này con tui sẽ ra sao ? Tôi rồi cũng có tuổi, có theo suốt nó cả cuộc đời được đâu.
Nhưng ngẫm lại ở đời, đôi khi có những nhân quả rất đáng ngẫm ngợi. Cuộc đời đã không cho đứa con của
tôi đôi chân lành lặn thì bù lại đã cho con tôi một nghị lực, khát vọng sống mãnh liệt và học giỏi”.
NGHỊCH TỬ
Tháng 11 năm 2010, CA Hòa Bình bắt giữ Lường Văn Nhiễu, 35 tuổi, vì tội giết mẹ ruột Đinh Thị
Thắm tại nhà ở huyện Minh Châu do mâu thuẫn. Nhiễu gây án và tạo hiện trường giả rồi bỏ trốn, nhưng
không thoát được “lưới trời lồng lộng” !
Ngày 28.11.2010, Võ Văn Vũ, 17 tuổi, ở xã Thừa Đức, huyện Bình Định, Bến Tre, bị CA bắt giữ.
Vũ cần tiền tiêu xài nên xin tiền mẹ, không được đáp ứng thỏa mãn nên đã cố ý sát hại mẹ là chị
Thương. Vũ mua axít về, khi mẹ đang ngồi xem tivi thì Vũ tạt vô người mẹ. Thấy mẹ kêu la vì đau thì Vũ
lại lấy khăn bịt miệng, siết cổ mẹ cho đến chết, rồi cạy tủ lấy tiền trốn đi.
Bà Yến đã 70 tuổi mà vẫn phải còng lưng làm việc kiếm đôi đồng, bà ngồi bán nước chè ven
đường từ sáng sớm đến tối mịt. Khách đến uống nước đều có cảm tình với bà lão chủ quán nước vì
thấy bà vui vẻ, đon đả, nhưng tiềm ẩn trong nụ cười của bà luôn là nét đượm buồn. Khi không có khách
thì bà lại quệt nước mắt luôn. Chồng bà đã về chầu tiên tổ. Bà có 3 người con trai là Thắng, Long và
Minh, nhưng đã chẳng giúp gì cho bà lại còn đang tâm hành hạ bà đủ điều. Thắng thì cờ bạc, Long thì
ma túy và là bảo kê mại dâm, còn Minh có máu “anh chị” nên sẵn sàng nói chuyện bằng “đấm đá”. Minh
bị HIV nên đã chết, còn lại hai con trai. Bà Yến ở với vợ chồng Long.
Vào mùa mưa, quán nước vắng khách, bữa cơm trở nên đạm bạc. Thấy vậy, Long hất tung mâm
cơm và lên giọng: “Cho tôi ăn cơm chó à ? Đừng khinh thằng này không có tiền mà đối xử thế nào cũng
được nhé. Ít nhất cơm cũng phải có miếng thịt mới nuốt được chứ toàn rau cho lợn thế à”. Cô con dâu hùa
vào: “Tiền cũng chẳng làm được gì đâu mẹ. Khó quá thì bán nốt căn nhà này đi. Đời được mấy tí…” Rồi
chúng lấy sổ đỏ nhà lúc nào bà không biết, bà ngã ngửa khi biết nhà đất đã thuộc quyền người khác !
Hai nghịch tử đều vào tù. Bà chỉ còn vuông nhà chỉ đủ chỗ ngả lưng, không đủ hai người nằm.
Tuổi thất thập cổ lai hy rồi mà bà Yến vẫn không được chút thảnh thơi cả tinh thần lẫn thể xác !
DANH NGÔN
Tình mẹ luôn bao la và diệu kỳ, không ai khả dĩ hiểu hết.
Quả thật: “Cánh tay mẹ là câu nói vĩnh cửu” ( Chateaubriand )
và “chỗ trú ẩn chắc chắn nhất là lòng mẹ” ( Florian ). Trong
bài thơ “Con Cò”, thi sĩ Chế Lan Viên đã xác định: “Con dẫu
lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Người Mẹ khởi đầu cho cuộc sống tình yêu và hạnh
phúc, còn người Cha khởi đầu cho ý chí, niềm tin và sức
mạnh. Mẹ và Cha có cái “khác nhau” nhưng đó là điểm dị-
biệt-tương-đồng trong một tổng-thể-yêu-thương-kỳ-diệu.
Còn cha còn mẹ là hạnh phúc lớn lao, mồ côi cha mẹ
là nỗi bất hạnh khôn tả. Cha mẹ không thể sống đời với
chúng ta. Chưa làm vui lòng các ngài thì cũng đừng làm buồn
lòng các ngài, dù chỉ là một động thái nhỏ bất xứng. Hãy biểu
hiện lòng yêu thương và hiếu kính với song thân trước khi
quá muộn vậy !
Có mẹ thật hạnh phúc, mẹ là tất cả, mẹ biết tất cả,
mẹ hiểu tất cả, dù đứa con không nói gì. Mẹ biết rõ đứa
con nào như thế nào, tính tình ra sao. Với người mẹ trần
gian còn như vậy, huống chi Người Mẹ tâm linh ? Phàm
nhân chúng ta càng hạnh phúc hơn vì có một Hiền Mẫu là
Đức Maria, vì chính Chúa Giêsu đã trao phó chúng ta cho Đức Mẹ chăm sóc, với người đại diện là
Thánh Gioan: “Thưa Mẹ, đây là con của Mẹ” ( Ga 19, 26 ). Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải có trách
nhiệm với Mẹ Maria vì Chúa Giêsu cũng trao phó Mẹ cho chúng ta: “Đây là mẹ của anh” ( Ga 19, 26 ).
Hãy cùng nhau học với Thánh Gioan-Phaolô II về việc tận hiến tất cả cho Đức Mẹ: TOTUS
TUUS – Tất Cả Xin Nhờ Đức Mẹ.
TRẦM THIÊN THU
19
Ephata 623
Ephata 623
Ephata 623
Ephata 623
Ephata 623
Ephata 623
Ephata 623
Ephata 623
Ephata 623
Ephata 623

More Related Content

What's hot (19)

Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
 
Thang 10.2011 mail (1)
Thang 10.2011 mail  (1)Thang 10.2011 mail  (1)
Thang 10.2011 mail (1)
 
Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
So 179
So 179So 179
So 179
 
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
 
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdfNội san Loisusong.net 2013-10.pdf
Nội san Loisusong.net 2013-10.pdf
 
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
 
Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 

Viewers also liked

China tourism industry market forecast and investment strategy planning, 2013...
China tourism industry market forecast and investment strategy planning, 2013...China tourism industry market forecast and investment strategy planning, 2013...
China tourism industry market forecast and investment strategy planning, 2013...Qianzhan Intelligence
 
China animal husbandry indepth research and investment forecast report
China animal husbandry indepth research and investment forecast reportChina animal husbandry indepth research and investment forecast report
China animal husbandry indepth research and investment forecast reportQianzhan Intelligence
 
China food safety testing industry development prospects and investment oppor...
China food safety testing industry development prospects and investment oppor...China food safety testing industry development prospects and investment oppor...
China food safety testing industry development prospects and investment oppor...Qianzhan Intelligence
 
Lassen van Aluminium
Lassen van AluminiumLassen van Aluminium
Lassen van AluminiumJorg Eichhorn
 
China smart home industry development prospect and investment opportunities r...
China smart home industry development prospect and investment opportunities r...China smart home industry development prospect and investment opportunities r...
China smart home industry development prospect and investment opportunities r...Qianzhan Intelligence
 
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...Qianzhan Intelligence
 
China banking industry market research and prospect forecast report
China banking industry market research and prospect forecast reportChina banking industry market research and prospect forecast report
China banking industry market research and prospect forecast reportQianzhan Intelligence
 
Edu Glogster _ juan chen
Edu Glogster  _ juan chenEdu Glogster  _ juan chen
Edu Glogster _ juan chenenoch-926
 
China jewelry industry consumption demand and market competition and investme...
China jewelry industry consumption demand and market competition and investme...China jewelry industry consumption demand and market competition and investme...
China jewelry industry consumption demand and market competition and investme...Qianzhan Intelligence
 
지리산콘도//BU797。СΟΜ//알래스카크루즈
지리산콘도//BU797。СΟΜ//알래스카크루즈지리산콘도//BU797。СΟΜ//알래스카크루즈
지리산콘도//BU797。СΟΜ//알래스카크루즈hjsoidjgo
 
제주도에어카텔 하이난할인항공권
제주도에어카텔 하이난할인항공권제주도에어카텔 하이난할인항공권
제주도에어카텔 하이난할인항공권hwseywe
 
China organosilicon industry market demand prospects and investment strategy ...
China organosilicon industry market demand prospects and investment strategy ...China organosilicon industry market demand prospects and investment strategy ...
China organosilicon industry market demand prospects and investment strategy ...Qianzhan Intelligence
 
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...Qianzhan Intelligence
 
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...Qianzhan Intelligence
 
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...Qianzhan Intelligence
 
Technology collaboration with university and school
Technology collaboration with university and schoolTechnology collaboration with university and school
Technology collaboration with university and schoolTamer Yüksel
 

Viewers also liked (20)

China tourism industry market forecast and investment strategy planning, 2013...
China tourism industry market forecast and investment strategy planning, 2013...China tourism industry market forecast and investment strategy planning, 2013...
China tourism industry market forecast and investment strategy planning, 2013...
 
Infographic
InfographicInfographic
Infographic
 
fashionresume
fashionresumefashionresume
fashionresume
 
China animal husbandry indepth research and investment forecast report
China animal husbandry indepth research and investment forecast reportChina animal husbandry indepth research and investment forecast report
China animal husbandry indepth research and investment forecast report
 
China food safety testing industry development prospects and investment oppor...
China food safety testing industry development prospects and investment oppor...China food safety testing industry development prospects and investment oppor...
China food safety testing industry development prospects and investment oppor...
 
Lassen van Aluminium
Lassen van AluminiumLassen van Aluminium
Lassen van Aluminium
 
Purity 2016
Purity 2016Purity 2016
Purity 2016
 
China smart home industry development prospect and investment opportunities r...
China smart home industry development prospect and investment opportunities r...China smart home industry development prospect and investment opportunities r...
China smart home industry development prospect and investment opportunities r...
 
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
China pharmaceutical excipients industry indepth research and investment stra...
 
School work
School workSchool work
School work
 
China banking industry market research and prospect forecast report
China banking industry market research and prospect forecast reportChina banking industry market research and prospect forecast report
China banking industry market research and prospect forecast report
 
Edu Glogster _ juan chen
Edu Glogster  _ juan chenEdu Glogster  _ juan chen
Edu Glogster _ juan chen
 
China jewelry industry consumption demand and market competition and investme...
China jewelry industry consumption demand and market competition and investme...China jewelry industry consumption demand and market competition and investme...
China jewelry industry consumption demand and market competition and investme...
 
지리산콘도//BU797。СΟΜ//알래스카크루즈
지리산콘도//BU797。СΟΜ//알래스카크루즈지리산콘도//BU797。СΟΜ//알래스카크루즈
지리산콘도//BU797。СΟΜ//알래스카크루즈
 
제주도에어카텔 하이난할인항공권
제주도에어카텔 하이난할인항공권제주도에어카텔 하이난할인항공권
제주도에어카텔 하이난할인항공권
 
China organosilicon industry market demand prospects and investment strategy ...
China organosilicon industry market demand prospects and investment strategy ...China organosilicon industry market demand prospects and investment strategy ...
China organosilicon industry market demand prospects and investment strategy ...
 
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...
 
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
China rfid industry market forecast and investment strategy planning report, ...
 
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...
China high end equipment manufacturing park development pattern and investmen...
 
Technology collaboration with university and school
Technology collaboration with university and schoolTechnology collaboration with university and school
Technology collaboration with university and school
 

Similar to Ephata 623

Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnMaike Loes
 
Lich su thanh ca
Lich su thanh caLich su thanh ca
Lich su thanh caco_doc_nhan
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxTOAN Kieu Bao
 
Man-Coi-fini.pptx
Man-Coi-fini.pptxMan-Coi-fini.pptx
Man-Coi-fini.pptxoVnHip
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuPham Long
 
Đất Nước.pdf
Đất Nước.pdfĐất Nước.pdf
Đất Nước.pdfngTrang74
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucLong Do Hoang
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucco_doc_nhan
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucco_doc_nhan
 
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie MackenzieTRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzievinhbinh2010
 
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCHCON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCHvinhbinh2010
 
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài điMẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đigxduchoa
 

Similar to Ephata 623 (20)

Chua Bai Dinh
Chua Bai DinhChua Bai Dinh
Chua Bai Dinh
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Lich su thanh ca
Lich su thanh caLich su thanh ca
Lich su thanh ca
 
Ephata 603
Ephata 603Ephata 603
Ephata 603
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 
Man-Coi-fini.pptx
Man-Coi-fini.pptxMan-Coi-fini.pptx
Man-Coi-fini.pptx
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
 
Đất Nước.pdf
Đất Nước.pdfĐất Nước.pdf
Đất Nước.pdf
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
 
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie MackenzieTRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN_ Vickie Mackenzie
 
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCHCON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
CON ĐƯỜNG MÂY TRẮNG - dịch : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài điMẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
Mẫu cầu nguyện Taize 7: Con đường Ngài đi
 

More from Vu Mai JMV

More from Vu Mai JMV (8)

Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 

Ephata 623

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com ĐỨC BÀ, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH Năm 2004, sau khi nói chuyện ở Đại Hội Giáo Lý tại Los Angeles, chúng tôi được các bạn cũ trong Nhóm Mai Khôi lái xe từ San Jose, ngang qua Santa Clara, hướng lên phía Bắc thăm thủ phủ San Francisco của bang California. Cái gì cũng lạ, cũng đẹp. Japanese Garden xanh mát cỏ cây. Golden Gate đỏ chói trong sương mù. Các phố xá dốc cao vời vợi, cứ lên rồi lại xuống. Các gian nhà trồng từng bồn hoa rực rỡ ngay mặt tiền. Các cửa tiệm bán hàng lưu niệm tấp nập khách du lịch... Thế nhưng để lại ấn tượng độc đáo và sâu sắc nhất đối với chúng tôi lại là pho tượng Đức Bà, Nữ Vương Hòa Bình ( Our Lady, Queen of Peace ) tại thành phố Santa Clara. Hôm nay, ngồi viết bài này, chúng tôi gỡ khung ảnh trên tường xuống, scan lại bức ảnh Đức Bà, Nữ Vương Hòa Bình tuyệt vời ấy. Một anh bạn ở San Jose đã chụp bức ảnh này, tự in ở nhà, tặng chúng tôi làm quà kỷ niệm chuyến đi. Chắc anh không ngờ đối với tôi, bức ảnh này còn quý hơn là một kỷ niệm. Bức ảnh đã cho chúng tôi một cảm thức thấm thía đến bồi hồi mỗi khi nhớ lại, nhìn lại và sống lại kỷ niệm ấy ! Nhìn bức ảnh, ít ai có thể hình dung pho tượng đã được ghép bởi hàng chục vạn mảnh thép trắng bạc nho nhỏ, không bao giờ hoen rỉ ( stainless steel ) cắt ra từ các máy bay Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam trong suốt thời gian 10 năm từ 1965 đến 1975. Đó là những Skyhawk, F-100 Thunderbird, F-105 Thunderchief, F-4 Phantom, F-111 Aardvark... một thời ngang dọc trên bầu trời Việt Nam, bom đạn cày xới tang thương mọi nẻo đường quê ngoài Bắc trong Nam. Thế mà khi tàn cuộc chiến, cũng vừa hết hạn sử dụng, chúng được đưa về đậu đầy những nhà kho khổng lồ, hoặc phơi xác ngoài trời với mưa với nắng, y như một bãi tha ma các chiến đấu cơ. Đây là sáng kiến độc đáo và là tác phẩm tuyệt hảo của điêu khắc gia lừng danh thế giới Charles C. Parks. Cao hơn 11m, nặng gần 3,3 tấn, pho tượng vươn lên giữa bầu trời xanh, với vòng tay mở ra ân cần, ánh mắt buồn da diết và một trái tim lộ ra bên ngoài đầy những vết thương xót xa. Vâng, Mẹ đang muốn nói với mọi người, nói với từng người một lời mời gọi bao dung, tha thứ, quên đi quá khứ chiến tranh để sống chung một tương lai hòa bình. ( Tác giả bài viết mặc áo xanh da trời đứng dưới chân tượng Mẹ ) Tìm tài liệu trên Google, tôi còn biết thêm rằng, từ khởi sự cho đến khi hoàn thành, Hội Thánh ở Santa Clara đã đón nhận được lời cầu nguyện từ 500.000 tràng chuỗi Mai Khôi của mọi người hiệp thông gửi đến. Ắt hẳn, nửa triệu lời cầu nguyện ấy, 2 triệu rưởi Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh, 25 triệu Kinh Kính Mừng ấy không được dùng để cắt, để hàn, để 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 623 – CHÚA NHẬT 17.8.2014
  • 2. gò, để dựng nên pho tượng tuyệt tác ấy, nhưng là để nhờ Mẹ mà bay cao lên, bắn tung đi khắp nơi thành triệu triệu bức thông điệp cho hòa bình. Cách đây vừa tròn 6 năm, cũng dịp Lễ Đức Mẹ Hồn Xác về Trời, tôi và mấy anh em DCCT trong Nam ra Hà Nội, chuẩn bị lên Bắc Ninh giúp một khóa bồi dưỡng hè cho Giáo Lý Viên thì đúng lúc nổ ra biến cố Thái Hà. Thật ra sự tình âm ỉ đã lâu, sau mỗi Thánh Lễ ở Nhà Thờ, anh chị em Giáo Dân vẫn lũ lượt cùng với các cha đồng tế, Thánh Giá nến cao mở đường, đi bộ ra cầu nguyện tại nơi nhà cầm quyền đã định chia năm xẻ bảy miếng đất lớn lấy của DCCT Thái Hà hơn 50 năm trước. Nhưng đến đúng ngày 15.8.2008, sau Thánh Lễ giữa trưa thì bức tường gạch ngăn cách bị xô đổ, người ta ùa vào bên trong, nồng nhiệt lần chuỗi và hát Kinh Hòa Bình trước tượng Đức Mẹ. Tình hình căng thẳng quá, không biết ai hiến kế, người ta lại chuyển luôn khu đất ấy thành công viên y như đã làm với khu đất Tòa Khâm Sứ cũ. Của đáng tội, mấy cái công viên này được thi công "chữa cháy" quá vội vàng nên đâm ra luộm thuộm lem nhem, nhếch nhác quá thể. Có lẽ đây chỉ là bước đệm chăng, chờ cho người dân mất cảnh giác, quên cầu nguyện là lại đâu vào đấy. Cái mùi tiền và vị bạc tham nhũng vẫn quyến rũ ghê gớm, nên nếu có cần phải dối trá, lập lờ đánh lận con đen thì người đời cũng đều dám làm chẳng gớm tay ! Thế nhưng, đâu phải cứ thế là tắt lịm đi những tràng chuỗi Mai Khôi với Đức Mẹ, những lời hát Kinh Hòa Bình với Thần Linh Thánh Ái ? Không cầu nguyện được ở Tòa Khâm Sứ thì bà con Giáo Dân tập họp ngay quảng trường trước mặt Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Không hát Thánh Ca được ở Linh Địa Đức Bà thì anh chị em Thái Hà kéo nhau về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Mà chẳng phải chỉ ở thủ đô, bây giờ người ta cầu nguyện ở mọi nơi, mọi chỗ trên quê hương Việt Nam đã hết chiến tranh từ lâu mà vẫn chưa có hòa bình; cầu nguyện cả ở bên ngoài quê hương, nơi người dân Việt ly hương đang sống trong hòa bình mà ruột gan vẫn cứ cồn cào như mấy mươi năm trước phải sống trong loạn lạc binh đao.... Mới đây, qua Internet, chúng tôi xem được một bức ảnh thật cảm động: một đoàn dân oan từ đâu dưới Miền Tây, dắt díu nhau toàn đàn bà, trẻ con và cụ già, cơm đùm cơm nắm, đeo biểu ngữ đi biểu tình khiếu kiện các quan chức tham nhũng. Không rõ có ai trong đoàn là người Công Giáo hay không mà khi ngang qua quảng trường trước Bưu Điện Trung Tâm và Nhà Thờ Chính Tòa Sàigòn, họ đứng lại, chẳng ai bảo ai, thành kính quỳ xuống ngay trên vệ đường trước con mắt xăm xoi hằn học của những anh cảnh vệ, họ đã cầu nguyện khá lâu dưới chân tượng Đức Bà Nữ Vương Hòa Bình, một “Our Lady Queen of Peace” của Việt Nam. Mẹ ơi, biết đâu đấy, sẽ có ngày một nhà điêu khắc Việt Nam nào đó làm nên một pho tượng Mẹ rất đặc biệt, đặc biệt ở chỗ hình dáng Mẹ được kết, được bó lại từ những dây kẽm gai, những hàng rào chông sắt nhọn hoắt, những bình xịt hơi cay và dùi cui, roi điện, và pho tượng sẽ được đặt tên là... Đức Bà Nữ Vương Công Lý ( Our Lady Queen of Justice ). Thật là con đã khéo tưởng tượng phải không Mẹ ? Thực tế có lẽ chẳng cần cường điệu đến thế, pho tượng ấy có vĩ đại sừng sững, có tuyệt tác bất hủ đến đâu thì cũng vẫn chỉ là… pho tượng. Trong khi vẫn đang có, vẫn luôn có hàng triệu con người thật, tâm hồn thật, hướng về Mẹ mà cầu nguyện... Chuyện dài Thái Hà ở Hà Nội và nhiều nơi khác trên quê hương Việt Nam coi như cũng tạm lắng xuống. Những ngày tháng này chuyện Biển Đông đang bắt đầu sục sôi dậy sóng, có nguy cơ nổ ra bất cứ lúc nào một cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược. Hòa bình thật sự chưa được bao nhiêu, Công Lý đúng nghĩa vẫn mãi là niềm khao khát vời vợi… Bài Thánh Ca cổ xưa của nhạc sĩ Hải Linh có lúc đã được uyển chuyển sửa lời thành "Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn…" thì nay bà con cả lương lẫn giáo đều có thể nghẹn ngào bật lên lời cầu nguyện đúng với nguyên bản gần ba phần tư thế kỷ trước: "Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám chiến tranh điêu tàn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An, đưa Việt Nam qua phút nguy nan…" Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT Từ một bài viết cũ trên báo Ephata 2008 – 2014 2
  • 3. MỤC LỤC TÌM BÀI: ĐỨC BÀ, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH ( Lm. Lê Quang Uy ) ....................................................................... 01 ĐỊA CHỈ TRÊN CAO ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .............................................................................. 03 HY VỌNG VÌ CÓ MẸ ĐƯỢC CHÚA ÂN THƯỞNG VỀ TRỜI ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ................ 05 AD GENTES – ĐẾN VỚI MUÔN DÂN ( Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành ) ........................................ 06 LỊCH SỬ BỨC ẢNH MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Lm. Nguyễn Văn Hội ) .................................................... 08 CẢM NGHĨ KHI ĐỌC "NHỮNG NGƯỜI MẸ CỦA THIÊN CHÚA" ( Nguyễn Trung ) ............................ 11 NHỮNG NGƯỜI MẸ CỦA THIÊN CHÚA ( Nữ Mục Sư Barbara Brown Taylor ) ................................... 11 MẸ MARIA, BA GIUSE, VÀ VIỆC GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH ( Gioan Lê Quang Vinh ) ................. 13 MẸ HẰNG CỨU GIÚP BỔN MẠNG TUẦN ĐẠI PHÚC ( Lm. GB. Nguyễn Minh Phương ) .................... 15 BAO LA TÌNH MẪU TỬ ( Trầm Thiên Thu ) .......................................................................................... 17 KHÔNG QUÊN LẦN HẠT MAI KHÔI ( Bồ Câu Trắng ) .......................................................................... 20 KỲ NGHỈ HÈ LÝ TƯỞNG ( Thanh Anh Nhàn ) ...................................................................................... 21 TÔI ĐÃ ĐÁNH MẤT SỨC MẠNH ( Khuyết Danh ) ................................................................................. 23 ĐỨC PHANXICÔ SẼ ĐẾN VIẾNG MỘT NGHĨA TRANG THAI NHI Ở HÀN QUỐC .................................. 23 BÁC SĨ GIÊSU VÀ ĐIỀU DƯỠNG MARIA MỚI LÀ TỪ MẪU ( Đa Minh Phan Văn Dũng ) ................... 24 CÁC LÝ LUẬN BẢO VỆ SỰ SỐNG… – Kỳ 1 ( Bản dịch Anthony Lê – Ephata biên tập lại ) ................. 25 NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 28 ĐỊA CHỈ TRÊN CAO Bước vào tháng tám, Hội Thánh hướng về Đức Maria – Mẹ diễm phúc được đặc ân Hồn Xác Lên Trời. Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn và trang điểm cho muôn vẻ đẹp và ơn phước. Mẹ là “Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Mẹ !" ( Lc 1, 28 ). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria. Tên gọi tuyệt đẹp Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ luôn được yêu thương.Thiên Chúa còn ban tặng hồng ân cao cả. Mẹ về Trời, sống trong hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa dành để tặng ban cho tất cả những ai thuộc về Chúa nhờ cả một đời sống thánh thiện nơi gian trần. Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, người tín hữu tin rằng, có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở. Thánh Kinh ca tụng Mẹ: “Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ” ( Dc 6, 10 ); “Có một điềm lớn xuất hiện trên trời: một Phụ nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp vầng trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” ( Kh 12, 1 )… Trong niềm hy vọng sẽ được về Trời với Mẹ, người tín hữu nhìn lên Mẹ “Như một vầng trăng tuyệt vời, muôn ngàn tia sáng lung linh chốn thiên cung”. Mẹ Maria đã được khải hoàn và bước vào quê hương Thiên Quốc. Mỗi tín hữu hướng về Đức Maria là địa chỉ trên cao. 1. Địa chỉ thiết định cho lòng tin Ngày 1.11.1950, đúng vào dịp lễ Các Thánh Nam Nữ, Đức Thánh Cha Piô XII long trọng tuyên bố tín điều Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: “Thánh Mẫu Thiên Chúa là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria Trọn Đời Đồng Trinh, sau khi sống trọn cuộc đời trần thế, đã được triệu hồi cả hồn và xác vào trong vinh quang thiên quốc”. Kể từ lời tuyên bố trong thánh lễ tuyên tín long trọng hôm ấy, mầu nhiệm Đức Maria được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn và xác, trở thành chân lý đức tin cho toàn thể Giáo Hội. Chỉ trong một lời tuyên tín ngắn gọn và quan trọng để tuyên bố một tín điều, Đức Thánh Cha Piô XII đã liệt kê cùng lúc đầy đủ bốn đặc ân vô cùng cao cả, ngoài Đức Maria không ai có được. Đó cũng là bốn chân lý tuyệt đối của lòng tin thuộc về đời sống và nhân đức của Đức Maria mà mỗi người Kitô hữu phải tin: 3 CÙNG SUY NIỆM
  • 4. - Đức Maria làm Mẹ Thiên Chúa. - Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ không hề mắc tội tổ tông truyền từ ngay khi thành thai trong lòng mẹ. - Đức Maria Đồng Trinh Trọn Đời, dù mang thai và sinh con, Mẹ vẫn trinh khiết vẹn toàn. - Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, Mẹ được Chúa triệu hồi cả hồn và xác vào trong vinh quang thiên quốc, sống trong hạnh phúc vĩnh cửu. Toàn thể Dân Chúa reo lên vui mừng: trên cao, Đức Maria chính là địa chỉ của lòng tin Công Giáo. Thật vậy, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nên không thể chịu hậu quả của tội nguyên tổ là phải chết. Mẹ trọn đời Đồng Trinh nên cứ lý cũng trọn đời trinh nguyên tồn tại. Mẹ cung cấp chất liệu xác thân cho Ngôi Hai Thiên Chúa bước xuống đồng hành với con người trong kiếp phận loài người, thì khi Phục Sinh về trời vinh quang, Thiên Chúa cũng giữ gìn cho Mẹ mình thoát khỏi cảnh hư nát thân xác. Mẹ là Đấng Đầy Ơn Phúc, nếu đã được Thiên Chúa yêu thương gìn giữ từ thuở đời đời bằng đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì cũng được Thiên Chúa giữ gìn cho đến muôn đời bằng đặc ân Mông Triệu tuyệt diệu hơn mọi người trần. Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một ngôn ngữ mang tính dấu chỉ dễ đọc của một địa chỉ trên cao, vốn đã có sẵn trong mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô. 2. Địa chỉ thiết thân của đời tín hữu Đức Maria về trời, nhưng Mẹ không về với đôi tay trắng, mà là nặng trĩu vận mệnh của cả Giáo Hội. Đức Kitô là Đầu, mà vinh quang của Đầu tiến đến đâu thì vinh quang của Thân Mình cũng tỏ hiện đến đó, nhưng qua việc Đức Maria về trời, tín hữu nhận thấy rõ hơn vận mệnh đời mình. Mẹ là người đi đầu cho ta được tiếp bước. Mẹ được đưa về trời là tiền đề cho lòng tin người tín hữu: nếu sống như Mẹ, họ cũng sẽ được về trời với Mẹ. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ được đưa về trời là tiền đề cho lòng tin người tín hữu: nếu sống như Mẹ, họ cũng sẽ được về trời với Mẹ. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ được đưa về trời là khuôn mẫu cho niềm hy vọng: bên kia địa chỉ trần thế này là một địa chỉ trên cao của cuộc sống phong phú đời đời. Mẹ là người đi mau cho ta được níu kéo dắt dìu. Mẹ về trời xác lập một hướng đi cho lòng yêu mến: yêu trung thành hôm nay sẽ được dẫn tới bến bờ yêu thương tinh ròng vĩnh phúc. Thế đó, Đức Maria địa chỉ trên cao thiết thân cho mệnh đời tín hữu. 3. Địa chỉ thiết thực cho mỗi cảnh đời Mẹ được Lên Trời Hồn Xác là do đặc ân Chúa ban cho Mẹ và đồng thời cũng là do cuộc sống thánh thiện của Mẹ hằng luôn hợp tác với ơn Chúa. Mẹ là người diễm phúc nhất trong mọi người nữ. Mẹ có tên gọi đẹp nhất là ”Đấng đầy ơn phúc” vì “Thiên Chúa ở cùng bà”. Mẹ được hết mọi đời khen là diễm phúc chính vì “Đấng toàn năng đã làm cho Mẹ biết bao điều cao cả”. Điều cao cả nhất là làm Mẹ Chúa Cứu Thế. Mẹ là cây sinh quả phúc và nhờ quả phúc ấy mà Mẹ được biết đến và được ca tụng. Mẹ là cây trường sinh mang quả đầu mùa mà Thiên Chúa đã trồng trong vườn địa đàng mới hầu đem lại sự sống đời đời cho mọi thế hệ loài người. Chính vì thế mà Thiên Chúa muốn cho cây mang quả trường sinh ấy được nhân lên trong vườn địa đàng mà Người muốn mở rộng diện tích tới tận cùng trái đất. Khi tuyên xưng Đức Maria hồn xác về Trời chính là lúc chúng ta phải nỗ lực tổ chức xây dựng đời sống nơi địa chỉ trần thế sao cho phù hợp tương thích với địa chỉ trên cao mà ta tin yêu hy vọng. “Làm sao có thể về trời thanh nhàn khi cuộc đời này chưa thanh sạch tâm hồn, chưa thanh bạch nếp sống, chưa thanh luyện ý chí, chưa thanh thoát tư duy, chưa thanh cao tình cảm, chưa thanh thản nỗi đau đời và chưa thanh thoả nhiệm vụ người người với nhau ? Làm sao có thể về trời thênh thang khi cuộc sống hôm nay vẫn còn bận bịu bỏ neo nơi những khuynh hướng đam mê sùng bái, như là dục vọng buông lơi, lòng tham không đáy hay quyền bính vô độ ? Và làm sao có thể về trời với Mẹ khi ta hằng ngày vẫn còn gặp mình trên những lo toan tính toán làm ăn không chỉ dừng lại ở mức “lương thực hằng ngày”, “cầu vừa đủ xài” của Kinh Lạy Cha, mà còn mong có mọi sự nhiều thêm nữa, trừ một sự là có điểm dừng ? Muốn có địa chỉ trên cao, hãy tích cực đăng ký xây dựng ngay từ địa chỉ trần thế này” ( Gm. Giuse Vũ Duy Thống ). Đức Trinh Nữ lên Trời hiển vinh. Từ đây Đức Mẹ nắm giữ vai trò quan trọng nhất là Nữ Vương trời đất. Từ nay, Đức Mẹ đảm nhận một địa vị cao cả nhất và cũng thật gần bên Thiên Chúa. Kể từ nay, Đức Mẹ trổi vượt trên mọi tạo vật với địa vị làm Mẹ Thiên Chúa và làm Mẹ nhân loại. Đức Maria trở thành địa chỉ trên cao, chúng ta hãy nhìn lên Mẹ. Mẹ dẫn chúng ta tới niềm hy vọng, dẫn tới tương lai tràn ngập niềm vui; Mẹ dạy chúng ta cách thế để thực hiện điều ấy bằng cách đón nhận Con của Ngài là Chúa Giêsu vào trong cuộc sống của chúng ta với lòng tin, bằng cách để lời của Ngài hướng dẫn chúng ta và bằng cách bước theo Ngài mỗi ngày. 4
  • 5. Mẹ Lên Trời trong hạnh phúc tuyệt vời, Mẹ trở nên gần gũi với mọi thành viên trong gia đình nhân loại. “Trong Hội Thánh, Đức Trinh Nữ diễm phúc được kêu cầu bằng các tước hiệu là Trạng Sư, Đấng Cứu Giúp, Đấng Phù Hộ, Đấng Trung Gian” ( GLCG số 969 ). Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng ta tin rằng, có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở; với niềm hy vọng sẽ được về trời với Mẹ, chúng ta nhìn lên Mẹ như địa chỉ của lòng cậy trông, tin yêu phó thác vào tình thương Thiên Chúa. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN HY VỌNG VÌ CÓ MẸ ĐƯỢC CHÚA ÂN THƯỞNG VỀ TRỜI Con rồng trong sách Khải Huyền được mô tả như là mầm mống của sự chết chóc vì nó đứng "rình người nữ sắp sinh con để nuối lấy đứa trẻ" ( Kh 12, 4 ). Với từ ngữ và hình ảnh tượng trưng, sách Khải Huyền còn gợi lên cuộc chiến lâu dài giữa sự sống và sự chết, giữa Satan với Đức Kitô và Giáo Hội của Người. Người sẽ toàn thắng. Chúng ta biết, cuộc chiến giữa sự sống và sự chết, giữa sự thiện và sự ác là không cùng. Con người dù tiến bộ đến đâu đi chăng nữa, vẫn luôn mang trong mình sự mỏng giòn. 1. Sự mỏng giòn của con người Vốn mỏng giòn yếu đuối, cộng thêm lo âu, phiền muộn về sức khỏe, việc làm, về công việc gia đình phải gánh vác, những mập mờ vô định ngày mai của cuộc đời, lo con còn trẻ, cha mẹ khi đã về già, ốm đau bệnh tật, khủng hoảng về luân lý… tất cả đè nằng lên lòng trí con người. Làm sao không khỏi ngạc nhiên khi thấy thời đại chúng ta đang tụt hậu trước những biến cố của cuộc đời ? Trước những bất hạnh của thế giới, có người buông xuôi không làm gì hết, để mặc cho số phận. Có người cấp tiến hơn, quyết định từ bỏ một phần và tự sát. Có người từ chối truyền lại sự sống mà họ đã lãnh nhận và không chịu nhận cái khả năng có thể cho tương lai của chính họ và xã hội. Dần dần những nhà trẻ sẽ thay thế nhà hưu dưỡng ! Giữa cảnh đời lữ thứ, người Kitô hữu sống ra sao ? Đức Tin của chúng ta thế nào khi đối diện với các thực tại như thế? Lễ Đức Maria hồn xác về Trời mang lại cho họ hy vọng gì trong cuộc sống ? 2. Cuộc chiến thắng ! Chúng ta long trọng cử hành lễ Đức Maria hồn xác về trời với lòng sùng kính, giúp chúng ta trả lời những vấn nạn trên. Trước hết niềm tin của Giáo Hội đối với tín điều Đức Piô XII đã xác quyết năm 1950. Chúng ta tin Đức Maria, đã được đặc ân cả hồn lần xác về Trời. Điều đó muốn nói rằng sự chiến thắng con rồng trong sách Khải Huyền hoàn tất nơi Mẹ, Mẹ về ngự bên hữu Chúa để chuẩn bị chỗ cho chúng ta như Thiên Chúa đã dành cho Mẹ. Chúng ta tự hỏi, Đức Maria đã được rước lên Trời cả hồn lẫn xác có làm chúng ta thay đổi không ? Thánh Phaolô cho chúng ta câu trả lời: "Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ yên giấc" ( 1Cr 15, 20 ). Đức Giêsu sống lại, có người tin, người không tin. Nhưng, Đức Kitô, Con Thiên Chúa đã sống lại thật, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Việc Đức Maria hồn xác lên Trời là một thực tại khác: Đức Maria không phải là Thiên Chúa; Mẹ là nữ tử Israel, là một trong những thụ tạo như chúng ta, là người nữ giữa muôn vàn người nữ trên trần gian. Mẹ đã được tôn vinh, vinh quang của Mẹ liên quan đến chúng ta. Những đặc ân của Mẹ là kết quả cụ thể của ơn cứu độ mà Đức Kitô mang đến cho Mẹ và nhân loại ( x. 1Cr 15, 20 – 26 ). Mẹ được vinh hiển là nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, Con của Mẹ. Việc Đức trinh Nữ được lên Trời hồn xác là sự thông phần cá biệt vào cuộc phục sinh của Con Mẹ, và tiên báo cuộc phục sinh của các tín hữu ( GLCG số 966 ). Đức Tin không nói cho chúng ta biết điều gì về cái chết của Đức Maria. Có người cho rằng Đức Maria không chết, nhưng Đức Tin nói với chúng ta rằng sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria được Thiên Chúa tôn vinh. Nơi Mẹ, cũng như Đức Giêsu Con Mẹ, cái chết không phải là hết, sự chết đã bị đập tan. Trái đất không còn là nơi giam hãm con người trong số phận đau thương, các tầng trời mở ra để loan báo một 5
  • 6. tương lai sáng ngời cho nhân loại. Sự chết đã bị tiêu diệt bởi sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa. Đó là niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta ! 3. Sống trong hy vọng Kinh Tạ Ơn của Đức Maria nêu rõ: "Chúa đã ra oai cánh tay thần lực, dẹp tan những ai lòng trí kiêu căng, Chúa lật đổ những người quyền thế, và nâng dậy những kẻ khiêm nhường. Phận đói nghèo Chúa ban của đầy dư... Vì Người nhớ lại lòng thương xót" ( x. Lc 1, 39 – 56 ). Chắc chắn Thiên Chúa không thể để chúng ta bị nghèo đói đè bẹp, khi chúng ta tin vào lời Chúa hứa. Mừng kính Đức Trinh Nữ Maria hồn xác về trời, chúng ta không chỉ mừng vì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ những điều trọng đại, mà còn mừng vì sự hiện hữu của nhân loại. Thánh Phaolô nói: "Anh em khỏi phải phiền sầu như những người khác, những kẻ không có hy vọng" ( 1Tx 4, 13 ). Chúng ta cố gắng hiểu để sống sao cho xứng danh là người hy vọng. Người trẻ sống hy vọng, khi họ hướng đến một tương lai khác và muốn sống quảng đại như Chúa muốn. Những người ở bậc gia đình sống niềm hy vọng, bằng cách hiệp nhất cùng nhau, thủy chung trong đời sống vợ chồng để yêu thương, trao ban hạnh phúc và sự sống cho con cái. Những người nam sống niềm hy vọng khi mau mắn đáp lại tiếng gọi Chúa để trở nên những Linh Mục, Phó Tế trong Giáo Hội, và lấy làm hạnh phúc vì được cộng tác vào sứ mạng cao cả của Đức Kitô Mục Tử ! Chúng ta thật bất hạnh nếu chúng ta không có niềm hy vọng ! Người sống hy vọng còn là người dấn thân cải thiện đời sống xã hội và làm việc công ích, lương thiện với mọi người, chăm sóc những người ốm đau, bệnh tật, già nua để trao ban cho họ niềm tin và giá trị về sự hiện hữu của chính mình. Những người sống hy vọng cũng còn là người tránh xa bom đạn, bạo lực chiến tranh, không ham báo thù. Vậy mỗi người chúng ta hãy sống hy vọng, hãy làm ngày lại ngày, không buông tay, mặc cho những ngang trái của cuộc đời. Phúc cho chúng ta, nếu chúng ta can đảm chiến đấu mỗi sáng khi thức dậy cho cuộc sống đáng sống của mọi người trên trái đất, thì thật phúc cho chúng ta, như Mẹ Maria khiêm nhường phục vụ Chúa: "Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước !" ( Lc 1, 48 ). Nếu như khi xưa Mẹ Thiên Chúa đã đến với bà Êlisabét, thì ngày hôm nay Mẹ vẫn đến với chúng ta. Mẹ mở rộng vòng tay nói với chúng ta rằng: hỡi con, hãy tin tưởng và hy vọng, Chúa đã dọn chỗ cho con. Amen ! Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ AD GENTES – ĐẾN VỚI MUÔN DÂN Ngày Chúa Giêsu bước vào trần gian, Ngài mang theo ý muốn của Thiên Chúa, đó là cứu thế giới này khỏi sự chết thống trị: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” ( Ga 3, 16 – 17 ). Trên mọi nẻo đường loan báo Nước Trời, Ngài không ngừng bày tỏ lòng khát khao muốn cứu thế giới: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên !” ( Lc 12, 49 ). Tâm hồn và cuộc sống của Chúa Giêsu, Thánh Phaolô gói gọn trong một câu gởi cho người môn đệ Timôthê quý mến: “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” ( 1Tm 2, 4 ). Thiên Chúa muốn cứu nhân loại này là xác tín của những người tin vào Chúa Kitô. Động lực để Thiên Chúa quyết định cứu thế giới này chính là tình yêu: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Động lực ấy là 6 CÙNG LOAN BÁO
  • 7. một, nơi Chúa Cha và nơi Chúa Giêsu. Thiên Chúa yêu thế gian, Chúa Giêsu cũng yêu mến thế gian này, và Ngài đã quyết định không để cho bất kỳ ai đến với Ngài phải hư mất. “Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh” ( Ga 17, 12 ). Một nhận định khác cho ta biết Thiên Chúa muốn cứu độ mọi người không trừ một ai, không một ai ở ngoài dòng chảy yêu thương của Thiên Chúa. Tình thương của Thiên Chúa bao phủ trên mọi người và Chúa Giêsu đã vì mọi người, vì sự sống của mọi người, mà quyết định bước vào chương trình cứu độ. “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” ( 1Tm 2, 4 ). Trên bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, ta bắt gặp được tình yêu thương này, tình yêu thương cội nguồn của ơn cứu độ. Trước hết là ánh mắt dịu hiền, tràn đầy thương mến. Ánh mắt của Mẹ như muốn thu hút tất cả mọi người vào tình thương bao la của Thiên Chúa mà Mẹ đang được thụ hưởng. Ánh mắt của cái nhìn yêu thương, tha thứ và nâng đỡ, không phải cái nhìn soi mói, theo dõi và bắt lỗi. Không thế khác được, Mẹ đã thuộc trọn về Chúa, được trán ngập tình thương của Chúa, toàn thể con người Mẹ là của Chúa, của tình yêu thương vô bờ bến, làm sao ánh mắt của Mẹ không bộc lộ tình yêu thương đó được ? Làm sao ánh mắt của Mẹ không lôi cuốn mọi người đền với Ơn Cứu Độ được ? Cả thế giới khổ đau đang quằn quại trước tôn nhan Mẹ, sự dữ đang hoành hành khắp nơi gây tổn thương cho nhân loại một cách dữ dội, ánh mắt Mẹ nhuốm u buồn xót xa cho thân phận con người. Càng đau xót, ánh mắt của Mẹ càng bày tỏ tình yêu thương nồng nàn hơn nữa. Như Thiên Chúa muốn, Mẹ muốn mọi ngườ được nhận biết chân lý và được cứu độ, cả nhân loại không trừ một ai. Đôi bàn tay hiền từ yêu thương. Con mắt biết nói, đôi bàn tay cũng biết nói. Hãy chiêm ngưỡng đôi bàn tay của Mẹ trong bức Linh ảnh. Bàn tay to lớn như diễn tả sự sẵn sàng che chở yêu thương, tay trái ôm gọn người con, tinh tế kín đáo, như một bảo đảm về sự bảo vệ chắc chắn, vững vàng. Tay phải bao bọc che chắn, là chỗ dựa vững chắc cho những ai bối rối, ngả nghiêng, là chỗ neo mình bảo đảm cho những ai nguy nan, hãi sợ, là chỗ dựa bền vững cho những ai hoang mang bất ổn. Đôi con mắt của Mẹ, hai bàn tay của Mẹ nối kết thành một chu vi của vòng tròn cứu độ, tâm vòng tròn ấy là chính Chúa Giêsu. Ngài chính là Ơn Cứu Độ, vì Ngài là Sự Sống, Sự Thật. Nhận biết chân lý là nhận biết Chúa Kitô, được cứu độ là có được Sự Sống, là thuộc về Chúa Kitô. Mẹ trở nên vùng biên của Ơn Cứu Độ, tích chứa Ơn Cứu Độ, bảo vệ Ơn Cứu Độ, gìn giữ Ơn Cứu Độ, ban phát Ơn Cứu Độ. Hãy giới thiệu Mẹ cho muôn dân, hãy mời gọi muôn dân đến với Mẹ, hãy cùng Mẹ dõi theo muôn dân, hãy nơi Mẹ ngụp lặn trong Ơn Cứu Độ. “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” ( 1Tm 2, 4 ). Cha Thánh An Phong đã không thể yên ổn nơi kinh thành Napoli để vui sống với những bổng lộc trần gian, nhưng ngài đã phiêu bạt khắp nơi cho người nghèo và người bị bỏ rơi hơn cả, vì ngài cũng muốn cho mọi người nhận biết chân lý và được Ơn Cứu Độ. Trên bước đường phiêu bạt ấy, ngài kính nghiệm về ơn gọi đến với muôn dân nơi Mẹ, ngài viết trong cuốn sách nổi tiếng của ngài, Vinh quang Đức Maria: “Con muốn cho nhiều người biết Mẹ để được nhận Ơn Cứu Độ”. Lm. Vinh Sơn PHẠM TRUNG THÀNH, DCCT LỊCH SỬ BỨC ẢNH MẸ HẰNG CỨU GIÚP Tôi là bức họa được người ta đặt cho nhiều tên, nào là "Kim Mẫu", nào là "Đức Trinh Nữ chịu nạn", "Mẹ của các Tu Sĩ DCCT", "Mẹ các gia đình Công Giáo". Nhưng tên được chọn cho tôi là "Mẹ Hằng Cứu Giúp", đó cũng là danh hiệu mà Đức Giáo Hoàng Piô IX muốn các Tu Sĩ DCCT rao truyền cho mọi người biết đến. Chuyện của tôi là chuyện Thiên Chúa đã ra tay biến những việc tầm thường nhân loại trở thành chuyện thiêng liêng linh thánh như thế nào. Tôi có một quá trình lịch sử phức tạp và phiêu lưu, nhưng nếu nhìn “từ trên cao” thì chỉ là một đường thẳng kéo dài xuyên qua lịch sử nhân loại. Nhưng quan trọng hơn cả, ấy là việc tôi hiện diện trong đời sống tông đồ của các Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Chí Thánh. “Khi đã thấy Đức Mẹ một lần thì chỉ mong chết để được nhìn thấy lại gương mặt của Mẹ” ( Bernadette ). 7 CÙNG CHIÊM NGẮM
  • 8. Một lần kia, muốn biết giữa các kiểu ảnh Đức Mẹ đã được in ra phổ biến khắp nơi, ảnh nào giống Đức Mẹ thật nhất, người ta bày ra trước mặt chị Bernadette Soubirous, người đã được diễm phúc nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra 18 lần tại hang đá Lộ Đức. Các bức ảnh lần lượt được duyệt qua dưới con mắt chăm chú của chị Bernadette. Lúc ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( bức ảnh mô phỏng theo bức hoạ cổ truyền HODEGETRIA ) vừa phớt qua thì chị Bernadette chụp lấy ngay và reo lên: “Bức ảnh này có một cái gì đó tương tự.” Không chỉ có chị Bernadette mà thôi, mà cả chị Lucia là người thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, khi nhìn thấy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng bảo rằng mẫu ảnh này giống với Đức Mẹ. Giống nét mặt hay giống bởi mầu nhiệm chất chứa trong đó ? Gốc tích Tương truyền rằng, ngày xưa Thánh Luca có vẽ một bức họa Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu Hài Đồng. Như ta biết, Thánh Luca là người đã viết những chuyện liên quan đến Đức Mẹ thật chi tiết. Có người cho rằng sở dĩ ngài đã viết được như thế là vì được Đức Mẹ “thủ thỉ” kể cho nghe. Khi bức họa được dâng lên cho Mẹ xem thì Mẹ phán: “Ơn thánh Mẹ sẽ theo bức ảnh này.” Sang đến thế kỷ thứ V, tại thành Constantinople, có một bức họa rất thời danh được mọi người ca ngợi là tuyệt tác, lịch sử ghi dấu dưới cái tên HODEGETRIA ( Đức Mẹ dẫn đường ). Thời đó người ta cho rằng thánh Luca là người đã phác hoạ nên nguyên bản bức ảnh này. Vào đầu thế kỷ XII, tại đảo Crêta, Địa Trung Hải, bức hoạ HODEGETRIA được các hoạ sĩ Âu – Á dung hoà hai quan niệm hội hoạ Âu – Á để vẽ ra nhiều bức ảnh thời danh. Ngày nay, nguyên bản bức HODEGETRIA đã bị thất lạc. Tuy nhiên, người ta còn giữ được nhiều bản phụ mô phỏng theo bức hoạ đầu tiên mà bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một trong các phụ bản đó. Đến cuối thế kỷ XV, trên đảo Crêta, bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được các tín hữu sùng kính đặc biệt và được mệnh danh là bức ảnh hay làm phép lạ. Thế rồi một sự cố bất thường xảy ra. Người ta biết được biến cố này là nhờ tìm thấy tại sở văn khố Vaticanô ba mảnh giấy rất cũ, chúng là bản sao của một mảnh giấy ghi lại lịch sử của bức ảnh, nội dung mảnh giấy đó như sau: Bức ảnh bị đánh cắp Cuối thế kỷ XV, một thương gia buôn bán rượu, người đảo Crêta đã ăn trộm bức ảnh trong một Tu Viện và đem qua Rôma. Sau khi thoát khỏi một tai nạn đắm tàu, ông đến Rôma và lâm bệnh nặng. Trước lúc qua đời, ông kể lại cho một người bạn Ý nghe việc ông đã đánh cắp bức ảnh đó từ đâu và nó được tôn kính như thế nào. Với giọng yếu ớt của người hấp hối, ông khẩn khoản nài xin người bạn Ý đem bức ảnh trả lại cho một Nhà Thờ nào đó để được công khai tôn kính. Sau khi người lái buôn chết, người bạn lục lọi trong đống hàng hoá thì quả thật, có thấy bức ảnh Mẹ. Ông định tâm đem bức ảnh trả lại cho Nhà Thờ gần nơi ông ở. Nhưng đang lúc đó, vợ ông biết được, ngăn cản ông trả lại bức ảnh và giữ lại cho bằng được. Giữa lời hứa với người quá cố và sự biện bạch của người vợ thân yêu, ông đã chiều lòng vợ, không đem trả bức ảnh. Thời gian qua đi, ông quên lời cam kết và bức ảnh vẫn được giữ lại trong phòng của vợ chồng ông 9 tháng. Nhưng một hôm, Đức Mẹ hiện ra cho ông biết: ông không có quyền giữ lại bức ảnh mà phải đem đến một nơi xứng đáng hơn. Ông làm ngơ. Mẹ lại hiện ra lần hai, ông vẫn ngoan cố. Mẹ lại hiện ra lần nữa cảnh cáo ông. Lần này ông hoảng sợ, ăn không ngon, ngủ không yên. Ông đem chuyện kể cho vợ nghe và xin vợ thi hành ý định của Mẹ. Vợ ông là người ương ngạnh, khi nghe ông nói thì cho là điều vu vơ, mộng mị nên không đồng ý. Mẹ lại hiện ra lần thứ tư và bảo ông: “Ta đã hiện ra bao lần để cảnh báo con mà con không chịu nghe. Vậy con phải ra khỏi nhà này trước, rồi Ta sẽ đi đến một nơi xứng đáng hơn.” Ít ngày sau, con người "nể vợ" này ngã bệnh và qua đời. Trước cái chết đột ngột của chồng, bà vợ cứng lòng vẫn chưa lay chuyển, bà cứ khư khư giữ lại bức ảnh. Một hôm, đứa con gái 6 tuổi của bà hớt hải chạy đến nói với bà: “Mẹ ơi, con vừa gặp một bà đẹp lắm. Bà ấy bảo con về nói với mẹ rằng: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp muốn được trưng bày trong một ngôi Thánh Đường ở thành Rôma để dân chúng sùng bái, và Người muốn ra khỏi nhà chúng ta". Nghe con nói vậy, bà mẹ bắt đầu nao núng, phát nghi là mình đã nhúng tay vào cái chết của chồng. Bà trù trừ… rồi quyết định vâng lời Đức Mẹ. Nhưng phút cuối bà lại gặp phải bà hàng xóm khô đạo. Bà này khi nghe chuyện liền nói với bà: “Hơi đâu tin chuyện trẻ con, Đức Mẹ bận tâm chi bức ảnh nhân tạo này. 8
  • 9. Không tin bà cứ đem quăng bức ảnh vào lửa, nó sẽ bốc cháy như bất cứ thanh củi gỗ nào. Nếu bà ngượng tay, bà để tôi.” Rồi bà ta còn hỗn láo nhiều lời với Đức Mẹ nữa. Đến chiều tối, lúc về nhà, bà khô đạo này đã lăn ngã xuống đất, trong mình đau nhức, ở cánh tay có cái ung độc mọc ra, sưng lên mỗi lúc một to. Trước cơn bệnh kỳ lạ, bà sực nhớ đến lỗi mình đã phạm. Bà khóc lóc, kêu van, xin đem ảnh Mẹ đến. Trước tôn nhan Mẹ, bà cầu nguyện xin ơn tha thứ. Một sự lạ bất ngờ xảy ra: tay bà vừa đụng vào bức ảnh thì bệnh lạ kỳ kia biến tan, không để lại vết tích gì. Một câu hỏi nảy ra trong đầu hai người phụ nữ sám hối này: Mẹ muốn chúng ta đưa Mẹ đi đâu ? Mẹ liền hiện ra với em bé và nói: “Con hãy nói với mẹ của con là Ta muốn được trưng bày ở khoảng giữa Nhà Thờ Đức Bà Cả và Nhà Thờ Thánh Gioan Latêranô, tức trong ngôi Thánh Đường kính Thánh Mátthêu”. Lần này, người mẹ nghe theo lệnh của Mẹ và đã liên lạc với các cha Dòng Augustin là những người đang phụ trách Nhà Thờ Thánh Mátthêu. Bà mời các cha đến nhà, kể lại sự tình và chuyển giao bức ảnh cho các ngài. ( Tranh kính màu minh họa sự tích ). Ba trăm năm tại Nhà Thờ Thánh Mátthêu Ngày 27.3.1499, các cha Dòng Thánh Augustin đã tổ chức một đám rước cực kỳ long trọng đưa ảnh Mẹ về Nhà Thờ Thánh Mátthêu. Cũng vào ngày ấy, Mẹ mở đầu “sứ mệnh hằng cứu giúp” của Người bằng một phép lạ cả thể: một người đàn ông bị bại tay nhiều năm đã khiêm nhường cầu xin với Mẹ, nài xin người ta cho được chạm vào ảnh Mẹ, khi vừa chạm vào ảnh Mẹ, cánh tay khô cằn kia liền được chữa lành ngay tức khắc. Ông liền đi theo đám rước hát mừng ngợi khen Mẹ. Đây là phép lạ đầu tiên Đức Mẹ làm tại kinh thành Rôma. Phép lạ khai mào cho một chuỗi dài ơn thiêng mà Mẹ sẽ làm dưới tước hiệu “Mẹ Hằng Cứu Giúp”. Năm 1778, là năm mà theo Sở Văn Khố DCCT, bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp được tôn vinh gần 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII trên đồi Esquilinô, trong Thánh Đường kính Thánh Mátthêu. Dân chúng tấp nập đưa nhau tới kính viếng và cầu nguyện với Mẹ Hằng Cứu Giúp và Mẹ đều đáp lại bằng muôn vàn ơn thiêng. 300 năm lừng danh Mẹ đã chinh phục lòng Giáo Dân Rôma. Nhưng rồi một biến cố xảy ra. Năm 1798, khi rầm rộ tiến vào Rôma để công bố cái gọi là “cộng hoà tự do cho người Rôma”, đạo binh của Napoléon I đã mặc sức hoành hành, phá huỷ gần 300 ngôi Thánh Đường trong đó có Nhà Thờ kính Thánh Mátthêu ( ngày 3.6 ). Các cha, các thầy Dòng Augustin phải lên đường tản cư, mang theo bức ảnh về Tu Viện Đức Thánh Trinh Nữ ở Posterula. Vì đã có bức ảnh Đức Trinh Nữ trong Nguyện Đường, nên các ngài đặt ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong một Nhà Nguyện nhỏ của Dòng. Vị Tu Sĩ già và chú giúp lễ Thời kỳ loạn lạc kéo theo năm tháng dài thầm lặng. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như bị quên lãng. Nhưng Mẹ còn có một người đi theo Mẹ trên đường lưu lạc. Đó là thầy Augustin Orsetti. Nay thầy đã là một cụ già 86 tuổi, sức yếu, mắt đã loà, nhưng không ngày nào thầy quên đến quỳ trước ảnh Mẹ để cầu nguyện. Từ năm 1838 đến 1851, tại Nhà Thờ Đức Trinh Nữ Posterula, có một cậu bé người Ý thường đến giúp lễ, tên là Micaen Marchi. Thầy Orsetti và cậu lễ sinh trở nên thân thiện. Cậu thích ngồi bên thầy già để nghe kể lại sự tích về mẫu ảnh Đức Mẹ và đã nhiều lần thầy Orestti dẫn bé Marchi đến trước bức ảnh linh thiêng đề cầu nguyện. Khi biết mình sắp rời khỏi cõi đời, thầy gọi Marchi đến và như muốn truyền cho cậu cả mối tâm sự của mình: “Con hãy nhớ, bức ảnh này trước đây đã được tôn kính đặc biệt tại Nhà Thờ kính Thánh Mátthêu. Đừng quên nghe con… Con có hiểu không ? Ôi, ngày xưa Đức Mẹ đã làm bao nhiêu phép lạ !" Cái giọng run run của thầy càng làm cho cậu bé cảm động. Cậu có ngờ đâu mình đến đây để thừa tự một lời di trối. Ít lâu sau, thầy Orsetti qua đời ( 1853 ). Năm 1855, Micaen Marchi xin gia nhập DCCT. Duyên "tiền định" Cũng chính năm ấy, DCCT mua Villa Caserta tại Rôma để lập nhà chính. Sau khi hoàn thành công việc xây cất năm 1862, một thành viên văn khố là cha Edouard Schwindehammer, trong lúc lục lọi thư viện đã tìm thấy một mảnh giấy ghi lại những truyện lạ về bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được trưng bày tại Nhà Thờ Thánh Mátthêu trên đồi Esquilinô, mà nay, trên chính mảnh đất này một ngôi Thánh Đường nguy nga vừa được xây lên để dâng kính Thánh An Phong, Đấng Sáng Lập Dòng. Và chính trong vườn của Nhà Dòng, người ta còn thấy vết tích của ngôi Thánh Đường kính Thánh Mátthêu bị phá huỷ trước đây. ( Ảnh chụp trang bìa báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp năm 1952 ). 9
  • 10. Cha Edouard mang mảnh giấy đọc cho anh em nghe. Cha Micaen Marchi như người ngủ mê bỗng tỉnh dậy, vui mừng nói: “Vậy thì bức ảnh ấy ngày nay vẫn còn, tôi biết bây giờ ở đâu nữa. Vì chính mắt tôi đã từng thấy nhiều lần. Nguyên lúc còn nhỏ, tôi thường hay đi lại Dòng Thánh Augustin. Một thầy Dòng đã có tuổi và rất đạo đức tên là Orsetti không lần nào gặp tôi mà không chỉ và nói cho tôi nghe về bức ảnh hay làm phép lạ đó. Bức ảnh gần như không được tôn kính, không được trang hoàng gì, ngay cả bên cạnh không có ngọn đèn để thắp nữa… Bức ảnh ấy bị bụi bặm phủ đầy và chẳng ai đến kính viếng. Trong nhiều năm giúp lễ ở đó, tôi đã nhiều lần ngắm nhìn bức ảnh ấy.” Cũng trong năm đó, tại Nhà Thờ Giêsu của các cha Dòng Tên, cha Francesco Blosi, một diễn giả trứ danh đang lần lượt giảng về các bức ảnh Đức Mẹ trong thành Rôma. Ngày 7.2.1863, khi giảng về ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ngài nói: “Kính thưa anh chị em, hôm nay tôi đến để nói với anh chị em về một bức ảnh Đức Mẹ, vốn rất nổi tiếng nhờ những phép lạ. Nhưng tiếc thay, mẫu ảnh linh thiêng ấy đã thất lạc 70 năm nay, từ ngày biến cố chiến tranh bùng nổ, không có dấu hiệu nào cho biết bức ảnh ấy hiện giờ ở đâu ( … ). Ước vọng của Mẹ là được trưng bày trong ngôi Nhà Thờ khoảng giữa hai Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả và Thánh Gioan Latêranô. Chúng ta biết rằng vinh dự tìm thấy bức ảnh được dành cho thời đại chúng ta. Ai có thể biết hết những ơn lành được ban xuống trên thế giới với việc hồi sinh lòng tôn kính Đức Trinh Nữ, dưới tước hiệu Hằng Cứu Giúp mà Người đã chọn cho mình ?” Bài giảng hùng hồn ấy vọng đến tai các cha DCCT, các cha chưa biết gì về ước muốn của Đức Mẹ. Cái tin kia khiến các ngài rất vui sướng. Giữa hai Vương Cung Thánh Đường, không có ngôi Nhà Thờ nào ngoài Nhà Thờ kính Thánh An Phong. Phải chăng Đức Mẹ đã tiền định cho các ngài duy trì bức ảnh ? Với niềm mong ước, các ngài đã cầu nguyện, tìm tòi, tra cứu, âm thầm dõi theo bước chân của Đức Mẹ trong ba năm. Quả thực, mẫu ảnh các ngài cần tìm còn trong Nhà Nguyện nhỏ Posterula. Dòng Chúa Cứu Thế đón Mẹ Ngày 11.12.1865, cha Bề Trên Cả Mauron và cha Marchi xin vào yết kiến Đức Thánh Cha Piô IX. Sau khi thuật lại cho Đức Thánh Cha nghe lai lịch bức ảnh và niềm mong ước của Mẹ, cha Mauron xin rước ảnh Mẹ về Nhà Thờ Thánh An Phong để thực hiện mong muốn của Mẹ. Ngài còn dâng lên Đức Thánh Cha một bản tường trình các việc do cha Marchi viết và nhận thực. Đức Thánh Cha Piô IX, một tông đồ nhiệt thành của Đức Mẹ, rất cảm động, vì thân mẫu ngài đã từng dẫn ngài đến cầu nguyện trong Nhà Thờ Thánh Mátthêu. Ngài không ngần ngại khi có thể làm hiển danh Mẹ. Ngài liền chuẩn y, ban phép cho các cha DCCT rước ảnh Mẹ về với điều kiện: thay thế cho nguyên bản bằng một bức hoạ mô phỏng để lại cho các cha Dòng Augustin. Các cha DCCT vui sướng trước cái hân hạnh được Đức Mẹ chọn làm kẻ giữ gìn bức ảnh của Người và nhiệt tâm chuẩn bị cho một cuộc rước linh đình. Ngày 19.1.1866, cha Michel Marchi và cha Ernest Bresciani đến Tu Viện Posterula để thương lượng về việc chuyển giao bức ảnh. Bước vào ngôi Nhà Nguyện nhỏ, cha Marchi nhớ lại cách đây 15 năm khi còn là chú giúp lễ tí hon. Cha cảm động ngước nhìn lên ảnh Mẹ còn đó, cũng một vẻ hiền lành, khả ái, cũng màu sắc ấy, nhưng năm tháng đã ghi lên bức ảnh nhiều vết tang thương. Sau khi đã lãnh nhận bức ảnh Đức Mẹ từ tay cha Bề Trên Tu Viện Posterula chuyển giao, các cha DCCT đem ảnh về nhà, mời hoạ sĩ trứ danh Leopold Nowotny người Ba Lan đến tu bổ lại nguyên bản. Sau 70 năm trong bóng tối, ngày 26.4.1866, ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ra mắt lần thứ hai với dân thành Rôma. Ảnh Mẹ được rước qua các thành phố Rôma hết sức trọng thể. Trong lúc ảnh Mẹ đi ngang qua một con phố, bao lời kinh dâng Đức Mẹ vang lên, thì trong một căn nhà nhỏ bên đường đang có cảnh rất đau thương: một em bé bốn tuổi đang hấp hối trước đôi mắt bất lực của bà mẹ. Bà mẹ bỗng vụt ra một sáng kiến. Bà ẵm con chạy ra cửa sổ, với một lòng trông cậy mãnh liệt, bà nói to vọng qua cửa sổ: “Lạy Mẹ nhân từ, xin Mẹ hãy chữa cho con của con khỏi bệnh hoặc xin cho nó về thiên đàng.” Bỗng nhiên đứa bé tỉnh lại, bệnh tình thuyên giảm dần… Ngày hôm sau, hai mẹ con đến trước bàn thờ Đức Mẹ thắp một cây nến để tạ ơn. Chuyện thứ hai, trong một nhà khác, một bé gái lên tám, chân bị tê liệt đã bốn năm, khó nhọc lắm mới cử động được. Lúc cuộc rước ảnh Mẹ đi qua, người mẹ đứa bé liền cầu xin Đức Mẹ chữa bệnh cho con mình. Đứa bé bị xúc động mạnh, bệnh tình khỏi đi một nửa. Hôm sau bà giục con đến trước bàn thờ Đức Mẹ cầu nguyện rằng: “Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ hãy hoàn tất việc Mẹ đã khởi công”. Tức khắc, 10
  • 11. dưới con mắt kinh ngạc, sửng sốt của mọi người, em bé đứng dậy ngay và đi lại như thường. Đây là hai ơn lạ đầu tiên được ghi vào sổ vàng chính thức ngày Đức Mẹ ra mắt dân thành Rôma nơi Thánh Đường kính Thánh An Phong. Ảnh Đức Mẹ được trưng bày nơi bàn thờ chính. Ngày 5.5.1866, Đức Thánh Cha Piô IX thân hành đến kính viếng Mẹ nơi ngôi Thánh Đường mới và uỷ thác cho các Tu Sĩ DCCT phải truyền bá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho toàn thế giới. Nhìn lên ảnh Mẹ, ngài kên lên: “O quam formosa est… Ôi, Mẹ đẹp thật !” Ngày 23.6.1867, sau tuần Tam Nhật Thánh long trọng, các kinh sĩ thuộc Hội Kinh Sĩ Thánh Phêrô tại Rôma đã tổ chức một nghi lễ đặc biệt để tôn kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trước sự hiện diện của đám đông khách hành hương, các Kinh Sĩ đã đặt một triều thiên quí giá lên đầu Chúa Giêsu Hài Đồng và một triều thiên khác trên đầu Đức Mẹ. Sau đó, Tu Sĩ DCCT đã chọn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp làm bổn mạng cho sứ vụ chính của Dòng là giảng Đại Phúc. Và Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được thành lập ngày 31.3.1876. Ngày ngày dân chúng lũ lượt kéo nhau lên đồi Esquilino, Nhà Thờ Thánh An Phong để chiêm ngắm và cầu nguyện với Mẹ. Từ nay, nơi này cũng như trên khắp các lục địa, Đức Mẹ tiếp tục thi ân với tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp cho tất cả những ai đến cầu xin Mẹ với lòng tín thác. Lm. Giuse NGUYỄN VĂN HỘI, DCCT, tổng hợp CẢM NGHĨ KHI ĐỌC "NHỮNG NGƯỜI MẸ CỦA THIÊN CHÚA" Người Công Giáo Việt Nam thường mang thành kiến ít nhiều về anh chị em Tin Lành là họ không có lòng sùng kính Mẹ Maria giống như ta. Chúng ta quả có diễm phúc có Mẹ Hội Thánh, qua 2000 năm suy niệm, nhìn ra các đặc ân của Mẹ như Hồn Xác Lên Trời, Vô Nhiễm, Trọn Đời Đồng Trinh… Ngoài ra còn được Mẹ ưu ái nhiều lần hiện đến tại La Vang, Lộ Đức, Fatima… dạy bảo thêm. Chúng ta còn có nhiều vị Thánh có lòng yêu mến Mẹ Maria rất mãnh liệt và nhờ thế mà đã tỏa sáng trong sứ mang Loan Báo Tin Mừng. Chúng ta còn có chuỗi hạt Mai Khôi giữ vững ta trong Lòng Tin giữa dòng đời long đong. Anh chị em Tin Lành không có những điều đó nhưng họ vẫn luôn ngưỡng mộ Mẹ Maria dựa vào Tin Mừng. Nhân lễ Mẹ Lên Trời 15.8.2014 xin chia sẻ với các bạn bài viết của Nữ Mục Sư Barbara Brown Taylor, Hội Thánh Episcopal. http://www.barbarabrowntaylor.com/ Bài viết mang ý tưởng Bảo Vệ Sự Sống rất sâu lắng. NGUYỄN TRUNG NHỮNG NGƯỜI MẸ CỦA THIÊN CHÚA Bà Êlisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. ( Lc 1, 27 – 29 ). Nhà Thờ Grace-Calvary không có những cửa sổ bằng kính mầu minh họa các mẫu truyện trong Kinh Thánh. Giá mà chúng ta đã có những cửa sổ đó, chắc chắn rằng biến cố Truyền Tin phải chiếm một cửa sổ. Đây là một trong những hình ảnh được yêu mến nhất của Kitô Giáo về cuộc trao đổi thân mật giữa Maria và Sứ Thần Gáprien, nhờ đó mọi sự đã được khởi đi với câu trả lời “yes” của một cô gái trẻ với lời đề nghị của Thiên Chúa. ( Giới Công Giáo Việt Nam ưa chuộng cách dịch chữ “yes” là “Xin Vâng”, để gán cho Maria lòng thành kính mang nặng dân tộc tính Việt Nam đứng trước việc Thiên Chúa làm. Thật ra trong bối cảnh đối thoại thẳng thắn, thân mật, bình đẳng và rất trưởng thành đó, Maria trong tất cả tự do lựa chọn của 11 CÙNG CHIA SẺ
  • 12. mình, chỉ vỏn vẹn nói lên một chữ “yes” ( tôi đồng ý ). Bản tiếng Anh ( New International Version ) còn không có chữ “yes”. I am the Lord’s servant,” Mary answered. “May your word to me be fulfilled. Tôi đây là tôi tớ của Chúa, xin lời người nói với tôi được thành sự. ) Tại sao ta lại yêu mến câu chuyện này đến như thế ? Sự hiện ra của Sứ Thần hay lòng can đảm của Maria đã hấp dẫn ta ? Hay có lẽ vì sự xác quyết rằng Thiên Chúa có thể và sẽ can thiệp vào cuộc đời tầm thường của ta, do đó ta cũng có cơ hội trả lời “yes” cho những kế hoạch hoành tráng của Người ? Trải qua các thế kỷ, các nghệ sĩ thường ghi nhận biến cố Truyền Tin một cách hết sức long trọng. Dù phong cách và mầu sắc của mỗi bức họa mỗi khác nhau, tựu trung lại Maria vẫn mang đậm nữ tính, áo lụa dài tha thướt thêu kim tuyến, tóc vàng óng ả bện cao bên trên như một vương niệm rực rỡ, những móng tay của cô được mài dũa cẩn thận. Cô tỏ ra quá nghiêm túc đến độ ta dễ quên rằng đây chỉ là một cô gái trẻ tuổi “teen” ( 13 – 18 ), chứ không phải đã ở tuổi đôi mươi ( trên 20 ), chưa hề có kinh nghiệm gì về đàn ông, về cuộc đời, và về các Thiên Thần. Người ta còn vẽ hình cô đang ngồi quay sợi hay đang đọc Sách Thánh bên bàn cầu nguyện, hoàn toàn tách biệt khỏi thế giới bên ngoài, thì bỗng một Thiên Sứ lộng lẫy huy hoàng hiện ra, trang phục trang trọng như một Sứ Thần Tòa Thánh với, đội mũ ba tầng, trên cổ có một vòng hoa bừng sáng như ngọn lửa. Trong hầu hết các bức tranh, Sứ Thần có đôi cánh trắng toát, có một bức vào thời trung cổ vẽ đôi cánh này giống như cánh chim công lấp lánh mầu xanh lục và xanh lam. Tay ngài cầm một bông huệ, một nhánh ô-liu hay một vương trượng, biểu tượng của sự khiết tịnh, bình an, và uy quyền tối thượng của cõi trên. Có khi ta lại thấy bóng dáng một con chim bồ câu, ngụ ý Chúa Thánh Thần tác động trên biến cố này, nhưng mọi sự đều tùy thuộc vào Maria. Sứ Thần không đứng ngạo nghễ trước Maria, ngài cung kính quỳ gối trước cô gái trẻ với câu trả lời mà ngài, và Thiên Chúa, và toàn cõi thụ tạo phải lệ thuộc vào đó. Nhưng Maria đã không có sẵn câu trả lời. Sứ Thần không hỏi cô có muốn trở thành Mẹ Thiên Chúa hay không. Ngài chỉ cho biết : vì cô đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây cô sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận. Sứ Thần không hỏi cô có thích những sự vĩ đại như thế không. Ngài cho cô biết: Đức Chúa ở cùng cô. Luca cho ta biết Maria rất bối rối với lời này. Cô là một cô gái Do Thái điển hình. Cô đã nghe biết về Vườn Địa Đàng trong đó bà Eva đã đánh mất mọi điều tốt đẹp vì nghe lời phỉnh dụ của một sinh vật đến từ một cõi khác giống như Sứ Thần đang nói chuyện với cô. Có lẽ cô không muốn lập lại sai lầm này nên đã hỏi lại “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào ?” Cô muốn biết đây là sáng kiến của ai và sẽ thực hiện ra sao. Cô muốn tìm ra lý lẽ của một điều vượt ra khỏi lý lẽ thông thường. Thiên Chúa muốn mang lấy xác phàm có nhục thể máu huyết nên cần đến sự cộng tác của cô để thực hiện kế hoạch của Người. Maria chỉ hỏi “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào ?” Trong trường hợp của tôi, tôi sẽ còn phải hỏi thêm. Giuse có bỏ tôi không ? Cha mẹ tôi có ruồng rẫy tôi không ? Bạn bè tôi có ủng hộ tôi hay lôi tôi ra giữa phố ném đá tôi về cái tội chung chạ lăng loàn không ? Cái thai có bình thường không ? Việc sinh đẻ có đau đớn không ? Có ai bên cạnh giúp đỡ tôi lúc khai hoa nở nhụy không ? Tôi phải làm gì vào lúc đó. Người nói rằng con tôi sẽ nắm vương quyền Israel nhưng còn phần tôi thì sao ? Tôi có được mẹ tròn con vuông không ? Phần tôi sẽ ra sao ? Nếu Maria cũng có những băn khoăn đó thì cô cũng không nói ra. Theo Luca, cô lắng nghe lời Sứ Thần nói về các chi tiết của những gì sẽ xẩy ra. Sau đó mới tới phiên cô nói. Cô có hoàn toàn tự do lựa chọn, có thể nói “yes” hay cũng có thể nói “no”, có thể dấn bước vào một cuộc sống bất ổn hay bám víu và giữ lại cuộc đời bình yên mà cô đang có. Maria là người duy nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại phải có một quyết định như thế này. Nhà Thờ Đông Phương gọi cô là Theotokos, Người Cưu Mang Thiên Chúa, vì cô bằng lòng mang thai Người trong dạ mình, sinh hạ ra Người, cho Người bú, và dưỡng dục Người. Chỉ có một người duy nhất trong toàn thể loài người phải làm những việc này. 12
  • 13. Câu chuyện của Maria rất khó hiểu nếu ta không đưa vào đây câu chuyện của chính ta. Thời buổi bây giờ người ta nhấn mạnh đến quyền lựa chọn. Mỗi người đều phải quyết định về cuộc đời mình. Nhưng nhiều khi hình như rằng không phải do ta lựa chọn mà dòng đời đưa đẩy lại quyết định thay ta. Những năm tuổi trẻ đẹp nhất trong đời ta thường bị ngắt quãng bằng đau ốm bất ngờ hay có con ngoài ý muốn, cha mẹ ta trở nên già nua và đời sống kinh tế khó khăn. Giống như Maria, chung quy lại ta phải nói “yes” hay “no”. Nói “yes” thì ta sẽ phải chấp nhận những bước tiếp theo gian nan cơ cực trên một hành trình vô định. Nói “no” thì ta sẽ thoát khỏi những nhiễu nhương này. Nếu bạn quyết định nói “no”, bạn chỉ việc nhắm mắt lại không thèm nhìn lên nữa cho tới khi Sứ Thần biến đi và chỉ còn lại một mình bạn ở trong phòng trống. Sau đó bạn sẽ lại chải truốt lại mái tóc cho mượt mà hơn, tiếp tục việc quay tơ kéo sợi đọc sách ưa thích của bạn và cứ tự đánh lừa mình rằng chưa hề có gì xẩy ra với bạn. Khi cuộc sống biến đổi, ta luôn có những lựa chọn. Ta có thể bác bỏ chúng. Ta có thể tận dụng hết nghị lực của ta phủ nhận những thay đổi để yên trí, dù cho có nhiều chứng cớ rành rành, rằng chưa hề có gì xẩy đến với ta. Nếu như vậy mà cũng chưa ổn, ta có thể giận dữ và quyết liệt bảo vệ mình khỏi dây dưa vào những thứ bất ổn phiền phức, làm mất thời giờ và cuộc đời của ta. Khi đó ta sẽ chua xót, so sánh mình với người nọ người kia mà ta cho rằng họ có cuộc sống thoải mái diễm phúc hơn ta, ta sẽ than van về cuộc đời bất hạnh của mình. Khi đó cuộc đời ta có lẽ cũng chẳng thoải mái gì hơn đâu nhưng ít ra ta được yên tâm rằng không còn có gã “sứ thần” nào đó quấy rầy ta nữa. À mà ta cũng có thể nói “yes” chứ. Ta có thể quyết định đối mặt với các thách đố. Ta có thể gấp cuốn sách ưa thích đang đọc ( tắt chương trình tivi hấp dẫn, rời khỏi Facebook, exit một cái game lôi cuốn v.v… ), để lắng nghe một ý tưởng kỳ lạ đến từ một sinh linh lạ kỳ. Ta quyết định đi vào một kế hoạch không phải do ta soạn thảo, thực hiện những gì mà lý trí ta cho là phi lý mà ta không thể nào hiểu nổi. Ta dấn bước vào một chương trình căng thẳng hiểm nghèo mà không có cẩm nang nào hướng dẫn và có ai bảo hiểm cho ta. Ta quyết định mang Thiên Chúa vào trong cuộc đời này ngang qua thân thể của ta. Quyết định nói “yes” không có nghĩa rằng ta không sợ hãi. Điều này chỉ có nghĩa ta không để cho nỗi sợ hãi cản bước chân ta lại, ta không muốn để cho nỗi sợ hãi nhốt ta lại trong phòng ta. Khi nói “yes” với Sứ Thần ta nói rằng: “Này tôi đây, xin thể hiện nơi tôi theo như lời người nói.” Khi nói như thế ta trở thành một người con của Mẹ Maria, một Theotokos, người muốn cưu mang Thiên Chúa nơi thế gian này. Meister Eckhart, thần học gia thời Trung Cổ, đã nói rằng: “Chúng ta đều có ơn gọi trở thành Những Người Mẹ Của Thiên Chúa. Chẳng có ích lợi gì cho tôi nếu Con Thiên Chúa trở thành Con Người mà lại không được tượng hình trong tôi. Chẳng có ích lợi gì cho tôi nếu Maria được đầy ơn phúc mà tôi không được đầy ơn phúc. Chẳng có ích lợi gì cho tôi nếu Thiên Chúa ban Con Một cho thế gian mà tôi không có thể đem Người vào cuộc đời của tôi trong nền văn hóa của bản thân tôi. Đây chính là sự sung mãn của thời gian: Khi Con Thiên Chúa được sinh hạ bởi chúng ta.” Mừng vui lên, hỡi những ai được Chúa yêu mến. Người ở cùng các bạn. Đừng sợ hãi vì không có gì mà Thiên Chúa không làm được. Nữ Mục Sư BARBARA BROWN TAYLOR MẸ MARIA, BA GIUSE VÀ VIỆC GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH Không ít người ngày nay than phiền: “Giáo dục con sao mà khó quá”. Trong khi nhà trường chỉ lo nhồi nhét kiến thức và uốn nắn theo khuôn mẫu của một nhóm người quy định, thì xã hội lại đầy những 13 CÙNG NGHIỆM SINH
  • 14. gương xấu và ảnh hưởng các phương tiện truyền thông tiêu cực thật là ghê gớm. Chính lúc đó, người Công Giáo vui mừng nhìn lên Mẹ Maria và Ba Giuse. Chúa Giêsu xét về nhân tính, đã sống suốt thời thơ ấu của mình trong gia đình nghèo ở Nagiarét, và Người học ở ngôi trường có hai nhà giáo mẫu mực cũng là ba mẹ hoàn hảo là Thánh Cả Giuse và Đức Trinh Nữ Maria. Ngôi trường này không có khẩu hiệu, không có những môn học “khống” và cũng chẳng có những hoạt động vô bổ. Ngôi trường ấy có phương châm vô cùng đơn giản mà cũng vô cùng quí giá: “Fiat – Amen – Magnificat”. Trong xã hội của chúng ta hôm nay, bất cứ phụ huynh nào cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục con cái. Một đàng chúng ta muốn cho con em mình đi theo đường lối thánh thiện mà Chúa Giêsu mời gọi, đàng khác xã hội muốn hướng trẻ con đến những mục tiêu trần tục. Một đàng chúng ta muốn con cái mình thành những người trung thực, đoan chính, thì xã hội lại như cổ võ những điều gian dối và buông thả. Trong thời đại của Mẹ Maria có lẽ hoàn cảnh xã hội ít bất lợi hơn, vì dù sao xã hội Do Thái lúc bấy giờ vẫn còn trung tín với Đấng đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Nhưng chắc chắn có một điểm giống nhau giữa hai thời đại: ma quỷ ra sức hoành hành để lôi kéo người ta, đặc biệt là trẻ em, về phía bạo lực, tham lam và xảo trá. Chúng ta có thể nhận ra đường lối giáo dục Con Trẻ Giêsu của Ba Giuse và Mẹ Maria gồm tóm trong 3 châm ngôn vàng ngọc sau đây: Fiat – Xin Ý Chúa thành sự "Fiat" theo chú giải của cố giáo sư Trần Duy Nhiên trong một bài viết dành cho Nhóm Fiat của cha Quang Uy, Fiat không chỉ có nghĩa là Xin Vâng một cách thụ động, mà còn mang ý nghĩa tích cực: xin hãy làm cho những điều ấy thành sự. Lời Fiat của Mẹ Maria trước biến cố Truyền Tin, và lời Fiat của Ba Giuse trước sự việc vượt quá trí hiểu thông thường đã giúp các ngài đi vào mầu nhiệm cứu rỗi một cách trọn vẹn. Thế thì trong gia đình, khi người cha người mẹ biết cầu xin cho “Thánh Ý Chúa thể hiện”, thì chắc chắn việc giáo dục con cái chúng ta sẽ rất nhẹ nhàng. Khi cha mẹ vâng theo Thánh Ý Chúa, thì con cái cũng sẽ làm như thế, và dĩ nhiên việc uốn nắn con cái sẽ đơn giản. Chúng ta lấy ví dụ hai câu dạy con sau đây: “Mày mà làm thế mày chết với tao”, và “Con ơi, nếu con làm thế, Chúa Giêsu có vui không con ?” Chúng ta thử nghĩ xem câu nào sẽ làm trẻ em thấy dễ chịu và dễ nghe lời hơn ? Amen – Xin theo Thánh Ý Chúa “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy” ( Mt 1, 24 ). Nói "Xin Vâng" là đáng quý và có hiệu quả tốt đẹp, nhưng sẵn sàng thực hiện Thánh Ý Chúa mới là bước quyết định. Mẹ Maria sẵn sàng làm theo Ý Chúa từ lúc thụ thai Ngôi Lời Nhập Thể cho đến cuối đời của Mẹ. Ba Giuse cũng âm thầm "Amen" bằng cách luôn tận tâm thi hành Thánh Ý Thiên Chúa mọi giây phút trong đời mình. Những vất vả trên chuyến đi sang Ai Cập, những lo toan trong đời sống ở quê nghèo, những chặng đường Chúa Giêsu bôn ba rao giảng cho đến lúc Người chết và sống lại, có bóng dáng Mẹ Maria. Ba Giuse thì hoàn tất hành trình trước Mẹ Maria, và chắc chắn ngài đã không phút giây nào không thi hành Thánh Ý Thiên Chúa. Có một người Mẹ và người Ba nuôi trung tín với Thiên Chúa như thế, dĩ nhiên Đức Giêsu phải trở thành người con mẫu mực. Như thế, bất cứ người cha người mẹ nào nếu muốn con mình trọn hảo, thì chính mình cũng phải vâng theo lệnh truyền Thiên Chúa trước hết. Việc hai Đấng nói Xin Vâng và thực thi Thánh Ý Thiên Chúa đã đúc kết thành lời Mẹ dạy các môn đệ và cũng dạy chúng ta là môn đệ Chúa Giêsu: “Người bảo gì thì hãy làm theo” ( Ga 2, 5 ). Làm theo lời dạy của Đấng toàn năng và đầy yêu thương thì kết quả chắc chắn: gia đình chúng ta sẽ đầy tràn niềm vui và ơn lộc. Magnificat – Xin ngợi khen Thiên Chúa Châm ngôn thứ ba trong đường lối giáo dục của hai Đấng là: “Magnificat”. Khi đi viếng người chị họ Elisabét đang mang thai chú bé sau này sẽ Ngôn Sứ Gioan Tiền Hô, Mẹ Maria đem đến cho gia đình 14
  • 15. bà Elisabét ơn cứu độ đang khởi đầu. Chính trong bối cảnh hai thai nhi đã thành hình chuẩn bị cho ngày muôn dân chờ đợi, thì Mẹ Maria ca vang bài ca Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa. Trong bài ca mà ngàn đời sẽ còn ngân vang ấy, xét về phương diện giáo dục Mẹ Maria cho chúng ta thấy hai viễn cảnh: thứ nhất, gia đình phải là nơi ca vang lời chúc tụng ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa, thứ hai, phải dạy cho con cái theo tinh thần Nước Trời: sống khiêm nhường, có tinh thần nghèo khó và hoàn toàn phó thác nơi Thiên Chúa. Phải chăng lời Magnificat là hình bóng của Tám Mối Phúc mà Con Mẹ sẽ rao giảng cho dân Israen cũng là cho muôn dân nước sau này ? Mừng Đại Lễ Mẹ Lên Trời trong năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình, có lẽ một trong những điều cần phải làm là suy ngắm những biến cố trong cuộc đời của Mẹ Maria và nơi Thánh Gia Thất, để sống đúng như Mẹ chúng ta đã sống, để giáo dục con cái như Mẹ Maria và Ba Giuse đã giáo dục Con Trẻ Giêsu: Xin vâng, thực hiện Thánh Ý và chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa. Gioan LÊ QUANG VINH MẸ HẰNG CỨU GIÚP BỔN MẠNG TUẦN ĐẠI PHÚC DẪN NHẬP Do thánh ý Chúa quan phòng, từ năm 1866, DCCT đã được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX trao cho đặc ân bảo quản Linh ảnh và quảng bá lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Hơn một thế kỷ đã trôi qua, hiện diện ở đâu, mọi Tu Sĩ DCCT cũng đều nỗ lực hết sức mình để thi hành nhiệm vụ Hội Thánh đã trao phó trong sự dẫn dắt diệu kỳ nhờ bàn tay chăm sóc của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Một trong những phương thế hữu hiệu để phổ biến lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp phải kể đến là việc các Tu Sĩ DCCT nhận Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là Bổn Mạng của tuần Đại Phúc do Dòng thực hiện. I. CHUẨN BỊ ĐẠI PHÚC Sau khi được các cha xứ mời về tổ chức Đại Phúc cho Giáo Xứ, cha Bề Trên Đại Phúc đến viếng thăm Giáo Xứ và giới thiệu về những hoạt động sẽ diễn ra trong một kỳ Đại Phúc. Một kỳ Đại Phúc DCCT thường gồm 3 đợt: - Tiền Phúc ( khoảng 3 tháng trước tuần Đại Phúc, và diễn ra trong 3 ngày ) - Đại Phúc ( diễn ra ít là trọn 1 tuần liền, có khai mạc và kết thúc long trọng ) - Hậu Phúc ( khoảng 6 tháng sau tuần Đại Phúc, và diễn ra trong 3 ngày ). Một trong những hoạt động quan trọng phải thực hiện trước tiên trong kỳ Đại Phúc là việc nhận Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là Bổn Mạng của tuần Đại Phúc. Để thực hiện điều này, cha Bề Trên Đại Phúc trình bày cho Giáo Xứ biết về chương trình Mẹ Hằng Cứu Giúp đến viếng thăm các gia đình trong Giáo Xứ, đồng thời kêu gọi các gia đình sửa sang lại bàn thờ trong gia đình, và chuẩn bị một nơi đặc biệt để rước về và tôn kính Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp. ( Ảnh chụp một Thánh Lễ trong kỳ Đại Phúc DCCT tại Giáo Xứ Gia Hòa, Giáo Phận Vinh, tháng 3 năm 2013 ). Cùng với Hội Đồng Mục Vụ, cha Bề Trên Đại Phúc chia các gia đình trong Giáo Xứ thành các Tổ Sống Đạo: khoảng 20 gia đình một tổ. Mỗi Tổ Sống Đạo làm một kiệu Đức Mẹ. Hội Đồng Mục Vụ làm lịch trình cuộc thăm viếng của Đức Mẹ về các gia đình, sao cho mỗi gia đình và mọi gia đình đều được Mẹ Hằng Cứu Giúp viếng thăm. II. NGHI LỄ ĐẠI PHÚC 1. Xuất phát từ Nhà Thờ Trong Thánh Lễ kết thúc Tam Nhật khai mạc Tiền Phúc, tất cả các kiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được đặt trên Cung Thánh ( hay ngay trước chính diện Nhà Thờ ). Cộng đoàn Dân Chúa quây quần quanh các kiệu ( có thể xếp đặt theo từng Tổ Sống Đạo ). 15 CÙNG HIỆP THÔNG
  • 16. Kết thúc Thánh Lễ, cha Bề Trên Đại Phúc làm phép kiệu Đức Mẹ và mời gọi mọi người hết lòng cậy trông yêu mến Mẹ Hằng Cứu Giúp, hầu được hưởng trọn vẹn tình thương cứu độ mà ơn Chúa trong Tuần Đại Phúc sẽ mang lại. Với lòng yêu mến, tín thác, cậy trông, mọi người cung nghinh kiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp công khai lên đường đi thăm viếng tất cả các gia đình trong Giáo Xứ giữa ánh nến lung linh hoà quyện trong làn hương thơm của những đoá hoa trên tay từng người, cùng với những lời kinh tiếng hát tôn kính Mẹ. 2. Mẹ đến với các gia đình Tôn kính Linh Ảnh Mẹ Khi kiệu Đức Mẹ đến gia đình, Linh ảnh Đức Mẹ được tôn lên vị trí đã được chuẩn bị xứng đáng; đang khi ấy mọi người hát các bài Thánh Ca kính Đức Mẹ… Tiếp theo, cộng đoàn đoàn Dân Chúa cùng cầu nguyện và lần chuỗi Mai Khôi. Ký thác gia đình cho Mẹ Giờ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp kết thúc, cộng đoàn ra về. Linh Ảnh Mẹ tiếp tục được lưu lại gia đình. Trong thời gian quý báu và thiêng liêng này, các thành viên trong gia đình tiếp tục dâng lên Mẹ những lời nguyện xin tha thiết ( theo sách hướng dẫn ). Tiễn biệt Mẹ Ít là sau một đêm và một ngày Linh Ảnh Mẹ lưu lại gia đình, chiều đến, cộng đoàn quy tụ nơi gia đình để cử hành nghi thức tiễn Mẹ ở gia đình nơi Mẹ đã lưu lại trước đó, và tiếp tục kiệu Linh Ảnh Mẹ đến một gia đình khác giữa lời ca tiếng hát tôn kính chân tình. Các thừa sai đến thăm viếng gia đình Thời gian Tiền Phúc kết thúc cũng là lúc Tuần Đại Phúc đã đến với Giáo Xứ. Trong Tuần Đại Phúc, các thừa sai sẽ lần lượt đến viếng thăm từng gia đình. Sau khi thăm hỏi mọi người trong gia đình, các thừa sai cùng gia đình cầu nguyện. Trước khi chia tay, các thừa sai tặng gia đình một bức Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp ( khổ 25x35 ) với niềm mong ước Đức Mẹ mãi mãi ở với gia đình và thể hiện tình thương “hằng cứu giúp”. III. KINH NGHIỆM ĐẠI PHÚC Khi kỳ Đại Phúc đến, cộng đoàn Giáo Xứ cảm thấy tâm hồn mình nao nao “vui hơn Tết”, vì Dân Chúa chờ đón mùa ân sủng đặc biệt dồi dào Thiên Chúa ban xuống cho toàn thể Giáo Xứ cũng như cho từng người, từng gia đình, từng hoàn cảnh sống... Xưa kia, trước khi đến giảng dạy và thi ân giáng phúc, Thiên Chúa đã nhờ Mẹ Maria đến thăm viếng nhà bà Elisabét để thánh hóa gia đình này và đã làm cho cậu Gioan Tẩy Giả, lúc ấy còn là thai nhi trong dạ mẹ, được đầy ơn Chúa Thánh Thần, hầu sau này trở nên vị tiền hô của Chúa Giêsu. Ngày nay cũng vậy, khi tôn kính Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, Dân Chúa tin tưởng chính Mẹ Maria đến thăm và lưu lại trong từng gia đình, nơi từng tâm hồn, để dọn lòng cho họ đón Chúa đến ban Ơn Cứu Độ cách đặc biệt trong kỳ Đại Phúc. Nhắc đến người mẹ, ai ai cũng cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng, êm ái, hiền từ, đầy yêu thương và luôn sẵn sàng cứu giúp chở che. Mẹ Maria cũng là người Mẹ thiêng liêng của tất cả chúng ta. Mẹ sẽ đến viếng thăm, an ủi, vỗ về và nâng đỡ từng người, nhất là những tâm hồn đã trót sa ngã phạm tội, hoặc khô khan nguội lạnh, lơ là với Chúa, với Hội Thánh, với anh chị em tha nhân… để chính họ nhận ra tình Chúa yêu thương mà an tâm, can đảm, không sợ hãi, nhanh chóng quay về với Chúa và với cộng đoàn. Còn những ai đã và đang sống trong ân nghĩa Chúa, được Mẹ Maria khuyến khích để càng tăng tiến hơn trên con đường sống Tin Mừng, và càng cảm thấy phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân là niềm hạnh phúc đích thật… Phần các thừa sai, kỳ Đại Phúc là một khoảng thời gian bản thân họ phải phục vụ rất vất vả và là một cuộc chiến đấu thiêng liêng quyết liệt với Sự Dữ để giành giật các linh hồn về cho Chúa, tự sức riêng con người họ không thể thực hiện nổi. Chính Mẹ Hằng Cứu Giúp, Bổn Mạng của Tuần Đại Phúc, đã đi trước dọn đường, đã đưa rất nhiều tâm hồn trở về với Chúa, làm cho nhiều người nên thánh thiện và tăng tiến trong ơn thánh. KẾT LUẬN Trong truyền thống DCCT, Mẹ Hằng Cứu Giúp đã là Bổn Mạng cách riêng của Tuần Đại Phúc do các thừa sai của Dòng thực hiện. Nhờ các cuộc thăm viếng của Đức Mẹ, từng gia đình, từng người trong Giáo Xứ đều được kêu gọi chuẩn bị tâm hồn đón nhận Đại Phúc. Có thể nói, chính Mẹ Hằng Cứu Giúp đã huy động toàn thể Giáo Xứ cầu nguyện và dấn thân hiệp sức cho Tuần Đại Phúc được kết quả tốt đẹp. 16
  • 17. Xin dâng lên Mẹ tâm tình cảm tạ tri ân với niềm tin tưởng chính Mẹ đã dùng Linh Ảnh diệu kỳ để khơi lên cao trào cầu nguyện, và Thiên Chúa đã ban rất nhiều ơn lành cho những ai chạy đến cùng Mẹ là Mẹ Hằng Cứu Giúp. Lm. GB. NGUYỄN MINH PHƯƠNG, DCCT Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 2014 BAO LA TÌNH MẪU TỬ May mắn thay những ai còn Mẹ, nhưng bất hạnh thay những ai không còn Mẹ. Nếu còn Mẹ, bạn đã làm gì cho Mẹ có chút niềm vui ? Thế nhưng bạn có bao giờ cảm ơn và xin lỗi Mẹ chưa ? Nếu còn Mẹ, xin đừng làm Mẹ khóc; nếu còn Cha, xin đừng làm Cha buồn ! Cha mẹ rất quan trọng, chữ Hiếu rất lớn, cả đời cũng chẳng thể nào đền đáp. Tạ ơn Thiên Chúa đã cho chúng con có Cha và có Mẹ ! Có lẽ không ai lại không biết và cũng đã từng hơn một lần ngâm nga ca khúc Lòng Mẹ nổi tiếng của cố nhạc sĩ Y Vân: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…” Dù khi viết ca khúc này ông còn là một thanh niên, nhưng ông đã cảm nhận sâu sắc với cả giai điệu và ca từ đều nhẹ nhàng, lắng đọng, đủ sức rung động lòng người. Và hẳn là rất nhiều người còn nhớ tập truyện “Nhị thập tứ hiếu” ( 24 người con có hiếu ) mà ngày xưa có dạy trong chương trình học phổ thông. Đó là những tấm gương sáng về những người con biết yêu thương cha mẹ. Thế nhưng trên đời này vẫn có những người con nhẫn tâm với chính các đấng sinh thành và dưỡng dục mình. Kinh Thánh dạy: “Hãy thảo kính cha mẹ”, còn Kinh Phật dạy: “Tột cùng thiện không gì bằng có hiếu, tột cùng ác không gì bằng bất hiếu”. Thật đáng để chúng ta phải suy ngẫm nhiều ! HIẾU TỬ Người mẹ và đứa con tật nguyền Đỗ Minh Triệu sinh năm 1968, bị mắc chứng loạn dưỡng cơ ( muscular dystrophy ) quái ác làm teo cơ bắp từ năm 10 tuổi, không thể ngồi lâu, chỉ còn sử dụng được một ngón tay duy nhất để gõ phím và bấm chuột. Anh vẫn phải để cho mẹ chăm sóc, thay quần áo, tắm rửa, gội đầu, đút cơm, thay tã lót cho như một em bé sơ sinh. Anh cảm thấy mình là đứa con được mẹ thương yêu nhất trần gian. Nhiều đêm bệnh hành hạ không ngủ được, anh càng thương mẹ khi nhìn mẹ tóc bạc da mồi nằm giường bên đang thiếp ngủ mệt, sau một ngày vất vả lo cho con. Bao lần anh nghĩ và hiểu là nếu anh chết đi, mẹ sẽ đau buồn lắm. Nhưng nỗi buồn của mẹ rồi sẽ nguôi ngoai theo thời gian. Hằng ngày mẹ phải thấy anh sống tật nguyền đau đớn, hình hài chẳng khác bộ xương cách trí... Mẹ biết con đã nghĩ đến cái chết, nên bà thường hay nói với anh: “Con là lẽ sống của mẹ, cả đời mẹ được chăm sóc con như một em bé, mẹ rất hạnh phúc. Con cần can đảm sống để đối diện, thi gan, thử thách với bệnh tật. Con hãy nói với Chúa: Lạy Chúa, này con đây. Con đến để thực thi Ý Chúa !” ( Ảnh hai mẹ con anh Minh Triệu ở San Diego, Hoa Kỳ ). Anh thương mẹ và vâng lời. Anh cảm thấy mình tồn tại trên đời này hơn 40 năm qua cũng là một phép lạ, một sự tỏ rõ quyền năng của Đấng Tạo Hóa đã ban sự sống cho con người. Anh nói: “Chúa chưa muốn đem tôi ra khỏi thế gian này, tôi còn phải sống bằng cách này hay cách khác trong khổ đau”. Lòng mẹ Sinh con được 17 tháng tuổi, gia đình mới phát hiện những triệu chứng bất thường của Toàn. Người mẹ cuống cuồng mang con đến Bệnh Viện Nhi Đồng 1 khám bệnh nhưng các bác sĩ đều bó tay vì không thể chẩn đoán em bị bệnh gì, chỉ biết cơ chân của em không bình thường, cần phải tập vật lý trị liệu. Mỗi tuần ba lần, người mẹ kiên trì chở con bằng xe đạp từ Q. 8 đến Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng trẻ bị bại liệt ở đường Bà Huyện Thanh Quan, Q. 1, để tập vật lý trị liệu. Bác sĩ chẩn đoán Toàn bị thoái vị màng tủy, không thể đi lại được. Người mẹ Mai Thị Ba đã cạn nước mắt vì thương con. Nhìn 17 CÙNG TRÂN TRỌNG
  • 18. con thơ mà đau lòng mẹ, chị không biết rồi tương lai con mình sẽ đi về đâu với đôi chân tật nguyền: “Với tôi, mọi thứ lúc ấy như mất hết, nhìn đứa con chưa biết nói đã chịu tật nguyền, lòng tôi quặn thắt”. Toàn chỉ bị liệt chân còn não bộ vẫn bình thường. Trường học không nhận hồ sơ và bảo đến trường khuyết tật xin nhập học. Chị như muốn buông xuôi, nhưng nghe tiếng con: “Mẹ ơi, cho con đi học giống các bạn đi, con muốn đi học”, chị cương quyết đi năn nỉ hiệu trưởng cho con đi học. Mỗi sáng đưa con đến trường, chị xin ở lại đợi con. Giờ ra chơi chị xin vô lớp đưa con đi vệ sinh hay nói chuyện với con, chiều lại đưa con về. Chuyện cứ vậy. Nhìn con ngồi ngoặt ngoẹo nơi góc nhà mà chị không cầm được nước mắt. Không phụ lại công lao hy sinh to lớn của mẹ, tuy khuyết tật về hình thể nhưng ý chí và nghị lực của Toàn được thầy cô, bạn bè, hàng xóm rất nể phục và yêu thương. Toàn học rất giỏi môn Tin học và Anh văn. Đó là phần thưởng vô giá của người mẹ. Ngày khai giảng năm học mới đây, thầy cô và học sinh trường Trung Học Phổ Thông Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, cùng mọi người tham dự đều lặng đi vì xúc động khi em La Thành Toàn, lớp 10/10, được mẹ bế lên lễ đài nhận phần thưởng của Hội Khuyến Học. Đôi chân của em chính là người mẹ, dù người mẹ này đang phải một nách nuôi sáu đứa con, một mẹ già và người chồng tàn phế. Bà mẹ mù lòa Khi đi qua Trung Tâm Thương Mại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, người ta thấy một người phụ nữ mù ngồi ở góc phía trái chân cầu thang, cầm chiếc ca nhựa chờ người qua lại bố thí. Bà ăn mày nhưng không hề cất tiếng van xin, chỉ ngước khuôn mặt lên ngóng chờ tiếng chân người qua lại, nét mặt như van nài. Ngày nắng cũng như ngày mưa, mỗi ngày bà đến đây từ 8g30 đến 21g, bà lại lọ mọ khua gậy dò đường về nhà. Khổ thay chồng bà lại cũng bị tật nguyền. Đó là bà Nguyễn Thị Gấu, 55 tuổi, đã ăn xin hàng chục năm nay để nuôi hai con gái vào đại học. Lúc đầu, vợ chồng bà sống nhờ vào cha mẹ hai bên và sự đùm bọc của xóm giềng. Rồi lần lượt các con ra đời, cảnh nghèo càng túng quẫn thêm. Bà nói: “Tôi mù, ổng không có khả năng lao động, chỉ còn cách đi xin, nhờ vào lòng hảo tâm của người khác mà sống”. Ý thức về hoàn cảnh gia đình, không phụ lòng cha mẹ, các con bà đều học hành chăm chỉ. Cả ba chị em Phạm Thị Hương, Phạm Thị Thùy Lan và Phạm Thị Thùy Dung đều là học sinh giỏi nhiều năm liền. Thầy cô và bạn bè đều yêu mến. Các em quyết tâm học thật giỏi để gia đình có thể thoát khổ. ( Ảnh chụp vợ chồng bà Gấu và hai con gái Hương – Lan ). Gánh nước nuôi con Hơn 30 năm qua, một tay của chị Nguyễn Thị Xuyến, người xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, bị tê liệt cùng với việc giảm trí nhớ, nhưng phụ nữ này vẫn cặm cụi ra chợ từ mờ sáng để gánh nước thuê nuôi con trai ăn học, dù chỉ kiếm được dăm bảy ngàn. Gương mặt chị khắc khổ vì gian truân, dù mới tuổi 40, căn chòi như chứa đầy nỗi ưu tư khắc khoải. Chị là “gái lỡ thì”, chị “xin” được một đứa con từ một người bán kem dạo khi chị 26 tuổi. “Cuộc tình dạo” của chị khá nổi tiếng ở phố Sàn. Chị ảnh hưởng hơi nóng của bom dội xuống nhà nên chị thành đứa trẻ ngẩn ngơ, không tinh nhanh như bạn cùng thời. Cả não và nửa bên người trái của chị bị ảnh hưởng từ lúc chị 3 tuổi. Nhiều năm chị phải chịu cảnh bán thân bất toại. Một ngày như mọi ngày, sáng từ 3 giờ, chị đi bộ gần 2km ra chợ, gánh nước thuê, làm tất cả mọi việc người ta thuê. Hôm nào cũng vậy, còn gạo trong nhà, chị nấu cơm để sẵn cho con trai thức dậy ăn và đi học. Ước mong của chị đơn giản chỉ là con trai có đủ sách vở, có bộ quần áo mới trong năm học mới, đủ ăn ngày hai bữa. Cõng con đi học Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, nhưng chị Nguyễn Thị Hợi mồ côi cả cha lẫn mẹ khi chưa tròn 1 tuổi. Tuổi thơ buồn đi qua cùng những gánh hàng của ông bà ngoại. Cuộc đời không ưu ái chị thì chị phải tự tìm lối đi. Chị có mối tình thời áo trắng với anh trai làng Lê Văn Tư, rồi họ cưới nhau và có 3 con. Nhưng hình như niềm vui nào cũng ngắn ngủi. Anh Tư ra đi sau một cơn tắc nghẽn mạch máu não, không một lời trăn trối. Con trai giữa là Lê Văn Đông bị teo chân và liệt từ lúc 1 tuổi. Thời ấy tất cả bệnh viện ở thành phố Vinh đều không chữa được. Các bác sĩ kết luận cháu bị liệt chân phải và teo cơ. Họ định đưa con ra Hà Nội, nhưng thời ấy nếu bán cả ngôi nhà chắc cũng không đủ tiền trang trải. Họ đành chấp nhận số phận. 18
  • 19. Đường từ nhà ra trường học xa 15 km, lầy lội và bùn sình, nhất là vào mùa mưa lũ, chị Hợi vẫn kiên trì hằng ngày cõng con đi học. Đưa con vào trường rồi chị lại ra ruộng mò cua, bắt ốc, chờ tiếng trống tan trường thì chị lại đến cõng con về. Những hôm trời mưa tầm tã, vừa cõng con mà chị vừa khóc vì tủi thân. Chị bộc bạch: “Thương mình một thì thương con mười. Có lúc mò cua trên đồng, tôi đã ngẩng mặt lên trời hỏi cao xanh rằng sau này con tui sẽ ra sao ? Tôi rồi cũng có tuổi, có theo suốt nó cả cuộc đời được đâu. Nhưng ngẫm lại ở đời, đôi khi có những nhân quả rất đáng ngẫm ngợi. Cuộc đời đã không cho đứa con của tôi đôi chân lành lặn thì bù lại đã cho con tôi một nghị lực, khát vọng sống mãnh liệt và học giỏi”. NGHỊCH TỬ Tháng 11 năm 2010, CA Hòa Bình bắt giữ Lường Văn Nhiễu, 35 tuổi, vì tội giết mẹ ruột Đinh Thị Thắm tại nhà ở huyện Minh Châu do mâu thuẫn. Nhiễu gây án và tạo hiện trường giả rồi bỏ trốn, nhưng không thoát được “lưới trời lồng lộng” ! Ngày 28.11.2010, Võ Văn Vũ, 17 tuổi, ở xã Thừa Đức, huyện Bình Định, Bến Tre, bị CA bắt giữ. Vũ cần tiền tiêu xài nên xin tiền mẹ, không được đáp ứng thỏa mãn nên đã cố ý sát hại mẹ là chị Thương. Vũ mua axít về, khi mẹ đang ngồi xem tivi thì Vũ tạt vô người mẹ. Thấy mẹ kêu la vì đau thì Vũ lại lấy khăn bịt miệng, siết cổ mẹ cho đến chết, rồi cạy tủ lấy tiền trốn đi. Bà Yến đã 70 tuổi mà vẫn phải còng lưng làm việc kiếm đôi đồng, bà ngồi bán nước chè ven đường từ sáng sớm đến tối mịt. Khách đến uống nước đều có cảm tình với bà lão chủ quán nước vì thấy bà vui vẻ, đon đả, nhưng tiềm ẩn trong nụ cười của bà luôn là nét đượm buồn. Khi không có khách thì bà lại quệt nước mắt luôn. Chồng bà đã về chầu tiên tổ. Bà có 3 người con trai là Thắng, Long và Minh, nhưng đã chẳng giúp gì cho bà lại còn đang tâm hành hạ bà đủ điều. Thắng thì cờ bạc, Long thì ma túy và là bảo kê mại dâm, còn Minh có máu “anh chị” nên sẵn sàng nói chuyện bằng “đấm đá”. Minh bị HIV nên đã chết, còn lại hai con trai. Bà Yến ở với vợ chồng Long. Vào mùa mưa, quán nước vắng khách, bữa cơm trở nên đạm bạc. Thấy vậy, Long hất tung mâm cơm và lên giọng: “Cho tôi ăn cơm chó à ? Đừng khinh thằng này không có tiền mà đối xử thế nào cũng được nhé. Ít nhất cơm cũng phải có miếng thịt mới nuốt được chứ toàn rau cho lợn thế à”. Cô con dâu hùa vào: “Tiền cũng chẳng làm được gì đâu mẹ. Khó quá thì bán nốt căn nhà này đi. Đời được mấy tí…” Rồi chúng lấy sổ đỏ nhà lúc nào bà không biết, bà ngã ngửa khi biết nhà đất đã thuộc quyền người khác ! Hai nghịch tử đều vào tù. Bà chỉ còn vuông nhà chỉ đủ chỗ ngả lưng, không đủ hai người nằm. Tuổi thất thập cổ lai hy rồi mà bà Yến vẫn không được chút thảnh thơi cả tinh thần lẫn thể xác ! DANH NGÔN Tình mẹ luôn bao la và diệu kỳ, không ai khả dĩ hiểu hết. Quả thật: “Cánh tay mẹ là câu nói vĩnh cửu” ( Chateaubriand ) và “chỗ trú ẩn chắc chắn nhất là lòng mẹ” ( Florian ). Trong bài thơ “Con Cò”, thi sĩ Chế Lan Viên đã xác định: “Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Người Mẹ khởi đầu cho cuộc sống tình yêu và hạnh phúc, còn người Cha khởi đầu cho ý chí, niềm tin và sức mạnh. Mẹ và Cha có cái “khác nhau” nhưng đó là điểm dị- biệt-tương-đồng trong một tổng-thể-yêu-thương-kỳ-diệu. Còn cha còn mẹ là hạnh phúc lớn lao, mồ côi cha mẹ là nỗi bất hạnh khôn tả. Cha mẹ không thể sống đời với chúng ta. Chưa làm vui lòng các ngài thì cũng đừng làm buồn lòng các ngài, dù chỉ là một động thái nhỏ bất xứng. Hãy biểu hiện lòng yêu thương và hiếu kính với song thân trước khi quá muộn vậy ! Có mẹ thật hạnh phúc, mẹ là tất cả, mẹ biết tất cả, mẹ hiểu tất cả, dù đứa con không nói gì. Mẹ biết rõ đứa con nào như thế nào, tính tình ra sao. Với người mẹ trần gian còn như vậy, huống chi Người Mẹ tâm linh ? Phàm nhân chúng ta càng hạnh phúc hơn vì có một Hiền Mẫu là Đức Maria, vì chính Chúa Giêsu đã trao phó chúng ta cho Đức Mẹ chăm sóc, với người đại diện là Thánh Gioan: “Thưa Mẹ, đây là con của Mẹ” ( Ga 19, 26 ). Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải có trách nhiệm với Mẹ Maria vì Chúa Giêsu cũng trao phó Mẹ cho chúng ta: “Đây là mẹ của anh” ( Ga 19, 26 ). Hãy cùng nhau học với Thánh Gioan-Phaolô II về việc tận hiến tất cả cho Đức Mẹ: TOTUS TUUS – Tất Cả Xin Nhờ Đức Mẹ. TRẦM THIÊN THU 19