SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
Download to read offline
Bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000
ISO là một tổ chức quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn hóa có tên đầy đủ là The International Organization 
for Standardization. Các thành viên của nó là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn một trăm nước 
trên thế giới. 
ISO là tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động từ 23/2/1947. Nhiệm vụ của ISO là 
thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện 
thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, 
khoa học, kỹ thuật và mọi hoạt động kinh tế khác. 
Trụ sở chính của ISO đặt tại Genève - Thụy Sĩ, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, 
Tây Ban Nha. 
Hàng năm chi phí về hoạt động của ISO là 125 triệu France Thụy Sĩ, trong đó 80% là 
đóng góp trực tiếp của các thành viên chính, 20% do việc bán ấn phẩm đem lại. Số tiền đóng góp cho 
chi phí của ISO được tính tùy theo giá trị tổng sản phẩm xã hội và giá trị xuất nhập khẩu của các nước 
thành viên. 
Việt Nam là thành viên thứ 72 của ISO, gia nhập năm 1977 và được bầu vào ban chấp 
hành của ISO năm 1996 . 
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000. 
1.1.Lịch sử hình thành ISO 9000. 
Mỗi tổ chức với vai trò là người cung ứng có năm nhóm người có liên quan về lợi ích là: 
khách hàng, nhân viên, lãnh đạo, bên cung ứng phụ và xã hội. 
Bên cung ứng cần thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của tất cả những người có 
liên quan về lợi ích của mình. 
Người có liên quan Mong muốn hoặc nhu cầu 
Khách hàng Chất lượng sản phẩm 
Nhân viên Thỏa mãn về sự nghiệp 
Lãnh đạo Hiệu quả đầu tư 
Bên cung ứng phụ Tiếp tục khả năng lãnh đạo 
Xã hội Sự quản lý có trách nhiệm 
Bảng 8.1. Mong muốn của những người có liên quan 
Các yêu cầu của xã hội, như một trong năm người có lợi ích liên quan, ngày càng trở 
nên khắt khe hơn trên toàn thế giới. Thêm vào đó, các mong muốn và nhu cầu ngày càng được lưu tâm 
nghiên cứu như an toàn và bảo vệ sức khỏe nơi làm việc, bảo vệ môi trường và an ninh. 
Trong những năm 70 nhìn chung giữa các ngành công nghiệp và các nước trên thế giới 
có những nhận thức khác nhau về “chất lượng”. Do đó, Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standard 
Institute - BSI) là một thành viên của ISO đã chính thức đề nghị ISO thành lập một ủy ban kỹ thuật để 
phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hành bảo đảm chất lượng, nhằm tiêu chuẩn hóa 
việc quản lý chất lượng trên toàn thế giới. Ủy ban kỹ thuật 176 (TC 176 - Technical committee 176) ra
đời gồm đa số là thành viên của cộng đồng Châu Âu đã giới thiệu một mô hình về hệ thống quản lý 
chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn sẳn có của Anh quốc là BS-5750. Mục đích của nhóm TC176 là 
nhằm thiết lập một tiêu chuẩn duy nhất sao cho có thể áp dụng được vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản 
xuất và dịch vụ . Bản thảo đầu tiên xuất bản vào năm 1985, được chấp thuận xuất bản chính thức vào 
năm 1987 và sau đó được tu chỉnh vào năm 1994 với tên gọi ISO 9000. 
Quá trình hình thành sơ lược như sau: 
- 1956 Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL - Q9858, nó được thiết kế như là một 
chương trình quản trị chất lượng. 
- 1963, MIL-Q9858 được sửa đổi và nâng cao. 
- 1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858 vào việc thừa nhận hệ thống bảo đảm chất lượng 
của những người thầu phụ thuộc các thành viên NATO (Allied Quality Assurance Publication 1 - 
AQAP - 1 ). 
- 1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hiệp Anh chấp nhận những điều khoản của AQAP - 1 
trong Chương trình quản trị Tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN 05-8. 
- 1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc (British Standards Institute - BSI) đã phát triển 
thành BS 5750, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản trị đầu tiên trong thương mại. 
- 1987, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa - ISO - chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS 
5750 và ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như nhau trong áp dụng các tiêu chuẩn chất 
lượng quản trị. 
- 1987, Ủy ban Châu Âu chấp nhận ISO 9000 và theo hệ thống Châu Âu EN 29000. 
- 1987, Hiệp hội kiểm soát chất lượng Mỹ (ASQC) và Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ 
(ANSI) thiết lập và ban hành hệ thống Q-90 mà bản chất chủ yếu là ISO 9000. 
- Các thành viên của Ủy ban Châu Âu (EC) và Tổ chức mậu dịch tự do Châu Âu 
(EFTA) đã thừa nhận tiêu chuẩn ISO 9000 và buộc các thành viên của cộng đồng Âu Châu phải thực 
hiện theo các tiêu chuẩn này trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ.. 
- Tại Việt Nam, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chấp thuận hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 
thành hệ thống tiêu chuẩn TCVN ISO 9000. 
1.2. ISO 9000 là gì ? 
Các tổ chức công nghiệp, thương mại hoặc chính phủ đều mong muốn cung cấp các sản 
phẩm (phần cứng, phần mềm, vật liệu chế biến, dịch vụ) thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng. 
Mặt khác, cạnh tranh càng ngày càng tăng trên toàn cầu đã dẫn đến đòi hỏi ngày càng cao của người 
tiêu dùng về chất lượng. Để đảm bảo cạnh tranh và duy trì tốt các hoạt động kinh tế, các tổ chức không 
thể áp dụng các biện pháp riêng lẻ mà cần phải khai thác các hệ thống quản lý hữu hiệu, đồng bộ để có 
kết quả cao. Các hệ thống như vậy cần phải tạo ra sự cải tiến chất lượng không ngừng và đảm bảo thỏa 
mãn ngày càng cao các khách hàng cũng như những người có lợi ích liên quan (nhân viên, lãnh đạo, 
bên cung ứng phụ và toàn xã hội).
Các yêu cầu của khách hàng thường được nêu trong “yêu cầu kỹ thuật”. Tuy nhiên bản 
thân các yêu cầu kỹ thuật có thể không đảm bảo được rằng mọi yêu cầu của khách hàng sẽ hoàn toàn 
được đáp ứng, nếu như vô tình có các sai sót trong hệ thống tổ chức cho việc đảm bảo và cung cấp sản 
phẩm. Kết quả là các mối quan tâm trên đã dẫn đến việc xây dựng các tiêu chuẩn và các bản hướng dẫn 
cho hệ thống chất lượng nhằm hoàn thiện cho các yêu cầu của sản phẩm đã qui định trong phần “yêu 
cầu kỹ thuật”. Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 nhằm cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn cốt yếu 
chung có thể áp dụng rộng rãi được trong công nghiệp cũng như trong các hoạt động khác. 
Hệ thống quản lý của một tổ chức bị chi phối bởi mục đích, sản phẩm và thực tiễn cụ thể 
của tổ chức đó. Do vậy , hệ thống chất lượng cũng rất khác nhau giữa tổ chức này với tổ chức kia. Mục 
đích cơ bản của quản lý chất lượng là cải tiến hệ thống và quá trình nhằm đạt được sự cải tiến chất 
lượng liên tục. Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 mô tả là các yếu tố mà hệ thống chất lượng nên có 
nhưng không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này. Các tiêu chuẩn này 
không có mục đích đồng nhất hóa các hệ thống chất lượng. Nhu cầu tổ chức là rất khác nhau. Việc xây 
dựng và thực hiện một hệ thống chất lượng cần thiết phải chịu sự chi phối của mục đích cụ thể, sản 
phẩm và quá trình cũng như thực tiễn cụ thể của tổ chức đó. 
ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: chính sách và chỉ 
đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm soát thị 
trường, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo ... 
1.3.-Quá trình xây dựng tiêu chuẩn ISO 
1.3.1.-Các bước xây dựng tiêu chuẩn ISO 
Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn ISO phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: 
+ Sự nhất trí: ISO quan tâm đến quan điểm của các phía có quan tâm: nhà sản xuất, 
người bán hàng, người sử dụng, các nhóm tiêu thụ, các phòng kiểm nghiệm, các chính phủ, các nhà kỹ 
thuật và các cơ quan nghiên cứu. 
+ Qui mô: dự thảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của các ngành và khách hàng trên 
toàn thế giới. 
+ Tự nguyện: việc tiêu chuẩn hóa chịu tác động của thị trường và do đó nó dựa trên sự 
tự nguyện thực hiện của tất cả các bên có quan tâm. 
1.3.2.-Xây dựng tiêu chuẩn: 
Các tiêu chuẩn quốc tế do các ủy ban kỹ thuật của ISO xây dựng và được thực hiện qua 5 bước: 
1.3.2.1. Đề nghị: 
- Xác nhận nhu cầu ban hành một tiêu chuẩn mới. 
- Đề nghị một vấn đề mới được đưa ra để các ủy ban và tiểu ban kỹ thuật có liên quan 
thảo luận và lựa chọn
- Đề nghị được chấp thuận nếu đa số thành viên của ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý 
và có ít nhất 5 thành viên cam kết tham gia tích cực vào đề án. 
1.3.2.2. Chuẩn bị: 
Các chuyên gia trong nhóm cộng tác xây dựng một bản dự thảo tiêu chuẩn được đề 
nghị. Khi nhóm cho rằng bản dự thảo đã tương đối hoàn thiện thì nó được đưa ra thảo luận trong các ủy 
ban và tiểu ban. 
1.3.2.3. Thảo luận: 
Dự thảo được đăng ký bởi ban thư ký trung tâm của ISO và được phân phát cho các thành viên tham 
gia trong các ủy ban và tiểu ban chuyên môn để lấy ý kiến. Dự thảo được tuần tự xem xét cho đến khi 
đạt được sự nhất trí về nội dung. Sau đó là giai đoạn dự thảo tiêu chuẩn quốc tế. 
1.3.2.4. Phê chuẩn: 
Bản dự thảo tiêu chuẩn quốc tế được chuyển tới tất cả các cơ quan thành viên của ISO 
để thu thập ý kiến trong 6 tháng. Nó được phê chuẩn và được coi là tiêu chuẩn quốc tế nếu được 3/4 
thành viên của ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý và chỉ có dưới 1/4 phiếu chống. Nếu cuộc biểu 
quyết không thành, bản tiêu chuẩn quốc tế dự thảo được trả lại ủy ban kỹ thuật để xem xét lại. 
1.3.2.5. Công bố: 
Nếu tiêu chuẩn được phê chuẩn, người ta chuẩn bị văn bản chính thức kết hợp với các ý 
kiến đóng góp khi biểu quyết. Văn bản chính thức được gởi tới ban thư ký trung tâm của ISO. Cơ quan 
này sẽ công bố. 
1.4. Triết Lý của ISO 9000. 
Các tiêu chuẩn của ISO 9000 được xây dựng dựa trên cơ sở những triết lý sau: 
- Hệ thống chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm. 
- Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất. 
- Quản trị theo quá trình và ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu. 
- Lấy phòng ngừa làm chính 
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG ISO 9000.. 
Việt Nam biết đến ISO 9000 từ những năm 90, song thời gian đầu ít người quan tâm về 
nội dung ra sao, áp dụng thế nào, kể cả người làm công tác quản lý lẫn các doanh nhân. Dần dần, dưới 
tác động của quá trình đổi mới kinh tế, sức ép của thị trường đang mở cửa, sự năng động của doanh 
nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và nỗ lực của cơ quan quản lý đã thúc đẩy quá trình xây dựng và áp 
dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp. 
Thời gian đầu, do lợi thế về nhiều mặt, các doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài đã đi 
đầu trong hoạt động nầy. Về sau, các doanh nghiệp khác, do chịu sức ép của thị trường, đồng thời nhận 
thức được sự cần thiết và lợi ích của ISO 9000 nên đã tích cực vào cuộc. Việc xây dựng và áp dụng 
ISO 9000 đã được triển khai ở 12 lĩnh vực sản xuất (thực phẩm đồ uống, dệt sợi, may, giấy, than và hóa 
dầu, hóa chất, dược phẩm, cao su-nhựa, vật liệu xây dựng, kim loại, máy và thiết bị, thiết bị điện và
quang học, các sản phẩm chưa được xếp loại khác); 6 lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ( xây dựng, thương 
mại, vận tải, thông tin, dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ khác chưa xếp loại) và gần đây đã phát triển 
sang lĩnh vực quản lý hành chính như là biện pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu cải cách hành 
chính. 
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ISO 9000 không phải là cây đủa thần giải quyết được mọi 
vấn đề trong sản xuất kinh doanh. Tạo được nề nếp tổ chức hoạt động theo các tiêu chí của ISO 9000 là 
hết sức cần thiết, song duy trì và phát triển nó mới thực sự quan trọng. Một trong những yêu cầu cơ bản 
của ISO 9000:2008 chính là đòi hỏi có sự cải tiến liên tục hệ thống chất lượng của mỗi tổ chức. 
Với xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp đứng trước 
những cơ hội to lớn và những thách thức gay gắt. Để cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp không còn 
cách nào khác là phải nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Năng suất và chất lượng là hai mặt 
của vấn đề cạnh tranh. Cải tiến chất lượng chính là con đường ngắn nhất và bền vững nhất dẫn đến việc 
nâng cao năng suất. Cùng với việc đầu tư chiều sâu về kỹ thuật, công nghệ; mở rộng sản xuất ; việc áp 
dụng thành công các thành tựu tiên tiến của khoa học quản lý trên cơ sở các tiêu chí của ISO 9000 sẽ 
giúp chúng ta rút ngắn dần khỏang cách với khu vực và thế giới. 
2.1. ISO 9000 ảnh hưởng đến mậu dịch và thương mại quốc tế. 
Khắp thế giới, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 nhanh chóng trở thành tiêu 
chuẩn chất lượng quốc tế trong thực tiễn hoạt động của thương mại, công nghiệp, và ngay cả trong lĩnh 
vực quốc phòng. Các hợp đồng đòi hỏi những công ty cung cấp sản phẩm phải đăng ký và được chứng 
nhận phù hợp ISO 9000 ngày càng nhiều hơn trong nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt đối với những 
ngành công nghiệp như: sản phẩm y tế, đồ chơi, thiết bị an toàn, viễn thông ... 
Sự tiêu chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng khắp thế giới cung cấp cơ hội cạnh tranh 
cho những nhà cung cấp từ mọi quốc gia. 
ISO 9000 sẽ làm thuận tiện hơn trong trao đổi thương mại toàn cầu và mở cửa những thị 
trường mới, làm giảm bớt những khó khăn của rào cản kỹ thuật trong thương mại và những liên minh 
khu vực. 
Chứng nhận phù hợp ISO 9000 sẽ làm giảm hoặc tránh được những chi phí ẩn và những 
chậm trễ trong việc nghiên cứu, tìm hiểu người cung cấp, thẩm định chất lượng các thủ tục, đánh giá 
chất lượng người cung cấp, kiểm tra nguồn lực và những giám sát đảm bảo chất lượng khác. 
Theo tính chất ISO 9000, nhà sản xuất hoặc cung cấp phải thể hiện trách nhiệm pháp lý 
trong sản xuất, an toàn, sức khỏe và tương hợp với môi trường, các điều kiện, thủ tục đóng gói, vận 
chuyển thương mại quốc tế. 
2.2. Lợi ích đối với các công ty 
Ngoại trừ việc thị trường toàn cầu thúc đẩy chứng nhận ISO 9000, các nhà lãnh đạo 
công nghiệp Mỹ ghi nhận rằng cải tiến hệ thống và hoạt động quản trị chất lượng là yếu tố cần thiết cho 
cạnh tranh trong nền kinh tế năng động ngày nay, cũng như cần thiết cho yêu cầu chất lượng, giá cả,
dịch vụ, môi trường kinh doanh. ISO 9000 là một mô hình rất tốt đảm bảo chất lượng toàn công ty, dù 
cho khách hàng hay thị trường có đòi hỏi công ty được chứng nhận ISO 9000 hay không. 
Một hệ thống quản trị chất lượng đúng đắn và đầy đủ như ISO 9000 là cơ sở cho việc 
bắt đầu thực hiện TQM và đạt những giải thưởng có uy tín như Malcolm Baldrige. Hệ thống quản trị 
chất lượng ISO là một mô hình lý tưởng cho một tổ chức đạt hiệu quả cao cũng như liên tục cải tiến và 
nâng cao vị thế cạnh tranh trên thế giới. 
2.3. Ảnh hưởng đến văn hóa và công nhân của công ty. 
Việc thực hiện hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 sẽ ảnh hưởng một cách sâu sắc đến tổ chức và 
cách mà mọi người làm việc trong tất cả các bộ phận. Kỷ luật kết hợp với sự phát triển, ghi chép thành 
tài liệu các thủ tục cho mỗi một tác động có ảnh hưởng đến chất lượng sẽ làm cho mọi người nhận thức 
được tầm quan trọng của mỗi công việc và họ biết chính xác phải làm như thế nào để đảm bảo chất 
lượng. 
“Hãy làm đúng ngay từ đầu” áp dụng đối với tất cả qui trình quản trị, chứ không phải chỉ 
dùng trong sản xuất và tác nghiệp. Khi công nhân của công ty biết rõ qui trình hơn bất cứ ai khác, chấp 
nhận qui trình, họ sẽ hãnh diện thực hiện qui trình một cách kiên định và hiệu quả. Kiểm soát, đo lường 
và cải tiến liên tục qui trình trở thành một cách sống. 
2.4.-Ảnh hưởng đến khách hàng. Các khách hàng hiện có thường thích những nhà cung 
cấp đang thực hiện hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 và có kế hoạch đăng ký, chứng nhận phù hợp 
ISO 9000 hơn. Chắc chắn một nhà cung cấp được chứng nhận phù hợp ISO 9000 có vị thế cạnh tranh 
thuận lợi hơn những nhà cung cấp chưa được chứng nhận. Giấy chứng nhận tạo một sự tin cậy đối với 
khách hàng rằng nhà cung cấp được một đối tác thứ ba chứng nhận hệ thống quản trị chất lượng của họ 
phù hợp với yêu cầu của một bộ tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, được chứng thực bởi những quốc 
gia, chính phủ, và những ngành công nghiệp trên thế giới. 
2.5.-Ảnh hưởng đến nhà cung cấp và thầu phụ. 
Các nhà cung cấp và thầu phụ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khách hàng của họ, nếu người 
mua hàng đó hướng đến hệ thống ISO 9000. Các yêu cầu của ISO 9000 về điểm này được trình bày 
trong chương các nhà cung cấp và thầu phụ phải đảm bảo chất lượng của qui trình và sản phẩm như thế 
nào. Thông thường các nhà cung cấp, thầu phụ được khuyến khích (hoặc bị đòi hỏi) phải có chứng 
nhận ISO 9000 trong trường hợp phải giữ vững một nguồn cung ứng đạt chất lượng hoặc là người dự 
thầu hoặc cung ứng sản phẩm mới. 
2.6.-Những thách thức chủ yếu. 
Những thách thức chủ yếu của việc thực hiện một hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 
và đạt được chứng nhận phù hợp là tính liên kết ISO 9000 với việc tiến hành bất cứ thay đổi tổ chức 
quan trọng nào. Thông thường có một sự miễn cưỡng trong việc từ bỏ các thủ tục và hoạt động mà họ 
cho là tốt và phục vụ tốt cho mục đích của họ trong nhiều năm.
Các tiêu chuẩn ISO 9000 hướng tới một sự rõ ràng hơn nữa trong việc quy định một 
cách chính xác “đảm bảo chất lượng sẽ được thực hiện như thế nào” (các thủ tục, hưóng dẫn làm việc, 
hình thành tài liệu, các biểu mẫu, ghi chép). Yêu cầu tác nghiệp trong tiêu chuẩn ISO 9000 là “sẽ phải”, 
chỉ dẫn các thủ tục được quy định là yêu cầu phải thực hiện chứ không phải tùy ý. 
Sự hoạt động của các công ty dưới những tiêu chuẩn chất lượng thương mại có thể phải 
tìm một hệ thống quản trị chất lượng của họ, hệ thống quản trị chất lượng đó cần được kiểm tra mức độ 
hoàn hảo hay phải được thay thế bằng việc yêu cầu thực hiện theo ISO 9000. Mức độ của tài liệu đòi 
hỏi cao hơn những hệ thống quản trị chất lượng hiện có, cả cấu trúc của một mô hình hệ thống quản trị 
chất lượng ISO 9000 thích hợp có thể khác nhau ở những nơi khác nhau. Trong trường hợp như thế 
này, các công ty khôn ngoan có thể phát triển toàn bộ hệ thống quản trị chất lượng mới theo ISO 9000 
và tiếp theo là thực hiện nó theo từng giai đoạn hay chuyển đổi nhanh chóng. Sự tìm kiếm theo hệ 
thống quản trị chất lượng được đánh giá tốt sẽ được trợ giúp bởi một đơn vị có năng lực trong lĩnh vực 
này, giúp xác định công việc chuyển đổi hệ thống chất lượng đang sử dụng sang hệ thống quản trị chất 
lượng ISO 9000. 
2.7.-Chìa khóa tiến tới thành công. 
Công việc kinh doanh của một tổ chức gồm sự thay đổi trong cách quản lý một tổ chức, 
hoạt động tác nghiệp thường lệ của nó, cách thức tổ chức, những thủ tục quản trị và cơ cấu công việc sẽ 
mất thời gian và phải nỗ lực để mà thực hiện cho được. Có nhiều khó khăn và vô số kiểu mẩu trong lúc 
bắt đầu thực hiện ISO 9000, đặc biệt với các công ty không có thói quen dùng rộng rãi tài liệu chứng 
minh, huấn luyện đánh giá và lưu trữ. Từ kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện hệ thống quản trị 
chất lượng ISO 9000, các công ty đưa ra chìa khóa thành công là. 
- Cam đoan của lãnh đạo cấp cao. 
- Có hành động và hỗ trợ của ban lãnh đạo. 
- Những tổ, nhóm thực hiện được huấn luyện một cách đúng đắn. 
- Đánh giá nội bộ hiệu quả, hành động sửa chữa, điều chỉnh và cải tiến quá trình. 
- Sự tổ chức, nhóm làm việc và thực hiện một cách có hệ thống theo những phương 
pháp đã được chứng minh cho việc hòan thành mục tiêu của dự án. 
III. BỘ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISO 9000: 1994. 
3.1. Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 1994. 
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 ra đời thay thế cho bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được ban hành 
lần đầu tiên vào năm 1987. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 được hợp thành bởi hơn 20 tiêu chuẩn khác 
nhau, tạo thành năm nhóm chính: 
3.1.1. Các tiêu chuẩn hướng dẫn về đảm bảo chất lượng: 
ISO 9000 - 1: Quản trị chất lượng và các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng - Hướng dẫn lựa chọn và 
sử dụng 
ISO 9000 - 2: Hướng dẫn chung về áp dụng ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003.
ISO 9000 - 3: Hướng dẫn áp dụng ISO 9001 đối với sự phát triển, cung ứng và bảo trì phần mềm 
ISO 9000 - 4: Áp dụng đảm bảo chất lượng đối với quản trị độ tin cậy. 
3.1.2. Các tiêu chuẩn hướng dẫn về quản lý chất lượng: 
ISO 9004 - 1: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 1: Hướng dẫn. 
ISO 9004 - 2: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 2: Hướng dẫn đối với 
dịch vụ . 
ISO 9004 - 3: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng. - Phần 3: Hướng dẫn đối với 
việc cải tiến chất lượng. 
ISO 9004 - 4: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 4: Hướng dẫn đối với 
việc cải tiến chất lượng. 
ISO 9004 - 5: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 5: Hướng dẫn đối với 
kế hoạch chất lượng. 
ISO 9004 - 6: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 6: Hướng dẫn đảm bảo 
chất lượng khi quản trị dự án. 
ISO 9004 - 7: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 7: Hướng dẫn đối với 
quản trị các kiểu dáng, mẫu mã (tái thiết kế). 
3.1.3. Các tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng: 
ISO 10011 - 1: Hướng dẩn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 1: Đánh giá. 
ISO 10011 - 2: Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 2: Các chỉ tiêu chất lượng đối với 
chuyên gia đánh giá hệ thống chất lượng. 
ISO 10011 - 3: Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 3: Quản trị chương trình đánh giá. 
3.1.4. Các tiêu chuẩn hỗ trợ 
ISO 8402-1: Quản trị chất lượng và đảm bảo chất lượng. Các thuật ngữ. 
ISO 10012 - 1: Các yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với thiết bị đo lường - Phần 1: Quản trị thiết bị đo 
lượng. 
ISO 10012 - 2: Các yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với thiết bị đo lường - Phần 2: Kiểm soát các quá 
trình đo lượng. 
ISO 10013: Hướng dẫn triển khai sổ tay chất lượng. 
ISO 10014: Hướng dẫn đối với hiệu quả kinh tế chất lượng. 
ISO 10015: Hướng dẫn giáo dục và đào tạo thường xuyên. 
ISO 10016: Tài liệu chất lượng. 
3.1.5. Các yêu cầu: 
ISO 9001: Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản 
xuất lắp đặt và dịch vụ. 
ISO 9002: Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch 
vụ.
ISO 9003: Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng ở khâu kiểm tra cuối cùng và thử 
nghiệm. 
- ISO 9000 và ISO 9004 cung cấp hướng dẫn đối với tất cả tổ chức thực hiện quản trị chất 
lượng. 
- ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 được dùng để đảm bảo chất lượng đối với khách hàng bên 
ngoài trong trường hợp có ký kết hợp đồng. Tùy theo tính chất hoạt động mà doanh nghiệp quyết định 
cần giấy chứng nhận ISO 9001, ISO 9002 hay ISO 9003. 
Khi công ty thực hiện ISO 9000, sẽ giúp cho nó đạt được những mục tiêu chất lượng sau: 
- Thực hiện và giữ vững chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp, 
phải liên tục thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng (thỏa mãn khách hàng). 
- Cung cấp sự tin cậy đối với sự quản trị của nó là thực hiện và giữ vững chất 
lượng đã định (đảm bảo chất lượng nội bộ). 
- Chứng minh sự tin cậy đối với người tiêu dùng rằng chất lượng đã định được 
và sẽ được thực hiện trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ (đảm bảo chất lượng bên ngoài). 
3.2. Nội dung của ISO 9001:1994 
3.2.1. Phạm vi ứng dụng 
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng để sử dụng khi cần thể 
hiện năng lực của bên cung ứng trong thiết kế và cung cấp sản phẩm phù hợp. 
Các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này chủ yếu nhằm thỏa mãn khách hàng bằng 
cách phòng ngừa sự không phù hợp ở tất cả các giai đoạn từ thiết kế đến dịch vụ kỹ thuật. 
Tiêu chuẩn này áp dụng trong các tình huống khi: 
- Cần có thiết kế và các yêu cầu đối với sản phẩm đã được công bố về nguyên tắc trong 
các điều khoản về tính năng sử dụng hoặc các yêu cầu này được thiết lập; 
- Lòng tin ở sự phù hợp của sản phẩm có thể đạt được thông qua việc thể hiện thích hợp 
năng lực của người cung ứng trong thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật. 
3.2.2. Các yêu cầu của ISO 9001. 
· Trách nhiệm của lãnh đạo 
Lãnh đạo của bên cung ứng với trách nhiệm điều hành phải xác định và thành lập văn 
bản chính sách của mình đối với chất lượng, bao gồm mục tiêu và những cam kết của mình về chất 
lượng. Chính sách chất lượng phải thích hợp với mục tiêu tổ chức của bên cung ứng và nhu cầu, mong 
đợi của khách hàng. Bên cung ứng phải đảm bảo rằng chính sách này phải được thấu hiểu, thực hiện và 
duy trì ở tất cả các cấp của cơ sở. 
· Hệ thống chất lượng. 
Bên cung ứng phải xây dựng, lập văn bản và duy trì một hệ thống chất lượng làm 
phương tiện để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với yêu cầu qui định. Bên cung ứng phải lập sổ tay 
chất lượng bao quát các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Sổ tay chất lượng phải bao gồm hay viện dẫn các
thủ tục của hệ thống chất lượng và giới thiệu cơ cấu của hệ thống văn bản sử dụng trong sổ tay chất 
lượng. 
· Xem xét hợp đồng 
Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để xem xét hợp đồng và để 
phối hợp các hoạt động này. 
· Kiểm soát thiết kế 
Bên cung ứng phải thiết lập và duy trì các thủ tục để quản lý và thẩm tra nhằm thiết kế 
sản phẩm để đảm bảo rằng các yêu cầu đặt ra được thỏa mãn. Các kết quả thiết kế phải được lập thành 
văn bản và được thể hiện dưới dạng có thể thẩm tra, xác nhận theo các yêu cầu về dữ liệu thiết kế. 
Các kết quả thiết kế phải: 
- Đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu thiết kế; 
- Bao gồm hoặc nêu tài liệu tra cứu về chuẩn mực chấp nhận. 
Định rõ các đặc tính thiết kế có ý nghĩa quan trọng đối với an toàn và chức năng làm 
việc tốt của sản phẩm (Ví dụ: yêu cầu vận hành, bảo quản, vận chuyển, bảo trì và thanh lý). 
Tất cả các thay thế và sửa đổi phải được xác định, lập thành văn bản, xem xét và xét 
duyệt bởi người có thẩm quyền trước khi thực hiện. 
· Kiểm soát tài liệu 
Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục bằng văn bản để kiểm soát mọi văn bản và 
dữ liệu liên quan tới các yêu cầu của tiêu chuẩn này và trong phạm vi có thể, bao gồm cả các tài liệu có 
nguồn gốc từ bên ngoài, ví dụ như tiêu chuẩn và các văn bản của khách hàng. 
· Mua sản phẩm 
Người cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục thành văn bản để đảm bảo sản phẩm mua 
vào phù hợp với yêu cầu quy định. 
· Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp 
Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để kiểm soát việc kiểm tra 
xác nhận, bảo quản và bảo dưỡng sản phẩm do khách hàng cung cấp để góp vào sản phẩm được cung 
cấp hay dùng cho các hoạt động có liên quan. Bất kỳ sản phẩm nào mất mát, hư hỏng hoặc không phù 
hợp với mục đích sử dụng phải lập hồ sơ và báo cho khách hàng. 
· Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm. 
Khi cần thiết, bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục để nhận biết sản phẩm bằng 
các biện pháp thích hợp, từ lúc nhận đến tất cả các giai đoạn sản xuất, phân phối và lắp đặt. 
Bên cung ứng phải xác định và lập kế hoạch sản xuất, các quá trình lắp đặt và dịch vụ kỹ 
thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và phải đảm bảo rằng các quá trình này được tiến hành 
trong những điều kiện được kiểm soát. 
· Kiểm tra và thử nghiệm
Bên cung ứng phải lập và duy trì thủ tục dạng văn bản đối với các hoạt động kiểm tra và 
thử nghiệm để xác nhận rằng mọi yêu cầu đối với sản phẩm được đáp ứng. Việc kiểm tra và thử nghiệm 
và các hồ sơ cần có phải trình bày chi tiết trong kế hoạch chất lượng hay các thủ tục dạng văn bản. 
· Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm 
Bên cung ứng phải qui định và duy trì thủ tục dạng văn bản để kiểm soát, hiệu chỉnh và 
bảo dưỡng các thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm (bao gồm cả phần mềm) được họ sử dụng để 
chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu qui định. Phải sử dụng thiết bị kiểm tra, đo lường, 
thử nghiệm sao cho biết được độ không đảm bảo của phép đo và nó phải tương ứng với yêu cầu của 
phép đo. 
· Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm 
Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm của sản phẩm được định rõ bằng các phương tiện 
thích hợp chỉ rõ tính phù hợp hoặc không phù hợp của sản phẩm theo các kiểm tra và thử nghiệm đã 
được tiến hành. Ký mã hiệu về trạng thái kiểm tra và thử nghiệm phải được lưu giữ, ví dụ như trong kế 
hoạch chất lượng và hay thủ tục dạng văn bản, trong suốt quá trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật 
cho sản phẩm để đảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm đã qua kiểm tra và thử nghiệm qui định hoặc 
được gửi đi với điều kiện nhân nhường mới được sản xuất, sử dụng, lắp đặt. 
· Kiểm soát sản phẩm không phù hợp 
Bên cung ứng phải thiết lập và duy trì các thủ tục để đảm bảo rằng sản phẩm không phù 
hợp với yêu cầu qui định không được đem sử dụng hoặc lắp đặt một các vô tình. Việc kiểm soát bao 
gồm việc phát hiện sản phẩm không phù hợp, ghi nhận vào hồ sơ, đánh giá, phân loại và loại bỏ chúng 
(nếu có thể) và thông báo cho các bộ phận chức năng có liên quan. 
· Hành động khắc phục và phòng ngừa 
Bên cung ứng phải lập và duy trì thủ tục dạng văn bản để thực hiện hành động khắc 
phục và phòng ngừa. 
Mọi hành động khắc phục và phòng ngừa được tiến hành để loại bỏ các nguyên nhân 
gây ra sự không phù hợp hiện có hay có thể có phải phù hợp với mức độ của vấn đề xảy ra tương ứng 
với rủi ro gặp phải. 
Bên cung ứng phải thực hiện và ghi hồ sơ mọi thay đổi trong thủ tục dạng văn bản do 
hành động khắc phục và phòng ngừa dẫn đến. 
· Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng 
Bên cung ứng phải xây dựng, và duy trì thủ tục dạng văn bản về xếp dỡ, lưu kho, bao 
gói, bảo quản và giao sản phẩm. 
· Kiểm soát hồ sơ chất lượng 
Bên cung ứng phải thiết lập và duy trì các thủ tục để phân biệt, thu thập, lên thư mục, lập 
phiếu bảo quản, lưu trữ hoặc hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.
Hồ sơ chất lượng cần được lưu trữ để chứng tỏ sự phù hợp với yêu cầu qui định và sự 
hoạt động có hiệu quả của hệ thống chất lượng. Các hồ sơ chất lượng của người thầu phụ có liên quan 
cũng là một phần của dữ liệu này. 
· Xem xét đánh giá chất lượng nội bộ 
Bên cung ứng phải lập, duy trì các thủ tục văn bản để hoạch định và thực hiện xem xét, 
đánh giá chất lượng nội bộ, để xác nhận sự phù hợp của các hoạt động chất lượng và các kết quả có liên 
quan với mọi điều đã hoạch định và để xác định hiệu lực của hệ thống chất lượng. 
Phải lập tiến độ để xem xét, đánh giá chất lượng nội bộ trên cơ sở vị trí và tầm quan 
trọng của hoạt động được đánh giá và phải được tiến hành bởi người độc lập với người có trách nhiệm 
trực tiếp với hoạt động được đánh giá. 
· Đào tạo 
Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để xác định nhu cầu và đảm 
bảo đào tạo tất cả các nhân viên làm việc trong lĩnh vực có ảnh hưởng đến chất lượng. Các nhân viên 
thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt phải là người có trình độ, trên cơ sở đào tạo thích hợp và có kinh 
nghiệm công tác cần thiết. Hồ sơ liên quan đến đào tạo cần được lưu trữ. 
· Dịch vụ kỹ thuật 
Nếu trong hợp đồng có yêu cầu về dịch vụ kỹ thuật, thì người cung ứng phải lập và duy 
trì các thủ tục dạng văn bản để tiến hành, xác nhận và báo cáo rằng kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu 
qui định. 
· Kỹ thuật thống kê 
Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để thực hiện và kiểm soát 
việc áp dụng các kỹ thuật thống kê đã xác định. 
3.3. Nội dung của ISO 9002:1994 
3.3.1. Phạm vi áp dụng. 
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng để sử dụng khi cần thể 
hiện năng lực của bên cung ứng trong việc cung cấp sản phẩm phù hợp với các yêu cầu thiết kế đã lập. 
Các yêu cầu qui định trong tiêu chuẩn này nhằm thỏa mãn khách hàng bằng cách phòng 
ngừa sự không phù hợp ở tất cả các giai đoạn từ sản xuất đến dịch vụ kỹ thuật. 
Tiêu chuẩn này áp dụng trong các tình huống khi: 
- Các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm đã công bố dưới dạng thiết kế hay qui định kỹ 
thuật. 
- Lòng tin ở sự phù hợp của sản phẩm có thể đạt được thông qua việc thể hiện thích hợp 
năng lực của người cung ứng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật. 
3.3.2. Các yêu cầu của ISO 9002. 
Giống như ISO 9001, nhưng không có các phần liên quan đến thiết kế. 
3.4. Nội dung của ISO 9003:1994
3.4.1. Phạm vi áp dụng 
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng để sử dụng khi cần thể 
hiện năng lực của bên cung ứng trong việc phát hiện và kiểm soát việc sử dụng bất cứ sản phẩm không 
phù hợp nào trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng. 
Tiêu chuẩn này áp dụng trong các tình huống khi có thể chứng minh sự phù hợp của sản 
phẩm với các yêu cầu qui định bằng cách thể hiện một cách thỏa đáng năng lực kiểm tra và thử nghiệm 
thành phẩm của bên cung cấp. 
3.4.2. Các yêu cầu của ISO 9003. 
Giống như ISO 9001, nhưng không có phần liên quan đến thiết kế, sản xuất lắp đặt. 
IV. BỘ TIÊU CHUẨN 9000:2008 
Với việc xuất hiện bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:1987, người ta đã quan tâm đến chất 
lượng của một tổ chức, cơ sở của việc hình thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm do tổ chức đó cung 
cấp song song với việc chú trọng đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. ISO 9000 là tiêu chuẩn 
được áp dụng rộng rãi nhất trong mọi ngành sản xuất dịch vụ và những năm gần đây đã mở rộng phạm 
vi áp dụng sang lĩnh vực hành chính của các cơ quan nhà nước. Điều đó chứng tỏ lợi ích hiển nhiên của 
việc xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Đến nay bộ tiêu 
chuẩn ISO 9000 đã qua 2 lần soát xét bổ sung, và phiên bản mới nhất ISO 9000:2008 được chính thức 
áp dụng từ đầu năm 2008. 
Quá trình toàn cầu hóa với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và thị trường, đòi 
hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh quốc tế, ngay cả khi mục tiêu thị trường của họ là 
nội địa. Sự ra đời của phiên bản 2000 của tiêu chuẩn ISO 9000 không phải là chuyện đặc biệt, bởi lẽ, 
trên thực tế, tất cả các tiêu chuẩn của ISO đều được xem xét lại sau 5 năm áp dụng để đảm bảo rằng 
chúng vẫn còn thích hợp với trình độ phát triển hiện tại. Thực tế cho thấy việc đầu tư cho hệ thống quản 
lý chất lượng đã mang lại hiệu quả thực sự về mặt tổ chức, điều hành, thương mại cũng như nâng cao 
chất lượng của sản phẩm , dịch vụ. Trong quá trình áp dụng, người ta cũng nhận ra rằng cấu trúc và yêu 
cầu cụ thể của các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003:1994 chỉ thuận lợi cho việc quản lý chất 
lượng của các đơn vị sản xuất , khó áp dụng cho các tổ chức dịch vụ , khó gắn nó với hệ thống quản lý 
chung, với hệ thống quản lý môi trường, nếu có.Việc soát xét và ban hành phiên bản ISO 9000:2008 sẽ 
đem lại nhiều lợi ích, đồng thời là những thách thức mới cho các doanh nghiệp , tổ chức, các chuyên 
gia, nhà quản lý... 
4.1. Kết cấu của ISO 9000:2008 
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2008 được hợp thành bởi 4 tiêu chuẩn, so với hơn 20 tiêu chuẩn 
của ISO 9000:1994: 
+ Tiêu chuẩn ISO 9000:2008 bàn về những khái niệm và định nghĩa cơ bản 
thay thế cho tiêu chuẩn các thuật ngữ và định nghĩa (ISO 8402) và tất cả các tiêu chuẩn ISO hướng dẫn 
cho từng ngành cụ thể.
+ Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 sẽ thay thế cho các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 
9002, và ISO 9003:1994 đưa ra các yêu cầu trong hệ thống quản lý chất lượng, là tiêu chí cho việc xây 
dựng, áp dụng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng. Vai trò của ISO 9001:2000 trong các bộ tiêu 
chuẩn không hề thay đổi nhưng một số nội dung được đưa thêm và đặc biệt cấu trúc của tiêu chuẩn đã 
thay đổi hoàn toàn. Tiêu chuẩn cũ gồm 20 điều khỏan riêng biệt không thể hiện rõ và dễ hiểu cho người 
sử dụng chúng. Tiêu chuẩn mới gồm 8 điều khỏan với nội dung đễ hiểu và logic hơn, trong đó 4 điều 
khoản cuối đưa ra các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng cần được xây dựng, áp dụng và đánh 
giá. 
+ Tiêu chuẩn ISO 9004:2000 là một công cụ hướng đẫn cho các doanh nghiệp 
muốn cải tiến và hoàn thiện hơn nữa hệ thống chất lượng của mình sau khi đã thực hiện ISO 
9001:2000. Tiêu chuẩn nầy không phải là các yêu cầu kỹ thuật. do đó không thể áp dụng để được đăng 
ký hay đánh giá chứng nhận và đặc biệt không phải là tiêu chuẩn diễn giải ISO 9001:2000. 
+ Tiêu chuẩn ISO 19011:2000 nhằm hướng dẫn đánh giá cho hệ thống qủan lý 
chất lượng cũng như hệ thống quản lý môi trường và sẽ thay thế tiêu chuẩn cũ ISO 10011:1994. 
Trước đây, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 tùy thuộc 
vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhu cầu quản lý của họ. Nhưng đối với phiên bản mới, doanh 
nghiệp chỉ có một lựa chọn ISO 9001:2000, nhưng doanh nghiệp có thể loại trừ bớt một số điều khoản 
không áp dụng cho hoạt động của họ. Việc miễn trừ đó phải đảm bảo không ảnh hưởng đến năng lực, 
trách nhiệm và khả năng cung cấp sản phẩm /dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng cũng như các yêu 
cầu khác về luật định. Các điểm miễn trừ chỉ được phép nằm trong điều khỏan 7 liên quan đến quá trình 
sản xuất của doanh nghiệp. 
So với phiên bản cũ, phiên bản mới có những thay đổi chính sau đây: 
1.-Khái niệm sản phẩm và/hay dịch vụ được định nghĩa rõ ràng. Trong phiên 
bản cũ, khái niệm nầy chỉ được hiểu ngầm. 
2. Đưa vào khái niệm tiếp cận quá trình và được coi là một trong những nguyên 
tắc cơ bản của quản lý chất lượng. Tất cả hoạt động chuyển đổi yếu tố đầu vào thành yếu tố đầu ra được 
coi là một quá trình. Để hoạt động có hiệu quả. doanh nghiệp phải biết nhận dạng và điều hành nhiều 
quá trình liên kết nhau. 
3. Số lượng qui trình yêu cầu giảm còn 6, bao gồm: 
- Nắm vững công tác tài liệu 
- Nắm vững việc lưu trữ hồ sơ, văn thư. 
- Công tác đánh giá nội bộ. 
- Nắm vững những điểm không phù hợp. 
- Hoạt động khắc phục 
- Hoạt động phòng ngừa.
4. Chú trọng đến khách hàng. Tiêu chuẩn nầy hướng hoàn toàn vào khách hàng. 
Mục tiêu của nó là định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào khách hàng và và nhắm tới việc thỏa 
mãn khách hàng. 
5. Thích ứng tốt hơn với những dịch vụ. Tiêu chuẩn được viết lại để phù hợp hơn 
với việc áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ. 
6. Thay thế hoàn toàn cho ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003:1994. 
7. Tương thích với ISO 14000, ISO 9001:2000 đã được dự kiến để tương thích 
với những hệ thống quản lý chất lượng khác được công nhận trên bình diện quốc tế. Nó cũng phối hợp 
với ISO 14001 nhằm cải thiện sự tương thích giữa 2 tiêu chuẩn nầy tạo dễ dàng cho các doanh nghiệp. 
8. Tính dễ đọc: nội dung của tiêu chuẩn đã được đơn giản hóa, dễ đọc nhằm tạo 
sự dễ dàng cho người sử dụng. 
9. Cuối cùng, tiêu chuẩn nầy nhấn mạnh đến việc không ngừng hoàn thiện. 
4.2. ISO 9001:2000: Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu 
1. Phạm vi 
1.1 Khái quát 
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức 
a. cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu 
của khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp; 
b. nhằm để nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực 
hệ thống, bao gồm các các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự phù 
hợp với các yêu cầu của khách hàng và yêu cầu chế định được áp dụng 
Chú thích - Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "sản phẩm" chỉ áp dụng cho sản phẩm nhằm cho 
khách hàng hoặc khách hàng yêu cầu 
1.2 Áp dụng 
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này mang tính tổng quát và nhằm để áp dụng cho mọi tổ 
chức không phân biệt vào loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp. 
Khi có yêu cầu nào đó của tiêu chuẩn này không thể áp dụng được do bản chất của tổ 
chức và sản phẩm của mình, có thể xem xét yêu cầu này như một ngoại lệ. 
Khi có ngoại lệ, việc được công bố phù hợp với tiêu chuẩn này không được chấp nhận 
trừ phi các ngoại lệ này được giới hạn trong phạm vi điều 7, và các ngoại lệ này không ảnh hưởng đến 
khả năng hay trách nhiệm của tổ chức trong việc cung cấp các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách 
hàng và các yêu cầu thích hợp. 
2. Tiêu chuẩn trích dẫn 
TCVN ISO 9000: 2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng. . 
3. Thuật ngữ và định nghĩa 
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN ISO 9000. 2000 .
Các thuật ngữ sau, được sử dụng trong ấn bản này của TCVN ISO 9001 để mô tả chuỗi 
cung cấp, đã được thay đổi để phản ánh từ vựng được sử dụng hiện hành: người cung ứng - tổ chức - 
khách hàng 
Thuật ngữ “tổ chức” thay thế cho thuật ngữ “người cung ứng” được sử dụng trước đây 
trong TCVN ISO 9001: 1 996 (ISO 9001:1994) để chỉ đơn vị áp dụng tiêu chuẩn này. Thuật ngữ 
“người cung ứng” lúc này được sử dụng thay cho thuật ngữ “người thầu phụ” 
Trong tiêu chuẩn này thuật ngữ “sản phẩm” cũng có nghĩa “dịch vụ” 
4 Hệ thống quản lý chất lượng 
4.1 Yêu cầu chung 
Tổ chức phải xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng và 
thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. 
Tổ chức phải 
a) nhận biết các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng chúng 
trong toàn bộ tổ chức (xem 1.2), 
b) xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình này, 
c) xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo việc tác nghiệp và 
kiểm soát các quá trình này có hiệu lực, 
d) đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ hoạt động tác 
nghiệp và theo dõi các quá trình này, 
e) đo lường, theo dõi và phân tích các quá trình này, và 
f) thực hiện các hành động cần thiết để đạt được kết quả dự định và cải tiến liên tục các 
quá trình này. 
Tổ chức phải quản lý các quá trình tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. 
Khi tổ chức chọn nguồn bên ngoài cho bất kỳ quá trình nào ảnh hưởng đến sự phù hợp 
của sản phẩm với các yêu cầu, tổ chức phải đảm bảo kiểm soát được những quá trình đó. Việc kiểm 
soát những quá trình do nguồn bên ngoài phải được nhận biết trong hệ thống quản lý chất lượng. 
Chú thích - Các quá trình cần thiết đối với hệ thống quản lý chất lượng nêu ở trên cần 
bao gồm cả các quá trình về các hoạt động quản lý, cung cấp nguồn lực, tạo sản phẩm và đo lường. 
4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu 
4.2.1 Khái quát 
Các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng phải bao gồm 
a) các văn bản công bố về chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, 
b) sổ tay chất lượng. 
c) các thủ tục dạng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. 
d) các tài liệu cần có của tổ chức để đảm bảo việc hoạch định, tác nghiệp và kiểm soát 
có hiệu lực các quá trình của tổ chức đó, và
e) các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này (xem 4.2.4). 
Chú thích 1 - Khi thuật ngữ “thủ tục dạng văn bản” xuất hiện trong tiêu chuẩn này, thì 
thủ tục đó phải được xây dựng. lập thành văn bản, thực hiện và duy trì. 
Chú thích 2 - Mức độ văn bản hóa hệ thống quản lý chất lượng của mỗi tổ chức có thể 
khác nhau tùy thuộc vào 
a) quy mô của tổ chức và loại hình hoạt động. 
b) sự phức tạp và sự tương tác giữa các quá trình, và 
c) năng lực của con người. 
Chú thích 3 - Hệ thống tài liệu có thể ở bất kỳ dạng hoặc loại phương tiện truyền thông 
nào. . 
4.2.2 Sổ tay chất lượng 
Tổ chức phải lập và duy trì sổ tay chất lượng trong đó bao gồm 
a) phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm cả các nội dung chi tiết và lý giải 
về bất cứ ngoại lệ nào xem (1.2), 
b) các thủ tục dạng văn bản được thiết lập cho hệ thống quản lý chất lượng hoặc viện 
dẫn đến chúng và, 
c) mô tả sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng. 
4.2.3 Kiểm soát tài liệu 
Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng phải được kiểm soát. Hồ sơ 
chất lượng là một loại tài liệu đặc biệt và phải được kiểm soát theo các yêu cầu nêu trong 4.2.4 . 
Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết nhằm: 
a) phê duyệt tài liệu về sự thỏa đáng trước khi ban hành, 
b) xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu 
c) đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu, 
d) đảm bảo các bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng, 
e) đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết. 
f) đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết và việc phân phối chúng 
được kiểm soát và 
g) ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết 
thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó. 
4.2.4 Kiểm soát hồ sơ 
Phải lập và duy trì các hồ sơ để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu và 
hoạt động tác nghiệp có hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Các hồ sơ chất lượng phải rõ ràng, 
dễ nhận biết và dễ sử dụng. Phải lập một thủ tục bằng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết đối 
với việc nhận biết, bảo quản, bảo vệ, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất 
lượng.
5 Trách nhiệm của lãnh đạo 
5.1 Cam kết của lãnh đạo 
Lãnh đạo cao nhất phải cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối với việc xây 
dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống đó bằng 
cách 
a) truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng cũng như các 
yêu cầu của pháp luật và chế định, 
b) thiết lập chính sách chất lượng, 
c) đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng, 
d) tiến hành việc xem xét của lãnh đạo, và 
e) đảm bảo sẵn có các nguồn lực. 
5.2 Hướng vào khách hàng 
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp 
ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn khách hàng (xem 7.2.1 và 8.2.1). 
5.3 Chính sách chất lượng 
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng chính sách chất lượng 
a) phù hợp với mục đích của tổ chức, 
b) bao gồm việc cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ 
thống quản lý chất lượng, 
c) cung cấp cơ sở cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu chất lượng, 
d) được truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức, và 
e) được xem xét để luôn thích hợp. 
5.4 Hoạch định 
5.4.1 Mục tiêu chất lượng 
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng mục tiêu chất lượng, bao gồm cả những điều cần 
thiết để đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm [xem 7.1 a], được thiết lập tại mọi cấp và từng bộ phận chức 
năng thích hợp trong tổ chức. Mục tiêu chất lượng phải đo được và nhất quán với chính sách chất 
lượng. 
5.4.2 Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng 
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo 
a) tiến hành hoạch định hệ thống quản lý chất lượng để đáp ứng các yêu cầu nêu trong 
4.1 cũng như các mục tiêu chất lượng, và 
b) tính nhất quán của hệ thống quản lý chất lượng được duy trì khi các thay đổi đối với 
hệ thống quản lý chất lượng được hoạch định và thực hiện. 
5.5 Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin 
5.5.1 Trách nhiệm và quyền hạn
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo các trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của chúng 
được xác định và thông báo trong tổ chức. 
5.5.2 Đại diện của lãnh đạo 
Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo, ngoài các trách 
nhiệm khác, có trách nhiệm và quyền hạn bao gồm 
a) đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực 
hiện và duy trì, 
b) báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng 
và về mọi nhu cầu cải tiến, và 
c) đảm bảo thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức được các yêu cầu của khách hàng. 
Chú thích - Trách nhiệm của đại diện lãnh đạo về chất lượng có thể bao gồm cả quan hệ 
với bên ngoài về các vấn đề có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. 
5.5.3 Trao đổi thông tin nội bộ 
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo thiết lập các quá trình trao đổi thông tin thích hợp trong 
tổ chức và có sự trao đổi thông tin về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng 
5.6 Xem xét của lãnh đạo 
5.6.1 Khái quát 
Lãnh đạo cao nhất phải định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất lượng, để đảm bảo nó 
luôn thích hợp. thỏa đáng, và có hiệu lực. Việc xem xét này phải đánh giá được cơ hội cải tiến và nhu 
cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức. kể cả chính sách chất lượng và các mục 
tiêu chất lượng. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo phải được duy trì (xem 4.2.4) 
5.6.2 . Đầu vào của việc xem xét 
Đầu vào của việc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm thông tin về 
a) kết quả của các cuộc đánh giá, 
b) phản hồi của khách hàng. 
c) việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm. 
d) tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa 
e) các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước, 
f) những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng, và 
g) các khuyến nghị về cải tiến. 
5.6.3 Đầu ra của việc xem xét 
Đầu ra của việc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm mọi quyết định và hành động liên 
quan đến 
a) việc nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến các quá trình 
của hệ thống 
b) việc cải tiến các sản phẩm liên quan đến yêu cầu của khách hàng, và
c) nhu cầu về nguồn lực. 
6. Quản lý nguồn lực 
6.1 Cung cấp nguồn lực 
Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để 
a) thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên nâng cao hiệu lực 
của hệ thống đó, và 
b) tăng sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. 
6.2 Nguồn nhân lực 
6.2.1 Khái quát 
Những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải có năng 
lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp. 
6.2.2 Năng lực, nhận thức và đào tạo 
Tổ chức phải 
a) xác định năng lực cần thiết của những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến 
chất lượng sản phẩm, 
b) tiến hành đào tạo hay những hành động khác để đáp ứng các nhu cầu này, 
c) đánh giá hiệu lực của các hành động được thực hiện, 
d) đảm bảo rằng người lao động nhận thức được mối liên quan và tầm quan trọng của 
các hoạt động của họ và họ đóng góp như thế nào đối với việc đạt được mục tiêu chất lượng, và 
e) duy trì hồ sơ thích hợp về giáo dục, đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn 
(xem 4.2.4). 
6.3 Cơ sở hạ tầng 
Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được sự phù 
hợp đối với các yêu cầu về sản phẩm. Cơ sở hạ tầng bao gồm ví dụ như: 
a) nhà cửa, không gian làm việc và các phương tiện kèm theo; 
b) trang thiết bị (cả phần cứng và phần mềm) và 
c) dịch vụ hỗ trợ (như vận chuyển hoặc trao đổi thông tin). 
6.4 Môi trường làm việc 
Tổ chức phải xác định và quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp 
đối với các yêu cầu của sản phẩm. 
7 Tạo sản phẩm 
7.1 Hoạch định việc tạo sản phẩm 
Tổ chức phải lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết đối với việc tạo sản 
phẩm. Hoạch định việc tạo sản phẩm phải nhất quán với các yêu cầu của các quá trình khác của hệ 
thống quản lý chất lượng (xem 4.1).
Trong quá trình hoạch định việc tạo sản phẩm, khi thích hợp tổ chức phải xác định 
những điều sau đây: 
a) các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu đối với sản phẩm; 
b) nhu cầu thiết lập các quá trình, tài liệu và việc cung cấp các nguồn lực cụ thể đối với 
sản phẩm; 
c) các hoạt động kiểm tra xác nhận, xác nhận giá trị sử dụng, các hoạt động theo dõi, 
kiểm tra và thử nghiệm cụ thể cần thiết đối với sản phẩm và các chuẩn mực chấp nhận sản phẩm: 
d) các hồ sơ cần thiết để cung cấp bằng chứng rằng các quá trình thực hiện và sản phẩm 
tạo thành đáp ứng các yêu cầu (xem 4.2.4). 
Đầu ra của việc hoạch định phải được thể hiện phù hợp với phương pháp tác nghiệp của 
tổ chức. 
Chú thích 1 - Tài liệu qui định các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng (bao gồm 
cả các quá trình tạo sản phẩm) và các nguồn lực được sử dụng đối với một sản phẩm, dự án hay hợp 
đồng cụ thể có thể được coi như một kế hoạch chất lượng. 
Chú thích 2 - Tổ chức phải áp dụng các yêu cầu nêu trong 7.3 để triển khai quá trình tạo 
sản phẩm. 
7.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng 
7.2.1 Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm 
Tổ chức phải xác định 
a) yêu cầu do khách hàng đưa ra, gồm cả các yêu cầu về các hoạt động giao hàng và sau 
giao hàng; 
b) yêu cầu không được khách hàng công bố nhưng cần thiết cho việc sử dụng cụ thể 
hoặc sử dụng dự kiến khi đã biết; 
c) yêu cầu chế định và pháp luật liên quan đến sản phẩm, và 
d) mọi yêu cầu bổ sung do tổ chức xác định. 
7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm 
Tổ chức phải xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm. Việc xem xét này phải được 
tiến hành trước khi tổ chức cam kết cung cấp sản phẩm cho khách hàng (ví dụ như nộp đơn dự thầu, 
chấp nhận hợp đồng hay đơn đặt hàng, chấp nhận sự thay đổi trong hợp đồng hay đơn đặt hàng) và phải 
đảm bảo rằng 
a) yêu cầu về sản phẩm được định rõ; 
b) các yêu cầu trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng khác với những gì đã nêu trước đó 
phải được giải quyết; và 
c) tổ chức có khả năng đáp ứng các yêu cầu đã định. 
Phải duy trì hồ sơ các kết quả của việc xem xét và các hành động nảy sinh từ việc xem 
xét (xem 4.2.4).
Khi khách hàng đưa ra các yêu cầu không bằng văn bản, các yêu cầu của khách hàng 
phải được tổ chức đó khẳng định trước khi chấp nhận. 
Khi yêu cầu về sản phẩm thay đổi, tổ chức phải đảm bảo rằng các văn bản tương ứng 
được sửa đổi và các cá nhân liên quan nhận thức được các yêu cầu thay đổi đó. 
Chú thích: trong một số tình huống, ví dụ như trong bán hàng qua Interet, với mỗi lần 
đặt hàng, việc xem xét một cách chính thức là không thực tế. Thay vào đó, việc xem xét có thể được 
thực hiện đối với các thông tin thích hợp về sản phẩm như danh mục chào hàng hay tài liệu quảng cáo. 
7.2.3 Trao đổi thông tin với khách hàng 
Tổ chức phải xác định và sắp xếp có hiệu quả việc trao đổi thông tin với khách hàng có 
liên quan tới 
a) thông tin về sản phẩm; 
b) xử lý các yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, kể cả các sửa đổi, và 
c) phản hồi của khách hàng, kể cả các khiếu nại. 
7.3 Thiết kế và phát triển 
7.3.1 Hoạch định thiết kế và phát triển 
Tổ chức phải lập kế hoạch và kiểm soát việc thiết kế và phát triển sản phẩm. 
Trong quá trình hoạch định thiết kế và phát triển tổ chức phải xác định 
a) các giai đoạn của thiết kế và phát triển, 
b) việc xem xét, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng thích hợp cho mỗi giai 
đoạn thiết kế và phát triển, và 
c) trách nhiệm và quyền hạn đối với các hoạt động thiết kế và phát triển. 
Tổ chức phải quản lý sự tương giao giữa các nhóm khác nhau tham dự vào việc thiết kế 
và phát triển nhằm đảm bảo sự trao đổi thông tin có hiệu quả và phân công trách nhiệm rõ ràng. 
Kết quả hoạch định phải được cập nhật một cách thích hợp trong quá trình thiết kế và 
phát triển. 
7.3.2 Đầu vào của thiết kế và phát triển 
Đầu vào liên quan đến các yêu cầu đối với sản phẩm phải được xác định và duy trì hồ 
sơ (xem 4.2.4). Đầu vào phải bao gồm 
a) yêu cầu về chức năng và công dụng, 
b) yêu cầu chế định và luật pháp thích hợp 
c) thông tin có thể áp dụng nhận được từ các thiết kế tương tự trước đó, và 
d) các yêu cầu khác cốt yếu cho thiết kế và phát triển. 
Những đầu vào này phải được xem xét về sự thích đáng. Những yêu cầu này phải đầy 
đủ, không mơ hồ và không mâu thuẫn với nhau. 
7.3.3 Đầu ra của thiết kế và phát triển
Đầu ra của thiết kế và phát triển phải ở dạng sao cho có thể kiểm tra xác nhận theo đầu 
vào của thiết kế và phát triền và phải được phê duyệt trước khi ban hành. 
Đầu ra của thiết kế và phát triển phải 
a) đáp ứng các yêu cầu đầu vào của thiết kế và phát triển, 
b) cung cấp các thông tin thích hợp cho việc mua hàng, sản xuất và cung cấp dịch vụ. 
c) bao gồm hoặc viện dẫn tới các chuẩn mực chấp nhận của sản phẩm, và 
d) xác định các đặc tính cốt yếu cho an toàn và sử dụng đúng của sản phẩm. 
7.3.4 Xem xét thiết kế và phát triển 
Tại những giai đoạn thích hợp, việc xem xét thiết kế và phát triển một cách có hệ thống 
phải được thực hiện theo hoạch định để 
a) đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu của các kết quả thiết kế và phát triển, và 
b) nhận biết mọi vấn đề trục trặc và đề xuất các hành động cần thiết. 
Những người tham dự vào việc xem xét phải bao gồm đại diện của tất cả các bộ phận 
chức năng liên quan tới các giai đoạn thiết kế và phát triển đang được xem xét. Phải duy trì hồ sơ về 
các kết quả xem xét và mọi hành động cần thiết (xem 4.2.4). 
7.3.5 Kiểm tra xác nhận thiết kế và phát triển 
Việc kiểm tra xác nhận phải được thực hiện theo các bố trí đã hoạch định (xem 7.3.1) để 
đảm bảo rằng đầu ra thiết kế và phát triển đáp ứng các yêu cầu đầu vào của thiết kế và phát triển. Phải 
duy trì hồ sơ các kết quả kiểm tra xác nhận và duy trì mọi hoạt động cần thiết (xem 4.2.4). 
7.3.6 Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển 
Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển phải được tiến hành theo các bố trí đã 
hoạch định (xem 7.3. 1 ) để đảm bảo rằng sản phẩm tạo ra có khả năng đáp ứng các yêu cầu sử dụng dự 
kiến hay các ứng dụng qui định khi đã biết. Khi có thể, phải tiến hành xác nhận giá trị sử dụng trước 
khi chuyển giao hay sử dụng sản phẩm. Phải duy trì hồ sơ các kết quả của việc xác nhận giá trị sử dụng 
và mọi hành động cần thiết (xem 4.2.4). 
7.3.7 Kiểm soát thay đổi thiết kế và phát triển 
Những thay đổi của thiết kế và phát triển phải được nhận biết và duy trì hồ sơ. Những 
thay đổi này phải được xem xét, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng một cách thích hợp và 
được phê duyệt trước khi thực hiện. Việc xem xét các thay đổi thiết kế và phát triển phải bao gồm việc 
đánh giá tác động của sự thay đổi lên các bộ phận cấu thành và sản phẩm đã được chuyển giao. 
Phải duy trì hồ sơ các kết quả của việc xem xét các thay đổi và hành động cần thiết (xem 
4.2.4). 
7.4 Mua hàng 
7.4.1 Quá trình mua hàng
Tổ chức phải đảm bảo sản phẩm mua vào phù hợp với các yêu cầu mua sản phẩm đã qui 
định. Cách thức và mức độ kiểm soát áp dụng cho người cung ứng và sản phẩm mua vào phụ thuộc vào 
sự tác động của sản phẩm mua vào đối với việc tạo ra sản phẩm tiếp theo hay thành phẩm. 
Tổ chức phải đánh giá và lựa chọn người cung ứng dựa trên khả năng cung cấp sản 
phẩm phù hợp với các yêu cầu của tổ chức. Phải xác định các chuẩn mực lựa chọn, đánh giá và đánh 
giá lại. Phải duy trì hồ sơ các kết quả của việc đánh giá và mọi hành động cần thiết nảy sinh từ việc 
đánh giá (xem 4.2.4). 
7.4.2 Thông tin mua hàng 
Thông tin mua hàng phải miêu tả sản phẩm được mua, nếu thích hợp có thể bao gồm 
a) yêu cầu về phê duyệt sản phẩm, các thủ tục, quá trình, và thiết bị, 
b) yêu cầu về trình độ con người, và 
c) yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng. 
Tổ chức phải đảm bảo sự thỏa đáng của các yêu cầu mua hàng đã qui định trước khi 
thông báo cho người cung ứng. 
7.4.3 Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào 
Tổ chức phải lập và thực hiện các hoạt động kiểm tra hoặc các hoạt động khác cần thiết 
để đảm bảo rằng sản phẩm mua vào đáp ứng các yêu cầu mua hàng đã qui định. 
Khi tổ chức hoặc khách không có ý định thực hiện các hoạt động kiểm tra xác nhận tại 
cơ sở của nhà cung ứng, tổ chức phải công bố việc sắp xếp kiểm tra xác nhận dự kiến và phương pháp 
thông qua sản phẩm trong các thông tin mua hàng. 
7.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ 
7.5.1 Kiểm soát sản xuất và cùng cấp dịch vụ 
Tổ chức phải lập kế hoạch, tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụ trong điều kiện được 
kiểm soát. Khi có thể, các điều kiện được kiểm soát phải bao gồm 
a) sự sẵn có các thông tin mô tả các đặc tính của sản phẩm, 
b) sự sẵn có các hướng dẫn công việc khi cần, 
c) việc sử dụng các thiết bị thích hợp, 
d) sự sẵn có và việc sử dụng các phương tiện theo dõi và đo lường, 
e) thực hiện việc đo lường và theo dõi, và 
f) thực hiện các hoạt động thông qua, giao hàng và các hoạt động sau giao hàng. 
7.5.2 Xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ 
Tổ chức phải xác nhận giá trị sử dụng đối với của mọi quá trình sản xuất và cung cấp 
dịch vụ có kết quả đầu ra không thể kiểm tra xác nhận bằng cách theo dõi hoặc đo lường sau đó. Điều 
này bao gồm mọi quá trình mà sự sai sót chỉ có thể trở nên rõ ràng sau khi sản phẩm được sử dụng hoặc 
dịch vụ được chuyển giao.
Việc xác nhận giá trị sử dụng phải chứng tỏ khả năng của các quá trình để đạt được kết 
quả đã hoạch định. 
Đối với các quá trình đó, khi có thể, tổ chức phải sắp xếp những điều sau: 
a) các chuẩn mực đã định để xem xét và phê duyệt các quá trình, 
b) phê duyệt thiết bị và trình độ con người. 
c) sử dụng các phương pháp và thủ tục cụ thể, 
d) các yêu cầu về hồ sơ (xem 4.2.4); và 
e) tái xác nhận giá trị sử dụng. 
7.5.3 Nhận biết và xác định nguồn gốc 
Khi cần thiết, tổ chức phải nhận biết sản phẩm bằng các biện pháp thích hợp trong suốt 
quá trình tạo sản phẩm. 
Tổ chức phải nhận biết được trạng thái của sản phẩm tương ứng với các yêu cầu theo dõi 
và đo lường. 
Tổ chức phải kiểm soát và lưu hồ sơ việc nhận biết duy nhất sản phẩm khi việc xác định 
nguồn gốc là một yêu cầu (xem 4.2.4). 
Chú thích - Trong một số lĩnh vực công nghiệp, quản lý cấu hình là phương pháp để duy 
trì việc nhận biết và xác định nguồn gốc. 
7.5.4 Tài sản của khách hàng 
Tổ chức phải gìn giữ tài sản của khách hàng khi chúng thuộc sự kiểm soát của tổ chức 
hay được tổ chức sử dụng. Tổ chức phải nhận biết, kiểm tra xác nhận, bảo vệ tài sản do khách hàng 
cung cấp để sử dụng hoặc để hợp thành sản phẩm. Bất kỳ tài sản nào của khách hàng bị mất mát, hư 
hỏng hoặc được phát hiện không phù hợp cho việc sử dụng đều phải được thông báo cho khách hàng và 
các hồ sơ phải được duy trì (xem 4.2.4). 
Chú thích - Tài sản của khách hàng có thể bao gồm cả sở hữu trí tuệ 
7.5.5 Bảo toàn sản phẩm 
Tổ chức phải bảo toàn sự phù hợp của sản phẩm trong suốt các quá trình nội bộ và giao 
hàng đến vị trí đã định. Việc bảo toàn này phải bao gồm nhận biết, xếp dỡ (di chuyển), bao gói, lưu 
giữ, bảo quản. Việc bảo toàn cũng phải áp dụng với các bộ phận cấu thành của sản phẩm. 
7.6 Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường 
Tổ chức phải xác định việc theo dõi và đo lường cần thực hiện và các phương tiện theo 
dõi và đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu đã xác 
định (xem 7.2.1). 
Tổ chức phải thiết lập các quá trình để đảm bảo rằng việc theo dõi và đo lường có thể 
tiến hành và được tiến hành một cách nhất quán với các yêu cầu theo dõi và đo lường. 
Khi cần thiết để đảm bảo kết quả đúng, thiết bị đo lường phải
a) được hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận định kỳ hoặc trước khi sử dụng, dựa trên các 
chuẩn đo lường có liên kết được với chuẩn đo lường quốc gia hay quốc tế ; khi không có các chuẩn này 
thì căn cứ được sử dụng để hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận phải được lưu hồ sơ; 
b) được hiệu chỉnh hoặc hiệu chỉnh lại, khi cần thiết; 
c) được nhận biết để giúp xác định trạng thái hiệu chuẩn; 
d) được giữ gìn tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo; 
e) được bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong khi di chuyển, bảo 
dưỡng và lưu giữ. 
Ngoài ra, tổ chức phải đánh giá và ghi nhận giá trị hiệu lực của các kết quả đo lường 
trước đó khi thiết bị được phát hiện không phù hợp với yêu cầu. Tổ chức phải tiến hành các hành động 
thích hợp đối với thiết bị đó và bất kỳ sản phẩm nào bị ảnh hưởng. Phải duy trì hồ sơ (xem 4.2.4) của 
kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận. 
Khi sử dụng phần mềm máy tính để theo dõi và đo lường các yêu cầu đã qui định, phải 
khẳng định khả năng thoả mãn việc áp dụng nhằm tới của chúng. Việc nầy phải được tiến hành trước 
lần sử dụng đầu tiên và được xác nhận lại khi cần thiết. 
Chú thích - Xem hướng dẫn trong ISO 10012-1 và ISO 10012-2 
8 Đo lường, phân tích và cải tiến 
8.1 Khái quát 
Tổ chức phải hoạch định và triển khai các quá trình theo dõi, đo lường, phân tích và cải 
tiến cần thiết để 
a) chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm, 
b) đảm bảo sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và 
c) thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. 
Điều này phải bao gồm việc xác định các phương pháp có thể áp dụng, kể cả các kỹ 
thuật thống kê, và mức độ sử dụng chúng 
8.2 Theo dõi và đo lường 
8.2.1 Sự thỏa mãn của khách hàng 
Tổ chức phải theo dõi các thông tin về sự chấp nhận của khách hàng về việc tổ chức có 
đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không, coi đó như một trong những thước đo mức độ thực hiện 
của hệ thống quản lý chất lượng. Phải xác định các phương pháp để thu thập và sử dụng các thông tin 
này. 
8.2.2 Đánh giá nội bộ 
Tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ theo kế hoạch để xác định xem hệ thống 
quản lý chất lượng: 
a) có phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định (xem 7.1) đối với các yêu cầu của 
tiêu chuẩn này và với các yêu cầu của hệ thống chất lượng được tổ chức thiết lập và
b) có được áp dụng một cách hiệu lực và được duy trì. 
Tổ chức phải hoạch định chương trình đánh giá, có chú ý đến tình trạng và tầm quan 
trọng của các quá trình và các khu vực được đánh giá, cũng như kết quả của các cuộc đánh giá trước. 
Chuẩn mực, phạm vi tần suất và phương pháp đánh giá phải được xác định. Việc lựa chọn các chuyên 
gia đánh giá và tiến hành đánh giá phải đảm bảo được tính khách quan và vô tư của quá trình đánh giá. 
Các chuyên gia đánh giá không được đánh giá công việc của mình. 
Trách nhiệm và các yêu cầu về việc hoạch định và tiến hành các đánh giá, về việc báo 
cáo kết quả và duy trì hồ sơ (xem 4.2.4) phải được xác định trong một thủ tục dạng văn bản. 
Lãnh đạo chịu trách nhiệm về khu vực được đánh giá phải đảm bảo tiến hành không 
chậm trễ các hành động để loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện trong khi đánh giá và nguyên nhân 
của chúng. Các hành động tiếp theo phải bao gồm việc kiểm tra xác nhận các hành động được tiến hành 
và báo cáo kết quả kiểm tra xác nhận (xem 8.5.2). 
Chú thích - xem hướng dẫn trong ISO 10011-1, ISO 10011-2 và 10011-3. 
8.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trinh 
Tổ chức phải áp dụng các phương pháp thích hợp cho việc theo dõi và, khi có thể, đo 
lường các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng. Các phương pháp này phải chứng tỏ khả năng của 
các quá trình để đạt được các kết quả đã hoạch định. Khi không đạt được các kết quả theo hoạch định, 
phải tiến hành việc khắc phục và hành động khắc phục một cách thích hợp để đảm bảo sự phù hợp của 
sản phẩm. 
8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm 
Tổ chức phải theo dõi và đo lường các đặc tính của sản phẩm để kiểm tra xác nhận rằng 
các yêu cầu về sản phẩm được đáp ứng. Việc này phải được tiến hành tại những giai đoạn thích hợp của 
quá trình tạo sản phầm theo các sắp xếp hoạch định (xem 7.1). 
Bằng chứng của sự phù hợp với các chuẩn mực chấp nhận phải được duy trì. Hồ sơ phải 
chỉ ra người có quyền hạn trong việc thông qua sản phẩm (xem 4.2.4). 
Chỉ được thông qua sản phẩm và chuyển giao dịch vụ khi đã hoàn thành thoả đáng các 
hoạt động theo hoạch định (xem 7.1), nếu không phải được sự phê duyệt của người có thẩm quyền và, 
nếu có thể, của khách hàng. 
8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp 
Tổ chức phải đảm bảo rằng sản phẩm không phù hợp với các yêu cầu được nhận biết và 
kiểm soát để phòng ngừa việc sử dụng hoặc chuyển giao vô tình. Phải xác định trong một thủ tục dạng 
văn bản việc kiểm soát, các trách nhiệm và quyền hạn có liên quan đối với sản phẩm không phù hợp. 
Tổ chức phải xử lý sản phẩm không phù hợp bằng một hoặc một số cách sau: 
a) tiến hành loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện; 
b) cho phép sử dụng, thông qua hoặc chấp nhận có nhân nhượng bởi người có thẩm 
quyền và khi có thể, bởi khách hàng;
c) tiến hành loại bỏ khỏi việc sử dụng hoặc áp dụng dự kiến ban đầu. 
Phải duy trì hồ sơ (xem 4.2.4) về bản chất các sự không phù hợp và bất kỳ hành động 
tiếp theo nào được tiến hành, kể cả các nhân nhượng có được, 
Khi sản phẩm không phù hợp được khắc phục, chúng phải được kiểm tra xác nhận lại để 
chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu. 
Khi sản phẩm không phù hợp được phát hiện sau khi chuyển giao hoặc đã bắt đầu sử 
dụng, tổ chức phải có các hành động thích hợp đối với các tác động hoặc hậu quả tiềm ẩn của sự không 
phù hợp. 
8.4 Phân tích dữ liệu 
Tổ chức phải xác định, thu thập và phân tích các dữ liệu tương ứng để chứng tỏ sự thích 
hợp và tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và đánh giá xem sự cải tiến thường xuyên hiệu lực 
của hệ thống chất lượng có thể tiến hành ở đâu. Điều này bao gồm cả các dữ liệu được tạo ra do kết quả 
của việc theo dõi, đo lường và từ các nguồn thích hợp khác. 
Việc phân tích dữ liệu phải cung cấp thông tin 
a) sự thoả mãn khách hàng (xem 8.2.1); 
b) sự phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm (xem 7.2.1) 
c) đặc tính và xu hướng của các quá trình và sản phẩm, kể cả các cơ hội cho hành động 
phòng ngừa, và 
d) người cung ứng. 
8.5 Cải tiến 
8.5.1 Cải tiến thường xuyên 
Tổ chức phải thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng 
thông qua việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, kết quả đánh giá, việc phân tích dữ 
liệu, hành động khắc phục và phòng ngừa và sự xem xét của lãnh đạo. 
8.5.2 Hành động khắc phục 
Tổ chức phải thực hiện hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp để 
ngăn ngừa sự tái diễn. Hành động khắc phục phải tư ơng ứng với tác động của sự không phù hợp gặp 
phải. 
Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu về 
a) việc xem xét sự không phù hợp (kể cả các khiếu nại của khách hàng). 
b) việc xác định nguyên nhân của sự không phù hợp. 
c) việc đánh giá cần có các hành động để đảm bảo rằng sự không phù hợp không tái 
diễn, 
d) việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết. 
e) việc lưu hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện (xem 4.2.4), và 
f) việc xem xét các hành động khắc phục đã thực hiện
8.5.3 Hành động phòng ngừa 
Tổ chức phải xác định các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp 
tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Các hành động phòng ngừa được tiến hành phải tương 
ứng với tác động của các vấn đề tiềm ẩn. 
Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu đối với 
a) việc xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và các nguyên nhân của chúng. 
b) việc đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để phòng ngừa việc xuất hiện sự 
không phù hợp, 
c) việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết, 
d) hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện (xem 4.2.4), và 
e) việc xem xét các hành động phòng ngừa được thực hiện. 
V. THIẾT LẬP HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP VỚI ISO 9000: 
Trước hết cần ý thức rằng việc xây dựng hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000 là một sự 
“tái lập cung cách quản trị” của tổ chức. Nó đòi hỏi một tư duy mới, một sự quyết tâm và nỗ lực của 
toàn thể đơn vị, trước hết là sự quan tâm và cam kết của lãnh đạo. 
Để áp dụng được ISO 9000, các tổ chức cần có một cách nhìn, cách suy nghĩ mới như đã trình 
bày ở trên, thành lập ban chỉ đạo, tham dự các khóa đào tạo. Đồng thời với việc tự nghiên cứu, cần tìm 
sự hỗ trợ của một cơ quan tư vấn có kinh nghiệm để lập kế hoạch và các bước tiến hành xây dựng hệ 
thống chất lượng có hiệu quả phù hợp với ISO 9000. Khi đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn có thể tiến 
hành xin chứng nhận phù hợp. 
Việc chứng nhận phù hợp với ISO 9000 sẽ do các tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng thực 
hiện. Tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng là tổ chức chứng nhận trung lập có năng lực, được thừa 
nhận, có thể là tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. Việc lựa chọn tổ chức nào là do doanh nghiệp 
quyết định theo điều kiện tài chính và hoạt động kinh doanh của mình.

More Related Content

What's hot

So tay chat luong
So tay chat luongSo tay chat luong
So tay chat luongxuanduong92
 
Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phátHoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phátThanh Hoa
 
Giao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_isoGiao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_isoxuanduong92
 
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượngChương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm
Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩmGiáo trình quản lý chất lượng sản phẩm
Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩmLe Nguyen Truong Giang
 
kiến thức | Tư vấn | chứng nhận iso 9001 2008
kiến thức | Tư vấn |  chứng nhận iso 9001 2008kiến thức | Tư vấn |  chứng nhận iso 9001 2008
kiến thức | Tư vấn | chứng nhận iso 9001 2008hopchuanhopquy
 
Chương 3: Quản lý chất lượng
Chương 3: Quản lý chất lượngChương 3: Quản lý chất lượng
Chương 3: Quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩmCác nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩmHuỳnh Phát
 
Chương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngChương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Tapbaigiang qtcl
Tapbaigiang qtclTapbaigiang qtcl
Tapbaigiang qtclNguyet Ngo
 
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]Huỳnh Trâm
 
Ap dung iso vao cong tac luu tru
Ap dung iso vao cong tac luu truAp dung iso vao cong tac luu tru
Ap dung iso vao cong tac luu truxuanduong92
 
Lead auditor iso 9001 bsi vn training
Lead auditor iso 9001 bsi vn trainingLead auditor iso 9001 bsi vn training
Lead auditor iso 9001 bsi vn trainingHatrung Le
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngShare Tai Lieu
 
Qua trinh ap dung iso 9001 tai lu gia
Qua trinh ap dung iso 9001 tai lu giaQua trinh ap dung iso 9001 tai lu gia
Qua trinh ap dung iso 9001 tai lu giahocmba
 
Bg quan tri chat luong
Bg quan tri chat luongBg quan tri chat luong
Bg quan tri chat luongDuy Vọng
 
Chương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩmChương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩmLe Nguyen Truong Giang
 
Nhan thuc chung qlcl & iso ban in
Nhan thuc chung qlcl & iso ban inNhan thuc chung qlcl & iso ban in
Nhan thuc chung qlcl & iso ban inOanh Nguyen
 

What's hot (20)

So tay chat luong
So tay chat luongSo tay chat luong
So tay chat luong
 
Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phátHoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cổ phần tập đoàn hoà phát
 
Iso 9000
Iso 9000Iso 9000
Iso 9000
 
Giao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_isoGiao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_iso
 
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượngChương 4: hệ thống quản lý chất lượng
Chương 4: hệ thống quản lý chất lượng
 
Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm
Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩmGiáo trình quản lý chất lượng sản phẩm
Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm
 
kiến thức | Tư vấn | chứng nhận iso 9001 2008
kiến thức | Tư vấn |  chứng nhận iso 9001 2008kiến thức | Tư vấn |  chứng nhận iso 9001 2008
kiến thức | Tư vấn | chứng nhận iso 9001 2008
 
Chương 3: Quản lý chất lượng
Chương 3: Quản lý chất lượngChương 3: Quản lý chất lượng
Chương 3: Quản lý chất lượng
 
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩmCác nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
 
Chương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượngChương 1: Quản trị chất lượng
Chương 1: Quản trị chất lượng
 
Tapbaigiang qtcl
Tapbaigiang qtclTapbaigiang qtcl
Tapbaigiang qtcl
 
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]
Quan tri chat luong iso goi sv [compatibility mode]
 
Ap dung iso vao cong tac luu tru
Ap dung iso vao cong tac luu truAp dung iso vao cong tac luu tru
Ap dung iso vao cong tac luu tru
 
Lead auditor iso 9001 bsi vn training
Lead auditor iso 9001 bsi vn trainingLead auditor iso 9001 bsi vn training
Lead auditor iso 9001 bsi vn training
 
Hỏi đáp về iso
Hỏi đáp về isoHỏi đáp về iso
Hỏi đáp về iso
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
 
Qua trinh ap dung iso 9001 tai lu gia
Qua trinh ap dung iso 9001 tai lu giaQua trinh ap dung iso 9001 tai lu gia
Qua trinh ap dung iso 9001 tai lu gia
 
Bg quan tri chat luong
Bg quan tri chat luongBg quan tri chat luong
Bg quan tri chat luong
 
Chương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩmChương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
 
Nhan thuc chung qlcl & iso ban in
Nhan thuc chung qlcl & iso ban inNhan thuc chung qlcl & iso ban in
Nhan thuc chung qlcl & iso ban in
 

Viewers also liked

áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiep
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiepáp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiep
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiepxuanduong92
 
Bai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luongBai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luongxuanduong92
 
Những triết lý kinh doanh chứng tỏ ceo amazon là một thiên tài
Những triết lý kinh doanh chứng tỏ ceo amazon là một thiên tàiNhững triết lý kinh doanh chứng tỏ ceo amazon là một thiên tài
Những triết lý kinh doanh chứng tỏ ceo amazon là một thiên tàiSnoozeloop AF
 
Ch1: nhập môn marketing
Ch1: nhập môn marketingCh1: nhập môn marketing
Ch1: nhập môn marketingxuanduong92
 
Ch2: thị trường va hành vi nguoi tieu dùng
Ch2: thị trường va hành vi nguoi tieu dùngCh2: thị trường va hành vi nguoi tieu dùng
Ch2: thị trường va hành vi nguoi tieu dùngxuanduong92
 
marketing can - chình sách phân phối
marketing can - chình sách phân phốimarketing can - chình sách phân phối
marketing can - chình sách phân phốixuanduong92
 
CẨM NANG CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM (Những kỹ năng không thể thiếu)
CẨM NANG CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM (Những kỹ năng không thể thiếu)CẨM NANG CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM (Những kỹ năng không thể thiếu)
CẨM NANG CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM (Những kỹ năng không thể thiếu)minhkhaihoang
 
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepPhan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepxuanduong92
 
Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộKiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộat_f0591
 
Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)
Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)
Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)Luong NguyenThanh
 
Bai giang cong nghe enzyme
Bai giang cong nghe enzymeBai giang cong nghe enzyme
Bai giang cong nghe enzymeRuby Tran
 
Bsc introduction2
Bsc introduction2Bsc introduction2
Bsc introduction2hoa_daihung
 
Giao trinh enzyme 7662
Giao trinh enzyme 7662Giao trinh enzyme 7662
Giao trinh enzyme 7662chuvantai Cvt
 
Day 3 ldp slides - viet
Day 3   ldp slides - vietDay 3   ldp slides - viet
Day 3 ldp slides - vietMây Trắng
 
marketing can - chính sách chiêu thị
marketing can - chính sách chiêu thịmarketing can - chính sách chiêu thị
marketing can - chính sách chiêu thịxuanduong92
 
Ldp leadership development - viet
Ldp   leadership development - vietLdp   leadership development - viet
Ldp leadership development - vietMây Trắng
 
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giaiBai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giaixuanduong92
 

Viewers also liked (19)

áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiep
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiepáp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiep
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9000 trong doanh nghiep
 
Bai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luongBai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luong
 
Những triết lý kinh doanh chứng tỏ ceo amazon là một thiên tài
Những triết lý kinh doanh chứng tỏ ceo amazon là một thiên tàiNhững triết lý kinh doanh chứng tỏ ceo amazon là một thiên tài
Những triết lý kinh doanh chứng tỏ ceo amazon là một thiên tài
 
Ch1: nhập môn marketing
Ch1: nhập môn marketingCh1: nhập môn marketing
Ch1: nhập môn marketing
 
Ch2: thị trường va hành vi nguoi tieu dùng
Ch2: thị trường va hành vi nguoi tieu dùngCh2: thị trường va hành vi nguoi tieu dùng
Ch2: thị trường va hành vi nguoi tieu dùng
 
marketing can - chình sách phân phối
marketing can - chình sách phân phốimarketing can - chình sách phân phối
marketing can - chình sách phân phối
 
CẨM NANG CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM (Những kỹ năng không thể thiếu)
CẨM NANG CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM (Những kỹ năng không thể thiếu)CẨM NANG CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM (Những kỹ năng không thể thiếu)
CẨM NANG CHO NGƯỜI MỚI ĐI LÀM (Những kỹ năng không thể thiếu)
 
Bản dịch nhóm 9
Bản dịch  nhóm 9Bản dịch  nhóm 9
Bản dịch nhóm 9
 
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepPhan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
 
Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộKiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ
 
Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)
Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)
Iso fdis-9001-2015 full (nguồn dịch)
 
Bai giang cong nghe enzyme
Bai giang cong nghe enzymeBai giang cong nghe enzyme
Bai giang cong nghe enzyme
 
Cn enzyme
Cn enzymeCn enzyme
Cn enzyme
 
Bsc introduction2
Bsc introduction2Bsc introduction2
Bsc introduction2
 
Giao trinh enzyme 7662
Giao trinh enzyme 7662Giao trinh enzyme 7662
Giao trinh enzyme 7662
 
Day 3 ldp slides - viet
Day 3   ldp slides - vietDay 3   ldp slides - viet
Day 3 ldp slides - viet
 
marketing can - chính sách chiêu thị
marketing can - chính sách chiêu thịmarketing can - chính sách chiêu thị
marketing can - chính sách chiêu thị
 
Ldp leadership development - viet
Ldp   leadership development - vietLdp   leadership development - viet
Ldp leadership development - viet
 
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giaiBai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
Bai tap-luat-kinh-te-co-ha-co-giai
 

Similar to Tom luoc quan_tri_chat_luong theo iso

ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdf
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdfISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdf
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdfNguyenTho50
 
Quan tri chat_luong_iso_0953
Quan tri chat_luong_iso_0953Quan tri chat_luong_iso_0953
Quan tri chat_luong_iso_0953Thanh Thanh
 
quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)likebida
 
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)AnhKiet2705
 
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
So taymoitruong iso 14001 2015
So taymoitruong iso 14001   2015So taymoitruong iso 14001   2015
So taymoitruong iso 14001 2015Chu Quy Hoang
 
quản trị chất lương 2-digiworldhanoi.vn
quản trị chất lương 2-digiworldhanoi.vnquản trị chất lương 2-digiworldhanoi.vn
quản trị chất lương 2-digiworldhanoi.vnDigiword Ha Noi
 
Tài liệu iso 9001-2015
Tài liệu iso 9001-2015Tài liệu iso 9001-2015
Tài liệu iso 9001-2015hopchuanhopquy
 

Similar to Tom luoc quan_tri_chat_luong theo iso (20)

TIỂU LUẬN: ISO TRONG QUẢN TRỊ HỌC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: ISO TRONG QUẢN TRỊ HỌC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN: ISO TRONG QUẢN TRỊ HỌC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: ISO TRONG QUẢN TRỊ HỌC (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdf
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdfISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdf
ISO 9001 So Tay Huong dan ap dung 6-10-2021.pdf
 
Quan tri chat_luong_iso_0953
Quan tri chat_luong_iso_0953Quan tri chat_luong_iso_0953
Quan tri chat_luong_iso_0953
 
Qlcl iso
Qlcl isoQlcl iso
Qlcl iso
 
Nhóm 2
Nhóm 2Nhóm 2
Nhóm 2
 
Tải Miễn Phí Tiểu luận về tiêu chuẩn ISO 9000.doc
Tải Miễn Phí Tiểu luận về tiêu chuẩn ISO 9000.docTải Miễn Phí Tiểu luận về tiêu chuẩn ISO 9000.doc
Tải Miễn Phí Tiểu luận về tiêu chuẩn ISO 9000.doc
 
quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)
 
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)
Chuong 6 he_thong_qlcl_theo_tieu_chuan (1)
 
Iso9000
Iso9000Iso9000
Iso9000
 
Bài mẫu tiểu luận môn về ISO 9000, HAY
 Bài mẫu tiểu luận môn về ISO 9000, HAY Bài mẫu tiểu luận môn về ISO 9000, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về ISO 9000, HAY
 
Iso 9001 2008
Iso 9001  2008Iso 9001  2008
Iso 9001 2008
 
Đề tài: Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong Doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong Doanh nghiệpĐề tài: Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong Doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong Doanh nghiệp
 
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...
Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9...
 
Iso9000
Iso9000Iso9000
Iso9000
 
5.2.quan tri chat luong
5.2.quan tri chat luong5.2.quan tri chat luong
5.2.quan tri chat luong
 
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Iso 90012008 Tại Công Ty Cổ Phần Lo...
 
So taymoitruong iso 14001 2015
So taymoitruong iso 14001   2015So taymoitruong iso 14001   2015
So taymoitruong iso 14001 2015
 
quản trị chất lương 2-digiworldhanoi.vn
quản trị chất lương 2-digiworldhanoi.vnquản trị chất lương 2-digiworldhanoi.vn
quản trị chất lương 2-digiworldhanoi.vn
 
Iso 9001 awareness
Iso 9001 awarenessIso 9001 awareness
Iso 9001 awareness
 
Tài liệu iso 9001-2015
Tài liệu iso 9001-2015Tài liệu iso 9001-2015
Tài liệu iso 9001-2015
 

More from xuanduong92

Slide quan tri_chat_luong
Slide quan tri_chat_luongSlide quan tri_chat_luong
Slide quan tri_chat_luongxuanduong92
 
Qtsx chuong viii quan_tri_chat_luong
Qtsx chuong viii quan_tri_chat_luongQtsx chuong viii quan_tri_chat_luong
Qtsx chuong viii quan_tri_chat_luongxuanduong92
 
Chuong 9 kiem_soat_chat_luong
Chuong 9 kiem_soat_chat_luongChuong 9 kiem_soat_chat_luong
Chuong 9 kiem_soat_chat_luongxuanduong92
 
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongxuanduong92
 
Bai2 chi phi chat luong
Bai2 chi phi chat luongBai2 chi phi chat luong
Bai2 chi phi chat luongxuanduong92
 
Facebookmarketing slide
Facebookmarketing slideFacebookmarketing slide
Facebookmarketing slidexuanduong92
 
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanh
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanhky-nang-quan-ly-va-dieu-hanh
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanhxuanduong92
 
hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing
hệ thống thông tin và nghiên cứu marketinghệ thống thông tin và nghiên cứu marketing
hệ thống thông tin và nghiên cứu marketingxuanduong92
 
Chuong3 mis vs phan tich moi truong
Chuong3 mis vs phan tich moi truongChuong3 mis vs phan tich moi truong
Chuong3 mis vs phan tich moi truongxuanduong92
 
Chuong2 hành vi mua của khách hang
Chuong2 hành vi mua của khách hangChuong2 hành vi mua của khách hang
Chuong2 hành vi mua của khách hangxuanduong92
 
Chuong 1 bản chất của marketing
Chuong 1  bản chất của marketingChuong 1  bản chất của marketing
Chuong 1 bản chất của marketingxuanduong92
 
marketing can - chình sách giá cả
marketing can - chình sách giá cảmarketing can - chình sách giá cả
marketing can - chình sách giá cảxuanduong92
 
marketing can - chình sách sản phẩm
marketing can - chình sách sản phẩmmarketing can - chình sách sản phẩm
marketing can - chình sách sản phẩmxuanduong92
 
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2xuanduong92
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuyxuanduong92
 

More from xuanduong92 (16)

Slide quan tri_chat_luong
Slide quan tri_chat_luongSlide quan tri_chat_luong
Slide quan tri_chat_luong
 
Qtsx chuong viii quan_tri_chat_luong
Qtsx chuong viii quan_tri_chat_luongQtsx chuong viii quan_tri_chat_luong
Qtsx chuong viii quan_tri_chat_luong
 
Chuong 9 kiem_soat_chat_luong
Chuong 9 kiem_soat_chat_luongChuong 9 kiem_soat_chat_luong
Chuong 9 kiem_soat_chat_luong
 
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
 
Bai2 chi phi chat luong
Bai2 chi phi chat luongBai2 chi phi chat luong
Bai2 chi phi chat luong
 
Facebookmarketing slide
Facebookmarketing slideFacebookmarketing slide
Facebookmarketing slide
 
Email marketing
Email marketingEmail marketing
Email marketing
 
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanh
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanhky-nang-quan-ly-va-dieu-hanh
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanh
 
hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing
hệ thống thông tin và nghiên cứu marketinghệ thống thông tin và nghiên cứu marketing
hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing
 
Chuong3 mis vs phan tich moi truong
Chuong3 mis vs phan tich moi truongChuong3 mis vs phan tich moi truong
Chuong3 mis vs phan tich moi truong
 
Chuong2 hành vi mua của khách hang
Chuong2 hành vi mua của khách hangChuong2 hành vi mua của khách hang
Chuong2 hành vi mua của khách hang
 
Chuong 1 bản chất của marketing
Chuong 1  bản chất của marketingChuong 1  bản chất của marketing
Chuong 1 bản chất của marketing
 
marketing can - chình sách giá cả
marketing can - chình sách giá cảmarketing can - chình sách giá cả
marketing can - chình sách giá cả
 
marketing can - chình sách sản phẩm
marketing can - chình sách sản phẩmmarketing can - chình sách sản phẩm
marketing can - chình sách sản phẩm
 
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfXem Số Mệnh
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfPhamTrungKienQP1042
 

Recently uploaded (7)

Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 

Tom luoc quan_tri_chat_luong theo iso

  • 1. Bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000
  • 2. ISO là một tổ chức quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn hóa có tên đầy đủ là The International Organization for Standardization. Các thành viên của nó là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn một trăm nước trên thế giới. ISO là tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động từ 23/2/1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, kỹ thuật và mọi hoạt động kinh tế khác. Trụ sở chính của ISO đặt tại Genève - Thụy Sĩ, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Hàng năm chi phí về hoạt động của ISO là 125 triệu France Thụy Sĩ, trong đó 80% là đóng góp trực tiếp của các thành viên chính, 20% do việc bán ấn phẩm đem lại. Số tiền đóng góp cho chi phí của ISO được tính tùy theo giá trị tổng sản phẩm xã hội và giá trị xuất nhập khẩu của các nước thành viên. Việt Nam là thành viên thứ 72 của ISO, gia nhập năm 1977 và được bầu vào ban chấp hành của ISO năm 1996 . I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000. 1.1.Lịch sử hình thành ISO 9000. Mỗi tổ chức với vai trò là người cung ứng có năm nhóm người có liên quan về lợi ích là: khách hàng, nhân viên, lãnh đạo, bên cung ứng phụ và xã hội. Bên cung ứng cần thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của tất cả những người có liên quan về lợi ích của mình. Người có liên quan Mong muốn hoặc nhu cầu Khách hàng Chất lượng sản phẩm Nhân viên Thỏa mãn về sự nghiệp Lãnh đạo Hiệu quả đầu tư Bên cung ứng phụ Tiếp tục khả năng lãnh đạo Xã hội Sự quản lý có trách nhiệm Bảng 8.1. Mong muốn của những người có liên quan Các yêu cầu của xã hội, như một trong năm người có lợi ích liên quan, ngày càng trở nên khắt khe hơn trên toàn thế giới. Thêm vào đó, các mong muốn và nhu cầu ngày càng được lưu tâm nghiên cứu như an toàn và bảo vệ sức khỏe nơi làm việc, bảo vệ môi trường và an ninh. Trong những năm 70 nhìn chung giữa các ngành công nghiệp và các nước trên thế giới có những nhận thức khác nhau về “chất lượng”. Do đó, Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standard Institute - BSI) là một thành viên của ISO đã chính thức đề nghị ISO thành lập một ủy ban kỹ thuật để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hành bảo đảm chất lượng, nhằm tiêu chuẩn hóa việc quản lý chất lượng trên toàn thế giới. Ủy ban kỹ thuật 176 (TC 176 - Technical committee 176) ra
  • 3. đời gồm đa số là thành viên của cộng đồng Châu Âu đã giới thiệu một mô hình về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn sẳn có của Anh quốc là BS-5750. Mục đích của nhóm TC176 là nhằm thiết lập một tiêu chuẩn duy nhất sao cho có thể áp dụng được vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và dịch vụ . Bản thảo đầu tiên xuất bản vào năm 1985, được chấp thuận xuất bản chính thức vào năm 1987 và sau đó được tu chỉnh vào năm 1994 với tên gọi ISO 9000. Quá trình hình thành sơ lược như sau: - 1956 Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL - Q9858, nó được thiết kế như là một chương trình quản trị chất lượng. - 1963, MIL-Q9858 được sửa đổi và nâng cao. - 1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858 vào việc thừa nhận hệ thống bảo đảm chất lượng của những người thầu phụ thuộc các thành viên NATO (Allied Quality Assurance Publication 1 - AQAP - 1 ). - 1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hiệp Anh chấp nhận những điều khoản của AQAP - 1 trong Chương trình quản trị Tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN 05-8. - 1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc (British Standards Institute - BSI) đã phát triển thành BS 5750, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản trị đầu tiên trong thương mại. - 1987, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa - ISO - chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS 5750 và ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như nhau trong áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quản trị. - 1987, Ủy ban Châu Âu chấp nhận ISO 9000 và theo hệ thống Châu Âu EN 29000. - 1987, Hiệp hội kiểm soát chất lượng Mỹ (ASQC) và Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI) thiết lập và ban hành hệ thống Q-90 mà bản chất chủ yếu là ISO 9000. - Các thành viên của Ủy ban Châu Âu (EC) và Tổ chức mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) đã thừa nhận tiêu chuẩn ISO 9000 và buộc các thành viên của cộng đồng Âu Châu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn này trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ.. - Tại Việt Nam, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chấp thuận hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 thành hệ thống tiêu chuẩn TCVN ISO 9000. 1.2. ISO 9000 là gì ? Các tổ chức công nghiệp, thương mại hoặc chính phủ đều mong muốn cung cấp các sản phẩm (phần cứng, phần mềm, vật liệu chế biến, dịch vụ) thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, cạnh tranh càng ngày càng tăng trên toàn cầu đã dẫn đến đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng. Để đảm bảo cạnh tranh và duy trì tốt các hoạt động kinh tế, các tổ chức không thể áp dụng các biện pháp riêng lẻ mà cần phải khai thác các hệ thống quản lý hữu hiệu, đồng bộ để có kết quả cao. Các hệ thống như vậy cần phải tạo ra sự cải tiến chất lượng không ngừng và đảm bảo thỏa mãn ngày càng cao các khách hàng cũng như những người có lợi ích liên quan (nhân viên, lãnh đạo, bên cung ứng phụ và toàn xã hội).
  • 4. Các yêu cầu của khách hàng thường được nêu trong “yêu cầu kỹ thuật”. Tuy nhiên bản thân các yêu cầu kỹ thuật có thể không đảm bảo được rằng mọi yêu cầu của khách hàng sẽ hoàn toàn được đáp ứng, nếu như vô tình có các sai sót trong hệ thống tổ chức cho việc đảm bảo và cung cấp sản phẩm. Kết quả là các mối quan tâm trên đã dẫn đến việc xây dựng các tiêu chuẩn và các bản hướng dẫn cho hệ thống chất lượng nhằm hoàn thiện cho các yêu cầu của sản phẩm đã qui định trong phần “yêu cầu kỹ thuật”. Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 nhằm cung cấp một hệ thống các tiêu chuẩn cốt yếu chung có thể áp dụng rộng rãi được trong công nghiệp cũng như trong các hoạt động khác. Hệ thống quản lý của một tổ chức bị chi phối bởi mục đích, sản phẩm và thực tiễn cụ thể của tổ chức đó. Do vậy , hệ thống chất lượng cũng rất khác nhau giữa tổ chức này với tổ chức kia. Mục đích cơ bản của quản lý chất lượng là cải tiến hệ thống và quá trình nhằm đạt được sự cải tiến chất lượng liên tục. Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 mô tả là các yếu tố mà hệ thống chất lượng nên có nhưng không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này. Các tiêu chuẩn này không có mục đích đồng nhất hóa các hệ thống chất lượng. Nhu cầu tổ chức là rất khác nhau. Việc xây dựng và thực hiện một hệ thống chất lượng cần thiết phải chịu sự chi phối của mục đích cụ thể, sản phẩm và quá trình cũng như thực tiễn cụ thể của tổ chức đó. ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm soát thị trường, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo ... 1.3.-Quá trình xây dựng tiêu chuẩn ISO 1.3.1.-Các bước xây dựng tiêu chuẩn ISO Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn ISO phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: + Sự nhất trí: ISO quan tâm đến quan điểm của các phía có quan tâm: nhà sản xuất, người bán hàng, người sử dụng, các nhóm tiêu thụ, các phòng kiểm nghiệm, các chính phủ, các nhà kỹ thuật và các cơ quan nghiên cứu. + Qui mô: dự thảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của các ngành và khách hàng trên toàn thế giới. + Tự nguyện: việc tiêu chuẩn hóa chịu tác động của thị trường và do đó nó dựa trên sự tự nguyện thực hiện của tất cả các bên có quan tâm. 1.3.2.-Xây dựng tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn quốc tế do các ủy ban kỹ thuật của ISO xây dựng và được thực hiện qua 5 bước: 1.3.2.1. Đề nghị: - Xác nhận nhu cầu ban hành một tiêu chuẩn mới. - Đề nghị một vấn đề mới được đưa ra để các ủy ban và tiểu ban kỹ thuật có liên quan thảo luận và lựa chọn
  • 5. - Đề nghị được chấp thuận nếu đa số thành viên của ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý và có ít nhất 5 thành viên cam kết tham gia tích cực vào đề án. 1.3.2.2. Chuẩn bị: Các chuyên gia trong nhóm cộng tác xây dựng một bản dự thảo tiêu chuẩn được đề nghị. Khi nhóm cho rằng bản dự thảo đã tương đối hoàn thiện thì nó được đưa ra thảo luận trong các ủy ban và tiểu ban. 1.3.2.3. Thảo luận: Dự thảo được đăng ký bởi ban thư ký trung tâm của ISO và được phân phát cho các thành viên tham gia trong các ủy ban và tiểu ban chuyên môn để lấy ý kiến. Dự thảo được tuần tự xem xét cho đến khi đạt được sự nhất trí về nội dung. Sau đó là giai đoạn dự thảo tiêu chuẩn quốc tế. 1.3.2.4. Phê chuẩn: Bản dự thảo tiêu chuẩn quốc tế được chuyển tới tất cả các cơ quan thành viên của ISO để thu thập ý kiến trong 6 tháng. Nó được phê chuẩn và được coi là tiêu chuẩn quốc tế nếu được 3/4 thành viên của ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý và chỉ có dưới 1/4 phiếu chống. Nếu cuộc biểu quyết không thành, bản tiêu chuẩn quốc tế dự thảo được trả lại ủy ban kỹ thuật để xem xét lại. 1.3.2.5. Công bố: Nếu tiêu chuẩn được phê chuẩn, người ta chuẩn bị văn bản chính thức kết hợp với các ý kiến đóng góp khi biểu quyết. Văn bản chính thức được gởi tới ban thư ký trung tâm của ISO. Cơ quan này sẽ công bố. 1.4. Triết Lý của ISO 9000. Các tiêu chuẩn của ISO 9000 được xây dựng dựa trên cơ sở những triết lý sau: - Hệ thống chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm. - Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất. - Quản trị theo quá trình và ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu. - Lấy phòng ngừa làm chính II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG ISO 9000.. Việt Nam biết đến ISO 9000 từ những năm 90, song thời gian đầu ít người quan tâm về nội dung ra sao, áp dụng thế nào, kể cả người làm công tác quản lý lẫn các doanh nhân. Dần dần, dưới tác động của quá trình đổi mới kinh tế, sức ép của thị trường đang mở cửa, sự năng động của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và nỗ lực của cơ quan quản lý đã thúc đẩy quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp. Thời gian đầu, do lợi thế về nhiều mặt, các doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài đã đi đầu trong hoạt động nầy. Về sau, các doanh nghiệp khác, do chịu sức ép của thị trường, đồng thời nhận thức được sự cần thiết và lợi ích của ISO 9000 nên đã tích cực vào cuộc. Việc xây dựng và áp dụng ISO 9000 đã được triển khai ở 12 lĩnh vực sản xuất (thực phẩm đồ uống, dệt sợi, may, giấy, than và hóa dầu, hóa chất, dược phẩm, cao su-nhựa, vật liệu xây dựng, kim loại, máy và thiết bị, thiết bị điện và
  • 6. quang học, các sản phẩm chưa được xếp loại khác); 6 lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ( xây dựng, thương mại, vận tải, thông tin, dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ khác chưa xếp loại) và gần đây đã phát triển sang lĩnh vực quản lý hành chính như là biện pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu cải cách hành chính. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ISO 9000 không phải là cây đủa thần giải quyết được mọi vấn đề trong sản xuất kinh doanh. Tạo được nề nếp tổ chức hoạt động theo các tiêu chí của ISO 9000 là hết sức cần thiết, song duy trì và phát triển nó mới thực sự quan trọng. Một trong những yêu cầu cơ bản của ISO 9000:2008 chính là đòi hỏi có sự cải tiến liên tục hệ thống chất lượng của mỗi tổ chức. Với xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp đứng trước những cơ hội to lớn và những thách thức gay gắt. Để cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Năng suất và chất lượng là hai mặt của vấn đề cạnh tranh. Cải tiến chất lượng chính là con đường ngắn nhất và bền vững nhất dẫn đến việc nâng cao năng suất. Cùng với việc đầu tư chiều sâu về kỹ thuật, công nghệ; mở rộng sản xuất ; việc áp dụng thành công các thành tựu tiên tiến của khoa học quản lý trên cơ sở các tiêu chí của ISO 9000 sẽ giúp chúng ta rút ngắn dần khỏang cách với khu vực và thế giới. 2.1. ISO 9000 ảnh hưởng đến mậu dịch và thương mại quốc tế. Khắp thế giới, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong thực tiễn hoạt động của thương mại, công nghiệp, và ngay cả trong lĩnh vực quốc phòng. Các hợp đồng đòi hỏi những công ty cung cấp sản phẩm phải đăng ký và được chứng nhận phù hợp ISO 9000 ngày càng nhiều hơn trong nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt đối với những ngành công nghiệp như: sản phẩm y tế, đồ chơi, thiết bị an toàn, viễn thông ... Sự tiêu chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng khắp thế giới cung cấp cơ hội cạnh tranh cho những nhà cung cấp từ mọi quốc gia. ISO 9000 sẽ làm thuận tiện hơn trong trao đổi thương mại toàn cầu và mở cửa những thị trường mới, làm giảm bớt những khó khăn của rào cản kỹ thuật trong thương mại và những liên minh khu vực. Chứng nhận phù hợp ISO 9000 sẽ làm giảm hoặc tránh được những chi phí ẩn và những chậm trễ trong việc nghiên cứu, tìm hiểu người cung cấp, thẩm định chất lượng các thủ tục, đánh giá chất lượng người cung cấp, kiểm tra nguồn lực và những giám sát đảm bảo chất lượng khác. Theo tính chất ISO 9000, nhà sản xuất hoặc cung cấp phải thể hiện trách nhiệm pháp lý trong sản xuất, an toàn, sức khỏe và tương hợp với môi trường, các điều kiện, thủ tục đóng gói, vận chuyển thương mại quốc tế. 2.2. Lợi ích đối với các công ty Ngoại trừ việc thị trường toàn cầu thúc đẩy chứng nhận ISO 9000, các nhà lãnh đạo công nghiệp Mỹ ghi nhận rằng cải tiến hệ thống và hoạt động quản trị chất lượng là yếu tố cần thiết cho cạnh tranh trong nền kinh tế năng động ngày nay, cũng như cần thiết cho yêu cầu chất lượng, giá cả,
  • 7. dịch vụ, môi trường kinh doanh. ISO 9000 là một mô hình rất tốt đảm bảo chất lượng toàn công ty, dù cho khách hàng hay thị trường có đòi hỏi công ty được chứng nhận ISO 9000 hay không. Một hệ thống quản trị chất lượng đúng đắn và đầy đủ như ISO 9000 là cơ sở cho việc bắt đầu thực hiện TQM và đạt những giải thưởng có uy tín như Malcolm Baldrige. Hệ thống quản trị chất lượng ISO là một mô hình lý tưởng cho một tổ chức đạt hiệu quả cao cũng như liên tục cải tiến và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thế giới. 2.3. Ảnh hưởng đến văn hóa và công nhân của công ty. Việc thực hiện hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 sẽ ảnh hưởng một cách sâu sắc đến tổ chức và cách mà mọi người làm việc trong tất cả các bộ phận. Kỷ luật kết hợp với sự phát triển, ghi chép thành tài liệu các thủ tục cho mỗi một tác động có ảnh hưởng đến chất lượng sẽ làm cho mọi người nhận thức được tầm quan trọng của mỗi công việc và họ biết chính xác phải làm như thế nào để đảm bảo chất lượng. “Hãy làm đúng ngay từ đầu” áp dụng đối với tất cả qui trình quản trị, chứ không phải chỉ dùng trong sản xuất và tác nghiệp. Khi công nhân của công ty biết rõ qui trình hơn bất cứ ai khác, chấp nhận qui trình, họ sẽ hãnh diện thực hiện qui trình một cách kiên định và hiệu quả. Kiểm soát, đo lường và cải tiến liên tục qui trình trở thành một cách sống. 2.4.-Ảnh hưởng đến khách hàng. Các khách hàng hiện có thường thích những nhà cung cấp đang thực hiện hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 và có kế hoạch đăng ký, chứng nhận phù hợp ISO 9000 hơn. Chắc chắn một nhà cung cấp được chứng nhận phù hợp ISO 9000 có vị thế cạnh tranh thuận lợi hơn những nhà cung cấp chưa được chứng nhận. Giấy chứng nhận tạo một sự tin cậy đối với khách hàng rằng nhà cung cấp được một đối tác thứ ba chứng nhận hệ thống quản trị chất lượng của họ phù hợp với yêu cầu của một bộ tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, được chứng thực bởi những quốc gia, chính phủ, và những ngành công nghiệp trên thế giới. 2.5.-Ảnh hưởng đến nhà cung cấp và thầu phụ. Các nhà cung cấp và thầu phụ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khách hàng của họ, nếu người mua hàng đó hướng đến hệ thống ISO 9000. Các yêu cầu của ISO 9000 về điểm này được trình bày trong chương các nhà cung cấp và thầu phụ phải đảm bảo chất lượng của qui trình và sản phẩm như thế nào. Thông thường các nhà cung cấp, thầu phụ được khuyến khích (hoặc bị đòi hỏi) phải có chứng nhận ISO 9000 trong trường hợp phải giữ vững một nguồn cung ứng đạt chất lượng hoặc là người dự thầu hoặc cung ứng sản phẩm mới. 2.6.-Những thách thức chủ yếu. Những thách thức chủ yếu của việc thực hiện một hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 và đạt được chứng nhận phù hợp là tính liên kết ISO 9000 với việc tiến hành bất cứ thay đổi tổ chức quan trọng nào. Thông thường có một sự miễn cưỡng trong việc từ bỏ các thủ tục và hoạt động mà họ cho là tốt và phục vụ tốt cho mục đích của họ trong nhiều năm.
  • 8. Các tiêu chuẩn ISO 9000 hướng tới một sự rõ ràng hơn nữa trong việc quy định một cách chính xác “đảm bảo chất lượng sẽ được thực hiện như thế nào” (các thủ tục, hưóng dẫn làm việc, hình thành tài liệu, các biểu mẫu, ghi chép). Yêu cầu tác nghiệp trong tiêu chuẩn ISO 9000 là “sẽ phải”, chỉ dẫn các thủ tục được quy định là yêu cầu phải thực hiện chứ không phải tùy ý. Sự hoạt động của các công ty dưới những tiêu chuẩn chất lượng thương mại có thể phải tìm một hệ thống quản trị chất lượng của họ, hệ thống quản trị chất lượng đó cần được kiểm tra mức độ hoàn hảo hay phải được thay thế bằng việc yêu cầu thực hiện theo ISO 9000. Mức độ của tài liệu đòi hỏi cao hơn những hệ thống quản trị chất lượng hiện có, cả cấu trúc của một mô hình hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 thích hợp có thể khác nhau ở những nơi khác nhau. Trong trường hợp như thế này, các công ty khôn ngoan có thể phát triển toàn bộ hệ thống quản trị chất lượng mới theo ISO 9000 và tiếp theo là thực hiện nó theo từng giai đoạn hay chuyển đổi nhanh chóng. Sự tìm kiếm theo hệ thống quản trị chất lượng được đánh giá tốt sẽ được trợ giúp bởi một đơn vị có năng lực trong lĩnh vực này, giúp xác định công việc chuyển đổi hệ thống chất lượng đang sử dụng sang hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000. 2.7.-Chìa khóa tiến tới thành công. Công việc kinh doanh của một tổ chức gồm sự thay đổi trong cách quản lý một tổ chức, hoạt động tác nghiệp thường lệ của nó, cách thức tổ chức, những thủ tục quản trị và cơ cấu công việc sẽ mất thời gian và phải nỗ lực để mà thực hiện cho được. Có nhiều khó khăn và vô số kiểu mẩu trong lúc bắt đầu thực hiện ISO 9000, đặc biệt với các công ty không có thói quen dùng rộng rãi tài liệu chứng minh, huấn luyện đánh giá và lưu trữ. Từ kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000, các công ty đưa ra chìa khóa thành công là. - Cam đoan của lãnh đạo cấp cao. - Có hành động và hỗ trợ của ban lãnh đạo. - Những tổ, nhóm thực hiện được huấn luyện một cách đúng đắn. - Đánh giá nội bộ hiệu quả, hành động sửa chữa, điều chỉnh và cải tiến quá trình. - Sự tổ chức, nhóm làm việc và thực hiện một cách có hệ thống theo những phương pháp đã được chứng minh cho việc hòan thành mục tiêu của dự án. III. BỘ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISO 9000: 1994. 3.1. Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 1994. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 ra đời thay thế cho bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 được hợp thành bởi hơn 20 tiêu chuẩn khác nhau, tạo thành năm nhóm chính: 3.1.1. Các tiêu chuẩn hướng dẫn về đảm bảo chất lượng: ISO 9000 - 1: Quản trị chất lượng và các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng - Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng ISO 9000 - 2: Hướng dẫn chung về áp dụng ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003.
  • 9. ISO 9000 - 3: Hướng dẫn áp dụng ISO 9001 đối với sự phát triển, cung ứng và bảo trì phần mềm ISO 9000 - 4: Áp dụng đảm bảo chất lượng đối với quản trị độ tin cậy. 3.1.2. Các tiêu chuẩn hướng dẫn về quản lý chất lượng: ISO 9004 - 1: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 1: Hướng dẫn. ISO 9004 - 2: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 2: Hướng dẫn đối với dịch vụ . ISO 9004 - 3: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng. - Phần 3: Hướng dẫn đối với việc cải tiến chất lượng. ISO 9004 - 4: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 4: Hướng dẫn đối với việc cải tiến chất lượng. ISO 9004 - 5: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 5: Hướng dẫn đối với kế hoạch chất lượng. ISO 9004 - 6: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 6: Hướng dẫn đảm bảo chất lượng khi quản trị dự án. ISO 9004 - 7: Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 7: Hướng dẫn đối với quản trị các kiểu dáng, mẫu mã (tái thiết kế). 3.1.3. Các tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng: ISO 10011 - 1: Hướng dẩn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 1: Đánh giá. ISO 10011 - 2: Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 2: Các chỉ tiêu chất lượng đối với chuyên gia đánh giá hệ thống chất lượng. ISO 10011 - 3: Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 3: Quản trị chương trình đánh giá. 3.1.4. Các tiêu chuẩn hỗ trợ ISO 8402-1: Quản trị chất lượng và đảm bảo chất lượng. Các thuật ngữ. ISO 10012 - 1: Các yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với thiết bị đo lường - Phần 1: Quản trị thiết bị đo lượng. ISO 10012 - 2: Các yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với thiết bị đo lường - Phần 2: Kiểm soát các quá trình đo lượng. ISO 10013: Hướng dẫn triển khai sổ tay chất lượng. ISO 10014: Hướng dẫn đối với hiệu quả kinh tế chất lượng. ISO 10015: Hướng dẫn giáo dục và đào tạo thường xuyên. ISO 10016: Tài liệu chất lượng. 3.1.5. Các yêu cầu: ISO 9001: Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất lắp đặt và dịch vụ. ISO 9002: Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.
  • 10. ISO 9003: Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng ở khâu kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm. - ISO 9000 và ISO 9004 cung cấp hướng dẫn đối với tất cả tổ chức thực hiện quản trị chất lượng. - ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 được dùng để đảm bảo chất lượng đối với khách hàng bên ngoài trong trường hợp có ký kết hợp đồng. Tùy theo tính chất hoạt động mà doanh nghiệp quyết định cần giấy chứng nhận ISO 9001, ISO 9002 hay ISO 9003. Khi công ty thực hiện ISO 9000, sẽ giúp cho nó đạt được những mục tiêu chất lượng sau: - Thực hiện và giữ vững chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp, phải liên tục thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng (thỏa mãn khách hàng). - Cung cấp sự tin cậy đối với sự quản trị của nó là thực hiện và giữ vững chất lượng đã định (đảm bảo chất lượng nội bộ). - Chứng minh sự tin cậy đối với người tiêu dùng rằng chất lượng đã định được và sẽ được thực hiện trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ (đảm bảo chất lượng bên ngoài). 3.2. Nội dung của ISO 9001:1994 3.2.1. Phạm vi ứng dụng Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng để sử dụng khi cần thể hiện năng lực của bên cung ứng trong thiết kế và cung cấp sản phẩm phù hợp. Các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này chủ yếu nhằm thỏa mãn khách hàng bằng cách phòng ngừa sự không phù hợp ở tất cả các giai đoạn từ thiết kế đến dịch vụ kỹ thuật. Tiêu chuẩn này áp dụng trong các tình huống khi: - Cần có thiết kế và các yêu cầu đối với sản phẩm đã được công bố về nguyên tắc trong các điều khoản về tính năng sử dụng hoặc các yêu cầu này được thiết lập; - Lòng tin ở sự phù hợp của sản phẩm có thể đạt được thông qua việc thể hiện thích hợp năng lực của người cung ứng trong thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật. 3.2.2. Các yêu cầu của ISO 9001. · Trách nhiệm của lãnh đạo Lãnh đạo của bên cung ứng với trách nhiệm điều hành phải xác định và thành lập văn bản chính sách của mình đối với chất lượng, bao gồm mục tiêu và những cam kết của mình về chất lượng. Chính sách chất lượng phải thích hợp với mục tiêu tổ chức của bên cung ứng và nhu cầu, mong đợi của khách hàng. Bên cung ứng phải đảm bảo rằng chính sách này phải được thấu hiểu, thực hiện và duy trì ở tất cả các cấp của cơ sở. · Hệ thống chất lượng. Bên cung ứng phải xây dựng, lập văn bản và duy trì một hệ thống chất lượng làm phương tiện để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với yêu cầu qui định. Bên cung ứng phải lập sổ tay chất lượng bao quát các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Sổ tay chất lượng phải bao gồm hay viện dẫn các
  • 11. thủ tục của hệ thống chất lượng và giới thiệu cơ cấu của hệ thống văn bản sử dụng trong sổ tay chất lượng. · Xem xét hợp đồng Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để xem xét hợp đồng và để phối hợp các hoạt động này. · Kiểm soát thiết kế Bên cung ứng phải thiết lập và duy trì các thủ tục để quản lý và thẩm tra nhằm thiết kế sản phẩm để đảm bảo rằng các yêu cầu đặt ra được thỏa mãn. Các kết quả thiết kế phải được lập thành văn bản và được thể hiện dưới dạng có thể thẩm tra, xác nhận theo các yêu cầu về dữ liệu thiết kế. Các kết quả thiết kế phải: - Đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu thiết kế; - Bao gồm hoặc nêu tài liệu tra cứu về chuẩn mực chấp nhận. Định rõ các đặc tính thiết kế có ý nghĩa quan trọng đối với an toàn và chức năng làm việc tốt của sản phẩm (Ví dụ: yêu cầu vận hành, bảo quản, vận chuyển, bảo trì và thanh lý). Tất cả các thay thế và sửa đổi phải được xác định, lập thành văn bản, xem xét và xét duyệt bởi người có thẩm quyền trước khi thực hiện. · Kiểm soát tài liệu Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục bằng văn bản để kiểm soát mọi văn bản và dữ liệu liên quan tới các yêu cầu của tiêu chuẩn này và trong phạm vi có thể, bao gồm cả các tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài, ví dụ như tiêu chuẩn và các văn bản của khách hàng. · Mua sản phẩm Người cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục thành văn bản để đảm bảo sản phẩm mua vào phù hợp với yêu cầu quy định. · Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để kiểm soát việc kiểm tra xác nhận, bảo quản và bảo dưỡng sản phẩm do khách hàng cung cấp để góp vào sản phẩm được cung cấp hay dùng cho các hoạt động có liên quan. Bất kỳ sản phẩm nào mất mát, hư hỏng hoặc không phù hợp với mục đích sử dụng phải lập hồ sơ và báo cho khách hàng. · Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm. Khi cần thiết, bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục để nhận biết sản phẩm bằng các biện pháp thích hợp, từ lúc nhận đến tất cả các giai đoạn sản xuất, phân phối và lắp đặt. Bên cung ứng phải xác định và lập kế hoạch sản xuất, các quá trình lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và phải đảm bảo rằng các quá trình này được tiến hành trong những điều kiện được kiểm soát. · Kiểm tra và thử nghiệm
  • 12. Bên cung ứng phải lập và duy trì thủ tục dạng văn bản đối với các hoạt động kiểm tra và thử nghiệm để xác nhận rằng mọi yêu cầu đối với sản phẩm được đáp ứng. Việc kiểm tra và thử nghiệm và các hồ sơ cần có phải trình bày chi tiết trong kế hoạch chất lượng hay các thủ tục dạng văn bản. · Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm Bên cung ứng phải qui định và duy trì thủ tục dạng văn bản để kiểm soát, hiệu chỉnh và bảo dưỡng các thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm (bao gồm cả phần mềm) được họ sử dụng để chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu qui định. Phải sử dụng thiết bị kiểm tra, đo lường, thử nghiệm sao cho biết được độ không đảm bảo của phép đo và nó phải tương ứng với yêu cầu của phép đo. · Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm của sản phẩm được định rõ bằng các phương tiện thích hợp chỉ rõ tính phù hợp hoặc không phù hợp của sản phẩm theo các kiểm tra và thử nghiệm đã được tiến hành. Ký mã hiệu về trạng thái kiểm tra và thử nghiệm phải được lưu giữ, ví dụ như trong kế hoạch chất lượng và hay thủ tục dạng văn bản, trong suốt quá trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật cho sản phẩm để đảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm đã qua kiểm tra và thử nghiệm qui định hoặc được gửi đi với điều kiện nhân nhường mới được sản xuất, sử dụng, lắp đặt. · Kiểm soát sản phẩm không phù hợp Bên cung ứng phải thiết lập và duy trì các thủ tục để đảm bảo rằng sản phẩm không phù hợp với yêu cầu qui định không được đem sử dụng hoặc lắp đặt một các vô tình. Việc kiểm soát bao gồm việc phát hiện sản phẩm không phù hợp, ghi nhận vào hồ sơ, đánh giá, phân loại và loại bỏ chúng (nếu có thể) và thông báo cho các bộ phận chức năng có liên quan. · Hành động khắc phục và phòng ngừa Bên cung ứng phải lập và duy trì thủ tục dạng văn bản để thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa. Mọi hành động khắc phục và phòng ngừa được tiến hành để loại bỏ các nguyên nhân gây ra sự không phù hợp hiện có hay có thể có phải phù hợp với mức độ của vấn đề xảy ra tương ứng với rủi ro gặp phải. Bên cung ứng phải thực hiện và ghi hồ sơ mọi thay đổi trong thủ tục dạng văn bản do hành động khắc phục và phòng ngừa dẫn đến. · Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng Bên cung ứng phải xây dựng, và duy trì thủ tục dạng văn bản về xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao sản phẩm. · Kiểm soát hồ sơ chất lượng Bên cung ứng phải thiết lập và duy trì các thủ tục để phân biệt, thu thập, lên thư mục, lập phiếu bảo quản, lưu trữ hoặc hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.
  • 13. Hồ sơ chất lượng cần được lưu trữ để chứng tỏ sự phù hợp với yêu cầu qui định và sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống chất lượng. Các hồ sơ chất lượng của người thầu phụ có liên quan cũng là một phần của dữ liệu này. · Xem xét đánh giá chất lượng nội bộ Bên cung ứng phải lập, duy trì các thủ tục văn bản để hoạch định và thực hiện xem xét, đánh giá chất lượng nội bộ, để xác nhận sự phù hợp của các hoạt động chất lượng và các kết quả có liên quan với mọi điều đã hoạch định và để xác định hiệu lực của hệ thống chất lượng. Phải lập tiến độ để xem xét, đánh giá chất lượng nội bộ trên cơ sở vị trí và tầm quan trọng của hoạt động được đánh giá và phải được tiến hành bởi người độc lập với người có trách nhiệm trực tiếp với hoạt động được đánh giá. · Đào tạo Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để xác định nhu cầu và đảm bảo đào tạo tất cả các nhân viên làm việc trong lĩnh vực có ảnh hưởng đến chất lượng. Các nhân viên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt phải là người có trình độ, trên cơ sở đào tạo thích hợp và có kinh nghiệm công tác cần thiết. Hồ sơ liên quan đến đào tạo cần được lưu trữ. · Dịch vụ kỹ thuật Nếu trong hợp đồng có yêu cầu về dịch vụ kỹ thuật, thì người cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để tiến hành, xác nhận và báo cáo rằng kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu qui định. · Kỹ thuật thống kê Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để thực hiện và kiểm soát việc áp dụng các kỹ thuật thống kê đã xác định. 3.3. Nội dung của ISO 9002:1994 3.3.1. Phạm vi áp dụng. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng để sử dụng khi cần thể hiện năng lực của bên cung ứng trong việc cung cấp sản phẩm phù hợp với các yêu cầu thiết kế đã lập. Các yêu cầu qui định trong tiêu chuẩn này nhằm thỏa mãn khách hàng bằng cách phòng ngừa sự không phù hợp ở tất cả các giai đoạn từ sản xuất đến dịch vụ kỹ thuật. Tiêu chuẩn này áp dụng trong các tình huống khi: - Các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm đã công bố dưới dạng thiết kế hay qui định kỹ thuật. - Lòng tin ở sự phù hợp của sản phẩm có thể đạt được thông qua việc thể hiện thích hợp năng lực của người cung ứng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật. 3.3.2. Các yêu cầu của ISO 9002. Giống như ISO 9001, nhưng không có các phần liên quan đến thiết kế. 3.4. Nội dung của ISO 9003:1994
  • 14. 3.4.1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng để sử dụng khi cần thể hiện năng lực của bên cung ứng trong việc phát hiện và kiểm soát việc sử dụng bất cứ sản phẩm không phù hợp nào trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng. Tiêu chuẩn này áp dụng trong các tình huống khi có thể chứng minh sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu qui định bằng cách thể hiện một cách thỏa đáng năng lực kiểm tra và thử nghiệm thành phẩm của bên cung cấp. 3.4.2. Các yêu cầu của ISO 9003. Giống như ISO 9001, nhưng không có phần liên quan đến thiết kế, sản xuất lắp đặt. IV. BỘ TIÊU CHUẨN 9000:2008 Với việc xuất hiện bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:1987, người ta đã quan tâm đến chất lượng của một tổ chức, cơ sở của việc hình thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm do tổ chức đó cung cấp song song với việc chú trọng đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. ISO 9000 là tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi nhất trong mọi ngành sản xuất dịch vụ và những năm gần đây đã mở rộng phạm vi áp dụng sang lĩnh vực hành chính của các cơ quan nhà nước. Điều đó chứng tỏ lợi ích hiển nhiên của việc xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Đến nay bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã qua 2 lần soát xét bổ sung, và phiên bản mới nhất ISO 9000:2008 được chính thức áp dụng từ đầu năm 2008. Quá trình toàn cầu hóa với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh quốc tế, ngay cả khi mục tiêu thị trường của họ là nội địa. Sự ra đời của phiên bản 2000 của tiêu chuẩn ISO 9000 không phải là chuyện đặc biệt, bởi lẽ, trên thực tế, tất cả các tiêu chuẩn của ISO đều được xem xét lại sau 5 năm áp dụng để đảm bảo rằng chúng vẫn còn thích hợp với trình độ phát triển hiện tại. Thực tế cho thấy việc đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng đã mang lại hiệu quả thực sự về mặt tổ chức, điều hành, thương mại cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm , dịch vụ. Trong quá trình áp dụng, người ta cũng nhận ra rằng cấu trúc và yêu cầu cụ thể của các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003:1994 chỉ thuận lợi cho việc quản lý chất lượng của các đơn vị sản xuất , khó áp dụng cho các tổ chức dịch vụ , khó gắn nó với hệ thống quản lý chung, với hệ thống quản lý môi trường, nếu có.Việc soát xét và ban hành phiên bản ISO 9000:2008 sẽ đem lại nhiều lợi ích, đồng thời là những thách thức mới cho các doanh nghiệp , tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý... 4.1. Kết cấu của ISO 9000:2008 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2008 được hợp thành bởi 4 tiêu chuẩn, so với hơn 20 tiêu chuẩn của ISO 9000:1994: + Tiêu chuẩn ISO 9000:2008 bàn về những khái niệm và định nghĩa cơ bản thay thế cho tiêu chuẩn các thuật ngữ và định nghĩa (ISO 8402) và tất cả các tiêu chuẩn ISO hướng dẫn cho từng ngành cụ thể.
  • 15. + Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 sẽ thay thế cho các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, và ISO 9003:1994 đưa ra các yêu cầu trong hệ thống quản lý chất lượng, là tiêu chí cho việc xây dựng, áp dụng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng. Vai trò của ISO 9001:2000 trong các bộ tiêu chuẩn không hề thay đổi nhưng một số nội dung được đưa thêm và đặc biệt cấu trúc của tiêu chuẩn đã thay đổi hoàn toàn. Tiêu chuẩn cũ gồm 20 điều khỏan riêng biệt không thể hiện rõ và dễ hiểu cho người sử dụng chúng. Tiêu chuẩn mới gồm 8 điều khỏan với nội dung đễ hiểu và logic hơn, trong đó 4 điều khoản cuối đưa ra các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng cần được xây dựng, áp dụng và đánh giá. + Tiêu chuẩn ISO 9004:2000 là một công cụ hướng đẫn cho các doanh nghiệp muốn cải tiến và hoàn thiện hơn nữa hệ thống chất lượng của mình sau khi đã thực hiện ISO 9001:2000. Tiêu chuẩn nầy không phải là các yêu cầu kỹ thuật. do đó không thể áp dụng để được đăng ký hay đánh giá chứng nhận và đặc biệt không phải là tiêu chuẩn diễn giải ISO 9001:2000. + Tiêu chuẩn ISO 19011:2000 nhằm hướng dẫn đánh giá cho hệ thống qủan lý chất lượng cũng như hệ thống quản lý môi trường và sẽ thay thế tiêu chuẩn cũ ISO 10011:1994. Trước đây, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhu cầu quản lý của họ. Nhưng đối với phiên bản mới, doanh nghiệp chỉ có một lựa chọn ISO 9001:2000, nhưng doanh nghiệp có thể loại trừ bớt một số điều khoản không áp dụng cho hoạt động của họ. Việc miễn trừ đó phải đảm bảo không ảnh hưởng đến năng lực, trách nhiệm và khả năng cung cấp sản phẩm /dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng cũng như các yêu cầu khác về luật định. Các điểm miễn trừ chỉ được phép nằm trong điều khỏan 7 liên quan đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. So với phiên bản cũ, phiên bản mới có những thay đổi chính sau đây: 1.-Khái niệm sản phẩm và/hay dịch vụ được định nghĩa rõ ràng. Trong phiên bản cũ, khái niệm nầy chỉ được hiểu ngầm. 2. Đưa vào khái niệm tiếp cận quá trình và được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng. Tất cả hoạt động chuyển đổi yếu tố đầu vào thành yếu tố đầu ra được coi là một quá trình. Để hoạt động có hiệu quả. doanh nghiệp phải biết nhận dạng và điều hành nhiều quá trình liên kết nhau. 3. Số lượng qui trình yêu cầu giảm còn 6, bao gồm: - Nắm vững công tác tài liệu - Nắm vững việc lưu trữ hồ sơ, văn thư. - Công tác đánh giá nội bộ. - Nắm vững những điểm không phù hợp. - Hoạt động khắc phục - Hoạt động phòng ngừa.
  • 16. 4. Chú trọng đến khách hàng. Tiêu chuẩn nầy hướng hoàn toàn vào khách hàng. Mục tiêu của nó là định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào khách hàng và và nhắm tới việc thỏa mãn khách hàng. 5. Thích ứng tốt hơn với những dịch vụ. Tiêu chuẩn được viết lại để phù hợp hơn với việc áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ. 6. Thay thế hoàn toàn cho ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003:1994. 7. Tương thích với ISO 14000, ISO 9001:2000 đã được dự kiến để tương thích với những hệ thống quản lý chất lượng khác được công nhận trên bình diện quốc tế. Nó cũng phối hợp với ISO 14001 nhằm cải thiện sự tương thích giữa 2 tiêu chuẩn nầy tạo dễ dàng cho các doanh nghiệp. 8. Tính dễ đọc: nội dung của tiêu chuẩn đã được đơn giản hóa, dễ đọc nhằm tạo sự dễ dàng cho người sử dụng. 9. Cuối cùng, tiêu chuẩn nầy nhấn mạnh đến việc không ngừng hoàn thiện. 4.2. ISO 9001:2000: Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu 1. Phạm vi 1.1 Khái quát Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức a. cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp; b. nhằm để nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm các các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và yêu cầu chế định được áp dụng Chú thích - Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "sản phẩm" chỉ áp dụng cho sản phẩm nhằm cho khách hàng hoặc khách hàng yêu cầu 1.2 Áp dụng Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này mang tính tổng quát và nhằm để áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt vào loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp. Khi có yêu cầu nào đó của tiêu chuẩn này không thể áp dụng được do bản chất của tổ chức và sản phẩm của mình, có thể xem xét yêu cầu này như một ngoại lệ. Khi có ngoại lệ, việc được công bố phù hợp với tiêu chuẩn này không được chấp nhận trừ phi các ngoại lệ này được giới hạn trong phạm vi điều 7, và các ngoại lệ này không ảnh hưởng đến khả năng hay trách nhiệm của tổ chức trong việc cung cấp các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu thích hợp. 2. Tiêu chuẩn trích dẫn TCVN ISO 9000: 2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng. . 3. Thuật ngữ và định nghĩa Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN ISO 9000. 2000 .
  • 17. Các thuật ngữ sau, được sử dụng trong ấn bản này của TCVN ISO 9001 để mô tả chuỗi cung cấp, đã được thay đổi để phản ánh từ vựng được sử dụng hiện hành: người cung ứng - tổ chức - khách hàng Thuật ngữ “tổ chức” thay thế cho thuật ngữ “người cung ứng” được sử dụng trước đây trong TCVN ISO 9001: 1 996 (ISO 9001:1994) để chỉ đơn vị áp dụng tiêu chuẩn này. Thuật ngữ “người cung ứng” lúc này được sử dụng thay cho thuật ngữ “người thầu phụ” Trong tiêu chuẩn này thuật ngữ “sản phẩm” cũng có nghĩa “dịch vụ” 4 Hệ thống quản lý chất lượng 4.1 Yêu cầu chung Tổ chức phải xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tổ chức phải a) nhận biết các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng chúng trong toàn bộ tổ chức (xem 1.2), b) xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình này, c) xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo việc tác nghiệp và kiểm soát các quá trình này có hiệu lực, d) đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ hoạt động tác nghiệp và theo dõi các quá trình này, e) đo lường, theo dõi và phân tích các quá trình này, và f) thực hiện các hành động cần thiết để đạt được kết quả dự định và cải tiến liên tục các quá trình này. Tổ chức phải quản lý các quá trình tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Khi tổ chức chọn nguồn bên ngoài cho bất kỳ quá trình nào ảnh hưởng đến sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu, tổ chức phải đảm bảo kiểm soát được những quá trình đó. Việc kiểm soát những quá trình do nguồn bên ngoài phải được nhận biết trong hệ thống quản lý chất lượng. Chú thích - Các quá trình cần thiết đối với hệ thống quản lý chất lượng nêu ở trên cần bao gồm cả các quá trình về các hoạt động quản lý, cung cấp nguồn lực, tạo sản phẩm và đo lường. 4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu 4.2.1 Khái quát Các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng phải bao gồm a) các văn bản công bố về chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, b) sổ tay chất lượng. c) các thủ tục dạng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. d) các tài liệu cần có của tổ chức để đảm bảo việc hoạch định, tác nghiệp và kiểm soát có hiệu lực các quá trình của tổ chức đó, và
  • 18. e) các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này (xem 4.2.4). Chú thích 1 - Khi thuật ngữ “thủ tục dạng văn bản” xuất hiện trong tiêu chuẩn này, thì thủ tục đó phải được xây dựng. lập thành văn bản, thực hiện và duy trì. Chú thích 2 - Mức độ văn bản hóa hệ thống quản lý chất lượng của mỗi tổ chức có thể khác nhau tùy thuộc vào a) quy mô của tổ chức và loại hình hoạt động. b) sự phức tạp và sự tương tác giữa các quá trình, và c) năng lực của con người. Chú thích 3 - Hệ thống tài liệu có thể ở bất kỳ dạng hoặc loại phương tiện truyền thông nào. . 4.2.2 Sổ tay chất lượng Tổ chức phải lập và duy trì sổ tay chất lượng trong đó bao gồm a) phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm cả các nội dung chi tiết và lý giải về bất cứ ngoại lệ nào xem (1.2), b) các thủ tục dạng văn bản được thiết lập cho hệ thống quản lý chất lượng hoặc viện dẫn đến chúng và, c) mô tả sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng. 4.2.3 Kiểm soát tài liệu Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng phải được kiểm soát. Hồ sơ chất lượng là một loại tài liệu đặc biệt và phải được kiểm soát theo các yêu cầu nêu trong 4.2.4 . Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết nhằm: a) phê duyệt tài liệu về sự thỏa đáng trước khi ban hành, b) xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu c) đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu, d) đảm bảo các bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng, e) đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết. f) đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm soát và g) ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó. 4.2.4 Kiểm soát hồ sơ Phải lập và duy trì các hồ sơ để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu và hoạt động tác nghiệp có hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Các hồ sơ chất lượng phải rõ ràng, dễ nhận biết và dễ sử dụng. Phải lập một thủ tục bằng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết đối với việc nhận biết, bảo quản, bảo vệ, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.
  • 19. 5 Trách nhiệm của lãnh đạo 5.1 Cam kết của lãnh đạo Lãnh đạo cao nhất phải cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối với việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống đó bằng cách a) truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng cũng như các yêu cầu của pháp luật và chế định, b) thiết lập chính sách chất lượng, c) đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng, d) tiến hành việc xem xét của lãnh đạo, và e) đảm bảo sẵn có các nguồn lực. 5.2 Hướng vào khách hàng Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn khách hàng (xem 7.2.1 và 8.2.1). 5.3 Chính sách chất lượng Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng chính sách chất lượng a) phù hợp với mục đích của tổ chức, b) bao gồm việc cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, c) cung cấp cơ sở cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu chất lượng, d) được truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức, và e) được xem xét để luôn thích hợp. 5.4 Hoạch định 5.4.1 Mục tiêu chất lượng Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng mục tiêu chất lượng, bao gồm cả những điều cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm [xem 7.1 a], được thiết lập tại mọi cấp và từng bộ phận chức năng thích hợp trong tổ chức. Mục tiêu chất lượng phải đo được và nhất quán với chính sách chất lượng. 5.4.2 Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo a) tiến hành hoạch định hệ thống quản lý chất lượng để đáp ứng các yêu cầu nêu trong 4.1 cũng như các mục tiêu chất lượng, và b) tính nhất quán của hệ thống quản lý chất lượng được duy trì khi các thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng được hoạch định và thực hiện. 5.5 Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin 5.5.1 Trách nhiệm và quyền hạn
  • 20. Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo các trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của chúng được xác định và thông báo trong tổ chức. 5.5.2 Đại diện của lãnh đạo Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo, ngoài các trách nhiệm khác, có trách nhiệm và quyền hạn bao gồm a) đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì, b) báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và về mọi nhu cầu cải tiến, và c) đảm bảo thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức được các yêu cầu của khách hàng. Chú thích - Trách nhiệm của đại diện lãnh đạo về chất lượng có thể bao gồm cả quan hệ với bên ngoài về các vấn đề có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng. 5.5.3 Trao đổi thông tin nội bộ Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo thiết lập các quá trình trao đổi thông tin thích hợp trong tổ chức và có sự trao đổi thông tin về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng 5.6 Xem xét của lãnh đạo 5.6.1 Khái quát Lãnh đạo cao nhất phải định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất lượng, để đảm bảo nó luôn thích hợp. thỏa đáng, và có hiệu lực. Việc xem xét này phải đánh giá được cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức. kể cả chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo phải được duy trì (xem 4.2.4) 5.6.2 . Đầu vào của việc xem xét Đầu vào của việc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm thông tin về a) kết quả của các cuộc đánh giá, b) phản hồi của khách hàng. c) việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm. d) tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa e) các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước, f) những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng, và g) các khuyến nghị về cải tiến. 5.6.3 Đầu ra của việc xem xét Đầu ra của việc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm mọi quyết định và hành động liên quan đến a) việc nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến các quá trình của hệ thống b) việc cải tiến các sản phẩm liên quan đến yêu cầu của khách hàng, và
  • 21. c) nhu cầu về nguồn lực. 6. Quản lý nguồn lực 6.1 Cung cấp nguồn lực Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để a) thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống đó, và b) tăng sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. 6.2 Nguồn nhân lực 6.2.1 Khái quát Những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp. 6.2.2 Năng lực, nhận thức và đào tạo Tổ chức phải a) xác định năng lực cần thiết của những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, b) tiến hành đào tạo hay những hành động khác để đáp ứng các nhu cầu này, c) đánh giá hiệu lực của các hành động được thực hiện, d) đảm bảo rằng người lao động nhận thức được mối liên quan và tầm quan trọng của các hoạt động của họ và họ đóng góp như thế nào đối với việc đạt được mục tiêu chất lượng, và e) duy trì hồ sơ thích hợp về giáo dục, đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn (xem 4.2.4). 6.3 Cơ sở hạ tầng Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu về sản phẩm. Cơ sở hạ tầng bao gồm ví dụ như: a) nhà cửa, không gian làm việc và các phương tiện kèm theo; b) trang thiết bị (cả phần cứng và phần mềm) và c) dịch vụ hỗ trợ (như vận chuyển hoặc trao đổi thông tin). 6.4 Môi trường làm việc Tổ chức phải xác định và quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu của sản phẩm. 7 Tạo sản phẩm 7.1 Hoạch định việc tạo sản phẩm Tổ chức phải lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết đối với việc tạo sản phẩm. Hoạch định việc tạo sản phẩm phải nhất quán với các yêu cầu của các quá trình khác của hệ thống quản lý chất lượng (xem 4.1).
  • 22. Trong quá trình hoạch định việc tạo sản phẩm, khi thích hợp tổ chức phải xác định những điều sau đây: a) các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu đối với sản phẩm; b) nhu cầu thiết lập các quá trình, tài liệu và việc cung cấp các nguồn lực cụ thể đối với sản phẩm; c) các hoạt động kiểm tra xác nhận, xác nhận giá trị sử dụng, các hoạt động theo dõi, kiểm tra và thử nghiệm cụ thể cần thiết đối với sản phẩm và các chuẩn mực chấp nhận sản phẩm: d) các hồ sơ cần thiết để cung cấp bằng chứng rằng các quá trình thực hiện và sản phẩm tạo thành đáp ứng các yêu cầu (xem 4.2.4). Đầu ra của việc hoạch định phải được thể hiện phù hợp với phương pháp tác nghiệp của tổ chức. Chú thích 1 - Tài liệu qui định các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng (bao gồm cả các quá trình tạo sản phẩm) và các nguồn lực được sử dụng đối với một sản phẩm, dự án hay hợp đồng cụ thể có thể được coi như một kế hoạch chất lượng. Chú thích 2 - Tổ chức phải áp dụng các yêu cầu nêu trong 7.3 để triển khai quá trình tạo sản phẩm. 7.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng 7.2.1 Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm Tổ chức phải xác định a) yêu cầu do khách hàng đưa ra, gồm cả các yêu cầu về các hoạt động giao hàng và sau giao hàng; b) yêu cầu không được khách hàng công bố nhưng cần thiết cho việc sử dụng cụ thể hoặc sử dụng dự kiến khi đã biết; c) yêu cầu chế định và pháp luật liên quan đến sản phẩm, và d) mọi yêu cầu bổ sung do tổ chức xác định. 7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm Tổ chức phải xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm. Việc xem xét này phải được tiến hành trước khi tổ chức cam kết cung cấp sản phẩm cho khách hàng (ví dụ như nộp đơn dự thầu, chấp nhận hợp đồng hay đơn đặt hàng, chấp nhận sự thay đổi trong hợp đồng hay đơn đặt hàng) và phải đảm bảo rằng a) yêu cầu về sản phẩm được định rõ; b) các yêu cầu trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng khác với những gì đã nêu trước đó phải được giải quyết; và c) tổ chức có khả năng đáp ứng các yêu cầu đã định. Phải duy trì hồ sơ các kết quả của việc xem xét và các hành động nảy sinh từ việc xem xét (xem 4.2.4).
  • 23. Khi khách hàng đưa ra các yêu cầu không bằng văn bản, các yêu cầu của khách hàng phải được tổ chức đó khẳng định trước khi chấp nhận. Khi yêu cầu về sản phẩm thay đổi, tổ chức phải đảm bảo rằng các văn bản tương ứng được sửa đổi và các cá nhân liên quan nhận thức được các yêu cầu thay đổi đó. Chú thích: trong một số tình huống, ví dụ như trong bán hàng qua Interet, với mỗi lần đặt hàng, việc xem xét một cách chính thức là không thực tế. Thay vào đó, việc xem xét có thể được thực hiện đối với các thông tin thích hợp về sản phẩm như danh mục chào hàng hay tài liệu quảng cáo. 7.2.3 Trao đổi thông tin với khách hàng Tổ chức phải xác định và sắp xếp có hiệu quả việc trao đổi thông tin với khách hàng có liên quan tới a) thông tin về sản phẩm; b) xử lý các yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, kể cả các sửa đổi, và c) phản hồi của khách hàng, kể cả các khiếu nại. 7.3 Thiết kế và phát triển 7.3.1 Hoạch định thiết kế và phát triển Tổ chức phải lập kế hoạch và kiểm soát việc thiết kế và phát triển sản phẩm. Trong quá trình hoạch định thiết kế và phát triển tổ chức phải xác định a) các giai đoạn của thiết kế và phát triển, b) việc xem xét, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng thích hợp cho mỗi giai đoạn thiết kế và phát triển, và c) trách nhiệm và quyền hạn đối với các hoạt động thiết kế và phát triển. Tổ chức phải quản lý sự tương giao giữa các nhóm khác nhau tham dự vào việc thiết kế và phát triển nhằm đảm bảo sự trao đổi thông tin có hiệu quả và phân công trách nhiệm rõ ràng. Kết quả hoạch định phải được cập nhật một cách thích hợp trong quá trình thiết kế và phát triển. 7.3.2 Đầu vào của thiết kế và phát triển Đầu vào liên quan đến các yêu cầu đối với sản phẩm phải được xác định và duy trì hồ sơ (xem 4.2.4). Đầu vào phải bao gồm a) yêu cầu về chức năng và công dụng, b) yêu cầu chế định và luật pháp thích hợp c) thông tin có thể áp dụng nhận được từ các thiết kế tương tự trước đó, và d) các yêu cầu khác cốt yếu cho thiết kế và phát triển. Những đầu vào này phải được xem xét về sự thích đáng. Những yêu cầu này phải đầy đủ, không mơ hồ và không mâu thuẫn với nhau. 7.3.3 Đầu ra của thiết kế và phát triển
  • 24. Đầu ra của thiết kế và phát triển phải ở dạng sao cho có thể kiểm tra xác nhận theo đầu vào của thiết kế và phát triền và phải được phê duyệt trước khi ban hành. Đầu ra của thiết kế và phát triển phải a) đáp ứng các yêu cầu đầu vào của thiết kế và phát triển, b) cung cấp các thông tin thích hợp cho việc mua hàng, sản xuất và cung cấp dịch vụ. c) bao gồm hoặc viện dẫn tới các chuẩn mực chấp nhận của sản phẩm, và d) xác định các đặc tính cốt yếu cho an toàn và sử dụng đúng của sản phẩm. 7.3.4 Xem xét thiết kế và phát triển Tại những giai đoạn thích hợp, việc xem xét thiết kế và phát triển một cách có hệ thống phải được thực hiện theo hoạch định để a) đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu của các kết quả thiết kế và phát triển, và b) nhận biết mọi vấn đề trục trặc và đề xuất các hành động cần thiết. Những người tham dự vào việc xem xét phải bao gồm đại diện của tất cả các bộ phận chức năng liên quan tới các giai đoạn thiết kế và phát triển đang được xem xét. Phải duy trì hồ sơ về các kết quả xem xét và mọi hành động cần thiết (xem 4.2.4). 7.3.5 Kiểm tra xác nhận thiết kế và phát triển Việc kiểm tra xác nhận phải được thực hiện theo các bố trí đã hoạch định (xem 7.3.1) để đảm bảo rằng đầu ra thiết kế và phát triển đáp ứng các yêu cầu đầu vào của thiết kế và phát triển. Phải duy trì hồ sơ các kết quả kiểm tra xác nhận và duy trì mọi hoạt động cần thiết (xem 4.2.4). 7.3.6 Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và phát triển phải được tiến hành theo các bố trí đã hoạch định (xem 7.3. 1 ) để đảm bảo rằng sản phẩm tạo ra có khả năng đáp ứng các yêu cầu sử dụng dự kiến hay các ứng dụng qui định khi đã biết. Khi có thể, phải tiến hành xác nhận giá trị sử dụng trước khi chuyển giao hay sử dụng sản phẩm. Phải duy trì hồ sơ các kết quả của việc xác nhận giá trị sử dụng và mọi hành động cần thiết (xem 4.2.4). 7.3.7 Kiểm soát thay đổi thiết kế và phát triển Những thay đổi của thiết kế và phát triển phải được nhận biết và duy trì hồ sơ. Những thay đổi này phải được xem xét, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng một cách thích hợp và được phê duyệt trước khi thực hiện. Việc xem xét các thay đổi thiết kế và phát triển phải bao gồm việc đánh giá tác động của sự thay đổi lên các bộ phận cấu thành và sản phẩm đã được chuyển giao. Phải duy trì hồ sơ các kết quả của việc xem xét các thay đổi và hành động cần thiết (xem 4.2.4). 7.4 Mua hàng 7.4.1 Quá trình mua hàng
  • 25. Tổ chức phải đảm bảo sản phẩm mua vào phù hợp với các yêu cầu mua sản phẩm đã qui định. Cách thức và mức độ kiểm soát áp dụng cho người cung ứng và sản phẩm mua vào phụ thuộc vào sự tác động của sản phẩm mua vào đối với việc tạo ra sản phẩm tiếp theo hay thành phẩm. Tổ chức phải đánh giá và lựa chọn người cung ứng dựa trên khả năng cung cấp sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của tổ chức. Phải xác định các chuẩn mực lựa chọn, đánh giá và đánh giá lại. Phải duy trì hồ sơ các kết quả của việc đánh giá và mọi hành động cần thiết nảy sinh từ việc đánh giá (xem 4.2.4). 7.4.2 Thông tin mua hàng Thông tin mua hàng phải miêu tả sản phẩm được mua, nếu thích hợp có thể bao gồm a) yêu cầu về phê duyệt sản phẩm, các thủ tục, quá trình, và thiết bị, b) yêu cầu về trình độ con người, và c) yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức phải đảm bảo sự thỏa đáng của các yêu cầu mua hàng đã qui định trước khi thông báo cho người cung ứng. 7.4.3 Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào Tổ chức phải lập và thực hiện các hoạt động kiểm tra hoặc các hoạt động khác cần thiết để đảm bảo rằng sản phẩm mua vào đáp ứng các yêu cầu mua hàng đã qui định. Khi tổ chức hoặc khách không có ý định thực hiện các hoạt động kiểm tra xác nhận tại cơ sở của nhà cung ứng, tổ chức phải công bố việc sắp xếp kiểm tra xác nhận dự kiến và phương pháp thông qua sản phẩm trong các thông tin mua hàng. 7.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ 7.5.1 Kiểm soát sản xuất và cùng cấp dịch vụ Tổ chức phải lập kế hoạch, tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụ trong điều kiện được kiểm soát. Khi có thể, các điều kiện được kiểm soát phải bao gồm a) sự sẵn có các thông tin mô tả các đặc tính của sản phẩm, b) sự sẵn có các hướng dẫn công việc khi cần, c) việc sử dụng các thiết bị thích hợp, d) sự sẵn có và việc sử dụng các phương tiện theo dõi và đo lường, e) thực hiện việc đo lường và theo dõi, và f) thực hiện các hoạt động thông qua, giao hàng và các hoạt động sau giao hàng. 7.5.2 Xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ Tổ chức phải xác nhận giá trị sử dụng đối với của mọi quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ có kết quả đầu ra không thể kiểm tra xác nhận bằng cách theo dõi hoặc đo lường sau đó. Điều này bao gồm mọi quá trình mà sự sai sót chỉ có thể trở nên rõ ràng sau khi sản phẩm được sử dụng hoặc dịch vụ được chuyển giao.
  • 26. Việc xác nhận giá trị sử dụng phải chứng tỏ khả năng của các quá trình để đạt được kết quả đã hoạch định. Đối với các quá trình đó, khi có thể, tổ chức phải sắp xếp những điều sau: a) các chuẩn mực đã định để xem xét và phê duyệt các quá trình, b) phê duyệt thiết bị và trình độ con người. c) sử dụng các phương pháp và thủ tục cụ thể, d) các yêu cầu về hồ sơ (xem 4.2.4); và e) tái xác nhận giá trị sử dụng. 7.5.3 Nhận biết và xác định nguồn gốc Khi cần thiết, tổ chức phải nhận biết sản phẩm bằng các biện pháp thích hợp trong suốt quá trình tạo sản phẩm. Tổ chức phải nhận biết được trạng thái của sản phẩm tương ứng với các yêu cầu theo dõi và đo lường. Tổ chức phải kiểm soát và lưu hồ sơ việc nhận biết duy nhất sản phẩm khi việc xác định nguồn gốc là một yêu cầu (xem 4.2.4). Chú thích - Trong một số lĩnh vực công nghiệp, quản lý cấu hình là phương pháp để duy trì việc nhận biết và xác định nguồn gốc. 7.5.4 Tài sản của khách hàng Tổ chức phải gìn giữ tài sản của khách hàng khi chúng thuộc sự kiểm soát của tổ chức hay được tổ chức sử dụng. Tổ chức phải nhận biết, kiểm tra xác nhận, bảo vệ tài sản do khách hàng cung cấp để sử dụng hoặc để hợp thành sản phẩm. Bất kỳ tài sản nào của khách hàng bị mất mát, hư hỏng hoặc được phát hiện không phù hợp cho việc sử dụng đều phải được thông báo cho khách hàng và các hồ sơ phải được duy trì (xem 4.2.4). Chú thích - Tài sản của khách hàng có thể bao gồm cả sở hữu trí tuệ 7.5.5 Bảo toàn sản phẩm Tổ chức phải bảo toàn sự phù hợp của sản phẩm trong suốt các quá trình nội bộ và giao hàng đến vị trí đã định. Việc bảo toàn này phải bao gồm nhận biết, xếp dỡ (di chuyển), bao gói, lưu giữ, bảo quản. Việc bảo toàn cũng phải áp dụng với các bộ phận cấu thành của sản phẩm. 7.6 Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường Tổ chức phải xác định việc theo dõi và đo lường cần thực hiện và các phương tiện theo dõi và đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu đã xác định (xem 7.2.1). Tổ chức phải thiết lập các quá trình để đảm bảo rằng việc theo dõi và đo lường có thể tiến hành và được tiến hành một cách nhất quán với các yêu cầu theo dõi và đo lường. Khi cần thiết để đảm bảo kết quả đúng, thiết bị đo lường phải
  • 27. a) được hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận định kỳ hoặc trước khi sử dụng, dựa trên các chuẩn đo lường có liên kết được với chuẩn đo lường quốc gia hay quốc tế ; khi không có các chuẩn này thì căn cứ được sử dụng để hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận phải được lưu hồ sơ; b) được hiệu chỉnh hoặc hiệu chỉnh lại, khi cần thiết; c) được nhận biết để giúp xác định trạng thái hiệu chuẩn; d) được giữ gìn tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo; e) được bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong khi di chuyển, bảo dưỡng và lưu giữ. Ngoài ra, tổ chức phải đánh giá và ghi nhận giá trị hiệu lực của các kết quả đo lường trước đó khi thiết bị được phát hiện không phù hợp với yêu cầu. Tổ chức phải tiến hành các hành động thích hợp đối với thiết bị đó và bất kỳ sản phẩm nào bị ảnh hưởng. Phải duy trì hồ sơ (xem 4.2.4) của kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận. Khi sử dụng phần mềm máy tính để theo dõi và đo lường các yêu cầu đã qui định, phải khẳng định khả năng thoả mãn việc áp dụng nhằm tới của chúng. Việc nầy phải được tiến hành trước lần sử dụng đầu tiên và được xác nhận lại khi cần thiết. Chú thích - Xem hướng dẫn trong ISO 10012-1 và ISO 10012-2 8 Đo lường, phân tích và cải tiến 8.1 Khái quát Tổ chức phải hoạch định và triển khai các quá trình theo dõi, đo lường, phân tích và cải tiến cần thiết để a) chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm, b) đảm bảo sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và c) thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Điều này phải bao gồm việc xác định các phương pháp có thể áp dụng, kể cả các kỹ thuật thống kê, và mức độ sử dụng chúng 8.2 Theo dõi và đo lường 8.2.1 Sự thỏa mãn của khách hàng Tổ chức phải theo dõi các thông tin về sự chấp nhận của khách hàng về việc tổ chức có đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không, coi đó như một trong những thước đo mức độ thực hiện của hệ thống quản lý chất lượng. Phải xác định các phương pháp để thu thập và sử dụng các thông tin này. 8.2.2 Đánh giá nội bộ Tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ theo kế hoạch để xác định xem hệ thống quản lý chất lượng: a) có phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định (xem 7.1) đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và với các yêu cầu của hệ thống chất lượng được tổ chức thiết lập và
  • 28. b) có được áp dụng một cách hiệu lực và được duy trì. Tổ chức phải hoạch định chương trình đánh giá, có chú ý đến tình trạng và tầm quan trọng của các quá trình và các khu vực được đánh giá, cũng như kết quả của các cuộc đánh giá trước. Chuẩn mực, phạm vi tần suất và phương pháp đánh giá phải được xác định. Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành đánh giá phải đảm bảo được tính khách quan và vô tư của quá trình đánh giá. Các chuyên gia đánh giá không được đánh giá công việc của mình. Trách nhiệm và các yêu cầu về việc hoạch định và tiến hành các đánh giá, về việc báo cáo kết quả và duy trì hồ sơ (xem 4.2.4) phải được xác định trong một thủ tục dạng văn bản. Lãnh đạo chịu trách nhiệm về khu vực được đánh giá phải đảm bảo tiến hành không chậm trễ các hành động để loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện trong khi đánh giá và nguyên nhân của chúng. Các hành động tiếp theo phải bao gồm việc kiểm tra xác nhận các hành động được tiến hành và báo cáo kết quả kiểm tra xác nhận (xem 8.5.2). Chú thích - xem hướng dẫn trong ISO 10011-1, ISO 10011-2 và 10011-3. 8.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trinh Tổ chức phải áp dụng các phương pháp thích hợp cho việc theo dõi và, khi có thể, đo lường các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng. Các phương pháp này phải chứng tỏ khả năng của các quá trình để đạt được các kết quả đã hoạch định. Khi không đạt được các kết quả theo hoạch định, phải tiến hành việc khắc phục và hành động khắc phục một cách thích hợp để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm. 8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm Tổ chức phải theo dõi và đo lường các đặc tính của sản phẩm để kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu về sản phẩm được đáp ứng. Việc này phải được tiến hành tại những giai đoạn thích hợp của quá trình tạo sản phầm theo các sắp xếp hoạch định (xem 7.1). Bằng chứng của sự phù hợp với các chuẩn mực chấp nhận phải được duy trì. Hồ sơ phải chỉ ra người có quyền hạn trong việc thông qua sản phẩm (xem 4.2.4). Chỉ được thông qua sản phẩm và chuyển giao dịch vụ khi đã hoàn thành thoả đáng các hoạt động theo hoạch định (xem 7.1), nếu không phải được sự phê duyệt của người có thẩm quyền và, nếu có thể, của khách hàng. 8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp Tổ chức phải đảm bảo rằng sản phẩm không phù hợp với các yêu cầu được nhận biết và kiểm soát để phòng ngừa việc sử dụng hoặc chuyển giao vô tình. Phải xác định trong một thủ tục dạng văn bản việc kiểm soát, các trách nhiệm và quyền hạn có liên quan đối với sản phẩm không phù hợp. Tổ chức phải xử lý sản phẩm không phù hợp bằng một hoặc một số cách sau: a) tiến hành loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện; b) cho phép sử dụng, thông qua hoặc chấp nhận có nhân nhượng bởi người có thẩm quyền và khi có thể, bởi khách hàng;
  • 29. c) tiến hành loại bỏ khỏi việc sử dụng hoặc áp dụng dự kiến ban đầu. Phải duy trì hồ sơ (xem 4.2.4) về bản chất các sự không phù hợp và bất kỳ hành động tiếp theo nào được tiến hành, kể cả các nhân nhượng có được, Khi sản phẩm không phù hợp được khắc phục, chúng phải được kiểm tra xác nhận lại để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu. Khi sản phẩm không phù hợp được phát hiện sau khi chuyển giao hoặc đã bắt đầu sử dụng, tổ chức phải có các hành động thích hợp đối với các tác động hoặc hậu quả tiềm ẩn của sự không phù hợp. 8.4 Phân tích dữ liệu Tổ chức phải xác định, thu thập và phân tích các dữ liệu tương ứng để chứng tỏ sự thích hợp và tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và đánh giá xem sự cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống chất lượng có thể tiến hành ở đâu. Điều này bao gồm cả các dữ liệu được tạo ra do kết quả của việc theo dõi, đo lường và từ các nguồn thích hợp khác. Việc phân tích dữ liệu phải cung cấp thông tin a) sự thoả mãn khách hàng (xem 8.2.1); b) sự phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm (xem 7.2.1) c) đặc tính và xu hướng của các quá trình và sản phẩm, kể cả các cơ hội cho hành động phòng ngừa, và d) người cung ứng. 8.5 Cải tiến 8.5.1 Cải tiến thường xuyên Tổ chức phải thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, kết quả đánh giá, việc phân tích dữ liệu, hành động khắc phục và phòng ngừa và sự xem xét của lãnh đạo. 8.5.2 Hành động khắc phục Tổ chức phải thực hiện hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn. Hành động khắc phục phải tư ơng ứng với tác động của sự không phù hợp gặp phải. Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu về a) việc xem xét sự không phù hợp (kể cả các khiếu nại của khách hàng). b) việc xác định nguyên nhân của sự không phù hợp. c) việc đánh giá cần có các hành động để đảm bảo rằng sự không phù hợp không tái diễn, d) việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết. e) việc lưu hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện (xem 4.2.4), và f) việc xem xét các hành động khắc phục đã thực hiện
  • 30. 8.5.3 Hành động phòng ngừa Tổ chức phải xác định các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Các hành động phòng ngừa được tiến hành phải tương ứng với tác động của các vấn đề tiềm ẩn. Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu đối với a) việc xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và các nguyên nhân của chúng. b) việc đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để phòng ngừa việc xuất hiện sự không phù hợp, c) việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết, d) hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện (xem 4.2.4), và e) việc xem xét các hành động phòng ngừa được thực hiện. V. THIẾT LẬP HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP VỚI ISO 9000: Trước hết cần ý thức rằng việc xây dựng hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000 là một sự “tái lập cung cách quản trị” của tổ chức. Nó đòi hỏi một tư duy mới, một sự quyết tâm và nỗ lực của toàn thể đơn vị, trước hết là sự quan tâm và cam kết của lãnh đạo. Để áp dụng được ISO 9000, các tổ chức cần có một cách nhìn, cách suy nghĩ mới như đã trình bày ở trên, thành lập ban chỉ đạo, tham dự các khóa đào tạo. Đồng thời với việc tự nghiên cứu, cần tìm sự hỗ trợ của một cơ quan tư vấn có kinh nghiệm để lập kế hoạch và các bước tiến hành xây dựng hệ thống chất lượng có hiệu quả phù hợp với ISO 9000. Khi đạt các yêu cầu của tiêu chuẩn có thể tiến hành xin chứng nhận phù hợp. Việc chứng nhận phù hợp với ISO 9000 sẽ do các tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng thực hiện. Tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng là tổ chức chứng nhận trung lập có năng lực, được thừa nhận, có thể là tổ chức trong nước hoặc nước ngoài. Việc lựa chọn tổ chức nào là do doanh nghiệp quyết định theo điều kiện tài chính và hoạt động kinh doanh của mình.