SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 26
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
CẨM NANG TRUYỀN THÔNG:
TÌM ĐƯỢC TIẾNG NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG
(Nguồn: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)
Mặc dù chủ yếu là dành cho những người không có kinh nghiệm khi làm việc với phương tiện
truyền thông đại chúng, nhưng cuốn sách hướng dẫn này được soạn cho tất cả những ai muốn
quen và thành thạo hơn khi làm việc với phương tiện truyền thông. Những người sống trong
các cộng đồng nông thôn cũng như những người sống ở khu vực đô thị đều có thể sử dụng
cuốn sách này, bởi vì chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ được sử dụng trong nhiều nền văn hóa
khác nhau, chúng tôi khuyến khích các bạn làm cho nội dung của nó thích ứng với nhu cầu của
những người mà bạn đang hợp tác. Cùng với những kinh nghiệm cũng như những ví dụ cụ thể
của bản thân, bạn có thể làm gia tăng đáng kể tính hữu ích của cuốn sách này.
Chẳng có gì bí ẩn khi làm việc với phương tiện truyền thông. Trên thực tế, chắc chắn bạn đã
biết mọi điều bạn cần biết để định hướng cho phương tiện truyền thông về những vấn đề của
bạn và tổ chức của bạn. Cuốn sách này chủ yếu giúp bạn phát triển những kỹ năng mà bạn đã
có.
Phát triển những kỹ năng này đòi hỏi thời gian và nỗ lực. Phải có dũng cảm đứng trước đám
đông hoặc trước máy thu hình. Một mục tiêu của cuốn sách này là giúp bạn có khả năng thực
hiện một buổi phỏng vấn có ý nghĩa hoặc trình bày một bài phát biểu truyền cảm; nói tóm lại
mục tiêu là để phương tiện truyền thông công nhận sự nghiệp của bạn. Chúng ta không thể để
cho sự căng thẳng và thiếu kinh nghiệm ngăn cản chúng ta phát biểu. Mọi tiếng nói của chúng
ta cần phải được lắng nghe.
Một trong những quyền tự do quý báu nhất và khó đạt được nhất đó là quyền tự do ngôn luận
và công khai bày tỏ những ý kiến của chúng ta. Trong số những tiếng nói mà giờ đây thế giới
đang lắng nghe có tiếng nói của những người trước đây từng im lặng. Đây là thời điểm để
những ai am tường về phương tiện truyền thông đại chúng chia sẻ kinh nghiệm với những
người vừa mới tìm được tiếng nói trước công chúng của họ.
Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm được tiếng nói trước công chúng của
mình. Chúng ta có rất nhiều điều để học hỏi lẫn nhau.
CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG
Việc bạn sẽ hình thành một chiến lược truyền thông như thế nào phụ thuộc vào câu trả
lời cho một số câu hỏi chính sau:
Mục tiêu của bạn là gì?
Chức năng của tổ chức bạn là gì? Nó có nổi tiếng hay không?
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
Bạn muốn phương tiện truyền thông nói với công chúng điều gì về bạn và tổ chức của bạn?
Bạn đang làm việc cùng với người khác hay chỉ một mình?
Bạn có sẵn những nguồn lực nào?
Bạn hoặc những người bạn biết có liên hệ với phương tiện truyền thông không?
XÁC ĐỊNH ĐIỀU BẠN MUỐN NÓI
Kéo những người khác cùng tham gia. Hình thành một nhóm cùng làm việc với bạn để triển
khai chiến dịch truyền thông. Cố gắng thu hút càng nhiều người càng tốt, cho phép mọi người
đóng góp vào công việc.
Xác định mục đích và mục tiêu. Xác định tổ chức của bạn và mục đích của nó. Có sự hiểu biết
rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được trước khi bắt đầu.
Tạo ra một thông điệp. Phác thảo những đề tài cần bàn luận, những đề tài đó sẽ trả lời những
câu hỏi cơ bản về vấn đề của bạn. Đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức của bạn đang sử
dụng những đề tài ngắn gọn và có thể trích dẫn này. Bạn muốn có một bức thông điệp rõ ràng,
trực tiếp và đơn giản.
Xác định đối tượng. Ai là thính giả mà bạn muốn hướng tới thông qua phương tiện truyền
thông? Abla Al-Nowais, tổng biên tập tạp chí phụ nữ Zahrat Al-Khaleej phát hành hàng tuần ở
các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, nói: “Điều quan trọng là phải biết trình độ tri thức,
xuất thân và bản chất của thính giả mà bạn đang muốn tiếp cận”.
Cố gắng suy nghĩ như những thính giả mà bạn đang hướng tới. Truyền thông chỉ là
phương tiện. Nếu có thể, đề nghị một thành viên trong nhóm đối tượng thính giả hoặc một
nhóm nghe bạn thuyết trình, từ đó bạn có thể thử nghiệm được bức thông điệp trong chiến
dịch của mình.
Phân tích và đánh giá các cơ sở phát hành và các cơ hội. Hình thức truyền thông nào sẽ giúp
bạn đến với đối tượng thính giả của mình.
Liệt kê những nguồn lực của bạn. Những nguồn lực này có thể bao gồm, nhưng không chỉ hạn
chế ở: tài chính, đóng góp tư liệu cùng loại, thời gian và năng lực của các cá nhân liên quan,
những sự kiện bên ngoài hoặc có liên quan mà bạn có thể sử dụng để làm nổi bật nỗ lực của
mình.
Luôn linh hoạt. Duyệt lại các kế hoạch của bạn nếu bối cảnh và các nguồn lực thay đổi, hoặc
nếu một số phần trong kế hoạch không thực hiện được. Tập trung vào những phần thực hiện
được.
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CỦA MỘT CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG
Một số điểm cơ bản phải giải quyết trước khi bạn đưa ra một kế hoạch truyền thông là:
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
Hiểu biết về phương tiện truyền thông có trong thành phố, bang và đất nước của bạn. Đọc báo,
xem tivi và nghe đài.
Quyết định xem những vấn đề nào thường được đưa vào phần tin nổi bật hoặc các tin bài bình
luận.
Phát hiện những phóng viên đang đưa tin về những vấn đề giống những vấn đề của bạn và
xem xét liệu họ đang đưa tin một cách tích cực hay tiêu cực.
Từ Rina Jimenez David của tờ Philipine Daily Inquirer, chúng tôi có được lời khuyên sau:
Các nhóm phụ nữ nên hướng tới thiết lập những mối quan hệ lâu dài với những người thân
thiện trong giới truyền thông, hơn là những mối liên hệ ngắn ngủi nhằm để thiên hạ biết đến
trong thời khắc. Hình thành một mối quan hệ-thông qua tiếp xúc thường xuyên, mua các bản
tin và các ấn phẩm khác, và những lời mời về những cơ hội giáo dục và đào tạo-có nghĩa là
bạn không chỉ có được một người bạn, thậm chí bạn sẽ có một đối tác và một người ủng hộ
trong giới truyền thông.
Tại sao chúng ta cần một chiến dịch truyền thông?
Để gây ảnh hưởng lên công luận.
Để thuyết phục các nhà lãnh đạo.
Tạo ra các cuộc tranh luận.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Thế nào là một thông cáo báo chí? Một thông cáo báo chí cung cấp thông tin về tổ chức của
bạn được chuẩn bị và trình bày theo một khuôn mẫu đã được chuẩn hóa. Thông cáo báo chí
thường dài một trang, nhưng cũng không quá hai trang. Mục đích là để thông báo về một vấn
đề quan trọng mà bạn muốn thu hút sự quan tâm của truyền thông, dù là truyền thông in ấn
hay điện tử, hoặc cả hai. Một thông cáo báo chí cần phải ngắn gọn và súc tích.
Những thông tin nào cần đưa vào một thông cáo báo chí? Ở Mỹ, một thông cáo báo chí tốt
phải trả lời được 5 câu hỏi bắt đầu bằng “W” trong đoạn đầu tiên: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi
nào? và Tại sao?
• Ai: Ai là chủ thể của bản tin? Cần phải xác định và mô tả họ. “Ai” có thể là một người,
một nhóm, một sự kiện hoặc hoạt động.
• Cái gì: Cái gì sắp xảy ra mà phương tiện truyền thông nên biết? Mục đích là để thu hút
sự chú ý của độc giả, từ đó người ta sẽ đọc thông cáo báo chí của bạn và vấn đề của
bạn sẽ được đưa tin.
• Ở đâu: Nếu đó là một sự kiện hoặc một cuộc họp báo, thì nó sẽ diễn ra ở đâu? Nêu cụ
thể địa chỉ của địa điểm – và cùng với một bản đồ có chỉ dẫn. Thêm cả thông tin về nơi
để xe hoặc phương tiện giao thông công cộng nếu có. Cần làm cho các phóng viên cảm
thấy thuận tiện, thoải mái khi đưa tin về sự kiện của bạn.
• Khi nào: Khi nào thì nó diễn ra? Ngày, ngày trong tuần và thời gian cụ thể phải thật rõ
ràng. Không nên nói vào khoảng mà phải có thông tin cụ thể.
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
• Tại sao: Tạo sao điều này lại quan trọng đến vậy? Lý do ra thông cáo báo chí phải
thuyết phục, phải cụ thể. Nên nhớ rằng, điểm chính hoặc tiêu đề phải được viết làm sao
để lôi kéo độc giả đọc tiếp phần còn lại của thông cáo.
Kiểu viết nào là tốt nhất khi viết các thông cáo báo chí? Đó là dùng trích dẫn. Các câu và
đoạn phải thật ngắn, để cho độc giả có thể đọc lướt và dễ dàng.
Bắt đầu với điểm chính, mở rộng với nhiều thông tin và chi tiết hơn theo thứ tự giảm dần
mức độ quan trọng. Nói cách khác, viết thông cáo báo chí theo kiểu “kim tự tháp” cổ điển
giống như viết một bản tin thường.
LÀM SAO ĐỂ BIẾT ĐIỂM CHÍNH HOẶC TIÊU ĐỀ LÀ HAY?
Thường thì bạn sẽ không biết cho đến khi bản tin của bạn được in ra. Nếu bạn đưa thông tin
quan trọng nhất vào tiêu đề, theo 5 câu hỏi bắt đầu bằng “W”, giải thích những điểm cụ thể, và
phân tích những điểm đáng chú ý nhất, tức là bạn đã có cơ hội thành công. Nên nhớ rằng một
bản tin thường được in bên phải thông cáo báo chí của bạn, tờ báo sẽ biên tập thông cáo báo
chí từ trên xuống.
Sau khi đã viết xong toàn bộ thông cáo, quay trở lại và rà soát cho đến khi bạn nghĩ là bạn đã
có một điểm chính thuyết phục nhất. Đừng sợ phải thay đổi điểm chính. Thường xuyên kiểm
tra để đảm bảo rằng bạn đã trả lời 5 câu hỏi bắt đầu bằng “W”. Nếu cố gắng làm cho nó trở
nên hấp dẫn và kịch tính, thông cáo báo chí có thể sẽ phức tạp, rắc rối đến mức mà những số
liệu thực tế quan trọng biến mất khỏi bản sao cuối cùng.
LÀM SAO ĐỂ ĐƯA THÔNG CÁO BÁO CHÍ TỚI ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG CẦN GỬI?
In rõ tên của người hoặc những người sẽ nhận thông cáo trên bản thông cáo. Nếu bạn định đưa
nó cho một tờ báo, phải đề tên người biên tập, đúng tên và chức vụ. Cách tiếp cận này mang
tính chất riêng tư và rất lôi cuốn.
LÀM GÌ NẾU KHÔNG CÓ PHÓNG VIÊN CỤ THỂ?
Bạn có thể gửi thông cáo cho người biên tập. Đồng thời bạn phải thu thập thông tin về các cơ
sở phát hành. Những câu hỏi dưới đây giúp bạn thu thập thông tin:
• Ai quyết định những tin nào sẽ được đưa? Tên, chức vụ.
• Ai quyết định khi người đó vắng mặt? Tên, chức vụ.
• Có phóng viên nào chuyên về vấn đề của bạn không? Tên.
• Thời điểm trong ngày/tuần/tháng khi quyết định về các bản tin sẽ được đưa ra?
• Cơ sở phát hành muốn được thông báo trước bao lâu về sự kiện sẽ diễn ra?
• Kiểu tư liệu nào cơ sở phát hành muốn nhận được cùng với thông cáo? Họ có muốn
biết thông tin cơ bản, ảnh, bản chiếu màu, băng hình, băng tiếng không? Những gì
khác có ích nữa?
Đừng quên thu thập tất cả số điện thoại và số fax cần thiết. Cũng nên biết tên của các thư ký
và làm quen với họ.
Ở Mỹ, hình thức chuẩn của một thông cáo báo chí như sau:
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
• Thông cáo báo chí được viết trên một tờ giấy trắng hoàn toàn, thường là loại giấy làm
việc có khổ chuẩn ở nơi bạn sống. Bạn hãy dùng giấy có in dòng tiêu đề nếu có. Điều
này sẽ giúp xác định tổ chức của bạn với tư cách là nguồn của thông cáo.
• Lề xung quanh viền của văn bản thông cáo nên để rộng khoảng 38 đến 40mm, để cho
biên tập viên hoặc phóng viên có chỗ để ghi chú bên lề của bản thông cáo.
• Nếu địa chỉ của bạn không có trên tờ giấy bạn đang dùng, hãy đánh địa chỉ đầy đủ ở
góc trên bên trái của tờ giấy.
• NGÀY RA THÔNG CÁO: Thông tin này được hiển thị dưới dạng CHỮ HOA IN
ĐẬM ở góc trên bên phải của tờ giấy và thấp hơn chút ít so với dòng địa chỉ ở góc trên
bên trái của trang giấy.
• Tên của người liên hệ được đề ngay dưới ngày ra thông cáo, và số điện thoại liên lạc
nếu có sẽ được đánh tiếp ở phía dưới. Trong hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức
phi chính phủ ở Bắc Mỹ, số điện thoại liên lạc sau giờ làm việc cũng được đưa cho
người liên hệ.
• PHẦN VIẾT CHÍNH: Nội dung thực sự của thông cáo báo chí bắt đầu từ khoảng 1/3
trang giấy trở xuống.
• Bắt đầu với một dòng tiêu đề. Dòng tiêu đề được đánh lệch về phía lề trái, bên dưới
thông tin địa chỉ và trước nội dung văn bản thông cáo. Tiêu đề được viết TẤT CẢ
BẰNG CHỮ IN HOA.
• Nội dung của bản thông cáo thường đánh cách hai dòng.
• Các đoạn được đánh lùi vào tại dòng đầu tiên. Giữa các đoạn sử dụng khoảng cách
chuẩn.
• Nếu thông cáo dài hơn một trang, từ “tiếp theo” nên được đánh dưới tận cùng của trang
đầu tiên.
• Tốt nhất là nên để thông cáo trong một hoặc hai trang. Đánh ký hiệu ### hoặc số -30-
ở phía dưới giữa trang của trang cuối cùng.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỎI VÀ TRẢ LỜI
SAU KHI ĐƯA RA MỘT THÔNG CÁO BÁO CHÍ TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ KHÁC ?
Tiếp tục gọi điện thoại. Lần đầu tiên bạn gọi điện, giới thiệu bản thân, tên và tổ chức của bạn.
Nếu bạn muốn có một cuộc đàm thoại, hãy hỏi liệu người đó có “đang đến hạn nộp bài”
không. Nếu một phóng viên đã đến hạn và đang cố gắng hoàn thành bản tin, hãy quyết định
thời gian gọi lại thích hợp nhất và nhanh chóng chấm dứt cuộc gọi mà không tỏ ra mất lịch sự.
Nếu người đó không đến hạn phải nộp bài, hãy hỏi họ xem đã nhận được thông cáo của bạn
chưa. Hỏi xem liệu bạn có thể cung cấp thêm bất cứ thông tin nào không; hay họ có muốn nói
chuyện với ai không. Cố gắng nói ngắn gọn để phán đoán phản ứng của họ về tài liệu mà bạn
gửi. Nếu câu trả lời không mấy khả quan, hãy cảm ơn họ vì đã nói chuyện với bạn. Nên nhớ
rằng bạn sẽ còn phải nói chuyện với người đó nữa, và sẽ có lúc câu trả lời là “vâng, chúng tôi
rất hứng thú được đưa tin về sự kiện của bạn và rất mong được gặp bạn”.
NGÀY RA THÔNG CÁO CÓ Ý NGHĨA GÌ?
“Ngày ra thông cáo” là ngày bạn cho phép thông tin trong thông cáo được công bố. Hầu hết
các nhà báo sẽ không công bố thông tin trước ngày bạn nêu cụ thể. Điều này thường được ám
chỉ như một “cấm vận báo chí”. Chẳng hạn như khi một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận tiến
hành một cuộc họp báo để công khai một bản báo cáo mới đặc biệt, tổ chức đó thường đưa ra
tài liệu với hạn chế rằng nó bị cấm vận cho đến một ngày cụ thể. Điều này mang đến cho các
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
nhà báo rất nhiều thời gian để đọc tài liệu và viết những bản tin của họ. Nó cũng cho phép tổ
chức phi lợi nhuận đó đưa “tin” vào ngày tổ chức họp báo của họ.
CÓ THỂ ĐƯA THÊM TƯ LIỆU CÙNG VỚI THÔNG CÁO BÁO CHÍ KHÔNG?
Có, nếu bạn muốn thêm tư liệu về bối cảnh của vấn đề, chẳng hạn như sách giới thiệu hoặc
những ví dụ về các thông cáo trước đó. Có rất nhiều cách thức để bạn “cá nhân hoá” hoặc sáng
tạo với thông cáo. Chẳng hạn như nếu bạn chuẩn bị thông báo về việc một công ty đi vào hoạt
động, bạn có thể gửi một sản phẩm nhỏ cùng với bản thông cáo. Tôi đã được nghe chuyện về
một phụ nữ gửi những chiếc bánh sôcôla chip! Hãy cẩn thận để bất cứ tư liệu thêm nào cũng
không được lấn át tin tức bạn muốn công bố.
MẸO LƯU GIỮ CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐƯỢC IN
TÔI PHẢI LÀM GÌ VỚI BÀI BÁO GỐC?
Khi một bài báo tích cực đã được đăng, bạn nên sao lại bản gốc. Các bản sao của bài báo có
thể được dùng trong bất cứ tư liệu quảng cáo nào trong tương lai. Sau khi đã sao chụp, để bản
gốc trong một tệp đựng hồ sơ hoặc một quyển sổ ghi chép để giữ cho nó nguyên vẹn và an
toàn. Bạn có thể cần dùng lại nó.
TÔI NÊN SẮP XẾP BÀI BÁO NHƯ THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG TRONG TƯƠNG LAI?
Dùng loại giấy làm việc thường. Khổ của nó có thể là 8½ x 11inch hoặc khổ A4, hoặc bất cứ
khổ chuẩn nào sử dụng ở nơi bạn đang sống. Giấy nên phẳng, trắng và không có dòng kẻ.
Cắt bài báo từ báo hoặc tạp chí, để lề rộng càng nhiều càng tốt. Không nên cắt quá sát chữ vì
sẽ khó phôtô.
Cắt tên của tờ báo hoặc tạp chí ở trang nhất. Dùng “biểu tượng” hoặc kiểu chữ được thiết kế
đặc biệt có thể nhận biết được của ấn phẩm đó. Những chữ này sẽ được in lớn hơn phần còn
lại của tờ báo. Nếu nó quá lớn không vừa khổ giấy của bạn và nếu bạn có thiết bị phôtô hãy
thu nhỏ lại. Nếu bạn không thể co chữ nhỏ hơn, bạn nên đánh máy tên của tờ báo phía trên
cùng tờ giấy của bạn.
Cắt ngày của bài báo. Nếu bài báo xuất hiện trong phần có tiêu đề, chẳng hạn như phần Thư
gửi ban biên tập, Trang ý kiến, Tin quốc tế, Tin trong nước, thì cắt cả tiêu đề đó.
TÔI NÊN LẮP RÁP NHỮNG MẨU TIN NHƯ THẾ NÀO?
Thông thường bạn muốn để tên của tờ báo được cắt từ trang nhất ở giữa tờ giấy, ngày của tờ
báo sẽ được đặt ở chính giữa, bên dưới tên. Mục của tờ báo nếu có sau đó sẽ được đặt ở giữa
phía dưới ngày.
Nếu bài báo không vừa trang giấy, có thể bạn phải cắt và sắp xếp sao cho vừa. Nên nhớ giữ
cho nó giống với khuôn của bản gốc càng tốt, đảm bảo các đoạn được sắp xếp theo đúng thứ
tự. Hãy cẩn thận với công việc này vì sẽ dễ bị nhầm lẫn nếu bạn đang sắp xếp một bài báo dài.
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
Nếu bài báo cần phải tiếp tục sang trang thứ hai, đảm bảo rằng bạn phải đưa thêm các thông
tin sau trên mỗi trang giấy: Tên của tờ báo, ngày xuất bản, mục của tờ báo trong đó bài báo
được đăng.
Khi bạn đã chắc chắn rằng bạn thích cách bài báo được trình bày, lúc này bạn đã sẵn sàng thực
hiện công việc lắp ráp. Trong giai đoạn đầu tiên này không nên vội vã; trông bài báo như thế
nào khi bạn photo sẽ rất quan trọng. Đây là cách thức mà hầu hết mọi người sẽ đọc bài báo,
chắc chắn nhiều hơn là nhìn thấy nó ở ấn phẩm gốc.
Bây giờ hãy dừng lại và dành thời gian để rửa tay. Điều này rất quan trọng bởi vì nếu bạn đang
xử lý bất cứ một kiểu giấy in báo nào, tay bạn cũng sẽ bị dính mực in. Nếu bạn dán bằng băng
dính hoặc hồ, chắc chắn sẽ để lại những dấu tay đen và vết nhòe lên trên tờ giấy. Những vết
nhòe này sẽ hiện lên trên tất cả các bản phôtô bài báo.
Dùng băng dính hai mặt, hoặc một lượng nhỏ hồ, dán bài báo mà bạn đã sắp xếp. Băng dính
hai mặt sẽ ở giữa bài báo và tờ giấy, và nó sẽ không hiện lên khi tờ giấy được phôtô. Nếu bạn
sử dụng hồ, nên nhớ dùng càng ít càng tốt để cho bài báo dính vào tờ giấy, nếu dùng quá nhiều
hồ bạn sẽ có một bản gốc không thể đọc được và không thể phôtô được. Nếu bạn chỉ có băng
dính xenlôphan bạn hãy gấp đôi lại và sử dụng theo cách tương tự. (Nếu bạn chỉ đơn giản gắn
các mẩu bài báo, thì các đường viền sẽ hiện lên trên các bản phôtô).
Cuối cùng hãy giữ vài bản gốc nếu bạn có. Giấy báo thường ố vàng, trở nên tối màu khi để lâu
và khó có thể phôtô. Hãy giữ các bản gốc một cách an toàn.
PHỎNG VẤN
Dù phương tiện thông tin là gì (đài, báo hay tivi), dù người phỏng vấn là ai, thì nguyên tắc cơ
bản vẫn là bạn phải luôn kiểm soát được tình huống phỏng vấn.
Hãy thu thập mọi thông tin bạn có được khi lập chiến lược về phương tiện thông tin, và hãy
kiểm tra lại những yếu tố quan trọng trước khi tiến hành phỏng vấn. Hãy nghĩ xem mình muốn
đạt được điều gì thông qua cuộc phỏng vấn. Hãy nghĩ xem ai sẽ đọc/nghe/xem chương trình
của bạn. Bạn cần phải hiểu về từng loại hình phỏng vấn đối với các phương tiện thông tin khác
nhau. Hãy nhớ rằng mặc dù bạn sẽ chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn trên tivi khác với cách
bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn trên đài, nhưng vấn đề mấu chốt vẫn là phải chuẩn bị trước.
Vấn đề mà mọi người chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn thường gặp phải là tâm lý hồi hộp, lo
lắng. Có nhiều cách bạn có thể sử dụng để cảm thấy thoải mái hơn, đỡ lo lắng hơn, nhưng bạn
cũng đừng nghĩ rằng chúng sẽ giúp bạn hoàn toàn thoát khỏi tâm trạng đó. Cách tốt nhất để
thoát khỏi tâm lý này là chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngoài ra, hãy luyện cách nói về mục đích của
mình một cách sinh động, hay sử dụng những phép so sánh dí dỏm, ngôn ngữ sinh động,
những ví dụ và minh họa bất ngờ, hay những số liệu không phức tạp. Bạn nên cân nhắc những
cách khác nhau để nhấn mạnh được những điểm quan trọng nhất mà bạn muốn nói, để tránh sự
hiểu nhầm về mục đích của bạn, và để làm rõ quan điểm của bạn đối với vấn đề trong tương
lai. Một điều nên tránh là đừng để cho tâm lý hồi hộp khiến bạn không thực sự tham gia được
vào cuộc phỏng vấn.
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
Bà Abla Al-Nowais, tổng biên tập của tờ Zahrat Al-Khaleej, đã viết một bài báo nhan đề “Các
qui tắc vàng khi làm việc với giới thông tấn báo chí”. Trong số những điểm hữu ích mà bà nêu
ra có những qui tắc như:
• Cần phải tự tin khi làm việc với giới báo… Đừng rụt rè hay lưỡng lự.
• Chú ý đừng mắc bẫy của phóng viên. Một số phóng viên sẽ cố tình làm bạn mất bình
tĩnh và khiến bạn đưa ra những câu nói trái ngược nhau. Đừng để bị lung lay một
cách dễ dàng, hãy giữ mình thật điềm tĩnh.
• Qui tắc vàng khi trả lời phỏng vấn là “nói sự thật”. Theo kinh nghiệm của tôi trong
lĩnh vực này, tôi có thể cam đoan với bạn rằng nói “không” tốt hơn nhiều so với nói
dối, dù chỉ là một lời nói dối nhỏ nhặt.
Để chuẩn bị kỹ càng hơn, sau đây là những điều bạn nên chú ý khi nhận lời phỏng vấn:
• Ngày giờ của cuộc phỏng vấn là khi nào?
• Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành ở đâu? Hãy đảm bảo là bạn có được những chỉ
đường chính xác nếu bạn không biết rõ lắm về chỗ phỏng vấn. Hãy hỏi xem bạn có cần
phải đem giấy vào cửa hay kiểm tra an ninh không.
• Họ tên đầy đủ của người phỏng vấn là gì? Nếu bạn không biết người phỏng vấn, hãy
cố gắng nghe một chương trình hay đọc những bài báo của phóng viên đó. Việc làm
quen với cách thiết kế chương trình và phong cách của phóng viên phỏng vấn bạn là rất
quan trọng.
• Người ta chờ đợi điều gì ở bạn? Tại sao bạn lại được chọn trả lời phỏng vấn?
• Cuộc phỏng vấn sẽ được truyền trực tiếp hay ghi âm? Khi nào thì cuộc phỏng vấn sẽ
được phát thanh hay truyền hình?
• Bạn sẽ trả lời phỏng vấn một mình hay cùng với nhiều người khác? Sẽ có bao nhiêu
người cùng trả lời phỏng vấn với bạn? Nếu nhiều người cùng trả lời phỏng vấn, những
khách mời kia là ai? Cách thức tiến hành sẽ như thế nào? Mỗi người sẽ được phép nói
trong bao lâu?
• Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài bao lâu?
• Hãy nói rõ cách viết tên của bạn, và bạn muốn tên tổ chức của bạn được nêu như thế
nào trên đài phát thanh hay nếu là trên tivi thì hiện lên màn hình như thế nào.
• Những qui tắc vàng là gì? Hầu hết các cuộc phỏng vấn sẽ được ghi chép và lưu giữ.
Bạn trả lời phỏng vấn vì bạn muốn dùng đài báo như một kênh dẫn bạn đến với công
chúng. Bạn muốn đài báo dẫn trích lời của bạn hay của đồng nghiệp bạn, và sử dụng
những thông tin bạn cung cấp. Nhưng còn có những loại phỏng vấn khác và những loại
này lại có qui tắc riêng của chúng.
-- Cuộc phỏng vấn được nêu đích danh người phỏng vấn. Bất cứ điều gì bạn nói với phóng
viên có thể sẽ được công bố và nêu đích danh người trả lời phỏng vấn. Cho đến nay đây là
cách để bạn đến với công chúng nhanh nhất.
-- Cuộc phỏng vấn trích dẫn nguồn gián tiếp. Những gì bạn nói với phóng viên có thể sẽ được
công bố, nhưng sẽ chỉ nêu nguồn tin theo cách mà bạn và họ đã thống nhất với nhau từ trước,
ví dụ như “theo lời một phát ngôn viên chính thức của…, một nguồn đáng tin cậy”, “một
chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết…” .v.v. Cách này thường được sử dụng nếu lợi ích của
tổ chức mà người trả lời phỏng vấn đại diện cho có thể bị tổn hại nếu trích dẫn trực tiếp.
-- Cuộc phỏng vấn không trích nguồn. Những điều bạn nói có thể sẽ được công bố, nhưng
không trích dẫn nguồn dưới bất kỳ hình thức nào. Thông tin bạn đưa ra có thể xuất hiện dưới
dạng một kết luận do phóng viên rút ra sau khi tìm hiểu tình hình. Hình thức này chỉ nên được
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
sử dụng khi hình thức trích nguồn gián tiếp cũng khiến người nghe đài hay xem truyền hình
nhận ngay ra ai là người trả lời phỏng vấn và khiến uy tín của tổ chức bị tổn hại nghiêm trọng,
vì nó gây một khó khăn lớn cho phóng viên.
-- Phỏng vấn không được nêu đích danh người phỏng vấn. Qui tắc này thường bị sử dụng sai
mục đích, có nghĩa là phóng viên sẽ nhận thông tin nhưng không được phép công bố dưới bất
kỳ hình thức nào. Hình thức này chỉ được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp liên quan
đến lợi ích của những người tham gia phỏng vấn hay những người khác là chủ đề cho cuộc
phỏng vấn. Hình thức này không nên sử dụng trong những hoàn cảnh khác bởi vì nếu sử dụng
nó sẽ là một gánh nặng đối với cả phóng viên lẫn người trả lời phỏng vấn.
Hình thức phỏng vấn được ghi chép và lưu giữ cho đến nay vẫn là hình thức tốt nhất. Những
hướng dẫn khác chỉ là những dòng tốc ký tiện cho công việc của phóng viên và những người
làm việc trong những lĩnh vực nhạy cảm về chính trị, kinh tế hay thực thi pháp luật.
Lời khuyên tốt nhất là hãy tránh đừng phụ thuộc vào những dòng tốc ký này; mỗi nền văn hóa
và mỗi phóng viên lại có cách hiểu khác nhau. Nếu bạn không thể trả lời phỏng vấn một cách
chính thức, hãy nói chuyện với phóng viên và thỏa thuận cụ thể về cách trích dẫn sau này
trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn.
Hãy nhớ rằng sau này bạn và phóng viên có thể sẽ lại làm việc cùng nhau, và bạn và họ đều có
lợi về chuyên môn nếu bài báo hay chương trình phát thanh truyền hình có chất lượng tốt và
biểu đạt được điều bạn muốn nói.
TÔI NÊN CHUẨN BỊ CHO CUỘC PHỎNG VẤN NHƯ THẾ NÀO?
Hãy viết ra một cuộc phỏng vấn lý tưởng. Cuộc phỏng vấn có thể chỉ dự định kéo dài vài giây,
hoặc năm phút, hoặc dài hơn. Hãy chọn ra ba điểm quan trọng nhất mà bạn muốn nói. Đây sẽ
là những “hòn đảo an toàn” của bạn, chỗ bạn sẽ quay lại nhiều lần trong suốt cuộc phỏng vấn.
Dù cuộc phỏng vấn kéo dài bao lâu, bạn cũng không nên đề cập đến quá ba điểm chính trong
bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào.
LUYỆN TẬP, LUYỆN TẬP, LUYỆN TẬP
Một lần nữa, bạn hãy viết ra ba điểm tích cực mà bạn muốn nêu trong cuộc phỏng vấn. Hãy
chuẩn bị một ví dụ hay một câu chuyện ngắn gọn để minh họa cho từng điểm. Hãy dùng càng
ít con số càng tốt. Mọi người thường dễ dàng cảm thấy nhàm chán khi phải nghe đến các con
số thống kê; tuy nhiên, việc nêu ra những thực tế của vấn đề là vô cùng quan trọng.
Barbara d’Achille, một phóng viên và một người vận động tích cực cho bảo vệ môi trường đã
sống ở Peru nhiều năm đã có lần nói:
Dư luận không thể bị xuyên tạc mà không bị thất thiệt; do đó, điều quan trọng là phải cung
cấp thông tin chính xác, đúng đắn về mặt khoa học và không bị thổi phồng. Khi những người
đóng giầy, những người làm vườn, những người bán thịt, những người bán bánh mì và những
phụ nữ nội trợ hiểu được… thì lúc đó chúng ta sẽ tạo được dư luận rộng rãi buộc chính phủ
phải ban hành chính sách bảo vệ môi trường.
Dù vấn đề bạn đang nói đến là gì thì bạn cũng phải học cách nói về vấn đề đó một cách hiệu
quả. Hãy học cách nhấn mạnh những điểm quan trọng. Hãy học ví dụ hay những câu chuyện
minh họa. Không được ghi chú. Bạn nên thực hành với một đồng nghiệp đóng vai người
phỏng vấn. Nếu bạn biết được về cách tiến hành phỏng vấn của phóng viên, hãy áp dụng nó
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
khi thực hành. Hãy thực hành trả lời tất cả các câu người ta có thể sẽ hỏi bạn. KHÔNG ĐƯỢC
GHI CHÚ. Tuy nhiên, hãy cố gắng sao cho thật tự nhiên!
TÔI CẦN BIẾT NHỮNG GÌ VỀ CÁC CUỘC PHỎNG VẤN TRÊN TRUYỀN HÌNH?
Hãy luôn nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn. Đừng nhìn vào máy quay hay màn hình. Đừng
lo lắng về chiếc máy quay. Đã có người chuyên môn chịu trách nhiệm về nó - bạn không cần
phải bận tâm về nó. Hãy cố đừng nhìn ra chỗ khác khi bạn đang suy nghĩ để tìm câu trả lời.
Hãy luôn nhìn vào mắt người phỏng vấn bạn.
TÔI NÊN NHÌN ĐI ĐÂU NẾU TÔI Ở TRONG TRƯỜNG QUAY VÀ TRẢ LỜI PHỎNG
VẤN QUA VỆ TINH (CẦU TRUYỀN HÌNH)?
Các cuộc phỏng vấn qua cầu truyền hình khác với những cuộc phỏng vấn trực tiếp với phóng
viên. Nếu bạn đang ngồi trong trường quay để trả lời phỏng vấn của một phóng viên đang ngồi
ở một trường quay khác, bạn nên NHÌN THẲNG VÀO MÁY QUAY. Trong trường hợp này,
máy quay chính là người bạn đang đối thoại. Ngay cả nếu người phỏng vấn bạn đang ở một
nước khác, bạn cũng nên hình dung là người đó là chiếc máy quay ở trước mặt bạn.
Điều này thường khiến bạn không thoải mái trong cuộc phỏng vấn lần đầu tiên – nhưng đừng
để nó cản trở bạn! Mọi thứ khác đều giống như phỏng vấn bình thường – chỉ khác là người
phỏng vấn không ngồi ngay trước mặt bạn mà thôi. Hãy tưởng tượng chiếc máy quay trước
mặt bạn là một bộ mặt thân thiện, tươi cười!
TÔI PHẢI BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?
Hãy bắt đầu với ba điểm chính mà bạn muốn nói. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ có vài
phút trước cuộc phỏng vấn để nói chuyện với phóng viên. Để họ hiểu rõ bạn hơn, bạn có thể
gửi một vài thông tin đến trước khi phỏng vấn. Điều quan trọng nhất là hãy đảm bảo rằng câu
trả lời đầu tiên của bạn nêu được một trong ba điểm quan trọng mà bạn muốn đề cập đến trong
cuộc phỏng vấn.
PHẢI LÀM GÌ NẾU NGƯỜI PHỎNG VẤN CỨ ĐI LẠC KHỎI VẤN ĐỀ MÀ TÔI MUỐN
NÊU?
Hãy lịch sự, nhưng hãy kiên định hướng cuộc nói chuyện trở về những điểm mà bạn muốn nêu
bằng cách dùng những “cầu nối”, bắt đầu câu trả lời của bạn bằng cách nói “ồ, tôi nghĩ rằng
vấn đề thực sự là...” và sau đó nêu ra một trong những điểm mà bạn muốn nói. Những câu nói
sau là những “cầu nối” hữu ích giúp bạn có cơ hội nêu được những vấn đề mình muốn.
• Tôi muốn nói thêm rằng ...
• Nguời ta thường hỏi tôi rằng ...
• Đó không phải là lĩnh vực chuyên môn của tôi, nhưng tôi cũng biết rằng ....
• Tôi nghĩ vấn đề quan trọng nhất là ...
PHẢI LÀM GÌ NẾU PHÓNG VIÊN HỎI TÔI MỘT CÂU MÀ TÔI KHÔNG MUỐN TRẢ
LỜI?
Hãy quay lại “hòn đảo an toàn” của bạn. Hãy dùng một câu chuyện để minh họa cho một trong
ba điểm mà bạn đã chuẩn bị từ trước. Các câu chuyện thường dễ nhớ hơn. Hãy nghĩ về những
cuộc phỏng vấn mà bạn đã nghe và có thể bạn sẽ nhớ ra một câu chuyện để minh họa cho điều
bạn muốn nói.
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
PHẢI LÀM GÌ NẾU NGƯỜI PHỎNG VẤN HỎI MỘT CÂU TIÊU CỰC?
Đừng bắt chước thái độ tiêu cực đó! Nhiệm vụ của bạn là nêu bật được ba điểm quan trọng.
Đừng tự ái hay bảo thủ. Hãy nhanh chóng đính chính những thông tin sai lệch và sau đó nêu ra
một trong những điểm tích cực mà bạn muốn nói. HÃY TỎ THÁI ĐỘ TÍCH CỰC. Nếu người
phỏng vấn nói một câu chỉ trích gay gắt, bạn có thể nói “Anh hỏi tôi câu đó là tốt, nhiều người
cũng quan niệm sai lệch như vậy, nhưng sự thật là ...” và sau đó hãy quay lại “hòn đảo an
toàn” của bạn.
Đây là lúc việc thực hành trước trở nên quan trọng. Hãy nhớ rằng bạn sẽ phải tập dượt một vài
câu hỏi tiêu cực và khó, và bạn nên có sẵn câu trả lời. Xin nhắc lại là hãy TỎ RA TÍCH CỰC.
PHẢI LÀM GÌ NẾU PHÓNG VIÊN CỨ NGẮT LỜI TÔI BẰNG CÁC CÂU HỎI?
Hãy cứ để cho họ ngắt lời. Bạn có thể nói “anh đã hỏi tôi vài câu”, và sau đó hãy chọn câu hỏi
nào bạn muốn trả lời và nêu ra điều mà bạn cho là quan trọng. Nếu những câu phóng viên ngắt
lời bạn đi lệch những điều bạn đang nói và bạn muốn hướng cuộc đối thoại quay trở lại đúng
trọng tâm, bạn có thể nói “như tôi đã nói” và sau đó tiếp tục câu trả lời với những điểm quan
trọng của bạn.
PHẢI LÀM GÌ NẾU HAI BÊN IM LẶNG MỘT LÚC LÂU?
Hãy cứ giữ im lặng. Đừng tự nhiên đưa ra những thông tin không cần thiết. Chớ nên sợ sự im
lặng. Người phỏng vấn sẽ lo việc đó. Trong một cuộc phỏng vấn mang tính chất hơi đối đầu
một chút, sự im lặng thường là cách người phỏng vấn sử dụng để người trả lời phỏng vấn phải
tự tiết lộ thêm thông tin.
PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI ĐƯỢC YÊU CẦU NÓI NHIỀU HƠN NHỮNG GÌ TÔI MUỐN
NÓI?
Hãy quay trở lại “hòn đảo an toàn” của bạn. Những điều bạn muốn nói đủ quan trọng để bạn
phân tích kỹ hơn và nhắc lại với những câu chuyện hay ví dụ khác đi để minh họa cho điều
bạn nói.
PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI KHÔNG BIẾT CÂU TRẢ LỜI?
Hãy thành thực. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy nói như vậy “Tôi rất tiếc, nhưng tôi không
có thông tin đó, nhưng tôi sẽ rất vui được trả lời anh sau”. Khi bạn nói như vậy, hãy đảm bảo
rằng sau này bạn sẽ cung cấp thông tin cho người phỏng vấn như đã hứa.
CÂU TRẢ LỜI NÊN DÀI BAO NHIÊU?
Câu trả lời của bạn nên ngắn gọn, khoảng 20 giây. Tuy nhiên, câu trả lời trên đài phát thanh có
thể ngắn hơn, và nếu in báo thì có thể dài hơn.
THẾ CÒN NGOẠI HÌNH VÀ GIỌNG NÓI CỦA TÔI (CHO ĐÀI VÀ TIVI)?
Hơn 90% giao tiếp là không dùng lời nói, bởi vậy ngoại hình và giọng nói của bạn là rất quan
trọng. Hãy tỏ ra nhiệt tình và sôi nổi. Cả đài và tivi đều có khuynh hướng làm người ta trở nên
“nhạt nhẽo”, tức là làm người ta có vẻ ít thú vị hơn và tẻ nhạt hơn – vì vậy hãy hứng thú với
điều bạn đang nói. Sẽ rất có ích nếu bạn quay video và ghi âm giọng nói khi bạn tập dượt. Có
thể bạn sẽ nhận thấy rằng bạn phải hơi “lên gân” để thể hiện cảm nghĩ của mình khi trả lời
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
phỏng vấn trên truyền hình. Nếu cuộc phỏng vấn được chiếu trên tivi, bạn nên theo một số
hướng dẫn đơn giản sau đây:
• Hãy mặc quần áo theo cùng một tông màu, màu sáng nhưng đừng trắng toát.
• Đừng mặc những loại vải sặc sỡ hay chất liệu bóng.
• Đừng đeo quá nhiều nữ trang.
• Hãy soi gương trước khi đi đến nơi phỏng vấn.
NHỮNG PHÚT ĐẦU TRONG TRƯỜNG QUAY SẼ NHƯ THẾ NÀO?
Một kỹ thuật viên âm thanh thường sẽ yêu cầu bạn nói thử để kiểm tra chắc chắn là micro đặt
như vậy là vừa. Để thử giọng, hãy nói tên của bạn, đánh vần tên họ của bạn, tên cơ quan của
bạn, chức vụ của bạn nếu có, và chủ đề cho cuộc phỏng vấn. Đây là những thông tin hết sức
quan trọng và để họ phát âm đúng tên bạn và tên cơ quan của bạn.
TÔI CÓ THỂ NÓI ĐIỀU GÌ ĐÓ VỚI PHÓNG VIÊN VÀ HI VỌNG ANH TA SẼ KHÔNG
SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐÓ KHÔNG?
Đừng bao giờ làm điều đó. Hãy luôn nghĩ rằng micro hay máy ghi âm đang bật. Hãy luôn nghĩ
như vậy. Nhiều người nổi tiếng đã phải xấu hổ vì những lời họ nói khi tưởng là micro đã tắt.
Hãy nghĩ rằng bất kỳ điều gì bạn nói với phóng viên ở bất kỳ lúc nào cũng có thể bị đem ra sử
dụng. Và đừng bao giờ nói “tôi không có ý kiến gì”, bởi vì điều đó thường gây một ấn tượng
là bạn có điều gì đó muốn giấu. Phóng viên luôn luôn làm việc và không có gì là “không chính
thức” - trừ phi bạn đã nói rõ điều này với anh ta. Đừng bao giờ nói bất kỳ điều gì bạn không
muốn đọc thấy trên báo hay nghe thấy trên đài hay tivi.
TIN TRÊN ĐÀI VÀ CÁC CUỘC PHỎNG VẤN
Ở nhiều nước, đài phát thanh là cách tốt nhất để đến với công chúng. Ở những cộng đồng mà
ít nhất 50% dân số (trong đó phụ nữ chiếm 60%) không biết đọc biết viết thì sử dụng báo chí
là không hiệu quả. Ngoài ra, tivi cũng chỉ có ở thành phố lớn; do đó sử dụng tivi cũng không
hiệu quả.
Những bài phát biểu trước công chúng là có hiệu quả, nhưng chỉ khi diễn giả hiểu rõ về trình
độ học vấn, nhận thức về kinh tế văn hóa và những khác biệt trong tập quán của địa phương.
Theo ước tính, 15% người Mỹ nhận tin tức thông qua đài phát thanh. Những cuộc“đối thoại”
trên đài đang trở thành một công cụ ngày càng phổ biến cho các cá nhân để bày tỏ quan điểm
về chính trị hay xã hội của mình. Hầu hết các đài phát thanh đều có những chương trình tin tức
vào các thời gian khác nhau trong ngày. Nhiều đài phát thanh lấy thông tin từ những tập đoàn
tin tức lớn, và những đài phát thanh qui mô hơn thì có bộ phận lấy tin riêng. Việc bạn nghe đài
như thế nào phụ thuộc vào cấu trúc và cách thức phát sóng của từng đài phát thanh.
Bạn có thể trực tiếp gọi điện để cung cấp tin. Bạn cũng có thể gọi điện đến đài trong chương
trình “đối thoại” và đưa ra quan điểm của mình. Một số đài phát thanh nhỏ hơn còn thực hiện
các cuộc phỏng vấn ngay trong phòng ghi âm của họ. Hãy tìm hiểu về đài phát thanh ở khu
bạn sống để quyết định xem bạn tiếp cận cách nào là tốt nhất.
PHỎNG VẤN TRÊN ĐÀI VÀ TRÊN TIVI CÓ SỬ DỤNG NHỮNG CÔNG CỤ GIỐNG
NHAU KHÔNG?
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
Có. Nhưng cách diễn đạt và nội dung những điều bạn nói còn quan trọng hơn khi người ta
không trông thấy hình của bạn.
PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI NHẬN ĐƯỢC MỘT CÚ ĐIỆN THOẠI BẤT NGỜ CỦA PHÓNG
VIÊN VÀ ANH TA MUỐN PHỎNG VẤN TÔI NGAY LẬP TỨC QUA ĐIỆN THOẠI?
Hãy hỏi tên anh ta, số điện thoại và thời hạn phải trả lời, và hỏi xem liệu bạn có thể gọi lại cho
anh ta sau vài phút được không. Hãy tự soạn ra câu trả lời. Hãy nghĩ về ba điểm quan trọng
tích cực bạn muốn nói. Hãy thực tập cuộc phỏng vấn bằng cách nói to lên. Hãy nhanh chóng
tìm hiểu về phóng viên, về tổ chức tin tức và về thính giả mà bạn đang nhắm đến nếu có thể.
Sau đó hãy thoải mái và gọi lại cho phóng viên.
PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI PHẢI SỬ DỤNG ĐẾN NHỮNG THUẬT NGỮ VÀ CON SỐ
THỐNG KÊ CHUYÊN MÔN TRONG CÂU TRẢ LỜI?
Hãy cố gắng sử dụng càng ít con số thống kê càng tốt. Thay vào đó, hãy sử dụng lối nói thật
tượng hình. Nếu bạn nghe thấy ai đó nói “rộng khoảng bằng một cái sân bóng đá”, thì bạn sẽ
có ấn tượng tốt hơn là nghe nói “rộng khoảng 4.300 mét vuông”.
Giữa hai cách nói “hàng ngày có tới 35.000 trẻ em bị chết một cách vô ích” – một con số
thống kê mà nhiều tổ chức phát triển quốc tế sử dụng, hay cách nói “mỗi ngày có 100 chiếc
máy bay phản lực bị tai nạn, mỗi máy bay chở 350 trẻ em” – cách ví von mà UNICEF sử dụng
để nói về tình trạng khẩn cấp này, bạn thấy cách nào hiệu quả hơn? Rõ ràng cách thứ hai sinh
động hơn.
Nếu bạn buộc phải dùng đến những thuật ngữ chuyên môn, hãy cố gắng định nghĩachúng càng
đơn giản càng tốt. Hãy sử dụng những từ ngữ thông dụng với thính giả. Hãy định nghĩa bất kỳ
thuật ngữ nào không được sử dụng trong ngôn ngữ thông dụng. Điều này sẽ rất quan trọng nếu
bạn nói chuyện với những người thuộc các quốc tịch khác nhau.
TÔI CÓ ĐƯỢC GHI BĂNG CUỘC PHỎNG VẤN KHÔNG?
Hãy thảo luận điều này với phóng viên phỏng vấn bạn. Nói chung thì bạn sẽ được phép ghi
băng, và việc bạn yêu cầu điều này cũng là chuyện bình thường. Vì như thế, bạn sẽ có được
một bản sao chính xác của cuộc phỏng vấn. Bạn có thể bật lại băng sau đó và luyện tập sao
cho mình sẽ trả lời tốt hơn ở những cuộc phỏng vấn sau. Điều này cũng giúp cho những người
làm cùng với bạn, những người không nghe được buổi phát thanh hay truyền hình, có cơ hội
nghe lại buổi phỏng vấn sau này. Nếu có thể, hãy luyện tập trước ống kính hay với một máy
ghi âm.
CÁC PHƯƠNG TIỆN IN ẤN
Có nhiều phương pháp và cách thể hiện khác nhau cho chiến lược thông tin của bạn. Sau đây
là mô tả những cách thể hiện trên báo, nội san và tạp chí.
BÁO
Tùy vào nơi bạn sống có đông người hay không và có gần với một thành phố lớn hay không
mà bạn có thể tiếp cận được với một tờ nhật báo quốc gia hay quốc tế, hay một tờ nhật báo địa
phương, hay một tuần báo địa phương. Hãy làm quen với tờ báo bằng cách theo dõi xem họ đề
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
cập đến những vấn đề bạn đang quan tâm như thế nào. Nếu bạn biết có phóng viên nào quan
tâm đến vấn đề đó, hãy liên hệ trực tiếp với anh ta/cô ta. Với một tờ báo nhỏ hơn, bạn có thể
liên hệ với biên tập viên thời sự về phóng sự của bạn. Vào những lúc khác nhau, bạn có thể
gửi cho tất cả những người này những thông cáo báo chí và tập hồ sơ với những thông tin có
liên quan.
PHÓNG SỰ
Hãy gửi một thông cáo báo chí cho đích danh một người nếu có thể, với những thông tin cụ
thể mà bạn nghĩ là đáng được đưa lên bản tin. Hãy nhớ rằng nhiều người đang cạnh tranh để
có được sự chú ý của biên tập viên/phóng viên, vì vậy hãy giúp phóng viên mà bạn đang liên
hệ “giới thiệu” phóng sự của bạn với biên tập viên của tờ báo. Bạn nên cung cấp những thông
tin cơ sở ngắn gọn, đưa cho phóng viên tên và địa chỉ liên lạc của những người cần thiết có thể
cung cấp thêm thông tin. Hãy tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phóng viên để anh ta viết một
phóng sự về vấn đề của bạn.
TRUYỆN PHÓNG SỰ Đây là cơ hội để tiếp cận vấn đề theo một góc độ mang tính cá nhân
hơn và phân tích kỹ xem một vấn đề ảnh hưởng đến một cá nhân cụ thể như thế nào. Bạn có
thể đi sâu vào những nhận thức của riêng bạn trong một câu chuyện phóng sự, và không bị
giới hạn chỉ ở những thực tế trong thông tin. Nếu tờ báo bạn đang liên hệ không đủ lớn để có
một biên tập viên cho loại hình truyện phóng sự thì bạn có thể tự viết và gửi bài cho họ để
đăng. Hãy gửi kèm vài tấm ảnh đẹp cùng với bài viết.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nhiều tờ báo lớn có một trang đối diện với trang ý kiến bạn đọc, trên đó in những mẩu nói lên
ý kiến bạn đọc với những nhận xét chủ quan về các tin tức, phóng sự. Một bài “nhịp cầu bạn
đọc” thường dài khoảng 750 từ tiếng Anh. Bất kỳ ai cũng có thể gửi bài cho biên tập viên tờ
báo. Nếu có thể, bạn hãy gọi điện cho Tổng Biên tập để hỏi về những yêu cầu cụ thể để được
đăng trên trang “ý kiến bạn đọc” của tờ báo đó. Nói chung, biên tập sẽ yêu cầu bạn phải cho
họ “độc quyền”, có nghĩa là bạn phải hứa không gửi bài đến bất kỳ tờ báo nào khác nếu họ đã
nhận in bài đó cho bạn. Chính sách in những bài báo như thế này của mỗi tờ báo là khác nhau.
Trên tờ Thời báo New York, trang “ý kiến bạn đọc”, có những dòng sau:
Độc giả cần lưu ý -- Trang “Ý kiến bạn đọc” sẵn sàng tiếp nhận tất cả những bản thảo được
gửi đến một cách tự nguyện. Tuy nhiên, do số lượng bài gửi quá lớn, chúng tôi tiếc là không
thể thông báo đã nhận được bài gửi của các bạn hay gửi trả bài cho các bạn trừ phi bài viết
được gửi kèm với một phong bì đã dán sẵn tem và đề sẵn địa chỉ. Nếu bản thảo được chấp
nhận đăng, tác giả sẽ được thông báo trong vòng hai tuần.
THƯ GỬI TỔNG BIÊN TẬP
Đây là một trong những mục được nhiều người đọc nhất trong một tờ báo. Đây là một cơ hội
tuyệt vời để bạn bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề mà bạn rất quan tâm. Điều quan
trọng nhất, ngay cả khi thư của bạn không được đăng, là bạn đã có cơ hội tốt để luyện cách
trình bày ý nghĩ của mình một cách mạch lạc và súc tích. Bạn sẽ có cơ hội tốt nhất để bài của
bạn được in nếu bạn nhận xét trực tiếp một bài báo nào đó.
Thư gửi Tổng biên tập cần phải được viết ngay sau khi bài báo mà bạn định nhận xét xuất
hiện. Đừng chờ đợi! Hãy viết ngay! Hãy càng ngắn gọn càng tốt. Hãy nói rõ mình đang nhận
xét bài báo nào, có tiêu đề là gì, ngày ra báo và tên phóng viên. Nếu bạn có thông tin muốn bổ
sung vào những thông tin đã được đăng, hãy làm điều đó. Hãy ký tên dưới bức thư và ghi rõ
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
họ tên và tên cơ quan của bạn nếu cơ quan có liên hệ với vấn đề bạn đang bàn. Tốt nhất là bức
thư gửi tổng biên tập nên dài 200 từ. Nếu bạn muốn viết dài hơn, hãy nghĩ đến việc viết cho
mục “Ý kiến bạn đọc”.
NỘI SAN
Nhiều tổ chức phi chính phủ (NGOs) xuất bản những nội san và tạp chí. Nếu vấn đề của bạn
liên quan đến lĩnh vực của một tổ chức phi chính phủ, có thể họ sẽ quan tâm đến việc in một
bài báo về bạn hay tổ chức của bạn trong nội san của họ. Thư viện địa phương, Trung tâm
Thông tin Hoa Kỳ hay các đại diện tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp cho bạn những
thông tin chi tiết về cách liên hệ với biên tập viên của nội san hay tạp chí. Nhiều tổ chức phi
chính phủ có rất nhiều thành viên quốc tế và nội san của họ được lưu hành rộng rãi.
Dưới đây là một ví dụ về việc bạn có thể sử dụng nội san của một tổ chức quốc tế để đề cập
đến vấn đề của bạn trên các phương tiện truyền thông. Một phụ nữ sống ở một nước đang phát
triển đang cố gắng cải thiện các cơ hội giáo dục cho các em bé gái. Chị gặp một đại diện địa
phương của một tổ chức phi chính phủ. Bài viết của chị đã được đăng trên nội san và được
hàng ngàn người là thành viên hay những người ủng hộ tổ chức phi chính phủ đó đọc. Những
tờ báo lớn cũng đã đăng lại bài báo đó, với sự hỗ trợ của phòng quan hệ công chúng và phòng
truyền thông của tổ chức phí chính phủ đó. Một thành viên của Nghị viện Châu Âu cũng đã
trích dẫn đến bài báo đó. Tác giả bài báo đã trở thành một trong những “chuyên gia” về vấn đề
cải thiện cơ hội giáo dục cho các em bé gái trong cộng đồng của chị. Một đài truyền hình đã
chọn mời tác giả bài báo đến phỏng vấn trong chương trình nói về cơ hội giáo dục cho các em
bé gái.
TẠP CHÍ
Ngày nay có hàng ngàn tạp chí được xuất bản mỗi ngày. Cách tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu là
bạn hãy đi đến quầy báo gần nơi ở của bạn. Hãy xem ở nước bạn có những tạp chí nào. Thư
viện địa phương hay Phòng Thông tin - Văn hóa của Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng có một khu tài
liệu tham khảo cung cấp cho bạn những thông tin về tạp chí.
Mỗi tạp chí đều có một trang với nhan đề nổi bật --- liệt kê tên và chức vụ của những người
làm việc cho tạp chí. Trang này cũng nói rõ tần số phát hành – hàng tuần, hai kỳ một tuần,
hàng tháng, hay hai kỳ mỗi tháng – và cũng liệt kê những phòng ban trong tòa soạn. Nếu vấn
đề của bạn do một phòng cụ thể nào đó phụ trách, hãy viết thẳng cho biên tập viên của phòng
đó. Nếu vấn đề của bạn có vẻ như không thuộc lĩnh vực của một phòng nào, thì hãy gửi bài
viết của bạn cho đích danh ông Tổng biên tập. Nếu họ quan tâm, bài viết của bạn sẽ được phân
cho một nhân viên trong tòa soạn. Có thể bạn sẽ phải gửi bài vài lần rồi mới nhận được hồi
âm. Hãy sử dụng mọi cách giao tiếp để thiết lập quan hệ với biên tập viên và nhân viên tòa
soạn, kể cả người “gác cổng” như thư ký tòa soạn hay trợ lý. Các tạp chí thường giữ những hồ
sơ thông tin để tham khảo sau này để tạo ra những ý tưởng mới. Vì họ thường không thể đăng
những tin tức “nóng hổi”, cho nên các tạp chí có thể đăng những phóng sự dài hơn.
Thời gian “chờ đợi” (thời gian từ lúc nhận được bài báo cho đến lúc bài được đăng) của mỗi
tạp chí là khác nhau. Hãy tìm hiểu xem tạp chí mà bạn định gửi bài có thời gian chờ đợi là bao
lâu.
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
TIVI VÀ ĐÀI PHÁT THANH
Ngày nay, hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều tiếp cận được với các mạng lưới tin tức
quốc tế như CNN thông qua vệ tinh. Tuy nhiên, phần lớn các nơi khác trên thế giới, nhất là
các vùng nông thôn, vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào đài phát thanh để nghe tin tức. Một số
người có thể lựa chọn trong số hàng trăm kênh, còn những người khác thì chỉ có thể tiếp cận
được với tin tức của đài phát thanh /truyền hình thuộc quản lý của nhà nước. Nói tóm lại, việc
tiếp cận thông tin rất chênh lệch. Mặt khác, công nghệ truyền thông lại đang phát triển như vũ
bão, và điều quan trọng là bạn phải nhận biết đươc các xu hướng trong truyền thông điện tử và
những cơ hội thông tin đại chúng hiện nay.
TÔI PHẢI BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?
Trước hết, hãy làm quen với các chương trình phát thanh truyền hình ở nơi bạn sống. Thư viện
địa phương hay Phòng Thông tin-Văn hóa của Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng có những quyển
hướng dẫn về các phương tiện truyền thông. Có những mạng lưới quốc tế với những bộ phận
phụ trách nơi bạn sống không? Các “cộng tác viên” – các phóng viên tự do làm việc cho nhiều
tờ báo hay đài khác nhau – thường là một nguồn quan trọng nữa để chuyển tin. Hãy lập một
danh sách tất cả các chương trình tivi có phát tin tức và các câu chuyện thời sự. Hãy ghi chú
những loại chương trình của mỗi đài: tin tức, phim tài liệu, phỏng vấn, tọa đàm (đối thoại) –
và người liên hệ và số điện thoại của từng người.
PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI CÓ MỘT BẢN TIN MUỐN THÔNG BÁO TRÊN TIVI?
Hãy liên hệ với biên tập viên chịu trách nhiệm phân công hay biên tập bản tin. Hãy nhớ rằng
việc của bạn là “bán” được phóng sự cho phóng viên. Nếu câu chuyện của bạn có liên quan
với vấn đề quốc gia hay của địa phương, hay nếu bạn có những hình ảnh thú vị, thì bạn sẽ có
nhiều cơ hội được phát sóng trên tivi hơn. Khi nghĩ đến tivi, hãy nghĩ đến những gì máy quay
có thể “nhìn thấy” khi họ quay câu chuyện của bạn.
Biên tập viên chịu trách nhiệm phân công và biên tập tin tức sẽ nhắc đi nhắc lại với bạn là,
mặc dù họ đọc những thông cáo báo chí và báo cáo, họ vẫn muốn bạn kể cho họ nghe một câu
chuyện – với hình ảnh càng sinh động càng tốt. Những yếu tố mà họ tìm kiếm trong câu
chuyện là: quyền lợi của con người, một góc nhìn của người địa phương, tầm quan trọng đối
với quốc gia, hay mối liên hệ với một câu chuyện đã được phát sóng trước đó. LÀM SAO ĐỂ
TÔI ĐĂNG ĐƯỢC MỘT CÂU CHUYỆN PHÓNG SỰ NẾU TÔI KHÔNG CÓ TIN SỐT
DẺO?
Cách tiếp cận cũng giống như đối với một đoạn tin vắn, nhưng không phụ thuộc nhiều vào yếu
tố thời gian như đối với tin. Trong trường hợp này, bạn có nhiều cơ hội hơn để tìm những
phóng viên quan tâm đến vấn đề của bạn. Bạn nên bắt đầu bằng việc gửi cho họ những tài liệu
bằng văn bản. Hãy gửi kèm bất kỳ bài báo nào bạn đã đăng. Nếu không có một phóng viên cụ
thể nào thì bạn nên gửi thông tin đến cho biên tập viên chịu trách nhiệm phân công. Hãy giải
thích tại sao người xem truyền hình lại quan tâm đến vấn đề mà bạn muốn đề cập tới.
Sau đây là một câu chuyện về một cách độc đáo để tự giới thiệu về mình và về tổ chức của
mình với giới thông tấn: Ở Philippines, những người làm trong giới thông tấn, những nguồn
tin, những người chuyên môn trong lĩnh vực quan hệ công chúng, những câu chuyện chính trị
và những người hay kháo chuyện tụ tập với nhau để trao đổi thông tin, quan điểm, những tin
tức bí mật và những câu chuyện đùa tại “diễn đàn ăn sáng (kapihan). Kapihan có thể có nhiều
hình thức. Nó có thể được tổ chức hay diễn ra một cách tự do, có thể có người có kinh nghiệm
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
hay người đặt câu hỏi. Dù là hình thức nào thì thông tin được trao đổi thường cũng sẽ xuất
hiện trên mặt báo.
Một nhóm phụ nữ mang tên PILIPINA đã thành công rực rỡ với diễn đàn ăn sáng của họ.
Hình thức họ sử dụng là mời một hay hai cán bộ nguồn (một của PILIPINA) đứng lên thuyết
trình một cách ngắn gọn, sau đó là một diễn đàn cho tất cả mọi người tham gia đóng góp ý
kiến. Trong năm đầu, các vấn đề được thảo luận bao gồm bạo lực đối với phụ nữ (và tác động
của nó đối với phát triển), quấy rối tình dục và hình ảnh của phụ nữ trong Kinh thánh. Họ thấy
rằng Kapihan không chỉ trở một diễn đàn để chia xẻ các ý kiến và quan điểm, mà còn là một
cách thức tuyệt vời đề đưa các vấn đề lên các phương tiện thông tin đại chúng.
PILIPINA cho biết trong số các lợi ích khác của Kaphihan là những thành viên mới, sự quan
tâm nhiều hơn của giới thông tấn và sự hình thành những nhóm vận động mới như The
Academe, một nhóm của trường Đại học Tổng hợp Philippines mà hoạt động ban đầu của họ
là một chiến dịch quảng bá mang tên “Hãy lên tiếng phản đối nạn quấy rối tình dục trong
trường học”.
Tổ chức PILIPINA thấy rằng bằng cách sử dụng hình thức quen thuộc với các phương tiện
thông tin đại chúng địa phương và công chúng, họ đã đến được với nhiều thính giả hơn mà
những thính giả này thường không chấp nhận những quan điểm của phái nữ về những vấn đề
xã hội.
CÒN CÁC KHẢ NĂNG VỀ ĐÀI PHÁT THANH THÌ SAO?
Các chương trình “đối thoại” trên đài phát thanh đang trở nên ngày càng phổ biến ở Hoa Kỳ.
Chủ nhân của những chương trình này đang dành được sự chú ý và gây ảnh hưởng đến nhiều
người buộc họ phải đưa ra những hành động mang tính chính trị. Nếu bạn biết người tổ chức
chương trình phỏng vấn trên đài phát thanh, hãy trực tiếp liên hệ với họ. Ngoài ra, hãy liên hệ
với người sản xuất chương trình để tìm hiểu xem những thông tin gì sẽ giúp họ chuẩn bị tốt
cho cuộc phỏng vấn.
THẾ CÒN VIỆC TRUYỀN DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ CỦA NHỮNG THÔNG TIN CỦA CƠ
QUAN TÔI THÌ SAO?
Những cơ hội truyền bá thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử đang tăng mạnh, và bạn không nên
bỏ qua những cơ hội tham gia vào cái gọi là Xa lộ Thông tin. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nhiều
người vẫn có ít hoặc không có cơ hội tiếp cận với máy tính và dịch vụ viễn thông; dữ liệu điện
tử là một cách bổ sung chứ không thể thay thế được những phương pháp truyền thông truyền
thống qua các phương tiện thông tin đại chúng.
BẠN ĐANG NÓI VỀ NHỮNG LOẠI CƠ HỘI NÀO CHO VIỆC GIAO TIẾP BẰNG DỮ
LIỆU ĐIỆN TỬ?
Thư điện tử, hay e-mail, là một loại cơ hội. Nếu bạn hay tổ chức của bạn có e-mail, bạn có thể
gửi các tin, thông báo, thông cáo báo chí và các thông tin khác tới các cá nhân hay tổ chức trên
toàn thế giới. Vấn đề là bạn cần biết địa chỉ e-mail của họ.
Ở một số trường hợp, bạn có thể thiết lập một địa chỉ e-mail theo nhóm, để chỉ bằng một nút
bấm bàn phím, bạn có thể gửi tthông tin cho nhiều người cùng một lúc.
Một khả năng khác là tham gia hay thậm chí là thiết lập một bản tin điện tử của chính mình,
được gọi là BBS (Hệ thống Bảng tin Điện tử). Trước hết, bạn phải soạn một cơ sở dữ liện điện
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
tử gồm các tài liệu của bạn. Sau đó, bạn sẽ cung cấp một số điện thoại để bất cứ ai có máy tính
và một modem có thể tiếp cận với các thông tin của bạn. Rõ ràng, các chi tiết kỹ thuật và chi
phí để tạo hay tham gia một hệ thống bảng tin điện tử sẽ thay đổi tùy theo vị trí và hoàn cảnh.
Hơn nữa, chất lượng của hệ thống viến thông sẽ luôn là một yếu tố hạn chế. Nếu bạn ở một
thành phố có đường dây diện thoại kém, có thể không đáng để bạn thiết lập một hệ thống bảng
tin điện tử.
Hãy nhớ rằng một hệ thống bảng tin điện tử đòi hỏi phải có thời gian và cần được duy tu bảo
dưỡng. Nếu thông tin của bạn không thay đổi và cập nhật thường xuyên, ngay cả những người
sử dụng quan tâm sâu sắc đến chủ đề của bạn cũng sẽ nhanh chóng bỏ đi chỗ khác.
HỆ THỐNG BẢNG TIN ĐIỆN TỬ CÓ GIỐNG NHƯ INTERNET KHÔNG?
Không. Mặc dù cả hai đều cần một máy tính và modem, nhưng hệ thống bảng tin điện tử về cơ
bản là một cơ sở dữ liệu độc lập của địa phương. Hệ Internet là một mạng điện tử toàn cầu
rộng lớn và dễ tiếp cận, với nhiều mức độ sử dụng, hoạt động và chức năng khác nhau. Tuỳ
vào hoàn cảnh của bạn mà có thể đăng tải thông tin với một tổ chức, một nhóm tin tức hay một
dịch vụ cơ sở dữ liệu đã có sẵn trên mạng.
Ví dụ như nhiều trường đại học và tổ chức sử dụng một hệ thống gọi là “Gopher” để tìm kiếm,
xác định, trao đổi và truy nhập những khối lượng thông tin khổng lồ. Một hệ Internet khác,
Mạng Toàn Cầu, cho phép thể hiện và trao đổi những tệp hình ảnh hay đồ họa.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mặc dù sẽ đến một lúc Internet cũng sẽ dễ sử dụng như điện thoại,
nhưng ngày đó vẫn chưa đến. Bạn sẽ cần một người thông thạo và có kinh nghiệm với Internet
để thiết lập “Gopher” của bạn hay các dạng cơ sở dữ liệu khác.
Cũng giống như đối với hệ thống bảng tin điện tử, một điều quan trọng là dữ liệu phải càng
cập nhật càng tốt. Trong một thế giới Internet siêu tốc, thông tin trở nên lạc hậu rất nhanh.
Điều này có nghĩa rằng ngay cả khi bạn có cơ hội đưa thông tin lên một hệ thống bảng tin điện
tử hay Interrnet thì bạn vẫn cần phải quyết định xem thời gian bỏ ra có đáng để bạn đầu tư vào
việc đưa thông tin đó lên mạng hay không.
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN TRÊN
PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG, DẠNG VĂN BẢN VÀ DẠNG ĐIỆN TỬ, LÀ
GÌ?
Trong mọi trường hợp, bạn sẽ kể câu chuyện của mình. Điều mấu chốt để thành công là phải
chuẩn bị kỹ và khả năng đào sâu phân tích vấn đề. Các tài liệu bằng văn bản của bạn sẽ rất
quan trọng. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là xây dựng quan hệ lâu dài với các phóng viên,
biên tập viên, nhà sản xuất, “những người gác cổng” và những mối liên hệ khác trong giới
thông tấn. Những quan hệ này sẽ liên tục thay đổi nhưng sẽ vẫn là những yếu tố quan trọng.
HỌP BÁO
Chúng ta mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để tổ chức một cuộc họp báo, vì vậy
cần phải biết chắc là mình có điều quan trọng cần tuyên bố. Hơn nữa, các nhà báo cũng không
có thì giờ để đến dự những cuộc họp báo mà không đưa ra một thông tin gì.
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
Nếu chúng ta tổ chức họp báo thì việc lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng là điều rất quan
trọng.
• Chọn địa điểm tổ chức họp báo. Nơi họp báo phải dễ đến, thuận tiện và đẹp. Nếu mời
các cơ quan truyền thông thì phải đảm bảo cung cấp đầy đủ điện và thiết bị điện.
• Chọn thời gian tổ chức họp báo. Việc này phụ thuộc vào loại hình truyền thông bạn
định mời đến dự. Do bị hạn chế về thời gian nên thường thì buổi sáng là tốt nhất.
• Kiểm tra các cơ quan có lịch làm việc dài hạn để đảm bảo rằng ngày bạn tổ chức họp
báo không bị trùng với bất cứ một sự kiện quan trọng nào. (Ngày lễ lớn ở nước bạn sẽ
không phải là ngày tốt nhất để tổ chức họp báo.) Nếu bạn biết một cơ quan khác
thường tổ chức một sự kiện vào một ngày cụ thể thì hãy xếp lịch họp báo của bạn vào
một ngày khác. Việc đưa tin về sự kiện của mình có nghĩa là bạn đang cạnh tranh với
những người khác cũng muốn đưa tin về sự kiện của họ!
Sau khi bạn đã chọn xong địa điểm, ngày, giờ.
• Quyết định xem sẽ mời ai trong số các loại hình truyền thông mà bạn đã lên danh sách.
Nên mời những người ủng hộ tổ chức của bạn và cả những người có thể thu hút giới
truyền thông tới nơi họp báo - chẳng hạn như những nhân vật nổi tiếng.
• Phác thảo nội dung của cuộc họp báo trong thông cáo báo chí.
• Quyết định xem ai sẽ là người phát biểu. Có người nào đặc biệt làm chủ tọa cuộc họp
báo hay không? Bạn có một nhóm diễn giả để thông tin cho giới báo chí không? Bạn
phải chú ý dành nhiều thời gian để giới báo chí chất vấn. Bạn cũng có thể yêu cầu một
người cụ thể trả lời câu hỏi.
• Bạn sẽ phải bố trí nơi họp báo có đủ chỗ dành cho các thiết bị phát thanh truyền hình,
máy ảnh, micrô, thiết bị chiếu sáng và ghế ngồi. Nếu cần thiết thì bạn phải bố trí cả
phiên dịch. Bạn cũng phải cố gắng phục vụ đồ ăn nhẹ bởi vì các nhà báo ở nhiều nước
được trả lương thấp và họ thường bỏ bữa để kịp lấy tin tức. Bạn không cần chuẩn bị
những thứ cầu kỳ, chẳng hạn như bạn chỉ cần chuẩn bị trà, cà phê và bánh quy là được.
Cần bố trí một cái bàn gần cửa ra vào và trên đó bạn để những thứ sau:
- Tập tài liệu về cuộc họp báo và những thông tin khác để phát cho mọi người;
- Danh sách ký tên dành cho giới báo chí;
- Danh sách ký tên cho những người đến dự và khách mời từ các tổ chức khác;
- Những thông tin khác mà bạn có, chẳng hạn như áp phích hay tờ rơi cho khách.
• Tốt nhất bạn nên có một người chuyên giúp đỡ các nhà báo đến dự. Người này sẽ phụ
trách việc cung cấp tất cả các thông tin mà nhà báo cần. Nếu có phóng viên mà bạn đã
từng quen biết từ trước hay đã từng gửi tài liệu cho họ thì bạn hãy nhớ giới thiệu mình
và các đồng nghiệp. Đây là cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ và phát triển quan hệ sau này.
• Sau cuộc họp báo bạn vẫn nên giữ liên lạc qua điện thoại. Cho dù công việc bạn đang
làm là rất quan trọng nhưng bạn cần phải nhớ rằng bạn đang phải cạnh tranh với những
người ở các tổ chức không kém quan trọng khác cũng rất mong chiếm được sự quan
tâm của phương tiện truyền thông.
• Nếu bạn có máy fax thì hãy gửi fax nhắc họ hai hoặc ba ngày trước khi diễn ra họp
báo. Bạn cũng nên gọi điện trước hai hay ba ngày xem nhà báo đó có đến dự họp báo
hay không và xem liệu họ có cần thêm thông tin gì nữa không.
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
• Kiểm tra lại danh sách các nhà báo đến dự họp báo. Nếu họ không đến thì hãy gửi cho
họ tập tài liệu về cuộc họp báo.
• Vào ngày diễn ra họp báo, bạn phải đến thật sớm để giải quyết những vấn đề có thể
xảy ra vào phút chót. Kiểm tra lại micrô và xem các thiết bị khác có trong tình trạng
làm việc tốt nhất hay không. Cố gắng khai mạc buổi họp báo đúng giờ đã định, nếu
muộn thì cũng chỉ nên muộn 10 phút là tối đa.
TÀI LIỆU HỌP BÁO
Tài liệu họp báo là tập tài liệu cung cấp mọi thông tin liên quan đến vấn đề của bạn. Hãy lập
danh sách những thông tin cần đưa vào tập tài liệu này. Thường thì tài liệu họp báo bao gồm:
• Danh sách những tài liệu có trong tập tài liệu.
• Thông cáo báo chí.
• Một trang thông tin ngắn trong đó cung cấp những thông tin cơ bản về: tên, địa chỉ và
số điện thoại của người cần liên hệ nếu nhà báo có câu hỏi.
• Tài liệu bối cảnh hoặc trang dữ liệu. Đó là một tài liệu ngắn cung cấp những thông tin
chi tiết về vấn đề của cuộc họp báo. Mục đích của hồ sơ vấn đề là dự đoán và trả lời
bất cứ câu hỏi nào mà các nhà báo có thể đưa ra. Dưới đây là hình thức chung của một
hồ sơ vấn đề:
- Bắt đầu bằng một báo cáo ngắn gọn về vấn đề hoặc chủ đề của thông cáo báo chí.
- Giới thiệu tổng quan hoặc nêu lịch sử của vấn đề trong một vài đoạn. Những sự kiện quan
trọng dẫn tới tình trạng hiện nay? Cần nhớ là bạn đang cung cấp thông tin để cho các nhà báo
có thể viết về vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện.
Giải thích rõ tình trạng hiện tại. Lời giải thích phải thực tế, bổ sung cho nội dung của thông
cáo báo chí và đề cập đến những vấn đề cơ bản. Bạn cũng có thể đưa vào đó lời nhận xét của
những người ủng hộ hành động của bạn.
Giới hạn hồ sơ vấn đề của bạn trong khoảng bốn đến năm trang. Bạn có thể để cách dòng đôi
hay đơn. Đề mục nhỏ ở đầu mỗi đoạn có thể giúp người đọc theo dõi thông tin dễ hơn. Bạn
cần phải đưa ra định nghĩa của các thuật ngữ nếu có.
• Đoạn trích những bài báo về tổ chức của bạn, vấn đề hay cá nhân làm việc với nhóm
của bạn.
• Hình ảnh: tranh ảnh, đồ thị, bản đồ, biểu đồ - bất cứ thứ gì có thể nêu được tầm quan
trọng của vấn đề.
• Các bài diễn văn, báo cáo, đề cương và tóm tắt báo cáo. Cẩn thận kẻo cung cấp cho
người đọc quá nhiều thứ. Quan trọng là đưa đủ thông tin để cuốn hút nhà báo và để cho
họ có thể viết bài thúc đẩy mục tiêu của cơ quan bạn.
• Một cuốn sách mỏng giới thiệu về cơ quan bạn. Nếu bạn không có cuốn sách này thì
có thể thay bằng một bản tóm tắt công việc của bạn. Bản tóm tắt này nêu rõ những việc
bạn đã làm, mục tiêu và tầm nhìn trong tương lai của bạn là gì.
• Tiểu sử ngắn gọn của những người tham gia họp báo kèm theo bài phát biểu hoặc
thuyết trình của họ.
• Chương trình làm việc của buổi họp báo, nếu có.
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
Lập danh sách những người bạn đã gửi tài liệu họp báo. Hãy gọi điện kiểm tra xem họ đã nhận
được chưa và xem họ có viết bài hay không. Khi thấy cần thiết bạn hãy viết thư cảm ơn.
DIỄN VĂN VÀ THUYẾT TRÌNH
“Thường thì chúng ta phải mất đến hơn ba tuần để chuẩn bị một bài diễn văn ứng khẩu thật
hay”.
-- MARK TWAIN
Công việc chuẩn bị cho một bài diễn văn hay thuyết trình được chia ra làm 10 bước.
Xác định mục đích của bài phát biểu hoặc bài thuyết trình.
Bạn muốn thuyết phục người nghe làm một việc gì, hay bạn muốn giảng cho họ về một vấn
đề? Bạn có muốn họ phải làm một việc gì cụ thể hay không? Bạn muốn khích lệ họ hay thuyết
phục họ tin vào một điều nào đó?
2. Xác định người nghe là ai.
Họ đã biết gì về đề tài bạn nói hay chưa? Họ có quan tâm đến đề tài của bạn không? Họ có
thành ý với đề tài của bạn không?
3. Bạn phải cảm thấy tự tin và thoải mái đối với đề tài mà bạn sắp trình bày.
4. Xác định xem bạn muốn người nghe biết đến, ghi nhớ hay học tập.
Viết khoảng 25 từ hoặc ít hơn về mục đích bài nói của bạn. Bà Zita C. Montes de Oca - tổ
chức Fundacion Mujeres en Igualdad - người Achentina đã phát biểu rất hay như sau:
Điểm mấu chốt là ở chỗ phụ nữ nên nhớ rằng đối thoại (đàm phán) cũng là một công cụ quan
trọng để giành quyền lực. Tuy nhiên, khi chuẩn bị phát biểu hay viết ra ý kiến của mình,
chúng ta không phải lúc nào cũng có đủ thì giờ để lựa chọn một văn phong phù hợp với mục
tiêu của chúng ta. Một việc cũng không kém phần quan trọng so với việc viết bài diễn văn là
chiến lược chúng ta dùng để chuyển tải tư tưởng của chúng ta tới công chúng thông qua các
phương tiện truyền thông đại chúng hay xuất hiện trước công chúng.
5. Liệt kê ba điểm chính bạn muốn đề cập trong bài diễn văn. Minh họa cho mỗi điểm đó bằng
ít nhất một ví dụ - một câu chuyện hoặc một giai thoại - sẽ tạo ra ấn tượng trong tâm trí người
nghe.
6. Phác thảo nội dung của bài thuyết trình, sử dụng lời trích dẫn, số liệu thống kê, ví dụ và các
thông tin thú vị khác.
7. Viết phần mở đầu hoặc “nhập đề” cho bài diễn văn.
8. Viết phần kết luận của diễn văn. Bạn nên cố gắng tạo ra một kết thúc có ấn tượng. Đoạn kết
của bạn sẽ gây xúc động nếu bạn kêu gọi hành động, đưa ra dự đoán về tương lai, đưa ra tuyên
bố, nhắc lại ý ở phần đầu bài nói, tóm lại mục tiêu chính của bạn.
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
9. Biết khi nào đến lượt mình phát biểu. Bạn có phải là diễn giả duy nhất hay không? Thứ tự
phát biểu của các diễn giả như thế nào? Bạn là người đầu tiên hay cuối cùng phát biểu trong
trường hợp có nhiều diễn giả? Sẽ có nhóm các diễn giả hay không?
10. Bạn phải để ý đến khoảng thời gian dành cho phần hỏi đáp. Bạn được dành bao nhiêu thời
gian cho phần hỏi đáp?
Bạn cũng nên ghi nhớ một vài điểm nữa khi chuẩn bị phát biểu trước công chúng:
• Giới thiệu bạn với công chúng. Việc nhà tổ chức giới thiệu bạn với công chúng là hết
sức quan trọng. Bạn phải tự viết phần giới thiệu bản thân và gửi đi trước khi phát biểu,
nhưng hãy giữ lại một bản cho bạn. Hãy quyết định xem bạn muốn được giới thiệu như
thế nào và bạn muốn cho công chúng biết gì về bạn. Phần giới thiệu phải ngắn gọn,
chân thành và thể hiện cá tính.
• Kiểm tra lại phòng và trang thiết bị. Phải biết chắc là các thiết bị nghe-nhìn bạn cần đã
sẵn sàng và đang trong tình trạng làm việc tốt. Nếu cần thì mang thiết bị của bạn đi. Cố
gắng đến địa điểm bạn phát biểu từ trước đó. Nếu không bạn phải đến sớm đủ để chắc
chắn là bạn hài lòng với nơi phát biểu. Khi bạn nhận lời mời đến phát biểu thì bạn phải
đưa ra luôn yêu cầu về trang thiết bị (micrô, máy chiếu, bục đứng, v.v). (Bạn có thể
mang theo máy ghi âm để ghi lại bài phát biểu của mình). Phải chuẩn bị sẵn tình huống
thiết bị gặp trục trặc – và dù thế nào đi nữa bạn cũng phải có bài phát biểu tuyệt vời.
• Chuẩn bị bài diễn văn. Như bà Aydan Kodaloglu, Tổng giám đốc Hội Mỹ-Thổ ở
Ankara, đã nói rằng bà luôn cẩn thận chào thính giả đúng cách, nhận ra nhân vật quan
trọng, có địa vị ngay từ khi bắt đầu bài diễn văn. Ngoài ra, bà luôn cố gắng phát biểu rõ
ràng, dùng câu đơn giản để bài phát biểu thật NGẮN GỌN.
Bạn chỉ nên đưa ra không quá ba ý chính trong bài diễn văn. Trung bình một bài diễn văn dài
khoảng 20 phút. Câu của bạn phải ngắn gọn. Câu càng ngắn gọn đơn giản càng tốt. Nói chung,
bài diễn văn của bạn dài khoảng từ 7-10 trang đánh máy. Nguyên tắc chung là 12 dòng đánh
máy tương đương một phút phát biểu. Trình bày một trang đánh máy cách dòng đôi sẽ mất hai
phút ; năm trang sẽ mất khoảng 10 phút. Tuy nhiên là có sự khác biệt giữa các loại ngôn ngữ.
• Xác định rõ bạn sẽ nói trong bao lâu. Cho dù có bao nhiêu thời gian đi chăng nữa thì
bạn cũng chỉ nên dùng những câu đơn giản và nói ngắn gọn. Nhà văn hài hước người
Mỹ Mark Twain đã rất chí lý khi nói rằng: Bằng lao động vất vả và lương thiện, tôi đã
vứt bỏ hết những từ ngữ dài dòng ra khỏi kho từ vựng của mình. Tôi không bao giờ
viết từ “metropolis” để kiếm bảy xu trong khi tôi cũng kiếm được ngần ấy tiền khi
dùng từ “city”.
• Hết sức hạn chế sử dụng con số hay số liệu thống kê. Dùng từ ngữ để minh họa cho
con số bất cứ khi nào có thể. Nếu có số liệu thống kê quan trọng thì hãy phát cho mọi
người khi bài phát biểu kết thúc.
• Luyện trình bày toàn bộ bài diễn văn nhiều lần trước khi phát biểu thật. Bạn phải hoàn
toàn nắm chắc bài phát biểu nhưng đừng học thuộc lòng. Hãy luyện tập với một người
có thể cho bạn những lời khuyên bổ ích. Bạn cũng cần tập trước gương và bấm thời
gian.
• Gạch chân những phần của bài nói mà bạn muốn nhấn mạnh. Đánh dấu những chỗ bạn
tạm nghỉ. Đảm bảo phải trình bày lưu loát, không nên “ậm ừ” quá nhiều trong khi phát
biểu.
• Không nên đọc bài diễn văn. Nếu bạn đọc, thì bài phát biểu của bạn rất dễ trở nên buồn
tẻ. Bạn phải tự nhiên, say mê và hào hứng với bài diễn văn của mình. Hãy làm như bạn
đang nói chuyện với thính giả, chứ không phải nói át họ. Hãy viết dàn ý bằng các từ
hay cụm từ khóa trên phiếu làm mục lục, sau đó tập phát biểu. Bạn sẽ thấy yên tâm với
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
các thông tin mà không cần đọc. Hãy nhìn vào thính giả 90% thời gian của buổi diễn
thuyết, Nhìn vào thính giả trong những phút đầu tiên và cuối cùng của buổi diễn thuyết
sẽ khiến họ chú ý đến bài phát biểu hơn và bạn cũng có thể nhấn mạnh được những
điểm quan trọng của bài nói.
• Hãy biến sự bối rối của bạn thành lợi thế. Bối rối là chuyện thường xảy ra. Cố gắng
chuyển sự bối rối đó sang niềm say mê và hào hứng. Ngay trước khi diễn thuyết bạn có
thể tập thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Tập trung vào những đoạn chính của bài nói. Bạn
không cần thiết phải nắm chặt tay, hãy làm cử chỉ thoải mái như khi bạn nói chuyện
bình thường.
Dưới đây là hướng dẫn cho phần hỏi đáp.
• Nhận câu hỏi từ tất cả thính giả chứ không chỉ từ một nhóm thính giả.
• Lắng nghe câu hỏi một cách cẩn thận và không biểu hiện thái độ phản ứng với câu hỏi.
• Trả lời các câu hỏi một cách công bằng.
• Nhắc lại tất cả các câu hỏi tích cực để mọi người đều nghe thấy câu hỏi đó. Nếu người
hỏi đưa ra một câu hỏi không tích cực thì hãy diễn đạt lại câu hỏi đó theo hướng càng
tích cực càng tốt.
• Nhìn về phía tất cả thính giả khi trả lời chứ không nhìn riêng vào người đặt câu hỏi
• Đừng để bị lôi kéo vào tình huống “một người hỏi-một người trả lời” hoặc cho phép
một người hỏi mãi.
• Trả lời câu hỏi càng đơn giản và thẳng vào vấn đề càng tốt.
• Nếu bạn không trả lời được hãy nói là “Tôi không biết” và hoặc là hứa sẽ trả lời họ sau
hay mời họ liên hệ lại với bạn.
• Đừng hỏi lại họ xem bạn đã trả lời đúng câu hỏi của họ chưa. Khi bạn cảm thấy là
mình đã trả lời xong thì hãy mời câu hỏi kế tiếp.
• Không nên nói rằng “đây là câu hỏi cuối cùng”. Bạn sẽ kiểm soát được thính giả bằng
cách tự mình quyết định đâu là câu hỏi cuối cùng. Luôn dành cho mình một phút tóm
tắt lại những điều bạn đã nói. Khi kết thúc bài nói bạn cần nhấn mạnh vào những thông
điệp tích cực mà bạn muốn thính giả cần ghi nhớ khi rời phòng họp báo.
• Phát tài liệu vào cuối buổi diễn thuyết chứ không phải vào lúc mới bắt đầu.
• Cần phải nhớ luôn tươi tỉnh. Nếu bạn tươi cười và tỏ ra thân thiện, nhiệt tình và sôi nổi
thì thính giả cũng sẽ như vậy. Nếu bạn tỏ ra khó chịu và buồn tẻ thì thính giả cũng sẽ
không hơn gì.
PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ NGHE-NHÌN
Phương tiện hỗ trợ nghe-nhìn sẽ rất hữu ích khi bạn diễn thuyết. Con người nhớ được khoảng
40% những gì họ vừa nhìn vừa nghe thấy. Tập rượt với những công cụ hỗ trợ nghe-nhìn này
trước khi diễn thuyết. Nếu bạn định dùng máy chiếu hãy kiểm tra nguồn điện. Kiểm tra xem ổ
cắm và thiết bị của bạn có tương thích không.
Nếu bạn dùng đèn chiếu (slides) bạn phải dùng chúng khi đèn sáng. Phải làm thử việc này
trước nếu bạn không muốn tắt đèn chiếu đi trừ phi bạn bắt buộc phải làm như vậy. Nếu bạn sử
dụng video thì một lần nữa bạn lại phải kiểm tra xem các thiết bị có tương thích hay không.
Việc sử dụng video không nên kéo dài quá năm phút.
Muốn sử dụng máy chiếu có hiệu quả thì cần phải luyện tập. Bạn không thể mất thì giờ vào
việc đặt tờ chiếu cho thẳng hàng. Nếu bạn đang sử dụng máy chiếu bạn hãy đặt một chiếc
thước kẻ lên trên máy chiếu và tập đặt tờ chiếu cho thẳng hàng nhiều lần trước khi bạn diễn
thuyết thật.
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
Không nên dùng bảng viết phấn. Việc dùng phấn sẽ rất bẩn và khó đọc được từ xa. Bạn cũng
không muốn quay lưng lại phía thính giả, điều mà chắc chắn bạn sẽ phải làm khi dùng bảng
viết phấn.
Nếu bạn dùng biểu đồ nhiều trang một lần nữa bạn lại phải luyện tập nhiều lần trước khi diễn
thuyết để nhớ được thứ tự của các trang. Khi lật trang bạn nhớ phải quay mặt về phía thính giả
và khi đang lật thì không được nói.
BẢN LIỆT KÊ CÁC MỤC CẦN KIỂM TRA KHI DIỄN THUYẾT TRƯỚC CÔNG CHÚNG
Dưới đây là bản liệt kê các mục cần kiểm tra, hoặc đề cương để hình thành và trình bày một
bài phát biểu trước công chúng. Bạn nên dùng mẫu này để đánh giá các bài nói sau mỗi bài
phát biểu.
Chủ đề
Nội dung bài nói có...
• Hoàn toàn phù hợp với thính giả hay không?
• Thích hợp với hoàn cảnh hay không?
Nội dung
Nội dung bài nói có đưa ra...
• Ý kiến nào hay không?
• Thông tin thực tế nào không?
Nội dung của bài nói:
• Có phù hợp với mục đích của bài nói hay không?
• Có thích hợp với trình độ và sự quan tâm của thính giả hay không?
• Có đầy đủ so với kiến thức về chủ đề đó không?
Cấu trúc
Bài nói đã có...
• Phần giới thiệu nhập đề hay chưa?
• Câu chuyển ý uyển chuyển và rõ ràng không?
• Kết luận hay và ấn tượng không?
Cách diễn thuyết
Diễn giả có...
• Phát âm rõ không?
• Dùng các cụm từ rõ nghĩa không?
• Dùng đúng ngữ pháp không?
• Tạo ra cử chỉ tự nhiên nhưng không làm phân tán tư tưởng thính giả không?
• Giữ đúng tốc độ nói hay không?
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
• Đọc rõ các âm không?
• Tỏ ra nhiệt tình không?
• Nhìn về phía thính giả không?
• Tư thế đứng nói đúng không?
• Tỏ ra điềm đạm và tự tin không?
• Có thói quen nào làm phân tán tư tưởng thính giả không?
• Biết sử dụng ngữ điệu không (không nói với giọng đều đều)?
CÁC BƯỚC KẾ TIẾP
Bài báo, bài bình luận, bài gửi biên tập viên hay bài xã luận của bạn đã được đăng! Bạn đã trả
lời phỏng vấn, phát biểu hay đã diễn thuyết. Bạn quen biết với ít nhất một phóng viên. Sự
quan tâm của báo chí và truyền thông đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược
truyền thông của bạn. Bây giờ bạn sẽ làm gì?
Tổng kết lại chiến dịch của bạn xem bạn cần cố gắng hơn ở khâu nào. Đây là thời điểm lý
tưởng để bạn gặp gỡ những người bạn tin cậy và có một phiên họp động não. Hãy tận dụng cơ
hội này để đặt câu hỏi và đưa ra những ý tưởng cho các bước tiếp theo.
Nếu một tổ chức có thể đưa ra một biện pháp độc đáo để bày tỏ vấn đề của mình thì có thể tổ
chức đó sẽ được công chúng và các phương tiện truyền thông quan tâm hơn. Hãy thử nghiên
cứu những ví dụ sau của hai tổ chức ở New Zealand có tên là “Hội phụ nữ chống tranh ảnh
khiêu dâm” và “12 tuần”:
• Hội phụ nữ chống tranh ảnh khiêu dâm đã được nhiều người biết đến bởi cách họ chọn
mục tiêu hoàn toàn gây bất ngờ. Họ bắt đầu bằng việc đưa một số của một tạp chí nổi
tiếng ra Tòa Xét xử các Ấn phẩm Khiếm nhã để hân loại. Vụ việc này thu hút sự tranh
luận rộng rãi của công chúng và các phương tiện truyền thông bởi nhiều người không
tin rằng ấn phẩm này in những “tài liệu hạ thấp nhân phẩm phụ nữ”. Được công chúng
biết đến là động cơ để họ tổng tấn công vào những gì họ cho là tình trạng tràn lan tranh
ảnh khiêu dâm trên các phương tiện truyền thông, thậm chí là trên cả những ấn phẩm
trước đó đã không qua kiểm duyệt chính thức.
• Các nhà tổ chức chiến dịch ngày nghỉ phép của bố mẹ mang tên “12 tuần” đã dành một
tuần đặc biệt trong đó họ tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý của công chúng và các
phương tiện truyền thông. Tuần lễ được phát động với một sự kiện đề cao nữ diễn viên
làm trò vui nổi tiếng của Maori. Tiếp theo là hàng loạt các cơ hội chụp ảnh và kết thúc
là phần trình bày kiến nghị lên Quốc hội. Đơn kiến nghị được mười hai em bé đội mũ
đánh số từ một đến mười hai mang tới.
Điều chúng ta học được từ những người bạn ở New Zealand là cần phải biết sáng tạo khi đưa
ra các chiến dịch truyền thông.
TIỀM NĂNG VÔ TẬN
Nếu trước đây bạn chưa từng làm như vậy thì đây là một cơ hội tốt để bạn gặp đại diện chính
quyền địa phương.
Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp
Một số chính phủ đưa ra các chương trình rất sáng tạo. Ở Nê-pan, Amaa Samuwa hay còn gọi
là Hội các bà mẹ (thường ám chỉ các Hội phụ nữ), về cơ bản là sự phát triển của một chương
trình hỗ trợ vốn của chính phủ cho phụ nữ ở nông thôn. Một trong những nhóm này chống lại
tệ nghiện rượu ở thành phố họ bằng cách tổ chức diễu hành và phong tỏa giao thông để ngăn
cấm việc bán rượu và thu hút sự chú ý đối với phong trào này. Mặc dù mục đích chương trình
của chính phủ là nhằm nâng cao sự tự tin và vị thế của người phụ nữ bằng những hoạt động
tạo ra thu nhập, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra tác dụng khác là khuyến khích chị em thay đổi
những khía cạnh khác trong cuộc sống của họ.
Hãy tự hỏi bản thân: Có ai ở địa phương, trong nước hoặc trên thế giới là người mà bạn muốn
họ biết thêm về vấn đề của bạn hay không?
Hãy xem xem bạn có thể tận dụng sự quan tâm của phương tiện truyền thông như thế nào để
giảm bớt chi phí cho chiến dịch của bạn. Nếu bạn đang né tránh việc gây quỹ cần thiết để duy
trì hoạt động thì hiện tại có lẽ là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu. Hãy thử tính xem liệu có
cá nhân, công ty hay tổ chức nào có thể góp tiền cho bạn không nếu họ biết nhiều hơn về
những công việc bạn đang làm.
Mọi người có sẵn lòng giúp đỡ bạn trong công việc hay không? Một cách cảm ơn sự giúp đỡ
của họ là gửi cho họ các bài báo đã được xuất bản của bạn, hoặc là một bức thư gần đây nhất
bạn tạo được sự chú ý của giới truyền thông đối với tổ chức của bạn.
Hãy nhớ là phải tập trung vào chiến dịch truyền thông của bạn. Phải đảm bảo là những hành
động tiếp theo của bạn phù hợp với những mục tiêu lâu dài của công
việc bạn đang làm.
Khi biên soạn cuốn sách hướng dẫn này, chúng tôi đã nhận được những thông tin và
lời khuyên quý báu từ rất nhiều chị em phụ nữ. Một nhóm phụ nữ ở Pháp đã nói như sau :
“Hãy sẵn sàng giành nhiều sức lực để đạt được những thành quả nhỏ và lâu dài. Hiểu biết và
nhận thức được những vấn đề quan trọng không thể đạt được chỉ trong chớp mắt”.
Quan trọng là chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng công việc này là cả một quá trình. Quá trình
này sẽ vẫn cứ tiếp tục chừng nào chúng ta đạt được mục tiêu.
HẾT
(Nguồn: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)
Các bạn có thể vào blog www.boong.in để download các
tài liệu khác về báo chí, truyền thông.

Más contenido relacionado

Destacado (17)

Memorias Deportivas 2011-2012
Memorias Deportivas 2011-2012Memorias Deportivas 2011-2012
Memorias Deportivas 2011-2012
 
GB100 VB Gas Booster
GB100 VB Gas Booster GB100 VB Gas Booster
GB100 VB Gas Booster
 
Cover Letter - Obeid Al-Rashoud
Cover Letter - Obeid Al-RashoudCover Letter - Obeid Al-Rashoud
Cover Letter - Obeid Al-Rashoud
 
Vodič kroz muzejske radionice, Split
Vodič kroz muzejske radionice, SplitVodič kroz muzejske radionice, Split
Vodič kroz muzejske radionice, Split
 
Comment se faire connaitre quand on est une PME ?
Comment se faire connaitre quand on est une PME ?Comment se faire connaitre quand on est une PME ?
Comment se faire connaitre quand on est une PME ?
 
Народне бајке
Народне бајкеНародне бајке
Народне бајке
 
IBM Training – ILT and SPVC
IBM Training – ILT and SPVCIBM Training – ILT and SPVC
IBM Training – ILT and SPVC
 
Thinking design
Thinking designThinking design
Thinking design
 
Cardano
CardanoCardano
Cardano
 
Quy kinh chan pháp
Quy kinh chan pháp Quy kinh chan pháp
Quy kinh chan pháp
 
Istrazivanje stavova građana o sivoj ekonomiji, novembar 2015.
Istrazivanje stavova građana o sivoj ekonomiji, novembar 2015.Istrazivanje stavova građana o sivoj ekonomiji, novembar 2015.
Istrazivanje stavova građana o sivoj ekonomiji, novembar 2015.
 
PRUEBA ECE COMUNICACION CUARTO DE PRIMARIA
PRUEBA ECE COMUNICACION CUARTO DE PRIMARIAPRUEBA ECE COMUNICACION CUARTO DE PRIMARIA
PRUEBA ECE COMUNICACION CUARTO DE PRIMARIA
 
Bài giảng về sức khỏe theo đông tây
Bài giảng về sức khỏe theo đông tâyBài giảng về sức khỏe theo đông tây
Bài giảng về sức khỏe theo đông tây
 
Veliko slovo
Veliko slovoVeliko slovo
Veliko slovo
 
čItalački dnevnik mlađi razredi
čItalački dnevnik mlađi razredičItalački dnevnik mlađi razredi
čItalački dnevnik mlađi razredi
 
Tổng quan về truyền thông
Tổng quan về truyền thôngTổng quan về truyền thông
Tổng quan về truyền thông
 
software axiliar
software axiliarsoftware axiliar
software axiliar
 

Similar a Cẩm nang truyền thông - Tìm được tiếng nói trước công chúng (http://media.boong.org)

Một văn phòng báo chí có trách nhiệm
Một văn phòng báo chí có trách nhiệmMột văn phòng báo chí có trách nhiệm
Một văn phòng báo chí có trách nhiệmLe Tho
 
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)Zelda NGUYEN
 
NỘI DUNG ÔN THI MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH
NỘI DUNG ÔN THI MÔN GIAO TIẾP KINH DOANHNỘI DUNG ÔN THI MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH
NỘI DUNG ÔN THI MÔN GIAO TIẾP KINH DOANHVisla Team
 
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG Bùi Quang Xuân
 
Tài liệu nghề chia sẻ | VMP ACADEMY
Tài liệu nghề chia sẻ | VMP ACADEMYTài liệu nghề chia sẻ | VMP ACADEMY
Tài liệu nghề chia sẻ | VMP ACADEMYssuserec9391
 
Bài tập nhóm môn PR thầy Tuấn - Đại học Tài chính Marketing
Bài tập nhóm môn PR thầy Tuấn - Đại học Tài chính MarketingBài tập nhóm môn PR thầy Tuấn - Đại học Tài chính Marketing
Bài tập nhóm môn PR thầy Tuấn - Đại học Tài chính MarketingBui Thi Quynh Duong
 
Công tác hỗ trợ truyền thông hiệu quả
Công tác hỗ trợ truyền thông hiệu quảCông tác hỗ trợ truyền thông hiệu quả
Công tác hỗ trợ truyền thông hiệu quảMinh Vu
 
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?Phuong Le Tran Bao
 
Khung hoang truyền thông
Khung hoang truyền thôngKhung hoang truyền thông
Khung hoang truyền thôngNick Lee
 
Một nửa của 13 là 8 - Jack Poster
Một nửa của 13 là 8 - Jack PosterMột nửa của 13 là 8 - Jack Poster
Một nửa của 13 là 8 - Jack PosterKieuKieu5
 
Ke hoach pr marketing - the secrets - full
Ke hoach pr   marketing - the secrets - fullKe hoach pr   marketing - the secrets - full
Ke hoach pr marketing - the secrets - fullcamvantran297
 
[First Prize] [BUZZ CREATIVE CAMP 2018] - Tiramisu Team
[First Prize] [BUZZ CREATIVE CAMP 2018] - Tiramisu Team[First Prize] [BUZZ CREATIVE CAMP 2018] - Tiramisu Team
[First Prize] [BUZZ CREATIVE CAMP 2018] - Tiramisu TeamPhương Thảo Vũ
 

Similar a Cẩm nang truyền thông - Tìm được tiếng nói trước công chúng (http://media.boong.org) (20)

Kỹ năng thuyết cho sinh viên
Kỹ năng thuyết cho sinh viênKỹ năng thuyết cho sinh viên
Kỹ năng thuyết cho sinh viên
 
Một văn phòng báo chí có trách nhiệm
Một văn phòng báo chí có trách nhiệmMột văn phòng báo chí có trách nhiệm
Một văn phòng báo chí có trách nhiệm
 
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
 
Nhap mon pr ts.tran ngoc chau
Nhap mon pr ts.tran ngoc chauNhap mon pr ts.tran ngoc chau
Nhap mon pr ts.tran ngoc chau
 
NỘI DUNG ÔN THI MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH
NỘI DUNG ÔN THI MÔN GIAO TIẾP KINH DOANHNỘI DUNG ÔN THI MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH
NỘI DUNG ÔN THI MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH
 
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
TS BÙI QUANG XUÂN. TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG
 
Chuong 3 pr
Chuong 3 prChuong 3 pr
Chuong 3 pr
 
Tài liệu nghề chia sẻ | VMP ACADEMY
Tài liệu nghề chia sẻ | VMP ACADEMYTài liệu nghề chia sẻ | VMP ACADEMY
Tài liệu nghề chia sẻ | VMP ACADEMY
 
Bài tập nhóm môn PR thầy Tuấn - Đại học Tài chính Marketing
Bài tập nhóm môn PR thầy Tuấn - Đại học Tài chính MarketingBài tập nhóm môn PR thầy Tuấn - Đại học Tài chính Marketing
Bài tập nhóm môn PR thầy Tuấn - Đại học Tài chính Marketing
 
Công tác hỗ trợ truyền thông hiệu quả
Công tác hỗ trợ truyền thông hiệu quảCông tác hỗ trợ truyền thông hiệu quả
Công tác hỗ trợ truyền thông hiệu quả
 
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?
PR là gì? Quan hệ công chúng là gì?
 
Khung hoang truyền thông
Khung hoang truyền thôngKhung hoang truyền thông
Khung hoang truyền thông
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
Giới thiệu về Newtend
Giới thiệu về Newtend Giới thiệu về Newtend
Giới thiệu về Newtend
 
Một nửa của 13 là 8 - Jack Poster
Một nửa của 13 là 8 - Jack PosterMột nửa của 13 là 8 - Jack Poster
Một nửa của 13 là 8 - Jack Poster
 
Ke hoach pr marketing - the secrets - full
Ke hoach pr   marketing - the secrets - fullKe hoach pr   marketing - the secrets - full
Ke hoach pr marketing - the secrets - full
 
LIN ơi, mình đi đâu?
LIN ơi, mình đi đâu?LIN ơi, mình đi đâu?
LIN ơi, mình đi đâu?
 
Pr
PrPr
Pr
 
PUBLIC RELATIONS (PR)
PUBLIC RELATIONS (PR)PUBLIC RELATIONS (PR)
PUBLIC RELATIONS (PR)
 
[First Prize] [BUZZ CREATIVE CAMP 2018] - Tiramisu Team
[First Prize] [BUZZ CREATIVE CAMP 2018] - Tiramisu Team[First Prize] [BUZZ CREATIVE CAMP 2018] - Tiramisu Team
[First Prize] [BUZZ CREATIVE CAMP 2018] - Tiramisu Team
 

Más de tranbinhkb

Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninh
Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac NinhThuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninh
Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninhtranbinhkb
 
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac NinhQuy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninhtranbinhkb
 
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninh
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac NinhKhu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninh
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninhtranbinhkb
 
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac NinhKhu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninhtranbinhkb
 
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minh
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minhKhu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minh
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minhtranbinhkb
 
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninhtranbinhkb
 
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdftranbinhkb
 
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac NinhThuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac NinhThuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninh
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac NinhThuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninh
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninhtranbinhkb
 
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong TaiThuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Taitranbinhkb
 
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenh
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung KenhThuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenh
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenhtranbinhkb
 
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương TàiThuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tàitranbinhkb
 
259-QĐ-UBND.signed.pdf
259-QĐ-UBND.signed.pdf259-QĐ-UBND.signed.pdf
259-QĐ-UBND.signed.pdftranbinhkb
 
399-QĐ-SXD.signed.pdf
399-QĐ-SXD.signed.pdf399-QĐ-SXD.signed.pdf
399-QĐ-SXD.signed.pdftranbinhkb
 
87-QĐ-UBND.signed.pdf
87-QĐ-UBND.signed.pdf87-QĐ-UBND.signed.pdf
87-QĐ-UBND.signed.pdftranbinhkb
 
400-QĐ-UBND.signed.pdf
400-QĐ-UBND.signed.pdf400-QĐ-UBND.signed.pdf
400-QĐ-UBND.signed.pdftranbinhkb
 
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...tranbinhkb
 
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...tranbinhkb
 

Más de tranbinhkb (20)

Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninh
Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac NinhThuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninh
Thuyet minh Quy hoach chung xa Quynh Phu - Gia Binh - Bac Ninh
 
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac NinhQuy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
Quy hoach chung xay dung xa Binh Dinh - Luong Tai - Bac Ninh
 
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninh
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac NinhKhu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninh
Khu TDC KDT Thien Thai - Dong Cuu - Gia Binh - Bac Ninh
 
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac NinhKhu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
 
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minh
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minhKhu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minh
Khu nha o thon Ngam Luong Lang Ngam Gia Binh Bac Ninh_Thuyet minh
 
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
 
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf
68 qd- ubnd huyen gia binh.pdf
 
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac NinhThuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh Do an khu nha o Cau Dao Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
 
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac NinhThuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
Thuyet minh khu TDC & CTCC xa Nhan Thang Gia Binh Bac Ninh
 
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT My Huong Luong Tai Bac Ninh
 
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninh
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac NinhThuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninh
Thuyet minh QHCT cac diem dan cu xa Trung Kenh Luong Tai Bac Ninh
 
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong TaiThuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
Thuyet Minh QHCT Diem dan cu thon An Tru - An Thinh - Luong Tai
 
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenh
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung KenhThuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenh
Thuyet minh do an Khu nha o xa An Thinh - Trung Kenh
 
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương TàiThuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
 
259-QĐ-UBND.signed.pdf
259-QĐ-UBND.signed.pdf259-QĐ-UBND.signed.pdf
259-QĐ-UBND.signed.pdf
 
399-QĐ-SXD.signed.pdf
399-QĐ-SXD.signed.pdf399-QĐ-SXD.signed.pdf
399-QĐ-SXD.signed.pdf
 
87-QĐ-UBND.signed.pdf
87-QĐ-UBND.signed.pdf87-QĐ-UBND.signed.pdf
87-QĐ-UBND.signed.pdf
 
400-QĐ-UBND.signed.pdf
400-QĐ-UBND.signed.pdf400-QĐ-UBND.signed.pdf
400-QĐ-UBND.signed.pdf
 
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...
THÔNG BÁO Tìm chủ đầu tư cho Cụm công nghiệp làng nghề Quảng Bố, huyện Lương ...
 
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...
Văn bản UBND tỉnh Bắc Ninh trả lời về Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn ...
 

Último

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Último (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Cẩm nang truyền thông - Tìm được tiếng nói trước công chúng (http://media.boong.org)

  • 1. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp CẨM NANG TRUYỀN THÔNG: TÌM ĐƯỢC TIẾNG NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG (Nguồn: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) Mặc dù chủ yếu là dành cho những người không có kinh nghiệm khi làm việc với phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng cuốn sách hướng dẫn này được soạn cho tất cả những ai muốn quen và thành thạo hơn khi làm việc với phương tiện truyền thông. Những người sống trong các cộng đồng nông thôn cũng như những người sống ở khu vực đô thị đều có thể sử dụng cuốn sách này, bởi vì chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ được sử dụng trong nhiều nền văn hóa khác nhau, chúng tôi khuyến khích các bạn làm cho nội dung của nó thích ứng với nhu cầu của những người mà bạn đang hợp tác. Cùng với những kinh nghiệm cũng như những ví dụ cụ thể của bản thân, bạn có thể làm gia tăng đáng kể tính hữu ích của cuốn sách này. Chẳng có gì bí ẩn khi làm việc với phương tiện truyền thông. Trên thực tế, chắc chắn bạn đã biết mọi điều bạn cần biết để định hướng cho phương tiện truyền thông về những vấn đề của bạn và tổ chức của bạn. Cuốn sách này chủ yếu giúp bạn phát triển những kỹ năng mà bạn đã có. Phát triển những kỹ năng này đòi hỏi thời gian và nỗ lực. Phải có dũng cảm đứng trước đám đông hoặc trước máy thu hình. Một mục tiêu của cuốn sách này là giúp bạn có khả năng thực hiện một buổi phỏng vấn có ý nghĩa hoặc trình bày một bài phát biểu truyền cảm; nói tóm lại mục tiêu là để phương tiện truyền thông công nhận sự nghiệp của bạn. Chúng ta không thể để cho sự căng thẳng và thiếu kinh nghiệm ngăn cản chúng ta phát biểu. Mọi tiếng nói của chúng ta cần phải được lắng nghe. Một trong những quyền tự do quý báu nhất và khó đạt được nhất đó là quyền tự do ngôn luận và công khai bày tỏ những ý kiến của chúng ta. Trong số những tiếng nói mà giờ đây thế giới đang lắng nghe có tiếng nói của những người trước đây từng im lặng. Đây là thời điểm để những ai am tường về phương tiện truyền thông đại chúng chia sẻ kinh nghiệm với những người vừa mới tìm được tiếng nói trước công chúng của họ. Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm được tiếng nói trước công chúng của mình. Chúng ta có rất nhiều điều để học hỏi lẫn nhau. CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG Việc bạn sẽ hình thành một chiến lược truyền thông như thế nào phụ thuộc vào câu trả lời cho một số câu hỏi chính sau: Mục tiêu của bạn là gì? Chức năng của tổ chức bạn là gì? Nó có nổi tiếng hay không?
  • 2. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp Bạn muốn phương tiện truyền thông nói với công chúng điều gì về bạn và tổ chức của bạn? Bạn đang làm việc cùng với người khác hay chỉ một mình? Bạn có sẵn những nguồn lực nào? Bạn hoặc những người bạn biết có liên hệ với phương tiện truyền thông không? XÁC ĐỊNH ĐIỀU BẠN MUỐN NÓI Kéo những người khác cùng tham gia. Hình thành một nhóm cùng làm việc với bạn để triển khai chiến dịch truyền thông. Cố gắng thu hút càng nhiều người càng tốt, cho phép mọi người đóng góp vào công việc. Xác định mục đích và mục tiêu. Xác định tổ chức của bạn và mục đích của nó. Có sự hiểu biết rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được trước khi bắt đầu. Tạo ra một thông điệp. Phác thảo những đề tài cần bàn luận, những đề tài đó sẽ trả lời những câu hỏi cơ bản về vấn đề của bạn. Đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức của bạn đang sử dụng những đề tài ngắn gọn và có thể trích dẫn này. Bạn muốn có một bức thông điệp rõ ràng, trực tiếp và đơn giản. Xác định đối tượng. Ai là thính giả mà bạn muốn hướng tới thông qua phương tiện truyền thông? Abla Al-Nowais, tổng biên tập tạp chí phụ nữ Zahrat Al-Khaleej phát hành hàng tuần ở các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất, nói: “Điều quan trọng là phải biết trình độ tri thức, xuất thân và bản chất của thính giả mà bạn đang muốn tiếp cận”. Cố gắng suy nghĩ như những thính giả mà bạn đang hướng tới. Truyền thông chỉ là phương tiện. Nếu có thể, đề nghị một thành viên trong nhóm đối tượng thính giả hoặc một nhóm nghe bạn thuyết trình, từ đó bạn có thể thử nghiệm được bức thông điệp trong chiến dịch của mình. Phân tích và đánh giá các cơ sở phát hành và các cơ hội. Hình thức truyền thông nào sẽ giúp bạn đến với đối tượng thính giả của mình. Liệt kê những nguồn lực của bạn. Những nguồn lực này có thể bao gồm, nhưng không chỉ hạn chế ở: tài chính, đóng góp tư liệu cùng loại, thời gian và năng lực của các cá nhân liên quan, những sự kiện bên ngoài hoặc có liên quan mà bạn có thể sử dụng để làm nổi bật nỗ lực của mình. Luôn linh hoạt. Duyệt lại các kế hoạch của bạn nếu bối cảnh và các nguồn lực thay đổi, hoặc nếu một số phần trong kế hoạch không thực hiện được. Tập trung vào những phần thực hiện được. NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CỦA MỘT CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG Một số điểm cơ bản phải giải quyết trước khi bạn đưa ra một kế hoạch truyền thông là:
  • 3. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp Hiểu biết về phương tiện truyền thông có trong thành phố, bang và đất nước của bạn. Đọc báo, xem tivi và nghe đài. Quyết định xem những vấn đề nào thường được đưa vào phần tin nổi bật hoặc các tin bài bình luận. Phát hiện những phóng viên đang đưa tin về những vấn đề giống những vấn đề của bạn và xem xét liệu họ đang đưa tin một cách tích cực hay tiêu cực. Từ Rina Jimenez David của tờ Philipine Daily Inquirer, chúng tôi có được lời khuyên sau: Các nhóm phụ nữ nên hướng tới thiết lập những mối quan hệ lâu dài với những người thân thiện trong giới truyền thông, hơn là những mối liên hệ ngắn ngủi nhằm để thiên hạ biết đến trong thời khắc. Hình thành một mối quan hệ-thông qua tiếp xúc thường xuyên, mua các bản tin và các ấn phẩm khác, và những lời mời về những cơ hội giáo dục và đào tạo-có nghĩa là bạn không chỉ có được một người bạn, thậm chí bạn sẽ có một đối tác và một người ủng hộ trong giới truyền thông. Tại sao chúng ta cần một chiến dịch truyền thông? Để gây ảnh hưởng lên công luận. Để thuyết phục các nhà lãnh đạo. Tạo ra các cuộc tranh luận. THÔNG CÁO BÁO CHÍ Thế nào là một thông cáo báo chí? Một thông cáo báo chí cung cấp thông tin về tổ chức của bạn được chuẩn bị và trình bày theo một khuôn mẫu đã được chuẩn hóa. Thông cáo báo chí thường dài một trang, nhưng cũng không quá hai trang. Mục đích là để thông báo về một vấn đề quan trọng mà bạn muốn thu hút sự quan tâm của truyền thông, dù là truyền thông in ấn hay điện tử, hoặc cả hai. Một thông cáo báo chí cần phải ngắn gọn và súc tích. Những thông tin nào cần đưa vào một thông cáo báo chí? Ở Mỹ, một thông cáo báo chí tốt phải trả lời được 5 câu hỏi bắt đầu bằng “W” trong đoạn đầu tiên: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? và Tại sao? • Ai: Ai là chủ thể của bản tin? Cần phải xác định và mô tả họ. “Ai” có thể là một người, một nhóm, một sự kiện hoặc hoạt động. • Cái gì: Cái gì sắp xảy ra mà phương tiện truyền thông nên biết? Mục đích là để thu hút sự chú ý của độc giả, từ đó người ta sẽ đọc thông cáo báo chí của bạn và vấn đề của bạn sẽ được đưa tin. • Ở đâu: Nếu đó là một sự kiện hoặc một cuộc họp báo, thì nó sẽ diễn ra ở đâu? Nêu cụ thể địa chỉ của địa điểm – và cùng với một bản đồ có chỉ dẫn. Thêm cả thông tin về nơi để xe hoặc phương tiện giao thông công cộng nếu có. Cần làm cho các phóng viên cảm thấy thuận tiện, thoải mái khi đưa tin về sự kiện của bạn. • Khi nào: Khi nào thì nó diễn ra? Ngày, ngày trong tuần và thời gian cụ thể phải thật rõ ràng. Không nên nói vào khoảng mà phải có thông tin cụ thể.
  • 4. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp • Tại sao: Tạo sao điều này lại quan trọng đến vậy? Lý do ra thông cáo báo chí phải thuyết phục, phải cụ thể. Nên nhớ rằng, điểm chính hoặc tiêu đề phải được viết làm sao để lôi kéo độc giả đọc tiếp phần còn lại của thông cáo. Kiểu viết nào là tốt nhất khi viết các thông cáo báo chí? Đó là dùng trích dẫn. Các câu và đoạn phải thật ngắn, để cho độc giả có thể đọc lướt và dễ dàng. Bắt đầu với điểm chính, mở rộng với nhiều thông tin và chi tiết hơn theo thứ tự giảm dần mức độ quan trọng. Nói cách khác, viết thông cáo báo chí theo kiểu “kim tự tháp” cổ điển giống như viết một bản tin thường. LÀM SAO ĐỂ BIẾT ĐIỂM CHÍNH HOẶC TIÊU ĐỀ LÀ HAY? Thường thì bạn sẽ không biết cho đến khi bản tin của bạn được in ra. Nếu bạn đưa thông tin quan trọng nhất vào tiêu đề, theo 5 câu hỏi bắt đầu bằng “W”, giải thích những điểm cụ thể, và phân tích những điểm đáng chú ý nhất, tức là bạn đã có cơ hội thành công. Nên nhớ rằng một bản tin thường được in bên phải thông cáo báo chí của bạn, tờ báo sẽ biên tập thông cáo báo chí từ trên xuống. Sau khi đã viết xong toàn bộ thông cáo, quay trở lại và rà soát cho đến khi bạn nghĩ là bạn đã có một điểm chính thuyết phục nhất. Đừng sợ phải thay đổi điểm chính. Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn đã trả lời 5 câu hỏi bắt đầu bằng “W”. Nếu cố gắng làm cho nó trở nên hấp dẫn và kịch tính, thông cáo báo chí có thể sẽ phức tạp, rắc rối đến mức mà những số liệu thực tế quan trọng biến mất khỏi bản sao cuối cùng. LÀM SAO ĐỂ ĐƯA THÔNG CÁO BÁO CHÍ TỚI ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG CẦN GỬI? In rõ tên của người hoặc những người sẽ nhận thông cáo trên bản thông cáo. Nếu bạn định đưa nó cho một tờ báo, phải đề tên người biên tập, đúng tên và chức vụ. Cách tiếp cận này mang tính chất riêng tư và rất lôi cuốn. LÀM GÌ NẾU KHÔNG CÓ PHÓNG VIÊN CỤ THỂ? Bạn có thể gửi thông cáo cho người biên tập. Đồng thời bạn phải thu thập thông tin về các cơ sở phát hành. Những câu hỏi dưới đây giúp bạn thu thập thông tin: • Ai quyết định những tin nào sẽ được đưa? Tên, chức vụ. • Ai quyết định khi người đó vắng mặt? Tên, chức vụ. • Có phóng viên nào chuyên về vấn đề của bạn không? Tên. • Thời điểm trong ngày/tuần/tháng khi quyết định về các bản tin sẽ được đưa ra? • Cơ sở phát hành muốn được thông báo trước bao lâu về sự kiện sẽ diễn ra? • Kiểu tư liệu nào cơ sở phát hành muốn nhận được cùng với thông cáo? Họ có muốn biết thông tin cơ bản, ảnh, bản chiếu màu, băng hình, băng tiếng không? Những gì khác có ích nữa? Đừng quên thu thập tất cả số điện thoại và số fax cần thiết. Cũng nên biết tên của các thư ký và làm quen với họ. Ở Mỹ, hình thức chuẩn của một thông cáo báo chí như sau:
  • 5. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp • Thông cáo báo chí được viết trên một tờ giấy trắng hoàn toàn, thường là loại giấy làm việc có khổ chuẩn ở nơi bạn sống. Bạn hãy dùng giấy có in dòng tiêu đề nếu có. Điều này sẽ giúp xác định tổ chức của bạn với tư cách là nguồn của thông cáo. • Lề xung quanh viền của văn bản thông cáo nên để rộng khoảng 38 đến 40mm, để cho biên tập viên hoặc phóng viên có chỗ để ghi chú bên lề của bản thông cáo. • Nếu địa chỉ của bạn không có trên tờ giấy bạn đang dùng, hãy đánh địa chỉ đầy đủ ở góc trên bên trái của tờ giấy. • NGÀY RA THÔNG CÁO: Thông tin này được hiển thị dưới dạng CHỮ HOA IN ĐẬM ở góc trên bên phải của tờ giấy và thấp hơn chút ít so với dòng địa chỉ ở góc trên bên trái của trang giấy. • Tên của người liên hệ được đề ngay dưới ngày ra thông cáo, và số điện thoại liên lạc nếu có sẽ được đánh tiếp ở phía dưới. Trong hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ ở Bắc Mỹ, số điện thoại liên lạc sau giờ làm việc cũng được đưa cho người liên hệ. • PHẦN VIẾT CHÍNH: Nội dung thực sự của thông cáo báo chí bắt đầu từ khoảng 1/3 trang giấy trở xuống. • Bắt đầu với một dòng tiêu đề. Dòng tiêu đề được đánh lệch về phía lề trái, bên dưới thông tin địa chỉ và trước nội dung văn bản thông cáo. Tiêu đề được viết TẤT CẢ BẰNG CHỮ IN HOA. • Nội dung của bản thông cáo thường đánh cách hai dòng. • Các đoạn được đánh lùi vào tại dòng đầu tiên. Giữa các đoạn sử dụng khoảng cách chuẩn. • Nếu thông cáo dài hơn một trang, từ “tiếp theo” nên được đánh dưới tận cùng của trang đầu tiên. • Tốt nhất là nên để thông cáo trong một hoặc hai trang. Đánh ký hiệu ### hoặc số -30- ở phía dưới giữa trang của trang cuối cùng. THÔNG CÁO BÁO CHÍ: HỎI VÀ TRẢ LỜI SAU KHI ĐƯA RA MỘT THÔNG CÁO BÁO CHÍ TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ KHÁC ? Tiếp tục gọi điện thoại. Lần đầu tiên bạn gọi điện, giới thiệu bản thân, tên và tổ chức của bạn. Nếu bạn muốn có một cuộc đàm thoại, hãy hỏi liệu người đó có “đang đến hạn nộp bài” không. Nếu một phóng viên đã đến hạn và đang cố gắng hoàn thành bản tin, hãy quyết định thời gian gọi lại thích hợp nhất và nhanh chóng chấm dứt cuộc gọi mà không tỏ ra mất lịch sự. Nếu người đó không đến hạn phải nộp bài, hãy hỏi họ xem đã nhận được thông cáo của bạn chưa. Hỏi xem liệu bạn có thể cung cấp thêm bất cứ thông tin nào không; hay họ có muốn nói chuyện với ai không. Cố gắng nói ngắn gọn để phán đoán phản ứng của họ về tài liệu mà bạn gửi. Nếu câu trả lời không mấy khả quan, hãy cảm ơn họ vì đã nói chuyện với bạn. Nên nhớ rằng bạn sẽ còn phải nói chuyện với người đó nữa, và sẽ có lúc câu trả lời là “vâng, chúng tôi rất hứng thú được đưa tin về sự kiện của bạn và rất mong được gặp bạn”. NGÀY RA THÔNG CÁO CÓ Ý NGHĨA GÌ? “Ngày ra thông cáo” là ngày bạn cho phép thông tin trong thông cáo được công bố. Hầu hết các nhà báo sẽ không công bố thông tin trước ngày bạn nêu cụ thể. Điều này thường được ám chỉ như một “cấm vận báo chí”. Chẳng hạn như khi một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận tiến hành một cuộc họp báo để công khai một bản báo cáo mới đặc biệt, tổ chức đó thường đưa ra tài liệu với hạn chế rằng nó bị cấm vận cho đến một ngày cụ thể. Điều này mang đến cho các
  • 6. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp nhà báo rất nhiều thời gian để đọc tài liệu và viết những bản tin của họ. Nó cũng cho phép tổ chức phi lợi nhuận đó đưa “tin” vào ngày tổ chức họp báo của họ. CÓ THỂ ĐƯA THÊM TƯ LIỆU CÙNG VỚI THÔNG CÁO BÁO CHÍ KHÔNG? Có, nếu bạn muốn thêm tư liệu về bối cảnh của vấn đề, chẳng hạn như sách giới thiệu hoặc những ví dụ về các thông cáo trước đó. Có rất nhiều cách thức để bạn “cá nhân hoá” hoặc sáng tạo với thông cáo. Chẳng hạn như nếu bạn chuẩn bị thông báo về việc một công ty đi vào hoạt động, bạn có thể gửi một sản phẩm nhỏ cùng với bản thông cáo. Tôi đã được nghe chuyện về một phụ nữ gửi những chiếc bánh sôcôla chip! Hãy cẩn thận để bất cứ tư liệu thêm nào cũng không được lấn át tin tức bạn muốn công bố. MẸO LƯU GIỮ CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐƯỢC IN TÔI PHẢI LÀM GÌ VỚI BÀI BÁO GỐC? Khi một bài báo tích cực đã được đăng, bạn nên sao lại bản gốc. Các bản sao của bài báo có thể được dùng trong bất cứ tư liệu quảng cáo nào trong tương lai. Sau khi đã sao chụp, để bản gốc trong một tệp đựng hồ sơ hoặc một quyển sổ ghi chép để giữ cho nó nguyên vẹn và an toàn. Bạn có thể cần dùng lại nó. TÔI NÊN SẮP XẾP BÀI BÁO NHƯ THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG TRONG TƯƠNG LAI? Dùng loại giấy làm việc thường. Khổ của nó có thể là 8½ x 11inch hoặc khổ A4, hoặc bất cứ khổ chuẩn nào sử dụng ở nơi bạn đang sống. Giấy nên phẳng, trắng và không có dòng kẻ. Cắt bài báo từ báo hoặc tạp chí, để lề rộng càng nhiều càng tốt. Không nên cắt quá sát chữ vì sẽ khó phôtô. Cắt tên của tờ báo hoặc tạp chí ở trang nhất. Dùng “biểu tượng” hoặc kiểu chữ được thiết kế đặc biệt có thể nhận biết được của ấn phẩm đó. Những chữ này sẽ được in lớn hơn phần còn lại của tờ báo. Nếu nó quá lớn không vừa khổ giấy của bạn và nếu bạn có thiết bị phôtô hãy thu nhỏ lại. Nếu bạn không thể co chữ nhỏ hơn, bạn nên đánh máy tên của tờ báo phía trên cùng tờ giấy của bạn. Cắt ngày của bài báo. Nếu bài báo xuất hiện trong phần có tiêu đề, chẳng hạn như phần Thư gửi ban biên tập, Trang ý kiến, Tin quốc tế, Tin trong nước, thì cắt cả tiêu đề đó. TÔI NÊN LẮP RÁP NHỮNG MẨU TIN NHƯ THẾ NÀO? Thông thường bạn muốn để tên của tờ báo được cắt từ trang nhất ở giữa tờ giấy, ngày của tờ báo sẽ được đặt ở chính giữa, bên dưới tên. Mục của tờ báo nếu có sau đó sẽ được đặt ở giữa phía dưới ngày. Nếu bài báo không vừa trang giấy, có thể bạn phải cắt và sắp xếp sao cho vừa. Nên nhớ giữ cho nó giống với khuôn của bản gốc càng tốt, đảm bảo các đoạn được sắp xếp theo đúng thứ tự. Hãy cẩn thận với công việc này vì sẽ dễ bị nhầm lẫn nếu bạn đang sắp xếp một bài báo dài.
  • 7. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp Nếu bài báo cần phải tiếp tục sang trang thứ hai, đảm bảo rằng bạn phải đưa thêm các thông tin sau trên mỗi trang giấy: Tên của tờ báo, ngày xuất bản, mục của tờ báo trong đó bài báo được đăng. Khi bạn đã chắc chắn rằng bạn thích cách bài báo được trình bày, lúc này bạn đã sẵn sàng thực hiện công việc lắp ráp. Trong giai đoạn đầu tiên này không nên vội vã; trông bài báo như thế nào khi bạn photo sẽ rất quan trọng. Đây là cách thức mà hầu hết mọi người sẽ đọc bài báo, chắc chắn nhiều hơn là nhìn thấy nó ở ấn phẩm gốc. Bây giờ hãy dừng lại và dành thời gian để rửa tay. Điều này rất quan trọng bởi vì nếu bạn đang xử lý bất cứ một kiểu giấy in báo nào, tay bạn cũng sẽ bị dính mực in. Nếu bạn dán bằng băng dính hoặc hồ, chắc chắn sẽ để lại những dấu tay đen và vết nhòe lên trên tờ giấy. Những vết nhòe này sẽ hiện lên trên tất cả các bản phôtô bài báo. Dùng băng dính hai mặt, hoặc một lượng nhỏ hồ, dán bài báo mà bạn đã sắp xếp. Băng dính hai mặt sẽ ở giữa bài báo và tờ giấy, và nó sẽ không hiện lên khi tờ giấy được phôtô. Nếu bạn sử dụng hồ, nên nhớ dùng càng ít càng tốt để cho bài báo dính vào tờ giấy, nếu dùng quá nhiều hồ bạn sẽ có một bản gốc không thể đọc được và không thể phôtô được. Nếu bạn chỉ có băng dính xenlôphan bạn hãy gấp đôi lại và sử dụng theo cách tương tự. (Nếu bạn chỉ đơn giản gắn các mẩu bài báo, thì các đường viền sẽ hiện lên trên các bản phôtô). Cuối cùng hãy giữ vài bản gốc nếu bạn có. Giấy báo thường ố vàng, trở nên tối màu khi để lâu và khó có thể phôtô. Hãy giữ các bản gốc một cách an toàn. PHỎNG VẤN Dù phương tiện thông tin là gì (đài, báo hay tivi), dù người phỏng vấn là ai, thì nguyên tắc cơ bản vẫn là bạn phải luôn kiểm soát được tình huống phỏng vấn. Hãy thu thập mọi thông tin bạn có được khi lập chiến lược về phương tiện thông tin, và hãy kiểm tra lại những yếu tố quan trọng trước khi tiến hành phỏng vấn. Hãy nghĩ xem mình muốn đạt được điều gì thông qua cuộc phỏng vấn. Hãy nghĩ xem ai sẽ đọc/nghe/xem chương trình của bạn. Bạn cần phải hiểu về từng loại hình phỏng vấn đối với các phương tiện thông tin khác nhau. Hãy nhớ rằng mặc dù bạn sẽ chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn trên tivi khác với cách bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn trên đài, nhưng vấn đề mấu chốt vẫn là phải chuẩn bị trước. Vấn đề mà mọi người chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn thường gặp phải là tâm lý hồi hộp, lo lắng. Có nhiều cách bạn có thể sử dụng để cảm thấy thoải mái hơn, đỡ lo lắng hơn, nhưng bạn cũng đừng nghĩ rằng chúng sẽ giúp bạn hoàn toàn thoát khỏi tâm trạng đó. Cách tốt nhất để thoát khỏi tâm lý này là chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngoài ra, hãy luyện cách nói về mục đích của mình một cách sinh động, hay sử dụng những phép so sánh dí dỏm, ngôn ngữ sinh động, những ví dụ và minh họa bất ngờ, hay những số liệu không phức tạp. Bạn nên cân nhắc những cách khác nhau để nhấn mạnh được những điểm quan trọng nhất mà bạn muốn nói, để tránh sự hiểu nhầm về mục đích của bạn, và để làm rõ quan điểm của bạn đối với vấn đề trong tương lai. Một điều nên tránh là đừng để cho tâm lý hồi hộp khiến bạn không thực sự tham gia được vào cuộc phỏng vấn.
  • 8. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp Bà Abla Al-Nowais, tổng biên tập của tờ Zahrat Al-Khaleej, đã viết một bài báo nhan đề “Các qui tắc vàng khi làm việc với giới thông tấn báo chí”. Trong số những điểm hữu ích mà bà nêu ra có những qui tắc như: • Cần phải tự tin khi làm việc với giới báo… Đừng rụt rè hay lưỡng lự. • Chú ý đừng mắc bẫy của phóng viên. Một số phóng viên sẽ cố tình làm bạn mất bình tĩnh và khiến bạn đưa ra những câu nói trái ngược nhau. Đừng để bị lung lay một cách dễ dàng, hãy giữ mình thật điềm tĩnh. • Qui tắc vàng khi trả lời phỏng vấn là “nói sự thật”. Theo kinh nghiệm của tôi trong lĩnh vực này, tôi có thể cam đoan với bạn rằng nói “không” tốt hơn nhiều so với nói dối, dù chỉ là một lời nói dối nhỏ nhặt. Để chuẩn bị kỹ càng hơn, sau đây là những điều bạn nên chú ý khi nhận lời phỏng vấn: • Ngày giờ của cuộc phỏng vấn là khi nào? • Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành ở đâu? Hãy đảm bảo là bạn có được những chỉ đường chính xác nếu bạn không biết rõ lắm về chỗ phỏng vấn. Hãy hỏi xem bạn có cần phải đem giấy vào cửa hay kiểm tra an ninh không. • Họ tên đầy đủ của người phỏng vấn là gì? Nếu bạn không biết người phỏng vấn, hãy cố gắng nghe một chương trình hay đọc những bài báo của phóng viên đó. Việc làm quen với cách thiết kế chương trình và phong cách của phóng viên phỏng vấn bạn là rất quan trọng. • Người ta chờ đợi điều gì ở bạn? Tại sao bạn lại được chọn trả lời phỏng vấn? • Cuộc phỏng vấn sẽ được truyền trực tiếp hay ghi âm? Khi nào thì cuộc phỏng vấn sẽ được phát thanh hay truyền hình? • Bạn sẽ trả lời phỏng vấn một mình hay cùng với nhiều người khác? Sẽ có bao nhiêu người cùng trả lời phỏng vấn với bạn? Nếu nhiều người cùng trả lời phỏng vấn, những khách mời kia là ai? Cách thức tiến hành sẽ như thế nào? Mỗi người sẽ được phép nói trong bao lâu? • Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài bao lâu? • Hãy nói rõ cách viết tên của bạn, và bạn muốn tên tổ chức của bạn được nêu như thế nào trên đài phát thanh hay nếu là trên tivi thì hiện lên màn hình như thế nào. • Những qui tắc vàng là gì? Hầu hết các cuộc phỏng vấn sẽ được ghi chép và lưu giữ. Bạn trả lời phỏng vấn vì bạn muốn dùng đài báo như một kênh dẫn bạn đến với công chúng. Bạn muốn đài báo dẫn trích lời của bạn hay của đồng nghiệp bạn, và sử dụng những thông tin bạn cung cấp. Nhưng còn có những loại phỏng vấn khác và những loại này lại có qui tắc riêng của chúng. -- Cuộc phỏng vấn được nêu đích danh người phỏng vấn. Bất cứ điều gì bạn nói với phóng viên có thể sẽ được công bố và nêu đích danh người trả lời phỏng vấn. Cho đến nay đây là cách để bạn đến với công chúng nhanh nhất. -- Cuộc phỏng vấn trích dẫn nguồn gián tiếp. Những gì bạn nói với phóng viên có thể sẽ được công bố, nhưng sẽ chỉ nêu nguồn tin theo cách mà bạn và họ đã thống nhất với nhau từ trước, ví dụ như “theo lời một phát ngôn viên chính thức của…, một nguồn đáng tin cậy”, “một chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết…” .v.v. Cách này thường được sử dụng nếu lợi ích của tổ chức mà người trả lời phỏng vấn đại diện cho có thể bị tổn hại nếu trích dẫn trực tiếp. -- Cuộc phỏng vấn không trích nguồn. Những điều bạn nói có thể sẽ được công bố, nhưng không trích dẫn nguồn dưới bất kỳ hình thức nào. Thông tin bạn đưa ra có thể xuất hiện dưới dạng một kết luận do phóng viên rút ra sau khi tìm hiểu tình hình. Hình thức này chỉ nên được
  • 9. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp sử dụng khi hình thức trích nguồn gián tiếp cũng khiến người nghe đài hay xem truyền hình nhận ngay ra ai là người trả lời phỏng vấn và khiến uy tín của tổ chức bị tổn hại nghiêm trọng, vì nó gây một khó khăn lớn cho phóng viên. -- Phỏng vấn không được nêu đích danh người phỏng vấn. Qui tắc này thường bị sử dụng sai mục đích, có nghĩa là phóng viên sẽ nhận thông tin nhưng không được phép công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Hình thức này chỉ được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp liên quan đến lợi ích của những người tham gia phỏng vấn hay những người khác là chủ đề cho cuộc phỏng vấn. Hình thức này không nên sử dụng trong những hoàn cảnh khác bởi vì nếu sử dụng nó sẽ là một gánh nặng đối với cả phóng viên lẫn người trả lời phỏng vấn. Hình thức phỏng vấn được ghi chép và lưu giữ cho đến nay vẫn là hình thức tốt nhất. Những hướng dẫn khác chỉ là những dòng tốc ký tiện cho công việc của phóng viên và những người làm việc trong những lĩnh vực nhạy cảm về chính trị, kinh tế hay thực thi pháp luật. Lời khuyên tốt nhất là hãy tránh đừng phụ thuộc vào những dòng tốc ký này; mỗi nền văn hóa và mỗi phóng viên lại có cách hiểu khác nhau. Nếu bạn không thể trả lời phỏng vấn một cách chính thức, hãy nói chuyện với phóng viên và thỏa thuận cụ thể về cách trích dẫn sau này trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Hãy nhớ rằng sau này bạn và phóng viên có thể sẽ lại làm việc cùng nhau, và bạn và họ đều có lợi về chuyên môn nếu bài báo hay chương trình phát thanh truyền hình có chất lượng tốt và biểu đạt được điều bạn muốn nói. TÔI NÊN CHUẨN BỊ CHO CUỘC PHỎNG VẤN NHƯ THẾ NÀO? Hãy viết ra một cuộc phỏng vấn lý tưởng. Cuộc phỏng vấn có thể chỉ dự định kéo dài vài giây, hoặc năm phút, hoặc dài hơn. Hãy chọn ra ba điểm quan trọng nhất mà bạn muốn nói. Đây sẽ là những “hòn đảo an toàn” của bạn, chỗ bạn sẽ quay lại nhiều lần trong suốt cuộc phỏng vấn. Dù cuộc phỏng vấn kéo dài bao lâu, bạn cũng không nên đề cập đến quá ba điểm chính trong bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào. LUYỆN TẬP, LUYỆN TẬP, LUYỆN TẬP Một lần nữa, bạn hãy viết ra ba điểm tích cực mà bạn muốn nêu trong cuộc phỏng vấn. Hãy chuẩn bị một ví dụ hay một câu chuyện ngắn gọn để minh họa cho từng điểm. Hãy dùng càng ít con số càng tốt. Mọi người thường dễ dàng cảm thấy nhàm chán khi phải nghe đến các con số thống kê; tuy nhiên, việc nêu ra những thực tế của vấn đề là vô cùng quan trọng. Barbara d’Achille, một phóng viên và một người vận động tích cực cho bảo vệ môi trường đã sống ở Peru nhiều năm đã có lần nói: Dư luận không thể bị xuyên tạc mà không bị thất thiệt; do đó, điều quan trọng là phải cung cấp thông tin chính xác, đúng đắn về mặt khoa học và không bị thổi phồng. Khi những người đóng giầy, những người làm vườn, những người bán thịt, những người bán bánh mì và những phụ nữ nội trợ hiểu được… thì lúc đó chúng ta sẽ tạo được dư luận rộng rãi buộc chính phủ phải ban hành chính sách bảo vệ môi trường. Dù vấn đề bạn đang nói đến là gì thì bạn cũng phải học cách nói về vấn đề đó một cách hiệu quả. Hãy học cách nhấn mạnh những điểm quan trọng. Hãy học ví dụ hay những câu chuyện minh họa. Không được ghi chú. Bạn nên thực hành với một đồng nghiệp đóng vai người phỏng vấn. Nếu bạn biết được về cách tiến hành phỏng vấn của phóng viên, hãy áp dụng nó
  • 10. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp khi thực hành. Hãy thực hành trả lời tất cả các câu người ta có thể sẽ hỏi bạn. KHÔNG ĐƯỢC GHI CHÚ. Tuy nhiên, hãy cố gắng sao cho thật tự nhiên! TÔI CẦN BIẾT NHỮNG GÌ VỀ CÁC CUỘC PHỎNG VẤN TRÊN TRUYỀN HÌNH? Hãy luôn nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn. Đừng nhìn vào máy quay hay màn hình. Đừng lo lắng về chiếc máy quay. Đã có người chuyên môn chịu trách nhiệm về nó - bạn không cần phải bận tâm về nó. Hãy cố đừng nhìn ra chỗ khác khi bạn đang suy nghĩ để tìm câu trả lời. Hãy luôn nhìn vào mắt người phỏng vấn bạn. TÔI NÊN NHÌN ĐI ĐÂU NẾU TÔI Ở TRONG TRƯỜNG QUAY VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN QUA VỆ TINH (CẦU TRUYỀN HÌNH)? Các cuộc phỏng vấn qua cầu truyền hình khác với những cuộc phỏng vấn trực tiếp với phóng viên. Nếu bạn đang ngồi trong trường quay để trả lời phỏng vấn của một phóng viên đang ngồi ở một trường quay khác, bạn nên NHÌN THẲNG VÀO MÁY QUAY. Trong trường hợp này, máy quay chính là người bạn đang đối thoại. Ngay cả nếu người phỏng vấn bạn đang ở một nước khác, bạn cũng nên hình dung là người đó là chiếc máy quay ở trước mặt bạn. Điều này thường khiến bạn không thoải mái trong cuộc phỏng vấn lần đầu tiên – nhưng đừng để nó cản trở bạn! Mọi thứ khác đều giống như phỏng vấn bình thường – chỉ khác là người phỏng vấn không ngồi ngay trước mặt bạn mà thôi. Hãy tưởng tượng chiếc máy quay trước mặt bạn là một bộ mặt thân thiện, tươi cười! TÔI PHẢI BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO? Hãy bắt đầu với ba điểm chính mà bạn muốn nói. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ có vài phút trước cuộc phỏng vấn để nói chuyện với phóng viên. Để họ hiểu rõ bạn hơn, bạn có thể gửi một vài thông tin đến trước khi phỏng vấn. Điều quan trọng nhất là hãy đảm bảo rằng câu trả lời đầu tiên của bạn nêu được một trong ba điểm quan trọng mà bạn muốn đề cập đến trong cuộc phỏng vấn. PHẢI LÀM GÌ NẾU NGƯỜI PHỎNG VẤN CỨ ĐI LẠC KHỎI VẤN ĐỀ MÀ TÔI MUỐN NÊU? Hãy lịch sự, nhưng hãy kiên định hướng cuộc nói chuyện trở về những điểm mà bạn muốn nêu bằng cách dùng những “cầu nối”, bắt đầu câu trả lời của bạn bằng cách nói “ồ, tôi nghĩ rằng vấn đề thực sự là...” và sau đó nêu ra một trong những điểm mà bạn muốn nói. Những câu nói sau là những “cầu nối” hữu ích giúp bạn có cơ hội nêu được những vấn đề mình muốn. • Tôi muốn nói thêm rằng ... • Nguời ta thường hỏi tôi rằng ... • Đó không phải là lĩnh vực chuyên môn của tôi, nhưng tôi cũng biết rằng .... • Tôi nghĩ vấn đề quan trọng nhất là ... PHẢI LÀM GÌ NẾU PHÓNG VIÊN HỎI TÔI MỘT CÂU MÀ TÔI KHÔNG MUỐN TRẢ LỜI? Hãy quay lại “hòn đảo an toàn” của bạn. Hãy dùng một câu chuyện để minh họa cho một trong ba điểm mà bạn đã chuẩn bị từ trước. Các câu chuyện thường dễ nhớ hơn. Hãy nghĩ về những cuộc phỏng vấn mà bạn đã nghe và có thể bạn sẽ nhớ ra một câu chuyện để minh họa cho điều bạn muốn nói.
  • 11. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp PHẢI LÀM GÌ NẾU NGƯỜI PHỎNG VẤN HỎI MỘT CÂU TIÊU CỰC? Đừng bắt chước thái độ tiêu cực đó! Nhiệm vụ của bạn là nêu bật được ba điểm quan trọng. Đừng tự ái hay bảo thủ. Hãy nhanh chóng đính chính những thông tin sai lệch và sau đó nêu ra một trong những điểm tích cực mà bạn muốn nói. HÃY TỎ THÁI ĐỘ TÍCH CỰC. Nếu người phỏng vấn nói một câu chỉ trích gay gắt, bạn có thể nói “Anh hỏi tôi câu đó là tốt, nhiều người cũng quan niệm sai lệch như vậy, nhưng sự thật là ...” và sau đó hãy quay lại “hòn đảo an toàn” của bạn. Đây là lúc việc thực hành trước trở nên quan trọng. Hãy nhớ rằng bạn sẽ phải tập dượt một vài câu hỏi tiêu cực và khó, và bạn nên có sẵn câu trả lời. Xin nhắc lại là hãy TỎ RA TÍCH CỰC. PHẢI LÀM GÌ NẾU PHÓNG VIÊN CỨ NGẮT LỜI TÔI BẰNG CÁC CÂU HỎI? Hãy cứ để cho họ ngắt lời. Bạn có thể nói “anh đã hỏi tôi vài câu”, và sau đó hãy chọn câu hỏi nào bạn muốn trả lời và nêu ra điều mà bạn cho là quan trọng. Nếu những câu phóng viên ngắt lời bạn đi lệch những điều bạn đang nói và bạn muốn hướng cuộc đối thoại quay trở lại đúng trọng tâm, bạn có thể nói “như tôi đã nói” và sau đó tiếp tục câu trả lời với những điểm quan trọng của bạn. PHẢI LÀM GÌ NẾU HAI BÊN IM LẶNG MỘT LÚC LÂU? Hãy cứ giữ im lặng. Đừng tự nhiên đưa ra những thông tin không cần thiết. Chớ nên sợ sự im lặng. Người phỏng vấn sẽ lo việc đó. Trong một cuộc phỏng vấn mang tính chất hơi đối đầu một chút, sự im lặng thường là cách người phỏng vấn sử dụng để người trả lời phỏng vấn phải tự tiết lộ thêm thông tin. PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI ĐƯỢC YÊU CẦU NÓI NHIỀU HƠN NHỮNG GÌ TÔI MUỐN NÓI? Hãy quay trở lại “hòn đảo an toàn” của bạn. Những điều bạn muốn nói đủ quan trọng để bạn phân tích kỹ hơn và nhắc lại với những câu chuyện hay ví dụ khác đi để minh họa cho điều bạn nói. PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI KHÔNG BIẾT CÂU TRẢ LỜI? Hãy thành thực. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy nói như vậy “Tôi rất tiếc, nhưng tôi không có thông tin đó, nhưng tôi sẽ rất vui được trả lời anh sau”. Khi bạn nói như vậy, hãy đảm bảo rằng sau này bạn sẽ cung cấp thông tin cho người phỏng vấn như đã hứa. CÂU TRẢ LỜI NÊN DÀI BAO NHIÊU? Câu trả lời của bạn nên ngắn gọn, khoảng 20 giây. Tuy nhiên, câu trả lời trên đài phát thanh có thể ngắn hơn, và nếu in báo thì có thể dài hơn. THẾ CÒN NGOẠI HÌNH VÀ GIỌNG NÓI CỦA TÔI (CHO ĐÀI VÀ TIVI)? Hơn 90% giao tiếp là không dùng lời nói, bởi vậy ngoại hình và giọng nói của bạn là rất quan trọng. Hãy tỏ ra nhiệt tình và sôi nổi. Cả đài và tivi đều có khuynh hướng làm người ta trở nên “nhạt nhẽo”, tức là làm người ta có vẻ ít thú vị hơn và tẻ nhạt hơn – vì vậy hãy hứng thú với điều bạn đang nói. Sẽ rất có ích nếu bạn quay video và ghi âm giọng nói khi bạn tập dượt. Có thể bạn sẽ nhận thấy rằng bạn phải hơi “lên gân” để thể hiện cảm nghĩ của mình khi trả lời
  • 12. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp phỏng vấn trên truyền hình. Nếu cuộc phỏng vấn được chiếu trên tivi, bạn nên theo một số hướng dẫn đơn giản sau đây: • Hãy mặc quần áo theo cùng một tông màu, màu sáng nhưng đừng trắng toát. • Đừng mặc những loại vải sặc sỡ hay chất liệu bóng. • Đừng đeo quá nhiều nữ trang. • Hãy soi gương trước khi đi đến nơi phỏng vấn. NHỮNG PHÚT ĐẦU TRONG TRƯỜNG QUAY SẼ NHƯ THẾ NÀO? Một kỹ thuật viên âm thanh thường sẽ yêu cầu bạn nói thử để kiểm tra chắc chắn là micro đặt như vậy là vừa. Để thử giọng, hãy nói tên của bạn, đánh vần tên họ của bạn, tên cơ quan của bạn, chức vụ của bạn nếu có, và chủ đề cho cuộc phỏng vấn. Đây là những thông tin hết sức quan trọng và để họ phát âm đúng tên bạn và tên cơ quan của bạn. TÔI CÓ THỂ NÓI ĐIỀU GÌ ĐÓ VỚI PHÓNG VIÊN VÀ HI VỌNG ANH TA SẼ KHÔNG SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐÓ KHÔNG? Đừng bao giờ làm điều đó. Hãy luôn nghĩ rằng micro hay máy ghi âm đang bật. Hãy luôn nghĩ như vậy. Nhiều người nổi tiếng đã phải xấu hổ vì những lời họ nói khi tưởng là micro đã tắt. Hãy nghĩ rằng bất kỳ điều gì bạn nói với phóng viên ở bất kỳ lúc nào cũng có thể bị đem ra sử dụng. Và đừng bao giờ nói “tôi không có ý kiến gì”, bởi vì điều đó thường gây một ấn tượng là bạn có điều gì đó muốn giấu. Phóng viên luôn luôn làm việc và không có gì là “không chính thức” - trừ phi bạn đã nói rõ điều này với anh ta. Đừng bao giờ nói bất kỳ điều gì bạn không muốn đọc thấy trên báo hay nghe thấy trên đài hay tivi. TIN TRÊN ĐÀI VÀ CÁC CUỘC PHỎNG VẤN Ở nhiều nước, đài phát thanh là cách tốt nhất để đến với công chúng. Ở những cộng đồng mà ít nhất 50% dân số (trong đó phụ nữ chiếm 60%) không biết đọc biết viết thì sử dụng báo chí là không hiệu quả. Ngoài ra, tivi cũng chỉ có ở thành phố lớn; do đó sử dụng tivi cũng không hiệu quả. Những bài phát biểu trước công chúng là có hiệu quả, nhưng chỉ khi diễn giả hiểu rõ về trình độ học vấn, nhận thức về kinh tế văn hóa và những khác biệt trong tập quán của địa phương. Theo ước tính, 15% người Mỹ nhận tin tức thông qua đài phát thanh. Những cuộc“đối thoại” trên đài đang trở thành một công cụ ngày càng phổ biến cho các cá nhân để bày tỏ quan điểm về chính trị hay xã hội của mình. Hầu hết các đài phát thanh đều có những chương trình tin tức vào các thời gian khác nhau trong ngày. Nhiều đài phát thanh lấy thông tin từ những tập đoàn tin tức lớn, và những đài phát thanh qui mô hơn thì có bộ phận lấy tin riêng. Việc bạn nghe đài như thế nào phụ thuộc vào cấu trúc và cách thức phát sóng của từng đài phát thanh. Bạn có thể trực tiếp gọi điện để cung cấp tin. Bạn cũng có thể gọi điện đến đài trong chương trình “đối thoại” và đưa ra quan điểm của mình. Một số đài phát thanh nhỏ hơn còn thực hiện các cuộc phỏng vấn ngay trong phòng ghi âm của họ. Hãy tìm hiểu về đài phát thanh ở khu bạn sống để quyết định xem bạn tiếp cận cách nào là tốt nhất. PHỎNG VẤN TRÊN ĐÀI VÀ TRÊN TIVI CÓ SỬ DỤNG NHỮNG CÔNG CỤ GIỐNG NHAU KHÔNG?
  • 13. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp Có. Nhưng cách diễn đạt và nội dung những điều bạn nói còn quan trọng hơn khi người ta không trông thấy hình của bạn. PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI NHẬN ĐƯỢC MỘT CÚ ĐIỆN THOẠI BẤT NGỜ CỦA PHÓNG VIÊN VÀ ANH TA MUỐN PHỎNG VẤN TÔI NGAY LẬP TỨC QUA ĐIỆN THOẠI? Hãy hỏi tên anh ta, số điện thoại và thời hạn phải trả lời, và hỏi xem liệu bạn có thể gọi lại cho anh ta sau vài phút được không. Hãy tự soạn ra câu trả lời. Hãy nghĩ về ba điểm quan trọng tích cực bạn muốn nói. Hãy thực tập cuộc phỏng vấn bằng cách nói to lên. Hãy nhanh chóng tìm hiểu về phóng viên, về tổ chức tin tức và về thính giả mà bạn đang nhắm đến nếu có thể. Sau đó hãy thoải mái và gọi lại cho phóng viên. PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI PHẢI SỬ DỤNG ĐẾN NHỮNG THUẬT NGỮ VÀ CON SỐ THỐNG KÊ CHUYÊN MÔN TRONG CÂU TRẢ LỜI? Hãy cố gắng sử dụng càng ít con số thống kê càng tốt. Thay vào đó, hãy sử dụng lối nói thật tượng hình. Nếu bạn nghe thấy ai đó nói “rộng khoảng bằng một cái sân bóng đá”, thì bạn sẽ có ấn tượng tốt hơn là nghe nói “rộng khoảng 4.300 mét vuông”. Giữa hai cách nói “hàng ngày có tới 35.000 trẻ em bị chết một cách vô ích” – một con số thống kê mà nhiều tổ chức phát triển quốc tế sử dụng, hay cách nói “mỗi ngày có 100 chiếc máy bay phản lực bị tai nạn, mỗi máy bay chở 350 trẻ em” – cách ví von mà UNICEF sử dụng để nói về tình trạng khẩn cấp này, bạn thấy cách nào hiệu quả hơn? Rõ ràng cách thứ hai sinh động hơn. Nếu bạn buộc phải dùng đến những thuật ngữ chuyên môn, hãy cố gắng định nghĩachúng càng đơn giản càng tốt. Hãy sử dụng những từ ngữ thông dụng với thính giả. Hãy định nghĩa bất kỳ thuật ngữ nào không được sử dụng trong ngôn ngữ thông dụng. Điều này sẽ rất quan trọng nếu bạn nói chuyện với những người thuộc các quốc tịch khác nhau. TÔI CÓ ĐƯỢC GHI BĂNG CUỘC PHỎNG VẤN KHÔNG? Hãy thảo luận điều này với phóng viên phỏng vấn bạn. Nói chung thì bạn sẽ được phép ghi băng, và việc bạn yêu cầu điều này cũng là chuyện bình thường. Vì như thế, bạn sẽ có được một bản sao chính xác của cuộc phỏng vấn. Bạn có thể bật lại băng sau đó và luyện tập sao cho mình sẽ trả lời tốt hơn ở những cuộc phỏng vấn sau. Điều này cũng giúp cho những người làm cùng với bạn, những người không nghe được buổi phát thanh hay truyền hình, có cơ hội nghe lại buổi phỏng vấn sau này. Nếu có thể, hãy luyện tập trước ống kính hay với một máy ghi âm. CÁC PHƯƠNG TIỆN IN ẤN Có nhiều phương pháp và cách thể hiện khác nhau cho chiến lược thông tin của bạn. Sau đây là mô tả những cách thể hiện trên báo, nội san và tạp chí. BÁO Tùy vào nơi bạn sống có đông người hay không và có gần với một thành phố lớn hay không mà bạn có thể tiếp cận được với một tờ nhật báo quốc gia hay quốc tế, hay một tờ nhật báo địa phương, hay một tuần báo địa phương. Hãy làm quen với tờ báo bằng cách theo dõi xem họ đề
  • 14. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp cập đến những vấn đề bạn đang quan tâm như thế nào. Nếu bạn biết có phóng viên nào quan tâm đến vấn đề đó, hãy liên hệ trực tiếp với anh ta/cô ta. Với một tờ báo nhỏ hơn, bạn có thể liên hệ với biên tập viên thời sự về phóng sự của bạn. Vào những lúc khác nhau, bạn có thể gửi cho tất cả những người này những thông cáo báo chí và tập hồ sơ với những thông tin có liên quan. PHÓNG SỰ Hãy gửi một thông cáo báo chí cho đích danh một người nếu có thể, với những thông tin cụ thể mà bạn nghĩ là đáng được đưa lên bản tin. Hãy nhớ rằng nhiều người đang cạnh tranh để có được sự chú ý của biên tập viên/phóng viên, vì vậy hãy giúp phóng viên mà bạn đang liên hệ “giới thiệu” phóng sự của bạn với biên tập viên của tờ báo. Bạn nên cung cấp những thông tin cơ sở ngắn gọn, đưa cho phóng viên tên và địa chỉ liên lạc của những người cần thiết có thể cung cấp thêm thông tin. Hãy tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phóng viên để anh ta viết một phóng sự về vấn đề của bạn. TRUYỆN PHÓNG SỰ Đây là cơ hội để tiếp cận vấn đề theo một góc độ mang tính cá nhân hơn và phân tích kỹ xem một vấn đề ảnh hưởng đến một cá nhân cụ thể như thế nào. Bạn có thể đi sâu vào những nhận thức của riêng bạn trong một câu chuyện phóng sự, và không bị giới hạn chỉ ở những thực tế trong thông tin. Nếu tờ báo bạn đang liên hệ không đủ lớn để có một biên tập viên cho loại hình truyện phóng sự thì bạn có thể tự viết và gửi bài cho họ để đăng. Hãy gửi kèm vài tấm ảnh đẹp cùng với bài viết. Ý KIẾN BẠN ĐỌC Nhiều tờ báo lớn có một trang đối diện với trang ý kiến bạn đọc, trên đó in những mẩu nói lên ý kiến bạn đọc với những nhận xét chủ quan về các tin tức, phóng sự. Một bài “nhịp cầu bạn đọc” thường dài khoảng 750 từ tiếng Anh. Bất kỳ ai cũng có thể gửi bài cho biên tập viên tờ báo. Nếu có thể, bạn hãy gọi điện cho Tổng Biên tập để hỏi về những yêu cầu cụ thể để được đăng trên trang “ý kiến bạn đọc” của tờ báo đó. Nói chung, biên tập sẽ yêu cầu bạn phải cho họ “độc quyền”, có nghĩa là bạn phải hứa không gửi bài đến bất kỳ tờ báo nào khác nếu họ đã nhận in bài đó cho bạn. Chính sách in những bài báo như thế này của mỗi tờ báo là khác nhau. Trên tờ Thời báo New York, trang “ý kiến bạn đọc”, có những dòng sau: Độc giả cần lưu ý -- Trang “Ý kiến bạn đọc” sẵn sàng tiếp nhận tất cả những bản thảo được gửi đến một cách tự nguyện. Tuy nhiên, do số lượng bài gửi quá lớn, chúng tôi tiếc là không thể thông báo đã nhận được bài gửi của các bạn hay gửi trả bài cho các bạn trừ phi bài viết được gửi kèm với một phong bì đã dán sẵn tem và đề sẵn địa chỉ. Nếu bản thảo được chấp nhận đăng, tác giả sẽ được thông báo trong vòng hai tuần. THƯ GỬI TỔNG BIÊN TẬP Đây là một trong những mục được nhiều người đọc nhất trong một tờ báo. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề mà bạn rất quan tâm. Điều quan trọng nhất, ngay cả khi thư của bạn không được đăng, là bạn đã có cơ hội tốt để luyện cách trình bày ý nghĩ của mình một cách mạch lạc và súc tích. Bạn sẽ có cơ hội tốt nhất để bài của bạn được in nếu bạn nhận xét trực tiếp một bài báo nào đó. Thư gửi Tổng biên tập cần phải được viết ngay sau khi bài báo mà bạn định nhận xét xuất hiện. Đừng chờ đợi! Hãy viết ngay! Hãy càng ngắn gọn càng tốt. Hãy nói rõ mình đang nhận xét bài báo nào, có tiêu đề là gì, ngày ra báo và tên phóng viên. Nếu bạn có thông tin muốn bổ sung vào những thông tin đã được đăng, hãy làm điều đó. Hãy ký tên dưới bức thư và ghi rõ
  • 15. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp họ tên và tên cơ quan của bạn nếu cơ quan có liên hệ với vấn đề bạn đang bàn. Tốt nhất là bức thư gửi tổng biên tập nên dài 200 từ. Nếu bạn muốn viết dài hơn, hãy nghĩ đến việc viết cho mục “Ý kiến bạn đọc”. NỘI SAN Nhiều tổ chức phi chính phủ (NGOs) xuất bản những nội san và tạp chí. Nếu vấn đề của bạn liên quan đến lĩnh vực của một tổ chức phi chính phủ, có thể họ sẽ quan tâm đến việc in một bài báo về bạn hay tổ chức của bạn trong nội san của họ. Thư viện địa phương, Trung tâm Thông tin Hoa Kỳ hay các đại diện tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về cách liên hệ với biên tập viên của nội san hay tạp chí. Nhiều tổ chức phi chính phủ có rất nhiều thành viên quốc tế và nội san của họ được lưu hành rộng rãi. Dưới đây là một ví dụ về việc bạn có thể sử dụng nội san của một tổ chức quốc tế để đề cập đến vấn đề của bạn trên các phương tiện truyền thông. Một phụ nữ sống ở một nước đang phát triển đang cố gắng cải thiện các cơ hội giáo dục cho các em bé gái. Chị gặp một đại diện địa phương của một tổ chức phi chính phủ. Bài viết của chị đã được đăng trên nội san và được hàng ngàn người là thành viên hay những người ủng hộ tổ chức phi chính phủ đó đọc. Những tờ báo lớn cũng đã đăng lại bài báo đó, với sự hỗ trợ của phòng quan hệ công chúng và phòng truyền thông của tổ chức phí chính phủ đó. Một thành viên của Nghị viện Châu Âu cũng đã trích dẫn đến bài báo đó. Tác giả bài báo đã trở thành một trong những “chuyên gia” về vấn đề cải thiện cơ hội giáo dục cho các em bé gái trong cộng đồng của chị. Một đài truyền hình đã chọn mời tác giả bài báo đến phỏng vấn trong chương trình nói về cơ hội giáo dục cho các em bé gái. TẠP CHÍ Ngày nay có hàng ngàn tạp chí được xuất bản mỗi ngày. Cách tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu là bạn hãy đi đến quầy báo gần nơi ở của bạn. Hãy xem ở nước bạn có những tạp chí nào. Thư viện địa phương hay Phòng Thông tin - Văn hóa của Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng có một khu tài liệu tham khảo cung cấp cho bạn những thông tin về tạp chí. Mỗi tạp chí đều có một trang với nhan đề nổi bật --- liệt kê tên và chức vụ của những người làm việc cho tạp chí. Trang này cũng nói rõ tần số phát hành – hàng tuần, hai kỳ một tuần, hàng tháng, hay hai kỳ mỗi tháng – và cũng liệt kê những phòng ban trong tòa soạn. Nếu vấn đề của bạn do một phòng cụ thể nào đó phụ trách, hãy viết thẳng cho biên tập viên của phòng đó. Nếu vấn đề của bạn có vẻ như không thuộc lĩnh vực của một phòng nào, thì hãy gửi bài viết của bạn cho đích danh ông Tổng biên tập. Nếu họ quan tâm, bài viết của bạn sẽ được phân cho một nhân viên trong tòa soạn. Có thể bạn sẽ phải gửi bài vài lần rồi mới nhận được hồi âm. Hãy sử dụng mọi cách giao tiếp để thiết lập quan hệ với biên tập viên và nhân viên tòa soạn, kể cả người “gác cổng” như thư ký tòa soạn hay trợ lý. Các tạp chí thường giữ những hồ sơ thông tin để tham khảo sau này để tạo ra những ý tưởng mới. Vì họ thường không thể đăng những tin tức “nóng hổi”, cho nên các tạp chí có thể đăng những phóng sự dài hơn. Thời gian “chờ đợi” (thời gian từ lúc nhận được bài báo cho đến lúc bài được đăng) của mỗi tạp chí là khác nhau. Hãy tìm hiểu xem tạp chí mà bạn định gửi bài có thời gian chờ đợi là bao lâu. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
  • 16. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp TIVI VÀ ĐÀI PHÁT THANH Ngày nay, hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều tiếp cận được với các mạng lưới tin tức quốc tế như CNN thông qua vệ tinh. Tuy nhiên, phần lớn các nơi khác trên thế giới, nhất là các vùng nông thôn, vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào đài phát thanh để nghe tin tức. Một số người có thể lựa chọn trong số hàng trăm kênh, còn những người khác thì chỉ có thể tiếp cận được với tin tức của đài phát thanh /truyền hình thuộc quản lý của nhà nước. Nói tóm lại, việc tiếp cận thông tin rất chênh lệch. Mặt khác, công nghệ truyền thông lại đang phát triển như vũ bão, và điều quan trọng là bạn phải nhận biết đươc các xu hướng trong truyền thông điện tử và những cơ hội thông tin đại chúng hiện nay. TÔI PHẢI BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO? Trước hết, hãy làm quen với các chương trình phát thanh truyền hình ở nơi bạn sống. Thư viện địa phương hay Phòng Thông tin-Văn hóa của Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng có những quyển hướng dẫn về các phương tiện truyền thông. Có những mạng lưới quốc tế với những bộ phận phụ trách nơi bạn sống không? Các “cộng tác viên” – các phóng viên tự do làm việc cho nhiều tờ báo hay đài khác nhau – thường là một nguồn quan trọng nữa để chuyển tin. Hãy lập một danh sách tất cả các chương trình tivi có phát tin tức và các câu chuyện thời sự. Hãy ghi chú những loại chương trình của mỗi đài: tin tức, phim tài liệu, phỏng vấn, tọa đàm (đối thoại) – và người liên hệ và số điện thoại của từng người. PHẢI LÀM GÌ NẾU TÔI CÓ MỘT BẢN TIN MUỐN THÔNG BÁO TRÊN TIVI? Hãy liên hệ với biên tập viên chịu trách nhiệm phân công hay biên tập bản tin. Hãy nhớ rằng việc của bạn là “bán” được phóng sự cho phóng viên. Nếu câu chuyện của bạn có liên quan với vấn đề quốc gia hay của địa phương, hay nếu bạn có những hình ảnh thú vị, thì bạn sẽ có nhiều cơ hội được phát sóng trên tivi hơn. Khi nghĩ đến tivi, hãy nghĩ đến những gì máy quay có thể “nhìn thấy” khi họ quay câu chuyện của bạn. Biên tập viên chịu trách nhiệm phân công và biên tập tin tức sẽ nhắc đi nhắc lại với bạn là, mặc dù họ đọc những thông cáo báo chí và báo cáo, họ vẫn muốn bạn kể cho họ nghe một câu chuyện – với hình ảnh càng sinh động càng tốt. Những yếu tố mà họ tìm kiếm trong câu chuyện là: quyền lợi của con người, một góc nhìn của người địa phương, tầm quan trọng đối với quốc gia, hay mối liên hệ với một câu chuyện đã được phát sóng trước đó. LÀM SAO ĐỂ TÔI ĐĂNG ĐƯỢC MỘT CÂU CHUYỆN PHÓNG SỰ NẾU TÔI KHÔNG CÓ TIN SỐT DẺO? Cách tiếp cận cũng giống như đối với một đoạn tin vắn, nhưng không phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời gian như đối với tin. Trong trường hợp này, bạn có nhiều cơ hội hơn để tìm những phóng viên quan tâm đến vấn đề của bạn. Bạn nên bắt đầu bằng việc gửi cho họ những tài liệu bằng văn bản. Hãy gửi kèm bất kỳ bài báo nào bạn đã đăng. Nếu không có một phóng viên cụ thể nào thì bạn nên gửi thông tin đến cho biên tập viên chịu trách nhiệm phân công. Hãy giải thích tại sao người xem truyền hình lại quan tâm đến vấn đề mà bạn muốn đề cập tới. Sau đây là một câu chuyện về một cách độc đáo để tự giới thiệu về mình và về tổ chức của mình với giới thông tấn: Ở Philippines, những người làm trong giới thông tấn, những nguồn tin, những người chuyên môn trong lĩnh vực quan hệ công chúng, những câu chuyện chính trị và những người hay kháo chuyện tụ tập với nhau để trao đổi thông tin, quan điểm, những tin tức bí mật và những câu chuyện đùa tại “diễn đàn ăn sáng (kapihan). Kapihan có thể có nhiều hình thức. Nó có thể được tổ chức hay diễn ra một cách tự do, có thể có người có kinh nghiệm
  • 17. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp hay người đặt câu hỏi. Dù là hình thức nào thì thông tin được trao đổi thường cũng sẽ xuất hiện trên mặt báo. Một nhóm phụ nữ mang tên PILIPINA đã thành công rực rỡ với diễn đàn ăn sáng của họ. Hình thức họ sử dụng là mời một hay hai cán bộ nguồn (một của PILIPINA) đứng lên thuyết trình một cách ngắn gọn, sau đó là một diễn đàn cho tất cả mọi người tham gia đóng góp ý kiến. Trong năm đầu, các vấn đề được thảo luận bao gồm bạo lực đối với phụ nữ (và tác động của nó đối với phát triển), quấy rối tình dục và hình ảnh của phụ nữ trong Kinh thánh. Họ thấy rằng Kapihan không chỉ trở một diễn đàn để chia xẻ các ý kiến và quan điểm, mà còn là một cách thức tuyệt vời đề đưa các vấn đề lên các phương tiện thông tin đại chúng. PILIPINA cho biết trong số các lợi ích khác của Kaphihan là những thành viên mới, sự quan tâm nhiều hơn của giới thông tấn và sự hình thành những nhóm vận động mới như The Academe, một nhóm của trường Đại học Tổng hợp Philippines mà hoạt động ban đầu của họ là một chiến dịch quảng bá mang tên “Hãy lên tiếng phản đối nạn quấy rối tình dục trong trường học”. Tổ chức PILIPINA thấy rằng bằng cách sử dụng hình thức quen thuộc với các phương tiện thông tin đại chúng địa phương và công chúng, họ đã đến được với nhiều thính giả hơn mà những thính giả này thường không chấp nhận những quan điểm của phái nữ về những vấn đề xã hội. CÒN CÁC KHẢ NĂNG VỀ ĐÀI PHÁT THANH THÌ SAO? Các chương trình “đối thoại” trên đài phát thanh đang trở nên ngày càng phổ biến ở Hoa Kỳ. Chủ nhân của những chương trình này đang dành được sự chú ý và gây ảnh hưởng đến nhiều người buộc họ phải đưa ra những hành động mang tính chính trị. Nếu bạn biết người tổ chức chương trình phỏng vấn trên đài phát thanh, hãy trực tiếp liên hệ với họ. Ngoài ra, hãy liên hệ với người sản xuất chương trình để tìm hiểu xem những thông tin gì sẽ giúp họ chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn. THẾ CÒN VIỆC TRUYỀN DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ CỦA NHỮNG THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN TÔI THÌ SAO? Những cơ hội truyền bá thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử đang tăng mạnh, và bạn không nên bỏ qua những cơ hội tham gia vào cái gọi là Xa lộ Thông tin. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nhiều người vẫn có ít hoặc không có cơ hội tiếp cận với máy tính và dịch vụ viễn thông; dữ liệu điện tử là một cách bổ sung chứ không thể thay thế được những phương pháp truyền thông truyền thống qua các phương tiện thông tin đại chúng. BẠN ĐANG NÓI VỀ NHỮNG LOẠI CƠ HỘI NÀO CHO VIỆC GIAO TIẾP BẰNG DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ? Thư điện tử, hay e-mail, là một loại cơ hội. Nếu bạn hay tổ chức của bạn có e-mail, bạn có thể gửi các tin, thông báo, thông cáo báo chí và các thông tin khác tới các cá nhân hay tổ chức trên toàn thế giới. Vấn đề là bạn cần biết địa chỉ e-mail của họ. Ở một số trường hợp, bạn có thể thiết lập một địa chỉ e-mail theo nhóm, để chỉ bằng một nút bấm bàn phím, bạn có thể gửi tthông tin cho nhiều người cùng một lúc. Một khả năng khác là tham gia hay thậm chí là thiết lập một bản tin điện tử của chính mình, được gọi là BBS (Hệ thống Bảng tin Điện tử). Trước hết, bạn phải soạn một cơ sở dữ liện điện
  • 18. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp tử gồm các tài liệu của bạn. Sau đó, bạn sẽ cung cấp một số điện thoại để bất cứ ai có máy tính và một modem có thể tiếp cận với các thông tin của bạn. Rõ ràng, các chi tiết kỹ thuật và chi phí để tạo hay tham gia một hệ thống bảng tin điện tử sẽ thay đổi tùy theo vị trí và hoàn cảnh. Hơn nữa, chất lượng của hệ thống viến thông sẽ luôn là một yếu tố hạn chế. Nếu bạn ở một thành phố có đường dây diện thoại kém, có thể không đáng để bạn thiết lập một hệ thống bảng tin điện tử. Hãy nhớ rằng một hệ thống bảng tin điện tử đòi hỏi phải có thời gian và cần được duy tu bảo dưỡng. Nếu thông tin của bạn không thay đổi và cập nhật thường xuyên, ngay cả những người sử dụng quan tâm sâu sắc đến chủ đề của bạn cũng sẽ nhanh chóng bỏ đi chỗ khác. HỆ THỐNG BẢNG TIN ĐIỆN TỬ CÓ GIỐNG NHƯ INTERNET KHÔNG? Không. Mặc dù cả hai đều cần một máy tính và modem, nhưng hệ thống bảng tin điện tử về cơ bản là một cơ sở dữ liệu độc lập của địa phương. Hệ Internet là một mạng điện tử toàn cầu rộng lớn và dễ tiếp cận, với nhiều mức độ sử dụng, hoạt động và chức năng khác nhau. Tuỳ vào hoàn cảnh của bạn mà có thể đăng tải thông tin với một tổ chức, một nhóm tin tức hay một dịch vụ cơ sở dữ liệu đã có sẵn trên mạng. Ví dụ như nhiều trường đại học và tổ chức sử dụng một hệ thống gọi là “Gopher” để tìm kiếm, xác định, trao đổi và truy nhập những khối lượng thông tin khổng lồ. Một hệ Internet khác, Mạng Toàn Cầu, cho phép thể hiện và trao đổi những tệp hình ảnh hay đồ họa. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mặc dù sẽ đến một lúc Internet cũng sẽ dễ sử dụng như điện thoại, nhưng ngày đó vẫn chưa đến. Bạn sẽ cần một người thông thạo và có kinh nghiệm với Internet để thiết lập “Gopher” của bạn hay các dạng cơ sở dữ liệu khác. Cũng giống như đối với hệ thống bảng tin điện tử, một điều quan trọng là dữ liệu phải càng cập nhật càng tốt. Trong một thế giới Internet siêu tốc, thông tin trở nên lạc hậu rất nhanh. Điều này có nghĩa rằng ngay cả khi bạn có cơ hội đưa thông tin lên một hệ thống bảng tin điện tử hay Interrnet thì bạn vẫn cần phải quyết định xem thời gian bỏ ra có đáng để bạn đầu tư vào việc đưa thông tin đó lên mạng hay không. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN TRÊN PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG, DẠNG VĂN BẢN VÀ DẠNG ĐIỆN TỬ, LÀ GÌ? Trong mọi trường hợp, bạn sẽ kể câu chuyện của mình. Điều mấu chốt để thành công là phải chuẩn bị kỹ và khả năng đào sâu phân tích vấn đề. Các tài liệu bằng văn bản của bạn sẽ rất quan trọng. Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là xây dựng quan hệ lâu dài với các phóng viên, biên tập viên, nhà sản xuất, “những người gác cổng” và những mối liên hệ khác trong giới thông tấn. Những quan hệ này sẽ liên tục thay đổi nhưng sẽ vẫn là những yếu tố quan trọng. HỌP BÁO Chúng ta mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để tổ chức một cuộc họp báo, vì vậy cần phải biết chắc là mình có điều quan trọng cần tuyên bố. Hơn nữa, các nhà báo cũng không có thì giờ để đến dự những cuộc họp báo mà không đưa ra một thông tin gì.
  • 19. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp Nếu chúng ta tổ chức họp báo thì việc lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng là điều rất quan trọng. • Chọn địa điểm tổ chức họp báo. Nơi họp báo phải dễ đến, thuận tiện và đẹp. Nếu mời các cơ quan truyền thông thì phải đảm bảo cung cấp đầy đủ điện và thiết bị điện. • Chọn thời gian tổ chức họp báo. Việc này phụ thuộc vào loại hình truyền thông bạn định mời đến dự. Do bị hạn chế về thời gian nên thường thì buổi sáng là tốt nhất. • Kiểm tra các cơ quan có lịch làm việc dài hạn để đảm bảo rằng ngày bạn tổ chức họp báo không bị trùng với bất cứ một sự kiện quan trọng nào. (Ngày lễ lớn ở nước bạn sẽ không phải là ngày tốt nhất để tổ chức họp báo.) Nếu bạn biết một cơ quan khác thường tổ chức một sự kiện vào một ngày cụ thể thì hãy xếp lịch họp báo của bạn vào một ngày khác. Việc đưa tin về sự kiện của mình có nghĩa là bạn đang cạnh tranh với những người khác cũng muốn đưa tin về sự kiện của họ! Sau khi bạn đã chọn xong địa điểm, ngày, giờ. • Quyết định xem sẽ mời ai trong số các loại hình truyền thông mà bạn đã lên danh sách. Nên mời những người ủng hộ tổ chức của bạn và cả những người có thể thu hút giới truyền thông tới nơi họp báo - chẳng hạn như những nhân vật nổi tiếng. • Phác thảo nội dung của cuộc họp báo trong thông cáo báo chí. • Quyết định xem ai sẽ là người phát biểu. Có người nào đặc biệt làm chủ tọa cuộc họp báo hay không? Bạn có một nhóm diễn giả để thông tin cho giới báo chí không? Bạn phải chú ý dành nhiều thời gian để giới báo chí chất vấn. Bạn cũng có thể yêu cầu một người cụ thể trả lời câu hỏi. • Bạn sẽ phải bố trí nơi họp báo có đủ chỗ dành cho các thiết bị phát thanh truyền hình, máy ảnh, micrô, thiết bị chiếu sáng và ghế ngồi. Nếu cần thiết thì bạn phải bố trí cả phiên dịch. Bạn cũng phải cố gắng phục vụ đồ ăn nhẹ bởi vì các nhà báo ở nhiều nước được trả lương thấp và họ thường bỏ bữa để kịp lấy tin tức. Bạn không cần chuẩn bị những thứ cầu kỳ, chẳng hạn như bạn chỉ cần chuẩn bị trà, cà phê và bánh quy là được. Cần bố trí một cái bàn gần cửa ra vào và trên đó bạn để những thứ sau: - Tập tài liệu về cuộc họp báo và những thông tin khác để phát cho mọi người; - Danh sách ký tên dành cho giới báo chí; - Danh sách ký tên cho những người đến dự và khách mời từ các tổ chức khác; - Những thông tin khác mà bạn có, chẳng hạn như áp phích hay tờ rơi cho khách. • Tốt nhất bạn nên có một người chuyên giúp đỡ các nhà báo đến dự. Người này sẽ phụ trách việc cung cấp tất cả các thông tin mà nhà báo cần. Nếu có phóng viên mà bạn đã từng quen biết từ trước hay đã từng gửi tài liệu cho họ thì bạn hãy nhớ giới thiệu mình và các đồng nghiệp. Đây là cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ và phát triển quan hệ sau này. • Sau cuộc họp báo bạn vẫn nên giữ liên lạc qua điện thoại. Cho dù công việc bạn đang làm là rất quan trọng nhưng bạn cần phải nhớ rằng bạn đang phải cạnh tranh với những người ở các tổ chức không kém quan trọng khác cũng rất mong chiếm được sự quan tâm của phương tiện truyền thông. • Nếu bạn có máy fax thì hãy gửi fax nhắc họ hai hoặc ba ngày trước khi diễn ra họp báo. Bạn cũng nên gọi điện trước hai hay ba ngày xem nhà báo đó có đến dự họp báo hay không và xem liệu họ có cần thêm thông tin gì nữa không.
  • 20. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp • Kiểm tra lại danh sách các nhà báo đến dự họp báo. Nếu họ không đến thì hãy gửi cho họ tập tài liệu về cuộc họp báo. • Vào ngày diễn ra họp báo, bạn phải đến thật sớm để giải quyết những vấn đề có thể xảy ra vào phút chót. Kiểm tra lại micrô và xem các thiết bị khác có trong tình trạng làm việc tốt nhất hay không. Cố gắng khai mạc buổi họp báo đúng giờ đã định, nếu muộn thì cũng chỉ nên muộn 10 phút là tối đa. TÀI LIỆU HỌP BÁO Tài liệu họp báo là tập tài liệu cung cấp mọi thông tin liên quan đến vấn đề của bạn. Hãy lập danh sách những thông tin cần đưa vào tập tài liệu này. Thường thì tài liệu họp báo bao gồm: • Danh sách những tài liệu có trong tập tài liệu. • Thông cáo báo chí. • Một trang thông tin ngắn trong đó cung cấp những thông tin cơ bản về: tên, địa chỉ và số điện thoại của người cần liên hệ nếu nhà báo có câu hỏi. • Tài liệu bối cảnh hoặc trang dữ liệu. Đó là một tài liệu ngắn cung cấp những thông tin chi tiết về vấn đề của cuộc họp báo. Mục đích của hồ sơ vấn đề là dự đoán và trả lời bất cứ câu hỏi nào mà các nhà báo có thể đưa ra. Dưới đây là hình thức chung của một hồ sơ vấn đề: - Bắt đầu bằng một báo cáo ngắn gọn về vấn đề hoặc chủ đề của thông cáo báo chí. - Giới thiệu tổng quan hoặc nêu lịch sử của vấn đề trong một vài đoạn. Những sự kiện quan trọng dẫn tới tình trạng hiện nay? Cần nhớ là bạn đang cung cấp thông tin để cho các nhà báo có thể viết về vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện. Giải thích rõ tình trạng hiện tại. Lời giải thích phải thực tế, bổ sung cho nội dung của thông cáo báo chí và đề cập đến những vấn đề cơ bản. Bạn cũng có thể đưa vào đó lời nhận xét của những người ủng hộ hành động của bạn. Giới hạn hồ sơ vấn đề của bạn trong khoảng bốn đến năm trang. Bạn có thể để cách dòng đôi hay đơn. Đề mục nhỏ ở đầu mỗi đoạn có thể giúp người đọc theo dõi thông tin dễ hơn. Bạn cần phải đưa ra định nghĩa của các thuật ngữ nếu có. • Đoạn trích những bài báo về tổ chức của bạn, vấn đề hay cá nhân làm việc với nhóm của bạn. • Hình ảnh: tranh ảnh, đồ thị, bản đồ, biểu đồ - bất cứ thứ gì có thể nêu được tầm quan trọng của vấn đề. • Các bài diễn văn, báo cáo, đề cương và tóm tắt báo cáo. Cẩn thận kẻo cung cấp cho người đọc quá nhiều thứ. Quan trọng là đưa đủ thông tin để cuốn hút nhà báo và để cho họ có thể viết bài thúc đẩy mục tiêu của cơ quan bạn. • Một cuốn sách mỏng giới thiệu về cơ quan bạn. Nếu bạn không có cuốn sách này thì có thể thay bằng một bản tóm tắt công việc của bạn. Bản tóm tắt này nêu rõ những việc bạn đã làm, mục tiêu và tầm nhìn trong tương lai của bạn là gì. • Tiểu sử ngắn gọn của những người tham gia họp báo kèm theo bài phát biểu hoặc thuyết trình của họ. • Chương trình làm việc của buổi họp báo, nếu có.
  • 21. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp Lập danh sách những người bạn đã gửi tài liệu họp báo. Hãy gọi điện kiểm tra xem họ đã nhận được chưa và xem họ có viết bài hay không. Khi thấy cần thiết bạn hãy viết thư cảm ơn. DIỄN VĂN VÀ THUYẾT TRÌNH “Thường thì chúng ta phải mất đến hơn ba tuần để chuẩn bị một bài diễn văn ứng khẩu thật hay”. -- MARK TWAIN Công việc chuẩn bị cho một bài diễn văn hay thuyết trình được chia ra làm 10 bước. Xác định mục đích của bài phát biểu hoặc bài thuyết trình. Bạn muốn thuyết phục người nghe làm một việc gì, hay bạn muốn giảng cho họ về một vấn đề? Bạn có muốn họ phải làm một việc gì cụ thể hay không? Bạn muốn khích lệ họ hay thuyết phục họ tin vào một điều nào đó? 2. Xác định người nghe là ai. Họ đã biết gì về đề tài bạn nói hay chưa? Họ có quan tâm đến đề tài của bạn không? Họ có thành ý với đề tài của bạn không? 3. Bạn phải cảm thấy tự tin và thoải mái đối với đề tài mà bạn sắp trình bày. 4. Xác định xem bạn muốn người nghe biết đến, ghi nhớ hay học tập. Viết khoảng 25 từ hoặc ít hơn về mục đích bài nói của bạn. Bà Zita C. Montes de Oca - tổ chức Fundacion Mujeres en Igualdad - người Achentina đã phát biểu rất hay như sau: Điểm mấu chốt là ở chỗ phụ nữ nên nhớ rằng đối thoại (đàm phán) cũng là một công cụ quan trọng để giành quyền lực. Tuy nhiên, khi chuẩn bị phát biểu hay viết ra ý kiến của mình, chúng ta không phải lúc nào cũng có đủ thì giờ để lựa chọn một văn phong phù hợp với mục tiêu của chúng ta. Một việc cũng không kém phần quan trọng so với việc viết bài diễn văn là chiến lược chúng ta dùng để chuyển tải tư tưởng của chúng ta tới công chúng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hay xuất hiện trước công chúng. 5. Liệt kê ba điểm chính bạn muốn đề cập trong bài diễn văn. Minh họa cho mỗi điểm đó bằng ít nhất một ví dụ - một câu chuyện hoặc một giai thoại - sẽ tạo ra ấn tượng trong tâm trí người nghe. 6. Phác thảo nội dung của bài thuyết trình, sử dụng lời trích dẫn, số liệu thống kê, ví dụ và các thông tin thú vị khác. 7. Viết phần mở đầu hoặc “nhập đề” cho bài diễn văn. 8. Viết phần kết luận của diễn văn. Bạn nên cố gắng tạo ra một kết thúc có ấn tượng. Đoạn kết của bạn sẽ gây xúc động nếu bạn kêu gọi hành động, đưa ra dự đoán về tương lai, đưa ra tuyên bố, nhắc lại ý ở phần đầu bài nói, tóm lại mục tiêu chính của bạn.
  • 22. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp 9. Biết khi nào đến lượt mình phát biểu. Bạn có phải là diễn giả duy nhất hay không? Thứ tự phát biểu của các diễn giả như thế nào? Bạn là người đầu tiên hay cuối cùng phát biểu trong trường hợp có nhiều diễn giả? Sẽ có nhóm các diễn giả hay không? 10. Bạn phải để ý đến khoảng thời gian dành cho phần hỏi đáp. Bạn được dành bao nhiêu thời gian cho phần hỏi đáp? Bạn cũng nên ghi nhớ một vài điểm nữa khi chuẩn bị phát biểu trước công chúng: • Giới thiệu bạn với công chúng. Việc nhà tổ chức giới thiệu bạn với công chúng là hết sức quan trọng. Bạn phải tự viết phần giới thiệu bản thân và gửi đi trước khi phát biểu, nhưng hãy giữ lại một bản cho bạn. Hãy quyết định xem bạn muốn được giới thiệu như thế nào và bạn muốn cho công chúng biết gì về bạn. Phần giới thiệu phải ngắn gọn, chân thành và thể hiện cá tính. • Kiểm tra lại phòng và trang thiết bị. Phải biết chắc là các thiết bị nghe-nhìn bạn cần đã sẵn sàng và đang trong tình trạng làm việc tốt. Nếu cần thì mang thiết bị của bạn đi. Cố gắng đến địa điểm bạn phát biểu từ trước đó. Nếu không bạn phải đến sớm đủ để chắc chắn là bạn hài lòng với nơi phát biểu. Khi bạn nhận lời mời đến phát biểu thì bạn phải đưa ra luôn yêu cầu về trang thiết bị (micrô, máy chiếu, bục đứng, v.v). (Bạn có thể mang theo máy ghi âm để ghi lại bài phát biểu của mình). Phải chuẩn bị sẵn tình huống thiết bị gặp trục trặc – và dù thế nào đi nữa bạn cũng phải có bài phát biểu tuyệt vời. • Chuẩn bị bài diễn văn. Như bà Aydan Kodaloglu, Tổng giám đốc Hội Mỹ-Thổ ở Ankara, đã nói rằng bà luôn cẩn thận chào thính giả đúng cách, nhận ra nhân vật quan trọng, có địa vị ngay từ khi bắt đầu bài diễn văn. Ngoài ra, bà luôn cố gắng phát biểu rõ ràng, dùng câu đơn giản để bài phát biểu thật NGẮN GỌN. Bạn chỉ nên đưa ra không quá ba ý chính trong bài diễn văn. Trung bình một bài diễn văn dài khoảng 20 phút. Câu của bạn phải ngắn gọn. Câu càng ngắn gọn đơn giản càng tốt. Nói chung, bài diễn văn của bạn dài khoảng từ 7-10 trang đánh máy. Nguyên tắc chung là 12 dòng đánh máy tương đương một phút phát biểu. Trình bày một trang đánh máy cách dòng đôi sẽ mất hai phút ; năm trang sẽ mất khoảng 10 phút. Tuy nhiên là có sự khác biệt giữa các loại ngôn ngữ. • Xác định rõ bạn sẽ nói trong bao lâu. Cho dù có bao nhiêu thời gian đi chăng nữa thì bạn cũng chỉ nên dùng những câu đơn giản và nói ngắn gọn. Nhà văn hài hước người Mỹ Mark Twain đã rất chí lý khi nói rằng: Bằng lao động vất vả và lương thiện, tôi đã vứt bỏ hết những từ ngữ dài dòng ra khỏi kho từ vựng của mình. Tôi không bao giờ viết từ “metropolis” để kiếm bảy xu trong khi tôi cũng kiếm được ngần ấy tiền khi dùng từ “city”. • Hết sức hạn chế sử dụng con số hay số liệu thống kê. Dùng từ ngữ để minh họa cho con số bất cứ khi nào có thể. Nếu có số liệu thống kê quan trọng thì hãy phát cho mọi người khi bài phát biểu kết thúc. • Luyện trình bày toàn bộ bài diễn văn nhiều lần trước khi phát biểu thật. Bạn phải hoàn toàn nắm chắc bài phát biểu nhưng đừng học thuộc lòng. Hãy luyện tập với một người có thể cho bạn những lời khuyên bổ ích. Bạn cũng cần tập trước gương và bấm thời gian. • Gạch chân những phần của bài nói mà bạn muốn nhấn mạnh. Đánh dấu những chỗ bạn tạm nghỉ. Đảm bảo phải trình bày lưu loát, không nên “ậm ừ” quá nhiều trong khi phát biểu. • Không nên đọc bài diễn văn. Nếu bạn đọc, thì bài phát biểu của bạn rất dễ trở nên buồn tẻ. Bạn phải tự nhiên, say mê và hào hứng với bài diễn văn của mình. Hãy làm như bạn đang nói chuyện với thính giả, chứ không phải nói át họ. Hãy viết dàn ý bằng các từ hay cụm từ khóa trên phiếu làm mục lục, sau đó tập phát biểu. Bạn sẽ thấy yên tâm với
  • 23. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp các thông tin mà không cần đọc. Hãy nhìn vào thính giả 90% thời gian của buổi diễn thuyết, Nhìn vào thính giả trong những phút đầu tiên và cuối cùng của buổi diễn thuyết sẽ khiến họ chú ý đến bài phát biểu hơn và bạn cũng có thể nhấn mạnh được những điểm quan trọng của bài nói. • Hãy biến sự bối rối của bạn thành lợi thế. Bối rối là chuyện thường xảy ra. Cố gắng chuyển sự bối rối đó sang niềm say mê và hào hứng. Ngay trước khi diễn thuyết bạn có thể tập thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Tập trung vào những đoạn chính của bài nói. Bạn không cần thiết phải nắm chặt tay, hãy làm cử chỉ thoải mái như khi bạn nói chuyện bình thường. Dưới đây là hướng dẫn cho phần hỏi đáp. • Nhận câu hỏi từ tất cả thính giả chứ không chỉ từ một nhóm thính giả. • Lắng nghe câu hỏi một cách cẩn thận và không biểu hiện thái độ phản ứng với câu hỏi. • Trả lời các câu hỏi một cách công bằng. • Nhắc lại tất cả các câu hỏi tích cực để mọi người đều nghe thấy câu hỏi đó. Nếu người hỏi đưa ra một câu hỏi không tích cực thì hãy diễn đạt lại câu hỏi đó theo hướng càng tích cực càng tốt. • Nhìn về phía tất cả thính giả khi trả lời chứ không nhìn riêng vào người đặt câu hỏi • Đừng để bị lôi kéo vào tình huống “một người hỏi-một người trả lời” hoặc cho phép một người hỏi mãi. • Trả lời câu hỏi càng đơn giản và thẳng vào vấn đề càng tốt. • Nếu bạn không trả lời được hãy nói là “Tôi không biết” và hoặc là hứa sẽ trả lời họ sau hay mời họ liên hệ lại với bạn. • Đừng hỏi lại họ xem bạn đã trả lời đúng câu hỏi của họ chưa. Khi bạn cảm thấy là mình đã trả lời xong thì hãy mời câu hỏi kế tiếp. • Không nên nói rằng “đây là câu hỏi cuối cùng”. Bạn sẽ kiểm soát được thính giả bằng cách tự mình quyết định đâu là câu hỏi cuối cùng. Luôn dành cho mình một phút tóm tắt lại những điều bạn đã nói. Khi kết thúc bài nói bạn cần nhấn mạnh vào những thông điệp tích cực mà bạn muốn thính giả cần ghi nhớ khi rời phòng họp báo. • Phát tài liệu vào cuối buổi diễn thuyết chứ không phải vào lúc mới bắt đầu. • Cần phải nhớ luôn tươi tỉnh. Nếu bạn tươi cười và tỏ ra thân thiện, nhiệt tình và sôi nổi thì thính giả cũng sẽ như vậy. Nếu bạn tỏ ra khó chịu và buồn tẻ thì thính giả cũng sẽ không hơn gì. PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ NGHE-NHÌN Phương tiện hỗ trợ nghe-nhìn sẽ rất hữu ích khi bạn diễn thuyết. Con người nhớ được khoảng 40% những gì họ vừa nhìn vừa nghe thấy. Tập rượt với những công cụ hỗ trợ nghe-nhìn này trước khi diễn thuyết. Nếu bạn định dùng máy chiếu hãy kiểm tra nguồn điện. Kiểm tra xem ổ cắm và thiết bị của bạn có tương thích không. Nếu bạn dùng đèn chiếu (slides) bạn phải dùng chúng khi đèn sáng. Phải làm thử việc này trước nếu bạn không muốn tắt đèn chiếu đi trừ phi bạn bắt buộc phải làm như vậy. Nếu bạn sử dụng video thì một lần nữa bạn lại phải kiểm tra xem các thiết bị có tương thích hay không. Việc sử dụng video không nên kéo dài quá năm phút. Muốn sử dụng máy chiếu có hiệu quả thì cần phải luyện tập. Bạn không thể mất thì giờ vào việc đặt tờ chiếu cho thẳng hàng. Nếu bạn đang sử dụng máy chiếu bạn hãy đặt một chiếc thước kẻ lên trên máy chiếu và tập đặt tờ chiếu cho thẳng hàng nhiều lần trước khi bạn diễn thuyết thật.
  • 24. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp Không nên dùng bảng viết phấn. Việc dùng phấn sẽ rất bẩn và khó đọc được từ xa. Bạn cũng không muốn quay lưng lại phía thính giả, điều mà chắc chắn bạn sẽ phải làm khi dùng bảng viết phấn. Nếu bạn dùng biểu đồ nhiều trang một lần nữa bạn lại phải luyện tập nhiều lần trước khi diễn thuyết để nhớ được thứ tự của các trang. Khi lật trang bạn nhớ phải quay mặt về phía thính giả và khi đang lật thì không được nói. BẢN LIỆT KÊ CÁC MỤC CẦN KIỂM TRA KHI DIỄN THUYẾT TRƯỚC CÔNG CHÚNG Dưới đây là bản liệt kê các mục cần kiểm tra, hoặc đề cương để hình thành và trình bày một bài phát biểu trước công chúng. Bạn nên dùng mẫu này để đánh giá các bài nói sau mỗi bài phát biểu. Chủ đề Nội dung bài nói có... • Hoàn toàn phù hợp với thính giả hay không? • Thích hợp với hoàn cảnh hay không? Nội dung Nội dung bài nói có đưa ra... • Ý kiến nào hay không? • Thông tin thực tế nào không? Nội dung của bài nói: • Có phù hợp với mục đích của bài nói hay không? • Có thích hợp với trình độ và sự quan tâm của thính giả hay không? • Có đầy đủ so với kiến thức về chủ đề đó không? Cấu trúc Bài nói đã có... • Phần giới thiệu nhập đề hay chưa? • Câu chuyển ý uyển chuyển và rõ ràng không? • Kết luận hay và ấn tượng không? Cách diễn thuyết Diễn giả có... • Phát âm rõ không? • Dùng các cụm từ rõ nghĩa không? • Dùng đúng ngữ pháp không? • Tạo ra cử chỉ tự nhiên nhưng không làm phân tán tư tưởng thính giả không? • Giữ đúng tốc độ nói hay không?
  • 25. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp • Đọc rõ các âm không? • Tỏ ra nhiệt tình không? • Nhìn về phía thính giả không? • Tư thế đứng nói đúng không? • Tỏ ra điềm đạm và tự tin không? • Có thói quen nào làm phân tán tư tưởng thính giả không? • Biết sử dụng ngữ điệu không (không nói với giọng đều đều)? CÁC BƯỚC KẾ TIẾP Bài báo, bài bình luận, bài gửi biên tập viên hay bài xã luận của bạn đã được đăng! Bạn đã trả lời phỏng vấn, phát biểu hay đã diễn thuyết. Bạn quen biết với ít nhất một phóng viên. Sự quan tâm của báo chí và truyền thông đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông của bạn. Bây giờ bạn sẽ làm gì? Tổng kết lại chiến dịch của bạn xem bạn cần cố gắng hơn ở khâu nào. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn gặp gỡ những người bạn tin cậy và có một phiên họp động não. Hãy tận dụng cơ hội này để đặt câu hỏi và đưa ra những ý tưởng cho các bước tiếp theo. Nếu một tổ chức có thể đưa ra một biện pháp độc đáo để bày tỏ vấn đề của mình thì có thể tổ chức đó sẽ được công chúng và các phương tiện truyền thông quan tâm hơn. Hãy thử nghiên cứu những ví dụ sau của hai tổ chức ở New Zealand có tên là “Hội phụ nữ chống tranh ảnh khiêu dâm” và “12 tuần”: • Hội phụ nữ chống tranh ảnh khiêu dâm đã được nhiều người biết đến bởi cách họ chọn mục tiêu hoàn toàn gây bất ngờ. Họ bắt đầu bằng việc đưa một số của một tạp chí nổi tiếng ra Tòa Xét xử các Ấn phẩm Khiếm nhã để hân loại. Vụ việc này thu hút sự tranh luận rộng rãi của công chúng và các phương tiện truyền thông bởi nhiều người không tin rằng ấn phẩm này in những “tài liệu hạ thấp nhân phẩm phụ nữ”. Được công chúng biết đến là động cơ để họ tổng tấn công vào những gì họ cho là tình trạng tràn lan tranh ảnh khiêu dâm trên các phương tiện truyền thông, thậm chí là trên cả những ấn phẩm trước đó đã không qua kiểm duyệt chính thức. • Các nhà tổ chức chiến dịch ngày nghỉ phép của bố mẹ mang tên “12 tuần” đã dành một tuần đặc biệt trong đó họ tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý của công chúng và các phương tiện truyền thông. Tuần lễ được phát động với một sự kiện đề cao nữ diễn viên làm trò vui nổi tiếng của Maori. Tiếp theo là hàng loạt các cơ hội chụp ảnh và kết thúc là phần trình bày kiến nghị lên Quốc hội. Đơn kiến nghị được mười hai em bé đội mũ đánh số từ một đến mười hai mang tới. Điều chúng ta học được từ những người bạn ở New Zealand là cần phải biết sáng tạo khi đưa ra các chiến dịch truyền thông. TIỀM NĂNG VÔ TẬN Nếu trước đây bạn chưa từng làm như vậy thì đây là một cơ hội tốt để bạn gặp đại diện chính quyền địa phương.
  • 26. Tài liệu do blog www.boong.in sưu tầm và cung cấp Một số chính phủ đưa ra các chương trình rất sáng tạo. Ở Nê-pan, Amaa Samuwa hay còn gọi là Hội các bà mẹ (thường ám chỉ các Hội phụ nữ), về cơ bản là sự phát triển của một chương trình hỗ trợ vốn của chính phủ cho phụ nữ ở nông thôn. Một trong những nhóm này chống lại tệ nghiện rượu ở thành phố họ bằng cách tổ chức diễu hành và phong tỏa giao thông để ngăn cấm việc bán rượu và thu hút sự chú ý đối với phong trào này. Mặc dù mục đích chương trình của chính phủ là nhằm nâng cao sự tự tin và vị thế của người phụ nữ bằng những hoạt động tạo ra thu nhập, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra tác dụng khác là khuyến khích chị em thay đổi những khía cạnh khác trong cuộc sống của họ. Hãy tự hỏi bản thân: Có ai ở địa phương, trong nước hoặc trên thế giới là người mà bạn muốn họ biết thêm về vấn đề của bạn hay không? Hãy xem xem bạn có thể tận dụng sự quan tâm của phương tiện truyền thông như thế nào để giảm bớt chi phí cho chiến dịch của bạn. Nếu bạn đang né tránh việc gây quỹ cần thiết để duy trì hoạt động thì hiện tại có lẽ là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu. Hãy thử tính xem liệu có cá nhân, công ty hay tổ chức nào có thể góp tiền cho bạn không nếu họ biết nhiều hơn về những công việc bạn đang làm. Mọi người có sẵn lòng giúp đỡ bạn trong công việc hay không? Một cách cảm ơn sự giúp đỡ của họ là gửi cho họ các bài báo đã được xuất bản của bạn, hoặc là một bức thư gần đây nhất bạn tạo được sự chú ý của giới truyền thông đối với tổ chức của bạn. Hãy nhớ là phải tập trung vào chiến dịch truyền thông của bạn. Phải đảm bảo là những hành động tiếp theo của bạn phù hợp với những mục tiêu lâu dài của công việc bạn đang làm. Khi biên soạn cuốn sách hướng dẫn này, chúng tôi đã nhận được những thông tin và lời khuyên quý báu từ rất nhiều chị em phụ nữ. Một nhóm phụ nữ ở Pháp đã nói như sau : “Hãy sẵn sàng giành nhiều sức lực để đạt được những thành quả nhỏ và lâu dài. Hiểu biết và nhận thức được những vấn đề quan trọng không thể đạt được chỉ trong chớp mắt”. Quan trọng là chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng công việc này là cả một quá trình. Quá trình này sẽ vẫn cứ tiếp tục chừng nào chúng ta đạt được mục tiêu. HẾT (Nguồn: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) Các bạn có thể vào blog www.boong.in để download các tài liệu khác về báo chí, truyền thông.