SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 86
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ HÀ XUYÊN
THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HÀ NỘI-2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ HÀ XUYÊN
THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành:Luật Kinh doanh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : ThS.NCS.Trần Anh Tú
Hà Nội-2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác
và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Hà Xuyên
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI................................................................................................................6
1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại....................................................................................6
1.2 Khái quát chung về thẩm quyền của trọng tài thương mại ...........................................10
1.2.1 Cơ sở lý luận để xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại........10
1.2.2 Phạm vi thẩm quyền của trọng tài thương mại...................................................12
1.3 Phân biệt thẩm quyền của trọng tài thương mại và thẩm quyền của tòa án
trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại..............................................17
CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH............................................................................................................................................................22
2.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của các quy định về thẩm quyền của
trọng tài thương mại giai đoạn trước Luật trọng tài thương mại năm 2010..............22
2.1.1 Giai đoạn sơ khai (Trước năm 2003)..........................................................................22
2.1.2 Giai đoạn chuyển tiếp ( 2003-2010).............................................................................29
2.2 Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương
thương mại theo Luât trọng tài thương mại 2010 .......................................................................33
2.2.1 Các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài hợp lệ và có thể thực
hiện được trên thực tế............................................................................................................................33
2.2.2 Quy định tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của trọng tài thương
mại.........................................................................................................................................................................40
2.3 Phân định thẩm quyền của Trọng tài thương mại và Toà án theo pháp luật
Việt Nam hiện nay............................................................................................................................................47
2.4 Thực tiễn thi hành các quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại tại
Việt Nam trong thời gian qua:...................................................................................................................51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ
THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY.............................................................................................................................................................56
3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền trọng
tài thương mại......................................................................................................................................................56
3.1.1 Cơ sở lý luận...................................................................................................................................56
3.1.2 Cơ sở thực tiễn................................................................................................................................56
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của trọngtài thương
mại..............................................................................................................................................................................60
3.3 Những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại................................................66
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................73
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
STT Viết tắt Nội dung từ
1. Luật Trọng tài thương Luật Trọng tài thương mại ngày 17 tháng
mại 2010 06 năm 2010 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Pháp lệnh Trọng tài Pháp lệnh trọng tài thương mại số
thương mại 2003 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02
năm 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hôi
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. VIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
(Vietnam International Arbitration Centre)
4. UNCITRAL Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương
mại quốc tế(United Nations Commission
on International Trade Law)
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Số hiệu bảng,biểu đồ Tên bảng, biểu đồ Trang
Biểu đồ 1 Thống kê Trọng tài viên 54
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,Việt
Nam ghi nhận ngày càng nhiều những mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là với các
nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau với tính chất và quy mô phức tạp
hơn. Cơ hội mới đồng thời cũng mang đến cho doanh nghiệp những rủi ro
mới. Chính vì vậy, hiện nay phương thức giải quyết tranh chấp được thừa
nhận là một bộ phận quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro liên quan đến quá
trình hoạt động. Bên cạnh rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp, trọng
tài với lợi thế là thủ tục tố tụng nhanh gọn, kín đáo tiết kiệm hơn về thời gian,
chi phí đã trở thành một trong những phương thức giải quyết tranh chấp hấp
dẫn. Rất nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển đã tạo mọi điều kiện cho
hoạt động của trọng tài thương mại phát triển nhằm đa dạng hóa việc giải
quyết tranh chấp, tăng cơ hội lựa chọn cho các bên và giảm áp lực lên cơ quan
tư pháp.
Việt Nam vì vậy ngày càng quan tâm hơn đến giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài. Ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật trọng tài thương mại
để thay thế Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, với nhiều quy định mới về
cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế trong đó có quy định về mở
rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại đã thu hút
được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia pháp lý, các nhà hoạt động
thực tiễn và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thực tế
trọng tài chưa trở thành một hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án được
ưu chuộng. Trọng tài Việt Nam rất ít được sử dụng để giải quyết các tranh
chấp đầu tư và thương mại; các hợp đồng với các bên nước ngoài nhất là các
hợp đồng có giá trị lớn hầu như không lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải
quyết tranh chấp. Các tranh chấp ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu được giải
quyết thông qua hệ thống tòa án hoặc trọng tài nước ngoài. Việc chậm phát
1
triển phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thực tiễn cuộc
sống do nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần lớn xuất phát từ hệ thống
quy phạm pháp luật hiện hành về trọng tài thương mại chung và đặc biệt là
các quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại nói riêng.Với mong
muốn được luận bàn chuyên sâu, góp phần hoàn thiện pháp luật trọng tài ở
Việt Nam, tác giả chọn đề tài: “ Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về Trọng tài thương mại trong khoa học
pháp lý nói chung và khoa học pháp lý ở Việt Nam nói riêng đã được nghiên
cứu, phân tích khá kỹ lưỡng bởi nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các
tác giả khác nhau. Các sách chuyên khảo, luận văn, xã luận, bài viết được
công bố tính đến thời điểm hiện nay đều đã đề cập được phần nào những vấn
đề cốt lõi của phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng
tài thương mại. Cụ thể ở cấp độ luận văn thạc sỹ có thể kể đến các công trình
như: Luận văn “Pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại” của Tống Thị
Lan Hương- do PGS.TS Nguyễn Văn Tý hướng dẫn; Luận văn “Về pháp luật
trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Thu Thủy – do
PGS.TS Dương Đăng Huệ hướng dẫn; Luận văn “Thẩm quền của hội đồng
trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam” của Đặng Minh
Phương do TS.Phan Thị Thanh Thủy hướng dẫn; Luận văn “So sánh pháp luật
về trọng tài thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” của Nguyễn Thị Liên do
GS.TSKH Đào Trí Úc hướng dẫn.
Ở cấp độ bài báo khoa học có thể kể đến các tác phẩm như: Tác giả
Nguyễn Vũ Hoàng với bài viết “Luật áp dụng trong lĩnh vực trọng tài thương
mại quốc tế” đăng trên Tạp chí Luật học, Số đặc san về giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế năm 2012; Tác giả Trần Quỳnh Anh với bài viết “Một số
vướng mắc và hoàn thiện Luật trọng tài thương mại” đăng trên Tạp chí Luật
học số 7/2012.
2
Các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập một cách khái quát về
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung mà chưa có công
trình nào đề cập một cách chuyên sâu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
của trọng tài. Vì vậy, trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên quan, tác giả
sẽ tiếp cận nghiêm túc và tìm hiểu một cách toàn diện nhất về vấn đề này,
đồng thời đưa ra một số giải pháp,kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật
trong nước.
3. Mục tiêu của Luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thẩm quyền
giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật
trọng tài thương mại trên cơ sở liên hệ thực tiễn tại Việt Nam. Đồng thời,
phân tích các quy định hiện hành của pháp luật trọng tài thương mại về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài; đánh giá thực trạng áp dụng các quy
định đó trong thực tiễn từ đó chỉ ra các khó khăn, vướng mắc đang và sẽ gặp
phải liên quan đến việc áp dụng quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
của trọng tài thương mại. Từ đó góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
cần thiết cho việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của trọng tài thương mại trên thực tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu:

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý
luận và tiễn về thẩm quyền của trọng tài thương mại được trong Luật Trọng
tài thương mại năm 2010.

Phạm vi nghiên cứu:


Về mặt nội dung:
Nội dung nghiên cứu của đề tài tiếp cận vấn đề thẩm quyền của trọng
tài thương mại trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên
3
cứu các quy định của pháp luật về thẩm quyền của hội đồng trọng tài và thực
tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương
mại trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, tác giả đưa ra những
đánh giá khách quan và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định pháp luật về thẩm quyền của trọng tài tại Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
Về mặt thời gian:
Khi nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực tiễn, luận
văn lấy mốc nghiên cứu từ năm 2010- năm Luật trọng tài thương mại ban
hành cho đến nay. Nội dung luận văn cũng có sự nghiên cứu đối với các quy
định pháp luật trước năm 2010, đặc biệt là các quy định trong Pháp lệnh về
Trọng tài thương mại năm 2003. Khi đề xuất giải pháp, luận văn nêu ra những
kiến nghị, đề xuất thực hiện trong thời gian 5-10 năm tới.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về vấn đề phát triển kinh tế, tìm ra các phương hướng giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại. Ngoài ra, còn sử dụng các thành tựu của
các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà
nước và pháp luật, xã hội học pháp luật.
Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận làm sáng tỏ vấn đề
như: phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê,…Đồng
thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước
và giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thẩm quyền của trọng tài thương mại
4
Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của trọng tài
thương mại và thực tiễn thi hành.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại tại Việt Nam
hiện nay.
5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh
chấp xuất hiện từ lâu trên thế giới.Phương thức này ngày càng được giới kinh
doanh ưu tiên lựa chọn để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy
ra tranh chấp vì những ưu thế vượt trội của nó so với các hình thức tài phán
khác.
Hiểu rõ khái niệm trọng tài thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc làm sáng tỏ thẩm quyền của trọng tài. Trong khoa học pháp lý, trọng tài
thương mại được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau và do đó hiện
nay có nhiều quan điểm khác nhau về trọng tài thương mại được ghi nhận.

Khái niệm trọng tài

Một trong những định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công
ước La Hay năm 1988, theo đó: “Trọng tài là nhằm giải quyết những bất
đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn
trên cơ sở tôn trọng pháp luật”
Tiếp đó, Hiệp định La-Hay 1907 quy định: “Trọng tài quốc tế có đối
tượng giảiquyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của
những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở tôn
trọng pháp luật”
Tuy nhiên, hai cách định nghĩa này chỉ mới đưa ra một cách diễn giải
về hoạt động của trọng tài mà chưa thấy được bản chất của sự việc.
Ở một góc nhìn khác Luật sư tòa thượng thẩm Paris, Didier Skonicki
định nghĩa ngắn gọn: “Trọng tài là tòa án tự, do ý chí của đôi bên tranh chấp.
Nó cũng xét xử như tòa án nhà nước”.
Một định nghĩa phổ biến hơn và thường được các quốc gia sử dụng như
một tài liệu tham khảo cho việc xây dựng pháp luật nước mình là trong cuốn
sách trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL cho rằng: “Trọng tài là
6
những tranh chấp haybất đồng được đưa ra cho một hoặc nhiều người được
xem là công tâm, không thiên lệch quyết định và quyết định này có tính ràng
buộc đối với hai bên”.
Theo hội đồng trọng tài Mỹ (AAA) – một tổ chức trọng tài đã có về dày
lịch sử hoạt động thì: “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách
đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ
sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải
thi hành”.
Theo cuốn “Đại từ điển kinh tế thị trường” thì: “Trọng tài là một
phương thức giải quyết một cách hòa bình các vụ tranh chấp. Là chỉ đôi bên
đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp giao cho
bên thứ ba có tư cách công bằng chính trực xét xử, lời phán quyết do người
này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên”
Tại Việt Nam, khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 quy
định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên
thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại”
Về mặt học thuật, trên thế giới cũng có nhiều học giả quan tâm và
nghiên cứu từ nhiều năm qua.
Theo Okezie Chukwumerije: “Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh
chấp giữa các bên với nhau, được thực hiện thông qua một cá nhân do các
bên lựa chọn hoặc bởi việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất
định được lựa chọn bởi chính các bên”
Với một quan điểm tương tự James anh Nicolas cho rằng: “Trọng tài
được coi là một tiến trình tư được mở ra theo sự thoả thuận của các bên nhằm
giải quyết một tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể sẽ phát sinh bởi một hội
đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên”.
Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trọng tài được nhìn từ
những góc độ khác nhau, song nhìn chung có thể thấy tất cả các định nghĩa
trên đều hiểu trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài
7
phán phi nhà nước. Trọng tài là bên trung gian thứ ba được các bên tranh
chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ
trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên.

Khái niệm trọng tài thương mại.

Khái niệm trọng tài thương mại là không giống nhau tùy thuộc vào quy
định của pháp luật mỗi quốc gia, trong đó khái niệm “thương mại” có ảnh
hưởng rất lớn.
Cho đến nay không tồn tại khái niệm thương mại nào được chấp nhận
chung bởi tất các quốc gia trên thế giới. Pháp luật của mỗi quốc gia đều có
cách tiếp cận đặc thù về vấn đề này. Tuy nhiên sự không thống nhất này được
quốc tế công nhận và tôn trọng, trong công ước New York 1958 về Công
nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài dù đã nỗ lực ghi nhận một
sự giải thích về thuật ngữ “thương mại” nhưng lại dành cho các nước thành
viên quyền bảo lưu đối với khái niệm này: “Quốc gia đó cũng có thể tuyên bố
chỉ áp dụng công ước đối với các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp
luật, theo hợp đồng hoặc ngoàihợp đồng mà theo pháp luật quốc gia đó quy
định là quan hệ thương mại”(Điều 1 Khoản 3). Hay như trong công ước
Giơnevơ 1972 cũng quy định: “Mỗi nước tham gia hợp đồng có thể giới hạn
nghĩa vụ của mình đối với hợp đồng được coi là thương mại do luật quốc gia
quy định”
Một trong những định nghĩa khá đầy đủ và được biết đến rộng rãi nhất
phải kể đến là quy định tại phần chú thích tại Luật Mẫu trọng tài thương mại
quốc tế Liên hợp quốc (1985), tuy nhiên nó cũng chỉ được các quốc gia sử
dụng như một tài liệu tham khảo cho việc xây dựng khái niệm thương mại
trong pháp luật nước mình. Khái niệm thương mại ở đây được hiểu theo nghĩa
rộng, bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương
mại, dù là có hợp đồng hay không có hợp đồng. Theo đó những quan hệ được
cho là có bản chất thương mại bao gồm: “ Bất kỳ giao dịch buôn bán nào
nhằm cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá haydịch vụ, hợp đồng phân phối, đại
8
diện thương mại hoặc đại lý, các công việc sản xuất, thuê máy móc thiết bị,
xây dựng, tư vấn thiết kế cơ khí, li- xăng (mua bán sáng chế phát minh), đầu
tư, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các hợp đồng khai thác hoặc chuyển
nhượng, liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh
doanh, vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường không, đường biển,
đường sắt đường bộ” [40, Điều 1].
Dưới góc độ của mỗi quốc gia, ở các quốc gia phát triển cao, thường
sử dụng khái niệm thương mại và quy định phạm vi của nó khá rõ ràng trong
các văn bản pháp luật với phạm vi rộng. Các quan hệ thương mại được phân
biệt với các quan hệ dân sự ở mục đích của chúng: các quan hệ thương mại là
các quan hệ nhằm mục đích thu lợi nhuận còn các quan hệ dân sự chỉ nhằm
mục đích tiêu dùng cá nhân.
Bộ luật Thương mại cộng hòa Pháp hiện hành bao gồm các quy định về
thương nhân, về chứng từ lưu thông, về thương mại hàng hải…Luật Thương
mại Philipin định nghĩa thương mại là hoạt động của con người nhằm thúc
đẩy sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ với mục đích thu lợi nhuận và bao gồm
các giao dịch thương mại trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực vận chuyển
hành khách và hàng hóa. Bộ luật Thương mại Thái Lan cũng có phạm vi điều
chỉnh khá rộng, bao gồm mua bán hàng hóa, thuê tài sản thuê mua tài sản, tín
dụng, thế chấp, đại diện, môi giới, bảo hiểm, công ty hợp danh…
Tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2010
quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao
gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Quy định này có nghĩa khái niệm
thương mại được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ là các hoạt động mua bán hàng hoá
và những hoạt động gắn liền việc mua bán hàng hoá.
Qua việc phân tíchcác nội dung cơ bản của trọng tài thương mại, có thể
kết luận rằng: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp mà
sự bắt đầu của nó dựa trên thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp nhằm
9
giải quyết các tranh chấp có yếu tố thương mại bởi một hội đồng bao gồm một
hoặc nhiều trọng tài viên.
Với bối cảnh kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, những tranh chấp
trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thường xuyên xảy ra. Để giải quyết
tranh chấp, các bên có quyền lựa chọn một hay nhiều phương thức phù hợp
với nhu cầu của mỗi bên. Trọng tài thương mại chính là một phương thức giải
quyết tranh chấp bên cạnh các phương thức khác là thương lương, hòa giải
hay giải quyết bằng tòa án. So với các phương thức còn lại, Trọng tài là
phương thức giải quyết tranh chấp kết hợp nhiều ưu điểm của của các phương
thức này, như: Đảm bảo sự tự do thỏa thuận ý chí, bí mật và uy tín cho các
bên, giữ được quan hệ giữa các bên sau khi giải quyết như phương thức
thương lượng, hòa giải; đảm bảo sự chặt chẽ về thủ tục tố tụng và tính tài
phán như hình thức tòa án. Ở các nước phát triển, trọng tài là phương thức
giải quyết tranh chấp phổ biến và được các thương nhân cũng như các nhà
kinh doanh lựa chọn tối ưu để giải quyết tranh chấp.
1.2 Khái quát chung về thẩm quyền của trọng tài thương mại
1.2.1 Cơ sở lý luận để xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại
Thứ nhất, Trọng tài thương mại là thiết chế “tài phán tư”
Thẩm quyền của trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận trao
cho.Thẩm quyền này không mang tính chất đương nhiên và không mang tính
quyền lực nhà nước. Tính chất phi chính phủ của phương thức này được thể
hiện:
Về tổ chức: Hội đồng trọng tài, tổ chức trọng tài được thành lập
theo sáng kiến của các trọng tài viên sau khi được các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép. Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, hoạt
động theo quy định của pháp luật và quy tắc tố tụng riêng. Mỗi trung tâm
trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm
trọng tài khác. Các tổ này hoạt động theo nguyên tắc tự hoạch toán, tự trang
trải, lấy thu bù chi mà không được cấp kinh phí hoạt động trong ngân sách
10
nhà nước. Chính vì vậy, Hội đồng trọng tài, các tổ chức trọng tài không nằm
trong thiết chế nào của bộ máy nhà nước và không phải là cơ quan xét xử của
Nhà nước.
Về trọng tài viên: Trọng tài viên là những người hành nghề tự
do, không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh cá nhân hoặc trung
tâm trọng tài. Họ không phải là công chức nhà nước, không được hưởng
lương từ ngân sách nhà nước mà hưởng thù lao theo từng vụ việc tranh chấp.
Đặc điểm này đảm bảo cho trọng tài thương mại thuần túy mang tính xã hội,
không chịu áp lực của các cơ quan nhà nước, tăng tính độc lập và khách quan
cho các quyết định của trọng tài. Đồng thời cũng tránh được sự cồng kềnh,
quá tải cho bộ máy nhà nước.
Về hiệu lực các phán quyết: Các phán quyết trọng tài không có
bộ máy cưỡng chế riêng để đảm bảo thi hành. Để phán quyết này được thực
thi, các bên phải sử dụng thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng
tài theo công ước NewYork 1958 hoặc được pháp luật quy định.
Thứ hai, trọng tài thương mại đượcthành lập để giải quyếtcác tranh chấp
gắn với hoạt động thương mại
Toà trọng tài là một trong những hình thức cổ xưa nhất để giải quyết
bất hoà giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Hình thái đấu tiên
về trọng tài có thể bắt nguồn từ các quốc gia thành bang cổ Hy Lạp, cổ La Mã
và thời Xuân Thu Chiến Quốc cũng có ghi chép lại hình thức trọng tài này.
Quy định sơ khai về trọng tài trong luật mua bán hàng hóa cho phép các lái
buôn được tự phân xử bất hòa của mình không cần có sự can thiệp của nhà
nước. Về sau Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ
trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở những nước La Mã có trao đổi hàng hóa, có
nghĩa là trải rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu. Nhìn chung, chế độ trọng tài
thời xưa chủ yếu dùng để giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân.
Ngày nay mặc dù thẩm quyền của trọng tài thương mại đã được mở
rộng, nhưng hầu hết các tranh chấp được giải quyết bằng hình thức trọng tài
11
vẫn là các tranh chấp thương mại mà chủ yếu là tranh chấp từ hợp đồng
thương mại. Đới với các tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác như : Hôn nhân
gia đình, sở hữu trí tuệ, tranh chấp liên quan đến quyền của người thứ ba
trong vụ phá sản, tranh chấp trong lĩnh vực cạnh tranh, tranh chấp lao động ,
nhà nước thường can thiệp trực tiếp bằng việc bắt buộc giải quyết tại toà án
hoặc một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất định.
Thứ ba, Trọng tài thương mại đảm bảoquyền tự địnhđoạt của các đương
sự trong việc giải quyếtcác tranh chấp liên quan đến lợi ích tư
Xét về bản chất, trọng tài là một quá trình giải quyết tranh chấp dựa trên
sự lựa chọn tự nguyện của các bên tranh chấp. Để được giải quyết bằng
phương thức trọng tài, các bên cần phải có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau
khi xảy ra các tranh chấp thương mại. Bằng một điều khoản trọng tài (trong
hợp đồng kinh tế thương mại) hay bằng một thoả thuận trọng tài (lập ra sau
khi sau khi tranh chấp đã phát sinh), các bên tự nguyện đưa tranh chấp ra giải
quyết bằng một cơ quan trọng tài (uỷ ban trọng tài hoặc trọng tài viên) do các
bên lựa chọn. Thỏa thuận giữa các bên về tranh chấp là điều kiện tiên quyết
để làm phát sinh thẩm quyền trọng tài. Như vậy, thẩm quyền của cơ quan
trọng tài bắt nguồn từ “quyền lực theo hợp đồng” hay “quyền lực đại diện” do
các bên tranh chấp giao phó, uỷ nhiệm. Tuy nhiên một khi đã được thoả thuận
thì phán quyết của trọng tài có tính chất tài phán và bắt buộc các bên tuân thủ.
Hơn thế nữa, về nguyên tắc thẩm quyền của quyết trọng tài không bị giới
hạn bởi pháp luật, phương thức trọng tài tôn trọng quyền tự định đoạt của các
bên: từ việc xác định phạm vi các tranh chấp mà trọng tài được giải quyết, lựa
chọn trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp, quy tắc tố tụng, luật áp
dụng đối với tranh chấp đến việc phán quyết của trọng tài được thực hiện ra
sao ... tất cả đều do các bên trong tranh chấp tự thoả thuận.
1.2.2 Phạmvi thẩm quyền của trọng tài thương mại
Trọng tài là một loại hình cơ quan tài phán, do đó vấn đề đầu tiên mà nhà
12
nước nào cũng phải quan tâm là vấn đề về thẩm quyền của trọng tài. Dựa
trên các cơ sở lý luận đã nêu trên có thể thấy phạm vi thẩm quyền của trọng
tài thương mại được xác định dựa trên các yêu tố sau:
Thứ nhất, dựa trên sự thỏa thuận của các bên trước hoặc sau khi xảy ra
tranh chấp bằng mộtthỏa thuận trọng tài có hiệu lực.
Như đã phân tích ở trên, thẩm quyền của trọng tài không phải là thẩm
quyền đương nhiên mà là thẩm quyền theo sự lựa chọn, nghĩa là trọng tài chỉ
có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nếu được các bên lựa chọn bằng một
thỏa thuận trọng tài có hiệu lực.Vì vậy, ý định sử dụng trọng tài phải được
hiện thực hóa bằng một thỏa thuận trọng tài và được đàm phán giữa các bên
liên quan. Một tranh chấp chỉ được giải quyết bằng hình thức trọng tài nếu các
bên có thoả thuận trọng tài.
Quy định này khác với tố tụng toà án, theo đó khi xảy ra tranh chấp thì bất
cứ bên nào cũng có quyền yêu cầu toà án xem xét giải quyết mà không cần
được bên kia đồng ý vì thẩm quyền của Toà án là đương nhiên. Nhưng trọng
tài thì không như vậy, nếu các bên không có thoả thuận giải quyết bằng trọng
tài thì trọng tài tuyệt nhiên không có thẩm quyền gì. Thoả thuận giữa các bên
tranh chấp là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh thẩm quyền của trọng tài.
Thông qua thỏa thuận trọng tài, các bên tranh chấp thống nhất giao cho trọng
tài quyền thay mặt họ trong việc xem xét nội dung tranh chấp và đưa ra phán
quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.Vai trò của một thỏa thuận
trọng tài được thể hiện ở những phương diện:
Một là, do thỏa thuận trọng tài được xác lập trên cơ sở tự nguyện và
bình đẳng của chính các bên nên một khi đã xác lập thỏa thuận trọng tài thì
không bên nào được thoái thác việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài.
Hai là, một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực cho phép khẳng định tòa án
không có thẩm quyền và phải từ chối thụ lý vụ án khi một bên khởi kiện ra
tòa, trừ trường hợp thoả thuân trọng tài vô hiệu hoặc không thực hiệu được.
Điều 5 luật Mẫu thể hiện rất rõ vấn đề này: “những vấn đề chi phối bởi luật
13
này, không một toà án nào được phép can thiệp ngoại trừ Toà án được luật
này cho phép”. Luật Mẫu yêu cầu toà án tư pháp của các quốc gia phải từ chối
thụ lý vụ tranh chấp nếu đã và sẽ có một thỏa ước trọng tài giữa các bên tranh
chấp, hoặc phải thông báo cho các bên tranh chấp biết được tinh thần của luật
Mẫu về sự từ chối thụ lý của toà án. Toà án tư pháp chỉ can thiệp trong trường
hợp một thoả ước trọng tài bị vô hiệu tuyệt đối (tức là trường hợp một thoả
ước trọng tài vi phạm những quy định về nội dung và những quy phạm về
hình thức) hoặc không có khả năng thi hành.
Ba là, thỏa thuận trọng tài là cơ sở để xác định thẩm quyền trọng
tài.Trọng tài chỉ được giải quyết một số loại tranh chấp nhất định và theo cách
thức nhất định do các bên lựa chọn và thoả thuận trong điều khoản trọng tài
hoặc thoả thuận trọng tài. Nếu trọng tài vượt quá thẩm quyền được uỷ quyền
hoặc không tuân thủ các nguyên tắc tố tụng trọng thoả thuận trọng tài, không
thực hiện đầy đủ, đúng đắn, khách quan, vô tư, công bằng trách nhiệm được
các bên giao phó thì theo nguyên tắc đại diện, các quyết định của trọng tài sẽ
bị chính các bên tranh chấp yêu cầu huỷ bỏ, không công nhận và không cho
thi hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hộ và để thưc thi công lý.
Bốn là, thỏa thuận trọng tài cho phép lựa chọn nơi tiến hành tố
tụng trọng tài, luật áp dụng, ngôn ngữ trọng tài trong những điều kiện phù
hợp nhất.
Tuy nhiên một thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi nó đáp ứng được
yêu cầu của pháp luật về nội dung và hình thức. Pháp luật các nước khác nhau
quy định không giống nhau về nội dung thỏa thuận của trọng tài thương
mại.Tuy nhiên, về cơ bản điểm chung của các nước thường đặt ra những yêu
cầu về tính rõ ràng, sự chính xác của thỏa thuận trọng tài theo đó có thể dễ
dàng xác định thẩm quyền xét xử của một Hội đồng trọng tài cụ thể, theo một
quy tắc tố tụng nhất định.
Thứ hai, dựa trên các quy địnhcủa pháp luậtvề những loại việcthuộc
thẩm quyền của trọng tài.
14
Nếu như tố tụng tòa án sử dụng các nguyên tắc phân định thẩm quyền theo
lãnh thổ, theo trụ sở hoặc chỗ của bị đơn và sự thỏa thuận của nguyên đơn thì
thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền vụ việc nếu được các bên có vụ
việc lựa chọn đích danh. Trong lịch sử, trọng tài đã được sử dụng để giải
quyết nhiều loại tranh chấp khác nhau: tranh chấp giữa các quốc gia, tranh
chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp lao động…Tuy nhiên, theo xu hướng
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì trọng tài được thành lập chủ
yếu để giải quyết các tranh chấp phát sinh hoạt động thương mại. Phạm vi các
vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại rộng hay hẹp vì
vậy chịu ảnh hưởng rất lớn vào quy định của mỗi quốc về khái niệm “thương
mại”.
Nghiên cứu pháp luật của các quốc gia trên thế giới cho thấy trọng tài có
một quyền năng rất rộng. Tùy theo quan điểm của mỗi nước mà thẩm quyền
của trọng tài có các quy định khác nhau nhưng nhìn chung các quy định này
thường được thiết lập dựa trên hai phương pháp chính là phương pháp loại trừ
và phương pháp liệt kê:
- Theo phương pháp loại trừ:
Đối với nhiều nước, để mở rộng thẩm quyền trọng tài, pháp luật trọng
tài không liệt kê những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài mà
chỉ liệt kê những loại việc mà trọng tài không được giải quyết. Ví dụ như:
Luật trọng tài Đức 1998 có nêu ra bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến một lợi
ích kinh tế đều có thể là đối tượng của thỏa thuận trọng tài, trọng tài có quyền
giải quyết ngoại trừ tranh chấp về hợp đồng thuê nhà trên lãnh thổ Đức thì
trọng tài không có quyền giải quyết. Tương tư, Luật trọng tài Nhật Bản 2003
tại khoản 1 Điều 13 cũng quy định thẩm quyền theo phương pháp loại trừ,
theo đó:“trừ khi được quy định bởi pháp luật, một thỏa thuận trọng tài sẽ có
hiệu lực chỉ khi nội dung của nó là một tranh chấp dân sự mà có thể được
giải quyết bằng cách giàn xếp giữa hai bên (trừ việc ly dị hay ly thân)”. Như
vậy tất cả các tranh chấp dân sự đều thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng
15
tài, nếu hai bên có thỏa thuận ngoại trừ trường hợp ly dị hoặc ly thân. Bộ luật
tố tụng dân sự Indonexia cũng quy định thẩm quyền trọng tài cụ thể tại Điều
615 và Điều 616 cho phép các bên có thể đưa thỏa thuận đưa ra trọng tài giải
quyết mọi vấn đề mà họ quan tâm trừ vấn đề liên quan đến tài sản tặng cho và
thừa kế để cấp dưỡng, nuôi ăn, mặc, ở; hôn nhân gia đình, về hộ tịch và một
số vấn đề khác theo luật định.
- Theo phương pháp liệt kê:
Phương pháp này được một số nước áp dụng để quy định thẩm quyền
trọng tài như: Braxin, Nga, Việt Nam…Theo phương pháp này, pháp luật
trọng tài chỉ giải quyết các loại tranh chấp được quy định cụ thể trong văn bản
pháp luật. Ví dụ, theo Điều 1 Luật trọng tài Braxin 1996 thì “những người có
khả năng kí kết hợp đồng có thể đưa ra trọng tài để giải quyết tranh chấp liên
quan đến các quyền về tài sản mà họ có quyền quyết định”. Hay tại khoản 2
Điều 1 Luật trọng tài quốc tế Liên bang Nga 1993 quy định: “theo thỏa thuận
trọng tài, các bên có thể đưa ra xét xử tại trọng tài thương mại quốc tế: các
tranh chấp từ các quan hệ hợp đồng và các quan hệ pháp luật dân sự khác
phát sinh trong khi thực hiện thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương và
các mối quan hệ kinh tế quốc tế khác nếu một trong các bên ở nước ngoài và
của các liên hiệp và các tổ chức quốc tế thành lập trên lãnh thổ Liên bang
Nga với nhau, tranh chấp giữa các thành viên của họ cũng như tranh chấp
giữa họ với các chủ thể luật pháp khác của Nga”
Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 cũng đi theo xu hướng quy định
thẩm quyền của trọng tài theo phương pháp liệt kê. Theo đó, Điều 2 Luật
trọng tài thương mại 2010 quy định ba nhóm việc thuộc phạm vi thẩm quyền
giải quyết tranh chấp trọng tài bao gồm: nhóm tranh chấp giữa các bên phát
sinh từ hoạt động thương mại, nhóm các tranh chấp giữa các bên trong đó có
ít nhất một bên có hoạt động thương mại và nhóm tranh chấp giữa các bên mà
pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
16
1.3 Phân biệt thẩm quyền của trọng tài thương mại và thẩm quyền
của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương
mại
Tranh chấp thương mại đã trở thành một hiện tượng tất yếu khách quan
của nền kinh tế thị trường. Khi tranh chấp thương mại phát sinh đòi hỏi cần
phải được giải quyết một cách minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của các chủ thể, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong
hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội. Trong rất
nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, nổi bật lên là phương
thức giải quyết bằng trọng tài thương mại và phương thức giải quyết bằng toà
án. Sự khác nhau cơ bản về thẩm quyền của trọng tài với thẩm quyền của toà
án cũng chính là điểm khác biệt giữa hai hình thức giải quyết tranh chấp
thương mại này.
Thứ nhất, thẩm quyền của toà án là thẩm quyền đương nhiên trong việc
giải quyết tranh chấp. Nếu các bên có tranh chấp thương mại như hợp đồng, và
các tranh chấp khác bên bị vi phạm có quyền sử dụng quyền khởi kiện dân sự
của mình để thực hiện việc khởi kiện ra toà án mà không cần bất kỳ sự cảnh cáo,
sự thoả thuận hay đồng ý của bên đối phương. Ngược lại, xét về bản chất, trọng
tài là quá trình giải quyết tranh chấp dựa trên sự lựa chọn tự nguyện của các bên.
Các bên tự thoả thuận về phạm vi các tranh chấp mà trọng tài được quyền giải
quyết, thoả thuận về luật áp dụng, về tính chung thẩm và hiệu lực bắt buộc của
phán quyết trọng tài đối với các bên tranh chấp. Như vậy thẩm quyền của cơ
quan trọng tài bắt nguồn từ “quyền lực theo hợp đồng” hay “quyền lực đại diện”
do các bên tranh chấp giao phó, uỷ nhiệm. Thẩm quyền này tạo cho các bên
đương sự linh hoạt trong việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài
mà không mang tính chất đóng như toà án.
Thứ hai, giữa tòa án và trọng tài có sự khác biệt rất rõ về tính chất
pháp lý.
Tòa án là một cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp.
Trong quá trình tố tụng, tòa án nhân danh nhà nước để xem xét, xử lý vi phạm
17
pháp luật nhằm duy trì trật tự công cộng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên. Các bản án quyết định của toà án được có hiệu lực bắt buộc
đối với mọi công dân, tổ chức có liên quan và đảm bảo thi hành bằng sức
mạnh cưỡng chế của nhà nước. Ngược lại, trọng tài mang đậm tính chất phi
chính phủ. Tính phi chính phủ này thể hiện ở chỗ, các trung tâm trọng tài
không do nhà nước quyết định thành lập mà do các trọng tài viên thỏa thuận
xin phép nhà nước để được thành lập. Trung tâm trọng tài là tổ chức xã hội
nghề nghiệp và không nằm trong cơ cấu thiết chế của bộ máy nhà nước. Đối
với trọng tài vụ việc, trọng tài cũng hoàn toàn do các bên tự thành lập và
không phải là cơ quan nhà nước. Chính sự khác biệt cơ bản này giữa tòa án và
trọng tài đã quyết định sự các sự khác biệt khác trong thủ tục tố tụng tòa án và
tố tụng trọng tài, ví dụ như tính chất, mục đích, trình tự, thủ tục,…
Thứ ba,vềthủ tục tố tụng.
Thủ tục tố tụng toà án áp dụng cho các tranh chấp trong thương mại do
toà án thực hiện được dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng dân sự cùng với một
số quy định đặc thù cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như: về
hội đồng xét xử, về thời gian của các trình tự tố tụng. Thủ tục tố tụng của toà
án bắt buộc tuân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự cho nên đặc trưng
của tố tụng toà án là các quy tắc thủ tục nghiêm ngặt, thường khá cứng nhắc.
Còn thủ tục tố tụng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thoả thuận và tài
phán. Cụ thể, thoả thuận làm tiền đề cho phán quyết . Thủ tục tố tụng trọng tài
vì vậy mang tính linh hoạt cao. Các bên tuỳ ý tổ chức tố tụng bằng cách dẫn
chiếu quy tắc tố tụng trọng tài sẵn có hoặc soạn thảo quy tắc riêng.
Thứ tư, thẩm quyền theo vụ việc:
Dưới góc độ thẩm quyền theo vụ việc, tòa án có thẩm quyền rộng hơn
so với trọng tài. Tòa án có thẩm quyền giải quyết hầu như tất cả các loại tranh
chấp phát sinh trong cuộc sống như kinh doanh thương mại, thừa kế, hôn nhân
gia đình, trách nhiệm ngoài hợp đồng, v.v. Tòa án cũng có thể giải quyết
những việc dân sự không phải là tranh chấp. Trong khi đó, trọng tài chỉ có
18
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại và một số các tranh chấp
khác theo quy định của pháp luật.
Thứ năm , Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Đối với tòa án, không phải vụ tranh chấp trong kinh doanh nào cũng
được tòa thụ lý giải quyết. Đơn kiện chỉ được tòa án thụ lý giải quyết khi
được chuyển đến tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trái lai, trong tố tụng trọng
tài không đặt ra vấn đề thẩm quyền về mặt lãnh thổ. Các bên tranh chấp có
quyền lựa chọn bất cứ trung tâm trọng tài nào để giải quyết cho mình theo ý
muốn và sự tín nhiệm của họ. Khi tranh chấp đã được các bên thỏa thuận đưa
ra trung tâm trọng tài nào giải quyết thì trung tâm đó có quyền thụ lý tranh
chấp. Như vậy, về thẩm quyền lãnh thổ thì trọng tài linh động hơn tòa án.
Thứ sáu, thẩm quyền ban hành phán quyết:
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại và theo thông lệ quốc tế
phán quyết của trọng tài đã được ban hành mang tính chất chung thẩm bởi
xuất phát từ đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp này là hình thức
giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu nhanh, và phù hợp với thực tế tranh chấp
thương mại của các bên. Trong khi đó, nhằm đảm bảo tính chính xác và để
khắc phục những sai sót của Hội đồng xét xử, những phán quyết của toà án sẽ
không có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể được xem xét lại bằng thủ tục xét
xử phúc thẩm.
Về cơ bản có thể thấy đây là hai hình thức giải quyết tranh chấp hoàn
toàn khác nhau và hoạt động độc lập với nhau. Như đã phân tích ở trên, tổ
chức trọng tài thương mại là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động theo điều
lệ quy tắc riêng. Tuy nhiên sự ra đời, tồn tại, hoạt động của trọng tài luôn chịu
sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật.
Sự can thiệp và hỗ trợ của nhà nước trong quá trình trọng tài là một vấn
đề đã được đề cập đến rất nhiều trong khoa học pháp lý. Xung quanh vấn đề
này cũng có nhiều ý kiến tranh cãi và tiếp cận dưới nhiều cách khác nhau. Tuy
nhiên, tất cả cùng thống nhất với nhau ở khía cạnh: trọng tài
19
không thể thoát ly khỏi sự kiểm soát của nhà nước. Điều này xuất phát từ
chính bản chất của hình thức trọng tài thương mại: Trọng tài là cơ quan quan
phi chính phủ có quyền lực bắt nguồn từ “quyền lực hợp đồng” do các bên
tranh chấp giao phó, uỷ nhiệm. Trong quá trình tố tụng trọng tài, theo sự thoả
thuận của các bên tranh chấp trọng tài có quyền ra các quyết định có hiệu lực
bắt buộc đối với các bên tranh chấp, nhưng lại không có quyền ra lệnh bắt
buộc đối với bên thứ ba nào khác có liên quan đến tranh chấp. Chính sự hạn
chế về quyền lực này nên không phải lúc nào trọng tài cũng có khả năng đảm
bảo cho quá trình trọng tài diễn ra suôn sẻ, có hiệu quả. Hơn thế nữa, sau khi
có phán quyết trọng tài về vụ tranh chấp, cho dù các bên có thoả thuận rằng
phán quyết trọng tài là chung thẩm và có giá trị bắt buộc nhưng nếu một trong
hai bên không tự nguyện thi hành thì trọng tài cũng không có quyền và nghĩa
vụ cưỡng chế thi hành phán quyết hay quyết định do chính mình ban hành.
Trong những trường hợp như vậy, hiệu quả thi hành phán quyết sẽ phụ thuộc
vào vai trò của và sự hỗ trợ của toà án. Nhà nước cần phải đóng một vai trò
nhất định trong quá trình tố tụng trọng tài.Tuy vậy, vấn đề là nhà nước sẽ tác
động trọng tài đến mức độ nào để vừa đảm bảo tính công bằng hiệu quả vừa
đảm bảo sự độc lập vô tư khi giải quyết các tranh chấp. Sự can thiệp của nhà
nước có thể tích cực nhưng cũng có thể tác động không tốt đến trọng tài. Sự
can thiệp đó sẽ là tích cực nếu nhà nước quan tâm đến kết quả trọng tài và can
thiệp khi cần thiết nhằm giúp các bên tham gia trọng tài đạt được mục đích
trọng tài trên cơ sở công lý, công bằng. Sự can thiệp đó có thể là không tích
cực nếu nó nhằm chỉ để bảo vệ quyền lợi của một bên tham gia mà không
công bằng đối với tất cả các bên. Vai trò của nhà nước là bảo đảm sự cân
bằng giữa quyền lợi chung và quyền lợi riêng của các bên tham gia trọng tài. .
Thực tế ở các nước cho thấy, sự hỗ trợ, can thiệp của nhà nước trong quá
trình tố tụng trọng tài được thể hiện thông qua tòa án, thông qua vai trò của
tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài. Nội dung của mối quan hệ này luôn
20
được công nhận và quy định ở trong luật về trọng tài ở tất cả các nước trên thế
giới, mặc dù có thể khác nhau ở góc độ này hoặc góc độ khác. Bên cạnh đó,
trong khi xử lý mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài cần phải đảm bảo hai yêu
cầu đặt ra là vừa phòng ngừa, hạn chế sự can thiệp không cần thiết của tòa án
vào quá trình trọng tài, vừa bảo đảm được vai trò hỗ trợ và kiểm tra giám sát
cần thiết của tòa án để nâng cao hiệu quả của tố tụng trọng tài. Tùy theo điều
kiện, truyền thống pháp luật, các học thuyết và quan điểm pháp lý về tố tụng
trọng tài ở từng quốc gia mà quan hệ giữa tòa án và trọng tài được thể chế hóa
ở những mức độ khác nhau tại những văn bản khác nhau nhưng thông thường
là trong luật trọng tài, luật tố tụng dân sự hoặc tố tụng thương mại của từng
nước và trong các điều ước quốc tế về trọng tài.
21
CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH.
2.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của các quy định về thẩm
quyền của trọng tài thương mại giai đoạn trước Luật trọng tài thương
mại năm 2010.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, để điều chỉnh hoạt động của trọng tài
thương mại nói chung và thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài nói
riêng ban đều ban hành một đạo luật khá sớm. Ví dụ, Trung Quốc có Luật
Trọng tài 1994, Singapore có Luật trọng tài 2001, ở Nhật có Luật trọng tài
2003, Malaysia có Luật trọng tài 1952 (sửa đổi năm 1972 và 1980), ở Đức có
Luật trọng tài năm 1998, ở Anh có Luật trọng tài năm 1996…Các đạo luật
này là cơ sở pháp lý nền tảng cho hoạt động trọng tài.
Còn ở Việt Nam, với lịch sử hình hành và phát triển hơn 50 năm, pháp luật
về trọng tài thương mại cũng đánh dấu sự tiến bộ và hoàn thiện hơn của pháp
luật về trọng tài nói chung cũng như pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp trọng tài nói riêng. Qua các giai đoạn khác nhau, chịu sự ảnh hưởng của
chế độ chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau thì chế định thẩm quyền của trọng
tài thương mại cũng có những bước phát triển theo hướng hoàn thiện cho
tương thích với pháp luật quốc tế nhưng đặt trong bối cảnh phù hợp với điều
kiện kinh tế, chính trị trong nước.
2.1.1 Giaiđoạn sơ khai (Trước năm 2003)

Giai đoạn trước 1954

Chế định trọng tài du nhập vào hệ thống pháp luât nước ta từ cuối thế kỉ
XIX, trong một tranh chấp đất đai năm 1897, toà thượng thẩm Sài Gòn xét
rằng: “trọng tài được thừa nhận trong pháp luật An Nam”. Trong thời gian
này, các bộ luật dân sự rồi Toà án thương mại lần lượt ra đời. Như vậy cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chế định trọng tài là một phần trong pháp luật tố
22
tụng dân sự. Tuy nhiên bối cảnh xã hội đương thời không thuận lợi cho sự
phát triển của mô hình trên. Do đó, về cơ bản trọng tài không có tác động
đáng kể đến xã hội Việt Nam trong giai đoạn này.

Giai đoạn 1954- 1994:

Bước vào thời kì hội nhập, diện mạo pháp luật nước ta có sự thay đổi.
Lúc này tồn tại song song hai hệ thống cùng có chức năng giải quyết tranh
chấp kinh tế các cơ quan trọng tài kinh tế và trọng tài phi nhà nước:
- Trọng tài kinhtế Nhà nước:
Đầu năm 1960, khi công cuộc khôi phục và cải tạo kinh tế (1955- 1960)
sắp hoàn thành, miền Bắc chuẩn bị bước vào thời kỳ quá độ tiến lên Chủ
nghĩa xã hội bằng kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất
(1961- 1965), để đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế theo kế hoạch, nhà
nước ban hành “Điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh tế”( Ban hành kèm theo
Nghị định số 04/TTg ngày 04/01/1960 ). Ngày 14/11/1960, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 20/TTg về Tổ chức Trọng tài kinh tế Nhà nước.
Theo nghị định này, trọng tài được tổ chức ở ba cấp, đó là trọng tài kinh
tế nhà nước, trọng tài kinh tế tỉnh và trọng tài kinh tế với chức năng chủ yếu
là xử lý các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Có thể thấy trọng tài kinh tế nhà
nước vừa là cơ quan xét xử vừa là cơ quan quản lý nhà nước. Là cơ quan quản
lý nhà nước đương nhiên trọng tài kinh tế nhà nước phải thi hành mệnh lệnh
của nhà nước, tuy vậy bản thân trọng tài kinh tế nhà nước cũng có quyền ra
mệnh lệnh hành chính đối với các đối tượng có liên quan trong phạm vi điều
chỉnh của pháp lênh hợp đồng kinh tế.
Thành viên Hội đồng trọng tài làm việc theo tính chất kiêm nhiệm
(chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng trọng tài các cấp đều do các đồng chí
lãnh đạo chính quyền kiêm nhiệm). Hoạt động của Hội đồng trọng tài chủ yếu
là giải quyết các vụ tranh chấp trên cơ sở hoà giải và dựa trên các đơn khiếu
nại của các bên. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trọng tài là đề ra những
biện pháp kịp thời ngăn ngừa, hạn chế những tổn thất có thể xảy ra vì không
23
chấp hành đúng hợp đồng xử lý những vụ tranh chấp về từ chối kí kết hợp
đồng hoặc vi phạm hợp đồng đã kí kết theo kế hoạch nhà nước. Nếu không
đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài Bộ, địa phương thì các bên có
quyền khiếu nại tới Hội đồng trọng tài trung ương. Hội đồng trọng tài Trung
ương là cơ quan xử lý tối cao, các bên sau khi có quyết định của Hội đồng
trọng tài Trung ương không còn khiếu nại dến cơ quan chín quyền nào khác.
Để phân định thẩm quyền giữa toà án và hội đồng trọng tài tại Thông
tư số 244-DS ngày 10/02/1960 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Từ
nay, toà án các cấp không nên thụ lý giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh
tế giữa các cơ quan nhà nước, các xí nghiệp quốc doanh với nhau, vì loại việc
này thuộc về phạm vi quyền hạn của Hội đồng trọng tài các cấp”
Tiếp theo, sau khi thay thế Nghị định số 04-TTg bằng Nghị định số 54-
CP ngày 10/03/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế thì ngày 14/04/1975, Chính
phủ đã ra Nghị định số 75-CP để ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của
Trung tâm Trọng tài kinh tế. Theo bản điều lệ này, trọng tài kinh tế được
thành lập như một cơ quan nhà nước có chức năng quản lý công tác hợp đồng
kinh tế. Đó là chức năng giữ vững tính kỷ luật nhà nước về hợp đồng kinh tế,
giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế và xử lý vi phạm hợp đồng kinh
tế.
Cùng với sự chuyển đổi cơ chế, hoạt động của hoạt động của ngành
trọng tài cũng phải chuyển đổi để phù hợp với cơ chế mới, cơ chế kinh tế
nhiều thành phần. Sau khi pháp lệnh hội đồng kinh tế ban hành 25/09/1989,
ngày 10/01/1990 pháp lệnh trọng tài kinh tế đã xác định rõ vai trò, vị trí chức
năng nhiệm vụ quyền hạn của trọng tài kinh tế.Điều 2 Pháp lệnh quy định
trọng tài kinh tê có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Kiểm tra, kết luận và xử lý các Hợp đồng kinh tế trái pháp luật
Tuyên truyền hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và
trọng tài kinh tế
24
Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh
tế.
Trọng tài kinh tế có thể được giao nhiệm vụ quyền và hạn khác khi cần
thiết
Như vậy cùng một lúc, trọng tài kinh tế nhà nước vừa thực hiện chức
năng quản lý các doanh nghiệp nhà nước, vừa giải quyết tranh chấp phát sinh
giữa họ với nhau. Do đó, dù với tư cách là một tổ chức trọng tài hay với tư
cách là một cơ quan hành chính, trọng tài kinh tế nhà nước khó có thể hoạt
động hiệu quả vì nó phải đảm đương cùng một lúc hai trọng trách.
- Trọng tài phi nhà nước:
Đối với trọng tài phi nhà nước, tồn tại hai mô hình khác nhau. Mô hình
thứ nhất ra đời từ năm 1963 bằng Nghị định số 59/CP ngày 30/4/1963 của Hội
đồng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Trọng tài ngoại thương. Tiếp sau
đó, ngày 05/10/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 153/CP về
việc thành lập Hội đồng Trọng tài Hàng hải. Tuy nhiên hai tổ chức trên chỉ
thực sự hoạt động từ năm 1989 khi quan hệ ngoại thương bắt đầu phát triển.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài ngoại thương
được quy định tại Điều 2- Điều lệ tổ chức Hội đồng trọng tài ngoại thương
ngày 30 tháng 4 năm 1963: “Hội đồng trọng tài ngoại thương xét xử các vụ
tranh chấp giữa các tổ chức kinh tế Viêt Nam và tổ chức kinh tế nước ngoài
trong khi giaodịch giao dịch về ngoạithương hay phạm vi thi hành các hiệp
định, hợp đồng ký kết giữa các đương sự”.
Như vậy, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài ngoại thương được xác
lập trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất: hội đồng trọng tài ngoại thương xét xử các tranh chấp giữa
các tổ chức kinh tế Việt Nam và các tổ chức kinh tế nước ngoài trong phạm vi
thi hành các hiệp định.
Thứ hai: Khi giữa Việt Nam và các nước không có điều ước quốc tế
ràng buộc về thẩm quyền của trọng tài thì việc tiến hành trọng tài hoàn toàn
25
dựa trên nguyên tắc ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp. Hội đồng trọng
tài ngoại thương chỉ có thẩm quyền xét xử khi giữa các bên đương sự đã thỏa
thuận với nhau đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Hội đồng trọng tài ngoại
thương.
Trong điều lệ tổ chức của Hội đồng trọng tài hàng hải không có điều
khoản quy định thẩm quyền xét xử của Hội đồng trọng tài hàng hải bắt nguồn
từ các điều ước quốc tế mà điều này được quy định trong quy tắc tố tụng của
hội đồng trọng tài hàng hải. Hội đồng trọng tài hàng hải có thẩm quyền xét xử
ngay cả khi hai bên đương sự là tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài.
Với quy định này, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài hàng hải được mở rộng
hơn nếu so sánh với thẩm quyền của Hội đồng trọng tài ngoại thương.

Giai đoạn từ sau năm 1993 đến năm 2003:

Từ năm 1986 nhà nước Việt Nam chủ trương chuyển nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong đó đáng chú ý là chủ trương bình đẳng giữa các thành phần
trong nền kinh tế, khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân; phát triển đầu tư
trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển đa dạng hoá các
quan hệ kinh tế quốc tế... Như vậy, bên cạnh số lượng lớn các doanh nghiệp
nhà nước, số lượng các công ty tư nhân cũng ngày càng gia tăng. Vấn đề đặt
ra là phải cải tạo môi trường dân chủ và công bằng cho các thành phần kinh
tế. Điều đó có nghĩa là cần phải có một cơ chế pháp lý thích hợp để bảo vệ
quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp
nhà nước.
Để đáp ứng yêu cầu của thực tế của hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng
Chính phủ quyết định hợp nhất Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng
trọng tài hàng hải để thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh
phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quyết định số
204g/TTg ngày 28/03/1993. Khi mới thành lập, VIAC chỉ có thẩm quyền giải
26
quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế như hợp đồng mua bán ngoại thương,
hợp đồng liên quan đến đầu tư, vận tải quốc tế nhưng sau đó thẩm quyền của
VIAC đã được mở rộng bằng quyết định 114/TTg ngày 16/2/1996, theo đó
VIAC có quyền giải cả các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh
trong nước.
Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu cải tổ hệ thống trọng tài kinh tế nhà
nước, ngày 05/09/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116-CP về tổ
chức và hoạt động của các Trung tâm Trọng tài kinh tế. Theo các quy định
của nghị định này, Trọng tài kinh tế thực sự được xác định là một tổ chức xã
hội – nghề nghiệp, tức là tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền giải quyết một
số tranh chấp theo quy định, hoàn toàn tách rời với chức năng quản lý nhà
nước như trước. Tuy nhiên trên thực tế, các trung tâm trọng tài vẫn chịu sự
quản lý trực tiêp của nhà nước về vấn đề xét đơn xin thành lập trung tấm, chỉ
định Hội đồng tuyển chọn trọng tài viên, cấp và thu hồi thẻ trọng tài viên .Về
thẩm quyền, trọng tài kinh tế có thẩm quyền tương tự tòa án kinh tế trừ quyền
tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Theo đó trọng tài kinh tế chỉ được giải quyết
ba loại tranh chấp sau đây: (1) Tran chấp hợp đồng kinh tế;(2) Tranh chấp
trong nội bộ công ty; (3) Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu,trái
phiếu. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy:
Nhóm tranh chấp thứ nhất: số lượng các tranh chấp liên quan đến việc
ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế có thể đưa ra giải quyết tại trọng tài kinh
tế so với tổng thể các tranh chấp phát sinh trong lưu thông hàng hàng hóa là
không đáng kể vì hợp đồng kinh tế theo Điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
năm 1989 chỉ được ký kết giữa các chủ thể rất hạn chế đó là giữa pháp nhân
với pháp nhân; hoặc giữa pháp nhân với cá nhân đăng ký kinh doanh (được
hiểu là doanh nghiệp tư nhân). Như vậy tuyệt đại đa số các hợp đồng ký kết
không giữa các chủ thể trên đều không được coilà hợp đồng kinh tế do đó các
tranh chấp phát sinh giữa chúng cũng không thuộc phạm trù tranh chấp hợp
đồng kinh tế. Khi đã không được coi là tranh chấp hợp đồng kinh tế thì các
27
tranh chấp này dù có được các bên thỏa thuận đưa ra trọng tài cũng không
được quyền thụ lý và giải quyết.
Nhóm tranh chấp thứ hai thuộc thẩm quyền của trọng tài kinh tế đều là
các tranh chấp trong nội bộ công ty, phát sinh giữa thành viên của công ty với
nhau trong quá trình thành lập, hoạt động công ty. Số lượng những tranh chấp
này không nhiều và thường được giải quyết bằng con đường thương lượng
giữa bên có liên quan theo các phương thức đã được quy định trong điều lệ
công ty. Thực tiễn vừa qua chứng minh cho điều này vì trong suốt những năm
hoạt động, chưa có trung tâm trọng tài kinh tế nào thụ lý và giải quyết dạng
tranh chấp này.
Nhóm tranh chấp thứ ba lại càng hiếm trong điều kiện chúng ta chưa có
thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi, có hiệu quả. Cũng chính vì vậy, các
tranh chấp này chỉ mới được gọi tên trong văn bản pháp luật mà chưa hề được
đưa ra giải quyết ở bất cứ cơ quan tài phán kinh tế nào ở nước ta, kể cả tòa
kinh tế.
Ngoài việc thành lập mới các trung tâm trọng tài như trên, năm 1995,
Việt Nam còn gia nhập Công ước New york về việc công nhận và cho thi
hành phán quyết trọng tài. Việc gia nhập công ước nghĩa là bất kì phán quyết
trọng tài nào tại bất kỳ nước nào là thành viên công ước mà có một bên của
phán quyết ở Việt Nam hoặc hoặc tài sản ở Việt Nam thì đều được Nhà nước
Việt Nam công nhận và bảo hộ thi hành. Ngược lại, bất kỳ phán quyết nào của
trọng tài Việt Nam cũng có thể được công nhận và cho thi hành ở bất kỳ nước
thành viên nào của công ước.
Trong thời kỳ này, không có một luật về trọng tài thống nhất điều chỉnh
hệ thống trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế. Thêm vào đó, quyết định
giải quyết tranh chấp của trọng tài không được đảm bảo thi hành. Vì thế, mô
hình trọng tài thương mại trong giai đoạn này chưa thật sự đạt được những
thành tựu đáng kể trên hành trình tiếp cận những chuẩn mực của trọng tài
thương mại hiện đại.
28
2.1.2 Giaiđoạn chuyển tiếp ( 2003-2010)
Nhằm khắc phục những hạn chế của pháp luật thời kì trước, sau sáu
năm chuẩn bị, ngày 25/2/ 2003, Uỷ ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp
lệnh Trọng tài thương mại gồm 8 chương và 37 điều, thể hiện nỗ lực to lớn
của Việt Nam hoà cùng xu thế hội nhập.
Pháp lệnh thương mại đã mở rộng thẩm quyền đáng kể cho trọng tài so
với Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 về tổ chức và hoạt động của Trung
tâm trọng tài kinh tế.Theo đó, trọng tài thương mại có thẩm quyền: “giải
quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa
thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy
định” (Khoản 1, Điều 2, Pháp lệnh trọng tài 2003).
Như đã phân tích ở trên, theo Nghị định 116/CP , do thẩm quyền của
trọng tài kinh tế trong nước khá hẹp nên có rất nhiều loại tranh chấp phát sinh
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cho dù có muốn chăng nữa thì các bên
cũng không thể đưa ra trọng tài giải quyết như quan hệ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, tranh chấp sở hữu trí tuệ …Để khắc phục nhược điểm này
đảm bảo sự tương thích về vấn đề thẩm quyền của trọng tài Việt Nam với
trọng tài của nhiều nước trên thế giới, Pháp lệnh đã đưa ra khái niệm mới về
“hoạt đông thương mại” cho phép trọng tài giải quyết mọi tranh chấp phát
sinh từ khái niệm thương mại này. Theo đó, hoạt động thương mại được hiểu
theo nghĩa rộng phù hợp với khái niệm “kinh doanh” trong luật doanh nghiệp
và được hiểu là: “là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá
nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
phân phối;đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây
dựng;tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàngbảohiểm; thăm
dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không,
đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy
định của pháp luật”.
Trong bối cảnh Pháp lệnh đã được ban hành vào thời điểm Luật thương
29
mại 1997 vẫn đang có hiệu lực nhưng các nhà lập pháp đã mạnh dạn đưa khái
niệm thương mại theo hướng mở, tương thích với Luật mẫu về trọng tài
thương mại quốc tế của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp
quốc, mà không bó buộc trong 14 hành vi quy định trong Luật thương mại
1997. Đây được coi là bước “đột phá” trong công tác lập pháp vào thời điểm
đó. Theo đó, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát
sinh trong hoạt động thương mại quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh
trọng tài thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhân, tổ chức kinh doanh
(Điều 2 Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2004 hướng dẫn
thi hành pháp lệnh trọng tài thương mại)
Như vậy, các tranh chấp được giải quyết tại trọng tài phải thỏa mãn ba điều
kiện:
Thứ nhất, tranh chấp đó phải là tranh chấp phát sinh từ hoạt động
thương mại theo quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại.
Thứ hai: giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu
lực.
Thứ ba: các bên tranh chấp ở đây là tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thi hành, quy định trên của Pháp lệnh cũng
bộc lộ một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, đã có cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “thương mại” trong
Pháp lệnh. Điều này dẫn đến tranh cãi trong việc xác định phạm vi thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài
Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp 2005, mỗi năm có thêm hàng
nghìn doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập điều đó
cũng có nghĩa là sẽ có rất nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến việc góp
vốn, quản lý và điều hành các doanh nghiệp này. Vấn đề đặt ra là những tranh
chấp phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đến việc mua
bán cổ phiếu có được giải quyết bằng trọng tài không?
Có ý kiến cho rằng các loại tranh chấp này đương nhiên thuộc thẩm
30
quyền của trọng tài bởi vì việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu cũng như việc
góp vốn chính là hoat động đầu tư, tài chính vì có bản chất kinh doanh thu lợi
nhuận. Hơn nữa, cần phải hiểu tính “mở” của khái niệm thuật ngữ thương mại
trong pháp lệnh. Theo đó, ngoài việc liệt kê các hành vi thương mại, pháp
lệnh còn quy định các hành vi khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, bất
kỳ quy định nào của pháp luật xác định lĩnh vực hoạt động là thương mại thì
trọng tài đều có thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng trọng tài không có thẩm quyền giải
quyết các loại tranh chấp này không được liệt kê cụ thể tại khoản 3 Điều 2 của
pháp lệnh. Do đó, chỉ có tòa án mới có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
này.
Như vậy, quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại theo Pháp
lệnh trọng tài thương mại 2003 đã dẫn đến việc hiểu và áp dụng khác nhau và
sẽ tạo ra hậu quả pháp lý không giống nhau. Cụ thể, dựa theo quan điểm “mở”
trọng tài có thể thụ lý giải quyết tranh chấp nêu trên. Tuy nhiên, nếu áp dụng
một cách “máy móc” và dựa theo nguyên tắc “chỉ được làm những gì pháp
luật cho phép”, tòa án sẽ cho rằng trọng tài vượt quá thẩm quyền. Điều này
dẫn đến hậu quả là các quyết định trọng tài có nguy cơ không được tòa công
nhận và cho thi hành.
Thứ hai, về phạm vi chủ thể của vụ tranh chấp được giải quyết bằng
trọng tài.
Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh quy định: “Trọng tài là phương thức giải
quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa
thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy
định”. Theo quy định trên, thuật ngữ “các bên” sẽ có hàm ý rất rộng. Các bên
có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong khi đó, Nghị định số 25/2004/NĐ-CP
của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lại giới
hạn phạm vi chủ thể chỉ bao gồm: “cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh
doanh”. Cụ thể Điều 2 của Nghị định quy định “Trọng tài thương mại có
31
thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quy
định tại Khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh mà các bên tranh chấp là cá nhân
kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh”. Như vậy, trong khi tinh thần pháp lệnh
thì “mở” nhưng văn bản hướng dẫn thi hành,tuy có hiệu lực thấp hơn lại đưa
ra quy định đóng. Điều này khiến các trung tâm trọng tài đã phải từ chối rất
nhiều vụ tranh chấp do chủ thể ký thỏa thuận trọng tài không phải là “tổ chức,
cá nhân kinh doanh”.
Thứ ba, việc quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi nó “không xác
định rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp” là không hợp
lý. Điều này mâu thuẫn với chính Pháp lệnh khi nó quy định công nhận sự tồn
tại của hai hình thức trọng tài: trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế. Trên thực
tế, sẽ không bao giờ có tên tổ chức trọng tài nếu cụ thể nếu các bên lựa chọn
hình thức trọng tài vụ việc.
Thứ tư, ngoài ra, Pháp lệnh đã bỏ sót một chế định rất cơ bản đó là vấn
đề thỏa thuận trọng tài “không thực hiện được hoặc không thể thực hiện
được”. Trong thực tế áp dụng pháp luật trọng tài cho thấy có những trường
hợp thoa thuận trọng tài có hiệu lực nhưng không thể thực hiện được. Ví dụ
đơn giản như, khi tranh chấp xảy ra thì trung tâm trọng tài mà các bên lựa
chọn đã giải thể hoặc trọng tài viên duy nhất được các bên lựa chọn không có
khả năng làm trọng tài viên để hòa giải vụ việc (ví dụ như: người đó đã chết,
mất năng lực hành vi dân sự hay rơi vào các trường hợp không được làm
trọng tài viên ..) khi đó vụ việc cần được giải quyết như thế nào? Vì giữa các
bên đã có một thỏa thuận đã có hiệu lực pháp luật nên tòa án sẽ không thụ lý
giải quyết tranh chấp nếu một bên khởi kiện. Điều này dẫn đến nhiều vụ tranh
chấp phát sinh nhưng không được cơ quan nào giải quyết, các bên phải tự
gánh chịu.
Nhìn một cách tổng quát, mặc dù đã có những quy định khá tiến bộ so với
trước đây, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 vẫn chưa đủ khả năng
tạo ra những cơ sở pháp lý thực hiện chủ trương của nhà nước ta khuyến
32
khích các bên sử dụng trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thương mại và
các tranh chấp khác.
2.2 Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh
thương thương mại theo Luât trọng tài thương mại 2010
Mặc dù Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã thể hiện sự thành công đáng kể
trong việc điều chỉnh các vấn đề chủ yếu của trọng tài, song qua sáu năm thực
hiện, Pháp lệnh cũng bộc lộ không ít bất cập. Do đó thực hiện chiến lược cải
cách tư pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, luật trọng tài thương mại được ban hành với mục tiêu ghi nhận chủ
trương mở rộng các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương
mại và một số quan hệ dân sự khác, đáp ứng nhu cầu và khuyến khích các bên
tranh chấp sử dụng hình thức trọng tài, góp phần giảm tải hoạt động xét xử
của hệ thống toà án hiện nay.
Luật Trọng tài thương mại 2010 được Quốc hội thông qua ngày
17/06/2010 và chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2011, đã có quy định rõ về
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại. Theo đó, tranh
chấp thuộc thẩm quyền của trọng tài nếu thỏa mãn đồng thời hai điều kiện
sau:
2.2.1 Các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài hợp lệ và có thể thực
hiện được trên thực tế.
Khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định rõ tranh
chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Như
vậy, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp là điều kiện tiên quyết để làm phát
sinh thẩm quyền của trọng tài. Quy định này khác với tố tụng tòa án, theo đó
khi xảy ra tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng có quyền yêu cầu tòa án xem xét
giải quyết mà không cần được bên kia đồng ý vì thẩm quyền của tòa án là
đương nhiên. Nhưng với trọng tài thì không phải như vậy, nếu các bên không
có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì trọng tài tuyệt nhiên không có thẩm
quyền gì. Có thể thấy các loại việc quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương
33
mại chỉ là điều kiện cần còn điều kiện đủ để tranh chấp đó thuộc thẩm quyền
của trọng tài là phải có thỏa thuận trọng tài hay nói cách khác là các bên trong
quan hệ tranh chấp đã thỏa thuận lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết
tranh chấp.

Thoả thuận trọng tài:

Trước hết, có thể hiểu thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về
việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát
sinh trong hoạt động thương mại. Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
đòi hỏi phải có sự thoả thuận của các bên. Về nguyên tắc “Không có thoả
thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài, khôn có tố tụng trọng tài”
Về thời điểm lập thỏa thuận trọng tài: Thỏa thuận trọng tài có thể
được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Khi giao dịch với nhau các bên
có thể thỏa thuận trong hợp đồng là trường hợp xảy ra tranh chấp sẽ đưa ra
trọng tài giải quyết. Tuy nhiên, điều này không phải là bắt buộc. Có thể lúc
đầu các bên thỏa thuận tòa án giải quyết tranh chấp hoặc không thỏa thuận
nhưng khi xảy ra tranh chấp, các bên thỏa thuận lại trọng tài là cơ quan giải
quyết tranh chấp thì trọng tài vẫn có thẩm quyền. Ngoài ra, nếu các bên đã có
thỏa thuận trọng tài thì một bên không thể đơn phương hủy bỏ thỏa thuận đó.
Ví dụ, bên đó không thể nói rằng mình không muốn thực hiện theo thỏa thuận
trọng tài nữa và khởi kiện ra tòa. Tòa án sẽ phải từ chối thụ lý một yêu cầu
như vậy.
Về hình thức của thoả thuận trọng tài: Theo quy định của Luật trọng
tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn
bản. Đây là một điều kiện rất quan trọng về mặt hình thức cua thỏa thuận
trọng tài. Nếu các bên có trao đổi, thỏa thuận thống nhất với nhau về thỏa
thuận trọng tài nhưng mới chỉ dừng lại ở lời nói mà chưa hình thành một dạng
văn bản phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽ không được coi là có thỏa
thuận trọng tài. Việc các bên có thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới dạng
văn bản là rất đa dạng. Khoản 2 Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010 đã
liệt kê một số hình thức thỏa thuận trọng tài bằng văn bản:
34
Các thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng
telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy
định của pháp luật;
Các thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổithông tin bằng văn
bản giữa các bên;
Các thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có
thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
Một số văn bản thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng
từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác mà các bên dẫn
ciêu đến trong giao dịch.
Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự
tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ
nhận

Thỏa thuận trọng tài hợp lệ:

Như đã phân tích ở trên, một tranh chấp muốn giải quyết bằng trọng tài
thương mại, trước hay sau khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên phải tồn tại một
thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi
được xác lập trên cơ sở tự nguyện theo ý chí của các bên đương sự và không
nằm trong các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hay thỏa thuận trọng tài
không thể thực hiện được.
Trong các trường hợp sau đây, thỏa thuận trọng tài vô hiệu:
Tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài: là trường hợp thỏa
thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực
quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại.
Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật: là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người
đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp
hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy
quyền.Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác
35
lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do
người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện
thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác
lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa
thuận trọng tài không vô hiệu.
Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự:
là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu
thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có
năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng
năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa
án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định của
pháp luật;
Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép và có yêu cầu tuyên bố
thỏa thuận trọng tài vô hiệu; là trường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe
dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4, Điều 132 của Bộ luật dân sự.
Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật: là thỏa thuận
thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 của Bộ luật dân sự.
Ngoài ra, cần lưu ý điểm mới của Luật Trọng tài thương mại năm 2010
về các trường hợp thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được, bao gồm:
Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng
tài cụ thể nhưng trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có
tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn
trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng tài viên trọng
tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng
36
hoặc trở ngại khách quan mà trọng tài viên không thể tham gia giải quyết
tranh chấp, hoặc trung tâm trọng tài, tòa án không thể tìm được trọng tài viên
như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn trọng
tài viên khác để thay thế.
Đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng tài viên, nhưng vì sự
kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể tham gia giải
quyết, hoặc trung tâm trọng tài, tòa án không thể tìm được trọng tài viên như
các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn trọng tài
viên khác để thay thế;
Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng tài viên trọng
tài vụ việc nhưng trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc trung tâm
trọng tài từ chối việc chỉ định trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được
việc lựa chọn trọng tài viên khác để thay thế;
Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài
nhưng lại thỏa thuận áp dụng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài khác với
quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của
trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho
phép áp dụng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài khác và các bên không
thỏa thuận được về việc lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
Doanh nghiệp và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng
tài được ghi nhận trong các điều kiện chung do doanh nghiệp soạn sẵn nhưng
khi tranh chấp phát sinh, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài
giải quyết tranh chấp.
Thông thường nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận đó là
hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tôn
trọng thỏa thuận đó. Khi có tranh chấp, nếu một bên khởi kiện yêu cầu tòa án
giải quyết, tòa án sẽ từ chối đơn và không thụ lý.Tuy nhiên, trong mối quan hệ
giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dung thì dù trong giao dịch
hợp đồng đã ghi nhận về thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này không
37
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Más contenido relacionado

Similar a Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...huynhminhquan
 

Similar a Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (20)

Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOTLuận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quy định về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT
 
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và UncitralQuy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại, HAY
Đề tài: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại, HAYĐề tài: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại, HAY
Đề tài: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại, HAY
 
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài Tại Việt Nam.doc
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài Tại Việt Nam.docGiải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài Tại Việt Nam.doc
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài Tại Việt Nam.doc
 
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Thương Lượng, Hòa Giải Tại Việt Nam
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Thương Lượng, Hòa Giải Tại Việt NamGiải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Thương Lượng, Hòa Giải Tại Việt Nam
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Thương Lượng, Hòa Giải Tại Việt Nam
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mạiLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại
Luận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mạiLuận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại
Luận văn: Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.docHợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
 
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.docThực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
 
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂMLuận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàngGiải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
 
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
 
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
 
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mạiCông nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại
 
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luậtLuận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâmLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 

Más de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Más de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Último

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Último (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ HÀ XUYÊN THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀ NỘI-2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ HÀ XUYÊN THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành:Luật Kinh doanh KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn : ThS.NCS.Trần Anh Tú Hà Nội-2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Hà Xuyên
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI................................................................................................................6 1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại....................................................................................6 1.2 Khái quát chung về thẩm quyền của trọng tài thương mại ...........................................10 1.2.1 Cơ sở lý luận để xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại........10 1.2.2 Phạm vi thẩm quyền của trọng tài thương mại...................................................12 1.3 Phân biệt thẩm quyền của trọng tài thương mại và thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại..............................................17 CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH............................................................................................................................................................22 2.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của các quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại giai đoạn trước Luật trọng tài thương mại năm 2010..............22 2.1.1 Giai đoạn sơ khai (Trước năm 2003)..........................................................................22 2.1.2 Giai đoạn chuyển tiếp ( 2003-2010).............................................................................29 2.2 Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương thương mại theo Luât trọng tài thương mại 2010 .......................................................................33 2.2.1 Các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài hợp lệ và có thể thực hiện được trên thực tế............................................................................................................................33 2.2.2 Quy định tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của trọng tài thương mại.........................................................................................................................................................................40 2.3 Phân định thẩm quyền của Trọng tài thương mại và Toà án theo pháp luật Việt Nam hiện nay............................................................................................................................................47 2.4 Thực tiễn thi hành các quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại tại Việt Nam trong thời gian qua:...................................................................................................................51
  • 5. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................................................................................................................................56 3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền trọng tài thương mại......................................................................................................................................................56 3.1.1 Cơ sở lý luận...................................................................................................................................56 3.1.2 Cơ sở thực tiễn................................................................................................................................56 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của trọngtài thương mại..............................................................................................................................................................................60 3.3 Những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại................................................66 KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................73
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT STT Viết tắt Nội dung từ 1. Luật Trọng tài thương Luật Trọng tài thương mại ngày 17 tháng mại 2010 06 năm 2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2. Pháp lệnh Trọng tài Pháp lệnh trọng tài thương mại số thương mại 2003 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hôi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3. VIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Arbitration Centre) 4. UNCITRAL Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế(United Nations Commission on International Trade Law)
  • 7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số hiệu bảng,biểu đồ Tên bảng, biểu đồ Trang Biểu đồ 1 Thống kê Trọng tài viên 54
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,Việt Nam ghi nhận ngày càng nhiều những mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau với tính chất và quy mô phức tạp hơn. Cơ hội mới đồng thời cũng mang đến cho doanh nghiệp những rủi ro mới. Chính vì vậy, hiện nay phương thức giải quyết tranh chấp được thừa nhận là một bộ phận quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro liên quan đến quá trình hoạt động. Bên cạnh rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp, trọng tài với lợi thế là thủ tục tố tụng nhanh gọn, kín đáo tiết kiệm hơn về thời gian, chi phí đã trở thành một trong những phương thức giải quyết tranh chấp hấp dẫn. Rất nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển đã tạo mọi điều kiện cho hoạt động của trọng tài thương mại phát triển nhằm đa dạng hóa việc giải quyết tranh chấp, tăng cơ hội lựa chọn cho các bên và giảm áp lực lên cơ quan tư pháp. Việt Nam vì vậy ngày càng quan tâm hơn đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, tại kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật trọng tài thương mại để thay thế Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, với nhiều quy định mới về cơ bản phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế trong đó có quy định về mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia pháp lý, các nhà hoạt động thực tiễn và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thực tế trọng tài chưa trở thành một hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án được ưu chuộng. Trọng tài Việt Nam rất ít được sử dụng để giải quyết các tranh chấp đầu tư và thương mại; các hợp đồng với các bên nước ngoài nhất là các hợp đồng có giá trị lớn hầu như không lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu được giải quyết thông qua hệ thống tòa án hoặc trọng tài nước ngoài. Việc chậm phát 1
  • 9. triển phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thực tiễn cuộc sống do nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần lớn xuất phát từ hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành về trọng tài thương mại chung và đặc biệt là các quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại nói riêng.Với mong muốn được luận bàn chuyên sâu, góp phần hoàn thiện pháp luật trọng tài ở Việt Nam, tác giả chọn đề tài: “ Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn về Trọng tài thương mại trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý ở Việt Nam nói riêng đã được nghiên cứu, phân tích khá kỹ lưỡng bởi nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác nhau. Các sách chuyên khảo, luận văn, xã luận, bài viết được công bố tính đến thời điểm hiện nay đều đã đề cập được phần nào những vấn đề cốt lõi của phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại. Cụ thể ở cấp độ luận văn thạc sỹ có thể kể đến các công trình như: Luận văn “Pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại” của Tống Thị Lan Hương- do PGS.TS Nguyễn Văn Tý hướng dẫn; Luận văn “Về pháp luật trọng tài thương mại ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Thu Thủy – do PGS.TS Dương Đăng Huệ hướng dẫn; Luận văn “Thẩm quền của hội đồng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam” của Đặng Minh Phương do TS.Phan Thị Thanh Thủy hướng dẫn; Luận văn “So sánh pháp luật về trọng tài thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” của Nguyễn Thị Liên do GS.TSKH Đào Trí Úc hướng dẫn. Ở cấp độ bài báo khoa học có thể kể đến các tác phẩm như: Tác giả Nguyễn Vũ Hoàng với bài viết “Luật áp dụng trong lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế” đăng trên Tạp chí Luật học, Số đặc san về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế năm 2012; Tác giả Trần Quỳnh Anh với bài viết “Một số vướng mắc và hoàn thiện Luật trọng tài thương mại” đăng trên Tạp chí Luật học số 7/2012. 2
  • 10. Các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập một cách khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung mà chưa có công trình nào đề cập một cách chuyên sâu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Vì vậy, trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên quan, tác giả sẽ tiếp cận nghiêm túc và tìm hiểu một cách toàn diện nhất về vấn đề này, đồng thời đưa ra một số giải pháp,kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật trong nước. 3. Mục tiêu của Luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại trên cơ sở liên hệ thực tiễn tại Việt Nam. Đồng thời, phân tích các quy định hiện hành của pháp luật trọng tài thương mại về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài; đánh giá thực trạng áp dụng các quy định đó trong thực tiễn từ đó chỉ ra các khó khăn, vướng mắc đang và sẽ gặp phải liên quan đến việc áp dụng quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại. Từ đó góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cần thiết cho việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại trên thực tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu:  Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý luận và tiễn về thẩm quyền của trọng tài thương mại được trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010.  Phạm vi nghiên cứu:   Về mặt nội dung: Nội dung nghiên cứu của đề tài tiếp cận vấn đề thẩm quyền của trọng tài thương mại trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên 3
  • 11. cứu các quy định của pháp luật về thẩm quyền của hội đồng trọng tài và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, tác giả đưa ra những đánh giá khách quan và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về thẩm quyền của trọng tài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về mặt thời gian: Khi nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực tiễn, luận văn lấy mốc nghiên cứu từ năm 2010- năm Luật trọng tài thương mại ban hành cho đến nay. Nội dung luận văn cũng có sự nghiên cứu đối với các quy định pháp luật trước năm 2010, đặc biệt là các quy định trong Pháp lệnh về Trọng tài thương mại năm 2003. Khi đề xuất giải pháp, luận văn nêu ra những kiến nghị, đề xuất thực hiện trong thời gian 5-10 năm tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phát triển kinh tế, tìm ra các phương hướng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Ngoài ra, còn sử dụng các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật. Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận làm sáng tỏ vấn đề như: phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê,…Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thẩm quyền của trọng tài thương mại 4
  • 12. Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của trọng tài thương mại và thực tiễn thi hành. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay. 5
  • 13. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện từ lâu trên thế giới.Phương thức này ngày càng được giới kinh doanh ưu tiên lựa chọn để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp vì những ưu thế vượt trội của nó so với các hình thức tài phán khác. Hiểu rõ khái niệm trọng tài thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ thẩm quyền của trọng tài. Trong khoa học pháp lý, trọng tài thương mại được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau và do đó hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về trọng tài thương mại được ghi nhận.  Khái niệm trọng tài  Một trong những định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước La Hay năm 1988, theo đó: “Trọng tài là nhằm giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng pháp luật” Tiếp đó, Hiệp định La-Hay 1907 quy định: “Trọng tài quốc tế có đối tượng giảiquyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở tôn trọng pháp luật” Tuy nhiên, hai cách định nghĩa này chỉ mới đưa ra một cách diễn giải về hoạt động của trọng tài mà chưa thấy được bản chất của sự việc. Ở một góc nhìn khác Luật sư tòa thượng thẩm Paris, Didier Skonicki định nghĩa ngắn gọn: “Trọng tài là tòa án tự, do ý chí của đôi bên tranh chấp. Nó cũng xét xử như tòa án nhà nước”. Một định nghĩa phổ biến hơn và thường được các quốc gia sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc xây dựng pháp luật nước mình là trong cuốn sách trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL cho rằng: “Trọng tài là 6
  • 14. những tranh chấp haybất đồng được đưa ra cho một hoặc nhiều người được xem là công tâm, không thiên lệch quyết định và quyết định này có tính ràng buộc đối với hai bên”. Theo hội đồng trọng tài Mỹ (AAA) – một tổ chức trọng tài đã có về dày lịch sử hoạt động thì: “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”. Theo cuốn “Đại từ điển kinh tế thị trường” thì: “Trọng tài là một phương thức giải quyết một cách hòa bình các vụ tranh chấp. Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp giao cho bên thứ ba có tư cách công bằng chính trực xét xử, lời phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên” Tại Việt Nam, khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại” Về mặt học thuật, trên thế giới cũng có nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu từ nhiều năm qua. Theo Okezie Chukwumerije: “Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các bên với nhau, được thực hiện thông qua một cá nhân do các bên lựa chọn hoặc bởi việc dựa trên những thủ tục hay những tổ chức nhất định được lựa chọn bởi chính các bên” Với một quan điểm tương tự James anh Nicolas cho rằng: “Trọng tài được coi là một tiến trình tư được mở ra theo sự thoả thuận của các bên nhằm giải quyết một tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể sẽ phát sinh bởi một hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên”. Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trọng tài được nhìn từ những góc độ khác nhau, song nhìn chung có thể thấy tất cả các định nghĩa trên đều hiểu trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài 7
  • 15. phán phi nhà nước. Trọng tài là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên.  Khái niệm trọng tài thương mại.  Khái niệm trọng tài thương mại là không giống nhau tùy thuộc vào quy định của pháp luật mỗi quốc gia, trong đó khái niệm “thương mại” có ảnh hưởng rất lớn. Cho đến nay không tồn tại khái niệm thương mại nào được chấp nhận chung bởi tất các quốc gia trên thế giới. Pháp luật của mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận đặc thù về vấn đề này. Tuy nhiên sự không thống nhất này được quốc tế công nhận và tôn trọng, trong công ước New York 1958 về Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài dù đã nỗ lực ghi nhận một sự giải thích về thuật ngữ “thương mại” nhưng lại dành cho các nước thành viên quyền bảo lưu đối với khái niệm này: “Quốc gia đó cũng có thể tuyên bố chỉ áp dụng công ước đối với các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật, theo hợp đồng hoặc ngoàihợp đồng mà theo pháp luật quốc gia đó quy định là quan hệ thương mại”(Điều 1 Khoản 3). Hay như trong công ước Giơnevơ 1972 cũng quy định: “Mỗi nước tham gia hợp đồng có thể giới hạn nghĩa vụ của mình đối với hợp đồng được coi là thương mại do luật quốc gia quy định” Một trong những định nghĩa khá đầy đủ và được biết đến rộng rãi nhất phải kể đến là quy định tại phần chú thích tại Luật Mẫu trọng tài thương mại quốc tế Liên hợp quốc (1985), tuy nhiên nó cũng chỉ được các quốc gia sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc xây dựng khái niệm thương mại trong pháp luật nước mình. Khái niệm thương mại ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại, dù là có hợp đồng hay không có hợp đồng. Theo đó những quan hệ được cho là có bản chất thương mại bao gồm: “ Bất kỳ giao dịch buôn bán nào nhằm cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá haydịch vụ, hợp đồng phân phối, đại 8
  • 16. diện thương mại hoặc đại lý, các công việc sản xuất, thuê máy móc thiết bị, xây dựng, tư vấn thiết kế cơ khí, li- xăng (mua bán sáng chế phát minh), đầu tư, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các hợp đồng khai thác hoặc chuyển nhượng, liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt đường bộ” [40, Điều 1]. Dưới góc độ của mỗi quốc gia, ở các quốc gia phát triển cao, thường sử dụng khái niệm thương mại và quy định phạm vi của nó khá rõ ràng trong các văn bản pháp luật với phạm vi rộng. Các quan hệ thương mại được phân biệt với các quan hệ dân sự ở mục đích của chúng: các quan hệ thương mại là các quan hệ nhằm mục đích thu lợi nhuận còn các quan hệ dân sự chỉ nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân. Bộ luật Thương mại cộng hòa Pháp hiện hành bao gồm các quy định về thương nhân, về chứng từ lưu thông, về thương mại hàng hải…Luật Thương mại Philipin định nghĩa thương mại là hoạt động của con người nhằm thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ với mục đích thu lợi nhuận và bao gồm các giao dịch thương mại trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực vận chuyển hành khách và hàng hóa. Bộ luật Thương mại Thái Lan cũng có phạm vi điều chỉnh khá rộng, bao gồm mua bán hàng hóa, thuê tài sản thuê mua tài sản, tín dụng, thế chấp, đại diện, môi giới, bảo hiểm, công ty hợp danh… Tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2010 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Quy định này có nghĩa khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ là các hoạt động mua bán hàng hoá và những hoạt động gắn liền việc mua bán hàng hoá. Qua việc phân tíchcác nội dung cơ bản của trọng tài thương mại, có thể kết luận rằng: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp mà sự bắt đầu của nó dựa trên thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp nhằm 9
  • 17. giải quyết các tranh chấp có yếu tố thương mại bởi một hội đồng bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên. Với bối cảnh kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, những tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thường xuyên xảy ra. Để giải quyết tranh chấp, các bên có quyền lựa chọn một hay nhiều phương thức phù hợp với nhu cầu của mỗi bên. Trọng tài thương mại chính là một phương thức giải quyết tranh chấp bên cạnh các phương thức khác là thương lương, hòa giải hay giải quyết bằng tòa án. So với các phương thức còn lại, Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp kết hợp nhiều ưu điểm của của các phương thức này, như: Đảm bảo sự tự do thỏa thuận ý chí, bí mật và uy tín cho các bên, giữ được quan hệ giữa các bên sau khi giải quyết như phương thức thương lượng, hòa giải; đảm bảo sự chặt chẽ về thủ tục tố tụng và tính tài phán như hình thức tòa án. Ở các nước phát triển, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và được các thương nhân cũng như các nhà kinh doanh lựa chọn tối ưu để giải quyết tranh chấp. 1.2 Khái quát chung về thẩm quyền của trọng tài thương mại 1.2.1 Cơ sở lý luận để xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại Thứ nhất, Trọng tài thương mại là thiết chế “tài phán tư” Thẩm quyền của trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận trao cho.Thẩm quyền này không mang tính chất đương nhiên và không mang tính quyền lực nhà nước. Tính chất phi chính phủ của phương thức này được thể hiện: Về tổ chức: Hội đồng trọng tài, tổ chức trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên sau khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, hoạt động theo quy định của pháp luật và quy tắc tố tụng riêng. Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác. Các tổ này hoạt động theo nguyên tắc tự hoạch toán, tự trang trải, lấy thu bù chi mà không được cấp kinh phí hoạt động trong ngân sách 10
  • 18. nhà nước. Chính vì vậy, Hội đồng trọng tài, các tổ chức trọng tài không nằm trong thiết chế nào của bộ máy nhà nước và không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước. Về trọng tài viên: Trọng tài viên là những người hành nghề tự do, không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh cá nhân hoặc trung tâm trọng tài. Họ không phải là công chức nhà nước, không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà hưởng thù lao theo từng vụ việc tranh chấp. Đặc điểm này đảm bảo cho trọng tài thương mại thuần túy mang tính xã hội, không chịu áp lực của các cơ quan nhà nước, tăng tính độc lập và khách quan cho các quyết định của trọng tài. Đồng thời cũng tránh được sự cồng kềnh, quá tải cho bộ máy nhà nước. Về hiệu lực các phán quyết: Các phán quyết trọng tài không có bộ máy cưỡng chế riêng để đảm bảo thi hành. Để phán quyết này được thực thi, các bên phải sử dụng thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài theo công ước NewYork 1958 hoặc được pháp luật quy định. Thứ hai, trọng tài thương mại đượcthành lập để giải quyếtcác tranh chấp gắn với hoạt động thương mại Toà trọng tài là một trong những hình thức cổ xưa nhất để giải quyết bất hoà giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Hình thái đấu tiên về trọng tài có thể bắt nguồn từ các quốc gia thành bang cổ Hy Lạp, cổ La Mã và thời Xuân Thu Chiến Quốc cũng có ghi chép lại hình thức trọng tài này. Quy định sơ khai về trọng tài trong luật mua bán hàng hóa cho phép các lái buôn được tự phân xử bất hòa của mình không cần có sự can thiệp của nhà nước. Về sau Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở những nước La Mã có trao đổi hàng hóa, có nghĩa là trải rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu. Nhìn chung, chế độ trọng tài thời xưa chủ yếu dùng để giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân. Ngày nay mặc dù thẩm quyền của trọng tài thương mại đã được mở rộng, nhưng hầu hết các tranh chấp được giải quyết bằng hình thức trọng tài 11
  • 19. vẫn là các tranh chấp thương mại mà chủ yếu là tranh chấp từ hợp đồng thương mại. Đới với các tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác như : Hôn nhân gia đình, sở hữu trí tuệ, tranh chấp liên quan đến quyền của người thứ ba trong vụ phá sản, tranh chấp trong lĩnh vực cạnh tranh, tranh chấp lao động , nhà nước thường can thiệp trực tiếp bằng việc bắt buộc giải quyết tại toà án hoặc một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất định. Thứ ba, Trọng tài thương mại đảm bảoquyền tự địnhđoạt của các đương sự trong việc giải quyếtcác tranh chấp liên quan đến lợi ích tư Xét về bản chất, trọng tài là một quá trình giải quyết tranh chấp dựa trên sự lựa chọn tự nguyện của các bên tranh chấp. Để được giải quyết bằng phương thức trọng tài, các bên cần phải có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi xảy ra các tranh chấp thương mại. Bằng một điều khoản trọng tài (trong hợp đồng kinh tế thương mại) hay bằng một thoả thuận trọng tài (lập ra sau khi sau khi tranh chấp đã phát sinh), các bên tự nguyện đưa tranh chấp ra giải quyết bằng một cơ quan trọng tài (uỷ ban trọng tài hoặc trọng tài viên) do các bên lựa chọn. Thỏa thuận giữa các bên về tranh chấp là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh thẩm quyền trọng tài. Như vậy, thẩm quyền của cơ quan trọng tài bắt nguồn từ “quyền lực theo hợp đồng” hay “quyền lực đại diện” do các bên tranh chấp giao phó, uỷ nhiệm. Tuy nhiên một khi đã được thoả thuận thì phán quyết của trọng tài có tính chất tài phán và bắt buộc các bên tuân thủ. Hơn thế nữa, về nguyên tắc thẩm quyền của quyết trọng tài không bị giới hạn bởi pháp luật, phương thức trọng tài tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên: từ việc xác định phạm vi các tranh chấp mà trọng tài được giải quyết, lựa chọn trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp, quy tắc tố tụng, luật áp dụng đối với tranh chấp đến việc phán quyết của trọng tài được thực hiện ra sao ... tất cả đều do các bên trong tranh chấp tự thoả thuận. 1.2.2 Phạmvi thẩm quyền của trọng tài thương mại Trọng tài là một loại hình cơ quan tài phán, do đó vấn đề đầu tiên mà nhà 12
  • 20. nước nào cũng phải quan tâm là vấn đề về thẩm quyền của trọng tài. Dựa trên các cơ sở lý luận đã nêu trên có thể thấy phạm vi thẩm quyền của trọng tài thương mại được xác định dựa trên các yêu tố sau: Thứ nhất, dựa trên sự thỏa thuận của các bên trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp bằng mộtthỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Như đã phân tích ở trên, thẩm quyền của trọng tài không phải là thẩm quyền đương nhiên mà là thẩm quyền theo sự lựa chọn, nghĩa là trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nếu được các bên lựa chọn bằng một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực.Vì vậy, ý định sử dụng trọng tài phải được hiện thực hóa bằng một thỏa thuận trọng tài và được đàm phán giữa các bên liên quan. Một tranh chấp chỉ được giải quyết bằng hình thức trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Quy định này khác với tố tụng toà án, theo đó khi xảy ra tranh chấp thì bất cứ bên nào cũng có quyền yêu cầu toà án xem xét giải quyết mà không cần được bên kia đồng ý vì thẩm quyền của Toà án là đương nhiên. Nhưng trọng tài thì không như vậy, nếu các bên không có thoả thuận giải quyết bằng trọng tài thì trọng tài tuyệt nhiên không có thẩm quyền gì. Thoả thuận giữa các bên tranh chấp là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh thẩm quyền của trọng tài. Thông qua thỏa thuận trọng tài, các bên tranh chấp thống nhất giao cho trọng tài quyền thay mặt họ trong việc xem xét nội dung tranh chấp và đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.Vai trò của một thỏa thuận trọng tài được thể hiện ở những phương diện: Một là, do thỏa thuận trọng tài được xác lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng của chính các bên nên một khi đã xác lập thỏa thuận trọng tài thì không bên nào được thoái thác việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Hai là, một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực cho phép khẳng định tòa án không có thẩm quyền và phải từ chối thụ lý vụ án khi một bên khởi kiện ra tòa, trừ trường hợp thoả thuân trọng tài vô hiệu hoặc không thực hiệu được. Điều 5 luật Mẫu thể hiện rất rõ vấn đề này: “những vấn đề chi phối bởi luật 13
  • 21. này, không một toà án nào được phép can thiệp ngoại trừ Toà án được luật này cho phép”. Luật Mẫu yêu cầu toà án tư pháp của các quốc gia phải từ chối thụ lý vụ tranh chấp nếu đã và sẽ có một thỏa ước trọng tài giữa các bên tranh chấp, hoặc phải thông báo cho các bên tranh chấp biết được tinh thần của luật Mẫu về sự từ chối thụ lý của toà án. Toà án tư pháp chỉ can thiệp trong trường hợp một thoả ước trọng tài bị vô hiệu tuyệt đối (tức là trường hợp một thoả ước trọng tài vi phạm những quy định về nội dung và những quy phạm về hình thức) hoặc không có khả năng thi hành. Ba là, thỏa thuận trọng tài là cơ sở để xác định thẩm quyền trọng tài.Trọng tài chỉ được giải quyết một số loại tranh chấp nhất định và theo cách thức nhất định do các bên lựa chọn và thoả thuận trong điều khoản trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài. Nếu trọng tài vượt quá thẩm quyền được uỷ quyền hoặc không tuân thủ các nguyên tắc tố tụng trọng thoả thuận trọng tài, không thực hiện đầy đủ, đúng đắn, khách quan, vô tư, công bằng trách nhiệm được các bên giao phó thì theo nguyên tắc đại diện, các quyết định của trọng tài sẽ bị chính các bên tranh chấp yêu cầu huỷ bỏ, không công nhận và không cho thi hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hộ và để thưc thi công lý. Bốn là, thỏa thuận trọng tài cho phép lựa chọn nơi tiến hành tố tụng trọng tài, luật áp dụng, ngôn ngữ trọng tài trong những điều kiện phù hợp nhất. Tuy nhiên một thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi nó đáp ứng được yêu cầu của pháp luật về nội dung và hình thức. Pháp luật các nước khác nhau quy định không giống nhau về nội dung thỏa thuận của trọng tài thương mại.Tuy nhiên, về cơ bản điểm chung của các nước thường đặt ra những yêu cầu về tính rõ ràng, sự chính xác của thỏa thuận trọng tài theo đó có thể dễ dàng xác định thẩm quyền xét xử của một Hội đồng trọng tài cụ thể, theo một quy tắc tố tụng nhất định. Thứ hai, dựa trên các quy địnhcủa pháp luậtvề những loại việcthuộc thẩm quyền của trọng tài. 14
  • 22. Nếu như tố tụng tòa án sử dụng các nguyên tắc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo trụ sở hoặc chỗ của bị đơn và sự thỏa thuận của nguyên đơn thì thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền vụ việc nếu được các bên có vụ việc lựa chọn đích danh. Trong lịch sử, trọng tài đã được sử dụng để giải quyết nhiều loại tranh chấp khác nhau: tranh chấp giữa các quốc gia, tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp lao động…Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì trọng tài được thành lập chủ yếu để giải quyết các tranh chấp phát sinh hoạt động thương mại. Phạm vi các vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại rộng hay hẹp vì vậy chịu ảnh hưởng rất lớn vào quy định của mỗi quốc về khái niệm “thương mại”. Nghiên cứu pháp luật của các quốc gia trên thế giới cho thấy trọng tài có một quyền năng rất rộng. Tùy theo quan điểm của mỗi nước mà thẩm quyền của trọng tài có các quy định khác nhau nhưng nhìn chung các quy định này thường được thiết lập dựa trên hai phương pháp chính là phương pháp loại trừ và phương pháp liệt kê: - Theo phương pháp loại trừ: Đối với nhiều nước, để mở rộng thẩm quyền trọng tài, pháp luật trọng tài không liệt kê những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài mà chỉ liệt kê những loại việc mà trọng tài không được giải quyết. Ví dụ như: Luật trọng tài Đức 1998 có nêu ra bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến một lợi ích kinh tế đều có thể là đối tượng của thỏa thuận trọng tài, trọng tài có quyền giải quyết ngoại trừ tranh chấp về hợp đồng thuê nhà trên lãnh thổ Đức thì trọng tài không có quyền giải quyết. Tương tư, Luật trọng tài Nhật Bản 2003 tại khoản 1 Điều 13 cũng quy định thẩm quyền theo phương pháp loại trừ, theo đó:“trừ khi được quy định bởi pháp luật, một thỏa thuận trọng tài sẽ có hiệu lực chỉ khi nội dung của nó là một tranh chấp dân sự mà có thể được giải quyết bằng cách giàn xếp giữa hai bên (trừ việc ly dị hay ly thân)”. Như vậy tất cả các tranh chấp dân sự đều thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng 15
  • 23. tài, nếu hai bên có thỏa thuận ngoại trừ trường hợp ly dị hoặc ly thân. Bộ luật tố tụng dân sự Indonexia cũng quy định thẩm quyền trọng tài cụ thể tại Điều 615 và Điều 616 cho phép các bên có thể đưa thỏa thuận đưa ra trọng tài giải quyết mọi vấn đề mà họ quan tâm trừ vấn đề liên quan đến tài sản tặng cho và thừa kế để cấp dưỡng, nuôi ăn, mặc, ở; hôn nhân gia đình, về hộ tịch và một số vấn đề khác theo luật định. - Theo phương pháp liệt kê: Phương pháp này được một số nước áp dụng để quy định thẩm quyền trọng tài như: Braxin, Nga, Việt Nam…Theo phương pháp này, pháp luật trọng tài chỉ giải quyết các loại tranh chấp được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. Ví dụ, theo Điều 1 Luật trọng tài Braxin 1996 thì “những người có khả năng kí kết hợp đồng có thể đưa ra trọng tài để giải quyết tranh chấp liên quan đến các quyền về tài sản mà họ có quyền quyết định”. Hay tại khoản 2 Điều 1 Luật trọng tài quốc tế Liên bang Nga 1993 quy định: “theo thỏa thuận trọng tài, các bên có thể đưa ra xét xử tại trọng tài thương mại quốc tế: các tranh chấp từ các quan hệ hợp đồng và các quan hệ pháp luật dân sự khác phát sinh trong khi thực hiện thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương và các mối quan hệ kinh tế quốc tế khác nếu một trong các bên ở nước ngoài và của các liên hiệp và các tổ chức quốc tế thành lập trên lãnh thổ Liên bang Nga với nhau, tranh chấp giữa các thành viên của họ cũng như tranh chấp giữa họ với các chủ thể luật pháp khác của Nga” Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 cũng đi theo xu hướng quy định thẩm quyền của trọng tài theo phương pháp liệt kê. Theo đó, Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định ba nhóm việc thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp trọng tài bao gồm: nhóm tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, nhóm các tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại và nhóm tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. 16
  • 24. 1.3 Phân biệt thẩm quyền của trọng tài thương mại và thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại Tranh chấp thương mại đã trở thành một hiện tượng tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Khi tranh chấp thương mại phát sinh đòi hỏi cần phải được giải quyết một cách minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội. Trong rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, nổi bật lên là phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại và phương thức giải quyết bằng toà án. Sự khác nhau cơ bản về thẩm quyền của trọng tài với thẩm quyền của toà án cũng chính là điểm khác biệt giữa hai hình thức giải quyết tranh chấp thương mại này. Thứ nhất, thẩm quyền của toà án là thẩm quyền đương nhiên trong việc giải quyết tranh chấp. Nếu các bên có tranh chấp thương mại như hợp đồng, và các tranh chấp khác bên bị vi phạm có quyền sử dụng quyền khởi kiện dân sự của mình để thực hiện việc khởi kiện ra toà án mà không cần bất kỳ sự cảnh cáo, sự thoả thuận hay đồng ý của bên đối phương. Ngược lại, xét về bản chất, trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp dựa trên sự lựa chọn tự nguyện của các bên. Các bên tự thoả thuận về phạm vi các tranh chấp mà trọng tài được quyền giải quyết, thoả thuận về luật áp dụng, về tính chung thẩm và hiệu lực bắt buộc của phán quyết trọng tài đối với các bên tranh chấp. Như vậy thẩm quyền của cơ quan trọng tài bắt nguồn từ “quyền lực theo hợp đồng” hay “quyền lực đại diện” do các bên tranh chấp giao phó, uỷ nhiệm. Thẩm quyền này tạo cho các bên đương sự linh hoạt trong việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài mà không mang tính chất đóng như toà án. Thứ hai, giữa tòa án và trọng tài có sự khác biệt rất rõ về tính chất pháp lý. Tòa án là một cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp. Trong quá trình tố tụng, tòa án nhân danh nhà nước để xem xét, xử lý vi phạm 17
  • 25. pháp luật nhằm duy trì trật tự công cộng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Các bản án quyết định của toà án được có hiệu lực bắt buộc đối với mọi công dân, tổ chức có liên quan và đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Ngược lại, trọng tài mang đậm tính chất phi chính phủ. Tính phi chính phủ này thể hiện ở chỗ, các trung tâm trọng tài không do nhà nước quyết định thành lập mà do các trọng tài viên thỏa thuận xin phép nhà nước để được thành lập. Trung tâm trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp và không nằm trong cơ cấu thiết chế của bộ máy nhà nước. Đối với trọng tài vụ việc, trọng tài cũng hoàn toàn do các bên tự thành lập và không phải là cơ quan nhà nước. Chính sự khác biệt cơ bản này giữa tòa án và trọng tài đã quyết định sự các sự khác biệt khác trong thủ tục tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài, ví dụ như tính chất, mục đích, trình tự, thủ tục,… Thứ ba,vềthủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng toà án áp dụng cho các tranh chấp trong thương mại do toà án thực hiện được dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng dân sự cùng với một số quy định đặc thù cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như: về hội đồng xét xử, về thời gian của các trình tự tố tụng. Thủ tục tố tụng của toà án bắt buộc tuân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự cho nên đặc trưng của tố tụng toà án là các quy tắc thủ tục nghiêm ngặt, thường khá cứng nhắc. Còn thủ tục tố tụng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thoả thuận và tài phán. Cụ thể, thoả thuận làm tiền đề cho phán quyết . Thủ tục tố tụng trọng tài vì vậy mang tính linh hoạt cao. Các bên tuỳ ý tổ chức tố tụng bằng cách dẫn chiếu quy tắc tố tụng trọng tài sẵn có hoặc soạn thảo quy tắc riêng. Thứ tư, thẩm quyền theo vụ việc: Dưới góc độ thẩm quyền theo vụ việc, tòa án có thẩm quyền rộng hơn so với trọng tài. Tòa án có thẩm quyền giải quyết hầu như tất cả các loại tranh chấp phát sinh trong cuộc sống như kinh doanh thương mại, thừa kế, hôn nhân gia đình, trách nhiệm ngoài hợp đồng, v.v. Tòa án cũng có thể giải quyết những việc dân sự không phải là tranh chấp. Trong khi đó, trọng tài chỉ có 18
  • 26. thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại và một số các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật. Thứ năm , Thẩm quyền theo lãnh thổ: Đối với tòa án, không phải vụ tranh chấp trong kinh doanh nào cũng được tòa thụ lý giải quyết. Đơn kiện chỉ được tòa án thụ lý giải quyết khi được chuyển đến tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trái lai, trong tố tụng trọng tài không đặt ra vấn đề thẩm quyền về mặt lãnh thổ. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn bất cứ trung tâm trọng tài nào để giải quyết cho mình theo ý muốn và sự tín nhiệm của họ. Khi tranh chấp đã được các bên thỏa thuận đưa ra trung tâm trọng tài nào giải quyết thì trung tâm đó có quyền thụ lý tranh chấp. Như vậy, về thẩm quyền lãnh thổ thì trọng tài linh động hơn tòa án. Thứ sáu, thẩm quyền ban hành phán quyết: Theo quy định của Luật trọng tài thương mại và theo thông lệ quốc tế phán quyết của trọng tài đã được ban hành mang tính chất chung thẩm bởi xuất phát từ đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp này là hình thức giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu nhanh, và phù hợp với thực tế tranh chấp thương mại của các bên. Trong khi đó, nhằm đảm bảo tính chính xác và để khắc phục những sai sót của Hội đồng xét xử, những phán quyết của toà án sẽ không có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể được xem xét lại bằng thủ tục xét xử phúc thẩm. Về cơ bản có thể thấy đây là hai hình thức giải quyết tranh chấp hoàn toàn khác nhau và hoạt động độc lập với nhau. Như đã phân tích ở trên, tổ chức trọng tài thương mại là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động theo điều lệ quy tắc riêng. Tuy nhiên sự ra đời, tồn tại, hoạt động của trọng tài luôn chịu sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật. Sự can thiệp và hỗ trợ của nhà nước trong quá trình trọng tài là một vấn đề đã được đề cập đến rất nhiều trong khoa học pháp lý. Xung quanh vấn đề này cũng có nhiều ý kiến tranh cãi và tiếp cận dưới nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tất cả cùng thống nhất với nhau ở khía cạnh: trọng tài 19
  • 27. không thể thoát ly khỏi sự kiểm soát của nhà nước. Điều này xuất phát từ chính bản chất của hình thức trọng tài thương mại: Trọng tài là cơ quan quan phi chính phủ có quyền lực bắt nguồn từ “quyền lực hợp đồng” do các bên tranh chấp giao phó, uỷ nhiệm. Trong quá trình tố tụng trọng tài, theo sự thoả thuận của các bên tranh chấp trọng tài có quyền ra các quyết định có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp, nhưng lại không có quyền ra lệnh bắt buộc đối với bên thứ ba nào khác có liên quan đến tranh chấp. Chính sự hạn chế về quyền lực này nên không phải lúc nào trọng tài cũng có khả năng đảm bảo cho quá trình trọng tài diễn ra suôn sẻ, có hiệu quả. Hơn thế nữa, sau khi có phán quyết trọng tài về vụ tranh chấp, cho dù các bên có thoả thuận rằng phán quyết trọng tài là chung thẩm và có giá trị bắt buộc nhưng nếu một trong hai bên không tự nguyện thi hành thì trọng tài cũng không có quyền và nghĩa vụ cưỡng chế thi hành phán quyết hay quyết định do chính mình ban hành. Trong những trường hợp như vậy, hiệu quả thi hành phán quyết sẽ phụ thuộc vào vai trò của và sự hỗ trợ của toà án. Nhà nước cần phải đóng một vai trò nhất định trong quá trình tố tụng trọng tài.Tuy vậy, vấn đề là nhà nước sẽ tác động trọng tài đến mức độ nào để vừa đảm bảo tính công bằng hiệu quả vừa đảm bảo sự độc lập vô tư khi giải quyết các tranh chấp. Sự can thiệp của nhà nước có thể tích cực nhưng cũng có thể tác động không tốt đến trọng tài. Sự can thiệp đó sẽ là tích cực nếu nhà nước quan tâm đến kết quả trọng tài và can thiệp khi cần thiết nhằm giúp các bên tham gia trọng tài đạt được mục đích trọng tài trên cơ sở công lý, công bằng. Sự can thiệp đó có thể là không tích cực nếu nó nhằm chỉ để bảo vệ quyền lợi của một bên tham gia mà không công bằng đối với tất cả các bên. Vai trò của nhà nước là bảo đảm sự cân bằng giữa quyền lợi chung và quyền lợi riêng của các bên tham gia trọng tài. . Thực tế ở các nước cho thấy, sự hỗ trợ, can thiệp của nhà nước trong quá trình tố tụng trọng tài được thể hiện thông qua tòa án, thông qua vai trò của tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài. Nội dung của mối quan hệ này luôn 20
  • 28. được công nhận và quy định ở trong luật về trọng tài ở tất cả các nước trên thế giới, mặc dù có thể khác nhau ở góc độ này hoặc góc độ khác. Bên cạnh đó, trong khi xử lý mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài cần phải đảm bảo hai yêu cầu đặt ra là vừa phòng ngừa, hạn chế sự can thiệp không cần thiết của tòa án vào quá trình trọng tài, vừa bảo đảm được vai trò hỗ trợ và kiểm tra giám sát cần thiết của tòa án để nâng cao hiệu quả của tố tụng trọng tài. Tùy theo điều kiện, truyền thống pháp luật, các học thuyết và quan điểm pháp lý về tố tụng trọng tài ở từng quốc gia mà quan hệ giữa tòa án và trọng tài được thể chế hóa ở những mức độ khác nhau tại những văn bản khác nhau nhưng thông thường là trong luật trọng tài, luật tố tụng dân sự hoặc tố tụng thương mại của từng nước và trong các điều ước quốc tế về trọng tài. 21
  • 29. CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH. 2.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của các quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại giai đoạn trước Luật trọng tài thương mại năm 2010. Ở hầu hết các nước trên thế giới, để điều chỉnh hoạt động của trọng tài thương mại nói chung và thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài nói riêng ban đều ban hành một đạo luật khá sớm. Ví dụ, Trung Quốc có Luật Trọng tài 1994, Singapore có Luật trọng tài 2001, ở Nhật có Luật trọng tài 2003, Malaysia có Luật trọng tài 1952 (sửa đổi năm 1972 và 1980), ở Đức có Luật trọng tài năm 1998, ở Anh có Luật trọng tài năm 1996…Các đạo luật này là cơ sở pháp lý nền tảng cho hoạt động trọng tài. Còn ở Việt Nam, với lịch sử hình hành và phát triển hơn 50 năm, pháp luật về trọng tài thương mại cũng đánh dấu sự tiến bộ và hoàn thiện hơn của pháp luật về trọng tài nói chung cũng như pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trọng tài nói riêng. Qua các giai đoạn khác nhau, chịu sự ảnh hưởng của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau thì chế định thẩm quyền của trọng tài thương mại cũng có những bước phát triển theo hướng hoàn thiện cho tương thích với pháp luật quốc tế nhưng đặt trong bối cảnh phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị trong nước. 2.1.1 Giaiđoạn sơ khai (Trước năm 2003)  Giai đoạn trước 1954  Chế định trọng tài du nhập vào hệ thống pháp luât nước ta từ cuối thế kỉ XIX, trong một tranh chấp đất đai năm 1897, toà thượng thẩm Sài Gòn xét rằng: “trọng tài được thừa nhận trong pháp luật An Nam”. Trong thời gian này, các bộ luật dân sự rồi Toà án thương mại lần lượt ra đời. Như vậy cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chế định trọng tài là một phần trong pháp luật tố 22
  • 30. tụng dân sự. Tuy nhiên bối cảnh xã hội đương thời không thuận lợi cho sự phát triển của mô hình trên. Do đó, về cơ bản trọng tài không có tác động đáng kể đến xã hội Việt Nam trong giai đoạn này.  Giai đoạn 1954- 1994:  Bước vào thời kì hội nhập, diện mạo pháp luật nước ta có sự thay đổi. Lúc này tồn tại song song hai hệ thống cùng có chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế các cơ quan trọng tài kinh tế và trọng tài phi nhà nước: - Trọng tài kinhtế Nhà nước: Đầu năm 1960, khi công cuộc khôi phục và cải tạo kinh tế (1955- 1960) sắp hoàn thành, miền Bắc chuẩn bị bước vào thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội bằng kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965), để đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế theo kế hoạch, nhà nước ban hành “Điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh tế”( Ban hành kèm theo Nghị định số 04/TTg ngày 04/01/1960 ). Ngày 14/11/1960, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/TTg về Tổ chức Trọng tài kinh tế Nhà nước. Theo nghị định này, trọng tài được tổ chức ở ba cấp, đó là trọng tài kinh tế nhà nước, trọng tài kinh tế tỉnh và trọng tài kinh tế với chức năng chủ yếu là xử lý các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Có thể thấy trọng tài kinh tế nhà nước vừa là cơ quan xét xử vừa là cơ quan quản lý nhà nước. Là cơ quan quản lý nhà nước đương nhiên trọng tài kinh tế nhà nước phải thi hành mệnh lệnh của nhà nước, tuy vậy bản thân trọng tài kinh tế nhà nước cũng có quyền ra mệnh lệnh hành chính đối với các đối tượng có liên quan trong phạm vi điều chỉnh của pháp lênh hợp đồng kinh tế. Thành viên Hội đồng trọng tài làm việc theo tính chất kiêm nhiệm (chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng trọng tài các cấp đều do các đồng chí lãnh đạo chính quyền kiêm nhiệm). Hoạt động của Hội đồng trọng tài chủ yếu là giải quyết các vụ tranh chấp trên cơ sở hoà giải và dựa trên các đơn khiếu nại của các bên. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trọng tài là đề ra những biện pháp kịp thời ngăn ngừa, hạn chế những tổn thất có thể xảy ra vì không 23
  • 31. chấp hành đúng hợp đồng xử lý những vụ tranh chấp về từ chối kí kết hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng đã kí kết theo kế hoạch nhà nước. Nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài Bộ, địa phương thì các bên có quyền khiếu nại tới Hội đồng trọng tài trung ương. Hội đồng trọng tài Trung ương là cơ quan xử lý tối cao, các bên sau khi có quyết định của Hội đồng trọng tài Trung ương không còn khiếu nại dến cơ quan chín quyền nào khác. Để phân định thẩm quyền giữa toà án và hội đồng trọng tài tại Thông tư số 244-DS ngày 10/02/1960 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Từ nay, toà án các cấp không nên thụ lý giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa các cơ quan nhà nước, các xí nghiệp quốc doanh với nhau, vì loại việc này thuộc về phạm vi quyền hạn của Hội đồng trọng tài các cấp” Tiếp theo, sau khi thay thế Nghị định số 04-TTg bằng Nghị định số 54- CP ngày 10/03/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế thì ngày 14/04/1975, Chính phủ đã ra Nghị định số 75-CP để ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế. Theo bản điều lệ này, trọng tài kinh tế được thành lập như một cơ quan nhà nước có chức năng quản lý công tác hợp đồng kinh tế. Đó là chức năng giữ vững tính kỷ luật nhà nước về hợp đồng kinh tế, giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế và xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế, hoạt động của hoạt động của ngành trọng tài cũng phải chuyển đổi để phù hợp với cơ chế mới, cơ chế kinh tế nhiều thành phần. Sau khi pháp lệnh hội đồng kinh tế ban hành 25/09/1989, ngày 10/01/1990 pháp lệnh trọng tài kinh tế đã xác định rõ vai trò, vị trí chức năng nhiệm vụ quyền hạn của trọng tài kinh tế.Điều 2 Pháp lệnh quy định trọng tài kinh tê có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế Kiểm tra, kết luận và xử lý các Hợp đồng kinh tế trái pháp luật Tuyên truyền hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế 24
  • 32. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế có thể được giao nhiệm vụ quyền và hạn khác khi cần thiết Như vậy cùng một lúc, trọng tài kinh tế nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý các doanh nghiệp nhà nước, vừa giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau. Do đó, dù với tư cách là một tổ chức trọng tài hay với tư cách là một cơ quan hành chính, trọng tài kinh tế nhà nước khó có thể hoạt động hiệu quả vì nó phải đảm đương cùng một lúc hai trọng trách. - Trọng tài phi nhà nước: Đối với trọng tài phi nhà nước, tồn tại hai mô hình khác nhau. Mô hình thứ nhất ra đời từ năm 1963 bằng Nghị định số 59/CP ngày 30/4/1963 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Trọng tài ngoại thương. Tiếp sau đó, ngày 05/10/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 153/CP về việc thành lập Hội đồng Trọng tài Hàng hải. Tuy nhiên hai tổ chức trên chỉ thực sự hoạt động từ năm 1989 khi quan hệ ngoại thương bắt đầu phát triển. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài ngoại thương được quy định tại Điều 2- Điều lệ tổ chức Hội đồng trọng tài ngoại thương ngày 30 tháng 4 năm 1963: “Hội đồng trọng tài ngoại thương xét xử các vụ tranh chấp giữa các tổ chức kinh tế Viêt Nam và tổ chức kinh tế nước ngoài trong khi giaodịch giao dịch về ngoạithương hay phạm vi thi hành các hiệp định, hợp đồng ký kết giữa các đương sự”. Như vậy, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài ngoại thương được xác lập trong hai trường hợp sau: Thứ nhất: hội đồng trọng tài ngoại thương xét xử các tranh chấp giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam và các tổ chức kinh tế nước ngoài trong phạm vi thi hành các hiệp định. Thứ hai: Khi giữa Việt Nam và các nước không có điều ước quốc tế ràng buộc về thẩm quyền của trọng tài thì việc tiến hành trọng tài hoàn toàn 25
  • 33. dựa trên nguyên tắc ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp. Hội đồng trọng tài ngoại thương chỉ có thẩm quyền xét xử khi giữa các bên đương sự đã thỏa thuận với nhau đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Hội đồng trọng tài ngoại thương. Trong điều lệ tổ chức của Hội đồng trọng tài hàng hải không có điều khoản quy định thẩm quyền xét xử của Hội đồng trọng tài hàng hải bắt nguồn từ các điều ước quốc tế mà điều này được quy định trong quy tắc tố tụng của hội đồng trọng tài hàng hải. Hội đồng trọng tài hàng hải có thẩm quyền xét xử ngay cả khi hai bên đương sự là tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Với quy định này, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài hàng hải được mở rộng hơn nếu so sánh với thẩm quyền của Hội đồng trọng tài ngoại thương.  Giai đoạn từ sau năm 1993 đến năm 2003:  Từ năm 1986 nhà nước Việt Nam chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó đáng chú ý là chủ trương bình đẳng giữa các thành phần trong nền kinh tế, khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân; phát triển đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế... Như vậy, bên cạnh số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước, số lượng các công ty tư nhân cũng ngày càng gia tăng. Vấn đề đặt ra là phải cải tạo môi trường dân chủ và công bằng cho các thành phần kinh tế. Điều đó có nghĩa là cần phải có một cơ chế pháp lý thích hợp để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu của thực tế của hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định hợp nhất Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải để thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quyết định số 204g/TTg ngày 28/03/1993. Khi mới thành lập, VIAC chỉ có thẩm quyền giải 26
  • 34. quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế như hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng liên quan đến đầu tư, vận tải quốc tế nhưng sau đó thẩm quyền của VIAC đã được mở rộng bằng quyết định 114/TTg ngày 16/2/1996, theo đó VIAC có quyền giải cả các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong nước. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu cải tổ hệ thống trọng tài kinh tế nhà nước, ngày 05/09/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116-CP về tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Trọng tài kinh tế. Theo các quy định của nghị định này, Trọng tài kinh tế thực sự được xác định là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tức là tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền giải quyết một số tranh chấp theo quy định, hoàn toàn tách rời với chức năng quản lý nhà nước như trước. Tuy nhiên trên thực tế, các trung tâm trọng tài vẫn chịu sự quản lý trực tiêp của nhà nước về vấn đề xét đơn xin thành lập trung tấm, chỉ định Hội đồng tuyển chọn trọng tài viên, cấp và thu hồi thẻ trọng tài viên .Về thẩm quyền, trọng tài kinh tế có thẩm quyền tương tự tòa án kinh tế trừ quyền tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Theo đó trọng tài kinh tế chỉ được giải quyết ba loại tranh chấp sau đây: (1) Tran chấp hợp đồng kinh tế;(2) Tranh chấp trong nội bộ công ty; (3) Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu,trái phiếu. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy: Nhóm tranh chấp thứ nhất: số lượng các tranh chấp liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế có thể đưa ra giải quyết tại trọng tài kinh tế so với tổng thể các tranh chấp phát sinh trong lưu thông hàng hàng hóa là không đáng kể vì hợp đồng kinh tế theo Điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 chỉ được ký kết giữa các chủ thể rất hạn chế đó là giữa pháp nhân với pháp nhân; hoặc giữa pháp nhân với cá nhân đăng ký kinh doanh (được hiểu là doanh nghiệp tư nhân). Như vậy tuyệt đại đa số các hợp đồng ký kết không giữa các chủ thể trên đều không được coilà hợp đồng kinh tế do đó các tranh chấp phát sinh giữa chúng cũng không thuộc phạm trù tranh chấp hợp đồng kinh tế. Khi đã không được coi là tranh chấp hợp đồng kinh tế thì các 27
  • 35. tranh chấp này dù có được các bên thỏa thuận đưa ra trọng tài cũng không được quyền thụ lý và giải quyết. Nhóm tranh chấp thứ hai thuộc thẩm quyền của trọng tài kinh tế đều là các tranh chấp trong nội bộ công ty, phát sinh giữa thành viên của công ty với nhau trong quá trình thành lập, hoạt động công ty. Số lượng những tranh chấp này không nhiều và thường được giải quyết bằng con đường thương lượng giữa bên có liên quan theo các phương thức đã được quy định trong điều lệ công ty. Thực tiễn vừa qua chứng minh cho điều này vì trong suốt những năm hoạt động, chưa có trung tâm trọng tài kinh tế nào thụ lý và giải quyết dạng tranh chấp này. Nhóm tranh chấp thứ ba lại càng hiếm trong điều kiện chúng ta chưa có thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi, có hiệu quả. Cũng chính vì vậy, các tranh chấp này chỉ mới được gọi tên trong văn bản pháp luật mà chưa hề được đưa ra giải quyết ở bất cứ cơ quan tài phán kinh tế nào ở nước ta, kể cả tòa kinh tế. Ngoài việc thành lập mới các trung tâm trọng tài như trên, năm 1995, Việt Nam còn gia nhập Công ước New york về việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài. Việc gia nhập công ước nghĩa là bất kì phán quyết trọng tài nào tại bất kỳ nước nào là thành viên công ước mà có một bên của phán quyết ở Việt Nam hoặc hoặc tài sản ở Việt Nam thì đều được Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ thi hành. Ngược lại, bất kỳ phán quyết nào của trọng tài Việt Nam cũng có thể được công nhận và cho thi hành ở bất kỳ nước thành viên nào của công ước. Trong thời kỳ này, không có một luật về trọng tài thống nhất điều chỉnh hệ thống trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế. Thêm vào đó, quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài không được đảm bảo thi hành. Vì thế, mô hình trọng tài thương mại trong giai đoạn này chưa thật sự đạt được những thành tựu đáng kể trên hành trình tiếp cận những chuẩn mực của trọng tài thương mại hiện đại. 28
  • 36. 2.1.2 Giaiđoạn chuyển tiếp ( 2003-2010) Nhằm khắc phục những hạn chế của pháp luật thời kì trước, sau sáu năm chuẩn bị, ngày 25/2/ 2003, Uỷ ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại gồm 8 chương và 37 điều, thể hiện nỗ lực to lớn của Việt Nam hoà cùng xu thế hội nhập. Pháp lệnh thương mại đã mở rộng thẩm quyền đáng kể cho trọng tài so với Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trọng tài kinh tế.Theo đó, trọng tài thương mại có thẩm quyền: “giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định” (Khoản 1, Điều 2, Pháp lệnh trọng tài 2003). Như đã phân tích ở trên, theo Nghị định 116/CP , do thẩm quyền của trọng tài kinh tế trong nước khá hẹp nên có rất nhiều loại tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cho dù có muốn chăng nữa thì các bên cũng không thể đưa ra trọng tài giải quyết như quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp sở hữu trí tuệ …Để khắc phục nhược điểm này đảm bảo sự tương thích về vấn đề thẩm quyền của trọng tài Việt Nam với trọng tài của nhiều nước trên thế giới, Pháp lệnh đã đưa ra khái niệm mới về “hoạt đông thương mại” cho phép trọng tài giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ khái niệm thương mại này. Theo đó, hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa rộng phù hợp với khái niệm “kinh doanh” trong luật doanh nghiệp và được hiểu là: “là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối;đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng;tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàngbảohiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Trong bối cảnh Pháp lệnh đã được ban hành vào thời điểm Luật thương 29
  • 37. mại 1997 vẫn đang có hiệu lực nhưng các nhà lập pháp đã mạnh dạn đưa khái niệm thương mại theo hướng mở, tương thích với Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, mà không bó buộc trong 14 hành vi quy định trong Luật thương mại 1997. Đây được coi là bước “đột phá” trong công tác lập pháp vào thời điểm đó. Theo đó, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh trọng tài thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhân, tổ chức kinh doanh (Điều 2 Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2004 hướng dẫn thi hành pháp lệnh trọng tài thương mại) Như vậy, các tranh chấp được giải quyết tại trọng tài phải thỏa mãn ba điều kiện: Thứ nhất, tranh chấp đó phải là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại theo quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại. Thứ hai: giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Thứ ba: các bên tranh chấp ở đây là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thi hành, quy định trên của Pháp lệnh cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định: Thứ nhất, đã có cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “thương mại” trong Pháp lệnh. Điều này dẫn đến tranh cãi trong việc xác định phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp 2005, mỗi năm có thêm hàng nghìn doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập điều đó cũng có nghĩa là sẽ có rất nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến việc góp vốn, quản lý và điều hành các doanh nghiệp này. Vấn đề đặt ra là những tranh chấp phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu có được giải quyết bằng trọng tài không? Có ý kiến cho rằng các loại tranh chấp này đương nhiên thuộc thẩm 30
  • 38. quyền của trọng tài bởi vì việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu cũng như việc góp vốn chính là hoat động đầu tư, tài chính vì có bản chất kinh doanh thu lợi nhuận. Hơn nữa, cần phải hiểu tính “mở” của khái niệm thuật ngữ thương mại trong pháp lệnh. Theo đó, ngoài việc liệt kê các hành vi thương mại, pháp lệnh còn quy định các hành vi khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, bất kỳ quy định nào của pháp luật xác định lĩnh vực hoạt động là thương mại thì trọng tài đều có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp này không được liệt kê cụ thể tại khoản 3 Điều 2 của pháp lệnh. Do đó, chỉ có tòa án mới có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này. Như vậy, quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại theo Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 đã dẫn đến việc hiểu và áp dụng khác nhau và sẽ tạo ra hậu quả pháp lý không giống nhau. Cụ thể, dựa theo quan điểm “mở” trọng tài có thể thụ lý giải quyết tranh chấp nêu trên. Tuy nhiên, nếu áp dụng một cách “máy móc” và dựa theo nguyên tắc “chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”, tòa án sẽ cho rằng trọng tài vượt quá thẩm quyền. Điều này dẫn đến hậu quả là các quyết định trọng tài có nguy cơ không được tòa công nhận và cho thi hành. Thứ hai, về phạm vi chủ thể của vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài. Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh quy định: “Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định”. Theo quy định trên, thuật ngữ “các bên” sẽ có hàm ý rất rộng. Các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong khi đó, Nghị định số 25/2004/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lại giới hạn phạm vi chủ thể chỉ bao gồm: “cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh”. Cụ thể Điều 2 của Nghị định quy định “Trọng tài thương mại có 31
  • 39. thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh mà các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh”. Như vậy, trong khi tinh thần pháp lệnh thì “mở” nhưng văn bản hướng dẫn thi hành,tuy có hiệu lực thấp hơn lại đưa ra quy định đóng. Điều này khiến các trung tâm trọng tài đã phải từ chối rất nhiều vụ tranh chấp do chủ thể ký thỏa thuận trọng tài không phải là “tổ chức, cá nhân kinh doanh”. Thứ ba, việc quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi nó “không xác định rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp” là không hợp lý. Điều này mâu thuẫn với chính Pháp lệnh khi nó quy định công nhận sự tồn tại của hai hình thức trọng tài: trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế. Trên thực tế, sẽ không bao giờ có tên tổ chức trọng tài nếu cụ thể nếu các bên lựa chọn hình thức trọng tài vụ việc. Thứ tư, ngoài ra, Pháp lệnh đã bỏ sót một chế định rất cơ bản đó là vấn đề thỏa thuận trọng tài “không thực hiện được hoặc không thể thực hiện được”. Trong thực tế áp dụng pháp luật trọng tài cho thấy có những trường hợp thoa thuận trọng tài có hiệu lực nhưng không thể thực hiện được. Ví dụ đơn giản như, khi tranh chấp xảy ra thì trung tâm trọng tài mà các bên lựa chọn đã giải thể hoặc trọng tài viên duy nhất được các bên lựa chọn không có khả năng làm trọng tài viên để hòa giải vụ việc (ví dụ như: người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hay rơi vào các trường hợp không được làm trọng tài viên ..) khi đó vụ việc cần được giải quyết như thế nào? Vì giữa các bên đã có một thỏa thuận đã có hiệu lực pháp luật nên tòa án sẽ không thụ lý giải quyết tranh chấp nếu một bên khởi kiện. Điều này dẫn đến nhiều vụ tranh chấp phát sinh nhưng không được cơ quan nào giải quyết, các bên phải tự gánh chịu. Nhìn một cách tổng quát, mặc dù đã có những quy định khá tiến bộ so với trước đây, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 vẫn chưa đủ khả năng tạo ra những cơ sở pháp lý thực hiện chủ trương của nhà nước ta khuyến 32
  • 40. khích các bên sử dụng trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thương mại và các tranh chấp khác. 2.2 Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương thương mại theo Luât trọng tài thương mại 2010 Mặc dù Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã thể hiện sự thành công đáng kể trong việc điều chỉnh các vấn đề chủ yếu của trọng tài, song qua sáu năm thực hiện, Pháp lệnh cũng bộc lộ không ít bất cập. Do đó thực hiện chiến lược cải cách tư pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật trọng tài thương mại được ban hành với mục tiêu ghi nhận chủ trương mở rộng các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại và một số quan hệ dân sự khác, đáp ứng nhu cầu và khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hình thức trọng tài, góp phần giảm tải hoạt động xét xử của hệ thống toà án hiện nay. Luật Trọng tài thương mại 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 và chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2011, đã có quy định rõ về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại. Theo đó, tranh chấp thuộc thẩm quyền của trọng tài nếu thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: 2.2.1 Các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài hợp lệ và có thể thực hiện được trên thực tế. Khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định rõ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Như vậy, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh thẩm quyền của trọng tài. Quy định này khác với tố tụng tòa án, theo đó khi xảy ra tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng có quyền yêu cầu tòa án xem xét giải quyết mà không cần được bên kia đồng ý vì thẩm quyền của tòa án là đương nhiên. Nhưng với trọng tài thì không phải như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì trọng tài tuyệt nhiên không có thẩm quyền gì. Có thể thấy các loại việc quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương 33
  • 41. mại chỉ là điều kiện cần còn điều kiện đủ để tranh chấp đó thuộc thẩm quyền của trọng tài là phải có thỏa thuận trọng tài hay nói cách khác là các bên trong quan hệ tranh chấp đã thỏa thuận lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp.  Thoả thuận trọng tài:  Trước hết, có thể hiểu thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi phải có sự thoả thuận của các bên. Về nguyên tắc “Không có thoả thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài, khôn có tố tụng trọng tài” Về thời điểm lập thỏa thuận trọng tài: Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Khi giao dịch với nhau các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng là trường hợp xảy ra tranh chấp sẽ đưa ra trọng tài giải quyết. Tuy nhiên, điều này không phải là bắt buộc. Có thể lúc đầu các bên thỏa thuận tòa án giải quyết tranh chấp hoặc không thỏa thuận nhưng khi xảy ra tranh chấp, các bên thỏa thuận lại trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp thì trọng tài vẫn có thẩm quyền. Ngoài ra, nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì một bên không thể đơn phương hủy bỏ thỏa thuận đó. Ví dụ, bên đó không thể nói rằng mình không muốn thực hiện theo thỏa thuận trọng tài nữa và khởi kiện ra tòa. Tòa án sẽ phải từ chối thụ lý một yêu cầu như vậy. Về hình thức của thoả thuận trọng tài: Theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Đây là một điều kiện rất quan trọng về mặt hình thức cua thỏa thuận trọng tài. Nếu các bên có trao đổi, thỏa thuận thống nhất với nhau về thỏa thuận trọng tài nhưng mới chỉ dừng lại ở lời nói mà chưa hình thành một dạng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽ không được coi là có thỏa thuận trọng tài. Việc các bên có thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới dạng văn bản là rất đa dạng. Khoản 2 Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010 đã liệt kê một số hình thức thỏa thuận trọng tài bằng văn bản: 34
  • 42. Các thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; Các thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổithông tin bằng văn bản giữa các bên; Các thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; Một số văn bản thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác mà các bên dẫn ciêu đến trong giao dịch. Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận  Thỏa thuận trọng tài hợp lệ:  Như đã phân tích ở trên, một tranh chấp muốn giải quyết bằng trọng tài thương mại, trước hay sau khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên phải tồn tại một thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi được xác lập trên cơ sở tự nguyện theo ý chí của các bên đương sự và không nằm trong các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hay thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Trong các trường hợp sau đây, thỏa thuận trọng tài vô hiệu: Tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài: là trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại. Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác 35
  • 43. lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu. Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự: là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định của pháp luật; Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu; là trường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4, Điều 132 của Bộ luật dân sự. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật: là thỏa thuận thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 của Bộ luật dân sự. Ngoài ra, cần lưu ý điểm mới của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 về các trường hợp thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được, bao gồm: Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài cụ thể nhưng trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng 36
  • 44. hoặc trở ngại khách quan mà trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc trung tâm trọng tài, tòa án không thể tìm được trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn trọng tài viên khác để thay thế. Đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng tài viên, nhưng vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể tham gia giải quyết, hoặc trung tâm trọng tài, tòa án không thể tìm được trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn trọng tài viên khác để thay thế; Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng tài viên trọng tài vụ việc nhưng trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn trọng tài viên khác để thay thế; Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài khác với quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài thay thế. Doanh nghiệp và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung do doanh nghiệp soạn sẵn nhưng khi tranh chấp phát sinh, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp. Thông thường nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận đó là hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tôn trọng thỏa thuận đó. Khi có tranh chấp, nếu một bên khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết, tòa án sẽ từ chối đơn và không thụ lý.Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dung thì dù trong giao dịch hợp đồng đã ghi nhận về thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này không 37