SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 32
MỞ ĐẦU
Hiện nay, thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) đang được đánh giá
là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu ở hầu hết các quốc
gia trên toàn thế giới. NKBV đã và đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề như: kéo
dài thời gian điều trị, tăng chi phí cho chăm sóc sức khỏe và làm tăng tỉ lệ tử
vong. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính tại các nước phát triển,
khoảng 5-10% bệnh nhân nhập viện bị mắc thêm NKBV. Tỉ lệ NKBV ước tính
lên đến 25% tại các nước đang phát triển [1]. Còn ở Việt Nam, theo kết quả
điều tra của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh năm 2010 tỷ lệ NKBV hiện mắc
là 3-7 %, tùy theo tuyến, hạng bệnh viện.
NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện từ 7-15 ngày,
tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh, do đó, làm chi phí
điều trị tăng lên từ 2-4 lần so với trường hợp không bị NKBV. Một nghiên
cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện 15
ngày. Với viện phí trung bình mỗi ngày là 192,000 VNĐ, có thể ước tính chi
phí phát sinh do NKBV là vào khoảng 2,880,000 VNĐ [2]. NKBV còn góp
phần tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc, như trong một nghiên cứu của BV
Bệnh nhiệt đới Trung ương khảo sát trên gần 4.000 bệnh nhân của 15 khoa hồi
sức tích cực tại 15 BV trên cả nước cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn BV là 27,3%. Các
BV tuyến trung ương có tỉ lệ nhiễm khuẩn BV cao hơn BV tuyến cơ sở. Nguy
hiểm hiện nay là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh đặc trị dao động trong
khoảng 50%-75%...[3]Bên cạnh đó, các chủng vi khuẩn Gram âm
(Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella pneumonia)
chiếm tới 78% [4].
Ngoài ra, 2 yếu tố khác ảnh hưởng đến NKBV là tính nhạy cảm của cơ thể
và yếu tố bệnh viện. Trong đó yếu tố bệnh viện như môi trường, không khí
phòng mổ, phòng bệnh nhân, dụng cụ phẫu thuật cũng như ý thức và sự tuân
thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn là những nhân tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp lên NKBV. Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn bệnh viện nếu cơ
sở khám chữa bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành vô
khuẩn cơ bản trong chăm sóc, điều trị người bệnh. Đây là một vấn đề ngày càng
được mọi hệ thống y tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm.
Từ các lý do trên, nhận thấy việc điều tra về nhiễm khuẩn bệnh viện là
một công việc vô cùng cần thiết nhằm đánh giá tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
hiện tại của bệnh viện. Từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm góp
phần nâng cao chất lượng điều trị, nâng cao nhận thức về công tác kiểm soát
nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên trong thực hành khám chữa bệnh. Trên cơ
sở đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn
bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa năm
2020”.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa về nhiễm khuẩn bệnh
viện
Nhiễm khuẩn (nhiễm trùng) là sự tăng sinh của các vi khuẩn, vi rút
hoặc ký sinh trùng dẫn tới phản ứng tế bào, tổ chức hoặc toàn thân, thông
thường biểu hiện trên lâm sàng là một hội chứng viêm [5].
NKBV là những trường hợp nhiễm khuẩn xảy ra ở các bệnh nhân trong
thời gian điều trị tại bệnh viện, mà tại thời điểm nhập viện không thấy có yếu tố
nhiễm khuẩn hay ủ bệnh nào. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người
bệnh nhập viện [5], [6], [7].
NKBV được phát hiện từ những năm 80 của thế kỷ 19, nhưng đến năm
1988 thì mới được Trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC)
đưa ra định nghĩa, thì NKBV được hiểu là một loại bệnh lý nhiễm trùng có
liên quan đến chăm sóc y tế. Chính vì vậy thuật ngữ “nosocomial infection”
(theo tiếng Hy Lạp “noso” có nghĩa là “bệnh tật”, “komien” có nghĩa là “chăm
sóc”) được sử dụng trong một thời gian dài. Nhiễm khuẩn bệnh viện được xác
định chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, chứ chưa có hệ thống tiêu chuẩn chẩn
đoán [8]. “Nhiễm trùng chéo” cũng là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình
trạng NKBV. Những đặc tính của “nhiễm trùng chéo” được mô tả hoàn toàn
tương tự như khái niệm NKBV hiện nay, bao gồm tác nhân, phương thức lây
truyền và phòng ngừa… nhưng nhấn mạnh đến đặc tính có độc lực cao của tác
nhân gây nhiễm trùng và phương thức lây truyền chủ yếu là giữa người với
người [9].
Một thuật ngữ khác cũng được dùng, nhưng ít phổ biến để chỉ tình
trạng NKBV đó là “bội nhiễm”. Bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng mới xuất
hiện trên nền tảng nhiễm trùng đã có trước. Có lẽ do tính chất giới hạn của
khái niệm cho nên “bội nhiễm” ít được sử dụng để mô tả NKBV [10].
Từ năm 1998, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã
công bố hai tài liệu đề cập đến khái niệm về NKBV và các tiêu chuẩn để xác
định từng loại NKBV, nhằm mục đích giám sát NKBV trong cơ sở y tế [11].
Trong tài liệu này, lần đầu tiên thuật ngữ “health care associated
infection” (viết tắt là HAI) được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “nosocomial
infection”. Theo đó, NKBV hay còn gọi là “nhiễm khuẩn liên quan đến các
chăm sóc y tế” là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình bệnh nhân được chăm
sóc, điều trị tại các cơ sở y tế mà không hiện diện hoặc ủ bệnh khi nhập viện
hay lúc nhập vào cơ sở y tế. Các nhiễm khuẩn xảy ra sau 48 giờ nhập viện
thường được coi là NKBV [11]. Có thể nói đây là lần đầu tiên, NKBV có được
một định nghĩa đầy đủ, đồng thời có một hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán.
Từ đó, Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ đã đưa ra khái niệm
“Nhiễm trùng bệnh viện” là một tình trạng nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân
do phản ứng của cơ thể với sự có mặt của tác nhân gây bệnh (hoặc độc tố của
nó) mà nó chưa có mặt hoặc chưa được ủ bệnh lúc nhập viện. Một cách đơn
giản có thể nói: Nhiễm trùng bệnh viện là một nhiễm trùng mà người bệnh
mắc phải khi nằm điều trị trong bệnh viện.
Theo WHO thì NKBV được định nghĩa như sau: “NKBV là những
nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và
nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ
bệnh tại thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi
người bệnh nhập viện” [12].
Các tiêu chuẩn để xác định NKBV đã được xây dựng cho từng loại
nhiễm khuẩn riêng biệt, như nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn hô hấp…
Cho đến hiện nay hầu hết các tiêu chuẩn xác định nhiễm khuẩn bệnh viện đều
do CDC ban hành dựa trên các tiêu chuẩn về lâm sàng và xét nghiệm. Đã có
gần 50 định nghĩa về các vị trí NKBV đã được xây dựng và được áp dụng
rộng rãi cho các cuộc điều tra NKBV trên toàn thế giới [13]. Các tiêu chuẩn
xác định NKBV đã được cập nhật, bổ sung định kỳ.
Ở Việt Nam, NKBV chính thức được quan tâm, văn bản hóa từ năm
2003 thông qua việc Bộ Y tế lần đầu tiên ban hành tài liệu hướng dẫn “quy
trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện”. Theo tài liệu này NKBV được định
nghĩa là “Những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện (thường sau 48
giờ). Nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không ở trong giai đoạn ủ
bệnh tại thời điểm nhập viện” [14].
Ngày nay NKBV được coi như một loại bệnh có tính chất lưu hành cục bộ
hoặc thành dịch; Trong đó thường gặp là lưu hành cục bộ, NKBV trở thành
dịch khi có sự bùng phát của một hoặc nhiều loại nhiễm khuẩn nào đó trên mức
bình thường. Thuật ngữ “nhiễm khuẩn bệnh viện” bao gồm tất cả các loại
nhiễm khuẩn xảy ra trên bệnh nhân đang được điều trị ở bất cứ loại cơ sở y tế
nào. Bất cứ nhiễm khuẩn mắc phải nào xảy ra do những sai sót trong chăm
sóc điều trị của nhân viên y tế hoặc của khách đến thăm ở bệnh viện hoặc cơ
sở y tế đều được coi như nhiễm khuẩn bệnh viện [11]. NKBV chính là một hậu
quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc
người bệnh. Chính vì vậy “Nhiễm khuẩn bệnh viện” còn được gọi bằng một
thuật ngữ khác là “Nhiễm khuẩn do thầy thuốc” (Iatrogen infections) [15].
1.1.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Căn nguyên nhiễm trùng bệnh viện có thể do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh
trùng. Các nhiễm trùng bệnh viện do vi khuẩn gây ra được gọi là NKBV, nguyên
nhân trực tiếp là do tiếp xúc với vi khuẩn dưới nhiều hình thức khác nhau. Với
đa số vi khuẩn gây NKBV thời gian ủ bệnh là 48 giờ (thời kỳ ủ bệnh đặc
trưng). Do đó gọi là NKBV khi xuất hiện sau khi vào viện tối thiểu 48 giờ [16].
NKBV đặc biệt dễ phát hiện trên những cơ thể mà sức chống đỡ bị suy yếu, hệ
miễn dịch bị suy giảm, thường xuất hiện ở bệnh nhân thuộc các khoa hồi sức
tích cực. Trên các bệnh nhân này vốn đã có những VK thường trú không gây
bệnh cho người khỏe. Thông thường chẩn đoán NKBV ở khoa Hồi sức tích cực
là NK phổi, NK tiết niệu, NK huyết và NK liên quan đến ống thông [17],
[18].
NKBV thứ phát có tới 1/3 là do các VK nội sinh, thường khu trú ở
đường hô hấp, đường tiêu hóa, và xảy ra trong khoảng 7 ngày nằm viện. Vi
khuẩn ngoại sinh, xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp hoặc đường tiết niệu
chiếm 20%, trường hợp này xảy ra vào bất kỳ thời gian nào trong quá trình
nằm viện và chỉ có thể phòng được nếu đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt chế độ vệ
sinh chuẩn [11], [13].
Vi sinh vật gây NKBV khác nhau tùy theo cộng đồng bệnh nhân, cơ sở y
tế và quốc gia, khu vực.
- Vi khuẩn: Là căn nguyên chủ yếu, các vi khuẩn gây NKBV có thể là:
+ Các vi khuẩn cộng sinh: là các vi khuẩn cư trú bình thƣờng ở cơ thể
người khỏe mạnh, trở thành vi khuẩn gây bệnh khi có điều kiện thích hợp. Ví dụ
tụ cầu không đông huyết tương cư trú trên da gây nhiễm khuẩn catheter nội
mạch hay Escherichia coli (E. coli) cư trú ở đường ruột gây nhiễm khuẩn tiết
niệu.
+ Các vi khuẩn gây bệnh: Có độc tính cao, có khả năng gây nhiễm
khuẩn (lẻ tẻ hoặc thành dịch) bất chấp tình trạng của vật chủ. Ví dụ:
Trực khuẩn Gram dương, kỵ khí như Clostridium gây hoại thư; Vi khuẩn
Gram dương: Staphylococcus aureus (S. aureus) (vi khuẩn cư trú trên da,
mũi của cả bệnh nhân và nhân viên y tế), liên cầu tan huyết bê-ta (beta
haemolytic streptococci) có thể gây rất nhiều loại nhiễm khuẩn khác
nhau ở phổi, xương, tim, dòng máu và thường kháng với nhiều loại
kháng sinh; Vi khuẩn Gram âm: các vi khuẩn đường ruột như E. coli,
Proteus, Klebsiella spp., Enterobacter spp., Serratia marcescens... có
thể xâm nhập nhiều vị trí gây NKBV (long ống thông tĩnh mạch, ống
thông bàng quang, long ống thông có đầu dò); Một số vi khuẩn Gram âm
khác như Pseudomonas spp. cư trú trong đường tiêu hoá của bệnh nhân
nằm viện; Một số vi khuẩn khác có nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện
với tính chất rất đặc thù như Legionella spp, Mycoplasma spp, có thể
gây viêm phổi (lẻ tẻ hoặc thành nhóm) trong thời gian rất nhanh thông
qua hít phải không khí ẩm bị nhiễm vi khuẩn (không khí điều hoà nhiệt
độ, vòi tắm, khí trị liệu).
- Virus:
Nhiều loại virus có thể gây NKBV như virus viêm gan B và C (thông qua
truyền máu, lọc máu, tiêm truyền, nội soi tiêu hoá); virus hợp bào hô hấp
(RSV); rotavirus và các virus đường ruột (lan truyền qua đường tay - miệng,
phân - miệng). Các loại virus khác như Cytomegalo virus, HIV, Ebola, cúm,
Herpes simplex và thuỷ đậu (varicella – zoster) cũng có thể lan truyền trong
bệnh viện.
- Nấm và ký sinh trùng:
Một số loại nấm và ký sinh trùng như Giardia lamblia, Candida
albicans, Aspergillus, Cryptococcus neoformans, Cryptosporidium… là các vi
sinh vật có khả năng gây nhiễm trùng cơ hội khi bệnh nhân phải điều trị
kháng sinh phổ rộng hay suy giảm miễn dịch nặng. Không khí, bụi và đất là
những nơi có thể có Aspergillus sp. đặc biệt trong thời gian bệnh viện có xây
dựng. Cái ghẻ (Sarcoptes scabies) là một vi sinh vật ngoại ký sinh cũng có
khả năng gây thành dịch trong các cơ sở y tế.
1.1.3. Các phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh
Trước khi phân chia các phương thức lây truyền của các tác nhân gây
bệnh, cần phải phân tích rõ các yếu tố dẫn đến NKBV cho bệnh nhân. Với
mỗi loại NKBV lại có những yếu tố nguy cơ đặc thù riêng, được liệt kê trong
bảng 1.1 [19], [20].
Từ các yếu tố gây NKBV trong bảng 1.1 [19], [20] , nhận thấy có 5
đường lây truyền chính của các tác nhân gây NKBV: qua tiếp xúc, qua các
giọt nhỏ, đường không khí, qua thuốc, vector (vật trung gian truyền bệnh). Một
số tác nhân có thể lây truyền theo một hoặc nhiều con đường khác nhau [20].
Lây truyền qua tiếp xúc xảy ra khi BN tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
với nguồn bệnh như: khi BN đụng chạm vào các dụng cụ nhiễm bẩn, quần áo
bẩn hoặc bàn tay của nhân viên y tế không được rửa sạch. Lây truyền qua tiếp
xúc là nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất. Tác nhân theo con đường
này bao gồm các VK gram(-) đa kháng, các tác nhân đường ruột như:
Clostridium difficile, Shigella, hoặc Rotavirus, các tác nhân ở da và mô mềm
như: S. aureus và Streptococcus pyogenes, các virus như: Adenovirus và
Varicella-zoster virus [1], [21].
Lây truyền qua các giọt nhỏ: Các giọt đờm nhỏ tiết ra khi BN ho, hắt
hơi, nói chuyện, qua các thiết bị xâm nhập vào đường hô hấp như: hút đờm, nội
soi phế quản. Các giọt nhỏ này chứa VK phân tán trong không khí và đọng
lại trên kết mạc, niêm mạc mũi hoặc miệng BN. Các tác nhân lây truyền theo
con đường này bao gồm: Haemophilus influenzae type B, Neisseria
meningitidis virus Influenza, Adenovirus, quai bị, Rubella, Parvovirus B19 [1].
Lây nhiễm qua đường không khí xảy ra khi BN hít phải các giọt nhỏ
hoặc các hạt bụi bị nhiễm mầm bệnh. Các tác nhân hay gặp là Mycobacterium
tuberculosis, virus sởi, virus thủy đậu. Lây nhiễm qua dược phẩm khi thuốc
hoặc dịch truyền bị nhiễm mầm bệnh. Lây nhiễm qua vector có thể xảy ra,
nhưng thường hiếm ở các nước phát triển [1].
1.1.4. Những nguy cơ lây nhiễm thường gặp
Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân có thể bị lây nhiễm từ
các mầm bệnh như bệnh lao, viêm gan B, viêm gan C, Hội chứng suy giảm
miễn dịch (Acquired Immuno Deficiency Syndrome: AIDS), Herpes simplex vi
rút, viêm đường hô hấp cấp tính do vi rút, cúm A/H1N1 và những vi rút, vi
khuẩn định cư hay hiện diện từ nhiễm khuẩn của miệng và đường hô hấp [22],
[23]. Những đường lây nhiễm trong quá trình điều trị, chăm sóc người bệnh như
tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của miệng hay những vật phẩm của bệnh
nhân; tiếp xúc gián tiếp qua những vật nhiễm khuẩn như thiết bị, dụng cụ hay
bề mặt nơi làm việc; tiếp xúc với dịch tiết của mũi, miệng dưới dạng giọt sương
bắn từ người bệnh với khoảng cách ngắn như: ho, hắt hơi, hỉ mũi, nói chuyện
hay hít phải không khí nhiễm khuẩn [24], [25], [26].
Sự lây nhiễm sẽ tăng khi kết hợp với những yếu tố sau [27], [28], [29]:
- Tác nhân lây nhiễm độc hại và đủ số lƣợng, môi trƣờng cho phép
mầm bệnh sống sót và tăng trƣởng nhƣ máu, đƣờng hô hấp.
- Đường lây truyền mầm bệnh đến vật chủ.
- Cách lây truyền vào vật chủ, thí dụ như chấn thương do kim tiêm...
- Độ nhạy của vật chủ
1.2. CÁC LOẠI NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN PHỔ BIẾN THƯỜNG GẶP
1.2.1.Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến thường gặp
- Nhiễm khuẩn tiết niệu:
Là loại NKBV thường gặp nhất chiếm 36% trong số các NKBV [30],
trong đó 80% các trường hợp liên quan tới việc đặt catheter bàng quang [31].
Nhiễm khuẩn tiết niệu đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn huyết và tử vong. Căn
nguyên thường gặp là vi khuẩn của đường tiêu hóa như E. coli hay vi khuẩn
thường cư trú ở môi trƣờng bệnh viện như Klebsiella sp. đa kháng kháng sinh.
- Nhiễm khuẩn vết mổ:
Nhiễm khuẩn vết mổ cũng là loại NKBV thường gặp, chiếm 20% trong số các
NKBV [30]. Tỷ lệ mới mắc từ 0,5 đến 15% tùy thuộc loại phẫu thuật và tình
trạng bệnh lý của bệnh nhân. Nhiễm khuẩn vết mổ làm hạn chế đáng kể đến
hiệu quả của việc can thiệp phẫu thuật, làm tăng chi phí điều trị và kéo dài thêm
thời gian điều trị của bệnh nhân sau phẫu thuật từ 3-20 ngày [32].
Nhiễm khuẩn vết mổ được chia làm hai loại nhiễm khuẩn vết mổ nông
bao gồm các nhiễm khuẩn ở trên hoặc dưới lớp cân cơ, nhiễm khuẩn vết mổ
sâu là các nhiễm khuẩn ở tổ chức hoặc khoang cơ thể. Nhiễm khuẩn vết mổ
chủ yếu mắc phải trong quá trình phẫu thuật do các yếu tố nội sinh như vi
khuẩn cư trú trên da hoặc vị trí phẫu thuật hoặc hiếm hơn từ máu được dùng
trong phẫu thuật, các yếu tố ngoại sinh (như không khí, dụng cụ, phẫu thuật
viên và các nhân viên y tế khác). Vi sinh vật gây bệnh cũng rất khác nhau tùy
thuộc vào loại, vị trí phẫu thuật và kháng sinh sử dụng cho bệnh nhân. Yếu tố
nguy cơ chủ yếu là mức độ sạch/nhiễm của cuộc mổ hay loại phẫu thuật
(sạch, sạch nhiễm, nhiễm, bẩn); thời gian cuộc mổ và tình trạng bệnh nhân
[33].
- Viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy:
Viêm phổi bệnh viện (VPBV) gặp nhiều nhất ở các bệnh nhân phải thở máy, khi
đó được gọi là viêm phổi liên quan đến thở máy hay viêm phổi thở máy
(VPTM). Viêm phổi bệnh viện chiếm 11% trong số các NKBV [30]. Bệnh
nhân mắc VPTM tỷ lệ tử vong cao, dù nguy cơ quy thuộc rất khó xác định do
bệnh nhân có rất nhiều nguy cơ cùng nhau. Vi sinh vật gây bệnh thường là
các vi khuẩn gram nội sinh cư trú ở dạ dày, đường hô hấp trên (mũi, họng), và
phế quản nay có cơ hội gây nhiễm khuẩn ở phổi. Tuy nhiên vi khuẩn cũng
có thể xân nhập từ môi trường bên ngoài vào đường hô hấp thông qua bàn tay,
dụng cụ nhiễm bẩn. Các yếu tố nguy cơ thường gặp của VPTM bao gồm kiểu
thở (mode) và thời gian thở máy, chất lượng chăm sóc hô hấp, mức độ nặng của
bệnh nhân (ví dụ có suy phủ tạng) và sử dụng kháng sinh trước đó. Viêm phổi
bệnh viện do virus thường gặp ở trẻ em, trong khi VPBV do vi khuẩn thường gặp
ở người lớn. Ở những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch nặng có thể gặp
VPBV do Legionella sp. và Aspergillus sp. Có thể gặp VPBV do lao, đặc biệt
là các chủng lao kháng thuốc ở các khu vực có tỷ lệ mắc lao cao [34].
- Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện:
So với các loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác, nhiễm khuẩn huyết bệnh
viện chiếm tỷ lệ không cao (11% trong số các NKBV) [27], nhưng có tỷ lệ tử
vong cao, có thể trên 50% với một số loại vi khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết bệnh
viện có thể bắt nguồn ngay tại vị trí đặt ống thông trên da hoặc trong lòng đặt
ống thông. Vi khuẩn cư trú ở ống thông tĩnh mạch bên trong lòng mạch xâm
nhập vào trong mạch máu gây nhiễm khuẩn huyết mà không hề có bất cứ dấu
hiệu nhiễm trùng nào bên ngoài. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết bệnh
viện chủ yếu là các vi khuẩn cư trú trên da như tụ cầu không đông huyết
tương (coagulase-negative Staphylococcus), tụ cầu vàng (S. auresus). Các
yếu tố nguy cơ đối với nhiễm khuẩn huyết bệnh viện bao gồm thời gian lưu
ống thông tĩnh mạch, mức độ vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật và chăm sóc
đặt ống thông sau khi đặt [12].
- Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác:
Ngoài bốn loại NKBV thường gặp và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng
chăm sóc, điều trị bệnh nhân trong bệnh viện còn có một số loại NKBV khác
chiếm khoảng 22% trong số các NKBV [30] như:
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm: các vết loét hở (loét, bỏng và loét do tỳ
đè) là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn cư trú xâm nhập, phát triển và có thể
dẫn đến nhiễm khuẩn toàn thân.
- Viêm dạ dày ruột là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất ở trẻ em
với Rotavirus là căn nguyên hàng đầu. Clostridium difficile là căn nguyên hàng
đầu gây viêm dạ dày ruột trên người lớn ở các nước phát triển.
- Viêm xoang, các loại nhiễm khuẩn tiêu hoá, nhiễm khuẩn mắt và kết
mạc.
- Viêm nội mạc tử cung và các nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục khác ở trẻ
mới đẻ.
1.2.2.Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn bệnh viện tới kinh tế, sức khỏe bệnh nhân
Nhiễm khuẩn bệnh viện được đánh giá là gánh nặng cho bệnh nhân cũng như
cho các cơ sở khám, chữa bệnh. NKBV làm tăng tỷ lệ người bệnh tử vong,
tăng biến chứng, tăng ngày nằm điều trị, tăng mức sử dụng kháng sinh, tăng
sự kháng thuốc của vi sinh vật, tăng chi phí dùng thuốc và gánh nặng bệnh tật
cho cả người bệnh và hệ thống y tế.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm thế giới có khoảng 2 triệu bệnh
nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện làm 90.000 người tử vong và chi phí y tế
tăng thêm 4,5 tỷ USD. Tại các nước phát triển, có khoảng 5 - 10% người bệnh
nằm viện bị nhiễm khuẩn bệnh viện [34].
Tại Mỹ các sự cố y khoa không mong muốn bao gồm cả NKBV đã làm
tăng điều của bệnh nhân cho việc giải quyết sự cố là 2.262 đô la và tăng 1,9
ngày điều trị/bệnh nhân [35]. Tại Australia hằng năm có 470.000 bệnh nhân
nhập viện gặp sự cố y khoa (bao gồm cả NKBV), tăng 8% ngày điều trị (thêm
3,3 triệu ngày điều trị), có tới 18.000 trường hợp tử vong, 17.000 trường hợp tàn
tật vĩnh viễn và 28.000 người bệnh mất khả năng tạm thời [35], [36].
Tại Việt Nam, nghiên cứu trên gần 10.000 bệnh nhân của 10 bệnh viện, tỷ
lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 5,8% và viêm phổi bệnh viện chiếm tới
55,4%. Một nghiên cứu gần đây ở Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho thấy, NKBV
làm kéo dài thời gian điều trị là 15 ngày với viện phí phát sinh ước tính là
khoảng 2,9 triệu đồng/ca. Đây là con số không nhỏ đối với một nước có mức thu
nhập GDP/người còn thấp như ở Việt Nam [25].
1.3.TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM
KHUẨN BỆNH VIỆN
1.3.1. Nguyên tắc điều trị các loại nhiễm khuẩn bệnh viện
Bắt đầu điều trị kháng sinh (KS) theo kinh nghiệm, tùy theo các loại
NK và các yếu tố nguy cơ đặc biệt để dự đoán căn nguyên và chỉ định KS.
Kháng sinh ban đầu có thể được điều chỉnh, dừng lại hay điều trị tiếp tục khi có
kết quả VK về. Cần rút ống thông trong tất cả các trường hợp ống thông bị NK.
Không cần dùng KS nếu không có bằng chứng NK huyết. Khi đã chẩn đoán
NK huyết mà không có biến chứng, cần bổ xung một liệu trình KS đường
tĩnh mạch trong hai tuần. Các biến chứng như NK huyết dai dẳng, viêm tắc
tĩnh mạch nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc cần kéo dài thời gian sử dụng KS
hơn nữa [10].
Với trường hợp NKTN không có triệu chứng hoặc có VK niệu mà
không có bạch cầu niệu, chỉ cần rút ống thông tiểu là đủ. Tuy nhiên cần điều trị
KS khi VK phân lập được có nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết (P.
aeruginosa, S. aureus, Acinetobacter sp.) hoặc bệnh nhân có giảm bạch cầu,
suy giảm miễn dịch, đang mang thai, mới phẫu thuật tiết niệu sinh dục. Thời
gian điều trị thay đổi từ 5 - 14 ngày tùy mức độ nặng của nhiễm trùng. Khi đã
có tình trạng nhiễm trùng huyết, cần bắt đầu ngay KS theo kinh nghiệm (lưu ý E.
coli, Enterococcus spp., P. aeruginosa, K. pneumoniae), điều chỉnh khi có kết
quả KSĐ và điều trị KS ít nhất 2 tuần. Khi có mặt S. aureus trong nước tiểu
cần cảnh giác VK đến theo đường máu từ một cơ quan khác [10].
1.3.2. Liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm
Kháng sinh kinh nghiệm trước hết dựa vào đặc điểm dịch tễ học NKBV
của từng bệnh viện cũng như từng khoa trong cùng một bệnh viện. Hơn nữa
đặc điểm VK gây NKBV, tính kháng thuốc của chúng cũng khác nhau giữa
các khoa và thay đổi theo từng giai đoạn trong cùng một khoa.
Việc chẩn đoán NKBV trong các khoa HSTC gặp rất nhiều khó khăn,
phức tạp và dễ nhầm lẫn do thiếu các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp
[20], [37]. Khả năng các xét nghiệm cho kết quả dương tính giả thường gặp vì có
một tỷ lệ cao các VK cư trú trong cơ thể mà không gây bệnh. Âm tính giả cũng
hay gặp ở những bệnh nhân đã điều trị KS trước đó, do vậy không cho phép
loại trừ khả năng NK.
Khởi đầu liệu pháp KS nên đặt ra khi có dấu hiệu sốt, tăng bạch cầu và có
tình trạng nhiễm trùng sau khi đã cẩn thận loại trừ các nguyên nhân khác. Điều
trị kháng sinh theo kinh nghiệm được tiến hành ngay sau khi lấy bệnh phẩm,
cần phải xác định xem:
- Thuốc KS phải khuếch tán tốt vào mô.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nào.
- Bệnh nhân có được dùng KS từ trước không.
- Dịch tễ học của vi khuẩn gây NKBV tại khoa.
1.3.3. Một số quan điểm về sử dụng kháng sinh khởi đầu thích hợp
Trong giai đoạn hiện nay rất nhiều các nghiên cứu của các tác giả trong
nước cũng như nước ngoài đều thống nhất rằng KS khởi đầu phù hợp sẽ giúp
ngăn chặn tiến triển bệnh, giảm thời gian nằm viện, giảm tỉ lệ tử vong, điều trị
đạt hiệu quả với chi phí thấp hơn, và như vậy rất cần có một tiếp cận mới trong
điều trị và theo dõi đáp ứng điều trị ở các bệnh nhân NKBV [29], [39].
Kháng sinh khởi đầu thích hợp được định nghĩa khi ít nhất một KS được
dùng nhạy in vitro với tất cả các mầm bệnh phân lập được. Nếu vi khuẩn là P.
aeruginosa, điều trị phải phối hợp KS và ít nhất 2 trong số các KS đó nhạy
cảm in vitro với P. aeruginosa. Các yếu tố khác cần xem xét để đánh giá KS
thích hợp bao gồm: liều và khoảng cách giữa các liều, khả năng xâm nhập mô, thời
điểm dùng thuốc, độc tính, nguy cơ kháng KS sử dụng trước đó [20].
Kháng sinh điều trị không thích hợp được định nghĩa khi kết quả xét nghiệm
VK học cho thấy KS điều trị tại thời điểm chẩn đoán NKBV không hiệu quả
với tác nhân phân lập được. Có 2 trường hợp xảy ra: Thiếu hẳn KS điều trị căn
nguyên đó hoặc loại KS được dùng đã bị kháng [10], [38].
Tóm lại các quan điểm sử dụng KS được đa số thống nhất hiện nay là [10],
[38]:
- Khởi đầu bằng KS thích hợp dựa trên các dữ kiện lâm sàng về bệnh
nhân, loại nhiễm khuẩn, dịch tễ học tại từng khu vực.
- Đánh giá và thay đổi KS ban đầu dựa trên báo cáo kháng sinh đồ.
- Đánh giá kết quả điều trị và quyết định thời gian điều trị tùy theo đáp
ứng lâm sàng và tình trạng bệnh nhân.
1.4. TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
1.4.1. Trên thế giới
Nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, hệ thống y tế
của tất cả các nước phát triển và nước nghèo đều chịu tác động nghiêm trọng của
NKBV. Tổ chức Y tế thế giới tiến hành điều tra cắt ngang NKBV tại 55 bệnh
viện của 14 nước trên thế giới đại diện cho các khu vực công bố tỉ lệ NKBV
là 8,7%. Ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên
thế giới mắc NKBV [15].
Tác giả Gaynes, R và Edwards, J.R. đã phân tích dữ liệu từ Hệ thống
Giám sát Nhiễm trùng Bệnh viện Quốc gia Mỹ (NNIS) năm 2003 nhận thấy
trực khuẩn Gram âm có liên quan đến 23,8% nhiễm trùng máu, 65,2% các
trường hợp viêm phổi, 33,8% của nhiễm trùng phẫu thuật và 71,1% nhiễm
trùng đường tiết niệu [13].
Nghiên cứu của Askarian và đồng tác giả đã tiến hành trong 2 năm
2008-2009 từ dữ liệu của 3450 bệnh nhân được thu thập tại bệnh viện đại học
Shiraz, Iran đã đưa ra kết luận: Tỷ lệ NKBV chung là 9,4%. Các NKBV phổ
biến nhất là nhiễm trùng máu (2,5%), nhiễm trùng phẫu thuật (2,4%), nhiễm
trùng đường tiết niệu (1,4%) và viêm phổi (1,3%). Sử dụng phân tích hồi quy
logistic (nghiên cứu mối tương quan giữa một (hay nhiều) yếu tố nguy cơ và
đối tượng phân tích) cho thấy tỷ lệ chênh lệch giữa nam giới và nữ mắc phải
nhiễm trùng là 1,56. Các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến NKBV bao gồm sử
dụng ống thông nội mạch trung tâm, điều chỉnh 3,86 và sử dụng ống thông niệu
quản 3,06 [40]. Tỷ lệ NKBV tại bệnh viện đại học Martin nhận thấy tỷ lệ NKBV
chung là 5,2%, tỷ lệ NKBV cao nhất được tìm thấy tại Khoa Phẫu thuật
(9,3%). Các loại NKBV thường gặp là nhiễm trùng tiết niệu (27,3%), nhiễm
trùng huyết (22,7%) và nhiễm trùng phẫu thuật (22,7%) [8].
Một cuộc khảo sát tỷ lệ một ngày được tiến hành tại 52 bệnh viện
Trung Quốc từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015 trên 53.939 bệnh
nhân. Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất một NKBV là 3,7%. Trong đó, các loại
NKBV thường gặp là các loại thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp
dưới (47,2%), tiếp theo là nhiễm trùng đường tiết niệu (12,3%), nhiễm trùng
đường hô hấp trên (11,0%) và nhiễm trùng phẫu thuật (6,2%). Tỷ lệ bệnh
nhân có ít nhất một NKBV ở khoa Hồi sức tích cực là cao nhất (17,1%). Các
bệnh nhiễm trùng do thiết bị, bao gồm viêm phổi do máy thở, nhiễm trùng
đường tiết niệu, và nhiễm trùng huyết mạch trung ương, chỉ chiếm 7,9% tổng số
NKBV. Các vi sinh vật phân lập thường xuyên nhất là P. aeruginosa
(9,4%), Acinetobacter baumannii (7,9%), K. pneumonia (7,3%) và E. coli
(6,6%) [9].
Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu, ước tính 3,2 triệu bệnh nhân bị
NKBV hàng năm và hậu quả là gần 37.000 bệnh nhân chết [21]. Tại Ấn Độ, tỷ lệ
NKBV năm 2016 là 3,76%, khoa Hồi sức tích cực có tỷ lệ cao nhất là 25%,
khoa Bỏng đạt 20% và khoa Nhi là 12,17%. Các mối liên quan đến NKBV
được xác định gồm có: Thời gian nằm viện kéo dài, thông khí cơ học, sử dụng
ống thông tiểu và tiếp xúc với điều hòa trung tâm [41]. Năm 2016, Cairns và
đồng tác giả đánh giá thực trạng NKBV tại các trung tâm y tế và bệnh viện ở
Scottish, Anh cho thấy tỷ lệ NKBV là 4,6%. Hô hấp, da và mô mềm, nhiễm
trùng đường tiêu hóa và đường tiết niệu là những bệnh nhiễm trùng phổ biến
nhất được điều trị tại thời điểm khảo sát [42].
1.4.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn hạn chế, các cơ sở y tế trang
thiết bị còn nhiều thiếu thốn, nhận thức của nhân viên y tế chưa được đầy đủ do
đó là điều kiện phát sinh, phát triển nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tại Việt Nam, đã có ba cuộc điều tra cắt ngang mang tính khu vực do
Vụ Điều trị Bộ Y tế (nay là Cục Quản lý khám chữa bệnh) đã được thực hiện.
Điều tra năm 1998 trên 901 người bệnh trong 12 bệnh viện toàn quốc cho
thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 11,5%; trong đó nhiễm khuẩn vết mổ
chiếm 51% trong tổng số các ca nhiễm khuẩn [23]. Điều tra năm 2001 xác
định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 6,8% trong 11 bệnh viện và viêm phổi
bệnh viện là nguyên nhân thường gặp nhất (41,8%) [43]. Điều tra năm 2005 tỉ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện trong 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy là 5,7% và viêm
phổi bệnh viện cũng là nguyên nhân thường gặp nhất (55,4%) [44].
Bảng 1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam
Nghiên cứu Năm NKBV (%)
Phạm Đức Mục và cộng sự (11 bệnh viện trung
ương)
2005 5,8
Nguyễn Thanh Hà và cộng ssự (6 bệnh viện phía
Nam)
Nguyễn Việt Hùng (36 bệnh viện phía Bắc)
Trần Hữu Luyện. Giám sát NKVM của 1000 bệnh
nhân có phẫu thuật tại bệnh viện trung ương Huế.
Lê Thị Anh Thư. Giám sát VPBV liên quan thở máy
của 170 bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy
2005 5,6
2006 7,8
2008 4,3
2011 39,4
15
Nguồn: Báo cáo KSNK Bộ Y tế /Bệnh viện Bạch mai tổ chức năm 2005, 2008, 2012.
Tuy chưa có bức tranh đầy đủ về hiện trạng NKBV, song những điều tra của
các bệnh viện và theo báo cáo của Vụ điều trị - Bộ Y tế 2005, tỷ lệ NKBV chung
trong 19 bệnh viện đại diện các khu vực trong cả nước luôn dao động trong khoảng từ
3 -6,8% [45]. Trong khi đó, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2007 là
7,3%; năm 2008 là 5,8%; năm 2009 là 7,8%, trong đó: Các loại nhiễm khuẩn bệnh
viện thường gặp là nhiễm khuẩn vết mổ cao nhất 29,5%, nhiễm khuẩn da và mô
mềm 23,5%, nhiễm khuẩn hô hấp 20,6% [37].
Theo nghiên cứu của Đoàn Mai Phương trong 8 năm (2002-2009) tại Bệnh
viện Bạch Mai: Có 4 tác nhân chính gây NKBV gồm: A. baumannii, P.
aeruginosa, K. pneumoniae và Candida spp. So với năm 2002, năm 2009 có 2 tác
nhân tăng tần suất gây bệnh gồm A. baumannii: từ 29,4% tăng lên 42,9% và
Cadida spp: từ 29,4% tăng lên 18,4% [46].
Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai của Nguyễn Việt Hùng cho thấy, tỉ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện là 20,9%, viêm phổi chiếm 64,8%, nhiễm khuẩn tiết niệu
18%, nhiễm khuẩn ống thông tĩnh mạch 10,5%, nhiễm khuẩn huyết 6,3% [44]. Một
nghiên cứu khác cũng tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2005 tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh
viện trong toàn bệnh viện là 6,7%, trong đó 74,4% là nhiễm khuẩn hô hấp, 41,7%
tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện tập chung tại khu vực Hồi sức tích cực [44].
Bùi Tú Quyên và Trương Văn Dũng đã đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn
vết mổ và một số yếu tố liên quan tại khoa Ngoại, Sản Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc
năm 2012 nhận thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 6,3%, nhiễm khuẩn vết mổ ở
khoa ngoại là 11,4%; khoa sản là 2,7%. Đa số bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng
nhiễm khuẩn vết mổ với sưng, nóng, đỏ đau. Có 45,4% vi khuẩn gây nhiễm khuẩn
vết mổ là tụ cầu vàng (S. aures), còn lại là trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa) và
Enterococcus spp. [47].
Năm 2014, Trần Thị Hà Phương và các cộng sự đã nghiên cứu tình hình
NKBV tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là
2,7%, trong đó nhiễm khuẩn đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (38,5%).Các yếu tố
nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện như thời gian nằm viện, đặt nội khí
quản, thở máy, thông tiểu và phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p<0.05 [48].
16
Năm 2015, Đinh Vạn Trung đã nghiên cứu đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn
bệnh viện tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 nhận thấy: tỷ lệ nhiễm khuẩn
vết mổ cao nhất đạt 37,3%, tiếp đến là nhiễm khuẩn phổi 33,3%, nhiễm khuẩn tiết
niệu 19,6% và thấp nhất là nhiễm vi rút đường hô hấp 1,9% [49].
Như vậy, tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện tại nhiều bệnh viện khác nhau. Cho thấy được tầm quan trọng
có việc nghiên cứu đánh giá tình trạng này tại bệnh viện, để từ đó, đưa ra các phương
pháp hạn chế cũng như xử lý các bệnh gây ra bởi nhiễm khuẩn bệnh viện.
17
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1.Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2020.
2.1.2.Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Đa
khoa khu vực Ninh Hòa.
2.2. Nội dung nghiên cứu
-Nội dung 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, thời gian nằm
viện, khoa điều trị.
- Nội dung 2.Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện:
+Vị trí NKBV đúng về phương diện giải phẫu: nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn
hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết...
+ NKBV theo khu vực điều trị.
+ Số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân NKBV.
- Nội dung 3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện :
+ Tuổi
+ Thời gian nằm viện
+ Những can thiệp nội, ngoại khoa: những thủ thuật xâm lấn (đặt ống thông
tiểu, thông khí nhân tạo, đặt catheter ngoại vi hay trung tâm), can thiệp phẫu
thuật.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
- HSBA của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa.
- Sổ sách, báo cáo và trên hệ thống máy tính của khoa, của kho dữ liệu bệnh viện và
khoa KSNK.
18
Tiêu chí chọn
- Những hồ sơ của người bệnh đã ra viện trong khoảng thời gian nghiên cứu được nộp
về phòng Kế hoạch tổng hợp.
- HSBA của người bệnh nội trú có thời gian điều trị ít nhất 48 giờ, kể cả bệnh nhân xuất
viện, chuyển viện trong ngày điều tra tại các khoa lâm sàng trong thời điểm nghiên cứu.
Tiêu chỉ loại trừ
-Những hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có nhiễm khuẩn (NK) trước 48 giờ sau khi
nhập viện.
- Những hồ sơ người bệnh không đầy đủ thông tin trong HSBA về tình trạng bệnh tật,
quá trình điều trị.
+Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân :
Tất cả bệnh nhân đang điều trị nội trú nhập viện trên 48 giờ, kể cả bệnh
nhân xuất viện, chuyển viện trong ngày điều tra tại các khoa lâm sàng trong thời
điểm nghiên cứu.
+Tiêu chuẩn loại trừ : Loại trừ các bệnh nhân có nhiễm khuẩn (NK) trước 48 giờ
sau khi nhập viện.
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu sẽ tiến hành từ tháng 03 /2020 đến tháng 10/2020
- Địa điểm: tại Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.6.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.6.1. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang:
n =
-Trong đó:
n: Cở mẫu tối thiểu
19
Z= Hệ số tin cậy, có hàm phân phối 1- α /2 = 95% = 1,96
P= tỷ lệ có kiến thức = 0,5.
q= 1- p = 1- 0,5 = 0,5
d= Sai số ước lượng x p = 0,1 x 0,5 = 0,05 (Ước tính sai số 10%)
→ Cỡ mẫu cần thiết n = 384≈ 400.
2.6.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
N = 2.186 (Tổng số lượng hồ sơ người bệnh nội trú trong tháng).
Do đó: khoảng cách mẫu ta chọn là k = 5 (N/n= 2.186/ 400 ≈5)
Ngày đầu mỗi tháng bốc thăm chọn một số ngẫu nhiên i với i là 10 số vào viện
đầu tiên của tháng. Sau đó, ta chọn các hồ sơ bệnh án có số vào viện lần lượt
là i, i + k, i + 2k, i + 3k, i + 4k, i + 5k, i + 6k... cho đến khi số mẫu và thời gian
phù hợp theo tính toán ở trên.
Nếu bệnh nhân không đúng đối tượng nghiên cứu thì chọn người tiếp
theo cho đến khi chọn được và đối tượng chọn tiếp theo nữa theo thứ tự như ban
đầu đã định.
2.7. Phương pháp thu thập số liệu
- Cỡ mẫu là 400 hồ sơ bệnh án người bệnh điều trị nội trú, chia đều cho 07 tháng
nghiên cứu, do đó sẽ tháng sẽ chọn 57- 58 hồ sơ bệnh án theo phương pháp chon mẫu
như trên.
- Quy trình thu thập sổ liệu:
Nghiên cứu viên thu thập thông tin hàng tuần bằng việc sử dụng thông tin ra viện, thông
tin điều trị của người bệnh trên HSBA từ tất cả các HSBA của người bệnh nằm viện đủ tiêu
chuẩn trong tiêu chí nghiên cứu cho đến khi đủ mẫu.
Bước 1: Nghiên cứu viên lấy danh sách người bệnh ra viện trong khoảng thời gian nghiên cứu
của từng khoa tại phòng kế hoạch tổng hợp, và chọn các HSBA ra viện đủ tiêu chuẩn nằm điều
trị nội trú trên 48 giờ trong vòng 1 tuần.
20
Bước 2: Tiến hành chọn HSBA theo phương pháp chọn mẫu nêu trên.
Bước 3: Sau khi chọn được HSBA đủ tiêu chuẩn, sử dụng mẫu phiếu được xây dựng sẵn thu
thập thông tin thứ cấp từ các HSBA được chọn.
Bước 4: Nghiên cứu viên đối chiếu giữa phiếu điều tra và HSBA các trường hợp được xác định
là NKBV thì thống nhất với Trưởng khoa KSNK, ký vào phiếu điều tra trước khi bàn giao
HSBA lại cho phòng kế hoạch tổng họp.
Nghiên cứu viên hoàn thiện thu thập số liệu nghiên cứu và nhập dữ liệu theo phần mềm
xử lý đã lựa chọn.
2.8. Phân tích số liệu
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 21.0. Sử dụng phương pháp
phân tích mô tả để tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn cho từng tiểu mục.
- Dùng lệnh Frequency để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất,
nhỏ nhất.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng tỷ lệ % để phân tích. Kiểm định 2
được sử dụng để xem xét một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng với công việc của
NVYT và mức ý nghĩa thống kê p <0,05.
21
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu trên 400 hồ sơ bệnh án của người bệnh đã nằm điều trị
tại bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa. Kết quả nghiên cứu như sau:
3.1. Đặc điểm chung của người bệnh trong mẫu nghiên cứu
3.1.1. Giới tính
Bảng 3.1. Giới tính người bệnh
Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 185 46,3
Nữ 215 53,7
Tổng 400 100
Kết quả phân tích bảng 3.1 cho thấy, trong số 400 người bệnh được chọn vào
mẫu nghiên cứu có 53,7% là người bệnh nữ và 46,3% là người bệnh nam.
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương - Mai Thị Tiết
tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai năm 2014 nam 4 4 , 0 %, nữ 56,0% [53].
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Ninh Hòa
năm 2019, người bệnh là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới 55,3%.
3.1.2. Tuổi
Bảng 3.2. Giới tính người bệnh
Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
<18 tuổi 76 19,0
18- 60 tuổi 147 36,8
>60 tuổi 177 44,2
Tổng 400 100
Trong số 400 người bệnh được chọn vào mẫu nghiên cứu, nhóm người bệnh
có độ tuổi >60 tuổi là cao nhất chiếm 44,2% và nhóm có độ tuổi <18 tuổi chiếm tỷ
lệ thấp nhất chiếm 19,0%.
22
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vự Ninh Hòa
năm 2019, nhóm tuối từ 18-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,1%, nhóm tuổi lớn hơn 60 có
tỷ lệ thấp nhất chiếm 19,7%.
3.1.3. Thời gian nằm viện của người bệnh
Bảng 3.3.Thời gian nằm viện
Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
<7 ngày 218 54,5
7- 14 ngày 171 42,7
>14 ngày 11 2,8
Tổng 400 100
Theo kết quả phân tích tại bảng 3.3 thời gian nằm viện chiếm tỷ lệ cao nhất
là <7 ngày 54,5% và thấp nhất là nhóm có thời gian nằm viện >14 ngày chỉ chiếm
2,8%.
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương - Mai Thị
Tiết tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai năm 2014 thời gian nằm viện chiếm tỷ lệ cao
nhất là <7 ngày 74,5% và thấp nhất là nhóm có thời gian nằm viện >14 ngày chỉ
chiếm 10,3%.
3.1.4. Khoa điều trị
Bảng 3.4.Khoa điều trị
Khoa điều trị Số lượng Tỷ lệ (%)
Nội tổng hợp 84 21,0
Ngoại tổng hợp 60 15,0
Nhi 56 14,0
Truyền Nhiễm 30 7,5
Phụ Sản 67 16,8
HSTC-CĐ 62 15,5
Tổng 400 100
Trong số 400 hồ sơ bệnh án của người bệnh được chọn vào mẫu nghiên cứu,
được phân bố khá chênh lệch tại các khoa, cao nhất là khoa Nội tổng hợp 26,0% và
thấp nhất là khoa Truyền Nhiễm chỉ chiếm (2,5%).
23
3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
3.2.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
Tình hình NKBV Số lượng Tỷ lệ %
Có NKBV 11 2,8
Không NKBV 389 97,2
Tổng 400 100
Kết quả cho thấy tỷ lệ NKBV của Bệnh viện là 2,8%.
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương - Mai Thị Tiết tại Bệnh viện Đa
Khoa Đồng Nai năm 2014, tỷ lệ NKBV là 2,7%
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vự Ninh Hòa
năm 2019 là 2,3%.
Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu về Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện ở
người bệnh nội trú và các yếu tố liên quan của tác giả Nguyễn Thị Thúy tại bệnh viện
thành phố Buôn Mê Thuột năm 2018 là 3,1% [28]. Kết quả này cũng thấp hơn so các
nghiên cứu của một số tác giả: Nguyễn Việt Hùng (2010) là 4,4% [19]; Huỳnh Thị Vân
bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (2003 và 2004) là 7.2%, 6.1% [31].
Tỷ lệ NKBV tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện. Bệnh viện quy mô càng lớn
thì NKBV cao hơn bệnh viện có quy mô nhỏ. Những bệnh viện tiếp nhận càng nhiều
bệnh nhân nặng, thực hiện nhiều can thiệp xâm lấn thì nguy cơ mắc NKBV càng cao. ở
Việt Nam tỷ lệ NKBV chiếm từ 3-7%. So với các kết quả đã nghiên cứu trên đây, kết
quả của chúng tôi thấp hơn.
Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa là bệnh viện hạng II nên các mặt bệnh chủ yếu là các
bệnh thông thường, người bệnh nặng đã được chuyển lên bệnh viện tỉnh Khánh Hòa.
Các trường mổ chủ yếu là mổ lấy thai, mổ ruột thừa, bóc u,..vì vậy, tỷ lệ mắc NKBV sau
mổ cũng tương đối ít. Vì vậy, có lẽ đây là những nguyên nhân tỷ lệ NKBV ở nghiên cứu
24
của chúng tôi thấp hơn.
Kết quả này cũng phù hợp vì trong giai đoạn hiện nay bệnh viện đang thực hiện
đồng bộ các giải pháp can thiệp, xây dựng các quy định/ quy trình hướng dẫn và kiểm
tra giám sát thường xuyên ý thức tuân thủ các quy trình vô khuẩn ở nhân viên y tế khi
thực hành các thủ thuật xâm lấn, là biện pháp kiểm soát cần thiết nhằm giảm sự lây
nhiễm chéo cho người bệnh trong cung cấp dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ NKBV.
Một nguyên nhân nữa là qua khảo sát HSBA, những trường hợp nặng được Bác sĩ
dùng kháng sinh sớm nên rất khó để xác định được NKBV.
Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn so với kết quả điều tra các năm 2016, 2017, 2018 và
2019 của bệnh viện thì tỷ lệ NKBV lần lượt là: 1,6; 2,1; 1,67% [2] và 2,3 . Có lẽ là do
có sự khác nhau về phương pháp, số lượng mẫu nhiều hơn. Tuy nhiên, với kết quả như
vậy, cho thấy việc KSNK ở bệnh viện hiện nay tương đối tốt. Bên cạnh đó, bệnh viện
cũng cho thấy cần phải có những chiến lược KSNK tốt hơn nhằm giảm tỷ lệ NKBV,
nâng cao chất luợng phục vụ người bệnh và uy tín của bệnh viện.
Các biện pháp KSNK được đánh giá chính xác nhất khi các tỷ lệ NKBV được theo
dõi trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ NKBV là một chỉ số biểu thị chất
lượng chăm sóc và điều trị.
3.2.2. Phân bố các loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí giải phẫu
Bảng 3.6. Phân bố các loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí giải phẫu
Vị trí nhiễm khuẩn NKBV ( n=11)
Tần số (n) Tỷ lệ %
Nhiễm khuẩn đường hô hấp (NKHH) 04 36,4
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) 02 18,2
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKTN) 04 36,4
Nhiễm trùng da và mô mềm (NKDMM) 01 9,0
25
Tổng số 11 100
Kết quả phân tích tại bảng 3.6. cho thấy NKBV đường hô hấp và NKBV
đường tiết niệu có tỷ lệ cao nhất (36,4%), tiếp theo là nhiễm khuẩn vết mổ 18,2%,
nhiễm khuẩn da mô mềm thấp nhất (9,0%).
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương - Mai Thị Tiết tại Bệnh viện Đa
Khoa Đồng Nai năm 2014 cho thấy NKBV đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất
(38,5%), nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn da và mô mềm (23,1%), nhiễm
khuẩn đuờng tiết niệu (15,3%).
Theo kết quả điều tra của Phạm Lê Tuấn, Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh
Thư tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc năm 2006-2007 thì tỷ lệ nhiễm khuẩn
hô hấp luôn có tỷ lệ cao nhất lần lượt là 36,5%, và 37,7% .[7]
3.2.3. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo khoa điều trị
Bảng 3.7. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo khoa điều trị
Khoa điều trị Số BN Tỷ lệ %
Nội tổng hợp 03 27,3
Ngoại tổng hợp 02 18,2
Nhi 02 18,2
Phụ Sản 01 9,0
HSTC-CĐ 03 27,3
Truyền Nhiễm 0 0
Liên chuyên khoa 0 0
Tổng 11 100
Kết quả tại bảng 3.4 cho thấy khoa HSTC-CĐ và khoa Nội tổng hợp có tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất (27,3%); khoa Ngoại tổng hợp và khoa Nhi
(18,2%); khoa Phụ Sản 9,0% và thấp nhất là khoa Truyền Nhiễm và khoa Liên
Chuyên Khoa không có trường hợp nào.
26
Qua kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân “Đánh giá tình hình nhiễm
khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định 2011” cho thấy khối hồi sức
cấp cứu có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất 17,1%, khối ngoại (7,6%) và Sản
là 3,6% [8].
3.2.4. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo loài vi khuẩn phân lập được
Bảng 3.8. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo loài vi khuẩn phân lập được
Khoa điều trị Số BN mắc NKBV Tỷ lệ %
Escherichia Coli 02 18,2
Klebsiella pneumoniae sinh
ESBL
03 27,4
Staphylococcus aureus 04 36,4
Enterrobacter faecalis 01 9,0
Pseudomonas aeruginosa 01 9,0
Tổng 11 100
Kết quả phân tích tại bảng 3.8 cho thấy vi khuẩn gây NKBV nhiều nhất là
Staphylococcus aureus (36,4%) và Klebsiella chiếm tỷ lệ (27,4%), Escherichia coli
(18,2), Enterrobacter faecalis và Pseudomonas aeruginosa chiếm tỷ lệ (9,0%).
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Ninh
Hòa năm 2019, có 8 tác nhân gây bệnh được phân lập được. Vi khuẩn có tỷ lệ cao
nhất được phân lập: Cao nhất là Escherỉchỉa coli chiếm 50%, tiếp đến là
Pseudomonas aeruginosa 12,5% và các tác nhân còn lại là Acinobacter spp,
Staphylococcus epidermỉdỉs, Staphylococcus aureus, Enterobacter spp, Streptococcus
spp đều (6,25%) được phát hiện chỉ trong một mẫu bệnh phẩm được phân lập.
So với kết quả của tác giả Bùi Quan Vi tại bệnh viện Phú Tân kết quả của
chúng tôi có sự khác biệt: có 7 loại tác nhân gây NKBV được phân lập: S.coagulase
negative (31,2%), E.coli và Citrobacterỷreundỉi (18,8%), Serratia odorỉỷera
biogroup 1 (12,5%), 3 vi khuấn Klebsiella.spp, Enterobacter aerogenes,
27
Serratia/ontỉcola có tỷ lệ bằng nhau là 6,2% [32]. Với tác giả Mai Thị Tiết kết quả
của chúng tôi cũng có sự khác biệt: Loài vi khuẩn phân lập được trong NKBV chiếm
tỷ lệ cao nhất là Staphylococcus aureus và Klebsiella chiếm tỷ lệ (30%),còn lại các vi
khuẩn khác là Escherỉchỉa colỉ, Enterrobacter faecalỉs, Pseudomonas aerugỉnosa là
(10%)[29]. Riêng Escherỉchia colỉ thì cả 3 nghiên cứu đều tìm thấy.
3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh
3.3.1. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và giới tính
Bảng 3.9. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và giới tính
Giới tính Nhiễm khuẩn bệnh viện p
Có % Không %
Nam 06 3,2 179 96,8
0,567
Nữ 05 2,3 210 97,7
Tổng 11 2,8 389 97,2
Kết quả phân tích tại bảng 3.9 cho thấy nam giới NKBV (3,2%) cao hơn nữ
giới (2,3%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả
này tương đồng với kết quả của các tác giả Nguyễn Văn Hà, tác giả Trần Thị Hà đều
có tỷ lệ nam mắc NKBV cao hơn nữ và không tương đồng với kết quả của tác giả
Nguyễn Thị Thúy (2018) [28], tác giả Bùi Quan Vi (2016) [32].
3.3.2. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và tuổi
Bảng 3.10. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và tuổi
Tuổi Nhiễm khuẩn bệnh viện p
Có % Không %
<18 tuổi 02 2,6 74 97,4
0,363
18- 60 tuổi 02 1,4 145 98,6
>60 tuổi 07 4,0 170 96,0
Tổng 11 2,8 389 97,3
Tỷ lệ NKBV ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm cao nhất là 4,0%; thấp nhất là nhóm
tuổi từ 18- 60 tuổi (1,6%). Nhóm tuổi > 60 tuổi có tỷ lệ NKBV cao nhất là vì nhóm tuổi
cao khả năng miễn dịch suy giảm, hơn nữa tuổi cao cũng dễ đi kèm mắc các bệnh mạn
28
tính như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch ...tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p=0,363). Kết quả nghiên cứu này không tương đồng với nghiên cứu
của tác giả Lê Thị Hồng (2019) Bùi Quan Vi [32], tác giả Nguyễn Văn Hà (2010) cho
thấy yếu tố tuổi có liên quan đến NKBV (p<0,001) [15] và nghiên cứu của Trần Thị Hà
(2015) nhóm người bệnh có tuổi trên 60 tuổi có nguy cơ mắc NKB V cao hơn các nhóm
còn lại (p<0,001) [16].
3.3.3. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian điều trị
Bảng 3.11. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian điều trị
Thời gian điều trị Nhiễm khuẩn bệnh viện p
Có % Không %
<7 ngày 03 1,4 215 98,6
0,000
7- 14 ngày 05 2,9 166 97,1
>14 ngày 03 27,3 08 72,7
Tổng 11 2,8 389 97,3
NKBV xảy ra trên các nhóm đối tượng người bệnh có số ngày điều trị khác nhau:
cao nhất ở nhóm nằm viện kéo dài trên 14 ngày (27,3%), nhóm nằm viện từ 7-14 ngày
chiếm tỷ lệ (2,9%) và nhóm nằm viện < 7 ngày chiếm (1,4%) và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p=0,000).
Thời gian nằm viện của người bệnh là yếu tố liên quan đến NKBV đã được nhiều
nghiên cứu thừa nhận. Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả khác ở Việt Nam cũng
nhu trên thế giới [15,16, 28, 32,] đã chỉ ra rằng thời gian nằm viện vừa là nguyên nhân
vừa là hậu quả của mắc NKBV. Người bệnh nằm viện lâu, tiếp xúc nhiều với các tác
nhân gây bệnh có mặt hầu hết trong môi truờng bệnh viện, trên bề mặt tiếp xúc, trong
không khí hay vật dụng xung quang nguời bệnh, rất dễ bị lây nhiễm. Hơn nữa, nguời
bệnh nằm lâu thuờng là bệnh nặng, phải can thiệp nhiều các chăm sóc y tế, vì vậy càng
tăng thêm cơ hội mắc NKBV, thêm vào đó những nguời bệnh này cũng thuờng là những
bệnh nặng hoặc mang nhiều bệnh phối họp, khả năng đề kháng miễn dịch suy giảm nên
29
do đó cũng dễ bị NKBV hơn.
3.3.4. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và khoa điều trị
Bảng 3.12. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và khoa điều trị
Khoa điều trị Nhiễm khuẩn bệnh viện p
Có % Không %
Nội tổng hợp 03 2,9 101 97,1
0,447
Ngoại tổng hợp 04 4,9 77 95,1
Nhi 02 2,6 74 97,4
Truyền Nhiễm 0 0 10 0
Phụ Sản 0 0 35 0
HSTC-CĐ 02 2,1 92 97,8
Tổng 11 2,8 389 97,3
Kết quả tại bảng 3.12. cho thấy khoa HSTC-CĐ và khoa Nội tổng hợp có tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất (27,3%); khoa Ngoại tổng hợp và khoa Nhi (18,2%);
khoa Phụ Sản 9,0% và thấp nhất là khoa Truyền Nhiễm và khoa Liên Chuyên Khoa
không có trường hợp nào. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p=0,447).
Về tỷ lệ NKBV tại khoa HSTC- CĐ và khoa Nội tổng hợp là cao nhất. Cả hai khoa này
thường tiếp nhận nhiều bệnh nặng và thường phải can thiệp nhiều các thủ thuật xâm lấn đặc
biệt là thở máy, nên khả năng mắc NKBV cũng cao hơn. Mặc khác áp lực công việc tại bộ
phận hồi sức luôn cao hơn các bộ phận khác do tính chất cấp cứu cấp thiết nên thường bỏ qua
bước trong khi thực hiện thao tác cấp cứu. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất chưa tốt, phòng bệnh
chật chội chưa đáp ứng với số lượng người bệnh vào điều trị, chưa có phòng bệnh cách ly riêng
cho các trường họp NKBV phát hiện, đó là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ NKBV ở đây cao hơn
các đơn vị khác.
Tuy nhiên kết quả về mối liên quan giữa NKBV và khoa điều trị thì nghiên cứu của
chúng tôi không tìm thấy ý nghĩa thống kê (p=0,447), không tương đồng với các nghiên cứu
của Lê Thị Hồng (2019) nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà (2005), của Trần Thị Hà (2015)
[14,16].
30
3.3.5. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thủ thuật xâm lấn
Bảng 3.13. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thủ thuật xâm lấn
Thủ thuật xâm
lấn
Nhiễm khuẩn bệnh viện p
Có % Không %
Có thực hiện thủ
thuật xâm lấn
5 7,9 58 92,1
0,006
Không thực hiện
thủ thuật xâm lấn
6 1,8 331 98,2
Tổng 11 2,8 389 97,3
Kết quả phân tích tại bảng 3.13 cho thấy những người bệnh có thực hiện thủ thuật
xâm lấn có tỷ lệ NKBV (7,9%) cao hơn những người bệnh không thực hiện thủ thuật
xâm lấn (1,8%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,006). Kết quả này tương
đồng với nghiên nghiên cứu của Lê Thị Hồng (2019).
Chúng tôi nhận thấy NKBV thực sự gia tăng khi kèm thêm các thủ thuật xâm lấn
ở bệnh nhân và thời gian lưu càng dài nguy cơ càng cao. Vì vậy, trong các khuyến cáo
về phòng ngừa NKBV đều nhấn mạnh hạn chế tối đa thủ thuật xâm lấn, bảo đảm kỹ
thuật và cách chăm sóc chuẩn sẽ góp phần làm giảm nguy cơ NKBV. Tần suất NKBV
thay đổi tùy theo đối tượng bệnh nhân và các can thiệp xâm lấn.
31
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1.Tỷ lệ NKBV của bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa
- Tỷ lệ NKBV của bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa là 2,8%;
- NKBV đường hô hấp và NKBV đường tiết niệu có tỷ lệ cao nhất (36,4%);
- Khoa HSTC-CĐ và khoa Nội tổng hợp có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất
(27,3%);
-Vi khuẩn gây NKBV chiếm tỷ lệ cao là Staphylococcus aureus (36,4%) và
Klebsiella chiếm tỷ lệ (27,4%).
2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện
- Không tìm thấy mối liên quan giữa NKBV với tuổi, giới tính, khoa điều trị của
người bệnh (p>0,05).
- Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa NKBV với thời gian điều trị của
người bệnh và thực hiện kỹ thuật xâm lấn trên người bệnh (p<0.05).
32
KHUYẾN NGHỊ
1. Nhân viên y tế trực tiếp điều trị, chăm sóc người bệnh cần tuân thủ nghiêm các quy
trình, quy định về KSNK đặc biệt là trước, trong và sau khi tiến hành các thủ thuật trên
người bệnh.
2. Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật bảo đảm vô khuẩn khi tiến
hành các thủ thuật xâm lấn. Giám sát chặt chẽ các quy trình khử khuẩn, tiệt
khuẩn đối với các dụng cụ, vật tư y tế sử dụng cho bệnh nhân.
3. Tăng cường các phương tiện, trang thiết bị thuận tiện cho việc vệ sinh tay khi tiến
hành thăm khám và tiến hành thủ thuật.
4. Đối với những người bệnh điều trị dài ngày trên 14 ngày cần phải có kế hoạch
điều trị, chăm sóc cụ thể, thực hiện các biện pháp phòng ngừa hạn chế tối đa
NKBV cho người bệnh.
5. Tăng cường các hoạt động giám sát tình trạng NKBV, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
về các NKBV chuyên biệt để đưa ra giải pháp cụ thể.

Más contenido relacionado

Similar a ĐỀ TÀI CN TĨNH.doc

Chẩn đoán và dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
Chẩn đoán và dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máyChẩn đoán và dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
Chẩn đoán và dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
SoM
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
SoM
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang, kieu gen cuapneumocystis jirovecii
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang, kieu gen cuapneumocystis jiroveciiNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang, kieu gen cuapneumocystis jirovecii
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang, kieu gen cuapneumocystis jirovecii
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar a ĐỀ TÀI CN TĨNH.doc (20)

Hướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổ
Hướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổHướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổ
Hướng dẫn-phòng-ngừa-nhiễm-khuẩn-vết-mổ
 
Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại ...
Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại ...Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại ...
Tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại ...
 
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptxLAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
 
9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt9.8_tuberculosis.ppt
9.8_tuberculosis.ppt
 
Chẩn đoán và dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
Chẩn đoán và dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máyChẩn đoán và dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
Chẩn đoán và dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
Nghien cuu nhiem khuan vet mo cac phau thuat tieu hoa tai khoa ngoai benh vie...
Nghien cuu nhiem khuan vet mo cac phau thuat tieu hoa tai khoa ngoai benh vie...Nghien cuu nhiem khuan vet mo cac phau thuat tieu hoa tai khoa ngoai benh vie...
Nghien cuu nhiem khuan vet mo cac phau thuat tieu hoa tai khoa ngoai benh vie...
 
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi và giá trị tiên lượng của procalcitonin huyết ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi và giá trị tiên lượng của procalcitonin huyết ...Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi và giá trị tiên lượng của procalcitonin huyết ...
Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi và giá trị tiên lượng của procalcitonin huyết ...
 
Giá trị tiên lượng của procalcitonin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng
Giá trị tiên lượng của procalcitonin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặngGiá trị tiên lượng của procalcitonin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng
Giá trị tiên lượng của procalcitonin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang, kieu gen cuapneumocystis jirovecii
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang, kieu gen cuapneumocystis jiroveciiNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang, kieu gen cuapneumocystis jirovecii
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang, kieu gen cuapneumocystis jirovecii
 
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.docĐề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
Đề tài: NKH do Acinetobacter baumannii.doc
 
Nghiên cứu sự lây truyển virút viêm gan b từ mẹ sang con và tác dụng ngăn ngừ...
Nghiên cứu sự lây truyển virút viêm gan b từ mẹ sang con và tác dụng ngăn ngừ...Nghiên cứu sự lây truyển virút viêm gan b từ mẹ sang con và tác dụng ngăn ngừ...
Nghiên cứu sự lây truyển virút viêm gan b từ mẹ sang con và tác dụng ngăn ngừ...
 
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG  TIẾT NIỆU Ở VIỆT NAM HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG  TIẾT NIỆU Ở VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở VIỆT NAM
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
 
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013 hội thận học vn
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013   hội thận học vnHướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013   hội thận học vn
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở việt nam 2013 hội thận học vn
 
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
Dac diem lam sang, can lam sang va tinh hinh vi khuan khang thuoc o benh nhan...
 
Luận văn: Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và quản lý các yếu tố nguy cơ trong p...
Luận văn: Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và quản lý các yếu tố nguy cơ trong p...Luận văn: Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và quản lý các yếu tố nguy cơ trong p...
Luận văn: Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và quản lý các yếu tố nguy cơ trong p...
 
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con người...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
 
NKDTN.pptx
NKDTN.pptxNKDTN.pptx
NKDTN.pptx
 

Último

SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
HongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
HongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
HongBiThi1
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
HongBiThi1
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 

Último (20)

SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
 
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bảnTiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 

ĐỀ TÀI CN TĨNH.doc

  • 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) đang được đánh giá là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. NKBV đã và đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề như: kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí cho chăm sóc sức khỏe và làm tăng tỉ lệ tử vong. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính tại các nước phát triển, khoảng 5-10% bệnh nhân nhập viện bị mắc thêm NKBV. Tỉ lệ NKBV ước tính lên đến 25% tại các nước đang phát triển [1]. Còn ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh năm 2010 tỷ lệ NKBV hiện mắc là 3-7 %, tùy theo tuyến, hạng bệnh viện. NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện từ 7-15 ngày, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh, do đó, làm chi phí điều trị tăng lên từ 2-4 lần so với trường hợp không bị NKBV. Một nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện 15 ngày. Với viện phí trung bình mỗi ngày là 192,000 VNĐ, có thể ước tính chi phí phát sinh do NKBV là vào khoảng 2,880,000 VNĐ [2]. NKBV còn góp phần tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc, như trong một nghiên cứu của BV Bệnh nhiệt đới Trung ương khảo sát trên gần 4.000 bệnh nhân của 15 khoa hồi sức tích cực tại 15 BV trên cả nước cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn BV là 27,3%. Các BV tuyến trung ương có tỉ lệ nhiễm khuẩn BV cao hơn BV tuyến cơ sở. Nguy hiểm hiện nay là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh đặc trị dao động trong khoảng 50%-75%...[3]Bên cạnh đó, các chủng vi khuẩn Gram âm (Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella pneumonia) chiếm tới 78% [4]. Ngoài ra, 2 yếu tố khác ảnh hưởng đến NKBV là tính nhạy cảm của cơ thể và yếu tố bệnh viện. Trong đó yếu tố bệnh viện như môi trường, không khí phòng mổ, phòng bệnh nhân, dụng cụ phẫu thuật cũng như ý thức và sự tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên NKBV. Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn bệnh viện nếu cơ sở khám chữa bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành vô khuẩn cơ bản trong chăm sóc, điều trị người bệnh. Đây là một vấn đề ngày càng được mọi hệ thống y tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm. Từ các lý do trên, nhận thấy việc điều tra về nhiễm khuẩn bệnh viện là một công việc vô cùng cần thiết nhằm đánh giá tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hiện tại của bệnh viện. Từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm góp
  • 2. phần nâng cao chất lượng điều trị, nâng cao nhận thức về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên trong thực hành khám chữa bệnh. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa năm 2020”.
  • 3. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN 1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa về nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn (nhiễm trùng) là sự tăng sinh của các vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng dẫn tới phản ứng tế bào, tổ chức hoặc toàn thân, thông thường biểu hiện trên lâm sàng là một hội chứng viêm [5]. NKBV là những trường hợp nhiễm khuẩn xảy ra ở các bệnh nhân trong thời gian điều trị tại bệnh viện, mà tại thời điểm nhập viện không thấy có yếu tố nhiễm khuẩn hay ủ bệnh nào. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện [5], [6], [7]. NKBV được phát hiện từ những năm 80 của thế kỷ 19, nhưng đến năm 1988 thì mới được Trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đưa ra định nghĩa, thì NKBV được hiểu là một loại bệnh lý nhiễm trùng có liên quan đến chăm sóc y tế. Chính vì vậy thuật ngữ “nosocomial infection” (theo tiếng Hy Lạp “noso” có nghĩa là “bệnh tật”, “komien” có nghĩa là “chăm sóc”) được sử dụng trong một thời gian dài. Nhiễm khuẩn bệnh viện được xác định chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, chứ chưa có hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán [8]. “Nhiễm trùng chéo” cũng là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng NKBV. Những đặc tính của “nhiễm trùng chéo” được mô tả hoàn toàn tương tự như khái niệm NKBV hiện nay, bao gồm tác nhân, phương thức lây truyền và phòng ngừa… nhưng nhấn mạnh đến đặc tính có độc lực cao của tác nhân gây nhiễm trùng và phương thức lây truyền chủ yếu là giữa người với người [9]. Một thuật ngữ khác cũng được dùng, nhưng ít phổ biến để chỉ tình trạng NKBV đó là “bội nhiễm”. Bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng mới xuất hiện trên nền tảng nhiễm trùng đã có trước. Có lẽ do tính chất giới hạn của khái niệm cho nên “bội nhiễm” ít được sử dụng để mô tả NKBV [10]. Từ năm 1998, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã công bố hai tài liệu đề cập đến khái niệm về NKBV và các tiêu chuẩn để xác định từng loại NKBV, nhằm mục đích giám sát NKBV trong cơ sở y tế [11]. Trong tài liệu này, lần đầu tiên thuật ngữ “health care associated infection” (viết tắt là HAI) được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “nosocomial infection”. Theo đó, NKBV hay còn gọi là “nhiễm khuẩn liên quan đến các
  • 4. chăm sóc y tế” là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình bệnh nhân được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế mà không hiện diện hoặc ủ bệnh khi nhập viện hay lúc nhập vào cơ sở y tế. Các nhiễm khuẩn xảy ra sau 48 giờ nhập viện thường được coi là NKBV [11]. Có thể nói đây là lần đầu tiên, NKBV có được một định nghĩa đầy đủ, đồng thời có một hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán. Từ đó, Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ đã đưa ra khái niệm “Nhiễm trùng bệnh viện” là một tình trạng nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân do phản ứng của cơ thể với sự có mặt của tác nhân gây bệnh (hoặc độc tố của nó) mà nó chưa có mặt hoặc chưa được ủ bệnh lúc nhập viện. Một cách đơn giản có thể nói: Nhiễm trùng bệnh viện là một nhiễm trùng mà người bệnh mắc phải khi nằm điều trị trong bệnh viện. Theo WHO thì NKBV được định nghĩa như sau: “NKBV là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện” [12]. Các tiêu chuẩn để xác định NKBV đã được xây dựng cho từng loại nhiễm khuẩn riêng biệt, như nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn hô hấp… Cho đến hiện nay hầu hết các tiêu chuẩn xác định nhiễm khuẩn bệnh viện đều do CDC ban hành dựa trên các tiêu chuẩn về lâm sàng và xét nghiệm. Đã có gần 50 định nghĩa về các vị trí NKBV đã được xây dựng và được áp dụng rộng rãi cho các cuộc điều tra NKBV trên toàn thế giới [13]. Các tiêu chuẩn xác định NKBV đã được cập nhật, bổ sung định kỳ. Ở Việt Nam, NKBV chính thức được quan tâm, văn bản hóa từ năm 2003 thông qua việc Bộ Y tế lần đầu tiên ban hành tài liệu hướng dẫn “quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện”. Theo tài liệu này NKBV được định nghĩa là “Những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện (thường sau 48 giờ). Nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không ở trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện” [14]. Ngày nay NKBV được coi như một loại bệnh có tính chất lưu hành cục bộ hoặc thành dịch; Trong đó thường gặp là lưu hành cục bộ, NKBV trở thành dịch khi có sự bùng phát của một hoặc nhiều loại nhiễm khuẩn nào đó trên mức bình thường. Thuật ngữ “nhiễm khuẩn bệnh viện” bao gồm tất cả các loại nhiễm khuẩn xảy ra trên bệnh nhân đang được điều trị ở bất cứ loại cơ sở y tế nào. Bất cứ nhiễm khuẩn mắc phải nào xảy ra do những sai sót trong chăm
  • 5. sóc điều trị của nhân viên y tế hoặc của khách đến thăm ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế đều được coi như nhiễm khuẩn bệnh viện [11]. NKBV chính là một hậu quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. Chính vì vậy “Nhiễm khuẩn bệnh viện” còn được gọi bằng một thuật ngữ khác là “Nhiễm khuẩn do thầy thuốc” (Iatrogen infections) [15]. 1.1.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện Căn nguyên nhiễm trùng bệnh viện có thể do vi khuẩn, virus hoặc kí sinh trùng. Các nhiễm trùng bệnh viện do vi khuẩn gây ra được gọi là NKBV, nguyên nhân trực tiếp là do tiếp xúc với vi khuẩn dưới nhiều hình thức khác nhau. Với đa số vi khuẩn gây NKBV thời gian ủ bệnh là 48 giờ (thời kỳ ủ bệnh đặc trưng). Do đó gọi là NKBV khi xuất hiện sau khi vào viện tối thiểu 48 giờ [16]. NKBV đặc biệt dễ phát hiện trên những cơ thể mà sức chống đỡ bị suy yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm, thường xuất hiện ở bệnh nhân thuộc các khoa hồi sức tích cực. Trên các bệnh nhân này vốn đã có những VK thường trú không gây bệnh cho người khỏe. Thông thường chẩn đoán NKBV ở khoa Hồi sức tích cực là NK phổi, NK tiết niệu, NK huyết và NK liên quan đến ống thông [17], [18]. NKBV thứ phát có tới 1/3 là do các VK nội sinh, thường khu trú ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, và xảy ra trong khoảng 7 ngày nằm viện. Vi khuẩn ngoại sinh, xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp hoặc đường tiết niệu chiếm 20%, trường hợp này xảy ra vào bất kỳ thời gian nào trong quá trình nằm viện và chỉ có thể phòng được nếu đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt chế độ vệ sinh chuẩn [11], [13]. Vi sinh vật gây NKBV khác nhau tùy theo cộng đồng bệnh nhân, cơ sở y tế và quốc gia, khu vực. - Vi khuẩn: Là căn nguyên chủ yếu, các vi khuẩn gây NKBV có thể là: + Các vi khuẩn cộng sinh: là các vi khuẩn cư trú bình thƣờng ở cơ thể người khỏe mạnh, trở thành vi khuẩn gây bệnh khi có điều kiện thích hợp. Ví dụ tụ cầu không đông huyết tương cư trú trên da gây nhiễm khuẩn catheter nội mạch hay Escherichia coli (E. coli) cư trú ở đường ruột gây nhiễm khuẩn tiết niệu. + Các vi khuẩn gây bệnh: Có độc tính cao, có khả năng gây nhiễm khuẩn (lẻ tẻ hoặc thành dịch) bất chấp tình trạng của vật chủ. Ví dụ: Trực khuẩn Gram dương, kỵ khí như Clostridium gây hoại thư; Vi khuẩn
  • 6. Gram dương: Staphylococcus aureus (S. aureus) (vi khuẩn cư trú trên da, mũi của cả bệnh nhân và nhân viên y tế), liên cầu tan huyết bê-ta (beta haemolytic streptococci) có thể gây rất nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau ở phổi, xương, tim, dòng máu và thường kháng với nhiều loại kháng sinh; Vi khuẩn Gram âm: các vi khuẩn đường ruột như E. coli, Proteus, Klebsiella spp., Enterobacter spp., Serratia marcescens... có thể xâm nhập nhiều vị trí gây NKBV (long ống thông tĩnh mạch, ống thông bàng quang, long ống thông có đầu dò); Một số vi khuẩn Gram âm khác như Pseudomonas spp. cư trú trong đường tiêu hoá của bệnh nhân nằm viện; Một số vi khuẩn khác có nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện với tính chất rất đặc thù như Legionella spp, Mycoplasma spp, có thể gây viêm phổi (lẻ tẻ hoặc thành nhóm) trong thời gian rất nhanh thông qua hít phải không khí ẩm bị nhiễm vi khuẩn (không khí điều hoà nhiệt độ, vòi tắm, khí trị liệu). - Virus: Nhiều loại virus có thể gây NKBV như virus viêm gan B và C (thông qua truyền máu, lọc máu, tiêm truyền, nội soi tiêu hoá); virus hợp bào hô hấp (RSV); rotavirus và các virus đường ruột (lan truyền qua đường tay - miệng, phân - miệng). Các loại virus khác như Cytomegalo virus, HIV, Ebola, cúm, Herpes simplex và thuỷ đậu (varicella – zoster) cũng có thể lan truyền trong bệnh viện. - Nấm và ký sinh trùng: Một số loại nấm và ký sinh trùng như Giardia lamblia, Candida albicans, Aspergillus, Cryptococcus neoformans, Cryptosporidium… là các vi sinh vật có khả năng gây nhiễm trùng cơ hội khi bệnh nhân phải điều trị kháng sinh phổ rộng hay suy giảm miễn dịch nặng. Không khí, bụi và đất là những nơi có thể có Aspergillus sp. đặc biệt trong thời gian bệnh viện có xây dựng. Cái ghẻ (Sarcoptes scabies) là một vi sinh vật ngoại ký sinh cũng có khả năng gây thành dịch trong các cơ sở y tế. 1.1.3. Các phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh Trước khi phân chia các phương thức lây truyền của các tác nhân gây bệnh, cần phải phân tích rõ các yếu tố dẫn đến NKBV cho bệnh nhân. Với mỗi loại NKBV lại có những yếu tố nguy cơ đặc thù riêng, được liệt kê trong bảng 1.1 [19], [20].
  • 7. Từ các yếu tố gây NKBV trong bảng 1.1 [19], [20] , nhận thấy có 5 đường lây truyền chính của các tác nhân gây NKBV: qua tiếp xúc, qua các giọt nhỏ, đường không khí, qua thuốc, vector (vật trung gian truyền bệnh). Một số tác nhân có thể lây truyền theo một hoặc nhiều con đường khác nhau [20]. Lây truyền qua tiếp xúc xảy ra khi BN tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn bệnh như: khi BN đụng chạm vào các dụng cụ nhiễm bẩn, quần áo bẩn hoặc bàn tay của nhân viên y tế không được rửa sạch. Lây truyền qua tiếp xúc là nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất. Tác nhân theo con đường này bao gồm các VK gram(-) đa kháng, các tác nhân đường ruột như: Clostridium difficile, Shigella, hoặc Rotavirus, các tác nhân ở da và mô mềm như: S. aureus và Streptococcus pyogenes, các virus như: Adenovirus và Varicella-zoster virus [1], [21]. Lây truyền qua các giọt nhỏ: Các giọt đờm nhỏ tiết ra khi BN ho, hắt hơi, nói chuyện, qua các thiết bị xâm nhập vào đường hô hấp như: hút đờm, nội soi phế quản. Các giọt nhỏ này chứa VK phân tán trong không khí và đọng lại trên kết mạc, niêm mạc mũi hoặc miệng BN. Các tác nhân lây truyền theo con đường này bao gồm: Haemophilus influenzae type B, Neisseria meningitidis virus Influenza, Adenovirus, quai bị, Rubella, Parvovirus B19 [1]. Lây nhiễm qua đường không khí xảy ra khi BN hít phải các giọt nhỏ hoặc các hạt bụi bị nhiễm mầm bệnh. Các tác nhân hay gặp là Mycobacterium tuberculosis, virus sởi, virus thủy đậu. Lây nhiễm qua dược phẩm khi thuốc hoặc dịch truyền bị nhiễm mầm bệnh. Lây nhiễm qua vector có thể xảy ra, nhưng thường hiếm ở các nước phát triển [1]. 1.1.4. Những nguy cơ lây nhiễm thường gặp Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân có thể bị lây nhiễm từ các mầm bệnh như bệnh lao, viêm gan B, viêm gan C, Hội chứng suy giảm miễn dịch (Acquired Immuno Deficiency Syndrome: AIDS), Herpes simplex vi rút, viêm đường hô hấp cấp tính do vi rút, cúm A/H1N1 và những vi rút, vi khuẩn định cư hay hiện diện từ nhiễm khuẩn của miệng và đường hô hấp [22], [23]. Những đường lây nhiễm trong quá trình điều trị, chăm sóc người bệnh như tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của miệng hay những vật phẩm của bệnh nhân; tiếp xúc gián tiếp qua những vật nhiễm khuẩn như thiết bị, dụng cụ hay bề mặt nơi làm việc; tiếp xúc với dịch tiết của mũi, miệng dưới dạng giọt sương bắn từ người bệnh với khoảng cách ngắn như: ho, hắt hơi, hỉ mũi, nói chuyện hay hít phải không khí nhiễm khuẩn [24], [25], [26].
  • 8. Sự lây nhiễm sẽ tăng khi kết hợp với những yếu tố sau [27], [28], [29]: - Tác nhân lây nhiễm độc hại và đủ số lƣợng, môi trƣờng cho phép mầm bệnh sống sót và tăng trƣởng nhƣ máu, đƣờng hô hấp. - Đường lây truyền mầm bệnh đến vật chủ. - Cách lây truyền vào vật chủ, thí dụ như chấn thương do kim tiêm... - Độ nhạy của vật chủ 1.2. CÁC LOẠI NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN PHỔ BIẾN THƯỜNG GẶP 1.2.1.Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến thường gặp - Nhiễm khuẩn tiết niệu: Là loại NKBV thường gặp nhất chiếm 36% trong số các NKBV [30], trong đó 80% các trường hợp liên quan tới việc đặt catheter bàng quang [31]. Nhiễm khuẩn tiết niệu đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn huyết và tử vong. Căn nguyên thường gặp là vi khuẩn của đường tiêu hóa như E. coli hay vi khuẩn thường cư trú ở môi trƣờng bệnh viện như Klebsiella sp. đa kháng kháng sinh. - Nhiễm khuẩn vết mổ: Nhiễm khuẩn vết mổ cũng là loại NKBV thường gặp, chiếm 20% trong số các NKBV [30]. Tỷ lệ mới mắc từ 0,5 đến 15% tùy thuộc loại phẫu thuật và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Nhiễm khuẩn vết mổ làm hạn chế đáng kể đến hiệu quả của việc can thiệp phẫu thuật, làm tăng chi phí điều trị và kéo dài thêm thời gian điều trị của bệnh nhân sau phẫu thuật từ 3-20 ngày [32]. Nhiễm khuẩn vết mổ được chia làm hai loại nhiễm khuẩn vết mổ nông bao gồm các nhiễm khuẩn ở trên hoặc dưới lớp cân cơ, nhiễm khuẩn vết mổ sâu là các nhiễm khuẩn ở tổ chức hoặc khoang cơ thể. Nhiễm khuẩn vết mổ chủ yếu mắc phải trong quá trình phẫu thuật do các yếu tố nội sinh như vi khuẩn cư trú trên da hoặc vị trí phẫu thuật hoặc hiếm hơn từ máu được dùng trong phẫu thuật, các yếu tố ngoại sinh (như không khí, dụng cụ, phẫu thuật viên và các nhân viên y tế khác). Vi sinh vật gây bệnh cũng rất khác nhau tùy thuộc vào loại, vị trí phẫu thuật và kháng sinh sử dụng cho bệnh nhân. Yếu tố nguy cơ chủ yếu là mức độ sạch/nhiễm của cuộc mổ hay loại phẫu thuật (sạch, sạch nhiễm, nhiễm, bẩn); thời gian cuộc mổ và tình trạng bệnh nhân [33]. - Viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy: Viêm phổi bệnh viện (VPBV) gặp nhiều nhất ở các bệnh nhân phải thở máy, khi đó được gọi là viêm phổi liên quan đến thở máy hay viêm phổi thở máy (VPTM). Viêm phổi bệnh viện chiếm 11% trong số các NKBV [30]. Bệnh
  • 9. nhân mắc VPTM tỷ lệ tử vong cao, dù nguy cơ quy thuộc rất khó xác định do bệnh nhân có rất nhiều nguy cơ cùng nhau. Vi sinh vật gây bệnh thường là các vi khuẩn gram nội sinh cư trú ở dạ dày, đường hô hấp trên (mũi, họng), và phế quản nay có cơ hội gây nhiễm khuẩn ở phổi. Tuy nhiên vi khuẩn cũng có thể xân nhập từ môi trường bên ngoài vào đường hô hấp thông qua bàn tay, dụng cụ nhiễm bẩn. Các yếu tố nguy cơ thường gặp của VPTM bao gồm kiểu thở (mode) và thời gian thở máy, chất lượng chăm sóc hô hấp, mức độ nặng của bệnh nhân (ví dụ có suy phủ tạng) và sử dụng kháng sinh trước đó. Viêm phổi bệnh viện do virus thường gặp ở trẻ em, trong khi VPBV do vi khuẩn thường gặp ở người lớn. Ở những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch nặng có thể gặp VPBV do Legionella sp. và Aspergillus sp. Có thể gặp VPBV do lao, đặc biệt là các chủng lao kháng thuốc ở các khu vực có tỷ lệ mắc lao cao [34]. - Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện: So với các loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác, nhiễm khuẩn huyết bệnh viện chiếm tỷ lệ không cao (11% trong số các NKBV) [27], nhưng có tỷ lệ tử vong cao, có thể trên 50% với một số loại vi khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện có thể bắt nguồn ngay tại vị trí đặt ống thông trên da hoặc trong lòng đặt ống thông. Vi khuẩn cư trú ở ống thông tĩnh mạch bên trong lòng mạch xâm nhập vào trong mạch máu gây nhiễm khuẩn huyết mà không hề có bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào bên ngoài. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết bệnh viện chủ yếu là các vi khuẩn cư trú trên da như tụ cầu không đông huyết tương (coagulase-negative Staphylococcus), tụ cầu vàng (S. auresus). Các yếu tố nguy cơ đối với nhiễm khuẩn huyết bệnh viện bao gồm thời gian lưu ống thông tĩnh mạch, mức độ vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật và chăm sóc đặt ống thông sau khi đặt [12]. - Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác: Ngoài bốn loại NKBV thường gặp và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân trong bệnh viện còn có một số loại NKBV khác chiếm khoảng 22% trong số các NKBV [30] như: - Nhiễm khuẩn da và mô mềm: các vết loét hở (loét, bỏng và loét do tỳ đè) là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn cư trú xâm nhập, phát triển và có thể dẫn đến nhiễm khuẩn toàn thân. - Viêm dạ dày ruột là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất ở trẻ em với Rotavirus là căn nguyên hàng đầu. Clostridium difficile là căn nguyên hàng đầu gây viêm dạ dày ruột trên người lớn ở các nước phát triển.
  • 10. - Viêm xoang, các loại nhiễm khuẩn tiêu hoá, nhiễm khuẩn mắt và kết mạc. - Viêm nội mạc tử cung và các nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục khác ở trẻ mới đẻ. 1.2.2.Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn bệnh viện tới kinh tế, sức khỏe bệnh nhân Nhiễm khuẩn bệnh viện được đánh giá là gánh nặng cho bệnh nhân cũng như cho các cơ sở khám, chữa bệnh. NKBV làm tăng tỷ lệ người bệnh tử vong, tăng biến chứng, tăng ngày nằm điều trị, tăng mức sử dụng kháng sinh, tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật, tăng chi phí dùng thuốc và gánh nặng bệnh tật cho cả người bệnh và hệ thống y tế. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm thế giới có khoảng 2 triệu bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện làm 90.000 người tử vong và chi phí y tế tăng thêm 4,5 tỷ USD. Tại các nước phát triển, có khoảng 5 - 10% người bệnh nằm viện bị nhiễm khuẩn bệnh viện [34]. Tại Mỹ các sự cố y khoa không mong muốn bao gồm cả NKBV đã làm tăng điều của bệnh nhân cho việc giải quyết sự cố là 2.262 đô la và tăng 1,9 ngày điều trị/bệnh nhân [35]. Tại Australia hằng năm có 470.000 bệnh nhân nhập viện gặp sự cố y khoa (bao gồm cả NKBV), tăng 8% ngày điều trị (thêm 3,3 triệu ngày điều trị), có tới 18.000 trường hợp tử vong, 17.000 trường hợp tàn tật vĩnh viễn và 28.000 người bệnh mất khả năng tạm thời [35], [36]. Tại Việt Nam, nghiên cứu trên gần 10.000 bệnh nhân của 10 bệnh viện, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 5,8% và viêm phổi bệnh viện chiếm tới 55,4%. Một nghiên cứu gần đây ở Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho thấy, NKBV làm kéo dài thời gian điều trị là 15 ngày với viện phí phát sinh ước tính là khoảng 2,9 triệu đồng/ca. Đây là con số không nhỏ đối với một nước có mức thu nhập GDP/người còn thấp như ở Việt Nam [25]. 1.3.TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN 1.3.1. Nguyên tắc điều trị các loại nhiễm khuẩn bệnh viện Bắt đầu điều trị kháng sinh (KS) theo kinh nghiệm, tùy theo các loại NK và các yếu tố nguy cơ đặc biệt để dự đoán căn nguyên và chỉ định KS. Kháng sinh ban đầu có thể được điều chỉnh, dừng lại hay điều trị tiếp tục khi có kết quả VK về. Cần rút ống thông trong tất cả các trường hợp ống thông bị NK. Không cần dùng KS nếu không có bằng chứng NK huyết. Khi đã chẩn đoán
  • 11. NK huyết mà không có biến chứng, cần bổ xung một liệu trình KS đường tĩnh mạch trong hai tuần. Các biến chứng như NK huyết dai dẳng, viêm tắc tĩnh mạch nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc cần kéo dài thời gian sử dụng KS hơn nữa [10]. Với trường hợp NKTN không có triệu chứng hoặc có VK niệu mà không có bạch cầu niệu, chỉ cần rút ống thông tiểu là đủ. Tuy nhiên cần điều trị KS khi VK phân lập được có nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết (P. aeruginosa, S. aureus, Acinetobacter sp.) hoặc bệnh nhân có giảm bạch cầu, suy giảm miễn dịch, đang mang thai, mới phẫu thuật tiết niệu sinh dục. Thời gian điều trị thay đổi từ 5 - 14 ngày tùy mức độ nặng của nhiễm trùng. Khi đã có tình trạng nhiễm trùng huyết, cần bắt đầu ngay KS theo kinh nghiệm (lưu ý E. coli, Enterococcus spp., P. aeruginosa, K. pneumoniae), điều chỉnh khi có kết quả KSĐ và điều trị KS ít nhất 2 tuần. Khi có mặt S. aureus trong nước tiểu cần cảnh giác VK đến theo đường máu từ một cơ quan khác [10]. 1.3.2. Liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm Kháng sinh kinh nghiệm trước hết dựa vào đặc điểm dịch tễ học NKBV của từng bệnh viện cũng như từng khoa trong cùng một bệnh viện. Hơn nữa đặc điểm VK gây NKBV, tính kháng thuốc của chúng cũng khác nhau giữa các khoa và thay đổi theo từng giai đoạn trong cùng một khoa. Việc chẩn đoán NKBV trong các khoa HSTC gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp và dễ nhầm lẫn do thiếu các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp [20], [37]. Khả năng các xét nghiệm cho kết quả dương tính giả thường gặp vì có một tỷ lệ cao các VK cư trú trong cơ thể mà không gây bệnh. Âm tính giả cũng hay gặp ở những bệnh nhân đã điều trị KS trước đó, do vậy không cho phép loại trừ khả năng NK. Khởi đầu liệu pháp KS nên đặt ra khi có dấu hiệu sốt, tăng bạch cầu và có tình trạng nhiễm trùng sau khi đã cẩn thận loại trừ các nguyên nhân khác. Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm được tiến hành ngay sau khi lấy bệnh phẩm, cần phải xác định xem: - Thuốc KS phải khuếch tán tốt vào mô. - Nhiễm khuẩn bệnh viện ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nào. - Bệnh nhân có được dùng KS từ trước không. - Dịch tễ học của vi khuẩn gây NKBV tại khoa.
  • 12. 1.3.3. Một số quan điểm về sử dụng kháng sinh khởi đầu thích hợp Trong giai đoạn hiện nay rất nhiều các nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài đều thống nhất rằng KS khởi đầu phù hợp sẽ giúp ngăn chặn tiến triển bệnh, giảm thời gian nằm viện, giảm tỉ lệ tử vong, điều trị đạt hiệu quả với chi phí thấp hơn, và như vậy rất cần có một tiếp cận mới trong điều trị và theo dõi đáp ứng điều trị ở các bệnh nhân NKBV [29], [39]. Kháng sinh khởi đầu thích hợp được định nghĩa khi ít nhất một KS được dùng nhạy in vitro với tất cả các mầm bệnh phân lập được. Nếu vi khuẩn là P. aeruginosa, điều trị phải phối hợp KS và ít nhất 2 trong số các KS đó nhạy cảm in vitro với P. aeruginosa. Các yếu tố khác cần xem xét để đánh giá KS thích hợp bao gồm: liều và khoảng cách giữa các liều, khả năng xâm nhập mô, thời điểm dùng thuốc, độc tính, nguy cơ kháng KS sử dụng trước đó [20]. Kháng sinh điều trị không thích hợp được định nghĩa khi kết quả xét nghiệm VK học cho thấy KS điều trị tại thời điểm chẩn đoán NKBV không hiệu quả với tác nhân phân lập được. Có 2 trường hợp xảy ra: Thiếu hẳn KS điều trị căn nguyên đó hoặc loại KS được dùng đã bị kháng [10], [38]. Tóm lại các quan điểm sử dụng KS được đa số thống nhất hiện nay là [10], [38]: - Khởi đầu bằng KS thích hợp dựa trên các dữ kiện lâm sàng về bệnh nhân, loại nhiễm khuẩn, dịch tễ học tại từng khu vực. - Đánh giá và thay đổi KS ban đầu dựa trên báo cáo kháng sinh đồ. - Đánh giá kết quả điều trị và quyết định thời gian điều trị tùy theo đáp ứng lâm sàng và tình trạng bệnh nhân. 1.4. TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN 1.4.1. Trên thế giới Nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, hệ thống y tế của tất cả các nước phát triển và nước nghèo đều chịu tác động nghiêm trọng của NKBV. Tổ chức Y tế thế giới tiến hành điều tra cắt ngang NKBV tại 55 bệnh viện của 14 nước trên thế giới đại diện cho các khu vực công bố tỉ lệ NKBV là 8,7%. Ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc NKBV [15]. Tác giả Gaynes, R và Edwards, J.R. đã phân tích dữ liệu từ Hệ thống Giám sát Nhiễm trùng Bệnh viện Quốc gia Mỹ (NNIS) năm 2003 nhận thấy
  • 13. trực khuẩn Gram âm có liên quan đến 23,8% nhiễm trùng máu, 65,2% các trường hợp viêm phổi, 33,8% của nhiễm trùng phẫu thuật và 71,1% nhiễm trùng đường tiết niệu [13]. Nghiên cứu của Askarian và đồng tác giả đã tiến hành trong 2 năm 2008-2009 từ dữ liệu của 3450 bệnh nhân được thu thập tại bệnh viện đại học Shiraz, Iran đã đưa ra kết luận: Tỷ lệ NKBV chung là 9,4%. Các NKBV phổ biến nhất là nhiễm trùng máu (2,5%), nhiễm trùng phẫu thuật (2,4%), nhiễm trùng đường tiết niệu (1,4%) và viêm phổi (1,3%). Sử dụng phân tích hồi quy logistic (nghiên cứu mối tương quan giữa một (hay nhiều) yếu tố nguy cơ và đối tượng phân tích) cho thấy tỷ lệ chênh lệch giữa nam giới và nữ mắc phải nhiễm trùng là 1,56. Các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến NKBV bao gồm sử dụng ống thông nội mạch trung tâm, điều chỉnh 3,86 và sử dụng ống thông niệu quản 3,06 [40]. Tỷ lệ NKBV tại bệnh viện đại học Martin nhận thấy tỷ lệ NKBV chung là 5,2%, tỷ lệ NKBV cao nhất được tìm thấy tại Khoa Phẫu thuật (9,3%). Các loại NKBV thường gặp là nhiễm trùng tiết niệu (27,3%), nhiễm trùng huyết (22,7%) và nhiễm trùng phẫu thuật (22,7%) [8]. Một cuộc khảo sát tỷ lệ một ngày được tiến hành tại 52 bệnh viện Trung Quốc từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015 trên 53.939 bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất một NKBV là 3,7%. Trong đó, các loại NKBV thường gặp là các loại thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp dưới (47,2%), tiếp theo là nhiễm trùng đường tiết niệu (12,3%), nhiễm trùng đường hô hấp trên (11,0%) và nhiễm trùng phẫu thuật (6,2%). Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất một NKBV ở khoa Hồi sức tích cực là cao nhất (17,1%). Các bệnh nhiễm trùng do thiết bị, bao gồm viêm phổi do máy thở, nhiễm trùng đường tiết niệu, và nhiễm trùng huyết mạch trung ương, chỉ chiếm 7,9% tổng số NKBV. Các vi sinh vật phân lập thường xuyên nhất là P. aeruginosa (9,4%), Acinetobacter baumannii (7,9%), K. pneumonia (7,3%) và E. coli (6,6%) [9]. Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu, ước tính 3,2 triệu bệnh nhân bị NKBV hàng năm và hậu quả là gần 37.000 bệnh nhân chết [21]. Tại Ấn Độ, tỷ lệ NKBV năm 2016 là 3,76%, khoa Hồi sức tích cực có tỷ lệ cao nhất là 25%, khoa Bỏng đạt 20% và khoa Nhi là 12,17%. Các mối liên quan đến NKBV được xác định gồm có: Thời gian nằm viện kéo dài, thông khí cơ học, sử dụng ống thông tiểu và tiếp xúc với điều hòa trung tâm [41]. Năm 2016, Cairns và
  • 14. đồng tác giả đánh giá thực trạng NKBV tại các trung tâm y tế và bệnh viện ở Scottish, Anh cho thấy tỷ lệ NKBV là 4,6%. Hô hấp, da và mô mềm, nhiễm trùng đường tiêu hóa và đường tiết niệu là những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất được điều trị tại thời điểm khảo sát [42]. 1.4.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn hạn chế, các cơ sở y tế trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn, nhận thức của nhân viên y tế chưa được đầy đủ do đó là điều kiện phát sinh, phát triển nhiễm khuẩn bệnh viện. Tại Việt Nam, đã có ba cuộc điều tra cắt ngang mang tính khu vực do Vụ Điều trị Bộ Y tế (nay là Cục Quản lý khám chữa bệnh) đã được thực hiện. Điều tra năm 1998 trên 901 người bệnh trong 12 bệnh viện toàn quốc cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 11,5%; trong đó nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 51% trong tổng số các ca nhiễm khuẩn [23]. Điều tra năm 2001 xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 6,8% trong 11 bệnh viện và viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân thường gặp nhất (41,8%) [43]. Điều tra năm 2005 tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy là 5,7% và viêm phổi bệnh viện cũng là nguyên nhân thường gặp nhất (55,4%) [44]. Bảng 1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện Việt Nam Nghiên cứu Năm NKBV (%) Phạm Đức Mục và cộng sự (11 bệnh viện trung ương) 2005 5,8 Nguyễn Thanh Hà và cộng ssự (6 bệnh viện phía Nam) Nguyễn Việt Hùng (36 bệnh viện phía Bắc) Trần Hữu Luyện. Giám sát NKVM của 1000 bệnh nhân có phẫu thuật tại bệnh viện trung ương Huế. Lê Thị Anh Thư. Giám sát VPBV liên quan thở máy của 170 bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy 2005 5,6 2006 7,8 2008 4,3 2011 39,4
  • 15. 15 Nguồn: Báo cáo KSNK Bộ Y tế /Bệnh viện Bạch mai tổ chức năm 2005, 2008, 2012. Tuy chưa có bức tranh đầy đủ về hiện trạng NKBV, song những điều tra của các bệnh viện và theo báo cáo của Vụ điều trị - Bộ Y tế 2005, tỷ lệ NKBV chung trong 19 bệnh viện đại diện các khu vực trong cả nước luôn dao động trong khoảng từ 3 -6,8% [45]. Trong khi đó, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2007 là 7,3%; năm 2008 là 5,8%; năm 2009 là 7,8%, trong đó: Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là nhiễm khuẩn vết mổ cao nhất 29,5%, nhiễm khuẩn da và mô mềm 23,5%, nhiễm khuẩn hô hấp 20,6% [37]. Theo nghiên cứu của Đoàn Mai Phương trong 8 năm (2002-2009) tại Bệnh viện Bạch Mai: Có 4 tác nhân chính gây NKBV gồm: A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae và Candida spp. So với năm 2002, năm 2009 có 2 tác nhân tăng tần suất gây bệnh gồm A. baumannii: từ 29,4% tăng lên 42,9% và Cadida spp: từ 29,4% tăng lên 18,4% [46]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai của Nguyễn Việt Hùng cho thấy, tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 20,9%, viêm phổi chiếm 64,8%, nhiễm khuẩn tiết niệu 18%, nhiễm khuẩn ống thông tĩnh mạch 10,5%, nhiễm khuẩn huyết 6,3% [44]. Một nghiên cứu khác cũng tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2005 tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong toàn bệnh viện là 6,7%, trong đó 74,4% là nhiễm khuẩn hô hấp, 41,7% tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện tập chung tại khu vực Hồi sức tích cực [44]. Bùi Tú Quyên và Trương Văn Dũng đã đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại khoa Ngoại, Sản Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc năm 2012 nhận thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 6,3%, nhiễm khuẩn vết mổ ở khoa ngoại là 11,4%; khoa sản là 2,7%. Đa số bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhiễm khuẩn vết mổ với sưng, nóng, đỏ đau. Có 45,4% vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ là tụ cầu vàng (S. aures), còn lại là trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa) và Enterococcus spp. [47]. Năm 2014, Trần Thị Hà Phương và các cộng sự đã nghiên cứu tình hình NKBV tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 2,7%, trong đó nhiễm khuẩn đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (38,5%).Các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện như thời gian nằm viện, đặt nội khí quản, thở máy, thông tiểu và phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p<0.05 [48].
  • 16. 16 Năm 2015, Đinh Vạn Trung đã nghiên cứu đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 nhận thấy: tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao nhất đạt 37,3%, tiếp đến là nhiễm khuẩn phổi 33,3%, nhiễm khuẩn tiết niệu 19,6% và thấp nhất là nhiễm vi rút đường hô hấp 1,9% [49]. Như vậy, tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại nhiều bệnh viện khác nhau. Cho thấy được tầm quan trọng có việc nghiên cứu đánh giá tình trạng này tại bệnh viện, để từ đó, đưa ra các phương pháp hạn chế cũng như xử lý các bệnh gây ra bởi nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • 17. 17 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1.Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2020. 2.1.2.Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa. 2.2. Nội dung nghiên cứu -Nội dung 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, thời gian nằm viện, khoa điều trị. - Nội dung 2.Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện: +Vị trí NKBV đúng về phương diện giải phẫu: nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết... + NKBV theo khu vực điều trị. + Số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân NKBV. - Nội dung 3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện : + Tuổi + Thời gian nằm viện + Những can thiệp nội, ngoại khoa: những thủ thuật xâm lấn (đặt ống thông tiểu, thông khí nhân tạo, đặt catheter ngoại vi hay trung tâm), can thiệp phẫu thuật. 2.3. Đối tượng nghiên cứu - HSBA của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. - Sổ sách, báo cáo và trên hệ thống máy tính của khoa, của kho dữ liệu bệnh viện và khoa KSNK.
  • 18. 18 Tiêu chí chọn - Những hồ sơ của người bệnh đã ra viện trong khoảng thời gian nghiên cứu được nộp về phòng Kế hoạch tổng hợp. - HSBA của người bệnh nội trú có thời gian điều trị ít nhất 48 giờ, kể cả bệnh nhân xuất viện, chuyển viện trong ngày điều tra tại các khoa lâm sàng trong thời điểm nghiên cứu. Tiêu chỉ loại trừ -Những hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có nhiễm khuẩn (NK) trước 48 giờ sau khi nhập viện. - Những hồ sơ người bệnh không đầy đủ thông tin trong HSBA về tình trạng bệnh tật, quá trình điều trị. +Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân : Tất cả bệnh nhân đang điều trị nội trú nhập viện trên 48 giờ, kể cả bệnh nhân xuất viện, chuyển viện trong ngày điều tra tại các khoa lâm sàng trong thời điểm nghiên cứu. +Tiêu chuẩn loại trừ : Loại trừ các bệnh nhân có nhiễm khuẩn (NK) trước 48 giờ sau khi nhập viện. 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Nghiên cứu sẽ tiến hành từ tháng 03 /2020 đến tháng 10/2020 - Địa điểm: tại Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa. 2.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.6.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.6.1. Cỡ mẫu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang: n = -Trong đó: n: Cở mẫu tối thiểu
  • 19. 19 Z= Hệ số tin cậy, có hàm phân phối 1- α /2 = 95% = 1,96 P= tỷ lệ có kiến thức = 0,5. q= 1- p = 1- 0,5 = 0,5 d= Sai số ước lượng x p = 0,1 x 0,5 = 0,05 (Ước tính sai số 10%) → Cỡ mẫu cần thiết n = 384≈ 400. 2.6.2. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. N = 2.186 (Tổng số lượng hồ sơ người bệnh nội trú trong tháng). Do đó: khoảng cách mẫu ta chọn là k = 5 (N/n= 2.186/ 400 ≈5) Ngày đầu mỗi tháng bốc thăm chọn một số ngẫu nhiên i với i là 10 số vào viện đầu tiên của tháng. Sau đó, ta chọn các hồ sơ bệnh án có số vào viện lần lượt là i, i + k, i + 2k, i + 3k, i + 4k, i + 5k, i + 6k... cho đến khi số mẫu và thời gian phù hợp theo tính toán ở trên. Nếu bệnh nhân không đúng đối tượng nghiên cứu thì chọn người tiếp theo cho đến khi chọn được và đối tượng chọn tiếp theo nữa theo thứ tự như ban đầu đã định. 2.7. Phương pháp thu thập số liệu - Cỡ mẫu là 400 hồ sơ bệnh án người bệnh điều trị nội trú, chia đều cho 07 tháng nghiên cứu, do đó sẽ tháng sẽ chọn 57- 58 hồ sơ bệnh án theo phương pháp chon mẫu như trên. - Quy trình thu thập sổ liệu: Nghiên cứu viên thu thập thông tin hàng tuần bằng việc sử dụng thông tin ra viện, thông tin điều trị của người bệnh trên HSBA từ tất cả các HSBA của người bệnh nằm viện đủ tiêu chuẩn trong tiêu chí nghiên cứu cho đến khi đủ mẫu. Bước 1: Nghiên cứu viên lấy danh sách người bệnh ra viện trong khoảng thời gian nghiên cứu của từng khoa tại phòng kế hoạch tổng hợp, và chọn các HSBA ra viện đủ tiêu chuẩn nằm điều trị nội trú trên 48 giờ trong vòng 1 tuần.
  • 20. 20 Bước 2: Tiến hành chọn HSBA theo phương pháp chọn mẫu nêu trên. Bước 3: Sau khi chọn được HSBA đủ tiêu chuẩn, sử dụng mẫu phiếu được xây dựng sẵn thu thập thông tin thứ cấp từ các HSBA được chọn. Bước 4: Nghiên cứu viên đối chiếu giữa phiếu điều tra và HSBA các trường hợp được xác định là NKBV thì thống nhất với Trưởng khoa KSNK, ký vào phiếu điều tra trước khi bàn giao HSBA lại cho phòng kế hoạch tổng họp. Nghiên cứu viên hoàn thiện thu thập số liệu nghiên cứu và nhập dữ liệu theo phần mềm xử lý đã lựa chọn. 2.8. Phân tích số liệu - Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 21.0. Sử dụng phương pháp phân tích mô tả để tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn cho từng tiểu mục. - Dùng lệnh Frequency để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. - Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng tỷ lệ % để phân tích. Kiểm định 2 được sử dụng để xem xét một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng với công việc của NVYT và mức ý nghĩa thống kê p <0,05.
  • 21. 21 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu trên 400 hồ sơ bệnh án của người bệnh đã nằm điều trị tại bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa. Kết quả nghiên cứu như sau: 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh trong mẫu nghiên cứu 3.1.1. Giới tính Bảng 3.1. Giới tính người bệnh Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 185 46,3 Nữ 215 53,7 Tổng 400 100 Kết quả phân tích bảng 3.1 cho thấy, trong số 400 người bệnh được chọn vào mẫu nghiên cứu có 53,7% là người bệnh nữ và 46,3% là người bệnh nam. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương - Mai Thị Tiết tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai năm 2014 nam 4 4 , 0 %, nữ 56,0% [53]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Ninh Hòa năm 2019, người bệnh là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới 55,3%. 3.1.2. Tuổi Bảng 3.2. Giới tính người bệnh Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) <18 tuổi 76 19,0 18- 60 tuổi 147 36,8 >60 tuổi 177 44,2 Tổng 400 100 Trong số 400 người bệnh được chọn vào mẫu nghiên cứu, nhóm người bệnh có độ tuổi >60 tuổi là cao nhất chiếm 44,2% và nhóm có độ tuổi <18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm 19,0%.
  • 22. 22 Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vự Ninh Hòa năm 2019, nhóm tuối từ 18-60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,1%, nhóm tuổi lớn hơn 60 có tỷ lệ thấp nhất chiếm 19,7%. 3.1.3. Thời gian nằm viện của người bệnh Bảng 3.3.Thời gian nằm viện Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) <7 ngày 218 54,5 7- 14 ngày 171 42,7 >14 ngày 11 2,8 Tổng 400 100 Theo kết quả phân tích tại bảng 3.3 thời gian nằm viện chiếm tỷ lệ cao nhất là <7 ngày 54,5% và thấp nhất là nhóm có thời gian nằm viện >14 ngày chỉ chiếm 2,8%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương - Mai Thị Tiết tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai năm 2014 thời gian nằm viện chiếm tỷ lệ cao nhất là <7 ngày 74,5% và thấp nhất là nhóm có thời gian nằm viện >14 ngày chỉ chiếm 10,3%. 3.1.4. Khoa điều trị Bảng 3.4.Khoa điều trị Khoa điều trị Số lượng Tỷ lệ (%) Nội tổng hợp 84 21,0 Ngoại tổng hợp 60 15,0 Nhi 56 14,0 Truyền Nhiễm 30 7,5 Phụ Sản 67 16,8 HSTC-CĐ 62 15,5 Tổng 400 100 Trong số 400 hồ sơ bệnh án của người bệnh được chọn vào mẫu nghiên cứu, được phân bố khá chênh lệch tại các khoa, cao nhất là khoa Nội tổng hợp 26,0% và thấp nhất là khoa Truyền Nhiễm chỉ chiếm (2,5%).
  • 23. 23 3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 3.2.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện Tình hình NKBV Số lượng Tỷ lệ % Có NKBV 11 2,8 Không NKBV 389 97,2 Tổng 400 100 Kết quả cho thấy tỷ lệ NKBV của Bệnh viện là 2,8%. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương - Mai Thị Tiết tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai năm 2014, tỷ lệ NKBV là 2,7% Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vự Ninh Hòa năm 2019 là 2,3%. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu về Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện ở người bệnh nội trú và các yếu tố liên quan của tác giả Nguyễn Thị Thúy tại bệnh viện thành phố Buôn Mê Thuột năm 2018 là 3,1% [28]. Kết quả này cũng thấp hơn so các nghiên cứu của một số tác giả: Nguyễn Việt Hùng (2010) là 4,4% [19]; Huỳnh Thị Vân bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (2003 và 2004) là 7.2%, 6.1% [31]. Tỷ lệ NKBV tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện. Bệnh viện quy mô càng lớn thì NKBV cao hơn bệnh viện có quy mô nhỏ. Những bệnh viện tiếp nhận càng nhiều bệnh nhân nặng, thực hiện nhiều can thiệp xâm lấn thì nguy cơ mắc NKBV càng cao. ở Việt Nam tỷ lệ NKBV chiếm từ 3-7%. So với các kết quả đã nghiên cứu trên đây, kết quả của chúng tôi thấp hơn. Bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa là bệnh viện hạng II nên các mặt bệnh chủ yếu là các bệnh thông thường, người bệnh nặng đã được chuyển lên bệnh viện tỉnh Khánh Hòa. Các trường mổ chủ yếu là mổ lấy thai, mổ ruột thừa, bóc u,..vì vậy, tỷ lệ mắc NKBV sau mổ cũng tương đối ít. Vì vậy, có lẽ đây là những nguyên nhân tỷ lệ NKBV ở nghiên cứu
  • 24. 24 của chúng tôi thấp hơn. Kết quả này cũng phù hợp vì trong giai đoạn hiện nay bệnh viện đang thực hiện đồng bộ các giải pháp can thiệp, xây dựng các quy định/ quy trình hướng dẫn và kiểm tra giám sát thường xuyên ý thức tuân thủ các quy trình vô khuẩn ở nhân viên y tế khi thực hành các thủ thuật xâm lấn, là biện pháp kiểm soát cần thiết nhằm giảm sự lây nhiễm chéo cho người bệnh trong cung cấp dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ NKBV. Một nguyên nhân nữa là qua khảo sát HSBA, những trường hợp nặng được Bác sĩ dùng kháng sinh sớm nên rất khó để xác định được NKBV. Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn so với kết quả điều tra các năm 2016, 2017, 2018 và 2019 của bệnh viện thì tỷ lệ NKBV lần lượt là: 1,6; 2,1; 1,67% [2] và 2,3 . Có lẽ là do có sự khác nhau về phương pháp, số lượng mẫu nhiều hơn. Tuy nhiên, với kết quả như vậy, cho thấy việc KSNK ở bệnh viện hiện nay tương đối tốt. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng cho thấy cần phải có những chiến lược KSNK tốt hơn nhằm giảm tỷ lệ NKBV, nâng cao chất luợng phục vụ người bệnh và uy tín của bệnh viện. Các biện pháp KSNK được đánh giá chính xác nhất khi các tỷ lệ NKBV được theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ NKBV là một chỉ số biểu thị chất lượng chăm sóc và điều trị. 3.2.2. Phân bố các loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí giải phẫu Bảng 3.6. Phân bố các loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí giải phẫu Vị trí nhiễm khuẩn NKBV ( n=11) Tần số (n) Tỷ lệ % Nhiễm khuẩn đường hô hấp (NKHH) 04 36,4 Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) 02 18,2 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKTN) 04 36,4 Nhiễm trùng da và mô mềm (NKDMM) 01 9,0
  • 25. 25 Tổng số 11 100 Kết quả phân tích tại bảng 3.6. cho thấy NKBV đường hô hấp và NKBV đường tiết niệu có tỷ lệ cao nhất (36,4%), tiếp theo là nhiễm khuẩn vết mổ 18,2%, nhiễm khuẩn da mô mềm thấp nhất (9,0%). Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương - Mai Thị Tiết tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai năm 2014 cho thấy NKBV đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (38,5%), nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn da và mô mềm (23,1%), nhiễm khuẩn đuờng tiết niệu (15,3%). Theo kết quả điều tra của Phạm Lê Tuấn, Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc năm 2006-2007 thì tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp luôn có tỷ lệ cao nhất lần lượt là 36,5%, và 37,7% .[7] 3.2.3. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo khoa điều trị Bảng 3.7. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo khoa điều trị Khoa điều trị Số BN Tỷ lệ % Nội tổng hợp 03 27,3 Ngoại tổng hợp 02 18,2 Nhi 02 18,2 Phụ Sản 01 9,0 HSTC-CĐ 03 27,3 Truyền Nhiễm 0 0 Liên chuyên khoa 0 0 Tổng 11 100 Kết quả tại bảng 3.4 cho thấy khoa HSTC-CĐ và khoa Nội tổng hợp có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất (27,3%); khoa Ngoại tổng hợp và khoa Nhi (18,2%); khoa Phụ Sản 9,0% và thấp nhất là khoa Truyền Nhiễm và khoa Liên Chuyên Khoa không có trường hợp nào.
  • 26. 26 Qua kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân “Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định 2011” cho thấy khối hồi sức cấp cứu có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất 17,1%, khối ngoại (7,6%) và Sản là 3,6% [8]. 3.2.4. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo loài vi khuẩn phân lập được Bảng 3.8. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo loài vi khuẩn phân lập được Khoa điều trị Số BN mắc NKBV Tỷ lệ % Escherichia Coli 02 18,2 Klebsiella pneumoniae sinh ESBL 03 27,4 Staphylococcus aureus 04 36,4 Enterrobacter faecalis 01 9,0 Pseudomonas aeruginosa 01 9,0 Tổng 11 100 Kết quả phân tích tại bảng 3.8 cho thấy vi khuẩn gây NKBV nhiều nhất là Staphylococcus aureus (36,4%) và Klebsiella chiếm tỷ lệ (27,4%), Escherichia coli (18,2), Enterrobacter faecalis và Pseudomonas aeruginosa chiếm tỷ lệ (9,0%). Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hồng tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Ninh Hòa năm 2019, có 8 tác nhân gây bệnh được phân lập được. Vi khuẩn có tỷ lệ cao nhất được phân lập: Cao nhất là Escherỉchỉa coli chiếm 50%, tiếp đến là Pseudomonas aeruginosa 12,5% và các tác nhân còn lại là Acinobacter spp, Staphylococcus epidermỉdỉs, Staphylococcus aureus, Enterobacter spp, Streptococcus spp đều (6,25%) được phát hiện chỉ trong một mẫu bệnh phẩm được phân lập. So với kết quả của tác giả Bùi Quan Vi tại bệnh viện Phú Tân kết quả của chúng tôi có sự khác biệt: có 7 loại tác nhân gây NKBV được phân lập: S.coagulase negative (31,2%), E.coli và Citrobacterỷreundỉi (18,8%), Serratia odorỉỷera biogroup 1 (12,5%), 3 vi khuấn Klebsiella.spp, Enterobacter aerogenes,
  • 27. 27 Serratia/ontỉcola có tỷ lệ bằng nhau là 6,2% [32]. Với tác giả Mai Thị Tiết kết quả của chúng tôi cũng có sự khác biệt: Loài vi khuẩn phân lập được trong NKBV chiếm tỷ lệ cao nhất là Staphylococcus aureus và Klebsiella chiếm tỷ lệ (30%),còn lại các vi khuẩn khác là Escherỉchỉa colỉ, Enterrobacter faecalỉs, Pseudomonas aerugỉnosa là (10%)[29]. Riêng Escherỉchia colỉ thì cả 3 nghiên cứu đều tìm thấy. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh 3.3.1. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và giới tính Bảng 3.9. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và giới tính Giới tính Nhiễm khuẩn bệnh viện p Có % Không % Nam 06 3,2 179 96,8 0,567 Nữ 05 2,3 210 97,7 Tổng 11 2,8 389 97,2 Kết quả phân tích tại bảng 3.9 cho thấy nam giới NKBV (3,2%) cao hơn nữ giới (2,3%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này tương đồng với kết quả của các tác giả Nguyễn Văn Hà, tác giả Trần Thị Hà đều có tỷ lệ nam mắc NKBV cao hơn nữ và không tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Thúy (2018) [28], tác giả Bùi Quan Vi (2016) [32]. 3.3.2. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và tuổi Bảng 3.10. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và tuổi Tuổi Nhiễm khuẩn bệnh viện p Có % Không % <18 tuổi 02 2,6 74 97,4 0,363 18- 60 tuổi 02 1,4 145 98,6 >60 tuổi 07 4,0 170 96,0 Tổng 11 2,8 389 97,3 Tỷ lệ NKBV ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm cao nhất là 4,0%; thấp nhất là nhóm tuổi từ 18- 60 tuổi (1,6%). Nhóm tuổi > 60 tuổi có tỷ lệ NKBV cao nhất là vì nhóm tuổi cao khả năng miễn dịch suy giảm, hơn nữa tuổi cao cũng dễ đi kèm mắc các bệnh mạn
  • 28. 28 tính như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch ...tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,363). Kết quả nghiên cứu này không tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng (2019) Bùi Quan Vi [32], tác giả Nguyễn Văn Hà (2010) cho thấy yếu tố tuổi có liên quan đến NKBV (p<0,001) [15] và nghiên cứu của Trần Thị Hà (2015) nhóm người bệnh có tuổi trên 60 tuổi có nguy cơ mắc NKB V cao hơn các nhóm còn lại (p<0,001) [16]. 3.3.3. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian điều trị Bảng 3.11. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian điều trị Thời gian điều trị Nhiễm khuẩn bệnh viện p Có % Không % <7 ngày 03 1,4 215 98,6 0,000 7- 14 ngày 05 2,9 166 97,1 >14 ngày 03 27,3 08 72,7 Tổng 11 2,8 389 97,3 NKBV xảy ra trên các nhóm đối tượng người bệnh có số ngày điều trị khác nhau: cao nhất ở nhóm nằm viện kéo dài trên 14 ngày (27,3%), nhóm nằm viện từ 7-14 ngày chiếm tỷ lệ (2,9%) và nhóm nằm viện < 7 ngày chiếm (1,4%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Thời gian nằm viện của người bệnh là yếu tố liên quan đến NKBV đã được nhiều nghiên cứu thừa nhận. Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả khác ở Việt Nam cũng nhu trên thế giới [15,16, 28, 32,] đã chỉ ra rằng thời gian nằm viện vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của mắc NKBV. Người bệnh nằm viện lâu, tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh có mặt hầu hết trong môi truờng bệnh viện, trên bề mặt tiếp xúc, trong không khí hay vật dụng xung quang nguời bệnh, rất dễ bị lây nhiễm. Hơn nữa, nguời bệnh nằm lâu thuờng là bệnh nặng, phải can thiệp nhiều các chăm sóc y tế, vì vậy càng tăng thêm cơ hội mắc NKBV, thêm vào đó những nguời bệnh này cũng thuờng là những bệnh nặng hoặc mang nhiều bệnh phối họp, khả năng đề kháng miễn dịch suy giảm nên
  • 29. 29 do đó cũng dễ bị NKBV hơn. 3.3.4. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và khoa điều trị Bảng 3.12. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và khoa điều trị Khoa điều trị Nhiễm khuẩn bệnh viện p Có % Không % Nội tổng hợp 03 2,9 101 97,1 0,447 Ngoại tổng hợp 04 4,9 77 95,1 Nhi 02 2,6 74 97,4 Truyền Nhiễm 0 0 10 0 Phụ Sản 0 0 35 0 HSTC-CĐ 02 2,1 92 97,8 Tổng 11 2,8 389 97,3 Kết quả tại bảng 3.12. cho thấy khoa HSTC-CĐ và khoa Nội tổng hợp có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất (27,3%); khoa Ngoại tổng hợp và khoa Nhi (18,2%); khoa Phụ Sản 9,0% và thấp nhất là khoa Truyền Nhiễm và khoa Liên Chuyên Khoa không có trường hợp nào. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,447). Về tỷ lệ NKBV tại khoa HSTC- CĐ và khoa Nội tổng hợp là cao nhất. Cả hai khoa này thường tiếp nhận nhiều bệnh nặng và thường phải can thiệp nhiều các thủ thuật xâm lấn đặc biệt là thở máy, nên khả năng mắc NKBV cũng cao hơn. Mặc khác áp lực công việc tại bộ phận hồi sức luôn cao hơn các bộ phận khác do tính chất cấp cứu cấp thiết nên thường bỏ qua bước trong khi thực hiện thao tác cấp cứu. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất chưa tốt, phòng bệnh chật chội chưa đáp ứng với số lượng người bệnh vào điều trị, chưa có phòng bệnh cách ly riêng cho các trường họp NKBV phát hiện, đó là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ NKBV ở đây cao hơn các đơn vị khác. Tuy nhiên kết quả về mối liên quan giữa NKBV và khoa điều trị thì nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy ý nghĩa thống kê (p=0,447), không tương đồng với các nghiên cứu của Lê Thị Hồng (2019) nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà (2005), của Trần Thị Hà (2015) [14,16].
  • 30. 30 3.3.5. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thủ thuật xâm lấn Bảng 3.13. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thủ thuật xâm lấn Thủ thuật xâm lấn Nhiễm khuẩn bệnh viện p Có % Không % Có thực hiện thủ thuật xâm lấn 5 7,9 58 92,1 0,006 Không thực hiện thủ thuật xâm lấn 6 1,8 331 98,2 Tổng 11 2,8 389 97,3 Kết quả phân tích tại bảng 3.13 cho thấy những người bệnh có thực hiện thủ thuật xâm lấn có tỷ lệ NKBV (7,9%) cao hơn những người bệnh không thực hiện thủ thuật xâm lấn (1,8%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,006). Kết quả này tương đồng với nghiên nghiên cứu của Lê Thị Hồng (2019). Chúng tôi nhận thấy NKBV thực sự gia tăng khi kèm thêm các thủ thuật xâm lấn ở bệnh nhân và thời gian lưu càng dài nguy cơ càng cao. Vì vậy, trong các khuyến cáo về phòng ngừa NKBV đều nhấn mạnh hạn chế tối đa thủ thuật xâm lấn, bảo đảm kỹ thuật và cách chăm sóc chuẩn sẽ góp phần làm giảm nguy cơ NKBV. Tần suất NKBV thay đổi tùy theo đối tượng bệnh nhân và các can thiệp xâm lấn.
  • 31. 31 KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1.Tỷ lệ NKBV của bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa - Tỷ lệ NKBV của bệnh viện ĐKKV Ninh Hòa là 2,8%; - NKBV đường hô hấp và NKBV đường tiết niệu có tỷ lệ cao nhất (36,4%); - Khoa HSTC-CĐ và khoa Nội tổng hợp có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất (27,3%); -Vi khuẩn gây NKBV chiếm tỷ lệ cao là Staphylococcus aureus (36,4%) và Klebsiella chiếm tỷ lệ (27,4%). 2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện - Không tìm thấy mối liên quan giữa NKBV với tuổi, giới tính, khoa điều trị của người bệnh (p>0,05). - Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa NKBV với thời gian điều trị của người bệnh và thực hiện kỹ thuật xâm lấn trên người bệnh (p<0.05).
  • 32. 32 KHUYẾN NGHỊ 1. Nhân viên y tế trực tiếp điều trị, chăm sóc người bệnh cần tuân thủ nghiêm các quy trình, quy định về KSNK đặc biệt là trước, trong và sau khi tiến hành các thủ thuật trên người bệnh. 2. Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật bảo đảm vô khuẩn khi tiến hành các thủ thuật xâm lấn. Giám sát chặt chẽ các quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn đối với các dụng cụ, vật tư y tế sử dụng cho bệnh nhân. 3. Tăng cường các phương tiện, trang thiết bị thuận tiện cho việc vệ sinh tay khi tiến hành thăm khám và tiến hành thủ thuật. 4. Đối với những người bệnh điều trị dài ngày trên 14 ngày cần phải có kế hoạch điều trị, chăm sóc cụ thể, thực hiện các biện pháp phòng ngừa hạn chế tối đa NKBV cho người bệnh. 5. Tăng cường các hoạt động giám sát tình trạng NKBV, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các NKBV chuyên biệt để đưa ra giải pháp cụ thể.