SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 35
i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM
KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
---------------------------------

ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở
VIỆT NAM NĂM 2012

Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trà Thị Thảo
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Hiền
MSSV: 1154020299

Lớp: 11DTNH15

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
ii

Lời cam đoan


Em xin cam đoan đề tài đồ án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các
công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông
tin thứ cấp sử dụng trong đồ án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Em xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận án.

Sinh Viên
(Ký tên)

Đặng Thị Hiền
iii

Lời cảm ơn


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn Th.S Trà Thị Thảo Cô đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện
và hoàn thành đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM,
Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em thực hiện
đồ án.
Em xin chúc các thầy cô Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng luôn khỏe
mạnh và luôn thành công trên mọi bước đường đời.

Sinh Viên
(Ký tên)

Đặng Thị Hiền
iv

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

……, ngày … tháng … năm 2013
(Ký tên)
v

MỤC LỤC


Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ iv
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN.............2
1.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán ..................2
1.1.1 Khái niệm cán cân thanh toán .....................................................................2
1.1.2 Đặc điểm của cán cân thanh toán ..............................................................3
1.1.3 Nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán .................................................3
1.2 Cấu trúc cán cân thanh toán ..............................................................................3
1.2.1 Cán cân vãng lai.........................................................................................4
1.1.2 Cán cân vốn ................................................................................................6
1.2.3 Cán cân tổng thể.........................................................................................7
1.2.4 Cán cân đù đắp chính thức.........................................................................8
1.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán ........................................................8
1.3.1 Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại.................................................8
1.3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai .....................................................9
1.3.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản ........................................................9
1.3.4 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể .....................................................9
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai .....................................................9
1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai ..............................................9
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vốn ...................................................11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM NĂM
2012 ...........................................................................................................................13
2.1 Cán cân vãng lai ...............................................................................................13
2.1.1 Cán cân thương mại ................................................................................13
2.1.2 Cán cân dịch vụ ........................................................................................17
2.1.3 Cán cân thu nhập đầu tư ..........................................................................17
2.1.4 Cán cân chuyển tiền .................................................................................17
2.2 Cán cân vốn ....................................................................................................18
2.2.1 Đầu tư trực tiếp (FDI): ............................................................................18
vi

2.2.2 Đầu tư gián tiếp (FII) ...............................................................................20
2.2.3 ODA – Duy trì sự ổn định ........................................................................20
2.3 Bảng tổng kết Cán cân thanh toán năm 2012 và dự đoán năm 2013 .............21
2.3.1 Bảng tổng kết cán cân thanh toán năm 2012 ...........................................21
2.3.2 Dự đoán năm 2013 ...................................................................................23
2.4 Những tồn tại trong cán cân thanh toán ở Việt Nam ......................................24
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP CÂN BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN ...........25
3.1 Tác động trực tiếp bằng các biện pháp đến cán cân thương mại và đảm bảo
nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán ..............................................................25
3.2 Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế...................27
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................28
vii

Danh mục các bảng biểu

Trang
Bảng 2.1

Cán Cân Thanh Toán Năm 2012 (Đơn vị: Triệu USD)

Biểu đồ 2.1

Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012

21
13

Biểu đồ 2.2

Cơ Cấu Xuất Khẩu Trong Năm 2012

15

Biểu đồ 2.3

Cơ Cấu Nhập Khẩu Năm 2012

16

Biểu đồ 2.4

Kiều hối về Việt Nam giai đoạn 1991-2012

18

Biểu đồ 2.5

Cơ cấu FDI năm 2012

19
1

LỜI MỞ ĐẦU


Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là
rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân sự,
chính trị, .... Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu, chi ngoại tệ cho một quốc
gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán. Trong điều kiện nền kinh tế
mở hiện nay, việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng để có
được những chính sách đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế, điều này khiến cho vai
trò của cán cân thanh toán trở nên hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện
nền kinh tế phát triển quá nóng và đang gặp nhiều khó khăn, môi trường kinh tế
quốc tế diễn biến tiêu cực, cán cân thanh toán phản ánh những diễn biến xấu của
nền kinh tế. Thâm hụt trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán Việt Nam
được đánh giá là một trong 3 ngòi nổ của khủng hoảng kinh tế. Vậy, thực chất cán
cân thanh toán là gì, vai trò và sức ảnh hưởng của nó đến đâu trong nền kinh tế thời
kỳ hội nhập hiện nay. Với đề tài: “Thực trạng cán cân thanh toán ở Việt Nam
năm 2012”, đồ án này sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và thực tế
diễn biến ở Việt Nam, cũng như chỉ ra những nguy cơ tiểm ần trong cán cân thanh
toán của Việt Nam trong thời gian gần đây. Gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cán cân thanh toán
Chương 2: Thực trạng cán cân thanh toán ở Việt Nam năm 2012
Chương 3: Các biện pháp cân bằng cán cân thanh toán
2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN
1.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán
1.1.1 Khái niệm cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán (Balance of Payment) của một quốc gia là một bản báo
cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép tất cả các giao dịch kinh tế giữa
người cư trú và người không cư trú trong một kỳ nhất định, thường là một
năm.
 Các giao dịch kinh tế là giao dịch về:
-

Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

-

Thu nhập của người lao động, thu nhập từ hoạt động đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

-

Chuyển giao vãng lai một chiều.

-

Chuyển vốn vào trong nước và chuyển vốn ra nước ngoài trong
lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá.

 Người cư trú bao gồm các tổ chức hoặc cá nhân trong nước. Ngoài
ra còn bao gồm:
-

Văn phòng đại diện ở nước ngoài của các tổ chức trong nước.

-

Công dân trong nước cư trú ở nước ngoài dưới 12 tháng.

-

Công nhân trong nước đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm
viếng nước ngoài không kể thời hạn.

-

Người nước cư trú ở Việt Nam từ 12 tháng trở lên.

 Người không cư trú bao gồm các tổ chức hoặc cá nhân ở nước
ngoài. Ngoài ra còn bao gồm:
-

Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài ở trong nước.

-

Công dân trong nước cư trú ở nước ngoài trên 12 tháng.

-

Công dân nước ngoài đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm
viếng trong nước không kể thời hạn.

-

Người nước ngoài cư trú ở trong nước dưới 12 tháng.

 Ở Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chịu trách
nhiệm chủ trì lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán. Dòng tiền
hạch toán: USD.
3

1.1.2 Đặc điểm của cán cân thanh toán

-

Ghi chép các luồng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tài sản.

-

Ghi chép các thay đổi về tài sản Nợ và tài sản Có giữa người cư trú và
người không cư trú.

-

Giống báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp, các
cán cân thanh toán cho biết trong một kỳ nhất định, một quốc gia có
các nguồn tiền từ đâu và sử dụng các nguồn tiền đó như thế nào.

1.1.3 Nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán

-

Nguyên tắc bút toán kép: một bút toán ghi nợ bao giờ cũng có một
bút toán ghi có tương ứng và ngược lại.

-

Các bút toán ghi nợ ghi chép các giao dịch:
 Mua hàng hóa và dịch vụ nước ngoài.
 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
 Mua các tài sản tài chính ở nước ngoài.
 Giảm các tài sản nợ nước ngoài.

-

Các giao dịch được ghi nợ là các giao dịch làm phát sinh cầu ngoại tệ.

-

Các bút toán ghi có ghi chép các giao dịch:
 Bán hàng và dịch vụ.
 Giảm quyền sở hữu các Tài sản tài chính ở nước ngoài.
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 Phát hành các chứng khoán cho người nước ngoài.

-

Các giao dịch được ghi có là các giao dịch làm phát sinh cung ngoại
tệ.

1.2 Cấu trúc cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán gồm 4 bộ phận chính:
Cán cân vãng lai
Cán cân vốn
4

Cán cân tổng thể
Cán cân bù đắp chính thức
1.2.1 Cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai tổng hợp các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa
người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của
người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào
giấy tờ có giá, lãi vay, lãi tiền gửi nước ngoài và chuyển giao vãng lai
một chiều.
Cán cân vãng lai được chia nhỏ thành 4 cán cân tiểu bộ phận:
-

Cán cân thương mại.

-

Cán cân dịch vụ.

-

Cán cân thu nhập.

-

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều.

Cán cân thương mại (Cán cân hữu hình):
Cán cân này phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng
hóa trong một thời kỳ nhất định.
Khi cán cân thương mại thặng dư, điều này có nghĩa là quốc gia đó
đã thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược
lại, cán cân bội chi phản ánh quốc gia đó nhập khẩu nhiều hơn xuất
khẩu.
Khi xuất khẩu, trị giá hàng hóa xuất khẩu được phản ánh vào bên có.
Khi nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu được phản ánh vào bên nợ (Vì
xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường
ngoại hối. Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ).
Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình):
Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước
phí vận chuyển thuê tàu, bến bãi,..) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp
luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh,…
5

Thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân thương mại nhưng gắn với
việc xuất nhập khẩu dịch vụ.
Ghi chép: Xuất khẩu dịch vụ phản ánh bên Có, nhập khẩu dich vụ
phản ánh bên Nợ.

Cán cân thu nhập (Yếu tố thu nhập):
Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào chuyển ra. Bao gồm:
Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập
khác,…) do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.
Thu nhập từ hoạt động đầu tư như: FDI, ODA,…Các khoản thanh
toán và được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập
từ đầu tư nước ngoài từ trước.
Ghi chép: Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có (làm tăng cung ngoại
tệ). Khi chuyển thu nhập ra phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại
tệ).
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:
Bao gồm các khoản chuyển giao một chiều không được hoàn lại:
Viện trợ không hoàn lại.
Khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu.
Trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ.
Ghi chép:
·

Các khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội
địa do thu được từ nước ngoài, làm tăng cung ngoại tệ → phản
ánh vào bên Có.

·

Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh toán cho người
nước ngoài, phát sinh cầu ngoại tệ → phản ánh vào bên Nợ.
6

Các giao dịch kinh tế được hạch toán trong cán cân vãng lai là khoản
thu và chi mang tính chất thu nhập, phản ánh việc chuyển giao quyền
sở hữu về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú.
Các khoản thu phản ánh tăng tài sản thuộc quyền sở hữu.
Các khoản chi phản ánh giảm tài sản thuộc quyền sở hữu.
1.1.2 Cán cân vốn
Tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa người cư trú
và người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước
và chuyển vốn từ trong nước ra nước ngoài trong lĩnh vực:
-

Đầu tư trực tiếp.

-

Đầu tư vào giấy tờ có giá.

-

Vay và trả nợ vay nước ngoài.

-

Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài.

-

Chuyển giao vốn một chiều.

Cán cân vốn có thể chia thành 3 cán cân tiểu bộ phận:
-

Cán cân vốn dài hạn.

-

Cán cân vốn ngắn hạn.

-

Cán cân chuyển giao vốn một chiều.

Cán cân vốn dài hạn:
Hạch toán chủ yếu các luồng lưu chuyển vốn phát sinh từ hoạt động
đầu tư trực tiếp (Foreign Direct Investment-FDI) và từ hoạt động đầu
tư gián tiếp (Portfolio Investment).
FDI là hoạt động đầu tư mang lại quyền kiểm soát các dự án hoặc
công ty ở nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp bao gồm các hoạt động đầu tư vào các giấy tờ có giá
như trái phiếu và cổ phiếu.
Ngoài ra, cán cân vốn dài hạn còn hạch toán các lưu chuyển vốn phát
sinh từ các hoạt động cho vay và đi vay thuộc khu vực công cũng như
khu vực tư.
Cán cân vốn ngắn hạn:
7

Ghi chép các lưu chuyển vốn phát sinh từ các hoạt động đầu tư ngắn hạn
như:
Tín dụng thương mại ngắn.
Gửi tiền ngắn hạn.
Mua bán các công cụ trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, tín
phiếu thương mại và giấy chứng nhận tiền gửi khả nhượng.
Cán cân chuyển giao vốn một chiều:
Ghi chép các khoản lưu chuyển vốn cho mục đích đầu tư dưới các thức như:
Viện trợ chính phủ không hoàn lại.
Các khoản nợ được xóa.
Tài sản bằng tiền hoặc hiện vật của người cư trú di cư mang ra nước
ngoài và của người không cư trú di cư mang vào trong nước.
Đặc điểm các giao dịch hạch toán trong cán cân vốn:
Phản ánh sự chuyển giao quyền sử dụng về tài sản giữa người cư trú
và người không cư trú chứ không phải sự thay đổi quyền sở hữu về tài
sản.
Cán cân cơ bản:
-

Cán cân cơ bản bằng tổng hai cán cân: Cán cân vãng lai và cán
vốn dài hạn.

-

Cán cơ bản phản ánh tương đối tổng quát tình trạng nợ nước
ngoài của một quốc gia.

-

Tình trạng cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và
tỷ giá hối đoái.

1.2.3 Cán cân tổng thể
 Cán cân tổng thể bằng tổng hai cán cân: cán cân vãng lai và cán cân
vốn.
8

 Trong thực tế, cán cân tổng thể còn bao gồm một hạng mục được gọi
là nhẫm lẫn và sai sót.
1.2.4 Cán cân đù đắp chính thức
 Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các hạng mục như dự trữ ngoại
hối quốc gia, quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương các nước
khác.
 Hạng mục dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định.
 Tổng của hai cán cân tổng thể và bù đắp chính thức luôn bằng không.
Cán cân tổng thể = - Cán cân bù đắp chính thức
1.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán
 Với nguyên tắc bút toán kép, cán cân thanh toán luôn cân bằng.
 Khi nói cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư là các nhà kinh tế
muốn nói đến thâm hụt hay thặng dư của một nhóm cán cân bộ phận
nhất định trong cán cân thanh toán.
1.3.1 Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại
Cán cân thương mại cho biết:
-

Xu hướng vận động của cán cân vãng lai.

-

Mức độ mở cửa của nền kinh tế.

-

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tình trạng Cán cân thương mại ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng
đến tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Ví dụ: Cán cân thương mại thâm hụt thường tác động làm tỷ giá tăng,
nội tệ giảm giá,…
9

1.3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai
Tình trạng cán cân vãng lai ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến
tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
1.3.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản
Cán cân cơ bản phản ánh tổng quát tình trạng nợ nước ngoài của một
quốc gia vì vốn dài hạn có đặc trưng của sự phân phối lại thu nhập
tương đối ổn định trong một thời gian dài giữa một quốc gia và phần
thế giới còn lại.
Sự bù đắp cho nhau giữa thặng dư của cán cân vãng lai và thâm hụt
cán cân vốn dài hạn có thể được duy trì lâu dài.
Một quốc gia có cán cân vãng lai thâm hụt và đồng thời có các luồng
vốn dài hạn ròng chảy ra; điều này làm cho cán cân cơ bản bị thâm
hụt nặng nề.
1.3.4 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể
Với tỷ giá cố định:
-

Tình trạng cán cân tổng thể cho biết áp lực dẫn đến phá giá hay
nâng giá nội tệ.

-

Để duy trì tỷ giá cố định, Ngân hàng trung ương dùng dự trữ
ngoại hối để can thiệp.

Với tỷ giá thả nổi:
Cán cân tổng thể luôn có xu hướng vận động trở về trạng thái
cân bằng.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai
1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai
- Tăng trưởng kinh tế.
-

Tỷ giá hối đoái.

-

Lạm phát.

-

Các rào cản thương mại.
10

-

Tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế:
Quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao thường trải qua thời kỳ thâm
hụt cán cân thương mại.
Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá biến động lên Xuất khẩu và Nhập khẩu.
Trong điều kiện hệ số co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩu và cầu hàng
hóa nhập khẩu tương đối cao thì khi tỷ giá tăng sẽ làm tăng xuất khẩu
và giảm nhập khẩu; điều có thể sẽ dẫn đến cải thiện cán cân vãng lai.
Trong quá khứ, nhiều nền kinh tế thường sử dụng biện pháp phá giá
nội tệ để cải thiện cán cân vãng lai.
Ngày này, nhiều nền kinh tế thực hiện chính sách duy trì đồng tiền
yếu để tạo lợi thế cạnh tranh về giá và cải thiện cán cân vãng lãi.
Cơ sở lý thuyết (điều kiện Marshall-Lerner) cũng như bằng chứng
thực nghiệm (hiệu ứng tuyến J) chỉ ra rằng phá giá không phải lúc nào
cũng dẫn đến cải thiện cán cân vãng lai.
Về mặt lý thuyết, điều kiện Marshall-Lerner chỉ ra rằng:
Phá giá nội tệ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cán cân vãng lai
nếu như tổng giá trị hệ co gian (hệ số co giãn cầu xuất nhập +
hệ số co giãn cầu nhập khẩu) lớn hơn 1.
Phá giá tạo ra 2 hiệu ứng, hiệu ứng giá và hiệu ứng lượng.
Hiệu ứng giá là nhân tố làm cho cán cân vãng lai xấu đi.
Hiệu ứng lượng là nhân tố góp phần cải thiện cán cân vãng lai.
Tình trạng cán cân vãng lai sau khi phá giá phụ thuộc vào tính
trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá.
Các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng:
Phá giá thường không tránh được hiệu ứng tuyến J.
Cán cân vãng lai xấu đi sau khi phá giá, sau đó dần dần mới
được cải thiện theo thời gian.
11

Hiệu ứng tuyến J:
Cán cân vãng lai

Tuyến J

Thặng dư (+)
t1

t2

t3

Thâm hụt (-)

Ba nguyên nhân chính giải thích hiệu ứng tuyến J:
Phản ứng của người tiêu dùng diễn ra chậm.
Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm
Cạnh tranh không hoàn hảo.
Lạm phát:
Một quốc gia có mức lạm phát cao hơn so với các đối tác thương mại
thường trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân vãng lai.
Các rào cản thương mại:
Nhiều quốc gia sử dụng các rào cản thương mại để bảo vệ cán cân
vãng lai.
Biện pháp này không thích hợp trong bối cảnh tự do hóa thương mại.
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vốn
- Lãi suất.
-

Các loại thuế.

-

Các biện pháp kiểm soát vốn.

-

Các kỳ vọng về sự thay đổi giá.

Lãi suất:
Lãi suất ở một quốc gia tăng sẽ làm cho các tài sản tài chính của quốc gia đó
hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
→ Cán cân vốn có thể được cải thiện trong ngắn hạn.
12

Các loại thuế:
Áp dụng các loại thuế đánh trên lãi vốn (capital gain) hoặc đánh trên các
khoản thu nhập đầu tư (cổ tức và lãi cho vay) sẽ làm cho các chứng khoán
không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
→ Cán cân vốn có thể bị xấu đi.
Các biện pháp kiểm soát vốn:
Nhiều quốc gia sử dụng các biện pháp mang tính hành chính để hạn
chế vốn lưu chuyển ra nước ngoài.
Các biện pháp này không còn thích hợp trong xu thế tự do hóa đầu tư
ngày càng gia tăng.
Các kỳ vọng về sự thay đổi tỷ giá:
Các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào các chứng khoán nước ngoài nếu
mức sinh lợi cao hơn.
Mức sinh lợi của chứng khoán nước ngoài phụ thuộc vào mức sinh lợi
danh nghĩa của chứng khoán và mức thay đổi tỷ giá.
Khi một đồng tiền tăng giá, mức sinh lợi của chứng khoán ghi bằng
đồng tiền đó sẽ tăng.
Một đồng tiền được kỳ vọng là tăng giá thì các chứng khoán ghi bằng
đồng tiền đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Vì thế cán cân vốn của một quốc gia có thể được cải thiện nếu đồng
tiền của quốc gia đó được kỳ vọng là tăng giá.
13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM NĂM
2012
2.1 Cán cân vãng lai
2.1.1 Cán cân thương mại
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan công bố thì tổng kim ngạch
hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước năm 2012 đạt gần 228,37 tỷ USD, tăng
12,1% so với kết quả thực hiện của năm 2011.

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa
của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)
14

 Xuất nhập khẩu hàng hóa:
Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD,
tăng 18,3% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3
tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt
72,3 tỷ USD, tăng 31,2%.
Kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu nhờ vào các mặt hàng như:
Điện tử, máy tính và linh kiện (đạt 7,8 tỷ USD, tăng 69%); điện thoại các
loại và linh kiện (đạt 12,6 tỷ USD, tăng 97%), hàng dệt may (đạt 15 tỷ USD,
tăng 7%); giày dép (đạt 7,2 tỷ USD, tăng 10%)... Các mặt hàng trên đều
thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất
khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp. Nhiều nhóm hàng nông sản tăng khá
về lượng xuất khẩu: Sắn và sản phẩm sắn tăng 55,2%; cà phê tăng 37,9%;
cao su tăng 23,8%; gạo tăng 13,1%. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt
trên 8 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu
những mặt hàng nông sản trên không cao do ảnh hưởng của đơn giá thế giới
giảm như: Giá sắn và sản phẩm sắn giảm 16,8%; cà phê giảm 6,2%; hạt điều
giảm 15%; gạo giảm 7,1%; chè giảm 2,2%... Các mặt hàng xuất khẩu truyền
thống vẫn giữ mức tăng khá là: Dây và cáp điện tăng 41,2%; sản phẩm gốm
sứ tăng 20%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 17,3%; giày dép tăng 10,6%; hàng dệt
may tăng 7,1%.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 có sự thay đổi so với năm
2011: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt
51,7 tỷ USD, tăng 49,9% và chiếm 45,1% (Năm 2011 là 35,6%), chủ yếu do
tăng kim ngạch của điện thoại và linh kiện, tăng 6,2 tỷ USD (tăng 97,7%).
Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 39 tỷ USD, tương
đương năm 2011 nhưng tỷ trọng giảm từ 40,3% năm 2011 xuống 34,1% năm
2012. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 17,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm
trước nhưng tỷ trọng không đổi với 15,4%. Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,2 tỷ
USD, xấp xỉ năm 2011 và tỷ trọng giảm từ 6,3% năm 2011 xuống 5,4% năm
2012.
15

Biểu đồ 2.2 Cơ Cấu Xuất Khẩu Trong Năm 2012

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)

 Nhập khẩu hàng hóa:
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so
với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm
6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%. Mức
tăng kim ngạch nhập khẩu năm nay đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây
(không tính đến năm 2009).
Về mặt hàng nhập khẩu năm nay, kim ngạch một số mặt hàng phục vụ gia
công, lắp ráp tăng là: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng
66,8%; vải đạt 7 tỷ USD, tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt
3,2 tỷ USD, tăng 7,9%. Nhiều mặt hàng nguyên liệu tăng thấp hoặc giảm cả
về lượng và trị giá như: Hóa chất 2,8 tỷ USD, tăng 2,3%; sản phẩm hóa chất
16

đạt 2,5 tỷ USD, tăng 2,9%; xăng dầu 8,9 tỷ USD, giảm 10%; phân bón 1,6 tỷ
USD, giảm 7,9%; sắt thép 6 tỷ USD, giảm 7%; kim loại thường 2,7 tỷ USD,
giảm 1,1%; sợi dệt 1,4 tỷ USD, giảm 9%; bông 875 triệu USD, giảm 16,9%.
Thực trạng trên phản ánh nhu cầu của đầu tư và tiêu dùng trong nước thấp.
Tuy nhiên, đáng chú ý là sự gia tăng kim ngạch của một số mặt hàng có năng
lực sản xuất trong nước cao như: Sản phẩm chất dẻo tăng 23,5%; rau quả
tăng 14%; giấy tăng 8,9%. Nhập khẩu ô tô năm nay ước tính đạt 2,1 tỷ USD,
giảm 32,5%, trong đó ô tô nguyên chiếc 605 triệu USD, giảm 41,2%, mức
giảm mạnh do chính sách hạn chế phương tiện ô tô của Nhà nước cũng như
doanh nghiệp và người dân thắt chặt chi tiêu.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 cũng có sự thay đổi so với
năm 2011, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011, chủ yếu do tỷ
trọng nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng có liên quan đến lắp
ráp hàng xuất khẩu tăng từ 29% lên 36,9%. Nhóm hàng nguyên nhiên vật
liệu chiếm 56,3%, giảm so với mức 61,6% của năm trước; nhóm hàng tiêu
dùng đạt 7,8 tỷ USD, chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011.

Biểu đồ 2.3 Cơ Cấu Nhập Khẩu Năm 2012

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
17

Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu
hàng hóa kể từ năm 1993. Trong năm chỉ có ba tháng nhập siêu ở mức thấp,
các tháng còn lại đều xuất siêu, đặc biệt là các tháng cuối năm. Nguyên nhân
chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu
tăng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Đáng chú ý là xuất siêu hàng hóa chủ
yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ
USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế
trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD.

2.1.2 Cán cân dịch vụ
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3%
so với năm 2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ
vận tải 2,1 tỷ USD, giảm 15,5%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012
ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2011, trong đó dịch vụ vận
tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%; dịch vụ du lịch 1,9 tỷ USD, tăng 8,5%. Nhập
siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng
32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012.
2.1.3 Cán cân thu nhập đầu tư
Năm 2011, cán cân thu nhập đầu tư thâm hụt 5,1 tỉ USD; theo số liệu cán cân
thanh toán 3 quý đầu năm 2012 của Ngân hàng nhà nước, cán cân thu nhập
thâm hụt 3,831 tỉ USD. Có thể ước cán cân thu nhập đầu tư năm 2012 thâm
hụt khoảng 5 tỉ USD.
2.1.4 Cán cân chuyển tiền
Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, 6 tháng
đầu năm, lượng kiều hối chuyển về đạt hơn 6,3 tỉ USD, bằng 70% so với cả
năm 2011. Dự báo năm 2012, lượng kiều hối có thể đạt 10- 11 tỉ USD, tăng
20%, cao hơn mức tăng trung bình 10-15% những năm gần đây.
18

Biểu đồ 2.4 Kiều hối về Việt Nam giai đoạn 1991-2012

(Nguồn: Thanh Niên)

2.2 Cán cân vốn
2.2.1 Đầu tư trực tiếp (FDI):
Giảm về lượng nhưng có dấu hiệu chuyển biến về chất.
Nhìn chung bức tranh tổng thể FDI của năm 2012 mặc dù có sự sụt giảm cả
về số vốn thu hút và giải ngân, tuy nhiên xét trong bối cảnh kinh tế toàn cầu
còn nhiều khó khăn thì những thành quả đạt được cũng không quá bi quan.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng số vốn FDI giải ngân trong năm
2012 đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% so với mức 11 tỷ USD của năm 2011.
Tổng số vốn FDI đăng ký mới đạt 13 tỷ USD, bằng 84,7% so với mức 15,3
tỷ USD của năm ngoái. Đáng chú ý, số vốn đăng ký cấp mới có sự sụt giảm
19

mạnh (35%) chỉ đạt xấp xỉ 8 tỷ USD trong khi số vốn đăng ký tăng thêm lại
có diễn biến hoàn toàn trái ngược khi tăng tới gần 60% (đạt 5,1 tỷ USD) so
với năm 2011. Diễn biến này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang
có các dự án hoạt động tại Việt Nam tiếp tục tin tưởng vào triển vọng tăng
trưởng của Việt Nam.Trong khi đó, việc thu hút nhà đầu tư mới sụt giảm
trong năm 2012 có thể sẽ ảnh hưởng tới số vốn FDI thực hiện trong những
năm sắp tới.
Về cơ cấu, FDI đăng ký trong năm 2012 tiếp tục có dấu hiệu chuyển biến
tích cực khi dòng vốn có xu hướng chảy mạnh vào lĩnh vực công nghiệp chế
biến- chế tạo (tăng mạnh từ 48% trong năm 2011 lên 70% trong năm 2012).
Ngược lại, lĩnh vực bất động sản và xây dựng ngày càng bớt hấp dẫn đối với
nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi
mục tiêu thu hút FDI không chỉ nằm ở khía cạnh vốn mà còn ở khả năng học
hỏi, tiếp nhận công nghệ từ phía các doanh nghiệp FDI.

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu FDI năm 2012

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
20

2.2.2 Đầu tư gián tiếp (FII)

Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) ròng trong năm 2012 ước đạt
khoảng 2 tỷ USD. Con số này bao gồm vốn đầu tư gián tiếp cả trong và
ngoài Thị trường chứng khoán, bao gồm cả M&A (Sáp nhập - thâu tóm) và
trái phiếu nước ngoài. Nếu trừ một số thương vụ phát hành trái phiếu với giá
trị lớn cho nhà đầu tư nước ngoài như 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi
của Vingroup, 250 triệu USD của Vietinbank, 235 triệu USD trái phiếu của
Masan… thì dòng vốn FII ròng cho mục đích mua cổ phiếu và M&A của
Việt Nam năm 2012 đạt khoảng 1 tỷ USD.
Dòng vốn FII tiếp tục đạt mức cao trong năm 2012, đặc biệt được giải ngân
mạnh trong các tháng cuối năm.
2.2.3 ODA – Duy trì sự ổn định
ODA là nguồn vốn tương đối ổn định và biến động ít hơn trong suy thoái
kinh tế so với các nguồn vốn khác. Giải ngân vốn ODA trong năm 2012 đạt
khoảng 3,6 tỷ USD, tương đương mức của năm 2011. Trong hội nghị nhóm
các nhà tư vấn tài trợ (CG) được tổ chức vào đầu tháng 12/2012, các nhà tài
trợ quốc tế đã cam kết sẽ tài trợ cho Việt Nam 6,5 tỷ USD vốn ODA trong
năm 2013. Mặc dù vẫn duy trì được niềm tin của các nhà tài trợ về khả năng
sử dụng hiệu quả vốn vay ODA, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới
phục hồi chậm chạp, có thể thấy vốn ODA cam kết đang có xu hướng sụt
giảm trong những năm gần đây. Một điểm đáng lưu ý là triển vọng thu hút
ODA của Việt Nam trong các năm sắp tới có thể sẽ gặp phải nhiều thách
thức khi các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp hay các khoản viện trợ không
hoàn lại sẽ ngày càng ít đi do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung
bình thấp. Do vậy, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh giải ngân nhằm phát
huy hiệu quả cao nhất của nguồn vốn ODA. Dự báo giải ngân ODA trong
năm 2013 có thể đạt mức 3,6 đến 4 tỷ USD.
21

CÁN CÂN THANH TOÁN TỔNG THỂ
Sau 5 năm, thặng dư cán cân thanh toán của Việt Nam mới đạt đỉnh 10 tỷ
USD, một kết quả tích cực về kinh tế vĩ mô năm 2012, qua đó, tạo cơ sở kỳ
vọng cho năm 2013.
Với các dữ liệu về cán cân vãng lai và cán cân vốn, cán cân thanh toán của
Việt Nam năm 2012 ước tính thặng dư khoảng 22 tỷ USD, cao hơn ngưỡng
của năm 2008. Đây là một nguồn lực quan trọng bổ sung vào dự trữ ngoại
hối quốc gia, giúp Chính phủ có thêm nguồn lực để xử lý trong trường hợp
xảy ra các cú sốc như sự rút ra bất ngờ của dòng vốn ngoại.

2.3 Bảng tổng kết Cán cân thanh toán năm 2012 và dự đoán năm 2013
2.3.1 Bảng tổng kết cán cân thanh toán năm 2012

Bảng 2.1 Cán Cân Thanh Toán Năm 2012 (Đơn vị: Triệu USD)
Số liệu
STT Chỉ Tiêu
A.
1

2

3

4

Cán cân vãng lai (1+2+3+4)
(Không kể chuyển tiền tư nhân)
Cán cân thương mại
Xuất khẩu (FOB)
Nhập khẩu (FOB)
Nhập khẩu (CIF)
Dịch vụ
Thu
Chi
Thu nhập đầu tư
Thu
Chi
Chuyển tiền
Khu vực tư nhân
Khu vực Chính phủ

Quý II
Quý I
3.373

1.400

Quý
III
1.777

2.191
24.806
22.615
24.582
134
2.889
2.755
-1.084
134
1.218
2.132
2.072
60

1.930
28.527
26.597
28.909
-1.377
1.881
3.258
-1.119
208
1.327
1.966
1.879
87

2.694
30.217
27.523
29.916
-1.242
2.145
3.387
-1.628
83
1.711
1.953
1.863
90
22

9
10

CÁN CÂN VỐN VÀ TÀI CHÍNH
(5+6+7+8+9+10)
Đầu tư trực tiếp
FDI vào Việt Nam
FDI của Việt Nam ra nước ngoài
Vay trung-dài hạn
Vay
Vay của Chính phủ
Vay của DN (trừ DN FDI)
Trả nợ gốc
Trả nợ của Chính phủ
Trả nợ của DN (FDI+DNVN)
Vay ngắn hạn
Vay
Trả nợ gốc
Đầu tư vào giấy tờ có giá
Đầu tư của nước ngoài vào Việt
Nam
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
Tiền và tiền gửi
Tài sản khác

C

LỖI VÀ SAI SÓT (D-A-B)

-430

-673

-1.729

D

CÁN CÂN TỔNG THỂ (-E)

4.282

2.169

1.738

E

BÙ ĐẮP (10+11)

-4.282

-2.169

-1.738

11

Thay đổi tổng dự trữ ngoại hối
Thay đổi GIR, trừ sử dụng vốn của
IMF
Sử dụng vốn của IMF
Vay
Trả
Thay đổi nợ quá hạn và gia hạn
nợ
Gia hạn nợ
Nợ quá hạn

-4.282

-2.169

-1.738

-4.276

-2.162

-1.738

-6
0
6

-7
0
7
0

-5
0
5
0

0
0

0
0

B
5

6

7

8

12

1.339

1.442

1.690

1.630
1.780
150
81
1.191
650
541
1.110
297
813
474
3.336
2.862
774

1.770
1.970
200
310
1.031
612
419
721
132
589
863
4.572
3.709
397
299

2.050
2.350
300
1.563
2.234
1.039
1.195
671
91
580
202
3.699
3.497
202
199

774
0
439
-2.059

-98
-104
-1.794

-3
-977
-1.350

0
0
0

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
23

2.3.2 Dự đoán năm 2013
Bước sang năm 2013, dự báo cán cân thanh toán tiến triển tích cực, nhưng
còn chứa đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tính bền vững: Cán cân
thương mại hàng hóa dịch vụ thặng dư chưa vững chắc do có một phần nhu
cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng trong nước bị chững lại; thâm hụt cán cân
dịch vụ còn cao do Việt Nam chưa đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế, giáo
dục, vận tải có chất lượng cao; thu nhập từ lãi và đầu tư chuyển về ròng còn
âm do chưa kiểm soát được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài và
Việt Nam chủ yếu vẫn là nước nhập vốn FDI; thu hút FDI ròng giảm dần qua
thời gian. Đáng quan tâm nhất là cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam: (i) cơ cấu
mặt hàng chủ yếu là nông sản và tài nguyên nên Việt Nam phụ thuộc nhiều
vào biến động giá. Tỷ trọng của hàng công nghiệp ngày càng tăng - năm
1993 gần 70% là sản phẩm thô và sơ chế thì đến 2010 tỷ trọng này chỉ còn
trên 34,86% kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng xuất siêu cao trong năm
2012 chủ yếu là hàng gia công: linh kiện điện thoại, điện tử, thiết bị máy
tính. Đây đều là các mặt hàng được các DN nhập khẩu linh kiện về lắp ráp,
giá trị gia tăng không cao trong khi đó kéo sự gia tăng trong kim ngạch nhập
khẩu. Thêm vào đó, xuất siêu năm nay phụ thuộc hoàn toàn vào khối DN
FDI trong khi lượng vốn FDI đăng ký đang có xu hướng giảm dần. Do vậy,
rất khó kỳ vọng Việt Nam tăng đột biến mức thặng dư cán cân thanh toán
hiện tại.
Muốn duy trì và đảm bảo tăng thặng dư cán cân thanh toán cho năm 2013 và
những năm sau, Việt Nam còn phải làm rất nhiều và cần nhiều thời gian để
thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu đầu tư đang bất lợi hiện nay. Cụ thể:
từng bước và có nhiều giải pháp đồng bộ giữ được thặng dư cán cân thương
mại trên cơ sở giữ được tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu, tiếp tục kiềm
chế tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu,
giảm thiểu chênh lệch cao hơn của giá vàng trong nước so với giá vàng thế
giới để đề phòng và ngăn chặn nguy cơ nhập khẩu vàng chính ngạch để can
thiệp hoặc nhập lậu để hưởng lợi về giá; giảm thiểu thâm hụt cán cân dịch vụ
24

bằng cách đảm nhận cung cấp các dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ
du lịch; thu hút tốt hơn lượng kiều hối.

2.4 Những tồn tại trong cán cân thanh toán ở Việt Nam
Năm 2012, một số khoản cấu thành trong cán cân thanh toán vẫn thâm
hụt như cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập đầu tư, cán cân tài sản khác. Bên
cạnh đó, một số khoản năm 2012 có thặng dư lớn nhưng có thể sang năm
2013 sẽ không đạt được như vậy, thậm chí có thể thâm hụt. Trong đó, một
số điểm rất đáng lưu ý: Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2012 xuất siêu nhưng
theo kế hoạch năm 2013 lại nhập siêu do tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn
nhiều so với nhập khẩu.

Về xuất nhập khẩu dịch vụ, Việt Nam vẫn nhập siêu lớn do thâm hụt
thương mại về dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm… và dù có xuất siêu về
dịch vụ du lịch nhưng cũng không bù đắp được.

Về vay và trả nợ gốc, kể cả trung dài hạn và ngắn hạn, hiện tại có
thặng dư, nhưng có một số điểm cần lưu ý: Thứ nhất, Việt Nam có tỷ lệ nợ
nước ngoài không cao nhưng phần trả nợ gốc đã chiếm tỷ lệ khá cao trong
tổng số vay mới (khoảng 80%), tức là vay mới nếu trừ đi trả nợ gốc chỉ còn
20% được sử dụng, có nghĩa thặng dư trong cân đối vay và trả nợ sẽ không
còn lớn; thứ hai, khi Việt Nam chuyển sang nước có thu nhập trung bình, ưu
đãi về lãi suất và thời gian ân hạn sẽ giảm; thứ ba, hiệu quả đầu tư có tầm
quan trọng trong sử dụng nợ nhưng chưa cải thiện nhiều.
Trong ngắn hạn 2013, với diễn biến như hiện tại, tỷ giá vẫn có xu
hướng duy trì ổn định. Tuy nhiên trong dài hạn, việc neo giữ tỷ giá cố định
quá lâu sẽ gây khó khăn cho khu vực xuất khẩu do vậy áp lực phá giá vẫn có
thể xảy ra.
(Theo Chinhphu.vn)
25

CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP CÂN BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN
3.1 Tác động trực tiếp bằng các biện pháp đến cán cân thương mại và đảm
bảo nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán
 Muốn duy trì và đảm bảo tăng thặng dư cán cân thanh toán cho năm 2013
và những năm sau, Việt Nam còn phải làm rất nhiều và cần nhiều thời
gian để thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu đầu tư đang bất lợi hiện
nay. Cụ thể: từng bước và có nhiều giải pháp đồng bộ giữ được thặng dư
cán cân thương mại trên cơ sở giữ được tốc độ tăng về kim ngạch xuất
khẩu, tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng không
khuyến khích nhập khẩu, giảm thiểu chênh lệch cao hơn của giá vàng
trong nước so với giá vàng thế giới để đề phòng và ngăn chặn nguy cơ
nhập khẩu vàng chính ngạch để can thiệp hoặc nhập lậu để hưởng lợi về
giá; giảm thiểu thâm hụt cán cân dịch vụ bằng cách đảm nhận cung cấp
các dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ du lịch; thu hút tốt hơn
lượng kiều hối.
 Cần tích cực huy động nguồn vốn ODA và FDI, những nguồn vốn dài
hạn và có tính ổn định cao để tiếp tục tài trợ cho nền kinh tế. Dự báo
nguồn vốn ODA và FDI vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng tích cực trong thời
gian tới. Đối với việc sử dụng vốn cũng cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát
sao cho đúng mục đích và hiệu quả. Ví dụ như sử dụng các nguồn vốn
vào việc tăng năng lực sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho việc trả nợ nước
ngoài, nhằm tăng tính chủ động trong việc cân đối nguồn ngoại tệ để trả
nợ, nhất là đối với trái phiếu chính phủ và những khoản vay sắp đáo hạn.
 Những vấn đề cần xử lý với FDI như sau:
-

Điều chỉnh để tăng tiến độ giải ngân.Tiến độ giải ngân của nguồn
vốn FDI hiện nay quá chậm, ảnh hưởng lớn tới tốc độ dự án và
chất lượng sử dụng vốn.

-

Hạ nhiệt FDI đầu tư vào lĩnh vực có tính đầu cơ tạo bong bóng
như bất động sản. Để hạ nhiệt FDI đầu cơ tạo bong bóng, chính
phủ cần có những chính sách điều hành, tạo điều kiện thuận lợi để
26

thu hút nguồn vốn vào cả các thị trường khác, đưa nền kinh tế phát
triển đồng đều và lành mạnh hơn.
-

Cần có những chính sách điều hành kinh tế ổn định, làm tăng niềm
tin và giữ chân các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư vốn không xa lạ với
cách điều hành kinh tế không nhất quán, những quyết định đột
ngột và mang tính “sửa sai” của chính phủ Việt Nam, đây là điều
mà các nhà đầu tư hết sức lo ngại và là một yếu tố hạn chế các ý
định đầu tư. Một hệ thống các chính sách vĩ mô ổn định, nhất quán
sẽ giúp ổn định tâm lý các nhà đầu tư và tăng cường thu hút vốn
vào thị trường.
→ Nếu kết hợp những việc này sẽ vừa làm tăng chất lượng và số
lượng giải ngân FDI.

 Vấn đề giải ngân ODA cũng cần được cải thiện bằng một số biện pháp
như :
-

Đưa vốn về đúng chủ, chủ dự án phải là người trực tiếp quản lý,
khai thác sử dụng kết quả đầu tư của dự án, sử dụng công trình và
hoàn trả ODA.

-

Chuyên nghiệp hơn trong giám sát. Rút kinh nghiệm từ những tiêu
cực gây thất thoát ODA, thì việc theo giõi đánh giá chương trình
dự án sử dụng ODA cần được kiêm tra định kỳ hoạc đột xuất có hệ
thống và đảm bảo khách quan.

 Cần xây dựng thị trường ngoại hối minh bạch, ổn định. Nên thông thoáng
các quy định về hoạt động thị trường và các thành viên tham gia vào thị
trường. Tiếp theo, tiến tới từng bước nới lỏng các giao dịch vốn bằng việc
nhấn mạnh đến việc quản lí và giám sát các luồng vốn ngoại tệ vào ra
thông qua hệ thống ngân hàng được phép, thông qua các tài khoản ngoại
tệ mở tại ngân hàng được phép áp dụng cho từng loại hình giao dịch vốn.
Cần quy định rõ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài đối với lợi nhuận,
nguồn thu hợp pháp, quyền được chuyển đổi ra ngoại tệ để chuyển về
nước. Đồng thời, cần thể hiện rõ lập trường và áp dụng những biện pháp
27

dứt khoát để ngăn chặn tình trạng đô la hóa nền kinh tế, hạn chế tối đa
việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
 Cần tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. Đây là một bước đi cần thiết
để tăng cường khả năng kiểm soát và ứng phó với những biến động của
nền kinh tế và thị trường ngoại hối, nhanh chóng bình ổn thị trường khi
có biến động xảy ra.

3.2 Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Không nên cứng nhắc tỷ giá khi nền kinh tế tiếp nhận nhiều dòng vốn ngoại
tệ linh động. Điều này vừa làm tăng hiệu quả công cụ chống lạm phát, vừa
tránh dự trữ ngoại hối bị tổn thương. Đây là một bước đi quan trọng mà
chính phủ và NHNN Việt Nam cần xem xét và sớm tiếp cận, để có thể nâng
cao vai trò quản lí và hiệu quả điều hành nền kinh tế của mình.
Những chính sách vĩ mô ổn định là rất cần thiết để tiếp tục thu hút các nhà
đầu tư và nâng cao chất lượng sử dụng vốn.
Các chính sách thúc đẩy nền sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng, tăng
tính cạnh tranh cho hàng hóa trong nước với hàng hóa ngoài nước.
Tăng cường chất lượng của công tác giám sát ngân hàng, quản lý và theo dõi
các nguồn vốn lưu chuyển quốc tế.
Kiểm soát lạm phát bằng các công cụ vĩ mô.
Cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng, trước hết tập trung vào cải cách
thủ tục đầu tư, thủ tục xem xét, phê duyệt dự án, phân bổ và bố trí vốn,thủ
tục giải ngân và thanh toán…
28

Tài liệu tham khảo

1. TS. Nguyễn Quốc Khánh (2012). Giáo trình Nhập môn Tài chính – Tiền tệ.
NXB Giáo Dục Việt Nam.
2. Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam (2013). Bản tin Kinh Tế Vĩ Mô số 8.
Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội.
3. Viettinbank Captial (2013). Báo cáo Kinh Tế Vĩ Mô năm 2012.
Viettinbankcaptial.vn.
4. Tổng cục thống kê (2013). Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012.
Trang web: www.gso.gov.vn.
5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013). Cán cân thanh toán quốc tế 2012. Trang
web: http://www.sbv.gov.vn.
6. Nguyễn Thị Hải Thu. Cán cân thương mại 2012 và những vấn đề đặt ra. Trang
web: http://nif.mof.gov.vn.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Ho tro giai_toan_bat_dang_thuc
Ho tro giai_toan_bat_dang_thucHo tro giai_toan_bat_dang_thuc
Ho tro giai_toan_bat_dang_thuc
Viet Nam
 

La actualidad más candente (17)

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
 
Ho tro giai_toan_bat_dang_thuc
Ho tro giai_toan_bat_dang_thucHo tro giai_toan_bat_dang_thuc
Ho tro giai_toan_bat_dang_thuc
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...
 
Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...
Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...
Luận án: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam th...
 
Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...
Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...
Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...
 
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệpĐề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAYLuận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
 
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
 
Yếu tố quyết định thành công của phương thức Thương Mại Điện Tử
Yếu tố quyết định thành công của phương thức Thương Mại Điện Tử Yếu tố quyết định thành công của phương thức Thương Mại Điện Tử
Yếu tố quyết định thành công của phương thức Thương Mại Điện Tử
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
 

Similar a THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM NĂM 2012

Similar a THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM NĂM 2012 (20)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH xây lắp điện Trọng Hoàng...
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đôQuản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô
 
Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh hệ thống tin học...
Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh hệ thống tin học...Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh hệ thống tin học...
Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh hệ thống tin học...
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
 
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
Nguyen thi thu huong lop tc11.b1
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Đề tài mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,
Đề tài  mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,Đề tài  mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,
Đề tài mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty thiết bị, ĐIỂM 8,
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả người bán tại công ty TNHH TM DV Hoài Phư...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả người bán tại công ty TNHH TM DV Hoài Phư...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả người bán tại công ty TNHH TM DV Hoài Phư...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải trả người bán tại công ty TNHH TM DV Hoài Phư...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 

THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM NĂM 2012

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG --------------------------------- ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM NĂM 2012 Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trà Thị Thảo Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Hiền MSSV: 1154020299 Lớp: 11DTNH15 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
  • 2. ii Lời cam đoan  Em xin cam đoan đề tài đồ án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong đồ án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận án. Sinh Viên (Ký tên) Đặng Thị Hiền
  • 3. iii Lời cảm ơn  Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn Th.S Trà Thị Thảo Cô đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đồ án. Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM, Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng đã tạo điều kiện và giúp đỡ em thực hiện đồ án. Em xin chúc các thầy cô Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng luôn khỏe mạnh và luôn thành công trên mọi bước đường đời. Sinh Viên (Ký tên) Đặng Thị Hiền
  • 4. iv Nhận xét của giáo viên hướng dẫn  ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ……, ngày … tháng … năm 2013 (Ký tên)
  • 5. v MỤC LỤC  Lời cam đoan .............................................................................................................. ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ iv LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN.............2 1.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán ..................2 1.1.1 Khái niệm cán cân thanh toán .....................................................................2 1.1.2 Đặc điểm của cán cân thanh toán ..............................................................3 1.1.3 Nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán .................................................3 1.2 Cấu trúc cán cân thanh toán ..............................................................................3 1.2.1 Cán cân vãng lai.........................................................................................4 1.1.2 Cán cân vốn ................................................................................................6 1.2.3 Cán cân tổng thể.........................................................................................7 1.2.4 Cán cân đù đắp chính thức.........................................................................8 1.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán ........................................................8 1.3.1 Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại.................................................8 1.3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai .....................................................9 1.3.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản ........................................................9 1.3.4 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể .....................................................9 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai .....................................................9 1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai ..............................................9 1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vốn ...................................................11 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM NĂM 2012 ...........................................................................................................................13 2.1 Cán cân vãng lai ...............................................................................................13 2.1.1 Cán cân thương mại ................................................................................13 2.1.2 Cán cân dịch vụ ........................................................................................17 2.1.3 Cán cân thu nhập đầu tư ..........................................................................17 2.1.4 Cán cân chuyển tiền .................................................................................17 2.2 Cán cân vốn ....................................................................................................18 2.2.1 Đầu tư trực tiếp (FDI): ............................................................................18
  • 6. vi 2.2.2 Đầu tư gián tiếp (FII) ...............................................................................20 2.2.3 ODA – Duy trì sự ổn định ........................................................................20 2.3 Bảng tổng kết Cán cân thanh toán năm 2012 và dự đoán năm 2013 .............21 2.3.1 Bảng tổng kết cán cân thanh toán năm 2012 ...........................................21 2.3.2 Dự đoán năm 2013 ...................................................................................23 2.4 Những tồn tại trong cán cân thanh toán ở Việt Nam ......................................24 CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP CÂN BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN ...........25 3.1 Tác động trực tiếp bằng các biện pháp đến cán cân thương mại và đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán ..............................................................25 3.2 Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế...................27 Tài liệu tham khảo .....................................................................................................28
  • 7. vii Danh mục các bảng biểu Trang Bảng 2.1 Cán Cân Thanh Toán Năm 2012 (Đơn vị: Triệu USD) Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 21 13 Biểu đồ 2.2 Cơ Cấu Xuất Khẩu Trong Năm 2012 15 Biểu đồ 2.3 Cơ Cấu Nhập Khẩu Năm 2012 16 Biểu đồ 2.4 Kiều hối về Việt Nam giai đoạn 1991-2012 18 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu FDI năm 2012 19
  • 8. 1 LỜI MỞ ĐẦU  Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân sự, chính trị, .... Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu, chi ngoại tệ cho một quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng để có được những chính sách đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế, điều này khiến cho vai trò của cán cân thanh toán trở nên hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng và đang gặp nhiều khó khăn, môi trường kinh tế quốc tế diễn biến tiêu cực, cán cân thanh toán phản ánh những diễn biến xấu của nền kinh tế. Thâm hụt trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán Việt Nam được đánh giá là một trong 3 ngòi nổ của khủng hoảng kinh tế. Vậy, thực chất cán cân thanh toán là gì, vai trò và sức ảnh hưởng của nó đến đâu trong nền kinh tế thời kỳ hội nhập hiện nay. Với đề tài: “Thực trạng cán cân thanh toán ở Việt Nam năm 2012”, đồ án này sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và thực tế diễn biến ở Việt Nam, cũng như chỉ ra những nguy cơ tiểm ần trong cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian gần đây. Gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cán cân thanh toán Chương 2: Thực trạng cán cân thanh toán ở Việt Nam năm 2012 Chương 3: Các biện pháp cân bằng cán cân thanh toán
  • 9. 2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN 1.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán 1.1.1 Khái niệm cán cân thanh toán Cán cân thanh toán (Balance of Payment) của một quốc gia là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú trong một kỳ nhất định, thường là một năm.  Các giao dịch kinh tế là giao dịch về: - Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. - Thu nhập của người lao động, thu nhập từ hoạt động đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. - Chuyển giao vãng lai một chiều. - Chuyển vốn vào trong nước và chuyển vốn ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá.  Người cư trú bao gồm các tổ chức hoặc cá nhân trong nước. Ngoài ra còn bao gồm: - Văn phòng đại diện ở nước ngoài của các tổ chức trong nước. - Công dân trong nước cư trú ở nước ngoài dưới 12 tháng. - Công nhân trong nước đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng nước ngoài không kể thời hạn. - Người nước cư trú ở Việt Nam từ 12 tháng trở lên.  Người không cư trú bao gồm các tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài. Ngoài ra còn bao gồm: - Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài ở trong nước. - Công dân trong nước cư trú ở nước ngoài trên 12 tháng. - Công dân nước ngoài đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng trong nước không kể thời hạn. - Người nước ngoài cư trú ở trong nước dưới 12 tháng.  Ở Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán. Dòng tiền hạch toán: USD.
  • 10. 3 1.1.2 Đặc điểm của cán cân thanh toán - Ghi chép các luồng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tài sản. - Ghi chép các thay đổi về tài sản Nợ và tài sản Có giữa người cư trú và người không cư trú. - Giống báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp, các cán cân thanh toán cho biết trong một kỳ nhất định, một quốc gia có các nguồn tiền từ đâu và sử dụng các nguồn tiền đó như thế nào. 1.1.3 Nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán - Nguyên tắc bút toán kép: một bút toán ghi nợ bao giờ cũng có một bút toán ghi có tương ứng và ngược lại. - Các bút toán ghi nợ ghi chép các giao dịch:  Mua hàng hóa và dịch vụ nước ngoài.  Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.  Mua các tài sản tài chính ở nước ngoài.  Giảm các tài sản nợ nước ngoài. - Các giao dịch được ghi nợ là các giao dịch làm phát sinh cầu ngoại tệ. - Các bút toán ghi có ghi chép các giao dịch:  Bán hàng và dịch vụ.  Giảm quyền sở hữu các Tài sản tài chính ở nước ngoài.  Đầu tư trực tiếp nước ngoài.  Phát hành các chứng khoán cho người nước ngoài. - Các giao dịch được ghi có là các giao dịch làm phát sinh cung ngoại tệ. 1.2 Cấu trúc cán cân thanh toán Cán cân thanh toán gồm 4 bộ phận chính: Cán cân vãng lai Cán cân vốn
  • 11. 4 Cán cân tổng thể Cán cân bù đắp chính thức 1.2.1 Cán cân vãng lai Cán cân vãng lai tổng hợp các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay, lãi tiền gửi nước ngoài và chuyển giao vãng lai một chiều. Cán cân vãng lai được chia nhỏ thành 4 cán cân tiểu bộ phận: - Cán cân thương mại. - Cán cân dịch vụ. - Cán cân thu nhập. - Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều. Cán cân thương mại (Cán cân hữu hình): Cán cân này phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Khi cán cân thương mại thặng dư, điều này có nghĩa là quốc gia đó đã thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại, cán cân bội chi phản ánh quốc gia đó nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Khi xuất khẩu, trị giá hàng hóa xuất khẩu được phản ánh vào bên có. Khi nhập khẩu, trị giá hàng nhập khẩu được phản ánh vào bên nợ (Vì xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối. Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ). Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình): Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển thuê tàu, bến bãi,..) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh,…
  • 12. 5 Thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập khẩu dịch vụ. Ghi chép: Xuất khẩu dịch vụ phản ánh bên Có, nhập khẩu dich vụ phản ánh bên Nợ. Cán cân thu nhập (Yếu tố thu nhập): Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào chuyển ra. Bao gồm: Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác,…) do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại. Thu nhập từ hoạt động đầu tư như: FDI, ODA,…Các khoản thanh toán và được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tư nước ngoài từ trước. Ghi chép: Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có (làm tăng cung ngoại tệ). Khi chuyển thu nhập ra phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ). Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều: Bao gồm các khoản chuyển giao một chiều không được hoàn lại: Viện trợ không hoàn lại. Khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu. Trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ. Ghi chép: · Các khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội địa do thu được từ nước ngoài, làm tăng cung ngoại tệ → phản ánh vào bên Có. · Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh toán cho người nước ngoài, phát sinh cầu ngoại tệ → phản ánh vào bên Nợ.
  • 13. 6 Các giao dịch kinh tế được hạch toán trong cán cân vãng lai là khoản thu và chi mang tính chất thu nhập, phản ánh việc chuyển giao quyền sở hữu về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú. Các khoản thu phản ánh tăng tài sản thuộc quyền sở hữu. Các khoản chi phản ánh giảm tài sản thuộc quyền sở hữu. 1.1.2 Cán cân vốn Tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước và chuyển vốn từ trong nước ra nước ngoài trong lĩnh vực: - Đầu tư trực tiếp. - Đầu tư vào giấy tờ có giá. - Vay và trả nợ vay nước ngoài. - Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài. - Chuyển giao vốn một chiều. Cán cân vốn có thể chia thành 3 cán cân tiểu bộ phận: - Cán cân vốn dài hạn. - Cán cân vốn ngắn hạn. - Cán cân chuyển giao vốn một chiều. Cán cân vốn dài hạn: Hạch toán chủ yếu các luồng lưu chuyển vốn phát sinh từ hoạt động đầu tư trực tiếp (Foreign Direct Investment-FDI) và từ hoạt động đầu tư gián tiếp (Portfolio Investment). FDI là hoạt động đầu tư mang lại quyền kiểm soát các dự án hoặc công ty ở nước ngoài. Đầu tư gián tiếp bao gồm các hoạt động đầu tư vào các giấy tờ có giá như trái phiếu và cổ phiếu. Ngoài ra, cán cân vốn dài hạn còn hạch toán các lưu chuyển vốn phát sinh từ các hoạt động cho vay và đi vay thuộc khu vực công cũng như khu vực tư. Cán cân vốn ngắn hạn:
  • 14. 7 Ghi chép các lưu chuyển vốn phát sinh từ các hoạt động đầu tư ngắn hạn như: Tín dụng thương mại ngắn. Gửi tiền ngắn hạn. Mua bán các công cụ trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, tín phiếu thương mại và giấy chứng nhận tiền gửi khả nhượng. Cán cân chuyển giao vốn một chiều: Ghi chép các khoản lưu chuyển vốn cho mục đích đầu tư dưới các thức như: Viện trợ chính phủ không hoàn lại. Các khoản nợ được xóa. Tài sản bằng tiền hoặc hiện vật của người cư trú di cư mang ra nước ngoài và của người không cư trú di cư mang vào trong nước. Đặc điểm các giao dịch hạch toán trong cán cân vốn: Phản ánh sự chuyển giao quyền sử dụng về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú chứ không phải sự thay đổi quyền sở hữu về tài sản. Cán cân cơ bản: - Cán cân cơ bản bằng tổng hai cán cân: Cán cân vãng lai và cán vốn dài hạn. - Cán cơ bản phản ánh tương đối tổng quát tình trạng nợ nước ngoài của một quốc gia. - Tình trạng cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và tỷ giá hối đoái. 1.2.3 Cán cân tổng thể  Cán cân tổng thể bằng tổng hai cán cân: cán cân vãng lai và cán cân vốn.
  • 15. 8  Trong thực tế, cán cân tổng thể còn bao gồm một hạng mục được gọi là nhẫm lẫn và sai sót. 1.2.4 Cán cân đù đắp chính thức  Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các hạng mục như dự trữ ngoại hối quốc gia, quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương các nước khác.  Hạng mục dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định.  Tổng của hai cán cân tổng thể và bù đắp chính thức luôn bằng không. Cán cân tổng thể = - Cán cân bù đắp chính thức 1.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán  Với nguyên tắc bút toán kép, cán cân thanh toán luôn cân bằng.  Khi nói cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư là các nhà kinh tế muốn nói đến thâm hụt hay thặng dư của một nhóm cán cân bộ phận nhất định trong cán cân thanh toán. 1.3.1 Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại Cán cân thương mại cho biết: - Xu hướng vận động của cán cân vãng lai. - Mức độ mở cửa của nền kinh tế. - Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tình trạng Cán cân thương mại ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Ví dụ: Cán cân thương mại thâm hụt thường tác động làm tỷ giá tăng, nội tệ giảm giá,…
  • 16. 9 1.3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai Tình trạng cán cân vãng lai ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. 1.3.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản Cán cân cơ bản phản ánh tổng quát tình trạng nợ nước ngoài của một quốc gia vì vốn dài hạn có đặc trưng của sự phân phối lại thu nhập tương đối ổn định trong một thời gian dài giữa một quốc gia và phần thế giới còn lại. Sự bù đắp cho nhau giữa thặng dư của cán cân vãng lai và thâm hụt cán cân vốn dài hạn có thể được duy trì lâu dài. Một quốc gia có cán cân vãng lai thâm hụt và đồng thời có các luồng vốn dài hạn ròng chảy ra; điều này làm cho cán cân cơ bản bị thâm hụt nặng nề. 1.3.4 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể Với tỷ giá cố định: - Tình trạng cán cân tổng thể cho biết áp lực dẫn đến phá giá hay nâng giá nội tệ. - Để duy trì tỷ giá cố định, Ngân hàng trung ương dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp. Với tỷ giá thả nổi: Cán cân tổng thể luôn có xu hướng vận động trở về trạng thái cân bằng. 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai 1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai - Tăng trưởng kinh tế. - Tỷ giá hối đoái. - Lạm phát. - Các rào cản thương mại.
  • 17. 10 - Tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế: Quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao thường trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân thương mại. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá biến động lên Xuất khẩu và Nhập khẩu. Trong điều kiện hệ số co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩu và cầu hàng hóa nhập khẩu tương đối cao thì khi tỷ giá tăng sẽ làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu; điều có thể sẽ dẫn đến cải thiện cán cân vãng lai. Trong quá khứ, nhiều nền kinh tế thường sử dụng biện pháp phá giá nội tệ để cải thiện cán cân vãng lai. Ngày này, nhiều nền kinh tế thực hiện chính sách duy trì đồng tiền yếu để tạo lợi thế cạnh tranh về giá và cải thiện cán cân vãng lãi. Cơ sở lý thuyết (điều kiện Marshall-Lerner) cũng như bằng chứng thực nghiệm (hiệu ứng tuyến J) chỉ ra rằng phá giá không phải lúc nào cũng dẫn đến cải thiện cán cân vãng lai. Về mặt lý thuyết, điều kiện Marshall-Lerner chỉ ra rằng: Phá giá nội tệ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cán cân vãng lai nếu như tổng giá trị hệ co gian (hệ số co giãn cầu xuất nhập + hệ số co giãn cầu nhập khẩu) lớn hơn 1. Phá giá tạo ra 2 hiệu ứng, hiệu ứng giá và hiệu ứng lượng. Hiệu ứng giá là nhân tố làm cho cán cân vãng lai xấu đi. Hiệu ứng lượng là nhân tố góp phần cải thiện cán cân vãng lai. Tình trạng cán cân vãng lai sau khi phá giá phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá. Các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng: Phá giá thường không tránh được hiệu ứng tuyến J. Cán cân vãng lai xấu đi sau khi phá giá, sau đó dần dần mới được cải thiện theo thời gian.
  • 18. 11 Hiệu ứng tuyến J: Cán cân vãng lai Tuyến J Thặng dư (+) t1 t2 t3 Thâm hụt (-) Ba nguyên nhân chính giải thích hiệu ứng tuyến J: Phản ứng của người tiêu dùng diễn ra chậm. Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm Cạnh tranh không hoàn hảo. Lạm phát: Một quốc gia có mức lạm phát cao hơn so với các đối tác thương mại thường trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân vãng lai. Các rào cản thương mại: Nhiều quốc gia sử dụng các rào cản thương mại để bảo vệ cán cân vãng lai. Biện pháp này không thích hợp trong bối cảnh tự do hóa thương mại. 1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vốn - Lãi suất. - Các loại thuế. - Các biện pháp kiểm soát vốn. - Các kỳ vọng về sự thay đổi giá. Lãi suất: Lãi suất ở một quốc gia tăng sẽ làm cho các tài sản tài chính của quốc gia đó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. → Cán cân vốn có thể được cải thiện trong ngắn hạn.
  • 19. 12 Các loại thuế: Áp dụng các loại thuế đánh trên lãi vốn (capital gain) hoặc đánh trên các khoản thu nhập đầu tư (cổ tức và lãi cho vay) sẽ làm cho các chứng khoán không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. → Cán cân vốn có thể bị xấu đi. Các biện pháp kiểm soát vốn: Nhiều quốc gia sử dụng các biện pháp mang tính hành chính để hạn chế vốn lưu chuyển ra nước ngoài. Các biện pháp này không còn thích hợp trong xu thế tự do hóa đầu tư ngày càng gia tăng. Các kỳ vọng về sự thay đổi tỷ giá: Các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào các chứng khoán nước ngoài nếu mức sinh lợi cao hơn. Mức sinh lợi của chứng khoán nước ngoài phụ thuộc vào mức sinh lợi danh nghĩa của chứng khoán và mức thay đổi tỷ giá. Khi một đồng tiền tăng giá, mức sinh lợi của chứng khoán ghi bằng đồng tiền đó sẽ tăng. Một đồng tiền được kỳ vọng là tăng giá thì các chứng khoán ghi bằng đồng tiền đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế cán cân vốn của một quốc gia có thể được cải thiện nếu đồng tiền của quốc gia đó được kỳ vọng là tăng giá.
  • 20. 13 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM NĂM 2012 2.1 Cán cân vãng lai 2.1.1 Cán cân thương mại Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan công bố thì tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước năm 2012 đạt gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với kết quả thực hiện của năm 2011. Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 (Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)
  • 21. 14  Xuất nhập khẩu hàng hóa: Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%. Kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu nhờ vào các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện (đạt 7,8 tỷ USD, tăng 69%); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 12,6 tỷ USD, tăng 97%), hàng dệt may (đạt 15 tỷ USD, tăng 7%); giày dép (đạt 7,2 tỷ USD, tăng 10%)... Các mặt hàng trên đều thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp. Nhiều nhóm hàng nông sản tăng khá về lượng xuất khẩu: Sắn và sản phẩm sắn tăng 55,2%; cà phê tăng 37,9%; cao su tăng 23,8%; gạo tăng 13,1%. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt trên 8 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản trên không cao do ảnh hưởng của đơn giá thế giới giảm như: Giá sắn và sản phẩm sắn giảm 16,8%; cà phê giảm 6,2%; hạt điều giảm 15%; gạo giảm 7,1%; chè giảm 2,2%... Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ mức tăng khá là: Dây và cáp điện tăng 41,2%; sản phẩm gốm sứ tăng 20%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 17,3%; giày dép tăng 10,6%; hàng dệt may tăng 7,1%. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 có sự thay đổi so với năm 2011: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 51,7 tỷ USD, tăng 49,9% và chiếm 45,1% (Năm 2011 là 35,6%), chủ yếu do tăng kim ngạch của điện thoại và linh kiện, tăng 6,2 tỷ USD (tăng 97,7%). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 39 tỷ USD, tương đương năm 2011 nhưng tỷ trọng giảm từ 40,3% năm 2011 xuống 34,1% năm 2012. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 17,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước nhưng tỷ trọng không đổi với 15,4%. Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,2 tỷ USD, xấp xỉ năm 2011 và tỷ trọng giảm từ 6,3% năm 2011 xuống 5,4% năm 2012.
  • 22. 15 Biểu đồ 2.2 Cơ Cấu Xuất Khẩu Trong Năm 2012 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)  Nhập khẩu hàng hóa: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%. Mức tăng kim ngạch nhập khẩu năm nay đạt thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây (không tính đến năm 2009). Về mặt hàng nhập khẩu năm nay, kim ngạch một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp tăng là: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 66,8%; vải đạt 7 tỷ USD, tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 7,9%. Nhiều mặt hàng nguyên liệu tăng thấp hoặc giảm cả về lượng và trị giá như: Hóa chất 2,8 tỷ USD, tăng 2,3%; sản phẩm hóa chất
  • 23. 16 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 2,9%; xăng dầu 8,9 tỷ USD, giảm 10%; phân bón 1,6 tỷ USD, giảm 7,9%; sắt thép 6 tỷ USD, giảm 7%; kim loại thường 2,7 tỷ USD, giảm 1,1%; sợi dệt 1,4 tỷ USD, giảm 9%; bông 875 triệu USD, giảm 16,9%. Thực trạng trên phản ánh nhu cầu của đầu tư và tiêu dùng trong nước thấp. Tuy nhiên, đáng chú ý là sự gia tăng kim ngạch của một số mặt hàng có năng lực sản xuất trong nước cao như: Sản phẩm chất dẻo tăng 23,5%; rau quả tăng 14%; giấy tăng 8,9%. Nhập khẩu ô tô năm nay ước tính đạt 2,1 tỷ USD, giảm 32,5%, trong đó ô tô nguyên chiếc 605 triệu USD, giảm 41,2%, mức giảm mạnh do chính sách hạn chế phương tiện ô tô của Nhà nước cũng như doanh nghiệp và người dân thắt chặt chi tiêu. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 cũng có sự thay đổi so với năm 2011, nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 106,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng có liên quan đến lắp ráp hàng xuất khẩu tăng từ 29% lên 36,9%. Nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu chiếm 56,3%, giảm so với mức 61,6% của năm trước; nhóm hàng tiêu dùng đạt 7,8 tỷ USD, chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011. Biểu đồ 2.3 Cơ Cấu Nhập Khẩu Năm 2012 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
  • 24. 17 Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993. Trong năm chỉ có ba tháng nhập siêu ở mức thấp, các tháng còn lại đều xuất siêu, đặc biệt là các tháng cuối năm. Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu tăng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Đáng chú ý là xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD. 2.1.2 Cán cân dịch vụ Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ vận tải 2,1 tỷ USD, giảm 15,5%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2011, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%; dịch vụ du lịch 1,9 tỷ USD, tăng 8,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng 32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012. 2.1.3 Cán cân thu nhập đầu tư Năm 2011, cán cân thu nhập đầu tư thâm hụt 5,1 tỉ USD; theo số liệu cán cân thanh toán 3 quý đầu năm 2012 của Ngân hàng nhà nước, cán cân thu nhập thâm hụt 3,831 tỉ USD. Có thể ước cán cân thu nhập đầu tư năm 2012 thâm hụt khoảng 5 tỉ USD. 2.1.4 Cán cân chuyển tiền Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, 6 tháng đầu năm, lượng kiều hối chuyển về đạt hơn 6,3 tỉ USD, bằng 70% so với cả năm 2011. Dự báo năm 2012, lượng kiều hối có thể đạt 10- 11 tỉ USD, tăng 20%, cao hơn mức tăng trung bình 10-15% những năm gần đây.
  • 25. 18 Biểu đồ 2.4 Kiều hối về Việt Nam giai đoạn 1991-2012 (Nguồn: Thanh Niên) 2.2 Cán cân vốn 2.2.1 Đầu tư trực tiếp (FDI): Giảm về lượng nhưng có dấu hiệu chuyển biến về chất. Nhìn chung bức tranh tổng thể FDI của năm 2012 mặc dù có sự sụt giảm cả về số vốn thu hút và giải ngân, tuy nhiên xét trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn thì những thành quả đạt được cũng không quá bi quan. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng số vốn FDI giải ngân trong năm 2012 đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% so với mức 11 tỷ USD của năm 2011. Tổng số vốn FDI đăng ký mới đạt 13 tỷ USD, bằng 84,7% so với mức 15,3 tỷ USD của năm ngoái. Đáng chú ý, số vốn đăng ký cấp mới có sự sụt giảm
  • 26. 19 mạnh (35%) chỉ đạt xấp xỉ 8 tỷ USD trong khi số vốn đăng ký tăng thêm lại có diễn biến hoàn toàn trái ngược khi tăng tới gần 60% (đạt 5,1 tỷ USD) so với năm 2011. Diễn biến này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang có các dự án hoạt động tại Việt Nam tiếp tục tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.Trong khi đó, việc thu hút nhà đầu tư mới sụt giảm trong năm 2012 có thể sẽ ảnh hưởng tới số vốn FDI thực hiện trong những năm sắp tới. Về cơ cấu, FDI đăng ký trong năm 2012 tiếp tục có dấu hiệu chuyển biến tích cực khi dòng vốn có xu hướng chảy mạnh vào lĩnh vực công nghiệp chế biến- chế tạo (tăng mạnh từ 48% trong năm 2011 lên 70% trong năm 2012). Ngược lại, lĩnh vực bất động sản và xây dựng ngày càng bớt hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi mục tiêu thu hút FDI không chỉ nằm ở khía cạnh vốn mà còn ở khả năng học hỏi, tiếp nhận công nghệ từ phía các doanh nghiệp FDI. Biểu đồ 2.5 Cơ cấu FDI năm 2012 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
  • 27. 20 2.2.2 Đầu tư gián tiếp (FII) Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) ròng trong năm 2012 ước đạt khoảng 2 tỷ USD. Con số này bao gồm vốn đầu tư gián tiếp cả trong và ngoài Thị trường chứng khoán, bao gồm cả M&A (Sáp nhập - thâu tóm) và trái phiếu nước ngoài. Nếu trừ một số thương vụ phát hành trái phiếu với giá trị lớn cho nhà đầu tư nước ngoài như 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi của Vingroup, 250 triệu USD của Vietinbank, 235 triệu USD trái phiếu của Masan… thì dòng vốn FII ròng cho mục đích mua cổ phiếu và M&A của Việt Nam năm 2012 đạt khoảng 1 tỷ USD. Dòng vốn FII tiếp tục đạt mức cao trong năm 2012, đặc biệt được giải ngân mạnh trong các tháng cuối năm. 2.2.3 ODA – Duy trì sự ổn định ODA là nguồn vốn tương đối ổn định và biến động ít hơn trong suy thoái kinh tế so với các nguồn vốn khác. Giải ngân vốn ODA trong năm 2012 đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tương đương mức của năm 2011. Trong hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ (CG) được tổ chức vào đầu tháng 12/2012, các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết sẽ tài trợ cho Việt Nam 6,5 tỷ USD vốn ODA trong năm 2013. Mặc dù vẫn duy trì được niềm tin của các nhà tài trợ về khả năng sử dụng hiệu quả vốn vay ODA, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, có thể thấy vốn ODA cam kết đang có xu hướng sụt giảm trong những năm gần đây. Một điểm đáng lưu ý là triển vọng thu hút ODA của Việt Nam trong các năm sắp tới có thể sẽ gặp phải nhiều thách thức khi các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp hay các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ ngày càng ít đi do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Do vậy, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh giải ngân nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của nguồn vốn ODA. Dự báo giải ngân ODA trong năm 2013 có thể đạt mức 3,6 đến 4 tỷ USD.
  • 28. 21 CÁN CÂN THANH TOÁN TỔNG THỂ Sau 5 năm, thặng dư cán cân thanh toán của Việt Nam mới đạt đỉnh 10 tỷ USD, một kết quả tích cực về kinh tế vĩ mô năm 2012, qua đó, tạo cơ sở kỳ vọng cho năm 2013. Với các dữ liệu về cán cân vãng lai và cán cân vốn, cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2012 ước tính thặng dư khoảng 22 tỷ USD, cao hơn ngưỡng của năm 2008. Đây là một nguồn lực quan trọng bổ sung vào dự trữ ngoại hối quốc gia, giúp Chính phủ có thêm nguồn lực để xử lý trong trường hợp xảy ra các cú sốc như sự rút ra bất ngờ của dòng vốn ngoại. 2.3 Bảng tổng kết Cán cân thanh toán năm 2012 và dự đoán năm 2013 2.3.1 Bảng tổng kết cán cân thanh toán năm 2012 Bảng 2.1 Cán Cân Thanh Toán Năm 2012 (Đơn vị: Triệu USD) Số liệu STT Chỉ Tiêu A. 1 2 3 4 Cán cân vãng lai (1+2+3+4) (Không kể chuyển tiền tư nhân) Cán cân thương mại Xuất khẩu (FOB) Nhập khẩu (FOB) Nhập khẩu (CIF) Dịch vụ Thu Chi Thu nhập đầu tư Thu Chi Chuyển tiền Khu vực tư nhân Khu vực Chính phủ Quý II Quý I 3.373 1.400 Quý III 1.777 2.191 24.806 22.615 24.582 134 2.889 2.755 -1.084 134 1.218 2.132 2.072 60 1.930 28.527 26.597 28.909 -1.377 1.881 3.258 -1.119 208 1.327 1.966 1.879 87 2.694 30.217 27.523 29.916 -1.242 2.145 3.387 -1.628 83 1.711 1.953 1.863 90
  • 29. 22 9 10 CÁN CÂN VỐN VÀ TÀI CHÍNH (5+6+7+8+9+10) Đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam FDI của Việt Nam ra nước ngoài Vay trung-dài hạn Vay Vay của Chính phủ Vay của DN (trừ DN FDI) Trả nợ gốc Trả nợ của Chính phủ Trả nợ của DN (FDI+DNVN) Vay ngắn hạn Vay Trả nợ gốc Đầu tư vào giấy tờ có giá Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài Tiền và tiền gửi Tài sản khác C LỖI VÀ SAI SÓT (D-A-B) -430 -673 -1.729 D CÁN CÂN TỔNG THỂ (-E) 4.282 2.169 1.738 E BÙ ĐẮP (10+11) -4.282 -2.169 -1.738 11 Thay đổi tổng dự trữ ngoại hối Thay đổi GIR, trừ sử dụng vốn của IMF Sử dụng vốn của IMF Vay Trả Thay đổi nợ quá hạn và gia hạn nợ Gia hạn nợ Nợ quá hạn -4.282 -2.169 -1.738 -4.276 -2.162 -1.738 -6 0 6 -7 0 7 0 -5 0 5 0 0 0 0 0 B 5 6 7 8 12 1.339 1.442 1.690 1.630 1.780 150 81 1.191 650 541 1.110 297 813 474 3.336 2.862 774 1.770 1.970 200 310 1.031 612 419 721 132 589 863 4.572 3.709 397 299 2.050 2.350 300 1.563 2.234 1.039 1.195 671 91 580 202 3.699 3.497 202 199 774 0 439 -2.059 -98 -104 -1.794 -3 -977 -1.350 0 0 0 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
  • 30. 23 2.3.2 Dự đoán năm 2013 Bước sang năm 2013, dự báo cán cân thanh toán tiến triển tích cực, nhưng còn chứa đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tính bền vững: Cán cân thương mại hàng hóa dịch vụ thặng dư chưa vững chắc do có một phần nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng trong nước bị chững lại; thâm hụt cán cân dịch vụ còn cao do Việt Nam chưa đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, vận tải có chất lượng cao; thu nhập từ lãi và đầu tư chuyển về ròng còn âm do chưa kiểm soát được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam chủ yếu vẫn là nước nhập vốn FDI; thu hút FDI ròng giảm dần qua thời gian. Đáng quan tâm nhất là cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam: (i) cơ cấu mặt hàng chủ yếu là nông sản và tài nguyên nên Việt Nam phụ thuộc nhiều vào biến động giá. Tỷ trọng của hàng công nghiệp ngày càng tăng - năm 1993 gần 70% là sản phẩm thô và sơ chế thì đến 2010 tỷ trọng này chỉ còn trên 34,86% kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng xuất siêu cao trong năm 2012 chủ yếu là hàng gia công: linh kiện điện thoại, điện tử, thiết bị máy tính. Đây đều là các mặt hàng được các DN nhập khẩu linh kiện về lắp ráp, giá trị gia tăng không cao trong khi đó kéo sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu. Thêm vào đó, xuất siêu năm nay phụ thuộc hoàn toàn vào khối DN FDI trong khi lượng vốn FDI đăng ký đang có xu hướng giảm dần. Do vậy, rất khó kỳ vọng Việt Nam tăng đột biến mức thặng dư cán cân thanh toán hiện tại. Muốn duy trì và đảm bảo tăng thặng dư cán cân thanh toán cho năm 2013 và những năm sau, Việt Nam còn phải làm rất nhiều và cần nhiều thời gian để thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu đầu tư đang bất lợi hiện nay. Cụ thể: từng bước và có nhiều giải pháp đồng bộ giữ được thặng dư cán cân thương mại trên cơ sở giữ được tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu, tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, giảm thiểu chênh lệch cao hơn của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới để đề phòng và ngăn chặn nguy cơ nhập khẩu vàng chính ngạch để can thiệp hoặc nhập lậu để hưởng lợi về giá; giảm thiểu thâm hụt cán cân dịch vụ
  • 31. 24 bằng cách đảm nhận cung cấp các dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ du lịch; thu hút tốt hơn lượng kiều hối. 2.4 Những tồn tại trong cán cân thanh toán ở Việt Nam Năm 2012, một số khoản cấu thành trong cán cân thanh toán vẫn thâm hụt như cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập đầu tư, cán cân tài sản khác. Bên cạnh đó, một số khoản năm 2012 có thặng dư lớn nhưng có thể sang năm 2013 sẽ không đạt được như vậy, thậm chí có thể thâm hụt. Trong đó, một số điểm rất đáng lưu ý: Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2012 xuất siêu nhưng theo kế hoạch năm 2013 lại nhập siêu do tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn nhiều so với nhập khẩu. Về xuất nhập khẩu dịch vụ, Việt Nam vẫn nhập siêu lớn do thâm hụt thương mại về dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm… và dù có xuất siêu về dịch vụ du lịch nhưng cũng không bù đắp được. Về vay và trả nợ gốc, kể cả trung dài hạn và ngắn hạn, hiện tại có thặng dư, nhưng có một số điểm cần lưu ý: Thứ nhất, Việt Nam có tỷ lệ nợ nước ngoài không cao nhưng phần trả nợ gốc đã chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vay mới (khoảng 80%), tức là vay mới nếu trừ đi trả nợ gốc chỉ còn 20% được sử dụng, có nghĩa thặng dư trong cân đối vay và trả nợ sẽ không còn lớn; thứ hai, khi Việt Nam chuyển sang nước có thu nhập trung bình, ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn sẽ giảm; thứ ba, hiệu quả đầu tư có tầm quan trọng trong sử dụng nợ nhưng chưa cải thiện nhiều. Trong ngắn hạn 2013, với diễn biến như hiện tại, tỷ giá vẫn có xu hướng duy trì ổn định. Tuy nhiên trong dài hạn, việc neo giữ tỷ giá cố định quá lâu sẽ gây khó khăn cho khu vực xuất khẩu do vậy áp lực phá giá vẫn có thể xảy ra. (Theo Chinhphu.vn)
  • 32. 25 CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP CÂN BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN 3.1 Tác động trực tiếp bằng các biện pháp đến cán cân thương mại và đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán  Muốn duy trì và đảm bảo tăng thặng dư cán cân thanh toán cho năm 2013 và những năm sau, Việt Nam còn phải làm rất nhiều và cần nhiều thời gian để thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu đầu tư đang bất lợi hiện nay. Cụ thể: từng bước và có nhiều giải pháp đồng bộ giữ được thặng dư cán cân thương mại trên cơ sở giữ được tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu, tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, giảm thiểu chênh lệch cao hơn của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới để đề phòng và ngăn chặn nguy cơ nhập khẩu vàng chính ngạch để can thiệp hoặc nhập lậu để hưởng lợi về giá; giảm thiểu thâm hụt cán cân dịch vụ bằng cách đảm nhận cung cấp các dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ du lịch; thu hút tốt hơn lượng kiều hối.  Cần tích cực huy động nguồn vốn ODA và FDI, những nguồn vốn dài hạn và có tính ổn định cao để tiếp tục tài trợ cho nền kinh tế. Dự báo nguồn vốn ODA và FDI vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng tích cực trong thời gian tới. Đối với việc sử dụng vốn cũng cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát sao cho đúng mục đích và hiệu quả. Ví dụ như sử dụng các nguồn vốn vào việc tăng năng lực sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho việc trả nợ nước ngoài, nhằm tăng tính chủ động trong việc cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ, nhất là đối với trái phiếu chính phủ và những khoản vay sắp đáo hạn.  Những vấn đề cần xử lý với FDI như sau: - Điều chỉnh để tăng tiến độ giải ngân.Tiến độ giải ngân của nguồn vốn FDI hiện nay quá chậm, ảnh hưởng lớn tới tốc độ dự án và chất lượng sử dụng vốn. - Hạ nhiệt FDI đầu tư vào lĩnh vực có tính đầu cơ tạo bong bóng như bất động sản. Để hạ nhiệt FDI đầu cơ tạo bong bóng, chính phủ cần có những chính sách điều hành, tạo điều kiện thuận lợi để
  • 33. 26 thu hút nguồn vốn vào cả các thị trường khác, đưa nền kinh tế phát triển đồng đều và lành mạnh hơn. - Cần có những chính sách điều hành kinh tế ổn định, làm tăng niềm tin và giữ chân các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư vốn không xa lạ với cách điều hành kinh tế không nhất quán, những quyết định đột ngột và mang tính “sửa sai” của chính phủ Việt Nam, đây là điều mà các nhà đầu tư hết sức lo ngại và là một yếu tố hạn chế các ý định đầu tư. Một hệ thống các chính sách vĩ mô ổn định, nhất quán sẽ giúp ổn định tâm lý các nhà đầu tư và tăng cường thu hút vốn vào thị trường. → Nếu kết hợp những việc này sẽ vừa làm tăng chất lượng và số lượng giải ngân FDI.  Vấn đề giải ngân ODA cũng cần được cải thiện bằng một số biện pháp như : - Đưa vốn về đúng chủ, chủ dự án phải là người trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng kết quả đầu tư của dự án, sử dụng công trình và hoàn trả ODA. - Chuyên nghiệp hơn trong giám sát. Rút kinh nghiệm từ những tiêu cực gây thất thoát ODA, thì việc theo giõi đánh giá chương trình dự án sử dụng ODA cần được kiêm tra định kỳ hoạc đột xuất có hệ thống và đảm bảo khách quan.  Cần xây dựng thị trường ngoại hối minh bạch, ổn định. Nên thông thoáng các quy định về hoạt động thị trường và các thành viên tham gia vào thị trường. Tiếp theo, tiến tới từng bước nới lỏng các giao dịch vốn bằng việc nhấn mạnh đến việc quản lí và giám sát các luồng vốn ngoại tệ vào ra thông qua hệ thống ngân hàng được phép, thông qua các tài khoản ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép áp dụng cho từng loại hình giao dịch vốn. Cần quy định rõ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài đối với lợi nhuận, nguồn thu hợp pháp, quyền được chuyển đổi ra ngoại tệ để chuyển về nước. Đồng thời, cần thể hiện rõ lập trường và áp dụng những biện pháp
  • 34. 27 dứt khoát để ngăn chặn tình trạng đô la hóa nền kinh tế, hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.  Cần tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. Đây là một bước đi cần thiết để tăng cường khả năng kiểm soát và ứng phó với những biến động của nền kinh tế và thị trường ngoại hối, nhanh chóng bình ổn thị trường khi có biến động xảy ra. 3.2 Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế Không nên cứng nhắc tỷ giá khi nền kinh tế tiếp nhận nhiều dòng vốn ngoại tệ linh động. Điều này vừa làm tăng hiệu quả công cụ chống lạm phát, vừa tránh dự trữ ngoại hối bị tổn thương. Đây là một bước đi quan trọng mà chính phủ và NHNN Việt Nam cần xem xét và sớm tiếp cận, để có thể nâng cao vai trò quản lí và hiệu quả điều hành nền kinh tế của mình. Những chính sách vĩ mô ổn định là rất cần thiết để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và nâng cao chất lượng sử dụng vốn. Các chính sách thúc đẩy nền sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa trong nước với hàng hóa ngoài nước. Tăng cường chất lượng của công tác giám sát ngân hàng, quản lý và theo dõi các nguồn vốn lưu chuyển quốc tế. Kiểm soát lạm phát bằng các công cụ vĩ mô. Cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng, trước hết tập trung vào cải cách thủ tục đầu tư, thủ tục xem xét, phê duyệt dự án, phân bổ và bố trí vốn,thủ tục giải ngân và thanh toán…
  • 35. 28 Tài liệu tham khảo 1. TS. Nguyễn Quốc Khánh (2012). Giáo trình Nhập môn Tài chính – Tiền tệ. NXB Giáo Dục Việt Nam. 2. Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam (2013). Bản tin Kinh Tế Vĩ Mô số 8. Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội. 3. Viettinbank Captial (2013). Báo cáo Kinh Tế Vĩ Mô năm 2012. Viettinbankcaptial.vn. 4. Tổng cục thống kê (2013). Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012. Trang web: www.gso.gov.vn. 5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013). Cán cân thanh toán quốc tế 2012. Trang web: http://www.sbv.gov.vn. 6. Nguyễn Thị Hải Thu. Cán cân thương mại 2012 và những vấn đề đặt ra. Trang web: http://nif.mof.gov.vn.