SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 56
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ .................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS
PACIFIC GLOBAL...............................................................................................................3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Trans Pacific
Global...................................................................................................................................3
1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty Cổ phần Trans Pacific Global...........................3
1.1.2. Quá trình phát triển của triển của công ty Cổ phần Trans Pacific Global .........3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nhân sự của
công ty Cổ phần Trans Pacific Global ..........................................................................5
1.2.1. Chức năng của công ty Cổ phần Trans Pacific Global ........................................5
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty Cổ phần Trans Pacific Global ..........................................5
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Trans Pacific Global .................................6
1.2.4. Công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global ...............9
1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Trans Pacific Global từ năm 2016 đến năm 2018 ................................................... 11
1.4. Tầm quan trọng của nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá nguyên container
bằng đường biển đối với sự phát triển của công ty cổ phần Trans Pacific
Global................................................................................................................................ 14
CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRANS PACIFIC GLOBAL .............................................................................................15
2.1. Thực tế quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global ........................................ 15
2.1.1. Tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng dịch vụ.................................................... 16
2.1.2. Nhận và kiểm tra các thông tin cần thiết từ khách hàng, lấy booking từ hãng
tàu/đại lý nước ngoài ........................................................................................................ 18
2.1.3. Xác nhận thanh toán với hãng tàu/đại lý nước ngoài đồng thời lên phiếu ghi
nợ cho khách hàng............................................................................................................ 19
2.1.4. Nhận giấy báo hàng đến từ hãng tàu đổi D/O hãng tàu .................................... 22
2.1.5. Phát hành Giấy báo hàng đến của HBL có kèm phí vận chuyển và Local
Charge cho khách hàng, Phát lệnh giao hàng cho khách hàng lấy hàng ................... 24
2.1.6. Làm thủ tục hải quan và vận tải nội địa .............................................................. 25
2.1.7. Theo dõi kế toán và đóng hồ sơ:.......................................................................... 30
2.2. Nhận xét quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global ........................................ 31
2.2.1. Điểm mạnh của quy trình tại Công ty và nguyên nhân..................................... 31
2.2.2. Điểm yếu của quy trình tại Công ty và nguyên nhân........................................ 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ
GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL ...........33
3.1. Triển vọng phát triển và định hướng phát triển của nghiệp vụ giao nhận
hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần
Trans Pacific Global trong giai đoạn 2019 - 2020................................................... 33
3.1.1. Cơ hội...................................................................................................................... 33
3.1.2. Thách thức .............................................................................................................. 34
3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global trong giai
đoạn 2019 – 2020 ............................................................................................................. 35
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu
nguyên container bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global
............................................................................................................................................. 36
3.2.1. Giải pháp liên quan đến vấn đề cải thiện nguồn nhân sự tại công ty .............. 36
3.2.2. Giải pháp liên quan đến vấn đề hợp đồng và rủi ro thanh toán với khách hàng
tại công ty .......................................................................................................................... 37
KẾT LUẬN ............................................................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................41
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
STT Bảng, sơ đồ Tên bảng, sơ đồ Trang
1 Bảng 1.1
Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Trans
Pacific Global giai đoạn 2016 – 2018
9
2 Bảng 1.2
Kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh
các chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Trans
Pacific Global giai đoạn năm 2016 – 2018
11
3 Bảng 1.3
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần Trans Pacific Global giai
đoạn 2016 – 2018
14
4 Sơ đồ 1.1
Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Trans
Pacific Global
6
5 Sơ đồ 2.1
Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu
nguyên container bằng đường biển tại Công
ty Cổ phần Trans Pacific Global
15
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 A/N Arrival Notice Thông báo hàng đến
2 ATIGA
ASEAN Trade in Goods
Agreement
Hiệp định thương mại hàng
hóa ASEAN
2 B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển
4 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ
5 CCF Container Cleaning Fee Phí vệ sinh container
6 CFS Container Freight Station Kho hàng lẻ
7 CIC Container Imbalance Charge Phí cân bằng container
8 D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
9 FCL Full Container Loaded Hàng nguyên Container
10 FOB Free On Board Giao hàng trên Boong tàu
11 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
12 LCL Less than Container Loaded Hàng lẻ
13 THC Terminal Handling Charge
Phí phục vụ hàng nhập tại
cảng
14 TPG Trans Pacific Global
15 WTO World Trade Organnization Tổ chức Thương mại thế giới
16 XNK Xuất Nhập Khẩu
1
LỜI MỞ ĐẦU
Giai đoạn năm 2018 – 2019 đánh dấu những bước chuyển mình vô cùng mạnh
mẽ của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Thị trường Việt Nam
dường như đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, thị trường logistics của
Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, theo
thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam năm
2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2%, tương ứng tăng 52,05 tỷ USD về số tuyệt đối
so với năm 2017, cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2018 đạt mức thặng
dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần mức thặng dư của năm 2017 kết hợp với việc ngày
càng có nhiều các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực
liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng, thị trường Logistics
Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm năng và cơ hội.
Đứng trước cơ hội rộng mở của thị trường, Công ty Cổ phần Trans Pacific
Global đã nắm bắt và tiến hành các hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực logistics và
vận tải quốc tế. Kể từ thời điểm được thành lập vào năm 2013 đến nay, công ty vẫn
đang đứng vững và ngày một phát triển hơn. Trong số các lĩnh vực kinh doanh tại
công ty, nhận thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ nhập khẩu hàng nguyên cont
đối với việc kinh doanh của công ty kết hợp với việc sau một thời gian học tập các
môn nghiệp vụ và theo yêu cầu của nhà trường về đợt thực tập cuối khoá, tác giả đã
xin được thực tập 10 tuần tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global.
Thông qua quá trình thực tập tại Công ty, tác giả xin chọn đề tài “NGHIỆP
VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL” nhằm
tìm hiểu kỹ hơn và có cái nhìn thưc tế hơn về thực trạng nhập khẩu của công ty.
Bố cục của đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương, cụ thể là:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Trans Pacific Global
- Chương 2: Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container
bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng
hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần
Trans Pacific Global
2
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn vô cùng
nhiệt tình và tận tâm từ Thạc sỹ Hà Hiền Minh - người hướng dẫn khoa học, đóng
góp ý kiến xây dựng đề tài và giải đáp những thắc mắc cho tác giả trong quá trình
viết đề tài. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ cũng như là tạo
điều kiện, cung cấp số liệu và hướng dẫn thực tiễn từ Ban giám đốc, các cô chú, anh
chị tại phòng Kinh doanh, Logistics của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global, đặc
biệt là anh Nguyễn Thái Dương, người trực tiếp hướng dẫn tác giả tại công ty. Qua
đây, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô Cơ sở II trường Đại học
Ngoại thương đã nhiệt tình giảng dạy và tổ chức kỳ thực tập giữa khóa này, đặc biệt
là Thạc sỹ Hà Hiền Minh – người hướng dẫn khoa học và Ban Giám đốc, các cô
chú, anh chị tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global đã luôn tận tình hướng dẫn,
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian qua.
Bên cạnh đó, do nhiều khó khăn đến từ thời gian tìm hiểu cũng như là kiến
thức chuyên môn hạn chế, bài nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Tác
giả rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiên từ cô, các anh chị trong
Công ty để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Lê Minh Tuấn
3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Trans Pacific
Global
1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty Cổ phần Trans Pacific Global
Trong giai đoạn những năm 2012-2013, nền kinh tế Việt Nam đang dần phát
triển trở lại sau khi hồi phục từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
năm 2008. Cùng với sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường Logistics và
vận tải quốc tế lúc bấy giờ đang là một môi trường vô cùng đầy tiềm năng. Bên
cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới như WTO,
ATIGA và tiến tới đàm phán các hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương với các nước đã góp phần thúc đẩy nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá với
các nước trên thế giới tăng cao và vô cùng hứa hẹn. Đứng trước nhu cầu lớn từ thị
trường giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và đón đầu xu thế lúc bấy giờ, Công ty
Cổ phần Trans Pacific Global được thành lập và đi vào hoạt động với giấy phép
kinh doanh số 0312153097/QĐ-KHĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày
05/02/2013.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Trans Pacific Global đã đến năm thứ sáu hoạt
động với ba chi nhánh (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) và một trụ sở chính ở Thành
phố Hồ Chí Minh. Công ty đã và đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực
Logistic và vận tải quốc tế và giành được sự tính nhiệm với cả khách hàng trong và
ngoài nước trong suốt thời gian hoạt động của mình. Dự kiến trong tương lai, với sự
nỗ lực của ban điều hành cùng với nhân sự công ty kết hợp với thị trường đầy hứa
hẹn dự kiến công ty sẽ còn nỗ lực và phát triển hơn nữa.
1.1.2. Quá trình phát triểncủa triểncủa công ty Cổ phần Trans Pacific Global
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, công ty Cổ phần Trans
Pacific Global đã có những dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của
mình trên thị trường giao nhận vận tải quốc tế, cụ thể như sau:
- Ngày 05/02/2013, công ty được thành lập; bắt đầu đi vào hoạt động dưới tên
gọi Công ty Cổ phần Continental Logistics với số lượng nhân viên ban đầu khoảng
hơn 20 người.
4
- Ngày 14/04/2016, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Trans Pacific
Global và giữ tên hoạt động này cho đến nay;
- Ngày 17/08/2016, công ty gia nhập tổ chức ALFA (Atlas Logistics Family
Network), mở ra thêm nhiều cơ hội hơn trên thị trường quốc tế;
- Ngày 26/05/2018, gia nhập hiệp hội Logistics WCA Family of Logistic
Networks (WCA), mở rộng thêm hệ thống đại lý quốc tế;
- Vào tháng 9/2018, công ty chính thức thành lập chi nhánh Hải Phòng để đáp
ứng cho nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng ở thị trường phía Bắc;
- Là thành viên chính thức của các hiệp hội hàng không quốc tế IATA, FIATA
từ năm 2018;
- Là thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Viet Nam (VLA)
vào cuối năm 2018;
- Đầu năm 2019, công ty thành lập thêm chi nhánh Hà Nội, hoạt động hỗ trợ
thêm cho chi nhánh Hải Phòng và chính thức tấn công vào thị trường sôi động ngoài
phía Bắc;
Đến nay, công ty đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường giao nhận vận tải
quốc tế, với mạng lưới đại lý lên đến con số 100 đại lý trên khắp thế giới. Bên cạnh
đó, nhờ vào chất lượng dịch vụ và lấy uy tín với khách hàng lên hàng đầu, công ty
đã có một lượng khách hàng vô cùng lớn. Dự kiến, với đà phát triển này, TPG Corp.
Thông tinchi tiết về Công ty:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Trans Pacific Global;
- Tên đối ngoại: Trans Pacific Global Corporation;
- Tên viết tắt: TPG Corp. Mã số thuế: 0312153097
- Địa chỉ: Lầu 6, toà nhà Sovilaco, số 1, Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh;
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ (Mười tỷ đồng);
- Người đại diện theo pháp luật/Tổng giám đốc: ông Lữ Văn Phúc;
- Điện thoại: 028-3547 0377; Fax: 028-3547 0380;
- Website công ty: www.transpacific.vn;
- Lĩnh vực hoạt động chính: Dịch vụ Logistics, Giao nhận vận chuyển hàng hoá
quốc tể và nội địa;
5
- Slogan: “Always Beside Your Cargo” – “Chúng tôi luôn bên cạnh hàng hoá của
bạn”;
- Logo:
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nhân sự của
công ty Cổ phần Trans Pacific Global
1.2.1. Chức năng của công ty Cổ phần Trans Pacific Global
Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng bao gồm:
- Vận chuyển hàng hoá quốc tế xuất nhập khẩu bằng đường biển: hàng lẻ,
hàng đóng ghép, hàng nguyên container, hàng quá khổ, hàng dự án,…
- Vận chuyển hàng hoá quốc tế xuất nhập khẩu bằng đường không: hàng lẻ,
hàng đóng ghép, hàng lạnh tươi sống,…
- Dịch vụ Logistics đa phương thức: hỗ trợ các dịch vụ Logistics Door – to –
Door (từ kho tới kho), Door – to – Port, Port – to – Door (Kho tới cảng và ngược
lại),…
- Vận chuyển hàng hoá nội địa, cung cấp dịch vụ kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ
khách hàng khác,…
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty Cổ phần Trans Pacific Global
- Ngay khi đăng kí với cơ quan Nhà nước, Công ty đã xây dựng những nhiệm
vụ trọng tâm và thực hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động và phát triển, cụ thể
là:
- Công ty tổ chức hoạt động và kinh doanh các dịch vụ theo đúng ngành nghề
đăng kí và mục đích thành lập. Công ty đăng kí, kê khai và nộp thuế đầy đủ đúng
thời hạn và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Công ty cung cấp đa dạng các dịch vụ, phong phú về loại hình hỗ trợ khách
hàng, đảm bảo sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Công ty xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt các đối tác, tạo dựng uy tín
kinh doanh và quản lý đội ngũ nhân viên và thực hiện đào tạo nâng cao trình độ
theo các kế hoạch đề ra.
6
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Trans Pacific Global
Để Công ty có thể thực hiện tốt các chức năng của mình cũng như là vận hành
nhịp nhàng, tạo sự xuyên suốt trong các hoạt động, Công ty đã xây dựng một bổ
máy cơ cấu tố chức hành chính được mô tả cụ thể dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Trans Pacific Global
(Nguồn: Hồ sơ năng lực của Cổ phần Trans Pacific Global)
Cùng với sự phát triển và đổi mới không ngừng, cố gắng nâng cao hiệu suất
công việc, Công ty Công ty Cổ phần Trans Pacific Global đã không ngừng hoàn
thiện cơ cấu tổ chức của mình. Sơ đồ 1.1 là cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ của công ty
với Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc điều hành, 1 Phó giám đốc, Quản lý các chi
nhánh kết hợp cùng 6 phòng ban chức năng.
Việc áp dụng mô hình này giúp Công ty dễ dàng tận dụng những ưu điểm như
tối thiểu hóa sự lãng phí các nguồn lực và gia tăng sự hợp tác trong cùng bộ phận,
tạo được sự chuyên môn hoá trong công việc. Bên cạnh đó, những nhược điểm của
các mô hình công ty khác như là giảm sự trao đổi giữa các bộ phận, mâu thuẫn
trong quá trình vận hành cũng được hạn chế khi vai trò điều phối hoạt động của
người đứng đầu là Giám Đốc được coi trọng hàng đầu. Mô hình để cao vai trò của
giám đốc và sự phối hợp giữa các bộ phận đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động của
công ty trong suốt thời gia qua.
Ban giám đốc
Giám đốc điều hành
P. Hành
chính -
Nhân sự -
Kỹ thuật
P. Kế
Toán
P. Xuất
khẩu
P. Nhập
khẩu
P.
Logistics
P. Kinh
doanh
Quản lý chi nhánh
Phó giám đốc
7
Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban
Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm quyết định chiến lược phát và kế hoạch kinh
doanh hàng năm của Công ty; thực hiện chức năng quản trị của Công ty.
Giám Đốc: chịu trách nhiệm về việc kinh doanh của Công ty; điều hành mọi
hoạt động của Công ty theo quy định của pháp luật, tổ chức điều hành công tác theo
hướng có lợi cho Công ty trong hiện tại và tương lai.
Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc điều hành mọi hoạt động
kinh doanh của Công ty đồng thời thay mặt Giám đốc quyết định những vấn đề liên
quan trong thẩm quyền của mình đến hoạt động của Công ty khi Giám đốc vắng
mặt.
Trưởng chi nhánh: Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý và điều
hành các hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh, đảm bảo việc hoạt động của các
chi nhánh được diễn ra đúng với chiến lược mà ban giám đốc đề xuất.
Phòng Hành chính - Nhân sự - Kỹ thuật: chịu trách nhiệm công tác về nhân
sự, hợp đồng lao động, thực hiện quy định của Công ty, chấm công cho nhân viên,
tính lương hàng tháng cho nhân viên. Bộ phận Kỹ thuật cũng thuộc phòng Hành
chính – Nhân sự đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý các thiết bị kỹ thuật của công ty gồm
các công tác liên quan đến việc quản lý hệ thống mạng nội bộ và các phầm mềm
chuyên dụng, phục vụ cho công việc ở công ty. Bên cạnh đó, nhân viên Kỹ thuật
của phòng cũng chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý website/fanpage của
công ty và các kênh tiếp thị khác.
Phòng Kế toán: có chức năng chính là hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh chính xác và đúng hạn, đảm nhiệm việc giám sát các hoạt động tài chính của
Công ty, thanh toán các hợp đồng cung cấp dịch vụ bên thứ ba, đảm nhận thu hồi
các khoản công nợ của khách hàng đúng hạn.
Ngoài ra phòng kế toán cũng hỗ trợ ban giám đốc trong việc đưa ra các quyết
định tài chính cho Công ty. Báo cáo thuế định kỳ và quản lý tài chính cho các chi
nhánh.
Phòng Xuất - Nhập Khẩu: là nơi chịu trách nhiệm chính về các hoạt động
hoạt động liên quan đến phát hành các loại chứng từ xuất - nhập khẩu nói chung của
công ty cho khách hàng.
8
Chức năng chính của phòng là tiếp nhận hồ sơ chứng từ khách hàng từ bộ
phận kinh doanh, phát hành chứng từ hàng hoá cho khách hàng và lên công nợ gửi
khách hàng, cụ thể:
- Đối với phòng xuất: Chịu trách nhiệm về việc xuất khẩu hàng hoá nguyên
container, hàng lẻ đóng ghép tại kho CFS, lấy booking từ hãng tàu và phát hành
booking cho khách hàng, phát hành B/L theo yêu cầu của khách và lên Debit ghi nợ
cho khách hàng.
- Đối với phòng nhập: Chịu trách nhiệm về chứng từ nhập khẩu hàng hoá, tiếp
nhận chứng từ từ bộ phận kinh doanh và các đại lý nước ngoài, hỗ trợ kể toán kiểm
tra thanh toán nước ngoài, cập nhật hệ thống manifes với Cảng và Hãng tàu, trực
tiếp thông báo và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng, phát hành thông báo
hàng đến và lệnh giao hàng để khách hàng nhận hàng tại cảng. Bộ phận hàng nhập
là bộ phận chủ lực của công ty, cùng hỗ trợ cho bộ phận Kinh doanh đem lại thu
nhập chính cho công ty.
Phòng Logistics: Chịu trách nhiệm trực tiếp trong các vấn đề làm việc với
kho CFS và cảng, thực hiện các thủ tục hải quan cho các lô hàng giao/nhận tại kho,
hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục xuất – nhập khẩu, đăng ký, bổ sung các chứng
từ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, phòng Logistics còn đảm nhiệm quản lý toàn bộ đội xe tải của công
ty, giám sát vấn đề liên quan đến vận chuyển nội địa và các giải quyết các vấn đề
khác liên quan đến hàng hoá.
Một chức năng khác của phòng Logistics chính là tìm kiếm các nguồn cung
dịch vụ với giá tốt của bên thứ ba để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng và trực
tiếp hỗ trợ phòng kinh doanh trong các thủ tục đối với hàng hoá.
Phòng Kinh doanh: Đại diện Công ty trong việc liên lạc, thỏa thuận và đàm
phán với các đối tác, chịu trách nhiệm về ký kết các hợp đồng cung ứng các dịch vụ
với khách hàng trong nước; nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng mới, đem lại nguồn
lợi nhuận chính cho công ty.
Hơn nữa, còn đảm nhiệm công việc tư vấn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng
cũ, giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng thân thiết, đảm bảo giữ vững lượng
khách hàng công ty đang có và mở rộng thêm khách hàng.
9
1.2.4. Công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global
Tình hình nhân sự tại Công ty giai đoạn năm 2016 – 2018 được tổng hợp qua
3 chỉ tiêu chính: Giới tính, Độ tuổi và Trình độ, và được trình bày chi dưới bảng
sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global giai đoạn
2016 – 2018
Đơn vị tính: Người, %
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Giới
tính
Nam 20 42,55 29 49,15 34 45,33
Nữ 27 57,45 30 50,85 41 54,67
Tuổi
Từ 30 tuổi trở lên 18 38,30 25 42,37 31 41,33
Dưới 30 tuổi 29 61,70 34 55,63 44 58,67
Trình
độ
Trung cấp 10 21,28 8 13,56 8 10,67
Cao đẳng – Đại học 34 72,34 46 77,97 56 74,67
Trên đại học 3 6,38 5 8,47 11 14,67
Tổng 47 100 59 100 75 100
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Cổ phần Trans Pacific Global)
Đi cùng với sự phát triển của Công ty, quy mô nhân sự cũng có sự thay đổi.
Theo bảng 1.1, tổng số lượng công nhân viên tăng 28 người, tức 59,57% trong suốt
giai đoạn từ 2016 – 2018 nhằm đáp ứng kịp thời khối lượng công việc cũng như là
nhu cầu của khách hàng ngày một gia tăng.
Cơ cấu giới tính của công ty trong giai đoạn này luôn có tỷ lệ nữ giới chiếm
đa phần nhân sự công ty. Tổng số nhân viên nam và nữ tăng lên trong 3 năm này là
28 người, chia đều cho cả nam và nữ, khiến cho tỷ lệ chênh lệch nam nữ có thay đổi
không đáng kể (từ 14,89% ở năm 2016 xuống còn 9,33% vào năm 2018). Sự chênh
lệch này chủ yếu là do tính chất công việc tại công ty.
Cụ thể, Công ty có nhiều nhân viên nam tập trung ở các phòng kinh doanh,
phòng logistics, vì đặc tính công việc cần phải di chuyển nhiều, áp lực công việc
10
tương đối cao và yêu cầu về sức bền trong công việc cũng lớn, phù hợp với nhân
viên là nam hơn so với nữ. Trong khi đó, ở những công việc yêu câu sự tỉ mỉ cẩn
thận như công việc chứng từ ở phòng Xuất - Nhập Khẩu và Kế toán thì lại tập trung
đông nữ giới hơn, sự chênh lệch thể hiện chủ yếu khi nhân sự của của phòng Xuất -
Nhập Khẩu, nơi chiếm phần lớn nhân sự công ty để đáp ứng cho khối lượng lớn
công việc chính tại đây, chiếm hơn 90% là nữ.
Cơ cấu về độ tuổi: số lượng nhân viên trên 30 tuổi được giữ ở mức ổn định
khoảng 40% ở những năm gần đây và thường giữ các chức vụ chủ chốt trong Công
ty như Ban lãnh đạo và các trưởng bộ phận, trưởng chi nhánh. Bên cạnh đó, Công ty
cũng có chính sách đẩy mạnh tuyển dụng các nhân viên trẻ ự năng động và trình độ
ngoại ngữ, vi tính cao, đáp ứng được sự phát triển và hội nhập nhanh chóng của
ngành.
Trong giai đoạn 2016 – 2018, công ty chỉ tuyển thêm đa số là nhân sự trẻ (tăng
15 người trên tổng số 28 nhân sự thay đổi) để đáp ứng các yêu cầu mới của công
việc như Quản trị kĩ thuật và Kinh doanh làm thay đổi cơ cấu công nhân với độ tuổi
trẻ từ 61,70% năm 2016 xuống 55,63% năm 2017 và tăng nhẹ lên 58,67% trong
năm 2018. Việc tuyển dụng nhân sự trẻ nhiều có rất nhiều tác động đến công ty, tuy
không có nhiều kinh nghiệm trong công việc, và phải bỏ thêm thời gian và công sức
để đào tạo nhân viên mới nhưng bù lại nhân sự trẻ với nhiệt huyết và ý chí cống
hiến cũng đã góp phần làm phát triển thêm cho công ty.
Về trình độ, Công ty luôn xác định giữ vững chất lượng hoạt động nên tất cả
nhân viên ít nhất phải có bằng Trung cấp trở lên. Xu hướng tăng dần cơ cấu nhân sự
trình độ cao của công ty được thể hiện ở việc hạn chế tiếp nhận thêm nhân viên có
trình độ Trung cấp; bên cạnh đó, thúc đẩy nhân viên học tập và trau dồi thêm nhằm
nâng cao trình độ. Cụ thể, nhân viên có trình độ trung cấp ngày một giảm (từ
21,28% năm 2016 xuống còn 10,67% năm 2018). Nhân viên có trình độ Đại học –
Cao đẳng của Công ty luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất, cụ thể: lần lượt chiếm 72,34% ;
77,97% vào năm 2016, 2017 và đạt người chiếm 74,67% vào năm 2018. Việc sụt
giảm nhẹ tỷ trọng của nhân viên có trình độ Đại học – Cao đẳng là do chính sách
nâng cao trình độ nhân sự ở công ty. Theo đó, nhân viên cấp quản lý cần phải có
trình độ cao học, do đó, từ năm 2016 đến năm 2018, nhân sự có trình độ trên đại
11
học tăng thêm đáng kể từ 3 người ở năm 2016 tăng lên 11 người ở năm 2018, tăng
gấp 4 lần. Những nhân sự cao cấp này một phần đảm nhiệm công việc quản lý tại
văn phòng Hồ Chí Minh, một phần quản lý tại các chi nhánh khác của công ty nên
mới có sự gia tăng đáng kể.
Với cơ cấu nhân sự về Giới tính, Độ tuổi và Trình độ như trên, nhân lực của
Công ty đã và đang đáp ứng theo định hướng mà ban lãnh đạo đã xây dựng và triển
khai từ trước. Bên cạnh đó, công ty luôn không ngừng đào tạo, tuyển dụng và thay
đổi các chính sách nhân sự cho phù hợp với sự phát triển của nhân viên, qua đó,
thúc đẩy sự phát triển chung cho cả công ty.
1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Trans Pacific Global từ năm 2016 đến năm 2018
Giá trị tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận và so sánh tương quan qua từng
năm được phản ảnh ở bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh các
chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global trong giai đoạn 2016 – 2018,
được hỗ trợ và cung cấp từ chính phòng Kế toán của Công ty.
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh các chỉ tiêu của Công ty
Cổ phần Trans Pacific Global giai đoạn năm 2016 – 2018
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %
Chỉ
tiêu/năm
Kết quả hoạt động kinh
doanh
So sánh
2016 2017 2018
2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị %
Doanh thu 12,73 30,91 63,78 18,18 243 32,87 206
Chi phí 11,64 27,18 54,42 15,54 234 27,24 200
Lợi nhuận 1,09 3,73 9,36 2,64 342 5,63 251
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016 – 2018)
Doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều tăng trưởng liên tục trong giai đoạn
2016 – 2018, và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng hơn nữa trong giai đoạn sắp tới
với sự mở rộng và hoàn thiện không ngừng của công ty. Tuy nhiên, cùng với danh
thu và lợi nhuận, chi phí của Công ty có sự tăng lên đáng kể trong giai đoạn này vì
nhiều lý do, cụ thể:
12
- Về doanh thu:
Doanh thu của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global trong giai đoạn từ năm
2016 đến năm 2018 luôn tăng. Cụ thể từ năm 2016 đến năm 2017, doanh thu tăng
18,18 tỷ đồng (tăng 143%). Tiếp theo giai đoạn đó, doanh thu của công ty trong
năm 2017 – 2018 tiếp tục tăng mạnh, cụ thể là tăng từ 30,91 tỷ đồng trong năm
2017 lên 63,78 tỷ đồng trong năm 2018, tương ứng với tăng 32,87 tỷ đồng (tăng
trưởng 106%) so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của công ty tăng mạnh trong
giai đoạn này chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, dịch vụ của công ty càng ngày càng hoàn thiện, tạo được vị thế
trong ngành, có được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng trên khắp cả nước. Cụ
thể, trong năm 2018, công ty đã đón tiếp khoảng hơn 10 đại lý mới, tập trung chủ
yếu ở các tuyến đường biển châu Á (như Trung Quốc và Đông Nam Á), do có sự
đổi mới này, chất lượng dịch vụ cho các tuyến chính của công ty cũng tăng lên đáng
kể. Chính vì thế, doanh thu trong hoạt động kinh doanh của công ty tăng dần đều
qua các năm và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai khi công ty vừa mở thêm
chi nhánh tại Hà Nội để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các tỉnh phía bắc.
Thứ hai, nhờ vào việc tham gia các hiệp hội Logistics trong nước và quốc tế,
Công ty có cơ hội rộng mở hơn với các đại lý trong và ngoài nước, nhận hàng hoá
xuất nhập khẩu không chỉ từ khách hàng trong nước mà còn từ các khách hàng đại
lý ở nước ngoài, đóng góp một phần không nhỏ trong doanh thu đem về cho công ty.
Cụ thể, nguồn hàng chỉ định từ các đại lý luôn ổn định và đóng góp khoảng từ 15 –
20% doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của công ty. Con số này dự kiến sẽ còn tăng
do công ty vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh các mối quan hệ với đại lý nước ngoài trong
tương lai để có nguồn hàng dồi dào hơn nữa.
- Về chi phí:
Chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng qua từng
năm, cụ thể: trong giai đoạn 2016 – 2017, chi phí tăng 15,54 tỷ đồng, tương ứng với
134% (từ 11,64 tỷ đồng nằm 2016 lên 28,18 tỷ đồng, năm 2017); trong giai đoạn
2017 – 2018, chi phí của công ty tăng với tỷ trọng ít hơn cùng kỳ năm ngoái, chỉ
tăng 100% so với 134% của giai đoạn trước (từ 28,18 tỷ đồng tăng lên 54,42 tỷ
đồng trong năm 2018, tăng 27,24 tỷ đồng), nguyên nhân là do:
13
Thứ nhất, để đáp ứng với nhu cầu ngày một cao của khách hàng, công ty buộc
phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho các hãng tàu và đại lý nước ngoài. Lượng hàng hoá
ngày một tăng cao, do đó, chi phí chi hộ, chi phí đầu vào của công ty cũng tăng
tương ứng.
Thứ hai, việc mở rộng quy mô của công ty cũng đóng góp một phần vào việc
gia tăng chi phí. Năm 2018, trụ sở Hồ Chí Minh mở rộng thêm diện tích, tuyển
dụng thêm nhiều nhân viên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; đồng thời, mở rộng
chi nhánh phí bắc cũng chiếm một khoản lớn chi phí hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, dù chi phí tăng nhưng tăng với tốc độ thấp dần cũng là một điểm
tích cực, vấn đề này là do trong năm 2018, công ty đã quản lý lại các nguồn cung
đầu vào của mình, kiểm tra và thay đôi một số nguồn cung có chi phí quá cao nhưng
lợi nhuận lại thấp. Cụ thể, công ty đã ngừng làm việc với một số hãng xe tải nội địa
cũng như là một số đại lý ở nước ngoài để giảm các chi phí này.
- Về lợi nhuận:
Trong suốt giai đoạn 2016 – 2018, lợi nhuận của công ty cổ phần Trans
Pacific Global liên tục tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2018, cụ thể như sau:
Trong năm 2016 – 2017, lợi nhuận của công ty tăng từ 1,09 tỷ đồng lên 3,73
tỷ đồng, tức tăng 342%, tương đương 2,64 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2017 – 2018,
lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng cao, đạt 9,36 tỷ đồng trong năm 2018, tăng
trưởng 1,5 lần sao với cùng kỳ năm 2017, tương đương với tăng 5,63 tỷ đồng.
Trong suốt ba năm này, lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ là
do công ty đã cân bằng tốt giữa chi phí cung ứng dịch vụ đầu vào và doanh thu đầu
ra từ khách hàng. Dù chi phí tăng nhưng công ty đã kiềm hãm tốt tốc độ tăng của
chi phí cũng như là đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu để có thể giữ lọi nhuận tăng
trưởng ổn định.
Cụ thể, trong những năm này, công ty đã giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào từ
các dịch vụ hỗ trợ của bên thứ ba như là vận tải nội địa, cước tàu biển, dịch vụ hỗ
trợ,… bằng cách tìm kiếm không ngừng những nguồn cung giá thành tương đối tốt
với chất lượng dịch vụ cao, bên cạnh đó, doanh thu tăng không ngừng từ hoạt động
kinh doanh của công ty cũng là một nguyên nhân giúp cho lợi nhuận tăng trưởng
liên tục và ổn định trong suốt giai đoạn này.
14
1.4. Tầm quan trọng của nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá nguyên container
bằng đường biển đối với sự phát triển của công ty cổ phần Trans Pacific
Global
Trong các năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của thị trường logistic và vận
tải quốc tế tại Việt Nam, dịch vụ vận tải, đặc biệt là nhập khẩu hàng hoá nguyên
container ngày càng khẳng định rõ vai trò chủ lực của mình trong hoạt động kinh
doanh cũng như là các lợi ích của Công ty. Dưới đây là bảng thống kê doanh thu
Công ty có được từ hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2016 – 2018
Bảng 1.3: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Trans Pacific Global giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, %
Doanh thu từ
các hoạt động
kinh doanh
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nhập khẩu
LCL
3,91 30,71 9,74 31,51 19,26 30,20
Nhập khẩu
FCL
4,75 37,31 14,83 47,98 31,63 49,59
Xuất khẩu 1,28 10,05 4,37 14,14 10,15 15,91
Dịch vụ khác 2,79 21,92 1,97 6,37 2,74 4,30
Tổng doanh thu 12,73 100 30,91 100 63,78 100
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Trans Pacific Global)
Bảng 1.3 cho thấy hoạt động nhập khẩu hàng hoá nguyên container bằng
đường biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng, doanh thu từ hoạt động này luôn chiếm
tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty (giữ ổn định khoảng trên 37%) và có
xu hướng tăng liên tục qua các năm (cao nhất ở năm 2018 gần 50% tổng doanh thu).
Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do nhu cầu nhập khẩu hàng hoá để phục
vụ cho công việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng, kết
hợp với độ mở của của thị trường và những ưu đãi từ các hãng tàu phục vụ hàng
nhập khẩu nguyên container. Dự kiến, hoạt động nhập khẩu nguyên container sẽ
tiếp tục tăng trưởng và phát triển tại công ty trong những năm tới nữa.
15
CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRANS PACIFIC GLOBAL
2.1. Thực tế quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global
Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container của Công ty Cổ
phần Trans Pacific Global được tóm tắt dưới sơ đồ gồm bảy bước sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global
(Nguồn: Phòng kinh doanh - Logistics Công ty Cổ phần Trans Pacific Global)
1
• Tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng dịch vụ
2
• Nhận và kiểm tra các thông tin cần thiết từ khách hàng, lấy booking
từ hãng tàu/đại lý nước ngoài
3
• Xác nhận thanh toán với hãng tàu/đại lý nước ngoài đồng thời lên
phiếu ghi nợ cho khách hàng
4
• Nhận giấy báo hàng đến từ hãng tàu đổi D/O hãng tàu
5
• Phát hành Giấy báo hàng đến có kèm phí vận chuyển và Local
Charge cho khách hàng, Phát lệnh giao hàng cho khách hàng lấy hàng
6
• Làm thủ tục hải quan và vận tải nội địa
7
• Theo dõi kế toán và đóng hồ sơ
16
Để làm rõ quy trình quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container
bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global, tác giả xin lấy ví dụ
thực tế từ lô hàng của khách hàng là “Công ty Cổ phần Đầu tư Higo, theo hợp đồng
thương mại số XJSZWB181294, ký ngày 21/01/2019; vận đơn số SMFCL19020110,
ngày 10/03/2019 với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu số 102534794830, ngày
16/03/2019”
2.1.1. Tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng dịch vụ
Tại bước này, cụ thể sẽ có những công việc như sau:
Tìm kiếm khách hàng
Nhân viên kinh doanh tại công ty sẽ tìm kiếm nguồn khách hàng thông qua
các kênh chủ yếu như sau: các khách hàng đã làm việc với công ty; các khách hàng
mới thông qua việc gọi điện, gặp gỡ qua các diễn đàn, triển lãm xuất nhập khẩu; các
khách hàng tự tiếp cận đến công ty thông qua các trang webs, fanpage của công ty,
và các nguồn khác.
Gửi báo giá cho khách hàng dựa trên yêu cầu của khách
Sau khi tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ xây
dựng báo giá dựa trên các yêu cầu của khách hàng. Công việc này thường được thoả
thuận bằng miệng (đối với các khách hàng quen thuộc) và xác nhận qua email sau
khi đồng ý. Đối với các khách hàng mới cần phải chuẩn bị hợp đồng dựa theo yêu
cẩu của hai bên.
Một báo giá hàng nhập FCL thường có những loại giá sau:
+ Giá cước biển (Ocean Freight), thể hiện được cảng đi, cảng đến, tên hàng
ngắn gọn, loại container sử dụng, thời gian vận chuyển và quan trọng nhất là giá
cước.
+ Giá phụ phí nội địa (Local Charge): Thường sẽ có các loại giá chính như phí
phục vụ container tại cảng (THC – Terminal Handling Charge); phụ phí cân bằng
container phụ trội (CIC – Container Imbalance Charge); Phí chứng từ (D/O –
Document/Delivery Order Fee); Phí vệ sinh container (CCF – Container Cleaning
Fee); Phí vận tải nội địa; Phí thủ tục hải quan nhập khẩu; và các phụ phí theo mùa,
theo khu vực khác…
+ Thời hạn hiệu lực của báo giá.
17
Tại bước này, thời gian để lấy giá từ đại lý đối với hàng thường dao động từ
vài tiếng đến một buổi chủ yếu do khác múi giờ làm việc cũng như là vấn đề trả giá
giữa các bên. Sau khi có giá đầu vào, nhân viên kinh doanh sẽ gửi giá bán của mình
cho khách hàng và lại tiếp tục quá trình trả giá để đi đến thoả thuận chung cho hai
bên. Nếu như khách hàng không đồng ý mức giá công ty đưa ra thì sẽ bỏ qua
chuyến hàng này, nếu như khách hàng đồng ý sẽ đi đến bước tiếp theo, thời gian
cho việc trả giá với khách hàng có thể là vài giờ hoặc vài ngày tuỳ thuộc vào khách
hàng.
Tiến hành ký kết hợp đồng/chấp nhận báo giá
Sau khi khách hàng đã đồng ý với báo giá mà nhân viên kinh doanh cung cấp
sẽ tiến hành ký hợp đồng để lưu hồ sơ kế toán. Đối với các khách hàng có lượng
hàng ít, giá trị hợp đồng không cao, việc ký kết hợp đồng sẽ được bỏ qua, mà thay
vào đó sẽ xác nhận thông tin qua email. Đối với các khách hàng thường xuyên, hợp
đồng sẽ không thể hiện giá trị hợp đồng mà giá cả sẽ được thoả thuận lại theo mỗi
chuyến hàng.
- Thực tế
Đối với khách hàng là công ty cổ phần đầu tư Higo này, đây vốn là một khách
hàng quen thuộc với công ty, khi có thông tin về hàng hoá chuẩn bị nhập khẩu, vào
ngày 28-02-2019, khách hàng trực tiếp liên hệ với nhân viên kinh doanh của công ty
qua email để yêu cầu báo giá dịch vụ nhập khẩu theo thông tin dưới đây:
Cảng đi: Yantian, Shenzhen; Cảng đến: Cát Lái, Hồ Chí Minh, số lượng: 1
container 20’GP, hàng hoá: Fiberboard (Tấm gỗ nhựa), điều kiện giao hàng FOB
Shenzhen Incoterms 2010, có C/O Form D hưởng ưu đãi thuế, có làm thủ tục hải
quan và vận tải nội địa đầu nhập khẩu để giao hàng đến tận kho của khách.
Sau khi nhận được thông tin sơ bộ, nhân viên kinh doanh gửi yêu cầu lấy giá
từ đầu đại lý nước ngoài cũng bằng email và gửi báo giá chi tiết cước vận tải và
local charge cho khách hàng, tại đây, đối với hàng hoá thông thường như thế này thì
thời gian đại lý gửi giá và trả giá qua lại giữa hai bên mất khoảng một buổi để đi
đến mức giá chung mà cả hai thoả mãn. Trong cùng ngày, nhân viên kinh doanh gửi
lại bảng giá cho khách hàng, sau khi kiểm tra, khách hàng Higo đồng ý báo giá và
xác nhận thông tin qua email trong cùng ngày. Sau đó, chuẩn bị chứng từ gửi cho
18
nhân viên kinh doanh để tiến hành thực hiện bước tiếp theo. Ở bước này do khách
hàng đã quen với công ty nên vấn đề trả giá diễn ra nhanh chóng và gọn gàng.
2.1.2. Nhận và kiểm tra các thông tin cần thiết từ khách hàng, lấy booking từ
hãng tàu/đại lý nước ngoài
Ở bước này, nhân viên kinh doanh của công ty sẽ tiếp tục thực hiện cùng với
sự hỗ trợ của nhân viên phòng Nhập khẩu để thực hiện những công việc sau:
Nhận thông tinhàng hoá từ khách hàng
Sau khi xác nhận thông tin với khách hàng ở bước báo giá, nhân viên kinh
doanh sẽ trực tiếp yêu cầu thông tin cụ thể và chi tiết về hàng hoá ở bước này,
những thông tin cần có bao gồm:
+ Địa chỉ người bán/người gửi hàng, thời gian chuẩn bị hàng của người bán;
+ Thông tin chính xác về khối lượng hàng hoá, các thông tin trên Hoá đơn
thương mại và Bản kê chi tiết hàng hoá;
Sau khi có thông tin từ khách, nhân viên kinh doanh với sự hỗ trợ của nhân
viên phòng nhập gửi thông tin cho đại lý nước ngoài để đại lý liên lạc với người bán
và chuẩn bị booking, tất cả công việc này sẽ được tiến hành qua email
Kiểm tra lịch tàu, gửi lại thông tin tàu cho khách sắp xếp xuất hàng đồng thời
lấy booking từ hãng tàu và đại lýnước ngoài (nếu có)
Sau khi đồng ý báo giá, nhân viên kinh doanh với sự hỗ trợ của nhân viên
phòng nhập khẩu trực tiếp lấy booking hãng tàu thông qua đại lý đầu nước ngoài, và
thông báo về ngày tàu đi (ETD) cho khách hàng đồng thời giao địa chỉ người bán
cho đại lý đầu nước ngoài liên hệ để lấy hàng.
Trong bước này, nhân viên kinh doanh phải chú ý theo dõi thông tin từ đại lý
nước ngoài về tình hình chuẩn bị hàng hoá của shipper cũng như là sự thay đổi
trong lịch tàu để cập nhật cho khách hàng. Nếu có thay đổi phải báo ngay cho các
bên để kịp thời cập nhật và chỉnh sửa các chứng từ có liên quan.
Bên cạnh đó, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà nhân viên kinh doanh hoặc
nhân viên phòng nhập sẽ yêu cầu đại lý chuẩn bị thêm các loại chứng từ khác như
chứng nhận xuất xứ (C/O), thông thường, việc yêu cầu thêm chứng từ này sẽ phát
sinh các chi phí, chi phí này sẽ được tính theo bộ và do bên yêu cầu chi trả.
Yêu cầu bổ sung/chỉnh sửa chứng từ (nếu có)
19
Ở bước này, nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra tính đồng bộ và chính xác của các
chứng từ có liên quan như: Vận đơn nháp, C/O nháp, … và phản hồi lại cho khách
hàng và đại lý. Đối với các khách hàng tự chuẩn bị chứng từ mà không thông qua
công ty, nhân viên chứng từ buộc phải kiểm tra kỹ ngay từ đầu và phản hồi sớm để
tránh các phát sinh không đáng có có thể gây nguy cơ không lấy được hàng sau này.
Với các chứng từ đúng, nhân viên chứng từ sẽ phản hồi lại với khách qua email và
tiến hành bước tiếp theo, với các chứng từ có vấn đề, nhân viên chứng từ sẽ hỗ trợ
tư vấn yêu cầu khách hàng chỉnh sửa cho hợp lý, sau đó chuyển sang bước tiếp theo
sau khi chứng từ đã được chỉnh sửa.
Trong thực tế lô hàng này, các công việc được tiếnhành như sau
Với khách hàng quen thuộc như khách hàng Higo, việc nhận thông tin và kiểm
tra thông tin được thực hiện cùng lúc với bước làm báo giá nên rút ngắn được thời
gian kiểm tra lại thông tin từ khách hàng. Ngày 01-03-2019, nhân viên chứng từ chỉ
mất khoảng một tiếng để kiếm tra và gửi cho đại lý. Bên cạnh đó, thực tế lô hàng
của khách hàng Higo không bị phát sinh trễ tàu và dời chuyến tàu; tuy nhiên, khách
hàng có yêu cầu chuẩn bị C/O nên nhân viên kinh doanh phải liên hệ với đại lý để
yêu cầu hỗ trợ người bán phát hành C/O. Việc yêu cầu phát hành C/O cũng diễn ra
nhanh chóng, yêu cầu sẽ được gửi cùng với báo giá của đại lý và xác nhận qua
email trong cùng ngày. Chứng từ của lô hàng này do được kiểm soát ngay từ đầu
nên cũng không có gì phát sinh.
2.1.3. Xác nhận thanh toán với hãng tàu/đại lý nước ngoài đồng thời lênphiếu
ghi nợ cho khách hàng
Ở bước này, nhân viên kinh doanh sẽ phối hợp với nhân viên phòng nhập và phòng
kế toán để thực hiện các công việc sau:
Xác nhận Booking với hãng tàu/đại lý
Khi người bán đã hoàn tất việc chuẩn bị hàng hoá để xuất khẩu và liên hệ với
đại lý của TPG để cung cấp thông tin, đại lý sẽ gửi mail cho TPG để xác nhận thông
tin để phát hành B/L và C/O. Lúc này, nhân viên chứng từ sẽ xác nhận về các thông
tin trên vận đơn như là: ngày tàu đi, tên chuyến tàu, cảng đi, cảng đến, số hiệu
container, số seal, thông tin người gửi hàng, thông tin người nhận hàng, đại lý được
chỉ định tại Việt Nam để giao hàng, thông tin về tên hàng.
20
Ở đây, nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra chéo lại các thông tin mà khách hàng
cung cấp, so sánh lại với thông tin thực tế hàng hoá ở đầu xuất do đại lý nước ngoài
cung cấp và sẽ phản hồi ngay khi có sai sót để kịp thời chỉnh sửa trước khi phát sinh
chi phí. Nếu có phát sinh sai sót, nhân viên chứng từ sẽ báo ngay cho các bên để
yêu cầu bên sai chỉnh sửa, việc chỉnh sửa trước lúc tàu đi sẽ không phát sinh chi phí
và vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên, để chỉnh sửa sau khi tàu đi sẽ tốn khoảng 50
đến 100 USD cho một lần chỉnh chứng từ. Vì vậy, nhân viên chứng từ cần phải vô
cùng cẩn thận trong bước này. Đại lý nước ngoài sẽ phát hành B/L theo như chứng
từ đã thống nhất sau cùng và chứng từ buộc phải thống tối thiểu trước giờ closing
time của tàu xuất, sau thời gian này, mọi chỉnh sửa sẽ phát sinh chi phí.
Kiểm tra điện giao hàng hoặc yêu cầu xuất trình BL gốc từ hãng tàu
Để việc lấy hàng tại cảng nhập diễn ra nhanh chóng và tiện lợi, hầu hết các
hãng giao nhận vận tải sẽ phát hàng B/L surrendered cho khách hàng của mình. Tức
là thay vì người nhận phải xuất trình B/L gốc để nhận hàng như truyền thống thì
trong trường hợp này, nếu người mua đã thanh toán đầy đủ cho người bán thì người
bán sẽ yêu cầu đại lý phát hành Surrendered B/L thông qua Telex Release và xác
nhận bằng email, sau khi có thông tin Telex Release thì người nhận ở Việt Nam chỉ
cần B/L copy sẽ lấy được hàng. Việc xác nhận Surrendered B/L sẽ do đại lý đầu
nước ngoài yêu cầu phía Việt Nam chấp nhận B/L surrendered sau khi người bán
xác nhận đã nhận được thanh toán từ phía người mua hàng.
Trong một số trường hợp, do yêu cầu của các bên (chủ yếu là do phương thức
thanh toán), đại lý sẽ có yêu cầu người bán xuất trình B/L gốc để nhận được hàng.
Người giao nhận lúc này phải yêu cầu khách hàng xuất trình B/L gốc mới cho lấy
hàng.
Tại bước này, đại lý nước ngoài sẽ gửi bản scan B/L được surrendered hoặc
B/L gốc cho nhân viên chứng từ nhập khẩu qua email, qua đó, nhân viên chứng từ
sẽ thực hiên theo yêu cầu của đại lý. Thông thường, việc gửi yêu cầu telex release
diễn ra khá nhanh chóng, phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người nhập khẩu.
Tạo file lưu trữ nội bộ và lênphiếu ghi nợ cho khách hàng
Sau khi phát hành B/L, đại lý sẽ gửi bản scan chứng từ cho nhân viên phòng
nhập, bao gồm:
21
- MBL từ hãng tàu phát hành với shipper là đại lý nước xuất và consignee là
Công ty cổ phần TPG,
- HBL do đại lý nước ngoài phát hành thể hiện shipper và consignee thật sự
của lô hàng,
- Phiếu ghi nợ hoặc có của đại lý cho TPG.
Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ đầy đủ gồm ba thành tố trên, nhân viên chứng
từ sẽ kiểm tra một lần nữa về tính thống nhất giữa các chứng từ và tạo file theo dõi
trên phần mềm SMS Live của công ty để quản lý chi phí và lên phiếu ghi nợ cho
khách hàng. File lưu trữ khi đã tạo xong trên hệ thống sẽ được chuẩn bị, in ra thành
hai bộ, một do nhân viên chứng từ lưu trữ và theo dõi và bộ còn lại sẽ được trình
cho trưởng phòng nhập duyệt qua về chi phí cũng như là doanh thu tạm tính, chỉ khi
nào trưởng phòng nhập duyệt file xong thì mới được tiến hành qua bước tiếp theo.
Việc uyệt file sẽ diễn ra cả trên hệ thống SMS Live của công ty và cả file giấy lưu
trữ. Thông thường, bước duyệt file này được tiến hành khá nhanh chóng, chỉ từ một
tiếng đến một buổi là sẽ hoàn thành.
Đối với thực tế lô hàng của khách hàng Higo, tại bước này, nhân viên chứng từ
cần kiểm tra các thông tinsau:
Sau khi xác nhận tất cả các thông tin từ người nhập khẩu do nhân viên kinh
doanh cung cấp, đại lý ở Shenzhen của công ty liên hệ với người xuất khẩu và vào
chiều ngày 07-03-2019, người xuất khẩu đã chuẩn bị xong hàng hoá và cung cấp
thông tin cho nhân viên chứng từ như sau:
+ Người bán: SHENZHEN RISEWELL INDUSTRY CO., LTD.
+ Người gửi hàng: PUNING JUN HAO YU TRADING CO., LTD.
+ Người nhận hàng: HIGO INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
+ Đại lý giao hàng: TRANS PACIFIC GLOBAL CORP.
+ Thông tin tên hàng / Ký mã hiệu / Khối lượng / Trọng lượng / Số kiện:
1050/1200 DENSITY COMPACT FIBERBOARD / COMPACT FIBERBOARD /
17.057KGS / 19,83CBM / 10 PACKAGES
+ Số hiệu container / Số seal: CBHU3476142 / 10176886
+ Tên tàu / Số chuyến: CAIYUNHE / V.350S
+ Cảng đi / Cảng đến: YANTIAN / CAT LAI
22
+ Số HBL/Ngày phát hành: SMFCL19020110 / 10-03-2019;
+ Nội dung của C/O
Đối với lô hàng này, chứng từ khách hàng sử dụng là chứng từ 3 bên, do đó
nhân viên chứng từ phải kiểm tra thật kỹ các thông tin trên chứng từ và trên C/O để
tránh sai sót. Tuy nhiên, do đã thực hiện các lô hàng tương tự từ trước nên việc
kiểm tra cũng không tốn quá nhiều thời gian, chứng từ được kiểm tra và xác nhận
trong cùng ngày 07-03-2019 qua email.
Sau khi có được sự xác nhận thông tin trên B/L, đại lý trực tiếp phát hành B/L
gốc cho lô hàng và gửi bản nháp bộ chứng từ theo thông tin đã thống nhất cho nhân
viên chứng từ vào ngày 09-03-2019, một ngày trước ngày tàu chạy. Trong trường
hợp của khách hàng Higo, do vấn đề thanh toán tiền hàng giữa người bán và người
mua nên người bán yêu cầu đại lý phát hành B/L gốc. Do chứng từ đã được kiểm tra
từ trước, nhân viên chứng từ lúc này chỉ cần tạo file và lên phiếu ghi nợ gửi khách
hàng chứ không cần phải tốn thời gian kiểm tra lại. Việc tạo file và lên phiếu ghi nợ
lúc này chỉ tốn chưa đầy ba mươi phút là hoàn thành. Đến ngày tàu chạy, đại lý sẽ
gửi bộ chứng từ gốc bản scan qua cho nhân viên chứng từ để phục vụ cho mục đích
đối chiếu thông tin và lưu trữ. Lúc này, file lưu trữ sẽ được duyệt lần đầu bởi trưởng
phòng nhập về giá đầu vào và giá đầu ra để tiến hành qua bước tiếp theo
2.1.4. Nhận giấy báo hàng đến từ hãng tàu đổi D/O hãng tàu
Trong bước này, nhân viên chứng từ phòng nhập khẩu sẽ thực hiện các công
việc sau:
Trình Manifes hãng tàu và nhận thông báo hàng đến (A/N) từ hãng tàu, yêu
cầu đại lý surrendered B/L của hãng tàu
File lưu trữ sau khi đã được duyệt sẽ được trả về cho nhân viên chứng từ tiếp
tục theo dõi. Lúc này, nhân viên chứng từ sẽ chờ email phân quyền từ hãng tàu để
trình thông tin hàng hoá (manifes) lên cổng thông tin một cửa quốc gia. Bước này
thường thực hiện khá nhanh chóng nhưng yêu cầu tính chính xác cao và phải đảm
bảo đúng deadline để tránh phát sinh chi phi.
Ở bước này, khi nhận được email phân quyền từ hãng tàu, nhân viên phòng
nhập phải kiểm tra thật kỹ các thông tin trên MBL mà hãng tàu gửi so sánh với
thông tin trên MBL mà đại lý gửi. Nếu có phát sinh sai sót, nhân viên phải nhanh
23
chóng báo lại với cả đại lý lẫn hãng tàu để xử lý và chỉnh sửa kịp thời. Nếu các
thông tin đã đúng hết, nhân viên phòng nhập sẽ dùng tài khoản của công ty trên
trang web của Công thông tin một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn) để gửi thông tin lên
hãng tàu cũng như là hệ thống quản lý của cảng. Sau khi trình thông tin theo yêu
cầu của hãng tàu, nhân viên phòng nhập sẽ gửi lại email xác nhận với hãng tàu và
chờ thông báo hàng đến từ hãng tàu. Ở bước này, nếu như đã quá deadline mà hãng
tàu cho phép mà nhân viên vẫn chưa kịp trình manifes hoặc phát hiện có sai sót thì
chi phí chỉnh sửa sẽ dao động trong khoảng 80 đến 100 USD cho một lần chỉnh sửa.
Chính vì phát sinh nhiều chi phí khi sai sót nên bước này là bước cần phải có sự
chính xác cao nhất.
Sau khi đã trình manifes xong (thường là khoảng hai ngày đến một ngày trước
ngày tàu cập), nhân viên phòng nhập sẽ kiểm tra lại MBL của lô hàng này đã có
Telex Release chưa, nếu chưa sẽ gửi email yêu cầu đại lý cho surrendered MBL để
rút ngắn thời gian cho việc lấy hàng. Trước ngày tàu cập một ngày, hãng tàu sẽ gửi
thông báo hàng đến cho công ty để lấy lệnh giao hàng cho MBL. Trên thông báo sẽ
ghi rõ ngày dự kiến tàu cập và các chi phí local charge cần thanh toán để lấy được
lệnh giao hàng. Sau khi kiểm tra lại chi phí, nếu có sai sót, nhân viên chứng từ sẽ
phải yêu cầu chỉnh sửa lại chi phí theo thoả thuận, nếu không có sai sót, nhân viên
hiện trường sẽ đi đổi lệnh tại hãng tàu.
Thanh toán Local Charge và Cước vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (D/O) từ
hãng tàu
Nhân viên phòng nhập khẩu sẽ yêu cầu kế toán thanh toán theo số tiên trên
thông báo hàng đến cho hãng tàu, có hai hình thức thanh toán là tiền mặt và chuyển
khoảng nhưng phần lớn các lệnh thanh toán tại công ty sẽ được thực hiện bằng hình
thức chuyển khoảng. Sau khi đã xác nhận thanh toán với hãng tàu, nhân viên hiện
trường phòng nhập sẽ đi đổi D/O từ hãng tàu, khi đổi D/O cần các chứng từ sau:
giấy giới thiệu của công ty, thông báo hàng đến của hãng tàu, B/L bản sao, giấy yêu
cầu cược container (nếu có). Khi lấy lệnh cần kiểm tra kỹ các thông tin: Hạn lệnh,
hạn trả rỗng, hạn lưu bãi và thông tin địa điểm trả rỗng để thu lại cược.
Trong thực tế lô hàng này, các bước được tiến hành tương tự như lý thuyết
và không có phát sinh sai sót trong quá trình trình Manifes hãng tàu nên không có
24
chi phí phát sinh. Cụ thể, vào ngày 12-03-2019, nhân viên phòng nhập nhận email
trình Manifes cho tàu Caiyunhe V.350S từ hãng tàu COSCO với thời hạn là 17h
cùng ngày, việc trình Manifes lên cổng thông tin một cửa diễn ra ngay sau đó do
chứng từ đã hoàn thiện và đầy đủ. Sau khi trình và xác nhận với hãng tàu xong,
ngày 13-03-2019, hãng tàu COSCO gửi lại A/N cho TPG với các chi phí như gồm:
Phí chứng từ (D/O): 850.000 VNĐ/bộ (bao gồm VAT), Phí vệ sinh container:
120.000 VNĐ/container (bao gồm VAT, Phí phục vụ container tại cảng (THC): 105
USD/container, Phí cân bằng container rỗng (CIC): 30 USD/container. Khi xác
nhận chi phí đúng như thoả thuận, nhân viên chứng từ gửi email yêu cầu thanh toán
cho kế toán và kiểm tra thanh toán với hãng tàu. Sau khi đã nhận được xác nhận từ
hãng tàu, ngày 14-03-2019, nhân viên hiện trường lên hãng tàu để lấy D/O từ hãng
tàu và và kiểm tra các thông tin gồm: Hạn lệnh và hạn trả rỗng là 14 ngày sau ngày
tàu về, lưu bãi 7 ngày, được miễn cược và trả rỗng về địa điểm là Tân cảng OOCL.
2.1.5. Phát hành Giấy báo hàng đến của HBL có kèm phí vận chuyển và Local
Charge cho khách hàng, Phát lệnh giao hàng cho khách hàng lấy hàng
Sau khi hoàn thành các vấn đề liên quan đến MBL, nhân viên chứng từ sẽ tiến
hành làm việc với HBL để trực tiếp gửi A/N và phát hành D/O cho người nhận hàng
thật sự, cụ thể qua các công việc sau:
Gửi giấy báo hàng đến trễ nhất một ngày trước ngày tàu cập
Thông báo hàng đến lúc này sẽ thể hiện theo thông tin trên HBL mà đại lý đã
phát hành cho TPG, sau khi nhận được A/N từ hãng tàu, nhân viên phòng nhập sẽ
kiểm tra đối chiếu giữa A/N hãng tàu và thông tin lưu trữ đã nhập trong file SMS
Live từ trước đó và trích xuất phát hành A/N cho khách hàng. Các thông tin thể hiện
trên A/N quan trọng nhất lúc này sẽ là số HBL, ngày dự kiến tàu về (ETA), thông
tin về cước và local charge mà khách hàng phải trả. Sau khi phát hành A/N cho
khách hàng, nhân viên phòng nhập với sự hỗ trợ của nhân viên kinh doanh và kế
toán sẽ kiểm tra thanh toán của khách hàng và phát hành D/O cho khách.
Phát hành D/O cho khách hàng nhận hàng:
Sau khi đã được kế toán xác nhận, nhân viên chứng từ sẽ phát hành D/O cho
khách hàng để khách hàng có thể nhận hàng ở cảng. Khách hàng đi lấy lệnh ở công
ty cũng cần các chứng từ sau: Giấy giới thiệu của công ty, Thông báo hàng đến và
25
B/L gốc (hoặc B/L copy nếu như đã được surrendered). Bộ D/O giao hàng lúc này
sẽ gồm: 1 bộ lệnh từ công ty TPG, 1 HBL có đóng dấu của đại lý và của TPG, 1 bộ
lệnh từ hãng tàu và 1 BL có đóng dấu của hãng tàu. Trước khi phát hành lệnh cho
khách, nhân viên chứng từ cần kiểm tra đầy đủ các chứng từ trước khi phát hành
lệnh để đảm bảo quá trình lấy hàng của khách hàng không gặp phát sinh.
Đối với các khách hàng không yêu cầu dịch vụ giao hàng đến kho thì sẽ bỏ
qua bước tiếp theo và đến thẳng bước cuối cùng. Đối với một số khách hàng có yêu
cầu dịch vụ Hải quan và/hoặc giao hàng đến tận nơi, nhân viên chứng từ sau khi
tiếp nhận thông tin hoặc có thông tin yêu cầu từ đầu sẽ chuyển hẳn bộ lệnh cho bộ
phận Logistics để tiến hành làm thủ tục Hải quan và giao hành nội địa cho khách
hàng.
Tại thực tế lô hàng này, khách hàng Higo đã có yêu cầu dịch vụ thủ tục hải
quan từ trước nên ở bước này, các công việc được hoàn thành khá nhanh chóng.
Nhân viên chứng từ sẽ gửi thẳng A/N cho nhân viên kinh doanh và phòng Logistics
vào ngày 13-03-2019, sau đó, nhân viên phòng Logistics chủ động liên hệ nhân viên
phòng nhập để lấy bộ lệnh giao hàng. Bước này được thực hiện ngay trong ngày 15-
03-2019, ngay sau khi đã đổi xong lệnh MBL từ hãng tàu. Sau khi nhận lệnh từ
phòng nhập, phòng Logistics sẽ lên kế hoạch làm thủ tục thông quan hàng hoá và
sắp xếp lịch giao hàng cho khách hàng.
Trong cùng ngày 13-03-2019, nhân viên kinh doanh kết hợp với kế toán gửi
bản giấy ghi nợ với các chi phí như thông báo hàng đến mà công ty phát hành và
yêu cầu khách hàng xác nhận qua email. Sau khi khách hàng Higo kiểm tra và xác
nhận lại bằng email, ngày hôm sau, nhân viên kế toán xuất hoá đơn số 1793 và 1794
gồm các chi phí: Cước vận tải quốc tế, phí chứng từ, phí vận chuyển nội địa, phí thủ
tục hải quan, phí vệ sinh container, phí cân bằng container, phí phục vụ xếp dỡ tại
cảng và yêu cầu khách hàng thanh toán trước số tiền này để có thể tiến hành bước
làm thủ tục hải quan và giao hàng.
2.1.6. Làm thủ tục hải quan và vận tải nội địa
Trong bước này có hai công việc chính và được thực hiện chủ yếu bởi nhân
viên phòng Logistics:
26
Nhân viên chứng từ phòng Logistics sau khi nhận thông tin từ nhân viên kinh
doanh hoặc nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra và yêu cầu bổ sung một bộ chứng từ đầy
đủ để khai báo hải quan gồm: thông báo hàng đến (A/N) của HBL, vận đơn HBL,
hoá đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List), chứng nhận
xuất xứ C/O (nếu có), các loại giấy phép nhập khẩu, các loại phiếu đăng ký/kết quả
đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu (nếu có), hợp đồng ngoại thương
(nếu có),… Sau khi tập hợp đầy đủ chứng từ, nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra và đối
chiếu các thông tin trên chứng từ do khách hàng cung cấp để đảm bảo tính chính
xác và thống nhất của chứng từ và tiến hành khai báo. Công việc này tuỳ theo tính
chất mặt hàng sẽ mất từ vài giờ đến vài ngày do phải chờ khách hàng gửi đầy đủ
chứng từ mới có thể tiến hành khai báo hải quan được. Bên cạnh đó, với một số mặt
hàng đặc thù, chịu quản lý của các bộ, ban, ngành có liên quan, nhân viên chứng từ
phải kiểm tra trước các loại giấy phép hoặc yêu cầu kiểm tra chất lượng nhà nước
hàng nhập khẩu từ phía khách hàng trước để tránh phát sinh khi làm thủ tục hải
quan tại cửa khẩu.
Sau khi có chứng từ đầy đủ và đã kiểm tra tính chính xác và đồng nhất của
chứng từ xong, nhân viên chứng từ sẽ tiến hành khai báo hải quan trên phần mềm
ECUSVNACCS 2018. Tại đây, nhân viên sẽ nhập các thông tin cần thiết vào hệ
thống và truyền tờ khai qua mạng để lấy tờ khai phân luồng và phản hồi thuế từ Hải
quan. Trước khi truyền chính thức (IDC) để lấy phân luồng, nhân viên sẽ thực hiện
nghiệp vụ đăng ký trước (IDA) đế khách hàng kiểm tra một lần cuối các thông tin
khai báo, sau khi có xác nhận chính thức từ khách hàng sẽ bắt đầu truyền chính thức
tờ khai và trình chứng từ điện tử thông qua hệ thống VNACCS. Sau khi truyền
chính thức, hệ thống sẽ tự động phản hồi lại số hồ sơ cùng với số thuế mà doanh
nghiệp phải nộp cũng như là mức độ kiểm tra hàng hoá tương ứng.
Có 3 mức độ kiểm tra hàng hoá tương ứng với các phân luồng và sẽ được tiến
hành xử lý như sau:
- Mã phân loại kiểm tra 1 (Tương ứng với tờ khai luồng xanh): miễn kiểm tra
hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, tờ khai sẽ tự động thông quan sau khi khách
hàng hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. Sau khi thông quan, do hệ thống thanh
lý tự động đã được triển khai ở hầu hết các cảng biển ở thành phố (các cảng thuộc
27
hệ thống tân cảng Sài Gòn) nên không cần phải thanh lý tờ khai với hải quan giám
sát mà chỉ cần thanh toán phí giao công hàng nhập cho cảng thông qua hệ thống e-
port và sắp xếp xe giao hàng cho khách hàng là hoàn tất việc làm thủ tục hải quan.
Thông thường việc xử lý tờ khai luồng xanh tại công ty sẽ mất từ 1 buổi đến 2 ngày
là tối đa tuỳ theo tính chất hàng hoá cũng như là yêu cầu của khách hàng.
- Mã phân loại kiểm tra 2 (Tương ứng với tờ khai luồng vàng): kiểm tra hồ sơ,
miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Lúc này, nhân viên hiện trường sẽ phải xuất trình
bộ hồ sơ cho hải quan kiểm tra bao gồm: tờ khai nhập khẩu hàng hoá, vận đơn HBL
(bản sao), Invoice (Bản sao), Packing List (Bản sao), chứng nhận xuất xứ (C/O)
(nếu có) và các chứng từ khác tuỳ theo mặt hàng có liên quan đến kiểm tra chất
lượng nhà nước hoặc phải xin giấy phép nhập khẩu. Sau khi trình bộ hồ sơ đầy đủ
cho hải quan kiểm tra, nếu có phát sinh yêu cầu bổ sung nhân viên hiện trường sẽ
làm việc trực tiếp với Hải quan và yêu cầu nhân viên chứng từ có sự điều chỉnh kịp
thời bằng điện thoại. Sau khi đã hoàn tất kiểm tra hồ sơ và công nhận tính hợp lệ
của bộ hồ sơ kết hợp với việc khách hàng đã hoàn tất đóng thuế, tờ khai sẽ được
thông quan và tiếp tục xử lý như tờ khai luồng xanh. Trong trường hợp tờ khai
luồng vàng, thời gian xử lí sẽ dao động trong khoảng từ 2 ngày đến tối đa 7 ngày
làm việc do phải chờ chứng từ gốc từ khách hàng gửi đến cũng như là phải bổ sung
tờ khai nếu hải quan yêu cầu.
- Mã phân loại kiểm tra 3 (Tương ứng với tờ khai luồng đỏ): kiểm tra hồ sơ,
kiểm tra thực tế hàng hoá. Lúc này nhân viên hiện trường thực hiện kiểm tra hồ sơ
như với tờ khai luồng vàng nhưng đăng ký kiểm tra thực tế hàng hoá. Tuỳ thuộc vào
tính chất mặt hàng và hệ thống phân loại đánh giá rủi ro của hải quan mà sẽ kiểm
hoá theo tuỳ mức độ, từ kiểm tỷ lệ (5 – 10%) đến kiểm tra toàn bộ hàng hoá. Lúc
này, nhân viên chứng từ sẽ gửi email xuống cho điều độ cảng để yêu cầu chuyển
container hàng sang bãi kiểm tra tập trung hoặc bãi rút ruột tuỳ thuộc vào mức độ
kiểm hoá. Bên cạnh đó, phải bổ sung công văn yêu cầu cắt seal container để kiểm
hoá cho hải quan giám sát trước khi kiểm hoá. Thời gian cho việc chuyển container
này phụ thuộc khá nhiều vào tình hình thực tế lượng hàng hoá tại cảng và có thể dao
động từ 2 đến 5 ngày làm việc. Sau khi kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng đúng và
chính xác như khai báo và được hải quan chấp nhận, kết hợp với việc hoàn thành
28
đóng thuế thì tờ khai cũng sẽ thông quan và tiến hành xử lý tiếp tục như tờ khai
luồng xanh. Nếu kiểm hoá phát sinh có sai sót thì sẽ tuỳ vào mức độ sai phạm mà
doanh nghiệp phải chịu khai báo bổ sung chỉnh sửa tờ khai hoặc nặng hơn là chịu
phạt theo khung pháp luật. Để hoàn thành một lô hàng luồng đỏ, thông thường phải
mất ít nhất khoảng 3 ngày và lâu nhất khoảng 10 ngày làm việc.
Sau khi tờ khai đã thông quanTrước khi tiến hành giao hàng ít nhất nửa ngày,
nhân viên hiện trường hoặc nhân viên chứng từ phòng logistics phải thông báo toàn
bộ thông tin về địa chỉ người nhận, số điện thoại liên hệ, thời gian nhận hàng và số
đăng ký eport kèm bộ lệnh cho phó phòng logistics để điều hành và sắp xếp xe giao
hàng. Đặc biệt, do công ty có ký hợp đồng vận tải với một hãng vận tải Thiện Toàn
nên chỉ cần cung cấp bộ lệnh giao hàng và phiếu eir cho nhà xe, nhà xe sẽ tự nhận
container hàng từ cảng và trực tiếp tiến hành giao hàng dưới sự chỉ định của công ty.
Trong thực tế lô hàng này, sau khi nhận được thông tin vào ngày 15-03-2019,
nhân viên chứng từ yêu cầu khách hàng gửi đầy đủ các chứng từ còn sót bao gồm:
Invoice, Packing List, C/O Form E. Do mặt hàng “tấm gỗ nhựa” này không nằm
trong diện hàng hoá thuộc quản lý chuyên ngành của các bộ, ban, ngành có liên
quan nên không cần các chứng từ khác bổ sung đi kèm. Sau khi tiếp nhận đầy đủ
chứng từ vào ngày 16-04-2019 qua email, nhân viên chứng từ tiến hành lên tờ khai
hải quan theo các thông tin sau:
- Vận đơn HBL số: SMFCL19020110, ngày 10-03-2019;
- Hoá đơn thương mại số: XJSZWB181292, ngày 01-03-2019;
- Bảng kê chi tiết hàng hoá số: XJSZWB181292, ngày 01-03-2019;
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu E số: E194432004124672, ngày 11-
03-2019;
Sau khi có chứng từ đầy đủ và chính xác từ khách hàng, nhân viên chứng từ
thực hiện nghiệp vụ khai trước thông tin tờ khai bằng phần mềm VNACCS trong
cùng ngày và gửi lại email cho khách hàng xác nhận một lần cuối các thông tin
quan trọng vào ngày 16-04-2019, như sau:
Mã chi cục hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 1: 02CI; Mã loại hình tờ khai:
nhập kinh doanh A11; hình thức nhập khẩu bằng đường biển, nguyên container;
Người xuất khẩu: SHENZHEN RISEWELL INDUSTRY CO.,LTD;
29
Người nhập khẩu: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HIGO;
Hợp đồng ngoại thương số: XJSZWB181294, ngày 21/01/2019;
Tên hàng: “Tấm gỗ nhựa, mật độ 95% là gỗ, có phủ nhựa bề mặt, Kích
thước:1220mmx1830mmx12mm, chưa đục lỗ, không tự dính, tỷ trọng trên
1050kg/m3, mới 100%.” Gồm các màu khác nhau, mã HS là 44119200;
Sau khi kiểm tra chính xác các thông tin trên tờ khai và có sự xác nhận của
khách hàng bằng email, trong cùng ngày 16-03-2019, nhân viên chứng từ thực hiện
nghiệp vụ khai chính thức tờ khai lên hện thống và nhận được phản hồi luồng vàng
với số tiếp nhận là 102534794830, ngày đăng ký 16-03-2019, với số tổng số tiền
thuế là 26.299.604 VNĐ (bao gồm thuế nhập khẩu 0% do có C/O Form E, hưởng
ưu đãi thuế theo hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và 10% thuế giá
trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu).
Vào ngày 18-03-2019, sau khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ từ khách hàng
để làm thủ tục hải quan, gồm: Tờ khai phân luồng (1 bản), hoá đơn thương mại,
phiếu đóng gói hàng hoá, vận đơn (1 bản sao y), chứng nhận xuất xứ (1 bản gốc),
nhân viên hiện trường trực tiếp nộp vào cho hải quan kiểm tra hồ sơ, bên cạnh đó,
nhân viên chứng từ cũng yêu cầu khách hàng đóng thuế đầy đủ qua ngân hàng. Do
chứng từ chính xác và đầy đủ, nên thời gian để Hải quan kiểm tra và xác nhận thông
quan cho lô hàng này là khoảng nửa ngày. Trong cùng ngày, tờ khai được thông
quan, nhân viên chứng từ lúc này sẽ thanh toán phí giao container hàng nhập cho
cảng qua hệ thống eport, lấy số đăng ký để nhân viên hiện trường in phiếu eir ở
thương vụ cảng. Bên cạnh đó, khi có thông tin về tờ khai chuẩn bị thông quan, nhân
viên kinh doanh sẽ liên hệ khách hàng trước để khách hàng chuẩn bị kho, bãi để
nhận hàng, đồng thời gửi thông tin người nhận (địa chỉ nhận hàng, số điện thoại liên
hệ, thời gian nhận hàng) cho phó phòng Logistics qua email và qua Skype nội bộ
công ty để sắp xếp xe tải kéo hàng giao cho khách. Lô hàng này được hãng vận tải
Thiện Toàn, đối tác vận tải làm việc lâu với công ty đảm nhận giao hàng, nhân viên
hiện trường chỉ cần giao phiếu eir và bộ lệnh giao hàng cho người tiếp nhận của
hãng xe, sau đó tự hãng xe sẽ sắp xếp việc lấy container ra khỏi cảng và giao hàng
theo yêu cầu của công ty. Do vấn đề kho bãi của khách hàng, lô hàng được giao
ngay trong đêm 18-03-2019 tại kho của khách hàng.
30
Sau khi giao hàng, tài xế cho khách hàng ký nhận biên bản bàn giao hàng hoá
theo form mẫu của công ty, kéo container rỗng về trả tại bãi và giao toàn bộ hoá
đơn hạ rỗng cùng với phiếu hạ về trả cho công ty. Nhân viên hiện trường sau khi
nhận phiếu hạ sẽ lên hãng tàu để lấy lại tiền cược cont cho lô hàng và mang về tổng
hợp chứng từ lại quyết toán các khoảng chi phí phát sinh. Tổng chi phí phát sinh
cho lô hàng này là 370.000 VNĐ, theo chi phí hàng nhập nguyên container luồng
vàng của công ty đưa ra và không phát sinh gì thêm. Sau khi tập hợp đủ chứng từ và
hoá đơn, trưởng phòng Logistics ký duyệt đồng thời duyệt trên phần mềm và
chuyển qua cho kế toán tổng hợp vào ngày 21-03-2019 và hoàn thành việc giao
hàng.
2.1.7. Theo dõi kế toán và đóng hồ sơ:
Sau khi hoàn thành việc giao hàng cho khách hàng, nhân viên phòng Logistics
sẽ tập hợp các chi phí phát sinh có liên quan trong quá trình thông quan hàng hoá và
chuyển cho trưởng phòng Logistic ký duyệt. Sau khi trưởng phòng logistic ký duyệt,
hồ sơ chi phí phát sinh sẽ chuyển cho kế toán để lên công nợ và gửi cho khách hàng
xác nhận lại các khoản phát sinh cũng như là các khoản tiền công ty đã ứng ra chi
hộ cho khách hàng. Sau khi nhận được xác nhận công nợ tự khách hàng nhân viên
kế toán sẽ xuất hoá đơn bổ sung và nhận thanh toán từ khách, khi các khoản thanh
toán đã hoàn tất, nhân viên kế toán sẽ đóng file, lưu lại hồ sơ ở công ty và gửi hoá
đơn và chứng từ gốc về cho khách hàng.
Trong thực tế lô hàng của khách hàng Higo, quá trình giao nhận hàng nội địa
chỉ phát sinh hai hoá đơn chi hộ cần thu tiền lại từ khách hàng chính là hai hoá đơn
giao container hàng nhập tại cảng Cát Lái (số 1848236, ngày 18-03-2019) với số
tiền là 320.000 VNĐ (đã bao gồm VAT) và hoá đơn hạ rỗng tại tân cảng OOCL (số
00018415 ngày 20-03-2019) với số tiền 390.000 VNĐ. Do hai khoản tiền này là hai
khoản chi hộ nên công ty sẽ giữ hoá đơn gốc của khách hàng và gửi khách hàng
phiếu ghi nợ vào ngày 22-03-2019, sau khi đã nhận đủ chứng từ lừ phòng Logistics.
Khách hàng xác nhận đến quầy thanh toán tiền mặt của công ty để thanh toán và
nhận lại hoá đơn vào ngày 25-03-2019. Sau khi hoàn tất thanh toán, kế toán chốt sổ
và đóng hồ sơ, hoàn tất một quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên
cointainer bằng đường biển tại công ty.
31
2.2. Nhận xét quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global
2.2.1. Điểm mạnh của quy trìnhtại Công ty và nguyên nhân
Thứ nhất, quy trình giao nhận được tổ chức chặt chẽ, khép kín từ khâu tìm
kiếm khách hàng đến khâu cuối cùng là yêu cầu thanh toán và trả chứng từ cho
khách hàng. Điều này đạt được nhờ việc phối hợp giữa nguồn nhân lực chất lượng
cao, được đào tạo bài bản các nghiệp vụ trong hoạt động giao nhận vận tải. Bên
cạnh đó, do công ty có ứng dụng phần mềm riêng cho công ty nên việc theo dõi, lưu
trữ và kiểm tra cũng chặt chẽ và chính xác hơn. Việc tận dụng kết hợp sử dụng cả
phần mềm khai báo hải quan VNACCS và cả phần mềm SMS Live phục vụ cho
theo dõi chứng từ và chi phí giúp cho việc kiểm tra cũng nhanh chóng hơn, hạn chế
được việc sử dụng chứng từ giấy.
Thứ hai, quy trình diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ đặc biệt là ở các bước lấy
booking từ hãng tàu và đại lý, khai báo hải quan và làm việc với cơ quan hải quan
tại cảng. Đạt được điều này nhờ Công ty đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết
với các hãng tàu, đại lý giao nhận vận tại nước ngoài và nhân viên Hải quan. Chính
nhờ vào mối quan hệ này giúp Công ty có được sự thuận lợi trong quá trình thực
hiện giao nhận hàng nguyên container Các hãng tàu luôn ưu tiên Công ty tr ả rỗng
container tại những vị trí thuận lợi, các hãng vận tải bố trí điều xe hợp lý để tránh bị
trường hợp giao hàng chậm, nhân viên Hải quan tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên
giao nhận hoàn thành tốt công việc của mình.
2.2.2. Điểm yếu của quy trình tại Công ty và nguyên nhân
Thứ nhất, trong quy trình vẫn tồn đọng rủi ro về mặt thanh toán cũng như là
rủi ro pháp lý cho công ty. Rủi ro này phát sinh từ việc công ty chưa soạn thảo hợp
đồng bằng văn bản ký kết với khách hàng. Hiện tại công ty đang dùng hình thức báo
giá và xác nhận dịch vụ thông qua email đối với phần lớn khách hàng của công ty.
Hình thức này đảm bảo tiêu chí về thời gian nhưng nhiều trường hợp email rơi vào
hộp thư rác, khách hàng không nhận được email, đồng thời tính pháp lý nếu khi có
tranh chấp xảy ra đối với hình thức email sẽ không cao bằng hình thức hợp đồng
bằng văn bản. Việc tranh chấp khi có phát sinh cũng như là việc yêu cầu thanh toán
công nợ cũng gặp nhiều khó khăn do không có hợp đồng ký kết giữa hai bên. Ngoài
32
ra, do hạn chế về mặt ngoại ngữ của nguồn nhân lực việc đàm phán và ký kết hợp
đồng với các đại lý nước ngoài cũng gặp nhiều trờ ngại, ảnh hưởng đến vấn đề thu
hồi công nợ quốc tế cũng như là việc thanh toán nợ cho các đại lý. Hầu hết các đối
tác nước ngoài của công ty sử dụng tiếng Anh và tiếng Hoa trong giao tiếp là chính,
tuy nhiên nguồn nhân sự tại công ty thành thạo hai thứ tiếng này còn khá khiêm tốn,
dẫn đến việc kiểm tra hợp đồng và các chứng từ cũng có nhiều khó khăn.
Thứ hai, quy trình còn đôi khi phát sinh sai sót, gây tốn thời gian và chi phí,
nhất là trong bước làm thủ tục hải quan và giao hàng cho khách, chủ yếu là do 2
nguyên nhân. Thứ nhất, công tác chuẩn bị hồ sơ, chứng từ còn nhiều bất cập, một
phần do hệ thống luật pháp của Việt Nam quy định về hoạt động nhập khẩu được
thay đổi thường xuyên. Thủ tục Hải quan hiện tại đã được đơn giản hóa tuy nhiên
vẫn còn nhiều công đoạn và nhân viên chứng từ vẫn còn phải chuẩn bị bộ chứng từ
với nhiều loại giấy như: hợp đồng, hóa đơn thương mại, giấy phép nhập khẩu,…Hệ
thống mạng Hải quan gặp sự cố, doanh nghiệp phải xin nhiều loại giấy phép cũng là
một trong số những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong công tác hoàn thiện bộ
chứng từ. Hiện tại vẫn xảy ra tình trạng một nội dung được quy định chồng chéo
trong nhiều văn bản luật, quy định, thông tư thuộc các Bộ chuyên ngành khác nhau
gây khó khăn trong công tác lựa chọn và áp dụng nguồn luật phù hợp. Bên cạnh đó,
nhân viên chứng từ phong Logistics còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc
kiểm tra chứng từ cũng như là rà soát tính chất mặt hàng đôi lúc còn chưa chính xác,
hàng hoá vẫn gặp phải phát sinh yêu cầu chỉnh sửa, tốn thêm chi phí và thời gian
không đáng có. Một nguyên nhân khác gây tốn thời gian cũng như bất cập trong quá
trình giao hàng này xuất phát từ chính việc công ty thuê dịch vụ vận tải cua bên thứ
ba nên đôi khi xảy ra tình trạng không có xe để giao hàng nhất là đối với những lô
hàng gấp hoặc là những lúc cao điểm mùa lễ, tết.
33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO
NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL
3.1. Triển vọng phát triển và định hướng phát triển của nghiệp vụ giao nhận hàng
hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần Trans
Pacific Global trong giai đoạn 2019 - 2020
3.1.1. Cơ hội
Trong giai đoạn 2019 – 2020 tới đây, quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá
nguyên container tại công đi đang có một số cơ hội tốt để phát triển, cụ thể:
Thứ nhất, việc hiệp định CPTPP (The Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific Partnership – Hiệp định Đối tác Toàn diên và Tiến bộ
Xuyên Thái Bình Dương) đã được thông qua và thực hiện tại Việt Nam vào đầu năm
2019 kết hợp với Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng có triển
vọng được thông qua vào thời gian tới sẽ giúp cho các rào cản thương mại quốc tế tại
Việt Nam từng bước được dỡ bỏ và góp phần thúc đẩy thêm cho các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu đẩy mạnh nhu cầu sử dụng dịch vụ tại công ty. Việc từng bước
tháo dỡ các rào cản thương mại này tại Việt Nam đóng góp rất lớn vào nhu cầu sử dụng
dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty nói chung, cũng như là góp phần thúc đẩy sự phát
triển của nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá nguyên container nói riêng. Việc rào cản được
giảm bớt như vậy phần nào giúp công ty tiết kiệm đươc thời gian và công sức trong các
thủ tục XNK hàng hoá nguyên container, thúc đẩy công ty phát triển hơn nữa để đáp
ứng đủ với nhu cầu ngày một tăng lên không ngừng của thị trường.
Thứ hai, hệ thống cảng biển Việt Nam ngày càng được cải tiến và nâng cấp, đặc
biệt có sự ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình khai báo hải quan và kết hợp
thông quan và thanh lý tờ khai tự động đã làm giảm bớt đi rất nhiều thời gian cũng như
là chi phí khi làm thủ tục hải quan cũng như là lấy hàng khỏi cảng, ngoài ra, hệ thổng
eport.saigonnewport cũng đã đóng góp rất lớn trong việc hỗ trợ thanh toán chi phí nâng
hạ container tại hệ thống cảng, không làm mất thời gian thanh toán trực tiếp tại thương
vụ như trước. Kể từ tháng 12-2018, tờ khai hải quan ở các cảng thuộc hệ thống Tân
34
cảng Sài Gòn đã không cần phải thanh lý cổng ở Hải quan giám sát mà chỉ cần thông
quan và in phiếu eir là có thể lấy hàng. Việc này giúp cho công ty tiết kiệm được nhiều
thời gian và chi phí làm hàng tại cảng. Bên cạnh đó, hệ thống cảng Sài Gòn cũng hứa
hẹn sẽ được nâng cấp và kết nối chặt chẽ với Hải quan hơn để giảm thiểu tối đa thời
gian và chi phí cho doanh nghiệp. Việc liên kết giữa hệ thống quản lý cảng và Hải quan
cũng dự kiến sẽ được áp dung trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam chứ không riêng gì ở khu
vực Cảng Sài Gòn nữa.
3.1.2. Thách thức
Đứng trước các cơ hội là vậy, nhưng trong giai đoạn này, Công ty TPG cũng phải
đương đầu với không ít khó khăn, đặc biệt là những vấn đề sau:
Thứ nhất, vấn đề cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt và khắt nghiệt trong ngành.
Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2018 (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện nay có
khoảng hơn 2000 doanh nghiệp giao nhận vận tải đang hoạt động, và con số này đang
không ngừng gia tăng. Kết hợp với đó, các doanh nghiệp thương mại, sản xuất, kinh
doanh hiện nay cũng tự hình thành bộ phận xuất nhập khẩu riêng cho mình, tự thuê kho
bãi phương tiện vận tải nên nhu cầu của ngành lại giảm. Việc cạnh tranh với công ty
trong những năm tới sẽ càng khốc liệt hơn nữa. Dự kiến trong giai đoạn 2019 – 2020
tới đậy, thị phần của công ty sẽ giảm bớt do vấn đề cạnh tranh không chỉ với các doanh
nghiệp chung ngành mà còn do một số doanh nghiệp vốn là khách hàng của công ty
cũng tự đứng ra tiến hành nghiệp vụ nhập khẩu mà không sử dụng dịch vụ của bên thứ
ba nữa.
Thứ hai, hệ thống luật pháp và các chính sách mặt hàng tại Việt Nam còn nhập
nhằng, và chồng chéo giữa trong việc quản lý giữa các bộ, ban, ngành. Ngoài ra, việc
Tổng cục Hải quan liên tục đưa ra các nghị định và thông tư hướng dẫn giải quyết các
vấn đề liên quan đến chính sách mặt hàng phần nào làm giảm đi sự hiệu quả và làm
tăng thêm thời gian cũng như chi phí cho Công ty. Trong những năm vừa qua, chính
sách mặt hàng luôn liên tục thay đổi với việc hiệu lực của các thông tư, nghị định
hướng dẫn thay đổi liên tục, và xu thế thay đổi này dự kiến vẫn sẽ còn tiếp diễn trong
giai đoạn những năm 2019 – 2020 tới đây. Đồng nghĩa với việc trong thời gian tới,
35
công ty vẫn sẽ phải chịu rủi ro về pháp luật liên quan đến chính sách mặt hàng nếu như
không kịp thời cập nhật những thay đổi này.
Ngoài ra, với cơ sở hạ tầng cũng như là điều kiện vật chất tại Việt Nam vẫn chưa
đủ mạnh để phát triển hơn nữa vấn đề vận tải nội địa cũng khiến cho quy trình nhập
khẩu hàng nguyên container công ty còn gặp nhiều khó khăn trong tương lai nhất là ở
bước làm thủ tục hải quan cũng như là vận tải nội địa. Hàng hoá nhập khẩu nguyên
container, nhất là trong những dịp cao điểm cận lễ, tết thường gặp phải vấn đề liên
quan đến giao hàng do chính cơ sở vật chất hạ tầng giao thông tại Việt Nam vẫn chưa
thể đáp ứng đủ nhu cầu nhập khẩu tăng cao trong những dịp này. Đường xá bị kẹt cũng
làm ảnh hưởng đến vấn đề gaio hàng và làm giảm chất lượng dịch vụ của công ty.
Trong giai đoạn 2019 – 2020 tới đây, tình hình giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh –
thị trường chính của công ty – vẫn không có quá nhiều hứa hẹn sẽ được cải thiện theo
được nhu cầu đi lại của người dân cũng như là nhu cầu vận chuyển hàng hoá là một
thách thức lớn với công ty.
3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global trong giai
đoạn 2019 – 2020
Dựa vào những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, kết hợp với việc xác định rõ
được cơ hội và thách thức hiện tại và trong tương lai mà công ty phải đối mặt, công ty
Cổ phần Trans Pacific Global đã đề ra những định hướng cụ thể nằm phát triển công ty
nói chung cũng như là để hoàn thiện hơn nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu
nguyên container nói riêng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tận dụng tốt cơ hội mà sự hội nhập mang lại, giữ vững mối quan hệ đối
với các nhà cung ứng, các đại lý và hãng tàu uy tín đã hợp tác lâu năm, tích cực tìm
kiếm nhà đại lý và nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ mới với giá thành và chất lượng tốt
hơn. Tận dụng các ưu điểm về chất lượng và giá cả và dịch vụ, và các các yếu tố khác
của đối tác mới, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của Công ty.
Thứ hai, về nguồn nhân lực, Công ty xác định đây là yếu tố then chốt, có ảnh
hưởng to lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu
nói riêng. Do đó, Công ty đề ra nhiệm vụ cho phòng Nhân sự – Hành chính phải có
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...OnTimeVitThu
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyBáo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng cont...
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng cont...Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng cont...
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng cont...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

La actualidad más candente (20)

Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
 
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
 
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khôngKhóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặcĐề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
Đề tài: Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu tại công ty may mặc
 
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 
Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy AnhĐề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
Đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải Thúy Anh
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công tyBáo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
Báo cáo thực tập: quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty
 
Đề tài hoạt động xuất khẩu của công ty gốm sứ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động xuất khẩu của công ty gốm sứ, RẤT HAYĐề tài hoạt động xuất khẩu của công ty gốm sứ, RẤT HAY
Đề tài hoạt động xuất khẩu của công ty gốm sứ, RẤT HAY
 
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
 
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng cont...
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng cont...Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng cont...
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển bằng cont...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 

Similar a Cuoi khoa-Final.docx

Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Container Hàng Nhập Cho Khách Hàng Tại Cảng...
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Container Hàng Nhập Cho Khách Hàng Tại Cảng...Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Container Hàng Nhập Cho Khách Hàng Tại Cảng...
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Container Hàng Nhập Cho Khách Hàng Tại Cảng...nataliej4
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docKL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docNguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất k...Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất k...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Đề tài: Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnĐề tài: Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Đề tài: Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...nataliej4
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc ...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc ...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc ...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar a Cuoi khoa-Final.docx (20)

Đề tài: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩuĐề tài: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
 
Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
 
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Container Hàng Nhập Cho Khách Hàng Tại Cảng...
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Container Hàng Nhập Cho Khách Hàng Tại Cảng...Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Container Hàng Nhập Cho Khách Hàng Tại Cảng...
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Container Hàng Nhập Cho Khách Hàng Tại Cảng...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
 
Nâng cao xuất khẩu hàng nguyên container bằng đường biển, HOT
Nâng cao xuất khẩu hàng nguyên container bằng đường biển, HOTNâng cao xuất khẩu hàng nguyên container bằng đường biển, HOT
Nâng cao xuất khẩu hàng nguyên container bằng đường biển, HOT
 
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docKL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
 
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu tại công ty Sao Nam Việt.docx
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu tại công ty Sao Nam Việt.docxMột số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu tại công ty Sao Nam Việt.docx
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu tại công ty Sao Nam Việt.docx
 
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
 
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tiếp vận t...
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tiếp vận t...Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tiếp vận t...
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tiếp vận t...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất k...Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất k...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất k...
 
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty giao nhận và thương...
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty giao nhận và thương...Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty giao nhận và thương...
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty giao nhận và thương...
 
DKC-2017-123112.pdf
DKC-2017-123112.pdfDKC-2017-123112.pdf
DKC-2017-123112.pdf
 
Đề tài: Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Đề tài: Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnĐề tài: Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Đề tài: Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
 
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAYQuy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc ...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc ...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc ...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc ...
 

Último

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 

Último (10)

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 

Cuoi khoa-Final.docx

  • 1. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ................................................................................................. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL...............................................................................................................3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Trans Pacific Global...................................................................................................................................3 1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty Cổ phần Trans Pacific Global...........................3 1.1.2. Quá trình phát triển của triển của công ty Cổ phần Trans Pacific Global .........3 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nhân sự của công ty Cổ phần Trans Pacific Global ..........................................................................5 1.2.1. Chức năng của công ty Cổ phần Trans Pacific Global ........................................5 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty Cổ phần Trans Pacific Global ..........................................5 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Trans Pacific Global .................................6 1.2.4. Công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global ...............9 1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global từ năm 2016 đến năm 2018 ................................................... 11 1.4. Tầm quan trọng của nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá nguyên container bằng đường biển đối với sự phát triển của công ty cổ phần Trans Pacific Global................................................................................................................................ 14 CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL .............................................................................................15 2.1. Thực tế quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global ........................................ 15 2.1.1. Tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng dịch vụ.................................................... 16
  • 2. 2.1.2. Nhận và kiểm tra các thông tin cần thiết từ khách hàng, lấy booking từ hãng tàu/đại lý nước ngoài ........................................................................................................ 18 2.1.3. Xác nhận thanh toán với hãng tàu/đại lý nước ngoài đồng thời lên phiếu ghi nợ cho khách hàng............................................................................................................ 19 2.1.4. Nhận giấy báo hàng đến từ hãng tàu đổi D/O hãng tàu .................................... 22 2.1.5. Phát hành Giấy báo hàng đến của HBL có kèm phí vận chuyển và Local Charge cho khách hàng, Phát lệnh giao hàng cho khách hàng lấy hàng ................... 24 2.1.6. Làm thủ tục hải quan và vận tải nội địa .............................................................. 25 2.1.7. Theo dõi kế toán và đóng hồ sơ:.......................................................................... 30 2.2. Nhận xét quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global ........................................ 31 2.2.1. Điểm mạnh của quy trình tại Công ty và nguyên nhân..................................... 31 2.2.2. Điểm yếu của quy trình tại Công ty và nguyên nhân........................................ 31 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL ...........33 3.1. Triển vọng phát triển và định hướng phát triển của nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global trong giai đoạn 2019 - 2020................................................... 33 3.1.1. Cơ hội...................................................................................................................... 33 3.1.2. Thách thức .............................................................................................................. 34 3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global trong giai đoạn 2019 – 2020 ............................................................................................................. 35 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global ............................................................................................................................................. 36 3.2.1. Giải pháp liên quan đến vấn đề cải thiện nguồn nhân sự tại công ty .............. 36
  • 3. 3.2.2. Giải pháp liên quan đến vấn đề hợp đồng và rủi ro thanh toán với khách hàng tại công ty .......................................................................................................................... 37 KẾT LUẬN ............................................................................................................................39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................41 PHỤ LỤC ...................................................................................................................................
  • 4.
  • 5. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ STT Bảng, sơ đồ Tên bảng, sơ đồ Trang 1 Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global giai đoạn 2016 – 2018 9 2 Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh các chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global giai đoạn năm 2016 – 2018 11 3 Bảng 1.3 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global giai đoạn 2016 – 2018 14 4 Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Trans Pacific Global 6 5 Sơ đồ 2.1 Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global 15
  • 6.
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 A/N Arrival Notice Thông báo hàng đến 2 ATIGA ASEAN Trade in Goods Agreement Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN 2 B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển 4 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ 5 CCF Container Cleaning Fee Phí vệ sinh container 6 CFS Container Freight Station Kho hàng lẻ 7 CIC Container Imbalance Charge Phí cân bằng container 8 D/O Delivery Order Lệnh giao hàng 9 FCL Full Container Loaded Hàng nguyên Container 10 FOB Free On Board Giao hàng trên Boong tàu 11 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 12 LCL Less than Container Loaded Hàng lẻ 13 THC Terminal Handling Charge Phí phục vụ hàng nhập tại cảng 14 TPG Trans Pacific Global 15 WTO World Trade Organnization Tổ chức Thương mại thế giới 16 XNK Xuất Nhập Khẩu
  • 8.
  • 9.
  • 10.
  • 11. 1 LỜI MỞ ĐẦU Giai đoạn năm 2018 – 2019 đánh dấu những bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Thị trường Việt Nam dường như đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, thị trường logistics của Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2%, tương ứng tăng 52,05 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2017, cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2018 đạt mức thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần mức thặng dư của năm 2017 kết hợp với việc ngày càng có nhiều các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng, thị trường Logistics Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm năng và cơ hội. Đứng trước cơ hội rộng mở của thị trường, Công ty Cổ phần Trans Pacific Global đã nắm bắt và tiến hành các hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực logistics và vận tải quốc tế. Kể từ thời điểm được thành lập vào năm 2013 đến nay, công ty vẫn đang đứng vững và ngày một phát triển hơn. Trong số các lĩnh vực kinh doanh tại công ty, nhận thấy được tầm quan trọng của nghiệp vụ nhập khẩu hàng nguyên cont đối với việc kinh doanh của công ty kết hợp với việc sau một thời gian học tập các môn nghiệp vụ và theo yêu cầu của nhà trường về đợt thực tập cuối khoá, tác giả đã xin được thực tập 10 tuần tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global. Thông qua quá trình thực tập tại Công ty, tác giả xin chọn đề tài “NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL” nhằm tìm hiểu kỹ hơn và có cái nhìn thưc tế hơn về thực trạng nhập khẩu của công ty. Bố cục của đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương, cụ thể là: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Trans Pacific Global - Chương 2: Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global - Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global
  • 12. 2 Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn vô cùng nhiệt tình và tận tâm từ Thạc sỹ Hà Hiền Minh - người hướng dẫn khoa học, đóng góp ý kiến xây dựng đề tài và giải đáp những thắc mắc cho tác giả trong quá trình viết đề tài. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ cũng như là tạo điều kiện, cung cấp số liệu và hướng dẫn thực tiễn từ Ban giám đốc, các cô chú, anh chị tại phòng Kinh doanh, Logistics của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global, đặc biệt là anh Nguyễn Thái Dương, người trực tiếp hướng dẫn tác giả tại công ty. Qua đây, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô Cơ sở II trường Đại học Ngoại thương đã nhiệt tình giảng dạy và tổ chức kỳ thực tập giữa khóa này, đặc biệt là Thạc sỹ Hà Hiền Minh – người hướng dẫn khoa học và Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global đã luôn tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, do nhiều khó khăn đến từ thời gian tìm hiểu cũng như là kiến thức chuyên môn hạn chế, bài nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiên từ cô, các anh chị trong Công ty để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019 Sinh viên thực hiện Lê Minh Tuấn
  • 13. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Trans Pacific Global 1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty Cổ phần Trans Pacific Global Trong giai đoạn những năm 2012-2013, nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển trở lại sau khi hồi phục từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Cùng với sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường Logistics và vận tải quốc tế lúc bấy giờ đang là một môi trường vô cùng đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, ATIGA và tiến tới đàm phán các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các nước đã góp phần thúc đẩy nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá với các nước trên thế giới tăng cao và vô cùng hứa hẹn. Đứng trước nhu cầu lớn từ thị trường giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và đón đầu xu thế lúc bấy giờ, Công ty Cổ phần Trans Pacific Global được thành lập và đi vào hoạt động với giấy phép kinh doanh số 0312153097/QĐ-KHĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày 05/02/2013. Hiện nay, Công ty Cổ phần Trans Pacific Global đã đến năm thứ sáu hoạt động với ba chi nhánh (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) và một trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty đã và đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực Logistic và vận tải quốc tế và giành được sự tính nhiệm với cả khách hàng trong và ngoài nước trong suốt thời gian hoạt động của mình. Dự kiến trong tương lai, với sự nỗ lực của ban điều hành cùng với nhân sự công ty kết hợp với thị trường đầy hứa hẹn dự kiến công ty sẽ còn nỗ lực và phát triển hơn nữa. 1.1.2. Quá trình phát triểncủa triểncủa công ty Cổ phần Trans Pacific Global Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, công ty Cổ phần Trans Pacific Global đã có những dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của mình trên thị trường giao nhận vận tải quốc tế, cụ thể như sau: - Ngày 05/02/2013, công ty được thành lập; bắt đầu đi vào hoạt động dưới tên gọi Công ty Cổ phần Continental Logistics với số lượng nhân viên ban đầu khoảng hơn 20 người.
  • 14. 4 - Ngày 14/04/2016, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Trans Pacific Global và giữ tên hoạt động này cho đến nay; - Ngày 17/08/2016, công ty gia nhập tổ chức ALFA (Atlas Logistics Family Network), mở ra thêm nhiều cơ hội hơn trên thị trường quốc tế; - Ngày 26/05/2018, gia nhập hiệp hội Logistics WCA Family of Logistic Networks (WCA), mở rộng thêm hệ thống đại lý quốc tế; - Vào tháng 9/2018, công ty chính thức thành lập chi nhánh Hải Phòng để đáp ứng cho nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng ở thị trường phía Bắc; - Là thành viên chính thức của các hiệp hội hàng không quốc tế IATA, FIATA từ năm 2018; - Là thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Viet Nam (VLA) vào cuối năm 2018; - Đầu năm 2019, công ty thành lập thêm chi nhánh Hà Nội, hoạt động hỗ trợ thêm cho chi nhánh Hải Phòng và chính thức tấn công vào thị trường sôi động ngoài phía Bắc; Đến nay, công ty đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường giao nhận vận tải quốc tế, với mạng lưới đại lý lên đến con số 100 đại lý trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, nhờ vào chất lượng dịch vụ và lấy uy tín với khách hàng lên hàng đầu, công ty đã có một lượng khách hàng vô cùng lớn. Dự kiến, với đà phát triển này, TPG Corp. Thông tinchi tiết về Công ty: - Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Trans Pacific Global; - Tên đối ngoại: Trans Pacific Global Corporation; - Tên viết tắt: TPG Corp. Mã số thuế: 0312153097 - Địa chỉ: Lầu 6, toà nhà Sovilaco, số 1, Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; - Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ (Mười tỷ đồng); - Người đại diện theo pháp luật/Tổng giám đốc: ông Lữ Văn Phúc; - Điện thoại: 028-3547 0377; Fax: 028-3547 0380; - Website công ty: www.transpacific.vn; - Lĩnh vực hoạt động chính: Dịch vụ Logistics, Giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tể và nội địa;
  • 15. 5 - Slogan: “Always Beside Your Cargo” – “Chúng tôi luôn bên cạnh hàng hoá của bạn”; - Logo: 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nhân sự của công ty Cổ phần Trans Pacific Global 1.2.1. Chức năng của công ty Cổ phần Trans Pacific Global Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng bao gồm: - Vận chuyển hàng hoá quốc tế xuất nhập khẩu bằng đường biển: hàng lẻ, hàng đóng ghép, hàng nguyên container, hàng quá khổ, hàng dự án,… - Vận chuyển hàng hoá quốc tế xuất nhập khẩu bằng đường không: hàng lẻ, hàng đóng ghép, hàng lạnh tươi sống,… - Dịch vụ Logistics đa phương thức: hỗ trợ các dịch vụ Logistics Door – to – Door (từ kho tới kho), Door – to – Port, Port – to – Door (Kho tới cảng và ngược lại),… - Vận chuyển hàng hoá nội địa, cung cấp dịch vụ kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng khác,… 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty Cổ phần Trans Pacific Global - Ngay khi đăng kí với cơ quan Nhà nước, Công ty đã xây dựng những nhiệm vụ trọng tâm và thực hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động và phát triển, cụ thể là: - Công ty tổ chức hoạt động và kinh doanh các dịch vụ theo đúng ngành nghề đăng kí và mục đích thành lập. Công ty đăng kí, kê khai và nộp thuế đầy đủ đúng thời hạn và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Công ty cung cấp đa dạng các dịch vụ, phong phú về loại hình hỗ trợ khách hàng, đảm bảo sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. - Công ty xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt các đối tác, tạo dựng uy tín kinh doanh và quản lý đội ngũ nhân viên và thực hiện đào tạo nâng cao trình độ theo các kế hoạch đề ra.
  • 16. 6 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Trans Pacific Global Để Công ty có thể thực hiện tốt các chức năng của mình cũng như là vận hành nhịp nhàng, tạo sự xuyên suốt trong các hoạt động, Công ty đã xây dựng một bổ máy cơ cấu tố chức hành chính được mô tả cụ thể dưới sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Trans Pacific Global (Nguồn: Hồ sơ năng lực của Cổ phần Trans Pacific Global) Cùng với sự phát triển và đổi mới không ngừng, cố gắng nâng cao hiệu suất công việc, Công ty Công ty Cổ phần Trans Pacific Global đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức của mình. Sơ đồ 1.1 là cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ của công ty với Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc điều hành, 1 Phó giám đốc, Quản lý các chi nhánh kết hợp cùng 6 phòng ban chức năng. Việc áp dụng mô hình này giúp Công ty dễ dàng tận dụng những ưu điểm như tối thiểu hóa sự lãng phí các nguồn lực và gia tăng sự hợp tác trong cùng bộ phận, tạo được sự chuyên môn hoá trong công việc. Bên cạnh đó, những nhược điểm của các mô hình công ty khác như là giảm sự trao đổi giữa các bộ phận, mâu thuẫn trong quá trình vận hành cũng được hạn chế khi vai trò điều phối hoạt động của người đứng đầu là Giám Đốc được coi trọng hàng đầu. Mô hình để cao vai trò của giám đốc và sự phối hợp giữa các bộ phận đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động của công ty trong suốt thời gia qua. Ban giám đốc Giám đốc điều hành P. Hành chính - Nhân sự - Kỹ thuật P. Kế Toán P. Xuất khẩu P. Nhập khẩu P. Logistics P. Kinh doanh Quản lý chi nhánh Phó giám đốc
  • 17. 7 Chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm quyết định chiến lược phát và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty; thực hiện chức năng quản trị của Công ty. Giám Đốc: chịu trách nhiệm về việc kinh doanh của Công ty; điều hành mọi hoạt động của Công ty theo quy định của pháp luật, tổ chức điều hành công tác theo hướng có lợi cho Công ty trong hiện tại và tương lai. Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đồng thời thay mặt Giám đốc quyết định những vấn đề liên quan trong thẩm quyền của mình đến hoạt động của Công ty khi Giám đốc vắng mặt. Trưởng chi nhánh: Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh, đảm bảo việc hoạt động của các chi nhánh được diễn ra đúng với chiến lược mà ban giám đốc đề xuất. Phòng Hành chính - Nhân sự - Kỹ thuật: chịu trách nhiệm công tác về nhân sự, hợp đồng lao động, thực hiện quy định của Công ty, chấm công cho nhân viên, tính lương hàng tháng cho nhân viên. Bộ phận Kỹ thuật cũng thuộc phòng Hành chính – Nhân sự đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý các thiết bị kỹ thuật của công ty gồm các công tác liên quan đến việc quản lý hệ thống mạng nội bộ và các phầm mềm chuyên dụng, phục vụ cho công việc ở công ty. Bên cạnh đó, nhân viên Kỹ thuật của phòng cũng chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý website/fanpage của công ty và các kênh tiếp thị khác. Phòng Kế toán: có chức năng chính là hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chính xác và đúng hạn, đảm nhiệm việc giám sát các hoạt động tài chính của Công ty, thanh toán các hợp đồng cung cấp dịch vụ bên thứ ba, đảm nhận thu hồi các khoản công nợ của khách hàng đúng hạn. Ngoài ra phòng kế toán cũng hỗ trợ ban giám đốc trong việc đưa ra các quyết định tài chính cho Công ty. Báo cáo thuế định kỳ và quản lý tài chính cho các chi nhánh. Phòng Xuất - Nhập Khẩu: là nơi chịu trách nhiệm chính về các hoạt động hoạt động liên quan đến phát hành các loại chứng từ xuất - nhập khẩu nói chung của công ty cho khách hàng.
  • 18. 8 Chức năng chính của phòng là tiếp nhận hồ sơ chứng từ khách hàng từ bộ phận kinh doanh, phát hành chứng từ hàng hoá cho khách hàng và lên công nợ gửi khách hàng, cụ thể: - Đối với phòng xuất: Chịu trách nhiệm về việc xuất khẩu hàng hoá nguyên container, hàng lẻ đóng ghép tại kho CFS, lấy booking từ hãng tàu và phát hành booking cho khách hàng, phát hành B/L theo yêu cầu của khách và lên Debit ghi nợ cho khách hàng. - Đối với phòng nhập: Chịu trách nhiệm về chứng từ nhập khẩu hàng hoá, tiếp nhận chứng từ từ bộ phận kinh doanh và các đại lý nước ngoài, hỗ trợ kể toán kiểm tra thanh toán nước ngoài, cập nhật hệ thống manifes với Cảng và Hãng tàu, trực tiếp thông báo và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng, phát hành thông báo hàng đến và lệnh giao hàng để khách hàng nhận hàng tại cảng. Bộ phận hàng nhập là bộ phận chủ lực của công ty, cùng hỗ trợ cho bộ phận Kinh doanh đem lại thu nhập chính cho công ty. Phòng Logistics: Chịu trách nhiệm trực tiếp trong các vấn đề làm việc với kho CFS và cảng, thực hiện các thủ tục hải quan cho các lô hàng giao/nhận tại kho, hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục xuất – nhập khẩu, đăng ký, bổ sung các chứng từ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, phòng Logistics còn đảm nhiệm quản lý toàn bộ đội xe tải của công ty, giám sát vấn đề liên quan đến vận chuyển nội địa và các giải quyết các vấn đề khác liên quan đến hàng hoá. Một chức năng khác của phòng Logistics chính là tìm kiếm các nguồn cung dịch vụ với giá tốt của bên thứ ba để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng và trực tiếp hỗ trợ phòng kinh doanh trong các thủ tục đối với hàng hoá. Phòng Kinh doanh: Đại diện Công ty trong việc liên lạc, thỏa thuận và đàm phán với các đối tác, chịu trách nhiệm về ký kết các hợp đồng cung ứng các dịch vụ với khách hàng trong nước; nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng mới, đem lại nguồn lợi nhuận chính cho công ty. Hơn nữa, còn đảm nhiệm công việc tư vấn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũ, giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng thân thiết, đảm bảo giữ vững lượng khách hàng công ty đang có và mở rộng thêm khách hàng.
  • 19. 9 1.2.4. Công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global Tình hình nhân sự tại Công ty giai đoạn năm 2016 – 2018 được tổng hợp qua 3 chỉ tiêu chính: Giới tính, Độ tuổi và Trình độ, và được trình bày chi dưới bảng sau: Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Người, % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Giới tính Nam 20 42,55 29 49,15 34 45,33 Nữ 27 57,45 30 50,85 41 54,67 Tuổi Từ 30 tuổi trở lên 18 38,30 25 42,37 31 41,33 Dưới 30 tuổi 29 61,70 34 55,63 44 58,67 Trình độ Trung cấp 10 21,28 8 13,56 8 10,67 Cao đẳng – Đại học 34 72,34 46 77,97 56 74,67 Trên đại học 3 6,38 5 8,47 11 14,67 Tổng 47 100 59 100 75 100 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Cổ phần Trans Pacific Global) Đi cùng với sự phát triển của Công ty, quy mô nhân sự cũng có sự thay đổi. Theo bảng 1.1, tổng số lượng công nhân viên tăng 28 người, tức 59,57% trong suốt giai đoạn từ 2016 – 2018 nhằm đáp ứng kịp thời khối lượng công việc cũng như là nhu cầu của khách hàng ngày một gia tăng. Cơ cấu giới tính của công ty trong giai đoạn này luôn có tỷ lệ nữ giới chiếm đa phần nhân sự công ty. Tổng số nhân viên nam và nữ tăng lên trong 3 năm này là 28 người, chia đều cho cả nam và nữ, khiến cho tỷ lệ chênh lệch nam nữ có thay đổi không đáng kể (từ 14,89% ở năm 2016 xuống còn 9,33% vào năm 2018). Sự chênh lệch này chủ yếu là do tính chất công việc tại công ty. Cụ thể, Công ty có nhiều nhân viên nam tập trung ở các phòng kinh doanh, phòng logistics, vì đặc tính công việc cần phải di chuyển nhiều, áp lực công việc
  • 20. 10 tương đối cao và yêu cầu về sức bền trong công việc cũng lớn, phù hợp với nhân viên là nam hơn so với nữ. Trong khi đó, ở những công việc yêu câu sự tỉ mỉ cẩn thận như công việc chứng từ ở phòng Xuất - Nhập Khẩu và Kế toán thì lại tập trung đông nữ giới hơn, sự chênh lệch thể hiện chủ yếu khi nhân sự của của phòng Xuất - Nhập Khẩu, nơi chiếm phần lớn nhân sự công ty để đáp ứng cho khối lượng lớn công việc chính tại đây, chiếm hơn 90% là nữ. Cơ cấu về độ tuổi: số lượng nhân viên trên 30 tuổi được giữ ở mức ổn định khoảng 40% ở những năm gần đây và thường giữ các chức vụ chủ chốt trong Công ty như Ban lãnh đạo và các trưởng bộ phận, trưởng chi nhánh. Bên cạnh đó, Công ty cũng có chính sách đẩy mạnh tuyển dụng các nhân viên trẻ ự năng động và trình độ ngoại ngữ, vi tính cao, đáp ứng được sự phát triển và hội nhập nhanh chóng của ngành. Trong giai đoạn 2016 – 2018, công ty chỉ tuyển thêm đa số là nhân sự trẻ (tăng 15 người trên tổng số 28 nhân sự thay đổi) để đáp ứng các yêu cầu mới của công việc như Quản trị kĩ thuật và Kinh doanh làm thay đổi cơ cấu công nhân với độ tuổi trẻ từ 61,70% năm 2016 xuống 55,63% năm 2017 và tăng nhẹ lên 58,67% trong năm 2018. Việc tuyển dụng nhân sự trẻ nhiều có rất nhiều tác động đến công ty, tuy không có nhiều kinh nghiệm trong công việc, và phải bỏ thêm thời gian và công sức để đào tạo nhân viên mới nhưng bù lại nhân sự trẻ với nhiệt huyết và ý chí cống hiến cũng đã góp phần làm phát triển thêm cho công ty. Về trình độ, Công ty luôn xác định giữ vững chất lượng hoạt động nên tất cả nhân viên ít nhất phải có bằng Trung cấp trở lên. Xu hướng tăng dần cơ cấu nhân sự trình độ cao của công ty được thể hiện ở việc hạn chế tiếp nhận thêm nhân viên có trình độ Trung cấp; bên cạnh đó, thúc đẩy nhân viên học tập và trau dồi thêm nhằm nâng cao trình độ. Cụ thể, nhân viên có trình độ trung cấp ngày một giảm (từ 21,28% năm 2016 xuống còn 10,67% năm 2018). Nhân viên có trình độ Đại học – Cao đẳng của Công ty luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất, cụ thể: lần lượt chiếm 72,34% ; 77,97% vào năm 2016, 2017 và đạt người chiếm 74,67% vào năm 2018. Việc sụt giảm nhẹ tỷ trọng của nhân viên có trình độ Đại học – Cao đẳng là do chính sách nâng cao trình độ nhân sự ở công ty. Theo đó, nhân viên cấp quản lý cần phải có trình độ cao học, do đó, từ năm 2016 đến năm 2018, nhân sự có trình độ trên đại
  • 21. 11 học tăng thêm đáng kể từ 3 người ở năm 2016 tăng lên 11 người ở năm 2018, tăng gấp 4 lần. Những nhân sự cao cấp này một phần đảm nhiệm công việc quản lý tại văn phòng Hồ Chí Minh, một phần quản lý tại các chi nhánh khác của công ty nên mới có sự gia tăng đáng kể. Với cơ cấu nhân sự về Giới tính, Độ tuổi và Trình độ như trên, nhân lực của Công ty đã và đang đáp ứng theo định hướng mà ban lãnh đạo đã xây dựng và triển khai từ trước. Bên cạnh đó, công ty luôn không ngừng đào tạo, tuyển dụng và thay đổi các chính sách nhân sự cho phù hợp với sự phát triển của nhân viên, qua đó, thúc đẩy sự phát triển chung cho cả công ty. 1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global từ năm 2016 đến năm 2018 Giá trị tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận và so sánh tương quan qua từng năm được phản ảnh ở bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh các chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global trong giai đoạn 2016 – 2018, được hỗ trợ và cung cấp từ chính phòng Kế toán của Công ty. Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh các chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global giai đoạn năm 2016 – 2018 Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, % Chỉ tiêu/năm Kết quả hoạt động kinh doanh So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 12,73 30,91 63,78 18,18 243 32,87 206 Chi phí 11,64 27,18 54,42 15,54 234 27,24 200 Lợi nhuận 1,09 3,73 9,36 2,64 342 5,63 251 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016 – 2018) Doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2016 – 2018, và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng hơn nữa trong giai đoạn sắp tới với sự mở rộng và hoàn thiện không ngừng của công ty. Tuy nhiên, cùng với danh thu và lợi nhuận, chi phí của Công ty có sự tăng lên đáng kể trong giai đoạn này vì nhiều lý do, cụ thể:
  • 22. 12 - Về doanh thu: Doanh thu của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 luôn tăng. Cụ thể từ năm 2016 đến năm 2017, doanh thu tăng 18,18 tỷ đồng (tăng 143%). Tiếp theo giai đoạn đó, doanh thu của công ty trong năm 2017 – 2018 tiếp tục tăng mạnh, cụ thể là tăng từ 30,91 tỷ đồng trong năm 2017 lên 63,78 tỷ đồng trong năm 2018, tương ứng với tăng 32,87 tỷ đồng (tăng trưởng 106%) so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của công ty tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, dịch vụ của công ty càng ngày càng hoàn thiện, tạo được vị thế trong ngành, có được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng trên khắp cả nước. Cụ thể, trong năm 2018, công ty đã đón tiếp khoảng hơn 10 đại lý mới, tập trung chủ yếu ở các tuyến đường biển châu Á (như Trung Quốc và Đông Nam Á), do có sự đổi mới này, chất lượng dịch vụ cho các tuyến chính của công ty cũng tăng lên đáng kể. Chính vì thế, doanh thu trong hoạt động kinh doanh của công ty tăng dần đều qua các năm và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai khi công ty vừa mở thêm chi nhánh tại Hà Nội để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các tỉnh phía bắc. Thứ hai, nhờ vào việc tham gia các hiệp hội Logistics trong nước và quốc tế, Công ty có cơ hội rộng mở hơn với các đại lý trong và ngoài nước, nhận hàng hoá xuất nhập khẩu không chỉ từ khách hàng trong nước mà còn từ các khách hàng đại lý ở nước ngoài, đóng góp một phần không nhỏ trong doanh thu đem về cho công ty. Cụ thể, nguồn hàng chỉ định từ các đại lý luôn ổn định và đóng góp khoảng từ 15 – 20% doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của công ty. Con số này dự kiến sẽ còn tăng do công ty vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh các mối quan hệ với đại lý nước ngoài trong tương lai để có nguồn hàng dồi dào hơn nữa. - Về chi phí: Chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng qua từng năm, cụ thể: trong giai đoạn 2016 – 2017, chi phí tăng 15,54 tỷ đồng, tương ứng với 134% (từ 11,64 tỷ đồng nằm 2016 lên 28,18 tỷ đồng, năm 2017); trong giai đoạn 2017 – 2018, chi phí của công ty tăng với tỷ trọng ít hơn cùng kỳ năm ngoái, chỉ tăng 100% so với 134% của giai đoạn trước (từ 28,18 tỷ đồng tăng lên 54,42 tỷ đồng trong năm 2018, tăng 27,24 tỷ đồng), nguyên nhân là do:
  • 23. 13 Thứ nhất, để đáp ứng với nhu cầu ngày một cao của khách hàng, công ty buộc phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho các hãng tàu và đại lý nước ngoài. Lượng hàng hoá ngày một tăng cao, do đó, chi phí chi hộ, chi phí đầu vào của công ty cũng tăng tương ứng. Thứ hai, việc mở rộng quy mô của công ty cũng đóng góp một phần vào việc gia tăng chi phí. Năm 2018, trụ sở Hồ Chí Minh mở rộng thêm diện tích, tuyển dụng thêm nhiều nhân viên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; đồng thời, mở rộng chi nhánh phí bắc cũng chiếm một khoản lớn chi phí hoạt động của công ty. Tuy nhiên, dù chi phí tăng nhưng tăng với tốc độ thấp dần cũng là một điểm tích cực, vấn đề này là do trong năm 2018, công ty đã quản lý lại các nguồn cung đầu vào của mình, kiểm tra và thay đôi một số nguồn cung có chi phí quá cao nhưng lợi nhuận lại thấp. Cụ thể, công ty đã ngừng làm việc với một số hãng xe tải nội địa cũng như là một số đại lý ở nước ngoài để giảm các chi phí này. - Về lợi nhuận: Trong suốt giai đoạn 2016 – 2018, lợi nhuận của công ty cổ phần Trans Pacific Global liên tục tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2018, cụ thể như sau: Trong năm 2016 – 2017, lợi nhuận của công ty tăng từ 1,09 tỷ đồng lên 3,73 tỷ đồng, tức tăng 342%, tương đương 2,64 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2017 – 2018, lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng cao, đạt 9,36 tỷ đồng trong năm 2018, tăng trưởng 1,5 lần sao với cùng kỳ năm 2017, tương đương với tăng 5,63 tỷ đồng. Trong suốt ba năm này, lợi nhuận của công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ là do công ty đã cân bằng tốt giữa chi phí cung ứng dịch vụ đầu vào và doanh thu đầu ra từ khách hàng. Dù chi phí tăng nhưng công ty đã kiềm hãm tốt tốc độ tăng của chi phí cũng như là đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu để có thể giữ lọi nhuận tăng trưởng ổn định. Cụ thể, trong những năm này, công ty đã giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào từ các dịch vụ hỗ trợ của bên thứ ba như là vận tải nội địa, cước tàu biển, dịch vụ hỗ trợ,… bằng cách tìm kiếm không ngừng những nguồn cung giá thành tương đối tốt với chất lượng dịch vụ cao, bên cạnh đó, doanh thu tăng không ngừng từ hoạt động kinh doanh của công ty cũng là một nguyên nhân giúp cho lợi nhuận tăng trưởng liên tục và ổn định trong suốt giai đoạn này.
  • 24. 14 1.4. Tầm quan trọng của nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá nguyên container bằng đường biển đối với sự phát triển của công ty cổ phần Trans Pacific Global Trong các năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của thị trường logistic và vận tải quốc tế tại Việt Nam, dịch vụ vận tải, đặc biệt là nhập khẩu hàng hoá nguyên container ngày càng khẳng định rõ vai trò chủ lực của mình trong hoạt động kinh doanh cũng như là các lợi ích của Công ty. Dưới đây là bảng thống kê doanh thu Công ty có được từ hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2016 – 2018 Bảng 1.3: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, % Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhập khẩu LCL 3,91 30,71 9,74 31,51 19,26 30,20 Nhập khẩu FCL 4,75 37,31 14,83 47,98 31,63 49,59 Xuất khẩu 1,28 10,05 4,37 14,14 10,15 15,91 Dịch vụ khác 2,79 21,92 1,97 6,37 2,74 4,30 Tổng doanh thu 12,73 100 30,91 100 63,78 100 (Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Trans Pacific Global) Bảng 1.3 cho thấy hoạt động nhập khẩu hàng hoá nguyên container bằng đường biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng, doanh thu từ hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty (giữ ổn định khoảng trên 37%) và có xu hướng tăng liên tục qua các năm (cao nhất ở năm 2018 gần 50% tổng doanh thu). Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do nhu cầu nhập khẩu hàng hoá để phục vụ cho công việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với độ mở của của thị trường và những ưu đãi từ các hãng tàu phục vụ hàng nhập khẩu nguyên container. Dự kiến, hoạt động nhập khẩu nguyên container sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển tại công ty trong những năm tới nữa.
  • 25. 15 CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL 2.1. Thực tế quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global được tóm tắt dưới sơ đồ gồm bảy bước sau: Sơ đồ 2.1: Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global (Nguồn: Phòng kinh doanh - Logistics Công ty Cổ phần Trans Pacific Global) 1 • Tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng dịch vụ 2 • Nhận và kiểm tra các thông tin cần thiết từ khách hàng, lấy booking từ hãng tàu/đại lý nước ngoài 3 • Xác nhận thanh toán với hãng tàu/đại lý nước ngoài đồng thời lên phiếu ghi nợ cho khách hàng 4 • Nhận giấy báo hàng đến từ hãng tàu đổi D/O hãng tàu 5 • Phát hành Giấy báo hàng đến có kèm phí vận chuyển và Local Charge cho khách hàng, Phát lệnh giao hàng cho khách hàng lấy hàng 6 • Làm thủ tục hải quan và vận tải nội địa 7 • Theo dõi kế toán và đóng hồ sơ
  • 26. 16 Để làm rõ quy trình quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Trans Pacific Global, tác giả xin lấy ví dụ thực tế từ lô hàng của khách hàng là “Công ty Cổ phần Đầu tư Higo, theo hợp đồng thương mại số XJSZWB181294, ký ngày 21/01/2019; vận đơn số SMFCL19020110, ngày 10/03/2019 với tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu số 102534794830, ngày 16/03/2019” 2.1.1. Tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng dịch vụ Tại bước này, cụ thể sẽ có những công việc như sau: Tìm kiếm khách hàng Nhân viên kinh doanh tại công ty sẽ tìm kiếm nguồn khách hàng thông qua các kênh chủ yếu như sau: các khách hàng đã làm việc với công ty; các khách hàng mới thông qua việc gọi điện, gặp gỡ qua các diễn đàn, triển lãm xuất nhập khẩu; các khách hàng tự tiếp cận đến công ty thông qua các trang webs, fanpage của công ty, và các nguồn khác. Gửi báo giá cho khách hàng dựa trên yêu cầu của khách Sau khi tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ xây dựng báo giá dựa trên các yêu cầu của khách hàng. Công việc này thường được thoả thuận bằng miệng (đối với các khách hàng quen thuộc) và xác nhận qua email sau khi đồng ý. Đối với các khách hàng mới cần phải chuẩn bị hợp đồng dựa theo yêu cẩu của hai bên. Một báo giá hàng nhập FCL thường có những loại giá sau: + Giá cước biển (Ocean Freight), thể hiện được cảng đi, cảng đến, tên hàng ngắn gọn, loại container sử dụng, thời gian vận chuyển và quan trọng nhất là giá cước. + Giá phụ phí nội địa (Local Charge): Thường sẽ có các loại giá chính như phí phục vụ container tại cảng (THC – Terminal Handling Charge); phụ phí cân bằng container phụ trội (CIC – Container Imbalance Charge); Phí chứng từ (D/O – Document/Delivery Order Fee); Phí vệ sinh container (CCF – Container Cleaning Fee); Phí vận tải nội địa; Phí thủ tục hải quan nhập khẩu; và các phụ phí theo mùa, theo khu vực khác… + Thời hạn hiệu lực của báo giá.
  • 27. 17 Tại bước này, thời gian để lấy giá từ đại lý đối với hàng thường dao động từ vài tiếng đến một buổi chủ yếu do khác múi giờ làm việc cũng như là vấn đề trả giá giữa các bên. Sau khi có giá đầu vào, nhân viên kinh doanh sẽ gửi giá bán của mình cho khách hàng và lại tiếp tục quá trình trả giá để đi đến thoả thuận chung cho hai bên. Nếu như khách hàng không đồng ý mức giá công ty đưa ra thì sẽ bỏ qua chuyến hàng này, nếu như khách hàng đồng ý sẽ đi đến bước tiếp theo, thời gian cho việc trả giá với khách hàng có thể là vài giờ hoặc vài ngày tuỳ thuộc vào khách hàng. Tiến hành ký kết hợp đồng/chấp nhận báo giá Sau khi khách hàng đã đồng ý với báo giá mà nhân viên kinh doanh cung cấp sẽ tiến hành ký hợp đồng để lưu hồ sơ kế toán. Đối với các khách hàng có lượng hàng ít, giá trị hợp đồng không cao, việc ký kết hợp đồng sẽ được bỏ qua, mà thay vào đó sẽ xác nhận thông tin qua email. Đối với các khách hàng thường xuyên, hợp đồng sẽ không thể hiện giá trị hợp đồng mà giá cả sẽ được thoả thuận lại theo mỗi chuyến hàng. - Thực tế Đối với khách hàng là công ty cổ phần đầu tư Higo này, đây vốn là một khách hàng quen thuộc với công ty, khi có thông tin về hàng hoá chuẩn bị nhập khẩu, vào ngày 28-02-2019, khách hàng trực tiếp liên hệ với nhân viên kinh doanh của công ty qua email để yêu cầu báo giá dịch vụ nhập khẩu theo thông tin dưới đây: Cảng đi: Yantian, Shenzhen; Cảng đến: Cát Lái, Hồ Chí Minh, số lượng: 1 container 20’GP, hàng hoá: Fiberboard (Tấm gỗ nhựa), điều kiện giao hàng FOB Shenzhen Incoterms 2010, có C/O Form D hưởng ưu đãi thuế, có làm thủ tục hải quan và vận tải nội địa đầu nhập khẩu để giao hàng đến tận kho của khách. Sau khi nhận được thông tin sơ bộ, nhân viên kinh doanh gửi yêu cầu lấy giá từ đầu đại lý nước ngoài cũng bằng email và gửi báo giá chi tiết cước vận tải và local charge cho khách hàng, tại đây, đối với hàng hoá thông thường như thế này thì thời gian đại lý gửi giá và trả giá qua lại giữa hai bên mất khoảng một buổi để đi đến mức giá chung mà cả hai thoả mãn. Trong cùng ngày, nhân viên kinh doanh gửi lại bảng giá cho khách hàng, sau khi kiểm tra, khách hàng Higo đồng ý báo giá và xác nhận thông tin qua email trong cùng ngày. Sau đó, chuẩn bị chứng từ gửi cho
  • 28. 18 nhân viên kinh doanh để tiến hành thực hiện bước tiếp theo. Ở bước này do khách hàng đã quen với công ty nên vấn đề trả giá diễn ra nhanh chóng và gọn gàng. 2.1.2. Nhận và kiểm tra các thông tin cần thiết từ khách hàng, lấy booking từ hãng tàu/đại lý nước ngoài Ở bước này, nhân viên kinh doanh của công ty sẽ tiếp tục thực hiện cùng với sự hỗ trợ của nhân viên phòng Nhập khẩu để thực hiện những công việc sau: Nhận thông tinhàng hoá từ khách hàng Sau khi xác nhận thông tin với khách hàng ở bước báo giá, nhân viên kinh doanh sẽ trực tiếp yêu cầu thông tin cụ thể và chi tiết về hàng hoá ở bước này, những thông tin cần có bao gồm: + Địa chỉ người bán/người gửi hàng, thời gian chuẩn bị hàng của người bán; + Thông tin chính xác về khối lượng hàng hoá, các thông tin trên Hoá đơn thương mại và Bản kê chi tiết hàng hoá; Sau khi có thông tin từ khách, nhân viên kinh doanh với sự hỗ trợ của nhân viên phòng nhập gửi thông tin cho đại lý nước ngoài để đại lý liên lạc với người bán và chuẩn bị booking, tất cả công việc này sẽ được tiến hành qua email Kiểm tra lịch tàu, gửi lại thông tin tàu cho khách sắp xếp xuất hàng đồng thời lấy booking từ hãng tàu và đại lýnước ngoài (nếu có) Sau khi đồng ý báo giá, nhân viên kinh doanh với sự hỗ trợ của nhân viên phòng nhập khẩu trực tiếp lấy booking hãng tàu thông qua đại lý đầu nước ngoài, và thông báo về ngày tàu đi (ETD) cho khách hàng đồng thời giao địa chỉ người bán cho đại lý đầu nước ngoài liên hệ để lấy hàng. Trong bước này, nhân viên kinh doanh phải chú ý theo dõi thông tin từ đại lý nước ngoài về tình hình chuẩn bị hàng hoá của shipper cũng như là sự thay đổi trong lịch tàu để cập nhật cho khách hàng. Nếu có thay đổi phải báo ngay cho các bên để kịp thời cập nhật và chỉnh sửa các chứng từ có liên quan. Bên cạnh đó, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên phòng nhập sẽ yêu cầu đại lý chuẩn bị thêm các loại chứng từ khác như chứng nhận xuất xứ (C/O), thông thường, việc yêu cầu thêm chứng từ này sẽ phát sinh các chi phí, chi phí này sẽ được tính theo bộ và do bên yêu cầu chi trả. Yêu cầu bổ sung/chỉnh sửa chứng từ (nếu có)
  • 29. 19 Ở bước này, nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra tính đồng bộ và chính xác của các chứng từ có liên quan như: Vận đơn nháp, C/O nháp, … và phản hồi lại cho khách hàng và đại lý. Đối với các khách hàng tự chuẩn bị chứng từ mà không thông qua công ty, nhân viên chứng từ buộc phải kiểm tra kỹ ngay từ đầu và phản hồi sớm để tránh các phát sinh không đáng có có thể gây nguy cơ không lấy được hàng sau này. Với các chứng từ đúng, nhân viên chứng từ sẽ phản hồi lại với khách qua email và tiến hành bước tiếp theo, với các chứng từ có vấn đề, nhân viên chứng từ sẽ hỗ trợ tư vấn yêu cầu khách hàng chỉnh sửa cho hợp lý, sau đó chuyển sang bước tiếp theo sau khi chứng từ đã được chỉnh sửa. Trong thực tế lô hàng này, các công việc được tiếnhành như sau Với khách hàng quen thuộc như khách hàng Higo, việc nhận thông tin và kiểm tra thông tin được thực hiện cùng lúc với bước làm báo giá nên rút ngắn được thời gian kiểm tra lại thông tin từ khách hàng. Ngày 01-03-2019, nhân viên chứng từ chỉ mất khoảng một tiếng để kiếm tra và gửi cho đại lý. Bên cạnh đó, thực tế lô hàng của khách hàng Higo không bị phát sinh trễ tàu và dời chuyến tàu; tuy nhiên, khách hàng có yêu cầu chuẩn bị C/O nên nhân viên kinh doanh phải liên hệ với đại lý để yêu cầu hỗ trợ người bán phát hành C/O. Việc yêu cầu phát hành C/O cũng diễn ra nhanh chóng, yêu cầu sẽ được gửi cùng với báo giá của đại lý và xác nhận qua email trong cùng ngày. Chứng từ của lô hàng này do được kiểm soát ngay từ đầu nên cũng không có gì phát sinh. 2.1.3. Xác nhận thanh toán với hãng tàu/đại lý nước ngoài đồng thời lênphiếu ghi nợ cho khách hàng Ở bước này, nhân viên kinh doanh sẽ phối hợp với nhân viên phòng nhập và phòng kế toán để thực hiện các công việc sau: Xác nhận Booking với hãng tàu/đại lý Khi người bán đã hoàn tất việc chuẩn bị hàng hoá để xuất khẩu và liên hệ với đại lý của TPG để cung cấp thông tin, đại lý sẽ gửi mail cho TPG để xác nhận thông tin để phát hành B/L và C/O. Lúc này, nhân viên chứng từ sẽ xác nhận về các thông tin trên vận đơn như là: ngày tàu đi, tên chuyến tàu, cảng đi, cảng đến, số hiệu container, số seal, thông tin người gửi hàng, thông tin người nhận hàng, đại lý được chỉ định tại Việt Nam để giao hàng, thông tin về tên hàng.
  • 30. 20 Ở đây, nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra chéo lại các thông tin mà khách hàng cung cấp, so sánh lại với thông tin thực tế hàng hoá ở đầu xuất do đại lý nước ngoài cung cấp và sẽ phản hồi ngay khi có sai sót để kịp thời chỉnh sửa trước khi phát sinh chi phí. Nếu có phát sinh sai sót, nhân viên chứng từ sẽ báo ngay cho các bên để yêu cầu bên sai chỉnh sửa, việc chỉnh sửa trước lúc tàu đi sẽ không phát sinh chi phí và vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên, để chỉnh sửa sau khi tàu đi sẽ tốn khoảng 50 đến 100 USD cho một lần chỉnh chứng từ. Vì vậy, nhân viên chứng từ cần phải vô cùng cẩn thận trong bước này. Đại lý nước ngoài sẽ phát hành B/L theo như chứng từ đã thống nhất sau cùng và chứng từ buộc phải thống tối thiểu trước giờ closing time của tàu xuất, sau thời gian này, mọi chỉnh sửa sẽ phát sinh chi phí. Kiểm tra điện giao hàng hoặc yêu cầu xuất trình BL gốc từ hãng tàu Để việc lấy hàng tại cảng nhập diễn ra nhanh chóng và tiện lợi, hầu hết các hãng giao nhận vận tải sẽ phát hàng B/L surrendered cho khách hàng của mình. Tức là thay vì người nhận phải xuất trình B/L gốc để nhận hàng như truyền thống thì trong trường hợp này, nếu người mua đã thanh toán đầy đủ cho người bán thì người bán sẽ yêu cầu đại lý phát hành Surrendered B/L thông qua Telex Release và xác nhận bằng email, sau khi có thông tin Telex Release thì người nhận ở Việt Nam chỉ cần B/L copy sẽ lấy được hàng. Việc xác nhận Surrendered B/L sẽ do đại lý đầu nước ngoài yêu cầu phía Việt Nam chấp nhận B/L surrendered sau khi người bán xác nhận đã nhận được thanh toán từ phía người mua hàng. Trong một số trường hợp, do yêu cầu của các bên (chủ yếu là do phương thức thanh toán), đại lý sẽ có yêu cầu người bán xuất trình B/L gốc để nhận được hàng. Người giao nhận lúc này phải yêu cầu khách hàng xuất trình B/L gốc mới cho lấy hàng. Tại bước này, đại lý nước ngoài sẽ gửi bản scan B/L được surrendered hoặc B/L gốc cho nhân viên chứng từ nhập khẩu qua email, qua đó, nhân viên chứng từ sẽ thực hiên theo yêu cầu của đại lý. Thông thường, việc gửi yêu cầu telex release diễn ra khá nhanh chóng, phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người nhập khẩu. Tạo file lưu trữ nội bộ và lênphiếu ghi nợ cho khách hàng Sau khi phát hành B/L, đại lý sẽ gửi bản scan chứng từ cho nhân viên phòng nhập, bao gồm:
  • 31. 21 - MBL từ hãng tàu phát hành với shipper là đại lý nước xuất và consignee là Công ty cổ phần TPG, - HBL do đại lý nước ngoài phát hành thể hiện shipper và consignee thật sự của lô hàng, - Phiếu ghi nợ hoặc có của đại lý cho TPG. Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ đầy đủ gồm ba thành tố trên, nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra một lần nữa về tính thống nhất giữa các chứng từ và tạo file theo dõi trên phần mềm SMS Live của công ty để quản lý chi phí và lên phiếu ghi nợ cho khách hàng. File lưu trữ khi đã tạo xong trên hệ thống sẽ được chuẩn bị, in ra thành hai bộ, một do nhân viên chứng từ lưu trữ và theo dõi và bộ còn lại sẽ được trình cho trưởng phòng nhập duyệt qua về chi phí cũng như là doanh thu tạm tính, chỉ khi nào trưởng phòng nhập duyệt file xong thì mới được tiến hành qua bước tiếp theo. Việc uyệt file sẽ diễn ra cả trên hệ thống SMS Live của công ty và cả file giấy lưu trữ. Thông thường, bước duyệt file này được tiến hành khá nhanh chóng, chỉ từ một tiếng đến một buổi là sẽ hoàn thành. Đối với thực tế lô hàng của khách hàng Higo, tại bước này, nhân viên chứng từ cần kiểm tra các thông tinsau: Sau khi xác nhận tất cả các thông tin từ người nhập khẩu do nhân viên kinh doanh cung cấp, đại lý ở Shenzhen của công ty liên hệ với người xuất khẩu và vào chiều ngày 07-03-2019, người xuất khẩu đã chuẩn bị xong hàng hoá và cung cấp thông tin cho nhân viên chứng từ như sau: + Người bán: SHENZHEN RISEWELL INDUSTRY CO., LTD. + Người gửi hàng: PUNING JUN HAO YU TRADING CO., LTD. + Người nhận hàng: HIGO INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY + Đại lý giao hàng: TRANS PACIFIC GLOBAL CORP. + Thông tin tên hàng / Ký mã hiệu / Khối lượng / Trọng lượng / Số kiện: 1050/1200 DENSITY COMPACT FIBERBOARD / COMPACT FIBERBOARD / 17.057KGS / 19,83CBM / 10 PACKAGES + Số hiệu container / Số seal: CBHU3476142 / 10176886 + Tên tàu / Số chuyến: CAIYUNHE / V.350S + Cảng đi / Cảng đến: YANTIAN / CAT LAI
  • 32. 22 + Số HBL/Ngày phát hành: SMFCL19020110 / 10-03-2019; + Nội dung của C/O Đối với lô hàng này, chứng từ khách hàng sử dụng là chứng từ 3 bên, do đó nhân viên chứng từ phải kiểm tra thật kỹ các thông tin trên chứng từ và trên C/O để tránh sai sót. Tuy nhiên, do đã thực hiện các lô hàng tương tự từ trước nên việc kiểm tra cũng không tốn quá nhiều thời gian, chứng từ được kiểm tra và xác nhận trong cùng ngày 07-03-2019 qua email. Sau khi có được sự xác nhận thông tin trên B/L, đại lý trực tiếp phát hành B/L gốc cho lô hàng và gửi bản nháp bộ chứng từ theo thông tin đã thống nhất cho nhân viên chứng từ vào ngày 09-03-2019, một ngày trước ngày tàu chạy. Trong trường hợp của khách hàng Higo, do vấn đề thanh toán tiền hàng giữa người bán và người mua nên người bán yêu cầu đại lý phát hành B/L gốc. Do chứng từ đã được kiểm tra từ trước, nhân viên chứng từ lúc này chỉ cần tạo file và lên phiếu ghi nợ gửi khách hàng chứ không cần phải tốn thời gian kiểm tra lại. Việc tạo file và lên phiếu ghi nợ lúc này chỉ tốn chưa đầy ba mươi phút là hoàn thành. Đến ngày tàu chạy, đại lý sẽ gửi bộ chứng từ gốc bản scan qua cho nhân viên chứng từ để phục vụ cho mục đích đối chiếu thông tin và lưu trữ. Lúc này, file lưu trữ sẽ được duyệt lần đầu bởi trưởng phòng nhập về giá đầu vào và giá đầu ra để tiến hành qua bước tiếp theo 2.1.4. Nhận giấy báo hàng đến từ hãng tàu đổi D/O hãng tàu Trong bước này, nhân viên chứng từ phòng nhập khẩu sẽ thực hiện các công việc sau: Trình Manifes hãng tàu và nhận thông báo hàng đến (A/N) từ hãng tàu, yêu cầu đại lý surrendered B/L của hãng tàu File lưu trữ sau khi đã được duyệt sẽ được trả về cho nhân viên chứng từ tiếp tục theo dõi. Lúc này, nhân viên chứng từ sẽ chờ email phân quyền từ hãng tàu để trình thông tin hàng hoá (manifes) lên cổng thông tin một cửa quốc gia. Bước này thường thực hiện khá nhanh chóng nhưng yêu cầu tính chính xác cao và phải đảm bảo đúng deadline để tránh phát sinh chi phi. Ở bước này, khi nhận được email phân quyền từ hãng tàu, nhân viên phòng nhập phải kiểm tra thật kỹ các thông tin trên MBL mà hãng tàu gửi so sánh với thông tin trên MBL mà đại lý gửi. Nếu có phát sinh sai sót, nhân viên phải nhanh
  • 33. 23 chóng báo lại với cả đại lý lẫn hãng tàu để xử lý và chỉnh sửa kịp thời. Nếu các thông tin đã đúng hết, nhân viên phòng nhập sẽ dùng tài khoản của công ty trên trang web của Công thông tin một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn) để gửi thông tin lên hãng tàu cũng như là hệ thống quản lý của cảng. Sau khi trình thông tin theo yêu cầu của hãng tàu, nhân viên phòng nhập sẽ gửi lại email xác nhận với hãng tàu và chờ thông báo hàng đến từ hãng tàu. Ở bước này, nếu như đã quá deadline mà hãng tàu cho phép mà nhân viên vẫn chưa kịp trình manifes hoặc phát hiện có sai sót thì chi phí chỉnh sửa sẽ dao động trong khoảng 80 đến 100 USD cho một lần chỉnh sửa. Chính vì phát sinh nhiều chi phí khi sai sót nên bước này là bước cần phải có sự chính xác cao nhất. Sau khi đã trình manifes xong (thường là khoảng hai ngày đến một ngày trước ngày tàu cập), nhân viên phòng nhập sẽ kiểm tra lại MBL của lô hàng này đã có Telex Release chưa, nếu chưa sẽ gửi email yêu cầu đại lý cho surrendered MBL để rút ngắn thời gian cho việc lấy hàng. Trước ngày tàu cập một ngày, hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến cho công ty để lấy lệnh giao hàng cho MBL. Trên thông báo sẽ ghi rõ ngày dự kiến tàu cập và các chi phí local charge cần thanh toán để lấy được lệnh giao hàng. Sau khi kiểm tra lại chi phí, nếu có sai sót, nhân viên chứng từ sẽ phải yêu cầu chỉnh sửa lại chi phí theo thoả thuận, nếu không có sai sót, nhân viên hiện trường sẽ đi đổi lệnh tại hãng tàu. Thanh toán Local Charge và Cước vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (D/O) từ hãng tàu Nhân viên phòng nhập khẩu sẽ yêu cầu kế toán thanh toán theo số tiên trên thông báo hàng đến cho hãng tàu, có hai hình thức thanh toán là tiền mặt và chuyển khoảng nhưng phần lớn các lệnh thanh toán tại công ty sẽ được thực hiện bằng hình thức chuyển khoảng. Sau khi đã xác nhận thanh toán với hãng tàu, nhân viên hiện trường phòng nhập sẽ đi đổi D/O từ hãng tàu, khi đổi D/O cần các chứng từ sau: giấy giới thiệu của công ty, thông báo hàng đến của hãng tàu, B/L bản sao, giấy yêu cầu cược container (nếu có). Khi lấy lệnh cần kiểm tra kỹ các thông tin: Hạn lệnh, hạn trả rỗng, hạn lưu bãi và thông tin địa điểm trả rỗng để thu lại cược. Trong thực tế lô hàng này, các bước được tiến hành tương tự như lý thuyết và không có phát sinh sai sót trong quá trình trình Manifes hãng tàu nên không có
  • 34. 24 chi phí phát sinh. Cụ thể, vào ngày 12-03-2019, nhân viên phòng nhập nhận email trình Manifes cho tàu Caiyunhe V.350S từ hãng tàu COSCO với thời hạn là 17h cùng ngày, việc trình Manifes lên cổng thông tin một cửa diễn ra ngay sau đó do chứng từ đã hoàn thiện và đầy đủ. Sau khi trình và xác nhận với hãng tàu xong, ngày 13-03-2019, hãng tàu COSCO gửi lại A/N cho TPG với các chi phí như gồm: Phí chứng từ (D/O): 850.000 VNĐ/bộ (bao gồm VAT), Phí vệ sinh container: 120.000 VNĐ/container (bao gồm VAT, Phí phục vụ container tại cảng (THC): 105 USD/container, Phí cân bằng container rỗng (CIC): 30 USD/container. Khi xác nhận chi phí đúng như thoả thuận, nhân viên chứng từ gửi email yêu cầu thanh toán cho kế toán và kiểm tra thanh toán với hãng tàu. Sau khi đã nhận được xác nhận từ hãng tàu, ngày 14-03-2019, nhân viên hiện trường lên hãng tàu để lấy D/O từ hãng tàu và và kiểm tra các thông tin gồm: Hạn lệnh và hạn trả rỗng là 14 ngày sau ngày tàu về, lưu bãi 7 ngày, được miễn cược và trả rỗng về địa điểm là Tân cảng OOCL. 2.1.5. Phát hành Giấy báo hàng đến của HBL có kèm phí vận chuyển và Local Charge cho khách hàng, Phát lệnh giao hàng cho khách hàng lấy hàng Sau khi hoàn thành các vấn đề liên quan đến MBL, nhân viên chứng từ sẽ tiến hành làm việc với HBL để trực tiếp gửi A/N và phát hành D/O cho người nhận hàng thật sự, cụ thể qua các công việc sau: Gửi giấy báo hàng đến trễ nhất một ngày trước ngày tàu cập Thông báo hàng đến lúc này sẽ thể hiện theo thông tin trên HBL mà đại lý đã phát hành cho TPG, sau khi nhận được A/N từ hãng tàu, nhân viên phòng nhập sẽ kiểm tra đối chiếu giữa A/N hãng tàu và thông tin lưu trữ đã nhập trong file SMS Live từ trước đó và trích xuất phát hành A/N cho khách hàng. Các thông tin thể hiện trên A/N quan trọng nhất lúc này sẽ là số HBL, ngày dự kiến tàu về (ETA), thông tin về cước và local charge mà khách hàng phải trả. Sau khi phát hành A/N cho khách hàng, nhân viên phòng nhập với sự hỗ trợ của nhân viên kinh doanh và kế toán sẽ kiểm tra thanh toán của khách hàng và phát hành D/O cho khách. Phát hành D/O cho khách hàng nhận hàng: Sau khi đã được kế toán xác nhận, nhân viên chứng từ sẽ phát hành D/O cho khách hàng để khách hàng có thể nhận hàng ở cảng. Khách hàng đi lấy lệnh ở công ty cũng cần các chứng từ sau: Giấy giới thiệu của công ty, Thông báo hàng đến và
  • 35. 25 B/L gốc (hoặc B/L copy nếu như đã được surrendered). Bộ D/O giao hàng lúc này sẽ gồm: 1 bộ lệnh từ công ty TPG, 1 HBL có đóng dấu của đại lý và của TPG, 1 bộ lệnh từ hãng tàu và 1 BL có đóng dấu của hãng tàu. Trước khi phát hành lệnh cho khách, nhân viên chứng từ cần kiểm tra đầy đủ các chứng từ trước khi phát hành lệnh để đảm bảo quá trình lấy hàng của khách hàng không gặp phát sinh. Đối với các khách hàng không yêu cầu dịch vụ giao hàng đến kho thì sẽ bỏ qua bước tiếp theo và đến thẳng bước cuối cùng. Đối với một số khách hàng có yêu cầu dịch vụ Hải quan và/hoặc giao hàng đến tận nơi, nhân viên chứng từ sau khi tiếp nhận thông tin hoặc có thông tin yêu cầu từ đầu sẽ chuyển hẳn bộ lệnh cho bộ phận Logistics để tiến hành làm thủ tục Hải quan và giao hành nội địa cho khách hàng. Tại thực tế lô hàng này, khách hàng Higo đã có yêu cầu dịch vụ thủ tục hải quan từ trước nên ở bước này, các công việc được hoàn thành khá nhanh chóng. Nhân viên chứng từ sẽ gửi thẳng A/N cho nhân viên kinh doanh và phòng Logistics vào ngày 13-03-2019, sau đó, nhân viên phòng Logistics chủ động liên hệ nhân viên phòng nhập để lấy bộ lệnh giao hàng. Bước này được thực hiện ngay trong ngày 15- 03-2019, ngay sau khi đã đổi xong lệnh MBL từ hãng tàu. Sau khi nhận lệnh từ phòng nhập, phòng Logistics sẽ lên kế hoạch làm thủ tục thông quan hàng hoá và sắp xếp lịch giao hàng cho khách hàng. Trong cùng ngày 13-03-2019, nhân viên kinh doanh kết hợp với kế toán gửi bản giấy ghi nợ với các chi phí như thông báo hàng đến mà công ty phát hành và yêu cầu khách hàng xác nhận qua email. Sau khi khách hàng Higo kiểm tra và xác nhận lại bằng email, ngày hôm sau, nhân viên kế toán xuất hoá đơn số 1793 và 1794 gồm các chi phí: Cước vận tải quốc tế, phí chứng từ, phí vận chuyển nội địa, phí thủ tục hải quan, phí vệ sinh container, phí cân bằng container, phí phục vụ xếp dỡ tại cảng và yêu cầu khách hàng thanh toán trước số tiền này để có thể tiến hành bước làm thủ tục hải quan và giao hàng. 2.1.6. Làm thủ tục hải quan và vận tải nội địa Trong bước này có hai công việc chính và được thực hiện chủ yếu bởi nhân viên phòng Logistics:
  • 36. 26 Nhân viên chứng từ phòng Logistics sau khi nhận thông tin từ nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra và yêu cầu bổ sung một bộ chứng từ đầy đủ để khai báo hải quan gồm: thông báo hàng đến (A/N) của HBL, vận đơn HBL, hoá đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List), chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có), các loại giấy phép nhập khẩu, các loại phiếu đăng ký/kết quả đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu (nếu có), hợp đồng ngoại thương (nếu có),… Sau khi tập hợp đầy đủ chứng từ, nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra và đối chiếu các thông tin trên chứng từ do khách hàng cung cấp để đảm bảo tính chính xác và thống nhất của chứng từ và tiến hành khai báo. Công việc này tuỳ theo tính chất mặt hàng sẽ mất từ vài giờ đến vài ngày do phải chờ khách hàng gửi đầy đủ chứng từ mới có thể tiến hành khai báo hải quan được. Bên cạnh đó, với một số mặt hàng đặc thù, chịu quản lý của các bộ, ban, ngành có liên quan, nhân viên chứng từ phải kiểm tra trước các loại giấy phép hoặc yêu cầu kiểm tra chất lượng nhà nước hàng nhập khẩu từ phía khách hàng trước để tránh phát sinh khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu. Sau khi có chứng từ đầy đủ và đã kiểm tra tính chính xác và đồng nhất của chứng từ xong, nhân viên chứng từ sẽ tiến hành khai báo hải quan trên phần mềm ECUSVNACCS 2018. Tại đây, nhân viên sẽ nhập các thông tin cần thiết vào hệ thống và truyền tờ khai qua mạng để lấy tờ khai phân luồng và phản hồi thuế từ Hải quan. Trước khi truyền chính thức (IDC) để lấy phân luồng, nhân viên sẽ thực hiện nghiệp vụ đăng ký trước (IDA) đế khách hàng kiểm tra một lần cuối các thông tin khai báo, sau khi có xác nhận chính thức từ khách hàng sẽ bắt đầu truyền chính thức tờ khai và trình chứng từ điện tử thông qua hệ thống VNACCS. Sau khi truyền chính thức, hệ thống sẽ tự động phản hồi lại số hồ sơ cùng với số thuế mà doanh nghiệp phải nộp cũng như là mức độ kiểm tra hàng hoá tương ứng. Có 3 mức độ kiểm tra hàng hoá tương ứng với các phân luồng và sẽ được tiến hành xử lý như sau: - Mã phân loại kiểm tra 1 (Tương ứng với tờ khai luồng xanh): miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, tờ khai sẽ tự động thông quan sau khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ. Sau khi thông quan, do hệ thống thanh lý tự động đã được triển khai ở hầu hết các cảng biển ở thành phố (các cảng thuộc
  • 37. 27 hệ thống tân cảng Sài Gòn) nên không cần phải thanh lý tờ khai với hải quan giám sát mà chỉ cần thanh toán phí giao công hàng nhập cho cảng thông qua hệ thống e- port và sắp xếp xe giao hàng cho khách hàng là hoàn tất việc làm thủ tục hải quan. Thông thường việc xử lý tờ khai luồng xanh tại công ty sẽ mất từ 1 buổi đến 2 ngày là tối đa tuỳ theo tính chất hàng hoá cũng như là yêu cầu của khách hàng. - Mã phân loại kiểm tra 2 (Tương ứng với tờ khai luồng vàng): kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Lúc này, nhân viên hiện trường sẽ phải xuất trình bộ hồ sơ cho hải quan kiểm tra bao gồm: tờ khai nhập khẩu hàng hoá, vận đơn HBL (bản sao), Invoice (Bản sao), Packing List (Bản sao), chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có) và các chứng từ khác tuỳ theo mặt hàng có liên quan đến kiểm tra chất lượng nhà nước hoặc phải xin giấy phép nhập khẩu. Sau khi trình bộ hồ sơ đầy đủ cho hải quan kiểm tra, nếu có phát sinh yêu cầu bổ sung nhân viên hiện trường sẽ làm việc trực tiếp với Hải quan và yêu cầu nhân viên chứng từ có sự điều chỉnh kịp thời bằng điện thoại. Sau khi đã hoàn tất kiểm tra hồ sơ và công nhận tính hợp lệ của bộ hồ sơ kết hợp với việc khách hàng đã hoàn tất đóng thuế, tờ khai sẽ được thông quan và tiếp tục xử lý như tờ khai luồng xanh. Trong trường hợp tờ khai luồng vàng, thời gian xử lí sẽ dao động trong khoảng từ 2 ngày đến tối đa 7 ngày làm việc do phải chờ chứng từ gốc từ khách hàng gửi đến cũng như là phải bổ sung tờ khai nếu hải quan yêu cầu. - Mã phân loại kiểm tra 3 (Tương ứng với tờ khai luồng đỏ): kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá. Lúc này nhân viên hiện trường thực hiện kiểm tra hồ sơ như với tờ khai luồng vàng nhưng đăng ký kiểm tra thực tế hàng hoá. Tuỳ thuộc vào tính chất mặt hàng và hệ thống phân loại đánh giá rủi ro của hải quan mà sẽ kiểm hoá theo tuỳ mức độ, từ kiểm tỷ lệ (5 – 10%) đến kiểm tra toàn bộ hàng hoá. Lúc này, nhân viên chứng từ sẽ gửi email xuống cho điều độ cảng để yêu cầu chuyển container hàng sang bãi kiểm tra tập trung hoặc bãi rút ruột tuỳ thuộc vào mức độ kiểm hoá. Bên cạnh đó, phải bổ sung công văn yêu cầu cắt seal container để kiểm hoá cho hải quan giám sát trước khi kiểm hoá. Thời gian cho việc chuyển container này phụ thuộc khá nhiều vào tình hình thực tế lượng hàng hoá tại cảng và có thể dao động từ 2 đến 5 ngày làm việc. Sau khi kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng đúng và chính xác như khai báo và được hải quan chấp nhận, kết hợp với việc hoàn thành
  • 38. 28 đóng thuế thì tờ khai cũng sẽ thông quan và tiến hành xử lý tiếp tục như tờ khai luồng xanh. Nếu kiểm hoá phát sinh có sai sót thì sẽ tuỳ vào mức độ sai phạm mà doanh nghiệp phải chịu khai báo bổ sung chỉnh sửa tờ khai hoặc nặng hơn là chịu phạt theo khung pháp luật. Để hoàn thành một lô hàng luồng đỏ, thông thường phải mất ít nhất khoảng 3 ngày và lâu nhất khoảng 10 ngày làm việc. Sau khi tờ khai đã thông quanTrước khi tiến hành giao hàng ít nhất nửa ngày, nhân viên hiện trường hoặc nhân viên chứng từ phòng logistics phải thông báo toàn bộ thông tin về địa chỉ người nhận, số điện thoại liên hệ, thời gian nhận hàng và số đăng ký eport kèm bộ lệnh cho phó phòng logistics để điều hành và sắp xếp xe giao hàng. Đặc biệt, do công ty có ký hợp đồng vận tải với một hãng vận tải Thiện Toàn nên chỉ cần cung cấp bộ lệnh giao hàng và phiếu eir cho nhà xe, nhà xe sẽ tự nhận container hàng từ cảng và trực tiếp tiến hành giao hàng dưới sự chỉ định của công ty. Trong thực tế lô hàng này, sau khi nhận được thông tin vào ngày 15-03-2019, nhân viên chứng từ yêu cầu khách hàng gửi đầy đủ các chứng từ còn sót bao gồm: Invoice, Packing List, C/O Form E. Do mặt hàng “tấm gỗ nhựa” này không nằm trong diện hàng hoá thuộc quản lý chuyên ngành của các bộ, ban, ngành có liên quan nên không cần các chứng từ khác bổ sung đi kèm. Sau khi tiếp nhận đầy đủ chứng từ vào ngày 16-04-2019 qua email, nhân viên chứng từ tiến hành lên tờ khai hải quan theo các thông tin sau: - Vận đơn HBL số: SMFCL19020110, ngày 10-03-2019; - Hoá đơn thương mại số: XJSZWB181292, ngày 01-03-2019; - Bảng kê chi tiết hàng hoá số: XJSZWB181292, ngày 01-03-2019; - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu E số: E194432004124672, ngày 11- 03-2019; Sau khi có chứng từ đầy đủ và chính xác từ khách hàng, nhân viên chứng từ thực hiện nghiệp vụ khai trước thông tin tờ khai bằng phần mềm VNACCS trong cùng ngày và gửi lại email cho khách hàng xác nhận một lần cuối các thông tin quan trọng vào ngày 16-04-2019, như sau: Mã chi cục hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 1: 02CI; Mã loại hình tờ khai: nhập kinh doanh A11; hình thức nhập khẩu bằng đường biển, nguyên container; Người xuất khẩu: SHENZHEN RISEWELL INDUSTRY CO.,LTD;
  • 39. 29 Người nhập khẩu: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HIGO; Hợp đồng ngoại thương số: XJSZWB181294, ngày 21/01/2019; Tên hàng: “Tấm gỗ nhựa, mật độ 95% là gỗ, có phủ nhựa bề mặt, Kích thước:1220mmx1830mmx12mm, chưa đục lỗ, không tự dính, tỷ trọng trên 1050kg/m3, mới 100%.” Gồm các màu khác nhau, mã HS là 44119200; Sau khi kiểm tra chính xác các thông tin trên tờ khai và có sự xác nhận của khách hàng bằng email, trong cùng ngày 16-03-2019, nhân viên chứng từ thực hiện nghiệp vụ khai chính thức tờ khai lên hện thống và nhận được phản hồi luồng vàng với số tiếp nhận là 102534794830, ngày đăng ký 16-03-2019, với số tổng số tiền thuế là 26.299.604 VNĐ (bao gồm thuế nhập khẩu 0% do có C/O Form E, hưởng ưu đãi thuế theo hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và 10% thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu). Vào ngày 18-03-2019, sau khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ từ khách hàng để làm thủ tục hải quan, gồm: Tờ khai phân luồng (1 bản), hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hoá, vận đơn (1 bản sao y), chứng nhận xuất xứ (1 bản gốc), nhân viên hiện trường trực tiếp nộp vào cho hải quan kiểm tra hồ sơ, bên cạnh đó, nhân viên chứng từ cũng yêu cầu khách hàng đóng thuế đầy đủ qua ngân hàng. Do chứng từ chính xác và đầy đủ, nên thời gian để Hải quan kiểm tra và xác nhận thông quan cho lô hàng này là khoảng nửa ngày. Trong cùng ngày, tờ khai được thông quan, nhân viên chứng từ lúc này sẽ thanh toán phí giao container hàng nhập cho cảng qua hệ thống eport, lấy số đăng ký để nhân viên hiện trường in phiếu eir ở thương vụ cảng. Bên cạnh đó, khi có thông tin về tờ khai chuẩn bị thông quan, nhân viên kinh doanh sẽ liên hệ khách hàng trước để khách hàng chuẩn bị kho, bãi để nhận hàng, đồng thời gửi thông tin người nhận (địa chỉ nhận hàng, số điện thoại liên hệ, thời gian nhận hàng) cho phó phòng Logistics qua email và qua Skype nội bộ công ty để sắp xếp xe tải kéo hàng giao cho khách. Lô hàng này được hãng vận tải Thiện Toàn, đối tác vận tải làm việc lâu với công ty đảm nhận giao hàng, nhân viên hiện trường chỉ cần giao phiếu eir và bộ lệnh giao hàng cho người tiếp nhận của hãng xe, sau đó tự hãng xe sẽ sắp xếp việc lấy container ra khỏi cảng và giao hàng theo yêu cầu của công ty. Do vấn đề kho bãi của khách hàng, lô hàng được giao ngay trong đêm 18-03-2019 tại kho của khách hàng.
  • 40. 30 Sau khi giao hàng, tài xế cho khách hàng ký nhận biên bản bàn giao hàng hoá theo form mẫu của công ty, kéo container rỗng về trả tại bãi và giao toàn bộ hoá đơn hạ rỗng cùng với phiếu hạ về trả cho công ty. Nhân viên hiện trường sau khi nhận phiếu hạ sẽ lên hãng tàu để lấy lại tiền cược cont cho lô hàng và mang về tổng hợp chứng từ lại quyết toán các khoảng chi phí phát sinh. Tổng chi phí phát sinh cho lô hàng này là 370.000 VNĐ, theo chi phí hàng nhập nguyên container luồng vàng của công ty đưa ra và không phát sinh gì thêm. Sau khi tập hợp đủ chứng từ và hoá đơn, trưởng phòng Logistics ký duyệt đồng thời duyệt trên phần mềm và chuyển qua cho kế toán tổng hợp vào ngày 21-03-2019 và hoàn thành việc giao hàng. 2.1.7. Theo dõi kế toán và đóng hồ sơ: Sau khi hoàn thành việc giao hàng cho khách hàng, nhân viên phòng Logistics sẽ tập hợp các chi phí phát sinh có liên quan trong quá trình thông quan hàng hoá và chuyển cho trưởng phòng Logistic ký duyệt. Sau khi trưởng phòng logistic ký duyệt, hồ sơ chi phí phát sinh sẽ chuyển cho kế toán để lên công nợ và gửi cho khách hàng xác nhận lại các khoản phát sinh cũng như là các khoản tiền công ty đã ứng ra chi hộ cho khách hàng. Sau khi nhận được xác nhận công nợ tự khách hàng nhân viên kế toán sẽ xuất hoá đơn bổ sung và nhận thanh toán từ khách, khi các khoản thanh toán đã hoàn tất, nhân viên kế toán sẽ đóng file, lưu lại hồ sơ ở công ty và gửi hoá đơn và chứng từ gốc về cho khách hàng. Trong thực tế lô hàng của khách hàng Higo, quá trình giao nhận hàng nội địa chỉ phát sinh hai hoá đơn chi hộ cần thu tiền lại từ khách hàng chính là hai hoá đơn giao container hàng nhập tại cảng Cát Lái (số 1848236, ngày 18-03-2019) với số tiền là 320.000 VNĐ (đã bao gồm VAT) và hoá đơn hạ rỗng tại tân cảng OOCL (số 00018415 ngày 20-03-2019) với số tiền 390.000 VNĐ. Do hai khoản tiền này là hai khoản chi hộ nên công ty sẽ giữ hoá đơn gốc của khách hàng và gửi khách hàng phiếu ghi nợ vào ngày 22-03-2019, sau khi đã nhận đủ chứng từ lừ phòng Logistics. Khách hàng xác nhận đến quầy thanh toán tiền mặt của công ty để thanh toán và nhận lại hoá đơn vào ngày 25-03-2019. Sau khi hoàn tất thanh toán, kế toán chốt sổ và đóng hồ sơ, hoàn tất một quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên cointainer bằng đường biển tại công ty.
  • 41. 31 2.2. Nhận xét quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global 2.2.1. Điểm mạnh của quy trìnhtại Công ty và nguyên nhân Thứ nhất, quy trình giao nhận được tổ chức chặt chẽ, khép kín từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâu cuối cùng là yêu cầu thanh toán và trả chứng từ cho khách hàng. Điều này đạt được nhờ việc phối hợp giữa nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản các nghiệp vụ trong hoạt động giao nhận vận tải. Bên cạnh đó, do công ty có ứng dụng phần mềm riêng cho công ty nên việc theo dõi, lưu trữ và kiểm tra cũng chặt chẽ và chính xác hơn. Việc tận dụng kết hợp sử dụng cả phần mềm khai báo hải quan VNACCS và cả phần mềm SMS Live phục vụ cho theo dõi chứng từ và chi phí giúp cho việc kiểm tra cũng nhanh chóng hơn, hạn chế được việc sử dụng chứng từ giấy. Thứ hai, quy trình diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ đặc biệt là ở các bước lấy booking từ hãng tàu và đại lý, khai báo hải quan và làm việc với cơ quan hải quan tại cảng. Đạt được điều này nhờ Công ty đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết với các hãng tàu, đại lý giao nhận vận tại nước ngoài và nhân viên Hải quan. Chính nhờ vào mối quan hệ này giúp Công ty có được sự thuận lợi trong quá trình thực hiện giao nhận hàng nguyên container Các hãng tàu luôn ưu tiên Công ty tr ả rỗng container tại những vị trí thuận lợi, các hãng vận tải bố trí điều xe hợp lý để tránh bị trường hợp giao hàng chậm, nhân viên Hải quan tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên giao nhận hoàn thành tốt công việc của mình. 2.2.2. Điểm yếu của quy trình tại Công ty và nguyên nhân Thứ nhất, trong quy trình vẫn tồn đọng rủi ro về mặt thanh toán cũng như là rủi ro pháp lý cho công ty. Rủi ro này phát sinh từ việc công ty chưa soạn thảo hợp đồng bằng văn bản ký kết với khách hàng. Hiện tại công ty đang dùng hình thức báo giá và xác nhận dịch vụ thông qua email đối với phần lớn khách hàng của công ty. Hình thức này đảm bảo tiêu chí về thời gian nhưng nhiều trường hợp email rơi vào hộp thư rác, khách hàng không nhận được email, đồng thời tính pháp lý nếu khi có tranh chấp xảy ra đối với hình thức email sẽ không cao bằng hình thức hợp đồng bằng văn bản. Việc tranh chấp khi có phát sinh cũng như là việc yêu cầu thanh toán công nợ cũng gặp nhiều khó khăn do không có hợp đồng ký kết giữa hai bên. Ngoài
  • 42. 32 ra, do hạn chế về mặt ngoại ngữ của nguồn nhân lực việc đàm phán và ký kết hợp đồng với các đại lý nước ngoài cũng gặp nhiều trờ ngại, ảnh hưởng đến vấn đề thu hồi công nợ quốc tế cũng như là việc thanh toán nợ cho các đại lý. Hầu hết các đối tác nước ngoài của công ty sử dụng tiếng Anh và tiếng Hoa trong giao tiếp là chính, tuy nhiên nguồn nhân sự tại công ty thành thạo hai thứ tiếng này còn khá khiêm tốn, dẫn đến việc kiểm tra hợp đồng và các chứng từ cũng có nhiều khó khăn. Thứ hai, quy trình còn đôi khi phát sinh sai sót, gây tốn thời gian và chi phí, nhất là trong bước làm thủ tục hải quan và giao hàng cho khách, chủ yếu là do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, công tác chuẩn bị hồ sơ, chứng từ còn nhiều bất cập, một phần do hệ thống luật pháp của Việt Nam quy định về hoạt động nhập khẩu được thay đổi thường xuyên. Thủ tục Hải quan hiện tại đã được đơn giản hóa tuy nhiên vẫn còn nhiều công đoạn và nhân viên chứng từ vẫn còn phải chuẩn bị bộ chứng từ với nhiều loại giấy như: hợp đồng, hóa đơn thương mại, giấy phép nhập khẩu,…Hệ thống mạng Hải quan gặp sự cố, doanh nghiệp phải xin nhiều loại giấy phép cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong công tác hoàn thiện bộ chứng từ. Hiện tại vẫn xảy ra tình trạng một nội dung được quy định chồng chéo trong nhiều văn bản luật, quy định, thông tư thuộc các Bộ chuyên ngành khác nhau gây khó khăn trong công tác lựa chọn và áp dụng nguồn luật phù hợp. Bên cạnh đó, nhân viên chứng từ phong Logistics còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc kiểm tra chứng từ cũng như là rà soát tính chất mặt hàng đôi lúc còn chưa chính xác, hàng hoá vẫn gặp phải phát sinh yêu cầu chỉnh sửa, tốn thêm chi phí và thời gian không đáng có. Một nguyên nhân khác gây tốn thời gian cũng như bất cập trong quá trình giao hàng này xuất phát từ chính việc công ty thuê dịch vụ vận tải cua bên thứ ba nên đôi khi xảy ra tình trạng không có xe để giao hàng nhất là đối với những lô hàng gấp hoặc là những lúc cao điểm mùa lễ, tết.
  • 43. 33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRANS PACIFIC GLOBAL 3.1. Triển vọng phát triển và định hướng phát triển của nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global trong giai đoạn 2019 - 2020 3.1.1. Cơ hội Trong giai đoạn 2019 – 2020 tới đây, quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nguyên container tại công đi đang có một số cơ hội tốt để phát triển, cụ thể: Thứ nhất, việc hiệp định CPTPP (The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – Hiệp định Đối tác Toàn diên và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương) đã được thông qua và thực hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2019 kết hợp với Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng có triển vọng được thông qua vào thời gian tới sẽ giúp cho các rào cản thương mại quốc tế tại Việt Nam từng bước được dỡ bỏ và góp phần thúc đẩy thêm cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đẩy mạnh nhu cầu sử dụng dịch vụ tại công ty. Việc từng bước tháo dỡ các rào cản thương mại này tại Việt Nam đóng góp rất lớn vào nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty nói chung, cũng như là góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá nguyên container nói riêng. Việc rào cản được giảm bớt như vậy phần nào giúp công ty tiết kiệm đươc thời gian và công sức trong các thủ tục XNK hàng hoá nguyên container, thúc đẩy công ty phát triển hơn nữa để đáp ứng đủ với nhu cầu ngày một tăng lên không ngừng của thị trường. Thứ hai, hệ thống cảng biển Việt Nam ngày càng được cải tiến và nâng cấp, đặc biệt có sự ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình khai báo hải quan và kết hợp thông quan và thanh lý tờ khai tự động đã làm giảm bớt đi rất nhiều thời gian cũng như là chi phí khi làm thủ tục hải quan cũng như là lấy hàng khỏi cảng, ngoài ra, hệ thổng eport.saigonnewport cũng đã đóng góp rất lớn trong việc hỗ trợ thanh toán chi phí nâng hạ container tại hệ thống cảng, không làm mất thời gian thanh toán trực tiếp tại thương vụ như trước. Kể từ tháng 12-2018, tờ khai hải quan ở các cảng thuộc hệ thống Tân
  • 44. 34 cảng Sài Gòn đã không cần phải thanh lý cổng ở Hải quan giám sát mà chỉ cần thông quan và in phiếu eir là có thể lấy hàng. Việc này giúp cho công ty tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí làm hàng tại cảng. Bên cạnh đó, hệ thống cảng Sài Gòn cũng hứa hẹn sẽ được nâng cấp và kết nối chặt chẽ với Hải quan hơn để giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Việc liên kết giữa hệ thống quản lý cảng và Hải quan cũng dự kiến sẽ được áp dung trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam chứ không riêng gì ở khu vực Cảng Sài Gòn nữa. 3.1.2. Thách thức Đứng trước các cơ hội là vậy, nhưng trong giai đoạn này, Công ty TPG cũng phải đương đầu với không ít khó khăn, đặc biệt là những vấn đề sau: Thứ nhất, vấn đề cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt và khắt nghiệt trong ngành. Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2018 (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp giao nhận vận tải đang hoạt động, và con số này đang không ngừng gia tăng. Kết hợp với đó, các doanh nghiệp thương mại, sản xuất, kinh doanh hiện nay cũng tự hình thành bộ phận xuất nhập khẩu riêng cho mình, tự thuê kho bãi phương tiện vận tải nên nhu cầu của ngành lại giảm. Việc cạnh tranh với công ty trong những năm tới sẽ càng khốc liệt hơn nữa. Dự kiến trong giai đoạn 2019 – 2020 tới đậy, thị phần của công ty sẽ giảm bớt do vấn đề cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp chung ngành mà còn do một số doanh nghiệp vốn là khách hàng của công ty cũng tự đứng ra tiến hành nghiệp vụ nhập khẩu mà không sử dụng dịch vụ của bên thứ ba nữa. Thứ hai, hệ thống luật pháp và các chính sách mặt hàng tại Việt Nam còn nhập nhằng, và chồng chéo giữa trong việc quản lý giữa các bộ, ban, ngành. Ngoài ra, việc Tổng cục Hải quan liên tục đưa ra các nghị định và thông tư hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách mặt hàng phần nào làm giảm đi sự hiệu quả và làm tăng thêm thời gian cũng như chi phí cho Công ty. Trong những năm vừa qua, chính sách mặt hàng luôn liên tục thay đổi với việc hiệu lực của các thông tư, nghị định hướng dẫn thay đổi liên tục, và xu thế thay đổi này dự kiến vẫn sẽ còn tiếp diễn trong giai đoạn những năm 2019 – 2020 tới đây. Đồng nghĩa với việc trong thời gian tới,
  • 45. 35 công ty vẫn sẽ phải chịu rủi ro về pháp luật liên quan đến chính sách mặt hàng nếu như không kịp thời cập nhật những thay đổi này. Ngoài ra, với cơ sở hạ tầng cũng như là điều kiện vật chất tại Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh để phát triển hơn nữa vấn đề vận tải nội địa cũng khiến cho quy trình nhập khẩu hàng nguyên container công ty còn gặp nhiều khó khăn trong tương lai nhất là ở bước làm thủ tục hải quan cũng như là vận tải nội địa. Hàng hoá nhập khẩu nguyên container, nhất là trong những dịp cao điểm cận lễ, tết thường gặp phải vấn đề liên quan đến giao hàng do chính cơ sở vật chất hạ tầng giao thông tại Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu nhập khẩu tăng cao trong những dịp này. Đường xá bị kẹt cũng làm ảnh hưởng đến vấn đề gaio hàng và làm giảm chất lượng dịch vụ của công ty. Trong giai đoạn 2019 – 2020 tới đây, tình hình giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh – thị trường chính của công ty – vẫn không có quá nhiều hứa hẹn sẽ được cải thiện theo được nhu cầu đi lại của người dân cũng như là nhu cầu vận chuyển hàng hoá là một thách thức lớn với công ty. 3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Trans Pacific Global trong giai đoạn 2019 – 2020 Dựa vào những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, kết hợp với việc xác định rõ được cơ hội và thách thức hiện tại và trong tương lai mà công ty phải đối mặt, công ty Cổ phần Trans Pacific Global đã đề ra những định hướng cụ thể nằm phát triển công ty nói chung cũng như là để hoàn thiện hơn nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container nói riêng, cụ thể như sau: Thứ nhất, tận dụng tốt cơ hội mà sự hội nhập mang lại, giữ vững mối quan hệ đối với các nhà cung ứng, các đại lý và hãng tàu uy tín đã hợp tác lâu năm, tích cực tìm kiếm nhà đại lý và nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ mới với giá thành và chất lượng tốt hơn. Tận dụng các ưu điểm về chất lượng và giá cả và dịch vụ, và các các yếu tố khác của đối tác mới, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của Công ty. Thứ hai, về nguồn nhân lực, Công ty xác định đây là yếu tố then chốt, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Do đó, Công ty đề ra nhiệm vụ cho phòng Nhân sự – Hành chính phải có