SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 43
1
Chương 1 :
Tổng quan về đơn vị thực tập
1.1Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Giới thiệu tổng quan
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG PHÚC NGUYÊN
Tên quốc tế : PHUC NGUYEN ENERGY TECHNOLOGY COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : PHUC NGUYEN ENCO ., LTD
Mã số thuế: 0109159239
Địa chỉ: Số 62, phố Lương Yên, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Thành
phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện: NGUYỄN ĐỨC KHOA
Điện thoại: 0913017511
Ngày hoạt động: 2020-04-16
Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng
Loại hình DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 vnđ
1.2Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1- Ngành nghề kinh doanh
Mã Ngành
1621 Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
1622 Sản xuất đồ gỗ xây dựng
1623 Sản xuất bao bì bằng gỗ
2
1629 Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật
liệu tết bện
2392 Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
2393 Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác
2394 Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao
2395 Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
2592 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
2651 Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển
2710 Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện
2733 Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại
2740 Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng
2750 Sản xuất đồ điện dân dụng
2790 Sản xuất thiết bị điện khác
3312 Sửa chữa máy móc, thiết bị
3313 Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học
3314 Sửa chữa thiết bị điện
3319 Sửa chữa thiết bị khác
3320 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
4101 Xây dựng nhà để ở
4221 Xây dựng công trình điện
Chi tiết: - Xây dựng mạng lưới đường dây truyền tải, phân phối điện và các công
trình, cấu trúc có liên quan như: Đường dây, mạng lưới truyền tải điện với khoảng
cách dài; Đường dây, mạng lưới truyền tải điện, đường cáp điện ngầm và các công
trình phụ trợ ở thành phố; Trạm biến áp. - Xây dựng nhà máy điện;
4223 Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc
4229 Xây dựng công trình công ích khác
4299 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
3
4321 Lắp đặt hệ thống điện
Chi tiết: - Hoạt động lắp đặt hệ thống điện cho công trình nhà và công trình kỹ thuật
dân dụng: Dây dẫn và thiết bị điện; Đường dây thông tin liên lạc; Mạng máy tính và
dây cáp truyền hình, bao gồm cả cáp quang học; Đĩa vệ tinh; Hệ thống chiếu sáng;
Chuông báo cháy; Hệ thống báo động chống trộm; Tín hiệu điện và đèn trên đường
phố; Đèn trên đường băng sân bay. - Hoạt động kết nối các thiết bị điện và đồ dùng
gia đình.
4322 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
4329 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
4390 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Chi tiết: Thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy ;
4610 Đại lý, môi giới, đấu giá
Chi tiết: - Môi giới thương mại ; - Đại lý thương mại;
4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện;
4651 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
4652 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
4653 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ
điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện); Bán buôn máy móc, thiết bị
và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi); Bán buôn máy
móc, thiết bị y tế; Bán buôn người máy thuộc dây chuyền sản xuất tự động; Bán
buôn các loại máy công cụ, dùng cho mọi loại vật liệu; Bán buôn máy móc, thiết bị
khác chưa được phân vào nhóm nào, sử dụng cho sản xuất công nghiệp, thương mại,
hàng hải và dịch vụ khác; Bán buôn máy công cụ điều khiển bằng máy vi tính; Bán
buôn thiết bị và dụng cụ đo lường.
4663 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
4
Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến; Bán buôn xi măng; Bán buôn
gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi; Bán buôn kính xây dựng; Bán buôn sơn, véc ni; Bán
buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh; Bán buôn đồ ngũ kim; Bán buôn vật liệu, thiết
bị lắp đặt khác trong xây dựng.
4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy ;
4932 Vận tải hành khách đường bộ khác
Chi tiết: Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng ; Kinh doanh vận chuyển
khách du lịch bằng xe ô tô
4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Chi tiết: Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô;
5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
(không bao gồm kinh doanh bất động sản )
6619 Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Hoạt động tư vấn đầu tư
7020 Hoạt động tư vấn quản lý
7110 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Chi tiết: - Thiết kế cơ - điện công trình; - Thiết kế cấp - thoát nước công trình; -
Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật;
Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình; - Tư vấn đầu tư xây dựng công
trình đường dây và trạm biến áp; - Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây
và trạm biến áp ; - Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm
tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;
7120 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật
7490 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: - Dịch vụ chuyển giao công nghệ: Tư vấn chuyển giao công nghệ; Xúc tiến
chuyển giao công nghệ.
7710 Cho thuê xe có động cơ
7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
5
Chi tiết: Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng
8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; - Ủy thác mua bán hàng
hóa./.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
- Xây dựng và sửa chữa các công trình hàng không và các công trình khác;
- Lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công nghệ, thiết kế mạng các công trình thông
tin, tin học thuộc ngành hàng không và các ngành khác;
- Kinh doanh dịch vụ hàng không; Dịch vụ đào tạo chuyên ngành xây dựng và
chuyên ngành hàng không;
- Môi giới kinh doanh và kinh doanh bất động sản;
- Sản xuất, gia công, mua bán hàng hoá trong các lĩnh vực: vật liệu xây dựng, thiết
bị nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, nhựa, thiết bị điện, điện tử, máy tính, điện lạnh,
thiết bị công nghệ, thiết bị viễn thông, ô tô và xe máy, hàng cơ khí, hàng may mặc,
đồ gia dụng, trang thiết bị giáo dục, hoá mỹ phẩm, văn phòng phẩm;
- Đại lý bán vé hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
- Đại lý vận chuyển, giao nhận bằng đường hàng không;
- Vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá bằng xe ô tô, dịch vụ cho thuê phương
tiện vận tải;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
- Kinh doanh hàng miễn thuế tại các sân bay quốc tế của Việt nam;
- Kinh doanh Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế;
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, đồ uống có
cồn (rượu bia) và đồ uống không có cồn (nước quả, nước ngọt, nước khoáng, nước
tinh khiết) (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán
bar).(Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).
1.3Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu
6
Giới thiệu quy trình công tác kiểm tra chất lượng sản phấm của công ty
1.3.1 Sơ đồ quy trình thực hiện
1.3.2 Trình bày quy trình
1.3.2.1. Trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh
Những chức danh của tổ chức tư vấn có trách nhiệm về chất lượng thực hiện và
chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ công tác tư vấn bao gồm:
- Giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền:
7
+Phê duyệt “Đề cương tổng quát” nhiệm vụ tư vấn.
+ Thông qua “Hồ sơ dự thảo”.
+ Duyệt cho phép xuất bản “Hồ sơ chính thức”.
- Trưởng phòng dự án dưới sự hỗ trợ thẩm định và kiểm tra của các cố vấn kỹ thuật:
+ Thông qua “Đề cương chi tiết chuyên ngành”.
+ Tổ chức hoạt động kiểm tra tại văn phòng.
- Chủ nhiệm dự án:
+ Lập “Đề cương tổng quát công tác tư vấn”. Xác lập yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứu
cho các tổ chức chuyên ngành.
+Tổ chức thu thập dữ liệu “đầu vào”; cung cấp số liệu “đầu vào” cho các tổ chức
chuyên ngành; cùng chủ nhiệm chuyên ngành phác thảo phương án chủ đạo thực
hiện công tác tư vấn.
+ Theo dõi quá trình thực hiện, bổ sung hiệu chỉnh nhiệm vụ nếu thấy cần thiết
nhằm đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán của các tổ chức chuyên ngành cùng tham
gia thực hiện; chủ trì hoạt động của hội đồng thực hiện.
+ Tập hợp kiểm tra hồ sơ, báo cáo từ các tổ chuyên ngành; Viết “Báo cáo chính”
và “Báo cáo tóm tắt”.
+Bảo vệ, giải trình sản phẩm trước giám đốc/Chủ nhiệm Dự án, khách hàng và cơ
quan các cấp có liên quan.
+Tập hợp hồ sơ, báo cáo trình Giám đốc/Chủ nhiệm dự án ký cho phép xuất bản;
giao nộp sản phẩm, tài liệu cho lưu trữ, Tổ chức tư vấn và phòng dự án đề xuất hồ
sơ, tài liệu cho khách
+ Chủ trì công tác giám sát bản quyền tác giả, bảo hành sản phẩm và bổ sung sản
phẩm khi cần sửa đổi, hiệu chỉnh.
+ Viết tổng kết công tác tư vấn sau khi các công việc liên quan đến công tác tư vấn
hoàn thành.
- Chủ nhiệm chuyên ngành:
+ Lập “Đề cương chi tiết chuyên ngành”, xác định nhiệm vụ, nội dung công việc
cần triển khai, tiến độ thực hiện của đối tượng tư vấn chuyên ngành.
8
+ Thu thập và phân giao công việc cho các tư vấn viên tiến hành thu thập; thẩm tra
và xử lý tài liệu phục vụ công tác tư vấn. Kết quả thẩm tra được ghi vào “Phiếu kiểm
tra đối chiếu tại phòng Dự án”.
+ Phác thảo các phương án thực hiện chủ đạo; xác định các thông số chính; các bài
toán chính; các Tiêu chuẩn, Hướng dẫn... phải áp dụng và tham khảo. Phân giao
công việc cho các tư vấn viên thực hiện công tác tư vấn.
+ Trực tiếp tổ chức, điều động công việc của nhóm/tổ chuyên ngành thông qua các
phiếu giao việc.
+ Tập hợp kiểm tra hồ sơ, tài liệu, báo cáo là sản phẩm của công tác tư vấn và ký
vào chức danh chủ nhiệm chuyên ngành.
+ Viết “Báo cáo chuyên ngành”. Trực tiếp báo cáo/bảo vệ thống qua “Hồ sơ bản
thảo”, “Hồ sơ chính thức” với Giám đốc hoặc chủ nhiệm chuyên ngành, với khách
hàng, với các cơ quan khác khi được Chủ nhiệm Dự án ủy nhiệm.
+ Giao nộp sản phẩm cho Chủ nhiệm chuyên ngành.
- Nhóm dự án:
+ Bao gồm tất cả những thành viên cùng làm việc trong 1 dự án: Chủ nhiệm dự án,
chủ nhiệm chuyên ngành, các tư vấn viên, thiết kế viên hay cán bộ kỹ thuật Dự án.
+ Các thành viên trong nhóm thực hiện các phần việc do Chủ nhiệm dự án phân
công: Thu thập - Tư vấn, liên hệ, theo dõi, giám sát, đánh giá... theo đúng yêu cầu
kỹ thật đã được xác định trong tiêu chuẩn hướng dẫn quy định của Tổ chức tư vấn
Ngành, Nhà nước liên quan đến công việc. Tự kiểm tra sản phẩm trước khi ký vào
chức danh quy định trong hổ sơ, báo cáo tư vấn.
- Nhóm chuyên ngành:
+ Bao gốm một số thành viên thuộc nhóm dư án cùng tham gia công việc chuyên
ngành của một dự án, bao gồm: Một số tư vấn viên và chủ nhiện chuyên ngành.
- Kiểm tra viên phòng dự án:
+ Là người được Cố vấn kỹ thuật/chuyên gia phân công thực hiện kiểm tra các sản
phẩm sau khi các tư vấn viên hoàn thành để đảm bảo sản phẩm đượ thực hiện đúng
quy trình, không có lỗi trong quá trình thực hiện. Kết quả kiểm tra được ghi vào
"Phiếu kiểm tra đối chiếu tại phòng Dự án"
+ Ký xác nhận vào sản phẩm tư vấn đạt chất lượng sau khi kiểm tra đối chiếu.
9
- Giám định chất lượng tổ chức tư ván/giám định chất lượng của phòng dự án:
+ Giám định sản phẩm tir vấn tnrc khi trình lên cấp qnản lý tnc tiếp thông qua.
+ Ghi ý kiến giám định vào phiếu "giám định kỹ thuật" và ký vào sản phẩm đẻ
chứng tỏ rằng sản phảm đã được giám định.
+ Giám định chất lượng tổ chức tư vấn/Giám định chất lượng phòng dự án phải
thường xuyên trao đổi, phối hợp trong suốt quá trình sản xuất hổ sơ, báo cáo để hố
sơ, báo cáo đat chất lương tốt à tiết kièm thời gian thưc hiên.
- Hội đồng thực hiện công tác tư vấm:
+ Hội đổng góm các thành vièn là chủ nhiệm chuyên ngành, chủ nhiệm dự án đó
điều hành hoạt động. Tùy thuộc nội dung kỳ họp nếu xét thấy cấn thiết chủ nhiệm
dự án có thể yèu câu đại diện Vân phòng Tư vấn, Phòng dự án cùng tham gia.
+ Là tổ chức tư vấn cho chủ nhiệm dự án trong việc lập "Để cương tổng quát" và
thực hiện các công việc liên quan đến Dự án tu vấn nhầm tạo ra khànăng phối hợp
nhịp nhàng, thống nhất, tháo gỡ vướng mắc trong suốt quá trình thực hiện công tác
tư vấn, xây dựng và bảo hành sản phẩm tư vấn. .
1.3.2.2 Kế hoạch và biện pháp thực hiện
- Huy động nguổn lực cho Dự án/hợp đổng
Từ những yêu cấu của khách hàng, các cuộc thảo luận bao gồm các thành viên dự
án, Cố vấn kỹ thuật, Truởng phòng Dự án và chủ nhiệm Dự án được tiến hành nhầm:
.
+ Phác thảo những biện pháp để thực hiện hợp đổng.
+ Liệt kê các hoạt động, các mốc thời gian chính cấn thiết để đạt được những mục
tiều của hợp đồng.
+ Lựa chọn các nguốn lực chính, cấn thiết, tốt nhất cho hợp đống và nêu rõ sản
phẩm cu thể.
+ Mô tả các trang thiết bị, phương tiện chính cẩn thiết để các tư vấn viên sử dụng
trong quá trình thực hiện hợp đông.
10
+ Văn bản hội nghị sẽ là cơ sở để giám đốc quyết định thành lập nhóm dự án, hội
đóng tư vấn, lựa chọn Cố vấn kỹ thuật cho Dự án.
- Thu thập số liệu "đẩu vào"
+Chủ nhiệm Dự ấn thu thập tài liệu từ các nguổn làm cơ sở "đầu vào" cho việc hình
thành khung pháp lý và nội dung của Dự án/công tác tư vấn (dân sinh kinh tế, kế
hoạch phát triển, nhiệm vụ, quy mô Dự án, phạm vi khối lượng công việc tư vấn..);
+Chủ nhiệm Dự án lập "Danh sách kiễm soát tài liệu do khách hàng cung cấp";
+Chủ nhiệm chuyên ngành phân công cho các tư vấn viên thu thập (hoặc trực tiếp
thu thập), xử lý tàiliệu do tự vấn viên thu thập được và trưc tiếp nhận các tài liệu liên
quan được cấp từ chủ nhiệm Dự án hoặc các bộ phận chuyên ngành phối hợp khác
để làm cho việc thực hiện, xây dựng sản phẩm chuyên ngành.
- Kiểm tra "Dū liệu đầu vào":
Các tài liệu thu thập cẩn nêu rõ nguồn, có chữ ký của người thu thập. Kiểm tra viên,
chủ nhiệm Dự án, chủ nhiệm chuyên ngành kiểm tra và xác nhận đảm bảo chất lượng
vào “Phiếu kiểm tra đối chiếu tại phòng Dự án” theo mẫu quy định.
- Lập “Để cương tổng quát”:
+ Chủ nhiệm Dự án lập “Đề cương tổng quát”.
- Phê duyệt “Đề cương tổng quát”:
+Giám định phòng/Giám định công ty (khi được phân cấp) giám định.
+Cố vấn kỹ thuật/chuyên gia phê duyệt “Đề cương tổng quát” trình giám đốc quyết
định.
- Lập “Đề cương chi tiết chuyên ngành” của tổ tư vấn chuyên ngành:
Chủ nhiệm chuyên ngành căn cứ “Để cương tổng quát”, quyết định giao việc của
Dự án. Phương án chủ đạo thực hiện công tác tư vấn từ chủ nhiệm Dự án, để lập “Để
cương chi tiết chuyên ngành”; Kế hoạch này cần được cụ thể hóa nhiệm vụ, mục
tiêu hoàn thành sản phẩm tư vấn, giải pháp, tiến độ, các điều kiện cần thiết khác
(nhân lực, vật tư, thiết bị,..), yêu cầu phối hợp từ các tổ chức chuyên ngành khác để
thực hiện. Lấy xác nhận của chủ nhiệm Dự án.
- Thông qua “Đề cương chi tiết chuyên ngành”:
11
+Cố vấn kỹ thuật/chuyên gia thông qua “Để cương chi tiết chuyên ngành".
- Thực hiện công tác tư vấn:
+Hình thành phương án cụ thể-các vấn đề chính;
+Chủ nhiệm Dự án phối hợp cùng nhóm chuyên ngành đề xuất:
• Các phương án cụ thể kèm theo các thông số, chỉ tiêu chính;
• Các vấn đề chính và các trường hợp cụ thể cần giải quyết;
• Chỉ định các quy định, quy chuẩn, TCVN, TCN, và các hướng dẫn khác cần áp
dụng;
• Dự kiến số lượng, khối lượng báo cáo, phụ lục, hồ sơ tài liệu (sản phẩm tư vấn).
+ Thực hiện việc giải quyết các vấn đề đặt ra chính: Tư vấn viên thực hiện phân tích,
tính toán, vẽ, lập phụ lục, thuyết minh, báo cáo phần việc được giao. Trước khi giao
nộp hồ sơ, tư vấn viên phải tự kiểm tra kỹ để hạn chế đến mức thấp nhất nhất lỗi kỹ
thuật, tính toán. Kiểm tra giám định công tác tur van.
+ Kiểm tra viên làm công việc kiểm tra, đối chiếu phải không nằm trong nhóm Dự
án. Chủ nhiệm Dự án/chủ nhiệm chuyên ngành thẩm tra Dự án trước khi chuyển hồ
sơ lên bộ phận giám định của tổ chức tư vấn hoặc phòng Dự án. Ý kiến kiểm tra
được ghi vào “Phiếu kiểm tra đối chiếu” tại phòng Dự án. - Bộ phận giám định chất
lượng của tổ chức tư vấn/phòng Dự án phải giám định kết quả công tác tư vấn trước
khi tiến hành báo cáo “Hồ sơ dự thảo” với cố vấn kỹ thuật/chuyên gia thông qua. Ý
kiến giám định phải được ghi trong “Phiếu giám định kỹ thuật”.
+ Người kiểm tra, giám định phải xác định rõ ràng bằng kí hiệu vào những phần
không phù hợp trong hồ sơ, sản phẩm kèm theo ý kiến của mình vào “Phiếu kiểm
tra đối chiếu” tại phòng Dự án hoặc “Phiếu giám định kỹ thuật” và chuyển lại cho
chủ nhiệm chuyên ngành/chủ nhiệm Dự án để xem xét, sửa chữa, hoàn thiện. Trường
hợp không đạt được sự thống nhất, người giám định ghi ý kiến bảo lưu của mình vào
phiếu.
+ Sản phẩm tư vấn sau khi sửa chữa phải được kiểm tra, giám định lại và ghi kết
quả vào phiếu mới. Công tác kiểm tra, giám định được xem là hoàn thiện khi người
kiểm tra, giám định kí vào “Hồ sơ dự thảo”. Trường hợp có tranh chấp thì giám đốc/
cố vấn kỹ thuật/chuyên gia là người có quyết định cuối cùng.
12
-. Lập “Hồ sơ chính thức: Chủ nhiệm Dự án chỉ đạo các chủ nhiệm chuyên ngành
lập “Hổ sơ chỉ tiết", có chữ kí đầy đủ của các chức danh liên quan đến Dự án. “Hồ
sơ chính thức” phải đúng với nội dung của hồ sơ dự thảo đã được thông qua.
- Phê duyệt “Hồ sơ chính thức”:
Giám đốc/cố vấn kỹ thuật/chuyên gia ký phê duyệt vào "Hổ sở chính thức”.
- Giao nộp “Hồ sơ chính thức":
Chủ nhiệm Dự án phải tập hợp phân loại hồ sơ công trình và giao nộp lưu trữ tổ
chức tư vấn theo thành phần tài liệu quy định. Chủ nhiệm Dự án phải trực tiếp nộp
hồ sơ, tài liệu là kết quả của công tác tư vấn cho phòng Dự án sau khi hoàn tất thủ
tục giao nộp lưu trữ.
- Giám sát tác giả, bảo hành sản phẩm:
Trong thời gian thực hiện các công việc liên quan đến sản phẩm công tác tư vấn và
thời gian bảo hành sản phẩm chủ nhiệm Dự án có trách nhiệm:
+ Cử cán bộ làm công tác giám sát tác giả, tổ chức khắc phục những nội dung không
khớp với sản phẩm tư vấn bằng việc sử lý tại chỗ hoặc có sản phẩm thay thế;
+ Tham gia thực hiện các trách nhiệm trong công tác liên quan tới sản phẩm tư vấn
theo từng giai đoạn;
+ Hoàn thiện lý lịch sản phẩm tư vấn và quy trình vận hành-Khai thác - Bảo trì sản
phẩm;
+ Lập hồ sơ theo dõi việc thực hiện công tác liên quan tới sản phẩm tư vấn và hồ sơ
theo dõi sản phẩm tư vấn theo thời gian bảo hành và lưu trữ tổ chức
- Lưu trữ:
Hồ sơ chính thức phải được lưu trữ. Thời ghian lưu trữ hồ sơ do giám đốc tổ chức
tư vấn quyết định. Định kỳ 5 năm một lần. Phòng maketing, kế hoạch sản xuất, hỗ
trợ trực tuyến để xuất danh mục các hồ sơ có thể loại bỏ để giám đốc tổ chức xem
xét;
Chủ nhiệm Dự án quản lý một bộ hồ sơ chính thức lưu vào tập hổ sơ chất lượng là
được hủy sau khi kết thúc thời gian bảo hành sản phẩm.
13
Chương 2:
Thực trạng công tác quản trị tại doanh nghiệp
2.1- Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp
2.1.1 Công tác tiêu thụ sản phẩm
a) Tình hình tiêu thụ sản phẩm gần đây
Công Ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng Phúc Nguyên là công ty chuyên cung cấp
những dịch vụ về công trình xây dựng, đây là lĩnh vực chính của công ty .
Theo báo cáo có được từ công ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng Phúc Nguyên thì
doanh thu năm 2020 của công ty đạt được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ là
2.041.409.952. Một vài giao dịch đáng chú ý của công ty trong năm có thể kể đến :
- Thiết kế cải tạo trường THCS Nguyễn Bình Khiêm Cầu Giấy : 105.000.000đ
- Thiết kế bản vẽ thi công nhà nghỉ chuyên gia – khu CM Tiên Lãng : 156.000.000đ
- Thẩm tra thiết kế , dự toán công trình cải tạo mở rộng nhà máy chế biến tinh bột
sắn ELMACO Ninh Bình :125.000.000
Tuy vậy theo báo cáo năm 2021, lợi nhuận của công ty chỉ đạt doanh thu thuần là
1.636.180.544, kém hơn so với năm ngoái gần 400.000.000đ mặc dù công ty đã có
nhiều hợp đồng có giá trị cao hơn so với năm trước tiêu biểu là
- Báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình Nắn dòng
sông thiếp đoạn chảy qua công viên Kim Quy :670.000.000đ
- Báo cáo kinh tế Kĩ thuật trạm bơm tưới hoàn trả kênh T4 cắt qua công viên Kim
Quy : 180.000.000
Lý giải cho vấn đề trên giá trị mỗi hợp đồng tăng nhưng giá doanh thu lại không
tương xứng thậm chí còn thấp hơn so với năm trước :
+ Quản lí tài chính chưa tốt : Quản lý tài chính là một hoạt động rất quan trọng đối
với bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào. Đây là một quá trình được lập kế hoạch,
kiểm soát, tổ chức và giám sát các nguồn tài chính nhằm để mang lại các mục tiêu
chung cho tổ chức.
+Kỹ năng này được xem là một thực tiễn lý tưởng để kiểm soát các hoạt động tài
chính của một doanh nghiệp như: Sử dụng ngân quỹ, mua sắm, kế toán, đánh giá
rủi ro, thanh toán và những thứ khác liên quan đến tiền.
14
b) Công tác nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về
thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản Trị. Đó chính là
quá trình nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác động của thị
trường mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định kinh doanh, phải điều
chỉnh các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường và tìm cách ảnh hưởng tới
chúng. Cũng có thể hiểu đơn giản nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, lưu
giữ và phân tích thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường một cách
có hệ thống.
Nghiên cứu về sự thay đổi của ngành xây dựng là một trong những yếu tố quan
trọng để hiểu được thị trường. Việc nghiên cứu này bao gồm việc phân tích kích
thước thị trường hiện tại, dự báo tương lai của ngành và các ảnh hưởng đến thị trường
như các quy định pháp luật và chính sách của chính phủ. Để phân tích kích thước thị
trường hiện tại, doanh nghiệp đã tìm hiểu về số lượng các doanh nghiệp cùng hoạt
động trong ngành, doanh thu và lợi nhuận của các công ty, tỷ lệ tăng trưởng của
ngành, và những xu hướng mới có thể sẽ xuất hiện trong ngành trong ngành.
Dự báo tương lai của ngành cũng là một yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định kinh
doanh. Những nhà quản trị trong công ty cũng cần cần phân tích các xu hướng tiêu
dùng, các công nghệ mới và các quy định pháp luật mới để đưa ra dự báo tương lai
của ngành.
Nghiên cứu các ảnh hưởng đến thị trường như các quy định pháp luật và chính sách
của chính phủ cũng là một yếu tố quan trọng. Các quy định pháp luật về xây dựng
và các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến cách các doanh nghiệp môi
trường hoạt động và có thể thay đổi kích thước và tính cạnh tranh của thị trường.
2.1.2 Công tác quản lý nhân lực
- Cơ cấu nhân viên
TT Họ Tên Trình độ - chuyên
môn
Chức vụ
1 Nguyễn Đức Khoa Kỹ sư xây dựng Giám đốc
15
2 Nguyễn Tuấn Long Kiến trúc sư Phó Giám đốc
3 Nguyễn Hữu Tuấn Kỹ sư đô thị Phó giám đốc
4 Phạm Gia Lượng Thạc sĩ - KTS quy
hoạch
Chủ nghiệm dự án
TT Họ tên Trình độ- chuyên môn Chức vụ, nghiệp
vụ
Kế Toán
1 Trịnh Thị
Hương
Cử nhân kinh tế Trưởng P. Kế toán
2 Lê Thị Cúc Cử nhân kinh tế Kế toán viên
3 Trần Thu
Hương
Cử nhân kinh tế Kế toán viên
P. Kế hoạch
4 Ngô Quyền
Anh
Kỹ sư giao thông Trưởng P. kế
hoạch
5 Tạ Minh Thắng Kỹ sư xây dựng Phó P. Kế hoạch
6 Hoàng Thị
Hương
Cử nhân kinh tế Nhân viên
BỘ PHẬN
SẢN XUẤT
7 Nguyễn Thế
Kiên
Thạc sĩ . Kiến trúc sư Chủ trì kiến trúc,
quy hoạch
8 Nguyễn Huy
Toàn
Kiến trúc sư Nhân viên
9 Đỗ Anh Tân Kiến trúc sư Nhân viên
10 Lê Kim Chi Kiến trúc sư Nhân viên
16
11 Nguyễn Ngọc
Quang
Kiến trúc sư Nhân viên
12 Đặng Thanh
Giang
Thạc sĩ. Kỹ sư đô thị Chủ trì hạ tầng
13 Dương Thị
Hương
Kỹ sư đô thị Nhân viên
14 Đỗ Đức Hữu Kỹ sư đô thị Nhân viên
15 Kim Ngọc
Minh
Kỹ sư đô thị Nhân viên
16 Nguyễn Văn
Lâm
Kỹ sư đô thị Nhân viên
17 Hoàng Mạnh
Linh
Kỹ sư đô thị Nhân viên
18 Võ Thanh Hà KS. Điện Chủ trì cơ điện
19 Nguyễn Văn
Cảnh
KS. Điện Nhân viên
20 Đỗ Duy Thế Kỹ sư điện Nhân viên
21 Trần Văn Bình Kỹ sư cấp thoát nước Nhân viên
22 Bùi Xuân Khuê Kỹ sư xây dựng Nhân viên
23 Nguyễn Văn
Chung
Kỹ sư xây dựng Chủ trì cơ điện
24 Đỗ Anh Tuấn Kỹ sư xây dựng Nhân viên
25 Phan Tuấn Đạt Kỹ sư xây dựng Nhân viên
26 Mạc Triệu
Nguyên
Kỹ sư xây dựng Nhân viê
27 Hà Thọ Thiện Kỹ sư xây dựng Chủ trì kết cấu
28 Vũ Hoàng Việt Kỹ sư xây dựng Nhân viên
17
29 Nguyễn Thanh
Hải
Kỹ sư xây dựng Nhân viên
30 Đinh Ngọc Hới Kỹ sư xây dựng Nhân viên
31 Phan Công
Chỉnh
Kỹ sư xây dựng Nhân viên
32 Nguyễn
Nguyên Lam
Kỹ sư địa chất công trình Nhân viên
33 Lê Thị Kiều
Hưng
CĐ xây dựng cầu đường Chủ trì Khảo sát
địa chất
34 Nguyễn Thị
Kim Hạnh
Kỹ sư xây dựng Nhân viên
35 Phạm Thị Hiền Kỹ sư xây dựng Nhân viên
36 Nguyễn Hữu
Vinh
Kỹ sư xây dựng Nhân viên
37 Đồng Quốc
Tuấn
Kỹ sư xây dựng Chủ trì tiên lượng
38 Lê Thị Kiều
Hưng
Kỹ sư xây dưng Nhân viên
39 Nguyễn Thị
Kim Hạnh
Kỹ sư kinh tế Nhân viên
41 Nguyễn Hữu
Vinh
Kỹ sư Thuỷ Lợi Chủ trì ct thuỷ lợi
42 Đồng Quốc
Tuấn
Kỹ sư Thuỷ Lợi Nhân viên
STT Họ và tên Chức vụ Cổ phần Ghi chú
1 Nguyễn Đức Khoa Giám đốc 120.000
2 Nguyễn Tuấn Long Phó giám đốc 90.000
18
3
2.1.3 Công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
- Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
- Công tác sử dụng, dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu: Nhập xuất, tồn kho nguyên
vật liệu
- Công tác sử dụng tài sản cố định (Thời gian làm việc làm thực tế, công suất làm
việc thực
tế của các tài sản cố định)
stt Trang thiết bị Đơn vị Nguồn lực công ty
Thiết bị văn phòng
1 Máy tính Bộ 20
2 Máy chiếu laze A4 Bộ 03
3 Máy chiếu laze A3 Bộ 01
4 Máy in màu A0 Bộ 02
5 Máy tính xách tay Bộ 10
6 Scanner Bộ 01
7 Camera Bộ 02
8 Máy chiếu Bộ 01
Phương tiện đi lại
1 Oto 4 chỗ Chiếc 02
2 Oto 7 chỗ Chiếc 01
Bảng kê các phần mềm
19
STT Tên phần mềm Tính năng Nguồn gốc
Autocad, revit Vẽ kỹ thuật Auto desk
3DS Max Vẽ 3D, phối cảnh Autodesk
SAP2000 Tính toán kết cấu CIS-USD
ETAB Tính toán kết cấu CIS-USD
RDW Phần mềm bổ sung
TCVN vào phần
mềm
SAP.ETAB,STAAD
Công ty tin học
XD-CIC
stCAD Vẽ kết cấu Công ty tin học
XD-CIC
G8 Lập dự toán VN
2.1.4 Phân tích chi phí và giá thành
Loại chi phí Năm 2020 Năm 2021
Giá vốn hàng bán 1.530.890.187 1.300.243.637
Chi phí quản lý kinh
doanh
438.586.627 362.849.894
Chi phí khác 1.900.000 0
Chi phí thuế TNDN 0 2.465.518
Chi phí tài chính 0 51.762.954
Tổng
Dựa theo báo cáo tài chính có được từ công ty có thể thấy chi phí đã có chiều hướng
đi xuống
2.1.5 Quản trị tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích khái quát bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
20
bảng chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của công ty
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
2020 2021 2022
1 Bố trí cơ cấu vốn
1.1 Bố trí cơ cấu tài sản
- TSCĐ/Tổng số tài sản % 6 10.9 11.28
-TSLĐ/Tổng số tài sản % 93.8 88.9 88.71
1.2 Bố trí cơ cấu vốn
- Nợ phải trả/Tổng
nguồn vốn
% 73.95 70.33 69.38
- Nguồn vốn CSH/Tổng
nguồn vốn
% 26.04 29.67 27.69
2 Khả năng thanh toán
2.1 Khả năng thanh
toán hiện hành
Lần 1.35 1.42 1.44
2.2 Khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn
Lần 1.27 1.26 1.28
2.3 Khả năng thanh
toán nhanh
Lần 0.14 0.06 0.07
2.4 Khả năng thanh
toán nợ dài hạn
Lần - - -
3 Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu
- TSLN trước thuế trên
doanh thu
% 2.9 4.13 2.67
21
- TSLN sau thuế trên
doanh thu
% 1.92 5.23 5.45
3.1 Tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản
- TSLN trước thuế trên
tổng tài sản
% 0.17 1.72 1.84
- TSLN sau thuế trên
tổng tài sản
% 0.12 1.7 1.83
3.3 TSLN sau thuế trên
nguồn vốn chủ sở hữu
% 0.48 5.74 6.61
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)
Từ bảng số liệu trên đây, ta có thể thấy, ngay từ khi tiến hành cổ phần hóa vào năm
2020, công ty đã có những đầu tư về tài sản cố định (mua sắm máy móc, trang thiết
bị, xây dựng nhà kho nhằm mục đích cho thuê , đầu tư trang thiết bị để xây dưng
phòng học cho thuê...) nhằm phục vụ yêu cầu công việc cũng như mở rộng lĩnh vực
kinh doanh của mình. Nhờ đó mà tỉ lệ phần trăm của tài sản cố định trong cơ cấu tài
sản của công ty tăng nhanh trong giai đoạn 2020 – 2022. Ngoài ra, tỉ lệ nợ phải
trả/tổng nguồn vốn trong giai đoạn này có xu hướng ngày càng giảm cũng cho thấy
phần nào tình hình tài chính khá ổn định của công ty. Hiện tại, công ty chỉ có nợ
ngắn hạn và không có nợ dài hạn.
Về khả năng thanh toán,các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán của công ty là tương
đối tốt. Cụ thể, các chỉ số khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1 và ổn định qua các năm trong giai đoạn 2019–
2020. Ngoài ra, hệ số về khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp, tuy nhiên, điều
đó cho thấy công ty không giữ vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động
nhanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, công ty cũng cần có biện pháp nhằm
nâng cao khả năng thanh toán nhanh của mình, không giữ ở mức quá thấp như hiện
nay (chỉ số này nên vào khoảng từ 0,1 cho đến 0,5)
Các chỉ số về tỷ suất sinh lời của công ty trong giai đoạn này cũng tương đối tốt và
đều có xu hướng tăng qua các năm.
22
Từ đó, có thể thấy, tình hình tài chính của Công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng
lượng Việt Nam là ổn định, lành mạnh.
Tuy nhiên, công ty cũng gặp phải một số khó khăn như:
- Giá tư vấn hiện nay do Nhà nước quy định ở mức thấp.
- Phần lớn các công trình đều ở xa, phải di chuyển nhiều (đặc biệt là bằng máy
bay) khiến cho chi phí phát sinh là không nhỏ.
- Ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, dẫn đến nhu cầu xây dựng cơ bản thấp.
- ….
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Đơn vị tính: triệu đồng
Từ đồ thị trên ta có thể thấy, trong giai đoạn 2020 – 2022, lợi nhuận sau thuế của
công ty liên tục gia tăng..
2.2 Thực trạng hoạt động quản trị tại đơn vị thực tập
2.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty
Trong giai đoạn 2021 – 2022 thì tổng số lao động của Công ty giảm từ
50 lao động xuống còn 45 lao động, tức là giảm 5 nhân sự tương ứng với 10%.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
LNST
23
Sự suy giảm nhân sự trong giai đoạn này của Công ty nguyên nhân chính là do
Công ty tiến hành tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý đồng thời tinh giảm biên
chế lao động dôi dư của khối lao động trực tiếp để từ đó tiết kiệm chi phí vận
hành.
Để thấy rõ được tình hình nhân sự cũng như sự thay đổi nhân sự của Công
ty ta xem xét cơ cấu lao động của Công ty theo những khía cạnh sau:
a) Cơ cấu lao động theo chức năng
(ĐVT: người,%)
Chỉ tiêu
Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch
Số
lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ
Tổng số lao động 50 100 45 100 5 10
Lao động gián tiếp 20 40 15 30 5 10
Lao động trực tiếp 30 60 30 70 0 0
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nhân sự)
Nhận xét:
Số lao động năm 2022 giảm so với năm 2021 là 5 người nguyên nhân là
do giảm lao động ở khối lao động trực tiếp. Trong thời gian này công ty tiến
hành đánh giá, kiểm tra lại nhân sự từ đó sa thải một số lao động trực tiếp có
năng lực và ý thức kém đồng thời một số lao động hết hạn hợp đồng . Thông qua
số liệu trên cho thấy có sự chênh lệch rõ rệt giữa lao động gián tiếp và trực tiếp.
Lao động trực tiếp là lực lượng chủ yếu trong công ty. Năm 2021 số lao động
trực tiếp là 30 người tương ứng với 60% trong tổng số lao động. Mặc dù số lao
động trực tiếp năm 2022 so với năm 2021 giảm 5 người tương ứng với tỷ lệ
giảm là 10% nhưng tỷ trọng lao động trực tiếp năm 2022 trong tổng số lao
động vẫn chiếm 70%.
24
Qua bảng phân tích lao động theo chức năng ta thấy cơ cấu lao động giữa
lao động trực tiếp và lao động gián tiếp khá phù hợp
b) Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
(ĐVT: Người,%)
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Tổng số
lao động
50 100 45 100 5 10
Đại học
trên đại
học
10 20 10 22,2 0 0
Cao đăng
và trung
cấp
10 20 10 22,2 0 0
Sơ cấp
công
nhân
20 40 15 33,3 5 7,7
Lao động
khác
10 20 10 22,2 0 0
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nhân sự)
Nhận xét:
Thông qua bảng phân tích về nhân sự của công ty ta thấy được tỷ lệ phân
theo trình độ lao động sơ cấp, Công nhân kỹ thuật là cao nhất chiếm đến 33,3%
ở năm 2022 sau đó là nhóm lao động có trình độ Đại học và trên đại học chiếm
20% năm 2022. Sự thay đổi của lao động theo trình độ lao động cụ thể như
sau: ; số lao động có trình độ Sơ cấp, Công nhân kỹ thuật giảm 5 người tương ứng
với 7,7% .Lao động ở nhóm này nghỉ là bị Công ty sa thải do năng lực và ý thức làm
việc kém. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2022 không thay đổi
so với năm 2021
25
Có thể nhận thấy rằng trình độ lao động của Công ty khá là tốt, có nhiều
lao động có chất lượng cao, điều đó được thể hiện thông qua số lượng lao động
có trình độ Đại học và trên đại học của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
số lao động của Công ty. Điều này là một điều kiện tốt để giúp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
c) Cơ cấu lao động theo độ tuổi
(ĐVT: người,%)
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch-
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Tổng số
lao động
50 100 45 100 5 10
18-34
tuổi
18 36 18 40 0 0
35-50
tuổi
20 40 20 44,4 0 0
Trên 50
tuổi
12 24 7 15,5 5 9,5
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nhân sự)
Nhận xét:
Qua bảng trên có thể thầy rằng lực lượng lao động chủ yếu của Công ty
chủ yếu là tầm trung tuổi cụ thể là số lao động từ 35 – 50 tuổi của Công ty 2
năm 2022 và 2021 không thay đổi đều là 20 người, chiếm hơn 40% tổng số lao
động của Công ty. Những lao động này có trình độ tay nghề và dày dặn kinh
nghiệm, có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Do vậy họ là lực lượng chủ
chốt trong Công ty.Còn số lao động trong độ tuổi 18-34 năm 2022 là 18 người
chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số lao động của công ty. Lực lượng lao động ở
độ tuổi này tuy năng động sáng tạo, nhạy bén trong công việc nhưng bề dày kinh
26
nghiệm của họ còn hạn chế do đó những lao động này bị công ty sa thải do năng
lực và ý thức làm việc kém. Số lượng lao động trên 50 năm 2022 giảm 5 người
so với năm 2015 tương đương với tỷ lệ là 9,4%.
2.2.2. Hoạch định nguồn nhân lực
Công tác này giúp cho công ty có cái nhìn khái quát về vấn đề tinh giản
nhân lực, định ra được phương hướng, kế hoạch nhân lực, tạo điều kiện cho
công tác bố trí nhân lực diễn ra thường xuyên liên tục. Cũng thông qua công tác
này công ty có sự chuẩn bị và biện pháp giải quyết trong các sự số về nhân lực sắp
tới. Giúp cho ban lãnh đạo công ty nắm được tình hình biến động nhân lực
trong giai đoạn tới từ đó có những biện pháp để khắc phục, tạo điều kiện cho
công ty ngày càng phát triển.
Quy trình hoạch định nguồn nhân lực của Công ty:
Bước 1: Dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực và khả năng cung ứng nguồn
nhân lực của Công ty.
Phòng kế hoạch – nhân sự tiến hành dự báo nhu cầu về nhân lực của Công
ty trong năm sau bằng việc dựa trên các thông tin về kế hoạch sản xuất kinh
doanh cũng như những thông tin từ việc đánh giá số lượng và chất lượng của đội
ngũ lao động hiện có so với yêu cầu để có thể hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất
kinh doanh.
Bước 2: Lập kế hoạch về nguồn nhân lực.
Dựa trên những thông tin thu được từ bước trên, phòng kế hoạch - nhân
sự tiến hành đưa ra các kế hoạch, quyết định liên quan đến việc tuyển dụng, sa
thải hay đào tạo lao động để làm sao có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của
kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm sau.
Sau khi đề ra các kế hoạch để đáp ứng những yêu cầu của tình hình sản
xuất kinh doanh trong năm sau, phòng kế hoạch – nhân sự có trách nhiệm trình
27
lên Giám đốc Công ty để xem xét và phê duyệt.
Bước 3: Thực hiện các kế hoạch đã được Giám đốc Công ty phê duyệt.
Trên cơ sở những kế hoạch đã được Giám đốc Công ty quyết định phê
duyệt để thực hiện, phòng kế hoạch – nhân sự kết hợp cùng các phòng ban và
các đơn vị khác có liên quan tiến hành triển khai kế hoạch bằng các chương
trình hành động cụ thể như tổ chức tuyển dụng thêm lao động, cử cán bộ đi học
hay tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ tay nghề cũng như
chuyên môn nghiệp vụ để làm sao có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của
công việc trong tương lai.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp, chính sách đã được Giám đốc
Công ty phê duyêt, phòng kế hoạch – nhân sự và các phòng ban, đơn vị có liên
quan sẽ có trách nhiệm trong việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả
mang lại từ việc thực hiện các biện pháp đó để từ đó thấy được những thiếu sót,
hạn chế còn tồn tại để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của
Công ty.
Nhìn chung, công tác hoạch định nguồn nhân lực đã được Công ty quan
tâm, chú trọng khi Công ty đã xây dựng được các bước cơ bản để thực hiện tiến
trình này. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế còn tồn tại cần được khắc phục
trong thời gian tới để công tác hoạch định nguồn nhân lực của Công ty mang lại
hiệu quả cao hơn như việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực vẫn còn mang tính
chủ quan, chưa được xây dựng theo định hướng chiến lược của doanh nghiệp
trong tương lai.
2.2.3 Phân tích công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty đang được thực hiện như sau:
28
a) Các hình thức đào tạo
Đào tạo dài hạn: Các khóa đào tạo dài hạn là những khóa đào tạo từ 1 năm
trở lên. Công ty phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước xây dựng
các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế với các loại hình đào tạo
chủ yếu: Sau đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp.
Đào tạo ngắn hạn: Các khóa đào tạo ngắn hạn là những khóa học dưới 1
năm.
b) Trình tự tổ chức hoạt động đào tạo của Công ty
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Công ty sẽ thông báo cho nhân viên về nội dung khóa học, sau đó thì
phòng kế hoạch – nhân sự sẽ lên danh sách cán bộ công nhân viên được đề nghị
cử đi học phù hợp với đối tượng, yêu cầu của khóa học.
Bước 2: Lựa chọn đối tượng đào tạo
Công tác lựa chọn đối tượng đào tạo và bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ
được Công ty căn cứ vào tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng theo quy chế đào
tạo tùy thuộc vào từng hình thức đào tạo cụ thể.
Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo
Tùy từng mục tiêu đào đạo, Công ty phối hợp với các cơ sở trong và
ngoài ngành để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế.
Bước 4: Dự tính chi phí đào tạo
Hiện nay, kinh phí đào tạo được quy định rõ trong quy chế đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực của Công ty, kinh phí dao động từ 1% - 3% quỹ tiền lương.
Bước 5: Đánh giá chương trình và hiệu quả đào tạo
Đối với đào tạo dài hạn và bồi dưỡng nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo:
Việc đánh giá kết quả của chương trình đào tạo chủ yếu căn cứ vào chứng chỉ và
29
kết quả học tập của cán bộ công nhân viên sau khi học tập.
Đối với đào tạo tại chỗ: Kiểm tra tập trung tại Công ty. Sau mỗi khóa học
thì sẽ tiến hành kiểm tra, chấm bài và báo cáo kết quả lên Ban điều hành.
d) Tình hình đào nguồn nhân lực của Công ty năm 2021 – 2022
Loại hình đào tạo Thời gian Số lượng (người)
Bồi huấn nâng bậc 3 tháng 20
Chuyên đề chuyên sâu 2 tuần 12
Lớp nghiệp vụ 5 ngày 16
(Nguồn: Phòng kế hoạch – nhân sự)
* Công tác trả công người lao động
a) Thù lao vật chất
Thù lao vật chất được thể hiện thông qua tiền lương, tiền thưởng và một
số phụ cấp khác.
- Tiền lương
+ Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Công thức tính lương theo thời gian của Công ty là:
Tiền lương tháng = (Tiền lương chính + Phụ cấp, trợ cấp nếu có): 26 x số
ngày làm việc thực tế.
Trong đó:
- Tiền lương chính được xác định thông qua thang bảng lương do doanh
nghiệp xây dựng. Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP Công ty đã tiến hành
xây dựng thang bảng lương mới tuân theo đúng quy định pháp quy để
phục vụ cho công tác trả lương cho người lao động.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Tây Bắc thuộc ở khu vực III
theo vị trí địa lý do đó căn cứ theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP thì mức lương
30
tối thiểu vùng của Công ty là 2.700.000 đồng.
Để xây dựng được thang bảng lương thì căn cứ theo nhóm chức danh, vị trí công
việc Công ty đã chia lao động thành 5 cấp cụ thể như sau:
Cấp 1: Tạp vụ
Cấp 2: Công nhân
Cấp 3: Nhân viên văn phòng, trưởng nhóm
Cấp 4: Phó giám đốc, Trưởng phòng
Cấp 5: Giám đốc
Các qui định trong Nghị định 49/2013/NĐ-CP:
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện
lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính
phủ quy định. Theo đó thì mức lương tối thiểu bậc 1 của Tạp vụ của Công ty
không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng là 2.700.000 đồng. Hiện nay thì
Công ty đang để mức lương tối thiểu bậc 1 của Tạp vụ bằng 1,2 lần lương tối thiểu
vùng tức là 3.200.000 đồng.
-Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo,
học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so
với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Theo đó Công nhân là những
lao động đã qua đào tạo của Công ty có mức lương tối thiểu lớn hơn 2.889.000
đồng (2.700.000 + 2.700.000 x 7%). Hiện nay trong bảng lương mới xây dựng
Công ty để mức lương tối thiểu của Công nhân bằng 1,5 lần lương tối thiểu vùng,
tức là 4.100.000 > 2.889.000.
- Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm
khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ,
tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Hiện nay thì Công
ty lựa chọn mức chênh lệch giữa 2 bậc liền kề là 5% đối với Tạp vụ, Công nhân,
Nhân viên văn phòng và Trưởng nhóm. Còn đối với Trường phòng, Phó giám đốc
và Giám đốc thì mức chênh lệch này là 6%. Mức lương tối thiểu của từng cấptrong
thang bảng lương được tính như sau:
- Lương tạp vụ bằng 1,2 lần lương tối thiểu vùng:
31
2.700.000 x 1,2 = 3.200.000 đồng.
- Lương công nhân bằng 1,5 lần lương tối thiểu vùng:
2.700.000 x 1,5 = 4.100.000 đồng.
- Lương nhân viên văn phòng, trưởng nhóm bằng 2 lần lương tối thiểu vùng:
2.700.000 x 2 = 5.400.000 đồng.
- Lương Phó giám đốc, Trưởng phòng bằng 2,5 lần mức lương tối thiểu vùng:
2.700.000 x 2 = 6.800.000 đồng
- Lương Giám đốc bằng 3 lần mức lương tối thiểu vùng:
2.700.000 x 3 = 8.100.000 đồng.
- Ngoài mức lương chính nhận được qua thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng lao
động thì người lao động còn nhận được các khoản trợ cấp và phụ cấp như sau:
Phụ cấp chức danh: các quản lý của Công ty bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc,
Trưởng phòng kinh doanh, Kế toán trưởng sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm
theo các mức sau
Tất cả người lao động chính thức ( ngoại trừ lao động thời vụ) ký hợp đồng lao
động trên 3 tháng đều được hưởng các loại phụ cấp trên. Người lao động ký hợp
đồng lao động dưới 3 tháng (thời vụ, thử việc) sẽ được thỏa thuận các khoản phụ
cấp cụ thể trong hợp đồng lao động.
- Trợ cấp: tất cả lao động chính thức (ngoại trừ lao động thời vụ) ký hợp đồng làm
việc 6 tháng trở lên sẽ được hưởng thêm khoản tiền hỗ trợ thuê nhà
Các khoản phúc lợi khác:
- Chế độ hiếu hỉ:
Người lao động: 1.000.000/đồng/người/lần
Vợ, chồng, bố mẹ, anh, chị em ruột: 500.000 đồng/người/lần
- Hàng năm Công ty tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghỉ mát, thắng
cảnh, du lịch tại điểm địa do ban lãnh đạo của Công ty lựa chọn.
32
+Nhìn vào bảng trên ta lấy ví dụ cụ thể là anh Nguyễn Hữu Vinh, nhân viên văn
phòng thuộc bậc 4 của công ty có số ngày làm việc trong tháng 11 năm 2022 là 26
ngày sẽ được hưởng lương như sau:
Lương thực lĩnh={( 6.300.000 + 550.000 + 200.000 + 150.000+1.000.000)/26}*24
= 7.570.000 đồng
-Tiền lương chi trả thời gian tham gia các hoạt động thể thao(TDTT), văn
hóa quần chúng(VHQC), công tác quốc phòng an ninh, huấn luyện tự vệ:
nhân viên được cử đi tham gia các hoạt động TDTT, VHQC được chi trả
tiền lương theo quy định của công ty; ngày công được thanh toán căn cứ
số ngày thực tế tham gia công tác.
- Tiền lương chi trả cho tham quan, du lịch: nhân viên được cử đi tham
quan, nghỉ mát được thanh toán tiền lương thời gian theo hệ số lương cấp
bậc cá nhận.
- Tiền lương làm thêm giờ:
Tiền lương làm thêm giờ được tính cụ thể như sau:
- Làm thêm giờ vào ngày thường
= Tiền lương thực trả theo giờ x 150% x Số giờ làm thêm
- Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần
= Tiền lương thực trả theo giờ x 200% x Số giờ làm thêm
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết
= Tiền lương thực trả theo giờ x 300% x Số giờ làm thêm
- Tiền thưởng
Để khuyến khích cho công nhân viên trong Công ty thì Công ty đã áp
dụng biện pháp thưởng vận hành an toàn cho cán bộ nhân viên liên quan trực
33
tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và xét lương khuyến khích kinh doanh
trong sản xuất điện.
- Nguồn hình thành quỹ tiền thưởng an toàn và lương khuyến khích kinh doanh:
- Nguồn tiền thưởng an toàn được trích từ tiền thưởng vận hành an toàn trong
quyết toán các công trình sửa chữa lớn tự làm.
- Nguồn tiền lương khuyến khích kinh doanh điện được trích từ quỹ tiền lương sản
xuất kinh doanh điện của Công ty.
- Các loại thưởng của Công ty:
+ Thưởng thâm niên
Nhân viên làm việc tại Công ty trên 03 năm sẽ có mức thưởng được ban bố vào đợt
chi trả lương tháng cuối cùng trong năm.
+ Thưởng Tết Âm lịch
Công ty nếu kinh doanh có lãi sẽ trích lợi nhuận để thưởng tặng quà cho nhân viên,
mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận của từng năm.
+ Thưởng ngày Quốc khánh, Tết Dương lịch, Ngày Chiến thắng, Quốc tế Lao động
cũng như các ngày lễ lớn:
Tiền thưởng từ 350.000 đồng đến 650.000 đồng.
Mức thưởng cụ thể của từng nhân viên sẽ được ghi trong Quyết định của hội đồng
thành viên Công ty tại thời điểm thưởng.
+ Thưởng thi đua: dành cho những cán bộ công nhân viên có thành tích xuất sắc
hàng quý, hàng năm. Mức thưởng cụ thể sẽ dựa vào tình hình kinh doanh của quý
đó hoặc năm đó để ban lãnh đạo đưa ra.
b) Thù lao phi vật chất
Trước đây các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ quan tâm đến công tác đãi ngộ
tài chính. Nhưng trong điều kiện hiện nay, khi mà nhu cầu “ăn no áo ấm” của
người lao động được đáp ứng về cơ bản thì hoạt động đãi ngộ phi tài chính đã trở
thành một đòi hỏi cấp thiết mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Thực hiện tốt
công tác đãi ngộ, nhân viên có được sự say mê trong công việc và thêm gắn bó với
doanh nghiệp.
- Về đảm bảo người lao động có một vị trí và vai trò nhất định trong doanh nghiệp.
34
Việc phân cấp cán bộ được thực hiện theo nguyên tắc mọi cấp cán bộ được xác
định khi sắp xếp vị trí công việc hoặc được bổ nhiệm. Đối với các vị trí quản lý,
cấp cán bộ còn phụ thuộc vào mức độ quan trọng hay quy mô đơn vị của cá nhân
đó và việc này do lãnh đạo cấp trên quyết định. Ngoài ra, định kỳ hàng năm, lãnh
đạo đơn vị các cấp sẽ rà soát lại cấp cán bộ của đơn vị cấp dưới để có thể bổ nhiệm
hoặc miễn nhiệm nhân sự.
- Về đảm bảo công việc phù hợp với trình độ, sở trường của người lao động Người
lao động trong Công ty làm việc phù hợp với trình độ chuyên môn, sở trường.
Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên tại Công ty khá đồng đều. số người có
trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm tỉ trọng nhiều nhất và đây là lực lượng công
nhân sản xuất của Công ty, số người có trình độ Đại học và trên Đại học cũng
chiếm tỉ lệ khá cao. Về thâm niên công tác có thể thấy cán bộ công nhân viên của
Công ty có thâm niên khá cao.
- Về cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp trong công việc của người lao động
Người lao động luôn được đề cử vào vị trí cao hơn. Công ty quan tâm
nhiều đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân sự. Ở Công ty, các chức
danh đều được quy hoạch và đào tạo bài bản. Ngay đến cấp tổ trưởng cũng được
xem xét quy hoạch và động viên kịp thời. Khi Công ty cho cấp tổ trưởng đi nghỉ
mát thì khuyến khích các tổ phó đang đồng thay thế điều hành đảm bảo tiến độ
công việc, đảm bảo năng suất và chất lượng công việc. Điều này cũng để cho từ
cấp tổ trưởng cũng phải nỗ lực, nếu anh không cố gắng thì người khác cũng có
thể thay thế điều hành. Bên cạnh đó, Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên,
lao động tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, bồi huấn hàng năm. Đối với cán
bộ quản lý bên cạnh việc thường xuyên được bồi huấn về chuyên môn nghiệp vụ
còn được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế.
Thông qua các chương trình đào tạo giúp nhân viên điều kiện học hỏi và trao dồi
kỹ năng và tự vươn lên mới tạo năng suất cao hơn và giúp nhân viên tìm thấy
niềm vui trong công việc.
- Về đảm bảo công việc không nhàm chán, trùng lặp, gây ức chế
35
Trong Công ty, người lao động ở các vị trí khác nhau thì khác nhau. Khối công
nhân của doanh nghiệp luôn thường xuyên phải lặp lại các công việc nhàm chán,
còn khối cán bộ văn phòng thì luôn được đổi mới và làm giàu công việc của mình.
- Về đảm bảo công việc không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động
Vấn đề này được Công ty thực hiện khá tốt. Công ty có quy định rất rõ về chế độ
làm việc hợp lý, vì vậy sức khỏe của người lao động được đảm bảo.
2.2.5 Phân tích công tác tuyển dụng nhân lực
a) Nguồn tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng
Hiện nay công ty đang áp dụng cả 2 nguồn tuyển dụng là nguồn bên ngoài và
nguồn tuyển nội bộ.
- Nguồn nội bộ bao gồm chủ yếu là từ sự giới thiệu của các cán bộ công nhân viên
đang làm việc tại doanh nghiệp. Khi có sự giới thiệu từ cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp, Công ty tiến hành lựa chọn những người có trình độ chuyên
môn, được đào tạo qua các chuyên ngành phù hợp với các vị trí cần tuyển để quyết
định tuyển dụng. Đây cũng là một hình thức quan tâm đến lợi ích của các cán bộ
công nhân viên.
-Ưu điểm: Khuyến khích các nhân viên trong Công ty làm việc tốt hơn, trung thành
hơn với Công ty. Nhân viên mới có thể bắt nhập nhanh với tình hình công việc và
hiểu hơn về Công ty do người nhà của những nhân viên này đã và đang làm việc
tại Công ty. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển
dụng.
- Nhược điểm: Bỏ qua cơ hội tuyển dụng những ứng viên có trình độ, năng lực do
nguồn tuyển dụng bị hạn chế. Tạo ra hiện tượng “lại giống” do chịu ảnh hưởng
cách làm việc của những nhân viên cũ trong Công ty là chính người thân của
những ứng viên này. Khó cải tổ được cách làm việc của nhân viên.
- Nguồn tuyển dụng bên ngoài bao gồm sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp,
cao đẳng, đại học, lao động tự do.
- Ưu điểm:Tận dụng được nguồn chất xám từ bên ngoài Công ty. Có thể chọn được
ứng viên có năng lực để thực hiện công việc một cách tốt nhất.
- Nhược điểm:Mất nhiều thời gian và chi phí, có thể không tuyển được ứng viên
đáp ứng yêu cầu và tính chất công việc. Những ứng viên mới sẽ phải mất thời gian
để làm quen với môi trường của Công ty và chưa được thử thách lòng trung thành.
36
Trong hai nguồn tuyển dụng trên thì Công ty thường ưu tiên tuyển dụng con em
của các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp khi Công ty có nhu
cầu tuyển dụng thêm lao động. Do phạm vi tuyển dụng hẹp, phần lớn ưu tiên con
em cán bộ công nhân viên trong Công ty cho nên điều đó đã phần nào có ảnh
hưởng đến việc thu hút những lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi đến
làm việc tại doanh nghiệp.
b) Quy trình tuyển dụng
Để cho việc tuyển dụng đạt được hiệu quả tốt nhất từ đó có thể tuyển được nguồn
nhân lực mới có năng lực và phù hợp với yêu cầu của công việc đồng thời sử dụng
mức chi phí là tối thiểu thì việc xây dựng một quy trình tuyển dụng chặt chẽ, hợp
lý là một yếu tố quan trọng. Hiện nay Công ty đang áp dụng quy trình tuyển dụng
sau:
Nội dung các bước:
Bước 1: Xác định nhu cầu lao động:
Ban giám đốc căn cứ theo định hướng mở rộng quy mô sản xuất, kế hoạch sản xuất
kinh doanh của từng giai đoạn. Các bộ phận cân đối lực lượng lao động trong đơn
vị nếu thiếu đề nghị xin bổ xung. Các nhu cầu về lao động đề nghị theo biểu mẫu
gửi phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức hành chính xem xét nhu cầu sử dụng
lao động để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của từng bộ phận sau đó cân đối,
bố trí lao động báo cáo giám đốc duyệt và thực hiện.
Bước 2: Xem xét và phê duyệt nhu cầu lao động
Phòng Kế hoạch – Nhân sự tập hợp các nhu cầu đề nghị lao động từ các đơn vị để
xem xét, cân đối trình Chủ tịch – Giám đốc công ty phê duyệt, nếu lao động đã đủ
so với địch biên đã được phê duyệt thì gửi trả nhu cầu cho các đợn vị đề nghị, và
giải thích cho nơi đề nghị biết lý do không đáp ứng được nhu cầu lao
động cụ thể :Điều chuyển nội bộ : Phòng Kế hoạch – Nhân sự xem xét cân đối lao
động của các bộ phận sau đó báo cáo giám đốc và ra quyết định điều chuyển.
Bước 3 : Thông báo tuyển dụng :
Sau khi lãnh đạo phê duyệt kế hoạch tuyển dụng lao động, phong TCHC ra thong
báo tuyển dụng lao động trong đó nêu rõ vị trí, số lượng tuyển, yêu cầu về năng
lực, đổ tuổi, giới tính và các yêu cầu khác.
37
Hồ sơ dự tuyển phải bao gồm :
- Giấy khai sinh ( Bản sao)
- Đơn xin vịêc
- Sơ yếu lý lịch
- Giấy khám sức khoẻ ( phiếu kiểm tra sử dụng chất gây nghiện)
- Các văn bằng chứng chỉ...
Bước 4: Tiếp nhận, Kiểm tra hồ sơ :
Phòng Kế hoạch – Nhân sự tiếp nhận hồ sơ dự tuyển, kiểm tra đầy đủ các tiêu
chuẩn nội dung thông báo tuyển dụng ( hồ sơ đựơc các cấp có thẩm quyền xác
nhận – riêng sơ yếu lý lịch và giấy khám sức khoẻ thời gian không được quá
02 tháng). Nếu đủ tiêu chuẩn thì đưa vào danh sách thi tuyển đủ tiêu chuẩn thì trả
lại hồ sơ cho người đăng ký dự tuyển.
Bước 5 : Thi tuyển, xét tuyển, phỏng vấn, kiểm tra :
Hội đồng thi tuyển do giám đốc chỉ định, phòng Kế hoạch – Nhân sự, có trách
nhiệm tổ chức thi tuyển, xét tuyển theo danh sách đăng ký của phòng Kế
hoạch – Nhân sự, Hội đồng thi tuyển lựa chọn phương thức thi tuyển, địa điểm,
nội dung thi, phân công trách nhiệm cho các cá nhân và tập thể phục vụ cho
công tác thi tuyển.
Bước 6: Báo cáo đề nghị tuyển :
Phòng Kế hoạch – Nhân sự tổng hợp kết quả thi tuyển và hồ sơ dự tuyển
để báo cáo giám đốc. Trường hợp số người đạt điểm trúng tuyển cao hơn số
người yêu cầu tuyển dụng thì sẽ kết hợp chọn điểm cao với xem xét ưu tiên con
em thuộc gia đình chính sách. Thông báo kết qủa thi cho người dự tuyển thi
tuyển, và những người được gọi thử việc.
Bước 7: Thử việc, báo cáo :
Các cá nhân trúng tuyển sẽ đựơc gọi vào thử việc, học việc. Thời gian thử
việc, học việc đựơc thực hiện theo quy định của luật lao động và quy chế nội bộ
38
của công ty.
Hết thời gian thử việc. học việc, trưởng các bộ phận liên quan báo cáo kết
quả quân số của đơn vị mình, đánh giá và cho ý kiến đề nghị có tiếp nhận hay
không và lập danh sách đề nghị ký hợp đồng chính thức.
Bước 8: Ký hợp đồng :
Hợp đồng lao động được lập theo quy định của bộ luật lao động.
2.2.6 Phân tích hoạt động đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản trị nhân lực quan trọng và luôn
luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Mặc dù ở các công ty nhỏ, đánh giá thực hiện
công việc có thể được thực hiện một cách không chính thức thông qua sự đánh giá
hàng ngày của người giám sát với các nhân viên và sự đánh giá, góp ý lẫn nhau giữa
các nhân viên nhưng hầu hết các tổ chức đều xây dựng cho mình một hệ thống đánh
giá chính thức. Trong một hệ thống chính thức, tình hình hoàn thành nhiệm vụ lao
động của từng người lao động được đánh giá theo những khoảng thời gian được quy
định với sự sử dụng những phương pháp đánh giá đã được thiết kế một cách có lựa
chọn, tuỳ thuộc vào mục đích của đánh giá. Tuỳ vào điều kiện cụ thể, các kết quả
đánh giá cần được phản hồi lại với người lao động để họ biết được mức độ thực hiện
công việc của mình và hiểu được cách thức thực hiện công việc tốt hơn. Trên thực
tế, có nhiều trường hợp người lao động làm việc theo một nhóm hoặc một tổ, đội.
Khi đó, cần phải đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm, tổ và mức độ
đóng góp (thực hiện công việc) của từng người. Tuy nhiên, việc đánh giá sẽ không
được coi là đầy đủ nếu chỉ dừng lại ở đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cả
nhóm.
a) Các phương pháp được sử dụng tại công ty
+ Phương pháp sử dụng thang đo/thang điểm (thang đo đánh giá đồ họa): sử dụng
các thang đo đánh giá đồ họa là phương pháp truyền thống và được áp dụng phổ biến
. Trong phương pháp này, ban quản trị sẽ cho ý kiến đánh giá về sự thực hiện công
việc của đối tượng đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ
thấp đến cao. Các tiêu thức đánh giá bao gồm các tiêu thức liên quan trực tiếp đến
công việc và cả các tiêu thức có liên quan không trực tiếp đến công việc.
+ Phương pháp danh mục kiểm tra
39
Trong phương pháp này, cần phải thiết kế một danh mục các câu mô tả về các hành
vi và các thái độ có thể xảy ra trong thực hiện công việc của người lao động
Những người đánh giá được nhận bản chụp của mẫu phiếu và sẽ đánh dấu vào những
câu mà họ cảm thấy phù hợp với đối tượng đánh giá. Các câu mô tả có thể được coi
là ngang giá trị như nhau nhưng trong nhiều trường hợp chúng thường được cho các
trọng số để làm rõ mức độ quan trọng tương đối giữa chúng với nhau.
+ Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi
Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp thang đo đánh giá đồ họa và
phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng. Các thang đánh giá dựa trên hành vi
cũng tương tự như các thang đánh giá đồ họa. chỉ khác là các thang đánh giá này
được mô tả chính xác hơn bởi các hành vi cụ thể. Ví dụ sau đây cho thấy một thang
điểm đánh giá dựa trên hành vi để đánh giá thực hiện công việc của nhân viên phục
vụ khách sạn theo yếu tố “quan hệ với khách hàng”: Điểm số sẽ được tính bằng cách
cộng các câu hoặc điểm của các câu.
b) Phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất:
là phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi
Tên nhân viên: Chức danh công việc:
Tên người đánh giá: Bộ phận:
ngày đánh giá:
1 Sử dụng thời gian với hiệu suất cao
Không
bao giờ
1 2 3 4 5 Thường
xuyên
2 Hoàn thành công việc/công trình đúng thời hạn
Không
bao giờ
1 2 3 4 5 Thường
xuyên
3 Giúp đỡ những người khác hoàn thành công việc đúng thời hạn, nếu cần thiết
40
Không
bao giờ
1 2 3 4 5 Thường
xuyên
4 Tự nguyện làm việc ngoài giờ và cuối tuần nếu cần thiết
Không
bao giờ
1 2 3 4 5 Thường
xuyên
5 Ngăn ngừa và cố gắng giải quyết các vấn đề có thể gây ra sự trì hoãn công
trình
Không
bao giờ
1 2 3 4 5 Thường
xuyên
Bảng mẫu thường xuyên cơ được công ty sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc
* Đánh giá hiệu quả
- Đây là thang đo có ít thiên vị hơn các thang đo khác nên mang lại những kết quả
khách quan hơn
- Việc thiết kế các thang đo rất tốn thời gian và chi phí. Việc sử dụng các thang đo
để cho điểm cũng tốn nhiều thời gian nên không thể đánh giá thường xuyên
2.2.7 Phân tích công tác đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp
+ Đãi ngộ nhân sự là một trong những công việc quan trọng nhất của công tác quản
trị nhân lực, nó tác động lớn tới hiệu suất làm việc của người lao động cũng như kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó việc xây dựng một hệ thống đãi ngộ
công bằng, hiệu quả đang là yêu cầu cấp thiết của mọi doanh nghiệp. Hãy cùng tìm
hiểu về hệ thống đãi ngộ và các bước xây dựng cơ bản trong bài viết dưới đây.
Trong bối cảnh nhân sự có nhiều biến động như hiện nay thì việc xây dựng chế độ
đãi ngộ hợp lý trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải áp dụng những phương
pháp xây dựng hệ thống đãi ngộ tiên tiến và kinh nghiệm đồng thời phù hợp với điều
41
kiện tại Việt Nam. Hệ thống đãi ngộ hiệu quả sẽ là chất kết dính giữa con người và
tổ chức, là cây gậy chỉ huy của ban lãnh đạo. Nhờ đó doanh nghiệp có sự ổn định về
nhân sự để đạt được mục tiêu đặt ra; người lao động tìm thấy niềm vui, hạnh phúc
và sự đam mê trong công việc, làm việc hết lòng vì tổ chức.
- Chế độ đãi ngộ của công ty:
+Để lôi kéo được nhiều ứng viên tiềm năng cùng với giữ chân những trụ cột quan
trọng, công ty đưa ra mức lương và phúc lợi hấp dẫn so với doanh nghiệp cùng
ngành. Ngoài ra còn có lương tăng ca, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, phụ cấp đi lại
ăn uống, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ tăng lương định kì, thưởng ngày lễ và tết
+ Tổ chức nhiều hoạt động tập thể, hoạt động thể thao để cải thiện tinh thần đoàn
kết và làm việc của nhân viên, xây dưng môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện
khuyến khích nhân viên sáng tạo đóng góp ý kiến của bản thân để liên tục cải thiện
và phát triển công ty.
+ Công ty luôn quan tâm đến các phương tiện, công cụ để có thể hỗ trợ nhân viên
làm việc tốt nhất, bao gồm: máy tính làm việc, các phần mềm hỗ trợ, các trang thiết
bị văn phòng phẩm,…
+ Cơ hội thăng tiến cũng là một trong những điểm mạnh của công ty. Nhân viên
được đánh giá và xét tuyển thăng chức hoàn toàn công bằng dựa trên năng lực và
hiệu suất làm việc thực tế chứ không thông qua những yếu tố bên ngoài
+Công ty thường xuyên có những buổi hội thảo, đào tạo giúp nhân viên nâng cao
năng lực, cải thiện khả năng để phù hợp và có thể đóng góp nhiều hơn với công việc
+ Ngoài còn có nhiều đãi ngộ cho nhân viên ở mức độ cao hơn, nhằm giữ chân nhân
tài, điển hình như: bảo hiểm bổ sung (nhằm gia tăng quyền lợi cho người tham gia
bảo hiểm), cung cấp phương tiện đi lại có giá trị (ô tô, xe máy,…tùy thuộc vào cấp
bậc của nhân viên), thẻ ưu đãi, thẻ thành viên dành cho các dịch vụ như mua sắm,
giải trí,…
42
Chương 3:
Nhận xét về công tác tổ chức nhân sự tại Công ty
1 Nhận xét chung
Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển, đến nay Phúc Nguyên đã thiết lập
được mối quan hệ vững chắc với các nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu trên thế
giới. Khách hàng của Phúc Nguyên là rất nhiều công ty sản xuất lớn trong nước và
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, công ty chúng tôi đã trở thành
một trong những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu cho sản xuất trang thiết bị
máy móc , ... tại Việt Nam.
Với nguồn hàng dồi dào và ổn định được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới:
Mỹ, Mexico, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc ...; cùng với đội ngũ nhân viên năng
động và nhiệt tình, hình thức mua bán, giao hàng linh hoạt, hỗ trợ tư vấn những
thắc mắc của Quý khách hàng mọi lúc mọi nơi, Phúc Nguyên đã đạt được sự tin
tưởng và ủng hộ của các nhà cung ứng cũng như khách hàng trong và ngoài nước.
2Nhận xét về bộ phận nhân sự
Con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động. Đối với một doanh
nghiệp thì vấn đề con người là hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đối với
sự thành bại, nhất là trong thời hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Vì
vậy, công ty luôn đánh giá cao vai trò của con người và nhìn nhận đây chính là yếu
tố cốt lõi để làm nên sự thành công của công ty
Về vấn đề này, Phúc Nguyên đã có những chiến lược xây dựng, đào tạo và quản
lý nhân sự một cách bài bản và khoa học, tạo thành một thể thống nhất. Cho đến
nay, Phúc Nguyên được coi là nơi có nguồn nhân lực tương đối dồi dào và hoàn
hảo, trong đó đội
ngũ có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao.
Bên cạnh đó, Công ty luôn mời gọi và tìm kiếm nguồn nhân lực tiềm năng từ các
trường đại học trong nước. Ngoài ra, Phúc nguyên còn nhiều chế độ đãi ngộ như:
Tạo môi trường làm việc tốt nhất, biết lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm, khuyến
khích và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc giải quyết thỏa đáng chế
độ,chính sách cho người lao động, cam kết được đào tạo phát triển thành nguồn
nhân lực chủ chốt.
Vì vậy bộ phận nhân sự được sự đào tạo chuyên nghiệp của công ty nên hiệu quả
làm việc cao, cùng với sự nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ của Trưởng phòng,
từng nhân viên và luôn hoàn thành tốt thậm chí hoàn thành xuất sắc công việc
43
Kết Luận
Nền kinh tế thị trường đã tạo ra cho công ty rất nhiều cơ hội song cũng có
những thách thức không nhỏ. Công ty phải biết tận dụng những cơ hội này
dựa trên những điểm mạnh của mình để có được những thành công lớn
trên thị trường. Chúng ta có thể nhận thấy hệ thống kênh phân phối của
công ty trong hiện tại có nhiều ưu điểm song cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế
vì vậy vấn đề hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty trong giai
đoạn hiện nay là rất và cấp thiết.
Công việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty là rất khó khăn,
lâu dài và tốn nhiều chi phí không chỉ cần có sự nỗ lực của tất cả các thành
viên trong công ty mà còn có sự giúp đỡ và cuộc của nhà nước và các
thành viên trong kênh. Vì vậy công ty phải có những kế hoạch và chuẩn bị
cho tốt để thực hiện tốt công tác này góp phần làm công ty ngày một lớn
mạnh… Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng
Phúc Nguyên giúp em có cái nhìn bao quát về cách thức vận hành kênh
phân phối của những công ty chuyên phân phối sản phẩm nói chung và
của ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng Phúc Nguyên nói riêng.
Do thời gian tìm hiểu nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn, bài báo
cáo chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và nhầm lẫn đáng tiếc.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo trong khoa
kinh tế quản lý để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn nữa.

Más contenido relacionado

Similar a do chi thanh d14qtdn 23.docx

he-thong-tai-khoan-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep_(1)_(4).doc
he-thong-tai-khoan-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep_(1)_(4).doche-thong-tai-khoan-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep_(1)_(4).doc
he-thong-tai-khoan-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep_(1)_(4).docSamNguyn21
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.docBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.docsividocz
 
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Thương Mại Phước Lộc.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Thương Mại Phước Lộc.docxKế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Thương Mại Phước Lộc.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Thương Mại Phước Lộc.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đào tạo nghiệp vụ Tư vấn giám sát tại Thái Nguyên, Thái Bình
Đào tạo nghiệp vụ Tư vấn giám sát tại Thái Nguyên, Thái Bình Đào tạo nghiệp vụ Tư vấn giám sát tại Thái Nguyên, Thái Bình
Đào tạo nghiệp vụ Tư vấn giám sát tại Thái Nguyên, Thái Bình khanhvienquocte
 
Hồ sơ năng lực công ty 4D - Profile 4D tech co.
Hồ sơ năng lực công ty 4D - Profile 4D tech co.Hồ sơ năng lực công ty 4D - Profile 4D tech co.
Hồ sơ năng lực công ty 4D - Profile 4D tech co.emerson elevator 4dtech
 
Tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sựTuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sựGiang Vu
 
Lập dự án nhà máy sản xuất ngói xi măng màu
Lập dự án nhà máy sản xuất ngói xi măng màuLập dự án nhà máy sản xuất ngói xi măng màu
Lập dự án nhà máy sản xuất ngói xi măng màuweixingcompany
 
CV_Truong Dang Dung_basic_EN
CV_Truong Dang Dung_basic_ENCV_Truong Dang Dung_basic_EN
CV_Truong Dang Dung_basic_ENDung Truong Dang
 
Quy trinh qlda
Quy trinh qldaQuy trinh qlda
Quy trinh qldaĐinh Minh
 

Similar a do chi thanh d14qtdn 23.docx (20)

Giám sát hành trình
Giám sát hành trìnhGiám sát hành trình
Giám sát hành trình
 
QT014.doc
QT014.docQT014.doc
QT014.doc
 
HSNL newlight 2022.pdf
HSNL newlight 2022.pdfHSNL newlight 2022.pdf
HSNL newlight 2022.pdf
 
he-thong-tai-khoan-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep_(1)_(4).doc
he-thong-tai-khoan-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep_(1)_(4).doche-thong-tai-khoan-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep_(1)_(4).doc
he-thong-tai-khoan-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep_(1)_(4).doc
 
Dieu le-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien
Dieu le-cong-ty-tnhh-1-thanh-vienDieu le-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien
Dieu le-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.docBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Tổ Chức Quản Lý Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Tổ Chức Quản Lý Sản Xuất Kinh Doanh Của Công TyBáo Cáo Thực Tập Tổ Chức Quản Lý Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Tổ Chức Quản Lý Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
 
VTE Profile 2013
VTE Profile 2013VTE Profile 2013
VTE Profile 2013
 
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Thương Mại Phước Lộc.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Thương Mại Phước Lộc.docxKế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Thương Mại Phước Lộc.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Thương Mại Phước Lộc.docx
 
Đào tạo nghiệp vụ Tư vấn giám sát tại Thái Nguyên, Thái Bình
Đào tạo nghiệp vụ Tư vấn giám sát tại Thái Nguyên, Thái Bình Đào tạo nghiệp vụ Tư vấn giám sát tại Thái Nguyên, Thái Bình
Đào tạo nghiệp vụ Tư vấn giám sát tại Thái Nguyên, Thái Bình
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Thiết Bị Công Nghệ.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Thiết Bị Công Nghệ.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Thiết Bị Công Nghệ.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Thiết Bị Công Nghệ.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Tổ Chức Và Hạch Toán Kế Toán Tại Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Tổ Chức Và Hạch Toán Kế Toán Tại Công TyBáo Cáo Thực Tập Thực Trạng Tổ Chức Và Hạch Toán Kế Toán Tại Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Tổ Chức Và Hạch Toán Kế Toán Tại Công Ty
 
Hồ sơ năng lực công ty 4D - Profile 4D tech co.
Hồ sơ năng lực công ty 4D - Profile 4D tech co.Hồ sơ năng lực công ty 4D - Profile 4D tech co.
Hồ sơ năng lực công ty 4D - Profile 4D tech co.
 
Tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sựTuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sự
 
Lập dự án nhà máy sản xuất ngói xi măng màu
Lập dự án nhà máy sản xuất ngói xi măng màuLập dự án nhà máy sản xuất ngói xi măng màu
Lập dự án nhà máy sản xuất ngói xi măng màu
 
CV_Truong Dang Dung_basic_EN
CV_Truong Dang Dung_basic_ENCV_Truong Dang Dung_basic_EN
CV_Truong Dang Dung_basic_EN
 
Quy trinh qlda
Quy trinh qldaQuy trinh qlda
Quy trinh qlda
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Sản Xuất
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Sản XuấtKế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Sản Xuất
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Sản Xuất
 
L0905 d2g jfbl0ljjeoh_020002
L0905 d2g jfbl0ljjeoh_020002L0905 d2g jfbl0ljjeoh_020002
L0905 d2g jfbl0ljjeoh_020002
 
Đề tài: Tính toán hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HOT
Đề tài: Tính toán hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HOTĐề tài: Tính toán hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HOT
Đề tài: Tính toán hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HOT
 

do chi thanh d14qtdn 23.docx

  • 1. 1 Chương 1 : Tổng quan về đơn vị thực tập 1.1Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Giới thiệu tổng quan CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG PHÚC NGUYÊN Tên quốc tế : PHUC NGUYEN ENERGY TECHNOLOGY COMPANY LIMITED Tên viết tắt : PHUC NGUYEN ENCO ., LTD Mã số thuế: 0109159239 Địa chỉ: Số 62, phố Lương Yên, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Người đại diện: NGUYỄN ĐỨC KHOA Điện thoại: 0913017511 Ngày hoạt động: 2020-04-16 Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng Loại hình DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) Vốn điều lệ: 3.000.000.000 vnđ 1.2Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.2.1- Ngành nghề kinh doanh Mã Ngành 1621 Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác 1622 Sản xuất đồ gỗ xây dựng 1623 Sản xuất bao bì bằng gỗ
  • 2. 2 1629 Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện 2392 Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét 2393 Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác 2394 Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao 2395 Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao 2592 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại 2651 Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển 2710 Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện 2733 Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại 2740 Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng 2750 Sản xuất đồ điện dân dụng 2790 Sản xuất thiết bị điện khác 3312 Sửa chữa máy móc, thiết bị 3313 Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học 3314 Sửa chữa thiết bị điện 3319 Sửa chữa thiết bị khác 3320 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp 4101 Xây dựng nhà để ở 4221 Xây dựng công trình điện Chi tiết: - Xây dựng mạng lưới đường dây truyền tải, phân phối điện và các công trình, cấu trúc có liên quan như: Đường dây, mạng lưới truyền tải điện với khoảng cách dài; Đường dây, mạng lưới truyền tải điện, đường cáp điện ngầm và các công trình phụ trợ ở thành phố; Trạm biến áp. - Xây dựng nhà máy điện; 4223 Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc 4229 Xây dựng công trình công ích khác 4299 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
  • 3. 3 4321 Lắp đặt hệ thống điện Chi tiết: - Hoạt động lắp đặt hệ thống điện cho công trình nhà và công trình kỹ thuật dân dụng: Dây dẫn và thiết bị điện; Đường dây thông tin liên lạc; Mạng máy tính và dây cáp truyền hình, bao gồm cả cáp quang học; Đĩa vệ tinh; Hệ thống chiếu sáng; Chuông báo cháy; Hệ thống báo động chống trộm; Tín hiệu điện và đèn trên đường phố; Đèn trên đường băng sân bay. - Hoạt động kết nối các thiết bị điện và đồ dùng gia đình. 4322 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí 4329 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác 4390 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác Chi tiết: Thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy ; 4610 Đại lý, môi giới, đấu giá Chi tiết: - Môi giới thương mại ; - Đại lý thương mại; 4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống 4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình Chi tiết: Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện; 4651 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm 4652 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông 4653 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp 4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện); Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi); Bán buôn máy móc, thiết bị y tế; Bán buôn người máy thuộc dây chuyền sản xuất tự động; Bán buôn các loại máy công cụ, dùng cho mọi loại vật liệu; Bán buôn máy móc, thiết bị khác chưa được phân vào nhóm nào, sử dụng cho sản xuất công nghiệp, thương mại, hàng hải và dịch vụ khác; Bán buôn máy công cụ điều khiển bằng máy vi tính; Bán buôn thiết bị và dụng cụ đo lường. 4663 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
  • 4. 4 Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến; Bán buôn xi măng; Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi; Bán buôn kính xây dựng; Bán buôn sơn, véc ni; Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh; Bán buôn đồ ngũ kim; Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. 4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy ; 4932 Vận tải hành khách đường bộ khác Chi tiết: Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng ; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô 4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ Chi tiết: Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; 5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (không bao gồm kinh doanh bất động sản ) 6619 Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu Chi tiết: Hoạt động tư vấn đầu tư 7020 Hoạt động tư vấn quản lý 7110 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan Chi tiết: - Thiết kế cơ - điện công trình; - Thiết kế cấp - thoát nước công trình; - Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình; - Tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp; - Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp ; - Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; 7120 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật 7490 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: - Dịch vụ chuyển giao công nghệ: Tư vấn chuyển giao công nghệ; Xúc tiến chuyển giao công nghệ. 7710 Cho thuê xe có động cơ 7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
  • 5. 5 Chi tiết: Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng 8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu Chi tiết: - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; - Ủy thác mua bán hàng hóa./. 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ - Xây dựng và sửa chữa các công trình hàng không và các công trình khác; - Lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công nghệ, thiết kế mạng các công trình thông tin, tin học thuộc ngành hàng không và các ngành khác; - Kinh doanh dịch vụ hàng không; Dịch vụ đào tạo chuyên ngành xây dựng và chuyên ngành hàng không; - Môi giới kinh doanh và kinh doanh bất động sản; - Sản xuất, gia công, mua bán hàng hoá trong các lĩnh vực: vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, nhựa, thiết bị điện, điện tử, máy tính, điện lạnh, thiết bị công nghệ, thiết bị viễn thông, ô tô và xe máy, hàng cơ khí, hàng may mặc, đồ gia dụng, trang thiết bị giáo dục, hoá mỹ phẩm, văn phòng phẩm; - Đại lý bán vé hàng không, hàng hải, đường sắt, đường bộ; - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; - Đại lý vận chuyển, giao nhận bằng đường hàng không; - Vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá bằng xe ô tô, dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; - Kinh doanh hàng miễn thuế tại các sân bay quốc tế của Việt nam; - Kinh doanh Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế; - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, đồ uống có cồn (rượu bia) và đồ uống không có cồn (nước quả, nước ngọt, nước khoáng, nước tinh khiết) (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar).(Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật). 1.3Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu
  • 6. 6 Giới thiệu quy trình công tác kiểm tra chất lượng sản phấm của công ty 1.3.1 Sơ đồ quy trình thực hiện 1.3.2 Trình bày quy trình 1.3.2.1. Trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh Những chức danh của tổ chức tư vấn có trách nhiệm về chất lượng thực hiện và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ công tác tư vấn bao gồm: - Giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền:
  • 7. 7 +Phê duyệt “Đề cương tổng quát” nhiệm vụ tư vấn. + Thông qua “Hồ sơ dự thảo”. + Duyệt cho phép xuất bản “Hồ sơ chính thức”. - Trưởng phòng dự án dưới sự hỗ trợ thẩm định và kiểm tra của các cố vấn kỹ thuật: + Thông qua “Đề cương chi tiết chuyên ngành”. + Tổ chức hoạt động kiểm tra tại văn phòng. - Chủ nhiệm dự án: + Lập “Đề cương tổng quát công tác tư vấn”. Xác lập yêu cầu nhiệm vụ nghiên cứu cho các tổ chức chuyên ngành. +Tổ chức thu thập dữ liệu “đầu vào”; cung cấp số liệu “đầu vào” cho các tổ chức chuyên ngành; cùng chủ nhiệm chuyên ngành phác thảo phương án chủ đạo thực hiện công tác tư vấn. + Theo dõi quá trình thực hiện, bổ sung hiệu chỉnh nhiệm vụ nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán của các tổ chức chuyên ngành cùng tham gia thực hiện; chủ trì hoạt động của hội đồng thực hiện. + Tập hợp kiểm tra hồ sơ, báo cáo từ các tổ chuyên ngành; Viết “Báo cáo chính” và “Báo cáo tóm tắt”. +Bảo vệ, giải trình sản phẩm trước giám đốc/Chủ nhiệm Dự án, khách hàng và cơ quan các cấp có liên quan. +Tập hợp hồ sơ, báo cáo trình Giám đốc/Chủ nhiệm dự án ký cho phép xuất bản; giao nộp sản phẩm, tài liệu cho lưu trữ, Tổ chức tư vấn và phòng dự án đề xuất hồ sơ, tài liệu cho khách + Chủ trì công tác giám sát bản quyền tác giả, bảo hành sản phẩm và bổ sung sản phẩm khi cần sửa đổi, hiệu chỉnh. + Viết tổng kết công tác tư vấn sau khi các công việc liên quan đến công tác tư vấn hoàn thành. - Chủ nhiệm chuyên ngành: + Lập “Đề cương chi tiết chuyên ngành”, xác định nhiệm vụ, nội dung công việc cần triển khai, tiến độ thực hiện của đối tượng tư vấn chuyên ngành.
  • 8. 8 + Thu thập và phân giao công việc cho các tư vấn viên tiến hành thu thập; thẩm tra và xử lý tài liệu phục vụ công tác tư vấn. Kết quả thẩm tra được ghi vào “Phiếu kiểm tra đối chiếu tại phòng Dự án”. + Phác thảo các phương án thực hiện chủ đạo; xác định các thông số chính; các bài toán chính; các Tiêu chuẩn, Hướng dẫn... phải áp dụng và tham khảo. Phân giao công việc cho các tư vấn viên thực hiện công tác tư vấn. + Trực tiếp tổ chức, điều động công việc của nhóm/tổ chuyên ngành thông qua các phiếu giao việc. + Tập hợp kiểm tra hồ sơ, tài liệu, báo cáo là sản phẩm của công tác tư vấn và ký vào chức danh chủ nhiệm chuyên ngành. + Viết “Báo cáo chuyên ngành”. Trực tiếp báo cáo/bảo vệ thống qua “Hồ sơ bản thảo”, “Hồ sơ chính thức” với Giám đốc hoặc chủ nhiệm chuyên ngành, với khách hàng, với các cơ quan khác khi được Chủ nhiệm Dự án ủy nhiệm. + Giao nộp sản phẩm cho Chủ nhiệm chuyên ngành. - Nhóm dự án: + Bao gồm tất cả những thành viên cùng làm việc trong 1 dự án: Chủ nhiệm dự án, chủ nhiệm chuyên ngành, các tư vấn viên, thiết kế viên hay cán bộ kỹ thuật Dự án. + Các thành viên trong nhóm thực hiện các phần việc do Chủ nhiệm dự án phân công: Thu thập - Tư vấn, liên hệ, theo dõi, giám sát, đánh giá... theo đúng yêu cầu kỹ thật đã được xác định trong tiêu chuẩn hướng dẫn quy định của Tổ chức tư vấn Ngành, Nhà nước liên quan đến công việc. Tự kiểm tra sản phẩm trước khi ký vào chức danh quy định trong hổ sơ, báo cáo tư vấn. - Nhóm chuyên ngành: + Bao gốm một số thành viên thuộc nhóm dư án cùng tham gia công việc chuyên ngành của một dự án, bao gồm: Một số tư vấn viên và chủ nhiện chuyên ngành. - Kiểm tra viên phòng dự án: + Là người được Cố vấn kỹ thuật/chuyên gia phân công thực hiện kiểm tra các sản phẩm sau khi các tư vấn viên hoàn thành để đảm bảo sản phẩm đượ thực hiện đúng quy trình, không có lỗi trong quá trình thực hiện. Kết quả kiểm tra được ghi vào "Phiếu kiểm tra đối chiếu tại phòng Dự án" + Ký xác nhận vào sản phẩm tư vấn đạt chất lượng sau khi kiểm tra đối chiếu.
  • 9. 9 - Giám định chất lượng tổ chức tư ván/giám định chất lượng của phòng dự án: + Giám định sản phẩm tir vấn tnrc khi trình lên cấp qnản lý tnc tiếp thông qua. + Ghi ý kiến giám định vào phiếu "giám định kỹ thuật" và ký vào sản phẩm đẻ chứng tỏ rằng sản phảm đã được giám định. + Giám định chất lượng tổ chức tư vấn/Giám định chất lượng phòng dự án phải thường xuyên trao đổi, phối hợp trong suốt quá trình sản xuất hổ sơ, báo cáo để hố sơ, báo cáo đat chất lương tốt à tiết kièm thời gian thưc hiên. - Hội đồng thực hiện công tác tư vấm: + Hội đổng góm các thành vièn là chủ nhiệm chuyên ngành, chủ nhiệm dự án đó điều hành hoạt động. Tùy thuộc nội dung kỳ họp nếu xét thấy cấn thiết chủ nhiệm dự án có thể yèu câu đại diện Vân phòng Tư vấn, Phòng dự án cùng tham gia. + Là tổ chức tư vấn cho chủ nhiệm dự án trong việc lập "Để cương tổng quát" và thực hiện các công việc liên quan đến Dự án tu vấn nhầm tạo ra khànăng phối hợp nhịp nhàng, thống nhất, tháo gỡ vướng mắc trong suốt quá trình thực hiện công tác tư vấn, xây dựng và bảo hành sản phẩm tư vấn. . 1.3.2.2 Kế hoạch và biện pháp thực hiện - Huy động nguổn lực cho Dự án/hợp đổng Từ những yêu cấu của khách hàng, các cuộc thảo luận bao gồm các thành viên dự án, Cố vấn kỹ thuật, Truởng phòng Dự án và chủ nhiệm Dự án được tiến hành nhầm: . + Phác thảo những biện pháp để thực hiện hợp đổng. + Liệt kê các hoạt động, các mốc thời gian chính cấn thiết để đạt được những mục tiều của hợp đồng. + Lựa chọn các nguốn lực chính, cấn thiết, tốt nhất cho hợp đống và nêu rõ sản phẩm cu thể. + Mô tả các trang thiết bị, phương tiện chính cẩn thiết để các tư vấn viên sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đông.
  • 10. 10 + Văn bản hội nghị sẽ là cơ sở để giám đốc quyết định thành lập nhóm dự án, hội đóng tư vấn, lựa chọn Cố vấn kỹ thuật cho Dự án. - Thu thập số liệu "đẩu vào" +Chủ nhiệm Dự ấn thu thập tài liệu từ các nguổn làm cơ sở "đầu vào" cho việc hình thành khung pháp lý và nội dung của Dự án/công tác tư vấn (dân sinh kinh tế, kế hoạch phát triển, nhiệm vụ, quy mô Dự án, phạm vi khối lượng công việc tư vấn..); +Chủ nhiệm Dự án lập "Danh sách kiễm soát tài liệu do khách hàng cung cấp"; +Chủ nhiệm chuyên ngành phân công cho các tư vấn viên thu thập (hoặc trực tiếp thu thập), xử lý tàiliệu do tự vấn viên thu thập được và trưc tiếp nhận các tài liệu liên quan được cấp từ chủ nhiệm Dự án hoặc các bộ phận chuyên ngành phối hợp khác để làm cho việc thực hiện, xây dựng sản phẩm chuyên ngành. - Kiểm tra "Dū liệu đầu vào": Các tài liệu thu thập cẩn nêu rõ nguồn, có chữ ký của người thu thập. Kiểm tra viên, chủ nhiệm Dự án, chủ nhiệm chuyên ngành kiểm tra và xác nhận đảm bảo chất lượng vào “Phiếu kiểm tra đối chiếu tại phòng Dự án” theo mẫu quy định. - Lập “Để cương tổng quát”: + Chủ nhiệm Dự án lập “Đề cương tổng quát”. - Phê duyệt “Đề cương tổng quát”: +Giám định phòng/Giám định công ty (khi được phân cấp) giám định. +Cố vấn kỹ thuật/chuyên gia phê duyệt “Đề cương tổng quát” trình giám đốc quyết định. - Lập “Đề cương chi tiết chuyên ngành” của tổ tư vấn chuyên ngành: Chủ nhiệm chuyên ngành căn cứ “Để cương tổng quát”, quyết định giao việc của Dự án. Phương án chủ đạo thực hiện công tác tư vấn từ chủ nhiệm Dự án, để lập “Để cương chi tiết chuyên ngành”; Kế hoạch này cần được cụ thể hóa nhiệm vụ, mục tiêu hoàn thành sản phẩm tư vấn, giải pháp, tiến độ, các điều kiện cần thiết khác (nhân lực, vật tư, thiết bị,..), yêu cầu phối hợp từ các tổ chức chuyên ngành khác để thực hiện. Lấy xác nhận của chủ nhiệm Dự án. - Thông qua “Đề cương chi tiết chuyên ngành”:
  • 11. 11 +Cố vấn kỹ thuật/chuyên gia thông qua “Để cương chi tiết chuyên ngành". - Thực hiện công tác tư vấn: +Hình thành phương án cụ thể-các vấn đề chính; +Chủ nhiệm Dự án phối hợp cùng nhóm chuyên ngành đề xuất: • Các phương án cụ thể kèm theo các thông số, chỉ tiêu chính; • Các vấn đề chính và các trường hợp cụ thể cần giải quyết; • Chỉ định các quy định, quy chuẩn, TCVN, TCN, và các hướng dẫn khác cần áp dụng; • Dự kiến số lượng, khối lượng báo cáo, phụ lục, hồ sơ tài liệu (sản phẩm tư vấn). + Thực hiện việc giải quyết các vấn đề đặt ra chính: Tư vấn viên thực hiện phân tích, tính toán, vẽ, lập phụ lục, thuyết minh, báo cáo phần việc được giao. Trước khi giao nộp hồ sơ, tư vấn viên phải tự kiểm tra kỹ để hạn chế đến mức thấp nhất nhất lỗi kỹ thuật, tính toán. Kiểm tra giám định công tác tur van. + Kiểm tra viên làm công việc kiểm tra, đối chiếu phải không nằm trong nhóm Dự án. Chủ nhiệm Dự án/chủ nhiệm chuyên ngành thẩm tra Dự án trước khi chuyển hồ sơ lên bộ phận giám định của tổ chức tư vấn hoặc phòng Dự án. Ý kiến kiểm tra được ghi vào “Phiếu kiểm tra đối chiếu” tại phòng Dự án. - Bộ phận giám định chất lượng của tổ chức tư vấn/phòng Dự án phải giám định kết quả công tác tư vấn trước khi tiến hành báo cáo “Hồ sơ dự thảo” với cố vấn kỹ thuật/chuyên gia thông qua. Ý kiến giám định phải được ghi trong “Phiếu giám định kỹ thuật”. + Người kiểm tra, giám định phải xác định rõ ràng bằng kí hiệu vào những phần không phù hợp trong hồ sơ, sản phẩm kèm theo ý kiến của mình vào “Phiếu kiểm tra đối chiếu” tại phòng Dự án hoặc “Phiếu giám định kỹ thuật” và chuyển lại cho chủ nhiệm chuyên ngành/chủ nhiệm Dự án để xem xét, sửa chữa, hoàn thiện. Trường hợp không đạt được sự thống nhất, người giám định ghi ý kiến bảo lưu của mình vào phiếu. + Sản phẩm tư vấn sau khi sửa chữa phải được kiểm tra, giám định lại và ghi kết quả vào phiếu mới. Công tác kiểm tra, giám định được xem là hoàn thiện khi người kiểm tra, giám định kí vào “Hồ sơ dự thảo”. Trường hợp có tranh chấp thì giám đốc/ cố vấn kỹ thuật/chuyên gia là người có quyết định cuối cùng.
  • 12. 12 -. Lập “Hồ sơ chính thức: Chủ nhiệm Dự án chỉ đạo các chủ nhiệm chuyên ngành lập “Hổ sơ chỉ tiết", có chữ kí đầy đủ của các chức danh liên quan đến Dự án. “Hồ sơ chính thức” phải đúng với nội dung của hồ sơ dự thảo đã được thông qua. - Phê duyệt “Hồ sơ chính thức”: Giám đốc/cố vấn kỹ thuật/chuyên gia ký phê duyệt vào "Hổ sở chính thức”. - Giao nộp “Hồ sơ chính thức": Chủ nhiệm Dự án phải tập hợp phân loại hồ sơ công trình và giao nộp lưu trữ tổ chức tư vấn theo thành phần tài liệu quy định. Chủ nhiệm Dự án phải trực tiếp nộp hồ sơ, tài liệu là kết quả của công tác tư vấn cho phòng Dự án sau khi hoàn tất thủ tục giao nộp lưu trữ. - Giám sát tác giả, bảo hành sản phẩm: Trong thời gian thực hiện các công việc liên quan đến sản phẩm công tác tư vấn và thời gian bảo hành sản phẩm chủ nhiệm Dự án có trách nhiệm: + Cử cán bộ làm công tác giám sát tác giả, tổ chức khắc phục những nội dung không khớp với sản phẩm tư vấn bằng việc sử lý tại chỗ hoặc có sản phẩm thay thế; + Tham gia thực hiện các trách nhiệm trong công tác liên quan tới sản phẩm tư vấn theo từng giai đoạn; + Hoàn thiện lý lịch sản phẩm tư vấn và quy trình vận hành-Khai thác - Bảo trì sản phẩm; + Lập hồ sơ theo dõi việc thực hiện công tác liên quan tới sản phẩm tư vấn và hồ sơ theo dõi sản phẩm tư vấn theo thời gian bảo hành và lưu trữ tổ chức - Lưu trữ: Hồ sơ chính thức phải được lưu trữ. Thời ghian lưu trữ hồ sơ do giám đốc tổ chức tư vấn quyết định. Định kỳ 5 năm một lần. Phòng maketing, kế hoạch sản xuất, hỗ trợ trực tuyến để xuất danh mục các hồ sơ có thể loại bỏ để giám đốc tổ chức xem xét; Chủ nhiệm Dự án quản lý một bộ hồ sơ chính thức lưu vào tập hổ sơ chất lượng là được hủy sau khi kết thúc thời gian bảo hành sản phẩm.
  • 13. 13 Chương 2: Thực trạng công tác quản trị tại doanh nghiệp 2.1- Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp 2.1.1 Công tác tiêu thụ sản phẩm a) Tình hình tiêu thụ sản phẩm gần đây Công Ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng Phúc Nguyên là công ty chuyên cung cấp những dịch vụ về công trình xây dựng, đây là lĩnh vực chính của công ty . Theo báo cáo có được từ công ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng Phúc Nguyên thì doanh thu năm 2020 của công ty đạt được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ là 2.041.409.952. Một vài giao dịch đáng chú ý của công ty trong năm có thể kể đến : - Thiết kế cải tạo trường THCS Nguyễn Bình Khiêm Cầu Giấy : 105.000.000đ - Thiết kế bản vẽ thi công nhà nghỉ chuyên gia – khu CM Tiên Lãng : 156.000.000đ - Thẩm tra thiết kế , dự toán công trình cải tạo mở rộng nhà máy chế biến tinh bột sắn ELMACO Ninh Bình :125.000.000 Tuy vậy theo báo cáo năm 2021, lợi nhuận của công ty chỉ đạt doanh thu thuần là 1.636.180.544, kém hơn so với năm ngoái gần 400.000.000đ mặc dù công ty đã có nhiều hợp đồng có giá trị cao hơn so với năm trước tiêu biểu là - Báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình Nắn dòng sông thiếp đoạn chảy qua công viên Kim Quy :670.000.000đ - Báo cáo kinh tế Kĩ thuật trạm bơm tưới hoàn trả kênh T4 cắt qua công viên Kim Quy : 180.000.000 Lý giải cho vấn đề trên giá trị mỗi hợp đồng tăng nhưng giá doanh thu lại không tương xứng thậm chí còn thấp hơn so với năm trước : + Quản lí tài chính chưa tốt : Quản lý tài chính là một hoạt động rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào. Đây là một quá trình được lập kế hoạch, kiểm soát, tổ chức và giám sát các nguồn tài chính nhằm để mang lại các mục tiêu chung cho tổ chức. +Kỹ năng này được xem là một thực tiễn lý tưởng để kiểm soát các hoạt động tài chính của một doanh nghiệp như: Sử dụng ngân quỹ, mua sắm, kế toán, đánh giá rủi ro, thanh toán và những thứ khác liên quan đến tiền.
  • 14. 14 b) Công tác nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản Trị. Đó chính là quá trình nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác động của thị trường mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định kinh doanh, phải điều chỉnh các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường và tìm cách ảnh hưởng tới chúng. Cũng có thể hiểu đơn giản nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, lưu giữ và phân tích thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường một cách có hệ thống. Nghiên cứu về sự thay đổi của ngành xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng để hiểu được thị trường. Việc nghiên cứu này bao gồm việc phân tích kích thước thị trường hiện tại, dự báo tương lai của ngành và các ảnh hưởng đến thị trường như các quy định pháp luật và chính sách của chính phủ. Để phân tích kích thước thị trường hiện tại, doanh nghiệp đã tìm hiểu về số lượng các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành, doanh thu và lợi nhuận của các công ty, tỷ lệ tăng trưởng của ngành, và những xu hướng mới có thể sẽ xuất hiện trong ngành trong ngành. Dự báo tương lai của ngành cũng là một yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định kinh doanh. Những nhà quản trị trong công ty cũng cần cần phân tích các xu hướng tiêu dùng, các công nghệ mới và các quy định pháp luật mới để đưa ra dự báo tương lai của ngành. Nghiên cứu các ảnh hưởng đến thị trường như các quy định pháp luật và chính sách của chính phủ cũng là một yếu tố quan trọng. Các quy định pháp luật về xây dựng và các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến cách các doanh nghiệp môi trường hoạt động và có thể thay đổi kích thước và tính cạnh tranh của thị trường. 2.1.2 Công tác quản lý nhân lực - Cơ cấu nhân viên TT Họ Tên Trình độ - chuyên môn Chức vụ 1 Nguyễn Đức Khoa Kỹ sư xây dựng Giám đốc
  • 15. 15 2 Nguyễn Tuấn Long Kiến trúc sư Phó Giám đốc 3 Nguyễn Hữu Tuấn Kỹ sư đô thị Phó giám đốc 4 Phạm Gia Lượng Thạc sĩ - KTS quy hoạch Chủ nghiệm dự án TT Họ tên Trình độ- chuyên môn Chức vụ, nghiệp vụ Kế Toán 1 Trịnh Thị Hương Cử nhân kinh tế Trưởng P. Kế toán 2 Lê Thị Cúc Cử nhân kinh tế Kế toán viên 3 Trần Thu Hương Cử nhân kinh tế Kế toán viên P. Kế hoạch 4 Ngô Quyền Anh Kỹ sư giao thông Trưởng P. kế hoạch 5 Tạ Minh Thắng Kỹ sư xây dựng Phó P. Kế hoạch 6 Hoàng Thị Hương Cử nhân kinh tế Nhân viên BỘ PHẬN SẢN XUẤT 7 Nguyễn Thế Kiên Thạc sĩ . Kiến trúc sư Chủ trì kiến trúc, quy hoạch 8 Nguyễn Huy Toàn Kiến trúc sư Nhân viên 9 Đỗ Anh Tân Kiến trúc sư Nhân viên 10 Lê Kim Chi Kiến trúc sư Nhân viên
  • 16. 16 11 Nguyễn Ngọc Quang Kiến trúc sư Nhân viên 12 Đặng Thanh Giang Thạc sĩ. Kỹ sư đô thị Chủ trì hạ tầng 13 Dương Thị Hương Kỹ sư đô thị Nhân viên 14 Đỗ Đức Hữu Kỹ sư đô thị Nhân viên 15 Kim Ngọc Minh Kỹ sư đô thị Nhân viên 16 Nguyễn Văn Lâm Kỹ sư đô thị Nhân viên 17 Hoàng Mạnh Linh Kỹ sư đô thị Nhân viên 18 Võ Thanh Hà KS. Điện Chủ trì cơ điện 19 Nguyễn Văn Cảnh KS. Điện Nhân viên 20 Đỗ Duy Thế Kỹ sư điện Nhân viên 21 Trần Văn Bình Kỹ sư cấp thoát nước Nhân viên 22 Bùi Xuân Khuê Kỹ sư xây dựng Nhân viên 23 Nguyễn Văn Chung Kỹ sư xây dựng Chủ trì cơ điện 24 Đỗ Anh Tuấn Kỹ sư xây dựng Nhân viên 25 Phan Tuấn Đạt Kỹ sư xây dựng Nhân viên 26 Mạc Triệu Nguyên Kỹ sư xây dựng Nhân viê 27 Hà Thọ Thiện Kỹ sư xây dựng Chủ trì kết cấu 28 Vũ Hoàng Việt Kỹ sư xây dựng Nhân viên
  • 17. 17 29 Nguyễn Thanh Hải Kỹ sư xây dựng Nhân viên 30 Đinh Ngọc Hới Kỹ sư xây dựng Nhân viên 31 Phan Công Chỉnh Kỹ sư xây dựng Nhân viên 32 Nguyễn Nguyên Lam Kỹ sư địa chất công trình Nhân viên 33 Lê Thị Kiều Hưng CĐ xây dựng cầu đường Chủ trì Khảo sát địa chất 34 Nguyễn Thị Kim Hạnh Kỹ sư xây dựng Nhân viên 35 Phạm Thị Hiền Kỹ sư xây dựng Nhân viên 36 Nguyễn Hữu Vinh Kỹ sư xây dựng Nhân viên 37 Đồng Quốc Tuấn Kỹ sư xây dựng Chủ trì tiên lượng 38 Lê Thị Kiều Hưng Kỹ sư xây dưng Nhân viên 39 Nguyễn Thị Kim Hạnh Kỹ sư kinh tế Nhân viên 41 Nguyễn Hữu Vinh Kỹ sư Thuỷ Lợi Chủ trì ct thuỷ lợi 42 Đồng Quốc Tuấn Kỹ sư Thuỷ Lợi Nhân viên STT Họ và tên Chức vụ Cổ phần Ghi chú 1 Nguyễn Đức Khoa Giám đốc 120.000 2 Nguyễn Tuấn Long Phó giám đốc 90.000
  • 18. 18 3 2.1.3 Công tác quản lý vật tư, tài sản cố định - Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp - Công tác sử dụng, dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu: Nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu - Công tác sử dụng tài sản cố định (Thời gian làm việc làm thực tế, công suất làm việc thực tế của các tài sản cố định) stt Trang thiết bị Đơn vị Nguồn lực công ty Thiết bị văn phòng 1 Máy tính Bộ 20 2 Máy chiếu laze A4 Bộ 03 3 Máy chiếu laze A3 Bộ 01 4 Máy in màu A0 Bộ 02 5 Máy tính xách tay Bộ 10 6 Scanner Bộ 01 7 Camera Bộ 02 8 Máy chiếu Bộ 01 Phương tiện đi lại 1 Oto 4 chỗ Chiếc 02 2 Oto 7 chỗ Chiếc 01 Bảng kê các phần mềm
  • 19. 19 STT Tên phần mềm Tính năng Nguồn gốc Autocad, revit Vẽ kỹ thuật Auto desk 3DS Max Vẽ 3D, phối cảnh Autodesk SAP2000 Tính toán kết cấu CIS-USD ETAB Tính toán kết cấu CIS-USD RDW Phần mềm bổ sung TCVN vào phần mềm SAP.ETAB,STAAD Công ty tin học XD-CIC stCAD Vẽ kết cấu Công ty tin học XD-CIC G8 Lập dự toán VN 2.1.4 Phân tích chi phí và giá thành Loại chi phí Năm 2020 Năm 2021 Giá vốn hàng bán 1.530.890.187 1.300.243.637 Chi phí quản lý kinh doanh 438.586.627 362.849.894 Chi phí khác 1.900.000 0 Chi phí thuế TNDN 0 2.465.518 Chi phí tài chính 0 51.762.954 Tổng Dựa theo báo cáo tài chính có được từ công ty có thể thấy chi phí đã có chiều hướng đi xuống 2.1.5 Quản trị tài chính của doanh nghiệp - Phân tích khái quát bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • 20. 20 bảng chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2020 2021 2022 1 Bố trí cơ cấu vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản - TSCĐ/Tổng số tài sản % 6 10.9 11.28 -TSLĐ/Tổng số tài sản % 93.8 88.9 88.71 1.2 Bố trí cơ cấu vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 73.95 70.33 69.38 - Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn % 26.04 29.67 27.69 2 Khả năng thanh toán 2.1 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.35 1.42 1.44 2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.27 1.26 1.28 2.3 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.14 0.06 0.07 2.4 Khả năng thanh toán nợ dài hạn Lần - - - 3 Tỷ suất sinh lời 3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - TSLN trước thuế trên doanh thu % 2.9 4.13 2.67
  • 21. 21 - TSLN sau thuế trên doanh thu % 1.92 5.23 5.45 3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - TSLN trước thuế trên tổng tài sản % 0.17 1.72 1.84 - TSLN sau thuế trên tổng tài sản % 0.12 1.7 1.83 3.3 TSLN sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu % 0.48 5.74 6.61 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty) Từ bảng số liệu trên đây, ta có thể thấy, ngay từ khi tiến hành cổ phần hóa vào năm 2020, công ty đã có những đầu tư về tài sản cố định (mua sắm máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà kho nhằm mục đích cho thuê , đầu tư trang thiết bị để xây dưng phòng học cho thuê...) nhằm phục vụ yêu cầu công việc cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình. Nhờ đó mà tỉ lệ phần trăm của tài sản cố định trong cơ cấu tài sản của công ty tăng nhanh trong giai đoạn 2020 – 2022. Ngoài ra, tỉ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn trong giai đoạn này có xu hướng ngày càng giảm cũng cho thấy phần nào tình hình tài chính khá ổn định của công ty. Hiện tại, công ty chỉ có nợ ngắn hạn và không có nợ dài hạn. Về khả năng thanh toán,các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán của công ty là tương đối tốt. Cụ thể, các chỉ số khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1 và ổn định qua các năm trong giai đoạn 2019– 2020. Ngoài ra, hệ số về khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp, tuy nhiên, điều đó cho thấy công ty không giữ vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động nhanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, công ty cũng cần có biện pháp nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh của mình, không giữ ở mức quá thấp như hiện nay (chỉ số này nên vào khoảng từ 0,1 cho đến 0,5) Các chỉ số về tỷ suất sinh lời của công ty trong giai đoạn này cũng tương đối tốt và đều có xu hướng tăng qua các năm.
  • 22. 22 Từ đó, có thể thấy, tình hình tài chính của Công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng Việt Nam là ổn định, lành mạnh. Tuy nhiên, công ty cũng gặp phải một số khó khăn như: - Giá tư vấn hiện nay do Nhà nước quy định ở mức thấp. - Phần lớn các công trình đều ở xa, phải di chuyển nhiều (đặc biệt là bằng máy bay) khiến cho chi phí phát sinh là không nhỏ. - Ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, dẫn đến nhu cầu xây dựng cơ bản thấp. - …. Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Đơn vị tính: triệu đồng Từ đồ thị trên ta có thể thấy, trong giai đoạn 2020 – 2022, lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục gia tăng.. 2.2 Thực trạng hoạt động quản trị tại đơn vị thực tập 2.2.1. Cơ cấu lao động của Công ty Trong giai đoạn 2021 – 2022 thì tổng số lao động của Công ty giảm từ 50 lao động xuống còn 45 lao động, tức là giảm 5 nhân sự tương ứng với 10%. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 LNST
  • 23. 23 Sự suy giảm nhân sự trong giai đoạn này của Công ty nguyên nhân chính là do Công ty tiến hành tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý đồng thời tinh giảm biên chế lao động dôi dư của khối lao động trực tiếp để từ đó tiết kiệm chi phí vận hành. Để thấy rõ được tình hình nhân sự cũng như sự thay đổi nhân sự của Công ty ta xem xét cơ cấu lao động của Công ty theo những khía cạnh sau: a) Cơ cấu lao động theo chức năng (ĐVT: người,%) Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số lao động 50 100 45 100 5 10 Lao động gián tiếp 20 40 15 30 5 10 Lao động trực tiếp 30 60 30 70 0 0 (Nguồn: Phòng kế hoạch – nhân sự) Nhận xét: Số lao động năm 2022 giảm so với năm 2021 là 5 người nguyên nhân là do giảm lao động ở khối lao động trực tiếp. Trong thời gian này công ty tiến hành đánh giá, kiểm tra lại nhân sự từ đó sa thải một số lao động trực tiếp có năng lực và ý thức kém đồng thời một số lao động hết hạn hợp đồng . Thông qua số liệu trên cho thấy có sự chênh lệch rõ rệt giữa lao động gián tiếp và trực tiếp. Lao động trực tiếp là lực lượng chủ yếu trong công ty. Năm 2021 số lao động trực tiếp là 30 người tương ứng với 60% trong tổng số lao động. Mặc dù số lao động trực tiếp năm 2022 so với năm 2021 giảm 5 người tương ứng với tỷ lệ giảm là 10% nhưng tỷ trọng lao động trực tiếp năm 2022 trong tổng số lao động vẫn chiếm 70%.
  • 24. 24 Qua bảng phân tích lao động theo chức năng ta thấy cơ cấu lao động giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp khá phù hợp b) Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn (ĐVT: Người,%) Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số lao động 50 100 45 100 5 10 Đại học trên đại học 10 20 10 22,2 0 0 Cao đăng và trung cấp 10 20 10 22,2 0 0 Sơ cấp công nhân 20 40 15 33,3 5 7,7 Lao động khác 10 20 10 22,2 0 0 (Nguồn: Phòng kế hoạch – nhân sự) Nhận xét: Thông qua bảng phân tích về nhân sự của công ty ta thấy được tỷ lệ phân theo trình độ lao động sơ cấp, Công nhân kỹ thuật là cao nhất chiếm đến 33,3% ở năm 2022 sau đó là nhóm lao động có trình độ Đại học và trên đại học chiếm 20% năm 2022. Sự thay đổi của lao động theo trình độ lao động cụ thể như sau: ; số lao động có trình độ Sơ cấp, Công nhân kỹ thuật giảm 5 người tương ứng với 7,7% .Lao động ở nhóm này nghỉ là bị Công ty sa thải do năng lực và ý thức làm việc kém. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2022 không thay đổi so với năm 2021
  • 25. 25 Có thể nhận thấy rằng trình độ lao động của Công ty khá là tốt, có nhiều lao động có chất lượng cao, điều đó được thể hiện thông qua số lượng lao động có trình độ Đại học và trên đại học của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của Công ty. Điều này là một điều kiện tốt để giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. c) Cơ cấu lao động theo độ tuổi (ĐVT: người,%) Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch- Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số lao động 50 100 45 100 5 10 18-34 tuổi 18 36 18 40 0 0 35-50 tuổi 20 40 20 44,4 0 0 Trên 50 tuổi 12 24 7 15,5 5 9,5 (Nguồn: Phòng kế hoạch – nhân sự) Nhận xét: Qua bảng trên có thể thầy rằng lực lượng lao động chủ yếu của Công ty chủ yếu là tầm trung tuổi cụ thể là số lao động từ 35 – 50 tuổi của Công ty 2 năm 2022 và 2021 không thay đổi đều là 20 người, chiếm hơn 40% tổng số lao động của Công ty. Những lao động này có trình độ tay nghề và dày dặn kinh nghiệm, có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Do vậy họ là lực lượng chủ chốt trong Công ty.Còn số lao động trong độ tuổi 18-34 năm 2022 là 18 người chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số lao động của công ty. Lực lượng lao động ở độ tuổi này tuy năng động sáng tạo, nhạy bén trong công việc nhưng bề dày kinh
  • 26. 26 nghiệm của họ còn hạn chế do đó những lao động này bị công ty sa thải do năng lực và ý thức làm việc kém. Số lượng lao động trên 50 năm 2022 giảm 5 người so với năm 2015 tương đương với tỷ lệ là 9,4%. 2.2.2. Hoạch định nguồn nhân lực Công tác này giúp cho công ty có cái nhìn khái quát về vấn đề tinh giản nhân lực, định ra được phương hướng, kế hoạch nhân lực, tạo điều kiện cho công tác bố trí nhân lực diễn ra thường xuyên liên tục. Cũng thông qua công tác này công ty có sự chuẩn bị và biện pháp giải quyết trong các sự số về nhân lực sắp tới. Giúp cho ban lãnh đạo công ty nắm được tình hình biến động nhân lực trong giai đoạn tới từ đó có những biện pháp để khắc phục, tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển. Quy trình hoạch định nguồn nhân lực của Công ty: Bước 1: Dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực và khả năng cung ứng nguồn nhân lực của Công ty. Phòng kế hoạch – nhân sự tiến hành dự báo nhu cầu về nhân lực của Công ty trong năm sau bằng việc dựa trên các thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như những thông tin từ việc đánh giá số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động hiện có so với yêu cầu để có thể hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bước 2: Lập kế hoạch về nguồn nhân lực. Dựa trên những thông tin thu được từ bước trên, phòng kế hoạch - nhân sự tiến hành đưa ra các kế hoạch, quyết định liên quan đến việc tuyển dụng, sa thải hay đào tạo lao động để làm sao có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm sau. Sau khi đề ra các kế hoạch để đáp ứng những yêu cầu của tình hình sản xuất kinh doanh trong năm sau, phòng kế hoạch – nhân sự có trách nhiệm trình
  • 27. 27 lên Giám đốc Công ty để xem xét và phê duyệt. Bước 3: Thực hiện các kế hoạch đã được Giám đốc Công ty phê duyệt. Trên cơ sở những kế hoạch đã được Giám đốc Công ty quyết định phê duyệt để thực hiện, phòng kế hoạch – nhân sự kết hợp cùng các phòng ban và các đơn vị khác có liên quan tiến hành triển khai kế hoạch bằng các chương trình hành động cụ thể như tổ chức tuyển dụng thêm lao động, cử cán bộ đi học hay tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ tay nghề cũng như chuyên môn nghiệp vụ để làm sao có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của công việc trong tương lai. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện các biện pháp, chính sách đã được Giám đốc Công ty phê duyêt, phòng kế hoạch – nhân sự và các phòng ban, đơn vị có liên quan sẽ có trách nhiệm trong việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả mang lại từ việc thực hiện các biện pháp đó để từ đó thấy được những thiếu sót, hạn chế còn tồn tại để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Nhìn chung, công tác hoạch định nguồn nhân lực đã được Công ty quan tâm, chú trọng khi Công ty đã xây dựng được các bước cơ bản để thực hiện tiến trình này. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế còn tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới để công tác hoạch định nguồn nhân lực của Công ty mang lại hiệu quả cao hơn như việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực vẫn còn mang tính chủ quan, chưa được xây dựng theo định hướng chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai. 2.2.3 Phân tích công tác đào tạo và phát triển nhân lực Công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty đang được thực hiện như sau:
  • 28. 28 a) Các hình thức đào tạo Đào tạo dài hạn: Các khóa đào tạo dài hạn là những khóa đào tạo từ 1 năm trở lên. Công ty phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế với các loại hình đào tạo chủ yếu: Sau đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp. Đào tạo ngắn hạn: Các khóa đào tạo ngắn hạn là những khóa học dưới 1 năm. b) Trình tự tổ chức hoạt động đào tạo của Công ty Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo Công ty sẽ thông báo cho nhân viên về nội dung khóa học, sau đó thì phòng kế hoạch – nhân sự sẽ lên danh sách cán bộ công nhân viên được đề nghị cử đi học phù hợp với đối tượng, yêu cầu của khóa học. Bước 2: Lựa chọn đối tượng đào tạo Công tác lựa chọn đối tượng đào tạo và bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ được Công ty căn cứ vào tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng theo quy chế đào tạo tùy thuộc vào từng hình thức đào tạo cụ thể. Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo Tùy từng mục tiêu đào đạo, Công ty phối hợp với các cơ sở trong và ngoài ngành để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế. Bước 4: Dự tính chi phí đào tạo Hiện nay, kinh phí đào tạo được quy định rõ trong quy chế đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty, kinh phí dao động từ 1% - 3% quỹ tiền lương. Bước 5: Đánh giá chương trình và hiệu quả đào tạo Đối với đào tạo dài hạn và bồi dưỡng nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo: Việc đánh giá kết quả của chương trình đào tạo chủ yếu căn cứ vào chứng chỉ và
  • 29. 29 kết quả học tập của cán bộ công nhân viên sau khi học tập. Đối với đào tạo tại chỗ: Kiểm tra tập trung tại Công ty. Sau mỗi khóa học thì sẽ tiến hành kiểm tra, chấm bài và báo cáo kết quả lên Ban điều hành. d) Tình hình đào nguồn nhân lực của Công ty năm 2021 – 2022 Loại hình đào tạo Thời gian Số lượng (người) Bồi huấn nâng bậc 3 tháng 20 Chuyên đề chuyên sâu 2 tuần 12 Lớp nghiệp vụ 5 ngày 16 (Nguồn: Phòng kế hoạch – nhân sự) * Công tác trả công người lao động a) Thù lao vật chất Thù lao vật chất được thể hiện thông qua tiền lương, tiền thưởng và một số phụ cấp khác. - Tiền lương + Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Công thức tính lương theo thời gian của Công ty là: Tiền lương tháng = (Tiền lương chính + Phụ cấp, trợ cấp nếu có): 26 x số ngày làm việc thực tế. Trong đó: - Tiền lương chính được xác định thông qua thang bảng lương do doanh nghiệp xây dựng. Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP Công ty đã tiến hành xây dựng thang bảng lương mới tuân theo đúng quy định pháp quy để phục vụ cho công tác trả lương cho người lao động. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Tây Bắc thuộc ở khu vực III theo vị trí địa lý do đó căn cứ theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP thì mức lương
  • 30. 30 tối thiểu vùng của Công ty là 2.700.000 đồng. Để xây dựng được thang bảng lương thì căn cứ theo nhóm chức danh, vị trí công việc Công ty đã chia lao động thành 5 cấp cụ thể như sau: Cấp 1: Tạp vụ Cấp 2: Công nhân Cấp 3: Nhân viên văn phòng, trưởng nhóm Cấp 4: Phó giám đốc, Trưởng phòng Cấp 5: Giám đốc Các qui định trong Nghị định 49/2013/NĐ-CP: - Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Theo đó thì mức lương tối thiểu bậc 1 của Tạp vụ của Công ty không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng là 2.700.000 đồng. Hiện nay thì Công ty đang để mức lương tối thiểu bậc 1 của Tạp vụ bằng 1,2 lần lương tối thiểu vùng tức là 3.200.000 đồng. -Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Theo đó Công nhân là những lao động đã qua đào tạo của Công ty có mức lương tối thiểu lớn hơn 2.889.000 đồng (2.700.000 + 2.700.000 x 7%). Hiện nay trong bảng lương mới xây dựng Công ty để mức lương tối thiểu của Công nhân bằng 1,5 lần lương tối thiểu vùng, tức là 4.100.000 > 2.889.000. - Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Hiện nay thì Công ty lựa chọn mức chênh lệch giữa 2 bậc liền kề là 5% đối với Tạp vụ, Công nhân, Nhân viên văn phòng và Trưởng nhóm. Còn đối với Trường phòng, Phó giám đốc và Giám đốc thì mức chênh lệch này là 6%. Mức lương tối thiểu của từng cấptrong thang bảng lương được tính như sau: - Lương tạp vụ bằng 1,2 lần lương tối thiểu vùng:
  • 31. 31 2.700.000 x 1,2 = 3.200.000 đồng. - Lương công nhân bằng 1,5 lần lương tối thiểu vùng: 2.700.000 x 1,5 = 4.100.000 đồng. - Lương nhân viên văn phòng, trưởng nhóm bằng 2 lần lương tối thiểu vùng: 2.700.000 x 2 = 5.400.000 đồng. - Lương Phó giám đốc, Trưởng phòng bằng 2,5 lần mức lương tối thiểu vùng: 2.700.000 x 2 = 6.800.000 đồng - Lương Giám đốc bằng 3 lần mức lương tối thiểu vùng: 2.700.000 x 3 = 8.100.000 đồng. - Ngoài mức lương chính nhận được qua thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng lao động thì người lao động còn nhận được các khoản trợ cấp và phụ cấp như sau: Phụ cấp chức danh: các quản lý của Công ty bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh, Kế toán trưởng sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo các mức sau Tất cả người lao động chính thức ( ngoại trừ lao động thời vụ) ký hợp đồng lao động trên 3 tháng đều được hưởng các loại phụ cấp trên. Người lao động ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng (thời vụ, thử việc) sẽ được thỏa thuận các khoản phụ cấp cụ thể trong hợp đồng lao động. - Trợ cấp: tất cả lao động chính thức (ngoại trừ lao động thời vụ) ký hợp đồng làm việc 6 tháng trở lên sẽ được hưởng thêm khoản tiền hỗ trợ thuê nhà Các khoản phúc lợi khác: - Chế độ hiếu hỉ: Người lao động: 1.000.000/đồng/người/lần Vợ, chồng, bố mẹ, anh, chị em ruột: 500.000 đồng/người/lần - Hàng năm Công ty tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghỉ mát, thắng cảnh, du lịch tại điểm địa do ban lãnh đạo của Công ty lựa chọn.
  • 32. 32 +Nhìn vào bảng trên ta lấy ví dụ cụ thể là anh Nguyễn Hữu Vinh, nhân viên văn phòng thuộc bậc 4 của công ty có số ngày làm việc trong tháng 11 năm 2022 là 26 ngày sẽ được hưởng lương như sau: Lương thực lĩnh={( 6.300.000 + 550.000 + 200.000 + 150.000+1.000.000)/26}*24 = 7.570.000 đồng -Tiền lương chi trả thời gian tham gia các hoạt động thể thao(TDTT), văn hóa quần chúng(VHQC), công tác quốc phòng an ninh, huấn luyện tự vệ: nhân viên được cử đi tham gia các hoạt động TDTT, VHQC được chi trả tiền lương theo quy định của công ty; ngày công được thanh toán căn cứ số ngày thực tế tham gia công tác. - Tiền lương chi trả cho tham quan, du lịch: nhân viên được cử đi tham quan, nghỉ mát được thanh toán tiền lương thời gian theo hệ số lương cấp bậc cá nhận. - Tiền lương làm thêm giờ: Tiền lương làm thêm giờ được tính cụ thể như sau: - Làm thêm giờ vào ngày thường = Tiền lương thực trả theo giờ x 150% x Số giờ làm thêm - Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần = Tiền lương thực trả theo giờ x 200% x Số giờ làm thêm - Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết = Tiền lương thực trả theo giờ x 300% x Số giờ làm thêm - Tiền thưởng Để khuyến khích cho công nhân viên trong Công ty thì Công ty đã áp dụng biện pháp thưởng vận hành an toàn cho cán bộ nhân viên liên quan trực
  • 33. 33 tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và xét lương khuyến khích kinh doanh trong sản xuất điện. - Nguồn hình thành quỹ tiền thưởng an toàn và lương khuyến khích kinh doanh: - Nguồn tiền thưởng an toàn được trích từ tiền thưởng vận hành an toàn trong quyết toán các công trình sửa chữa lớn tự làm. - Nguồn tiền lương khuyến khích kinh doanh điện được trích từ quỹ tiền lương sản xuất kinh doanh điện của Công ty. - Các loại thưởng của Công ty: + Thưởng thâm niên Nhân viên làm việc tại Công ty trên 03 năm sẽ có mức thưởng được ban bố vào đợt chi trả lương tháng cuối cùng trong năm. + Thưởng Tết Âm lịch Công ty nếu kinh doanh có lãi sẽ trích lợi nhuận để thưởng tặng quà cho nhân viên, mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận của từng năm. + Thưởng ngày Quốc khánh, Tết Dương lịch, Ngày Chiến thắng, Quốc tế Lao động cũng như các ngày lễ lớn: Tiền thưởng từ 350.000 đồng đến 650.000 đồng. Mức thưởng cụ thể của từng nhân viên sẽ được ghi trong Quyết định của hội đồng thành viên Công ty tại thời điểm thưởng. + Thưởng thi đua: dành cho những cán bộ công nhân viên có thành tích xuất sắc hàng quý, hàng năm. Mức thưởng cụ thể sẽ dựa vào tình hình kinh doanh của quý đó hoặc năm đó để ban lãnh đạo đưa ra. b) Thù lao phi vật chất Trước đây các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ quan tâm đến công tác đãi ngộ tài chính. Nhưng trong điều kiện hiện nay, khi mà nhu cầu “ăn no áo ấm” của người lao động được đáp ứng về cơ bản thì hoạt động đãi ngộ phi tài chính đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Thực hiện tốt công tác đãi ngộ, nhân viên có được sự say mê trong công việc và thêm gắn bó với doanh nghiệp. - Về đảm bảo người lao động có một vị trí và vai trò nhất định trong doanh nghiệp.
  • 34. 34 Việc phân cấp cán bộ được thực hiện theo nguyên tắc mọi cấp cán bộ được xác định khi sắp xếp vị trí công việc hoặc được bổ nhiệm. Đối với các vị trí quản lý, cấp cán bộ còn phụ thuộc vào mức độ quan trọng hay quy mô đơn vị của cá nhân đó và việc này do lãnh đạo cấp trên quyết định. Ngoài ra, định kỳ hàng năm, lãnh đạo đơn vị các cấp sẽ rà soát lại cấp cán bộ của đơn vị cấp dưới để có thể bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm nhân sự. - Về đảm bảo công việc phù hợp với trình độ, sở trường của người lao động Người lao động trong Công ty làm việc phù hợp với trình độ chuyên môn, sở trường. Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên tại Công ty khá đồng đều. số người có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm tỉ trọng nhiều nhất và đây là lực lượng công nhân sản xuất của Công ty, số người có trình độ Đại học và trên Đại học cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Về thâm niên công tác có thể thấy cán bộ công nhân viên của Công ty có thâm niên khá cao. - Về cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp trong công việc của người lao động Người lao động luôn được đề cử vào vị trí cao hơn. Công ty quan tâm nhiều đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân sự. Ở Công ty, các chức danh đều được quy hoạch và đào tạo bài bản. Ngay đến cấp tổ trưởng cũng được xem xét quy hoạch và động viên kịp thời. Khi Công ty cho cấp tổ trưởng đi nghỉ mát thì khuyến khích các tổ phó đang đồng thay thế điều hành đảm bảo tiến độ công việc, đảm bảo năng suất và chất lượng công việc. Điều này cũng để cho từ cấp tổ trưởng cũng phải nỗ lực, nếu anh không cố gắng thì người khác cũng có thể thay thế điều hành. Bên cạnh đó, Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên, lao động tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, bồi huấn hàng năm. Đối với cán bộ quản lý bên cạnh việc thường xuyên được bồi huấn về chuyên môn nghiệp vụ còn được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế. Thông qua các chương trình đào tạo giúp nhân viên điều kiện học hỏi và trao dồi kỹ năng và tự vươn lên mới tạo năng suất cao hơn và giúp nhân viên tìm thấy niềm vui trong công việc. - Về đảm bảo công việc không nhàm chán, trùng lặp, gây ức chế
  • 35. 35 Trong Công ty, người lao động ở các vị trí khác nhau thì khác nhau. Khối công nhân của doanh nghiệp luôn thường xuyên phải lặp lại các công việc nhàm chán, còn khối cán bộ văn phòng thì luôn được đổi mới và làm giàu công việc của mình. - Về đảm bảo công việc không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động Vấn đề này được Công ty thực hiện khá tốt. Công ty có quy định rất rõ về chế độ làm việc hợp lý, vì vậy sức khỏe của người lao động được đảm bảo. 2.2.5 Phân tích công tác tuyển dụng nhân lực a) Nguồn tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng Hiện nay công ty đang áp dụng cả 2 nguồn tuyển dụng là nguồn bên ngoài và nguồn tuyển nội bộ. - Nguồn nội bộ bao gồm chủ yếu là từ sự giới thiệu của các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp. Khi có sự giới thiệu từ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, Công ty tiến hành lựa chọn những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo qua các chuyên ngành phù hợp với các vị trí cần tuyển để quyết định tuyển dụng. Đây cũng là một hình thức quan tâm đến lợi ích của các cán bộ công nhân viên. -Ưu điểm: Khuyến khích các nhân viên trong Công ty làm việc tốt hơn, trung thành hơn với Công ty. Nhân viên mới có thể bắt nhập nhanh với tình hình công việc và hiểu hơn về Công ty do người nhà của những nhân viên này đã và đang làm việc tại Công ty. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng. - Nhược điểm: Bỏ qua cơ hội tuyển dụng những ứng viên có trình độ, năng lực do nguồn tuyển dụng bị hạn chế. Tạo ra hiện tượng “lại giống” do chịu ảnh hưởng cách làm việc của những nhân viên cũ trong Công ty là chính người thân của những ứng viên này. Khó cải tổ được cách làm việc của nhân viên. - Nguồn tuyển dụng bên ngoài bao gồm sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, lao động tự do. - Ưu điểm:Tận dụng được nguồn chất xám từ bên ngoài Công ty. Có thể chọn được ứng viên có năng lực để thực hiện công việc một cách tốt nhất. - Nhược điểm:Mất nhiều thời gian và chi phí, có thể không tuyển được ứng viên đáp ứng yêu cầu và tính chất công việc. Những ứng viên mới sẽ phải mất thời gian để làm quen với môi trường của Công ty và chưa được thử thách lòng trung thành.
  • 36. 36 Trong hai nguồn tuyển dụng trên thì Công ty thường ưu tiên tuyển dụng con em của các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp khi Công ty có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động. Do phạm vi tuyển dụng hẹp, phần lớn ưu tiên con em cán bộ công nhân viên trong Công ty cho nên điều đó đã phần nào có ảnh hưởng đến việc thu hút những lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi đến làm việc tại doanh nghiệp. b) Quy trình tuyển dụng Để cho việc tuyển dụng đạt được hiệu quả tốt nhất từ đó có thể tuyển được nguồn nhân lực mới có năng lực và phù hợp với yêu cầu của công việc đồng thời sử dụng mức chi phí là tối thiểu thì việc xây dựng một quy trình tuyển dụng chặt chẽ, hợp lý là một yếu tố quan trọng. Hiện nay Công ty đang áp dụng quy trình tuyển dụng sau: Nội dung các bước: Bước 1: Xác định nhu cầu lao động: Ban giám đốc căn cứ theo định hướng mở rộng quy mô sản xuất, kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng giai đoạn. Các bộ phận cân đối lực lượng lao động trong đơn vị nếu thiếu đề nghị xin bổ xung. Các nhu cầu về lao động đề nghị theo biểu mẫu gửi phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức hành chính xem xét nhu cầu sử dụng lao động để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của từng bộ phận sau đó cân đối, bố trí lao động báo cáo giám đốc duyệt và thực hiện. Bước 2: Xem xét và phê duyệt nhu cầu lao động Phòng Kế hoạch – Nhân sự tập hợp các nhu cầu đề nghị lao động từ các đơn vị để xem xét, cân đối trình Chủ tịch – Giám đốc công ty phê duyệt, nếu lao động đã đủ so với địch biên đã được phê duyệt thì gửi trả nhu cầu cho các đợn vị đề nghị, và giải thích cho nơi đề nghị biết lý do không đáp ứng được nhu cầu lao động cụ thể :Điều chuyển nội bộ : Phòng Kế hoạch – Nhân sự xem xét cân đối lao động của các bộ phận sau đó báo cáo giám đốc và ra quyết định điều chuyển. Bước 3 : Thông báo tuyển dụng : Sau khi lãnh đạo phê duyệt kế hoạch tuyển dụng lao động, phong TCHC ra thong báo tuyển dụng lao động trong đó nêu rõ vị trí, số lượng tuyển, yêu cầu về năng lực, đổ tuổi, giới tính và các yêu cầu khác.
  • 37. 37 Hồ sơ dự tuyển phải bao gồm : - Giấy khai sinh ( Bản sao) - Đơn xin vịêc - Sơ yếu lý lịch - Giấy khám sức khoẻ ( phiếu kiểm tra sử dụng chất gây nghiện) - Các văn bằng chứng chỉ... Bước 4: Tiếp nhận, Kiểm tra hồ sơ : Phòng Kế hoạch – Nhân sự tiếp nhận hồ sơ dự tuyển, kiểm tra đầy đủ các tiêu chuẩn nội dung thông báo tuyển dụng ( hồ sơ đựơc các cấp có thẩm quyền xác nhận – riêng sơ yếu lý lịch và giấy khám sức khoẻ thời gian không được quá 02 tháng). Nếu đủ tiêu chuẩn thì đưa vào danh sách thi tuyển đủ tiêu chuẩn thì trả lại hồ sơ cho người đăng ký dự tuyển. Bước 5 : Thi tuyển, xét tuyển, phỏng vấn, kiểm tra : Hội đồng thi tuyển do giám đốc chỉ định, phòng Kế hoạch – Nhân sự, có trách nhiệm tổ chức thi tuyển, xét tuyển theo danh sách đăng ký của phòng Kế hoạch – Nhân sự, Hội đồng thi tuyển lựa chọn phương thức thi tuyển, địa điểm, nội dung thi, phân công trách nhiệm cho các cá nhân và tập thể phục vụ cho công tác thi tuyển. Bước 6: Báo cáo đề nghị tuyển : Phòng Kế hoạch – Nhân sự tổng hợp kết quả thi tuyển và hồ sơ dự tuyển để báo cáo giám đốc. Trường hợp số người đạt điểm trúng tuyển cao hơn số người yêu cầu tuyển dụng thì sẽ kết hợp chọn điểm cao với xem xét ưu tiên con em thuộc gia đình chính sách. Thông báo kết qủa thi cho người dự tuyển thi tuyển, và những người được gọi thử việc. Bước 7: Thử việc, báo cáo : Các cá nhân trúng tuyển sẽ đựơc gọi vào thử việc, học việc. Thời gian thử việc, học việc đựơc thực hiện theo quy định của luật lao động và quy chế nội bộ
  • 38. 38 của công ty. Hết thời gian thử việc. học việc, trưởng các bộ phận liên quan báo cáo kết quả quân số của đơn vị mình, đánh giá và cho ý kiến đề nghị có tiếp nhận hay không và lập danh sách đề nghị ký hợp đồng chính thức. Bước 8: Ký hợp đồng : Hợp đồng lao động được lập theo quy định của bộ luật lao động. 2.2.6 Phân tích hoạt động đánh giá thực hiện công việc Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản trị nhân lực quan trọng và luôn luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Mặc dù ở các công ty nhỏ, đánh giá thực hiện công việc có thể được thực hiện một cách không chính thức thông qua sự đánh giá hàng ngày của người giám sát với các nhân viên và sự đánh giá, góp ý lẫn nhau giữa các nhân viên nhưng hầu hết các tổ chức đều xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá chính thức. Trong một hệ thống chính thức, tình hình hoàn thành nhiệm vụ lao động của từng người lao động được đánh giá theo những khoảng thời gian được quy định với sự sử dụng những phương pháp đánh giá đã được thiết kế một cách có lựa chọn, tuỳ thuộc vào mục đích của đánh giá. Tuỳ vào điều kiện cụ thể, các kết quả đánh giá cần được phản hồi lại với người lao động để họ biết được mức độ thực hiện công việc của mình và hiểu được cách thức thực hiện công việc tốt hơn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp người lao động làm việc theo một nhóm hoặc một tổ, đội. Khi đó, cần phải đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm, tổ và mức độ đóng góp (thực hiện công việc) của từng người. Tuy nhiên, việc đánh giá sẽ không được coi là đầy đủ nếu chỉ dừng lại ở đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cả nhóm. a) Các phương pháp được sử dụng tại công ty + Phương pháp sử dụng thang đo/thang điểm (thang đo đánh giá đồ họa): sử dụng các thang đo đánh giá đồ họa là phương pháp truyền thống và được áp dụng phổ biến . Trong phương pháp này, ban quản trị sẽ cho ý kiến đánh giá về sự thực hiện công việc của đối tượng đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ thấp đến cao. Các tiêu thức đánh giá bao gồm các tiêu thức liên quan trực tiếp đến công việc và cả các tiêu thức có liên quan không trực tiếp đến công việc. + Phương pháp danh mục kiểm tra
  • 39. 39 Trong phương pháp này, cần phải thiết kế một danh mục các câu mô tả về các hành vi và các thái độ có thể xảy ra trong thực hiện công việc của người lao động Những người đánh giá được nhận bản chụp của mẫu phiếu và sẽ đánh dấu vào những câu mà họ cảm thấy phù hợp với đối tượng đánh giá. Các câu mô tả có thể được coi là ngang giá trị như nhau nhưng trong nhiều trường hợp chúng thường được cho các trọng số để làm rõ mức độ quan trọng tương đối giữa chúng với nhau. + Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp thang đo đánh giá đồ họa và phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng. Các thang đánh giá dựa trên hành vi cũng tương tự như các thang đánh giá đồ họa. chỉ khác là các thang đánh giá này được mô tả chính xác hơn bởi các hành vi cụ thể. Ví dụ sau đây cho thấy một thang điểm đánh giá dựa trên hành vi để đánh giá thực hiện công việc của nhân viên phục vụ khách sạn theo yếu tố “quan hệ với khách hàng”: Điểm số sẽ được tính bằng cách cộng các câu hoặc điểm của các câu. b) Phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất: là phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi Tên nhân viên: Chức danh công việc: Tên người đánh giá: Bộ phận: ngày đánh giá: 1 Sử dụng thời gian với hiệu suất cao Không bao giờ 1 2 3 4 5 Thường xuyên 2 Hoàn thành công việc/công trình đúng thời hạn Không bao giờ 1 2 3 4 5 Thường xuyên 3 Giúp đỡ những người khác hoàn thành công việc đúng thời hạn, nếu cần thiết
  • 40. 40 Không bao giờ 1 2 3 4 5 Thường xuyên 4 Tự nguyện làm việc ngoài giờ và cuối tuần nếu cần thiết Không bao giờ 1 2 3 4 5 Thường xuyên 5 Ngăn ngừa và cố gắng giải quyết các vấn đề có thể gây ra sự trì hoãn công trình Không bao giờ 1 2 3 4 5 Thường xuyên Bảng mẫu thường xuyên cơ được công ty sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc * Đánh giá hiệu quả - Đây là thang đo có ít thiên vị hơn các thang đo khác nên mang lại những kết quả khách quan hơn - Việc thiết kế các thang đo rất tốn thời gian và chi phí. Việc sử dụng các thang đo để cho điểm cũng tốn nhiều thời gian nên không thể đánh giá thường xuyên 2.2.7 Phân tích công tác đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp + Đãi ngộ nhân sự là một trong những công việc quan trọng nhất của công tác quản trị nhân lực, nó tác động lớn tới hiệu suất làm việc của người lao động cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó việc xây dựng một hệ thống đãi ngộ công bằng, hiệu quả đang là yêu cầu cấp thiết của mọi doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về hệ thống đãi ngộ và các bước xây dựng cơ bản trong bài viết dưới đây. Trong bối cảnh nhân sự có nhiều biến động như hiện nay thì việc xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp xây dựng hệ thống đãi ngộ tiên tiến và kinh nghiệm đồng thời phù hợp với điều
  • 41. 41 kiện tại Việt Nam. Hệ thống đãi ngộ hiệu quả sẽ là chất kết dính giữa con người và tổ chức, là cây gậy chỉ huy của ban lãnh đạo. Nhờ đó doanh nghiệp có sự ổn định về nhân sự để đạt được mục tiêu đặt ra; người lao động tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và sự đam mê trong công việc, làm việc hết lòng vì tổ chức. - Chế độ đãi ngộ của công ty: +Để lôi kéo được nhiều ứng viên tiềm năng cùng với giữ chân những trụ cột quan trọng, công ty đưa ra mức lương và phúc lợi hấp dẫn so với doanh nghiệp cùng ngành. Ngoài ra còn có lương tăng ca, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, phụ cấp đi lại ăn uống, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ tăng lương định kì, thưởng ngày lễ và tết + Tổ chức nhiều hoạt động tập thể, hoạt động thể thao để cải thiện tinh thần đoàn kết và làm việc của nhân viên, xây dưng môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện khuyến khích nhân viên sáng tạo đóng góp ý kiến của bản thân để liên tục cải thiện và phát triển công ty. + Công ty luôn quan tâm đến các phương tiện, công cụ để có thể hỗ trợ nhân viên làm việc tốt nhất, bao gồm: máy tính làm việc, các phần mềm hỗ trợ, các trang thiết bị văn phòng phẩm,… + Cơ hội thăng tiến cũng là một trong những điểm mạnh của công ty. Nhân viên được đánh giá và xét tuyển thăng chức hoàn toàn công bằng dựa trên năng lực và hiệu suất làm việc thực tế chứ không thông qua những yếu tố bên ngoài +Công ty thường xuyên có những buổi hội thảo, đào tạo giúp nhân viên nâng cao năng lực, cải thiện khả năng để phù hợp và có thể đóng góp nhiều hơn với công việc + Ngoài còn có nhiều đãi ngộ cho nhân viên ở mức độ cao hơn, nhằm giữ chân nhân tài, điển hình như: bảo hiểm bổ sung (nhằm gia tăng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm), cung cấp phương tiện đi lại có giá trị (ô tô, xe máy,…tùy thuộc vào cấp bậc của nhân viên), thẻ ưu đãi, thẻ thành viên dành cho các dịch vụ như mua sắm, giải trí,…
  • 42. 42 Chương 3: Nhận xét về công tác tổ chức nhân sự tại Công ty 1 Nhận xét chung Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển, đến nay Phúc Nguyên đã thiết lập được mối quan hệ vững chắc với các nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu trên thế giới. Khách hàng của Phúc Nguyên là rất nhiều công ty sản xuất lớn trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, công ty chúng tôi đã trở thành một trong những nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu cho sản xuất trang thiết bị máy móc , ... tại Việt Nam. Với nguồn hàng dồi dào và ổn định được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Mexico, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc ...; cùng với đội ngũ nhân viên năng động và nhiệt tình, hình thức mua bán, giao hàng linh hoạt, hỗ trợ tư vấn những thắc mắc của Quý khách hàng mọi lúc mọi nơi, Phúc Nguyên đã đạt được sự tin tưởng và ủng hộ của các nhà cung ứng cũng như khách hàng trong và ngoài nước. 2Nhận xét về bộ phận nhân sự Con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động. Đối với một doanh nghiệp thì vấn đề con người là hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đối với sự thành bại, nhất là trong thời hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Vì vậy, công ty luôn đánh giá cao vai trò của con người và nhìn nhận đây chính là yếu tố cốt lõi để làm nên sự thành công của công ty Về vấn đề này, Phúc Nguyên đã có những chiến lược xây dựng, đào tạo và quản lý nhân sự một cách bài bản và khoa học, tạo thành một thể thống nhất. Cho đến nay, Phúc Nguyên được coi là nơi có nguồn nhân lực tương đối dồi dào và hoàn hảo, trong đó đội ngũ có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, Công ty luôn mời gọi và tìm kiếm nguồn nhân lực tiềm năng từ các trường đại học trong nước. Ngoài ra, Phúc nguyên còn nhiều chế độ đãi ngộ như: Tạo môi trường làm việc tốt nhất, biết lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm, khuyến khích và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc giải quyết thỏa đáng chế độ,chính sách cho người lao động, cam kết được đào tạo phát triển thành nguồn nhân lực chủ chốt. Vì vậy bộ phận nhân sự được sự đào tạo chuyên nghiệp của công ty nên hiệu quả làm việc cao, cùng với sự nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ của Trưởng phòng, từng nhân viên và luôn hoàn thành tốt thậm chí hoàn thành xuất sắc công việc
  • 43. 43 Kết Luận Nền kinh tế thị trường đã tạo ra cho công ty rất nhiều cơ hội song cũng có những thách thức không nhỏ. Công ty phải biết tận dụng những cơ hội này dựa trên những điểm mạnh của mình để có được những thành công lớn trên thị trường. Chúng ta có thể nhận thấy hệ thống kênh phân phối của công ty trong hiện tại có nhiều ưu điểm song cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế vì vậy vấn đề hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty trong giai đoạn hiện nay là rất và cấp thiết. Công việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty là rất khó khăn, lâu dài và tốn nhiều chi phí không chỉ cần có sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong công ty mà còn có sự giúp đỡ và cuộc của nhà nước và các thành viên trong kênh. Vì vậy công ty phải có những kế hoạch và chuẩn bị cho tốt để thực hiện tốt công tác này góp phần làm công ty ngày một lớn mạnh… Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng Phúc Nguyên giúp em có cái nhìn bao quát về cách thức vận hành kênh phân phối của những công ty chuyên phân phối sản phẩm nói chung và của ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng Phúc Nguyên nói riêng. Do thời gian tìm hiểu nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn, bài báo cáo chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và nhầm lẫn đáng tiếc. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo trong khoa kinh tế quản lý để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn nữa.