SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 20
Descargar para leer sin conexión
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________
Phùng Thị Thanh Thủy
THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC
SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI
MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________
Phùng Thị Thanh Thủy
THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC
SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI
MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG BÁ VŨ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Luận văn hoàn thành với sự nỗ lực, có gắng hết sức của bản thân, cùng sự giúp
đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và các em học sinh. Qua đây tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới:
- TS. Dương Bá Vũ, trưởng khoa Hóa trường Đại học Sư phạm TPHCM người
hướng dẫn trực tiếp và PGS. TS. Trịnh Văn Biều trường ĐHSP TPHCM, hai thầy đã tận
tình hướng dẫn động viên, giúp đỡ, chỉnh sửa chi tiết từng trang, từng câu trong trong
luận văn này.
- Các thầy cô khoa Hóa, khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Sư phạm
TPHCM, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã trực
tiếp giảng dạy tôi trong khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy
học Hóa học khóa K19, đã giúp tôi có cơ hội học tập và nâng cao trình độ về lĩnh vực lý
luận và phương pháp dạy học hóa học mà tôi yêu thích.
- Các bạn, anh, chị, thầy cô đồng nghiệp, các bạn học viên cao học K17, K18,
K19, K20 trường Đại học Sư phạm TPHCM, các em học sinh trường THPT Trấn Biên,
Lê Hồng Phong Biên Hòa Đồng Nai, trường THPT Nguyễn Văn Linh tỉnh Bình Thuận đã
giúp tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
- Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm TPHCM, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
- Ban Giám hiệu trường THPT trọng điểm chất lượng cao Trấn Biên, sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi tham gia vào chương
trình sau đại học và hoàn thành luận văn này.
Gia đình những người đã thường xuyên bên cạnh, động viên, khuyến khích, hỗ trợ
để con hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2011
Phùng Thị Thanh Thủy
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. DD : Dung dịch
2. ĐC : Đối chứng
3. ĐH : Đại học
4. ĐT : Đào tạo
5. GD : Giáo dục
6. GV : Giáo Viên
7. HS : Học sinh
8. KHTN : Khoa học tự nhiên
9. NXB : Nhà xuất bản
10. PPDH : Phương pháp dạy học
11. PƯ : Phản ứng
12. SP : Sư phạm
13. SGK : Sách giáo khoa
14. TB : Trung bình
15. THPT : Trung học phổ thông
16. TN : Thực nghiệm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả thường xuyên đọc sách của học sinh.......................................22
Bảng 1.2. Lý do đọc sách của học sinh ..................................................................23
Bảng 1.3. Lý do học sinh không thường xuyên đọc sách ......................................23
Bảng 1.4. Kết quả mức độ tự học của học sinh......................................................24
Bảng 1.5. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ...................................24
Bảng 1.6. Tỉ lệ % giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài mới ..................................24
Bảng 1.7. Hình thức soạn bài của học sinh ............................................................24
Bảng 1.8. Mức độ hiểu của học sinh khi soạn bài trước ........................................25
Bảng 1.9. Mức độ hiểu của học sinh sau khi học xong bài mới ............................25
Bảng 1.10. Mục đích sử dụng sách giáo khoa của học sinh.....................................25
Bảng 1.11. Tỉ lệ % học sinh mong muốn thầy cô hướng dẫn chuẩn bị bài mới ......26
Bảng 1.12. Mức độ cần thiết của việc học sinh soạn bài ở nhà ...............................28
Bảng 1.13. Tình trạng chuẩn bị bài ở nhà của học sinh ...........................................29
Bảng 1.14. Hình thức giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài......................................29
Bảng 1.15. Chất lượng soạn bài mới của học sinh theo đánh giá của giáo viên......29
Bảng 1.16. Tỉ lệ % giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh ..................................30
Bảng 1.17. Hình thức giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh..............................30
Bảng 1.18. Mức độ cần thiết của tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới .....30
Bảng 1.19. Mức độ khó của câu hỏi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ............31
Bảng 2.1. Phân phối chương trình hóa học lớp 10 cơ bản .....................................36
Bảng 3.1. Danh sách lớp thực nghiệm và đối chứng ...........................................102
Bảng 3.2. Đánh giá chung của GV về tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới........105
Bảng 3.3. Đánh giá của GV về tính hiệu quả của tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài
mới .......................................................................................................106
Bảng 3.4. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1...............................................................108
Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1. .......108
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 .......................................109
Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 ......................110
Bảng 3.8. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2...............................................................110
Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2. .......111
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 .......................................112
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 ......................112
Bảng 3.12. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3...............................................................113
Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3 ........113
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 .......................................114
Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 3 ......................115
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả của 3 bài kiểm tra....................................................115
Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 3 bài kiểm tra115
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra.......................................116
Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 3 bài kiểm tra............................116
Bảng 3.20. Đánh giá chung của HS về tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới.........117
Bảng 3.21. Đánh giá của HS về tính hiệu quả của tài liệu hướng dẫn chuẩn
bị bài mới .............................................................................................118
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc nội dung chương Phản ứng oxi hóa khử....................................40
Hình 2.2. Cấu trúc nội dung chương Nhóm halogen................................................41
Hình 2.3. Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới .............46
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1.................................................109
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 .............................................109
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2.................................................111
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 .............................................112
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3.................................................114
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 .............................................114
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích 3 bài kiểm tra.......................................................116
Hình 3.8. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra .............................116
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................................ 4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................. 4
1.2. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học ................................................ 6
1.2.1. Những yêu cầu đổi mới phương pháp........................................................... 6
1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.................................................. 7
1.2.3. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.......................... 8
1.3. Một số vấn đề tâm lí về việc dạy học ..................................................................... 9
1.4. Tự học ................................................................................................................... 11
1.4.1. Khái niệm tự học........................................................................................... 11
1.4.2. Các hình thức tự học..................................................................................... 11
1.5. Câu hỏi.................................................................................................................. 13
1.5.1. Khái niệm câu hỏi ................................................................................................. 13
1.5.2. Phân loại câu hỏi................................................................................................... 13
1.6. Bài tập hóa học...................................................................................................... 17
1.6.1. Khái niệm bài tập hoá học..................................................................................... 17
1.6.2. Tác dụng, ý nghĩa của bài tập hoá học.................................................................. 17
1.6.3. Phân loại bài tập hoá học ...................................................................................... 19
1.7. Thực trạng học sinh chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp....................................... 19
1.7.1. Mục đích điều tra.......................................................................................... 19
1.7.2. Đối tượng và phương pháp điều tra............................................................ 19
1.7.3. Nội dung điều tra........................................................................................... 19
1.7.4. Kết quả điều tra............................................................................................. 19
Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................... 29
Chương 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH
CHUẨN BỊ BÀI MỚI MÔN HÓA LỚP 10 THPT ......................................................... 30
2.1. Tổng quan chương trình hóa học lớp 10 THPT.................................................... 30
2.2. Tổng quan về chương “Phản ứng oxi hóa – khử”
và chương “Nhóm halogen”............................................................................................. 32
2.2.1. Phân phối chương trình................................................................................ 32
2.2.2. Mục tiêu chương “Phản ứng oxi hóa khử”
và chương “Nhóm halogen”...................................................................................... 33
2.2.3. Phân tích cấu trúc nội dung chương “Phản ứng oxi hóa khử”
và chương “Nhóm halogen”...................................................................................... 34
2.3. Cơ sở khoa học của việc thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài mới............................................................................................................... 37
2.3.1. Khái niệm về tài liệu và tài liệu có hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài mới......................................................................................................... 37
2.3.2. Những yêu cầu đối với tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ..... 38
2.3.3. Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới............. 39
2.3.4. Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ..................... 40
2.4. Tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới
chương “Phản ứng oxi hóa khử” và chương “Nhóm halogen”........................................ 41
2.4.1. Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 41
2.4.2. Câu hỏi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới........................................... 42
2.4.3. Hướng dẫn giải bài tập................................................................................. 65
2.5. Sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới......................................... 72
2.6. Một số giáo án thực nghiệm.................................................................................. 73
2.6.1. Giáo án bài 17 : Phản ứng oxi hóa khử....................................................... 73
2.6.2. Giáo án bài 21 : Khái quát về nhóm halogen ............................................ 77
2.6.3. Giáo án bài 22 : Clo....................................................................................... 81
2.6.4. Giáo án bài 28 : Bài thực hành số 3............................................................ 86
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................... 89
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................................... 90
3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................... 90
3.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................................... 90
3.3. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................... 90
3.4. Tiến hành thực nghiệm ......................................................................................... 91
3.4.1. Thời gian thực nghiệm.................................................................................. 91
3.4.2. Chuẩn bị......................................................................................................... 91
3.4.3. Tiến hành hoạt động dạy học ở trên lớp ..................................................... 92
3.4.4. Tổ chức kiểm tra ........................................................................................... 92
3.4.5. Tiến hành xử lí số liệu................................................................................... 92
3.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................................. 93
3.4.1. Kết quả nhận xét của giáo viên.................................................................... 93
3.4.2. Kết quả bài kiểm tra của học sinh............................................................... 96
Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................. 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................121
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 126
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những bước đầu đổi mới phương pháp dạy học tích cực nước ta hiện nay, giáo
viên gặp không ít khó khăn và trở ngại. Một trong những vấn đề khó khăn và trở ngại đó là
mâu thuẫn về thời gian và lượng kiến thức trong một tiết học. Thời gian cho một tiết học
không nhiều, chỉ có 45 phút, giáo viên làm khá nhiều việc ổn định lớp, kiểm tra bài cũ,
giảng bài mới, củng cố bài, v..v... Trong khi đó khối lượng kiến thức bài học nhiều, giáo
viên khó có thể truyền thụ hết kiến thức, cũng như sử dụng phối hợp các phương pháp dạy
học tích cực và các hình thức tổ chức dạy học. Do đó làm sao để trong một tiết học giáo
viên và học sinh làm được nhiều việc nhất, đảm bảo được nội dung bài học, đồng thời phát
huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và khắc phục được tình trạng “cháy
giáo án”, nâng cao hiệu quả học tập. Muốn làm được điều này thì học sinh phải có sự chuẩn
bị trước ở nhà.
Việc chuẩn bị trước bài học là khâu không thể thiếu của học sinh trước khi đến lớp. Nó
giúp học sinh nắm được những vấn đề cơ bản, những hiểu biết ban đầu trước khi học bài
mới. Trong quá trình học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà cũng sẽ nảy sinh ra những vấn đề,
những câu hỏi thắc mắc, chưa hiểu rõ, chưa giải đáp được. Từ đó đưa học sinh vào tình
huống có vấn đề, muốn được hiểu biết, khám phá. Khi đến lớp học sinh được giáo viên
hướng dẫn tìm tòi kiến thức thêm một lần nữa, người học sẽ được khắc sâu kiến thức hơn và
hiểu rõ bài học hơn.
Thực tế hiện nay nhiều học sinh không thấy được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài
ở nhà trước khi đến lớp nên ý thức chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt. Bên cạnh đó các em chưa có
phương pháp học và cách thức học tập hiệu quả. Nếu học sinh có sự hướng dẫn, định hướng
cho việc chuẩn bị bài mới thì hiệu quả học tập sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
Về phần giáo viên, còn có nhiều giáo viên cũng không hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài mới trước khi lên lớp. Cũng có giáo viên cho học sinh về nhà tự soạn bài trước vào vở,
nhưng không đưa ra những định hướng, hướng dẫn cụ thể, dẫn đến học sinh chép toàn bộ
sách giáo khoa vào vở nhưng không thấy rõ trọng tâm, không hiểu, làm cho chất lượng bài
học chưa cao.
Từ những thực trạng trên chúng tôi chọn đề tài “THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT” nhằm tìm hiểu và góp
phần nâng cao hiệu quả việc chuẩn bị bài mới của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế tài liệu hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới môn hóa học lớp 10 THPT.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài ở nhà trước khi học bài mới.
– Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ của đề tài
– Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
– Nghiên cứu tổng quan chương trình hóa học lớp 10 THPT.
– Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Phản ứng oxi hóa - khử” và chương “Nhóm
Halogen” lớp 10.
– Tìm hiểu thực trạng chuẩn bị bài trước khi học bài mới của học sinh.
– Thiết kế tài liệu chương “Phản ứng oxi hóa - khử” và chương “Nhóm Halogen” nhằm
hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước khi học bài mới.
– Sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi học bài mới.
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm: Để xác định mức độ khả thi, hiệu quả của đề tài
nhằm nâng cao chất lượng bài giảng.
5. Phạm vi nghiên cứu
– Nội dung dạy học: Chương “Phản ứng oxi hóa – khử” và chương “Nhóm halogen”
chương trình hóa học lớp 10 cơ bản.
– Địa bàn nghiên cứu:
+ Một số trường THPT tại Đồng Nai: Trường THPT Trấn Biên, trường THPT Lê
Hồng Phong.
+ Một số trường THPT ở các tỉnh: Trường THPT Nguyễn Văn Linh - Bình Thuận.
– Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2010 đến tháng 10/2011.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới tốt học sinh sẽ có
thể tự học, tự đọc sách giáo khoa trước ở nhà, nắm được kiến thức trọng tâm, tạo hứng thú
học tập, phát huy được tính tích cực sáng tạo. Giáo viên có điều kiện áp dụng phối hợp
nhiều phương pháp dạy học mới hiện nay và có nhiều thời gian để học sinh thực hành ở trên
lớp, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.
7. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu, tìm hiểu lí luận giáo dục học và tâm lí người học, cơ sở lí luận thiết kế
tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trong dạy học, chương trình hóa học lớp 10,
mục tiêu giảng dạy môn hóa học chương “Phản ứng oxi hóa khử” và chương “Nhóm
halogen”.
– Điều tra bằng các phiếu câu hỏi và phỏng vấn, trao đổi với một số giáo viên và học
sinh.
– Phương pháp quan sát.
– Thực nghiệm sư phạm.
– Sử dụng các phần mềm tin học.
– Phương pháp phân tích và tổng hợp.
– Phương pháp phân loại và khái quát hóa.
– Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp kết quả
thực nghiệm sản phẩm và kiểm định giả thiết.
8. Những đóng góp mới của đề tài
– Thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới và vận dụng xây dựng bài lên
lớp hóa học vào trong giảng dạy lớp 10 chương trình cơ bản.
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở
trường THPT.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách hướng dẫn, định hướng học sinh tự đọc, tự học
hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng bởi nó có tính đơn giản, hiệu quả và khả thi. Chúng tôi
đã khảo sát nhận thấy đã có một số đề tài và báo cáo như sau:
1.1.1. Các tài liệu nghiên cứu về câu hỏi trong dạy học
− PGS. Nguyễn Đình Chỉnh (1995): Vấn đề đặt câu hỏi của GV đứng lớp, kiểm tra
đánh giá việc học tập của học sinh, NXB Hà Nội.
− TS. Trịnh Thị Hải Yến – Vụ THPT – Bộ GD-ĐT, Nguyễn Phương Hồng: Những giải
pháp đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí giáo dục số 54 (3/2003).
− PGS. TS. Trịnh Văn Biều (2005): Các kỹ năng dạy học, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
− PGS. TS. Lê Phước Lộc (2005): Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học, Tạp
chí nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học Cần Thơ.
− Lê Anh Quân (2005): Lựa chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập về phản ứng
oxy hóa khử (Ban KHTN), luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
− Ngô Đắc Thức (2002): Phát triển tư duy cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và
bài tập hóa học các nguyên tố phi kim ở trường THPT, luận văn thạc sỹ, ĐHSP Hà Nội.
− Vũ Hồng Nhung (2006): Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh thông
qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
− Đỗ Thị Thúy Hằng (2001): Sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học hữu cơ nhằm nâng
cao chất lượng dạy học ở trường THPT, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
− Phạm Ngọc Thanh Tâm (2009): Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10
THPT chương trình nâng cao, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
1.1.2. Các tài liệu nghiên cứu về tự học
− Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ văn Tảo (2004):
Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư Phạm.
− Nguyễn Cảnh Toàn (2002): Một số vấn đề về cách dạy và cách học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
− Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998): Quá trình dạy tự học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
− Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998): Quá trình dạy tự
học, NXB Giáo dục.
− Đỗ Thị Việt Phương: Thiết kế E-book hướng dẫn học sinh tự học phần mềm hóa vô
cơ lớp 10 chương trình nâng cao, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
− Trần Thị Thanh Hà: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo Môđun nhằm tăng
cường năng lực tự học cho học sinh giỏi Hóa học lớp 12 Trung học Phổ thông, luận văn thạc
sĩ, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
− Nguyễn Ngọc Nguyên: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo Mođun nhằm tăng
cường năng lực tự học cho học sinh giỏi Hóa học lớp 11 THPT, luận văn Thạc sĩ ĐHSP Tp.
Hồ Chí Minh.
− Nguyễn Thị Tuyết Hoa: Xây dựng Website nhằm tăng cường năng lực tự học cho
học sinh giỏi Hóa học lớp 11 Trung học Phổ thông, luận văn Thạc sĩ ĐHSP Tp. Hồ Chí
Minh.
− Nguyễn Thị Liễu: Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hoá hữu cơ lớp 11
(nâng cao), luận văn thạc sĩ ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
− Hỉ A Mổi: Thiết kế Web Site tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí
điểm, luận văn thạc sĩ ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh..
− Tống Thanh Tùng: Thiết kế e-book hóa học lớp 12 phần crom - sắt - đồng hỗ trợ học
sinh tự học, luận văn Thạc sĩ ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
− Lê Thị Xuân Hương: Thiết kế Website hỗ trợ việc dạy và tự học chương halogen lớp
10 THPT, luận văn tốt nghiệp ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
− Thạch Thị Đavine: Thiết kế Blog hỗ trợ học sinh tự học môn hóa học lớp 10
(Chương trình nâng cao), khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
− Nguyễn Thương Nhã: Thiết kế Website hỗ trợ tự học hóa học thông qua giải bài tập
lớp 10 - Nâng cao chương "nhóm Oxi", khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
Như vậy qua các luận văn, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học cũng như các đề tài
nghiên cứu những năm gần đây cho thấy các tác giả đã chú trọng hướng dẫn học sinh phát
huy khả năng tự học. Tuy nhiên, các đề tài đã chưa chú ý nhiều đến việc hướng dẫn học sinh
lĩnh hội kiến thức có hiệu quả. Từ thực trạng đó cho thấy cần phải xây dựng một tài liệu
hướng dẫn học sinh chủ động học tập.
1.2. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học [10]
1.2.1. Những yêu cầu đổi mới phương pháp
Thế kỷ XXI là thế kỷ bùng nổ tri thức, khoa học, công nghệ. Xã hội thế kỷ XXI là một
xã hội dựa vào tri thức, dựa vào tư duy sáng tạo, tài năng sáng chế của con người.
Vì vậy mục đích giáo dục ngày nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà
còn phải bồi dưỡng cho con người năng lực sáng tạo ra những kiến thức mới, phương tiện
mới, cách giải quyết mới chưa từng có.
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã buộc giáo
dục phải có những thay đổi cách mạng trong nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
giáo dục. Các kiến thức khoa học tự nhiên, Vật lý, Hoá học, Sinh học… phải trở thành các
tri thức phổ thông.
Phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên cũng có những thay đổi căn bản theo
nguyên tắc từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, hình thức tổ chức dạy học cũ cũng
không còn phù hợp, các lớp học giờ đây nhiều học sinh hơn và phải tổ chức theo cùng một
trình độ…
Việt Nam đứng trước câu hỏi lớn: Mẫu hình con người Việt Nam trong giai đoạn phát
triển phải đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thế kỷ mới. Con người Việt Nam hiện
đại cũng cần bổ sung những giá trị mới: Đó là khả năng chuyển đổi và thích ứng nhanh với
hoàn cảnh; ý thức cùng chung sống trong cộng đồng xã hội và cùng chung sống với tự
nhiên, cùng lo nỗi lo của toàn cầu về dân số, môi trường, đại dịch AIDS, ma tuý…
Hơn nữa, trong bối cảnh mới tốc độ phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, lượng tri
thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân. Khái niệm “học vấn phổ thông”
trong những năm đầu của thế kỷ 21 đã khác rất xa so với 20 - 30 năm về trước. Con đường
đưa học vấn phổ thông đến với thế hệ trẻ cũng được rộng mở với rất nhiều kênh thông tin
khác nhau, mà kênh qua nhà trường chỉ là một trong số đó, cho dù có là kênh chính. Những
hạn chế, lạc hậu của chương trình, nội dung , phương pháp giáo dục cũ cũng cần được loại
bỏ để thay thế vào đó những nội dung mới, cập nhật… Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học
là nhu cầu cấp bách của thời đại.
Những yêu cần cần đổi mới phương pháp:
– Yêu cầu đối với học sinh: Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia hoạt động học tập, sử
dụng thiết bị, đồ dùng học tập. Mạnh dạn thể hiện quan điểm. Biết đánh giá và tự đánh giá.
– Yêu cầu đối với giáo viên: Người dạy phải luôn luôn hướng đến người học, nắm được
đặc điểm, kiểu tư duy của người học, dạy cho người học cái họ cần, giáo dục cần, xã hội cần
chứ không phải chỉ dạy cái mình có. Hoạt động hóa người học – giao việc, bằng nhiều
phương thức tạo điều kiện buộc người học làm việc, người học phải là người chủ động
chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều con đường khác nhau. Sử dụng các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh họat, phù hợp với đặc trưng của cấp
học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học
và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương. Thực hiện có hiệu quả “học đi đôi
với hành” “lý luận gắn liền với thực tiễn”, khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của người học.
Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thông đa phương tiện, góp phần huy động
tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá trình dạy học.
– Yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục: Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ
thông thể hiện ở chương trình, SGK, PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị, hình thức tổ chức
dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới
PPDH. Có biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệu quả;
thường xuyên tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy và học theo định
hướng đổi mới PPDH. Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đổi
mới PPDH đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH.
1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết trung ương 4 khóa
VII (1/1993), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong luật
giáo dục (12/1998) và được khẳng định trong luật giáo dục ban hành ngày 14/7/2005, điều
5.2 đã ghi “ phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy,
sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng
say mê học tập và ý chí vươn lên”. Điều 28.2 đã ghi “ phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng lớp học,
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Có thể nói vấn đề chủ yếu của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học
tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
1.2.3. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay [59]
Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đòi hỏi học sinh phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo
viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá. Phục vụ
ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. Người thầy giáo không
chỉ dạy kiến thức cho học sinh mà còn dạy cách học, trang bị cho học sinh phương pháp học
tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm học suốt đời .Tăng cường rèn luyện
năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thức tế. Chuyển từ lối học
nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. Cá thể hóa việc
dạy học. Người dạy cần tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương
tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học. Từng bước đổi mới việc
kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả
năng suy luận, vận dụng kiến thức, sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp. Gắn dạy học
với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của học sinh, theo cấp
học, bậc học).
Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay là:
– Dạy học sinh cách tư duy logic là truyền đạt kiến thức dưới dạng các nhà khoa học đã
phát hiện ra các quy luật hóa học theo trình tự sau:
+ Qua quan sát hoặc thực nghiệm phát hiện ra vấn đề cần được giải đáp.
+ Bằng những hiểu biết của mình thử đưa ra những cách giải thích khác nhau về vấn
đề mình vừa phát hiện (đưa ra các giả thuyết).
+ Kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết mình vừa nêu ra bằng các thí nghiệm.
+ Hình thành học thuyết khoa học.
Như vậy GV nên dạy học sinh cách làm việc như các nhà khoa học. Đó là phát hiện vấn
đề, tìm cách lý giải, tìm cách chứng minh những lập luận của mình bằng thực nghiệm, kiểm
tra tính đúng đắn các lập luận của mình.
– Dạy theo hướng tích hợp là trình bày cho học sinh thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các
lĩnh vực, không những của hóa học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau.
– Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm:
+ Liên hệ khái niệm mới với cái đã biết.
+ Liên hệ các khái niệm khác nhau.
+ Liên hệ giữa cấu trúc với tính chất.
+ Liên hệ với thực tiễn.
– Hướng dẫn học sinh thông qua thực hành hay các tình huống:
+ Dạy thực hành.
+ Tăng cường các phim ảnh minh họa.
+ Học thông qua các tình huống giả định.
1.3. Một số vấn đề tâm lí về việc dạy học [37]
Bản chất của việc học
Tất cả những biến đổi cơ bản của hành vi và hoạt động của trẻ em trong quá trình phát
triển theo lứa tuổi của nó. Việc học đòi hỏi những biến đổi của hoạt động bên ngoài (thể
chất) và hoạt động bên trong (tâm lí) hay của hành vi. Những biến đổi đó cho phép đạt được
mục tiêu xác định. Việc học thể hiện trong sự biến đổi hợp lí của hoạt động bên ngoài và
bên trong. Một hoạt động xác định đã được tiến hành trước lúc xảy ra sự biến đổi hợp lí của
hoạt động hay của hành vi.
Như vậy việc học đó là sự biến đổi hợp lí của hoạt động . Sự biến đổi này xuất hiện nhờ
hoạt động được tiến hành từ trước và không gây ra trực tiếp bởi những phản ứng bẩm sinh
của cơ thể.
Cơ chế học của con người
Học là ở chỗ hệ thần kinh trung ương hình thành sự phản ánh của những vật kích thích
cũng như những tình huống kích thích nhất định và những chương trình phản ứng nhất định.
Những chương trình hành vi là những động tác có ý thức, có mục đích được điều khiển bởi
các đòi hỏi của xã hội và được điều chỉnh bởi thực tiễn xã hội.
Như vậy học là việc con người lĩnh hội những tri thức xác định , những hoạt động và
những cử chỉ xác định bị các tri thức chế ước trong những tình huống xác định.
Mức độ nhận thức của việc học
− Việc học được thể hiện trong sự lĩnh hội những tri thức và những hoạt động xác định.
− Tính chất của các điều kiện học được biến đổi về chất ở mức độ nhận thức của việc
học.
− Những tín hiệu hiện thực (những tác động của các sự vật) và những tín hiệu các từ
ngữ tác động tới hoạt động thần kinh của con người.
Trong tiến trình học xuất hiện những mối liên hệ “sự vật – sự vật”, “từ- sự vật”, “sự vật –
từ”, “từ - từ”.
− Tính chất của tính tích cực ở con người đó là:
+ Mục tiêu của tính tích cực tồn tại ở con người như là hình ảnh có ý thức của tương
lai mong muốn.
+ Sự hình thành chương trình hành động được thể hiện là những phản ứng đón trước
có tính chất tự động hóa và sửa chữa chúng trong tiến trình thử nghiệm và sai lầm.
+ Sự lập kế hoạch các hành động một cách có ý thức và biểu tượng về kết quả.
+ Sự thỏa mãn những nhu cầu và sự ý thức được mục tiêu đã đạt được.
Mức độ trí tuệ của việc học
Các mối liên hệ khách quan tổng quát, những cấu trúc và những quan hệ của hiện thực
hay hoạt động, được biểu thị bằng thuật ngữ học trí tuệ. Các tri thức ở mức độ cao đó là
những khái niệm và những mối liên hệ của các khái niệm.
Để các khái niệm được hình thành ở học sinh và học sinh có thể vận dụng được chúng
thì cần học tư duy.
Hoạt động trí tuệ của con người là giải quyết thành công những nhiệm vụ muôn hình
muôn vẻ phức tạp nhất mà thực tiễn sản xuất, thực tiễn xã hội đề ra cho con người. Để đạt
được mục đích này cần thực hiện những giải pháp tinh thần thu được thông qua sự vận dụng
các tri thức và các khái niệm, trong các hành động thực tế đối với đối tượng tình huống và
nhiệm vụ cụ thể. Vận dụng các tri thức vào hoạt động đang được thực hiện, sử dụng chúng
để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, tức là nắm vững các kĩ năng.
Mức độ nhận thức của người học
Việc học ở con người là quá trình phức tạp diễn ra cả ở mức độ phản xạ lẫn mức độ nhận
thức. Ở mức độ phản xạ mang tính chất vô ý thức, tự động nó bao gồm hai dạng học: Học
cảm giác và học vận động. Kết quả của các dạng học này là những kĩ xảo cảm giác, những
kĩ xảo vận động và những kĩ xảo cảm giác, vận động. Mức độ nhận thức của việc học được
đặc trưng bởi sự phát hiện có ý thức, sự phân tích chọn lọc, khái quát hóa và củng cố những
thuộc tính và những mối liên hệ bản chất của hiện thực cũng như những phương thức hành
động hợp lí và những phương thức sử dụng các thuộc tính và các mối liên hệ.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học...
Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học...Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học...
Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học...nataliej4
 
Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ 6 cho các trường thcs trên địa...
Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ 6 cho các trường thcs trên địa...Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ 6 cho các trường thcs trên địa...
Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ 6 cho các trường thcs trên địa...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...nataliej4
 
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Garment Space Blog0
 
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 

La actualidad más candente (17)

Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đLuận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
 
Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học...
Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học...Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học...
Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần phi kim hóa học...
 
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 
Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ 6 cho các trường thcs trên địa...
Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ 6 cho các trường thcs trên địa...Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ 6 cho các trường thcs trên địa...
Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công nghệ 6 cho các trường thcs trên địa...
 
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 11 trung học phổ th...
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
 
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...
 
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
 
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
 
Luận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trường
Luận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trườngLuận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trường
Luận văn: hệ thống bài tập hóa học có nội dung giáo dục môi trường
 
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
 
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - NùngGiáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho HS tiểu học Tày - Nùng
 
Luận văn: Thiết kế bài giảng điện tử môn Mạch điện tử hệ cao đẳng
Luận văn: Thiết kế bài giảng điện tử môn Mạch điện tử hệ cao đẳngLuận văn: Thiết kế bài giảng điện tử môn Mạch điện tử hệ cao đẳng
Luận văn: Thiết kế bài giảng điện tử môn Mạch điện tử hệ cao đẳng
 

Destacado

Celebrando al rey 01 04-2012
Celebrando al rey 01 04-2012Celebrando al rey 01 04-2012
Celebrando al rey 01 04-2012Sabino Marquez
 
Графіки атестації
Графіки атестаціїГрафіки атестації
Графіки атестаціїAlla Kolosai
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...NOT
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Garment Space Blog0
 
Juan Ruiz-Informe 'Perspectivas económicas-Las Américas' FMI
Juan Ruiz-Informe 'Perspectivas económicas-Las Américas' FMIJuan Ruiz-Informe 'Perspectivas económicas-Las Américas' FMI
Juan Ruiz-Informe 'Perspectivas económicas-Las Américas' FMIFundación Ramón Areces
 
REGION X- Northern Mindanao
REGION X- Northern MindanaoREGION X- Northern Mindanao
REGION X- Northern MindanaoJurelie Taguibao
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...NOT
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiNOT
 
Caso 3 pago tickets unimet (caseta cafetín) con correciones
Caso 3 pago tickets unimet (caseta cafetín) con correcionesCaso 3 pago tickets unimet (caseta cafetín) con correciones
Caso 3 pago tickets unimet (caseta cafetín) con correcionesfrax2050
 
Evidence Based Activities to Build Mentoring Relationships
Evidence Based Activities to Build Mentoring RelationshipsEvidence Based Activities to Build Mentoring Relationships
Evidence Based Activities to Build Mentoring RelationshipsFriends for Youth, Inc.
 
Problemas y ejercicios de analisis matematico (g. n. berman) [mir, 1977]
Problemas y ejercicios de analisis matematico (g. n. berman) [mir, 1977]Problemas y ejercicios de analisis matematico (g. n. berman) [mir, 1977]
Problemas y ejercicios de analisis matematico (g. n. berman) [mir, 1977]Alvaro Miguel Naupay Gusukuma
 
No estamos haciendo bien
No estamos haciendo bienNo estamos haciendo bien
No estamos haciendo bienSabino Marquez
 
Major Battles Of Wwii Timeline And Pics
Major Battles Of Wwii   Timeline And PicsMajor Battles Of Wwii   Timeline And Pics
Major Battles Of Wwii Timeline And PicsWorldHistory
 
Test coaching your agile team
Test coaching your agile teamTest coaching your agile team
Test coaching your agile teamAndrii Dzynia
 

Destacado (18)

Celebrando al rey 01 04-2012
Celebrando al rey 01 04-2012Celebrando al rey 01 04-2012
Celebrando al rey 01 04-2012
 
Графіки атестації
Графіки атестаціїГрафіки атестації
Графіки атестації
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
 
Programa, problemas latinoamericanos
Programa, problemas latinoamericanosPrograma, problemas latinoamericanos
Programa, problemas latinoamericanos
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
 
Juan Ruiz-Informe 'Perspectivas económicas-Las Américas' FMI
Juan Ruiz-Informe 'Perspectivas económicas-Las Américas' FMIJuan Ruiz-Informe 'Perspectivas económicas-Las Américas' FMI
Juan Ruiz-Informe 'Perspectivas económicas-Las Américas' FMI
 
Trastorno emocional
Trastorno emocionalTrastorno emocional
Trastorno emocional
 
REGION X- Northern Mindanao
REGION X- Northern MindanaoREGION X- Northern Mindanao
REGION X- Northern Mindanao
 
Prova 1 bim 2016 6 ano
Prova 1 bim 2016 6 anoProva 1 bim 2016 6 ano
Prova 1 bim 2016 6 ano
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Célula
CélulaCélula
Célula
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
 
Caso 3 pago tickets unimet (caseta cafetín) con correciones
Caso 3 pago tickets unimet (caseta cafetín) con correcionesCaso 3 pago tickets unimet (caseta cafetín) con correciones
Caso 3 pago tickets unimet (caseta cafetín) con correciones
 
Evidence Based Activities to Build Mentoring Relationships
Evidence Based Activities to Build Mentoring RelationshipsEvidence Based Activities to Build Mentoring Relationships
Evidence Based Activities to Build Mentoring Relationships
 
Problemas y ejercicios de analisis matematico (g. n. berman) [mir, 1977]
Problemas y ejercicios de analisis matematico (g. n. berman) [mir, 1977]Problemas y ejercicios de analisis matematico (g. n. berman) [mir, 1977]
Problemas y ejercicios de analisis matematico (g. n. berman) [mir, 1977]
 
No estamos haciendo bien
No estamos haciendo bienNo estamos haciendo bien
No estamos haciendo bien
 
Major Battles Of Wwii Timeline And Pics
Major Battles Of Wwii   Timeline And PicsMajor Battles Of Wwii   Timeline And Pics
Major Battles Of Wwii Timeline And Pics
 
Test coaching your agile team
Test coaching your agile teamTest coaching your agile team
Test coaching your agile team
 

Similar a Thiet ke tai_lieu_huong_dan_hoc_sinh_chuan_bi_bai_moi_mon_hoa_hoc_lop_10_thpt_3347

Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng chủ đề dạy học liên môn trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung họ...
Xây dựng chủ đề dạy học liên môn trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung họ...Xây dựng chủ đề dạy học liên môn trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung họ...
Xây dựng chủ đề dạy học liên môn trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung họ...HanaTiti
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.ssuser499fca
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.ssuser499fca
 
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Garment Space Blog0
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.ssuser499fca
 
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...NOT
 

Similar a Thiet ke tai_lieu_huong_dan_hoc_sinh_chuan_bi_bai_moi_mon_hoa_hoc_lop_10_thpt_3347 (20)

Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 11
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 11Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 11
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 11
 
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...
Hệ thống bài tập tự học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực –...
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
 
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đĐề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
 
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAYBài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
 
Xây dựng chủ đề dạy học liên môn trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung họ...
Xây dựng chủ đề dạy học liên môn trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung họ...Xây dựng chủ đề dạy học liên môn trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung họ...
Xây dựng chủ đề dạy học liên môn trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung họ...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinhLuận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđ...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
 
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đLuận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
Chương trình dạy học từ xa dùng công nghệ http live streaming (hls) trên nền ...
 

Más de Garment Space Blog0

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Garment Space Blog0
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Garment Space Blog0
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Garment Space Blog0
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Garment Space Blog0
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Garment Space Blog0
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Garment Space Blog0
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Garment Space Blog0
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Garment Space Blog0
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Garment Space Blog0
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Garment Space Blog0
 

Más de Garment Space Blog0 (20)

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
 

Último

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Último (20)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Thiet ke tai_lieu_huong_dan_hoc_sinh_chuan_bi_bai_moi_mon_hoa_hoc_lop_10_thpt_3347

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _____________________ Phùng Thị Thanh Thủy THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _____________________ Phùng Thị Thanh Thủy THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG BÁ VŨ Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  • 3. LỜI CẢM ƠN Luận văn hoàn thành với sự nỗ lực, có gắng hết sức của bản thân, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè và các em học sinh. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới: - TS. Dương Bá Vũ, trưởng khoa Hóa trường Đại học Sư phạm TPHCM người hướng dẫn trực tiếp và PGS. TS. Trịnh Văn Biều trường ĐHSP TPHCM, hai thầy đã tận tình hướng dẫn động viên, giúp đỡ, chỉnh sửa chi tiết từng trang, từng câu trong trong luận văn này. - Các thầy cô khoa Hóa, khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Sư phạm TPHCM, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã trực tiếp giảng dạy tôi trong khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Hóa học khóa K19, đã giúp tôi có cơ hội học tập và nâng cao trình độ về lĩnh vực lý luận và phương pháp dạy học hóa học mà tôi yêu thích. - Các bạn, anh, chị, thầy cô đồng nghiệp, các bạn học viên cao học K17, K18, K19, K20 trường Đại học Sư phạm TPHCM, các em học sinh trường THPT Trấn Biên, Lê Hồng Phong Biên Hòa Đồng Nai, trường THPT Nguyễn Văn Linh tỉnh Bình Thuận đã giúp tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. - Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm TPHCM, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ. - Ban Giám hiệu trường THPT trọng điểm chất lượng cao Trấn Biên, sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi tham gia vào chương trình sau đại học và hoàn thành luận văn này. Gia đình những người đã thường xuyên bên cạnh, động viên, khuyến khích, hỗ trợ để con hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2011 Phùng Thị Thanh Thủy
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. DD : Dung dịch 2. ĐC : Đối chứng 3. ĐH : Đại học 4. ĐT : Đào tạo 5. GD : Giáo dục 6. GV : Giáo Viên 7. HS : Học sinh 8. KHTN : Khoa học tự nhiên 9. NXB : Nhà xuất bản 10. PPDH : Phương pháp dạy học 11. PƯ : Phản ứng 12. SP : Sư phạm 13. SGK : Sách giáo khoa 14. TB : Trung bình 15. THPT : Trung học phổ thông 16. TN : Thực nghiệm
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả thường xuyên đọc sách của học sinh.......................................22 Bảng 1.2. Lý do đọc sách của học sinh ..................................................................23 Bảng 1.3. Lý do học sinh không thường xuyên đọc sách ......................................23 Bảng 1.4. Kết quả mức độ tự học của học sinh......................................................24 Bảng 1.5. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ...................................24 Bảng 1.6. Tỉ lệ % giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài mới ..................................24 Bảng 1.7. Hình thức soạn bài của học sinh ............................................................24 Bảng 1.8. Mức độ hiểu của học sinh khi soạn bài trước ........................................25 Bảng 1.9. Mức độ hiểu của học sinh sau khi học xong bài mới ............................25 Bảng 1.10. Mục đích sử dụng sách giáo khoa của học sinh.....................................25 Bảng 1.11. Tỉ lệ % học sinh mong muốn thầy cô hướng dẫn chuẩn bị bài mới ......26 Bảng 1.12. Mức độ cần thiết của việc học sinh soạn bài ở nhà ...............................28 Bảng 1.13. Tình trạng chuẩn bị bài ở nhà của học sinh ...........................................29 Bảng 1.14. Hình thức giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài......................................29 Bảng 1.15. Chất lượng soạn bài mới của học sinh theo đánh giá của giáo viên......29 Bảng 1.16. Tỉ lệ % giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh ..................................30 Bảng 1.17. Hình thức giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh..............................30 Bảng 1.18. Mức độ cần thiết của tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới .....30 Bảng 1.19. Mức độ khó của câu hỏi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ............31 Bảng 2.1. Phân phối chương trình hóa học lớp 10 cơ bản .....................................36 Bảng 3.1. Danh sách lớp thực nghiệm và đối chứng ...........................................102 Bảng 3.2. Đánh giá chung của GV về tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới........105 Bảng 3.3. Đánh giá của GV về tính hiệu quả của tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới .......................................................................................................106 Bảng 3.4. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1...............................................................108 Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1. .......108 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 .......................................109 Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 ......................110 Bảng 3.8. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2...............................................................110 Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2. .......111 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 .......................................112 Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 ......................112
  • 6. Bảng 3.12. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3...............................................................113 Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3 ........113 Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 .......................................114 Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 3 ......................115 Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả của 3 bài kiểm tra....................................................115 Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 3 bài kiểm tra115 Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra.......................................116 Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 3 bài kiểm tra............................116 Bảng 3.20. Đánh giá chung của HS về tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới.........117 Bảng 3.21. Đánh giá của HS về tính hiệu quả của tài liệu hướng dẫn chuẩn bị bài mới .............................................................................................118
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cấu trúc nội dung chương Phản ứng oxi hóa khử....................................40 Hình 2.2. Cấu trúc nội dung chương Nhóm halogen................................................41 Hình 2.3. Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới .............46 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1.................................................109 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 .............................................109 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2.................................................111 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 .............................................112 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3.................................................114 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 .............................................114 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích 3 bài kiểm tra.......................................................116 Hình 3.8. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập của 3 bài kiểm tra .............................116
  • 8. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................................ 4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................. 4 1.2. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học ................................................ 6 1.2.1. Những yêu cầu đổi mới phương pháp........................................................... 6 1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.................................................. 7 1.2.3. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.......................... 8 1.3. Một số vấn đề tâm lí về việc dạy học ..................................................................... 9 1.4. Tự học ................................................................................................................... 11 1.4.1. Khái niệm tự học........................................................................................... 11 1.4.2. Các hình thức tự học..................................................................................... 11 1.5. Câu hỏi.................................................................................................................. 13 1.5.1. Khái niệm câu hỏi ................................................................................................. 13 1.5.2. Phân loại câu hỏi................................................................................................... 13 1.6. Bài tập hóa học...................................................................................................... 17 1.6.1. Khái niệm bài tập hoá học..................................................................................... 17 1.6.2. Tác dụng, ý nghĩa của bài tập hoá học.................................................................. 17 1.6.3. Phân loại bài tập hoá học ...................................................................................... 19 1.7. Thực trạng học sinh chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp....................................... 19 1.7.1. Mục đích điều tra.......................................................................................... 19 1.7.2. Đối tượng và phương pháp điều tra............................................................ 19 1.7.3. Nội dung điều tra........................................................................................... 19 1.7.4. Kết quả điều tra............................................................................................. 19 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................... 29 Chương 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI MÔN HÓA LỚP 10 THPT ......................................................... 30 2.1. Tổng quan chương trình hóa học lớp 10 THPT.................................................... 30 2.2. Tổng quan về chương “Phản ứng oxi hóa – khử” và chương “Nhóm halogen”............................................................................................. 32 2.2.1. Phân phối chương trình................................................................................ 32
  • 9. 2.2.2. Mục tiêu chương “Phản ứng oxi hóa khử” và chương “Nhóm halogen”...................................................................................... 33 2.2.3. Phân tích cấu trúc nội dung chương “Phản ứng oxi hóa khử” và chương “Nhóm halogen”...................................................................................... 34 2.3. Cơ sở khoa học của việc thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới............................................................................................................... 37 2.3.1. Khái niệm về tài liệu và tài liệu có hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới......................................................................................................... 37 2.3.2. Những yêu cầu đối với tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ..... 38 2.3.3. Quy trình thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới............. 39 2.3.4. Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ..................... 40 2.4. Tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới chương “Phản ứng oxi hóa khử” và chương “Nhóm halogen”........................................ 41 2.4.1. Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 41 2.4.2. Câu hỏi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới........................................... 42 2.4.3. Hướng dẫn giải bài tập................................................................................. 65 2.5. Sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới......................................... 72 2.6. Một số giáo án thực nghiệm.................................................................................. 73 2.6.1. Giáo án bài 17 : Phản ứng oxi hóa khử....................................................... 73 2.6.2. Giáo án bài 21 : Khái quát về nhóm halogen ............................................ 77 2.6.3. Giáo án bài 22 : Clo....................................................................................... 81 2.6.4. Giáo án bài 28 : Bài thực hành số 3............................................................ 86 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................... 89 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................................... 90 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................... 90 3.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................................... 90 3.3. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................... 90 3.4. Tiến hành thực nghiệm ......................................................................................... 91 3.4.1. Thời gian thực nghiệm.................................................................................. 91 3.4.2. Chuẩn bị......................................................................................................... 91 3.4.3. Tiến hành hoạt động dạy học ở trên lớp ..................................................... 92 3.4.4. Tổ chức kiểm tra ........................................................................................... 92 3.4.5. Tiến hành xử lí số liệu................................................................................... 92 3.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................................. 93 3.4.1. Kết quả nhận xét của giáo viên.................................................................... 93 3.4.2. Kết quả bài kiểm tra của học sinh............................................................... 96 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................. 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................121
  • 10. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 126 PHỤ LỤC
  • 11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những bước đầu đổi mới phương pháp dạy học tích cực nước ta hiện nay, giáo viên gặp không ít khó khăn và trở ngại. Một trong những vấn đề khó khăn và trở ngại đó là mâu thuẫn về thời gian và lượng kiến thức trong một tiết học. Thời gian cho một tiết học không nhiều, chỉ có 45 phút, giáo viên làm khá nhiều việc ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, củng cố bài, v..v... Trong khi đó khối lượng kiến thức bài học nhiều, giáo viên khó có thể truyền thụ hết kiến thức, cũng như sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực và các hình thức tổ chức dạy học. Do đó làm sao để trong một tiết học giáo viên và học sinh làm được nhiều việc nhất, đảm bảo được nội dung bài học, đồng thời phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và khắc phục được tình trạng “cháy giáo án”, nâng cao hiệu quả học tập. Muốn làm được điều này thì học sinh phải có sự chuẩn bị trước ở nhà. Việc chuẩn bị trước bài học là khâu không thể thiếu của học sinh trước khi đến lớp. Nó giúp học sinh nắm được những vấn đề cơ bản, những hiểu biết ban đầu trước khi học bài mới. Trong quá trình học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà cũng sẽ nảy sinh ra những vấn đề, những câu hỏi thắc mắc, chưa hiểu rõ, chưa giải đáp được. Từ đó đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, muốn được hiểu biết, khám phá. Khi đến lớp học sinh được giáo viên hướng dẫn tìm tòi kiến thức thêm một lần nữa, người học sẽ được khắc sâu kiến thức hơn và hiểu rõ bài học hơn. Thực tế hiện nay nhiều học sinh không thấy được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp nên ý thức chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt. Bên cạnh đó các em chưa có phương pháp học và cách thức học tập hiệu quả. Nếu học sinh có sự hướng dẫn, định hướng cho việc chuẩn bị bài mới thì hiệu quả học tập sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Về phần giáo viên, còn có nhiều giáo viên cũng không hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp. Cũng có giáo viên cho học sinh về nhà tự soạn bài trước vào vở, nhưng không đưa ra những định hướng, hướng dẫn cụ thể, dẫn đến học sinh chép toàn bộ sách giáo khoa vào vở nhưng không thấy rõ trọng tâm, không hiểu, làm cho chất lượng bài học chưa cao.
  • 12. Từ những thực trạng trên chúng tôi chọn đề tài “THIẾT KẾ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI MÔN HÓA HỌC LỚP 10 THPT” nhằm tìm hiểu và góp phần nâng cao hiệu quả việc chuẩn bị bài mới của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế tài liệu hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới môn hóa học lớp 10 THPT. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà trước khi học bài mới. – Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 4. Nhiệm vụ của đề tài – Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. – Nghiên cứu tổng quan chương trình hóa học lớp 10 THPT. – Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Phản ứng oxi hóa - khử” và chương “Nhóm Halogen” lớp 10. – Tìm hiểu thực trạng chuẩn bị bài trước khi học bài mới của học sinh. – Thiết kế tài liệu chương “Phản ứng oxi hóa - khử” và chương “Nhóm Halogen” nhằm hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước khi học bài mới. – Sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi học bài mới. – Tiến hành thực nghiệm sư phạm: Để xác định mức độ khả thi, hiệu quả của đề tài nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. 5. Phạm vi nghiên cứu – Nội dung dạy học: Chương “Phản ứng oxi hóa – khử” và chương “Nhóm halogen” chương trình hóa học lớp 10 cơ bản. – Địa bàn nghiên cứu: + Một số trường THPT tại Đồng Nai: Trường THPT Trấn Biên, trường THPT Lê Hồng Phong. + Một số trường THPT ở các tỉnh: Trường THPT Nguyễn Văn Linh - Bình Thuận. – Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2010 đến tháng 10/2011. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới tốt học sinh sẽ có thể tự học, tự đọc sách giáo khoa trước ở nhà, nắm được kiến thức trọng tâm, tạo hứng thú
  • 13. học tập, phát huy được tính tích cực sáng tạo. Giáo viên có điều kiện áp dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học mới hiện nay và có nhiều thời gian để học sinh thực hành ở trên lớp, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông. 7. Phương pháp nghiên cứu – Nghiên cứu, tìm hiểu lí luận giáo dục học và tâm lí người học, cơ sở lí luận thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trong dạy học, chương trình hóa học lớp 10, mục tiêu giảng dạy môn hóa học chương “Phản ứng oxi hóa khử” và chương “Nhóm halogen”. – Điều tra bằng các phiếu câu hỏi và phỏng vấn, trao đổi với một số giáo viên và học sinh. – Phương pháp quan sát. – Thực nghiệm sư phạm. – Sử dụng các phần mềm tin học. – Phương pháp phân tích và tổng hợp. – Phương pháp phân loại và khái quát hóa. – Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp kết quả thực nghiệm sản phẩm và kiểm định giả thiết. 8. Những đóng góp mới của đề tài – Thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới và vận dụng xây dựng bài lên lớp hóa học vào trong giảng dạy lớp 10 chương trình cơ bản. – Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới ở trường THPT.
  • 14. Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách hướng dẫn, định hướng học sinh tự đọc, tự học hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng bởi nó có tính đơn giản, hiệu quả và khả thi. Chúng tôi đã khảo sát nhận thấy đã có một số đề tài và báo cáo như sau: 1.1.1. Các tài liệu nghiên cứu về câu hỏi trong dạy học − PGS. Nguyễn Đình Chỉnh (1995): Vấn đề đặt câu hỏi của GV đứng lớp, kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh, NXB Hà Nội. − TS. Trịnh Thị Hải Yến – Vụ THPT – Bộ GD-ĐT, Nguyễn Phương Hồng: Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí giáo dục số 54 (3/2003). − PGS. TS. Trịnh Văn Biều (2005): Các kỹ năng dạy học, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. − PGS. TS. Lê Phước Lộc (2005): Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học, Tạp chí nghiên cứu khoa học, Trường Đại Học Cần Thơ. − Lê Anh Quân (2005): Lựa chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập về phản ứng oxy hóa khử (Ban KHTN), luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. − Ngô Đắc Thức (2002): Phát triển tư duy cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học các nguyên tố phi kim ở trường THPT, luận văn thạc sỹ, ĐHSP Hà Nội. − Vũ Hồng Nhung (2006): Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. − Đỗ Thị Thúy Hằng (2001): Sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. − Phạm Ngọc Thanh Tâm (2009): Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 THPT chương trình nâng cao, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 1.1.2. Các tài liệu nghiên cứu về tự học − Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ văn Tảo (2004): Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư Phạm. − Nguyễn Cảnh Toàn (2002): Một số vấn đề về cách dạy và cách học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. − Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998): Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
  • 15. − Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998): Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục. − Đỗ Thị Việt Phương: Thiết kế E-book hướng dẫn học sinh tự học phần mềm hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. − Trần Thị Thanh Hà: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo Môđun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi Hóa học lớp 12 Trung học Phổ thông, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. − Nguyễn Ngọc Nguyên: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo Mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi Hóa học lớp 11 THPT, luận văn Thạc sĩ ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. − Nguyễn Thị Tuyết Hoa: Xây dựng Website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi Hóa học lớp 11 Trung học Phổ thông, luận văn Thạc sĩ ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. − Nguyễn Thị Liễu: Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hoá hữu cơ lớp 11 (nâng cao), luận văn thạc sĩ ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. − Hỉ A Mổi: Thiết kế Web Site tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm, luận văn thạc sĩ ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.. − Tống Thanh Tùng: Thiết kế e-book hóa học lớp 12 phần crom - sắt - đồng hỗ trợ học sinh tự học, luận văn Thạc sĩ ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. − Lê Thị Xuân Hương: Thiết kế Website hỗ trợ việc dạy và tự học chương halogen lớp 10 THPT, luận văn tốt nghiệp ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. − Thạch Thị Đavine: Thiết kế Blog hỗ trợ học sinh tự học môn hóa học lớp 10 (Chương trình nâng cao), khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. − Nguyễn Thương Nhã: Thiết kế Website hỗ trợ tự học hóa học thông qua giải bài tập lớp 10 - Nâng cao chương "nhóm Oxi", khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. Như vậy qua các luận văn, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học cũng như các đề tài nghiên cứu những năm gần đây cho thấy các tác giả đã chú trọng hướng dẫn học sinh phát huy khả năng tự học. Tuy nhiên, các đề tài đã chưa chú ý nhiều đến việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức có hiệu quả. Từ thực trạng đó cho thấy cần phải xây dựng một tài liệu hướng dẫn học sinh chủ động học tập.
  • 16. 1.2. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học [10] 1.2.1. Những yêu cầu đổi mới phương pháp Thế kỷ XXI là thế kỷ bùng nổ tri thức, khoa học, công nghệ. Xã hội thế kỷ XXI là một xã hội dựa vào tri thức, dựa vào tư duy sáng tạo, tài năng sáng chế của con người. Vì vậy mục đích giáo dục ngày nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà còn phải bồi dưỡng cho con người năng lực sáng tạo ra những kiến thức mới, phương tiện mới, cách giải quyết mới chưa từng có. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã buộc giáo dục phải có những thay đổi cách mạng trong nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. Các kiến thức khoa học tự nhiên, Vật lý, Hoá học, Sinh học… phải trở thành các tri thức phổ thông. Phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên cũng có những thay đổi căn bản theo nguyên tắc từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, hình thức tổ chức dạy học cũ cũng không còn phù hợp, các lớp học giờ đây nhiều học sinh hơn và phải tổ chức theo cùng một trình độ… Việt Nam đứng trước câu hỏi lớn: Mẫu hình con người Việt Nam trong giai đoạn phát triển phải đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thế kỷ mới. Con người Việt Nam hiện đại cũng cần bổ sung những giá trị mới: Đó là khả năng chuyển đổi và thích ứng nhanh với hoàn cảnh; ý thức cùng chung sống trong cộng đồng xã hội và cùng chung sống với tự nhiên, cùng lo nỗi lo của toàn cầu về dân số, môi trường, đại dịch AIDS, ma tuý… Hơn nữa, trong bối cảnh mới tốc độ phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, lượng tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân. Khái niệm “học vấn phổ thông” trong những năm đầu của thế kỷ 21 đã khác rất xa so với 20 - 30 năm về trước. Con đường đưa học vấn phổ thông đến với thế hệ trẻ cũng được rộng mở với rất nhiều kênh thông tin khác nhau, mà kênh qua nhà trường chỉ là một trong số đó, cho dù có là kênh chính. Những hạn chế, lạc hậu của chương trình, nội dung , phương pháp giáo dục cũ cũng cần được loại bỏ để thay thế vào đó những nội dung mới, cập nhật… Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu cấp bách của thời đại. Những yêu cần cần đổi mới phương pháp: – Yêu cầu đối với học sinh: Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia hoạt động học tập, sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập. Mạnh dạn thể hiện quan điểm. Biết đánh giá và tự đánh giá.
  • 17. – Yêu cầu đối với giáo viên: Người dạy phải luôn luôn hướng đến người học, nắm được đặc điểm, kiểu tư duy của người học, dạy cho người học cái họ cần, giáo dục cần, xã hội cần chứ không phải chỉ dạy cái mình có. Hoạt động hóa người học – giao việc, bằng nhiều phương thức tạo điều kiện buộc người học làm việc, người học phải là người chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều con đường khác nhau. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh họat, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương. Thực hiện có hiệu quả “học đi đôi với hành” “lý luận gắn liền với thực tiễn”, khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của người học. Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thông đa phương tiện, góp phần huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá trình dạy học. – Yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục: Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình, SGK, PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới PPDH. Có biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệu quả; thường xuyên tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy và học theo định hướng đổi mới PPDH. Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đổi mới PPDH đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH. 1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (12/1998) và được khẳng định trong luật giáo dục ban hành ngày 14/7/2005, điều 5.2 đã ghi “ phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Điều 28.2 đã ghi “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói vấn đề chủ yếu của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
  • 18. 1.2.3. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay [59] Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đòi hỏi học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời. Người thầy giáo không chỉ dạy kiến thức cho học sinh mà còn dạy cách học, trang bị cho học sinh phương pháp học tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm học suốt đời .Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thức tế. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. Cá thể hóa việc dạy học. Người dạy cần tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học. Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức, sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp. Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học ở mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học). Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay là: – Dạy học sinh cách tư duy logic là truyền đạt kiến thức dưới dạng các nhà khoa học đã phát hiện ra các quy luật hóa học theo trình tự sau: + Qua quan sát hoặc thực nghiệm phát hiện ra vấn đề cần được giải đáp. + Bằng những hiểu biết của mình thử đưa ra những cách giải thích khác nhau về vấn đề mình vừa phát hiện (đưa ra các giả thuyết). + Kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết mình vừa nêu ra bằng các thí nghiệm. + Hình thành học thuyết khoa học. Như vậy GV nên dạy học sinh cách làm việc như các nhà khoa học. Đó là phát hiện vấn đề, tìm cách lý giải, tìm cách chứng minh những lập luận của mình bằng thực nghiệm, kiểm tra tính đúng đắn các lập luận của mình. – Dạy theo hướng tích hợp là trình bày cho học sinh thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực, không những của hóa học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau. – Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm: + Liên hệ khái niệm mới với cái đã biết. + Liên hệ các khái niệm khác nhau.
  • 19. + Liên hệ giữa cấu trúc với tính chất. + Liên hệ với thực tiễn. – Hướng dẫn học sinh thông qua thực hành hay các tình huống: + Dạy thực hành. + Tăng cường các phim ảnh minh họa. + Học thông qua các tình huống giả định. 1.3. Một số vấn đề tâm lí về việc dạy học [37] Bản chất của việc học Tất cả những biến đổi cơ bản của hành vi và hoạt động của trẻ em trong quá trình phát triển theo lứa tuổi của nó. Việc học đòi hỏi những biến đổi của hoạt động bên ngoài (thể chất) và hoạt động bên trong (tâm lí) hay của hành vi. Những biến đổi đó cho phép đạt được mục tiêu xác định. Việc học thể hiện trong sự biến đổi hợp lí của hoạt động bên ngoài và bên trong. Một hoạt động xác định đã được tiến hành trước lúc xảy ra sự biến đổi hợp lí của hoạt động hay của hành vi. Như vậy việc học đó là sự biến đổi hợp lí của hoạt động . Sự biến đổi này xuất hiện nhờ hoạt động được tiến hành từ trước và không gây ra trực tiếp bởi những phản ứng bẩm sinh của cơ thể. Cơ chế học của con người Học là ở chỗ hệ thần kinh trung ương hình thành sự phản ánh của những vật kích thích cũng như những tình huống kích thích nhất định và những chương trình phản ứng nhất định. Những chương trình hành vi là những động tác có ý thức, có mục đích được điều khiển bởi các đòi hỏi của xã hội và được điều chỉnh bởi thực tiễn xã hội. Như vậy học là việc con người lĩnh hội những tri thức xác định , những hoạt động và những cử chỉ xác định bị các tri thức chế ước trong những tình huống xác định. Mức độ nhận thức của việc học − Việc học được thể hiện trong sự lĩnh hội những tri thức và những hoạt động xác định. − Tính chất của các điều kiện học được biến đổi về chất ở mức độ nhận thức của việc học. − Những tín hiệu hiện thực (những tác động của các sự vật) và những tín hiệu các từ ngữ tác động tới hoạt động thần kinh của con người.
  • 20. Trong tiến trình học xuất hiện những mối liên hệ “sự vật – sự vật”, “từ- sự vật”, “sự vật – từ”, “từ - từ”. − Tính chất của tính tích cực ở con người đó là: + Mục tiêu của tính tích cực tồn tại ở con người như là hình ảnh có ý thức của tương lai mong muốn. + Sự hình thành chương trình hành động được thể hiện là những phản ứng đón trước có tính chất tự động hóa và sửa chữa chúng trong tiến trình thử nghiệm và sai lầm. + Sự lập kế hoạch các hành động một cách có ý thức và biểu tượng về kết quả. + Sự thỏa mãn những nhu cầu và sự ý thức được mục tiêu đã đạt được. Mức độ trí tuệ của việc học Các mối liên hệ khách quan tổng quát, những cấu trúc và những quan hệ của hiện thực hay hoạt động, được biểu thị bằng thuật ngữ học trí tuệ. Các tri thức ở mức độ cao đó là những khái niệm và những mối liên hệ của các khái niệm. Để các khái niệm được hình thành ở học sinh và học sinh có thể vận dụng được chúng thì cần học tư duy. Hoạt động trí tuệ của con người là giải quyết thành công những nhiệm vụ muôn hình muôn vẻ phức tạp nhất mà thực tiễn sản xuất, thực tiễn xã hội đề ra cho con người. Để đạt được mục đích này cần thực hiện những giải pháp tinh thần thu được thông qua sự vận dụng các tri thức và các khái niệm, trong các hành động thực tế đối với đối tượng tình huống và nhiệm vụ cụ thể. Vận dụng các tri thức vào hoạt động đang được thực hiện, sử dụng chúng để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, tức là nắm vững các kĩ năng. Mức độ nhận thức của người học Việc học ở con người là quá trình phức tạp diễn ra cả ở mức độ phản xạ lẫn mức độ nhận thức. Ở mức độ phản xạ mang tính chất vô ý thức, tự động nó bao gồm hai dạng học: Học cảm giác và học vận động. Kết quả của các dạng học này là những kĩ xảo cảm giác, những kĩ xảo vận động và những kĩ xảo cảm giác, vận động. Mức độ nhận thức của việc học được đặc trưng bởi sự phát hiện có ý thức, sự phân tích chọn lọc, khái quát hóa và củng cố những thuộc tính và những mối liên hệ bản chất của hiện thực cũng như những phương thức hành động hợp lí và những phương thức sử dụng các thuộc tính và các mối liên hệ.