SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 17
Descargar para leer sin conexión
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÀI THU HOẠCH
NHẬP MÔN NGÀNH
LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
Chuyên ngành: Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng
GVHD: TS. NGUYỄN HÁN KHANH
Sinh viên thực hiện: PHAN TRÀ GIANG
Mã số SV: 2225106050892
Lớp: D22LOQL07
Bình Dương, năm 2022
1
MỤC LỤC
1 Tổng quan về Quản trị Logistics và các bài học thu nhận............................................
1.1 Tổng quan về Quản trị Logistics...............................................................................
1.2 Các bài học thu nhận.................................................................................................
2 Tổng quan về Quản trị Chuỗi cung ứng và các bài học thu nhận................................
2.1 Tổng quan về Quản trị Chuỗi cung ứng....................................................................
2.2 Các bài học thu nhận.................................................................................................
3 Kế hoạch và mục tiêu........................................................................................................
KẾT LUẬN...........................................................................................................................
2
KHOA KINH TẾ
CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU
PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
Tên học phần: Nhập môn ngành Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng
Mã học phần: LOQL020
Lớp/Nhóm môn học: D22LOQL07
Học kỳ: I; Năm học: 2022-2023
Họ tên sinh viên: Phan Trà Giang; MSSV: 2225106050892
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
TT Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa
Điểm đánh giá
Cán bộ
chấm 1
Cán bộ
chấm 2
Điểm
thống
nhất
1 Phần 1: Tổng quan về Quản trị
Logistics và các bài học thu nhận
3,5
2 Phần 2: Tổng quan về Quản trị Chuỗi
cung ứng và các bài học thu nhận
3,5
3 Phần 3: Kế hoạch và mục tiêu 2
4 Hình thức trình bày 1
Điểm tổng cộng 10
Bình Dương, ngày 15 tháng 12 năm 2022
Cán bộ chấm 1
THS. HUỲNH LÂM HOÀI ANH
Cán bộ chấm 2
TS. NGUYỄN HÁN KHANH
1
NỘI DUNG
1 TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ CÁC BÀI HỌC THU NHẬN
1.1 Tổng quan về quản trị Logistics
1.1.1 Khái niệm Logistics và quản trị Logistics
Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất (từ quốc tế), giống như từ
“Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác, vì bao
hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý
nghĩa của nó.
Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ rất lâu. Logistics lần đầu tiên được phát
minh và ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi
trong hai cuộc Đại chiến thế giới để duy chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có
khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Napoleon đã từng nói:
“Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics” vì ông cho
rằng “Logistics là một chuỗi hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”.
Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp
dụng các kĩ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến và lần
đầu tiên được triển khai, ứng dụng trong thương mại sau khi chiến tranh thế giới lần
thứ hai kết thúc.
Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ
thống logistics. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiên cứu logistics và dưới
những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau mà hiện nay có khá nhiều khái
niệm về logistics.
-Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, US Fifth
Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”.
“Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức
hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies and service for any complex
operation)”.
-Theo cuốn “An Intergrated Approach to logistics Management” của Viện kỹ thuật
công nghệ Florida – Mỹ:
“Logistics là sự quản lý sự vận động và lưu giữ của nguyên vật liệu vào trong doanh
nghiệp của hàng hoá trong lúc sản xuất tại doanh nghiệp và hàng thành phẩm đi ra
khỏi doanh nghiệp”.
2
-Theo Tài liệu của Liên hợp quốc sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về vận tải đa
phương thức và quản lí logistics tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội tháng
10/2002:
“Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu
kho, sản xuất ra thành phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách
hàng”.
-Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of Logistics
Management):
“Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá,
dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ
để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”.
-Theo quan điểm “5 đúng” (“5 right”):
“Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí vào đúng thời điểm
với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”.
-Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn “Quản trị Logistics”:
“Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn
tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối
cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.
Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng trong nội
dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu
chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản
phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh
hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật
liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời (Just – in –
time). Tuy nhiên ở đây không chỉ có sự vận động của “nguyên vật liệu, hàng hoá” mà
cần phải bao gồm thêm cả dòng luân chuyển “dịch vụ, thông tin”. Logistics không chỉ
hạn chế trong sản xuất mà còn liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh
viện, ngân hàng, người bán lẻ, người bán buôn…
1.1.2 Mục tiêu của logistics
Quản trị Logistics là một hoạt động nhằm mang tới các mục tiêu như sau:
 Đáp ứng một cách nhanh chóng sự thay đổi của thị trường cũng như các đơn đặt
hàng của khách hàng.
 Giảm thiểu về sự khác biệt trong dịch vụ logistics.
3
 Giảm thiểu vấn đề hàng tồn kho nhằm giảm chi phí.
 Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các nhóm lô hàng.
 Giúp duy trì về chất lượng sản phẩm tốt nhất và cải tiến liên tục.
 Hỗ trợ vòng đời sản phẩm và chuỗi logistics.
1.1.3 Chức năng của logistics
1.1.3.1 Đóng gói
Hoạt động đóng gói hàng hoá là hoạt động rất quan trọng trong chuỗi các hoạt động
logistics. Việc đóng gói hàng hoá không chỉ xem xét các yếu tố về thiết kế, mẫu mã
đóng gói, tính bảo vệ của bao bì đối với hàng hoá, đóng gói cần lưu ý đến tính hiệu
quả về mặt chi phí. Việc đóng gói hàng hoá hiệu quả và an toàn sẽ giúp tránh khỏi
những va đập do chất xếp trong quá trình vận chuyển. Ngoài những lưu ý trên, việc
đóng gói hàng hoá cũng cần xem xét dựa trên góc độ môi trường và trách nhiệm xã
hội, bao gồm việc tối ưu hoá không gian chất xếp; tìm giải pháp tái chế và tái sử dụng
bao bì sản phẩm thông qua việc ứng dụng nguyên tắc logistics ngược (reverse
logistics); ứng dụng công nghệ trong quản lí bao bì đóng gói. (Ví dụ như Apple đóng
gói hàng hoá dựa trên tiêu chí tinh tế, sang trọng. Thương hiệu táo khuyết không chỉ
đầu tư vào mẫu mã sản phẩm mà cho đến những mẫu in túi giấy, túi giấy cũng có sự
đồng nhất về logo, màu sắc và dĩ nhiên, chúng được thiết kế rất đẳng cấp, tinh tế vô
cùng.)
1.1.3.2 Bóc – xếp – dỡ
Hoạt động bóc xếp dỡ hàng hoá là khâu quan trọng trong vận chuyển hàng tới tận tay
người nhận. Việc vận chuyển hàng hoá có thể sẽ được thực hiện qua nhiều con đường
khác nhau và được thực hiện bởi các dụng cụ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng để
đảm bảo tính an toàn. (Ví dụ ở cảng ICD khi nhập hàng lên xe container thì xe nâng sẽ
làm nhiệm vụ nhận hàng từ kho bãi hoặc cảng và nâng hàng lên vị trí ổn định, sau đó
duy chuyển hàng đến xe và đặt trên sàn xe. Nhân viên lần lượt sắp xếp hàng hoá theo
thứ tự. Khi hàng trên xe được sắp xếp xong, xe nâng tiếp tực nâng thêm hàng vuông
góc với thùng xe để nhân công đứng trên thùng xe bốc xếp hàng theo từng lớp. Để
xuất hàng ra khỏi xe container thì khi đến nơi được xác định dỡ hàng xuống, các công
nhân sẽ lần lượt bốc hàng xuống dưới và đồng thời xe nâng sẽ di chuyển đến và đưa
hàng hoá vào kho chứa hàng hoặc trước cửa kho. Cứ như vậy, lần lượt các kiện hàng
sẽ được bốc xuống và di chuyển đến tận kho mà không làm mất thời gian, kịp thời
giao hàng đến tay người nhận theo yêu cầu.)
1.1.3.3 Lưu kho
Lưu kho là dịch vụ mà các đơn vị kinh doanh kho cung cấp cho khách hàng không
gian kho bãi, nhằm đảm bảo có thể chứa dược số lượng hàng hoá từ nhỏ đến lớn, đem
4
lại nhiều lợi ích cho hàng hoá cũng như các bên tham gia vận chuyển bao gồm cả
người gửi hàng, người nhận hàng và đơn vị vận chuyển. Việc tối ưu hoá bố cục của
nhà kho giúp cho việc quản lý nguồn hàng của doanh nghiệp thuận lợi hơn, giúp tiết
kiệm thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó việc lưu kho quá lâu một mặt hàng nào đó rất
có thể sẽ dẫn đến tồn kho, vì vậy cần cân đối hàng tồn kho bằng cách có sẵn số lượng
hàng tồn kho trong cùng một số ngày (hoặc giờ,…) đối với tất cả các sản phẩm để thời
gian hết hàng của tất cả các sản phẩm sẽ đồng thời; kí hợp đồng lưu kho ngắn hạn đối
với sản phẩm dễ hỏng,.. hay sử dụng chiến lược MTS (Sản xuất để lưu kho). MTS là
một chiến lược sản xuất truyền thống được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng tồn
kho phù hợp với dự báo về nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng. Thay vì đặt định
mức sản phẩm và sau đó cố gắng bán hết số hàng hoá đó, một công ty sử dụng MTS sẽ
ước tính sản phẩm của họ có thể thu hút được bao nhiêu đơn đặt hàng, và sau đó cung
cấp đủ hàng tồn kho để đáp ứng số đơn đặt hàng đó. (Ví dụ nhiều nhà bán lẻ, chẳng
hạn như Target tạo ra phần lớn doanh số trong quí 4. Đối với các công ty sản xuất
cung cấp cho các nhà bán lẻ này, phần lớn sản xuất của họ được thực hiện vào quí hai
và quí ba, để chuẩn bị cho sự gia tăng nhu cầu vào quí 4.)
1.1.3.4 Vận chuyển
Vận chuyển hàng hoá là sản phẩm dịch vụ nên khác với sản phẩm vật chất khác, vận
chuyển hàng hoá có các đặc điểm nổi bật như tính vô hình, tính không tách rời, tính
không ổn định và tính không lưu giữ được. Dịch vụ vận chuyển hàng hoá có tính vô
hình bởi người ta không thể nhìn thấy được, không cảm nhận được, không nghe thấy
được… trước khi mua nó. Người ta không thể biết trước được là chuyến hàng đó có
được vận chuyển đúng lịch trình hay không, có đảm bảo an toàn hay không, và có đến
đúng địa điểm hay không… cho tận tới khi được nhận hàng. Chất lượng dịch vụ vận
chuyển hàng hoá thường không ổn định do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây
ra. Bên cạnh những yếu tố không kiểm soát được như điều kiện thời tiết và điều kiện
giao thông, những yếu tố đa dạng về người lái xe, chất lượng phương tiện, bến bãi…
cũng gây tác động không nhỏ đến tính không ổn định của dịch vụ vận tải. Gíam sát
thường xuyên và chặt chẽ là nội dung cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định
và đồng đều. Dịch vụ vận chuyển không thể lưu kho được. Nhu cầu về vận chuyển
hàng hoá thường dao động rất lớn. Trong thời kì cao điểm (các mùa mua sắm) thì đơn
vị vận tải phải có nhiều phương tiện vận tải hoen gấp bội để đảm bảo phục vụ. Ngược
lại, khi vắng khách vẫn phải tốn các chi phí cơ bản về khấu hao tài sản, duy tu bảo
dưỡng phương tiện, chi phí quản lí,... Vận chuyển đóng góp một phần giá trị gia tăng
cho sản phẩm doanh nghiệp. Trước hết, vận chuyển đáp ứng yêu cầu của khách hàng
về vị trí – rõ ràng sản phẩm chỉ có giá trị khi nó đến được tay người tiêu dùng ở đúng
nơi người ta cần đến nó. Thứ hai, vận chuyển đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Chính
việc lựa chọn phương án, tuyến đường vận tải và cách tổ chức vận chuyển hàng hoá sẽ
quyết định tới việc lô hàng có đến nơi kịp hay không. Nếu vận chuyển chậm trễ, hoặc
5
hàng hoá đến vào những thời điểm không thích hợp sẽ gây phiền phức cho khách hàng
và có thể làm tăng thêm chi phí dự trữ. (Ví dụ như Tim Cook khi đến với Apple, ông
đã thay đổi cách vận chuyển iPhone từ tàu biển sang máy bay, dù chi phí có thể đắt
hơn chuyển qua biển, chi phí vận chuyển máy bay thường gấp 5 lần tàu biển. Apple
sẵn sàng bỏ ra một khoảng tiền lớn để đặt chỗ trước các chuyến bay xuyên suốt dịp lễ
để thuận tiện vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Lý
do của sự lựa chọn này là sự tiết kiệm, đặc biệt là về thời gian.)
1.1.3.5 Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan hay dịch vụ hải quan được tạo ra cũng bởi vì ngành Logistics là một
ngành phát triển mạnh mẽ, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Những
dịch vụ về hải quan này sẽ giúp cho người sở hữu hàng hoá và người mua hàng tiết
kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Dịch vụ hải quan chính là những dịch vụ
mà các công ty chuyên về Logistics đưa ra, thực nhiên nhằm giúp thông quan hàng hoá
xuất nhập khẩu của khách hàng một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh đó bên cung cấp
dịch vụ sẽ được nhận lại phí dịch vụ theo thoả thuận đã định trước của hai bên. (Ví dụ
Apple muốn chuyển lô hàng iPhone xuất khẩu đi Mỹ bằng đường hàng không, họ phải
làm thủ tục hải quan xuất khẩu, chẳng hạn tại Hải quan Nội Bài).
1.1.4 Phân loại Logistics
Về cơ bản, phân loại theo quá trình thì Logistics gồm có 3 loại cơ bản
1.1.4.1 Logistics đầu vào (Inbound Logistics)
Inbound Logistics được biết đến với tên gọi Logistics đầu vào hoặc nguồn cung ứng
nguyên vâth liệu. Theo đó, đây là hoạt động kiểm soát, quản lý nguồn tài nguyên vật
liệu từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp trước khi đưa vào quá trình sản xuất. Cụ thể,
Inbound Logistics phụ trách nhiều khâu như xử lý, vận chuyển nguyên vật liệu, phân
phối, kiểm soát tồn kho và lưu trữ,.. Bởi vậy, Logistics đầu vào được biết đến là “khởi
đầu” vô cùng quan trọng của chuỗi cung ứng.
1.1.4.2 Logistics đầu ra (Outbound Logistics)
Logistics đầu ra là quá trình lưu trữ, phân phối và vận chuyển hàng hoá (thành phẩm)
đến nơi tiêu thụ như cửa hàng, đại lý hay người tiêu dùng cuối cùng. Qúa trình đóng
vai trò vô cùng quan trọng để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để đảm
bảo hoạt động đầu ra của hàng hoá diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần chú ý chọn
được kênh phân phối phù hợp. Đây là điều kiện tiên quyết để giảm lượng hàng tồn và
tối ưu các tuỳ chọn giao hàng hiệu quả.
1.1.4.3 Logistics ngược (Reverse Logistics)
6
Logistics ngược được biết đến là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng
chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm từ các điểm tiêu thụ đến nhà cung cấp nhằm
mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp. Có thể hiểu đơn giản, đây là
hoạt động thu hồi lại sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu từ điểm tiêu thụ về lại
đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí, gia tăng doanh thu và nâng cao
chất lượng dịch vụ cao cấp. (Ví dụ bia chai Dung Quất khi người tiêu dùng sử dụng
xong thì doanh nghiệp thu hồi lại vỏ chai về để xử lý, làm sạch sau đó châm bia vào và
đóng nắp, tiếp tục xuất ra thị trường để sử dụng).
1.1.5 Lịch sử hình thành – phát triển ngành Logistics
Logistics đã xuất hiện từ thời cổ đại, trong các cuộc chiên tranh của đế chế Hy Lạp và
La Mã. Bấy giờ, những chiến binh có chức danh Logistikas đảm nhận việc vận
chuyển, phân phối các nhu yếu phẩm như lương thực, vũ khí, thuốc men,... đến các
doanh trại. Công việc này là một nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc chiến, khi
mỗi bên đều tìm cách bảo vệ nguồn tiếp viện của mình và phá huỷ nguồn cung ứng
của đối phương. Qúa trình tác nghiệp này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người, từ đó
dần hình thành nên một hệ thống mà ngày nay chúng ta gọi là quản lý Logistics.
Vai trò của Logistics ngày càng được khẳng định khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng
nổ. Trong suốt cuộc chiến, Mỹ và đồng minh đã triển khai tốt công tác hậu cần cung
cấp vũ khí, đạn dược, quân trang đúng thời điểm một cách tối ưu hoá. Trong khi đó,
phe phát xít lại “tỏ vẻ lúng túng” trong công tác đảm bảo nguồn cung trong chiến
tranh. Chính vì vậy, phe đồng minhđã chiếm được ưu thế để rồi lật đổ phe phát xít năm
1945. Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử,
máy bay phản lực, ra đa và nhiều ứng dụng về logistics được phát triển đến ngày nay
1.2 Các bài học thu nhận
1.2.1 Đúng sản phẩm
Trong quá trình lựa chọn một sản phẩm, công ty nên xem xét các vấn đề tiềm ẩn có thể
phát sinh ở giai đoạn vận chuyển. Ví dụ, các sản phẩm dễ vỡ hoặc quá khổ cần được
yêu cầu đóng gói đặc biệt và điều này ảnh hưởng đến quyết định chọn phương thức
vận chuyển nào phù hợp nhất.
Một sản phẩm được thiết kế tốt, được đảm bảo mức độ tiêu chuẩn hoá cụ thể có thể tạo
điều kiện thuận lợi rất lớn đối với khâu Logistics. Những sản phẩm như vậy sẽ khiến
cho việc đóng gói, lưu kho và vận chuyển trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, các sản phẩm
của IKEA được thiết kế để vận chuyển theo những gói hàng phẳng, từ đó, có thể
chuyển thêm nhiều sản phẩm hơn trong mỗi lần tải hàng. Điều này đưa đến kết quả, sẽ
cần ít chuyến hàng hơn, đồng nghĩa với mức tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải cũng
ít hơn.
7
1.2.2 Đúng khách hàng
Sau khi các sản phẩm được tạo ra, chúng cần phải được giao cho đúng khách hàng.
Thách thức lớn nhất trong quá trình này là, làm thế nào để xác định khách hàng mục
tiêu và truyền bá nhận thức về các sản phẩm hoặc dịch vụ. Một bản nghiên cứu thị
trường hữu ích sẽ cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn sâu sắc về khách hàng tiềm
năng và từ đó, phân bổ ngân sách cho các chiến lược tiếp thị một cách khôn ngoan.
Bằng phương thức này, một công ty sẽ có thể thu về nhiều khách hàng tiềm năng hơn
và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa.
1.2.3 Đúng số lượng
Số lượng đúng đóng vai trò quan trọng trong Logistics. Biết được số lượng chính xác
và đáp ứng đúng nhu cầu là điểm mấu chốt để nhà sản xuất giữ uy tín và tránh thiệt hại
về tiền. Nếu một công ty sản xuất quá nhiều sản phẩm, kho hàng sẽ bị quá tải và các
chi phí liên quan khác sẽ tăng theo. Đối với bất kì một công ty Logistics nào có sự trợ
giúp của công nghệ hiện đại, công ty đó có thể dễ dàng quản lý tất cả số lượng hàng
hoá cần giao.
1.2.4 Đúng điều kiện
Cung cấp sản phẩm trong điều kiện đúng đề cập đến yếu tố an toàn trong vận chuyển
hàng hoá. Chất lượng của sản phẩm nên được duy trì và bao bì phải còn nguyên vẹn
khi đến tay người dùng cuối hoặc khách hàng. Bảo vệ sản phẩm mà không làm tăng
chi phí chung có thể được xem là trách nhiệm của nhóm phân phối và nhóm cung ứng.
Haagen – Dazs nổi tiếng với món kem mang hình ảnh sang trọng và huong vị thơm
ngon. Để duy trì chất lượng sản phẩm, Loop – một trong những nhà phân phối của
hãng kem này tại Mỹ, đã chọn vận chuyển kem trong hộp đông lạnh có thể tái sử dụng
được. Họ cũng phát triển một hệ thống hộp giữ lạnh, được đặt vừa trong túi vải có thể
tái sử dụng của Loop, để khách hàng có thể tái sử dụng của Loop, để khách hàng có
thể giữ kem lạnh trong vòng từ 24 đến 36 giờ sau khi mua.
1.2.5 Đúng địa điểm
Yếu tố quan trọng tiếp theo là đảm bảo các sản phẩm được chuyển đến đúng điểm
đích. Ngoài việc sở hữu nhân viên giao hàng có kinh nghiệm, công ty cũng nên có một
hệ thống quản lý vận tải hoặc một phần mềm tối ưu tuyến đường. Các hệ thống này có
thể giúp theo dõi và tổ chức các hoạt động dịch chuyển của vật liệu và sản phẩm, cung
cấp cho các nhà quản lý cơ hội xem lại và phân tích các quyết định trong quá khứ
thông qua khả năng lưu trữ dữ liệu của nó.
1.2.6 Đúng thời điểm
8
Thời gian là một yếu tố quan trọng khác khi đề cập đến Logistics, bởi ngày càng có
nhiều khách hàng quan tâm đến thời gian giao hàng. Để duy trì lợi thế cạnh tranh trong
ngành, doanh nghiệp không nên chậm trễ trong việc giao sản phẩm đến người tiêu
dùng cuối cùng. Với phần mềm định tuyến, công ty có thể tìm được lộ trình tối ưu nhất
và từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Từ sự trợ giúp của phần mềm tối ưu
tuyến đường, một công ty có thể tối ưu hoá cung đường giao hàng, lập kế hoạch tải
hàng, theo dõi lô hàng và thậm chí hướng dẫn định tuyến,.. Một hệ thống phần mềm
tuyệt vời như Abivin vRoute có thể đưa ra những góc nhìn sâu rộng, cho phép ra quyết
định tốt hơn thông qua các bản báo cáo, bảng điều khiển, biểu đồ và các tính năng
khác, từ đó tiết kiệm được thời gian cho công ty.
1.2.7 Đúng chi phí
Cùng với các yếu tố trước đó, sản phẩm nên được vận chuyển với chi phí phù hợp
nhất. Một mức giá hợp lí không chỉ đảm bảo cho lợi nhuận của công ty mà còn giúp
công ty đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng một phần mềm tối ưu hoá
tuyến đường có thể giúp giảm tổng chi phí vận chuyển cũng như chi phí vận hành
bằng cách giảm tổng khoảng cách tuyến đường và khoảng cách trung bình giữa các
điểm dừng.
2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CÁC BÀI HỌC THU
NHẬN
2.1 Tổng quan về quản trị Chuỗi cung ứng
2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động,
thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà
cung cấp (nhà sản xuất) đến người tiêu dùng (Consumer), Hoạt động chuỗi cung ứng
liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần
thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao tới tay khách hàng cuối. Theo Ganéham, Ran
and Terry P.Harrision thì “chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và
phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu
thành bán sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng”.
Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (The Council of Supply Chain
Management Professionals – CSCMP) đã định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng:
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động lên kế hoạch và quản trị liên
quan đến nguồn cung ứng, thầu, chuyển đổi và các hoạt động quản lý hậu cần
(logistics management). Quan trọng không kém là nó cũng bao gồm sự phối hợp và
liên kết với các kênh đối tác như là các bên cung cấp, bên trung gian,.. Về bản chất,
quản trị chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung và cầu bên trong và bên ngoài các công
9
ty. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm chính cho việc
kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty
thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao.
Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và
vận chuyển giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp
nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường.
2.1.2 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng
Thứ nhất, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng hướng tới việc cân nhắc đến các thành
tố của chuỗi cung ứng; những tác động của nó đến chi phí, vai trò trong việc sản xuất
sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng;.. Trong các phân tích chuỗi cung ứng, thực
sự cần thiết phải để ý đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của
khách hàng bởi họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Thứ hai, mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng là tính hữu hiệu và hiệu quả trên tất cả hệ
thống; tối thiểu hoá tổng chi phí của toàn hệ thống từ các khâu vận chuyển, phân phối
đến tồn kho (tồn kho nguyên vật liệu, trong sản xuất và thành phẩm). Nói chung, mục
tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hoá giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Khi đã thống
nhất về cách thức đánh giá sự thành công của chuỗi cung ứng ở góc độ lợi nhuận của
toàn chuỗi thì bước tiếp theo là tìm hiểu về nguồn gốc của doanh thu và chi phí. Vì
nguồn cung ứng nào cũng chỉ có một nguồn doanh thu là khách hàng.
Nói tóm lại, mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và
giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”.
2.1.2 Thành phần của chuỗi cung ứng
Để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi phải có sự hiểu biết về mỗi tác
nhân thúc đẩy và cách thức hoạt động của tác nhân đó. Mỗi tác nhân thúc đẩy có khả
năng ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và tạo ra năng lực nào đó. Bước tiếp
theo là mở rộng sự đánh giá kết quả đạt được do nhiều sự kết hợp khác nhau của các
trục điều khiển này. Các tác nhân được thể hiện một cách riêng lẻ.
2.1.2.1 Sản xuất (sản xuất cái gì, như thế nào, khi nào?)
Sản xuất chính là khả năng mà dây chuyền cung ứng tạo và lưu trữ các sản phẩm. Các
nhà quản trị cần cân bằng giữa khả năng thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng với
hiệu quả SX của DN. Câu hỏi đặt ra chính là thị trường cần sản phẩm gì, sẽ có bao
nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào chúng được sản xuất.
2.1.2.2 Vận tải (vận chuyển sản phẩm bằng cách nào, khi nào?)
Đây là một bộ phận quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cũng
10
như đảm bảo sản xuất được kịp thời
Có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:
• Đường biển: rẻ tuy nhiên thời gian vận chuyển dài và thường bị giới hạn về địa
điểm giao nhận
• Đường sắt: rẻ, thời gian trung bình tuy nhiên bị giới hạn về địa điểm giao nhận
• Đường bộ: nhanh, thuận tiện
• Đường hàng không: nhanh tuy nhiên giá thành cao
• Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ
dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).
• Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là
chất lỏng, chất khí..).
2.1.2.3 Tồn kho (sản xuất bao nhiêu và dự trữ bao nhiêu?)
Yếu tố tồn kho ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tồn
kho ít đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiêu thụ được gần như tối ưu lượng sản phẩm
sản xuất ra. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.1.2.4 Địa điểm (Nơi nào thực hiện tốt nhất cho hoạt động gì?)
Là việc xác định xem bạn sẽ tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu, đâu
là nơi tiêu thụ tốn nhất. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách
nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2.1.2.5 Thông tin (Những vấn đề cơ bản để ra những quyết định?)
Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống quản lý cung ứng SCM. Nếu
thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại,
nếu thông tin không đúng, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM sẽ không thể phát
huy tác dụng. Chính vì vậy, nhà quản trị cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau và cố gắng thu thập lượng thông tin cần thiết nhiều nhất có thể
2.1.3 Đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp
và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo
ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng
tham gia truyền thống:
 Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối
cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
 Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở
vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng.
11
 Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác
trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài
chính, tiếp thị và công nghệ thông tin.
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức
năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán
lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có
nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.
2.1.3.1 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những công
ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất nguyên
vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ. . . và cũng bao gồm
những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản. Các nhà sản xuất thành
phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty
khác.
2.1.3.2 Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân
phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà phân
phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách
hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa,
thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ
nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng,
có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận
hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng.
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách
hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng
chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm.
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách
hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
2.1.3.3 Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ
trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ
lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường
quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng
của sản phẩm.
12
2.1.3.4 Khách hàng
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản
phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác
rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về
tiêu dùng.
2.1.3.5 Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và
khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một
hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những
dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận
tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được
biết đến là nhà cung cấp hậu cần.
Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tín dụng
và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công
ty thu nợ.
Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm,
dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý. . .
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia
ra thành một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định
theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng
tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ.
2.2 Các bài học thu nhận
- Để tạo nên một sản phẩm tốt cho người dùng, cho xã hội thì người sản xuất phải hi
sinh nhiều thứ: mồ hôi, công sức, tính mạng, chất xám,.. để tạo nên sản phẩm. (Ví dụ
Gốm sứ Minh Long muốn tạo ra được một sản phẩm chất lượng cao và đẹp mắt thì
người nghệ nhân phải hi sinh nhiều thứ, trải qua nhiều công đoạn mới có được một sản
phẩm hoàn thiện “đất mở lòng, một hạt cao lanh, một hạt tràng thạch, một hạt thạch
anh, khởi đầu như giọt máu đầu tiên của đất, giọt máu đầu tiên thấm đỏ, giọt máu đầu
tiên bé nhỏ trong bào thai của mẹ”).
- Sản phẩm làm ra phải có đầy đủ hai yếu tố là sắc và hồn, cũng giống như con người
phải có ba yếu tố: sắc, tuệ, tâm. (Ví dụ ở Gốm sứ Minh Long, khi người nghệ nhân bắt
tay vào làm sản phẩm thì hồn của người nghệ nhân đó cũng đã hoà quyện vào sản
phẩm đó.”Khi bàn tay người thợ gốm ôm vào lòng đất, người thợ gốm lắng nghe hơi
13
thở của hạt bụi bé nhỏ, nhịp đập trái tim của người thợ gốm hoà vào nhịp tim của đất,
hồ như cả một vũ trụ vắng lặng, như sự tan lẫn của người và đất”).
- Sản phẩm làm ra phải minh bạch thông tin. ( Trong chuỗi cung ứng nông nghiệp
Nhật Bản, sản phẩm do người nông dân làm ra đã có giá cao, khi được thu hoạch và
bán đi thì tất cả những thông tin về sản phẩm như người sản xuất, ngày giờ thu
hoạch,.. sẽ được người nông dân liệt kê và chuyển sang cho bên người mua sản phẩm
của họ. Làm như vậy để người tiêu dùng yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm và đảm
bảo sức khoẻ của khách hàng).
3 KẾ HOẠCH VÀ MỤC TIÊU
Dự định của em trong năm nay là phải lấy được học bổng, cổ vũ, thúc ép bản thân tiến
bộ hơn. Học xong kĩ năng tin học, mạnh dạn phát biểu được trước đám đông. Năm hai
phải học xong kĩ năng xã hội, tiếng anh phải đạt 300 TOEIC. Năm ba phải tiếp xúc
được với các doanh nghiệp chuyên về logistics và chuỗi cung ứng nằm trong địa bàn
tỉnh như VINALINK Logistics,.. Năm tư phải tốt nghiệp đúng thời hạn, có được bằng
khá trở lênSau khi ra trường phải có được việc làm
KẾT LUẬN
1 Logistics và quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam và với các doanh nghiệp. Có thể thấy, logistics và quản lý chuỗi cung ứng giữ vai
trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Cụ thể:
– Tiết kiệm và giảm thiểu các chi phí phát sinh trong hoạt động lưu thông phân phối
– Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận, biến họ từ
những người kinh doanh các dịch vụ vận tải đơn giản trở thành những doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp
– Trở thành chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa đến các thị trường quốc tế,
logistics có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh
cho doanh nghiệp
– Giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. Các
phần mềm logistics hiện nay sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa chi phí cho giấy tờ, chứng
từ trong vận chuyển và lưu thông hàng hóa.
2 Việt Nam sở hữu chi phí nhân công và chi phí năng lượng thấp so với các quốc gia
khác, đặc biệt sau thương chiến Mỹ-Trung, Việt Nam đang dần trở thành địa điểm hấp
dẫn cho đầu tư logistics và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài chi phí thuê kho, nhân công thấp, Việt Nam còn có hai lợi thế khác là chính
sách thuế mở và chi phí xây dựng thấp. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao
14
cho ngành đang ngày được tăng cường và củng cố, thể hiện rõ qua việc quản trị chuỗi
cung ứng tại Việt Nam đang trở thành một trong những ngành học dẫn đầu ở các
trường đào tạo chính quy.Việt Nam là một trong những quốc gia có chính sách thuế
cạnh tranh nhất thế giới Châu Á.Tại đây các công ty có thể được hưởng lợi từ các ưu
đãi thuế doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định và miễn tiền thuê cơ bản.
Tiềm năng về nguồn lợi của logistics là cực kì lớn. Trong tương lai kì vọng ngành
logistics Việt Nam sẽ vươn mình sánh vai với các cường quốc.

Más contenido relacionado

Similar a Phan Tra Giang 2225106050892.pdf

Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...
Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...
Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Similar a Phan Tra Giang 2225106050892.pdf (20)

Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTIC.docx
 
Bài giảng về logistics
Bài giảng về logisticsBài giảng về logistics
Bài giảng về logistics
 
Logistics - Quan tri chuoi cung ung.
Logistics - Quan tri chuoi cung ung.Logistics - Quan tri chuoi cung ung.
Logistics - Quan tri chuoi cung ung.
 
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdfĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
 
Giáo trình Quản trị Logistics.doc
Giáo trình Quản trị Logistics.docGiáo trình Quản trị Logistics.doc
Giáo trình Quản trị Logistics.doc
 
Tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh
Tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanhTổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh
Tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
 
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAYLuận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
Luận văn: Quản trị kho hàng trung tâm tại Công ty Logistics, HAY
 
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
 
SV-C1-TQQT Logistics-1-2.pdf
SV-C1-TQQT Logistics-1-2.pdfSV-C1-TQQT Logistics-1-2.pdf
SV-C1-TQQT Logistics-1-2.pdf
 
Đề tài: Tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của công ty Logistics
Đề tài: Tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của công ty LogisticsĐề tài: Tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của công ty Logistics
Đề tài: Tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của công ty Logistics
 
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI MỘT DOANH NGHIỆP ( VINAMILK).pdf
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI MỘT DOANH NGHIỆP ( VINAMILK).pdfPHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI MỘT DOANH NGHIỆP ( VINAMILK).pdf
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI MỘT DOANH NGHIỆP ( VINAMILK).pdf
 
giao-trinh-logistics.pdf
giao-trinh-logistics.pdfgiao-trinh-logistics.pdf
giao-trinh-logistics.pdf
 
Đề tài hoàn thiện chính sách phát triển logisti, ĐIỂM 8
Đề tài hoàn thiện chính sách phát triển logisti, ĐIỂM 8Đề tài hoàn thiện chính sách phát triển logisti, ĐIỂM 8
Đề tài hoàn thiện chính sách phát triển logisti, ĐIỂM 8
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển dịch vụ Logistics tại Đại Lý Hàng Hải Đà Nẵng.doc
 
Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...
Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...
Cơ sở lý luận về hoạt động cung ứng dịch vụ khách hàng tại doanh nghiệp logis...
 
Luận Văn Quản trị hoạt động logistics tại công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài...
Luận Văn Quản trị hoạt động logistics tại công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài...Luận Văn Quản trị hoạt động logistics tại công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài...
Luận Văn Quản trị hoạt động logistics tại công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài...
 
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAYChất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
Chất lượng dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận kho vận, HAY
 
Chương 1 Logistic Quốc tế
Chương 1 Logistic Quốc tế Chương 1 Logistic Quốc tế
Chương 1 Logistic Quốc tế
 

Último

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Último (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Phan Tra Giang 2225106050892.pdf

  • 1. i TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÀI THU HOẠCH NHẬP MÔN NGÀNH LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG Chuyên ngành: Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng GVHD: TS. NGUYỄN HÁN KHANH Sinh viên thực hiện: PHAN TRÀ GIANG Mã số SV: 2225106050892 Lớp: D22LOQL07 Bình Dương, năm 2022
  • 2. 1 MỤC LỤC 1 Tổng quan về Quản trị Logistics và các bài học thu nhận............................................ 1.1 Tổng quan về Quản trị Logistics............................................................................... 1.2 Các bài học thu nhận................................................................................................. 2 Tổng quan về Quản trị Chuỗi cung ứng và các bài học thu nhận................................ 2.1 Tổng quan về Quản trị Chuỗi cung ứng.................................................................... 2.2 Các bài học thu nhận................................................................................................. 3 Kế hoạch và mục tiêu........................................................................................................ KẾT LUẬN...........................................................................................................................
  • 3. 2 KHOA KINH TẾ CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN Tên học phần: Nhập môn ngành Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng Mã học phần: LOQL020 Lớp/Nhóm môn học: D22LOQL07 Học kỳ: I; Năm học: 2022-2023 Họ tên sinh viên: Phan Trà Giang; MSSV: 2225106050892 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ (Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10) TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2 Điểm thống nhất 1 Phần 1: Tổng quan về Quản trị Logistics và các bài học thu nhận 3,5 2 Phần 2: Tổng quan về Quản trị Chuỗi cung ứng và các bài học thu nhận 3,5 3 Phần 3: Kế hoạch và mục tiêu 2 4 Hình thức trình bày 1 Điểm tổng cộng 10 Bình Dương, ngày 15 tháng 12 năm 2022 Cán bộ chấm 1 THS. HUỲNH LÂM HOÀI ANH Cán bộ chấm 2 TS. NGUYỄN HÁN KHANH
  • 4. 1 NỘI DUNG 1 TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ CÁC BÀI HỌC THU NHẬN 1.1 Tổng quan về quản trị Logistics 1.1.1 Khái niệm Logistics và quản trị Logistics Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất (từ quốc tế), giống như từ “Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác, vì bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ rất lâu. Logistics lần đầu tiên được phát minh và ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để duy chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics” vì ông cho rằng “Logistics là một chuỗi hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”. Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kĩ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến và lần đầu tiên được triển khai, ứng dụng trong thương mại sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistics. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiên cứu logistics và dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau mà hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics. -Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, US Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”. “Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies and service for any complex operation)”. -Theo cuốn “An Intergrated Approach to logistics Management” của Viện kỹ thuật công nghệ Florida – Mỹ: “Logistics là sự quản lý sự vận động và lưu giữ của nguyên vật liệu vào trong doanh nghiệp của hàng hoá trong lúc sản xuất tại doanh nghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp”.
  • 5. 2 -Theo Tài liệu của Liên hợp quốc sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lí logistics tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội tháng 10/2002: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra thành phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”. -Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of Logistics Management): “Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”. -Theo quan điểm “5 đúng” (“5 right”): “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”. -Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn “Quản trị Logistics”: “Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời (Just – in – time). Tuy nhiên ở đây không chỉ có sự vận động của “nguyên vật liệu, hàng hoá” mà cần phải bao gồm thêm cả dòng luân chuyển “dịch vụ, thông tin”. Logistics không chỉ hạn chế trong sản xuất mà còn liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh viện, ngân hàng, người bán lẻ, người bán buôn… 1.1.2 Mục tiêu của logistics Quản trị Logistics là một hoạt động nhằm mang tới các mục tiêu như sau:  Đáp ứng một cách nhanh chóng sự thay đổi của thị trường cũng như các đơn đặt hàng của khách hàng.  Giảm thiểu về sự khác biệt trong dịch vụ logistics.
  • 6. 3  Giảm thiểu vấn đề hàng tồn kho nhằm giảm chi phí.  Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các nhóm lô hàng.  Giúp duy trì về chất lượng sản phẩm tốt nhất và cải tiến liên tục.  Hỗ trợ vòng đời sản phẩm và chuỗi logistics. 1.1.3 Chức năng của logistics 1.1.3.1 Đóng gói Hoạt động đóng gói hàng hoá là hoạt động rất quan trọng trong chuỗi các hoạt động logistics. Việc đóng gói hàng hoá không chỉ xem xét các yếu tố về thiết kế, mẫu mã đóng gói, tính bảo vệ của bao bì đối với hàng hoá, đóng gói cần lưu ý đến tính hiệu quả về mặt chi phí. Việc đóng gói hàng hoá hiệu quả và an toàn sẽ giúp tránh khỏi những va đập do chất xếp trong quá trình vận chuyển. Ngoài những lưu ý trên, việc đóng gói hàng hoá cũng cần xem xét dựa trên góc độ môi trường và trách nhiệm xã hội, bao gồm việc tối ưu hoá không gian chất xếp; tìm giải pháp tái chế và tái sử dụng bao bì sản phẩm thông qua việc ứng dụng nguyên tắc logistics ngược (reverse logistics); ứng dụng công nghệ trong quản lí bao bì đóng gói. (Ví dụ như Apple đóng gói hàng hoá dựa trên tiêu chí tinh tế, sang trọng. Thương hiệu táo khuyết không chỉ đầu tư vào mẫu mã sản phẩm mà cho đến những mẫu in túi giấy, túi giấy cũng có sự đồng nhất về logo, màu sắc và dĩ nhiên, chúng được thiết kế rất đẳng cấp, tinh tế vô cùng.) 1.1.3.2 Bóc – xếp – dỡ Hoạt động bóc xếp dỡ hàng hoá là khâu quan trọng trong vận chuyển hàng tới tận tay người nhận. Việc vận chuyển hàng hoá có thể sẽ được thực hiện qua nhiều con đường khác nhau và được thực hiện bởi các dụng cụ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng để đảm bảo tính an toàn. (Ví dụ ở cảng ICD khi nhập hàng lên xe container thì xe nâng sẽ làm nhiệm vụ nhận hàng từ kho bãi hoặc cảng và nâng hàng lên vị trí ổn định, sau đó duy chuyển hàng đến xe và đặt trên sàn xe. Nhân viên lần lượt sắp xếp hàng hoá theo thứ tự. Khi hàng trên xe được sắp xếp xong, xe nâng tiếp tực nâng thêm hàng vuông góc với thùng xe để nhân công đứng trên thùng xe bốc xếp hàng theo từng lớp. Để xuất hàng ra khỏi xe container thì khi đến nơi được xác định dỡ hàng xuống, các công nhân sẽ lần lượt bốc hàng xuống dưới và đồng thời xe nâng sẽ di chuyển đến và đưa hàng hoá vào kho chứa hàng hoặc trước cửa kho. Cứ như vậy, lần lượt các kiện hàng sẽ được bốc xuống và di chuyển đến tận kho mà không làm mất thời gian, kịp thời giao hàng đến tay người nhận theo yêu cầu.) 1.1.3.3 Lưu kho Lưu kho là dịch vụ mà các đơn vị kinh doanh kho cung cấp cho khách hàng không gian kho bãi, nhằm đảm bảo có thể chứa dược số lượng hàng hoá từ nhỏ đến lớn, đem
  • 7. 4 lại nhiều lợi ích cho hàng hoá cũng như các bên tham gia vận chuyển bao gồm cả người gửi hàng, người nhận hàng và đơn vị vận chuyển. Việc tối ưu hoá bố cục của nhà kho giúp cho việc quản lý nguồn hàng của doanh nghiệp thuận lợi hơn, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó việc lưu kho quá lâu một mặt hàng nào đó rất có thể sẽ dẫn đến tồn kho, vì vậy cần cân đối hàng tồn kho bằng cách có sẵn số lượng hàng tồn kho trong cùng một số ngày (hoặc giờ,…) đối với tất cả các sản phẩm để thời gian hết hàng của tất cả các sản phẩm sẽ đồng thời; kí hợp đồng lưu kho ngắn hạn đối với sản phẩm dễ hỏng,.. hay sử dụng chiến lược MTS (Sản xuất để lưu kho). MTS là một chiến lược sản xuất truyền thống được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự báo về nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng. Thay vì đặt định mức sản phẩm và sau đó cố gắng bán hết số hàng hoá đó, một công ty sử dụng MTS sẽ ước tính sản phẩm của họ có thể thu hút được bao nhiêu đơn đặt hàng, và sau đó cung cấp đủ hàng tồn kho để đáp ứng số đơn đặt hàng đó. (Ví dụ nhiều nhà bán lẻ, chẳng hạn như Target tạo ra phần lớn doanh số trong quí 4. Đối với các công ty sản xuất cung cấp cho các nhà bán lẻ này, phần lớn sản xuất của họ được thực hiện vào quí hai và quí ba, để chuẩn bị cho sự gia tăng nhu cầu vào quí 4.) 1.1.3.4 Vận chuyển Vận chuyển hàng hoá là sản phẩm dịch vụ nên khác với sản phẩm vật chất khác, vận chuyển hàng hoá có các đặc điểm nổi bật như tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và tính không lưu giữ được. Dịch vụ vận chuyển hàng hoá có tính vô hình bởi người ta không thể nhìn thấy được, không cảm nhận được, không nghe thấy được… trước khi mua nó. Người ta không thể biết trước được là chuyến hàng đó có được vận chuyển đúng lịch trình hay không, có đảm bảo an toàn hay không, và có đến đúng địa điểm hay không… cho tận tới khi được nhận hàng. Chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hoá thường không ổn định do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây ra. Bên cạnh những yếu tố không kiểm soát được như điều kiện thời tiết và điều kiện giao thông, những yếu tố đa dạng về người lái xe, chất lượng phương tiện, bến bãi… cũng gây tác động không nhỏ đến tính không ổn định của dịch vụ vận tải. Gíam sát thường xuyên và chặt chẽ là nội dung cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định và đồng đều. Dịch vụ vận chuyển không thể lưu kho được. Nhu cầu về vận chuyển hàng hoá thường dao động rất lớn. Trong thời kì cao điểm (các mùa mua sắm) thì đơn vị vận tải phải có nhiều phương tiện vận tải hoen gấp bội để đảm bảo phục vụ. Ngược lại, khi vắng khách vẫn phải tốn các chi phí cơ bản về khấu hao tài sản, duy tu bảo dưỡng phương tiện, chi phí quản lí,... Vận chuyển đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm doanh nghiệp. Trước hết, vận chuyển đáp ứng yêu cầu của khách hàng về vị trí – rõ ràng sản phẩm chỉ có giá trị khi nó đến được tay người tiêu dùng ở đúng nơi người ta cần đến nó. Thứ hai, vận chuyển đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Chính việc lựa chọn phương án, tuyến đường vận tải và cách tổ chức vận chuyển hàng hoá sẽ quyết định tới việc lô hàng có đến nơi kịp hay không. Nếu vận chuyển chậm trễ, hoặc
  • 8. 5 hàng hoá đến vào những thời điểm không thích hợp sẽ gây phiền phức cho khách hàng và có thể làm tăng thêm chi phí dự trữ. (Ví dụ như Tim Cook khi đến với Apple, ông đã thay đổi cách vận chuyển iPhone từ tàu biển sang máy bay, dù chi phí có thể đắt hơn chuyển qua biển, chi phí vận chuyển máy bay thường gấp 5 lần tàu biển. Apple sẵn sàng bỏ ra một khoảng tiền lớn để đặt chỗ trước các chuyến bay xuyên suốt dịp lễ để thuận tiện vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Lý do của sự lựa chọn này là sự tiết kiệm, đặc biệt là về thời gian.) 1.1.3.5 Thủ tục hải quan Thủ tục hải quan hay dịch vụ hải quan được tạo ra cũng bởi vì ngành Logistics là một ngành phát triển mạnh mẽ, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Những dịch vụ về hải quan này sẽ giúp cho người sở hữu hàng hoá và người mua hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Dịch vụ hải quan chính là những dịch vụ mà các công ty chuyên về Logistics đưa ra, thực nhiên nhằm giúp thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu của khách hàng một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh đó bên cung cấp dịch vụ sẽ được nhận lại phí dịch vụ theo thoả thuận đã định trước của hai bên. (Ví dụ Apple muốn chuyển lô hàng iPhone xuất khẩu đi Mỹ bằng đường hàng không, họ phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu, chẳng hạn tại Hải quan Nội Bài). 1.1.4 Phân loại Logistics Về cơ bản, phân loại theo quá trình thì Logistics gồm có 3 loại cơ bản 1.1.4.1 Logistics đầu vào (Inbound Logistics) Inbound Logistics được biết đến với tên gọi Logistics đầu vào hoặc nguồn cung ứng nguyên vâth liệu. Theo đó, đây là hoạt động kiểm soát, quản lý nguồn tài nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp trước khi đưa vào quá trình sản xuất. Cụ thể, Inbound Logistics phụ trách nhiều khâu như xử lý, vận chuyển nguyên vật liệu, phân phối, kiểm soát tồn kho và lưu trữ,.. Bởi vậy, Logistics đầu vào được biết đến là “khởi đầu” vô cùng quan trọng của chuỗi cung ứng. 1.1.4.2 Logistics đầu ra (Outbound Logistics) Logistics đầu ra là quá trình lưu trữ, phân phối và vận chuyển hàng hoá (thành phẩm) đến nơi tiêu thụ như cửa hàng, đại lý hay người tiêu dùng cuối cùng. Qúa trình đóng vai trò vô cùng quan trọng để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để đảm bảo hoạt động đầu ra của hàng hoá diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần chú ý chọn được kênh phân phối phù hợp. Đây là điều kiện tiên quyết để giảm lượng hàng tồn và tối ưu các tuỳ chọn giao hàng hiệu quả. 1.1.4.3 Logistics ngược (Reverse Logistics)
  • 9. 6 Logistics ngược được biết đến là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm từ các điểm tiêu thụ đến nhà cung cấp nhằm mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp. Có thể hiểu đơn giản, đây là hoạt động thu hồi lại sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu từ điểm tiêu thụ về lại đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí, gia tăng doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ cao cấp. (Ví dụ bia chai Dung Quất khi người tiêu dùng sử dụng xong thì doanh nghiệp thu hồi lại vỏ chai về để xử lý, làm sạch sau đó châm bia vào và đóng nắp, tiếp tục xuất ra thị trường để sử dụng). 1.1.5 Lịch sử hình thành – phát triển ngành Logistics Logistics đã xuất hiện từ thời cổ đại, trong các cuộc chiên tranh của đế chế Hy Lạp và La Mã. Bấy giờ, những chiến binh có chức danh Logistikas đảm nhận việc vận chuyển, phân phối các nhu yếu phẩm như lương thực, vũ khí, thuốc men,... đến các doanh trại. Công việc này là một nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc chiến, khi mỗi bên đều tìm cách bảo vệ nguồn tiếp viện của mình và phá huỷ nguồn cung ứng của đối phương. Qúa trình tác nghiệp này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người, từ đó dần hình thành nên một hệ thống mà ngày nay chúng ta gọi là quản lý Logistics. Vai trò của Logistics ngày càng được khẳng định khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trong suốt cuộc chiến, Mỹ và đồng minh đã triển khai tốt công tác hậu cần cung cấp vũ khí, đạn dược, quân trang đúng thời điểm một cách tối ưu hoá. Trong khi đó, phe phát xít lại “tỏ vẻ lúng túng” trong công tác đảm bảo nguồn cung trong chiến tranh. Chính vì vậy, phe đồng minhđã chiếm được ưu thế để rồi lật đổ phe phát xít năm 1945. Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra đa và nhiều ứng dụng về logistics được phát triển đến ngày nay 1.2 Các bài học thu nhận 1.2.1 Đúng sản phẩm Trong quá trình lựa chọn một sản phẩm, công ty nên xem xét các vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh ở giai đoạn vận chuyển. Ví dụ, các sản phẩm dễ vỡ hoặc quá khổ cần được yêu cầu đóng gói đặc biệt và điều này ảnh hưởng đến quyết định chọn phương thức vận chuyển nào phù hợp nhất. Một sản phẩm được thiết kế tốt, được đảm bảo mức độ tiêu chuẩn hoá cụ thể có thể tạo điều kiện thuận lợi rất lớn đối với khâu Logistics. Những sản phẩm như vậy sẽ khiến cho việc đóng gói, lưu kho và vận chuyển trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ, các sản phẩm của IKEA được thiết kế để vận chuyển theo những gói hàng phẳng, từ đó, có thể chuyển thêm nhiều sản phẩm hơn trong mỗi lần tải hàng. Điều này đưa đến kết quả, sẽ cần ít chuyến hàng hơn, đồng nghĩa với mức tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải cũng ít hơn.
  • 10. 7 1.2.2 Đúng khách hàng Sau khi các sản phẩm được tạo ra, chúng cần phải được giao cho đúng khách hàng. Thách thức lớn nhất trong quá trình này là, làm thế nào để xác định khách hàng mục tiêu và truyền bá nhận thức về các sản phẩm hoặc dịch vụ. Một bản nghiên cứu thị trường hữu ích sẽ cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn sâu sắc về khách hàng tiềm năng và từ đó, phân bổ ngân sách cho các chiến lược tiếp thị một cách khôn ngoan. Bằng phương thức này, một công ty sẽ có thể thu về nhiều khách hàng tiềm năng hơn và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa. 1.2.3 Đúng số lượng Số lượng đúng đóng vai trò quan trọng trong Logistics. Biết được số lượng chính xác và đáp ứng đúng nhu cầu là điểm mấu chốt để nhà sản xuất giữ uy tín và tránh thiệt hại về tiền. Nếu một công ty sản xuất quá nhiều sản phẩm, kho hàng sẽ bị quá tải và các chi phí liên quan khác sẽ tăng theo. Đối với bất kì một công ty Logistics nào có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, công ty đó có thể dễ dàng quản lý tất cả số lượng hàng hoá cần giao. 1.2.4 Đúng điều kiện Cung cấp sản phẩm trong điều kiện đúng đề cập đến yếu tố an toàn trong vận chuyển hàng hoá. Chất lượng của sản phẩm nên được duy trì và bao bì phải còn nguyên vẹn khi đến tay người dùng cuối hoặc khách hàng. Bảo vệ sản phẩm mà không làm tăng chi phí chung có thể được xem là trách nhiệm của nhóm phân phối và nhóm cung ứng. Haagen – Dazs nổi tiếng với món kem mang hình ảnh sang trọng và huong vị thơm ngon. Để duy trì chất lượng sản phẩm, Loop – một trong những nhà phân phối của hãng kem này tại Mỹ, đã chọn vận chuyển kem trong hộp đông lạnh có thể tái sử dụng được. Họ cũng phát triển một hệ thống hộp giữ lạnh, được đặt vừa trong túi vải có thể tái sử dụng của Loop, để khách hàng có thể tái sử dụng của Loop, để khách hàng có thể giữ kem lạnh trong vòng từ 24 đến 36 giờ sau khi mua. 1.2.5 Đúng địa điểm Yếu tố quan trọng tiếp theo là đảm bảo các sản phẩm được chuyển đến đúng điểm đích. Ngoài việc sở hữu nhân viên giao hàng có kinh nghiệm, công ty cũng nên có một hệ thống quản lý vận tải hoặc một phần mềm tối ưu tuyến đường. Các hệ thống này có thể giúp theo dõi và tổ chức các hoạt động dịch chuyển của vật liệu và sản phẩm, cung cấp cho các nhà quản lý cơ hội xem lại và phân tích các quyết định trong quá khứ thông qua khả năng lưu trữ dữ liệu của nó. 1.2.6 Đúng thời điểm
  • 11. 8 Thời gian là một yếu tố quan trọng khác khi đề cập đến Logistics, bởi ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm đến thời gian giao hàng. Để duy trì lợi thế cạnh tranh trong ngành, doanh nghiệp không nên chậm trễ trong việc giao sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Với phần mềm định tuyến, công ty có thể tìm được lộ trình tối ưu nhất và từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Từ sự trợ giúp của phần mềm tối ưu tuyến đường, một công ty có thể tối ưu hoá cung đường giao hàng, lập kế hoạch tải hàng, theo dõi lô hàng và thậm chí hướng dẫn định tuyến,.. Một hệ thống phần mềm tuyệt vời như Abivin vRoute có thể đưa ra những góc nhìn sâu rộng, cho phép ra quyết định tốt hơn thông qua các bản báo cáo, bảng điều khiển, biểu đồ và các tính năng khác, từ đó tiết kiệm được thời gian cho công ty. 1.2.7 Đúng chi phí Cùng với các yếu tố trước đó, sản phẩm nên được vận chuyển với chi phí phù hợp nhất. Một mức giá hợp lí không chỉ đảm bảo cho lợi nhuận của công ty mà còn giúp công ty đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng một phần mềm tối ưu hoá tuyến đường có thể giúp giảm tổng chi phí vận chuyển cũng như chi phí vận hành bằng cách giảm tổng khoảng cách tuyến đường và khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng. 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CÁC BÀI HỌC THU NHẬN 2.1 Tổng quan về quản trị Chuỗi cung ứng 2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (nhà sản xuất) đến người tiêu dùng (Consumer), Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao tới tay khách hàng cuối. Theo Ganéham, Ran and Terry P.Harrision thì “chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng”. Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (The Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP) đã định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động lên kế hoạch và quản trị liên quan đến nguồn cung ứng, thầu, chuyển đổi và các hoạt động quản lý hậu cần (logistics management). Quan trọng không kém là nó cũng bao gồm sự phối hợp và liên kết với các kênh đối tác như là các bên cung cấp, bên trung gian,.. Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung và cầu bên trong và bên ngoài các công
  • 12. 9 ty. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm chính cho việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao. Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. 2.1.2 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng Thứ nhất, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng hướng tới việc cân nhắc đến các thành tố của chuỗi cung ứng; những tác động của nó đến chi phí, vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng;.. Trong các phân tích chuỗi cung ứng, thực sự cần thiết phải để ý đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng bởi họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng. Thứ hai, mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng là tính hữu hiệu và hiệu quả trên tất cả hệ thống; tối thiểu hoá tổng chi phí của toàn hệ thống từ các khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho (tồn kho nguyên vật liệu, trong sản xuất và thành phẩm). Nói chung, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hoá giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Khi đã thống nhất về cách thức đánh giá sự thành công của chuỗi cung ứng ở góc độ lợi nhuận của toàn chuỗi thì bước tiếp theo là tìm hiểu về nguồn gốc của doanh thu và chi phí. Vì nguồn cung ứng nào cũng chỉ có một nguồn doanh thu là khách hàng. Nói tóm lại, mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. 2.1.2 Thành phần của chuỗi cung ứng Để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi phải có sự hiểu biết về mỗi tác nhân thúc đẩy và cách thức hoạt động của tác nhân đó. Mỗi tác nhân thúc đẩy có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và tạo ra năng lực nào đó. Bước tiếp theo là mở rộng sự đánh giá kết quả đạt được do nhiều sự kết hợp khác nhau của các trục điều khiển này. Các tác nhân được thể hiện một cách riêng lẻ. 2.1.2.1 Sản xuất (sản xuất cái gì, như thế nào, khi nào?) Sản xuất chính là khả năng mà dây chuyền cung ứng tạo và lưu trữ các sản phẩm. Các nhà quản trị cần cân bằng giữa khả năng thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu quả SX của DN. Câu hỏi đặt ra chính là thị trường cần sản phẩm gì, sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào chúng được sản xuất. 2.1.2.2 Vận tải (vận chuyển sản phẩm bằng cách nào, khi nào?) Đây là một bộ phận quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cũng
  • 13. 10 như đảm bảo sản xuất được kịp thời Có 6 phương thức vận chuyển cơ bản: • Đường biển: rẻ tuy nhiên thời gian vận chuyển dài và thường bị giới hạn về địa điểm giao nhận • Đường sắt: rẻ, thời gian trung bình tuy nhiên bị giới hạn về địa điểm giao nhận • Đường bộ: nhanh, thuận tiện • Đường hàng không: nhanh tuy nhiên giá thành cao • Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…). • Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí..). 2.1.2.3 Tồn kho (sản xuất bao nhiêu và dự trữ bao nhiêu?) Yếu tố tồn kho ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tồn kho ít đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiêu thụ được gần như tối ưu lượng sản phẩm sản xuất ra. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1.2.4 Địa điểm (Nơi nào thực hiện tốt nhất cho hoạt động gì?) Là việc xác định xem bạn sẽ tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu, đâu là nơi tiêu thụ tốn nhất. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. 2.1.2.5 Thông tin (Những vấn đề cơ bản để ra những quyết định?) Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống quản lý cung ứng SCM. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Chính vì vậy, nhà quản trị cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập lượng thông tin cần thiết nhiều nhất có thể 2.1.3 Đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:  Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.  Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng.
  • 14. 11  Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin. Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết. 2.1.3.1 Nhà sản xuất Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ. . . và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản. Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác. 2.1.3.2 Nhà phân phối Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng. Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm. Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất. 2.1.3.3 Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.
  • 15. 12 2.1.3.4 Khách hàng Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng. 2.1.3.5 Nhà cung cấp dịch vụ Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần. Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tín dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ. Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý. . . Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia ra thành một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ. 2.2 Các bài học thu nhận - Để tạo nên một sản phẩm tốt cho người dùng, cho xã hội thì người sản xuất phải hi sinh nhiều thứ: mồ hôi, công sức, tính mạng, chất xám,.. để tạo nên sản phẩm. (Ví dụ Gốm sứ Minh Long muốn tạo ra được một sản phẩm chất lượng cao và đẹp mắt thì người nghệ nhân phải hi sinh nhiều thứ, trải qua nhiều công đoạn mới có được một sản phẩm hoàn thiện “đất mở lòng, một hạt cao lanh, một hạt tràng thạch, một hạt thạch anh, khởi đầu như giọt máu đầu tiên của đất, giọt máu đầu tiên thấm đỏ, giọt máu đầu tiên bé nhỏ trong bào thai của mẹ”). - Sản phẩm làm ra phải có đầy đủ hai yếu tố là sắc và hồn, cũng giống như con người phải có ba yếu tố: sắc, tuệ, tâm. (Ví dụ ở Gốm sứ Minh Long, khi người nghệ nhân bắt tay vào làm sản phẩm thì hồn của người nghệ nhân đó cũng đã hoà quyện vào sản phẩm đó.”Khi bàn tay người thợ gốm ôm vào lòng đất, người thợ gốm lắng nghe hơi
  • 16. 13 thở của hạt bụi bé nhỏ, nhịp đập trái tim của người thợ gốm hoà vào nhịp tim của đất, hồ như cả một vũ trụ vắng lặng, như sự tan lẫn của người và đất”). - Sản phẩm làm ra phải minh bạch thông tin. ( Trong chuỗi cung ứng nông nghiệp Nhật Bản, sản phẩm do người nông dân làm ra đã có giá cao, khi được thu hoạch và bán đi thì tất cả những thông tin về sản phẩm như người sản xuất, ngày giờ thu hoạch,.. sẽ được người nông dân liệt kê và chuyển sang cho bên người mua sản phẩm của họ. Làm như vậy để người tiêu dùng yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm và đảm bảo sức khoẻ của khách hàng). 3 KẾ HOẠCH VÀ MỤC TIÊU Dự định của em trong năm nay là phải lấy được học bổng, cổ vũ, thúc ép bản thân tiến bộ hơn. Học xong kĩ năng tin học, mạnh dạn phát biểu được trước đám đông. Năm hai phải học xong kĩ năng xã hội, tiếng anh phải đạt 300 TOEIC. Năm ba phải tiếp xúc được với các doanh nghiệp chuyên về logistics và chuỗi cung ứng nằm trong địa bàn tỉnh như VINALINK Logistics,.. Năm tư phải tốt nghiệp đúng thời hạn, có được bằng khá trở lênSau khi ra trường phải có được việc làm KẾT LUẬN 1 Logistics và quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và với các doanh nghiệp. Có thể thấy, logistics và quản lý chuỗi cung ứng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Cụ thể: – Tiết kiệm và giảm thiểu các chi phí phát sinh trong hoạt động lưu thông phân phối – Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận, biến họ từ những người kinh doanh các dịch vụ vận tải đơn giản trở thành những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp – Trở thành chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa đến các thị trường quốc tế, logistics có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho doanh nghiệp – Giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. Các phần mềm logistics hiện nay sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong vận chuyển và lưu thông hàng hóa. 2 Việt Nam sở hữu chi phí nhân công và chi phí năng lượng thấp so với các quốc gia khác, đặc biệt sau thương chiến Mỹ-Trung, Việt Nam đang dần trở thành địa điểm hấp dẫn cho đầu tư logistics và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài chi phí thuê kho, nhân công thấp, Việt Nam còn có hai lợi thế khác là chính sách thuế mở và chi phí xây dựng thấp. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao
  • 17. 14 cho ngành đang ngày được tăng cường và củng cố, thể hiện rõ qua việc quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang trở thành một trong những ngành học dẫn đầu ở các trường đào tạo chính quy.Việt Nam là một trong những quốc gia có chính sách thuế cạnh tranh nhất thế giới Châu Á.Tại đây các công ty có thể được hưởng lợi từ các ưu đãi thuế doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu tài sản cố định và miễn tiền thuê cơ bản. Tiềm năng về nguồn lợi của logistics là cực kì lớn. Trong tương lai kì vọng ngành logistics Việt Nam sẽ vươn mình sánh vai với các cường quốc.