SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 84
Descargar para leer sin conexión
CÔNG TY TNHH TM & SX SAO NAM
Lô P4 đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P. Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, T. Bình Dương
Điện thoại: 0274.3653601 - 0274.3653602 l Fax: 0274.3653600
Email: trangtransaonam@gmail.com l Website: saonamflooring.com
Sản phẩm xanh cho sức khỏe người tiêu dùng
Engineered flooring
Ván sàn gỗ công nghệ
4
TIEÁNGNOÙINGÖÔØILAØMNGHEÀ
N
ăm 2019, một trong những con số ấn tượng của
ngành lâm nghiệp là hệ số che phủ rừng của Việt
Nam lên đến xấp xỉ 42%. Tôi đánh giá rất cao
kết quả này. Do tổn thương của chiến tranh, Việt Nam
từ sau năm 1975 có hệ số che phủ rừng rất thấp. Suốt
thời gian qua chúng ta kiên trì phát triển kinh tế. Đáng
chú ý, Nhà nước đã định hướng kịp thời phát triển kinh
tế song song với mục tiêu phát triển bền vững. Và, một
trong những mục tiêu phát triển bền vững là tập trung
phát triển rừng. Sau gần 45 năm, với chỉ số che phủ
rừng hiện nay, Việt Nam đã trở thành điểm xanh trong
khu vực. Bởi bình quân ở châu Á độ che phủ rừng các
quốc gia chỉ 29% và thế giới cũng xấp xỉ 26 - 28%.
Mục tiêu thứ hai là cùng với tăng màu xanh cho đất
nước, chúng ta đã thành công trong việc phát triển kinh
tế lâm nghiệp. Từ chỗ rừng chỉ có thể tận dụng cây củi
và một số lâm thổ sản khác, lâm nghiệp Việt Nam đã
vươn vai trở thành một ngành kinh tế đóng góp rất lớn
cho quốc gia. Doanh thu xuất khẩu lâm nghiệp 11,3 tỷ
USD đã vượt kỳ vọng mà Chính phủ giao cho ngành
trong năm 2019. Một nỗ lực rõ nét nhất của ngành là
trong một năm chúng ta có thể khai thác gỗ gần 7 triệu
hecta rừng trồng kinh tế, mang về gần 20 triệu m3 gỗ
nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu bản địa này chính là trụ
cột cho ngành chế biến gỗ Việt Nam, vững vàng trong
cạnh tranh trên hành trình đưa sản phẩm của mình ra thị
trường thế giới.
Hai thế mạnh trên tạo tiền đề cho lâm nghiệp Việt
Nam hoàn thành mục tiêu thứ ba: góp phần đóng góp
cho an sinh xã hội. Chúng ta đã tạo được công ăn
việc làm cho gần 20 triệu lao động, cả bán thời
gian và lao động chính thức, toàn thời gian.
Ba mục tiêu lớn trong hành trình 50 năm
ngành lâm nghiệp Việt Nam, tính đến
thời điểm hiện nay, đều đang và sẽ tiếp
tục hoàn thành tốt. Với tôi, đây là kết quả
của những cố gắng rất lớn, đến từ chỉ đạo
của Nhà nước, các cơ quan quản lý và lớn
nhất, là từng doanh nghiệp (DN).
Môi trường, tài chính lẫn an sinh, cả 3 trục quan trọng
đảm bảo cho sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào
đều hiện diện trong công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
Sẽ không quá lời khi nói rằng, chế biến gỗ xứng đáng
với danh hiệu đi đầu, tiên phong trong khối lâm nghiệp.
Tuy vẫn còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng hệ sinh
thái hoàn chỉnh cho ngành, như việc đầu tư nhiều hơn
cho công tác cải thiện giống rừng trồng, công tác xúc
tiến hội chợ triển lãm, đầu tư cải thiện chất lượng nhân
lực... nhưng với quyết tâm lớn của DN lẫn Nhà nước, tôi
tin chúng ta sẽ làm tốt hơn trong thời gian tới.
Có khả năng, có điều kiện... điều cần nhất hiện nay
là DN nên vững chí, vững tin, xây dựng tinh thần kinh
doanh gắn liền sự phát triển của DN với hưng thịnh của
quốc gia, dân tộc. Khi có thêm niềm tin và khát vọng
dẫn đường, tôi tin, nỗ
lực của DN sẽ mang
chúng ta đến vị thế
cao hơn nữa trên
bản đồ chế biến
gỗ toàn cầu.
Chinh phục 3 mục tiêu lớn
của ngành
NGUYỄN XUÂN CƯỜNG
	 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhìn vào thành tích năm 2019, ngành lâm nghiệp
đang rất tự hào vì chúng ta đã hoàn thành 3 mục tiêu
lớn: phủ xanh, tăng giá trị cho lâm sản và đóng góp
cho công tác dân sinh.
Sự linh hoạt của gỗ Canada trong thiết kế khiến chúng
phù hợp với rất nhiều ứng dụng về cả hai phương diện
kết cấu và thẩm mỹ. Gỗ có tính bám dính vượt trội đối
với lớp phủ và khả năng tương thích với nhiều loại sơn/
kiểu hoàn thiện.
Tìm hiểu thêm về cách sử dụng gỗ Canada tại VIFA-EXPO 2020 (11-14/3/2020), sảnh A8,
gian hàng F201, hoặc ghé thăm chúng tôi tại: www.canadianwood.com.vn
Phát triển hệ sinh thái
cho ngành chế biến gỗ
Con đường gỗ Việt:
Từ bền vững đến hùng cường
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Vifores:
Xây khát vọng từ những điều nhỏ bé
Khai thác rừng bền vững
Tiềm năng thị trường đồ gỗ Đông Nam Á:
Đi chợ gần vẫn có đồ ngon	
Tự hào hàng Việt
Thời của nội thất thông minh
Mục lục
12
8
24
29
46
52
70
6
In 2.000 baûn, khoå 21x29,7 cm
taïi CTY TNHH MTV ITAXA
Ñòa chæ: 126 Nguyeãn Thò Minh Khai, Q.3, TP.HCM
Giaáy ÑKXB soá: 165-2020/CXBIPH/01-06/ThT
Quyeát ñònh xuaát baûn soá: 19/QÑ-NXB
NXBTT caáp ngaøy 14 thaùng 01 naêm 2020
Soá ISBN: 978-604-9883-85-9
In xong vaø noäp löu chieåu quyù I naêm 2020
Ñoái taùc lieân keát: Hoäi Myõ ngheä vaø Cheá bieán goã TP.HCM
Ñòa chæ: 185 Lyù Chính Thaéng, Phöôøng 7, Quaän 3, TP.HCM
Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: Giaùm ñoác Nguyeãn Theá Sôn
Chòu traùch nhieäm noäi dung: Toång bieân taäp: Leâ Thò Thu Höông
Bieân taäp: Phöông Lam Giang
Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán
Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Huyønh Vaên Haïnh, Nguyeãn Chaùnh Phöông,
	 Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng
Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït
Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Mai
MUÏC LUÏC
8
56
66
4420
CÔNG TY CỔ PHẦN OSMO VIỆT NAM
Trụ sở: Phòng 1901, Tòa nhà Saigon Trade Center, số 37 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Kho hàng: 1137A Nguyễn Xiễn, P. Long Bình, Q.9, TP.HCM - ĐT: 02862785307 - 0909149366
Email: info@osmovietnam.com.vn - Website: osmovietnam.com.vn
8
TIEÂUÑIEÅM
TỪBỀNVỮNG
ĐẾNHÙNGCƯỜNG
Bước khỏi vùng “an toàn”
TRẦN VIỆT TIẾN
	 Ủy viên Ban Thường trực HAWA
Con đường gỗ Việt:
CON SỐ 450 TỶ USD GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG
THƯƠNG MẠI NỘI THẤT TOÀN CẦU SẼ LÀ ĐÍCH
ĐẾN CỦA MỘT NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ HÙNG
CƯỜNG, THAY VÌ CHỈ DỪNG LẠI Ở TẦM NHÌN CỦA
MIẾNG BÁNH 140 TỶ USD GIÁ TRỊ SẢN XUẤT.
Trong mắt các chuyên
gia thế giới, khát
vọng xây dựng ngành
chế biến gỗ Việt
Nam bền vững, hùng
cường, không quá xa
hiện thực bởi tất cả
những yếu tố để hình
thành một “thánh
địa” của ngành chế
biến gỗ thế giới đã
hội tụ đủ đầy.
K
hi thế giới rung những hồi
chuông cảnh báo về sự mất
cân bằng sinh thái, rất may,
xu hướng sống xanh, sống tiết
giảm, sống vừa đủ để các nguồn
tài nguyên thiên nhiên có thời gian
tái tạo được người dùng toàn thế
giới hưởng ứng. Tuy mất không ít
thời gian nhưng ý thức lựa chọn
những giải pháp, vật liệu giảm thiểu
rác thải đã kịp hình thành. Thay vì
bê tông, sắt thép, đá... những sản
phẩm thân thiện môi trường như
gỗ, gốm... được lựa chọn nhiều hơn.
Các chuyên gia thế giới nhận định,
xu hướng tiêu dùng mới sẽ là chất
xúc tác cho ngành chế biến gỗ thế
giới phát triển mạnh mẽ hơn trong
thời gian tới.
Dù xếp thứ 5 thế giới, nhưng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ
mới chiếm chưa được 8% trên thị
phần sản xuất 140 tỷ USD của thế
giới, một phần rất nhỏ bé. Vươn
ra khỏi con số, tiến đến vị thế
cao hơn bằng khung giá trị thặng
dư lớn hơn là khát vọng lớn nhất
của ngành chế biến gỗ Việt Nam.
Nhưng, làm thế nào để tiềm năng
biến thành khả năng?
Nhìn lại hiện thực, ngành gỗ đang
có rất nhiều thứ.
Năm 2004, xuất khẩu gỗ của Việt
Nam lần đầu tiên lọt vào danh sách
“ngành xuất khẩu tỷ USD”, gây bất
ngờ cho cả doanh nghiệp (DN)
lẫn những nhà hoạch định kinh
tế. Mười năm sau, kim ngạch xuất
9
TIEÂUÑIEÅM
khẩu gỗ đã tăng gấp 6 lần, đạt 6,2
tỷ USD. Những năm tiếp theo đó,
dù có thời gian ảnh hưởng bởi suy
thoái kinh tế toàn cầu, mức tăng
trưởng của ngành vẫn vững vàng ở
mốc 2 con số.
Kết thúc năm 2019, ngành chế
biến gỗ và lâm sản Việt Nam chính
thức chinh phục con số 11 tỷ USD
xuất khẩu. Vượt qua nhiều cảnh báo
rủi ro từ trước đó, cả những thách
thức về nhân lực, các DN trong
ngành một lần nữa khẳng định bản
lĩnh và khả năng ứng biến để có thể
làm chủ cuộc chơi. Theo Thứ trưởng
Thường trực Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn,
thành quả hiện tại của ngành gỗ có
được là nhờ tổng hòa và hội tụ đủ
4 yếu tố.
Thứ nhất, nguồn nguyên liệu.
Hiện Việt Nam đang có khoảng hơn
4,1 triệu ha rừng trồng. Năm 2018,
Việt Nam dùng hơn 36 triệu m3
gỗ
nguyên liệu hợp pháp để sản xuất.
Trong đó, tổng nhập khẩu chỉ hơn
8 triệu m3
. Ngành chế biến gỗ Việt
Nam hoàn toàn đã chủ động được
nguồn nguyên liệu hợp pháp để
phục vụ công tác sản xuất cho thị
trường thế giới.
Thứ hai, nguồn nhân lực. Ngành
chế biến gỗ đang có khoảng 500
ngàn nhân lực đóng góp cho sự
phát triển của hơn 5.000 DN đang
hoạt động, trong đó DN xuất khẩu
chiếm khoảng 2.000. Chưa kể, còn
hàng triệu lao động gián tiếp có liên
quan. Dẫu chất lượng nguồn lao
động còn chưa đáp ứng được mong
muốn của DN nhưng nhìn chung,
tố chất khéo léo, chịu khó và nhanh
nhạy trong việc nắm bắt công nghệ
sản xuất và gu thẩm mỹ của nhân lực
chế biến gỗ Việt Nam đã là nguồn
“tài sản” lớn cho sự phát triển của
ngành. Khảo sát của Furniture Today
cho thấy, Việt Nam là một miền đất
hấp dẫn trong mắt các DN chế biến
gỗ vì lương lao động vẫn còn tương
đối thấp và nguồn lao động trẻ rất
lớn. Uớc tính, DN chỉ chi khoảng 250
USD đến 500 USD/tháng/công nhân
sản xuất. Chưa kể tính khéo léo, phù
hợp với đòi hỏi trong sản xuất sản
phẩm gỗ thì so với mức lương 900
USD ở Trung Quốc, nhân lực Việt
Nam đã là một lựa chọn tốt.
Theo Furniture Today, Việt Nam
có dân số rất trẻ và sẵn có một nền
tảng cơ sở vật chất ổn định giúp các
nhà đầu tư dễ dàng đầu tư không
chỉ vào lao động mà còn cả thiết bị
công nghệ mới. Nền giáo dục ở Việt
Nam, đạo đức và động cơ khát vọng
làm việc của người Việt mang lại
niềm tin cho nhà đầu tư. Đồng thời,
năng suất lao động cũng được cho
là tốt và sẽ tiếp tục được cải thiện
trong thời gian tới.
Thứ ba, sự ủng hộ nguồn lực lãnh
đạo. Hiếm có ngành công nghiệp
nào được hậu thuẫn quan tâm từ
phía Chính phủ Việt Nam như chế
biến gỗ. Thời gian qua, hàng loạt
các chương trình, các sự kiện có
sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo
Nhà nước, các bộ, ban ngành liên
quan... tạo điều kiện cho DN trong
ngành có điều kiện chia sẻ tâm tư,
nguyện vọng. Để trên cơ sở đó,
Nhà nước kịp thời có những chính
sách hỗ trợ. Đây là lợi thế hết sức
lớn lao của ngành.
Bên cạnh sự hỗ trợ của lãnh đạo
Nhà nước, đội ngũ lãnh đạo của các
DN chế biến gỗ cũng được đánh
giá rất cao. Đó là đội ngũ những
doanh nhân có tầm, có nhận thức
và quyết tâm gắn bó với nghề. Nắm
bắt xu hướng phát triển của thế
giới, những doanh nhân này đang
hướng đến việc tận dụng sức mạnh
công nghệ để gia tăng chất lượng,
cải tiến sản xuất và quản trị có hệ
thống.
Với doanh thu và tăng trưởng đều
trong suốt hơn 20 năm qua, yếu tố
cuối cùng, nguồn tài chính ổn định
cũng đã được DN chế biến gỗ đáp
ứng. Bốn yếu tố cơ bản đều hội tụ
đủ, nghĩa là, ngành gỗ đã bước vào
trạng thái “an toàn”, đảm bảo thu
nhập, giải quyết được cơ bản các
nhiệm vụ dân sinh, như tạo công
ăn việc làm, góp phần giữ gìn màu
xanh bền vững cho môi trường.
“Vượt qua nhiều cảnh báo rủi ro từ trước đó, cả những
thách thức về nhân lực, các DN trong ngành một lẫn nữa
khẳng định bản lĩnh và khả năng ứng biến để có thể làm
chủ cuộc chơi”.
10
TIEÂUÑIEÅM
Xácđịnhvịthế
Xây dựng giá trị vô hình
HAWA dự tính, với khả năng hiện
tại, ngành sẽ chạm mức xuất khẩu
20 tỷ USD vào năm 2025. Theo
ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch
HAWA, con số 5 năm là vừa sức với
năng lực, tiềm năng lẫn định hướng
của Chính phủ. Tuy nhiên, so với
cách đây ba năm, thời điểm xác
định mốc phấn đấu trên, khát vọng
ngành chế biến gỗ đã khác. Với tiềm
năng hiện có, các DN trong ngành
phải hướng đến mục tiêu bền vững
hơn: Xây dựng ngành đồ gỗ phát
triển bền vững, hùng cường.
Theo người đứng đầu HAWA, việc
hiện thực hóa định hướng xây dựng
ngành gỗ hùng cường hoàn toàn
trong tầm tay. Tuy nhiên, cũng đòi
hỏi nỗ lực rất lớn từ phía DN lẫn các
đơn vị quản lý, đồng hành. Cụ thể,
để ngành gỗ hùng cường thì từng
DN cũng phải mạnh. “Sức khỏe”
của DN là một hội tụ của nhiều yếu
tố, không chỉ doanh thu lợi nhuận
tốt. Đó là việc kinh doanh hiệu quả
trên nhiều giá trị, sự phát triển lớn
đơn hàng, đa dạng thị trường, khả
năng nhận diện thương hiệu lẫn tỉ
lệ R&D... DN chế biến gỗ Việt Nam
đang làm rất tốt khâu sản xuất
nhưng lại vướng hạn chế nhược
tiểu, chưa sẵn sàng đầu tư cho
những giá trị vô hình như thiết kế,
thương mại, thương hiệu. “Những
giá trị vô hình là nền tảng để bước
vào phân khúc cao hơn, đạt thặng
dư cao hơn. Ngành công nghiệp gỗ
Việt Nam đang hướng đến 310 tỷ
giá trị thặng dư vô hình hơn là giá
trị sản xuất”, ông Khanh khẳng định.
Điều kiện để ngành chế biến gỗ
khai thác khung giá trị mới của thị
trường rất lớn. Bởi, ngành có được
lợi thế cực kỳ đặc biệt: tổ chức
được thế hệ doanh nhân kế thừa
F1. Đây là những bạn trẻ lớn lên
trong xưởng gỗ, được đào tạo bài
bản các giá trị mới ở nước ngoài,
nay quay về kế nghiệp. Trên nền
tảng sản xuất của ông cha, thế hệ
doanh nhân gỗ trẻ này hoàn toàn
có thể tiến đến các giá trị mới.
Thực tế đã ghi nhận những dấu ấn
mới của thế hệ này trong việc đầu
tư thiết kế, cải tiến công tác phân
phối, ứng dụng công nghệ hiện đại,
trí tuệ nhân tạo... vào kinh doanh.
Trong đó, đáng chú ý là việc liên kết
của những doanh nhân trẻ này với
Một con thuyền sẽ an toàn khi nó neo mình trong vịnh. Nhưng, nó
sinh ra không phải với mục đích ấy. Ngành đồ gỗ Việt Nam cũng vậy.
An toàn không phải đích đến cuối cùng của những người đang vận
hành nền công nghiệp gỗ được đánh giá là vô cùng tiềm năng này.
11
TIEÂUÑIEÅM
nhau, với những người cùng đam
mê, cùng con đường trong khu vực
- Điều mà thế hệ doanh nhân trước
chưa làm được.
Việc thế hệ F1 Việt Nam liên kết
mạnh mẽ với thế hệ F1 ngành gỗ
các nước trong khu vực như Trung
Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan,
Singapore... vẽ nên bức tranh đầy
tiềm năng mà những người thế hệ
cũ phải học hỏi. Với thế giới, sức hút
của thị trường Asean rất lớn. DN bất
cứ ngành nghề nào cũng cần tạo
bản lĩnh khu vực trước khi bước ra
thế giới. Hiện, xuất khẩu chế biến gỗ
Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á,
số 2 châu Á. Đã đến lúc, DN trong
ngành định hướng phát triển ở tầm
khu vực. Liên kết để tạo thêm sức
hút cho thị trường khu vực, khẳng
định vị thế dẫn đầu của mình trong
môi trường chung này sẽ là đòn bẩy
để chúng ta bước ra thế giới.
Nuôi dưỡng khát vọng
Quay lại lịch sử phát triển của
ngành chế biến gỗ, để thấy, chúng
ta mất hơn 20 năm để ngành chạm
được mốc 11 tỷ USD xuất khẩu, chủ
yếu là giá trị gia công sản xuất. Chỉ
có 6 năm để thực hiện được thành
tích tương tự, nếu dùng đúng những
giá trị hiện tại, chắc chắn, ngành
công nghiệp chế biến gỗ không thể
nào hoàn thành nhiệm vụ. Để làm
được điều đó, không có giải pháp
nào ngoài việc chủ động trong cuộc
chơi lớn trên thị trường thế giới.
Việc này đòi hỏi DN trong ngành
phải tiếp tục dồn tâm sức để kiến
tạo thêm các giá trị mới, gia tăng
nội lực, cải tiến quản trị, sâu sát
với nhu cầu người dùng và không
ngừng quan sát sự vận động của
các đối thủ cạnh tranh... Bên cạnh
đó, là nuôi dưỡng khát vọng, sự tự
tin và tâm thế sẵn sàng!
Quan trọng hơn, tất cả những
nhiệm vụ này phải được đặt bên cạnh
công tác sản xuất thường nhật thay
vì là câu chuyện “nước lên, thuyền
“Liên kết để tạo thêm sức
hút cho thị trường khu
vực, khẳng định vị thế dẫn
đầu của mình trong môi
trường chung sẽ là đòn
bẩy để ngành gỗ bước ra
thế giới”.
lên” như trước nay. Có được nội lực
thực sự, hiểu được người dùng, hiểu
được đối thủ - 3 giá trị lớn nhất để
kiến tạo nên thành công bền vững
cho một ngành công nghiệp trong
môi trường kinh doanh toàn cầu,
chế biến gỗ Việt Nam chắc chắn sẽ
viết những chương mới trong lịch sử
phát triển ngành.
Sau câu chuyện bền vững, ngành
chế biến gỗ vươn vai, hướng tới
mục tiêu phát triển hùng cường. Sẽ
không quá lời khi nói rằng DN Việt
Nam đủ lực để có thể hoàn thành
nhiệm vụ ấy, tiến đến tương lai
bằng tâm thế hoàn toàn mới. Sự tự
tin này không chỉ đến từ những giá
trị hiện có mà còn đến từ lòng yêu
nước, mục tiêu làm giàu dựa trên
sự phụng sự cho quốc gia, vốn là
những giá trị vô cùng khác biệt của
những người đã, đang và sẽ tiếp tục
sống, trăn trở cùng gỗ.
Sáu năm phía trước không lặp lại
những khó khăn của 20 năm cũ. Trí
tuệ nhân tạo, internet vạn vật, công
nghệ chế tạo chính xác... là những
đòn bẩy dành cho tất cả những
người, những ngành biết tận dụng
nó, phục vụ cho mục đích của mình.
Hướng đến mục tiêu cao đẹp chung,
ngành gỗ Việt Nam đang rất cần các
doanh nhân từ mọi miền đất nước,
từ mọi tổ chức, hiệp hội... sát cánh,
cùng nhau kiến tạo.
Những giá trị mà DN đóng góp
vào sẽ tạo nên sức bền, sức trẻ, sức
sáng tạo chung cho ngành. Đây
chính là cơ sở để tất cả DN trong
ngành tin vào những giá trị mới, tin
ở tương lai ngành gỗ hùng cường.
Phát triển hệ sinh thái
cho ngành chế biến gỗ
NGUYỄN QUỐC KHANH
	 Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM
Là ngành kinh tế mới nổi trong cấu trúc của kinh tế Việt
Nam, ngành thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ, xuất khẩu
lâm sản tự tin ở ngôi vị số 2 thế giới trong vòng 5 năm tới.
Nhưng, để đạt được mục đích này, cần khắc phục 4 lỗ hổng
lớn để hoàn thiện những mảnh ghép trong toàn bộ bức
tranh chung.
S
ố liệu từ Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cho thấy,
trong số 14,5 triệu ha diện tích
đất rừng toàn quốc thì rừng trồng đã
chiếm hơn 4,3 triệu ha. Đây là nguồn
tài nguyên hết sức quý giá, góp phần
giữ màu xanh cho đất nước, vừa có
thể trở thành nguyên liệu bản địa
cho ngành chế biến gỗ khi khai thác
đúng cách, đúng thời điểm.
Quy hoạch gia tăng giá trị
cho các loại gỗ rừng trồng
Nhờ chủ động liên kết với người
trồng rừng và các lâm trường thực
hiện cam kết tiêu thụ, hỗ trợ vốn
cũng như đầu tư trồng rừng... Doanh
nghiệp (DN) chế biến gỗ trong nước
đã tổ chức được nguồn nguyên
liệu chủ động, người trồng rừng
cải thiện được đời sống, các lâm
trường an tâm hơn khi theo đuổi
kinh tế lâm nghiệp. Như vậy, bước
đầu có thể nói đây là mô hình thành
công nhưng thực tế vẫn ghi nhận
chuyện lâm dân “bán lúa non”, chấp
nhận thu hoạch sớm cho việc băm
làm dăm gỗ dù giá bán rẻ hơn. Lỗ
hổng này cho thấy việc quy hoạch
gia tăng giá trị cho các loại gỗ rừng
trồng cần phải được tổ chức lại, với
cái nhìn dài hơi hơn. Bởi, thu hoạch
gỗ rừng trồng sớm chẳng những
giá trị kinh tế không cao mà còn phá
vỡ tổng thể quy hoạch rừng trồng
của cả nước. Khi lâm dân được nhận
“Nếu các tổ chức, hiệp hội và DN biết kết hợp lại với
nhau, việc tạo nên các giá trị lớn hơn là điều chắc chắn”.
giá trị cao, đảm bảo đời sống mưu
sinh tốt, có thể làm giàu được thì
chắc chắn công tác trồng rừng sẽ
bền vững.
Để có thể gia tăng giá trị cho các
loại gỗ rừng trồng, lâm nghiệp Việt
Nam sẽ phải tổ chức tốt hơn việc
nâng cao chất lượng nguyên liệu
bằng cách lựa chọn giống tốt, áp
dụng các kỹ thuật trồng cũng như
tuyên truyền cho lâm dân kéo dài
tuổi thọ trồng rừng. Để hỗ trợ lâm
dân, nhà nước cũng cần mạnh dạn
triển khai những chương trình tín
dụng để lâm dân có điều kiện theo
đuổi công tác trồng cây lâu năm.
Bên cạnh nâng chất lượng, nhà
nước cũng cần đồng hành với DN
trong việc xây dựng thương hiệu gỗ
tràm bông vàng ra thế giới. Ở đây, tôi
muốn nhắc lại câu chuyện của Paul
Smith với thương hiệu Theodore
Alexander. Năm 2000, Paul quyết định
thay nguồn gỗ nguyên liệu của công
ty ông từ gỗ giá tỵ (Teak) sang tràm
bông vàng, loại gỗ đặc trưng của Việt
Nam có phẩm chất không thua kém
gì các loại gỗ quý khác. Những sản
phẩm chế tác từ tràm bông vàng của
Theodore Alexander đã mở đường
cho nguyên liệu này bước ra thị
trường thế giới. Trên đường phát triển
tiếp theo, chúng ta phải tiếp tục tạo
xu hướng sử dụng cũng như tăng giá
trị thương phẩm của tràm bông vàng.
Người trồng rừng, lâm trường phải
thịnh vượng thì phát triển nguyên
liệu mới bền vững.
Hướng đến khung giá trị
cao hơn
Ngành công nghiệp nội ngoại thất
toàn cầu có giá trị hàng hóa lên đến
450 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều lần so
với giá trị sản xuất gia công, chỉ 140
tỷ USD. Trong khuynh hướng sống
xanh, bảo vệ môi trường, hạn chế
các vật liệu có nguồn gốc khoáng
sản như bê tông, kim loại... việc sử
dụng sản phẩm gỗ ngày càng được
ưa chuộng vì nguyên liệu này có
khả năng tái tạo, góp phần giữ màu
xanh cho trái đất. Nhờ vậy mà ngành
gỗ có thêm cơ hội. Để tiến đến khai
thác tốt khung giá trị này, DN phải
hội tụ được các yếu tố mà chúng ta
chưa tốt, đó là thiết kế, thương hiệu,
phân phối, thương mại. Nhưng trên
hết, là việc thay đổi tầm nhìn, định
hướng dài hạn.
12
TIEÂUÑIEÅM
DN trong ngành đang làm rất tốt
khâu sản xuất nhưng lại vướng hạn
chế nhược tiểu, không dám vươn
mình ra biển lớn, chưa sẵn sàng đầu
tư cho những giá trị vô hình như
thiết kế, thương mại, thương hiệu.
Muốn tự nâng tầm, phải bắt đầu từ
việc thay đổi tư duy trước, từ đó sẽ
mở ra cách làm. Ví dụ, với thiết kế, có
thể tập trung hơn nữa trong công tác
đào tạo hoặc thuê, mua thiết kế từ
các quốc gia có thế mạnh này.
Ngành chế biến gỗ may mắn có
được sự đồng hành từ phía nhà
nước, nhất là trong định hướng xây
dựng Việt Nam thành trung tâm nội
thất của thế giới. Nhà nước đầu tư
xây dựng thương hiệu quốc gia thì
DN ý thức đầu tư thương hiệu cho
chính mình. Chủ động tổ chức kinh
doanh bằng cách tạo ra nhiều giá
trị, phát triển lớn đơn hàng, đa dạng
thị trường... DN trong ngành sẽ làm
chủ cuộc chơi, tự tin vào khả năng
tham gia sân chơi quốc tế với vai trò
dẫn dắt thị trường.
Tạo ra những giá trị cao hơn
đồng nghĩa với ngành chế biến gỗ
sẽ phải cần nhiều hơn 500 ngàn
nhân lực trực tiếp hiện có. Nhu cầu
nhân lực của ngành gỗ không chỉ
là lao động phổ thông mà cần ở
tất cả các ngành, từ thiết kế - sáng
tạo đến kinh doanh, marketing, tài
chính, công nghệ... Trên xu hướng
ứng dụng công nghệ chuyền hóa,
tự động hóa, số hóa... nhu cầu đào
tạo lao động chất lượng cao có kỹ
năng tốt cho ngành chế biến gỗ
đang và sẽ là rất lớn. Nếu có sự
đồng hành và chung tay của nhà
nước với DN cùng định hướng hợp
tác đào tạo xây dựng nguồn nhân
lực, ngành sẽ có những bước đi dài
ổn định và vững chắc trong nhiều
năm tới.
Phát triển hệ sinh thái
Mỗi năm, ngành chế biến gỗ đón
hàng chục ngàn lượt viếng thăm
của các đối tác toàn cầu nhưng thực
tế, công tác xúc tiến thương mại vẫn
còn khả năng mở rộng hơn nữa.
Để làm được điều này, cộng đồng
DN đang rất cần một trung tâm
triển lãm quy mô quốc tế để hỗ trợ
công tác kinh doanh không chỉ cho
ngành gỗ mà rất nhiều ngành khác.
Nhu cầu này đã được phản ánh suốt
thời gian qua nhưng rất tiếc, vẫn
chưa được đáp ứng.
Ngoài việc tổ chức tốt công tác
hội chợ, triển lãm, ngành gỗ còn cần
một yếu tố quan trọng khác nữa là
sự kết nối. Trong xu hướng kết hợp
đa vật liệu của thế giới, chế biến
gỗ không còn gói gọn trong một
ngành mà đã là tổng hòa của rất
nhiều ngành nghề khác nhau. Nếu
các tổ chức, hiệp hội và DN biết kết
hợp lại với nhau, việc tạo nên các
giá trị lớn hơn là điều chắc chắn.
Vận hội dù lớn đến mức nào, khi
đến mà không nắm bắt kịp thời thì
cũng sẽ trôi qua. Với tất cả những
những thách thức trên, tôi nghĩ, đã
đến lúc, DN trong ngành phải nghĩ
đến chuyện ngồi lại với nhau, liên
kết cả với các ngành nghề liên quan
để tạo nên sức mạnh. Khắc phục
được các lỗ hổng trên, tôi tin rằng,
chế biến gỗ Việt Nam không chỉ có
thể phát triển bền vững mà còn có
thể vươn vai, trở thành ngành công
nghiệp hùng cường, mang về cho
quốc gia niềm tự hào lẫn giá trị kinh
tế, dân sinh.
13
TIEÂUÑIEÅM
14
TIEÂUÑIEÅM
Gia tăng giá trị cho xuất khẩu
sảnphẩmgỗvàlâmsảnViệtNam
M
ột trong những yếu tố giúp
xuất khẩu sản phẩm chế
biến gỗ và lâm sản Việt
Nam giữ được thành tích là công
tác chăm sóc, phát triển thị trường
được tổ chức bài bản. Sản phẩm
lâm nghiệp Việt Nam hiện đang
xuất khẩu sang trên 140 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Trong đó, thị trường
chính gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung
Quốc, EU và Hàn Quốc với giá trị
xuất khẩu ước đạt 9,71 tỷ USD,
chiếm 86,5% tổng giá trị xuất khẩu
lâm sản. Thành tích này giúp Việt
Nam trở thành quốc gia đứng thứ
năm thế giới, đứng thứ hai châu Á,
thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu
lâm sản.
Giữ vững thị trường
quốc tế
Thế mạnh nguyên liệu bản địa và
nguyên liệu hợp pháp được ngành
chế biến gỗ Việt Nam phát huy tốt.
Năm 2019, cả nước đã trồng 239.152
ha rừng, đạt 112,6% kế hoạch. Trong
đó, rừng phòng hộ, đặc dụng là
11.830 ha; rừng sản xuất 227.322 ha
(trồng mới 40.371 ha, trồng lại sau
khai thác 186.951 ha). Đến cuối năm
2019, diện tích có chứng chỉ Quản lý
Rừng bền vững (QLRBV) toàn quốc
đạt 269.163 ha trên địa bàn 24 tỉnh.
Trong đó, diện tích được cấp chứng
chỉ rừng theo Hệ thống Chứng chỉ
Rừng của Việt Nam là 10.000 ha.
Diện tích được cấp mới chứng chỉ
QLRBV là 42.924 ha.
Năm nay, sản lượng khai thác
gỗ rừng khá khả quan, đạt khoảng
30 triệu m3
. Trong đó, khai thác từ
rừng trồng tập trung ước đạt 19,5
triệu m3
, tương ứng với diện tích
209.198 ha, tăng gần 5,5%. Khai
thác gỗ vườn nhà, cây phân tán 2,2
triệu cây, đạt 4,5 triệu m3
; Khai thác
gỗ cao su 23.500 ha với sản lượng
đạt 4,5 triệu m3
. Nguồn nguyên
Năm 2019 xuất khẩu lâm sản Việt Nam cán mốc 11,2 tỷ
USD (đạt 107% kế hoạch), tăng 19,2% so với năm 2018.
Trong đó, đóng góp của khối chế biến gỗ chiếm phần lớn.
Thành tích này có được là nhờ chỉ đạo và những hỗ trợ
xuyên suốt từ Chính phủ cùng nỗ lực không ngừng của
các doanh nghiệp.
NGUYỄN QUỐC TRỊ
	 Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp
15
TIEÂUÑIEÅM
Đây là những đích đến đầy thách
thức cho năm mới. Để chinh phục
được những mục tiêu trên, ngành
cần có sự phối hợp cả 3 nguồn lực:
Trồng rừng, sản xuất kinh doanh và
đào tạo nhân lực. Trong đó, khối
trồng rừng cần nâng cao năng suất,
chất lượng và phát huy giá trị của
từng loại rừng; đảm bảo cung cấp
gỗ nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến và các lâm, đặc sản khác
cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Đồng thời, tạo thêm việc làm,
tăng thu nhập cho dân cư; góp phần
xóa đói, giảm nghèo; đảm bảo quốc
phòng, an ninh.
Với công tác sản xuất, kinh doanh
sản phẩm chế biến gỗ, dù vững vàng
trong khâu sản xuất nhưng rõ ràng
tỷ trọng của Việt Nam vẫn còn khá
khiêm tốn, chỉ mới khoảng 6% thị
phần thương mại đồ gỗ thế giới.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm gỗ lại có xu hướng tăng nên
ngành có nhiều cơ hội để phát triển.
Do vậy, để có thể gia tăng hiện diện
của mình trên thị trường toàn cầu,
DN cần tiếp tục kiện toàn khả năng
sản xuất, tiếp đến là đầu tư các giá trị
vô hình như thiết kế, thương hiệu...
Để hỗ trợ tốt hơn cho DN trong
ngành, thời gian tới, Tổng cục Lâm
nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với
các trường đại học xác định nhu
cầu, chất lượng cử nhân, kỹ sư,
công nhân lành nghề của ngành
Lâm nghiệp nói chung và lĩnh vực
chế biến gỗ, lâm sản nói riêng; từ
đó định hướng xây dựng kế hoạch,
chương trình đào tạo, triển khai
nâng cao chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đào tạo nhân lực mới,
Tổng cục cũng sẽ phối hợp với các
trường, các hiệp hội chế biến gỗ
xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình đào tạo ngắn hạn để
nâng cao, bồi dưỡng trình độ của
đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công
nhân đáp ứng và phù hợp với công
nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Tôi tin rằng, với nỗ lực toàn diện từ
phía nhà nước, các cơ quan quản lý,
hiệp hội, DN lẫn các đơn vị đào tạo,
ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm
sản Việt Nam sẽ chinh phục được
những cột mốc mới trong năm
2020, làm nền tảng cho mục tiêu
xây dựng Việt Nam trở thành trung
tâm nội thất của thế giới mà Chính
phủ hướng đến.
liệu này đã hạn chế phần nào nhập
khẩu gỗ nguyên liệu. Tuy nhiên,
với lượng đơn hàng tăng cao, công
tác nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
năm 2019 cũng tăng khoảng 9,3%,
với giá trị 2,528 tỷ USD. Việt Nam
đang nhập khẩu nguyên liệu từ 5
thị trường chính gồm: Trung Quốc,
Hoa Kỳ, Cameroon, Thái Lan, Chi Lê.
Giá trị nhập khẩu từ các thị trường
này lên đến 1,36 tỷ USD, chiếm
khoảng 54% tổng giá trị gỗ và sản
phẩm gỗ nhập khẩu.
Nhiều mục tiêu lớn
cho 2020
Trước tiềm năng và sự nỗ lực
không ngừng của doanh nghiệp
(DN) cùng các cơ quan quản lý,
ngành lâm nghiệp Việt Nam đang
đặt ra những cột mốc phấn đấu khá
ấn tượng. Để giữ gìn và phát huy
lợi thế nguồn nguyên liệu; công tác
bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu
quả, bền vững diện tích rừng hiện
có tiếp tục được chú trọng. Đồng
thời, hướng đến mục tiêu nâng cao
năng suất, chất lượng và phát huy
giá trị của lâm sản, góp phần xóa
đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế
cho người dân làm nghề rừng. Cụ
thể, năm 2020 phấn đấu để tỷ lệ che
phủ rừng toàn quốc đạt 42%. Tốc
độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp
là 5-5,5% và xuất khẩu đồ gỗ, lâm
sản sẽ đạt hơn 12,5 tỷ USD.
“Để chinh phục được
những mục tiêu 2020,
ngành cần có sự phối hợp
cả 3 nguồn lực: Trồng
rừng, sản xuất kinh doanh
và đào tạo nhân lực”.
Vì một Việt Nam hùng cường
PHƯƠNG ÁNH thực hiện
Bà Tôn Nữ Thị Ninh:
Bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Bỉ và EU;
nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Bà Ninh được nhà báo Mỹ kỳ
cựu chuyên viết về các vấn đề châu Á - Tom Plate nhận xét là “Nhà Ngoại giao nữ
nổi tiếng nhất thế giới của Việt Nam” và “người phát ngôn của Việt Nam được ưa
thích nhất ở nước ngoài”. Bà đã dành nhiều tâm sức cho việc xây dựng thương
hiệu đất nước trên trường quốc tế”.
* Trong năm 2019, Việt Nam đã
nhiều lần được xướng tên trên
truyền thông quốc tế như là địa
điểm của Hội nghị thượng đỉnh
Mỹ - Triều; trở thành Chủ tịch
ASEAN 2020; Việt Nam cũng trở
thành điểm đến yêu thích của
dòng vốn đầu tư ngoại... Theo bà,
điều này nói lên điều gì về vị thế
đất nước so với trước?
- Mọi thành quả đều phải có quá
trình, có logic của nó. Tôi nghĩ rằng
logic ở đây là của thế và lực. Thế và
lực phải gặp nhau ở thời điểm, giao
điểm nhất định, phải chín muồi thì
mới được. Với Việt Nam, lực của
đất nước đã được tích lũy qua đổi
mới kinh tế, phát triển xã hội. Còn
thế chính là quá trình hội nhập mấy
chục năm qua. Nếu chỉ là một trong
hai thì sẽ không thể tạo ra một Việt
Nam như ngày hôm nay.
Sau mấy chục năm, chúng ta đã
không còn bị cô lập mà được nhìn
nhận như một đối tác đáng tin cậy,
biết dung hoà lợi ích quốc gia, dân
tộc với lợi ích rộng hơn của khu vực
và quốc tế. Nhìn trong suốt chiều
dài đó, người ta đã thấy Việt Nam
biết tham gia, tận dụng luật chơi
nhưng tuân thủ và có đóng góp vì
cái chung từ những thận trọng lúc
ban đầu gia nhập.
Và chúng ta đã đạt được những
gì? Thứ nhất, Việt Nam là đối tác,
thành viên đáng tin cậy. Thứ hai,
Việt Nam được nhìn nhận là quốc
gia có thể dự đoán được. Tức thế
giới không quá khó để giải mã Việt
Nam. Ở thời buổi bây giờ, tính dự
báo được của một quốc gia là đức
tính, lợi thế tốt.
Tự nhiên vai trò, vị trí của một
nước cỡ trung như Việt Nam với
thế và lực như vậy, trở nên có lợi
thế trong con mắt của các tác nhân,
chủ thể từ lớn đến nhỏ ở khu vực.
Việt Nam tiếp tục con đường làm
bạn với các bên, mỗi bên khác thì
mình chơi kiểu khác. Trừ khi người
ta không chơi với mình thôi.
* Là người chứng kiến sự phát
triển nhiều năm của Việt Nam
với nhiều kế hoạch dự báo “hóa
rồng, hoá hổ” nhưng chưa thành,
“Nếu đa số người trẻ chỉ chăm chăm làm giàu cho
cá nhân, cho gia đình thì điều đó không đủ để làm
nên một đất nước hùng cường và một kiểu Việt
Nam như chúng ta mong muốn”.
bà nghĩ gì khi gần đây được nghe
các thông điệp, phát biểu đầy khát
vọng của lãnh đạo Đảng, Nhà
nước hay các doanh nhân, bạn trẻ?
- Tôi nghĩ là may mà dân tộc ta
nói chung đa số có khát vọng. Sợ
nhất là sự thờ ơ, cứ bình bình, sao
cũng được miễn là ngày mai vẫn có
cái ăn. Nếu không có bất cứ khát
vọng, tham vọng gì thì đó mới là
thảm hoạ của dân tộc. Còn có thì
phải nói là điều đáng mừng.
Nhưng phải lưu ý rằng khi khát
vọng đó không được đáp ứng
từng bước ở một mức độ nhất
định, nó sẽ trở thành sự thất vọng,
chán nản.
Vậy ở đây phải đặt ra câu hỏi về
vai trò của những người lãnh đạo. Họ
phải biết hun đúc, nuôi dưỡng khát
vọng dân tộc bằng những đường lối,
chính sách để tạo điều kiện cho mọi
người. Để người dân đem khao khát
đó cùng với năng lực, nỗ lực đưa còn
thuyền đất nước tiến lên.
Còn với công dân, tôi nghĩ là nếu
yêu nước, có nghĩa là mình thực
hiện thứ có khả năng một cách chủ
16
TIEÂUÑIEÅM
* Vậy nếu có một điều ước cho
con đường đi đến tương lai của
Việt Nam, bà sẽ ước điều gì?
- Tôi nói như thế này, khi Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc
lập nêu rõ dân tộc Việt cần độc lập
- tự do - hạnh phúc thì tôi nghĩ đó
chính là định hướng lâu dài. Trên thế
giới chưa nước nào đưa vào phương
châm định hướng của quốc gia dân
tộc là có hạnh phúc. Độc lập, tự do
thì có, nhưng hạnh phúc thì tôi chưa
thấy. Mà điều này Bác nói từ những
năm cuối thập niên 40. Đến mãi gần
đây, thế giới mới xét đến chỉ số hạnh
phúc với nhiều chiều kích, nhân tố
cấu thành.
Nên tôi nghĩ cứ đúng 3 vế này
thì chúng ta đi đúng đường. Độc
lập thì chúng ta đang bảo vệ, tự do
thì đang phải tiếp tục phát triển, và
hạnh phúc thì cũng đang bước đầu
khám phá những phức hợp của nó.
Làm thế nào để Việt Nam không chỉ
là hùng cường, vì hùng cường chỉ là
một vế, phải làm cho mọi người dân
được sung túc mới đầy đủ hơn. Một
quốc gia dù hùng cường nhưng bên
trong người dân còn bất bình đẳng,
khoảng cách giàu nghèo lớn thì đó là
hùng cường không bền vững.
Cuối cùng, tôi cho rằng một đất
nước, một dân tộc phải thể hiện
được trí tuệ của mình. Tôi mong
muốn ngày càng có nhiều nhà khoa
học, nhà sáng tạo... làm rạng danh
dân tộc Việt Nam.
(Theo CafeF)
động và không mệt mỏi. Nếu mọi
người làm được như vậy, tôi tin con
thuyền Việt nam sẽ đi nhanh, đúng
và mau đến đích hơn thôi.
* Theo bà, muốn có một Việt
Nam hùng cường như khát vọng
của dân tộc, chúng ta - đặc biệt là
với người trẻ, cần làm gì?
- Tuổi trẻ thứ nhất phải có khát
vọng. Khát vọng đó nên là sự kết
hợp giữa khao khát cho cuộc sống
bản thân, cho gia đình với cái rộng
lớn của đất nước. Bài toán đặt ra là
sự kết hợp của hai yếu tố đó chứ
không ai đòi hỏi phải hi sinh khát
vọng cá nhân cho cái chung.
Nhưng nếu đa số người trẻ chỉ
chăm chăm làm giàu cho cá nhân,
cho gia đình thì điều đó không đủ
để làm nên một đất nước hùng
cường và một kiểu Việt Nam như
chúng ta mong muốn. Là không đủ!
Thứ hai là phải giỏi, phải rất
chuyên nghiệp. Bạn là thợ đóng
giày, người bán hàng, hay nhà
khoa học không quan trọng, quan
trọng là phải giỏi, phải lành nghề.
Làm gì cũng được, đã không làm
thì thôi, làm phải giỏi. Nên lúc tôi
thấy những mẫu váy áo của Công Trí
xuất hiện trên sàn thời trang quốc
tế tôi mừng lắm. Tôi mong như vậy.
Thanh niên thì không nên an phận
với sự bình bình, tầm tầm.
Thứ ba, tôi nghĩ đã là thanh niên
của đất Việt, một nước châu Á với
truyền thống lâu đời, có một số giá
trị truyền thống tốt đẹp thì nên trân
trọng, gìn giữ, phát huy và sáng tạo
trên nền tảng đó. Như tôi nói lúc
nãy, không thể vì sáng tạo mà phá di
sản. Bài toán cho thanh niên là như
thế. Các bạn cũng phải luôn trả lời
được câu hỏi “Tôi là ai” và ngược lại,
phải tự hào nói được “Tôi là người
Việt Nam”.
17
TIEÂUÑIEÅM
Bản lề mới cho đồ nội thất mang dấu ấn riêng
Các loại bản lề mới với giảm chấn BLUMOTION tích hợp tạo ra
các đồ nội thất đặc biệt – cho dù là các tủ cao với nhiều tầng, tủ
nội thất có cửa mỏng, cửa kính hay cửa gương. Cho các tủ có
gỗ màu tối, Blum cũng cung cấp bản lề CLIP top BLUMOTION
màu đen mã não. Nói cách khác, Blum cung cấp tất cả các giải
pháp phụ kiện cho vô số ứng dụng khác nhau.
www.blum.com
BLUM LIFESTYLE SHOWROOM
3 Võ Văn Tần, Q.3, Tp.HCM
9h - 19h Thứ hai đến Thứ bảy
Tel: (028) 3822 3304
www.blum.com
Blum Vietnam
20
HOAÏTÑOÄNGHOÄI
Hội tụ đủ ba thế mạnh lớn: nhân lực, nguyên liệu và thị trường để tạo
nên cốt lõi của một ngành công nghiệp vững mạnh, chế biến gỗ Việt
Nam hoàn toàn xứng đáng vị trí dẫn đầu thị trường thế giới.
N
ói về tương lai của ngành
chế biến gỗ, chúng ta phải
nhìn lại quá khứ. Ngành chế
biến gỗ đã có lịch sử khá khó khăn.
Đang tập tễnh những bước đầu thì
năm 1997, khi Nhà nước cấm xuất
khẩu gỗ trong nước thì ngành cũng
sa sút và cũng có thể nói là gần như
mất trắng.
Dụng nhân như dụng mộc
Nhưng từ thời điểm đó, tôi đã
nhận thức được chế biến gỗ là
ngành rất thích hợp cho Việt Nam.
Vì sao vậy? Vì ngành gỗ rất phù
hợp với con người Việt Nam. Điều
này rất đặc biệt. Rất nhiều nước trên
thế giới, trong đó có những quốc
gia trong khối Đông Nam Á như
Indonesia, Philippines, Thái Lan… rất
muốn phát triển ngành gỗ. Họ có
khả năng sáng tạo, phát triển được
công nghiệp sáng tạo, có được
những nghệ nhân danh tiếng thế
giới nhưng vẫn không tổ chức được
công tác sản xuất, chế biến gỗ. Trao
đổi với những đồng nghiệp quốc tế,
hoạt động trong các hiệp hội, tôi
được biết khát khao của họ. Chính
phủ thừa tài chính để đầu tư nhưng
không thúc đẩy được ngành công
nghiệp này. Bản thân các hiệp hội
chế biến gỗ quốc tế cũng rất ngạc
nhiên vì sao trong thời gian rất ngắn
như vậy mà Việt nam có thể bắt kịp
trình độ sản xuất gỗ của thế giới.
Thực tế cho thấy, dù có máy móc,
công nghệ tiến bộ đến mức nào
thì ngành gỗ vẫn đòi hỏi kỹ năng
của con người rất lớn, tay nghề của
người công nhân và quan trọng hơn
là kỹ năng quản lý của người điều
hành. Cứ nhìn một quy trình chế
biến gỗ sẽ thấy, có rất nhiều công
đoạn, rất nhiều phát sinh… thợ có
giỏi mà người quản lý cứng nhắc,
không biết linh hoạt, cảm thông…
thì cả khối sản xuất đều không đạt
hiệu quả. Như vậy, cốt lõi và quan
trọng nhất trong ngành, vẫn là con
người. Mà người Việt, như đã nói lại
rất phù hợp.
Sau chuỗi ngày lắng đọng, rất may,
vào những năm 2000, lịch sử ngành
chế biến gỗ đã sang trang với rất
nhiều chính sách của nhà nước được
ban hành. Nhờ làn sóng đầu tư của
nước ngoài vào, giúp Việt Nam có
cơ hội vực dậy ngành chế biến gỗ.
Cùng với đó, là như sự vươn lên của
các doanh nghiệp (DN). Quan trọng
hơn cả là chiến lược trồng rừng, phủ
xanh đồi trọc mà Chính phủ quyết
liệt triển khai. Nhờ đó mà gần đây,
chúng ta hoàn toàn có thể tự chủ
được về nguyên liệu. Nguồn gỗ rừng
trồng đã thỏa mãn được gần như là
60% của nhu cầu của ngành chế biến
gỗ. Phần còn lại, theo yêu cầu của
khách hàng, tạo sự đa dạng, phong
phú, chúng ta chỉ nhập khoảng 40%
nguyên liệu nữa. Đó là lợi thế to lớn
thứ hai của ngành gỗ Việt Nam.
NGUYỄN CHIẾN THẮNG
	 Chủ tịch Scansia Pacific
Xứngđángdẫnđầu
21
HOAÏTÑOÄNGHOÄI
“Nếu từng bước có những bước đi đúng đắn, chúng ta
sẽ đạt được xuất khẩu trên cả Trung Quốc và dư khả
năng dư đứng đầu trên thế giới”.
Nhu cầu không thể thiếu
Từ mốc thời gian đó đến nay,
ngành gỗ đã có những bước phát
triển gần như liên tục. Không có
năm nào chúng ta tăng trưởng âm
trong xuất khẩu. Đó là nhờ ngành
gỗ có thêm được lợi thế thứ ba: thị
trường.
Không giống như sản phẩm công
nghệ, có thể bị thay thế bất cứ lúc
nào, sản phẩm của ngành chế biến
gỗ là thiết yếu. Khách hàng có thể
quay lưng với những chiếc điện
thoại Windows Phone khiến đế chế
Nokia, thương hiệu từng giữ 60% thị
trường điện thoại di động thế giới
“sụp đổ”, nhưng họ vẫn luôn phải
dùng đến tủ, giường, bàn ghế… Dù
có thay đổi kiểu dáng thế nào thì
cơ bản, vẫn là chức năng ngàn đời
của đồ nội thất. Đó là sản phẩm tiêu
dùng thiết yếu nên lúc nào cũng có
thị trường.
Chưa kể, trong xu hướng bảo vệ
môi trường, người dùng toàn cầu
ngày càng thận trọng hơn trong
chọn lựa các sản phẩm có nguyên
liệu ảnh hưởng đến trái đất, các sản
phẩm gỗ ngày càng được ưa chuộng
hơn. Như vậy, thị trường của chúng
ta gần như là mãi mãi.
Ba thế mạnh lớn để tạo nên cốt
lõi của một ngành công nghiệp
vững mạnh, là nhân lực, nguyên liệu
và thị trường, chế biến gỗ Việt Nam
đều có. Không có lý do gì, ngành
công nghiệp này không thể phát
triển. Nhiều lần Nhà nước cũng đã
thử sức với các ngành công nghiệp
khác, có mức đầu tư rất lớn nhưng
chưa thu được kết quả như ý. Trong
khi đó, chế biến gỗ rất dễ cho các
DN tham gia bởi chỉ cần 5 đến 10
triệu USD là đã có thể đầu tư được
một nhà máy, giá đầu tư thấp hơn
rất nhiều so với những ngành công
nghiệp như ô tô, điện tử… Tất nhiên,
quốc gia vẫn phải hội tụ đa dạng
các ngành công nghiệp nhưng, phải
có một ngành cốt lõi, thế mạnh và
không thể thay thế. Với Việt Nam,
đó là chế biến gỗ.
Có thế mạnh, lại dễ đầu tư, ngành
gỗ Việt Nam sẽ không chỉ phát triển
ổn định mà còn và phát triển một
cách hùng cường. Hiện nay đang
đứng thứ 5 trên thế giới về xuất
khẩu nhưng tôi rất tự tin nói rằng
nếu từng bước có những bước đi
đúng đắn, chúng ta sẽ đạt được xuất
khẩu trên cả Trung Quốc và dư khả
năng dư đứng đầu trên thế giới. Tôi
không lạc quan quá mức vì trên tất
cả những lợi thế nền tảng, thời đại
4.0 đang diễn ra, máy móc và thiết
bị càng ngày càng hiện đại hóa cũng
sẽ mở đường, tạo sức hấp dẫn cho
người trẻ tham gia vào ngành gỗ.
Tôi tin, sức trẻ sẽ phát huy được tiềm
năng trong ngành công nghiệp có
thể nói là “trời cho” của đất nước.
22
ÑOÁITHOAÏI
Doanh nghiệp lớn,
ngành mới mạnh
KHOA TƯ thực hiện
Ông Điền Quang Hiệp - Giám đốc Công ty Mifaco,
Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA):
Liên kết hợp tác, đoàn
kết cùng phát triển
giữa các doanh nghiệp,
hiệp hội, cùng với sự
hỗ trợ của Nhà nước sẽ
là đòn bẩy đưa ngành
gỗ Việt Nam không chỉ
“đề kháng” được trước
những thách thức từ bên
ngoài mà còn tạo đà cất
cánh, cụ thể hóa khát
vọng hùng cường.
* Là người gắn bó lâu năm với
ngành trong tư cách doanh nghiệp
(DN) lẫn lãnh đạo hiệp hội, khi
nhìn vào những con số phát triển
hằng năm, ông có sự lạc quan và
hài lòng nào với ngành?
- Tốc độ tăng trưởng cao của ngành
là điều rõ nhất, trung bình 9-10%/
năm. Trước đây Chính phủ dự kiến
phải đến năm 2019 mới đạt được 8
tỷ USD xuất khẩu, nhưng chỉ cần đến
năm 2017 ngành đã về đích, tốc độ
tăng 12%. Theo từng năm, Chính phủ
đã đặt ra mục tiêu và năm nào ngành
cũng hoàn thành. Năm 2019 là 11
tỷ USD và đến năm 2025, với tốc độ
tăng trưởng 16% như hiện nay, mục
tiêu 20 tỷ USD là không khó.
Ngành gỗ đã trở thành ngành
xuất siêu và đó chính là điểm sáng
để xã hội nhìn nhận vị thế và đề cao
năng lực của ngành. Suy cho cùng,
doanh số xuất khẩu không phải cao
hay thấp mà là nguồn ngoại tệ giữ
lại trong nước được bao nhiêu.
23
ÑOÁITHOAÏI
* Cụ thể hơn, ông nhận thấy
ngành đã thực sự đi đúng hướng
và phát huy hết tiềm năng chưa?
- Với tốc độ tăng trưởng như hiện
nay, theo tôi Việt Nam nhiều khả
năng sẽ vươn lên thứ 2 thế giới trong
5 năm nữa, có khi là nhanh hơn. Đặc
thù ngành gỗ sử dụng lao động
nhiều. Trung Quốc hiện nay đang
hạn chế những ngành thâm dụng
lao động, ngành gỗ không còn là sự
ưu tiên của họ. Chi phí sản xuất và
tiền lương tăng, tính cạnh tranh của
ngành gỗ Trung Quốc đang giảm
nên nhiều DN của họ giảm hứng thú.
Sự dịch chuyển sản xuất sang các
quốc gia khác bắt đầu xảy ra mà Việt
Nam là lựa chọn tiềm năng nhất.
Áp lực dịch chuyển nhanh đặt
ra yêu cầu về khả năng đón nhận
của chúng ta. Nhà nước phải đồng
hành cùng DN, hiệp hội để có
phương án tiếp nhận dịch chuyển
đó.
* Nhìn lại năm 2019 và hướng
đến 2020, ông nhận thấy những
điểm nhấn và diễn biến đáng chú
ý nào với ngành trong năm đầu
của giai đoạn 2020 - 2025?
- Năm 2020 và cả 2021, theo tôi
điểm nhấn vẫn là xu hướng dịch
chuyển sản xuất, đầu tư FDI. Chỉ
nhìn vào việc lấp đầy rất nhanh
và liên tục các khu công nghiệp
tại Bình Dương sẽ thấy đầu tư FDI
đang ồ ạt. Giá thuê đất từ 80 USD
cách đây 2 năm nay lên 135 USD.
Trong sự dịch chuyển sôi động
đó, có rất nhiều DN Trung Quốc.
Tôi nhẩm tính, chỉ cần 10% DN
của họ sang Việt Nam thì chúng
ta đã “ngộp”. Dịch chuyển lớn sẽ
dẫn đến cạnh tranh về mặt bằng,
giá đất, lao động, tiền lương... DN
FDI với tiềm lực tốt không ngần
ngại sử dụng các “liệu pháp sốc”
để thu hút người. Năm 2019, tôi
biết có những DN chỉ trong chớp
mắt công nhân kéo nhau nghỉ gần
hết. Nếu quản trị không tốt (nhân
sự, sản xuất, tầm nhìn), từ chuyện
mất người đến không đảm bảo
đơn hàng, dừng sản xuất, là đương
nhiên.
Điều đáng lo nhất với ngành gỗ
Việt Nam hiện nay không phải là
những con số, mà là gian lận xuất
xứ. Các hiệp hội, DN khi ngồi bàn
với nhau đều nhìn thấy nguy cơ
này. Đây là lúc cần phát huy vai trò
của các hiệp hội.
* Trong sự phát triển của ngành
gỗ, ngoài nỗ lực của DN, ông thấy
các hiệp hội đã làm tốt vai trò
đồng hành cùng hội viên? Hoặc
nếu có điều chưa được, theo ông
là gì?
- Các hiệp hội làm được rất nhiều
việc nhưng để đáp ứng yêu cầu của
hội viên thì chưa bao giờ là đủ. Thế
giới ngày càng biến động nhanh và
nhiều bất thường. Một cá thể DN
khó có thể nắm bắt hết. Vì vậy cần
nhiều người ngồi lại với nhau để
kết nối, chia sẻ thông tin, cùng tìm
giải pháp.
Quan trọng nhất với một hội
theo tôi là vai trò của Ban chấp
hành. Hiệp hội đóng vai trò tham
vấn chính sách từ trung ương và
địa phương cho các DN. Nhà nước
đóng vai trò quản lý chỉ nắm bắt
và đáp ứng thông qua hiệp hội.
Những chính sách, phương hướng
phát triển và thành quả của ngành
gỗ hiện nay, có vai trò rất lớn của
các hội.
Mỗi DN có tư duy, tầm nhìn chiến
lược cụ thể mà hiệp hội không
thể can dự hay làm thay. Nhưng
ở tầm chiến lược và định hướng
bền vững cho ngành, hiệp hội có
vai trò khởi xướng, kết nối và đề
ra phương pháp chung, từ đó tác
động trở lại DN.
* Hợp tác, liên kết cùng phát
triển giữa các DN nghiệp và xây
dựng ngành gỗ bền vững với
khát vọng hùng cường là mục
tiêu ngành đề ra. Theo ông,
ngành cần làm những việc cụ thể
gì để thôi thúc được khát vọng
trong từng DN và mỗi doanh
nhân?
Những anh em làm ngành gỗ, bắt
đầu gầy dựng từ cơ sở nhỏ đến DN
tầm vóc như hôm nay, tôi tin tự tâm
mỗi người đều có khát vọng đẹp. Vấn
đề là cần có một ngọn cờ để tập hợp
họ. Bản chất của mọi khát vọng đều
hướng đến kết quả tốt. Quan trọng là
khát vọng đó phải xuất phát từ tâm,
cháy bỏng và chính đáng. Những con
số 8, 9, 11 hay 20 tỷ USD xuất khẩu
là kết quả từ chính khát vọng đặt ra
của ngành gỗ. Nhìn sâu hơn những
con số đó là câu hỏi giá trị gì, thương
hiệu và sự bền vững nào cho ngành?
Từ câu hỏi sẽ có phương pháp. Có
phương pháp hay sẽ mang lại kết
quả tốt, tôi luôn tin như vậy.
DN lớn mạnh sẽ tạo nên sự hùng
cường của một ngành, một nền kinh
tế. Sự liên kết, đồng lòng từ các DN
và các hiệp hội chính là đòn bẩy để
ngành gỗ Việt Nam cụ thể hóa khát
vọng đó.
* Trân trọng cảm ơn những chia
sẻ của ông!
“Bản chất của mọi khát vọng đều hướng đến
kết quả tốt. Quan trọng là khát vọng đó phải
xuất phát từ tâm, cháy bỏng và chính đáng”.
24
ÑOÁITHOAÏI
Xây khát vọng
từ những điều nhỏ bé
QUÝ BÌNH thực hiện
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Vifores:
Ngày 20/11, Đại hội nhiệm kỳ IV (2019 - 2024) Hiệp hội Gỗ
và Lâm sản Việt Nam (Vifores) kết thúc thành công với việc
bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ mới. Tân Chủ tịch Vifores
là ông Đỗ Xuân Lập, Giám đốc Công ty CP Kỹ nghệ Gỗ Tiến
Đạt. Theo ông Lập, nhiệm vụ lớn nhất mà ông đặt ra cho
mình là định vị lại và tạo được kết nối vững chắc hơn cho
cộng đồng chế biến gỗ.
* Là người gắn bó với ngành chế biến gỗ hơn 20
năm qua, việc đảm nhận vị trí Chủ tịch Vifores ắt
hẳn sẽ mang đến cho ông nhiều cảm xúc?
- Với sự đóng góp lớn cho GDP, chế biến gỗ và xuất
khẩu lâm sản đã trở thành ngành kinh tế được nhà
nước quan tâm, kỳ vọng. Mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD
vào năm 2025 đòi hỏi doanh nghiệp (DN) lẫn các tổ
chức nghề nghiệp và cơ quan chức năng đều phải nỗ
lực. Do đó, vai trò mới khiến tôi suy nghĩ, cân nhắc
nhiều trước khi quyết định.
Trong bối cảnh hoạt động của các tổ chức ngành
nghề ở Việt Nam cũng chưa thực sự hiệu quả, phải
làm sao để Vifores thực hiện được đúng vai trò, trách
nhiệm của mình với cộng đồng DN, với tôi thực sự là
áp lực. Vai trò của hiệp hội được xác định vô cùng quan
trọng trong sự phát triển bền vững của ngành gỗ, nội
thất Việt Nam. Những tổ chức này chính là tiếng nói
giúp nhà nước định hướng và đưa ra những chiến lược
phát triển của ngành. Hiệp hội cũng đồng thời phải
bên cạnh, lắng nghe và có những hoạt động hỗ trợ cho
sự phát triển của DN.
* Vậy, Vifores có những định hướng nào trong
nhiệm kỳ mới để đồng hành cùng hội viên?
- Tôi xác định, trọng tâm và cần thiết trước mắt là
định vị lại toàn bộ ngành chế biến gỗ, lâm sản lẫn thủ
công mỹ nghệ. Chúng ta nghe rất nhiều báo cáo về thế
mạnh, tiềm năng cũng như những hạn chế của ngành
nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu tổng kết đúng
nghĩa phản ánh toàn cảnh bức tranh của thủ công mỹ
nghệ, chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản Việt Nam. Dù
doanh số xuất khẩu tương đối ấn tượng nhưng rõ ràng
chúng ta còn quá nhiều hạn chế, nhất là chưa tiếp cận
được những giá trị thặng dư cao hơn. Chỉ khi nhìn chi
tiết vào từng điểm yếu, mạnh chúng ta mới có thể tìm
ra giải pháp rồi từng bước khắc phục.
Tiếp theo là việc khuấy động lại tinh thần tự cường
của doanh nhân ngành gỗ. Không chỉ là làm giàu cho
bản thân, doanh nhân ngành gỗ đang có những đóng
góp rất lớn trong việc giải
quyết bài toán nhân sinh
cho xã hội, tạo công ăn việc
làm cho người lao động, trực
tiếp nâng cao thu nhập quốc
gia. Như vậy, chúng ta phải
tự hào với vai trò của mình,
nâng cao khát khao làm giàu
phụng sự quốc gia, dân tộc.
Thời gian qua, trong ngành
đã có không ít các thương
vụ chuyển giao DN Việt sang
nhà đầu tư nước ngoài. Nếu
có tinh thần tự cường, khát
khao làm giàu cho bản thân
và đất nước, DN chế biến gỗ sẽ cân nhắc kỹ hơn trước
những lời đề nghị. Giữ ngành, giữ cho cái tem “made
in Vietnam” trên từng sản phẩm nội thất đúng với bản
chất của nó: là thành quả của người Việt chứ không chỉ
là sản xuất tại nhà máy đặt ở Việt Nam.
* Nhân lực trẻ ngại ngành gỗ vất vả, DN khó tìm
người kế nghiệp, sẵn sàng nhượng lại cơ nghiệp
của mình trong khi các tập đoàn nước ngoài thì rất
muốn vào Việt Nam. Nghịch lý này đến từ đâu?
- Cảm nhận của tôi là thế hệ khai sinh ngành thì đã
bắt đầu lớn tuổi, cũng dần mệt mỏi với việc vận hành
Chúng ta phải
tự hào với vai trò
của mình, nâng
cao khát khao
làm giàu phụng
sự quốc gia,
dân tộc.
25
ÑOÁITHOAÏI
kinh doanh nhưng không phải ai cũng may mắn có
được F1 kế thừa. Thêm những áp lực kinh doanh, từ
mặt bằng, nhà xưởng, nhân lực, cạnh tranh... nên họ dễ
rơi vào trạng thái muốn thoái trào.
Nghịch lý người ngoài muốn vào, người trong muốn
bỏ cơ bản xuất phát từ việc phần lớn DN chế biến gỗ
Việt Nam đều đang ở giai đoạn tập trung sản xuất,
gia công - khâu nhận được lợi nhuận thấp nhất trong
chuỗi giá trị toàn ngành nội thất. Trong khi đó, các
DN quốc tế đã tiến đến những giá trị cao nhất của
chuỗi, họ có kinh nghiệm đầu tư vào thương hiệu,
thiết kế, phân phối... nên thấy được sự hấp dẫn của
ngành.
* Theo ông, để giải quyết được nghịch lý trên,
ngành nội thất Việt Nam cần có chiến lược nào?
- Giải quyết được thực trạng này không có giải pháp
nào khác ngoài việc làm cho ngành chế biến gỗ hấp
dẫn hơn. Hấp dẫn theo đúng nghĩa đen là mang đến
lợi nhuận cao hơn, bền vững hơn. Ngành chế biến gỗ
đang khởi xướng chiến lược xây dựng thương hiệu
ngành thay cho chú trọng số lượng gia công, xuất
khẩu, phát triển bền vững thay cho chinh phục các con
số xuất khẩu hằng năm. Tôi nghĩ, đây là định hướng
mang tính chiến lược, có thể giúp ngành vươn cao
trong thời gian tới.
Do đó, rất cần Nhà nước chủ động trong việc hỗ trợ
thiết lập mô hình liên kết chuỗi giá trị cho toàn ngành.
Cụ thể như xây dựng các “thủ phủ” của ngành ở những
địa phương thích hợp. Đây là nơi tập trung các DN mắt
xích trong ngành lẫn các DN phụ trợ liên quan. Nếu tổ
chức được, DN tiết giảm rất nhiều chi phí, thu hút được
nhân lực...
Để DN phát triển mạnh mẽ hơn, thực sự rất cần chất
xúc tác từ phía nhà nước trong việc cổ vũ, tạo điều
kiện cũng như xây dựng khát vọng hùng cường cho
doanh nhân ngành gỗ.
* Khát vọng hùng cường như cách lý giải của ông
sẽ có giá trị về mặt tinh thần, giúp DN cam kết lâu
dài với ngành?
- Khi có khát vọng lớn hơn chuyện kiếm tiền thì DN
sẽ hướng đến những chiến lược dài hơi, bền vững thay
vì đơn thuần kiếm lợi nhuận trước mắt. Khi DN tự hào
với sự hoàn thiện cũng như thế mạnh của mình, tôi tin
họ sẽ là những đốm sáng lan tỏa tinh thần ấy ra cộng
đồng chế biến gỗ.
Và, khi tự hào với con đường mình đang theo đuổi,
chắc chắn không ai muốn bỏ cuộc chơi để đổi lấy một
khoản tiết kiệm trong ngân hàng, dưỡng già!
* Xin cảm ơn ông về những trao đổi này!
26
ÑOÁITHOAÏI
Tầm nhìn tương lai
để cạnh tranh chủ động...
NAM KHUÊ thực hiện
Ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Woodsland:
Vận hành 3 nhà máy đang hoạt động với sự tham gia của hơn 2.600 con người,
lãnh đạo Woodsland đã có một năm nỗ lực để doanh thu 2019 vượt hơn 1.600
tỷ đồng, duy trì vị trí ngọn cờ đầu trong tăng trưởng của lĩnh vực chế biến gỗ
phía Bắc.
K
hởi nguyên từ một xưởng nhỏ, Woodsland định
hướng sản xuất nội thất theo kiểu đo ni đóng giày,
phục vụ thị trường trong nước. Cơ duyên đến với
Woodsland khi IKEA bước vào thị trường Việt Nam, nhìn
thấy tiềm năng từ nguồn nhân lực và nguyên liệu gỗ
keo dồi dào, tìm kiếm đơn vị cung ứng ở khu vực phía
Bắc.
Từ sản xuất số lượng nhỏ chuyển sang sản xuất hàng
loạt, thời gian đầu, những yêu cầu của IKEA trong việc
tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng lẫn tiết giảm chi
phí tối đa khiến Woodsland “hụt
hơi”. Tuy nhiên, những đòi hỏi của
“ông lớn” cũng trở thành động lực
để doanh nghiệp (DN) kiện toàn nội
lực. Hơn 15 năm hợp cùng thương
hiệu nội thất nổi tiếng toàn cầu này,
Woodsland trở thành một trong 5
nhà cung cấp lớn của IKEA ở châu
Á. Không chấp nhận giới hạn trong
công việc gia công, Woodsland
dành 40% năng lực để tiếp cận thị
trường nội địa với các sản phẩm ván
nguyên liệu, nội thất và thành công
nhờ tổ chức tốt công tác thiết kế,
phân phối... Trong đó, thành công
trong việc cung cấp nội thất cho các dự án nhà ở, công
trình... là điểm nhấn chứng tỏ Woodsland đã chạm được
phân khúc cao cấp của thị trường.
Theo ông Vũ Hải Bằng, sự phát triển của Woodsland
cũng như tất cả các DN khác, trong bối cảnh ngành
chế biến gỗ Việt Nam đứng trước vận hội lớn về tăng
trưởng như hiện nay rất cần được định hướng theo
mục tiêu bền vững. Trước thềm năm mới, Gỗ & Nội
thất được ông chia sẻ những chiến lược cần thiết cho
ngành.
* Thông tin từ Tổng cục Hải Quan cho biết đến
thời điểm này, Việt Nam đã vượt qua kỳ vọng xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của năm 2019 với con số 11
tỷ USD. Ông đánh giá thế nào về con số này?
- Năm qua, dù có những thách thức nhất định nhưng
với nội lực của mình, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã
đạt được con số rất ấn tượng này. Đây là một dấu ấn
lớn. Các mục tiêu 12 - 13 tỷ USD cho năm 2020 hay 20
tỷ USD cho 2025 có thể cũng sẽ khả thi nếu nhìn vào
quyết tâm của các DN Việt và những hiệu ứng của việc
dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu mà Việt Nam là
một điểm đến.
Tuy nhiên ngoài những con số
về sự tăng trưởng, mục tiêu mà
ngành chế biến gỗ nhắm đến phải
là sự phát triển bền vững trong dài
hạn. Chúng ta không muốn nhanh
chóng trở thành trung tâm nội thất
của thế giới (hiện đã đứng thứ năm
trong các nước xuất khẩu đồ gỗ lớn
nhất thế giới) rồi lại có thể bị tụt
hậu trong tương lai. Và như vậy có
rất nhiều việc các DN phải chuẩn bị,
phải nỗ lực.
Muốn tham gia chuỗi cung ứng
toàn cầu, trở nên cạnh tranh hơn
đối thủ, các DN cần tư duy theo
quan điểm chuỗi giá trị và cải tiến không
ngừng, luôn luôn nắm bắt các cơ hội
mới phát sinh từ sự thay đổi không
ngừng của các phương thức kinh
doanh, nơi mà các DN hợp tác
với nhau và tương tác với
khách hàng cuối
“Sau khi đã tổ chức tốt
công tác sản xuất, ngành
sẽ phải kiện toàn các
giá trị khác như thiết kế,
thương mại cũng như xây
dựng thương hiệu... để có
lợi nhuận hấp dẫn hơn”.
27
ÑOÁITHOAÏI
cùng. Và bền vững! Chúng tôi hay nói đùa với nhau là
“khi chúng ta nghĩ nhiều hơn đến môi trường, khách
hàng sẽ nghĩ đến chúng ta”. Có thể hơi cường điệu
một chút nhưng quả là có nhiều khách hàng đến với
Woodsland vì họ yên tâm về cách chúng tôi đối xử với
người lao động và tác động một cách có trách nhiệm
đối với thiên nhiên, môi trường xung quanh.
Chúng ta cũng phải đầu tư vào công nghệ. Luôn luôn
là công nghệ xanh: tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu hơn,
điện năng sử dụng ít hơn và tiết kiệm lao động hơn. Đó
cũng là sự bền vững. Tuy nhiên đã là đầu tư thì phải yên
tâm rằng máy móc, thiết bị sẽ được phát huy tốt. Chúng
ta đang đi trên con đường của kỷ nguyên số hóa và AI.
Hy vọng đến một thời gian nữa có thể nói rằng chúng
ta đang chạm tay vào những khái niệm này. Bây giờ thì
có lẽ hơi sớm chút! Những người yêu nghề sản xuất,
khi nói đến mua máy móc là thấy có một chút men say
hưng phấn. Nhưng mà phải thực tế nếu không muốn bị
rủi ro quá mức. Đầu tư quá đà, không hiệu quả là không
bền vững rồi!
* Những điều này cũng mới chỉ là tập trung vào
việc sản xuất?
Sản xuất là khâu các DN Việt Nam đang làm tốt nhất
nhưng đây cũng là khâu nhận được giá trị thặng dư
thấp nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị kinh doanh nội
thất. Sau khi đã tổ chức tốt công tác sản xuất, ngành sẽ
phải kiện toàn các giá trị khác như thiết kế, thương mại
cũng như xây dựng thương hiệu... Đây mới là chìa khoá
mang lại lợi nhuận hấp dẫn hơn.
Ngay cả khi đang tập trung cho việc sản xuất thì
DN cũng cần đa dạng hóa thị trường, không thể
tập trung vào một khu vực nào đó vì cách mà
kinh tế thế giới vận hành hiện nay có nhiều biến
động. Về cơ cấu sản phẩm nên là sự cân bằng
giữa chuyên môn hóa sâu, công nghệ mũi nhọn
để nâng cao mức độ cạnh tranh với một sự cân
bằng và bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các sản
phẩm. Tuy nhiên duy trì được điều này không
phải dễ và nếu phải lựa chọn thì tôi chọn vế
thứ nhất. Có câu “một nghề cho chín...” mà.
Gần đây mọi người hay nói đến “căng
thẳng thương mại Mỹ - Trung và cơ hội cho
các doanh nghiệp Việt...”. Có thể nói đây là
yếu tố đang tác động rất lớn đến nền kinh
tế nước ta và ngành gỗ có lẽ là ngành chịu
tác động lớn nhất. Bên cạnh yếu tố nhất
thời là các đơn hàng đi Mỹ
buộc phải dịch chuyển từ
Trung Quốc sang các nước
khác và doanh số xuất khẩu
sản phẩm gỗ đi Mỹ sẽ tăng
lên khá nhiều (năm 2020 chắc
chắn sẽ còn tăng nhiều hơn 2019) nhưng đi kèm là
những thách thức rất lớn: DN Việt có đủ năng lực đáp
ứng các đơn hàng này hay không? Hay là chính các DN
Trung Quốc sẽ sang Việt Nam mở nhà máy và thực hiện
các đơn hàng này? Các cơ quan quản lý có đủ năng lực
và quyết tâm ngăn chặn gian lận thương mại về xuất
xứ hay không? Cho nên cơ hội thì có đấy, nhưng mỗi
DN phải quay lại phát triển năng lực cốt lõi của mình,
sẵn sàng cho sự cạnh tranh
sẽ ngày càng lớn hơn, nếu
không thì cơ hội không
tận dụng được mà lại lãnh
đủ các hệ quả của sự dịch
chuyển chuỗi cung ứng như
lao động, hạ tầng đất đai và
nguyên liệu sản xuất thiếu
hụt... Hay nguy cơ bị áp
thuế chống phá giá khi cán
cân thương mại với Mỹ của
sản phẩm chế biến gỗ tăng
đột biến, bất thường.
* Theo ông, DN sẽ gia
tăng năng lực cạnh tranh
bằng cách nào?
- Tôi thích khái niệm cạnh
tranh chủ động. Nghĩa là
chúng ta có thể đầu tư bằng
cái nhìn hướng về tương lai.
DN hiểu thị trường, hiểu
xu hướng và có thể đưa
ra được những dòng sản
phẩm chưa phổ biến - một cách gọi khác là thị trường
ngách, chẳng hạn. Con đường ấy giúp chúng ta có thể
giảm bớt mức độ cạnh tranh và trở thành người dẫn dắt.
Năng lực cạnh tranh hiện nay rất đa dạng, không chỉ
năng lực sản xuất, giá thành, chất lượng sản phẩm mà
còn là thời gian giao hàng, tính cam kết, đặc biệt là việc
đáp ứng các yêu cầu liên quan đến bảo vệ môi trường
và minh bạch... Tất cả những giá trị vô hình này, khách
hàng đều nhìn thấy. Họ sẽ lựa chọn những DN đảm bảo
được các yếu tố ấy.
* Nhưng để viết nên câu
chuyện bền vững của một
ngành, không chỉ là cố gắng
của riêng DN?
- Ngoài nỗ lực của DN, thời
gian qua ngành gỗ cũng được
nhà nước tạo điều kiện rất
lớn. Tuy nhiên chúng ta vẫn
thấy thiếu vắng và mong chờ
một chiến lược tổng thể đối
với ngành chế biến gỗ từ phía
nhà nước, tiếp theo là các hiệp
hội ngành, để có thể phát huy
được các giá trị và thế mạnh
cơ bản như nguồn nguyên
liệu gỗ rừng trồng, nhân lực
có trình độ, các ngành công
nghiệp phụ trợ, logistic...
Công tác đào tạo nhân lực
cho ngành lâm nghiệp thực sự
vẫn chưa được tổ chức tốt nên
DN phải mất nhiều thời gian,
công sức đào tạo.
Thực sự là chưa bao giờ
ngành Lâm nghiệp và Chế biến gỗ lại thú vị và đầy triển
vọng như bây giờ. Các bạn trẻ học ngành Lâm nghiệp
có thể phát huy bản thân ở rất nhiều vị trí khác nhau
như trong các DN sản xuất và thương mại, trong các cơ
quan quản lý nhà nước liên quan, các tổ chức quốc tế
chuyên đánh giá về môi trường... Đáng tiếc là công tác
truyền thông về cơ hội nghề nghiệp của ngành chưa
đúng nên người trẻ còn quay lưng. Tôi tin là khi biết
được tiềm năng của ngành, họ sẽ mạnh dạn lựa chọn.
* Xin cảm ơn ông về những trao đổi này!
28
ÑOÁITHOAÏI
Khaithácrừngbềnvững
N
ăm 2019, ngành chế biến
gỗ Việt Nam đầy tự hào khi
vượt mức xuất siêu 11,2 tỷ
USD, cao hơn kỳ vọng của các cơ
quan quản lý. Chính phủ đề ra mục
tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
vào năm 2025 sẽ đạt 20 tỷ USD,
tạo công ăn việc làm thu nhập cao
trong ngành gỗ. Đồng thời, tạo cơ
hội đổi mới và sáng tạo để ngành
có thể tăng năng lực cạnh tranh.
Với những lợi thế hiện có, từ năng
lực sản xuất đến tư duy sản xuất,
con số này không ngoài khả năng.
Nhưng để được vậy, quy mô năng
lực ngành chế biến gỗ Việt Nam
phải tăng gần như gấp đôi so với
hiện nay, đòi hỏi nguồn cung ứng
gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong
nước phải tăng tương ứng.
Theo thống kê từ Tổng cục Lâm
nghiệp, ngành lâm nghiệp đang
khai thác được 30 triệu m3
gỗ
nguyên liệu/năm. Để tăng năng
suất cho nguồn nguyên liệu bản địa,
vốn đang là lợi thế của ngành, tất
nhiên, không chỉ chờ tăng diện tích
rừng trồng. Đâu là lời giải cho bài
toán này?
Từ mô hình nông nghiệp
bền vững
Năm 2008, khi Chương trình Nông
nghiệp bền vững của PepsiCo phát
triển về Đơn Dương, rất nhiều quan
ngại cũng đã được đặt ra. Bởi, thời
điểm đó, vùng nông nghiệp này vẫn
trồng trọt đơn thuần trên quy mô
hộ gia đình nhỏ lẻ, kết quả là năng
suất bấp bênh, đầu ra cũng không
có. Đời sống người nông dân theo
đó khó khăn, nhiều hộ thậm chí
chịu gánh nặng nợ nần. Quan trọng
hơn cả là khoai tây vốn không phải
là nông sản truyền thống của Đơn
Dương.
PepsiCo, khi đó, thuyết phục nông
dân hợp tác ký hợp đồng sản xuất
độc quyền, đảm bảo giá mua. Đồng
hành cùng người làm vườn, PepsiCo
hỗ trợ phương pháp canh tác, đặc
biệt là hỗ trợ giống cho người dân.
Bên cạnh đó, chương trình luôn
có những kỹ sư nông nghiệp trực
thuộc công ty theo sát và tư vấn cho
nông dân, liên tục phổ cập và giới
thiệu những phương pháp canh tác
bền vững mới.
Nhờ chú trọng trong khâu chọn
giống cây trồng, sản phẩm khoai tây
trên diện tích canh tác ở Đơn Dương
thu được khá đồng đều về kích
thước lẫn hàm lượng tinh bột, thậm
chí tỷ lệ sản phẩm lỗi chưa đến 5%
trên một mẫu. Mặt khác, sản lượng
tính trên mỗi đơn vị đất cũng tăng
gấp đôi, từ mức 1,5 tấn đến nay đạt
đến 2,5 - 3 tấn. Sau 10 năm, bài toán
Với quỹ đất lâm nghiệp và chủ trương phát triển từ
phía Nhà nước, ngành lâm nghiệp Việt Nam cần giải
quyết vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải thiện
chất lượng gỗ rừng trồng.
Chuyên gia kinh tế PHẠM PHÚ NGỌC TRAI
29
ÑOÁITHOAÏI
30
TIEÂUÑIEÅM
hiệu suất cùng đầu ra của người
dân dần được hóa giải. Nơi đây trở
thành vùng canh tác trọng điểm của
PepsiCo, cung cấp 70% nguyên liệu
khoai tây, với sản lượng trung bình
24,3 tấn/ha, cao hơn 43% so với
năng suất trung bình tại miền Bắc
Việt Nam.
Đến chuyện nâng chất lượng cho
cây gỗ rừng trồng
Chương trình Nông nghiệp bền
vững của PepsiCo tại Việt Nam
là một trong nhiều chương trình
tương tự khác mà công ty đầu tư
ở hơn 38 quốc gia trên toàn cầu.
Riêng ở Việt Nam, số hộ nông dân
hợp tác đã tăng gấp 4 lần chỉ sau
7 năm, xấp xỉ 600 hộ. Mô hình này
chứng minh, khi chọn được giống,
công nghệ và mô hình phù hợp, có
thể giúp ngành tăng năng suất lên
gấp 3, thu nhập lên gấp 5. Ngành
gỗ hoàn toàn có thể nghĩ đến cơ hội
này.
Trở lại ngành gỗ. Được sự đồng
hành từ phía Chính phủ, lâm nghiệp
Việt Nam có nhiều tiềm năng để
phát triển. Ngành đã xác định
để nâng cao giá trị gia tăng, có 2
nhiệm vụ cơ bản cần được thực
hiện là Nâng cao năng suất rừng
“Cần có chiến lược quy hoạch tăng giá trị các loại gỗ
rừng trồng, tăng khai thác rừng trồng gỗ lớn phục vụ
chế biến, đầu tư thiết kế sản phẩm nội thất từ cây gỗ
rừng trồng, quảng bá thương hiệu cây gỗ bản địa đến
các thị trường gỗ và nội thất quốc tế”.
31
TIEÂUÑIEÅM
đạt bình quân 15m3
/ha/năm và đến
năm 2020 diện tích rừng trồng sản
xuất đạt khoảng 3,84 triệu ha. Cùng
với đó cần đưa tỉ lệ giống cây trồng
lâm nghiệp mới được công nhận
vào sản xuất lên 60 - 70% vào năm
2020, đảm bảo cung cấp đủ giống
có chất lượng, góp phần đưa năng
suất rừng trồng tăng 20% vào năm
2020 so với năm 2011.
Để thực hiện được hai nhiệm vụ
cơ bản trên, việc ứng dụng khoa
học công nghệ trong lâm nghiệp
và tăng cường công tác quản lý
cần được đẩy mạnh, đặc biệt đối
với lĩnh vực giống cây lâm nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn cần có chiến lược
quy hoạch tăng giá trị các loại gỗ
cây trồng. Đây là chiến lược đầu tư
lâu dài, trong đó, hạn chế khai thác
gỗ nhỏ có giá trị thương phẩm rất
thấp, tăng khai thác rừng trồng gỗ
lớn phục vụ chế biến, đầu tư thiết
kế sản phẩm nội thất từ cây gỗ rừng
trồng, quảng bá thương hiệu cây gỗ
bản địa đến các thị trường gỗ và nội
thất quốc tế.
Lâm nghiệp Việt Nam rất tiến
bộ, theo kịp xu hướng kết nối các
mắt xích trong chuỗi giá trị để triển
khai mô hình liên kết giữa doanh
nghiệp (DN) với lâm dân, các lâm
trường… Nhiều mô hình phát triển
kinh tế hợp tác và liên doanh, liên
kết trong sản xuất lâm nghiệp đã
được các địa phương phát triển
như: Mô hình liên kết giữa NAFOCO
với các hộ trồng rừng ở Yên Bái;
Woodsland với các hộ trồng rừng
và 5 công ty lâm nghiệp ở Tuyên
Quang; Scansia Pacific với các hộ
trồng rừng ở Quảng Trị…. Thậm
chí, tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên -
Huế cũng đã thành lập Hiệp hội
Chủ rừng có chứng chỉ rừng. Đây là
các mô hình đầu tiên của cả nước,
đang phát huy hiệu quả trong việc
trồng, quản lý rừng theo tiêu chuẩn
quốc tế, cung cấp gỗ có chứng chỉ
rừng, tăng lợi nhuận cho người
trồng rừng và DN chế biến, hạn chế
chuyện khai thác gỗ non.
Ở phía DN, từ cách tổ chức
Chương trình Nông nghiệp bền
vững của PepsiCo, dễ thấy để lâm
dân cam kết với ngành, với DN, thực
tế vẫn đòi hỏi những nhu cầu thiết
thực, như việc đời sống được cải
thiện, thu nhập được đảm bảo… Dù
đã rất nhạy bén trong việc tạo liên
kết, hỗ trợ kỹ thuật, thậm chí là vốn
vay không lãi suất… nhưng DN chế
biến gỗ vẫn cần chủ động hơn nữa
để làm tốt hơn mối liên kết ấy. Kinh
tế người trồng rừng, lâm trường
càng phát triển, càng thu hút được
thêm người theo đuổi ngành kinh tế
xanh.
Đối thoại với DN ngành chế biến
gỗ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
khẳng định, lâm nghiệp là ngành
kinh tế được Chính phủ ưu tiên phát
triển. Đặc thù của ngành là phát
triển theo chuỗi giá trị sản phẩm
từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến
bảo vệ rừng, chế biến và thương
mại. Để tổ chức tốt chuỗi giá trị ấy,
giải pháp tốt nhất chính là gắn chặt
các mối liên kết, đưa tư duy sáng
tạo vào sản phẩm gỗ Việt để tăng
hàm lượng giá trị, làm động lực tăng
trưởng bền vững cho ngành trong
thập niên tới.
Bên cạnh phát huy lợi thế nguyên
liệu, phát triển quy mô, ổn định
chất lượng cùng với đầu tư thiết
kế… cũng là nhiệm vụ quan trọng,
sẽ giúp DN gia tăng giá trị sản
phẩm, tăng năng lực cạnh tranh
trong chuỗi giá trị. Đây chính là nền
tảng để xây dựng thương hiệu gỗ
Việt Nam.
ĐẠI AN ghi
“Kinh tế người trồng rừng,
lâm trường càng phát
triển, càng thu hút được
thêm người theo đuổi
ngành kinh tế xanh này”.
MAC Co., Ltd
102/65/38 Lê Văn Thọ, Quận Gò Vấp, HCMC
Tel: 0944 99 8067 Fax: (028)73068786
Email:lephuocvan@hanhgia.com
Web: www.hanhgia.com/ www.lean.com.vn"LÀM CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ THÍCH THÚ HƠN”
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ HẠNH GIA
Make Leaders Happier!
Chuyên tư vấn, đào tạo quản lý sản xuất ngành gỗ
Giải pháp loại bỏ lãng phí và tăng năng suất
Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp
woodwm@thuongnguyen.vn +84 902 98 58 98 Land parcel 59-60-70, Map No.1,Phuoc Thai Hamlet, Thai Hoa Ward, Tan Uyen Dist, Binh Duong Province VietNam.
www.maychebiengo.net - www.tnmaychebiengo.com
GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NGUYÊN LIỆU GỖ
MÁY XẺ GỖ TRÒN ĐƯA PHÔI TỰ ĐỘNG
LẠNGĐƯỢCGỖTƯƠIVÀGỖĐÃSẤY.
-Tiếtkiệm đượcphôigỗtưởngchừngđãbỏđi .
- Máy cân chỉnh kích thước dày phôi bằng kỹ thuật số, máy cân chỉnh một
lúc thaotác đượchai quicách phôigỗkhác nhautrongmột lầnthao tácmáy.
- Đưa phôi bằng biến tần. Sử dụng lưỡi cưa hợp kim phôi ra đẹp và chất
lượng gỗ chính xác tuyệt đối mà chưa có Máy CD nào chế tạo tại Việt Nam
cóthể làmđược.THƯỢNGNGUYÊNĐÃLÀM ĐƯỢC.
- Mong muốn của THƯỢNG NGUYÊN chế tạo ra CÔNG NGHỆ CHẾ
BIẾN GỖ với chất lượng tốt nhưng giá thành đầu tư tiết kiệm 30 - 40% so
vớimáynhậpkhẩu.
-CHÚNGTÔILÀMĐƯỢCTHÌBẠN CŨNGSẼ LÀMĐƯỢC..!
MÁY GHÉP GỖ BẰNG SÓNG CAO TẦN
Chúng tôi, CÔNG TY TNHH MÁY CHẾ BIẾN GỖ
THƯỢNG NGUYÊN có giải pháp để giúp bạn tiết kiệm
được phôi nguyên liệu, có được quy cách ván lớn mà chỉ từ
những phôi nhỏ hay nguồn phôi tái sử dụng. Đó là MÁY
GHÉPGỖBẰNGSÓNGCAOTẦN.
Máy được sản xuất tại THƯỢNG NGUYÊN, sử dụng các
linh kiện mang thương hiệu củ Đài Loan và Nhật - Teco,
AVN TOSHIBA. Cùng chuyên gia Đài Loan. Họ đã có
kinh nghiệm trên 40 năm về Máy Chế Biến Gỗ. Hơn thế
nữa Máy được giám sát bởi Công Ty Kuo Hung đã có 32
nămchuyênvề máycaotần.
Máy Ghép Gỗ Bằng Sóng Cao Tần, sóng cao tần từ
mặt bàn phóng qua các khe hở giữa mỗi thanh gỗ đã
có keo, tần sóng làm khô keo rất nhanh với thời
gian keo khô nhanh 1/100 lần so với thời gian chết
keothôngthường.
NGƯỜIVIỆTDÙNG
HÀNG
VIỆT
Máy được sản xuất tại THƯỢNG NGUYÊN, sử dụng các linh kiện
nhậpkhẩumangthươnghiệucủaNhật-Teco,AVNTOSHIBAcùng
các quốc gia nổi tiếng trong ngành chế tạo máy. Đồng hành cùng
ThượngNguyênlàcácchuyêngiacốvấnquốctế,đãcókinhnghiệm
trên 40 năm về Máy Chế Biến Gỗ. Hơn thế nữa, máy được giám
sát bởi Công Ty Kuo Hung, đã có 32 năm chuyên về máy cao tần.
34
HOAÏTÑOÄNGHOÄI
Cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ với sự phát triển vượt bậc dựa trên 2 giá
trị cốt lõi là nhân bản và bền vững, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nay sẽ
bắt đầu cùng nhau thực hiện ước mơ lớn lao hơn: Khát vọng hùng cường - khát
khao đưa Việt Nam trở thành thủ phủ đồ gỗ và nội thất của thế giới.
“T
ôi có một ước mơ. Ước mơ
đó là thấy được đất nước
chúng ta hùng cường. Đây
là ước vọng không riêng tôi mà của
cả tập thể. Chúng tôi mong muốn
được trở thành công ty sản xuất,
thiết kế và thi công nội thất hàng
đầu thế giới”, ông Nguyễn Quốc
Khanh, Chủ tịch AA Corporation, nói
vậy khi được hỏi về định hướng của
công ty trong những năm tới.
Thành lập từ năm 1990, giấc mơ
ban đầu của những người sáng lập
AA là thiết kế và xây nên những tòa
nhà văn phòng, khách sạn đáp ứng
nhu cầu phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, từ thực tế, định hướng
phát triển của AA đã thay đổi. Từ
khởi đầu sửa chữa cho các nhà đầu
tư nước ngoài, AA dần bước chân
vào thị trường thiết kế nội thất cho
khách sạn 5 sao tại Việt Nam. Để
rồi hơn 20 năm phát triển, AA trở
thành đối tác cho hàng loạt khách
sạn, resort 5 sao tại Việt Nam từ JW
Marriott, Hilton Opera, Movenpick
, Pullman, Sofitel, Sheraton, Nam
Hải Resort… AA còn là lựa chọn của
những thương hiệu thời trang cao
cấp như Cartier, Channel, Christian
Louboutin, Dolce & Gabbana...
Không chỉ ghi dấu ấn trong nước,
AA còn tham gia thiết kế nội thất
cho các thị trường khó tính như Anh,
Mỹ, Singapore với dự án Claridge’s
of London, khách sạn Dukes,
khách sạn Sheraton Heathrow,
Landmark London, Hilton Garden
Inn Palm Beach, Hilton Garden Inn
Times Square, Kansas City Marriott
Downtown... Những tập đoàn điều
hành khách sạn và nghỉ dưỡng 5 sao
lớn trên thế giới như Starwood, Accor,
IHG, Marriott, Hilton, Fairmont... đều
chọn AA làm đối tác.
Song song với việc tham gia phân
khúc cao cấp nhất của thị trường
nội thất, thương hiệu này còn sản
xuất, xuất khẩu, kết nối các đối tác
quốc tế để phân phối sản phẩm
nội thất quốc tế ở thị trường trong
nước. Tất cả, tạo nên một “đế chế”
NGUYỄN ĐẶNG
KHÁTVỌNGHÙNGCƯỜNG
CON ĐƯỜNG GỖ VIỆT:
35
HOAÏTÑOÄNGHOÄI
nội thất mang tên AA. “Khát vọng
hùng cường của chúng tôi, là cho
đất nước”, ông Khanh khẳng định.
Kết cấu từ những doanh nghiệp
(DN), bất cứ ngành kinh tế nào cũng
cần có những “tế bào” mạnh khỏe
để tạo nên sức mạnh chung. Chế
biến gỗ Việt Nam rất may mắn khi
không chỉ có AA Corporation mà
còn hàng trăm cái tên khác, sau hơn
Đồng quan điểm, ông Vũ Tiến
Thập, nhà sáng lập D’Furniture cho
biết mỗi dân tộc đều cần sức mạnh
chung. Để Việt Nam hùng cường,
phải bắt đầu từ tư tưởng mình vì
mọi người. Mỗi DN phải làm tốt
nhất câu chuyện kinh doanh của
mình, và mỗi ngành kinh tế phải tận
dụng tối đa nội, ngoại lực để có kết
quả tốt nhất.
hoàn toàn hiện thực. Bởi tất cả yếu
tố để xây dựng, phát triển ngành
đều hội tụ ở Việt Nam. Điều quan
trọng nhất hiện nay là một chiến
lược chung và sự cố gắng, nỗ lực
của từng DN. Do đó, HAWA đang
lan tỏa đến cộng đồng một khát
vọng chung: khát vọng hùng cường.
Thế giới thuộc về những người biết
ước mơ và hành động để biến ước
mơ đó thành sự thật. Sau khi hoàn
thành nhiệm vụ cốt lõi là “nhân bản
và bền vững”, khát vọng cao đẹp mà
cộng đồng chế biến gỗ đang hướng
đến sẽ là nguồn cảm hứng, nguồn
động lực cho từng thành viên trong
thời gian tới. Tuy nhiên, như lời ông
“Cộng đồng DN rất cần những sẻ chia, những hoạt
động truyền cảm hứng để “đánh thức” tinh thần, khơi
gợi những giấc mơ lớn hơn, giấc mơ cho Tổ quốc”.
20 năm phấn đấu, đã vững vàng và
tạo được dấu ấn lớn trên thị trường
quốc tế. Nhờ đóng góp của đội ngũ
này mà ngành chế biến gỗ tăng
trưởng đều qua các năm, doanh số
xuất khẩu luôn vượt chỉ tiêu, góp
phần tạo công ăn việc làm cho hàng
triệu lao động... Đó chính là nền
tảng quan trọng cho phép ngành
hướng đến những mục tiêu cao
hơn. Ông Nguyễn Hữu Khánh - Ủy
viên Ban chấp hành HAWA chia sẻ.
“Sau tạo thu nhập cho bản thân, cho
DN, nếu có được một động lực lớn
hơn để phấn đấu, những người làm
nghề sẽ tạo được những giá trị còn
lớn hơn nữa. Động lực đó phải được
khởi tạo từ khát vọng lớn, khát vọng
làm giàu vì chính sự hưng thịnh của
quốc gia, dân tộc”.
Theo ông Khánh, trong sâu thẳm
cá nhân mỗi người đều có sẵn tinh
thần dân tộc như chuyện khi quốc
gia cần thì hàng triệu trái tim đều
đáp lời, khi một tỉnh thành gánh
thiên tai, cả nước đều đóng góp. Tuy
nhiên, trong đời sống, đôi khi những
khó khăn, bận rộn thường nhật
khiến tinh thần ấy bị lãng quên. Do
đó, cộng đồng DN rất cần những sẻ
chia, những hoạt động truyền cảm
hứng để “đánh thức” tinh thần, khơi
gợi những giấc mơ lớn hơn, giấc mơ
cho Tổ quốc.
“Với ngành gỗ, mục tiêu của cả
cộng đồng đang theo đuổi hiện nay
không chỉ là những con số xuất khẩu
hàng năm mà là Việt Nam trở thành
thủ phủ đồ gỗ và nội thất của thế
giới “, Chủ tịch HAWA, ông Nguyễn
Quốc Khanh khẳng định. Người
đứng đầu cộng đồng thủ công mỹ
nghệ và chế biến gỗ TP.HCM cho
biết đây là một giấc mơ lớn, nhưng
Nguyễn Quốc Khanh, ước mơ phải
được hiện thực hóa thành tầm nhìn.
Ngành chế biến gỗ, đã may mắn có
được sự đồng hành từ Chính phủ,
các cơ quan ban ngành để kiến tạo
tầm nhìn chung. Nay hun đúc thêm
khát vọng làm giàu vì đất nước,
giấc mơ về một một Việt Nam hùng
cường, được hiện thực từ những
điều như thế.
36
HOAÏTÑOÄNGHOÄI
Tinh thần đoàn kết nhất quán và nỗ lực sáng tạo cho lợi ích cộng
đồng chính là chất keo kết nối từng thành viên trong Ban chấp
hành HAWA năm vừa qua.
NAM KHUÊ ghi
Sứcmạnhcủasựđồnglòng
2019, năm cuối cùng của Ban chấp hành nhiệm
kỳ VII trôi qua với nhiều hoạt động được
tổ chức nhằm hoàn thành sứ mệnh kết nối giữa doanh
nghiệp (DN) và các cơ quan nhà nước, bảo vệ quyền lợi
hội viên và định hướng cho sự phát triển chung của ngành
mỹ nghệ và chế biến gỗ. Trước thềm năm mới, nhìn lại
thành quả của mình, ban thường vụ lẫn ban chấp hành
đều rất phấn khởi vì xuyên suốt các hoạt động hướng
đến mục tiêu xây dựng ngành gỗ nhân bản, bền vững
và hùng cường, từng thành viên đều đã nỗ lực hết mình.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch
Thường trực: Ít nhưng “chất”
Nếu so về số lượng
các hoạt động thì
năm 2019, HAWA
không có nhiều hoạt
động nhưng xét về
chất lượng và vai trò
của hiệp hội thì lại
vượt kỳ vọng. Chúng
ta đã có những đóng
góp rất đáng kể cho
ngành, nhất là vai trò
tham vấn với các cơ
quan nhà nước, các
tổ chức quốc tế… để
hình thành nên những
chính sách, hiệp ước…
có lợi cho ngành chế
biến gỗ nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Đơn cử như việc HAWA tiếp phái đoàn Nghị
viện EU do bà Phó chủ tịch Heidi Hautala dẫn
đầu. Bà Heidi Hautala đánh giá cao việc HAWA
đã xây dựng được Cơ sở Dữ liệu gỗ hợp pháp
và công tác tuyên truyền cho hội viên, góp phần
vào sự thúc đẩy thành công của việc triển khai
VPA/FLEGT của Việt Nam.
Đồng hành với DN, hiểu rõ những vướng mắc
của ngành, HAWA đã có những đề xuất thiết
thực đến Chính phủ, các cơ quan quản lý để kịp
thời hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng DN.
Tín hiệu đáng mừng nhất là cùng với UBND
TP.HCM, HAWA đã được Chính phủ giao cho
vai trò xúc tiến hình thành trung tâm triển lãm
quy mô quốc tế phục vụ cho công tác xúc tiến
thương mại của ngành và của kinh tế cả nước.
Bà Đinh Thị Hương Nga,
Ủy viên Ban Thường vụ:
Nhiều thành quả cho hội viên
Vị thế của HAWA tiếp tục được nâng cao khi
thường xuyên tổ chức các hoạt động thiết thực
phụ vụ lợi ích hội viên. Trong năm qua, công
tác kết nối, giao thương liên tục mang đến cho
DN thành viên cơ hội giới thiệu, quảng bá sản
phẩm ở những thị trường tiềm năng. Không chỉ
mang sản phẩm sang giới thiệu, tìm kiếm đối
tác, các gian hàng của Việt Nam do HAWA tổ
chức còn được cộng đồng đánh giá cao, như tại
Las Vegas, Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng
Khu gian hàng đẹp của hội chợ.
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84HAWA Viet Nam
 
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatBan tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80HAWA Viet Nam
 
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi thatBan tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpMinh Vu
 
Goviet67.may
Goviet67.mayGoviet67.may
Goviet67.mayMinh Vu
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđVân Võ
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANHPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANHVisla Team
 
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERGỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERVisla Team
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoTrang Dai Phan Thi
 
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdfThngThn2
 
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...Visla Team
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).docNguyễn Công Huy
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Qúy Nguyễn
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọHọa My
 
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹLập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹnataliej4
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamYến Nguyễn
 

La actualidad más candente (20)

Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
 
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatBan tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80
 
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi thatBan tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
 
Goviet67.may
Goviet67.mayGoviet67.may
Goviet67.may
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđ
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANHPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
 
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERGỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
 
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
 
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
 
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiepVov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
 
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹLập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
 
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt NamĐề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
 

Similar a Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that

Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89HAWA Viet Nam
 
Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87HAWA Viet Nam
 
wood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfwood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfDuongNero2
 
Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88HAWA Viet Nam
 
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)Khanh Do
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchMinh Vu
 
Dam go xuat khau 2012 2014 - 4 may 2015 - final
Dam go xuat khau 2012   2014 - 4 may 2015 - finalDam go xuat khau 2012   2014 - 4 may 2015 - final
Dam go xuat khau 2012 2014 - 4 may 2015 - finalMinh Vu
 
nhap.docx
nhap.docxnhap.docx
nhap.docxPtvDc
 
Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015Tien Dao
 
THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ_10311412052019
THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ_10311412052019THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ_10311412052019
THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ_10311412052019phamhieu56
 
Đề Án Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Trên Địa Bàn Huyện Định Quán Giai Đoạn 2008...
Đề Án Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Trên Địa Bàn Huyện Định Quán Giai Đoạn 2008...Đề Án Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Trên Địa Bàn Huyện Định Quán Giai Đoạn 2008...
Đề Án Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Trên Địa Bàn Huyện Định Quán Giai Đoạn 2008...NuioKila
 
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...jackjohn45
 

Similar a Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that (20)

Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89
 
Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90
 
Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87
 
wood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfwood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdf
 
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhapVov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
 
Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88
 
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thấtBáo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
 
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
 
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động MarketingPhân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
 
Phân tích các yếu tố tác động tới marketing
Phân tích các yếu tố tác động tới marketingPhân tích các yếu tố tác động tới marketing
Phân tích các yếu tố tác động tới marketing
 
Dam go xuat khau 2012 2014 - 4 may 2015 - final
Dam go xuat khau 2012   2014 - 4 may 2015 - finalDam go xuat khau 2012   2014 - 4 may 2015 - final
Dam go xuat khau 2012 2014 - 4 may 2015 - final
 
nhap.docx
nhap.docxnhap.docx
nhap.docx
 
Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015Tháng 11 và 12, năm 2015
Tháng 11 và 12, năm 2015
 
THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ_10311412052019
THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ_10311412052019THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ_10311412052019
THỊ TRƢỜNG ẤN ĐỘ_10311412052019
 
Đề Án Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Trên Địa Bàn Huyện Định Quán Giai Đoạn 2008...
Đề Án Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Trên Địa Bàn Huyện Định Quán Giai Đoạn 2008...Đề Án Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Trên Địa Bàn Huyện Định Quán Giai Đoạn 2008...
Đề Án Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Trên Địa Bàn Huyện Định Quán Giai Đoạn 2008...
 
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninhluan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
luan an phat trien doanh nghiep vua va nho tai lang nghe tinh bac ninh
 

Más de HAWA Viet Nam

[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023HAWA Viet Nam
 
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP [Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77HAWA Viet Nam
 
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi thatBan tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi thatBan tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi thatBản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi thatBản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi thatBản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi thatBan tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi thatHAWA Viet Nam
 

Más de HAWA Viet Nam (12)

[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
 
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP [Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86
 
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
 
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi thatBan tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi thatBan tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi thatBản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi thatBản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi thatBản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi thatBan tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
 

Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that

  • 1.
  • 2.
  • 3. CÔNG TY TNHH TM & SX SAO NAM Lô P4 đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P. Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, T. Bình Dương Điện thoại: 0274.3653601 - 0274.3653602 l Fax: 0274.3653600 Email: trangtransaonam@gmail.com l Website: saonamflooring.com Sản phẩm xanh cho sức khỏe người tiêu dùng Engineered flooring Ván sàn gỗ công nghệ
  • 4. 4 TIEÁNGNOÙINGÖÔØILAØMNGHEÀ N ăm 2019, một trong những con số ấn tượng của ngành lâm nghiệp là hệ số che phủ rừng của Việt Nam lên đến xấp xỉ 42%. Tôi đánh giá rất cao kết quả này. Do tổn thương của chiến tranh, Việt Nam từ sau năm 1975 có hệ số che phủ rừng rất thấp. Suốt thời gian qua chúng ta kiên trì phát triển kinh tế. Đáng chú ý, Nhà nước đã định hướng kịp thời phát triển kinh tế song song với mục tiêu phát triển bền vững. Và, một trong những mục tiêu phát triển bền vững là tập trung phát triển rừng. Sau gần 45 năm, với chỉ số che phủ rừng hiện nay, Việt Nam đã trở thành điểm xanh trong khu vực. Bởi bình quân ở châu Á độ che phủ rừng các quốc gia chỉ 29% và thế giới cũng xấp xỉ 26 - 28%. Mục tiêu thứ hai là cùng với tăng màu xanh cho đất nước, chúng ta đã thành công trong việc phát triển kinh tế lâm nghiệp. Từ chỗ rừng chỉ có thể tận dụng cây củi và một số lâm thổ sản khác, lâm nghiệp Việt Nam đã vươn vai trở thành một ngành kinh tế đóng góp rất lớn cho quốc gia. Doanh thu xuất khẩu lâm nghiệp 11,3 tỷ USD đã vượt kỳ vọng mà Chính phủ giao cho ngành trong năm 2019. Một nỗ lực rõ nét nhất của ngành là trong một năm chúng ta có thể khai thác gỗ gần 7 triệu hecta rừng trồng kinh tế, mang về gần 20 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu bản địa này chính là trụ cột cho ngành chế biến gỗ Việt Nam, vững vàng trong cạnh tranh trên hành trình đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Hai thế mạnh trên tạo tiền đề cho lâm nghiệp Việt Nam hoàn thành mục tiêu thứ ba: góp phần đóng góp cho an sinh xã hội. Chúng ta đã tạo được công ăn việc làm cho gần 20 triệu lao động, cả bán thời gian và lao động chính thức, toàn thời gian. Ba mục tiêu lớn trong hành trình 50 năm ngành lâm nghiệp Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay, đều đang và sẽ tiếp tục hoàn thành tốt. Với tôi, đây là kết quả của những cố gắng rất lớn, đến từ chỉ đạo của Nhà nước, các cơ quan quản lý và lớn nhất, là từng doanh nghiệp (DN). Môi trường, tài chính lẫn an sinh, cả 3 trục quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào đều hiện diện trong công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Sẽ không quá lời khi nói rằng, chế biến gỗ xứng đáng với danh hiệu đi đầu, tiên phong trong khối lâm nghiệp. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh cho ngành, như việc đầu tư nhiều hơn cho công tác cải thiện giống rừng trồng, công tác xúc tiến hội chợ triển lãm, đầu tư cải thiện chất lượng nhân lực... nhưng với quyết tâm lớn của DN lẫn Nhà nước, tôi tin chúng ta sẽ làm tốt hơn trong thời gian tới. Có khả năng, có điều kiện... điều cần nhất hiện nay là DN nên vững chí, vững tin, xây dựng tinh thần kinh doanh gắn liền sự phát triển của DN với hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. Khi có thêm niềm tin và khát vọng dẫn đường, tôi tin, nỗ lực của DN sẽ mang chúng ta đến vị thế cao hơn nữa trên bản đồ chế biến gỗ toàn cầu. Chinh phục 3 mục tiêu lớn của ngành NGUYỄN XUÂN CƯỜNG Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nhìn vào thành tích năm 2019, ngành lâm nghiệp đang rất tự hào vì chúng ta đã hoàn thành 3 mục tiêu lớn: phủ xanh, tăng giá trị cho lâm sản và đóng góp cho công tác dân sinh.
  • 5. Sự linh hoạt của gỗ Canada trong thiết kế khiến chúng phù hợp với rất nhiều ứng dụng về cả hai phương diện kết cấu và thẩm mỹ. Gỗ có tính bám dính vượt trội đối với lớp phủ và khả năng tương thích với nhiều loại sơn/ kiểu hoàn thiện. Tìm hiểu thêm về cách sử dụng gỗ Canada tại VIFA-EXPO 2020 (11-14/3/2020), sảnh A8, gian hàng F201, hoặc ghé thăm chúng tôi tại: www.canadianwood.com.vn
  • 6. Phát triển hệ sinh thái cho ngành chế biến gỗ Con đường gỗ Việt: Từ bền vững đến hùng cường Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Vifores: Xây khát vọng từ những điều nhỏ bé Khai thác rừng bền vững Tiềm năng thị trường đồ gỗ Đông Nam Á: Đi chợ gần vẫn có đồ ngon Tự hào hàng Việt Thời của nội thất thông minh Mục lục 12 8 24 29 46 52 70 6 In 2.000 baûn, khoå 21x29,7 cm taïi CTY TNHH MTV ITAXA Ñòa chæ: 126 Nguyeãn Thò Minh Khai, Q.3, TP.HCM Giaáy ÑKXB soá: 165-2020/CXBIPH/01-06/ThT Quyeát ñònh xuaát baûn soá: 19/QÑ-NXB NXBTT caáp ngaøy 14 thaùng 01 naêm 2020 Soá ISBN: 978-604-9883-85-9 In xong vaø noäp löu chieåu quyù I naêm 2020 Ñoái taùc lieân keát: Hoäi Myõ ngheä vaø Cheá bieán goã TP.HCM Ñòa chæ: 185 Lyù Chính Thaéng, Phöôøng 7, Quaän 3, TP.HCM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: Giaùm ñoác Nguyeãn Theá Sôn Chòu traùch nhieäm noäi dung: Toång bieân taäp: Leâ Thò Thu Höông Bieân taäp: Phöông Lam Giang Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Huyønh Vaên Haïnh, Nguyeãn Chaùnh Phöông, Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Mai MUÏC LUÏC 8 56 66 4420
  • 7. CÔNG TY CỔ PHẦN OSMO VIỆT NAM Trụ sở: Phòng 1901, Tòa nhà Saigon Trade Center, số 37 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM Kho hàng: 1137A Nguyễn Xiễn, P. Long Bình, Q.9, TP.HCM - ĐT: 02862785307 - 0909149366 Email: info@osmovietnam.com.vn - Website: osmovietnam.com.vn
  • 8. 8 TIEÂUÑIEÅM TỪBỀNVỮNG ĐẾNHÙNGCƯỜNG Bước khỏi vùng “an toàn” TRẦN VIỆT TIẾN Ủy viên Ban Thường trực HAWA Con đường gỗ Việt: CON SỐ 450 TỶ USD GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI NỘI THẤT TOÀN CẦU SẼ LÀ ĐÍCH ĐẾN CỦA MỘT NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ HÙNG CƯỜNG, THAY VÌ CHỈ DỪNG LẠI Ở TẦM NHÌN CỦA MIẾNG BÁNH 140 TỶ USD GIÁ TRỊ SẢN XUẤT. Trong mắt các chuyên gia thế giới, khát vọng xây dựng ngành chế biến gỗ Việt Nam bền vững, hùng cường, không quá xa hiện thực bởi tất cả những yếu tố để hình thành một “thánh địa” của ngành chế biến gỗ thế giới đã hội tụ đủ đầy. K hi thế giới rung những hồi chuông cảnh báo về sự mất cân bằng sinh thái, rất may, xu hướng sống xanh, sống tiết giảm, sống vừa đủ để các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thời gian tái tạo được người dùng toàn thế giới hưởng ứng. Tuy mất không ít thời gian nhưng ý thức lựa chọn những giải pháp, vật liệu giảm thiểu rác thải đã kịp hình thành. Thay vì bê tông, sắt thép, đá... những sản phẩm thân thiện môi trường như gỗ, gốm... được lựa chọn nhiều hơn. Các chuyên gia thế giới nhận định, xu hướng tiêu dùng mới sẽ là chất xúc tác cho ngành chế biến gỗ thế giới phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Dù xếp thứ 5 thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ mới chiếm chưa được 8% trên thị phần sản xuất 140 tỷ USD của thế giới, một phần rất nhỏ bé. Vươn ra khỏi con số, tiến đến vị thế cao hơn bằng khung giá trị thặng dư lớn hơn là khát vọng lớn nhất của ngành chế biến gỗ Việt Nam. Nhưng, làm thế nào để tiềm năng biến thành khả năng? Nhìn lại hiện thực, ngành gỗ đang có rất nhiều thứ. Năm 2004, xuất khẩu gỗ của Việt Nam lần đầu tiên lọt vào danh sách “ngành xuất khẩu tỷ USD”, gây bất ngờ cho cả doanh nghiệp (DN) lẫn những nhà hoạch định kinh tế. Mười năm sau, kim ngạch xuất
  • 9. 9 TIEÂUÑIEÅM khẩu gỗ đã tăng gấp 6 lần, đạt 6,2 tỷ USD. Những năm tiếp theo đó, dù có thời gian ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, mức tăng trưởng của ngành vẫn vững vàng ở mốc 2 con số. Kết thúc năm 2019, ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam chính thức chinh phục con số 11 tỷ USD xuất khẩu. Vượt qua nhiều cảnh báo rủi ro từ trước đó, cả những thách thức về nhân lực, các DN trong ngành một lần nữa khẳng định bản lĩnh và khả năng ứng biến để có thể làm chủ cuộc chơi. Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, thành quả hiện tại của ngành gỗ có được là nhờ tổng hòa và hội tụ đủ 4 yếu tố. Thứ nhất, nguồn nguyên liệu. Hiện Việt Nam đang có khoảng hơn 4,1 triệu ha rừng trồng. Năm 2018, Việt Nam dùng hơn 36 triệu m3 gỗ nguyên liệu hợp pháp để sản xuất. Trong đó, tổng nhập khẩu chỉ hơn 8 triệu m3 . Ngành chế biến gỗ Việt Nam hoàn toàn đã chủ động được nguồn nguyên liệu hợp pháp để phục vụ công tác sản xuất cho thị trường thế giới. Thứ hai, nguồn nhân lực. Ngành chế biến gỗ đang có khoảng 500 ngàn nhân lực đóng góp cho sự phát triển của hơn 5.000 DN đang hoạt động, trong đó DN xuất khẩu chiếm khoảng 2.000. Chưa kể, còn hàng triệu lao động gián tiếp có liên quan. Dẫu chất lượng nguồn lao động còn chưa đáp ứng được mong muốn của DN nhưng nhìn chung, tố chất khéo léo, chịu khó và nhanh nhạy trong việc nắm bắt công nghệ sản xuất và gu thẩm mỹ của nhân lực chế biến gỗ Việt Nam đã là nguồn “tài sản” lớn cho sự phát triển của ngành. Khảo sát của Furniture Today cho thấy, Việt Nam là một miền đất hấp dẫn trong mắt các DN chế biến gỗ vì lương lao động vẫn còn tương đối thấp và nguồn lao động trẻ rất lớn. Uớc tính, DN chỉ chi khoảng 250 USD đến 500 USD/tháng/công nhân sản xuất. Chưa kể tính khéo léo, phù hợp với đòi hỏi trong sản xuất sản phẩm gỗ thì so với mức lương 900 USD ở Trung Quốc, nhân lực Việt Nam đã là một lựa chọn tốt. Theo Furniture Today, Việt Nam có dân số rất trẻ và sẵn có một nền tảng cơ sở vật chất ổn định giúp các nhà đầu tư dễ dàng đầu tư không chỉ vào lao động mà còn cả thiết bị công nghệ mới. Nền giáo dục ở Việt Nam, đạo đức và động cơ khát vọng làm việc của người Việt mang lại niềm tin cho nhà đầu tư. Đồng thời, năng suất lao động cũng được cho là tốt và sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới. Thứ ba, sự ủng hộ nguồn lực lãnh đạo. Hiếm có ngành công nghiệp nào được hậu thuẫn quan tâm từ phía Chính phủ Việt Nam như chế biến gỗ. Thời gian qua, hàng loạt các chương trình, các sự kiện có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo Nhà nước, các bộ, ban ngành liên quan... tạo điều kiện cho DN trong ngành có điều kiện chia sẻ tâm tư, nguyện vọng. Để trên cơ sở đó, Nhà nước kịp thời có những chính sách hỗ trợ. Đây là lợi thế hết sức lớn lao của ngành. Bên cạnh sự hỗ trợ của lãnh đạo Nhà nước, đội ngũ lãnh đạo của các DN chế biến gỗ cũng được đánh giá rất cao. Đó là đội ngũ những doanh nhân có tầm, có nhận thức và quyết tâm gắn bó với nghề. Nắm bắt xu hướng phát triển của thế giới, những doanh nhân này đang hướng đến việc tận dụng sức mạnh công nghệ để gia tăng chất lượng, cải tiến sản xuất và quản trị có hệ thống. Với doanh thu và tăng trưởng đều trong suốt hơn 20 năm qua, yếu tố cuối cùng, nguồn tài chính ổn định cũng đã được DN chế biến gỗ đáp ứng. Bốn yếu tố cơ bản đều hội tụ đủ, nghĩa là, ngành gỗ đã bước vào trạng thái “an toàn”, đảm bảo thu nhập, giải quyết được cơ bản các nhiệm vụ dân sinh, như tạo công ăn việc làm, góp phần giữ gìn màu xanh bền vững cho môi trường. “Vượt qua nhiều cảnh báo rủi ro từ trước đó, cả những thách thức về nhân lực, các DN trong ngành một lẫn nữa khẳng định bản lĩnh và khả năng ứng biến để có thể làm chủ cuộc chơi”.
  • 10. 10 TIEÂUÑIEÅM Xácđịnhvịthế Xây dựng giá trị vô hình HAWA dự tính, với khả năng hiện tại, ngành sẽ chạm mức xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025. Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, con số 5 năm là vừa sức với năng lực, tiềm năng lẫn định hướng của Chính phủ. Tuy nhiên, so với cách đây ba năm, thời điểm xác định mốc phấn đấu trên, khát vọng ngành chế biến gỗ đã khác. Với tiềm năng hiện có, các DN trong ngành phải hướng đến mục tiêu bền vững hơn: Xây dựng ngành đồ gỗ phát triển bền vững, hùng cường. Theo người đứng đầu HAWA, việc hiện thực hóa định hướng xây dựng ngành gỗ hùng cường hoàn toàn trong tầm tay. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía DN lẫn các đơn vị quản lý, đồng hành. Cụ thể, để ngành gỗ hùng cường thì từng DN cũng phải mạnh. “Sức khỏe” của DN là một hội tụ của nhiều yếu tố, không chỉ doanh thu lợi nhuận tốt. Đó là việc kinh doanh hiệu quả trên nhiều giá trị, sự phát triển lớn đơn hàng, đa dạng thị trường, khả năng nhận diện thương hiệu lẫn tỉ lệ R&D... DN chế biến gỗ Việt Nam đang làm rất tốt khâu sản xuất nhưng lại vướng hạn chế nhược tiểu, chưa sẵn sàng đầu tư cho những giá trị vô hình như thiết kế, thương mại, thương hiệu. “Những giá trị vô hình là nền tảng để bước vào phân khúc cao hơn, đạt thặng dư cao hơn. Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang hướng đến 310 tỷ giá trị thặng dư vô hình hơn là giá trị sản xuất”, ông Khanh khẳng định. Điều kiện để ngành chế biến gỗ khai thác khung giá trị mới của thị trường rất lớn. Bởi, ngành có được lợi thế cực kỳ đặc biệt: tổ chức được thế hệ doanh nhân kế thừa F1. Đây là những bạn trẻ lớn lên trong xưởng gỗ, được đào tạo bài bản các giá trị mới ở nước ngoài, nay quay về kế nghiệp. Trên nền tảng sản xuất của ông cha, thế hệ doanh nhân gỗ trẻ này hoàn toàn có thể tiến đến các giá trị mới. Thực tế đã ghi nhận những dấu ấn mới của thế hệ này trong việc đầu tư thiết kế, cải tiến công tác phân phối, ứng dụng công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo... vào kinh doanh. Trong đó, đáng chú ý là việc liên kết của những doanh nhân trẻ này với Một con thuyền sẽ an toàn khi nó neo mình trong vịnh. Nhưng, nó sinh ra không phải với mục đích ấy. Ngành đồ gỗ Việt Nam cũng vậy. An toàn không phải đích đến cuối cùng của những người đang vận hành nền công nghiệp gỗ được đánh giá là vô cùng tiềm năng này.
  • 11. 11 TIEÂUÑIEÅM nhau, với những người cùng đam mê, cùng con đường trong khu vực - Điều mà thế hệ doanh nhân trước chưa làm được. Việc thế hệ F1 Việt Nam liên kết mạnh mẽ với thế hệ F1 ngành gỗ các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Singapore... vẽ nên bức tranh đầy tiềm năng mà những người thế hệ cũ phải học hỏi. Với thế giới, sức hút của thị trường Asean rất lớn. DN bất cứ ngành nghề nào cũng cần tạo bản lĩnh khu vực trước khi bước ra thế giới. Hiện, xuất khẩu chế biến gỗ Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á, số 2 châu Á. Đã đến lúc, DN trong ngành định hướng phát triển ở tầm khu vực. Liên kết để tạo thêm sức hút cho thị trường khu vực, khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trong môi trường chung này sẽ là đòn bẩy để chúng ta bước ra thế giới. Nuôi dưỡng khát vọng Quay lại lịch sử phát triển của ngành chế biến gỗ, để thấy, chúng ta mất hơn 20 năm để ngành chạm được mốc 11 tỷ USD xuất khẩu, chủ yếu là giá trị gia công sản xuất. Chỉ có 6 năm để thực hiện được thành tích tương tự, nếu dùng đúng những giá trị hiện tại, chắc chắn, ngành công nghiệp chế biến gỗ không thể nào hoàn thành nhiệm vụ. Để làm được điều đó, không có giải pháp nào ngoài việc chủ động trong cuộc chơi lớn trên thị trường thế giới. Việc này đòi hỏi DN trong ngành phải tiếp tục dồn tâm sức để kiến tạo thêm các giá trị mới, gia tăng nội lực, cải tiến quản trị, sâu sát với nhu cầu người dùng và không ngừng quan sát sự vận động của các đối thủ cạnh tranh... Bên cạnh đó, là nuôi dưỡng khát vọng, sự tự tin và tâm thế sẵn sàng! Quan trọng hơn, tất cả những nhiệm vụ này phải được đặt bên cạnh công tác sản xuất thường nhật thay vì là câu chuyện “nước lên, thuyền “Liên kết để tạo thêm sức hút cho thị trường khu vực, khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trong môi trường chung sẽ là đòn bẩy để ngành gỗ bước ra thế giới”. lên” như trước nay. Có được nội lực thực sự, hiểu được người dùng, hiểu được đối thủ - 3 giá trị lớn nhất để kiến tạo nên thành công bền vững cho một ngành công nghiệp trong môi trường kinh doanh toàn cầu, chế biến gỗ Việt Nam chắc chắn sẽ viết những chương mới trong lịch sử phát triển ngành. Sau câu chuyện bền vững, ngành chế biến gỗ vươn vai, hướng tới mục tiêu phát triển hùng cường. Sẽ không quá lời khi nói rằng DN Việt Nam đủ lực để có thể hoàn thành nhiệm vụ ấy, tiến đến tương lai bằng tâm thế hoàn toàn mới. Sự tự tin này không chỉ đến từ những giá trị hiện có mà còn đến từ lòng yêu nước, mục tiêu làm giàu dựa trên sự phụng sự cho quốc gia, vốn là những giá trị vô cùng khác biệt của những người đã, đang và sẽ tiếp tục sống, trăn trở cùng gỗ. Sáu năm phía trước không lặp lại những khó khăn của 20 năm cũ. Trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, công nghệ chế tạo chính xác... là những đòn bẩy dành cho tất cả những người, những ngành biết tận dụng nó, phục vụ cho mục đích của mình. Hướng đến mục tiêu cao đẹp chung, ngành gỗ Việt Nam đang rất cần các doanh nhân từ mọi miền đất nước, từ mọi tổ chức, hiệp hội... sát cánh, cùng nhau kiến tạo. Những giá trị mà DN đóng góp vào sẽ tạo nên sức bền, sức trẻ, sức sáng tạo chung cho ngành. Đây chính là cơ sở để tất cả DN trong ngành tin vào những giá trị mới, tin ở tương lai ngành gỗ hùng cường.
  • 12. Phát triển hệ sinh thái cho ngành chế biến gỗ NGUYỄN QUỐC KHANH Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM Là ngành kinh tế mới nổi trong cấu trúc của kinh tế Việt Nam, ngành thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ, xuất khẩu lâm sản tự tin ở ngôi vị số 2 thế giới trong vòng 5 năm tới. Nhưng, để đạt được mục đích này, cần khắc phục 4 lỗ hổng lớn để hoàn thiện những mảnh ghép trong toàn bộ bức tranh chung. S ố liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong số 14,5 triệu ha diện tích đất rừng toàn quốc thì rừng trồng đã chiếm hơn 4,3 triệu ha. Đây là nguồn tài nguyên hết sức quý giá, góp phần giữ màu xanh cho đất nước, vừa có thể trở thành nguyên liệu bản địa cho ngành chế biến gỗ khi khai thác đúng cách, đúng thời điểm. Quy hoạch gia tăng giá trị cho các loại gỗ rừng trồng Nhờ chủ động liên kết với người trồng rừng và các lâm trường thực hiện cam kết tiêu thụ, hỗ trợ vốn cũng như đầu tư trồng rừng... Doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ trong nước đã tổ chức được nguồn nguyên liệu chủ động, người trồng rừng cải thiện được đời sống, các lâm trường an tâm hơn khi theo đuổi kinh tế lâm nghiệp. Như vậy, bước đầu có thể nói đây là mô hình thành công nhưng thực tế vẫn ghi nhận chuyện lâm dân “bán lúa non”, chấp nhận thu hoạch sớm cho việc băm làm dăm gỗ dù giá bán rẻ hơn. Lỗ hổng này cho thấy việc quy hoạch gia tăng giá trị cho các loại gỗ rừng trồng cần phải được tổ chức lại, với cái nhìn dài hơi hơn. Bởi, thu hoạch gỗ rừng trồng sớm chẳng những giá trị kinh tế không cao mà còn phá vỡ tổng thể quy hoạch rừng trồng của cả nước. Khi lâm dân được nhận “Nếu các tổ chức, hiệp hội và DN biết kết hợp lại với nhau, việc tạo nên các giá trị lớn hơn là điều chắc chắn”. giá trị cao, đảm bảo đời sống mưu sinh tốt, có thể làm giàu được thì chắc chắn công tác trồng rừng sẽ bền vững. Để có thể gia tăng giá trị cho các loại gỗ rừng trồng, lâm nghiệp Việt Nam sẽ phải tổ chức tốt hơn việc nâng cao chất lượng nguyên liệu bằng cách lựa chọn giống tốt, áp dụng các kỹ thuật trồng cũng như tuyên truyền cho lâm dân kéo dài tuổi thọ trồng rừng. Để hỗ trợ lâm dân, nhà nước cũng cần mạnh dạn triển khai những chương trình tín dụng để lâm dân có điều kiện theo đuổi công tác trồng cây lâu năm. Bên cạnh nâng chất lượng, nhà nước cũng cần đồng hành với DN trong việc xây dựng thương hiệu gỗ tràm bông vàng ra thế giới. Ở đây, tôi muốn nhắc lại câu chuyện của Paul Smith với thương hiệu Theodore Alexander. Năm 2000, Paul quyết định thay nguồn gỗ nguyên liệu của công ty ông từ gỗ giá tỵ (Teak) sang tràm bông vàng, loại gỗ đặc trưng của Việt Nam có phẩm chất không thua kém gì các loại gỗ quý khác. Những sản phẩm chế tác từ tràm bông vàng của Theodore Alexander đã mở đường cho nguyên liệu này bước ra thị trường thế giới. Trên đường phát triển tiếp theo, chúng ta phải tiếp tục tạo xu hướng sử dụng cũng như tăng giá trị thương phẩm của tràm bông vàng. Người trồng rừng, lâm trường phải thịnh vượng thì phát triển nguyên liệu mới bền vững. Hướng đến khung giá trị cao hơn Ngành công nghiệp nội ngoại thất toàn cầu có giá trị hàng hóa lên đến 450 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị sản xuất gia công, chỉ 140 tỷ USD. Trong khuynh hướng sống xanh, bảo vệ môi trường, hạn chế các vật liệu có nguồn gốc khoáng sản như bê tông, kim loại... việc sử dụng sản phẩm gỗ ngày càng được ưa chuộng vì nguyên liệu này có khả năng tái tạo, góp phần giữ màu xanh cho trái đất. Nhờ vậy mà ngành gỗ có thêm cơ hội. Để tiến đến khai thác tốt khung giá trị này, DN phải hội tụ được các yếu tố mà chúng ta chưa tốt, đó là thiết kế, thương hiệu, phân phối, thương mại. Nhưng trên hết, là việc thay đổi tầm nhìn, định hướng dài hạn. 12 TIEÂUÑIEÅM
  • 13. DN trong ngành đang làm rất tốt khâu sản xuất nhưng lại vướng hạn chế nhược tiểu, không dám vươn mình ra biển lớn, chưa sẵn sàng đầu tư cho những giá trị vô hình như thiết kế, thương mại, thương hiệu. Muốn tự nâng tầm, phải bắt đầu từ việc thay đổi tư duy trước, từ đó sẽ mở ra cách làm. Ví dụ, với thiết kế, có thể tập trung hơn nữa trong công tác đào tạo hoặc thuê, mua thiết kế từ các quốc gia có thế mạnh này. Ngành chế biến gỗ may mắn có được sự đồng hành từ phía nhà nước, nhất là trong định hướng xây dựng Việt Nam thành trung tâm nội thất của thế giới. Nhà nước đầu tư xây dựng thương hiệu quốc gia thì DN ý thức đầu tư thương hiệu cho chính mình. Chủ động tổ chức kinh doanh bằng cách tạo ra nhiều giá trị, phát triển lớn đơn hàng, đa dạng thị trường... DN trong ngành sẽ làm chủ cuộc chơi, tự tin vào khả năng tham gia sân chơi quốc tế với vai trò dẫn dắt thị trường. Tạo ra những giá trị cao hơn đồng nghĩa với ngành chế biến gỗ sẽ phải cần nhiều hơn 500 ngàn nhân lực trực tiếp hiện có. Nhu cầu nhân lực của ngành gỗ không chỉ là lao động phổ thông mà cần ở tất cả các ngành, từ thiết kế - sáng tạo đến kinh doanh, marketing, tài chính, công nghệ... Trên xu hướng ứng dụng công nghệ chuyền hóa, tự động hóa, số hóa... nhu cầu đào tạo lao động chất lượng cao có kỹ năng tốt cho ngành chế biến gỗ đang và sẽ là rất lớn. Nếu có sự đồng hành và chung tay của nhà nước với DN cùng định hướng hợp tác đào tạo xây dựng nguồn nhân lực, ngành sẽ có những bước đi dài ổn định và vững chắc trong nhiều năm tới. Phát triển hệ sinh thái Mỗi năm, ngành chế biến gỗ đón hàng chục ngàn lượt viếng thăm của các đối tác toàn cầu nhưng thực tế, công tác xúc tiến thương mại vẫn còn khả năng mở rộng hơn nữa. Để làm được điều này, cộng đồng DN đang rất cần một trung tâm triển lãm quy mô quốc tế để hỗ trợ công tác kinh doanh không chỉ cho ngành gỗ mà rất nhiều ngành khác. Nhu cầu này đã được phản ánh suốt thời gian qua nhưng rất tiếc, vẫn chưa được đáp ứng. Ngoài việc tổ chức tốt công tác hội chợ, triển lãm, ngành gỗ còn cần một yếu tố quan trọng khác nữa là sự kết nối. Trong xu hướng kết hợp đa vật liệu của thế giới, chế biến gỗ không còn gói gọn trong một ngành mà đã là tổng hòa của rất nhiều ngành nghề khác nhau. Nếu các tổ chức, hiệp hội và DN biết kết hợp lại với nhau, việc tạo nên các giá trị lớn hơn là điều chắc chắn. Vận hội dù lớn đến mức nào, khi đến mà không nắm bắt kịp thời thì cũng sẽ trôi qua. Với tất cả những những thách thức trên, tôi nghĩ, đã đến lúc, DN trong ngành phải nghĩ đến chuyện ngồi lại với nhau, liên kết cả với các ngành nghề liên quan để tạo nên sức mạnh. Khắc phục được các lỗ hổng trên, tôi tin rằng, chế biến gỗ Việt Nam không chỉ có thể phát triển bền vững mà còn có thể vươn vai, trở thành ngành công nghiệp hùng cường, mang về cho quốc gia niềm tự hào lẫn giá trị kinh tế, dân sinh. 13 TIEÂUÑIEÅM
  • 14. 14 TIEÂUÑIEÅM Gia tăng giá trị cho xuất khẩu sảnphẩmgỗvàlâmsảnViệtNam M ột trong những yếu tố giúp xuất khẩu sản phẩm chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam giữ được thành tích là công tác chăm sóc, phát triển thị trường được tổ chức bài bản. Sản phẩm lâm nghiệp Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, thị trường chính gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu ước đạt 9,71 tỷ USD, chiếm 86,5% tổng giá trị xuất khẩu lâm sản. Thành tích này giúp Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ năm thế giới, đứng thứ hai châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản. Giữ vững thị trường quốc tế Thế mạnh nguyên liệu bản địa và nguyên liệu hợp pháp được ngành chế biến gỗ Việt Nam phát huy tốt. Năm 2019, cả nước đã trồng 239.152 ha rừng, đạt 112,6% kế hoạch. Trong đó, rừng phòng hộ, đặc dụng là 11.830 ha; rừng sản xuất 227.322 ha (trồng mới 40.371 ha, trồng lại sau khai thác 186.951 ha). Đến cuối năm 2019, diện tích có chứng chỉ Quản lý Rừng bền vững (QLRBV) toàn quốc đạt 269.163 ha trên địa bàn 24 tỉnh. Trong đó, diện tích được cấp chứng chỉ rừng theo Hệ thống Chứng chỉ Rừng của Việt Nam là 10.000 ha. Diện tích được cấp mới chứng chỉ QLRBV là 42.924 ha. Năm nay, sản lượng khai thác gỗ rừng khá khả quan, đạt khoảng 30 triệu m3 . Trong đó, khai thác từ rừng trồng tập trung ước đạt 19,5 triệu m3 , tương ứng với diện tích 209.198 ha, tăng gần 5,5%. Khai thác gỗ vườn nhà, cây phân tán 2,2 triệu cây, đạt 4,5 triệu m3 ; Khai thác gỗ cao su 23.500 ha với sản lượng đạt 4,5 triệu m3 . Nguồn nguyên Năm 2019 xuất khẩu lâm sản Việt Nam cán mốc 11,2 tỷ USD (đạt 107% kế hoạch), tăng 19,2% so với năm 2018. Trong đó, đóng góp của khối chế biến gỗ chiếm phần lớn. Thành tích này có được là nhờ chỉ đạo và những hỗ trợ xuyên suốt từ Chính phủ cùng nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp. NGUYỄN QUỐC TRỊ Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp
  • 15. 15 TIEÂUÑIEÅM Đây là những đích đến đầy thách thức cho năm mới. Để chinh phục được những mục tiêu trên, ngành cần có sự phối hợp cả 3 nguồn lực: Trồng rừng, sản xuất kinh doanh và đào tạo nhân lực. Trong đó, khối trồng rừng cần nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng; đảm bảo cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các lâm, đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dân cư; góp phần xóa đói, giảm nghèo; đảm bảo quốc phòng, an ninh. Với công tác sản xuất, kinh doanh sản phẩm chế biến gỗ, dù vững vàng trong khâu sản xuất nhưng rõ ràng tỷ trọng của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ mới khoảng 6% thị phần thương mại đồ gỗ thế giới. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ lại có xu hướng tăng nên ngành có nhiều cơ hội để phát triển. Do vậy, để có thể gia tăng hiện diện của mình trên thị trường toàn cầu, DN cần tiếp tục kiện toàn khả năng sản xuất, tiếp đến là đầu tư các giá trị vô hình như thiết kế, thương hiệu... Để hỗ trợ tốt hơn cho DN trong ngành, thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp với các trường đại học xác định nhu cầu, chất lượng cử nhân, kỹ sư, công nhân lành nghề của ngành Lâm nghiệp nói chung và lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản nói riêng; từ đó định hướng xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, triển khai nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đào tạo nhân lực mới, Tổng cục cũng sẽ phối hợp với các trường, các hiệp hội chế biến gỗ xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn để nâng cao, bồi dưỡng trình độ của đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công nhân đáp ứng và phù hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Tôi tin rằng, với nỗ lực toàn diện từ phía nhà nước, các cơ quan quản lý, hiệp hội, DN lẫn các đơn vị đào tạo, ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản Việt Nam sẽ chinh phục được những cột mốc mới trong năm 2020, làm nền tảng cho mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm nội thất của thế giới mà Chính phủ hướng đến. liệu này đã hạn chế phần nào nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Tuy nhiên, với lượng đơn hàng tăng cao, công tác nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 cũng tăng khoảng 9,3%, với giá trị 2,528 tỷ USD. Việt Nam đang nhập khẩu nguyên liệu từ 5 thị trường chính gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Cameroon, Thái Lan, Chi Lê. Giá trị nhập khẩu từ các thị trường này lên đến 1,36 tỷ USD, chiếm khoảng 54% tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu. Nhiều mục tiêu lớn cho 2020 Trước tiềm năng và sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp (DN) cùng các cơ quan quản lý, ngành lâm nghiệp Việt Nam đang đặt ra những cột mốc phấn đấu khá ấn tượng. Để giữ gìn và phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu; công tác bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có tiếp tục được chú trọng. Đồng thời, hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của lâm sản, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng. Cụ thể, năm 2020 phấn đấu để tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp là 5-5,5% và xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản sẽ đạt hơn 12,5 tỷ USD. “Để chinh phục được những mục tiêu 2020, ngành cần có sự phối hợp cả 3 nguồn lực: Trồng rừng, sản xuất kinh doanh và đào tạo nhân lực”.
  • 16. Vì một Việt Nam hùng cường PHƯƠNG ÁNH thực hiện Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Bỉ và EU; nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Bà Ninh được nhà báo Mỹ kỳ cựu chuyên viết về các vấn đề châu Á - Tom Plate nhận xét là “Nhà Ngoại giao nữ nổi tiếng nhất thế giới của Việt Nam” và “người phát ngôn của Việt Nam được ưa thích nhất ở nước ngoài”. Bà đã dành nhiều tâm sức cho việc xây dựng thương hiệu đất nước trên trường quốc tế”. * Trong năm 2019, Việt Nam đã nhiều lần được xướng tên trên truyền thông quốc tế như là địa điểm của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều; trở thành Chủ tịch ASEAN 2020; Việt Nam cũng trở thành điểm đến yêu thích của dòng vốn đầu tư ngoại... Theo bà, điều này nói lên điều gì về vị thế đất nước so với trước? - Mọi thành quả đều phải có quá trình, có logic của nó. Tôi nghĩ rằng logic ở đây là của thế và lực. Thế và lực phải gặp nhau ở thời điểm, giao điểm nhất định, phải chín muồi thì mới được. Với Việt Nam, lực của đất nước đã được tích lũy qua đổi mới kinh tế, phát triển xã hội. Còn thế chính là quá trình hội nhập mấy chục năm qua. Nếu chỉ là một trong hai thì sẽ không thể tạo ra một Việt Nam như ngày hôm nay. Sau mấy chục năm, chúng ta đã không còn bị cô lập mà được nhìn nhận như một đối tác đáng tin cậy, biết dung hoà lợi ích quốc gia, dân tộc với lợi ích rộng hơn của khu vực và quốc tế. Nhìn trong suốt chiều dài đó, người ta đã thấy Việt Nam biết tham gia, tận dụng luật chơi nhưng tuân thủ và có đóng góp vì cái chung từ những thận trọng lúc ban đầu gia nhập. Và chúng ta đã đạt được những gì? Thứ nhất, Việt Nam là đối tác, thành viên đáng tin cậy. Thứ hai, Việt Nam được nhìn nhận là quốc gia có thể dự đoán được. Tức thế giới không quá khó để giải mã Việt Nam. Ở thời buổi bây giờ, tính dự báo được của một quốc gia là đức tính, lợi thế tốt. Tự nhiên vai trò, vị trí của một nước cỡ trung như Việt Nam với thế và lực như vậy, trở nên có lợi thế trong con mắt của các tác nhân, chủ thể từ lớn đến nhỏ ở khu vực. Việt Nam tiếp tục con đường làm bạn với các bên, mỗi bên khác thì mình chơi kiểu khác. Trừ khi người ta không chơi với mình thôi. * Là người chứng kiến sự phát triển nhiều năm của Việt Nam với nhiều kế hoạch dự báo “hóa rồng, hoá hổ” nhưng chưa thành, “Nếu đa số người trẻ chỉ chăm chăm làm giàu cho cá nhân, cho gia đình thì điều đó không đủ để làm nên một đất nước hùng cường và một kiểu Việt Nam như chúng ta mong muốn”. bà nghĩ gì khi gần đây được nghe các thông điệp, phát biểu đầy khát vọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hay các doanh nhân, bạn trẻ? - Tôi nghĩ là may mà dân tộc ta nói chung đa số có khát vọng. Sợ nhất là sự thờ ơ, cứ bình bình, sao cũng được miễn là ngày mai vẫn có cái ăn. Nếu không có bất cứ khát vọng, tham vọng gì thì đó mới là thảm hoạ của dân tộc. Còn có thì phải nói là điều đáng mừng. Nhưng phải lưu ý rằng khi khát vọng đó không được đáp ứng từng bước ở một mức độ nhất định, nó sẽ trở thành sự thất vọng, chán nản. Vậy ở đây phải đặt ra câu hỏi về vai trò của những người lãnh đạo. Họ phải biết hun đúc, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc bằng những đường lối, chính sách để tạo điều kiện cho mọi người. Để người dân đem khao khát đó cùng với năng lực, nỗ lực đưa còn thuyền đất nước tiến lên. Còn với công dân, tôi nghĩ là nếu yêu nước, có nghĩa là mình thực hiện thứ có khả năng một cách chủ 16 TIEÂUÑIEÅM
  • 17. * Vậy nếu có một điều ước cho con đường đi đến tương lai của Việt Nam, bà sẽ ước điều gì? - Tôi nói như thế này, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập nêu rõ dân tộc Việt cần độc lập - tự do - hạnh phúc thì tôi nghĩ đó chính là định hướng lâu dài. Trên thế giới chưa nước nào đưa vào phương châm định hướng của quốc gia dân tộc là có hạnh phúc. Độc lập, tự do thì có, nhưng hạnh phúc thì tôi chưa thấy. Mà điều này Bác nói từ những năm cuối thập niên 40. Đến mãi gần đây, thế giới mới xét đến chỉ số hạnh phúc với nhiều chiều kích, nhân tố cấu thành. Nên tôi nghĩ cứ đúng 3 vế này thì chúng ta đi đúng đường. Độc lập thì chúng ta đang bảo vệ, tự do thì đang phải tiếp tục phát triển, và hạnh phúc thì cũng đang bước đầu khám phá những phức hợp của nó. Làm thế nào để Việt Nam không chỉ là hùng cường, vì hùng cường chỉ là một vế, phải làm cho mọi người dân được sung túc mới đầy đủ hơn. Một quốc gia dù hùng cường nhưng bên trong người dân còn bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo lớn thì đó là hùng cường không bền vững. Cuối cùng, tôi cho rằng một đất nước, một dân tộc phải thể hiện được trí tuệ của mình. Tôi mong muốn ngày càng có nhiều nhà khoa học, nhà sáng tạo... làm rạng danh dân tộc Việt Nam. (Theo CafeF) động và không mệt mỏi. Nếu mọi người làm được như vậy, tôi tin con thuyền Việt nam sẽ đi nhanh, đúng và mau đến đích hơn thôi. * Theo bà, muốn có một Việt Nam hùng cường như khát vọng của dân tộc, chúng ta - đặc biệt là với người trẻ, cần làm gì? - Tuổi trẻ thứ nhất phải có khát vọng. Khát vọng đó nên là sự kết hợp giữa khao khát cho cuộc sống bản thân, cho gia đình với cái rộng lớn của đất nước. Bài toán đặt ra là sự kết hợp của hai yếu tố đó chứ không ai đòi hỏi phải hi sinh khát vọng cá nhân cho cái chung. Nhưng nếu đa số người trẻ chỉ chăm chăm làm giàu cho cá nhân, cho gia đình thì điều đó không đủ để làm nên một đất nước hùng cường và một kiểu Việt Nam như chúng ta mong muốn. Là không đủ! Thứ hai là phải giỏi, phải rất chuyên nghiệp. Bạn là thợ đóng giày, người bán hàng, hay nhà khoa học không quan trọng, quan trọng là phải giỏi, phải lành nghề. Làm gì cũng được, đã không làm thì thôi, làm phải giỏi. Nên lúc tôi thấy những mẫu váy áo của Công Trí xuất hiện trên sàn thời trang quốc tế tôi mừng lắm. Tôi mong như vậy. Thanh niên thì không nên an phận với sự bình bình, tầm tầm. Thứ ba, tôi nghĩ đã là thanh niên của đất Việt, một nước châu Á với truyền thống lâu đời, có một số giá trị truyền thống tốt đẹp thì nên trân trọng, gìn giữ, phát huy và sáng tạo trên nền tảng đó. Như tôi nói lúc nãy, không thể vì sáng tạo mà phá di sản. Bài toán cho thanh niên là như thế. Các bạn cũng phải luôn trả lời được câu hỏi “Tôi là ai” và ngược lại, phải tự hào nói được “Tôi là người Việt Nam”. 17 TIEÂUÑIEÅM
  • 18. Bản lề mới cho đồ nội thất mang dấu ấn riêng Các loại bản lề mới với giảm chấn BLUMOTION tích hợp tạo ra các đồ nội thất đặc biệt – cho dù là các tủ cao với nhiều tầng, tủ nội thất có cửa mỏng, cửa kính hay cửa gương. Cho các tủ có gỗ màu tối, Blum cũng cung cấp bản lề CLIP top BLUMOTION màu đen mã não. Nói cách khác, Blum cung cấp tất cả các giải pháp phụ kiện cho vô số ứng dụng khác nhau. www.blum.com BLUM LIFESTYLE SHOWROOM 3 Võ Văn Tần, Q.3, Tp.HCM 9h - 19h Thứ hai đến Thứ bảy Tel: (028) 3822 3304 www.blum.com Blum Vietnam
  • 19.
  • 20. 20 HOAÏTÑOÄNGHOÄI Hội tụ đủ ba thế mạnh lớn: nhân lực, nguyên liệu và thị trường để tạo nên cốt lõi của một ngành công nghiệp vững mạnh, chế biến gỗ Việt Nam hoàn toàn xứng đáng vị trí dẫn đầu thị trường thế giới. N ói về tương lai của ngành chế biến gỗ, chúng ta phải nhìn lại quá khứ. Ngành chế biến gỗ đã có lịch sử khá khó khăn. Đang tập tễnh những bước đầu thì năm 1997, khi Nhà nước cấm xuất khẩu gỗ trong nước thì ngành cũng sa sút và cũng có thể nói là gần như mất trắng. Dụng nhân như dụng mộc Nhưng từ thời điểm đó, tôi đã nhận thức được chế biến gỗ là ngành rất thích hợp cho Việt Nam. Vì sao vậy? Vì ngành gỗ rất phù hợp với con người Việt Nam. Điều này rất đặc biệt. Rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có những quốc gia trong khối Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Thái Lan… rất muốn phát triển ngành gỗ. Họ có khả năng sáng tạo, phát triển được công nghiệp sáng tạo, có được những nghệ nhân danh tiếng thế giới nhưng vẫn không tổ chức được công tác sản xuất, chế biến gỗ. Trao đổi với những đồng nghiệp quốc tế, hoạt động trong các hiệp hội, tôi được biết khát khao của họ. Chính phủ thừa tài chính để đầu tư nhưng không thúc đẩy được ngành công nghiệp này. Bản thân các hiệp hội chế biến gỗ quốc tế cũng rất ngạc nhiên vì sao trong thời gian rất ngắn như vậy mà Việt nam có thể bắt kịp trình độ sản xuất gỗ của thế giới. Thực tế cho thấy, dù có máy móc, công nghệ tiến bộ đến mức nào thì ngành gỗ vẫn đòi hỏi kỹ năng của con người rất lớn, tay nghề của người công nhân và quan trọng hơn là kỹ năng quản lý của người điều hành. Cứ nhìn một quy trình chế biến gỗ sẽ thấy, có rất nhiều công đoạn, rất nhiều phát sinh… thợ có giỏi mà người quản lý cứng nhắc, không biết linh hoạt, cảm thông… thì cả khối sản xuất đều không đạt hiệu quả. Như vậy, cốt lõi và quan trọng nhất trong ngành, vẫn là con người. Mà người Việt, như đã nói lại rất phù hợp. Sau chuỗi ngày lắng đọng, rất may, vào những năm 2000, lịch sử ngành chế biến gỗ đã sang trang với rất nhiều chính sách của nhà nước được ban hành. Nhờ làn sóng đầu tư của nước ngoài vào, giúp Việt Nam có cơ hội vực dậy ngành chế biến gỗ. Cùng với đó, là như sự vươn lên của các doanh nghiệp (DN). Quan trọng hơn cả là chiến lược trồng rừng, phủ xanh đồi trọc mà Chính phủ quyết liệt triển khai. Nhờ đó mà gần đây, chúng ta hoàn toàn có thể tự chủ được về nguyên liệu. Nguồn gỗ rừng trồng đã thỏa mãn được gần như là 60% của nhu cầu của ngành chế biến gỗ. Phần còn lại, theo yêu cầu của khách hàng, tạo sự đa dạng, phong phú, chúng ta chỉ nhập khoảng 40% nguyên liệu nữa. Đó là lợi thế to lớn thứ hai của ngành gỗ Việt Nam. NGUYỄN CHIẾN THẮNG Chủ tịch Scansia Pacific Xứngđángdẫnđầu
  • 21. 21 HOAÏTÑOÄNGHOÄI “Nếu từng bước có những bước đi đúng đắn, chúng ta sẽ đạt được xuất khẩu trên cả Trung Quốc và dư khả năng dư đứng đầu trên thế giới”. Nhu cầu không thể thiếu Từ mốc thời gian đó đến nay, ngành gỗ đã có những bước phát triển gần như liên tục. Không có năm nào chúng ta tăng trưởng âm trong xuất khẩu. Đó là nhờ ngành gỗ có thêm được lợi thế thứ ba: thị trường. Không giống như sản phẩm công nghệ, có thể bị thay thế bất cứ lúc nào, sản phẩm của ngành chế biến gỗ là thiết yếu. Khách hàng có thể quay lưng với những chiếc điện thoại Windows Phone khiến đế chế Nokia, thương hiệu từng giữ 60% thị trường điện thoại di động thế giới “sụp đổ”, nhưng họ vẫn luôn phải dùng đến tủ, giường, bàn ghế… Dù có thay đổi kiểu dáng thế nào thì cơ bản, vẫn là chức năng ngàn đời của đồ nội thất. Đó là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên lúc nào cũng có thị trường. Chưa kể, trong xu hướng bảo vệ môi trường, người dùng toàn cầu ngày càng thận trọng hơn trong chọn lựa các sản phẩm có nguyên liệu ảnh hưởng đến trái đất, các sản phẩm gỗ ngày càng được ưa chuộng hơn. Như vậy, thị trường của chúng ta gần như là mãi mãi. Ba thế mạnh lớn để tạo nên cốt lõi của một ngành công nghiệp vững mạnh, là nhân lực, nguyên liệu và thị trường, chế biến gỗ Việt Nam đều có. Không có lý do gì, ngành công nghiệp này không thể phát triển. Nhiều lần Nhà nước cũng đã thử sức với các ngành công nghiệp khác, có mức đầu tư rất lớn nhưng chưa thu được kết quả như ý. Trong khi đó, chế biến gỗ rất dễ cho các DN tham gia bởi chỉ cần 5 đến 10 triệu USD là đã có thể đầu tư được một nhà máy, giá đầu tư thấp hơn rất nhiều so với những ngành công nghiệp như ô tô, điện tử… Tất nhiên, quốc gia vẫn phải hội tụ đa dạng các ngành công nghiệp nhưng, phải có một ngành cốt lõi, thế mạnh và không thể thay thế. Với Việt Nam, đó là chế biến gỗ. Có thế mạnh, lại dễ đầu tư, ngành gỗ Việt Nam sẽ không chỉ phát triển ổn định mà còn và phát triển một cách hùng cường. Hiện nay đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu nhưng tôi rất tự tin nói rằng nếu từng bước có những bước đi đúng đắn, chúng ta sẽ đạt được xuất khẩu trên cả Trung Quốc và dư khả năng dư đứng đầu trên thế giới. Tôi không lạc quan quá mức vì trên tất cả những lợi thế nền tảng, thời đại 4.0 đang diễn ra, máy móc và thiết bị càng ngày càng hiện đại hóa cũng sẽ mở đường, tạo sức hấp dẫn cho người trẻ tham gia vào ngành gỗ. Tôi tin, sức trẻ sẽ phát huy được tiềm năng trong ngành công nghiệp có thể nói là “trời cho” của đất nước.
  • 22. 22 ÑOÁITHOAÏI Doanh nghiệp lớn, ngành mới mạnh KHOA TƯ thực hiện Ông Điền Quang Hiệp - Giám đốc Công ty Mifaco, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA): Liên kết hợp tác, đoàn kết cùng phát triển giữa các doanh nghiệp, hiệp hội, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ là đòn bẩy đưa ngành gỗ Việt Nam không chỉ “đề kháng” được trước những thách thức từ bên ngoài mà còn tạo đà cất cánh, cụ thể hóa khát vọng hùng cường. * Là người gắn bó lâu năm với ngành trong tư cách doanh nghiệp (DN) lẫn lãnh đạo hiệp hội, khi nhìn vào những con số phát triển hằng năm, ông có sự lạc quan và hài lòng nào với ngành? - Tốc độ tăng trưởng cao của ngành là điều rõ nhất, trung bình 9-10%/ năm. Trước đây Chính phủ dự kiến phải đến năm 2019 mới đạt được 8 tỷ USD xuất khẩu, nhưng chỉ cần đến năm 2017 ngành đã về đích, tốc độ tăng 12%. Theo từng năm, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu và năm nào ngành cũng hoàn thành. Năm 2019 là 11 tỷ USD và đến năm 2025, với tốc độ tăng trưởng 16% như hiện nay, mục tiêu 20 tỷ USD là không khó. Ngành gỗ đã trở thành ngành xuất siêu và đó chính là điểm sáng để xã hội nhìn nhận vị thế và đề cao năng lực của ngành. Suy cho cùng, doanh số xuất khẩu không phải cao hay thấp mà là nguồn ngoại tệ giữ lại trong nước được bao nhiêu.
  • 23. 23 ÑOÁITHOAÏI * Cụ thể hơn, ông nhận thấy ngành đã thực sự đi đúng hướng và phát huy hết tiềm năng chưa? - Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, theo tôi Việt Nam nhiều khả năng sẽ vươn lên thứ 2 thế giới trong 5 năm nữa, có khi là nhanh hơn. Đặc thù ngành gỗ sử dụng lao động nhiều. Trung Quốc hiện nay đang hạn chế những ngành thâm dụng lao động, ngành gỗ không còn là sự ưu tiên của họ. Chi phí sản xuất và tiền lương tăng, tính cạnh tranh của ngành gỗ Trung Quốc đang giảm nên nhiều DN của họ giảm hứng thú. Sự dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia khác bắt đầu xảy ra mà Việt Nam là lựa chọn tiềm năng nhất. Áp lực dịch chuyển nhanh đặt ra yêu cầu về khả năng đón nhận của chúng ta. Nhà nước phải đồng hành cùng DN, hiệp hội để có phương án tiếp nhận dịch chuyển đó. * Nhìn lại năm 2019 và hướng đến 2020, ông nhận thấy những điểm nhấn và diễn biến đáng chú ý nào với ngành trong năm đầu của giai đoạn 2020 - 2025? - Năm 2020 và cả 2021, theo tôi điểm nhấn vẫn là xu hướng dịch chuyển sản xuất, đầu tư FDI. Chỉ nhìn vào việc lấp đầy rất nhanh và liên tục các khu công nghiệp tại Bình Dương sẽ thấy đầu tư FDI đang ồ ạt. Giá thuê đất từ 80 USD cách đây 2 năm nay lên 135 USD. Trong sự dịch chuyển sôi động đó, có rất nhiều DN Trung Quốc. Tôi nhẩm tính, chỉ cần 10% DN của họ sang Việt Nam thì chúng ta đã “ngộp”. Dịch chuyển lớn sẽ dẫn đến cạnh tranh về mặt bằng, giá đất, lao động, tiền lương... DN FDI với tiềm lực tốt không ngần ngại sử dụng các “liệu pháp sốc” để thu hút người. Năm 2019, tôi biết có những DN chỉ trong chớp mắt công nhân kéo nhau nghỉ gần hết. Nếu quản trị không tốt (nhân sự, sản xuất, tầm nhìn), từ chuyện mất người đến không đảm bảo đơn hàng, dừng sản xuất, là đương nhiên. Điều đáng lo nhất với ngành gỗ Việt Nam hiện nay không phải là những con số, mà là gian lận xuất xứ. Các hiệp hội, DN khi ngồi bàn với nhau đều nhìn thấy nguy cơ này. Đây là lúc cần phát huy vai trò của các hiệp hội. * Trong sự phát triển của ngành gỗ, ngoài nỗ lực của DN, ông thấy các hiệp hội đã làm tốt vai trò đồng hành cùng hội viên? Hoặc nếu có điều chưa được, theo ông là gì? - Các hiệp hội làm được rất nhiều việc nhưng để đáp ứng yêu cầu của hội viên thì chưa bao giờ là đủ. Thế giới ngày càng biến động nhanh và nhiều bất thường. Một cá thể DN khó có thể nắm bắt hết. Vì vậy cần nhiều người ngồi lại với nhau để kết nối, chia sẻ thông tin, cùng tìm giải pháp. Quan trọng nhất với một hội theo tôi là vai trò của Ban chấp hành. Hiệp hội đóng vai trò tham vấn chính sách từ trung ương và địa phương cho các DN. Nhà nước đóng vai trò quản lý chỉ nắm bắt và đáp ứng thông qua hiệp hội. Những chính sách, phương hướng phát triển và thành quả của ngành gỗ hiện nay, có vai trò rất lớn của các hội. Mỗi DN có tư duy, tầm nhìn chiến lược cụ thể mà hiệp hội không thể can dự hay làm thay. Nhưng ở tầm chiến lược và định hướng bền vững cho ngành, hiệp hội có vai trò khởi xướng, kết nối và đề ra phương pháp chung, từ đó tác động trở lại DN. * Hợp tác, liên kết cùng phát triển giữa các DN nghiệp và xây dựng ngành gỗ bền vững với khát vọng hùng cường là mục tiêu ngành đề ra. Theo ông, ngành cần làm những việc cụ thể gì để thôi thúc được khát vọng trong từng DN và mỗi doanh nhân? Những anh em làm ngành gỗ, bắt đầu gầy dựng từ cơ sở nhỏ đến DN tầm vóc như hôm nay, tôi tin tự tâm mỗi người đều có khát vọng đẹp. Vấn đề là cần có một ngọn cờ để tập hợp họ. Bản chất của mọi khát vọng đều hướng đến kết quả tốt. Quan trọng là khát vọng đó phải xuất phát từ tâm, cháy bỏng và chính đáng. Những con số 8, 9, 11 hay 20 tỷ USD xuất khẩu là kết quả từ chính khát vọng đặt ra của ngành gỗ. Nhìn sâu hơn những con số đó là câu hỏi giá trị gì, thương hiệu và sự bền vững nào cho ngành? Từ câu hỏi sẽ có phương pháp. Có phương pháp hay sẽ mang lại kết quả tốt, tôi luôn tin như vậy. DN lớn mạnh sẽ tạo nên sự hùng cường của một ngành, một nền kinh tế. Sự liên kết, đồng lòng từ các DN và các hiệp hội chính là đòn bẩy để ngành gỗ Việt Nam cụ thể hóa khát vọng đó. * Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông! “Bản chất của mọi khát vọng đều hướng đến kết quả tốt. Quan trọng là khát vọng đó phải xuất phát từ tâm, cháy bỏng và chính đáng”.
  • 24. 24 ÑOÁITHOAÏI Xây khát vọng từ những điều nhỏ bé QUÝ BÌNH thực hiện Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Vifores: Ngày 20/11, Đại hội nhiệm kỳ IV (2019 - 2024) Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) kết thúc thành công với việc bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ mới. Tân Chủ tịch Vifores là ông Đỗ Xuân Lập, Giám đốc Công ty CP Kỹ nghệ Gỗ Tiến Đạt. Theo ông Lập, nhiệm vụ lớn nhất mà ông đặt ra cho mình là định vị lại và tạo được kết nối vững chắc hơn cho cộng đồng chế biến gỗ. * Là người gắn bó với ngành chế biến gỗ hơn 20 năm qua, việc đảm nhận vị trí Chủ tịch Vifores ắt hẳn sẽ mang đến cho ông nhiều cảm xúc? - Với sự đóng góp lớn cho GDP, chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản đã trở thành ngành kinh tế được nhà nước quan tâm, kỳ vọng. Mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025 đòi hỏi doanh nghiệp (DN) lẫn các tổ chức nghề nghiệp và cơ quan chức năng đều phải nỗ lực. Do đó, vai trò mới khiến tôi suy nghĩ, cân nhắc nhiều trước khi quyết định. Trong bối cảnh hoạt động của các tổ chức ngành nghề ở Việt Nam cũng chưa thực sự hiệu quả, phải làm sao để Vifores thực hiện được đúng vai trò, trách nhiệm của mình với cộng đồng DN, với tôi thực sự là áp lực. Vai trò của hiệp hội được xác định vô cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngành gỗ, nội thất Việt Nam. Những tổ chức này chính là tiếng nói giúp nhà nước định hướng và đưa ra những chiến lược phát triển của ngành. Hiệp hội cũng đồng thời phải bên cạnh, lắng nghe và có những hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển của DN. * Vậy, Vifores có những định hướng nào trong nhiệm kỳ mới để đồng hành cùng hội viên? - Tôi xác định, trọng tâm và cần thiết trước mắt là định vị lại toàn bộ ngành chế biến gỗ, lâm sản lẫn thủ công mỹ nghệ. Chúng ta nghe rất nhiều báo cáo về thế mạnh, tiềm năng cũng như những hạn chế của ngành nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu tổng kết đúng nghĩa phản ánh toàn cảnh bức tranh của thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản Việt Nam. Dù doanh số xuất khẩu tương đối ấn tượng nhưng rõ ràng chúng ta còn quá nhiều hạn chế, nhất là chưa tiếp cận được những giá trị thặng dư cao hơn. Chỉ khi nhìn chi tiết vào từng điểm yếu, mạnh chúng ta mới có thể tìm ra giải pháp rồi từng bước khắc phục. Tiếp theo là việc khuấy động lại tinh thần tự cường của doanh nhân ngành gỗ. Không chỉ là làm giàu cho bản thân, doanh nhân ngành gỗ đang có những đóng góp rất lớn trong việc giải quyết bài toán nhân sinh cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, trực tiếp nâng cao thu nhập quốc gia. Như vậy, chúng ta phải tự hào với vai trò của mình, nâng cao khát khao làm giàu phụng sự quốc gia, dân tộc. Thời gian qua, trong ngành đã có không ít các thương vụ chuyển giao DN Việt sang nhà đầu tư nước ngoài. Nếu có tinh thần tự cường, khát khao làm giàu cho bản thân và đất nước, DN chế biến gỗ sẽ cân nhắc kỹ hơn trước những lời đề nghị. Giữ ngành, giữ cho cái tem “made in Vietnam” trên từng sản phẩm nội thất đúng với bản chất của nó: là thành quả của người Việt chứ không chỉ là sản xuất tại nhà máy đặt ở Việt Nam. * Nhân lực trẻ ngại ngành gỗ vất vả, DN khó tìm người kế nghiệp, sẵn sàng nhượng lại cơ nghiệp của mình trong khi các tập đoàn nước ngoài thì rất muốn vào Việt Nam. Nghịch lý này đến từ đâu? - Cảm nhận của tôi là thế hệ khai sinh ngành thì đã bắt đầu lớn tuổi, cũng dần mệt mỏi với việc vận hành Chúng ta phải tự hào với vai trò của mình, nâng cao khát khao làm giàu phụng sự quốc gia, dân tộc.
  • 25. 25 ÑOÁITHOAÏI kinh doanh nhưng không phải ai cũng may mắn có được F1 kế thừa. Thêm những áp lực kinh doanh, từ mặt bằng, nhà xưởng, nhân lực, cạnh tranh... nên họ dễ rơi vào trạng thái muốn thoái trào. Nghịch lý người ngoài muốn vào, người trong muốn bỏ cơ bản xuất phát từ việc phần lớn DN chế biến gỗ Việt Nam đều đang ở giai đoạn tập trung sản xuất, gia công - khâu nhận được lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn ngành nội thất. Trong khi đó, các DN quốc tế đã tiến đến những giá trị cao nhất của chuỗi, họ có kinh nghiệm đầu tư vào thương hiệu, thiết kế, phân phối... nên thấy được sự hấp dẫn của ngành. * Theo ông, để giải quyết được nghịch lý trên, ngành nội thất Việt Nam cần có chiến lược nào? - Giải quyết được thực trạng này không có giải pháp nào khác ngoài việc làm cho ngành chế biến gỗ hấp dẫn hơn. Hấp dẫn theo đúng nghĩa đen là mang đến lợi nhuận cao hơn, bền vững hơn. Ngành chế biến gỗ đang khởi xướng chiến lược xây dựng thương hiệu ngành thay cho chú trọng số lượng gia công, xuất khẩu, phát triển bền vững thay cho chinh phục các con số xuất khẩu hằng năm. Tôi nghĩ, đây là định hướng mang tính chiến lược, có thể giúp ngành vươn cao trong thời gian tới. Do đó, rất cần Nhà nước chủ động trong việc hỗ trợ thiết lập mô hình liên kết chuỗi giá trị cho toàn ngành. Cụ thể như xây dựng các “thủ phủ” của ngành ở những địa phương thích hợp. Đây là nơi tập trung các DN mắt xích trong ngành lẫn các DN phụ trợ liên quan. Nếu tổ chức được, DN tiết giảm rất nhiều chi phí, thu hút được nhân lực... Để DN phát triển mạnh mẽ hơn, thực sự rất cần chất xúc tác từ phía nhà nước trong việc cổ vũ, tạo điều kiện cũng như xây dựng khát vọng hùng cường cho doanh nhân ngành gỗ. * Khát vọng hùng cường như cách lý giải của ông sẽ có giá trị về mặt tinh thần, giúp DN cam kết lâu dài với ngành? - Khi có khát vọng lớn hơn chuyện kiếm tiền thì DN sẽ hướng đến những chiến lược dài hơi, bền vững thay vì đơn thuần kiếm lợi nhuận trước mắt. Khi DN tự hào với sự hoàn thiện cũng như thế mạnh của mình, tôi tin họ sẽ là những đốm sáng lan tỏa tinh thần ấy ra cộng đồng chế biến gỗ. Và, khi tự hào với con đường mình đang theo đuổi, chắc chắn không ai muốn bỏ cuộc chơi để đổi lấy một khoản tiết kiệm trong ngân hàng, dưỡng già! * Xin cảm ơn ông về những trao đổi này!
  • 26. 26 ÑOÁITHOAÏI Tầm nhìn tương lai để cạnh tranh chủ động... NAM KHUÊ thực hiện Ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Woodsland: Vận hành 3 nhà máy đang hoạt động với sự tham gia của hơn 2.600 con người, lãnh đạo Woodsland đã có một năm nỗ lực để doanh thu 2019 vượt hơn 1.600 tỷ đồng, duy trì vị trí ngọn cờ đầu trong tăng trưởng của lĩnh vực chế biến gỗ phía Bắc. K hởi nguyên từ một xưởng nhỏ, Woodsland định hướng sản xuất nội thất theo kiểu đo ni đóng giày, phục vụ thị trường trong nước. Cơ duyên đến với Woodsland khi IKEA bước vào thị trường Việt Nam, nhìn thấy tiềm năng từ nguồn nhân lực và nguyên liệu gỗ keo dồi dào, tìm kiếm đơn vị cung ứng ở khu vực phía Bắc. Từ sản xuất số lượng nhỏ chuyển sang sản xuất hàng loạt, thời gian đầu, những yêu cầu của IKEA trong việc tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng lẫn tiết giảm chi phí tối đa khiến Woodsland “hụt hơi”. Tuy nhiên, những đòi hỏi của “ông lớn” cũng trở thành động lực để doanh nghiệp (DN) kiện toàn nội lực. Hơn 15 năm hợp cùng thương hiệu nội thất nổi tiếng toàn cầu này, Woodsland trở thành một trong 5 nhà cung cấp lớn của IKEA ở châu Á. Không chấp nhận giới hạn trong công việc gia công, Woodsland dành 40% năng lực để tiếp cận thị trường nội địa với các sản phẩm ván nguyên liệu, nội thất và thành công nhờ tổ chức tốt công tác thiết kế, phân phối... Trong đó, thành công trong việc cung cấp nội thất cho các dự án nhà ở, công trình... là điểm nhấn chứng tỏ Woodsland đã chạm được phân khúc cao cấp của thị trường. Theo ông Vũ Hải Bằng, sự phát triển của Woodsland cũng như tất cả các DN khác, trong bối cảnh ngành chế biến gỗ Việt Nam đứng trước vận hội lớn về tăng trưởng như hiện nay rất cần được định hướng theo mục tiêu bền vững. Trước thềm năm mới, Gỗ & Nội thất được ông chia sẻ những chiến lược cần thiết cho ngành. * Thông tin từ Tổng cục Hải Quan cho biết đến thời điểm này, Việt Nam đã vượt qua kỳ vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của năm 2019 với con số 11 tỷ USD. Ông đánh giá thế nào về con số này? - Năm qua, dù có những thách thức nhất định nhưng với nội lực của mình, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã đạt được con số rất ấn tượng này. Đây là một dấu ấn lớn. Các mục tiêu 12 - 13 tỷ USD cho năm 2020 hay 20 tỷ USD cho 2025 có thể cũng sẽ khả thi nếu nhìn vào quyết tâm của các DN Việt và những hiệu ứng của việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu mà Việt Nam là một điểm đến. Tuy nhiên ngoài những con số về sự tăng trưởng, mục tiêu mà ngành chế biến gỗ nhắm đến phải là sự phát triển bền vững trong dài hạn. Chúng ta không muốn nhanh chóng trở thành trung tâm nội thất của thế giới (hiện đã đứng thứ năm trong các nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới) rồi lại có thể bị tụt hậu trong tương lai. Và như vậy có rất nhiều việc các DN phải chuẩn bị, phải nỗ lực. Muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trở nên cạnh tranh hơn đối thủ, các DN cần tư duy theo quan điểm chuỗi giá trị và cải tiến không ngừng, luôn luôn nắm bắt các cơ hội mới phát sinh từ sự thay đổi không ngừng của các phương thức kinh doanh, nơi mà các DN hợp tác với nhau và tương tác với khách hàng cuối “Sau khi đã tổ chức tốt công tác sản xuất, ngành sẽ phải kiện toàn các giá trị khác như thiết kế, thương mại cũng như xây dựng thương hiệu... để có lợi nhuận hấp dẫn hơn”.
  • 27. 27 ÑOÁITHOAÏI cùng. Và bền vững! Chúng tôi hay nói đùa với nhau là “khi chúng ta nghĩ nhiều hơn đến môi trường, khách hàng sẽ nghĩ đến chúng ta”. Có thể hơi cường điệu một chút nhưng quả là có nhiều khách hàng đến với Woodsland vì họ yên tâm về cách chúng tôi đối xử với người lao động và tác động một cách có trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường xung quanh. Chúng ta cũng phải đầu tư vào công nghệ. Luôn luôn là công nghệ xanh: tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu hơn, điện năng sử dụng ít hơn và tiết kiệm lao động hơn. Đó cũng là sự bền vững. Tuy nhiên đã là đầu tư thì phải yên tâm rằng máy móc, thiết bị sẽ được phát huy tốt. Chúng ta đang đi trên con đường của kỷ nguyên số hóa và AI. Hy vọng đến một thời gian nữa có thể nói rằng chúng ta đang chạm tay vào những khái niệm này. Bây giờ thì có lẽ hơi sớm chút! Những người yêu nghề sản xuất, khi nói đến mua máy móc là thấy có một chút men say hưng phấn. Nhưng mà phải thực tế nếu không muốn bị rủi ro quá mức. Đầu tư quá đà, không hiệu quả là không bền vững rồi! * Những điều này cũng mới chỉ là tập trung vào việc sản xuất? Sản xuất là khâu các DN Việt Nam đang làm tốt nhất nhưng đây cũng là khâu nhận được giá trị thặng dư thấp nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị kinh doanh nội thất. Sau khi đã tổ chức tốt công tác sản xuất, ngành sẽ phải kiện toàn các giá trị khác như thiết kế, thương mại cũng như xây dựng thương hiệu... Đây mới là chìa khoá mang lại lợi nhuận hấp dẫn hơn. Ngay cả khi đang tập trung cho việc sản xuất thì DN cũng cần đa dạng hóa thị trường, không thể tập trung vào một khu vực nào đó vì cách mà kinh tế thế giới vận hành hiện nay có nhiều biến động. Về cơ cấu sản phẩm nên là sự cân bằng giữa chuyên môn hóa sâu, công nghệ mũi nhọn để nâng cao mức độ cạnh tranh với một sự cân bằng và bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các sản phẩm. Tuy nhiên duy trì được điều này không phải dễ và nếu phải lựa chọn thì tôi chọn vế thứ nhất. Có câu “một nghề cho chín...” mà. Gần đây mọi người hay nói đến “căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt...”. Có thể nói đây là yếu tố đang tác động rất lớn đến nền kinh tế nước ta và ngành gỗ có lẽ là ngành chịu tác động lớn nhất. Bên cạnh yếu tố nhất thời là các đơn hàng đi Mỹ buộc phải dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác và doanh số xuất khẩu sản phẩm gỗ đi Mỹ sẽ tăng lên khá nhiều (năm 2020 chắc chắn sẽ còn tăng nhiều hơn 2019) nhưng đi kèm là những thách thức rất lớn: DN Việt có đủ năng lực đáp ứng các đơn hàng này hay không? Hay là chính các DN Trung Quốc sẽ sang Việt Nam mở nhà máy và thực hiện các đơn hàng này? Các cơ quan quản lý có đủ năng lực và quyết tâm ngăn chặn gian lận thương mại về xuất xứ hay không? Cho nên cơ hội thì có đấy, nhưng mỗi DN phải quay lại phát triển năng lực cốt lõi của mình,
  • 28. sẵn sàng cho sự cạnh tranh sẽ ngày càng lớn hơn, nếu không thì cơ hội không tận dụng được mà lại lãnh đủ các hệ quả của sự dịch chuyển chuỗi cung ứng như lao động, hạ tầng đất đai và nguyên liệu sản xuất thiếu hụt... Hay nguy cơ bị áp thuế chống phá giá khi cán cân thương mại với Mỹ của sản phẩm chế biến gỗ tăng đột biến, bất thường. * Theo ông, DN sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh bằng cách nào? - Tôi thích khái niệm cạnh tranh chủ động. Nghĩa là chúng ta có thể đầu tư bằng cái nhìn hướng về tương lai. DN hiểu thị trường, hiểu xu hướng và có thể đưa ra được những dòng sản phẩm chưa phổ biến - một cách gọi khác là thị trường ngách, chẳng hạn. Con đường ấy giúp chúng ta có thể giảm bớt mức độ cạnh tranh và trở thành người dẫn dắt. Năng lực cạnh tranh hiện nay rất đa dạng, không chỉ năng lực sản xuất, giá thành, chất lượng sản phẩm mà còn là thời gian giao hàng, tính cam kết, đặc biệt là việc đáp ứng các yêu cầu liên quan đến bảo vệ môi trường và minh bạch... Tất cả những giá trị vô hình này, khách hàng đều nhìn thấy. Họ sẽ lựa chọn những DN đảm bảo được các yếu tố ấy. * Nhưng để viết nên câu chuyện bền vững của một ngành, không chỉ là cố gắng của riêng DN? - Ngoài nỗ lực của DN, thời gian qua ngành gỗ cũng được nhà nước tạo điều kiện rất lớn. Tuy nhiên chúng ta vẫn thấy thiếu vắng và mong chờ một chiến lược tổng thể đối với ngành chế biến gỗ từ phía nhà nước, tiếp theo là các hiệp hội ngành, để có thể phát huy được các giá trị và thế mạnh cơ bản như nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, nhân lực có trình độ, các ngành công nghiệp phụ trợ, logistic... Công tác đào tạo nhân lực cho ngành lâm nghiệp thực sự vẫn chưa được tổ chức tốt nên DN phải mất nhiều thời gian, công sức đào tạo. Thực sự là chưa bao giờ ngành Lâm nghiệp và Chế biến gỗ lại thú vị và đầy triển vọng như bây giờ. Các bạn trẻ học ngành Lâm nghiệp có thể phát huy bản thân ở rất nhiều vị trí khác nhau như trong các DN sản xuất và thương mại, trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, các tổ chức quốc tế chuyên đánh giá về môi trường... Đáng tiếc là công tác truyền thông về cơ hội nghề nghiệp của ngành chưa đúng nên người trẻ còn quay lưng. Tôi tin là khi biết được tiềm năng của ngành, họ sẽ mạnh dạn lựa chọn. * Xin cảm ơn ông về những trao đổi này! 28 ÑOÁITHOAÏI
  • 29. Khaithácrừngbềnvững N ăm 2019, ngành chế biến gỗ Việt Nam đầy tự hào khi vượt mức xuất siêu 11,2 tỷ USD, cao hơn kỳ vọng của các cơ quan quản lý. Chính phủ đề ra mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào năm 2025 sẽ đạt 20 tỷ USD, tạo công ăn việc làm thu nhập cao trong ngành gỗ. Đồng thời, tạo cơ hội đổi mới và sáng tạo để ngành có thể tăng năng lực cạnh tranh. Với những lợi thế hiện có, từ năng lực sản xuất đến tư duy sản xuất, con số này không ngoài khả năng. Nhưng để được vậy, quy mô năng lực ngành chế biến gỗ Việt Nam phải tăng gần như gấp đôi so với hiện nay, đòi hỏi nguồn cung ứng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước phải tăng tương ứng. Theo thống kê từ Tổng cục Lâm nghiệp, ngành lâm nghiệp đang khai thác được 30 triệu m3 gỗ nguyên liệu/năm. Để tăng năng suất cho nguồn nguyên liệu bản địa, vốn đang là lợi thế của ngành, tất nhiên, không chỉ chờ tăng diện tích rừng trồng. Đâu là lời giải cho bài toán này? Từ mô hình nông nghiệp bền vững Năm 2008, khi Chương trình Nông nghiệp bền vững của PepsiCo phát triển về Đơn Dương, rất nhiều quan ngại cũng đã được đặt ra. Bởi, thời điểm đó, vùng nông nghiệp này vẫn trồng trọt đơn thuần trên quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, kết quả là năng suất bấp bênh, đầu ra cũng không có. Đời sống người nông dân theo đó khó khăn, nhiều hộ thậm chí chịu gánh nặng nợ nần. Quan trọng hơn cả là khoai tây vốn không phải là nông sản truyền thống của Đơn Dương. PepsiCo, khi đó, thuyết phục nông dân hợp tác ký hợp đồng sản xuất độc quyền, đảm bảo giá mua. Đồng hành cùng người làm vườn, PepsiCo hỗ trợ phương pháp canh tác, đặc biệt là hỗ trợ giống cho người dân. Bên cạnh đó, chương trình luôn có những kỹ sư nông nghiệp trực thuộc công ty theo sát và tư vấn cho nông dân, liên tục phổ cập và giới thiệu những phương pháp canh tác bền vững mới. Nhờ chú trọng trong khâu chọn giống cây trồng, sản phẩm khoai tây trên diện tích canh tác ở Đơn Dương thu được khá đồng đều về kích thước lẫn hàm lượng tinh bột, thậm chí tỷ lệ sản phẩm lỗi chưa đến 5% trên một mẫu. Mặt khác, sản lượng tính trên mỗi đơn vị đất cũng tăng gấp đôi, từ mức 1,5 tấn đến nay đạt đến 2,5 - 3 tấn. Sau 10 năm, bài toán Với quỹ đất lâm nghiệp và chủ trương phát triển từ phía Nhà nước, ngành lâm nghiệp Việt Nam cần giải quyết vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải thiện chất lượng gỗ rừng trồng. Chuyên gia kinh tế PHẠM PHÚ NGỌC TRAI 29 ÑOÁITHOAÏI
  • 30. 30 TIEÂUÑIEÅM hiệu suất cùng đầu ra của người dân dần được hóa giải. Nơi đây trở thành vùng canh tác trọng điểm của PepsiCo, cung cấp 70% nguyên liệu khoai tây, với sản lượng trung bình 24,3 tấn/ha, cao hơn 43% so với năng suất trung bình tại miền Bắc Việt Nam. Đến chuyện nâng chất lượng cho cây gỗ rừng trồng Chương trình Nông nghiệp bền vững của PepsiCo tại Việt Nam là một trong nhiều chương trình tương tự khác mà công ty đầu tư ở hơn 38 quốc gia trên toàn cầu. Riêng ở Việt Nam, số hộ nông dân hợp tác đã tăng gấp 4 lần chỉ sau 7 năm, xấp xỉ 600 hộ. Mô hình này chứng minh, khi chọn được giống, công nghệ và mô hình phù hợp, có thể giúp ngành tăng năng suất lên gấp 3, thu nhập lên gấp 5. Ngành gỗ hoàn toàn có thể nghĩ đến cơ hội này. Trở lại ngành gỗ. Được sự đồng hành từ phía Chính phủ, lâm nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển. Ngành đã xác định để nâng cao giá trị gia tăng, có 2 nhiệm vụ cơ bản cần được thực hiện là Nâng cao năng suất rừng “Cần có chiến lược quy hoạch tăng giá trị các loại gỗ rừng trồng, tăng khai thác rừng trồng gỗ lớn phục vụ chế biến, đầu tư thiết kế sản phẩm nội thất từ cây gỗ rừng trồng, quảng bá thương hiệu cây gỗ bản địa đến các thị trường gỗ và nội thất quốc tế”.
  • 31. 31 TIEÂUÑIEÅM đạt bình quân 15m3 /ha/năm và đến năm 2020 diện tích rừng trồng sản xuất đạt khoảng 3,84 triệu ha. Cùng với đó cần đưa tỉ lệ giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận vào sản xuất lên 60 - 70% vào năm 2020, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng, góp phần đưa năng suất rừng trồng tăng 20% vào năm 2020 so với năm 2011. Để thực hiện được hai nhiệm vụ cơ bản trên, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp và tăng cường công tác quản lý cần được đẩy mạnh, đặc biệt đối với lĩnh vực giống cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cần có chiến lược quy hoạch tăng giá trị các loại gỗ cây trồng. Đây là chiến lược đầu tư lâu dài, trong đó, hạn chế khai thác gỗ nhỏ có giá trị thương phẩm rất thấp, tăng khai thác rừng trồng gỗ lớn phục vụ chế biến, đầu tư thiết kế sản phẩm nội thất từ cây gỗ rừng trồng, quảng bá thương hiệu cây gỗ bản địa đến các thị trường gỗ và nội thất quốc tế. Lâm nghiệp Việt Nam rất tiến bộ, theo kịp xu hướng kết nối các mắt xích trong chuỗi giá trị để triển khai mô hình liên kết giữa doanh nghiệp (DN) với lâm dân, các lâm trường… Nhiều mô hình phát triển kinh tế hợp tác và liên doanh, liên kết trong sản xuất lâm nghiệp đã được các địa phương phát triển như: Mô hình liên kết giữa NAFOCO với các hộ trồng rừng ở Yên Bái; Woodsland với các hộ trồng rừng và 5 công ty lâm nghiệp ở Tuyên Quang; Scansia Pacific với các hộ trồng rừng ở Quảng Trị…. Thậm chí, tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cũng đã thành lập Hiệp hội Chủ rừng có chứng chỉ rừng. Đây là các mô hình đầu tiên của cả nước, đang phát huy hiệu quả trong việc trồng, quản lý rừng theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp gỗ có chứng chỉ rừng, tăng lợi nhuận cho người trồng rừng và DN chế biến, hạn chế chuyện khai thác gỗ non. Ở phía DN, từ cách tổ chức Chương trình Nông nghiệp bền vững của PepsiCo, dễ thấy để lâm dân cam kết với ngành, với DN, thực tế vẫn đòi hỏi những nhu cầu thiết thực, như việc đời sống được cải thiện, thu nhập được đảm bảo… Dù đã rất nhạy bén trong việc tạo liên kết, hỗ trợ kỹ thuật, thậm chí là vốn vay không lãi suất… nhưng DN chế biến gỗ vẫn cần chủ động hơn nữa để làm tốt hơn mối liên kết ấy. Kinh tế người trồng rừng, lâm trường càng phát triển, càng thu hút được thêm người theo đuổi ngành kinh tế xanh. Đối thoại với DN ngành chế biến gỗ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, lâm nghiệp là ngành kinh tế được Chính phủ ưu tiên phát triển. Đặc thù của ngành là phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến bảo vệ rừng, chế biến và thương mại. Để tổ chức tốt chuỗi giá trị ấy, giải pháp tốt nhất chính là gắn chặt các mối liên kết, đưa tư duy sáng tạo vào sản phẩm gỗ Việt để tăng hàm lượng giá trị, làm động lực tăng trưởng bền vững cho ngành trong thập niên tới. Bên cạnh phát huy lợi thế nguyên liệu, phát triển quy mô, ổn định chất lượng cùng với đầu tư thiết kế… cũng là nhiệm vụ quan trọng, sẽ giúp DN gia tăng giá trị sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị. Đây chính là nền tảng để xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam. ĐẠI AN ghi “Kinh tế người trồng rừng, lâm trường càng phát triển, càng thu hút được thêm người theo đuổi ngành kinh tế xanh này”.
  • 32. MAC Co., Ltd 102/65/38 Lê Văn Thọ, Quận Gò Vấp, HCMC Tel: 0944 99 8067 Fax: (028)73068786 Email:lephuocvan@hanhgia.com Web: www.hanhgia.com/ www.lean.com.vn"LÀM CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ THÍCH THÚ HƠN” CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ HẠNH GIA Make Leaders Happier! Chuyên tư vấn, đào tạo quản lý sản xuất ngành gỗ Giải pháp loại bỏ lãng phí và tăng năng suất Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp
  • 33. woodwm@thuongnguyen.vn +84 902 98 58 98 Land parcel 59-60-70, Map No.1,Phuoc Thai Hamlet, Thai Hoa Ward, Tan Uyen Dist, Binh Duong Province VietNam. www.maychebiengo.net - www.tnmaychebiengo.com GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NGUYÊN LIỆU GỖ MÁY XẺ GỖ TRÒN ĐƯA PHÔI TỰ ĐỘNG LẠNGĐƯỢCGỖTƯƠIVÀGỖĐÃSẤY. -Tiếtkiệm đượcphôigỗtưởngchừngđãbỏđi . - Máy cân chỉnh kích thước dày phôi bằng kỹ thuật số, máy cân chỉnh một lúc thaotác đượchai quicách phôigỗkhác nhautrongmột lầnthao tácmáy. - Đưa phôi bằng biến tần. Sử dụng lưỡi cưa hợp kim phôi ra đẹp và chất lượng gỗ chính xác tuyệt đối mà chưa có Máy CD nào chế tạo tại Việt Nam cóthể làmđược.THƯỢNGNGUYÊNĐÃLÀM ĐƯỢC. - Mong muốn của THƯỢNG NGUYÊN chế tạo ra CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GỖ với chất lượng tốt nhưng giá thành đầu tư tiết kiệm 30 - 40% so vớimáynhậpkhẩu. -CHÚNGTÔILÀMĐƯỢCTHÌBẠN CŨNGSẼ LÀMĐƯỢC..! MÁY GHÉP GỖ BẰNG SÓNG CAO TẦN Chúng tôi, CÔNG TY TNHH MÁY CHẾ BIẾN GỖ THƯỢNG NGUYÊN có giải pháp để giúp bạn tiết kiệm được phôi nguyên liệu, có được quy cách ván lớn mà chỉ từ những phôi nhỏ hay nguồn phôi tái sử dụng. Đó là MÁY GHÉPGỖBẰNGSÓNGCAOTẦN. Máy được sản xuất tại THƯỢNG NGUYÊN, sử dụng các linh kiện mang thương hiệu củ Đài Loan và Nhật - Teco, AVN TOSHIBA. Cùng chuyên gia Đài Loan. Họ đã có kinh nghiệm trên 40 năm về Máy Chế Biến Gỗ. Hơn thế nữa Máy được giám sát bởi Công Ty Kuo Hung đã có 32 nămchuyênvề máycaotần. Máy Ghép Gỗ Bằng Sóng Cao Tần, sóng cao tần từ mặt bàn phóng qua các khe hở giữa mỗi thanh gỗ đã có keo, tần sóng làm khô keo rất nhanh với thời gian keo khô nhanh 1/100 lần so với thời gian chết keothôngthường. NGƯỜIVIỆTDÙNG HÀNG VIỆT Máy được sản xuất tại THƯỢNG NGUYÊN, sử dụng các linh kiện nhậpkhẩumangthươnghiệucủaNhật-Teco,AVNTOSHIBAcùng các quốc gia nổi tiếng trong ngành chế tạo máy. Đồng hành cùng ThượngNguyênlàcácchuyêngiacốvấnquốctế,đãcókinhnghiệm trên 40 năm về Máy Chế Biến Gỗ. Hơn thế nữa, máy được giám sát bởi Công Ty Kuo Hung, đã có 32 năm chuyên về máy cao tần.
  • 34. 34 HOAÏTÑOÄNGHOÄI Cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ với sự phát triển vượt bậc dựa trên 2 giá trị cốt lõi là nhân bản và bền vững, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nay sẽ bắt đầu cùng nhau thực hiện ước mơ lớn lao hơn: Khát vọng hùng cường - khát khao đưa Việt Nam trở thành thủ phủ đồ gỗ và nội thất của thế giới. “T ôi có một ước mơ. Ước mơ đó là thấy được đất nước chúng ta hùng cường. Đây là ước vọng không riêng tôi mà của cả tập thể. Chúng tôi mong muốn được trở thành công ty sản xuất, thiết kế và thi công nội thất hàng đầu thế giới”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch AA Corporation, nói vậy khi được hỏi về định hướng của công ty trong những năm tới. Thành lập từ năm 1990, giấc mơ ban đầu của những người sáng lập AA là thiết kế và xây nên những tòa nhà văn phòng, khách sạn đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Tuy nhiên, từ thực tế, định hướng phát triển của AA đã thay đổi. Từ khởi đầu sửa chữa cho các nhà đầu tư nước ngoài, AA dần bước chân vào thị trường thiết kế nội thất cho khách sạn 5 sao tại Việt Nam. Để rồi hơn 20 năm phát triển, AA trở thành đối tác cho hàng loạt khách sạn, resort 5 sao tại Việt Nam từ JW Marriott, Hilton Opera, Movenpick , Pullman, Sofitel, Sheraton, Nam Hải Resort… AA còn là lựa chọn của những thương hiệu thời trang cao cấp như Cartier, Channel, Christian Louboutin, Dolce & Gabbana... Không chỉ ghi dấu ấn trong nước, AA còn tham gia thiết kế nội thất cho các thị trường khó tính như Anh, Mỹ, Singapore với dự án Claridge’s of London, khách sạn Dukes, khách sạn Sheraton Heathrow, Landmark London, Hilton Garden Inn Palm Beach, Hilton Garden Inn Times Square, Kansas City Marriott Downtown... Những tập đoàn điều hành khách sạn và nghỉ dưỡng 5 sao lớn trên thế giới như Starwood, Accor, IHG, Marriott, Hilton, Fairmont... đều chọn AA làm đối tác. Song song với việc tham gia phân khúc cao cấp nhất của thị trường nội thất, thương hiệu này còn sản xuất, xuất khẩu, kết nối các đối tác quốc tế để phân phối sản phẩm nội thất quốc tế ở thị trường trong nước. Tất cả, tạo nên một “đế chế” NGUYỄN ĐẶNG KHÁTVỌNGHÙNGCƯỜNG CON ĐƯỜNG GỖ VIỆT:
  • 35. 35 HOAÏTÑOÄNGHOÄI nội thất mang tên AA. “Khát vọng hùng cường của chúng tôi, là cho đất nước”, ông Khanh khẳng định. Kết cấu từ những doanh nghiệp (DN), bất cứ ngành kinh tế nào cũng cần có những “tế bào” mạnh khỏe để tạo nên sức mạnh chung. Chế biến gỗ Việt Nam rất may mắn khi không chỉ có AA Corporation mà còn hàng trăm cái tên khác, sau hơn Đồng quan điểm, ông Vũ Tiến Thập, nhà sáng lập D’Furniture cho biết mỗi dân tộc đều cần sức mạnh chung. Để Việt Nam hùng cường, phải bắt đầu từ tư tưởng mình vì mọi người. Mỗi DN phải làm tốt nhất câu chuyện kinh doanh của mình, và mỗi ngành kinh tế phải tận dụng tối đa nội, ngoại lực để có kết quả tốt nhất. hoàn toàn hiện thực. Bởi tất cả yếu tố để xây dựng, phát triển ngành đều hội tụ ở Việt Nam. Điều quan trọng nhất hiện nay là một chiến lược chung và sự cố gắng, nỗ lực của từng DN. Do đó, HAWA đang lan tỏa đến cộng đồng một khát vọng chung: khát vọng hùng cường. Thế giới thuộc về những người biết ước mơ và hành động để biến ước mơ đó thành sự thật. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cốt lõi là “nhân bản và bền vững”, khát vọng cao đẹp mà cộng đồng chế biến gỗ đang hướng đến sẽ là nguồn cảm hứng, nguồn động lực cho từng thành viên trong thời gian tới. Tuy nhiên, như lời ông “Cộng đồng DN rất cần những sẻ chia, những hoạt động truyền cảm hứng để “đánh thức” tinh thần, khơi gợi những giấc mơ lớn hơn, giấc mơ cho Tổ quốc”. 20 năm phấn đấu, đã vững vàng và tạo được dấu ấn lớn trên thị trường quốc tế. Nhờ đóng góp của đội ngũ này mà ngành chế biến gỗ tăng trưởng đều qua các năm, doanh số xuất khẩu luôn vượt chỉ tiêu, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động... Đó chính là nền tảng quan trọng cho phép ngành hướng đến những mục tiêu cao hơn. Ông Nguyễn Hữu Khánh - Ủy viên Ban chấp hành HAWA chia sẻ. “Sau tạo thu nhập cho bản thân, cho DN, nếu có được một động lực lớn hơn để phấn đấu, những người làm nghề sẽ tạo được những giá trị còn lớn hơn nữa. Động lực đó phải được khởi tạo từ khát vọng lớn, khát vọng làm giàu vì chính sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc”. Theo ông Khánh, trong sâu thẳm cá nhân mỗi người đều có sẵn tinh thần dân tộc như chuyện khi quốc gia cần thì hàng triệu trái tim đều đáp lời, khi một tỉnh thành gánh thiên tai, cả nước đều đóng góp. Tuy nhiên, trong đời sống, đôi khi những khó khăn, bận rộn thường nhật khiến tinh thần ấy bị lãng quên. Do đó, cộng đồng DN rất cần những sẻ chia, những hoạt động truyền cảm hứng để “đánh thức” tinh thần, khơi gợi những giấc mơ lớn hơn, giấc mơ cho Tổ quốc. “Với ngành gỗ, mục tiêu của cả cộng đồng đang theo đuổi hiện nay không chỉ là những con số xuất khẩu hàng năm mà là Việt Nam trở thành thủ phủ đồ gỗ và nội thất của thế giới “, Chủ tịch HAWA, ông Nguyễn Quốc Khanh khẳng định. Người đứng đầu cộng đồng thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM cho biết đây là một giấc mơ lớn, nhưng Nguyễn Quốc Khanh, ước mơ phải được hiện thực hóa thành tầm nhìn. Ngành chế biến gỗ, đã may mắn có được sự đồng hành từ Chính phủ, các cơ quan ban ngành để kiến tạo tầm nhìn chung. Nay hun đúc thêm khát vọng làm giàu vì đất nước, giấc mơ về một một Việt Nam hùng cường, được hiện thực từ những điều như thế.
  • 36. 36 HOAÏTÑOÄNGHOÄI Tinh thần đoàn kết nhất quán và nỗ lực sáng tạo cho lợi ích cộng đồng chính là chất keo kết nối từng thành viên trong Ban chấp hành HAWA năm vừa qua. NAM KHUÊ ghi Sứcmạnhcủasựđồnglòng 2019, năm cuối cùng của Ban chấp hành nhiệm kỳ VII trôi qua với nhiều hoạt động được tổ chức nhằm hoàn thành sứ mệnh kết nối giữa doanh nghiệp (DN) và các cơ quan nhà nước, bảo vệ quyền lợi hội viên và định hướng cho sự phát triển chung của ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ. Trước thềm năm mới, nhìn lại thành quả của mình, ban thường vụ lẫn ban chấp hành đều rất phấn khởi vì xuyên suốt các hoạt động hướng đến mục tiêu xây dựng ngành gỗ nhân bản, bền vững và hùng cường, từng thành viên đều đã nỗ lực hết mình. Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Thường trực: Ít nhưng “chất” Nếu so về số lượng các hoạt động thì năm 2019, HAWA không có nhiều hoạt động nhưng xét về chất lượng và vai trò của hiệp hội thì lại vượt kỳ vọng. Chúng ta đã có những đóng góp rất đáng kể cho ngành, nhất là vai trò tham vấn với các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế… để hình thành nên những chính sách, hiệp ước… có lợi cho ngành chế biến gỗ nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Đơn cử như việc HAWA tiếp phái đoàn Nghị viện EU do bà Phó chủ tịch Heidi Hautala dẫn đầu. Bà Heidi Hautala đánh giá cao việc HAWA đã xây dựng được Cơ sở Dữ liệu gỗ hợp pháp và công tác tuyên truyền cho hội viên, góp phần vào sự thúc đẩy thành công của việc triển khai VPA/FLEGT của Việt Nam. Đồng hành với DN, hiểu rõ những vướng mắc của ngành, HAWA đã có những đề xuất thiết thực đến Chính phủ, các cơ quan quản lý để kịp thời hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng DN. Tín hiệu đáng mừng nhất là cùng với UBND TP.HCM, HAWA đã được Chính phủ giao cho vai trò xúc tiến hình thành trung tâm triển lãm quy mô quốc tế phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại của ngành và của kinh tế cả nước. Bà Đinh Thị Hương Nga, Ủy viên Ban Thường vụ: Nhiều thành quả cho hội viên Vị thế của HAWA tiếp tục được nâng cao khi thường xuyên tổ chức các hoạt động thiết thực phụ vụ lợi ích hội viên. Trong năm qua, công tác kết nối, giao thương liên tục mang đến cho DN thành viên cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở những thị trường tiềm năng. Không chỉ mang sản phẩm sang giới thiệu, tìm kiếm đối tác, các gian hàng của Việt Nam do HAWA tổ chức còn được cộng đồng đánh giá cao, như tại Las Vegas, Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng Khu gian hàng đẹp của hội chợ.