SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 48
Descargar para leer sin conexión
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---*---
ĐỖ HỒNG QUÂN
ĐÁNH GIÁ NGUỒN THAN BÙN VÀ NGHIÊN CỨU
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN CHẾ BIẾN TỪ THAN BÙN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LÚA TẠI LÀO CAI
------------------
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - NĂM 2011
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được tác giả cảm ơn, các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
TÁC GIẢ
Đỗ Hồng Quân
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại Lào
Cai”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, tận tình của giáo viên hướng dẫn khoa
học; Lãnh đạo Nhà trường, tập thể cán bộ, giáo viên Khoa sau Đại học, giáo viên
giảng dạy chuyên ngành các bộ môn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Lãnh
đạo phòng Kinh tế huyện Bảo Thắng, UBND huyện Bảo Thắng, UBND huyện Bát
Xát, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, Ban giám đốc Xí nghiệp phân bón
và hóa chất - Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và sự cộng tác nhiệt tình của
anh, chị em, bạn bè, đồng nghiệp cùng với sự nỗ lực của bản thân đã giúp tôi vượt
qua khó khăn để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS. TS
Đặng Văn Minh, TS. Hoàng Hải, đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo
Nhà trường, tập thể cán bộ, giáo viên Khoa sau Đại học, giáo viên giảng dạy chuyên
ngành các bộ môn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Lãnh đạo phòng Kinh
tế huyện Bảo Thắng, UBND huyện Bảo Thắng, UBND huyện Bát Xát, Trung tâm
khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, Ban giám đốc Xí nghiệp phân bón và hóa chất -
Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam trong quá trình tôi học tập và thực hiện đề
tài nghiên cứu tại trường cũng như tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
Đỗ Hồng Quân
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt ii
Danh mục các bảng iii
Danh mục các biểu đồ iv
PHẦN I: MỞĐẦU..................................................................................................III
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... iii
1.2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................. iv
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................ iv
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ iv
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... iv
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ iv
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. iv
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................V
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................v
2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới và Việt Nam ..................... vi
2.2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới........................................ vi
2.2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam......................................... ix
2.3. Một số vấn đề về nghiên cứu, sử dụng chế phẩm VSV xử lý nguồn hữu cơ làm
phân bón.................................................................................................................... xi
2.3.1. Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế sử dụng phân bón trong nông
nghiệp........................................................................................................................ xi
2.3.2. Vi sinh vật, vai trò của vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp, một số loại chế
phẩm vi sinh vật và tình hình sử dụng chế phẩm VSV sản xuất phân bón hữu cơ tại
Việt Nam ................................................................................................................. xiii
v
2.3.2.1. Vi sinh vật .................................................................................................. xiii
2.3.2.2. Vai trò của chế phẩm sinh học (VSV) trong sản xuất nông nghiệp.............xv
2.3.2.3. Một số loại chế phẩm vi sinh vật và ứng dụng chế phẩm VSV trong sản
xuất phân bón tại Việt Nam ......................................................................................xv
2.3.2.3.1. Một số loại chế phẩm vi sinh vật ..............................................................xv
2.3.2.3.2. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam . xvi
2.4. Một số vấn đề về than bùn và tình hình khai thác, sử dụng than bùn làm phân
bón ở Việt Nam....................................................................................................... xxi
2.4.1. Nguồn gốc hình thành, trữ lượng, chất lượng, phân loại than bùn ở Việt Nam xxi
2.4.1.1. Nguồn gốc hình thành than bùn ................................................................. xxi
2.4.1.2. Trữ lượng, chất lượng than bùn tại một số vùng ở Việt Nam.................... xxi
2.4.1.3. Phân loại than bùn ở Việt Nam..................................................................xxv
2.4.2. Tình hình khai thác, sử dụng than bùn làm phân bón tại Việt Nam ........... xxvi
2.5. Trữ lượng và thực trạng sử dụng than bùn tại Lào Cai................................ xxviii
2.5.1. Trữ lượng than bùn tại một số mỏ tại tỉnh Lào Cai................................... xxviii
2.5.2. Tình hình khai thác, sử dụng than bùn tại tỉnh Lào Cai.............................. xxix
2.6. Tình hình sản xuất lúa và sử dụng phân bón ở Lào Cai...................................xxx
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...........................................................................................................................XXXII
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................... xxxii
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. xxxii
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. xxxii
3.1.3. Thời gian nghiên cứu: ............................................................................... xxxiii
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu......................................................... xxxiii
3.2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................. xxxiii
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... xxxiii
3.2.2.1. Điều tra đánh giá nguồn than bùn và và tình hình sử dụng than bùn tại Lào Cai
............................................................................................................................. xxxiii
3.2.2.2. Nghiên cứu sử dụng than bùn làm phân bón.......................................... xxxiii
3.2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân bón ủ từ than bùn tới sinh trưởng,
năng suất lúa..........................................................................................................xxxv
vi
3.2.3. Phương pháp theo dõi một số chỉ tiêu về hóa tính của than bùn, phân bón than
bùn, đất trước, sau thí nghiệm và sinh trưởng phát triển, năng suất lúa, hiệu quả
kinh tế, một số loại sâu, bệnh chính................................................................... xxxvii
3.2.3.1. Phương pháp theo dõi một số chỉ tiêu hóa tính của than bùn, phân bón than
bùn, đất trước và sau thí nghiệm........................................................................ xxxvii
3.2.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa tính của than bùn, phân bón ủ từ
than bùn, đất trước và sau thí nghiệm............................................................... xxxviii
3.2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, một số đối
tượng sâu, bệnh hại, hiệu quả kinh tế của cây lúa............................................... xxxix
3.2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất....... xl
3.2.3.5. Phương pháp theo dõi 1 số loại sâu, bệnh chính......................................... xli
3.2.3.6. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Tính cho 1 ha........... xliii
3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... xliii
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................XLIV
4.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu vùng nghiên cứu ................................. xliv
4.1.1 Nhiệt độ......................................................................................................... xlvi
4.1.2 Lượng mưa.................................................................................................... xlvi
4.1.3 Số giờ nắng................................................................................................... xlvii
4.1.4 Ẩm độ không khí.......................................................................................... xlvii
4.2. Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng và thực trạng sử dụng than bùn tại vùng
nghiên cứu............................................................................................................. xlvii
4.2.1. Trữ lượng, chất lượng than bùn vùng nghiên cứu ...................................... xlvii
4.2.2. Thực trạng khai thác, sử dụng than bùn tại vùng nghiên cứu...................... xlix
4.3. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh để ủ than bùn làm phân bón .............. xlix
4.3.1. Quy trình ủ, giá thành sản phẩm phân bón hữu cơ từ than bùn ................... xlix
4.3.1.1. Quy trình ủ phân bón hữu cơ từ than bùn ................................................. xlix
4.3.1.2. Giá thành sản phẩm phân bón ủ từ than bùn................................................. li
4.3.2. Đánh giá chất lượng phân bón ủ từ than bùn.................................................. lii
4.3.2.1. Sự thay đổi về mầu sắc................................................................................. lii
4.3.2.2. Sự thay đổi nhiệt độ .................................................................................... liii
vii
4.3.2.3. Sự thay đổi về trọng lượng.......................................................................... liii
4.3.2.4. Kết quả phân tích chất lượng phân bón ủ từ than bùn ................................ liv
4.4. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
của cây lúa................................................................................................................. lv
4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến thời gian sinh trưởng phát triển
của cây lúa................................................................................................................. lv
4.4.2. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa
................................................................................................................................ lviii
4.4.3. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến chiều cao cây lúa ...................... lx
4.4.4. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của cây lúa.............................................................................................. lxiii
4.5. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến một số loại sâu, bệnh hại chính trên
cây lúa ................................................................................................................... lxvii
4.6. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến hiệu quả kinh tế ........................ lxix
4.7. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến một số chỉ tiêu hóa tính của đất tại
vùng triển khai thí nghiệm ..................................................................................... lxxi
4.8. Đánh giá mối tương quan giữa liều lượng bón phân hữu cơ ủ từ than bùn và
năng suất thực thu của cây lúa tại các thí nghiệm................................................. lxxii
4.9. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
phát triển của cây lúa trên mô hình khảo nghiệm ................................................. lxxv
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................LXXVIII
5.1. Kết luận ....................................................................................................... lxxviii
5.2. Đề nghị........................................................................................................ lxxviii
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. LXXX
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới giai đoạn 1961-2009vii
Bảng 1.2: Thống kê trữ lượng than bùn từ vĩ độ 16 trở vào Nam ......................... xxii
Bảng 1.3: Thống kê chất lượng than bùn theo mỏ và khu vực ............................. xxiii
Bảng 1.4: Trữ lượng, chất lượng than bùn ở một số khu vực ở Bắc Bộ............... xxiv
Bảng 1.5: Trữ lượng than bùn tại một số huyện tỉnh Lào Cai ............................ xxviii
Bảng 1.6: Tổng hợp tình hình khai thác sử dụng than bùn tại Lào Cai ................ xxix
Bảng 1.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2009 .xxx
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu bình quân 3 năm (2008 – 2010) của vùng
nghiên cứu............................................................................................................... xlv
Bảng 4.2: Đánh giá trữ lượng than bùn tại vùng nghiên cứu............................... xlviii
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả phân tích các chất dinh dưỡng trong than bùn tại huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai ........................................................................................... xlviii
Bảng 4.4: Tổng hợp tình hình khai thác sử dụng than bùn tại vùng nghiên cứu... xlix
Bảng 4.5: Dự toán kinh phí sản xuất 01 tấn phân bón ủ từ than bùn........................ lii
Bảng 4.6: Theo dõi diễn biến thay đổi màu sắc phân bón ủ từ than bùn.................. lii
Bảng 4.7: Diễn biến nhiệt độ của phân bón ủ từ than bùn....................................... liii
Bảng 4.8: Sự thay đổi về trọng lượng của phân bón ủ từ than bùn ......................... liii
Bảng 4.9: Hàm lượng các thành phần dinh dưỡng trong phân bón ủ từ than bùn... liv
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến thời gian sinh trưởng phát
triển của cây lúa........................................................................................................ lvi
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa . lix
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến chiều cao của cây lúa ..... lxii
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến năng suất ....................... lxiv
và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa....................................................... lxiv
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến một loại số sâu, bệnh hại
chính trên cây lúa ................................................................................................. lxviii
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến hiệu quả kinh tế.............. lxx
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả phân tích mẫu đất tại vùng triển khai thí nghiệm... lxxi
Bảng 4.17: Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu thuộc mô hình khảo nghiệm.......... lxxvi
ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Quy trình ủ than bùn làm phân bón....................................................... li
Biểu đồ 4.2: Mối tương quan giữa liều lượng phân bón và năng suất thực thu của
cây lúa vụ xuân năm 2010.................................................................................... lxxiii
Biểu đồ 4.3: Mối tương quan giữa liều lượng phân bón và năng suất thực thu của
cây lúa vụ mùa năm 2010...................................................................................... lxxv
iii
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được
tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm.
Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn [20].
Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất
hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn
có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất [21]. Than bùn được sử
dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử
dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.
Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây.
Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần,
nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Để bón cho cây, người ta không sử dụng than
bùn để bón trực tiếp. Thường than bùn được ủ với phân chuồng, phân rác, phân bắc,
nước giải, sau đó mới đem bón cho cây. Trong quá trình ủ, hoạt động của các loài vi
sinh làm phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất
dinh dưỡng cho cây [34].
Hiện nay, ở Lào Cai, việc sử dụng than bùn vào chế biến phân bón vẫn còn
nhiều hạn chế, hiện chỉ có Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam khai
thác làm nền để sản xuất phân khoáng NPK, theo ước tính sơ bô, trữ lượng than bùn
tại một số mỏ ở một số huyện như Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Thắng vào khoảng trên
100.000 tấn, ngoài ra còn rất nhiều mỏ than bùn khác.
Trong những năm trở lại đây, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
người dân tăng cường sử dụng phân hữu cơ dần thay thế cho phân khoáng nhằm
phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo, song đa
phần người dân do lợi ích trước mắt, thường sử dụng phân bón hóa học để bón cho
cây trồng, tuy phân bón hóa học có hiệu lực nhanh nhưng do người dân quá lạm
dụng trong khi cây trồng chỉ sử dụng được một phần, phần còn lại nằm lại trong đất
iv
hoặc bị rửa trôi, phần nằm trong đất này không có tác dụng dinh dưỡng mà còn làm
đất bị chai cứng, ô nhiễm đất.
Để khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn hữu cơ sẵn có, nhằm phát huy lợi thế
của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nguồn than bùn và
nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng
suất lúa tại Lào Cai”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ
nguồn than bùn tự nhiên đến sinh trưởng, năng suất lúa tại Lào Cai nhằm tạo nguồn
phân bón hữu cơ tại chỗ, góp phần giải quyết khó khăn về phân bón cho nông dân,
nâng cao năng suất lúa và độ phì đất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra tình hình khai thác sử dụng và trữ lượng than bùn tại một số huyện
như Bát Xát, Văn Bàn, TP Lào Cai tỉnh Lào Cai. Đánh giá chất lượng than bùn
vùng nghiên cứu (huyện Bát Xát).
- Nghiên cứu biện pháp ủ than bùn kết hợp với sử dụng chế phẩm vi sinh để
làm phân bón cho cây trồng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn tới sinh trưởng, năng suất lúa.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Từng bước định hướng cho người dân địa phương trong việc cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng bằng con đường hữu cơ vi sinh, giảm dần và tiến tới thoát ly
sự phụ thuộc vào phân hoá học để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, tạo ra
sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao và an toàn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón từ than bùn đến khả năng sinh
trưởng của cây lúa sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu và ứng dụng trên một số cây
trồng khác trên địa bản tỉnh Lào Cai trong những giai đoạn tiếp theo.
v
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân bón cây không thể sinh trưởng
và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm
canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất [6].
Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu
cơ, được hiểu rộng ra bao gồm phế phụ phẩm của cây trồng, gia súc, gia cầm ở các
giai đoạn khác nhau của quá trình phân giải và được bón vào đất nhằm cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng, cải thiện tính chất đất. Các nguồn phân hữu cơ bao gồm
phân chuồng; phế phụ phẩm của trồng trọt (sản phẩm dư thừa sau thu hoạch), lâm
nghiệp (mùn cưa....); than bùn; rác thải công nghiệp từ các ngành sản xuất như
ngành sản xuất giấy, đường, bùn cống rãnh và phế phụ phẩm từ ngành chế biến
nông sản [27].
Các nguồn phân hữu cơ này, nếu để tự phân giải theo tự nhiên thành các chất
vô cơ cho cây trồng có thể sử dụng được cần thời gian dài từ 6 - 7 tháng. Hiện nay,
nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và có nhiều thành công trong lĩnh vực
sử dụng chế phâm vi sinh vật (VSV) để xử lý các nguồn phân hữu cơ làm rút ngắn
thời gian phân hủy của các chất hữu cơ, bên cạnh đó còn làm tăng hàm lượng các
chất dinh dưỡng, bổ sung VSV vào trong đất, kích thích quá trình sinh hóa trong
đất, cải thiện lý tính đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Lào Cai là một tỉnh miền núi, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo,
chiếm phần lớn trong tổng thu nhập GDP toàn tỉnh. Trong khi đó, sản xuất nông
nghiệp của người dân địa phương, chủ yếu phụ thuộc vào phân bón hóa học, chưa
biết tận dụng tối đa nguồn hữu cơ sẵn có tại địa phương như: sản phẩm trồng trọt
sau thu hoạch, phân của gia súc, gia cầm, than bùn, rác thải sinh hoạt.... Các nguồn
hữu cơ này có thể sử dụng bằng cách xử lý nguyên liệu, ủ với chế phẩm vi sinh vật
trong một thời gian nhất định sẽ tạo được một nguồn phân bón hữu cơ lớn tại địa
vi
phương, có tác dụng giải quyết vấn đề về phân bón cho nông dân, giảm sự lệ thuộc
và phân bón vô cơ vốn giá thành đắt và ảnh hưởng không tốt tới môi trường, bên
cạnh đó còn vai trò nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng độ phì cho đất.
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, than bùn sau khi khử bitumic bằng
nhiệt hoặc nước giải, bổ sung thêm vi sinh vật và bón kết hợp với phân khoáng ở
một lượng vừa phải sẽ tạo thành một loại phân bón giàu chất dinh dưỡng cho cây
trồng [34].
Theo đánh giá sơ bộ của Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam, là
đơn vị khai thác và sử dụng than bùn làm phân bón tổng hợp NPK tại Lào Cai thì
chỉ tỉnh riêng một số mỏ ở một số huyện như Văn Bàn, Bảo Yên, TP Lào Cai thì trữ
lượng than bùn vào khoảng trên 100.000 tấn, ngoài ra còn có rất nhiều nguồn than
bùn khác. Nếu biết tận dụng nguồn nguyên liệu này để sản xuất phân bón hữu cơ
cho cây trồng thì sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
tăng độ bền của đất.
Hiện nay, tại một số tỉnh đã có nhiều hướng nghiên cứu sử dụng than bùn, bùn
thải làm phân bón cho cây trồng như Công ty TNHH Non Côi Vĩnh Phúc, đã nghiên
cứu và thủ nghiệm thành công loại phân bón từ than bùn kết hợp với một số chế
phẩm vi sinh trên một số cây trồng như lúa, ngô, đậu tương và đều cho năng suất
tốt, nâng cao chất lượng nông sản và tăng độ bền đất canh tác [20].
Ngoài ra, ở nước ta có nhiều đơn vị sản xuất nhiều loại phân hữu cơ vi sinh
khác trên cơ sở than bùn, như: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên Giang), Biomix
(Plây Cu), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La Ngà),
Compomix (Bình Điền II), phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều loại phân
hữu cơ sinh học ở nhiều tỉnh phía Bắc.
2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới
Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy, trên thế giới
có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000
vii
ha tập trung ở Châu Á,....., 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 -
1.000.000 ha [7].
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới giai đoạn 1961-2009
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1961 115,50 18,70 215,65
1970 133,10 23,80 316,38
1980 144,67 27,40 396,87
1990 146,98 35,30 518,23
2000 154,11 38,90 598,97
2001 151,97 39,40 598,03
2002 147,69 39,00 577,99
2003 149,20 39,10 583,00
2004 151,02 40.30 608,37
2005 155,03 40,92 634,39
2006 155,74 41,16 641,09
2007 155,95 42,12 656,81
2008 159,25 43,09 685,87
2009 161,42 42,04 678,69
(Nguồn: FAOSTAT, 2010 [4] và Nguyễn Ngọc Đệ (2008) [11])
Qua bảng trên cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ
năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng
bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980 - 2000, diện tích lúa thế giới có xu
hướng tăng nhưng tăng chậm (bình quân 0,472 triệu ha/năm). Từ năm 2000 trở đi
diện tích trồng lúa thế giới có biến động nhưng tương đối ổn định, đến năm 2005
diện tích lúa toàn thế giới ở mức 155,03 triệu ha. Từ năm 2005 đến 2009 diện tích
lúa gia tăng liên tục (bình quân 1,6 triệu ha/năm), năm 2009 cả thế giới đạt 161,42
triệu ha, cao nhất kể từ năm 1961 tới nay.
Về năng suất lúa chung của thế giới, qua bảng 1.1 cho thấy, bình quân từ 27,4
tạ/ha năm 1980 lên 38,9 tạ/ha/vụ năm 2000 và 42,04 tạ/ha năm 2009. Năng suất lúa
tăng, đó là do sự cải tiến giống và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nước có năng suất lúa cao nhất thế giới là Úc với 82 tạ/ha, sau đó là Bắc Triều
Tiên 75 tạ/ha, Nam Triều Tiên 62 tạ/ha, Nhật Bản 59 tạ/ha, Trung Quốc 57 tạ/ha
viii
[5]. Philippin là nước có năng suất lúa không ngừng được tăng lên nhờ ứng dụng
các giống lúa mới của Viên nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). Châu Âu mặc dù là khu
vực có diện tích trồng lúa thấp nhất thế giới nhưng lại có năng suất bình quân cao
hơn các Châu Lục khác.
Tổng sản lượng thóc toàn thế giới đã phát triển từ 518,23 triệu tấn năm 1990
lên 598,97 triệu tấn năm 2000 và khoảng 678,69 triệu tấn năm 2009 (Bảng 1.1).
Theo FAO (2008), tình hình xuất khẩu gạo năm 2008, Thái Lan vẫn là nước
xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới (9 triệu tấn), Việt Nam đứng thứ 2 (3.8 triệu tấn).
Thái Lan xuất khẩu gạo hơn Việt Nam về cả số lượng giá trị và chiếm 31% sản
lượng xuất khẩu gạo thế giới, 38,8 % sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mặc dù
năng suất lúa chỉ khoảng 3 tấn/ha. Họ có ưu thế này là do có thị trường truyền thống
rộng hơn, và chất lượng gạo cao hơn. Pakistan, Mỹ, Ấn Độ cũng là những nước
xuất khẩu gạo quan trọng [7].
Trong số xuất bản gần đây nhất trong tháng 6 năm 2011 của Tổ chức Lương
nông Thế giới (FAO) trên tạp chí “triển vọng sản xuất và tình hình lương thực”
(Crop Prospects and Food Situation), tình hình sản xuất lúa gạo được FAO dự đoán
là rất lạc quan. Năm 2011 sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất lúa gạo
của Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Philippines và Việt Nam…, tuy
nhiên việc canh tác lúa lại gặp khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại một số
quốc gia như Lào, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Pakistan và cả nước xuất khẩu lúa gạo
hàng đầu Thế Giới là Thái Lan nhưng do những tiến bộ vượt bật trong công tác
giống, khuyến nông,… năng suất và sản lượng lúa năm 2011 vẫn sẽ thiết lập mốc
kỷ lục mới [22]. FAO dự đoán sản lượng lúa Toàn Cầu năm 2011 sẽ tăng 1,8% so
với cùng kỳ năm 2010 (tăng khoảng 12 triệu tấn nâng tổng sản lượng lên mức kỷ
lục mới là 708 triệu tấn). Do điều kiện thời tiết được dự đoán là sẽ khá thuận lợi cho
sản xuất tại các vùng sản xuất chủ lực của Châu Á, tổng sản lượng lúa dự kiến sẽ
đạt 713 triệu tấn tương đương với 476 triệu tấn gạo trắng và thiết lập mức kỷ lục
mới trong năm 2012, tăng 2,5% so với năm 2010.
ix
FAO cũng nhận định tình hình cung cầu trên thị trường lúa gạo năm 2011 là
khá ổn định, nhưng do những bất ổn về chính trị trên chính trường Thái Lan (nước
xuất khẩu gạo hàng đầu Thế Giới) cùng với những tuyên bố về tăng giá thu mua lúa
gạo cho nông dân của Đảng đối lập trong vận động tranh cử. Trong trường hợp nếu
Đảng đối lập giành thắng lợi thì giá thu mua lúa gạo tại Thái Lan sẽ tiếp tục tăng
cao, FAO nhận định. Thêm vào đó, Ấn Độ hiện tại cũng có những chính sách giới
hạn xuất khẩu nhiều loại gạo trừ loại gạo thơm Basmati. Gần đây nhất, chính phủ
Philippine cũng tuyên bố sẽ thắc chặc việc xuất khẩu gạo của nước này. Trước tình
hình này thì một số bạn hàng nhập khẩu gạo của Thái Lan, Ấn Độ, Philippine đã
chuyển hướng sang Việt Nam, nơi mà giá lúa gạo không có nhiều biến động.
Nhìn chung, sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới vẫn liên tục được phát
triển. Sự phát triển của nền nông nghiệp trên thế giới vẫn tăng theo mức tăng dân số
nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật
2.2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam
Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất hiện nay
vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nước và 80% nông dân
Viêt Nam là nông dân trồng lúa. Gạo là lương thực thiết yếu hàng đầu của người Việt
Nam vì 100% của dân số 87 triệu người không ai không ăn gạo hàng ngày từ người thu
nhập thấp đến người thu nhập cao, từ nông thôn đến thành thị [14].
Chính vì tầm quan trọng của lúa gạo, thời gian qua Chính phủ Việt Nam luôn
luôn đặt phát triển lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp và đã
có những đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy
lợi, nhờ vậy chỉ trong vòng 30 năm đã biến nhiều vùng đất khó khăn trở thành
những vùng đất trồng lúa trù phú cho đất nước, mà điển hình nhất là vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, Nhà nước cũng đã quan tâm đầu
tư về khoa học công nghệ và khuyến nông đối với cây lúa và các chính sách hỗ trợ
nông dân. Nhìn lại 20 năm qua, sản xuất lúa ở Việt Nam đã có những tựu đặc biệt
ấn tượng, mà dấu mốc lịch sử là năm 1989, khi Việt Nam, một nước thiếu lương
thực lần đầu xuất hiện là nước xuất khẩu gạo với số lượng lến đến 1 triệu tấn và sau
x
đó, từ 1990 đến 2010 sản lượng lúa từ 19 triệu tấn tăng lên 40 triệu tấn, xuất khẩu
gạo từ 1,6 triệu tấn tăng lên 6,7 triệu tấn, trong bối cảnh diện tích đất lúa năm 2010
đã giảm 380.000 ha nếu so với năm 2000. Năng suất lúa bình quân toàn quốc đã
tăng từ 3,18 tấn/ha năm 1990 lên 5,3 tấn/ha năm 2010. Từ năm 2002 đến nay, năng
suất lúa bình quân của Việt Nam luôn dẫn đầu các nước ASEAN và ít nhất trên nửa
triệu ha năng suất lúa Việt Nam đạt trên 7 tấn/ha trong vụ Đông Xuân là mức năng
suất lúa tiên tiến của thế giới hiện nay [5].
Theo thống kê của FAO năm 2008 [7], Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,4
triệu ha đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á theo thứ tự
Ấn Độ (~44.0 triệu ha), Trung Quốc (~29.5 triệu ha), Indonesia (~12.3 triệu ha),
Bangladesh (~11.7 triệu ha), Thái Lan (~10.2 triệu ha), Myanmar (~8.2 triệu ha).
Việt Nam có năng suất 5,2 tấn/ha đứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha)
Úc (9,5 tấn/ha) El Salvador (7,9 tấn/ha), đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng
thứ 4 trong khu vực châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha),
Nhật (6,5 tấn/ha). Có mức tăng năng suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha đứng thứ
12 trên thế giới và đứng đầu của 8 nước có diện tích lúa nhiều ở Châu Á về khả
năng cải thiện năng suất lúa trên thế giới. Việt Nam vượt trội trong khu vực Đông
Nam Á nhờ thuỷ lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật
về giống, phân bón, và bảo vệ thực vật.
Theo thống kế của FAO năm 2008 [7], Việt Nam mặc dù có tổng sản lượng
lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2
(5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo thế
giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á.
Theo kết quả phân tích cho thấy, thị trường xuất khẩu gạo chính của VN trong
15 năm qua, thứ nhất là các quốc gia Đông Nam Á (chiếm khoảng 40-50% lượng
gạo xuất khẩu, thứ hai là các quốc gia Châu Phi (chiếm khoảng 20-30%, một thị
trường khá ổn định. Các thị trường khác là Trung Đông và Bắc Mỹ, nhưng lượng
gạo xuất khẩu sang các nước này không ổn định. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng các
doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là ít kinh nghiệm nên thiếu khả năng duy
xi
trì và khai thác các thị trường nhiều biến động. Nếu có mối liên kết tốt hơn và tổ
chức thị trường tốt, họ sẽ nâng cấp hạng ngạch và giá trị xuất khẩu gạo của VN [7].
2.3. Một số vấn đề về nghiên cứu, sử dụng chế phẩm VSV xử lý nguồn
hữu cơ làm phân bón
2.3.1. Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế sử dụng phân bón
trong nông nghiệp
Trên thế giới, lịch sử nghiên cứu và sử dụng phân bón đã có từ rất lâu đời và
được bắt đầu từ phân hữu cơ. Tại Trung Quốc, 1.500 năm trước công nguyên, người
ta đã sử dụng cỏ, thân lá cây đậu và sau đó là phân chuồng để bón ruộng. Đến tận
thế kỷ 18 loài người vẫn cho rằng cây hút thức ăn từ mùn trong đất vì vậy chỉ cần
bón phân hữu cơ cho cây.
Ở Châu Âu, ngay đầu thế kỷ thứ nhất đã có nhiều nghiên cứu về phân bón. Một
số học giả đã đưa ra các thuyết khác nhau về “nguồn thức ăn”cho cây, trong đó có
thạch cao, muối, nước, đất, mùn, không khí,… Đến năm 1840, nhà bác học người
Đức - Liebig đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng “Hóa học áp dụng trong ngành canh
tác và sinh lý”, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Học thuyết của Liebig bác
bỏ thuyết mùn mà khẳng định vai trò của muối khoáng trong dinh dưỡng thực vật,
đồng thời đề ra lý thuyết cần thiết phải bón trả lại tất cả những chất khoáng mà cây
trồng đã lấy đi mới đảm cho thu hoạch mùa màng. Việc khẳng định phân hữu cơ
không cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây mà phải gián tiếp qua các chất khoáng
- sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ đã tạo ra tiền đề vững chắc cho các
công trình nghiên cứu sau này, làm bùng nổ nền công nghiệp phân bón hóa học trên
toàn thế giới [28].
Theo FAO, nhu cầu sử dụng phân hóa học tăng lên với tốc độ vũ bão. Năm
1905, cả thế giới mới sử dụng 1,4 triệu tấn NPK thì đến các năm 1990 lượng phân
hóa học đã sử dụng tới 138 triệu tấn, năm 2000 là 144 triệu tấn, năm 2005 là 150 triệu
tấn và hiện nay nhu cầu sử dụng phân hóa học của thế giới lên tới 200 triệu tấn.
Phải thừa nhận rằng nhu cầu sử dụng phân hóa học tăng nhanh là xu thế tất yếu
để bảo đảm lương thực thực phẩm cho sự bùng nổ dân số trên hành tinh. Tuy nhiên,
xii
việc lạm dụng phân hóa học đã bộc lộ mặt trái của nó là gây ô nhiễm môi trường,
làm suy thoái độ phì nhiêu đất, gia tăng tồn dư chất độc lên nông sản thực phẩm.
Thực trạng này đã xảy ra phổ biến ở phạm vi toàn cầu và trở thành nghiêm trọng ở
các nước đang phát triển.
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất
khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu
nay vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp
sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và
thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói
chung và nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông
nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi
sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác
động xấu đến môi trường. Trong khi đó, nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp
thải ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của Việt Nam ước
tính trên 50 triệu tấn mỗi năm. Nguồn phế thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm lên
đến hàng ngàn tấn. Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất hữu cơ giàu
carbon và các nguyên tố khoáng đa vi lượng. Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị lý
tưởng cho sản xuất các dạng chế phẩm sinh học cũng như phân hữu cơ sinh học
chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp [36].
Các nguồn nguyên liệu hữu cơ có thể sử dụng sản xuất phân bón cho cây trồng
như: Phân chuồng, phân xanh, than bùn, phân tro, phân dơi, phế phụ phẩm nông
nghiệp, rác thải sinh hoạt hữu cơ, bùn thải, các sản phẩm thải của ngành công nghệ
chế biến nông lâm thủy sản....
Theo Phạm Tiến Hoàng và cộng sự (1999) [28], trong điều kiện nhiệt đới ẩm
nước ta tốc độ khoáng hoá hữu cơ trong đất rất cao. Nếu không có biện pháp bổ
sung chất hữu cơ cho đất thì độ phì nhiêu đất sẽ sụt giảm rất nhanh. Phân hữu cơ
không chỉ trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có tác dụng quyết
định cải thiện các tính chất lý, hoá, sinh của đất, có tác dụng điều hoà dinh dưỡng
trong cơ chế tăng hấp thụ của đất bằng việc tăng chất và lượng các hợp chất hữu cơ
xiii
khoáng trong đất, tạo cho đất có khả năng giữ chất dinh dưỡng, hạn chế sự mất dinh
dưỡng do rửa trôi và bốc hơi. Chức năng điều hoà dinh dưỡng còn được biểu hiện ở
khả năng chuyển hoá các hợp chất khó tan thành dễ tan cung cấp thêm dinh dưỡng
cho cây trồng mà rõ nhất là chuyển hoá lân khó tiêu thành dễ tiêu (Lê Văn Tiềm,
1996 [29]).
Bên cạnh đó, vai trò của quan trọng đặc biệt của chất hữu cơ đối với độ phì
nhiêu của đất đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Chất hữu cơ góp phần cải thiện
đặc tính vật lý, hoá học cũng như sinh học đất và cung cấp nhiều dưỡng chất quan
trọng cho cây trồng (Alesandrova, 1949; Whalen & Chang, 2002; Sheppherd & et
al, 2002). Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng chất từ phân hữu cơ có
ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon ngọt và ít sâu
bệnh hơn. Bón phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của vi sinh
vật đất: Các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn dinh dưỡng trong đất, sự cố định đạm,
sự nitrat hoá, sự phân huỷ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như ức chế sự hoạt
động của các loài vi sinh vật gây bất lợi cho cây trồng.
Trước các mục tiêu vừa phải bảo đảm an ninh lương thực, vừa phải duy trì và
cải thiện độ phì nhiêu quỹ đất canh tác có hạn đồng thời không ngừng nâng cao chất
lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế và an toàn bền vững về môi trường, nền nông
nghiệp thế giới đã mở ra theo hướng kết hợp nông nghiệp thâm canh cao với nông
nghiệp hữu cơ mà hạt nhân là ứng dụng công nghệ sinh học. Vì vậy, ngay sau thành
công của “cuộc cách mạng về công nghiệp phân hóa học” thì cuộc “cách mạng về
công nghệ sinh học” đang phát triển với gia tốc lớn trên quy mô toàn cầu.
2.3.2. Vi sinh vật, vai trò của vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp, một
số loại chế phẩm vi sinh vật và tình hình sử dụng chế phẩm VSV sản xuất phân
bón hữu cơ tại Việt Nam
2.3.2.1. Vi sinh vật
Vi sinh vật (VSV) được phát hiện từ thế kỷ 17 bởi các nhà khoa học châu Âu.
Đến thế kỷ 19, khởi đầu bằng bằng chế phẩm vi sinh cố định nitơ phân tử, ngành
công nghệ vi sinh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ 1964, hàng loạt chế phẩm vi
xiv
sinh vật được nghiên cứu sản xuất: các chế phẩm VSV cố định đạm, chế phẩm VSV
phân giải cellulose, chế phẩm VSV phân giải lân, chế phẩm VSV đa chức năng và
nhiều loại chế phẩm VSV xử lý môi trường đất, bảo vệ thực vật được ứng dụng
rộng rãi [28].
Vi sinh vật có thể sống được ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở trong
đất. Hệ vi sinh vật đất rất phong phú về chủng loại cũng như số lượng, bao gồm 4
nhóm chính là vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, vi khuẩn lam và tảo. Đặc điểm chung của
VSV là kích thước rất nhỏ, khả năng hấp thụ và chuyển hóa vật chất mạnh, tốc độ
sinh sản rất nhanh. Trong 1 gam đất trồng trọt có tới 104-107 VSV khác nhau, trong
đó tỷ lệ VSV có ích chiếm đại đa số.
Hầu như mọi hoạt động tuần hoàn vật chất trong đất đều có sự tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp của VSV hình thành nên độ phì nhiêu đất, tăng năng suất và chất
lượng nông sản: cố định nitơ phân tử, chuyển hóa cacbon, phân giải xenlulo, phân
giải lân, kali, lưu huỳnh, chuyển hóa sắt, nhôm, mangan,… Ngoài ra, các hoạt động
VSV trong đất còn sản sinh ra hàng loạt các sản phẩm sinh học có giá trị như
vitamin, chất kích thích sinh trưởng, enzyme, chất kháng sinh có tác dụng làm tăng
khả năng sinh trưởng phát triển của thực vật và tham gia phòng chống sâu bệnh hại.
Theo TS. Phạm Văn Toản [11]: Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật (VSV) sống
trong đất, nước và vùng rễ cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ giữa
cây trồng, đất và phân bón. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp của VSV (mùn hoá, khoáng hoá chất hữu cơ, phân giải,
giải phóng chất dinh dưỡng vô cơ từ hợp chất khó tan hoặc tổng hợp chất dinh
dưỡng từ môi trường.v.v.). Vì vậy từ lâu vi sinh vật đã được coi là một bộ phận của
hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.
Hiện nay công nghệ vi sinh đã phát triển thành một ngành độc lập, tạo ra các sản
phẩm có giá trị phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống. Các quá trình sinh tổng hợp
xảy ra ở VSV được con người can thiệp và điều khiển theo hướng tích cực. Trong lĩnh
vực sản xuất phân bón, công nghệ vi sinh đã tạo ra các chế phẩm vi sinh, phân vi sinh
vật, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh ở quy mô công nghiệp.
xv
2.3.2.2. Vai trò của chế phẩm sinh học (VSV) trong sản xuất nông nghiệp
Vai trò của chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật trong sản xuất nông
nghiệp được thừa nhận có các ưu điểm sau đây:
- Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng.
Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi
trường đất nói riêng và môi trường nói chung.
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai
đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
- Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất
lượng nông sản phẩm.
- Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề
kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại
thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải
sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.
Qua đó cho thấy chế phẩm vi sinh vật nói có vai trò to lớn đối với cây trồng
nói riêng và nông nghiệp nói chung, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật sẽ là cơ
sở, tiền để để xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.
2.3.2.3. Một số loại chế phẩm vi sinh vật và ứng dụng chế phẩm VSV
trong sản xuất phân bón tại Việt Nam
2.3.2.3.1. Một số loại chế phẩm vi sinh vật
Hiện nay nhiều chế phẩm vi sinh làm phân bón được sản xuất theo nhiều hướng
khác nhau, nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, công nghệ. Thành
phần vi sinh vật trong các chế phẩm làm phân hữu cơ ở mỗi cơ sở sản xuất khác
nhau. Có hai dạng chế phẩm chủ yếu là chế phẩm nấm (ít phổ biến hơn do khó bảo
quản và dễ bị nhiễm tạp) và các chế phẩm vi khuẩn rất phổ biến trên thị trường. Hiện
nay các chế phẩm vi khuẩn được sản xuất theo nhiều dạng với những ưu nhược điểm
khác nhau: dạng trên môi trường thạch, dạng dịch thể, dạng khô, dạng đông khô,
xvi
nhưng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là dạng bột chất mang. VSV được tẩm vào
chất mang, cư ngụ và được bảo vệ chức năng chuyên tính cho đến khi sử dụng.
Nguồn chất mang có thể dùng là than bùn, bã mía, bột xenlulo hoặc rác thải hữu cơ
nghiền. Việt Nam đang sử dụng các chất mang phổ biến là than bùn, mùn mía, cám
trấu,… có thể kể đến một số chế phẩm vi sinh hiện đang được cung ứng, sử dụng
rộng rãi tại Việt Nam như: Chế phẩm Emuniv (Công ty cổ phần ứng dụng vi sinh Hà
Nội); Chế phẩm Compost marker (Viện nông hóa thổ nhưỡng); Chế phẩm EMIC
(Công ty cổ phần công nghệ vi sinh và môi trường); Chế phẩm EM, Bio – Ems (Công
ty TNHH Vi sinh môi trường TP HCM) và rất nhiều chủng loại chế phẩm vi sinh
khác có nhiều chủng loại vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose, cố định đạm,
phân giải lân... phân hủy các chất hữu cơ tạo nguồn phân bón hữu ích cho cây trồng,
cải tạo lý tính, sinh tính đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...
Bên cạnh đó, nhiều viện nghiên cứu về nông nghiệp trong nước như Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Sinh học
Nhiệt đới,… đã phân lập, tuyển chọn, nhân nuôi trong môi trường thanh trùng các
chế phẩm VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo có mật độ VSV rất
cao, hoạt lực mạnh cung cấp cho sản xuất và chế biến phân hữu cơ đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, trên thị trường còn có rất nhiều đơn vị cung ứng các chế phẩm vi sinh vật
được nhập khẩu từ nước ngoài có khả năng ứng dụng tốt trong lĩnh vực xử lý chất
thải hữu cơ, sản xuất phân bón hữu cơ cho cây trồng hoặc xử dụng trực tiếp trên cây
trồng để chống nấm, bệnh, tăng khả năng sinh trưởng....
2.3.2.3.2. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân bón hữu cơ tại
Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, trong nhiều thập kỷ qua, các
nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, sản xuất ra nhiều loại phân bón hóa học
góp phần kích thích sinh trưởng, tăng năng suất cây trồng, tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn. Song sự phát triển như vũ bão của công nghệ hóa học đồng nghĩa với nó là
mối đe dọa lớn đối với môi trường toàn cầu, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm sản xuất đất
xvii
nông nghiệp, Việt Nam cũng không tránh khỏi điều đó. Theo ước tính của Bộ
NN&PTNT, chỉ tính riêng vụ hè thu năm 2008, cả nước tiêu thụ trên 400.000 tấn
ure và 200.000 tấn phân bón các loại [21], cho thấy, mức độ sử dụng phân bón hóa
học trong sản xuất nông nghiệp của người dân là rất lớn mà gần như quên đi vai trò
của phân bón hữu cơ, là nguồn phân bón sẵn có trong tự nhiên, có nhiều chủng vi
sinh vật có tác dụng cải tạo đất, cung cấp đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng,
trung lượng, vi lượng và tăng khả năng phòng chống sâu, bệnh cho cây trồng, tạo ra
những sản phẩm nông nghiệp sạch, có lợi cho sức khỏe con người [20].
Phân bón hữu cơ có chứa các chủng vi sinh vật sống đã qua tuyển chọn, có
hoạt tính sinh học cao, góp phần tạo nên độ phì nhiêu của đất, cung cấp chất dinh
dưỡng dưới dạng dễ tiêu( P, N, K...) và các hợp chất sinh học khác để tăng năng
suất cây trồng, chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động sống của chúng.(Nguyễn
Ngọc Nông và cs, 2006) [16]
Nhận thức được vấn đề đó, trong nhiều năm qua, các nhà khoa học của nước ta
đã tập trung nghiên cứu, tạo ra nhiều quy trình sản xuất phân bón hữu cơ nhằm định
hướng cho người dân khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn hữu có tại địa phương
(than bùn, rác thải, phế phụ phẩm nông nghiệp…), kết hợp với các chế phẩm vi
sinh, tạo ra nguồn phân bón có lợi cho cây trồng và cải thiện môi trường đất.
Các Trung tâm Sinh học Thực nghiệm tại nhiều tỉnh đã tiến hành nghiên cứu
xử lý phế thải thực vật trên đồng ruộng sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân hủy chất
hữu cơ thành phân bón tại chỗ cho cây trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất
lượng và hiệu quả tác động của phân bón hữu cơ có bổ sung chế phẩm vi sinh vật
khi đem so sánh với loại phân hữu cơ không bổ sung vi sinh vật và các loại phân
khác cho thấy: phân hữu cơ được tái chế từ phế thải thực vật trên đồng ruộng không
“thua kém” so với phân hữu cơ từ chất độn chuồng gia súc và các loại phân hữu cơ
được chế biến từ các nguồn hữu cơ khác. Hiệu quả kinh tế của quy trình ủ phế thải
thực vật khá cao, mặt khác còn giải quyết được cơ bản lượng phân chuồng thiếu
hụt, đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư phân bón. Loại phân hữu cơ này có độ
xviii
dinh dưỡng cao, cây trồng dễ hấp thụ và an toàn cho môi trường, nó giúp bà con
nông dân thu được sản phẩm rau an toàn có hiệu quả kinh tế [36]
Nhiều nơi đã ứng dụng thành công quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ
bùn mía như Công ty Phân bón và hóa chất Cần Thơ. Viên công nghệ sinh học cũng đã
nghiên cứu và ứng dụng thành công quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn rác.
Và nhiều loại phân bón hữu cơ vi sinh khác đã được nghiên cứu và ứng dụng thành
công từ các nguyên liệu như phế phụ phẩm nông nghiệp, bã vỏ cà phê, rơm, rạ…, các
kết quả thử nghiệm đều cho kết quả tốt và đều được đánh giá nhân rộng [9].
Từ năm 2007, tại tỉnh Nghệ An, Kỹ sư Phạm Hồng Hải, Trung tâm Ứng dụng tiến
bộ Khoa học-Công nghệ Nghệ An đã nghiên cứu sản xuất thành công phân bón hữu cơ
vi sinh từ phế thải nông nghiệp (rơm rạ, cây xanh...) và từ phế thải tại các nhà máy chế
biến (bùn, bã mía...) bằng việc xử lý với chế phẩm Compost marker, đã rút ngắn thời
gian phân hủy của phế phụ phẩm, tạo ra loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao,
tơi xốp, đạt mật độ các chủng vi sinh vật lớn hơn hoặc bằng 10 6 CFU/g, không chứa
các chủng vi sinh vật gây hại (như các loại nấm Fusarium, Aspergillus niger và vi
khuẩn gây bệnh héo xanh trên cây họ cà...), hàm lượng nitơ, kali, photpho hữu hiệu đạt
tiêu chuẩn về phân bón, giá thành rẻ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả thử
nghiệm trên cây chè đã góp phần làm tăng 25% năng suất chè so với điều kiện thâm
canh bình thường của người dân địa phương. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm sinh
học tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ đã được triển khai thực hiện trên các mô hình
trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn); trồng rau ở xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu);
trồng cam ở Nông trường Xuân Thành (Quỳ Hợp).. [33]
Việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý nguồn phân chuồng tại các cơ sở chăn
nuôi tạo nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng đã được nông dân tại nhiều địa
phương quan tâm. Trước đây, nguồn phân này thường được bón trực tiếp hoặc xử lý
không đúng cách nên làm rau màu nhiễm trứng giun và vi sinh vật có hại, ảnh hưởng
tới sức khoẻ người tiêu dùng. Năm 2003 - 2004, TS Võ Thị Hạnh (Viện sinh học
nhiệt đới) cùng cộng sự đã tự mày mò sản xuất thành công VEM - chế phẩm dạng
lỏng có chứa tập đoàn vi sinh vật hữu ích để xử lý phân lợn, gà và bò thành phân bón
xix
hữu cơ. Trước đó, chế phẩm BIO-F đã được sử dụng để sản xuất thành công phân
bón hữu cơ vi sinh từ bùn đáy ao, vỏ cà phê và xử lý rác thải sinh hoạt. Phân lợn, gà
sau khi được thải ra sẽ được xử lý ẩm độ, sau đó ủ với chế phẩm BIO-F. Sau 7-10
ngày, sản phẩm thu được là phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao, có tác dụng
phòng chống nấm hại cây trồng. Phương pháp pháp xử lý nói trên giúp tiết kiệm chi
phí sản xuất, tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp và hộ chăn nuôi. Ngoài ra,
lợi ích lớn nhất mà nó đem lại là giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường thường
thấy ở các cơ sở chăn nuôi cũng như khu vực dân cư xung quanh [8].
Các khảo nghiệm sử dụng phân hữu cơ vi sinh bả bùn mía, kết hợp nấm
Trichoderma (BBM-Trico) kết hợp tưới dung dịch N cấp II trên cây dưa leo tại Thốt
Nốt, TP Cần Thơ mới đây đã chứng minh, năng suất trái dưa leo biến động trong
khoảng 15,2 – 19,8 tấn/ha, tương đương với năng suất gieo trồng của nông dân mặc
dù nông dân sử dụng rất nhiều lượng phân hoá học. Mặc dù năng suất có thấp hơn
nhưng các nghiệm thức sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ vi sinh mang lại kết quả
trong thực tế sản xuất cho vùng thâm canh rau màu là rất lớn, giúp giảm 300 kg
Urê, 1000 kg Super P và 250 kg KCl so với bón phân vô cơ theo nông dân [35].
Mới đây, với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của Trung tâm tư vấn, đào tạo và
chuyển giao kỹ thuật (ACTC), Công ty TNHH Non Côi Vĩnh Phúc đã sản xuất
thành công đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp một loại phân bón hữu cơ vi sinh
mới từ than bùn, mùn rác thải kết hợp với đạm, lân, kali, rỉ mật và bột kích hoạt vi
sinh EM được ủ lên men để tạo ra những quần thể vi sinh vật có ích. Khi bón trên
lúa, phân hữu cơ vi sinh làm cây lúa đẻ nhánh khỏe, thân mập, cứng cây, tăng số
nhánh hữu hiệu, giảm tỷ lệ sâu bệnh hại, năng suất đạt gần 60 tạ/ha, tăng 18%, gấp
1,6 lần so với đối chứng. Trên cây ngô, phân giúp làm cho bắp to, đóng bắp tốt hơn,
hạt đều hơn, khối lượng 1.000 hạt cao hơn 28,3g, năng suất đạt 61 tạ/ha, tăng 19%,
gấp 1,4 lần so với đối chứng [20].
Những năm trở lại đây, dưới sự giúp đỡ chuyển giao khoa học kỹ thuật của các
Trung tâm khuyến nông, Hội nông dân các tỉnh.... một bộ phận không nhỏ nhân dân
ở hầu hết các địa phương trên cả nước đã biết đến, sử dụng các chế phẩm vi sinh vật
xx
sẵn có trên thị trường tại địa phương để ủ với nguồn hữu cơ sẵn có tại gia đình như:
phế phụ phẩm nông nghiệp, phân chuồng và các chất thải hữu cơ khác làm phân
bón cho cây trồng, qua đánh giá của các hộ nông dân, cho thấy, sử dụng nguồn phân
hữu cơ này (các phế phụ phẩm nông nghiệp gia đình thường đốt sau thu hoạch) có
thể tiết kiệm 1/2 chi phí mua phân bón, giảm chi phí đầu tư, vẫn đảm bảo được năng
suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn làm tăng hàm
lượng chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất đất, nâng cao chất lượng nông sản
và họ coi đây là phương pháp kỹ thuật mới. Bên cạnh đó, từng bước có thể cải thiện
được thực trạng lao động ở nông thôn hiện nay, do ở nhà làm ruộng không đủ sống,
phần lớn thanh niên ở nông thôn bỏ ra những thành phố lớn làm công nhân, làm
thuê. Nếu những phương pháp mới kỹ thuật tạo ra vùng chuyên canh sản xuất nông
nghiệp sạch, có chất lượng, tìm được đầu ra ổn định cho nông sản, chắc chắn sẽ thu
hút được hàng nghìn thanh niên quay trở lại làm giàu trên chính quê hương.
Mặc dù hiện tại đã có khá nhiều sản phẩm phân bón sinh học xuất ở trong
nước, nhưng một mặt do nông dân ưa sử dụng phân hóa học, mặt khác máy móc
thiết bị, điều kiện và nhân lực nghiên cứu còn hạn chế nên chất lượng phân vi sinh
sản xuất trong nước thiếu ổn định, chưa mở rộng được quy mô ứng dụng. Vì vậy
đầu tư cho chương trình ứng dụng những tiến bộ mới về công nghệ sinh học nói
chung và trong sản xuất phân vi sinh vật nói riêng sẽ tạo ra bước đột phá trong
chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp, tăng sức cạnh tranh các nông sản
có chất lượng cao trên thị trường quốc tế.
Nhìn chung, phân bón có vai trò hết sức quan trọng đối với tăng năng suất cây
trồng, phẩm chất nông sản, góp phần quan trọng về bảo đảm an ninh lương thực,
tăng sản phẩm trồng trọt để xuất khẩu. Do vậy giải pháp tăng hiệu quả sử dụng phân
bón, giảm chi phí là rất quan trọng. Trong thời gian tới cần tăng cường chỉ đạo
hướng dẫn sử dụng hiệu quả phân bón đặc biệt là nguồn phân bón hữu cơ, sẽ góp
phần tích cực vào việc hạ giá thành sản xuất, góp phần cải thiện chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm nông sản và hạn chế ô nhiễm môi trường. Vì vậy, Nhà nước
và ngành nông nghiệp phải có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu
xxi
tư vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cần có sự đầu tư chuyển
giao kỹ thuật, tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân ủng hộ và ứng dụng rộng rãi
các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy mới giúp cho nông dân
có thể nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập trong nền kinh
tế hội nhập và cải thiện chất lượng môi trường.
2.4. Một số vấn đề về than bùn và tình hình khai thác, sử dụng than bùn
làm phân bón ở Việt Nam
2.4.1. Nguồn gốc hình thành, trữ lượng, chất lượng, phân loại than bùn ở
Việt Nam
2.4.1.1. Nguồn gốc hình thành than bùn
Than bùn là một loại đá hữu cơ chứa dưới 50% thành phần khoáng vật, tạo
thành do sự hủy diệt và phân hóa không hoàn toàn của cây cối đầm lầy trong điều
kiện ẩm ướt và yếm khí.
Than bùn thường gặp trong các trầm tích đệ tử trẻ nằm cách mặt đất không sâu,
cũng có khi còn lộ ngay trên mặt đất. Bề dày của lớp than bùn thay đổi tủy theo
hình dạng của mạt địa hình khi thành tạo than bùn, thường từ vài cm đến 5 – 6 m. Ở
những chỗ trũng của lòng lạch hoặc đầm lầy, lớp than bùn thường có độ dày lớn.
Nhìn chung các lớp đất đá và than bùn có thể nằm ngang, chưa bị ảnh hưởng của
lực kiến tạo.
Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được
tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều
năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn.
Ở Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, cây cối phát
triển mạnh là điều kiện thuận lợi cho sự thành tạo than bùn.
2.4.1.2. Trữ lượng, chất lượng than bùn tại một số vùng ở Việt Nam
Than bùn nằm rải rác ở khắp mọi nơi và ở cách mặt đất không sâu, vi thế việc
phát hiện than bùn là tương đối đơn giản.
Ở miền núi, than bùn thường nằm trong các thung lũng, đầm lầy là những nơi
có điều kiện thuận lợi cho sự tích đọng các tàn tích thực vật và quá trình phân hủy
xxii
các tàn tích thực vật đó xảy ra không hoàn toàn. Ở đồng bằng, than bùn thường thấy
ở các lòng lạch, ao hồ tù hãm lâu năm.
Từ trước tới nay, chưa có nhiều khảo sát đánh giá về trữ lượng, chất lượng than
bùn trên phạm vi cả nước, chủ yếu được các nhà khoa học đánh giá trên phạm vi
lãnh thổ, vùng miền. Việc thăm dò than bùn mới được tiến hành từ năm 1963 những
chưa làm được bao nhiêu so với những mỏ than bùn đã biết.
Theo tạp chí địa chất số 230 (9-10)/1995 [3], trữ lượng và chất lượng than bùn
từ vĩ độ 16 trở vào như sau:
Bảng 1.2: Thống kê trữ lượng than bùn từ vĩ độ 16 trở vào Nam
Loại thành tạo Kiểu thành tạo
Số
lượng
mỏ
Diện tích
(ha)
Trữ
lượng
(Triệu
tấn)
a. Thung lũng giữa núi 5 400 2,0
Tây nguyên 5 400 2,0
b. Thung lũng trước núi 25 2.480 12,9
Sông Sài Gòn 6 1.000 5,5
Sông Bé 11 780 3,9
Vàm Cỏ Đông 8 700 3,5
c. Đồng bằng bồi tích 24 4.270 42,7
Mỏ Vẹt 12 520 5,2
Tứ giác Long Xuyên 8 3.500 35,0
1. Đầm lầy ngọt
Hậu Giang 4 250 2,5
a. Đã ngọt hóa 26 38.250 337,8
Bình Trị Thiên 5 320 1,2
Nam Ngãi 6 625 3,0
Phú Khánh 3 545 3,0
Thuận Hải 5 360 2,0
U Minh Thượng 1 12.400 152,2
U Minh Hạ 1 20.200 153,2
Tứ giác Long Xuyên 5 3.800 23,0
b. Ven biển hiện đại 18 12.860 134,8
Vũng Tàu 3 5.000 100,0
Duyên Hải 10 1.960 9,8
Cà Mau 2 2.900 10,0
2. Đầm lầy mặn
Kiên Giang 3 3.000 15,0
Tổng cộng 55 58.260 530,0
(Nguồn, Tạp chí địa chất Việt Nam)
xxiii
Chất lượng than bùn ở các mỏ ở khu vực này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3: Thống kê chất lượng than bùn theo mỏ và khu vực
Kiểu
loại
Khu vực
N
(%)
P2O5
(%)
K2O
(%)
Cac
bon
(%)
Axit
humic
(%)
Lượng
mùn
(%)
1a Tây Nguyên 3,70 0,01 - 51,2 49,2
Sông Bé 0,30 0,04 0,17 12,5 30,6
Sông Sài Gòn 0,32 0,04 0,02 19,3 32,0
1b
Vàm Cỏ Đông 0,30 0,02 0,01 17,6 40,0
Mỏ Vẹt 0,30 0,12 0,15 29,6 32,5 52,0
Tứ giác Long Xuyên 0,97 0,12 0,21 27,2 22,0
1c
Hậu Giang 1,15 0,01 44,8 50,6 41,1
Bình Trị Thiên 1,40 0,20 0,02 21,2 16,0 41,5
Nam Ngãi 1,40 2,60 0,03 12,1 16,2
Phú Khánh 0,75 0,20 0,02 10,6
Thuận Hải 0,27 0,03 0,16 11,8
U Minh Thượng 1,90 0,10 0,01 52,0 49,8
U Minh Hạ 2,00 0,10 0,01 46,5
2a
Tứ giác Long Xuyên 0,43 0,13 0,45 25,3 16,0 43,8
Vũng Tàu 0,76 0,01 0,04 14,8
Duyên Hải 0,19 0,08 0,12 17,1 18,7 24,9
Cà Mau 0,23 0,03 0,01 14,2
2b
Kiên Giang 0,39 0,05 0,07 16,4 17,5 22,0
(Nguồn, Tạp chí địa chất Việt Nam)
Theo Tạp chí địa chất. Số 37 (9)/1964 [23], than bùn ở khu vực Bắc, Bắc
trung bộ có một số mỏ có trữ lượng, chất lượng như sau:
xxiv
Bảng 1.4: Trữ lượng, chất lượng than bùn ở một số khu vực ở Bắc Bộ
TT Khu vực Diện tích, Trữ lượng
Chất lượng
(Mức độ phân
hủy)
1
Yên Khánh – Ninh
Bình
Khoảng 30 ha, bề dày than bùn
trung bình khoảng 0,5 m
Thấp
2
Lỗ Khê, xã Liên
Hà, Đông Anh, Hà
Nội
Chiều dài khoảng 2 km, chiều
rộng khoảng 0,2 – 0,3 km, Bề
dày khoảng từ 0,5 – 3,6 m.
Trung bình
3
Xã Dân Chủ, Đông
Anh, Hà Nội
Diện tích phân bố khoảng 12
ha. Chiều dài 2 km, chiều rộng
từ 50 – 250 m, chiều sâu cách
mặt đất từ 2,5 – 5,1 m. Chia
làm 02 lớp, lớp 01 dày khoảng
0,5 m; lớp 02 dày trung bình
1,5 m.
Trung bình
4
Ba Sao, Hà Nam Phân bố trên diện tích khoảng
200 ha, chiều dài 4 km, chiều
ngang từ 200 – 500 m. Phần lớp
than bùn nằm lộ ngay trên mặt
đất.
Cao
(Nguồn, Tạp chí địa chất Việt Nam)
Qua những bảng trên cho thầy, việc thăm dò đánh giá trữ lượng than bùn ở
Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là đánh giá than bùn ở khu vực miền Bắc, Bắc Trung
Bộ. Chủ yếu các mỏ than bùn nằm ở khu vực miền Nam, những mỏ có trữ lượng
lớn, chất lượng tốt là U Minh Thượng, U Minh Hạ, Kiên Giang, Vũng Tàu và vùng
Tứ giác Long Xuyên. Các mỏ ở khu vực phía Bắc mới chỉ dừng lại ở mức độ thăm
dò, chưa có báo cáo đánh giá trữ lượng, chất lượng cụ thể.
Ngoài ra, trên địa bàn cả nước còn có rất nhiều điểm than bùn ở các tỉnh như
Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn Tây, Phú
Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang.... Những điểm than bùn này nói chung nhỏ, diện
phân bố hẹp, chiều dày không lớn.
xxv
2.4.1.3. Phân loại than bùn ở Việt Nam
Nhìn chung, than bùn có nhiều cách phân loại khác nhau, như: Dựa vào tỷ lệ
% của chất mùn trong than bùn để phân loại theo mức độ phân hủy của chúng; Phân
loại theo điều kiện thành tạo than bùn hoặc Dựa vào thành phân tro của than bùn..
[23], [3]., cụ thể:
- Theo tỷ lệ % của chất mùn:
Than bùn tạo thành từ thực vật mọc trên các thung lũng, ao hồ, đầm lầy...
Những tàn tích thực vật đó trong điều kiện ẩm ướt, thiếu không khí do tác dụng của
vi sinh vật, nên quá trình phân hủy xảy ra rất chậm chạp và không đạt tới giai đoạn
vô cơ hóa. Quá trình phân hủy không hoàn toàn của các tàn tích thực vật tạo thành
các chất hữu cơ mới gọi là chất mùn
+ Mức độ phân hủy thấp: Chứa dưới 20% chất mùn.
+ Mức độ phân hủy trung bình: Chứa từ 20 – 40 % chất mùn.
+ Mức độ phân hủy cao: Chứa trên 40 % chất mùn.
- Theo điều kiện thành tạo
+ Ở khu vực miền bắc thì phân chia: Loại cao là loại thành tạo ở những nơi địa
hình cao, ngoài nước mưa có ít nước mặt chảy tới; Loại thấp là thành tạo ở những
vùng đầm lầy, thung lũng có nhiều nguồn nước chảy tới; Loại trung gian, nằm giữa
02 loại trên, trên mặt có dòng nước chảy.
+ Ở khu vực miền nam thì phân chia như sau:
Loại 01 (đầm lầy ngọt) có: 1a – thành tạo ở thung lũng giữa núi; 1b – thành
tạo ở thung lũng trước núi; 1c – thành tạo ở đồng bằng bồi tích.
Loại 02 (đầm lầy mặn) có: 2a – thành tạo ở đầm lầy mặn đã ngọt hóa; 2b –
thành tạo ở dầm lầy mặn ven biển hiện đại. Trong những kiều trên, đầm lầy mặn đã
được ngọt hóa có diện phân bố rộng
Ngoài ra còn có nhiều kiểu phân loại than bùn khác như: Căn cứ vào thành
phân tro của than bùn chia ra các loại (than bùn cát, than bùn sét, than bùn vôi, than
bùn sắt, than bùn lưu huỳnh, than bùn phốt pho); Căn cứ vào theo nguồn gốc vật
chất hữu cơ thành tạo để chia ra thanh bùn thành tạo tại chỗ hoặc ngoại lai.....
xxvi
2.4.2. Tình hình khai thác, sử dụng than bùn làm phân bón tại Việt Nam
Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất
hữu cơ. Than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông
nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.
Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây.
Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần,
nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ thành
đạm vô cơ cây mới sử dụng được.
Than bùn cho phản ứng chua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn
thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá trình phân huỷ các chất hữu
cơ. Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây không
những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, than bùn
muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic. Để bón cho cây, người ta thường:
- Dùng tác động của nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể phơi nắng
một thời gian, xử lý nhiệt hoặc trộn với nước giải để ôxy hoá bitumic; Sau đó, dùng
vi sinh vật phân giải than bùn. Sau đó trộn với phân hoá học NPK, phân vi lượng,
chất kích thích sinh trưởng, tạo thành loại phân hỗn hợp giàu chất dinh dưỡng.
- Ngoài ra có thể sử dụng phân hữu cơ than bùn ủ bằng chế phẩm VSV với
phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, sau đó mới đem bón cho cây. Trong
quá trình ủ, hoạt động của các loài vi sinh làm phân huỷ các chất có hại và khoáng
hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh dưỡng cho cây.
Trước đây, việc sử dụng than bùn làm phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh ở Viêt
Nam chưa được quan tâm nhiều, than bùn chủ yếu được khai thác sử dụng làm giá thể
để sản xuất phân khoáng NPK. Phương pháp công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu là
dùng amoniac để amôn hoá than bùn. Than bùn có khả năng hấp thụ đạm của amoniac
cao, làm giảm độ chua của than bùn, đặc biệt là khi môn hoá than bùn các axit humic
sẽ tác dụng với amoniac tạo thành môn humat là chất kích thích sinh trưởng cây trồng.
Quá trình amôn hoá than bùn này có thể được thực hiện ở các quy mô sản xuất từ thủ
công, bán cơ giới đến cơ giới với sản lượng theo yêu cầu. Than bùn sau khi amôn hoá
xxvii
được trộn với các phân đa lượng theo những tỷ lệ phù hợp với từng loại cây trồng. Kết
quả thử nghiệm trên cây lúa cho thấy phân bón đặc chủng làm cho cây lúa phát triển tốt
nhất: số nhảnh nhiều nhất các tỷ lệ khác như bông/khóm; số hạt chắc/bông; trọng lượng
hạt chắc/khóm đều cao và cuối cùng cho năng suất cao nhất, tăng 20% so với phân
NPK Lâm Thao và 37% so với bón N.P,K rời [10]. Ngoài ra, chủ yếu sử dụng than bùn
làm chất mang để sản xuất chế phẩm vi sinh vật.
Bên cạnh đó, hiện nay, ở nước ta có nhiều đơn vị sản xuất nhiều loại phân
hỗn hợp trên cơ sở nguồn hữu cơ là than bùn. Trên thị trường có các loại phân hỗn
hợp với các tên thương phẩm sau đây: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên Giang),
Biomix (Plây Cu), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La
Ngà), Compomix (Bình Điền II), phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều
loại phân lân hữu cơ sinh học ở nhiều tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, có cơ sở sử dụng
than bùn làm hàng hóa, bán cho các đơn vị khác có nhu cầu hoặc làm giá thể sản
xuất chế phẩm vi sinh...
Từ những vấn đề trên cho thầy, than bùn có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong
sản xuất nông nghiệp như: Kết hợp với các chất hữu cơ khác để tạo phân bón cho
cây trồng, làm giá thể sản xuất phân khoáng NPK, làm chất mang trong sản xuất
chế phẩm vi sinh, chiết xuất a xít humic tạo chất kích thích sinh trưởng cho cây
trồng... và nhiều công dụng khác. Song việc bảo tồn, khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên quý giá này ở nhiều địa phương vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại, như:
- Than bùn chủ yếu nằm trong lòng đất, tại vùng ngập nước, muốn khai thác
01 tấn than bùn phải phá bỏ 1 m3
ruộng, đất trồng trọt (mất tầng canh tác), không
giữ được nguồn nước ngầm, thải một lượng lớn khí CO2 và khí độc vào khí quyển...
- Những nơi sau khi khai thác than bùn thường phải bỏ hoang vi độ chua do a
xít mùn cây cao, không thể trồng trọt hay thả cá được.
- Nhiều nơi các đơn vị tự ý thăm dò, khai thác than bùn để sản xuất phân bón
tại ruộng của các hộ nông dân (dưới hình thức chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu
quả sang nuôi trồng thủy sản) không thông qua các cơ quan chức năng, gây lãng phí
tài nguyên, thất thu cho nhà nước.
xxviii
- Hầu hết các địa phương tại khu vực miền Trung, miền Bắc, Bắc Trung Bộ
chưa có báo cáo đánh giá cụ thể về trữ lượng, chất lượng, hướng khai thác sử dụng
nguồn than bùn tại địa phương.
Do đó, để khai thác, sử có hiệu quả nguồn tài nguyên này, cần có sự quản lý
chặt chẽ của các ngành chức năng, sự nhận thức đầy đủ của người dân và sự tuân
thủ đầy đủ các quy định của các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên.
2.5. Trữ lượng và thực trạng sử dụng than bùn tại Lào Cai
2.5.1. Trữ lượng than bùn tại một số mỏ tại tỉnh Lào Cai
Mặc dù chưa có đánh giá cụ thể của các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai
về trữ lượng than bùn trên địa bàn toàn tỉnh, song theo đánh giá của Công ty TNHH
MTV Apatit Việt Nam, một đơn vị đánh giá, khai thác sử dụng than bùn làm
nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NPK thì trữ lượng than bùn trên địa bàn
tỉnh chủ yếu tập trung ở TP Lào Cai, huyện Bát Xát, Văn Bàn. Trữ lượng than bùn
tại các địa điểm này thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.5: Trữ lượng than bùn tại một số huyện tỉnh Lào Cai
TT Tên mỏ, địa điểm ĐVT Trữ lượng dự kiến
I TP Lào Cai 165.000
1 Thôn Đông Hà, Phường Nam Cường Tấn 95.000
2 Thôn Đông Hồ, Phường Nam Cường Tấn 45.000
3 Thôn Sơn Lầu, Xã Cam Đường Tấn 25.000
II Huyện Bát Xát 184.000
1 Thôn Tòng Trú, Xã Cốc San Tấn 79.000
2 Thôn Ún Tà, Xã Cốc San Tấn 20.000
3 Thôn Củm Thượng, Xã Đồng Tuyển Tấn 85.000
III Huyện Văn Bàn 141.000
1 Thôn Lủ 3, Xã Võ Lao Tấn 96.000
2 Thôn Đồi Trọc, Xã Võ Lao Tấn 45.000
Tổng cộng 490.000
(Nguồn, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và kết hợp với kết quả điều tra của
đề tài 2009-2010)
xxix
Qua bảng trên cho thấy, tổng trữ lượng dự kiến là 490.000 tấn, trữ lượng than
bùn dự kiến lớn nhất là ở huyện Bát Xát 184.000 tấn, tiếp đến là TP Lào Cai
160.000 tấn và huyện Văn Bàn 141.000 tấn
2.5.2. Tình hình khai thác, sử dụng than bùn tại tỉnh Lào Cai
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Lào Cai, trên địa bàn tỉnh
hiện nay chỉ có Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam điều tra đánh giá trữ lượng
than bùn và khai thác sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón NPK tổng hợp.
Hiện không có tổ chức, cá nhân nào khác khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này.
Tình hình khai thác sử dụng thùn tại Lào Cai, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.6: Tổng hợp tình hình khai thác sử dụng than bùn tại Lào Cai
TT Tên mỏ, địa điểm
Trữ
lượng dự
kiến
(Tấn)
Trữ
lượng đã
thai thác
(Tấn)
Năm khai
thác sử dụng
I TP Lào Cai 165.000 123.700
1
Thôn Đông Hà, Phường Nam
Cường
95.000 63.700 1997 - 2000
2
Thôn Đông Hồ, Phường Nam
Cường
45.000 40.000 2003 - 2004
3 Thôn Sơn Lầu, Xã Cam Đường 25.000 20.000 2004 - 2005
II Huyện Bát Xát 184.000 146.010
1 Thôn Tòng Trú, Xã Cốc San 79.000 68.000 2000 - 2002
2 Thôn Ún Tà, Xã Cốc San 20.000 10 2010 - 2011
3
Thôn Củm Thượng, Xã Đồng
Tuyển
85.000 78.000 2006 - 2008
III Huyện Văn Bàn 141.000 114.000
1 Thôn Lủ 3, Xã Võ Lao 96.000 79.000 2009 - nay
2 Thôn Đồi Trọc, Xã Võ Lao 45.000 35.000 2009 - nay
Tổng cộng 490.000 383.710
(Nguồn, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và kết hợp với kết quả điều tra của
đề tài 2009-2010)
Qua bảng trên cho thấy, than bùn được Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam
đánh giá trữ lượng và khai thác sử dụng tại các điểm trên địa bàn huyện Bát Xát, TP
Lào Cai, huyện Văn Bàn từ năm 1997 cho đến nay. Mục đích khai thác để làm
nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NPK. Trữ lượng đã khai thác 383.700 tấn.
xxx
Bên cạnh đó, có khoảng 10 tấn được nhóm sinh viên trường Đại học Nông lâm khai
thác sừ dụng để nghiên cứu khoa học. Ngoài đơn vị nêu trên, cho đến nay, trên địa
bàn không có tổ chức cá nhân nào khác khai thác sử dụng.
2.6. Tình hình sản xuất lúa và sử dụng phân bón ở Lào Cai
Lào Cai là tỉnh biên giới có thổ nhưỡng phong phú và khí hậu đa dạng là
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế như các
loại rau màu, hoa, cây ăn quả ôn đới ở đây.... Ở các huyện vùng cao, đất đai chủ yếu
là nhóm đất mùn vàng đỏ, thích hợp cho các loại cây dược liệu quý, cây rau quả, rau
màu... Các huyện vùng thấp là dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành
phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên..., địa hình ít hiểm trở, có nhiều vùng đồi thoải,
ruộng nước là địa bàn thuận lợi cho phát triển thâm canh nhiều loại cây trồng.
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, đến năm 2009, toàn
tỉnh có 29.150 ha lúa, trong đó lúa vụ xuân là 9.039 ha, vụ mùa có 20.111 ha. [24].
Tình hình sản xuất lúa ở Lào Cai giai đoạn 2006 – 2009 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2009
Diện tích, năng suất, sản lượng qua các
năm từ 2006 - 2009
TT Nội dung Đơn vị
2006 2007 2008 2009
1 Vụ xuân
- Diện tích Ha 8.396 8.726 8.780 9.039
- Năng suất Tạ/ha 51,27 51,71 53,03 53,83
- Sản lượng Tấn 43.047 45.123 46.560 48.657
2 Vụ mùa
- Diện tích Ha 19.500 19.489 19.736 20.111
- Năng suất Tạ/ha 38,29 40,49 36,72 39,58
- Sản lượng Tấn 74.671 78.910 72.464 79.590
Cả năm
- Diện tích Ha 27.896 28.215 28.516 29.150
- Sản lượng Tấn 117.718 124.033 119.024 128.247
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lào Cai, 2010)
Về cơ cấu giống: Chủ lực là các giống lúa lai Trung Quốc như Nhị ưu 838,
Nhị ưu 63, LC25, LC212, Syn 6, TH 3 – 3, VL20 và một số giống lúa thuần cho
chất lượng tốt như Hương Thơm HT1, Bắc Thơm …Các giống lúa hiện đang gieo
xxxi
cấy ở Lào Cai có năng suất tương đối cao, bình quân toàn tỉnh năm 2009 đạt năng
suất 53,83 tạ/ ha ở vụ xuân và 39,58 tạ/ha ở vụ mùa. Tuy năng suất cao song chất
lượng chưa cao, chủ yếu sản lượng thóc sản xuất phục vụ nhu cầu tại chỗ, đảm bảo
an ninh lương thực trong tỉnh.
Lào Cai là tỉnh miền núi, 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, trong
đó cơ cấu ngành trồng trọt chiếm trên 70%. Nông dân đa phần sử dụng phân bón vô
cơ để bón cho cây trồng, chỉ có 1 số rất ít hộ nông dân có điều kiện về lao động,
chăn nuôi mới sử dụng phân chuồng, phân xanh. Song, đa phần lượng phân bón hữu
cơ ít được tiến hành ủ, xử lý trước khi bón, mà bón lót trực tiếp cho cây trồng vào
đầu vụ, chủ yếu là sử dụng cho cây lúa và cây rau màu, cây ăn quả. Trong khi đó,
nguồn hữu cơ tại địa phương như: Rác thải, phế phụ phẩm nông nghiệp, cây phân
xanh... là rất lớn.
Những năm trở lại đây, được sự quan tâm chỉ đạo của các ngành chức năng
tỉnh, một số mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nguồn hữu cơ tại địa
phương bón cho một số đối tượng cây rau màu, cây lúa tại Cốc San, Bảo Thắng, Bát
Xát, TP Lào Cai... đã được triển khai thực hiện. Qua các mô hình cho thầy, phân
bón hữu cơ đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm nông nghiệp
sạch, cải thiện tính chất đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Song, một phần do ý
thức của người dân có thói quen ỷ lại vào nguồn phân bón vô cơ, bên cạnh đó một
phần do thiếu chủ động về lao động trong việc thu gom các nguồn hữu cơ, thiếu kỹ
thuật về xử lý nguồn hữu cơ, ít hiểu biết về các chế phẩm vi snh.... nên các mô hình
chưa được người nông dân mặc dù đã thấy rõ hiệu quả nhưng chưa được quan tâm
nhân rộng.
Nhìn chung, Lào Cai là mảnh đất tiềm năng cho phát triển nền nông nghiệp
đa dạng. Nếu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản suất, cùng với việc sử dụng cơ
cấu giống cây trồng hợp lý, nông nghiệp Lào Cai sẽ có nhiều triển vọng phát triển.
xxxii
Phần III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Than bùn được khai thác tại huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
- Một số chế phẩm vi sinh vật (Compost Maker, Emuniv, VSV chức năng):
+ Chế phẩm Compost maker (Dạng bột do Viện nông hóa thỗ nhưỡng sản
xuất): Gồm các chủng vi sinh vật (VSV): VSV phân giải xellulo, VSV phân giải
lân, VSV cố định đạm và VSV hỗ trợ. Mật độ các chủng VSV từ 108
-109
CFU/g.
+ Chế phẩm EMUNIV (Bộ vi sinh vật hữu hiệu đa năng dạng bột của Công ty
cổ phần vi sinh ứng dụng - Hà Nội): Gồm nhiều vi sinh vật hữu hiệu bao gồm: VSV
phân giải chất hữu cơ, VSV cố định đạm, vi sinh vật phân giả lân, vi sinh vật kích
thích sinh trưởng…Mật độ các chủng vi sinh vật >109
CFU/g
+ VSV chức năng (Dạng dung dịch, do Viện nông hóa thổ nhưỡng sản xuất):
Gồm các chủng vi sinh vật hữu ích, tăng khả năng cố định đảm, phân giải lân, kích
thích sinh trưởng, tăng cường khả năng kháng sâu, bệnh....
- Một số vật liệu khác: Vôi bột, phân bón vô cơ (đạm Ure, supe lân,
kaliclorua), phân chuồng, các giống lúa (Nhị ưu 838, LC25) hiện đang sử dụng sản
xuất đại trà tại địa phương....
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Điều tra trữ lượng, đánh giá chất lượng than bùn tại một số huyện như Văn
Bàn, Bát Xát, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- Các thí nghiệm, mô hình khảo nghiệm được thực hiện tại huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai.
xxxiii
3.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 7 năm 2011.
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá sơ bộ trữ lượng than bùn tại một số huyện Bát Xát, Văn Bàn, Tp
Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Lấy mẫu đánh giá chất lượng than bùn vùng nghiên cứu
(huyện Bát Xát).
- Nghiên cứu quy trình ủ than bùn làm phân bón.
- Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân bón ủ từ than bùn tới sinh trưởng,
năng suất lúa, một số chỉ tiêu hóa tính đất sau thí nghiệm.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Điều tra đánh giá nguồn than bùn và và tình hình sử dụng than
bùn tại Lào Cai
* Đánh giá sơ bộ trữ lượng và chất lượng than bùn tại huyện Bát Xát,
Văn Bàn, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- Đối với các mỏ than bùn đã đánh giá trữ lượng: Sử dụng tài liệu có sẵn, điều
tra bổ sung.
- Đối với các mỏ chưa đánh giá: Thăm dò, đo dự kiến khối lượng từng mỏ, dự
kiến trữ lượng cả vùng.
- Lấy mẫu than bùn cách mặt đất từ 0,5 – 1 m và phân tích một số chỉ tiêu hóa
tính của than bùn tại vùng nghiên cứu (huyện Bát Xát): OM%, N%, P2O5%, K2O%
tổng số, pH.
* Điều tra tình hình khai thác và sử dụng than bùn làm phân bón tại
huyện Bát Xát, Văn Bàn, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Đến các vùng có than bùn, điều tra tình hình khai thác sử dụng, lập biểu tổng
hợp đánh giá trữ lượng, thời gian, mục đích, tổ chức, cá nhân (đơn vị) khai thác.
3.2.2.2. Nghiên cứu sử dụng than bùn làm phân bón
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu một số công thức ủ than bùn làm phân bón.
- Khai thác, sơ chế than bùn tại địa điểm nghiên cứu.
xxxiv
+ Nguồn than bùn nghiên cứu được khai thác tại thôn Ún Tà, xã Cốc San,
huyện Bát Xát
+ Phương pháp khai thác: Khai thác thủ công tại điểm mỏ, cách mặt đất từ
0,5 – 1,0 m.
+ Phương pháp sơ chế than bùn trước khi ủ: Than bùn sau khi khai thác, tiến
hành phơi nắng tại sân vườn đến khi đạt độ ẩm khoảng 14%, nhặt bỏ cỏ rác, đất đá;
khử chua với vôi bột 1 tuần trước khi ủ với phân chuồng, chế phẩm vi sinh.
- Tiếp theo đó theo tỷ lệ như công thức thí nghiệm phần dưới đây theo dõi
đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng than bùn ủ như: Màu sắc, nhiệt độ, trọng lượng,
một số chỉ tiêu hóa tính: tỷ lệ % OM, N, P, K tổng số, pH. Mẫu của công thức nào
cho chất lượng tốt nhất thì sẽ lựa chọn làm công thức thử nghiệm, nghiên cứu, đánh
giá khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển trên cây lúa ngoài đồng ruộng.
- Các công thức thí nghiệm ủ than bùn làm phân bón sử dụng chế phẩm vi sinh
vật Compost maker, vi sinh vật chức năng của Viện nông hóa thổ nhưỡng, nghiên
cứu tại thôn Ún Tà, xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Mỗi công thức lthực
hiện 03 lân nhắc lại.
- Từ đó, rút ra quy trình ủ than bùn làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.
* Công thức nghiên cứu ủ than bùn làm phân bón
- Công thức 1: Than bùn (99%) + Vôi bột (1%) + 5 kg Super lân+ 2 kg Đạm
urê + Chế phẩm VSV (Compost marker)
- Công thức 2: Than bùn (89%) + Vôi bột (1%) + Phân chuồng (10%) + 5 kg
Super lân+ 2 kg Đạm urê + Chế phẩm VSV (Compost marker)
- Công thức 3: Than bùn (79%) + Vôi bột (1%) + Phân chuồng (20%) + 5 kg
Super lân+ 2 kg Đạm urê + Chế phẩm VSV (Compost marker)
- Công thức 4: Than bùn (69%) + Vôi bột (1%) + Phân chuồng (30%) + 5 kg
Super lân+ 2 kg Đạm urê + Chế phẩm VSV (Compost marker)
- Công thức 5: Than bùn (59%) + Vôi bột (1%) + Phân chuồng (40%) + 5 kg
Super lân+ 2 kg Đạm urê + Chế phẩm VSV (Compost marker)
xxxv
3.2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân bón ủ từ than bùn tới sinh
trưởng, năng suất lúa
Trên cơ sở thí nghiệm 1, chọn được công thức ủ than bùn làm phân bón hữu
cơ tốt nhất, xử lý than bùn theo quy trình của công thức đó và tiến hành bón với liều
lượng khác nhau để nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của phân bón hữu cơ than bùn
tới sinh trưởng, năng suất lúa.
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu liều lượng phân bón ủ từ than bùn bón cho lúa
(Thực hiện vào vụ xuân và vụ mùa năm 2010 tại thôn Ún Tà, xã Cốc San, huyện
Bát Xát).
- Vụ xuân năm 2010
CT1: Nền (50N - 50P2O5 - 40K2O)
CT2: Nền + 2 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Emuniv, có VSV
chức năng).
CT3: Nền + 2 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Compost marker,
có VSV chức năng).
CT4: Nền + 4 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Emuniv, có VSV
chức năng).
CT5: Nền + 4 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Compost marker,
có VSV chức năng).
CT6: Nền + 6 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Emuniv, có VSV
chức năng).
CT7: Nền + 6 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Compost marker,
có VSV chức năng).
Sử dụng 02 loại chế phẩm vi sinh vật nhằm so sánh ảnh hưởng của 02 dạng
phân bón hữu cơ than bùn tạo thành từ 02 loại chế phẩm này đến sinh trưởng, phát
triển của cây lúa trong cùng một mức bón.
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than Bùn Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Lúa Tại Lào Cai.pdf
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than Bùn Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Lúa Tại Lào Cai.pdf
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than Bùn Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Lúa Tại Lào Cai.pdf
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than Bùn Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Lúa Tại Lào Cai.pdf
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than Bùn Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Lúa Tại Lào Cai.pdf
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than Bùn Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Lúa Tại Lào Cai.pdf

Más contenido relacionado

Similar a Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than Bùn Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Lúa Tại Lào Cai.pdf

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...jackjohn45
 
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...nataliej4
 

Similar a Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than Bùn Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Lúa Tại Lào Cai.pdf (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...
Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...
Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAYLuận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa...
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Luận văn: Huy động nguồn vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp
Luận văn: Huy động nguồn vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp Luận văn: Huy động nguồn vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp
Luận văn: Huy động nguồn vốn tín dụng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
 
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ ...
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
 
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên QuangLuận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
 
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAYNâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 

Más de HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

Más de HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Último

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than Bùn Đến Sinh Trưởng, Năng Suất Lúa Tại Lào Cai.pdf

  • 1. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---*--- ĐỖ HỒNG QUÂN ĐÁNH GIÁ NGUỒN THAN BÙN VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN CHẾ BIẾN TỪ THAN BÙN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LÚA TẠI LÀO CAI ------------------ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - NĂM 2011
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được tác giả cảm ơn, các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. TÁC GIẢ Đỗ Hồng Quân
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại Lào Cai”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, tận tình của giáo viên hướng dẫn khoa học; Lãnh đạo Nhà trường, tập thể cán bộ, giáo viên Khoa sau Đại học, giáo viên giảng dạy chuyên ngành các bộ môn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Lãnh đạo phòng Kinh tế huyện Bảo Thắng, UBND huyện Bảo Thắng, UBND huyện Bát Xát, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, Ban giám đốc Xí nghiệp phân bón và hóa chất - Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và sự cộng tác nhiệt tình của anh, chị em, bạn bè, đồng nghiệp cùng với sự nỗ lực của bản thân đã giúp tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS. TS Đặng Văn Minh, TS. Hoàng Hải, đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Nhà trường, tập thể cán bộ, giáo viên Khoa sau Đại học, giáo viên giảng dạy chuyên ngành các bộ môn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Lãnh đạo phòng Kinh tế huyện Bảo Thắng, UBND huyện Bảo Thắng, UBND huyện Bát Xát, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, Ban giám đốc Xí nghiệp phân bón và hóa chất - Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam trong quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu tại trường cũng như tại địa phương. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này. Trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ Đỗ Hồng Quân
  • 4. iv MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục i Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt ii Danh mục các bảng iii Danh mục các biểu đồ iv PHẦN I: MỞĐẦU..................................................................................................III 1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... iii 1.2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................. iv 1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................ iv 1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ iv 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... iv 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ iv 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. iv PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................V 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................v 2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới và Việt Nam ..................... vi 2.2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới........................................ vi 2.2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam......................................... ix 2.3. Một số vấn đề về nghiên cứu, sử dụng chế phẩm VSV xử lý nguồn hữu cơ làm phân bón.................................................................................................................... xi 2.3.1. Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế sử dụng phân bón trong nông nghiệp........................................................................................................................ xi 2.3.2. Vi sinh vật, vai trò của vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp, một số loại chế phẩm vi sinh vật và tình hình sử dụng chế phẩm VSV sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam ................................................................................................................. xiii
  • 5. v 2.3.2.1. Vi sinh vật .................................................................................................. xiii 2.3.2.2. Vai trò của chế phẩm sinh học (VSV) trong sản xuất nông nghiệp.............xv 2.3.2.3. Một số loại chế phẩm vi sinh vật và ứng dụng chế phẩm VSV trong sản xuất phân bón tại Việt Nam ......................................................................................xv 2.3.2.3.1. Một số loại chế phẩm vi sinh vật ..............................................................xv 2.3.2.3.2. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam . xvi 2.4. Một số vấn đề về than bùn và tình hình khai thác, sử dụng than bùn làm phân bón ở Việt Nam....................................................................................................... xxi 2.4.1. Nguồn gốc hình thành, trữ lượng, chất lượng, phân loại than bùn ở Việt Nam xxi 2.4.1.1. Nguồn gốc hình thành than bùn ................................................................. xxi 2.4.1.2. Trữ lượng, chất lượng than bùn tại một số vùng ở Việt Nam.................... xxi 2.4.1.3. Phân loại than bùn ở Việt Nam..................................................................xxv 2.4.2. Tình hình khai thác, sử dụng than bùn làm phân bón tại Việt Nam ........... xxvi 2.5. Trữ lượng và thực trạng sử dụng than bùn tại Lào Cai................................ xxviii 2.5.1. Trữ lượng than bùn tại một số mỏ tại tỉnh Lào Cai................................... xxviii 2.5.2. Tình hình khai thác, sử dụng than bùn tại tỉnh Lào Cai.............................. xxix 2.6. Tình hình sản xuất lúa và sử dụng phân bón ở Lào Cai...................................xxx PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................................XXXII 3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................... xxxii 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. xxxii 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. xxxii 3.1.3. Thời gian nghiên cứu: ............................................................................... xxxiii 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu......................................................... xxxiii 3.2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................. xxxiii 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... xxxiii 3.2.2.1. Điều tra đánh giá nguồn than bùn và và tình hình sử dụng than bùn tại Lào Cai ............................................................................................................................. xxxiii 3.2.2.2. Nghiên cứu sử dụng than bùn làm phân bón.......................................... xxxiii 3.2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân bón ủ từ than bùn tới sinh trưởng, năng suất lúa..........................................................................................................xxxv
  • 6. vi 3.2.3. Phương pháp theo dõi một số chỉ tiêu về hóa tính của than bùn, phân bón than bùn, đất trước, sau thí nghiệm và sinh trưởng phát triển, năng suất lúa, hiệu quả kinh tế, một số loại sâu, bệnh chính................................................................... xxxvii 3.2.3.1. Phương pháp theo dõi một số chỉ tiêu hóa tính của than bùn, phân bón than bùn, đất trước và sau thí nghiệm........................................................................ xxxvii 3.2.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa tính của than bùn, phân bón ủ từ than bùn, đất trước và sau thí nghiệm............................................................... xxxviii 3.2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, một số đối tượng sâu, bệnh hại, hiệu quả kinh tế của cây lúa............................................... xxxix 3.2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất....... xl 3.2.3.5. Phương pháp theo dõi 1 số loại sâu, bệnh chính......................................... xli 3.2.3.6. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Tính cho 1 ha........... xliii 3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... xliii PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................XLIV 4.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu vùng nghiên cứu ................................. xliv 4.1.1 Nhiệt độ......................................................................................................... xlvi 4.1.2 Lượng mưa.................................................................................................... xlvi 4.1.3 Số giờ nắng................................................................................................... xlvii 4.1.4 Ẩm độ không khí.......................................................................................... xlvii 4.2. Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng và thực trạng sử dụng than bùn tại vùng nghiên cứu............................................................................................................. xlvii 4.2.1. Trữ lượng, chất lượng than bùn vùng nghiên cứu ...................................... xlvii 4.2.2. Thực trạng khai thác, sử dụng than bùn tại vùng nghiên cứu...................... xlix 4.3. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh để ủ than bùn làm phân bón .............. xlix 4.3.1. Quy trình ủ, giá thành sản phẩm phân bón hữu cơ từ than bùn ................... xlix 4.3.1.1. Quy trình ủ phân bón hữu cơ từ than bùn ................................................. xlix 4.3.1.2. Giá thành sản phẩm phân bón ủ từ than bùn................................................. li 4.3.2. Đánh giá chất lượng phân bón ủ từ than bùn.................................................. lii 4.3.2.1. Sự thay đổi về mầu sắc................................................................................. lii 4.3.2.2. Sự thay đổi nhiệt độ .................................................................................... liii
  • 7. vii 4.3.2.3. Sự thay đổi về trọng lượng.......................................................................... liii 4.3.2.4. Kết quả phân tích chất lượng phân bón ủ từ than bùn ................................ liv 4.4. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây lúa................................................................................................................. lv 4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa................................................................................................................. lv 4.4.2. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa ................................................................................................................................ lviii 4.4.3. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến chiều cao cây lúa ...................... lx 4.4.4. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa.............................................................................................. lxiii 4.5. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến một số loại sâu, bệnh hại chính trên cây lúa ................................................................................................................... lxvii 4.6. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến hiệu quả kinh tế ........................ lxix 4.7. Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến một số chỉ tiêu hóa tính của đất tại vùng triển khai thí nghiệm ..................................................................................... lxxi 4.8. Đánh giá mối tương quan giữa liều lượng bón phân hữu cơ ủ từ than bùn và năng suất thực thu của cây lúa tại các thí nghiệm................................................. lxxii 4.9. Đánh giá ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây lúa trên mô hình khảo nghiệm ................................................. lxxv PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................LXXVIII 5.1. Kết luận ....................................................................................................... lxxviii 5.2. Đề nghị........................................................................................................ lxxviii TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. LXXX
  • 8. i DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới giai đoạn 1961-2009vii Bảng 1.2: Thống kê trữ lượng than bùn từ vĩ độ 16 trở vào Nam ......................... xxii Bảng 1.3: Thống kê chất lượng than bùn theo mỏ và khu vực ............................. xxiii Bảng 1.4: Trữ lượng, chất lượng than bùn ở một số khu vực ở Bắc Bộ............... xxiv Bảng 1.5: Trữ lượng than bùn tại một số huyện tỉnh Lào Cai ............................ xxviii Bảng 1.6: Tổng hợp tình hình khai thác sử dụng than bùn tại Lào Cai ................ xxix Bảng 1.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2009 .xxx Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu bình quân 3 năm (2008 – 2010) của vùng nghiên cứu............................................................................................................... xlv Bảng 4.2: Đánh giá trữ lượng than bùn tại vùng nghiên cứu............................... xlviii Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả phân tích các chất dinh dưỡng trong than bùn tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ........................................................................................... xlviii Bảng 4.4: Tổng hợp tình hình khai thác sử dụng than bùn tại vùng nghiên cứu... xlix Bảng 4.5: Dự toán kinh phí sản xuất 01 tấn phân bón ủ từ than bùn........................ lii Bảng 4.6: Theo dõi diễn biến thay đổi màu sắc phân bón ủ từ than bùn.................. lii Bảng 4.7: Diễn biến nhiệt độ của phân bón ủ từ than bùn....................................... liii Bảng 4.8: Sự thay đổi về trọng lượng của phân bón ủ từ than bùn ......................... liii Bảng 4.9: Hàm lượng các thành phần dinh dưỡng trong phân bón ủ từ than bùn... liv Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa........................................................................................................ lvi Bảng 4.11: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa . lix Bảng 4.12: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến chiều cao của cây lúa ..... lxii Bảng 4.13: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến năng suất ....................... lxiv và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa....................................................... lxiv Bảng 4.14: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến một loại số sâu, bệnh hại chính trên cây lúa ................................................................................................. lxviii Bảng 4.15: Ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn đến hiệu quả kinh tế.............. lxx Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả phân tích mẫu đất tại vùng triển khai thí nghiệm... lxxi Bảng 4.17: Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu thuộc mô hình khảo nghiệm.......... lxxvi
  • 9. ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Quy trình ủ than bùn làm phân bón....................................................... li Biểu đồ 4.2: Mối tương quan giữa liều lượng phân bón và năng suất thực thu của cây lúa vụ xuân năm 2010.................................................................................... lxxiii Biểu đồ 4.3: Mối tương quan giữa liều lượng phân bón và năng suất thực thu của cây lúa vụ mùa năm 2010...................................................................................... lxxv
  • 10. iii Phần I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn [20]. Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất [21]. Than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất. Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Để bón cho cây, người ta không sử dụng than bùn để bón trực tiếp. Thường than bùn được ủ với phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, sau đó mới đem bón cho cây. Trong quá trình ủ, hoạt động của các loài vi sinh làm phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh dưỡng cho cây [34]. Hiện nay, ở Lào Cai, việc sử dụng than bùn vào chế biến phân bón vẫn còn nhiều hạn chế, hiện chỉ có Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam khai thác làm nền để sản xuất phân khoáng NPK, theo ước tính sơ bô, trữ lượng than bùn tại một số mỏ ở một số huyện như Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Thắng vào khoảng trên 100.000 tấn, ngoài ra còn rất nhiều mỏ than bùn khác. Trong những năm trở lại đây, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường sử dụng phân hữu cơ dần thay thế cho phân khoáng nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo, song đa phần người dân do lợi ích trước mắt, thường sử dụng phân bón hóa học để bón cho cây trồng, tuy phân bón hóa học có hiệu lực nhanh nhưng do người dân quá lạm dụng trong khi cây trồng chỉ sử dụng được một phần, phần còn lại nằm lại trong đất
  • 11. iv hoặc bị rửa trôi, phần nằm trong đất này không có tác dụng dinh dưỡng mà còn làm đất bị chai cứng, ô nhiễm đất. Để khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn hữu cơ sẵn có, nhằm phát huy lợi thế của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ than bùn đến sinh trưởng, năng suất lúa tại Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá nguồn than bùn và nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón chế biến từ nguồn than bùn tự nhiên đến sinh trưởng, năng suất lúa tại Lào Cai nhằm tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, góp phần giải quyết khó khăn về phân bón cho nông dân, nâng cao năng suất lúa và độ phì đất. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra tình hình khai thác sử dụng và trữ lượng than bùn tại một số huyện như Bát Xát, Văn Bàn, TP Lào Cai tỉnh Lào Cai. Đánh giá chất lượng than bùn vùng nghiên cứu (huyện Bát Xát). - Nghiên cứu biện pháp ủ than bùn kết hợp với sử dụng chế phẩm vi sinh để làm phân bón cho cây trồng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón ủ từ than bùn tới sinh trưởng, năng suất lúa. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Từng bước định hướng cho người dân địa phương trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng bằng con đường hữu cơ vi sinh, giảm dần và tiến tới thoát ly sự phụ thuộc vào phân hoá học để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao và an toàn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón từ than bùn đến khả năng sinh trưởng của cây lúa sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu và ứng dụng trên một số cây trồng khác trên địa bản tỉnh Lào Cai trong những giai đoạn tiếp theo.
  • 12. v Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân bón cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất [6]. Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ, được hiểu rộng ra bao gồm phế phụ phẩm của cây trồng, gia súc, gia cầm ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phân giải và được bón vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cải thiện tính chất đất. Các nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng; phế phụ phẩm của trồng trọt (sản phẩm dư thừa sau thu hoạch), lâm nghiệp (mùn cưa....); than bùn; rác thải công nghiệp từ các ngành sản xuất như ngành sản xuất giấy, đường, bùn cống rãnh và phế phụ phẩm từ ngành chế biến nông sản [27]. Các nguồn phân hữu cơ này, nếu để tự phân giải theo tự nhiên thành các chất vô cơ cho cây trồng có thể sử dụng được cần thời gian dài từ 6 - 7 tháng. Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và có nhiều thành công trong lĩnh vực sử dụng chế phâm vi sinh vật (VSV) để xử lý các nguồn phân hữu cơ làm rút ngắn thời gian phân hủy của các chất hữu cơ, bên cạnh đó còn làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng, bổ sung VSV vào trong đất, kích thích quá trình sinh hóa trong đất, cải thiện lý tính đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lào Cai là một tỉnh miền núi, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, chiếm phần lớn trong tổng thu nhập GDP toàn tỉnh. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương, chủ yếu phụ thuộc vào phân bón hóa học, chưa biết tận dụng tối đa nguồn hữu cơ sẵn có tại địa phương như: sản phẩm trồng trọt sau thu hoạch, phân của gia súc, gia cầm, than bùn, rác thải sinh hoạt.... Các nguồn hữu cơ này có thể sử dụng bằng cách xử lý nguyên liệu, ủ với chế phẩm vi sinh vật trong một thời gian nhất định sẽ tạo được một nguồn phân bón hữu cơ lớn tại địa
  • 13. vi phương, có tác dụng giải quyết vấn đề về phân bón cho nông dân, giảm sự lệ thuộc và phân bón vô cơ vốn giá thành đắt và ảnh hưởng không tốt tới môi trường, bên cạnh đó còn vai trò nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng độ phì cho đất. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, than bùn sau khi khử bitumic bằng nhiệt hoặc nước giải, bổ sung thêm vi sinh vật và bón kết hợp với phân khoáng ở một lượng vừa phải sẽ tạo thành một loại phân bón giàu chất dinh dưỡng cho cây trồng [34]. Theo đánh giá sơ bộ của Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam, là đơn vị khai thác và sử dụng than bùn làm phân bón tổng hợp NPK tại Lào Cai thì chỉ tỉnh riêng một số mỏ ở một số huyện như Văn Bàn, Bảo Yên, TP Lào Cai thì trữ lượng than bùn vào khoảng trên 100.000 tấn, ngoài ra còn có rất nhiều nguồn than bùn khác. Nếu biết tận dụng nguồn nguyên liệu này để sản xuất phân bón hữu cơ cho cây trồng thì sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng độ bền của đất. Hiện nay, tại một số tỉnh đã có nhiều hướng nghiên cứu sử dụng than bùn, bùn thải làm phân bón cho cây trồng như Công ty TNHH Non Côi Vĩnh Phúc, đã nghiên cứu và thủ nghiệm thành công loại phân bón từ than bùn kết hợp với một số chế phẩm vi sinh trên một số cây trồng như lúa, ngô, đậu tương và đều cho năng suất tốt, nâng cao chất lượng nông sản và tăng độ bền đất canh tác [20]. Ngoài ra, ở nước ta có nhiều đơn vị sản xuất nhiều loại phân hữu cơ vi sinh khác trên cơ sở than bùn, như: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên Giang), Biomix (Plây Cu), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La Ngà), Compomix (Bình Điền II), phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều loại phân hữu cơ sinh học ở nhiều tỉnh phía Bắc. 2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy, trên thế giới có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000
  • 14. vii ha tập trung ở Châu Á,....., 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 - 1.000.000 ha [7]. Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới giai đoạn 1961-2009 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1961 115,50 18,70 215,65 1970 133,10 23,80 316,38 1980 144,67 27,40 396,87 1990 146,98 35,30 518,23 2000 154,11 38,90 598,97 2001 151,97 39,40 598,03 2002 147,69 39,00 577,99 2003 149,20 39,10 583,00 2004 151,02 40.30 608,37 2005 155,03 40,92 634,39 2006 155,74 41,16 641,09 2007 155,95 42,12 656,81 2008 159,25 43,09 685,87 2009 161,42 42,04 678,69 (Nguồn: FAOSTAT, 2010 [4] và Nguyễn Ngọc Đệ (2008) [11]) Qua bảng trên cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980 - 2000, diện tích lúa thế giới có xu hướng tăng nhưng tăng chậm (bình quân 0,472 triệu ha/năm). Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có biến động nhưng tương đối ổn định, đến năm 2005 diện tích lúa toàn thế giới ở mức 155,03 triệu ha. Từ năm 2005 đến 2009 diện tích lúa gia tăng liên tục (bình quân 1,6 triệu ha/năm), năm 2009 cả thế giới đạt 161,42 triệu ha, cao nhất kể từ năm 1961 tới nay. Về năng suất lúa chung của thế giới, qua bảng 1.1 cho thấy, bình quân từ 27,4 tạ/ha năm 1980 lên 38,9 tạ/ha/vụ năm 2000 và 42,04 tạ/ha năm 2009. Năng suất lúa tăng, đó là do sự cải tiến giống và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nước có năng suất lúa cao nhất thế giới là Úc với 82 tạ/ha, sau đó là Bắc Triều Tiên 75 tạ/ha, Nam Triều Tiên 62 tạ/ha, Nhật Bản 59 tạ/ha, Trung Quốc 57 tạ/ha
  • 15. viii [5]. Philippin là nước có năng suất lúa không ngừng được tăng lên nhờ ứng dụng các giống lúa mới của Viên nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). Châu Âu mặc dù là khu vực có diện tích trồng lúa thấp nhất thế giới nhưng lại có năng suất bình quân cao hơn các Châu Lục khác. Tổng sản lượng thóc toàn thế giới đã phát triển từ 518,23 triệu tấn năm 1990 lên 598,97 triệu tấn năm 2000 và khoảng 678,69 triệu tấn năm 2009 (Bảng 1.1). Theo FAO (2008), tình hình xuất khẩu gạo năm 2008, Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới (9 triệu tấn), Việt Nam đứng thứ 2 (3.8 triệu tấn). Thái Lan xuất khẩu gạo hơn Việt Nam về cả số lượng giá trị và chiếm 31% sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 38,8 % sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mặc dù năng suất lúa chỉ khoảng 3 tấn/ha. Họ có ưu thế này là do có thị trường truyền thống rộng hơn, và chất lượng gạo cao hơn. Pakistan, Mỹ, Ấn Độ cũng là những nước xuất khẩu gạo quan trọng [7]. Trong số xuất bản gần đây nhất trong tháng 6 năm 2011 của Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) trên tạp chí “triển vọng sản xuất và tình hình lương thực” (Crop Prospects and Food Situation), tình hình sản xuất lúa gạo được FAO dự đoán là rất lạc quan. Năm 2011 sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất lúa gạo của Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Philippines và Việt Nam…, tuy nhiên việc canh tác lúa lại gặp khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại một số quốc gia như Lào, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Pakistan và cả nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu Thế Giới là Thái Lan nhưng do những tiến bộ vượt bật trong công tác giống, khuyến nông,… năng suất và sản lượng lúa năm 2011 vẫn sẽ thiết lập mốc kỷ lục mới [22]. FAO dự đoán sản lượng lúa Toàn Cầu năm 2011 sẽ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2010 (tăng khoảng 12 triệu tấn nâng tổng sản lượng lên mức kỷ lục mới là 708 triệu tấn). Do điều kiện thời tiết được dự đoán là sẽ khá thuận lợi cho sản xuất tại các vùng sản xuất chủ lực của Châu Á, tổng sản lượng lúa dự kiến sẽ đạt 713 triệu tấn tương đương với 476 triệu tấn gạo trắng và thiết lập mức kỷ lục mới trong năm 2012, tăng 2,5% so với năm 2010.
  • 16. ix FAO cũng nhận định tình hình cung cầu trên thị trường lúa gạo năm 2011 là khá ổn định, nhưng do những bất ổn về chính trị trên chính trường Thái Lan (nước xuất khẩu gạo hàng đầu Thế Giới) cùng với những tuyên bố về tăng giá thu mua lúa gạo cho nông dân của Đảng đối lập trong vận động tranh cử. Trong trường hợp nếu Đảng đối lập giành thắng lợi thì giá thu mua lúa gạo tại Thái Lan sẽ tiếp tục tăng cao, FAO nhận định. Thêm vào đó, Ấn Độ hiện tại cũng có những chính sách giới hạn xuất khẩu nhiều loại gạo trừ loại gạo thơm Basmati. Gần đây nhất, chính phủ Philippine cũng tuyên bố sẽ thắc chặc việc xuất khẩu gạo của nước này. Trước tình hình này thì một số bạn hàng nhập khẩu gạo của Thái Lan, Ấn Độ, Philippine đã chuyển hướng sang Việt Nam, nơi mà giá lúa gạo không có nhiều biến động. Nhìn chung, sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới vẫn liên tục được phát triển. Sự phát triển của nền nông nghiệp trên thế giới vẫn tăng theo mức tăng dân số nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật 2.2.2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nước và 80% nông dân Viêt Nam là nông dân trồng lúa. Gạo là lương thực thiết yếu hàng đầu của người Việt Nam vì 100% của dân số 87 triệu người không ai không ăn gạo hàng ngày từ người thu nhập thấp đến người thu nhập cao, từ nông thôn đến thành thị [14]. Chính vì tầm quan trọng của lúa gạo, thời gian qua Chính phủ Việt Nam luôn luôn đặt phát triển lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp và đã có những đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, nhờ vậy chỉ trong vòng 30 năm đã biến nhiều vùng đất khó khăn trở thành những vùng đất trồng lúa trù phú cho đất nước, mà điển hình nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, Nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư về khoa học công nghệ và khuyến nông đối với cây lúa và các chính sách hỗ trợ nông dân. Nhìn lại 20 năm qua, sản xuất lúa ở Việt Nam đã có những tựu đặc biệt ấn tượng, mà dấu mốc lịch sử là năm 1989, khi Việt Nam, một nước thiếu lương thực lần đầu xuất hiện là nước xuất khẩu gạo với số lượng lến đến 1 triệu tấn và sau
  • 17. x đó, từ 1990 đến 2010 sản lượng lúa từ 19 triệu tấn tăng lên 40 triệu tấn, xuất khẩu gạo từ 1,6 triệu tấn tăng lên 6,7 triệu tấn, trong bối cảnh diện tích đất lúa năm 2010 đã giảm 380.000 ha nếu so với năm 2000. Năng suất lúa bình quân toàn quốc đã tăng từ 3,18 tấn/ha năm 1990 lên 5,3 tấn/ha năm 2010. Từ năm 2002 đến nay, năng suất lúa bình quân của Việt Nam luôn dẫn đầu các nước ASEAN và ít nhất trên nửa triệu ha năng suất lúa Việt Nam đạt trên 7 tấn/ha trong vụ Đông Xuân là mức năng suất lúa tiên tiến của thế giới hiện nay [5]. Theo thống kê của FAO năm 2008 [7], Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,4 triệu ha đứng thứ 7 sau các nước có diện tích lúa trồng nhiều ở Châu Á theo thứ tự Ấn Độ (~44.0 triệu ha), Trung Quốc (~29.5 triệu ha), Indonesia (~12.3 triệu ha), Bangladesh (~11.7 triệu ha), Thái Lan (~10.2 triệu ha), Myanmar (~8.2 triệu ha). Việt Nam có năng suất 5,2 tấn/ha đứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha) Úc (9,5 tấn/ha) El Salvador (7,9 tấn/ha), đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong khu vực châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha), Nhật (6,5 tấn/ha). Có mức tăng năng suất trong 8 năm qua là 0,98 tấn/ha đứng thứ 12 trên thế giới và đứng đầu của 8 nước có diện tích lúa nhiều ở Châu Á về khả năng cải thiện năng suất lúa trên thế giới. Việt Nam vượt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ thuỷ lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, và bảo vệ thực vật. Theo thống kế của FAO năm 2008 [7], Việt Nam mặc dù có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á. Theo kết quả phân tích cho thấy, thị trường xuất khẩu gạo chính của VN trong 15 năm qua, thứ nhất là các quốc gia Đông Nam Á (chiếm khoảng 40-50% lượng gạo xuất khẩu, thứ hai là các quốc gia Châu Phi (chiếm khoảng 20-30%, một thị trường khá ổn định. Các thị trường khác là Trung Đông và Bắc Mỹ, nhưng lượng gạo xuất khẩu sang các nước này không ổn định. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là ít kinh nghiệm nên thiếu khả năng duy
  • 18. xi trì và khai thác các thị trường nhiều biến động. Nếu có mối liên kết tốt hơn và tổ chức thị trường tốt, họ sẽ nâng cấp hạng ngạch và giá trị xuất khẩu gạo của VN [7]. 2.3. Một số vấn đề về nghiên cứu, sử dụng chế phẩm VSV xử lý nguồn hữu cơ làm phân bón 2.3.1. Sơ lược về lịch sử phát triển phân bón và xu thế sử dụng phân bón trong nông nghiệp Trên thế giới, lịch sử nghiên cứu và sử dụng phân bón đã có từ rất lâu đời và được bắt đầu từ phân hữu cơ. Tại Trung Quốc, 1.500 năm trước công nguyên, người ta đã sử dụng cỏ, thân lá cây đậu và sau đó là phân chuồng để bón ruộng. Đến tận thế kỷ 18 loài người vẫn cho rằng cây hút thức ăn từ mùn trong đất vì vậy chỉ cần bón phân hữu cơ cho cây. Ở Châu Âu, ngay đầu thế kỷ thứ nhất đã có nhiều nghiên cứu về phân bón. Một số học giả đã đưa ra các thuyết khác nhau về “nguồn thức ăn”cho cây, trong đó có thạch cao, muối, nước, đất, mùn, không khí,… Đến năm 1840, nhà bác học người Đức - Liebig đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng “Hóa học áp dụng trong ngành canh tác và sinh lý”, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Học thuyết của Liebig bác bỏ thuyết mùn mà khẳng định vai trò của muối khoáng trong dinh dưỡng thực vật, đồng thời đề ra lý thuyết cần thiết phải bón trả lại tất cả những chất khoáng mà cây trồng đã lấy đi mới đảm cho thu hoạch mùa màng. Việc khẳng định phân hữu cơ không cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây mà phải gián tiếp qua các chất khoáng - sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ đã tạo ra tiền đề vững chắc cho các công trình nghiên cứu sau này, làm bùng nổ nền công nghiệp phân bón hóa học trên toàn thế giới [28]. Theo FAO, nhu cầu sử dụng phân hóa học tăng lên với tốc độ vũ bão. Năm 1905, cả thế giới mới sử dụng 1,4 triệu tấn NPK thì đến các năm 1990 lượng phân hóa học đã sử dụng tới 138 triệu tấn, năm 2000 là 144 triệu tấn, năm 2005 là 150 triệu tấn và hiện nay nhu cầu sử dụng phân hóa học của thế giới lên tới 200 triệu tấn. Phải thừa nhận rằng nhu cầu sử dụng phân hóa học tăng nhanh là xu thế tất yếu để bảo đảm lương thực thực phẩm cho sự bùng nổ dân số trên hành tinh. Tuy nhiên,
  • 19. xii việc lạm dụng phân hóa học đã bộc lộ mặt trái của nó là gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái độ phì nhiêu đất, gia tăng tồn dư chất độc lên nông sản thực phẩm. Thực trạng này đã xảy ra phổ biến ở phạm vi toàn cầu và trở thành nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường. Trong khi đó, nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp thải ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của Việt Nam ước tính trên 50 triệu tấn mỗi năm. Nguồn phế thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm lên đến hàng ngàn tấn. Lượng phế thải này phần lớn là những hợp chất hữu cơ giàu carbon và các nguyên tố khoáng đa vi lượng. Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị lý tưởng cho sản xuất các dạng chế phẩm sinh học cũng như phân hữu cơ sinh học chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp [36]. Các nguồn nguyên liệu hữu cơ có thể sử dụng sản xuất phân bón cho cây trồng như: Phân chuồng, phân xanh, than bùn, phân tro, phân dơi, phế phụ phẩm nông nghiệp, rác thải sinh hoạt hữu cơ, bùn thải, các sản phẩm thải của ngành công nghệ chế biến nông lâm thủy sản.... Theo Phạm Tiến Hoàng và cộng sự (1999) [28], trong điều kiện nhiệt đới ẩm nước ta tốc độ khoáng hoá hữu cơ trong đất rất cao. Nếu không có biện pháp bổ sung chất hữu cơ cho đất thì độ phì nhiêu đất sẽ sụt giảm rất nhanh. Phân hữu cơ không chỉ trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có tác dụng quyết định cải thiện các tính chất lý, hoá, sinh của đất, có tác dụng điều hoà dinh dưỡng trong cơ chế tăng hấp thụ của đất bằng việc tăng chất và lượng các hợp chất hữu cơ
  • 20. xiii khoáng trong đất, tạo cho đất có khả năng giữ chất dinh dưỡng, hạn chế sự mất dinh dưỡng do rửa trôi và bốc hơi. Chức năng điều hoà dinh dưỡng còn được biểu hiện ở khả năng chuyển hoá các hợp chất khó tan thành dễ tan cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng mà rõ nhất là chuyển hoá lân khó tiêu thành dễ tiêu (Lê Văn Tiềm, 1996 [29]). Bên cạnh đó, vai trò của quan trọng đặc biệt của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Chất hữu cơ góp phần cải thiện đặc tính vật lý, hoá học cũng như sinh học đất và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng (Alesandrova, 1949; Whalen & Chang, 2002; Sheppherd & et al, 2002). Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng chất từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon ngọt và ít sâu bệnh hơn. Bón phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật đất: Các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn dinh dưỡng trong đất, sự cố định đạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như ức chế sự hoạt động của các loài vi sinh vật gây bất lợi cho cây trồng. Trước các mục tiêu vừa phải bảo đảm an ninh lương thực, vừa phải duy trì và cải thiện độ phì nhiêu quỹ đất canh tác có hạn đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế và an toàn bền vững về môi trường, nền nông nghiệp thế giới đã mở ra theo hướng kết hợp nông nghiệp thâm canh cao với nông nghiệp hữu cơ mà hạt nhân là ứng dụng công nghệ sinh học. Vì vậy, ngay sau thành công của “cuộc cách mạng về công nghiệp phân hóa học” thì cuộc “cách mạng về công nghệ sinh học” đang phát triển với gia tốc lớn trên quy mô toàn cầu. 2.3.2. Vi sinh vật, vai trò của vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp, một số loại chế phẩm vi sinh vật và tình hình sử dụng chế phẩm VSV sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam 2.3.2.1. Vi sinh vật Vi sinh vật (VSV) được phát hiện từ thế kỷ 17 bởi các nhà khoa học châu Âu. Đến thế kỷ 19, khởi đầu bằng bằng chế phẩm vi sinh cố định nitơ phân tử, ngành công nghệ vi sinh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ 1964, hàng loạt chế phẩm vi
  • 21. xiv sinh vật được nghiên cứu sản xuất: các chế phẩm VSV cố định đạm, chế phẩm VSV phân giải cellulose, chế phẩm VSV phân giải lân, chế phẩm VSV đa chức năng và nhiều loại chế phẩm VSV xử lý môi trường đất, bảo vệ thực vật được ứng dụng rộng rãi [28]. Vi sinh vật có thể sống được ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở trong đất. Hệ vi sinh vật đất rất phong phú về chủng loại cũng như số lượng, bao gồm 4 nhóm chính là vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, vi khuẩn lam và tảo. Đặc điểm chung của VSV là kích thước rất nhỏ, khả năng hấp thụ và chuyển hóa vật chất mạnh, tốc độ sinh sản rất nhanh. Trong 1 gam đất trồng trọt có tới 104-107 VSV khác nhau, trong đó tỷ lệ VSV có ích chiếm đại đa số. Hầu như mọi hoạt động tuần hoàn vật chất trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của VSV hình thành nên độ phì nhiêu đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản: cố định nitơ phân tử, chuyển hóa cacbon, phân giải xenlulo, phân giải lân, kali, lưu huỳnh, chuyển hóa sắt, nhôm, mangan,… Ngoài ra, các hoạt động VSV trong đất còn sản sinh ra hàng loạt các sản phẩm sinh học có giá trị như vitamin, chất kích thích sinh trưởng, enzyme, chất kháng sinh có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển của thực vật và tham gia phòng chống sâu bệnh hại. Theo TS. Phạm Văn Toản [11]: Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật (VSV) sống trong đất, nước và vùng rễ cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ giữa cây trồng, đất và phân bón. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của VSV (mùn hoá, khoáng hoá chất hữu cơ, phân giải, giải phóng chất dinh dưỡng vô cơ từ hợp chất khó tan hoặc tổng hợp chất dinh dưỡng từ môi trường.v.v.). Vì vậy từ lâu vi sinh vật đã được coi là một bộ phận của hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp. Hiện nay công nghệ vi sinh đã phát triển thành một ngành độc lập, tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống. Các quá trình sinh tổng hợp xảy ra ở VSV được con người can thiệp và điều khiển theo hướng tích cực. Trong lĩnh vực sản xuất phân bón, công nghệ vi sinh đã tạo ra các chế phẩm vi sinh, phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh ở quy mô công nghiệp.
  • 22. xv 2.3.2.2. Vai trò của chế phẩm sinh học (VSV) trong sản xuất nông nghiệp Vai trò của chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp được thừa nhận có các ưu điểm sau đây: - Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. - Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung. - Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất. - Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm. - Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác. - Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường. Qua đó cho thấy chế phẩm vi sinh vật nói có vai trò to lớn đối với cây trồng nói riêng và nông nghiệp nói chung, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh vật sẽ là cơ sở, tiền để để xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. 2.3.2.3. Một số loại chế phẩm vi sinh vật và ứng dụng chế phẩm VSV trong sản xuất phân bón tại Việt Nam 2.3.2.3.1. Một số loại chế phẩm vi sinh vật Hiện nay nhiều chế phẩm vi sinh làm phân bón được sản xuất theo nhiều hướng khác nhau, nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, công nghệ. Thành phần vi sinh vật trong các chế phẩm làm phân hữu cơ ở mỗi cơ sở sản xuất khác nhau. Có hai dạng chế phẩm chủ yếu là chế phẩm nấm (ít phổ biến hơn do khó bảo quản và dễ bị nhiễm tạp) và các chế phẩm vi khuẩn rất phổ biến trên thị trường. Hiện nay các chế phẩm vi khuẩn được sản xuất theo nhiều dạng với những ưu nhược điểm khác nhau: dạng trên môi trường thạch, dạng dịch thể, dạng khô, dạng đông khô,
  • 23. xvi nhưng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là dạng bột chất mang. VSV được tẩm vào chất mang, cư ngụ và được bảo vệ chức năng chuyên tính cho đến khi sử dụng. Nguồn chất mang có thể dùng là than bùn, bã mía, bột xenlulo hoặc rác thải hữu cơ nghiền. Việt Nam đang sử dụng các chất mang phổ biến là than bùn, mùn mía, cám trấu,… có thể kể đến một số chế phẩm vi sinh hiện đang được cung ứng, sử dụng rộng rãi tại Việt Nam như: Chế phẩm Emuniv (Công ty cổ phần ứng dụng vi sinh Hà Nội); Chế phẩm Compost marker (Viện nông hóa thổ nhưỡng); Chế phẩm EMIC (Công ty cổ phần công nghệ vi sinh và môi trường); Chế phẩm EM, Bio – Ems (Công ty TNHH Vi sinh môi trường TP HCM) và rất nhiều chủng loại chế phẩm vi sinh khác có nhiều chủng loại vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose, cố định đạm, phân giải lân... phân hủy các chất hữu cơ tạo nguồn phân bón hữu ích cho cây trồng, cải tạo lý tính, sinh tính đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Bên cạnh đó, nhiều viện nghiên cứu về nông nghiệp trong nước như Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới,… đã phân lập, tuyển chọn, nhân nuôi trong môi trường thanh trùng các chế phẩm VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo có mật độ VSV rất cao, hoạt lực mạnh cung cấp cho sản xuất và chế biến phân hữu cơ đạt kết quả tốt. Ngoài ra, trên thị trường còn có rất nhiều đơn vị cung ứng các chế phẩm vi sinh vật được nhập khẩu từ nước ngoài có khả năng ứng dụng tốt trong lĩnh vực xử lý chất thải hữu cơ, sản xuất phân bón hữu cơ cho cây trồng hoặc xử dụng trực tiếp trên cây trồng để chống nấm, bệnh, tăng khả năng sinh trưởng.... 2.3.2.3.2. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật để sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, sản xuất ra nhiều loại phân bón hóa học góp phần kích thích sinh trưởng, tăng năng suất cây trồng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Song sự phát triển như vũ bão của công nghệ hóa học đồng nghĩa với nó là mối đe dọa lớn đối với môi trường toàn cầu, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm sản xuất đất
  • 24. xvii nông nghiệp, Việt Nam cũng không tránh khỏi điều đó. Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, chỉ tính riêng vụ hè thu năm 2008, cả nước tiêu thụ trên 400.000 tấn ure và 200.000 tấn phân bón các loại [21], cho thấy, mức độ sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp của người dân là rất lớn mà gần như quên đi vai trò của phân bón hữu cơ, là nguồn phân bón sẵn có trong tự nhiên, có nhiều chủng vi sinh vật có tác dụng cải tạo đất, cung cấp đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng và tăng khả năng phòng chống sâu, bệnh cho cây trồng, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, có lợi cho sức khỏe con người [20]. Phân bón hữu cơ có chứa các chủng vi sinh vật sống đã qua tuyển chọn, có hoạt tính sinh học cao, góp phần tạo nên độ phì nhiêu của đất, cung cấp chất dinh dưỡng dưới dạng dễ tiêu( P, N, K...) và các hợp chất sinh học khác để tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động sống của chúng.(Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006) [16] Nhận thức được vấn đề đó, trong nhiều năm qua, các nhà khoa học của nước ta đã tập trung nghiên cứu, tạo ra nhiều quy trình sản xuất phân bón hữu cơ nhằm định hướng cho người dân khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn hữu có tại địa phương (than bùn, rác thải, phế phụ phẩm nông nghiệp…), kết hợp với các chế phẩm vi sinh, tạo ra nguồn phân bón có lợi cho cây trồng và cải thiện môi trường đất. Các Trung tâm Sinh học Thực nghiệm tại nhiều tỉnh đã tiến hành nghiên cứu xử lý phế thải thực vật trên đồng ruộng sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ thành phân bón tại chỗ cho cây trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng và hiệu quả tác động của phân bón hữu cơ có bổ sung chế phẩm vi sinh vật khi đem so sánh với loại phân hữu cơ không bổ sung vi sinh vật và các loại phân khác cho thấy: phân hữu cơ được tái chế từ phế thải thực vật trên đồng ruộng không “thua kém” so với phân hữu cơ từ chất độn chuồng gia súc và các loại phân hữu cơ được chế biến từ các nguồn hữu cơ khác. Hiệu quả kinh tế của quy trình ủ phế thải thực vật khá cao, mặt khác còn giải quyết được cơ bản lượng phân chuồng thiếu hụt, đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư phân bón. Loại phân hữu cơ này có độ
  • 25. xviii dinh dưỡng cao, cây trồng dễ hấp thụ và an toàn cho môi trường, nó giúp bà con nông dân thu được sản phẩm rau an toàn có hiệu quả kinh tế [36] Nhiều nơi đã ứng dụng thành công quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bùn mía như Công ty Phân bón và hóa chất Cần Thơ. Viên công nghệ sinh học cũng đã nghiên cứu và ứng dụng thành công quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn rác. Và nhiều loại phân bón hữu cơ vi sinh khác đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công từ các nguyên liệu như phế phụ phẩm nông nghiệp, bã vỏ cà phê, rơm, rạ…, các kết quả thử nghiệm đều cho kết quả tốt và đều được đánh giá nhân rộng [9]. Từ năm 2007, tại tỉnh Nghệ An, Kỹ sư Phạm Hồng Hải, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học-Công nghệ Nghệ An đã nghiên cứu sản xuất thành công phân bón hữu cơ vi sinh từ phế thải nông nghiệp (rơm rạ, cây xanh...) và từ phế thải tại các nhà máy chế biến (bùn, bã mía...) bằng việc xử lý với chế phẩm Compost marker, đã rút ngắn thời gian phân hủy của phế phụ phẩm, tạo ra loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp, đạt mật độ các chủng vi sinh vật lớn hơn hoặc bằng 10 6 CFU/g, không chứa các chủng vi sinh vật gây hại (như các loại nấm Fusarium, Aspergillus niger và vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cây họ cà...), hàm lượng nitơ, kali, photpho hữu hiệu đạt tiêu chuẩn về phân bón, giá thành rẻ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả thử nghiệm trên cây chè đã góp phần làm tăng 25% năng suất chè so với điều kiện thâm canh bình thường của người dân địa phương. Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ đã được triển khai thực hiện trên các mô hình trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn); trồng rau ở xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu); trồng cam ở Nông trường Xuân Thành (Quỳ Hợp).. [33] Việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý nguồn phân chuồng tại các cơ sở chăn nuôi tạo nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng đã được nông dân tại nhiều địa phương quan tâm. Trước đây, nguồn phân này thường được bón trực tiếp hoặc xử lý không đúng cách nên làm rau màu nhiễm trứng giun và vi sinh vật có hại, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Năm 2003 - 2004, TS Võ Thị Hạnh (Viện sinh học nhiệt đới) cùng cộng sự đã tự mày mò sản xuất thành công VEM - chế phẩm dạng lỏng có chứa tập đoàn vi sinh vật hữu ích để xử lý phân lợn, gà và bò thành phân bón
  • 26. xix hữu cơ. Trước đó, chế phẩm BIO-F đã được sử dụng để sản xuất thành công phân bón hữu cơ vi sinh từ bùn đáy ao, vỏ cà phê và xử lý rác thải sinh hoạt. Phân lợn, gà sau khi được thải ra sẽ được xử lý ẩm độ, sau đó ủ với chế phẩm BIO-F. Sau 7-10 ngày, sản phẩm thu được là phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao, có tác dụng phòng chống nấm hại cây trồng. Phương pháp pháp xử lý nói trên giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp và hộ chăn nuôi. Ngoài ra, lợi ích lớn nhất mà nó đem lại là giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường thường thấy ở các cơ sở chăn nuôi cũng như khu vực dân cư xung quanh [8]. Các khảo nghiệm sử dụng phân hữu cơ vi sinh bả bùn mía, kết hợp nấm Trichoderma (BBM-Trico) kết hợp tưới dung dịch N cấp II trên cây dưa leo tại Thốt Nốt, TP Cần Thơ mới đây đã chứng minh, năng suất trái dưa leo biến động trong khoảng 15,2 – 19,8 tấn/ha, tương đương với năng suất gieo trồng của nông dân mặc dù nông dân sử dụng rất nhiều lượng phân hoá học. Mặc dù năng suất có thấp hơn nhưng các nghiệm thức sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ vi sinh mang lại kết quả trong thực tế sản xuất cho vùng thâm canh rau màu là rất lớn, giúp giảm 300 kg Urê, 1000 kg Super P và 250 kg KCl so với bón phân vô cơ theo nông dân [35]. Mới đây, với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của Trung tâm tư vấn, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật (ACTC), Công ty TNHH Non Côi Vĩnh Phúc đã sản xuất thành công đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp một loại phân bón hữu cơ vi sinh mới từ than bùn, mùn rác thải kết hợp với đạm, lân, kali, rỉ mật và bột kích hoạt vi sinh EM được ủ lên men để tạo ra những quần thể vi sinh vật có ích. Khi bón trên lúa, phân hữu cơ vi sinh làm cây lúa đẻ nhánh khỏe, thân mập, cứng cây, tăng số nhánh hữu hiệu, giảm tỷ lệ sâu bệnh hại, năng suất đạt gần 60 tạ/ha, tăng 18%, gấp 1,6 lần so với đối chứng. Trên cây ngô, phân giúp làm cho bắp to, đóng bắp tốt hơn, hạt đều hơn, khối lượng 1.000 hạt cao hơn 28,3g, năng suất đạt 61 tạ/ha, tăng 19%, gấp 1,4 lần so với đối chứng [20]. Những năm trở lại đây, dưới sự giúp đỡ chuyển giao khoa học kỹ thuật của các Trung tâm khuyến nông, Hội nông dân các tỉnh.... một bộ phận không nhỏ nhân dân ở hầu hết các địa phương trên cả nước đã biết đến, sử dụng các chế phẩm vi sinh vật
  • 27. xx sẵn có trên thị trường tại địa phương để ủ với nguồn hữu cơ sẵn có tại gia đình như: phế phụ phẩm nông nghiệp, phân chuồng và các chất thải hữu cơ khác làm phân bón cho cây trồng, qua đánh giá của các hộ nông dân, cho thấy, sử dụng nguồn phân hữu cơ này (các phế phụ phẩm nông nghiệp gia đình thường đốt sau thu hoạch) có thể tiết kiệm 1/2 chi phí mua phân bón, giảm chi phí đầu tư, vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất đất, nâng cao chất lượng nông sản và họ coi đây là phương pháp kỹ thuật mới. Bên cạnh đó, từng bước có thể cải thiện được thực trạng lao động ở nông thôn hiện nay, do ở nhà làm ruộng không đủ sống, phần lớn thanh niên ở nông thôn bỏ ra những thành phố lớn làm công nhân, làm thuê. Nếu những phương pháp mới kỹ thuật tạo ra vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp sạch, có chất lượng, tìm được đầu ra ổn định cho nông sản, chắc chắn sẽ thu hút được hàng nghìn thanh niên quay trở lại làm giàu trên chính quê hương. Mặc dù hiện tại đã có khá nhiều sản phẩm phân bón sinh học xuất ở trong nước, nhưng một mặt do nông dân ưa sử dụng phân hóa học, mặt khác máy móc thiết bị, điều kiện và nhân lực nghiên cứu còn hạn chế nên chất lượng phân vi sinh sản xuất trong nước thiếu ổn định, chưa mở rộng được quy mô ứng dụng. Vì vậy đầu tư cho chương trình ứng dụng những tiến bộ mới về công nghệ sinh học nói chung và trong sản xuất phân vi sinh vật nói riêng sẽ tạo ra bước đột phá trong chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp, tăng sức cạnh tranh các nông sản có chất lượng cao trên thị trường quốc tế. Nhìn chung, phân bón có vai trò hết sức quan trọng đối với tăng năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản, góp phần quan trọng về bảo đảm an ninh lương thực, tăng sản phẩm trồng trọt để xuất khẩu. Do vậy giải pháp tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí là rất quan trọng. Trong thời gian tới cần tăng cường chỉ đạo hướng dẫn sử dụng hiệu quả phân bón đặc biệt là nguồn phân bón hữu cơ, sẽ góp phần tích cực vào việc hạ giá thành sản xuất, góp phần cải thiện chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản và hạn chế ô nhiễm môi trường. Vì vậy, Nhà nước và ngành nông nghiệp phải có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu
  • 28. xxi tư vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cần có sự đầu tư chuyển giao kỹ thuật, tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân ủng hộ và ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy mới giúp cho nông dân có thể nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập trong nền kinh tế hội nhập và cải thiện chất lượng môi trường. 2.4. Một số vấn đề về than bùn và tình hình khai thác, sử dụng than bùn làm phân bón ở Việt Nam 2.4.1. Nguồn gốc hình thành, trữ lượng, chất lượng, phân loại than bùn ở Việt Nam 2.4.1.1. Nguồn gốc hình thành than bùn Than bùn là một loại đá hữu cơ chứa dưới 50% thành phần khoáng vật, tạo thành do sự hủy diệt và phân hóa không hoàn toàn của cây cối đầm lầy trong điều kiện ẩm ướt và yếm khí. Than bùn thường gặp trong các trầm tích đệ tử trẻ nằm cách mặt đất không sâu, cũng có khi còn lộ ngay trên mặt đất. Bề dày của lớp than bùn thay đổi tủy theo hình dạng của mạt địa hình khi thành tạo than bùn, thường từ vài cm đến 5 – 6 m. Ở những chỗ trũng của lòng lạch hoặc đầm lầy, lớp than bùn thường có độ dày lớn. Nhìn chung các lớp đất đá và than bùn có thể nằm ngang, chưa bị ảnh hưởng của lực kiến tạo. Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn. Ở Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, cây cối phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi cho sự thành tạo than bùn. 2.4.1.2. Trữ lượng, chất lượng than bùn tại một số vùng ở Việt Nam Than bùn nằm rải rác ở khắp mọi nơi và ở cách mặt đất không sâu, vi thế việc phát hiện than bùn là tương đối đơn giản. Ở miền núi, than bùn thường nằm trong các thung lũng, đầm lầy là những nơi có điều kiện thuận lợi cho sự tích đọng các tàn tích thực vật và quá trình phân hủy
  • 29. xxii các tàn tích thực vật đó xảy ra không hoàn toàn. Ở đồng bằng, than bùn thường thấy ở các lòng lạch, ao hồ tù hãm lâu năm. Từ trước tới nay, chưa có nhiều khảo sát đánh giá về trữ lượng, chất lượng than bùn trên phạm vi cả nước, chủ yếu được các nhà khoa học đánh giá trên phạm vi lãnh thổ, vùng miền. Việc thăm dò than bùn mới được tiến hành từ năm 1963 những chưa làm được bao nhiêu so với những mỏ than bùn đã biết. Theo tạp chí địa chất số 230 (9-10)/1995 [3], trữ lượng và chất lượng than bùn từ vĩ độ 16 trở vào như sau: Bảng 1.2: Thống kê trữ lượng than bùn từ vĩ độ 16 trở vào Nam Loại thành tạo Kiểu thành tạo Số lượng mỏ Diện tích (ha) Trữ lượng (Triệu tấn) a. Thung lũng giữa núi 5 400 2,0 Tây nguyên 5 400 2,0 b. Thung lũng trước núi 25 2.480 12,9 Sông Sài Gòn 6 1.000 5,5 Sông Bé 11 780 3,9 Vàm Cỏ Đông 8 700 3,5 c. Đồng bằng bồi tích 24 4.270 42,7 Mỏ Vẹt 12 520 5,2 Tứ giác Long Xuyên 8 3.500 35,0 1. Đầm lầy ngọt Hậu Giang 4 250 2,5 a. Đã ngọt hóa 26 38.250 337,8 Bình Trị Thiên 5 320 1,2 Nam Ngãi 6 625 3,0 Phú Khánh 3 545 3,0 Thuận Hải 5 360 2,0 U Minh Thượng 1 12.400 152,2 U Minh Hạ 1 20.200 153,2 Tứ giác Long Xuyên 5 3.800 23,0 b. Ven biển hiện đại 18 12.860 134,8 Vũng Tàu 3 5.000 100,0 Duyên Hải 10 1.960 9,8 Cà Mau 2 2.900 10,0 2. Đầm lầy mặn Kiên Giang 3 3.000 15,0 Tổng cộng 55 58.260 530,0 (Nguồn, Tạp chí địa chất Việt Nam)
  • 30. xxiii Chất lượng than bùn ở các mỏ ở khu vực này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.3: Thống kê chất lượng than bùn theo mỏ và khu vực Kiểu loại Khu vực N (%) P2O5 (%) K2O (%) Cac bon (%) Axit humic (%) Lượng mùn (%) 1a Tây Nguyên 3,70 0,01 - 51,2 49,2 Sông Bé 0,30 0,04 0,17 12,5 30,6 Sông Sài Gòn 0,32 0,04 0,02 19,3 32,0 1b Vàm Cỏ Đông 0,30 0,02 0,01 17,6 40,0 Mỏ Vẹt 0,30 0,12 0,15 29,6 32,5 52,0 Tứ giác Long Xuyên 0,97 0,12 0,21 27,2 22,0 1c Hậu Giang 1,15 0,01 44,8 50,6 41,1 Bình Trị Thiên 1,40 0,20 0,02 21,2 16,0 41,5 Nam Ngãi 1,40 2,60 0,03 12,1 16,2 Phú Khánh 0,75 0,20 0,02 10,6 Thuận Hải 0,27 0,03 0,16 11,8 U Minh Thượng 1,90 0,10 0,01 52,0 49,8 U Minh Hạ 2,00 0,10 0,01 46,5 2a Tứ giác Long Xuyên 0,43 0,13 0,45 25,3 16,0 43,8 Vũng Tàu 0,76 0,01 0,04 14,8 Duyên Hải 0,19 0,08 0,12 17,1 18,7 24,9 Cà Mau 0,23 0,03 0,01 14,2 2b Kiên Giang 0,39 0,05 0,07 16,4 17,5 22,0 (Nguồn, Tạp chí địa chất Việt Nam) Theo Tạp chí địa chất. Số 37 (9)/1964 [23], than bùn ở khu vực Bắc, Bắc trung bộ có một số mỏ có trữ lượng, chất lượng như sau:
  • 31. xxiv Bảng 1.4: Trữ lượng, chất lượng than bùn ở một số khu vực ở Bắc Bộ TT Khu vực Diện tích, Trữ lượng Chất lượng (Mức độ phân hủy) 1 Yên Khánh – Ninh Bình Khoảng 30 ha, bề dày than bùn trung bình khoảng 0,5 m Thấp 2 Lỗ Khê, xã Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội Chiều dài khoảng 2 km, chiều rộng khoảng 0,2 – 0,3 km, Bề dày khoảng từ 0,5 – 3,6 m. Trung bình 3 Xã Dân Chủ, Đông Anh, Hà Nội Diện tích phân bố khoảng 12 ha. Chiều dài 2 km, chiều rộng từ 50 – 250 m, chiều sâu cách mặt đất từ 2,5 – 5,1 m. Chia làm 02 lớp, lớp 01 dày khoảng 0,5 m; lớp 02 dày trung bình 1,5 m. Trung bình 4 Ba Sao, Hà Nam Phân bố trên diện tích khoảng 200 ha, chiều dài 4 km, chiều ngang từ 200 – 500 m. Phần lớp than bùn nằm lộ ngay trên mặt đất. Cao (Nguồn, Tạp chí địa chất Việt Nam) Qua những bảng trên cho thầy, việc thăm dò đánh giá trữ lượng than bùn ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là đánh giá than bùn ở khu vực miền Bắc, Bắc Trung Bộ. Chủ yếu các mỏ than bùn nằm ở khu vực miền Nam, những mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt là U Minh Thượng, U Minh Hạ, Kiên Giang, Vũng Tàu và vùng Tứ giác Long Xuyên. Các mỏ ở khu vực phía Bắc mới chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò, chưa có báo cáo đánh giá trữ lượng, chất lượng cụ thể. Ngoài ra, trên địa bàn cả nước còn có rất nhiều điểm than bùn ở các tỉnh như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn Tây, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang.... Những điểm than bùn này nói chung nhỏ, diện phân bố hẹp, chiều dày không lớn.
  • 32. xxv 2.4.1.3. Phân loại than bùn ở Việt Nam Nhìn chung, than bùn có nhiều cách phân loại khác nhau, như: Dựa vào tỷ lệ % của chất mùn trong than bùn để phân loại theo mức độ phân hủy của chúng; Phân loại theo điều kiện thành tạo than bùn hoặc Dựa vào thành phân tro của than bùn.. [23], [3]., cụ thể: - Theo tỷ lệ % của chất mùn: Than bùn tạo thành từ thực vật mọc trên các thung lũng, ao hồ, đầm lầy... Những tàn tích thực vật đó trong điều kiện ẩm ướt, thiếu không khí do tác dụng của vi sinh vật, nên quá trình phân hủy xảy ra rất chậm chạp và không đạt tới giai đoạn vô cơ hóa. Quá trình phân hủy không hoàn toàn của các tàn tích thực vật tạo thành các chất hữu cơ mới gọi là chất mùn + Mức độ phân hủy thấp: Chứa dưới 20% chất mùn. + Mức độ phân hủy trung bình: Chứa từ 20 – 40 % chất mùn. + Mức độ phân hủy cao: Chứa trên 40 % chất mùn. - Theo điều kiện thành tạo + Ở khu vực miền bắc thì phân chia: Loại cao là loại thành tạo ở những nơi địa hình cao, ngoài nước mưa có ít nước mặt chảy tới; Loại thấp là thành tạo ở những vùng đầm lầy, thung lũng có nhiều nguồn nước chảy tới; Loại trung gian, nằm giữa 02 loại trên, trên mặt có dòng nước chảy. + Ở khu vực miền nam thì phân chia như sau: Loại 01 (đầm lầy ngọt) có: 1a – thành tạo ở thung lũng giữa núi; 1b – thành tạo ở thung lũng trước núi; 1c – thành tạo ở đồng bằng bồi tích. Loại 02 (đầm lầy mặn) có: 2a – thành tạo ở đầm lầy mặn đã ngọt hóa; 2b – thành tạo ở dầm lầy mặn ven biển hiện đại. Trong những kiều trên, đầm lầy mặn đã được ngọt hóa có diện phân bố rộng Ngoài ra còn có nhiều kiểu phân loại than bùn khác như: Căn cứ vào thành phân tro của than bùn chia ra các loại (than bùn cát, than bùn sét, than bùn vôi, than bùn sắt, than bùn lưu huỳnh, than bùn phốt pho); Căn cứ vào theo nguồn gốc vật chất hữu cơ thành tạo để chia ra thanh bùn thành tạo tại chỗ hoặc ngoại lai.....
  • 33. xxvi 2.4.2. Tình hình khai thác, sử dụng than bùn làm phân bón tại Việt Nam Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu cơ. Than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất. Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được. Than bùn cho phản ứng chua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic. Để bón cho cây, người ta thường: - Dùng tác động của nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể phơi nắng một thời gian, xử lý nhiệt hoặc trộn với nước giải để ôxy hoá bitumic; Sau đó, dùng vi sinh vật phân giải than bùn. Sau đó trộn với phân hoá học NPK, phân vi lượng, chất kích thích sinh trưởng, tạo thành loại phân hỗn hợp giàu chất dinh dưỡng. - Ngoài ra có thể sử dụng phân hữu cơ than bùn ủ bằng chế phẩm VSV với phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, sau đó mới đem bón cho cây. Trong quá trình ủ, hoạt động của các loài vi sinh làm phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh dưỡng cho cây. Trước đây, việc sử dụng than bùn làm phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh ở Viêt Nam chưa được quan tâm nhiều, than bùn chủ yếu được khai thác sử dụng làm giá thể để sản xuất phân khoáng NPK. Phương pháp công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu là dùng amoniac để amôn hoá than bùn. Than bùn có khả năng hấp thụ đạm của amoniac cao, làm giảm độ chua của than bùn, đặc biệt là khi môn hoá than bùn các axit humic sẽ tác dụng với amoniac tạo thành môn humat là chất kích thích sinh trưởng cây trồng. Quá trình amôn hoá than bùn này có thể được thực hiện ở các quy mô sản xuất từ thủ công, bán cơ giới đến cơ giới với sản lượng theo yêu cầu. Than bùn sau khi amôn hoá
  • 34. xxvii được trộn với các phân đa lượng theo những tỷ lệ phù hợp với từng loại cây trồng. Kết quả thử nghiệm trên cây lúa cho thấy phân bón đặc chủng làm cho cây lúa phát triển tốt nhất: số nhảnh nhiều nhất các tỷ lệ khác như bông/khóm; số hạt chắc/bông; trọng lượng hạt chắc/khóm đều cao và cuối cùng cho năng suất cao nhất, tăng 20% so với phân NPK Lâm Thao và 37% so với bón N.P,K rời [10]. Ngoài ra, chủ yếu sử dụng than bùn làm chất mang để sản xuất chế phẩm vi sinh vật. Bên cạnh đó, hiện nay, ở nước ta có nhiều đơn vị sản xuất nhiều loại phân hỗn hợp trên cơ sở nguồn hữu cơ là than bùn. Trên thị trường có các loại phân hỗn hợp với các tên thương phẩm sau đây: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên Giang), Biomix (Plây Cu), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La Ngà), Compomix (Bình Điền II), phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều loại phân lân hữu cơ sinh học ở nhiều tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, có cơ sở sử dụng than bùn làm hàng hóa, bán cho các đơn vị khác có nhu cầu hoặc làm giá thể sản xuất chế phẩm vi sinh... Từ những vấn đề trên cho thầy, than bùn có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong sản xuất nông nghiệp như: Kết hợp với các chất hữu cơ khác để tạo phân bón cho cây trồng, làm giá thể sản xuất phân khoáng NPK, làm chất mang trong sản xuất chế phẩm vi sinh, chiết xuất a xít humic tạo chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng... và nhiều công dụng khác. Song việc bảo tồn, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này ở nhiều địa phương vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại, như: - Than bùn chủ yếu nằm trong lòng đất, tại vùng ngập nước, muốn khai thác 01 tấn than bùn phải phá bỏ 1 m3 ruộng, đất trồng trọt (mất tầng canh tác), không giữ được nguồn nước ngầm, thải một lượng lớn khí CO2 và khí độc vào khí quyển... - Những nơi sau khi khai thác than bùn thường phải bỏ hoang vi độ chua do a xít mùn cây cao, không thể trồng trọt hay thả cá được. - Nhiều nơi các đơn vị tự ý thăm dò, khai thác than bùn để sản xuất phân bón tại ruộng của các hộ nông dân (dưới hình thức chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản) không thông qua các cơ quan chức năng, gây lãng phí tài nguyên, thất thu cho nhà nước.
  • 35. xxviii - Hầu hết các địa phương tại khu vực miền Trung, miền Bắc, Bắc Trung Bộ chưa có báo cáo đánh giá cụ thể về trữ lượng, chất lượng, hướng khai thác sử dụng nguồn than bùn tại địa phương. Do đó, để khai thác, sử có hiệu quả nguồn tài nguyên này, cần có sự quản lý chặt chẽ của các ngành chức năng, sự nhận thức đầy đủ của người dân và sự tuân thủ đầy đủ các quy định của các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên. 2.5. Trữ lượng và thực trạng sử dụng than bùn tại Lào Cai 2.5.1. Trữ lượng than bùn tại một số mỏ tại tỉnh Lào Cai Mặc dù chưa có đánh giá cụ thể của các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai về trữ lượng than bùn trên địa bàn toàn tỉnh, song theo đánh giá của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, một đơn vị đánh giá, khai thác sử dụng than bùn làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NPK thì trữ lượng than bùn trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung ở TP Lào Cai, huyện Bát Xát, Văn Bàn. Trữ lượng than bùn tại các địa điểm này thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.5: Trữ lượng than bùn tại một số huyện tỉnh Lào Cai TT Tên mỏ, địa điểm ĐVT Trữ lượng dự kiến I TP Lào Cai 165.000 1 Thôn Đông Hà, Phường Nam Cường Tấn 95.000 2 Thôn Đông Hồ, Phường Nam Cường Tấn 45.000 3 Thôn Sơn Lầu, Xã Cam Đường Tấn 25.000 II Huyện Bát Xát 184.000 1 Thôn Tòng Trú, Xã Cốc San Tấn 79.000 2 Thôn Ún Tà, Xã Cốc San Tấn 20.000 3 Thôn Củm Thượng, Xã Đồng Tuyển Tấn 85.000 III Huyện Văn Bàn 141.000 1 Thôn Lủ 3, Xã Võ Lao Tấn 96.000 2 Thôn Đồi Trọc, Xã Võ Lao Tấn 45.000 Tổng cộng 490.000 (Nguồn, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và kết hợp với kết quả điều tra của đề tài 2009-2010)
  • 36. xxix Qua bảng trên cho thấy, tổng trữ lượng dự kiến là 490.000 tấn, trữ lượng than bùn dự kiến lớn nhất là ở huyện Bát Xát 184.000 tấn, tiếp đến là TP Lào Cai 160.000 tấn và huyện Văn Bàn 141.000 tấn 2.5.2. Tình hình khai thác, sử dụng than bùn tại tỉnh Lào Cai Theo đánh giá của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Lào Cai, trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam điều tra đánh giá trữ lượng than bùn và khai thác sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón NPK tổng hợp. Hiện không có tổ chức, cá nhân nào khác khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này. Tình hình khai thác sử dụng thùn tại Lào Cai, thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.6: Tổng hợp tình hình khai thác sử dụng than bùn tại Lào Cai TT Tên mỏ, địa điểm Trữ lượng dự kiến (Tấn) Trữ lượng đã thai thác (Tấn) Năm khai thác sử dụng I TP Lào Cai 165.000 123.700 1 Thôn Đông Hà, Phường Nam Cường 95.000 63.700 1997 - 2000 2 Thôn Đông Hồ, Phường Nam Cường 45.000 40.000 2003 - 2004 3 Thôn Sơn Lầu, Xã Cam Đường 25.000 20.000 2004 - 2005 II Huyện Bát Xát 184.000 146.010 1 Thôn Tòng Trú, Xã Cốc San 79.000 68.000 2000 - 2002 2 Thôn Ún Tà, Xã Cốc San 20.000 10 2010 - 2011 3 Thôn Củm Thượng, Xã Đồng Tuyển 85.000 78.000 2006 - 2008 III Huyện Văn Bàn 141.000 114.000 1 Thôn Lủ 3, Xã Võ Lao 96.000 79.000 2009 - nay 2 Thôn Đồi Trọc, Xã Võ Lao 45.000 35.000 2009 - nay Tổng cộng 490.000 383.710 (Nguồn, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và kết hợp với kết quả điều tra của đề tài 2009-2010) Qua bảng trên cho thấy, than bùn được Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam đánh giá trữ lượng và khai thác sử dụng tại các điểm trên địa bàn huyện Bát Xát, TP Lào Cai, huyện Văn Bàn từ năm 1997 cho đến nay. Mục đích khai thác để làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NPK. Trữ lượng đã khai thác 383.700 tấn.
  • 37. xxx Bên cạnh đó, có khoảng 10 tấn được nhóm sinh viên trường Đại học Nông lâm khai thác sừ dụng để nghiên cứu khoa học. Ngoài đơn vị nêu trên, cho đến nay, trên địa bàn không có tổ chức cá nhân nào khác khai thác sử dụng. 2.6. Tình hình sản xuất lúa và sử dụng phân bón ở Lào Cai Lào Cai là tỉnh biên giới có thổ nhưỡng phong phú và khí hậu đa dạng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế như các loại rau màu, hoa, cây ăn quả ôn đới ở đây.... Ở các huyện vùng cao, đất đai chủ yếu là nhóm đất mùn vàng đỏ, thích hợp cho các loại cây dược liệu quý, cây rau quả, rau màu... Các huyện vùng thấp là dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên..., địa hình ít hiểm trở, có nhiều vùng đồi thoải, ruộng nước là địa bàn thuận lợi cho phát triển thâm canh nhiều loại cây trồng. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, đến năm 2009, toàn tỉnh có 29.150 ha lúa, trong đó lúa vụ xuân là 9.039 ha, vụ mùa có 20.111 ha. [24]. Tình hình sản xuất lúa ở Lào Cai giai đoạn 2006 – 2009 thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2009 Diện tích, năng suất, sản lượng qua các năm từ 2006 - 2009 TT Nội dung Đơn vị 2006 2007 2008 2009 1 Vụ xuân - Diện tích Ha 8.396 8.726 8.780 9.039 - Năng suất Tạ/ha 51,27 51,71 53,03 53,83 - Sản lượng Tấn 43.047 45.123 46.560 48.657 2 Vụ mùa - Diện tích Ha 19.500 19.489 19.736 20.111 - Năng suất Tạ/ha 38,29 40,49 36,72 39,58 - Sản lượng Tấn 74.671 78.910 72.464 79.590 Cả năm - Diện tích Ha 27.896 28.215 28.516 29.150 - Sản lượng Tấn 117.718 124.033 119.024 128.247 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lào Cai, 2010) Về cơ cấu giống: Chủ lực là các giống lúa lai Trung Quốc như Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, LC25, LC212, Syn 6, TH 3 – 3, VL20 và một số giống lúa thuần cho chất lượng tốt như Hương Thơm HT1, Bắc Thơm …Các giống lúa hiện đang gieo
  • 38. xxxi cấy ở Lào Cai có năng suất tương đối cao, bình quân toàn tỉnh năm 2009 đạt năng suất 53,83 tạ/ ha ở vụ xuân và 39,58 tạ/ha ở vụ mùa. Tuy năng suất cao song chất lượng chưa cao, chủ yếu sản lượng thóc sản xuất phục vụ nhu cầu tại chỗ, đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh. Lào Cai là tỉnh miền núi, 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó cơ cấu ngành trồng trọt chiếm trên 70%. Nông dân đa phần sử dụng phân bón vô cơ để bón cho cây trồng, chỉ có 1 số rất ít hộ nông dân có điều kiện về lao động, chăn nuôi mới sử dụng phân chuồng, phân xanh. Song, đa phần lượng phân bón hữu cơ ít được tiến hành ủ, xử lý trước khi bón, mà bón lót trực tiếp cho cây trồng vào đầu vụ, chủ yếu là sử dụng cho cây lúa và cây rau màu, cây ăn quả. Trong khi đó, nguồn hữu cơ tại địa phương như: Rác thải, phế phụ phẩm nông nghiệp, cây phân xanh... là rất lớn. Những năm trở lại đây, được sự quan tâm chỉ đạo của các ngành chức năng tỉnh, một số mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nguồn hữu cơ tại địa phương bón cho một số đối tượng cây rau màu, cây lúa tại Cốc San, Bảo Thắng, Bát Xát, TP Lào Cai... đã được triển khai thực hiện. Qua các mô hình cho thầy, phân bón hữu cơ đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, cải thiện tính chất đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Song, một phần do ý thức của người dân có thói quen ỷ lại vào nguồn phân bón vô cơ, bên cạnh đó một phần do thiếu chủ động về lao động trong việc thu gom các nguồn hữu cơ, thiếu kỹ thuật về xử lý nguồn hữu cơ, ít hiểu biết về các chế phẩm vi snh.... nên các mô hình chưa được người nông dân mặc dù đã thấy rõ hiệu quả nhưng chưa được quan tâm nhân rộng. Nhìn chung, Lào Cai là mảnh đất tiềm năng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Nếu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản suất, cùng với việc sử dụng cơ cấu giống cây trồng hợp lý, nông nghiệp Lào Cai sẽ có nhiều triển vọng phát triển.
  • 39. xxxii Phần III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Than bùn được khai thác tại huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. - Một số chế phẩm vi sinh vật (Compost Maker, Emuniv, VSV chức năng): + Chế phẩm Compost maker (Dạng bột do Viện nông hóa thỗ nhưỡng sản xuất): Gồm các chủng vi sinh vật (VSV): VSV phân giải xellulo, VSV phân giải lân, VSV cố định đạm và VSV hỗ trợ. Mật độ các chủng VSV từ 108 -109 CFU/g. + Chế phẩm EMUNIV (Bộ vi sinh vật hữu hiệu đa năng dạng bột của Công ty cổ phần vi sinh ứng dụng - Hà Nội): Gồm nhiều vi sinh vật hữu hiệu bao gồm: VSV phân giải chất hữu cơ, VSV cố định đạm, vi sinh vật phân giả lân, vi sinh vật kích thích sinh trưởng…Mật độ các chủng vi sinh vật >109 CFU/g + VSV chức năng (Dạng dung dịch, do Viện nông hóa thổ nhưỡng sản xuất): Gồm các chủng vi sinh vật hữu ích, tăng khả năng cố định đảm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, tăng cường khả năng kháng sâu, bệnh.... - Một số vật liệu khác: Vôi bột, phân bón vô cơ (đạm Ure, supe lân, kaliclorua), phân chuồng, các giống lúa (Nhị ưu 838, LC25) hiện đang sử dụng sản xuất đại trà tại địa phương.... 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Điều tra trữ lượng, đánh giá chất lượng than bùn tại một số huyện như Văn Bàn, Bát Xát, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai. - Các thí nghiệm, mô hình khảo nghiệm được thực hiện tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
  • 40. xxxiii 3.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 7 năm 2011. 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá sơ bộ trữ lượng than bùn tại một số huyện Bát Xát, Văn Bàn, Tp Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Lấy mẫu đánh giá chất lượng than bùn vùng nghiên cứu (huyện Bát Xát). - Nghiên cứu quy trình ủ than bùn làm phân bón. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân bón ủ từ than bùn tới sinh trưởng, năng suất lúa, một số chỉ tiêu hóa tính đất sau thí nghiệm. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.2.1. Điều tra đánh giá nguồn than bùn và và tình hình sử dụng than bùn tại Lào Cai * Đánh giá sơ bộ trữ lượng và chất lượng than bùn tại huyện Bát Xát, Văn Bàn, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai. - Đối với các mỏ than bùn đã đánh giá trữ lượng: Sử dụng tài liệu có sẵn, điều tra bổ sung. - Đối với các mỏ chưa đánh giá: Thăm dò, đo dự kiến khối lượng từng mỏ, dự kiến trữ lượng cả vùng. - Lấy mẫu than bùn cách mặt đất từ 0,5 – 1 m và phân tích một số chỉ tiêu hóa tính của than bùn tại vùng nghiên cứu (huyện Bát Xát): OM%, N%, P2O5%, K2O% tổng số, pH. * Điều tra tình hình khai thác và sử dụng than bùn làm phân bón tại huyện Bát Xát, Văn Bàn, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Đến các vùng có than bùn, điều tra tình hình khai thác sử dụng, lập biểu tổng hợp đánh giá trữ lượng, thời gian, mục đích, tổ chức, cá nhân (đơn vị) khai thác. 3.2.2.2. Nghiên cứu sử dụng than bùn làm phân bón Thí nghiệm 1: Nghiên cứu một số công thức ủ than bùn làm phân bón. - Khai thác, sơ chế than bùn tại địa điểm nghiên cứu.
  • 41. xxxiv + Nguồn than bùn nghiên cứu được khai thác tại thôn Ún Tà, xã Cốc San, huyện Bát Xát + Phương pháp khai thác: Khai thác thủ công tại điểm mỏ, cách mặt đất từ 0,5 – 1,0 m. + Phương pháp sơ chế than bùn trước khi ủ: Than bùn sau khi khai thác, tiến hành phơi nắng tại sân vườn đến khi đạt độ ẩm khoảng 14%, nhặt bỏ cỏ rác, đất đá; khử chua với vôi bột 1 tuần trước khi ủ với phân chuồng, chế phẩm vi sinh. - Tiếp theo đó theo tỷ lệ như công thức thí nghiệm phần dưới đây theo dõi đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng than bùn ủ như: Màu sắc, nhiệt độ, trọng lượng, một số chỉ tiêu hóa tính: tỷ lệ % OM, N, P, K tổng số, pH. Mẫu của công thức nào cho chất lượng tốt nhất thì sẽ lựa chọn làm công thức thử nghiệm, nghiên cứu, đánh giá khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển trên cây lúa ngoài đồng ruộng. - Các công thức thí nghiệm ủ than bùn làm phân bón sử dụng chế phẩm vi sinh vật Compost maker, vi sinh vật chức năng của Viện nông hóa thổ nhưỡng, nghiên cứu tại thôn Ún Tà, xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Mỗi công thức lthực hiện 03 lân nhắc lại. - Từ đó, rút ra quy trình ủ than bùn làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. * Công thức nghiên cứu ủ than bùn làm phân bón - Công thức 1: Than bùn (99%) + Vôi bột (1%) + 5 kg Super lân+ 2 kg Đạm urê + Chế phẩm VSV (Compost marker) - Công thức 2: Than bùn (89%) + Vôi bột (1%) + Phân chuồng (10%) + 5 kg Super lân+ 2 kg Đạm urê + Chế phẩm VSV (Compost marker) - Công thức 3: Than bùn (79%) + Vôi bột (1%) + Phân chuồng (20%) + 5 kg Super lân+ 2 kg Đạm urê + Chế phẩm VSV (Compost marker) - Công thức 4: Than bùn (69%) + Vôi bột (1%) + Phân chuồng (30%) + 5 kg Super lân+ 2 kg Đạm urê + Chế phẩm VSV (Compost marker) - Công thức 5: Than bùn (59%) + Vôi bột (1%) + Phân chuồng (40%) + 5 kg Super lân+ 2 kg Đạm urê + Chế phẩm VSV (Compost marker)
  • 42. xxxv 3.2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân bón ủ từ than bùn tới sinh trưởng, năng suất lúa Trên cơ sở thí nghiệm 1, chọn được công thức ủ than bùn làm phân bón hữu cơ tốt nhất, xử lý than bùn theo quy trình của công thức đó và tiến hành bón với liều lượng khác nhau để nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của phân bón hữu cơ than bùn tới sinh trưởng, năng suất lúa. * Thí nghiệm 2: Nghiên cứu liều lượng phân bón ủ từ than bùn bón cho lúa (Thực hiện vào vụ xuân và vụ mùa năm 2010 tại thôn Ún Tà, xã Cốc San, huyện Bát Xát). - Vụ xuân năm 2010 CT1: Nền (50N - 50P2O5 - 40K2O) CT2: Nền + 2 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Emuniv, có VSV chức năng). CT3: Nền + 2 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Compost marker, có VSV chức năng). CT4: Nền + 4 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Emuniv, có VSV chức năng). CT5: Nền + 4 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Compost marker, có VSV chức năng). CT6: Nền + 6 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Emuniv, có VSV chức năng). CT7: Nền + 6 tấn phân hữu cơ than bùn (ủ bằng chế phẩm Compost marker, có VSV chức năng). Sử dụng 02 loại chế phẩm vi sinh vật nhằm so sánh ảnh hưởng của 02 dạng phân bón hữu cơ than bùn tạo thành từ 02 loại chế phẩm này đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa trong cùng một mức bón.