SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 323
Descargar para leer sin conexión
BIỂN ĐÔNG:
ĐỊA CHÍNH TRỊ, LỢI ÍCH, CHÍNH SÁCH VÀ
HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
2
3
TS. Đặng Đình Quý - Nguyễn Minh Ngọc
(Đồng chủ biên)
BIỂN ĐÔNG:
ĐỊA CHÍNH TRỊ, LỢI ÍCH,
CHÍNH SÁCH VÀ HÀNH ĐỘNG
CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
  
4
Các bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả chứ không phản ánh quan điểm của các cơ
quan, tổ chức nơi tác giả đang công tác, cũng như quan điểm của chủ biên và nhà xuất bản.
ISBN: 978-604-77-0796-6
5
MỤC LỤC
Lời giới thiệu .................................................................................................................... 7
TS. Đặng Đình Quý
ThS. Nguyễn Minh Ngọc
Chương I: BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ ..................................... 15
1. 	 “THỜI KHẮC BIỂN” CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG ........................... 17
	 GS. Geoffrey Till
2. 	 TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG VÀ
CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRÊN BIỂN........................................................ 31
Phó Đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda
Chương II: CHÍNH TRỊ NỘI BỘ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
TRÊN BIỂN ĐÔNG ............................................................................................... 51
3. 	 LỰA CHỌN LỢI ÍCH QUỐC GIA CĂN BẢN VÀ LẬP TRƯỜNG
TRONG CÁC VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG................................................................. 53
	 GS. Su Hao và Ren Yuan-zhe
4. 	 CHÍNH TRỊ NỘI BỘ: “LÀN SÓNG NGẦM”
QUYẾT ĐỊNH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG .............................................................. 63
	 Nguyễn Hùng Sơn
5. 	 TRUNG QUỐC TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BIỂN ĐÔNG:
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI DIỄN BIẾN CỦA TRANH CHẤP
TRONG TƯƠNG LAI ........................................................................................... 77
	 TS. Li Mingjiang
6. 	 TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG LUẬN TẠI PHILIPPINES
VỀ CÁC TRANH CHẤP GIỮA PHILIPPINES VÀ TRUNG QUỐC
TRÊN BIỂN ĐÔNG................................................................................................ 99
GS. Aileen S.P. Baviera và Sascha M. Gallardo
Chương III: QUÂN SỰ HÓA VÀ HỆ LỤY ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG .......................... 121
7. 	 CHIẾN LƯỢC “CHỐNG TIẾP CẬN/ PHONG TỎA KHU VỰC”
VÀ BIỂN ĐÔNG .................................................................................................. 123
	 Christian Le Mière
8. 	 TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUÂN VÀ
MỸ TÁI CÂN BẰNG SANG CHÂU Á:
HỆ LỤY ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH TRÊN BIỂN ĐÔNG................................. 137
	 GS. Carlyle A. Thayer
Mục lục
6
9. 	 SỰ PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC VÀ
TÁC ĐỘNG ĐỐI SỰ HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN ĐỘI
TẠI ĐÔNG NAM Á............................................................................................. 163
Richard A. Bitzinger
Chương IV: LỢI ÍCH VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LIÊN QUAN
NGOÀI KHU VỰC BIỂN ĐÔNG..................................................................... 187
10. 	“CHIẾN LƯỢC XOAY TRỤC CHÂU Á CỦA CHÍNH QUYỀN OBAMA:
CHUYỂN TỪ KIỀM CHẾ NGOẠI GIAO SANG KIỀM CHẾ CHIẾN LƯỢC
TRƯỚC MỘT TRUNG QUỐC ĐANG TRỖI DẬY?” ................................... 189
	 GS. Renato Cruz De Castro
11. 	LỢI ÍCH CỦA NHẬT BẢN Ở BIỂN ĐÔNG ................................................... 219
GS. Masahiro Akiyama
12.	ĐIỂM NÓNG Ở BIỂN ĐÔNG: NHỮNG LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH
VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ.................................................................... 227
TS. Probal Ghosh
13. 	CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN XÔ/NGA Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
VÀ TRONG TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG:
QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI ................................................................................... 237
	 GS. Dmitri Valentinovich Mosyakov
14. 	CẠNH TRANH TRUNG-MỸ Ở BIỂN ĐÔNG:
THỜI ĐIỂM ĐỂ HÀN QUỐC THỂ HIỆN VAI TRÒ
QUỐC GIA TẦM TRUNG CỦA MÌNH........................................................... 243
	 TS. (Đại tá Hải quân) Sukjoon Yoon
Chương V: BIỂN ĐÔNG TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC-ASEAN- MỸ........ 265
15. 	NHỮNG DIỄN BIẾN TRONG QUAN HỆ MỸ - TRUNG QUỐC - ASEAN
XUNG QUANH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG: GÓC NHÌN TỪ MỸ.................... 267
	 Bonnie S. Glaser
16. 	ASEAN, TRUNG QUỐC, MỸ VÀ BIỂN ĐÔNG: CƠ HỘI HỢP TÁC........ 287
Termsak Chalermpalanupap
17. 	TÁI CÂN BẰNG TAM GIÁC QUAN HỆ TRUNG QUỐC-ASEAN-MỸ
Ở BIỂN ĐÔNG ..................................................................................................... 399
TS. Trần Trường Thủy
Phụ lục: Tiểu sử tác giả ....................................................................................................... 313
7
LỜI GIỚI THIỆU
TS. Đặng Đình Quý - Giám đốc Học viện Ngoại giao
ThS. Nguyễn Minh Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu,
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Biển Đông là tài sản chung của thế giới và khu vực, cung cấp nguồn tài nguyên dồi
dào, nuôi sống nhiều quốc gia và mang đến sự phát triển thịnh vượng, đặc biệt cho khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mỗi năm, một nửa lượng tàu thuyền thương mại trên
thế giới, tương đương 1/3 lượng giao thông toàn cầu với giá trị thương mại khoảng 5,3
nghìn tỷ USD đi qua vùng biển này. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Mỹ, 1/3
lượng dầu thô và hơn 1/2 lượng khí hóa lỏng được chuyên chở qua Biển Đông, trong
đó eo Malacca trở thành điểm nút quan trọng trong tuyến đường cung cấp năng lượng
từ Châu Phi và vùng Vịnh sang các nền kinh tế Châu Á. Biển Đông cũng chiếm khoảng
1/10 lượng đánh bắt cá trên thế giới, đóng góp một phần quan trọng vào dinh dưỡng
của người Châu Á và tăng đáng kể thu nhập của người dân. Đó là chưa kể đến những
nguồn tài nguyên chưa được khai thác ở Biển Đông như băng cháy, đá phiến… và các
giá trị an ninh, kinh tế khác của vùng biển này.
Những con số thống kê trên dẫu sơ lược nhưng đã khẳng định tầm quan trọng của
việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và sự cần thiết cùng hợp tác quản lý bền
vững vùng biển này vì lợi ích chung của tất cả quốc gia sử dụng nó. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đã leo thang ở Biển Đông, làm
gia tăng hiểu lầm, cạnh tranh, va chạm và đôi khi còn đẩy các nước đến bên bờ vực
xung đột “nóng”. Lợi ích nhiều mặt của các quốc gia trong và ngoài tranh chấp đều bị
ảnh hưởng và mặc dù các bên đã có những nỗ lực đối thoại và bàn thảo để giảm thiểu
căng thẳng, dàn xếp mâu thuẫn và hướng tới giải pháp nhưng diễn biến hiện nay cho
thấy vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi bản chất phức tạp của tranh chấp và tính toán
riêng của từng quốc gia. Do đó, rất cần đến những phân tích, đánh giá sâu sắc và những
giải pháp sáng tạo, đột phá cho Biển Đông bởi vì, bên cạnh nguy cơ xung đột, những
thách thức hàng ngày xảy ra trên vùng biển này như cướp biển, thiên tai, ô nhiễm môi
trường, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… đang trực tiếp ảnh hưởng đến
đời sống người dân trong khu vực.
TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc
8
Với nhận thức đó, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, tiếp nối
nỗ lực và thành công của những năm qua, đã tổ chức Hội thảo Quốc tế khoa học lần
thứ tư với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” từ ngày
19-21/11/2012 tại TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo
học giả, chuyên gia và quan chức quốc tế, trong nước với trọng tâm thảo luận tập trung
vào chín nhóm chủ đề sau:
(i)	 Biển Đông trong sự dịch chuyển địa chính trị;
(ii)	 Những diễn biến gần đây ở Biển Đông;
(iii)	 Chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại của các bên ở Biển Đông;
(iv)	 Quân sự hóa và những hệ lụy;
(v)	 Lợi ích và chính sách của các bên ngoài khu vực Biển Đông;
(vi)	 Biển Đông trong quan hệ Mỹ-ASEAN-Trung Quốc;
(vii)	 Những khía cạnh pháp lý của vấn đề Biển Đông;
(viii)	Hợp tác ở Biển Đông: nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lai
(ix)	 Giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột và các phương thức hướng tới giải pháp.
Để giới thiệu với bạn đọc những nghiên cứu của các học giả tham gia hội thảo, Học
viện Ngoại giao đã tổng hợp phần lớn các bài viết trong hai ấn phẩm. Cuốn sách thứ
nhất với tựa đề “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của Các
bên liên quan” tập trung phân tích các vấn đề địa chính trị ở Biển Đông, những nhân
tố chính trị nội bộ và lợi ích của từng nước cũng như tương tác chính sách giữa các bên
liên quan ở Biển Đông. Cuốn sách thứ hai với tựa đề “Biển Đông: Quản lý tranh chấp
và Định hướng giải pháp” chủ yếu đánh giá các diễn biến tình hình Biển Đông trong
những năm gần đây, xem xét các khía cạnh pháp lý của vấn đề và đề xuất các hướng giải
pháp trong quản lý và giải quyết tranh chấp.
Các bài viết trong cuốn sách thứ nhất “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính
sách và Hành động của Các bên liên quan” được chia thành năm chương. Chương
Một “Biển Đông và các vấn đề địa chính trị” đánh giá vai trò của Biển Đông dưới góc
độ chiến lược và tính toán địa chính trị của các bên. GS. Geoffrey Till (Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu Chính sách Biển, Đại học King, London, Anh) cho rằng, giai đoạn
hiện nay không chỉ Mỹ, Trung Quốc mà còn nhiều nước ở Đông Nam Á và Châu Á-
Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc ngày càng quan tâm tới Biển
Đông. Mối quan tâm đó thể hiện ít nhất ở năm khía cạnh sau: Biển Đông như (i) một
nguồn dự trữ tài nguyên; (ii) một nguồn cung ứng nguyên liệu và hàng hóa; (iii) một
môi trường tự nhiên; (iv) một khu vực chủ quyền và (v) một phương tiện để thiết lập
ảnh hưởng. Biển Đông vì thế đã trở thành một không gian có ý nghĩa chiến lược nhất là
trong bối cảnh trọng tâm quyền lực đang dịch chuyển dần về Châu Á. GS. Till cũng cho
rằng, xu hướng hiện đại hóa hải quân ở khu vực không nên bị thổi phồng quá mức bởi
nó chưa phải là chạy đua vũ trang nhưng cần “hạ nhiệt” tranh chấp, thiết lập các đường
dây nóng giữa hải quân các nước và tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin an ninh
biển để tránh cho tranh chấp vượt khỏi tầm kiểm soát.
Lời giới thiệu
9
Phó Đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda (Giám đốc Viện Okazaki, Nhật Bản) nhìn
nhận giá trị của Biển Đông dưới góc độ mạng lưới các tuyến giao thông trên biển. Ông
cho rằng các tuyến đường biển kết nối Ấn Độ Dương, eo biển Malacca, Biển Đông và
Biển Hoa Đông chính là “huyết mạch” của toàn bộ khu vực bởi sự phát triển của tất cả
các quốc gia tại đây đều phụ thuộc vào nguồn năng lượng và vận tải thương mại. Do đó,
việc bảo vệ an ninh của các tuyến hàng hải trọng yếu này trở nên ngày càng cấp thiết,
nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang có nhiều hành vi bá quyền trên Biển Đông và
Hoa Đông và bày tỏ tham vọng muốn thống trị những vùng biển này. Theo Kaneda,
một “liên minh an ninh biển” giữa Nhật, Mỹ với Úc và Ấn Độ, trong đó Mỹ-Nhật đóng
vai trò trung tâm có thể là một cơ chế hữu hiệu để bảo đảm an toàn cho mạng lưới giao
thông trên biển, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các nỗ lực và cơ chế đối thoại hiện có
như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Hải quân Tây
Thái Bình Dương…
Chương Hai “Chính trị nội bộ và chính sách của các bên ở Biển Đông” nghiên cứu các
nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quyết sách của các nước về vấn đề Biển Đông. Bài viết
của GS. Su Hao (Khoa Ngoại giao, Đại học Ngoại giao Trung Quốc) và Ren Yuan-zhe
(giảng viên Khoa Ngoại giao, Đại học Ngoại giao Trung Quốc) xem xét vị trí của Biển
Đông trong việc xác định các lợi ích quốc gia cơ bản. Các tác giả cho rằng tuy Biển Đông
liên quan đến lợi ích chủ quyền và an ninh của nhiều nước nhưng về tổng thể thì Biển
Đông chỉ là lợi ích quốc gia thứ yếu. Trong những năm gần đây, các bên liên quan đến
tranh chấp ở Biển Đông thường mắc sai lầm khi hoạch định chính sách dựa trên việc xem
Biển Đông là lợi ích quốc gia cơ bản, đầu tư nhiều nguồn lực để bảo vệ các lợi ích ở Biển
Đông, dẫn đến tình trạng căng thẳng và đối đầu – điều này không có lợi đối với tất cả các
nước ở khu vực. Vì vậy, một chính phủ trách nhiệm và duy lý cần phải định hướng chiến
lược quốc gia dựa trên cơ sở lợi ích cơ bản của việc phát triển đất nước và tập trung vào
phát triển quốc gia thay vì làm tổn hại chính mình bằng cách đầu tư nguồn lực sai lầm,
đánh giá quá cao vị trí của Biển Đông dẫn đến những căng thẳng không đáng có.
Bài viết của ông Nguyễn Hùng Sơn (Phó Viện trưởng, Viện Biển Đông, Học viện
Ngoại giao Việt Nam) phân tích các nhân tố nội bộ bên trong Trung Quốc, ASEAN
(với tư cách là một tổ chức) và Việt Nam để làm sáng tỏ các “làn sóng ngầm” giúp giải
thích chính sách của các chủ thể này ở Biển Đông. Đối với Trung Quốc, tuy các nhóm
chủ thể có những nhãn quan rất khác nhau về thế giới nhưng điểm chung đó là họ đều
nhìn thấy Trung Quốc ở trung tâm của một trật tự thế giới mới, nơi Trung Quốc sẽ tăng
cường vai trò và ảnh hưởng. Hành xử cứng rắn của họ trên Biển Đông bị ảnh hưởng của
tâm lý chủ nghĩa dân tộc và tư tưởng bá quyền, vì thế rất khó nhân nhượng với những
thứ họ xem là “lợi ích cốt lõi”. ASEAN đang vấp phải những khó khăn nội tại giữa vấn
đề lợi ích quốc gia và lợi ích nhóm, giữa phi chính thức và phi thể chế, giữa lợi ích an
ninh và kinh tế trong quá trình xây dựng cộng đồng. Đối với Việt Nam, những phát
triển mới trong tư duy hoạch định chính sách đối ngoại, việc tăng cường định vị bản
thân là một nhân tố quan trọng trong ASEAN và thành viên tích cực trong cộng đồng
thế giới và tương tác với người dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách của Việt
Nam trên Biển Đông.
TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc
10
TS. Li Mingjiang (Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Kỹ nghệ
Nanyang, Singapore) nghiên cứu các cuộc tranh luận trong nội bộ Trung Quốc gần
đây về vấn đề Biển Đông và từ đó đưa ra các dự đoán về chiều hướng chính sách của
nước này trong thời gian tới. Tác giả nhận thấy rằng phần lớn các nhà phân tích Trung
Quốc thống nhất về căn nguyên gây xung đột trên Biển Đông là do các nước trong khu
vực thiếu tôn trọng lợi ích của Trung Quốc, liên kết chống lại Trung Quốc. Quan điểm
khá thống nhất này là dấu hiệu cho thấy, nếu không có sai lầm nghiêm trọng, Trung
Quốc sẽ không điều chỉnh đáng kể chính sách ở Biển Đông. Rất có thể, trong vài năm
tới, Trung Quốc sẽ quyết đoán hơn ở Biển Đông nhưng không đối đầu bởi Trung Quốc
phải tính đến quan hệ với các nước Đông Nam Á, mục tiêu cạnh tranh chiến lược với
Mỹ và những ưu tiên phát triển kinh tế trong nước.
Trong bài viết của mình, GS. Aileen S.P. Baviera và Sascha M. Gallardo (Đại học
Philippines) phân tích vai trò của truyền thông và công luận Philippines trong các
tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Truyền thông đại chúng
Philippines đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý khủng hoảng bởi chính
phủ có thể sử dụng ý kiến công chúng và các chiến dịch tuyên truyền làm hậu thuẫn
cho quan điểm của mình, củng cố sự đoàn kết chống lại Trung Quốc và kêu gọi ủng
hộ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ý kiến dư luận cũng có thể là con dao hai lưỡi,
đôi khi thay vì chỉ trích Trung Quốc lại quay lại phê phán chính phủ Philippines vì quá
yếu đuối, tự mãn hoặc thiếu chiến lược tổng thể. Vì vậy, chính phủ cần sử dụng hợp lý
công cụ tuyên truyền và thông tin đầy đủ để thúc đẩy truyền thông đóng vai trò tích cực
trong việc đưa ra các giải pháp và củng cố lòng tin chính trị.
Chương Ba “Quân sự hóa và hệ lụy đối với Biển Đông” đánh giá xu thế hiện đại hóa
quân sự ở khu vực và tác động của nó đối với tranh chấp Biển Đông. Christian Le Mière
(Chuyên viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh) đưa ra một phân tích
chi tiết về chiến lược “chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực” (A2AD) – một lựa chọn đang
được các nước quanh Biển Đông chú ý đầu tư. Tác giả cho rằng tuy về bản chất, chiến
lược này mang tính chất tự vệ nhưng những lo ngại về hạn chế khả năng hành động do
A2AD gây ra đã tạo nên các chuỗi hành động-đáp trả giữa các nước, khơi nguồn cho
một tình thế “tiến thoái lưỡng nan” về an ninh. Mặc dù vậy, xu hướng tăng cường mua
sắm vũ khí ở khu vực chưa tạo thành một cuộc chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, để phá vỡ
vòng tròn nguy hiểm này, trách nhiệm sẽ thuộc phần lớn vào các quốc gia mạnh hơn
(như Mỹ, Trung Quốc), các nước này cần chấp nhận một mức độ “bất ổn” an ninh nhất
định để các nước nhỏ hơn cảm thấy thoải mái với mức độ phòng thủ của mình.
Bài viết của GS. Carlyle A. Thayer (Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) tập trung giải đáp câu hỏi liệu quá trình
hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc và chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại Đông Á
có ảnh hưởng như thế nào đến ổn định ở Biển Đông. Tác giả cho rằng môi trường an
ninh tương lai của Biển Đông sẽ chịu ảnh hưởng của năm xu thế chồng chéo, tiềm ẩn
trong đó cả những nhân tố ổn định và bất ổn, đó là: (i) sự đối đầu chiến lược giữa Mỹ
và Trung Quốc; (ii) xu hướng hiện đại hóa quân sự trong khu vực; (iii) tăng cường khả
năng chấp pháp trên biển trong khu vực; (iv) sự phát triển của cấu trúc an ninh khu
Lời giới thiệu
11
vực; và (v) các cuộc đối thoại về Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Trong ngắn
hạn, do sự mất lòng tin chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước sẽ tiếp tục cạnh
tranh và hợp tác, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho ASEAN nhất là trong bối cảnh
cấu trúc an ninh khu vực không có khả năng quản lý hiệu quả các thách thức an ninh
biển trên Biển Đông.
Richard A. Bitzinger (Nghiên cứu viên cao cấp, Trường Nghiên cứu Quốc tế S.
Rajaratnam, Đại học Kỹ nghệ Nanyang, Singapore) miêu tả chi tiết quá trình xây dựng
quân đội của Trung Quốc kể từ cuối những năm 1990 và tác động của nó đối với việc
hiện đại hóa quân đội của các nước Đông Nam Á. Theo Bitzinger, việc mua sắm vũ
khí trong khu vực thời gian gần đây, đặc biệt là về hải quân và không quân, vượt ra
ngoài khuôn khổ của việc hiện đại hóa thông thường, bởi các loại vũ khí đó có tính sát
thương, độ chính xác và phạm vi triển khai rộng lớn hơn. Điều này tăng cường đáng kể
năng lực chiến tranh của các nước quanh Biển Đông và bất kỳ cuộc xung đột nào nếu
xảy ra thì cường độ sẽ mạnh hơn, phạm vi rộng hơn và sức tàn phá cũng lớn hơn.
Chương Bốn “Lợi ích và chính sách của các nước liên quan ngoài khu vực Biển Đông”
tập trung nghiên cứu các chủ thể có lợi ích ngày càng lớn ở Biển Đông như Mỹ, Nhật
Bản, Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc. Bài viết của GS. Renato Cruz De Castro (Khoa Nghiên
cứu Quốc tế, Đại học De La Salle, Philippines) phân tích việc chuyển chính sách của
Mỹ từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế chiến lược trước một Trung Quốc đang trỗi
dậy. Tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại ARF 2010 là một nỗ lực kiềm chế
ngoại giao của Mỹ nhằm liên kết với các quốc gia ASEAN thuyết phục Trung Quốc
chấp nhận cách tiếp cận đa phương trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên,
Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng chính trị, thương mại và đầu tư của mình để ngăn
cản sự hình thành của một liên minh Mỹ-ASEAN và vì thế Mỹ phải chuyển sang kiềm
chế chiến lược bằng cách tái triển khai trên quy mô lớn các lực lượng hải quân và không
quân từ Châu Âu và Trung Đông sang Châu Á.
GS. Masahiro Akiyama (Cố vấn cấp cao, Quỹ Nghiên cứu Chính sách Đại dương,
Nhật Bản) cho rằng lợi ích quan trọng nhất của Nhật Bản ở Biển Đông là tự do hàng
hải; do đó, các tranh chấp lãnh thổ tại đây trở thành mối quan tâm lớn của Nhật. Chúng
có thể ảnh hưởng đến việc tự do lưu thông của tàu thuyền thương mại và quân sự ở
vùng biển này. Theo GS. Akiyama, các bên liên quan cần sớm hợp tác để xây dựng một
bộ quy tắc hay nguyên tắc hướng dẫn cho hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền
kinh tế dựa trên tinh thần và các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
1982 nhằm tránh các vụ va chạm như trong quá khứ.
Về lợi ích và chính sách của Ấn Độ ở Biển Đông, TS. Probal Ghosh (Nghiên cứu
viên cao cấp, Quỹ Nghiên cứu Giám sát Ấn Độ) khẳng định những căng thẳng ở Biển
Đông có tác động đáng kể đến Ấn Độ bởi gần 50% hoạt động thương mại của nước này
được vận chuyển qua các tuyến đường biển trong khu vực. Việc qua lại vô hại của tàu
chiến và tàu thuyền thương mại của Ấn Độ cũng có thể bị cản trở nếu Trung Quốc hiện
thực hóa thành công yêu sách đường chín đoạn như đã được kiểm chứng qua vụ việc
tàu Airavat. Ấn Độ cũng có lợi ích lớn trong việc khai thác năng lượng ở Biển Đông nên
sẽ không chấp nhận bất kỳ sự cản trở nào từ Trung Quốc. Vì vậy, dù là “cường quốc bên
TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc
12
ngoài”, Ấn Độ mong muốn thực hiện vai trò trung gian một cách trung thực để giữ gìn
an ninh, ổn định ở Biển Đông.
Bài viết của GS. Dmitri Valentinovich Mosyakov (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương tại Viện Nghiên cứu Phương Đông, Học viện
Khoa học Nga) so sánh chính sách của Liên Xô/ Nga ở Châu Á-Thái Bình Dương và
đối với tranh chấp Biển Đông trong quá khứ và hiện tại. Tác giả kết luận rằng Nga đang
quyết tâm triển khai chính sách “quay lại Châu Á” và trong tương lai sẽ đóng vai trò
quan trọng trong các vấn đề của khu vực, trong đó có Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc
theo dõi rất sát sao sự quay trở lại của Nga và sự can dự của Nga ở Biển Đông nhưng
Nga sẽ không rút khỏi Biển Đông trước các áp lực của Trung Quốc. GS. Mosyakov
cho rằng đây là lựa chọn chính sách đúng đắn duy nhất bởi nếu Nga nhượng bộ Trung
Quốc, cái giá phải trả với Nga không chỉ là “mất mặt ở Châu Á” mà còn là các hợp đồng
trị giá hàng tỷ USD từ các công trình ở thềm lục địa.
Đại tá Hải quân Sukjoon Yoon (Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chiến lược Biển
Hàn Quốc) trong Bài viết của mình đã nghiên cứu sự cạnh tranh Trung-Mỹ trên Biển
Đông và từ đó đề xuất vai trò quốc gia tầm trung của Hàn Quốc và một số chủ thể có
tiềm năng khác (như Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ và ASEAN) để ngăn chặn trò
chơi “ăn miếng trả miếng” giữa hai cường quốc này. Tác giả cho rằng một liên minh
các quốc gia tầm trung ở Đông Á, trong đó Hàn Quốc là nước có khả năng và lợi ích để
đảm đương một vai trò tích cực, có thể góp phần hữu ích vào giải quyết tranh chấp chủ
quyền ở Biển Đông. Trước mắt, một “bộ quy tắc hợp tác” nên được xây dựng để giảm
thiểu tình trạng mất lòng tin chiến lược, tránh các tác động xấu từ cạnh tranh Trung-
Mỹ và thu hẹp những bất đồng giữa các quốc gia trong khu vực.
Chương Năm “Biển Đông trong quan hệ Mỹ-ASEAN-Trung Quốc” xem xét những
tương tác chính sách giữa Mỹ, ASEAN và Trung Quốc, những chủ thể được xem là quan
trọng nhất trong vấn đề Biển Đông. Bài viết của Bonnie S. Glaser (Nghiên cứu viên cao
cấp, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ) so sánh quan hệ Mỹ-Trung
Quốc-ASEAN trong giai đoạn 2002-2006 với giai đoạn 2007-2012 để tìm ra những thay
đổi quan trọng và hệ quả của chúng. Tác giả đưa ra ba kết luận chính: thứ nhất, Trung
Quốc đã thay đổi chính sách, hành xử cứng rắn hơn và dùng năng lực biển ngày càng
tăng của mình để ép các nước nhỏ trong ASEAN thay đổi chính sách theo hướng có
lợi cho Trung Quốc. Thứ hai, ASEAN từ chỗ còn mâu thuẫn về sự hiện diện của Mỹ
hầu hết đã chuyển sang ủng hộ vô điều kiện sự quay trở lại của Mỹ như một đối trọng
trước những bất ổn gây ra do sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc. Thứ ba, Mỹ đã
nhận thức được rằng một chính sách tốt với Trung Quốc chỉ khi nó nằm trong chiến
lược Châu Á, nghĩa là phải tăng cường thảo luận và làm việc với các quốc gia khác trong
khu vực. Theo Glaser, tuy vấn đề Biển Đông khó có thể giải quyết một sớm một chiều
nhưng những lo ngại về việc cạnh tranh Biển Đông sẽ dẫn đến đối đầu Trung-Mỹ, sự
tan rã của ASEAN hay xung đột quân sự leo thang thành chiến tranh rộng lớn đều là
sự thổi phồng quá mức.
Từ quan điểm của ASEAN với vai trò là nhân tố thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tác giả
Termsak Chalermpalanupap (Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu ASEAN,
Lời giới thiệu
13
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore) cho rằng Biển Đông có thể mang lại nhiều
cơ hội khả quan cho Trung Quốc và Mỹ trong hợp tác với ASEAN để duy trì hòa bình,
ổn định của khu vực. An ninh biển là một lĩnh vực rộng để ba bên có thể ngồi lại đối
thoại và hợp tác trên cơ sở bảo đảm không sử dụng hay đe dọa vũ lực và giải quyết tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình – điều mà tất cả các bên đã cam kết thông qua việc ký kết
Hiệp ước Hữu nghị và Thân thiện (TAC). Việc hợp tác này nền tảng để các bên tiếp tục
xây dựng lòng tin, ủng hộ Đông Nam Á trở thành một khu vực phi hạt nhân.
Theo TS. Trần Trường Thủy (Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam), vấn
đề Biển Đông giờ đã đồng thời trở thành “thuốc thử” quan trọng đối với chiến lược
“phát triển hòa bình” của Trung Quốc, vị trí thống lĩnh của Mỹ ở khu vực và sự thống
nhất của ASEAN. Hiện nay, tam giác quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Mỹ ở Biển Đông
đang bị mất cân bằng khi Trung Quốc chiếm ưu thế trên biển và trên các diễn đàn ngoại
giao, Mỹ vẫn loay hoay tìm kiếm cách đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy, một
ASEAN bị phân hóa và, về mặt thể chế có thể bị thao túng bởi bất kỳ nước chủ tịch hay
thậm chí là một thành viên riêng lẻ nào. Tuy nhiên, có khả năng những gì Trung Quốc
đạt được chỉ là tạm thời; về lâu dài những gì Trung Quốc mất có thể nhiều hơn nếu cứ
tiếp tục hành xử bất chấp luật pháp. Về phần Mỹ, nước này cần cân nhắc bổ sung các
thành tố khác vào chiến lược của mình như việc sử dụng lực lượng bán quân sự và các
công cụ kinh tế để đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc bởi Biển Đông không chỉ liên
quan đến lợi ích chiến lược mà còn là uy tín của sức mạnh Mỹ.
Nhìn chung, các bài viết trong cuốn sách này đều thống nhất về tầm quan trọng
địa chính trị của Biển Đông và chỉ ra những tính toán phức tạp của các nước liên quan
trong và ngoài khu vực. Chính những mâu thuẫn lợi ích và cạnh tranh chính sách này
đang tác động trực tiếp đến những diễn biến hàng ngày trên Biển Đông và đặt ra nhu
cầu bức thiết về việc quản lý xung đột, hướng tới giải quyết tranh chấp, nếu không sự
xói mòn lòng tin chiến lược sẽ dẫn cả khu vực đến một kết cục thua thiệt cho tất cả các
bên, thay vì cùng hợp tác phát triển thịnh vượng. Những nội dung này sẽ được đề cập
cụ thể hơn trong cuốn sách thứ hai “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng
giải pháp”./.
14
15
Chương I
BIỂN ĐÔNG VÀ
CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ
16
17
1
“THỜI KHẮC BIỂN”CHÂU Á VÀ
VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
GS. Geoffrey Till
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Biển, Đại học King, London, Anh
Ở Mỹ, trong khi các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan đang đi xuống, việc khôi phục
các lĩnh vực biển trong chính sách an ninh của Mỹ ngày càng được tập trung. Dường
như giờ là “thời khắc biển”, và là thời khắc mà Thủy quân lục chiến Mỹ đã xác định vừa
là cơ hội và vừa là thách thức - và đang quyết tâm làm rõ điều này.1
Giả thiết đặt ra, có lẽ không có gì là ngạc nhiên rằng:
Năng lực biển và năng lực đổ bộ của Mỹ có ý nghĩa then chốt đối với khả năng của
Mỹ trong tương lai Mỹ có thể ngăn chặn và đánh bại kẻ thù, củng cố liên minh, phong
tỏa hang ổ của kẻ thù và mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu. Định hướng chiến lược mới
của Lầu Năm Góc, “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Ưu tiên cho Quốc phòng ở
Thế kỷ 21” vạch ra các sứ mệnh cho quân đội Mỹ, bao gồm cân bằng thế quân sự của Mỹ
ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, triển khai sức mạnh, hiện diện ổn định ở những
khu vực then chốt và thực hiện hỗ trợ nhân đạo.2
Đứng trước khả năng bị cắt giảm ngân sách trong khi các đối thủ bất định ngày càng
gia tăng và các mối đe dọa đối với các tuyến đường biển ngày càng nhiều (tất cả các
nước đều phải phụ thuộc vào các tuyến đường biển này), Mỹ cần phải chớp lấy “thời
khắc biển” đang mở ra này. Mỹ phải giải quyết các vấn đề về hoạt động biển ở tất cả các
vùng biển quan trọng. Một khi đạt được điều này, có thể kết luận rằng “Hải quân và
Thủy quân lục chiến của Mỹ giờ đây đang đứng trước cơ hội dẫn đầu trong một “Thế kỷ
Hải quân” mới và một “Thời đại Hoàng kim” nữa của sức mạnh biển Mỹ”. Quan điểm
1.	 ‘Naval Amphibious Capability of the 21st century: Strategic Opportunity and a Vision for Change’ Báo cáo của nhóm
Làm việc về năng lực đổ bộ, 27/4/2012. Nhóm Marine Corps Ellis ‘US Amphibious forces: Indispensible Ele-
ments of American Seapower’ trong Small Wars Journal, 27/8/2012 là một bản tóm tắt tại http://smallwarsjour-
nal.com/jrnl/art/us-amphibious-forces-indispensible-elements-of-american-seapower
2.	 “US Amphibious Forces,’ tlđd
GS. Geoffrey Till
18
này là bước phát triển nhưng hoàn toàn nhất quán với sự nhấn mạnh vào tầm quan
trọng của thương mại đường biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Mỹ, được đề
cập trước đó trong các bản trình bày về chính sách biển của Mỹ, ví dụ: “Một chiến lược
hợp tác cho Sức mạnh biển thế kỷ 21” năm 2007. Nền kinh tế trên thế giới đang dịch
chuyển sang Châu Á-Thái Bình Dương , nên chắc chắn Mỹ sẽ gia tăng sự tập trung vào
Châu Á.
Nhưng Mỹ cũng phải đương đầu với nhiều thách thức không nhỏ. Đầu tiên là những
nhu cầu bất định trong một thế giới xa lạ, trong đó xuất hiện sự dịch chuyển ngang của
quyền lực toàn cầu sang những nước và khu vực mới và dịch chuyển dọc của sức mạnh
sang những chủ thể hỗn hợp hay phi quốc gia (xã hội, kinh tế, tôn giáo, tội phạm, dân
tộc). Những chủ thể này thách thức các quan niệm về chủ quyền, nguy cơ và an ninh”.
Mỹ (và các nước khác) do đó phải đón chờ khủng hoảng và bất ổn kéo dài.
Thứ hai, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các mối đe dọa đến tự do hàng hải mà Mỹ, các
đồng minh và đối tác của Mỹ cần đến để đối phó với sự bất ổn do các đối thủ phi quốc
gia tạo ra thông qua các hoạt động bất tương xứng và với chiến lược chống tiếp cận hay
phong tỏa khu vực của các đối thủ trong khu vực.
Do đó, nhu cầu cấp bách đối với Mỹ trước hết là duy trì “sự hiện diện tiên phong”
(forward presence). Bởi vì điều này sẽ tạo ra một mức độ răn đe và sự đáp trả nhanh
chóng nếu như răn đe bị thất bại. Vì quan trọng nên không ngạc nhiên khi nó xếp
thứ hai trong “3 nguyên lý” của Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh tác chiến của Hải
quân Mỹ.3
Điều này tiếp theo sẽ đòi hỏi việc đảm bảo quyền tự do tiếp cận trên các vùng biển
trên thế giới, và khả năng quản lý các chiến lược chống tiếp cận về kỹ thuật, chính trị và
pháp lý của các đối thủ quốc gia và phi quốc gia.
Cuối cùng, việc tầm quan trọng chiến lược của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
tăng lên tương đối đòi hỏi Mỹ phải chuyển trọng tâm chiến lược, tạo ra yêu cầu ngày
càng tăng đối với Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ:
Theo báo cáo “Ưu tiên và lựa chọn ngân sách quốc phòng” Mỹ tháng 1/2012, tái cân
bằng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương “tạo ra sự tập trung mới đối với các lực lượng
không quân và hải quân”. Báo cáo này cũng miêu tả chi tiết những thay đổi trong chi
tiêu ngân sách của Lầu Năm Góc trong thập kỷ tới. Thủy quân lục chiến và lực lượng đổ
bộ của hải quân Mỹ đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại yêu cầu Mỹ có năng lực
biển mạnh, đặc biệt khi quân đội thực hiện tái cân bằng ở khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương .4
Nhưng “thời khắc biển” không chỉ áp dụng đối với Mỹ, mặc dù người Mỹ - hay ít
nhất là một số người Mỹ - có lẽ đi đầu trong cách nói này. Nó cũng áp dụng đối với
nhiều nước khác nữa, và đặc biệt ở Châu Á-Thái Bình Dương - một khu vực, mặc dù có
những rắc rối nội bộ nhưng dựa nhiều vào biển trong lịch sử của mình, phát triển kinh
tế và đường hướng tương lai.
3.	 Đó là “Chiến đấu trước” [Warfighting First], “Hiện diện tiên phong” [Forward Presence] và “Sẵn sàng” [Be
Ready]
4.	 ‘US amphibious Forces,’ tlđd.
“Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông
19
Ví dụ như Trung Quốc, một nước đang tìm lại nguồn gốc đi biển của mình và đang
phát triển định hướng biển trong tổng thể các chính sách xã hội, kinh tế và an ninh. Từ
2002, trong Báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 16 của mình, Trung Quốc đã nhận thức sâu
sắc rằng hai thập niên đầu thế kỷ 21 là “giai đoạn thời cơ chiến lược”.5
Sách trắng Phát
triển Hòa bình năm 2011 cũng nêu ra rằng ban đầu cần tập trung phát triển lợi ích kinh
tế và xã hội của đất nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và xã hội ngày càng tăng6
- và để đảm bảo sự sống còn của chế độ. Điều này đòi hỏi khả năng phát triển nguồn
tài nguyên trong nước và đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn hàng hóa và tài nguyên
cần thiết từ nước ngoài. Tương tự, Chủ tịch Hồ tại Diễn đàn Bác Ngao năm 2011 đã lập
luận, điều này đòi hỏi việc định hình một “Châu Á hài hòa” về hội nhập kinh tế và cộng
đồng văn hóa trong đó các lợi ích quốc gia của Trung Quốc được đặt đúng chỗ trên cơ
sở “tin tưởng lẫn nhau, lợi ích chung, bình đẳng và hợp tác”.7
Chừng nào mà trật tự thế
giới hiện tại khiến cho điều này khó thực hiện, Trung Quốc sẽ muốn thay đổi trật tự thế
giới, để tạo không gian cho sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc thế giới
lớn mạnh nhưng hòa bình.
Sự nhấn mạnh vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tính trung tâm của
thương mại kinh tế một lần nữa hướng sự chú ý của chúng ta tới một thực tế rằng:
đây là thời khắc biển. Theo đó, các nhà quan sát đã lưu ý đến sự tập trung phát triển
các lĩnh vực kinh tế biển của Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm gần đây nhất của họ,
việc xây dựng đáng kể các đơn vị thực thi luật biển của Trung Quốc, đặc biệt là Hải
quân Trung Quốc.
Khá thú vị là, cũng có một số ý kiến nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần phải tính toán
lại, làm rõ và cần phải làm tốt hơn để có thể bảo vệ các lĩnh vực trong chính sách biển
của mình. Ví dụ, ở Trung Quốc, cũng như ở các nước khác, tháng 3/2012 đã có nhiều
lời kêu gọi hình thành nên một chiến lược biển chặt chẽ ở cấp độ quốc gia nhằm mục
tiêu kết nối tất cả mọi hướng lại với nhau. Thậm chí, ở một đất nước mà từ lâu đã được
coi là có khả năng đề ra kế hoạch dài hạn một cách công phu và tổng hợp, tình hình
thực tế lại dường như rất khác cho người trong cuộc. Do vậy, Phó Đô đốc Hải quân Yin
Zhuo, Chủ tịch Ủy ban Chuyên gia về Thông tin hóa Hải quân cho rằng: “Trung Quốc
không có một chiến lược biển rõ ràng ở cấp độ quốc gia”. Các tính toán về kinh tế chi
phối chính sách của các đơn vị trong Cục Hải dương Quốc gia và “một cách rất tự nhiên
Hải quân cũng có những tính toán chiến lược biển của riêng mình, nhưng những tính
toán này chỉ là hành động của một số bộ ngành nhất định, và không ở cấp độ quốc gia”.
Những lo lắng như vậy đã dẫn đến, ở Trung Quốc, cũng như các nơi khác, sự kêu gọi
thành lập “Bộ Đại dương”.8
Vì tất cả những lý do này, trong bài phát biểu cuối cùng của
5.	 Timothy R. Heath, ‘What Does China Want ? Discerning the PRC’s National Strategy’ Asian Security, Vol 8, No
1, 2012.
6.	 Heath, ‘What Does China Want?’ tlđd, tr. 66.
7.	 Phát biểu của Ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại lễ khai mạc Diễn đàn Bác
Ngao Châu Á năm 2011, 14/4/2011, có tại website Bộ Ngoại giao, http://www.fmprc.gov.cn.
8.	 Trích từ James Holmes, ‘China’s Maritime Strategy is more than Naval Strategy’ China Brief, Jamestown Founda-
tion, 4/2011; ‘General calls for New Coastguard to patrol South China Sea’ Wall Street Journal, 7/3/2012; ‘Calls
for Establishment of Ministry of Oceans’ Xinhua, 5/3/2012.
GS. Geoffrey Till
20
mình tại Đại hội Đảng lần thứ 18, Chủ tịch Hồ đã kêu gọi Trung Quốc phải biến mình
thành một cường quốc biển.9
Những động lực và đường hướng tương tự như vậy có thể được thấy ở các nước nhỏ
hơn trong khu vực, dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều và trong một khu vực địa lý hẹp hơn. Sự
phụ thuộc vào biển, coi biển như là nguồn tài nguyên và là phương tiện vận tải nguyên
liệu thô và hàng hóa chế tạo để mang lại triển vọng cho nền kinh tế và sự ổn định xã
hội ngày càng thể hiện rõ ở Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore.
Đối với họ, hoạch định kinh tế ngày càng phản ánh tầm quan trọng của biển; các đơn vị
thực thi luật biển được xây dựng; và hải quân được phát triển, cũng giống như ở Trung
Quốc và Mỹ. Ước muốn tái lập trật tự khu vực, trong đó lợi ích quốc gia của họ được
bảo vệ một cách tốt nhất là rất rõ ràng và trong chừng mực nào đó, họ mong muốn lôi
kéo các nước bên ngoài vào để tái cân bằng với Trung Quốc - một nước với sự tăng
trưởng và tự tin đôi khi khiến các quốc gia lo lắng. Điều này dường như đặc biệt đúng
với Việt Nam và Philippines, vì những tranh cãi của họ với Trung Quốc xung quanh
việc ai sở hữu cái gì ở Biển Đông.
Lời mời của Việt Nam vào tháng 11/2010 đối với các hải quân bên ngoài về việc sử
dụng các dịch vụ tại cảng Cam Ranh (được nâng cấp với sự giúp đỡ rất nhiều của Nga)
đã thu hút rất nhiều sự chú ý, và có vẻ như đã dẫn đến sự tăng cường hiện diện trong
khu vực của Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.10
Sự xuất hiện của Lực lượng Đặc
nhiệm thứ 5 của hạm đội Viễn Đông Nga đã thể hiện sự quan tâm liên tục của nước
này tại Biển Đông. Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau, biểu hiện qua một
loạt các chuyến thăm cấp cao của hải quân Mỹ đến nước này. Quan hệ hải quân được
cải thiện nhanh chóng giữa hai nước cũng đã thu hút rất nhiều sự chú ý.11
Tương tự, và cũng một phần do tranh chấp bãi Hoàng Nham (Scarborough Shoal)
đầu năm 2012, Philippines đang tìm kiếm sự ủng hộ từ Mỹ. Mỹ dường như muốn ra
tín hiệu hỗ trợ Philippines thông qua chuyến thăm không được công bố trước tới Vịnh
Subic của tàu ngầm USS North Carolina, nhưng vẫn chưa sẵn sàng bị lôi vào vấn đề ai
sở hữu bãi đá ngầm này hay chấp nhận rằng bãi cạn cũng được điều chỉnh bởi Hiệp ước
Phòng thủ chung năm 1951.12
Có một điều chưa chắc chắn là Mỹ liệu có coi Nhóm đảo
Kalayaan (KIG) hay bãi Scarorough nằm trong phạm vi Hiệp ước An ninh chung Mỹ
- Philippines, được ký 4 năm trước khi Philippines đưa ra yêu sách đối với KIG nhưng
ít nhất, Mỹ sẽ quan tâm đến tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Vì vậy, cuộc
diễn tập Balikatan của nước này với Philippines, và lần đầu tiên với cả Nhật Bản và Hàn
Quốc, đã cho thấy sự quan tâm của nước này dù lãnh thố tranh chấp đó có nằm trong
hiệp ước hay không.13
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là các quốc gia bên ngoài khác dường như cũng
9.	 ‘Hu Defends track record, calls for war on graft’ The Straits Times, 9/11/2012.
10.	‘Twist of fate sees old foes as allies in power tussle’ Financial Times, 15/6/2011.
11.	‘US Vietnam in Exercises Amid Tensions with China’ Wall Street Journal, 16/7/2011.
12.	Joint Statement of the US-Philippine Ministerial dialogue, Office of the Spokesperson, Washington DC,
30/4/2012; Thayer (2012b); Glaser (2012) see also the perceptive Li Ying, ‘US not ready to be Philippines’
savior over Huangyan Island’ Global Times, 21/5/2012
13.	Michael Richardson, ‘China tests US strength with shoal stand-off, The Straits Times, 23/4/2012.
“Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông
21
đang tăng cường lợi ích chiến lược của mình ở khu vực. Nhật Bản, Hàn Quốc và ở mức
độ ít hơn như Ấn Độ và Singapore cũng chia sẻ nhận thức về tầm quan trọng ngày càng
tăng của các tuyến đường giao thông qua Biển Đông đối với quốc gia. Do đó, Ngoại
trưởng Nhật Bản tháng 9/2011 đã tuyên bố:
Nhật Bản có lợi ích lớn trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông bởi vì những tranh
chấp này có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương,
và liên quan chặt chẽ đến việc bảo đảm an ninh giao thông biển.14
Sự chuyển dịch lực lượng và triển khai quân của Nhật Bản xuống phía nam trong
vài năm qua khá đáng chú ý. Ví dụ gần đây nhất là việc ký kết đối tác chiến lược với
Philippines, khả năng cung cấp các tàu tuần tra cho Cảnh sát Biển Philippines và tổ
chức các cuộc diễn tập hải quân.15
Sự quan tâm của Ấn Độ đối với khu vực cũng đã
tăng đáng kể trong những năm qua, như là một phần trong chiến lược “Hướng Đông”
của nước này, điều mà nhiều nhà phân tích cho là một phần để đáp trả với sự hiện diện
của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ đã thiết lập nhiều kết nối quan trọng với Việt
Nam. Sự kiện thách thức đối với tàu tấn công đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ đang trên
đường về Ấn Độ sau chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7/2011 đã được truyền thông
Ấn Độ coi như là bằng chứng cho sự lo ngại của Bắc Kinh về sự hiện diện “trái phép”
của tàu chiến nước ngoài trong vùng mà Trung Quốc coi là của mình ở Biển Đông.16
Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc cũng đã thể hiện sự quan tâm của mình.17
Năm 2011, cuộc
diễn tập ba bên lần thứ tư giữa Mỹ, Nhật Bản và Úc đã diễn ra ở Biển Đông ngoài khơi
Brunei.18
Tất cả những điều này đã đặt Bắc Kinh vào một vị thế ngày càng khó khăn. Rõ ràng
là Trung Quốc càng thể hiện chính sách cứng rắn ở Biển Đông, thì càng gặp phải nhiều
hành động đáp trả, bên trong hợp tác, bên ngoài quan tâm. Ngược lại, chính sách càng
ít cứng rắn thì nước này sẽ gặp phải càng nhiều ý kiến bất đồng và phản đối từ chính
công dân của mình và từ những người hiểu rõ lợi ích biển của Trung Quốc trong kết
quả của các sự kiện ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tính trung tâm của Biển Đông
Một điều đã trở nên rõ ràng từ phần phân tích ngắn về “thời khắc biển” của Mỹ,
Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á và các chủ thể khác như Úc, Ấn Độ
và Nhật Bản, là Biển Đông đã trở thành trung tâm trong các mối quan tâm của họ. Đây
là điểm chung trong mối quan tâm của họ và là một điểm chung ngày càng lớn, không
phải là thứ có thể bị gạt sang một bên chờ đến thời điểm thích hợp hơn. Có năm lý do
14.	Trích trong ‘South China Sea Dispute: Harbinger of regional Strategic Shift ? Asahi Shimbun, 10/9/2011.
15.	Japan, Philippines agree ‘strategic’ ties, Jane’s Defence Weekly, 5/10/2011
16.	‘China confronted Indian warship off Vietnam’ Financial Times, 1/9/2011. Mặc dù còn khá mơ hồ (vì chiếc tàu
cho rằng không nhận ra nguồn tín hiệu radio, nhưng theo như tường thuật thì đây là một sự kiện rất đáng chủ ý. Vì
chiếc tàu chỉ đi qua và rõ ràng không tiến hành tập trận hay thu thập thông tin quạn sự hay thực hiện bất kỳ nhiệm
vụ gì, nến nó càng gây nên nghi ngờ về các phát ngôn của Trung Quốc trước đây rằng họ sẽ ‘tôn trọng quyền tự
do qua lại của tàu thuyền các quốc gia liên quan phù hợp với luật pháp quốc tế. Ben Blanchard, ‘China says Will
Respect South Seas Navigation Freedom’ Reuters, 31/7/2010.
17.	“JapanconsidersgivingpatrolboatstoPhilippinestohelpboostmarinesecurity’MainichiDailyNews,23/3/2012.
18.	‘Joint Drills to be held in South China Sea’ The Yomiuri Shimbun, 9/7/2011.
GS. Geoffrey Till
22
riêng biệt nhưng liên quan đến nhau khiến Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng:
•	 Biển Đông như một nguồn dự trữ tài nguyên
•	 Biển Đông như một nguồn cung ứng
•	 Biển Đông như môi trường tự nhiên
•	 Biển Đông như một khu vực chủ quyền
•	 Biển Đông như một phương tiện thống trị
Tất cả các vấn đề biển của thế giới đều được phô bày ở đây - nhưng trong một dạng
thức sắc sảo hơn.19
Biển Đông như một nguồn dự trữ tài nguyên
Biển Đông là một khu vực rất giàu về nguồn cá, chiếm mấy chục phần trăm lượng
cá đánh bắt toàn cầu, và cấp thiết đối với an ninh lượng thực của các nước tuyên bố chủ
quyền. Ước tính tiềm năng dầu của Biển Đông thì khá là khác nhau. Số liệu của Trung
Quốc có vẻ cao hơn số liệu của các chuyên gia bên ngoài. Nguồn tài nguyên tiềm năng
của khu vực phong phú như thế nên nó đòi hỏi sự quan tâm và quy hoạch kinh tế của
tất cả các nước xung quanh khu vực biển này. Tất cả đều tuyên bố chủ quyền và có xu
hướng coi việc khai thác tài nguyên, và thậm chí coi các hành động thăm dò của các
nước tuyên bố chủ quyền khác là “ăn trộm” tài nguyên của mình. Theo đó, trong giới
hạn khả năng của mình, bảo vệ những nguồn tài nguyên này là một ưu tiên quốc gia
cao, đặc biệt đối với các nước láng giềng.
Biển Đông như một nguồn cung ứng
Biển Đông cũng cần được nhìn nhận như một nguồn cung ứng vì người ta ước tính
rằng khoảng 5,3 ngàn tỷ USD giá trị hàng hóa đi qua khu vực này mỗi năm, trong đó
1,2 ngàn tỷ là của Mỹ.20
Vì lý do này, bất cứ điều gì phá hoại đến sự qua lại tự do của
các tàu thuyền thương mại trên khu vực này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh
của cả bên trong và bên ngoài khu vực.21
Tăng trưởng kinh tế của Đông Á đã làm gia
tăng mạnh mẽ lượng giao thông ở đây; các khó khăn hàng hải trong khu vực nằm ở chỗ
tàu thuyền đều đi qua khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc và tất cả các nước
khác của khu vực chú ý tới mối đe dọa đối với an toàn di chuyển của khoảng 74.000 tàu
thuyền thương mại qua eo biển Malacca và Biển Đông mỗi năm.
Khủng bố và cướp biển, và các dạng tội phạm trên biển khác đe dọa đến tự do hàng
hải, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Hiện nay vấn đề cướp biển ở eo biển Malacca đã được kiềm
chế nhiều. Sự sự chú ý của thế giới đã chuyển sang vùng biển Ả rập và Vịnh Guinea. Các
mối đe dọa vẫn còn hiện diện ở phía nam Biển Đông và khu vực đầy hỗn loạn, bất ổn
định giữa Philippines và Borneo.22
Bên cạnh việc coi Biển Đông như một phương tiện
19.	Phần còn lại của bài viết này dựa trên một chương trong bản thứ ba của ‘Seapower: A Guide for the 21st Century’ sẽ
được đăng trên Routledge vào tháng 1/2013.
20.	Glaser (2010)
21.	‘India tells ASEAN it believes in ‘open’ South China Sea’ 16/2/2012 @ http://malaysia.reserve.com
22.	‘Piracy down in Malacca Strait but up in S. China Sea’ The Straits Times, 17/7/2009.
“Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông
23
vận chuyển hợp pháp, (và nhu cầu chính đáng cần bảo vệ nó) cũng còn nhiều hoạt động
vận chuyển bất hợp pháp của những kẻ buôn lậu thuốc phiện, buôn người, buôn lậu vũ
khí và gỗ. Các sản phẩm từ heroin và methamphetamine đi qua khu vực và xuống dưới
phía Úc (cùng với các chất tiền hóa học mà các sản phẩm methamphetamine cần đến
từ Ấn Độ và Trung Quốc) thường được vận chuyển bằng đường biển.23
Hoạt động tội
phạm dạng này, thường dựa vào vận tải biển, gây ra rối loạn xã hội và bất ổn chính trị,
do đó đe dọa gián tiếp đến thương mại đường biển.
Biển Đông như một môi trường tự nhiên
Là một vùng biển nửa kín, môi trường Biển Đông đặc biệt dễ bị tác hại. Biển Đông
cũng là ví dụ điển hình cho rất nhiều vấn đề đang ảnh hưởng đến các đại dương trên
thế giới. Đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm là mối đe dọa chính đến an ninh môi trường
của khu vực.24
Nghịch lý là vấn đề quyền tài phán ở Biển Đông chưa được giải quyết làm giảm khả
năng bảo vệ biển và các nguồn tài nguyên của nó. Kết quả là lượng đánh bắt không ổn
định ở mức cao, môi trường sống thì đầy rẫy nguy cơ và các sự tính toán an toàn bị xao
nhãng. Tất cả những điều này trên thực tế làm giảm giá trị “trữ lượng” của khu vực đối
với tất cả những nước liên quan, và có thể ảnh hưởng đến giá trị “dòng chảy” của nó.25
Vì khu vực không có khả năng thống nhất thực hiện các quy tắc chung, từng nước
riêng lẻ cứ cố thực hiện các hành động đơn phương trong phần Biển Đông mà họ cho
là của mình, và điều đó gây nên sự kháng cự mạnh mẽ từ các nước tuyên bố chủ quyền
khác. Vấn đề không phải vì là các quy định mà là vì nó được áp đặt một cách đơn phương.
Một phần do hậu quả của các áp lực xung đột dạng này, các nỗ lực hợp tác bảo vệ
Biển Đông như một môi trường tự nhiên (như “Cơ quan điều phối về Biển ở Đông Á
(COBSEA)” và đối tác trong Quản lý Môi trường Biển ở Đông Á (PEMSEA)) thực tế
chỉ ở mức độ vừa phải.26
Ba thuộc tính này của biển chỉ có thể được khai thác đầy đủ và theo một cách bền
vững chỉ khi điều kiện chính trị cho phép. Trật tự tốt trên biển là một điều kiện tiên
quyết dù ở Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác. Khai thác bền vững nguồn cá và khoáng
sản không thể tiến hành được khi mà các tàu thăm dò và tàu cá bị quấy nhiễu, các công
ty bị các chính phủ gây áp lực và phản đối sự có mặt của họ.27
Một nền ngư nghiệp bền
vững trong khu vực không thể có nếu không có trật tự biển tốt và sự quản lý hiệu quả
nguồn dự trữ đang tồn tại.28
Các vấn đề về nguồn dự trữ, nguồn cung ứng hay môi
trường tự nhiên không thể được giải quyết khi mà vấn đề tranh chấp quyền tài phán
vẫn còn tồn tại, trừ phi các nước tuyên bố chủ quyền có thể tìm ra được cách khắc phục
23.	‘Ice Age: Southeast Asia’s amphetamine trade.’ Jane’s Intelligence Review, tháng 5/2011.
24.	Trefor Moss, ‘The South China Seasickness’ The Diplomat 24/4/2012. Xem trang web UNEP/GEF Về tình trạng
ô nhiễm môi trường ở Biển Đông.
25.	‘Outlook for China’s maritime environment ‘not optimistic’: top oceanic officer’ Xinhua 13/3/2012.
26.	Jon M Van Dyke, Regional Cooperation in the South China Sea’, Third International Workshop, Hanoi, Vietnam,
Nov. 3-5, 2011.
27.	‘China tells foreign firms not to explore in disputed waters.’ The Straits Times, 1/11/2011.
28.	‘Filipino Fishermen killed in ‘tuna turf war (off Basilan) Al Jazeera, 24/1/2012.
GS. Geoffrey Till
24
tạm thời để hạn chế rủi ro đến mức có thể cho tới khi vấn đề quyền tài phán được giải
quyết. Nhiệm vụ chính là tìm cách nào để làm được như vậy, trong khi vẫn giữ nguyên
các yêu sách của các nước. Thực tế chẳng thấy mấy tiến tiển gì cả.
Biển Đông như một vùng chủ quyền
Bởi vì Biển Đông rất giá trị nên các quốc gia trong khu vực tiếp tục tuyên bố chủ
quyền mạnh mẽ lên những vùng mà họ cho là của mình, bao gồm nhiều hình thái địa
chất ở khu vực, đáy biển và vùng nước mà các hình thái này tạo ra. Các tuyên bố dựa
trên sự pha trộn các đặc điểm lịch sử, pháp lý và địa lý phức tạp. Chúng chồng lấn lên
nhau, toàn bộ hay một phần, và trong một số trường hợp còn phức tạp hơn vì những
mối quan hệ chính trị nhạy cảm giữa một số nước có yêu sách - rõ nhất là Trung Quốc
và Đài Loan, nhưng cũng theo một cách chung hơn là giữa Trung Quốc như một cường
quốc và các nước láng giềng ASEAN yếu và nhỏ hơn rất nhiều của nước này.
Mặc dù là chưa đủ, lợi ích của các nước bên ngoài ở một số khía cạnh nào đó càng
làm cho tranh chấp phức tạp thêm. Trong thời đại của công dân internet - công dân
mạng - chính quyền không thể phớt lờ chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng gia tăng trong
dân chúng. Đối với họ, khả năng của chính phủ bảo vệ cái mà họ cho là đảo và vùng
biển của mình là chỉ số hiệu quả quan trọng trong mắt công dân mạng, như ở Trung
Quốc, Việt Nam và Philippines.29
Gần đây, khi được một nhà báo của tờ Asahi Shimbun
hỏi tại sao Trung Quốc lại quan tâm đến Biển Đông như vậy, Đô đốc Wu Shengli, Tổng
tư lệnh, Hải quân Quân giải phóng nhân dân trả lời rằng: “Bạn cảm thấy thế nào nếu tôi
cắt chân và tay của bạn? Trung Quốc nhìn nhận Biển Đông cũng giống như vậy”.30
Vấn
đề chủ quyền rõ ràng có thể trở thành vấn đề danh dự và sự tự hào dân tộc, điều có thể
không liên quan lắm đến chế độ pháp lý của các đảo và giá trị nguồn tài nguyên mà các
đảo này có thể có được, thậm chí là cả các giá trị chiến lược của chúng.
Nhưng vấn đề chủ quyền đã trở nên phiền phức hơn, khi chúng ta chuyển từ cuộc
tranh cãi về đường biên tài phán ở Biển Đông sang vấn đề hẹp hơn về việc chủ quyền
cho phép các quốc gia được làm gì trong khu vực quyền tài phán của mình. Ở đây, vấn
đề chủ yếu là tự do hàng hải, đặc biệt là tự do của tàu chiến - điều đã làm rối quan hệ
Mỹ - Trung, thể hiện ở quyết tâm của Hải quân Mỹ nhằm duy trì đường vào khu vực,
sự nhạy cảm và phản ứng của Trung Quốc đối với việc này dẫn tới việc xây dựng, đầu
tư cho hải quân ở tỉnh Hải Nam.
Các nước có tuyên bố chủ quyền đang bảo vệ các yêu sách của mình bằng cách phát
triển lực lượng hải quân và cảnh sát biển bằng cách này hay cách khác. Các tàu cảnh
sát biển (về mặt chức năng, dường như ít khiêu khích hơn tàu chiến) phụ thuộc lớn
vào cách thức mà chúng được sử dụng. Nhớ lại vụ Impeccable tháng 3/2009 là do các
tàu cá và tàu loại này thực hiện. Một số nhà phân tích suy đoán rằng vì những lý do thể
29.	‘China warns US to Stay Out of Islands Dispute’ New York Times 28/7/2010. ‘Hiệu ướng công dân mạng’ dĩ nhiên
cũng áp dụng đối với các nước tranh chấp khác ở Biển Đông và cả Việt Nam nếu nhìn vào các sự kiện xảy ra đầu
năm 2011. Thomas J. Christensen, ‘Posing Problems without Catching Up: China’s Rise and Challenges for US
Security Policy’ International Security, Spring 2011, tr. 5-40.
30.	Trích trong in William Choong, ‘Mistrust hurts naval cooperation in region’ The Straits Times, 27/5/2011.
“Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông
25
chế hơn là những lý do dân tộc mà những cơ quan này có thể cần phải “biện minh” cho
ngân sách của mình thông qua các hành động cứng rắn. Tuy nhiên nhiều người sẽ cho
rằng việc thiếu cảnh sát biển có thể sẽ khiến cho các nước có yêu sách yếu hơn phải sử
dụng các tàu của hải quân để đẩy mạnh yêu sách của mình - và điều này có vẻ như là
khá bất lợi về mặt chính trị. Không bị vướng vào sự kiềm chế này, những nước được
trang bị với những lực lượng cảnh sát biển hiệu quả có thể sẽ dễ thực hiện các hành
động cứng rắn và mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của mình.
Hầu hết các nước có yêu sách, và những cường quốc bên ngoài quan tâm đến kết
quả của tranh chấp đều hiểu rõ rằng chiến lược của họ đối với vấn đề Biển Đông cần sự
hỗ trợ không chỉ bởi các đáp trả của hải quân và cảnh sát biển. Tất cả họ đều đang dính
vào cái mà một số học giả gọi là “lawfare”(luật chiến) - là việc sử dụng các điểm mập
mờ hay ít nhất là gây tranh cãi về khả năng áp dụng của luật biển quốc tế để củng cố
cho lợi ích quốc gia trong những trường hợp đặc biệt.31
Việc các nước yêu sách áp dụng
“đường cơ sở” địa lý (mà từ đó, phạm vị của lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế được
xác định) thường được các đối thủ và các chuyên gia bên ngoài đánh giá là phi lý và
do đó là một ví dụ tốt cho vấn đề này.32
Hơn nữa, cho đến nay hầu hết các nước có yêu
sách thể hiện rất ít thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp bằng việc nhờ vào trọng tài
quốc tế đã được thỏa thuận theo UNCLOS, ngoại trừ một đề xuất của Philippines đối
với bãi Scarborough, nhưng đã bị Trung Quốc từ chối một cách thẳng thừng.33
Các sự kiện gần đây ở Biển Đông cho thấy số lượng lớn các hành động trên mặt trận
ngoại giao của cảnh sát biển và hải quân nhằm ngăn chặn các nước khác hoạt động
trong khu vực “của mình”. Trong diễn văn liên bang cuối tháng 7/2011, Tổng thống
Philippines Benigno Aquino phát biểu: “Chúng tôi không muốn gia tăng căng thẳng
với bất cứ ai, nhưng chúng tôi phải cho thế giới biết rằng chúng tôi sẵn sàng bảo vệ
những gì là của chúng tôi”. Vì lý do này mà tàu Rajah Humabon - tàu đô đốc của hải
quân Philippines - được cử đến nơi mà một số người ở Manila giờ nhắc đến là “Biển Tây
Philippines”.34
Tháng 4/2012, căng thẳng giữa hai nước càng leo thang trong thế giằng
co kéo dài ở đá ngầm Scarborough.35
Đây chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ.
Mặc dù các hoạt động cộng tác của hải quân và cảnh sát biển có nhiều hơn là cạnh
tranh, nhưng số lượng các vụ việc như này ngày càng tăng sẽ là điều đáng lo ngại. Việc
ngồi lại cùng nhau để giải quyết là rất cần thiết, một phần để đối phó với các mối đe dọa
đối với một trật tự biển tốt đẹp (nhu cầu chung của tất cả các nước), một phần để đảm
bảo rằng tranh chấp đối với quyền tài phán không quá nóng thông qua các giải pháp
quản lý xung đột như “Tuyên bố về Cách ứng xử” (DOC) năm 2002 và hàng loạt các
động thái sau đó nhằm thực hiện các cam kết DOC nhằm không làm cho tình hình trở
31.	Một chiến lược đã lần đầu tiên được phác thảo trong Qiao Liang và Wang, Xiangsui, Unrestricted Warfare (Beijing:
PLA Literature & Arts Publishing House, 1999).
32.	Schofield, Clive and Storey, Ian The South China Sea Dispute: Increasing Stakes and Rising Tensions (Washington:
The Jamestown Foundation, 2009), tr. 17, 39.
33.	Phỏng vấn với Deng Zhonghua, ‘China committed to solving island dispute’ China Daily, 14/5/2012.
34.	‘Navy Flagship to patrol PH waters only, says Palace, Philippine Daily Inquirer, 21/6/2011.
35.	‘Manila seeks to ‘lay claim’ over Hungyan with new name’, Global Times, 7/5/2012; ‘”New” name for island sparks
fury’ China Daily 8 May 2012.
GS. Geoffrey Till
26
nên xấu hơn. Đó đều là những dấu hiệu cho thấy các nước có chung mong muốn quản
lý tranh chấp trong trường hợp không thể giải quyết thấu đáo một cách hòa bình.36
Tuy
nhiên, tiến triển chậm chạp trong việc biến DOC thành một Bộ Quy tắc Ứng xử chi
tiết hơn và sự thất bại năm 2008 của Thỏa thuận thăm dò địa chấn chung giữa Trung
Quốc - Philippines - Việt Nam đều cho thấy giới hạn thực sự trong việc hợp tác biển
của khu vực, ngay cả trong việc đương đầu với các nguy cơ và các thách thức mà tất cả
đều đã chấp nhận.
Biển Đông như một phương tiện cho sự thống trị
Cuối cùng và đáng lo ngại nhất là, Biển Đông cũng phải được nhìn như một phương
tiện cho sự thống trị ngoài các giá trị chính trị, kinh tế và môi trường của nó. Biển Đông
có giá trị chiến lược và giá trị đó đang tăng rất nhanh.
Không phải lúc nào điều này cũng xảy ra. Giá trị chiến lược của chính các địa hình
và các đảo ở Biển Đông dường như vẫn còn gây tranh cãi vì kích thước quá nhỏ của
chúng, các yêu cầu duy trì cao và do khả năng dễ bị tấn công của các đảo nên yêu cầu
phòng thủ cũng nặng nề. Thú vị là, các đảo này có vai trò chiến lược rất ít trong cả hai
cuộc chiến tranh lớn nhất ở khu vực trong thế kỷ trước - chiến tranh thế giới thứ hai và
chiến tranh Việt Nam. Hơn nữa, người đi biển coi phần lớn khu vực trong đó là “vùng
nguy hiểm”, khiến cho một số phần ở Biển Đông không thuận lợi cho tàu thuyền.
Nhưng những hoài nghi về giá trị chiến lược của khu vực giờ đây dường như đã mờ
hơn, vì hai lý do. Thứ nhất là sự phát triển tương đối của các tuyến đường vận tải biển
đi qua khu vực, không chỉ đến các nước trong mà cả các nước ngoài khu vực.
Thứ hai, vì những lý do riêng biệt của chính mình, hầu hết các quốc gia trong khu
vực đều nhận thức được giá trị của Biển Đông như một chiến hào phòng vệ. Ví dụ,
Trung Quốc đang đầu tư xây dựng các công trình hải quân mới ở tỉnh Hải Nam. Điều
này sẽ cho phép các nguồn lực quân sự đóng ở phía Bắc phòng vệ về chiều sâu hơn, và
được kỳ vọng là sẽ tạo ra một cơ sở tốt cho chiến lược “pháo đài” hỗ trợ các lực lượng
hải quân chiến lược và các tàu ngầm bắn tên lửa đạn đạo chiến lược trong tương lai. Có
lẽ Mỹ cần phải tính toán kỹ về việc này và phải cho tất cả các bên hiểu sự nhạy cảm đó.
Việc Việt Nam mở các dịch vụ ở Vịnh Cam Ranh cho hải quân quốc tế sử dụng cũng sẽ
làm tăng thêm điều này.
Hầu hết các quốc gia khác trong khu vực cũng nhìn nhận Biển Đông như một chiến
hào phòng vệ mở rộng để chống lại kẻ xâm lược ở trong và ngoài khu vực, do vậy đều
có vậy lợi ích trong chiến lược chống tiếp cận và phong tỏa biển kiểu này hay kiểu khác.
Theo đó, các lực lượng hải quân nhỏ hơn có xu hướng đầu tư vào những cơ cấu lực
lượng hải quân phù hợp cho cả việc bảo vệ các lợi ích quốc gia trong phần Biển Đông
“của mình” (khi được sử dụng để chống lại các đối thủ ngang cấp thì đây có thể coi là
một kiểu mẫu cho việc kiểm soát biển) và để hạn chế các cường quốc mạnh hơn tự do
hành động (một kiểu phong tỏa biển). Điều này giải thích khá rõ mối quan tâm của các
nước trong khu vực trong việc mua tàu ngầm, là cực kỳ cần thiết dù có đắt vì là đối lực
bất tương xứng mạnh để chống lại lực lượng hải quân trên mặt biển. Mặc dù khó khăn
36.	Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea, Phnom Penh, 4/11/2002.
“Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông
27
về chi phí và kỹ thuật, nhưng các nước ASEAN vẫn đang đầu tư lớn vào SSK với hệ
thống động cơ không dùng không khí tiên tiến (AIP). Singapore, Thái Lan và Indonesia
cũng đã hoàn thành hoặc đang lên kế hoạch mua tàu ngầm.37
Tuy nhiên việc mua tàu
ngầm cũng cần được nhìn như là một phần trong chương trình hiện đại hóa hải quân
toàn diện hơn, bao gồm tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu tuần tra ngoài khơi, những thứ
thông thường hơn và ít nhắm đến một đối thủ cụ thể nào hơn. Hải quân Trung Quốc
cũng đang làm điều tương tự nhưng ở quy mô lớn hơn.
Nhưng cũng có quan điểm rộng hơn và chung hơn của Trung Quốc về kiểm soát/
phong tỏa biển trong khu vực này. Trung Quốc thường cho rằng mình bị bao vây bởi
các thế lực nước ngoài trong các vùng biển ở khu vực. Theo đó, các nhà bình luận Trung
Quốc thường xuyên công khai chỉ trích “sự hiện diện tiên phong” của các tàu chiến Mỹ,
và không còn chấp nhận luận điểm cho rằng nó có chức năng làm ổn định khu vực mà
Trung Quốc cũng có lợi ích. Trung Tướng Quân giải phóng Nhân dân Luo Yuan cho
rằng : “cái gọi là sự hiện diện tiên phong có nghĩa là Mỹ có thể đưa tàu chiến tới bất cứ
góc nào của thế giới… Bằng cách này, Mỹ thậm chí có thể tuyên bố rằng Hoàng Hải và
Biển Đông cũng nằm trong đường biên an ninh của mình”,38
dẫn đến những phản ứng
gay gắt ngoài mong đợi từ phía Trung Quốc. Ví dụ, một bài xã luận trên tờ Global Times,
phiên bản Tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo chính thức, viết:
Không nghi ngờ gì cả, Trung Quốc cần phải xây dựng một năng lực chống hạm
đáng tin cậy… Trung Quốc không chỉ cần một tên lửa đạn đạo chống tàu, mà còn cần
cả các biện pháp diệt tàu sân bay khác... Vì các tàu sân bay của Mỹ chiến đấu theo nhóm
ở Thái Bình Dương góp phần ngăn chặn các lợi ích chiến lược của Trung Quốc, Trung
Quốc phải có khả năng đối trọng lại.39
Từ những điều này, cộng với việc hiểu được sự phản ứng của Trung Quốc trong lịch
sử trước các mối đe dọa từ biển cũng như trước các hậu quả mà Trung Quốc phải gánh
chịu nếu như không ngăn chặn được bằng lực lượng hải quân, chúng ta hoàn toàn có
thể phán đoán được sự nhạy cảm của Trung Quốc đối với việc hiện diện và hoạt động
trái phép trên vùng nước của Trung Quốc.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang lao vào chiến dịch phát triển khả năng có thể
đặt Mỹ vào tình thế nguy hiểm nếu họ đi vào các vùng biển mà Trung Quốc phản đối.
Chiến lược chống can thiệp (hay chống tiếp cận/phong tỏa khu vực A2/AD) là chiến
lược phong tỏa biển có hệ thống. Chiến lược này sử dụng C4ISR để tìm kiếm và nhắm
vào các tàu chiến địch trên mặt nước, đe dọa chúng bằng tên lửa đạn đạo chống tàu từ
cơ sở trên mặt đất, máy bay có căn cứ mặt đất, tàu ngầm và lực lượng chiến đấu mặt
37.	Christian Le Miere, ‘Waves of Concern: Southeast Asian States Plan Naval Defences’, Jane’s Intelligence Review,
tháng 5/2011, tr. 8-13. Tuy nhiên, các kế hoạch phát triển hải quân của Thái Lan theo hướng này đã bị đình trệ.
‘Submarine plan torpedoed,’ Bangkok Post, 20/9/2011.
38.	Luyo Yuan, ‘PLA General: US engaging in gunboat diplomacy’ People’s Daily, 12/8/2010. Trích trong Manicom,
tlđd.
39.	Staff Writers AFP Beijing, 7/9/2010 ‘China Needs ‘carrier-killer missile: press’ citing Global Times 6/9/2010.
Điều này khá bất ngờ vì Trung Quốc không phản đối sự hiện diện của tàu George Washington trong Hoàng Hải
năm 2009. Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn cầu thường có xu hướng chủ nghĩa dân tộc hơn tờ Trung Quốc Nhật báo,
một tờ báo tiếng Anh có lượng phát hành rộng ở lục địa.
GS. Geoffrey Till
28
nước trung bình và nhỏ. Dường như các hệ thống này được dẫn dắt tấn công bằng máy
tính vừa phá hủy cơ sở của địch, vừa có thể tự bảo vệ và duy trì sức tấn công.
Không ngạc nhiên là, điều này đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn ở Mỹ về việc chống
lại chiến lược A2/AD thế nào là tốt nhất. Mặc dù người phát ngôn của Mỹ đã cố gắng
nhấn mạnh rằng suy tính của họ không nhằm cụ thể vào Trung Quốc hay đơn thuần
là ai đó ở Tây Thái Bình Dương, nhưng tuyên bố này cũng dấy lên nhiều hoài nghi ở
Bắc Kinh. Dù thế nào, dường như có hai ý tưởng về cách phản ứng đối với thách thức
của chiến lược đó. Ý thứ nhất, đã được thảo luận nhiều nhưng vẫn là một khái niệm
khá mơ hồ là Thế trận Không-Biển, mà ở đó các lực lượng không quân và hải quân hợp
nhất thành một hệ thống toàn diện, có khả năng thực hiện và đánh bại khả năng chống
can thiệp.
Ý tưởng thứ hai, được thúc đẩy bởi chi phí và bản chất leo thang của phản ứng này,
là khái niệm mới về “Kiểm soát Xa bờ” trong đó áp lực đối kháng được đặt vào sự phụ
thuộc của những đối thủ khu vực đối với các tuyến thông tin đường biển.40
Như đã đề
cập, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào việc đảm bảo các tuyến
thông tin đường biển, ý tưởng này có vẻ như ngày càng trở nên hấp dẫn. Ví dụ như Chủ
tịch Hồ Cẩm Đào đã ám chỉ đến thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca của Trung Quốc
(“Malacca Dilemma”) trong đó sự thịnh vượng hay độc lập chiến lược của một đất nước
dựa vào việc đảm bảo các tuyến giao thông biển - những tuyến đường mà hiện nay
Trung Quốc ít hoặc không kiểm soát được. Tổng tư lệnh Wu Shengli, viết bài cho tạp
chí của Đảng Cộng sản Qishi chỉ ra nhu cầu duy trì “an toàn giao thông trên biển và các
tuyến giao thông chiến lược cho năng lượng.”41
Vai trò quan trọng của nhiệm vụ này
ngày càng nhận được nhiều quan tâm do hệ quả của các chiến dịch đầy quyết tâm của
Trung Quốc xây dựng các hạm đội tàu chở dầu khí quốc gia để mang về nguồn cung
năng lượng, góp phần giảm bớt một nguyên nhân gây ra sự dễ bị tổn thương về mặt
thương mại và chiến lược của Trung Quốc.42
Hai cách đối phó này rất khác nhau ngoại trừ trong việc chúng đều chú trọng vào
Biển Đông và Hoa Đông mặc dù ý tưởng thứ hai có thể ít hơn ý tưởng thứ nhất. Hơn
nữa, cả 3 ý tưởng (Các Hoạt động Chống Can thiệp, Thế trận Không-Biển và Kiểm soát
Xa bờ) không nên chỉ được nhìn nhận là các kế hoạch hành động quân sự thuần túy, dù
có đúng như vậy đi chăng nữa thì các ý tưởng này là một phần của các chiến lược tổng
thể và toàn diện để giành lấy đồng minh và tác động đến các nước ở khu vực. Vì thế, Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu năm 2009 rằng:
Khi xem xét các chương trình hiện đại hoá quân sự của các nước như Trung Quốc,
chúng ta nên ít quan tâm hơn đến các khả năng thách thức nước Mỹ một cách đối xứng
40.	Về Thế trận Không-Biển xem Jan Van Tol et al, AirSea Battle: A Point-of-Departure Operational Concept (Washing-
ton: Center for Strategic and Budgetary Assessments, 2010), Bill Gertz, ‘Inside The Ring: Air Sea battle Fight’
Washington Times, 12/10/2011 and Richard Fisher, ‘Too Little Too late ?’ Defense Technology International tháng
4/2011. For ‘Offshore Control’ see J Noel Williams, ‘Air-Sea Battle: An Operational Concept looking for a strat-
egy,’ Armed Forces Journal tháng 9/2011.
41.	Trích trong Richard D Fisher Jr. ‘Depth Perception: China links power to economic security’ Defense Technology
International tháng 5/2009
42.	Michael Richardson, ‘China’s reliance on Mid-East oil a strategic vulnerability’ The Straits Times, 14/2/2011.
“Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông
29
như: máy bay - máy bay, tàu - tàu, mà thay vào đó, nên quan tâm nhiều hơn đến khả
năng can thiệp vào quyền tự do đi lại và hạn chế các lựa chọn chiến lược của chúng
ta. Đầu tư của Trung Quốc vào vũ khí chống tàu và tên lửa đạn đạo có thể đe doạ đến
cách thức mà Mỹ sử dụng để thực thi quyền lực và trợ giúp các đồng minh ở Thái Bình
Dương - đặc biệt là các căn cứ không quân và các biên đội tàu sân bay tấn công.43
Vì tất cả các lý do đó, khu vực Biển Đông, và cả vùng biển Hoa Đông, đang ngày
càng trở nên có ý nghĩa chiến lược.
Bất chấp các yêu sách về kiểm soát đặc quyền đối với Biển Đông, đây là một không
gian chiến lược chung cho tất cả các nước trong khu vực cũng như nhiều nước khác
ngoài khu vực, chứ không giống như Biển Bắc và Đông Đại Tây Dương trong thế kỷ 20.
Theo đó, sẽ rất đáng ngạc nhiên nếu Biển Đông không phải là nơi có ý nghĩa chiến lược
trong bối cảnh chuyển hướng quyền lực kinh tế sang Châu Á-Thái Bình Dương, sự nổi
lên của “thời khắc biển” và sự phát triển của sức mạnh hải quân và cảnh sát biển ở khu
vực. Theo đó, các nước tuyên bố chủ quyển sẽ cần điều chỉnh chính sách.
Vậy có thể làm được điều gì?
Xung đột trong và xung quanh Biển Đông và các nguy cơ về hiện đại hóa hải quân
hiện nay ở khu vực không nên bị thổi phồng quá mức. Hiện đại hóa hải quân chưa đến
mức giống như chạy đua vũ trang cổ điển. Mọi người có thể tranh luận rằng sự hiện đại
hóa hải quân kiểu này là bằng chứng, thay vì là một nguyện vọng “thông thường” của
các quốc gia biển trong việc tăng cường năng lực và xây dựng khả năng công nghiệp
quốc phòng quốc gia. Tuy nhiên, những phát triển này có thể vượt ra khỏi tầm kiểm
soát, đặc biệt nếu nó dẫn đến các vụ va chạm vô ý nhưng ngày càng leo thang trên biển.
Từ đó có thể biến thành một cuộc chạy đua vũ trang hải quân phức tạp và tạo ra hậu
quả khôn lường cho sự ổn định quốc tế. Rõ ràng chúng ta đều hiểu rõ mối nguy này.
Cùng theo cách đó, nhu cầu hạ nhiệt cũng được thừa nhận một cách rộng rãi. Và
trong bối cảnh này, việc thiết lập một “đường dây nóng” gần đây giữa Việt Nam và
Trung Quốc, hay việc tổ chức tuần tra hải quan chung giữa Việt Nam - Trung Quốc, hay
việc nối lại liên lạc quân sự - quân sự, như Hiệp định Tham vấn quân sự trên biển giữa
Mỹ và Trung Quốc, các chuyến viếng thăm cấp cao giữa tất cả các bên đều là những
diễn biến tích cực, đặc biệt nếu chúng dẫn đến sự thống nhất để tránh những vụ va
chạm trên biển vượt ra khỏi tầm kiểm soát.44
Do vậy, rất nhiều người sẽ tán thành việc
tìm kiếm một thỏa thuận INCSEA được ký giữa Mỹ và Xô Viết năm 1972.45
Trên thực
tế một số nước cũng đã làm như vậy như Indonesia và Malaysia năm 2001.
Các biện pháp xây dựng lòng tin an ninh biển dạng này cũng ít nhiều cải thiện được
môi trường và giúp cho việc quản lý (nếu chưa giải quyết được) vấn đề Biển Đông dễ
dàng hơn. Ví dụ như DOC, nhấn mạnh vào nhu cầu của các nước yêu sách phải giải
43.	Trích trong ‘Race on for next generation of anti-ship missiles’ The Straits Times, 11/1/2011.
44.	Hotline to ease Vietnam-China tensions, Jane’s Defence Weekly, 7 Sep 2011; ’Vietnam Holds navy Drill Amid
China Spat’Washington Post, 20/6/2011; ‘China, US Agree on navy Drills, Dispute over South China Sea’ Beijing
Review, 12/7/2011.
45.	David Winkler, ’The Evolution and significance of the 1972 Incidents at sea agreement’ Journal of Strategic Studies,
tháng 4/2005.
GS. Geoffrey Till
30
quyết vấn đề bảo vệ môi trường biển, thực hiện hợp tác nghiên cứu khoa học biển, đảm
bảo tự do hàng hải cho tất cả các tàu thuyền và duy trì tìm kiếm và cứu nạn. Sự công
nhận nhu cầu hợp tác để đối phó với các mối đe dọa chung đến trật tự tốt trên biển, như
đánh bắt cá quá mức và cướp biển, cũng là mục đích thứ hai của việc cải thiện quan hệ
tác chiến và chính trị giữa các nước có yêu sách và giữa họ với những nước bên ngoài
có lợi ích.
Nhưng có lẽ trên tất cả, nên có sự gia tăng nhận thức rằng: vẫn có khả năng xảy ra
rắc rối nghiêm trọng ở Biển Đông; rằng khu vực đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng
về kinh tế và chiến lược; rằng tình hình đang dần xấu đi và rằng thời gian nếu đang
không cạn dần thì ít nhất cũng rất hạn hẹp, nên cần phải khuyến khích đối thoại và thảo
luận và nhận thấy được sự khẩn cấp phải quản lý (nếu như chưa thể giải quyết được) các
thách thức khác nhau ngày càng tăng ở Biển Đông.
31
2
TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG VÀ
CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRÊN BIỂN
Phó Đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda
Giám đốc Viện Okazaki, Nhật Bản
Những yếu tố gây bất ổn trong an ninh khu vực hiện nay
Trong tình hình an ninh hiện tại, có một số những yếu tố bất ổn đáng chú ý đang
đe dọa an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Những yếu tố này có thể được chia
thành hai loại chính: yếu tố truyền thống và yếu tố phi truyền thống.
Về những yếu tố truyền thống, trước hết, có một số cơ chế đối đầu được để lại
từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ví dụ như tại Bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan,
vẫn đang trùm bóng đen của sự bất ổn, không chắc chắn, và không thể dự báo lên
khu vực. Yếu tố thứ hai là sự phát triển nhanh chóng của sức mạnh quân đội Trung
Quốc mà chủ yếu là lực lượng hải quân và không quân, cũng như việc sử dụng
không gian và mạng trong lĩnh vực quân sự, điều có thể phá vỡ thế cân bằng lực
lượng quân sự trong khu vực. Yếu tố thứ ba bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ, tôn
giáo và sắc tộc do những tranh cãi từ lịch sử. Đặc biệt, tranh chấp đảo có thể phát
triển thành xung đột vũ trang. Yếu tố thứ tư là sự đối đầu về lợi ích biển - có liên
quan mật thiết đến tranh chấp lãnh thổ đối với các hòn đảo. Tất cả các yếu tố kể trên
đều có thể có tác động nghiêm trọng đến an ninh và ổn định tổng thể của khu vực,
bởi vì chúng có khả năng có thể gây trở ngại cho an toàn của các tuyến giao thông
trên biển (SLOC).
Những yếu tố phi truyền thống, mặt khác, là những yếu tố mới chỉ xuất hiện rõ
ràng kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Yếu tố thứ năm là phổ biến các loại vũ
khí huỷ diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo từ Đông Bắc Á đến Pakistan, Iran và những
khu vực khác chủ yếu thông qua các tuyến giao thông trên biển trong khu vực. Yếu tố
thứ sáu là gia tăng sức mạnh của các hoạt động khủng bố như đánh bom, do có sự tăng
Hideaki Kaneda
32
cường quan hệ giữa các tổ chức khủng bố quốc tế với các nhóm có liên quan khác trong
và ngoài khu vực, chủ yếu nhắm vào các quốc gia quản lý yếu kém, các vùng biển đảo,
hoặc các đảo hẻo lánh. Tình trạng này đã trở nên đặc biệt rõ ràng kể từ sau vụ khủng
bố ngày 11/9. Yếu tố thứ bảy là xu hướng toàn cầu hoá và tái tổ chức các hoạt động tội
phạm phi pháp xuyên đại dương, ví dụ như cướp biển, buôn bán ma tuý, và buôn lậu
người trong khu vực. Yếu tố thứ tám, nhìn từ góc độ dài hạn, là tham vọng của Trung
Quốc muốn duy trì vị trí bá chủ trên biển. Điều đó được thể hiện thông qua các nỗ lực
của nước này trong việc xây dựng cái gọi là “chuỗi ngọc trai” - một chuỗi các cơ sở chiến
lược (chính trị, kinh tế và quân sự), dọc theo các tuyến đường biển chính nối Trung
Đông với Đông Bắc Á.
Thông qua việc xem xét những yếu tố bất ổn này, chúng ta có thể tìm thấy một số từ
khóa chung giữa chúng. Trong đó, “An ninh Biển” và “Những Rủi ro từ Trung Quốc” là
những từ khoá quan trọng nhất đối với sự ổn định tổng thể của khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương.
Tầm quan trọng của An ninh Biển
1.“An ninh Biển”đối với Mạng lưới hàng hải (Broad SLOC)
Không cần phải nói “An ninh Biển” rất quan trọng đối với kinh tế khu vực. Nền
kinh tế khu vực, bao gồm cả Nhật Bản, đã được phát triển và cũng phụ thuộc rất nhiều
vào vận tải biển qua các tuyến giao thông trên biển an toàn. Đặc biệt nguồn tài nguyên
dầu mỏ mà vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của Nhật Bản và khu vực phụ
thuộc rất lớn vào an toàn của các tuyến giao thông trên biển dài và rộng kết nối Ấn Độ
Dương, eo biển Malacca-Singapore, Biển Đông và Biển Hoa Đông. Do vậy, các tuyến
giao thông trên biển này thực chất là huyết mạch của toàn bộ khu vực. Trên thực tế, Eo
biển Malacca-Singapore là “mạch sống của các quốc gia Đông Bắc Á” bao gồm Trung
Quốc, Hàn Quốc và cả Nhật Bản, khiến eo biển này theo một cách nào đó trở thành
“gót chân Achilles” của nền kinh tế thế giới. Hàng năm có khoảng 50.000 tàu, hơn một
phần tư tổng số tàu vận chuyển hàng hoá trên toàn thế giới, và khoảng một nửa sản
lượng thương mại của Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc lưu thông qua eo biển này.
Nếu chỉ tính riêng các tàu chở dầu, khoảng 50% lượng tàu chở dầu của toàn thế giới và
85% tàu chở dầu từ khu vực Trung Đông đến vùng Đông Bắc Á đi qua eo biển Malacca-
Singapore.
Việc đảm bảo “An ninh Biển” ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, tự thân nó rất
quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh khu vực. Tuy nhiên, các tuyến giao thông
trên biển không chỉ dừng lại trong phạm vi một khu vực. Do thương mại trong khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Châu Đại Dương và Nam Thái Bình Dương
liên tục phát triển trong những năm qua với sự tăng dần của nguồn cung năng lượng,
tài nguyên và thực phẩm từ Úc sang các quốc gia Đông Bắc Á, ví dụ như như uranium,
than đá, khí tự nhiên, quặng sắt, đất hiếm hay thịt, cũng như sự phát triển kinh tế vượt
bậc của Ấn Độ dẫn đầu bởi ngành công nghệ thông tin, các khu vực đã ngày càng nhận
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan
Bien dong   dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Tranh chap bien dong luat phap-dia chinh tri va hop tac quoc te
Tranh chap bien dong   luat phap-dia chinh tri va hop tac quoc teTranh chap bien dong   luat phap-dia chinh tri va hop tac quoc te
Tranh chap bien dong luat phap-dia chinh tri va hop tac quoc teHung Nguyen
 
Bien dong quan ly tranh chap va dinh huong giai phap
Bien dong   quan ly tranh chap va dinh huong giai phapBien dong   quan ly tranh chap va dinh huong giai phap
Bien dong quan ly tranh chap va dinh huong giai phapHung Nguyen
 
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)HinDonThThu
 

La actualidad más candente (19)

Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 
Tranh chap bien dong luat phap-dia chinh tri va hop tac quoc te
Tranh chap bien dong   luat phap-dia chinh tri va hop tac quoc teTranh chap bien dong   luat phap-dia chinh tri va hop tac quoc te
Tranh chap bien dong luat phap-dia chinh tri va hop tac quoc te
 
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOTĐề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
 
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOTGiải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
 
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOTLuận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOTLuận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
 
Bien dong quan ly tranh chap va dinh huong giai phap
Bien dong   quan ly tranh chap va dinh huong giai phapBien dong   quan ly tranh chap va dinh huong giai phap
Bien dong quan ly tranh chap va dinh huong giai phap
 
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biểnLuận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
 
Vai trò của Liên hiệp quốc trong gìn giữ hòa bình thế giới, HOT
Vai trò của Liên hiệp quốc trong gìn giữ hòa bình thế giới, HOTVai trò của Liên hiệp quốc trong gìn giữ hòa bình thế giới, HOT
Vai trò của Liên hiệp quốc trong gìn giữ hòa bình thế giới, HOT
 
Luận văn:Trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn:Trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng văn bản quy phạmLuận văn:Trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng văn bản quy phạm
Luận văn:Trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng văn bản quy phạm
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia trên biển, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệpLuận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp
 
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
 
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAYVấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
 
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOTLuận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
 
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sảnLuận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
Luận án: Tác động của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản
 
Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)
 
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOTLuận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
 

Destacado

100 cau hoi ve hop dong trong xay dung 2010
100 cau hoi ve hop dong trong xay dung 2010100 cau hoi ve hop dong trong xay dung 2010
100 cau hoi ve hop dong trong xay dung 2010Hung Nguyen
 
Luan van ve nhan hieu hang hoa
Luan van ve nhan hieu hang hoaLuan van ve nhan hieu hang hoa
Luan van ve nhan hieu hang hoaHung Nguyen
 
Luan an tien si bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su
Luan an tien si   bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan suLuan an tien si   bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su
Luan an tien si bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan suHung Nguyen
 
Incoterms 2010 tieng viet
Incoterms 2010 tieng vietIncoterms 2010 tieng viet
Incoterms 2010 tieng vietHung Nguyen
 
Van de bao ho quyen so huu tri tue tai toa an nhan dan
Van de bao ho quyen so huu tri tue tai toa an nhan danVan de bao ho quyen so huu tri tue tai toa an nhan dan
Van de bao ho quyen so huu tri tue tai toa an nhan danHung Nguyen
 
Giao trinh luat moi truong
Giao trinh luat moi truongGiao trinh luat moi truong
Giao trinh luat moi truongHung Nguyen
 
Phap luat ve chuyen nhuong quyen su dung dat
Phap luat ve chuyen nhuong quyen su dung datPhap luat ve chuyen nhuong quyen su dung dat
Phap luat ve chuyen nhuong quyen su dung datHung Nguyen
 
100 cau hoi ve hop dong van chuyen hang hoa bang duong bien
100 cau hoi ve hop dong van chuyen hang hoa bang duong bien100 cau hoi ve hop dong van chuyen hang hoa bang duong bien
100 cau hoi ve hop dong van chuyen hang hoa bang duong bienHung Nguyen
 
Luat kinh te tinh huong - phan tich - binh luan - pham duy nghia
Luat kinh te   tinh huong - phan tich - binh luan - pham duy nghiaLuat kinh te   tinh huong - phan tich - binh luan - pham duy nghia
Luat kinh te tinh huong - phan tich - binh luan - pham duy nghiaHung Nguyen
 
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014Hung Nguyen
 
Phap luat ve hop dong o viet nam
Phap luat ve hop dong o viet namPhap luat ve hop dong o viet nam
Phap luat ve hop dong o viet namHung Nguyen
 
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015Hung Nguyen
 
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhanChu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhanHung Nguyen
 
Chuyen de phap luat dat dai va nha o
Chuyen de phap luat dat dai va nha oChuyen de phap luat dat dai va nha o
Chuyen de phap luat dat dai va nha oHung Nguyen
 
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebookHop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebookHung Nguyen
 
Thông tư 110.2015.tt.btc
Thông tư 110.2015.tt.btcThông tư 110.2015.tt.btc
Thông tư 110.2015.tt.btcHung Nguyen
 

Destacado (16)

100 cau hoi ve hop dong trong xay dung 2010
100 cau hoi ve hop dong trong xay dung 2010100 cau hoi ve hop dong trong xay dung 2010
100 cau hoi ve hop dong trong xay dung 2010
 
Luan van ve nhan hieu hang hoa
Luan van ve nhan hieu hang hoaLuan van ve nhan hieu hang hoa
Luan van ve nhan hieu hang hoa
 
Luan an tien si bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su
Luan an tien si   bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan suLuan an tien si   bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su
Luan an tien si bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su
 
Incoterms 2010 tieng viet
Incoterms 2010 tieng vietIncoterms 2010 tieng viet
Incoterms 2010 tieng viet
 
Van de bao ho quyen so huu tri tue tai toa an nhan dan
Van de bao ho quyen so huu tri tue tai toa an nhan danVan de bao ho quyen so huu tri tue tai toa an nhan dan
Van de bao ho quyen so huu tri tue tai toa an nhan dan
 
Giao trinh luat moi truong
Giao trinh luat moi truongGiao trinh luat moi truong
Giao trinh luat moi truong
 
Phap luat ve chuyen nhuong quyen su dung dat
Phap luat ve chuyen nhuong quyen su dung datPhap luat ve chuyen nhuong quyen su dung dat
Phap luat ve chuyen nhuong quyen su dung dat
 
100 cau hoi ve hop dong van chuyen hang hoa bang duong bien
100 cau hoi ve hop dong van chuyen hang hoa bang duong bien100 cau hoi ve hop dong van chuyen hang hoa bang duong bien
100 cau hoi ve hop dong van chuyen hang hoa bang duong bien
 
Luat kinh te tinh huong - phan tich - binh luan - pham duy nghia
Luat kinh te   tinh huong - phan tich - binh luan - pham duy nghiaLuat kinh te   tinh huong - phan tich - binh luan - pham duy nghia
Luat kinh te tinh huong - phan tich - binh luan - pham duy nghia
 
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
 
Phap luat ve hop dong o viet nam
Phap luat ve hop dong o viet namPhap luat ve hop dong o viet nam
Phap luat ve hop dong o viet nam
 
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015
Dự thảo bộ luật tố tụng hình sự ngày 29 tháng 01 năm 2015
 
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhanChu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
Chu the kinh doanh khong dang ky phap nhan
 
Chuyen de phap luat dat dai va nha o
Chuyen de phap luat dat dai va nha oChuyen de phap luat dat dai va nha o
Chuyen de phap luat dat dai va nha o
 
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebookHop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebook
 
Thông tư 110.2015.tt.btc
Thông tư 110.2015.tt.btcThông tư 110.2015.tt.btc
Thông tư 110.2015.tt.btc
 

Similar a Bien dong dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan

Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tacBien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tacHung Nguyen
 
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...HanaTiti
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhKhoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...nataliej4
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...nataliej4
 
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...hieu anh
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 

Similar a Bien dong dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan (20)

Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tacBien dong   huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
Bien dong huong toi mot khu vuc hoa binh anh ninh va hop tac
 
Luận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HAY
Luận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HAYLuận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HAY
Luận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HAY
 
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật BiểnLuận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
 
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhKhoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
 
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAYLuận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
 
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOTLuận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
 
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
 
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phánGiải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
 
Luận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông Tiền
Luận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông TiềnLuận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông Tiền
Luận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông Tiền
 
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầngLuận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
 
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ haiQuá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
 
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
 
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai- Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thàn...
 
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAYĐề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hà Nội
 
Luận án: Nghiên cứu văn bản kham dư Hán Nôm Việt Nam, HAY
Luận án: Nghiên cứu văn bản kham dư Hán Nôm Việt Nam, HAYLuận án: Nghiên cứu văn bản kham dư Hán Nôm Việt Nam, HAY
Luận án: Nghiên cứu văn bản kham dư Hán Nôm Việt Nam, HAY
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 

Bien dong dia chinh tri loi ich chinh sach va hanh dong cua cac ben lien quan

  • 1.
  • 2.
  • 3. BIỂN ĐÔNG: ĐỊA CHÍNH TRỊ, LỢI ÍCH, CHÍNH SÁCH VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
  • 4. 2
  • 5. 3 TS. Đặng Đình Quý - Nguyễn Minh Ngọc (Đồng chủ biên) BIỂN ĐÔNG: ĐỊA CHÍNH TRỊ, LỢI ÍCH, CHÍNH SÁCH VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN   
  • 6. 4 Các bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả chứ không phản ánh quan điểm của các cơ quan, tổ chức nơi tác giả đang công tác, cũng như quan điểm của chủ biên và nhà xuất bản. ISBN: 978-604-77-0796-6
  • 7. 5 MỤC LỤC Lời giới thiệu .................................................................................................................... 7 TS. Đặng Đình Quý ThS. Nguyễn Minh Ngọc Chương I: BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ ..................................... 15 1. “THỜI KHẮC BIỂN” CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG ........................... 17 GS. Geoffrey Till 2. TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRÊN BIỂN........................................................ 31 Phó Đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda Chương II: CHÍNH TRỊ NỘI BỘ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRÊN BIỂN ĐÔNG ............................................................................................... 51 3. LỰA CHỌN LỢI ÍCH QUỐC GIA CĂN BẢN VÀ LẬP TRƯỜNG TRONG CÁC VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG................................................................. 53 GS. Su Hao và Ren Yuan-zhe 4. CHÍNH TRỊ NỘI BỘ: “LÀN SÓNG NGẦM” QUYẾT ĐỊNH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG .............................................................. 63 Nguyễn Hùng Sơn 5. TRUNG QUỐC TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BIỂN ĐÔNG: TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI DIỄN BIẾN CỦA TRANH CHẤP TRONG TƯƠNG LAI ........................................................................................... 77 TS. Li Mingjiang 6. TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG LUẬN TẠI PHILIPPINES VỀ CÁC TRANH CHẤP GIỮA PHILIPPINES VÀ TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG................................................................................................ 99 GS. Aileen S.P. Baviera và Sascha M. Gallardo Chương III: QUÂN SỰ HÓA VÀ HỆ LỤY ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG .......................... 121 7. CHIẾN LƯỢC “CHỐNG TIẾP CẬN/ PHONG TỎA KHU VỰC” VÀ BIỂN ĐÔNG .................................................................................................. 123 Christian Le Mière 8. TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUÂN VÀ MỸ TÁI CÂN BẰNG SANG CHÂU Á: HỆ LỤY ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH TRÊN BIỂN ĐÔNG................................. 137 GS. Carlyle A. Thayer
  • 8. Mục lục 6 9. SỰ PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI SỰ HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN ĐỘI TẠI ĐÔNG NAM Á............................................................................................. 163 Richard A. Bitzinger Chương IV: LỢI ÍCH VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LIÊN QUAN NGOÀI KHU VỰC BIỂN ĐÔNG..................................................................... 187 10. “CHIẾN LƯỢC XOAY TRỤC CHÂU Á CỦA CHÍNH QUYỀN OBAMA: CHUYỂN TỪ KIỀM CHẾ NGOẠI GIAO SANG KIỀM CHẾ CHIẾN LƯỢC TRƯỚC MỘT TRUNG QUỐC ĐANG TRỖI DẬY?” ................................... 189 GS. Renato Cruz De Castro 11. LỢI ÍCH CỦA NHẬT BẢN Ở BIỂN ĐÔNG ................................................... 219 GS. Masahiro Akiyama 12. ĐIỂM NÓNG Ở BIỂN ĐÔNG: NHỮNG LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ.................................................................... 227 TS. Probal Ghosh 13. CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN XÔ/NGA Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ TRONG TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG: QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI ................................................................................... 237 GS. Dmitri Valentinovich Mosyakov 14. CẠNH TRANH TRUNG-MỸ Ở BIỂN ĐÔNG: THỜI ĐIỂM ĐỂ HÀN QUỐC THỂ HIỆN VAI TRÒ QUỐC GIA TẦM TRUNG CỦA MÌNH........................................................... 243 TS. (Đại tá Hải quân) Sukjoon Yoon Chương V: BIỂN ĐÔNG TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC-ASEAN- MỸ........ 265 15. NHỮNG DIỄN BIẾN TRONG QUAN HỆ MỸ - TRUNG QUỐC - ASEAN XUNG QUANH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG: GÓC NHÌN TỪ MỸ.................... 267 Bonnie S. Glaser 16. ASEAN, TRUNG QUỐC, MỸ VÀ BIỂN ĐÔNG: CƠ HỘI HỢP TÁC........ 287 Termsak Chalermpalanupap 17. TÁI CÂN BẰNG TAM GIÁC QUAN HỆ TRUNG QUỐC-ASEAN-MỸ Ở BIỂN ĐÔNG ..................................................................................................... 399 TS. Trần Trường Thủy Phụ lục: Tiểu sử tác giả ....................................................................................................... 313
  • 9. 7 LỜI GIỚI THIỆU TS. Đặng Đình Quý - Giám đốc Học viện Ngoại giao ThS. Nguyễn Minh Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Biển Đông là tài sản chung của thế giới và khu vực, cung cấp nguồn tài nguyên dồi dào, nuôi sống nhiều quốc gia và mang đến sự phát triển thịnh vượng, đặc biệt cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mỗi năm, một nửa lượng tàu thuyền thương mại trên thế giới, tương đương 1/3 lượng giao thông toàn cầu với giá trị thương mại khoảng 5,3 nghìn tỷ USD đi qua vùng biển này. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Mỹ, 1/3 lượng dầu thô và hơn 1/2 lượng khí hóa lỏng được chuyên chở qua Biển Đông, trong đó eo Malacca trở thành điểm nút quan trọng trong tuyến đường cung cấp năng lượng từ Châu Phi và vùng Vịnh sang các nền kinh tế Châu Á. Biển Đông cũng chiếm khoảng 1/10 lượng đánh bắt cá trên thế giới, đóng góp một phần quan trọng vào dinh dưỡng của người Châu Á và tăng đáng kể thu nhập của người dân. Đó là chưa kể đến những nguồn tài nguyên chưa được khai thác ở Biển Đông như băng cháy, đá phiến… và các giá trị an ninh, kinh tế khác của vùng biển này. Những con số thống kê trên dẫu sơ lược nhưng đã khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và sự cần thiết cùng hợp tác quản lý bền vững vùng biển này vì lợi ích chung của tất cả quốc gia sử dụng nó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đã leo thang ở Biển Đông, làm gia tăng hiểu lầm, cạnh tranh, va chạm và đôi khi còn đẩy các nước đến bên bờ vực xung đột “nóng”. Lợi ích nhiều mặt của các quốc gia trong và ngoài tranh chấp đều bị ảnh hưởng và mặc dù các bên đã có những nỗ lực đối thoại và bàn thảo để giảm thiểu căng thẳng, dàn xếp mâu thuẫn và hướng tới giải pháp nhưng diễn biến hiện nay cho thấy vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi bản chất phức tạp của tranh chấp và tính toán riêng của từng quốc gia. Do đó, rất cần đến những phân tích, đánh giá sâu sắc và những giải pháp sáng tạo, đột phá cho Biển Đông bởi vì, bên cạnh nguy cơ xung đột, những thách thức hàng ngày xảy ra trên vùng biển này như cướp biển, thiên tai, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… đang trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực.
  • 10. TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc 8 Với nhận thức đó, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, tiếp nối nỗ lực và thành công của những năm qua, đã tổ chức Hội thảo Quốc tế khoa học lần thứ tư với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” từ ngày 19-21/11/2012 tại TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả, chuyên gia và quan chức quốc tế, trong nước với trọng tâm thảo luận tập trung vào chín nhóm chủ đề sau: (i) Biển Đông trong sự dịch chuyển địa chính trị; (ii) Những diễn biến gần đây ở Biển Đông; (iii) Chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại của các bên ở Biển Đông; (iv) Quân sự hóa và những hệ lụy; (v) Lợi ích và chính sách của các bên ngoài khu vực Biển Đông; (vi) Biển Đông trong quan hệ Mỹ-ASEAN-Trung Quốc; (vii) Những khía cạnh pháp lý của vấn đề Biển Đông; (viii) Hợp tác ở Biển Đông: nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lai (ix) Giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột và các phương thức hướng tới giải pháp. Để giới thiệu với bạn đọc những nghiên cứu của các học giả tham gia hội thảo, Học viện Ngoại giao đã tổng hợp phần lớn các bài viết trong hai ấn phẩm. Cuốn sách thứ nhất với tựa đề “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của Các bên liên quan” tập trung phân tích các vấn đề địa chính trị ở Biển Đông, những nhân tố chính trị nội bộ và lợi ích của từng nước cũng như tương tác chính sách giữa các bên liên quan ở Biển Đông. Cuốn sách thứ hai với tựa đề “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp” chủ yếu đánh giá các diễn biến tình hình Biển Đông trong những năm gần đây, xem xét các khía cạnh pháp lý của vấn đề và đề xuất các hướng giải pháp trong quản lý và giải quyết tranh chấp. Các bài viết trong cuốn sách thứ nhất “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của Các bên liên quan” được chia thành năm chương. Chương Một “Biển Đông và các vấn đề địa chính trị” đánh giá vai trò của Biển Đông dưới góc độ chiến lược và tính toán địa chính trị của các bên. GS. Geoffrey Till (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Biển, Đại học King, London, Anh) cho rằng, giai đoạn hiện nay không chỉ Mỹ, Trung Quốc mà còn nhiều nước ở Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc ngày càng quan tâm tới Biển Đông. Mối quan tâm đó thể hiện ít nhất ở năm khía cạnh sau: Biển Đông như (i) một nguồn dự trữ tài nguyên; (ii) một nguồn cung ứng nguyên liệu và hàng hóa; (iii) một môi trường tự nhiên; (iv) một khu vực chủ quyền và (v) một phương tiện để thiết lập ảnh hưởng. Biển Đông vì thế đã trở thành một không gian có ý nghĩa chiến lược nhất là trong bối cảnh trọng tâm quyền lực đang dịch chuyển dần về Châu Á. GS. Till cũng cho rằng, xu hướng hiện đại hóa hải quân ở khu vực không nên bị thổi phồng quá mức bởi nó chưa phải là chạy đua vũ trang nhưng cần “hạ nhiệt” tranh chấp, thiết lập các đường dây nóng giữa hải quân các nước và tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin an ninh biển để tránh cho tranh chấp vượt khỏi tầm kiểm soát.
  • 11. Lời giới thiệu 9 Phó Đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda (Giám đốc Viện Okazaki, Nhật Bản) nhìn nhận giá trị của Biển Đông dưới góc độ mạng lưới các tuyến giao thông trên biển. Ông cho rằng các tuyến đường biển kết nối Ấn Độ Dương, eo biển Malacca, Biển Đông và Biển Hoa Đông chính là “huyết mạch” của toàn bộ khu vực bởi sự phát triển của tất cả các quốc gia tại đây đều phụ thuộc vào nguồn năng lượng và vận tải thương mại. Do đó, việc bảo vệ an ninh của các tuyến hàng hải trọng yếu này trở nên ngày càng cấp thiết, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang có nhiều hành vi bá quyền trên Biển Đông và Hoa Đông và bày tỏ tham vọng muốn thống trị những vùng biển này. Theo Kaneda, một “liên minh an ninh biển” giữa Nhật, Mỹ với Úc và Ấn Độ, trong đó Mỹ-Nhật đóng vai trò trung tâm có thể là một cơ chế hữu hiệu để bảo đảm an toàn cho mạng lưới giao thông trên biển, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các nỗ lực và cơ chế đối thoại hiện có như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Hải quân Tây Thái Bình Dương… Chương Hai “Chính trị nội bộ và chính sách của các bên ở Biển Đông” nghiên cứu các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quyết sách của các nước về vấn đề Biển Đông. Bài viết của GS. Su Hao (Khoa Ngoại giao, Đại học Ngoại giao Trung Quốc) và Ren Yuan-zhe (giảng viên Khoa Ngoại giao, Đại học Ngoại giao Trung Quốc) xem xét vị trí của Biển Đông trong việc xác định các lợi ích quốc gia cơ bản. Các tác giả cho rằng tuy Biển Đông liên quan đến lợi ích chủ quyền và an ninh của nhiều nước nhưng về tổng thể thì Biển Đông chỉ là lợi ích quốc gia thứ yếu. Trong những năm gần đây, các bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông thường mắc sai lầm khi hoạch định chính sách dựa trên việc xem Biển Đông là lợi ích quốc gia cơ bản, đầu tư nhiều nguồn lực để bảo vệ các lợi ích ở Biển Đông, dẫn đến tình trạng căng thẳng và đối đầu – điều này không có lợi đối với tất cả các nước ở khu vực. Vì vậy, một chính phủ trách nhiệm và duy lý cần phải định hướng chiến lược quốc gia dựa trên cơ sở lợi ích cơ bản của việc phát triển đất nước và tập trung vào phát triển quốc gia thay vì làm tổn hại chính mình bằng cách đầu tư nguồn lực sai lầm, đánh giá quá cao vị trí của Biển Đông dẫn đến những căng thẳng không đáng có. Bài viết của ông Nguyễn Hùng Sơn (Phó Viện trưởng, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam) phân tích các nhân tố nội bộ bên trong Trung Quốc, ASEAN (với tư cách là một tổ chức) và Việt Nam để làm sáng tỏ các “làn sóng ngầm” giúp giải thích chính sách của các chủ thể này ở Biển Đông. Đối với Trung Quốc, tuy các nhóm chủ thể có những nhãn quan rất khác nhau về thế giới nhưng điểm chung đó là họ đều nhìn thấy Trung Quốc ở trung tâm của một trật tự thế giới mới, nơi Trung Quốc sẽ tăng cường vai trò và ảnh hưởng. Hành xử cứng rắn của họ trên Biển Đông bị ảnh hưởng của tâm lý chủ nghĩa dân tộc và tư tưởng bá quyền, vì thế rất khó nhân nhượng với những thứ họ xem là “lợi ích cốt lõi”. ASEAN đang vấp phải những khó khăn nội tại giữa vấn đề lợi ích quốc gia và lợi ích nhóm, giữa phi chính thức và phi thể chế, giữa lợi ích an ninh và kinh tế trong quá trình xây dựng cộng đồng. Đối với Việt Nam, những phát triển mới trong tư duy hoạch định chính sách đối ngoại, việc tăng cường định vị bản thân là một nhân tố quan trọng trong ASEAN và thành viên tích cực trong cộng đồng thế giới và tương tác với người dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách của Việt Nam trên Biển Đông.
  • 12. TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc 10 TS. Li Mingjiang (Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Kỹ nghệ Nanyang, Singapore) nghiên cứu các cuộc tranh luận trong nội bộ Trung Quốc gần đây về vấn đề Biển Đông và từ đó đưa ra các dự đoán về chiều hướng chính sách của nước này trong thời gian tới. Tác giả nhận thấy rằng phần lớn các nhà phân tích Trung Quốc thống nhất về căn nguyên gây xung đột trên Biển Đông là do các nước trong khu vực thiếu tôn trọng lợi ích của Trung Quốc, liên kết chống lại Trung Quốc. Quan điểm khá thống nhất này là dấu hiệu cho thấy, nếu không có sai lầm nghiêm trọng, Trung Quốc sẽ không điều chỉnh đáng kể chính sách ở Biển Đông. Rất có thể, trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ quyết đoán hơn ở Biển Đông nhưng không đối đầu bởi Trung Quốc phải tính đến quan hệ với các nước Đông Nam Á, mục tiêu cạnh tranh chiến lược với Mỹ và những ưu tiên phát triển kinh tế trong nước. Trong bài viết của mình, GS. Aileen S.P. Baviera và Sascha M. Gallardo (Đại học Philippines) phân tích vai trò của truyền thông và công luận Philippines trong các tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Truyền thông đại chúng Philippines đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý khủng hoảng bởi chính phủ có thể sử dụng ý kiến công chúng và các chiến dịch tuyên truyền làm hậu thuẫn cho quan điểm của mình, củng cố sự đoàn kết chống lại Trung Quốc và kêu gọi ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ý kiến dư luận cũng có thể là con dao hai lưỡi, đôi khi thay vì chỉ trích Trung Quốc lại quay lại phê phán chính phủ Philippines vì quá yếu đuối, tự mãn hoặc thiếu chiến lược tổng thể. Vì vậy, chính phủ cần sử dụng hợp lý công cụ tuyên truyền và thông tin đầy đủ để thúc đẩy truyền thông đóng vai trò tích cực trong việc đưa ra các giải pháp và củng cố lòng tin chính trị. Chương Ba “Quân sự hóa và hệ lụy đối với Biển Đông” đánh giá xu thế hiện đại hóa quân sự ở khu vực và tác động của nó đối với tranh chấp Biển Đông. Christian Le Mière (Chuyên viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh) đưa ra một phân tích chi tiết về chiến lược “chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực” (A2AD) – một lựa chọn đang được các nước quanh Biển Đông chú ý đầu tư. Tác giả cho rằng tuy về bản chất, chiến lược này mang tính chất tự vệ nhưng những lo ngại về hạn chế khả năng hành động do A2AD gây ra đã tạo nên các chuỗi hành động-đáp trả giữa các nước, khơi nguồn cho một tình thế “tiến thoái lưỡng nan” về an ninh. Mặc dù vậy, xu hướng tăng cường mua sắm vũ khí ở khu vực chưa tạo thành một cuộc chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, để phá vỡ vòng tròn nguy hiểm này, trách nhiệm sẽ thuộc phần lớn vào các quốc gia mạnh hơn (như Mỹ, Trung Quốc), các nước này cần chấp nhận một mức độ “bất ổn” an ninh nhất định để các nước nhỏ hơn cảm thấy thoải mái với mức độ phòng thủ của mình. Bài viết của GS. Carlyle A. Thayer (Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) tập trung giải đáp câu hỏi liệu quá trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc và chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại Đông Á có ảnh hưởng như thế nào đến ổn định ở Biển Đông. Tác giả cho rằng môi trường an ninh tương lai của Biển Đông sẽ chịu ảnh hưởng của năm xu thế chồng chéo, tiềm ẩn trong đó cả những nhân tố ổn định và bất ổn, đó là: (i) sự đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc; (ii) xu hướng hiện đại hóa quân sự trong khu vực; (iii) tăng cường khả năng chấp pháp trên biển trong khu vực; (iv) sự phát triển của cấu trúc an ninh khu
  • 13. Lời giới thiệu 11 vực; và (v) các cuộc đối thoại về Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Trong ngắn hạn, do sự mất lòng tin chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước sẽ tiếp tục cạnh tranh và hợp tác, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho ASEAN nhất là trong bối cảnh cấu trúc an ninh khu vực không có khả năng quản lý hiệu quả các thách thức an ninh biển trên Biển Đông. Richard A. Bitzinger (Nghiên cứu viên cao cấp, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Kỹ nghệ Nanyang, Singapore) miêu tả chi tiết quá trình xây dựng quân đội của Trung Quốc kể từ cuối những năm 1990 và tác động của nó đối với việc hiện đại hóa quân đội của các nước Đông Nam Á. Theo Bitzinger, việc mua sắm vũ khí trong khu vực thời gian gần đây, đặc biệt là về hải quân và không quân, vượt ra ngoài khuôn khổ của việc hiện đại hóa thông thường, bởi các loại vũ khí đó có tính sát thương, độ chính xác và phạm vi triển khai rộng lớn hơn. Điều này tăng cường đáng kể năng lực chiến tranh của các nước quanh Biển Đông và bất kỳ cuộc xung đột nào nếu xảy ra thì cường độ sẽ mạnh hơn, phạm vi rộng hơn và sức tàn phá cũng lớn hơn. Chương Bốn “Lợi ích và chính sách của các nước liên quan ngoài khu vực Biển Đông” tập trung nghiên cứu các chủ thể có lợi ích ngày càng lớn ở Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc. Bài viết của GS. Renato Cruz De Castro (Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học De La Salle, Philippines) phân tích việc chuyển chính sách của Mỹ từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế chiến lược trước một Trung Quốc đang trỗi dậy. Tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại ARF 2010 là một nỗ lực kiềm chế ngoại giao của Mỹ nhằm liên kết với các quốc gia ASEAN thuyết phục Trung Quốc chấp nhận cách tiếp cận đa phương trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng chính trị, thương mại và đầu tư của mình để ngăn cản sự hình thành của một liên minh Mỹ-ASEAN và vì thế Mỹ phải chuyển sang kiềm chế chiến lược bằng cách tái triển khai trên quy mô lớn các lực lượng hải quân và không quân từ Châu Âu và Trung Đông sang Châu Á. GS. Masahiro Akiyama (Cố vấn cấp cao, Quỹ Nghiên cứu Chính sách Đại dương, Nhật Bản) cho rằng lợi ích quan trọng nhất của Nhật Bản ở Biển Đông là tự do hàng hải; do đó, các tranh chấp lãnh thổ tại đây trở thành mối quan tâm lớn của Nhật. Chúng có thể ảnh hưởng đến việc tự do lưu thông của tàu thuyền thương mại và quân sự ở vùng biển này. Theo GS. Akiyama, các bên liên quan cần sớm hợp tác để xây dựng một bộ quy tắc hay nguyên tắc hướng dẫn cho hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế dựa trên tinh thần và các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 nhằm tránh các vụ va chạm như trong quá khứ. Về lợi ích và chính sách của Ấn Độ ở Biển Đông, TS. Probal Ghosh (Nghiên cứu viên cao cấp, Quỹ Nghiên cứu Giám sát Ấn Độ) khẳng định những căng thẳng ở Biển Đông có tác động đáng kể đến Ấn Độ bởi gần 50% hoạt động thương mại của nước này được vận chuyển qua các tuyến đường biển trong khu vực. Việc qua lại vô hại của tàu chiến và tàu thuyền thương mại của Ấn Độ cũng có thể bị cản trở nếu Trung Quốc hiện thực hóa thành công yêu sách đường chín đoạn như đã được kiểm chứng qua vụ việc tàu Airavat. Ấn Độ cũng có lợi ích lớn trong việc khai thác năng lượng ở Biển Đông nên sẽ không chấp nhận bất kỳ sự cản trở nào từ Trung Quốc. Vì vậy, dù là “cường quốc bên
  • 14. TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc 12 ngoài”, Ấn Độ mong muốn thực hiện vai trò trung gian một cách trung thực để giữ gìn an ninh, ổn định ở Biển Đông. Bài viết của GS. Dmitri Valentinovich Mosyakov (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương tại Viện Nghiên cứu Phương Đông, Học viện Khoa học Nga) so sánh chính sách của Liên Xô/ Nga ở Châu Á-Thái Bình Dương và đối với tranh chấp Biển Đông trong quá khứ và hiện tại. Tác giả kết luận rằng Nga đang quyết tâm triển khai chính sách “quay lại Châu Á” và trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề của khu vực, trong đó có Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc theo dõi rất sát sao sự quay trở lại của Nga và sự can dự của Nga ở Biển Đông nhưng Nga sẽ không rút khỏi Biển Đông trước các áp lực của Trung Quốc. GS. Mosyakov cho rằng đây là lựa chọn chính sách đúng đắn duy nhất bởi nếu Nga nhượng bộ Trung Quốc, cái giá phải trả với Nga không chỉ là “mất mặt ở Châu Á” mà còn là các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD từ các công trình ở thềm lục địa. Đại tá Hải quân Sukjoon Yoon (Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chiến lược Biển Hàn Quốc) trong Bài viết của mình đã nghiên cứu sự cạnh tranh Trung-Mỹ trên Biển Đông và từ đó đề xuất vai trò quốc gia tầm trung của Hàn Quốc và một số chủ thể có tiềm năng khác (như Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ và ASEAN) để ngăn chặn trò chơi “ăn miếng trả miếng” giữa hai cường quốc này. Tác giả cho rằng một liên minh các quốc gia tầm trung ở Đông Á, trong đó Hàn Quốc là nước có khả năng và lợi ích để đảm đương một vai trò tích cực, có thể góp phần hữu ích vào giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trước mắt, một “bộ quy tắc hợp tác” nên được xây dựng để giảm thiểu tình trạng mất lòng tin chiến lược, tránh các tác động xấu từ cạnh tranh Trung- Mỹ và thu hẹp những bất đồng giữa các quốc gia trong khu vực. Chương Năm “Biển Đông trong quan hệ Mỹ-ASEAN-Trung Quốc” xem xét những tương tác chính sách giữa Mỹ, ASEAN và Trung Quốc, những chủ thể được xem là quan trọng nhất trong vấn đề Biển Đông. Bài viết của Bonnie S. Glaser (Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ) so sánh quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN trong giai đoạn 2002-2006 với giai đoạn 2007-2012 để tìm ra những thay đổi quan trọng và hệ quả của chúng. Tác giả đưa ra ba kết luận chính: thứ nhất, Trung Quốc đã thay đổi chính sách, hành xử cứng rắn hơn và dùng năng lực biển ngày càng tăng của mình để ép các nước nhỏ trong ASEAN thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Thứ hai, ASEAN từ chỗ còn mâu thuẫn về sự hiện diện của Mỹ hầu hết đã chuyển sang ủng hộ vô điều kiện sự quay trở lại của Mỹ như một đối trọng trước những bất ổn gây ra do sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc. Thứ ba, Mỹ đã nhận thức được rằng một chính sách tốt với Trung Quốc chỉ khi nó nằm trong chiến lược Châu Á, nghĩa là phải tăng cường thảo luận và làm việc với các quốc gia khác trong khu vực. Theo Glaser, tuy vấn đề Biển Đông khó có thể giải quyết một sớm một chiều nhưng những lo ngại về việc cạnh tranh Biển Đông sẽ dẫn đến đối đầu Trung-Mỹ, sự tan rã của ASEAN hay xung đột quân sự leo thang thành chiến tranh rộng lớn đều là sự thổi phồng quá mức. Từ quan điểm của ASEAN với vai trò là nhân tố thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tác giả Termsak Chalermpalanupap (Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu ASEAN,
  • 15. Lời giới thiệu 13 Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore) cho rằng Biển Đông có thể mang lại nhiều cơ hội khả quan cho Trung Quốc và Mỹ trong hợp tác với ASEAN để duy trì hòa bình, ổn định của khu vực. An ninh biển là một lĩnh vực rộng để ba bên có thể ngồi lại đối thoại và hợp tác trên cơ sở bảo đảm không sử dụng hay đe dọa vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình – điều mà tất cả các bên đã cam kết thông qua việc ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Thân thiện (TAC). Việc hợp tác này nền tảng để các bên tiếp tục xây dựng lòng tin, ủng hộ Đông Nam Á trở thành một khu vực phi hạt nhân. Theo TS. Trần Trường Thủy (Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam), vấn đề Biển Đông giờ đã đồng thời trở thành “thuốc thử” quan trọng đối với chiến lược “phát triển hòa bình” của Trung Quốc, vị trí thống lĩnh của Mỹ ở khu vực và sự thống nhất của ASEAN. Hiện nay, tam giác quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Mỹ ở Biển Đông đang bị mất cân bằng khi Trung Quốc chiếm ưu thế trên biển và trên các diễn đàn ngoại giao, Mỹ vẫn loay hoay tìm kiếm cách đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy, một ASEAN bị phân hóa và, về mặt thể chế có thể bị thao túng bởi bất kỳ nước chủ tịch hay thậm chí là một thành viên riêng lẻ nào. Tuy nhiên, có khả năng những gì Trung Quốc đạt được chỉ là tạm thời; về lâu dài những gì Trung Quốc mất có thể nhiều hơn nếu cứ tiếp tục hành xử bất chấp luật pháp. Về phần Mỹ, nước này cần cân nhắc bổ sung các thành tố khác vào chiến lược của mình như việc sử dụng lực lượng bán quân sự và các công cụ kinh tế để đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc bởi Biển Đông không chỉ liên quan đến lợi ích chiến lược mà còn là uy tín của sức mạnh Mỹ. Nhìn chung, các bài viết trong cuốn sách này đều thống nhất về tầm quan trọng địa chính trị của Biển Đông và chỉ ra những tính toán phức tạp của các nước liên quan trong và ngoài khu vực. Chính những mâu thuẫn lợi ích và cạnh tranh chính sách này đang tác động trực tiếp đến những diễn biến hàng ngày trên Biển Đông và đặt ra nhu cầu bức thiết về việc quản lý xung đột, hướng tới giải quyết tranh chấp, nếu không sự xói mòn lòng tin chiến lược sẽ dẫn cả khu vực đến một kết cục thua thiệt cho tất cả các bên, thay vì cùng hợp tác phát triển thịnh vượng. Những nội dung này sẽ được đề cập cụ thể hơn trong cuốn sách thứ hai “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp”./.
  • 16. 14
  • 17. 15 Chương I BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ
  • 18. 16
  • 19. 17 1 “THỜI KHẮC BIỂN”CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG GS. Geoffrey Till Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Biển, Đại học King, London, Anh Ở Mỹ, trong khi các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan đang đi xuống, việc khôi phục các lĩnh vực biển trong chính sách an ninh của Mỹ ngày càng được tập trung. Dường như giờ là “thời khắc biển”, và là thời khắc mà Thủy quân lục chiến Mỹ đã xác định vừa là cơ hội và vừa là thách thức - và đang quyết tâm làm rõ điều này.1 Giả thiết đặt ra, có lẽ không có gì là ngạc nhiên rằng: Năng lực biển và năng lực đổ bộ của Mỹ có ý nghĩa then chốt đối với khả năng của Mỹ trong tương lai Mỹ có thể ngăn chặn và đánh bại kẻ thù, củng cố liên minh, phong tỏa hang ổ của kẻ thù và mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu. Định hướng chiến lược mới của Lầu Năm Góc, “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Ưu tiên cho Quốc phòng ở Thế kỷ 21” vạch ra các sứ mệnh cho quân đội Mỹ, bao gồm cân bằng thế quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, triển khai sức mạnh, hiện diện ổn định ở những khu vực then chốt và thực hiện hỗ trợ nhân đạo.2 Đứng trước khả năng bị cắt giảm ngân sách trong khi các đối thủ bất định ngày càng gia tăng và các mối đe dọa đối với các tuyến đường biển ngày càng nhiều (tất cả các nước đều phải phụ thuộc vào các tuyến đường biển này), Mỹ cần phải chớp lấy “thời khắc biển” đang mở ra này. Mỹ phải giải quyết các vấn đề về hoạt động biển ở tất cả các vùng biển quan trọng. Một khi đạt được điều này, có thể kết luận rằng “Hải quân và Thủy quân lục chiến của Mỹ giờ đây đang đứng trước cơ hội dẫn đầu trong một “Thế kỷ Hải quân” mới và một “Thời đại Hoàng kim” nữa của sức mạnh biển Mỹ”. Quan điểm 1. ‘Naval Amphibious Capability of the 21st century: Strategic Opportunity and a Vision for Change’ Báo cáo của nhóm Làm việc về năng lực đổ bộ, 27/4/2012. Nhóm Marine Corps Ellis ‘US Amphibious forces: Indispensible Ele- ments of American Seapower’ trong Small Wars Journal, 27/8/2012 là một bản tóm tắt tại http://smallwarsjour- nal.com/jrnl/art/us-amphibious-forces-indispensible-elements-of-american-seapower 2. “US Amphibious Forces,’ tlđd
  • 20. GS. Geoffrey Till 18 này là bước phát triển nhưng hoàn toàn nhất quán với sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của thương mại đường biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Mỹ, được đề cập trước đó trong các bản trình bày về chính sách biển của Mỹ, ví dụ: “Một chiến lược hợp tác cho Sức mạnh biển thế kỷ 21” năm 2007. Nền kinh tế trên thế giới đang dịch chuyển sang Châu Á-Thái Bình Dương , nên chắc chắn Mỹ sẽ gia tăng sự tập trung vào Châu Á. Nhưng Mỹ cũng phải đương đầu với nhiều thách thức không nhỏ. Đầu tiên là những nhu cầu bất định trong một thế giới xa lạ, trong đó xuất hiện sự dịch chuyển ngang của quyền lực toàn cầu sang những nước và khu vực mới và dịch chuyển dọc của sức mạnh sang những chủ thể hỗn hợp hay phi quốc gia (xã hội, kinh tế, tôn giáo, tội phạm, dân tộc). Những chủ thể này thách thức các quan niệm về chủ quyền, nguy cơ và an ninh”. Mỹ (và các nước khác) do đó phải đón chờ khủng hoảng và bất ổn kéo dài. Thứ hai, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các mối đe dọa đến tự do hàng hải mà Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ cần đến để đối phó với sự bất ổn do các đối thủ phi quốc gia tạo ra thông qua các hoạt động bất tương xứng và với chiến lược chống tiếp cận hay phong tỏa khu vực của các đối thủ trong khu vực. Do đó, nhu cầu cấp bách đối với Mỹ trước hết là duy trì “sự hiện diện tiên phong” (forward presence). Bởi vì điều này sẽ tạo ra một mức độ răn đe và sự đáp trả nhanh chóng nếu như răn đe bị thất bại. Vì quan trọng nên không ngạc nhiên khi nó xếp thứ hai trong “3 nguyên lý” của Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh tác chiến của Hải quân Mỹ.3 Điều này tiếp theo sẽ đòi hỏi việc đảm bảo quyền tự do tiếp cận trên các vùng biển trên thế giới, và khả năng quản lý các chiến lược chống tiếp cận về kỹ thuật, chính trị và pháp lý của các đối thủ quốc gia và phi quốc gia. Cuối cùng, việc tầm quan trọng chiến lược của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng lên tương đối đòi hỏi Mỹ phải chuyển trọng tâm chiến lược, tạo ra yêu cầu ngày càng tăng đối với Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ: Theo báo cáo “Ưu tiên và lựa chọn ngân sách quốc phòng” Mỹ tháng 1/2012, tái cân bằng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương “tạo ra sự tập trung mới đối với các lực lượng không quân và hải quân”. Báo cáo này cũng miêu tả chi tiết những thay đổi trong chi tiêu ngân sách của Lầu Năm Góc trong thập kỷ tới. Thủy quân lục chiến và lực lượng đổ bộ của hải quân Mỹ đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại yêu cầu Mỹ có năng lực biển mạnh, đặc biệt khi quân đội thực hiện tái cân bằng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương .4 Nhưng “thời khắc biển” không chỉ áp dụng đối với Mỹ, mặc dù người Mỹ - hay ít nhất là một số người Mỹ - có lẽ đi đầu trong cách nói này. Nó cũng áp dụng đối với nhiều nước khác nữa, và đặc biệt ở Châu Á-Thái Bình Dương - một khu vực, mặc dù có những rắc rối nội bộ nhưng dựa nhiều vào biển trong lịch sử của mình, phát triển kinh tế và đường hướng tương lai. 3. Đó là “Chiến đấu trước” [Warfighting First], “Hiện diện tiên phong” [Forward Presence] và “Sẵn sàng” [Be Ready] 4. ‘US amphibious Forces,’ tlđd.
  • 21. “Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông 19 Ví dụ như Trung Quốc, một nước đang tìm lại nguồn gốc đi biển của mình và đang phát triển định hướng biển trong tổng thể các chính sách xã hội, kinh tế và an ninh. Từ 2002, trong Báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 16 của mình, Trung Quốc đã nhận thức sâu sắc rằng hai thập niên đầu thế kỷ 21 là “giai đoạn thời cơ chiến lược”.5 Sách trắng Phát triển Hòa bình năm 2011 cũng nêu ra rằng ban đầu cần tập trung phát triển lợi ích kinh tế và xã hội của đất nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và xã hội ngày càng tăng6 - và để đảm bảo sự sống còn của chế độ. Điều này đòi hỏi khả năng phát triển nguồn tài nguyên trong nước và đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn hàng hóa và tài nguyên cần thiết từ nước ngoài. Tương tự, Chủ tịch Hồ tại Diễn đàn Bác Ngao năm 2011 đã lập luận, điều này đòi hỏi việc định hình một “Châu Á hài hòa” về hội nhập kinh tế và cộng đồng văn hóa trong đó các lợi ích quốc gia của Trung Quốc được đặt đúng chỗ trên cơ sở “tin tưởng lẫn nhau, lợi ích chung, bình đẳng và hợp tác”.7 Chừng nào mà trật tự thế giới hiện tại khiến cho điều này khó thực hiện, Trung Quốc sẽ muốn thay đổi trật tự thế giới, để tạo không gian cho sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc thế giới lớn mạnh nhưng hòa bình. Sự nhấn mạnh vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tính trung tâm của thương mại kinh tế một lần nữa hướng sự chú ý của chúng ta tới một thực tế rằng: đây là thời khắc biển. Theo đó, các nhà quan sát đã lưu ý đến sự tập trung phát triển các lĩnh vực kinh tế biển của Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm gần đây nhất của họ, việc xây dựng đáng kể các đơn vị thực thi luật biển của Trung Quốc, đặc biệt là Hải quân Trung Quốc. Khá thú vị là, cũng có một số ý kiến nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần phải tính toán lại, làm rõ và cần phải làm tốt hơn để có thể bảo vệ các lĩnh vực trong chính sách biển của mình. Ví dụ, ở Trung Quốc, cũng như ở các nước khác, tháng 3/2012 đã có nhiều lời kêu gọi hình thành nên một chiến lược biển chặt chẽ ở cấp độ quốc gia nhằm mục tiêu kết nối tất cả mọi hướng lại với nhau. Thậm chí, ở một đất nước mà từ lâu đã được coi là có khả năng đề ra kế hoạch dài hạn một cách công phu và tổng hợp, tình hình thực tế lại dường như rất khác cho người trong cuộc. Do vậy, Phó Đô đốc Hải quân Yin Zhuo, Chủ tịch Ủy ban Chuyên gia về Thông tin hóa Hải quân cho rằng: “Trung Quốc không có một chiến lược biển rõ ràng ở cấp độ quốc gia”. Các tính toán về kinh tế chi phối chính sách của các đơn vị trong Cục Hải dương Quốc gia và “một cách rất tự nhiên Hải quân cũng có những tính toán chiến lược biển của riêng mình, nhưng những tính toán này chỉ là hành động của một số bộ ngành nhất định, và không ở cấp độ quốc gia”. Những lo lắng như vậy đã dẫn đến, ở Trung Quốc, cũng như các nơi khác, sự kêu gọi thành lập “Bộ Đại dương”.8 Vì tất cả những lý do này, trong bài phát biểu cuối cùng của 5. Timothy R. Heath, ‘What Does China Want ? Discerning the PRC’s National Strategy’ Asian Security, Vol 8, No 1, 2012. 6. Heath, ‘What Does China Want?’ tlđd, tr. 66. 7. Phát biểu của Ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại lễ khai mạc Diễn đàn Bác Ngao Châu Á năm 2011, 14/4/2011, có tại website Bộ Ngoại giao, http://www.fmprc.gov.cn. 8. Trích từ James Holmes, ‘China’s Maritime Strategy is more than Naval Strategy’ China Brief, Jamestown Founda- tion, 4/2011; ‘General calls for New Coastguard to patrol South China Sea’ Wall Street Journal, 7/3/2012; ‘Calls for Establishment of Ministry of Oceans’ Xinhua, 5/3/2012.
  • 22. GS. Geoffrey Till 20 mình tại Đại hội Đảng lần thứ 18, Chủ tịch Hồ đã kêu gọi Trung Quốc phải biến mình thành một cường quốc biển.9 Những động lực và đường hướng tương tự như vậy có thể được thấy ở các nước nhỏ hơn trong khu vực, dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều và trong một khu vực địa lý hẹp hơn. Sự phụ thuộc vào biển, coi biển như là nguồn tài nguyên và là phương tiện vận tải nguyên liệu thô và hàng hóa chế tạo để mang lại triển vọng cho nền kinh tế và sự ổn định xã hội ngày càng thể hiện rõ ở Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore. Đối với họ, hoạch định kinh tế ngày càng phản ánh tầm quan trọng của biển; các đơn vị thực thi luật biển được xây dựng; và hải quân được phát triển, cũng giống như ở Trung Quốc và Mỹ. Ước muốn tái lập trật tự khu vực, trong đó lợi ích quốc gia của họ được bảo vệ một cách tốt nhất là rất rõ ràng và trong chừng mực nào đó, họ mong muốn lôi kéo các nước bên ngoài vào để tái cân bằng với Trung Quốc - một nước với sự tăng trưởng và tự tin đôi khi khiến các quốc gia lo lắng. Điều này dường như đặc biệt đúng với Việt Nam và Philippines, vì những tranh cãi của họ với Trung Quốc xung quanh việc ai sở hữu cái gì ở Biển Đông. Lời mời của Việt Nam vào tháng 11/2010 đối với các hải quân bên ngoài về việc sử dụng các dịch vụ tại cảng Cam Ranh (được nâng cấp với sự giúp đỡ rất nhiều của Nga) đã thu hút rất nhiều sự chú ý, và có vẻ như đã dẫn đến sự tăng cường hiện diện trong khu vực của Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.10 Sự xuất hiện của Lực lượng Đặc nhiệm thứ 5 của hạm đội Viễn Đông Nga đã thể hiện sự quan tâm liên tục của nước này tại Biển Đông. Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau, biểu hiện qua một loạt các chuyến thăm cấp cao của hải quân Mỹ đến nước này. Quan hệ hải quân được cải thiện nhanh chóng giữa hai nước cũng đã thu hút rất nhiều sự chú ý.11 Tương tự, và cũng một phần do tranh chấp bãi Hoàng Nham (Scarborough Shoal) đầu năm 2012, Philippines đang tìm kiếm sự ủng hộ từ Mỹ. Mỹ dường như muốn ra tín hiệu hỗ trợ Philippines thông qua chuyến thăm không được công bố trước tới Vịnh Subic của tàu ngầm USS North Carolina, nhưng vẫn chưa sẵn sàng bị lôi vào vấn đề ai sở hữu bãi đá ngầm này hay chấp nhận rằng bãi cạn cũng được điều chỉnh bởi Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951.12 Có một điều chưa chắc chắn là Mỹ liệu có coi Nhóm đảo Kalayaan (KIG) hay bãi Scarorough nằm trong phạm vi Hiệp ước An ninh chung Mỹ - Philippines, được ký 4 năm trước khi Philippines đưa ra yêu sách đối với KIG nhưng ít nhất, Mỹ sẽ quan tâm đến tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Vì vậy, cuộc diễn tập Balikatan của nước này với Philippines, và lần đầu tiên với cả Nhật Bản và Hàn Quốc, đã cho thấy sự quan tâm của nước này dù lãnh thố tranh chấp đó có nằm trong hiệp ước hay không.13 Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là các quốc gia bên ngoài khác dường như cũng 9. ‘Hu Defends track record, calls for war on graft’ The Straits Times, 9/11/2012. 10. ‘Twist of fate sees old foes as allies in power tussle’ Financial Times, 15/6/2011. 11. ‘US Vietnam in Exercises Amid Tensions with China’ Wall Street Journal, 16/7/2011. 12. Joint Statement of the US-Philippine Ministerial dialogue, Office of the Spokesperson, Washington DC, 30/4/2012; Thayer (2012b); Glaser (2012) see also the perceptive Li Ying, ‘US not ready to be Philippines’ savior over Huangyan Island’ Global Times, 21/5/2012 13. Michael Richardson, ‘China tests US strength with shoal stand-off, The Straits Times, 23/4/2012.
  • 23. “Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông 21 đang tăng cường lợi ích chiến lược của mình ở khu vực. Nhật Bản, Hàn Quốc và ở mức độ ít hơn như Ấn Độ và Singapore cũng chia sẻ nhận thức về tầm quan trọng ngày càng tăng của các tuyến đường giao thông qua Biển Đông đối với quốc gia. Do đó, Ngoại trưởng Nhật Bản tháng 9/2011 đã tuyên bố: Nhật Bản có lợi ích lớn trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông bởi vì những tranh chấp này có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và liên quan chặt chẽ đến việc bảo đảm an ninh giao thông biển.14 Sự chuyển dịch lực lượng và triển khai quân của Nhật Bản xuống phía nam trong vài năm qua khá đáng chú ý. Ví dụ gần đây nhất là việc ký kết đối tác chiến lược với Philippines, khả năng cung cấp các tàu tuần tra cho Cảnh sát Biển Philippines và tổ chức các cuộc diễn tập hải quân.15 Sự quan tâm của Ấn Độ đối với khu vực cũng đã tăng đáng kể trong những năm qua, như là một phần trong chiến lược “Hướng Đông” của nước này, điều mà nhiều nhà phân tích cho là một phần để đáp trả với sự hiện diện của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ đã thiết lập nhiều kết nối quan trọng với Việt Nam. Sự kiện thách thức đối với tàu tấn công đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ đang trên đường về Ấn Độ sau chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7/2011 đã được truyền thông Ấn Độ coi như là bằng chứng cho sự lo ngại của Bắc Kinh về sự hiện diện “trái phép” của tàu chiến nước ngoài trong vùng mà Trung Quốc coi là của mình ở Biển Đông.16 Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc cũng đã thể hiện sự quan tâm của mình.17 Năm 2011, cuộc diễn tập ba bên lần thứ tư giữa Mỹ, Nhật Bản và Úc đã diễn ra ở Biển Đông ngoài khơi Brunei.18 Tất cả những điều này đã đặt Bắc Kinh vào một vị thế ngày càng khó khăn. Rõ ràng là Trung Quốc càng thể hiện chính sách cứng rắn ở Biển Đông, thì càng gặp phải nhiều hành động đáp trả, bên trong hợp tác, bên ngoài quan tâm. Ngược lại, chính sách càng ít cứng rắn thì nước này sẽ gặp phải càng nhiều ý kiến bất đồng và phản đối từ chính công dân của mình và từ những người hiểu rõ lợi ích biển của Trung Quốc trong kết quả của các sự kiện ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tính trung tâm của Biển Đông Một điều đã trở nên rõ ràng từ phần phân tích ngắn về “thời khắc biển” của Mỹ, Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á và các chủ thể khác như Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, là Biển Đông đã trở thành trung tâm trong các mối quan tâm của họ. Đây là điểm chung trong mối quan tâm của họ và là một điểm chung ngày càng lớn, không phải là thứ có thể bị gạt sang một bên chờ đến thời điểm thích hợp hơn. Có năm lý do 14. Trích trong ‘South China Sea Dispute: Harbinger of regional Strategic Shift ? Asahi Shimbun, 10/9/2011. 15. Japan, Philippines agree ‘strategic’ ties, Jane’s Defence Weekly, 5/10/2011 16. ‘China confronted Indian warship off Vietnam’ Financial Times, 1/9/2011. Mặc dù còn khá mơ hồ (vì chiếc tàu cho rằng không nhận ra nguồn tín hiệu radio, nhưng theo như tường thuật thì đây là một sự kiện rất đáng chủ ý. Vì chiếc tàu chỉ đi qua và rõ ràng không tiến hành tập trận hay thu thập thông tin quạn sự hay thực hiện bất kỳ nhiệm vụ gì, nến nó càng gây nên nghi ngờ về các phát ngôn của Trung Quốc trước đây rằng họ sẽ ‘tôn trọng quyền tự do qua lại của tàu thuyền các quốc gia liên quan phù hợp với luật pháp quốc tế. Ben Blanchard, ‘China says Will Respect South Seas Navigation Freedom’ Reuters, 31/7/2010. 17. “JapanconsidersgivingpatrolboatstoPhilippinestohelpboostmarinesecurity’MainichiDailyNews,23/3/2012. 18. ‘Joint Drills to be held in South China Sea’ The Yomiuri Shimbun, 9/7/2011.
  • 24. GS. Geoffrey Till 22 riêng biệt nhưng liên quan đến nhau khiến Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng: • Biển Đông như một nguồn dự trữ tài nguyên • Biển Đông như một nguồn cung ứng • Biển Đông như môi trường tự nhiên • Biển Đông như một khu vực chủ quyền • Biển Đông như một phương tiện thống trị Tất cả các vấn đề biển của thế giới đều được phô bày ở đây - nhưng trong một dạng thức sắc sảo hơn.19 Biển Đông như một nguồn dự trữ tài nguyên Biển Đông là một khu vực rất giàu về nguồn cá, chiếm mấy chục phần trăm lượng cá đánh bắt toàn cầu, và cấp thiết đối với an ninh lượng thực của các nước tuyên bố chủ quyền. Ước tính tiềm năng dầu của Biển Đông thì khá là khác nhau. Số liệu của Trung Quốc có vẻ cao hơn số liệu của các chuyên gia bên ngoài. Nguồn tài nguyên tiềm năng của khu vực phong phú như thế nên nó đòi hỏi sự quan tâm và quy hoạch kinh tế của tất cả các nước xung quanh khu vực biển này. Tất cả đều tuyên bố chủ quyền và có xu hướng coi việc khai thác tài nguyên, và thậm chí coi các hành động thăm dò của các nước tuyên bố chủ quyền khác là “ăn trộm” tài nguyên của mình. Theo đó, trong giới hạn khả năng của mình, bảo vệ những nguồn tài nguyên này là một ưu tiên quốc gia cao, đặc biệt đối với các nước láng giềng. Biển Đông như một nguồn cung ứng Biển Đông cũng cần được nhìn nhận như một nguồn cung ứng vì người ta ước tính rằng khoảng 5,3 ngàn tỷ USD giá trị hàng hóa đi qua khu vực này mỗi năm, trong đó 1,2 ngàn tỷ là của Mỹ.20 Vì lý do này, bất cứ điều gì phá hoại đến sự qua lại tự do của các tàu thuyền thương mại trên khu vực này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của cả bên trong và bên ngoài khu vực.21 Tăng trưởng kinh tế của Đông Á đã làm gia tăng mạnh mẽ lượng giao thông ở đây; các khó khăn hàng hải trong khu vực nằm ở chỗ tàu thuyền đều đi qua khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc và tất cả các nước khác của khu vực chú ý tới mối đe dọa đối với an toàn di chuyển của khoảng 74.000 tàu thuyền thương mại qua eo biển Malacca và Biển Đông mỗi năm. Khủng bố và cướp biển, và các dạng tội phạm trên biển khác đe dọa đến tự do hàng hải, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Hiện nay vấn đề cướp biển ở eo biển Malacca đã được kiềm chế nhiều. Sự sự chú ý của thế giới đã chuyển sang vùng biển Ả rập và Vịnh Guinea. Các mối đe dọa vẫn còn hiện diện ở phía nam Biển Đông và khu vực đầy hỗn loạn, bất ổn định giữa Philippines và Borneo.22 Bên cạnh việc coi Biển Đông như một phương tiện 19. Phần còn lại của bài viết này dựa trên một chương trong bản thứ ba của ‘Seapower: A Guide for the 21st Century’ sẽ được đăng trên Routledge vào tháng 1/2013. 20. Glaser (2010) 21. ‘India tells ASEAN it believes in ‘open’ South China Sea’ 16/2/2012 @ http://malaysia.reserve.com 22. ‘Piracy down in Malacca Strait but up in S. China Sea’ The Straits Times, 17/7/2009.
  • 25. “Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông 23 vận chuyển hợp pháp, (và nhu cầu chính đáng cần bảo vệ nó) cũng còn nhiều hoạt động vận chuyển bất hợp pháp của những kẻ buôn lậu thuốc phiện, buôn người, buôn lậu vũ khí và gỗ. Các sản phẩm từ heroin và methamphetamine đi qua khu vực và xuống dưới phía Úc (cùng với các chất tiền hóa học mà các sản phẩm methamphetamine cần đến từ Ấn Độ và Trung Quốc) thường được vận chuyển bằng đường biển.23 Hoạt động tội phạm dạng này, thường dựa vào vận tải biển, gây ra rối loạn xã hội và bất ổn chính trị, do đó đe dọa gián tiếp đến thương mại đường biển. Biển Đông như một môi trường tự nhiên Là một vùng biển nửa kín, môi trường Biển Đông đặc biệt dễ bị tác hại. Biển Đông cũng là ví dụ điển hình cho rất nhiều vấn đề đang ảnh hưởng đến các đại dương trên thế giới. Đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm là mối đe dọa chính đến an ninh môi trường của khu vực.24 Nghịch lý là vấn đề quyền tài phán ở Biển Đông chưa được giải quyết làm giảm khả năng bảo vệ biển và các nguồn tài nguyên của nó. Kết quả là lượng đánh bắt không ổn định ở mức cao, môi trường sống thì đầy rẫy nguy cơ và các sự tính toán an toàn bị xao nhãng. Tất cả những điều này trên thực tế làm giảm giá trị “trữ lượng” của khu vực đối với tất cả những nước liên quan, và có thể ảnh hưởng đến giá trị “dòng chảy” của nó.25 Vì khu vực không có khả năng thống nhất thực hiện các quy tắc chung, từng nước riêng lẻ cứ cố thực hiện các hành động đơn phương trong phần Biển Đông mà họ cho là của mình, và điều đó gây nên sự kháng cự mạnh mẽ từ các nước tuyên bố chủ quyền khác. Vấn đề không phải vì là các quy định mà là vì nó được áp đặt một cách đơn phương. Một phần do hậu quả của các áp lực xung đột dạng này, các nỗ lực hợp tác bảo vệ Biển Đông như một môi trường tự nhiên (như “Cơ quan điều phối về Biển ở Đông Á (COBSEA)” và đối tác trong Quản lý Môi trường Biển ở Đông Á (PEMSEA)) thực tế chỉ ở mức độ vừa phải.26 Ba thuộc tính này của biển chỉ có thể được khai thác đầy đủ và theo một cách bền vững chỉ khi điều kiện chính trị cho phép. Trật tự tốt trên biển là một điều kiện tiên quyết dù ở Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác. Khai thác bền vững nguồn cá và khoáng sản không thể tiến hành được khi mà các tàu thăm dò và tàu cá bị quấy nhiễu, các công ty bị các chính phủ gây áp lực và phản đối sự có mặt của họ.27 Một nền ngư nghiệp bền vững trong khu vực không thể có nếu không có trật tự biển tốt và sự quản lý hiệu quả nguồn dự trữ đang tồn tại.28 Các vấn đề về nguồn dự trữ, nguồn cung ứng hay môi trường tự nhiên không thể được giải quyết khi mà vấn đề tranh chấp quyền tài phán vẫn còn tồn tại, trừ phi các nước tuyên bố chủ quyền có thể tìm ra được cách khắc phục 23. ‘Ice Age: Southeast Asia’s amphetamine trade.’ Jane’s Intelligence Review, tháng 5/2011. 24. Trefor Moss, ‘The South China Seasickness’ The Diplomat 24/4/2012. Xem trang web UNEP/GEF Về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Biển Đông. 25. ‘Outlook for China’s maritime environment ‘not optimistic’: top oceanic officer’ Xinhua 13/3/2012. 26. Jon M Van Dyke, Regional Cooperation in the South China Sea’, Third International Workshop, Hanoi, Vietnam, Nov. 3-5, 2011. 27. ‘China tells foreign firms not to explore in disputed waters.’ The Straits Times, 1/11/2011. 28. ‘Filipino Fishermen killed in ‘tuna turf war (off Basilan) Al Jazeera, 24/1/2012.
  • 26. GS. Geoffrey Till 24 tạm thời để hạn chế rủi ro đến mức có thể cho tới khi vấn đề quyền tài phán được giải quyết. Nhiệm vụ chính là tìm cách nào để làm được như vậy, trong khi vẫn giữ nguyên các yêu sách của các nước. Thực tế chẳng thấy mấy tiến tiển gì cả. Biển Đông như một vùng chủ quyền Bởi vì Biển Đông rất giá trị nên các quốc gia trong khu vực tiếp tục tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ lên những vùng mà họ cho là của mình, bao gồm nhiều hình thái địa chất ở khu vực, đáy biển và vùng nước mà các hình thái này tạo ra. Các tuyên bố dựa trên sự pha trộn các đặc điểm lịch sử, pháp lý và địa lý phức tạp. Chúng chồng lấn lên nhau, toàn bộ hay một phần, và trong một số trường hợp còn phức tạp hơn vì những mối quan hệ chính trị nhạy cảm giữa một số nước có yêu sách - rõ nhất là Trung Quốc và Đài Loan, nhưng cũng theo một cách chung hơn là giữa Trung Quốc như một cường quốc và các nước láng giềng ASEAN yếu và nhỏ hơn rất nhiều của nước này. Mặc dù là chưa đủ, lợi ích của các nước bên ngoài ở một số khía cạnh nào đó càng làm cho tranh chấp phức tạp thêm. Trong thời đại của công dân internet - công dân mạng - chính quyền không thể phớt lờ chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng gia tăng trong dân chúng. Đối với họ, khả năng của chính phủ bảo vệ cái mà họ cho là đảo và vùng biển của mình là chỉ số hiệu quả quan trọng trong mắt công dân mạng, như ở Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.29 Gần đây, khi được một nhà báo của tờ Asahi Shimbun hỏi tại sao Trung Quốc lại quan tâm đến Biển Đông như vậy, Đô đốc Wu Shengli, Tổng tư lệnh, Hải quân Quân giải phóng nhân dân trả lời rằng: “Bạn cảm thấy thế nào nếu tôi cắt chân và tay của bạn? Trung Quốc nhìn nhận Biển Đông cũng giống như vậy”.30 Vấn đề chủ quyền rõ ràng có thể trở thành vấn đề danh dự và sự tự hào dân tộc, điều có thể không liên quan lắm đến chế độ pháp lý của các đảo và giá trị nguồn tài nguyên mà các đảo này có thể có được, thậm chí là cả các giá trị chiến lược của chúng. Nhưng vấn đề chủ quyền đã trở nên phiền phức hơn, khi chúng ta chuyển từ cuộc tranh cãi về đường biên tài phán ở Biển Đông sang vấn đề hẹp hơn về việc chủ quyền cho phép các quốc gia được làm gì trong khu vực quyền tài phán của mình. Ở đây, vấn đề chủ yếu là tự do hàng hải, đặc biệt là tự do của tàu chiến - điều đã làm rối quan hệ Mỹ - Trung, thể hiện ở quyết tâm của Hải quân Mỹ nhằm duy trì đường vào khu vực, sự nhạy cảm và phản ứng của Trung Quốc đối với việc này dẫn tới việc xây dựng, đầu tư cho hải quân ở tỉnh Hải Nam. Các nước có tuyên bố chủ quyền đang bảo vệ các yêu sách của mình bằng cách phát triển lực lượng hải quân và cảnh sát biển bằng cách này hay cách khác. Các tàu cảnh sát biển (về mặt chức năng, dường như ít khiêu khích hơn tàu chiến) phụ thuộc lớn vào cách thức mà chúng được sử dụng. Nhớ lại vụ Impeccable tháng 3/2009 là do các tàu cá và tàu loại này thực hiện. Một số nhà phân tích suy đoán rằng vì những lý do thể 29. ‘China warns US to Stay Out of Islands Dispute’ New York Times 28/7/2010. ‘Hiệu ướng công dân mạng’ dĩ nhiên cũng áp dụng đối với các nước tranh chấp khác ở Biển Đông và cả Việt Nam nếu nhìn vào các sự kiện xảy ra đầu năm 2011. Thomas J. Christensen, ‘Posing Problems without Catching Up: China’s Rise and Challenges for US Security Policy’ International Security, Spring 2011, tr. 5-40. 30. Trích trong in William Choong, ‘Mistrust hurts naval cooperation in region’ The Straits Times, 27/5/2011.
  • 27. “Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông 25 chế hơn là những lý do dân tộc mà những cơ quan này có thể cần phải “biện minh” cho ngân sách của mình thông qua các hành động cứng rắn. Tuy nhiên nhiều người sẽ cho rằng việc thiếu cảnh sát biển có thể sẽ khiến cho các nước có yêu sách yếu hơn phải sử dụng các tàu của hải quân để đẩy mạnh yêu sách của mình - và điều này có vẻ như là khá bất lợi về mặt chính trị. Không bị vướng vào sự kiềm chế này, những nước được trang bị với những lực lượng cảnh sát biển hiệu quả có thể sẽ dễ thực hiện các hành động cứng rắn và mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của mình. Hầu hết các nước có yêu sách, và những cường quốc bên ngoài quan tâm đến kết quả của tranh chấp đều hiểu rõ rằng chiến lược của họ đối với vấn đề Biển Đông cần sự hỗ trợ không chỉ bởi các đáp trả của hải quân và cảnh sát biển. Tất cả họ đều đang dính vào cái mà một số học giả gọi là “lawfare”(luật chiến) - là việc sử dụng các điểm mập mờ hay ít nhất là gây tranh cãi về khả năng áp dụng của luật biển quốc tế để củng cố cho lợi ích quốc gia trong những trường hợp đặc biệt.31 Việc các nước yêu sách áp dụng “đường cơ sở” địa lý (mà từ đó, phạm vị của lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế được xác định) thường được các đối thủ và các chuyên gia bên ngoài đánh giá là phi lý và do đó là một ví dụ tốt cho vấn đề này.32 Hơn nữa, cho đến nay hầu hết các nước có yêu sách thể hiện rất ít thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp bằng việc nhờ vào trọng tài quốc tế đã được thỏa thuận theo UNCLOS, ngoại trừ một đề xuất của Philippines đối với bãi Scarborough, nhưng đã bị Trung Quốc từ chối một cách thẳng thừng.33 Các sự kiện gần đây ở Biển Đông cho thấy số lượng lớn các hành động trên mặt trận ngoại giao của cảnh sát biển và hải quân nhằm ngăn chặn các nước khác hoạt động trong khu vực “của mình”. Trong diễn văn liên bang cuối tháng 7/2011, Tổng thống Philippines Benigno Aquino phát biểu: “Chúng tôi không muốn gia tăng căng thẳng với bất cứ ai, nhưng chúng tôi phải cho thế giới biết rằng chúng tôi sẵn sàng bảo vệ những gì là của chúng tôi”. Vì lý do này mà tàu Rajah Humabon - tàu đô đốc của hải quân Philippines - được cử đến nơi mà một số người ở Manila giờ nhắc đến là “Biển Tây Philippines”.34 Tháng 4/2012, căng thẳng giữa hai nước càng leo thang trong thế giằng co kéo dài ở đá ngầm Scarborough.35 Đây chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ. Mặc dù các hoạt động cộng tác của hải quân và cảnh sát biển có nhiều hơn là cạnh tranh, nhưng số lượng các vụ việc như này ngày càng tăng sẽ là điều đáng lo ngại. Việc ngồi lại cùng nhau để giải quyết là rất cần thiết, một phần để đối phó với các mối đe dọa đối với một trật tự biển tốt đẹp (nhu cầu chung của tất cả các nước), một phần để đảm bảo rằng tranh chấp đối với quyền tài phán không quá nóng thông qua các giải pháp quản lý xung đột như “Tuyên bố về Cách ứng xử” (DOC) năm 2002 và hàng loạt các động thái sau đó nhằm thực hiện các cam kết DOC nhằm không làm cho tình hình trở 31. Một chiến lược đã lần đầu tiên được phác thảo trong Qiao Liang và Wang, Xiangsui, Unrestricted Warfare (Beijing: PLA Literature & Arts Publishing House, 1999). 32. Schofield, Clive and Storey, Ian The South China Sea Dispute: Increasing Stakes and Rising Tensions (Washington: The Jamestown Foundation, 2009), tr. 17, 39. 33. Phỏng vấn với Deng Zhonghua, ‘China committed to solving island dispute’ China Daily, 14/5/2012. 34. ‘Navy Flagship to patrol PH waters only, says Palace, Philippine Daily Inquirer, 21/6/2011. 35. ‘Manila seeks to ‘lay claim’ over Hungyan with new name’, Global Times, 7/5/2012; ‘”New” name for island sparks fury’ China Daily 8 May 2012.
  • 28. GS. Geoffrey Till 26 nên xấu hơn. Đó đều là những dấu hiệu cho thấy các nước có chung mong muốn quản lý tranh chấp trong trường hợp không thể giải quyết thấu đáo một cách hòa bình.36 Tuy nhiên, tiến triển chậm chạp trong việc biến DOC thành một Bộ Quy tắc Ứng xử chi tiết hơn và sự thất bại năm 2008 của Thỏa thuận thăm dò địa chấn chung giữa Trung Quốc - Philippines - Việt Nam đều cho thấy giới hạn thực sự trong việc hợp tác biển của khu vực, ngay cả trong việc đương đầu với các nguy cơ và các thách thức mà tất cả đều đã chấp nhận. Biển Đông như một phương tiện cho sự thống trị Cuối cùng và đáng lo ngại nhất là, Biển Đông cũng phải được nhìn như một phương tiện cho sự thống trị ngoài các giá trị chính trị, kinh tế và môi trường của nó. Biển Đông có giá trị chiến lược và giá trị đó đang tăng rất nhanh. Không phải lúc nào điều này cũng xảy ra. Giá trị chiến lược của chính các địa hình và các đảo ở Biển Đông dường như vẫn còn gây tranh cãi vì kích thước quá nhỏ của chúng, các yêu cầu duy trì cao và do khả năng dễ bị tấn công của các đảo nên yêu cầu phòng thủ cũng nặng nề. Thú vị là, các đảo này có vai trò chiến lược rất ít trong cả hai cuộc chiến tranh lớn nhất ở khu vực trong thế kỷ trước - chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Việt Nam. Hơn nữa, người đi biển coi phần lớn khu vực trong đó là “vùng nguy hiểm”, khiến cho một số phần ở Biển Đông không thuận lợi cho tàu thuyền. Nhưng những hoài nghi về giá trị chiến lược của khu vực giờ đây dường như đã mờ hơn, vì hai lý do. Thứ nhất là sự phát triển tương đối của các tuyến đường vận tải biển đi qua khu vực, không chỉ đến các nước trong mà cả các nước ngoài khu vực. Thứ hai, vì những lý do riêng biệt của chính mình, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều nhận thức được giá trị của Biển Đông như một chiến hào phòng vệ. Ví dụ, Trung Quốc đang đầu tư xây dựng các công trình hải quân mới ở tỉnh Hải Nam. Điều này sẽ cho phép các nguồn lực quân sự đóng ở phía Bắc phòng vệ về chiều sâu hơn, và được kỳ vọng là sẽ tạo ra một cơ sở tốt cho chiến lược “pháo đài” hỗ trợ các lực lượng hải quân chiến lược và các tàu ngầm bắn tên lửa đạn đạo chiến lược trong tương lai. Có lẽ Mỹ cần phải tính toán kỹ về việc này và phải cho tất cả các bên hiểu sự nhạy cảm đó. Việc Việt Nam mở các dịch vụ ở Vịnh Cam Ranh cho hải quân quốc tế sử dụng cũng sẽ làm tăng thêm điều này. Hầu hết các quốc gia khác trong khu vực cũng nhìn nhận Biển Đông như một chiến hào phòng vệ mở rộng để chống lại kẻ xâm lược ở trong và ngoài khu vực, do vậy đều có vậy lợi ích trong chiến lược chống tiếp cận và phong tỏa biển kiểu này hay kiểu khác. Theo đó, các lực lượng hải quân nhỏ hơn có xu hướng đầu tư vào những cơ cấu lực lượng hải quân phù hợp cho cả việc bảo vệ các lợi ích quốc gia trong phần Biển Đông “của mình” (khi được sử dụng để chống lại các đối thủ ngang cấp thì đây có thể coi là một kiểu mẫu cho việc kiểm soát biển) và để hạn chế các cường quốc mạnh hơn tự do hành động (một kiểu phong tỏa biển). Điều này giải thích khá rõ mối quan tâm của các nước trong khu vực trong việc mua tàu ngầm, là cực kỳ cần thiết dù có đắt vì là đối lực bất tương xứng mạnh để chống lại lực lượng hải quân trên mặt biển. Mặc dù khó khăn 36. Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea, Phnom Penh, 4/11/2002.
  • 29. “Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông 27 về chi phí và kỹ thuật, nhưng các nước ASEAN vẫn đang đầu tư lớn vào SSK với hệ thống động cơ không dùng không khí tiên tiến (AIP). Singapore, Thái Lan và Indonesia cũng đã hoàn thành hoặc đang lên kế hoạch mua tàu ngầm.37 Tuy nhiên việc mua tàu ngầm cũng cần được nhìn như là một phần trong chương trình hiện đại hóa hải quân toàn diện hơn, bao gồm tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu tuần tra ngoài khơi, những thứ thông thường hơn và ít nhắm đến một đối thủ cụ thể nào hơn. Hải quân Trung Quốc cũng đang làm điều tương tự nhưng ở quy mô lớn hơn. Nhưng cũng có quan điểm rộng hơn và chung hơn của Trung Quốc về kiểm soát/ phong tỏa biển trong khu vực này. Trung Quốc thường cho rằng mình bị bao vây bởi các thế lực nước ngoài trong các vùng biển ở khu vực. Theo đó, các nhà bình luận Trung Quốc thường xuyên công khai chỉ trích “sự hiện diện tiên phong” của các tàu chiến Mỹ, và không còn chấp nhận luận điểm cho rằng nó có chức năng làm ổn định khu vực mà Trung Quốc cũng có lợi ích. Trung Tướng Quân giải phóng Nhân dân Luo Yuan cho rằng : “cái gọi là sự hiện diện tiên phong có nghĩa là Mỹ có thể đưa tàu chiến tới bất cứ góc nào của thế giới… Bằng cách này, Mỹ thậm chí có thể tuyên bố rằng Hoàng Hải và Biển Đông cũng nằm trong đường biên an ninh của mình”,38 dẫn đến những phản ứng gay gắt ngoài mong đợi từ phía Trung Quốc. Ví dụ, một bài xã luận trên tờ Global Times, phiên bản Tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo chính thức, viết: Không nghi ngờ gì cả, Trung Quốc cần phải xây dựng một năng lực chống hạm đáng tin cậy… Trung Quốc không chỉ cần một tên lửa đạn đạo chống tàu, mà còn cần cả các biện pháp diệt tàu sân bay khác... Vì các tàu sân bay của Mỹ chiến đấu theo nhóm ở Thái Bình Dương góp phần ngăn chặn các lợi ích chiến lược của Trung Quốc, Trung Quốc phải có khả năng đối trọng lại.39 Từ những điều này, cộng với việc hiểu được sự phản ứng của Trung Quốc trong lịch sử trước các mối đe dọa từ biển cũng như trước các hậu quả mà Trung Quốc phải gánh chịu nếu như không ngăn chặn được bằng lực lượng hải quân, chúng ta hoàn toàn có thể phán đoán được sự nhạy cảm của Trung Quốc đối với việc hiện diện và hoạt động trái phép trên vùng nước của Trung Quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc đang lao vào chiến dịch phát triển khả năng có thể đặt Mỹ vào tình thế nguy hiểm nếu họ đi vào các vùng biển mà Trung Quốc phản đối. Chiến lược chống can thiệp (hay chống tiếp cận/phong tỏa khu vực A2/AD) là chiến lược phong tỏa biển có hệ thống. Chiến lược này sử dụng C4ISR để tìm kiếm và nhắm vào các tàu chiến địch trên mặt nước, đe dọa chúng bằng tên lửa đạn đạo chống tàu từ cơ sở trên mặt đất, máy bay có căn cứ mặt đất, tàu ngầm và lực lượng chiến đấu mặt 37. Christian Le Miere, ‘Waves of Concern: Southeast Asian States Plan Naval Defences’, Jane’s Intelligence Review, tháng 5/2011, tr. 8-13. Tuy nhiên, các kế hoạch phát triển hải quân của Thái Lan theo hướng này đã bị đình trệ. ‘Submarine plan torpedoed,’ Bangkok Post, 20/9/2011. 38. Luyo Yuan, ‘PLA General: US engaging in gunboat diplomacy’ People’s Daily, 12/8/2010. Trích trong Manicom, tlđd. 39. Staff Writers AFP Beijing, 7/9/2010 ‘China Needs ‘carrier-killer missile: press’ citing Global Times 6/9/2010. Điều này khá bất ngờ vì Trung Quốc không phản đối sự hiện diện của tàu George Washington trong Hoàng Hải năm 2009. Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn cầu thường có xu hướng chủ nghĩa dân tộc hơn tờ Trung Quốc Nhật báo, một tờ báo tiếng Anh có lượng phát hành rộng ở lục địa.
  • 30. GS. Geoffrey Till 28 nước trung bình và nhỏ. Dường như các hệ thống này được dẫn dắt tấn công bằng máy tính vừa phá hủy cơ sở của địch, vừa có thể tự bảo vệ và duy trì sức tấn công. Không ngạc nhiên là, điều này đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn ở Mỹ về việc chống lại chiến lược A2/AD thế nào là tốt nhất. Mặc dù người phát ngôn của Mỹ đã cố gắng nhấn mạnh rằng suy tính của họ không nhằm cụ thể vào Trung Quốc hay đơn thuần là ai đó ở Tây Thái Bình Dương, nhưng tuyên bố này cũng dấy lên nhiều hoài nghi ở Bắc Kinh. Dù thế nào, dường như có hai ý tưởng về cách phản ứng đối với thách thức của chiến lược đó. Ý thứ nhất, đã được thảo luận nhiều nhưng vẫn là một khái niệm khá mơ hồ là Thế trận Không-Biển, mà ở đó các lực lượng không quân và hải quân hợp nhất thành một hệ thống toàn diện, có khả năng thực hiện và đánh bại khả năng chống can thiệp. Ý tưởng thứ hai, được thúc đẩy bởi chi phí và bản chất leo thang của phản ứng này, là khái niệm mới về “Kiểm soát Xa bờ” trong đó áp lực đối kháng được đặt vào sự phụ thuộc của những đối thủ khu vực đối với các tuyến thông tin đường biển.40 Như đã đề cập, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào việc đảm bảo các tuyến thông tin đường biển, ý tưởng này có vẻ như ngày càng trở nên hấp dẫn. Ví dụ như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã ám chỉ đến thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca của Trung Quốc (“Malacca Dilemma”) trong đó sự thịnh vượng hay độc lập chiến lược của một đất nước dựa vào việc đảm bảo các tuyến giao thông biển - những tuyến đường mà hiện nay Trung Quốc ít hoặc không kiểm soát được. Tổng tư lệnh Wu Shengli, viết bài cho tạp chí của Đảng Cộng sản Qishi chỉ ra nhu cầu duy trì “an toàn giao thông trên biển và các tuyến giao thông chiến lược cho năng lượng.”41 Vai trò quan trọng của nhiệm vụ này ngày càng nhận được nhiều quan tâm do hệ quả của các chiến dịch đầy quyết tâm của Trung Quốc xây dựng các hạm đội tàu chở dầu khí quốc gia để mang về nguồn cung năng lượng, góp phần giảm bớt một nguyên nhân gây ra sự dễ bị tổn thương về mặt thương mại và chiến lược của Trung Quốc.42 Hai cách đối phó này rất khác nhau ngoại trừ trong việc chúng đều chú trọng vào Biển Đông và Hoa Đông mặc dù ý tưởng thứ hai có thể ít hơn ý tưởng thứ nhất. Hơn nữa, cả 3 ý tưởng (Các Hoạt động Chống Can thiệp, Thế trận Không-Biển và Kiểm soát Xa bờ) không nên chỉ được nhìn nhận là các kế hoạch hành động quân sự thuần túy, dù có đúng như vậy đi chăng nữa thì các ý tưởng này là một phần của các chiến lược tổng thể và toàn diện để giành lấy đồng minh và tác động đến các nước ở khu vực. Vì thế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu năm 2009 rằng: Khi xem xét các chương trình hiện đại hoá quân sự của các nước như Trung Quốc, chúng ta nên ít quan tâm hơn đến các khả năng thách thức nước Mỹ một cách đối xứng 40. Về Thế trận Không-Biển xem Jan Van Tol et al, AirSea Battle: A Point-of-Departure Operational Concept (Washing- ton: Center for Strategic and Budgetary Assessments, 2010), Bill Gertz, ‘Inside The Ring: Air Sea battle Fight’ Washington Times, 12/10/2011 and Richard Fisher, ‘Too Little Too late ?’ Defense Technology International tháng 4/2011. For ‘Offshore Control’ see J Noel Williams, ‘Air-Sea Battle: An Operational Concept looking for a strat- egy,’ Armed Forces Journal tháng 9/2011. 41. Trích trong Richard D Fisher Jr. ‘Depth Perception: China links power to economic security’ Defense Technology International tháng 5/2009 42. Michael Richardson, ‘China’s reliance on Mid-East oil a strategic vulnerability’ The Straits Times, 14/2/2011.
  • 31. “Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông 29 như: máy bay - máy bay, tàu - tàu, mà thay vào đó, nên quan tâm nhiều hơn đến khả năng can thiệp vào quyền tự do đi lại và hạn chế các lựa chọn chiến lược của chúng ta. Đầu tư của Trung Quốc vào vũ khí chống tàu và tên lửa đạn đạo có thể đe doạ đến cách thức mà Mỹ sử dụng để thực thi quyền lực và trợ giúp các đồng minh ở Thái Bình Dương - đặc biệt là các căn cứ không quân và các biên đội tàu sân bay tấn công.43 Vì tất cả các lý do đó, khu vực Biển Đông, và cả vùng biển Hoa Đông, đang ngày càng trở nên có ý nghĩa chiến lược. Bất chấp các yêu sách về kiểm soát đặc quyền đối với Biển Đông, đây là một không gian chiến lược chung cho tất cả các nước trong khu vực cũng như nhiều nước khác ngoài khu vực, chứ không giống như Biển Bắc và Đông Đại Tây Dương trong thế kỷ 20. Theo đó, sẽ rất đáng ngạc nhiên nếu Biển Đông không phải là nơi có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh chuyển hướng quyền lực kinh tế sang Châu Á-Thái Bình Dương, sự nổi lên của “thời khắc biển” và sự phát triển của sức mạnh hải quân và cảnh sát biển ở khu vực. Theo đó, các nước tuyên bố chủ quyển sẽ cần điều chỉnh chính sách. Vậy có thể làm được điều gì? Xung đột trong và xung quanh Biển Đông và các nguy cơ về hiện đại hóa hải quân hiện nay ở khu vực không nên bị thổi phồng quá mức. Hiện đại hóa hải quân chưa đến mức giống như chạy đua vũ trang cổ điển. Mọi người có thể tranh luận rằng sự hiện đại hóa hải quân kiểu này là bằng chứng, thay vì là một nguyện vọng “thông thường” của các quốc gia biển trong việc tăng cường năng lực và xây dựng khả năng công nghiệp quốc phòng quốc gia. Tuy nhiên, những phát triển này có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát, đặc biệt nếu nó dẫn đến các vụ va chạm vô ý nhưng ngày càng leo thang trên biển. Từ đó có thể biến thành một cuộc chạy đua vũ trang hải quân phức tạp và tạo ra hậu quả khôn lường cho sự ổn định quốc tế. Rõ ràng chúng ta đều hiểu rõ mối nguy này. Cùng theo cách đó, nhu cầu hạ nhiệt cũng được thừa nhận một cách rộng rãi. Và trong bối cảnh này, việc thiết lập một “đường dây nóng” gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay việc tổ chức tuần tra hải quan chung giữa Việt Nam - Trung Quốc, hay việc nối lại liên lạc quân sự - quân sự, như Hiệp định Tham vấn quân sự trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc, các chuyến viếng thăm cấp cao giữa tất cả các bên đều là những diễn biến tích cực, đặc biệt nếu chúng dẫn đến sự thống nhất để tránh những vụ va chạm trên biển vượt ra khỏi tầm kiểm soát.44 Do vậy, rất nhiều người sẽ tán thành việc tìm kiếm một thỏa thuận INCSEA được ký giữa Mỹ và Xô Viết năm 1972.45 Trên thực tế một số nước cũng đã làm như vậy như Indonesia và Malaysia năm 2001. Các biện pháp xây dựng lòng tin an ninh biển dạng này cũng ít nhiều cải thiện được môi trường và giúp cho việc quản lý (nếu chưa giải quyết được) vấn đề Biển Đông dễ dàng hơn. Ví dụ như DOC, nhấn mạnh vào nhu cầu của các nước yêu sách phải giải 43. Trích trong ‘Race on for next generation of anti-ship missiles’ The Straits Times, 11/1/2011. 44. Hotline to ease Vietnam-China tensions, Jane’s Defence Weekly, 7 Sep 2011; ’Vietnam Holds navy Drill Amid China Spat’Washington Post, 20/6/2011; ‘China, US Agree on navy Drills, Dispute over South China Sea’ Beijing Review, 12/7/2011. 45. David Winkler, ’The Evolution and significance of the 1972 Incidents at sea agreement’ Journal of Strategic Studies, tháng 4/2005.
  • 32. GS. Geoffrey Till 30 quyết vấn đề bảo vệ môi trường biển, thực hiện hợp tác nghiên cứu khoa học biển, đảm bảo tự do hàng hải cho tất cả các tàu thuyền và duy trì tìm kiếm và cứu nạn. Sự công nhận nhu cầu hợp tác để đối phó với các mối đe dọa chung đến trật tự tốt trên biển, như đánh bắt cá quá mức và cướp biển, cũng là mục đích thứ hai của việc cải thiện quan hệ tác chiến và chính trị giữa các nước có yêu sách và giữa họ với những nước bên ngoài có lợi ích. Nhưng có lẽ trên tất cả, nên có sự gia tăng nhận thức rằng: vẫn có khả năng xảy ra rắc rối nghiêm trọng ở Biển Đông; rằng khu vực đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và chiến lược; rằng tình hình đang dần xấu đi và rằng thời gian nếu đang không cạn dần thì ít nhất cũng rất hạn hẹp, nên cần phải khuyến khích đối thoại và thảo luận và nhận thấy được sự khẩn cấp phải quản lý (nếu như chưa thể giải quyết được) các thách thức khác nhau ngày càng tăng ở Biển Đông.
  • 33. 31 2 TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRÊN BIỂN Phó Đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda Giám đốc Viện Okazaki, Nhật Bản Những yếu tố gây bất ổn trong an ninh khu vực hiện nay Trong tình hình an ninh hiện tại, có một số những yếu tố bất ổn đáng chú ý đang đe dọa an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Những yếu tố này có thể được chia thành hai loại chính: yếu tố truyền thống và yếu tố phi truyền thống. Về những yếu tố truyền thống, trước hết, có một số cơ chế đối đầu được để lại từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ví dụ như tại Bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan, vẫn đang trùm bóng đen của sự bất ổn, không chắc chắn, và không thể dự báo lên khu vực. Yếu tố thứ hai là sự phát triển nhanh chóng của sức mạnh quân đội Trung Quốc mà chủ yếu là lực lượng hải quân và không quân, cũng như việc sử dụng không gian và mạng trong lĩnh vực quân sự, điều có thể phá vỡ thế cân bằng lực lượng quân sự trong khu vực. Yếu tố thứ ba bao gồm các tranh chấp về lãnh thổ, tôn giáo và sắc tộc do những tranh cãi từ lịch sử. Đặc biệt, tranh chấp đảo có thể phát triển thành xung đột vũ trang. Yếu tố thứ tư là sự đối đầu về lợi ích biển - có liên quan mật thiết đến tranh chấp lãnh thổ đối với các hòn đảo. Tất cả các yếu tố kể trên đều có thể có tác động nghiêm trọng đến an ninh và ổn định tổng thể của khu vực, bởi vì chúng có khả năng có thể gây trở ngại cho an toàn của các tuyến giao thông trên biển (SLOC). Những yếu tố phi truyền thống, mặt khác, là những yếu tố mới chỉ xuất hiện rõ ràng kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Yếu tố thứ năm là phổ biến các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo từ Đông Bắc Á đến Pakistan, Iran và những khu vực khác chủ yếu thông qua các tuyến giao thông trên biển trong khu vực. Yếu tố thứ sáu là gia tăng sức mạnh của các hoạt động khủng bố như đánh bom, do có sự tăng
  • 34. Hideaki Kaneda 32 cường quan hệ giữa các tổ chức khủng bố quốc tế với các nhóm có liên quan khác trong và ngoài khu vực, chủ yếu nhắm vào các quốc gia quản lý yếu kém, các vùng biển đảo, hoặc các đảo hẻo lánh. Tình trạng này đã trở nên đặc biệt rõ ràng kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9. Yếu tố thứ bảy là xu hướng toàn cầu hoá và tái tổ chức các hoạt động tội phạm phi pháp xuyên đại dương, ví dụ như cướp biển, buôn bán ma tuý, và buôn lậu người trong khu vực. Yếu tố thứ tám, nhìn từ góc độ dài hạn, là tham vọng của Trung Quốc muốn duy trì vị trí bá chủ trên biển. Điều đó được thể hiện thông qua các nỗ lực của nước này trong việc xây dựng cái gọi là “chuỗi ngọc trai” - một chuỗi các cơ sở chiến lược (chính trị, kinh tế và quân sự), dọc theo các tuyến đường biển chính nối Trung Đông với Đông Bắc Á. Thông qua việc xem xét những yếu tố bất ổn này, chúng ta có thể tìm thấy một số từ khóa chung giữa chúng. Trong đó, “An ninh Biển” và “Những Rủi ro từ Trung Quốc” là những từ khoá quan trọng nhất đối với sự ổn định tổng thể của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tầm quan trọng của An ninh Biển 1.“An ninh Biển”đối với Mạng lưới hàng hải (Broad SLOC) Không cần phải nói “An ninh Biển” rất quan trọng đối với kinh tế khu vực. Nền kinh tế khu vực, bao gồm cả Nhật Bản, đã được phát triển và cũng phụ thuộc rất nhiều vào vận tải biển qua các tuyến giao thông trên biển an toàn. Đặc biệt nguồn tài nguyên dầu mỏ mà vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của Nhật Bản và khu vực phụ thuộc rất lớn vào an toàn của các tuyến giao thông trên biển dài và rộng kết nối Ấn Độ Dương, eo biển Malacca-Singapore, Biển Đông và Biển Hoa Đông. Do vậy, các tuyến giao thông trên biển này thực chất là huyết mạch của toàn bộ khu vực. Trên thực tế, Eo biển Malacca-Singapore là “mạch sống của các quốc gia Đông Bắc Á” bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và cả Nhật Bản, khiến eo biển này theo một cách nào đó trở thành “gót chân Achilles” của nền kinh tế thế giới. Hàng năm có khoảng 50.000 tàu, hơn một phần tư tổng số tàu vận chuyển hàng hoá trên toàn thế giới, và khoảng một nửa sản lượng thương mại của Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc lưu thông qua eo biển này. Nếu chỉ tính riêng các tàu chở dầu, khoảng 50% lượng tàu chở dầu của toàn thế giới và 85% tàu chở dầu từ khu vực Trung Đông đến vùng Đông Bắc Á đi qua eo biển Malacca- Singapore. Việc đảm bảo “An ninh Biển” ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, tự thân nó rất quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh khu vực. Tuy nhiên, các tuyến giao thông trên biển không chỉ dừng lại trong phạm vi một khu vực. Do thương mại trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Châu Đại Dương và Nam Thái Bình Dương liên tục phát triển trong những năm qua với sự tăng dần của nguồn cung năng lượng, tài nguyên và thực phẩm từ Úc sang các quốc gia Đông Bắc Á, ví dụ như như uranium, than đá, khí tự nhiên, quặng sắt, đất hiếm hay thịt, cũng như sự phát triển kinh tế vượt bậc của Ấn Độ dẫn đầu bởi ngành công nghệ thông tin, các khu vực đã ngày càng nhận