SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 195
NGHỆ THUẬT VÀ TÔN GIÁO
HÀN QUỐC
PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG BẮC Á
Nội dung chính
• I. Nghệ thuật Hàn Quốc
– Nghệ thuật tạo hình: Hội họa, thư pháp, điêu khắc,
kiến trúc
– Nghệ thuật biểu diễn: Âm nhạc, múa, phim
– Nghề thủ công truyền thống: gốm sứ, chế tác kim loại
• II. Tôn giáo Hàn Quốc
– Shaman giáo
– Phật giáo
– Nho giáo
– Kitô giáo
– Thiên đạo giáo
– Hồi giáo
PHẦN I: NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC
• NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH:
• Hội họa:
• Có lịch sử phát triển từ thời Tam Quốc (57- 668 SCN).
• Các tác phẩm nổi tiếng trong thời kỳ đầu là các bức bích hoạ trên
tường và trần lăng mộ cổ thời Goguryeo (2 TCN-668 SCN).
• Cảnh mây, núi, hoa lá, cây cối và động vật là những chủ đề thường
thấy ở thời kỳ này.
• Thần Mặt trăng trong tường mộ cổ thời Gogureo
Bích họa mô tả cảnh săn bắn thời Koguryo
Hội họa…..
• Thời Shilla (57- 935), nghệ thuật vẽ tranh lại mang tính suy
tư trầm mặc và tỉ mỉ. Do Phật giáo đạt tới đỉnh cao nên phần lớn
các bức hoạ đều vẽ cảnh thực tại và mang tính tôn giáo lấy từ
trong các bộ kinh Phật.
•Thời Goryeo, nghệ thuật vẽ tranh phát triển hưng thịnh với
muôn màu muôn vẻ đánh dấu kỷ nguyên vàng của hội họa.
•Các hoạ sĩ trong kỷ nguyên này đã sáng tạo ra các bức bích
hoạ trong đền chùa và những tranh cuốn về Phật giáo (Phật giáo
hưng thịnh).
•Các nhà sư, quý tộc và các học giả cũng vẽ tranh về tôn giáo,
phong cảnh và chân dung cũng như các bức tranh bằng mực về
chim chóc, hoa lá và tre trúc.
Hội họa…
•Thời Joseon (1392-1910),
Nho giáo hưng thịnh, nghệ thuật
vẽ tranh truyền thống Trung Hoa
có ảnh hưởng lớn trên bán đảo.
•Các hoạ sĩ Hàn Quốc hầu hết
đều sao chép phong cách vẽ của
các triều đại Tống, Nguyên và
Minh.
• Các họa sĩ đã có sự chọn lựa
các yếu tố theo thẩm mỹ riêng rồi
sử dụng để phát triển phong cách
nghệ thuật truyền thống đặc trưng
của mình.
Hội họa…
•Thế kỷ 18, các họa sĩ
đã chuyển sang vẽ về đời
sống hàng ngày của nhân
dân do chịu ảnh hưởng của
phong trào Silhak (Thực
học) tiếp sau việc những
người truyền giáo đạo
Thiên chúa đưa khoa học và
kỹ thuật của phương Tây
vào bán đảo Triều Tiên.
Hội họa…
• Kim Hong-do, A Cat and a Butterfly, 18th century, Gansong Art Gallery.
Hội họa….
•Sau khi Nhật Bản biến Bán đảo Hàn
thành thuộc địa, các phong cách vẽ
tranh truyền thống dần bị lấn át bởi
phong cách vẽ sơn dầu của phương Tây
được du nhập vào và trở nên thịnh hành
trong suốt thời kỳ này.
• Đến năm 1945, cùng với việc giải
phóng khỏi sự đô hộ của Nhật Bản, nghệ
thuật vẽ tranh truyền thống của Triều
Tiên nhờ một số họa sĩ nổi tiếng đã
được hồi sinh và bắt kịp với những
khuynh hướng đương đại của thế giới
bên ngoài.
• Jo Hee-ryong (1797–1859), Ngôi nhà bên những cây
mơ, Gansong Art Gallery.
Hội họa…
•Từ cuối thập nhiên 60, tranh của Hàn Quốc bắt đầu chuyển
hướng sang phong cách trừu tượng mang tính hình học. Các hoạ
sĩ của thời kỳ này rất quan tâm đến các vấn đề chủ thể chuyển tải
sự hoà hợp sẵn có giữa con người với tự nhiên. Đến cuối thập
niên 70 thì khuynh hướng này đã mở rộng thành khuynh hướng
vẽ tranh đơn sắc.
•Các tác phẩm hội hoạ trong những năm 80 phần lớn là để
phản ứng đối với phong cách vẽ tranh những năm 70.
•Từ giữa những năm 1980 trở đi, đặc biệt là sau Olimpic
Seoul năm 1988, xuất hiện một khuynh hướng quốc tế mạnh mẽ
trong nghệ thuật Hàn Quốc.
•Số lượng của các triển lãm tác phẩm nước ngoài ở Hàn Quốc
và của Hàn Quốc ở nước ngoài tăng lên đáng kể.
Tranh thủy mặc
Dựng nhà
Làm đồng
• Cảnh
trường
thi
THƯ PHÁP
•Ở Hàn Quốc cũng như ở Trung Quốc và Nhật Bản, thư pháp từ
lâu đã được coi là một hình thức nghệ thuật quan trọng và được
thưởng thức giống như hội hoạ.
•Theo truyền thống, thư pháp chữ Hán được viết nhiều hơn thư
pháp chữ Hangul. Thậm chí sau khi đã phát minh ra bảng chữ cái
Hangeul năm 1443, chữ Trung Quốc vẫn tiếp tục được sử dụng như
là chữ viết chính thức cho đến cuối thế kỷ 19.
• Calligraphy by Kim Jung-hee; Written in his own style named 'Chu-Sa-Chae( 추사체 )'
Thư pháp…
•Nguồn cảm hứng làm cơ sở cho một tác phẩm thư pháp là tự
nhiên. Mỗi nét chữ, thậm chí mỗi chấm đều gợi nhắc hình dáng của
một vật thể tự nhiên. Giống như cành của một cái cây đang sống, mọi
nét dù nhỏ nhất trong một tác phẩm thư pháp đẹp đều phải được làm
cho sống động. Đây chính là thuộc tính riêng của thư pháp để phân
biệt với các bản chữ in.
•Hanja Calligraphy by Han Ho; titled as "Jeungryu yeojang seochep"
Thư pháp…
•Vào cuối thế kỷ 19, sự xâm nhập của
văn hoá phương Tây đã làm đảo lộn hệ
thống giá trị văn hoá truyền thống trên bán
đảo. Nghệ thuật bước vào thời kỳ khủng
hoảng khiến thư pháp cũng trở nên suy yếu
cho đến giữa thế kỷ XX.
•Năm 1949, Triển lãm quốc gia được
thành lập và đã giành một phần đặc biệt
cho thư pháp giúp nó tiếp tục được duy trì.
Ngày nay các nhà thư pháp đang cố gắng
thử nghiệm phong cách mới với bảng chữ
cái Hàn Quốc (Hangeul) nhằm phát triển
hơn nữa di sản quốc gia quan trọng này.
ĐIÊU KHẮC
•Nghệ thuật điêu khắc của Hàn Quốc
nói riêng và của Bán đảo Hàn (372) nói
chung phát triển từ khá sớm. Nhất là từ
khi Phật giáo truyền bá vào, nghệ thuật
điêu khắc trên bán đảo từ đây bước sang
một giai đoạn phát triển mới cả về nội
dung lẫn kỹ thuật.
•Cho đến trước lúc Bán đảo Hàn rơi
vào tay thực dân Nhật Bản (1910), các
thành tựu điêu khắc của Hàn Quốc thể
hiện chủ yếu ở việc khắc tạc các bức
tượng Phật.
Điêu khắc…
•Thời Goguryeo,
tượng Phật có khuôn
mặt dài và gầy, đầu
cạo trọc, trên đầu có
những dấu nổi của
Phật, thân thể hình trụ
cứng nhắc được khoác
lên một chiếc áo
choàng dày với những
nếp gấp xòe đuôi cá ở
đường viền của cả hai
mặt và ống tay rộng
quá khổ.
•
Điêu khắc…
• Thời Baekje,
các tượng Phật đều
có nét ấm áp và
nhân tính, dấu nổi
của Phật nhỏ trên
đầu, vóc dáng oai vệ
nhưng thư thái,
đường nét cong
nhiều dưới lớp áo
choàng dày và chỗ
xoè bên cạnh của
viền áo được thu
nhỏ lại.
Điêu khắc..
•Thời Shilla, với việc chính
thức chấp nhận đạo Phật trở thành
quốc đạo đã khiến cho điêu khắc
tượng Phật phát triển mạnh mẽ hơn
bao giờ hết. Các nghệ nhân Shilla
lần đầu tiên đã có thể xuất khẩu các
sản phẩm điêu khắc của mình sang
Nhật Bản. Phong cách điêu khắc
tượng Phật chịu ảnh hưởng của nhà
Tùy và nhà Đường Trung Quốc.
Các tượng Phật lúc này được thể
hiện với những gương mặt đầy đặn
phúc hậu, dáng vẻ thư thái và áo
quần như thật.
Điêu khắc…
•Thời Goryeo (918-1392), các vị
Phật lúc này dưới bàn tay tài hoa của
các nghệ nhân Goryeo đã mang những
nét của người Triều Tiên mà điển hình
là mắt và xương gò má, tuy nhiên vẫn
còn dáng vóc hình học cứng nhắc mà
không có được sinh khí bằng các thời
kỳ trước. Tượng Phật bằng sắt của
Gwangju, bộ ba tượng Phật bằng đá
của đền Gaedaesa, tượng Phật bằng
đồng mạ vàng của đền Munsusa và
tượng Phật bằng gỗ của đền
Bongnimsa, tất cả đều là những tác
phẩm nổi tiếng nhất đại diện cho điêu
khắc Goryeo.
Điêu khắc..
•Thời Choson,
lần đầu tiên Phật
giáo suy tàn trước
sự chấn hưng của
Nho giáo. Điêu khắc
tượng Phật cũng vào
giai đoạn suy yếu.
Điêu khắc…
•Bước sang thập niên 70, nghệ thuật
điêu khắc Hàn Quốc có nhiều bước tiến
đáng kể do sự phát triển nhanh chóng
của kinh tế đất nước, tuy nhiên các nghệ
sĩ trẻ đã hầu như chuyển hoàn toàn sang
chủ nghĩa trừu tượng đơn thuần.
• Những năm 80 lại đánh dấu một
phong cách mới chưa từng có trong nghệ
thuật điêu khắc Hàn Quốc, đó là sự tích
cực và nhân văn hơn của các nghệ sĩ
trong sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy
lý trí cứng nhắc của các thập kỷ trước.
•Cho đến nay, nghệ thuật
điêu khắc Hàn Quốc ngày
càng phát triển đa dạng với
nhiều khuynh hướng mới,
trong đó đáng chú ý là
khuynh hướng chủ nghĩa hiện
thực mới của các nghệ sĩ
mong muốn phục hồi mối liên
kết giữa người nghệ sĩ với
công chúng. Ngoài ra, kỹ
thuật cũng ngày càng được đề
cao và trở thành nhân tố hết
sức quan trọng trong nghệ
thuật điêu khắc hiện đại.
Kiến trúc
•Nghệ thuật của Bán đảo Hàn nói chung và của Hàn Quốc nói riêng
có sự chia sẻ về khái niệm thẩm mỹ, mô tuýp, kỹ thuật và hình thức với
hai nước láng giềng là Trung Quốc và Nhật Bản.
•Mặc dù có nhiều nét tương đồng, nhưng nghệ thuật ở quốc gia bán
đảo này vẫn có một phong cách đặc biệt riêng ở đặc trưng mộc mạc và tự
nhiên.
• Bên cạnh đạo Phật là nguồn cảm hứng chính cho nhiều kiểu kiến
trúc của quốc gia, triết lý về âm và dương, thuật phong thuỷ, đạo Lão và
đạo Khổng cũng có ảnh hưởng đến kiến trúc Hàn Quốc.
•Kiến trúc cổ đại của Hàn Quốc luôn thể hiện quan niệm hài hòa với
môi trường tự nhiên xung quanh. Theo người Hàn Quốc sẽ không phải là
một địa điểm tốt để xây dựng không có đủ hai yếu tố núi và nước. Suy
nghĩ này không chỉ đơn thuần dựa trên thẩm mỹ mà nó còn mang ý nghĩa
phong thủy.
Kiến trúc truyền thống
• Kiến trúc thành quách
• Ruins of Hwando Mountain Fortress, a major Goguryeo fortification
• Thành Hwa ( 華城 ) ở tỉnh Gyeonggi. Kiến trúc thời Choson.
• Cổng thành Paldalmon. Kiến trúc thời Choson.
• Sangdangsanseong Mountain Fortress
• Kiến trúc tôn giáo
• Tháp đá kiến trúc theo
phong cách phương Tây
được xây trong thời Baekje
trong khuôn viên chùa
Mireuksa
• Kiến trúc tôn giáo
• Đại bảo tháp 9 tầng tại
chùa Hwangyong tỉnh
Gyeongju. Xây dựng thế
kỷ VII. Bị quân Mông Cổ
tàn phá, sau được phục
chế.. Cao 80 mét.
• Chùa Bulguksa (Chùa Đất Phật) tại tỉnh Gyeongsangbuk được dựng năm
751 hoàn thành năm 774. Được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Kiến trúc tôn giáo
Kiến trúc cổng
Tháp chuông
• Kiến trúc tôn giáo
• Tháp đá Dabotap (Đa bảo tháp)
nằm trong chùa Bulguksa. Xây
dựng vào thế kỷ VIII. Cao 9,4m.
Kiến trúc độc đáo. Di sản văn hóa
thế giới.
• Động Seokguram.
Xây năm 742, nằm
trong quần thể chùa
Bulguksa. Di sản
văn hóa thế
giới.Nằm ở thành
phố Gyeongju, tỉnh
Gyeongsangbuk.
Kiến trúc tôn giáo
• Động Seokguram
• Sân chính của Jongmyo. Jongmyo là đền thờ đạo Khổng được xây
dựng từ năm 1394 theo chỉ dụ của vua Taejo để thờ cúng các vị
vua và hoàng hậu của triều đại Choson (1392–1897).
Kiến trúc tôn giáo
Kiến trúc cung đình
• Đài quan sát Cheomseongdae ở tỉnh Gyeongsangbuk vào thế kỷ VII :
Cao 9,4 m, rộng 5,7m, được làm bằng 362 khối đá granit tượng trưng
cho 362 ngày trong năm âm lịch.
• Hồ Anapji( 雁鴨池 ): Đông-Nam: 200m, Tây-Bắc: 180 m,có ba đảo
nhỏ, được kiến trúc bên cung điện. Được xây dựng thời Shilla.
Kiến trúc triều đình
Kiến trúc cung đình
• Kiến trúc mái
• Kiến trúc mái
• Cửa chính của cung điện Changdeok được xây dựng lại năm 1609.
Kiến trúc thành quách: Cửa Nam Deamun
• Throne Hall, Changgyeong Palace, a South Korean
national treasure.
Kiên trúc hiện đại
Tháp N.Seoul Tower còn
gọi là Namsan Tower .
Xây năm 1969.
Năm 1980 mở cửa cho
khách du lịch. Cao:
236,7m.
Kiến trúc hiện đại…
Incheon Twin Towers
Khởi công xây dựng: 2008, dự kiến
hoàn thành 2015. Cao: 487m, 102
tầng. Có thể sánh với World Trade
Center ở Mỹ
Lotte World Tower cao 123 tầng 556
met. Khởi công xây dựng 11/2010 tại
Seoul, sau 13 năm thiết kế.
Kiến trúc năm 2014
Kiến trúc hiện đại…
Kiến trúc nhà ở
• Commoner homes at Hahoe Folk Village, a UNESCO
World Heritage Site.
• Yangdong Folk Village, a UNESCO World
Heritage Site.
• Nhà truyền thống Hàn Quốc sử
dụng để sống trong được gọi là
Hanok. Thuật ngữ này bao gồm
những loại kiến trúc truyền thống
Hàn Quốc trong đó bao gồm nhà
mái tranh, ván lợp mái nhà mái
ngói. Hầu hết các mái tranh và ván
lợp mái nhà đã biến mất nhưng
nhà mái ngói hiện nay vẫn có thể
được tìm thấy tại Hàn Quốc và
được coi là di sản và đang được
Chính phủ Hàn Quốc duy trì. Cho
đến hôm nay, vẫn còn những
người sống trong nhà như nhà của
họ.
• Nhà được thực hiện để được mát
mẻ vào mùa hè và ấm áp trong
mùa đông với sàn cách nhiệt
"Ondol" . Ondol mang lại hiệu ứng
khác nhau, được làm ấm ngôi nhà
hoặc giữ mát nhà.
NGHỆTHUẬT BIỂU DIỄN
• Âm nhạc Truyền thống: có hai loại cơ
bản là Jeongak (chính nhạc) và Minsogak
hay Sogak (tục nhạc, nhạc dân gian).
– Jeongak: Được coi như nhạc cổ điển của Hàn
Quốc, nhạc cung đình dành cho tầng lớp
thượng lưu.
– Minsogak: Nhạc dành cho tầng lớp thứ dân,
mang tính đại chúng.
Jeongak
• Ancestral
rites at
Jongmyo
Shrine, Seoul
• Dàn nhạc giao hưởng Busan biểu diễn aak (Nhã nhạc)
• Pansori performance at the Busan Cultural Center in Busan South
Korea
• Biểu diễn hát dân ca Minyo
• Âm nhạc hiện đại (K-pop):
•
K-pop (nhạc pop Hàn Quốc) là một thể loại âm nhạc có nguồn
gốc Hàn Quốc được đặc trưng bởi một loạt các yếu tố nghe
nhìn. Mặc dù vậy, thuật ngữ này thường được sử dụng theo
nghĩa hẹp để mô tả một hình thức hiện đại của âm nhạc pop
Hàn Quốc bao gồm chủ yếu là dance-pop, pop ballad, điện tử,
rock, hip-hop , R & B, vv
•
Vào năm 1992, K-pop hiện đại đã thành công trong thử
nghiệm các phong cách âm nhạc khác nhau đã gây ra một sự
biến đổi trong ngành công nghiệp âm nhạc của Hàn Quốc. Kết
quả là sự hội nhập yếu tố âm nhạc của nước ngoài đã trở thành
một thực tế phổ biến trong ngành công nghiệp K-pop.
• Bằng cách khai thác các dịch vụ mạng xã hội và chia sẻ video
YouTube, khả năng thu hút một lượng khán giả khá lớn ở nước
ngoài của ngành công nghiệp K-pop đã tạo điều kiện tăng trưởng
đáng chú ý trong sự phát triển ở hải ngoại. Kể từ giữa những năm
2000, K-thị trường nhạc pop đã trải qua tốc độ tăng trưởng hai con
số. Trong nửa đầu năm 2012, nó đạt doanh thu gần 3,4 tỷ USD, và
được công nhận trên tạp chí The Time như "một ngành xuất khẩu
lớn nhất của Hàn Quốc".
• Đầu tiên được phổ biến ở Đông Á vào cuối những năm 1990, K-pop
bước vào thị trường âm nhạc Nhật Bản từ những năm đầu thế kỷ 21.
Trong những năm 2000, nó đã tăng trưởng từ một thể loại âm nhạc
thành một nét đẹp văn hóa trong thanh thiếu niên và thanh niên các
nước Đông và Đông Nam Á. Hiện nay, sự lan tỏa của K-pop tới các
khu vực khác trên thế giới thông qua làn sóng Hàn Quốc như châu
Mỹ La tinh, Đông Bắc Ấn Độ, Bắc Phi, Trung Đông, Đông Âu và
các vùng đất của thế giới phương Tây.
• Ban nhạc Hàn Quốc 2PM
• Girls' Generation (Hangul: 소녀 시대 ; Tiếng Nhật: 少女時代 , cũng được
biết đến với tên SNSD hay So Nyeo Shi Dae) là một nhóm nhạc nữ Hàn
Quốc được thành lập bởi công ty giải trí S.M. Entertainment vào năm
2007. Nhóm có 9 thành viên, bao gồm Taeyeon, Jessica, Sunny, Tiffany,
Hyoyeon, Yuri, Sooyoung, Yoona và Seohyun.
• Girls' Generation biểu diễn ca khúc "Genie" ở sự kiện
LG Mobile Worldcup.
• Park Jae-Sang sinh 1977 là một rapper Hàn Quốc, được biết đến nhiều hơn
với nghệ danh Psy. Anh nổi tiếng với những video và các show diễn hài hước,
đã từng tham gia nhiều chương trình truyền hình.
• "Gangnam Style" của anh trên youtube là video có nhiều lượt xem nhất trong
lịch sử K-pop. Từ khi đưa lên ngày 15 tháng 7 năm 2012, đến nay nó đã có hơn
2 tỉ 023 triệu 208 nghìn 576 lượt xem, cùng khoảng 8 triệu 436 nghìn 440 lần
được ưa thích (thống kê lúc 20h38' ngày 24 tháng 6 năm 2014). Đây cũng là
video nhạc Hàn được xem nhanh nhất, đạt trên 80 triệu lượt xem trong vòng 45
ngày.
• Clayton
Anderson, flight
engineer of the
International
Space Station's
15th expedition
dances
"Gangnam
Style" in a
parody
uploaded by the
space agency
NASA
Hát dân ca
Nông nhạc
Vũ điệu cung đình
Vũ điệu cung đình: múa quạt
Vũ điệu Shaman
Nghệ thuật biểu diễn:Vũ điệu dân gian (nông nhạc)
Múa mặt nạ
Điện ảnh
•Năm 1919, xuất hiện phim đầu tiên ở Bán đảo Hàn gọi là
kinodrama (phim kịch nhựa).
•Kể từ đầu những năm 80, nhờ những đạo diễn trẻ tuổi tài
năng làm phim trong nước lấy lại được sức sống. Năm 2000, bộ
phim Chunhyangjeon (Câu chuyện về Chunhyang) của đạo diễn
Im Kwon-Taek đã là bộ phim đầu tiên được đề cử dự thi Liên
hoan phim Cannes tại Pháp.
•Năm 2001, bộ phim “Khu vực an ninh chung” của Kim Ki-
duk đã được chọn dự thi Liên hoan phim quốc tế Berlin và bộ
phim “Địa chỉ không biết” cũng của đạo diễn này đã vào được
vòng đề cử của Liên hoan phim quốc tế Venice.
•Năm 2001 đánh dấu sự thành công
to lớn của ngành điện ảnh Hàn Quốc
trong việc bán vé. Thị phần phim trong
nước chiếm hơn 46% nhờ vào một số
phim được ăn khách như “Những người
bạn” đã đạt kỷ lục bán vé, “Cô gái ăn
diện của tôi” và “Đá mặt trăng”. Cũng
trong năm này, Hàn Quốc đã cho ra 237
bộ phim với giá trị sản xuất tổng cộng là
11,2 triệu USD. "Trái tim mùa thu" là bộ phim góp công
lớn cho làn sóng Hallyu của Hàn Quốc
•Không chỉ thành công về mặt thương mại, phim Hàn Quốc còn
bắt đầu thành công tại các liên hoan phim lớn trên thế giới.
•Năm 2002 bộ phim Oasis của đạo diễn Lee Chang-dong đã
giành giải hai tại Liên hoan phim Venezia. Cũng tại liên hoan phim
này, bộ phim 3-Iron ( 빈집 , 2004) của đạo diễn Kim Ki Duk đã
giành giải Sư tử bạc.
•Kim Ki Duk là đạo diễn phim nghệ thuật nổi tiếng của Hàn
Quốc, với bộ phim Samaria ( 사마리아 , 2004) ông đã giành giải
Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Berlin.
•Bộ phim đạt giải cao nhất trong số các liên hoan phim cho đến
nay là Oldboy ( 올드보이 , 2003) của đạo diễn Park Chan-wook,
tác phẩm này đã đoạt Giải thưởng lớn (Grand Prix) tại Liên hoan
phim Cannes, chỉ xếp sau bộ phim đoạt giải Cành cọ vàng.
•Trong Liên hoan phim Cannes năm 2007, nữ diễn viên Hàn
Quốc Jeon Do-yeon cũng đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất
• Bộ phim Hàn Quốc
“Bản tình ca mùa
đông” từng làm
mưa làm gió trên
truyền hình nhiều
quốc gia với sự
tham gia của hai
“ngôi sao” Hàn
Quốc là Bae Yong
Joon và Choi Ji
Woo.
• Nàng Dae Jang Kum là một bộ
phim truyền hình dã sữ tình
cảm do Hàn Quốc sản xuất
hiện đang được chiếu trên
kênh SCTV Tong Hop, bộ
phim được đạo diễn Lee
Byung Hoon phụ trách với sự
góp mặt của nhiều diễn viên
trẻ đẹp xứ Kim Chi như là Lee
Young Ae, Ji Jin Hee, Hong Li
Na, Lim Ho, Kyun Mi Ri, Park
Yung Soo..
• Vì sao đưa anh tới đưa tên tuổi Kim Soo Hyun và Jun Ji Hyun lên top diễn viên
hàng đầu showbiz Hàn
NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
• Gốm sứ: Ngay từ thời
Tam Hàn ((57 BC-668
AD), đồ sành sứ đã xuất
hiện và có nhiều sản
phẩm đẹp. Trải qua các
thời đại, đồ gốm sứ trên
Bán đảo đã đạt đến độ
tinh sảo với men màu
ngọc bích. Các sản
phẩm xuất khẩu trước
đây chủ yếu nhằm thị
trường Nhật Bản. Ngày
nay, gốm sứ Hàn Quốc
vẫn tiếp tục truyền thống
và đạt đến trình độ cao
hơn.
Đồ đất nung Gaya – một tiểu vương quốc
trên Bán đảo Hàn (42-532)
• Cừu gốm màu men ngọc bích thời Beakje (Tkỷ 3-4)
• A Korean wine ewer from the Goryeo Dynasty, c. 1150-1200 AD
• Hũ sứ
trắng thế
kỷ 15, thời
Choson
• Chế tác kim loại: Vương miện thời Shilla
Khuyên tai thời Koguryo
Vòng tay thời Shilla
Tượng Phật
thời Koguryo
Tượng Phật thời Beakje
T­îngPhËt
kh¾c trªn®¸
thêi Baekje
PHẦN II. TÔN GIÁO HÀN QUỐC
• 1. Khái lược về tôn giáo Hàn Quốc:
• Hàn Quốc là một đất nước đa tôn giáo
• Theo trình tự lịch sử, người Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của Shaman
giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo và Kito giáo
• Do sự phát triển của xã hội hiện nay với tốc độ cao và cạnh tranh căng
thẳng, người dân tham gia các hoạt động tôn giáo tăng lên và các tổ
chức tôn giáo mới xuất hiện nhiều thêm.
• Hiện nay có khoảng 50,7% người Hàn Quốc theo một tôn giáo nào
đó, đông nhất là Phật giáo (46%), Tin Lành (39%), Công Giáo
(12,3%).
BẢN ĐỒ ĐÔNG BẮC Á
2. Các tôn giáo chính ở Hàn Quốc
2.1. Shaman giáo
(Vu tục giáo/ Musoku-kyo/ 巫俗教 )
1. Khái lược về Shaman giáo
• 1.1. khái niệm shaman giáo:
– Shaman giáo là tên tổng xưng của hiện tượng tôn giáo hay tôn giáo dựa
trên năng lực đặc biệt của các pháp sư, thầy cúng (shaman).
– Là khái niệm, thuật ngữ được sử dụng nhiều trong tôn giáo học, dân tộc
học, nhân chủng học.
– Shaman giáo còn được gọi là Vu thuật, Vu giáo, Vu tục giáo.
– Shaman là những người có năng lực đặc biệt có khả năng thông linh với
thế giới linh hồn, thế giới siêu nhiên trong trạng thái nhập định, xuất
thần.
– Shaman là thuật ngữ vay mượn từ chữ ‘saman’ của ngôn ngữ Thổ Nhĩ
Kỳ chỉ những người hành nghề như vậy rất phổ biến trong văn hóa Thổ
Nhĩ Kỳ, Mông Cổ và văn hóa Siberia cổ.
– Từ thế kỷ 19 , thuật ngữ này được các nhà dân tộc học và thám hiểm sử
dụng để chỉ những người hành nghề phép thuật tôn giáo ở bắc cực và
bắc Á, sau đó được các nhà dân tộc học, tôn giáo học, nhân học sử
dụng phổ biến.
• Shaman giáo là một hệ thống tín ngưỡng với niềm tin rằng
trong thế giới mà con người đang sinh sống có tồn tại vô số
các thần thánh, linh hồn. Những tồn tại siêu nhiên này có can
dự ít nhiều đến cuộc sống của con người (gieo phúc, giáng
họa). Shaman là trung gian để con người có thể giao tiếp với
thể giới thần linh, siêu nhiên nhằm cầu xin lợi lộc hoặc khử trừ
tai ách. Shaman có thể chữa bệnh bằng cách điều chỉnh tâm
trạng, làm dịu đi những tổn thương của con người bằng cách
tác động lên tinh thần để cân bằng thể xác.
• Ba đặc trưng căn bản trong shaman giáo:
– Thần nhập trong trạng thái tâm lí đặc biệt như thôi miên
– Sự thông linh, giao lưu trực tiếp với thế giới siêu nhiên, thần
linh
– Là hệ thống nghi lễ và tín ngưỡng có vai trò xã hội nhất
định.
• Tại những nơi mà Shaman giáo vẫn tồn tại điển hình, có sự
phân biệt giữa những tín đồ và những người đảm trách vai trò
shaman.
• Shaman tại vùng núi Antai
(Nga). Ảnh chụp năm 1908.
• Điệu múa hươi trong
một nghi lễ Shaman
giáo ở Mông Cổ
• Hình ảnh một
trong những
shaman cuối cùng
thuộc tộc người
Orogen ở vùng
Mãn Châu, gần
biên giới Nga
(Siberia)-Trung,
gần sông Amua
chụp năm 1994.
Shaman vùng
Amazon
2. Shaman giáo Hàn Quốc
2.1. Khái niệm
• Shaman giáo ở
Hàn Quốc còn
được gọi là Vu
giáo (Mugyo 巫
教 ), Vu tục
giáo (Muso ku-
kyo / 巫俗教 )
• Shaman giáo được coi là ảnh hưởng vào Hàn Quốc từ những
cư dân Altaic (vùng Trung Á) thời tiền sử. Những nghi lễ của
Shaman giáo đã được người Hàn Quốc rèn giũa và phát triển
trong suốt qua trình lịch sử của họ, cũng vì vậy Shaman giáo ở
Hàn Quốc có những đặc trưng riêng, nhất là nó chịu ảnh
hưởng nhiều yếu tố của Phật giáo như khoan nhượng, từ bi.
• Sự ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây, nhất là của Kitô giáo
vào Hàn Quốc cũng gây ra những xung đột nhất định với
những nghi lễ của Shaman giáo. Tuy nhiên, Shaman giáo đã
đem lại cho Kitô giáo ở Hàn Quốc những sức mạnh huyền bí
riêng.
• Hiện có khoảng 300.000 người hành nghề shaman tại Hàn
Quốc, tức là trung bình cứ 160 người dân thì có 1 người hành
nghề shaman.
•
Một cảnh lên đồng của Mundang
được ghi lại trong một bức tranh
cổ
2.2. Những người hành nghề
shaman giáo
• Có thể chia những người hành nghề
shaman giáo ở Hàn Quốc được chia làm
ba loại:
– Pháp sư
– Thầy tế
– Thày bói
• Pháp sư:
- Pháp sư nữ:
Mudang
- Pháp sư nam
Paksu
- Pháp
sư nam:
Paksu --
• Người ta cũng
thường gọi những
pháp sư nữ được tôn
kính là Mansin với ý
nghĩa là người có
khả năng giao tiếp
được với hàng ngàn
vạn thần linh
• Có hai loại Mundang (pháp sư nữ):
• Mundang thiên khải, được gọi là Kangshinmu ( 강신무 ;
降神巫 ).
• Mudang thế tập được gọi là Sesũm-mu (hoặc Seseupmu)
-
Mudang thiên
khải
(Kangshinmu )
cũng có 2 loại:
Mutang và
Mỹongdu.
- Mutang được các
vị thần linh nhập
vào
- Myongdu khác
biệt ở chỗ thần
nhập là linh hồn
người chết trẻ có
liên hệ họ hàng.
• Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một người có thể trở thành Kangshinmu là
hiện tượng Thần bệnh (Shinbyeong):Biểu hiện của Thần bệnh rất đa dạng
tùy thuộc vào nền tảng văn hóa và môi trường sống của từng trường hợp
cụ thể, nhưng thông thường đều là chứng mất ngủ, biếng ăn và một số
chứng bệnh lạ về tâm thần khôg chữa trị được bằng các biện pháp y học
thông thường.
• Lễ thần nhập (Naerimgut) chính là nghi thức được coi như thần giáng vào
một người đang trong thời kỳ thần bệnh để người đó chính thức trở thành
một Kangshinmu.
Thần bệnh (Shinbyeong)
• Đặc điểm phổ biến đầu tiên của một Pháp sư
liên quan đến một hiện tượng đau ốm được
gọi là Shinbyeong (thần bệnh) với đặc trưng là
mất ngủ, ăn không ngon, người suy nhược
không rõ nguyên nhân. Nerim-gut là nghi lễ để
chữa thần bệnh và để người đó trở thành một
pháp sư.
• Triệu chứng của Shinbyeong rất đa dạng và
khác nhau đối với từng trường hợp tùy thuộc
vào trình độ văn hóa và môi trường xung
quanh. Triệu chứng điển hình nhất là biếng ăn,
mệt mỏi về tinh thần mà không rõ nguyên
nhân. Một số trường hợp thấy cơ thể khác
thường, hoặc bị cú sock tinh thần đột ngột,
hoặc nằm mê thấy được một vị thần nào đó
trao cho sứ mệnh.. Một số trường hợp đột
nhiên tinh thần bị hoảng loạn đến mức bỏ nhà
vào rừng hoặc lang thang ngoài cánh đồng…
• Mundang thế tập gọi là Sesũm-mu
• Mudang Thế tập (Sesum-
mu) phân biệt với Mudang
thiên khải (Kangsin-mu) ở
chỗ khả năng hành lễ không
phải do một thần linh nào đó
nhập vào mà là do truyền
thừa trong gia đình từ đời
này sang đời khác. Việc liên
hệ với thần linh của Mudang
thế tập là gián tiếp thông qua
các vũ điệu và ca từ, không
có đền thờ riêng trong nhà.
• Sesum-mu cũng có 2 loại:
– Shimbang
– Tang’ol.
• Shimbang là người
liên hệ với với các
thần linh một cách
gián tiếp, Shinbang
không có điện thờ
riêng.
• Tang’ol tồn tại ở các
địa phương phía Nam
của Hàn Quốc nhất là
vùng Yeongnam và
Honam , mỗi người
có một địa phận hành
nghề riêng.
Các pháp sư
khi lên đồng
thường thể
hiện những
khả năng kỳ
lạ để thuyết
phục niềm tin
của những
người dự lễ.
• Một pháp
sư nam
(paksu)
đang hành
lễ
• Bước đi xuất thần trên
lưỡi dao
• Liếm lưỡi kiếm
Bước đi trên lưỡi dao
• Mudang với cái đinh ba
tượng trưng cho quyền lực
trên biển
THẦY TẾ
• Thầy tế, tiếng Hàn gọi là
Chegwan hay Tế quan,
được chọn một lần để
đảm nhiệm nghi thức tế
lễ của làng
• Thầy tế trước khi thực
hiện công việc của mình
phải thực hiện những
kiêng kỵ với quan niệm
đảm bảo sự thanh khiết
về thể xác và tinh thần
Trang
phôc cña
mét
shaman
THÀY BÓI
Trong tín ngưỡng
shaman ở Hàn Quốc có
nhiều loại thày bói:
- Thày xem vận may
rủi được gọi là
Chomjaengi
- Thày địa lý xem đất
cát được gọi là
Chigwan hay Đế quan
- Thày xem ngày giờ
tốt xấu được gọi là
Ilgwan hay Nhật quan
saju cafes – Một loại thầy bói
hành nghề trong quán cà phê
• Nhà
của
một
Muda
ng
hành
nghề
xem
bói.
• Trong số các thày bói
thường có những thày
bói mù gọi là P’ansu,
được cho là có khả năng
đặc biệt. Những người
này thiên về việc niệm
thần chú
• Thày bói thường bói theo
ba cách: dùng sách bói,
hộp bói, và những đồng
xu để bói.
• THẦY ĐỊA LÝ hay Chigwan, là một loại thầy bói
đặc biệt, chuyên bói để tìm chỗ tốt cho việc xây cất nhà
cửa và an táng người chết.
• Người Hàn Quốc tin rằng địa thế có ảnh hưởng đến sự
giàu có, thành đạt của người sử dụng chúng.
• Môn “Phong thuỷ địa lý” rất được coi trọng và thầy địa lý
thường hành nghề bằng việc sử dụng kính thiên văn kết
hợp với việcđo độ trên mặt đất để tìm ra hướng tốt cho
cho các công trình theo hướng dẫn của những nguyên
tắc Phong thuỷ.
• THÀY CHỌN NGÀY thường sử dụng sách để
tìm ra ngày giờ thích hợp cho việc tiến hành
những công việc quan trọng hôn lễ, tang lễ, xuất
hành, khởi công xây dựng…
• Ngoài ra còn có nhiều loại thày bói khác như
THÀY XEM TƯỚNG MẶT gọi là Kwasang,
THÀY XEM TAY gọi là Susang. Thông qua
đường nét trên khuôn mặt và tay, nhất là các
đường vân tay người ta cho rằng có thể biết
được những sự việc đã và sẽ xảy ra , tức là tiền
vận và hậu vận đối với từng con người cụ thể
2.3.CÁC THẦN LINH CỦA SHAMAN GIÁO
• Giới thần linh trong Shaman giáo thường được chia làm
6 loại: Thần tối cao, Thần Không gian, Thần đất, Thần
nước, linh hồn tổ tiên và các linh hồn cấp thấp
• Thần tối cao: Từ xa xưa, người Hàn Quốc
đã tôn thờ một vị thần tối cao được coi là ở trên trời và
từ đó ngài thực hành các quy tắc của mỡnh. Ngài được
gọi bằng nhiều tên như Hanaim, Hanallim, Hanũnim, hay
Hanũlim- với ý nghĩa người thống trị bầu trời. Mọi hiện
tượng trong vũ trụ như cuộc sống của mỗi người, mùa
màng, mưa, nắng và các hiện týợng thiên nhiên đều lệ
thuộc vào ngài. Ngài là nguyên nhân không nhỡn thấy
và tối thượng của mọi vật.
• Thần không gian:
• 1. Obang changgun là vị thần có vị trí cao sau vị thần tối cao.
Đây là các vị thủ lĩnh của Năm phương. Mỗi phương được coi
là có một vị thần với biểu trưng một màu nhất định. Ch’ongje
changgun). Thanh đế tướng quân), tướng màu xanh da trời
thống trị phía đông, Paekche changgun(. Bạch đế tướng quân),
tướng màu trắng thống trị phía tây. Chõkche changgun). Xích
đế tướng quânj, tướng màu đỏ thống trị phía bắc. Hũkche
changgun(Hắc đế tướng quân), tướng màu đen thống trị phía
Nam và Hwangje changgun (Hoàng đế tướng quân), tướng
màu vàng thống trị ở trung tâm.
• 2. Sinjang là thần linh cấp dưới của Obang changgun, được coi
như quan hầu cận của các vị tướng. Có khoảng 80.000 vị thần
loại này.
THẦN
ĐẤT
1. San-sin
(Sơn
thần) là vị
thần đất
quan
trong
nhất. Vị
thần này
có chức
năng làm
cho mùa
màng bội
thu.
• Thần núi trong tín ngưỡng ở Việt Nam: Thần
Tản Viên là trường hợp phổ thông nhất. Tản
Viên không chỉ là Sơn Tinh con rể vua Hùng,
đã chống lũ lụt,chống cuộc xâm lăng nhà Thục
đã dạy cho nhân dân trăm nghề mà còn là vị
Thành hoàng bảo vệ từng làng xóm.Tản Viên
được gọi là Thần Cao Sơn. Bên cạnh vị sơn
thần xuất nhập với Tản Viên, Cao Sơn, người
dân cũng thờ một số vị sơn thần khác, nổi bật
hơn cả là vị thần một chân, được gọi là Độc
Cước Sơn thần, Độc Cước chân nhân v.v...
• Ở Hàn Quốc, Sơn thần được thờ ở hai chỗ, ở am sau chùa
hoặc phía trước bàn thờ của làng. Bàn thờ giành cho Sơn
thần rất đơn giản. Bên trong người ta treo một bức chân dung
mô tả vị thần này dưới bộ dạng một ông già nhân từ với bộ
râu trắng, ngồi lên một con hổ dưới một cây thông. Bên cạnh
đó là một cậu bé dâng đào tiên ngụ ý sự trường thọ theo quan
niệm Đạo giáo. Sơn thần không phải vị thần của một ngọn núi
cụ thể nào đó mà là thần của tất cả các ngọn núi và là vị vua
huyền thoại đầu tiên của người Hàn Quốc - Tangun. Theo
truyền thuyết thì vua Tangun là cháu thần tối cao Hananim và
được sinh ra trên đỉnh núi. Sau khi hoàn thành sứ mệnh trị vì
dưới mặt đất Tangun đã trở thành Sơn thần. Người ta thờ vị
thần này để mong được bội thu mùa màng, khoẻ mạnh và
sống lâu. Nhất là những người phụ nữ hiếm con thường cầu
xin vị thần này để sinh được con trai như ý muốn.
• Đền thờ
Sơn
thần
• Bàn thờ Sơn thần
• Đền thờ Dangun với tư cách thần núi ở Seoul.
Seonangdang
• Seonangdang (Thành hoàng làng) bàn
thờ một vị thần hộ mệnh làng, có hình dạng
đặc biệt, có thể là một ,
Hoặc có thể là một đống
đá thường nằm gần lối vào làng hay trên một
ngọn đồi. Đất nước Hàn Quốc chủ yếu là đồi
núi, có nhiều ngôi làng và dân cư sống gần
núi đồi. Vì lý do đó, người Hàn Quốc tin
tưởng vào các vị thần núi để bảo vệ họ khỏi
bệnh tật và thiên tai. 
• Thành hoàng của người Hàn còn được thể
hiện dưới dạng Sotdae hoặc dưới dạng
Changseung
• Thành hoàng làng có vai trò giữ gìn bình an cho làng, đồng thời ngăn
ngừa bệnh và xua đuổi yêu ma. Thành hoàng làng là nơi chữa trị
bệnh tật, là nơi gặp gỡ của các thành viên gia đình, là nơi đưa tiễn
người đi xa, là nơi đón chào người từ xa trở về. bởi vậy gia đình nào
có người đi xa thì các thành viên trong gia đình phải đi ra tới tận
Thành hoàng làng ở lối vào làng và hướng lên cầu nguyện thần Trời
và thần làng.
• Đầu tháng giêng hằng năm người dân làng nhất định đeo dây vàng
lên nơi thờ Thành hoàng để thể hiện lòng thành kính thiêng liêng đối
với thần linh vì thần linh đã phù hộ cho dân làng một mùa màng bội
thu, những đau khổ, bất hạnh không đến với làng.
• Trên cây thiêng, bố mẹ nào mong muốn con cái đạt điểm cao thì treo
một mảnh vải đầu thừa đuôi thẹo, những người rời đi xa kinh doanh
buôn bán cầu mong việc buôn bán xuôi trèo mát mái thì treo lên đôi
dép rơm.
• Thành hoàng làng chính là nơi mọi người tìm đến để cầu mong
những điều tốt lành:phụ nữ cầu mong sinh con, kìm hãm trò cờ bạc
hay tính phóng đãng của người chồng; là nơi bố mẹ cầu mong cho
con cái sức khỏe dồi dào, học tập tốt.
• Changseung
• Là vị thần làng của người Hàn,
thường được làm bằng những
gốc cây dựng ngược, trên đó
người ta chạm khắc những
khuôn mặt dữ tợn để xua đuổi
tà ma và bảo vệ làng,thường
được mô phỏng theo hình ảnh
của các chiến binh hoặc một vị
tướng nào đó có mộ số chữ
Hán được viết trên cơ thể và
được dựng ở đầu cổng
làng. Changsaeng là cột đo cây
số và cũng là thần hộ mệnh
cho một ngôi làng. Hình dạng,
kích thước, màu sắc, và các
vật liệu (đá hoặc gỗ) khác nhau
tùy mỗi địa phương.
• Changseung có nhiều chức
năng khác nhau như, đánh dấu
ranh giới, một người giám hộ cho
làng, bảo vệ khỏi dịch bệnh,
thiên tai, mất mùa, đói kém hoặc
cầu nguyện cho điều gì đó. Chạm
khắc và dựng cột changsaeng là
công việc chung của cả làng,
phần lớn được tổ chức vào tháng
giêng âm lịch hàng năm, vào
ngày này tất cả mọi người trong
làng đều tập trung làm cùng
nhau.
• Changseung có lịch sử hơn
200 năm cho đến ngày nay.
• Tên gọi gốc của nó là pupsu
hay puksu, cái tên
Changseung được vay mượn
từ câu nói của Đạo giáo:
"Jangsaeng Bulsa" - Trường
sinh bất tử.
• Chữ Jangsaeung được cải
biên thành Changseung cho
dễ phát âm. Ngay cả trong
thời kỳ hiện đại, pubsu hay
puksu vẫn còn được sử dụng
ở một số khu vực phía Nam
như Cholla, Chungcheong và
tỉnh Kyeongsang. Một số nơi
như đảo Jeju gọi chúng là
Halabugi, halmunidangsan,
harubang, chunha
daejanggun, susal....
Songju (Thánh chủ)
và các vị thần bảo hộ
gia đình khác:
Có rất nhiều vị thần
bảo hộ gia đinh được
thờ cúng trong nhà,
trong số đó cao nhất
là sõngju, tức thánh
chủ…
Sottae
•  Sottae là một trong bộ ba biểu tượng
của một làng truyền thống ở Hàn Quốc (
bao gồm cột changsaeng, sottae và
Seonangdang ) được dựng ở đầu làng,
thường có bộ ba con vịt, ngỗng hoặc
chim ở trên đỉnh. Loại hình tín ngưỡng
này ở các làng đã tồn tại rất lâu trong
lịch từ khi kỷ nguyên của các vương
quốc cổ xưa (Mahan,
Jinhan và Byunhan). Sottae chủ yếu làm
bằng gỗ, cao khoảng sáu mét, với nghệ
thuật chạm khắc các loài chim ở đỉnh
đầu . Những con chim được cho là
phương tiện truyền thông giữa thế giới
này và thế giới bên kia.Mục đích
của sottae là để bảo đảm phúc lành và
cầu mong cho sự giàu có, phong phú
của làng, và để chào mừng các vị khách
đến thăm làng.
• Thủy thần:
• Thủy thần là vị thần sông nước, người ta tin rằng có các vị thần ngự
trên biển, trong các dòng sông ngòi….. Các vị thần này sẽ phù hộ cho
những người mà cuộc sống liên quan đến sông nước.
• Có rất nhiều loại thủy thần, tất ca các vị thần này đều được quan niệm
như những con rồng (long thần). Long thần sống trong những con
suối, sông, trên biển và trên trời- nơi chúng có thể kiểm soát các trận
mưa. Việc thờ cúng các vị thần này được thấy từ thời cổ đại.
• Vị long thần vĩ đại nhất được coi là Long vương, hay vua của biển-
kẻ thống trị biển khơi. Có rất nhiều truyền thuyết về long vương và
liên hệ của long vương với thế giới loài người
– Bàn thờ Long vương tại nhà một Shaman
Linh hồn tổ tiên:
• Người Hàn rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Lễ
Jesa ( 제사 , 祭祀 ) là nghi lễ tưởng nhớ tới tổ tiên ông
bà đã khuất tiến hành hàng năm vào ngày người quá cố
ra đi. Lễ này được con cháu làm đến đời thứ 5. Nghi lễ
này còn được thực hiện vào ngày Tết, ngày trước tết
(30/12) và ngày 5 tháng Tư hàng năm.
• Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho rằng tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên là có tính bản địa của Hàn Quốc. Khổng
giáo chỉ có vai trò thống nhất và tổ chức chúng lại mà
thôi. Truyền thuyết về Tangun ở thời kỳ các quốc gia bộ
tộc đã chỉ ra tầm quan trọng của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên.
• Mộ đá trong tín ngưỡng thờ tổ tiên ở đảo Ganghwa
• Những vị thần vô danh:
• Thấp hơn các vị thần vừa kể trên là một loạt
các vị thần, ma, quỷ..tạo thành mọt thế giới
thấp nhất trong trật tự tinh thần của người Hàn
Quốc. Một số trong các vị thần đó rất nhân từ
như thần bếp, thần hũ thóc gạo…Có một số vị
thần tai ác mang thù nghịch với con người.
Những thần linh này thường là hồn của những
người chết trẻ, chết đuối, nhung con gái chết
khi chưa lấy chồng. Lại có nhung thần linh
chuyên làm hỏng đồ đạc trong nhà, làm vỡ
bát…
2.4. Những nghi lễ
• Lễ shaman giáo hay còn gọi là gut:là
những nghi thức mà pháp sư tiến hành để
cầu khấn thần linh. Thông qua những bài
hát và điệu múa, pháp sư cầu xin thần linh
đem lại sự may mắn hay giải quyết những
vướng mắc về tâm linh cho con người.
Shaman khi làm lễ gut thường mặc rất
nhiều trang phục sặc sỡ khác nhau, nói
trong trạng thái như thôi miên và thay đổi
trang phục nhiều lần trong một buổi lễ.
• Trong một lễ gut cần có 3 yếu tố: những
thần linh là đối tượng của sự cầu xin;
những tín đồ cầu xin thần linh; pháp sư
với tư cách là cầu nối trung gian giao tiếp
giữa thần linh và các tín đồ.
• Có nhiều loại lễ gut khác nhau. Tuy nhiên,
có 3 loại cơ bản là naerim-gut, dodang-gut
và ssitgim-gut
Nearin-gut
• Đây là lễ căn bản có
tính nghi thức của một
người trở thành pháp
sư:một người bị một
thần linh nào đó ám
ảnh và trở thành thày
tế. Nghi lễ này được
coi là để chữa “thần
bệnh” (Shinbeoyng) để
một người trở thành
pháp sư.
Dodang-gut
• Một nghi lễ gut phổ biến ở các địa phương
miền trung Hàn Quốc. Nghi lễ này nhằm
cầu mong phúc lộc cho dân làng, được tổ
chức hàng năm hoặc vài năm một lần.
Thời gian diễn ra nghi lễ thường là dịp
Tết, mùa Xuân hoặc mùa Thu. Đặc trưng
của nghi lễ này là người thực hiện tế lễ là
các paksu. (Pháp sư nam).
Ssitgim-gut
• Là nghi lễ dành cho người chết. Người ta
quan niệm rằng nếu linh hồn người chết
không được thanh tịnh thì sẽ phải đi về
âm phủ. Vì vậy, người ta tiến hành lễ
Ssitgim-gut để tẩy uế cho linh hồn người
chết được trong sạch với niềm tin người
quá cố sẽ được về tiên giới.
Âm nhạc trong tế lễ cộng đồng
2.6. Kut trong Shaman giáo Hàn Quốc và Lên
đồng trong Đạo Mẫu Việt Nam
•
• (
) hay kut (Mudang
• hay
“ ” …
“
nhân” “ ”
“ ” - hay
“ ” “ ”
“ ”
“ ”
• Mudang s
Mudang
“ ”
Mudang chuyên
•
…
• kut hay
s then
pjâo
Êđê… …
•
iêng
( )
…
…
thì
…
•
• hương
,
ra .
• Mudang kut
• kut
kut
hay
•
kut
• ông
• kut
Mudang kut
•
kut
”.
•
•
• T kut
kut
• 송주 마지 - Songju maji
V
• 별송 - Pyolsong
• 데감 - Taegam
• 채속 - Chesok
• Trong
;
, “ ”
•
kut
• kut
ông đ
•
• kut Mudang
•
Mudang ông
• , c
• Mudang
“ ”
Mudang
Mudang
.
• hay kut
• Mudang
• L kut
“ ”
• Tuy nhiên, T
Mudang
Mudang
• chơi kut
Mudang
“đa năng” hơn
2.7. Vai trò của Shaman giáo trong văn hóa Hàn Quốc
• Ngay từ những năm 1960 các học giả đã có nhiều ye kiến
đánh giá về vai trò của Shaman giáo trong văn hóa Hàn
Quốc;
– Nhiều học gia đã cho rằng Shaman giáo là chìa khóa duy nhất để lí
giải văn hóa truyền thống của Hàn Quốc. Thậm chí một số học giả
quả quyết rằng tất ca các tôn giáo mới tại Hàn Quốc đều bắt rễ từ
Shaman giáo. Một số khác lại cho rằng Shaman giáo đã tạo nên
tính thống nhất của tôn giáo của người Hàn Quốc từ thời cổ đại.
Nhiều người tin rằng Shaman giáo cũng có một sức mạnh năng
động và ảnh hưởng như một yếu tố tinh thần quan trọng trong xã
hội giống như Phật giáo và Kitô giáo.
– Tuy nhiên cũng có những người cho rằng Shaman giáo là thứ tín
ngưỡng hổ lốn và đã trở nên lạc hậu với thời đại hiện nay.
– Shaman giáo Hàn Quốc là sự thể hiện thái độ bằng tâm linh đối
với các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Cũng do vậy nó ẩn chứa
một sức mạnh tiềm tàng trong lòng sâu văn hóa của xã hội Hàn
Quốc.
Shaman giáo đóng vai trò kép trong lịch sử tôn giáo Hàn
Quốc.
• Trước hết nó như kênh vững
chắc để thể hiện những nhu
cầu riêng biệt của đại chúng
• Thứ hai chúng là cầu nối lẫn
nhau giữa các hệ thống văn
hóa chính thức.
• Cũng vì vậy nó đóng vai trò
thứ ba là gìn giữ và làm cho
văn hóa quần chúng trở nên
trường tồn.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
Học Huỳnh Bá
 
Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truong
Khác Sẽ
 

La actualidad más candente (20)

Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
 
Nghệ thuật thời phục hưng
Nghệ thuật thời phục hưngNghệ thuật thời phục hưng
Nghệ thuật thời phục hưng
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
 
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
 
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayĐời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
 
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchCác thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
 
Giáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự ánGiáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự án
 
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
 
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAYBÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAY
 
Đề tài: Biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer
Đề tài: Biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người KhmerĐề tài: Biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer
Đề tài: Biểu tượng hoa cau trong phong tục cưới của người Khmer
 
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đLuận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
Luận văn: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy, HAY, 9đ
 
Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truong
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đạiCác tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
 
Cái này khó
Cái này khóCái này khó
Cái này khó
 

Similar a Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016

.Bai 1 So luoc ve mi thuat thoi Nguyen 18021945 (1).pptx
.Bai 1 So luoc ve mi thuat thoi Nguyen 18021945 (1).pptx.Bai 1 So luoc ve mi thuat thoi Nguyen 18021945 (1).pptx
.Bai 1 So luoc ve mi thuat thoi Nguyen 18021945 (1).pptx
vyquynh1
 
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hzCam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Xuân Tiến
 
Trúc Lâm đại sĩ
Trúc Lâm đại sĩTrúc Lâm đại sĩ
Trúc Lâm đại sĩ
trannhantong
 

Similar a Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016 (20)

Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptxMỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
 
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdfNGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH HÀNG KÊNH - HẢI PHÒNG 6585534.pdf
 
lich-su-my-thuat-the-gioi
 lich-su-my-thuat-the-gioi lich-su-my-thuat-the-gioi
lich-su-my-thuat-the-gioi
 
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdfNÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
NÔNG NGHIỆP TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1985.pdf
 
Nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở việt nam giai đoạn 2000 đến 2015
Nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở việt nam giai đoạn 2000 đến 2015Nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở việt nam giai đoạn 2000 đến 2015
Nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở việt nam giai đoạn 2000 đến 2015
 
.Bai 1 So luoc ve mi thuat thoi Nguyen 18021945 (1).pptx
.Bai 1 So luoc ve mi thuat thoi Nguyen 18021945 (1).pptx.Bai 1 So luoc ve mi thuat thoi Nguyen 18021945 (1).pptx
.Bai 1 So luoc ve mi thuat thoi Nguyen 18021945 (1).pptx
 
Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...
Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...
Bài dự thi tích hợp kiến thức liên môn mĩ thuật, lịch sử, địa lý dạy tiết 3...
 
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAYLuận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
 
Tailieu.vncty.com di san van hoa phuong dong
Tailieu.vncty.com   di san van hoa phuong dongTailieu.vncty.com   di san van hoa phuong dong
Tailieu.vncty.com di san van hoa phuong dong
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ Đối Với Kiến Trúc Và Điêu K...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu K...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ  Đối Với Kiến Trúc Và Điêu K...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Ấn Độ Đối Với Kiến Trúc Và Điêu K...
 
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
 
Hội họa Việt Nam từ 1990 đến nay
Hội họa Việt Nam từ 1990 đến  nayHội họa Việt Nam từ 1990 đến  nay
Hội họa Việt Nam từ 1990 đến nay
 
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hzCam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
 
Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...
Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...
Sự chuyển biến phong cách tạo hình trong tranh tĩnh vật của vicent v...
 
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU - TẢI F...
 
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình Hàng Kênh, 9 ĐIỂM
 
Trúc Lâm đại sĩ
Trúc Lâm đại sĩTrúc Lâm đại sĩ
Trúc Lâm đại sĩ
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
 
Van hoa cổ đại phương đông
Van hoa cổ đại phương đôngVan hoa cổ đại phương đông
Van hoa cổ đại phương đông
 
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdfGDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
 

Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016

  • 1. NGHỆ THUẬT VÀ TÔN GIÁO HÀN QUỐC PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG BẮC Á
  • 2. Nội dung chính • I. Nghệ thuật Hàn Quốc – Nghệ thuật tạo hình: Hội họa, thư pháp, điêu khắc, kiến trúc – Nghệ thuật biểu diễn: Âm nhạc, múa, phim – Nghề thủ công truyền thống: gốm sứ, chế tác kim loại • II. Tôn giáo Hàn Quốc – Shaman giáo – Phật giáo – Nho giáo – Kitô giáo – Thiên đạo giáo – Hồi giáo
  • 3. PHẦN I: NGHỆ THUẬT HÀN QUỐC • NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH: • Hội họa: • Có lịch sử phát triển từ thời Tam Quốc (57- 668 SCN). • Các tác phẩm nổi tiếng trong thời kỳ đầu là các bức bích hoạ trên tường và trần lăng mộ cổ thời Goguryeo (2 TCN-668 SCN). • Cảnh mây, núi, hoa lá, cây cối và động vật là những chủ đề thường thấy ở thời kỳ này. • Thần Mặt trăng trong tường mộ cổ thời Gogureo
  • 4. Bích họa mô tả cảnh săn bắn thời Koguryo
  • 5. Hội họa….. • Thời Shilla (57- 935), nghệ thuật vẽ tranh lại mang tính suy tư trầm mặc và tỉ mỉ. Do Phật giáo đạt tới đỉnh cao nên phần lớn các bức hoạ đều vẽ cảnh thực tại và mang tính tôn giáo lấy từ trong các bộ kinh Phật. •Thời Goryeo, nghệ thuật vẽ tranh phát triển hưng thịnh với muôn màu muôn vẻ đánh dấu kỷ nguyên vàng của hội họa. •Các hoạ sĩ trong kỷ nguyên này đã sáng tạo ra các bức bích hoạ trong đền chùa và những tranh cuốn về Phật giáo (Phật giáo hưng thịnh). •Các nhà sư, quý tộc và các học giả cũng vẽ tranh về tôn giáo, phong cảnh và chân dung cũng như các bức tranh bằng mực về chim chóc, hoa lá và tre trúc.
  • 6. Hội họa… •Thời Joseon (1392-1910), Nho giáo hưng thịnh, nghệ thuật vẽ tranh truyền thống Trung Hoa có ảnh hưởng lớn trên bán đảo. •Các hoạ sĩ Hàn Quốc hầu hết đều sao chép phong cách vẽ của các triều đại Tống, Nguyên và Minh. • Các họa sĩ đã có sự chọn lựa các yếu tố theo thẩm mỹ riêng rồi sử dụng để phát triển phong cách nghệ thuật truyền thống đặc trưng của mình.
  • 7. Hội họa… •Thế kỷ 18, các họa sĩ đã chuyển sang vẽ về đời sống hàng ngày của nhân dân do chịu ảnh hưởng của phong trào Silhak (Thực học) tiếp sau việc những người truyền giáo đạo Thiên chúa đưa khoa học và kỹ thuật của phương Tây vào bán đảo Triều Tiên.
  • 8. Hội họa… • Kim Hong-do, A Cat and a Butterfly, 18th century, Gansong Art Gallery.
  • 9. Hội họa…. •Sau khi Nhật Bản biến Bán đảo Hàn thành thuộc địa, các phong cách vẽ tranh truyền thống dần bị lấn át bởi phong cách vẽ sơn dầu của phương Tây được du nhập vào và trở nên thịnh hành trong suốt thời kỳ này. • Đến năm 1945, cùng với việc giải phóng khỏi sự đô hộ của Nhật Bản, nghệ thuật vẽ tranh truyền thống của Triều Tiên nhờ một số họa sĩ nổi tiếng đã được hồi sinh và bắt kịp với những khuynh hướng đương đại của thế giới bên ngoài. • Jo Hee-ryong (1797–1859), Ngôi nhà bên những cây mơ, Gansong Art Gallery.
  • 10. Hội họa… •Từ cuối thập nhiên 60, tranh của Hàn Quốc bắt đầu chuyển hướng sang phong cách trừu tượng mang tính hình học. Các hoạ sĩ của thời kỳ này rất quan tâm đến các vấn đề chủ thể chuyển tải sự hoà hợp sẵn có giữa con người với tự nhiên. Đến cuối thập niên 70 thì khuynh hướng này đã mở rộng thành khuynh hướng vẽ tranh đơn sắc. •Các tác phẩm hội hoạ trong những năm 80 phần lớn là để phản ứng đối với phong cách vẽ tranh những năm 70. •Từ giữa những năm 1980 trở đi, đặc biệt là sau Olimpic Seoul năm 1988, xuất hiện một khuynh hướng quốc tế mạnh mẽ trong nghệ thuật Hàn Quốc. •Số lượng của các triển lãm tác phẩm nước ngoài ở Hàn Quốc và của Hàn Quốc ở nước ngoài tăng lên đáng kể.
  • 11.
  • 16. THƯ PHÁP •Ở Hàn Quốc cũng như ở Trung Quốc và Nhật Bản, thư pháp từ lâu đã được coi là một hình thức nghệ thuật quan trọng và được thưởng thức giống như hội hoạ. •Theo truyền thống, thư pháp chữ Hán được viết nhiều hơn thư pháp chữ Hangul. Thậm chí sau khi đã phát minh ra bảng chữ cái Hangeul năm 1443, chữ Trung Quốc vẫn tiếp tục được sử dụng như là chữ viết chính thức cho đến cuối thế kỷ 19. • Calligraphy by Kim Jung-hee; Written in his own style named 'Chu-Sa-Chae( 추사체 )'
  • 17. Thư pháp… •Nguồn cảm hứng làm cơ sở cho một tác phẩm thư pháp là tự nhiên. Mỗi nét chữ, thậm chí mỗi chấm đều gợi nhắc hình dáng của một vật thể tự nhiên. Giống như cành của một cái cây đang sống, mọi nét dù nhỏ nhất trong một tác phẩm thư pháp đẹp đều phải được làm cho sống động. Đây chính là thuộc tính riêng của thư pháp để phân biệt với các bản chữ in. •Hanja Calligraphy by Han Ho; titled as "Jeungryu yeojang seochep"
  • 18. Thư pháp… •Vào cuối thế kỷ 19, sự xâm nhập của văn hoá phương Tây đã làm đảo lộn hệ thống giá trị văn hoá truyền thống trên bán đảo. Nghệ thuật bước vào thời kỳ khủng hoảng khiến thư pháp cũng trở nên suy yếu cho đến giữa thế kỷ XX. •Năm 1949, Triển lãm quốc gia được thành lập và đã giành một phần đặc biệt cho thư pháp giúp nó tiếp tục được duy trì. Ngày nay các nhà thư pháp đang cố gắng thử nghiệm phong cách mới với bảng chữ cái Hàn Quốc (Hangeul) nhằm phát triển hơn nữa di sản quốc gia quan trọng này.
  • 19. ĐIÊU KHẮC •Nghệ thuật điêu khắc của Hàn Quốc nói riêng và của Bán đảo Hàn (372) nói chung phát triển từ khá sớm. Nhất là từ khi Phật giáo truyền bá vào, nghệ thuật điêu khắc trên bán đảo từ đây bước sang một giai đoạn phát triển mới cả về nội dung lẫn kỹ thuật. •Cho đến trước lúc Bán đảo Hàn rơi vào tay thực dân Nhật Bản (1910), các thành tựu điêu khắc của Hàn Quốc thể hiện chủ yếu ở việc khắc tạc các bức tượng Phật.
  • 20. Điêu khắc… •Thời Goguryeo, tượng Phật có khuôn mặt dài và gầy, đầu cạo trọc, trên đầu có những dấu nổi của Phật, thân thể hình trụ cứng nhắc được khoác lên một chiếc áo choàng dày với những nếp gấp xòe đuôi cá ở đường viền của cả hai mặt và ống tay rộng quá khổ. •
  • 21. Điêu khắc… • Thời Baekje, các tượng Phật đều có nét ấm áp và nhân tính, dấu nổi của Phật nhỏ trên đầu, vóc dáng oai vệ nhưng thư thái, đường nét cong nhiều dưới lớp áo choàng dày và chỗ xoè bên cạnh của viền áo được thu nhỏ lại.
  • 22. Điêu khắc.. •Thời Shilla, với việc chính thức chấp nhận đạo Phật trở thành quốc đạo đã khiến cho điêu khắc tượng Phật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các nghệ nhân Shilla lần đầu tiên đã có thể xuất khẩu các sản phẩm điêu khắc của mình sang Nhật Bản. Phong cách điêu khắc tượng Phật chịu ảnh hưởng của nhà Tùy và nhà Đường Trung Quốc. Các tượng Phật lúc này được thể hiện với những gương mặt đầy đặn phúc hậu, dáng vẻ thư thái và áo quần như thật.
  • 23. Điêu khắc… •Thời Goryeo (918-1392), các vị Phật lúc này dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Goryeo đã mang những nét của người Triều Tiên mà điển hình là mắt và xương gò má, tuy nhiên vẫn còn dáng vóc hình học cứng nhắc mà không có được sinh khí bằng các thời kỳ trước. Tượng Phật bằng sắt của Gwangju, bộ ba tượng Phật bằng đá của đền Gaedaesa, tượng Phật bằng đồng mạ vàng của đền Munsusa và tượng Phật bằng gỗ của đền Bongnimsa, tất cả đều là những tác phẩm nổi tiếng nhất đại diện cho điêu khắc Goryeo.
  • 24.
  • 25.
  • 26. Điêu khắc.. •Thời Choson, lần đầu tiên Phật giáo suy tàn trước sự chấn hưng của Nho giáo. Điêu khắc tượng Phật cũng vào giai đoạn suy yếu.
  • 27. Điêu khắc… •Bước sang thập niên 70, nghệ thuật điêu khắc Hàn Quốc có nhiều bước tiến đáng kể do sự phát triển nhanh chóng của kinh tế đất nước, tuy nhiên các nghệ sĩ trẻ đã hầu như chuyển hoàn toàn sang chủ nghĩa trừu tượng đơn thuần. • Những năm 80 lại đánh dấu một phong cách mới chưa từng có trong nghệ thuật điêu khắc Hàn Quốc, đó là sự tích cực và nhân văn hơn của các nghệ sĩ trong sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy lý trí cứng nhắc của các thập kỷ trước.
  • 28. •Cho đến nay, nghệ thuật điêu khắc Hàn Quốc ngày càng phát triển đa dạng với nhiều khuynh hướng mới, trong đó đáng chú ý là khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực mới của các nghệ sĩ mong muốn phục hồi mối liên kết giữa người nghệ sĩ với công chúng. Ngoài ra, kỹ thuật cũng ngày càng được đề cao và trở thành nhân tố hết sức quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc hiện đại.
  • 29. Kiến trúc •Nghệ thuật của Bán đảo Hàn nói chung và của Hàn Quốc nói riêng có sự chia sẻ về khái niệm thẩm mỹ, mô tuýp, kỹ thuật và hình thức với hai nước láng giềng là Trung Quốc và Nhật Bản. •Mặc dù có nhiều nét tương đồng, nhưng nghệ thuật ở quốc gia bán đảo này vẫn có một phong cách đặc biệt riêng ở đặc trưng mộc mạc và tự nhiên. • Bên cạnh đạo Phật là nguồn cảm hứng chính cho nhiều kiểu kiến trúc của quốc gia, triết lý về âm và dương, thuật phong thuỷ, đạo Lão và đạo Khổng cũng có ảnh hưởng đến kiến trúc Hàn Quốc. •Kiến trúc cổ đại của Hàn Quốc luôn thể hiện quan niệm hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh. Theo người Hàn Quốc sẽ không phải là một địa điểm tốt để xây dựng không có đủ hai yếu tố núi và nước. Suy nghĩ này không chỉ đơn thuần dựa trên thẩm mỹ mà nó còn mang ý nghĩa phong thủy.
  • 30. Kiến trúc truyền thống • Kiến trúc thành quách • Ruins of Hwando Mountain Fortress, a major Goguryeo fortification
  • 31. • Thành Hwa ( 華城 ) ở tỉnh Gyeonggi. Kiến trúc thời Choson.
  • 32. • Cổng thành Paldalmon. Kiến trúc thời Choson.
  • 34. • Kiến trúc tôn giáo • Tháp đá kiến trúc theo phong cách phương Tây được xây trong thời Baekje trong khuôn viên chùa Mireuksa
  • 35. • Kiến trúc tôn giáo • Đại bảo tháp 9 tầng tại chùa Hwangyong tỉnh Gyeongju. Xây dựng thế kỷ VII. Bị quân Mông Cổ tàn phá, sau được phục chế.. Cao 80 mét.
  • 36. • Chùa Bulguksa (Chùa Đất Phật) tại tỉnh Gyeongsangbuk được dựng năm 751 hoàn thành năm 774. Được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Kiến trúc tôn giáo
  • 39. • Kiến trúc tôn giáo • Tháp đá Dabotap (Đa bảo tháp) nằm trong chùa Bulguksa. Xây dựng vào thế kỷ VIII. Cao 9,4m. Kiến trúc độc đáo. Di sản văn hóa thế giới.
  • 40. • Động Seokguram. Xây năm 742, nằm trong quần thể chùa Bulguksa. Di sản văn hóa thế giới.Nằm ở thành phố Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk. Kiến trúc tôn giáo
  • 42. • Sân chính của Jongmyo. Jongmyo là đền thờ đạo Khổng được xây dựng từ năm 1394 theo chỉ dụ của vua Taejo để thờ cúng các vị vua và hoàng hậu của triều đại Choson (1392–1897). Kiến trúc tôn giáo
  • 43. Kiến trúc cung đình • Đài quan sát Cheomseongdae ở tỉnh Gyeongsangbuk vào thế kỷ VII : Cao 9,4 m, rộng 5,7m, được làm bằng 362 khối đá granit tượng trưng cho 362 ngày trong năm âm lịch.
  • 44. • Hồ Anapji( 雁鴨池 ): Đông-Nam: 200m, Tây-Bắc: 180 m,có ba đảo nhỏ, được kiến trúc bên cung điện. Được xây dựng thời Shilla. Kiến trúc triều đình Kiến trúc cung đình
  • 47. • Cửa chính của cung điện Changdeok được xây dựng lại năm 1609.
  • 48. Kiến trúc thành quách: Cửa Nam Deamun
  • 49. • Throne Hall, Changgyeong Palace, a South Korean national treasure.
  • 50. Kiên trúc hiện đại Tháp N.Seoul Tower còn gọi là Namsan Tower . Xây năm 1969. Năm 1980 mở cửa cho khách du lịch. Cao: 236,7m.
  • 51. Kiến trúc hiện đại… Incheon Twin Towers Khởi công xây dựng: 2008, dự kiến hoàn thành 2015. Cao: 487m, 102 tầng. Có thể sánh với World Trade Center ở Mỹ
  • 52. Lotte World Tower cao 123 tầng 556 met. Khởi công xây dựng 11/2010 tại Seoul, sau 13 năm thiết kế. Kiến trúc năm 2014 Kiến trúc hiện đại…
  • 53. Kiến trúc nhà ở • Commoner homes at Hahoe Folk Village, a UNESCO World Heritage Site.
  • 54. • Yangdong Folk Village, a UNESCO World Heritage Site.
  • 55. • Nhà truyền thống Hàn Quốc sử dụng để sống trong được gọi là Hanok. Thuật ngữ này bao gồm những loại kiến trúc truyền thống Hàn Quốc trong đó bao gồm nhà mái tranh, ván lợp mái nhà mái ngói. Hầu hết các mái tranh và ván lợp mái nhà đã biến mất nhưng nhà mái ngói hiện nay vẫn có thể được tìm thấy tại Hàn Quốc và được coi là di sản và đang được Chính phủ Hàn Quốc duy trì. Cho đến hôm nay, vẫn còn những người sống trong nhà như nhà của họ. • Nhà được thực hiện để được mát mẻ vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông với sàn cách nhiệt "Ondol" . Ondol mang lại hiệu ứng khác nhau, được làm ấm ngôi nhà hoặc giữ mát nhà.
  • 56.
  • 57.
  • 58.
  • 59. NGHỆTHUẬT BIỂU DIỄN • Âm nhạc Truyền thống: có hai loại cơ bản là Jeongak (chính nhạc) và Minsogak hay Sogak (tục nhạc, nhạc dân gian). – Jeongak: Được coi như nhạc cổ điển của Hàn Quốc, nhạc cung đình dành cho tầng lớp thượng lưu. – Minsogak: Nhạc dành cho tầng lớp thứ dân, mang tính đại chúng.
  • 61. • Dàn nhạc giao hưởng Busan biểu diễn aak (Nhã nhạc)
  • 62. • Pansori performance at the Busan Cultural Center in Busan South Korea
  • 63. • Biểu diễn hát dân ca Minyo
  • 64. • Âm nhạc hiện đại (K-pop): • K-pop (nhạc pop Hàn Quốc) là một thể loại âm nhạc có nguồn gốc Hàn Quốc được đặc trưng bởi một loạt các yếu tố nghe nhìn. Mặc dù vậy, thuật ngữ này thường được sử dụng theo nghĩa hẹp để mô tả một hình thức hiện đại của âm nhạc pop Hàn Quốc bao gồm chủ yếu là dance-pop, pop ballad, điện tử, rock, hip-hop , R & B, vv • Vào năm 1992, K-pop hiện đại đã thành công trong thử nghiệm các phong cách âm nhạc khác nhau đã gây ra một sự biến đổi trong ngành công nghiệp âm nhạc của Hàn Quốc. Kết quả là sự hội nhập yếu tố âm nhạc của nước ngoài đã trở thành một thực tế phổ biến trong ngành công nghiệp K-pop.
  • 65. • Bằng cách khai thác các dịch vụ mạng xã hội và chia sẻ video YouTube, khả năng thu hút một lượng khán giả khá lớn ở nước ngoài của ngành công nghiệp K-pop đã tạo điều kiện tăng trưởng đáng chú ý trong sự phát triển ở hải ngoại. Kể từ giữa những năm 2000, K-thị trường nhạc pop đã trải qua tốc độ tăng trưởng hai con số. Trong nửa đầu năm 2012, nó đạt doanh thu gần 3,4 tỷ USD, và được công nhận trên tạp chí The Time như "một ngành xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc". • Đầu tiên được phổ biến ở Đông Á vào cuối những năm 1990, K-pop bước vào thị trường âm nhạc Nhật Bản từ những năm đầu thế kỷ 21. Trong những năm 2000, nó đã tăng trưởng từ một thể loại âm nhạc thành một nét đẹp văn hóa trong thanh thiếu niên và thanh niên các nước Đông và Đông Nam Á. Hiện nay, sự lan tỏa của K-pop tới các khu vực khác trên thế giới thông qua làn sóng Hàn Quốc như châu Mỹ La tinh, Đông Bắc Ấn Độ, Bắc Phi, Trung Đông, Đông Âu và các vùng đất của thế giới phương Tây.
  • 66. • Ban nhạc Hàn Quốc 2PM
  • 67. • Girls' Generation (Hangul: 소녀 시대 ; Tiếng Nhật: 少女時代 , cũng được biết đến với tên SNSD hay So Nyeo Shi Dae) là một nhóm nhạc nữ Hàn Quốc được thành lập bởi công ty giải trí S.M. Entertainment vào năm 2007. Nhóm có 9 thành viên, bao gồm Taeyeon, Jessica, Sunny, Tiffany, Hyoyeon, Yuri, Sooyoung, Yoona và Seohyun.
  • 68.
  • 69. • Girls' Generation biểu diễn ca khúc "Genie" ở sự kiện LG Mobile Worldcup.
  • 70. • Park Jae-Sang sinh 1977 là một rapper Hàn Quốc, được biết đến nhiều hơn với nghệ danh Psy. Anh nổi tiếng với những video và các show diễn hài hước, đã từng tham gia nhiều chương trình truyền hình. • "Gangnam Style" của anh trên youtube là video có nhiều lượt xem nhất trong lịch sử K-pop. Từ khi đưa lên ngày 15 tháng 7 năm 2012, đến nay nó đã có hơn 2 tỉ 023 triệu 208 nghìn 576 lượt xem, cùng khoảng 8 triệu 436 nghìn 440 lần được ưa thích (thống kê lúc 20h38' ngày 24 tháng 6 năm 2014). Đây cũng là video nhạc Hàn được xem nhanh nhất, đạt trên 80 triệu lượt xem trong vòng 45 ngày.
  • 71.
  • 72.
  • 73.
  • 74. • Clayton Anderson, flight engineer of the International Space Station's 15th expedition dances "Gangnam Style" in a parody uploaded by the space agency NASA
  • 78. Vũ điệu cung đình: múa quạt
  • 80. Nghệ thuật biểu diễn:Vũ điệu dân gian (nông nhạc)
  • 82. Điện ảnh •Năm 1919, xuất hiện phim đầu tiên ở Bán đảo Hàn gọi là kinodrama (phim kịch nhựa). •Kể từ đầu những năm 80, nhờ những đạo diễn trẻ tuổi tài năng làm phim trong nước lấy lại được sức sống. Năm 2000, bộ phim Chunhyangjeon (Câu chuyện về Chunhyang) của đạo diễn Im Kwon-Taek đã là bộ phim đầu tiên được đề cử dự thi Liên hoan phim Cannes tại Pháp. •Năm 2001, bộ phim “Khu vực an ninh chung” của Kim Ki- duk đã được chọn dự thi Liên hoan phim quốc tế Berlin và bộ phim “Địa chỉ không biết” cũng của đạo diễn này đã vào được vòng đề cử của Liên hoan phim quốc tế Venice.
  • 83. •Năm 2001 đánh dấu sự thành công to lớn của ngành điện ảnh Hàn Quốc trong việc bán vé. Thị phần phim trong nước chiếm hơn 46% nhờ vào một số phim được ăn khách như “Những người bạn” đã đạt kỷ lục bán vé, “Cô gái ăn diện của tôi” và “Đá mặt trăng”. Cũng trong năm này, Hàn Quốc đã cho ra 237 bộ phim với giá trị sản xuất tổng cộng là 11,2 triệu USD. "Trái tim mùa thu" là bộ phim góp công lớn cho làn sóng Hallyu của Hàn Quốc
  • 84. •Không chỉ thành công về mặt thương mại, phim Hàn Quốc còn bắt đầu thành công tại các liên hoan phim lớn trên thế giới. •Năm 2002 bộ phim Oasis của đạo diễn Lee Chang-dong đã giành giải hai tại Liên hoan phim Venezia. Cũng tại liên hoan phim này, bộ phim 3-Iron ( 빈집 , 2004) của đạo diễn Kim Ki Duk đã giành giải Sư tử bạc. •Kim Ki Duk là đạo diễn phim nghệ thuật nổi tiếng của Hàn Quốc, với bộ phim Samaria ( 사마리아 , 2004) ông đã giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Berlin. •Bộ phim đạt giải cao nhất trong số các liên hoan phim cho đến nay là Oldboy ( 올드보이 , 2003) của đạo diễn Park Chan-wook, tác phẩm này đã đoạt Giải thưởng lớn (Grand Prix) tại Liên hoan phim Cannes, chỉ xếp sau bộ phim đoạt giải Cành cọ vàng. •Trong Liên hoan phim Cannes năm 2007, nữ diễn viên Hàn Quốc Jeon Do-yeon cũng đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất
  • 85. • Bộ phim Hàn Quốc “Bản tình ca mùa đông” từng làm mưa làm gió trên truyền hình nhiều quốc gia với sự tham gia của hai “ngôi sao” Hàn Quốc là Bae Yong Joon và Choi Ji Woo.
  • 86. • Nàng Dae Jang Kum là một bộ phim truyền hình dã sữ tình cảm do Hàn Quốc sản xuất hiện đang được chiếu trên kênh SCTV Tong Hop, bộ phim được đạo diễn Lee Byung Hoon phụ trách với sự góp mặt của nhiều diễn viên trẻ đẹp xứ Kim Chi như là Lee Young Ae, Ji Jin Hee, Hong Li Na, Lim Ho, Kyun Mi Ri, Park Yung Soo..
  • 87. • Vì sao đưa anh tới đưa tên tuổi Kim Soo Hyun và Jun Ji Hyun lên top diễn viên hàng đầu showbiz Hàn
  • 88. NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG • Gốm sứ: Ngay từ thời Tam Hàn ((57 BC-668 AD), đồ sành sứ đã xuất hiện và có nhiều sản phẩm đẹp. Trải qua các thời đại, đồ gốm sứ trên Bán đảo đã đạt đến độ tinh sảo với men màu ngọc bích. Các sản phẩm xuất khẩu trước đây chủ yếu nhằm thị trường Nhật Bản. Ngày nay, gốm sứ Hàn Quốc vẫn tiếp tục truyền thống và đạt đến trình độ cao hơn. Đồ đất nung Gaya – một tiểu vương quốc trên Bán đảo Hàn (42-532)
  • 89. • Cừu gốm màu men ngọc bích thời Beakje (Tkỷ 3-4)
  • 90. • A Korean wine ewer from the Goryeo Dynasty, c. 1150-1200 AD
  • 91. • Hũ sứ trắng thế kỷ 15, thời Choson
  • 92.
  • 93. • Chế tác kim loại: Vương miện thời Shilla
  • 94.
  • 95.
  • 101. PHẦN II. TÔN GIÁO HÀN QUỐC • 1. Khái lược về tôn giáo Hàn Quốc: • Hàn Quốc là một đất nước đa tôn giáo • Theo trình tự lịch sử, người Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của Shaman giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo và Kito giáo • Do sự phát triển của xã hội hiện nay với tốc độ cao và cạnh tranh căng thẳng, người dân tham gia các hoạt động tôn giáo tăng lên và các tổ chức tôn giáo mới xuất hiện nhiều thêm. • Hiện nay có khoảng 50,7% người Hàn Quốc theo một tôn giáo nào đó, đông nhất là Phật giáo (46%), Tin Lành (39%), Công Giáo (12,3%).
  • 102. BẢN ĐỒ ĐÔNG BẮC Á
  • 103. 2. Các tôn giáo chính ở Hàn Quốc 2.1. Shaman giáo (Vu tục giáo/ Musoku-kyo/ 巫俗教 )
  • 104. 1. Khái lược về Shaman giáo • 1.1. khái niệm shaman giáo: – Shaman giáo là tên tổng xưng của hiện tượng tôn giáo hay tôn giáo dựa trên năng lực đặc biệt của các pháp sư, thầy cúng (shaman). – Là khái niệm, thuật ngữ được sử dụng nhiều trong tôn giáo học, dân tộc học, nhân chủng học. – Shaman giáo còn được gọi là Vu thuật, Vu giáo, Vu tục giáo. – Shaman là những người có năng lực đặc biệt có khả năng thông linh với thế giới linh hồn, thế giới siêu nhiên trong trạng thái nhập định, xuất thần. – Shaman là thuật ngữ vay mượn từ chữ ‘saman’ của ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ chỉ những người hành nghề như vậy rất phổ biến trong văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ và văn hóa Siberia cổ. – Từ thế kỷ 19 , thuật ngữ này được các nhà dân tộc học và thám hiểm sử dụng để chỉ những người hành nghề phép thuật tôn giáo ở bắc cực và bắc Á, sau đó được các nhà dân tộc học, tôn giáo học, nhân học sử dụng phổ biến.
  • 105. • Shaman giáo là một hệ thống tín ngưỡng với niềm tin rằng trong thế giới mà con người đang sinh sống có tồn tại vô số các thần thánh, linh hồn. Những tồn tại siêu nhiên này có can dự ít nhiều đến cuộc sống của con người (gieo phúc, giáng họa). Shaman là trung gian để con người có thể giao tiếp với thể giới thần linh, siêu nhiên nhằm cầu xin lợi lộc hoặc khử trừ tai ách. Shaman có thể chữa bệnh bằng cách điều chỉnh tâm trạng, làm dịu đi những tổn thương của con người bằng cách tác động lên tinh thần để cân bằng thể xác. • Ba đặc trưng căn bản trong shaman giáo: – Thần nhập trong trạng thái tâm lí đặc biệt như thôi miên – Sự thông linh, giao lưu trực tiếp với thế giới siêu nhiên, thần linh – Là hệ thống nghi lễ và tín ngưỡng có vai trò xã hội nhất định. • Tại những nơi mà Shaman giáo vẫn tồn tại điển hình, có sự phân biệt giữa những tín đồ và những người đảm trách vai trò shaman.
  • 106. • Shaman tại vùng núi Antai (Nga). Ảnh chụp năm 1908.
  • 107. • Điệu múa hươi trong một nghi lễ Shaman giáo ở Mông Cổ
  • 108. • Hình ảnh một trong những shaman cuối cùng thuộc tộc người Orogen ở vùng Mãn Châu, gần biên giới Nga (Siberia)-Trung, gần sông Amua chụp năm 1994.
  • 110. 2. Shaman giáo Hàn Quốc 2.1. Khái niệm • Shaman giáo ở Hàn Quốc còn được gọi là Vu giáo (Mugyo 巫 教 ), Vu tục giáo (Muso ku- kyo / 巫俗教 )
  • 111.
  • 112. • Shaman giáo được coi là ảnh hưởng vào Hàn Quốc từ những cư dân Altaic (vùng Trung Á) thời tiền sử. Những nghi lễ của Shaman giáo đã được người Hàn Quốc rèn giũa và phát triển trong suốt qua trình lịch sử của họ, cũng vì vậy Shaman giáo ở Hàn Quốc có những đặc trưng riêng, nhất là nó chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố của Phật giáo như khoan nhượng, từ bi. • Sự ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây, nhất là của Kitô giáo vào Hàn Quốc cũng gây ra những xung đột nhất định với những nghi lễ của Shaman giáo. Tuy nhiên, Shaman giáo đã đem lại cho Kitô giáo ở Hàn Quốc những sức mạnh huyền bí riêng. • Hiện có khoảng 300.000 người hành nghề shaman tại Hàn Quốc, tức là trung bình cứ 160 người dân thì có 1 người hành nghề shaman. •
  • 113. Một cảnh lên đồng của Mundang được ghi lại trong một bức tranh cổ
  • 114.
  • 115.
  • 116. 2.2. Những người hành nghề shaman giáo • Có thể chia những người hành nghề shaman giáo ở Hàn Quốc được chia làm ba loại: – Pháp sư – Thầy tế – Thày bói
  • 117. • Pháp sư: - Pháp sư nữ: Mudang - Pháp sư nam Paksu
  • 119.
  • 120. • Người ta cũng thường gọi những pháp sư nữ được tôn kính là Mansin với ý nghĩa là người có khả năng giao tiếp được với hàng ngàn vạn thần linh
  • 121. • Có hai loại Mundang (pháp sư nữ): • Mundang thiên khải, được gọi là Kangshinmu ( 강신무 ; 降神巫 ). • Mudang thế tập được gọi là Sesũm-mu (hoặc Seseupmu)
  • 122. - Mudang thiên khải (Kangshinmu ) cũng có 2 loại: Mutang và Mỹongdu. - Mutang được các vị thần linh nhập vào - Myongdu khác biệt ở chỗ thần nhập là linh hồn người chết trẻ có liên hệ họ hàng.
  • 123. • Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một người có thể trở thành Kangshinmu là hiện tượng Thần bệnh (Shinbyeong):Biểu hiện của Thần bệnh rất đa dạng tùy thuộc vào nền tảng văn hóa và môi trường sống của từng trường hợp cụ thể, nhưng thông thường đều là chứng mất ngủ, biếng ăn và một số chứng bệnh lạ về tâm thần khôg chữa trị được bằng các biện pháp y học thông thường. • Lễ thần nhập (Naerimgut) chính là nghi thức được coi như thần giáng vào một người đang trong thời kỳ thần bệnh để người đó chính thức trở thành một Kangshinmu.
  • 124. Thần bệnh (Shinbyeong) • Đặc điểm phổ biến đầu tiên của một Pháp sư liên quan đến một hiện tượng đau ốm được gọi là Shinbyeong (thần bệnh) với đặc trưng là mất ngủ, ăn không ngon, người suy nhược không rõ nguyên nhân. Nerim-gut là nghi lễ để chữa thần bệnh và để người đó trở thành một pháp sư. • Triệu chứng của Shinbyeong rất đa dạng và khác nhau đối với từng trường hợp tùy thuộc vào trình độ văn hóa và môi trường xung quanh. Triệu chứng điển hình nhất là biếng ăn, mệt mỏi về tinh thần mà không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp thấy cơ thể khác thường, hoặc bị cú sock tinh thần đột ngột, hoặc nằm mê thấy được một vị thần nào đó trao cho sứ mệnh.. Một số trường hợp đột nhiên tinh thần bị hoảng loạn đến mức bỏ nhà vào rừng hoặc lang thang ngoài cánh đồng…
  • 125. • Mundang thế tập gọi là Sesũm-mu
  • 126. • Mudang Thế tập (Sesum- mu) phân biệt với Mudang thiên khải (Kangsin-mu) ở chỗ khả năng hành lễ không phải do một thần linh nào đó nhập vào mà là do truyền thừa trong gia đình từ đời này sang đời khác. Việc liên hệ với thần linh của Mudang thế tập là gián tiếp thông qua các vũ điệu và ca từ, không có đền thờ riêng trong nhà. • Sesum-mu cũng có 2 loại: – Shimbang – Tang’ol.
  • 127. • Shimbang là người liên hệ với với các thần linh một cách gián tiếp, Shinbang không có điện thờ riêng. • Tang’ol tồn tại ở các địa phương phía Nam của Hàn Quốc nhất là vùng Yeongnam và Honam , mỗi người có một địa phận hành nghề riêng.
  • 128. Các pháp sư khi lên đồng thường thể hiện những khả năng kỳ lạ để thuyết phục niềm tin của những người dự lễ.
  • 129. • Một pháp sư nam (paksu) đang hành lễ
  • 130. • Bước đi xuất thần trên lưỡi dao
  • 132. Bước đi trên lưỡi dao
  • 133. • Mudang với cái đinh ba tượng trưng cho quyền lực trên biển
  • 134. THẦY TẾ • Thầy tế, tiếng Hàn gọi là Chegwan hay Tế quan, được chọn một lần để đảm nhiệm nghi thức tế lễ của làng • Thầy tế trước khi thực hiện công việc của mình phải thực hiện những kiêng kỵ với quan niệm đảm bảo sự thanh khiết về thể xác và tinh thần
  • 136. THÀY BÓI Trong tín ngưỡng shaman ở Hàn Quốc có nhiều loại thày bói: - Thày xem vận may rủi được gọi là Chomjaengi - Thày địa lý xem đất cát được gọi là Chigwan hay Đế quan - Thày xem ngày giờ tốt xấu được gọi là Ilgwan hay Nhật quan
  • 137. saju cafes – Một loại thầy bói hành nghề trong quán cà phê
  • 139. • Trong số các thày bói thường có những thày bói mù gọi là P’ansu, được cho là có khả năng đặc biệt. Những người này thiên về việc niệm thần chú • Thày bói thường bói theo ba cách: dùng sách bói, hộp bói, và những đồng xu để bói.
  • 140. • THẦY ĐỊA LÝ hay Chigwan, là một loại thầy bói đặc biệt, chuyên bói để tìm chỗ tốt cho việc xây cất nhà cửa và an táng người chết. • Người Hàn Quốc tin rằng địa thế có ảnh hưởng đến sự giàu có, thành đạt của người sử dụng chúng. • Môn “Phong thuỷ địa lý” rất được coi trọng và thầy địa lý thường hành nghề bằng việc sử dụng kính thiên văn kết hợp với việcđo độ trên mặt đất để tìm ra hướng tốt cho cho các công trình theo hướng dẫn của những nguyên tắc Phong thuỷ.
  • 141. • THÀY CHỌN NGÀY thường sử dụng sách để tìm ra ngày giờ thích hợp cho việc tiến hành những công việc quan trọng hôn lễ, tang lễ, xuất hành, khởi công xây dựng… • Ngoài ra còn có nhiều loại thày bói khác như THÀY XEM TƯỚNG MẶT gọi là Kwasang, THÀY XEM TAY gọi là Susang. Thông qua đường nét trên khuôn mặt và tay, nhất là các đường vân tay người ta cho rằng có thể biết được những sự việc đã và sẽ xảy ra , tức là tiền vận và hậu vận đối với từng con người cụ thể
  • 142. 2.3.CÁC THẦN LINH CỦA SHAMAN GIÁO • Giới thần linh trong Shaman giáo thường được chia làm 6 loại: Thần tối cao, Thần Không gian, Thần đất, Thần nước, linh hồn tổ tiên và các linh hồn cấp thấp • Thần tối cao: Từ xa xưa, người Hàn Quốc đã tôn thờ một vị thần tối cao được coi là ở trên trời và từ đó ngài thực hành các quy tắc của mỡnh. Ngài được gọi bằng nhiều tên như Hanaim, Hanallim, Hanũnim, hay Hanũlim- với ý nghĩa người thống trị bầu trời. Mọi hiện tượng trong vũ trụ như cuộc sống của mỗi người, mùa màng, mưa, nắng và các hiện týợng thiên nhiên đều lệ thuộc vào ngài. Ngài là nguyên nhân không nhỡn thấy và tối thượng của mọi vật.
  • 143. • Thần không gian: • 1. Obang changgun là vị thần có vị trí cao sau vị thần tối cao. Đây là các vị thủ lĩnh của Năm phương. Mỗi phương được coi là có một vị thần với biểu trưng một màu nhất định. Ch’ongje changgun). Thanh đế tướng quân), tướng màu xanh da trời thống trị phía đông, Paekche changgun(. Bạch đế tướng quân), tướng màu trắng thống trị phía tây. Chõkche changgun). Xích đế tướng quânj, tướng màu đỏ thống trị phía bắc. Hũkche changgun(Hắc đế tướng quân), tướng màu đen thống trị phía Nam và Hwangje changgun (Hoàng đế tướng quân), tướng màu vàng thống trị ở trung tâm. • 2. Sinjang là thần linh cấp dưới của Obang changgun, được coi như quan hầu cận của các vị tướng. Có khoảng 80.000 vị thần loại này.
  • 144. THẦN ĐẤT 1. San-sin (Sơn thần) là vị thần đất quan trong nhất. Vị thần này có chức năng làm cho mùa màng bội thu.
  • 145. • Thần núi trong tín ngưỡng ở Việt Nam: Thần Tản Viên là trường hợp phổ thông nhất. Tản Viên không chỉ là Sơn Tinh con rể vua Hùng, đã chống lũ lụt,chống cuộc xâm lăng nhà Thục đã dạy cho nhân dân trăm nghề mà còn là vị Thành hoàng bảo vệ từng làng xóm.Tản Viên được gọi là Thần Cao Sơn. Bên cạnh vị sơn thần xuất nhập với Tản Viên, Cao Sơn, người dân cũng thờ một số vị sơn thần khác, nổi bật hơn cả là vị thần một chân, được gọi là Độc Cước Sơn thần, Độc Cước chân nhân v.v...
  • 146. • Ở Hàn Quốc, Sơn thần được thờ ở hai chỗ, ở am sau chùa hoặc phía trước bàn thờ của làng. Bàn thờ giành cho Sơn thần rất đơn giản. Bên trong người ta treo một bức chân dung mô tả vị thần này dưới bộ dạng một ông già nhân từ với bộ râu trắng, ngồi lên một con hổ dưới một cây thông. Bên cạnh đó là một cậu bé dâng đào tiên ngụ ý sự trường thọ theo quan niệm Đạo giáo. Sơn thần không phải vị thần của một ngọn núi cụ thể nào đó mà là thần của tất cả các ngọn núi và là vị vua huyền thoại đầu tiên của người Hàn Quốc - Tangun. Theo truyền thuyết thì vua Tangun là cháu thần tối cao Hananim và được sinh ra trên đỉnh núi. Sau khi hoàn thành sứ mệnh trị vì dưới mặt đất Tangun đã trở thành Sơn thần. Người ta thờ vị thần này để mong được bội thu mùa màng, khoẻ mạnh và sống lâu. Nhất là những người phụ nữ hiếm con thường cầu xin vị thần này để sinh được con trai như ý muốn.
  • 148. • Bàn thờ Sơn thần
  • 149. • Đền thờ Dangun với tư cách thần núi ở Seoul.
  • 150. Seonangdang • Seonangdang (Thành hoàng làng) bàn thờ một vị thần hộ mệnh làng, có hình dạng đặc biệt, có thể là một , Hoặc có thể là một đống đá thường nằm gần lối vào làng hay trên một ngọn đồi. Đất nước Hàn Quốc chủ yếu là đồi núi, có nhiều ngôi làng và dân cư sống gần núi đồi. Vì lý do đó, người Hàn Quốc tin tưởng vào các vị thần núi để bảo vệ họ khỏi bệnh tật và thiên tai.  • Thành hoàng của người Hàn còn được thể hiện dưới dạng Sotdae hoặc dưới dạng Changseung
  • 151. • Thành hoàng làng có vai trò giữ gìn bình an cho làng, đồng thời ngăn ngừa bệnh và xua đuổi yêu ma. Thành hoàng làng là nơi chữa trị bệnh tật, là nơi gặp gỡ của các thành viên gia đình, là nơi đưa tiễn người đi xa, là nơi đón chào người từ xa trở về. bởi vậy gia đình nào có người đi xa thì các thành viên trong gia đình phải đi ra tới tận Thành hoàng làng ở lối vào làng và hướng lên cầu nguyện thần Trời và thần làng. • Đầu tháng giêng hằng năm người dân làng nhất định đeo dây vàng lên nơi thờ Thành hoàng để thể hiện lòng thành kính thiêng liêng đối với thần linh vì thần linh đã phù hộ cho dân làng một mùa màng bội thu, những đau khổ, bất hạnh không đến với làng. • Trên cây thiêng, bố mẹ nào mong muốn con cái đạt điểm cao thì treo một mảnh vải đầu thừa đuôi thẹo, những người rời đi xa kinh doanh buôn bán cầu mong việc buôn bán xuôi trèo mát mái thì treo lên đôi dép rơm. • Thành hoàng làng chính là nơi mọi người tìm đến để cầu mong những điều tốt lành:phụ nữ cầu mong sinh con, kìm hãm trò cờ bạc hay tính phóng đãng của người chồng; là nơi bố mẹ cầu mong cho con cái sức khỏe dồi dào, học tập tốt.
  • 152.
  • 153.
  • 154.
  • 155.
  • 156.
  • 157.
  • 158. • Changseung • Là vị thần làng của người Hàn, thường được làm bằng những gốc cây dựng ngược, trên đó người ta chạm khắc những khuôn mặt dữ tợn để xua đuổi tà ma và bảo vệ làng,thường được mô phỏng theo hình ảnh của các chiến binh hoặc một vị tướng nào đó có mộ số chữ Hán được viết trên cơ thể và được dựng ở đầu cổng làng. Changsaeng là cột đo cây số và cũng là thần hộ mệnh cho một ngôi làng. Hình dạng, kích thước, màu sắc, và các vật liệu (đá hoặc gỗ) khác nhau tùy mỗi địa phương.
  • 159. • Changseung có nhiều chức năng khác nhau như, đánh dấu ranh giới, một người giám hộ cho làng, bảo vệ khỏi dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, đói kém hoặc cầu nguyện cho điều gì đó. Chạm khắc và dựng cột changsaeng là công việc chung của cả làng, phần lớn được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm, vào ngày này tất cả mọi người trong làng đều tập trung làm cùng nhau.
  • 160. • Changseung có lịch sử hơn 200 năm cho đến ngày nay. • Tên gọi gốc của nó là pupsu hay puksu, cái tên Changseung được vay mượn từ câu nói của Đạo giáo: "Jangsaeng Bulsa" - Trường sinh bất tử. • Chữ Jangsaeung được cải biên thành Changseung cho dễ phát âm. Ngay cả trong thời kỳ hiện đại, pubsu hay puksu vẫn còn được sử dụng ở một số khu vực phía Nam như Cholla, Chungcheong và tỉnh Kyeongsang. Một số nơi như đảo Jeju gọi chúng là Halabugi, halmunidangsan, harubang, chunha daejanggun, susal....
  • 161.
  • 162.
  • 163. Songju (Thánh chủ) và các vị thần bảo hộ gia đình khác: Có rất nhiều vị thần bảo hộ gia đinh được thờ cúng trong nhà, trong số đó cao nhất là sõngju, tức thánh chủ…
  • 164. Sottae •  Sottae là một trong bộ ba biểu tượng của một làng truyền thống ở Hàn Quốc ( bao gồm cột changsaeng, sottae và Seonangdang ) được dựng ở đầu làng, thường có bộ ba con vịt, ngỗng hoặc chim ở trên đỉnh. Loại hình tín ngưỡng này ở các làng đã tồn tại rất lâu trong lịch từ khi kỷ nguyên của các vương quốc cổ xưa (Mahan, Jinhan và Byunhan). Sottae chủ yếu làm bằng gỗ, cao khoảng sáu mét, với nghệ thuật chạm khắc các loài chim ở đỉnh đầu . Những con chim được cho là phương tiện truyền thông giữa thế giới này và thế giới bên kia.Mục đích của sottae là để bảo đảm phúc lành và cầu mong cho sự giàu có, phong phú của làng, và để chào mừng các vị khách đến thăm làng.
  • 165.
  • 166.
  • 167. • Thủy thần: • Thủy thần là vị thần sông nước, người ta tin rằng có các vị thần ngự trên biển, trong các dòng sông ngòi….. Các vị thần này sẽ phù hộ cho những người mà cuộc sống liên quan đến sông nước. • Có rất nhiều loại thủy thần, tất ca các vị thần này đều được quan niệm như những con rồng (long thần). Long thần sống trong những con suối, sông, trên biển và trên trời- nơi chúng có thể kiểm soát các trận mưa. Việc thờ cúng các vị thần này được thấy từ thời cổ đại. • Vị long thần vĩ đại nhất được coi là Long vương, hay vua của biển- kẻ thống trị biển khơi. Có rất nhiều truyền thuyết về long vương và liên hệ của long vương với thế giới loài người
  • 168. – Bàn thờ Long vương tại nhà một Shaman
  • 169. Linh hồn tổ tiên: • Người Hàn rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Lễ Jesa ( 제사 , 祭祀 ) là nghi lễ tưởng nhớ tới tổ tiên ông bà đã khuất tiến hành hàng năm vào ngày người quá cố ra đi. Lễ này được con cháu làm đến đời thứ 5. Nghi lễ này còn được thực hiện vào ngày Tết, ngày trước tết (30/12) và ngày 5 tháng Tư hàng năm. • Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là có tính bản địa của Hàn Quốc. Khổng giáo chỉ có vai trò thống nhất và tổ chức chúng lại mà thôi. Truyền thuyết về Tangun ở thời kỳ các quốc gia bộ tộc đã chỉ ra tầm quan trọng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
  • 170. • Mộ đá trong tín ngưỡng thờ tổ tiên ở đảo Ganghwa
  • 171.
  • 172.
  • 173.
  • 174.
  • 175. • Những vị thần vô danh: • Thấp hơn các vị thần vừa kể trên là một loạt các vị thần, ma, quỷ..tạo thành mọt thế giới thấp nhất trong trật tự tinh thần của người Hàn Quốc. Một số trong các vị thần đó rất nhân từ như thần bếp, thần hũ thóc gạo…Có một số vị thần tai ác mang thù nghịch với con người. Những thần linh này thường là hồn của những người chết trẻ, chết đuối, nhung con gái chết khi chưa lấy chồng. Lại có nhung thần linh chuyên làm hỏng đồ đạc trong nhà, làm vỡ bát…
  • 176. 2.4. Những nghi lễ • Lễ shaman giáo hay còn gọi là gut:là những nghi thức mà pháp sư tiến hành để cầu khấn thần linh. Thông qua những bài hát và điệu múa, pháp sư cầu xin thần linh đem lại sự may mắn hay giải quyết những vướng mắc về tâm linh cho con người. Shaman khi làm lễ gut thường mặc rất nhiều trang phục sặc sỡ khác nhau, nói trong trạng thái như thôi miên và thay đổi trang phục nhiều lần trong một buổi lễ. • Trong một lễ gut cần có 3 yếu tố: những thần linh là đối tượng của sự cầu xin; những tín đồ cầu xin thần linh; pháp sư với tư cách là cầu nối trung gian giao tiếp giữa thần linh và các tín đồ. • Có nhiều loại lễ gut khác nhau. Tuy nhiên, có 3 loại cơ bản là naerim-gut, dodang-gut và ssitgim-gut
  • 177. Nearin-gut • Đây là lễ căn bản có tính nghi thức của một người trở thành pháp sư:một người bị một thần linh nào đó ám ảnh và trở thành thày tế. Nghi lễ này được coi là để chữa “thần bệnh” (Shinbeoyng) để một người trở thành pháp sư.
  • 178. Dodang-gut • Một nghi lễ gut phổ biến ở các địa phương miền trung Hàn Quốc. Nghi lễ này nhằm cầu mong phúc lộc cho dân làng, được tổ chức hàng năm hoặc vài năm một lần. Thời gian diễn ra nghi lễ thường là dịp Tết, mùa Xuân hoặc mùa Thu. Đặc trưng của nghi lễ này là người thực hiện tế lễ là các paksu. (Pháp sư nam).
  • 179. Ssitgim-gut • Là nghi lễ dành cho người chết. Người ta quan niệm rằng nếu linh hồn người chết không được thanh tịnh thì sẽ phải đi về âm phủ. Vì vậy, người ta tiến hành lễ Ssitgim-gut để tẩy uế cho linh hồn người chết được trong sạch với niềm tin người quá cố sẽ được về tiên giới.
  • 180. Âm nhạc trong tế lễ cộng đồng
  • 181. 2.6. Kut trong Shaman giáo Hàn Quốc và Lên đồng trong Đạo Mẫu Việt Nam • • ( ) hay kut (Mudang • hay “ ” … “ nhân” “ ” “ ” - hay “ ” “ ” “ ” “ ”
  • 182. • Mudang s Mudang “ ” Mudang chuyên
  • 183. • … • kut hay s then pjâo Êđê… …
  • 185. • hương , ra . • Mudang kut • kut kut hay
  • 188. • T kut kut • 송주 마지 - Songju maji V • 별송 - Pyolsong • 데감 - Taegam • 채속 - Chesok
  • 189. • Trong ; , “ ” • kut
  • 190. • kut ông đ • • kut Mudang • Mudang ông
  • 191. • , c • Mudang “ ” Mudang Mudang .
  • 192. • hay kut • Mudang
  • 193. • L kut “ ” • Tuy nhiên, T Mudang Mudang • chơi kut Mudang “đa năng” hơn
  • 194. 2.7. Vai trò của Shaman giáo trong văn hóa Hàn Quốc • Ngay từ những năm 1960 các học giả đã có nhiều ye kiến đánh giá về vai trò của Shaman giáo trong văn hóa Hàn Quốc; – Nhiều học gia đã cho rằng Shaman giáo là chìa khóa duy nhất để lí giải văn hóa truyền thống của Hàn Quốc. Thậm chí một số học giả quả quyết rằng tất ca các tôn giáo mới tại Hàn Quốc đều bắt rễ từ Shaman giáo. Một số khác lại cho rằng Shaman giáo đã tạo nên tính thống nhất của tôn giáo của người Hàn Quốc từ thời cổ đại. Nhiều người tin rằng Shaman giáo cũng có một sức mạnh năng động và ảnh hưởng như một yếu tố tinh thần quan trọng trong xã hội giống như Phật giáo và Kitô giáo. – Tuy nhiên cũng có những người cho rằng Shaman giáo là thứ tín ngưỡng hổ lốn và đã trở nên lạc hậu với thời đại hiện nay. – Shaman giáo Hàn Quốc là sự thể hiện thái độ bằng tâm linh đối với các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Cũng do vậy nó ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng trong lòng sâu văn hóa của xã hội Hàn Quốc.
  • 195. Shaman giáo đóng vai trò kép trong lịch sử tôn giáo Hàn Quốc. • Trước hết nó như kênh vững chắc để thể hiện những nhu cầu riêng biệt của đại chúng • Thứ hai chúng là cầu nối lẫn nhau giữa các hệ thống văn hóa chính thức. • Cũng vì vậy nó đóng vai trò thứ ba là gìn giữ và làm cho văn hóa quần chúng trở nên trường tồn.