SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm về trang sức.
Trang sức (hay còn gọi là nữ trang, là những đồ dùng trang trí nhằm tô điểm nét đẹp
cá nhân, ví dụ như: trâm cài, vòng cổ, nhẫn, dây chuyền, bông tai, vòng đeo tay,
khuyên…, thường được làm từ đá quý, kim loại quý hoặc các chất liệu khác. Qua thời
gian, các hình thức, kiểu dáng trang sức thay đổi theo thị hiếu và mong muốn của người
đeo chúng.)
Từ Trang sức trong tiếng Anh là Jewellery bắt nguồn từ jewel được anh hóa từ tiếng
Pháp cổ "jouel" vào khoảng thế kỷ 13. Nó cũng bắt nguồn từ tiếng Latinh "jocale", có
nghĩa là đồ chơi. Đồ trang sức là một trong những hình thức trang trí cơ thể cổ xưa nhất.
Gần đây người ta đã tìm thấy những chuỗi hạt 100.000 năm tuổi được tin là một trong
những món đồ trang sức cổ nhất từng được biết đến.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển trang sức của người Việt.
Trang sức là một loại hình di vật đặc biệt ko chỉ có mục đích làm đẹp cho con người,
mà còn biểu thị trình độ thẩm mỹ và kỹ thuật chế tác qua từng thời kỳ, qua đó người xem
có thể hình dung được sự phát triển về tư duy của người Việt. Bên cạnh cuộc sống mưu
sinh vất vả thường nhật của con người thời đó. Từ đó vẫn còn lóe lên được cuộc sống tinh
thần, tức là họ biết làm đẹp, biết trau truốt cho bản thân họ, tự tôn bản thân mình, toát lên
vẻ sang trọng của người sử dụng trong giới quý tộc.
Trong suốt lịch sử nhân loại, không kể tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa, trang sức đã
tồn tại như một phần thiết yếu để bộc lộ cảm xúc, sự giàu có và địa vị xã hội. Nó rất được
coi trọng nên ngay cả việc cúng tế cũng được chọn, nó luôn làm say mê lòng người từ
thời thượng cổ cho đến nay, mãi mãi sau này, không biết khi nào mới chấm dứt được. Và
những người đầu tiên biết sử dụng đồ trang sức ở nước ta từ bao giờ là câu hỏi rất khó trả
lời chính xác, nhưng bằng những suy luận, so sánh thì có thể hình dung được ngay từ thời
đại đồ đá cũ, những người nguyên thủy ở nước ta đã biết trang sức.
Trong vòng mấy thập niên gần đây thành tựu khảo cổ học chứng minh được rằng: ở
Việt Nam loài người xuất hiện từ rất sớm, có thể nơi đây nằm trong lãnh thổ quê hương
của loài người. Những di vật đồng thau, gốm, đá… nằm sâu trong lòng đất từ hàng ngàn
năm nay đã được khai quật, nhắc đến những nền văn hóa văn minh lâu đời, cho phép ta
khẳng định nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề trang sức của những con người thời xa xưa
ấy.Việt Nam nằm giữa Giava và Bắc Kinh là nơi phát hiện được giống người vượn cổ và
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
những di tích văn hóa sơ kỳ. Quanh Việt Nam có các nước láng giềng như Trung Quốc
đã tìm được người Vượn Bắc Kinh, Inđônêxia tìm được người Vượn Giava. Các di tích
thời kỳ sớm của đồ đá cũ đã tìm được ngoài hai nơi trên còn tìm được ở Mianma, Thái
Lan và Mailaixia.
Vào buổi bình minh của lịch sử loài người, ở nước ta, thời sơ kỳ đồ đá, đã có địa
điểm Núi Đọ (xã Thiệu Khánh – huyện Thiện Hóa – tỉnh Thanh Hóa) có niên đại vài
chục năm cách ngày nay. Nơi đây đã tìm được một loạt công cụ chặt hình rìu, công cụ
chặt thô sơ, mảnh tước và thạch đá. (H1.24)
Chứng tích của đồ trang sức ở đây chưa tìm được bởi các nhà khỏa cổ học.
Ngoài Núi Đọ, có một số hang động ở miền Bắc nước ta cũng có chứng tích của con
người thời sơ kỳ đồ đá cũ như trong các hang Thẩm Hai (H1.25)các nhà khảo cổ học tìm
thấy một răng hàm, ở trong hang Thẩm Khuyên tìm thấy 6 răng hàm đã hóa thạch của
loài người tối cổ nằm trong lớp trầm tích màu đỏ, chứa xương cốt động vật thời cách tân
(H1.26) (H1.27) và tại hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu- Nghệ An) tìm thấy 5 cái răng hóa
thạch của Người vượn. Những chiếc răng này vừa có đặc điểm của người, vừa có đặc
điểm của Người vượn, gần giống răng của Người vượn Bắc Kinh, có niên đại cách ngày
nay khoảng 30 vạn năm (H1.28)…
Cuối thời đồ đá cũ, dấu tích của loài người lại càng rõ nét và tràn khắp cả vùng núi,
trung du miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ở nước ta với sự có mặt của nền văn hóa Sơn Vi
(H1.29).
Trong đợt khảo sát cổ học trên địa bàn các huyện Quản Bạ, Yên Minh thuộc cao
nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) nhiều công cụ đồ đá cũ thuộc văn hóa Sơn Vi đã được
tìm thấy. Chủ yếu là những hòn cuội được ghè đẽo ở rìa cẩn thận, có nhiều loại hình ổn
định, các ông cụ được ghè một mặt ghè theo một hướng, ghè trên một cạnh hòn cuội, và
giữ lại tối đa mặt cuội tự nhiên.Đây là bằng chứng cho thấy, người tiền sử có mặt rất sớm
trên mảnh đất cao nguyên đá Đồng Văn. Đợt khảo sát này do Viện Khảo cổ học Việt
Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Giang tiến hành giữa tháng 12/2013.
Trên địa bàn huyện Yên Minh, đoàn khảo sát phát hiện một số công cụ đồ đá cũ tại
khu phố Mậu Duệ và trong lòng hang Nà Luông (xã Mậu Long). Các công cụ phát hiện
được tại khu phố Mậu Duệ phân bố rải rác trên bề mặt hơn 30 công cụ. Đây là các công
cụ đồ đá cũ với nhiều loại hình như: Công cụ mũi nhọn, rìa ngang, rìa lưỡi dọc và công
cụ viên cuội.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tại khu vực hang Nà Luông, đoàn phát hiện được 17 công cụ đồ đá phân bố rải rác
trên bề mặt hang và trong hố đào thám sát, gồm các loại hình: Công cụ rìu ngắn, hình bầu
dục, cuội bổ, rìa lưỡi ngang, hình móng ngựa. Tiếp tục khảo sát tại địa bàn xã Lùng Tám
(huyện Quản Bạ), đoàn khảo sát phát hiện được 27 công cụ đồ đá phân bố rải rác trên
sườn taluy dương chạy dọc tuyến tỉnh lộ 181 với chiều dài gần 2km. Các công cụ tại khu
vực này bao gồm các loại hình như: Công cụ mũi nhọn, công cụ rìa lưỡi ngang, rìa lưỡi
dọc, mảnh tước.
Đại diện Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết về hình thái, những loại hình công cụ
phát hiện được tại khu phố Mậu Duệ và Lùng Tám thuộc văn hoá Sơn Vi, có niên đại
cách ngày nay từ 10.000 - 30.000 năm. Các công cụ tại hang Nà Luông thuộc văn hoá
Hoà Bình muộn (trung kỳ đá mới), có niên đại cách ngày nay từ 5.000 - 7.000 năm
(H1.30).
Qua nghiên cứu tổng thể các di vật khảo cổ, chuyên gia của Viện Khảo cổ học Việt
Nam đã cho rằng các di chỉ ở các huyện Quản Bạ, Yên Minh là một địa điểm cư trú của
người tiền sử.
Đây là phát hiện khảo cổ học quan trọng, đóng góp những nhận thức mới vào việc nghiên
cứu thời tiền sử ở Hà Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Trước đó, đầu tháng 10/2013, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng
tỉnh Hà Giang đã tiến hành khai quật khảo cổ di chỉ Sủa Cán Tỷ, thuộc thôn Sủa Cán Tỷ,
xã Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) và đã tìm thấy dấu tích của người tiền sử, thu được gần 200
di vật công cụ lao động bằng đá.
Con người ở giai đoạn này đã biết chế tạo từ đá cuội thành hàng loạt công cụ như
công cụ chặt, được ghè đẽo ở một đầu hay cạnh bên để tạo thành rìa lưỡi sắc bén và một
số bàn nghiền và hòn ghè.
Ở nền văn hóa này cũng chưa tìm được chứng tích của việc người nguyên thủy Việt
Nam đã biết trang sức.
Nhưng, cùng một thời đại với các di tích đồ đá cũ Việt Nam, trên thế giới đã có nhiều
nơi tìm được chứng cớ để nói rằng người cổ bấy giờ đã biết trang sức.
Trong nhiều di chỉ của người Nê-ăng-đéc-tan của thời kỳ Mut-xchi-ê ở Châu Âu,
người ta đã tìm thấy nhiều cục thổ hoàng, có lẽ để người cổ tô màu, vẽ mình trang điểm
lên cơ thể.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ở địa điểm Kow Swamp, bang Victoria, Úc, các nhà khảo cổ học đã tìm được hàng
chục ngôi mộ có thổ hoàng, vỏ ốc với niên đại 9- 10 ngàn năm trước Công Nguyên. Có
thể, nơi đây người nguyên thủy cũng đã biết các trang sức bằng cách đeo vỏ ốc và bôi thổ
hoàng.
Không những người Nguyên Thủy biết cách làm đẹp cho người sống mà còn biết làm
đẹp cho người chết. Trong một mộ táng ở Xunghia (Liên Xô cũ) người ta tìm được dấu
tích bộ xương được rắc thổ hoàng và những hàng cúc bằng xương đục thủng, chứng tỏ
khi chết người ta được mặc quần áo có cúc bằng xương, như quần áo của dân bản địa Et-
xki-mô ở đây còn đang sử dụng và được rát thổ hoàng làm đẹp.
Người thời hậu kỳ đồ đá cũ Cơ- rô- ma- nhông đeo đồ ốc biển và răng thú. Người ta
biết được như vậy là nhờ khai quật mộ táng của họ. Có tới 300 vỏ ốc biển và răng thú
được đục lỗ để xuyên dây đeo(2)
.
Trong thời đại đồ đá cũ, có thể nói, khắp nơi trên thế giới đã có chứng tích của việc
người xưa đeo đồ trang sức và bôi thổ hoàng lên người. Trình độ thẩm mỹ của họ khi đó
còn được thể hiện ở những bức tranh khắc đá hay bôi màu trên vách hang động, ở sự tạo
nên một loạt tượng người phụ nữ bằng đá thể hiện quan niệm phồn thực với những
đường nét giớit tính rõ rệt. Và nằm trong bối cảnh chung đó, có thể người nguyên thủy
thời đại đồ đá cũ ở Việt Nam cũng đã biết đeo vòng bằng vỏ ốc xuyên dây, đã biết bôi
thổ hoàng làm đẹp chăng? Hy vọng với những cuộc khai quật các địa điểm khảo cổ thời
đại này trong tương lai, những đồ trang sức như vậy sẽ được tìm thấy.
Muộn hơn một chút, vào buổi đầu thời đại đồ đá mới, trong nền văn hóa Hòa Bình
(cái nôi của nền văn hóa này nằm ở miền Bắc Việt Nam và sự phân bố của nó trải rộng
khắp Đông Nam Á), có niên đại khoảng 11.000 năm đến 7.000 năm cách đây, ở Việt
Nam đã tìm đươc những đồ trang sức thật sự đầu tiên của người nguyên thủy.
Ở nền văn hóa này, công cụ được làm bằng đá cuội tìm được nhiều và có các loại
hình hết sức phong phú đa dạng hơn nền văn hóa Sơn Vi như : rìu ngắn, nạo, dao cắt, mũi
nhọn, công cụ chặt, chầy nghiền, bàn nghiền rồi đến các loại công cụ làmg bằng sừng,
(2) Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn và Diệp Đình Hoa: Cơ sở khảo cổ học. Nhà xuất bản
Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1975.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xương ( H1.31), vỏ ốc ( H1.32) ... và nằm lẫn trong các đồ công cụ ấy là trang sức được
làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như đá, xương, sừng...mà chủ yếu bằng đá cuội
(H1.33- H1.34).
Trước đây nhà nữ khảo cổ người Pháp M. Colani đã tìm được một mảnh xương thú
có lỗ xuyên dây ở di chỉ Mái Đá Làng Vành và cũng tìm được ranh nanh động vật có thể
xuyên dây đeo cổ như một loài bùa (3)
ở di chỉ Làng Nèo , vừa để trang sức, vừa mang
tính ma thuật. Cũng là bà M.Colani tìm được ở di chỉ Đa Phúc có năm hiện vật xương
hình bầu dục mỏng dẹt đều ở hai đầu, chính giữa có đục lỗ. Có thể người xưa đã dùng
dây xuyên lỗ năm hiện vật xương này để đeo cổ.
Trong một mộ táng của địa điểm Mái Đá nước ở độ sâu 0,8m tìm được sáu vỏ ốc
biển mài nhẵn nữa thân được xếp theo hình vòng cung nằm ngay dưới cốt sọ của người
Hòa Bình. Sáu vỏ ốc đều được đục lỗ và có lẽ được nối với nhau bằng một sợi dây. Có
thể nói người xưa rất thích dùng một loại vỏ ốc biển, sau khi ăn xong thì dùng làm đồ
trang sức. Đó là loại vỏ ốc Cyprae, loại ốc có vỏ rất đẹp, được tìm thấy ở một loạt hang
cư trú như Hang Tọ, Hang Thạch Sơn, Lộc Thịnh (Thanh Hóa), Hang Bảy, Làng Vố, Hạ
Bì ( Hòa Bình) và ở Tràng An (Ninh Bình) (H1.35- H1.36).
Chế tác đồ trang sức ở người nguyên thủy Việt Nam rất đơn giản: vỏ ốc được tách
làm hai nửa, rồi xâu dây qua miệng của những con ốc. Các vỏ ốc này được xâu lại với
nhau thành chuỗi vòng đeo cổ lấp lánh ( H1.37- H1.38)
Tài liệu dân tộc học so sánh còn cho chúng ta thấy nhiều dân tộc ít người hiện nay ở
nước ta còn nhặt cả vỏ ốc ven suối là một trong những ngành kinh tế hái lượm quan trọng
của họ. Thậm chí, có nhà khoa học gọi họ là “ những người ăn ốc”. Đó là những người
Rục, Màng, Arem, Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Phụ nữ
các tộc người này dùng que đục thủng các vỏ ốc núi rồi xâu chúng bằng các sợi dây
mỏng thành một chuỗi vòng cổ bằng vỏ ốc đẹp. Họ quan niệm phụ nữ đeo vòng ốc sẽ gặp
nhiều may mắn trong công việc hái lượm(4).
( H1.39)
(3)Viện khảo cổ (1989), Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam, Hà Nội 1989, trang 84.
(4) Nguyễn Văn Mạnh:Người Chứt ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thuận Hóa. Huế, 1996
trang 81.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Những người đàn ông các tộc người này thì trang sức bằng những chiếc vuốt hổ,
răng nanh lợn rừng. Khi đi săn được hổ và lợn rừng họ lấy vuốt hổ và răng nanh phơi
khô, khoan lỗ nhỏ ở phần trên rồi xâu chúng bằng sợi dây rừng, đeo cổ. Họ quan niệm
đấy là những “ bùa hộ mệnh” giúp cho họ tránh được thú dữ và may mắn trong công việc
săn bắn.
Người dân tộc Mường cũng rất thích đeo đồ trang sức bằng vỏ ốc.
Đồ trang sức bằng vỏ ốc biển cũng được các cư dân New Guine thích thú, họ dùng
đeo quanh cổ và trên mái tóc. Ở xứ Tân Caledory thì vỏ ốc biển còn đeo ở đầu gối hay
bắp chân nữa.
Những chiếc vòng trang sức bằng đá đích thực cũng tìm thấy ở một trong số hang
động thuộc văn hóa Hòa Bình.
Năm1929, ở địa điểm Làng Vành, nhà khảo cổ M.Colani tìm được ba vòng đá. Ở di
chỉ Làng Tiếng cũng tìm được một vòng đá. Đó là những chiếc vòng được làm bằng đá
màu xanh, được ghè đẽo nên có chu vi gần hình tròn, khoét lỗ từ hai bên tâm mặt vòng,
thông nhau. Mặt cắt ngang của vòng có hình tam giác, một cạnh cong lồi hoặc hình vành
khăn.
Kích thước của các chiếc vòng này nhỏ, đường kính ngoài khoảng 7cm, đường kính
trong dày 3cm. Vòng còn có vết mài hai bên mặt vòng. Với kích thước như vậy thì suy ra
không thể là vòng đeo tay mà có khả năng là vòng đeo tai thì đúng hơn.
Ở hai chiếc hang đào được vòng đá một số nhà khảo cổ cho rằng có thể địa tầng đã bị
xáo lộn, họ căn cứ vào vết mài thì có thể niên đại của những chiếc vòng này muộn hơn
văn hóa Hòa Bình một chút, thuộc về văn hóa Bắc Sơn. Nhưng dù sao, hai chiếc vòng
này nếu có muộn hơn ở vào niên đại văn hóa Bắc Sơn thì cũng là những chiếc vòng đá
trang sức sớm nhất ở Việt Nam, cho đến nay được biết.
Ở văn hóa Hòa Bình người Việt cổ còn có trang sức bằng thổ hoàng ( một loài đất có
mầu đỏ) một cách phổ biến. Ở trong nhiều hang động cư trú cũng tìm được nhiều mảnh
thổ hoàng, trên các công cụ đá, công cụ xương cũng có dấu vết thổ hoàng. Xương các
loài thú hay xương người chết cũng được ngươi xưa nhuộm thổ hoàng. Ở những tảng đá
to được khoét lỗ vũm tròn, rộng được các nhà khảo cổ tìm thấy là phương tiện để nghiền
thổ hoàng. Đông thời cũng ở một số vỏ ốc lớc còn dính nhiều thổ hoàng có lẽ do đựng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thổ hoàng. Do đó bằng chứng của việc người Hòa Bình dùng thổ hoàng bôi để làm trang
sức cho người sống và người chết là diều không thể phủ nhận được.
Người nguyên thủy hậu kỳ đồ đá cũng là những người “ ăn ốc, ở hang như người
Hòa Bình, Bắc Sơn mới biết làm đẹp cho mình bằng trang sức (H1.40).
Ở Khắc Kiệm (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) tìm được chiếc vòng đá mầu xanh,
mặt cắt ngang hình chữ nhật. Ngoài ra, người ta cũng đã tìm được một mảnh vòng trang
sức bằng đá cát, có lỗ để đeo và một mảnh vòng bằng vỏ ốc ở hang Thẩm Khách ( Lạng
Sơn). Không những thế còn tìm thấy một hạt chuỗi bằng ngọc thạch hình trụ dài 6cm có
lỗ xuyên theo chiều dài (5).
Ngoài ra ở mái đá Minh Lệ, mái đá Con Ké còn phát hiện ra
một số hạt chuỗi bằng đất nung hình trụ, hình trong hay hình thoi có xuyên lỗ giữa, đây là
những đò trang sức bằng đất nung xuất hiện sớm nhất ở nước ta.
Trong hang Minh Cầm (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) có sưu tập đồ trang sức
với nhiều loại: những vỏ ốc Nassa Thersiters Brug có xuyên lỗ, vòng vỏ sò có xuyên lỗ,
hoa tai bằng vỏ sò được dùi lỗ một đầu, hạt chuỗi bằng đá xanh và hoa tai lục giác bằng
ngà (6).
Ngay ở địa bàn hang Minh Cầm có một điều điều lí thú là hiện nay vẫn còn có dân
tộc Chứt vẫn còn bảo lưu nhiều nếp sống xưa của người nguyên thủy Minh Cầm: thích
ăn ốc và trang sức bằng vỏ ốc.
Những đồ trang sức đầu tiên tìm được ở nước ta có thể nói là thuộc vào những người
nguyên thủy từ thời đồ đá cũ đến hậu kỳ đồ đá mới. Mặc dù có quãng thời gian dài dằng
dặc như vậy nhưng đồ trang sức không có được là bao. Nhưng ý nghĩa quan trọng ở đây
chính là: cư dân nguyên thủy Việt Nam đã biết đeo đồ trang sức vào loại sớm nhất ở khu
vực Đông Nam Á.
Cư dân Việt có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ ở cuối thời hậu kỳ đồ đá mới
chuyển sang thời đại đồ đồng thau- sắt sớm. Đây là lúc mà các tộc người ở các vùng núi
cao tràn xuống đồng bằng khai phá đất đai để làm nông nghiệp.
Cư dân Việt có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ ở cuối thời hậu kỳ đồ đá mới
(5) Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam (1961), Những hiện vật tàng trữ tại viện bảo tàng lịch
sử Việt Nam về văn hóa Bắc Sơn, Hà Nội, 1961, Trang 19.
(6) Hà Văn Tuấn và Trần Quốc Vượng (1961), Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt
Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1961, Trang 113.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chuyển sang thời đại đồ đồng thau- sắt sớm. Đây là lúc mà các tộc người ở các vùng
núi cao tràn xuống đồng bằng khai phá đất đai để làm nông nghiệp.
Cư dân Việt có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ ở cuối thời hậu kỳ đồ đá mới
chuyển sang thời đại đồ đồng thau- sắt sớm. Đây là lúc mà các tộc người ở các vùng núi
cao tràn xuống đồng bằng khai phá đất đai để làm nông nghiệp.
Đây cũng là lúc đồng thau, chất liệu mới có thể tạo ra những công cụ sắc bén đưa
năng suất lao động lên cao mà người dân nước ta biết đến. Không phải không có cơ sở
khi cho rằng “ con người biết nấu chảy đồng thau, cũng là lúc có thể nấu chảy cả xã hội
nguyên thủy” (F. Ăng Ghen).
Các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta trên cơ sở trình độ phát triển cao của kĩ thuật
chế tác đá, làm gốm, đã bắt đầu biết khai thác, sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện
kim để chế tạo công cụ các vật dụng trong cuộc sống.
Cư dân văn hoá Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại đồng thau Việt Nam. Và
Người Phùng Nguyên đã đạt đến đỉnh cao của kĩ thuật chế tác đá. Kĩ thuật mài, cưa đá
phổ biến có thể tạo ra những công cụ và đồ trang sức hình dáng phong phú vừa đạt độ
chính xác cao, vừa tiết kiệm được nguyên liệu. Người Phùng Nguyên đã thành thạo kĩ
thuật khoan và tiện đá. Đồ đá chiếm số lượng nhiều nhất trong các di vật thuộc Văn hóa
Phùng Nguyên. Gồm các công cụ sản xuất như: rìu, bàn mài, bàn dập... Công cụ lao động
chủ yếu vẫn bằng đá. Họ làm gốm bằng bàn xoay, sử dụng các nguyên liệu tre, gỗ, xương
để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà.
Trong các di chỉ thời Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều cụ đồng, xỉ
đồng, dây đồng, dùi đồng. Cùng thời với các bộ lạc Phùng Nguyên, các bộ lạc sống ở
vùng châu thổ sông Mã (Thanh Hoá), ở vùng lưu vực sông Cả (Nghệ An) cũng đã tiến
đến thời đại sơ kì đồng thau với nền nông nghiệp dùng cuốc đá phát triển. Nghề nông,
giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Các nghề thủ công làm đá, gốm đạt trình độ
tương đương với cư dân Phùng Nguyên. Trong các di tích, bên cạnh các hiện vật bằng đá,
gốm còn có hiện vật bằng đồng.
Thời nguyên thủy thoạt đầu đó là những vỏ ốc biển lóng lánh, bóng đẹp dùng để xâu
chuỗi đeo cổ. Không những vậy người ta còn vẽ đỏ nên người bằng thổ hoàng. Sau này,
người Việt dùng chất liệu đá, nhất là đá ngọc. Người Việt còn biết đến tính năng khác của
đá, nhất là đá ngọc. Để rồi từ những tảng đá vô tri, dưới tay người nguyên thủy thuộc văn
hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun (cách đây vào khoảng 4000-3000 năm), những
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vòng đeo tay, khuyên đeo tai đẹp đẽ ra đời. Họ phải là những người thợ ngọc giỏi giang,
am hiểu từng chất ngọc. Loại nào cho màu sắc lung linh, loại nào cứng, mềm dễ tạo hình.
Nhìn những chiếc vòng tay, khuyên tai có nhiều dáng vẻ mới thấy được khiếu thẩm mĩ
của người xưa. Mặc dù ngay tại nơi chế tác không có, người ta phải tìm kiếm trao đổi nơi
xa nhưng người xưa vẫn muốn có bằng được chất liệu đá ấy. Màu sắc đá ngọc xanh dịu
như ngọc bích, hồng thắm như mã não, nhiều đá ngọc lại có vân nổi đã quyến rũ người
xưa trong suốt hành trình vài ngàn năm. Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm, các bộ
lạc sống định cư ở vùng Nam Trung Bộ ngày nay, chủ nhân của văn hoá Sa Huỳnh cũng
đã tiến đến buổi đầu thời đại kim khí, biết đến thuật luyện kim.
Các di tích văn hóa Sa Huỳnh đã được phát hiện ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Khánh Hoà...
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh là nông nghiệp trồng lúa và các cây
trồng khác. Họ bắt đầu biết chế tác và sử dụng đồ sắt. Ngoài ra, họ còn làm gốm đẹp, dệt
vải, làm đồ trang sức bằng đá quý, mã não, vỏ ốc, thuỷ tinh. Cư dân vân hoá Sa Huỳnh
thường thiêu xác chết, đổ tro vào các vò bằng đất nung cùng với các đồ trang sức.
Và đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn là các loại vòng đeo tay, vòng đeo chân, lục lạc,
khóa thắt lưng, trâm cài đầu... bằng đồng. Đồ trang sức bằng ngọc tiêu biểu nhất trong
văn hóa Sa Huỳnh là những chiếc khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú. Ngoài ra
còn có các loại khuyên tai hình vành khăn, khuyên tai ba mấu, khuyên tai bốn mấu...
Thời kỳ này cũng ghi nhận sự giao lưu văn hóa của cư dân văn hóa Sa Huỳnh bởi các loại
khuyên tai này cũng được tìm thấy ở Thái Lan, Philippines; các loại hạt chuỗi thủy tinh
xanh và mã não nguồn gốc giao lưu từ Ấn Độ.
Theo TS. Andreas Reinecker, nhà khảo cổ học người Đức đã có nhiều năm nghiên
cứu về văn hóa Sa Huỳnh, thì hình đầu thú hai sừng trên các chiếc khuyên tai hai đầu thú
của văn hóa Sa Huỳnh có một mối liên hệ nhất định với sao la, loài động vật được phát
hiện lần đầu ở Việt Nam vào năm 1992, vốn sống tập trung ở khu vực đồi núi phía tây
của miền Trung Việt Nam. Đây cũng là địa bàn cư trú chính của chủ nhân văn hóa Sa
Huỳnh. TS. Andreas Reinecker nhận xét rằng:“Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế
và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và
cường tráng của nam giới”.
Sang đến văn hóa Óc Eo (thế kỷ I - VIII sau CN), các nhà khảo cổ học cũng xác định
chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo là những người bản địa thuộc chủng Indonesien, là
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
những người có đời sống kinh tế khá giả, có tôn giáo tín ngưỡng phát triển, chịu ảnh
hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ cổ đại. Họ đã làm chủ nhiều ngành nghề thủ công
phát triển cao như nghề làm gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim
hoàn, nghề làm thủy tinh…, mà bằng chứng là hàng ngành hiện vật có độ tinh xảo cao
được phát hiện trong các di chỉ thuộc nền văn hóa Óc Eo, đặc biệt là nghề làm kim hoàn,
chế tác đồ trang sức với loại hình trang sức chủ yếu là khuyên tai, nhẫn, vòng cổ, mặt dây
chuyền, vật đeo hộ mệnh... bằng vàng, một số chạm ngọc cầu kỳ. Đồ trang sức trong các
di tích “tiền Oc Eo”. Nổi bật là loại hình trang sức tùy táng trong các di tích mộ táng
chum/ nồi gốm Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ, Giồng Lớn (đều nằm ven Vịnh Gành Rái của
sông Đồng Nai): vòng, hạt chuỗi, khuyên tai hai đầu thú bằng chất liệu đá ngọc, mã não,
thủy tinh, chất liệu vàng có những mảnh vành trổ lỗ, hiện vật có hình “linga” (con rắn?),
khuyên tai, hạt vàng hình đốt trúc, vàng dát mỏng bọc ngoài hạt chuỗi gốm. Đặc biệt
“mặt nạ vàng” trong di tích Giồng Lớn.Tại di tích mộ chum Giồng Cá Vồ còn tìm thấy:
Chất liệu đá: Đồ trang sức làm từ đá mã não và đá ngọc chủ yếu là khuyên tai hai đầu
thú, khuyên tai ba mấu, vòng tay, mảnh đá, đá cuội.
Kim loại: Vàng (đồ trang sức hạt chuỗi bằng vàng hình cuộn tròn, hình đốt trúc); đồ đồng
(đồ trang sức là vòng đồng và lục lạc, rìu đồng lưỡi xòe cân có họng tra cán); sắt (giáo
sắt, lưỡi câu chiếm số lượng nhiều trong các loại hình công cụ sắt và các loại mảnh công
cụ khác chủ yếu là dụng cụ sinh hoạt hàng ngày..)
Thủy tinh: khuyên tai hai đầu thú màu xanh nước biển và màu xanh rêu, khuyên tai ba
mấu, khuyên tai hình khối 8 có màu xanh đen, khuyên tai hình vành khăn có màu xanh
nước biển, hạt chuỗi có hình cầu màu xanh nước biển, vòng tay…
Nói đến trang sức trong văn hóa Oc Eo chính là kỹ nghệ chế tác đồ trang sức và lối
phục sức. Theo các nhà khảo cổ, người xưa chế tác và sử dụng đồ trang sức vì nhiều lý
do: làm đẹp, thể hiện sự giàu có, thể hiện địa vị xã hội, tuân theo tập tục và tín ngưỡng.
Vì thế, họ đã kỳ công sáng tạo ra những món trang sức rất tinh xảo, kỹ thuật cao và giàu
tính nghệ thuật. Họ đã biết cách mài thạch anh để làm nên một chuỗi trang sức gồm một
1 hạt chuỗi bằng thạch anh tím và 33 hạt chuỗi bằng pha lê, dài 41cm, được tìm thấy
trong di chỉ Gò Hàng, tỉnh Long An, có niên đại vào khoảng thế kỷ 1 - thế kỷ 3. Kỹ thuật
khoan và chạm khắc chìm trên những vật thể cứng và nhỏ cũng được người Óc Eo sử
dụng thành thạo. Bằng chứng là những món trang sức phẳng, tương tự như mặt dây
chuyền hay mặt nhẫn trong nữ trang hiện đại, làm bằng mã não và carnelian, trên đó có
khắc chìm hình sư tử và hình người ngồi, khai quật ở di chỉ Óc Eo, tỉnh An Giang, có
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
niên đại vào khoảng thế kỷ 6. Thành tựu nổi bật nhất trong nghệ thuật chế tác đồ trang
sức chính là việc tạo nên những món trang sức bằng vàng với sự điêu luyện trong thuật
luyện kim và sự tinh tế về mặt thẩm mỹ. Họ đã biết làm ra những sợi dây chuyền bằng
vàng với sự tinh xảo mà thợ kim hoàn đời nay cũng phải thán phục, hoặc những hạt chuỗi
bằng vàng hình khối cầu có 8 đỉnh tỏa ra 8 hướng tạo thành 1 chuỗi trang sức với 14 hạt
có kích thước nhỏ dần, gắn với một hạt chuỗi bằng thủy tinh tinh luyện, trông rất bắt mắt.
Các nhà khảo cổ học còn phát hiện trong di chỉ Óc Eo những chiếc nhẫn gắn hình bò thần
Nandin bằng vàng (đk 1,9cm), những chiếc khuyên tai bằng vàng với nhiều kiểu dáng
khác nhau, những chiếc vòng tay hình lò xo và những chiếc chuông bằng vàng xâu chuỗi
đeo ở cổ chân. Sang thế kỷ 7-8, người Óc Eo dùng vàng lá để chế tác các vật trang sức và
trang trí dạng phẳng, với kỹ thuật khắc miết tạo hình và chữ trên lá vàng để tạo nên các
đồ án trang trí mà chiếc hoa sen bằng vàng (đk 7,1cm) khai quật ở di chỉ Gò Xoài (Long
An) là hiện vật điển hình. Ngoài ra, vàng cũng được chế tác các vật để dâng hiến thần
linh như hình rắn hổ mang và nhiều mảnh vàng dát mỏng có khắc chữ Phạn, dấu tích
chứng tỏ sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Óc Eo. Trong số đó, đáng chú
ý nhất là chiếc nhẫn vàng có khắc dòng chữ Phạn trên bề mặt, có niên đại vào thế kỷ 7 -
thế kỷ 8 Người Óc Eo cũng đã biết đến kỹ thuật khảm đá quý lên các món đồ trang sức
bằng vàng. Tại di chỉ Gò Xoài (Long An), các nhà khảo cổ học đã phát hiện 3 món trang
sức rất đặc biệt của người Óc Eo, gồm một mặt dây chuyền bằng vàng nạm thạch anh tím
(cao 2,6cm, rộng 1,9cm; dày 0,2cm); một chiếc nhẫn vàng nạm ngọc xanh (đk 2,2cm) và
một nhẫn vàng nạm ngọc ruby (đk 1,8cm). Ba hiện vật này được coi là những đại diện
tiêu biểu cho đồ trang sức khảm đá quý của văn hóa Óc Eo. Không chỉ phát hiện các món
trang sức, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện cả khuôn đúc đồ trang sức bằng đá
trong di chỉ Óc Eo (An Giang). Điều này đã chứng minh tính bản địa của các món đồ
trang sức Óc Eo, cho dù, Óc Eo nằm trên con đường giao lưu thương mại nổi tiếng, liên
kết các nền văn minh cổ đại là Trung Hoa và Ấn Độ ở phương Đông với La Mã ở phương
Tây Có thể nói rằng, nghệ thuật chế tác đồ trang sức trong văn hóa Óc Eo là những thành
tựu rực rỡ, phản ánh trình độ văn hóa, thẩm mỹ, kỹ thuật điêu luyện của những chủ nhân
xưa của vùng đất Nam Bộ Việt Nam. Và từ những dây chuyền vàng, nhẫn vàng nạm
ngọc, khắc chữ cổ, vòng tay xoắn trông khá bắt mắt và kiểu dáng khá “hiện đại” cho đến
những lá vàng dập nổi hình mặt người. Người Óc Eo ưa làm đẹp bằng vàng, bạc, đúng
như mấy dòng sử cũ còn ghi lại: “Dân Phù Nam (Óc Eo) làm nhẫn và vòng tay bằng vàng
và chén đĩa ăn bằng bạc” (sách Nam Tề Thư). Qua đó chứng minh nhiều món đồ trang
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sức của người Óc Eo xưa không chỉ có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và giá trị kinh tế, mà
còn xứng đáng là hình mẫu cho các bộ sưu tập trang sức hiện đại, nhất là trong bối cảnh
xu hướng “hoài cổ” đang là thời thượng trong giới thiết kế đồ trang sức ở Việt Nam hiện
nay.
Vào khoảng gần 4000 năm cách đây, chậm hơn chất liệu đá người Việt làm quen với
chất liệu đồng thau, họ sớm nhận thấy tính chất ưu việt của đồng thau, có thể đúc được
mọi hình dạng theo ý muốn lại có màu sắc rực rỡ. Vì thế mà chỉ trong một quãng thời
gian ngắn họ đã sáng tạo ra nhiều kiểu dáng đồ trang sức. Đồng thau không có nhiều màu
sắc như đá nhưng lại có ưu thế về mặt tạo dáng phong phú.
Đến với người Việt chất liệu thủy tinh còn muộn hơn Đồng Thau . Điều làm nhiều nhà
nghiên cứu ngạc nhiên là là đồ trang sức thủy tinh đã sớm xuất hiện ở nước ta vào
khoảng thế kỷ IV - III TCN, tức là vào giai đoạn đỉnh cao của kỹ nghệ luyện đồng và giai
đoạn thoái trào của kỹ thuật chế tác đá. Đồ trang sức thủy tinh có mặt từ Bắc vào Nam
theo đường sông và ven biển với những món như vòng cổ, hạt chuỗi... được tạo dáng
bằng cách ép khuôn. Nhưng với vẻ lóng lánh của nó người Việt biết tận dụng để làm
những đồ trang sức độc đáo như khuyên tai ba mấu nhọn, khuyên tai hai đầu thú hay
chuỗi hạt đeo cổ. Ở những vùng ven biển cũng vậy người ta rất hay chế tác đồ trang sức
bằng vỏ ốc, nhất là loại ốc Tridacna hay bằng vỏ sò. Việc trang sức bằng các loài nhuyễn
thể biển rất ít khi tìm thấy ở người Việt ở sâu trong nội địa.
Trang sức thứ mà người Việt hay sử dụng trong dịp hội hè cũng là lông chim. Dường
như trong khi đó người Việt không chú ý đến chất liệu vàng, bạc Ngọc trai là những chất
liệu bằng một số khu vực trên thế giới vào thời cổ dùng để chế tạo đồ trang sức. Trong
quá trình tìm tòi chất liệu người Việt cũng có “thử nghiệm” một số chất liệu để làm đồ
trang sức như khuyên tai đất nung, vòng tay sắt,.. Nhưng dường như người Việt không
tìm thấy nhiều nét thẩm mỹ của các loại chất liệu này vì thế họ bỏ qua rất nhanh. Sự ít ỏi,
không phổ biến của đồ đất nung trang sức và vòng sắt trang sức đã nói lên điều đó. Trái
lại ở một số tộc người khác rất thích đeo vàng sắt hay vòng gốm. Loại hình đồ trang sức
ở nước ta phong phú đa dạng. Tuy vậy, ở mỗi giai đoạn Người Việt có sự lựa thích một
số loại hình nhất định. Sự thay đổi thẩm mỹ này được phản ánh qua tài liệu thống kê đồ
trang sức của mỗi giai đoạn.
Người ta chỉ biết đến chuỗi và ốc biển và thổ hoàng ở thời nguyên thủy. Vào thời đại
mà con người bước chân vào lĩnh vực chế tác kim loại khoảng 4000 năm cách đây cho
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đến khi chế tác kim loại thành thạo vào khoảng 2.000 năm cách đây thì người xưa có một
số thay đổi về mặt thẩm mỹ.
Lúc đầu họ thích đeo vòng tay đá nhưng về sau họ lại thích đeo khuyên tai đá. Các
vòng đồng (vòng tay và vòng tai) có vẻ được ưa chuộng hơn khuyên tai. Người Việt cổ
rất thích đeo hạt chuỗi, hạt cườm bằng thủy tinh nhưng xem ra ở vùng châu thổ Sông
Hồng người xưa không chuộng vòng tay thủy tinh hơn các vòng khác. Người Việt vùng
sông Hồng sông Mã thích trang sức lông chim trong khi đó ở vùng miền Trung và miền
Nam nước ta dường như chưa tìm được chứng tích của việc trang sức bằng lông chim
thời xưa.
Có thể lọc ra trong nhiều loại trang sức của người Việt những bộ đồ trang sức đặc
trưng. Thực ra dân tộc nào cũng có một số loại hình trang sức cơ bản: vòng tay, vòng tai,
vòng cổ... nhưng mỗi dân tộc lại sáng tác một kiểu mẫu trang sức khác nhau tạo thành
những nét độc đáo góp phần vào kho tàng văn hóa thẩm mỹ chung của toàn nhân loại. Sự
đóng góp của người Việt có thể kể ra một số loại hình trang sức độc đáo:
- Những khuyên tai đá 4 mấu với các biến thể khác nhau và sau đó là khuyên tai
đồng 4 mấu, khuyên tai vòng đeo 4 nhạc,..
- Khuyên tai ba nhọn ( còn gọi là 3 gai nhọn) Võ Văn hóa Sa Huỳnh làm bằng đá
Thủy Tinh,... lan truyền đi khắp các vùng Đông Nam Á.
- Khuyên tai hai đầu thú ( có thể là tượng đầu dê hay tượng đầu loài sao la quý hiếm)
đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh.
- Loại vòng tay có mặt cắt hình chữ T, được tạo hình bằng phương pháp khoa - tiện
rất công phu, có mặt sớm ở các địa điểm đầu thời đại kim khí ( văn hóa Phùng Nguyên)
ở ta.
- Loại vòng tay có mặt cắt hình chữ T, được tạo hình bằng phương pháp khoa - tiện
rất công phu, có mặt sớm ở các địa điểm đầu thời đại kim khí ( văn hóa Phùng Nguyên)
ở ta.
- Những đồ trang sức được gắn nhạc đồng, loại nhạc hình chóp dài, chưa thấy có ở
đâu. bộ đồ trang sức này gồm các loại hình vòng ống, xà tích, khuyên tai, thắt lưng...
được gắn nhạc đồng. đặc biệt loại hình vòng tay và vòng ống chân như vậy chưa thấy ở
các tộc người khác.
Và tiếp theo chúng ta thử hình dung một bộ đồ trang sức của người xưa dựa theo các
tài liệu mộ táng ( vị trí các đồ trang sức trong mộ). Và dựa trên vị trí các đồ trang sức
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trên tượng tròn ( tượng người thổi khèn, người nhảy múa, tượng người trên cán dao
găm) và hình vẽ trên các đồ đồng lớn đương thời. Trên đỉnh đầu, người xưa thường trang
sức bằng cách cắm các lồng chim quý. Tai thường có khuyên. Có khi là khuyên tai to, thô
nặng. Có khi là khuyên tai đá hình gối quạ được cắm lông chim. Vị trí tai cũng từng được
trang trí các khuyên tai có mấu, khuyên tai hai đầu thú bằng đá, thủy tinh hay khuyên tai
đồng gắn nhạc. Hãn hữu, người Việt còn trang sức bằng khuyên tai đất nung. Cổ được
người xưa đeo hạt chuỗi hạt cườm bằng đá Thủy Tinh. Đặc biệt có một số trường hợp
người xưa đeo loại vòng chuỗi bằng đồng có gắn nhạc. Người Việt cũng đeo các loại bùa
trừ tà ma bằng răng thú, sừng thú, bằng đá và cả bằng đồng.
Khóa thắt lưng của người Việt, có thể của các thủ lĩnh, được làm bằng đồng, trang trí
cầu kỳ bằng tượng Rùa, bằng nhạc đồng. Ngang hông, người xưa còn đeo xà tích bằng
đồng cố gắng nhạc đồng. Dọc hai cánh tay được người xưa trang trí rất nhiều vòng trang
sức. Cổ tay khi thì được đeo vòng tay Ngọc, vòng tay Thủy Tinh, vòng tay đồng. Mà
không thấy đeo một chiếc mà nhiều chiếc trên cổ tay ( trên tượng người phụ nữ Làng Vạc
thể hiện trên cán dao găm đồng, có thể thấy người xưa đeo ít ra là hai vòng trên một cánh
tay). Đặc biệt, người xưa còn đeo vòng ống bằng đồng gắn nhiều nhạc đồng ở vị trí cổ
tay. Ở phần bắp tay ( giữa vai và khuỷu tay ) cũng có đeo vòng ống gắn nhiều nhạc .Cổ
chân được đeo vòng Chân Ngắn nhạc đồng. Người xưa thường đeo cả hai cổ chân.
Quan niệm về vẻ đẹp của người xưa, nhất là vẻ đẹp của người phụ nữ như thế nào?
Có thể qua các hình tượng phụ nữ thể hiện trên tượng tròn, trên các đồ trang sức để có thể
tìm hiểu được phần nào.
Nếu để bình chọn hình tượng người phụ nữ đẹp nhất của thời đại Đông Sơn thì ắt hẳn
vương miện sẽ rơi vào tượng người phụ nữ trên chiếc kiếm ngắm tìm được dưới chân núi
Nưa (Thanh Hóa). Toàn bộ chiếc kiếm này dài 50cm, phần cám gà 18,2 cm. Phần lưỡi
kiến thì không có gì phải bàn, vì giống như hàng trăm ngàn lưỡi kiếm khác,có hai rìa, sắc,
nhọn. Nhưng phần cán lại là tượng nguyên khối. Tượng người đàn bà núi Nưa này được
tả thực. Khuôn mặt trái xoan (một trong những vẻ đẹp chuẩn mực người phụ nữ Việt từ
thời Đông Sơn, cho tới nay, được coi là hằng số, đã hơn 2000 năm có lẻ). Đôi mắt mở to,
toát lên một vẻ thông minh và đôn hậu đến kỳ lạ, được thể hiện là hai vòng tròn đồng tâm
có chấm đồng tử ở chính giữa, sống mũi nổi, miệng nhỏ thon, xinh xắn. Đặc biệt là đôi
tai rất to, có tỷ lệ hơn một nửa chiều dài khuôn mặt. Đã vậy, mỗi bên tai lại được đeo một
chiếc khuyên lớn, nặng chấm vai. Đây cũng là một “chuẩn” về vẻ đẹp hình thể của người
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Việt, một vẻ đẹp quyền quý. (Tượng quan âm bồ tát trong các chùa Việt Nam cũng được
tạo đôi tay to như thế tôn thêm sự nguy Nghiêm tôn kính đối với vẻ đẹp tu hành).
Nhưng trước đó, trước cả vẻ đẹp phụ nữ của Phật giáo, thì vẻ đẹp của phụ nữ Việt đã
là đôi tai phải to và dài. Điều này còn được chứng minh bằng các tài liệu khảo cổ học
khác nữa: trong nhiều lần khổ thuộc văn hóa Phùng Nguyên và đồng đậu (4000-3000
năm cách đây) người ta còn tìm được những chiếc khuyên tai bằng đá ngọc nặng đến nửa
kilôgam. Những chiếc khuyên này mà được đeo vào tai thì chắc phải là kéo dần phần dái
tai xuống tận gần bờ vai. Cũng cần phải nói thêm là trên những nẻo đường hiện nay, thi
thoảng chúng ta vẫn bắt gặp các cụ già dân tộc ít người còn đeo những khuyên tai nặng
như vậy và đôi tai được kéo dài như hình tượng trên tượng phụ nữ núi Nưa.
Một tiêu chí của vẻ đẹp giới tính nữa cũng được thể hiện trên bức tượng là eo bụng
thon thả. Mà như chúng ta đã biết, cho đến tận ngày nay, người phụ nữ nào được coi là
đẹp cũng phải có được cái tiêu chuẩn này. Vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ núi Nưa lại
càng được tôn lên bằng vẻ đẹp của đồ trang sức và trang phục. Nhìn kỹ bức tượng, ngoài
hai chiếc khuyên tai đã nói ở cả hai cổ tay người phụ nữ còn được đeo một bên hai vòng
tay.
Trang phục của tượng người phụ nữ núi nưa cũng cầu kỳ, phản ánh rõ thân phận quý
tộc của mình: trên đầu là một cái mũ có chóp nhọn, tóc được búi ngược lên, lại còn được
quốn nổi rõ một dãi băng hoa văn hình bông lúa. Quần áo được dệt may công phu, đẹp
mắt, áo chẽn, váy trùm kín chân. hoa văn trang trí trên áo váy là dạng hình học, với
những vạch ngắn song song, đường tròn đồng tâm. Nổi nét trên bộ trang phục là giải thắt
lưng dài được thả xuống đằng trước và đằng sau chạm gót chân. Thắt lưng được thêu
thùa nhiều hoa văn hình học.
Ở lưu vực sông Đồng Nai cũng đã phát hiện được một số di tích văn hoá thời đại đồ
đồng.
Các di tích văn hoá sông Đồng Nai được phân bố ở Thành phố Hồ Chí Minh, các
tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Long An... Cư dân văn hoá sông Đồng Nai
ngoài nghề làm nông trồng lúa nước và các cây lương thực khác họ còn làm nghề khai
thác sản vật rừng, săn bắn, làm nghề thủ công. Bên cạnh các công cụ bằng đá là chủ yếu
còn có một số hiện vật bằng đồng, vàng, thuỷ tinh.
Lúc này, đồng bằng là vùng đất mới và cũng là nơi quần tụ cấc nhóm cư dân là “ hạt
nhân” của người Việt sau này. Trồng lúa và luyện kim giúp cho quá trình tăng nhanh dân
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
số. Ngược lại, dân số phát triển lại là nguồn lực dồi dào bổ sung cho lực lượng sản xuất
phát triển.
Bấy giờ người Việt không còn phải tập trung nhân lực để lo đi kiếm miếng ăn như
thời đại đồ đá cũ và buổi đầu thời đại đồ đá mới nữa. Họ đã có tích lũy lương thực phòng
khi giáp hạt và dành lương thực nuôi sống những người phi sản xuất nông nghiệp. Nói
theo ngôn ngữ các nhà khảo cổ và dân tộc học thì trong xã hội đã có sự phân công lao
động. Khi con người đã có cái ăn và tạm đủ no thì lại càng chú ý đến vẻ đẹp của mình, vẻ
đẹp xung quanh hơn vì thế các ngành nghề nghệ thuật phát triển mạnh. Phân công lao
động đã giúp cho có một bộ phận người tách khỏi nông nghiệp để chuyên sản xuất đồ đá,
đồ đồng, cũng trong số đó thì có một số người chuyên sản xuất đồ trang sức hay sản xuất
trang sức trong lúc nông nhàn.
Trải qua một thời gian dài, nghệ thuật chế tạo đồ trang sức ngày càng phát triển đến
mức hoàn thiện. Đặc biệt là sau sự chuyển biến từ thời kỳ đồ đá sang đồ kim khí (cách
đây khoảng 3000 năm).Cổ sử Trung Hoa cho biết, những năm đầu thế kỷ thứ nhất (sau
công nguyên) ở Việt Nam đã sử dụng đồ trang sức là vàng bạc đá quý, lúc đầu chỉ phục
vụ cho vua chúa phong kiến và giới quý tộc, làm đẹp những cân đai và áo mão, trang trí
nội thất cho các cung vương, phủ chúa. Sau này sức sản xuất được giải phóng, mức sinh
hoạt trong nhân dân tăng lên, nghề kim hoàn mới hòa mình vào cuộc sống đời thường, trở
thành một nghề mỹ nghệ dân gian ở nước ta. Đồ trang sức bằng đồng rất đa dạng, nhiều
chủng loại, kiểu dáng từ đai đầu, trâm cài đầu đến vòng cổ, vòng tay, bao tay, vòng chân,
bao chân, đai áo... Những chiếc đai đầu gắn lông chim là trang sức thiêng liêng và quý
giá, phụ nữ thường đeo mỗi khi nhảy múa, ca hát trong các dịp hội hè, lễ tết. Bao đai, bao
chân ngày ấy còn gắn với quả chuông nho nhỏ, trong lúc đi lại sẽ phát ra âm thanh như
reo mừng. Hình thức vòng cũng khá phong phú, có cái để trơn, nhẵn, có cái trang trí hoa
văn đơn giản. Khuy áo bằng đồng dáng cong mềm, hai đầu uốn vào trong thân khuy,
hoặc thon dần, đến hết đường lượn lại hướng ra ngoài, ở giữa gắn khuy móc tròn. Mỗi
chiếc khuy đai áo có thể dài đến 14 cm.
Hàng chục chiếc gương đồng đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ là điểm nổi bật trong số
các hiện vật trang sức phụ nữ niên đại thế kỷ XVI- XVII. Gương hình vuông, hình tròn,
có tay cầm hình chữ nhật, có những chiếc gương chỉ là phiến đồng tròn, dày, trơn bóng.
Lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu tương đối đầy đủ sưu tập trang sức
thời chúa Nguyễn thế kỷ XVIII và cung đình Nguyễn thế kỷ XIX - XX. Đây là một sưu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tập quý hiếm và hoàn mỹ, thể hiện trình độ kỹ thuật, nghệ thuật chế tác đạt tới đỉnh cao.
Các loại dây chuyền, mặt dây chuyền, vòng tay, bao tay, khuyên tai, trâm cài đầu... được
chế tác bằng những chất liệu thuộc vào loại quý hiếm bậc nhất thời bấy giờ là vàng, bạc,
ngọc, ngà voi, đồi mồi... Trong số này có mũ xung thiên vua đội trong những buổi thiết
triều. Được làm bằng vàng, đá quý, ngọc trai và vải, chiếc mũ thể hiện trình độ chế tác
điêu luyện, trang trí cầu kỳ hình rồng 5 móng, mây và mặt trời. Hay chiếc bác sơn (trang
sức che trán của phụ nữ hoàng tộc thời chúa Nguyễn) bằng vàng nạm đá quý, thế kỷ
XVIII. Hiện vật có hình 3 ngọn núi được chế tác tinh xảo hoa văn mây, sóng nước, chim
phượng và hoa lá. Chiếc trâm cài tóc của phụ nữ hoàng tộc thời chúa Nguyễn cũng được
đậu, chạm tỉ mỉ, tinh xảo, đầu trâm gắn cành hoa đào, hoa cúc, có bướm, chuồn chuồn
đậu quanh..., thể hiện óc thẩm mỹ và bàn tay tài hoa của thợ kim hoàn Việt Nam. Về xuất
xứ của trang sức cung đình thời Nguyễn, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Nguyễn Đình Chiến cho biết, triều Nguyễn có ngự xưởng - xưởng chế tác riêng của nhà
vua, tập trung đội ngũ thợ tốt nhất trong nước. Vì thế, các sản phẩm này có thể được sản
xuất tại chỗ. Đồ trang sức của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ thể hiện rõ nét óc thẩm
mỹ, sự sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo của người Việt xưa.
1.3. Trang sức phụ nữ các dân tộc ở miền Nam.
Theo sự nhận định của các nhà khảo cổ học, từ thời đồ đá cũ, người Việt cổ đã chọn
lựa cho mình những chất liệu đơn giản, dễ tìm, giàu màu sắc có mặt trong đời sống hàng
ngày như: đất, đá, tre, gỗ, xương, sừng, xà cừ, trai, sò ốc, vàng, ngọc… để làm nên trang
sức, phục vụ cho đời sống tinh thần của mình.
Vào giai đoạn đầu thời kỳ đồ đá mới (văn hoá Hoà Bình), các nhà khảo cổ đã tìm
được những trang sức đầu tiên của người nguyên thuỷ là vòng đeo cổ bằng vỏ ốc biển –
loại vỏ ốc Cyprae rất đẹp. Ốc sau khi ăn xong, vỏ ốc được tách làm hai, cứ 6 vỏ ốc biển
thì xâu dây thành một chuỗi vòng đeo cổ lấp lánh, với quan niệm phụ nữ đeo vòng ốc sẽ
gặp nhiều may mắn trong công việc hái lượm.
Trải qua rất nhiều thời kỳ, loại hình trang sức đã có những bước phát triển đáng kể về
chất liệu cũng như kỹ thuật chế tác, cho đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20 phụ nữ Việt
thường dùng chuỗi hạt bằng vàng quấn nhiều vòng quanh cổ, có khi trễ xuống ngực,
ngoài ra còn đeo dây chuyền nách – một đoạn dây bằng vàng vòng qua cổ, đeo chéo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xuống nách; kiềng vàng; dây chuyền có mặt tròn khắc chữ thọ hoặc hai chữ lồng nhau,
hay hình trái tim; chuỗi đeo cổ bằng hạt trai hoặc hạt ngọc…
Với một số tộc người M’Nông, Stiêng, vòng ống là một thứ trang sức rất được ưa
chuộng không chỉ với phụ nữ mà cả đàn ông cũng thích đeo vòng ống trong lao động và
săn bắn. Thân vòng trông như 50 đường gờ nối liền nhau. Thật ra, đây chỉ là một đường
xoáy trôn ốc dài, một đầu có một mối hở. Vòng dài từ 15-20cm, đường kính từ 7-9cm.
Các loại hình trang sức của người Chăm vùng Ninh Thuận và Bình Thuận cũng rất
đa dạng với hoa tai, xâu chuỗi, dây chuyền, vòng… Xâu chuỗi bằng mã não xuất hiện
trước thế kỷ 18 là một chất liệu được người Chăm xem là quý giá và thường chỉ có người
giàu sử dụng. Người Chăm còn biết kết hợp chất liệu mã não, họ xâu xen kẽ với bạc trên
cùng một xâu chuỗi tạo nên sự phong phú cho trang sức của mình. Phụ nữ Chăm thường
đeo xâu chuỗi mã não và bạc cuộn lại thành một sợi dài cho tới phần đùi. Đó là đặc trưng
trang sức của người Chăm. Ngoài ra, phụ nữ Chăm thường đeo 3 vòng trên cổ gồm: 1 sợi
ngắn, 1 sợi dài và 1 sợi nữa dài hơn. Vòng đeo cổ được làm bằng chất liệu bạc hoặc vàng
14 cara, tùy theo người giàu hay nghèo mà vòng cổ có chất liệu khác nhau.
Trang sức phụ nữ Khmer thường được làm bằng bạc, chịu ảnh hưởng của hoa văn
Ấn Độ và Campuchia, nhưng vẫn mang sắc thái riêng biệt. Hoa văn trên trang sức Khmer
là sự kết hợp những đường cong mềm mại uyển chuyển. Đó là sự thay đổi nhịp nhàng về
đường nét của hoa dây leo, hoặc nhánh hoa nhỏ, theo những đường con chung quanh,
theo chiều dài của món trang sức được chạm nổi hay chìm trên vòng đeo cổ, thường khắc
chạm hình vũ nữ Apsara, rắn Naga, hình rồng, hoặc hình con vật nửa rồng, nửa thú.
Trang sức của các dân tộc ít người thường là bạc, đồng, nanh móng vuốt thú rừng hay đôi
khi chỉ bằng những sợi chỉ màu tếch lại… tạo nét riêng cho trang sức của từng tộc người,
theo từng khu vực cư trú.
Dù ở miền đất nào, trang sức luôn là vật dụng làm đẹp của người phụ nữ. Đối với phụ
nữ các dân tộc ít người ở Việt Nam, đeo trang sức không thuần túy để làm đẹp mà còn
hàm chứa nhiều thông điệp liên quan đến cuộc sống riêng tư như tình cảm, gia đình, thể
hiện địa vị xã hội, sự giàu sang, cũng như có tác dụng cầu may, ngăn chặn tà ma, gió
độc… Các loại hình của trang sức rất phong phú như khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay,
đeo chân, nhẫn, trâm cài tóc... được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bạc, nhôm,
đồng, thiếc, đá, gỗ, ngà, vỏ ốc… Mỗi một dân tộc khác nhau lại có phong cách chế tác đồ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trang sức khác nhau với hình dạng và các đường nét hoạ tiết dân gian sinh động mang
đặc trưng văn hóa riêng của dân tộc mình. Có thể nói trang sức phụ nữ là một trong
những di sảnvăn hóa truyền thống quý báu cần được gìn giữ và bảo tồn.
1.4. Khái quát về trang sức của phụ nữ Việt ở thành phố Hồ Chí Minh.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu làm đẹp càng tăng lên. Ngoài trang phục, giày dép,
mỹ phẩm… trang sức cũng là một thứ không thể thiếu trong danh mục làm đẹp, nhất là
đối với phái nữ.
Trang sức là một loại hình di vật đặc biệt, phổ biến của các chị em phụ nữ Việt Nam,
nó không chỉ với mục đích làm đẹp cho con người mà còn biểu thị trình độ thẩm mỹ và
kỹ thuật chế tác. Phụ nữ luôn gắn liền với đồ trang sức nhẫn, bông tai, dây chuyền… với
đủ kiểu dáng và thể loại và trang sức là vật dụng làm đẹp không thể thiếu đối với người
phụ nữ. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với các dân tộc anh em sinh sống ở
Việt Nam. Tuy vậy, đối với phụ nữ các dân tộc Việt nói chung và phụ nữ ở thành phố Hồ
Chí Minh riêng đeo trang sức không thuần túy để làm đẹp mà còn hàm chứa nhiều thông
điệp liên quan đến cuộc sống. Các loại hình của đồ trang sức phong phú như khuyên tai,
vòng cổ, vòng đeo tay, đeo chân, nhẫn, trâm cài tóc và cả những bộ trang sức đi kèm với
trang phục. Chúng được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bạc, nhôm, đồng, thiếc,
đá, gỗ, ngà, vỏ ốc... Phụ nữ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh có cách sử dụng trang sức rất
khéo léo, không nhằm mục đích phô trương tài sản mà chú trọng làm tôn lên đường nét
quyến rũ của cơ thể, trang phục… đồng thời khắc phục nhược điểm về màu da cũng như
vóc dáng.
Phụ nữ Việt ở thành phố Hồ Chí Minh là những người hết sức năng động. Vì nhu cầu
có mặt ở những môi trường khác nhau nên trang sức đi kèm cũng được lựa chọn phù hợp
với hoàn cảnh sự kiện vì vậy nó ngày một đa dạng về mẫu mã cũng như chất liệu, giá
thành thì hợp lý cho mọi đối tượng. Từ đó, trang sức không còn nhàm chán mà trở nên vô
cùng phong phú, đa dạng. Bản thân mỗi loại trang sức đều mang tính thời trang và ứng
dụng riêng. Có loại dùng hằng ngày, không quá cầu kỳ và nổi bật, cũng có loại được thiết
kế riêng cho trang phục buổi tối với ý tưởng và chất liệu độc đáo. Mỗi một loại đều chứa
đựng một tính cách riêng, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh, cũng như cảm xúc của
người mang chúng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ví dụ: Chiếc vòng cổ pha lê tinh tế và sang trọng có thể là phụ kiện lý tưởng cho
một ngày bận rộn với các cuộc họp, nhưng hoàn toàn ‘no-no’ cho buổi gặp gỡ khách
hàng vì ánh sáng lung linh khi kết hợp với pha lê sẽ gây mất tập trung chứ không phải thu
hút khán giả. Trang sức chỉ là phụ kiện cho trang phục. Một món trang sức hoàn hảo là
khi nó không chỉ có thiết kế đẹp mà còn tôn vinh trang phục.
Tiểu kết chương 1.
Tại mỗi khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời, phụ nữ đều ao ước có được những
món nữ trang mang lại sự hoàn hảo cho bản thân.
Phụ nữ thiếu trang sức chẳng khác nào món ăn không được nhấn bằng một thứ gia vị
đặc biệt. Món ăn dù cầu kỳ đến đâu mà thiếu đi thứ gia vị chủ đạo cũng không thể chinh
phục được thực khách. Nói vậy để hiểu, trang sức quan trọng tới nhường nào trong việc
tôn tạo vẻ đẹp hoàn hảo cho phụ nữ.
Tóm lại, trang sức là một loại hình di vật đặc biệt, không chỉ với mục đích làm đẹp
cho con người mà còn biểu thị trình độ thẩm mỹ và kỹ thuật chế tác, qua đó chúng ta có
thể hình dung được sự phát triển của tư duy thẩm mỹ người Việt qua từng thời kỳ lịch sử
trên các vùng miền của đất nước ta, các bộ lạc đã bước vào thời đại kim khí, hình thành
những nền vãn hoá lớn phân bố ở các khu vực khác nhau, làm tiền đề cho sự chuyển biến
của xã hội nguyên thuỷ sang thời đại mới.
Cũng ở đây cần nói thêm, rất đáng tiếc, từ lâu lắm (trước công nguyên) nước ta chưa
có lịch sử thành văn, trong khi có lịch sử Trung Quốc ghi chép về nghề kim hoàn ( ngành
trang sức vàng) của Việt Nam rất sơ sài, dẫn đến thiệt thòi cho lịch sử Tổ kim hoàn bị
thất truyền tên tuổi. Căn cứ vào các di tích khảo cổ người ta đã phát hiện ra từ 200 năm
trước công nguyên, cư dân các nền văn hóa cổ ở Việt Nam đã biết chế tác và sử dụng đồ
trang sức. Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều công xưởng chế tác đồ trang sức thể hiện
kỹ thuật tinh xảo. Không chỉ dùng để làm đẹp, đồ trang sức còn được sử dụng với ý nghĩa
là chỉ dấu tình trạng cá nhân, vật hộ mệnh, biểu hiện sự tôn quý, khẳng định quyền lực và
sự giàu có của chủ nhân, phục vụ đời sống tôn giáo, tín ngưỡng... Với nguồn nguyên liệu
phong phú, dưới bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và óc thẩm mỹ tinh tế của các thế hệ người
Việt Nam, đồ trang sức ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, tinh xảo và giàu tính nghệ
thuật. Họ đã làm ra được đồ trang sức vàng bạc, đá quý cao cấp với kỹ thuật rất cao, mạ
vàng trên kim loại màu, đúc và chạm vàng, sơn và khảm nạm đá quý.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Với sự ra đời của thuật luyện kim đã đưa các bộ lạc bước vào thời đại kim khí. Mặc
dù công cụ lao động bằng đồng còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số các công cụ lao động
song đã tạo tiền đề cho bước phát triển mạnh mẽ về vật chất và tinh thần của con người
lúc bấy giờ.
Thuật luyện kim ra đời đã dẫn đến một cuộc cách mạng về công cụ lao động, làm cho
năng suất lao động cao hơn, tạo điều kiện cho con người khai phá đất đai, mở rộng địa
bàn cư trú, phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước và các nghề thủ công.
Kim loại ra đời đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong xã hội như sự thay đổi
vai trò trong gia đình giữa đàn ông và phụ nữ, làm cho sự phân hoá xã hội sâu sắc hơn và
đây là yếu tố dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở nước ta để chuẩn bị đưa con
người sang một thời đại mới.
Tuy có bề dày lịch sử về chế tác trang sức nhưng thị trường trang sức Việt Nam hiện
nay gặp nhiều khó khăn và chưa có sự phát triển tương xứng với lịch sử của trang sức
Việt. Trước tiên là mẫu mã đơn điệu, phân khúc thị trường chưa đa dạng... trang sức Việt
Nam trở nên khó cạnh tranh trên sân nhà. Đồng thời chưa phát huy hết tối đa nhu cầu sử
dụng trang sức của phụ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh vì một số nguyên nhân thực tế
khiến cho phụ nữ không dám đeo trang sức mặc dù rất thích rất muốn có chăng họ chỉ
dám đeo trang sức rẻ tiền hoặc là không đeo đó là vấn nạn cướp giật, trộm cắp ở thành
phố Hồ Chí Minh rất phức tạp. Đôi khi ở ngay chính ngôi nhà của mình cũng còn bị trộm
để ý mò vào tận nhà ăn trộm nữ trang, huống chi ở những khu nhà trọ bình dân người ra
người vào không biết đâu mà lường. Chỉ cần để ý thấy phụ nữ thường xuyên đeo nữ
trang, những tên trộm có thể bám theo và cướp giật trang sức. Không chỉ mất của mà phụ
nữcòn ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì những điều lợi bất cập hại như thế này mà nhiều phụ nữ không dám đeo nữ trang
hàng ngày. Mà họ chỉ đeo nữ trang vào những dịp cưới xin, sự kiện…để làm đẹp trong
thời gian ngắn. Hoặc mua những bộ nữ trang mạ vàng để diện trong những dịp cần thiết.
Trang sức của chúng ta vẫn thua nhiều hàng nhập ngoại bởi kỹ thuật chế tác chưa
tinh xảo bằng, chưa nói chế tác trang sức lại quá tập trung vào chất liệu vàng nên đã bỏ
sót một bộ phận lớn người tiêu dùng bình dân”.
Trong những năm gần đây, không chỉ trang sức ngoại từ Trung Quốc, mà nhiều loại trang
sức tinh xảo của Hồng Kông, Ý cũng đã “đầy rẫy” trên các tiệm vàng bạc trong nước với
giá cạnh tranh. Trang sức Ý, Hồng Kong mẫu mã rất đẹp và đa dạng, trang sức trong nước rất
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khó bì. Không chỉ bị “ép” về mẫu mã, các doanh nghiệp trong nước cũng “đối mặt” với nguy cơ
mất thị phần trên sân nhà khi “giá cả vẫn thua… hàng nhập”. Giá cả của trang sức bình
dân nước ngoài cạnh tranh hơn hàng Việt Nam đến 25%, 30% nên khó mà bì kịp. Trong
khi đó, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất trang sức của Việt Nam thường “mạnh ai nấy
làm” nên sản phẩm không đồng đều, và thường không “tung” được các đơn hàng lớn nên
càng yếu thế so với hàng ngoại.
Trang sức trong nước đuối sức trước hàng ngoại là do doanh nghiệp trong nước từ
trước đến nay khi chế tác trang sức chỉ tập trung chủ yếu vào chất liệu vàng. Trong khi
vàng liên tục tăng giá nên nhu cầu trang sức của người tiêu dùng đã chuyển sang các mặt
hàng với chất liệu khác giá bình dân. Chính vì thế,với kinh nghiệm vốn có từ hàng ngàn
năm trước, Việt Nam cần có một lối đi mới sáng tạo và chiến lược dành cho ngành trang
sức nhằm tạo nên thương hiệu trang sức Việt Nam trên thị trường trong nước và vươn ra
quốc tế.

Más contenido relacionado

Similar a Cơ sở lý luận về Quá trình hình thành và phát triển trang sức của người Việt.doc

ðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơnðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơnKelsi Luist
 
Thời kỳ tiền sử
Thời kỳ tiền sửThời kỳ tiền sử
Thời kỳ tiền sửngomanhdu
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 
Trinh chieu thay toan
Trinh chieu   thay toanTrinh chieu   thay toan
Trinh chieu thay toananthao1
 
Bill Hayton. The South China Sea
Bill Hayton. The South China SeaBill Hayton. The South China Sea
Bill Hayton. The South China SeaBùi Việt Hà
 
VĂN MINH LƯỠNG HÀ
VĂN MINH LƯỠNG HÀVĂN MINH LƯỠNG HÀ
VĂN MINH LƯỠNG HÀbanguyen44
 
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfSư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfstyle tshirt
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngBi Từ
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17NgcHoa15
 
Chân dung tổ tiên loài người
Chân dung tổ tiên loài ngườiChân dung tổ tiên loài người
Chân dung tổ tiên loài ngườiTony Han
 
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam nataliej4
 
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam nataliej4
 
Những giao tiếp lịch sử với trí tuệ ngoài hành tinh & công nghệ đột phá
Những giao tiếp lịch sử với trí tuệ ngoài hành tinh & công nghệ đột pháNhững giao tiếp lịch sử với trí tuệ ngoài hành tinh & công nghệ đột phá
Những giao tiếp lịch sử với trí tuệ ngoài hành tinh & công nghệ đột pháNhóm Năng lượng Mới Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar a Cơ sở lý luận về Quá trình hình thành và phát triển trang sức của người Việt.doc (20)

ðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơnðồ ðồNg cổ ðông sơn
ðồ ðồNg cổ ðông sơn
 
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt NamLuận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
 
đề Cương ôn tập lịch sử 6
đề Cương ôn tập lịch sử 6đề Cương ôn tập lịch sử 6
đề Cương ôn tập lịch sử 6
 
Thời kỳ tiền sử
Thời kỳ tiền sửThời kỳ tiền sử
Thời kỳ tiền sử
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Trinh chieu thay toan
Trinh chieu   thay toanTrinh chieu   thay toan
Trinh chieu thay toan
 
Bill Hayton. The South China Sea
Bill Hayton. The South China SeaBill Hayton. The South China Sea
Bill Hayton. The South China Sea
 
VĂN MINH LƯỠNG HÀ
VĂN MINH LƯỠNG HÀVĂN MINH LƯỠNG HÀ
VĂN MINH LƯỠNG HÀ
 
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfSư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vương
 
Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAY
Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAYÂm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAY
Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAY
 
TL.DSVH.docx
TL.DSVH.docxTL.DSVH.docx
TL.DSVH.docx
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
 
Chân dung tổ tiên loài người
Chân dung tổ tiên loài ngườiChân dung tổ tiên loài người
Chân dung tổ tiên loài người
 
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
 
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
Học Phần Di Tích Danh Thắng Việt Nam
 
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người KhmerLuận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
 
Luận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOT
Luận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOTLuận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOT
Luận văn thạc sĩ: Những di tích thời đại Đá ở Thái Nguyên, HOT
 
Những giao tiếp lịch sử với trí tuệ ngoài hành tinh & công nghệ đột phá
Những giao tiếp lịch sử với trí tuệ ngoài hành tinh & công nghệ đột pháNhững giao tiếp lịch sử với trí tuệ ngoài hành tinh & công nghệ đột phá
Những giao tiếp lịch sử với trí tuệ ngoài hành tinh & công nghệ đột phá
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 

Más de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

Más de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docxPhân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docxMột số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.docGiải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
 
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
 
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
 
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
 
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docxHoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
 
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
 
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
 
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
 
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
 
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
 
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.docHoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
 
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
 
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
 

Último

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Cơ sở lý luận về Quá trình hình thành và phát triển trang sức của người Việt.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm về trang sức. Trang sức (hay còn gọi là nữ trang, là những đồ dùng trang trí nhằm tô điểm nét đẹp cá nhân, ví dụ như: trâm cài, vòng cổ, nhẫn, dây chuyền, bông tai, vòng đeo tay, khuyên…, thường được làm từ đá quý, kim loại quý hoặc các chất liệu khác. Qua thời gian, các hình thức, kiểu dáng trang sức thay đổi theo thị hiếu và mong muốn của người đeo chúng.) Từ Trang sức trong tiếng Anh là Jewellery bắt nguồn từ jewel được anh hóa từ tiếng Pháp cổ "jouel" vào khoảng thế kỷ 13. Nó cũng bắt nguồn từ tiếng Latinh "jocale", có nghĩa là đồ chơi. Đồ trang sức là một trong những hình thức trang trí cơ thể cổ xưa nhất. Gần đây người ta đã tìm thấy những chuỗi hạt 100.000 năm tuổi được tin là một trong những món đồ trang sức cổ nhất từng được biết đến. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển trang sức của người Việt. Trang sức là một loại hình di vật đặc biệt ko chỉ có mục đích làm đẹp cho con người, mà còn biểu thị trình độ thẩm mỹ và kỹ thuật chế tác qua từng thời kỳ, qua đó người xem có thể hình dung được sự phát triển về tư duy của người Việt. Bên cạnh cuộc sống mưu sinh vất vả thường nhật của con người thời đó. Từ đó vẫn còn lóe lên được cuộc sống tinh thần, tức là họ biết làm đẹp, biết trau truốt cho bản thân họ, tự tôn bản thân mình, toát lên vẻ sang trọng của người sử dụng trong giới quý tộc. Trong suốt lịch sử nhân loại, không kể tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa, trang sức đã tồn tại như một phần thiết yếu để bộc lộ cảm xúc, sự giàu có và địa vị xã hội. Nó rất được coi trọng nên ngay cả việc cúng tế cũng được chọn, nó luôn làm say mê lòng người từ thời thượng cổ cho đến nay, mãi mãi sau này, không biết khi nào mới chấm dứt được. Và những người đầu tiên biết sử dụng đồ trang sức ở nước ta từ bao giờ là câu hỏi rất khó trả lời chính xác, nhưng bằng những suy luận, so sánh thì có thể hình dung được ngay từ thời đại đồ đá cũ, những người nguyên thủy ở nước ta đã biết trang sức. Trong vòng mấy thập niên gần đây thành tựu khảo cổ học chứng minh được rằng: ở Việt Nam loài người xuất hiện từ rất sớm, có thể nơi đây nằm trong lãnh thổ quê hương của loài người. Những di vật đồng thau, gốm, đá… nằm sâu trong lòng đất từ hàng ngàn năm nay đã được khai quật, nhắc đến những nền văn hóa văn minh lâu đời, cho phép ta khẳng định nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề trang sức của những con người thời xa xưa ấy.Việt Nam nằm giữa Giava và Bắc Kinh là nơi phát hiện được giống người vượn cổ và
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 những di tích văn hóa sơ kỳ. Quanh Việt Nam có các nước láng giềng như Trung Quốc đã tìm được người Vượn Bắc Kinh, Inđônêxia tìm được người Vượn Giava. Các di tích thời kỳ sớm của đồ đá cũ đã tìm được ngoài hai nơi trên còn tìm được ở Mianma, Thái Lan và Mailaixia. Vào buổi bình minh của lịch sử loài người, ở nước ta, thời sơ kỳ đồ đá, đã có địa điểm Núi Đọ (xã Thiệu Khánh – huyện Thiện Hóa – tỉnh Thanh Hóa) có niên đại vài chục năm cách ngày nay. Nơi đây đã tìm được một loạt công cụ chặt hình rìu, công cụ chặt thô sơ, mảnh tước và thạch đá. (H1.24) Chứng tích của đồ trang sức ở đây chưa tìm được bởi các nhà khỏa cổ học. Ngoài Núi Đọ, có một số hang động ở miền Bắc nước ta cũng có chứng tích của con người thời sơ kỳ đồ đá cũ như trong các hang Thẩm Hai (H1.25)các nhà khảo cổ học tìm thấy một răng hàm, ở trong hang Thẩm Khuyên tìm thấy 6 răng hàm đã hóa thạch của loài người tối cổ nằm trong lớp trầm tích màu đỏ, chứa xương cốt động vật thời cách tân (H1.26) (H1.27) và tại hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu- Nghệ An) tìm thấy 5 cái răng hóa thạch của Người vượn. Những chiếc răng này vừa có đặc điểm của người, vừa có đặc điểm của Người vượn, gần giống răng của Người vượn Bắc Kinh, có niên đại cách ngày nay khoảng 30 vạn năm (H1.28)… Cuối thời đồ đá cũ, dấu tích của loài người lại càng rõ nét và tràn khắp cả vùng núi, trung du miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ở nước ta với sự có mặt của nền văn hóa Sơn Vi (H1.29). Trong đợt khảo sát cổ học trên địa bàn các huyện Quản Bạ, Yên Minh thuộc cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) nhiều công cụ đồ đá cũ thuộc văn hóa Sơn Vi đã được tìm thấy. Chủ yếu là những hòn cuội được ghè đẽo ở rìa cẩn thận, có nhiều loại hình ổn định, các ông cụ được ghè một mặt ghè theo một hướng, ghè trên một cạnh hòn cuội, và giữ lại tối đa mặt cuội tự nhiên.Đây là bằng chứng cho thấy, người tiền sử có mặt rất sớm trên mảnh đất cao nguyên đá Đồng Văn. Đợt khảo sát này do Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Giang tiến hành giữa tháng 12/2013. Trên địa bàn huyện Yên Minh, đoàn khảo sát phát hiện một số công cụ đồ đá cũ tại khu phố Mậu Duệ và trong lòng hang Nà Luông (xã Mậu Long). Các công cụ phát hiện được tại khu phố Mậu Duệ phân bố rải rác trên bề mặt hơn 30 công cụ. Đây là các công cụ đồ đá cũ với nhiều loại hình như: Công cụ mũi nhọn, rìa ngang, rìa lưỡi dọc và công cụ viên cuội.
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tại khu vực hang Nà Luông, đoàn phát hiện được 17 công cụ đồ đá phân bố rải rác trên bề mặt hang và trong hố đào thám sát, gồm các loại hình: Công cụ rìu ngắn, hình bầu dục, cuội bổ, rìa lưỡi ngang, hình móng ngựa. Tiếp tục khảo sát tại địa bàn xã Lùng Tám (huyện Quản Bạ), đoàn khảo sát phát hiện được 27 công cụ đồ đá phân bố rải rác trên sườn taluy dương chạy dọc tuyến tỉnh lộ 181 với chiều dài gần 2km. Các công cụ tại khu vực này bao gồm các loại hình như: Công cụ mũi nhọn, công cụ rìa lưỡi ngang, rìa lưỡi dọc, mảnh tước. Đại diện Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết về hình thái, những loại hình công cụ phát hiện được tại khu phố Mậu Duệ và Lùng Tám thuộc văn hoá Sơn Vi, có niên đại cách ngày nay từ 10.000 - 30.000 năm. Các công cụ tại hang Nà Luông thuộc văn hoá Hoà Bình muộn (trung kỳ đá mới), có niên đại cách ngày nay từ 5.000 - 7.000 năm (H1.30). Qua nghiên cứu tổng thể các di vật khảo cổ, chuyên gia của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã cho rằng các di chỉ ở các huyện Quản Bạ, Yên Minh là một địa điểm cư trú của người tiền sử. Đây là phát hiện khảo cổ học quan trọng, đóng góp những nhận thức mới vào việc nghiên cứu thời tiền sử ở Hà Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Trước đó, đầu tháng 10/2013, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Giang đã tiến hành khai quật khảo cổ di chỉ Sủa Cán Tỷ, thuộc thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) và đã tìm thấy dấu tích của người tiền sử, thu được gần 200 di vật công cụ lao động bằng đá. Con người ở giai đoạn này đã biết chế tạo từ đá cuội thành hàng loạt công cụ như công cụ chặt, được ghè đẽo ở một đầu hay cạnh bên để tạo thành rìa lưỡi sắc bén và một số bàn nghiền và hòn ghè. Ở nền văn hóa này cũng chưa tìm được chứng tích của việc người nguyên thủy Việt Nam đã biết trang sức. Nhưng, cùng một thời đại với các di tích đồ đá cũ Việt Nam, trên thế giới đã có nhiều nơi tìm được chứng cớ để nói rằng người cổ bấy giờ đã biết trang sức. Trong nhiều di chỉ của người Nê-ăng-đéc-tan của thời kỳ Mut-xchi-ê ở Châu Âu, người ta đã tìm thấy nhiều cục thổ hoàng, có lẽ để người cổ tô màu, vẽ mình trang điểm lên cơ thể.
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ở địa điểm Kow Swamp, bang Victoria, Úc, các nhà khảo cổ học đã tìm được hàng chục ngôi mộ có thổ hoàng, vỏ ốc với niên đại 9- 10 ngàn năm trước Công Nguyên. Có thể, nơi đây người nguyên thủy cũng đã biết các trang sức bằng cách đeo vỏ ốc và bôi thổ hoàng. Không những người Nguyên Thủy biết cách làm đẹp cho người sống mà còn biết làm đẹp cho người chết. Trong một mộ táng ở Xunghia (Liên Xô cũ) người ta tìm được dấu tích bộ xương được rắc thổ hoàng và những hàng cúc bằng xương đục thủng, chứng tỏ khi chết người ta được mặc quần áo có cúc bằng xương, như quần áo của dân bản địa Et- xki-mô ở đây còn đang sử dụng và được rát thổ hoàng làm đẹp. Người thời hậu kỳ đồ đá cũ Cơ- rô- ma- nhông đeo đồ ốc biển và răng thú. Người ta biết được như vậy là nhờ khai quật mộ táng của họ. Có tới 300 vỏ ốc biển và răng thú được đục lỗ để xuyên dây đeo(2) . Trong thời đại đồ đá cũ, có thể nói, khắp nơi trên thế giới đã có chứng tích của việc người xưa đeo đồ trang sức và bôi thổ hoàng lên người. Trình độ thẩm mỹ của họ khi đó còn được thể hiện ở những bức tranh khắc đá hay bôi màu trên vách hang động, ở sự tạo nên một loạt tượng người phụ nữ bằng đá thể hiện quan niệm phồn thực với những đường nét giớit tính rõ rệt. Và nằm trong bối cảnh chung đó, có thể người nguyên thủy thời đại đồ đá cũ ở Việt Nam cũng đã biết đeo vòng bằng vỏ ốc xuyên dây, đã biết bôi thổ hoàng làm đẹp chăng? Hy vọng với những cuộc khai quật các địa điểm khảo cổ thời đại này trong tương lai, những đồ trang sức như vậy sẽ được tìm thấy. Muộn hơn một chút, vào buổi đầu thời đại đồ đá mới, trong nền văn hóa Hòa Bình (cái nôi của nền văn hóa này nằm ở miền Bắc Việt Nam và sự phân bố của nó trải rộng khắp Đông Nam Á), có niên đại khoảng 11.000 năm đến 7.000 năm cách đây, ở Việt Nam đã tìm đươc những đồ trang sức thật sự đầu tiên của người nguyên thủy. Ở nền văn hóa này, công cụ được làm bằng đá cuội tìm được nhiều và có các loại hình hết sức phong phú đa dạng hơn nền văn hóa Sơn Vi như : rìu ngắn, nạo, dao cắt, mũi nhọn, công cụ chặt, chầy nghiền, bàn nghiền rồi đến các loại công cụ làmg bằng sừng, (2) Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn và Diệp Đình Hoa: Cơ sở khảo cổ học. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1975.
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xương ( H1.31), vỏ ốc ( H1.32) ... và nằm lẫn trong các đồ công cụ ấy là trang sức được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như đá, xương, sừng...mà chủ yếu bằng đá cuội (H1.33- H1.34). Trước đây nhà nữ khảo cổ người Pháp M. Colani đã tìm được một mảnh xương thú có lỗ xuyên dây ở di chỉ Mái Đá Làng Vành và cũng tìm được ranh nanh động vật có thể xuyên dây đeo cổ như một loài bùa (3) ở di chỉ Làng Nèo , vừa để trang sức, vừa mang tính ma thuật. Cũng là bà M.Colani tìm được ở di chỉ Đa Phúc có năm hiện vật xương hình bầu dục mỏng dẹt đều ở hai đầu, chính giữa có đục lỗ. Có thể người xưa đã dùng dây xuyên lỗ năm hiện vật xương này để đeo cổ. Trong một mộ táng của địa điểm Mái Đá nước ở độ sâu 0,8m tìm được sáu vỏ ốc biển mài nhẵn nữa thân được xếp theo hình vòng cung nằm ngay dưới cốt sọ của người Hòa Bình. Sáu vỏ ốc đều được đục lỗ và có lẽ được nối với nhau bằng một sợi dây. Có thể nói người xưa rất thích dùng một loại vỏ ốc biển, sau khi ăn xong thì dùng làm đồ trang sức. Đó là loại vỏ ốc Cyprae, loại ốc có vỏ rất đẹp, được tìm thấy ở một loạt hang cư trú như Hang Tọ, Hang Thạch Sơn, Lộc Thịnh (Thanh Hóa), Hang Bảy, Làng Vố, Hạ Bì ( Hòa Bình) và ở Tràng An (Ninh Bình) (H1.35- H1.36). Chế tác đồ trang sức ở người nguyên thủy Việt Nam rất đơn giản: vỏ ốc được tách làm hai nửa, rồi xâu dây qua miệng của những con ốc. Các vỏ ốc này được xâu lại với nhau thành chuỗi vòng đeo cổ lấp lánh ( H1.37- H1.38) Tài liệu dân tộc học so sánh còn cho chúng ta thấy nhiều dân tộc ít người hiện nay ở nước ta còn nhặt cả vỏ ốc ven suối là một trong những ngành kinh tế hái lượm quan trọng của họ. Thậm chí, có nhà khoa học gọi họ là “ những người ăn ốc”. Đó là những người Rục, Màng, Arem, Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Phụ nữ các tộc người này dùng que đục thủng các vỏ ốc núi rồi xâu chúng bằng các sợi dây mỏng thành một chuỗi vòng cổ bằng vỏ ốc đẹp. Họ quan niệm phụ nữ đeo vòng ốc sẽ gặp nhiều may mắn trong công việc hái lượm(4). ( H1.39) (3)Viện khảo cổ (1989), Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam, Hà Nội 1989, trang 84. (4) Nguyễn Văn Mạnh:Người Chứt ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thuận Hóa. Huế, 1996 trang 81.
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Những người đàn ông các tộc người này thì trang sức bằng những chiếc vuốt hổ, răng nanh lợn rừng. Khi đi săn được hổ và lợn rừng họ lấy vuốt hổ và răng nanh phơi khô, khoan lỗ nhỏ ở phần trên rồi xâu chúng bằng sợi dây rừng, đeo cổ. Họ quan niệm đấy là những “ bùa hộ mệnh” giúp cho họ tránh được thú dữ và may mắn trong công việc săn bắn. Người dân tộc Mường cũng rất thích đeo đồ trang sức bằng vỏ ốc. Đồ trang sức bằng vỏ ốc biển cũng được các cư dân New Guine thích thú, họ dùng đeo quanh cổ và trên mái tóc. Ở xứ Tân Caledory thì vỏ ốc biển còn đeo ở đầu gối hay bắp chân nữa. Những chiếc vòng trang sức bằng đá đích thực cũng tìm thấy ở một trong số hang động thuộc văn hóa Hòa Bình. Năm1929, ở địa điểm Làng Vành, nhà khảo cổ M.Colani tìm được ba vòng đá. Ở di chỉ Làng Tiếng cũng tìm được một vòng đá. Đó là những chiếc vòng được làm bằng đá màu xanh, được ghè đẽo nên có chu vi gần hình tròn, khoét lỗ từ hai bên tâm mặt vòng, thông nhau. Mặt cắt ngang của vòng có hình tam giác, một cạnh cong lồi hoặc hình vành khăn. Kích thước của các chiếc vòng này nhỏ, đường kính ngoài khoảng 7cm, đường kính trong dày 3cm. Vòng còn có vết mài hai bên mặt vòng. Với kích thước như vậy thì suy ra không thể là vòng đeo tay mà có khả năng là vòng đeo tai thì đúng hơn. Ở hai chiếc hang đào được vòng đá một số nhà khảo cổ cho rằng có thể địa tầng đã bị xáo lộn, họ căn cứ vào vết mài thì có thể niên đại của những chiếc vòng này muộn hơn văn hóa Hòa Bình một chút, thuộc về văn hóa Bắc Sơn. Nhưng dù sao, hai chiếc vòng này nếu có muộn hơn ở vào niên đại văn hóa Bắc Sơn thì cũng là những chiếc vòng đá trang sức sớm nhất ở Việt Nam, cho đến nay được biết. Ở văn hóa Hòa Bình người Việt cổ còn có trang sức bằng thổ hoàng ( một loài đất có mầu đỏ) một cách phổ biến. Ở trong nhiều hang động cư trú cũng tìm được nhiều mảnh thổ hoàng, trên các công cụ đá, công cụ xương cũng có dấu vết thổ hoàng. Xương các loài thú hay xương người chết cũng được ngươi xưa nhuộm thổ hoàng. Ở những tảng đá to được khoét lỗ vũm tròn, rộng được các nhà khảo cổ tìm thấy là phương tiện để nghiền thổ hoàng. Đông thời cũng ở một số vỏ ốc lớc còn dính nhiều thổ hoàng có lẽ do đựng
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thổ hoàng. Do đó bằng chứng của việc người Hòa Bình dùng thổ hoàng bôi để làm trang sức cho người sống và người chết là diều không thể phủ nhận được. Người nguyên thủy hậu kỳ đồ đá cũng là những người “ ăn ốc, ở hang như người Hòa Bình, Bắc Sơn mới biết làm đẹp cho mình bằng trang sức (H1.40). Ở Khắc Kiệm (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) tìm được chiếc vòng đá mầu xanh, mặt cắt ngang hình chữ nhật. Ngoài ra, người ta cũng đã tìm được một mảnh vòng trang sức bằng đá cát, có lỗ để đeo và một mảnh vòng bằng vỏ ốc ở hang Thẩm Khách ( Lạng Sơn). Không những thế còn tìm thấy một hạt chuỗi bằng ngọc thạch hình trụ dài 6cm có lỗ xuyên theo chiều dài (5). Ngoài ra ở mái đá Minh Lệ, mái đá Con Ké còn phát hiện ra một số hạt chuỗi bằng đất nung hình trụ, hình trong hay hình thoi có xuyên lỗ giữa, đây là những đò trang sức bằng đất nung xuất hiện sớm nhất ở nước ta. Trong hang Minh Cầm (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) có sưu tập đồ trang sức với nhiều loại: những vỏ ốc Nassa Thersiters Brug có xuyên lỗ, vòng vỏ sò có xuyên lỗ, hoa tai bằng vỏ sò được dùi lỗ một đầu, hạt chuỗi bằng đá xanh và hoa tai lục giác bằng ngà (6). Ngay ở địa bàn hang Minh Cầm có một điều điều lí thú là hiện nay vẫn còn có dân tộc Chứt vẫn còn bảo lưu nhiều nếp sống xưa của người nguyên thủy Minh Cầm: thích ăn ốc và trang sức bằng vỏ ốc. Những đồ trang sức đầu tiên tìm được ở nước ta có thể nói là thuộc vào những người nguyên thủy từ thời đồ đá cũ đến hậu kỳ đồ đá mới. Mặc dù có quãng thời gian dài dằng dặc như vậy nhưng đồ trang sức không có được là bao. Nhưng ý nghĩa quan trọng ở đây chính là: cư dân nguyên thủy Việt Nam đã biết đeo đồ trang sức vào loại sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á. Cư dân Việt có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ ở cuối thời hậu kỳ đồ đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng thau- sắt sớm. Đây là lúc mà các tộc người ở các vùng núi cao tràn xuống đồng bằng khai phá đất đai để làm nông nghiệp. Cư dân Việt có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ ở cuối thời hậu kỳ đồ đá mới (5) Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam (1961), Những hiện vật tàng trữ tại viện bảo tàng lịch sử Việt Nam về văn hóa Bắc Sơn, Hà Nội, 1961, Trang 19. (6) Hà Văn Tuấn và Trần Quốc Vượng (1961), Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1961, Trang 113.
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chuyển sang thời đại đồ đồng thau- sắt sớm. Đây là lúc mà các tộc người ở các vùng núi cao tràn xuống đồng bằng khai phá đất đai để làm nông nghiệp. Cư dân Việt có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ ở cuối thời hậu kỳ đồ đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng thau- sắt sớm. Đây là lúc mà các tộc người ở các vùng núi cao tràn xuống đồng bằng khai phá đất đai để làm nông nghiệp. Đây cũng là lúc đồng thau, chất liệu mới có thể tạo ra những công cụ sắc bén đưa năng suất lao động lên cao mà người dân nước ta biết đến. Không phải không có cơ sở khi cho rằng “ con người biết nấu chảy đồng thau, cũng là lúc có thể nấu chảy cả xã hội nguyên thủy” (F. Ăng Ghen). Các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta trên cơ sở trình độ phát triển cao của kĩ thuật chế tác đá, làm gốm, đã bắt đầu biết khai thác, sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ các vật dụng trong cuộc sống. Cư dân văn hoá Phùng Nguyên là những người mở đầu thời đại đồng thau Việt Nam. Và Người Phùng Nguyên đã đạt đến đỉnh cao của kĩ thuật chế tác đá. Kĩ thuật mài, cưa đá phổ biến có thể tạo ra những công cụ và đồ trang sức hình dáng phong phú vừa đạt độ chính xác cao, vừa tiết kiệm được nguyên liệu. Người Phùng Nguyên đã thành thạo kĩ thuật khoan và tiện đá. Đồ đá chiếm số lượng nhiều nhất trong các di vật thuộc Văn hóa Phùng Nguyên. Gồm các công cụ sản xuất như: rìu, bàn mài, bàn dập... Công cụ lao động chủ yếu vẫn bằng đá. Họ làm gốm bằng bàn xoay, sử dụng các nguyên liệu tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà. Trong các di chỉ thời Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều cụ đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. Cùng thời với các bộ lạc Phùng Nguyên, các bộ lạc sống ở vùng châu thổ sông Mã (Thanh Hoá), ở vùng lưu vực sông Cả (Nghệ An) cũng đã tiến đến thời đại sơ kì đồng thau với nền nông nghiệp dùng cuốc đá phát triển. Nghề nông, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Các nghề thủ công làm đá, gốm đạt trình độ tương đương với cư dân Phùng Nguyên. Trong các di tích, bên cạnh các hiện vật bằng đá, gốm còn có hiện vật bằng đồng. Thời nguyên thủy thoạt đầu đó là những vỏ ốc biển lóng lánh, bóng đẹp dùng để xâu chuỗi đeo cổ. Không những vậy người ta còn vẽ đỏ nên người bằng thổ hoàng. Sau này, người Việt dùng chất liệu đá, nhất là đá ngọc. Người Việt còn biết đến tính năng khác của đá, nhất là đá ngọc. Để rồi từ những tảng đá vô tri, dưới tay người nguyên thủy thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun (cách đây vào khoảng 4000-3000 năm), những
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vòng đeo tay, khuyên đeo tai đẹp đẽ ra đời. Họ phải là những người thợ ngọc giỏi giang, am hiểu từng chất ngọc. Loại nào cho màu sắc lung linh, loại nào cứng, mềm dễ tạo hình. Nhìn những chiếc vòng tay, khuyên tai có nhiều dáng vẻ mới thấy được khiếu thẩm mĩ của người xưa. Mặc dù ngay tại nơi chế tác không có, người ta phải tìm kiếm trao đổi nơi xa nhưng người xưa vẫn muốn có bằng được chất liệu đá ấy. Màu sắc đá ngọc xanh dịu như ngọc bích, hồng thắm như mã não, nhiều đá ngọc lại có vân nổi đã quyến rũ người xưa trong suốt hành trình vài ngàn năm. Cách ngày nay khoảng 3000 - 4000 năm, các bộ lạc sống định cư ở vùng Nam Trung Bộ ngày nay, chủ nhân của văn hoá Sa Huỳnh cũng đã tiến đến buổi đầu thời đại kim khí, biết đến thuật luyện kim. Các di tích văn hóa Sa Huỳnh đã được phát hiện ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà... Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Sa Huỳnh là nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác. Họ bắt đầu biết chế tác và sử dụng đồ sắt. Ngoài ra, họ còn làm gốm đẹp, dệt vải, làm đồ trang sức bằng đá quý, mã não, vỏ ốc, thuỷ tinh. Cư dân vân hoá Sa Huỳnh thường thiêu xác chết, đổ tro vào các vò bằng đất nung cùng với các đồ trang sức. Và đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn là các loại vòng đeo tay, vòng đeo chân, lục lạc, khóa thắt lưng, trâm cài đầu... bằng đồng. Đồ trang sức bằng ngọc tiêu biểu nhất trong văn hóa Sa Huỳnh là những chiếc khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú. Ngoài ra còn có các loại khuyên tai hình vành khăn, khuyên tai ba mấu, khuyên tai bốn mấu... Thời kỳ này cũng ghi nhận sự giao lưu văn hóa của cư dân văn hóa Sa Huỳnh bởi các loại khuyên tai này cũng được tìm thấy ở Thái Lan, Philippines; các loại hạt chuỗi thủy tinh xanh và mã não nguồn gốc giao lưu từ Ấn Độ. Theo TS. Andreas Reinecker, nhà khảo cổ học người Đức đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh, thì hình đầu thú hai sừng trên các chiếc khuyên tai hai đầu thú của văn hóa Sa Huỳnh có một mối liên hệ nhất định với sao la, loài động vật được phát hiện lần đầu ở Việt Nam vào năm 1992, vốn sống tập trung ở khu vực đồi núi phía tây của miền Trung Việt Nam. Đây cũng là địa bàn cư trú chính của chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh. TS. Andreas Reinecker nhận xét rằng:“Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cường tráng của nam giới”. Sang đến văn hóa Óc Eo (thế kỷ I - VIII sau CN), các nhà khảo cổ học cũng xác định chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo là những người bản địa thuộc chủng Indonesien, là
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 những người có đời sống kinh tế khá giả, có tôn giáo tín ngưỡng phát triển, chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ cổ đại. Họ đã làm chủ nhiều ngành nghề thủ công phát triển cao như nghề làm gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn, nghề làm thủy tinh…, mà bằng chứng là hàng ngành hiện vật có độ tinh xảo cao được phát hiện trong các di chỉ thuộc nền văn hóa Óc Eo, đặc biệt là nghề làm kim hoàn, chế tác đồ trang sức với loại hình trang sức chủ yếu là khuyên tai, nhẫn, vòng cổ, mặt dây chuyền, vật đeo hộ mệnh... bằng vàng, một số chạm ngọc cầu kỳ. Đồ trang sức trong các di tích “tiền Oc Eo”. Nổi bật là loại hình trang sức tùy táng trong các di tích mộ táng chum/ nồi gốm Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ, Giồng Lớn (đều nằm ven Vịnh Gành Rái của sông Đồng Nai): vòng, hạt chuỗi, khuyên tai hai đầu thú bằng chất liệu đá ngọc, mã não, thủy tinh, chất liệu vàng có những mảnh vành trổ lỗ, hiện vật có hình “linga” (con rắn?), khuyên tai, hạt vàng hình đốt trúc, vàng dát mỏng bọc ngoài hạt chuỗi gốm. Đặc biệt “mặt nạ vàng” trong di tích Giồng Lớn.Tại di tích mộ chum Giồng Cá Vồ còn tìm thấy: Chất liệu đá: Đồ trang sức làm từ đá mã não và đá ngọc chủ yếu là khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, vòng tay, mảnh đá, đá cuội. Kim loại: Vàng (đồ trang sức hạt chuỗi bằng vàng hình cuộn tròn, hình đốt trúc); đồ đồng (đồ trang sức là vòng đồng và lục lạc, rìu đồng lưỡi xòe cân có họng tra cán); sắt (giáo sắt, lưỡi câu chiếm số lượng nhiều trong các loại hình công cụ sắt và các loại mảnh công cụ khác chủ yếu là dụng cụ sinh hoạt hàng ngày..) Thủy tinh: khuyên tai hai đầu thú màu xanh nước biển và màu xanh rêu, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hình khối 8 có màu xanh đen, khuyên tai hình vành khăn có màu xanh nước biển, hạt chuỗi có hình cầu màu xanh nước biển, vòng tay… Nói đến trang sức trong văn hóa Oc Eo chính là kỹ nghệ chế tác đồ trang sức và lối phục sức. Theo các nhà khảo cổ, người xưa chế tác và sử dụng đồ trang sức vì nhiều lý do: làm đẹp, thể hiện sự giàu có, thể hiện địa vị xã hội, tuân theo tập tục và tín ngưỡng. Vì thế, họ đã kỳ công sáng tạo ra những món trang sức rất tinh xảo, kỹ thuật cao và giàu tính nghệ thuật. Họ đã biết cách mài thạch anh để làm nên một chuỗi trang sức gồm một 1 hạt chuỗi bằng thạch anh tím và 33 hạt chuỗi bằng pha lê, dài 41cm, được tìm thấy trong di chỉ Gò Hàng, tỉnh Long An, có niên đại vào khoảng thế kỷ 1 - thế kỷ 3. Kỹ thuật khoan và chạm khắc chìm trên những vật thể cứng và nhỏ cũng được người Óc Eo sử dụng thành thạo. Bằng chứng là những món trang sức phẳng, tương tự như mặt dây chuyền hay mặt nhẫn trong nữ trang hiện đại, làm bằng mã não và carnelian, trên đó có khắc chìm hình sư tử và hình người ngồi, khai quật ở di chỉ Óc Eo, tỉnh An Giang, có
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 niên đại vào khoảng thế kỷ 6. Thành tựu nổi bật nhất trong nghệ thuật chế tác đồ trang sức chính là việc tạo nên những món trang sức bằng vàng với sự điêu luyện trong thuật luyện kim và sự tinh tế về mặt thẩm mỹ. Họ đã biết làm ra những sợi dây chuyền bằng vàng với sự tinh xảo mà thợ kim hoàn đời nay cũng phải thán phục, hoặc những hạt chuỗi bằng vàng hình khối cầu có 8 đỉnh tỏa ra 8 hướng tạo thành 1 chuỗi trang sức với 14 hạt có kích thước nhỏ dần, gắn với một hạt chuỗi bằng thủy tinh tinh luyện, trông rất bắt mắt. Các nhà khảo cổ học còn phát hiện trong di chỉ Óc Eo những chiếc nhẫn gắn hình bò thần Nandin bằng vàng (đk 1,9cm), những chiếc khuyên tai bằng vàng với nhiều kiểu dáng khác nhau, những chiếc vòng tay hình lò xo và những chiếc chuông bằng vàng xâu chuỗi đeo ở cổ chân. Sang thế kỷ 7-8, người Óc Eo dùng vàng lá để chế tác các vật trang sức và trang trí dạng phẳng, với kỹ thuật khắc miết tạo hình và chữ trên lá vàng để tạo nên các đồ án trang trí mà chiếc hoa sen bằng vàng (đk 7,1cm) khai quật ở di chỉ Gò Xoài (Long An) là hiện vật điển hình. Ngoài ra, vàng cũng được chế tác các vật để dâng hiến thần linh như hình rắn hổ mang và nhiều mảnh vàng dát mỏng có khắc chữ Phạn, dấu tích chứng tỏ sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Óc Eo. Trong số đó, đáng chú ý nhất là chiếc nhẫn vàng có khắc dòng chữ Phạn trên bề mặt, có niên đại vào thế kỷ 7 - thế kỷ 8 Người Óc Eo cũng đã biết đến kỹ thuật khảm đá quý lên các món đồ trang sức bằng vàng. Tại di chỉ Gò Xoài (Long An), các nhà khảo cổ học đã phát hiện 3 món trang sức rất đặc biệt của người Óc Eo, gồm một mặt dây chuyền bằng vàng nạm thạch anh tím (cao 2,6cm, rộng 1,9cm; dày 0,2cm); một chiếc nhẫn vàng nạm ngọc xanh (đk 2,2cm) và một nhẫn vàng nạm ngọc ruby (đk 1,8cm). Ba hiện vật này được coi là những đại diện tiêu biểu cho đồ trang sức khảm đá quý của văn hóa Óc Eo. Không chỉ phát hiện các món trang sức, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện cả khuôn đúc đồ trang sức bằng đá trong di chỉ Óc Eo (An Giang). Điều này đã chứng minh tính bản địa của các món đồ trang sức Óc Eo, cho dù, Óc Eo nằm trên con đường giao lưu thương mại nổi tiếng, liên kết các nền văn minh cổ đại là Trung Hoa và Ấn Độ ở phương Đông với La Mã ở phương Tây Có thể nói rằng, nghệ thuật chế tác đồ trang sức trong văn hóa Óc Eo là những thành tựu rực rỡ, phản ánh trình độ văn hóa, thẩm mỹ, kỹ thuật điêu luyện của những chủ nhân xưa của vùng đất Nam Bộ Việt Nam. Và từ những dây chuyền vàng, nhẫn vàng nạm ngọc, khắc chữ cổ, vòng tay xoắn trông khá bắt mắt và kiểu dáng khá “hiện đại” cho đến những lá vàng dập nổi hình mặt người. Người Óc Eo ưa làm đẹp bằng vàng, bạc, đúng như mấy dòng sử cũ còn ghi lại: “Dân Phù Nam (Óc Eo) làm nhẫn và vòng tay bằng vàng và chén đĩa ăn bằng bạc” (sách Nam Tề Thư). Qua đó chứng minh nhiều món đồ trang
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sức của người Óc Eo xưa không chỉ có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và giá trị kinh tế, mà còn xứng đáng là hình mẫu cho các bộ sưu tập trang sức hiện đại, nhất là trong bối cảnh xu hướng “hoài cổ” đang là thời thượng trong giới thiết kế đồ trang sức ở Việt Nam hiện nay. Vào khoảng gần 4000 năm cách đây, chậm hơn chất liệu đá người Việt làm quen với chất liệu đồng thau, họ sớm nhận thấy tính chất ưu việt của đồng thau, có thể đúc được mọi hình dạng theo ý muốn lại có màu sắc rực rỡ. Vì thế mà chỉ trong một quãng thời gian ngắn họ đã sáng tạo ra nhiều kiểu dáng đồ trang sức. Đồng thau không có nhiều màu sắc như đá nhưng lại có ưu thế về mặt tạo dáng phong phú. Đến với người Việt chất liệu thủy tinh còn muộn hơn Đồng Thau . Điều làm nhiều nhà nghiên cứu ngạc nhiên là là đồ trang sức thủy tinh đã sớm xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ IV - III TCN, tức là vào giai đoạn đỉnh cao của kỹ nghệ luyện đồng và giai đoạn thoái trào của kỹ thuật chế tác đá. Đồ trang sức thủy tinh có mặt từ Bắc vào Nam theo đường sông và ven biển với những món như vòng cổ, hạt chuỗi... được tạo dáng bằng cách ép khuôn. Nhưng với vẻ lóng lánh của nó người Việt biết tận dụng để làm những đồ trang sức độc đáo như khuyên tai ba mấu nhọn, khuyên tai hai đầu thú hay chuỗi hạt đeo cổ. Ở những vùng ven biển cũng vậy người ta rất hay chế tác đồ trang sức bằng vỏ ốc, nhất là loại ốc Tridacna hay bằng vỏ sò. Việc trang sức bằng các loài nhuyễn thể biển rất ít khi tìm thấy ở người Việt ở sâu trong nội địa. Trang sức thứ mà người Việt hay sử dụng trong dịp hội hè cũng là lông chim. Dường như trong khi đó người Việt không chú ý đến chất liệu vàng, bạc Ngọc trai là những chất liệu bằng một số khu vực trên thế giới vào thời cổ dùng để chế tạo đồ trang sức. Trong quá trình tìm tòi chất liệu người Việt cũng có “thử nghiệm” một số chất liệu để làm đồ trang sức như khuyên tai đất nung, vòng tay sắt,.. Nhưng dường như người Việt không tìm thấy nhiều nét thẩm mỹ của các loại chất liệu này vì thế họ bỏ qua rất nhanh. Sự ít ỏi, không phổ biến của đồ đất nung trang sức và vòng sắt trang sức đã nói lên điều đó. Trái lại ở một số tộc người khác rất thích đeo vàng sắt hay vòng gốm. Loại hình đồ trang sức ở nước ta phong phú đa dạng. Tuy vậy, ở mỗi giai đoạn Người Việt có sự lựa thích một số loại hình nhất định. Sự thay đổi thẩm mỹ này được phản ánh qua tài liệu thống kê đồ trang sức của mỗi giai đoạn. Người ta chỉ biết đến chuỗi và ốc biển và thổ hoàng ở thời nguyên thủy. Vào thời đại mà con người bước chân vào lĩnh vực chế tác kim loại khoảng 4000 năm cách đây cho
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đến khi chế tác kim loại thành thạo vào khoảng 2.000 năm cách đây thì người xưa có một số thay đổi về mặt thẩm mỹ. Lúc đầu họ thích đeo vòng tay đá nhưng về sau họ lại thích đeo khuyên tai đá. Các vòng đồng (vòng tay và vòng tai) có vẻ được ưa chuộng hơn khuyên tai. Người Việt cổ rất thích đeo hạt chuỗi, hạt cườm bằng thủy tinh nhưng xem ra ở vùng châu thổ Sông Hồng người xưa không chuộng vòng tay thủy tinh hơn các vòng khác. Người Việt vùng sông Hồng sông Mã thích trang sức lông chim trong khi đó ở vùng miền Trung và miền Nam nước ta dường như chưa tìm được chứng tích của việc trang sức bằng lông chim thời xưa. Có thể lọc ra trong nhiều loại trang sức của người Việt những bộ đồ trang sức đặc trưng. Thực ra dân tộc nào cũng có một số loại hình trang sức cơ bản: vòng tay, vòng tai, vòng cổ... nhưng mỗi dân tộc lại sáng tác một kiểu mẫu trang sức khác nhau tạo thành những nét độc đáo góp phần vào kho tàng văn hóa thẩm mỹ chung của toàn nhân loại. Sự đóng góp của người Việt có thể kể ra một số loại hình trang sức độc đáo: - Những khuyên tai đá 4 mấu với các biến thể khác nhau và sau đó là khuyên tai đồng 4 mấu, khuyên tai vòng đeo 4 nhạc,.. - Khuyên tai ba nhọn ( còn gọi là 3 gai nhọn) Võ Văn hóa Sa Huỳnh làm bằng đá Thủy Tinh,... lan truyền đi khắp các vùng Đông Nam Á. - Khuyên tai hai đầu thú ( có thể là tượng đầu dê hay tượng đầu loài sao la quý hiếm) đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh. - Loại vòng tay có mặt cắt hình chữ T, được tạo hình bằng phương pháp khoa - tiện rất công phu, có mặt sớm ở các địa điểm đầu thời đại kim khí ( văn hóa Phùng Nguyên) ở ta. - Loại vòng tay có mặt cắt hình chữ T, được tạo hình bằng phương pháp khoa - tiện rất công phu, có mặt sớm ở các địa điểm đầu thời đại kim khí ( văn hóa Phùng Nguyên) ở ta. - Những đồ trang sức được gắn nhạc đồng, loại nhạc hình chóp dài, chưa thấy có ở đâu. bộ đồ trang sức này gồm các loại hình vòng ống, xà tích, khuyên tai, thắt lưng... được gắn nhạc đồng. đặc biệt loại hình vòng tay và vòng ống chân như vậy chưa thấy ở các tộc người khác. Và tiếp theo chúng ta thử hình dung một bộ đồ trang sức của người xưa dựa theo các tài liệu mộ táng ( vị trí các đồ trang sức trong mộ). Và dựa trên vị trí các đồ trang sức
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trên tượng tròn ( tượng người thổi khèn, người nhảy múa, tượng người trên cán dao găm) và hình vẽ trên các đồ đồng lớn đương thời. Trên đỉnh đầu, người xưa thường trang sức bằng cách cắm các lồng chim quý. Tai thường có khuyên. Có khi là khuyên tai to, thô nặng. Có khi là khuyên tai đá hình gối quạ được cắm lông chim. Vị trí tai cũng từng được trang trí các khuyên tai có mấu, khuyên tai hai đầu thú bằng đá, thủy tinh hay khuyên tai đồng gắn nhạc. Hãn hữu, người Việt còn trang sức bằng khuyên tai đất nung. Cổ được người xưa đeo hạt chuỗi hạt cườm bằng đá Thủy Tinh. Đặc biệt có một số trường hợp người xưa đeo loại vòng chuỗi bằng đồng có gắn nhạc. Người Việt cũng đeo các loại bùa trừ tà ma bằng răng thú, sừng thú, bằng đá và cả bằng đồng. Khóa thắt lưng của người Việt, có thể của các thủ lĩnh, được làm bằng đồng, trang trí cầu kỳ bằng tượng Rùa, bằng nhạc đồng. Ngang hông, người xưa còn đeo xà tích bằng đồng cố gắng nhạc đồng. Dọc hai cánh tay được người xưa trang trí rất nhiều vòng trang sức. Cổ tay khi thì được đeo vòng tay Ngọc, vòng tay Thủy Tinh, vòng tay đồng. Mà không thấy đeo một chiếc mà nhiều chiếc trên cổ tay ( trên tượng người phụ nữ Làng Vạc thể hiện trên cán dao găm đồng, có thể thấy người xưa đeo ít ra là hai vòng trên một cánh tay). Đặc biệt, người xưa còn đeo vòng ống bằng đồng gắn nhiều nhạc đồng ở vị trí cổ tay. Ở phần bắp tay ( giữa vai và khuỷu tay ) cũng có đeo vòng ống gắn nhiều nhạc .Cổ chân được đeo vòng Chân Ngắn nhạc đồng. Người xưa thường đeo cả hai cổ chân. Quan niệm về vẻ đẹp của người xưa, nhất là vẻ đẹp của người phụ nữ như thế nào? Có thể qua các hình tượng phụ nữ thể hiện trên tượng tròn, trên các đồ trang sức để có thể tìm hiểu được phần nào. Nếu để bình chọn hình tượng người phụ nữ đẹp nhất của thời đại Đông Sơn thì ắt hẳn vương miện sẽ rơi vào tượng người phụ nữ trên chiếc kiếm ngắm tìm được dưới chân núi Nưa (Thanh Hóa). Toàn bộ chiếc kiếm này dài 50cm, phần cám gà 18,2 cm. Phần lưỡi kiến thì không có gì phải bàn, vì giống như hàng trăm ngàn lưỡi kiếm khác,có hai rìa, sắc, nhọn. Nhưng phần cán lại là tượng nguyên khối. Tượng người đàn bà núi Nưa này được tả thực. Khuôn mặt trái xoan (một trong những vẻ đẹp chuẩn mực người phụ nữ Việt từ thời Đông Sơn, cho tới nay, được coi là hằng số, đã hơn 2000 năm có lẻ). Đôi mắt mở to, toát lên một vẻ thông minh và đôn hậu đến kỳ lạ, được thể hiện là hai vòng tròn đồng tâm có chấm đồng tử ở chính giữa, sống mũi nổi, miệng nhỏ thon, xinh xắn. Đặc biệt là đôi tai rất to, có tỷ lệ hơn một nửa chiều dài khuôn mặt. Đã vậy, mỗi bên tai lại được đeo một chiếc khuyên lớn, nặng chấm vai. Đây cũng là một “chuẩn” về vẻ đẹp hình thể của người
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Việt, một vẻ đẹp quyền quý. (Tượng quan âm bồ tát trong các chùa Việt Nam cũng được tạo đôi tay to như thế tôn thêm sự nguy Nghiêm tôn kính đối với vẻ đẹp tu hành). Nhưng trước đó, trước cả vẻ đẹp phụ nữ của Phật giáo, thì vẻ đẹp của phụ nữ Việt đã là đôi tai phải to và dài. Điều này còn được chứng minh bằng các tài liệu khảo cổ học khác nữa: trong nhiều lần khổ thuộc văn hóa Phùng Nguyên và đồng đậu (4000-3000 năm cách đây) người ta còn tìm được những chiếc khuyên tai bằng đá ngọc nặng đến nửa kilôgam. Những chiếc khuyên này mà được đeo vào tai thì chắc phải là kéo dần phần dái tai xuống tận gần bờ vai. Cũng cần phải nói thêm là trên những nẻo đường hiện nay, thi thoảng chúng ta vẫn bắt gặp các cụ già dân tộc ít người còn đeo những khuyên tai nặng như vậy và đôi tai được kéo dài như hình tượng trên tượng phụ nữ núi Nưa. Một tiêu chí của vẻ đẹp giới tính nữa cũng được thể hiện trên bức tượng là eo bụng thon thả. Mà như chúng ta đã biết, cho đến tận ngày nay, người phụ nữ nào được coi là đẹp cũng phải có được cái tiêu chuẩn này. Vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ núi Nưa lại càng được tôn lên bằng vẻ đẹp của đồ trang sức và trang phục. Nhìn kỹ bức tượng, ngoài hai chiếc khuyên tai đã nói ở cả hai cổ tay người phụ nữ còn được đeo một bên hai vòng tay. Trang phục của tượng người phụ nữ núi nưa cũng cầu kỳ, phản ánh rõ thân phận quý tộc của mình: trên đầu là một cái mũ có chóp nhọn, tóc được búi ngược lên, lại còn được quốn nổi rõ một dãi băng hoa văn hình bông lúa. Quần áo được dệt may công phu, đẹp mắt, áo chẽn, váy trùm kín chân. hoa văn trang trí trên áo váy là dạng hình học, với những vạch ngắn song song, đường tròn đồng tâm. Nổi nét trên bộ trang phục là giải thắt lưng dài được thả xuống đằng trước và đằng sau chạm gót chân. Thắt lưng được thêu thùa nhiều hoa văn hình học. Ở lưu vực sông Đồng Nai cũng đã phát hiện được một số di tích văn hoá thời đại đồ đồng. Các di tích văn hoá sông Đồng Nai được phân bố ở Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Long An... Cư dân văn hoá sông Đồng Nai ngoài nghề làm nông trồng lúa nước và các cây lương thực khác họ còn làm nghề khai thác sản vật rừng, săn bắn, làm nghề thủ công. Bên cạnh các công cụ bằng đá là chủ yếu còn có một số hiện vật bằng đồng, vàng, thuỷ tinh. Lúc này, đồng bằng là vùng đất mới và cũng là nơi quần tụ cấc nhóm cư dân là “ hạt nhân” của người Việt sau này. Trồng lúa và luyện kim giúp cho quá trình tăng nhanh dân
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 số. Ngược lại, dân số phát triển lại là nguồn lực dồi dào bổ sung cho lực lượng sản xuất phát triển. Bấy giờ người Việt không còn phải tập trung nhân lực để lo đi kiếm miếng ăn như thời đại đồ đá cũ và buổi đầu thời đại đồ đá mới nữa. Họ đã có tích lũy lương thực phòng khi giáp hạt và dành lương thực nuôi sống những người phi sản xuất nông nghiệp. Nói theo ngôn ngữ các nhà khảo cổ và dân tộc học thì trong xã hội đã có sự phân công lao động. Khi con người đã có cái ăn và tạm đủ no thì lại càng chú ý đến vẻ đẹp của mình, vẻ đẹp xung quanh hơn vì thế các ngành nghề nghệ thuật phát triển mạnh. Phân công lao động đã giúp cho có một bộ phận người tách khỏi nông nghiệp để chuyên sản xuất đồ đá, đồ đồng, cũng trong số đó thì có một số người chuyên sản xuất đồ trang sức hay sản xuất trang sức trong lúc nông nhàn. Trải qua một thời gian dài, nghệ thuật chế tạo đồ trang sức ngày càng phát triển đến mức hoàn thiện. Đặc biệt là sau sự chuyển biến từ thời kỳ đồ đá sang đồ kim khí (cách đây khoảng 3000 năm).Cổ sử Trung Hoa cho biết, những năm đầu thế kỷ thứ nhất (sau công nguyên) ở Việt Nam đã sử dụng đồ trang sức là vàng bạc đá quý, lúc đầu chỉ phục vụ cho vua chúa phong kiến và giới quý tộc, làm đẹp những cân đai và áo mão, trang trí nội thất cho các cung vương, phủ chúa. Sau này sức sản xuất được giải phóng, mức sinh hoạt trong nhân dân tăng lên, nghề kim hoàn mới hòa mình vào cuộc sống đời thường, trở thành một nghề mỹ nghệ dân gian ở nước ta. Đồ trang sức bằng đồng rất đa dạng, nhiều chủng loại, kiểu dáng từ đai đầu, trâm cài đầu đến vòng cổ, vòng tay, bao tay, vòng chân, bao chân, đai áo... Những chiếc đai đầu gắn lông chim là trang sức thiêng liêng và quý giá, phụ nữ thường đeo mỗi khi nhảy múa, ca hát trong các dịp hội hè, lễ tết. Bao đai, bao chân ngày ấy còn gắn với quả chuông nho nhỏ, trong lúc đi lại sẽ phát ra âm thanh như reo mừng. Hình thức vòng cũng khá phong phú, có cái để trơn, nhẵn, có cái trang trí hoa văn đơn giản. Khuy áo bằng đồng dáng cong mềm, hai đầu uốn vào trong thân khuy, hoặc thon dần, đến hết đường lượn lại hướng ra ngoài, ở giữa gắn khuy móc tròn. Mỗi chiếc khuy đai áo có thể dài đến 14 cm. Hàng chục chiếc gương đồng đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ là điểm nổi bật trong số các hiện vật trang sức phụ nữ niên đại thế kỷ XVI- XVII. Gương hình vuông, hình tròn, có tay cầm hình chữ nhật, có những chiếc gương chỉ là phiến đồng tròn, dày, trơn bóng. Lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu tương đối đầy đủ sưu tập trang sức thời chúa Nguyễn thế kỷ XVIII và cung đình Nguyễn thế kỷ XIX - XX. Đây là một sưu
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tập quý hiếm và hoàn mỹ, thể hiện trình độ kỹ thuật, nghệ thuật chế tác đạt tới đỉnh cao. Các loại dây chuyền, mặt dây chuyền, vòng tay, bao tay, khuyên tai, trâm cài đầu... được chế tác bằng những chất liệu thuộc vào loại quý hiếm bậc nhất thời bấy giờ là vàng, bạc, ngọc, ngà voi, đồi mồi... Trong số này có mũ xung thiên vua đội trong những buổi thiết triều. Được làm bằng vàng, đá quý, ngọc trai và vải, chiếc mũ thể hiện trình độ chế tác điêu luyện, trang trí cầu kỳ hình rồng 5 móng, mây và mặt trời. Hay chiếc bác sơn (trang sức che trán của phụ nữ hoàng tộc thời chúa Nguyễn) bằng vàng nạm đá quý, thế kỷ XVIII. Hiện vật có hình 3 ngọn núi được chế tác tinh xảo hoa văn mây, sóng nước, chim phượng và hoa lá. Chiếc trâm cài tóc của phụ nữ hoàng tộc thời chúa Nguyễn cũng được đậu, chạm tỉ mỉ, tinh xảo, đầu trâm gắn cành hoa đào, hoa cúc, có bướm, chuồn chuồn đậu quanh..., thể hiện óc thẩm mỹ và bàn tay tài hoa của thợ kim hoàn Việt Nam. Về xuất xứ của trang sức cung đình thời Nguyễn, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nguyễn Đình Chiến cho biết, triều Nguyễn có ngự xưởng - xưởng chế tác riêng của nhà vua, tập trung đội ngũ thợ tốt nhất trong nước. Vì thế, các sản phẩm này có thể được sản xuất tại chỗ. Đồ trang sức của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ thể hiện rõ nét óc thẩm mỹ, sự sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo của người Việt xưa. 1.3. Trang sức phụ nữ các dân tộc ở miền Nam. Theo sự nhận định của các nhà khảo cổ học, từ thời đồ đá cũ, người Việt cổ đã chọn lựa cho mình những chất liệu đơn giản, dễ tìm, giàu màu sắc có mặt trong đời sống hàng ngày như: đất, đá, tre, gỗ, xương, sừng, xà cừ, trai, sò ốc, vàng, ngọc… để làm nên trang sức, phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Vào giai đoạn đầu thời kỳ đồ đá mới (văn hoá Hoà Bình), các nhà khảo cổ đã tìm được những trang sức đầu tiên của người nguyên thuỷ là vòng đeo cổ bằng vỏ ốc biển – loại vỏ ốc Cyprae rất đẹp. Ốc sau khi ăn xong, vỏ ốc được tách làm hai, cứ 6 vỏ ốc biển thì xâu dây thành một chuỗi vòng đeo cổ lấp lánh, với quan niệm phụ nữ đeo vòng ốc sẽ gặp nhiều may mắn trong công việc hái lượm. Trải qua rất nhiều thời kỳ, loại hình trang sức đã có những bước phát triển đáng kể về chất liệu cũng như kỹ thuật chế tác, cho đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20 phụ nữ Việt thường dùng chuỗi hạt bằng vàng quấn nhiều vòng quanh cổ, có khi trễ xuống ngực, ngoài ra còn đeo dây chuyền nách – một đoạn dây bằng vàng vòng qua cổ, đeo chéo
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xuống nách; kiềng vàng; dây chuyền có mặt tròn khắc chữ thọ hoặc hai chữ lồng nhau, hay hình trái tim; chuỗi đeo cổ bằng hạt trai hoặc hạt ngọc… Với một số tộc người M’Nông, Stiêng, vòng ống là một thứ trang sức rất được ưa chuộng không chỉ với phụ nữ mà cả đàn ông cũng thích đeo vòng ống trong lao động và săn bắn. Thân vòng trông như 50 đường gờ nối liền nhau. Thật ra, đây chỉ là một đường xoáy trôn ốc dài, một đầu có một mối hở. Vòng dài từ 15-20cm, đường kính từ 7-9cm. Các loại hình trang sức của người Chăm vùng Ninh Thuận và Bình Thuận cũng rất đa dạng với hoa tai, xâu chuỗi, dây chuyền, vòng… Xâu chuỗi bằng mã não xuất hiện trước thế kỷ 18 là một chất liệu được người Chăm xem là quý giá và thường chỉ có người giàu sử dụng. Người Chăm còn biết kết hợp chất liệu mã não, họ xâu xen kẽ với bạc trên cùng một xâu chuỗi tạo nên sự phong phú cho trang sức của mình. Phụ nữ Chăm thường đeo xâu chuỗi mã não và bạc cuộn lại thành một sợi dài cho tới phần đùi. Đó là đặc trưng trang sức của người Chăm. Ngoài ra, phụ nữ Chăm thường đeo 3 vòng trên cổ gồm: 1 sợi ngắn, 1 sợi dài và 1 sợi nữa dài hơn. Vòng đeo cổ được làm bằng chất liệu bạc hoặc vàng 14 cara, tùy theo người giàu hay nghèo mà vòng cổ có chất liệu khác nhau. Trang sức phụ nữ Khmer thường được làm bằng bạc, chịu ảnh hưởng của hoa văn Ấn Độ và Campuchia, nhưng vẫn mang sắc thái riêng biệt. Hoa văn trên trang sức Khmer là sự kết hợp những đường cong mềm mại uyển chuyển. Đó là sự thay đổi nhịp nhàng về đường nét của hoa dây leo, hoặc nhánh hoa nhỏ, theo những đường con chung quanh, theo chiều dài của món trang sức được chạm nổi hay chìm trên vòng đeo cổ, thường khắc chạm hình vũ nữ Apsara, rắn Naga, hình rồng, hoặc hình con vật nửa rồng, nửa thú. Trang sức của các dân tộc ít người thường là bạc, đồng, nanh móng vuốt thú rừng hay đôi khi chỉ bằng những sợi chỉ màu tếch lại… tạo nét riêng cho trang sức của từng tộc người, theo từng khu vực cư trú. Dù ở miền đất nào, trang sức luôn là vật dụng làm đẹp của người phụ nữ. Đối với phụ nữ các dân tộc ít người ở Việt Nam, đeo trang sức không thuần túy để làm đẹp mà còn hàm chứa nhiều thông điệp liên quan đến cuộc sống riêng tư như tình cảm, gia đình, thể hiện địa vị xã hội, sự giàu sang, cũng như có tác dụng cầu may, ngăn chặn tà ma, gió độc… Các loại hình của trang sức rất phong phú như khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, đeo chân, nhẫn, trâm cài tóc... được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bạc, nhôm, đồng, thiếc, đá, gỗ, ngà, vỏ ốc… Mỗi một dân tộc khác nhau lại có phong cách chế tác đồ
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trang sức khác nhau với hình dạng và các đường nét hoạ tiết dân gian sinh động mang đặc trưng văn hóa riêng của dân tộc mình. Có thể nói trang sức phụ nữ là một trong những di sảnvăn hóa truyền thống quý báu cần được gìn giữ và bảo tồn. 1.4. Khái quát về trang sức của phụ nữ Việt ở thành phố Hồ Chí Minh. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu làm đẹp càng tăng lên. Ngoài trang phục, giày dép, mỹ phẩm… trang sức cũng là một thứ không thể thiếu trong danh mục làm đẹp, nhất là đối với phái nữ. Trang sức là một loại hình di vật đặc biệt, phổ biến của các chị em phụ nữ Việt Nam, nó không chỉ với mục đích làm đẹp cho con người mà còn biểu thị trình độ thẩm mỹ và kỹ thuật chế tác. Phụ nữ luôn gắn liền với đồ trang sức nhẫn, bông tai, dây chuyền… với đủ kiểu dáng và thể loại và trang sức là vật dụng làm đẹp không thể thiếu đối với người phụ nữ. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với các dân tộc anh em sinh sống ở Việt Nam. Tuy vậy, đối với phụ nữ các dân tộc Việt nói chung và phụ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh riêng đeo trang sức không thuần túy để làm đẹp mà còn hàm chứa nhiều thông điệp liên quan đến cuộc sống. Các loại hình của đồ trang sức phong phú như khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, đeo chân, nhẫn, trâm cài tóc và cả những bộ trang sức đi kèm với trang phục. Chúng được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bạc, nhôm, đồng, thiếc, đá, gỗ, ngà, vỏ ốc... Phụ nữ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh có cách sử dụng trang sức rất khéo léo, không nhằm mục đích phô trương tài sản mà chú trọng làm tôn lên đường nét quyến rũ của cơ thể, trang phục… đồng thời khắc phục nhược điểm về màu da cũng như vóc dáng. Phụ nữ Việt ở thành phố Hồ Chí Minh là những người hết sức năng động. Vì nhu cầu có mặt ở những môi trường khác nhau nên trang sức đi kèm cũng được lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh sự kiện vì vậy nó ngày một đa dạng về mẫu mã cũng như chất liệu, giá thành thì hợp lý cho mọi đối tượng. Từ đó, trang sức không còn nhàm chán mà trở nên vô cùng phong phú, đa dạng. Bản thân mỗi loại trang sức đều mang tính thời trang và ứng dụng riêng. Có loại dùng hằng ngày, không quá cầu kỳ và nổi bật, cũng có loại được thiết kế riêng cho trang phục buổi tối với ý tưởng và chất liệu độc đáo. Mỗi một loại đều chứa đựng một tính cách riêng, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh, cũng như cảm xúc của người mang chúng.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ví dụ: Chiếc vòng cổ pha lê tinh tế và sang trọng có thể là phụ kiện lý tưởng cho một ngày bận rộn với các cuộc họp, nhưng hoàn toàn ‘no-no’ cho buổi gặp gỡ khách hàng vì ánh sáng lung linh khi kết hợp với pha lê sẽ gây mất tập trung chứ không phải thu hút khán giả. Trang sức chỉ là phụ kiện cho trang phục. Một món trang sức hoàn hảo là khi nó không chỉ có thiết kế đẹp mà còn tôn vinh trang phục. Tiểu kết chương 1. Tại mỗi khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời, phụ nữ đều ao ước có được những món nữ trang mang lại sự hoàn hảo cho bản thân. Phụ nữ thiếu trang sức chẳng khác nào món ăn không được nhấn bằng một thứ gia vị đặc biệt. Món ăn dù cầu kỳ đến đâu mà thiếu đi thứ gia vị chủ đạo cũng không thể chinh phục được thực khách. Nói vậy để hiểu, trang sức quan trọng tới nhường nào trong việc tôn tạo vẻ đẹp hoàn hảo cho phụ nữ. Tóm lại, trang sức là một loại hình di vật đặc biệt, không chỉ với mục đích làm đẹp cho con người mà còn biểu thị trình độ thẩm mỹ và kỹ thuật chế tác, qua đó chúng ta có thể hình dung được sự phát triển của tư duy thẩm mỹ người Việt qua từng thời kỳ lịch sử trên các vùng miền của đất nước ta, các bộ lạc đã bước vào thời đại kim khí, hình thành những nền vãn hoá lớn phân bố ở các khu vực khác nhau, làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thuỷ sang thời đại mới. Cũng ở đây cần nói thêm, rất đáng tiếc, từ lâu lắm (trước công nguyên) nước ta chưa có lịch sử thành văn, trong khi có lịch sử Trung Quốc ghi chép về nghề kim hoàn ( ngành trang sức vàng) của Việt Nam rất sơ sài, dẫn đến thiệt thòi cho lịch sử Tổ kim hoàn bị thất truyền tên tuổi. Căn cứ vào các di tích khảo cổ người ta đã phát hiện ra từ 200 năm trước công nguyên, cư dân các nền văn hóa cổ ở Việt Nam đã biết chế tác và sử dụng đồ trang sức. Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều công xưởng chế tác đồ trang sức thể hiện kỹ thuật tinh xảo. Không chỉ dùng để làm đẹp, đồ trang sức còn được sử dụng với ý nghĩa là chỉ dấu tình trạng cá nhân, vật hộ mệnh, biểu hiện sự tôn quý, khẳng định quyền lực và sự giàu có của chủ nhân, phục vụ đời sống tôn giáo, tín ngưỡng... Với nguồn nguyên liệu phong phú, dưới bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và óc thẩm mỹ tinh tế của các thế hệ người Việt Nam, đồ trang sức ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, tinh xảo và giàu tính nghệ thuật. Họ đã làm ra được đồ trang sức vàng bạc, đá quý cao cấp với kỹ thuật rất cao, mạ vàng trên kim loại màu, đúc và chạm vàng, sơn và khảm nạm đá quý.
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Với sự ra đời của thuật luyện kim đã đưa các bộ lạc bước vào thời đại kim khí. Mặc dù công cụ lao động bằng đồng còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số các công cụ lao động song đã tạo tiền đề cho bước phát triển mạnh mẽ về vật chất và tinh thần của con người lúc bấy giờ. Thuật luyện kim ra đời đã dẫn đến một cuộc cách mạng về công cụ lao động, làm cho năng suất lao động cao hơn, tạo điều kiện cho con người khai phá đất đai, mở rộng địa bàn cư trú, phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước và các nghề thủ công. Kim loại ra đời đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong xã hội như sự thay đổi vai trò trong gia đình giữa đàn ông và phụ nữ, làm cho sự phân hoá xã hội sâu sắc hơn và đây là yếu tố dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở nước ta để chuẩn bị đưa con người sang một thời đại mới. Tuy có bề dày lịch sử về chế tác trang sức nhưng thị trường trang sức Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn và chưa có sự phát triển tương xứng với lịch sử của trang sức Việt. Trước tiên là mẫu mã đơn điệu, phân khúc thị trường chưa đa dạng... trang sức Việt Nam trở nên khó cạnh tranh trên sân nhà. Đồng thời chưa phát huy hết tối đa nhu cầu sử dụng trang sức của phụ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh vì một số nguyên nhân thực tế khiến cho phụ nữ không dám đeo trang sức mặc dù rất thích rất muốn có chăng họ chỉ dám đeo trang sức rẻ tiền hoặc là không đeo đó là vấn nạn cướp giật, trộm cắp ở thành phố Hồ Chí Minh rất phức tạp. Đôi khi ở ngay chính ngôi nhà của mình cũng còn bị trộm để ý mò vào tận nhà ăn trộm nữ trang, huống chi ở những khu nhà trọ bình dân người ra người vào không biết đâu mà lường. Chỉ cần để ý thấy phụ nữ thường xuyên đeo nữ trang, những tên trộm có thể bám theo và cướp giật trang sức. Không chỉ mất của mà phụ nữcòn ảnh hưởng đến tính mạng. Vì những điều lợi bất cập hại như thế này mà nhiều phụ nữ không dám đeo nữ trang hàng ngày. Mà họ chỉ đeo nữ trang vào những dịp cưới xin, sự kiện…để làm đẹp trong thời gian ngắn. Hoặc mua những bộ nữ trang mạ vàng để diện trong những dịp cần thiết. Trang sức của chúng ta vẫn thua nhiều hàng nhập ngoại bởi kỹ thuật chế tác chưa tinh xảo bằng, chưa nói chế tác trang sức lại quá tập trung vào chất liệu vàng nên đã bỏ sót một bộ phận lớn người tiêu dùng bình dân”. Trong những năm gần đây, không chỉ trang sức ngoại từ Trung Quốc, mà nhiều loại trang sức tinh xảo của Hồng Kông, Ý cũng đã “đầy rẫy” trên các tiệm vàng bạc trong nước với giá cạnh tranh. Trang sức Ý, Hồng Kong mẫu mã rất đẹp và đa dạng, trang sức trong nước rất
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khó bì. Không chỉ bị “ép” về mẫu mã, các doanh nghiệp trong nước cũng “đối mặt” với nguy cơ mất thị phần trên sân nhà khi “giá cả vẫn thua… hàng nhập”. Giá cả của trang sức bình dân nước ngoài cạnh tranh hơn hàng Việt Nam đến 25%, 30% nên khó mà bì kịp. Trong khi đó, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất trang sức của Việt Nam thường “mạnh ai nấy làm” nên sản phẩm không đồng đều, và thường không “tung” được các đơn hàng lớn nên càng yếu thế so với hàng ngoại. Trang sức trong nước đuối sức trước hàng ngoại là do doanh nghiệp trong nước từ trước đến nay khi chế tác trang sức chỉ tập trung chủ yếu vào chất liệu vàng. Trong khi vàng liên tục tăng giá nên nhu cầu trang sức của người tiêu dùng đã chuyển sang các mặt hàng với chất liệu khác giá bình dân. Chính vì thế,với kinh nghiệm vốn có từ hàng ngàn năm trước, Việt Nam cần có một lối đi mới sáng tạo và chiến lược dành cho ngành trang sức nhằm tạo nên thương hiệu trang sức Việt Nam trên thị trường trong nước và vươn ra quốc tế.