SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 69
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ TRANG
PH¸P LUËT VÒ ¦U §·I §ÇU T¦ §èI VíI C¸C DOANH
NGHIÖP TRONG KHU C¤NG NGHIÖP HIÖN NAY -
MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ TRANG
PH¸P LUËT VÒ ¦U §·I §ÇU T¦ §èI VíI C¸C DOANH
NGHIÖP TRONG KHU C¤NG NGHIÖP HIÖN NAY -
MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Trang
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP .......................7
1.1. Tổng quan về khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp...................................................................................7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại khu công nghiệp .................................7
1.1.2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp...........................................12
1.1.3. Vai trò điều chỉnh pháp luật về khu công nghiệp................................15
1.2. Khái quát về ƣu đãi đầu tƣ và pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối
với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.................................17
1.2.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của ưu đãi đầu tư....................................17
1.2.2. Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp .........................................................................................23
1.2.3. Quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong
khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay................................................27
Kết luận chƣơng 1.........................................................................................30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM....................................................................31
2.1. Nội dung pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp..........................................................31
2.1.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư..................................................31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.2. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư ........................................................................38
2.1.3. Nội dung các ưu đãi đầu tư..................................................................40
2.2. Pháp luật về thủ tục thực hiện ƣu đãi đầu tƣ trong khu
công nghiệp ........................................................................................58
2.2.1. Phân định thẩm quyền quản lý nhà nước ............................................58
2.2.2. Thủ tục cấp, điều chỉnh và bổ sung ưu đãi đầu tư...............................60
2.2.3. Vấn đề áp dụng và bảo đảm ưu đãi đầu tư ..........................................63
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với doanh
nghiệp trong khu công nghiệp hiện nay..........................................64
2.3.1. Thực tiễn thực thi pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh
nghiệp trong KCN...............................................................................64
2.3.2. Những bấp cập và tồn tại của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với
các doanh nghiệp trong khu công nghiệp............................................68
Kết luận chƣơng 2.........................................................................................80
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP............81
3.1. Yêu cầu điều chỉnh và định hƣớng hoàn thiện pháp luật về ƣu
đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp .......81
3.1.1. Yêu cầu điều chỉnh của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp..................................................81
3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp..................................................83
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện về nội dung các quy định về ƣu
đãi đầu tƣ...........................................................................................86
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện về thủ tục thực hiện ƣu đãi đầu tƣ.90
Kết luận Chƣơng 3 .......................................................................................93
KẾT LUẬN ....................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................95
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
CIEM
CNH, HĐH
DN
ĐTTN
ĐTNN
FDI
ODA
KCN
KCX
KKT
KCNC
KT–XH
TNCs
TNDN
UBND
UNCTAD
VAT
WEPZA
WTO
: Association of Southeast Asian Nation - Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á
: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
: Công nghiệp hoá, hiên đại hoá
: Doanh nghiệp
: Đầu tư trong nước
: Đầu tư nước ngoài
: Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
: Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
: Khu công nghiệp
: Khu chế xuất
: Khu kinh tế
: Khu công nghệ cao
: Kinh tế - xã hội
: Transnational Corporations – Tập đoàn xuyên quốc gia
: Thu nhập doanh nghiệp
: Uỷ ban nhân dân
: United Nations Conference on Trade and Development -
Diễn đàn của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
: Thuế giá trị gia tăng
: World Expot Processing Zone Association - Hiệp hội thế
giới về khu chế xuất
: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ưu đãi đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế và
mang lại những tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa
phương. Với mục tiêu góp phần tạo dựng môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi
cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút
đầu tư cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam
luôn chú trọng xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo ra một khung pháp
lý hoàn thiện và phù hợp.
Các khu công nghiệp hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi
mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng
sản Việt Nam lần thứ VI. Qua các nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm
1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát
triển khu công nghiệp; khẳng định vai trò của khu công nghiệp là một trong những
nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tính đến hết tháng 12/2013, cả nước có 288 khu công nghiệp được cấp giấy
chứng nhận đầu tư cho dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong đó
có 190 khu công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động. Như vậy, còn 98 khu
công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản
[3]. Việc thiết lập một cơ chế về ưu đãi đầu tư phù hợp, bình đẳng, hiệu quả là một
nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhà nước phải áp dụng tổng hợp và linh hoạt
nhiều cơ chế khác nhau phù hợp với thực tế của quốc gia và đòi hỏi của hội nhập…
Trong đó hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với khu công
nghiệp là yêu cầu đặc biệt quan trọng.
Hơn 7 năm thực hiện Luật Đầu tư – đạo luật từng được xem là “một bước
tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư
tại Việt Nam”, đến nay Luật Đầu tư 2005 đã cho thấy khá nhiều điểm bất cập và
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hạn chế trong đó các quy định về ưu đãi đầu tư. Yêu cầu sửa đổi Luật đầu tư đang là
một đòi hỏi thiết yếu để hoàn thiện đạo luật với vị trí là một trong những văn bản
quan trọng nhất về kinh doanh và đầu tư. Thiết nghĩ, việc xem xét, đánh giá một
cách có hệ thống và toàn diện về pháp luật ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp
không chỉ góp phần hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đâu tư nói riêng mà còn góp
phần xây dựng khung pháp luật đầu tư nói chung.
Thực tế trên đặt ra một yêu cầu cơ bản là làm sao để xây dựng một thể chế về ưu
đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được vận hành tốt để các
chính sách đề ra phát huy hết các mặt mạnh của nó và đưa đến kết quả cuối cùng là
tăng trưởng ngày càng nhanh, càng mạnh cho nền kinh tế quốc gia. Với đề tài “Pháp
luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện
nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” tác giả phác họa bức tranh tổng thể các quy
định về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Việt Nam
hiện nay. Trong luận văn này, tác giả cũng đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định
của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp từ đó
đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống các quy phạm pháp luật về ưu đãi
đầu tư nói chung, trong đó tập trung cụ thể vào nghiên cứu chi tiết và toàn diện các quy
định của pháp luật về ưu đãi đầu tư, các biện pháp ưu đãi đầu tư đối với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn triển khai các quy định
này trên thực tế để từ đó đánh giá đúng hiệu quả và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về ưu đãi đầu tư của Việt Nam nói chung và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối
với các doanh nghiệp tại địa bàn đặc thù là các khu công nghiệp nói riêng.
Xuất phát từ mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về ưu đãi đầu tư nói chung, ưu đãi đầu tư đối với các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp nói riêng và vai trò của pháp luật có liên quan;
- Phân tích thực trạng pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư đối với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng;
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Trên cơ sở phân tích những điểm hạn chế trong quy định và thực tiễn áp
dụng các ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp từ đó đưa ra
một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
Với mong muốn chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện môi trường pháp lý
minh bạch, bình đẳng, phù hợp với thực tế, thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp,
Luận văn này hy vọng nhận được sự đánh giá, ủng hộ của các thầy cô trong hội
đồng, theo đó thúc đẩy việc sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành trong thời gian
sớm nhất, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo doanh nghiệp. Đây cũng là một trong
những hành động thiết thực thực hiện theo phương châm chuyển từ một Nhà nước
quản lý điều hành sang một Nhà nước kiến tạo và phát triển.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Về ưu đãi đầu tư, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ở các
góc độ khác nhau như: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị
Lệ Thu; “Pháp luật của Việt Nam về ưu đãi đầu tư với thực tiễn ở tỉnh Quảng
Ngãi”, của tác giả Phạm Thị Thanh Ngọc; “So sánh luật khuyến khích đầu tư trong
nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” của Phạm Thị Hải Yến; “Hoàn thiện
pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước” của Hoàng Minh Sơn; “Hội nhập khu
vực quốc tế về kinh tế và những vấn đề đặt ra với khung pháp lý về đầu tư” của Lê
Thanh Nga v.v…
Các công trình nghiên cứu trên từ các góc độ khác nhau đã phân tích, đánh
giá pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung. Tuy nhiên, mỗi công trình có sự nhìn nhận
từ các khía cạnh khác nhau, cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các
vấn đề về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp song chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, báo quát và đi sâu vào đánh giá các
quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp hiện nay.
Đây là luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về
pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam
hiện nay. Luận văn: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trong Khu công nghiệp hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” có những
đóng góp cơ bản sau:
- Giải quyết tương đối đầy đủ và có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về
ưu đãi đầu tư và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp;
- Chứng minh sự cần thiết của các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối
với môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung;
- Đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Việt Nam đồng thời nêu lên những kết quả
đã đạt được và các bất cập tồn tại trong thực tiễn thực hiện các quy định về ưu đãi
đầu tư tại các khu công nghiệp;
- Từ những vấn đề lý luận, yêu cầu của thực tiễn, tác giả đưa ra một kiến
nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật về các ưu đãi và hỗ trợ
đầu tư áp dụng đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp bao gồm nhưng
không giới hạn trong các quy định về biện pháp ưu đãi đầu tư (ưu đãi về sử dụng
đất, thuế, khấu hao tài sản cố định, chuyển lỗ) và các hỗ trợ đầu tư khác, quy định
về thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư....
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của
pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số
nước trên thế giới, đồng thời tìm hiểu thực tiễn áp dụng, triển khai các quy định về
ưu đãi đầu tư tại một số khu công nghiệp từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy
định của pháp luật về vấn đề nêu trên.
5. Tổng quan tài liệu
Dựa trên cơ sở các quy định của Pháp luật về Đầu tư, các văn bản pháp luật về
Đất đai, Thuế, các văn bản pháp luật về khu công nghiệp, dự thảo Luật Đầu tư …
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cùng với các báo cáo tổng kết, rà soát, đánh giá thực tiễn, các bài viết, ý kiến tranh
luận của các chuyên gia và các công trình nghiên cứu khác… Tài liệu tham khảo
từng nội dung cụ thể được trích dẫn trong Luận văn.
6. Nội dung nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trung vào tìm hiểu 2 vấn đề
lớn: (i) Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về ưu đãi đầu tư đối với các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp; (ii) Thực tiễn triển khai các quy định này tại
các khu công nghiệp. Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu các quy định về vấn đề này
trong pháp luật một số nước khác trên thế giới để so sánh, làm sáng tỏ hơn vấn đề
cần nghiên cứu từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu
tư nói chung và thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp nói riêng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản vận dụng để thực hiện Luận văn là:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng.
- Phương pháp luận duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
8. Địa điểm nghiên cứu
Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp luận văn bên cạnh việc tập hợp số
liệu từ các báo cáo, các nghiên cứu, phân tích khoa học, nguồn internet… luận văn
tập trung chủ yếu vào khai thác các số liệu từ một số khu công nghiệp. Do thời gian
nghiên cứu có hạn, hơn nữa luận văn chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu của cá nhân
nên trong phạm vi đề tài địa điểm khảo sát thực tế của luận văn chủ yếu tập trung ở
một số khu công nghiệp ở các tỉnh phía bắc bao gồm nhưng không giới hạn trong
các khu công nghiệp: KCN Quế Võ và Quế Võ mở rộng – Bắc Ninh; KCN Đại
Đồng Hoàn Sơn – Bắc Ninh; KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh – Bắc Ninh; KCN Quang
Châu – Bắc Giang; KCN Tràng Duệ - Hải Phòng; KCN Tràng Cát – Hải Phòng;
KCN Phương Nam – Quảng Ninh…
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9. Kết cấu đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luật và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu bởi 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về ưu đãi đầu tư và pháp luật
về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp
Chương 2: Thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Định hướng chung và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ưu
đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM
2.1. Nội dung pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp
2.1.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
2.1.1.1. Các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
Điều 16, Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng ưu đãi
đầu tư là “nhà đầu tư vào khu công nghiệp”.
Hiện nay, nhà đầu tư vào KCN của Việt Nam bao gồm nhà ĐTTN và nhà
ĐTNN, hình thức đầu tư chủ yếu là thành lập doanh nghiệp sản xuất trong KCN.
Pháp luật Việt Nam không có quy định nào về phân nhóm các doanh nghiệp này.
Nhưng theo quy định của Luật đầu tư và Luật đất đai, Luật Kinh doanh bất động
sản, pháp luật về thuế và thực tế ở các KCN đang tồn tại hai nhóm doanh nghiệp đó
là các doanh nghiệp đầu tư vào KCN để sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp
đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN. Do vậy, có thể phân loại các
doanh nghiệp thành lập và hoạt động hiện hữu trong KCN theo 2 nhóm là: (i)
Doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN (Doanh nghiệp dịch vụ
hạ tầng trong KCN); (ii) Doanh nghiệp sản xuất khác.
Nhóm thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng
KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng KCN và thực hiện các dịch vụ có liên quan trong KCN (cho thuê lại
đất, cho thuê nhà xưởng, quản lý hạ tầng, duy tu bảo dưỡng các công trình công
cộng trong KCN, cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng trong KCN như: nước
sạch, viễn thông…). Đây là các nhà đầu tư đầu tiên (nhà đầu tư cấp 1) đầu tư vào
địa bàn đã được quy hoạch hoặc đề xuất quy hoạch KCN để tạo lập, xây dựng các
KCN. Địa vị pháp lý của nhóm doanh nghiệp này được quy định tại Khoản 2, Điều
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19, Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, Điều 19 Luật kinh
doanh bất động sản số 36/2006/QH11. Mỗi KCN chỉ có một doanh nghiệp xây
dựng, kinh doanh hạ tầng. Pháp luật đầu tư có rất nhiều ưu đãi cho nhóm doanh
nghiệp này nhằm mục tiêu phát triển, mở rộng các KCN trên cả nước.
Về hình thức sở hữu vốn: Pháp luật Việt Nam hiện nay không có sự giới hạn
thành phần kinh tế được phép đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong
KCN. Do vậy, ngoài nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài cũng có khả
năng tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng trong KCN với tư cách liên doanh hoặc độc
lập. Doanh nghiệp xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN có thể là doanh
nghiệp Việt Nam: Ví dụ: Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty đầu tư
phát triển hạ tầng Viglacera…hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài : ví
dụ: Tập đoàn Jababeka (Indonisia) hoặc doanh nghiệp liên doanh ví dụ : Công ty Cổ
phần phát triển Khu công nghiệp Việt Nam -Singapore (Liên doanh Việt Nam và
Singapore), Liên doanh giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng , Công ty Infra
Asia Development (Haiphong) Limited, Công ty TNHH Tư vấn và Quản lý dự án
Infra Asia – Dự án KCN Đình Vũ – Hải Phòng...
Hầu hết diện tích đất trong các KCN hiện nay đều được giao cho các doanh
nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp xây dựng, quản lý hạ tầng và thực
hiện các hoạt động kinh doanh, trừ các KCN mới thành lập được giao cho cơ quan
quản lý Nhà nước tạm thời trực tiếp quản lý (Ban quản lý KCN), ví dụ: KCN Tam
Dương – Vĩnh Phúc, KCN Đồng Văn I và Đồng Văn III – Hà Nam.
Đối với dự án nằm trên diện tích đất đã được doanh nghiệp kinh doanh kết
cấu hạ tầng KCN thuê và quản lý, nhà đầu tư thứ cấp (các doanh nghiệp sản xuất) sẽ
ký kết hợp đồng thuê lại đất với doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN. Đối với dự
án nằm trên diện tích đất do cơ quan nhà nước quản lý, nhà đầu tư phải thực hiện
thêm thủ tục thu hồi, giao, cho thuê đất và phải ký kết hợp đồng thuê đất với cơ
quan quản lý nhà nước.
Nhóm thứ hai: Các doanh nghiệp sản xuất trong KCN là doanh nghiệp sản
xuất các sản phẩm công nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN. Nhóm
doanh nghiệp này cũng bao gồm đa dạng các loại hình sở hữu:
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Đây là nhóm doanh nghiệp chiếm đa
số trong các KCN và cũng là đối tượng thu hút đầu tư chủ yếu của các KCN.
Khoảng 70% các doanh nghiệp trong KCN là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài [20]. Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào KCN thường thành lập doanh
nghiệp mới dưới nhiều loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), cổ phần
(CP), doanh nghiệp tư nhân.
+ Doanh nghiệp liên doanh: Các doanh nghiệp này được thành lập trên cơ sở
vốn góp của các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam
để hình thành pháp nhân mới.
+ Doanh nghiệp trong nước: Khối doanh nghiệp trong nước gồm 2 mảng, mảng
thứ nhất là khối doanh nghiệp Nhà nước và khối doanh nghiệp dân doanh hay còn gọi
là doanh nghiệp tư nhân. Đây là lực lượng lớn nhất, đông đảo nhất của nền kinh tế Việt
Nam. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ nhỏ trong các KCN. Lý do là giá
đất tại các KCN cao hơn giá đất tại các địa phương đồng thời doanh nghiệp lại mất
thêm các chi phí khác như chi phí hạ tầng, chi phí dịch vụ liên quan nên hiện nay KCN
chưa nhận được sự quan tâm của các Nhà đầu tư trong nước.
Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN rất đa dạng
bao gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, công nghiệp
điện tử... Mỗi KCN có chức năng và nhóm ngành đặc thù riêng thu hút các doanh
nghiệp có hoạt động sản xuất phù hợp với quy chế quản lý của KCN để đảm bảo
đồng bộ về cơ sở hạ tầng và yếu tố môi trường cho KCN.
2.1.1.2. Quy định của pháp luật về đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư trong KCN
Một trong những mục tiêu của Luật đầu tư là tạo sân chơi bình đẳng cho mọi
nhà đầu tư không phân biệt nguồn gốc sở hữu, không phân biệt nhà đầu tư trong
nước hay nước ngoài. Có thể nói ưu đãi lớn nhất và có ý nghĩa nhất của Luật đầu tư
2005 và các văn bản hướng dẫn có liên quan dành cho các nhà ĐTNN mà các văn
bản luật trước đây chưa có được đó là sự bình đẳng ở mức cao giữa các nhà ĐTTN
và nhà ĐTNN. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đâu tư
thuộc mọi thành phần kinh tế; giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN; quy định này đã
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Điều này được thể hiện tại Điều 27, 28 và Điều 32 Luật đầu tư 2005: Các nhà
đầu tư có dự án thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 27,
28 của Luật này thì được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật đầu tư và các quy
định khác của pháp luật khác có liên quan. Tại Điều 16 của Nghị định 29/2008/NĐ-
CP cũng thể hiện nhất quán quy định này. Theo đó, đối tượng được hưởng ưu đãi
đầu tư là: “nhà đầu tư vào khu công nghiệp” không có sự phân biệt thành phần kinh
tế, hoặc nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài. Ưu đãi đầu tư cũng được áp dụng
với dự án đầu tư mở rộng. Như vậy, quy định về đối tượng áp dụng ưu đãi theo Luật
đầu tư 2005 và Nghị định 29/2008/NĐ-CP không chỉ rõ ràng mà còn mang tính phổ
quát, giúp mọi nhà đầu tư thuộc mọi thành phần và hình thức sở hữu vốn khác nhau
dễ tiếp cận và tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các nhà ĐTNT và nhà ĐTNN.
Tuy Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những thay đổi theo hướng giảm dần
khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng trên
thực tế, quy định pháp luật, cam kết quốc tế và thực tiễn thi hành vẫn không tránh
khỏi có những khác biệt nhất định giữa nhà ĐTTT và nhà ĐTNN, giữa doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài chưa được quy định một cách đầy đủ, rõ
ràng. Trong Luật đầu tư có sử dụng rất nhiều khái niệm khác nhau có liên quan đến
việc xác định nhà đầu tư, bao gồm: nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, tổ chức kinh tế 100% vốn trong nước hoặc nước ngoài, tổ chức kinh
tế liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam.... Tuy nhiên, các
khái niệm này chưa được xác định rõ ràng.
Khoản 6, Điều 3 của Luật Đầu tư 2005 quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực
hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước
ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại” [44]. Như vậy, Luật đầu tư chỉ liệt kê được
các trường hợp được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này khiến
các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc xác định liệu doanh nghiệp mình có phải
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay không?. Doanh nghiệp được thành lập
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ở Việt Nam có sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có coi là nhà ĐTNN
không? và sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn thì được coi là nhà ĐTNN ?.
Khoản 5, Điều 3 của Luật Đầu tư 2005 quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài là
tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện đầu tư tại Việt Nam” [44]. Như
vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ở Việt Nam không nằm
trong diện này. Tuy nhiên, Quyết định 55/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 15/4/2009 -
xác định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt
Nam - lại quy định nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các DN có vốn đầu tư nước
ngoài được thành lập tại Việt Nam với tỷ lệ vốn của bên nước ngoài cao hơn 49%.
Sự không thống nhất này khiến một nhà đầu tư sử dụng một công ty con
được thành lập tại Việt Nam để đầu tư tiếp vào một lĩnh vực bị hạn chế đối với nhà
đầu tư nước ngoài theo cam kết của WTO, sẽ không xác định được công ty con này
có phải chịu các hạn chế đó hay không. Trong khi đó, Khoản 4 Điều 29 của Luật
Đầu tư lại quy định: “nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như
nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51%
vốn điều lệ trở lên” [44], có vẻ phù hợp với định hướng của Quyết định 55 nhưng
lại chưa hoàn toàn thể hiện đúng như vậy.
Ngoài ra, khái niệm của Luật đầu tư cũng chưa chỉ rõ một số trường hợp như
người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thì được coi là nhà
đầu tư trong nước hay nước ngoài. Nếu Luật đầu tư chỉ lấy tiêu chí về nguồn vốn để
phân biệt nhà ĐTTN và nhà ĐTNN thì không bao quát được hết các trường hợp.
Tác giả cho rằng, tổ chức nước ngoài cũng có thể do nhà đầu tư Việt Nam thành lập
ở nước ngoài để đầu tư trở lại Việt Nam. Theo Pháp luật của Malaysia Khái niệm
Doanh nghiệp nước ngoài theo Luật Công ty 1965 là:
+ Một công ty, một hãng, một tổ chức xã hội, hiệp hội hoặc các
cơ quan khác thành lập ngoài lãnh thổ Malaysia hoặc
+ Một tổ chức xã hội, hiệp hội hoặc cơ quan khác không có tư
cách pháp nhân và theo luật nơi mà tổ chức đó được thành lập thì tổ chức
đó có thể đi kiện hoặc bị khởi kiện hoặc nắm giữ tài sản dưới tên của thư
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ký hoặc cán bộ của tổ chức đó, người mà được chỉ định theo một cách
thức phù hợp, và nó không có trụ sở chính hoặc một địa điểm kinh doanh
về nguyên tắc tại Malaysia [4].
Cách định nghĩa này khá rõ ràng, được duy trì và áp dụng rất hiệu quả trong
quản lý nhà nước về đầu tư của Malaysia mà Việt Nam có thể tham khảo.
Việc nhập nhằng giữa các khái niệm về đầu tư nước ngoài trong Luật đầu tư
hiện nay cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng công cụ đầu tư và xác định
những hạn chế sẽ phải chịu khi sử dụng công cụ đó.
Nhìn chung, các quy định của Pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN đã dần được củng cố và
hoàn thiện cùng với sự hoàn thiện nói chung của hệ thống pháp luật về đầu tư của
Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn có một số điểm hạn chế và trong
nhiều trường hợp còn chưa minh bạch, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của nhà đầu
tư và trong một chừng mực nào đó vẫn còn những khoảng cách nhất định với pháp
luật Quốc tế, đặc biệt là trong quy định về nhà ĐTTN và nhà ĐTNN.
* Một số điểm khác biệt giữa nhà ĐTTN nước và nhà đầu tư có vốn đầu tư
nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư
Thực tế cho thấy, giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN còn có sự khác nhau về thủ
tục và điều kiện gia nhập thị trường, về phạm vi ngành nghề tự do kinh doanh, về
quyền kinh doanh, về cách thức quản lý nhà nước và một số nội dung khác, cụ thể:
Về thủ tục và điều kiện gia nhập thị trường: Khác với các nhà ĐTTN, luật đầu
tư hiện hành yêu cầu nhà ĐTNN lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư;
quy định bắt buộc làm thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư đối với các nhà ĐTNN góp
vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực mua bán
hàng hóa và/hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
Ngoài ra, Luật đầu tư còn có sự phân biệt dự án ĐTTN và ĐTNN làm cơ sở
để thực hiện thủ tục đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư 2005 từ Điều 45 đến
Điều 49 về thủ tục đầu tư đối với dự án ĐTTN thì nhà đầu tư có dự án có quy mô
vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Dự án có quy mô
vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc
Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại
cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh. Còn đối với nhà ĐTNN thì quy định nhà
ĐTNN lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký
đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh. Dự án có vốn ĐTNN có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam
và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục
đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư. Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên không thuộc
danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư
có điều kiện; và dự án do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư phải làm thủ tục
thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Về phạm vi và ngành nghề tự do kinh doanh: nhà ĐTNN chịu một số hạn chế
về lĩnh vực đầu tư được quy định tại phụ lục III, Nghị định 108/2006/NĐ-CP –
Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà ĐTNN. Theo đó, có 14 lĩnh
vực trong đó có ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, các dịch vụ liên quan đến tài
chính, hàng hải, quảng cáo, kinh doanh bất động sản... được quy định hạn chế đối
với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp nhà ĐTNN có dự án đầu tư hoặc thực hiện
giao dịch mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam cần phải tuân thủ theo các điều kiện
áp dụng với nhà ĐTNN được quy định tại các văn bản chuyên ngành, trong đó có
việc phải tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của doanh
nghiệp Việt Nam. Trường hợp các nhà ĐTNN mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam
vượt quá tỷ lệ cho phép, phần giao dịch vượt quá sẽ vô hiệu do vi phạm pháp luật,
do vậy bị áp dụng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 128, Bộ luật Dân
sự và bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký.
Về quyền kinh doanh: Có sự phân biệt giới hạn thời hạn hoạt động của dự án có
vốn ĐTNN và dự án có vốn ĐTTN. Luật Đầu tư năm 2005 quy định: “Thời hạn hoạt
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và
không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài
hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm” [44, Điều 52]. Trong khi các
dự án đầu tư của doanh nghiệp trong nước thì không tồn tại giới hạn này.
2.1.2. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư
Căn cứ vào pháp luật về đầu tư, có 26 lĩnh vực thuộc diện được đặc biệt ưu
đãi đầu tư (Danh mục A), 53 nhóm ngành thuộc diện ưu đãi đầu tư (Danh mục B)
được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP thuộc 8 lĩnh vực được quy định cụ
thể tại Điều 27 Luật Đầu tư, bao gồm:
(1) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao,
công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.
(2) Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân
tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
(3) Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái;
nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
(4) Sử dụng nhiều lao động.
(5) Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn.
(6) Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.
(7) Phát triển ngành, nghề truyền thống.
(8) Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích [8].
Như vậy, pháp luật đầu tư Việt Nam đề ra tiêu chí về lĩnh vực cấp ưu đãi đầu tư
dựa trên cơ sở chọn lọc trong tất cả các ngành kinh tế, đảm bảo sự phát triển đồng bộ
và chú trọng nhiều tới các ngành nghề sản xuất và những ngành nghề có tính chất tiên
phong như lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng, truyền thông;
các lĩnh vực đảm bảo tính bền vững như bảo vệ môi trường sinh thái và các lĩnh vực
phục vụ nhu cầu xã hội như Giáo dục, y tế… Ngoài ra, Nhà nước cũng chú ý đến tính
chất tạo nhiều công ăn việc làm của một dự án khi đưa vấn đề này lên thành một tiêu
chí để dự án được hưởng ưu đãi. Ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư vào KCN là một
dạng ưu đãi về địa bàn đầu tư do vậy Nghị định 29/2008/NĐ-CP không
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nêu ra các lĩnh vực được ưu đãi mà các điều kiện về lĩnh vực được ưu đãi sẽ áp
dụng theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
Qua quy định trên có thể thấy, pháp luật Việt Nam quy định về lĩnh vực ưu
đãi đầu tư chủ yếu là các lĩnh vực sản xuất, còn các lĩnh vực dịch vụ không thấy đề
cập hoặc đề cập không rõ ràng. Do mong muốn đạt được mục đích về thúc đẩy và
phát triển nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực nên các nhà soạn thảo Luật đầu tư đã
đưa ra quá nhiều tiêu chí về lĩnh vực đầu tư được hưởng ưu đãi. Trong khi, hầu hết
các doanh nghiệp đầu tư vào KCN là các doanh nghiệp sản xuất (trừ doanh nghiệp
xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN – cung cấp dịch vụ về hạ tầng và các
dịch vụ liên quan phục vụ KCN). Vì vậy, đa số các dự án vào KCN đều là đối tượng
được hưởng các ưu đãi đầu tư.
Theo quy định của Nghị định 29/2008/NĐ-CP về Khu công nghiệp, KKT,
Khu công nghệ cao tại Khoản 4, Điều 16 quy định các dự án đầu tư được hưởng ưu
đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực
đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu công nghiệp được thành lập
tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt
khó khăn (Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư thực hiện theo quy
định của Nghị định 108 về hướng dẫn luật đầu tư).
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp [10].
Như vậy, có thể thấy ngoài các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo Luật đầu
tư, các KCN còn đặc biệt ưu đãi đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao.
Đây là lĩnh vực mũi nhọn trong mục tiêu phát triển công nghiệp của Việt Nam. Hiện
nay, chúng ta có nhiều văn bản trong đó có Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12
của Quốc hội và Quyết định 49/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản
phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển để khuyến khích phát triển lĩnh
vực công nghiệp này.
Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao thường là các doanh
39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiệp có vốn ĐTNN. Theo thống kê tại Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam
2011 do Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Bộ kế hoạch và
đầu tư Việt Nam công bố thì số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào
hoạt động trong ngành công nghiệp chế tạo công nghệ cao tại các KCN của Việt
Nam hiện chiếm khoảng 36,3% trong khi gần 40 % số doanh nghiệp hoạt động
trong các KCN là doanh nghiệp chế biến, chế tạo với công nghệ thấp và 22,9% sản
xuất với công nghệ ở mức trung bình [59].
2.1.3. Nội dung các ưu đãi đầu tư
2.1.3.1. Ưu đãi về thuế TNDN
Trước năm 2008, Luật thuế TNDN năm 2003 và văn bản hướng dẫn quy định
doanh nghiệp mới thành lập tại KCN được hưởng ưu đãi thuế bằng với mức ưu đãi của
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thuế suất 20% trong 10 năm); trường
hợp doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất trong KCN thì được hưởng ưu đãi ở mức cao
hơn (thuế suất 15% trong 12 năm) (Điều 34, Nghị định 24/2007/NĐ-CP).
Từ sau năm 2008, việc ban hành Luật thuế TNDN số 14/2008/QH 12, có
hiệu lực (1-1-2009) và Nghị định 124/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế TNDN 2008, ưu đãi thuế TNDN đối với doanh
nghiệp đầu tư hạ tầng KCN và cả doanh nghiệp sản xuất đầu tư trong KCN đều bị
bãi bỏ. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN chỉ được hưởng ưu đãi về thuế TNDN
tương ứng theo địa bàn có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn (quy định tại Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị định) hoặc theo lĩnh vực đầu tư tương tự như các dự án
đầu tư ngoài KCN. Việc loại bỏ hầu hết các ưu đãi đầu tư trong KCN trong một thời
gian ngắn đã gây thắc mắc cho các nhà đầu tư về tính ổn định của môi trường đầu tư
của Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng tới kết quả thu hút đầu tư vào KCN, đặc biệt là
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Luật số 32/2013/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế
TNDN được Quốc hội XIII thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 19/6/2013, có hiệu lực
từ ngày 01/01/2014 đã khắc phục vấn đề này, cụ thể:
Về ưu đãi đầu tư đối với nhóm doanh nghiệp sản xuất trong KCN: Các dự án
40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
của doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào KCN được miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong
4 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế trừ các KCN tại địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội thuận lợi (Khoản 3, Điều 16, Nghị định 218/2013/NĐ-CP). Như
vậy, loại trừ các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào các KCN có điều kiện kinh tế -
xã hội thuận lợi thì các doanh nghiệp sản xuất khi đầu tư vào KCN đều được hưởng
ưu đãi thuế TNDN như trên. Theo đó, Nghị định này đã đưa ra định nghĩa:
Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản
này là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc
trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh; trường hợp khu công
nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc
xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần
diện tích khu công nghiệp lớn hơn. Việc xác định đô thị loại đặc biệt,
loại I quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ quy
định về phân loại đô thị [17, Điều 16].
Như vậy, phạm vi các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đã bị thu hẹp so với
quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì chỉ
các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt
khó khăn mới được hưởng ưu đãi đầu tư trong khi Nghị định 29 quy định: “Khu
công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối
với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn”
[10,Điều 16]. Có nghĩa là tất cả các dự án đầu tư vào KCN không phân biệt KCN đó
thuộc địa bàn nào đều được hưởng ưu đãi đầu tư.
Điểm tích cực của quy định mới tại Nghị định 218/2013/NĐ-CP là định
hướng nguồn đầu tư vào các địa bàn kinh tế có điều kiện ít thuận lợi hơn, phân bố
lại các KCN, tránh tình trạng “chen lấn” các KCN tập trung tại một số địa phương
nhất định và mục tiêu xa hơn là nhằm phát triển đồng đều kinh tế giữa các vùng
miền, địa phương.
Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất khi đầu tư vào KCN còn được hưởng ưu
đãi tuỳ theo lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp: Nghị định 218 quy định ưu đãi đầu
41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tư được căn cứ theo lĩnh vực đầu tư, thống nhất với quy định của Luật Đầu tư, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong việc
xác định thuế TNDN. Tùy từng lĩnh vực đầu tư cụ thể mà nhà đầu tư hưởng mức
thuế suất ưu đãi và thời gian ưu đãi theo quy định tại Điều 15, Nghị định này bao
gồm các dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư
phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ cao…; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng
biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng
khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất
năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát
triển công nghệ sinh học;… và nhóm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bảo vệ môi
trường; doanh nghiệp công nghệ cao, ứng dụng cộng nghệ cao trong nông nghiệp…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất trong KCN đáp ứng tiêu chí về vốn
theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 16 của Nghị định 218 còn được hưởng ưu
đãi về thuế TNDN từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án
sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) nếu:
- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, thực hiện
giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và có tổng
doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ
năm có doanh thu.
- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, thực hiện
giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và sử dụng
trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
- Số lao động quy định tại Điểm này là số lao động có ký hợp
đồng lao động làm việc toàn bộ thời gian, không tính số lao động bán
thời gian và lao động hợp đồng ngắn hạn dưới 01 năm [17].
Về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng
KCN: Các doanh nghiệp hạ tầng hiện nay không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối
với lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN do Nghị định 218/2013/NĐ-
42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CP không quy định lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp là lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Điều này không tương thích với
Nghị định 108/2006/NĐ-CP vì trong khi Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định:
Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết
định - tại mục 19, Phần V, Danh mục A, phụ lục 1, Nghị định 108/2006/NĐ-CP về
Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án quan trọng - thuộc Lĩnh vực đặc
biệt ưu đãi đầu tư thì Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã bỏ lĩnh vực này trong danh
mục lĩnh vực được ưu đãi về thuế suất. Như vậy, các nhà đầu tư xây dựng, kinh
doanh kết cấu hạ tầng KCN không được hưởng ưu đãi với lĩnh vực này nữa mà chỉ
được hưởng ưu đãi khi địa bàn KCN mà họ đầu tư thuộc danh mục địa bàn ưu đãi
thuế TNDN được quy định tại phụ lục Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Đối với dự án mở rộng: Luật cũng đã bổ sung ưu đãi đối với đầu tư mở rộng,
nếu đáp ứng các tiêu chí về quy mô vốn đầu tư thì được chọn hưởng ưu đãi thuế
theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn giảm thuế
đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng nếu dự án mở rộng đáp ứng một
trong ba tiêu chí:
- Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn
thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư
mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo
quy định của Nghị định này hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư
mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp;
- Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ
20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư;
- Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất
thiết kế trước khi đầu tư [17, Điều 16, Khoản 5].
Đây là điểm sửa đổi mang tính tiến bộ của Nghị định 218/2013/NĐ-CP so
43
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
với các văn bản trước. Trước đây, tồn tại điểm chưa thống nhất trong quy định về
thuế TNDN với Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Cụ thể, theo Luật Đầu tư 2005 và Nghị
định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế
thì việc ưu đãi cho nhà đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư kể cả dự án đầu tư
mở rộng thuộc danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, không quy định về điều
kiện đối với dự án mở rộng. Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 lại
chỉ dành ưu đãi cho doanh nghiệp thành lập mới mà không áp dụng cho các dự án
đầu tư mở rộng. Cùng với bối cảnh suy thoái kinh tế, điều này làm giảm đáng kể
sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế. Trên thực tế, quy định
này đã khiến nhiều dự án đầu tư mở rộng như Samsung, Kumho, Rober Bosh,
Formosa... không được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới trong khi dự án đầu
tư mở rộng còn có quy mô vốn lớn hơn nhiều so với vốn đăng ký ban đầu. Một số
nhà đầu tư đã tìm cách chuyển hướng đầu tư sang các nước khác để có thể được
hưởng ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, quy định này không
phù hợp với chủ trương khuyến khích nhà đầu tư dùng lợi nhuận để tái đầu tư, đổi
mới công nghệ mở rộng sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh việc thu hút đầu tư mới
gặp nhiều khó khăn. Khắc phục điểm bất cập này, Luật thuế TNDN sửa đổi bổ sung
năm 2013 đã quy định các dự án đầu tư mở rộng cũng được hưởng ưu đãi. Đây là
quy định hết sức phù hợp, đáp ứng yêu đòi hỏi thực tế của các nhà đầu tư và tạo sự
thống nhất giữa Luật đầu tư và Luật thuế TNDN, đồng thời đảm bảo hài hòa giữa
lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước.
Nghị định 218/2013/NĐ-CP cũng đã khắc phục hạn chế về ưu đãi tại Điều 15,
Nghị định 124/2008/NĐ-CP khi quy định áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với: “Doanh
nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn…” [9]. Có nghĩa là doanh nghiệp
thành lập lần đầu thì mới được hưởng ưu đãi. Quy định này không phù hợp với thực tế,
vì doanh nghiệp có thể đầu tư đa lĩnh vực, ngành nghề theo Luật Ðầu tư và Luật Doanh
nghiệp. Vô hình chung, nếu cứ mỗi lần đầu tư thì mới được ưu đãi thì phần nào đang
khiến các doanh nghiệp chia các dự án đầu tư của mình ra thành từng phần nhỏ hơn là
đầu tư mở rộng hoặc đổi mới công nghệ, nâng cao qui mô và sức
44
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cạnh tranh của doanh nghiệp và nếu tiếp tục như vậy thì không ít doanh nghiệp của
chúng ta sẽ mãi chỉ có qui mô nhỏ, không đủ tầm vóc để thâm nhập thị trường quốc
tế. Điều 16 của Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã khắc phục hạn chế này khi sửa đổi
đối tượng áp dụng là: “thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư”[17].
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có sự vênh nhau giữa Nghị định 29/2008/NĐ-CP về
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành cụ thể: Nghị định 29 quy định một số trường hợp các dự án sẽ được
hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế TNDN bao gồm:
- Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực
đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu công nghiệp được thành lập
tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt
khó khăn;
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp;
- Dự án đầu tư có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với
phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tại
khu công nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;
- Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các
công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công
nghiệp là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh
nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp [10, Điều 16, Khoản 3,4].
Nhưng theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mặc dù Nghị định này vẫn duy trì
áp dụng mức ưu đãi thuế suất thuế TNDN cho những dự án thuộc địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao
tuy nhiên chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công
trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại KCN không được
liệt kê vào các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thế theo Điều 9
của Nghị định này nữa. Điều này phản ánh mức ưu đãi đầu tư về thuế TNDN đối
với các dự án vào các KCN nói chung đã bị giảm sút. Tuy nhiên, sự sửa đổi của
Luật thuế TNDN đang hướng tới sự phù hợp với chủ trương trú trọng đẩy mạnh
45
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phát triển công nghệ cao và quan tâm phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng
miền, đặc biệt là các khu vực khó khăn. Quy định này cũng phù hợp với chỉ đạo của
Chính phủ về phát triển KCN hiện nay là: rà soát để hạn chế thành lập các KCN
mới, tập trung vào thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả của các KCN. Trong đó sẽ có
nhiều chính sách ưu đãi các nhà đầu tư vào các KCN ở những khu vực có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn.
Về mức thuế suất: Nghị định 218 không ấn định mức thuế suất cho các
doanh nghiệp nói chung khi đầu tư vào KCN mà chỉ quy định miễn thuế 2 năm,
giảm 50% trong 4 năm tiếp theo, mức thuế suất của các doanh nghiệp này được áp
theo biểu thuế suất chung.
Ngoài ra, nếu dự án đầu tư của doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN đáp ứng
các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực hoặc theo tỷ lệ vốn đầu tư quy định
tại Điều 16 Nghị định 218 thì tuỳ theo từng điều kiện cụ thể sẽ được hưởng các mức
ưu đãi cao nhất là: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, thuế suất 10% đối
với khoản thu nhập được hưởng ưu đãi hoặc Thuế suất 20% trong thời gian mười
năm. Ví dụ như: doanh nghiệp công nghệ cao thì được áp dụng thuế suất ưu đãi
10% trong vòng 15 năm; miễn thuế 4 năm, giảm 50% sô thuế phải nộp trong 9 năm
tiếp theo.
Một điểm tích cực của Nghị đinh 218/2013/NĐ-CP là Nghị định này quy
định mức thuế TNDN giảm hơn so với thời kì trước. Mặc dù đây không phải là ưu
đãi đầu tư song việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã có tác động tích
cực đến việc cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong
và ngoài nước, góp phần đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong trung và dài
hạn. Theo thời gian, thuế suất thuế TNDN đã giảm từ 32% (năm 1997) xuống còn
28% (năm 2008), xuống 25% năm 2009 và xuống 22% kể từ ngày 1/1/2014. Theo
lộ trình, mức thuế này sẽ tiếp tục giảm xuống còn 20% vào năm 2016. Rõ ràng rằng,
việc giảm thuế TNDN cũng đã có tác dụng tích cực đối với nhiều ngành lĩnh vực
sản xuất kinh doanh mà Việt Nam có lợi thế so sánh, có thị trường tiêu thụ trong
nước và tiềm năng xuất khẩu.
46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tuy nhiên, mức thuế này vẫn cao so với các nước trong khu vực:
- Theo quy định của pháp luật Malaysia: Mức thuế suất thuế TNDN bình
quân là 25%, khi áp dụng cho doanh nghiệp công nghệ cao, trong thời gian năm
năm đầu kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ phải nộp 30%
thuế TNDN, 70% thuế TNDN còn lại được miễn.
- Quy định của Luật thuế doanh nghiệp Singapore: Thuế suất thuế TNDN
bình quân là 17% và được miễn khoản thu nhập ban đầu trị giá 300.000 đô
Singapore trong những năm đầu thành lập.
- Quy định của luật Trung Quốc: Chính sách thuế được áp dụng khá linh hoạt
với mức 15% cho doanh nghiệp công nghệ cao, 20% cho doanh nghiệp nhỏ và 25%
cho doanh nghiệp còn lại [4].
2.1.3.2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu
Hiện tại, không còn sự phân biệt ưu đãi thuế xuất nhập khẩu giữa các doanh
nghiệp xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và các doanh nghiệp sản xuất
khác trong KCN hay giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Ưu đãi
đầu tư thuế nhập khẩu được quy định tại Khoản 3, Điều 33, Luật Đầu tư: “Nhà đầu
tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng
hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu” [44].
Và được hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 25, Nghị định 108/2006/NĐ-CP: “Nhà
đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định
này được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy
định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” [8].
Như vậy, Luật đầu tư quy định tiêu chí hưởng ưu đãi đầu tư đối với thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm tiêu chí lĩnh vực ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư.
Cụ thể hóa ở Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 quy định: Đối với
lĩnh vực khuyến khích đầu tư thì được miễn thuế nhập khẩu đối với:
Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến
khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), bao gồm:
47
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Thiết bị, máy móc;
- Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và
phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân;
- Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu,
phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng
quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
- Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong
dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời,
phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc quy
định tại điểm a khoản này;
- Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được [45, Điều 16].
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu trên được áp dụng
cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ.
Đối với dự án thuộc địa bàn được khuyến khích đầu tư thì nguyên liệu, vật
tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt
khuyến khích đầu tư hoặc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn sẽ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm, kể từ khi bắt đầu
sản xuất.
Nghị định 87/2010/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu cũng đã quy định chi tiết vấn đề này tại Điều
12. Theo đó, những dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư quy định trong phụ
lục 1 của Nghị định này mới được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Nghị định này
đã liệt kê 24 lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và 39 lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Phạm vi
này nhỏ hơn đáng kể so với 26 nhóm ngành thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu
đãi đầu tư và 53 nhóm ngành thuộc danh mục ưu đãi đầu tư của Nghị định
108/2006/NĐ-CP. Như vậy, có sự khác biệt giữa lĩnh vực ưu đãi đầu tư của luật đầu
tư so với luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo đó:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào KCN: tùy theo từng lĩnh vực hoạt
động cụ thể mà xét có được miễn thuế nhập khẩu hay không. Theo quy định tại khoản
48
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6, Điều 12, Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố
định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục
1 ban hành kèm theo Nghị định này được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:
- Thiết bị, máy móc;
- Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ
trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công
nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;
- Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu,
phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện
vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
- Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo
thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh
kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để
lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này;
- Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được [12, Điều 12, Khoản 6].
Đối với doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN (nhà đầu tư cấp 1
trong KCN): Căn cứ vào phụ lục 1 của Nghị định 87/2010/NĐ-CP thì nhóm doanh
nghiệp này sẽ không được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu vì theo Điểm 16, mục
IV, danh mục A – Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư của Nghị định 87: Đối với
lĩnh vực Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án quan trọng thì Nghị
định chỉ quy định bao gồm: “Đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng khu công
nghệ cao, khu kinh tế và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết
định” [12] mà không có đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp.
Xét theo địa bàn ưu đãi đầu tư: Nghị định 87/2010/NĐ-CP tại Khoản 14,
Điều 12, NĐ 87/2010/NĐ-CP quy định: “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước
chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào… địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời
hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất” [12].
49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tuy nhiên, khái niệm địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu được giải thích
tại Khoản 18, Điều 12 của Nghị định này thì:
Địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại khoản 6, khoản
9 và khoản 14 Điều này thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày
11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện Nghị định này
đã hết hiệu lực) và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010
quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành
chính [12, Điều 12, Khoản 18].
Đối chiếu theo quy định tại Phụ lục của Nghị định 124/2008/NĐ-CP thì địa
bàn ưu đãi đầu tư được ấn định cụ thể đối với từng huyện của tỉnh và KCN không
mặc nhiên được xếp trong danh sách địa bàn được ưu đãi đầu tư này. Khác với quy
định tại mục 55 phụ lục II của Nghị định 108/2006/NĐ-CP: các KCN được thành
lập theo quyết định của thủ tướng được xếp vào danh mục địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn. Nhưng đến Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định này đã bị cắt
giảm theo đó, việc các dự án đầu tư vào KCN có được xét hưởng ưu đãi về thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay không phụ thuộc vào KCN mà dự án đầu tư vào có
trực thuộc địa bàn được ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay không và theo
Nghị định này số lượng địa bàn được hưởng ưu đãi cũng hạn chế hơn rất nhiều so
với danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo phụ lục II, Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
2.1.3.3. Ưu đãi về sử dụng đất
Chính sách tài chính về đất đai trong thời gian qua đã từng bước được thể chế hóa
theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các nghĩa vụ tài chính về
đất khác đã thể hiện sự ưu đãi và khuyến khích đầu tư của Nhà nước đối với các đối
tượng sử dụng đất cần ưu đãi theo pháp luật về đầu tư và chủ trương xã hội hóa.
Hình thức sử dụng đất: Theo Luật đất đai trước đây (Luật đất đai 2003), về
50
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hình thức sử dụng đất có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Với thời hạn sử dụng đất sản xuất kinh doanh như nhau (50 năm, tối đa không quá
70 năm), bên cạnh hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì doanh nghiệp
nước ngoài được thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và doanh nghiệp
trong nước được giao đất có thu tiền sử dụng đất. Tương ứng với mỗi hình thức sử
dụng đất thì nghĩa vụ tài chính đất đai về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là khác
nhau. Mặc dù nguyên tắc chung, giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nhưng do “độ trễ” và sự chưa
đồng bộ trong chính sách pháp luật đã dẫn đến chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, cùng thời
hạn sử dụng đất, nếu doanh nghiệp trong nước lựa chọn hình thức giao đất có thu
tiền sử dụng đất thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá thị trường; trong khi đó,
đối với doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả
thời gian thuê thì giá tính tiền thuê đất là giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy
định và công bố hàng năm (thấp hơn so với giá trị trường). Nhận thức được điều
này, Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, Nghị định
số 121/2010/NĐ-CP theo đó, doanh nghiệp thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian
thuê thì tiền thuê đất phải nộp tương đương với giao đất có thu tiền sử dụng đất với
cùng thời hạn. Và để giải quyết một cách căn bản, triệt để, Luật đất đai 2013 đã quy
định đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, doanh nghiệp được lựa chọn
hình thức thuê đất trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê,
không phân biệt trong nước hay nước ngoài. Đối với đất KCN, tại Điều 149, Luật
đất đai 2013 quy định như sau:
Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư
xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu chế xuất. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm
thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình
thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền
51
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê
đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho
cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm [50].
Như vậy, quy định của Luật đất đại 2013 cho phép phát triển các dự án KCN
theo hình thức cho thuê đất áp dụng đối với cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài đây là điểm khác biệt so với Luật đất đai 2003 (theo Luật đất đai 2003,
Nhà nước áp dụng cả hình thức giao đất có thu tiền sử dụng và cho thuê đất đối với
các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư, xây dựng kinh doanh kết cấu hạ
tầng KCN) [43, Điều 90].
Theo đánh giá của các nhà đầu tư: Luật đất đai sửa đổi đã quy định đầy đủ
hơn sự bình đẳng về sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài phù hợp với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới nhằm thu hút đầu tư của
các Nhà đầu tư nước ngoài.
(*) Ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước
Các quy định về ưu đãi đầu tư của Luật đất đai nhìn chung khá tương thích với
Luật Đầu tư. Tại Điều 26, Luật đầu tư về ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước quy định các ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng bao
gồm: “miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt
nước theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế” [44].
Điểm này đã được cụ thể hoá trong Luật đất đai 2013, cụ thể: tại Điều 110 về
miễn giảm tiền sử dụng đất tiền thuê đất quy định. Dự án sử dụng đất vào mục đích
sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo
quy định của pháp luật về đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại) thì
được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Thực hiện ưu đãi: Việc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được thực
hiện theo từng dự án đầu tư gắn với việc cho thuê đất mới. Trường hợp người thuê
đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước vừa
thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, sau khi được hưởng ưu đãi
miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước thì tiếp tục được giảm tiền thuê đất, thuê mặt
nước theo quy định cho thời gian thuê đất tiếp theo (nếu có); trường hợp được
52
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hưởng nhiều mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước khác nhau thì được hưởng mức
giảm cao nhất.
Đối tượng hưởng ưu đãi: Việc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước chỉ
được thực hiện trực tiếp với đối tượng được Nhà nước cho thuê đất và tính trên số
tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp (Điều 18, Nghị định 46/2014/NĐ-CP). Như
vậy, đối với các dự án đầu tư vào KCN thì chỉ có doanh nghiệp xây dựng kinh
doanh kết cấu hạ tầng KCN là đối tượng được hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất.
Việc miễn, giảm này căn cứ vào cơ sở pháp lý là Hợp đồng thuê đất giữa cơ quan
nhà nước và Chủ đầu tư các KCN. Các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất trong KCN
không có cơ sở được hưởng các ưu đãi này vì không có mối quan hệ thuê đất trực
tiếp với cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, họ được hưởng ưu đãi gián tiếp do những ưu
đãi này sẽ là đơn vị cấu thành vào giá đất đã có cơ sở hạ tầng khi chủ đầu tư xây
dựng kinh doanh hạ tầng KCN cho thuê lại đất.
Mức ưu đãi: Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu
tư, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư (khoản 3,
Điều 19, NĐ 46/2014/NĐ-CP). Theo đó thì dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết
cấu hạ tầng KCN theo quy định tại phần A, mục V, điểm 19, Phụ lục 1, danh mục
lĩnh vực ưu đãi đầu tư – ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP thuộc danh
mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Do vậy, theo Điều 19, Nghị định 46/2014/NĐ-
CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước thì nhà đầu tư xây dựng hạ tầng KCN được
hưởng các ưu đãi sau:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN được đầu tư tại địa bàn
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả
thời hạn thuê.
- Đối với tất cả các dự án đều được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong
thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối
đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước (Việc
miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản được thực hiện
theo dự án gắn với việc Nhà nước cho thuê đất mới).
53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Sau thời gian xây dựng cơ bản nêu trên tuỳ từng trường hợp Nhà đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng sẽ được miễn tiền thuê đất: Mười lăm (15) năm đối với dự án
đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; mười một (11)
năm đối với dự án đầu tư tại các địa bàn khác.
Ngoài ra, dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các KCN theo
dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung
trong KCN, cụm công nghiệp, KCX theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt quy định tại Khoản 2 Điều 149 Luật Đất đai được miễn tiền thuê đất, thuê mặt
nước cho cả thời hạn thuê (Điểm b, k, Khoản 1, Điều 19, NĐ 46/2014/NĐ-CP).
Khác với các văn bản cũ, Nghị định 46/2014/NĐ-CP không quy định thời gian
giảm thuế và mức thuế được giảm theo từng ưu đãi mà ấn định luôn thời gian được
miễn thuế. Việc giảm thuế chỉ được áp dụng khi dự án gặp trường hợp bất khả kháng,
thiên tai, hỏa hoạn phải ngừng sản xuất kinh doanh thì được giảm 50% tiền thuê đất,
mặt nước trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh (Điều 20, NĐ 46/2014/NĐ-CP).
Bảo đảm ưu đãi đầu tư: Nghị định 46/2014/NĐ-CP cũng quy định về các
trường hợp chuyển tiếp đối với ưu đãi đầu tư về sử dụng đất, cụ thể: Dự án đang
hoạt động mà được ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cao hơn quy
định của Nghị định này thì tiếp tục được hưởng mức ưu đãi cho thời gian còn lại;
trường hợp mức ưu đãi thấp hơn quy định tại Nghị định này thì được hưởng theo
quy định tại Nghị định này cho thời hạn ưu đãi còn lại kể từ ngày Nghị định này có
hiệu lực thi hành.
Quy định này khá tương đồng với quy định về bảo đảm ưu đãi đầu tư của Luật
thuế TNDN trong việc đều hướng tới đảm quyền lợi của nhà đầu tư nói riêng, cũng như
tính ổn định của pháp luật về đầu tư khi có sự thay đổi về quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, quy định về đảm bảo ưu đãi đầu tư tại Nghị định 218/2014/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN lại tạo ra cơ chế thông thoáng và đảm bảo
quyền tự quyết của các doanh nghiệp được ưu đãi ở mức cao hơn khi cho các doanh
nghiệp này quyền tự quyết định lựa chọn ưu đãi đang được hưởng và ưu đãi theo quy
định mới (nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định mới),
54
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cụ thể: Doanh nghiệp có dự án đầu tư mà tính đến hết kỳ tính thuế năm 2013 còn
đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN hoặc chưa được hưởng ưu đãi theo
quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN trước thời điểm Nghị
định 218/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hưởng ưu đãi cho thời
gian còn lại theo quy định của các văn bản đó; trường hợp đáp ứng điều kiện ưu đãi
thuế theo quy định của Nghị định 218 thì được lựa chọn ưu đãi đang hưởng hoặc ưu
đãi theo quy định của Nghị định 218 (bao gồm mức thuế suất ưu đãi và thời gian
miễn, giảm thuế) (Khoản 2, Điều 20, Nghị định 218/2013/NĐ-CP).
(*) Ưu đãi đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 48/2010/QH12 chính thức có hiệu lực
từ 01/01/2012. Việc miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp
thuế và chỉ tính trên số tiền thuế theo quy định tại Luật Thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp. Có nghĩa là chỉ áp dụng với chủ đầu tư hạ tầng các KCN. Theo đó, tại Điều
10, Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
quy định về miễn thuế đối với: Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến
khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi
đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử
dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh (Danh mục lĩnh vực khuyến
khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi
đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư)[5].
Như vậy, căn cứ vào phần A, mục V, điểm 19, Phụ lục 1, danh mục lĩnh vực
ưu đãi đầu tư – ban hành kèm theo nghị định 108/2006/NĐ-CP thì nhà đầu tư xây
dựng kinh doanh hạ tầng KCN được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
2.1.3.4. Các ưu đãi khác và hỗ trợ đầu tư
(*) Các Ưu đãi đầu tư khác
Ngoài những ưu đãi liên quan đến nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, dự
án đầu tư vào KCN còn đường hưởng một số ưu đãi khác liên quan đến vấn đề
chuyển lỗ kinh doanh và khấu hao tài sản cố định.
55
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc
Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc

Más contenido relacionado

Similar a Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc

Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docxBáo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Đồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docx
Đồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docxĐồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docx
Đồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

Similar a Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc (20)

Pháp Luật Về Kiểm Soát Hoạt Động Đầu Tư Vốn Vào Công Ty Con, Công Ty Liên Kết...
Pháp Luật Về Kiểm Soát Hoạt Động Đầu Tư Vốn Vào Công Ty Con, Công Ty Liên Kết...Pháp Luật Về Kiểm Soát Hoạt Động Đầu Tư Vốn Vào Công Ty Con, Công Ty Liên Kết...
Pháp Luật Về Kiểm Soát Hoạt Động Đầu Tư Vốn Vào Công Ty Con, Công Ty Liên Kết...
 
Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về công ty TNHH.docx
Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về công ty TNHH.docxThực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về công ty TNHH.docx
Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về công ty TNHH.docx
 
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn...
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn...Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn...
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn...
 
Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.doc
Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.docMột số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.doc
Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.doc
 
Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo ph...
Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo ph...Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo ph...
Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo ph...
 
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nayluan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty tự động hóa mặt t...
 
Luận văn pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam...
Luận văn pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam...Luận văn pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam...
Luận văn pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp ở Việt Nam...
 
Báo cáo thực tập Khoa Thuế trong Kinh doanh Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học ...
Báo cáo thực tập Khoa Thuế trong Kinh doanh Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học ...Báo cáo thực tập Khoa Thuế trong Kinh doanh Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học ...
Báo cáo thực tập Khoa Thuế trong Kinh doanh Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học ...
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
 
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docxBáo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
 
Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.doc
Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.docNhững vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.doc
Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.doc
 
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệpƯu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
 
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luật
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luậtƯu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luật
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luật
 
Khóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đ
Khóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đKhóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đ
Khóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đ
 
Đồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docx
Đồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docxĐồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docx
Đồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
 
Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ...
Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ...Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ...
Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
 
Luận Văn Luận Văn Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Toyota.doc
Luận Văn Luận Văn Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Toyota.docLuận Văn Luận Văn Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Toyota.doc
Luận Văn Luận Văn Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Toyota.doc
 

Más de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Más de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Último

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Último (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 

Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TRANG PH¸P LUËT VÒ ¦U §·I §ÇU T¦ §èI VíI C¸C DOANH NGHIÖP TRONG KHU C¤NG NGHIÖP HIÖN NAY - MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ TRANG PH¸P LUËT VÒ ¦U §·I §ÇU T¦ §èI VíI C¸C DOANH NGHIÖP TRONG KHU C¤NG NGHIÖP HIÖN NAY - MéT Sè VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG HÀ NỘI
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Trang
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ VÀ PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP .......................7 1.1. Tổng quan về khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp...................................................................................7 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại khu công nghiệp .................................7 1.1.2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp...........................................12 1.1.3. Vai trò điều chỉnh pháp luật về khu công nghiệp................................15 1.2. Khái quát về ƣu đãi đầu tƣ và pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.................................17 1.2.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của ưu đãi đầu tư....................................17 1.2.2. Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp .........................................................................................23 1.2.3. Quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay................................................27 Kết luận chƣơng 1.........................................................................................30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM....................................................................31 2.1. Nội dung pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp..........................................................31 2.1.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư..................................................31
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.2. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư ........................................................................38 2.1.3. Nội dung các ưu đãi đầu tư..................................................................40 2.2. Pháp luật về thủ tục thực hiện ƣu đãi đầu tƣ trong khu công nghiệp ........................................................................................58 2.2.1. Phân định thẩm quyền quản lý nhà nước ............................................58 2.2.2. Thủ tục cấp, điều chỉnh và bổ sung ưu đãi đầu tư...............................60 2.2.3. Vấn đề áp dụng và bảo đảm ưu đãi đầu tư ..........................................63 2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện nay..........................................64 2.3.1. Thực tiễn thực thi pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong KCN...............................................................................64 2.3.2. Những bấp cập và tồn tại của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp............................................68 Kết luận chƣơng 2.........................................................................................80 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP............81 3.1. Yêu cầu điều chỉnh và định hƣớng hoàn thiện pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp .......81 3.1.1. Yêu cầu điều chỉnh của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp..................................................81 3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp..................................................83 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện về nội dung các quy định về ƣu đãi đầu tƣ...........................................................................................86 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện về thủ tục thực hiện ƣu đãi đầu tƣ.90 Kết luận Chƣơng 3 .......................................................................................93 KẾT LUẬN ....................................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................95 PHỤ LỤC
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN CIEM CNH, HĐH DN ĐTTN ĐTNN FDI ODA KCN KCX KKT KCNC KT–XH TNCs TNDN UBND UNCTAD VAT WEPZA WTO : Association of Southeast Asian Nation - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á : Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương : Công nghiệp hoá, hiên đại hoá : Doanh nghiệp : Đầu tư trong nước : Đầu tư nước ngoài : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài : Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức : Khu công nghiệp : Khu chế xuất : Khu kinh tế : Khu công nghệ cao : Kinh tế - xã hội : Transnational Corporations – Tập đoàn xuyên quốc gia : Thu nhập doanh nghiệp : Uỷ ban nhân dân : United Nations Conference on Trade and Development - Diễn đàn của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển : Thuế giá trị gia tăng : World Expot Processing Zone Association - Hiệp hội thế giới về khu chế xuất : World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ưu đãi đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế và mang lại những tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Với mục tiêu góp phần tạo dựng môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam luôn chú trọng xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện và phù hợp. Các khu công nghiệp hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI. Qua các nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển khu công nghiệp; khẳng định vai trò của khu công nghiệp là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tính đến hết tháng 12/2013, cả nước có 288 khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong đó có 190 khu công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động. Như vậy, còn 98 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản [3]. Việc thiết lập một cơ chế về ưu đãi đầu tư phù hợp, bình đẳng, hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhà nước phải áp dụng tổng hợp và linh hoạt nhiều cơ chế khác nhau phù hợp với thực tế của quốc gia và đòi hỏi của hội nhập… Trong đó hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp là yêu cầu đặc biệt quan trọng. Hơn 7 năm thực hiện Luật Đầu tư – đạo luật từng được xem là “một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tại Việt Nam”, đến nay Luật Đầu tư 2005 đã cho thấy khá nhiều điểm bất cập và 1
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hạn chế trong đó các quy định về ưu đãi đầu tư. Yêu cầu sửa đổi Luật đầu tư đang là một đòi hỏi thiết yếu để hoàn thiện đạo luật với vị trí là một trong những văn bản quan trọng nhất về kinh doanh và đầu tư. Thiết nghĩ, việc xem xét, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện về pháp luật ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp không chỉ góp phần hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đâu tư nói riêng mà còn góp phần xây dựng khung pháp luật đầu tư nói chung. Thực tế trên đặt ra một yêu cầu cơ bản là làm sao để xây dựng một thể chế về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được vận hành tốt để các chính sách đề ra phát huy hết các mặt mạnh của nó và đưa đến kết quả cuối cùng là tăng trưởng ngày càng nhanh, càng mạnh cho nền kinh tế quốc gia. Với đề tài “Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” tác giả phác họa bức tranh tổng thể các quy định về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay. Trong luận văn này, tác giả cũng đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống các quy phạm pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung, trong đó tập trung cụ thể vào nghiên cứu chi tiết và toàn diện các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư, các biện pháp ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn triển khai các quy định này trên thực tế để từ đó đánh giá đúng hiệu quả và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư của Việt Nam nói chung và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tại địa bàn đặc thù là các khu công nghiệp nói riêng. Xuất phát từ mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định là: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về ưu đãi đầu tư nói chung, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nói riêng và vai trò của pháp luật có liên quan; - Phân tích thực trạng pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và thực tiễn áp dụng; 2
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Trên cơ sở phân tích những điểm hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng các ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Với mong muốn chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện môi trường pháp lý minh bạch, bình đẳng, phù hợp với thực tế, thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, Luận văn này hy vọng nhận được sự đánh giá, ủng hộ của các thầy cô trong hội đồng, theo đó thúc đẩy việc sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành trong thời gian sớm nhất, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những hành động thiết thực thực hiện theo phương châm chuyển từ một Nhà nước quản lý điều hành sang một Nhà nước kiến tạo và phát triển. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Về ưu đãi đầu tư, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau như: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Lệ Thu; “Pháp luật của Việt Nam về ưu đãi đầu tư với thực tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi”, của tác giả Phạm Thị Thanh Ngọc; “So sánh luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” của Phạm Thị Hải Yến; “Hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước” của Hoàng Minh Sơn; “Hội nhập khu vực quốc tế về kinh tế và những vấn đề đặt ra với khung pháp lý về đầu tư” của Lê Thanh Nga v.v… Các công trình nghiên cứu trên từ các góc độ khác nhau đã phân tích, đánh giá pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung. Tuy nhiên, mỗi công trình có sự nhìn nhận từ các khía cạnh khác nhau, cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, báo quát và đi sâu vào đánh giá các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện nay. Đây là luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Luận văn: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp 3
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trong Khu công nghiệp hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” có những đóng góp cơ bản sau: - Giải quyết tương đối đầy đủ và có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về ưu đãi đầu tư và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; - Chứng minh sự cần thiết của các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung; - Đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Việt Nam đồng thời nêu lên những kết quả đã đạt được và các bất cập tồn tại trong thực tiễn thực hiện các quy định về ưu đãi đầu tư tại các khu công nghiệp; - Từ những vấn đề lý luận, yêu cầu của thực tiễn, tác giả đưa ra một kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật về các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn trong các quy định về biện pháp ưu đãi đầu tư (ưu đãi về sử dụng đất, thuế, khấu hao tài sản cố định, chuyển lỗ) và các hỗ trợ đầu tư khác, quy định về thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư.... - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, đồng thời tìm hiểu thực tiễn áp dụng, triển khai các quy định về ưu đãi đầu tư tại một số khu công nghiệp từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề nêu trên. 5. Tổng quan tài liệu Dựa trên cơ sở các quy định của Pháp luật về Đầu tư, các văn bản pháp luật về Đất đai, Thuế, các văn bản pháp luật về khu công nghiệp, dự thảo Luật Đầu tư … 4
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cùng với các báo cáo tổng kết, rà soát, đánh giá thực tiễn, các bài viết, ý kiến tranh luận của các chuyên gia và các công trình nghiên cứu khác… Tài liệu tham khảo từng nội dung cụ thể được trích dẫn trong Luận văn. 6. Nội dung nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trung vào tìm hiểu 2 vấn đề lớn: (i) Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; (ii) Thực tiễn triển khai các quy định này tại các khu công nghiệp. Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu các quy định về vấn đề này trong pháp luật một số nước khác trên thế giới để so sánh, làm sáng tỏ hơn vấn đề cần nghiên cứu từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung và thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp nói riêng. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cơ bản vận dụng để thực hiện Luận văn là: - Phương pháp luận duy vật biện chứng. - Phương pháp luận duy vật lịch sử. - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp. - Phương pháp tiếp cận hệ thống. 8. Địa điểm nghiên cứu Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp luận văn bên cạnh việc tập hợp số liệu từ các báo cáo, các nghiên cứu, phân tích khoa học, nguồn internet… luận văn tập trung chủ yếu vào khai thác các số liệu từ một số khu công nghiệp. Do thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa luận văn chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu của cá nhân nên trong phạm vi đề tài địa điểm khảo sát thực tế của luận văn chủ yếu tập trung ở một số khu công nghiệp ở các tỉnh phía bắc bao gồm nhưng không giới hạn trong các khu công nghiệp: KCN Quế Võ và Quế Võ mở rộng – Bắc Ninh; KCN Đại Đồng Hoàn Sơn – Bắc Ninh; KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh – Bắc Ninh; KCN Quang Châu – Bắc Giang; KCN Tràng Duệ - Hải Phòng; KCN Tràng Cát – Hải Phòng; KCN Phương Nam – Quảng Ninh… 5
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9. Kết cấu đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luật và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu bởi 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về ưu đãi đầu tư và pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Định hướng chung và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1. Nội dung pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 2.1.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư 2.1.1.1. Các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư Điều 16, Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư là “nhà đầu tư vào khu công nghiệp”. Hiện nay, nhà đầu tư vào KCN của Việt Nam bao gồm nhà ĐTTN và nhà ĐTNN, hình thức đầu tư chủ yếu là thành lập doanh nghiệp sản xuất trong KCN. Pháp luật Việt Nam không có quy định nào về phân nhóm các doanh nghiệp này. Nhưng theo quy định của Luật đầu tư và Luật đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, pháp luật về thuế và thực tế ở các KCN đang tồn tại hai nhóm doanh nghiệp đó là các doanh nghiệp đầu tư vào KCN để sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN. Do vậy, có thể phân loại các doanh nghiệp thành lập và hoạt động hiện hữu trong KCN theo 2 nhóm là: (i) Doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN (Doanh nghiệp dịch vụ hạ tầng trong KCN); (ii) Doanh nghiệp sản xuất khác. Nhóm thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN và thực hiện các dịch vụ có liên quan trong KCN (cho thuê lại đất, cho thuê nhà xưởng, quản lý hạ tầng, duy tu bảo dưỡng các công trình công cộng trong KCN, cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng trong KCN như: nước sạch, viễn thông…). Đây là các nhà đầu tư đầu tiên (nhà đầu tư cấp 1) đầu tư vào địa bàn đã được quy hoạch hoặc đề xuất quy hoạch KCN để tạo lập, xây dựng các KCN. Địa vị pháp lý của nhóm doanh nghiệp này được quy định tại Khoản 2, Điều 31
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19, Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, Điều 19 Luật kinh doanh bất động sản số 36/2006/QH11. Mỗi KCN chỉ có một doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh hạ tầng. Pháp luật đầu tư có rất nhiều ưu đãi cho nhóm doanh nghiệp này nhằm mục tiêu phát triển, mở rộng các KCN trên cả nước. Về hình thức sở hữu vốn: Pháp luật Việt Nam hiện nay không có sự giới hạn thành phần kinh tế được phép đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong KCN. Do vậy, ngoài nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài cũng có khả năng tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng trong KCN với tư cách liên doanh hoặc độc lập. Doanh nghiệp xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN có thể là doanh nghiệp Việt Nam: Ví dụ: Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera…hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài : ví dụ: Tập đoàn Jababeka (Indonisia) hoặc doanh nghiệp liên doanh ví dụ : Công ty Cổ phần phát triển Khu công nghiệp Việt Nam -Singapore (Liên doanh Việt Nam và Singapore), Liên doanh giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng , Công ty Infra Asia Development (Haiphong) Limited, Công ty TNHH Tư vấn và Quản lý dự án Infra Asia – Dự án KCN Đình Vũ – Hải Phòng... Hầu hết diện tích đất trong các KCN hiện nay đều được giao cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp xây dựng, quản lý hạ tầng và thực hiện các hoạt động kinh doanh, trừ các KCN mới thành lập được giao cho cơ quan quản lý Nhà nước tạm thời trực tiếp quản lý (Ban quản lý KCN), ví dụ: KCN Tam Dương – Vĩnh Phúc, KCN Đồng Văn I và Đồng Văn III – Hà Nam. Đối với dự án nằm trên diện tích đất đã được doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN thuê và quản lý, nhà đầu tư thứ cấp (các doanh nghiệp sản xuất) sẽ ký kết hợp đồng thuê lại đất với doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN. Đối với dự án nằm trên diện tích đất do cơ quan nhà nước quản lý, nhà đầu tư phải thực hiện thêm thủ tục thu hồi, giao, cho thuê đất và phải ký kết hợp đồng thuê đất với cơ quan quản lý nhà nước. Nhóm thứ hai: Các doanh nghiệp sản xuất trong KCN là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN. Nhóm doanh nghiệp này cũng bao gồm đa dạng các loại hình sở hữu: 32
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Đây là nhóm doanh nghiệp chiếm đa số trong các KCN và cũng là đối tượng thu hút đầu tư chủ yếu của các KCN. Khoảng 70% các doanh nghiệp trong KCN là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [20]. Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào KCN thường thành lập doanh nghiệp mới dưới nhiều loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), cổ phần (CP), doanh nghiệp tư nhân. + Doanh nghiệp liên doanh: Các doanh nghiệp này được thành lập trên cơ sở vốn góp của các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam để hình thành pháp nhân mới. + Doanh nghiệp trong nước: Khối doanh nghiệp trong nước gồm 2 mảng, mảng thứ nhất là khối doanh nghiệp Nhà nước và khối doanh nghiệp dân doanh hay còn gọi là doanh nghiệp tư nhân. Đây là lực lượng lớn nhất, đông đảo nhất của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ nhỏ trong các KCN. Lý do là giá đất tại các KCN cao hơn giá đất tại các địa phương đồng thời doanh nghiệp lại mất thêm các chi phí khác như chi phí hạ tầng, chi phí dịch vụ liên quan nên hiện nay KCN chưa nhận được sự quan tâm của các Nhà đầu tư trong nước. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN rất đa dạng bao gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử... Mỗi KCN có chức năng và nhóm ngành đặc thù riêng thu hút các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất phù hợp với quy chế quản lý của KCN để đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng và yếu tố môi trường cho KCN. 2.1.1.2. Quy định của pháp luật về đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư trong KCN Một trong những mục tiêu của Luật đầu tư là tạo sân chơi bình đẳng cho mọi nhà đầu tư không phân biệt nguồn gốc sở hữu, không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài. Có thể nói ưu đãi lớn nhất và có ý nghĩa nhất của Luật đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn có liên quan dành cho các nhà ĐTNN mà các văn bản luật trước đây chưa có được đó là sự bình đẳng ở mức cao giữa các nhà ĐTTN và nhà ĐTNN. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đâu tư thuộc mọi thành phần kinh tế; giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN; quy định này đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. 33
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Điều này được thể hiện tại Điều 27, 28 và Điều 32 Luật đầu tư 2005: Các nhà đầu tư có dự án thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 27, 28 của Luật này thì được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật khác có liên quan. Tại Điều 16 của Nghị định 29/2008/NĐ- CP cũng thể hiện nhất quán quy định này. Theo đó, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư là: “nhà đầu tư vào khu công nghiệp” không có sự phân biệt thành phần kinh tế, hoặc nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài. Ưu đãi đầu tư cũng được áp dụng với dự án đầu tư mở rộng. Như vậy, quy định về đối tượng áp dụng ưu đãi theo Luật đầu tư 2005 và Nghị định 29/2008/NĐ-CP không chỉ rõ ràng mà còn mang tính phổ quát, giúp mọi nhà đầu tư thuộc mọi thành phần và hình thức sở hữu vốn khác nhau dễ tiếp cận và tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các nhà ĐTNT và nhà ĐTNN. Tuy Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những thay đổi theo hướng giảm dần khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng trên thực tế, quy định pháp luật, cam kết quốc tế và thực tiễn thi hành vẫn không tránh khỏi có những khác biệt nhất định giữa nhà ĐTTT và nhà ĐTNN, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài chưa được quy định một cách đầy đủ, rõ ràng. Trong Luật đầu tư có sử dụng rất nhiều khái niệm khác nhau có liên quan đến việc xác định nhà đầu tư, bao gồm: nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế 100% vốn trong nước hoặc nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam.... Tuy nhiên, các khái niệm này chưa được xác định rõ ràng. Khoản 6, Điều 3 của Luật Đầu tư 2005 quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại” [44]. Như vậy, Luật đầu tư chỉ liệt kê được các trường hợp được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc xác định liệu doanh nghiệp mình có phải doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay không?. Doanh nghiệp được thành lập 34
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ở Việt Nam có sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có coi là nhà ĐTNN không? và sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn thì được coi là nhà ĐTNN ?. Khoản 5, Điều 3 của Luật Đầu tư 2005 quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện đầu tư tại Việt Nam” [44]. Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ở Việt Nam không nằm trong diện này. Tuy nhiên, Quyết định 55/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 15/4/2009 - xác định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam - lại quy định nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các DN có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với tỷ lệ vốn của bên nước ngoài cao hơn 49%. Sự không thống nhất này khiến một nhà đầu tư sử dụng một công ty con được thành lập tại Việt Nam để đầu tư tiếp vào một lĩnh vực bị hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết của WTO, sẽ không xác định được công ty con này có phải chịu các hạn chế đó hay không. Trong khi đó, Khoản 4 Điều 29 của Luật Đầu tư lại quy định: “nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên” [44], có vẻ phù hợp với định hướng của Quyết định 55 nhưng lại chưa hoàn toàn thể hiện đúng như vậy. Ngoài ra, khái niệm của Luật đầu tư cũng chưa chỉ rõ một số trường hợp như người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thì được coi là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài. Nếu Luật đầu tư chỉ lấy tiêu chí về nguồn vốn để phân biệt nhà ĐTTN và nhà ĐTNN thì không bao quát được hết các trường hợp. Tác giả cho rằng, tổ chức nước ngoài cũng có thể do nhà đầu tư Việt Nam thành lập ở nước ngoài để đầu tư trở lại Việt Nam. Theo Pháp luật của Malaysia Khái niệm Doanh nghiệp nước ngoài theo Luật Công ty 1965 là: + Một công ty, một hãng, một tổ chức xã hội, hiệp hội hoặc các cơ quan khác thành lập ngoài lãnh thổ Malaysia hoặc + Một tổ chức xã hội, hiệp hội hoặc cơ quan khác không có tư cách pháp nhân và theo luật nơi mà tổ chức đó được thành lập thì tổ chức đó có thể đi kiện hoặc bị khởi kiện hoặc nắm giữ tài sản dưới tên của thư 35
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ký hoặc cán bộ của tổ chức đó, người mà được chỉ định theo một cách thức phù hợp, và nó không có trụ sở chính hoặc một địa điểm kinh doanh về nguyên tắc tại Malaysia [4]. Cách định nghĩa này khá rõ ràng, được duy trì và áp dụng rất hiệu quả trong quản lý nhà nước về đầu tư của Malaysia mà Việt Nam có thể tham khảo. Việc nhập nhằng giữa các khái niệm về đầu tư nước ngoài trong Luật đầu tư hiện nay cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng công cụ đầu tư và xác định những hạn chế sẽ phải chịu khi sử dụng công cụ đó. Nhìn chung, các quy định của Pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN đã dần được củng cố và hoàn thiện cùng với sự hoàn thiện nói chung của hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn có một số điểm hạn chế và trong nhiều trường hợp còn chưa minh bạch, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của nhà đầu tư và trong một chừng mực nào đó vẫn còn những khoảng cách nhất định với pháp luật Quốc tế, đặc biệt là trong quy định về nhà ĐTTN và nhà ĐTNN. * Một số điểm khác biệt giữa nhà ĐTTN nước và nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư Thực tế cho thấy, giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN còn có sự khác nhau về thủ tục và điều kiện gia nhập thị trường, về phạm vi ngành nghề tự do kinh doanh, về quyền kinh doanh, về cách thức quản lý nhà nước và một số nội dung khác, cụ thể: Về thủ tục và điều kiện gia nhập thị trường: Khác với các nhà ĐTTN, luật đầu tư hiện hành yêu cầu nhà ĐTNN lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư; quy định bắt buộc làm thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư đối với các nhà ĐTNN góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa và/hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Ngoài ra, Luật đầu tư còn có sự phân biệt dự án ĐTTN và ĐTNN làm cơ sở để thực hiện thủ tục đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư 2005 từ Điều 45 đến Điều 49 về thủ tục đầu tư đối với dự án ĐTTN thì nhà đầu tư có dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có 36
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh. Còn đối với nhà ĐTNN thì quy định nhà ĐTNN lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Dự án có vốn ĐTNN có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; và dự án do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư phải làm thủ tục thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Về phạm vi và ngành nghề tự do kinh doanh: nhà ĐTNN chịu một số hạn chế về lĩnh vực đầu tư được quy định tại phụ lục III, Nghị định 108/2006/NĐ-CP – Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà ĐTNN. Theo đó, có 14 lĩnh vực trong đó có ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, các dịch vụ liên quan đến tài chính, hàng hải, quảng cáo, kinh doanh bất động sản... được quy định hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp nhà ĐTNN có dự án đầu tư hoặc thực hiện giao dịch mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam cần phải tuân thủ theo các điều kiện áp dụng với nhà ĐTNN được quy định tại các văn bản chuyên ngành, trong đó có việc phải tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp các nhà ĐTNN mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam vượt quá tỷ lệ cho phép, phần giao dịch vượt quá sẽ vô hiệu do vi phạm pháp luật, do vậy bị áp dụng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 128, Bộ luật Dân sự và bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký. Về quyền kinh doanh: Có sự phân biệt giới hạn thời hạn hoạt động của dự án có vốn ĐTNN và dự án có vốn ĐTTN. Luật Đầu tư năm 2005 quy định: “Thời hạn hoạt 37
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm” [44, Điều 52]. Trong khi các dự án đầu tư của doanh nghiệp trong nước thì không tồn tại giới hạn này. 2.1.2. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư Căn cứ vào pháp luật về đầu tư, có 26 lĩnh vực thuộc diện được đặc biệt ưu đãi đầu tư (Danh mục A), 53 nhóm ngành thuộc diện ưu đãi đầu tư (Danh mục B) được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP thuộc 8 lĩnh vực được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Đầu tư, bao gồm: (1) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo. (2) Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới. (3) Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao. (4) Sử dụng nhiều lao động. (5) Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn. (6) Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc. (7) Phát triển ngành, nghề truyền thống. (8) Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích [8]. Như vậy, pháp luật đầu tư Việt Nam đề ra tiêu chí về lĩnh vực cấp ưu đãi đầu tư dựa trên cơ sở chọn lọc trong tất cả các ngành kinh tế, đảm bảo sự phát triển đồng bộ và chú trọng nhiều tới các ngành nghề sản xuất và những ngành nghề có tính chất tiên phong như lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng, truyền thông; các lĩnh vực đảm bảo tính bền vững như bảo vệ môi trường sinh thái và các lĩnh vực phục vụ nhu cầu xã hội như Giáo dục, y tế… Ngoài ra, Nhà nước cũng chú ý đến tính chất tạo nhiều công ăn việc làm của một dự án khi đưa vấn đề này lên thành một tiêu chí để dự án được hưởng ưu đãi. Ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư vào KCN là một dạng ưu đãi về địa bàn đầu tư do vậy Nghị định 29/2008/NĐ-CP không 38
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nêu ra các lĩnh vực được ưu đãi mà các điều kiện về lĩnh vực được ưu đãi sẽ áp dụng theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Qua quy định trên có thể thấy, pháp luật Việt Nam quy định về lĩnh vực ưu đãi đầu tư chủ yếu là các lĩnh vực sản xuất, còn các lĩnh vực dịch vụ không thấy đề cập hoặc đề cập không rõ ràng. Do mong muốn đạt được mục đích về thúc đẩy và phát triển nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực nên các nhà soạn thảo Luật đầu tư đã đưa ra quá nhiều tiêu chí về lĩnh vực đầu tư được hưởng ưu đãi. Trong khi, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào KCN là các doanh nghiệp sản xuất (trừ doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN – cung cấp dịch vụ về hạ tầng và các dịch vụ liên quan phục vụ KCN). Vì vậy, đa số các dự án vào KCN đều là đối tượng được hưởng các ưu đãi đầu tư. Theo quy định của Nghị định 29/2008/NĐ-CP về Khu công nghiệp, KKT, Khu công nghệ cao tại Khoản 4, Điều 16 quy định các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp: - Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư thực hiện theo quy định của Nghị định 108 về hướng dẫn luật đầu tư). - Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp [10]. Như vậy, có thể thấy ngoài các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư, các KCN còn đặc biệt ưu đãi đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Đây là lĩnh vực mũi nhọn trong mục tiêu phát triển công nghiệp của Việt Nam. Hiện nay, chúng ta có nhiều văn bản trong đó có Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 của Quốc hội và Quyết định 49/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển để khuyến khích phát triển lĩnh vực công nghiệp này. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao thường là các doanh 39
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiệp có vốn ĐTNN. Theo thống kê tại Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011 do Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam công bố thì số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào hoạt động trong ngành công nghiệp chế tạo công nghệ cao tại các KCN của Việt Nam hiện chiếm khoảng 36,3% trong khi gần 40 % số doanh nghiệp hoạt động trong các KCN là doanh nghiệp chế biến, chế tạo với công nghệ thấp và 22,9% sản xuất với công nghệ ở mức trung bình [59]. 2.1.3. Nội dung các ưu đãi đầu tư 2.1.3.1. Ưu đãi về thuế TNDN Trước năm 2008, Luật thuế TNDN năm 2003 và văn bản hướng dẫn quy định doanh nghiệp mới thành lập tại KCN được hưởng ưu đãi thuế bằng với mức ưu đãi của địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thuế suất 20% trong 10 năm); trường hợp doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất trong KCN thì được hưởng ưu đãi ở mức cao hơn (thuế suất 15% trong 12 năm) (Điều 34, Nghị định 24/2007/NĐ-CP). Từ sau năm 2008, việc ban hành Luật thuế TNDN số 14/2008/QH 12, có hiệu lực (1-1-2009) và Nghị định 124/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN 2008, ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN và cả doanh nghiệp sản xuất đầu tư trong KCN đều bị bãi bỏ. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN chỉ được hưởng ưu đãi về thuế TNDN tương ứng theo địa bàn có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn (quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định) hoặc theo lĩnh vực đầu tư tương tự như các dự án đầu tư ngoài KCN. Việc loại bỏ hầu hết các ưu đãi đầu tư trong KCN trong một thời gian ngắn đã gây thắc mắc cho các nhà đầu tư về tính ổn định của môi trường đầu tư của Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng tới kết quả thu hút đầu tư vào KCN, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật số 32/2013/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN được Quốc hội XIII thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 19/6/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đã khắc phục vấn đề này, cụ thể: Về ưu đãi đầu tư đối với nhóm doanh nghiệp sản xuất trong KCN: Các dự án 40
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 của doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào KCN được miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế trừ các KCN tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi (Khoản 3, Điều 16, Nghị định 218/2013/NĐ-CP). Như vậy, loại trừ các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào các KCN có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thì các doanh nghiệp sản xuất khi đầu tư vào KCN đều được hưởng ưu đãi thuế TNDN như trên. Theo đó, Nghị định này đã đưa ra định nghĩa: Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản này là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần diện tích khu công nghiệp lớn hơn. Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về phân loại đô thị [17, Điều 16]. Như vậy, phạm vi các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đã bị thu hẹp so với quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì chỉ các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn mới được hưởng ưu đãi đầu tư trong khi Nghị định 29 quy định: “Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn” [10,Điều 16]. Có nghĩa là tất cả các dự án đầu tư vào KCN không phân biệt KCN đó thuộc địa bàn nào đều được hưởng ưu đãi đầu tư. Điểm tích cực của quy định mới tại Nghị định 218/2013/NĐ-CP là định hướng nguồn đầu tư vào các địa bàn kinh tế có điều kiện ít thuận lợi hơn, phân bố lại các KCN, tránh tình trạng “chen lấn” các KCN tập trung tại một số địa phương nhất định và mục tiêu xa hơn là nhằm phát triển đồng đều kinh tế giữa các vùng miền, địa phương. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất khi đầu tư vào KCN còn được hưởng ưu đãi tuỳ theo lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp: Nghị định 218 quy định ưu đãi đầu 41
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tư được căn cứ theo lĩnh vực đầu tư, thống nhất với quy định của Luật Đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong việc xác định thuế TNDN. Tùy từng lĩnh vực đầu tư cụ thể mà nhà đầu tư hưởng mức thuế suất ưu đãi và thời gian ưu đãi theo quy định tại Điều 15, Nghị định này bao gồm các dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao…; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học;… và nhóm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường; doanh nghiệp công nghệ cao, ứng dụng cộng nghệ cao trong nông nghiệp… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất trong KCN đáp ứng tiêu chí về vốn theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 16 của Nghị định 218 còn được hưởng ưu đãi về thuế TNDN từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) nếu: - Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu. - Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và sử dụng trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu. - Số lao động quy định tại Điểm này là số lao động có ký hợp đồng lao động làm việc toàn bộ thời gian, không tính số lao động bán thời gian và lao động hợp đồng ngắn hạn dưới 01 năm [17]. Về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN: Các doanh nghiệp hạ tầng hiện nay không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN do Nghị định 218/2013/NĐ- 42
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CP không quy định lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Điều này không tương thích với Nghị định 108/2006/NĐ-CP vì trong khi Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định: Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định - tại mục 19, Phần V, Danh mục A, phụ lục 1, Nghị định 108/2006/NĐ-CP về Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án quan trọng - thuộc Lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư thì Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã bỏ lĩnh vực này trong danh mục lĩnh vực được ưu đãi về thuế suất. Như vậy, các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN không được hưởng ưu đãi với lĩnh vực này nữa mà chỉ được hưởng ưu đãi khi địa bàn KCN mà họ đầu tư thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN được quy định tại phụ lục Nghị định 218/2013/NĐ-CP. Đối với dự án mở rộng: Luật cũng đã bổ sung ưu đãi đối với đầu tư mở rộng, nếu đáp ứng các tiêu chí về quy mô vốn đầu tư thì được chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng nếu dự án mở rộng đáp ứng một trong ba tiêu chí: - Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; - Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư; - Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư [17, Điều 16, Khoản 5]. Đây là điểm sửa đổi mang tính tiến bộ của Nghị định 218/2013/NĐ-CP so 43
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 với các văn bản trước. Trước đây, tồn tại điểm chưa thống nhất trong quy định về thuế TNDN với Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Cụ thể, theo Luật Đầu tư 2005 và Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế thì việc ưu đãi cho nhà đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư kể cả dự án đầu tư mở rộng thuộc danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, không quy định về điều kiện đối với dự án mở rộng. Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 lại chỉ dành ưu đãi cho doanh nghiệp thành lập mới mà không áp dụng cho các dự án đầu tư mở rộng. Cùng với bối cảnh suy thoái kinh tế, điều này làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế. Trên thực tế, quy định này đã khiến nhiều dự án đầu tư mở rộng như Samsung, Kumho, Rober Bosh, Formosa... không được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới trong khi dự án đầu tư mở rộng còn có quy mô vốn lớn hơn nhiều so với vốn đăng ký ban đầu. Một số nhà đầu tư đã tìm cách chuyển hướng đầu tư sang các nước khác để có thể được hưởng ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, quy định này không phù hợp với chủ trương khuyến khích nhà đầu tư dùng lợi nhuận để tái đầu tư, đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh việc thu hút đầu tư mới gặp nhiều khó khăn. Khắc phục điểm bất cập này, Luật thuế TNDN sửa đổi bổ sung năm 2013 đã quy định các dự án đầu tư mở rộng cũng được hưởng ưu đãi. Đây là quy định hết sức phù hợp, đáp ứng yêu đòi hỏi thực tế của các nhà đầu tư và tạo sự thống nhất giữa Luật đầu tư và Luật thuế TNDN, đồng thời đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước. Nghị định 218/2013/NĐ-CP cũng đã khắc phục hạn chế về ưu đãi tại Điều 15, Nghị định 124/2008/NĐ-CP khi quy định áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với: “Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn…” [9]. Có nghĩa là doanh nghiệp thành lập lần đầu thì mới được hưởng ưu đãi. Quy định này không phù hợp với thực tế, vì doanh nghiệp có thể đầu tư đa lĩnh vực, ngành nghề theo Luật Ðầu tư và Luật Doanh nghiệp. Vô hình chung, nếu cứ mỗi lần đầu tư thì mới được ưu đãi thì phần nào đang khiến các doanh nghiệp chia các dự án đầu tư của mình ra thành từng phần nhỏ hơn là đầu tư mở rộng hoặc đổi mới công nghệ, nâng cao qui mô và sức 44
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cạnh tranh của doanh nghiệp và nếu tiếp tục như vậy thì không ít doanh nghiệp của chúng ta sẽ mãi chỉ có qui mô nhỏ, không đủ tầm vóc để thâm nhập thị trường quốc tế. Điều 16 của Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã khắc phục hạn chế này khi sửa đổi đối tượng áp dụng là: “thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư”[17]. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có sự vênh nhau giữa Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cụ thể: Nghị định 29 quy định một số trường hợp các dự án sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế TNDN bao gồm: - Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; - Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp; - Dự án đầu tư có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tại khu công nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; - Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp [10, Điều 16, Khoản 3,4]. Nhưng theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mặc dù Nghị định này vẫn duy trì áp dụng mức ưu đãi thuế suất thuế TNDN cho những dự án thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tuy nhiên chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại KCN không được liệt kê vào các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thế theo Điều 9 của Nghị định này nữa. Điều này phản ánh mức ưu đãi đầu tư về thuế TNDN đối với các dự án vào các KCN nói chung đã bị giảm sút. Tuy nhiên, sự sửa đổi của Luật thuế TNDN đang hướng tới sự phù hợp với chủ trương trú trọng đẩy mạnh 45
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phát triển công nghệ cao và quan tâm phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt là các khu vực khó khăn. Quy định này cũng phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KCN hiện nay là: rà soát để hạn chế thành lập các KCN mới, tập trung vào thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả của các KCN. Trong đó sẽ có nhiều chính sách ưu đãi các nhà đầu tư vào các KCN ở những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Về mức thuế suất: Nghị định 218 không ấn định mức thuế suất cho các doanh nghiệp nói chung khi đầu tư vào KCN mà chỉ quy định miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo, mức thuế suất của các doanh nghiệp này được áp theo biểu thuế suất chung. Ngoài ra, nếu dự án đầu tư của doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực hoặc theo tỷ lệ vốn đầu tư quy định tại Điều 16 Nghị định 218 thì tuỳ theo từng điều kiện cụ thể sẽ được hưởng các mức ưu đãi cao nhất là: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, thuế suất 10% đối với khoản thu nhập được hưởng ưu đãi hoặc Thuế suất 20% trong thời gian mười năm. Ví dụ như: doanh nghiệp công nghệ cao thì được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong vòng 15 năm; miễn thuế 4 năm, giảm 50% sô thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Một điểm tích cực của Nghị đinh 218/2013/NĐ-CP là Nghị định này quy định mức thuế TNDN giảm hơn so với thời kì trước. Mặc dù đây không phải là ưu đãi đầu tư song việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã có tác động tích cực đến việc cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, góp phần đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong trung và dài hạn. Theo thời gian, thuế suất thuế TNDN đã giảm từ 32% (năm 1997) xuống còn 28% (năm 2008), xuống 25% năm 2009 và xuống 22% kể từ ngày 1/1/2014. Theo lộ trình, mức thuế này sẽ tiếp tục giảm xuống còn 20% vào năm 2016. Rõ ràng rằng, việc giảm thuế TNDN cũng đã có tác dụng tích cực đối với nhiều ngành lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Việt Nam có lợi thế so sánh, có thị trường tiêu thụ trong nước và tiềm năng xuất khẩu. 46
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tuy nhiên, mức thuế này vẫn cao so với các nước trong khu vực: - Theo quy định của pháp luật Malaysia: Mức thuế suất thuế TNDN bình quân là 25%, khi áp dụng cho doanh nghiệp công nghệ cao, trong thời gian năm năm đầu kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ phải nộp 30% thuế TNDN, 70% thuế TNDN còn lại được miễn. - Quy định của Luật thuế doanh nghiệp Singapore: Thuế suất thuế TNDN bình quân là 17% và được miễn khoản thu nhập ban đầu trị giá 300.000 đô Singapore trong những năm đầu thành lập. - Quy định của luật Trung Quốc: Chính sách thuế được áp dụng khá linh hoạt với mức 15% cho doanh nghiệp công nghệ cao, 20% cho doanh nghiệp nhỏ và 25% cho doanh nghiệp còn lại [4]. 2.1.3.2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu Hiện tại, không còn sự phân biệt ưu đãi thuế xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN và các doanh nghiệp sản xuất khác trong KCN hay giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Ưu đãi đầu tư thuế nhập khẩu được quy định tại Khoản 3, Điều 33, Luật Đầu tư: “Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” [44]. Và được hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 25, Nghị định 108/2006/NĐ-CP: “Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định này được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” [8]. Như vậy, Luật đầu tư quy định tiêu chí hưởng ưu đãi đầu tư đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm tiêu chí lĩnh vực ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư. Cụ thể hóa ở Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 quy định: Đối với lĩnh vực khuyến khích đầu tư thì được miễn thuế nhập khẩu đối với: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), bao gồm: 47
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Thiết bị, máy móc; - Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân; - Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này; - Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này; - Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được [45, Điều 16]. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu trên được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ. Đối với dự án thuộc địa bàn được khuyến khích đầu tư thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất. Nghị định 87/2010/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu cũng đã quy định chi tiết vấn đề này tại Điều 12. Theo đó, những dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư quy định trong phụ lục 1 của Nghị định này mới được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Nghị định này đã liệt kê 24 lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và 39 lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Phạm vi này nhỏ hơn đáng kể so với 26 nhóm ngành thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và 53 nhóm ngành thuộc danh mục ưu đãi đầu tư của Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Như vậy, có sự khác biệt giữa lĩnh vực ưu đãi đầu tư của luật đầu tư so với luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo đó: Đối với các doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào KCN: tùy theo từng lĩnh vực hoạt động cụ thể mà xét có được miễn thuế nhập khẩu hay không. Theo quy định tại khoản 48
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6, Điều 12, Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm: - Thiết bị, máy móc; - Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; - Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này; - Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này; - Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được [12, Điều 12, Khoản 6]. Đối với doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN (nhà đầu tư cấp 1 trong KCN): Căn cứ vào phụ lục 1 của Nghị định 87/2010/NĐ-CP thì nhóm doanh nghiệp này sẽ không được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu vì theo Điểm 16, mục IV, danh mục A – Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư của Nghị định 87: Đối với lĩnh vực Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án quan trọng thì Nghị định chỉ quy định bao gồm: “Đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định” [12] mà không có đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Xét theo địa bàn ưu đãi đầu tư: Nghị định 87/2010/NĐ-CP tại Khoản 14, Điều 12, NĐ 87/2010/NĐ-CP quy định: “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào… địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất” [12]. 49
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tuy nhiên, khái niệm địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu được giải thích tại Khoản 18, Điều 12 của Nghị định này thì: Địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại khoản 6, khoản 9 và khoản 14 Điều này thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện Nghị định này đã hết hiệu lực) và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính [12, Điều 12, Khoản 18]. Đối chiếu theo quy định tại Phụ lục của Nghị định 124/2008/NĐ-CP thì địa bàn ưu đãi đầu tư được ấn định cụ thể đối với từng huyện của tỉnh và KCN không mặc nhiên được xếp trong danh sách địa bàn được ưu đãi đầu tư này. Khác với quy định tại mục 55 phụ lục II của Nghị định 108/2006/NĐ-CP: các KCN được thành lập theo quyết định của thủ tướng được xếp vào danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Nhưng đến Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định này đã bị cắt giảm theo đó, việc các dự án đầu tư vào KCN có được xét hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay không phụ thuộc vào KCN mà dự án đầu tư vào có trực thuộc địa bàn được ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay không và theo Nghị định này số lượng địa bàn được hưởng ưu đãi cũng hạn chế hơn rất nhiều so với danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo phụ lục II, Nghị định 108/2006/NĐ-CP. 2.1.3.3. Ưu đãi về sử dụng đất Chính sách tài chính về đất đai trong thời gian qua đã từng bước được thể chế hóa theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các nghĩa vụ tài chính về đất khác đã thể hiện sự ưu đãi và khuyến khích đầu tư của Nhà nước đối với các đối tượng sử dụng đất cần ưu đãi theo pháp luật về đầu tư và chủ trương xã hội hóa. Hình thức sử dụng đất: Theo Luật đất đai trước đây (Luật đất đai 2003), về 50
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hình thức sử dụng đất có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Với thời hạn sử dụng đất sản xuất kinh doanh như nhau (50 năm, tối đa không quá 70 năm), bên cạnh hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì doanh nghiệp nước ngoài được thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và doanh nghiệp trong nước được giao đất có thu tiền sử dụng đất. Tương ứng với mỗi hình thức sử dụng đất thì nghĩa vụ tài chính đất đai về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là khác nhau. Mặc dù nguyên tắc chung, giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nhưng do “độ trễ” và sự chưa đồng bộ trong chính sách pháp luật đã dẫn đến chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, cùng thời hạn sử dụng đất, nếu doanh nghiệp trong nước lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá thị trường; trong khi đó, đối với doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì giá tính tiền thuê đất là giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và công bố hàng năm (thấp hơn so với giá trị trường). Nhận thức được điều này, Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, Nghị định số 121/2010/NĐ-CP theo đó, doanh nghiệp thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì tiền thuê đất phải nộp tương đương với giao đất có thu tiền sử dụng đất với cùng thời hạn. Và để giải quyết một cách căn bản, triệt để, Luật đất đai 2013 đã quy định đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, doanh nghiệp được lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, không phân biệt trong nước hay nước ngoài. Đối với đất KCN, tại Điều 149, Luật đất đai 2013 quy định như sau: Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền 51
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm [50]. Như vậy, quy định của Luật đất đại 2013 cho phép phát triển các dự án KCN theo hình thức cho thuê đất áp dụng đối với cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đây là điểm khác biệt so với Luật đất đai 2003 (theo Luật đất đai 2003, Nhà nước áp dụng cả hình thức giao đất có thu tiền sử dụng và cho thuê đất đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư, xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN) [43, Điều 90]. Theo đánh giá của các nhà đầu tư: Luật đất đai sửa đổi đã quy định đầy đủ hơn sự bình đẳng về sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới nhằm thu hút đầu tư của các Nhà đầu tư nước ngoài. (*) Ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước Các quy định về ưu đãi đầu tư của Luật đất đai nhìn chung khá tương thích với Luật Đầu tư. Tại Điều 26, Luật đầu tư về ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước quy định các ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng bao gồm: “miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế” [44]. Điểm này đã được cụ thể hoá trong Luật đất đai 2013, cụ thể: tại Điều 110 về miễn giảm tiền sử dụng đất tiền thuê đất quy định. Dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại) thì được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Thực hiện ưu đãi: Việc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được thực hiện theo từng dự án đầu tư gắn với việc cho thuê đất mới. Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước vừa thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, sau khi được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước thì tiếp tục được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định cho thời gian thuê đất tiếp theo (nếu có); trường hợp được 52
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hưởng nhiều mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước khác nhau thì được hưởng mức giảm cao nhất. Đối tượng hưởng ưu đãi: Việc miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước chỉ được thực hiện trực tiếp với đối tượng được Nhà nước cho thuê đất và tính trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp (Điều 18, Nghị định 46/2014/NĐ-CP). Như vậy, đối với các dự án đầu tư vào KCN thì chỉ có doanh nghiệp xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN là đối tượng được hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất. Việc miễn, giảm này căn cứ vào cơ sở pháp lý là Hợp đồng thuê đất giữa cơ quan nhà nước và Chủ đầu tư các KCN. Các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất trong KCN không có cơ sở được hưởng các ưu đãi này vì không có mối quan hệ thuê đất trực tiếp với cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, họ được hưởng ưu đãi gián tiếp do những ưu đãi này sẽ là đơn vị cấu thành vào giá đất đã có cơ sở hạ tầng khi chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN cho thuê lại đất. Mức ưu đãi: Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư (khoản 3, Điều 19, NĐ 46/2014/NĐ-CP). Theo đó thì dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN theo quy định tại phần A, mục V, điểm 19, Phụ lục 1, danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư – ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Do vậy, theo Điều 19, Nghị định 46/2014/NĐ- CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước thì nhà đầu tư xây dựng hạ tầng KCN được hưởng các ưu đãi sau: - Đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê. - Đối với tất cả các dự án đều được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước (Việc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản được thực hiện theo dự án gắn với việc Nhà nước cho thuê đất mới). 53
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Sau thời gian xây dựng cơ bản nêu trên tuỳ từng trường hợp Nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sẽ được miễn tiền thuê đất: Mười lăm (15) năm đối với dự án đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại các địa bàn khác. Ngoài ra, dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các KCN theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN, cụm công nghiệp, KCX theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều 149 Luật Đất đai được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê (Điểm b, k, Khoản 1, Điều 19, NĐ 46/2014/NĐ-CP). Khác với các văn bản cũ, Nghị định 46/2014/NĐ-CP không quy định thời gian giảm thuế và mức thuế được giảm theo từng ưu đãi mà ấn định luôn thời gian được miễn thuế. Việc giảm thuế chỉ được áp dụng khi dự án gặp trường hợp bất khả kháng, thiên tai, hỏa hoạn phải ngừng sản xuất kinh doanh thì được giảm 50% tiền thuê đất, mặt nước trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh (Điều 20, NĐ 46/2014/NĐ-CP). Bảo đảm ưu đãi đầu tư: Nghị định 46/2014/NĐ-CP cũng quy định về các trường hợp chuyển tiếp đối với ưu đãi đầu tư về sử dụng đất, cụ thể: Dự án đang hoạt động mà được ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cao hơn quy định của Nghị định này thì tiếp tục được hưởng mức ưu đãi cho thời gian còn lại; trường hợp mức ưu đãi thấp hơn quy định tại Nghị định này thì được hưởng theo quy định tại Nghị định này cho thời hạn ưu đãi còn lại kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Quy định này khá tương đồng với quy định về bảo đảm ưu đãi đầu tư của Luật thuế TNDN trong việc đều hướng tới đảm quyền lợi của nhà đầu tư nói riêng, cũng như tính ổn định của pháp luật về đầu tư khi có sự thay đổi về quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy định về đảm bảo ưu đãi đầu tư tại Nghị định 218/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN lại tạo ra cơ chế thông thoáng và đảm bảo quyền tự quyết của các doanh nghiệp được ưu đãi ở mức cao hơn khi cho các doanh nghiệp này quyền tự quyết định lựa chọn ưu đãi đang được hưởng và ưu đãi theo quy định mới (nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định mới), 54
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cụ thể: Doanh nghiệp có dự án đầu tư mà tính đến hết kỳ tính thuế năm 2013 còn đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN hoặc chưa được hưởng ưu đãi theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN trước thời điểm Nghị định 218/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại theo quy định của các văn bản đó; trường hợp đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định 218 thì được lựa chọn ưu đãi đang hưởng hoặc ưu đãi theo quy định của Nghị định 218 (bao gồm mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn, giảm thuế) (Khoản 2, Điều 20, Nghị định 218/2013/NĐ-CP). (*) Ưu đãi đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 48/2010/QH12 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2012. Việc miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuế theo quy định tại Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Có nghĩa là chỉ áp dụng với chủ đầu tư hạ tầng các KCN. Theo đó, tại Điều 10, Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định về miễn thuế đối với: Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh (Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư)[5]. Như vậy, căn cứ vào phần A, mục V, điểm 19, Phụ lục 1, danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư – ban hành kèm theo nghị định 108/2006/NĐ-CP thì nhà đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 2.1.3.4. Các ưu đãi khác và hỗ trợ đầu tư (*) Các Ưu đãi đầu tư khác Ngoài những ưu đãi liên quan đến nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, dự án đầu tư vào KCN còn đường hưởng một số ưu đãi khác liên quan đến vấn đề chuyển lỗ kinh doanh và khấu hao tài sản cố định. 55