SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG
----------o0o---------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH HÓC MÔN- PHÒNG GIAO DỊCH BÀ
ĐIỂM
TP. Hồ Chí Minh – năm 2022
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng ...........................Error! Bookmark not defined.
1.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng..............Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Giới hạn cho vay theo quy định chính sách tín dụng của ngân hàng trong
từng giai đoạn. ......................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Nhóm chỉ tiêu về phân loại nợ ..................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK PGD BÀ
ĐIỂM.....................................................................................................................................3
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
...........................................................................................................................................3
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................................3
2.1.2.Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi..............................................................4
2.1.3.Giới thiệu Sacombank - PGD Bà Điểm.........................................................5
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................5
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ................................................5
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank PGD Bà Điểm từ 2019-20216
2.2.1 Công tác huy động vốn ....................................................................................6
2.2.2 Hoạt động tín dụng ...........................................................................................8
2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.........................................................9
2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng và những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm ...................................................................... 10
2.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank PGD Bà Điểm ...................... 10
2.3.1.1 Nhóm chỉ tiêu về dư nợ tín dụng ......................................................... 10
2.3.1.2 Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu....................................................................... 14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.3.1.4 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động............................................................. 19
2.3.1.5 Thực trạng trích lập dự phòng.............................................................. 19
2.3.2 Thực tế các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân
hàng Sacombank PGD Bà Điểm ........................................................................... 21
2.4. Mô tả vị trí thực tập.............................................................................................. 23
2.5. Đánh giá chung về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi
ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm............................................. 24
2.5.1 Kết quả đạt được............................................................................................ 24
2.5.2 Những hạn chế còn tồn tại ............................................................................ 25
CHƯƠNG 3....................................................................................................................... 26
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
SACOMBANK PGD BÀ ĐIỂM.................................................................................... 26
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm . 26
3.2.Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank
PGD Bà Điểm............................................................................................................... 28
3.2.1 Quản lý chặt chẽ các khoản cho vay có ván đề và đưa ra biện pháp xử lý
nợ khó đòi................................................................................................................. 29
3.2.2 Xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp với lợi thế của ngân hàng .... 29
3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý danh mục cho vay........................................... 29
3.2.3.1 Thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay ......................................... 30
3.2.3.2 Cân đối cơ cấu trong danh mục cho vay............................................. 30
3.2.3.3 Giải pháp hỗ trợ trong biện pháp quản lý danh mục cho vay .......... 30
3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác
dự báo và phòng ngừa rủi ro tín dụng................................................................... 30
3.2.5 Nâng cao chất lượng chất lượng cán bộ tín dụng có chế độ khen thưởng
rõ ràng....................................................................................................................... 31
3.3 Một số kiến nghị .................................................................................................... 31
3.3.1 Đối với nhà nước .......................................................................................... 31
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước ........................................................................ 32
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Giới hạn cho vay và bảo lãnh của ngân hàng...........Error! Bookmark not
defined.
Hình 2.1:Logo sacombank..................................................................................................3
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Sacombank PGD Bà Điểm ..............................7
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ của Sacombank PGD Bà Điểm................................................8
Bảng 2.3. tình hình hoạt động kinh doanh .......................................................................9
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo đối tượng Sacombank PGD Bà Điểm .................... 10
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo loại tiền Ngân hàng ĐT&PT PGD Bà Điểm ......... 11
Bảng 2.6. Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn ........................................................ 12
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo tài sản đảm bảo của chi nhánh ngân hàng.............. 13
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn tại Sacombank PGD Bà Điểm.......................................... 14
Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tại ngân hàng Sacombank PGD Bà
Điểm................................................................................................................................... 15
Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.......................................... 16
Bảng 2.11. Tình hình nợ xấu của Sacombank PGD Bà Điểm .................................... 18
Bảng 2.12. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng so với tiêu chuẩn quốc tế ....... 18
Bảng 2.13 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ...................................................................... 19
Bảng 2.14 Bảng trích lập dự phòng của Sacombank PGD Bà Điểm ......................... 20
Bảng 2.15 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank
PGD Bà Điểm ................................................................................................................... 20
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng
được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội giữa các nước ngày càng trở nên cần
thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát
triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy
nền tài chính của mỗi nước cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM
cùng các hoạt động kinh doanh của mình đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng
trong sự hoà nhập này.
Trong những năm vừa qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
Tín - PGD Bà Điểm đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những thành tựu nhất định
như dư nợ tín dụng tăng, tỷ lệ nợ xấu giảm… Song để đứng vững trong môi trường
cạnh tranh và bắt kịp với xu hướng đổi mới của thời đại, thì Ngân hàng Thương mại cổ
phần Sài Gòn Thương Tín cần nỗ lực hơn nữa trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro
tín dụng trung dài hạn. Xuất phát từ bối cảnh đất nước và thực trạng rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, em đã nghiên cứu và lựa chọn
đề tài: “Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn
Thương Tín – Chi Nhánh Hóc Môn- Phòng Giao Dịch Bà Điểm”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn quận Hóc Môn
Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng ngân hàng
tại các ngân hàng thương mại.- Phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng; xác
định các chỉ tiêu ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm
- Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân
hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
Tín - PGD Bà Điểm
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu trong năm 2019-2021
- Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm và đề xuất một
số các giải nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để cho nội dung phong phú và sát với thực tế, tôi đã kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu như: Sử dụng phương pháp tổng hợp lý thuyết từ các giáo trình, báo
chí về rủi ro tín dụng. Phương pháp quan sát thực tiễn: quan sát thực tế công tác tín
dụng, quản lý rủi ro tín dụng các nghiệp vụ quy trình tín dụng tại ngân hàng để có cái
nhìn thực tiễn và tổng quan. Phương pháp thu thập thông tin: thu nhập thông tin cần
thiết về tín dụng tại ngân hàng, đồng thời thu thập thêm thông tin trên báo,
internet…Phương pháp phân tích, so sánh số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối
và so sánh với một số chỉ tiêu phát triển kinh tế địa phương, hệ thống các tổ chức tín
dụng khác trên địa bàn.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiền về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín - PGD Bà Điểm
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm
3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK PGD
BÀ ĐIỂM
2.1. Giới thiệukhái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thươg mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có trụ sở
chính đặt tại 266 – 268 Nam Kỳ Khỡi Nghĩa, Quậ̣n 3, TPHCM, được thành lập theo
quyết định số 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và
hoạt động theo quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể từ
Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 3 hợp tác xã Tín dụng Tân Bình –
Lữ Gia – Thành Công. Qua hơn 17 năm hoạt động, Sacombank là một trong những
Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam: 5.116 tỷ đồng vốn
điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tự có. Mạng lưới hoạt động trên 250 chi nhánh và phòng
giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 Văn phòng đại diện tại Trung Quốc,
01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia, 10.644 đại lý thuộc 278 ngân
hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đội ngũ nhân viên gần 6.000 cán
bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo, 60.000 cổ đông đại chúng. Được sự chấp
thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 06/06/2006 Sacombank đã tiến hành
niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1:Logo sacombank
Nguồn:sacombank.com.vn
Khởi đầu với mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, sau 27 năm hoạt động Sacombank
đã không ngừng phấn đấu, mở rộng thị phần trở thành một trong những ngân hàng
thương mại lớn nhất ở Việt Nam với mức vốn điều lệ hiện nay trên 15.700 tỷ đồng.
Sacombank luôn tạo những điều kiện, cơ sở vật chất tốt nhất để đáp ứng cho môi
4
trường làm việc của nhân viên. Sacombank hiện tại là một trong những ngân hàng có
nhiều cơ sở khang trang, tiện nghi, và bề thế nhất tại Việt Nam.
Giới thiệu về Sacombank :
Tên đầy đủ : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Comercial Joint Stock Bank.
Tên viết tắt là: SACOMBANK.
Hội sở chính: Số 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ
Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại : (84-8) 39320420.
Fax : (84-8) 39320424
Website : www.sacombank.com.vn
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập
theo:giấy phép hoạt động số 0006/NH-GP Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày
03/12/1991.Và giấy phép số 05/GP-UP do Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh
cấp ngày 03/01/1992.
Chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank
xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước
với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.
2.1.2.Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi
 Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Khu vực.
 Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và đa tiện ích cho khách hàng.
 Tối đa hóa giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tư và cổ đông.
 Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho cán bộ nhân viên.
 Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.
 Tiên phong mở đường và mạnh dạn đương đầu vượt qua những thách thức để
tiếp nối những thành công.
 Đổi mới và năng động để phát triển vững bền.
 Cam kết chất lượng là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong phục vụ
khách hàng và quan hệ đối tác.
 Tạo dựng sự khác biệt bằng Tính đột phá sáng tạo trong kinh doanh và quản trị
điều hành.
5
2.1.3.Giới thiệu Sacombank - PGD Bà Điểm
Phòng giao dịch Bà Điểm - Ngân hàng Sacombank · 2/1A-2/1E, Phan Văn Hớn, Xã
Bà Điểm, H. Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh · (84-28) 35 901 658; (84-28) 35 901 659;
(84-8) ..
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức
(Nguồn : Sacombank - PGD Bà Điểm)
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Ban Giám đốc
Có nhiệm vụ và quyền hạn điều hành mọi hoạt động của CN, quản lý tài sản và
nhân sự của CN theo quy định và theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. Định hướng hoạt
động, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác. Ký kết các
văn bản về tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi được phép hoạt động của CN.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp
Bao gồm bộ phận thẩm định và bộ phận quản lý nợ. Bộ phận thẩm định thực
hiện nhiệm vụ quan hệ, tiếp thị KH trong hoạt động tín dụng, tiến hành thẩm định nhu
cầu tín dụng của KH, trình báo cáo thẩm định tín dụng cho Giám đốc, Phó Giám đốc
6
phê duyệt theo quy định. Phối hợp với các bộ phận quản lý nợ trong theo dõi, chăm
sóc KH, kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay.
Phòng Khách hàng cá nhân
Thực hiện chăm sóc, tiếp thị, tư vấn cho KH cá nhân về các sản phẩm, dịch
vụ. Nắm bắt nhu cầu và đề xuất ý kiến về sử dụng dịch vụ ngân hàng của các KH.
Nghiên cứu, thiết lập các kênh phân phối, đánh giá hiệu quả, khả năng triển khai các
kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới KH.
Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng hiệu quả của từng sản phẩm dịch vụ dành cho KH cá nhân. Phản hồi của
KH về sản phẩm dịch vụ được cung cấp, đề xuất phương án cải tiến, nâng cao chất
lượng hiệu quả nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của KH.
Tham gia xây dựng chính sách KH và kế hoạch phát triển thị trường, phát
triển sản phẩm mới, hỗ trợ xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ; cơ chế, chính sách
tín dụng đối với KH.
Phòng Kế toán - Dịch vụ khách hàng
Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài
chính. Quản lý các loại vốn, tài sản của ngân hàng, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về
hạch toán kế toán, quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho nội bộ ngân hàng
và các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Phòng hành chánh
Với nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến cán bộ công nhân viên của
ngân hàng, đảm bảo an ninh và an toàn cho CN, cung cấp đồ dùng hoạt động cho các
phòng ban…thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng Quản lý tín dụng quản lý các hoạt động thấu chị và thẻ tín dụng của CN phát
hành; Đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thu hồi nợ thấu chi và thẻ tín dụng; Đề xuất xử lý
các khoản nợ quá hạn thấu chi và thẻ tín dụng; Hỗ trợ các đơn vị/ bộ phận khác về một
số nội
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank PGD Bà Điểm từ 2019-2021
2.2.1 Công tác huy động vốn
Nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng về nguồn vốn, thực hiện các chính sách của
ngân hàng Sacombank , ngân hàng luôn chú trọng công tác huy động vốn từ nền kinh
7
tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng
đối tượng khách hàng cụ thể thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Sacombank PGD Bà Điểm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2019
Năm 2020 Năm 2021
Số tiền
Chênh
lệch tiền
Chênh
lệch %
số tiền
Chênh
lệch tiền
Chênh
lệch %
Vốn huy động 859,972 1003,8 143,877 16,73% 1049,084 45,235 4,51%
I, Tiền gửi của khách
hàng
680,757 735,91 55,15 8,10% 859,178 123271 16,75%
1, Tiền gửi không kỳ hạn 225,025 212,48 -12,542 -5,57% 234,072 21,589 10,16%
2, Tiền gửi có kỳ hạn 439,487 504 64,512 14,68% 605,837 101,838 20,21%
3, Tiền gửi ký quỹ 5,664 6,544 0,88 15,54% 5,983 -0,561 -8,57%
4, Tiền Gửi vốn chuyên
dung
10,581 12,881 2,3 21,74% 13,286 0,405 3,14%
II, Tiền gửi, tiền vay
khác
158,683 265,38 106,692 67,24% 178,921 -86,454 -32,58%
III, Phát hành giấy tờ có
giá
20,532 2,5,7 -17,965 -87,50% 10,985 8,418 327,93%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank Hóc Môn)
Vốn huy động của ngân hàng tăng đều trong các năm. Năm 2019 là 859,972 tỷ
đồng năm 2020 là 1003,8 tỷ đồng, so với năm 2019 tăng 143,877 tỷ đồng tỷ lệ tăng
tương ứng là 16.73%. Năm 2021 là 1049,084 tỷ đồng tăng 45,235 tỷ đồng so với năm
2020 tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,5% . vốn huy động tăng có thể là do sự thay đổi tiền
gửi của khách hàng, tiền gửi tiền vay khác, và phát hành giấy tờ có giá .
- Tiền gửi của khách hàng năm 2020 tăng 55,15 tỷ đồng so với năm 2019 tương
ứng với tỷ lệ tăng là 8,1%, năm 2021 123,271 tỷ tỷ lệ tăng là 16,75% so với năm
2020.trong đó tiền gửi không kỳ hạn đã thay đổi lên xuống thất thường năm 2020 so
với năm 2019 giảm 12,542 tỷ tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,57% tăng 2021 lại tăng
21,589 tỷ đồng so với năm 2020 tỷ lệ tăng tương ứng là 10,16% .
8
+ Tiền gửi có kỳ hạn tăng đều qua các năm 2020 và 2021.
Năm 2020 là 504 tỷ đồng tăng 64,512 tỷ đồng tỷ lệ tăng là 14,68% so với năm 2019,
năm 2021 so với năm 2020 tăng 101,838 tỷ tỷ lệ tăng là 20,21%.
+ Tiền gửi ký quỹ tăng trong năm 2020 và giảm trong năm 2021. Năm 2020 so
với năm 2019 tăng 6,544 tỷ đồng tỷ lệ tăng là 8,8% năm 2021 giảm 8,57% so với năm
2020.
- Tiền gửi vốn chuyên dùng cũng tăng một số lượng đáng kể trong tiền gửi của
khách hàng.
Tiền gửi tiền vay khác tăng trong năm 2020 là 106,692 tỷ tương ứng với tỷ lệ
tăng là 67,24% so với năm 2019. năm 2021 giảm so với năm 2020 số lượng giảm là
86,454 tỷ lỷ lệ giảm là 32,58%.
2.2.2 Hoạt động tín dụng
Rủi ro tín dụng là vấn đề được Ngân hàng rất quan tâm bởi nó luôn tiềm ẩn
trong hầu hết các khoản tín dụng và ảnh hưởng tới hoạt dộng kinh doanh của Ngân
hàng. Do việc thu thập thông tin số liệu còn hạn chế, để dánh giá thực trạng rủi ro tín
dụng của Ngân hàng, bài khóa luận chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro
tín dụng sau của Ngân hàng.
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ của Sacombank PGD Bà Điểm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền
Tỷ
trọng(%) Số tiền
Tỷ
trọng(%) Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100% 712,415 100%
1,Doanh nghiệp nhà
Nước 36,958 7,59% 48,39 8,78% 50,326 7,06%
2,Doanh Nghiệp Tư
nhân 383,544 78,80% 426,853 77,46% 558,966 78,46%
3,Vay tiêu dùng 66,203 13,60% 75,809 13,76% 103,123 14,48%
9
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngân hàng)
Trong giai đoạn từ năm 2019 tới 2021 ta thấy ngân hàng có sự tăng trưởng dư nợ rõ
rệt, điều này phản ánh quy mô và năng lực của ngân hàng trong điều kiện thị trường có
sự cạnh tranh mạnh mẽ.năm 2019 là 486,705 tỷ đồng năm 2020 551,502 tỷ đồng năm
2021 là 712,415 tỷ đồng
2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.3. tình hình hoạt động kinh doanh
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019
Năm 2020 Năm 2021
Số tiền
Chênh
lệch tiền
Chênh
lệch %
Số tiền
Chênh
lệch tiền
Chênh
lệch %
Tổng doanh thu 315,08 361,520 46,44 14,74% 400,43 38,910 10,76%
Tổng Chi phí 274,51 312,49 37,98 13,84% 349,15 36,660 11,73%
Kết quả kinh
doanh 40,570 49,030 8,46 20,85% 58,980 9,950 20,29%
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy kết quả kinh doanh của ngân hàng tăng đều
qua các năm cụ thể:
Năm 2020 tỷ lệ này là 40,57 tỷ, năm 2020 là 49,03 tỷ tăng 8,46 tỷ so với năm
2019 tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,85%.
Theo loại tiền
1,VNĐ 165,389 33,98% 283,617 51,47% 373,38 52,41%
2,Ngoại tệ quy đổi
ra VNĐ 321,316 66,02% 267,435 48,53% 339,035 47,59%
Theo thời hạn
1,Vay ngắn hạn 351,421 72,20% 371,395 67,40% 509,992 71,59%
2,Vay dài hạn 135,284 27,80% 179,657 32,60% 202,423 28,41%
10
Năm 2021 kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là 59,88 tỷ tăng 9,95
tỷ so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,29%. kết quả kinh doanh của ngân
hàng vẫn tăng đều qua các năm cũng có thể chứng tỏ phần nào ngân hàng kinh doanh
có hiệu quả.
2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng và những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm
2.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank PGD Bà Điểm
2.3.1.1 Nhóm chỉ tiêu về dư nợ tín dụng
* Tình hình dư nợ theo đối tượng
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo đối tượng Sacombank PGD Bà Điểm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100% 712,415 100%
1,Doanh nghiệp nhà
Nước
36,958 7,59% 48,390 8,78% 50,326 7,06%
2,Doanh Nghiệp Tư
nhân
383,544 78,80% 426,853 77,46% 558,966 78,46%
3,Vay tiêu dùng 66,203 13,60% 75,809 13,76% 103,123 14,48%
(Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank PGD Bà Điểm)
Từ số liệu trên ta có thể thấy rằng: Dư nợ cho vay đã tăng trưởng ổn định qua
các năm. Năm 2019 là 48,605 tỷ, năm 2020 là 551,052 tỷ đồng và năm 2021 là
721,415 tỷ đồng
Chiếm khối lượng lớn vẫn là dư nợ cho vay của khối doanh nghiệp tư nhân với
tỷ lệ năm 2019 là 78,81%, năm 2020 là 77,46%, năm 2021 là 78,46% và tỷ lệ dư nợ
cho vay với loại khách hàng này có xu hướng tăng lên.
Khối lượng cho vay với doanh nghiệp nhà nước tăng lên nhưng xét trong tổng
dư nợ cho vay thì lại giảm.
11
Vay tiêu dùng tăng mạnh qua các năm. Tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay cũng
tăng nhẹ. Năm 2019 là 13,6%, năm 2020 là 13,76% và 2021 là 14,48%. Vay tiêu dùng
tăng có thể tạm lý giải, trong bối cảnh sức mua xuống thấp như hiện nay các hình thức
cho vay tiêu dùng được các ngân hàng kết hợp với các điểm bán tung ra rầm rộ nhằm
kích thích người tiêu dùng. không phủ nhận lợi ích này mang lại tuy nhiên lãi suất của
loại hình tín dụng này là tương đối cao so với các loại hình tín dụng khác nên nó vẫn
chưa phát huy hết hiệu quả mà nó có thể đạt được.
Tuy nhiên việc gia tăng tín dụng đối với các Doanh nghiệp tư nhân và cho vay
tiêu dùng cũng làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn nợ quá hạn nếu Ngân hàng không có cơ chế
kiểm soát tín dụng tốt.
* Tình hình dư nợ theo loại tiền
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo loại tiền Ngân hàng ĐT&PT PGD Bà Điểm
(Đơn vị: tỷ đồng)
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Từ số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay bằng VNĐ có xu hướng tăng đều qua các
năm. Năm 2019 là 165,389 tỷ chiếm tỷ trọng 33,985% trong tổng dư nợ cho vay. năm
2020 tăng lên là 283,617 tỷ chiếm 51,47% và năm 2021 tăng lên 373,38 tỷ chiếm
52,41% trong tổng dư nợ cho vay.
Về ngoại tệ quy đổi ra VNĐ chiếm tỷ trọng đáng kể trong năm 2019 nhưng lại
giảm trong năm 2020 và 2021. Năm 2019 tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy đổi ra
VNĐ là . Năm 2019 là 321,316 tỷ chiếm tỷ trọng 66,02% trong tổng dư nợ cho vay.
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100% 712,415 100%
1,VNĐ 165,389 33,98% 283,617 51,47% 373,380 52,41%
2,Ngoại tệ quy đổi ra
VNĐ 321,316 66,02% 267,435 48,53% 339,035 47,59%
12
Năm 2020 giảm còn 267,435 tỷ chiếm 48,53% và năm 2021 tăng lên 339,035 tỷ
chiếm 47,59% trong tổng dư nợ cho vay.
Sở dĩ từ năm 2019 đến năm 2021 cơ cấu theo loại tiền có sự vận động ngược
chiều trong tỷ trọng cho vay giữa VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ vì năm 2019 chính
phủ thực hiện chính sách kich cầu chống suy giảm kinh tế, ngân hàng đã đẩy mạnh
cho vay vốn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt thực hiện cho vay bằng VNĐ, giúp các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn lưu động cần thiết để đầu tư vào sản xuất kinh
doanh. Đồng thời hoạt động cho vay bằng USD phục vụ cho các công ty xuất nhập
khẩu cũng giảm bớt.
Năm 2020 và 2021 tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VNĐ cũng sấp xỉ bằng tỷ trọng
dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ. Nguyên nhân có thể là do lãi suất cho
vay của VNĐ cao hơn lãi suất cho vay bằng ngoại tệ hoặc cũng có thể là do chính sách
mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng Nhà Nước.
Việc tín dụng bằng ngoại tệ tăng so với đồng nội tệ để lại hậu quả rất khó lường
trước nó có thể làm thị trường ngoại tệ trở nên rất căng thẳng. trên lý thuyết khi doanh
nghiệp nợ ngoại tệ, đồng nội tệ bị phá giá thì gánh nặng nợ của doanh nghiệp càng
thêm chồng chất và khi đó rủi ro mà ngân hàng gặp phải không phải là thấp.
* Tình hình cho vay theo thời hạn.
Bảng 2.6. Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100,00% 712,415 100,00%
1,Vay ngắn hạn 351,421 72,20% 371,395 67,40% 509,992 71,59%
2,Vay trung, dài hạn 135,284 27,80% 179,657 32,60% 202,423 28,41%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng)
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong các năm 2019, 2020, 2021 Vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng rất cao từ 67% tới 72% còn vay trung và dài hạn chỉ chiếm từ 28% tới
33% trong tổng dư nợ cho vay.
Cụ thể như sau :
13
- Năm 2019 tổng dư nợ cho vay là 486,705 tỷ trong đó: vay ngắn hạn là
351,421 tỷ chiếm 72,21%, vay trung và dài hạn là 135,284 tỷ chiếm 27,79%.
- Năm 2020 đã có sự biến động giữa 2 thời hạn cho vay, trong đó vay ngắn hạn
giảm xuống còn 67,4% trong 551,052 tỷ tổng dư nợ cho vay, vay trung và dài hạn tăng
lên 32,6%.
- Năm 2021 tổng dư nợ cho vay là 712,415 tỷ.
Vay ngắn hạn chiếm 71,59%, vay trung và dài hạn giảm xuống còn 28,41%
Như vậy có thể nói Ngân hàng luôn duy trì tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn luôn
lớn hơn nhiều so với dư nợ cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân có thể là do các
doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vay một số vốn để bổ sung vào lượng vốn lưu động của
mình còn thiếu để mở rộng sản xuất nên doanh nghiệp tập trung vào vay ngắn hạn và
lãi suất cũng thấp hơn so với vay trung và dài hạn.
Cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn cũng có ưu nhược diểm của nó.
*Cho vay ngắn hạn: ưu điểm là thời gian thu hồi vốn ngắn, ít rủi ro nhưng nhược điểm
là lãi suất cho vay thấp sẽ không đem lại doanh thu cao cho ngân hàng.
*Cho vay trung và dài hạn thì ngược lại so với vay ngắn hạn: ưu điểm là lãi suất cho
vay cao làm thu nhập của ngân hàng tăng lên, nhưng nhược điểm lại không ít vì thời
gian thu hồi vốn dài, khả năng ngân hàng gặp rủi ro là rất cao.
* Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ.
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo tài sản đảm bảo của ngân hàng
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100% 712,415 100%
1,Dư nợ có Tài Sản
Đảm bảo 443,448 91,11% 507,110 92,03% 662,274 92,96%
2,Dư nợ không có Tài
Sản Đảm bảo 43,257 8,89% 43,942 7,97% 50,141 7,04%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng)
14
Một trong những điều kiện cần và đủ khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng
cho khách hàng đó là khách hàng phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình,
đây là biện pháp dự phòng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không
thể hoàn trả lại khoản vay cho ngân hàng. Vì vậy để giảm bớt thiệt hại có thể xảy đến
cho ngân hàng, việc tăng tỷ trọng các khoản vay có tài sản đảm bảo là một vấn đề cấp
thiết đối với ngân hàng, nhưng điều đó không phải là dễ trong điều kiện kinh tế hiện
nay, do các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp không
đủ tài sản để đáp ứng điêu kiện này.
Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo luôn ở mức trên 90% tổng dư nợ cho vay. năm
2019 mức tỷ lệ này đạt ở mức 91,11%, năm 2020 là 92,03% và năm 2021 là 92,96%
nó thể hiện rất rõ những cố gắng của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng có
lượng tài sản đảm bảo với yêu cầu của ngân hàng. Tương ứng với tỷ lệ tăng các khoản
vay có tài sản đảm bảo là tỷ lệ giảm của các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Cụ
thể là năm 2019 tỷ lệ này là 8,89%, năm 2020 là 7,97%, năm 2021 giảm còn 7,04%
trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
Với những số liêu trên ta thấy Ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc nâng cao tỷ lệ
dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, nhằm hạn
chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy đến cho ngân hàng
2.3.1.2 Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu
 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một hoặc toàn bộ gốc hoặc lãi đã quá hạn
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn tại Sacombank PGD Bà Điểm
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng dư nợ 486,705 551,052 712,415
Nợ quá hạn 51,893 57,73 72,572
Nợ quá hạn/ tổng dư nợ 10,66% 10,48% 10,19%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Qua bảng trên ta thấy nhìn chung qua các năm 2019,2020,2021 dư nợ tín dụng
tương đối ổn định, nhưng bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên. Tuy nhiên tỷ
15
lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại giảm. Nhưng tỷ trọng nợ quá hạn trong năm ở mức
>10%, cao >3 lần với mức theo thông lệ quốc tế là 3%. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao
cùng với tăng trưởng tín dụng cao thì chất lượng tín dụng chưa đảm bảo cần nâng cao
công tác quản lý các khoản vay. Cũng có thể nguyên nhân là do ngân hàng nhà nước
ban hành quyết định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, có nhiều thay đổi về
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay . một nguyên nhân có khả
năng đó là những năm gần đây nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát làm giá của
các hàng hóa tăng cao lãi suất ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và tăng cao, các doanh
nghiệp bị anh hưởng nghiêm trọng khi giá cả hàng hóa tăng cao làm giá nguyên vật
liệu vì thế mà cũng tăng theo làm cho giá thành sản xuất của doanh nghiệp tăng nên
sức tiêu thụ sản phẩm giảm sút nên hàng tồn kho nhiều doanh nghiệp sẽ không có vốn
đầu tư vào sản xuất nên khả năng hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng là điều dễ
hiểu.
 Phân loại nợ quá hạn theo thời hạn :nợ ngắn hạn và nợ trung và dài hạn
Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tại ngân hàng Sacombank PGD Bà
Điểm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
NQH (ngắn hạn) 16,718 18,36 22,858
Dư nợ ngắn hạn 351,42 371,395 509,992
Tỷ lệ NQH (ngắn hạn) 4,76% 4,94% 4,48%
NQH (trung, dài hạn) 35,175 39,37 49,714
Dư nợ trung dài hạn 135,28 179,657 202,243
Tỷ lệ NQH (trung, dài hạn) 26,00% 21,91% 24,58%
(Nguồn: Báo cáo kết quả họa động sản xuất kinh doanh tại ngân hàng)
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn thay đổi qua các năm cả ngắn, trung
và dài hạn.
+ Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn năm 2019 là 4,76% , năm 2020 tỷ lệ này tăng lên 4,94%
và giảm xuống còn 4,48% trong năm 2021
16
+ Tỷ lệ nợ trung và dài hạn quá hạn giảm đều qua các năm đây là dấu hiệu khả quan
trong việc giảm thiểu tỷ lệ nợ trung dài hạn quá hạn tỷ lệ này giao động trong khoảng
từ 24%-26%. Tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm, đó là dấu hiệu
tốt
Trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng thì dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng
khá lớn so với cho vay trung và dài hạn, nhưng nợ quá hạn lại ngược lại, nợ quá hạn
trung và dài hạn lại lớn hơn rất nhiều lần nợ quá hạn của vay ngắn hạn, cho thấy công
tác cho vay trung và dài hạn thực sự chưa phát huy được hiệu quả, và tiềm ẩn trong đó
nguy cơ xảy ra là rất cao. Nguyên nhân của vấn đề này có thể bắt nguồn từ sự biến
động thất thường của nền kinh tế tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nước.
+ Phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng nợ quá hạn 51,893 100% 57,73 100% 72,572 100%
Nợ quá hạn tư nhân 39,5 76,12% 45,126 78,17% 57,46 79,18%
Nợ quá hạn DN Nhà nước 1,435 2,77% 2,562 4,44% 2,986 4,11%
Nợ quá hạn vay tiêu dùng 10,958 21,12% 10,042 17,39% 12,126 16,71%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khi phân tích nợ quá hạn theo thành phần
kinh tế ngân hàng tập trung phần lớn vốn vay vào khu vực kinh tế tư nhân. Nợ quá hạn
của khu vực kinh tế tư nhân thay đổi qua các năm nhưng luôn ở mức cao năm 2019 nợ
quá hạn là 39,5 tỷ đồng đạt tỷ lệ 76,12% tổng nợ quá hạn, năm 2020 tăng lên 45,126 tỷ
đồng chiếm 78,17% tổng nợ quá hạn, năm 2021 là 57,46 tỷ đồng chiếm 79,18% tổng
nợ quá hạn.
17
Điều này cũng có thể dễ hiểu vì theo chủ trương của Ngân hàng Nhà Nước và
chính phủ đối tượng được ưu tiên vay vốn là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ nên
khi dư nọ tín dụng cho vay với loại khách hàng luôn ở mức ≥ 75%, thứ hai có thể do
mục tiêu khách hàng muốn hướng tới và mở rộng tín dụng là các đối tượng này nên
theo đó nợ quá hạn cũng theo đó mà tăng theo dư nợ cho vay với loại đối tượng này.
Tỷ lệ nợ quá hạn của Các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế nhà nước cũng tăng
qua các năm nhưng luôn giữ ở mức thấp nhất chỉ từ 2,77% năm 2019 tới 4,44% năm
2020 trên tổng số nợ quá hạn của ngân hàng. Cũng có thể do tình hình kinh tế chung
của toàn khu vực và trên thế giới. Trong 3 năm trở lại đây thì nền kinh tế không mấy
khởi sắc vẫn còn trong giai đoạn khủng hoảng nên có thể các doanh nghiệp thuộc các
khối hoạt động kém hiệu quả có phần nào trì trệ. Hoạt động chỉ duy trì sự tồn tại. Nên
nợ quá hạn theo các thành phần kinh tế theo đó mà tăng cao.
Để khắc phục và phục hồi nền kinh tế nên Ngân hàng Nhà Nước và chính Phủ
thực hiện chính sách khuyến khích tiêu dùng là một trong những động thái tích cực để
phục hồi kinh tế đang suy thoái. Chính sách này khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa để các daonh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm và có thể phục hồi
được sản xuất, để thực hiện được mục tiêu này ngân hàng đã có nhiều ưu đãi cho vay
tiêu dùng như cho vay với mức lãi suất thấp và có nhiều chương trình khuyến mãi tặng
quà. Có thể vì như thế mà nợ quá hạn của vay tiêu dùng ở mức cao nhưng có dấu hiệu
giảm trong năm 2021 khi tỷ lệ nợ quá hạn này chỉ còn 16,71%.
 Tình hình nợ xấu
Theo điều 6,7 quyết định 493/QĐ-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm
3,4,5. Nợ xấu đối với các ngân hàng là khoản tiền cho khách hàng mà khó thu hồi lại
được có thể là do khách hàng làm ăn thua lỗ dẫ tới phá sản khó có thể hoàn trả khoản
vay cho ngân hàng. Ba năm qua tình hình lãi suất huy động có nhiều biến động không
thể lường trước được. Ví như vào cuối năm 2019 lãi suất cho vay vào khoảng 15-17%/
1 năm nhiều khoản ay cá biệt còn có thể lên tới 20%/ năm. Các doanh nghiệp mạnh có
uy tín sẽ không chấp nhận được mức lãi suất cao như vậy và hộ sẽ đi tìm nguồn tài
trợn mà lãi suất thấp hơn nhiều, còn những doanh nghiệp khủng hoảng thiếu vốn thì họ
lại sẵn sàng chấp nhận mọi mức lãi suất để có thể sử dụng được nguồn vốn nên nguy
cơ nợ xấu tiềm ẩn là rất cao
18
Bảng 2.11. Tình hình nợ xấu của Sacombank PGD Bà Điểm
(Đơn Vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
Tỷ
trọng(%)
Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100% 712,415 100%
1,Dư nợ có Tài Sản
Đảm bảo 443,448 91,11% 507,110 92,03% 662,274 92,96%
2,Dư nợ không có Tài
Sản Đảm bảo 43,257 8,89% 43,942 7,97% 50,141 7,04%
(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)
Căn cứ vào số liệu trên ta thấy cùng với sự tăng trưởng của tín dụng cùng với
sự tăng lên nợ quá hạn, mà đáng chứ ý nhất là tỷ lệ nợ xấu. Nếu như tỷ lệ nợ quá hạn
chiếm 10,66% năm 2019 năm 2020 là 10,48% năm 2021 10,19% tổng dư nợ tín dụng
,tỷ lệ nợ xấu chiếm 5,57% năm 2019, năm 2020 là 5,76% và năm 2021 giảm xuống
còn 5,3% trên tổng dư nợ tín dụng. Ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ tọng rất nhỏ
trong tổng nợ quá hạn.
Bảng 2.12. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng so với tiêu chuẩn quốc tế
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tiêu chuẩn
quốc tế
Tỷ lệ nợ quá hạn 10,66% 10,48% 10,19% ≤ 3%
Tỷ lệ nợ xấu 5,57% 5,76% 5,30% ≤ 5%
Ta có thể dễ dàng nhận thấy mức chênh lệch giữa các tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng
dư nợ là lớn hơn gấp 3 lần, còn tỷ lệ nợ xấu vẫn cao hơn tiêu chuẩn quốc tê nhưng
không cao hơn không nhiều lắm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vẫn ở
mức cao mà tỷ lệ các khoản nợ quá hạn và nợ xấu giảm xuống tuy không nhiều nhưng
điều đó cũng chứng tỏ phần nào công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả.
Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa
19
2.3.1.4 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Bảng 2.13 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
(Đơn Vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Vốn huy động 859,972 1003,8 1049,084
Tổng dư nợ cho vay 486,705 551,052 712,415
Tỷ trọng dư nợ/ vốn huy động 56,60% 54,90% 67,91%
Tỷ lệ nợ trên vốn huy động qua các năm tăng dần từ 56,6% năm 2019, năm
2020 là 54,9% và 67,91% năm 2021
Hiện tại quy định về tỷ trọng dư nợ trên vốn huy động theo thông tư
13/2019/TT-NHNN được sửa đổi bằng thông tư 19/2019/TT-NHNN, theo đó hệ số
này đang được thả nổi. Điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động của
toàn hệ thống vào khoảng 95%. Nếu tính thêm cả các khoản đầu tư trái phiếu doanh
nghiệp và ủy thác đầu tư thì con số sẽ lớn hơn nhiều, đây là rủi ro thanh khoản cho các
ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Trong dự thảo ngân hàng nhà
nước muốn áp dụng tỷ lệ này là 80% đối với các tổ chức tín dụng và 85% đối với các
công ty tài chính và thay đổi định nghĩa về chỉ tiêu này. Những điều chỉnh về cách tính
chỉ tiêu dư nợ là cần thiết để kiểm soát việc lách tăng trưởng tín dụng qua kênh phát
hành trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác đầu tư của các ngân hàng và loại bỏ phần huy
động từ các tổ chức tín dụng khác ra khỏi chỉ tiêu huy động để phản ánh đúng bản chất
của huy động. Tỷ lệ an toàn này sẽ phản ánh đúng mối quan hệ cung – cầu vố, giúp
ngân hàng điều tiết đươc các hoạt động của mình. Nếu tỷ lệ này quá cao ngân hàng có
thể gặp rủi ro trong thanh khoản, ngược lại nế tỷ lệ này quá thấp có thể làm ngân hàng
chưa tận dụng hết nguồn vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao.
2.3.1.5 Thực trạng trích lập dự phòng
Nguyên nhân chủ yếu gây nên nợ quá hạn tăng là do tình hình kinh tế thế giới
phức tạp, không ổn định trong nước lãi suất cho vay tăng cao. Tuy nhiên khi xét
chuyện cấp tín dụng cho khách hàng nào thì ngân hàng nào cũng cần xác định là có thể
gặp rủi ro và trong phần lớn tình huống xảy ra nếu ngân hàng ứng phó chậm hậu quả
để lại sẽ rất là khó lường trước được. Vì vậy một trong những biện pháp hiện nay các
20
ngân hàng thực hiện là trích lập dự phòng rủi ro, biện pháp này giúp ngân hàng hạn
chế được phần nào rủi ro tín dụng. Ngân hàng đã trích lập dự phòng theo điều Quyết
Định 493/QĐ-NHNN
Bảng 2.14 Bảng trích lập dự phòng của Sacombank PGD Bà Điểm
(Đơn Vị: tỷ đồng)
Bảng trích lập dự phòng Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Tổng cộng
Năm 2019 3,865 1,992 5,857
Năm 2020 3,603 2,311 5,914
Năm 2021 4,462 2,285 6,747
Bảng 2.15 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Sacombank PGD Bà Điểm
(Đơn Vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu năm 2019 năm 2020 năm 2021
Trích lập dự phòng rủi ro 5,857 5,914 6,747
Tổng dư nợ cho vay 486,705 551,052 712,415
Tỷ lệ trích lập dự phòng 1,20% 1,07% 0,95%
Tổng nợ xấu 2,891 3,324 3,845
Khả năng bù đắp rủi ro 202,6% 177,9% 175,5%
(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)
Qua bảng trên ta thấy số tiền trích lập dự phòng của ngân hàng tăng đều qua các
năm. Năm 2019 là 5,857 tỷ đồng năm 2020 là 5,914 tỷ và năm 2021 là 6,747 tỷ đồng.
Điều này có thể là do tăng trưởng tín dụng mà nợ quá hạn tăng, tỷ lệ nợ xấu theo đó
mà cũng tăng theo cho nên số tiền trích lập dự phòng cũng tăng theo. Quý 2 năm 2019
ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 Quyết Định 493/QĐ –NHNN. Thay vì
trích lập dự phòng theo phương pháp định lượng thì ngân hàng áp dụng hệ thống xếp
hạng tín dụng 111nội bộ, đáp ứng đủ các điều kiện trích lập dự phòng theo phương
pháp định tính nên số tiền theo cách tính này cũng tăng lên.
Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất cao, đảm bảo nếu có rủi ro
tín dụng xảy ra đối với các khoản nợ quá hạn khó đòi thì vẫn không ảnh hưởng nhiều
21
tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
để bù đắp các khoản nợ quá hạn khó đòi. Cụ thể khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng
năm 2019 là 202.6% năm 2020 là 177,9% năm 2021 là 175,5%
2.3.2 Thực tế các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Sacombank PGD Bà Điểm
Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Sacombank PGD Bà
Điểm
 Thực hiện đầy đủ và đúng quy trình tín dụng
+ Đánh giá khách hàng
+Ngân hàng thường xuyên tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, thẩm định để để đánh
giá chính xác về khách hàng từ đó có quyết định cho vay đúng đắn và phát hiện được
rủi ro tiềm ẩn kịp thời.
+Đánh giá uy tín khách hàng: xem xét sự sẵn sàng trả nợ ngân hàng của khách hàng,
tư cách đạo đức của người chủ, người điều hành, thông qua mối quan hệ của người
chủ và nguời xung quanh xem xét đánh gía ngành nghề mà khách hàng kinh doanh
+Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp: quyết định thành lập, giấy phép đăng
ký kinh doanh, điều lệ hoạt động năng lực pháp lý của người đại diện
+Đánh giá phân tích tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá ảnh hưởng của nó tới
mức độ của rủi ro khoản vay sau này
+Phân tích khả năng tạo ra thuận lợi hay năng lực kinh doanh, đánh giá về thị trường
và sản phẩm, xem xét vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự ưa thích của người
tiêu dùng đối với sản phẩm hiện tại và trong tương lai, các nguồn lực cho sản xuất và
chất lượng quản lý
+Sự thiếu trung thực của khách hàng thể hiện trong báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các tài liệu chứng từ liên quan đến mục đích sử
dụng vốn vay. Đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi các ngân hàng phải thu thập các thông
tin, nắm vững khả năng tài chính và đánh giá chăc chắn hiệu quả dự án của khách
hàng vay vốn, tránh tình trạng thẩm định chỉ dựa trên số liệu trong báo cáo tài chính
hoặc hợp đồng kinh tế bằng bản copy không đáng tin cậy.
+Phân tích điều kiện kinh doanh: ngân hàng đánh giá biến động của nền kinh tế, khi
nền kinh tế tăng trưởng se mở rộng cho vay, thắt chặt khi suy thoái
22
- Tăng cường công tác kiểm tra của ngân hàng
Kiểm tra khách hàng cả trước và sau khi cho vay, cần kiểm tra khách hàng khi
khách hàng bắt đầu đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng đến khi ngân hàng duyệt xong
kế hoạch vay vốn và cuối cùng là thu hồi hết vốn. Sau khi đã cho vay ngân hàng cần
kiểm tra việc sử dụng tiền vay có hiệu quả có đúng mục đích hay không, tiến độ thực
hiện sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm và việc thực hiện trả nợ gốc và
lãi ngân hàng đúng hạn
- Sử dụng có hiệu quả công cụ đảm bảo
Đảm bảo an toàn vốn vay nhất là các khách hàng mới quan hệ tín dụng với
ngân hàng lần đầu hoặc có độ tín nhiệm chưa cao với ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng
phải sử dụng đảm bảo tín dụng để giảm bớt rủi ro trong tín dụng tạo điều kiện thu hồi
nợ chắc chắn
- Đa dạng hóa tín dụng
Đa dạng hóa đối tượng đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau nhằm phân tán rủi ro
trong tín dụng ngân hàng, không nên cho vay tập trung ở một khu vực hay một lĩnh
vực kinh tế nào đó. Không nên tập trung vốn vay cho một hoặc một đối tượng khách
hàng vì nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến mức độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng
và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thực hiện phương châm trong kinh doanh “
không nên để trứng cùng một giỏ” . đối với các dự án lớn và có triển vọng ngân hàng
có thể thực hiện liên doanh liên kết với ngân hàng khác dưới hình thức đồng tài trợ
- Thực hiện bảo hiểm tín dụng
Đây là hình thức phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng hết sức mới mẻ. Ngân
hàng yêu cầu khách hàng tham gia bảo hiểm đối với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
của họ
+Ngân hàng trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
+Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng từ các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp
+Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả với chất
lượng cao
+Nhân tố con người là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại trong quản trị tín
dụng. Người làm công tác quản lý tín dụng phải biết vận dụng kiến thức tổng hợp để
có thể xem xét chính xác các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phương thức tổ chức kinh
23
doanh, quan hệ với xã hội và các vấn đề liên quan tới pháp luật .. nhân tố con người
đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ của cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng với chuyên môn của từng người...
 Xử lý nợ quá hạn
Căn cứ vào tính chất của từng khoản vay mà các phòng trong khối tín dụng cùng phối
hợp và đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp
+ Đối với những khoản nợ có khả năng thu hồi cán bộ tín dụng phải bám sat doanh
nghiệp để theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh nắm được sự vận động của vốn, nếu
có thể thì cố vấn cho doanh nghiệp tìm cách giải quyết để doanh nghiệp hoạt động tốt
và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng trong thời gian sớm nhất
2.4. Mô tả vị trí thực tập
- Vị trí thực tập: Phòng tín dụng
Người hướng dẫn trực tiếp: Trần Văn Thành nhân viên phòng tín dụng và Vũ Đình
Hoàng, phó trưởng phòng tín dụng
- Tính chất công việc
Đề xuất, xây dựng, phát triển và theo dõi các chương trình kinh doanh qua
các kênh nhằm đạt doanh số tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
Phối hợp với các phòng ban liên quan đánh giá tình hình thực hiện việc
triển khai các chính sách, chương trình cho vay tiêu dùng
Phối hợp với phòng kế hoạch bán lẻ và các bộ phận liên quan trong việc
thực hiện các chương trình marketing kinh doanh tín dụng
Xây dựng và phát triển các công cụ kinh doanh cung cấp cho các kênh tín
dụng
Hỗ trợ các đơn vị toàn hệ thống để hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu về hiệu
quả kinh doanh
Tìm kiếm đối tác, xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền các chương
trình hợp tác liên quan đến phát triển kinh doanh tín dụng
Tham gia tạo dựng không khí làm việc tích cực và hiệu quả tại ngân hàng
24
2.5. Đánh giá chung về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm
2.5.1 Kết quả đạt được
Trong bối cảnh quy mô hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng, ngân hàng
đã không ngừng nỗ lực trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, một số
kết quả mà ngân hàng đã đạt được trong 3 năm qua là
+ Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ lại giảm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã bước đầu thành công trong
công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cần chú ý tới chất lượng tín dụng tại
các khoản vay để đảm bảo chất lượng tín dụng.
+ Ngân hàng thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng theo quyết định của ngân hàng
nhà nước. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm cho các khoản nợ chặt chẽ
hơn, số tiền trích lập dự phòng phụ thuộc vào các khoản nợ quá hạn, giúp ngân hàng
không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trong trường hợp khách hàng
không thể thanh toán khoản nợ đúng hạn. Rủi ro theo đó mà phần nào cũng được hạn
chế.
+ Cơ cấu cho vay theo đối tượng ngày càng được quan tâm và hợp lý hơn trước. Tỷ
trọng tín dụng cho khách hàng tư nhân năm 2019 là 78,80%, năm 2020 là 77,46% và
năm 2021 là 78,46%, tỷ trọng cho vay của các doanh nghiệp nhà nước tăng giảm thất
thường năm 2019 là 7,59% năm 2020 tỷ lệ này là 8,78% và năm 2021 giảm xuống còn
7,06% thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Điều này có thể là do ngân hàng đã hạn chế
cho vay với các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Ngân hàng mở rộng cho vay
với đối tượng là các doanh nghiệp vì đây là đối tượng có khả năng linh hoạt với thị
trường, phản ứng nhanh nhaỵ với các biến động của nền kinh tế nên đối tượng này có
thể được ngân hàng quan tâm hơn.
+ Với các văn bản và các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát nguy cơ
rủi ro tiềm ẩn đã tạo lên chính sách quản tri tín dụng rõ ràng. Bên cạnh đó sự tách bạch
giữa nhiệm cụ và quyền hạn của các phòng ban giúp đảm bảo tránh sai sót trong quá
trình xét duyệt hồ sơ vay vốn, hạn chế việc làm ẩu làm tắt không đúng trình tự.
+ Trong các năm qua chất lượng cán bộ tín dụng không ngừng được nâng cao vì rủi ro
tín dụng có thể xảy ra do kỹ năng, trình độ quản lý và tinh thần trách nhiệm đối với
25
công việc và lòng yêu nghề sâu sắc nên vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
luôn được ngân hàng quan tâm, chú trọng đặc biệt. Bằng các chương trình tập huấn
nghiệp vụ cho cán bọ tín dụng ngân hàng cũng đã gặt hái được những thành công bước
đầu trong công cuộc cải tổ này. Hệ thống tín dụng nhờ đó mà được cải thiện đáng kể,
khả năng nắm bắt, nhanh nhạy với thông tin của cán bộ tín dụng được nâng cao, có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban để đem lai hiệu quả công việc tốt nhất.
2.5.2 Những hạn chế còn tồn tại
Có sự dịch chuyển mất cân đối khá rõ ràng giữa tăng trưởng tín dụng bằng nội tệ và
ngoại tệ. Việc gia tăng tín dụng bằng ngoại tệ mạnh vì người vay phải hoàn trả gố và
lãi bằng ngoại tệ nên qua đó lại làm tăng nhu cầu ngoại tệ gây sức ép lên tỷ giá làm giá
trị đồng nội tệ mất giá. Gây thua lỗ cho các doanh nghiệp nhập khẩu. rủi ro của các
doanh nghiệp cuối cùng lại mang đến rủi ro cho ngân hàng
+ Thông qua chấm điểm và xếp hạng tín dụng có thể nhận thấy phần lớn khách
hàng của ngân hàng được xếp vào loại tín dụng có rủi ro thấp, cùng với đó theo cách
phân loại chuẩn mực thì các khách hàng này sẽ bị phân loại nợ của nhóm 2,3 như vậy
tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 tới nhóm 5 của ngân hàng sẽ tăng cao.
+ Mặc dù ngân hàng đã thực hiện quy trình cho vay có hiệu quả tuy nhiên thì
hạn chế của việc này là cán bộ ngân hàng phải làm theo mẫu có sẵn vì vậy sự dập
khuôn là không thể tránh khỏi dẫn tới việc đánh giá khách hàng chưa chính xác. Đối
với các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành thì việc chấm điểm tín dụng không thỏa
đáng vì chỉ xác định được loại hình kinh doanh của doanh nghiệp
+ Không nên để trứng vào cùng một giỏ là phương tram kinh doanh của tất cả
các đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các daonh
nghiệp lớn vẫn còn ở mức cao dẫn tới nợ xấu của nhóm khách hàng này cũng tăng cao.
Việc đa dạng hóa danh mục cho vay phải được đưa lên hàng đầu.
+ Công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng còn mang tính chất bị động,
chỉ trú trọng vào khâu đối phó và khắc phục hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra. Ngân
hàng chưa chủ động trong công tác phòng chống quản trị rủi ro tín dụng, lựa chọn
khách hàng an toàn tỷ trọng cho vay phù hợp.
26
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
SACOMBANK PGD BÀ ĐIỂM
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm
Chiến lược của Sacombank giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là
phấn đấu trở thành ngân hàng một trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả
uy tín hàng đầu trong khu vực đông Nam Á vào năm 2020 trong đó chú trọng đến 3
khâu đột phá chiến lược là:
- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng các công nghệ trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học
công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của Sacombank .
Trong giai đoạn 2020-2025 Sacombank sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu
như sau:
1. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều
hành các cấp của Sacombank tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành tập đoàn tài
chính hàng đầu tại Việt Nam
2. Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao
hiệu quả và duy trì chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng cường bền vững.
3. Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của Sacombank trên thị trường
tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia
4. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý the các
thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.
5. Phát trển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín
dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ
6. Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh
doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động
7. Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng
cao năng suất lao động
8. Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con,
công ty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tư, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính
27
9. Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp
và phát triển thương hiệu Sacombank
Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đặt ra
trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, Sacombank đã phân khai chương trình hành
động theo 8 phần chính bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành
tại Sacombank cụ thể như sau
- Tín dụng: đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực đối tượng khách
hàng,
- Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực
kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công
ty trực thuộc
- Kinh doanh vốn: đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế
hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam
- Phát triển bán lẻ: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho
hoạt động bán lẻ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bán lẻ, đồng thời nâng cao chất lượng
dịch vụ cung cấp
- Nguồn nhân lực mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập
đoàn tài chính ngân hàng
- Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt
động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Mỗi thành phần kể trên đều được xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết tới
từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến các đơn vị triển khai thực hiện
 Tăng trưởng tín dụng đi đôi với giữ vững và ổn định chất lượng
Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhữn rủi ro mà các ngân hàng không thể
lường trước được mọi tình huống có thể xảy ra mà ngân hàng chỉ có thể tìm cách để
phòng tránh và làm cho hoạt động tín dụng của mình an toàn hơn cũng đồng nghĩa hạn
chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. Trong tình hình lạm phát tăng cao, sự mất giá của
đồng tiền mục tiêu kiềm chế lạm phát, thắt chặt tăng trưởng tín dụng là mục tiêu hàng
đầu mà nhà nước ta đang theo đuổi. Vì vậy ngân hàng đã định hướng tăng trưởng tín
dụng đi đôi với giữ vững và ổn định chất lượng tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro
tín dụng ở những khoản vay kém hiệu quả.
28
 Tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Do khách hàng thuộc loại này thường có ưu điểm là linh hoạt trong sản xuất
kinh doanh, phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường, dễ ứng phó với khủng
hoảng, và loại khách hàng này có tái sản đảm bảo là nhà xưởng máy móc, sản phẩm....
nên khi cho vay với khách hàng này có thể hạn chế rủi ro khi khách hàng không có
khả năng hoàn trả tín dụng.
 Nâng cao hiệu quả công tác xử lý rủi ro tín dụng trong đó chú trọng xử lý các
khoản nợ tồn đọng khó đòi
Ngân hàng phản ánh đúng thực trạng, thực hiện đầy đủ chế độ trích lập dự
phòng rủi ro, kiểm tra việc phân loại nợ ở các đơn vị để xử lý các khoản nợ xấu kịp
thời.
Tập trung cho vay ngắn hạn, quan tâm chú trọng tới các khoản vay tring và dài hạn
Ngân hàng luôn quan tâm tới cân đối nguồn vốn huy động với công tác cho
vay. Ngân hàng trú trọng cho vay ngắn hạn vì thời gian cho vay ngắn, theo đó cũng ít
rủi ro hơn. Và ngược lại với các khoản vay trung và dài hạn doanh nghiệp cũng dành
sự quan tâm đáng kể.
3.2.Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank
PGD Bà Điểm
Rủi ro tín dụng dù xuất phát từ nguyên nhân nào, dù khách quan hay là chủ
quan cũng được thể hiện trên hai mặt đó là rủi ro co thể xảy ra và rủi ro đã xảy ra.
Những rủi ro có thể xảy ra tuy tiềm ẩn nhưng trong nhiều trường hợp lại có tính chu
kỳ lặp lại nên có thể tìm ra được quy luật và từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa
và hạn hạn chế phần nào rủi ro có thể xảy ra.
Rủi ro luôn đi song hành cùng lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro lại càng
lớn. Ngân hàng không thể loại bỏ mọi rủi ro trong quá trình hoạt động của mình. Tùy
theo mức độ mà ngân hàng hạn chế, giảm thiểu, tránh hay chuyển tiếp chúng. Biện
pháp quản lý nào là thích hợp sẽ tùy thuộc vào loại rủi ro cần kiểm soát
Các giải pháp không thể áp dụng được cho mọi khách hàng cũng như mọi rủi ro
hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Mỗi khách hàng chứa đựng và tiềm ẩn những loại
rủi ro khác nhau, áp dụng một biện pháp cho tất cả khách hàng là không khả thi. Em
29
xin đưa ra một số giải pháp phòng ngừa với mong muốn hạn chế rủi ro tín dụng cho
Ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm
3.2.1 Quản lý chặt chẽ các khoản cho vay có ván đề và đưa ra biện pháp xử lý nợ
khó đòi
Ngân hàng cần quan tâm tới khách hàng thường xuyên để có thể phát hiện và xử lý
nhanh chóng những khoản vay có vấn đề qua thái độ và phân tích các báo cáo tài chính
của khách hàng. Khi phát hiện ra những khoản nợ này cán bộ tín dụng phải kiểm tra
hồ sơ để đảm bảo hồ sơ là đúng trình tự, hợp pháp. Ngân hàng cần đưa ra các giải
pháp và tư vấn cho khách hàng tháo gỡ khó khăn, tiếp tục sản xuất
Đối với các khoản nợ khó đòi thì ngân hàng nên
 Xử lý bằng tài sản đảm bảo
 Bán nợ cho các công ty mua bán nợ, công ty tư vấn hay bất kỳ tổ chức
nào mua nợ
 Xử lý bằng dự phòng rủi ro đây là biện pháp cuối cùng trong quá trình
xử lý nợ của ngân hàng
3.2.2 Xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp với lợi thế của ngân hàng
Định hướng của ngân hàng là phát triển thành ngân hàng đa năng, bán lẻ đi đôi
với bán buôn. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh như ngày nay thì việc xây dựng
chiến lược khách hàng phù hợp với lợi thế của ngân hàng là rất cần thiết. Cũng như
các ngân hàng thương mại khác mục tiêu ngân hàng muốn đạt được là lợi nhuận, phát
triển bền vững và hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nếu có một
chiến lược khách hàng đúng và thực hiện tốt sẽ giúp đỡ cho ngân hàng rất nhiều
Trong thời gian tới ngân hàng ần du trì và mở rộng với các khách hàng truyền
thống kiên quyết không cho vay đối với khách hàng có lịch sử tín dụng yếu kém
không có khả năng hoàn trả tin dụng
Do đặc thù kinh tế hiện nay ngân hàng định hướng khách hàng phát triển đó là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là các doanh nghiệp có triển vọng cao, thủ tục
nhanh mà lại không phức tạp
3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý danh mục cho vay
Danh mục cho vay là tập hợp các khoản vay mà ngân hàng cung ứng tại một
thời điểm. Rủi ro danh mục một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
30
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Quản lý
danh mục cho vay tức là hạn chế rủi ro danh mục bằng cách nhận dạng, dự báo, và
kiểm soát độ rủi ro tín dụng đối với từng thị trường và từng ngành nghề
3.2.3.1 Thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay
Việc đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng sẽ làm giảm tối đa rủi ro
khi phân chia rủi ro cho các khoản cho vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực
quy mô khách hàng. Các khách hàng đa dạng tức là đa dạng các lĩnh vực sản xuất,
ngành nghề khác nhau, đa dạng hơn các phương thức cấp tín dụng, ngân hàng không
nên cho vay quá tập trung vào một loại hình kinh doanh sản xuất nào hay một đối
tượng tín dụng nào đó.
3.2.3.2 Cân đối cơ cấu trong danh mục cho vay
Ngân hàng cần đưa ra mục tiêu, chiến lược cụ thể đối với cơ cấu các khoản tín
dụng theo thời gian. Luôn giữ tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn trung và dài hạn để
đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong quá trình thu hồi vốn
Cân đối cho vay đối với đồng nội tệ và đồng ngoại tệ
3.2.3.3 Giải pháp hỗ trợ trong biện pháp quản lý danh mục cho vay
+ yêu cầu có bảo lãnh
+ Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh: hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn,
.....
3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác dự
báo và phòng ngừa rủi ro tín dụng
Thu thập, phân tích và xử lý kịp thời chính xác thông tin về tình hình tài chính,
quan hệ tín dụng, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình biến đổi
của nền kinh tế, chính sách pháp luật của nhà nước, dự báo thị trường trong và ngoài
nước trước khi đưa ra quyết định cho vay luôn được coi trọng. Các thông tin mà khách
hàng cung cấp cho ngân hàng chưa chắc đã đúng nên ngân hàng cần nâng cao chất
tượng công tác thu thập thông tin, sao cho thông tin thu thập được nhanh và chuẩn xác
Thông tin tín dụng ra đời từ rất sớm và đây là lĩnh vực quan trọng, quyết định
tới sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như các lĩnh vực có liên quan. Việc
thông tin tín dụng được chia sẻ sẽ mở rộng việc cho vay. Đồng thời điều này cũng làm
31
giảm đi sự mất cân xứng về thông tin giữa các bên có liên quan tới hợp đồng tín dụng,
ngân hàng sẽ đánh giá chính xác hơn về rủi ro và nâng cao chất lượng khoản vay,....
3.2.5 Nâng cao chất lượng chất lượng cán bộ tín dụng có chế độ khen thưởng rõ
ràng
Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, cần mở các
lớp đáo tạo để nâng cao khả năng, kinh nghiệm làm việc cho cán bộ trong ngân hàng
Chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của ngân hàng
với cán bộ tín dụng là hết sức cần thiết.biện pháp này kích thích tinh thần làm việc, đặt
lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân qua đó hạn chế những sai sót trong quá trình cho
vay của cán bộ
Bên cạnh khen thưởng ngân hàng cần có những biện pháp kỷ luật đối với những
sai sót, sơ hở do thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng để lại hậu quả cho ngân hàng.
Tùy theo mức độ thiệt hại mà có biện pháp xử lý khác nhau nhằm nâng cao tinh thần
trách nhiệm, ý thức tự giác cho cán bộ tín dụng
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với nhà nước
Với tư cách là người tạo lập môi trường kinh doanh vĩ mô, nhà nước cần hoàn
thiện hệ thống pháp lý để tạo ra cơ sở cho hoạt động tài chính, tín dụng ngân hàng. Đối
với các doanh nghiệp, nhà nước cần hoàn thiện hơn các luật doanh nghiệp,luật kinh tế,
luật đầu tư nước ngoài .. để phù hợp với tình hình mới và tạo hành lang pháp lý lâu dài
cho hoạt động của doanh nghiệp. Cần ban hành luật tín dụng thương mại để bảo vệ
quyền lợi của người bán chịu hàng hóa vì hiện nay luật tín dụng thương mại chưa có
luật điều chỉnh nên quyền lợi của người bán chịu hàng hóa không có gì đảm bảo
Định hướng phát triển kinh tế nhà nước cần đồng bộ tránh tình trạng thường xuyên
thay đổi chính sách dẫn đến những khó khăn tổn thất cho doanh nghiệp.
Các cơ quan chức năng cần thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nhanh chóng kiểm tra, chấn chỉnh việc cấp chỉ cấp một bản duy nhất nhằm ngăn chặn
việc dùng một tài sản thế chấp để vay nhiều ngân hàng gây thiệt hại cho các ngân
hàng. Đồng thời hoàn thiện pháp luật về công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp,
cầm cố tài sản khi rủi ro xảy ra thì người sở hữu tài sản đó là ngân hàng.
32
Nhà nước cần phải có chế độ bắt buộc mua bảo hiểm tín dụng đối với các tổ
chức tín dụng và có chế độ khuyến khích đối với người gửi tiền và người vay tiền,,
mức phí bảo hiểm sẽ được quy định tỷ lệ phần trăm trên số tiền gửi có kỳ hạn tại tổ
chức tín dụng.
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước
 Cần hoàn thiện văn bản pháp luật về tài sản thếc chấp
Việc hoàn thiền này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng,
tạo ra sự an toàn cho hệ thống tiền tệ. thực tế cho thấy khi tài sản đem đi thế chấp để
vay nợ là hợp pháp nhưng sau một thời gian do sự thay đổi trong các quy định của nhà
nước thi nó lại trở thành không hợp pháp
Không những việc xác định tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn mà hiện nay việc xử
lý tài sản thế chấp cũng gặp nhiều rắc rối. Tất cả cho thấy cần phải hoàn thiện tốt hơn
luật thế chấp và những văn bản hướng dẫn việc xác định quyền sở hữu các tài sản
dùng để thế chấp gặp nhiều rắc rối. Tất cả cho thấy cần phải hoàn thiện tốt hơn luật thế
chấp và những văn bản hướng dẫn việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng để thế
chấp. mặt khác cần thực hiện tốt hơn quyết định 149/2001/QĐ-TTg trong việc thanh lý
tài sản thế chấp của doanh nghiệp tư nhân nợ quá hạn không trả được
 Ngân hàng nhà nước cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các ngân hàng
 Phát huy vai trò đầu mối trung tâm của ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước cần phát huy vai trò là đầu mối trung tâm thực hiện quy chế đồng
tài trợ giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn
Phát huy vai trò là đầu mối trung tâm của ngân hàng nhà nước, căn cứ khung lãi suất
đã được thỏa thuận giữa các ngân hàng thì ngân hàng nhà nước cần giám sát thực hiện
ở các ngân hàng thương mại để tạo sự bình ổn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, các
doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn
Xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới sẽ khiến ngân hàng nhà nước dần dần
tránh can thiệp quá cứng nhắc vào tỷ giá hối đoái và để cung cầu thị trường quyết định
lãi suất, nhưng do hiện nay hoạt động của các ngân hang thương mại vẫn còn yếu kém
nên ngân hàng nhà nước cần phải tác động tới tỷ giá hối đoái để không có sự thay đổi
quá lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại.
33
KẾT LUẬN
Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của hệ thống NHTM nói chung
và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín nói riêng, với thu nhập từ
hoạt động tín dụng thường chiếm từ 80% - 85% tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó
rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng có
thể gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân ngân hàng thương mại mà còn đối
với cả nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Giải Pháp Hạn
Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh
Hóc Môn- Phòng Giao Dịch Bà Điểm Á” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp
Báo cáo đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở lí luận về rủi ro
tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cụ thể:
Hệ thống hóa những cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng thương mại có bổ sung những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển
khai thực hiện.
Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro
tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, đề tài đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm
tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín.
34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Trần Tiến Chương (2020). Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí
Minh.
2. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2012). Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb. Đại
học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội
3. Phan Thị Thu Hà (2021). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải,
Hà Nội.
4. Đặng Vũ Hùng (2013). Quản trị rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng
phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015). Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo Khoa học), Nhà xuất bản Phương
Đông, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015). Quyết định số 493/2015/QĐ-NHNN ngày
22/4/2015 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng, Hà Nội.
7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (2019) Báo cáo tài chính hợp
nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.
8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (2020) Báo cáo tài chính hợp
nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.

Más contenido relacionado

Similar a Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín.docx

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmNguyễn Thị Thanh Tươi
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docxCác Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdfPhát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdfNuioKila
 

Similar a Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín.docx (12)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.docGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.doc
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI ...
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Luận Văn Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.doc
Luận Văn Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.docLuận Văn Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.doc
Luận Văn Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.doc
 
Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội
Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quân ĐộiNâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội
Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Á Châu.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Á Châu.docGiải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Á Châu.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng Á Châu.doc
 
Ngô Thị Thúy An.doc
Ngô Thị Thúy An.docNgô Thị Thúy An.doc
Ngô Thị Thúy An.doc
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docxCác Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdfPhát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.pdf
 
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH AidenĐề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
 
CHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.docCHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.doc
 

Más de DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

Más de DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Último

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG ----------o0o--------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH HÓC MÔN- PHÒNG GIAO DỊCH BÀ ĐIỂM TP. Hồ Chí Minh – năm 2022
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng ...........................Error! Bookmark not defined. 1.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng..............Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Giới hạn cho vay theo quy định chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng giai đoạn. ......................................................Error! Bookmark not defined. 1.3.2 Nhóm chỉ tiêu về phân loại nợ ..................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK PGD BÀ ĐIỂM.....................................................................................................................................3 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ...........................................................................................................................................3 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................................3 2.1.2.Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi..............................................................4 2.1.3.Giới thiệu Sacombank - PGD Bà Điểm.........................................................5 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................5 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ................................................5 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank PGD Bà Điểm từ 2019-20216 2.2.1 Công tác huy động vốn ....................................................................................6 2.2.2 Hoạt động tín dụng ...........................................................................................8 2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.........................................................9 2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng và những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm ...................................................................... 10 2.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank PGD Bà Điểm ...................... 10 2.3.1.1 Nhóm chỉ tiêu về dư nợ tín dụng ......................................................... 10 2.3.1.2 Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu....................................................................... 14
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.3.1.4 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động............................................................. 19 2.3.1.5 Thực trạng trích lập dự phòng.............................................................. 19 2.3.2 Thực tế các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm ........................................................................... 21 2.4. Mô tả vị trí thực tập.............................................................................................. 23 2.5. Đánh giá chung về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm............................................. 24 2.5.1 Kết quả đạt được............................................................................................ 24 2.5.2 Những hạn chế còn tồn tại ............................................................................ 25 CHƯƠNG 3....................................................................................................................... 26 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK PGD BÀ ĐIỂM.................................................................................... 26 3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm . 26 3.2.Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm............................................................................................................... 28 3.2.1 Quản lý chặt chẽ các khoản cho vay có ván đề và đưa ra biện pháp xử lý nợ khó đòi................................................................................................................. 29 3.2.2 Xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp với lợi thế của ngân hàng .... 29 3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý danh mục cho vay........................................... 29 3.2.3.1 Thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay ......................................... 30 3.2.3.2 Cân đối cơ cấu trong danh mục cho vay............................................. 30 3.2.3.3 Giải pháp hỗ trợ trong biện pháp quản lý danh mục cho vay .......... 30 3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro tín dụng................................................................... 30 3.2.5 Nâng cao chất lượng chất lượng cán bộ tín dụng có chế độ khen thưởng rõ ràng....................................................................................................................... 31 3.3 Một số kiến nghị .................................................................................................... 31 3.3.1 Đối với nhà nước .......................................................................................... 31 3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước ........................................................................ 32 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 33 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 34
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Giới hạn cho vay và bảo lãnh của ngân hàng...........Error! Bookmark not defined. Hình 2.1:Logo sacombank..................................................................................................3 Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Sacombank PGD Bà Điểm ..............................7 Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ của Sacombank PGD Bà Điểm................................................8 Bảng 2.3. tình hình hoạt động kinh doanh .......................................................................9 Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo đối tượng Sacombank PGD Bà Điểm .................... 10 Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo loại tiền Ngân hàng ĐT&PT PGD Bà Điểm ......... 11 Bảng 2.6. Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn ........................................................ 12 Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo tài sản đảm bảo của chi nhánh ngân hàng.............. 13 Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn tại Sacombank PGD Bà Điểm.......................................... 14 Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm................................................................................................................................... 15 Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.......................................... 16 Bảng 2.11. Tình hình nợ xấu của Sacombank PGD Bà Điểm .................................... 18 Bảng 2.12. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng so với tiêu chuẩn quốc tế ....... 18 Bảng 2.13 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ...................................................................... 19 Bảng 2.14 Bảng trích lập dự phòng của Sacombank PGD Bà Điểm ......................... 20 Bảng 2.15 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm ................................................................................................................... 20
  • 5. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội giữa các nước ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy nền tài chính của mỗi nước cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này. Trong những năm vừa qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những thành tựu nhất định như dư nợ tín dụng tăng, tỷ lệ nợ xấu giảm… Song để đứng vững trong môi trường cạnh tranh và bắt kịp với xu hướng đổi mới của thời đại, thì Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín cần nỗ lực hơn nữa trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn. Xuất phát từ bối cảnh đất nước và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Hóc Môn- Phòng Giao Dịch Bà Điểm”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn quận Hóc Môn Mục tiêu cụ thể: - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng ngân hàng tại các ngân hàng thương mại.- Phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng; xác định các chỉ tiêu ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm - Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm
  • 6. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm - Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu trong năm 2019-2021 - Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm và đề xuất một số các giải nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu Để cho nội dung phong phú và sát với thực tế, tôi đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: Sử dụng phương pháp tổng hợp lý thuyết từ các giáo trình, báo chí về rủi ro tín dụng. Phương pháp quan sát thực tiễn: quan sát thực tế công tác tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng các nghiệp vụ quy trình tín dụng tại ngân hàng để có cái nhìn thực tiễn và tổng quan. Phương pháp thu thập thông tin: thu nhập thông tin cần thiết về tín dụng tại ngân hàng, đồng thời thu thập thêm thông tin trên báo, internet…Phương pháp phân tích, so sánh số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối và so sánh với một số chỉ tiêu phát triển kinh tế địa phương, hệ thống các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiền về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 2: Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Điểm
  • 7. 3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK PGD BÀ ĐIỂM 2.1. Giới thiệukhái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thươg mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có trụ sở chính đặt tại 266 – 268 Nam Kỳ Khỡi Nghĩa, Quậ̣n 3, TPHCM, được thành lập theo quyết định số 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể từ Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 3 hợp tác xã Tín dụng Tân Bình – Lữ Gia – Thành Công. Qua hơn 17 năm hoạt động, Sacombank là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam: 5.116 tỷ đồng vốn điều lệ, 6.927 tỷ đồng vốn tự có. Mạng lưới hoạt động trên 250 chi nhánh và phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia, 10.644 đại lý thuộc 278 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đội ngũ nhân viên gần 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo, 60.000 cổ đông đại chúng. Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 06/06/2006 Sacombank đã tiến hành niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Hình 2.1:Logo sacombank Nguồn:sacombank.com.vn Khởi đầu với mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, sau 27 năm hoạt động Sacombank đã không ngừng phấn đấu, mở rộng thị phần trở thành một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam với mức vốn điều lệ hiện nay trên 15.700 tỷ đồng. Sacombank luôn tạo những điều kiện, cơ sở vật chất tốt nhất để đáp ứng cho môi
  • 8. 4 trường làm việc của nhân viên. Sacombank hiện tại là một trong những ngân hàng có nhiều cơ sở khang trang, tiện nghi, và bề thế nhất tại Việt Nam. Giới thiệu về Sacombank : Tên đầy đủ : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Comercial Joint Stock Bank. Tên viết tắt là: SACOMBANK. Hội sở chính: Số 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại : (84-8) 39320420. Fax : (84-8) 39320424 Website : www.sacombank.com.vn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập theo:giấy phép hoạt động số 0006/NH-GP Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 03/12/1991.Và giấy phép số 05/GP-UP do Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 03/01/1992. Chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. 2.1.2.Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi  Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Khu vực.  Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và đa tiện ích cho khách hàng.  Tối đa hóa giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tư và cổ đông.  Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho cán bộ nhân viên.  Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.  Tiên phong mở đường và mạnh dạn đương đầu vượt qua những thách thức để tiếp nối những thành công.  Đổi mới và năng động để phát triển vững bền.  Cam kết chất lượng là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong phục vụ khách hàng và quan hệ đối tác.  Tạo dựng sự khác biệt bằng Tính đột phá sáng tạo trong kinh doanh và quản trị điều hành.
  • 9. 5 2.1.3.Giới thiệu Sacombank - PGD Bà Điểm Phòng giao dịch Bà Điểm - Ngân hàng Sacombank · 2/1A-2/1E, Phan Văn Hớn, Xã Bà Điểm, H. Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh · (84-28) 35 901 658; (84-28) 35 901 659; (84-8) .. 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức (Nguồn : Sacombank - PGD Bà Điểm) 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Ban Giám đốc Có nhiệm vụ và quyền hạn điều hành mọi hoạt động của CN, quản lý tài sản và nhân sự của CN theo quy định và theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. Định hướng hoạt động, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác. Ký kết các văn bản về tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi được phép hoạt động của CN. Phòng Khách hàng doanh nghiệp Bao gồm bộ phận thẩm định và bộ phận quản lý nợ. Bộ phận thẩm định thực hiện nhiệm vụ quan hệ, tiếp thị KH trong hoạt động tín dụng, tiến hành thẩm định nhu cầu tín dụng của KH, trình báo cáo thẩm định tín dụng cho Giám đốc, Phó Giám đốc
  • 10. 6 phê duyệt theo quy định. Phối hợp với các bộ phận quản lý nợ trong theo dõi, chăm sóc KH, kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay. Phòng Khách hàng cá nhân Thực hiện chăm sóc, tiếp thị, tư vấn cho KH cá nhân về các sản phẩm, dịch vụ. Nắm bắt nhu cầu và đề xuất ý kiến về sử dụng dịch vụ ngân hàng của các KH. Nghiên cứu, thiết lập các kênh phân phối, đánh giá hiệu quả, khả năng triển khai các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới KH. Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng hiệu quả của từng sản phẩm dịch vụ dành cho KH cá nhân. Phản hồi của KH về sản phẩm dịch vụ được cung cấp, đề xuất phương án cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của KH. Tham gia xây dựng chính sách KH và kế hoạch phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới, hỗ trợ xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ; cơ chế, chính sách tín dụng đối với KH. Phòng Kế toán - Dịch vụ khách hàng Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính. Quản lý các loại vốn, tài sản của ngân hàng, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho nội bộ ngân hàng và các cấp có thẩm quyền theo quy định. Phòng hành chánh Với nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến cán bộ công nhân viên của ngân hàng, đảm bảo an ninh và an toàn cho CN, cung cấp đồ dùng hoạt động cho các phòng ban…thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng Quản lý tín dụng quản lý các hoạt động thấu chị và thẻ tín dụng của CN phát hành; Đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thu hồi nợ thấu chi và thẻ tín dụng; Đề xuất xử lý các khoản nợ quá hạn thấu chi và thẻ tín dụng; Hỗ trợ các đơn vị/ bộ phận khác về một số nội 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank PGD Bà Điểm từ 2019-2021 2.2.1 Công tác huy động vốn Nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng về nguồn vốn, thực hiện các chính sách của ngân hàng Sacombank , ngân hàng luôn chú trọng công tác huy động vốn từ nền kinh
  • 11. 7 tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Sacombank PGD Bà Điểm (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Chênh lệch tiền Chênh lệch % số tiền Chênh lệch tiền Chênh lệch % Vốn huy động 859,972 1003,8 143,877 16,73% 1049,084 45,235 4,51% I, Tiền gửi của khách hàng 680,757 735,91 55,15 8,10% 859,178 123271 16,75% 1, Tiền gửi không kỳ hạn 225,025 212,48 -12,542 -5,57% 234,072 21,589 10,16% 2, Tiền gửi có kỳ hạn 439,487 504 64,512 14,68% 605,837 101,838 20,21% 3, Tiền gửi ký quỹ 5,664 6,544 0,88 15,54% 5,983 -0,561 -8,57% 4, Tiền Gửi vốn chuyên dung 10,581 12,881 2,3 21,74% 13,286 0,405 3,14% II, Tiền gửi, tiền vay khác 158,683 265,38 106,692 67,24% 178,921 -86,454 -32,58% III, Phát hành giấy tờ có giá 20,532 2,5,7 -17,965 -87,50% 10,985 8,418 327,93% (Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank Hóc Môn) Vốn huy động của ngân hàng tăng đều trong các năm. Năm 2019 là 859,972 tỷ đồng năm 2020 là 1003,8 tỷ đồng, so với năm 2019 tăng 143,877 tỷ đồng tỷ lệ tăng tương ứng là 16.73%. Năm 2021 là 1049,084 tỷ đồng tăng 45,235 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,5% . vốn huy động tăng có thể là do sự thay đổi tiền gửi của khách hàng, tiền gửi tiền vay khác, và phát hành giấy tờ có giá . - Tiền gửi của khách hàng năm 2020 tăng 55,15 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,1%, năm 2021 123,271 tỷ tỷ lệ tăng là 16,75% so với năm 2020.trong đó tiền gửi không kỳ hạn đã thay đổi lên xuống thất thường năm 2020 so với năm 2019 giảm 12,542 tỷ tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,57% tăng 2021 lại tăng 21,589 tỷ đồng so với năm 2020 tỷ lệ tăng tương ứng là 10,16% .
  • 12. 8 + Tiền gửi có kỳ hạn tăng đều qua các năm 2020 và 2021. Năm 2020 là 504 tỷ đồng tăng 64,512 tỷ đồng tỷ lệ tăng là 14,68% so với năm 2019, năm 2021 so với năm 2020 tăng 101,838 tỷ tỷ lệ tăng là 20,21%. + Tiền gửi ký quỹ tăng trong năm 2020 và giảm trong năm 2021. Năm 2020 so với năm 2019 tăng 6,544 tỷ đồng tỷ lệ tăng là 8,8% năm 2021 giảm 8,57% so với năm 2020. - Tiền gửi vốn chuyên dùng cũng tăng một số lượng đáng kể trong tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi tiền vay khác tăng trong năm 2020 là 106,692 tỷ tương ứng với tỷ lệ tăng là 67,24% so với năm 2019. năm 2021 giảm so với năm 2020 số lượng giảm là 86,454 tỷ lỷ lệ giảm là 32,58%. 2.2.2 Hoạt động tín dụng Rủi ro tín dụng là vấn đề được Ngân hàng rất quan tâm bởi nó luôn tiềm ẩn trong hầu hết các khoản tín dụng và ảnh hưởng tới hoạt dộng kinh doanh của Ngân hàng. Do việc thu thập thông tin số liệu còn hạn chế, để dánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng, bài khóa luận chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng sau của Ngân hàng. Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ của Sacombank PGD Bà Điểm (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100% 712,415 100% 1,Doanh nghiệp nhà Nước 36,958 7,59% 48,39 8,78% 50,326 7,06% 2,Doanh Nghiệp Tư nhân 383,544 78,80% 426,853 77,46% 558,966 78,46% 3,Vay tiêu dùng 66,203 13,60% 75,809 13,76% 103,123 14,48%
  • 13. 9 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngân hàng) Trong giai đoạn từ năm 2019 tới 2021 ta thấy ngân hàng có sự tăng trưởng dư nợ rõ rệt, điều này phản ánh quy mô và năng lực của ngân hàng trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ.năm 2019 là 486,705 tỷ đồng năm 2020 551,502 tỷ đồng năm 2021 là 712,415 tỷ đồng 2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2.3. tình hình hoạt động kinh doanh (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Chênh lệch tiền Chênh lệch % Số tiền Chênh lệch tiền Chênh lệch % Tổng doanh thu 315,08 361,520 46,44 14,74% 400,43 38,910 10,76% Tổng Chi phí 274,51 312,49 37,98 13,84% 349,15 36,660 11,73% Kết quả kinh doanh 40,570 49,030 8,46 20,85% 58,980 9,950 20,29% (Nguồn: Báo cáo Ngân hàng) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy kết quả kinh doanh của ngân hàng tăng đều qua các năm cụ thể: Năm 2020 tỷ lệ này là 40,57 tỷ, năm 2020 là 49,03 tỷ tăng 8,46 tỷ so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,85%. Theo loại tiền 1,VNĐ 165,389 33,98% 283,617 51,47% 373,38 52,41% 2,Ngoại tệ quy đổi ra VNĐ 321,316 66,02% 267,435 48,53% 339,035 47,59% Theo thời hạn 1,Vay ngắn hạn 351,421 72,20% 371,395 67,40% 509,992 71,59% 2,Vay dài hạn 135,284 27,80% 179,657 32,60% 202,423 28,41%
  • 14. 10 Năm 2021 kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là 59,88 tỷ tăng 9,95 tỷ so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,29%. kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn tăng đều qua các năm cũng có thể chứng tỏ phần nào ngân hàng kinh doanh có hiệu quả. 2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng và những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm 2.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank PGD Bà Điểm 2.3.1.1 Nhóm chỉ tiêu về dư nợ tín dụng * Tình hình dư nợ theo đối tượng Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo đối tượng Sacombank PGD Bà Điểm (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100% 712,415 100% 1,Doanh nghiệp nhà Nước 36,958 7,59% 48,390 8,78% 50,326 7,06% 2,Doanh Nghiệp Tư nhân 383,544 78,80% 426,853 77,46% 558,966 78,46% 3,Vay tiêu dùng 66,203 13,60% 75,809 13,76% 103,123 14,48% (Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank PGD Bà Điểm) Từ số liệu trên ta có thể thấy rằng: Dư nợ cho vay đã tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2019 là 48,605 tỷ, năm 2020 là 551,052 tỷ đồng và năm 2021 là 721,415 tỷ đồng Chiếm khối lượng lớn vẫn là dư nợ cho vay của khối doanh nghiệp tư nhân với tỷ lệ năm 2019 là 78,81%, năm 2020 là 77,46%, năm 2021 là 78,46% và tỷ lệ dư nợ cho vay với loại khách hàng này có xu hướng tăng lên. Khối lượng cho vay với doanh nghiệp nhà nước tăng lên nhưng xét trong tổng dư nợ cho vay thì lại giảm.
  • 15. 11 Vay tiêu dùng tăng mạnh qua các năm. Tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay cũng tăng nhẹ. Năm 2019 là 13,6%, năm 2020 là 13,76% và 2021 là 14,48%. Vay tiêu dùng tăng có thể tạm lý giải, trong bối cảnh sức mua xuống thấp như hiện nay các hình thức cho vay tiêu dùng được các ngân hàng kết hợp với các điểm bán tung ra rầm rộ nhằm kích thích người tiêu dùng. không phủ nhận lợi ích này mang lại tuy nhiên lãi suất của loại hình tín dụng này là tương đối cao so với các loại hình tín dụng khác nên nó vẫn chưa phát huy hết hiệu quả mà nó có thể đạt được. Tuy nhiên việc gia tăng tín dụng đối với các Doanh nghiệp tư nhân và cho vay tiêu dùng cũng làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn nợ quá hạn nếu Ngân hàng không có cơ chế kiểm soát tín dụng tốt. * Tình hình dư nợ theo loại tiền Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo loại tiền Ngân hàng ĐT&PT PGD Bà Điểm (Đơn vị: tỷ đồng) ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Từ số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay bằng VNĐ có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2019 là 165,389 tỷ chiếm tỷ trọng 33,985% trong tổng dư nợ cho vay. năm 2020 tăng lên là 283,617 tỷ chiếm 51,47% và năm 2021 tăng lên 373,38 tỷ chiếm 52,41% trong tổng dư nợ cho vay. Về ngoại tệ quy đổi ra VNĐ chiếm tỷ trọng đáng kể trong năm 2019 nhưng lại giảm trong năm 2020 và 2021. Năm 2019 tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ là . Năm 2019 là 321,316 tỷ chiếm tỷ trọng 66,02% trong tổng dư nợ cho vay. Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100% 712,415 100% 1,VNĐ 165,389 33,98% 283,617 51,47% 373,380 52,41% 2,Ngoại tệ quy đổi ra VNĐ 321,316 66,02% 267,435 48,53% 339,035 47,59%
  • 16. 12 Năm 2020 giảm còn 267,435 tỷ chiếm 48,53% và năm 2021 tăng lên 339,035 tỷ chiếm 47,59% trong tổng dư nợ cho vay. Sở dĩ từ năm 2019 đến năm 2021 cơ cấu theo loại tiền có sự vận động ngược chiều trong tỷ trọng cho vay giữa VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ vì năm 2019 chính phủ thực hiện chính sách kich cầu chống suy giảm kinh tế, ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay vốn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt thực hiện cho vay bằng VNĐ, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn lưu động cần thiết để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời hoạt động cho vay bằng USD phục vụ cho các công ty xuất nhập khẩu cũng giảm bớt. Năm 2020 và 2021 tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VNĐ cũng sấp xỉ bằng tỷ trọng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ. Nguyên nhân có thể là do lãi suất cho vay của VNĐ cao hơn lãi suất cho vay bằng ngoại tệ hoặc cũng có thể là do chính sách mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng Nhà Nước. Việc tín dụng bằng ngoại tệ tăng so với đồng nội tệ để lại hậu quả rất khó lường trước nó có thể làm thị trường ngoại tệ trở nên rất căng thẳng. trên lý thuyết khi doanh nghiệp nợ ngoại tệ, đồng nội tệ bị phá giá thì gánh nặng nợ của doanh nghiệp càng thêm chồng chất và khi đó rủi ro mà ngân hàng gặp phải không phải là thấp. * Tình hình cho vay theo thời hạn. Bảng 2.6. Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100,00% 712,415 100,00% 1,Vay ngắn hạn 351,421 72,20% 371,395 67,40% 509,992 71,59% 2,Vay trung, dài hạn 135,284 27,80% 179,657 32,60% 202,423 28,41% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng) Nhìn vào bảng trên ta thấy trong các năm 2019, 2020, 2021 Vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao từ 67% tới 72% còn vay trung và dài hạn chỉ chiếm từ 28% tới 33% trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể như sau :
  • 17. 13 - Năm 2019 tổng dư nợ cho vay là 486,705 tỷ trong đó: vay ngắn hạn là 351,421 tỷ chiếm 72,21%, vay trung và dài hạn là 135,284 tỷ chiếm 27,79%. - Năm 2020 đã có sự biến động giữa 2 thời hạn cho vay, trong đó vay ngắn hạn giảm xuống còn 67,4% trong 551,052 tỷ tổng dư nợ cho vay, vay trung và dài hạn tăng lên 32,6%. - Năm 2021 tổng dư nợ cho vay là 712,415 tỷ. Vay ngắn hạn chiếm 71,59%, vay trung và dài hạn giảm xuống còn 28,41% Như vậy có thể nói Ngân hàng luôn duy trì tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn luôn lớn hơn nhiều so với dư nợ cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân có thể là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vay một số vốn để bổ sung vào lượng vốn lưu động của mình còn thiếu để mở rộng sản xuất nên doanh nghiệp tập trung vào vay ngắn hạn và lãi suất cũng thấp hơn so với vay trung và dài hạn. Cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn cũng có ưu nhược diểm của nó. *Cho vay ngắn hạn: ưu điểm là thời gian thu hồi vốn ngắn, ít rủi ro nhưng nhược điểm là lãi suất cho vay thấp sẽ không đem lại doanh thu cao cho ngân hàng. *Cho vay trung và dài hạn thì ngược lại so với vay ngắn hạn: ưu điểm là lãi suất cho vay cao làm thu nhập của ngân hàng tăng lên, nhưng nhược điểm lại không ít vì thời gian thu hồi vốn dài, khả năng ngân hàng gặp rủi ro là rất cao. * Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ. Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo tài sản đảm bảo của ngân hàng (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100% 712,415 100% 1,Dư nợ có Tài Sản Đảm bảo 443,448 91,11% 507,110 92,03% 662,274 92,96% 2,Dư nợ không có Tài Sản Đảm bảo 43,257 8,89% 43,942 7,97% 50,141 7,04% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng)
  • 18. 14 Một trong những điều kiện cần và đủ khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho khách hàng đó là khách hàng phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình, đây là biện pháp dự phòng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không thể hoàn trả lại khoản vay cho ngân hàng. Vì vậy để giảm bớt thiệt hại có thể xảy đến cho ngân hàng, việc tăng tỷ trọng các khoản vay có tài sản đảm bảo là một vấn đề cấp thiết đối với ngân hàng, nhưng điều đó không phải là dễ trong điều kiện kinh tế hiện nay, do các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp không đủ tài sản để đáp ứng điêu kiện này. Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo luôn ở mức trên 90% tổng dư nợ cho vay. năm 2019 mức tỷ lệ này đạt ở mức 91,11%, năm 2020 là 92,03% và năm 2021 là 92,96% nó thể hiện rất rõ những cố gắng của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng có lượng tài sản đảm bảo với yêu cầu của ngân hàng. Tương ứng với tỷ lệ tăng các khoản vay có tài sản đảm bảo là tỷ lệ giảm của các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Cụ thể là năm 2019 tỷ lệ này là 8,89%, năm 2020 là 7,97%, năm 2021 giảm còn 7,04% trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Với những số liêu trên ta thấy Ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc nâng cao tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy đến cho ngân hàng 2.3.1.2 Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu  Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một hoặc toàn bộ gốc hoặc lãi đã quá hạn Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn tại Sacombank PGD Bà Điểm (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng dư nợ 486,705 551,052 712,415 Nợ quá hạn 51,893 57,73 72,572 Nợ quá hạn/ tổng dư nợ 10,66% 10,48% 10,19% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Qua bảng trên ta thấy nhìn chung qua các năm 2019,2020,2021 dư nợ tín dụng tương đối ổn định, nhưng bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên. Tuy nhiên tỷ
  • 19. 15 lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại giảm. Nhưng tỷ trọng nợ quá hạn trong năm ở mức >10%, cao >3 lần với mức theo thông lệ quốc tế là 3%. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao cùng với tăng trưởng tín dụng cao thì chất lượng tín dụng chưa đảm bảo cần nâng cao công tác quản lý các khoản vay. Cũng có thể nguyên nhân là do ngân hàng nhà nước ban hành quyết định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, có nhiều thay đổi về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay . một nguyên nhân có khả năng đó là những năm gần đây nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát làm giá của các hàng hóa tăng cao lãi suất ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và tăng cao, các doanh nghiệp bị anh hưởng nghiêm trọng khi giá cả hàng hóa tăng cao làm giá nguyên vật liệu vì thế mà cũng tăng theo làm cho giá thành sản xuất của doanh nghiệp tăng nên sức tiêu thụ sản phẩm giảm sút nên hàng tồn kho nhiều doanh nghiệp sẽ không có vốn đầu tư vào sản xuất nên khả năng hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng là điều dễ hiểu.  Phân loại nợ quá hạn theo thời hạn :nợ ngắn hạn và nợ trung và dài hạn Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 NQH (ngắn hạn) 16,718 18,36 22,858 Dư nợ ngắn hạn 351,42 371,395 509,992 Tỷ lệ NQH (ngắn hạn) 4,76% 4,94% 4,48% NQH (trung, dài hạn) 35,175 39,37 49,714 Dư nợ trung dài hạn 135,28 179,657 202,243 Tỷ lệ NQH (trung, dài hạn) 26,00% 21,91% 24,58% (Nguồn: Báo cáo kết quả họa động sản xuất kinh doanh tại ngân hàng) Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn thay đổi qua các năm cả ngắn, trung và dài hạn. + Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn năm 2019 là 4,76% , năm 2020 tỷ lệ này tăng lên 4,94% và giảm xuống còn 4,48% trong năm 2021
  • 20. 16 + Tỷ lệ nợ trung và dài hạn quá hạn giảm đều qua các năm đây là dấu hiệu khả quan trong việc giảm thiểu tỷ lệ nợ trung dài hạn quá hạn tỷ lệ này giao động trong khoảng từ 24%-26%. Tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm, đó là dấu hiệu tốt Trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng thì dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn so với cho vay trung và dài hạn, nhưng nợ quá hạn lại ngược lại, nợ quá hạn trung và dài hạn lại lớn hơn rất nhiều lần nợ quá hạn của vay ngắn hạn, cho thấy công tác cho vay trung và dài hạn thực sự chưa phát huy được hiệu quả, và tiềm ẩn trong đó nguy cơ xảy ra là rất cao. Nguyên nhân của vấn đề này có thể bắt nguồn từ sự biến động thất thường của nền kinh tế tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. + Phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ( Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng nợ quá hạn 51,893 100% 57,73 100% 72,572 100% Nợ quá hạn tư nhân 39,5 76,12% 45,126 78,17% 57,46 79,18% Nợ quá hạn DN Nhà nước 1,435 2,77% 2,562 4,44% 2,986 4,11% Nợ quá hạn vay tiêu dùng 10,958 21,12% 10,042 17,39% 12,126 16,71% ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khi phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ngân hàng tập trung phần lớn vốn vay vào khu vực kinh tế tư nhân. Nợ quá hạn của khu vực kinh tế tư nhân thay đổi qua các năm nhưng luôn ở mức cao năm 2019 nợ quá hạn là 39,5 tỷ đồng đạt tỷ lệ 76,12% tổng nợ quá hạn, năm 2020 tăng lên 45,126 tỷ đồng chiếm 78,17% tổng nợ quá hạn, năm 2021 là 57,46 tỷ đồng chiếm 79,18% tổng nợ quá hạn.
  • 21. 17 Điều này cũng có thể dễ hiểu vì theo chủ trương của Ngân hàng Nhà Nước và chính phủ đối tượng được ưu tiên vay vốn là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ nên khi dư nọ tín dụng cho vay với loại khách hàng luôn ở mức ≥ 75%, thứ hai có thể do mục tiêu khách hàng muốn hướng tới và mở rộng tín dụng là các đối tượng này nên theo đó nợ quá hạn cũng theo đó mà tăng theo dư nợ cho vay với loại đối tượng này. Tỷ lệ nợ quá hạn của Các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế nhà nước cũng tăng qua các năm nhưng luôn giữ ở mức thấp nhất chỉ từ 2,77% năm 2019 tới 4,44% năm 2020 trên tổng số nợ quá hạn của ngân hàng. Cũng có thể do tình hình kinh tế chung của toàn khu vực và trên thế giới. Trong 3 năm trở lại đây thì nền kinh tế không mấy khởi sắc vẫn còn trong giai đoạn khủng hoảng nên có thể các doanh nghiệp thuộc các khối hoạt động kém hiệu quả có phần nào trì trệ. Hoạt động chỉ duy trì sự tồn tại. Nên nợ quá hạn theo các thành phần kinh tế theo đó mà tăng cao. Để khắc phục và phục hồi nền kinh tế nên Ngân hàng Nhà Nước và chính Phủ thực hiện chính sách khuyến khích tiêu dùng là một trong những động thái tích cực để phục hồi kinh tế đang suy thoái. Chính sách này khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa để các daonh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm và có thể phục hồi được sản xuất, để thực hiện được mục tiêu này ngân hàng đã có nhiều ưu đãi cho vay tiêu dùng như cho vay với mức lãi suất thấp và có nhiều chương trình khuyến mãi tặng quà. Có thể vì như thế mà nợ quá hạn của vay tiêu dùng ở mức cao nhưng có dấu hiệu giảm trong năm 2021 khi tỷ lệ nợ quá hạn này chỉ còn 16,71%.  Tình hình nợ xấu Theo điều 6,7 quyết định 493/QĐ-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Nợ xấu đối với các ngân hàng là khoản tiền cho khách hàng mà khó thu hồi lại được có thể là do khách hàng làm ăn thua lỗ dẫ tới phá sản khó có thể hoàn trả khoản vay cho ngân hàng. Ba năm qua tình hình lãi suất huy động có nhiều biến động không thể lường trước được. Ví như vào cuối năm 2019 lãi suất cho vay vào khoảng 15-17%/ 1 năm nhiều khoản ay cá biệt còn có thể lên tới 20%/ năm. Các doanh nghiệp mạnh có uy tín sẽ không chấp nhận được mức lãi suất cao như vậy và hộ sẽ đi tìm nguồn tài trợn mà lãi suất thấp hơn nhiều, còn những doanh nghiệp khủng hoảng thiếu vốn thì họ lại sẵn sàng chấp nhận mọi mức lãi suất để có thể sử dụng được nguồn vốn nên nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn là rất cao
  • 22. 18 Bảng 2.11. Tình hình nợ xấu của Sacombank PGD Bà Điểm (Đơn Vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ cho vay 486,705 100% 551,052 100% 712,415 100% 1,Dư nợ có Tài Sản Đảm bảo 443,448 91,11% 507,110 92,03% 662,274 92,96% 2,Dư nợ không có Tài Sản Đảm bảo 43,257 8,89% 43,942 7,97% 50,141 7,04% (Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh) Căn cứ vào số liệu trên ta thấy cùng với sự tăng trưởng của tín dụng cùng với sự tăng lên nợ quá hạn, mà đáng chứ ý nhất là tỷ lệ nợ xấu. Nếu như tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 10,66% năm 2019 năm 2020 là 10,48% năm 2021 10,19% tổng dư nợ tín dụng ,tỷ lệ nợ xấu chiếm 5,57% năm 2019, năm 2020 là 5,76% và năm 2021 giảm xuống còn 5,3% trên tổng dư nợ tín dụng. Ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ tọng rất nhỏ trong tổng nợ quá hạn. Bảng 2.12. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng so với tiêu chuẩn quốc tế Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tiêu chuẩn quốc tế Tỷ lệ nợ quá hạn 10,66% 10,48% 10,19% ≤ 3% Tỷ lệ nợ xấu 5,57% 5,76% 5,30% ≤ 5% Ta có thể dễ dàng nhận thấy mức chênh lệch giữa các tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là lớn hơn gấp 3 lần, còn tỷ lệ nợ xấu vẫn cao hơn tiêu chuẩn quốc tê nhưng không cao hơn không nhiều lắm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vẫn ở mức cao mà tỷ lệ các khoản nợ quá hạn và nợ xấu giảm xuống tuy không nhiều nhưng điều đó cũng chứng tỏ phần nào công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả. Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa
  • 23. 19 2.3.1.4 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Bảng 2.13 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (Đơn Vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Vốn huy động 859,972 1003,8 1049,084 Tổng dư nợ cho vay 486,705 551,052 712,415 Tỷ trọng dư nợ/ vốn huy động 56,60% 54,90% 67,91% Tỷ lệ nợ trên vốn huy động qua các năm tăng dần từ 56,6% năm 2019, năm 2020 là 54,9% và 67,91% năm 2021 Hiện tại quy định về tỷ trọng dư nợ trên vốn huy động theo thông tư 13/2019/TT-NHNN được sửa đổi bằng thông tư 19/2019/TT-NHNN, theo đó hệ số này đang được thả nổi. Điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động của toàn hệ thống vào khoảng 95%. Nếu tính thêm cả các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác đầu tư thì con số sẽ lớn hơn nhiều, đây là rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Trong dự thảo ngân hàng nhà nước muốn áp dụng tỷ lệ này là 80% đối với các tổ chức tín dụng và 85% đối với các công ty tài chính và thay đổi định nghĩa về chỉ tiêu này. Những điều chỉnh về cách tính chỉ tiêu dư nợ là cần thiết để kiểm soát việc lách tăng trưởng tín dụng qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác đầu tư của các ngân hàng và loại bỏ phần huy động từ các tổ chức tín dụng khác ra khỏi chỉ tiêu huy động để phản ánh đúng bản chất của huy động. Tỷ lệ an toàn này sẽ phản ánh đúng mối quan hệ cung – cầu vố, giúp ngân hàng điều tiết đươc các hoạt động của mình. Nếu tỷ lệ này quá cao ngân hàng có thể gặp rủi ro trong thanh khoản, ngược lại nế tỷ lệ này quá thấp có thể làm ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. 2.3.1.5 Thực trạng trích lập dự phòng Nguyên nhân chủ yếu gây nên nợ quá hạn tăng là do tình hình kinh tế thế giới phức tạp, không ổn định trong nước lãi suất cho vay tăng cao. Tuy nhiên khi xét chuyện cấp tín dụng cho khách hàng nào thì ngân hàng nào cũng cần xác định là có thể gặp rủi ro và trong phần lớn tình huống xảy ra nếu ngân hàng ứng phó chậm hậu quả để lại sẽ rất là khó lường trước được. Vì vậy một trong những biện pháp hiện nay các
  • 24. 20 ngân hàng thực hiện là trích lập dự phòng rủi ro, biện pháp này giúp ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng. Ngân hàng đã trích lập dự phòng theo điều Quyết Định 493/QĐ-NHNN Bảng 2.14 Bảng trích lập dự phòng của Sacombank PGD Bà Điểm (Đơn Vị: tỷ đồng) Bảng trích lập dự phòng Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Tổng cộng Năm 2019 3,865 1,992 5,857 Năm 2020 3,603 2,311 5,914 Năm 2021 4,462 2,285 6,747 Bảng 2.15 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm (Đơn Vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu năm 2019 năm 2020 năm 2021 Trích lập dự phòng rủi ro 5,857 5,914 6,747 Tổng dư nợ cho vay 486,705 551,052 712,415 Tỷ lệ trích lập dự phòng 1,20% 1,07% 0,95% Tổng nợ xấu 2,891 3,324 3,845 Khả năng bù đắp rủi ro 202,6% 177,9% 175,5% (Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh) Qua bảng trên ta thấy số tiền trích lập dự phòng của ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2019 là 5,857 tỷ đồng năm 2020 là 5,914 tỷ và năm 2021 là 6,747 tỷ đồng. Điều này có thể là do tăng trưởng tín dụng mà nợ quá hạn tăng, tỷ lệ nợ xấu theo đó mà cũng tăng theo cho nên số tiền trích lập dự phòng cũng tăng theo. Quý 2 năm 2019 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 Quyết Định 493/QĐ –NHNN. Thay vì trích lập dự phòng theo phương pháp định lượng thì ngân hàng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng 111nội bộ, đáp ứng đủ các điều kiện trích lập dự phòng theo phương pháp định tính nên số tiền theo cách tính này cũng tăng lên. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất cao, đảm bảo nếu có rủi ro tín dụng xảy ra đối với các khoản nợ quá hạn khó đòi thì vẫn không ảnh hưởng nhiều
  • 25. 21 tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp các khoản nợ quá hạn khó đòi. Cụ thể khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng năm 2019 là 202.6% năm 2020 là 177,9% năm 2021 là 175,5% 2.3.2 Thực tế các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm  Thực hiện đầy đủ và đúng quy trình tín dụng + Đánh giá khách hàng +Ngân hàng thường xuyên tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, thẩm định để để đánh giá chính xác về khách hàng từ đó có quyết định cho vay đúng đắn và phát hiện được rủi ro tiềm ẩn kịp thời. +Đánh giá uy tín khách hàng: xem xét sự sẵn sàng trả nợ ngân hàng của khách hàng, tư cách đạo đức của người chủ, người điều hành, thông qua mối quan hệ của người chủ và nguời xung quanh xem xét đánh gía ngành nghề mà khách hàng kinh doanh +Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp: quyết định thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động năng lực pháp lý của người đại diện +Đánh giá phân tích tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá ảnh hưởng của nó tới mức độ của rủi ro khoản vay sau này +Phân tích khả năng tạo ra thuận lợi hay năng lực kinh doanh, đánh giá về thị trường và sản phẩm, xem xét vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự ưa thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm hiện tại và trong tương lai, các nguồn lực cho sản xuất và chất lượng quản lý +Sự thiếu trung thực của khách hàng thể hiện trong báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các tài liệu chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay. Đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi các ngân hàng phải thu thập các thông tin, nắm vững khả năng tài chính và đánh giá chăc chắn hiệu quả dự án của khách hàng vay vốn, tránh tình trạng thẩm định chỉ dựa trên số liệu trong báo cáo tài chính hoặc hợp đồng kinh tế bằng bản copy không đáng tin cậy. +Phân tích điều kiện kinh doanh: ngân hàng đánh giá biến động của nền kinh tế, khi nền kinh tế tăng trưởng se mở rộng cho vay, thắt chặt khi suy thoái
  • 26. 22 - Tăng cường công tác kiểm tra của ngân hàng Kiểm tra khách hàng cả trước và sau khi cho vay, cần kiểm tra khách hàng khi khách hàng bắt đầu đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng đến khi ngân hàng duyệt xong kế hoạch vay vốn và cuối cùng là thu hồi hết vốn. Sau khi đã cho vay ngân hàng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay có hiệu quả có đúng mục đích hay không, tiến độ thực hiện sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm và việc thực hiện trả nợ gốc và lãi ngân hàng đúng hạn - Sử dụng có hiệu quả công cụ đảm bảo Đảm bảo an toàn vốn vay nhất là các khách hàng mới quan hệ tín dụng với ngân hàng lần đầu hoặc có độ tín nhiệm chưa cao với ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng đảm bảo tín dụng để giảm bớt rủi ro trong tín dụng tạo điều kiện thu hồi nợ chắc chắn - Đa dạng hóa tín dụng Đa dạng hóa đối tượng đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau nhằm phân tán rủi ro trong tín dụng ngân hàng, không nên cho vay tập trung ở một khu vực hay một lĩnh vực kinh tế nào đó. Không nên tập trung vốn vay cho một hoặc một đối tượng khách hàng vì nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến mức độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thực hiện phương châm trong kinh doanh “ không nên để trứng cùng một giỏ” . đối với các dự án lớn và có triển vọng ngân hàng có thể thực hiện liên doanh liên kết với ngân hàng khác dưới hình thức đồng tài trợ - Thực hiện bảo hiểm tín dụng Đây là hình thức phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng hết sức mới mẻ. Ngân hàng yêu cầu khách hàng tham gia bảo hiểm đối với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của họ +Ngân hàng trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng +Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng từ các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp +Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả với chất lượng cao +Nhân tố con người là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại trong quản trị tín dụng. Người làm công tác quản lý tín dụng phải biết vận dụng kiến thức tổng hợp để có thể xem xét chính xác các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, phương thức tổ chức kinh
  • 27. 23 doanh, quan hệ với xã hội và các vấn đề liên quan tới pháp luật .. nhân tố con người đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng với chuyên môn của từng người...  Xử lý nợ quá hạn Căn cứ vào tính chất của từng khoản vay mà các phòng trong khối tín dụng cùng phối hợp và đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp + Đối với những khoản nợ có khả năng thu hồi cán bộ tín dụng phải bám sat doanh nghiệp để theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh nắm được sự vận động của vốn, nếu có thể thì cố vấn cho doanh nghiệp tìm cách giải quyết để doanh nghiệp hoạt động tốt và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng trong thời gian sớm nhất 2.4. Mô tả vị trí thực tập - Vị trí thực tập: Phòng tín dụng Người hướng dẫn trực tiếp: Trần Văn Thành nhân viên phòng tín dụng và Vũ Đình Hoàng, phó trưởng phòng tín dụng - Tính chất công việc Đề xuất, xây dựng, phát triển và theo dõi các chương trình kinh doanh qua các kênh nhằm đạt doanh số tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phối hợp với các phòng ban liên quan đánh giá tình hình thực hiện việc triển khai các chính sách, chương trình cho vay tiêu dùng Phối hợp với phòng kế hoạch bán lẻ và các bộ phận liên quan trong việc thực hiện các chương trình marketing kinh doanh tín dụng Xây dựng và phát triển các công cụ kinh doanh cung cấp cho các kênh tín dụng Hỗ trợ các đơn vị toàn hệ thống để hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh Tìm kiếm đối tác, xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền các chương trình hợp tác liên quan đến phát triển kinh doanh tín dụng Tham gia tạo dựng không khí làm việc tích cực và hiệu quả tại ngân hàng
  • 28. 24 2.5. Đánh giá chung về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm 2.5.1 Kết quả đạt được Trong bối cảnh quy mô hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng, ngân hàng đã không ngừng nỗ lực trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, một số kết quả mà ngân hàng đã đạt được trong 3 năm qua là + Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại giảm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã bước đầu thành công trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cần chú ý tới chất lượng tín dụng tại các khoản vay để đảm bảo chất lượng tín dụng. + Ngân hàng thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng theo quyết định của ngân hàng nhà nước. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm cho các khoản nợ chặt chẽ hơn, số tiền trích lập dự phòng phụ thuộc vào các khoản nợ quá hạn, giúp ngân hàng không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trong trường hợp khách hàng không thể thanh toán khoản nợ đúng hạn. Rủi ro theo đó mà phần nào cũng được hạn chế. + Cơ cấu cho vay theo đối tượng ngày càng được quan tâm và hợp lý hơn trước. Tỷ trọng tín dụng cho khách hàng tư nhân năm 2019 là 78,80%, năm 2020 là 77,46% và năm 2021 là 78,46%, tỷ trọng cho vay của các doanh nghiệp nhà nước tăng giảm thất thường năm 2019 là 7,59% năm 2020 tỷ lệ này là 8,78% và năm 2021 giảm xuống còn 7,06% thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Điều này có thể là do ngân hàng đã hạn chế cho vay với các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Ngân hàng mở rộng cho vay với đối tượng là các doanh nghiệp vì đây là đối tượng có khả năng linh hoạt với thị trường, phản ứng nhanh nhaỵ với các biến động của nền kinh tế nên đối tượng này có thể được ngân hàng quan tâm hơn. + Với các văn bản và các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đã tạo lên chính sách quản tri tín dụng rõ ràng. Bên cạnh đó sự tách bạch giữa nhiệm cụ và quyền hạn của các phòng ban giúp đảm bảo tránh sai sót trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn, hạn chế việc làm ẩu làm tắt không đúng trình tự. + Trong các năm qua chất lượng cán bộ tín dụng không ngừng được nâng cao vì rủi ro tín dụng có thể xảy ra do kỹ năng, trình độ quản lý và tinh thần trách nhiệm đối với
  • 29. 25 công việc và lòng yêu nghề sâu sắc nên vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng luôn được ngân hàng quan tâm, chú trọng đặc biệt. Bằng các chương trình tập huấn nghiệp vụ cho cán bọ tín dụng ngân hàng cũng đã gặt hái được những thành công bước đầu trong công cuộc cải tổ này. Hệ thống tín dụng nhờ đó mà được cải thiện đáng kể, khả năng nắm bắt, nhanh nhạy với thông tin của cán bộ tín dụng được nâng cao, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban để đem lai hiệu quả công việc tốt nhất. 2.5.2 Những hạn chế còn tồn tại Có sự dịch chuyển mất cân đối khá rõ ràng giữa tăng trưởng tín dụng bằng nội tệ và ngoại tệ. Việc gia tăng tín dụng bằng ngoại tệ mạnh vì người vay phải hoàn trả gố và lãi bằng ngoại tệ nên qua đó lại làm tăng nhu cầu ngoại tệ gây sức ép lên tỷ giá làm giá trị đồng nội tệ mất giá. Gây thua lỗ cho các doanh nghiệp nhập khẩu. rủi ro của các doanh nghiệp cuối cùng lại mang đến rủi ro cho ngân hàng + Thông qua chấm điểm và xếp hạng tín dụng có thể nhận thấy phần lớn khách hàng của ngân hàng được xếp vào loại tín dụng có rủi ro thấp, cùng với đó theo cách phân loại chuẩn mực thì các khách hàng này sẽ bị phân loại nợ của nhóm 2,3 như vậy tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 tới nhóm 5 của ngân hàng sẽ tăng cao. + Mặc dù ngân hàng đã thực hiện quy trình cho vay có hiệu quả tuy nhiên thì hạn chế của việc này là cán bộ ngân hàng phải làm theo mẫu có sẵn vì vậy sự dập khuôn là không thể tránh khỏi dẫn tới việc đánh giá khách hàng chưa chính xác. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành thì việc chấm điểm tín dụng không thỏa đáng vì chỉ xác định được loại hình kinh doanh của doanh nghiệp + Không nên để trứng vào cùng một giỏ là phương tram kinh doanh của tất cả các đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các daonh nghiệp lớn vẫn còn ở mức cao dẫn tới nợ xấu của nhóm khách hàng này cũng tăng cao. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay phải được đưa lên hàng đầu. + Công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng còn mang tính chất bị động, chỉ trú trọng vào khâu đối phó và khắc phục hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra. Ngân hàng chưa chủ động trong công tác phòng chống quản trị rủi ro tín dụng, lựa chọn khách hàng an toàn tỷ trọng cho vay phù hợp.
  • 30. 26 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK PGD BÀ ĐIỂM 3.1 Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm Chiến lược của Sacombank giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là phấn đấu trở thành ngân hàng một trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả uy tín hàng đầu trong khu vực đông Nam Á vào năm 2020 trong đó chú trọng đến 3 khâu đột phá chiến lược là: - Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng các công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của Sacombank . Trong giai đoạn 2020-2025 Sacombank sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu như sau: 1. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của Sacombank tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam 2. Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng cường bền vững. 3. Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của Sacombank trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia 4. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý the các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam. 5. Phát trển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ 6. Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động 7. Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động 8. Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tư, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính
  • 31. 27 9. Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu Sacombank Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, Sacombank đã phân khai chương trình hành động theo 8 phần chính bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại Sacombank cụ thể như sau - Tín dụng: đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực đối tượng khách hàng, - Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc - Kinh doanh vốn: đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam - Phát triển bán lẻ: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động bán lẻ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bán lẻ, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp - Nguồn nhân lực mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng - Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Mỗi thành phần kể trên đều được xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết tới từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến các đơn vị triển khai thực hiện  Tăng trưởng tín dụng đi đôi với giữ vững và ổn định chất lượng Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhữn rủi ro mà các ngân hàng không thể lường trước được mọi tình huống có thể xảy ra mà ngân hàng chỉ có thể tìm cách để phòng tránh và làm cho hoạt động tín dụng của mình an toàn hơn cũng đồng nghĩa hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. Trong tình hình lạm phát tăng cao, sự mất giá của đồng tiền mục tiêu kiềm chế lạm phát, thắt chặt tăng trưởng tín dụng là mục tiêu hàng đầu mà nhà nước ta đang theo đuổi. Vì vậy ngân hàng đã định hướng tăng trưởng tín dụng đi đôi với giữ vững và ổn định chất lượng tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở những khoản vay kém hiệu quả.
  • 32. 28  Tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ Do khách hàng thuộc loại này thường có ưu điểm là linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường, dễ ứng phó với khủng hoảng, và loại khách hàng này có tái sản đảm bảo là nhà xưởng máy móc, sản phẩm.... nên khi cho vay với khách hàng này có thể hạn chế rủi ro khi khách hàng không có khả năng hoàn trả tín dụng.  Nâng cao hiệu quả công tác xử lý rủi ro tín dụng trong đó chú trọng xử lý các khoản nợ tồn đọng khó đòi Ngân hàng phản ánh đúng thực trạng, thực hiện đầy đủ chế độ trích lập dự phòng rủi ro, kiểm tra việc phân loại nợ ở các đơn vị để xử lý các khoản nợ xấu kịp thời. Tập trung cho vay ngắn hạn, quan tâm chú trọng tới các khoản vay tring và dài hạn Ngân hàng luôn quan tâm tới cân đối nguồn vốn huy động với công tác cho vay. Ngân hàng trú trọng cho vay ngắn hạn vì thời gian cho vay ngắn, theo đó cũng ít rủi ro hơn. Và ngược lại với các khoản vay trung và dài hạn doanh nghiệp cũng dành sự quan tâm đáng kể. 3.2.Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm Rủi ro tín dụng dù xuất phát từ nguyên nhân nào, dù khách quan hay là chủ quan cũng được thể hiện trên hai mặt đó là rủi ro co thể xảy ra và rủi ro đã xảy ra. Những rủi ro có thể xảy ra tuy tiềm ẩn nhưng trong nhiều trường hợp lại có tính chu kỳ lặp lại nên có thể tìm ra được quy luật và từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa và hạn hạn chế phần nào rủi ro có thể xảy ra. Rủi ro luôn đi song hành cùng lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro lại càng lớn. Ngân hàng không thể loại bỏ mọi rủi ro trong quá trình hoạt động của mình. Tùy theo mức độ mà ngân hàng hạn chế, giảm thiểu, tránh hay chuyển tiếp chúng. Biện pháp quản lý nào là thích hợp sẽ tùy thuộc vào loại rủi ro cần kiểm soát Các giải pháp không thể áp dụng được cho mọi khách hàng cũng như mọi rủi ro hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Mỗi khách hàng chứa đựng và tiềm ẩn những loại rủi ro khác nhau, áp dụng một biện pháp cho tất cả khách hàng là không khả thi. Em
  • 33. 29 xin đưa ra một số giải pháp phòng ngừa với mong muốn hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Sacombank PGD Bà Điểm 3.2.1 Quản lý chặt chẽ các khoản cho vay có ván đề và đưa ra biện pháp xử lý nợ khó đòi Ngân hàng cần quan tâm tới khách hàng thường xuyên để có thể phát hiện và xử lý nhanh chóng những khoản vay có vấn đề qua thái độ và phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng. Khi phát hiện ra những khoản nợ này cán bộ tín dụng phải kiểm tra hồ sơ để đảm bảo hồ sơ là đúng trình tự, hợp pháp. Ngân hàng cần đưa ra các giải pháp và tư vấn cho khách hàng tháo gỡ khó khăn, tiếp tục sản xuất Đối với các khoản nợ khó đòi thì ngân hàng nên  Xử lý bằng tài sản đảm bảo  Bán nợ cho các công ty mua bán nợ, công ty tư vấn hay bất kỳ tổ chức nào mua nợ  Xử lý bằng dự phòng rủi ro đây là biện pháp cuối cùng trong quá trình xử lý nợ của ngân hàng 3.2.2 Xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp với lợi thế của ngân hàng Định hướng của ngân hàng là phát triển thành ngân hàng đa năng, bán lẻ đi đôi với bán buôn. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh như ngày nay thì việc xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp với lợi thế của ngân hàng là rất cần thiết. Cũng như các ngân hàng thương mại khác mục tiêu ngân hàng muốn đạt được là lợi nhuận, phát triển bền vững và hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nếu có một chiến lược khách hàng đúng và thực hiện tốt sẽ giúp đỡ cho ngân hàng rất nhiều Trong thời gian tới ngân hàng ần du trì và mở rộng với các khách hàng truyền thống kiên quyết không cho vay đối với khách hàng có lịch sử tín dụng yếu kém không có khả năng hoàn trả tin dụng Do đặc thù kinh tế hiện nay ngân hàng định hướng khách hàng phát triển đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là các doanh nghiệp có triển vọng cao, thủ tục nhanh mà lại không phức tạp 3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý danh mục cho vay Danh mục cho vay là tập hợp các khoản vay mà ngân hàng cung ứng tại một thời điểm. Rủi ro danh mục một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
  • 34. 30 sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Quản lý danh mục cho vay tức là hạn chế rủi ro danh mục bằng cách nhận dạng, dự báo, và kiểm soát độ rủi ro tín dụng đối với từng thị trường và từng ngành nghề 3.2.3.1 Thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay Việc đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng sẽ làm giảm tối đa rủi ro khi phân chia rủi ro cho các khoản cho vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực quy mô khách hàng. Các khách hàng đa dạng tức là đa dạng các lĩnh vực sản xuất, ngành nghề khác nhau, đa dạng hơn các phương thức cấp tín dụng, ngân hàng không nên cho vay quá tập trung vào một loại hình kinh doanh sản xuất nào hay một đối tượng tín dụng nào đó. 3.2.3.2 Cân đối cơ cấu trong danh mục cho vay Ngân hàng cần đưa ra mục tiêu, chiến lược cụ thể đối với cơ cấu các khoản tín dụng theo thời gian. Luôn giữ tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn trung và dài hạn để đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong quá trình thu hồi vốn Cân đối cho vay đối với đồng nội tệ và đồng ngoại tệ 3.2.3.3 Giải pháp hỗ trợ trong biện pháp quản lý danh mục cho vay + yêu cầu có bảo lãnh + Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh: hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn, ..... 3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro tín dụng Thu thập, phân tích và xử lý kịp thời chính xác thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình biến đổi của nền kinh tế, chính sách pháp luật của nhà nước, dự báo thị trường trong và ngoài nước trước khi đưa ra quyết định cho vay luôn được coi trọng. Các thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng chưa chắc đã đúng nên ngân hàng cần nâng cao chất tượng công tác thu thập thông tin, sao cho thông tin thu thập được nhanh và chuẩn xác Thông tin tín dụng ra đời từ rất sớm và đây là lĩnh vực quan trọng, quyết định tới sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như các lĩnh vực có liên quan. Việc thông tin tín dụng được chia sẻ sẽ mở rộng việc cho vay. Đồng thời điều này cũng làm
  • 35. 31 giảm đi sự mất cân xứng về thông tin giữa các bên có liên quan tới hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ đánh giá chính xác hơn về rủi ro và nâng cao chất lượng khoản vay,.... 3.2.5 Nâng cao chất lượng chất lượng cán bộ tín dụng có chế độ khen thưởng rõ ràng Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, cần mở các lớp đáo tạo để nâng cao khả năng, kinh nghiệm làm việc cho cán bộ trong ngân hàng Chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của ngân hàng với cán bộ tín dụng là hết sức cần thiết.biện pháp này kích thích tinh thần làm việc, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân qua đó hạn chế những sai sót trong quá trình cho vay của cán bộ Bên cạnh khen thưởng ngân hàng cần có những biện pháp kỷ luật đối với những sai sót, sơ hở do thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng để lại hậu quả cho ngân hàng. Tùy theo mức độ thiệt hại mà có biện pháp xử lý khác nhau nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác cho cán bộ tín dụng 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Đối với nhà nước Với tư cách là người tạo lập môi trường kinh doanh vĩ mô, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo ra cơ sở cho hoạt động tài chính, tín dụng ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp, nhà nước cần hoàn thiện hơn các luật doanh nghiệp,luật kinh tế, luật đầu tư nước ngoài .. để phù hợp với tình hình mới và tạo hành lang pháp lý lâu dài cho hoạt động của doanh nghiệp. Cần ban hành luật tín dụng thương mại để bảo vệ quyền lợi của người bán chịu hàng hóa vì hiện nay luật tín dụng thương mại chưa có luật điều chỉnh nên quyền lợi của người bán chịu hàng hóa không có gì đảm bảo Định hướng phát triển kinh tế nhà nước cần đồng bộ tránh tình trạng thường xuyên thay đổi chính sách dẫn đến những khó khăn tổn thất cho doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng cần thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng kiểm tra, chấn chỉnh việc cấp chỉ cấp một bản duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng một tài sản thế chấp để vay nhiều ngân hàng gây thiệt hại cho các ngân hàng. Đồng thời hoàn thiện pháp luật về công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản khi rủi ro xảy ra thì người sở hữu tài sản đó là ngân hàng.
  • 36. 32 Nhà nước cần phải có chế độ bắt buộc mua bảo hiểm tín dụng đối với các tổ chức tín dụng và có chế độ khuyến khích đối với người gửi tiền và người vay tiền,, mức phí bảo hiểm sẽ được quy định tỷ lệ phần trăm trên số tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng. 3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước  Cần hoàn thiện văn bản pháp luật về tài sản thếc chấp Việc hoàn thiền này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, tạo ra sự an toàn cho hệ thống tiền tệ. thực tế cho thấy khi tài sản đem đi thế chấp để vay nợ là hợp pháp nhưng sau một thời gian do sự thay đổi trong các quy định của nhà nước thi nó lại trở thành không hợp pháp Không những việc xác định tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn mà hiện nay việc xử lý tài sản thế chấp cũng gặp nhiều rắc rối. Tất cả cho thấy cần phải hoàn thiện tốt hơn luật thế chấp và những văn bản hướng dẫn việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng để thế chấp gặp nhiều rắc rối. Tất cả cho thấy cần phải hoàn thiện tốt hơn luật thế chấp và những văn bản hướng dẫn việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng để thế chấp. mặt khác cần thực hiện tốt hơn quyết định 149/2001/QĐ-TTg trong việc thanh lý tài sản thế chấp của doanh nghiệp tư nhân nợ quá hạn không trả được  Ngân hàng nhà nước cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các ngân hàng  Phát huy vai trò đầu mối trung tâm của ngân hàng nhà nước Ngân hàng nhà nước cần phát huy vai trò là đầu mối trung tâm thực hiện quy chế đồng tài trợ giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn Phát huy vai trò là đầu mối trung tâm của ngân hàng nhà nước, căn cứ khung lãi suất đã được thỏa thuận giữa các ngân hàng thì ngân hàng nhà nước cần giám sát thực hiện ở các ngân hàng thương mại để tạo sự bình ổn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn Xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới sẽ khiến ngân hàng nhà nước dần dần tránh can thiệp quá cứng nhắc vào tỷ giá hối đoái và để cung cầu thị trường quyết định lãi suất, nhưng do hiện nay hoạt động của các ngân hang thương mại vẫn còn yếu kém nên ngân hàng nhà nước cần phải tác động tới tỷ giá hối đoái để không có sự thay đổi quá lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
  • 37. 33 KẾT LUẬN Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín nói riêng, với thu nhập từ hoạt động tín dụng thường chiếm từ 80% - 85% tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân ngân hàng thương mại mà còn đối với cả nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Hóc Môn- Phòng Giao Dịch Bà Điểm Á” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp Báo cáo đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cụ thể: Hệ thống hóa những cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại có bổ sung những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện. Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, đề tài đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
  • 38. 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Tiến Chương (2020). Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2012). Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội 3. Phan Thị Thu Hà (2021). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 4. Đặng Vũ Hùng (2013). Quản trị rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015). Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo Khoa học), Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội. 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015). Quyết định số 493/2015/QĐ-NHNN ngày 22/4/2015 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội. 7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (2019) Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội. 8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (2020) Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, Hà Nội.