SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
SỰ HÌNH THÀNH CÁC TÔNG PHÁI PHẬT
GIÁO THỜI NHÀ ĐƯỜNG TẠI TRUNG QUỐC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................1
NỘI DUNG ...................................................................................................................................2
1. VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC...................................................2
2. KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC THỜ NHÀ ĐƯỜNG ............................4
2.1. Sự bảo hộ của các bậc đề vương thời Đường đối với Phật giáo ......................................4
2.2. Sự phát triển của các tông phái Phật giáo...........................................................................7
3. CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO THỜI NHÀ ĐƯỜNG TẠI TRUNG QUỐC........9
3.1. Tỳ Đàm Tông (Câu Xá Tông) ............................................................................................10
3.2. Thành Thật tông...................................................................................................................10
3.3. Duy Thức Tông....................................................................................................................10
3.4. Luật tông ...............................................................................................................................11
3.5. Hoa Nghiêm tông.................................................................................................................12
3.6. Tam Giai giáo.......................................................................................................................13
3.7. Mật tông ................................................................................................................................14
3.8. Tịnh Độ tông ........................................................................................................................15
3.9. Thiền tông.............................................................................................................................15
3.10. Nhiếp luận tông..................................................................................................................16
KẾT LUẬN.................................................................................................................................17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
1
MỞ ĐẦU
Phật giáo được khởi nguyên từ Ấn Độ, sau truyền qua Trung Quốc - một đất nước
phồn thịnh, đất rộng người đông, vốn sẵn có một nền văn minh truyền thống, cổ xưa từ các
thời đại nhà Hạ, Ân, Chu tới Tiền Hán. Song phải đến thời Hậu Hán, Phật giáo mới chính
thức được du nhập tới miền đất này. Nhờ nguồn giáo lý cao diệu của mình, Phật giáo đã
ảnh hưởng mạnh mẽ tới nếp sống tình cảm cũng như tư tưởng của người dân Trung Quốc.
Chẳng bao lâu Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được địa vị của Nho giáo và Đạo giáo. Cho
tới thời nhà Đường thì Phật giáo trở thành tôn giáo trọng yếu nhất của Trung Quốc.
Sau khi được du nhập, Phật giáo Trung Quốc không chỉ bó hẹp phát triển ở trong
nước mà còn truyền bá ra bên ngoài theo các ngả khác nhau. Phật giáo Việt Nam, Phật giáo
Triều Tiên, Phật giáo Nhật Bản ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc.
Theo các nhà nghiên cứu văn hoá phương đông thì "Phật giáo Trung Quốc là một kho tàng
phong phú nhất của nền tư tưởng Á Đông. Muốn khảo cứu văn hoá Á Đông, phải tìm hiểu
Phật giáo Trung Quốc bởi chính Phật giáo nói chung và Phật giáo Trung Quốc nói riêng
là tinh tuý của nền văn hoá Á Đông". Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập
chuyên đề Phật giáo Trung Quốc là một việc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Nhắc đến nền văn minh, văn hóa Trung Quốc, chúng ta không thể không nhắc đến
Phật giáo, bởi Phật giáo thực sự là một bộ phận, một viên đá quý của văn hóa, tư tưởng
Trung Hoa. Quả đúng như vậy, đạo Phật đã từng bước ảnh hưởng đến mọi nếp sống sinh
hoạt của người dân Trung Quốc từ triết lý, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật cho đến phong tục
tập quán… Khác với Phật giáo Ấn Độ, quá trình hình thành và phát triểncác tông phái Phật
giáo Trung Quốc luôn đi liềnvới công tác phiên dịch thánh điển. Theo quá trình phiên dịch,
các tông phái Phật giáo Trung Quốc thường y cứ và cổ xướng theo tư tưởng của kinh luận
để lập tông. Tuy quá trình phân phái và lập tông đã manh nha từ thời Đông Tấn nhưng hoàn
chỉnh việc lập tông thì rõ nét nhất là ở thời đại Nam - Bắc triều1
. Việc tìm hiểu “Sự hình
thành các tông phái phật giáo thời nhà Đường tại Trung Quốc” sẽ giúp học viên có cái
nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
1 Thích Tâm Khanh (2013), “Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái Phật Giáo Trung Quốc”, truy cập
tại trang https://quangduc.com/ , ngày truy cập 05/05/2022.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
2
NỘI DUNG
1. VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC
Đạo Phật ra đời trong hoàn cảnh rối ren của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Thế kỷ VI
trước Công nguyên, lúc này Ấn Độ đang trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Sự phân chia đẳng
cấp ngặt nghèo sâu sắc. Thời kỳ này xã hội Ấn Độ chia làm bốn đẳng cấp cách biệt nhau:
đẳng cấp Bà La Môn (địa vị cao nhất); đẳng cấp Sát đế lỵ (dòng họ vua quan, quý tộc);
đẳng cấp Vệ Xá (gần những người giàu có, buôn bán thủ công), đẳng cấp Thứ Đà la (nô
lệ). Ngoài ra còn có một tầng lớp người thuộc hàng cùng khổ dưới đáy xã hội, bị mọi người
khinh rẻ. Trước khi có sự ra đời của đạo Phật, mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trên hết sức
gay gắt được thể hiện trong những cuộc đấu tranh mang tính chất toàn xã hội. Cùng thời
điểm này, Ấn Độ đã và đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa các nhà duy vật và duy tâm, đấu
tranh giữa các tôn giáo, bởi lẽ bên cạnh sự thống trị của đạo Bà La Môn còncó sự hiện diện
của Phệ đà giáo và một số giáo phái khác, đồng thời tư tưởng duy vật thô sơ và tư duy biện
chứng đã xuất hiện.
Hoàn cảnh xã hội và những tư tưởng quan niệm trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp
phần thúc đẩy sự ra đời của đạo Phật. Bỏ qua những truyền thuyết về Thích Ca Mâu Ni tìm
đường cứu khổ cho chúng sinh mà sáng lập ra đạo Phật thì có thể thấy rằng thực chất Phật
giáo ra đời là do kết quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, đấu tranh giữa thần
quyền và thế quyền, giữa những người nắm kinh tế của xã hội và những người nắm tư tưởng
xã hội. Cuộc đấu tranh ấy đã lôi kéo đông đảo quần chúng nghèo khổ tham gia giành bình
đẳng thật sự nơi trần gian, quần chúng đã nhận được sự bình đẳng trong tư tưởng, nơi gọi
là cõi Niết bàn của nhà Phật.
Giáo lý của đạo Phật tập trung vào hai vấn đề, một là sự khổ não, hai là
sự giải thoát ra khỏi khổ não ấy. Khổ não là sự luân hồi, thoát khỏi vòng luân hồi thì khỏi
khổ, mà muốn thoát khỏi vòng luân hồi thì phải bỏ hết dục vọng trên trần thế. Khi thoát
khỏi vòng luân hồi con người mới lên được cõi Niết bàn, là cõi cực lạc.
Đạo Phật là một tôn giáo có cùng bản chất như mọi tôn giáo khác, song đạo Phật còn
có một số đặc điểm riêng. Đạo Phật không quan niệm về đấng sáng tạo ra thế giới. Thế giới
tự nó vận động, phát triển thông qua luật vô thường nhân quả. Sự vận động ấy diễn ra trong
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
3
không gian và thời gian, đạo Phật sơ kỳ ở tiểu thừa mang nhiều tính duy vật những quan
niệm của đạo Phật về thế giới về con người, về vận động mang hình thức biện chứng. Các
giáo lý đạo Phật chứa đựng nhiều nội dung đạo đức, hướng thiện. Đồng thời cũng
phủ nhận một cách gián tiếp những mâu thuẫn, xung đột xã hội.
Bắt đầu từ thế kỷ thứ III, trong thời kỳ thống trị của vương triều Khổng Tước Ấn
Độ, Phật giáo được truyền đến các nước khác. Về đại thể, Phật giáo truyền bá hướng ngoại
chủ yếu qua hai con đường là Bắc truyền và Nam truyền. Trong đó, Bắc truyền lại phân
thành hai đường: một là từ trong kinh truyền nhập vào các nước như Trung Quốc, Triều
Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...; hai là truyền nhập vào khu vực Tây Tạng hình thành Phật giáo
Tạng truyền, sau đó truyền sang các nước Mông Cổ, Nga, Nêpan... Phật giáo Ấn Độ truyền
vào Trung Quốc qua hai con đường: đường bộ và đường biển. Về đường bộ, Phật giáo
thông qua vùng Trung Á lưu truyền vào Tân Cương (Trung Quốc), rồi tiếp tục xâm nhập
vào nội địa. Về đường biển, Phật giáo xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua Sri-
lanka, xuyên qua bán đảo Malaysia, Việt Nam đến Quảng Châu, tức là thông qua
biển Đông mà truyền vào Trung Quốc. Nghiên cứu về thời gian Phật giáo du nhập vào
Trung Quốc, hiện nay có rất nhiều thuyết khác nhau, trong đó có hai thuyết chủ yếu: -
Thuyết khẩu Truyền Phật giáo của Y Tồn: Niên hiệu Nguyên Thọ năm đầu (thế kỉ thứ II
TCN), đời vua Ai Đế nhà Tiền Hán, có Y Tồn, sứ giả nước Đại Nhục Chi tới, đem Phật
giáo truyền miệng cho Trần Cảnh Hiên. - Thuyết niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10: Niên
hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10, đời vua Minh Đế nhà Hậu Hán, có một đêm, vua nằm mộng
thấy người vàng, có hào quang rực rỡ từ phương Tây tới. Vì vậy, nhà vua đoán biết có Phật
giáo ở phương Tây, vua liền sai tướng Thái Hâm, Vương Tuân, Trần Cảnh... (18 người)
qua Tây vức để thỉnh tượng Phật. Họ vâng lệnh vua đi nửa đường thì gặp hai bậc Phạm
Tăng Ca-diếp Ma-đằng, và Trúc Pháp Lan, chở kinh tượng bằng ngựa trắng đi về phía
Đông, họ liền mời hai Ngài đến Trung Quốc. Vua Minh Đế liền sắc dựng chùa Bạch Mã để
thờ Phật và làm nơi dịch kinh điển cho hai Ngài. Mặc dù chưa có bằng chứng xác thực
nhưng với hai con đường: đường thủy và đường bộ, có thể khẳng định rằng Phật giáo được
truyền vào Trung Quốc từ rất sớm, dần dần góp phần tạo nền những nét đặc thù trong nền
văn hóa rực rỡ của đất nước Trung Hoa rộng lớn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
4
2. KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC THỜ NHÀ ĐƯỜNG
2.1. Sự bảo hộ của các bậc đề vương thời Đường đối với Phật giáo
Nhà Đường ra đời khi Lý Uyên - một viên quan thời Tuỳ, cùng con mình là Lý Thế
Dân khởi binh ở Thái Nguyên (Sơn Tây), giành ngôi báu năm 618; trải qua ba thời kỳ: Sơ
Đường (618 - 741), Trung Đường (742 - 820) và Hậu Đường (821 - 907). Vương triều này
tồn tại đến khi Chu Toàn Trung truất ngôi của Ai Đế, tự lên làm vua năm 907. Với thủ đô
nằm ở Trường An (ngày nay thuộc ngoại ô Tây An) - vào thời kỳấy, là thành phố đông dân
nhất thế giới.
Vào thời Đường, với các chính sách tiến bộ của vương triều cầm quyền
cùng với khoảng thời gian thái bình lâu dài (hơn 100 năm từ năm 618 đến năm 755) đã tạo
điều kiện cho đất nước được phú cường, thịnh trị, từ đó nền kinh tế, văn hóa xã hội càng
thêm phát triển mạnh mẽ. Một đất nước phồn vinh như thế, tất nhiên trí thức tăng lữ có đủ
điều kiện để học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, nâng cao Phật pháp. Dân chúng có
điều kiện chăm lo đến đời sống tinh thần tâm linh. Họ ủng hộ tài chính, cúng dường cho
các chùa chiền, tăng ni, tự viện để tỏ lòng tôn kính, đồng thời làm rạng danh các bậc tiên
đế, hay để mãi mãi ghi nhớ người thân quá cố. Việc làm này cũng nhằm cầu nguyện cho sự
thịnh vượng của triều đại, sự trường thọ của gia tộc, họ hàng, cho lợi ích của nhân dân. Mọi
tầng lớp xã hội đều ủng hộ Phật giáo, sinh hoạt Phật giáo đều thu hút sự chú ý của mọi
người, tạo nên sự phồn thịnh Phật pháp.
Mặt khác, như Kinh Dịch đã viết: “Cùng tắc biến, cực tắc phản”, một sự vật, một
quá trình đạt đến trình độ cao nhất của nó, tất có sự biến đổi về chất mà thường là theo
chiều hướng ngược lại. Nhà Đường cực thịnh ở thời Khai Nguyên, Thiên Bảo của Đường
Minh Hoàng (Huyền Tông), cũng thời đó đánh dấu một bước suy thoái quan trọng của nhà
Đường. Quá trình phát triểnđến cực thịnh, trong lòng xã hội đã ấp ủ quá nhiều mâu thuẫn,
đằng sau vẻ phồn vinh, thịnh trịẩn giấu bao mầm mống tai họa. Có thể nói, trong số ba triều
đại vẻ vang, văn minh nhất của Trung Quốc: Chu, Hán, Đường - Đường bề ngoài có vẻ rực
rỡ nhất, mà bề trong loạn nhất, triều đình bê bối nhất. Bọn hoạn quan hoành hành, giết hại
người hiền năng, bán quan, buôn ngục, đục khoétdân chúng, bạo ác không kể xiết. Loạn
An Lộc Sơn kéo dài chín năm, gieo tai họa nặng nề cho Trung Quốc, tàn phá đất nước này
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
5
khủng khiếp và man rợ. Điều này đặt Phật giáo đứng trước hiện thực khắc nghiệt, khó khăn,
đòi hỏi phải biến đổi thích ứng, phù hợp. Đó cũng có thể xem như một động lực thúc đẩy
tôn giáo này tự hoàn thiện. Hơn nữa, đang thái bình bỗng loạn lạc, quảng đại nhân dân
không nhìn thấy đường ra thì cõi Phật bình an, tinh thần từ bi, hỉ xả, chúng sinh đều được
bình đẳng và được cứu độ siêu thoát đã như một cứu cánh, nâng đỡ, xoa dịu tâm hồn, tư
tưởng “đốn ngộ thành Phật” mê hoặc lòng người càng dễ dàng tiến sâu vào tinh thần quần
chúng như một lối thoát, một sự đền bù hư ảo.
Cả thái bình thịnh trị, cũng như loạn lạc chiến tranh đều ảnh hưởng trực tiếp đến tôn
giáo, đặc biệt là Phật giáo. Nếu như ở thời hoàng kim, tăng ni, phật tử có điều kiện hoằng
dương Phật pháp, vừa tu dưỡng, nghiên cứu, nâng cao trình độ giáo lý theo chiều sâu, vừa
xây dựng nhiều chùa chiền, đúc chuông, tô tượng khắp nơi… Ngược lại, thời loạn lạc lại
đặt Phật giáo trước những thử thách, yêu cầu nó phải đi vào đời sống, đi vào chiều sâu của
hiện thực. Tóm lại, xã hội phức tạp thời Đường vừa là bối cảnh trực tiếp, vừa là
nhân tố khách quan đầu tiêntác động sâu sắc đến sự phát triển của đạo Phật. Trong bối cảnh
đó, về mặt luân lý, thẩm mỹ và với tư cách là một nhân tố trong văn minh vật chất, Phật
giáo đã có sự phát triển mạnhmẽ. Tôn giáo và nhà nước luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Bởi thế mà từ khi Phật giáo du nhập và Trung Quốc, nó đã có mối quan hệ khăng khít
với giai cấp phong kiến.
Các bậc đế vương thời Đường (ngoài Vũ Tông ra) hầu hết đều áp dụng chính sách
bảo hộ Phật giáo. Đường Thái Tông rất xem trọng công việc dịch kinh của Phật giáo. Sau
khi Huyền Trang đại sư đi Tây Vực (Ấn Độ) cầu pháp trở về, Đường Thái Tông đã tổ chức
một trường dịch kinh quy mô rất lớn ở chùa Từ Ân. Ngoài ra, ông “còn hạ lệnh toàn quốc
xây Phật tử ở nơi giao binh để tưởng niệm những chiến sĩ vong trận, nhằm an ủi lòng
người” Thời đại Võ Tắc Thiên, Phật giáo càng được sùng tín. Bà đã thực thi liên
tiếp một loạt các chính sách nhằm phát triển Phật giáo như: phong tước cho
Sa môn, ra lệnh “Thích giáo” nên đặt trên Đạo sĩ, trực tiếp ủng hộ Pháp Tạng sáng lập ra
phái Hoa Nghiêm Tông. Vua Huyền Tông đã từng một lần loại bỏ tăng ni Phật giáo nhưng
lại rất sùng tín Mật giáo. Túc Tông cũng từng triệu hơn 100 Sa môn vào cung đình
tụng kinh cầu phúc. Đại Tông ngoài việc hạ lệnh xây chùa, độ Tăng, trong lúc quân địch
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
6
xâm lược, triệuSa Môn tụng “Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh”, vì dân
vì nước làm lễ tiêu tai. Ngoài ra, ông còn hạ chiếu quan sứ không được chèn ép tăng ni,
tăng ni phạm pháp cũng không phải chịu hình phạt. Khi đó, những ruộng đất màu mỡ phần
lớn đều do nhà chùa sở hữu. Vua Hiến Tông nghinh xá lợi Phật ở Phụng Tường Pháp Môn
tự, lại mở ra một phong trào sùng Phật sôi nổi trong xã hội. Nhưng từ thời Trung Diệp, lao
dịch càng nặng nề, nhân dân bị bóc lột (“Tự Trị Thông Giám” quyển 211 “Đường Ký –
Huyền Tôn Khai Nguyên năm thứ hai2”), nhiều người lấy tự viện làm nơi ẩn trốn. Tự viện
nhân cơ hội chế độ quân điền bị phá hủy, chiếm dân điền, mở mang trang viện. Tự viện còn
trốn thuế và lợi dụng kinh doanh công thương nghiệp, mở tiệm cầm đồ, cho vay kiếm lời.
Như vậy, tuy Phật giáo có tác dụng giúp người ta an phận thủ thường, nhưng do sự mâu
thuẫn giữa kinh tế tự viện và lợi ích nhà nước ngày càng sâu sắc gay gắt, dẫn đến vào đời
Đường Kinh Tông, Văn Tông sau này chính quyền đã có ý đồ hủy diệt Phật giáo. Cuối cùng
người kế tự của Văn Tông là Võ Tông đã hạ lệnh khắp nơi hủy diệt tự miếu, lệnh cho tăng
ni hoàn tục. “Từ Hội Xương năm thứ hai đến năm thứ năm (842 - 845), tổng cộng phá hủy
hơn 4.600 ngôi chùa, 26 ngàn tăng ni phải hoàn tục, 15 ngàn nô lệ được giải phóng, tịch
thu một số lượng lớn ruộng đất chùa chiền3”. Tất cả những nô tỳ được giải phóng, mỗi
người được chia ruộng trăm mẫu, ghi tên vào hộ tịch quốc gia, lấy các tượng đồng trong
các chùa để đúc tiền, tượng thép để làm nông cụ, tượng vàng bạc thu vào quốc khố. Những
tượng Phật trong dân gian hạn trong một tháng phải giao nộp cho quan phủ, nếu vi phạm
phải xử phạt. Theo lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Hội Xương diệt Phật và loạn An Sử Chi
vào thời Đường là hai cơ hội khiến Phật giáo phát sinh sự thay đổi lớn. Sau loạn An Sử Chi,
Thiền Tông Tuệ Năng và một loạt những Thiền Tông Thần Tú khác đều sụp đổ. Từ sự khởi
đầu của loạn An Sử Chi, triều đình nhà Đường dần suy yếu, dẫn đến sự mâu thuẫn gay gắt
trong nền kinh tế Phật giáo, vì thế sự kiện Hội Xương diệt Phật đã tuyên cáo về cơ bản của
thời kỳ Phật giáo hưng thịnh.
2 Lê Giảng (2000), Các triều đại Trung Hoa, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr.58.
3 Lê Giảng (2000), Các triều đại Trung Hoa, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr.58.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
7
2.2. Sự phát triển của các tông phái Phật giáo
Trước thời Tùy - Đường, Phật giáo Nam Bắc triều không có tông phái, có chăng chỉ
là một vài học phái. Vào thời đó, các lưu phái Phật giáo khác nhau đều là học phái mang
tính học thuật. Chỉ đến thời Tùy - Đường Phật giáo ở Trung quốc mới hình thành nên tông
giáo một cách đích thực. Sự phát triển cao độ của kinh tế chùa chiền là một cơ sở kinh tế
quan trọng trong việc hình thành các tông phái Phật giáo. Nguồn gốc của sản nghiệp của
các chùa chiền là lấy điền sản làm cốt lõi, đầu tiên phải kể đếnsự ban thưởng của triềuđình.
Đồng thời, cũng do kinh tế chùa chiền ngày càng lớn mạnh, các tăng lữ Phật giáo
cũng có nhu cầu vô cùng cấp thiết trong việc thúc đẩy sự hình thành tông phái để tăng
cường tổ chức cho chính tập đoàn của mình và để bảo vệ lợi ích kinh tế và địa vị xã hội
tương đương của mình. Chính điều này cũng tự nhiên làm phát sinh vấn đề quyền thừa kế
của kinh tế chùa chiền, hình thành một cách tự phát việc sau khi vị tổ sư trụ trì chùa qua
đời, ông ta chỉ có thể là truyền lại cho đệ tử đắc ý nhất của mình để bảo vệ tài sản của chùa
từ đó cũng sản sinh ra mối quan hệ truyền pháp kế thừa giống như chế độ pháp chế phong
kiến địa chủ ngoài thế tục thời Nam Bắc triều. Sự kế thừa miếu sản vẫn chưa là một vấn đề
nghiêm trọng phổ biến, khi một trụ trì của một chùa qua đời, luôn luôn có thể mời một vị
hòa thượng của một học phái khác đến chùa trụ trì, tăng nhân cũng có thể di chuyển một
cách tự do. Còn sau khi vấn đề tài sản của chùa chiền trở thành một vấn đề quan trọng thì
học thuyết Phật giáo của tổ sư cùng với tài sản của chùa bao gồm cả di sản tư tưởng và di
sản kinh tế đều cùng phải truyền lại cho đệ tử dòng đích và không còn có thể truyền cho
tăng nhân học phái khác nữa. Đây chính là chế độ thế tập của tăng lữ Phật giáo, cũng là một
trong những đặc trưng quan trọng của sự hình thành tông phái Phật giáo, là sự hồi sinh có
biến tướng trong giai cấp thống trị tăng lữ của chế độ môn phạt.
Khi Phật giáo bắt đầu được truyền nhập vào Trung Quốc, nó chỉ được coi như là một
loại đạo thuật truyền thống, cho đến thời Ngụy Tấn các học giả Phật giáo mới lấy quan
điểm huyền học để lý giải Phật. Cho đến thời Nam Bắc triều mới nổi lên phong trào giảng
giải kinh luân Phật giáo. Nhưng, thứ nhất, các kinh sư và luận sư nổi tiếng nhờ việc giảng
dạy kinh luân chỉ là có sở trường trong việc giảng giải nội dung tự thân của một kinh luân
nào đó, chưa thể được coi là có một kiến giải mới đặc biệt nào đó, càng không có sự sáng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
8
tạo cá nhân. Thứ hai, thời đó cái gọi là tăng nhân nghĩa học chỉ là những học giả và những
nhà chuyên môn chỉ giảng giải về một loại kinh điển mà mình hiểu rõ nhất, còn luôn luôn
thiếu sự nghiên cứu với những học phái có quan điểm bất đồng với quan điểm của mình, vì
thế cũng không có được năng lực và tri thức bình phán một cách toàn diện kinh điển của
các học phái khác. Còn về học phái tiểu thừa thời đó, do không thoát khỏi tín ngưỡng Phật
giáo nguyên thủy ở Ấn Độ cổ đại, thêm vào đó là sự giới hạn của lý luận của chính nó vừa
không thể kìm hãm được các lý luận đại thừa được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc mà trên
thực tế cũng khó thống nhất được tất cả lý luận đại thừa, vì thế càng không có điều kiện lập
tông phái mới và ngồi lên vị trí duy ngã độc tôn. Thứ ba, do sự phân liệt cát cứ của Trung
Quốc dưới thời Nam Bắc triều mà các học giả Phật giáo còn thiếu đi sự dung hợp và tổng
kết các điều kiện khách quan của những giáo nghĩa Phật giáo ở các vùng khác
nhau. Có thể thấy, nhìn từ quá trình phát triển lý luận của Phật giáo Trung Quốc, thời Hán,
Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều vẫn chưa hội đủ các điều kiện cần thiết để hình thành tông phái
Phật giáo. Phật giáo vào những năm cuối thời Nam triềuvà đặc biệt là sau thời Tùy - Đường,
chính trị văn hóa toàn quốc đã được thống nhất, phong trào Phật học đã dần lộ xu hướng
thống nhất mà thủ lĩnh Phật giáo lại phần nhiều là những học giả học rộng hiểu cao, kiến
thức Phật học uyên thâm nên điều kiện tư tưởng cho việc sáng lập tông phái Phật
giáo cuối cùng cũng đã xuất hiện.
Do sự diễn biến trường kỳ của lịch sử đã hình thành nên nhiều các phái biệt Phật
giáo, hệ thống kinh điển phức tạp lại được hiểu theo nhiều nghĩa. Vì thế, để thiết lập tông
phái Phật giáo, về lý thuyết, đầu tiên nhất định phải lấp đầy và điều hòa những mâu thuẫn
đã tồn tại trong một thời gian dài trong việc lý giải các kinh điển ở những thời kỳ khác nhau
của Phật giáo và thậm chí là những lý giải khác nhau của các phái, từ đó làm cho tông phái
của mình có một hệ thống lý luận dường như có thể thống nhất. Biện pháp này được gọi là
phángiáo. Cái gọi là phángiáo chính là tiến hành phân khoa tổ chức cho toàn thể Phật học,
tức không thể dùng thái độ kỳ thị hay phủ định hoàn toàn để xử lý mối quan hệ của tư tưởng
tín ngưỡng của các phái khác nhau mà phải coi các phái tư tưởng là tình huống cá biệt của
một chỉnh thể thống nhất để từ đó phân đẳng cấp cao thấp, dùng một hệ thống lý luận làm
tham chiếu tiến hành sắp xếp lại một cách có hệ thống các tư tưởng của các phái, thêm vào
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
9
cho mỗi phái một địa vị nhất định và coi tư tưởng của phái mình ở trên các phái khác
(Như Thiên đài tông Trí Khải đã đề ra “ng thời át giáo” thuyết, Ngũ thời là chỉ Hoa nghiêm
kinh, tiểu thừa giáo, đại thừa thông thường, ban nhược kinh và sau cùng là pháp hoa kinh.
Bát giáo được phân từ phương thức giáo hóa gồm: Đốn, trảm, bí mật, bất định, và cũng
được phân từ nội dung giáo lý có tạng (chỉ tiểu thừa), thông (thông tam thừa), biệt (đại biệt
vu tiểu) và viên (viên mãn), lấy pháp hoa kinh làm thuần viên. Hoa Nghiêm kinh thì chỉ ra
“Ngũ thời phán giáo thuyết ” là: một là tiểu giáo, hai là thủy giáo, ba là chung giáo, bốn là
đốn giáo và năm là viên giáo. Cho rằng Pháp Hoa kinh thuộc về “chung, đốn” viên giáo
đích thực chính là Hoa Nghiêm kinh). Trong quá trình phán giáo phân khoa tổ chức này, tư
tưởng truyền thống của Trung quốc luôn luôn được chêm vào, thậm chí như Thiền tông còn
được coi là làm cho tư tưởng Phật giáo sáng tạo của Trung Quốc trở nên như là lý luận cao
nhất của cả nền Phật giáo. Sự phán giáo này không chỉ là yêu cầu của các phái biệt nhằm
áp đảo, tổng hợp các tông phái Phật giáo khác mà còn là để cùng đối phó với Nho giáo,
Đạo giáo và những tư tưởng truyền thống khác, đặc biệt là nhu cầu của những người theo
chủ nghĩa duy vật phản thiền họ.
3. CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO THỜI NHÀ ĐƯỜNG TẠI TRUNG QUỐC
Sau thời Nam Bắc Triều, Phật giáo bước vào một thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của
mình đó là thời nhà Đường. Chúng ta có thể nhận xét rằng Phật giáo Trung Quốc đời Đường
đã phát triển tới chỗ hoàn bị và toàn thịnh. Để thống chế giáo đoàn, tăng già vẫn giữ chức
Tăng quan như đời Tuỳ nhưng đứng đầu tất cả là chức Tăng Lục. Sau chức Tăng lục có các
Tăng chính ở các châu, quận để quản hạt giáo đoàn từng địa phương. Ở các chùa lớn đặt ra
chức “Tam Cương” là thượng tọa, Tự chủ và Điển tọa để trông nom mọi công việc trong
chùa. Đặc biệt Phật giáo ở Ngũ Đài Sơn có đặt chức riêng gọi là “Ngũ Đài Sơn thập tự đô
kiểm hiệu thú” để thống lĩnh Phật giáo riêng ở núi đó.
Giáo học Phật giáo nhà Đường là những tư tưởng triết học cao siêu thích hợp với
việc nghiên cứu. Có rất nhiều tư tưởng Giáo học làm cơ sở cho các tông phái đã xuất hiện
ở thời kỳ này (xuất hiện các tông phái lớn: Câu Xá Tông, Thành Thực Tông, Duy Đức
Tông, Tam Luận Tông, Hoa Nghiêm, Thiên Thai Tông, Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ
Tông, Luật Tông).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
10
3.1. Tỳ Đàm Tông (Câu Xá Tông)
Tỳ Ðàm (nói đủ là A Tỳ Ðàm) là tên gọi tắt của Trung Hoa về Abhidharma. Trước
khi luận Câu Xá (Abhidharma Kosa) được dịch sang Hán ngữ thì đã có một học phái mệnh
danh là Tỳ Ðàm tông. Người đầu tiên nghiên cứu về A Tỳ Ðàm là Ngài An Thế Cao ở đời
Hậu Hán. Các tác phẩm của A Tỳ Ðàm được dịch sang Hán ngữ rất sớm trong giai đoạn từ
383 đến 434 TL như "A Tỳ Ðàm Cửu Thập Bát Kết Kinh" của Ngài An Thế Cao, "A Tỳ
Ðàm Tâm Luận", "A Tỳ Ðàm Bát Kiền Ðộ Luận"...của Ngài Tăng Già Ðề Bà đời Tiền Tần.
Các học giả thuộc Tỳ Ðàm tông nổi bật có thể kể đến là các Ngài Huệ Tập, Tăng Mân, Pháp
Vân,Tăng Tung... Tuy nhiên, khi Luận Câu Xá của Ngài Thế Thân được Ngài Chân Ðế
(Paramartha) dịch sang Hán ngữ từ năm 563-567 TL, sau đó là Ngài Huyền Trang dịch từ
651-654 TL và được truyền bá rộng rãi thì Tỳ Ðàm tông được thay thế bằng Câu Xá tông.
3.2. Thành Thật tông
Tông này được lập và cổ xướng từ thời Ngài La Thập theo tư tưởng của Luận Thành
Thật (Satyasiddhi), một bộ luận thuộc Tiểu thừa Phật giáo.Bộ luận này do Ngài Ha Lê Bạt
Ma (Harivarman) viết và được Ngài Cưu Ma La Thập (Kumàrajìva) chuyển sang Hán ngữ
thật sớm,vào 411-412 TL.Kể từ thời Ngài La Thập về sau, không khí nghiên cứu học thuật
của Thành Thật tông được phát triển nhanh chóng.Trong khoảng từ 411 đến 498 TL đã có
hơn 12 bộ sớ giải của các môn đồ Ngài La Thập viết về Luận Thành Thật và đã có: "Hàng
trăm buổi giảng thuyết về bản văn này được truyền bá khắp Trung Hoa" (2). Ðến đời Lương
(502-507) thì Thành Thật tông phát triển cực thịnh và được phổ biến rộng rãi với công lao
của ba ngài Pháp Vân, Trí Tạng và Tăng Mẫn. Trong giai đoạn này, Thành Thật tông được
xem là khuynh hướng Ðại thừa. Thế nhưng, vào đời Tùy, kể từ khi Ngài Gia Tường Ðại Sư
Cát Tạng nhận định Thành Thật luận là bộ luận thuộc Tiểu thừa Phật giáo thì Thành Thật
tông bắt đầu kém phát triển. Ðến đời Ðường, Ngài Ðạo Tuyên tuyên bố luận Thành Thật
thuộc kinh Lượng bộ,một tông phái Ấn Ðộđược xem là tiểuthừa, thì Thành Thật tông bước
vào thời kỳ suy vi và không còn phát triển ở các thời kỳ sau đó.
3.3. Duy Thức Tông
Duy Thức tông là tông phái mà Huyền Trang và các đệ tử sáng lập. Do nó dùng quá
nhiều phạm trù Phật giáo đề phân tích, giải thích khái niệm mọi hiện tượng của thế giới nên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
11
có tên gọi là luận duy tâm “Vạn Pháp Duy Thức”. Do họ đã từng ở tự Từ Ân, còn tự xưng
là đại sư Từ n nên còn có tên là “Từ Ân tông”. Do dựa vào “Thiền ư Địa Luận” làm giáo
điểncăn bản, nên còncó tênlà Thiền tông. “Giải Thâm Mật Kinh”, “Thành Duy Thức Luân”
và “Thiền sư Địa Luân” tức “Nhất Kinh Nhị Luận” là điển tích căn bản nhất của tông này.
Huyền Trang (khoảng năm 600 – 664) đối với “Tam tạng Kinh, Luật, Luận” rất thông suốt,
nên được gọi là “Pháp sư Tam Tạng”. Đây là một người rất hiếm ở Trung Quốc thời xưa.
Duy Thức tông kế thừa Đại Thừa Hữu tông của Ấn Độ, tức từ sự truyền đạt của Vô
Trứ, Thế Thân mà có được học thuyết Thiền Hành Phái. Tông phái này xem trọng “Chuyển
y”, tức chuyển biến nhận thức tư tưởng, xem nhận thức do mê chuyển thành ngộ làm mục
đích tụ tập, chủ trương năm loại tánh thuyết, có một loại vô tánh hữu tình mãi không thể
thành Phật, làm thay đổi cách nhìn “Chúng sinh đềucó Phật tính”của quá khứ. Vào khoảng
giữa triềuđại nhà Đường, Duy Thức tông rất hưng thịnh ở Trung Hoa, Sau khi Huyền Trang
và Khuy Cơ qua đời, tông phái này suy yếu một cách nhanh chóng. Yếu tố quan trọng nhất
làm cho tông này chóng lụi tàn là cuộc khủng bố năm 845. Bên cạnh ấy, việc phê bình,
đánh giá của Hoa Nghiêm tông về Duy Thức tông, xem nó chỉ cao hơn Tiểu thừa, nhưng
thấp hơn Thiền tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông cũng là nguyên nhân khiến tông
này mất sựủng hộ của tín đồ.Nhưng quan trọng hơn cả là triết lý của tông này với sự phân
tích chi ly và các thuật ngữ quá khó hiểu là lý do khiến những bộ óc đầy tính thực dụng của
Trung Hoa sớm quay lưng với nó để ủng hộ những tông phái với giáo lý đơn giản và trực
tiếp hơn như Thiền tông và Tịnh Độ tông.
3.4. Luật tông
Luật tông là một trong những tông phái nhỏ do Đạo Tuyên (596-667) sáng lập vào
đời nhà Đường. “Luật” là dịch nghĩa của thuật ngữ “vinaya” từ tiếng Sanskrit. Luật tông
được hình thành căn cứ theo bộ Tiểu thừa Pháp Tạng “Bộ Đàm Vô Đức” và có thêm sự giải
thích của giáo nghĩa Đại thừa. Nền tảng của tông này được xây dựng trên bộ Tứ Phần Luật
(của Dharmagupta - Đàm-vô-đức) do Buddhayasas (Phật-đà-da-xá) và Trúc Phật Niệm dịch
vào năm 412. Vì Đạo Tuyên sống trong một tu viện nhỏ ở núi Chung Nam gần kinh thành
Trường An nên nó còn được gọi là Nam Sơn Luật tông.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
12
Luật tông chủ yếu bàn về giới, bao gồm hai nội dung chính: chỉ trì giới (không làm
các điều ác) và tác trì giới (thực hành các điều thiện). Nét đặc thù của tông này là nhấn
mạnh đến nguyên tắc hay điều luật mang tính đạo đức (giới) mà hàng Tỷ-kheo và Tỷ-kheo
ni buộc phải tuân thủ. Khác với các tông phái khác, Luật tông đặc biệt chú trọng đến việc
tuân thủ văn tự và ngôn ngữ giới luật hơn là tinh thần. Mặc dù được xem là thuộc Phật giáo
Thượng Tọa Bộ (Theravàda), Tứ Phần Luật vẫn được tất cả giới tu sĩở Trung Hoa tuân
hành. Tuy nhiên, dù được Đạo Tuyên và các truyền nhân của ngài mở rộng thành một bộ
phái riêng lẻ, nhưng vị trí của Luật tông vẫn không duy trì được lâu trong lịch sử
Phật giáo Trung Hoa.
3.5. Hoa Nghiêm tông
Hoa Nghiêm tông được suy ra từ Phật điển tối cao trong Phật thuyết
“Hoa Nghiêm Kinh”. Do tông này phát huy mục đích của “Pháp Giới Duyên Khởi” nên gọi
là “Pháp Giới tông”. Trong hệ thống truyền nhân của học thuyết Hoa Nghiêm tông có Pháp
Thuận, Trí Nghiễm, Pháp Tạng, Đăng Quang. Trong đó, truyền nhân đời thứ ba, tức Pháp
Tạng (643-712), thường được xem là tổ sư khai sáng tông phái này thật sự, vì ngài có công
tổ chức và hệ thống hóa một cách chặt chẽ và toàn vẹn triết lý của Hoa Nghiêm tông. Hoạt
động của Pháp Tạng không chỉ hạn chế trong công việc trước tác, phiên dịch mà còn bao
gồm cả lĩnh vực thuyết giảng. Hoàng đế Võ Tắc Thiên rất thích nghe Pháp Tạng thuyết
giảng Hoa Nghiêm (bản dịch của Buddhabhadra - Giác Hiền). Bà rất mến mộ tài đức của
ngài nên đã phong tặng ngài danh hiệu “Hiền Thủ Đại ư”. Theo lời mời của Võ Tắc Thiên,
Pháp Tạng đã hỗ trợ Śikshànandà (Thật-xoa-nan-đà) phiên dịch bản kinh Hoa Nghiêm bao
gồm 80 cuốn được mang từ Khotan về Công trình văn điển của ngài khá phong phú, cả
trước tác lẫn biên soạn bao gồm trên vài trăm quyển.
Học thuyết trọng yếu của Hoa Nghiêm tông là pháp giới duyên khởi và nhất tâm
chân như; nghĩa là vũ trụ và vạn hữu chỉ là sự sinh khởi từ một cái tâm chân thật. Chân tâm
hay còn gọi là pháp thân (dharma-kàya) là vô hạn, tuyệt đối, biểu hiện qua bốn khía cạnh
hoạt động khác nhau: (1) từ quan điểm hiện tượng giới (các pháp do tâm biến hiện); (2) từ
quan điểm bản thể (các pháp trong thế giới đều phát xuất từ chân tâm); (3) từ quan điểm
đồng nhất (hiện tượng và bản thể chỉ là một); (4) từ quan điểm hiện tượng học (nghĩa là tất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
13
cả các hiện tượng đều có thể dung nhiếp, hài hòa và tương hợp với nhau; chúng giống như
các đợt sóng trong đại dương, tuy có vô vàn tên gọi khác nhau nhưng chỉ phát xuất từ một
nguồn nước). Có thể nói rằng, toàn bộ hệ thống triết lý của Hoa Nghiêm xoay quanh học
thuyết này, ở đó pháp giới duyên khởi đồng nghĩa với chân lý tuyệt đối. Chân lý tuyệt đối
hay còn gọi là Như-lai tạng (Tathàgatagarbha) chỉ rõ rằng vạn pháp là tương đối, phụ thuộc
lẫn nhau, xuất phát từ một cội nguồn và tùy thuộc vào nhau cả thời gian lẫn không gian.
Khác với các tông phái Đại thừa Phật giáo, giáo lý Hoa Nghiêm đặc biệt tập trung vào mối
quan hệ giữa bản thể và hiện tượng.Trong khi ấy, các tông khác chú trọng đến việc giải
thích mối quan hệ giữa các hiện tượng. Tông này chủ trương rằng vì tất cả hiện tượng chỉ
là sự biểu hiện của một bản thể bất biến, do vậy chúng hoàn toàn tương dung tương nhiếp
nhau, giống như vô số làn sóng khác nhau của cùng chung một dòng nước. Mọi sự vật, hữu
tình hay vô tình, trong pháp giới đều là sự biểu hiện của cùng một cái tâm, vốn đã được Thế
Tôn chứng nghiệm. Đây là lý do Hoa Nghiêm tông gọi nó là Viên giáo.
3.6. Tam Giai giáo
Tam Giai giáo do chủ trương Phật giáo chia thành ba cấp bậc, chủ trương phổ biến
và tôn thờ mọi Phật pháp, nên còn gọi là Phổ Pháp tông, sáng lập vào đời Tùy. Tín Hành
(540 - 594), họ Vương, người Ngụy Quân (nay là An Dương Hà Nam). Ông xuất gia lúc
còn trẻ, biết nhiều luận, coi trọng hành động. Tùy Khai Hoàng Sơ (khoảng năm 581), triệu
ông vào kinh, xây ba cấp đạo trường, tuyên truyền Tam Giai giáo. Ông lấy “Tam Giai Phật
pháp” làm nguồn căn chủ yếu để dựa theo, mang toàn bộ Phật giáo chia làm ba loại
“Thời”, “Xứ” (theo thế giới) và “Cơ” (căn cơ chỉ người).
Về mặt hành động, Tam Giai giáo đề xướng lấy khổ hành nhẫn nhục làm tôn chỉ,
khất thực mỗi ngày một bữa, phản đối sùng bái thần linh, cấm chủ trương niệm A Di Đà
Phật; cho rằng mọi chúng sinh đều là chân Phật, vì thế nam nữ cúng bái như nhau, gọi là
“Phổ Kính”; khi chết thực hành “Lâm Táng”, tức mang thi thể bỏ vào rừng sâu, để cho chim
thú ăn, gọi đây là sự bố thí thức ăn; còn kinh doanh “Vô Tận Tàng” (“Khoản tồn trữ”),
khuyên tín đồ cống hiến lương thực để tồn kho, sau đó mang đi bố thí hoặc mượn danh cấp
cho những tín đồ nghèo hay dùng cho việc tu sửa thiền pháp, như vậy là đã lập nên cơ sở
kinh tế độc lập cho bổn phái. Sau khi Tam Giai giáo được sáng lập đã nhiều lần gặp sự cấm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
14
kỵ của triều đình và những tông phái Phật giáo khác, đặc biệt là sự công kích của Tịnh thể
Tôn Nhân. Đường Huyền Tông năm Khai Nguyên (năm 713) ra lệnh phế Vô Tận Tàng
Viện, không cung cấp nguồn kinh tế. Nhưng thế lực của Tam Giai giáo vẫn tồn tại dưới
dạng tiềm ẩn, lưu hành hơn 300 năm trong dân gian. Đến cuối nhà Đường thì nó bị mai
một, không ai nhắc tới nữa.
3.7. Mật tông
Mật tông, dịch nghĩa Phạn ngữ “Mantra” là một bộ phái Phật giáo khá phát triển tại
Trung Hoa từ thế kỷ thứ VII đến thế kỉ thứ XII. Nhằm để phân biệt với hai hệ thống tư
tưởng chính trị của Phật giáo (Đại và Tiểu thừa”, nó thường được gọi là Mật thừa
(Mantrayàna) hay Kim Cang thừa (Vajrayàna).
Mật tông vốn là một sản phẩm ở thế kỷ thứ VII do sự kết hợp của bộ phái Phật giáo
Đại thừa và Bà La môn giáo Ấn Độ. Đầu thời Đường, Punyodaya, tu sĩẤn Độ đến Trung
Hoa vào năm 655, cố gắng giới thiệu một số kinh sách Mật giáo đang thịnh hành ởẤn Độ
vào đất nước này, nhưng không được quần chúng ủng hộ bởi uy tín của Huyền Trang sau
chuyến Tây du trở về. Mật tông chỉ thật sự có ảnh hưởng rõ ràng tại Trung Quốc sau sự
xuất hiện của Thiện Vô Úy (Śubhàkarasimha-637-735), Kim Cang Trí (Vajrabodhi-663-
723) và Bất Không (Amoghavajra-705-774). Cả ba người này đều là người Ấn Độ.
Thiện Vô Úy rất nổi tiếng ởẤn Độ, đồng thời cũng được quần chúng và triều đình
nhà Đường mến mộ trước khi ngài đến truyền đạo tại vùng đất này. Vì vậy, ngài rất được
trọng vọng khi đến Trung Hoa vào năm 716, và được hoàng đế đương triều phong tặng
danh vị Quốc sư. Trong thời gian ở tại Lạc Dương, ngài đã dịch kinh Đại Nhật
(Mahàvairocana-sutra) sang Hán văn. Có thể nói rằng đây là Thánh điển căn bản của Mật
giáo. Với uy tín của ngài và sự ra đời của bản dịch này, Mật tông thật sự phát triển một cách
nhanh chóng. Vào thời nhà Đường, Mật tông có hai dòng truyền thừa. Dòng thứ nhất gồm
có Thiện Vô Úy, Nhất Hành... Phái này lấy Đại Nhật Kinh làm nền tảng và có ảnh hưởng
rộng lớn đến Thiên Thai tông. Trong khi ấy, dòng thứ hai, gồm Kim Cang Trí, Bất Không,
Kim Cang Tạng… có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nghiêm tông.
Mật tông cho rằng thế giới vạn vật, Phật và chúng sinh đều do địa, thủy, hỏa, phong,
không (không khí), thức (ý thức) tạo thành. Do mang sác thái thần bí nên Mật tông được
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
15
giai cấp thống trị thời nhà Đường vô cùng yêu thích, nhất thời hình thành nên phongtrào
tín ngưỡng Phật giáo của vương tôn quý tộc. Sau khi Bất Không viên tịch, do không có
người thừa kế xứng đáng và các bậc thầy Ấn Độ cũng không đến truyền đạo, Mật tông bắt
đầu suy yếu dần tại Trung Hoa.
3.8. Tịnh Độ tông
Người sáng lập Tịnh Độ tông là chuyên tu pháp môn Tịnh Độ của vãng sinh A Di
Đà Thiện đời Đường. Huệ Viễn ở Lô Đông Sơn Tấn từng mời họp mặt 18 người thành lập
nên “Bách Liên Xã”, phát nguyện vãng sinh tây phương Tịnh Độ tông. Vì thế, tông này còn
có tên là “Liên Tông”. Kinh điểncủa Tịnh Độ tông là Tam Kinh Nhất Luận, tức “Vô Lượng
Thọ Kinh”, “Quan Vô Lượng Thọ Phật Kinh”, “ Di Đà Kinh” và “Vãng Sinh Luận” của
Thế Thân. Lý luận của tông này lấy việc hành nghiệp của mỗi tu sinh làm nguyên nhân nội
tạng, lấy nguyện lực của Di Đà làm ngoại duyên. Nội ngoại tương ứng, vãng sinh thế giới
tây phương cực lạc. Tông này nhấn mạnh không cần thiết phải thông đạt Phật kinh, không
cần phải nghiên cứu sâu rộng về giáo thừa, cũng không cần thiết phải tịnh tọa tâm tư; chỉ
cần tín nguyện đầy đủ, một lòng xưng hiệu niệm Phật thì có thể bước vào tịnh thể. Các môn
phái của Phật giáo thời Tùy - Đường hoặc có sự sai sót của lý luận chủ nghĩa duy tâm hoặc
do phức tạp của thanh quy giới luật. Trong khi lý luận của Tịnh Độ tông quá đơn giản, pháp
môn dễ hiểu rất thích hợp cho việc truyền bá đến quần chúng nhân dân. Do vậy, dưới sựủng
hộ của giai cấp thống trị nó đã được lưu truyền phổ biến.
3.9. Thiền tông
Trước khi hình thành và phát triển thành một thiền phái độc lập tại Trung Hoa, thiền
học đã được nhiều bậc danh sư như An Thế Cao, Đạo An, Huệ Viễn…nỗ lực hoằng dương
vào những ngày đầu Phật giáo du nhập và thường được gọi là Như Lai Thiền hay Thiền
Nguyên Thủy. Thiền tông trở thành một truyền thống tôn giáo đặc thù của Phật giáo Trung
Hoa bắt đầu với truyền thuyết về Bodhidharma (Bồ-đề-đạt-ma).
Nhắc đến Thiền tông không thể không nhắc đến Huệ Năng. Huệ Năng (638 -713)
được gọi là Thiền tông lục tổ đại sư. Chủ trương Thiền Tông của Huệ Năng phái là không
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
16
lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, không trọng thiền định, nhấn mạnh đốn ngộ, có sự khác
nhau với Phật giáo Ấn Độ và các tông phái khác của Trung Quốc.
Tư tưởng trung tâm của Thiền tông là chú trọng tính tịnh, nhấn mạnh tự ngộ, cho
rằng con người vốn có tâm tính (Phật tính), nếu thấu triệt tâm này sẽ có thể thành Phật. Huệ
Năng đề xướng giác ngộ pháp môn, kết hợp với tín ngưỡng thế tục mà tôn sùng “Kim Cang
kinh”. Để bài trừ sự phiền toái của tư tưởng, ông cho rằng mọi trung hành đi, nằm, ngồi
đều có thể thể hiện cảnh giới của thiền.
Thiền tông đời Đường mang tinh thần canh tân, chủ trương bất ngưng bất ngộ, tiểu
nghi tiểu ngộ, đại nghi đại ngộ. Ngoài ra, Thiền tông còn đạo hóa ở vùng miền núi, tình
cảm người dân miền núi chất phác, thật thà, vì thế mà Thiền tông dễ dàng chinh phục được
lòng người, được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian, dần dần trở thành chủ lưu của Phật
giáo từ đời Trung Đường đến nay.
Sau thời Đường, nhiều bộ phái và tổ chức của Phật giáo bắt đầu suy yếu và lụi tàn ở
Trung Hoa nhưng Thiền tông vẫn tiếp tục hưng thịnh. Mặc dù cuộc khủng bố vào năm 845
đã cản trở sự bành trướng của nó, Thiền tông vẫn có thể tồn tại và rồi phát triển rất mạnh
trong thời đại Tống.
3.10. Nhiếp luận tông
Nhiếp luận tông (Samparigraha) là tiền thân của Pháp tướng tông (Dharmalaksana).
Nhiếp luận tông được thành lập từ khi Ngài Chân Ðế (499-569) dịchvà giảng về bộ Nhiếp
Ðại Thừa luận (Mahàyànasamparihraha) Nhiếp Ðại Thừa Luận do Ngài Vô Trước viết vào
thế kỷ V (được Ngài Thế Thân chú giải) là bộ luận đầu tiên phát biểu học thuyết Duy thức.
Ngài Phật Thủ (Buddhasanta) dịch bộ luận này sang Hán văn lần đầu vào năm 531 TL,
nhưng kể từ khi bản dịch của ngài Chân Ðế vào năm 563 hoàn thành và do nỗ lực truyền
bá của Ngài thì Nhiếp Luận tông mới chính thức phát triển tại phía Nam Trung Quốc.Sau
khi Ngài Chân Ðế viên tịch, do công lao của ngài Ðàm Thiên nên tông phái này cũng dần
dần phát triển ở phía Bắc Trung Quốc. Ðến đời Ðường, Ngài Huyền Trang đã dịch lại hai
bản "Nhiếp Ðại thừa luận" và "Nhiếp Ðại thừa luận thích", đồng thời theo học thuyết
"Thành Duy Thức luận " của Ngài Hộ Pháp mà thành lập và truyền giảng tư tưởng Duy
Thức.Ðệ tử Ngài Huyền Trang là Ngài Khuy Cơ là người có công hệ thống hóa và chính
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
17
thức thành lập nên Pháp tướng tông. Hai sáng tác quan trọng của Ngài: "đại thừa Pháp Uyển
Nghĩa Lâm Chương" và "Thành Duy Thức luận thuật ký" là căn bản của tông phái này.
Nhiếp luận tông kể từ đời Ðường đã được hòa nhập vào Pháp tướng tông.
KẾT LUẬN
Lịch sử Phật giáo Trung Quốc trên phương diện lịch đại đã trải qua nhiều thăng trầm
biến đổi. Như lớp sóng sau phủ lên lớp sóng trước, các giai đoạn Phật giáo đi sau luôn kế
thừa, phát huy những thành tựu của các giai đoạn Phật giáo trước đó, tuy mức độ đậm nhạt
có khác nhau. Phật giáo sau khi được truyền từẤn Độ vào Trung Quốc, trải qua một thời
gian dài, đã dần dần thích ứng. Đến thời 16 nước Đông Tấn, Phật giáo trở nên phồn vinh,
đến thời Tùy - Đường, cùng với sự hình thành và phát triển của các tông phái mới, Phật
giáo bước vào giai đoạn cực thịnh chưa từng có ở Trung Quốc. Trong quá trình lưu truyền,
phát triển, các học giả Phật giáo và nhiều tăng nhân Trung Quốc, dưới sự ủng hộ và khống
chế của chính quyền phong kiến, đã dịch kinh, chú giải kinh, sáng lập hệ thống học thuyết,
xây trì tạo tượng… Từ đó Phật giáo dần dần thích ứng cuộc sống của người Hán cũng như
các dân tộc thiểu sốở Trung Quốc, dần dần trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền
văn hóa Trung Hoa.
Thời nhà Đường đã hình thành rất nhiều tông phái khác nhau. Trong khi ởẤn Độ,
sự nảy sinh của Phật giáo Đại Thừa bị đánh giá là biểu hiện sự lung lay của tôn giáo này.
Ở Trung Quốc lại có đặc điểm riêng thứ hai là tính dung nạp, tức là các tôn phái đa dạng
về phong cách nhưng không đối lập mà bổ sung lẫn nhau. Ranh giới giữa chúng không rõ
ràng. Chẳng hạn như: Hoa Nghiêm tông, Thiền tông... đều coi “tâm” là bản nguyên cuối
cùng của vũ trụ. Do vậy, các nhánh của Phật giáo thời Đường đều được tạo điều kiện phát
triển mạnh mẽ mà không công kích, bài trừ lẫn nhau.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
KẾT LUẬN
1. Lê Giảng (2000), Các triều đại Trung Hoa, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr.58.
2. Thích Tâm Khanh (2013), “Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái
Phật Giáo Trung Quốc”, truy cập tại trang https://quangduc.com/ , ngày truy cập
05/05/2022.
3. Thích Nguyên Tạng (2006), Phật giáo khắp thế giới, Nxb. Phương
Đông, Hà Nội
4. Nguyễn Thị Lệ Quyên (2015), Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội
Trung Quốc thời Tùy – Đường, Luận văn thạc sĩ Âu Á học, Trường Đại học khoa học xã
hội nhân văn.

Más contenido relacionado

Similar a sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.doc

Tongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.docTongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.doc
phamtruongtimeline
 

Similar a sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.doc (20)

Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởngTiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
 
Những Tư Tưởng Cơ Bản Của Nho Giáo Và Ảnh Hưởng Đến Nước Ta.doc
Những Tư Tưởng Cơ Bản Của Nho Giáo Và Ảnh Hưởng Đến Nước Ta.docNhững Tư Tưởng Cơ Bản Của Nho Giáo Và Ảnh Hưởng Đến Nước Ta.doc
Những Tư Tưởng Cơ Bản Của Nho Giáo Và Ảnh Hưởng Đến Nước Ta.doc
 
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docxNội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
 
Dao phat.ppt
Dao phat.pptDao phat.ppt
Dao phat.ppt
 
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
 
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docx
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docxẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docx
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Ms. Thủy.docx
 
Phat Giao.pptx
Phat Giao.pptxPhat Giao.pptx
Phat Giao.pptx
 
Quan the-am-bo-tat-phap-kinh
Quan the-am-bo-tat-phap-kinhQuan the-am-bo-tat-phap-kinh
Quan the-am-bo-tat-phap-kinh
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Phân Tích Quá Trình Triết Học Phật Giáo Du Nhập Việt Nam Và Sự Ảnh Hưởng Của ...
Phân Tích Quá Trình Triết Học Phật Giáo Du Nhập Việt Nam Và Sự Ảnh Hưởng Của ...Phân Tích Quá Trình Triết Học Phật Giáo Du Nhập Việt Nam Và Sự Ảnh Hưởng Của ...
Phân Tích Quá Trình Triết Học Phật Giáo Du Nhập Việt Nam Và Sự Ảnh Hưởng Của ...
 
Tongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.docTongquatve phatgiaovietnam.doc
Tongquatve phatgiaovietnam.doc
 
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAYĐề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
 
Các tôn giáo ở việt nam hiện nay
Các tôn giáo ở việt nam hiện nayCác tôn giáo ở việt nam hiện nay
Các tôn giáo ở việt nam hiện nay
 
Phật Giáo Và Sự Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Sự Phát Triển Của Xã Hội.Doc
Phật Giáo Và Sự Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Sự Phát Triển Của Xã Hội.DocPhật Giáo Và Sự Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Sự Phát Triển Của Xã Hội.Doc
Phật Giáo Và Sự Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Sự Phát Triển Của Xã Hội.Doc
 
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộHội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
 
Nguyễn ái quốc với nho giáo
Nguyễn ái quốc với nho giáoNguyễn ái quốc với nho giáo
Nguyễn ái quốc với nho giáo
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIXLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAYLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh KhiêmLuận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
 

Más de DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

Más de DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Último

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Último (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 SỰ HÌNH THÀNH CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO THỜI NHÀ ĐƯỜNG TẠI TRUNG QUỐC
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................1 NỘI DUNG ...................................................................................................................................2 1. VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC...................................................2 2. KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC THỜ NHÀ ĐƯỜNG ............................4 2.1. Sự bảo hộ của các bậc đề vương thời Đường đối với Phật giáo ......................................4 2.2. Sự phát triển của các tông phái Phật giáo...........................................................................7 3. CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO THỜI NHÀ ĐƯỜNG TẠI TRUNG QUỐC........9 3.1. Tỳ Đàm Tông (Câu Xá Tông) ............................................................................................10 3.2. Thành Thật tông...................................................................................................................10 3.3. Duy Thức Tông....................................................................................................................10 3.4. Luật tông ...............................................................................................................................11 3.5. Hoa Nghiêm tông.................................................................................................................12 3.6. Tam Giai giáo.......................................................................................................................13 3.7. Mật tông ................................................................................................................................14 3.8. Tịnh Độ tông ........................................................................................................................15 3.9. Thiền tông.............................................................................................................................15 3.10. Nhiếp luận tông..................................................................................................................16 KẾT LUẬN.................................................................................................................................17
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 1 MỞ ĐẦU Phật giáo được khởi nguyên từ Ấn Độ, sau truyền qua Trung Quốc - một đất nước phồn thịnh, đất rộng người đông, vốn sẵn có một nền văn minh truyền thống, cổ xưa từ các thời đại nhà Hạ, Ân, Chu tới Tiền Hán. Song phải đến thời Hậu Hán, Phật giáo mới chính thức được du nhập tới miền đất này. Nhờ nguồn giáo lý cao diệu của mình, Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nếp sống tình cảm cũng như tư tưởng của người dân Trung Quốc. Chẳng bao lâu Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được địa vị của Nho giáo và Đạo giáo. Cho tới thời nhà Đường thì Phật giáo trở thành tôn giáo trọng yếu nhất của Trung Quốc. Sau khi được du nhập, Phật giáo Trung Quốc không chỉ bó hẹp phát triển ở trong nước mà còn truyền bá ra bên ngoài theo các ngả khác nhau. Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Nhật Bản ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá phương đông thì "Phật giáo Trung Quốc là một kho tàng phong phú nhất của nền tư tưởng Á Đông. Muốn khảo cứu văn hoá Á Đông, phải tìm hiểu Phật giáo Trung Quốc bởi chính Phật giáo nói chung và Phật giáo Trung Quốc nói riêng là tinh tuý của nền văn hoá Á Đông". Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập chuyên đề Phật giáo Trung Quốc là một việc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Nhắc đến nền văn minh, văn hóa Trung Quốc, chúng ta không thể không nhắc đến Phật giáo, bởi Phật giáo thực sự là một bộ phận, một viên đá quý của văn hóa, tư tưởng Trung Hoa. Quả đúng như vậy, đạo Phật đã từng bước ảnh hưởng đến mọi nếp sống sinh hoạt của người dân Trung Quốc từ triết lý, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán… Khác với Phật giáo Ấn Độ, quá trình hình thành và phát triểncác tông phái Phật giáo Trung Quốc luôn đi liềnvới công tác phiên dịch thánh điển. Theo quá trình phiên dịch, các tông phái Phật giáo Trung Quốc thường y cứ và cổ xướng theo tư tưởng của kinh luận để lập tông. Tuy quá trình phân phái và lập tông đã manh nha từ thời Đông Tấn nhưng hoàn chỉnh việc lập tông thì rõ nét nhất là ở thời đại Nam - Bắc triều1 . Việc tìm hiểu “Sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà Đường tại Trung Quốc” sẽ giúp học viên có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. 1 Thích Tâm Khanh (2013), “Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái Phật Giáo Trung Quốc”, truy cập tại trang https://quangduc.com/ , ngày truy cập 05/05/2022.
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 2 NỘI DUNG 1. VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC Đạo Phật ra đời trong hoàn cảnh rối ren của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Thế kỷ VI trước Công nguyên, lúc này Ấn Độ đang trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Sự phân chia đẳng cấp ngặt nghèo sâu sắc. Thời kỳ này xã hội Ấn Độ chia làm bốn đẳng cấp cách biệt nhau: đẳng cấp Bà La Môn (địa vị cao nhất); đẳng cấp Sát đế lỵ (dòng họ vua quan, quý tộc); đẳng cấp Vệ Xá (gần những người giàu có, buôn bán thủ công), đẳng cấp Thứ Đà la (nô lệ). Ngoài ra còn có một tầng lớp người thuộc hàng cùng khổ dưới đáy xã hội, bị mọi người khinh rẻ. Trước khi có sự ra đời của đạo Phật, mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trên hết sức gay gắt được thể hiện trong những cuộc đấu tranh mang tính chất toàn xã hội. Cùng thời điểm này, Ấn Độ đã và đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa các nhà duy vật và duy tâm, đấu tranh giữa các tôn giáo, bởi lẽ bên cạnh sự thống trị của đạo Bà La Môn còncó sự hiện diện của Phệ đà giáo và một số giáo phái khác, đồng thời tư tưởng duy vật thô sơ và tư duy biện chứng đã xuất hiện. Hoàn cảnh xã hội và những tư tưởng quan niệm trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần thúc đẩy sự ra đời của đạo Phật. Bỏ qua những truyền thuyết về Thích Ca Mâu Ni tìm đường cứu khổ cho chúng sinh mà sáng lập ra đạo Phật thì có thể thấy rằng thực chất Phật giáo ra đời là do kết quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, đấu tranh giữa thần quyền và thế quyền, giữa những người nắm kinh tế của xã hội và những người nắm tư tưởng xã hội. Cuộc đấu tranh ấy đã lôi kéo đông đảo quần chúng nghèo khổ tham gia giành bình đẳng thật sự nơi trần gian, quần chúng đã nhận được sự bình đẳng trong tư tưởng, nơi gọi là cõi Niết bàn của nhà Phật. Giáo lý của đạo Phật tập trung vào hai vấn đề, một là sự khổ não, hai là sự giải thoát ra khỏi khổ não ấy. Khổ não là sự luân hồi, thoát khỏi vòng luân hồi thì khỏi khổ, mà muốn thoát khỏi vòng luân hồi thì phải bỏ hết dục vọng trên trần thế. Khi thoát khỏi vòng luân hồi con người mới lên được cõi Niết bàn, là cõi cực lạc. Đạo Phật là một tôn giáo có cùng bản chất như mọi tôn giáo khác, song đạo Phật còn có một số đặc điểm riêng. Đạo Phật không quan niệm về đấng sáng tạo ra thế giới. Thế giới tự nó vận động, phát triển thông qua luật vô thường nhân quả. Sự vận động ấy diễn ra trong
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 3 không gian và thời gian, đạo Phật sơ kỳ ở tiểu thừa mang nhiều tính duy vật những quan niệm của đạo Phật về thế giới về con người, về vận động mang hình thức biện chứng. Các giáo lý đạo Phật chứa đựng nhiều nội dung đạo đức, hướng thiện. Đồng thời cũng phủ nhận một cách gián tiếp những mâu thuẫn, xung đột xã hội. Bắt đầu từ thế kỷ thứ III, trong thời kỳ thống trị của vương triều Khổng Tước Ấn Độ, Phật giáo được truyền đến các nước khác. Về đại thể, Phật giáo truyền bá hướng ngoại chủ yếu qua hai con đường là Bắc truyền và Nam truyền. Trong đó, Bắc truyền lại phân thành hai đường: một là từ trong kinh truyền nhập vào các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...; hai là truyền nhập vào khu vực Tây Tạng hình thành Phật giáo Tạng truyền, sau đó truyền sang các nước Mông Cổ, Nga, Nêpan... Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc qua hai con đường: đường bộ và đường biển. Về đường bộ, Phật giáo thông qua vùng Trung Á lưu truyền vào Tân Cương (Trung Quốc), rồi tiếp tục xâm nhập vào nội địa. Về đường biển, Phật giáo xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua Sri- lanka, xuyên qua bán đảo Malaysia, Việt Nam đến Quảng Châu, tức là thông qua biển Đông mà truyền vào Trung Quốc. Nghiên cứu về thời gian Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, hiện nay có rất nhiều thuyết khác nhau, trong đó có hai thuyết chủ yếu: - Thuyết khẩu Truyền Phật giáo của Y Tồn: Niên hiệu Nguyên Thọ năm đầu (thế kỉ thứ II TCN), đời vua Ai Đế nhà Tiền Hán, có Y Tồn, sứ giả nước Đại Nhục Chi tới, đem Phật giáo truyền miệng cho Trần Cảnh Hiên. - Thuyết niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10: Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10, đời vua Minh Đế nhà Hậu Hán, có một đêm, vua nằm mộng thấy người vàng, có hào quang rực rỡ từ phương Tây tới. Vì vậy, nhà vua đoán biết có Phật giáo ở phương Tây, vua liền sai tướng Thái Hâm, Vương Tuân, Trần Cảnh... (18 người) qua Tây vức để thỉnh tượng Phật. Họ vâng lệnh vua đi nửa đường thì gặp hai bậc Phạm Tăng Ca-diếp Ma-đằng, và Trúc Pháp Lan, chở kinh tượng bằng ngựa trắng đi về phía Đông, họ liền mời hai Ngài đến Trung Quốc. Vua Minh Đế liền sắc dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và làm nơi dịch kinh điển cho hai Ngài. Mặc dù chưa có bằng chứng xác thực nhưng với hai con đường: đường thủy và đường bộ, có thể khẳng định rằng Phật giáo được truyền vào Trung Quốc từ rất sớm, dần dần góp phần tạo nền những nét đặc thù trong nền văn hóa rực rỡ của đất nước Trung Hoa rộng lớn.
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 4 2. KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC THỜ NHÀ ĐƯỜNG 2.1. Sự bảo hộ của các bậc đề vương thời Đường đối với Phật giáo Nhà Đường ra đời khi Lý Uyên - một viên quan thời Tuỳ, cùng con mình là Lý Thế Dân khởi binh ở Thái Nguyên (Sơn Tây), giành ngôi báu năm 618; trải qua ba thời kỳ: Sơ Đường (618 - 741), Trung Đường (742 - 820) và Hậu Đường (821 - 907). Vương triều này tồn tại đến khi Chu Toàn Trung truất ngôi của Ai Đế, tự lên làm vua năm 907. Với thủ đô nằm ở Trường An (ngày nay thuộc ngoại ô Tây An) - vào thời kỳấy, là thành phố đông dân nhất thế giới. Vào thời Đường, với các chính sách tiến bộ của vương triều cầm quyền cùng với khoảng thời gian thái bình lâu dài (hơn 100 năm từ năm 618 đến năm 755) đã tạo điều kiện cho đất nước được phú cường, thịnh trị, từ đó nền kinh tế, văn hóa xã hội càng thêm phát triển mạnh mẽ. Một đất nước phồn vinh như thế, tất nhiên trí thức tăng lữ có đủ điều kiện để học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, nâng cao Phật pháp. Dân chúng có điều kiện chăm lo đến đời sống tinh thần tâm linh. Họ ủng hộ tài chính, cúng dường cho các chùa chiền, tăng ni, tự viện để tỏ lòng tôn kính, đồng thời làm rạng danh các bậc tiên đế, hay để mãi mãi ghi nhớ người thân quá cố. Việc làm này cũng nhằm cầu nguyện cho sự thịnh vượng của triều đại, sự trường thọ của gia tộc, họ hàng, cho lợi ích của nhân dân. Mọi tầng lớp xã hội đều ủng hộ Phật giáo, sinh hoạt Phật giáo đều thu hút sự chú ý của mọi người, tạo nên sự phồn thịnh Phật pháp. Mặt khác, như Kinh Dịch đã viết: “Cùng tắc biến, cực tắc phản”, một sự vật, một quá trình đạt đến trình độ cao nhất của nó, tất có sự biến đổi về chất mà thường là theo chiều hướng ngược lại. Nhà Đường cực thịnh ở thời Khai Nguyên, Thiên Bảo của Đường Minh Hoàng (Huyền Tông), cũng thời đó đánh dấu một bước suy thoái quan trọng của nhà Đường. Quá trình phát triểnđến cực thịnh, trong lòng xã hội đã ấp ủ quá nhiều mâu thuẫn, đằng sau vẻ phồn vinh, thịnh trịẩn giấu bao mầm mống tai họa. Có thể nói, trong số ba triều đại vẻ vang, văn minh nhất của Trung Quốc: Chu, Hán, Đường - Đường bề ngoài có vẻ rực rỡ nhất, mà bề trong loạn nhất, triều đình bê bối nhất. Bọn hoạn quan hoành hành, giết hại người hiền năng, bán quan, buôn ngục, đục khoétdân chúng, bạo ác không kể xiết. Loạn An Lộc Sơn kéo dài chín năm, gieo tai họa nặng nề cho Trung Quốc, tàn phá đất nước này
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 5 khủng khiếp và man rợ. Điều này đặt Phật giáo đứng trước hiện thực khắc nghiệt, khó khăn, đòi hỏi phải biến đổi thích ứng, phù hợp. Đó cũng có thể xem như một động lực thúc đẩy tôn giáo này tự hoàn thiện. Hơn nữa, đang thái bình bỗng loạn lạc, quảng đại nhân dân không nhìn thấy đường ra thì cõi Phật bình an, tinh thần từ bi, hỉ xả, chúng sinh đều được bình đẳng và được cứu độ siêu thoát đã như một cứu cánh, nâng đỡ, xoa dịu tâm hồn, tư tưởng “đốn ngộ thành Phật” mê hoặc lòng người càng dễ dàng tiến sâu vào tinh thần quần chúng như một lối thoát, một sự đền bù hư ảo. Cả thái bình thịnh trị, cũng như loạn lạc chiến tranh đều ảnh hưởng trực tiếp đến tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Nếu như ở thời hoàng kim, tăng ni, phật tử có điều kiện hoằng dương Phật pháp, vừa tu dưỡng, nghiên cứu, nâng cao trình độ giáo lý theo chiều sâu, vừa xây dựng nhiều chùa chiền, đúc chuông, tô tượng khắp nơi… Ngược lại, thời loạn lạc lại đặt Phật giáo trước những thử thách, yêu cầu nó phải đi vào đời sống, đi vào chiều sâu của hiện thực. Tóm lại, xã hội phức tạp thời Đường vừa là bối cảnh trực tiếp, vừa là nhân tố khách quan đầu tiêntác động sâu sắc đến sự phát triển của đạo Phật. Trong bối cảnh đó, về mặt luân lý, thẩm mỹ và với tư cách là một nhân tố trong văn minh vật chất, Phật giáo đã có sự phát triển mạnhmẽ. Tôn giáo và nhà nước luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi thế mà từ khi Phật giáo du nhập và Trung Quốc, nó đã có mối quan hệ khăng khít với giai cấp phong kiến. Các bậc đế vương thời Đường (ngoài Vũ Tông ra) hầu hết đều áp dụng chính sách bảo hộ Phật giáo. Đường Thái Tông rất xem trọng công việc dịch kinh của Phật giáo. Sau khi Huyền Trang đại sư đi Tây Vực (Ấn Độ) cầu pháp trở về, Đường Thái Tông đã tổ chức một trường dịch kinh quy mô rất lớn ở chùa Từ Ân. Ngoài ra, ông “còn hạ lệnh toàn quốc xây Phật tử ở nơi giao binh để tưởng niệm những chiến sĩ vong trận, nhằm an ủi lòng người” Thời đại Võ Tắc Thiên, Phật giáo càng được sùng tín. Bà đã thực thi liên tiếp một loạt các chính sách nhằm phát triển Phật giáo như: phong tước cho Sa môn, ra lệnh “Thích giáo” nên đặt trên Đạo sĩ, trực tiếp ủng hộ Pháp Tạng sáng lập ra phái Hoa Nghiêm Tông. Vua Huyền Tông đã từng một lần loại bỏ tăng ni Phật giáo nhưng lại rất sùng tín Mật giáo. Túc Tông cũng từng triệu hơn 100 Sa môn vào cung đình tụng kinh cầu phúc. Đại Tông ngoài việc hạ lệnh xây chùa, độ Tăng, trong lúc quân địch
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 6 xâm lược, triệuSa Môn tụng “Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh”, vì dân vì nước làm lễ tiêu tai. Ngoài ra, ông còn hạ chiếu quan sứ không được chèn ép tăng ni, tăng ni phạm pháp cũng không phải chịu hình phạt. Khi đó, những ruộng đất màu mỡ phần lớn đều do nhà chùa sở hữu. Vua Hiến Tông nghinh xá lợi Phật ở Phụng Tường Pháp Môn tự, lại mở ra một phong trào sùng Phật sôi nổi trong xã hội. Nhưng từ thời Trung Diệp, lao dịch càng nặng nề, nhân dân bị bóc lột (“Tự Trị Thông Giám” quyển 211 “Đường Ký – Huyền Tôn Khai Nguyên năm thứ hai2”), nhiều người lấy tự viện làm nơi ẩn trốn. Tự viện nhân cơ hội chế độ quân điền bị phá hủy, chiếm dân điền, mở mang trang viện. Tự viện còn trốn thuế và lợi dụng kinh doanh công thương nghiệp, mở tiệm cầm đồ, cho vay kiếm lời. Như vậy, tuy Phật giáo có tác dụng giúp người ta an phận thủ thường, nhưng do sự mâu thuẫn giữa kinh tế tự viện và lợi ích nhà nước ngày càng sâu sắc gay gắt, dẫn đến vào đời Đường Kinh Tông, Văn Tông sau này chính quyền đã có ý đồ hủy diệt Phật giáo. Cuối cùng người kế tự của Văn Tông là Võ Tông đã hạ lệnh khắp nơi hủy diệt tự miếu, lệnh cho tăng ni hoàn tục. “Từ Hội Xương năm thứ hai đến năm thứ năm (842 - 845), tổng cộng phá hủy hơn 4.600 ngôi chùa, 26 ngàn tăng ni phải hoàn tục, 15 ngàn nô lệ được giải phóng, tịch thu một số lượng lớn ruộng đất chùa chiền3”. Tất cả những nô tỳ được giải phóng, mỗi người được chia ruộng trăm mẫu, ghi tên vào hộ tịch quốc gia, lấy các tượng đồng trong các chùa để đúc tiền, tượng thép để làm nông cụ, tượng vàng bạc thu vào quốc khố. Những tượng Phật trong dân gian hạn trong một tháng phải giao nộp cho quan phủ, nếu vi phạm phải xử phạt. Theo lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Hội Xương diệt Phật và loạn An Sử Chi vào thời Đường là hai cơ hội khiến Phật giáo phát sinh sự thay đổi lớn. Sau loạn An Sử Chi, Thiền Tông Tuệ Năng và một loạt những Thiền Tông Thần Tú khác đều sụp đổ. Từ sự khởi đầu của loạn An Sử Chi, triều đình nhà Đường dần suy yếu, dẫn đến sự mâu thuẫn gay gắt trong nền kinh tế Phật giáo, vì thế sự kiện Hội Xương diệt Phật đã tuyên cáo về cơ bản của thời kỳ Phật giáo hưng thịnh. 2 Lê Giảng (2000), Các triều đại Trung Hoa, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr.58. 3 Lê Giảng (2000), Các triều đại Trung Hoa, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr.58.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 7 2.2. Sự phát triển của các tông phái Phật giáo Trước thời Tùy - Đường, Phật giáo Nam Bắc triều không có tông phái, có chăng chỉ là một vài học phái. Vào thời đó, các lưu phái Phật giáo khác nhau đều là học phái mang tính học thuật. Chỉ đến thời Tùy - Đường Phật giáo ở Trung quốc mới hình thành nên tông giáo một cách đích thực. Sự phát triển cao độ của kinh tế chùa chiền là một cơ sở kinh tế quan trọng trong việc hình thành các tông phái Phật giáo. Nguồn gốc của sản nghiệp của các chùa chiền là lấy điền sản làm cốt lõi, đầu tiên phải kể đếnsự ban thưởng của triềuđình. Đồng thời, cũng do kinh tế chùa chiền ngày càng lớn mạnh, các tăng lữ Phật giáo cũng có nhu cầu vô cùng cấp thiết trong việc thúc đẩy sự hình thành tông phái để tăng cường tổ chức cho chính tập đoàn của mình và để bảo vệ lợi ích kinh tế và địa vị xã hội tương đương của mình. Chính điều này cũng tự nhiên làm phát sinh vấn đề quyền thừa kế của kinh tế chùa chiền, hình thành một cách tự phát việc sau khi vị tổ sư trụ trì chùa qua đời, ông ta chỉ có thể là truyền lại cho đệ tử đắc ý nhất của mình để bảo vệ tài sản của chùa từ đó cũng sản sinh ra mối quan hệ truyền pháp kế thừa giống như chế độ pháp chế phong kiến địa chủ ngoài thế tục thời Nam Bắc triều. Sự kế thừa miếu sản vẫn chưa là một vấn đề nghiêm trọng phổ biến, khi một trụ trì của một chùa qua đời, luôn luôn có thể mời một vị hòa thượng của một học phái khác đến chùa trụ trì, tăng nhân cũng có thể di chuyển một cách tự do. Còn sau khi vấn đề tài sản của chùa chiền trở thành một vấn đề quan trọng thì học thuyết Phật giáo của tổ sư cùng với tài sản của chùa bao gồm cả di sản tư tưởng và di sản kinh tế đều cùng phải truyền lại cho đệ tử dòng đích và không còn có thể truyền cho tăng nhân học phái khác nữa. Đây chính là chế độ thế tập của tăng lữ Phật giáo, cũng là một trong những đặc trưng quan trọng của sự hình thành tông phái Phật giáo, là sự hồi sinh có biến tướng trong giai cấp thống trị tăng lữ của chế độ môn phạt. Khi Phật giáo bắt đầu được truyền nhập vào Trung Quốc, nó chỉ được coi như là một loại đạo thuật truyền thống, cho đến thời Ngụy Tấn các học giả Phật giáo mới lấy quan điểm huyền học để lý giải Phật. Cho đến thời Nam Bắc triều mới nổi lên phong trào giảng giải kinh luân Phật giáo. Nhưng, thứ nhất, các kinh sư và luận sư nổi tiếng nhờ việc giảng dạy kinh luân chỉ là có sở trường trong việc giảng giải nội dung tự thân của một kinh luân nào đó, chưa thể được coi là có một kiến giải mới đặc biệt nào đó, càng không có sự sáng
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 8 tạo cá nhân. Thứ hai, thời đó cái gọi là tăng nhân nghĩa học chỉ là những học giả và những nhà chuyên môn chỉ giảng giải về một loại kinh điển mà mình hiểu rõ nhất, còn luôn luôn thiếu sự nghiên cứu với những học phái có quan điểm bất đồng với quan điểm của mình, vì thế cũng không có được năng lực và tri thức bình phán một cách toàn diện kinh điển của các học phái khác. Còn về học phái tiểu thừa thời đó, do không thoát khỏi tín ngưỡng Phật giáo nguyên thủy ở Ấn Độ cổ đại, thêm vào đó là sự giới hạn của lý luận của chính nó vừa không thể kìm hãm được các lý luận đại thừa được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc mà trên thực tế cũng khó thống nhất được tất cả lý luận đại thừa, vì thế càng không có điều kiện lập tông phái mới và ngồi lên vị trí duy ngã độc tôn. Thứ ba, do sự phân liệt cát cứ của Trung Quốc dưới thời Nam Bắc triều mà các học giả Phật giáo còn thiếu đi sự dung hợp và tổng kết các điều kiện khách quan của những giáo nghĩa Phật giáo ở các vùng khác nhau. Có thể thấy, nhìn từ quá trình phát triển lý luận của Phật giáo Trung Quốc, thời Hán, Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều vẫn chưa hội đủ các điều kiện cần thiết để hình thành tông phái Phật giáo. Phật giáo vào những năm cuối thời Nam triềuvà đặc biệt là sau thời Tùy - Đường, chính trị văn hóa toàn quốc đã được thống nhất, phong trào Phật học đã dần lộ xu hướng thống nhất mà thủ lĩnh Phật giáo lại phần nhiều là những học giả học rộng hiểu cao, kiến thức Phật học uyên thâm nên điều kiện tư tưởng cho việc sáng lập tông phái Phật giáo cuối cùng cũng đã xuất hiện. Do sự diễn biến trường kỳ của lịch sử đã hình thành nên nhiều các phái biệt Phật giáo, hệ thống kinh điển phức tạp lại được hiểu theo nhiều nghĩa. Vì thế, để thiết lập tông phái Phật giáo, về lý thuyết, đầu tiên nhất định phải lấp đầy và điều hòa những mâu thuẫn đã tồn tại trong một thời gian dài trong việc lý giải các kinh điển ở những thời kỳ khác nhau của Phật giáo và thậm chí là những lý giải khác nhau của các phái, từ đó làm cho tông phái của mình có một hệ thống lý luận dường như có thể thống nhất. Biện pháp này được gọi là phángiáo. Cái gọi là phángiáo chính là tiến hành phân khoa tổ chức cho toàn thể Phật học, tức không thể dùng thái độ kỳ thị hay phủ định hoàn toàn để xử lý mối quan hệ của tư tưởng tín ngưỡng của các phái khác nhau mà phải coi các phái tư tưởng là tình huống cá biệt của một chỉnh thể thống nhất để từ đó phân đẳng cấp cao thấp, dùng một hệ thống lý luận làm tham chiếu tiến hành sắp xếp lại một cách có hệ thống các tư tưởng của các phái, thêm vào
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 9 cho mỗi phái một địa vị nhất định và coi tư tưởng của phái mình ở trên các phái khác (Như Thiên đài tông Trí Khải đã đề ra “ng thời át giáo” thuyết, Ngũ thời là chỉ Hoa nghiêm kinh, tiểu thừa giáo, đại thừa thông thường, ban nhược kinh và sau cùng là pháp hoa kinh. Bát giáo được phân từ phương thức giáo hóa gồm: Đốn, trảm, bí mật, bất định, và cũng được phân từ nội dung giáo lý có tạng (chỉ tiểu thừa), thông (thông tam thừa), biệt (đại biệt vu tiểu) và viên (viên mãn), lấy pháp hoa kinh làm thuần viên. Hoa Nghiêm kinh thì chỉ ra “Ngũ thời phán giáo thuyết ” là: một là tiểu giáo, hai là thủy giáo, ba là chung giáo, bốn là đốn giáo và năm là viên giáo. Cho rằng Pháp Hoa kinh thuộc về “chung, đốn” viên giáo đích thực chính là Hoa Nghiêm kinh). Trong quá trình phán giáo phân khoa tổ chức này, tư tưởng truyền thống của Trung quốc luôn luôn được chêm vào, thậm chí như Thiền tông còn được coi là làm cho tư tưởng Phật giáo sáng tạo của Trung Quốc trở nên như là lý luận cao nhất của cả nền Phật giáo. Sự phán giáo này không chỉ là yêu cầu của các phái biệt nhằm áp đảo, tổng hợp các tông phái Phật giáo khác mà còn là để cùng đối phó với Nho giáo, Đạo giáo và những tư tưởng truyền thống khác, đặc biệt là nhu cầu của những người theo chủ nghĩa duy vật phản thiền họ. 3. CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO THỜI NHÀ ĐƯỜNG TẠI TRUNG QUỐC Sau thời Nam Bắc Triều, Phật giáo bước vào một thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của mình đó là thời nhà Đường. Chúng ta có thể nhận xét rằng Phật giáo Trung Quốc đời Đường đã phát triển tới chỗ hoàn bị và toàn thịnh. Để thống chế giáo đoàn, tăng già vẫn giữ chức Tăng quan như đời Tuỳ nhưng đứng đầu tất cả là chức Tăng Lục. Sau chức Tăng lục có các Tăng chính ở các châu, quận để quản hạt giáo đoàn từng địa phương. Ở các chùa lớn đặt ra chức “Tam Cương” là thượng tọa, Tự chủ và Điển tọa để trông nom mọi công việc trong chùa. Đặc biệt Phật giáo ở Ngũ Đài Sơn có đặt chức riêng gọi là “Ngũ Đài Sơn thập tự đô kiểm hiệu thú” để thống lĩnh Phật giáo riêng ở núi đó. Giáo học Phật giáo nhà Đường là những tư tưởng triết học cao siêu thích hợp với việc nghiên cứu. Có rất nhiều tư tưởng Giáo học làm cơ sở cho các tông phái đã xuất hiện ở thời kỳ này (xuất hiện các tông phái lớn: Câu Xá Tông, Thành Thực Tông, Duy Đức Tông, Tam Luận Tông, Hoa Nghiêm, Thiên Thai Tông, Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Luật Tông).
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 10 3.1. Tỳ Đàm Tông (Câu Xá Tông) Tỳ Ðàm (nói đủ là A Tỳ Ðàm) là tên gọi tắt của Trung Hoa về Abhidharma. Trước khi luận Câu Xá (Abhidharma Kosa) được dịch sang Hán ngữ thì đã có một học phái mệnh danh là Tỳ Ðàm tông. Người đầu tiên nghiên cứu về A Tỳ Ðàm là Ngài An Thế Cao ở đời Hậu Hán. Các tác phẩm của A Tỳ Ðàm được dịch sang Hán ngữ rất sớm trong giai đoạn từ 383 đến 434 TL như "A Tỳ Ðàm Cửu Thập Bát Kết Kinh" của Ngài An Thế Cao, "A Tỳ Ðàm Tâm Luận", "A Tỳ Ðàm Bát Kiền Ðộ Luận"...của Ngài Tăng Già Ðề Bà đời Tiền Tần. Các học giả thuộc Tỳ Ðàm tông nổi bật có thể kể đến là các Ngài Huệ Tập, Tăng Mân, Pháp Vân,Tăng Tung... Tuy nhiên, khi Luận Câu Xá của Ngài Thế Thân được Ngài Chân Ðế (Paramartha) dịch sang Hán ngữ từ năm 563-567 TL, sau đó là Ngài Huyền Trang dịch từ 651-654 TL và được truyền bá rộng rãi thì Tỳ Ðàm tông được thay thế bằng Câu Xá tông. 3.2. Thành Thật tông Tông này được lập và cổ xướng từ thời Ngài La Thập theo tư tưởng của Luận Thành Thật (Satyasiddhi), một bộ luận thuộc Tiểu thừa Phật giáo.Bộ luận này do Ngài Ha Lê Bạt Ma (Harivarman) viết và được Ngài Cưu Ma La Thập (Kumàrajìva) chuyển sang Hán ngữ thật sớm,vào 411-412 TL.Kể từ thời Ngài La Thập về sau, không khí nghiên cứu học thuật của Thành Thật tông được phát triển nhanh chóng.Trong khoảng từ 411 đến 498 TL đã có hơn 12 bộ sớ giải của các môn đồ Ngài La Thập viết về Luận Thành Thật và đã có: "Hàng trăm buổi giảng thuyết về bản văn này được truyền bá khắp Trung Hoa" (2). Ðến đời Lương (502-507) thì Thành Thật tông phát triển cực thịnh và được phổ biến rộng rãi với công lao của ba ngài Pháp Vân, Trí Tạng và Tăng Mẫn. Trong giai đoạn này, Thành Thật tông được xem là khuynh hướng Ðại thừa. Thế nhưng, vào đời Tùy, kể từ khi Ngài Gia Tường Ðại Sư Cát Tạng nhận định Thành Thật luận là bộ luận thuộc Tiểu thừa Phật giáo thì Thành Thật tông bắt đầu kém phát triển. Ðến đời Ðường, Ngài Ðạo Tuyên tuyên bố luận Thành Thật thuộc kinh Lượng bộ,một tông phái Ấn Ðộđược xem là tiểuthừa, thì Thành Thật tông bước vào thời kỳ suy vi và không còn phát triển ở các thời kỳ sau đó. 3.3. Duy Thức Tông Duy Thức tông là tông phái mà Huyền Trang và các đệ tử sáng lập. Do nó dùng quá nhiều phạm trù Phật giáo đề phân tích, giải thích khái niệm mọi hiện tượng của thế giới nên
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 11 có tên gọi là luận duy tâm “Vạn Pháp Duy Thức”. Do họ đã từng ở tự Từ Ân, còn tự xưng là đại sư Từ n nên còn có tên là “Từ Ân tông”. Do dựa vào “Thiền ư Địa Luận” làm giáo điểncăn bản, nên còncó tênlà Thiền tông. “Giải Thâm Mật Kinh”, “Thành Duy Thức Luân” và “Thiền sư Địa Luân” tức “Nhất Kinh Nhị Luận” là điển tích căn bản nhất của tông này. Huyền Trang (khoảng năm 600 – 664) đối với “Tam tạng Kinh, Luật, Luận” rất thông suốt, nên được gọi là “Pháp sư Tam Tạng”. Đây là một người rất hiếm ở Trung Quốc thời xưa. Duy Thức tông kế thừa Đại Thừa Hữu tông của Ấn Độ, tức từ sự truyền đạt của Vô Trứ, Thế Thân mà có được học thuyết Thiền Hành Phái. Tông phái này xem trọng “Chuyển y”, tức chuyển biến nhận thức tư tưởng, xem nhận thức do mê chuyển thành ngộ làm mục đích tụ tập, chủ trương năm loại tánh thuyết, có một loại vô tánh hữu tình mãi không thể thành Phật, làm thay đổi cách nhìn “Chúng sinh đềucó Phật tính”của quá khứ. Vào khoảng giữa triềuđại nhà Đường, Duy Thức tông rất hưng thịnh ở Trung Hoa, Sau khi Huyền Trang và Khuy Cơ qua đời, tông phái này suy yếu một cách nhanh chóng. Yếu tố quan trọng nhất làm cho tông này chóng lụi tàn là cuộc khủng bố năm 845. Bên cạnh ấy, việc phê bình, đánh giá của Hoa Nghiêm tông về Duy Thức tông, xem nó chỉ cao hơn Tiểu thừa, nhưng thấp hơn Thiền tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông cũng là nguyên nhân khiến tông này mất sựủng hộ của tín đồ.Nhưng quan trọng hơn cả là triết lý của tông này với sự phân tích chi ly và các thuật ngữ quá khó hiểu là lý do khiến những bộ óc đầy tính thực dụng của Trung Hoa sớm quay lưng với nó để ủng hộ những tông phái với giáo lý đơn giản và trực tiếp hơn như Thiền tông và Tịnh Độ tông. 3.4. Luật tông Luật tông là một trong những tông phái nhỏ do Đạo Tuyên (596-667) sáng lập vào đời nhà Đường. “Luật” là dịch nghĩa của thuật ngữ “vinaya” từ tiếng Sanskrit. Luật tông được hình thành căn cứ theo bộ Tiểu thừa Pháp Tạng “Bộ Đàm Vô Đức” và có thêm sự giải thích của giáo nghĩa Đại thừa. Nền tảng của tông này được xây dựng trên bộ Tứ Phần Luật (của Dharmagupta - Đàm-vô-đức) do Buddhayasas (Phật-đà-da-xá) và Trúc Phật Niệm dịch vào năm 412. Vì Đạo Tuyên sống trong một tu viện nhỏ ở núi Chung Nam gần kinh thành Trường An nên nó còn được gọi là Nam Sơn Luật tông.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 12 Luật tông chủ yếu bàn về giới, bao gồm hai nội dung chính: chỉ trì giới (không làm các điều ác) và tác trì giới (thực hành các điều thiện). Nét đặc thù của tông này là nhấn mạnh đến nguyên tắc hay điều luật mang tính đạo đức (giới) mà hàng Tỷ-kheo và Tỷ-kheo ni buộc phải tuân thủ. Khác với các tông phái khác, Luật tông đặc biệt chú trọng đến việc tuân thủ văn tự và ngôn ngữ giới luật hơn là tinh thần. Mặc dù được xem là thuộc Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravàda), Tứ Phần Luật vẫn được tất cả giới tu sĩở Trung Hoa tuân hành. Tuy nhiên, dù được Đạo Tuyên và các truyền nhân của ngài mở rộng thành một bộ phái riêng lẻ, nhưng vị trí của Luật tông vẫn không duy trì được lâu trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa. 3.5. Hoa Nghiêm tông Hoa Nghiêm tông được suy ra từ Phật điển tối cao trong Phật thuyết “Hoa Nghiêm Kinh”. Do tông này phát huy mục đích của “Pháp Giới Duyên Khởi” nên gọi là “Pháp Giới tông”. Trong hệ thống truyền nhân của học thuyết Hoa Nghiêm tông có Pháp Thuận, Trí Nghiễm, Pháp Tạng, Đăng Quang. Trong đó, truyền nhân đời thứ ba, tức Pháp Tạng (643-712), thường được xem là tổ sư khai sáng tông phái này thật sự, vì ngài có công tổ chức và hệ thống hóa một cách chặt chẽ và toàn vẹn triết lý của Hoa Nghiêm tông. Hoạt động của Pháp Tạng không chỉ hạn chế trong công việc trước tác, phiên dịch mà còn bao gồm cả lĩnh vực thuyết giảng. Hoàng đế Võ Tắc Thiên rất thích nghe Pháp Tạng thuyết giảng Hoa Nghiêm (bản dịch của Buddhabhadra - Giác Hiền). Bà rất mến mộ tài đức của ngài nên đã phong tặng ngài danh hiệu “Hiền Thủ Đại ư”. Theo lời mời của Võ Tắc Thiên, Pháp Tạng đã hỗ trợ Śikshànandà (Thật-xoa-nan-đà) phiên dịch bản kinh Hoa Nghiêm bao gồm 80 cuốn được mang từ Khotan về Công trình văn điển của ngài khá phong phú, cả trước tác lẫn biên soạn bao gồm trên vài trăm quyển. Học thuyết trọng yếu của Hoa Nghiêm tông là pháp giới duyên khởi và nhất tâm chân như; nghĩa là vũ trụ và vạn hữu chỉ là sự sinh khởi từ một cái tâm chân thật. Chân tâm hay còn gọi là pháp thân (dharma-kàya) là vô hạn, tuyệt đối, biểu hiện qua bốn khía cạnh hoạt động khác nhau: (1) từ quan điểm hiện tượng giới (các pháp do tâm biến hiện); (2) từ quan điểm bản thể (các pháp trong thế giới đều phát xuất từ chân tâm); (3) từ quan điểm đồng nhất (hiện tượng và bản thể chỉ là một); (4) từ quan điểm hiện tượng học (nghĩa là tất
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 13 cả các hiện tượng đều có thể dung nhiếp, hài hòa và tương hợp với nhau; chúng giống như các đợt sóng trong đại dương, tuy có vô vàn tên gọi khác nhau nhưng chỉ phát xuất từ một nguồn nước). Có thể nói rằng, toàn bộ hệ thống triết lý của Hoa Nghiêm xoay quanh học thuyết này, ở đó pháp giới duyên khởi đồng nghĩa với chân lý tuyệt đối. Chân lý tuyệt đối hay còn gọi là Như-lai tạng (Tathàgatagarbha) chỉ rõ rằng vạn pháp là tương đối, phụ thuộc lẫn nhau, xuất phát từ một cội nguồn và tùy thuộc vào nhau cả thời gian lẫn không gian. Khác với các tông phái Đại thừa Phật giáo, giáo lý Hoa Nghiêm đặc biệt tập trung vào mối quan hệ giữa bản thể và hiện tượng.Trong khi ấy, các tông khác chú trọng đến việc giải thích mối quan hệ giữa các hiện tượng. Tông này chủ trương rằng vì tất cả hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của một bản thể bất biến, do vậy chúng hoàn toàn tương dung tương nhiếp nhau, giống như vô số làn sóng khác nhau của cùng chung một dòng nước. Mọi sự vật, hữu tình hay vô tình, trong pháp giới đều là sự biểu hiện của cùng một cái tâm, vốn đã được Thế Tôn chứng nghiệm. Đây là lý do Hoa Nghiêm tông gọi nó là Viên giáo. 3.6. Tam Giai giáo Tam Giai giáo do chủ trương Phật giáo chia thành ba cấp bậc, chủ trương phổ biến và tôn thờ mọi Phật pháp, nên còn gọi là Phổ Pháp tông, sáng lập vào đời Tùy. Tín Hành (540 - 594), họ Vương, người Ngụy Quân (nay là An Dương Hà Nam). Ông xuất gia lúc còn trẻ, biết nhiều luận, coi trọng hành động. Tùy Khai Hoàng Sơ (khoảng năm 581), triệu ông vào kinh, xây ba cấp đạo trường, tuyên truyền Tam Giai giáo. Ông lấy “Tam Giai Phật pháp” làm nguồn căn chủ yếu để dựa theo, mang toàn bộ Phật giáo chia làm ba loại “Thời”, “Xứ” (theo thế giới) và “Cơ” (căn cơ chỉ người). Về mặt hành động, Tam Giai giáo đề xướng lấy khổ hành nhẫn nhục làm tôn chỉ, khất thực mỗi ngày một bữa, phản đối sùng bái thần linh, cấm chủ trương niệm A Di Đà Phật; cho rằng mọi chúng sinh đều là chân Phật, vì thế nam nữ cúng bái như nhau, gọi là “Phổ Kính”; khi chết thực hành “Lâm Táng”, tức mang thi thể bỏ vào rừng sâu, để cho chim thú ăn, gọi đây là sự bố thí thức ăn; còn kinh doanh “Vô Tận Tàng” (“Khoản tồn trữ”), khuyên tín đồ cống hiến lương thực để tồn kho, sau đó mang đi bố thí hoặc mượn danh cấp cho những tín đồ nghèo hay dùng cho việc tu sửa thiền pháp, như vậy là đã lập nên cơ sở kinh tế độc lập cho bổn phái. Sau khi Tam Giai giáo được sáng lập đã nhiều lần gặp sự cấm
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 14 kỵ của triều đình và những tông phái Phật giáo khác, đặc biệt là sự công kích của Tịnh thể Tôn Nhân. Đường Huyền Tông năm Khai Nguyên (năm 713) ra lệnh phế Vô Tận Tàng Viện, không cung cấp nguồn kinh tế. Nhưng thế lực của Tam Giai giáo vẫn tồn tại dưới dạng tiềm ẩn, lưu hành hơn 300 năm trong dân gian. Đến cuối nhà Đường thì nó bị mai một, không ai nhắc tới nữa. 3.7. Mật tông Mật tông, dịch nghĩa Phạn ngữ “Mantra” là một bộ phái Phật giáo khá phát triển tại Trung Hoa từ thế kỷ thứ VII đến thế kỉ thứ XII. Nhằm để phân biệt với hai hệ thống tư tưởng chính trị của Phật giáo (Đại và Tiểu thừa”, nó thường được gọi là Mật thừa (Mantrayàna) hay Kim Cang thừa (Vajrayàna). Mật tông vốn là một sản phẩm ở thế kỷ thứ VII do sự kết hợp của bộ phái Phật giáo Đại thừa và Bà La môn giáo Ấn Độ. Đầu thời Đường, Punyodaya, tu sĩẤn Độ đến Trung Hoa vào năm 655, cố gắng giới thiệu một số kinh sách Mật giáo đang thịnh hành ởẤn Độ vào đất nước này, nhưng không được quần chúng ủng hộ bởi uy tín của Huyền Trang sau chuyến Tây du trở về. Mật tông chỉ thật sự có ảnh hưởng rõ ràng tại Trung Quốc sau sự xuất hiện của Thiện Vô Úy (Śubhàkarasimha-637-735), Kim Cang Trí (Vajrabodhi-663- 723) và Bất Không (Amoghavajra-705-774). Cả ba người này đều là người Ấn Độ. Thiện Vô Úy rất nổi tiếng ởẤn Độ, đồng thời cũng được quần chúng và triều đình nhà Đường mến mộ trước khi ngài đến truyền đạo tại vùng đất này. Vì vậy, ngài rất được trọng vọng khi đến Trung Hoa vào năm 716, và được hoàng đế đương triều phong tặng danh vị Quốc sư. Trong thời gian ở tại Lạc Dương, ngài đã dịch kinh Đại Nhật (Mahàvairocana-sutra) sang Hán văn. Có thể nói rằng đây là Thánh điển căn bản của Mật giáo. Với uy tín của ngài và sự ra đời của bản dịch này, Mật tông thật sự phát triển một cách nhanh chóng. Vào thời nhà Đường, Mật tông có hai dòng truyền thừa. Dòng thứ nhất gồm có Thiện Vô Úy, Nhất Hành... Phái này lấy Đại Nhật Kinh làm nền tảng và có ảnh hưởng rộng lớn đến Thiên Thai tông. Trong khi ấy, dòng thứ hai, gồm Kim Cang Trí, Bất Không, Kim Cang Tạng… có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nghiêm tông. Mật tông cho rằng thế giới vạn vật, Phật và chúng sinh đều do địa, thủy, hỏa, phong, không (không khí), thức (ý thức) tạo thành. Do mang sác thái thần bí nên Mật tông được
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 15 giai cấp thống trị thời nhà Đường vô cùng yêu thích, nhất thời hình thành nên phongtrào tín ngưỡng Phật giáo của vương tôn quý tộc. Sau khi Bất Không viên tịch, do không có người thừa kế xứng đáng và các bậc thầy Ấn Độ cũng không đến truyền đạo, Mật tông bắt đầu suy yếu dần tại Trung Hoa. 3.8. Tịnh Độ tông Người sáng lập Tịnh Độ tông là chuyên tu pháp môn Tịnh Độ của vãng sinh A Di Đà Thiện đời Đường. Huệ Viễn ở Lô Đông Sơn Tấn từng mời họp mặt 18 người thành lập nên “Bách Liên Xã”, phát nguyện vãng sinh tây phương Tịnh Độ tông. Vì thế, tông này còn có tên là “Liên Tông”. Kinh điểncủa Tịnh Độ tông là Tam Kinh Nhất Luận, tức “Vô Lượng Thọ Kinh”, “Quan Vô Lượng Thọ Phật Kinh”, “ Di Đà Kinh” và “Vãng Sinh Luận” của Thế Thân. Lý luận của tông này lấy việc hành nghiệp của mỗi tu sinh làm nguyên nhân nội tạng, lấy nguyện lực của Di Đà làm ngoại duyên. Nội ngoại tương ứng, vãng sinh thế giới tây phương cực lạc. Tông này nhấn mạnh không cần thiết phải thông đạt Phật kinh, không cần phải nghiên cứu sâu rộng về giáo thừa, cũng không cần thiết phải tịnh tọa tâm tư; chỉ cần tín nguyện đầy đủ, một lòng xưng hiệu niệm Phật thì có thể bước vào tịnh thể. Các môn phái của Phật giáo thời Tùy - Đường hoặc có sự sai sót của lý luận chủ nghĩa duy tâm hoặc do phức tạp của thanh quy giới luật. Trong khi lý luận của Tịnh Độ tông quá đơn giản, pháp môn dễ hiểu rất thích hợp cho việc truyền bá đến quần chúng nhân dân. Do vậy, dưới sựủng hộ của giai cấp thống trị nó đã được lưu truyền phổ biến. 3.9. Thiền tông Trước khi hình thành và phát triển thành một thiền phái độc lập tại Trung Hoa, thiền học đã được nhiều bậc danh sư như An Thế Cao, Đạo An, Huệ Viễn…nỗ lực hoằng dương vào những ngày đầu Phật giáo du nhập và thường được gọi là Như Lai Thiền hay Thiền Nguyên Thủy. Thiền tông trở thành một truyền thống tôn giáo đặc thù của Phật giáo Trung Hoa bắt đầu với truyền thuyết về Bodhidharma (Bồ-đề-đạt-ma). Nhắc đến Thiền tông không thể không nhắc đến Huệ Năng. Huệ Năng (638 -713) được gọi là Thiền tông lục tổ đại sư. Chủ trương Thiền Tông của Huệ Năng phái là không
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 16 lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, không trọng thiền định, nhấn mạnh đốn ngộ, có sự khác nhau với Phật giáo Ấn Độ và các tông phái khác của Trung Quốc. Tư tưởng trung tâm của Thiền tông là chú trọng tính tịnh, nhấn mạnh tự ngộ, cho rằng con người vốn có tâm tính (Phật tính), nếu thấu triệt tâm này sẽ có thể thành Phật. Huệ Năng đề xướng giác ngộ pháp môn, kết hợp với tín ngưỡng thế tục mà tôn sùng “Kim Cang kinh”. Để bài trừ sự phiền toái của tư tưởng, ông cho rằng mọi trung hành đi, nằm, ngồi đều có thể thể hiện cảnh giới của thiền. Thiền tông đời Đường mang tinh thần canh tân, chủ trương bất ngưng bất ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ, đại nghi đại ngộ. Ngoài ra, Thiền tông còn đạo hóa ở vùng miền núi, tình cảm người dân miền núi chất phác, thật thà, vì thế mà Thiền tông dễ dàng chinh phục được lòng người, được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian, dần dần trở thành chủ lưu của Phật giáo từ đời Trung Đường đến nay. Sau thời Đường, nhiều bộ phái và tổ chức của Phật giáo bắt đầu suy yếu và lụi tàn ở Trung Hoa nhưng Thiền tông vẫn tiếp tục hưng thịnh. Mặc dù cuộc khủng bố vào năm 845 đã cản trở sự bành trướng của nó, Thiền tông vẫn có thể tồn tại và rồi phát triển rất mạnh trong thời đại Tống. 3.10. Nhiếp luận tông Nhiếp luận tông (Samparigraha) là tiền thân của Pháp tướng tông (Dharmalaksana). Nhiếp luận tông được thành lập từ khi Ngài Chân Ðế (499-569) dịchvà giảng về bộ Nhiếp Ðại Thừa luận (Mahàyànasamparihraha) Nhiếp Ðại Thừa Luận do Ngài Vô Trước viết vào thế kỷ V (được Ngài Thế Thân chú giải) là bộ luận đầu tiên phát biểu học thuyết Duy thức. Ngài Phật Thủ (Buddhasanta) dịch bộ luận này sang Hán văn lần đầu vào năm 531 TL, nhưng kể từ khi bản dịch của ngài Chân Ðế vào năm 563 hoàn thành và do nỗ lực truyền bá của Ngài thì Nhiếp Luận tông mới chính thức phát triển tại phía Nam Trung Quốc.Sau khi Ngài Chân Ðế viên tịch, do công lao của ngài Ðàm Thiên nên tông phái này cũng dần dần phát triển ở phía Bắc Trung Quốc. Ðến đời Ðường, Ngài Huyền Trang đã dịch lại hai bản "Nhiếp Ðại thừa luận" và "Nhiếp Ðại thừa luận thích", đồng thời theo học thuyết "Thành Duy Thức luận " của Ngài Hộ Pháp mà thành lập và truyền giảng tư tưởng Duy Thức.Ðệ tử Ngài Huyền Trang là Ngài Khuy Cơ là người có công hệ thống hóa và chính
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 17 thức thành lập nên Pháp tướng tông. Hai sáng tác quan trọng của Ngài: "đại thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương" và "Thành Duy Thức luận thuật ký" là căn bản của tông phái này. Nhiếp luận tông kể từ đời Ðường đã được hòa nhập vào Pháp tướng tông. KẾT LUẬN Lịch sử Phật giáo Trung Quốc trên phương diện lịch đại đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi. Như lớp sóng sau phủ lên lớp sóng trước, các giai đoạn Phật giáo đi sau luôn kế thừa, phát huy những thành tựu của các giai đoạn Phật giáo trước đó, tuy mức độ đậm nhạt có khác nhau. Phật giáo sau khi được truyền từẤn Độ vào Trung Quốc, trải qua một thời gian dài, đã dần dần thích ứng. Đến thời 16 nước Đông Tấn, Phật giáo trở nên phồn vinh, đến thời Tùy - Đường, cùng với sự hình thành và phát triển của các tông phái mới, Phật giáo bước vào giai đoạn cực thịnh chưa từng có ở Trung Quốc. Trong quá trình lưu truyền, phát triển, các học giả Phật giáo và nhiều tăng nhân Trung Quốc, dưới sự ủng hộ và khống chế của chính quyền phong kiến, đã dịch kinh, chú giải kinh, sáng lập hệ thống học thuyết, xây trì tạo tượng… Từ đó Phật giáo dần dần thích ứng cuộc sống của người Hán cũng như các dân tộc thiểu sốở Trung Quốc, dần dần trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn hóa Trung Hoa. Thời nhà Đường đã hình thành rất nhiều tông phái khác nhau. Trong khi ởẤn Độ, sự nảy sinh của Phật giáo Đại Thừa bị đánh giá là biểu hiện sự lung lay của tôn giáo này. Ở Trung Quốc lại có đặc điểm riêng thứ hai là tính dung nạp, tức là các tôn phái đa dạng về phong cách nhưng không đối lập mà bổ sung lẫn nhau. Ranh giới giữa chúng không rõ ràng. Chẳng hạn như: Hoa Nghiêm tông, Thiền tông... đều coi “tâm” là bản nguyên cuối cùng của vũ trụ. Do vậy, các nhánh của Phật giáo thời Đường đều được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ mà không công kích, bài trừ lẫn nhau.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com KẾT LUẬN 1. Lê Giảng (2000), Các triều đại Trung Hoa, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr.58. 2. Thích Tâm Khanh (2013), “Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái Phật Giáo Trung Quốc”, truy cập tại trang https://quangduc.com/ , ngày truy cập 05/05/2022. 3. Thích Nguyên Tạng (2006), Phật giáo khắp thế giới, Nxb. Phương Đông, Hà Nội 4. Nguyễn Thị Lệ Quyên (2015), Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Trung Quốc thời Tùy – Đường, Luận văn thạc sĩ Âu Á học, Trường Đại học khoa học xã hội nhân văn.