SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 101
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

HOÀNG HỒNG SƠN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

HOÀNG HỒNG SƠN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM ĐÌNH HÒE
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN QUẢN LÍ HOẠT
ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
13
1.1 Các khái niệm cơ bản 13
1.2 Mục tiêu, nội dung, đặc điểm quản lí hoạt động giảng
dạy trong các trường trung học cơ sở quận Gò vấp,
thành phố Hồ Chí Minh
19
1.3 Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên
trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
28
Chương 2 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
59
2.1 Những định hướng về đổi mới hoạt động giảng dạy ở
các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ
chí Minh
59
2.2 Yêu cầu thực hiện hệ thống biện pháp quản lí hoạt động
giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận
Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
63
2.3 Hệ thống biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của
giáo viên Trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ
Chí Minh
66
2.4 Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản
lý hoạt động giảng dạy
82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 94
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Thế giới đã bước vào thế kỉ XXI với nhiều biến đổi nhanh chóng khó
lường, vấn đề giáo dục và đào tạo ngày càng trở thành yếu tố quyết định
đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Để có được một lực
lượng lao động hùng hậu cả về số lượng và đảm bảo chất lượng, vai trò của
giáo dục có vị trí, vai trò quốc sách hàng đầu.
Đại hội Đảng toàn quốc lần XI Đảng ta xác định và nhấn mạnh:“ Ñoåi
môùi caên baûn toaøn dieän neàn giaùo duïc theo höôùng chuaån hoùa,
hieän ñaïi hoùa, xaõ hoäi hoùa; ñoåi môùi chöông trình, noäi dung, phöông
phaùp daïy vaø hoïc; ñoåi môùi cô cheá quaûn lyù giaùo duïc, phaùt trieån
ñoäi nguõ giaùo vieân vaø caùn boä quaûn lyù giaùo duïc, ñaøo taïo. Tập
trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng
nhu cầu phát triễn của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học
tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”[30,
tr.168]
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục – đào tạo, thực
hiện chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Ngành giáo dục đang từng
bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới công tác quản lí nâng cao chất lượng quản lí hoạt động dạy học nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, nhằm thực hiện mục tiêu “ Nâng
cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân, trong đó ngành giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò cực kì
quan trọng. Hoạt động giảng dạy là một trong những hoạt động cơ bản
trong nhà trường. Thực tiễn quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các
trường trung học cở sở quân Gò Vấp, thành Phố Hồ Chí Minh trong những
năm qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng có tác động tích cực
trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh. Mặt khác,
thông qua hoạt động giảng dạy góp phần hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh, thực hiện tốt quan điểm dạy học, giáo dục trong nhà trường
bảo đảm “kết hợp dạy chữ với dạy người” được thực hiện có hiệu quả.
Song, Thực tiễn cũng cho thấy quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên
các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp cũng bộ lộ nhiều bất cập, đặc biệt
là quản lí mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, việc quản lí xây dựng
và thực thi kế hoạch, quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lí
hoạt động học của học sinh và quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá và quản lí
các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trên địa
bàn quân Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh vẫn còn những hạn chế, chất lượng
giảng dạy của giáo viên chưa tương xứng với tiềm năng của nhà trường. Xuất
phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn:“ Biện pháp quản lý hoạt động
giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp,
thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Tác giả P.V.Zimin, M.I.Kođakốp, N.I.Saxerđôlốp nhận định: “Công
tác quản lý hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường là khâu then
chốt trong hoạt động quản lý trường học.” [22].
Về đề quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường phổ thông
không chỉ chú trọng đến việc quản lý phương pháp giảng dạy, quản lý nội
dung chương trình mà còn phải chú trọng đến nhiều yếu tố khác, vì chúng
có mối liên hệ tương hỗ. Tác giả V.A.Xukhomlinxki cho rằng việc xây
dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Người Hiệu trưởng phải biết chọn lựa giáo viên bằng nhiều nguồn khác
nhau và bồi dưỡng họ trở thành giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định,
bằng những biện pháp khác nhau. Thực tế cho thấy với đội ngũ giáo viên
có năng lực chuyên môn vững vàng, thường xuyên được bồi dưỡng nâng
cao tay nghề thì công tác đào tạo của nhà trường sẽ đạt hiệu quả cao.
Một công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn về những ưu tiên
và chiến lược cho giáo dục, ngân hàng thế giới đã có kết luận: Đầu tư vào
giáo dục sẽ tích luỹ vốn con người, là chìa khoá để thay thế sự tăng trưởng
kinh tế và tăng thu nhập. Giáo dục, đặc biệt là giáo dục cơ bản cũng góp
phần làm giảm đói nghèo, nhờ tăng năng suất lao động của từng lớp lao
động nghèo, giảm sinh đẻ và tăng cường sức khoẻ, giúp mọi người cùng có
cơ hội tham gia đầy đủ và hoạt động xã hội và phát triển kinh tế. Từ các số
liệu thống kê và chứng minh thực tế công trình nghiên cứu ứng dụng vào
thực tiễn về những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục của ngân hàng thế
giới. Các nhà giáo dục đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ quản lý trong việc quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường.
Bên cạnh đó nhiều tác giả khác lại đi sâu nghiên cứu những nhiệm vụ cụ
thể trong hoạt động giảng dạy.
Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO (1996) đã
khẳng định: “thầy giáo là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng
giáo dục. Do đó, muốn phát triển giáo dục thì trước hết và trên hết phải phát
triển đội ngũ giáo viên về cả số lượng và chất lượng”[18].
Ở Nhật Bản, có quy chế bắt buộc bồi dưỡng hàng năm đối với giáo
viên phổ thông mới vào nghề. Giaos viên đương nhiệm được bồi dưỡng
bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp với phương thức đổi mới, đa dạng. Chính
sách đãi ngộ giáo viên chủ yếu thể hiện qua lương, phụ cấp, trợ cấp. Mức tăng
lương dựa vào thành tích và thâm niên công tác, trung bình 1 năm hoặc 2 năm
một lần [35].
Tại Pakistan có chương trình bồi dưỡng về sư phạm do nhà nước qui
định trong thời gian 3 tháng gồm các nội dung như: giáo dục nghiệp vụ dạy
học, cơ sở tâm lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét
học sinh,… đối với đội ngũ giáo viên mới vào nghề chưa quá 3 năm.
Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở
các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện
kỹ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội.
Ở Philippin đã xây dựng kế hoạch tổng thể đào tạo bồi dưỡng giáo viên
10 năm (1998-2008), trong đó có những giải pháp đáng chú ý. Chẳng hạn, thu
hút những học sinh trung học có học lực khá giỏi vào ngành sư phạm. Tạo
việc làm cho giáo viên mới ra trường, giảm bớt tình trạng thất nghiệp đối
với giáo viên mới. Thể chế hóa và củng cố việc bồi dưỡng tại chức, nâng cao
nhận thức của nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của nghề dạy học và vị
thế của giáo viên trong xã hội[36].
Đối với Cộng hòa Pháp, một quốc gia có nền giáo dục rất phát triển ở
Châu Âu, đã xây dựng 49 nguyên tắc mới cho giáo dục. Trong đó có đề cập
đến công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên: mỗi giáo viên được
hưởng ít nhất 35 giờ đối với công tác đào tạo tiếp tục hàng năm. Tăng cường
làm việc theo nhóm để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau.
Thời gian làm việc của giáo viên giảm từ 18 giờ xuống 15 giờ/tuần, thạc sĩ
giảm từ 15 giờ xuống 14 giờ/tuần. Nhưng giáo viên phải có 4 giờ/tuần có
mặt trong nhà trường để nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho các hoạt động
giảng dạy, đối với thạc sĩ là 3 giờ/tuần tức là 132 giờ/năm. Công tác đào tạo
bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng[29].
Qua đó cho thấy ở các nước trên thế giới từ những nước chậm phát
triển, nước đang phát triển và nước phát triển thì công tác quản lý bồi
dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên được đặc biệt quan tâm.
* Các công trình nghiên cứu ở Việt nam
Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt động giảng dạy
và bồi dưỡng giáo viên:
Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về một số biện
pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống GD quốc dân có đề
cập đến công tác bồi dưỡng đội ngũ GV phổ thông.
Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc
bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm, đã đề ra mục tiêu đối
tượng, nội dung phương pháp bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Chỉ thị số 40CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư về
việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
đã chỉ đạo: “Tiến hành ra soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân
đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
Quyết định số 09/2005/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2001-2010 đã xác định mục tiêu, các nhiệm
vụ chủ yếu, các giải pháp cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã đề ra các giải
pháp phát triển giáo dục, trong đó có giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục, trong giải pháp này khẳng định “...đổi mới căn bản
và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” [6].
Các bài viết của các tác giả liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy của
đội ngũ giáo viên:
Trong bài viết;“Những bài giảng về quản lí trường học” Tác giả Hà
Sĩ Hồ cho rằng: Trong thực hiện mục tiêu đào tạo việc quản lí hoạt động
dạy và học ( theo nghĩa rộng) là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường [31].
Trong cuốn sách “những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo
dục”. Tác giả Trần Kiểm chỉ rõ: “...hoạt động quản lí nhà trường bao
gồm nhiều loại quản lí như: quản lí các hoạt động giáo dục, hoạt động
dạy học, hoạt động lao động, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục
hướng nghiệp, quản lí các đội tượng khác nhau; quản lí giáo viên, học
sinh, tài chính, cơ sở vật chất..., quản lí nhiều khách thể khác nhau: quản
lí thực hiện xã hội hóa giáo dục, điều chỉnh các hoạt động ảnh hưởng từ
bên ngoài trường, tham mưu với ban đại diện cho mẹ học sinh...”[23]
Các tác giả đi sâu nghiên cứu ở các góc độ khác nhau của hoạt động
dạy học chỉ ra những yêu cầu và biện pháp quản lí hiệu quả hoạt động giảng
dạy của giáo viên nói chung và giáo viên ở các trường trung học cơ sở nói
riêng. Quản lí lao động sư phạm của đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan
trọng trong các nội dung quản lí ở các trường đây chính là quản lí nhân sự,
nguồn lực giáo dục trong nhà trường nếu quản lí và phát huy tốt lực lượng
này sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bất cứ hoàn cảnh nào dù khó khăn
đến đâu, ngành giáo dục cũng tìm mọi biện pháp mở trường, lớp (dài hạn, ngắn
hạn, cấp tốc, tập trung, phân tán, nhóm nhỏ…) để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ”.
[2].
Tác giả Trần Quang Quý trong cuốn Cẩm nang nâng cao năng lực
và phát triển đội ngũ giáo viên đã đề cập rất nhiều đến nghề thầy, người
thầy, năng lực sư phạm và con đường nâng cao năng lực sư phạm.
“Thực trạng và biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên trường THPT
ở các huyện trong tỉnh Cà Mau” của tác giả Trịnh Hùng Cường. Trong đó
đã nêu lên thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên trường THPT ở
các huyện trong tỉnh Cà Mau và đề xuất các biện pháp cải tiến.[22].
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã tập trung luận giải các
vấn đề, nội dung cơ bản như: Vai trò của quản lí, quản lí giáo dục; khái niệm
về quản lí, quản lí trường học; bản chất, chức năng, nguyên tắc và phương
pháp quản lí giáo dục; thông tin trong quản lí, công cụ quản lí giáo dục; hệ
thống giáo dục quốc dân; quản lí nhà nước về giáo dục; quản lí nhà trường;
quản lí tài chính, quản lí cơ sở vật chất kỹ thuật trong giáo dục và trường
học; quản lí chất lượng giáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lí giáo dục; xây dựng văn hóa trong quản lí giáo dục; đổi mới quản lí giáo
dục; các mô hình quản lí giáo dục; phân cấp trong quản lí giáo dục; thực
trạng trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục; một số kinh nghiệm quốc
tế về quản lí giáo dục; quản lí giáo dục trong xu thế hội nhập và toàn cầu
hóa.
Các công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động giảng dạy trên thế
giới và Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng giúp tác giả có cái nhìn tổng thể
cần được tiếp thu về quản lí hoạt động giảng dạy, chất lượng giảng dạy và
quản lí nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở các nhà
trường hiện nay trong đó có các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Gò
vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận quản lí hoạt động giảng dạy của
giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố
Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hoạt
động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp,
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giảng dạy
của giáo viên Trung học cơ sở quận Gò Vấp.
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo
viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp.
Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường trung học cơ sở quận Gò
Vấp.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp,
thành phố Hồ Chí Minh
* Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lí hoạt giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ
sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động giảng dạy của giáo
viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2009 đến 2013.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường
trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc nhiều nội
dung và phương thức quản lí. Nếu đội ngũ giáo viên nhà trường được
chuẩn hóa số lượng, chất lượng và cơ cấu, thực hiện tốt kế hoạch hóa quản
li hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lí tốt thời gian và lao động sư
phạm của giáo viên, đội ngũ giáo viên nhận thức đúng có trách nhiệm
lương tâm nghề nghiệp vì sự nghiệp trồng người, có tinh thần đổi mới và
vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, nhà trường có chính sách
động viên giáo viên và học sinh, thực hiện tốt chủ trương “ xây dựng nhà
trường thân thiện, học sinh tích cực”, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt
học tốt trong nhà trường thì chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động giảng
dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên đại bàn quận Gò Vấp,
thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nâng cao.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác -
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt
Nam về giáo dục - đào tạo và quản lý giáo dục - đào tạo. Đồng thời, đề tài dựa
vào quan điểm hệ thống - cấu trúc; lôgíc - lịch sử, quan điểm thực tiễn làm cơ
sở xem xét và phân tích những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu đề
tài.
* Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm:
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp
phân loại tài liệu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lí hoạt
động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên đại bàn quận
Gò Vấp.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý số liệu.
Trưng cầu ý kiến với các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn,
đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục của nhà trường. Phương pháp
nghiên cứu sản phẩm giảng dạy của giáo viên.
Phương pháp điều tra giáo dục, phương pháp tổng kết kinh nghiệm,
các phương pháp: phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm
hoạt động...nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác quản lý hoạt
động giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở quận Gò Vấp.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm tổng hợp, xử lí kết
quả khảo sát và điều tra.
7. Ý nghĩa của luận văn
Đề tài thực hiện thành công sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu
trưởng trong quản lí hoạt động dạy học của giáo viên ở các trường trung
học cơ sở trên đại bàn quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài có thể làm tài liệu tham cho các chủ thể quản lí như: phòng
giáo dục của quận, thành phố và nhà trường làm căn cứ xây dựng nguồn
lực giáo viên trong giai đoạn hiện nay và những tiếp theo.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm: phần mở đầu, 2 chương (6 tiết), kết luận và kiến
nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG
DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm hoạt động giảng dạy của giáo viên
Hoạt động giảng dạy (dạy học) là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động giảng
dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, hai hoạt động này luôn
tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau. Dạy và học có liên hệ tác động lẫn
nhau không thể thiếu nhau, thầy giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức điều khiển hoạt
động của học sinh. Học sinh giữ vai trò tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự
điều khiển hoạt động học của bản thân.
Với cách tiếp cận như vậy tác giả quan niệm:
Hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở
quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh là một quá trình tương tác giữa giáo
viên và học sinh thông qua các hình thức tố chức dạy học, nhằm trang bị cho
học sinh những kiến thức, kỹ năng, thái độ, phát triển tư duy độc lập sáng tạo
đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.
Từ quan niệm trên có thể hiều hoạt động giảng dạy của giáo viên các
trường trung học cơ sở như sau:
Một là, hoạt động giảng dạy của giáo viên được hiểu là tập hợp những
tác động liên tiếp của giáo viên đến đối tượng học sinh nhằm giúp họ nắm vững
hệ thống những cơ sở khoa học, phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo,
năng lực hành động, hình thành thái độ chuẩn mực theo qui định của nhà
trường.
Hai là, hoạt động dạy và học ở các trường trung học cơ sở có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ với các thành tố như: mục
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động dạy và hoạt
động học, người dạy, người học và kết quả dạy học. Trong đó hoạt động
dạy của Thầy và hoạt động học của Trò là hai nhân tố trung tâm, năng động
nhất của quá trình dạy học.
Ba là, hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở còn thể hiện sự
tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Sự tương tác đó
thể hiện; giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, định hướng hoạt động nhận
thức, còn học sinh tự giác tích cực, chủ động thông qua việc tự nhận thức và
điều chỉnh nhận thức bản thân nhằm tới mục đích và kết quả dạy học.
Bốn là, kết quả dạy học ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp phản
ánh chất lượng và hiệu quả học tập, chất lượng quản lí, chất lượng hiệu quả đổi
mới trình độ phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học của nhà trường.
Hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên
địa bàn quận Gò Vấp với nhiệm vụ và mục tiêu là: Thực hiện nội dung
chương trình, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo theo qui định của Bộ Giáo dục
và đào tạo. Hoạt động chính của nhà trường là truyền thụ kiến thức và hình
thành nhân cách cho học sinh được thực hiện bằng nhiều con đường, trong
đó con đường quan trọng nhất là tổ chức giảng dạy và chỉ đạo giảng dạy.
Thông qua hoạt động giảng dạy, nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống kiến
thức khoa học, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo và kỹ năng và thái
độ, nhằm nâng cao trình độ học vấn, hình thành thế giới quan và nhân sinh
quan ở bậc học trung học cơ sở. Mục đích xuyên suốt là làm cho học sinh
trở thành người tự chủ, năng động, sáng tạo. Như vậy, Hoạt động giảng dạy
là một trong những con đường cơ bản nhất để đạt tới mục đích giáo dục
tổng thể. Hoạt động giảng dạy được thực hiện thông qua các thành tố cấu
trúc sau:
Mục tiêu giảng dạy: trang bị cho người học những tri thức, kỹ xảo, kỹ
năng, bồi dưỡng và phát triển nhân cách người học đáp ứng yêu cầu của nhà
trường và xã hội.
Nội dung giảng dạy: những kiến thức cơ bản, toàn diện, thiết thực,
hiện đại thể hiện ở nội dung chương trình và kế hoạch giảng dạy.
Phương pháp giảng dạy: việc sử dụng phương pháp giảng dạy phù
hợp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động giảng dạy.
Phương tiện giảng dạy: Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, nguồn tài
chính phục vụ dạy học.
Hình thức tổ chức giảng dạy: hình thức tổ chức giảng dạy phong
phú, phù hợp sẽ tăng hiệu quả của hoạt động giảng dạy.
Kết quả: là chất lượng học tập, tu dưỡng của học sinh theo mục tiêu đề
ra.
1.1.2. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung
học cơ sở
Quản lí là hoạt động có ý thức của nhà quản lý nhằm đạt tới mục tiêu
hiệu quả quản lí. Các cán bộ quản lí, các lực lượng sư phạm, bằng hành
động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực.
Quản lí hoạt động giảng dạy học của giáo viên các trường trung học
cơ sở trên địa bàn quân Gò Vấp là một loại hình quản lí nhân sự trong đó
chủ thể đề ra những mục tiêu cần phải đạt được và những chủ trương, biện
pháp kế hoạch phải thực hiện, lựa chọn nhân sự, thời gian, huy động và sử
dụng nhân lực, vật lực và tài lực (nguồn nhân lực giáo dục của nhà trường)
hiện có và sẽ có để tổ chức và điều hành bộ máy nhân lực nhằm thực hiện
những chủ trương, biện pháp và kế hoạch nói trên một cách đúng đắn, có
chất lượng và hiệu quả đáp ứng được mục tiêu mà chủ thể đã đề ra.
Quản lí lao động giảng dạy của giáo viên là hoạt động có ý thức của
nhà quản lí (của Hiệu trưởng và các phó hiệu trường, tổ trưởng chuyên
môn) nhằm đạt tới mục tiêu quản lí. Nhà quản lí cùng với đông đảo đội ngũ
giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội, bằng hành động của mình biến
mục tiêu đó thành hiện thực. Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với
nhau là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động khác của nhà
trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy quản lí nhà trường thực chất là
quản lí quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trò, diễn ra trong
quá trình dạy học ở nhà trường.
Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ
sở hướng vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của của nhà trường. Do đó quản lí
hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp
thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình dạy học (được
tiến hành bởi tập thể giáo viên) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn
diện năng lực chuyên môn và nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào tạo
của nhà trường. Từ những quan niệm và cách tiếp cận trên tác giả đưa ra quan
niệm:
Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở
là cách thức, biện pháp của chủ thể quản lí theo sự phân công, phân cấp tác
động đến toàn bộ hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhằm đạt được
chất lượng và hiệu quả dạy và học của nhà trường
Theo đó quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung
học cơ sở bao gồm các đặc trưng đó là:
Một là, chủ thể quản lí là Hiệu trường và các Phó hiệu trưởng phụ
trách chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn với nhiệm vụ trọng tâm là tổ
chức thực hiện quá trìn chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập
và các hoạt động dạy học theo chương trình, kế hoạch giảng dạy của nhà
trường và của cấp trên.
Hai là, chủ thể quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên phải có
những phẩm chất và năng lực đó là: trình độ học vấn, tri thức và kỹ năng
nghiệp vụ quản lí, gương mẫu về phẩm chất đạo đức, luôn là tấm gương và
là chỗ dựa tin cậy cho đồng nghiệp, là người thầy có uy tín với học sinh;
trung thực, lời nói và hành động nhất quán.
Ba là, theo sự phân cấp về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, thực
hiện tổ chức biên soạn chương trình, giáo dục môn học, tài liệu giảng dạy do
Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học
tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung.
Bốn là, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
1.1.3 Đặc điểm quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các
trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Quản lí hoạt động giảng dạy (dạy học) của giáo viên các trường trung
học cơ sở là một bộ phận trong hoạt động giáo dục toàn diện của trường trung
học cơ sở. Do đó việc quản lý hoạt động dạy học vừa phải phù hợp với quản lý
giáo dục nói chung, vừa phải mang tính đặc thù trong quản lí hoạt động giảng
dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở. Xuất phát từ nhiệm vụ trên, quản
lí hoạt động giảng dạy ở trường trung học cơ sở có những đặc điểm đó là:
- Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên của giáo viên các trường
trung học cơ cở quận Gò vấp mang tính chất quản lý hành chính sư phạm, đặc
điểm này thể hiện ở chỗ: Quản lí theo pháp luật, theo những nội qui, qui chế,
quyết định có tính bắt buộc đối với giáo viên, các lực lượng sư phạm của nhà
trường.
- Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ
sở mang tính đặc trưng của khoa học quản lí, bởi vì, quản lý hoạt động
giảng dạy của giáo viên chính là quản lý quản trình lên lớp và các hình thức
sau giờ lên lớp mà giáo viên đảm nhiệm, như hoạt động tổ chức cho học
sinh ngoài giờ, đi tham quan, du lịch vì vậy quá trình quản lý đó rất đa
dạng và phức tạp đồi hỏi tính kế hoạch hóa trong quản lý và phải vận dụng
tốt các chức năng để quản lý hiệu quả hoạt động này. Quản lí hoạt động
giảng dạy của giáo viên các trường trung học phổ thông có tính xã hội hóa
cao do chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện kinh tế - xã hội và có
mối quan hệ tương tác thường xuyên với đời sống xã hội.
- Đặc điểm quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường
trung học cơ sở gắn rất chặt với quản lí hoạt động học tập của học sinh đó
là: Lứa tuổi học sinh trung học cơ sởû là lứa tuổi thiếu niên có những
chuyển biến đột ngột, độc đáo, từ tình trạng trẻ con sang tình trạng người
lớn. Điều đó có liên quan đến việc xây dựng lại một cách cơ bản các quá
trình, các hoạt động tâm lý của học sinh. Vì vậy đòi hỏi phải có những biến
đổi có tính chất quyết định trong các hình thức quan hệ qua lại trong cách
tổ chức hoạt động, trong sự lãnh đạo mọi mặt của người lớn, đặc biệt là
giáo viên. Do đó nếu vẫn áp dụng những hình thức và phương quản lý như
bậc tiểu học cho bậc học này sẽ dẫn đến chất lượng và hiệu quả quản lý sẽ
không cao.
- Phương thức quản lí hoạt động học tập của học sinh trung học có
những nét khác biệt so với hoïc sinh tiểu học. Ở trung học cơ sởû hoạt động
học tập diễn ra theo phương thức học và hành, học - hành gắn với nhau qua
đó để hình thành các kỹ năng cần thiết. Nội dung học tập ở trung học cơ
sởû được mở rộng và chuyên sâu hơn. Trung học cơ sởûû là cấp học có tính
lý luận gắn với thực hành theo từng môn học, có tính chuyên sâu, từng
bước giúp học sinh nắm được những khái niệm khoa học và nhận thức
được các quy luật về tự nhiên, xã hội, con người.
- Đặc điểm quản lí hoạt động giảng dạy ở trường trung học cơ sở có
tính toàn diện và tính định hướng. Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ
sở trực tiếp chịu sự phân luồng tự nhiên theo các hướng: Tiếp tục học ở
trung học phổ thông; hoặc tiếp tục học ở trung học chuyên nghiệp và tiếp
tục học ở trường dạy nghề hoặc vào đời, trực tiếp lao động trong các lĩnh
vực khác nhau của nền kinh tế xã hội. Vì vậy, quản lí hoạt động giảng dạy
ở trường trung học cơ sơû phải chú ý tính toàn diện và hướng nghiệp trong
thực hiện chương trình. Quá trình giảng dạy phải trang bị cho học sinh trình
độ văn hóa tương đối hoàn chỉnh, có năng lực lao động phổ thông, có ý
thức chọn lựa nghề nghiệp, sẵn sàng đi vào học nghề và tham gia sản xuất,
tham gia công tác trong xã hội, hoặc tiếp tục học lên bằng nhiều con đường
khác nhau.
- Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở trường trung học cơ sở
phải chú ý đến tâm sinh lý học sinh, học sinh trung học cơ sơû chủ yếu
trong độ tuổi thiếu niên từ 11 đến 15 tuổi, đây là độ tuổi đang có sự chuyển
hóa mạnh mẽ về tâm, sinh lý, chịu ảnh hướng lớn bởi nhân cách của giáo
viên. Vai trò người giaùo vieân trong trường trung học cơ sở càng có ý
nghĩa to lớn đối với sự phát triển nhân cách của học sinh.
1.2. Mục tiêu, nội dung, đặc điểm quản lí hoạt động giảng dạy
trong các trường trung học cơ sở quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí
Minh
1.2.1. Mục tiêu quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các
trường trung học cơ sở
Mục tiêu quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường
trung học cơ sở bao gồm:
Thứ nhất, quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên trong tổ chức
hoạt động nhận thức của học sinh giúp họ nắm vững hệ thống tri thức khoa
học phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời
rèn luyện cho học sinh có hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
Để tồn tại và phát triển, loài người đã không ngừng khám phá những
bí mật của thế giới khách quan để nhận thức nó, cải tạo nó, phục vụ cho lợi
ích của con người. Trong quá trình đó loài người đã tích lũy và khái quát
hoá những kinh nghiệm xã hội dưới dạng những sự kiện khoa học, khái
niệm, định luật, định lý, tư tưởng khoa học, học thuyết mà được gọi là
những tri thức khoa học. Những tri thức này vô cùng lớn, mỗi người học
suốt đời cũng không nắm hết được. Vì vậy, nhiệm vụ của trường phổ thông
chỉ có thể làm sao cho học sinh nắm những tri thức phổ thông cơ bản, hiện
đại phù hợp với thực tiễn đất nước. Tri thức phổ thông cơ bản là những tri
thức đã được lựa chọn và xây dựng từ các lĩnh vực khoa học khác nhau. Đó
là những tri thức tối thiểu, cần thiết, làm nền tảng giúp học sinh tiếp tục học
lên bậc học cao hơn, học ở các trường dạy nghề, hoặc bước vào cuộc sống
tự lập, trực tiếp tham gia lao động sản xuất và tham gia các công tác xã hội
và có cuộc sống tinh thần phong phú. Những tri thức cơ bản cần cung cấp
cho học sinh phải là những tri thức hiện đại, phản ánh được những thành
tựu mới nhất của khoa học công nghệ, văn hóa phù hợp với chân lý khách
quan, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Những tri thức hiện đại đó
phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam cũng như phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi, đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh mà vẫn đảm bảo được tính
hệ thống, tính lôgíc khoa học và mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học.
Trong quá trình tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội những tri thức đó, người
giáo viên hình thành cho học sinh hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nhất định, đặc
biệt những kỹ năng, kỹ xảo có liên quan tới hoạt động học tập, tự học và tập
dượt nghiên cứu khoa học ở mức độ thấp, nhằm giúp cho các em không
những chỉ nắm vững tri thức mà còn biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong
các tình huống khác nhau.
Thứ hai, thông qua hoạt động giảng dạy nhằm tổ chức, điều khiển
học sinh hình thành phát triển năng lực và những phẩm chất trí tuệ, đặc biệt
là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
Sự phát triển trí tuệ nói chung có nét đặc trưng bởi sự tích lũy vốn tri
thức và các thao tác trí tuệ thành thạo, vững chắc của con người. Đó là quá
trình chuyển biến về chất trong quá trình nhận thức của người học. Năng
lực hoạt động trí tuệ được thể hiện ở năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ,
đặc biệt là các thao tác tư duy. Quá trình chiếm lĩnh tri thức diễn ra thống
nhất giữa một bên là nội dung những tri thức với tư cách là “cái được phản
ánh” và một bên là các thao tác trí tuệ với tư cách là “phương thức phản
ánh”. Như vậy, hệ thống tri thức được học sinh lĩnh hội thông qua các thao
tác trí tuệ của họ và ngược lại, chính các thao tác trí tuệ cũng được hình
thành và phát triển trong quá trình chiếm lĩnh tri thức rèn luyện kỹ năng, kỹ
xảo. Trong quá trình dạy học, với vai trò tổ chức, điều khiển của thầy, học
sinh không ngừng phát huy tính tích cực nhận thức, tự lực rèn luyện các
thao tác trí tuệ, dần dần hình thành và phát triển các phẩm chất của hoạt
động trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ ở học sinh được phản ánh thông qua sự
phát triển không ngừng các chức năng tâm lý và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt
là quá trình tư duy độc lập, sáng tạo của người học sinh, bởi lẽ “tư duy có
sắc sảo thì tài năng của con người mới lấp lánh”. Sự phát triển trí tuệ có
mối quan hệ biện chứng với hoạt động dạy học. Dạy học được tổ chức
đúng sẽ thúc đẩy sự phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ của học sinh và
ngược lại sự phát triển đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đạt chất
lượng cao hơn. Đó cũng là một trong những qui luật của dạy học. Điều kiện
cần thiết để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của học sinh là hoạt động dạy
học phải luôn luôn đi trước sự phát triển trí tuệ và dạy học phải xác định
mức độ khó khăn vừa sức học sinh, tạo điều kiện để phát triển tối đa những
tiềm năng vốn có của trẻ.
Thứ ba, thông qua hoạt động giảng dạy tổ chức, điều khiển học sinh hình
thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát
triển nhân cách nói chung.
Trên cơ sở tổ chức cho học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,
phát triển năng lực nhận thức mà hình thành cho học sinh cơ sở thế giới
quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách
nói chung theo mục đích giáo dục đã đề ra.
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thế giới, về những
hiện tượng tự nhiên và xã hội. Trong xã hội có giai cấp, thế giới quan cá
nhân đều mang tính giai cấp. Vì vậy trong quá trình dạy học, chúng ta phải
quan tâm giáo dục cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học để các em có
suy nghĩ đúng, thái độ đúng và hành động đúng; đồng thời bồi dưỡng
những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục thông qua nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Mục tiêu quản lý hoạt động giảng dạy của các giáo viên các trường
trung học cơ sở là một chỉnh thể thống nhất, nếu thiếu việc trang bị tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, thiếu phương pháp nhận thức thì không thể tạo
điều kiện cho sự phát triển trí tuệ và thiếu cơ sở cho sự hình thành thế giới
quan khoa học. Phát triển trí tuệ vừa là kết quả, vừa là điều kiện của việc
nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và là cơ sở để hình thành thế giới quan
khoa học và những phẩm chất đạo đức. Phải có trình độ phát triển nhận
thức nhất định mới giúp học sinh có cách nhìn, có thái độ và hành động
đúng.
Để thực hiện tốt mục tiêu quản lý của hoạt động dạy học ở trường
trung học cơ sở quận Gò Vấp, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác
quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên với những điều kiện đó là; Gắn
hoạt động dạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Tạo
môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, quan trọng nhất là tạo động lực
và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên. Kết hợp
phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong tập thể với sự
quản lý thống nhất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. Đảm bảo chất lượng
dạy học một cách bền vững. Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát
huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng giáo dục
ngoài nhà trường.
1.2.2. Nội dung quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các
trường trung học cơ sở
Nội dung quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung
học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh cũng có những nội dung
thống nhất chung trong cả nước. Có thể chỉ ra các nội dung quản lí cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, quản lí mục tiêu, chương trình giảng dạy của giáo viên.
Theo điều 27 Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 qui định:
“ Giáo dục trường trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quản giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở, có
hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp và hướng nghiệp để tiếp tục
học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc là đi vào cuộc sống lao
động”
Về nguyên tắc, chương trình dạy học ở trường trung học cơ sở là
chương trình thống nhất toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Vì
vậy, trách nhiệm rất quan trọng của các chủ thể quản lí (Hiệu trường các
Phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn của nhà trường) thực hiện chức năng
quản lí làm cho giáo viên của nhà trường nắm vững, phân phối chương
trình của các cấp học phù hợp, không được làm tiện thay đổi, thêm bớt
hoặc làm sai lệch chương trình. Bảo đảm tính pháp lí, tính chính xác trong
quản lí và thực hiện nội dung, chương trình dạy học ở các trường trung học
cơ sở.
Quản lí chương trình dạy học là văn bản có tính pháp lệnh của nhà
nước về những bài học đòi hỏi giáo viên và học sinh phải hoàn thành trong
một thời gian nhất định, nhằm giúp học sinh có những kiến thức, kỹ năng,
thái độ cần thiết đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáo dục. Căn cứ chương
trình dạy học để nhà nước chỉ đạo và giám sát hoạt động dạy học của nhà
trường, đồng thời là căn cứ pháp lý để ban giám hiệu quản lý tốt công tác
giảng dạy của giáo viên.
Thứ hai, Quản lí kế hoạch giảng dạy của giáo viên các trường trung
học cơ sở.
Kế hoạch dạy học là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch chung của
nhà trường, căn cứ vào kế hoạch của cấp trên và k hoạch của nhà trường
giáo viên lập kế hoạch giảng dạy cho năm học, học kỳ, tuần, tháng và từng
ngày cụ thể. Để quản lí có hiệu quả kế hoạch giảng dạy của giáo viên cần
thực hiện tốt nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng trường phổ thông trung học
cơ sở phải bảo đảm tính khoa học, dân chủ và khả thi phù hợp với điều kiện
của nhà trường, năng lực giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, và
các nguồn lực bảo đảm khác. Cần nắm vững các bước đó là: Điều tra cơ
bản để xác định tình hình đầu năm học; phân tích tình hình và xác định
mục tiêu cho năm học mới; phân công viết dự thảo kế hoạch; tổ chức hội
thảo góp ý dự thảo kế hoạch; hoàn chỉnh kế hoạch; trình cấp trên ( Phòng
Giáo dục và Đào tạo) thông qua, duyệt và công bố kế hoạch.
- Trên cơ sở kế hoạch giảng dạy của từng trường, các tổ chuyên môn
trong nhà trường xây dựng kế hoạch của tổ mình trong năm học. Kế hoạch
của các tổ chuyên môn phải chính xác và phải được cụ thể hóa nhiệm vụ
của năm học và kế hoạch dạy học của nhà trường. Kế hoạch giảng dạy phải
nêu rõ định mức, số lượng hóa các nhiệm vụ phải đảm nhiệm, các nhiệm vụ
được giao, các nhiệm vụ đột xuất. Kế hoạch giảng dạy phải thể hiện được
các biện pháp thực hiện, các biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây
dựng được một chương trình hành động hành động cụ thể.
- Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường, của tổ chuyên môn và
nhiệm vụ đảm nhận, giáo viên phân tích hình hình học tập của học sinh,
yêu cầu của nội dung, chương trình dạy học, điều kiện của nhà trường để
xác định các tiêu chí phấn đấu với những biện pháp thực hiện hiệu quả. Kế
hoạch giảng dạy của giáo viên các trường trung học cở sở phải được thông
qua tổ chuyên môn và Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp phê duyệt.
- Sau khi kế hoạch giảng dạy của giáo viên được thông qua và phê
chuẩn của Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên tiến hành triển khai thực
hiện kế hoạch theo đúng, đủ các nội dung trong kế hoạch, thường xuyên
liên hệ với tổ chuyên môn để tranh thủ sự chỉ đạo của tổ về mặt chuyên
môn, bào đảm thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy của bản thân theo đúng
qui định, đạt được những yêu cầu thể hiện trong kế hoạch giảng dạy đã
được phê chuẩn. Tổ chức phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải căn cứ
vào năng lực, sở trường, hoàn cảnh của giáo viên đề phát huy tinh thần
trách nhiệm, phương pháp sư phạm có ý nghĩa rất quan trong đối với các
chủ thể quản lí. Phân công đúng người đúng việc sẽ mang lại hiệu quả và
ngược lai nếu phân công không đúng, không khoa học, mang tính sáp đặt,
chủ quan sẽ dẫn đứn kết quả giảng dạy của giáo viên sẽ bị hạn chế và chất
lượng dạy và học sẽ không đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu đề ra.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy là một chức năng của
quản lí giáo dục, các chủ thể quản lí căn vào kế hoạch đã được Hiệu trưởng
phê duyệt. Việc kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên được thực hiện
thể hiện tính kế hoạch, khoa học. Thông qua kiểm tra thực tế giúp cho Hiệu
trường và các cơ quan chức năm nắm được hoạt động giảng dạy của giáo
viên diễn ra như thế nào? tiến độ thực hiện công việc ra sao? giáo viên có
những đề xuất vướng mắc gì? tổ chuyên môn có khó khăn gì trong triển
khai nhiệm vụ?. Từ đó, Ban giám hiệu nhà trường sẽ đưa ra những biện
pháp hỗ trợ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở
trên đại bàn quận Gò Vấp hiện nay.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên các
trường trung học cơ sở phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp và
hình thức khác nhau thể hiện tính linh hoạt sáng tạo của chủ thể quản lí của
nhà trường, trong đó vai trò của Hiệu trưởng rất quan trọng. Có thể sử dụng
nhiều hình thức kiểm tra như: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất,
nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra hồ sơ giảng dạy, trực tiếp dự giời
thăm lớp, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch cá nhân...Còn kiểm tra việc
giảng dạy của tổ chuyên môn thường được tiến hành bằng các phương pháp
và hình thức như: kiểm tra hồ sơ sinh hoạt chuyên môn của tổ, kiểm tra
việc thực hiện chương trình, kế hoạch của từng bộ môn...
Thứ ba, Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung
học cơ sở
Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ
sở quân Gò Vấp là nội dung quan trong nhất trong các nội dung quản lí của
các chủ thể nhà trường. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên bao gồm
các nội dung cụ thể đó là:
- Quản lí phân công giảng dạy cho giáo viên trong nhà trường trung
học cơ sở là một nội dung quan trọng hàng đầu, việc phân công phải nhằm
mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Để làm tốt việc này, trước hết cán
bộ quản lý phải thật sự sáng suốt và công tâm, tuyệt đối không để lợi ích
của bất kỳ một cá nhân nào tác động ảnh hưởng đến việc phân công. Phân
công giảng dạy đòi hỏi người quản lý phải hiểu biết sâu sắc năng lực
chuyên môn của từng cán bộ, giáo viên kết hợp với các yếu tố quan trọng
khác như quyền lợi của học sinh, hoàn cảnh và nguyện vọng và thâm niên
công tác của giáo viên.
- Quản lí việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên; nội dung quản lí việc
chuẩn bị lên lớp là một hoạt động cần thiết để nâng cao chất lượng giảng
dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Do tính đặc thù của hoạt động
sư phạm nên công tác chuẩn bị giở lên lớp của giáo viên là rất đa dạng, có
thể ở nhà, ở nhà trường, ở thư viện...Đây là vấn đề rất khó khăn trong hoạt
động quản lí của Hiệu trưởng. Để quản lí tốt công việc chuẩn bị lên lớp của
giáo viên các trường trung học cơ sở. Hiệu trưởng phải thực hiện các biện
pháp quản lí như: thông báo, hướng dẫn cho giáo viên lập kế hoạch soạn
giáo án, phổ biến yêu cầu chuẩn bị bài giảng, yêu cầu chất lượng của một
bài soạn, tổ chức bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên nhất là những phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, những phương pháp dạy học
tiên tiến, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cách thức sử dụng các
phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, sử dụng đồ dùng dạy học, giáo trình,
giáo khoa giảng dạy.
- Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ
sở thông qua tổ chuyên môn: Đây là cách thức quản lí gián tiếp mà vẫn
mang lại hiệu quản cao, thực hiện phân cấp trong quản lí giáo dục. Tổ
chuyên môn là một tố chức trong nhà trường, tập hợp những giáo viên có
cùng chuyên môn giúp học hoạt động theo mục tiêu thống nhất. Hoạt động
của tổ chuyên môn góp phần quan trọng tạo điều kiện cho các giáo viên
hoàn thành nhiệm vụ của mình trong hoạt động động giảng dạy ở nhà
trường. Thông qua tổ chuyên môn Hiệu trưởng sẽ nắm sâu sát hoạt động
giảng dạy của giáo viên, phát huy cao độ sự thống nhất giữa Hiệu trưởng
và các thành viên trong tập thể sư phạm. Vì vậy, tăng cường chỉ đạo hoạt
động tổ chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng trong quản lí hoạt động giảng
dạy của Hiệu trưởng, chất lượng hiệu quả quản lí phụ thuộc và phương
pháp và nang lực quản lí của Hiệu trưởng.
- Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
các trường trung học cơ sở: Phương pháp giảng dạy là cách thức hoạt động
có trình tự, phối hợp, tương tác với nhau của giáo viên và học sinh nhằm
đạt được mục đích dạy học . Hay nói cách khác phương pháp giảng dạy là
hệ thống những hành động có chủ đích, theo một trình tự nhất định của
giáo viên và học sinh nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực
hành của học sinh, đảm bảo cho họ lãnh hội nội dung dạy học và chính vì
vậy mà đạt được những mục đích dạy học.
- Thực hiện các phương pháp giảng dạy là một khâu rất quan trọng
trong quá trình giảng dạy, do vậy muốn quản lý tốt hoạt động giảng dạy
cần phải quản lý việc sử dụng các phương pháp giảng dạy. Vấn đề thực
hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường trung học cơ sở phải theo
những quan điểm chỉ đạo và nội dung: đổi mới hướng hoạt động của thầy
và trò, đổi mới quan hệ thầy - trò, phát huy năng lực nội sinh của người
học, đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường, đổi mới về tính chất hoạt động
của học sinh, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo,
tăng cường thí nghiệm thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống.
Bốn là, Quản lí phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức nhà giáo,
năng lực sư phạm của giáo viên
Giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng của hoạt động giảng dạy
của nhà trường. Quản lí nắm chắc số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên
về phẩm chất chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức nhà giáo, năng lực sư
phạm, mối quan hệ, hoàn cảnh gia đình sẽ giúp cho chủ thể quản lí có các
biện pháp để bố trí, phân công công tác hợp lí. Nâng cao hiệu quả quản lí
hoạt động giảng dạy của giáo viên, đòi hỏi đội ngũ giáo viên ngoài những
tri thức khoa học đã được chuẩn hóa theo mục tiêu giaùo duïc còn phải đảm
bảo về nhân cách, đó là phẩm chất chính trị, lòng yêu người, yêu nghề,
trình độ học vấn, sự thông tinh nghề nghiệp, là phong cách ứng xử, kỹ năng
giao tiếp của người giáo viên.
Công tác quản lý đội ngũ giáo viên gồm những nội dung cơ bản sau:
quản lý về số lượng giáo viên hiện hữu, về trình độ đào tạo, việc phân công
giảng dạy, việc sinh hoạt chuyên môn, hoạt động giảng dạy, quan tâm đến
đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện lao động sư phạm của giáo viên.
1.3. Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên trung
học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Khảo sát tình hình đội ngũ giáo viên các trường trung học
cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh
Để tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giáo viên ở các trường trung học
cơ sở trên địa bàn quân Gò vấp. Tác giả tiến hành khảo sát, phân tích qua
số liệu thống kê các trường, số lượng hiệu trưởng, hiệu phó, trình độ
chuyên môn, trình độ chính trị, số lượng và chất lượng tham gia bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý ( xem phụ lục 1)
* Về đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành
phố Hồ Chí Minh đa số tuổi đời còn trẻ, số lượng giáo viên có tuổi đời
dưới 30 tuổi là 239 người chiếm tỉ lệ 32% và số giáo viên có tuổi đời từ 30
đến 40 là 223 người chiếm tỉ lệ 30%. Điều này cho thấy đội ngũ giáo viên
trung học cơ sở Quận Gò Vấp đa số còn trẻ có nhiều tâm huyết với nghề
và đây là điểm thuận lợi trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên. Hầu hết các giáo viên Trung học cơ sở ở quận
Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh đều được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn.
Trong tổng số 745 giáo viên, có 284 giáo viên có trình độ cao đẳng (chiếm
30.1%), 519 giáo viên có trình độ đại học (chiếm 69.7%) và chỉ có 1 giáo
viên có trình độ trung học (chiếm tỉ lệ 0.1%) và hiện nay giáo viên này
đang học lớp đại học. Số giáo viên có tuổi nghề dưới 5 năm là 174 giáo
viên (chiếm 23.3%), từ 5 năm đến 10 năm là 189 giáo viên (chiếm 25.4%),
từ 11 năm đến 15 năm là 104 giáo viên (chiếm 14%), trên 15 năm là 278
giáo viên (chiếm 37.3%)
Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở các trường Trung học
cơ sở quận Gò Vấp, theo đánh giá của các cán bộ quản lý các trường trung
học cơ sở, đánh giá của cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục và qua kết quả
thực tế trong các bảng khảo sát cho thấy chất lượng giảng dạy của đội ngũ
giáo viên các trường Trung học cơ sở Quận Gò Vấp còn rất nhiều vấn đề
cần phải giải quyết.
1.3.2. Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các
trường trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
* Thực trạng quản lí tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo
viên
Nội dung TB ĐLTC Thứ
bậc
Quản lí hướng dẫn cho giáo viên nắm vững
- Kế hoạch dạy học 2.43 2.02 2
- Mục tiêu dạy học 2.73 1.74 1
- Chương trình dạy học. 1.33 1.91 3
Quản lí đầu mỗi học kỳ, yêu cầu đơn vị thuộc quyền và giáo viên
- Lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học 3.70 1.29 1
- Kiểm tra 1.40 1.79 2
- Phê duyệt 0.96 1.51 3
Quản lí phân công giảng dạy cho giáo viên dựa vào
Trình độ đào tạo 3.46 1.10 2
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 3.50 1.08 1
Nguyện vọng của giáo viên 2.03 1.90 3
Điều kiện cụ thể của giáo viên 1.40 1.88 4
Kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn; nguyện
vọng và điều kiện cá nhân của giáo viên
1.16 1.82 5
Quản lí phân công khối lượng giờ giảng cho từng giáo viên
Không vượt tiêu chuẩn qui định 3.72 0.52 3
Đảm bảo tính vừa sức 1.20 1.86 4
Tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đúng kế
hoạch giảng dạy
4.03 0.18 1
Kiểm tra và xử lý việc thực hiện kế hoạch tháng, học
kỳ, năm học của đơn vị
3.96 0.80 2
Kết quả điều tra cho thấy:
Cán bộ quản lí hướng dẫn cho giáo viên nắm vững: Mục tiêu và kế
hoạch, được đánh giá mức độ trung bình. Chương trình dạy học, được đánh
giá mức độ trung bình.
Theo đánh giá trên cho thấy việc hướng dẫn cho giáo viên nắm vững
mục tiêu kế hoạch và chương trình dạy học chưa được cán bộ quản lý quan
tâm đúng mức. Điều này cũng đúng với tình hình thực tế, đặc biệt là
chương trình dạy học. Mỗi cán bộ quản lý chỉ có thể nắm vững duy nhất
chuyên môn của mình tuy nhiên họ phải điều hành, chỉ đạo giáo viên thực
hiện chương trình cho tất cả các môn học. Phần lớn việc triển khai cho giáo
viên được thông qua các tổ trưởng chuyên môn. Mặt khác, hiện nay giáo
trình, giáo khoa cũng có nhiều điều bất cập giữa người triển khai và người
thực hiện ở rất nhiều vấn đề, vì thế cán bộ quản lý cũng có khó khăn trong
việc triển khai đến giáo viên. Đây chính là thực trạng yếu kém trong cách
quản lý. Tuy nhiên, để khắc phục điều này phải có sự chỉ đạo chung của Bộ
Giáo dục và Đào tạo thông qua sự phản hồi của đội ngũ giáo viên trực tiếp
giảng dạy.
Về cán bộ quản lí đầu mỗi học kỳ, yêu cầu đơn vị thuộc quyền và giáo
viên:
Lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học, được đánh giá mức độ
khá. Kiểm tra, Phê duyệt, được đánh giá mức độ trung bình.
Khảo sát trên cho thấy cán bộ quản lí đã thực hiện khá tốt công tác
lập kế hoạch. Có thể nói đây là một khâu rất quan trọng và là một trong
những kỹ năng quản lý không thể thiếu được của cán bộ quản lí. Việc yêu
cầu các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy
vào đầu năm học để từ đó có đủ thông tin để xây dựng kế hoạch đào tạo
của nhà trường, có kế hoạch công tác cụ thể giúp nhà quản lí điều hành
công việc dễ dàng hơn, khoa học hơn. Bên cạnh đó kết quả khảo sát cũng
cho thấy đa số cán bộ quản lý rất ít quan tâm việc kiểm tra, phê duyệt việc
lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên.
Về cán bộ quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên dựa vào:
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được đánh giá mức độ khá. Trình
độ đào tạo, được đánh giá mức độ trung bình.
Nguyện vọng của giáo viên, điều kiện cụ thể của giáo viên, kết hợp
giữa trình độ, năng lực chuyên môn, nguyện vọng và điều kiện cá nhân của
giáo viên, được đánh giá mức độ trung bình.
Kết quả đánh giá trên cho thấy khi phân công chuyên môn, cán bộ
quản lý rất quan tâm đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn các yếu tố
khác ở mức độ thấp hơn. Đánh giá này rất đúng với thực trạng. Có thể nói
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là thước đo chuẩn nhất để cán bộ quản lý
dựa vào đó phân công giảng dạy hợp lý. Tuy nhiên trong phân công giảng
dạy nếu cán bộ quản lý biết kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn,
nguyện vọng và điều kiện cá nhân của giáo viên trong một số trường hợp
có thể thì việc làm này sẽ động viên được giáo viên giảng dạy tốt. Nhưng
thực tế cho thấy, ở không ít trường cán bộ quản lý chưa quan tâm đến điều
này và cũng không ít cán bộ quản lý khi phân công chuyên môn lại không
đặt năng lực chuyên môn, nghiệp vụ lên hàng đầu đối với một vài đối
tượng nào đó do cả nể hay vì một lý do nào khác điều này ảnh hưởng đến
quyền lợi học tập của học sinh.
Về cán bộ quản lý phân công khối lượng giờ giảng cho từng giáo viên
Cán bộ quản lí tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đúng kế hoạch
giảng dạy, không vượt tiêu chuẩn qui định, cán bộ quản lí kiểm tra và xử lý
việc thực hiện kế hoạch tháng, học kỳ, năm học của đơn vị, được đánh giá
mức độ khá. Kết quả đánh giá trên cho thấy cán bộ quản lí luôn quan tâm
và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong phân công cũng như giám sát
kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Trong phân công có căn cứ vào chuẩn
quy định số tiết giảng dạy đối với giáo viên.
Được đánh giá mức độ không cao với nội dung đảm bảo tính vừa
sức. Kết quả đánh giá này có thể nói là chưa đảm bảo độ chính xác. Vì khi
phân công chuyên môn, bất kỳ cán bộ quản lí nào cũng phải dựa vào chuẩn
quy định về số tiết giảng dạy và đây cũng là yếu tố đảm bảo tính vừa sức.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng khi phân công do mặt bằng về trình độ, về
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên không đồng đều.
Do đó đôi khi sẽ có tình trạng cán bộ quản lí phải phân công cho giáo viên
có khả năng tốt đảm nhiệm nhiều tiết hơn, thậm chí vượt quá giờ quy định.
Thực trạng này khá phổ biến và hầu như diễn ra ở hầu hết các trường hiện
nay.
* Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp
Nội dung TB ĐLTC
Thứ
bậc
Quản lí giáo viên thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới 4.0
6
1.20 2
Quản lí ban hành và phổ biến các qui chế, qui định, quy
trình có liên quan đến công tác giảng dạy cho giáo viên
4.1
0
1.21 1
Quản lí và tạo điều kiện tốt để giáo viên sử dụng giáo
trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy
3.8
3
1.11 3
Quản lí tổ chức cho giáo viên khai thác và sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có
3.6
3
1.15 4
Quản lí tổ chức định kỳ và đột xuất dự giờ của giáo
viên
3.0
6
1.55 8
Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị và
hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp
2.6
6
1.37 11
Quản lí đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện đúng
lịch trình và giáo án nội dung bài giảng của giáo viên
2.7
3
1.38 9
Quản lí đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy
của giáo viên theo hướng khuyến khích học sinh nâng
cao tính sáng tạo, năng động, tự tin trong học tập
2.7
3
1.38 10
Quản lí đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy
của giáo viên theo hướng dạy cách tự học cho học sinh
2.6
6
1.18 12
Quản lí rút kinh nghiệm theo hướng đánh giá mức độ
hiểu bài của các nhóm học sinh có trình độ khác nhau
trong lớp
2.6
3
1.15 13
Quản lí nắm bắt những phản ảnh của học sinh về hoạt
động trên lớp của giáo viên để đề nghị giáo viên điều
chỉnh kịp thời
3.5
3
1.00 6
Quản lí kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và qui
định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của giáo viên
3.6
0
1.00 5
Quản lí thưởng, phạt kịp thời việc thực hiện quy chế 3.2 1.39 7
giảng dạy của giáo viên 0
Để tiến hành điều tra lấy ý kiến của cán bộ quản lý về việc quản lý
giờ dạy trên lớp của giáo viên, tác giả đưa ra nhiều biện pháp cụ thể để tìm
hiểu thực trạng. Kết quả điều tra:
Nội dung được đánh giá ở mức độ khá: Ban hành và phổ biến các qui chế,
qui định, quy trình có liên quan đến công tác giảng dạy cho giáo viên; Yêu cầu
giáo viên thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới; Yêu cầu và tạo điều kiện
tốt để giáo viên sử dụng giáo trình điện tử; Ứng dụng công nghệ thông tin trên
lớp.
Tổ chức cho giáo viên khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học hiện có; Kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và qui định báo
nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của giáo viên; Nắm bắt những phản ảnh của học sinh
về hoạt động trên lớp của giáo viên để đề nghị giáo viên điều chỉnh kịp thời.
Kế tiếp, các biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học, hình thức
dạy học phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại cũng được cán bộ quản lý
quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Để làm
tốt điều này một trong những biện pháp tối ưu là yêu cầu giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Việc ứng dụng công nghệ thông
tin ở đây vừa phải đạt yêu cầu cả về số lượng giáo viên sử dụng và chất
lượng, hiệu quả. Công nghệ thông tin phải thực sự là chất kích thích tạo
hứng thú học tập cho học sinh. Bên cạnh đó cán bộ quản lý cũng đã tổ chức
cho giáo viên khai thác triệt để và hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học, các phương tiện dạy học, phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy trên
lớp của giáo viên.
Nội dung được đánh giá ở mức độ trung bình: Tổ chức định kỳ và
đột xuất dự giờ của giáo viên; Thưởng, phạt kịp thời việc thực hiện quy chế
giảng dạy của giáo viên; Sau khi dự giờ, có tổ chức đánh giá, rút kinh
nghiệm về thực hiện đúng lịch trình và giáo án hoặc nội dung bài giảng của
giáo viên; Sau khi dự giờ, cán bộ quản lý có tổ chức đánh giá, rút kinh
nghiệm hoạt động giảng dạy của giáo viên theo hướng khuyến khích học
sinh nâng cao tính sáng tạo, năng động, tự tin; Sau khi dự giờ, cán bộ quản
lý có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy của giáo viên
theo hướng dạy cách tự học cho học sinh; Sau khi dự giờ, cán bộ quản lý có
tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị và hoạt động giảng dạy
của giáo viên trên lớp; cán bộ quản lý nắm bắt những phản ảnh của học
sinh về hoạt động trên lớp của giáo viên để đề nghị giáo viên điều chỉnh kịp
thời.
Có thể nói công tác dự giờ thăm lớp để kiểm tra hoạt động dạy học
của giáo viên chưa được cán bộ quản lý trực tiếp tham gia nhiều mà hiện
nay ở các trường trung học cơ sở trong quận Gò vấp phần lớn được giao
trách nhiệm cho tổ chuyên môn. cán bộ quản lý dự giờ kiểm tra đột xuất
cũng như theo kế hoạch còn rất ít. Đặc biệt sau khi dự giờ cán bộ quản lý
việc tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị bài dạy ở nhà của
giáo viên, quy trình về các bước lên lớp, phạm vi kiến thức truyền đạt cho
học sinh, hoạt động dạy và học trên lớp của thầy và trò theo hướng đổi
mới...chưa được phổ biến. Điều này ít nhiều làm hạn chế ý thức chuẩn bị
bài lên lớp của giáo viên một cách đều đặn. Đây cũng chính là vấn đề mà
các cán bộ quản lý cần phải quan tâm điều chỉnh.
* Thực trạng quản lí công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo
viên
Nội dung TB ĐLTC Thứ
bậc
Cán bộ quản lý phổ biến cho giáo viên các qui định
về yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp
4.1
3
0.89 1
Cán bộ quản lý phổ biến cho giáo viên các qui định sử dụng
Giáo trình chính 2.8
3
1.89 3
Tài liệu giảng dạy 2.0
0
2.03 4
Tài liệu tham khảo đối với từng môn học 1.2
0
1.86 5
Biện pháp khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu do
giáo viên tự biên soạn trong công tác chuyên môn
3.6
0
1.10 2
Cán bộ quản lý quán triệt đến từng giáo viên
Nội dung chương trình môn học 3.5
6
1.45 1
Đề cương chi tiết môn học 1.3
6
1.97 4
Tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của
giáo án hoặc bài giảng giữa các giáo viên cùng dạy
một môn học
3.1
6
1.14 2
Yêu cầu giáo viên tìm hiểu học sinh để chuẩn bị bài
và giảng dạy phù hợp với đối tượng.
3.0
3
0.99 3
Cán bộ quản lý tổ chức cho giáo viên trao đổi về:
Phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh 2.7
0
1.44 4
Kỹ năng sử dụng các thiết bị mới 0.9
0
1.49 5
Kiểm tra, ký duyệt lịch trình giảng dạy của giáo viên 3.4
6
1.07 2
Kiểm tra giáo án hoặc bài giảng của giáo viên 3.5
0
1.10 1
Kiểm tra việc giáo viên chuẩn bị phương tiện phục vụ
cho công tác giảng dạy (vật tư, thiết bị, giáo trình…)
3.4
6
1.10 2
Xử lý những giáo viên không thực hiện tốt việc
Soạn bài 2.9
6
1.35 1
Công tác chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp 0.7
6
1.33 2
Kết quả điều tra cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý về việc tổ
chức quản lý công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên rất rõ
ràng, đây là một phần không thể tách rời trong hoạt động dạy học của giáo
viên cần được coi trọng. Tiếp theo đó các nội dung quan trọng rất được
quan tâm như: Chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp; Cán bộ quản lý có
biện pháp khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu do giáo viên tự biên sọan
trong công tác chuyên môn.(thứ bậc 2)... Bên cạnh đó các cán bộ quản lý
cũng đã mạnh dạn chỉ ra những tồn tại, những điểm cần đổi mới trong quản
lý chưa được làm tốt. Cụ thể:
Nội dung được đánh giá khá: Phổ biến cho giáo viên các qui định về
yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp; Có biện pháp khuyến khích giáo viên sử
dụng tài liệu do giáo viên tự biên soạn trong công tác chuyên môn; Nội
dung chương trình môn học; Kiểm tra giáo án hoặc bài giảng của giáo
viên.
Đây cũng chính là những nội dung quan trọng mà cán bộ quản lý cần
phải đặc biệt quan tâm trong điều hành hoạt động chuyên môn. Thực tế tại
các trường trung học cơ sở, hầu hết giáo viên đều được cán bộ quản lý
quán triệt rất rõ các qui định về yêu cầu soạn bài và các quy định này cũng
được giáo viên thực hiện nghiêm túc thông qua giáo án lên lớp. Biện pháp
quản lý này qua bảng kết quả được đánh giá thứ bậc 1 và điểm trung bình
cộng rất cao là 4,13.
Các nội dung được đánh giá khá còn lại như: Có biện pháp khuyến
khích giáo viên sử dụng tài liệu do giáo viên tự biên soạn trong công tác
chuyên môn (thứ bậc 2), điểm trung bình cộng là 3,60; Quản lý nội dung
chương trình học (thứ bậc 1) và điểm trung bình cộng là 3,56 và Kiểm tra
giáo án và bài giảng của giáo viên được xếp thư bậc 1 và điểm trung bình
cộng là 3,50 cho thấy sự quan tâm rất lớn của cán bộ quản lý. Đây là những
biện pháp hữu hiệu nhất để cải thiện chất lượng chuyên môn trong nhà
trường. Thiết nghĩ nếu giáo viên làm tốt việc thực hiện nội dung chương
trình, có ý thức biên soạn tài liệu giảng dạy cho riêng mình thông qua việc
nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo thì chắc chắn tay nghề,
kiến thức chuyên môn sẽ được cải thiện tốt. Qua tìm hiểu thực tế có không
ít giáo viên đã làm tốt việc này, song cán bộ quản lý chưa có động thái
khen thưởng, nêu gương kịp thời để những hoạt động chuyên môn tốt đó có
sức lan tỏa trong tập thể giáo viên. Đối với những tài liệu biên soạn tốt đã
thực nghiệm đạt hiệu quả cao cần được triển khai rộng rãi trong tổ, nhóm
để các tài liệu đó được hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế về khả
năng nhận thức của từng trường và được đồng nghiệp sử dụng giảng dạy.
Tiếp theo việc kiểm tra giáo án, bài giảng của giáo viên cần phân cấp cho các
phó Hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn kiểm tra theo dõi thường xuyên, chú trọng
đến chất lượng bài soạn chứ không chỉ là kiểm tra đúng, đủ lịch và chương
trình dạy như hiện nay. Làm tốt việc này là làm tốt một khâu có tính nền
móng trong cải tiến chất lượng dạy học.
Nội dung được đánh giá trung bình: Kiểm tra việc giáo viên chuẩn bị
phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy (vật tư, thiết bị, giáo trình…);
Tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài
giảng giữa các giáo viên cùng dạy một môn học; Yêu cầu giáo viên tìm
hiểu học sinh để chuẩn bị bài và giảng dạy phù hợp với đối tượng; Soạn
bài; Phương pháp giảng dạy.
Qua phân tích kết quả khảo sát, nếu như cán bộ quản lí đã làm tốt
những biện pháp thiết yếu trong điều hành hoạt động giảng dạy thì họ lại
thiếu sự quan tâm nhất định đến các hoạt động bổ trợ cho công tác quản lí
chuyên môn như: Kiểm tra việc giáo viên chuẩn bị phương tiện phục vụ
cho giảng dạy; tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo
án, hoặc bài giảng của giáo viên cùng dạy một môn học... Đây là điểm yếu
trong công tác quản lí của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Gò
Vấp. Vì thực tế cán bộ quản lí chỉ có thể chuẩn bị với khả năng tốt nhất cơ
sở, phương tiện dạy học đáp ứng nhu cầu chung cho giảng dạy chứ chưa
đảm bảo tốt phương tiện cần thiết theo đặc thù bộ môn qua từng tiết dạy cụ
thể. Đây cũng chính là khó khăn chung ở tất cả các đơn vị giáo dục. Để cải
thiện điều này cán bộ quản lí cần có biện pháp phân cấp quản lí, chuyên
môn hóa đội ngũ làm công tác cơ sở vật chất, các nhóm phụ trách phòng
thí nghiệm thực hành, đồ dùng dạy học... thêm vào đó các tổ chuyên môn
dưới sự điều hành của tổ trưởng chuyên môn trong việc kiểm tra, đôn đốc
và quán triệt tư tưởng giáo viên tích cực, tự giác chuẩn bị tốt phương tiện
cho từng tiết dạy của mỗi các nhân trong điều kiện thực tế cho phép.
Chủ thể quản lí cần chú trọng tổ chức thảo luận để thống nhất nội
dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng của giáo viên cùng dạy một môn
học. Qua tìm hiểu hầu hết các đơn vị chưa chú trọng đến điều này mà hầu hết
là khoáng chắn cho các tổ chuyên môn. Do đó, không ít tổ chuyên môn chưa
mặn mà với công tác hợp tác nhóm do quan điểm của người đầu tàu để rồi
giáo án, bài giảng của từng cá nhân rơi vào tình trạng của ai người đó làm,
thiếu tính tập thể.
Chủ thể quản lí cũng cần quan tâm đến việc yêu cầu giáo viên lập
đề cương chi tiết môn học; hướng dẫn cho giáo viên kỹ năng sử dụng các
thiết bị mới và tầm quan trọng của việc chuẩn bị các điều kiện cho việc
lên lớp. Những nội dung trên được đánh giá kém, điều này cho thấy chủ
thể quản lýí đã gần như bỏ qua các biện pháp này trong điều hành hoạt
động giảng dạy của giáo viên. Đây chính là những biện pháp quản lí hỗ
trợ cho hoạt động dạy học của giáo viên và cũng chính là biện pháp đổi
mới dạy học trong tình hình hiện nay.
* Thực trạng quản lí tổ chức thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ
cho giáo viên
Nội dung
TB ĐLTC Thứ
bậc
Tổ chức sinh hoạt học thuật cho giáo viên 3.2
3
0.50 3
Lập qui hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo
viên phù hợp với năng lực của từng giáo viên
3.3
0
0.53 2
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên.
3.5
0
0.90 1
Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới và kỹ
năng lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học cho giáo
viên
3.2
3
0.81 3
Quản lí tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giáo viên
Xây dựng giáo trình điện tử 0.8
3
1.34 5
Ứng dụng công nghệ thông tin 3.0
6
1.31 1
Sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong giảng
dạy
1.1
0
1.60 4
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo
viên
2.4
0
0.96 3
Kiểm tra và xử lý kịp thời việc giáo viên tham gia
chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ
3.0
6
1.25 1
Kết quả điều tra cho thấy: Nhận thức của cán bộ quản lý về tổ chức
thực hiện công việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên rất rạch ròi.
Cán bộ quản lý đã mạnh dạn chỉ ra những điểm mạnh và những khiếm
khuyết trong công tác tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho giáo
viên.
Nội dung được đánh giá khá: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên.
Nội dung được đánh giá ở mức trung bình khá: Lập qui hoạch bồi
dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực của từng giáo
viên; Tổ chức sinh hoạt học thuật cho giáo viên; Tổ chức bồi dưỡng
phương pháp giảng dạy mới và kỹ năng lựa chọn, sử dụng phương pháp
dạy học cho giáo viên; Ứng dụng công nghệ thông tin
Nội dung được đánh giá kém: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ
ngoại ngữ cho giáo viên; Sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong
giảng dạy; Xây dựng giáo trình điện tử.
* Ý kiến đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy
Nội dung TB ĐLTC
Thứ
bậc
Giáo viên triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình 4.16 0.89 1
Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy
3.25 0.70 26
Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng Internet trong
học tập
2.77 0.81 27
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trình bày
trên lớp (nói, diễn đạt, …) rõ ràng ( có âm điệu, đủ
lớn để học sinh nghe, tốc độ vừa phải )
3.90 0.61 9
Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của giáo viên
theo đúng giáo trình
3.83 0.68 14
Giáo viên giảng bài phù hợp với trình độ chung
của học sinh trong lớp
3.94 0.65 8
Giáo viên áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm
đối tượng học sinh có trình độ khác nhau trong lớp
đều hiểu bài
3.67 0.68 17
Nội dung bài giảng của giáo viên giúp học sinh
giải quyết tốt những vấn đề trong thực hành và bài
tập.
3.87 0.64 12
Bài giảng của giáo viên trang bị cho học sinh tri 3.81 0.72 15
thức, kỹ năng và thái độ
Thầy cô có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt. 4.01 0.58 5
Giáo viên có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú
ý của học sinh trong suốt giờ lên lớp
4.00 0.36 6
Giáo viên tìm hiểu những khó khăn trong học tập
của học sinh
3.39 0.54 22
Giáo viên lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình
học tập trên lớp
4.08 0.63 3
Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi trên lớp 3.42 0.59 20
Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày ý kiến
và nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học
3.62 0.57 18
Giáo viên tạo niềm tin cho học sinh về khả năng
học tập của mình
3.89 0.41 10
Giáo viên tạo cơ hội để học sinh có điều kiện phát
huy tính sáng tạo
3.61 0.66 19
Giáo viên tạo cơ hội để học sinh chủ động tham
gia giải quyết những tình huống có vấn đề trong
bài học.
3.88 0.46 11
Giáo viên đọc bài giảng cho học sinh chép 2.66 0.75 29
Giáo viên hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp
cho học sinh
3.42 0.58 21
Giáo viên hướng dẫn kỹ năng làm việc theo nhóm
cho học sinh
3.39 0.62 23
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách khai thác
các nguồn tài liệu khác nhau trong học tập
3.39 0.54 24
Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy
trong các tình huống khác nhau
3.77 0.58 16
Giáo viên tận tình giải đáp các câu hỏi của học
sinh trên lớp
3.87 0.51 13
Giáo viên rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc
một bài, một chương, môn học
4.07 0.37 4
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài
học lần sau
4.00 0.48 7
Giáo viên giao tiếp với học sinh với thái độ cởi 4.10 0.42 2
mở, thân thiện
Kết quả điều tra cho thấy:
- Về giảng dạy theo lịch trình và kỹ năng quản lí lớp dạy:
Giáo viên triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình (thứ bậc 1), giáo
viên giao tiếp với học sinh với thái độ cởi mở, thân thiện. (thứ bậc 2), giáo
viên lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình học tập trên lớp (thứ bậc 3),
giáo viên rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một chương, môn
học (thứ bậc 4), Thầy cô có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt (thứ bậc
5), giáo viên có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của học sinh trong
suốt giờ lên lớp (thứ bậc 6)
Theo kết quả trên cho thấy: Giáo viên rất quan tâm đến việc thực
hiện lịch trình giảng dạy (thứ bậc 1), có thể nói đây chính là quy chế
chuyên môn cần được thực hiện nghiêm túc. Tiếp theo về kỹ năng quản lý
lớp được giáo viên đánh giá lần lượt theo các thứ bậc từ cao xuống thấp thể
hiện mức độ quan trọng của các nội dung quản lý lớp trong đó: Giáo viên
giao tiếp với học sinh với thái độ cởi mở, thân thiện. (thứ bậc 2)…
Được đánh giá thấp nhất: Giáo viên có nhiều biện pháp nhằm duy trì
sự chú ý của học sinh trong suốt giờ lên lớp (thứ bậc 6). Ý kiến này bộc lộ
những khiếm khuyết nhất định về phương pháp lên lớp của giáo viên. Về
mặt kỹ thuật lên lớp, giáo viên cần phải biết lựa chọn kết hợp các phương
pháp nhằm duy trì sự chú ý của người học và lôi cuốn họ vào hoạt động
học để chiếm lĩnh tri thức nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Đây là điểm
yếu của thực trạng.
- Về phương pháp và kỹ thuật lên lớp:
Những nội dung được đánh giá tốt bao gồm: Giáo viên giao nhiệm
vụ cho học sinh chuẩn bị bài học lần sau (thứ bậc 7), giáo viên giảng bài
phù hợp với trình độ chung của học sinh trong lớp (thứ bậc 8), Kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ của Giáo viên trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, …) rõ ràng (
có âm điệu, đủ lớn để học sinh nghe, tốc độ vừa phải) (thứ bậc 9), và những
nội dung Giáo viên tự nhận thấy mức độ thực hiện thấp: Bài giảng của giáo
viên trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng và thái độ (thứ bậc 15), giáo
viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau
(thứ bậc 16), giáo viên áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm đối tượng học
sinh có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài (thứ bậc 17)
Về phương pháp và kỹ thuật lên lớp, tác giả căn cứ vào kết quả đánh
giá thứ bậc và kết quả thi trung bình nhận thấy rằng theo giáo viên không
phải các yếu tố được chọn lựa sắp xếp ở thứ bậc sau là ít được quan tâm
vận dụng trong giờ lên lớp so với các nội dung xếp trước đó mà quan trọng
là người giáo viên phải thật sự uyển chuyển trong việc kết hợp lựa chọn các
phương pháp và kỹ thuật lên lớp sao cho phù hợp với đặc điểm nội dung
bài giảng và đặc điểm đối tượng tiếp thu bài giảng. Kết quả về trung bình
cộng không chênh lệch lớn, qua đó có thể nói rằng giáo viên đã rất thận trọng
khi cho ý kiến. Để kiểm chứng điều này có phải là thực trạng dạy học hiện nay,
trao đổi với một số giáo viên tin cậy, ý kiến thu được có sự tương đồng với ý
kiến khảo sát. Vì thế, có thể khẳng định rằng: khảo sát trên cho kết quả đáng tin
cậy.
- Về áp dụng tri thức và phương pháp, kỹ năng giảng dạy:
Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày ý kiến và nhận xét ý kiến
của bạn trong giờ học (thứ bậc 18), giáo viên tạo cơ hội để học sinh có điều
kiện phát huy tính sáng tạo (thứ bậc 19), giáo viên khuyến khích học sinh
đặt câu hỏi trên lớp (thứ bậc 20), giáo viên hướng dẫn kỹ năng trình bày
trước lớp cho học sinh (thứ bậc 21), giáo viên tìm hiểu những khó khăn
trong học tập của học sinh (thứ bậc 22), giáo viên hướng dẫn kỹ năng làm
việc theo nhóm cho học sinh (thứ bậc 23), giáo viên hướng dẫn học sinh
biết cách khai thác các nguồn tài liệu khác nhau trong học tập (thứ bậc 24),
giáo viên đưa kiến thức thực tế vào bài giảng (thứ bậc 25), giáo viên sử
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (thứ bậc 26), giáo viên yêu cầu
học sinh sử dụng internet trong học tập (thứ bậc 27), giáo viên sử dụng giáo
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...PinkHandmade
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ nataliej4
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...PinkHandmade
 

La actualidad más candente (20)

Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
 
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc BìnhTạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc KhmerLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻQuản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
 
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 
Luận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Luận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng AnhLuận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Luận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ
Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Và Đào Tạo – Nguyễn Văn Hộ
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
 
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc LiêuLuận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 

Similar a Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Similar a Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh (20)

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCMBồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
 
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAYĐề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
 
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai
Luận văn: Bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá RaiLuận văn: Bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai
Luận văn: Bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai
 
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc Liêu
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc LiêuĐề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc Liêu
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc Liêu
 
Luận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đ
Luận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đLuận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đ
Luận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đ
 
Luận văn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường trung học phổ thôn...
Luận văn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên  các trường trung học phổ thôn...Luận văn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên  các trường trung học phổ thôn...
Luận văn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOTLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái NướcLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ SởBiện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOTĐề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAYLuận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
 

Más de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Más de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Último

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Último (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  HOÀNG HỒNG SƠN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  HOÀNG HỒNG SƠN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM ĐÌNH HÒE HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13 1.1 Các khái niệm cơ bản 13 1.2 Mục tiêu, nội dung, đặc điểm quản lí hoạt động giảng dạy trong các trường trung học cơ sở quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh 19 1.3 Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 28 Chương 2 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 59 2.1 Những định hướng về đổi mới hoạt động giảng dạy ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh 59 2.2 Yêu cầu thực hiện hệ thống biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 63 2.3 Hệ thống biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên Trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 66 2.4 Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 94
  • 4.
  • 5. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Thế giới đã bước vào thế kỉ XXI với nhiều biến đổi nhanh chóng khó lường, vấn đề giáo dục và đào tạo ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Để có được một lực lượng lao động hùng hậu cả về số lượng và đảm bảo chất lượng, vai trò của giáo dục có vị trí, vai trò quốc sách hàng đầu. Đại hội Đảng toàn quốc lần XI Đảng ta xác định và nhấn mạnh:“ Ñoåi môùi caên baûn toaøn dieän neàn giaùo duïc theo höôùng chuaån hoùa, hieän ñaïi hoùa, xaõ hoäi hoùa; ñoåi môùi chöông trình, noäi dung, phöông phaùp daïy vaø hoïc; ñoåi môùi cô cheá quaûn lyù giaùo duïc, phaùt trieån ñoäi nguõ giaùo vieân vaø caùn boä quaûn lyù giaùo duïc, ñaøo taïo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triễn của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”[30, tr.168] Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục – đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Ngành giáo dục đang từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lí nâng cao chất lượng quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, nhằm thực hiện mục tiêu “ Nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó ngành giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò cực kì quan trọng. Hoạt động giảng dạy là một trong những hoạt động cơ bản
  • 6. trong nhà trường. Thực tiễn quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cở sở quân Gò Vấp, thành Phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng có tác động tích cực trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh. Mặt khác, thông qua hoạt động giảng dạy góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, thực hiện tốt quan điểm dạy học, giáo dục trong nhà trường bảo đảm “kết hợp dạy chữ với dạy người” được thực hiện có hiệu quả. Song, Thực tiễn cũng cho thấy quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp cũng bộ lộ nhiều bất cập, đặc biệt là quản lí mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, việc quản lí xây dựng và thực thi kế hoạch, quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lí hoạt động học của học sinh và quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá và quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trên địa bàn quân Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh vẫn còn những hạn chế, chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa tương xứng với tiềm năng của nhà trường. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn:“ Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài * Các công trình nghiên cứu trên thế giới Tác giả P.V.Zimin, M.I.Kođakốp, N.I.Saxerđôlốp nhận định: “Công tác quản lý hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường là khâu then chốt trong hoạt động quản lý trường học.” [22]. Về đề quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường phổ thông không chỉ chú trọng đến việc quản lý phương pháp giảng dạy, quản lý nội dung chương trình mà còn phải chú trọng đến nhiều yếu tố khác, vì chúng có mối liên hệ tương hỗ. Tác giả V.A.Xukhomlinxki cho rằng việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Người Hiệu trưởng phải biết chọn lựa giáo viên bằng nhiều nguồn khác
  • 7. nhau và bồi dưỡng họ trở thành giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau. Thực tế cho thấy với đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao tay nghề thì công tác đào tạo của nhà trường sẽ đạt hiệu quả cao. Một công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn về những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục, ngân hàng thế giới đã có kết luận: Đầu tư vào giáo dục sẽ tích luỹ vốn con người, là chìa khoá để thay thế sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập. Giáo dục, đặc biệt là giáo dục cơ bản cũng góp phần làm giảm đói nghèo, nhờ tăng năng suất lao động của từng lớp lao động nghèo, giảm sinh đẻ và tăng cường sức khoẻ, giúp mọi người cùng có cơ hội tham gia đầy đủ và hoạt động xã hội và phát triển kinh tế. Từ các số liệu thống kê và chứng minh thực tế công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn về những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục của ngân hàng thế giới. Các nhà giáo dục đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường. Bên cạnh đó nhiều tác giả khác lại đi sâu nghiên cứu những nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động giảng dạy. Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO (1996) đã khẳng định: “thầy giáo là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng giáo dục. Do đó, muốn phát triển giáo dục thì trước hết và trên hết phải phát triển đội ngũ giáo viên về cả số lượng và chất lượng”[18]. Ở Nhật Bản, có quy chế bắt buộc bồi dưỡng hàng năm đối với giáo viên phổ thông mới vào nghề. Giaos viên đương nhiệm được bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp với phương thức đổi mới, đa dạng. Chính sách đãi ngộ giáo viên chủ yếu thể hiện qua lương, phụ cấp, trợ cấp. Mức tăng lương dựa vào thành tích và thâm niên công tác, trung bình 1 năm hoặc 2 năm một lần [35]. Tại Pakistan có chương trình bồi dưỡng về sư phạm do nhà nước qui định trong thời gian 3 tháng gồm các nội dung như: giáo dục nghiệp vụ dạy
  • 8. học, cơ sở tâm lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét học sinh,… đối với đội ngũ giáo viên mới vào nghề chưa quá 3 năm. Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội. Ở Philippin đã xây dựng kế hoạch tổng thể đào tạo bồi dưỡng giáo viên 10 năm (1998-2008), trong đó có những giải pháp đáng chú ý. Chẳng hạn, thu hút những học sinh trung học có học lực khá giỏi vào ngành sư phạm. Tạo việc làm cho giáo viên mới ra trường, giảm bớt tình trạng thất nghiệp đối với giáo viên mới. Thể chế hóa và củng cố việc bồi dưỡng tại chức, nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của nghề dạy học và vị thế của giáo viên trong xã hội[36]. Đối với Cộng hòa Pháp, một quốc gia có nền giáo dục rất phát triển ở Châu Âu, đã xây dựng 49 nguyên tắc mới cho giáo dục. Trong đó có đề cập đến công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên: mỗi giáo viên được hưởng ít nhất 35 giờ đối với công tác đào tạo tiếp tục hàng năm. Tăng cường làm việc theo nhóm để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau. Thời gian làm việc của giáo viên giảm từ 18 giờ xuống 15 giờ/tuần, thạc sĩ giảm từ 15 giờ xuống 14 giờ/tuần. Nhưng giáo viên phải có 4 giờ/tuần có mặt trong nhà trường để nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho các hoạt động giảng dạy, đối với thạc sĩ là 3 giờ/tuần tức là 132 giờ/năm. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng[29]. Qua đó cho thấy ở các nước trên thế giới từ những nước chậm phát triển, nước đang phát triển và nước phát triển thì công tác quản lý bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên được đặc biệt quan tâm. * Các công trình nghiên cứu ở Việt nam Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt động giảng dạy và bồi dưỡng giáo viên: Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về một số biện
  • 9. pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống GD quốc dân có đề cập đến công tác bồi dưỡng đội ngũ GV phổ thông. Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm, đã đề ra mục tiêu đối tượng, nội dung phương pháp bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị số 40CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đã chỉ đạo: “Tiến hành ra soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Quyết định số 09/2005/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2001-2010 đã xác định mục tiêu, các nhiệm vụ chủ yếu, các giải pháp cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã đề ra các giải pháp phát triển giáo dục, trong đó có giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong giải pháp này khẳng định “...đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” [6]. Các bài viết của các tác giả liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên: Trong bài viết;“Những bài giảng về quản lí trường học” Tác giả Hà Sĩ Hồ cho rằng: Trong thực hiện mục tiêu đào tạo việc quản lí hoạt động dạy và học ( theo nghĩa rộng) là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường [31]. Trong cuốn sách “những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục”. Tác giả Trần Kiểm chỉ rõ: “...hoạt động quản lí nhà trường bao gồm nhiều loại quản lí như: quản lí các hoạt động giáo dục, hoạt động
  • 10. dạy học, hoạt động lao động, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, quản lí các đội tượng khác nhau; quản lí giáo viên, học sinh, tài chính, cơ sở vật chất..., quản lí nhiều khách thể khác nhau: quản lí thực hiện xã hội hóa giáo dục, điều chỉnh các hoạt động ảnh hưởng từ bên ngoài trường, tham mưu với ban đại diện cho mẹ học sinh...”[23] Các tác giả đi sâu nghiên cứu ở các góc độ khác nhau của hoạt động dạy học chỉ ra những yêu cầu và biện pháp quản lí hiệu quả hoạt động giảng dạy của giáo viên nói chung và giáo viên ở các trường trung học cơ sở nói riêng. Quản lí lao động sư phạm của đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng trong các nội dung quản lí ở các trường đây chính là quản lí nhân sự, nguồn lực giáo dục trong nhà trường nếu quản lí và phát huy tốt lực lượng này sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bất cứ hoàn cảnh nào dù khó khăn đến đâu, ngành giáo dục cũng tìm mọi biện pháp mở trường, lớp (dài hạn, ngắn hạn, cấp tốc, tập trung, phân tán, nhóm nhỏ…) để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ”. [2]. Tác giả Trần Quang Quý trong cuốn Cẩm nang nâng cao năng lực và phát triển đội ngũ giáo viên đã đề cập rất nhiều đến nghề thầy, người thầy, năng lực sư phạm và con đường nâng cao năng lực sư phạm. “Thực trạng và biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên trường THPT ở các huyện trong tỉnh Cà Mau” của tác giả Trịnh Hùng Cường. Trong đó đã nêu lên thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên trường THPT ở các huyện trong tỉnh Cà Mau và đề xuất các biện pháp cải tiến.[22]. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã tập trung luận giải các vấn đề, nội dung cơ bản như: Vai trò của quản lí, quản lí giáo dục; khái niệm về quản lí, quản lí trường học; bản chất, chức năng, nguyên tắc và phương pháp quản lí giáo dục; thông tin trong quản lí, công cụ quản lí giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân; quản lí nhà nước về giáo dục; quản lí nhà trường; quản lí tài chính, quản lí cơ sở vật chất kỹ thuật trong giáo dục và trường
  • 11. học; quản lí chất lượng giáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; xây dựng văn hóa trong quản lí giáo dục; đổi mới quản lí giáo dục; các mô hình quản lí giáo dục; phân cấp trong quản lí giáo dục; thực trạng trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục; một số kinh nghiệm quốc tế về quản lí giáo dục; quản lí giáo dục trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Các công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động giảng dạy trên thế giới và Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng giúp tác giả có cái nhìn tổng thể cần được tiếp thu về quản lí hoạt động giảng dạy, chất lượng giảng dạy và quản lí nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở các nhà trường hiện nay trong đó có các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trung học cơ sở quận Gò Vấp. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu
  • 12. Hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh * Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lí hoạt giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh * Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2009 đến 2013. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc nhiều nội dung và phương thức quản lí. Nếu đội ngũ giáo viên nhà trường được chuẩn hóa số lượng, chất lượng và cơ cấu, thực hiện tốt kế hoạch hóa quản li hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lí tốt thời gian và lao động sư phạm của giáo viên, đội ngũ giáo viên nhận thức đúng có trách nhiệm lương tâm nghề nghiệp vì sự nghiệp trồng người, có tinh thần đổi mới và vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, nhà trường có chính sách động viên giáo viên và học sinh, thực hiện tốt chủ trương “ xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường thì chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên đại bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nâng cao. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo và quản lý giáo dục - đào tạo. Đồng thời, đề tài dựa vào quan điểm hệ thống - cấu trúc; lôgíc - lịch sử, quan điểm thực tiễn làm cơ
  • 13. sở xem xét và phân tích những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. * Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp phân loại tài liệu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên đại bàn quận Gò Vấp. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý số liệu. Trưng cầu ý kiến với các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục của nhà trường. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giảng dạy của giáo viên. Phương pháp điều tra giáo dục, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, các phương pháp: phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm hoạt động...nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở quận Gò Vấp. Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm tổng hợp, xử lí kết quả khảo sát và điều tra. 7. Ý nghĩa của luận văn Đề tài thực hiện thành công sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu trưởng trong quản lí hoạt động dạy học của giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên đại bàn quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài có thể làm tài liệu tham cho các chủ thể quản lí như: phòng giáo dục của quận, thành phố và nhà trường làm căn cứ xây dựng nguồn lực giáo viên trong giai đoạn hiện nay và những tiếp theo. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm: phần mở đầu, 2 chương (6 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 14.
  • 15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm hoạt động giảng dạy của giáo viên Hoạt động giảng dạy (dạy học) là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, hai hoạt động này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau. Dạy và học có liên hệ tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau, thầy giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh. Học sinh giữ vai trò tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học của bản thân. Với cách tiếp cận như vậy tác giả quan niệm: Hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh là một quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh thông qua các hình thức tố chức dạy học, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, thái độ, phát triển tư duy độc lập sáng tạo đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Từ quan niệm trên có thể hiều hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở như sau: Một là, hoạt động giảng dạy của giáo viên được hiểu là tập hợp những tác động liên tiếp của giáo viên đến đối tượng học sinh nhằm giúp họ nắm vững hệ thống những cơ sở khoa học, phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, năng lực hành động, hình thành thái độ chuẩn mực theo qui định của nhà trường. Hai là, hoạt động dạy và học ở các trường trung học cơ sở có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ với các thành tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động dạy và hoạt động học, người dạy, người học và kết quả dạy học. Trong đó hoạt động
  • 16. dạy của Thầy và hoạt động học của Trò là hai nhân tố trung tâm, năng động nhất của quá trình dạy học. Ba là, hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở còn thể hiện sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Sự tương tác đó thể hiện; giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, định hướng hoạt động nhận thức, còn học sinh tự giác tích cực, chủ động thông qua việc tự nhận thức và điều chỉnh nhận thức bản thân nhằm tới mục đích và kết quả dạy học. Bốn là, kết quả dạy học ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp phản ánh chất lượng và hiệu quả học tập, chất lượng quản lí, chất lượng hiệu quả đổi mới trình độ phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học của nhà trường. Hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Gò Vấp với nhiệm vụ và mục tiêu là: Thực hiện nội dung chương trình, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hoạt động chính của nhà trường là truyền thụ kiến thức và hình thành nhân cách cho học sinh được thực hiện bằng nhiều con đường, trong đó con đường quan trọng nhất là tổ chức giảng dạy và chỉ đạo giảng dạy. Thông qua hoạt động giảng dạy, nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo và kỹ năng và thái độ, nhằm nâng cao trình độ học vấn, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan ở bậc học trung học cơ sở. Mục đích xuyên suốt là làm cho học sinh trở thành người tự chủ, năng động, sáng tạo. Như vậy, Hoạt động giảng dạy là một trong những con đường cơ bản nhất để đạt tới mục đích giáo dục tổng thể. Hoạt động giảng dạy được thực hiện thông qua các thành tố cấu trúc sau: Mục tiêu giảng dạy: trang bị cho người học những tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, bồi dưỡng và phát triển nhân cách người học đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội. Nội dung giảng dạy: những kiến thức cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại thể hiện ở nội dung chương trình và kế hoạch giảng dạy.
  • 17. Phương pháp giảng dạy: việc sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động giảng dạy. Phương tiện giảng dạy: Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, nguồn tài chính phục vụ dạy học. Hình thức tổ chức giảng dạy: hình thức tổ chức giảng dạy phong phú, phù hợp sẽ tăng hiệu quả của hoạt động giảng dạy. Kết quả: là chất lượng học tập, tu dưỡng của học sinh theo mục tiêu đề ra. 1.1.2. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở Quản lí là hoạt động có ý thức của nhà quản lý nhằm đạt tới mục tiêu hiệu quả quản lí. Các cán bộ quản lí, các lực lượng sư phạm, bằng hành động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực. Quản lí hoạt động giảng dạy học của giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn quân Gò Vấp là một loại hình quản lí nhân sự trong đó chủ thể đề ra những mục tiêu cần phải đạt được và những chủ trương, biện pháp kế hoạch phải thực hiện, lựa chọn nhân sự, thời gian, huy động và sử dụng nhân lực, vật lực và tài lực (nguồn nhân lực giáo dục của nhà trường) hiện có và sẽ có để tổ chức và điều hành bộ máy nhân lực nhằm thực hiện những chủ trương, biện pháp và kế hoạch nói trên một cách đúng đắn, có chất lượng và hiệu quả đáp ứng được mục tiêu mà chủ thể đã đề ra. Quản lí lao động giảng dạy của giáo viên là hoạt động có ý thức của nhà quản lí (của Hiệu trưởng và các phó hiệu trường, tổ trưởng chuyên môn) nhằm đạt tới mục tiêu quản lí. Nhà quản lí cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội, bằng hành động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực. Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động khác của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy quản lí nhà trường thực chất là
  • 18. quản lí quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trò, diễn ra trong quá trình dạy học ở nhà trường. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở hướng vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của của nhà trường. Do đó quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện năng lực chuyên môn và nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Từ những quan niệm và cách tiếp cận trên tác giả đưa ra quan niệm: Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở là cách thức, biện pháp của chủ thể quản lí theo sự phân công, phân cấp tác động đến toàn bộ hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy và học của nhà trường Theo đó quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở bao gồm các đặc trưng đó là: Một là, chủ thể quản lí là Hiệu trường và các Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn với nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức thực hiện quá trìn chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động dạy học theo chương trình, kế hoạch giảng dạy của nhà trường và của cấp trên. Hai là, chủ thể quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên phải có những phẩm chất và năng lực đó là: trình độ học vấn, tri thức và kỹ năng nghiệp vụ quản lí, gương mẫu về phẩm chất đạo đức, luôn là tấm gương và là chỗ dựa tin cậy cho đồng nghiệp, là người thầy có uy tín với học sinh; trung thực, lời nói và hành động nhất quán. Ba là, theo sự phân cấp về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, thực hiện tổ chức biên soạn chương trình, giáo dục môn học, tài liệu giảng dạy do
  • 19. Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung. Bốn là, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. 1.1.3 Đặc điểm quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh Quản lí hoạt động giảng dạy (dạy học) của giáo viên các trường trung học cơ sở là một bộ phận trong hoạt động giáo dục toàn diện của trường trung học cơ sở. Do đó việc quản lý hoạt động dạy học vừa phải phù hợp với quản lý giáo dục nói chung, vừa phải mang tính đặc thù trong quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở. Xuất phát từ nhiệm vụ trên, quản lí hoạt động giảng dạy ở trường trung học cơ sở có những đặc điểm đó là: - Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên của giáo viên các trường trung học cơ cở quận Gò vấp mang tính chất quản lý hành chính sư phạm, đặc điểm này thể hiện ở chỗ: Quản lí theo pháp luật, theo những nội qui, qui chế, quyết định có tính bắt buộc đối với giáo viên, các lực lượng sư phạm của nhà trường. - Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở mang tính đặc trưng của khoa học quản lí, bởi vì, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên chính là quản lý quản trình lên lớp và các hình thức sau giờ lên lớp mà giáo viên đảm nhiệm, như hoạt động tổ chức cho học sinh ngoài giờ, đi tham quan, du lịch vì vậy quá trình quản lý đó rất đa dạng và phức tạp đồi hỏi tính kế hoạch hóa trong quản lý và phải vận dụng tốt các chức năng để quản lý hiệu quả hoạt động này. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học phổ thông có tính xã hội hóa cao do chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện kinh tế - xã hội và có mối quan hệ tương tác thường xuyên với đời sống xã hội. - Đặc điểm quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở gắn rất chặt với quản lí hoạt động học tập của học sinh đó
  • 20. là: Lứa tuổi học sinh trung học cơ sởû là lứa tuổi thiếu niên có những chuyển biến đột ngột, độc đáo, từ tình trạng trẻ con sang tình trạng người lớn. Điều đó có liên quan đến việc xây dựng lại một cách cơ bản các quá trình, các hoạt động tâm lý của học sinh. Vì vậy đòi hỏi phải có những biến đổi có tính chất quyết định trong các hình thức quan hệ qua lại trong cách tổ chức hoạt động, trong sự lãnh đạo mọi mặt của người lớn, đặc biệt là giáo viên. Do đó nếu vẫn áp dụng những hình thức và phương quản lý như bậc tiểu học cho bậc học này sẽ dẫn đến chất lượng và hiệu quả quản lý sẽ không cao. - Phương thức quản lí hoạt động học tập của học sinh trung học có những nét khác biệt so với hoïc sinh tiểu học. Ở trung học cơ sởû hoạt động học tập diễn ra theo phương thức học và hành, học - hành gắn với nhau qua đó để hình thành các kỹ năng cần thiết. Nội dung học tập ở trung học cơ sởû được mở rộng và chuyên sâu hơn. Trung học cơ sởûû là cấp học có tính lý luận gắn với thực hành theo từng môn học, có tính chuyên sâu, từng bước giúp học sinh nắm được những khái niệm khoa học và nhận thức được các quy luật về tự nhiên, xã hội, con người. - Đặc điểm quản lí hoạt động giảng dạy ở trường trung học cơ sở có tính toàn diện và tính định hướng. Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở trực tiếp chịu sự phân luồng tự nhiên theo các hướng: Tiếp tục học ở trung học phổ thông; hoặc tiếp tục học ở trung học chuyên nghiệp và tiếp tục học ở trường dạy nghề hoặc vào đời, trực tiếp lao động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế xã hội. Vì vậy, quản lí hoạt động giảng dạy ở trường trung học cơ sơû phải chú ý tính toàn diện và hướng nghiệp trong thực hiện chương trình. Quá trình giảng dạy phải trang bị cho học sinh trình độ văn hóa tương đối hoàn chỉnh, có năng lực lao động phổ thông, có ý thức chọn lựa nghề nghiệp, sẵn sàng đi vào học nghề và tham gia sản xuất, tham gia công tác trong xã hội, hoặc tiếp tục học lên bằng nhiều con đường khác nhau.
  • 21. - Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở trường trung học cơ sở phải chú ý đến tâm sinh lý học sinh, học sinh trung học cơ sơû chủ yếu trong độ tuổi thiếu niên từ 11 đến 15 tuổi, đây là độ tuổi đang có sự chuyển hóa mạnh mẽ về tâm, sinh lý, chịu ảnh hướng lớn bởi nhân cách của giáo viên. Vai trò người giaùo vieân trong trường trung học cơ sở càng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển nhân cách của học sinh. 1.2. Mục tiêu, nội dung, đặc điểm quản lí hoạt động giảng dạy trong các trường trung học cơ sở quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1. Mục tiêu quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở Mục tiêu quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở bao gồm: Thứ nhất, quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên trong tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh giúp họ nắm vững hệ thống tri thức khoa học phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời rèn luyện cho học sinh có hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Để tồn tại và phát triển, loài người đã không ngừng khám phá những bí mật của thế giới khách quan để nhận thức nó, cải tạo nó, phục vụ cho lợi ích của con người. Trong quá trình đó loài người đã tích lũy và khái quát hoá những kinh nghiệm xã hội dưới dạng những sự kiện khoa học, khái niệm, định luật, định lý, tư tưởng khoa học, học thuyết mà được gọi là những tri thức khoa học. Những tri thức này vô cùng lớn, mỗi người học suốt đời cũng không nắm hết được. Vì vậy, nhiệm vụ của trường phổ thông chỉ có thể làm sao cho học sinh nắm những tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn đất nước. Tri thức phổ thông cơ bản là những tri thức đã được lựa chọn và xây dựng từ các lĩnh vực khoa học khác nhau. Đó là những tri thức tối thiểu, cần thiết, làm nền tảng giúp học sinh tiếp tục học lên bậc học cao hơn, học ở các trường dạy nghề, hoặc bước vào cuộc sống
  • 22. tự lập, trực tiếp tham gia lao động sản xuất và tham gia các công tác xã hội và có cuộc sống tinh thần phong phú. Những tri thức cơ bản cần cung cấp cho học sinh phải là những tri thức hiện đại, phản ánh được những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, văn hóa phù hợp với chân lý khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Những tri thức hiện đại đó phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam cũng như phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh mà vẫn đảm bảo được tính hệ thống, tính lôgíc khoa học và mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học. Trong quá trình tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội những tri thức đó, người giáo viên hình thành cho học sinh hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nhất định, đặc biệt những kỹ năng, kỹ xảo có liên quan tới hoạt động học tập, tự học và tập dượt nghiên cứu khoa học ở mức độ thấp, nhằm giúp cho các em không những chỉ nắm vững tri thức mà còn biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống khác nhau. Thứ hai, thông qua hoạt động giảng dạy nhằm tổ chức, điều khiển học sinh hình thành phát triển năng lực và những phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo. Sự phát triển trí tuệ nói chung có nét đặc trưng bởi sự tích lũy vốn tri thức và các thao tác trí tuệ thành thạo, vững chắc của con người. Đó là quá trình chuyển biến về chất trong quá trình nhận thức của người học. Năng lực hoạt động trí tuệ được thể hiện ở năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ, đặc biệt là các thao tác tư duy. Quá trình chiếm lĩnh tri thức diễn ra thống nhất giữa một bên là nội dung những tri thức với tư cách là “cái được phản ánh” và một bên là các thao tác trí tuệ với tư cách là “phương thức phản ánh”. Như vậy, hệ thống tri thức được học sinh lĩnh hội thông qua các thao tác trí tuệ của họ và ngược lại, chính các thao tác trí tuệ cũng được hình thành và phát triển trong quá trình chiếm lĩnh tri thức rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Trong quá trình dạy học, với vai trò tổ chức, điều khiển của thầy, học sinh không ngừng phát huy tính tích cực nhận thức, tự lực rèn luyện các
  • 23. thao tác trí tuệ, dần dần hình thành và phát triển các phẩm chất của hoạt động trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ ở học sinh được phản ánh thông qua sự phát triển không ngừng các chức năng tâm lý và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là quá trình tư duy độc lập, sáng tạo của người học sinh, bởi lẽ “tư duy có sắc sảo thì tài năng của con người mới lấp lánh”. Sự phát triển trí tuệ có mối quan hệ biện chứng với hoạt động dạy học. Dạy học được tổ chức đúng sẽ thúc đẩy sự phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ của học sinh và ngược lại sự phát triển đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đạt chất lượng cao hơn. Đó cũng là một trong những qui luật của dạy học. Điều kiện cần thiết để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của học sinh là hoạt động dạy học phải luôn luôn đi trước sự phát triển trí tuệ và dạy học phải xác định mức độ khó khăn vừa sức học sinh, tạo điều kiện để phát triển tối đa những tiềm năng vốn có của trẻ. Thứ ba, thông qua hoạt động giảng dạy tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung. Trên cơ sở tổ chức cho học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức mà hình thành cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung theo mục đích giáo dục đã đề ra. Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thế giới, về những hiện tượng tự nhiên và xã hội. Trong xã hội có giai cấp, thế giới quan cá nhân đều mang tính giai cấp. Vì vậy trong quá trình dạy học, chúng ta phải quan tâm giáo dục cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học để các em có suy nghĩ đúng, thái độ đúng và hành động đúng; đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Mục tiêu quản lý hoạt động giảng dạy của các giáo viên các trường trung học cơ sở là một chỉnh thể thống nhất, nếu thiếu việc trang bị tri thức,
  • 24. kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, thiếu phương pháp nhận thức thì không thể tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ và thiếu cơ sở cho sự hình thành thế giới quan khoa học. Phát triển trí tuệ vừa là kết quả, vừa là điều kiện của việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và là cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức. Phải có trình độ phát triển nhận thức nhất định mới giúp học sinh có cách nhìn, có thái độ và hành động đúng. Để thực hiện tốt mục tiêu quản lý của hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên với những điều kiện đó là; Gắn hoạt động dạy học với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, quan trọng nhất là tạo động lực và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên. Kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên trong tập thể với sự quản lý thống nhất của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. Đảm bảo chất lượng dạy học một cách bền vững. Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. 1.2.2. Nội dung quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở Nội dung quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh cũng có những nội dung thống nhất chung trong cả nước. Có thể chỉ ra các nội dung quản lí cơ bản sau đây: Thứ nhất, quản lí mục tiêu, chương trình giảng dạy của giáo viên. Theo điều 27 Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 qui định: “ Giáo dục trường trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quản giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở, có
  • 25. hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc là đi vào cuộc sống lao động” Về nguyên tắc, chương trình dạy học ở trường trung học cơ sở là chương trình thống nhất toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Vì vậy, trách nhiệm rất quan trọng của các chủ thể quản lí (Hiệu trường các Phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn của nhà trường) thực hiện chức năng quản lí làm cho giáo viên của nhà trường nắm vững, phân phối chương trình của các cấp học phù hợp, không được làm tiện thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch chương trình. Bảo đảm tính pháp lí, tính chính xác trong quản lí và thực hiện nội dung, chương trình dạy học ở các trường trung học cơ sở. Quản lí chương trình dạy học là văn bản có tính pháp lệnh của nhà nước về những bài học đòi hỏi giáo viên và học sinh phải hoàn thành trong một thời gian nhất định, nhằm giúp học sinh có những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáo dục. Căn cứ chương trình dạy học để nhà nước chỉ đạo và giám sát hoạt động dạy học của nhà trường, đồng thời là căn cứ pháp lý để ban giám hiệu quản lý tốt công tác giảng dạy của giáo viên. Thứ hai, Quản lí kế hoạch giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở. Kế hoạch dạy học là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch chung của nhà trường, căn cứ vào kế hoạch của cấp trên và k hoạch của nhà trường giáo viên lập kế hoạch giảng dạy cho năm học, học kỳ, tuần, tháng và từng ngày cụ thể. Để quản lí có hiệu quả kế hoạch giảng dạy của giáo viên cần thực hiện tốt nội dung sau: - Xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng trường phổ thông trung học cơ sở phải bảo đảm tính khoa học, dân chủ và khả thi phù hợp với điều kiện của nhà trường, năng lực giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, và
  • 26. các nguồn lực bảo đảm khác. Cần nắm vững các bước đó là: Điều tra cơ bản để xác định tình hình đầu năm học; phân tích tình hình và xác định mục tiêu cho năm học mới; phân công viết dự thảo kế hoạch; tổ chức hội thảo góp ý dự thảo kế hoạch; hoàn chỉnh kế hoạch; trình cấp trên ( Phòng Giáo dục và Đào tạo) thông qua, duyệt và công bố kế hoạch. - Trên cơ sở kế hoạch giảng dạy của từng trường, các tổ chuyên môn trong nhà trường xây dựng kế hoạch của tổ mình trong năm học. Kế hoạch của các tổ chuyên môn phải chính xác và phải được cụ thể hóa nhiệm vụ của năm học và kế hoạch dạy học của nhà trường. Kế hoạch giảng dạy phải nêu rõ định mức, số lượng hóa các nhiệm vụ phải đảm nhiệm, các nhiệm vụ được giao, các nhiệm vụ đột xuất. Kế hoạch giảng dạy phải thể hiện được các biện pháp thực hiện, các biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trình hành động hành động cụ thể. - Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường, của tổ chuyên môn và nhiệm vụ đảm nhận, giáo viên phân tích hình hình học tập của học sinh, yêu cầu của nội dung, chương trình dạy học, điều kiện của nhà trường để xác định các tiêu chí phấn đấu với những biện pháp thực hiện hiệu quả. Kế hoạch giảng dạy của giáo viên các trường trung học cở sở phải được thông qua tổ chuyên môn và Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp phê duyệt. - Sau khi kế hoạch giảng dạy của giáo viên được thông qua và phê chuẩn của Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng, đủ các nội dung trong kế hoạch, thường xuyên liên hệ với tổ chuyên môn để tranh thủ sự chỉ đạo của tổ về mặt chuyên môn, bào đảm thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy của bản thân theo đúng qui định, đạt được những yêu cầu thể hiện trong kế hoạch giảng dạy đã được phê chuẩn. Tổ chức phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải căn cứ vào năng lực, sở trường, hoàn cảnh của giáo viên đề phát huy tinh thần trách nhiệm, phương pháp sư phạm có ý nghĩa rất quan trong đối với các chủ thể quản lí. Phân công đúng người đúng việc sẽ mang lại hiệu quả và
  • 27. ngược lai nếu phân công không đúng, không khoa học, mang tính sáp đặt, chủ quan sẽ dẫn đứn kết quả giảng dạy của giáo viên sẽ bị hạn chế và chất lượng dạy và học sẽ không đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu đề ra. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy là một chức năng của quản lí giáo dục, các chủ thể quản lí căn vào kế hoạch đã được Hiệu trưởng phê duyệt. Việc kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên được thực hiện thể hiện tính kế hoạch, khoa học. Thông qua kiểm tra thực tế giúp cho Hiệu trường và các cơ quan chức năm nắm được hoạt động giảng dạy của giáo viên diễn ra như thế nào? tiến độ thực hiện công việc ra sao? giáo viên có những đề xuất vướng mắc gì? tổ chuyên môn có khó khăn gì trong triển khai nhiệm vụ?. Từ đó, Ban giám hiệu nhà trường sẽ đưa ra những biện pháp hỗ trợ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên đại bàn quận Gò Vấp hiện nay. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau thể hiện tính linh hoạt sáng tạo của chủ thể quản lí của nhà trường, trong đó vai trò của Hiệu trưởng rất quan trọng. Có thể sử dụng nhiều hình thức kiểm tra như: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra hồ sơ giảng dạy, trực tiếp dự giời thăm lớp, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch cá nhân...Còn kiểm tra việc giảng dạy của tổ chuyên môn thường được tiến hành bằng các phương pháp và hình thức như: kiểm tra hồ sơ sinh hoạt chuyên môn của tổ, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch của từng bộ môn... Thứ ba, Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quân Gò Vấp là nội dung quan trong nhất trong các nội dung quản lí của
  • 28. các chủ thể nhà trường. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên bao gồm các nội dung cụ thể đó là: - Quản lí phân công giảng dạy cho giáo viên trong nhà trường trung học cơ sở là một nội dung quan trọng hàng đầu, việc phân công phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Để làm tốt việc này, trước hết cán bộ quản lý phải thật sự sáng suốt và công tâm, tuyệt đối không để lợi ích của bất kỳ một cá nhân nào tác động ảnh hưởng đến việc phân công. Phân công giảng dạy đòi hỏi người quản lý phải hiểu biết sâu sắc năng lực chuyên môn của từng cán bộ, giáo viên kết hợp với các yếu tố quan trọng khác như quyền lợi của học sinh, hoàn cảnh và nguyện vọng và thâm niên công tác của giáo viên. - Quản lí việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên; nội dung quản lí việc chuẩn bị lên lớp là một hoạt động cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Do tính đặc thù của hoạt động sư phạm nên công tác chuẩn bị giở lên lớp của giáo viên là rất đa dạng, có thể ở nhà, ở nhà trường, ở thư viện...Đây là vấn đề rất khó khăn trong hoạt động quản lí của Hiệu trưởng. Để quản lí tốt công việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên các trường trung học cơ sở. Hiệu trưởng phải thực hiện các biện pháp quản lí như: thông báo, hướng dẫn cho giáo viên lập kế hoạch soạn giáo án, phổ biến yêu cầu chuẩn bị bài giảng, yêu cầu chất lượng của một bài soạn, tổ chức bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên nhất là những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, những phương pháp dạy học tiên tiến, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cách thức sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, sử dụng đồ dùng dạy học, giáo trình, giáo khoa giảng dạy. - Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở thông qua tổ chuyên môn: Đây là cách thức quản lí gián tiếp mà vẫn mang lại hiệu quản cao, thực hiện phân cấp trong quản lí giáo dục. Tổ chuyên môn là một tố chức trong nhà trường, tập hợp những giáo viên có
  • 29. cùng chuyên môn giúp học hoạt động theo mục tiêu thống nhất. Hoạt động của tổ chuyên môn góp phần quan trọng tạo điều kiện cho các giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong hoạt động động giảng dạy ở nhà trường. Thông qua tổ chuyên môn Hiệu trưởng sẽ nắm sâu sát hoạt động giảng dạy của giáo viên, phát huy cao độ sự thống nhất giữa Hiệu trưởng và các thành viên trong tập thể sư phạm. Vì vậy, tăng cường chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn là nhiệm vụ quan trọng trong quản lí hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng, chất lượng hiệu quả quản lí phụ thuộc và phương pháp và nang lực quản lí của Hiệu trưởng. - Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở: Phương pháp giảng dạy là cách thức hoạt động có trình tự, phối hợp, tương tác với nhau của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học . Hay nói cách khác phương pháp giảng dạy là hệ thống những hành động có chủ đích, theo một trình tự nhất định của giáo viên và học sinh nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, đảm bảo cho họ lãnh hội nội dung dạy học và chính vì vậy mà đạt được những mục đích dạy học. - Thực hiện các phương pháp giảng dạy là một khâu rất quan trọng trong quá trình giảng dạy, do vậy muốn quản lý tốt hoạt động giảng dạy cần phải quản lý việc sử dụng các phương pháp giảng dạy. Vấn đề thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường trung học cơ sở phải theo những quan điểm chỉ đạo và nội dung: đổi mới hướng hoạt động của thầy và trò, đổi mới quan hệ thầy - trò, phát huy năng lực nội sinh của người học, đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường, đổi mới về tính chất hoạt động của học sinh, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo, tăng cường thí nghiệm thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
  • 30. Bốn là, Quản lí phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức nhà giáo, năng lực sư phạm của giáo viên Giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng của hoạt động giảng dạy của nhà trường. Quản lí nắm chắc số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên về phẩm chất chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức nhà giáo, năng lực sư phạm, mối quan hệ, hoàn cảnh gia đình sẽ giúp cho chủ thể quản lí có các biện pháp để bố trí, phân công công tác hợp lí. Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên, đòi hỏi đội ngũ giáo viên ngoài những tri thức khoa học đã được chuẩn hóa theo mục tiêu giaùo duïc còn phải đảm bảo về nhân cách, đó là phẩm chất chính trị, lòng yêu người, yêu nghề, trình độ học vấn, sự thông tinh nghề nghiệp, là phong cách ứng xử, kỹ năng giao tiếp của người giáo viên. Công tác quản lý đội ngũ giáo viên gồm những nội dung cơ bản sau: quản lý về số lượng giáo viên hiện hữu, về trình độ đào tạo, việc phân công giảng dạy, việc sinh hoạt chuyên môn, hoạt động giảng dạy, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện lao động sư phạm của giáo viên. 1.3. Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1. Khảo sát tình hình đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh Để tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quân Gò vấp. Tác giả tiến hành khảo sát, phân tích qua số liệu thống kê các trường, số lượng hiệu trưởng, hiệu phó, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, số lượng và chất lượng tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ( xem phụ lục 1) * Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh đa số tuổi đời còn trẻ, số lượng giáo viên có tuổi đời
  • 31. dưới 30 tuổi là 239 người chiếm tỉ lệ 32% và số giáo viên có tuổi đời từ 30 đến 40 là 223 người chiếm tỉ lệ 30%. Điều này cho thấy đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Quận Gò Vấp đa số còn trẻ có nhiều tâm huyết với nghề và đây là điểm thuận lợi trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Hầu hết các giáo viên Trung học cơ sở ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh đều được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong tổng số 745 giáo viên, có 284 giáo viên có trình độ cao đẳng (chiếm 30.1%), 519 giáo viên có trình độ đại học (chiếm 69.7%) và chỉ có 1 giáo viên có trình độ trung học (chiếm tỉ lệ 0.1%) và hiện nay giáo viên này đang học lớp đại học. Số giáo viên có tuổi nghề dưới 5 năm là 174 giáo viên (chiếm 23.3%), từ 5 năm đến 10 năm là 189 giáo viên (chiếm 25.4%), từ 11 năm đến 15 năm là 104 giáo viên (chiếm 14%), trên 15 năm là 278 giáo viên (chiếm 37.3%) Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở các trường Trung học cơ sở quận Gò Vấp, theo đánh giá của các cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở, đánh giá của cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục và qua kết quả thực tế trong các bảng khảo sát cho thấy chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở Quận Gò Vấp còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
  • 32. 1.3.2. Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh * Thực trạng quản lí tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc Quản lí hướng dẫn cho giáo viên nắm vững - Kế hoạch dạy học 2.43 2.02 2 - Mục tiêu dạy học 2.73 1.74 1 - Chương trình dạy học. 1.33 1.91 3 Quản lí đầu mỗi học kỳ, yêu cầu đơn vị thuộc quyền và giáo viên - Lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học 3.70 1.29 1 - Kiểm tra 1.40 1.79 2 - Phê duyệt 0.96 1.51 3 Quản lí phân công giảng dạy cho giáo viên dựa vào Trình độ đào tạo 3.46 1.10 2 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 3.50 1.08 1 Nguyện vọng của giáo viên 2.03 1.90 3 Điều kiện cụ thể của giáo viên 1.40 1.88 4 Kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn; nguyện vọng và điều kiện cá nhân của giáo viên 1.16 1.82 5 Quản lí phân công khối lượng giờ giảng cho từng giáo viên Không vượt tiêu chuẩn qui định 3.72 0.52 3 Đảm bảo tính vừa sức 1.20 1.86 4 Tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy 4.03 0.18 1 Kiểm tra và xử lý việc thực hiện kế hoạch tháng, học kỳ, năm học của đơn vị 3.96 0.80 2 Kết quả điều tra cho thấy: Cán bộ quản lí hướng dẫn cho giáo viên nắm vững: Mục tiêu và kế hoạch, được đánh giá mức độ trung bình. Chương trình dạy học, được đánh giá mức độ trung bình. Theo đánh giá trên cho thấy việc hướng dẫn cho giáo viên nắm vững mục tiêu kế hoạch và chương trình dạy học chưa được cán bộ quản lý quan tâm đúng mức. Điều này cũng đúng với tình hình thực tế, đặc biệt là chương trình dạy học. Mỗi cán bộ quản lý chỉ có thể nắm vững duy nhất
  • 33. chuyên môn của mình tuy nhiên họ phải điều hành, chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình cho tất cả các môn học. Phần lớn việc triển khai cho giáo viên được thông qua các tổ trưởng chuyên môn. Mặt khác, hiện nay giáo trình, giáo khoa cũng có nhiều điều bất cập giữa người triển khai và người thực hiện ở rất nhiều vấn đề, vì thế cán bộ quản lý cũng có khó khăn trong việc triển khai đến giáo viên. Đây chính là thực trạng yếu kém trong cách quản lý. Tuy nhiên, để khắc phục điều này phải có sự chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua sự phản hồi của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy. Về cán bộ quản lí đầu mỗi học kỳ, yêu cầu đơn vị thuộc quyền và giáo viên: Lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, năm học, được đánh giá mức độ khá. Kiểm tra, Phê duyệt, được đánh giá mức độ trung bình. Khảo sát trên cho thấy cán bộ quản lí đã thực hiện khá tốt công tác lập kế hoạch. Có thể nói đây là một khâu rất quan trọng và là một trong những kỹ năng quản lý không thể thiếu được của cán bộ quản lí. Việc yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy vào đầu năm học để từ đó có đủ thông tin để xây dựng kế hoạch đào tạo của nhà trường, có kế hoạch công tác cụ thể giúp nhà quản lí điều hành công việc dễ dàng hơn, khoa học hơn. Bên cạnh đó kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số cán bộ quản lý rất ít quan tâm việc kiểm tra, phê duyệt việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Về cán bộ quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên dựa vào: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được đánh giá mức độ khá. Trình độ đào tạo, được đánh giá mức độ trung bình. Nguyện vọng của giáo viên, điều kiện cụ thể của giáo viên, kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn, nguyện vọng và điều kiện cá nhân của giáo viên, được đánh giá mức độ trung bình.
  • 34. Kết quả đánh giá trên cho thấy khi phân công chuyên môn, cán bộ quản lý rất quan tâm đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn các yếu tố khác ở mức độ thấp hơn. Đánh giá này rất đúng với thực trạng. Có thể nói năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là thước đo chuẩn nhất để cán bộ quản lý dựa vào đó phân công giảng dạy hợp lý. Tuy nhiên trong phân công giảng dạy nếu cán bộ quản lý biết kết hợp giữa trình độ, năng lực chuyên môn, nguyện vọng và điều kiện cá nhân của giáo viên trong một số trường hợp có thể thì việc làm này sẽ động viên được giáo viên giảng dạy tốt. Nhưng thực tế cho thấy, ở không ít trường cán bộ quản lý chưa quan tâm đến điều này và cũng không ít cán bộ quản lý khi phân công chuyên môn lại không đặt năng lực chuyên môn, nghiệp vụ lên hàng đầu đối với một vài đối tượng nào đó do cả nể hay vì một lý do nào khác điều này ảnh hưởng đến quyền lợi học tập của học sinh. Về cán bộ quản lý phân công khối lượng giờ giảng cho từng giáo viên Cán bộ quản lí tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy, không vượt tiêu chuẩn qui định, cán bộ quản lí kiểm tra và xử lý việc thực hiện kế hoạch tháng, học kỳ, năm học của đơn vị, được đánh giá mức độ khá. Kết quả đánh giá trên cho thấy cán bộ quản lí luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong phân công cũng như giám sát kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Trong phân công có căn cứ vào chuẩn quy định số tiết giảng dạy đối với giáo viên. Được đánh giá mức độ không cao với nội dung đảm bảo tính vừa sức. Kết quả đánh giá này có thể nói là chưa đảm bảo độ chính xác. Vì khi phân công chuyên môn, bất kỳ cán bộ quản lí nào cũng phải dựa vào chuẩn quy định về số tiết giảng dạy và đây cũng là yếu tố đảm bảo tính vừa sức. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng khi phân công do mặt bằng về trình độ, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên không đồng đều. Do đó đôi khi sẽ có tình trạng cán bộ quản lí phải phân công cho giáo viên có khả năng tốt đảm nhiệm nhiều tiết hơn, thậm chí vượt quá giờ quy định.
  • 35. Thực trạng này khá phổ biến và hầu như diễn ra ở hầu hết các trường hiện nay. * Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc Quản lí giáo viên thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới 4.0 6 1.20 2 Quản lí ban hành và phổ biến các qui chế, qui định, quy trình có liên quan đến công tác giảng dạy cho giáo viên 4.1 0 1.21 1 Quản lí và tạo điều kiện tốt để giáo viên sử dụng giáo trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy 3.8 3 1.11 3 Quản lí tổ chức cho giáo viên khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có 3.6 3 1.15 4 Quản lí tổ chức định kỳ và đột xuất dự giờ của giáo viên 3.0 6 1.55 8 Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị và hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp 2.6 6 1.37 11 Quản lí đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện đúng lịch trình và giáo án nội dung bài giảng của giáo viên 2.7 3 1.38 9 Quản lí đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy của giáo viên theo hướng khuyến khích học sinh nâng cao tính sáng tạo, năng động, tự tin trong học tập 2.7 3 1.38 10 Quản lí đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy của giáo viên theo hướng dạy cách tự học cho học sinh 2.6 6 1.18 12 Quản lí rút kinh nghiệm theo hướng đánh giá mức độ hiểu bài của các nhóm học sinh có trình độ khác nhau trong lớp 2.6 3 1.15 13 Quản lí nắm bắt những phản ảnh của học sinh về hoạt động trên lớp của giáo viên để đề nghị giáo viên điều chỉnh kịp thời 3.5 3 1.00 6 Quản lí kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và qui định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của giáo viên 3.6 0 1.00 5 Quản lí thưởng, phạt kịp thời việc thực hiện quy chế 3.2 1.39 7
  • 36. giảng dạy của giáo viên 0 Để tiến hành điều tra lấy ý kiến của cán bộ quản lý về việc quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên, tác giả đưa ra nhiều biện pháp cụ thể để tìm hiểu thực trạng. Kết quả điều tra: Nội dung được đánh giá ở mức độ khá: Ban hành và phổ biến các qui chế, qui định, quy trình có liên quan đến công tác giảng dạy cho giáo viên; Yêu cầu giáo viên thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới; Yêu cầu và tạo điều kiện tốt để giáo viên sử dụng giáo trình điện tử; Ứng dụng công nghệ thông tin trên lớp. Tổ chức cho giáo viên khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; Kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và qui định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của giáo viên; Nắm bắt những phản ảnh của học sinh về hoạt động trên lớp của giáo viên để đề nghị giáo viên điều chỉnh kịp thời. Kế tiếp, các biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại cũng được cán bộ quản lý quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Để làm tốt điều này một trong những biện pháp tối ưu là yêu cầu giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở đây vừa phải đạt yêu cầu cả về số lượng giáo viên sử dụng và chất lượng, hiệu quả. Công nghệ thông tin phải thực sự là chất kích thích tạo hứng thú học tập cho học sinh. Bên cạnh đó cán bộ quản lý cũng đã tổ chức cho giáo viên khai thác triệt để và hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các phương tiện dạy học, phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên. Nội dung được đánh giá ở mức độ trung bình: Tổ chức định kỳ và đột xuất dự giờ của giáo viên; Thưởng, phạt kịp thời việc thực hiện quy chế giảng dạy của giáo viên; Sau khi dự giờ, có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện đúng lịch trình và giáo án hoặc nội dung bài giảng của
  • 37. giáo viên; Sau khi dự giờ, cán bộ quản lý có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy của giáo viên theo hướng khuyến khích học sinh nâng cao tính sáng tạo, năng động, tự tin; Sau khi dự giờ, cán bộ quản lý có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giảng dạy của giáo viên theo hướng dạy cách tự học cho học sinh; Sau khi dự giờ, cán bộ quản lý có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị và hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp; cán bộ quản lý nắm bắt những phản ảnh của học sinh về hoạt động trên lớp của giáo viên để đề nghị giáo viên điều chỉnh kịp thời. Có thể nói công tác dự giờ thăm lớp để kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên chưa được cán bộ quản lý trực tiếp tham gia nhiều mà hiện nay ở các trường trung học cơ sở trong quận Gò vấp phần lớn được giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn. cán bộ quản lý dự giờ kiểm tra đột xuất cũng như theo kế hoạch còn rất ít. Đặc biệt sau khi dự giờ cán bộ quản lý việc tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm về việc chuẩn bị bài dạy ở nhà của giáo viên, quy trình về các bước lên lớp, phạm vi kiến thức truyền đạt cho học sinh, hoạt động dạy và học trên lớp của thầy và trò theo hướng đổi mới...chưa được phổ biến. Điều này ít nhiều làm hạn chế ý thức chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên một cách đều đặn. Đây cũng chính là vấn đề mà các cán bộ quản lý cần phải quan tâm điều chỉnh. * Thực trạng quản lí công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc Cán bộ quản lý phổ biến cho giáo viên các qui định về yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp 4.1 3 0.89 1 Cán bộ quản lý phổ biến cho giáo viên các qui định sử dụng Giáo trình chính 2.8 3 1.89 3 Tài liệu giảng dạy 2.0 0 2.03 4
  • 38. Tài liệu tham khảo đối với từng môn học 1.2 0 1.86 5 Biện pháp khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu do giáo viên tự biên soạn trong công tác chuyên môn 3.6 0 1.10 2 Cán bộ quản lý quán triệt đến từng giáo viên Nội dung chương trình môn học 3.5 6 1.45 1 Đề cương chi tiết môn học 1.3 6 1.97 4 Tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng giữa các giáo viên cùng dạy một môn học 3.1 6 1.14 2 Yêu cầu giáo viên tìm hiểu học sinh để chuẩn bị bài và giảng dạy phù hợp với đối tượng. 3.0 3 0.99 3 Cán bộ quản lý tổ chức cho giáo viên trao đổi về: Phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh 2.7 0 1.44 4 Kỹ năng sử dụng các thiết bị mới 0.9 0 1.49 5 Kiểm tra, ký duyệt lịch trình giảng dạy của giáo viên 3.4 6 1.07 2 Kiểm tra giáo án hoặc bài giảng của giáo viên 3.5 0 1.10 1 Kiểm tra việc giáo viên chuẩn bị phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy (vật tư, thiết bị, giáo trình…) 3.4 6 1.10 2 Xử lý những giáo viên không thực hiện tốt việc Soạn bài 2.9 6 1.35 1 Công tác chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp 0.7 6 1.33 2 Kết quả điều tra cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý về việc tổ chức quản lý công việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên rất rõ ràng, đây là một phần không thể tách rời trong hoạt động dạy học của giáo viên cần được coi trọng. Tiếp theo đó các nội dung quan trọng rất được
  • 39. quan tâm như: Chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp; Cán bộ quản lý có biện pháp khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu do giáo viên tự biên sọan trong công tác chuyên môn.(thứ bậc 2)... Bên cạnh đó các cán bộ quản lý cũng đã mạnh dạn chỉ ra những tồn tại, những điểm cần đổi mới trong quản lý chưa được làm tốt. Cụ thể: Nội dung được đánh giá khá: Phổ biến cho giáo viên các qui định về yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp; Có biện pháp khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu do giáo viên tự biên soạn trong công tác chuyên môn; Nội dung chương trình môn học; Kiểm tra giáo án hoặc bài giảng của giáo viên. Đây cũng chính là những nội dung quan trọng mà cán bộ quản lý cần phải đặc biệt quan tâm trong điều hành hoạt động chuyên môn. Thực tế tại các trường trung học cơ sở, hầu hết giáo viên đều được cán bộ quản lý quán triệt rất rõ các qui định về yêu cầu soạn bài và các quy định này cũng được giáo viên thực hiện nghiêm túc thông qua giáo án lên lớp. Biện pháp quản lý này qua bảng kết quả được đánh giá thứ bậc 1 và điểm trung bình cộng rất cao là 4,13. Các nội dung được đánh giá khá còn lại như: Có biện pháp khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu do giáo viên tự biên soạn trong công tác chuyên môn (thứ bậc 2), điểm trung bình cộng là 3,60; Quản lý nội dung chương trình học (thứ bậc 1) và điểm trung bình cộng là 3,56 và Kiểm tra giáo án và bài giảng của giáo viên được xếp thư bậc 1 và điểm trung bình cộng là 3,50 cho thấy sự quan tâm rất lớn của cán bộ quản lý. Đây là những biện pháp hữu hiệu nhất để cải thiện chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Thiết nghĩ nếu giáo viên làm tốt việc thực hiện nội dung chương trình, có ý thức biên soạn tài liệu giảng dạy cho riêng mình thông qua việc nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo thì chắc chắn tay nghề, kiến thức chuyên môn sẽ được cải thiện tốt. Qua tìm hiểu thực tế có không
  • 40. ít giáo viên đã làm tốt việc này, song cán bộ quản lý chưa có động thái khen thưởng, nêu gương kịp thời để những hoạt động chuyên môn tốt đó có sức lan tỏa trong tập thể giáo viên. Đối với những tài liệu biên soạn tốt đã thực nghiệm đạt hiệu quả cao cần được triển khai rộng rãi trong tổ, nhóm để các tài liệu đó được hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế về khả năng nhận thức của từng trường và được đồng nghiệp sử dụng giảng dạy. Tiếp theo việc kiểm tra giáo án, bài giảng của giáo viên cần phân cấp cho các phó Hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn kiểm tra theo dõi thường xuyên, chú trọng đến chất lượng bài soạn chứ không chỉ là kiểm tra đúng, đủ lịch và chương trình dạy như hiện nay. Làm tốt việc này là làm tốt một khâu có tính nền móng trong cải tiến chất lượng dạy học. Nội dung được đánh giá trung bình: Kiểm tra việc giáo viên chuẩn bị phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy (vật tư, thiết bị, giáo trình…); Tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng giữa các giáo viên cùng dạy một môn học; Yêu cầu giáo viên tìm hiểu học sinh để chuẩn bị bài và giảng dạy phù hợp với đối tượng; Soạn bài; Phương pháp giảng dạy. Qua phân tích kết quả khảo sát, nếu như cán bộ quản lí đã làm tốt những biện pháp thiết yếu trong điều hành hoạt động giảng dạy thì họ lại thiếu sự quan tâm nhất định đến các hoạt động bổ trợ cho công tác quản lí chuyên môn như: Kiểm tra việc giáo viên chuẩn bị phương tiện phục vụ cho giảng dạy; tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án, hoặc bài giảng của giáo viên cùng dạy một môn học... Đây là điểm yếu trong công tác quản lí của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp. Vì thực tế cán bộ quản lí chỉ có thể chuẩn bị với khả năng tốt nhất cơ sở, phương tiện dạy học đáp ứng nhu cầu chung cho giảng dạy chứ chưa đảm bảo tốt phương tiện cần thiết theo đặc thù bộ môn qua từng tiết dạy cụ thể. Đây cũng chính là khó khăn chung ở tất cả các đơn vị giáo dục. Để cải
  • 41. thiện điều này cán bộ quản lí cần có biện pháp phân cấp quản lí, chuyên môn hóa đội ngũ làm công tác cơ sở vật chất, các nhóm phụ trách phòng thí nghiệm thực hành, đồ dùng dạy học... thêm vào đó các tổ chuyên môn dưới sự điều hành của tổ trưởng chuyên môn trong việc kiểm tra, đôn đốc và quán triệt tư tưởng giáo viên tích cực, tự giác chuẩn bị tốt phương tiện cho từng tiết dạy của mỗi các nhân trong điều kiện thực tế cho phép. Chủ thể quản lí cần chú trọng tổ chức thảo luận để thống nhất nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng của giáo viên cùng dạy một môn học. Qua tìm hiểu hầu hết các đơn vị chưa chú trọng đến điều này mà hầu hết là khoáng chắn cho các tổ chuyên môn. Do đó, không ít tổ chuyên môn chưa mặn mà với công tác hợp tác nhóm do quan điểm của người đầu tàu để rồi giáo án, bài giảng của từng cá nhân rơi vào tình trạng của ai người đó làm, thiếu tính tập thể. Chủ thể quản lí cũng cần quan tâm đến việc yêu cầu giáo viên lập đề cương chi tiết môn học; hướng dẫn cho giáo viên kỹ năng sử dụng các thiết bị mới và tầm quan trọng của việc chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp. Những nội dung trên được đánh giá kém, điều này cho thấy chủ thể quản lýí đã gần như bỏ qua các biện pháp này trong điều hành hoạt động giảng dạy của giáo viên. Đây chính là những biện pháp quản lí hỗ trợ cho hoạt động dạy học của giáo viên và cũng chính là biện pháp đổi mới dạy học trong tình hình hiện nay.
  • 42. * Thực trạng quản lí tổ chức thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc Tổ chức sinh hoạt học thuật cho giáo viên 3.2 3 0.50 3 Lập qui hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực của từng giáo viên 3.3 0 0.53 2 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. 3.5 0 0.90 1 Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới và kỹ năng lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học cho giáo viên 3.2 3 0.81 3 Quản lí tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giáo viên Xây dựng giáo trình điện tử 0.8 3 1.34 5 Ứng dụng công nghệ thông tin 3.0 6 1.31 1 Sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong giảng dạy 1.1 0 1.60 4 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên 2.4 0 0.96 3 Kiểm tra và xử lý kịp thời việc giáo viên tham gia chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ 3.0 6 1.25 1 Kết quả điều tra cho thấy: Nhận thức của cán bộ quản lý về tổ chức thực hiện công việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên rất rạch ròi. Cán bộ quản lý đã mạnh dạn chỉ ra những điểm mạnh và những khiếm khuyết trong công tác tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho giáo viên.
  • 43. Nội dung được đánh giá khá: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Nội dung được đánh giá ở mức trung bình khá: Lập qui hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực của từng giáo viên; Tổ chức sinh hoạt học thuật cho giáo viên; Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới và kỹ năng lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học cho giáo viên; Ứng dụng công nghệ thông tin Nội dung được đánh giá kém: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên; Sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong giảng dạy; Xây dựng giáo trình điện tử. * Ý kiến đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện hoạt động giảng dạy Nội dung TB ĐLTC Thứ bậc Giáo viên triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình 4.16 0.89 1 Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy 3.25 0.70 26 Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng Internet trong học tập 2.77 0.81 27 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của giáo viên trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, …) rõ ràng ( có âm điệu, đủ lớn để học sinh nghe, tốc độ vừa phải ) 3.90 0.61 9 Trình tự sắp xếp nội dung bài giảng của giáo viên theo đúng giáo trình 3.83 0.68 14 Giáo viên giảng bài phù hợp với trình độ chung của học sinh trong lớp 3.94 0.65 8 Giáo viên áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm đối tượng học sinh có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài 3.67 0.68 17 Nội dung bài giảng của giáo viên giúp học sinh giải quyết tốt những vấn đề trong thực hành và bài tập. 3.87 0.64 12 Bài giảng của giáo viên trang bị cho học sinh tri 3.81 0.72 15
  • 44. thức, kỹ năng và thái độ Thầy cô có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt. 4.01 0.58 5 Giáo viên có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của học sinh trong suốt giờ lên lớp 4.00 0.36 6 Giáo viên tìm hiểu những khó khăn trong học tập của học sinh 3.39 0.54 22 Giáo viên lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình học tập trên lớp 4.08 0.63 3 Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi trên lớp 3.42 0.59 20 Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày ý kiến và nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học 3.62 0.57 18 Giáo viên tạo niềm tin cho học sinh về khả năng học tập của mình 3.89 0.41 10 Giáo viên tạo cơ hội để học sinh có điều kiện phát huy tính sáng tạo 3.61 0.66 19 Giáo viên tạo cơ hội để học sinh chủ động tham gia giải quyết những tình huống có vấn đề trong bài học. 3.88 0.46 11 Giáo viên đọc bài giảng cho học sinh chép 2.66 0.75 29 Giáo viên hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp cho học sinh 3.42 0.58 21 Giáo viên hướng dẫn kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh 3.39 0.62 23 Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách khai thác các nguồn tài liệu khác nhau trong học tập 3.39 0.54 24 Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau 3.77 0.58 16 Giáo viên tận tình giải đáp các câu hỏi của học sinh trên lớp 3.87 0.51 13 Giáo viên rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một chương, môn học 4.07 0.37 4 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài học lần sau 4.00 0.48 7 Giáo viên giao tiếp với học sinh với thái độ cởi 4.10 0.42 2
  • 45. mở, thân thiện Kết quả điều tra cho thấy: - Về giảng dạy theo lịch trình và kỹ năng quản lí lớp dạy: Giáo viên triển khai giảng dạy theo đúng lịch trình (thứ bậc 1), giáo viên giao tiếp với học sinh với thái độ cởi mở, thân thiện. (thứ bậc 2), giáo viên lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình học tập trên lớp (thứ bậc 3), giáo viên rút ra nội dung trọng tâm khi kết thúc một bài, một chương, môn học (thứ bậc 4), Thầy cô có khả năng bao quát và kiểm soát lớp tốt (thứ bậc 5), giáo viên có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của học sinh trong suốt giờ lên lớp (thứ bậc 6) Theo kết quả trên cho thấy: Giáo viên rất quan tâm đến việc thực hiện lịch trình giảng dạy (thứ bậc 1), có thể nói đây chính là quy chế chuyên môn cần được thực hiện nghiêm túc. Tiếp theo về kỹ năng quản lý lớp được giáo viên đánh giá lần lượt theo các thứ bậc từ cao xuống thấp thể hiện mức độ quan trọng của các nội dung quản lý lớp trong đó: Giáo viên giao tiếp với học sinh với thái độ cởi mở, thân thiện. (thứ bậc 2)… Được đánh giá thấp nhất: Giáo viên có nhiều biện pháp nhằm duy trì sự chú ý của học sinh trong suốt giờ lên lớp (thứ bậc 6). Ý kiến này bộc lộ những khiếm khuyết nhất định về phương pháp lên lớp của giáo viên. Về mặt kỹ thuật lên lớp, giáo viên cần phải biết lựa chọn kết hợp các phương pháp nhằm duy trì sự chú ý của người học và lôi cuốn họ vào hoạt động học để chiếm lĩnh tri thức nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Đây là điểm yếu của thực trạng. - Về phương pháp và kỹ thuật lên lớp: Những nội dung được đánh giá tốt bao gồm: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài học lần sau (thứ bậc 7), giáo viên giảng bài phù hợp với trình độ chung của học sinh trong lớp (thứ bậc 8), Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của Giáo viên trình bày trên lớp (nói, diễn đạt, …) rõ ràng ( có âm điệu, đủ lớn để học sinh nghe, tốc độ vừa phải) (thứ bậc 9), và những nội dung Giáo viên tự nhận thấy mức độ thực hiện thấp: Bài giảng của giáo
  • 46. viên trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng và thái độ (thứ bậc 15), giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong các tình huống khác nhau (thứ bậc 16), giáo viên áp dụng nhiều biện pháp để các nhóm đối tượng học sinh có trình độ khác nhau trong lớp đều hiểu bài (thứ bậc 17) Về phương pháp và kỹ thuật lên lớp, tác giả căn cứ vào kết quả đánh giá thứ bậc và kết quả thi trung bình nhận thấy rằng theo giáo viên không phải các yếu tố được chọn lựa sắp xếp ở thứ bậc sau là ít được quan tâm vận dụng trong giờ lên lớp so với các nội dung xếp trước đó mà quan trọng là người giáo viên phải thật sự uyển chuyển trong việc kết hợp lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật lên lớp sao cho phù hợp với đặc điểm nội dung bài giảng và đặc điểm đối tượng tiếp thu bài giảng. Kết quả về trung bình cộng không chênh lệch lớn, qua đó có thể nói rằng giáo viên đã rất thận trọng khi cho ý kiến. Để kiểm chứng điều này có phải là thực trạng dạy học hiện nay, trao đổi với một số giáo viên tin cậy, ý kiến thu được có sự tương đồng với ý kiến khảo sát. Vì thế, có thể khẳng định rằng: khảo sát trên cho kết quả đáng tin cậy. - Về áp dụng tri thức và phương pháp, kỹ năng giảng dạy: Giáo viên khuyến khích học sinh trình bày ý kiến và nhận xét ý kiến của bạn trong giờ học (thứ bậc 18), giáo viên tạo cơ hội để học sinh có điều kiện phát huy tính sáng tạo (thứ bậc 19), giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi trên lớp (thứ bậc 20), giáo viên hướng dẫn kỹ năng trình bày trước lớp cho học sinh (thứ bậc 21), giáo viên tìm hiểu những khó khăn trong học tập của học sinh (thứ bậc 22), giáo viên hướng dẫn kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh (thứ bậc 23), giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách khai thác các nguồn tài liệu khác nhau trong học tập (thứ bậc 24), giáo viên đưa kiến thức thực tế vào bài giảng (thứ bậc 25), giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (thứ bậc 26), giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng internet trong học tập (thứ bậc 27), giáo viên sử dụng giáo