SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 120
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐINH THỊ QUỲNH GIANG
NGHIÊN CỨU GIẢM GHÈO CỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN Ở HUYỆN MINH HÓA TỈNH
QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 8 310 102
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
GƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN XUÂN KHOÁT
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên c ứu khoa học độc lập của
tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập và nghiên c ứu thực tiễn, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Xuân Khoát
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có ngu ồn gốc rõ
ràng. Các l ập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra trên quan điểm cá nhân sau khi
nghiên cứu.
Luận văn không sao chép, không trùng l ặp với bất kỳ nghiên cứu khoa học
đã được công bố nào.
Quảng Bình, ngày 05 tháng 0 8 năm
2018
Học viên
Đinh Thị Quỳnh Giang
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên c ứu tại trường Đại học Kinh tế - Đại
học Huế, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các Giáo sư,
phó Giáo sư, Tiến sĩ, tập thể khoa Kinh tế chính trị, tập thể lớp cao học Kinh tế
chính trị khóa 17, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ để tôi hoàn
thành luận văn của mình.
Đồng thời qua đây, cho tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu,
phòng Qu ản lý Đào Tạo, Bộ phận Sau đại học, c ùng th ầy cô giáo trong trường Đại
học kinh tế - Đại học Huế, UBND, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
huyện, chi cục Thống kê huyện Minh Hóa, UB D các xã Yên Hóa, Th ượng Hóa,
Trọng Hóa đã quan tâm, t ận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Xuân Khoát khoa
Kinh tế chính trị trường Đại học kinh tế đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày t ỏ long biết ơn các nhà khoa học, các thầy, cô giáo,
bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành lu ận văn.
Xin chân thành c ảm ơn!
Huế, ngày 13 tháng 8 năm
2018
Tác giả luận văn
Đinh Thị Quỳnh Giang
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên: ĐINH THỊ QUỲNH GIANG
Chuyên ngành: Kinh t ế chính trị , định hướng đào tạo: Nghiên cứu
Mã số: Niên khóa 2016 – 2018
Người hướng dẫn khoa học: NGUYỄN XUÂN KHOÁT
Tên đề tài: NGHIÊN C ỨU GIẢM NGHÈO C ỦA CÁC Ộ NÔNG DÂN Ở
HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên c ứu, phân tích thực trạng đói
nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm
giảm nghèo cho các h ộ nông dân huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hộ nghèo và
các vấn đề liên quan đến nghèo và giảm nghèo ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
- Các phương pháp đã sử dụng: Phương pháp thu thập số liệu thông qua
phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, phân tích số liệu
trên cơ sở đã tổng hợp và thông qua s ố liệu điều tra.
- Các kết quả chính và kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu các lý lu ận về nghèo, công tác gi ảm nghèo và m ột
số kinh nghiệm giảm nghèo của một số quốc gia trên thế giới cũng như một số địa
phương trong nước, cùng v ới việc nghiên cứu thực trạng nghèo của các hộ dân trên
địa bàn huyện. Đề tài đã phân tích và luận giải được những nguyên nhân c ủa nghèo
đói và những hạn chế trong công tác gi ảm nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian
qua, giải quyết được các vấn đề mà mục tiêu nghiê n cứu của đề tài đặt ra. Trên cơ
sở đó đề tài đã đề xuất được một số giải pháp phù h ợp với tình hình thực tế của
huyện Minh Hóa nh ằm đưa công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đạt được hiệu
quả nhất.
Huế, ngày 13 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Đinh Thị Quỳnh Giang
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu và chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
BCĐ Ban chỉ đạo
BQ Bình quân
CN Công nghi ệp
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CT Chương trình
DA Dự án
DH Duyên hải
DN Doanh nghiệp
DTTS Dân tộc thiểu số
GD Giáo dục
GDP Tổng sản phẩm trong nước
HDI hỉ số phát triển con người
HPI Chỉ số nghèo khổ tổng hợp
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
IUCN Tài nguyên thiên nhiên qu ốc tế
KPĐT Kinh phí đầu tư
LN Lâm nghiệp
MPI Chỉ số nghèo khổ đa chiều
NLN Nông lâm nghi ệp
ADB Ngân hàng phát tri ển Châu Á
PTTH Phổ thông trung h ọc
SXNN Sản xuất nông nghi ệp
TB&XH Thương binh và Xã hội
TS Thủy sản
TT Thị trấn
HCS Trung học cơ sở
iv
THPT Trung học phổ thông
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc
XD Xây dựng
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
XH Xã hội
WB Ngân hàng th ế giới ổ
WHO chức y tế thế giới
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................................ix
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên c ứu......................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................3
5. Kết cấu của đề tài..............................................................................................................................3
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ T HỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GI ẢM
NGHÈO CHO CÁC H Ộ NÔNG DÂN....................................................................................4
1.1.Một số vấn đề chung về nghèo và gi ảm nghèo cho các h ộ nông dân..........4
1.1.1. Khái niệm về nghèo.................................................................................................................4
1.1.2.Khái niệm hộ nông dân, hộ nghèo...................................................................................7
1.1.3. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo.........................................................................................9
1.1.4. Các nguyên nhân c ủa đói nghèo.................................................................................15
1.1.5. Nội dung của giảm nghèo................................................................................................18
1.1.6. Sự cần thiết của việc giảm nghèo cho các h ộ nông dân................................21
1.1.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của các hộ nông dân...........23
1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo cho các h ộ nông dân ở một số nước, địa
phương trong nước và bài h ọc rút ra cho huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình26
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước.......................................................................................26
1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam................32
1.2.3. Bài học kinh nghiệm giảm nghèo rút ra cho huy ện Minh Hóa, t ỉnh
vi
Quảng Bình..............................................................................................................................................36
Chương 2.THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ GI ẢM NGHÈO C ỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH...............................38
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của huyện Minh Hóa ảnh hưởng đến
giảm nghèo của các hộ nông dân................................................................................................38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Minh Hóa.................................................................38
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.....................................................................................................40
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Minh Hóa,
tỉnh Quảng Bình....................................................................................................................................44
2.2. Phân tích thực trạng nghèo và gi ảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện
Minh Hóa..................................................................................................................................................45
2.2.1. Thực trạng nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa.........................45
2.2.2. Quá trình thực hiện các chương trình giảm nghèo ở huyện Minh Hóa 57
2.2.3. Kết quả giảm nghèo của huyện Minh Hóa giai đoạn 2013 - 2017.........64
2.2.4. Phân tích thực trạng giảm nghèo qua điều tra các hộ nông dân................67
2.3. Đánh giá chung thực trạng giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện
Minh Hóa..................................................................................................................................................72
2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................................................72
2.3.2. Những hạn chế, bất cập.....................................................................................................74
2.3.3. Nguyên nhân c ủa kết quả đạt được và hạn chế.................................................74
Chương 3.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GI ẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC
HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH......................77
3.1. Phương hướng và mục tiêu giảm nghèo cho các h ộ nông dân ở huyện
Minh Hóa..................................................................................................................................................77
3.1.1 Phương hướng giảm nghèo................................................................................................77
3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo...........................................................................................................78
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo cho các h ộ nông dân ở huyện
vii
Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình.........................................................................................................79
3.2.1. Nhóm gi ải pháp hỗ trợ hộ nghèo được tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã
hội cơ bản..................................................................................................................................................79
3.2.2. Nhóm gi ải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho hộ nghèo...........................................................................................................................................83
3.2.3. Nhóm gi ải pháp về chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo..........................86
3.2.4. Nhóm gi ải pháp về tổ chức thực hiện.......................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ....................................................................................................94
1.Kết luận..................................................................................................................................................94
2. Kiến nghị.............................................................................................................................................94
TÀI LI ỆU THAM KHẢO.............................................................................................................98
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ ...... 14
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2012-2016 huyện Minh Hóa... 40
Bảng 2.2: Tổng hợp hộ nghèo huyện Minh Hóa giai đoạn (2015 - 2017). 46
Bảng 2.3: Biến động hộ nghèo theo các tiêu chí của huyện Minh Hóa năm
2017............................................................................................. 48
Bảng 2.4: Tổng hợp diễn biến kết quả giảm nghèo năm 2017.................... 50
Bảng 2.5: Tổng hợp diễn biến hộ cận nghèo năm 2017.............................. 52
Bảng 2.6: Tổng hợp hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập năm 2017 ................ 53
Bảng 2.7: Phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản.................................................................................... 56
Bảng 2.8: Tình hìnhđầu tư cho giảm nghèo giai đoạn 2013 – 2017 .......... 60
Bảng 2.9: Phân bổ vốn theo các mục tiêu của huyện Minh Hóa ( 2013 –
2017) ........................................................................................... 61
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành nông nghi ệp của huyện Minh Hóa
(tính theo giá cố định 2010 )....................................................... 64
Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu, s ản phẩm lâm nghiệp chủ yếu của huyện Minh
Hóa .............................................................................................. 65
Bảng 2.13: Số liệu hộ nghèo, thoát nghèo và c ận nghèo huyện Minh Hóa
giai đoạn (2012 – 2017) .............................................................. 66
Bảng 2.14: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .......................................... 68
Bảng 2.15: Bảng thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra..... 69
Bảng 2.16. Đánh giá nguyên nhân đói nghèo tại các hộ điều tra.................. 71
Bảng 2.17. Nguyện vọng của các hộ điều tra................................................ 72
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình trạng nghèo đói từ lâu đã trở thành vấn đề cấp thiết của mọi quốc gia
trong đó có Việt Nam, giải quyết vấn đề đói nghèo chính là giải quyết các vấn đề về
an sinh xã hội đảm bảo cho sự hưng thịnh của một quốc gia.
Trong khi Việt Nam đang trên con đường trở thành m ột quốc gia có m ức thu
nhập trung bình thì việc đảm bảo rằng không có đối tượng nào trong xã h ội bị tụt hậu
ngày càng tr ở nên quan trọng. Cái nghèo đã ăn sâu bám rễ nhất là những vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, trong các nhóm đồng bào dân t ộc thiểu số, sự bất bình đẳng
và mất cân đối trong thu nhập cũng như khả năng tiếp cận các cơ hội và dịch vụ cần
phải được giải quyết. Mấu chốt của vấn đề này chính là một hệ thống an sinh xã hội
toàn diện và hòa nh ập, cùng v ới một chương trình mục tiêu và t ập trung về xóa đói
giảm nghèo để giải quyết tình trạng nghèo đói cho người dân. Công tác gi ảm nghèo là
vấn đề đang và luôn được ưu tiên trong chương trình làm việc của Chính phủ ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới chứ không ch ỉ riêng ở Việt Nam.
Ở nước ta có 62 huy ện nghèo theo tiêu chu ẩn của Bộ LĐTB & XH thì trong
62 huyện nghèo có huy ện Minh óa c ủa tỉnh Quảng Bình.
Huyện Minh Hóa là m ột huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng
Bình.Đây là huyện nghèo nhất Quảng Bình và là một trong 62 huyện nghèo nhất
nước ta. Trong những năm qua, việc giảm nghèo ở huyện Minh Hóa đã đạt được
một số kết quả nh ất định nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao. Quá trình giảm
nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nh ưng vẫn nằm sát mức chuẩn
nghèo với tỷ lệ còn l ớn, tỷ lệ hộ tái nghèo cao, đời sống người dân trên địa bàn nhìn
chung vẫn còn nhi ều khó khăn, nhất là những xã biên gi ới có đại bộ phận là người
đồng bào dân t ộc thiểu số. Thực trạng nghèo ở huyện Minh Hóa đang là vấn đề bức
xúc, luôn đặt ra thách thức lớn đối với
Đảng bộ và chính quyền huyện Minh Hóa c ũng như tỉnh Quảng Bình trong
mục tiêu phát tri ển kinh tế - xã hội hiện nay và những năm tới.
1
Để đảm bảo mục tiêu phát tri ển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2021 cho
huyện Minh Hóa nói riêng và t ỉnh Quảng Bình nói chung việc nghiên cứu, phân
tích, luận giải một cách có h ệ thống, đánh giá đúng thực trạng nghèo, từ đó đề xuất
một số giải pháp đúng đắn nhất, hiệu quả nhất để giúp người dân thoát nghèo m ột
cách ổn định và bền vững. Có như vậy nền kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Minh
Hóa m ới có cơ hội phát triển.
Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu giảm
nghèo của các h ộ nông dân ở huyện Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình” làm luận văn
tốt nghiệp với mong muốn góp m ột phần nào đó trong công cuộc giảm nghèo ở
huyện Minh Hóa, Qu ảng Bình trong thời gian đến.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng đói nghèo của các hộ nông dân ở
huyện Minh Hóa, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm giảm nghèo cho các h ộ nông
dân huyện Minh Hóa t ỉnh Quảng Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý lu ận và thực tiễn về giảm nghèo
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nghèo, giảm nghèo của các hộ
nông dân ở huyện Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo cho các hộ
nông dân ở huyện Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các h ộ nghèo và các v ấn đề liên quan
đến nghèo và gi ảm nghèo ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình..
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên c ứu được triển khai trên địa bàn huyện Minh Hóa,
tỉnh Quảng Bình.
Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ 2013 - 2017, điều tra số liệu sơ
cấp năm 2018, và đề xuất giải pháp đến năm 2022.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp đã được công b ố như:
niên giám thống kê, các báo cáo v ề công tác gi ảm nghèo trên địa bàn huyện
Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để phỏng vấn các hộ
gia đình bao gồm:
+ Quy mô m ẫu: Khảo sát 120 đối tượng
+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên
+ Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra về những thông tin có liên quan đối
với các hộ dân trên địa bàn.
4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, phân tích so sánh, thống kê, lý lu ận gắn với thực tiễn, điều tra xã hội
học, phương pháp phỏng vấn, chọn mẫu điều tra.
4.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô t ả để mô t ả để mô t ả thực trạng công tác
giảm nghèo.
- Sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê để so sánh ý ki ến
đánh giá về các tiêu chí điều tra đề tài.
- Vận dụng phương pháp dùng dữ liệu thời gian để nghiên cứu sự biến động
theo thời gian từ đó đề ra các định hướng và giải pháp.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về nghèo và gi ảm nghèo của các hộ
nông dân
Chương 2: Thực trạng nghèo và gi ảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện
Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình
Chương 3: Phương hướng, giải pháp giảm nghèo của các hộ nông dân ở
huyện Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO
CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN
1.1.Một số vấn đề chung về nghèo và giảm nghèo cho các hộ nông dân
1.1.1. Khái ni ệm về nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó
không ch ỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn t ồn tại
ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất,
mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử
dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ
để xác định giới hạn nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định
bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập
mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc
ăn, mặc, ở và các nhu c ầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành.
Các khái ni ệm về nghèo đói được các tổ chức quốc tế nêu như sau:
Ngân hàng th ế giới (WB) đưa ra khái niệm về đói nghèo là: Đói nghèo là sự
thiếu hụt không thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm
cả khía cạnh sinh lý h ọc và xã hội học. Sự thiếu hụt về sinh lý h ọc là không đáp
ứng đủ nhu cầu về vật chất và sinh học như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục và nhà
ở. Sự thiếu hụt về mặt xã hội học liên quan đến các vấn đề như bình đẳng, rủi ro và
được tự chủ, tôn trọng trong xã hội.
Ngân hàng phát tri ển Châu Á (ADB) đã đưa ra khái niệm nghèo như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu
cầu cơ bản của con người về cuộc sống và có m ức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên m ọi phương diện.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm về nghèo theo thu nhập
là: Nghèo di ễn tả sự thiếu cơ hội để có th ể sống một cuộc sống tương ứng với các
tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
4
Thước đo các tiêu chuẩn tối thiểu đế xác định nghèo thay đổi tuỳ theo từng
vùng, t ừng địa phương và theo các giai đoạn thời gian. Có th ể được hiểu một
người là nghèo khi thu nh ập hàng tháng c ủa họ thấp hơn một nửa thu nhập bình
quân theo người trên tháng c ủa mỗi quốc gia. Tuy nhiên các tiêu chí và chuẩn mực
đánh giá, phân lo ại sự nghèo đói còn ph ụ thuộc và từng vùng, t ừng điều kiện lịch
sử nhất định.
Liên hợp Quốc đã đưa ra hai khái niệm về nghèo, đó là nghèo tuyệt đối
và nghèo tương đối như sau:
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những
nhu cầu cơ bản tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những đảm bảo
ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục. Ngoài
những nhu cầu cơ bản trên, cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu tối thiểu bao gồm
quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng.
Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức
trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tương đối phát triển
theo không gian và thời gian nhất định tuỳ thuộc vào mức sống chung của xã hội.
Như vậy, nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận
dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định.
Từ những đánh giá trên, nhiều nhà nghiên c ứu cho rằng việc xoá dần nghèo
tuyệt đối là công vi ệc có th ể làm, còn nghèo t ương đối là hiện tượng thường gặp
trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là làm sao rút ng ắn khoảng cách chênh l ệch
giàu nghèo và h ạn chế sự phân hoá giàu nghèo.
Thực tế cho thấy có s ự không th ống nhất về quan điểm, khái niệm và với
từng quốc gia khác nhau sẽ có chu ẩn mực đánh giá khác nhau. Vì thế, trên cơ sở
thống nhất chung về mặt định tính, cần phải xác định thước đo mức nghèo đối với
mỗi quốc gia, mỗi vùng, m ỗi địa phương.
Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc
Thái Lan tháng 9.1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: “Đói nghèo là
tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và tho ả mãn nh ững nhu cầu cơ
5
bản của con người đã được xã h ội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế -
xã h ội và phong t ục tập quán của các địa phương”.[13,8]
Theo định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau là khác
nhau. Theo số liêu của ngân hàng thế giới thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ
người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
Ở Việt Nam căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và mức thu nhập của nhân
dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn
những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có m ức sống thấp hơn
mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Một cách hiểu khác: Nghèo là m ột bộ phận dân cư có mức sống dưới
ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn ph ụ thuộc vào đặc điểm
cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế
xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các m ức khác nhau: nghèo tuyệt đối,
nghèo tương đối, nghèo có nhu c ầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không
có kh ả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại...
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có
mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
- Nghèo có nhu c ầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số
sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
Từ những đánh giá trên, nhiều nhà nghiên c ứu cho rằng việc xoá dần nghèo
tuyệt đối là công vi ệc có th ể làm, còn nghèo t ương đối là hiện tượng thường gặp
trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là làm sao rút ng ắn khoảng cách chênh l ệch
giàu nghèo và h ạn chế sự phân hoá giàu nghèo.
Hiện nay, Việt Nam đã thừa nhận khái niệm chung về nghèo do Hội nghị chống
đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái
6
Lan tháng 9/1993: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thoả mãn nh ững nhu cầu cơ bản của con người đã được xã h ội thừa nhận tuỳ theo
trình độ phát triển kinh tế xã - hội và phong t ục tập quán của các địa phương”.[13,8]
Tương tự, có thể định nghĩa nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương
diện, thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu
dùng trong nh ững lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước nh ững đột biến bất lợi, ít
có kh ả năng tham gia vào các quyết định liên quan đến bản thân.
Như vậy, nghèo ở Việt Nam không ch ỉ được nhìn nhận ở phương diện thiếu
thốn những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn mặc, giáo dục, y tế mà ở cả phương
diện thiếu những cơ hội tạo thu nhập, dễ bị tổn thương, ít có khả năng tham gia vào
việc ra các quyết định liên quan đến bản thân.
1.1.2. Khái ni ệm hộ nông dân, hộ nghèo
- Hộ nông dân:
Theo Frank Ellise: “hộ nông dân là các h ộ gia đình làm nông nghi ệp, tự
kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của
gia đình vào sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản
được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào th ị trường và có xu hướng hoạt động
với độ không hoàn h ảo cao”. [13,5]
Nhà khoa học Traianop cho rằng: hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định;
hộ nông dân là đơn vị tuyệt đối để tăng trưởng và phát tri ển nông nghiêp.
Ở nước ta có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Tác giả Lê
Đình Thắng cho rằng: nông h ộ là tế bào kinh tế của xã hội là hình thức kinh tế cơ
sở trong nông nghi ệp và nông thôn . Tác giả Đào Thế Tuấn đưa ra khái niệm: hộ
nông dân là nh ững hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả
nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Theo khái niệm của Bách khoa toàn thư: Hộ nông dân (nông h ộ) là những hộ
gia đình chủ yếu hoạt động nông nghiệp, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt
động phi nông nghiệp ở nông thôn nhưng khó phân biệt các hoạt động có liên quan
với nông nghiệp và không có liên quan v ới công nghiệp. Hay nói cách khác, nông
7
hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và
sản xuất; luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng
tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh.
Từ những quan niệm và khái ni ệm nêu trên có th ể hiểu: Hộ nông dân (nông
hộ) là những hộ sống ở nông thôn, là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất
vừa là đơn vị tiêu dùng, v ừa là một đơn vị kinh doanh vừa là một đơn vị xã hội. sản
xuất chính là nông nghi ệp, sống chủ yếu bằng nghề nông.
Các hộ nông daan ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp còn tham gia các
hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau như: tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ,…
- Khái ni ệm về hộ nông dân n ghèo:
Từ khái niệm hộ nông dân đã được nêu ở trên thì hộ nông dân nghèo là h ộ
dân sống ở nông thôn, s ản xuất nông nghiệp và là chính có tình trạng thu nhập chỉ
thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có m ức sống thấp hơn mức
sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
- Quan niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo hay xóa đói , giảm nghèo là công vi ệc cần thiết trong mục tiêu
an sinh xã hội và phát tri ển của một quốc gia. Có th ể quan niệm về xóa đói giảm
nghèo như sau: Xóa đói giảm nghèo là t ổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp
và công c ụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể kinh tế xã hội nhằm
giải quyết vấn đề nghèo đói thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó xây dựng
một xã hội tốt đẹp hơn.
Xóa đói, giảm nghèo không ch ỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn là v ấn đề
kinh tế - xã hội quan trọng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi xã hội ngày càng phát
triển sự phân hóa giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng, việc xây dựng các mục
tiêu và chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm giải quyết tốt các vấn đề về an sinh xã hội,
cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân là m ục tiêu hàng đầu, từ đó giảm dần tỷ lệ
phân hóa giàu nghèo. Vì đại đa số người nghèo của nước ta sống và làm việc ở nông
thôn , nên nếu không gi ải quyết tốt vấn đề xóa đói giảm nghèo sẽ
8
xảy ra sự mất cân bằng thiếu ổn định trong xã hội. Sự mất cân bằng trong xã hội và
phân hóa giàu nghèo cao sẽ có nguy cơ dẫn đến sự phân hóa giai c ấp với hậu quả
nặng nề hơn là sự bần cùng hóa, đe dọa đến sự ổn định chính trị xã hội và ảnh
hưởng đến mục tiêu xây d ựng XHCN. Xuất phát từ sự cần thiết đó Đảng và Nhà
nước ta đã có nh ững chính sách và mục tiêu về xóa đói giảm nghèo trong quá trình
đổi mới và phát tri ển kinh tế.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo
- Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo trên th ế giới:
+ Thứ nhất, tiêu chí chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development
Index) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP):
Chỉ số HDI là chỉ số so sánh dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản như tuổi thọ dân
cư trung bình, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập bình quân trên đầu người
trong năm. Chỉ số này được sử dụng trong “Báo cáo phát triển con người” năm
1997 của UNDP, bao gồm các nhân tố cụ thể:
1) Một cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ.
2) Kiến thức, được đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỉ lệ
nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).
3) Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương tính
bằng đô-la Mỹ.
+ Thứ hai, tiêu chí đánh giá nghèo theo đường đói nghèo:
Tiêu chí này được Ngân hàng Thế giới phân chia đường nghèo theo hai mức:
đường nghèo về lương thực thực phẩm và đường nghèo chung.
1) Đường nghèo về lương thực thực phẩm: được xác định theo chuẩn mà hầu
hết các nước đang phát triển cũng như tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan khác đã
xây dựng dựa trên lượng kcalo tối thiểu cho một người/một ngày. Theo Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) và một số tổ chức khác xác định mức calo tối thiểu và sử dụng
hiện nay là 2.100 kcalo/người/ngày. Những người có m ức chi tiêu dưới mức chi
cần thiết để đáp ứng lượng kcalo này gọi là nghèo v ề lương thực.
2) Đường nghèo chung: tính thêm chi phí các mặt hàng phi lương thực thực
9
phẩm, cộng với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm tạo có được đường
nghèo chung.
+ Thứ ba, tiêu chí đánh giá nghèo theo mức chi tiêu tối thiểu cho các nhu
cầu cơ bản của con người:
Theo tiêu chí này, năm 1997 Ngân hàng Thế giới đã đưa ra mức chi tiêu nhu
cầu cơ bản tính theo sức mua tương đương của địa phương so với thế giới để thoả
mãn nhu cầu sống, theo đó mức chi tối thiểu tổng quát cho mức nghèo khổ tuyệt đối
là 1 USD/người/ngày; mức nghèo là 2 USD/ người/ngày trở xuống cho các nước
châu Mỹ Latinh và vùng Caribe; mức 4 USD/người/ngày trở xuống cho những nước
Đông Âu. Từ năm 2005, Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã áp
dụng mức chuẩn nghèo đối với các nước đang phát triển là 1,25 USD/người/ngày
cho chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tương đương thay cho mức chuẩn
nghèo trước đó vẫn dùng là mức 1 USD/người/ngày theo mức giá năm 1993.
+ Thứ tư, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập bình quân đầu người:
Năm 1997 Ngân hàng thế giới đã đưa ra chuẩn nghèo chung cho thế giới là
mức thu nhập bình quân dưới 370 USD/người/năm. Bên cạnh đó khi sử dụng chỉ
tiêu này các qu ốc gia thường xác định thu nhập bình quân của hộ gia đình so sánh
với thu nhập bình quân đầu người của quốc gia. Hộ có thu nh ập bình quân đầu
người ít hơn 1/2 hoặc 1/3 thu nh ập bình quân đầu người của quốc gia được coi là
hộ nghèo. Hiện nay, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập đang được sử dụng khá
phổ biến ở các nước trên thế giới vì nó có ưu điểm là dễ sử dụng. Tuy nhiên, xét về
tổng thể thì nếu chỉ xét về thu nhập bình quân đầu người sẽ không phản ánh đầy đủ
được sự thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Do vậy, cần phải có sự tiếp
cận khác toàn diện hơn, đầy đủ hơn để đánh giá sự đói nghèo.
+ Thứ năm, chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI- Human Poverty Index),
Chỉ số HPI đo lường sự nghèo khổ của con người trên ba lĩnh vực chính là
tuổi thọ, hiểu biết và mức sống. Liên hợp quốc sử dụng HPI – 1 cho các nước đang
phát triển và HPI – 2 cho các nước có thu nh ập cao OECD.
HPI – 1 đo lường qua các yếu tố:
10
1) Tỷ lệ người không s ống đến 40 tuổi.: tỷ lệ người trưởng thành mù ch ữ
2) Tỷ lệ phần trăm dân số không được tiếp cận với nguồn nước sạch
3) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo đói càng lớn; ngược lại HPI càng nhỏ
thì mức độ nghèo đói càng thấp, nếu HPI về đến giá trị 0 thì về cơ bản quốc gia đó
không còn tình tr ạng nghèo đói. Đấy là lập luận về mặt lý thuy ết, còn trên th ực tế
chỉ có th ể không còn ng ười nghèo tuyệt đối, song không bao gi ờ hết nghèo tương
đối do khoảng cách thu nhập và mức sống của các nhóm dân cư của từng quốc gia
vẫn tồn tại.
Một điểm cần lưu ý là khi nghiên c ứu chỉ tiêu PI, có th ể cảm giác nó không
liên quan nhiều lắm tới nhu cầu chi tiêu hay thu nhập của gia đình, nhưng trên thực
tế các chỉ tiêu thành ph ần của HPI có liên quan ch ặt chẽ đến nhu cầu chi tiêu và
thu nhập của con người. Nếu thu nhập thấp, nhu cầu chi tiêu không đảm bảo sẽ làm
cho sự thiếu hụt trong việc tiếp cận đến các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục… tăng
lên. Chính mối quan hệ đó nói lên bản chất và tính đa dạng của nghèo đói.
HPI – 2 đo lường qua các yếu tố:
1) Tỷ lệ trẻ sinh ra không s ống đến 60 tuổi (%)
2) Tỷ lệ người trưởng thành thiếu kỹ năng đọc viết chức năng
3) Dân số có m ức thu nhập dưới 50% của mức trung bình
4) Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (kéo dài trên 12 tháng)
+ Thứ sáu , chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI- Multidimensional Poverty Index),
Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI) được phát triển, ứng dụng bởi OPHDI
(Oxford Poverty and Human Development Initiative) trực thuộc trường đại học
Oxford, MPI thay thể chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) đã được nêu trong các báo
cáo phát triển con người thường niên từ 1997 và được sự dụng khá phổ biến trong
các báo cáo về đói nghèo từ năm 2010.
MPI đánh giá được một loạt các yếu tố quyết định hay những thiếu thốn,
túng qu ẫn theo các cấp độ của hộ gia đình trên 3 khía cạnh đó là: giáo dục, sức
khoẻ và mức sống:
11
• Khía cạnh Giáo dục có hai đại lượng chỉ thị đó là số năm đi học và việc đến
lớp của trẻ em.
• Khía cạnh Sức khoẻ có hai đại lượng chỉ thị đó là số trẻ tử vong và sự suy
dinh dưỡng.
• Khía cạnh Mức sống có 6 đại lượng chỉ thị đó là mức sử dụng điện, đồ gia
dụng tiện ích (tiên tiến), việc sử dụng nước sạch, sàn nhà ở, nguồn năng lượng sinh
hoạt và giá trị tài sản sở hữu.
- Chỉ số nghèo khổ đa chiều là một khái niệm mới được WB và UNDP quan
tâm và s ử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong phương pháp xác
định MPI do cần phải xác định được “điểm cắt chỉ thị” của sự nghèo khổ cho từng
đại lượng chỉ thị, trong khi các thông tin này đòi h ỏi phải được xác định khá phức
tạp, nên tiêu chí hiện nay chưa được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về
đói nghèo.
- Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam
Để xác định được ngưỡng nghèo thì điểm mấu chốt của vấn đề phải xác định
được chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo biến động theo thời gian và không gian, nên không
thể đưa ra được một chuẩn mực chung cho nghèo để áp dụng trong công tác gi ảm
nghèo, mà cần phải có ch ỉ tiêu, tiêu chí riêng cho từng vùng, mi ền ở từng thời kỳ
lịch sử. Nó là một khái niệm động, do vậy phải căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh
tế, nguồn lực tài chính và qua điều tra, khảo sát, nghiê n cứu nước ta đã đưa ra mức
chuẩn về nghèo phù h ợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong từng giai đoạn.
Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu vẫn xác định chuẩn nghèo theo chỉ tiêu thu nhập
bình quân đầu người theo tháng hoặc theo năm. Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị hoặc
bằng hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực quy thóc để đánh giá. Ngoài ra còn m ột
số chỉ tiêu chế độ dinh dưỡng (calo/người), mức chi nhà ở, chi ăn mặc, chi tư liệu sản
xuất, điều kiện học tập, điều kiện chữa bệnh, đi lại. Các tiêu chí đánh giá nghèo khác
nh ư HDI, HPI cũng đã được sử dụng, nhưng chủ yếu là sử dụng trong các công trình
nghiên cứu kinh tế xã hội hoặc tính toán trên phạm vi quốc gia để xác định mức độ phát
triển trong so sánh với các nước khác trên th ế giới.
12
Tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính
phủ giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện việc điều tra, khảo sát các ch ỉ tiêu kinh tế - xã
hội, nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ, căn cứ vào đề xuất đó Chính phủ công b
ố mức chuẩn nghèo cho từng giai đoạn (xem bảng 1.1).
Từ năm 1993 đến nay Việt Nam đã có 7 lần thay đổi chuẩn nghèo, các m ức
chuẩn nghèo của Việt Nam trong 3 giai đoạn đầu: giai đoạn 1993-1994, giai đoạn
1995-1997 và giai đoạn 1998-2000 chúng ta s ử dụng mức chuẩn nghèo theo thu
nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính quy đổi bằng gạo
(kg/người/tháng); mức chuẩn nghèo các giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006 -
2010 vẫn được tính theo thu nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính
bằng giá trị (đồng/người/tháng); mức chuẩn hộ nghèo trong giai đoạn 2011-2015 là
hộ có mức thu nhập bình quân đến 400.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn
và đến 500.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn hộ cận nghèo là hộ có
mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng ở khu vực
nông thôn và t ừ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Giai đoạn từ 2016 – 2020 chúng ta s ử dụng tiêu chí thu nhập và tiêu chí mức độ
thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức
sống trung bình áp dụng như sau:
+ Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
Có thu nh ập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
Có thu nh ập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
+ Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
Có thu nh ập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
Có thu nh ập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
13
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ
Giai đoạn Đơn vị tính Hộ nghèo
1. Giai đoạn 1993-1994 ≤ mức
Vùng nông thôn kg gạo/người/tháng 15
Vùng thành th ị kg gạo/người/tháng 20
2. Giai đoạn 1995-1997 kg gạo/người/tháng
Vùng nông thôn mi ền núi, h ải đảo kg gạo/người/tháng 15
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du kg gạo/người/tháng 20
Vùng thành th ị kg gạo/người/tháng 25
3. Giai đoạn 1998-2000
Vùng nông thôn mi ền núi, h ải đảo đồng/người/tháng 55.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du đồng/người/tháng 70.000
Vùng thành th ị đồng/người/tháng 90.000
4. Giai đoạn 2001-2005
Vùng nông thôn mi ền núi , hải đảo đồng/người/tháng 80.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du đồng/người/tháng 100.000
Vùng thành th ị đồng/người/tháng 150.000
5. Giai đoạn 2006-2010 đồng/người/tháng
Vùng nông thôn đồng/người/tháng 200.000
Vùng thành th ị đồng/người/tháng 260.000
6. Giai đoạn 2011-2015
Vùng nông thôn đồng/người/tháng 400.000
Vùng thành th ị đồng/người/tháng 500.000
7. Giai đoạn 2016 – 2020
Vùng nông thôn đồng/người/tháng 700.000
Vùng thành th ị đồng/người/tháng 900.000
(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã h
ội)
14
Sự thay đổi từ việc lấy mức chuẩn nghèo bằng hiện vật (gạo) sang chuẩn
nghèo bằng giá trị (tiền) đã cho thấy công cu ộc giảm nghèo của Việt Nam có m
ột bước tiến mới, thể hiện sự tiến bộ trong tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo. Mặt
khác, chuẩn nghèo Việt Nam thường xuyên được nâng lên nh ằm tiếp cận với
chuẩn nghèo thế giới khẳng định quyết tâm xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà
nước Việt Nam. Gần đây, Chính phủ thường công b ố thay đổi tăng mức chuẩn
nghèo 5 năm một lần và trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử Quốc hội là
một căn cứ quan trọng cho các định hướng và giải pháp giảm nghèo trong từng
giai đoạn của Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội và hội
nhập quốc tế Việt Nam cũng đang tiếp cận đến vấn đề nghèo đa chiều trong
chuẩn nghèo của Việt Nam.
1.1.4. Các nguyên nhân c ủa đói nghèo
Có r ất nhiều nguyên nhân d ẫn đến việc đói nghèo có những nguyên nhân
mang tính khách quan và cũng có những nguyên nhân mang tính chủ quan. Nghiên
cứu về các nguyên nhân d ẫn đến sự đói nghèo này cho ta thấy được cái nhìn tổng
thể hơn về nghèo đói của các hộ nông dân. Có th ể phân chia các nguyên nhân c ủa
đói nghèo thành 2 nhóm sau:
- Nhóm nguyên nhân ch ủ quan:
Bao gồm trình độ học vấn, thu nhập, vốn, …
+ Về trình độ học vấn: Hầu hết người nghèo đều có trình độ học vấn thấp, thiếu
hiểu biết, vì thế khả năng tiếp cận cũng như tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất là
không có ho ặc b ị hạn chế. Mức độ kiến thức hạn chế vì thế họ không có kh ả năng
tiếp cận thị trường cũng như phân tích thị trường điều này cũng kéo theo việc sản xuất
của họ không đạt hiệu quả và khả năng tiêu thụ khi có s ản phẩm cũng rất kém. Đây
chính là nguyên nhân khiến thu nhập của họ thấp và dẫn đến việc nghèo
đói. Bên cạnh đó trình độ học vấn thấp cũng ảnh hưởng không nh ỏ đến việc nuôi
dạy con cái làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số không ch ỉ trong hiện tại mà cả
thế hệ tương lai.
15
+ Về vốn: Đa số những người nghèo đều là những người có xu ất phát điểm
thấp, có ngh ĩa là họ đều là những người không có điều kiện về kinh tế, về vốn, tài
sản cũng như những điều kiện tối thiểu khác cần để đảm bảo cho việc sản xuất được
hiệu quả. Mức thu nhập của những người nghèo hầu như chỉ đảm bảo được nhu cầu
dinh dưỡng hàng ngày và c ũng có thể là chưa đủ để đảm bảo nhu cầu sống hàng
ngày vì thế đây cũng là nguyên nhân gây ra s ự nghèo đói của những người nông
dân, hay các nông h ộ.
+ Về lao động: họ hầu hết là lao động chân tay sản xuất thô sơ theo hướng tự
cung tự cấp, là lao động nông nghi ệp sản xuất thô là ch ủ yếu. Họ không áp d ụng khoa
học công ngh ệ cũng như sản xuất mang tính kỹ thuật. Vì thế năng suất lao động
thường rất thấp. Và các h ộ gia đình nghèo thường rất đông con số lượng lao động tính
theo hộ đông nhưng lại không có ch ất lượng, tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo
thường còn r ất cao. Việc sinh nhiều con hạn chế sức lao động của người mẹ đồng thời
cũng làm tăng các khoản sinh hoạt phí khác lên cao do việc nuôi con nhỏ. Như vậy việc
sinh đẻ nhiều làm cho quy mô gia đình tăng lên và làm cho tỷ lệ người ăn theo cao hơn
là người có kh ả năng lao động đây chính là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng nghèo của các hộ nông dân.
+ Về tệ nạn xã hội: Trình độ văn hóa thấp, khả năng tiếp cận cũng như vốn
về xã hội hạn chế làm cho việc tiếp cận và nhận thức các tệ nạn xã hội bị hạn chế
điều này cũng dẫn đến việc gia tăng các tệ nạn xã hội ở các hộ nghèo là r ất cao. Dễ
lây nhiễm hay sa đà vào các tệ nạn xã hội không t ập trung và chú ý vào công vi ệc
sản xuất cũng như cải thiện thu nhập cho gia đình điều này làm gia tăng khả năng
nghèo ngày càng cao.
Nhóm nguyên nhân khách quan:
Bao gồm những biến động về chính trị xã hội, chiến tranh, thiên tai,..
+ Biến động về chính trị, chiến tranh:
Nguyên nhân này có ảnh hưởng không nh ỏ đến sự nghèo đói của các hộ nông
dân. Chi ến tranh xảy ra không th ể tránh khỏi sự tàn phá của nó trước hết là về sức
người, tài sản, sau đó là đến đất đai làm ảnh hưởng đến công vi ệc sản xuất kéo
16
theo rất nhiều hệ lụy, làm cho người nông dân tr ở nên thiếu thốn mọi thứ và dẫn
đến nghèo là điều không th ể tránh khỏi.
+ Các nguyên nhân v ề thời tiết, thiên tai:
Người nông dân ch ủ yếu sống bằng nghề nông, và s ản xuất nông nghi ệp phụ
thuộc rất lớn từ yếu tố thời tiết. Những vùng th ời tiết khắc nghiệt thiên tai xảy ra
thường xuyên như: hạn hán, bão l ụt,... gây ra những hậu quả rất nặng nề. Những hộ
nôn g dân với khả năng kinh tế thấp không có s ự tích lũy về vốn cũng như kỹ thuật,
khả năng chống chọi với sự tác động của thời tiết rất hạn chế. Vì thế rất dễ bị ảnh
hưởng bởi thiên tai, ảnh hưởng đến công vi ệc sản xuất của họ nên rất dễ nghèo và tái
nghèo nếu gặp những biến cố này vì họ không đủ khả năng để vực dậy sau thiên tai.
+ Rủi ro: Rủi ro ở đây là do các yếu tố như ốm đau, bệnh tật, tai nạn,..
Những người nghèo họ có m ức sỗng thấp, khả năng phòng ng ừa bệnh tật, tai nạn
lao động rất thấp vì thế rất dễ bị ốm đau và tai nạn bất thường.
+ Những cơ chế, chính sách:
Các cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước có vai trò quyết định đến công
tác giảm nghèo của người nông dân. S ự đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng, kỹ
thuật, các yếu tố khuyến khích sản xuất cho các hộ nông dân, như hỗ trợ vốn, hỗ trợ
giống cây trồng, vật nuôi, k ỹ thuật sản xuất,.. còn h ạn chế chưa đồng bộ của Đảng
và nhà nước làm cho năng lực sản xuất của nông h ộ chưa được nâng cao. Trước
đây chính cơ chế quản lý và chính sách kinh t ế không phù hợp là nguyên nhân d ẫn
đến sự nghèo đói kéo dài của các hộ nông dân. Th ời kỳ sau giải phóng khi chi ến
tranh mới qua đi những tàn l ụi nó để lại chưa thể khắc phục, nền kinh tế bị tụt hậu
và nghèo đói. Chính sách kinh tế bao cấp, hạn chế tự do sản xuất của người dân đã
làm nền kinh tế của nước ta bị trì trệ thêm và làm tăng thêm sự nghèo đói cho xã
hội. Người nông dân s ản xuất theo tập thể, theo chỉ tiêu đã hạn chế năng lực sản
xuất của họ, không gi ải phóng được năng lực sản xuất. Từ sau Đại hội 6 của Đảng
năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
ở nước ta, với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy
đến đổi mới tổ chức, cán bộ và phong cách lãnh đạo; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới
17
hệ thống chính trị và các l ĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đặc biệt là thực hiện
đổi mới nền kinh tế xóa b ỏ cơ chế tập trung, bao cấp thực hiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới mở ra thời kỳ mới đã tăng
được sức sản xuất và cải thiện nền kinh tế của nước ta. Như vậy có th ể thấy cơ chế
quản lý, các chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng
nghèo của một quốc gia. Nên đây cũng là nguyên nhân chính của sự nghèo đói mà
chúng ta c ần phải quan tâm khi xem xét về vấn đề nghèo đói của các hộ nông dân.
1.1.5. Nội dung của giảm nghèo
Trong chương trình và mục tiêu xóa đói giảm nghèo được xây dựng dựa trên
mục tiêu cải thiện đời sống của người dân, nâng cao ch ất lượng đời sống phát triển
kinh tế xã hội. Nội dung của giảm nghèo tập trung chủ yếu vào các ho ạt động: xây
dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống của nhân dân thông qua vi ệc cải thiện đời
sống vật chất, văn hóa tinh thần, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế chú tr ọng vào
hoạt động cải thiện và nâng cao ch ất lượng giáo dục.
Ở nước ta công cu ộc xóa đói giảm nghèo rất được Đảng và nước ta chú tr ọng
xây dựng và thực hiện từ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là từ khi thực hiện
đường lối đổi mới đến nay.
Quá trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta được thực hiện qua từng giai đoạn
phát triển của đất nước và đươc thể hiên qua một số nội dung sau:
- Thứ nhất, tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo:
Khi đánh giá vấn đề nghèo đói, các tổ chức quốc tế cũng như các nước khác
nhau lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau. Song cách xác
định và mức độ cụ thể có những khía cạnh khác nhau.
Để làm căn cứ tính toán mức nghèo đói người ta đều thống nhất dựa vào hai
loại chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân người/tháng hoặc năm và được đo
bằng chỉ tiêu giá tr ị hoặc hiện vật quy đổi.
+ Chỉ tiêu phụ: Dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc, y tế, giáo dục và các điều
kiện đi lại.
18
Như vậy, tăng thu nhập cho đối tượng nghèo là n ội dung cần được quan tâm
nhất đối với công tác xoá đói giảm nghèo.
Phần lớn người nghèo ở các nước đang phát triển nói chung và Vi ệt Nam
nói riêng phụ thuộc vào thu nhập từ sức lao động, từ công việc trên mảnh đất của
họ, từ tiền lương hay từ những hình thức lao động khác. Tình trạng thiếu việc làm
và năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp là khá ph ổ
biến đối với người nghèo. Vì vậy, để tăng thu nhập cho người nghèo phải có các
giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất…. để hỗ trợ tăng năng suất
lao động và tạo việc làm cho người nghèo là cơ bản nhất.
+ Thứ hai, giải quyết việc làm cho người nghèo:
Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc
sống và sự phát triển toàn diện. Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong
những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nước ta
và chính sách việc làm cũng chính là nội dung chính trong công tác xóa đói giảm
nghèo của quốc gia.
Có th ể nói đại bộ phận người nghèo chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa . Lao động chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ lao
động thấp do vậy thu nhập của họ rất thấp. Và một số lao động nghèo không tìm
được việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp của người nghèo là khá cao.
Trong chương trình xóa đó giảm nghèo chính phủ đã chú trọng và thực hiện
rất nhiều các chính sách giải quyết việc làm cho người nghèo như: : Nhà nước đã
ban hành nhi ều chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số,
người khuyết tật, thanh niên: hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất thông qua
Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo; Quyết định số 32/2007/QĐ-
TTg ngày 05/3/2007 v ề việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào
dân t ộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày
15/9/2008 v ề vay vốn phát tri ển sản xuất cho hộ dân tộc; Quyết định số
71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duy ệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy
mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo b ền vững giai đoạn 2009-2020.
19
Hệ thống chính sách và giải pháp thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho
người lao động, phát triển thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn được xem là một trong
những chính sách cơ bản nhất của quốc gia. Chính sách việc làm nhằm giải quyết
thoả đáng nhu cầu việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có
cơ hội có việc làm; góp ph ần đảm bảo an toàn, ổn định và phát tri ển xã hội.
+ Thứ ba, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với người
nghèo, vùng nghèo
Phần lớn người nghèo tập trung chủ yếu ở v ùng nông thôn, nh ất là vùng
miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nh ững nơi này thường xa các trung tâm kinh tế và
dịch vụ xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với những vùng khác.
Phổ biến là tình trạng thiếu điện, thiếu nước tưới, nước sinh hoạt, thiếu thông tin,
thiếu chợ đầu mối, giao thông đi lại khó khăn vv… Do đó, năng suất lao động thấp,
trong khi đó giá cả của sản phẩm do người sản xuất bán lại rẻ do vận chuyển khó
khăn. Cơ hội tự vươn lên của người nghèo ở những vùng này l ại càng khó khăn
hơn. Điều đó cho thấy rằng: Nhà nước phải tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng
nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn
là một nội dung quan trọng trong công tác XĐGN, nhất là ở nước ta hiện nay.
Một nội dung quan trọng nữa của công tác XĐGN là phải tạo điều kiện để
giúp người nghèo tiếp cận có hiệu quả với các dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, tín
dụng và tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ vv…
Hỗ trợ người nghèo về y tế để họ có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn,
hạn chế được bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản xuất sức lao động, đây là yếu tố
quan trọng để tăng trưởng về phát triển.
+ Thứ tư, nâng cao trình độ nhận thức cho người dân:
Nghèo thường gắn liền với dân trí thấp, do nghèo mà không có điều kiện đầu
tư cho con cái học hành. Dân trí thấp thì không có kh ả năng để tiếp thu tiến bộ của
khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và không có kh ả năng tiếp cận với
những tiến bộ văn minh của nhân loại nên dẫn đến nghèo về mọi mặt (kinh tế và
20
tinh thần, chính trị). Vì vậy, để giảm nghèo cần phải nâng cao trình độ dân trí, nâng
cao sự hiểu biết cho người nghèo là gi ải pháp có tính chiến lược lâu dài.
Người nghèo là nh ững người có thu nhập thấp nên những lao động nghèo
thường thiếu vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu thông tin thị
trường và thiếu kiến thức về khoa học công nghệ. Do vậy, hoạt động XĐGN phải
hỗ trợ cho người nghèo có được sự tiếp cận tốt hơn những yếu tố trên.
1.1.6. Sự cần thiết của việc giảm nghèo cho các h ộ nông dân
Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang đổi thay mạnh mẽ, xu thế hội nhập và
toàn cầu hóa là m ột xu thế tất yếu không th ể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, nhiều
nước, nhiều quốc gia, dân tộc đang có nhiều cơ hội đổi thay và phát tri ển, có nhi ều
điều kiện để xây dựng một xã hội có n ền kinh tế tăng trưởng cao và nhanh, tuy
nhiên cũng có rất nhiều quốc gia, dân tộc đang gặp phải thách thức to lớn như bất
ổn xã hội, thất nghiệp và đói nghèo…, nên đòi h ỏi các quốc gia phải quan tâm hàng
đầu đến phát triển một xã hội công b ằng, dân chủ và tiến bộ. Đây chính là đòi h ỏi
khách quan của việc xây dựng một xã hội phồn vinh trong hiện tại và tương lai.
Chính vì lẽ đó, nếu thiếu một trong hai mặt (kinh tế và xã h ội) nêu trên thì xã hội
đó khó có th ể phát triển được hoặc phát triển không toàn di ện, không b ền vững.
Xóa đói, giảm nghèo là chi ến lược quan trọng của nhiều quốc gia.
Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hóa
giàu nghèo di ễn ra rất nhanh, nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và gi ải quyết
tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có th ể đạt được mục tiêu xây d ựng một cuộc
sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại.
Do đó trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội thời kỳ 1996-2000 nhà nước
đã xây d ựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình
xoá đói giảm nghèo quốc gia. Xoá đói giảm nghèo không ch ỉ là vấn đề kinh tế đơn
thuần, mà nó còn là v ấn đề kinh tế -xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo
thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
21
Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, giảm nghèo về kinh tế là
điều kiện tiên quyết để giảm nghèo về văn hoá, xã hội .Vì vậy, phải tiến hành thực
hiện xoá đói giảm nghèo cho các h ộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, h ải
đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự
cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp
trên toàn qu ốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát tri ển công nghiệp nông thôn,
mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao đông ở nông thôn
vào sản xuât tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để
xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được
xem như là 1 giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoạt cho phát triển ở nông thôn, nhằm
xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay.
Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền
kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đó là con đường để cho mọi người
vượt qua đói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói
giảm nghèo. Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của chủ tịch Hồ Chí Minh:" Giúp
đỡ người vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm". Thực
hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không ch ỉ đem lại ý nghĩa về mặt
kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu
dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát tri ển kinh tế nông thôn còn là n ền tảng, là cơ sở
để cho sự tăng trưởng và phát tri ển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự
nghiệp đổi mới đất nước.
Hơn thế nữa xóa đói giảm nghèo còn có ý ngh ĩa to lớn về mặt chính trị xã
hội. Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc t ốt sức khoẻ
nhân dân, giúp h ọ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc
sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được
khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có
niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của Đảng và
Nhà nước. Đồng thời hạn chế và xoá b ỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi
trường sinh thái.
22
Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhi ệm vụ và
yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia
tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự
bần cùng hoá và do v ậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã h ội làm chệch
hướng XHCN của sự phát triển kinh tế -xã hội. Không giải quyết thành công các
chương ttrình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và
sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát tr iển và phát tri ển bền vững
sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá
đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khai thác và phát tri ển nguồn lực
con người phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới
ttrình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu
và tụt hậu.
1.1.7. Những nhân t ố ảnh hưởng đến giảm nghèo của các h ộ nông dân
1.1.7.1. Sự phát tri ển kinh tế - xã h ội
Có th ể thấy quy luật phát triển không đồng đều làm cho đời sống kinh tế - xã
hội có s ự phân chia rõ r ệt giữa vùng nông thôn và thành th ị, giữa vùng đồng bằng và
vùng sâu, vùng xa, vùng dân t ộc thiểu số. Khi nền kinh tế phát triển một số bộ phận
dân cư sẽ nắm bắt được cơ hội sẽ phát triển, giàu lên do thích nghi được với môi trường
mới nhưng ngược l ại một số bộ phận không nh ỏ sẽ không theo k ịp sự phát triển và có
th ể bị tụt hậu, mất đất đai mất cơ hội sản xuất. Khi nhà nước ta thực hiện đổi mới xây
dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền sản xuất
hàng hóa các thành ph ần kinh tế hoạt động mở cửa và hội nhập, thực hiện CNH, HĐH
trong sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.
Việc phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường khiến cho đại bộ phận các
hộ nông dân ở nông thôn và vùng dân t ộc thiểu số chưa thể thích nghi kịp thời, mặc
dù nhà nước đã có các chính sách h ỗ trợ như: trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, vốn,
… Sản xuất của các hộ nông dân vẫn còn nhiều hạn chế do tư liệu sản xuất còn
mang tính thủ công l ạc hậu, cơ chế thị trường còn nhi ều bất cập vì thế sự phát triển
kinh tế xã hội mặc dù là cơ hội nhưng cũng là thách th ức và là y ếu tố có tác động
23
mạnh đến công tác gi ảm nghèo cho các hộ nông dân . Bên cạnh đó chính sách phát
triển kinh tế đặt nặng phát triển công nghi ệp nặng trong một thời gian dài cũng có
mặt phiến diện của nó là làm ảnh hưởng lớn đến môi trường như: ô nhiễm môi
trường, cạn kiệt tài nguyên c ũng chính là nguyên nhân gây ra s ự nghèo đói cho hộ
nông dân.
1.1.7.2. Chất lượng nguồn nhân l ực
Hộ nông dân nghèo và người nghèo nói chung v ừa là chủ thể và là khách thể
của quá trình giảm nghèo. Tuy nhiên đại bộ phận người nghèo đều ở vùng nông
thôn, có trình độ dân trí thấp. Bản thân hộ nghèo và cộng đồng người nghèo chưa ý
thức được ý nghĩa then chốt, tầm quan trọng cũng như nội dung của việc thoát
nghèo. Họ là những người lao động bằng chân tay, lao động thô, lao động có trình
độ thấp vì thế ý th ức vươn lên để thoát nghèo c ủa họ chưa có.
Để đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, của
cộng đồng cần phải có s ự chủ động, tính tích cực của hộ nghèo được thể hiện thông
qua ý th ức vươn lên tự thoát nghèo c ủa họ. Nếu không có s ự chủ động này thì mọi
sự hỗ trợ từ bên ngoài cho gi ảm nghèo sẽ không đạt hiệu quả, thậm chí còn có tác
dụng tiêu cực đó là tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông ch ờ vào sự hỗ trợ, thụ động trong
vươn lên thoát nghèo.
Do đặc điểm các hộ nông dân nghèo th ường tập trung ở những vùng sâu,
vùng khó khăn, lại mang nhiều tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, không thích đổi mới nên để
họ tự giác ý th ức trong việc giảm nghèo là rất khó khăn và lâu dài. Do v ậy, cần
phải có nh ững chính sách phù hợp, kết hợp với việc tuyên truyền, vận động các hộ
nông dân nghèo t ập trung các nguồn lực của bản thân bao gồm đất đai, lao động,
tiền vốn và các yếu tố khác như các phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá, v.v., chủ
động tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để tạo
ra nội lực vươn lên thoát nghèo, không bị tái nghèo. Và để công tác xóa đói giảm
nghèo đạt được hiệu quả ổn định và lâu dài thì cần phải nâng cao trình độ cũng như
nhận thức cho các hộ nông dân th ô ng qua giáo dục như cải thiện chất lượng giáo
dục, đào tạo nghề cho người lao động, ….
24
1.1.7.3. Trình độ khoa học – công ngh ệ, kết cấu hạ tầng
Trình độ khoa học – công ngh ệ cũng như kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng rất
lớn đến công tác gi ảm nghèo của một quốc gia trong đó kết cấu hạ tầng có vai trò
quyết định.
Kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù c ủa cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền
kinh tế quốc dân, nó đảm bảo những điều kiện chung cho sản xuất và tái s ản xuất
của xã hội. Nó là n ền tảng vật chất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
một quốc gia, quyết định đến trình độ phát triển của đất nước. Kết cấu hạ tầng phát
triển cao thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng giảm vì thế trình độ
phát triển kết cấu hạ tầng có tác động mạnh đến công tác xóa đói giảm nghèo của
quốc gia. Ngược lại kết cấu hạ tầng thiếu và yếu sẽ gây sự ứ đọng trong luân chuyển
các nguồn lực khó h ấp thu vốn đầu tư ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến tăng trưởng
kinh tế. Chính vì vậy việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều
quốc gia trong đó có Việt Nam.
Trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã đầu tư khoảng 9- 10% GDP
hàng năm để đầu tư vào giao thông, viễn thông, nước, vệ sinh,.. Đầu tư cho kết cấu
hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông nông thôn đem đến tác động cao nhất đối với
giảm nghèo ở Việt Nam. Như vậy có th ể thấy yếu tố về kết cấu hạ tầng, trình độ
khoa học là nhân t ố có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến côn g tác xóa đói giảm nghèo.
1.1.7.4. Các ch ủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về
giảm nghèo
Để đạt được mục tiêu thực hiện giảm nghèo một cách hiệu quả và ổn định
nhất thì vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó chính là các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Những chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước phù h ợp sẽ mang lại hiệu quả cao và tích cực, mà trong đó Nhà
nước là nhân tố quan trọng, quyết định.
Đảng và Nhà nước đóng vai trò ch ủ đạo từ việc xây dựng chủ trương, ban
hành các chính sách, xây d ựng cơ chế điều hành, tạo nguồn vốn, và tổ chức thực
hiện. Nhà nước sử dụng nguồn lực của đất nước như: các chính sách thuế, phát triển
25
công nghi ệp, thương mại, dịch vụ để hỗ trợ giảm nghèo cho các hộ nông dân. Các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước quyết định đến kết quả
thực hiện mục tiêu giảm nghèo của quốc gia.
1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo cho các hộ nông dân ở một số nước, địa
phương trong nước và bài học rút ra cho huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sau khi cách mạng thành công (1949), có th ể chia quá trình phát triển kinh tế
ở Trung Quốc làm hai giai đoạn: từ năm 1949 - 1977 là thời kỳ xây dựng CNXH theo
mô hình kế hoạch hoá tập trung và từ năm 1977 đế n nay thực thiện cải cách kinh tế
theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. So với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới, tuy ở Trung Quốc sự chênh lệch thu nhập giữa các
nhóm giàu nghèo không lớn nhưng số dân đói nghèo rất cao. Từ năm 1985 - 1988,
chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân c ư giàu nhất với nhóm dân c ư nghèo nhất chỉ
6,5 lần và hệ số Gini chỉ là 0,3.
Nếu theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung ương, Trung Quốc là
nước có thu nh ập 100 nhân dân tệ/người/ năm, thì số người nghèo ở nông thôn năm
1978 là 250 triệu người (chiếm 30% dân số), đến năm 1985 chỉ còn 125 triệu người
và năm 1998 chỉ còn 43 triệu người. Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để
hạn chế phân hoá giàu nghèo và thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Có th ể
phân loại các biện pháp được thực hiện xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc thành 2
nhóm: nhóm các bi ện pháp chung và nhóm các bi ện pháp trực tiếp XĐGN.
- Nhóm các bi ện pháp chung ở Trung Quốc đã được thực hiện rất phong phú và
thay đổi từng thời kỳ, cụ thể như: duy trì sự ổn định về chính trị xã hội; thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho mọi người; điều tiết hợp lý
giữa thu nhập và phân ph ối; tạo việc làm thông qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông thôn, chú ý thích đáng đến phát triển đều ở các vùng.
- Nhóm các bi ện pháp trực tiếp như là: xây d ựng các mô hình, chỉ đạo làm
điểm cho từng vùng, t ừng địa phương để làm hình mẫu, làm đầu tàu “lan toả”, huy
26
động mọi nguồn lực cho XĐGN; chuyển nền kinh tế nông nghi ệp từ sản xuất tập
trung sang sản xuất tư nhân với mô hình kinh tế hộ gia đình và giao quyền sử dụng
đất lâu dài cho hộ nông dân; hỗ trợ chuyển giao công ngh ệ và ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào các vùng nông thôn; hỗ trợ tích cực về truyền thông, giáo d ục, y tế,
nhà ở cho các hộ nghèo và vùng khó khăn. Hiện nay Trung Quốc lại là nước có tỉ lệ
số người ở mức nghèo khổ rất thấp.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan đã xác định tầm quan trọng của việc chiếm hữu đất và việc chuyển
dịch tỉ lệ diện tích đất theo hướng có lợi và cơ hội kiếm được việc làm tăng lên, đặc
biệt là trong khu vực phi nông nghiệp.
Thái Lan đã áp d ụng chính sách giảm nghèo ở từng vùng tr ọng điểm thông
qua chính sách đất đai, giải quyết việc làm, ưu tiên ở những vùng không có đất đai
và đạt được kết quả cao, giảm mức đói nghèo từ 59% năm 1962 xuống còn 26%
năm 1986. Sau này, Thái Lan đã áp d ụng mô hình gắn liền chínhsách phát triển
quốc gia với chính sách phát triển nông thôn qua việc phát triển các xí nghiệp ở làng
quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông
thôn nhằm giảm nghèo. Nhờ vậy tỉ lệ đói nghèo của Thái Lan đã giảm từ 30% ở
thập kỷ 80 xuống còn 23% vào năm 1990.
Trong báo cáo trình Chính phủ tháng 6-2003, Ủy ban Quốc gia Phát triển
Kinh tế - xã hội (NESDB) thừa nhận vẫn còn chênh l ệch rất lớn về thu nhập ở Thái
Lan. Hơn một nửa thu nhập toàn quốc của Thái Lan đang thuộc quyền kiểm soát
của xấp xỉ 20% dân số. Theo số liệu của một cơ quan nghiên cứu Thái Lan, năm
2001 vẫn còn kho ảng 8,2 triệu người Thái (xấp xỉ 13% dân số) thuộc diện nghèo
đói, 80% số này sống ở nông thôn.
Tháng 11 năm 2004, Chính phủ Thái Lan chính thức công bố kế hoạch sáu
năm xóa đói nghèo. Bước đầu, tám trong số 76 tỉnh của Thái Lan được chọn để thực
hiện thí điểm từ 5-1-2004. Người dân tại tỉnh này được yêu cầu đăng ký và trình bày
hoàn c ảnh để các cơ quan chức năng xem xét hỗ trợ. Tạm thời, việc giải quyết dự
kiến phân theo bảy nhóm: nông dân không có đất, người không có nhà ở, người
27
làm ăn bất chính, nạn nhân từ những vụ lừa đi lao động nước ngoài, sinh viên hoàn
cảnh khó khăn, người bị vỡ nợ và người thu nhập thấp thiếu nhà ở.
Nông dân Thái L an, thiếu điều kiện tiếp xúc với các nguồn tài nguyên và
chưa thể đưa sản phẩm, kiến thức của mình hoà nhập vào hoạt động của thị trường.
Do đó, với chương trình "Mỗi làng một sản phẩm", chính phủ Thái Lan đang giúp
tìm các kênh phân phối, lưu thông hàng để hỗ trợ cho người nông dân tiêu thụ sản
phẩm của họ.
Các nhà so ạn thảo chiến lược kinh tế trước đây của Thái Lan tập trung vào
thúc đẩy công nghiệp, thành thị chứ không chú trọng tới nông nghiệp và nông thô n.
Chính vì vậy, ở Thái Lan nảy sinh tình trạng bộ phận khá lớn dân số bị đặt ngoài
quá trình công nghiệp hóa, thương mại hóa. Thái Lan nhận thấy rằng thành quả của
công nghi ệp hóa gắn liền tình trạng lệ thuộc quá mức vào thị trường thế giới. Bởi
lẽ, hầu như toàn bộ lĩnh vực công nghiệp Thái Lan phát triển nhờ vào đầu tư nước
ngoài và s ản xuất để xuất khẩu.
Chính cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã cho Thái L an bài học kinh
nghiệm rằng chớ phụ thuộc quá nhiều vào thị trường ngoài nước. Bài học ấy cũng là
một trong những động lực thúc đẩy Chính phủ đương nhiệm ở Thái Lan hướng quan
tâm vào nông thôn, nông nghi ệp và thị trường nội địa.
Vừa qua, Thái Lan đã tuyên bố khởi động Quy hoạch phát triển nhằm xóa
đói giảm nghèo trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, Quy hoạch này nằm
trong dự án Hoàng gia mang tên "Anh hùng vô danh ", nhằm tích cực tìm kiếm hợp
tác với các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp tư nhân, đồng thời khuyến
khích tổ chức xã hội và cá nhân tham gia sự nghiệp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
. Theo người phụ trách dự án này, trong 5 năm tới, dự án này dự định sẽ giúp giải
quyết vấn đề đói nghèo cho hơn 20 triệu người trong khoảng 24.000 thôn làng Thái
Lan.
Những năm qua, Chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh hỗ trợ tài chính cho nông
thôn và nông nghi ệp, đặc biệt là tháng 9 năm nay Nội các Thái Lan đã phê chuẩn
gói kích thích kinh tế trị giá 136 tỉ Bạt Thái Lan, ủng hộ mạnh mẽ việc phát triển sự
28
nghiệp xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn Thái Lan. Điều đáng chú ý là, dự án
Hoàng gia bắt đầu từ thập kỷ 60 thế kỷ trước đã phát huy vai trò quan trọng. Dự án
Hoàng gia do Nhà vua Thái Lan đưa ra năm 1969, nhằm giải quyết vấn đề thoái hóa
rừng, đói nghèo ở nông thôn cùng nạn trồng cây thuốc phiện nghiêm trọng ở vùng
miền Bắc Thái Lan lúc đó. Trong phát triển sau này, dự án này dần trở thành một
trong những trụ cột then chốt phát triển nông thôn và nông nghi ệp Thái Lan, dẫn
dắt nông dân vùng rộng lớn hơn thoát nghèo.
Trong quá trình giúp tăng thu nhập cho người nông dân , dự án Hoàng gia đã
du nhập cơ chế thị trường, đưa hàng nông sản nằm trong diện che phủ của dự án vào
thương hiệu thống nhất, giúp nông dân k ết nối với thị trường bằng hình thức hợp
tác xã, đảm bảo kênh tiêu t hụ sản phẩm. Tại tỉnh Chiang Mai, người phụ trách Văn
phòng dự án Hoàng gia ở địa phương cho biết, nơi đây độ cao tuyệt đối hơn
800 mét, vấn đề đói nghèo của nông dân khá nghiêm trọng. Từ thập kỷ 80 thế kỷ
trước đến nay, dự án này dốc sức mở rộng trồng cây cà phê, giúp nông dân thoát
nghèo. Để mở rộng kênh tiêu thụ, họ tổ chức nông dân thành lập hợp tác xã, tập
trung sản phẩm vào một thương hiệu của dự án Hoàng gia, vừa tăng thêm thu nhập
cho nông dân , lại bảo đảm chất lượng sản phẩm. Hiện nay, thu nhập trung bình đầu
người của nông dân tham gia d ự án trồng cây cà phê đã đạt 50.000 Bạt Thái
Lan/năm, mức sống đã được nâng cao về chất lượng.
1.2.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia
Kinh nghiệm của Malaysia về XĐGN là áp dụng các biện pháp nhằm giảm bớt
sự bất bình đẳng về thu nhập, đó là kết hợp tăng trưởng kinh tế nhanh với phân phối thu
nhập công b ằng, nâng cao mức sống của nhân dân. Chính phủ Malaysia rất chú trọng
đến việc phát triển nền nông nghi ệp, coi nông nghi ệp là thế mạnh hàng đầu. Lấy mục
tiêu phát tri ển nông nghi ệp để tạo nền tảng cho việc phát triển nền công nghi ệp, thực
hiện công nghi ệp hoá, hiện đại hoá và gi ải quyết những vấn đề xã hội.
Mục tiêu tổng thể của chính sách xóa đói giảm nghèo của Malaysia là xóa b
ỏ hoàn toàn nghèo đói trên toàn quốc.
Để đạt được mục tiêu đó chính phủ Malaysia đã lựa chọn các chiến lược
29
nhằm tạo cơ hội cho người nghèo tham gia tự tạo việc làm và các ho ạt động có thu
nhập cao hơn. Đa số người nghèo sống ở vùng nông thôn nên chính ph ủ dành nhiều
ưu tiên thực hiện các chương trình và dự án nhằm tạo điều kiện cho người dân nông
thôn hi ện đại hóa phương thức canh tác, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản
phẩm để nâng cao thu nhập. Các chương trình giảm nghèo mà chính phủ Malaysia
đã thực hiện gồm các chương trình sau:
- Chương trình tái định cư: đưa những người không có đất hoặc có ru ộng đất
nhưng sản xuất không hi ệu quả đến những vùng đất mới nhằm tạo điều kiện nâng
cao sản xuất tăng thu nhập cho người dân.
- Chương trình cải tạo đất nông nghi ệp thô ng qua việc dồn điền đổi thửa
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp d ụng các kỹ thuật canh tác hiện đại.
- Chương trình kết hợp phát triển nông nghi ệp và nông thôn v ới những hoạt
động chế biến nông s ản, khuyến khích phát triển mạnh công nghi ệp, tiểu thủ công
nghiệp và kinh doanh ở nôn g thôn để tạo thêm nguồn thu nhập.
- Chương trình cải tạo tăng vụ, liên canh, xen canh trên cùng m ột thửa đất
nhằm tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân.
- Thành lập các chợ ở nông thôn nh ằm giúp người dân thuận tiện trong việc
bán các hàng hóa c ủa mình mà không qua các trung gian gi ảm thiểu chi phí cho
người dân tạo điều kiện tăng thu nhập.
- Chương trình hỗ trợ đào tạo, tín dụng, khoa học kỹ thuật,….
Kết quả là Malaysia đã giảm tỷ lệ nghèo từ 50% năm 1970 xuống còn 20,7%
người nghèo đói năm 1986 và xuống còn 17,1% n ăm 1990 và đến năm 2002 tỷ lệ
nghèo của Malaysia còn 4% . Đến năm 2012 tỷ lệ nghèo của Malaysia chỉ còn 1,7%.
1.2.1.4. Khái quát kinh nghiệm giảm nghèo của các nước trên thế giới
Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới và khu vực đã thực hiện có hi ệu quả
công cu ộc xoá đói giảm nghèo đó là áp dụng sự “can thiệp vĩ mô thuộc về vai trò
quản lý kinh tế - xã h ội của Nhà nước để chống đói nghèo” vào việc xoá đói giảm
nghèo từng bước có hi ệu quả. Điểm mấu chốt trong kinh nghiệm của các nước này
là Nhà nước kịp thời có nh ững giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng
30
thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi. Những giải pháp và chính sách đó
hướng vào phát tri ển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện cải thiện mức sống
dân cư, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công b ằng xã hội.
Về mặt lý thuy ết, mọi ý t ưởng nằm ở vị trí chủ đạo của chiến lược phát triển
và chương trình kế hoạch quản lý xã h ội của Nhà nước. Về mặt thực tiễn xã hội,
kinh nghiệm cho thấy tầm quan trọng thiết thực của các chính sách hỗ trợ phát triển
cho người nghèo bằng cách tạo việc làm và tăng thu nhập thực tế cho họ, tạo cho họ
cơ hội và trợ giúp các điều kiện để tự mình thoát ra khỏi nghèo đói.
Đây là phương thức cơ bản và lâu dài, vì không th ể xoá đói giảm nghèo trên
quy mô xã hội và cộng đồng dân cư chỉ bằng cách để người dân tự cứu và cứu tế
đơn thuần. Cũng không thể đơn giản cắt bớt thu nhập của người giàu để phân phối
cho người nghèo, vì biện pháp này có tính ch ất thụ động, gây hậu quả tiêu cực, tạo
tâm lý trông ch ờ, ỷ lại vào Nhà n ước và làm suy giảm nhân tố kích thích đối với
người lao động, làm triệt tiêu động lực phát triển sản xuất, phát triển kinh tế của bản
thân hộ nghèo. Tuy nhiên vi ệc điều tiết an sinh xã hội qua thu nhập, qua phân phối
để khắc phục những sự phân hoá giàu nghèo b ằng những chính sách hợp lý (ví dụ
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập bất thường), tăng quỹ phúc l
ợi xã hội là cần thiết và được coi trọng vì mục đích công bằng xã hội.
Mặt khác, kinh nghiệm cho thấy, nhà nước không nên can thi ệp trực tiếp đến hộ
nghèo, mà ch ỉ nên thông qua các chính sách, t ạo môi tr ường kinh tế - xã hội thuận lợi
để hỗ trợ cho người nghèo. Cùng v ới Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, các
doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, v.v., cần phối hợp và tham gia trực tiếp vào
quá trình xã hội hoá chương trình xoá đói giảm nghèo. Các tổ chức này có thể làm
được nhiều việc hữu ích, như cung cấp các tư vấn để phát triển sản xuất, kinh doanh,
cho vay các món vay nh ỏ để sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ, dạy nghề và
chuyển giao công ngh ệ mới phù h ợp cho người nghèo. Vốn và công nghệ là hai yếu tố
rất cơ bản mà các tổ chức này hướng tới, là các giải pháp quan trọng làm chuyển biến
tình trạng nghèo đói của các hộ. Ngoài ra cần lựa chọn công nghệ thu hút nhi ều lao
động và phát triển doanh nghiệp tại vùng nghèo. Nh ững kinh
31
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 

La actualidad más candente (20)

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đThực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện Tiên Phước, 9đ
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAYĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú YênChính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch GiáĐề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
 

Similar a Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!

Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...Thanh Phong
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar a Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT! (20)

Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio LinhLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAYLuận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Điều kiện phát triển du lịch Homestay tại các Cù lao, ấp ven sông
Điều kiện phát triển du lịch Homestay tại các Cù lao, ấp ven sôngĐiều kiện phát triển du lịch Homestay tại các Cù lao, ấp ven sông
Điều kiện phát triển du lịch Homestay tại các Cù lao, ấp ven sông
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
 
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 

Más de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Más de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Último

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Último (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!

  • 1. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH THỊ QUỲNH GIANG NGHIÊN CỨU GIẢM GHÈO CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 8 310 102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ GƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN XUÂN KHOÁT HUẾ, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên c ứu khoa học độc lập của tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập và nghiên c ứu thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Xuân Khoát Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có ngu ồn gốc rõ ràng. Các l ập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra trên quan điểm cá nhân sau khi nghiên cứu. Luận văn không sao chép, không trùng l ặp với bất kỳ nghiên cứu khoa học đã được công bố nào. Quảng Bình, ngày 05 tháng 0 8 năm 2018 Học viên Đinh Thị Quỳnh Giang i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên c ứu tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ, tập thể khoa Kinh tế chính trị, tập thể lớp cao học Kinh tế chính trị khóa 17, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn của mình. Đồng thời qua đây, cho tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, phòng Qu ản lý Đào Tạo, Bộ phận Sau đại học, c ùng th ầy cô giáo trong trường Đại học kinh tế - Đại học Huế, UBND, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, chi cục Thống kê huyện Minh Hóa, UB D các xã Yên Hóa, Th ượng Hóa, Trọng Hóa đã quan tâm, t ận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Xuân Khoát khoa Kinh tế chính trị trường Đại học kinh tế đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày t ỏ long biết ơn các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành lu ận văn. Xin chân thành c ảm ơn! Huế, ngày 13 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Đinh Thị Quỳnh Giang ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên: ĐINH THỊ QUỲNH GIANG Chuyên ngành: Kinh t ế chính trị , định hướng đào tạo: Nghiên cứu Mã số: Niên khóa 2016 – 2018 Người hướng dẫn khoa học: NGUYỄN XUÂN KHOÁT Tên đề tài: NGHIÊN C ỨU GIẢM NGHÈO C ỦA CÁC Ộ NÔNG DÂN Ở HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên c ứu, phân tích thực trạng đói nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm giảm nghèo cho các h ộ nông dân huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hộ nghèo và các vấn đề liên quan đến nghèo và giảm nghèo ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Các phương pháp đã sử dụng: Phương pháp thu thập số liệu thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, phân tích số liệu trên cơ sở đã tổng hợp và thông qua s ố liệu điều tra. - Các kết quả chính và kết luận Trên cơ sở nghiên cứu các lý lu ận về nghèo, công tác gi ảm nghèo và m ột số kinh nghiệm giảm nghèo của một số quốc gia trên thế giới cũng như một số địa phương trong nước, cùng v ới việc nghiên cứu thực trạng nghèo của các hộ dân trên địa bàn huyện. Đề tài đã phân tích và luận giải được những nguyên nhân c ủa nghèo đói và những hạn chế trong công tác gi ảm nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian qua, giải quyết được các vấn đề mà mục tiêu nghiê n cứu của đề tài đặt ra. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất được một số giải pháp phù h ợp với tình hình thực tế của huyện Minh Hóa nh ằm đưa công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đạt được hiệu quả nhất. Huế, ngày 13 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Đinh Thị Quỳnh Giang iii
  • 5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu và chữ viết tắt Nội dung đầy đủ BCĐ Ban chỉ đạo BQ Bình quân CN Công nghi ệp CNXH Chủ nghĩa xã hội CT Chương trình DA Dự án DH Duyên hải DN Doanh nghiệp DTTS Dân tộc thiểu số GD Giáo dục GDP Tổng sản phẩm trong nước HDI hỉ số phát triển con người HPI Chỉ số nghèo khổ tổng hợp IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IUCN Tài nguyên thiên nhiên qu ốc tế KPĐT Kinh phí đầu tư LN Lâm nghiệp MPI Chỉ số nghèo khổ đa chiều NLN Nông lâm nghi ệp ADB Ngân hàng phát tri ển Châu Á PTTH Phổ thông trung h ọc SXNN Sản xuất nông nghi ệp TB&XH Thương binh và Xã hội TS Thủy sản TT Thị trấn HCS Trung học cơ sở iv
  • 6. THPT Trung học phổ thông UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển liên hợp quốc XD Xây dựng XĐGN Xóa đói giảm nghèo XH Xã hội WB Ngân hàng th ế giới ổ WHO chức y tế thế giới v
  • 7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.................................iii MỤC LỤC.................................................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................................ix MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên c ứu......................................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................3 5. Kết cấu của đề tài..............................................................................................................................3 Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ T HỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GI ẢM NGHÈO CHO CÁC H Ộ NÔNG DÂN....................................................................................4 1.1.Một số vấn đề chung về nghèo và gi ảm nghèo cho các h ộ nông dân..........4 1.1.1. Khái niệm về nghèo.................................................................................................................4 1.1.2.Khái niệm hộ nông dân, hộ nghèo...................................................................................7 1.1.3. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo.........................................................................................9 1.1.4. Các nguyên nhân c ủa đói nghèo.................................................................................15 1.1.5. Nội dung của giảm nghèo................................................................................................18 1.1.6. Sự cần thiết của việc giảm nghèo cho các h ộ nông dân................................21 1.1.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của các hộ nông dân...........23 1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo cho các h ộ nông dân ở một số nước, địa phương trong nước và bài h ọc rút ra cho huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình26 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước.......................................................................................26 1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam................32 1.2.3. Bài học kinh nghiệm giảm nghèo rút ra cho huy ện Minh Hóa, t ỉnh vi
  • 8. Quảng Bình..............................................................................................................................................36 Chương 2.THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ GI ẢM NGHÈO C ỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH...............................38 2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của huyện Minh Hóa ảnh hưởng đến giảm nghèo của các hộ nông dân................................................................................................38 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Minh Hóa.................................................................38 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.....................................................................................................40 2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình....................................................................................................................................44 2.2. Phân tích thực trạng nghèo và gi ảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa..................................................................................................................................................45 2.2.1. Thực trạng nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa.........................45 2.2.2. Quá trình thực hiện các chương trình giảm nghèo ở huyện Minh Hóa 57 2.2.3. Kết quả giảm nghèo của huyện Minh Hóa giai đoạn 2013 - 2017.........64 2.2.4. Phân tích thực trạng giảm nghèo qua điều tra các hộ nông dân................67 2.3. Đánh giá chung thực trạng giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa..................................................................................................................................................72 2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................................................72 2.3.2. Những hạn chế, bất cập.....................................................................................................74 2.3.3. Nguyên nhân c ủa kết quả đạt được và hạn chế.................................................74 Chương 3.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GI ẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH......................77 3.1. Phương hướng và mục tiêu giảm nghèo cho các h ộ nông dân ở huyện Minh Hóa..................................................................................................................................................77 3.1.1 Phương hướng giảm nghèo................................................................................................77 3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo...........................................................................................................78 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo cho các h ộ nông dân ở huyện vii
  • 9. Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình.........................................................................................................79 3.2.1. Nhóm gi ải pháp hỗ trợ hộ nghèo được tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản..................................................................................................................................................79 3.2.2. Nhóm gi ải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo...........................................................................................................................................83 3.2.3. Nhóm gi ải pháp về chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo..........................86 3.2.4. Nhóm gi ải pháp về tổ chức thực hiện.......................................................................89 KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ....................................................................................................94 1.Kết luận..................................................................................................................................................94 2. Kiến nghị.............................................................................................................................................94 TÀI LI ỆU THAM KHẢO.............................................................................................................98 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2 BẢN GIẢI TRÌNH XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN viii
  • 10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ ...... 14 Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2012-2016 huyện Minh Hóa... 40 Bảng 2.2: Tổng hợp hộ nghèo huyện Minh Hóa giai đoạn (2015 - 2017). 46 Bảng 2.3: Biến động hộ nghèo theo các tiêu chí của huyện Minh Hóa năm 2017............................................................................................. 48 Bảng 2.4: Tổng hợp diễn biến kết quả giảm nghèo năm 2017.................... 50 Bảng 2.5: Tổng hợp diễn biến hộ cận nghèo năm 2017.............................. 52 Bảng 2.6: Tổng hợp hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập năm 2017 ................ 53 Bảng 2.7: Phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.................................................................................... 56 Bảng 2.8: Tình hìnhđầu tư cho giảm nghèo giai đoạn 2013 – 2017 .......... 60 Bảng 2.9: Phân bổ vốn theo các mục tiêu của huyện Minh Hóa ( 2013 – 2017) ........................................................................................... 61 Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành nông nghi ệp của huyện Minh Hóa (tính theo giá cố định 2010 )....................................................... 64 Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu, s ản phẩm lâm nghiệp chủ yếu của huyện Minh Hóa .............................................................................................. 65 Bảng 2.13: Số liệu hộ nghèo, thoát nghèo và c ận nghèo huyện Minh Hóa giai đoạn (2012 – 2017) .............................................................. 66 Bảng 2.14: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .......................................... 68 Bảng 2.15: Bảng thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra..... 69 Bảng 2.16. Đánh giá nguyên nhân đói nghèo tại các hộ điều tra.................. 71 Bảng 2.17. Nguyện vọng của các hộ điều tra................................................ 72 ix
  • 11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tình trạng nghèo đói từ lâu đã trở thành vấn đề cấp thiết của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam, giải quyết vấn đề đói nghèo chính là giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội đảm bảo cho sự hưng thịnh của một quốc gia. Trong khi Việt Nam đang trên con đường trở thành m ột quốc gia có m ức thu nhập trung bình thì việc đảm bảo rằng không có đối tượng nào trong xã h ội bị tụt hậu ngày càng tr ở nên quan trọng. Cái nghèo đã ăn sâu bám rễ nhất là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trong các nhóm đồng bào dân t ộc thiểu số, sự bất bình đẳng và mất cân đối trong thu nhập cũng như khả năng tiếp cận các cơ hội và dịch vụ cần phải được giải quyết. Mấu chốt của vấn đề này chính là một hệ thống an sinh xã hội toàn diện và hòa nh ập, cùng v ới một chương trình mục tiêu và t ập trung về xóa đói giảm nghèo để giải quyết tình trạng nghèo đói cho người dân. Công tác gi ảm nghèo là vấn đề đang và luôn được ưu tiên trong chương trình làm việc của Chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới chứ không ch ỉ riêng ở Việt Nam. Ở nước ta có 62 huy ện nghèo theo tiêu chu ẩn của Bộ LĐTB & XH thì trong 62 huyện nghèo có huy ện Minh óa c ủa tỉnh Quảng Bình. Huyện Minh Hóa là m ột huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình.Đây là huyện nghèo nhất Quảng Bình và là một trong 62 huyện nghèo nhất nước ta. Trong những năm qua, việc giảm nghèo ở huyện Minh Hóa đã đạt được một số kết quả nh ất định nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao. Quá trình giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nh ưng vẫn nằm sát mức chuẩn nghèo với tỷ lệ còn l ớn, tỷ lệ hộ tái nghèo cao, đời sống người dân trên địa bàn nhìn chung vẫn còn nhi ều khó khăn, nhất là những xã biên gi ới có đại bộ phận là người đồng bào dân t ộc thiểu số. Thực trạng nghèo ở huyện Minh Hóa đang là vấn đề bức xúc, luôn đặt ra thách thức lớn đối với Đảng bộ và chính quyền huyện Minh Hóa c ũng như tỉnh Quảng Bình trong mục tiêu phát tri ển kinh tế - xã hội hiện nay và những năm tới. 1
  • 12. Để đảm bảo mục tiêu phát tri ển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2021 cho huyện Minh Hóa nói riêng và t ỉnh Quảng Bình nói chung việc nghiên cứu, phân tích, luận giải một cách có h ệ thống, đánh giá đúng thực trạng nghèo, từ đó đề xuất một số giải pháp đúng đắn nhất, hiệu quả nhất để giúp người dân thoát nghèo m ột cách ổn định và bền vững. Có như vậy nền kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Minh Hóa m ới có cơ hội phát triển. Xuất phát từ lý do đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu giảm nghèo của các h ộ nông dân ở huyện Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp m ột phần nào đó trong công cuộc giảm nghèo ở huyện Minh Hóa, Qu ảng Bình trong thời gian đến. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng đói nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm giảm nghèo cho các h ộ nông dân huyện Minh Hóa t ỉnh Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý lu ận và thực tiễn về giảm nghèo - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nghèo, giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình. - Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo cho các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các h ộ nghèo và các v ấn đề liên quan đến nghèo và gi ảm nghèo ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên c ứu được triển khai trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ 2013 - 2017, điều tra số liệu sơ cấp năm 2018, và đề xuất giải pháp đến năm 2022. 2
  • 13. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp đã được công b ố như: niên giám thống kê, các báo cáo v ề công tác gi ảm nghèo trên địa bàn huyện Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để phỏng vấn các hộ gia đình bao gồm: + Quy mô m ẫu: Khảo sát 120 đối tượng + Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên + Sử dụng bảng câu hỏi để điều tra về những thông tin có liên quan đối với các hộ dân trên địa bàn. 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích so sánh, thống kê, lý lu ận gắn với thực tiễn, điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn, chọn mẫu điều tra. 4.3. Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê mô t ả để mô t ả để mô t ả thực trạng công tác giảm nghèo. - Sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê để so sánh ý ki ến đánh giá về các tiêu chí điều tra đề tài. - Vận dụng phương pháp dùng dữ liệu thời gian để nghiên cứu sự biến động theo thời gian từ đó đề ra các định hướng và giải pháp. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về nghèo và gi ảm nghèo của các hộ nông dân Chương 2: Thực trạng nghèo và gi ảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình Chương 3: Phương hướng, giải pháp giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, t ỉnh Quảng Bình 3
  • 14. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN 1.1.Một số vấn đề chung về nghèo và giảm nghèo cho các hộ nông dân 1.1.1. Khái ni ệm về nghèo Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không ch ỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn t ồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau. Nhìn chung mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu c ầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành. Các khái ni ệm về nghèo đói được các tổ chức quốc tế nêu như sau: Ngân hàng th ế giới (WB) đưa ra khái niệm về đói nghèo là: Đói nghèo là sự thiếu hụt không thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm cả khía cạnh sinh lý h ọc và xã hội học. Sự thiếu hụt về sinh lý h ọc là không đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và sinh học như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục và nhà ở. Sự thiếu hụt về mặt xã hội học liên quan đến các vấn đề như bình đẳng, rủi ro và được tự chủ, tôn trọng trong xã hội. Ngân hàng phát tri ển Châu Á (ADB) đã đưa ra khái niệm nghèo như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người về cuộc sống và có m ức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên m ọi phương diện. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm về nghèo theo thu nhập là: Nghèo di ễn tả sự thiếu cơ hội để có th ể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. 4
  • 15. Thước đo các tiêu chuẩn tối thiểu đế xác định nghèo thay đổi tuỳ theo từng vùng, t ừng địa phương và theo các giai đoạn thời gian. Có th ể được hiểu một người là nghèo khi thu nh ập hàng tháng c ủa họ thấp hơn một nửa thu nhập bình quân theo người trên tháng c ủa mỗi quốc gia. Tuy nhiên các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá, phân lo ại sự nghèo đói còn ph ụ thuộc và từng vùng, t ừng điều kiện lịch sử nhất định. Liên hợp Quốc đã đưa ra hai khái niệm về nghèo, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau: Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục. Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu tối thiểu bao gồm quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng. Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tương đối phát triển theo không gian và thời gian nhất định tuỳ thuộc vào mức sống chung của xã hội. Như vậy, nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định. Từ những đánh giá trên, nhiều nhà nghiên c ứu cho rằng việc xoá dần nghèo tuyệt đối là công vi ệc có th ể làm, còn nghèo t ương đối là hiện tượng thường gặp trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là làm sao rút ng ắn khoảng cách chênh l ệch giàu nghèo và h ạn chế sự phân hoá giàu nghèo. Thực tế cho thấy có s ự không th ống nhất về quan điểm, khái niệm và với từng quốc gia khác nhau sẽ có chu ẩn mực đánh giá khác nhau. Vì thế, trên cơ sở thống nhất chung về mặt định tính, cần phải xác định thước đo mức nghèo đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng, m ỗi địa phương. Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan tháng 9.1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và tho ả mãn nh ững nhu cầu cơ 5
  • 16. bản của con người đã được xã h ội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã h ội và phong t ục tập quán của các địa phương”.[13,8] Theo định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau là khác nhau. Theo số liêu của ngân hàng thế giới thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Ở Việt Nam căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có m ức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Một cách hiểu khác: Nghèo là m ột bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn ph ụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia. Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các m ức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu c ầu tối thiểu. - Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không có kh ả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại... - Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét. - Nghèo có nhu c ầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu. Từ những đánh giá trên, nhiều nhà nghiên c ứu cho rằng việc xoá dần nghèo tuyệt đối là công vi ệc có th ể làm, còn nghèo t ương đối là hiện tượng thường gặp trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là làm sao rút ng ắn khoảng cách chênh l ệch giàu nghèo và h ạn chế sự phân hoá giàu nghèo. Hiện nay, Việt Nam đã thừa nhận khái niệm chung về nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái 6
  • 17. Lan tháng 9/1993: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nh ững nhu cầu cơ bản của con người đã được xã h ội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã - hội và phong t ục tập quán của các địa phương”.[13,8] Tương tự, có thể định nghĩa nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện, thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong nh ững lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước nh ững đột biến bất lợi, ít có kh ả năng tham gia vào các quyết định liên quan đến bản thân. Như vậy, nghèo ở Việt Nam không ch ỉ được nhìn nhận ở phương diện thiếu thốn những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn mặc, giáo dục, y tế mà ở cả phương diện thiếu những cơ hội tạo thu nhập, dễ bị tổn thương, ít có khả năng tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến bản thân. 1.1.2. Khái ni ệm hộ nông dân, hộ nghèo - Hộ nông dân: Theo Frank Ellise: “hộ nông dân là các h ộ gia đình làm nông nghi ệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình vào sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào th ị trường và có xu hướng hoạt động với độ không hoàn h ảo cao”. [13,5] Nhà khoa học Traianop cho rằng: hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định; hộ nông dân là đơn vị tuyệt đối để tăng trưởng và phát tri ển nông nghiêp. Ở nước ta có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Tác giả Lê Đình Thắng cho rằng: nông h ộ là tế bào kinh tế của xã hội là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghi ệp và nông thôn . Tác giả Đào Thế Tuấn đưa ra khái niệm: hộ nông dân là nh ững hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Theo khái niệm của Bách khoa toàn thư: Hộ nông dân (nông h ộ) là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động nông nghiệp, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn nhưng khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan v ới công nghiệp. Hay nói cách khác, nông 7
  • 18. hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất; luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh. Từ những quan niệm và khái ni ệm nêu trên có th ể hiểu: Hộ nông dân (nông hộ) là những hộ sống ở nông thôn, là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, v ừa là một đơn vị kinh doanh vừa là một đơn vị xã hội. sản xuất chính là nông nghi ệp, sống chủ yếu bằng nghề nông. Các hộ nông daan ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau như: tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,… - Khái ni ệm về hộ nông dân n ghèo: Từ khái niệm hộ nông dân đã được nêu ở trên thì hộ nông dân nghèo là h ộ dân sống ở nông thôn, s ản xuất nông nghiệp và là chính có tình trạng thu nhập chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có m ức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. - Quan niệm về giảm nghèo Giảm nghèo hay xóa đói , giảm nghèo là công vi ệc cần thiết trong mục tiêu an sinh xã hội và phát tri ển của một quốc gia. Có th ể quan niệm về xóa đói giảm nghèo như sau: Xóa đói giảm nghèo là t ổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công c ụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Xóa đói, giảm nghèo không ch ỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn là v ấn đề kinh tế - xã hội quan trọng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển sự phân hóa giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng, việc xây dựng các mục tiêu và chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm giải quyết tốt các vấn đề về an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân là m ục tiêu hàng đầu, từ đó giảm dần tỷ lệ phân hóa giàu nghèo. Vì đại đa số người nghèo của nước ta sống và làm việc ở nông thôn , nên nếu không gi ải quyết tốt vấn đề xóa đói giảm nghèo sẽ 8
  • 19. xảy ra sự mất cân bằng thiếu ổn định trong xã hội. Sự mất cân bằng trong xã hội và phân hóa giàu nghèo cao sẽ có nguy cơ dẫn đến sự phân hóa giai c ấp với hậu quả nặng nề hơn là sự bần cùng hóa, đe dọa đến sự ổn định chính trị xã hội và ảnh hưởng đến mục tiêu xây d ựng XHCN. Xuất phát từ sự cần thiết đó Đảng và Nhà nước ta đã có nh ững chính sách và mục tiêu về xóa đói giảm nghèo trong quá trình đổi mới và phát tri ển kinh tế. 1.1.3. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo - Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo trên th ế giới: + Thứ nhất, tiêu chí chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP): Chỉ số HDI là chỉ số so sánh dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản như tuổi thọ dân cư trung bình, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập bình quân trên đầu người trong năm. Chỉ số này được sử dụng trong “Báo cáo phát triển con người” năm 1997 của UNDP, bao gồm các nhân tố cụ thể: 1) Một cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ. 2) Kiến thức, được đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3). 3) Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương tính bằng đô-la Mỹ. + Thứ hai, tiêu chí đánh giá nghèo theo đường đói nghèo: Tiêu chí này được Ngân hàng Thế giới phân chia đường nghèo theo hai mức: đường nghèo về lương thực thực phẩm và đường nghèo chung. 1) Đường nghèo về lương thực thực phẩm: được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng dựa trên lượng kcalo tối thiểu cho một người/một ngày. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số tổ chức khác xác định mức calo tối thiểu và sử dụng hiện nay là 2.100 kcalo/người/ngày. Những người có m ức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đáp ứng lượng kcalo này gọi là nghèo v ề lương thực. 2) Đường nghèo chung: tính thêm chi phí các mặt hàng phi lương thực thực 9
  • 20. phẩm, cộng với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm tạo có được đường nghèo chung. + Thứ ba, tiêu chí đánh giá nghèo theo mức chi tiêu tối thiểu cho các nhu cầu cơ bản của con người: Theo tiêu chí này, năm 1997 Ngân hàng Thế giới đã đưa ra mức chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tương đương của địa phương so với thế giới để thoả mãn nhu cầu sống, theo đó mức chi tối thiểu tổng quát cho mức nghèo khổ tuyệt đối là 1 USD/người/ngày; mức nghèo là 2 USD/ người/ngày trở xuống cho các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribe; mức 4 USD/người/ngày trở xuống cho những nước Đông Âu. Từ năm 2005, Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã áp dụng mức chuẩn nghèo đối với các nước đang phát triển là 1,25 USD/người/ngày cho chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tương đương thay cho mức chuẩn nghèo trước đó vẫn dùng là mức 1 USD/người/ngày theo mức giá năm 1993. + Thứ tư, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập bình quân đầu người: Năm 1997 Ngân hàng thế giới đã đưa ra chuẩn nghèo chung cho thế giới là mức thu nhập bình quân dưới 370 USD/người/năm. Bên cạnh đó khi sử dụng chỉ tiêu này các qu ốc gia thường xác định thu nhập bình quân của hộ gia đình so sánh với thu nhập bình quân đầu người của quốc gia. Hộ có thu nh ập bình quân đầu người ít hơn 1/2 hoặc 1/3 thu nh ập bình quân đầu người của quốc gia được coi là hộ nghèo. Hiện nay, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập đang được sử dụng khá phổ biến ở các nước trên thế giới vì nó có ưu điểm là dễ sử dụng. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì nếu chỉ xét về thu nhập bình quân đầu người sẽ không phản ánh đầy đủ được sự thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Do vậy, cần phải có sự tiếp cận khác toàn diện hơn, đầy đủ hơn để đánh giá sự đói nghèo. + Thứ năm, chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI- Human Poverty Index), Chỉ số HPI đo lường sự nghèo khổ của con người trên ba lĩnh vực chính là tuổi thọ, hiểu biết và mức sống. Liên hợp quốc sử dụng HPI – 1 cho các nước đang phát triển và HPI – 2 cho các nước có thu nh ập cao OECD. HPI – 1 đo lường qua các yếu tố: 10
  • 21. 1) Tỷ lệ người không s ống đến 40 tuổi.: tỷ lệ người trưởng thành mù ch ữ 2) Tỷ lệ phần trăm dân số không được tiếp cận với nguồn nước sạch 3) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo đói càng lớn; ngược lại HPI càng nhỏ thì mức độ nghèo đói càng thấp, nếu HPI về đến giá trị 0 thì về cơ bản quốc gia đó không còn tình tr ạng nghèo đói. Đấy là lập luận về mặt lý thuy ết, còn trên th ực tế chỉ có th ể không còn ng ười nghèo tuyệt đối, song không bao gi ờ hết nghèo tương đối do khoảng cách thu nhập và mức sống của các nhóm dân cư của từng quốc gia vẫn tồn tại. Một điểm cần lưu ý là khi nghiên c ứu chỉ tiêu PI, có th ể cảm giác nó không liên quan nhiều lắm tới nhu cầu chi tiêu hay thu nhập của gia đình, nhưng trên thực tế các chỉ tiêu thành ph ần của HPI có liên quan ch ặt chẽ đến nhu cầu chi tiêu và thu nhập của con người. Nếu thu nhập thấp, nhu cầu chi tiêu không đảm bảo sẽ làm cho sự thiếu hụt trong việc tiếp cận đến các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục… tăng lên. Chính mối quan hệ đó nói lên bản chất và tính đa dạng của nghèo đói. HPI – 2 đo lường qua các yếu tố: 1) Tỷ lệ trẻ sinh ra không s ống đến 60 tuổi (%) 2) Tỷ lệ người trưởng thành thiếu kỹ năng đọc viết chức năng 3) Dân số có m ức thu nhập dưới 50% của mức trung bình 4) Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (kéo dài trên 12 tháng) + Thứ sáu , chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI- Multidimensional Poverty Index), Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI) được phát triển, ứng dụng bởi OPHDI (Oxford Poverty and Human Development Initiative) trực thuộc trường đại học Oxford, MPI thay thể chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) đã được nêu trong các báo cáo phát triển con người thường niên từ 1997 và được sự dụng khá phổ biến trong các báo cáo về đói nghèo từ năm 2010. MPI đánh giá được một loạt các yếu tố quyết định hay những thiếu thốn, túng qu ẫn theo các cấp độ của hộ gia đình trên 3 khía cạnh đó là: giáo dục, sức khoẻ và mức sống: 11
  • 22. • Khía cạnh Giáo dục có hai đại lượng chỉ thị đó là số năm đi học và việc đến lớp của trẻ em. • Khía cạnh Sức khoẻ có hai đại lượng chỉ thị đó là số trẻ tử vong và sự suy dinh dưỡng. • Khía cạnh Mức sống có 6 đại lượng chỉ thị đó là mức sử dụng điện, đồ gia dụng tiện ích (tiên tiến), việc sử dụng nước sạch, sàn nhà ở, nguồn năng lượng sinh hoạt và giá trị tài sản sở hữu. - Chỉ số nghèo khổ đa chiều là một khái niệm mới được WB và UNDP quan tâm và s ử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong phương pháp xác định MPI do cần phải xác định được “điểm cắt chỉ thị” của sự nghèo khổ cho từng đại lượng chỉ thị, trong khi các thông tin này đòi h ỏi phải được xác định khá phức tạp, nên tiêu chí hiện nay chưa được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về đói nghèo. - Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam Để xác định được ngưỡng nghèo thì điểm mấu chốt của vấn đề phải xác định được chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo biến động theo thời gian và không gian, nên không thể đưa ra được một chuẩn mực chung cho nghèo để áp dụng trong công tác gi ảm nghèo, mà cần phải có ch ỉ tiêu, tiêu chí riêng cho từng vùng, mi ền ở từng thời kỳ lịch sử. Nó là một khái niệm động, do vậy phải căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính và qua điều tra, khảo sát, nghiê n cứu nước ta đã đưa ra mức chuẩn về nghèo phù h ợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong từng giai đoạn. Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu vẫn xác định chuẩn nghèo theo chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người theo tháng hoặc theo năm. Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị hoặc bằng hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực quy thóc để đánh giá. Ngoài ra còn m ột số chỉ tiêu chế độ dinh dưỡng (calo/người), mức chi nhà ở, chi ăn mặc, chi tư liệu sản xuất, điều kiện học tập, điều kiện chữa bệnh, đi lại. Các tiêu chí đánh giá nghèo khác nh ư HDI, HPI cũng đã được sử dụng, nhưng chủ yếu là sử dụng trong các công trình nghiên cứu kinh tế xã hội hoặc tính toán trên phạm vi quốc gia để xác định mức độ phát triển trong so sánh với các nước khác trên th ế giới. 12
  • 23. Tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện việc điều tra, khảo sát các ch ỉ tiêu kinh tế - xã hội, nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ, căn cứ vào đề xuất đó Chính phủ công b ố mức chuẩn nghèo cho từng giai đoạn (xem bảng 1.1). Từ năm 1993 đến nay Việt Nam đã có 7 lần thay đổi chuẩn nghèo, các m ức chuẩn nghèo của Việt Nam trong 3 giai đoạn đầu: giai đoạn 1993-1994, giai đoạn 1995-1997 và giai đoạn 1998-2000 chúng ta s ử dụng mức chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính quy đổi bằng gạo (kg/người/tháng); mức chuẩn nghèo các giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006 - 2010 vẫn được tính theo thu nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính bằng giá trị (đồng/người/tháng); mức chuẩn hộ nghèo trong giai đoạn 2011-2015 là hộ có mức thu nhập bình quân đến 400.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và đến 500.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và t ừ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Giai đoạn từ 2016 – 2020 chúng ta s ử dụng tiêu chí thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng như sau: + Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nh ập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nh ập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nh ập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nh ập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 13
  • 24. Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ Giai đoạn Đơn vị tính Hộ nghèo 1. Giai đoạn 1993-1994 ≤ mức Vùng nông thôn kg gạo/người/tháng 15 Vùng thành th ị kg gạo/người/tháng 20 2. Giai đoạn 1995-1997 kg gạo/người/tháng Vùng nông thôn mi ền núi, h ải đảo kg gạo/người/tháng 15 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du kg gạo/người/tháng 20 Vùng thành th ị kg gạo/người/tháng 25 3. Giai đoạn 1998-2000 Vùng nông thôn mi ền núi, h ải đảo đồng/người/tháng 55.000 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du đồng/người/tháng 70.000 Vùng thành th ị đồng/người/tháng 90.000 4. Giai đoạn 2001-2005 Vùng nông thôn mi ền núi , hải đảo đồng/người/tháng 80.000 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du đồng/người/tháng 100.000 Vùng thành th ị đồng/người/tháng 150.000 5. Giai đoạn 2006-2010 đồng/người/tháng Vùng nông thôn đồng/người/tháng 200.000 Vùng thành th ị đồng/người/tháng 260.000 6. Giai đoạn 2011-2015 Vùng nông thôn đồng/người/tháng 400.000 Vùng thành th ị đồng/người/tháng 500.000 7. Giai đoạn 2016 – 2020 Vùng nông thôn đồng/người/tháng 700.000 Vùng thành th ị đồng/người/tháng 900.000 (Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã h ội) 14
  • 25. Sự thay đổi từ việc lấy mức chuẩn nghèo bằng hiện vật (gạo) sang chuẩn nghèo bằng giá trị (tiền) đã cho thấy công cu ộc giảm nghèo của Việt Nam có m ột bước tiến mới, thể hiện sự tiến bộ trong tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo. Mặt khác, chuẩn nghèo Việt Nam thường xuyên được nâng lên nh ằm tiếp cận với chuẩn nghèo thế giới khẳng định quyết tâm xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Gần đây, Chính phủ thường công b ố thay đổi tăng mức chuẩn nghèo 5 năm một lần và trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử Quốc hội là một căn cứ quan trọng cho các định hướng và giải pháp giảm nghèo trong từng giai đoạn của Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế Việt Nam cũng đang tiếp cận đến vấn đề nghèo đa chiều trong chuẩn nghèo của Việt Nam. 1.1.4. Các nguyên nhân c ủa đói nghèo Có r ất nhiều nguyên nhân d ẫn đến việc đói nghèo có những nguyên nhân mang tính khách quan và cũng có những nguyên nhân mang tính chủ quan. Nghiên cứu về các nguyên nhân d ẫn đến sự đói nghèo này cho ta thấy được cái nhìn tổng thể hơn về nghèo đói của các hộ nông dân. Có th ể phân chia các nguyên nhân c ủa đói nghèo thành 2 nhóm sau: - Nhóm nguyên nhân ch ủ quan: Bao gồm trình độ học vấn, thu nhập, vốn, … + Về trình độ học vấn: Hầu hết người nghèo đều có trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết, vì thế khả năng tiếp cận cũng như tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất là không có ho ặc b ị hạn chế. Mức độ kiến thức hạn chế vì thế họ không có kh ả năng tiếp cận thị trường cũng như phân tích thị trường điều này cũng kéo theo việc sản xuất của họ không đạt hiệu quả và khả năng tiêu thụ khi có s ản phẩm cũng rất kém. Đây chính là nguyên nhân khiến thu nhập của họ thấp và dẫn đến việc nghèo đói. Bên cạnh đó trình độ học vấn thấp cũng ảnh hưởng không nh ỏ đến việc nuôi dạy con cái làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số không ch ỉ trong hiện tại mà cả thế hệ tương lai. 15
  • 26. + Về vốn: Đa số những người nghèo đều là những người có xu ất phát điểm thấp, có ngh ĩa là họ đều là những người không có điều kiện về kinh tế, về vốn, tài sản cũng như những điều kiện tối thiểu khác cần để đảm bảo cho việc sản xuất được hiệu quả. Mức thu nhập của những người nghèo hầu như chỉ đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày và c ũng có thể là chưa đủ để đảm bảo nhu cầu sống hàng ngày vì thế đây cũng là nguyên nhân gây ra s ự nghèo đói của những người nông dân, hay các nông h ộ. + Về lao động: họ hầu hết là lao động chân tay sản xuất thô sơ theo hướng tự cung tự cấp, là lao động nông nghi ệp sản xuất thô là ch ủ yếu. Họ không áp d ụng khoa học công ngh ệ cũng như sản xuất mang tính kỹ thuật. Vì thế năng suất lao động thường rất thấp. Và các h ộ gia đình nghèo thường rất đông con số lượng lao động tính theo hộ đông nhưng lại không có ch ất lượng, tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo thường còn r ất cao. Việc sinh nhiều con hạn chế sức lao động của người mẹ đồng thời cũng làm tăng các khoản sinh hoạt phí khác lên cao do việc nuôi con nhỏ. Như vậy việc sinh đẻ nhiều làm cho quy mô gia đình tăng lên và làm cho tỷ lệ người ăn theo cao hơn là người có kh ả năng lao động đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của các hộ nông dân. + Về tệ nạn xã hội: Trình độ văn hóa thấp, khả năng tiếp cận cũng như vốn về xã hội hạn chế làm cho việc tiếp cận và nhận thức các tệ nạn xã hội bị hạn chế điều này cũng dẫn đến việc gia tăng các tệ nạn xã hội ở các hộ nghèo là r ất cao. Dễ lây nhiễm hay sa đà vào các tệ nạn xã hội không t ập trung và chú ý vào công vi ệc sản xuất cũng như cải thiện thu nhập cho gia đình điều này làm gia tăng khả năng nghèo ngày càng cao. Nhóm nguyên nhân khách quan: Bao gồm những biến động về chính trị xã hội, chiến tranh, thiên tai,.. + Biến động về chính trị, chiến tranh: Nguyên nhân này có ảnh hưởng không nh ỏ đến sự nghèo đói của các hộ nông dân. Chi ến tranh xảy ra không th ể tránh khỏi sự tàn phá của nó trước hết là về sức người, tài sản, sau đó là đến đất đai làm ảnh hưởng đến công vi ệc sản xuất kéo 16
  • 27. theo rất nhiều hệ lụy, làm cho người nông dân tr ở nên thiếu thốn mọi thứ và dẫn đến nghèo là điều không th ể tránh khỏi. + Các nguyên nhân v ề thời tiết, thiên tai: Người nông dân ch ủ yếu sống bằng nghề nông, và s ản xuất nông nghi ệp phụ thuộc rất lớn từ yếu tố thời tiết. Những vùng th ời tiết khắc nghiệt thiên tai xảy ra thường xuyên như: hạn hán, bão l ụt,... gây ra những hậu quả rất nặng nề. Những hộ nôn g dân với khả năng kinh tế thấp không có s ự tích lũy về vốn cũng như kỹ thuật, khả năng chống chọi với sự tác động của thời tiết rất hạn chế. Vì thế rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, ảnh hưởng đến công vi ệc sản xuất của họ nên rất dễ nghèo và tái nghèo nếu gặp những biến cố này vì họ không đủ khả năng để vực dậy sau thiên tai. + Rủi ro: Rủi ro ở đây là do các yếu tố như ốm đau, bệnh tật, tai nạn,.. Những người nghèo họ có m ức sỗng thấp, khả năng phòng ng ừa bệnh tật, tai nạn lao động rất thấp vì thế rất dễ bị ốm đau và tai nạn bất thường. + Những cơ chế, chính sách: Các cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước có vai trò quyết định đến công tác giảm nghèo của người nông dân. S ự đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, các yếu tố khuyến khích sản xuất cho các hộ nông dân, như hỗ trợ vốn, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, k ỹ thuật sản xuất,.. còn h ạn chế chưa đồng bộ của Đảng và nhà nước làm cho năng lực sản xuất của nông h ộ chưa được nâng cao. Trước đây chính cơ chế quản lý và chính sách kinh t ế không phù hợp là nguyên nhân d ẫn đến sự nghèo đói kéo dài của các hộ nông dân. Th ời kỳ sau giải phóng khi chi ến tranh mới qua đi những tàn l ụi nó để lại chưa thể khắc phục, nền kinh tế bị tụt hậu và nghèo đói. Chính sách kinh tế bao cấp, hạn chế tự do sản xuất của người dân đã làm nền kinh tế của nước ta bị trì trệ thêm và làm tăng thêm sự nghèo đói cho xã hội. Người nông dân s ản xuất theo tập thể, theo chỉ tiêu đã hạn chế năng lực sản xuất của họ, không gi ải phóng được năng lực sản xuất. Từ sau Đại hội 6 của Đảng năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa ở nước ta, với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ và phong cách lãnh đạo; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới 17
  • 28. hệ thống chính trị và các l ĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đặc biệt là thực hiện đổi mới nền kinh tế xóa b ỏ cơ chế tập trung, bao cấp thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới mở ra thời kỳ mới đã tăng được sức sản xuất và cải thiện nền kinh tế của nước ta. Như vậy có th ể thấy cơ chế quản lý, các chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nghèo của một quốc gia. Nên đây cũng là nguyên nhân chính của sự nghèo đói mà chúng ta c ần phải quan tâm khi xem xét về vấn đề nghèo đói của các hộ nông dân. 1.1.5. Nội dung của giảm nghèo Trong chương trình và mục tiêu xóa đói giảm nghèo được xây dựng dựa trên mục tiêu cải thiện đời sống của người dân, nâng cao ch ất lượng đời sống phát triển kinh tế xã hội. Nội dung của giảm nghèo tập trung chủ yếu vào các ho ạt động: xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống của nhân dân thông qua vi ệc cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế chú tr ọng vào hoạt động cải thiện và nâng cao ch ất lượng giáo dục. Ở nước ta công cu ộc xóa đói giảm nghèo rất được Đảng và nước ta chú tr ọng xây dựng và thực hiện từ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay. Quá trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta được thực hiện qua từng giai đoạn phát triển của đất nước và đươc thể hiên qua một số nội dung sau: - Thứ nhất, tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo: Khi đánh giá vấn đề nghèo đói, các tổ chức quốc tế cũng như các nước khác nhau lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau. Song cách xác định và mức độ cụ thể có những khía cạnh khác nhau. Để làm căn cứ tính toán mức nghèo đói người ta đều thống nhất dựa vào hai loại chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân người/tháng hoặc năm và được đo bằng chỉ tiêu giá tr ị hoặc hiện vật quy đổi. + Chỉ tiêu phụ: Dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc, y tế, giáo dục và các điều kiện đi lại. 18
  • 29. Như vậy, tăng thu nhập cho đối tượng nghèo là n ội dung cần được quan tâm nhất đối với công tác xoá đói giảm nghèo. Phần lớn người nghèo ở các nước đang phát triển nói chung và Vi ệt Nam nói riêng phụ thuộc vào thu nhập từ sức lao động, từ công việc trên mảnh đất của họ, từ tiền lương hay từ những hình thức lao động khác. Tình trạng thiếu việc làm và năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp là khá ph ổ biến đối với người nghèo. Vì vậy, để tăng thu nhập cho người nghèo phải có các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất…. để hỗ trợ tăng năng suất lao động và tạo việc làm cho người nghèo là cơ bản nhất. + Thứ hai, giải quyết việc làm cho người nghèo: Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và chính sách việc làm cũng chính là nội dung chính trong công tác xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Có th ể nói đại bộ phận người nghèo chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa . Lao động chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ lao động thấp do vậy thu nhập của họ rất thấp. Và một số lao động nghèo không tìm được việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp của người nghèo là khá cao. Trong chương trình xóa đó giảm nghèo chính phủ đã chú trọng và thực hiện rất nhiều các chính sách giải quyết việc làm cho người nghèo như: : Nhà nước đã ban hành nhi ều chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, thanh niên: hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo; Quyết định số 32/2007/QĐ- TTg ngày 05/3/2007 v ề việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân t ộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 v ề vay vốn phát tri ển sản xuất cho hộ dân tộc; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duy ệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo b ền vững giai đoạn 2009-2020. 19
  • 30. Hệ thống chính sách và giải pháp thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn được xem là một trong những chính sách cơ bản nhất của quốc gia. Chính sách việc làm nhằm giải quyết thoả đáng nhu cầu việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm; góp ph ần đảm bảo an toàn, ổn định và phát tri ển xã hội. + Thứ ba, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với người nghèo, vùng nghèo Phần lớn người nghèo tập trung chủ yếu ở v ùng nông thôn, nh ất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nh ững nơi này thường xa các trung tâm kinh tế và dịch vụ xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với những vùng khác. Phổ biến là tình trạng thiếu điện, thiếu nước tưới, nước sinh hoạt, thiếu thông tin, thiếu chợ đầu mối, giao thông đi lại khó khăn vv… Do đó, năng suất lao động thấp, trong khi đó giá cả của sản phẩm do người sản xuất bán lại rẻ do vận chuyển khó khăn. Cơ hội tự vươn lên của người nghèo ở những vùng này l ại càng khó khăn hơn. Điều đó cho thấy rằng: Nhà nước phải tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn là một nội dung quan trọng trong công tác XĐGN, nhất là ở nước ta hiện nay. Một nội dung quan trọng nữa của công tác XĐGN là phải tạo điều kiện để giúp người nghèo tiếp cận có hiệu quả với các dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, tín dụng và tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ vv… Hỗ trợ người nghèo về y tế để họ có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, hạn chế được bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản xuất sức lao động, đây là yếu tố quan trọng để tăng trưởng về phát triển. + Thứ tư, nâng cao trình độ nhận thức cho người dân: Nghèo thường gắn liền với dân trí thấp, do nghèo mà không có điều kiện đầu tư cho con cái học hành. Dân trí thấp thì không có kh ả năng để tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và không có kh ả năng tiếp cận với những tiến bộ văn minh của nhân loại nên dẫn đến nghèo về mọi mặt (kinh tế và 20
  • 31. tinh thần, chính trị). Vì vậy, để giảm nghèo cần phải nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết cho người nghèo là gi ải pháp có tính chiến lược lâu dài. Người nghèo là nh ững người có thu nhập thấp nên những lao động nghèo thường thiếu vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu thông tin thị trường và thiếu kiến thức về khoa học công nghệ. Do vậy, hoạt động XĐGN phải hỗ trợ cho người nghèo có được sự tiếp cận tốt hơn những yếu tố trên. 1.1.6. Sự cần thiết của việc giảm nghèo cho các h ộ nông dân Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang đổi thay mạnh mẽ, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa là m ột xu thế tất yếu không th ể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, nhiều nước, nhiều quốc gia, dân tộc đang có nhiều cơ hội đổi thay và phát tri ển, có nhi ều điều kiện để xây dựng một xã hội có n ền kinh tế tăng trưởng cao và nhanh, tuy nhiên cũng có rất nhiều quốc gia, dân tộc đang gặp phải thách thức to lớn như bất ổn xã hội, thất nghiệp và đói nghèo…, nên đòi h ỏi các quốc gia phải quan tâm hàng đầu đến phát triển một xã hội công b ằng, dân chủ và tiến bộ. Đây chính là đòi h ỏi khách quan của việc xây dựng một xã hội phồn vinh trong hiện tại và tương lai. Chính vì lẽ đó, nếu thiếu một trong hai mặt (kinh tế và xã h ội) nêu trên thì xã hội đó khó có th ể phát triển được hoặc phát triển không toàn di ện, không b ền vững. Xóa đói, giảm nghèo là chi ến lược quan trọng của nhiều quốc gia. Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hóa giàu nghèo di ễn ra rất nhanh, nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và gi ải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có th ể đạt được mục tiêu xây d ựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại. Do đó trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội thời kỳ 1996-2000 nhà nước đã xây d ựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia. Xoá đói giảm nghèo không ch ỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là v ấn đề kinh tế -xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. 21
  • 32. Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo về văn hoá, xã hội .Vì vậy, phải tiến hành thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các h ộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, h ải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn qu ốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát tri ển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao đông ở nông thôn vào sản xuât tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được xem như là 1 giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoạt cho phát triển ở nông thôn, nhằm xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đó là con đường để cho mọi người vượt qua đói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói giảm nghèo. Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của chủ tịch Hồ Chí Minh:" Giúp đỡ người vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm". Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không ch ỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát tri ển kinh tế nông thôn còn là n ền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát tri ển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa xóa đói giảm nghèo còn có ý ngh ĩa to lớn về mặt chính trị xã hội. Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc t ốt sức khoẻ nhân dân, giúp h ọ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đồng thời hạn chế và xoá b ỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái. 22
  • 33. Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhi ệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá và do v ậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã h ội làm chệch hướng XHCN của sự phát triển kinh tế -xã hội. Không giải quyết thành công các chương ttrình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát tr iển và phát tri ển bền vững sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khai thác và phát tri ển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới ttrình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu. 1.1.7. Những nhân t ố ảnh hưởng đến giảm nghèo của các h ộ nông dân 1.1.7.1. Sự phát tri ển kinh tế - xã h ội Có th ể thấy quy luật phát triển không đồng đều làm cho đời sống kinh tế - xã hội có s ự phân chia rõ r ệt giữa vùng nông thôn và thành th ị, giữa vùng đồng bằng và vùng sâu, vùng xa, vùng dân t ộc thiểu số. Khi nền kinh tế phát triển một số bộ phận dân cư sẽ nắm bắt được cơ hội sẽ phát triển, giàu lên do thích nghi được với môi trường mới nhưng ngược l ại một số bộ phận không nh ỏ sẽ không theo k ịp sự phát triển và có th ể bị tụt hậu, mất đất đai mất cơ hội sản xuất. Khi nhà nước ta thực hiện đổi mới xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền sản xuất hàng hóa các thành ph ần kinh tế hoạt động mở cửa và hội nhập, thực hiện CNH, HĐH trong sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Việc phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường khiến cho đại bộ phận các hộ nông dân ở nông thôn và vùng dân t ộc thiểu số chưa thể thích nghi kịp thời, mặc dù nhà nước đã có các chính sách h ỗ trợ như: trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, vốn, … Sản xuất của các hộ nông dân vẫn còn nhiều hạn chế do tư liệu sản xuất còn mang tính thủ công l ạc hậu, cơ chế thị trường còn nhi ều bất cập vì thế sự phát triển kinh tế xã hội mặc dù là cơ hội nhưng cũng là thách th ức và là y ếu tố có tác động 23
  • 34. mạnh đến công tác gi ảm nghèo cho các hộ nông dân . Bên cạnh đó chính sách phát triển kinh tế đặt nặng phát triển công nghi ệp nặng trong một thời gian dài cũng có mặt phiến diện của nó là làm ảnh hưởng lớn đến môi trường như: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên c ũng chính là nguyên nhân gây ra s ự nghèo đói cho hộ nông dân. 1.1.7.2. Chất lượng nguồn nhân l ực Hộ nông dân nghèo và người nghèo nói chung v ừa là chủ thể và là khách thể của quá trình giảm nghèo. Tuy nhiên đại bộ phận người nghèo đều ở vùng nông thôn, có trình độ dân trí thấp. Bản thân hộ nghèo và cộng đồng người nghèo chưa ý thức được ý nghĩa then chốt, tầm quan trọng cũng như nội dung của việc thoát nghèo. Họ là những người lao động bằng chân tay, lao động thô, lao động có trình độ thấp vì thế ý th ức vươn lên để thoát nghèo c ủa họ chưa có. Để đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng cần phải có s ự chủ động, tính tích cực của hộ nghèo được thể hiện thông qua ý th ức vươn lên tự thoát nghèo c ủa họ. Nếu không có s ự chủ động này thì mọi sự hỗ trợ từ bên ngoài cho gi ảm nghèo sẽ không đạt hiệu quả, thậm chí còn có tác dụng tiêu cực đó là tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông ch ờ vào sự hỗ trợ, thụ động trong vươn lên thoát nghèo. Do đặc điểm các hộ nông dân nghèo th ường tập trung ở những vùng sâu, vùng khó khăn, lại mang nhiều tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, không thích đổi mới nên để họ tự giác ý th ức trong việc giảm nghèo là rất khó khăn và lâu dài. Do v ậy, cần phải có nh ững chính sách phù hợp, kết hợp với việc tuyên truyền, vận động các hộ nông dân nghèo t ập trung các nguồn lực của bản thân bao gồm đất đai, lao động, tiền vốn và các yếu tố khác như các phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá, v.v., chủ động tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để tạo ra nội lực vươn lên thoát nghèo, không bị tái nghèo. Và để công tác xóa đói giảm nghèo đạt được hiệu quả ổn định và lâu dài thì cần phải nâng cao trình độ cũng như nhận thức cho các hộ nông dân th ô ng qua giáo dục như cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động, …. 24
  • 35. 1.1.7.3. Trình độ khoa học – công ngh ệ, kết cấu hạ tầng Trình độ khoa học – công ngh ệ cũng như kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác gi ảm nghèo của một quốc gia trong đó kết cấu hạ tầng có vai trò quyết định. Kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù c ủa cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, nó đảm bảo những điều kiện chung cho sản xuất và tái s ản xuất của xã hội. Nó là n ền tảng vật chất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, quyết định đến trình độ phát triển của đất nước. Kết cấu hạ tầng phát triển cao thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng giảm vì thế trình độ phát triển kết cấu hạ tầng có tác động mạnh đến công tác xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Ngược lại kết cấu hạ tầng thiếu và yếu sẽ gây sự ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực khó h ấp thu vốn đầu tư ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã đầu tư khoảng 9- 10% GDP hàng năm để đầu tư vào giao thông, viễn thông, nước, vệ sinh,.. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông nông thôn đem đến tác động cao nhất đối với giảm nghèo ở Việt Nam. Như vậy có th ể thấy yếu tố về kết cấu hạ tầng, trình độ khoa học là nhân t ố có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến côn g tác xóa đói giảm nghèo. 1.1.7.4. Các ch ủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về giảm nghèo Để đạt được mục tiêu thực hiện giảm nghèo một cách hiệu quả và ổn định nhất thì vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó chính là các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phù h ợp sẽ mang lại hiệu quả cao và tích cực, mà trong đó Nhà nước là nhân tố quan trọng, quyết định. Đảng và Nhà nước đóng vai trò ch ủ đạo từ việc xây dựng chủ trương, ban hành các chính sách, xây d ựng cơ chế điều hành, tạo nguồn vốn, và tổ chức thực hiện. Nhà nước sử dụng nguồn lực của đất nước như: các chính sách thuế, phát triển 25
  • 36. công nghi ệp, thương mại, dịch vụ để hỗ trợ giảm nghèo cho các hộ nông dân. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước quyết định đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo của quốc gia. 1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo cho các hộ nông dân ở một số nước, địa phương trong nước và bài học rút ra cho huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Sau khi cách mạng thành công (1949), có th ể chia quá trình phát triển kinh tế ở Trung Quốc làm hai giai đoạn: từ năm 1949 - 1977 là thời kỳ xây dựng CNXH theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và từ năm 1977 đế n nay thực thiện cải cách kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tuy ở Trung Quốc sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm giàu nghèo không lớn nhưng số dân đói nghèo rất cao. Từ năm 1985 - 1988, chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân c ư giàu nhất với nhóm dân c ư nghèo nhất chỉ 6,5 lần và hệ số Gini chỉ là 0,3. Nếu theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung ương, Trung Quốc là nước có thu nh ập 100 nhân dân tệ/người/ năm, thì số người nghèo ở nông thôn năm 1978 là 250 triệu người (chiếm 30% dân số), đến năm 1985 chỉ còn 125 triệu người và năm 1998 chỉ còn 43 triệu người. Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế phân hoá giàu nghèo và thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Có th ể phân loại các biện pháp được thực hiện xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc thành 2 nhóm: nhóm các bi ện pháp chung và nhóm các bi ện pháp trực tiếp XĐGN. - Nhóm các bi ện pháp chung ở Trung Quốc đã được thực hiện rất phong phú và thay đổi từng thời kỳ, cụ thể như: duy trì sự ổn định về chính trị xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho mọi người; điều tiết hợp lý giữa thu nhập và phân ph ối; tạo việc làm thông qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông thôn, chú ý thích đáng đến phát triển đều ở các vùng. - Nhóm các bi ện pháp trực tiếp như là: xây d ựng các mô hình, chỉ đạo làm điểm cho từng vùng, t ừng địa phương để làm hình mẫu, làm đầu tàu “lan toả”, huy 26
  • 37. động mọi nguồn lực cho XĐGN; chuyển nền kinh tế nông nghi ệp từ sản xuất tập trung sang sản xuất tư nhân với mô hình kinh tế hộ gia đình và giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân; hỗ trợ chuyển giao công ngh ệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn; hỗ trợ tích cực về truyền thông, giáo d ục, y tế, nhà ở cho các hộ nghèo và vùng khó khăn. Hiện nay Trung Quốc lại là nước có tỉ lệ số người ở mức nghèo khổ rất thấp. 1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan đã xác định tầm quan trọng của việc chiếm hữu đất và việc chuyển dịch tỉ lệ diện tích đất theo hướng có lợi và cơ hội kiếm được việc làm tăng lên, đặc biệt là trong khu vực phi nông nghiệp. Thái Lan đã áp d ụng chính sách giảm nghèo ở từng vùng tr ọng điểm thông qua chính sách đất đai, giải quyết việc làm, ưu tiên ở những vùng không có đất đai và đạt được kết quả cao, giảm mức đói nghèo từ 59% năm 1962 xuống còn 26% năm 1986. Sau này, Thái Lan đã áp d ụng mô hình gắn liền chínhsách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn qua việc phát triển các xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn nhằm giảm nghèo. Nhờ vậy tỉ lệ đói nghèo của Thái Lan đã giảm từ 30% ở thập kỷ 80 xuống còn 23% vào năm 1990. Trong báo cáo trình Chính phủ tháng 6-2003, Ủy ban Quốc gia Phát triển Kinh tế - xã hội (NESDB) thừa nhận vẫn còn chênh l ệch rất lớn về thu nhập ở Thái Lan. Hơn một nửa thu nhập toàn quốc của Thái Lan đang thuộc quyền kiểm soát của xấp xỉ 20% dân số. Theo số liệu của một cơ quan nghiên cứu Thái Lan, năm 2001 vẫn còn kho ảng 8,2 triệu người Thái (xấp xỉ 13% dân số) thuộc diện nghèo đói, 80% số này sống ở nông thôn. Tháng 11 năm 2004, Chính phủ Thái Lan chính thức công bố kế hoạch sáu năm xóa đói nghèo. Bước đầu, tám trong số 76 tỉnh của Thái Lan được chọn để thực hiện thí điểm từ 5-1-2004. Người dân tại tỉnh này được yêu cầu đăng ký và trình bày hoàn c ảnh để các cơ quan chức năng xem xét hỗ trợ. Tạm thời, việc giải quyết dự kiến phân theo bảy nhóm: nông dân không có đất, người không có nhà ở, người 27
  • 38. làm ăn bất chính, nạn nhân từ những vụ lừa đi lao động nước ngoài, sinh viên hoàn cảnh khó khăn, người bị vỡ nợ và người thu nhập thấp thiếu nhà ở. Nông dân Thái L an, thiếu điều kiện tiếp xúc với các nguồn tài nguyên và chưa thể đưa sản phẩm, kiến thức của mình hoà nhập vào hoạt động của thị trường. Do đó, với chương trình "Mỗi làng một sản phẩm", chính phủ Thái Lan đang giúp tìm các kênh phân phối, lưu thông hàng để hỗ trợ cho người nông dân tiêu thụ sản phẩm của họ. Các nhà so ạn thảo chiến lược kinh tế trước đây của Thái Lan tập trung vào thúc đẩy công nghiệp, thành thị chứ không chú trọng tới nông nghiệp và nông thô n. Chính vì vậy, ở Thái Lan nảy sinh tình trạng bộ phận khá lớn dân số bị đặt ngoài quá trình công nghiệp hóa, thương mại hóa. Thái Lan nhận thấy rằng thành quả của công nghi ệp hóa gắn liền tình trạng lệ thuộc quá mức vào thị trường thế giới. Bởi lẽ, hầu như toàn bộ lĩnh vực công nghiệp Thái Lan phát triển nhờ vào đầu tư nước ngoài và s ản xuất để xuất khẩu. Chính cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã cho Thái L an bài học kinh nghiệm rằng chớ phụ thuộc quá nhiều vào thị trường ngoài nước. Bài học ấy cũng là một trong những động lực thúc đẩy Chính phủ đương nhiệm ở Thái Lan hướng quan tâm vào nông thôn, nông nghi ệp và thị trường nội địa. Vừa qua, Thái Lan đã tuyên bố khởi động Quy hoạch phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, Quy hoạch này nằm trong dự án Hoàng gia mang tên "Anh hùng vô danh ", nhằm tích cực tìm kiếm hợp tác với các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp tư nhân, đồng thời khuyến khích tổ chức xã hội và cá nhân tham gia sự nghiệp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn . Theo người phụ trách dự án này, trong 5 năm tới, dự án này dự định sẽ giúp giải quyết vấn đề đói nghèo cho hơn 20 triệu người trong khoảng 24.000 thôn làng Thái Lan. Những năm qua, Chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh hỗ trợ tài chính cho nông thôn và nông nghi ệp, đặc biệt là tháng 9 năm nay Nội các Thái Lan đã phê chuẩn gói kích thích kinh tế trị giá 136 tỉ Bạt Thái Lan, ủng hộ mạnh mẽ việc phát triển sự 28
  • 39. nghiệp xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn Thái Lan. Điều đáng chú ý là, dự án Hoàng gia bắt đầu từ thập kỷ 60 thế kỷ trước đã phát huy vai trò quan trọng. Dự án Hoàng gia do Nhà vua Thái Lan đưa ra năm 1969, nhằm giải quyết vấn đề thoái hóa rừng, đói nghèo ở nông thôn cùng nạn trồng cây thuốc phiện nghiêm trọng ở vùng miền Bắc Thái Lan lúc đó. Trong phát triển sau này, dự án này dần trở thành một trong những trụ cột then chốt phát triển nông thôn và nông nghi ệp Thái Lan, dẫn dắt nông dân vùng rộng lớn hơn thoát nghèo. Trong quá trình giúp tăng thu nhập cho người nông dân , dự án Hoàng gia đã du nhập cơ chế thị trường, đưa hàng nông sản nằm trong diện che phủ của dự án vào thương hiệu thống nhất, giúp nông dân k ết nối với thị trường bằng hình thức hợp tác xã, đảm bảo kênh tiêu t hụ sản phẩm. Tại tỉnh Chiang Mai, người phụ trách Văn phòng dự án Hoàng gia ở địa phương cho biết, nơi đây độ cao tuyệt đối hơn 800 mét, vấn đề đói nghèo của nông dân khá nghiêm trọng. Từ thập kỷ 80 thế kỷ trước đến nay, dự án này dốc sức mở rộng trồng cây cà phê, giúp nông dân thoát nghèo. Để mở rộng kênh tiêu thụ, họ tổ chức nông dân thành lập hợp tác xã, tập trung sản phẩm vào một thương hiệu của dự án Hoàng gia, vừa tăng thêm thu nhập cho nông dân , lại bảo đảm chất lượng sản phẩm. Hiện nay, thu nhập trung bình đầu người của nông dân tham gia d ự án trồng cây cà phê đã đạt 50.000 Bạt Thái Lan/năm, mức sống đã được nâng cao về chất lượng. 1.2.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia Kinh nghiệm của Malaysia về XĐGN là áp dụng các biện pháp nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập, đó là kết hợp tăng trưởng kinh tế nhanh với phân phối thu nhập công b ằng, nâng cao mức sống của nhân dân. Chính phủ Malaysia rất chú trọng đến việc phát triển nền nông nghi ệp, coi nông nghi ệp là thế mạnh hàng đầu. Lấy mục tiêu phát tri ển nông nghi ệp để tạo nền tảng cho việc phát triển nền công nghi ệp, thực hiện công nghi ệp hoá, hiện đại hoá và gi ải quyết những vấn đề xã hội. Mục tiêu tổng thể của chính sách xóa đói giảm nghèo của Malaysia là xóa b ỏ hoàn toàn nghèo đói trên toàn quốc. Để đạt được mục tiêu đó chính phủ Malaysia đã lựa chọn các chiến lược 29
  • 40. nhằm tạo cơ hội cho người nghèo tham gia tự tạo việc làm và các ho ạt động có thu nhập cao hơn. Đa số người nghèo sống ở vùng nông thôn nên chính ph ủ dành nhiều ưu tiên thực hiện các chương trình và dự án nhằm tạo điều kiện cho người dân nông thôn hi ện đại hóa phương thức canh tác, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm để nâng cao thu nhập. Các chương trình giảm nghèo mà chính phủ Malaysia đã thực hiện gồm các chương trình sau: - Chương trình tái định cư: đưa những người không có đất hoặc có ru ộng đất nhưng sản xuất không hi ệu quả đến những vùng đất mới nhằm tạo điều kiện nâng cao sản xuất tăng thu nhập cho người dân. - Chương trình cải tạo đất nông nghi ệp thô ng qua việc dồn điền đổi thửa chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp d ụng các kỹ thuật canh tác hiện đại. - Chương trình kết hợp phát triển nông nghi ệp và nông thôn v ới những hoạt động chế biến nông s ản, khuyến khích phát triển mạnh công nghi ệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ở nôn g thôn để tạo thêm nguồn thu nhập. - Chương trình cải tạo tăng vụ, liên canh, xen canh trên cùng m ột thửa đất nhằm tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân. - Thành lập các chợ ở nông thôn nh ằm giúp người dân thuận tiện trong việc bán các hàng hóa c ủa mình mà không qua các trung gian gi ảm thiểu chi phí cho người dân tạo điều kiện tăng thu nhập. - Chương trình hỗ trợ đào tạo, tín dụng, khoa học kỹ thuật,…. Kết quả là Malaysia đã giảm tỷ lệ nghèo từ 50% năm 1970 xuống còn 20,7% người nghèo đói năm 1986 và xuống còn 17,1% n ăm 1990 và đến năm 2002 tỷ lệ nghèo của Malaysia còn 4% . Đến năm 2012 tỷ lệ nghèo của Malaysia chỉ còn 1,7%. 1.2.1.4. Khái quát kinh nghiệm giảm nghèo của các nước trên thế giới Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới và khu vực đã thực hiện có hi ệu quả công cu ộc xoá đói giảm nghèo đó là áp dụng sự “can thiệp vĩ mô thuộc về vai trò quản lý kinh tế - xã h ội của Nhà nước để chống đói nghèo” vào việc xoá đói giảm nghèo từng bước có hi ệu quả. Điểm mấu chốt trong kinh nghiệm của các nước này là Nhà nước kịp thời có nh ững giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng 30
  • 41. thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi. Những giải pháp và chính sách đó hướng vào phát tri ển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện cải thiện mức sống dân cư, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công b ằng xã hội. Về mặt lý thuy ết, mọi ý t ưởng nằm ở vị trí chủ đạo của chiến lược phát triển và chương trình kế hoạch quản lý xã h ội của Nhà nước. Về mặt thực tiễn xã hội, kinh nghiệm cho thấy tầm quan trọng thiết thực của các chính sách hỗ trợ phát triển cho người nghèo bằng cách tạo việc làm và tăng thu nhập thực tế cho họ, tạo cho họ cơ hội và trợ giúp các điều kiện để tự mình thoát ra khỏi nghèo đói. Đây là phương thức cơ bản và lâu dài, vì không th ể xoá đói giảm nghèo trên quy mô xã hội và cộng đồng dân cư chỉ bằng cách để người dân tự cứu và cứu tế đơn thuần. Cũng không thể đơn giản cắt bớt thu nhập của người giàu để phân phối cho người nghèo, vì biện pháp này có tính ch ất thụ động, gây hậu quả tiêu cực, tạo tâm lý trông ch ờ, ỷ lại vào Nhà n ước và làm suy giảm nhân tố kích thích đối với người lao động, làm triệt tiêu động lực phát triển sản xuất, phát triển kinh tế của bản thân hộ nghèo. Tuy nhiên vi ệc điều tiết an sinh xã hội qua thu nhập, qua phân phối để khắc phục những sự phân hoá giàu nghèo b ằng những chính sách hợp lý (ví dụ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập bất thường), tăng quỹ phúc l ợi xã hội là cần thiết và được coi trọng vì mục đích công bằng xã hội. Mặt khác, kinh nghiệm cho thấy, nhà nước không nên can thi ệp trực tiếp đến hộ nghèo, mà ch ỉ nên thông qua các chính sách, t ạo môi tr ường kinh tế - xã hội thuận lợi để hỗ trợ cho người nghèo. Cùng v ới Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, v.v., cần phối hợp và tham gia trực tiếp vào quá trình xã hội hoá chương trình xoá đói giảm nghèo. Các tổ chức này có thể làm được nhiều việc hữu ích, như cung cấp các tư vấn để phát triển sản xuất, kinh doanh, cho vay các món vay nh ỏ để sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ, dạy nghề và chuyển giao công ngh ệ mới phù h ợp cho người nghèo. Vốn và công nghệ là hai yếu tố rất cơ bản mà các tổ chức này hướng tới, là các giải pháp quan trọng làm chuyển biến tình trạng nghèo đói của các hộ. Ngoài ra cần lựa chọn công nghệ thu hút nhi ều lao động và phát triển doanh nghiệp tại vùng nghèo. Nh ững kinh 31