SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 45
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA
NGƯỜI DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lớp học phần: DHQT15CTT
Nhóm: 10
GVHD: TS. ĐÀM TRÍ CƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021
2
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
3
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường đại học Công Nghiệp Tp
Hồ Chí Minh đã đưa bộ môn “Nghiên cứu trong kinh doanh” vào chương trình giảng dạy.
Đặc biệt, nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy Đàm Trí
Cường đã hướng dẫn tụi em trong học kì này và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp nhóm
nghiên cứu có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Thầy là người đã tận tình dạy dỗ và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm trong suốt học kỳ vừa qua. Trong thời gian
tham dự lớp học của thầy, nhóm đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết
cho quá trình học tập, làm việc sau này của các thành viên.
Bộ môn Nghiên cứu trong kinh doanh là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích. Tuy
nhiên, do kiến thức và năng lực còn hạn chế do đó trong quá trình làm đề tài còn nhiều thiếu
sót. Nhóm nghiên cứu rất mong được thầy đóng góp ý kiến để nhóm có thể hoàn thiện đề tài
nghiên cứu hơn nữa.
Lời cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin chúc Thầy và gia đình, người thân lời chúc sức
khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 7
1.1 Lý do chọn đề tài 7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.3 Phạm vi nghiên cứu 8
1.4 Đối tượng nghiên cứu 9
1.5 Phương pháp nghiên cứu 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
2.1 Khái niệm 9
2.1.1 Khái niệm ví điện tử 9
2.1.2 Chức năng của ví điện tử 10
2.1.3 Quy trình thanh toán của ví điện tử 11
2.2 Các nghiên cứu liên quan 13
2.2 Các nghiên cứu liên quan 14
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 15
2.4 Giải thuyết nghiên cứu 20
2.4.1 Nhận thức hữu ích 20
2.4.2 Nhận thức dễ sử dụng 20
2.4.3 Cảm nhận rủi ro 20
2.4.4 Cảm nhận chi phí 21
2.4.5 Ảnh hưởng xã hội 21
2.4.6 Thái độ 21
2.4.7 Sự tín nhiệm 21
2.4.7 Thái độ 22
2.4.8 Nhận thức riêng tư/bảo mật 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Quy trình nghiên cứu 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Nghiên cứu định tính: 22
3.2.2 Nghiên cứu định lượng: 23
3.3 Chọn mẫu nghiên cứu 23
5
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu: 23
3.3.2 Xác định kích thước mẫu 23
3.4 Thiết bảng câu hỏi và thang do 24
3.4.1 Bảng câu hỏi 24
3.4.2 Thiết kế thang do 25
3.5 Phân tích dữ liệu 27
3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả 27
3.5.2 Phương pháp kiểm dịnh độ tin cây Crobach’s Alpha 27
3.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) 27
3.5.4 Phân tích hồi quy tuyến tính 28
3.5.5 Kiểm định Anova 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1 Thống kê mô tả 29
4.1.1 Số lượng mẫu 29
4.1.2 Thống kê mẫu theo từng yếu tố 29
4.2. Kiểm định thang do Cronbach Alpha 31
4.3 Đánh giá giá trị thanh do - EFA 37
4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính 40
4.5 Kiểm định ANOVA 42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 43
5.1 Giới thiệu 43
5.2 Kết quả nghiên cứu 43
5.3 Đề xuất giải pháp 44
5.4 Hạn chế của nghiên cứu 44
6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin (IT) và thiết bị
dùng cuối, nhất là điện thoại di động (Smartphone), người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội
online hơn. Mặc dù thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam đang chiếm rất lớn, tuy nhiên thói
quen thanh toán của người dùng đang dần thay đổi khi càng có nhiều phương thức thanh
toán khác như: POS (điểm chấp nhận thanh toán bằng cà thẻ), “Ví điện tử”, … xuất hiện
trong thời gian tới. Đặc biệt là “Ví điện tử” đang là lựa chọn của phương thức thanh toán
hiện đại, an toàn, bảo mật, tiện ích hơn khi nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ phát triển hàng
loạt hệ sinh thái quanh nó. Người tiêu dùng có thể thực hiện hàng loạt thanh toán cho các
dịch vụ: thanh toán hóa đơn điện nước, cước Internet, mua vé máy bay, chuyển tiền, mua
sắm online,…
Theo nghiên cứu của Boston Consulting Group (Tập đoàn tư vấn Boston Consulting
Group (BCG)) Năm 2020, 49% người tiêu dùng thành thị tại khu vực Đông Nam Á là khách
hàng của các ngân hàng thương mại đã sử dụng ví điện tử, dự báo tỷ lệ này sẽ đạt 84% vào
năm 2025. Trên thực tế, ứng dụng ví điện tử tăng tốc nhanh chóng sau đại dịch Covid-19,
thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ các hình thức thanh toán kỹ thuật số và giao hàng tận nhà. Sự
bùng phát của đại dịch Covid-19 và hậu quả của nó sẽ thúc đẩy nhiều người dùng chấp nhận
thanh toán kỹ thuật số hơn. Việt Nam cũng ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên người
dân đang có nhu cầu cao về việc mua bán tại nhà thanh toán online bắt kịp xu thế các ví điện
tử Việt Nam cũng kết hợp nhiều với các cữa hàng, thương mại điện tử, thanh toán online,
ngân hàng, để phục vụ tốt cho người sử dụng
Có thể thấy, sự bùng nỗ của nhu cầu lớn người dân về thanh toán online trong những
năm vừa qua, tại thị trường Việt Nam các công ty Fintech đã cạnh tranh quyết liệt giành thị
phần béo bở này khi cho ra mắt hàng loạt các loại ví điện tử có thương hiệu: Momo, Samsung
Pay, VTC Pay, Bankplus, Payoo, ZaloPay, 1Pay, Bảo Kim, Vimo, Mobivi, eDong, Ví FPT,
eMonkey, Pay365, TopPay, Ngân Lượng, AirPay…
7
Để tìm hiểu tại sao ví điện tử lại trở nên phổ biến đặc biệt là người dân TP. Hồ Chí Minh,
nhóm đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
ví điện tử của người dân tại TP. Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại TP.
Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người dân
tại TP. Hồ Chí Minh.
- Kiểm định mức độ ảnh hưởng các quyết định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người dân tại
TP. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất những giải pháp mang hàm ý về quản trị nhằm mục đích giúp các đơn vị cung cấp
dịch vụ ví điện tử tại TP. Hồ Chí Minh nhằm nắm bắt tốt hơn xu hướng cũng như nhu cầu
thanh toán của khách hàng TP. Hồ Chí Minh.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ví
điện tử của người dân tại TP. Hồ Chí Minh?
- Câu hỏi nghiên cứu 2: Có tồn tại sự tác động của các quyết định sử dụng sử dụng dịch vụ
ví điện tử của người dân tại TP. Hồ Chí Minh?
- Câu hỏi nghiên cứu 3: Các đơn vị cũng cấp dịch vụ ví điện tử tại TP. Hồ Chí Minh cần
phải làm gì để nắm bắt tốt hơn xu hướng cũng như nhu cầu thanh toán của khách hàng TP.
Hồ Chí Minh?
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hịên trên hai phạm vi: phạm vi không gian và phạm vi thời
gian.
+ Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hịên thông qua việc khảo sát lấy ý kiến từ
những người dân tại TP. Hồ Chí Minh.
+ Phạm vi thời gian: từ tháng 8/2021 - tháng 12/2021.
8
1.4 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử của người
dân tại TP. Hồ Chí Minh
- Đối tượng khảo sát: Những người sinh sống, làm việc trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh sử
dụng ví điện tử.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được thực hiện kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định
lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài
nghiên cứu. Các bước nghiên cứu định tính được sử dụng là việc tìm kiếm các dữ liệu thứ
cấp sẵn có có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu: sưu tầm, thống kê, thu thập thông tin
từ nguồn dữ liệu có sẵn ở các cơ quan, từ tạp chí, báo chí, từ các kết quả nghiên cứu khoa
học, từ việc tham khảo ý của các chuyên gia, thảo luận nhóm.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được thực hịên bằng cách gửi bảng câu hỏi thông
qua internet cho đối tượng khảo sát. Sau đó thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu được thực
hiện qua phần mềm SPSS.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm
2.1.1 Khái niệm ví điện tử
Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh
do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip
điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm
bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của
khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ
ví điện tử theo tỉ lệ 1:1( Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 1 Điều
1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt).
Thông thường, có hai loại ví điện tử phổ biến:
+ Ví điện tử cá nhân: Dùng để phục vụ việc mua sắm cá nhân, thanh toán trực tuyến trên
website của doanh nghiệp có chấp nhận thanh toán qua ví điện tử.
9
+ Ví điện tử doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp tham gia vào cộng đồng chấp nhận việc thanh
toán qua ví điện tử sẽ được cung cấp tài khoản và mật khẩu để truy cập vào một website nào
đó của nhà cung cấp dịch vụ gọi là ví điện tử doanh nghiệp.
Theo báo cáo quốc gia về Kỹ thuật TMĐT của Bộ thương mại, thanh toán trực tuyến
(Electronic Payment) là việc thanh toán tiền thông qua điện tử thay cho việc giao tay tiền
mặt. Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận
hàng cho các hóa đơn và dịch vụ được mua bán trên internet (Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn
Văn Thoan, 2012).
Abrazhevich (2004) cho rằng hệ thống thanh toán điện tử như một hình thức cam kết tài
chính có liên quan đến người mua và người bán thông qua việc sử dụng các thoogn tin liên
lạc điện tử. O. Adeoti và K. Osotimehin (2012) xem hệ thống thanh toán điện tử là một
phương tiện điện tử thực hiện việc thanh toán hoàng hóa và dịch vụ mua sắm trực tuyến tại
các siêu thị và trung tâm mua sắm.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu đơn giản khái niệm ví điện tử là việc thanh toán tiền thôn
qua internet mà ở đó giao dịch được hỗ trợ bởi các phương tiện điện tử.
2.1.2 Chức năng của ví điện tử
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, giá trị giao dịch qua ví điện tử năm 2016 đạt 53.109
tỉ đồng, tăng tới 64% so với năm 2015. Dẫu vậy tỉ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện
thanh toán vẫn còn rất lớn khi thói quen dùng tiền mặt của người dân không dễ gì thay đổi
trong. Hướng tới mục tiêu xã hội không tiền mặt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt
đề án phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đến
cuối năm 2020, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.
Điều này có nghĩa là thời gian tới, thương mại điện tử hay thanh toán trực tuyến sẽ là mảnh
đất màu mỡ để phát triển. Tính đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép hoạt động cho
hơn 20 ví điện tử được cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam. Mỗi doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử đều có chiến lược phát triển riêng biệt nhắm vào các
nhóm đối tượng khách hàng khác nhau nên sản phẩm dịch vụ ví điện tử của mỗi doanh
nghiệp đều có những đặc tính và tiện ích khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các ứng dụng ví điện
tử ở Việt nam đều có 04 chứ năng chình như sau:
- Nhận tiền và chuyển tiền: sau khi đăng kí và kích hoạt tài khoản thành công thì tài khoản
ví điện tử sẽ có thể nhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau như ( nập tiền trực
tiếp tại quầy giao dịch của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử, nạp tiền trực tiếp từ
10
tài khoản ngân hàng, nạp tiền trực tiếp từ tài khoản ví điện tử cùng loại,…). Sau khi nạp tiền
vào tài khoản ví điện tử, chủ tài khoản có thể chuyển tiền sang ví điện tử khác cùng loại,
chuyển tiền sang tài khoản ngân hàng có liên kết hoặc chuyển cho người hân hoặc bạn bè
theo đường bưu điện hoặc các chi nhánh ngân hàng.
- Lưu trữ tiền trên tài khoản ví điện tử: khách hàng có thể sử dụng tài khoản ví điện tử làm
nơi lưu trữ tiền dưới dạng số hóa một cách an toàn và tiện lợi. Số tiền ghi nhận trên ví điện
tử tương đương với số tiền thật được chuyển vào.
- Thanh toán trực tuyến: khi đã có tiền trong tài khoản ví điện tử khách hàng có thể sử dụng
số tiền trong tài khoản để thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực tuyến.
- Truy vấn tài khoản: chức năng này cho phép chủ tài khoản có thể thay đổi, cập nhật thông
tin các nhân, mật khẩu, tra cứu số dư, xem lại các thông tin trong lịch sử giao dịch của mình.
Ngoài ra các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử hiện nay đã phát triển và tích hợp
thêm nhiều các chức năng phụ khác nhằm đem lại nhiều tiện ít cho khách hàng sử dụng dịch
vụ như:
- Nạp thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn đàn, …khách hàng có thể sử
dụng ví điện tử để thanh toán các nội dung giao dịch này một cách nhanh chóng và tiện lợi.
- Thanh toán các loại hóa đơn sinh hoạt thường ngày như (hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền
nước, phí dữ liệu di động, phí truyền hình cáp,…): khách hàng có thể sử dụng ví điện tử để
thành toán các hóa của các dịch vụ trong sinh hoạt một cách chủ động và nhanh chóng
- Mua vé điện tử: khách hàng sử dụng dịch vụ có thể mua vé điện tử như vé máy bay, vé
xem phim, vé tàu, vé xe trên nền ứng dụng liên kết của ví điện
tử.
- Thanh toán học phí: người dùng có thể thanh toán các kkhoarn học phí cho các khóa học
online, các khóa học từ xa một cách chủ động và tiện lợi.
2.1.3 Quy trình thanh toán của ví điện tử
Sau khi khách hàng đã đăng kí và kích hoạt thành công ví điện tử, khách hàng sẽ
được các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử quản lý tài khoản và xử lý các giao dịch
phát sinh trên hệ thống. Các hoạt động nạp tiền, rút tiền, mua bán, thanh toán hàng hóa dịch
vụ của khách hàng đều được quản lý và cập nhật liên tục trên hệ thống. Mặc khác bên cung
cấp dịch vụ sẽ tính toán nghĩa vụ và thông báo tới ngân hàng để thực hiện ghi nợ và ghi có
đối với các tài khoản tiền mặt thật tương ứng với các bên có liên quan.
11
2.1.3.1 Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua mạng viễn thông
Hiện nay tại Việt nam có hai ứng dụng ví điện tử hoạt động trên ứng dụng di động là
Momo ( M- service) và ví điện tử E- dong ( EC Pay), thông dụng và phổ biến hơn có lẽ là
Momo. Tuy nhiên các loại ví điện điện tử này chỉ có thể dùng để thanh toán hóa đơn tiền
điện, nước, chuyển tiền vào tài khoản ví điện tử cùng loại, chuyển tiền vào tài khoản ngân
hàng liên kết, mua thẻ cào,…mà chưa có các chứ năng thanh toán trực tuyến như (mua vé
tàu, vé máy bay, thanh toán đặt phòng,…)
Các bước tiến hành thanh toán bằng ví điện tử trên ứng dụng gồm các bước sau:
- Bước 1: Khởi động ứng dụng
- Bước 2: Chọn loại giao dịch cần thực hiện
- Bước 3: Chọn dịch vụ cần thanh toán
- Bước 4: Nhập mã dịch vụ
- Bước 5: Nhập mã hóa đơn
- Bước 6: Nhập số tiền cần thanh toán
- Bước 7: nhập số điện thoại khách hàng
- Bước 8: Nhập mật khẩu đăng nhập ví điện tử
- Bước 9: Kiểm tra thông tin và xác nhận thanh toán
2.1.3.2 Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua mạng Internet
Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua mạng Internet có thể chia làm ba giai đoạn:
giai đoạn đặt hàng, giai đoạn thanh toán và giai đoạn nhận hàng. Các giai đoạn nàyđược chia
ra làm các bước nhỏ để thao tác trang các giao diện của các website thương mại điện tử được
tích hợp chức năng thanh toán bằng ví điện tử như sau:
12
2.2 Các nghiên cứu liên quan
Bước 1: Chọn hàng hóa dịch vụ trên các gian hàng
hoặc Website thương mại điện tử
Bước 2: Điền thông tin người mua và hình thức
giao hàng
Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản ví điện tử
Bước 4: Chọn hình thức thanh toán
Bước 6: Nhận thông báo kết quả giao dịch và chờ
giao hàng
Bước 5: Xác nhận thanh toán bằng mật khẩu OTP
(nhận qua SMS hoặc Email)
Giai
đoạn
đặt
hàng
Giai
đoạn
thanh
toán
Giai
đoạn
nhận
hàng
13
2.2 Các nghiên cứu liên quan
Dù xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2008, nhưng gần đây khi lượng người sử dụng điện
thoại thông minh ngày càng tăng nhanh, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thời đại 4.0,
ví điện tử mới thực sự phát triển nóng ở Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, ở Việt Nam,
61% lượng người tiêu dùng thanh toán bằng thiết bị di động vào năm 2019, tăng đáng kể so
với 37% vào năm 2018 (Nguyễn Thị Ánh Ngọc và cộng sự, 2020). Thị trường ví điện tử đã
chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa hơn 30 nhà cung cấp (tính đến ngày 15/10/2020),
nhưng các tên tuổi lớn, như: Momo, Moca và ZaloPay… vẫn đang dẫn đầu thị phần. Theo
Thông tư số 23/2019/TT-NHNN, ngày 22/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 39/2014/TT-NHNN, ngày 11/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn
về dịch vụ trung gian thanh toán, có hiệu lực từ ngày 7/1/2020, yêu cầu tổng giá trị giao dịch
thông qua ví điện tử hàng tháng trên mỗi khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ không vượt
quá 100 triệu đồng. Trong khi đó, theo Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, hiện trên thị
trường Việt Nam, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày vào khoảng 230.000 đồng đến
274.000 đồng/người (Lê Mỹ, 2020), nhưng với sự liên kết giữa các nền tảng thương mại
điện tử và ví điện tử, như: giữa Tiki và Momo hoặc Zalopay, Shopee và Airpay, Lazada và
eMonkey, nên quy định trên của Ngân hàng Nhà nước có thể cản trở người dùng ví điện tử
thanh toán cho đồ gia dụng và điện tử có giá trị cao, như: điện thoại di động, máy tính xách
tay.
14
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu
Bảng 1: Thang đo cho các biến trong mô hình
Nhận thức hữu ích H1 +
Nhận thức dễ sử dụng H2+
Cảm nhận rủi ro H3 +
Hành vi
sử dụng ví
điện tử
Cảm nhận chi phí H4 +
Ảnh hưởng xã hội H5 +
Sự tín nhiệm H6 +
Thái độ H7 +
Nhận thức riêng tư/bảo mật H8 +
15
Biến Mã Hóa Yếu tố thang đo Nguồn tham khảo
Nhận thức
hữu ích
HI1 Sử dụng ví điện tử giúp anh/chị giao dịch dễ
dàng hơn
Davis (1989),
Hur và cộng sự (2017)
HI2 Sử dụng ví điện tử giúp anh/chị tiết kiệm không
gian hơn
HI3 Sử dụng ví điện tử cung cấp cho anh/chị nhiều
dịch vụ tiện ích (thanh toán, chuyển khoản, mua
vé xe, máy bay)
HI4 Anh/chị cảm thấy sử dụng ví điện tử rất hữu ích
Nhận thức
dễ sử dụng
SD1 Anh/chị sử dụng ví điện tử rất dễ hiểu và rõ
ràng
Venkatesh (2003),
Davis (1993)
SD2 Anh/chị không cảm thấy khó khăn khi sử dụng
ví điện tử
SD3 Các thao tác giao dịch qua ví điện tử rất dễ dàng
và đơn giản, dễ hiểu
SD4 Anh/chị có thể sử dụng ví điện tử một cách
thuần thục
Cảm nhận
rủi ro
RR1 Cung cấp thông tin các nhân qua ví điện tử
không thật sự an toàn
J. H.Wu,
S.C.Wang (2004)
RR2 Có thể bị mất hoặc gian lận khi giao dịch qua ví
điện tử
RR3 Có thể không bảo mật khi anh/chị giao dịch qua
ví điện tử
RR4 Anh/chị cảm thấy ví điện tử là dịch vụ không
đáng tin cậy
Cảm nhận
chi phí
CP1 Anh/chị cảm thấy chi phí sử dụng ví điện tử là
một khoản lớn
Lisa Wessels & Judy
Drennan (2009)
CP2 Chi phí chi trả cho nhà mạng là quá cao khi sử
dụng ví điện tử ( 4G, wifi,sms)
CP3 Chi phí cài đặt ứng dụng trên điện thoại là quá
đắt với anh/chị
CP4 Việc sử dụng ví điện tử giao dịch tốn kém hơn
so với giao dịch truyền thống
Ảnh
hưởng xã
hội
XH1 Mọi người sử dụng ví điện tử nên tôi sử dụng
Venlatesh và cộng sự
2003
XH2 Gia đình khuyên tôi sử dụng ví điện tử nên tối
sử dụng
XH3 Tôi được bạn bè, đồng nghiệp khuyên dùng ví
điện tử
XH4 Tôi sử dụng ví điện tử vì chịu ảnh hưởng của
giới truyền thông
16
Thái độ TĐ1 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử là ý kiến hay
Davis (1993),
Venkatesh (2000),
Moon và Kim (2001)
TĐ2 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử rất thú vị
TĐ3 Tôi cảm thấy ví điện tử rất đáng sử dụng
TĐ4 Tôi cảm thấy việc sử dụng ví điện tử là một ý
tưởng khôn ngoan
Sự tín
nhiệm
TM1 Tôi sẽ giới thiệu người thân của mình sử dụng
ví điện tử
Chian - Son Yu (2012)
TM2 Tôi sẽ hướng dẫn cho những người xung quanh
mình sử dụng ví điện tử
TM3 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng ví điện tử
rất tiện mua đồ qua các ứng dụng
TM4 Tôi có thể dùng ví điện mọi lúc khi cần
Nhận thức
riêng
tư/bảo mật
SP1 Hệ thống thanh toán ví điện tử đảm bảo xác
minh thông tin giữa các bên tham gia
Chian
-
Son Yu (2012)
SP2 Tôi tin rằng ví điện tử luôn có kế hoạch chuẩn
bị để đối phó với rủi ro và đảm bảo an minh dữ
liệu
SP3 Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ không
được sử dụng vào mục đích khác
SP4 Tôi tin rằng các giao dịch cá nhân của tôi qua ví
điện tử sẽ được
Hành vi sử
dụng ví
điện tử
HVSD1 Tôi sẽ sử dụng ví điện tử thay vì đến ngân hàng Pin Luarn a, Hsin - Hui
Lin (2005)
HVSD2 Tôi sẽ thường xuyên sử dụng ví điện tử để thực
hiện các giao dịch trên tài khoản của tôi
HVSD3 Tôi sẽ sử dụng ví điện tử để dùng các tiện ích
khác
HVSD Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp, gia
đình sử dụng
Nguồn : Tổng hợp từ nghiên cứu của các tác giả .
Bảng 2: Đặc điểm cá nhân của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Giá trị
Giới tính Nam
Nữ
Độ tuổi Dưới 18 tuổi
Từ 18-25 tuổi
Từ 25-30 tuổi
Trên 30 tuổi
17
Nghề nghiệp Nhân viên văn phòng
Nhân viên nhà nước
Học sinh-Sinh viên
Tự kinh doanh
Trình độ học vấn Học vấn phổ thông
Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Mức độ thường xuyên giao dịch với ngân hàng Hằng ngày
Vài lần một tuần
Hằng tuần
Hiếm khi
Thu nhập Dưới 3 triệu
Từ 3-10 triệu
Từ 10-20 triệu
Trên 20 triệu
Ví điện tử Momo
Paypal
Moca
Khác
Đã sử dụng dịch vụ Đã sử dụng
Chưa sử dụng
Thanh toán qua ví Đã từng
Chưa từng
Biết đến ví điện tử thông qua Phương tiện truyền thông
Gia đình
Bạn bè và đồng nghiệp
Khác
Nguồn : Tổng hợp từ nghiên cứu của các tác giả
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh.
2.4 Giải thuyết nghiên cứu
2.4.1 Nhận thức hữu ích
Cảm nhận hữu ích: là mức độ tin tưởng rằng sử dụng mô hình công nghệ giúp cải
thiện hiệu quả công việc (Davis, 1989). Tính hữu ích của dịch vụ được thể hiện qua việc
giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, tiếp cận dịch vụ đa dạng (Davis, 1993, Pavlou,
2003, Erkan và Evans, 2016). Trong mô hình TAM, tính hữu ích được xác định là nhân tố
18
ảnh hưởng trực tiếp tới ý định sử dụng các sản phẩm về công nghệ bao gồm ứng dụng di
động (Park và cộng sự, 2014). Khi người dùng nhận thấy các ứng dụng là hữu ích, họ sẽ có
thái độ tích cực và xu hướng sử dụng ứng dụng nhiều hơn (Choi và cộng sự, 2011)
Giả thuyết H1: Nhận thức hữu ích đối với người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng
2.4.2 Nhận thức dễ sử dụng
Tính dễ sử dụng cảm nhận là sự nhận thức của một cá nhân trong việc tin rằng sử
dụng dịch vụ công nghệ một cách thoải mái và không cần nhiều nỗ lực (Davis, 1989). Nghiên
cứu của Saroia và cộng sự, 2018; Kang và Seok, 2014; Huang, 2007 đã chỉ ra tác động tích
cực của tính dễ sử dụng cảm nhận đối với tính hữu ích cảm nhận. Cùng với đó các nghiên
cứu chuyên sâu đã được thực hiện nhằm chứng minh tác động đáng kể của tính dễ sử dụng
cảm nhận tới ý định sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (Hernandez và Mazzon, 2007;
Guriting và Ndubisi, 2006; Eriksson, 2005). Tính dễ sử dụng cảm nhận giúp người dùng có
thái độ tích cực với dịch vụ, từ đó nâng cao ý định sử dụng (Fortest và Rita, 2016; Pavlou
và Fygenson, 2006)
Giả thuyết H2: Nhận thức dễ sử dụng của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người sử dụng
2.4.3 Cảm nhận rủi ro
Cảm nhận rủi ro là những cảm nhận về những nguy cơ sẽ xảy ra trong bất kì một
hành động tiêu dùng mà người tiêu dùng cảm thấy không chắc chắn (Bauer, 1960). Khẩu vị
rủi ro và kinh nghiệm sử dụng trước đó của khách hàng tác động trực tiếp tới rủi ro cảm
nhận. Cảm nhận rủi ro ở đây là người sử dụng chưa thật sự an tâm khi giao dịch hoặc thanh
toán bằng ví điện tử vì vài nguyên nhân như: sợ bị đánh cắp thông tin, mất tiền, ....
Giả thuyết H3: Cảm nhận rủi ro của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng
2.4.4 Cảm nhận chi phí
Nghiên cứu của Poon (2008) tại Malaysia khẳng định phí và lệ phí là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự thành công trong phát triển dịch vụ. Ngoài ra, Dasgupta (2011) cũng cho rằng
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử. Do vậy, chi phí là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ví điện tử.
Giả thuyết H4: Cảm nhận chi phí của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng
19
2.4.5 Ảnh hưởng xã hội
Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân thấy rằng những người quan trọng đối
với họ nghĩ rằng nên sử dụng hệ thống thông tin mới (Venlatesh và cộng sự 2003). Các cá
nhân có xu hướng bị ảnh hưởng bởi lời khuyên hoặc phản hồi từ mọi người trong gian đoạn
đầu sử dụng công nghệ mà không có đủ kinh nghiệm và miền tin (Vi và cộng sự 2020)
Giả thuyết H5: Ảnh hưởng xã hội của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng
2.4.6 Thái độ
Mặc dù thái độ của cá nhân là nhất quán song vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên
ngoài trong lâu dài (Schiffman và cộng sự, 2010). Theo Ajzen (1991), ý định bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi “thái độ”, “chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”. Thái độ được
định nghĩa là cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân khi thực hiện một hành vi có
mục đích rõ ràng (Hsu, 2016). Do đó, khi cá nhân có thái độ tích cực đối với một hành vi thì
khả năng thực hiện hành vi đó sẽ cao hơn (Tsang và cộng sự, 2004), hay thái độ có ảnh
hưởng tích cực đến hành động thực tế (Lin, 2011; Mazhar và cộng sự, 2014)
Giả thuyết H7: Thái độ của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành
vi sử dụng ví điện tử của người sử dụng
2.4.7 Sự tín nhiệm
Lý thuyết này dựa theo cơ sở tâm lý học, cho rằng những người sở hữu năng lực
chuyên môn và sự tín nhiệm được coi là đáng tin cậy và có khả năng thuyết phục. Sự tín
nhiệm ở đây được ứng dụng trong nhiều nghiện cứu về ví điện tử và kêt quả cho thấy ví điện
tử được sự tín nhiệm là có nhiều người sử dụng và có hiệu quả cao (Ohanian, 1991; Atkin
và Block, 1983).
Giả thuyết H6: Sự tín nhiệm đối với người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng
2.4.7 Thái độ
Mặc dù thái độ của cá nhân là nhất quán song vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên
ngoài trong lâu dài (Schiffman và cộng sự, 2010). Theo Ajzen (1991), ý định bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi “thái độ”, “chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”. Thái độ được
định nghĩa là cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân khi thực hiện một hành vi có
mục đích rõ ràng (Hsu, 2016). Do đó, khi cá nhân có thái độ tích cực đối với một hành vi thì
20
khả năng thực hiện hành vi đó sẽ cao hơn (Tsang và cộng sự, 2004), hay thái độ có ảnh
hưởng tích cực đến hành động thực tế (Lin, 2011; Mazhar và cộng sự, 2014)
Giả thuyết H7: Thái độ của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành
vi sử dụng ví điện tử của người sử dụng
2.4.8 Nhận thức riêng tư/bảo mật
Sự riêng tư/bảo mật của ví điện tử được định nghĩa là mức độ mà khách hàng tin rằng
việc sử dụng một phương thức thanh toán cụ thể thông qua ứng dụng di động sẽ được giữ
an toàn (Amoroso & Magnier-Watanabe, 2012) (Vivà cộng sự, 2020). Người dùng sẽ có sự
ngại nhất định và tránh xa sản phẩm nếu không đáp ứng được về bảo mật/ riêng tư cho người
dùng (Milbergvà cộng sự, 2000). Hơn nữa, thanh toán qua ví điện tử không có tính năng bảo
mật có thểdẫn đến việc truy cập trái phép thông tin cá nhân và cơ hội sinh lợi để tội phạm
mạng vi phạm dữ liệu (Kaurvà cộng sự, 2018)
Giả thiết H8: Sự riêng tư/ bảo mật của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng ví điện tử của người sử dụng
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Khảo sát bằng hình thức trả lời bảng khảo sát trực tuyến, tìm hiểu sâu về những thông
tin muốn nghiên cứu. Sử dụng bảng hỏi nghiên cứu định tính và dừng hỏi khi không còn có
những thông tin mới.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu định tính:
Ở giai đoạn này sẽ nghiên cứu tìm hiểu ý kiến của những người dân đã từng sử
dụng các dịch vụ của ví điện tử tại khu vực thành phó Hồ Chí Minh để xác định được các
biến cần phân tích từ đó thiết kế bảng câu hỏi để điều tra chọn mẫu.
Qua thảo luận nhóm bằng việc sử dụng dàn bài thảo luận. Ta sẽ xem những yếu tố
nào tác động đến ý định sử dụng ví điện tử, sau đó sẽ cho họ đánh giá lại các yếu tố trong
mô hình nghiên cứu được đưa ra để xem những nghiên cứu nào phù hợp hay không phù
hợp để nhóm cùng thảo luận và đi đến kết quả cuối cùng là những yếu tố nào được xem là
quan trọng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh.
21
Qua các kết quả nghiên cứu và các nội dung đã chuẩn bị trước từ các mô hình lý
thuyết của các chuyên gia đã thực hiện khảo sát trước nhóm em sẽ làm cơ sở để thiết kế
bảng câu hỏi
3.2.2 Nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu định lượng sẽ sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin trên diện rộng.
Thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi sẽ được tiến hành theo cách: phát bảng câu hỏi trực
tiếp. Kết quả của bảng câu hỏi trực tuyến sẽ cho ra những số liệu cụ thể về những thông tin
muốn nghiên cứu.
3.3 Chọn mẫu nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phương pháp chọn mẫu phi xác
xuất và phương pháp chọn mẫu thuận tiện được cho là hợp lý để sử dụng để nghiên cứu đề
tài. Chọn phương pháp trên vì người trả lời sẽ dể tiếp cận, họ sẽ sẵn sàng trả lời bảng khảo
sát và giúp chúng ta ít tốn kém thời gian, chi phí thu thập thông tin.
3.3.2 Xác định kích thước mẫu
Trong bài nghiên cứu của tôi có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA) và phân tích hồi quy bội. Theo Tabachnick và Fidell (1996) Đối với phân tích hồi
quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n=50 + 8*m (m: số biến
độc lập). Trong khi đó theo Hoàng Trọng Và Chu Mộng Ngọc (2005) thì tỷ lệ này là 4
hoặc 5 với độ tin cậy sử dụng là 95%, mức sai số cho phép 5%. Với n là số mẫu tối thiểu
cần thu thập thì ta sẽ thu được kết quả như sau:
n=50+8×m (với m là số nhân tố độc lập trong bài)
Như vậy từ công thức trên, nhóm em tính được cỡ mẫu là 300. Để đảm bảo độ tin
cậy cũng như tính đại diện của mẫu kết hợp với nguồn lực và khả năng cho phép nên nhóm
em quyết định sẽ điều tra 320 bảng hỏi để phòng tránh cho những bảng hỏi không hợp lệ
và những sai sót trong quá trình phát và thu hồi bảng hỏi.
3.4 Thiết bảng câu hỏi và thang do
3.4.1 Bảng câu hỏi
Đánh dấu X vào lựa chọn của bạn.
Câu 1: Giới tính
• Nam
• Nữ
22
Câu 2: Nơi ở hiện tại của anh/chị
• Thành phố Hồ Chí Minh
• Nơi khác
Câu 3: Tuổi của các anh/chị
• Dưới 18 tuổi
• Từ 18-25 tuổi
• Từ 25-30 tuổi
• Trên 30 tuổi
Câu 4: Nghề nghiệp
• Nhân viên văn phòng
• Nhân viên nhà nước
• Sinh viên
• Tự kinh doanh
Câu 5: Trình độ học vấn
• Phổ thông, trung cấp nghề
• Cao đẳng
• Đại học
• Sau đại học
Câu 6: Anh/chị thường xuyên giao dịch với ngân hàng…
• Hằng ngày
• Vài lần một tuần
• Hằng tuần
• Hiếm khi
Câu 7: Thu nhập theo tháng của anh/chị
• Dưới 3 triệu
• Từ 3- 10 triệu
• Từ 10-20 triệu
• Trên 20 triệu
Câu 8: Anh/chị đã từng thanh toán tiền qua ví điện tử chưa?
• Rồi
• Chưa
Câu 9: Anh/chị biết đến ví điện tử thông qua:
23
• Phương tiện truyền thông
• Gia đình
• Bạn bè và đồng nghiệp
• Nguồn khác
Câu 10: Anh/chị đã sử dụng dịch vụ ví điện tử chưa?
• Đã sử dụng
• Chưa sử dụng
3.4.2 Thiết kế thang do
STT Nội dung Thang điểm
đánh giá
1 2 3 4 5
Cảm nhận hữu ích
1 Sử dụng ví điện tử giúp anh/chị giao dịch dễ dàng hơn
2 Sử dụng ví điện tử giúp anh/chị tiết kiệm không gian hơn
3 Sử dụng ví điện tử cung cấp cho anh/chị nhiều dịch vụ tiện ích
(thanh toán, chuyển khoản, mua vé xe…)
4 Anh/chị cảm thấy sử dụng ví điện tử rất hữu ích
Nhận thức dễ sử dụng
5 Anh/chị sử dụng ví điện tử rất dễ hiểu và rõ ràng
6 Anh/chị không cảm thấy khó khăn khi sử dụng ví điện tử
7 Các thao tác giao dịch qua ví điện tử rất dễ dàng và đơn giản, dễ
hiểu
8 Anh/chị có thể sử dụng ví điện tử một cách thuần thục
Cảm nhận rủi ro
9 Cung cấp thông tin các nhân qua ví điện tử không thật sự an toàn
10 Có thể bị mất hoặc gian lận khi giao dịch qua ví điện tử
11 Có thể không bảo mật khi anh/chị giao dịch qua ví điện tử
12 Anh/chị cảm thấy ví điện tử là dịch vụ không đáng tin cậy
Cảm nhận chi phí
13 Anh/chị cảm thấy chi phí sử dụng ví điện tử là một khoản lớn
14 Chi phí chi trả cho nhà mạng là quá cao khi sử dụng ví điện tử (
4G, wifi,sms)
15 Chi phí cài đặt ứng dụng trên điện thoại là quá đắt với anh/chị
16 Việc sử dụng ví điện tử giao dịch tốn kém hơn so với giao dịch
truyền thống
24
Ảnh hưởng xã hội
17 Mọi người sử dụng ví điện tử nên tôi sử dụng
18 Gia đình khuyên tôi sử dụng ví điện tử nên tối sử dụng
19 Tôi được bạn bè, đồng nghiệp khuyên dùng ví điện tử
20 Tôi sử dụng ví điện tử vì chịu ảnh hưởng của giới truyền thông
Thái độ
21 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử là ý kiến hay
22 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử rất thú vị
23 Tôi cảm thấy ví điện tử rất đáng sử dụng
24 Tôi cảm thấy việc sử dụng ví điện tử là một ý tưởng khôn ngoan
Sự tín nhiệm
25 Tôi sẽ giới thiệu người thân của mình sử dụng ví điện tử
26 Tôi sẽ hướng dẫn cho những người xung quanh mình sử dụng ví
điện tử
27 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng ví điện tử rất tiện mua đồ
qua các ứng dụng.
28 Tôi có thể sử dụng ví điện tử mọi lúc khi cần
Nhận thức riêng tư/bảo mật
29 Hệ thống thanh toán ví điện tử đảm bảo xác minh thông tin giữa
các bên tham gia
30 Tôi tin rằng ví điện tử luôn có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với
rủi ro và đảm bảo an minh dữ liệu
31 Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ không được sử dụng vào
mục đích khác
32 Tôi tin rằng các giao dịch cá nhân của tôi qua ví điện tử sẽ được
bảo vệ
Hành vi sử dụng ví điện tử
33 Tôi sẽ sử dụng ví điện ví điện tử thay vì đến ngân hàng
34 Tôi sẽ thường xuyên sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao
dịch trên tài khoản của tôi
35 Tôi sẽ sử dụng ví điện tử để dùng các tiện ích khác
36 Tôi có sử dụng ví điện tử trong 6 tháng gần đây
25
3.5 Phân tích dữ liệu
3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics): đây có thể được xem là phần cốt lỗi và
thường hay gặp trong việc phân tích và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên trước khi tiến hành vào việc
mô tả dữ liệu (đo lường độ tập trung hay phân tán, tỉ lệ %, mối quan hệ giữa các biến,...) thì
cần phải nắm được các loại biến đang khảo sát (loại thang đo của biến) hay nói cách khác
cần phải nắm được ý nghĩa của các giá trị trong biến.
3.5.2 Phương pháp kiểm dịnh độ tin cây Crobach’s Alpha
Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định Cronbach’s
Alpha cho từng nhóm nhân tố sau khi phân tích EFA. Mục đích của kiểm định này là tìm
hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị
đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng (Corrected
Item – Total Correlation). Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô
hình nghiên cứu. Thang đo có thể sử dụng được phải có hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item – Total Correlation) từ 0,3 trở lên (Hair và cộng sự, 2010). Thang đo có
hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm
đang nghiên cứu mới (dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Thông
thường, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt
(Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
3.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Theo Hair & cộng sự (1998), phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống
kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa
hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu.
Theo Hair & các tác giả (1998, 111) trong phân tích EFA, Factor loading là chỉ tiêu
để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối
thiểu, factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, chỉ số Factor Loading > 0,5 được xem
là có ý nghĩa thực tiễn.
KMO là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, hệ số KMO lớn hơn 0,5
và nhỏ hơn 1 thì phân tích nhân tố được coi là phù hợp. Theo Trọng & Ngọc (2005, tr.262),
trong kiểm định Bartlett’s Test, Sig < 0,05 thì các quan sát có tương quan với nhau trong
tổng thể. Giá trị eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với
26
biến thiên toàn bộ những nhân tố. eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt
thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại trong mô hình để phân tích. Tổng phương sai trích
cho biết sự biến thiên của dữ liệu dựa trên những nhân tố được rút ra, tổng phương sai trích
phải ≥ 50%.
3.5.4 Phân tích hồi quy tuyến tính
Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng.
Và hệ số R2
đã được điều chỉnh (adjusted R square) cho biết mô hình hồi quy được xây
dựng phù hợp đến mức nào. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm định lý thuyết khoa học
nên sẽ sử dụng phương pháp đồng thời (phương pháp ENTER trong SPSS) để phân tích
hồi quy (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì R 2
sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình
nên dùng R 2
hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R 2
hiệu
chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao.
3.5.5 Kiểm định Anova
Để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm nhân tố và hành vi sử dụng ví điện tử của người
dân ở thành phố Hồ Chí Minh theo các yếu tố khác nhau.
Cặp giả thuyết:
+ H0: Không sự khác biệt giữa biến thu nhập và hành vi sử dụng ví điện tử
+ H1: Có sự khác biệt giữa biến thu nhập và hành vi sử dụng ví điện tử
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết:
* Sig. ≥ α Chấp nhận giả thuyết H0
* Sig. < α Bác bỏ giả thuyết H0
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả
4.1.1 Số lượng mẫu
Số lượng phiếu câu hỏi thu về được là 320. Sau đó loại bỏ những bảng trả lời
không phù hợp thì được 300 bảng trả lời sử dụng được.
Tổng số lượng mẫu là N = 300
4.1.2 Thống kê mẫu theo từng yếu tố
- Theo giới tính:
27
Giới tính
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid nam 126 42,0 42,0 42,0
nữ 174 58,0 58,0 100,0
Total 300 100,0 100,0
Trong đó N là tổng số đối tượng được khảo sát (ở đây là 300 người dân Tp.HCM).
Frequency là tần số đối tượng được khảo sát giữa nam và nữ, ở đây chúng ra hiểu trong
300 người dân được khảo sát thì có đến 174 (58%) người dân là nữ giới, trong khi đó
nam giới có 126 (42%) người. Không có người nào nào bỏ qua câu hỏi này (Missing)
- Theo nghề nghiệp:
Nghề nghiệp
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Nhân viên văn
phòng
28 9,3 9,3 9,3
Nhân viên nhà
nước
10 3,3 3,3 12,7
Học sinh- sinh viên 227 75,7 75,7 88,3
Tự kinh doanh 35 11,7 11,7 100,0
Total 300 100,0 100,0
Trong đó N là tổng số đối tượng được khảo sát (ở đây là 300 người dân).
Frequency: Tần số xuất hiện của từng nghề nghiệp, “Học sinh – sinh viên” là 227 lần,
“Tự kinh doanh” là 35 lần, “Nhân viên văn phòng” là 28 lần, “Nhân viên nhà nước” là
10 lần
Percent: Tỷ lệ phần trăm từng nghề nghiệp, “Học sinh – sinh viên” là 75,7%, “Tự kinh
doanh” là 11,7%, “Nhân viên văn phòng” là 9,3%, “Nhân viên nhà nước” là 3,3%
- Theo thu nhập:
Thu nhập theo tháng của anh chị
28
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid dưới 3 triệu 148 49,3 49,3 49,3
từ 3-10 triệu 102 34,0 34,0 83,3
từ 10-20
triệu
31 10,3 10,3 93,7
trên 20 triệu 19 6,3 6,3 100,0
Total 300 100,0 100,0
Trong đó N là tổng số đối tượng được khảo sát (ở đây là 300 người dân). Frequency
là tần số đối tượng được khảo sát giữa 5 mức thu nhập. Quan bảng thống kê ta thấy được
thu nhập dưới 3 triệu là nhiều nhất 148 người (49,3%) và thu nhập trên 20 triệu là thấp
nhất ứng với 19 người (6,3%). Không có người nào bỏ qua câu hỏi này (Missing).
- Theo sử dụng ví điện tử:
Anh chị sử dụng ví điện tử nào?
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid momo 207 69,0 69,0 69,0
paypal 8 2,7 2,7 71,7
moca 11 3,7 3,7 75,3
khác 74 24,7 24,7 100,0
Total 300 100,0 100,0
Trong đó N là tổng số đối tượng được khảo sát (ở đây là 300 người). Frequency là
tần số đối tượng được khảo sát giữa các ví điện tử. Qua bảng thống kê ta thấy ví momo
là được sử dụng nhiều nhất 207 người (69%), ví moca được 11 (3,7%) người sử dụng
và ví paypal là được ít người sử dụng nhất chỉ có 8 (2,7%) người, còn lại là ví khác 74
(24,7%) người sử dụng. Không có người nào bỏ qua câu hỏi này (Missing).
- Theo cách biết đến ví điện tử
29
Anh chị biết đến ví điện tử thông qua?
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid phương tiện truyền
thông
161 53,7 53,7 53,7
gia đình 12 4,0 4,0 57,7
bạn bè, đồng nghiệp 102 34,0 34,0 91,7
khác 25 8,3 8,3 100,0
Total 300 100,0 100,0
Trong đó N là tổng số đối tượng được khảo sát (ở đây là 300 người). Frequency là
tần số đối tượng được khảo sát với 4 cách tiếp cận ví điện tử. Qua bảng thống kê ta thấy
được biết đến ví điện tử qua phương tiện truyền thông là nhiều nhất 161 (53,7%) người,
thứ hai là thông qua bạn bè, đồng nghiệp 102 (34%) người, thứ 3 là phương tiện khác là
25 (8,3%) người còn lại là gia đình 12 (4%) người.
4.2. Kiểm định thang do Cronbach Alpha
Nhân tố: Hữu ích
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,890 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
HI1 Ví điện tử giúp a/c
giao dịch dễ dàng hơn?
11,93 6,393 ,726 ,881
HI2 Sử dụng ví điện tử
giúp a/c tiết kiệm
khoogn gian hơn
11,67 7,386 ,801 ,848
HI3 Sử dụng ví điện tử
cung cấp cho a/c nhiều
dịch vụ tiện ích(thanh
toán, mua vé xe..)
11,76 6,872 ,816 ,838
HI4 A/c cảm thấy sử
dụng ví điện tử rất hữu
ích
11,74 7,344 ,726 ,871
30
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù
hợp (> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,890 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các
hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy.
Nhân tố: Sử dụng
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,889 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
SD1 A/c sử dụng ví
điện tử rất dễ hiểu và rõ
ràng
11,76 5,409 ,780 ,850
SD2 Anh/chị không
cảm thấy khó khăn khi
sử dụng ví điện tử
11,89 5,012 ,727 ,871
SD3 Các thao tác giao
dịch qua ví điện tử rất
dễ dàng và đơn giản, dễ
hiểu
11,76 5,287 ,768 ,853
SD4 Anh/chị có thể sử
dụng ví điện tử một
cách thuần thục
11,74 5,136 ,759 ,856
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù
hợp (>= 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,889 >= 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy.
Nhân tố: Rủi ro
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,876 4
31
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
RR1 Cung cấp thông
tin các nhân qua ví điện
tử không thật sự an toàn
9,71 8,172 ,719 ,846
RR2 Có thể bị mất hoặc
gian lận khi giao dịch
qua ví điện tử
9,81 7,900 ,767 ,828
RR3 Có thể không bảo
mật khi anh/chị giao
dịch qua ví điện tử
9,87 7,522 ,782 ,821
RR4 Anh/chị cảm thấy
ví điện tử là dịch vụ
không đáng tin cậy
10,12 7,620 ,675 ,867
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp
(> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,876 >= 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số
tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy.
Nhân tố: Chi phí
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,915 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
CP1 Anh/chị cảm thấy
chi phí sử dụng ví điện
tử là một khoản lớn
8,27 14,818 ,854 ,876
CP2 Chi phí chi trả cho
nhà mạng là quá cao
khi sử dụng ví điện tử (
4G, wifi,sms)
8,21 13,479 ,715 ,937
CP3 Chi phí cài đặt ứng
dụng trên điện thoại là
quá đắt với anh/chị
8,31 14,677 ,874 ,870
32
CP4 Việc sử dụng ví
điện tử giao dịch tốn
kém hơn so với giao
dịch truyền thống
8,31 14,789 ,833 ,882
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (>= 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,915 >= 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin
cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy.
Nhân tố: Xã hội
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha
N of
Items
,934 4
Item-Total Statistics
Scale Mean
if Item
Deleted
Scale
Variance if
Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
XH1 Mọi người sử
dụng ví điện tử nên
tôi sử dụng
10,65 7,641 ,928 ,885
XH2 Gia đình khuyên
tôi sử dụng ví điện tử
nên tối sử dụng
10,68 7,481 ,936 ,882
XH3 Tôi được bạn
bè, đồng nghiệp
khuyên dùng ví điện
tử
10,52 9,301 ,611 ,982
XH4 Tôi sử dụng ví
điện tử vì chịu ảnh
hưởng của giới truyền
thông
10,71 7,510 ,918 ,888
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp
(> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,934 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số
tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy.
Nhân tố: Thái độ
33
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,855 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
TĐ1 Tôi cảm thấy sử
dụng ví điện tử là ý
kiến hay
11,61 8,044 ,793 ,782
TĐ2 Tôi cảm thấy sử
dụng ví điện tử rất thú
vị
11,58 8,218 ,806 ,782
TĐ3 Tôi cảm thấy ví
điện tử rất đáng sử
dụng
11,59 8,330 ,774 ,793
TĐ4 Tôi cảm thấy việc
sử dụng ví điện tử là
một ý tưởng khôn
ngoan
11,56 7,057 ,557 ,921
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp
(> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,855 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số
tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy.
Nhân tố: Tín nhiệm
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,941 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
34
TM1 Tôi sẽ giới thiệu
người thân của mình sử
dụng ví điện tử
11,33 7,237 ,894 ,911
TM2 Tôi sẽ hướng dẫn
cho những người xung
quanh mình sử dụng ví
điện tử
11,25 7,693 ,887 ,915
TM3 Tôi sẽ giới thiệu
mọi người sử dụng ví
điện tử rất tiện mua đồ
qua các ứng dụng.
11,35 7,433 ,822 ,935
TM4 Tôi có thể sử
dụng ví điện tử mọi lúc
khi cần
11,31 7,486 ,839 ,929
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,941 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin
cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy.
Nhân tố: Riêng tư/ bảo mật
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
,842 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
SP1 Hệ thống thanh
toán ví điện tử đảm bảo
xác minh thông tin giữa
các bên tham gia
10,98 7,103 ,639 ,816
SP2 Tôi tin rằng ví điện
tử luôn có kế hoạch
chuẩn bị để đối phó với
rủi ro và đảm bảo an
minh dữ liệu
11,02 6,923 ,643 ,815
SP3 Tôi tin rằng thông
tin cá nhân của tôi sẽ
không được sử dụng
vào mục đích khác
10,92 7,024 ,711 ,786
35
SP4 Tôi tin rằng các
giao dịch cá nhân của
tôi qua ví điện tử sẽ
được bảo vệ
10,98 6,655 ,717 ,782
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>
0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,842 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương
quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy.
4.3 Đánh giá giá trị thanh do - EFA
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
,903
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 8235,747
df 496
Sig. ,000
- Hệ số KMO = 0.903 > 0.5 mức độ phù hợp của nhân tố tốt
- Giá trị Sig. của kiểm định KMO and Bartlett's Test = 0.000 < 0.05 => các biến quan sát
có tương quan với nhau.
Total Variance Explained
Compo
nent
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of
Squared Loadings
Rotation Sums of
Squared Loadings
Tota
l
% of
Varia
nce
Cumulati
ve % Total
% of
Varia
nce
Cumulati
ve %
Tot
al
% of
Varia
nce
Cumulati
ve %
1 11,2
20
35,06
2
35,062
11,22
0
35,0
62
35,062
3,4
01
10,62
8
10,628
2 4,03
6
12,61
4
47,675 4,036
12,6
14
47,675
3,3
99
10,62
1
21,249
3 2,41
0
7,532 55,207 2,410
7,53
2
55,207
3,3
84
10,57
4
31,823
4 2,11
4
6,606 61,813 2,114
6,60
6
61,813
3,1
36
9,800 41,623
5 1,52
7
4,771 66,584 1,527
4,77
1
66,584
3,0
23
9,447 51,070
6 1,38
9
4,342 70,926 1,389
4,34
2
70,926
2,9
17
9,117 60,187
7 1,27
5
3,984 74,910 1,275
3,98
4
74,910
2,9
07
9,085 69,272
8 1,09
2
3,412 78,323 1,092
3,41
2
78,323
2,8
96
9,051 78,323
36
9
,644 2,013 80,336
10
,570 1,781 82,117
11
,528 1,651 83,768
12
,501 1,566 85,334
13
,432 1,349 86,684
14
,411 1,286 87,969
15
,381 1,191 89,160
16
,366 1,145 90,305
17
,327 1,022 91,327
18
,325 1,017 92,345
19
,287 ,896 93,240
20
,274 ,856 94,096
21
,261 ,816 94,912
22
,250 ,781 95,692
23
,235 ,733 96,425
24
,215 ,670 97,095
25
,188 ,587 97,683
26
,179 ,560 98,243
27
,157 ,490 98,733
28
,139 ,436 99,169
29
,107 ,335 99,504
30
,079 ,247 99,751
31
,057 ,178 99,930
32
,023 ,070 100,000
37
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Trong bảng kết quả tổng phương sai:
- Trị số Initial Eigenvalues =1,092 > 1 giải thích bởi yếu tố hữu ích, sử dụng, rủi ro,
chi phí, xã hội, thái độ, tín nhiệm và riêng tư/bảo mật.
- Giá trị Rotation Sums of Squared Loadings = 78,323% > 50% => tổng phương sai
trích của biến được giải thích bởi 8 nhân tố.
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
TM1 Tôi sẽ giới thiệu người thân của mình sử
dụng ví điện tử
,854
TM3 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng ví điện
tử rất tiện mua đồ qua các ứng dụng.
,828
TM2 Tôi sẽ hướng dẫn cho những người xung
quanh mình sử dụng ví điện tử
,826
TM4 Tôi có thể sử dụng ví điện tử mọi lúc khi cần ,807
XH2 Gia đình khuyên tôi sử dụng ví điện tử nên
tối sử dụng
,935
XH4 Tôi sử dụng ví điện tử vì chịu ảnh hưởng của
giới truyền thông
,919
XH1 Mọi người sử dụng ví điện tử nên tôi sử dụng ,914
XH3 Tôi được bạn bè, đồng nghiệp khuyên dùng
ví điện tử
,631
CP3 Chi phí cài đặt ứng dụng trên điện thoại là quá
đắt với anh/chị
,879
CP1 Anh/chị cảm thấy chi phí sử dụng ví điện tử là
một khoản lớn
,866
CP4 Việc sử dụng ví điện tử giao dịch tốn kém hơn
so với giao dịch truyền thống
,857
CP2 Chi phí chi trả cho nhà mạng là quá cao khi sử
dụng ví điện tử (4G, wifi, sms)
,820
HI3 Sử dụng ví điện tử cung cấp cho a/c nhiều dịch
vụ tiện ích (thanh toán, mua vé xe.)
,863
HI1 Ví điện tử giúp a/c giao dịch dễ dàng hơn? ,860
HI4 A/c cảm thấy sử dụng ví điện tử rất hữu ích ,789
HI2 Sử dụng ví điện tử giúp a/c tiết kiệm khoogn
gian hơn
,781
TĐ1 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử là ý kiến hay ,790
TĐ2 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử rất thú vị ,785
TĐ3 Tôi cảm thấy ví điện tử rất đáng sử dụng ,769
38
TĐ4 Tôi cảm thấy việc sử dụng ví điện tử là một ý
tưởng khôn ngoan
,728
RR3 Có thể không bảo mật khi anh/chị giao dịch
qua ví điện tử
,825
RR2 Có thể bị mất hoặc gian lận khi giao dịch qua
ví điện tử
,812
RR1 Cung cấp thông tin các nhân qua ví điện tử
không thật sự an toàn
,776
RR4 Anh/chị cảm thấy ví điện tử là dịch vụ không
đáng tin cậy
,686
SD4 Anh/chị có thể sử dụng ví điện tử một cách
thuần thục
,749
SD2 Anh/chị không cảm thấy khó khăn khi sử
dụng ví điện tử
,743
SD1 A/c sử dụng ví điện tử rất dễ hiểu và rõ ràng ,742
SD3 Các thao tác giao dịch qua ví điện tử rất dễ
dàng và đơn giản, dễ hiểu
,717
SP4 Tôi tin rằng các giao dịch cá nhân của tôi qua
ví điện tử sẽ được bảo vệ
,787
SP2 Tôi tin rằng ví điện tử luôn có kế hoạch chuẩn
bị để đối phó với rủi ro và đảm bảo an minh dữ liệu
,757
SP3 Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ không
được sử dụng vào mục đích khác
,745
SP1 Hệ thống thanh toán ví điện tử đảm bảo xác
minh thông tin giữa các bên tham gia
,720
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
Kết quả ma trận soay cho thấy 32 biến quan sát được phân thành 8 nhân tố, tất cả các biến
quan sát đều có hệ số tải Factor Loading lớn hơn 0.5 và không có biến sấu.
4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính
Model Summaryb
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of
the Estimate
Durbin-
Watson
1 ,996a
,991 ,991 ,08162 2,009
a. Predictors: (Constant), sp, cp, hi, xh, tđ, rr, tm, sd
b. Dependent Variable: hvsd
Giá trị R^2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh chính xác mức độ phù hợp của mô
hình so với các biến tổng thể, ta có giá trị R hiệu chỉnh bằng 0,991 (hay 99.1%) có nghĩa là
39
tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa Quyết định mua sản phẩm và 8 biến độc lập trong
mô hình.
ANOVAa
Model
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 214,647 8 26,831 4027,377 ,000b
Residual 1,939 291 ,007
Total 216,586 299
a. Dependent Variable: hvsd
b. Predictors: (Constant), sp, cp, hi, xh, tđ, rr, tm, sd
Nhìn vào bảng (ANOVA) ta thấy thống kê F có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy mô hình
sử dụng phù hợp với tập dữ liệu thực tế và các biến đạt được tiêu chuẩn chấp nhận trong mô
hình.
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardize
d
Coefficient
s
t Sig.
Collinearity
Statistics
B Std. Error Beta
Toleran
ce VIF
1 (Constan
t) -,017 ,030 -,557 ,578
hi ,006 ,006 ,006 ,989 ,323 ,722 1,385
sd ,001 ,009 ,001 ,125 ,901 ,465 2,149
rr ,013 ,007 ,014 1,953 ,052 ,587 1,704
cp -,003 ,005 -,005 -,706 ,481 ,667 1,499
xh -,010 ,006 -,011 -1,628 ,105 ,698 1,433
tđ ,004 ,007 ,005 ,643 ,521 ,570 1,754
tm ,004 ,007 ,005 ,600 ,549 ,542 1,844
sp
,988 ,007 ,988
139,05
4
,000 ,609 1,642
a. Dependent Variable: hvsd
40
Dựa vào bảng có thể thấy hệ số phóng đại phương sai VIF từ kết quả hồi quy đều nhỏ hơn
2 nên không có hiện tượng đa công tuyến xảy ra.
Từ kết quả xem xét mức ý nghĩa các biến độc lập trong mô hình hồi quy cho thấy, có 3 nhân
tố không có mức ý nghĩa so với Hành vi sử dụng ví điện tử (hvsd), đó là nhân tố hi, sd, rr,
cp, xh, tđ và tm vì có Sig > 0,05 nên nhân tố này không có ý nghĩa trong hồi quy. Còn lại
biến sp có sig < 0.05 do đó biến này có ý nghĩa thông kê, tác động lên biến phụ thuộc hvsd
Phương trình hồi quy: hvsd = - 0,017 + 0.988*sp
4.5 Kiểm định ANOVA
Giải thiết H9: Sự khác biệt giữa biến tuổi tác và hành vi sử dụng ví điện tử
Test of Homogeneity of Variances
hvsd
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
1,660 3 296 ,176
Sig = 0.176 > 0.05 vậy không có sự khác biệt giữa biến thu nhập và hành vi sử dụng ví điện
tử
ANOVA
hvsd
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups
,843 3 ,281 ,386 ,764
Within Groups
215,743 296 ,729
Total 216,586 299
Sig = 0.764 > 0.05 không có sự khác biệt giữa biến thu nhập và hành vi sử dụng ví điện tử
Multiple Comparisons
Dependent Variable: hvsd
Scheffe
(I) Tuổi tác của
anh/chị
(J) Tuổi tác của
anh/chị
Mean Difference
(I-J)
Std.
Error Sig.
95% Confidence
Interval
Lower
Bound
Upper
Bound
dưới 18 từ 18-25 -,15936 ,21396 ,907 -,7609 ,4422
41
từ 25-30 -,10870 ,27306 ,984 -,8765 ,6591
trên 30 -,36111 ,35194 ,788 -1,3506 ,6284
từ 18-25 dưới 18 ,15936 ,21396 ,907 -,4422 ,7609
từ 25-30 ,05067 ,18599 ,995 -,4723 ,5736
trên 30 -,20175 ,28963 ,922 -1,0161 ,6126
từ 25-30 dưới 18 ,10870 ,27306 ,984 -,6591 ,8765
từ 18-25 -,05067 ,18599 ,995 -,5736 ,4723
trên 30 -,25242 ,33567 ,904 -1,1962 ,6914
trên 30 dưới 18 ,36111 ,35194 ,788 -,6284 1,3506
từ 18-25 ,20175 ,28963 ,922 -,6126 1,0161
từ 25-30 ,25242 ,33567 ,904 -,6914 1,1962
Từ kết quả so sánh từng cặp, ta thấy không có giá trị nào của Sig < 0.05 nên không có sự
khác nhau giữa độ tuổi và hành vi mua sử dụng ví điện tử.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 Giới thiệu
Chương 5 dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra những kiến nghị và đề xuất cho dịch vụ ví
điện tử sau khi đã kiểm định hành vi sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng với cá nhân tố
liên quan và mức ảnh hưởng của nhân tố đó. Đồng thời nêu rõ các hạn chế của đề tài và đề
nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.2 Kết quả nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính, thông qua đối tượng là
người dân thành phố Hồ Chí Minh và cũng là những người dùng dịch vụ ví điện tử. Nghiên
cứu sơ bộ xác định mô hình nghiên cứu gồm yếu tố phụ thuộc là Hành vi sử dụng ví điện tử
(HVSD) và 8 biến độc lập là Hữu ích (HI), Sử dụng (SD), Rủi ro (RR), Chi phí (CP), Xã
hội (XH), Thái độ (TĐ), Tín nhiệm (TM), Riêng tư và bảo mật ( SP).
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng
câu hỏi khảo sát theo phương pháp chọn mẫu phi xác xuất thuận tiện. Kết quả thu được 300
bảng trả lời phù hợp. Các bước tiến hành nghiên cứu định lượng: kiểm định và đánh giá
thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết của phương pháp hồi quy đa biến và phân tích
ANOVA nhằm kiểm định tác động của các biến định tính khác nhau đối với biến định lượng.
42
Kết quả nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng ví điện tử
của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể có 1 yếu tố chính ảnh hưởng đến hành sử
dụng ví điện tử của người dân thành phố Hồ Chí Minh, đó là
⮚ Nhận thức riêng tư/ bảo mật của dịch vụ (SP) bới ß = 0,988
Kiểm định ANOVA về khác biệt giá trị trung bình cho ta kết quả: không có sự khác biệt về
thu nhập của người dân với hành vi sử dụng ví điện.
5.3 Đề xuất giải pháp
Từ kết quả nghiên cứu ta có thể thấy có 1 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví
điện tử của người dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Yếu tố về Nhận thức riêng tư/bảo mật
đóng vai trò cao (β = 0.988) thế nên dịch vụ ví điện nên tập trung vào lĩnh vực về yếu tố
này. Chẳng hạn như nâng cao bảo mật dịch vụ bằng OTP khi thực hiện giao dịch kết hợp
bảo mật app bằng vân tay hoặc Face ID tiếp tục đẩy mạnh các chương trình giới thiệu tính
năng bảo mật để thu hút người dùng sản phẩm dịch vụ, nâng cao công nghệ để đem đến cho
người dùng giao dịch nhanh chóng, đơn giản và nâng cao hiệu quả công việc tối ưu. Bên
cạnh đó vấn đề riêng tư của dịch vụ này được người dân khá quan tâm. Những vấn liên quan
giả mạo đánh cắp thông tin khiến cho nhiều người chần chừ sử dụng dịch vụ này. Chính vì
thế mà các dịch vụ ví điện tiếp tục nghiên cứu phát triển để nâng cao tính bảo mật đến mức
tốt nhất. Đồng thời hoàn thiện các quy định, qui chế về pháp luật. Từ đó có thể đem lại lòng
tin và cơ sở cho người có hành vi sử dụng dịch vụ ví điện tử.
5.4 Hạn chế của nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót
sau:
➢ Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thuận tiện nên đại diện của mẫu chưa cao, nếu cóthể
sử dụng phương phấp lấy mẫu định mức hoặc phân tầng thì nghiên cứu sẽ có kết
quả tốt hơn.
➢ Nghiên cứu này chỉ thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh nên khả năng tổng quát
chưa cao. Nhưng nó sẽ cao hơn nếu được triển khai ở nhiều nơi. Đây cũng là một
hướng cho các nghiên cứu tiếp theo
➢ Nghiên cứu còn hạn chế về công cụ và thời gian khảo sát. Chẳng hạn như bảng khảo
sát dài làm người trả lời không muốn trả lời hay trả lời một cách hời hợt. Chính vì
thế nhiều bảng trả lời khi thu về ở khúc đầu trả lời rất tốt nhưng về phía sau chỉ đánh
43
duy nhất một lựa chọn, dẫn đến phải loại bỏ những bảng trả lời như vậy và lượng
khảo sát thu về bị hao hụt nhiều
44
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Giáo trình Thương mại điện tử căn bản của PGS. TS. NGƯT Nguyễn Văn Hồng và
TS. Nguyễn Văn Thoan chủ biên, xuất bản năm 2012.
2. Dennis Abrazhevich,(2004). Electronic Payment Sys-tems: a User- Centered
Perspective and Interaction Design, Dennis Abrazhevich publication.
3. Adeoti, O. & Osotimehin, K. (2012). Adoption of Point of Sale Terminals in Nigeria:
Assessment of Consumers' Level of Satisfaction. Research Journal of Finance and
Accounting. 3 (1), 1-5.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019). Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày
22/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, ngày
11/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán
5. Lê Mỹ (2020). Người Việt đang dùng ví điện tử để thanh toán gì, truy cập từ:
https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/nguoi-viet-dang-dung-vi-dien-tu-de-thanh-toan-gi-
320685.html
6. Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Đặng Thùy Linh, Nguyễn Thị Diễm (2020). Thị trường ví
điện tử Việt Nam - Cơ hội và thách thức, truy cập từ http://tapchinganhang.gov.vn/thi-
truong-vi-dien-tu-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc.htm
45

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
pehau93
 
Phuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc tePhuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc te
pepjlun
 
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoánChương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
SInhvien8c
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
LyLy Tran
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
Mon Le
 
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bảnChuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
Khanh Duy Kd
 
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUAREBẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
hiendoanht
 

La actualidad más candente (20)

Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
 
Các mô hình hồi qui 2
Các mô hình hồi qui 2Các mô hình hồi qui 2
Các mô hình hồi qui 2
 
De xstk k12
De xstk k12De xstk k12
De xstk k12
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
bài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketingbài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketing
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Phuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc tePhuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc te
 
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoánChương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
Chương 1 môn phân tích và đầu tư chứng khoán
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
bảng tra phân phối chuẩn
bảng tra phân phối chuẩnbảng tra phân phối chuẩn
bảng tra phân phối chuẩn
 
Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
Đo Lường Trong Nghiên Cứu & Thiết Kế Bảng Câu Hỏi
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
Momo zalopay nhom 1
Momo zalopay nhom 1Momo zalopay nhom 1
Momo zalopay nhom 1
 
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bảnChuong 1  tổng quan về marketing. marketing căn bản
Chuong 1 tổng quan về marketing. marketing căn bản
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUAREBẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
BẢNG TRA PHÂN PHỐI CHI-SQUARE
 

Similar a NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.docx

Th s01.082 các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương...
Th s01.082 các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương...Th s01.082 các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương...
Th s01.082 các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Duy Vọng
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Viet Nam
 

Similar a NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.docx (20)

PPNC.docx
PPNC.docxPPNC.docx
PPNC.docx
 
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Ngƣời Sử Dụng Đối Với Các Ứng Dụng Ott Ở Vi...
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Ngƣời Sử Dụng Đối Với Các Ứng Dụng Ott Ở Vi...Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Ngƣời Sử Dụng Đối Với Các Ứng Dụng Ott Ở Vi...
Luận Văn Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Ngƣời Sử Dụng Đối Với Các Ứng Dụng Ott Ở Vi...
 
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAYLuận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
 
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...
Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Thương ...
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng...
 
N hiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng hình thức thanh toá...
N hiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng hình thức thanh toá...N hiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng hình thức thanh toá...
N hiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng hình thức thanh toá...
 
LUAN VAN NAM 24.01.21.doc
LUAN VAN NAM 24.01.21.docLUAN VAN NAM 24.01.21.doc
LUAN VAN NAM 24.01.21.doc
 
Luận văn: Chất lượng dịch vụ điện tử nghiên cứu tại ba nhà bán lẻ trực tuyến ...
Luận văn: Chất lượng dịch vụ điện tử nghiên cứu tại ba nhà bán lẻ trực tuyến ...Luận văn: Chất lượng dịch vụ điện tử nghiên cứu tại ba nhà bán lẻ trực tuyến ...
Luận văn: Chất lượng dịch vụ điện tử nghiên cứu tại ba nhà bán lẻ trực tuyến ...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương ...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng Thương ...
 
Th s01.082 các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương...
Th s01.082 các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương...Th s01.082 các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương...
Th s01.082 các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương...
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng...
 
Luân Văn Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
Luân Văn Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...Luân Văn Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
Luân Văn Quản trị rủi ro rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương ...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát ...
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát ...Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát ...
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát ...
 
Luận Văn Đo Lường Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Trực Tuyến Của Ngân Hàng Nông...
Luận Văn Đo Lường Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Trực Tuyến Của Ngân Hàng Nông...Luận Văn Đo Lường Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Trực Tuyến Của Ngân Hàng Nông...
Luận Văn Đo Lường Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Trực Tuyến Của Ngân Hàng Nông...
 
Luận Văn Đánh giá chất lượng dịch vụ ví điện tử So sánh chất lượn dịch vụ của...
Luận Văn Đánh giá chất lượng dịch vụ ví điện tử So sánh chất lượn dịch vụ của...Luận Văn Đánh giá chất lượng dịch vụ ví điện tử So sánh chất lượn dịch vụ của...
Luận Văn Đánh giá chất lượng dịch vụ ví điện tử So sánh chất lượn dịch vụ của...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
 

Último

Último (17)

Statistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docxStatistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docx
 
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
 
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
 
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
 
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh XuânQuản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
 
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
 
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệpHướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
 
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
 
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAYTIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
 
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
 

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.docx

  • 1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN: NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lớp học phần: DHQT15CTT Nhóm: 10 GVHD: TS. ĐÀM TRÍ CƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021
  • 2. 2 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
  • 3. 3 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường đại học Công Nghiệp Tp Hồ Chí Minh đã đưa bộ môn “Nghiên cứu trong kinh doanh” vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy Đàm Trí Cường đã hướng dẫn tụi em trong học kì này và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp nhóm nghiên cứu có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Thầy là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm trong suốt học kỳ vừa qua. Trong thời gian tham dự lớp học của thầy, nhóm đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của các thành viên. Bộ môn Nghiên cứu trong kinh doanh là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích. Tuy nhiên, do kiến thức và năng lực còn hạn chế do đó trong quá trình làm đề tài còn nhiều thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất mong được thầy đóng góp ý kiến để nhóm có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu hơn nữa. Lời cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin chúc Thầy và gia đình, người thân lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
  • 4. 4 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 7 1.1 Lý do chọn đề tài 7 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8 1.3 Phạm vi nghiên cứu 8 1.4 Đối tượng nghiên cứu 9 1.5 Phương pháp nghiên cứu 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 2.1 Khái niệm 9 2.1.1 Khái niệm ví điện tử 9 2.1.2 Chức năng của ví điện tử 10 2.1.3 Quy trình thanh toán của ví điện tử 11 2.2 Các nghiên cứu liên quan 13 2.2 Các nghiên cứu liên quan 14 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 15 2.4 Giải thuyết nghiên cứu 20 2.4.1 Nhận thức hữu ích 20 2.4.2 Nhận thức dễ sử dụng 20 2.4.3 Cảm nhận rủi ro 20 2.4.4 Cảm nhận chi phí 21 2.4.5 Ảnh hưởng xã hội 21 2.4.6 Thái độ 21 2.4.7 Sự tín nhiệm 21 2.4.7 Thái độ 22 2.4.8 Nhận thức riêng tư/bảo mật 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Quy trình nghiên cứu 22 3.2. Phương pháp nghiên cứu 22 3.2.1 Nghiên cứu định tính: 22 3.2.2 Nghiên cứu định lượng: 23 3.3 Chọn mẫu nghiên cứu 23
  • 5. 5 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu: 23 3.3.2 Xác định kích thước mẫu 23 3.4 Thiết bảng câu hỏi và thang do 24 3.4.1 Bảng câu hỏi 24 3.4.2 Thiết kế thang do 25 3.5 Phân tích dữ liệu 27 3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả 27 3.5.2 Phương pháp kiểm dịnh độ tin cây Crobach’s Alpha 27 3.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) 27 3.5.4 Phân tích hồi quy tuyến tính 28 3.5.5 Kiểm định Anova 28 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 4.1 Thống kê mô tả 29 4.1.1 Số lượng mẫu 29 4.1.2 Thống kê mẫu theo từng yếu tố 29 4.2. Kiểm định thang do Cronbach Alpha 31 4.3 Đánh giá giá trị thanh do - EFA 37 4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính 40 4.5 Kiểm định ANOVA 42 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 43 5.1 Giới thiệu 43 5.2 Kết quả nghiên cứu 43 5.3 Đề xuất giải pháp 44 5.4 Hạn chế của nghiên cứu 44
  • 6. 6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin (IT) và thiết bị dùng cuối, nhất là điện thoại di động (Smartphone), người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội online hơn. Mặc dù thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam đang chiếm rất lớn, tuy nhiên thói quen thanh toán của người dùng đang dần thay đổi khi càng có nhiều phương thức thanh toán khác như: POS (điểm chấp nhận thanh toán bằng cà thẻ), “Ví điện tử”, … xuất hiện trong thời gian tới. Đặc biệt là “Ví điện tử” đang là lựa chọn của phương thức thanh toán hiện đại, an toàn, bảo mật, tiện ích hơn khi nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ phát triển hàng loạt hệ sinh thái quanh nó. Người tiêu dùng có thể thực hiện hàng loạt thanh toán cho các dịch vụ: thanh toán hóa đơn điện nước, cước Internet, mua vé máy bay, chuyển tiền, mua sắm online,… Theo nghiên cứu của Boston Consulting Group (Tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG)) Năm 2020, 49% người tiêu dùng thành thị tại khu vực Đông Nam Á là khách hàng của các ngân hàng thương mại đã sử dụng ví điện tử, dự báo tỷ lệ này sẽ đạt 84% vào năm 2025. Trên thực tế, ứng dụng ví điện tử tăng tốc nhanh chóng sau đại dịch Covid-19, thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ các hình thức thanh toán kỹ thuật số và giao hàng tận nhà. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và hậu quả của nó sẽ thúc đẩy nhiều người dùng chấp nhận thanh toán kỹ thuật số hơn. Việt Nam cũng ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên người dân đang có nhu cầu cao về việc mua bán tại nhà thanh toán online bắt kịp xu thế các ví điện tử Việt Nam cũng kết hợp nhiều với các cữa hàng, thương mại điện tử, thanh toán online, ngân hàng, để phục vụ tốt cho người sử dụng Có thể thấy, sự bùng nỗ của nhu cầu lớn người dân về thanh toán online trong những năm vừa qua, tại thị trường Việt Nam các công ty Fintech đã cạnh tranh quyết liệt giành thị phần béo bở này khi cho ra mắt hàng loạt các loại ví điện tử có thương hiệu: Momo, Samsung Pay, VTC Pay, Bankplus, Payoo, ZaloPay, 1Pay, Bảo Kim, Vimo, Mobivi, eDong, Ví FPT, eMonkey, Pay365, TopPay, Ngân Lượng, AirPay…
  • 7. 7 Để tìm hiểu tại sao ví điện tử lại trở nên phổ biến đặc biệt là người dân TP. Hồ Chí Minh, nhóm đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại TP. Hồ Chí Minh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại TP. Hồ Chí Minh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người dân tại TP. Hồ Chí Minh. - Kiểm định mức độ ảnh hưởng các quyết định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người dân tại TP. Hồ Chí Minh. - Đề xuất những giải pháp mang hàm ý về quản trị nhằm mục đích giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử tại TP. Hồ Chí Minh nhằm nắm bắt tốt hơn xu hướng cũng như nhu cầu thanh toán của khách hàng TP. Hồ Chí Minh. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu 1: Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người dân tại TP. Hồ Chí Minh? - Câu hỏi nghiên cứu 2: Có tồn tại sự tác động của các quyết định sử dụng sử dụng dịch vụ ví điện tử của người dân tại TP. Hồ Chí Minh? - Câu hỏi nghiên cứu 3: Các đơn vị cũng cấp dịch vụ ví điện tử tại TP. Hồ Chí Minh cần phải làm gì để nắm bắt tốt hơn xu hướng cũng như nhu cầu thanh toán của khách hàng TP. Hồ Chí Minh? 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hịên trên hai phạm vi: phạm vi không gian và phạm vi thời gian. + Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hịên thông qua việc khảo sát lấy ý kiến từ những người dân tại TP. Hồ Chí Minh. + Phạm vi thời gian: từ tháng 8/2021 - tháng 12/2021.
  • 8. 8 1.4 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại TP. Hồ Chí Minh - Đối tượng khảo sát: Những người sinh sống, làm việc trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh sử dụng ví điện tử. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sẽ được thực hiện kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng. - Phương pháp nghiên cứu định tính: được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài nghiên cứu. Các bước nghiên cứu định tính được sử dụng là việc tìm kiếm các dữ liệu thứ cấp sẵn có có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu: sưu tầm, thống kê, thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu có sẵn ở các cơ quan, từ tạp chí, báo chí, từ các kết quả nghiên cứu khoa học, từ việc tham khảo ý của các chuyên gia, thảo luận nhóm. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được thực hịên bằng cách gửi bảng câu hỏi thông qua internet cho đối tượng khảo sát. Sau đó thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu được thực hiện qua phần mềm SPSS. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm 2.1.1 Khái niệm ví điện tử Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỉ lệ 1:1( Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt). Thông thường, có hai loại ví điện tử phổ biến: + Ví điện tử cá nhân: Dùng để phục vụ việc mua sắm cá nhân, thanh toán trực tuyến trên website của doanh nghiệp có chấp nhận thanh toán qua ví điện tử.
  • 9. 9 + Ví điện tử doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp tham gia vào cộng đồng chấp nhận việc thanh toán qua ví điện tử sẽ được cung cấp tài khoản và mật khẩu để truy cập vào một website nào đó của nhà cung cấp dịch vụ gọi là ví điện tử doanh nghiệp. Theo báo cáo quốc gia về Kỹ thuật TMĐT của Bộ thương mại, thanh toán trực tuyến (Electronic Payment) là việc thanh toán tiền thông qua điện tử thay cho việc giao tay tiền mặt. Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận hàng cho các hóa đơn và dịch vụ được mua bán trên internet (Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan, 2012). Abrazhevich (2004) cho rằng hệ thống thanh toán điện tử như một hình thức cam kết tài chính có liên quan đến người mua và người bán thông qua việc sử dụng các thoogn tin liên lạc điện tử. O. Adeoti và K. Osotimehin (2012) xem hệ thống thanh toán điện tử là một phương tiện điện tử thực hiện việc thanh toán hoàng hóa và dịch vụ mua sắm trực tuyến tại các siêu thị và trung tâm mua sắm. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu đơn giản khái niệm ví điện tử là việc thanh toán tiền thôn qua internet mà ở đó giao dịch được hỗ trợ bởi các phương tiện điện tử. 2.1.2 Chức năng của ví điện tử Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, giá trị giao dịch qua ví điện tử năm 2016 đạt 53.109 tỉ đồng, tăng tới 64% so với năm 2015. Dẫu vậy tỉ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán vẫn còn rất lớn khi thói quen dùng tiền mặt của người dân không dễ gì thay đổi trong. Hướng tới mục tiêu xã hội không tiền mặt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Điều này có nghĩa là thời gian tới, thương mại điện tử hay thanh toán trực tuyến sẽ là mảnh đất màu mỡ để phát triển. Tính đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép hoạt động cho hơn 20 ví điện tử được cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử đều có chiến lược phát triển riêng biệt nhắm vào các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau nên sản phẩm dịch vụ ví điện tử của mỗi doanh nghiệp đều có những đặc tính và tiện ích khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các ứng dụng ví điện tử ở Việt nam đều có 04 chứ năng chình như sau: - Nhận tiền và chuyển tiền: sau khi đăng kí và kích hoạt tài khoản thành công thì tài khoản ví điện tử sẽ có thể nhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau như ( nập tiền trực tiếp tại quầy giao dịch của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử, nạp tiền trực tiếp từ
  • 10. 10 tài khoản ngân hàng, nạp tiền trực tiếp từ tài khoản ví điện tử cùng loại,…). Sau khi nạp tiền vào tài khoản ví điện tử, chủ tài khoản có thể chuyển tiền sang ví điện tử khác cùng loại, chuyển tiền sang tài khoản ngân hàng có liên kết hoặc chuyển cho người hân hoặc bạn bè theo đường bưu điện hoặc các chi nhánh ngân hàng. - Lưu trữ tiền trên tài khoản ví điện tử: khách hàng có thể sử dụng tài khoản ví điện tử làm nơi lưu trữ tiền dưới dạng số hóa một cách an toàn và tiện lợi. Số tiền ghi nhận trên ví điện tử tương đương với số tiền thật được chuyển vào. - Thanh toán trực tuyến: khi đã có tiền trong tài khoản ví điện tử khách hàng có thể sử dụng số tiền trong tài khoản để thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực tuyến. - Truy vấn tài khoản: chức năng này cho phép chủ tài khoản có thể thay đổi, cập nhật thông tin các nhân, mật khẩu, tra cứu số dư, xem lại các thông tin trong lịch sử giao dịch của mình. Ngoài ra các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử hiện nay đã phát triển và tích hợp thêm nhiều các chức năng phụ khác nhằm đem lại nhiều tiện ít cho khách hàng sử dụng dịch vụ như: - Nạp thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn đàn, …khách hàng có thể sử dụng ví điện tử để thanh toán các nội dung giao dịch này một cách nhanh chóng và tiện lợi. - Thanh toán các loại hóa đơn sinh hoạt thường ngày như (hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, phí dữ liệu di động, phí truyền hình cáp,…): khách hàng có thể sử dụng ví điện tử để thành toán các hóa của các dịch vụ trong sinh hoạt một cách chủ động và nhanh chóng - Mua vé điện tử: khách hàng sử dụng dịch vụ có thể mua vé điện tử như vé máy bay, vé xem phim, vé tàu, vé xe trên nền ứng dụng liên kết của ví điện tử. - Thanh toán học phí: người dùng có thể thanh toán các kkhoarn học phí cho các khóa học online, các khóa học từ xa một cách chủ động và tiện lợi. 2.1.3 Quy trình thanh toán của ví điện tử Sau khi khách hàng đã đăng kí và kích hoạt thành công ví điện tử, khách hàng sẽ được các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử quản lý tài khoản và xử lý các giao dịch phát sinh trên hệ thống. Các hoạt động nạp tiền, rút tiền, mua bán, thanh toán hàng hóa dịch vụ của khách hàng đều được quản lý và cập nhật liên tục trên hệ thống. Mặc khác bên cung cấp dịch vụ sẽ tính toán nghĩa vụ và thông báo tới ngân hàng để thực hiện ghi nợ và ghi có đối với các tài khoản tiền mặt thật tương ứng với các bên có liên quan.
  • 11. 11 2.1.3.1 Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua mạng viễn thông Hiện nay tại Việt nam có hai ứng dụng ví điện tử hoạt động trên ứng dụng di động là Momo ( M- service) và ví điện tử E- dong ( EC Pay), thông dụng và phổ biến hơn có lẽ là Momo. Tuy nhiên các loại ví điện điện tử này chỉ có thể dùng để thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, chuyển tiền vào tài khoản ví điện tử cùng loại, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng liên kết, mua thẻ cào,…mà chưa có các chứ năng thanh toán trực tuyến như (mua vé tàu, vé máy bay, thanh toán đặt phòng,…) Các bước tiến hành thanh toán bằng ví điện tử trên ứng dụng gồm các bước sau: - Bước 1: Khởi động ứng dụng - Bước 2: Chọn loại giao dịch cần thực hiện - Bước 3: Chọn dịch vụ cần thanh toán - Bước 4: Nhập mã dịch vụ - Bước 5: Nhập mã hóa đơn - Bước 6: Nhập số tiền cần thanh toán - Bước 7: nhập số điện thoại khách hàng - Bước 8: Nhập mật khẩu đăng nhập ví điện tử - Bước 9: Kiểm tra thông tin và xác nhận thanh toán 2.1.3.2 Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua mạng Internet Quy trình thanh toán bằng ví điện tử qua mạng Internet có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đặt hàng, giai đoạn thanh toán và giai đoạn nhận hàng. Các giai đoạn nàyđược chia ra làm các bước nhỏ để thao tác trang các giao diện của các website thương mại điện tử được tích hợp chức năng thanh toán bằng ví điện tử như sau:
  • 12. 12 2.2 Các nghiên cứu liên quan Bước 1: Chọn hàng hóa dịch vụ trên các gian hàng hoặc Website thương mại điện tử Bước 2: Điền thông tin người mua và hình thức giao hàng Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản ví điện tử Bước 4: Chọn hình thức thanh toán Bước 6: Nhận thông báo kết quả giao dịch và chờ giao hàng Bước 5: Xác nhận thanh toán bằng mật khẩu OTP (nhận qua SMS hoặc Email) Giai đoạn đặt hàng Giai đoạn thanh toán Giai đoạn nhận hàng
  • 13. 13 2.2 Các nghiên cứu liên quan Dù xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2008, nhưng gần đây khi lượng người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng nhanh, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thời đại 4.0, ví điện tử mới thực sự phát triển nóng ở Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, ở Việt Nam, 61% lượng người tiêu dùng thanh toán bằng thiết bị di động vào năm 2019, tăng đáng kể so với 37% vào năm 2018 (Nguyễn Thị Ánh Ngọc và cộng sự, 2020). Thị trường ví điện tử đã chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa hơn 30 nhà cung cấp (tính đến ngày 15/10/2020), nhưng các tên tuổi lớn, như: Momo, Moca và ZaloPay… vẫn đang dẫn đầu thị phần. Theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN, ngày 22/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, ngày 11/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, có hiệu lực từ ngày 7/1/2020, yêu cầu tổng giá trị giao dịch thông qua ví điện tử hàng tháng trên mỗi khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ không vượt quá 100 triệu đồng. Trong khi đó, theo Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, hiện trên thị trường Việt Nam, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày vào khoảng 230.000 đồng đến 274.000 đồng/người (Lê Mỹ, 2020), nhưng với sự liên kết giữa các nền tảng thương mại điện tử và ví điện tử, như: giữa Tiki và Momo hoặc Zalopay, Shopee và Airpay, Lazada và eMonkey, nên quy định trên của Ngân hàng Nhà nước có thể cản trở người dùng ví điện tử thanh toán cho đồ gia dụng và điện tử có giá trị cao, như: điện thoại di động, máy tính xách tay.
  • 14. 14 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu Bảng 1: Thang đo cho các biến trong mô hình Nhận thức hữu ích H1 + Nhận thức dễ sử dụng H2+ Cảm nhận rủi ro H3 + Hành vi sử dụng ví điện tử Cảm nhận chi phí H4 + Ảnh hưởng xã hội H5 + Sự tín nhiệm H6 + Thái độ H7 + Nhận thức riêng tư/bảo mật H8 +
  • 15. 15 Biến Mã Hóa Yếu tố thang đo Nguồn tham khảo Nhận thức hữu ích HI1 Sử dụng ví điện tử giúp anh/chị giao dịch dễ dàng hơn Davis (1989), Hur và cộng sự (2017) HI2 Sử dụng ví điện tử giúp anh/chị tiết kiệm không gian hơn HI3 Sử dụng ví điện tử cung cấp cho anh/chị nhiều dịch vụ tiện ích (thanh toán, chuyển khoản, mua vé xe, máy bay) HI4 Anh/chị cảm thấy sử dụng ví điện tử rất hữu ích Nhận thức dễ sử dụng SD1 Anh/chị sử dụng ví điện tử rất dễ hiểu và rõ ràng Venkatesh (2003), Davis (1993) SD2 Anh/chị không cảm thấy khó khăn khi sử dụng ví điện tử SD3 Các thao tác giao dịch qua ví điện tử rất dễ dàng và đơn giản, dễ hiểu SD4 Anh/chị có thể sử dụng ví điện tử một cách thuần thục Cảm nhận rủi ro RR1 Cung cấp thông tin các nhân qua ví điện tử không thật sự an toàn J. H.Wu, S.C.Wang (2004) RR2 Có thể bị mất hoặc gian lận khi giao dịch qua ví điện tử RR3 Có thể không bảo mật khi anh/chị giao dịch qua ví điện tử RR4 Anh/chị cảm thấy ví điện tử là dịch vụ không đáng tin cậy Cảm nhận chi phí CP1 Anh/chị cảm thấy chi phí sử dụng ví điện tử là một khoản lớn Lisa Wessels & Judy Drennan (2009) CP2 Chi phí chi trả cho nhà mạng là quá cao khi sử dụng ví điện tử ( 4G, wifi,sms) CP3 Chi phí cài đặt ứng dụng trên điện thoại là quá đắt với anh/chị CP4 Việc sử dụng ví điện tử giao dịch tốn kém hơn so với giao dịch truyền thống Ảnh hưởng xã hội XH1 Mọi người sử dụng ví điện tử nên tôi sử dụng Venlatesh và cộng sự 2003 XH2 Gia đình khuyên tôi sử dụng ví điện tử nên tối sử dụng XH3 Tôi được bạn bè, đồng nghiệp khuyên dùng ví điện tử XH4 Tôi sử dụng ví điện tử vì chịu ảnh hưởng của giới truyền thông
  • 16. 16 Thái độ TĐ1 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử là ý kiến hay Davis (1993), Venkatesh (2000), Moon và Kim (2001) TĐ2 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử rất thú vị TĐ3 Tôi cảm thấy ví điện tử rất đáng sử dụng TĐ4 Tôi cảm thấy việc sử dụng ví điện tử là một ý tưởng khôn ngoan Sự tín nhiệm TM1 Tôi sẽ giới thiệu người thân của mình sử dụng ví điện tử Chian - Son Yu (2012) TM2 Tôi sẽ hướng dẫn cho những người xung quanh mình sử dụng ví điện tử TM3 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng ví điện tử rất tiện mua đồ qua các ứng dụng TM4 Tôi có thể dùng ví điện mọi lúc khi cần Nhận thức riêng tư/bảo mật SP1 Hệ thống thanh toán ví điện tử đảm bảo xác minh thông tin giữa các bên tham gia Chian - Son Yu (2012) SP2 Tôi tin rằng ví điện tử luôn có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với rủi ro và đảm bảo an minh dữ liệu SP3 Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ không được sử dụng vào mục đích khác SP4 Tôi tin rằng các giao dịch cá nhân của tôi qua ví điện tử sẽ được Hành vi sử dụng ví điện tử HVSD1 Tôi sẽ sử dụng ví điện tử thay vì đến ngân hàng Pin Luarn a, Hsin - Hui Lin (2005) HVSD2 Tôi sẽ thường xuyên sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch trên tài khoản của tôi HVSD3 Tôi sẽ sử dụng ví điện tử để dùng các tiện ích khác HVSD Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp, gia đình sử dụng Nguồn : Tổng hợp từ nghiên cứu của các tác giả . Bảng 2: Đặc điểm cá nhân của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Giá trị Giới tính Nam Nữ Độ tuổi Dưới 18 tuổi Từ 18-25 tuổi Từ 25-30 tuổi Trên 30 tuổi
  • 17. 17 Nghề nghiệp Nhân viên văn phòng Nhân viên nhà nước Học sinh-Sinh viên Tự kinh doanh Trình độ học vấn Học vấn phổ thông Cao đẳng Đại học Sau đại học Mức độ thường xuyên giao dịch với ngân hàng Hằng ngày Vài lần một tuần Hằng tuần Hiếm khi Thu nhập Dưới 3 triệu Từ 3-10 triệu Từ 10-20 triệu Trên 20 triệu Ví điện tử Momo Paypal Moca Khác Đã sử dụng dịch vụ Đã sử dụng Chưa sử dụng Thanh toán qua ví Đã từng Chưa từng Biết đến ví điện tử thông qua Phương tiện truyền thông Gia đình Bạn bè và đồng nghiệp Khác Nguồn : Tổng hợp từ nghiên cứu của các tác giả Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. 2.4 Giải thuyết nghiên cứu 2.4.1 Nhận thức hữu ích Cảm nhận hữu ích: là mức độ tin tưởng rằng sử dụng mô hình công nghệ giúp cải thiện hiệu quả công việc (Davis, 1989). Tính hữu ích của dịch vụ được thể hiện qua việc giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, tiếp cận dịch vụ đa dạng (Davis, 1993, Pavlou, 2003, Erkan và Evans, 2016). Trong mô hình TAM, tính hữu ích được xác định là nhân tố
  • 18. 18 ảnh hưởng trực tiếp tới ý định sử dụng các sản phẩm về công nghệ bao gồm ứng dụng di động (Park và cộng sự, 2014). Khi người dùng nhận thấy các ứng dụng là hữu ích, họ sẽ có thái độ tích cực và xu hướng sử dụng ứng dụng nhiều hơn (Choi và cộng sự, 2011) Giả thuyết H1: Nhận thức hữu ích đối với người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng 2.4.2 Nhận thức dễ sử dụng Tính dễ sử dụng cảm nhận là sự nhận thức của một cá nhân trong việc tin rằng sử dụng dịch vụ công nghệ một cách thoải mái và không cần nhiều nỗ lực (Davis, 1989). Nghiên cứu của Saroia và cộng sự, 2018; Kang và Seok, 2014; Huang, 2007 đã chỉ ra tác động tích cực của tính dễ sử dụng cảm nhận đối với tính hữu ích cảm nhận. Cùng với đó các nghiên cứu chuyên sâu đã được thực hiện nhằm chứng minh tác động đáng kể của tính dễ sử dụng cảm nhận tới ý định sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (Hernandez và Mazzon, 2007; Guriting và Ndubisi, 2006; Eriksson, 2005). Tính dễ sử dụng cảm nhận giúp người dùng có thái độ tích cực với dịch vụ, từ đó nâng cao ý định sử dụng (Fortest và Rita, 2016; Pavlou và Fygenson, 2006) Giả thuyết H2: Nhận thức dễ sử dụng của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người sử dụng 2.4.3 Cảm nhận rủi ro Cảm nhận rủi ro là những cảm nhận về những nguy cơ sẽ xảy ra trong bất kì một hành động tiêu dùng mà người tiêu dùng cảm thấy không chắc chắn (Bauer, 1960). Khẩu vị rủi ro và kinh nghiệm sử dụng trước đó của khách hàng tác động trực tiếp tới rủi ro cảm nhận. Cảm nhận rủi ro ở đây là người sử dụng chưa thật sự an tâm khi giao dịch hoặc thanh toán bằng ví điện tử vì vài nguyên nhân như: sợ bị đánh cắp thông tin, mất tiền, .... Giả thuyết H3: Cảm nhận rủi ro của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng 2.4.4 Cảm nhận chi phí Nghiên cứu của Poon (2008) tại Malaysia khẳng định phí và lệ phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công trong phát triển dịch vụ. Ngoài ra, Dasgupta (2011) cũng cho rằng yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử. Do vậy, chi phí là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ ví điện tử. Giả thuyết H4: Cảm nhận chi phí của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng
  • 19. 19 2.4.5 Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân thấy rằng những người quan trọng đối với họ nghĩ rằng nên sử dụng hệ thống thông tin mới (Venlatesh và cộng sự 2003). Các cá nhân có xu hướng bị ảnh hưởng bởi lời khuyên hoặc phản hồi từ mọi người trong gian đoạn đầu sử dụng công nghệ mà không có đủ kinh nghiệm và miền tin (Vi và cộng sự 2020) Giả thuyết H5: Ảnh hưởng xã hội của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng 2.4.6 Thái độ Mặc dù thái độ của cá nhân là nhất quán song vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài trong lâu dài (Schiffman và cộng sự, 2010). Theo Ajzen (1991), ý định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “thái độ”, “chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”. Thái độ được định nghĩa là cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân khi thực hiện một hành vi có mục đích rõ ràng (Hsu, 2016). Do đó, khi cá nhân có thái độ tích cực đối với một hành vi thì khả năng thực hiện hành vi đó sẽ cao hơn (Tsang và cộng sự, 2004), hay thái độ có ảnh hưởng tích cực đến hành động thực tế (Lin, 2011; Mazhar và cộng sự, 2014) Giả thuyết H7: Thái độ của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người sử dụng 2.4.7 Sự tín nhiệm Lý thuyết này dựa theo cơ sở tâm lý học, cho rằng những người sở hữu năng lực chuyên môn và sự tín nhiệm được coi là đáng tin cậy và có khả năng thuyết phục. Sự tín nhiệm ở đây được ứng dụng trong nhiều nghiện cứu về ví điện tử và kêt quả cho thấy ví điện tử được sự tín nhiệm là có nhiều người sử dụng và có hiệu quả cao (Ohanian, 1991; Atkin và Block, 1983). Giả thuyết H6: Sự tín nhiệm đối với người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng 2.4.7 Thái độ Mặc dù thái độ của cá nhân là nhất quán song vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài trong lâu dài (Schiffman và cộng sự, 2010). Theo Ajzen (1991), ý định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “thái độ”, “chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”. Thái độ được định nghĩa là cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân khi thực hiện một hành vi có mục đích rõ ràng (Hsu, 2016). Do đó, khi cá nhân có thái độ tích cực đối với một hành vi thì
  • 20. 20 khả năng thực hiện hành vi đó sẽ cao hơn (Tsang và cộng sự, 2004), hay thái độ có ảnh hưởng tích cực đến hành động thực tế (Lin, 2011; Mazhar và cộng sự, 2014) Giả thuyết H7: Thái độ của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người sử dụng 2.4.8 Nhận thức riêng tư/bảo mật Sự riêng tư/bảo mật của ví điện tử được định nghĩa là mức độ mà khách hàng tin rằng việc sử dụng một phương thức thanh toán cụ thể thông qua ứng dụng di động sẽ được giữ an toàn (Amoroso & Magnier-Watanabe, 2012) (Vivà cộng sự, 2020). Người dùng sẽ có sự ngại nhất định và tránh xa sản phẩm nếu không đáp ứng được về bảo mật/ riêng tư cho người dùng (Milbergvà cộng sự, 2000). Hơn nữa, thanh toán qua ví điện tử không có tính năng bảo mật có thểdẫn đến việc truy cập trái phép thông tin cá nhân và cơ hội sinh lợi để tội phạm mạng vi phạm dữ liệu (Kaurvà cộng sự, 2018) Giả thiết H8: Sự riêng tư/ bảo mật của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người sử dụng CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Khảo sát bằng hình thức trả lời bảng khảo sát trực tuyến, tìm hiểu sâu về những thông tin muốn nghiên cứu. Sử dụng bảng hỏi nghiên cứu định tính và dừng hỏi khi không còn có những thông tin mới. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Nghiên cứu định tính: Ở giai đoạn này sẽ nghiên cứu tìm hiểu ý kiến của những người dân đã từng sử dụng các dịch vụ của ví điện tử tại khu vực thành phó Hồ Chí Minh để xác định được các biến cần phân tích từ đó thiết kế bảng câu hỏi để điều tra chọn mẫu. Qua thảo luận nhóm bằng việc sử dụng dàn bài thảo luận. Ta sẽ xem những yếu tố nào tác động đến ý định sử dụng ví điện tử, sau đó sẽ cho họ đánh giá lại các yếu tố trong mô hình nghiên cứu được đưa ra để xem những nghiên cứu nào phù hợp hay không phù hợp để nhóm cùng thảo luận và đi đến kết quả cuối cùng là những yếu tố nào được xem là quan trọng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • 21. 21 Qua các kết quả nghiên cứu và các nội dung đã chuẩn bị trước từ các mô hình lý thuyết của các chuyên gia đã thực hiện khảo sát trước nhóm em sẽ làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi 3.2.2 Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng sẽ sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin trên diện rộng. Thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi sẽ được tiến hành theo cách: phát bảng câu hỏi trực tiếp. Kết quả của bảng câu hỏi trực tuyến sẽ cho ra những số liệu cụ thể về những thông tin muốn nghiên cứu. 3.3 Chọn mẫu nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phương pháp chọn mẫu phi xác xuất và phương pháp chọn mẫu thuận tiện được cho là hợp lý để sử dụng để nghiên cứu đề tài. Chọn phương pháp trên vì người trả lời sẽ dể tiếp cận, họ sẽ sẵn sàng trả lời bảng khảo sát và giúp chúng ta ít tốn kém thời gian, chi phí thu thập thông tin. 3.3.2 Xác định kích thước mẫu Trong bài nghiên cứu của tôi có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội. Theo Tabachnick và Fidell (1996) Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập). Trong khi đó theo Hoàng Trọng Và Chu Mộng Ngọc (2005) thì tỷ lệ này là 4 hoặc 5 với độ tin cậy sử dụng là 95%, mức sai số cho phép 5%. Với n là số mẫu tối thiểu cần thu thập thì ta sẽ thu được kết quả như sau: n=50+8×m (với m là số nhân tố độc lập trong bài) Như vậy từ công thức trên, nhóm em tính được cỡ mẫu là 300. Để đảm bảo độ tin cậy cũng như tính đại diện của mẫu kết hợp với nguồn lực và khả năng cho phép nên nhóm em quyết định sẽ điều tra 320 bảng hỏi để phòng tránh cho những bảng hỏi không hợp lệ và những sai sót trong quá trình phát và thu hồi bảng hỏi. 3.4 Thiết bảng câu hỏi và thang do 3.4.1 Bảng câu hỏi Đánh dấu X vào lựa chọn của bạn. Câu 1: Giới tính • Nam • Nữ
  • 22. 22 Câu 2: Nơi ở hiện tại của anh/chị • Thành phố Hồ Chí Minh • Nơi khác Câu 3: Tuổi của các anh/chị • Dưới 18 tuổi • Từ 18-25 tuổi • Từ 25-30 tuổi • Trên 30 tuổi Câu 4: Nghề nghiệp • Nhân viên văn phòng • Nhân viên nhà nước • Sinh viên • Tự kinh doanh Câu 5: Trình độ học vấn • Phổ thông, trung cấp nghề • Cao đẳng • Đại học • Sau đại học Câu 6: Anh/chị thường xuyên giao dịch với ngân hàng… • Hằng ngày • Vài lần một tuần • Hằng tuần • Hiếm khi Câu 7: Thu nhập theo tháng của anh/chị • Dưới 3 triệu • Từ 3- 10 triệu • Từ 10-20 triệu • Trên 20 triệu Câu 8: Anh/chị đã từng thanh toán tiền qua ví điện tử chưa? • Rồi • Chưa Câu 9: Anh/chị biết đến ví điện tử thông qua:
  • 23. 23 • Phương tiện truyền thông • Gia đình • Bạn bè và đồng nghiệp • Nguồn khác Câu 10: Anh/chị đã sử dụng dịch vụ ví điện tử chưa? • Đã sử dụng • Chưa sử dụng 3.4.2 Thiết kế thang do STT Nội dung Thang điểm đánh giá 1 2 3 4 5 Cảm nhận hữu ích 1 Sử dụng ví điện tử giúp anh/chị giao dịch dễ dàng hơn 2 Sử dụng ví điện tử giúp anh/chị tiết kiệm không gian hơn 3 Sử dụng ví điện tử cung cấp cho anh/chị nhiều dịch vụ tiện ích (thanh toán, chuyển khoản, mua vé xe…) 4 Anh/chị cảm thấy sử dụng ví điện tử rất hữu ích Nhận thức dễ sử dụng 5 Anh/chị sử dụng ví điện tử rất dễ hiểu và rõ ràng 6 Anh/chị không cảm thấy khó khăn khi sử dụng ví điện tử 7 Các thao tác giao dịch qua ví điện tử rất dễ dàng và đơn giản, dễ hiểu 8 Anh/chị có thể sử dụng ví điện tử một cách thuần thục Cảm nhận rủi ro 9 Cung cấp thông tin các nhân qua ví điện tử không thật sự an toàn 10 Có thể bị mất hoặc gian lận khi giao dịch qua ví điện tử 11 Có thể không bảo mật khi anh/chị giao dịch qua ví điện tử 12 Anh/chị cảm thấy ví điện tử là dịch vụ không đáng tin cậy Cảm nhận chi phí 13 Anh/chị cảm thấy chi phí sử dụng ví điện tử là một khoản lớn 14 Chi phí chi trả cho nhà mạng là quá cao khi sử dụng ví điện tử ( 4G, wifi,sms) 15 Chi phí cài đặt ứng dụng trên điện thoại là quá đắt với anh/chị 16 Việc sử dụng ví điện tử giao dịch tốn kém hơn so với giao dịch truyền thống
  • 24. 24 Ảnh hưởng xã hội 17 Mọi người sử dụng ví điện tử nên tôi sử dụng 18 Gia đình khuyên tôi sử dụng ví điện tử nên tối sử dụng 19 Tôi được bạn bè, đồng nghiệp khuyên dùng ví điện tử 20 Tôi sử dụng ví điện tử vì chịu ảnh hưởng của giới truyền thông Thái độ 21 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử là ý kiến hay 22 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử rất thú vị 23 Tôi cảm thấy ví điện tử rất đáng sử dụng 24 Tôi cảm thấy việc sử dụng ví điện tử là một ý tưởng khôn ngoan Sự tín nhiệm 25 Tôi sẽ giới thiệu người thân của mình sử dụng ví điện tử 26 Tôi sẽ hướng dẫn cho những người xung quanh mình sử dụng ví điện tử 27 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng ví điện tử rất tiện mua đồ qua các ứng dụng. 28 Tôi có thể sử dụng ví điện tử mọi lúc khi cần Nhận thức riêng tư/bảo mật 29 Hệ thống thanh toán ví điện tử đảm bảo xác minh thông tin giữa các bên tham gia 30 Tôi tin rằng ví điện tử luôn có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với rủi ro và đảm bảo an minh dữ liệu 31 Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ không được sử dụng vào mục đích khác 32 Tôi tin rằng các giao dịch cá nhân của tôi qua ví điện tử sẽ được bảo vệ Hành vi sử dụng ví điện tử 33 Tôi sẽ sử dụng ví điện ví điện tử thay vì đến ngân hàng 34 Tôi sẽ thường xuyên sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch trên tài khoản của tôi 35 Tôi sẽ sử dụng ví điện tử để dùng các tiện ích khác 36 Tôi có sử dụng ví điện tử trong 6 tháng gần đây
  • 25. 25 3.5 Phân tích dữ liệu 3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả (Descriptive Statistics): đây có thể được xem là phần cốt lỗi và thường hay gặp trong việc phân tích và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên trước khi tiến hành vào việc mô tả dữ liệu (đo lường độ tập trung hay phân tán, tỉ lệ %, mối quan hệ giữa các biến,...) thì cần phải nắm được các loại biến đang khảo sát (loại thang đo của biến) hay nói cách khác cần phải nắm được ý nghĩa của các giá trị trong biến. 3.5.2 Phương pháp kiểm dịnh độ tin cây Crobach’s Alpha Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng nhóm nhân tố sau khi phân tích EFA. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation). Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Thang đo có thể sử dụng được phải có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) từ 0,3 trở lên (Hair và cộng sự, 2010). Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Thông thường, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) 3.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Theo Hair & cộng sự (1998), phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu. Theo Hair & các tác giả (1998, 111) trong phân tích EFA, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, chỉ số Factor Loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. KMO là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, hệ số KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 thì phân tích nhân tố được coi là phù hợp. Theo Trọng & Ngọc (2005, tr.262), trong kiểm định Bartlett’s Test, Sig < 0,05 thì các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Giá trị eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với
  • 26. 26 biến thiên toàn bộ những nhân tố. eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại trong mô hình để phân tích. Tổng phương sai trích cho biết sự biến thiên của dữ liệu dựa trên những nhân tố được rút ra, tổng phương sai trích phải ≥ 50%. 3.5.4 Phân tích hồi quy tuyến tính Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng. Và hệ số R2 đã được điều chỉnh (adjusted R square) cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm định lý thuyết khoa học nên sẽ sử dụng phương pháp đồng thời (phương pháp ENTER trong SPSS) để phân tích hồi quy (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì R 2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R 2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R 2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao. 3.5.5 Kiểm định Anova Để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm nhân tố và hành vi sử dụng ví điện tử của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh theo các yếu tố khác nhau. Cặp giả thuyết: + H0: Không sự khác biệt giữa biến thu nhập và hành vi sử dụng ví điện tử + H1: Có sự khác biệt giữa biến thu nhập và hành vi sử dụng ví điện tử Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết: * Sig. ≥ α Chấp nhận giả thuyết H0 * Sig. < α Bác bỏ giả thuyết H0 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê mô tả 4.1.1 Số lượng mẫu Số lượng phiếu câu hỏi thu về được là 320. Sau đó loại bỏ những bảng trả lời không phù hợp thì được 300 bảng trả lời sử dụng được. Tổng số lượng mẫu là N = 300 4.1.2 Thống kê mẫu theo từng yếu tố - Theo giới tính:
  • 27. 27 Giới tính Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nam 126 42,0 42,0 42,0 nữ 174 58,0 58,0 100,0 Total 300 100,0 100,0 Trong đó N là tổng số đối tượng được khảo sát (ở đây là 300 người dân Tp.HCM). Frequency là tần số đối tượng được khảo sát giữa nam và nữ, ở đây chúng ra hiểu trong 300 người dân được khảo sát thì có đến 174 (58%) người dân là nữ giới, trong khi đó nam giới có 126 (42%) người. Không có người nào nào bỏ qua câu hỏi này (Missing) - Theo nghề nghiệp: Nghề nghiệp Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nhân viên văn phòng 28 9,3 9,3 9,3 Nhân viên nhà nước 10 3,3 3,3 12,7 Học sinh- sinh viên 227 75,7 75,7 88,3 Tự kinh doanh 35 11,7 11,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Trong đó N là tổng số đối tượng được khảo sát (ở đây là 300 người dân). Frequency: Tần số xuất hiện của từng nghề nghiệp, “Học sinh – sinh viên” là 227 lần, “Tự kinh doanh” là 35 lần, “Nhân viên văn phòng” là 28 lần, “Nhân viên nhà nước” là 10 lần Percent: Tỷ lệ phần trăm từng nghề nghiệp, “Học sinh – sinh viên” là 75,7%, “Tự kinh doanh” là 11,7%, “Nhân viên văn phòng” là 9,3%, “Nhân viên nhà nước” là 3,3% - Theo thu nhập: Thu nhập theo tháng của anh chị
  • 28. 28 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dưới 3 triệu 148 49,3 49,3 49,3 từ 3-10 triệu 102 34,0 34,0 83,3 từ 10-20 triệu 31 10,3 10,3 93,7 trên 20 triệu 19 6,3 6,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 Trong đó N là tổng số đối tượng được khảo sát (ở đây là 300 người dân). Frequency là tần số đối tượng được khảo sát giữa 5 mức thu nhập. Quan bảng thống kê ta thấy được thu nhập dưới 3 triệu là nhiều nhất 148 người (49,3%) và thu nhập trên 20 triệu là thấp nhất ứng với 19 người (6,3%). Không có người nào bỏ qua câu hỏi này (Missing). - Theo sử dụng ví điện tử: Anh chị sử dụng ví điện tử nào? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid momo 207 69,0 69,0 69,0 paypal 8 2,7 2,7 71,7 moca 11 3,7 3,7 75,3 khác 74 24,7 24,7 100,0 Total 300 100,0 100,0 Trong đó N là tổng số đối tượng được khảo sát (ở đây là 300 người). Frequency là tần số đối tượng được khảo sát giữa các ví điện tử. Qua bảng thống kê ta thấy ví momo là được sử dụng nhiều nhất 207 người (69%), ví moca được 11 (3,7%) người sử dụng và ví paypal là được ít người sử dụng nhất chỉ có 8 (2,7%) người, còn lại là ví khác 74 (24,7%) người sử dụng. Không có người nào bỏ qua câu hỏi này (Missing). - Theo cách biết đến ví điện tử
  • 29. 29 Anh chị biết đến ví điện tử thông qua? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid phương tiện truyền thông 161 53,7 53,7 53,7 gia đình 12 4,0 4,0 57,7 bạn bè, đồng nghiệp 102 34,0 34,0 91,7 khác 25 8,3 8,3 100,0 Total 300 100,0 100,0 Trong đó N là tổng số đối tượng được khảo sát (ở đây là 300 người). Frequency là tần số đối tượng được khảo sát với 4 cách tiếp cận ví điện tử. Qua bảng thống kê ta thấy được biết đến ví điện tử qua phương tiện truyền thông là nhiều nhất 161 (53,7%) người, thứ hai là thông qua bạn bè, đồng nghiệp 102 (34%) người, thứ 3 là phương tiện khác là 25 (8,3%) người còn lại là gia đình 12 (4%) người. 4.2. Kiểm định thang do Cronbach Alpha Nhân tố: Hữu ích Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,890 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HI1 Ví điện tử giúp a/c giao dịch dễ dàng hơn? 11,93 6,393 ,726 ,881 HI2 Sử dụng ví điện tử giúp a/c tiết kiệm khoogn gian hơn 11,67 7,386 ,801 ,848 HI3 Sử dụng ví điện tử cung cấp cho a/c nhiều dịch vụ tiện ích(thanh toán, mua vé xe..) 11,76 6,872 ,816 ,838 HI4 A/c cảm thấy sử dụng ví điện tử rất hữu ích 11,74 7,344 ,726 ,871
  • 30. 30 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,890 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy. Nhân tố: Sử dụng Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,889 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted SD1 A/c sử dụng ví điện tử rất dễ hiểu và rõ ràng 11,76 5,409 ,780 ,850 SD2 Anh/chị không cảm thấy khó khăn khi sử dụng ví điện tử 11,89 5,012 ,727 ,871 SD3 Các thao tác giao dịch qua ví điện tử rất dễ dàng và đơn giản, dễ hiểu 11,76 5,287 ,768 ,853 SD4 Anh/chị có thể sử dụng ví điện tử một cách thuần thục 11,74 5,136 ,759 ,856 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>= 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,889 >= 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy. Nhân tố: Rủi ro Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,876 4
  • 31. 31 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted RR1 Cung cấp thông tin các nhân qua ví điện tử không thật sự an toàn 9,71 8,172 ,719 ,846 RR2 Có thể bị mất hoặc gian lận khi giao dịch qua ví điện tử 9,81 7,900 ,767 ,828 RR3 Có thể không bảo mật khi anh/chị giao dịch qua ví điện tử 9,87 7,522 ,782 ,821 RR4 Anh/chị cảm thấy ví điện tử là dịch vụ không đáng tin cậy 10,12 7,620 ,675 ,867 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,876 >= 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy. Nhân tố: Chi phí Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,915 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CP1 Anh/chị cảm thấy chi phí sử dụng ví điện tử là một khoản lớn 8,27 14,818 ,854 ,876 CP2 Chi phí chi trả cho nhà mạng là quá cao khi sử dụng ví điện tử ( 4G, wifi,sms) 8,21 13,479 ,715 ,937 CP3 Chi phí cài đặt ứng dụng trên điện thoại là quá đắt với anh/chị 8,31 14,677 ,874 ,870
  • 32. 32 CP4 Việc sử dụng ví điện tử giao dịch tốn kém hơn so với giao dịch truyền thống 8,31 14,789 ,833 ,882 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (>= 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,915 >= 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy. Nhân tố: Xã hội Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,934 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted XH1 Mọi người sử dụng ví điện tử nên tôi sử dụng 10,65 7,641 ,928 ,885 XH2 Gia đình khuyên tôi sử dụng ví điện tử nên tối sử dụng 10,68 7,481 ,936 ,882 XH3 Tôi được bạn bè, đồng nghiệp khuyên dùng ví điện tử 10,52 9,301 ,611 ,982 XH4 Tôi sử dụng ví điện tử vì chịu ảnh hưởng của giới truyền thông 10,71 7,510 ,918 ,888 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,934 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy. Nhân tố: Thái độ
  • 33. 33 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,855 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TĐ1 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử là ý kiến hay 11,61 8,044 ,793 ,782 TĐ2 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử rất thú vị 11,58 8,218 ,806 ,782 TĐ3 Tôi cảm thấy ví điện tử rất đáng sử dụng 11,59 8,330 ,774 ,793 TĐ4 Tôi cảm thấy việc sử dụng ví điện tử là một ý tưởng khôn ngoan 11,56 7,057 ,557 ,921 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,855 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy. Nhân tố: Tín nhiệm Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,941 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
  • 34. 34 TM1 Tôi sẽ giới thiệu người thân của mình sử dụng ví điện tử 11,33 7,237 ,894 ,911 TM2 Tôi sẽ hướng dẫn cho những người xung quanh mình sử dụng ví điện tử 11,25 7,693 ,887 ,915 TM3 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng ví điện tử rất tiện mua đồ qua các ứng dụng. 11,35 7,433 ,822 ,935 TM4 Tôi có thể sử dụng ví điện tử mọi lúc khi cần 11,31 7,486 ,839 ,929 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,941 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy. Nhân tố: Riêng tư/ bảo mật Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items ,842 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted SP1 Hệ thống thanh toán ví điện tử đảm bảo xác minh thông tin giữa các bên tham gia 10,98 7,103 ,639 ,816 SP2 Tôi tin rằng ví điện tử luôn có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với rủi ro và đảm bảo an minh dữ liệu 11,02 6,923 ,643 ,815 SP3 Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ không được sử dụng vào mục đích khác 10,92 7,024 ,711 ,786
  • 35. 35 SP4 Tôi tin rằng các giao dịch cá nhân của tôi qua ví điện tử sẽ được bảo vệ 10,98 6,655 ,717 ,782 Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (> 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,842 > 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Thang đo đủ độ tin cậy. 4.3 Đánh giá giá trị thanh do - EFA KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,903 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 8235,747 df 496 Sig. ,000 - Hệ số KMO = 0.903 > 0.5 mức độ phù hợp của nhân tố tốt - Giá trị Sig. của kiểm định KMO and Bartlett's Test = 0.000 < 0.05 => các biến quan sát có tương quan với nhau. Total Variance Explained Compo nent Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Tota l % of Varia nce Cumulati ve % Total % of Varia nce Cumulati ve % Tot al % of Varia nce Cumulati ve % 1 11,2 20 35,06 2 35,062 11,22 0 35,0 62 35,062 3,4 01 10,62 8 10,628 2 4,03 6 12,61 4 47,675 4,036 12,6 14 47,675 3,3 99 10,62 1 21,249 3 2,41 0 7,532 55,207 2,410 7,53 2 55,207 3,3 84 10,57 4 31,823 4 2,11 4 6,606 61,813 2,114 6,60 6 61,813 3,1 36 9,800 41,623 5 1,52 7 4,771 66,584 1,527 4,77 1 66,584 3,0 23 9,447 51,070 6 1,38 9 4,342 70,926 1,389 4,34 2 70,926 2,9 17 9,117 60,187 7 1,27 5 3,984 74,910 1,275 3,98 4 74,910 2,9 07 9,085 69,272 8 1,09 2 3,412 78,323 1,092 3,41 2 78,323 2,8 96 9,051 78,323
  • 36. 36 9 ,644 2,013 80,336 10 ,570 1,781 82,117 11 ,528 1,651 83,768 12 ,501 1,566 85,334 13 ,432 1,349 86,684 14 ,411 1,286 87,969 15 ,381 1,191 89,160 16 ,366 1,145 90,305 17 ,327 1,022 91,327 18 ,325 1,017 92,345 19 ,287 ,896 93,240 20 ,274 ,856 94,096 21 ,261 ,816 94,912 22 ,250 ,781 95,692 23 ,235 ,733 96,425 24 ,215 ,670 97,095 25 ,188 ,587 97,683 26 ,179 ,560 98,243 27 ,157 ,490 98,733 28 ,139 ,436 99,169 29 ,107 ,335 99,504 30 ,079 ,247 99,751 31 ,057 ,178 99,930 32 ,023 ,070 100,000
  • 37. 37 Extraction Method: Principal Component Analysis. Trong bảng kết quả tổng phương sai: - Trị số Initial Eigenvalues =1,092 > 1 giải thích bởi yếu tố hữu ích, sử dụng, rủi ro, chi phí, xã hội, thái độ, tín nhiệm và riêng tư/bảo mật. - Giá trị Rotation Sums of Squared Loadings = 78,323% > 50% => tổng phương sai trích của biến được giải thích bởi 8 nhân tố. Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 8 TM1 Tôi sẽ giới thiệu người thân của mình sử dụng ví điện tử ,854 TM3 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng ví điện tử rất tiện mua đồ qua các ứng dụng. ,828 TM2 Tôi sẽ hướng dẫn cho những người xung quanh mình sử dụng ví điện tử ,826 TM4 Tôi có thể sử dụng ví điện tử mọi lúc khi cần ,807 XH2 Gia đình khuyên tôi sử dụng ví điện tử nên tối sử dụng ,935 XH4 Tôi sử dụng ví điện tử vì chịu ảnh hưởng của giới truyền thông ,919 XH1 Mọi người sử dụng ví điện tử nên tôi sử dụng ,914 XH3 Tôi được bạn bè, đồng nghiệp khuyên dùng ví điện tử ,631 CP3 Chi phí cài đặt ứng dụng trên điện thoại là quá đắt với anh/chị ,879 CP1 Anh/chị cảm thấy chi phí sử dụng ví điện tử là một khoản lớn ,866 CP4 Việc sử dụng ví điện tử giao dịch tốn kém hơn so với giao dịch truyền thống ,857 CP2 Chi phí chi trả cho nhà mạng là quá cao khi sử dụng ví điện tử (4G, wifi, sms) ,820 HI3 Sử dụng ví điện tử cung cấp cho a/c nhiều dịch vụ tiện ích (thanh toán, mua vé xe.) ,863 HI1 Ví điện tử giúp a/c giao dịch dễ dàng hơn? ,860 HI4 A/c cảm thấy sử dụng ví điện tử rất hữu ích ,789 HI2 Sử dụng ví điện tử giúp a/c tiết kiệm khoogn gian hơn ,781 TĐ1 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử là ý kiến hay ,790 TĐ2 Tôi cảm thấy sử dụng ví điện tử rất thú vị ,785 TĐ3 Tôi cảm thấy ví điện tử rất đáng sử dụng ,769
  • 38. 38 TĐ4 Tôi cảm thấy việc sử dụng ví điện tử là một ý tưởng khôn ngoan ,728 RR3 Có thể không bảo mật khi anh/chị giao dịch qua ví điện tử ,825 RR2 Có thể bị mất hoặc gian lận khi giao dịch qua ví điện tử ,812 RR1 Cung cấp thông tin các nhân qua ví điện tử không thật sự an toàn ,776 RR4 Anh/chị cảm thấy ví điện tử là dịch vụ không đáng tin cậy ,686 SD4 Anh/chị có thể sử dụng ví điện tử một cách thuần thục ,749 SD2 Anh/chị không cảm thấy khó khăn khi sử dụng ví điện tử ,743 SD1 A/c sử dụng ví điện tử rất dễ hiểu và rõ ràng ,742 SD3 Các thao tác giao dịch qua ví điện tử rất dễ dàng và đơn giản, dễ hiểu ,717 SP4 Tôi tin rằng các giao dịch cá nhân của tôi qua ví điện tử sẽ được bảo vệ ,787 SP2 Tôi tin rằng ví điện tử luôn có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với rủi ro và đảm bảo an minh dữ liệu ,757 SP3 Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ không được sử dụng vào mục đích khác ,745 SP1 Hệ thống thanh toán ví điện tử đảm bảo xác minh thông tin giữa các bên tham gia ,720 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations. Kết quả ma trận soay cho thấy 32 biến quan sát được phân thành 8 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải Factor Loading lớn hơn 0.5 và không có biến sấu. 4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 ,996a ,991 ,991 ,08162 2,009 a. Predictors: (Constant), sp, cp, hi, xh, tđ, rr, tm, sd b. Dependent Variable: hvsd Giá trị R^2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh chính xác mức độ phù hợp của mô hình so với các biến tổng thể, ta có giá trị R hiệu chỉnh bằng 0,991 (hay 99.1%) có nghĩa là
  • 39. 39 tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa Quyết định mua sản phẩm và 8 biến độc lập trong mô hình. ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 214,647 8 26,831 4027,377 ,000b Residual 1,939 291 ,007 Total 216,586 299 a. Dependent Variable: hvsd b. Predictors: (Constant), sp, cp, hi, xh, tđ, rr, tm, sd Nhìn vào bảng (ANOVA) ta thấy thống kê F có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy mô hình sử dụng phù hợp với tập dữ liệu thực tế và các biến đạt được tiêu chuẩn chấp nhận trong mô hình. Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardize d Coefficient s t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Toleran ce VIF 1 (Constan t) -,017 ,030 -,557 ,578 hi ,006 ,006 ,006 ,989 ,323 ,722 1,385 sd ,001 ,009 ,001 ,125 ,901 ,465 2,149 rr ,013 ,007 ,014 1,953 ,052 ,587 1,704 cp -,003 ,005 -,005 -,706 ,481 ,667 1,499 xh -,010 ,006 -,011 -1,628 ,105 ,698 1,433 tđ ,004 ,007 ,005 ,643 ,521 ,570 1,754 tm ,004 ,007 ,005 ,600 ,549 ,542 1,844 sp ,988 ,007 ,988 139,05 4 ,000 ,609 1,642 a. Dependent Variable: hvsd
  • 40. 40 Dựa vào bảng có thể thấy hệ số phóng đại phương sai VIF từ kết quả hồi quy đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa công tuyến xảy ra. Từ kết quả xem xét mức ý nghĩa các biến độc lập trong mô hình hồi quy cho thấy, có 3 nhân tố không có mức ý nghĩa so với Hành vi sử dụng ví điện tử (hvsd), đó là nhân tố hi, sd, rr, cp, xh, tđ và tm vì có Sig > 0,05 nên nhân tố này không có ý nghĩa trong hồi quy. Còn lại biến sp có sig < 0.05 do đó biến này có ý nghĩa thông kê, tác động lên biến phụ thuộc hvsd Phương trình hồi quy: hvsd = - 0,017 + 0.988*sp 4.5 Kiểm định ANOVA Giải thiết H9: Sự khác biệt giữa biến tuổi tác và hành vi sử dụng ví điện tử Test of Homogeneity of Variances hvsd Levene Statistic df1 df2 Sig. 1,660 3 296 ,176 Sig = 0.176 > 0.05 vậy không có sự khác biệt giữa biến thu nhập và hành vi sử dụng ví điện tử ANOVA hvsd Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups ,843 3 ,281 ,386 ,764 Within Groups 215,743 296 ,729 Total 216,586 299 Sig = 0.764 > 0.05 không có sự khác biệt giữa biến thu nhập và hành vi sử dụng ví điện tử Multiple Comparisons Dependent Variable: hvsd Scheffe (I) Tuổi tác của anh/chị (J) Tuổi tác của anh/chị Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound dưới 18 từ 18-25 -,15936 ,21396 ,907 -,7609 ,4422
  • 41. 41 từ 25-30 -,10870 ,27306 ,984 -,8765 ,6591 trên 30 -,36111 ,35194 ,788 -1,3506 ,6284 từ 18-25 dưới 18 ,15936 ,21396 ,907 -,4422 ,7609 từ 25-30 ,05067 ,18599 ,995 -,4723 ,5736 trên 30 -,20175 ,28963 ,922 -1,0161 ,6126 từ 25-30 dưới 18 ,10870 ,27306 ,984 -,6591 ,8765 từ 18-25 -,05067 ,18599 ,995 -,5736 ,4723 trên 30 -,25242 ,33567 ,904 -1,1962 ,6914 trên 30 dưới 18 ,36111 ,35194 ,788 -,6284 1,3506 từ 18-25 ,20175 ,28963 ,922 -,6126 1,0161 từ 25-30 ,25242 ,33567 ,904 -,6914 1,1962 Từ kết quả so sánh từng cặp, ta thấy không có giá trị nào của Sig < 0.05 nên không có sự khác nhau giữa độ tuổi và hành vi mua sử dụng ví điện tử. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Giới thiệu Chương 5 dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra những kiến nghị và đề xuất cho dịch vụ ví điện tử sau khi đã kiểm định hành vi sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng với cá nhân tố liên quan và mức ảnh hưởng của nhân tố đó. Đồng thời nêu rõ các hạn chế của đề tài và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo. 5.2 Kết quả nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính, thông qua đối tượng là người dân thành phố Hồ Chí Minh và cũng là những người dùng dịch vụ ví điện tử. Nghiên cứu sơ bộ xác định mô hình nghiên cứu gồm yếu tố phụ thuộc là Hành vi sử dụng ví điện tử (HVSD) và 8 biến độc lập là Hữu ích (HI), Sử dụng (SD), Rủi ro (RR), Chi phí (CP), Xã hội (XH), Thái độ (TĐ), Tín nhiệm (TM), Riêng tư và bảo mật ( SP). Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát theo phương pháp chọn mẫu phi xác xuất thuận tiện. Kết quả thu được 300 bảng trả lời phù hợp. Các bước tiến hành nghiên cứu định lượng: kiểm định và đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết của phương pháp hồi quy đa biến và phân tích ANOVA nhằm kiểm định tác động của các biến định tính khác nhau đối với biến định lượng.
  • 42. 42 Kết quả nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng ví điện tử của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể có 1 yếu tố chính ảnh hưởng đến hành sử dụng ví điện tử của người dân thành phố Hồ Chí Minh, đó là ⮚ Nhận thức riêng tư/ bảo mật của dịch vụ (SP) bới ß = 0,988 Kiểm định ANOVA về khác biệt giá trị trung bình cho ta kết quả: không có sự khác biệt về thu nhập của người dân với hành vi sử dụng ví điện. 5.3 Đề xuất giải pháp Từ kết quả nghiên cứu ta có thể thấy có 1 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Yếu tố về Nhận thức riêng tư/bảo mật đóng vai trò cao (β = 0.988) thế nên dịch vụ ví điện nên tập trung vào lĩnh vực về yếu tố này. Chẳng hạn như nâng cao bảo mật dịch vụ bằng OTP khi thực hiện giao dịch kết hợp bảo mật app bằng vân tay hoặc Face ID tiếp tục đẩy mạnh các chương trình giới thiệu tính năng bảo mật để thu hút người dùng sản phẩm dịch vụ, nâng cao công nghệ để đem đến cho người dùng giao dịch nhanh chóng, đơn giản và nâng cao hiệu quả công việc tối ưu. Bên cạnh đó vấn đề riêng tư của dịch vụ này được người dân khá quan tâm. Những vấn liên quan giả mạo đánh cắp thông tin khiến cho nhiều người chần chừ sử dụng dịch vụ này. Chính vì thế mà các dịch vụ ví điện tiếp tục nghiên cứu phát triển để nâng cao tính bảo mật đến mức tốt nhất. Đồng thời hoàn thiện các quy định, qui chế về pháp luật. Từ đó có thể đem lại lòng tin và cơ sở cho người có hành vi sử dụng dịch vụ ví điện tử. 5.4 Hạn chế của nghiên cứu Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót sau: ➢ Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thuận tiện nên đại diện của mẫu chưa cao, nếu cóthể sử dụng phương phấp lấy mẫu định mức hoặc phân tầng thì nghiên cứu sẽ có kết quả tốt hơn. ➢ Nghiên cứu này chỉ thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh nên khả năng tổng quát chưa cao. Nhưng nó sẽ cao hơn nếu được triển khai ở nhiều nơi. Đây cũng là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo ➢ Nghiên cứu còn hạn chế về công cụ và thời gian khảo sát. Chẳng hạn như bảng khảo sát dài làm người trả lời không muốn trả lời hay trả lời một cách hời hợt. Chính vì thế nhiều bảng trả lời khi thu về ở khúc đầu trả lời rất tốt nhưng về phía sau chỉ đánh
  • 43. 43 duy nhất một lựa chọn, dẫn đến phải loại bỏ những bảng trả lời như vậy và lượng khảo sát thu về bị hao hụt nhiều
  • 44. 44 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1. Giáo trình Thương mại điện tử căn bản của PGS. TS. NGƯT Nguyễn Văn Hồng và TS. Nguyễn Văn Thoan chủ biên, xuất bản năm 2012. 2. Dennis Abrazhevich,(2004). Electronic Payment Sys-tems: a User- Centered Perspective and Interaction Design, Dennis Abrazhevich publication. 3. Adeoti, O. & Osotimehin, K. (2012). Adoption of Point of Sale Terminals in Nigeria: Assessment of Consumers' Level of Satisfaction. Research Journal of Finance and Accounting. 3 (1), 1-5. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019). Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, ngày 11/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán 5. Lê Mỹ (2020). Người Việt đang dùng ví điện tử để thanh toán gì, truy cập từ: https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/nguoi-viet-dang-dung-vi-dien-tu-de-thanh-toan-gi- 320685.html 6. Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Đặng Thùy Linh, Nguyễn Thị Diễm (2020). Thị trường ví điện tử Việt Nam - Cơ hội và thách thức, truy cập từ http://tapchinganhang.gov.vn/thi- truong-vi-dien-tu-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc.htm
  • 45. 45