SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 37
Descargar para leer sin conexión
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Thị trường chè - Lecture notes 1
kinh doanh nông nghiệp (Đại học Kinh tế Quốc dân)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Thị trường chè - Lecture notes 1
kinh doanh nông nghiệp (Đại học Kinh tế Quốc dân)
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
BÀI TẬP LỚN
MÔN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN
THẾ GIỚI
Nội dung: Chương 6 – Thị trường chè thế giới
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Thành viên:
Trần Đức Anh 11190525
Nguyễn Thị Bình 11190738
Lê Khánh Hiền 11191823
Lê Trung Kiên 11192611
Hoàng Thị Hải Ngân 11193670
Hà Nội, 2021
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
2
Mục lục
Tổng quan về chè ............................................................................................................... 1
6.1. Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới ............................................................................. 2
6.1.1. Các yếu tố định hướng cầu về chè.......................................................................... 2
6.1.2. Các chính sách, quy định liên quan đến thương mại quốc tế hàng chè................. 3
6.2. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới........................................................................ 4
6.2.1. Diễn biến sản lượng chè trên thế giới .................................................................... 4
6.2.2. Tình hình xuất, nhập khẩu chè trên thế giới........................................................... 8
6.2.3. Diễn biến giá chè trên thị trường thế giới............................................................ 12
6.3. Triển vọng thị trường chè thế giới .......................................................................... 13
6.3.1.Vị thế của thị trường chè những năm gần đây ...................................................... 13
6.3.2. Dự báo triển vọng thị trường Chè trong trung hạn.............................................. 15
6.4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam................................................................... 16
6.4.1. Tổng quan thị trường chè của Việt Nam .............................................................. 16
6.4.2. Cơ hội ................................................................................................................... 19
6.4.3. Thách thức ............................................................................................................ 20
6.4.4. Giải pháp phát triển bền vững ngành chè............................................................ 22
6.5. Phân tích cấu trúc thị trường chè xanh Thái Nguyên........................................... 24
6.5.1. Tổng quan thị trường chè xanh Thái Nguyên....................................................... 24
6.5.2. Phân tích cấu trúc thị trường theo phương pháp SCP......................................... 27
6.5.3. Phân tích thị trường bằng mô hình SWOT........................................................... 32
6.5.4. Giải pháp.............................................................................................................. 33
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 34
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
1
Tổng quan về chè
Cây chè có tên khoa học Camellia sinensis thuộc họ Camellias, là loài cây mà lá và
chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Chè là một trong những đồ uống được tiêu
thụ chủ yếu trên toàn thế giới. Nó được coi là một thức uống lành mạnh do chứa một số
chất chống oxy hóa và khoáng chất mạnh như kali, magiê, canxi và mangan. Mỗi ngày có
khoảng 18-20 tỷ bát nước chè được uống trên thế giới (Golding et al., 2009). Chè là thức
uống lý tưởng có nhiều giá trị về dược liệu. Ngày nay, chè được phổ biến rộng rãi hơn cả
cà phê, rượu vang. Ngoài ra, chè là 1 cây công nghiệp lâu năm cho giá trị kinh tế lâu dài,
mau cho sản phẩm.
Có rất nhiều loại chè khác nhau nhưng tùy theo phương pháp chế biến được chia vào
một trong ba nhóm:
Chè xanh: là loại chè bị diệt men bằng cách hấp (steam) hoặc xào (roast) búp chè ở
nhiệt độ cao ngay sau khi hái. Chè xanh làm từ loại chè C. sinensis var. sinensis là loại chè
có lá nhỏ, cây có dạng bụi, chịu khí hậu lạnh ôn đới. Cây chè Camellia sinensis var. sinensis
xuất xứ từ Vân Nam - Trung Quốc. Chè xanh chiếm 30.54% thị phần chè thế giới (2018).
Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Đài Loan là những nước sản xuất nhiều chè xanh.
Chè đen: là loại chè được cho lên men hoàn hoàn trước khi chế biến. Chè đen làm
từ loại chè Camellia sinensis var. assamica xuất xứ từ Ấn Độ, là loại chè có lá lớn, cây cao,
chịu khí hậu nóng nhiệt đới. Chè đen do người Anh khai phá và chế biến từ những cây chè
Ấn Độ vào khoảng năm 1835. . Chè đen chiếm khoảng 39.19% thị phần chè thế giới (2018).
Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc là những nước chủ yếu sản xuất và xuất khẩu chè đen. Giai
đoạn 2016-2024, trong số tất cả các loại phân khúc trên thị trường chè toàn cầu, doanh thu
từ phân khúc chè đen được dự báo sẽ dẫn đầu với tốc độ CAGR là 5,1% (2016–2024). Phân
khúc này được kỳ vọng sẽ vẫn chiếm ưu thế và chiếm 42,5% thị phần giá trị trong giai đoạn
dự báo.
Chè Ô long: là loại chè lên men bán phần và được chế biến từ loại chè sinensis hoặc
assamica tùy theo nơi SX. Chè Ô long chiếm khoảng 3% thị phần chè TG.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
2
6.1. Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới
6.1.1. Các yếu tố định hướng cầu về chè
Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về chè, bao gồm:
Các biến số giá cả và thu nhập. Phân tích nhu cầu chè của Nhóm công tác liên
chính phủ về chè tại FAO (IGG) tại một số thị trường được chọn cho thấy cả chè đen và
chè xanh đều không co giãn theo giá. Co giãn theo giá của chè đen biến động từ (-0,32) –
(-0,8), trong khi co giãn theo giá của chè xanh dao động từ (-0,69) – (-0,98).
Nhân khẩu học như tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp và nền tảng văn
hóa. Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu các thành phần tự nhiên và hữu cơ, trong các hỗn
hợp, hương vị và môi trường đa dạng. Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến các loại trà đặc
sản chất lượng cao hơn với hương vị đặc biệt. Song song đó, trà xanh, cũng như trà thảo
mộc và trái cây đang trở nên phổ biến ở các thị trường khác nhau, đặc biệt là ở châu Âu, do
những lợi ích sức khỏe thực sự hoặc được nhận thức. Đồng thời, mối quan tâm của người
tiêu dùng đối với các loại trà cao cấp chuyên dụng, có nguồn gốc địa phương, hữu cơ cũng
tăng lên. Đổi mới và “cao cấp hóa” là đặc trưng của một thị trường, nơi thu hút ngày càng
nhiều khách hàng trẻ và tầng lớp trung lưu mới nổi.
Thị hiếu người tiêu dùng. Những năm qua thị trường chè chứng kiến sự thay đổi
mạnh mẽ về thói quen thưởng trà của người tiêu dùng. Trước đây người tiêu dùng thích
uống trà truyền thống trong bữa sáng, là chè đen hoặc trà xanh thô. Nhưng hiện nay, nhu
cầu tiêu dùng các loại trà đặc sản, trà có hàm lượng chế biến cao, phối trộn với nhiều loại
đồ uống bổ dưỡng khác. Trong đó, có 2 phân khúc đang phát triển rất mạnh, đó là trà thảo
mộc và trà chế biến thủ công (theo cách truyền thống, từ bàn tay của những nghệ nhân).
Ngoài ra, những lo ngại về sức khỏe đang ngày càng có ảnh hưởng lớn đến việc
tiêu thụ trà. Khi mọi người nâng cao nhận thức về tác động sức khỏe liên quan đến sức khỏe
của đồ uống có ga, trà đang được hưởng lợi lớn khi doanh số bán đồ uống thông thường và
ăn kiêng, sữa và đồ uống trái cây giảm. Xu hướng này khiến IGG khuyến nghị tăng cường
nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích sức khỏe của việc tiêu thụ trà thông qua một
chương trình quảng bá chung quốc tế.
Cuối cùng, ngoài tiêu thụ, các động lực chính khác của giá chè quốc tế là xu hướng
và thay đổi trong tiêu dùng bình quân đầu người, khả năng tiếp cận thị trường, tác động
tiềm ẩn của sâu bệnh đối với sản xuất, và sự thay đổi động lực giữa các nhà bán lẻ, nhà bán
buôn và các công ty đa quốc gia.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
3
6.1.2. Các chính sách, quy định liên quan đến thương mại quốc tế hàng chè
Bao gồm các quy định chung về xuất, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm chè như:
Quy định thuế quan: Mỗi thị trường có quy định thuế quan khác nhau cho từng sản
phẩm.
Quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm: thị trường EU coi an toàn thực phẩm là
vấn đề cốt lõi trong các quy định pháp lý về thực phẩm. Luật thực phẩm chung (General
Food Law) là quy định khung pháp lý cho vấn đề này. Các sản phẩm thực phẩm phải được
truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung cấp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
các sản phẩm được xác định Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
(HACCP) bằng cách thực hiện các nguyên tắc về quản lý thực phẩm. Các hệ thống quản lý
an toàn thực phẩm quan trọng nhất ở EU bao gồm BRC, IFS, ISO22000, (FSSC22000) và
SQF, chủ yếu liên quan đến đóng gói chè tiêu dùng, các nhà nhập khẩu hay công ty chế
biến ở EU thường yêu cầu áp dụng các hệ thống này. Ngoài ra còn có Global G.A.P được
sử dụng rộng rãi và các nhà bán lẻ trên toàn cầu thường yêu cầu áp dụng.
Quy định về bao bì nhãn mác: Như tại thị trường EU, về dán nhãn, các sản phẩm
tiêu dùng có chứa chè phải được dán nhãn có chứa các thông tin như tên sản phẩm, điều
kiện tự nhiên hoặc đã được xử lý cụ thể (đã lên men hay không...), danh sách thành phần,
sự có mặt của các chất có thể gây dị ứng và phản ứng cần phải được chỉ rõ, khối lượng tịnh,
ngày hết hạn, sử dụng cụm từ “best before” (sử dụng tốt nhất trước ngày), tên hoặc tên đăng
ký kinh doanh và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đơn vị đóng gói hoặc người bán trên thị
trường EU, nước xuất xứ hoặc nguồn gốc.
Nguồn gốc xuất xứ: Người tiêu dùng được cung cấp các thông tin cụ thể về cách
thức tiêu dùng chè. Có thể có câu chuyện và quy trình sản xuất đằng sau sản phẩm, câu
chuyện về một đặc điểm đặc biệt của nước xuất xứ, như là điều kiện khí hậu hay sự đa dạng
sinh thái tự nhiên.
Chứng nhận về chè: Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về các vấn đề
môi trường và xã hội của các phương thức sản xuất, và tác động của chúng đến môi trường
và xã hội. Do đó, các hệ thống tiêu chuẩn được đặt ra để giải quyết các mối quan tâm này.
Có một số chứng nhận và tiêu chuẩn bền vững như chứng nhận RA – Liên minh rừng nhiệt
đới, chứng nhận UTZ, chứng nhận hữu cơ, chứng nhận thương mại công bằng Fairtrade,…
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
4
6.2. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
6.2.1. Diễn biến sản lượng chè trên thế giới
Do các yêu cầu cụ thể về khí hậu và đất đai, việc trồng chè chỉ giới hạn ở một số khu
vực cụ thể trên thế giới. Phần lớn các quốc gia sản xuất chè nằm ở châu Á, trong đó Trung
Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka là những nước sản xuất chính. Các quốc gia trồng chè ở châu Phi
nằm chủ yếu xung quanh các vùng nhiệt đới, nơi Kenya, Malawi, Rwanda, Tanzania,
Uganda là những nước sản xuất chính. Ngoài các khu vực này, một số lượng chè cũng đang
được sản xuất ở Nam Mỹ (Argentina, Brazil và các khu vực khác), Cận Đông (Iran và Thổ
Nhĩ Kỳ) và CIS (Nga và Georgia).
Trên toàn cầu, chè được trồng với diện tích 5.079.387 ha (FAO, 2019). Trung Quốc
có diện tích trồng chè rất lớn, chiếm 63% diện tích trồng chè trên toàn thế giới. Trong những
năm qua, cả diện tích và sản lượng chè đã tăng đáng kể cùng với thương mại chè toàn cầu.
Bảng Diện tích thu hoạch chè ở một số nước năm 2019. (ĐVT: ha)
STT Năm 2019 Diện tích thu hoạch Tỷ lệ
World 5,079,387 100%
1 China 3,185,311 63%
2 India 628,199 12%
3 Kenya 269,400 5%
4 Sri Lanka 200,296 4%
5 Viet Nam 115,942 2%
6 Turkey 84,880 2%
7 Indonesia 108,750 2%
8 Argentina 39,794 1%
(Nguồn: Tổng hợp từ FAOSTAT)
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
5
Bảng: Sản lượng chè thế giới các năm 2016-2019 (ĐVT: tấn)
2016 2017 2018 2019
World 5,802,728 5,994,682 6,326,897 6,497,443
China (Mainland) 2,326,018 2,473,843 2,625,138 2,791,837
India 1,250,490 1,325,050 1,338,630 1,390,080
Kenya 473,000 439,857 492,990 458,850
Sri Lanka 292,574 307,720 303,840 300,120
Viet Nam 240,000 260,000 270,000 269,281
Turkey 243,000 234,000 270,000 261,000
Indonesia 144,015 146,251 140,236 137,803
Iran 124,870 100,580 99,245 90,832
Bangladesh 64,500 81,850 78,150 90,685
Argentina 85,015 81,476 81,987 85,730
Japan 80,200 82,000 86,300 81,700
Uganda 39,299 50,055 71,567 73,486
Malawi 48,723 48,717 49,128 49,586
(Nguồn: Tổng hợp từ FAOSTAT)
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
6
Chè được sản xuất ở khoảng 40 quốc gia, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và
Sri Lanka chiếm 78% sản lượng và 73% xuất khẩu (năm 2016, về khối lượng). Khoảng 8
đến 9 triệu hộ sản xuất nhỏ sản xuất 70% sản lượng chè của thế giới, phần còn lại sản lượng
đến từ các điền trang chè.
Trong những thập kỷ qua, ngành công nghiệp chè toàn cầu đã phát triển nhanh
chóng, với số lượng ngày càng tăng của người tiêu dùng trên toàn cầu cũng như ở nhiều thị
trường quốc gia. Trong năm 2016, FAO chốt sản lượng chè toàn cầu ở mức 5,8 triệu tấn.
Sản xuất tiếp tục bị chi phối bởi một số quốc gia bao gồm Trung Quốc (43%), Ấn Độ (22%),
Kenya (8%), Sri-Lanka (5%) và Thổ Nhĩ Kỳ (5%). Qua thống kê sản phẩm chè của các
nước trên thế giới thì thị phần Châu Á chiếm 83% sản lượng chè thế giới, tiếp theo là Châu
Phi chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4%.
Từ năm 2009 đến năm 2019, sản lượng chè toàn cầu tăng từ 4,3 lên 6,5 triệu tấn, và
đang có xu hướng tăng dần nhưng điều này chủ yếu là do sự gia tăng dân số ở các nước sản
xuất chứ không phải do tăng trưởng tiêu thụ ở các thị trường nhập khẩu giá trị cao.
Từ năm 2007 đến năm 2016, sản lượng chè thế giới (chè đen, chè xanh, chè ăn liền
và chè khác) tăng trưởng bình quân hàng năm là 4,4%, đạt 5,8 triệu tấn vào năm 2016.
Trong thập kỷ này, 5 quốc gia sản xuất hàng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Sri Lanka
và Thổ Nhĩ Kỳ đều tăng trưởng về sản lượng (về khối lượng), trong đó Trung Quốc và Thổ
Nhĩ Kỳ có mức tăng trưởng cao nhất, lần lượt là 8% và 4%.
Năm 2016, với sản lượng 2,32 triệu tấn, Trung Quốc chiếm 42,6% sản lượng chè thế
giới, là quốc gia sản xuất chè hàng đầu, Trung Quốc chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng
trưởng nhanh chóng về sản lượng chè toàn cầu, khi sản lượng của nước này tăng gấp đôi từ
1,17 triệu tấn năm 2007 lên 2,32 triệu tấn năm 2016. Việc mở rộng sản xuất chè ở Trung
Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa tăng trưởng mạnh, được củng cố bởi nền kinh tế của
đất nước tăng trưởng với tốc độ trung bình 10%/năm trong 30 năm qua. Việc mở rộng quy
mô cũng là kết quả của việc nâng cao ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng và sự phát
triển nhanh chóng của đồ uống trà thảo mộc ở đất nước có truyền thống uống trà lâu đời.
Tại Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ hai, sản lượng tăng lên mức cao kỷ lục 1,25 triệu tấn, do
điều kiện thời tiết thuận lợi. Sản lượng tại hai quốc gia xuất khẩu lớn nhất là Kenya và Sri
Lanka lần lượt đạt 473.000 tấn và 292.574 tấn. Sản lượng ở Kenya tăng 18,0%, trong khi ở
Sri Lanka giảm 11,0%. Ngành chè ở Sri Lanka cho thấy sự thiếu hụt vụ mùa lớn nhất hàng
năm trong thời gian gần đây, do ngành này phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau do
điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cùng với các hạn chế của chính phủ về trợ cấp phân bón.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt mùa vụ trong năm 2015 và 2016 đã phục hồi vào năm 2017.
Ở cấp độ thế giới, sản lượng chè đen tăng hàng năm là 3,0% và chè xanh tăng 5,4% trong
thập kỷ 2007-2016, do giá cả tiếp tục ổn định và lợi ích sức khỏe của chè xanh.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
7
Biểu đồ Sản lượng chè trên toàn thế giới từ năm 2006 đến 2019 tính theo các quốc gia
hàng đầu (ĐVT: tấn)
(Nguồn: statista.com)
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
8
6.2.2. Tình hình xuất, nhập khẩu chè trên thế giới
a. Xuất khẩu
Bảng: Xuất khẩu chè các nước năm 2019
STT Năm 2019 Trị giá xuất khẩu
(nghìn USD)
Tỷ
trọng
Khối lượng
xuất khẩu (Tấn)
Tỷ trọng
World 8,177,086 100% 2,137,187 100%
1 China 2,025,787 25% 369,235 17%
2 Sri Lanka 1,322,583 16% 289,587 14%
3 Kenya 1,113,433 14% 475,997 22%
4 India 813,746 10% 258,045 12%
5 Poland 255,209 3% 22,892 1%
6 Germany 250,899 3% 22,831 1%
7 VietNam 230,740 3% 134,906 6%
8 UAE 295,457 4% 65,799 3%
9 Japan 137,147 2% 5,236 0%
Nguồn: Trademap – ITC, 2020 (Chè - HS 0902)
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
9
Trong năm 2019, trên mặt trận xuất khẩu, tính theo khối lượng xuất khẩu Kenya dẫn
đầu thế giới với đóng góp 22%, tiếp theo là Trung Quốc (17%), Sri Lanka (14%), India
(12%) và các nước khác (35%). Như vậy, 4 nước này chiếm 2/3 lượng chè xuất khẩu toàn
cầu theo khối lượng. Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị xuất khẩu, Trung Quốc dẫn đầu với
tổng giá trị là hơn 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 25%, theo sau là Sri Lanka, Kenya, India với
tỷ trọng giá trị lần lượt là 16%,14% và 10%, còn lại là các nước khác. Tính theo giá trị xuất
khẩu, 4 nước này cũng chiếm 2/3 lượng chè xuất khẩu toàn cầu.
Nguồn: FAOSTAT
Trong các năm, tổng xuất khẩu thế giới trung bình chiếm 30-35% tổng sản lượng
thế giới. Khối lượng xuất khẩu chè toàn cầu dao động ổn định quanh mức 2 triệu tấn. Điều
này một phần nhờ sự góp sức của các lô hàng lớn từ Kenya, với tổng lượng xuất khẩu đạt
mức kỷ lục 492.990 tấn vào năm 2018, tăng 12% so với năm 2017. Đồng thời, tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu hàng năm cũng thấp hơn bởi Trung Quốc, Ấn Độ, do 2 nước này có tỷ
trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng chè nhưng 2 quốc gia này tiêu thụ trong nước
phần lớn sản lượng và chỉ xuất khẩu 1 phần nhỏ.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
10
b. Nhập khẩu
Bảng: Nhập khẩu chè các nước năm 2020
STT Năm 2020
Trị giá nhập
khẩu (nghìn
USD)
Tỷ trọng
Khối lượng
nhập khẩu (Tấn)
Tỷ trọng
World 6,659,204 100% 1,909,871 100%
1 Pakistan 589,756 9% 254,406 13%
2 Mỹ 473,832 7% 105,698 6%
3 Nga 412,245 6% 151,441 8%
4 Anh 348,686 5% 129,782 7%
5 Ả Rập 243,557 4% 41,945 2%
6 Iran 236,308 4% 60,595 3%
7 Hong Kong 221,816 3% 17,825 1%
8 Morocco 202,304 3% 71,535 4%
9 Ai Cập 197,215 3% 63,196 3%
10 Đức 195,015 3% 41,426 2%
Nguồn: Trademap – ITC, 2020 (Chè - HS 0902)
Năm 2020, tổng lượng nhập khẩu đạt 1,91 triệu tấn. Một số nước nhập khẩu chè
hàng đầu thế giới bao gồm Pakistan, Liên bang Nga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Với 589
triệu USD và hơn 254 nghìn tấn, Pakistan là nhà nhập khẩu lớn nhất, chiếm 13% lượng chè
nhập khẩu toàn cầu, tiếp theo là Liên bang Nga (8%), Anh (7%), Hoa Kỳ (6%), Maroc
(4%).
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
11
Nguồn: Tổng hợp từ FAOSTAT
Giống như xuất khẩu, nhập khẩu chè (để tái xuất hoặc để tiêu thụ riêng) cũng cho
thấy xu hướng khá ổn định. Từ 1.72 triệu tấn năm 2010, nó đã tăng lên 2.09 triệu tấn trong
năm 2014 nhưng sau đó lại giảm xuống 1.87 triệu tấn trong năm 2019.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
12
6.2.3. Diễn biến giá chè trên thị trường thế giới
Biểu đồ Giá chè thế giới giai đoạn 2012-2021
Nguồn: https://tradingeconomics.com
Giá cả của chè rất đa dạng tại các thị trường khác nhau. Tuy nhiên, giá cả phụ thuộc
nhiều vào chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chè ở các chuỗi cửa hàng bán lẻ thường có giá
thấp hơn so với sản phẩm chè ở các cửa hàng đặc sản và các nhà hàng, khách sạn cao cấp.
Năm 2014, giá chè trung bình giảm 5,3%, chủ yếu do giá chè Crush-Tear-Curl
(CTC) giảm, cung vượt cầu trong các phiên đấu giá (theo FAO, 2018), đến năm 2015, giá
chè đã dần phục hồi. Năm 2018, giá chè thế giới diễn biến thất thường ở các nước sản xuất
và xuất khẩu chủ chốt. Nếu so giá trung bình của năm 2018 so với trung bình năm 2017,
giá chè thế giới tại các thị trường nhìn chung ổn định nhưng có xu hướng giảm.
Vào tháng 6/2020, những diễn biến giá chè khác nhau xảy ra ở các thị trường lớn
trên thế giới:
Ấn Độ: Giá tăng kỷ lục
Giá chè tại Ấn Độ đang tăng khoảng 40 – 60% do khan hiếm nguồn cung, nhất là
những loại chè chất lượng cao. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ mà giá chè tăng
mạnh như vậy. Lý do bởi dịch bệnh khiến cho các nhà máy chế biến chè phải đóng cửa vào
đúng vụ thu hoạch chè tươi, gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung. Trong phiên đấu giá
tháng 5/2020, giá chè tại Guwahati tăng trên 52% đạt 217,12 Rupee/kg; trong khi tại
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
13
Siliguri, giá tăng khoảng 39% lên 204,25 Rupee/kg. Đến giữa tháng 5, giá tại Guwahati đã
tăng 61% lên mức 217,12 Rupee trong khi Siliguri duy trì mức tăng 39%. Đặc biệt, các loại
chè chất lượng tốt giá còn tăng nhiều hơn nữa.
Kenya: Giá thấp nhất trong năm 2020
Thị trường chè Kenya đang trong tình trạng dư thừa do mưa kéo dài ở các khu vực
trồng chè chủ chốt của nước này, ảnh hưởng tới các phiên bán đấu giá. Sàn giao dịch chè
Mombasa là một trong những nơi giao dịch chè lớn nhất thế giới. Chè được giao dịch ở đây
đến từ Kenya, Uganda, Rwanda, Tanzania, Malawi, Ethiopia và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Tháng 6/2020 giá chè tại Mombasa giao dịch ở mức chỉ 1,82 USD (193,52 Sh)/kg, là mức
giá thấp nhất kể từ đầu năm đến nay và thấp hơn khoảng giá 2 USD (212 Sh) của những
tháng trước đó.
Sri Lanka: Giá biến động thất thường
Giá chè tại Sri Lanka biến động không đồng nhất giữa các vùng miền và giữa các
thời điểm khác nhau trong tháng 6/2020.
6.3. Triển vọng thị trường chè thế giới
6.3.1.Vị thế của thị trường chè những năm gần đây
Chè đã trở thành đồ uống được nhiều người sử dụng nhất trên toàn cầu. Số liệu đưa
ra tại Diễn đàn Chè thế giới năm 2018 cho thấy trong tổng số 1,6 triệu lít đồ uống không
cồn sử dụng trên toàn cầu thì chè chiếm 266 tỷ lít. Tính trung bình trên toàn cầu, mức tiêu
thụ chè là 35,1 lít/người, cao hơn so với đồ uống có gas (30,6 lít) và cà phê (21,1 lít).
Thị trường chè vốn đã lớn nhưng vẫn không ngừng tăng đều đặn, chủ yếu bởi Trung
Quốc, nơi chiếm gần 40% tổng tiêu thụ chè toàn cầu và đang sử dụng lượng chè xanh cao
nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nhu cầu ở những thị trường khác cũng không ngừng tăng
lên, trong đó có Ấn Độ, dư sức bù lại cho mức tăng trưởng yếu ở Châu Âu (nơi doanh số
bán chè giảm sút bởi sự cạnh tranh từ nước đóng chai). Nhìn chung, thị trường Châu Âu
phần lớn đã bão hòa, tiêu thụ bình quân đầu người giảm trong một thập kỷ qua; hiện tiêu
thụ chè đang suy giảm tại hầu hết các nước.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
14
Xuất khẩu chè năm 2020 (Tổng cục hải quan)
Thị trường
Năm 2020 So với năm 2019 (%) Tỷ trọng (%)
Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng cộng 134.964 217.703.040 -1,75 -7,82 100 100
Pakistan 43.357 82.590.610 -11,21 -14,35 32,12 37,94
Đài Loan (TQ) 17.290 26.677.262 -9,52 -10,49 12,81 12,25
Nga 14.071 21.515.111 -7,07 -3,93 10,43 9,88
Trung Quốc 8.221 12.057.295 -12,55 -51,98 6,09 5,54
Mỹ 5.472 7.024.098 -3,75 -0,15 4,05 3,23
Iraq 3.943 5.637.911 11,13 8,19 2,92 2,59
Indonesia 8.540 8.150.116 -18,11 -20,81 6,33 3,74
Ấn Độ 4.471 5.326.355 337,05 272,14 3,31 2,45
Malaysia 3.997 2.940.570 -1,82 -5,78 2,96 1,35
Thổ Nhĩ Kỳ 657 1.341.282 118,27 116,51 0,49 0,62
Ukraine 1.716 2.687.670 19,33 11,17 1,27 1,23
Philippines 426 1.118.338 -55,67 -55,21 0,32 0,51
U.A.E 1.575 2.595.130 -7,89 -4 1,17 1,19
Saudi Arabia 1.676 4.115.640 -23,22 -25,04 1,24 1,89
Ba Lan 342 558.633 -43,84 -41,08 0,25 0,26
Đức 132 669.215 -18,52 -5,32 0,1 0,31
Kuwait 26 69.340 -21,21 2,41 0,02 0,03
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
15
6.3.2. Dự báo triển vọng thị trường Chè trong trung hạn
Các nước sản xuất chè ngày càng quy định chặt chẽ hơn về việc sử dụng hóa chất sẽ
khiến sản lượng chè thế giới khó tăng mạnh,chẳng hạn như ở Sri Lanka. Ngoài ra, năng
suất thấp do nhiều diện tích chè già cỗi cũng cản trở việc tăng sản lượng, như ở Ấn Độ.
Về nhu cầu, triển vọng nhu cầu tiêu thụ chè tại các nước sản xuất ngày càng tăng.
Do đó, mặc dù sản lượng của nhiều nước cũng tăng, song lượng dư thừa dành cho xuất
khẩu không có sự đột biến, thậm chí ở một số nơi sụt giảm. Trung Quốc và Ấn Độ là hai
thị trường điển hình có mức tiêu thụ tăng nhanh, có thể khiến cầu vượt cung ngày càng xa,
dẫn tới giá trên thị trường nội địa tăng. Tại Mỹ cũng tương tự, phân khúc thị trường trà đá
ngày càng phát triển, là một trong những lý do khiến cho xuất khẩu chè của Sri Lanka sang
Mỹ năm 2018 tăng khá.
Về thị hiếu, mấy năm qua thị trường chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về thói quen
thưởng trà của người tiêu dùng. Trước đây người tiêu dùng thích uống trà truyền thống
trong bữa sáng, là chè đen hoặc trà xanh ướp hương. Tuy nhiên hiện nay có 2 phân khúc
đang phát triển rất mạnh, đó là trà thảo mộc và trà chế biến thủ công (theo cách truyền
thống, từ bàn tay của những nghệ nhân). Sở dĩ trà thảo mộc lên ngôi là bởi đó được đánh
giá là đồ uống có lợi cho sức khỏe, với những tác dụng như giảm stress, chống viêm, thải
độc, tốt cho tiêu hóa….
Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo trong trung hạn, tiêu thụ và
sản xuất chè thế giới sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhu cầu tăng mạnh ở Ấn Độ và Trung
Quốc. Cụ thể, tiêu thụ và sản xuất chè toàn cầu sẽ tăng trong thập kỷ tới, do thu nhập của
người tiêu dùng tăng và nỗ lực đa dạng hóa các loại đồ uống.
Sản lượng chè đen toàn cầu dự báo sẽ tăng 2,2% mỗi năm trong thập kỷ tới, đạt 4,4
triệu tấn vào năm 2027, phản ánh sản lượng tăng nhiều ở Trung Quốc, Kenya và Sri Lanka
– trong đó sản lượng chè đen của Trung Quốc sẽ tăng lên bằng của Kenya – nước xuất khẩu
chè đen lớn nhất thế giới. Sản lượng chè xanh toàn cầu dự báo sẽ còn tăng nhanh hơn,
khoảng 7,5% mỗi năm,đạt 3,6 triệu tấn vào 2027, chủ yếu bởi Trung Quốc, nơi sản xuất
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
16
chè xanh sẽ tăng gấp đôi, từ 1,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2015- 2017 lên 3,3 triệu tấn năm
2027. FAO cũng cảnh báo rằng sản lượng chè sẽ rất nhạy cảm với những điều kiện sinh
trưởng. Do không dễ thích nghi với mọi môi trường nên chè chỉ được sản xuất ở một số
quốc gia, trong khi nhiều nước dự báo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu.
Những sự thay đổi về nhiệt độ, mưa, lũ lụt, hạn hán… đều ảnh hưởng tới sản lượng, chất
lượng và giá chè.
Về nhu cầu chè trong thập kỷ tới, FAO dự báo sẽ có những “khách hàng mới” cho
đồ uống chè. Người tiêu dùng trẻ tuổi ở thành thị tại những nước sản xuất chè lớn như
Trung Quốc hay Ấn Độ đang đóng góp vào phân khúc tăng trưởng nhu cầu mạnh nhất, đó
là trà sữa. Những người thuộc tầng lớp trung lưu cũng đang hứng thú với những thực phẩm
“thời trang” phù hợp với lối sống của họ. Họ thường xuyên tới các quán trà hơn để thưởng
thức các loại đồ uống từ trà. Và mọi lứa tuổi sẽ ngày càng chuộng các loại đồ uống tốt cho
sức khỏe,mà nguyên liệu có thành phần là trà. Tuy nhiên, các nước phương Tây nói chung
dự báo sẽ có mức tăng trưởng nhu cầu chè thấp, ví dụ tại Anh nhu cầu sẽ giảm, kể cả trà
đen (vì sự cạnh tranh của các thức uống khác, trong đó có cà phê).
6.4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
6.4.1. Tổng quan thị trường chè của Việt Nam
a. Tình hình sản xuất chè của Việt Nam
Việt nam là quốc gia có lợi thế lớn trong việc sản xuất chè. Những năm gần đây
ngành chè không chỉ sản xuất trong nước mà còn vươn ra thế giới, đem lại một giá trị kinh
tế khá lớn cho xã hội, tạo được cơ hội việc làm cùng thu nhập để cải thiện cuộc sống người
dân. Theo thống kê của FAO sản lượng chè của Việt Nam tăng gấp 1,4 lần từ năm 2010
đến năm 2019. Mặc dù diện tích trồng chè có xu hướng giảm nhưng sản lượng chè tăng từ
khoảng 198.466 tấn lên gần 270.000 tấn năm 2019 .
Tính đến năm 2020 Việt Nam có 34 tỉnh, thành phố trồng chè, với diện tích lên đến
130 nghìn ha, đạt năng suất trung bình 8 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt 192 nghìn tấn. Tập
trung chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Các tỉnh có dện tích đất trồng chè
lớn: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha),
Phú Thọ (16,1 nghìn ha)
Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng
suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè shan, PH1, LDP1,
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
17
LDP2, PT14… và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân...
Trong đó, chè shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương khu vực
phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên… Với khoảng trên 24% tổng diện
tích trồng chè cả nước. Chè shan bao gồm các giống: Chè shan công nghiệp, shan vùng cao
và shan đầu dòng. Hiện những rừng chè shan cổ thụ với nhiều cây hàng trăm năm tuổi của
Việt Nam đang cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để
sản xuất chè sạch, chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao.
b. Tình hình tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu chè của Việt Nam
- Tiêu thụ trong nước
Chè của Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Với
thị trường trong nước thì nhu cầu tiêu thụ chè của người dân Việt luôn cao, đặc biệt vào các
dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng. Đặc biệt, chè không đơn thuần chỉ dùng uống hằng
ngày, mà còn được dùng làm quà biếu người thân thay lời chúc mừng, lời chào đón…Chính
vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định. Thị trường tiêu thụ trong nước
phần lớn là chè xanh ngược lại với thị trường xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm tỷ trọng
đến 51%). Trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu
thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng. Cùng với đó, họ có sự đòi hỏi cao hơn về
tính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt. Những thị hiếu này đã tạo nên chỗ đứng cho loại chè
hòa tan, chè túi nhúng…hiện nay trung bình mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 0,47
kg/chè/năm thì sản lượng tiêu thụ trong nước khoảng 45.000 tấn chè xanh. Đặc biệt, giá
chè tiêu thụ trong nước hiện có giá bình quân từ 8 - 10 USD/kg. Mức giá này cao gấp 5 lần
so với giá chè xuất khẩu.
- Xuất khẩu
Khối lượng xuất khẩu chè tháng 12 năm 2020 ước đạt 13 nghìn tấn với giá trị đạt 20
triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 12 tháng đầu năm 2020 đạt 137 nghìn
tấn và 220 triệu USD, giảm 0,4% về khối lượng và giảm 6,9% về giá trị so với cùng kỳ năm
2019. Giá chè xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 1.615 USD/tấn, giảm 6,7% so
với cùng kỳ năm 2019
Với thị trường xuất khẩu thì ngay từ những tháng đầu năm 2020, mặc dù phải đối
mặt với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, song chè là một trong
những sản phẩm duy trì được sản xuất, không bị đứt gãy trong quá trình xuất khẩu, tăng
trưởng xuất khẩu chè của Việt Nam sang nhiều thị trường chính được đảm bảo ổn
định. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của ngành chè năm 2020 ước đạt
134.964 tấn, trị giá 217,7 triệu USD, giá 1.613 USD/tấn, giảm 1,8% về lượng, giảm 7,8%
về kim ngạch và giảm 6,2% về giá so với năm 2019. Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm chè
chủ yếu gồm: chè đen chiếm 51%; chè xanh chiếm 48% (gồm cả chè ướp hương, chè Ô
long); còn lại là các loại chè khác. Giá bình quân chè đen là 1.350 USD/tấn; chè xanh là
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
18
1.880 USD/tấn. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Trong đó, Pakistan, Đài Loan, Nga, Indonesia, Trung Quốc tiếp tục là 5 thị trường
trọng điểm của chè Việt, chiếm gần 70% về lượng và hơn 70% về trị giá xuất khẩu.
Theo ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 10 tấn,trị giá 17
triệu USD, giảm 24,8% về lượng và giảm 22,2% về trị giá so với tháng 8/2020. Tính chung
trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu chè ước đạt 80 nghìn tấn, trị giá 133 triệu USD,
giảm 6% về lượng và giảm 1,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá chè xuất khẩu
bình quân trong tháng 8/2021, ước đạt 1.700 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng 8/2020.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.666 USD/tấn, tăng 4,5%
so với cùng kỳ năm 2020. Làn sóng dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 khiến hoạt động sản
xuất bị ngưng trệ do lệnh giãn cách tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Điều này đã đã ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của ngành chè. Xuất khẩu chè trong tháng 8/2021
ước tính giảm mạnh cả về lượng và trị giá, mặc dù giá chè xuất khẩu bình quân tăng.
Tháng 7/2021 là tháng thứ 2 liên tiếp xuất khẩu chè giảm cả về lượng và trị giá, do
diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong nước.Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2021,
mặc dù lượng chè xuất khẩu giảm, nhưng trị giá xuất khẩu vẫn tăng do giá chè tăng. Đáng
chú ý, lượng và trị giá chè xuất khẩu sang các thị trường vẫn tăng trưởng khả quan trong 7
tháng đầu năm 2021. Dẫn đầu là thị trường Pa-ki-xtan đạt 21,5 nghìn tấn, trị giá 42,1 triệu
USD, tăng 11% về lượng và tăng 14,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là
thị trường Đài Loan đạt 10,4 nghìn tấn, trị giá 16 triệu USD, tăng 12,9% về lượng và tăng
11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Lượng chè xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm
45,8% tổng lượng chè xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2021. Xuất khẩu chè sang các thị
trường như Nga, In-đô-nê-xi-a, Ả rập Xê út giảm mạnh cả về lượng và trị giá trong 7 tháng
đầu năm 2021. Lượng xuất khẩu chè sang các thị trường như Trung Quốc, I-rắc, Ấn Độ và
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
19
Phi-líp-pin chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng chè xuất khẩu, nhưng tăng trưởng xuất
khẩu sang các thị trường này đều ở mức cao trong 7 tháng đầu năm 2021.
6.4.2. Cơ hội
Cụ thể, xu hướng tiêu thụ chè tăng do người tiêu dùng phải ở nhà nhiều hơn (thực
hiện dãn cách phòng chống dịch covid-19). Những ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định
Thương mại tự do như EVFTA, CPTPP… cũng mang lại thuận lợi cho ngành chè trong bối
cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện tại.
Năng suất và sản lượng chè liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ
thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Trong hoạt động chế biến chè, đã có nhiều dây chuyền
công nghệ chế biến chè với mức độ cơ giới hoá cao được bổ sung thay thế tại nhiều doanh
nghiệp. Đặc biệt, ngành chè đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và từng bước nâng cao giá
trị gia tăng, đã sản xuất và làm chủ được công nghệ trồng, canh tác, chế biến chè matcha,
chè uống liền từ nguyên liệu chè trong nước. Sản phẩm mới đang được thị trường đón nhận
giúp nâng cao giá trị sản phẩm chè và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Các doanh
nghiệp sản xuất chè Shan rừng đã có nhiều thay đổi, nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm
mới, phát huy được lợi thế của trà cổ thụ Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ Trung ương đến địa
phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Đặc biệt đã có nhiều giải pháp
đồng bộ được áp dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên sản phẩm chè đã cho
những kết quả khả quan.
Các thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm chè Việt là Pakistan, Trung Quốc,
Nga và Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc, chiếm 12-15% khối lượng chè xuất
khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú,
được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và được tiêu
thụ nhiều ở thị trường nước ngoài. Một số thương hiệu chè đang được ưa chuộng như: Chè
sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè Hương, chè thảo dược...
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
20
6.4.3. Thách thức
Nhiều quốc gia sản xuất chè bị gián đoạn sản xuất do dịch Covid -19 và thời tiết
khô hạn, làm chuỗi cung ứng chè trên thị trường toàn cầu gián đoạn, trong đó đáng chú ý
là thị trường Ấn Độ, thị trường sản xuất chè và tiêu thụ chè lớn trên thế giới, đang bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 và hạn hán tại các khu vực trồng chè chính. Tuy
nhiên, điều kiện thời tiết thuận lợi tại các thị trường sản xuất chè chính như Kenya và
SriLanka khiến nguồn cung tăng, trong khi nhu cầu vẫn chưa tăng nhiều, dẫn đến giá xuất
khẩu giảm do áp lực nguồn cung tăng. Điều này cũng là yếu tố chính cản trở tốc độ tăng
trưởng ngành chè của Việt Nam trong thời gian tới.
Về cơ bản, sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè
cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Cụ thể, sản xuất chè
trong nông hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mô sản xuất nhỏ bình quân khoảng 0,2
ha/hộ. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè của nước ta không đồng đều và khó
đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguyên liệu chè cung cấp
cho các nhà máy chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Có tới 70% số lượng
giống chè của Việt Nam chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè
xanh và các chè khác chỉ chiếm 30%. Do cơ cấu giống chưa hợp lý nên chè đen vẫn là sản
phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam với 55% sản lượng, chè xanh chiếm 44%, các loại
chè khác chỉ chiếm 1%. Trong khi đó, trên thế giới cơ cấu giống chè đen chỉ chiếm xấp xỉ
10%; giống chế biến được cả chè đen và chè xanh chiếm 44,2%; giống chuyên chế biến chè
xanh chiếm 21,2%; giống cho chế biến chè Ô long và các chè cao cấp khác chiếm gần 25%.
Bên cạnh đó, khâu chế biến, tiêu thụ chè hiện cũng tồn tại nhiều bất cập. Số lượng
các doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn còn khiêm
tốn. Hiện cả nước có 370 tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu chè tới 74 quốc gia và vùng
lãnh thổ nhưng chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp. Trong khi đó, việc tổ chức sản xuất
chè giữa các tỉnh có sự chênh lệch lớn, có nơi một ha chè đạt giá trị từ 500 đến 800 triệu
đồng/năm, nhưng có nơi chưa đạt đến 100 triệu đồng/ha/năm. Việc liên kết sản xuất, chế
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
21
biến chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối
loạn thị trường xuất khẩu, không kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm. Tình trạng
thu gom nguyên liệu qua nhiều khâu trung gian không những làm tăng giá đầu vào mà còn
kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư, nhân
công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm.
Bên cạnh đó, công tác quảng bá thương hiệu của ngành chè chưa tốt. Vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm cũng là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao
cấp tiềm năng. Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam được đánh giá còn khá nghèo nàn
về tính đa dạng sản phẩm và chất lượng cũng chưa cao. Hiện nay tuy đang đứng thứ 5 trên
toàn thế giới về xuất khẩu chè, song phần lớn sản lượng chè xuất khẩu chỉ chủ yếu là xuất
sang các thị trường dễ tính, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm.
Nhiều địa phương chưa có định hướng phát triển cụ thể cho từng giống chè để phát
huy tiềm năng của giống, lợi thế vùng sinh thái và thực hiện các chính sách về cánh đồng
lớn của Chính phủ…
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè còn hạn chế, chè có tưới mới chỉ chiếm
lượng nhỏ khoảng 7% diện tích đất trồng chè cả nước cho nên chưa phát huy được tiềm
năng của các giống chè mới (chiếm đến 54% diện tích cả nước).
Chất lượng chè, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đạt tiêu chuẩn (dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật) của ngành chè dẫn đến chưa đáp ứng được các yêu cầu của nhiều thị trường
xuất khẩu của các nước phát triển trong khi các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trong chè (MRL) tại thị trường EU, Mỹ và Nga thì càng ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Nhiều cơ sở chế biến chè tuy được cấp giấy phép cho xây dựng nhưng lại không có
vùng nguyên liệu đáp ứng, cùng với đó là trình độ tay nghề trong chế biến còn thấp, dẫn
đến chất lượng chè không cao.
Liên kết giữa các khâu sản xuất và chế biến vẫn còn khá lỏng lẻo. Cả nước chỉ có
10% số các công ty/nhà máy chế biến chè đã có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ cho chế
biến.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
22
Diện tích đất trồng chè ở nước ta ngày càng bị thu hẹp, giảm dần vì người dân sử
dụng đất chè để trồng các cây công nghiệp khác có lợi nhuận cao hơn.
Việc bảo tồn gìn giữ các giống chè quý hiếm ở Việt nam vẫn chưa được quan tâm
một cách đầy đủ.
6.4.4. Giải pháp phát triển bền vững ngành chè
Trước những hạn chế bất cập trên, các chuyên gia cho rằng, để nâng cao chất lượng
sản phẩm, phát triển bền vững, thời gian tới ngành chè cần triển khai đồng bộ một số giải
pháp trọng tâm.
Thứ nhất, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè Việt Nam thông qua chuyển
đổi các giống chè cũ sang các giống chè mới. Đầu tư có trọng điểm vào công tác chế biến
sâu, đặc biệt là các sản phẩm chè sau chế biến có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế
lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam. Đa dạng hóa sản
phẩm chè chế biến bằng công nghệ tiên tiến.
Thứ hai, thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với nông dân từ xây
dựng vùng nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu
chè tươi cho chế biến. Cơ cấu lại tỷ lệ chè đen và chè xanh một cách hợp lý để đảm bảo
đáp ứng cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Thứ ba, duy trì và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu vào các thị
trường chủ lực; Hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế
biến sâu đến thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Mỹ…
Thứ tư, thúc đẩy các hộ trồng chè trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng bền
vững và chất lượng, đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Thứ năm, các doanh nghiệp xuất khẩu chè cần chủ động thay đổi hình ảnh, tham gia
sâu vào chuỗi cung ứng. Đồng thời đầu tư các công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng đạt
tiêu chuẩn quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
23
Thứ sáu, cần tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân trồng chè
và thực hành sản xuất chè bền vững sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Chương trình quản
lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng (IPM, ICM). Đảm bảo quy hoạch vùng sản
xuất, ngoài định dạng độ cao cho từng vùng, miền để xác định giống chè phải gắn với các
cơ sở chế biến và phân vùng nguyên liệu chè.
Thứ bảy, để đạt được mục tiêu phát triển chè an toàn, bền vững, ổn định diện tích
trồng chè của Việt Nam khoảng 130-140 nghìn ha; đến năm 2025 diện tích chè được chứng
nhận an toàn lên 55% và đến năm 2030 khoảng 75%; Nâng tỷ lệ chè chất lượng cao (chè
xanh, chè Ô long…) lên 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; Kiểm soát được chất
lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón và đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật; 100% số cơ
sở sản xuất chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
Giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD vào năm 2025 và 400 triệu USD vào năm 2030… các
cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn cần thực hiện tốt công tác quản lý diện tích chè
nguyên liệu, đảm bảo diện tích chè hiện có. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, các địa
phương về phát triển sản xuất chè an toàn; kết hợp chuyển đổi giống mới, thâm canh, nâng
cao chất lượng chè.
Thứ tám, trên cơ sở phân tích, đánh giá xu hướng thị trường, có giải pháp khuyến
khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chè Việt trên thị trường quốc tế để
nâng cao giá trị, thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè.
Thứ chín, các địa phương trồng chè cần xây dựng đề án phát triển vùng sản xuất chè
an toàn; triển khai các dự án khoa học - công nghệ, khuyến nông phục vụ sản xuất, chế biến
chè an toàn.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
24
6.5. Phân tích cấu trúc thị trường chè xanh Thái Nguyên
6.5.1. Tổng quan thị trường chè xanh Thái Nguyên
a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước và chè là cây trồng chủ lực
của tỉnh góp phần làm giàu cho nhân dân. Nhưng, sản phẩm Trà Thái Nguyên hiện vẫn chủ
yếu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 20% nên chưa tương xứng với tiềm năng.
0
5000
10000
15000
20000
25000
2015 2016 2018 2019 2020
diện tích chè tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2016-2020
Đơn vị (ha)
diện tích chè hiện có diện tích chè cho thu hoach
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
25
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2020)
Tổng diện tích chè toàn tỉnh hiện có năm 2020 khoảng 22.399 ha với diện tích chè
cho thu hoạch đạt 19.754 ha giảm 1,63% so với năm 2019. sản lượng đạt 244.432 tấn (tăng
1,89%). sản lượng chè chế biến các loại của tỉnh đạt gần 48.000 tấn; trong đó, chủ yếu là
sản phẩm chè xanh truyền thống, chế biến theo quy mô nông hộ, ứng dụng cơ giới hóa trong
tất cả các khâu, có những mô hình chế biến chè ứng dụng công nghệ tự động hóa, công
nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm, chế biến thành phẩm, có bao bì nhãn mác. Giá trị sản xuất
chè trong năm 2020 đạt 5.580 tỷ đồng, chiếm 44,3% tổng giá trị sản xuất của ngành trồng
trọt. Giá trị sản phẩm thu được bình quân trên 1 ha chè đạt 270 triệu đồng/ha. Thị trường
trong nước đang là thế mạnh của chè Thái Nguyên, đạt gần 40.000 tấn, với giá tiêu thụ
trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, hiện đang ở mức từ
120.000 - 220.000 đồng/kg chè thành phẩm loại trung bình; từ 280.000 - 450.000 đồng/kg
chè xanh đặc sản; chè đặc sản cao cấp có giá từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu rất thấp, dao động từ 1,7 - 2 USD/kg, hầu hết là nguyên
liệu thô. Thị trường xuất khẩu của chè Thái Nguyên chủ yếu là: Pakistan, Đài Loan (Trung
Quốc), Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Afghanistan, Indonesia… với sản lượng xuất khẩu hơn
5.800 tấn.
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000
2015
2016
2018
2019
2020
Sản lượng chè búp tươi
( đơn vị: tấn)
Sản lượng
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
26
b. Chuỗi giá trị chè xanh tỉnh Thái Nguyên
Nguồn: Nguyễn Công Biên (2018)
Chuỗi giá trị sản phẩm chè được chia làm hai khâu: Khâu sản xuất chè tươi và khâu
sản xuất chè xanh với sự tham gia của các thành phần: hộ gia đình trồng chè, hộ nông dân
trồng chè, thương lái, DN/HTX, công ty xuất khẩu, bán buôn, bán lẻ. Trong chuỗi này, các
hộ công nhân trồng chè cung cấp 75% sản lượng chè lá cho các doanh nghiệp chế biến xuất
khẩu chè, 25% cho các cơ sở chế biến chè xanh; các hộ nông dân trồng chè cung cấp 33%
cho người thu gom chè xanh khô, phần lớn cung cấp sản phẩm cho người bán buôn chiếm
khoảng 62%, một tỷ lệ rất nhỏ khi thu hái chè lá xong thì họ bán trực tiếp cho cơ sở thu
gom hoặc bán cho công ty chế biến. Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chè xanh dành 45%
cho xuất khẩu trực tiếp, 10% sản lượng cung cấp cho đơn vị có chức năng xuất khẩu. Bán
buôn dung 100% sản phẩm cung cấp cho bán lẻ. GTGT phần lớn được tạo ra từ các hộ sản
xuất chè, chiếm gần 60% tổng giá trị gia tăng. Điều này là phù hợp vì mặt hàng này chủ
yếu được tiêu thụ trong nước nên yêu cầu không quá khắt khe về chất lượng như an toàn
Thương Lái
+Giá bán: 83.849
triệu
+Giá mua: 77.179
triệu
+CPTT: 0.626 triệu
+GTGT: 6.044
triệu (8,84%)
Bán buôn
+Giá bán: 89.568
triệu
+Giá mua: 83.849
triệu
+CPTT: 1.840 triệu
+GTGT: 3.879
triệu ( 5,67%)
Bán lẻ
+Giá bán:
120.232tr
+Giá mua: 89.268tr
+ CPTT: 12.732tr
+ GTGT: 17.932tr
(26,22%)
Hộ trồng chè
+GTSX: 77.179
triệu
+CPTT: 36,634
trệu
+GTGT: 40.545
triệu
(59,28%)
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
27
thực phẩm, mẫu mã, bao bì,… nên phân khúc này chỉ tập trung vào các sản phẩm chè xanh
thông thường. Khi chuyển sang khâu chế biến chè xanh đặc sản và các sản phẩm chè hướng
tới thị trường cao cấp thì cần có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, dây
chuyền sản xuất sạch hiện đại và quy trình sản xuất an toàn
6.5.2. Phân tích cấu trúc thị trường theo phương pháp SCP
a. Số lượng người tham gia sản xuất
- Hộ trồng chè:
* Đặc điểm: Có 91000 hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh chè. Sản xuất chè của Thái
Nguyên vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các
giống chè có chất lượng thấp. Cụ thể, sản xuất chè trong nông hộ với diện tích nhỏ dưới
0,5ha chiếm gần 75% về diện tích. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè không
đồng đều và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Tiềm lực, nguồn lực (như vốn, lao động…) để sản xuất yếu nên các hộ nông dân sản xuất
chè không dự trữ được các vật tư, yếu tố đầu vào cho sản xuất chè. Do đó, khi có biến động
tăng giá đầu vào các hộ chịu sự tác động lớn. Hộ nông dân sản xuất chè ở vùng cao của
Thái Nguyên có địa hình đồi núi phức tạp, sản xuất của các hộ chịu ảnh hưởng lớn của điều
kiện tự nhiên, nhất là vào mùa mưa. Điều kiện sản xuất của hộ nông dân vùng cao còn
nghèo nàn, giao thông đi lại khó khăn, khả năng tiếp cận thị trường kém, nguồn thông tin
bị hạn chế dấn đến kinh tế chậm phát triển. Quy mô diện tích đất đai của hộ có ảnh hưởng
tới ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ của KHCN, các hộ có quy mô nhỏ ngại thay đổi công
nghệ, các hộ có diện tích lớn thì hiệu quả kinh tế cao hơn hộ có diện tích nhỏ. Chi phí đầu
vào: chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao, không tự chủ được đầu ra cho sản phẩm
và nhân công lao động.
* Lựa chọn đầu vào và quy trình sản xuất: Các hộ tham gia HTX, kí hợp đồng với
doanh nghiệp: sử dụng giống cây trồng, phân bón, sản xuất theo quy trình đạt chuyển của
HTX. Các hộ tham gia HTX phải tuân thủ quy trình chăm sóc, thu hoạch nghiêm ngặt. Các
hộ không tham gia HTX: họ đưa ra quyết định sản xuất dựa theo kinh nghiệm và xu hướng
chung của địa phương, định hướng theo bộ khuyến nông. Với lực lượng lao động chính là
lao động trong gia đình. Thường mục đích là tối đa hóa sản lượng.
* Lựa chọn đầu ra của sản phẩm: Các hộ tham gia HTX, kí hợp đồng với doanh
nghiệp: HTX, DN cam kết thu mua lá chè tươi với mức giá ổn định thời điểm thu hoạch
chè phải tuân thủ theo thỏa thuận ( thời điểm nhận thông báo 3 ngày trước khi thu hoạch).
Các hộ không tham gia: Giá chè không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả thị
trường, chất lượng chè thấp do việc mua bán lá chè tươi không đảm bảo.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
28
* Kết quả: Hộ tham gia: năng suất được nâng cao, đảm bảo chất lượng và ổn định
đầu ra. Hộ không tham gia: chất lượng thấp, đầu ra không ổn định.
- HTX và DN chế biến chè
* Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tính đến năm 2020 có 38 doanh nghiệp, 209 HTX,
tổ hợp tác… Toàn tỉnh đã hình thành hơn 186 chuỗi liên kết sản xuất chè bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm. Các HTX mở rộng quy mô nhà xưởng với quy trình sản xuất tự động
hóa lên đến 70% công đoạn sản xuất. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng
cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn còn khiêm tốn. Mối liên kết sản xuất giữa HTX,
doang nghiệp với hộ nông dân trồng chè còn lỏng lẻo, mặc dù bỏ chi phí cho người dân sản
xuất theo quy tiêu chuẩn Vietgap => cạnh tranh về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Các
cơ sở chế biến tự phát là rào cản lớn trong việc nâng cao giá trị cây chè của tỉnh Thái
Nguyên do không có quy trình giám sát chất lượng và không có vùng nguyên liệu, các
doanh nghiệp phải thu mua chè từ nhiều nguồn khác nhau => chất lượng chè không tốt, có
thể còn tồn dư chất hóa học
* Vai trò của các hợp tác xã trong chuỗi giá trị chè: Các hợp tác xã giúp liên kết các
hộ gia đình xây dựng vùng trồng chè an toàn, đạt tiêu chuẩn, nâng cao thu nhập cho người
dân. Sáng tạo các thiết bị trong quá trình sản xuất: sáng tạo chảo diệt men chè => tăng năng
suất và chất lượng. Xây dựng thương hiệu cho chè Thái nguyên vươn ra thế giới
* Lựa chọn đầu ra: sản xuất sản phẩm chè xanh cao cấp xuất khẩu hướng tới thị
trường Châu Âu khó tính: Anh, Pháp, Mỹ,…. Có nhiều loại sản phẩm được chia làm các
nhóm: chè làm quà tặng, chè nhóm tiêu dùng phổ thông, nhóm trà thảo mộc. Chú trọng xây
dựng thương hiệu, đăng kí bảo hộ độc quyền cho từng sản phẩm chè với mã vạch, tiêu
chuẩn ISO 9001 9002 đáp ứng thị hiếu của khách hàng.
* Kết quả: Giá trị sản phẩm chè được nâng lên từ 25-30%
b. Rào cản ra nhập thị trường
Đối với sản xuất chè: rào cản thị trường chủ yếu liên quan đến biến động giá cả
nguyên liệu đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động và công nghệ sản xuất) và giá
của sản phẩm chè. Phân bón và thuốc bảo vệ thực phẩm và hai nhân tố nhạy cảm với nông
dân trồng chè. Khi giá chè tăng người dân có xu hướng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật cao hơn so với khuyến cáo của các nhà chuyên môn => tồn dư hóa chất ảnh hưởng
tới chất lượng lá chè tươi.
Theo chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam cho biết các doanh nghiệp chế biến chè ngày
càng nhiều trong khi nguồn cung cấp nguyên liệu đạt tiêu chuẩn còn hạn chế. Vẫn còn xảy
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
29
ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường xuất khẩu, không
kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua
nhiều khâu trung gian không những làm tăng giá đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo
quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư, nhân công trong khâu chế
biến, giảm chất lượng chè thành phẩm.
Chi phí đầu tư cho các thiết bị nhà xưởng,công nghệ sản xuất đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm đầu tư cho sản xuất vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGap lớn.
Chi phí cho lao động cho ngành chè lớn do lao động nông nghiệp có xu hướng giảm,
thay vào đó lao động có xu hướng chuyển sang làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
Ngành chè xanh Thái Nguyên đang phát triển mạnh với nhiều doanh nghiệp đạt tiêu
chuẩn với các mẫu mã sản phẩm độc quyền đang được tiêu thụ trên thị trường quốc tế, các
DN mới tham gia vào ngành chè xanh phải đối mặt với những yếu cầu cao về chất lượng
sản phẩm, quy trình sản xuât, mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm chè khác biệt.
c. Liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị
Xem xét đến 5 mối liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị chè xanh tỉnh Thái
Nguyên
Liên kết giữa chuỗi cung ứng và người dân trồng chè: người nông dân rất ít có khả
năng nhận được sự cung ứng trực tiếp từ một hoặc các nhà sản xuất và phân phối vật tư,
mà thường phải mua thông qua các đại lý phân phối cấp 1, cấp 2, thậm chí tư thương bán
lẻ. Liên kết giữa chuỗi cung ứng và người dân trồng chè tồn tại dưới 2 hình thức: có hợp
đồng bắt buộc (17%) và không có hợp đồng bắt buộc (83%) => Liên kết lỏng lẻo, hợp đồng
kinh tế bằng văn bản chiếm tỷ lệ quá nhỏ, tâm lý ngại ký các loại giấy tờ của người dân đã
trở thành thói quen
Liên kết trong các hộ sản xuất: xuất phát từ thực tế trồng, sơ chế, chế biến chè với
quy mô nhỏ, sản lượng thấp => liên kết hộ với HTX, liên kết giữa các nhóm hộ với nhau
được hình thành nhằm thống nhất giá mua và giá mua, tạo môi trường sản xuất quy mô lớn
áp dụng khoa học công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên số hộ tham gia
tham gia liên kết theo hình thức này chỉ chiếm 27% trong tổng số hộ trồng chè => mối liên
kết này còn yếu => năng lực sản xuất của nông hộ không được nâng cao, nông dân nghèo
khó có thể tiếp cận thị trường
Liên kết giữa các tác nhân sản xuất và chế biến: liên kết giữa vùng nguyên liệu chè
với thị trường tiêu thụ, nhằm chế biến sâu sản phẩm chè, nâng cao chất lượng, tăng giá trị
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
30
sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong và
ngoài nước.
Hình thức liên kết giữa hộ nông dân với nhà máy thường theo hình thức mua đứt
bán đoạn, không có ràng buộc bằng hợp đồng, 97% không thực hiện hợp đồng mua bán đối
với cơ sở chế biến => rủi ro cho người trồng chè khi cung nguyên liệu chè chế biến vượt
quá cầu
Đối với liên kết giữa HTX trồng chè nguyên liệu với nhà máy chế biến: HTX tổ
chức sản xuất và là chủ thể liên kết với các nhà máy chế biến, cung ứng nguyên liệu cho
nhà máy bằng hợp đồng được cụ thể hóa bằng các điều khoản ràng buộc khối lượng, chất
lượng, thời gian giao dịch; Tiêu chuẩn chất lượng được quy định về các mặt: độ đồng đều,
độ tươi… Phía nhà máy đảm bảo các điều kiện như cung ứng vật tư trang thiết bị. kết quả
điều tra cho thấy có 86% HTX và nhà chế biến có hợp đồng giảm thiểu rủi ro cho các hộ
nông dân trồng chè, đồng thời nâng cao trách nhiệm dẫn dắt thị trường của DN chế biến
chè. đối với nhóm hộ kém, ít có vốn đầu tư và hộ nghèo tham gia chuỗi giá trị chè, liên kết
này giúp nâng cao thu nhập cho họ; theo điều tra có khoảng 32% các HTX trên địa bàn có
liên kết với nhà máy chế biến tại địa phương, như các công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân,
xí nghiệp chè. Tuy nhiên tác nhân sản xuất và chế biến thực hiện mối liên kết theo mùa,
chưa đẩy mạnh phương án liên kết lâu dài theo năm hoặc cả giai đoạn => Doanh nghiệp có
thể thua thiệt về lợi nhuận
Liên kết giữa nhà sản xuất, chế biến và vận tải: Giữa nhà sản xuất trong vùng nguyên
liệu chè với nhà chế biến có khoảng cách về không gian, người chuyên vận tải kết nối hai
tác nhân này với nhau. Vận tải là mối liên hệ giữa nhà sản xuất, nhà sơ chế và nhà chế biến.
Tại Thái Nguyên mối quan hệ này thường tuân theo hợp đồng. Theo khảo sát 100% nhà
sản xuất và chế biến đều có nhu cầu vận chuyển chè, tuy nhiên hợp đồng thực hiện chủ yếu
thuộc về người chế biến (64%) vì tác nhân này luôn sẵn sàng mua chè của người sản xuất
ở mức sản lượng để phát triển giá trị gia tăng => đây là mối liên kết tương đối ổn định
Liên kết giữa nhà chế biến và phân phối: Đầu ra chuỗi giá trị ngành chè được thiết
lập theo các cấp độ khác nhau. Liên kết này diễn ra theo xu hướng mang tính nguyên tắc.
nhà sản xuất với nhà phân phối ký hợp đồng marketing, hợp đồng phân phối, nhằm đáp ứng
tiêu thụ hàng hóa cho nhà chế biến. Hợp đồng sẽ quy định chi tiết khối lượng tiêu thụ, thị
trường tiêu thụ, chủng loại, quyền hạn của nhà phân phối (phân phối độc quyền, hoặc phân
phối đại trà). Kết quả điều tra cho thấy 100% các nhà phân phối đều mong muốn ký hợp
đồng với nhà chế biến nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, giá bán tới thị trường mục tiêu.
Tuy nhiên trên thực tế, có khoảng 61% nhà chế biến và nhà phân phối ký hợp đồng. Liên
kết này giảm tồn kho cho nhà chế biến, thúc đẩy sản xuất chè phát triển, dần dần hình thành
vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao, tận dụng lợi thế cạnh tranh của ngành chè, nâng
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
31
cao giá trị gia tăng cho từng tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị => mức độ liên kết ổn
định
d. Khác biệt sản phẩm
Về chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chè xanh Thái Nguyên được các chuyên gia
nghiên cứu về chè đánh giá có chất lượng tốt nhờ được thiên nhiên ưu đãi về đất đai và khí
hậu rất thích hợp với cây chè sinh trưởng và phát triển. Đây là sự khác biệt nổi bật của Thái
Nguyên với các vùng trồng chè khác ở các địa phương trong cả nước. Kinh nghiệm trồng
và chế biến chè của người dân Thái Nguyên cũng cao hơn so với các địa phương khác nên
chè Thái Nguyên có hình thức đẹp, hương vị thơm ngọt, đậm đà khó có thể quên khi đã
một lần thưởng thức. Hàm lượng đường trung bình, đạm, axit amin, chất hòa tan, đặc biệt
là hoạt chất thơm rất cao, hàm lượng cafein thấp. Đây có thể coi là một lợi thế cho các
doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên vì được nằm trong vùng nguyên liệu có chất lượng
tốt, các doanh nghiệp cần phát huy lợi thế này để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp mình trên thị trường
Về bao bì sản phẩm: Khi tiến hành điều tra tại các DN, đặc biệt là tại các cửa hàng
giới thiệu sản phẩm, các đại lý của các DN, tiêu chuẩn bao bì được xếp loại qua 3 mức độ.
Tốt, khá, trung bình. DN Hoàng Bình đã đi trước trong việc thay đổi mẫu mã bao bì đa
dạng từ hộp giấy, hộp sắt, túi ny lông in hình quảng cáo đến hộp gỗ khắc khảm trai, túi thổ
cẩm..., được khách hàng đánh giá cao về kiểu mẫu bao bì và được coi là DN có khả năng
cạnh tranh nhất về mẫu mã bao bì so với các DN chè khác tại Thái Nguyên. Chè xanh Thái
Nguyên được đóng gói theo từng nhóm đối tượng khách hàng: bao bì đơn giản (nhóm khách
hàng tiêu dùng thông thường), bao bì mẫu mã sang trọng ( nhóm khách hàng dùng chè xanh
làm quà biếu) và bao bì đạt chất lượng kiểm định và đăng kí độc quyền ( nhóm chè xanh
xuất khẩu)
Về chủng loại sản phẩm: chủng loại sản phẩm chè xanh Thái Nguyên đang ngày
càng phong phú đa dạng, đang dần đáp ứng được thị hiếu của thị trường. Các sản phẩm chè
xanh tiêu biểu của Thái Nguyên là chè xanh truyền thống, chè hương đóng hộp, chè túi lọc,
các sản phẩm chè cao cấp (chè xanh tôm nõn, chè Đinh,…) và các sản phẩm chè thảo
mộc,…
Quảng bá thương hiệu: hầu hết các sản phẩm chè của Thái Nguyên được quảng bá
trên các trang thương mại điện tử, trang web của doanh nghiệp. Một số ít các đơn vị đăng
kí bảo hộ thương hiệu như Hợp tác xã Trà xanh Thái Nguyên cổ phần Tân Cương Hoàng
Bình, Hà Thái Trà và Tuyết Hương trà,…. Một số ít doanh nghiệp quảng bá thương hiệu
chè thông qua tổ chức Fetival chè Quôc tế và xúc tiến thương mại. Tại chương trình “ Nâng
cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
32
hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình
được Sở công thương Thái Nguyên và đội ngũ tư vấn quốc tế hỗ trợ để tham gia cuộc thi
với sản phẩm chè xanh đặc sản cao câp “Đinh Vương phẩm” và đạt giải đặc biệt. Bên cạnh
đó các doang nghiệp chế biến chè quảng bá thương hiệu thông qua các hội nghị hội thảo và
các hội chợ triển lãm
6.5.3. Phân tích thị trường bằng mô hình SWOT
Strengths Weaknesses
· Khí hậu và đất phù hợp
· Nồng độ trồng chè cao
· Sản phẩm chất lượng cao và hữu
cơ
· Nhãn hiệu đã đăng ký
· Sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương: tỉnh TN đã có rất nhiều
chính sách phát triển cây chè, từ đầu
vào đến xúc tiến thương mại, phát
triển thị trường, xây dựng thương
hiệu
· Quy mô nhỏ
· Sản xuất nhỏ
· Mức độ nhạy bén trong kinh
doanh thấp
· Khó khăn về địa lý gây ra chi phí
cao và khả năng cạnh tranh thấp
· Thông tin thị trường và thị trường
kém phát triển
Opportunities Threats
· Cầu gia tăng ở cả thị trường trong
nước và xuất khẩu
· Hỗ trợ từ các tổ chức phát triển
khác nhau
· Tiêu chuẩn thực phẩm an toàn và
chất lượng đặc biệt là trong các lĩnh
vực thâm canh
· Tăng cạnh tranh trong cả thị
trường trong nước và liên quốc gia
· Tăng chi phí sản xuất
· Rào cản thương mại
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
33
6.5.4. Giải pháp
Bên cạnh những giải pháp chung đã được đề cập bên trên. Để phát triển thị trường
chè xanh tại Thái Nguyên cũng cần có những biện pháp đặc thù để phù hợp với các đặc
điểm riêng về mặt địa lý, kinh tế - xã hội của địa phương.
• Xây dựng mối liên kết
Để nâng cao giá trị thương hiệu chè Thái Nguyên thì giữa bên mua, bên bán và doanh
nghiệp phải hình thành được hai mối liên kết. Về liên kết giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp: Các đơn vị phải liên kết với nhau để tạo ra những đơn hàng lớn và xây dựng được
vùng sản xuất tập trung, nhưng hiện nay một số doanh nghiệp bây giờ không dám tự đầu
tư. Việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân hiện nay ở Thái Nguyên cũng khó khăn,
do chủ yếu Thái Nguyên là quy mô nông hộ, việc dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai mới
thực hiện khoảng gần 500ha so với quy mô diện tích mấy trăm nghìn ha đất nông nghiệp
của Thái Nguyên là rất nhỏ, vì vậy sản xuất rất manh mún.
• Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Địa phương cần tổ chức và tạo điều kiện cho Các doanh nghiệp cần tích cực tham
gia Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường, trao đổi kinh
nghiệm. Cùng với doanh nghiệp tham gia các buổi Hội nghị, hội thảo, kết nối cung cầu,
tăng cường liên doanh, liên kết, tìm kiếm đối tác tiềm năng. Hàng năm tổ chức các lớp đào
tạo tập huấn giúp nâng cao kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản
phẩm, mở rộng thị trường,...
• Gắn sản xuất với tiêu thụ
Theo tìm hiểu thực tế tại một số vùng chè trên địa bàn tỉnh như La Bằng (Đại Từ),
Trại Cài (Đồng Hỷ), Tân Cương (TP. Thái Nguyên) hiện nay phần lớn hộ trồng chè nhỏ lẻ
không làm chè khô mà bán trực tiếp chè búp tươi cho các cơ sở chế biến, hoặc các hợp tác
xã, doanh nghiệp chè. Nguyên nhân chính vẫn là do giá cả và chất lượng không đồng đều.
Chính vì vậy, người trồng chè rất mong có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập
ngay tại những vùng chè để bao tiêu sản phẩm; hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cung cấp
giống, vật tư phân bón để họ yên tâm chăm sóc cây chè, không lo đến thị trường tiêu thụ
hay không có tình trạng bị “ép giá”, từ đó chất lượng chè cũng đảm bảo và nâng cao được
giá trị của sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao để tăng thu nhập cho người trồng chè.
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513
34
Tài liệu tham khảo
1. Hiệp hội chè Việt Nam
2. Tổng cục thống kê
3. The Food and Agriculture Organization Corporate Statistical Database (FAOSTAT)
4. Trademap - ITC
5. Chang, K. (2015). Trade and Markets Division. “World tea production and trade”.
Fao.org
6. Báo cáo của Phiên họp thứ 23 của Nhóm liên chính phủ về trà. fao.org
https://www.fao.org/index.php?id=112813
7. Bài viết “Toàn cảnh thị trường chè thế giới năm 2018 và triển vọng 10 năm tới”
(2019). Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản.
http://agrotrade.gov.vn/Pages/Toan-canh-thi-truong-che-the-gioi-nam-2018-va-
trie-819289.aspx
8. Trà Bích (2021). “Thực trạng thị trường chè Việt Nam, Tình hình sản xuất, xuất
khẩu chè”. Hiệp hội chè Việt Nam https://vitas.org.vn/nganh-che/thi-truong-che-
viet-nam.html
9. Bảo Linh (2020). “Giải pháp phát triển bền vững ngành Chè”. Tạp chí con số & sự
kiện. http://consosukien.vn/gia-i-pha-p-pha-t-trie-n-be-n-vu-ng-nga-nh-che.htm
10.Đỗ Thị Bích Thủy (2020). “Ngành chè Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Viện
nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. http://vioit.org.vn/vn/chien-
luoc-chinh-sach/nganh-che-viet-nam--thuc-trang-va-giai-phap-4420.4050.html
11.Bài viết “Thị trường chè thế giới dưới tác động bởi đại dịch Covid-19”. Bộ Công
Thương https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/thi-truong-che-the-gioi-
duoi-tac-dong-boi-dai-dich-covid-19.html
12.Nguyễn Thị Lan Anh, Đào Thị Hương (2017). “Phát triển mối liên kết giữa các tác
nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng chè tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí khoa học và
công nghê Đại học Thái Nguyên số 15.
13.Đỗ Thị Thúy Phương (2008). “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè
xanh ở các doanh nghiêp Thái Nguyên”.Tạp chí khoa học và công nghệ.
14.Bản tin VTC16: Quyết tâm đưa chè Thái Nguyên chinh phục thế giới
Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com)
lOMoARcPSD|10515513

Más contenido relacionado

Similar a thi-truong-che-lecture-notes-1 (1).pdf

Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoaiKej Ry
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...Cerberus Kero
 
Tiểu luận môn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng băng chuyền chay minh tâm
Tiểu luận môn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng băng chuyền chay minh tâmTiểu luận môn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng băng chuyền chay minh tâm
Tiểu luận môn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng băng chuyền chay minh tâmhieu anh
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoctam0122
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAVisla Team
 
20.12.2023.QTDA KD-TIEU LUAN KTHP.pdf
20.12.2023.QTDA KD-TIEU LUAN KTHP.pdf20.12.2023.QTDA KD-TIEU LUAN KTHP.pdf
20.12.2023.QTDA KD-TIEU LUAN KTHP.pdfHoang336997
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfMan_Ebook
 
Quan tri sang tao
Quan tri sang taoQuan tri sang tao
Quan tri sang taoThuanTran93
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfMan_Ebook
 
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...nataliej4
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSỹ Trương
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...NguynOanh62
 
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamTiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar a thi-truong-che-lecture-notes-1 (1).pdf (20)

Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoai
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
 
Tiểu luận môn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng băng chuyền chay minh tâm
Tiểu luận môn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng băng chuyền chay minh tâmTiểu luận môn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng băng chuyền chay minh tâm
Tiểu luận môn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng băng chuyền chay minh tâm
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoc
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
 
20.12.2023.QTDA KD-TIEU LUAN KTHP.pdf
20.12.2023.QTDA KD-TIEU LUAN KTHP.pdf20.12.2023.QTDA KD-TIEU LUAN KTHP.pdf
20.12.2023.QTDA KD-TIEU LUAN KTHP.pdf
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
 
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
 
Coffee news – số 27
Coffee news – số 27Coffee news – số 27
Coffee news – số 27
 
Coffee news 27 trang don
Coffee news 27  trang donCoffee news 27  trang don
Coffee news 27 trang don
 
Quan tri sang tao
Quan tri sang taoQuan tri sang tao
Quan tri sang tao
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
 
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
 
Coffee news – số 27
Coffee news – số 27Coffee news – số 27
Coffee news – số 27
 
Báo Cáo Thuyết Trình Môn Khởi Sự Doanh Nghiệp
Báo Cáo Thuyết Trình Môn Khởi Sự Doanh NghiệpBáo Cáo Thuyết Trình Môn Khởi Sự Doanh Nghiệp
Báo Cáo Thuyết Trình Môn Khởi Sự Doanh Nghiệp
 
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...
 
Tiểu Luận Môn Quản Trị Bán Hàng Xây Dựng Kênh Phân Phối RAU QUẢ.docx
Tiểu Luận Môn Quản Trị Bán Hàng Xây Dựng Kênh Phân Phối RAU QUẢ.docxTiểu Luận Môn Quản Trị Bán Hàng Xây Dựng Kênh Phân Phối RAU QUẢ.docx
Tiểu Luận Môn Quản Trị Bán Hàng Xây Dựng Kênh Phân Phối RAU QUẢ.docx
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mt
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
 
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamTiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

thi-truong-che-lecture-notes-1 (1).pdf

  • 1. Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Thị trường chè - Lecture notes 1 kinh doanh nông nghiệp (Đại học Kinh tế Quốc dân) Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Thị trường chè - Lecture notes 1 kinh doanh nông nghiệp (Đại học Kinh tế Quốc dân) Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân BÀI TẬP LỚN MÔN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI Nội dung: Chương 6 – Thị trường chè thế giới Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Thành viên: Trần Đức Anh 11190525 Nguyễn Thị Bình 11190738 Lê Khánh Hiền 11191823 Lê Trung Kiên 11192611 Hoàng Thị Hải Ngân 11193670 Hà Nội, 2021 Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 3. 2 Mục lục Tổng quan về chè ............................................................................................................... 1 6.1. Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới ............................................................................. 2 6.1.1. Các yếu tố định hướng cầu về chè.......................................................................... 2 6.1.2. Các chính sách, quy định liên quan đến thương mại quốc tế hàng chè................. 3 6.2. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới........................................................................ 4 6.2.1. Diễn biến sản lượng chè trên thế giới .................................................................... 4 6.2.2. Tình hình xuất, nhập khẩu chè trên thế giới........................................................... 8 6.2.3. Diễn biến giá chè trên thị trường thế giới............................................................ 12 6.3. Triển vọng thị trường chè thế giới .......................................................................... 13 6.3.1.Vị thế của thị trường chè những năm gần đây ...................................................... 13 6.3.2. Dự báo triển vọng thị trường Chè trong trung hạn.............................................. 15 6.4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam................................................................... 16 6.4.1. Tổng quan thị trường chè của Việt Nam .............................................................. 16 6.4.2. Cơ hội ................................................................................................................... 19 6.4.3. Thách thức ............................................................................................................ 20 6.4.4. Giải pháp phát triển bền vững ngành chè............................................................ 22 6.5. Phân tích cấu trúc thị trường chè xanh Thái Nguyên........................................... 24 6.5.1. Tổng quan thị trường chè xanh Thái Nguyên....................................................... 24 6.5.2. Phân tích cấu trúc thị trường theo phương pháp SCP......................................... 27 6.5.3. Phân tích thị trường bằng mô hình SWOT........................................................... 32 6.5.4. Giải pháp.............................................................................................................. 33 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 34 Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 4. 1 Tổng quan về chè Cây chè có tên khoa học Camellia sinensis thuộc họ Camellias, là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Chè là một trong những đồ uống được tiêu thụ chủ yếu trên toàn thế giới. Nó được coi là một thức uống lành mạnh do chứa một số chất chống oxy hóa và khoáng chất mạnh như kali, magiê, canxi và mangan. Mỗi ngày có khoảng 18-20 tỷ bát nước chè được uống trên thế giới (Golding et al., 2009). Chè là thức uống lý tưởng có nhiều giá trị về dược liệu. Ngày nay, chè được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang. Ngoài ra, chè là 1 cây công nghiệp lâu năm cho giá trị kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm. Có rất nhiều loại chè khác nhau nhưng tùy theo phương pháp chế biến được chia vào một trong ba nhóm: Chè xanh: là loại chè bị diệt men bằng cách hấp (steam) hoặc xào (roast) búp chè ở nhiệt độ cao ngay sau khi hái. Chè xanh làm từ loại chè C. sinensis var. sinensis là loại chè có lá nhỏ, cây có dạng bụi, chịu khí hậu lạnh ôn đới. Cây chè Camellia sinensis var. sinensis xuất xứ từ Vân Nam - Trung Quốc. Chè xanh chiếm 30.54% thị phần chè thế giới (2018). Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Đài Loan là những nước sản xuất nhiều chè xanh. Chè đen: là loại chè được cho lên men hoàn hoàn trước khi chế biến. Chè đen làm từ loại chè Camellia sinensis var. assamica xuất xứ từ Ấn Độ, là loại chè có lá lớn, cây cao, chịu khí hậu nóng nhiệt đới. Chè đen do người Anh khai phá và chế biến từ những cây chè Ấn Độ vào khoảng năm 1835. . Chè đen chiếm khoảng 39.19% thị phần chè thế giới (2018). Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc là những nước chủ yếu sản xuất và xuất khẩu chè đen. Giai đoạn 2016-2024, trong số tất cả các loại phân khúc trên thị trường chè toàn cầu, doanh thu từ phân khúc chè đen được dự báo sẽ dẫn đầu với tốc độ CAGR là 5,1% (2016–2024). Phân khúc này được kỳ vọng sẽ vẫn chiếm ưu thế và chiếm 42,5% thị phần giá trị trong giai đoạn dự báo. Chè Ô long: là loại chè lên men bán phần và được chế biến từ loại chè sinensis hoặc assamica tùy theo nơi SX. Chè Ô long chiếm khoảng 3% thị phần chè TG. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 5. 2 6.1. Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới 6.1.1. Các yếu tố định hướng cầu về chè Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về chè, bao gồm: Các biến số giá cả và thu nhập. Phân tích nhu cầu chè của Nhóm công tác liên chính phủ về chè tại FAO (IGG) tại một số thị trường được chọn cho thấy cả chè đen và chè xanh đều không co giãn theo giá. Co giãn theo giá của chè đen biến động từ (-0,32) – (-0,8), trong khi co giãn theo giá của chè xanh dao động từ (-0,69) – (-0,98). Nhân khẩu học như tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp và nền tảng văn hóa. Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu các thành phần tự nhiên và hữu cơ, trong các hỗn hợp, hương vị và môi trường đa dạng. Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến các loại trà đặc sản chất lượng cao hơn với hương vị đặc biệt. Song song đó, trà xanh, cũng như trà thảo mộc và trái cây đang trở nên phổ biến ở các thị trường khác nhau, đặc biệt là ở châu Âu, do những lợi ích sức khỏe thực sự hoặc được nhận thức. Đồng thời, mối quan tâm của người tiêu dùng đối với các loại trà cao cấp chuyên dụng, có nguồn gốc địa phương, hữu cơ cũng tăng lên. Đổi mới và “cao cấp hóa” là đặc trưng của một thị trường, nơi thu hút ngày càng nhiều khách hàng trẻ và tầng lớp trung lưu mới nổi. Thị hiếu người tiêu dùng. Những năm qua thị trường chè chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về thói quen thưởng trà của người tiêu dùng. Trước đây người tiêu dùng thích uống trà truyền thống trong bữa sáng, là chè đen hoặc trà xanh thô. Nhưng hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các loại trà đặc sản, trà có hàm lượng chế biến cao, phối trộn với nhiều loại đồ uống bổ dưỡng khác. Trong đó, có 2 phân khúc đang phát triển rất mạnh, đó là trà thảo mộc và trà chế biến thủ công (theo cách truyền thống, từ bàn tay của những nghệ nhân). Ngoài ra, những lo ngại về sức khỏe đang ngày càng có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ trà. Khi mọi người nâng cao nhận thức về tác động sức khỏe liên quan đến sức khỏe của đồ uống có ga, trà đang được hưởng lợi lớn khi doanh số bán đồ uống thông thường và ăn kiêng, sữa và đồ uống trái cây giảm. Xu hướng này khiến IGG khuyến nghị tăng cường nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích sức khỏe của việc tiêu thụ trà thông qua một chương trình quảng bá chung quốc tế. Cuối cùng, ngoài tiêu thụ, các động lực chính khác của giá chè quốc tế là xu hướng và thay đổi trong tiêu dùng bình quân đầu người, khả năng tiếp cận thị trường, tác động tiềm ẩn của sâu bệnh đối với sản xuất, và sự thay đổi động lực giữa các nhà bán lẻ, nhà bán buôn và các công ty đa quốc gia. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 6. 3 6.1.2. Các chính sách, quy định liên quan đến thương mại quốc tế hàng chè Bao gồm các quy định chung về xuất, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm chè như: Quy định thuế quan: Mỗi thị trường có quy định thuế quan khác nhau cho từng sản phẩm. Quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm: thị trường EU coi an toàn thực phẩm là vấn đề cốt lõi trong các quy định pháp lý về thực phẩm. Luật thực phẩm chung (General Food Law) là quy định khung pháp lý cho vấn đề này. Các sản phẩm thực phẩm phải được truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung cấp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm được xác định Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) bằng cách thực hiện các nguyên tắc về quản lý thực phẩm. Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quan trọng nhất ở EU bao gồm BRC, IFS, ISO22000, (FSSC22000) và SQF, chủ yếu liên quan đến đóng gói chè tiêu dùng, các nhà nhập khẩu hay công ty chế biến ở EU thường yêu cầu áp dụng các hệ thống này. Ngoài ra còn có Global G.A.P được sử dụng rộng rãi và các nhà bán lẻ trên toàn cầu thường yêu cầu áp dụng. Quy định về bao bì nhãn mác: Như tại thị trường EU, về dán nhãn, các sản phẩm tiêu dùng có chứa chè phải được dán nhãn có chứa các thông tin như tên sản phẩm, điều kiện tự nhiên hoặc đã được xử lý cụ thể (đã lên men hay không...), danh sách thành phần, sự có mặt của các chất có thể gây dị ứng và phản ứng cần phải được chỉ rõ, khối lượng tịnh, ngày hết hạn, sử dụng cụm từ “best before” (sử dụng tốt nhất trước ngày), tên hoặc tên đăng ký kinh doanh và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đơn vị đóng gói hoặc người bán trên thị trường EU, nước xuất xứ hoặc nguồn gốc. Nguồn gốc xuất xứ: Người tiêu dùng được cung cấp các thông tin cụ thể về cách thức tiêu dùng chè. Có thể có câu chuyện và quy trình sản xuất đằng sau sản phẩm, câu chuyện về một đặc điểm đặc biệt của nước xuất xứ, như là điều kiện khí hậu hay sự đa dạng sinh thái tự nhiên. Chứng nhận về chè: Người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về các vấn đề môi trường và xã hội của các phương thức sản xuất, và tác động của chúng đến môi trường và xã hội. Do đó, các hệ thống tiêu chuẩn được đặt ra để giải quyết các mối quan tâm này. Có một số chứng nhận và tiêu chuẩn bền vững như chứng nhận RA – Liên minh rừng nhiệt đới, chứng nhận UTZ, chứng nhận hữu cơ, chứng nhận thương mại công bằng Fairtrade,… Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 7. 4 6.2. Sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 6.2.1. Diễn biến sản lượng chè trên thế giới Do các yêu cầu cụ thể về khí hậu và đất đai, việc trồng chè chỉ giới hạn ở một số khu vực cụ thể trên thế giới. Phần lớn các quốc gia sản xuất chè nằm ở châu Á, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka là những nước sản xuất chính. Các quốc gia trồng chè ở châu Phi nằm chủ yếu xung quanh các vùng nhiệt đới, nơi Kenya, Malawi, Rwanda, Tanzania, Uganda là những nước sản xuất chính. Ngoài các khu vực này, một số lượng chè cũng đang được sản xuất ở Nam Mỹ (Argentina, Brazil và các khu vực khác), Cận Đông (Iran và Thổ Nhĩ Kỳ) và CIS (Nga và Georgia). Trên toàn cầu, chè được trồng với diện tích 5.079.387 ha (FAO, 2019). Trung Quốc có diện tích trồng chè rất lớn, chiếm 63% diện tích trồng chè trên toàn thế giới. Trong những năm qua, cả diện tích và sản lượng chè đã tăng đáng kể cùng với thương mại chè toàn cầu. Bảng Diện tích thu hoạch chè ở một số nước năm 2019. (ĐVT: ha) STT Năm 2019 Diện tích thu hoạch Tỷ lệ World 5,079,387 100% 1 China 3,185,311 63% 2 India 628,199 12% 3 Kenya 269,400 5% 4 Sri Lanka 200,296 4% 5 Viet Nam 115,942 2% 6 Turkey 84,880 2% 7 Indonesia 108,750 2% 8 Argentina 39,794 1% (Nguồn: Tổng hợp từ FAOSTAT) Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 8. 5 Bảng: Sản lượng chè thế giới các năm 2016-2019 (ĐVT: tấn) 2016 2017 2018 2019 World 5,802,728 5,994,682 6,326,897 6,497,443 China (Mainland) 2,326,018 2,473,843 2,625,138 2,791,837 India 1,250,490 1,325,050 1,338,630 1,390,080 Kenya 473,000 439,857 492,990 458,850 Sri Lanka 292,574 307,720 303,840 300,120 Viet Nam 240,000 260,000 270,000 269,281 Turkey 243,000 234,000 270,000 261,000 Indonesia 144,015 146,251 140,236 137,803 Iran 124,870 100,580 99,245 90,832 Bangladesh 64,500 81,850 78,150 90,685 Argentina 85,015 81,476 81,987 85,730 Japan 80,200 82,000 86,300 81,700 Uganda 39,299 50,055 71,567 73,486 Malawi 48,723 48,717 49,128 49,586 (Nguồn: Tổng hợp từ FAOSTAT) Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 9. 6 Chè được sản xuất ở khoảng 40 quốc gia, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Sri Lanka chiếm 78% sản lượng và 73% xuất khẩu (năm 2016, về khối lượng). Khoảng 8 đến 9 triệu hộ sản xuất nhỏ sản xuất 70% sản lượng chè của thế giới, phần còn lại sản lượng đến từ các điền trang chè. Trong những thập kỷ qua, ngành công nghiệp chè toàn cầu đã phát triển nhanh chóng, với số lượng ngày càng tăng của người tiêu dùng trên toàn cầu cũng như ở nhiều thị trường quốc gia. Trong năm 2016, FAO chốt sản lượng chè toàn cầu ở mức 5,8 triệu tấn. Sản xuất tiếp tục bị chi phối bởi một số quốc gia bao gồm Trung Quốc (43%), Ấn Độ (22%), Kenya (8%), Sri-Lanka (5%) và Thổ Nhĩ Kỳ (5%). Qua thống kê sản phẩm chè của các nước trên thế giới thì thị phần Châu Á chiếm 83% sản lượng chè thế giới, tiếp theo là Châu Phi chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4%. Từ năm 2009 đến năm 2019, sản lượng chè toàn cầu tăng từ 4,3 lên 6,5 triệu tấn, và đang có xu hướng tăng dần nhưng điều này chủ yếu là do sự gia tăng dân số ở các nước sản xuất chứ không phải do tăng trưởng tiêu thụ ở các thị trường nhập khẩu giá trị cao. Từ năm 2007 đến năm 2016, sản lượng chè thế giới (chè đen, chè xanh, chè ăn liền và chè khác) tăng trưởng bình quân hàng năm là 4,4%, đạt 5,8 triệu tấn vào năm 2016. Trong thập kỷ này, 5 quốc gia sản xuất hàng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ đều tăng trưởng về sản lượng (về khối lượng), trong đó Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có mức tăng trưởng cao nhất, lần lượt là 8% và 4%. Năm 2016, với sản lượng 2,32 triệu tấn, Trung Quốc chiếm 42,6% sản lượng chè thế giới, là quốc gia sản xuất chè hàng đầu, Trung Quốc chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng về sản lượng chè toàn cầu, khi sản lượng của nước này tăng gấp đôi từ 1,17 triệu tấn năm 2007 lên 2,32 triệu tấn năm 2016. Việc mở rộng sản xuất chè ở Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa tăng trưởng mạnh, được củng cố bởi nền kinh tế của đất nước tăng trưởng với tốc độ trung bình 10%/năm trong 30 năm qua. Việc mở rộng quy mô cũng là kết quả của việc nâng cao ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng và sự phát triển nhanh chóng của đồ uống trà thảo mộc ở đất nước có truyền thống uống trà lâu đời. Tại Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ hai, sản lượng tăng lên mức cao kỷ lục 1,25 triệu tấn, do điều kiện thời tiết thuận lợi. Sản lượng tại hai quốc gia xuất khẩu lớn nhất là Kenya và Sri Lanka lần lượt đạt 473.000 tấn và 292.574 tấn. Sản lượng ở Kenya tăng 18,0%, trong khi ở Sri Lanka giảm 11,0%. Ngành chè ở Sri Lanka cho thấy sự thiếu hụt vụ mùa lớn nhất hàng năm trong thời gian gần đây, do ngành này phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cùng với các hạn chế của chính phủ về trợ cấp phân bón. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt mùa vụ trong năm 2015 và 2016 đã phục hồi vào năm 2017. Ở cấp độ thế giới, sản lượng chè đen tăng hàng năm là 3,0% và chè xanh tăng 5,4% trong thập kỷ 2007-2016, do giá cả tiếp tục ổn định và lợi ích sức khỏe của chè xanh. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 10. 7 Biểu đồ Sản lượng chè trên toàn thế giới từ năm 2006 đến 2019 tính theo các quốc gia hàng đầu (ĐVT: tấn) (Nguồn: statista.com) Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 11. 8 6.2.2. Tình hình xuất, nhập khẩu chè trên thế giới a. Xuất khẩu Bảng: Xuất khẩu chè các nước năm 2019 STT Năm 2019 Trị giá xuất khẩu (nghìn USD) Tỷ trọng Khối lượng xuất khẩu (Tấn) Tỷ trọng World 8,177,086 100% 2,137,187 100% 1 China 2,025,787 25% 369,235 17% 2 Sri Lanka 1,322,583 16% 289,587 14% 3 Kenya 1,113,433 14% 475,997 22% 4 India 813,746 10% 258,045 12% 5 Poland 255,209 3% 22,892 1% 6 Germany 250,899 3% 22,831 1% 7 VietNam 230,740 3% 134,906 6% 8 UAE 295,457 4% 65,799 3% 9 Japan 137,147 2% 5,236 0% Nguồn: Trademap – ITC, 2020 (Chè - HS 0902) Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 12. 9 Trong năm 2019, trên mặt trận xuất khẩu, tính theo khối lượng xuất khẩu Kenya dẫn đầu thế giới với đóng góp 22%, tiếp theo là Trung Quốc (17%), Sri Lanka (14%), India (12%) và các nước khác (35%). Như vậy, 4 nước này chiếm 2/3 lượng chè xuất khẩu toàn cầu theo khối lượng. Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị xuất khẩu, Trung Quốc dẫn đầu với tổng giá trị là hơn 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 25%, theo sau là Sri Lanka, Kenya, India với tỷ trọng giá trị lần lượt là 16%,14% và 10%, còn lại là các nước khác. Tính theo giá trị xuất khẩu, 4 nước này cũng chiếm 2/3 lượng chè xuất khẩu toàn cầu. Nguồn: FAOSTAT Trong các năm, tổng xuất khẩu thế giới trung bình chiếm 30-35% tổng sản lượng thế giới. Khối lượng xuất khẩu chè toàn cầu dao động ổn định quanh mức 2 triệu tấn. Điều này một phần nhờ sự góp sức của các lô hàng lớn từ Kenya, với tổng lượng xuất khẩu đạt mức kỷ lục 492.990 tấn vào năm 2018, tăng 12% so với năm 2017. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm cũng thấp hơn bởi Trung Quốc, Ấn Độ, do 2 nước này có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng chè nhưng 2 quốc gia này tiêu thụ trong nước phần lớn sản lượng và chỉ xuất khẩu 1 phần nhỏ. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 13. 10 b. Nhập khẩu Bảng: Nhập khẩu chè các nước năm 2020 STT Năm 2020 Trị giá nhập khẩu (nghìn USD) Tỷ trọng Khối lượng nhập khẩu (Tấn) Tỷ trọng World 6,659,204 100% 1,909,871 100% 1 Pakistan 589,756 9% 254,406 13% 2 Mỹ 473,832 7% 105,698 6% 3 Nga 412,245 6% 151,441 8% 4 Anh 348,686 5% 129,782 7% 5 Ả Rập 243,557 4% 41,945 2% 6 Iran 236,308 4% 60,595 3% 7 Hong Kong 221,816 3% 17,825 1% 8 Morocco 202,304 3% 71,535 4% 9 Ai Cập 197,215 3% 63,196 3% 10 Đức 195,015 3% 41,426 2% Nguồn: Trademap – ITC, 2020 (Chè - HS 0902) Năm 2020, tổng lượng nhập khẩu đạt 1,91 triệu tấn. Một số nước nhập khẩu chè hàng đầu thế giới bao gồm Pakistan, Liên bang Nga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Với 589 triệu USD và hơn 254 nghìn tấn, Pakistan là nhà nhập khẩu lớn nhất, chiếm 13% lượng chè nhập khẩu toàn cầu, tiếp theo là Liên bang Nga (8%), Anh (7%), Hoa Kỳ (6%), Maroc (4%). Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 14. 11 Nguồn: Tổng hợp từ FAOSTAT Giống như xuất khẩu, nhập khẩu chè (để tái xuất hoặc để tiêu thụ riêng) cũng cho thấy xu hướng khá ổn định. Từ 1.72 triệu tấn năm 2010, nó đã tăng lên 2.09 triệu tấn trong năm 2014 nhưng sau đó lại giảm xuống 1.87 triệu tấn trong năm 2019. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 15. 12 6.2.3. Diễn biến giá chè trên thị trường thế giới Biểu đồ Giá chè thế giới giai đoạn 2012-2021 Nguồn: https://tradingeconomics.com Giá cả của chè rất đa dạng tại các thị trường khác nhau. Tuy nhiên, giá cả phụ thuộc nhiều vào chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chè ở các chuỗi cửa hàng bán lẻ thường có giá thấp hơn so với sản phẩm chè ở các cửa hàng đặc sản và các nhà hàng, khách sạn cao cấp. Năm 2014, giá chè trung bình giảm 5,3%, chủ yếu do giá chè Crush-Tear-Curl (CTC) giảm, cung vượt cầu trong các phiên đấu giá (theo FAO, 2018), đến năm 2015, giá chè đã dần phục hồi. Năm 2018, giá chè thế giới diễn biến thất thường ở các nước sản xuất và xuất khẩu chủ chốt. Nếu so giá trung bình của năm 2018 so với trung bình năm 2017, giá chè thế giới tại các thị trường nhìn chung ổn định nhưng có xu hướng giảm. Vào tháng 6/2020, những diễn biến giá chè khác nhau xảy ra ở các thị trường lớn trên thế giới: Ấn Độ: Giá tăng kỷ lục Giá chè tại Ấn Độ đang tăng khoảng 40 – 60% do khan hiếm nguồn cung, nhất là những loại chè chất lượng cao. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ mà giá chè tăng mạnh như vậy. Lý do bởi dịch bệnh khiến cho các nhà máy chế biến chè phải đóng cửa vào đúng vụ thu hoạch chè tươi, gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung. Trong phiên đấu giá tháng 5/2020, giá chè tại Guwahati tăng trên 52% đạt 217,12 Rupee/kg; trong khi tại Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 16. 13 Siliguri, giá tăng khoảng 39% lên 204,25 Rupee/kg. Đến giữa tháng 5, giá tại Guwahati đã tăng 61% lên mức 217,12 Rupee trong khi Siliguri duy trì mức tăng 39%. Đặc biệt, các loại chè chất lượng tốt giá còn tăng nhiều hơn nữa. Kenya: Giá thấp nhất trong năm 2020 Thị trường chè Kenya đang trong tình trạng dư thừa do mưa kéo dài ở các khu vực trồng chè chủ chốt của nước này, ảnh hưởng tới các phiên bán đấu giá. Sàn giao dịch chè Mombasa là một trong những nơi giao dịch chè lớn nhất thế giới. Chè được giao dịch ở đây đến từ Kenya, Uganda, Rwanda, Tanzania, Malawi, Ethiopia và Cộng hòa Dân chủ Congo. Tháng 6/2020 giá chè tại Mombasa giao dịch ở mức chỉ 1,82 USD (193,52 Sh)/kg, là mức giá thấp nhất kể từ đầu năm đến nay và thấp hơn khoảng giá 2 USD (212 Sh) của những tháng trước đó. Sri Lanka: Giá biến động thất thường Giá chè tại Sri Lanka biến động không đồng nhất giữa các vùng miền và giữa các thời điểm khác nhau trong tháng 6/2020. 6.3. Triển vọng thị trường chè thế giới 6.3.1.Vị thế của thị trường chè những năm gần đây Chè đã trở thành đồ uống được nhiều người sử dụng nhất trên toàn cầu. Số liệu đưa ra tại Diễn đàn Chè thế giới năm 2018 cho thấy trong tổng số 1,6 triệu lít đồ uống không cồn sử dụng trên toàn cầu thì chè chiếm 266 tỷ lít. Tính trung bình trên toàn cầu, mức tiêu thụ chè là 35,1 lít/người, cao hơn so với đồ uống có gas (30,6 lít) và cà phê (21,1 lít). Thị trường chè vốn đã lớn nhưng vẫn không ngừng tăng đều đặn, chủ yếu bởi Trung Quốc, nơi chiếm gần 40% tổng tiêu thụ chè toàn cầu và đang sử dụng lượng chè xanh cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nhu cầu ở những thị trường khác cũng không ngừng tăng lên, trong đó có Ấn Độ, dư sức bù lại cho mức tăng trưởng yếu ở Châu Âu (nơi doanh số bán chè giảm sút bởi sự cạnh tranh từ nước đóng chai). Nhìn chung, thị trường Châu Âu phần lớn đã bão hòa, tiêu thụ bình quân đầu người giảm trong một thập kỷ qua; hiện tiêu thụ chè đang suy giảm tại hầu hết các nước. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 17. 14 Xuất khẩu chè năm 2020 (Tổng cục hải quan) Thị trường Năm 2020 So với năm 2019 (%) Tỷ trọng (%) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Tổng cộng 134.964 217.703.040 -1,75 -7,82 100 100 Pakistan 43.357 82.590.610 -11,21 -14,35 32,12 37,94 Đài Loan (TQ) 17.290 26.677.262 -9,52 -10,49 12,81 12,25 Nga 14.071 21.515.111 -7,07 -3,93 10,43 9,88 Trung Quốc 8.221 12.057.295 -12,55 -51,98 6,09 5,54 Mỹ 5.472 7.024.098 -3,75 -0,15 4,05 3,23 Iraq 3.943 5.637.911 11,13 8,19 2,92 2,59 Indonesia 8.540 8.150.116 -18,11 -20,81 6,33 3,74 Ấn Độ 4.471 5.326.355 337,05 272,14 3,31 2,45 Malaysia 3.997 2.940.570 -1,82 -5,78 2,96 1,35 Thổ Nhĩ Kỳ 657 1.341.282 118,27 116,51 0,49 0,62 Ukraine 1.716 2.687.670 19,33 11,17 1,27 1,23 Philippines 426 1.118.338 -55,67 -55,21 0,32 0,51 U.A.E 1.575 2.595.130 -7,89 -4 1,17 1,19 Saudi Arabia 1.676 4.115.640 -23,22 -25,04 1,24 1,89 Ba Lan 342 558.633 -43,84 -41,08 0,25 0,26 Đức 132 669.215 -18,52 -5,32 0,1 0,31 Kuwait 26 69.340 -21,21 2,41 0,02 0,03 Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 18. 15 6.3.2. Dự báo triển vọng thị trường Chè trong trung hạn Các nước sản xuất chè ngày càng quy định chặt chẽ hơn về việc sử dụng hóa chất sẽ khiến sản lượng chè thế giới khó tăng mạnh,chẳng hạn như ở Sri Lanka. Ngoài ra, năng suất thấp do nhiều diện tích chè già cỗi cũng cản trở việc tăng sản lượng, như ở Ấn Độ. Về nhu cầu, triển vọng nhu cầu tiêu thụ chè tại các nước sản xuất ngày càng tăng. Do đó, mặc dù sản lượng của nhiều nước cũng tăng, song lượng dư thừa dành cho xuất khẩu không có sự đột biến, thậm chí ở một số nơi sụt giảm. Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường điển hình có mức tiêu thụ tăng nhanh, có thể khiến cầu vượt cung ngày càng xa, dẫn tới giá trên thị trường nội địa tăng. Tại Mỹ cũng tương tự, phân khúc thị trường trà đá ngày càng phát triển, là một trong những lý do khiến cho xuất khẩu chè của Sri Lanka sang Mỹ năm 2018 tăng khá. Về thị hiếu, mấy năm qua thị trường chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về thói quen thưởng trà của người tiêu dùng. Trước đây người tiêu dùng thích uống trà truyền thống trong bữa sáng, là chè đen hoặc trà xanh ướp hương. Tuy nhiên hiện nay có 2 phân khúc đang phát triển rất mạnh, đó là trà thảo mộc và trà chế biến thủ công (theo cách truyền thống, từ bàn tay của những nghệ nhân). Sở dĩ trà thảo mộc lên ngôi là bởi đó được đánh giá là đồ uống có lợi cho sức khỏe, với những tác dụng như giảm stress, chống viêm, thải độc, tốt cho tiêu hóa…. Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo trong trung hạn, tiêu thụ và sản xuất chè thế giới sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhu cầu tăng mạnh ở Ấn Độ và Trung Quốc. Cụ thể, tiêu thụ và sản xuất chè toàn cầu sẽ tăng trong thập kỷ tới, do thu nhập của người tiêu dùng tăng và nỗ lực đa dạng hóa các loại đồ uống. Sản lượng chè đen toàn cầu dự báo sẽ tăng 2,2% mỗi năm trong thập kỷ tới, đạt 4,4 triệu tấn vào năm 2027, phản ánh sản lượng tăng nhiều ở Trung Quốc, Kenya và Sri Lanka – trong đó sản lượng chè đen của Trung Quốc sẽ tăng lên bằng của Kenya – nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới. Sản lượng chè xanh toàn cầu dự báo sẽ còn tăng nhanh hơn, khoảng 7,5% mỗi năm,đạt 3,6 triệu tấn vào 2027, chủ yếu bởi Trung Quốc, nơi sản xuất Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 19. 16 chè xanh sẽ tăng gấp đôi, từ 1,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2015- 2017 lên 3,3 triệu tấn năm 2027. FAO cũng cảnh báo rằng sản lượng chè sẽ rất nhạy cảm với những điều kiện sinh trưởng. Do không dễ thích nghi với mọi môi trường nên chè chỉ được sản xuất ở một số quốc gia, trong khi nhiều nước dự báo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu. Những sự thay đổi về nhiệt độ, mưa, lũ lụt, hạn hán… đều ảnh hưởng tới sản lượng, chất lượng và giá chè. Về nhu cầu chè trong thập kỷ tới, FAO dự báo sẽ có những “khách hàng mới” cho đồ uống chè. Người tiêu dùng trẻ tuổi ở thành thị tại những nước sản xuất chè lớn như Trung Quốc hay Ấn Độ đang đóng góp vào phân khúc tăng trưởng nhu cầu mạnh nhất, đó là trà sữa. Những người thuộc tầng lớp trung lưu cũng đang hứng thú với những thực phẩm “thời trang” phù hợp với lối sống của họ. Họ thường xuyên tới các quán trà hơn để thưởng thức các loại đồ uống từ trà. Và mọi lứa tuổi sẽ ngày càng chuộng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe,mà nguyên liệu có thành phần là trà. Tuy nhiên, các nước phương Tây nói chung dự báo sẽ có mức tăng trưởng nhu cầu chè thấp, ví dụ tại Anh nhu cầu sẽ giảm, kể cả trà đen (vì sự cạnh tranh của các thức uống khác, trong đó có cà phê). 6.4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 6.4.1. Tổng quan thị trường chè của Việt Nam a. Tình hình sản xuất chè của Việt Nam Việt nam là quốc gia có lợi thế lớn trong việc sản xuất chè. Những năm gần đây ngành chè không chỉ sản xuất trong nước mà còn vươn ra thế giới, đem lại một giá trị kinh tế khá lớn cho xã hội, tạo được cơ hội việc làm cùng thu nhập để cải thiện cuộc sống người dân. Theo thống kê của FAO sản lượng chè của Việt Nam tăng gấp 1,4 lần từ năm 2010 đến năm 2019. Mặc dù diện tích trồng chè có xu hướng giảm nhưng sản lượng chè tăng từ khoảng 198.466 tấn lên gần 270.000 tấn năm 2019 . Tính đến năm 2020 Việt Nam có 34 tỉnh, thành phố trồng chè, với diện tích lên đến 130 nghìn ha, đạt năng suất trung bình 8 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt 192 nghìn tấn. Tập trung chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Các tỉnh có dện tích đất trồng chè lớn: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha) Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè shan, PH1, LDP1, Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 20. 17 LDP2, PT14… và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân... Trong đó, chè shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên… Với khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước. Chè shan bao gồm các giống: Chè shan công nghiệp, shan vùng cao và shan đầu dòng. Hiện những rừng chè shan cổ thụ với nhiều cây hàng trăm năm tuổi của Việt Nam đang cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao. b. Tình hình tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu chè của Việt Nam - Tiêu thụ trong nước Chè của Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Với thị trường trong nước thì nhu cầu tiêu thụ chè của người dân Việt luôn cao, đặc biệt vào các dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng. Đặc biệt, chè không đơn thuần chỉ dùng uống hằng ngày, mà còn được dùng làm quà biếu người thân thay lời chúc mừng, lời chào đón…Chính vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định. Thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là chè xanh ngược lại với thị trường xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm tỷ trọng đến 51%). Trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng. Cùng với đó, họ có sự đòi hỏi cao hơn về tính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt. Những thị hiếu này đã tạo nên chỗ đứng cho loại chè hòa tan, chè túi nhúng…hiện nay trung bình mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 0,47 kg/chè/năm thì sản lượng tiêu thụ trong nước khoảng 45.000 tấn chè xanh. Đặc biệt, giá chè tiêu thụ trong nước hiện có giá bình quân từ 8 - 10 USD/kg. Mức giá này cao gấp 5 lần so với giá chè xuất khẩu. - Xuất khẩu Khối lượng xuất khẩu chè tháng 12 năm 2020 ước đạt 13 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 12 tháng đầu năm 2020 đạt 137 nghìn tấn và 220 triệu USD, giảm 0,4% về khối lượng và giảm 6,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá chè xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 1.615 USD/tấn, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2019 Với thị trường xuất khẩu thì ngay từ những tháng đầu năm 2020, mặc dù phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, song chè là một trong những sản phẩm duy trì được sản xuất, không bị đứt gãy trong quá trình xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu chè của Việt Nam sang nhiều thị trường chính được đảm bảo ổn định. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của ngành chè năm 2020 ước đạt 134.964 tấn, trị giá 217,7 triệu USD, giá 1.613 USD/tấn, giảm 1,8% về lượng, giảm 7,8% về kim ngạch và giảm 6,2% về giá so với năm 2019. Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm chè chủ yếu gồm: chè đen chiếm 51%; chè xanh chiếm 48% (gồm cả chè ướp hương, chè Ô long); còn lại là các loại chè khác. Giá bình quân chè đen là 1.350 USD/tấn; chè xanh là Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 21. 18 1.880 USD/tấn. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Pakistan, Đài Loan, Nga, Indonesia, Trung Quốc tiếp tục là 5 thị trường trọng điểm của chè Việt, chiếm gần 70% về lượng và hơn 70% về trị giá xuất khẩu. Theo ước tính, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 10 tấn,trị giá 17 triệu USD, giảm 24,8% về lượng và giảm 22,2% về trị giá so với tháng 8/2020. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu chè ước đạt 80 nghìn tấn, trị giá 133 triệu USD, giảm 6% về lượng và giảm 1,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2021, ước đạt 1.700 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng 8/2020. Trong 8 tháng đầu năm 2021, giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.666 USD/tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Làn sóng dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ do lệnh giãn cách tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Điều này đã đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của ngành chè. Xuất khẩu chè trong tháng 8/2021 ước tính giảm mạnh cả về lượng và trị giá, mặc dù giá chè xuất khẩu bình quân tăng. Tháng 7/2021 là tháng thứ 2 liên tiếp xuất khẩu chè giảm cả về lượng và trị giá, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong nước.Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2021, mặc dù lượng chè xuất khẩu giảm, nhưng trị giá xuất khẩu vẫn tăng do giá chè tăng. Đáng chú ý, lượng và trị giá chè xuất khẩu sang các thị trường vẫn tăng trưởng khả quan trong 7 tháng đầu năm 2021. Dẫn đầu là thị trường Pa-ki-xtan đạt 21,5 nghìn tấn, trị giá 42,1 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 14,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là thị trường Đài Loan đạt 10,4 nghìn tấn, trị giá 16 triệu USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Lượng chè xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm 45,8% tổng lượng chè xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2021. Xuất khẩu chè sang các thị trường như Nga, In-đô-nê-xi-a, Ả rập Xê út giảm mạnh cả về lượng và trị giá trong 7 tháng đầu năm 2021. Lượng xuất khẩu chè sang các thị trường như Trung Quốc, I-rắc, Ấn Độ và Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 22. 19 Phi-líp-pin chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng chè xuất khẩu, nhưng tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường này đều ở mức cao trong 7 tháng đầu năm 2021. 6.4.2. Cơ hội Cụ thể, xu hướng tiêu thụ chè tăng do người tiêu dùng phải ở nhà nhiều hơn (thực hiện dãn cách phòng chống dịch covid-19). Những ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA, CPTPP… cũng mang lại thuận lợi cho ngành chè trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện tại. Năng suất và sản lượng chè liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Trong hoạt động chế biến chè, đã có nhiều dây chuyền công nghệ chế biến chè với mức độ cơ giới hoá cao được bổ sung thay thế tại nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành chè đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và từng bước nâng cao giá trị gia tăng, đã sản xuất và làm chủ được công nghệ trồng, canh tác, chế biến chè matcha, chè uống liền từ nguyên liệu chè trong nước. Sản phẩm mới đang được thị trường đón nhận giúp nâng cao giá trị sản phẩm chè và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Các doanh nghiệp sản xuất chè Shan rừng đã có nhiều thay đổi, nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm mới, phát huy được lợi thế của trà cổ thụ Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Đặc biệt đã có nhiều giải pháp đồng bộ được áp dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên sản phẩm chè đã cho những kết quả khả quan. Các thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm chè Việt là Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc, chiếm 12-15% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và được tiêu thụ nhiều ở thị trường nước ngoài. Một số thương hiệu chè đang được ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè Hương, chè thảo dược... Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 23. 20 6.4.3. Thách thức Nhiều quốc gia sản xuất chè bị gián đoạn sản xuất do dịch Covid -19 và thời tiết khô hạn, làm chuỗi cung ứng chè trên thị trường toàn cầu gián đoạn, trong đó đáng chú ý là thị trường Ấn Độ, thị trường sản xuất chè và tiêu thụ chè lớn trên thế giới, đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 và hạn hán tại các khu vực trồng chè chính. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết thuận lợi tại các thị trường sản xuất chè chính như Kenya và SriLanka khiến nguồn cung tăng, trong khi nhu cầu vẫn chưa tăng nhiều, dẫn đến giá xuất khẩu giảm do áp lực nguồn cung tăng. Điều này cũng là yếu tố chính cản trở tốc độ tăng trưởng ngành chè của Việt Nam trong thời gian tới. Về cơ bản, sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Cụ thể, sản xuất chè trong nông hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mô sản xuất nhỏ bình quân khoảng 0,2 ha/hộ. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè của nước ta không đồng đều và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguyên liệu chè cung cấp cho các nhà máy chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Có tới 70% số lượng giống chè của Việt Nam chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm 30%. Do cơ cấu giống chưa hợp lý nên chè đen vẫn là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam với 55% sản lượng, chè xanh chiếm 44%, các loại chè khác chỉ chiếm 1%. Trong khi đó, trên thế giới cơ cấu giống chè đen chỉ chiếm xấp xỉ 10%; giống chế biến được cả chè đen và chè xanh chiếm 44,2%; giống chuyên chế biến chè xanh chiếm 21,2%; giống cho chế biến chè Ô long và các chè cao cấp khác chiếm gần 25%. Bên cạnh đó, khâu chế biến, tiêu thụ chè hiện cũng tồn tại nhiều bất cập. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn còn khiêm tốn. Hiện cả nước có 370 tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu chè tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp. Trong khi đó, việc tổ chức sản xuất chè giữa các tỉnh có sự chênh lệch lớn, có nơi một ha chè đạt giá trị từ 500 đến 800 triệu đồng/năm, nhưng có nơi chưa đạt đến 100 triệu đồng/ha/năm. Việc liên kết sản xuất, chế Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 24. 21 biến chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường xuất khẩu, không kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều khâu trung gian không những làm tăng giá đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm. Bên cạnh đó, công tác quảng bá thương hiệu của ngành chè chưa tốt. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao cấp tiềm năng. Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam được đánh giá còn khá nghèo nàn về tính đa dạng sản phẩm và chất lượng cũng chưa cao. Hiện nay tuy đang đứng thứ 5 trên toàn thế giới về xuất khẩu chè, song phần lớn sản lượng chè xuất khẩu chỉ chủ yếu là xuất sang các thị trường dễ tính, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm. Nhiều địa phương chưa có định hướng phát triển cụ thể cho từng giống chè để phát huy tiềm năng của giống, lợi thế vùng sinh thái và thực hiện các chính sách về cánh đồng lớn của Chính phủ… Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè còn hạn chế, chè có tưới mới chỉ chiếm lượng nhỏ khoảng 7% diện tích đất trồng chè cả nước cho nên chưa phát huy được tiềm năng của các giống chè mới (chiếm đến 54% diện tích cả nước). Chất lượng chè, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đạt tiêu chuẩn (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) của ngành chè dẫn đến chưa đáp ứng được các yêu cầu của nhiều thị trường xuất khẩu của các nước phát triển trong khi các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè (MRL) tại thị trường EU, Mỹ và Nga thì càng ngày càng nghiêm ngặt hơn. Nhiều cơ sở chế biến chè tuy được cấp giấy phép cho xây dựng nhưng lại không có vùng nguyên liệu đáp ứng, cùng với đó là trình độ tay nghề trong chế biến còn thấp, dẫn đến chất lượng chè không cao. Liên kết giữa các khâu sản xuất và chế biến vẫn còn khá lỏng lẻo. Cả nước chỉ có 10% số các công ty/nhà máy chế biến chè đã có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ cho chế biến. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 25. 22 Diện tích đất trồng chè ở nước ta ngày càng bị thu hẹp, giảm dần vì người dân sử dụng đất chè để trồng các cây công nghiệp khác có lợi nhuận cao hơn. Việc bảo tồn gìn giữ các giống chè quý hiếm ở Việt nam vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ. 6.4.4. Giải pháp phát triển bền vững ngành chè Trước những hạn chế bất cập trên, các chuyên gia cho rằng, để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững, thời gian tới ngành chè cần triển khai đồng bộ một số giải pháp trọng tâm. Thứ nhất, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè Việt Nam thông qua chuyển đổi các giống chè cũ sang các giống chè mới. Đầu tư có trọng điểm vào công tác chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm chè sau chế biến có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm chè chế biến bằng công nghệ tiên tiến. Thứ hai, thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu chè tươi cho chế biến. Cơ cấu lại tỷ lệ chè đen và chè xanh một cách hợp lý để đảm bảo đáp ứng cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Thứ ba, duy trì và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu vào các thị trường chủ lực; Hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu đến thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Mỹ… Thứ tư, thúc đẩy các hộ trồng chè trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững và chất lượng, đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Thứ năm, các doanh nghiệp xuất khẩu chè cần chủ động thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng. Đồng thời đầu tư các công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 26. 23 Thứ sáu, cần tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân trồng chè và thực hành sản xuất chè bền vững sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng (IPM, ICM). Đảm bảo quy hoạch vùng sản xuất, ngoài định dạng độ cao cho từng vùng, miền để xác định giống chè phải gắn với các cơ sở chế biến và phân vùng nguyên liệu chè. Thứ bảy, để đạt được mục tiêu phát triển chè an toàn, bền vững, ổn định diện tích trồng chè của Việt Nam khoảng 130-140 nghìn ha; đến năm 2025 diện tích chè được chứng nhận an toàn lên 55% và đến năm 2030 khoảng 75%; Nâng tỷ lệ chè chất lượng cao (chè xanh, chè Ô long…) lên 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; Kiểm soát được chất lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón và đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật; 100% số cơ sở sản xuất chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; Giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD vào năm 2025 và 400 triệu USD vào năm 2030… các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn cần thực hiện tốt công tác quản lý diện tích chè nguyên liệu, đảm bảo diện tích chè hiện có. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, các địa phương về phát triển sản xuất chè an toàn; kết hợp chuyển đổi giống mới, thâm canh, nâng cao chất lượng chè. Thứ tám, trên cơ sở phân tích, đánh giá xu hướng thị trường, có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chè Việt trên thị trường quốc tế để nâng cao giá trị, thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè. Thứ chín, các địa phương trồng chè cần xây dựng đề án phát triển vùng sản xuất chè an toàn; triển khai các dự án khoa học - công nghệ, khuyến nông phục vụ sản xuất, chế biến chè an toàn. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 27. 24 6.5. Phân tích cấu trúc thị trường chè xanh Thái Nguyên 6.5.1. Tổng quan thị trường chè xanh Thái Nguyên a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước và chè là cây trồng chủ lực của tỉnh góp phần làm giàu cho nhân dân. Nhưng, sản phẩm Trà Thái Nguyên hiện vẫn chủ yếu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 20% nên chưa tương xứng với tiềm năng. 0 5000 10000 15000 20000 25000 2015 2016 2018 2019 2020 diện tích chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 Đơn vị (ha) diện tích chè hiện có diện tích chè cho thu hoach Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 28. 25 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2020) Tổng diện tích chè toàn tỉnh hiện có năm 2020 khoảng 22.399 ha với diện tích chè cho thu hoạch đạt 19.754 ha giảm 1,63% so với năm 2019. sản lượng đạt 244.432 tấn (tăng 1,89%). sản lượng chè chế biến các loại của tỉnh đạt gần 48.000 tấn; trong đó, chủ yếu là sản phẩm chè xanh truyền thống, chế biến theo quy mô nông hộ, ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu, có những mô hình chế biến chè ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm, chế biến thành phẩm, có bao bì nhãn mác. Giá trị sản xuất chè trong năm 2020 đạt 5.580 tỷ đồng, chiếm 44,3% tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Giá trị sản phẩm thu được bình quân trên 1 ha chè đạt 270 triệu đồng/ha. Thị trường trong nước đang là thế mạnh của chè Thái Nguyên, đạt gần 40.000 tấn, với giá tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, hiện đang ở mức từ 120.000 - 220.000 đồng/kg chè thành phẩm loại trung bình; từ 280.000 - 450.000 đồng/kg chè xanh đặc sản; chè đặc sản cao cấp có giá từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu rất thấp, dao động từ 1,7 - 2 USD/kg, hầu hết là nguyên liệu thô. Thị trường xuất khẩu của chè Thái Nguyên chủ yếu là: Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Afghanistan, Indonesia… với sản lượng xuất khẩu hơn 5.800 tấn. 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2015 2016 2018 2019 2020 Sản lượng chè búp tươi ( đơn vị: tấn) Sản lượng Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 29. 26 b. Chuỗi giá trị chè xanh tỉnh Thái Nguyên Nguồn: Nguyễn Công Biên (2018) Chuỗi giá trị sản phẩm chè được chia làm hai khâu: Khâu sản xuất chè tươi và khâu sản xuất chè xanh với sự tham gia của các thành phần: hộ gia đình trồng chè, hộ nông dân trồng chè, thương lái, DN/HTX, công ty xuất khẩu, bán buôn, bán lẻ. Trong chuỗi này, các hộ công nhân trồng chè cung cấp 75% sản lượng chè lá cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chè, 25% cho các cơ sở chế biến chè xanh; các hộ nông dân trồng chè cung cấp 33% cho người thu gom chè xanh khô, phần lớn cung cấp sản phẩm cho người bán buôn chiếm khoảng 62%, một tỷ lệ rất nhỏ khi thu hái chè lá xong thì họ bán trực tiếp cho cơ sở thu gom hoặc bán cho công ty chế biến. Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chè xanh dành 45% cho xuất khẩu trực tiếp, 10% sản lượng cung cấp cho đơn vị có chức năng xuất khẩu. Bán buôn dung 100% sản phẩm cung cấp cho bán lẻ. GTGT phần lớn được tạo ra từ các hộ sản xuất chè, chiếm gần 60% tổng giá trị gia tăng. Điều này là phù hợp vì mặt hàng này chủ yếu được tiêu thụ trong nước nên yêu cầu không quá khắt khe về chất lượng như an toàn Thương Lái +Giá bán: 83.849 triệu +Giá mua: 77.179 triệu +CPTT: 0.626 triệu +GTGT: 6.044 triệu (8,84%) Bán buôn +Giá bán: 89.568 triệu +Giá mua: 83.849 triệu +CPTT: 1.840 triệu +GTGT: 3.879 triệu ( 5,67%) Bán lẻ +Giá bán: 120.232tr +Giá mua: 89.268tr + CPTT: 12.732tr + GTGT: 17.932tr (26,22%) Hộ trồng chè +GTSX: 77.179 triệu +CPTT: 36,634 trệu +GTGT: 40.545 triệu (59,28%) Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 30. 27 thực phẩm, mẫu mã, bao bì,… nên phân khúc này chỉ tập trung vào các sản phẩm chè xanh thông thường. Khi chuyển sang khâu chế biến chè xanh đặc sản và các sản phẩm chè hướng tới thị trường cao cấp thì cần có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, dây chuyền sản xuất sạch hiện đại và quy trình sản xuất an toàn 6.5.2. Phân tích cấu trúc thị trường theo phương pháp SCP a. Số lượng người tham gia sản xuất - Hộ trồng chè: * Đặc điểm: Có 91000 hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh chè. Sản xuất chè của Thái Nguyên vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Cụ thể, sản xuất chè trong nông hộ với diện tích nhỏ dưới 0,5ha chiếm gần 75% về diện tích. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè không đồng đều và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Tiềm lực, nguồn lực (như vốn, lao động…) để sản xuất yếu nên các hộ nông dân sản xuất chè không dự trữ được các vật tư, yếu tố đầu vào cho sản xuất chè. Do đó, khi có biến động tăng giá đầu vào các hộ chịu sự tác động lớn. Hộ nông dân sản xuất chè ở vùng cao của Thái Nguyên có địa hình đồi núi phức tạp, sản xuất của các hộ chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, nhất là vào mùa mưa. Điều kiện sản xuất của hộ nông dân vùng cao còn nghèo nàn, giao thông đi lại khó khăn, khả năng tiếp cận thị trường kém, nguồn thông tin bị hạn chế dấn đến kinh tế chậm phát triển. Quy mô diện tích đất đai của hộ có ảnh hưởng tới ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ của KHCN, các hộ có quy mô nhỏ ngại thay đổi công nghệ, các hộ có diện tích lớn thì hiệu quả kinh tế cao hơn hộ có diện tích nhỏ. Chi phí đầu vào: chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao, không tự chủ được đầu ra cho sản phẩm và nhân công lao động. * Lựa chọn đầu vào và quy trình sản xuất: Các hộ tham gia HTX, kí hợp đồng với doanh nghiệp: sử dụng giống cây trồng, phân bón, sản xuất theo quy trình đạt chuyển của HTX. Các hộ tham gia HTX phải tuân thủ quy trình chăm sóc, thu hoạch nghiêm ngặt. Các hộ không tham gia HTX: họ đưa ra quyết định sản xuất dựa theo kinh nghiệm và xu hướng chung của địa phương, định hướng theo bộ khuyến nông. Với lực lượng lao động chính là lao động trong gia đình. Thường mục đích là tối đa hóa sản lượng. * Lựa chọn đầu ra của sản phẩm: Các hộ tham gia HTX, kí hợp đồng với doanh nghiệp: HTX, DN cam kết thu mua lá chè tươi với mức giá ổn định thời điểm thu hoạch chè phải tuân thủ theo thỏa thuận ( thời điểm nhận thông báo 3 ngày trước khi thu hoạch). Các hộ không tham gia: Giá chè không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả thị trường, chất lượng chè thấp do việc mua bán lá chè tươi không đảm bảo. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 31. 28 * Kết quả: Hộ tham gia: năng suất được nâng cao, đảm bảo chất lượng và ổn định đầu ra. Hộ không tham gia: chất lượng thấp, đầu ra không ổn định. - HTX và DN chế biến chè * Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tính đến năm 2020 có 38 doanh nghiệp, 209 HTX, tổ hợp tác… Toàn tỉnh đã hình thành hơn 186 chuỗi liên kết sản xuất chè bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các HTX mở rộng quy mô nhà xưởng với quy trình sản xuất tự động hóa lên đến 70% công đoạn sản xuất. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn còn khiêm tốn. Mối liên kết sản xuất giữa HTX, doang nghiệp với hộ nông dân trồng chè còn lỏng lẻo, mặc dù bỏ chi phí cho người dân sản xuất theo quy tiêu chuẩn Vietgap => cạnh tranh về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Các cơ sở chế biến tự phát là rào cản lớn trong việc nâng cao giá trị cây chè của tỉnh Thái Nguyên do không có quy trình giám sát chất lượng và không có vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp phải thu mua chè từ nhiều nguồn khác nhau => chất lượng chè không tốt, có thể còn tồn dư chất hóa học * Vai trò của các hợp tác xã trong chuỗi giá trị chè: Các hợp tác xã giúp liên kết các hộ gia đình xây dựng vùng trồng chè an toàn, đạt tiêu chuẩn, nâng cao thu nhập cho người dân. Sáng tạo các thiết bị trong quá trình sản xuất: sáng tạo chảo diệt men chè => tăng năng suất và chất lượng. Xây dựng thương hiệu cho chè Thái nguyên vươn ra thế giới * Lựa chọn đầu ra: sản xuất sản phẩm chè xanh cao cấp xuất khẩu hướng tới thị trường Châu Âu khó tính: Anh, Pháp, Mỹ,…. Có nhiều loại sản phẩm được chia làm các nhóm: chè làm quà tặng, chè nhóm tiêu dùng phổ thông, nhóm trà thảo mộc. Chú trọng xây dựng thương hiệu, đăng kí bảo hộ độc quyền cho từng sản phẩm chè với mã vạch, tiêu chuẩn ISO 9001 9002 đáp ứng thị hiếu của khách hàng. * Kết quả: Giá trị sản phẩm chè được nâng lên từ 25-30% b. Rào cản ra nhập thị trường Đối với sản xuất chè: rào cản thị trường chủ yếu liên quan đến biến động giá cả nguyên liệu đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động và công nghệ sản xuất) và giá của sản phẩm chè. Phân bón và thuốc bảo vệ thực phẩm và hai nhân tố nhạy cảm với nông dân trồng chè. Khi giá chè tăng người dân có xu hướng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cao hơn so với khuyến cáo của các nhà chuyên môn => tồn dư hóa chất ảnh hưởng tới chất lượng lá chè tươi. Theo chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam cho biết các doanh nghiệp chế biến chè ngày càng nhiều trong khi nguồn cung cấp nguyên liệu đạt tiêu chuẩn còn hạn chế. Vẫn còn xảy Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 32. 29 ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường xuất khẩu, không kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều khâu trung gian không những làm tăng giá đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm. Chi phí đầu tư cho các thiết bị nhà xưởng,công nghệ sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đầu tư cho sản xuất vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGap lớn. Chi phí cho lao động cho ngành chè lớn do lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, thay vào đó lao động có xu hướng chuyển sang làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Ngành chè xanh Thái Nguyên đang phát triển mạnh với nhiều doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn với các mẫu mã sản phẩm độc quyền đang được tiêu thụ trên thị trường quốc tế, các DN mới tham gia vào ngành chè xanh phải đối mặt với những yếu cầu cao về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuât, mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm chè khác biệt. c. Liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị Xem xét đến 5 mối liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị chè xanh tỉnh Thái Nguyên Liên kết giữa chuỗi cung ứng và người dân trồng chè: người nông dân rất ít có khả năng nhận được sự cung ứng trực tiếp từ một hoặc các nhà sản xuất và phân phối vật tư, mà thường phải mua thông qua các đại lý phân phối cấp 1, cấp 2, thậm chí tư thương bán lẻ. Liên kết giữa chuỗi cung ứng và người dân trồng chè tồn tại dưới 2 hình thức: có hợp đồng bắt buộc (17%) và không có hợp đồng bắt buộc (83%) => Liên kết lỏng lẻo, hợp đồng kinh tế bằng văn bản chiếm tỷ lệ quá nhỏ, tâm lý ngại ký các loại giấy tờ của người dân đã trở thành thói quen Liên kết trong các hộ sản xuất: xuất phát từ thực tế trồng, sơ chế, chế biến chè với quy mô nhỏ, sản lượng thấp => liên kết hộ với HTX, liên kết giữa các nhóm hộ với nhau được hình thành nhằm thống nhất giá mua và giá mua, tạo môi trường sản xuất quy mô lớn áp dụng khoa học công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên số hộ tham gia tham gia liên kết theo hình thức này chỉ chiếm 27% trong tổng số hộ trồng chè => mối liên kết này còn yếu => năng lực sản xuất của nông hộ không được nâng cao, nông dân nghèo khó có thể tiếp cận thị trường Liên kết giữa các tác nhân sản xuất và chế biến: liên kết giữa vùng nguyên liệu chè với thị trường tiêu thụ, nhằm chế biến sâu sản phẩm chè, nâng cao chất lượng, tăng giá trị Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 33. 30 sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước. Hình thức liên kết giữa hộ nông dân với nhà máy thường theo hình thức mua đứt bán đoạn, không có ràng buộc bằng hợp đồng, 97% không thực hiện hợp đồng mua bán đối với cơ sở chế biến => rủi ro cho người trồng chè khi cung nguyên liệu chè chế biến vượt quá cầu Đối với liên kết giữa HTX trồng chè nguyên liệu với nhà máy chế biến: HTX tổ chức sản xuất và là chủ thể liên kết với các nhà máy chế biến, cung ứng nguyên liệu cho nhà máy bằng hợp đồng được cụ thể hóa bằng các điều khoản ràng buộc khối lượng, chất lượng, thời gian giao dịch; Tiêu chuẩn chất lượng được quy định về các mặt: độ đồng đều, độ tươi… Phía nhà máy đảm bảo các điều kiện như cung ứng vật tư trang thiết bị. kết quả điều tra cho thấy có 86% HTX và nhà chế biến có hợp đồng giảm thiểu rủi ro cho các hộ nông dân trồng chè, đồng thời nâng cao trách nhiệm dẫn dắt thị trường của DN chế biến chè. đối với nhóm hộ kém, ít có vốn đầu tư và hộ nghèo tham gia chuỗi giá trị chè, liên kết này giúp nâng cao thu nhập cho họ; theo điều tra có khoảng 32% các HTX trên địa bàn có liên kết với nhà máy chế biến tại địa phương, như các công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp chè. Tuy nhiên tác nhân sản xuất và chế biến thực hiện mối liên kết theo mùa, chưa đẩy mạnh phương án liên kết lâu dài theo năm hoặc cả giai đoạn => Doanh nghiệp có thể thua thiệt về lợi nhuận Liên kết giữa nhà sản xuất, chế biến và vận tải: Giữa nhà sản xuất trong vùng nguyên liệu chè với nhà chế biến có khoảng cách về không gian, người chuyên vận tải kết nối hai tác nhân này với nhau. Vận tải là mối liên hệ giữa nhà sản xuất, nhà sơ chế và nhà chế biến. Tại Thái Nguyên mối quan hệ này thường tuân theo hợp đồng. Theo khảo sát 100% nhà sản xuất và chế biến đều có nhu cầu vận chuyển chè, tuy nhiên hợp đồng thực hiện chủ yếu thuộc về người chế biến (64%) vì tác nhân này luôn sẵn sàng mua chè của người sản xuất ở mức sản lượng để phát triển giá trị gia tăng => đây là mối liên kết tương đối ổn định Liên kết giữa nhà chế biến và phân phối: Đầu ra chuỗi giá trị ngành chè được thiết lập theo các cấp độ khác nhau. Liên kết này diễn ra theo xu hướng mang tính nguyên tắc. nhà sản xuất với nhà phân phối ký hợp đồng marketing, hợp đồng phân phối, nhằm đáp ứng tiêu thụ hàng hóa cho nhà chế biến. Hợp đồng sẽ quy định chi tiết khối lượng tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, chủng loại, quyền hạn của nhà phân phối (phân phối độc quyền, hoặc phân phối đại trà). Kết quả điều tra cho thấy 100% các nhà phân phối đều mong muốn ký hợp đồng với nhà chế biến nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, giá bán tới thị trường mục tiêu. Tuy nhiên trên thực tế, có khoảng 61% nhà chế biến và nhà phân phối ký hợp đồng. Liên kết này giảm tồn kho cho nhà chế biến, thúc đẩy sản xuất chè phát triển, dần dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao, tận dụng lợi thế cạnh tranh của ngành chè, nâng Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 34. 31 cao giá trị gia tăng cho từng tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị => mức độ liên kết ổn định d. Khác biệt sản phẩm Về chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chè xanh Thái Nguyên được các chuyên gia nghiên cứu về chè đánh giá có chất lượng tốt nhờ được thiên nhiên ưu đãi về đất đai và khí hậu rất thích hợp với cây chè sinh trưởng và phát triển. Đây là sự khác biệt nổi bật của Thái Nguyên với các vùng trồng chè khác ở các địa phương trong cả nước. Kinh nghiệm trồng và chế biến chè của người dân Thái Nguyên cũng cao hơn so với các địa phương khác nên chè Thái Nguyên có hình thức đẹp, hương vị thơm ngọt, đậm đà khó có thể quên khi đã một lần thưởng thức. Hàm lượng đường trung bình, đạm, axit amin, chất hòa tan, đặc biệt là hoạt chất thơm rất cao, hàm lượng cafein thấp. Đây có thể coi là một lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên vì được nằm trong vùng nguyên liệu có chất lượng tốt, các doanh nghiệp cần phát huy lợi thế này để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường Về bao bì sản phẩm: Khi tiến hành điều tra tại các DN, đặc biệt là tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý của các DN, tiêu chuẩn bao bì được xếp loại qua 3 mức độ. Tốt, khá, trung bình. DN Hoàng Bình đã đi trước trong việc thay đổi mẫu mã bao bì đa dạng từ hộp giấy, hộp sắt, túi ny lông in hình quảng cáo đến hộp gỗ khắc khảm trai, túi thổ cẩm..., được khách hàng đánh giá cao về kiểu mẫu bao bì và được coi là DN có khả năng cạnh tranh nhất về mẫu mã bao bì so với các DN chè khác tại Thái Nguyên. Chè xanh Thái Nguyên được đóng gói theo từng nhóm đối tượng khách hàng: bao bì đơn giản (nhóm khách hàng tiêu dùng thông thường), bao bì mẫu mã sang trọng ( nhóm khách hàng dùng chè xanh làm quà biếu) và bao bì đạt chất lượng kiểm định và đăng kí độc quyền ( nhóm chè xanh xuất khẩu) Về chủng loại sản phẩm: chủng loại sản phẩm chè xanh Thái Nguyên đang ngày càng phong phú đa dạng, đang dần đáp ứng được thị hiếu của thị trường. Các sản phẩm chè xanh tiêu biểu của Thái Nguyên là chè xanh truyền thống, chè hương đóng hộp, chè túi lọc, các sản phẩm chè cao cấp (chè xanh tôm nõn, chè Đinh,…) và các sản phẩm chè thảo mộc,… Quảng bá thương hiệu: hầu hết các sản phẩm chè của Thái Nguyên được quảng bá trên các trang thương mại điện tử, trang web của doanh nghiệp. Một số ít các đơn vị đăng kí bảo hộ thương hiệu như Hợp tác xã Trà xanh Thái Nguyên cổ phần Tân Cương Hoàng Bình, Hà Thái Trà và Tuyết Hương trà,…. Một số ít doanh nghiệp quảng bá thương hiệu chè thông qua tổ chức Fetival chè Quôc tế và xúc tiến thương mại. Tại chương trình “ Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 35. 32 hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình được Sở công thương Thái Nguyên và đội ngũ tư vấn quốc tế hỗ trợ để tham gia cuộc thi với sản phẩm chè xanh đặc sản cao câp “Đinh Vương phẩm” và đạt giải đặc biệt. Bên cạnh đó các doang nghiệp chế biến chè quảng bá thương hiệu thông qua các hội nghị hội thảo và các hội chợ triển lãm 6.5.3. Phân tích thị trường bằng mô hình SWOT Strengths Weaknesses · Khí hậu và đất phù hợp · Nồng độ trồng chè cao · Sản phẩm chất lượng cao và hữu cơ · Nhãn hiệu đã đăng ký · Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương: tỉnh TN đã có rất nhiều chính sách phát triển cây chè, từ đầu vào đến xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu · Quy mô nhỏ · Sản xuất nhỏ · Mức độ nhạy bén trong kinh doanh thấp · Khó khăn về địa lý gây ra chi phí cao và khả năng cạnh tranh thấp · Thông tin thị trường và thị trường kém phát triển Opportunities Threats · Cầu gia tăng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu · Hỗ trợ từ các tổ chức phát triển khác nhau · Tiêu chuẩn thực phẩm an toàn và chất lượng đặc biệt là trong các lĩnh vực thâm canh · Tăng cạnh tranh trong cả thị trường trong nước và liên quốc gia · Tăng chi phí sản xuất · Rào cản thương mại Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 36. 33 6.5.4. Giải pháp Bên cạnh những giải pháp chung đã được đề cập bên trên. Để phát triển thị trường chè xanh tại Thái Nguyên cũng cần có những biện pháp đặc thù để phù hợp với các đặc điểm riêng về mặt địa lý, kinh tế - xã hội của địa phương. • Xây dựng mối liên kết Để nâng cao giá trị thương hiệu chè Thái Nguyên thì giữa bên mua, bên bán và doanh nghiệp phải hình thành được hai mối liên kết. Về liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp: Các đơn vị phải liên kết với nhau để tạo ra những đơn hàng lớn và xây dựng được vùng sản xuất tập trung, nhưng hiện nay một số doanh nghiệp bây giờ không dám tự đầu tư. Việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân hiện nay ở Thái Nguyên cũng khó khăn, do chủ yếu Thái Nguyên là quy mô nông hộ, việc dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai mới thực hiện khoảng gần 500ha so với quy mô diện tích mấy trăm nghìn ha đất nông nghiệp của Thái Nguyên là rất nhỏ, vì vậy sản xuất rất manh mún. • Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Địa phương cần tổ chức và tạo điều kiện cho Các doanh nghiệp cần tích cực tham gia Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường, trao đổi kinh nghiệm. Cùng với doanh nghiệp tham gia các buổi Hội nghị, hội thảo, kết nối cung cầu, tăng cường liên doanh, liên kết, tìm kiếm đối tác tiềm năng. Hàng năm tổ chức các lớp đào tạo tập huấn giúp nâng cao kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường,... • Gắn sản xuất với tiêu thụ Theo tìm hiểu thực tế tại một số vùng chè trên địa bàn tỉnh như La Bằng (Đại Từ), Trại Cài (Đồng Hỷ), Tân Cương (TP. Thái Nguyên) hiện nay phần lớn hộ trồng chè nhỏ lẻ không làm chè khô mà bán trực tiếp chè búp tươi cho các cơ sở chế biến, hoặc các hợp tác xã, doanh nghiệp chè. Nguyên nhân chính vẫn là do giá cả và chất lượng không đồng đều. Chính vì vậy, người trồng chè rất mong có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập ngay tại những vùng chè để bao tiêu sản phẩm; hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cung cấp giống, vật tư phân bón để họ yên tâm chăm sóc cây chè, không lo đến thị trường tiêu thụ hay không có tình trạng bị “ép giá”, từ đó chất lượng chè cũng đảm bảo và nâng cao được giá trị của sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao để tăng thu nhập cho người trồng chè. Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513
  • 37. 34 Tài liệu tham khảo 1. Hiệp hội chè Việt Nam 2. Tổng cục thống kê 3. The Food and Agriculture Organization Corporate Statistical Database (FAOSTAT) 4. Trademap - ITC 5. Chang, K. (2015). Trade and Markets Division. “World tea production and trade”. Fao.org 6. Báo cáo của Phiên họp thứ 23 của Nhóm liên chính phủ về trà. fao.org https://www.fao.org/index.php?id=112813 7. Bài viết “Toàn cảnh thị trường chè thế giới năm 2018 và triển vọng 10 năm tới” (2019). Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản. http://agrotrade.gov.vn/Pages/Toan-canh-thi-truong-che-the-gioi-nam-2018-va- trie-819289.aspx 8. Trà Bích (2021). “Thực trạng thị trường chè Việt Nam, Tình hình sản xuất, xuất khẩu chè”. Hiệp hội chè Việt Nam https://vitas.org.vn/nganh-che/thi-truong-che- viet-nam.html 9. Bảo Linh (2020). “Giải pháp phát triển bền vững ngành Chè”. Tạp chí con số & sự kiện. http://consosukien.vn/gia-i-pha-p-pha-t-trie-n-be-n-vu-ng-nga-nh-che.htm 10.Đỗ Thị Bích Thủy (2020). “Ngành chè Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. http://vioit.org.vn/vn/chien- luoc-chinh-sach/nganh-che-viet-nam--thuc-trang-va-giai-phap-4420.4050.html 11.Bài viết “Thị trường chè thế giới dưới tác động bởi đại dịch Covid-19”. Bộ Công Thương https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/thi-truong-che-the-gioi- duoi-tac-dong-boi-dai-dich-covid-19.html 12.Nguyễn Thị Lan Anh, Đào Thị Hương (2017). “Phát triển mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng chè tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí khoa học và công nghê Đại học Thái Nguyên số 15. 13.Đỗ Thị Thúy Phương (2008). “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè xanh ở các doanh nghiêp Thái Nguyên”.Tạp chí khoa học và công nghệ. 14.Bản tin VTC16: Quyết tâm đưa chè Thái Nguyên chinh phục thế giới Downloaded by Nhung0110 Ph?m (phuongnhung011023@gmail.com) lOMoARcPSD|10515513