SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 80
Descargar para leer sin conexión
0
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Đặng Minh Châu
(Thích Bảo Nghiêm)
1
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN ÁN
11
1.1. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo
Việt Nam
11
1.2. Những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian
Việt Nam
17
1.3. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật
giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
23
1.4. Các công trình nghiên cứu về một số ngôi chùa 28
1.5. Những kết quả các công trình nghiên cứu đạt đƣợc và
những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
34
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO,
TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHÚNG
40
2.1. Một số nét cơ bản của Phật giáo Việt Nam 40
2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam 40
2.1.2. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam 46
2.2. Vài nét về tín ngƣỡng dân gian Việt Nam 52
2.2.1. Cơ sở hình thành tín ngưỡng dân gian Việt Nam 52
2
2.2.2. Khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng dân gian 54
2.2.3. Một số đặc điểm của tín ngưỡng dân gian Việt Nam 57
2.2.4. Phân loại tín ngưỡng dân gian Việt Nam 62
2.3. Cơ sở và phƣơng thức của mối quan hệ giữa Phật giáo
và tín ngƣỡng dân gian ở Việt Nam
64
2.3.1. Cơ sở địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của mối
quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam
65
2.3.2. Phương thức thể hiện mối quan hệ giữa Phật giáo và tín
ngưỡng dân gian Việt Nam
74
CHƢƠNG 3. BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VÀ
TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN QUA CÁC NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU
CỦA PHẬT GIÁO BẮC TÔNG
79
3.1. Khái quát về chùa của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam 79
3.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến tín ngƣỡng dân gian Việt
Nam trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông
86
3.2.1. Sự “ Phật hóa” của các thánh/ thần trong dân gian vào chùa 87
3.2.2. Sự thay đổi các nghi lễ thờ cúng, lễ hội, không gian tâm
linh trong tín ngưỡng dân gian theo Phật giáo
93
3.3. Sự tác động của tín ngƣỡng dân gian Việt Nam đến
Phật giáo trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo
Bắc tông
99
3.3.1. Đối tượng thờ phụng được mở rộng, bổ sung 99
3.3.2. Một số nghi lễ thờ cúng trong chùa Phật chịu ảnh hưởng 107
3
đậm nét của tín ngưỡng dân gian
3.3.3. Ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Phật giáo qua
truyền thuyết ra đời của một số ngôi chùa
112
3.3.4. Kiến trúc, điêu khắc chùa Phật giáo Bắc tông dưới ảnh
hưởng của tín ngưỡng dân gian
116
3.4. Những giá trị văn hóa của mối quan hệ giữa Phật giáo
và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
121
3.4.1. Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt
Nam thể hiện giá trị nhân bản sâu sắc, khuyến khích đời
sống tâm linh hướng thiện, lành mạnh
121
3.4.2. Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt
Nam tạo nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu
biểu, làm nên nét đặc sắc của bản sắc văn hóa Việt Nam
126
CHƢƠNG 4. XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG MỐI QUAN HỆ
GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM
131
4.1. Xu hƣớng biến đổi trong mối quan hệ giữa Phật giáo và
tín ngƣỡng dân gian Việt Nam hiện nay
132
4.1.1. Xu hướng hỗn dung Phật giáo và tín ngưỡng dân gian 132
4.1.2. Xu hướng đưa Phật giáo trở về Phật giáo nguyên thủy 139
4.2. Một số vấn đề đặt ra từ mối quan hệ giữa Phật giáo và
tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
143
4.2.1. Sự biến tướng của các nghi lễ Phật giáo kết hợp tín
ngưỡng dân gian Việt Nam
143
4
4.2.2. Cảnh quan kiến trúc của một số ngôi chùa Việt đang dần
bị phá vỡ, hiện tượng lợi dụng sinh hoạt tín ngưỡng để
hành nghề mê tín dị đoan gia tăng
145
4.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị văn hóa từ mối
quan hệ giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
147
KẾT LUẬN 156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trong
công cuộc dựng nước và giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc và là học
thuyết có tính triết học sâu sắc và giá trị nhân văn. Trước khi Phật giáo du
nhập vào Việt Nam, người Việt Nam đã có tín ngưỡng của riêng mình; khi
Phật giáo vào Việt Nam, người Việt đã tiếp nhận tôn giáo này trong xu hướng
hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và tạo nên một bản sắc văn hoá tôn giáo
độc đáo.
Hơn 2000 năm có mặt trên đất Việt, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn vật
chất, mà tiêu biểu hơn cả là những ngôi chùa với nhiều loại hình/dạng khác
nhau. Sự ra đời và phát triển của những dạng chùa này không chỉ đánh dấu sự
phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thể hiện ở dạng văn hóa vật thể,
mà còn phản ánh những chuyển biến về mặt tư tưởng của người dân cùng đời
sống tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Kết
hợp với nhau, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian đã thẩm thấu vào nhau để
Phật giáo ở Việt Nam trở thành Phật giáo Việt Nam - với tư tưởng nhập thế
rõ ràng nên đã tạo nên sự gắn bó giữa Phật giáo với dân tộc và đồng hành
cùng dân tộc, góp phần tạo nên những thành quả dựng nước và giữ nước của
dân tộc.
Phật giáo Bắc tông là một trong hai hệ phái tiêu biểu của Phật giáo.
Đây là hệ phái Phật giáo phát triển chủ trương linh động trong thực hiện giới
luật, không câu nệ vào câu chữ trong kinh mà lựa chọn sự phù hợp, hữu ích
có hiệu quả cho tu hành và đời sống xã hội. Chính đặc điểm này của Phật giáo
Bắc tông đã làm cho hệ phái này nhanh chóng đi sâu vào đời sống cộng đồng
6
người Việt, dung hợp với tín ngưỡng dân gian, là biểu trưng tiêu biểu cho sự
kết hợp của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
Việc nghiên mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt
Nam được thể hiện qua những ngôi chùa của Phật giáo Bắc tông nói riêng,
chùa Việt Nam nói chung đem lại cho ta hiểu rõ các lớp văn hóa bồi tụ, lắng
đọng trong thần tích và lễ hội trong cùng một không gian kiến trúc, làm rõ
những nét riêng có của Phật giáo Việt Nam.
Hơn nữa, nghiên cứu sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian
Việt Nam còn nhằm khẳng định căn tính đặc thù của Phật giáo Việt Nam,
khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử của những ngôi chùa Việt, giữ gìn và phát
huy truyền thống, bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
Vì các lý do trên, tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín
ngưỡng dân gian Việt Nam (qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của
Phật giáo Bắc tông)” làm công trình nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa một số nội dung lý luận về mối quan hệ giữa
Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, luận án tập trung làm rõ cơ sở
hình thành, cơ chế tác động, phương thức thể hiện cũng như những biểu hiện cụ
thể của mối quan hệ này qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc
tông; trên cơ sở đó chỉ ra xu hướng và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát
huy những giá trị văn hoá của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân
gian ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong công tác bảo tồn và phát huy những
giá trị của di sản văn hóa Phật giáo.
7
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá một số nội dung lý luận cơ bản về Phật giáo, tín ngưỡng
dân gian Việt Nam và mối quan hệ giữa chúng.
- Phân tích biểu hiện mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian
qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam.
- Phân tích xu hướng biến đổi và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
nhằm phát huy những giá trị văn hoá của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín
ngưỡng dân gian ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian
Việt Nam thể hiện qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông.
Những ngôi chùa được tác giả luận án khảo sát để thu thập tài liệu và trích dẫn
trong luận án, gồm:
+ Ở miền Bắc:
Chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Bối Khê, chùa Dâu, chùa Một Cột, chùa
Bà Đá, chùa Bằng, chùa Lý Triều Quốc Sư, chùa Trấn Quốc, chùa Hoàng Mai,
chùa Kim Liên; chùa Láng, chùa Duệ Tú, chùa Yên Phú, chùa Quảng Bá, chùa
Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên, chùa Giám, chùa Keo (Nam Định), chùa
Cổ Lễ, chùa Trông, chùa Đại Bi, chùa Lương, chùa Keo (Thái Bình)...
+ Ở miền Trung:
8
Chùa Tượng Sơn, chùa Am, chùa Từ Hiếu, chùa Linh Ứng, chùa Thiên
Mụ, chùa Linh Sơn - Đông Thiền, chùa Tiên Phước, chùa Thanh Quang, chùa
Tam Thai, Động Huyền Không.
+ Ở miền Nam:
Chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, chùa Sùng Hưng, chùa Tam Bảo, chùa
Hội Khánh, chùa Vĩnh Tràng… .
Ngoài ra, một số chùa khác cũng được tác giả khai thác từ nguồn tài liệu
tham khảo.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt
Nam biểu hiện qua các ngôi chùa, luận án tập trung nghiên cứu những biểu
hiện này trên một số lĩnh vực như: đối tượng được thờ, nghi lễ, lễ hội, không
gian và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc...
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên những quan điểm của triết học Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án
cũng dựa trên một số lý thuyết nghiên cứu của tôn giáo học hiện đại như lý
thuyết về giao lưu, tiếp biến; lý thuyết chức năng. v.v.. cùng quan điểm khoa
học của một số học giả trong và ngoài nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp cơ bản của phép biện chứng duy
vật như: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, thống nhất lôgic - lịch sử… và
một số phương pháp của các khoa học khác như: tôn giáo học so sánh, khảo
sát, điền dã.v.v..
9
Các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thống nhất lô gic
- lịch sử được sử dụng trong quá trình xử lý tư liệu và phân tích các nội dung
của luận án. Các phương pháp Tôn giáo học so sánh, điền dã, khảo sát được
sử dụng trong quá trình đi thực tế để lấy tư liệu, minh chứng tại các chùa.
5. Kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hoá một số nội dung lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa Phật
giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.
- Phân tích, chỉ ra cơ sở hình thành, cơ chế tác động và phương thức biểu
hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.
- Làm rõ biểu hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân
gian qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam trên
hai khía cạnh: sự tác động của Phật giáo đến tín ngưỡng dân gian Việt Nam
và những ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Phật giáo, từ đó chỉ ra
những giá trị văn hóa Phật giáo từ mối quan hệ này.
- Chỉ ra được xu hướng biến đổi của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín
ngưỡng dân gian và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy những
giá trị văn hoá của sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở nước ta
hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm rõ hơn giá trị bản sắc văn hoá dân tộc của những ngôi
chùa qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian
biểu hiện trong các lĩnh vực như: cách bài trí, nghi lễ, nghệ thuật kiến trúc,...
Kết quả của luận án đặt ra vấn đề đối với các nhà quản lý tôn giáo, quản lý
văn hoá trong việc bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của
10
người Việt trong sự nghiệp bảo tồn nền văn hóa truyền thống và xây dựng đời
sống văn hóa đương đại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy và học tập về triết học, tôn giáo, triết học tôn giáo.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án được bố cục thành 4 chương, 15 tiết.
11
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu về Phật giáo, Phật giáo Việt Nam và tín ngưỡng dân gian
Việt Nam lâu nay không chỉ giành được sự quan tâm của các nhà tu hành, mà
còn được đông đảo các học giả ở các lĩnh vực khác nhau như triết học, sử học,
tôn giáo học, văn hóa học, v.v... trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu,
với các tên tuổi nổi tiếng như: Kimura Taiken, K.SriDhammananda…, Trần
Trọng Kim, Nguyễn Lang, Nguyễn Tài Thư, Hà Văn Tấn, Nguyễn Duy Hinh,
Lê Mạnh Thát, Nguyễn Đăng Thục, Ngô Đức Thịnh, Trần Lâm Biền, Nguyễn
Minh San, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Hùng Hậu...; hoặc các công trình của
các nhà sư như: Hoà thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Thanh Từ,
Hòa thượng Thích Đồng Bổn,.v.v..
Có thể chia các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án thành các
mảng vấn đề sau:
1.1. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam
Đầu tiên phải kể đến 2 công trình viết về Phật giáo tiêu biểu của học giả
người Nhật Bản Kimura Taiken: Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận và Tiểu
thừa Phật giáo tư tưởng luận, do Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch. Là người
chuyên nghiên cứu về triết học Ấn Độ, với khối lượng các tác phẩm có tên
tuổi về triết học và Phật giáo, Kimura Taiken đã trình bày lịch sử, những đặc
trưng tư tưởng cũng như các phái bộ căn bản của Phật giáo. Kimura Taiken đã
chỉ ra tư tưởng căn bản nhất của đạo Phật: “Phật giáo, tuy lấy Đức Phật làm
trung tâm, nhưng đức Phật, dù là Phật lý tưởng chăng nữa cũng không giống
như vị thần của các tôn giáo khác, hoặc là các vị thần thiên nhiên mà chỉ được
coi là do sức tu hành của người ta đã đạt đến quả vị Phật mà thôi” [37, tr.26].
Sau khi luận giải các quan niệm về Phật, pháp, duyên sinh, tâm, trung đạo,
12
ông đi đến kết luận rằng: “Tinh thần căn bản của Phật giáo là căn cứ trên cái
tâm để nhận định pháp tắc duyên sinh, rồi lại căn cứ vào pháp tắc duyên sinh
để phê phán sự vật một cách có lý luận và thực tiễn” [37, tr.31].
Công trình Đạo Phật và đời sống hiện đại của K. Sri Dhammananda -
một học giả uyên bác và cũng là Đại lão Hòa thượng tăng thống Mã Lai
(Thích Tâm Quang dịch, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006) bao
gồm các bài giảng về đạo Phật và đời sống hiện đại, quan niệm về Thượng
Đế, đức Phật, từ bỏ thế tục, niềm tin và sự hành đạo tại Ấn Độ thời cổ đại,
các thuật ngữ trong tôn giáo... Tác giả đã chứng minh rõ quan điểm cũng như
việc triển khai của đạo Phật trên mọi lĩnh vực của đời sống hiện tại như tư
tưởng về xã hội, kinh tế, an sinh, khoa học, môi sinh. Đặc biệt trong phần nói
về đạo đức và xã hội, tác giả khẳng định: trong đạo Phật, ta thấy một hệ
thống đạo đức toàn diện. Nó thích hợp cho mọi tầng lớp: với người bình
thường, nó cung cấp một quy tắc luân lý, một sự thờ phụng đầy đủ và một
niềm hy vọng một cuộc sống tại thiên đường; với người nhiệt tình sùng đạo,
nó là một hệ thống tư tưởng trong sạch, một triết lý cao thượng và những lời
giáo huấn về đạo đức đưa đến giác ngộ, giải thoát khỏi khổ đau. Như vậy, ở
đây, tác giả nhấn mạnh giáo lý căn bản của đạo Phật vẫn là sự tự thanh tịnh
hóa con người. Sự tiến bộ về tinh thần không thể đạt được cho một người
không có một cuộc sống trong sạch và từ bi. Đức Phật chỉ cho các đệ tử thấy
trên thế giới này cái gì là phải, cái gì là trái, cái gì tốt, cái gì xấu. Cuốn sách
có ý nghĩa tham khảo cho luận án. Tuy nhiên, đây chỉ là những bài giảng rất
ngắn gọn của một vị hòa thượng cho các đệ tử của mình, do vậy, những
chứng minh cho vai trò của đạo Phật trong đời sống hiện đại còn rất sơ sài.
Trong những nhà nghiên cứu Việt Nam về Phật giáo, đầu tiên phải kể
đến tác giả Trần Trọng Kim với 3 công trình tiêu biểu là Phật lục ( Nxb Lê
Thăng, Hà Nội, 1940). Công trình này khái quát về đạo cứu thế của nhà Phật,
13
ý nghĩa thờ phụng chư Phật và Bồ tát trong chùa cùng với các điển tích Phật
giáo); Phật học ( Nxb Tôn giáo, 2007) giới thiệu về đạo cứu thế của nhà Phật,
ý nghĩa thờ phụng chư Phật và Bồ tát ở trong chùa; cách bài trí tượng Phật ở
một số chùa tiêu biểu ở Việt Nam và Phật giáo ( Nxb Tôn giáo, 2010) trình
bày khái quát về lịch sử của đạo Phật, những điều cốt yếu trong Phật pháp và
mối quan hệ của đạo Phật với cuộc sống nhân sinh; sơ lược về thuyết thập nhị
nhân duyên của Phật giáo, Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa. Công
trình đã cung cấp khá nhiều thông tin có giá trị về các điển tích, những liên hệ
căn bản của Phật giáo với đời sống xã hội qua đó thể hiện sự tác động của nó.
Cũng không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Đăng Thục với bộ ba
tác phẩm: Lịch sử triết học phương Đông (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
1991), trong đó, tác giả đã dành hẳn một tập (tập 3) để khảo cứu về triết học
Ấn Độ, từ Phật đà đến Phật nguyên thủy. Không sa đà vào các tiểu tiết lịch
sử, tác giả đã trình bày thẳng vào bốn nội dung căn bản trong giáo lý Phật
giáo, đó là: Tứ diệu đế, thuyết về ngã, nghiệp báo luân hồi, ba thế giới và ý
nghĩa của Niết bàn. Những nội dung giáo lý này, theo đánh giá của tác giả,
như một phương thuốc chữa bệnh hữu hiệu nhất: “đáp trúng lời kêu gọi của
nhân dân bằng sự đi tìm phương thuốc cứu chữa cho đau khổ ở cái Pháp
(Daharma)” [100, tr.189]..
Công trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Viện Triết học thuộc Ủy ban
Khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản (Nxb. Khoa học Xã hội, 1988), là công
trình trình bày tương đối kinh điển về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du
nhập (đầu Công nguyên) đến nửa đầu thế kỷ XX qua các giai đoạn, từ dòng
thiền thứ nhất (Tì-ni-đa-lưu-chi và Pháp Hiền) đến dòng thiền thứ hai (Vô
Ngôn Thông, Cảm Thành và Thiện Hội); từ Phật giáo thời Ngô, Đinh, Tiền
Lê đến thời Lý- Trần; từ Phật giáo thời Hậu Lê đến thời Tây Sơn, triều
Nguyễn và thời kỳ Pháp thuộc.v.v. Mặc dù là công trình trình bày về lịch sử
14
du nhập và phát triển cũng như các giai đoạn thăng trầm của Phật giáo Việt
Nam, nhưng công trình này cũng khắc họa được nhiều nét tiêu biểu sự ảnh
hưởng, tác động của tư tưởng Phật giáo đến các nhà tư tưởng Việt Nam qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau, như: “ảnh hưởng của Phật học đã vào thơ
Nguyễn Trãi làm phong phú tâm hồn, tình cảm…làm nên khía cạnh từ bi đã
hun đúc trong Nguyễn Trãi lòng yêu nước, thương dân” [101, tr.277]... . Cùng
mục đích làm rõ lịch sử của Phật giáo ở Việt Nam, bộ sách Lịch sử Phật giáo
Việt Nam của Lê Mạnh Thát, gồm 3 tập (Nxb TPHCM, 2005, 2006) đã phác
họa một cách rõ nét diện mạo của Phật giáo Việt Nam qua những đặc điểm và
các trường phái cơ bản, bắt đầu từ Phật giáo thời Hùng Vương cho đến Tuệ
Trung thượng sĩ và vua Trần Thánh Tông. Sự biên soạn công phu của tác giả
của công trình này đã cung cấp nhiều nội dung cơ bản trong giáo lý và các
truyền thuyết của Phật giáo Việt Nam như: Từ Khâu-đà-la, Man Nương, đức
Phật Pháp Vân….đến các cao tăng như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Huệ
Lâm, Không Lộ, Giác Hải, vua Trần Thái Tông, Quốc sư Phù Vân, Tuệ Trung
thượng sĩ và vua Trần Thánh Tông.v.v..
Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, không thể không kể ra những vị
chân tu, có đóng góp nhiều cho Phật pháp và xã hội trên con đường tu tập của
mình. Liên quan đến nội dung này phải kể đến Nguyễn Lang với 3 tập Việt
Nam Phật giáo sử luận ( Nxb Văn học, 2010)… Đây là những công trình
nghiên cứu mà tác giả đã rất thành công khi trình bày khéo léo tiểu sử của các
vị tu hành với những dấu ấn tư tưởng của họ để khắc họa nên dáng nét riêng,
là linh hồn, là bản sắc của Phật giáo Việt Nam. Nó làm sống dậy không khí
cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại, làm nên
một bức tranh sống động của Phật giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ
XIX, là nguồn tài liệu có giá trị trong tham khảo những biến chuyển của Phật
giáo Việt Nam qua các thời kỳ và những tác động cũng như ảnh hưởng không
nhỏ của nó xã hội Việt Nam trong lịch sử.
15
Cuốn Đại cương triết học Phật giáo của Thích Đạo Quang, Nxb Hương
Sen (không rõ năm xuất bản) lại bàn sâu về nội dung giáo lý của Phật giáo ở
khía cạnh triết học. Đây là cuốn sách do một nhà tu hành biên soạn, dựa trên
những giáo lý căn bản của Phật giáo, nhưng được triển khai dưới góc nhìn
triết học. Cuốn sách chia thành ba tập: Tập thứ nhất, Tự luận; Tập thứ hai,
Bản luận; Tập thứ ba, Các luận, đã luận giải một cách khái quát những nội
dung tư tưởng căn bản của Phật giáo như: thuyết duyên khởi; thuyết thật
tướng; vấn đề giải thoát…v..v..
Bàn về đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã
rất cố gắng khi từ những biểu hiện sinh động trong thực tiễn của Phật giáo
Việt Nam khái quát nên những điểm nhấn đặc thù. Trong công trình Về tín
ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (Nxb.
Khoa học Xã hội, 1998), nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh với bài viết Về
hai đặc điểm Phật giáo Việt Nam đã bàn sâu về hai đặc điểm cơ bản của Phật
giáo Việt Nam, đó tính dân gian và tính thống nhất. Theo tác giả, hình tượng
ông Bụt của truyện cổ dân gian phản ánh khá rõ nét tính dân gian của Phật
giáo. Tính dân gian tập trung trong tư tưởng từ bi của Phật giáo, diễn đạt dân
gian là cứu khổ cứu nạn. Trong thời kỳ triều đình phong kiến đề cao Nho giáo
thì chùa làng vẫn tồn tại (cho đến tận ngày nay) - đó chính là Phật giáo dân
gian. Tác giả giải thích Phật giáo từ phía Đông được truyền bá theo hai con
đường (hay 3 con đường, 2 hướng), gọi là Bắc truyền và Nam truyền. Trước
đây có lúc dùng từ Bắc tông và Nam tông thay vì Bắc truyền và Nam truyền,
thường đồng nhất Bắc tông với Đại thừa và Nam tông với Tiểu thừa, nhưng
thực tế không phải như vậy. Nguyễn Duy Hinh cho rằng, ở Việt Nam không
có sự khác biệt tông phái rõ rệt như ở các nước khác, vì vậy, có thể nói, Phật
giáo Việt Nam có tính thống nhất. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh: “khi
nghiên cứu và ứng xử với Phật giáo nước ta hiện nay không thể không nhận
16
thức đầy đủ về những chỗ đồng và bất đồng trong phong trào tôn giáo vốn lâu
đời gắn bó với dân tộc đó” [102, tr.229]. Không dừng ở đó, trên con đường
khái quát hiện tượng trong thực tiễn, qua công trình Tư tưởng Phật giáo Việt
Nam (Nxb. Khoa học xã hội, 1999), Nguyễn Duy Hinh còn muốn đi sâu
nghiên cứu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, nhằm lý giải những đặc
điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam được xây dựng với tư cách là một sản
phẩm tôn giáo được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh của cư dân bản
địa, có tiếp thu tôn giáo ngoại nhập. Đặc biệt trong công trình này, tác giả
cũng đã bước đầu giới thiệu một số bộ kinh điển tiêu biểu của Phật giáo như
kinh Bát Nhã, kinh Thủ Lăng Nghiêm với tư cách là sự chuyển tải nội dung
giáo lý cơ bản của Phật giáo được đề cập tới trong chương trình Phật học của
các trường học Phật giáo. Những nhận định về Phật giáo được ông tiếp tục
triển khai trong công trình Một số bài viết về tôn giáo học (Nxb. Khoa học Xã
hội, 2007). Công trình này đi sâu nghiên cứu và khái quát những vấn đề về lý
luận tôn giáo học, tiếp tục phân tích sự hình thành và phát triển của Phật giáo
ở Việt Nam, làm rõ hơn các đặc điểm của Phật giáo Việt Nam.
Cũng với mục đích này, tác giả Nguyễn Quốc Tuấn trong công trình: Vai
trò của Phật giáo Việt Nam đối với sự phát triển bền vững của đất nước
(2008) đã khái quát nên bốn đặc điểm của Phật giáo, đó là, thứ nhất, Phật giáo
là một tôn giáo không đi ngược lại với lợi ích của chính con người cá nhân và
con người dân tộc…; thứ hai, đạo Phật là một khoa học, khoa học về đời sống
nội tâm và cải biến nội tâm; thứ ba, khác với nhiều luận thuyết và giáo lý lấy
sự phụ thuộc bên trên làm căn bản, đạo Phật lấy chính nội tâm con người làm
căn bản; thứ tư, giáo pháp của đức Phật còn dạy và hướng dẫn con người lòng
từ bi, thương đồng loại vô bờ bến, đó là đặc tính chủ yếu nhất của đạo Phật.
Nghiên cứu chuyên về Phật giáo Bắc tông có công trình Lược sử Phật
giáo Bắc tông ở các nước trên thế giới của Trần Khánh Dư (Nxb. Tôn giáo,
17
2012), tiếp theo cuốn Lược sử Phật giáo các nước theo hệ Nam truyền ở các
nước trên thế giới (cùng một tác giả), cuốn sách này giúp cho người đọc có
cái nhìn vừa tổng thể, vừa chi tiết về lịch sử phát triển, du nhập của Phật giáo
nói chung và Phật giáo Bắc tông nói riêng trên thế giới với những đặc trưng ở
từng giai đoạn phát triển, từng quốc gia mà nó du nhập. Không chỉ thuần túy
về khía cạnh lịch sử phát triển, qua cuốn Lược sử Phật giáo Bắc tông ở các
nước trên thế giới, tác giả cho chúng ta trải nghiệm những khảo cứu tổng thể
sự tác động của Phật giáo đến các thiết chế văn hóa ở mỗi quốc gia, vùng lãnh
thổ, cộng đồng xã hội nơi mà nó du nhập và phát triển: Từ lịch sử du nhập
đến các mốc phát triển, từ nguồn gốc du nhập cho đến quá trình phân tông lập
phái, từ tác động của đạo đức Phật giáo đến ứng xử xã hội, từ ảnh hưởng văn
hóa đến giáo dục, từ văn học nghệ thuật, mỹ thuật đến hoạt động từ thiện xã
hội, từ những chủ trương xây dựng tổ chức giáo đoàn Phật giáo trong các thời
kỳ đến các chính sách tôn giáo của các quốc gia… tất cả đều được tác giả
phản ánh một cách khách quan, logic và hệ thống. Với hiểu biết sâu sắc về
Phật giáo và ngôn ngữ Phật giáo cùng khả năng diễn giải tự nhiên dễ hiểu, tác
giả đã đưa người đọc tiếp cận bức tranh tổng thể về Phật giáo Bắc tông ở các
nước trên thế giới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và sâu sắc.
1.2. Những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
Trong những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian, ngoài các
văn bản thư tịch gốc như: Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh (Nxb. Khoa
học Xã hội, 1993), Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên (Nxb Văn học, 1972),
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (Nxb.Văn học, 1971) .v.v… đã nghiên cứu
và mô tả những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt còn có một số công
trình nghiên cứu về lĩnh vực này như công trình Tiếp cận tín ngưỡng dân dã
Việt Nam (Nxb. Văn hóa dân tộc, 1994) của tác giả Nguyễn Minh San. Trong
công trình này, trước khi đi vào phân tích những hiện tượng tín ngưỡng dân
18
dã tiêu biểu của người dân Việt, tác giả đã nêu ra khái niệm về tín ngưỡng,
một khái niệm còn đang gây nhiều tranh luận về định nghĩa. Theo tác giả:
“Tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng thiêng, một sức
mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho
một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa nhận thức được.
Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa của con người được hình thành tự phát
trong mối quan hệ giữa con người với chính mình, với người khác và với thế
giới tự nhiên” [62, tr.7]. Tác giả giải thích khái niệm “tín ngưỡng dân dã” là
để chỉ chung các loại hình tín ngưỡng (bao gồm tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người), và chữ “dân dã”
còn có ý khẳng định về tính nguyên sơ/ nguyên thủy, tính phổ biến, tính quần
chúng của tín ngưỡng. Như vậy, theo Nguyễn Minh San, tuy có nhiều loại
hình tín ngưỡng khác nhau nhưng chúng đều hình thành và vận hành trên cơ
sở hai yếu tố cơ bản là cái Thiêng của đối tượng được tín ngưỡng/ sùng kính
và đức tin của đối tượng có tín ngưỡng/sùng kính. Cái thiêng và đức tin là cốt
lõi của tín ngưỡng, mà thiếu chúng, không thể có tín ngưỡng. Chính đức tin
vào tín ngưỡng của mình đã giúp cho người Việt không chỉ bảo lưu mà còn
tiếp nhận, hòa đồng với những tôn giáo ngoại lai, biến nó thành yếu tố văn
hóa của dân tộc: “Niềm tin của người Việt Nam vào tín ngưỡng rất mãnh liệt.
Vì thế, trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa với các nền văn hóa khác
(mà cụ thể là với các tôn giáo tín ngưỡng từ bên ngoài truyền vào), người Việt
vẫn giữ và tin theo những tín ngưỡng của mình. Song, do bản tính người Việt
rất cởi mở, cầu thị và không kỳ thị tôn giáo (…) nên đã tiếp nhận những yếu
tố tích cực, phù hợp của các tôn giáo - tín ngưỡng khác và biến những yếu tố
đó trở thành một thành tố của tín ngưỡng Việt Nam” [62, tr.714]. Tuy nhiên,
người Việt Nam thực hành tín ngưỡng ngoài niềm tin như một biện pháp bảo
trọng cuộc sống (của mỗi cá nhân, gia đình và cả cộng đồng) mong được yên
19
lành, cũng như là một biện pháp “kỹ thuật” phụ trợ thêm vào các biện pháp
khoa học kỹ thuật lao động sản xuất khác nhằm đem lại mùa màng bội thu,
còn là một phương thức để họ thực hành và di dưỡng đạo đức, luân lý. Vì thế,
tín ngưỡng của người Việt Nam chỉ nhằm cho cuộc sống hiện tại, hiện hữu
nơi trần thế của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Sau khi làm rõ nội hàm của khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng dân dã,
tác giả Nguyễn Minh San đi vào khảo sát và trình bày một cách hệ thống về
một số tục lệ và biểu hiện của tín ngưỡng dân dã của các dân tộc ở Việt Nam
ở khắp các vùng miền trong cả nước như tục thờ Mẫu, Tứ Pháp, thờ Bà chúa
Thượng Ngàn, Bà chúa Kho, Bà chúa Liễu Hạnh, về yếu tố nước trong các lễ
thức dân gian, về Bà chúa Kho và tục vay tiền xin lộc thánh, về tục đốt vàng
mã, về linga và yoni ở Tháp Bà - Nha Trang …. Gần gũi với đề tài luận án,
chúng tôi đặc biệt chú ý đến phần viết về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tác giả
Nguyễn Minh San đã tiến hành phân loại các vị Mẫu được thờ phụng căn cứ
vào thần tích, sử liệu và góc độ tiếp cận; khảo cứu sự thể hiện yếu tính nữ
trong một số thành phần của kiến trúc điện Mẫu, về trang trí quanh bàn thờ
Mẫu, về điện thần Mẫu và nghi thức thờ cúng. Đây là những tư liệu quan
trọng để tác giả luận án triển khai nghiên cứu của mình.
Toan Ánh, trong công trình Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam (Quyển
thượng) (Nxb.Trẻ, 2005) lại thiên về giới thiệu nghi lễ thờ cúng theo tín
ngưỡng, phong tục cổ truyền tôn giáo Việt Nam: thờ phụng tổ tiên, tôn giáo,
ngày giỗ, bàn thờ gia tiên, thờ các vị thần tại gia, nơi thờ tự công cộng, biến
thể của Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo...
Trong một loạt các công trình giới thiệu một cách có hệ thống về các
biểu hiện cũng như cách phân chia các loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam, phải
kể đến công trình của Vũ Ngọc Khánh với Tín ngưỡng dân gian Việt Nam
(Nxb. Văn hóa dân tộc, 2001), Trong công trình này, tác giả khảo cứu lịch sử
20
một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt là lễ thức gia đình (như: bàn
thờ gia tiên, ngày giỗ, văn khấn, thần tài, tiền chủ…) và một số thần linh được
thờ cúng. Công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do Ngô
Đức Thịnh chủ biên (Nxb. Khoa học Xã hội, 2001) cũng đã phác họa một số
hình thức tín ngưỡng dân gian và hình thức văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam;
đồng thời khát quát mối quan hệ giữa tôn giáo tín ngưỡng với văn hóa nghệ
thuật dân gian. Trong công trình này, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng
Thành hoàng, đạo Mẫu, tục thờ Bà chúa Ngọc, tín ngưỡng Đức Thánh Trần,
Chử Đạo Tổ và tín ngưỡng nghề nghiệp (bao gồm tín ngưỡng nông nghiệp,
tín ngưỡng ngư nghiệp và tín ngưỡng bách nghiệp tổ sư) được tập trung khảo
cứu. Công trình Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt tại nhà và
chùa, đình, đền, miếu, phủ do Hồ Đức Thọ sưu tầm và biên soạn (Nxb. Văn
hoá Thông tin, 2005) là công trình dựa trên sự mô tả các diễn tiến nghi lễ thờ
cúng dân gian để trình bày một số nét về bản chất và đạo lý gia tộc, hướng
dẫn cách chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ thờ cúng tại nhà, chùa, đình, đền,
miếu, phủ và một số đền miếu phủ tiêu biểu tại Việt Nam.
Công trình Thần, người và đất Việt của Tạ Chí Đại Trường (NXb. Văn
hóa Thông tin, 2005) là một công trình tương đối đặc sắc khi đã vạch lại chi
tiết lịch sử biến chuyển các quan niệm thần linh của người Việt. Không chỉ là
một công trình quan trọng nghiên cứu cách thức suy nghĩ và ứng xử của
người Việt trong đời sống tâm linh, Thần, người và đất Việt còn là một bức
tranh đa sắc về các hệ thống thần linh Việt, mỗi trang sách như một mảng
màu miêu tả những biến chuyển văn hóa ẩn sâu dưới lớp hỗn độn của thần
thoại, huyền sử và tín ngưỡng. Từng gương mặt nhiên thần rũ bỏ vàng son tô
vẽ, trở lại nét nguyên sơ trong sự vọng tưởng về văn hóa bản địa linh thiêng
để hiểu rằng thẳm sâu trong tâm thức người Việt luôn có một quan niệm về sự
tồn tại thế giới siêu nhiên. Thần, người và đất Việt đã không dừng lại ở những
21
khảo sát hệ thống thần linh thuở sơ khai, mà còn đặt những bước đi đầu tiên
trong việc làm sáng tỏ chiều hướng kết tập thần linh mới. Đây là những
nghiên cứu dưới góc độ phân tích các đổi thay của tín ngưỡng, tôn giáo thiên
về chuyển hóa hơn là tan biến, với những đổi thay nghi thức phụng thờ đi đôi
với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền, với những niềm tin mới phát xuất
từ sự gặp gỡ với những văn hóa ngoại lai.
Nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngoài các nghiên cứu có
tính phổ quát về diện mạo của tín ngưỡng dân gian ở tầng bậc phổ quát, đồng
thời cũng có nhiều học giả với những công trình nghiên cứu chuyên biệt sâu
về các hình thức cụ thể khác nhau của tín ngưỡng người Việt như Tín ngưỡng
Thành hoàng Việt Nam (Nxb. Khoa học Xã hội, 1996) là kết quả nghiên cứu
rất công phu của Nguyễn Duy Hinh về tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt
Nam. Trong công trình này, tác giả đã trình bày một cách hệ thống về nguồn
gốc, ý nghĩa, hình thức, sự tích… và việc thờ các vị Thành hoàng ở từng địa
phương. Ngoài ra, tác giả đã cho thấy hiện nay trên thế giới có nhiều cách
hiểu về tín ngưỡng qua các tài liệu như: Đại bách khoa thư của Anh, Những
hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo của Émile Durkheim, Tìm hiểu đời
sống tôn giáo của Frederik J. Streng,…
Tác giả Ngô Đức Thịnh với công trình Đạo Mẫu Việt Nam (Nxb. Thế
giới, 2012), đã coi thờ Mẫu không chỉ là một hiện tượng khá phổ biến trên thế
giới mà ở Việt Nam nó đã định hình thành một thứ tín ngưỡng thờ Mẫu (nữ
thần) của riêng mình. Với tư cách là đạo Mẫu ở Việt Nam: “Đạo Mẫu Việt
Nam đã trở thành một khái niệm khoa học thực sự” [90, tr.10]. Vì thế, đạo
Mẫu trong công trình này không chỉ được nghiên cứu với tư cách là một tín
ngưỡng cụ thể của người Việt, mà quan trọng hơn là: “Nghiên cứu Đạo Mẫu
từ khía cạnh xã hội và con người, từ cộng đồng tới cá nhân” [90, tr.11], mô tả
nó sinh động như chính đời sống thực của nó. Sau nhiều năm trăn trở, với
22
mong muốn có được một công trình nghiên cứu về đạo Mẫu một cách đầy đủ,
hệ thống, khách quan nhất, đến lần tái bản thứ tư thì công trình Đạo Mẫu Việt
Nam được coi là công trình có tầm rộng và chứa đựng nội dung tín ngưỡng,
văn hóa rất phong phú và sâu sắc. Công tŕnh khảo cứu cơ bản và toàn diện về
tín ngưỡng tôn giáo cũng như các giá trị văn hóa đã được tích hợp xung quanh
đạo Mẫu. Nó không chỉ trình bày hệ thống thờ Mẫu và các hiện tượng thờ
Mẫu ở các địa phương mà nó được triển khai trình bày hệ thống thờ Mẫu ở
các cấp độ và dạng thức khác nhau để vừa thể hiện tính thống nhất trong niềm
tin tín ngưỡng lại vừa thể hiện tính đa dạng của đạo Mẫu Việt Nam. Chính
những nội dung nghiên cứu của công trình này cung cấp nhiều dẫn chứng sinh
động cho phần phân tích của luận án về biểu hiện mối quan hệ giữa Phật giáo
và tín ngưỡng dân gian tích hợp trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tác giả Vũ Ngọc Khánh trong Đạo Thánh ở Việt Nam ( Nxb. Văn hóa
Thông tin, 2001) lại nghiên cứu thiên về tín ngưỡng thờ Thánh ở nước ta.
Công trình trình bày một cách hệ thống về sự tích, lễ hội, tập tục của đạo
Thánh trong nền văn hóa dân tộc. Công trình Nghi lễ thờ cúng truyền thống
của người Việt tại nhà và chùa, đình, đền, miếu, phủ do Hồ Đức Thọ sưu tầm
và biên soạn (Nxb. Văn hoá Thông tin, 2005) trình bày một số nét về bản chất
và đạo lý gia tộc, hướng dẫn cách chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ thờ cúng
tại nhà, chùa, đình, đền, miếu, phủ và một số đền miếu phủ tiêu biểu tại Việt
Nam. Luận án tiến sĩ triết học của Trần Đăng Sinh Những khía cạnh triết học
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện
nay bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001 (đã xuất
bản thành cuốn sách cùng tên, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002) lại chủ yếu tìm
hiểu nguồn gốc, bản chất và những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Từ thực trạng việc thờ cúng
tổ tiên diễn ra, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát
23
huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên trong nhân dân. Một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam như
tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng làng… cũng được Nguyễn Duy Hinh
nghiên cứu và tập hợp trong cuốn sách Một số bài viết về tôn giáo học đã nêu.
Ngoài ra, còn có các công trình: Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn
hoá dân gian ở Việt Nam của Đinh Gia Khánh, Ghi chú thêm về tín ngưỡng
Thích Đế (Indra) ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5, 1992 của
Hà Văn Tấn; Tín ngưỡng trong sinh hoạt văn hóa dân gian, Nxb Thời đại,
2012 do Ngô Đức Thịnh chủ biên.v.v… đều là những công trình trình bày và
phân tích những biểu hiện khác nhau trong sinh hoạt tín ngưỡng của người
Việt từ lịch sử cho đến hiện nay.
1.3. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và
tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt
Nam trước hết là nghiên cứu lý thuyết về sự thích ứng của tôn giáo ngoại lai
vào văn hóa Việt. Trong sự tiếp biến này, không những các sinh hoạt tín
ngưỡng của người Việt không bị mất đi mà nó còn được mang thêm những
sắc thái sinh động mới khi Việt hóa các tôn giáo bên ngoài trên đất Việt. Lý
giải về sự tiếp biến của Phật giáo vào văn hóa Việt, các nhà nghiên cứu cho
rằng, từ rất lâu, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do đặc điểm tâm
thức của người dân Việt, nên ít tôn giáo, tín ngưỡng nào có thể tồn tại độc lập,
mà thường có sự dung hội với nhau. Sự dung hội giữa tôn giáo và tín ngưỡng
dân gian (đặc biệt là Phật giáo) là một vấn đề đã được hầu hết các nhà nghiên
cứu đồng thuận và khẳng định, nó cũng được nhắc nhiều trong những bài viết
của họ; Song, đặt thành một vấn đề nghiên cứu độc lập và cụ thể thì hầu như
lại không nhiều nghiên cứu. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong bài viết Một số
vấn đề lý luận và thực trạng tôn giáo ở Việt Nam in trong công trình Về tín
24
ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay (Nxb. Khoa học xã hội, 1998), khẳng
định: “Bất cứ tôn giáo nào muốn đứng vững ở Việt Nam đều phải tiếp biến rất
mạnh mẽ qua đạo tổ tiên hay rộng ra là phải Việt Nam hóa để trở thành một
yếu tố văn hóa dân tộc” [102, tr.145- 146]. Tác giả Đỗ Quang Hưng, trong bài
viết: Những giá trị văn hóa trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng (chương VI
trong công trình: Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam do Ngô Đức
Thịnh làm chủ biên) đã khẳng định văn hóa Phật giáo đã trở thành một thành
tố của văn hóa Việt Nam. Tác giả cho rằng: Phật giáo Việt Nam đã Việt hóa
theo hướng văn hóa hóa - một thứ “Phật giáo văn hóa”.
Các công trình nghiên cứu, tuy với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng
đều thiên về khẳng định những ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo đến văn hóa
Việt trên nhiều lĩnh vực. Tác giả Thích Đồng Bổn, với công trình Những tập
tục dân gian chịu ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa là một trong không nhiều
công trình chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo (Đại thừa) và
những tập tục (song chủ yếu là ở vùng Nam Bộ), đã nhấn mạnh những thay
đổi cả trong nghi lễ và quan niệm của những người thực hành tín ngưỡng dân
gian sau khi chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Tác giả Nguyễn Quang Lê, qua
công trình Nhận diện bản sắc văn hoá qua lễ hội truyền thống người Việt
(Nxb. Khoa học Xã hội, 2011) đã nghiên cứu lớp văn hoá bản địa, lớp giao
lưu văn hoá với Phật giáo, với Đạo giáo, với Nho giáo, với tín ngưỡng của
người Chăm trong bản sắc văn hoá người Việt thông qua lễ hội truyền thống,
lễ hội chùa, lễ hội thờ các vị thánh bất tử và Đức Thánh Trần...
Tác giả Nguyễn Hồng Dương, trong khi luận bàn về mối quan hệ giữa
tôn giáo và văn hóa trong công trình Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và
phát triển (Nxb Khoa học Xã hội, 2004) cho rằng Phật giáo có những đóng
góp rất quan trọng đối với văn hóa và phát triển ở Việt Nam trên những lĩnh
vực như tư tưởng, văn học, nghệ thuật, kiến trúc - điêu khắc. Nó cũng chứng
25
tỏ mối quan hệ không thể tách rời nhau của Phật giáo với văn hóa truyền
thống của dân tộc để tạo nên nét đặc sắc của Phật giáo Việt Nam. Những dẫn
chứng mà tác giả phân tích trong công trình này thể hiện đậm nét những ảnh
hưởng của tư tưởng tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đến các khía
cạnh khác nhau trong đời sống xã hội. Ví dụ, khi phân tích ảnh hưởng của
Phật giáo đến văn học, tác giả dẫn chứng câu chuyện cổ tích Tấm Cám mà
người Việt Nam ai cũng biết là sự: “thấm đẫm tinh thần cứu khổ, cứu nạn nhà
Phật. Chuyện cũng phản ánh về quy luật nhân quả của Phật giáo. Nhưng toát
lên tất cả là ông Bụt đại từ, đại bi, phổ độ chúng sinh” [20, tr.80].
Trong khi phân tích về sự tác động của Phật giáo đến văn hóa Việt Nam,
tác giả Nguyễn Đăng Duy, trong công trình Phật giáo với văn hóa Việt Nam
(Nxb. Hà Nội, 1999) đã làm rõ tác động của Phật giáo đến văn hóa ở 2 khía
cạnh: Văn hóa hữu hình và văn hóa tinh thần. Với cách tiếp cận lịch sử văn
hóa, phần Phật giáo với văn hóa hữu hình được phân tích từ lịch sử chùa tháp
ở Ấn Độ cho đến những ngôi chùa đầu tiên ở nước ta và sự phát triển của các
ngôi chùa với kiến trúc, nghệ thuật của nó qua các thời kỳ lịch sử và các vùng
miền. Phần Phật giáo với với văn hóa tinh thần lại thiên nhiều về phần lý giải
sự hỗn dung của Phật giáo với tín ngưỡng, làm nên nét đặc thù của Phật giáo
Việt Nam cũng như vai trò của Phật giáo trong lịch sử Việt Nam.
Tác giả Trần Lâm Biền với hàng loạt các công trình như: Một con đường
tiếp cận lịch sử (Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000), Diễn biến kiến trúc
truyền thống Việt vùng Châu thổ sông Hồng (Nxb. Văn hóa Thông tin, 2008);
Về một vài yếu tố mang tính triết học của kiến trúc cổ truyền Việt. v.v. cũng
đã phân tích và làm sáng tỏ những ảnh hưởng và giao thoa của tư tưởng, giáo
lý Phật giáo đến lĩnh vực kiến trúc trong các di sản văn hóa tôn giáo. Cùng
chủ đề trên, công trình Tín ngưỡng trong sinh hoạt văn hoá dân gian của Ngô
Đức Thịnh (Nxb. Thời đại, 2012) tìm hiểu một số hình thức tín ngưỡng dân
26
gian các dân tộc Việt Nam; trình bày một số hình thức văn hoá nghệ thuật dân
gian có quan hệ mật thiết với tôn giáo tín ngưỡng và xem xét mối quan hệ
giữa tôn giáo tín ngưỡng với văn hoá nghệ thuật dân gian.
Không chỉ nhấn mạnh khía cạnh ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa,
tín ngưỡng, nhiều tác giả, trong những nghiên cứu của mình cũng chỉ rõ con
đường “Phật hóa” và “hóa Phật” là sự tác động hai chiều mà sự thẩm thấu,
hòa quyện giữa những yếu tố bản địa và ngoại lai đã làm nên những hình thức
tôn giáo và tín ngưỡng mới. Trong công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín
ngưỡng ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh chủ biên (Nxb. Khoa học Xã hội,
2001), tác giả đã khẳng định: trong quá trình đạo Phật du nhập và nước ta và
một bộ phận của nó đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa, giữa đạo
Phật và đạo Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu sắc.
Điều dễ nhận biết nhất là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở nông thôn đều có
điện thờ Mẫu, trong đó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Mẫu”. Theo tác
giả, không chỉ có con đường các điện Mẫu đi vào chùa mà còn có con đường
ngược lại - Phật đi vào các đền phủ thờ Mẫu. Dường như hai thứ tín ngưỡng
này có cái gì đó bổ sung cho nhau, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân:
Theo Phật để tu nhân tích đức cho đời kiếp sau được lên cõi Niết bàn cực lạc;
còn theo đạo Mẫu là mong được phù hộ độ trì mang lại sức khỏe, tài lộc, may
mắn cho đời sống hiện hữu thường ngày. Chính con đường nhập thế của Phật
giáo trong sự hòa đồng với tín ngưỡng dân gian đã làm nên một sắc thái Phật
giáo dân gian trên đất Việt. Liên quan đến nội dung nghiên cứu này, tác giả
Nguyễn Hùng Hậu, trong bài viết Những nét độc đáo của Phật giáo Việt Nam
(in trong cuốn Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam do
Nguyễn Đức Lữ chủ biên, Nxb. Tôn giáo, 2007) đã khẳng định: Từ khi du
nhập, theo suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã trải qua những bước thăng trầm
của dân tộc, gắn liền với dân tộc và tồn tại cho đến ngày nay. Nhìn một cách
tổng thể, Phật giáo Việt Nam không phải là Phật giáo thuần túy như trên quê
27
hương đã sinh ra nó, mà nó là sự kết hợp giữa Thiền, Tịnh, Mật, Nho, Lão và
tín ngưỡng bản địa, cái mà nhiều người gọi là sự hỗn dung tôn giáo, trong đó,
Thiền là nòng cốt, trụ cột. Tác giả cũng nêu thêm: Phật giáo dân gian (có
mầm mống từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta), thể hiện sự kết hợp của
Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, rõ nhất ở hình tượng Tứ pháp ở trung tâm
Phật giáo cổ xưa nhất Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc trong bài
viết Phật giáo dân gian: Con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam (2008)
cũng cho rằng: Phật giáo dân gian là dòng Phật giáo được hình thành ngay từ
khi Phật giáo truyền vào Việt Nam và tồn tại cho đến ngày nay. Phật giáo dân
gian có vai trò, vị trí quan trọng thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo đối
với đông đảo quần chúng nhân dân theo Phật giáo. Hoạt động nổi bật nhất của
Phật giáo dân gian trong giai đoạn hiện nay là các hoạt động cúng lễ: Lễ cầu
an, lễ cúng sao giải hạn, lễ cầu siêu đưa vong lên chùa, lễ bán khoán, cắt giải
tiền duyên,...
Trong bài viết Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo hiện nay
của cư sĩ Lương Gia Tĩnh dù không đi sâu phân tích sự kết hợp giữa Phật giáo
và tín ngưỡng dân gian, nhưng tác giả cũng khẳng định điều này, khi nhấn
mạnh rằng: Xét những thành tố của văn hóa Việt Nam, cả vật thể và phi vật
thể (như ngôn ngữ, tư tưởng, niềm tin, tập quán lối sống, văn học, nghệ
thuật), đâu cũng có dấu ấn của văn hóa Phật giáo. Tác giả bài viết chỉ rõ: Trên
khắp mọi miền của Tổ quốc Việt Nam, từ bao đời nay, ngôi chùa và cấu trúc
ngôi chùa làng cũng như không gian văn hóa xung quanh ngôi chùa không chỉ
là di sản văn hóa Phật giáo mà còn là nơi kết tinh những giá trị văn hóa đậm
đà bản sắc của từng làng xã, từng sơn môn hệ phái Phật giáo. Luận án cũng
được triển khai với ý tưởng như vậy.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cũng được
nhắc đến trong một số bài viết của Chu Quang Trứ, Hà Văn Tấn, Nguyễn
Quốc Tuấn…
28
1.4. Các công trình nghiên cứu về một số ngôi chùa
Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu chuyên khảo và bài viết đơn
lẻ giới thiệu về diễn trình phát triển của ngôi chùa Việt nói chung, về những
đặc điểm chung của loại di tích chùa tháp ở Việt Nam, hay về một giá trị kiến
trúc, điêu khắc, lễ hội… tiêu biểu, độc đáo của một ngôi chùa nào đó (đặc biệt
là những ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam). Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu
biểu như:
Cuốn Chùa Việt Nam của Hà Văn Tấn (Nxb. Khoa học Xã hội, 1993) là
công trình giới thiệu tương đối công phu và đầy đủ các chùa Việt Nam qua
các thời kỳ lịch sử và trong đời sống văn hoá cộng đồng trên khắp mọi miền
của đất nước. Tác giả cho rằng khảo sát các ngôi chùa ở Việt Nam: “Chúng ta
không những thấy được đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, đặc điểm của tôn
giáo và tín ngưỡng Việt Nam mà còn giúp chúng ta hiểu được một mặt quan
trọng của lịch sử văn hóa và tư tưởng Việt Nam” [66, tr.9]. Cũng liên quan
đến việc phân tích các đặc điểm của ngôi chùa Việt, nơi ghi dấu rõ nét những
biểu hiện của sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tác
giả Nguyễn Quang Khải, với bài viết Một số đặc điểm chùa Việt, tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, 2012, đã khái quát ra một số đặc điểm của chùa
Việt trên 2 khía cạnh: Kiến trúc và các tượng thờ. Về khía cạnh kiến trúc, tác
giả nhận định rằng: “Trong khuôn viên chùa, người ta xây dựng các hạng mục
công trình theo hai cách. Một là cấu trúc theo mô hình chữ quốc; hai là, cấu
trúc theo hình chuôi vồ và phân chia thành 5 khu vực kiến trúc: trung tâm,
tiền, hậu, tả, hữu” [36, tr.28]. Về các tượng thờ, trên cơ sở phân tích bố cục
phổ biến của cách bài trí tượng thờ trong các chùa của Phật giáo Bắc tông chủ
yếu ở vùng đồng bằng Bắc bộ, tác giả đã đưa ra kết luận tương đối thuyết
phục là: “mặc dù tín ngưỡng thờ tự trong chùa Việt là thuần theo kinh điển
29
Phật giáo, nhưng cũng có nhiều sáng tạo, cách tân và mang dấu ấn của đặc
điểm tín ngưỡng ở mỗi địa phương” [15, tr.33].
Đi sâu vào nghiên cứu cách thức thờ phụng và sự bài trí tượng Phật
trong chùa, công trình Đạo Phật và thế gian của Bùi Biên Hoà (Nxb. Hà Nội,
1994), ngoài phần trình bày thân thế, tôn chỉ, mục đích tu hành thành đạo của
từng vị Phật; Mối quan hệ giữa Phật - con người và thế gian trong vũ trụ…,
tác giả đã bỏ công điền dã công phu kết hợp với nghiên cứu sử liệu để có
được những giới thiệu chi tiết về những quy định, cách thức thờ phụng, sự sắp
xếp, bài trí các tượng phật, bồ tát, thánh thần trong chùa, quang cảnh, của một
số chùa lớn nổi tiếng ở nước ta. Nhà nghiên cứu Trần Mạnh Đức với bài viết
Góp phần tìm hiểu Phật giáo Việt Nam [101, tr.231] đã khái quát những nét
nổi bật về tình hình chùa chiền (số lượng, phân bố, đặc điểm nơi thờ tự và
những vấn đề tồn tại), tình hình, đặc điểm hoạt động đạo pháp của Phật giáo
Việt Nam hiện nay (vấn đề tu học, hoằng dương đạo pháp), về tăng già Việt
Nam hiện nay (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vấn đề tăng ni, tín đồ). Đây là
nội dung rất có ý nghĩa liên quan đến những nội dung nghiên cứu của luận án.
Tác giả Trần Mạnh Đức khẳng định, chùa chiền Việt Nam mang những đặc
điểm đa dạng, phong phú cả về kiểu dáng, cách bài trí, lẫn nội dung thờ tự và
có những biến đổi tương đối rõ nét của chùa chiền từ cổ chí kim, từ Bắc vào
Nam. Công trình Chùa Việt của Trần Lâm Biền (Nxb. Văn hóa Thông tin,
1996) cũng góp thêm những mô tả phong phú về kiến trúc chùa Việt. Trong
cuốn sách này, tác giả đã khảo cứu lịch sử các chùa Việt và quá trình thâm
nhập Phật giáo vào Việt Nam, đồng thời nghiên cứu tính chất văn hoá, nghệ
thuật, kiểu kiến trúc và phong cách tượng Phật giáo tại các chùa Việt từ thời
Lý (TK11, 12) đến thế kỷ 19.
Năm 1994, Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội xuất bản cuốn Hà Nội, di tích
và văn vật trong đó có đề cập đến một số di tích như là dấu ấn văn hóa của
30
Thăng Long, đó là các ngôi chùa. Công trình đã khai thác việc tìm hiểu các
ngôi chùa từ phương diện lịch sử văn hóa, lý giải các tên gọi, địa điểm, niên đại
xây dựng và sơ qua những giá trị, đặc điểm của một số ngôi chùa ở Hà nội.
Góp phần vào hướng nghiên cứu này còn có công trình Đình chùa, lăng tẩm
nổi tiếng Việt Nam của Trần Mạnh Thường (chủ biên), Bùi Xuân Mỹ, Phạm
Thanh Huyền (Nxb. Văn hoá Thông tin, 1998) cũng giới thiệu lịch sử, kiến
trúc các thành, luỹ, đền, tháp, đình, chùa, miếu mạo, quán xá, lăng tẩm khắp
trên đất nước Việt Nam từ xưa đến nay.
Công trình Chùa Hà Nội của Lạc Việt (NXb. Hà Nội, 2011) là công trình
được xuất bản trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Công trình
đã dành phần lớn dung lượng để mô tả 76 ngôi chùa ở trung tâm và các vùng
ngoại biên Thủ đô. Từng ngôi chùa được giới thiệu một cách vắn tắt nhưng cơ
bản về lịch sử hình thành, kết cấu và những đặc điểm về không gian thờ cúng,
kiến trúc của chùa.
Với tư cách là nhà nhiếp ảnh - cư sĩ, tác giả Võ Văn Tường lại có cách
tiếp cận khá đặc sắc khi nghiên cứu về các ngôi chùa. Trong công trình Chùa
Việt Nam xưa và nay (Nxb. Giáo dục, 2007), Võ Văn Tường đã cung cấp số
lượng hình ảnh và bài viết về các ngôi chùa nhiều nhất Việt Nam. Trong công
trình này, bằng những bức ảnh và sự mô tả sinh động, tác giả đã cho độc giả
những kiến thức cơ bản về Phật giáo, về kiến trúc chùa, điêu khắc tượng, và
những giai thoại, huyền sử cũng như lịch sử các chùa trong cả nước. Trong bài
viết Phật giáo thời Trần qua thư tịch và dấu tích liên quan đến các ngôi chùa
tháp (2007) của tác giả Lê Tâm Đắc, ngoài phần giới thiệu về sự phát triển
Phật giáo thời Trần (Phật học và Phật giáo), sự dung hòa giữa các tôn giáo
của Phật giáo (Thiền - Tịnh - Mật) và các tôn giáo khác dưới thời Trần, tác
giả chú trọng trình bày sự ra đời của các ngôi chùa làng xã bền vững và quá
trình trùng tu xây dựng chùa tháp, điểm khác biệt Phật giáo thời Trần và thời
31
Lý qua kiến trúc và xây dựng chùa tháp. Đây là tư liệu quan trọng giúp tác giả
luận án trong khi khảo cứu kiến trúc các ngôi chùa ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài những nghiên cứu có tính hệ thống và chung về đặc điểm của các
ngôi chùa Việt, cũng có nhiều công trình nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu
về từng ngôi chùa cụ thể với những nét đặc trưng về văn hóa, kiến trúc, lịch
sử và sinh hoạt tín ngưỡng. Trong mảng công trình này có thể kể đến Chùa
Bút Tháp của Bùi Văn Tiến (Nxb. Khoa học Xã hội, 2000) hay Bút Tháp nghệ
thuật Phật giáo của Phan Cẩm Thượng (Nxb. Mỹ thuật, 1996) đều là những
công trình trình bày nghệ thuật điêu khắc (chạm khắc trên đá, tượng), kiến
trúc của chùa Bút Tháp, khảo cứu diễn trình lịch sử chùa Bút Tháp; nghệ
thuật kiến trúc chùa Bút Tháp; hệ thống tượng thờ ở chùa Bút Tháp; nghệ
thuật trang trí ở chùa Bút Tháp; những giá trị nổi bật của chùa Bút Tháp.
Chùa Dâu, nơi thờ Phật Pháp Vân - một trong Tứ Pháp, luôn được lấy làm
biểu tượng cho sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cũng được
quan tâm nghiên cứu nhiều. Công trình Chùa Dâu - Tứ Pháp và hệ thống các
chùa Tứ Pháp của Nguyễn Mạnh Cường (Nxb. Khoa học Xã hội, 2000)
nghiên cứu lịch sử chùa Dâu; giới thiệu tổng quan về địa lí cảnh quan, kiến
trúc, Phật điện, niên đại chùa Dâu; nghiên cứu sự ra đời của các Phật Tứ Pháp
và hệ thống các chùa Tứ Pháp ở tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây (cũ), Hà Nội, Hưng
Yên cùng một số lễ hội và tính dân gian.... Công trình Chùa Dâu và nghệ
thuật Tứ Pháp của Phan Cẩm Thượng (Nxb. Mỹ thuật, 2002) cũng giới thiệu
nghệ thuật Tứ Pháp ở chùa Dâu vùng Thuận Thành - Bắc Ninh, một công
trình thờ thần tự nhiên liên quan đến đời sống nông nghiệp trồng lúa nước ở
Việt Nam.
Công trình chuyên khảo Chùa Bối Khê nhìn từ khảo cổ học Phật giáo
của Nguyễn Quốc Tuấn (Nxb. Từ điển Bách khoa, 2012) lại có cách tiếp cận
đặc sắc khi nghiên cứu một ngôi chùa cổ ở khía cạnh khảo cổ học. Bằng việc
32
trình bày địa thế, văn hoá, kiến trúc, đặc biệt là niên đại và di vật chùa Bối
Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tác giả đã tái hiện lại được lịch sử hình thành
và giá trị văn hóa to lớn của ngôi chùa cổ trong kho tàng văn hóa tôn giáo ở
nước ta.
Công trình Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu phủ: Truyền thống
và kế thừa của Trương Thìn (Nxb. Hà Nội, 2007), ngoài phần giới thiệu về
những nét tín ngưỡng văn hoá dân gian ở Việt Nam (như nghi lễ thờ cúng tổ
tiên, đền chùa, miếu phủ, các bài văn khấn tổ tiên, văn khấn đền chùa, miếu
phủ), tác giả còn giới thiệu một số công trình thờ tự tiêu biểu của Việt Nam
như đền Hùng, chùa Một Cột, chùa Hương, đền Quán Thánh...Những ngôi
chùa còn được khắc họa sắc thái văn hóa của mình qua các vùng miền khác
nhau trên đất nước Việt Nam.
Nếu công trình Di tích Hà Tây do Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây ấn hành
năm 1999 giới thiệu các di tích lịch sử văn hoá, di tích khảo cổ và các đình,
chùa, địa điểm di tích cách mạng v.v... nằm tại các thị xã, các huyện của tỉnh
Hà Tây (cũ).v.v.. thì công trình Những chùa tháp Phật giáo ở Huế của Hà
Xuân Liêm (Nxb. Văn hoá Thông tin, 2008) lại tập trung giới thiệu và phân
loại chùa tháp Phật giáo xứ Huế xưa và nay(với 33 ngôi chùa, 4 ngôi tháp và
một ni viện, sắp xếp theo niên đại chùa được khai sơn và kế thế trú trì, cách
kiến trúc, cách thờ tự trong chùa...). Công trình Bình Dương danh lam cổ tự
do Thích Huệ Thông, Phan Thanh Đào, Nguyễn Hiếu Học biên soạn (Bình
Dương: Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương, 2008) chủ yếu giới thiệu 24 ngôi
chùa tiêu biểu nhất của Bình Dương theo tiêu chí “danh lam” (chùa nổi tiếng)
và “cổ tự” (chùa xưa) cũng như về các niên đại xây dựng, phong cách kiến
trúc phản ánh những đặc điểm của nhiều môn phái Phật giáo đã có mặt và
phát triển trên vùng đất Bình Dương. Hà Nội danh lam cổ tự của các tác giả
Thích Bảo Nghiêm và Võ Văn Tường (Tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, HN
33
2003) đã sưu tầm và trình bày rất công phu 36 ngôi chùa tiêu biểu ở Hà Nội.
Đây là một công trình rất có giá trị không chỉ vì nó đã hệ thống được đầy đủ
các ngôi chùa cổ tiêu biểu ở Hà Nội mà còn có nhiều phát hiện mới về lịch sử,
nghệ thuật, quá trình truyền đăng ở các ngôi chùa đó cũng như các giá trị văn
hóa ở từng di tích.
Các ngôi chùa còn được nghiên cứu ở từng mảng riêng biệt như hội họa,
kiến trúc, mỹ thuật hay là đặc điểm tâm linh của chùa. Liên quan đến mảng
nghiên cứu này có thể kể đến công trình Bài trí tượng Phật một ngôi chùa tiêu
biểu (Nxb. Văn hoá Thông tin, 2010) các tác giả Thích Hạnh Tuỳ và Thích
Thanh Ninh trình bày cấu trúc một ngôi chùa và cách bài trí hệ thống tượng
Phật, Thánh, Thần... trong chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ; Nêu cách bài trí
tượng trong chùa Nành (thuộc huyện Gia Lâm) làm ngôi chùa tiểu biểu để mô
tả. Bái Đính ngàn năm tâm linh và huyền thoại: Khảo cứu về phong thuỷ tâm
linh và huyền thoại của Trương Đình Tưởng (Nxb. Thế giới, 2010) là công
trình giới thiệu thiên nhiên và cảnh quan địa danh Bái Đính (Ninh Bình),
những khảo cứu về phong thuỷ, tâm linh và huyền thoại Bái Đính Sơn - các
vùng phụ cận và kiến trúc chùa - tượng Phật - Thần - Mẫu chùa Bái Đính cổ
và chùa Bái Đính mới xây dựng. Công trình Mỹ thuật Lý - Trần, mỹ thuật
Phật giáo của Chu Quang Trứ (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011) lại tìm
hiểu sâu về lịch sử hình thành và phát triển mỹ thuật Phật giáo dưới triều Lý -
Trần. Tác giả phân tích các đặc điểm và phong cách của nền mỹ thuật này,
đồng thời giới thiệu một số thành tựu nổi bật trong lịch sử mỹ thuật Phật giáo
nước ta qua một số kiến trúc chùa tiêu biểu. Bài viết của Lê Tâm Đắc - Tạ
Quốc Khánh với tiêu đề: Tính hỗn dung của người Việt thể hiện qua đối
tượng thờ trong các ngôi chùa ở Hà Nội, (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số
2/2003, tr.39 - 48) đã phân tích sự đa dạng về đối tượng thờ cúng trong các
ngôi chùa ở Hà Nội như là một biểu hiện của tính hỗn dung trong tín ngưỡng
của người Việt.
34
Kỷ yếu tọa đàm khoa học Một số vấn đề về văn hóa tôn giáo và tư vấn
bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện nay (Nxb. Thời đại,
2012) tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu đề cập đến không gian
kiến trúc các ngôi chùa Việt như là một di sản văn hóa của Phật giáo.
Luận án tiến sĩ Văn hóa học Những ngôi chùa “tiền Phật hậu Thánh” ở
vùng châu thổ Bắc Bộ của Phạm Thị Thu Hương, bảo vệ tháng 3 năm 2007 tại
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, nghiên cứu về mô hình chùa dạng “tiền
Phật hậu Thánh” ở vùng châu thổ Bắc Bộ qua các mặt: Bối cảnh lịch sử, điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng làm tiền đề xuất hiện chùa; Xác định
các giá trị về kiến trúc, nghệ thuật trang trí, điêu khắc, từ đó tìm ra điểm khác
biệt giữa dạng chùa này với các dạng khác. Tác giả cũng chú trọng nghiên
cứu, xác định các lớp văn hoá tích hợp trong thần tích của các vị Thánh, lễ hội
và các phong tục liên quan...
Luận án tiến sĩ Triết học Pháp tu Tịnh Độ và tượng Phật A di đà trong
các ngôi chùa Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của Đinh Viết Lực (2012) lại
thiên về nghiên cứu pháp môn Tịnh Độ và những pho tượng Phật A Di Đà
trong các ngôi chùa cổ ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam với hệ thống thờ tự
và tượng Phật, mà tiêu biểu là lớp tượng Di Đà tam tôn, về mối quan hệ giữa lí
và pháp của Tịnh Độ tông với tượng Phật A Di Đà, kèm theo một số giải pháp
nhằm hướng pháp môn Tịnh Độ hoạt động đúng pháp luật của nhà nước.
1.5. Những kết quả các công trình nghiên cứu đạt đƣợc và những
vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chúng
tôi nhận thấy, các học giả trong và ngoài nước đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng. Điều thú vị là, có thể do tính chất gắn bó chặt chẽ trong lịch sử
tồn tại và phát triển, nên tín ngưỡng dân gian thường được đề cập đến trong
35
các công trình nghiên cứu về Phật giáo và ngược lại. Vì vậy, việc tác giả luận
án phân chia thành các nhóm công trình như trên chỉ mang tính chất tương
đối, để thuận tiện cho việc khái quát vấn đề. Kiến trúc các ngôi chùa vẫn được
đề cập đến trong các nghiên cứu về Phật giáo với tư cách là di sản vật thể của
Phật giáo, hay không gian thờ cúng của ngôi chùa đều được nhắc đến trong
những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian có liên quan. Mỗi công
trình được xếp vào nhóm nào là do tác giả căn cứ vào nội dung nghiên cứu
nổi bật trong đó.
Khái quát lại, trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án, các nhà nghiên cứu đã tập trung làm rõ một số nội dung sau:
Thứ nhất, khảo cứu sự hình thành và phát triển của Phật giáo, những nội
dung giáo lý, tư tưởng cơ bản của đạo Phật. Về nội dung này, các nhà nghiên
cứu đã trình bày bối cảnh xã hội Ấn Độ cổ đại và sự ra đời của đạo Phật, vai
trò người sáng lập đạo Phật của Thái tử Tất Đạt Đa, kết tập kinh điển và quá
trình truyền đạo cùng các bộ phái, tam tạng Thánh giáo và những giáo thuyết
căn bản, thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo, tình hình Phật giáo thế
giới và ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, quá trình du nhập, dung hội và những đặc điểm nổi bật của Phật
giáo Việt Nam. Mỗi tác giả với nguồn tư liệu khác nhau, đứng trên những
quan điểm và hướng tiếp cận khác nhau nên đã thể hiện lịch sử Phật giáo Việt
Nam ở những mức độ khác nhau, ngay cả việc phân chia giai đoạn lịch sử
cũng khác nhau. Một cách chung nhất: Phật giáo được truyền vào Việt Nam
từ những năm đầu Công nguyên; trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử dân
tộc, Phật giáo đã có sự dung hội với tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo khác,
trở thành tôn giáo mang sắc thái Việt đậm nét, với các đặc điểm nổi bật như:
dung hợp với tín ngưỡng truyền thống (tính dân gian), nhập thế, tính linh
hoạt, hài hòa âm dương, tổng hợp, thống nhất…
36
Thứ ba, khẳng định vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội. Các nhà
nghiên cứu đều khẳng định Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống xã
hội, đã đồng hành cùng dân tộc trong lịch sử và cho đến ngày nay. Phật giáo
đã tạo ra cho người Việt một đời sống tâm linh sâu sắc và hướng thiện, góp phần
tạo nên sự phong phú, đa dạng cho kiến trúc và lễ hội ở Việt Nam, góp phần
điều chỉnh các hành vi xã hội theo chuẩn mực của đạo đức truyền thống.
Thứ tư, về khái niệm tín ngưỡng dân gian. Hiện nay trên thế giới có
nhiều cách hiểu về tín ngưỡng, ở nước ta hiện nay cũng tồn tại khá nhiều cách
định nghĩa khác nhau về khái niệm tín ngưỡng. Tuy nhiên, các học giả, dù có
nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng thống nhất với nhau ở những điểm lớn
là: Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa của con người được hình thành tự
phát trong mối quan hệ giữa con người với chính mình, với người khác và với
thế giới tự nhiên; tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng
thiêng, một sức mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người
suy tôn, gán cho một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa
nhận thức được.
Thứ năm, cơ sở hình thành tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xác định
là do nhu cầu về đời sống tinh thần, do đặc điểm của nền văn minh lúa nước,
do hạn chế và sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên.
Thứ sáu, cơ sở dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, nguyên nhân căn bản, sâu xa nhất
khiến cho Phật giáo có thể dung hợp với tín ngưỡng dân gian của người dân Việt
Nam là do cùng hướng về cái từ bi bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện trừ
ác, nền tảng của những nguyên tắc ứng xử trong xã hội cổ truyền.
Thứ bảy, mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian được các
nhà nghiên cứu chỉ ra là thể hiện ở sự kết hợp trong giáo lý của Phật giáo và
37
triết lý sống của người Việt, sự kết hợp trong đối tượng thờ cúng và nghi lễ
thờ cúng, trong kiến trúc, trang trí và nghệ thuật bài trí trong các chùa Việt
Nam. Tuy nhiên, đây là nội dung chưa được các nhà nghiên cứu tập trung làm
rõ, mà mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả một cách rất khái quát.
Thứ tám, về giá trị của loại di tích chùa tháp ở Việt Nam nói chung, chùa
Phật giáo Bắc tông nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Dù nhìn
nhận, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, song họ vẫn có điểm chung khi
thống nhất cho rằng: Chùa là nơi bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hoá vật
thể và phi vật thể tiêu biểu của người Việt qua các giai đoạn lịch sử. Các nhà
nghiên cứu đã làm nổi bật những nét cơ bản về đặc điểm cũng như sự phát
triển của chùa Việt Nam qua các thời kỳ kịch sử. Với các công trình nghiên
cứu về các ngôi chùa cụ thể cũng có sự phân tích về kiến trúc, điêu khắc, bố
cục và các nghi lễ, lễ hội đặc trưng ở mỗi vùng mà ngôi chùa đó đại diện. Có
thể thấy, dù ít nhiều, các ngôi chùa ở Phật giáo Bắc tông trong cả nước (đặc
biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ) cũng đã được đề cập, tìm hiểu, nghiên cứu ở
những mức độ và góc độ khác nhau.
Từ việc khảo cứu một số công trình tiêu biểu liên quan đến nội dung
nghiên cứu của luận án, với cách tiếp cận triết học, những vấn đề cần tiếp tục
làm sáng tỏ trong luận án này là:
Thứ nhất, khi phân tích mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân
gian, vấn đề đặt ra là: Cơ sở để tạo nên mối quan hệ này là gì? Đặc điểm của
mối quan hệ đó? Sự tác động này diễn ra theo chiều hướng nào? Đây là sự kết
hợp giữa cái bản địa và cái ngoại lai, hay là quá trình tiếp biến văn hóa theo
hướng bản địa hóa? Nó có phải là làm cho tín ngưỡng bản địa được định hình
hơn và vì thế, tôn giáo ngoại lai (Phật giáo) cũng phải biến đổi để thích ứng,
trở thành Phật giáo dân gian? Hay nó phải là sự tác động hai chiều mà ở đó
38
quá trình Phật giáo hóa và hóa Phật giáo đã làm nên những sắc thái tôn giáo
mới trên đất Việt. Đây chính là những vấn đề cần làm rõ trong luận án cả trên
phương diện lý luận và thực tiễn.
Thứ hai, mặc dù những nghiên cứu về các ngôi chùa Việt là đã khá
phong phú và đầy đủ ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Kiến trúc, cảnh quan,
giá trị văn hóa, nghệ thuật..v.v.. nhưng còn rất ít công trình nghiên cứu một
cách có hệ thống về mối quan hệ của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian biểu
hiện trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông. Đây chính là nội
dung nghiên cứu cơ bản của luận án để từ đó chỉ ra những giá trị văn hóa tôn
giáo đặc sắc ở nước ta.
Thứ ba, với tư cách là hiện tượng nằm trong kiến trúc thượng tầng, biểu
hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam luôn
chịu sự chi phối tác động của cơ sở kinh tế - xã hội và tiếp biến văn hóa trong
bối cảnh mới. Điều đó chi phối xu hướng vận động sự kết hợp giữa Phật giáo
và tín ngưỡng dân gian trong thực tại mà việc dự báo nó là kênh tư vấn quan
trọng cho các nhà hoạch định chính sách đề ra những chủ trương, chính sách
phù hợp nhằm khai thác hết những giá trị tích cực của hiện tượng tôn giáo, tín
ngưỡng này trong quá trình phát triển.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đến các khía cạnh khác nhau của
đề tài, tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng
dân gian thể hiện qua một số ngôi chùa vẫn còn khá lẻ tẻ và thiếu tính khái
quát, hệ thống. Hơn nữa, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu
một cách hệ thống sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt
Nam thể hiện ở các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông qua các vùng
Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam, từ đó chỉ ra sự giống nhau cũng như sự khác
39
biệt trong sự kết hợp đó giữa các vùng miền trên đất nước Việt Nam, đồng
thời có những đánh giá một cách khách quan và khoa học về vai trò, vị thế
của Phật giáo trong đời sống văn hoá - xã hội Việt Nam nói chung và tín
ngưỡng dân gian Việt Nam nói riêng từ góc nhìn của khoa học triết học. Đây
cũng là mục đích chính mà luận án hướng tới trong quá trình nghiên cứu.
40
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO, TÍN NGƢỠNG
DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG
2.1. Một số nét cơ bản của Phật giáo Việt Nam
2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển đạo Phật ở Việt Nam
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách ngày nay hơn 2500 năm. Có thể nói, sự ra
đời của Phật giáo bắt nguồn từ những nguyên nhân kinh tế, xã hội sâu xa của
xã hội Ấn Độ thời đó. Khởi đầu, học thuyết Phật giáo là một trong những trào
lưu tư tưởng chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp của đạo Bà-la-môn thời bấy
giờ. Người sáng lập học thuyết này là Thái tử Tất Đạt Đa, họ Cồ Đàm
(GautamaSiddhattha). Ngài là con Đức vua Tịnh Phạn, thuộc bộ tộc Thích Ca
(Sakya). Sau một quá trình thiền tu khổ hạnh đã phát nguyện, nhập thiền và
đại giác, Tất Đạt Đa đã tìm ra chân lý, hiểu được bản chất của tồn tại, nguồn
gốc của khổ đau và con đường giải thoát, diệt tận khổ đau.
Từ khi ra đời cho đến khi xác lập được vị trí ở Ấn Độ và trở thành một
trong những tôn giáo lớn của thế giới, Phật giáo đã trải qua 4 lần kết tập kinh
điển để xây dựng một học thuyết tôn giáo hoàn chỉnh.
Sau lần kết tập thứ tư, Phật giáo suy tàn dần ở Ấn Độ, nhưng lại phát triển
ra bên ngoài một cách nhanh chóng: Về phía Bắc, đến các vùng Trung Á,
Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên...; về phía
Nam, đến Sri Lanca, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Inđônêxia,
Malaixia... và trở thành một tôn giáo mang tính quốc tế.
Phật giáo có đặc điểm khác với các tôn giáo khác, đó là đức Phật giảng
dạy các phương pháp và các giáo lý thực hành chứ không phải là các tín điều,
giáo điều. Giáo lý ấy không phải là những gì để tin, để suy luận mà là để thực
41
hành. Đức Phật dựa trên cơ sở thực hành để nói về pháp, và theo Người, mọi
kết luận chỉ có thể là đúng khi nó được kiểm chứng bởi tự thân mỗi người.
Phật giáo hấp dẫn nhiều tầng lớp, từ trí thức đến bình dân chính bởi những nội
dung cực kỳ phong phú của nó. Nghĩa lý chính pháp trong đạo Phật cao siêu
mà vẫn gần gũi, phù hợp với nền tảng đạo đức, văn hoá và khoa học nên đã
đáp ứng được nhu cầu tâm linh của đông đảo chúng sinh. Theo Albert
Einstein, Phật giáo là khoa học vì nói lên bản chất của sự vật đúng lẽ thật. Và
nếu khoa học mới chỉ biết đến những quy luật tương tác của “vật với vật”, thì
Phật giáo từ lâu đã tìm hiểu quy luật về sự tương tác giữa “tâm và vật”, giữa
“tâm và tâm”. Thực chất của đạo Phật là học thuyết về nỗi khổ và sự giải
thoát. Phật chỉ rõ sự thật và nguyên nhân khổ đau của con người, chỉ dạy con
đường để có thể giải thoát, chấm dứt sự khổ đau. Vì thế, toàn bộ triết lý của
đạo Phật đặt trên hai trụ cột là “Tứ diệu đế” và “Bát chính đạo”. Mọi cách giải
thích khác nhau của sách Phật hầu hết đều chỉ là sự giải thích nông/sâu,
rộng/hẹp của hai phạm trù này mà thôi. Tứ diệu đế nói về nỗi khổ, nguyên
nhân và con đường để diệt trừ nỗi khổ. Bát chính đạo là tám con đường hay
tám phương tiện màu nhiệm, nhằm giúp con người từ cõi “u mê” để “giác
ngộ” nhằm đạt tới cõi “Niết bàn”. Như vậy, có thể thấy, đạo Phật là đạo giác
ngộ, không phải khởi nguyên bằng suy tưởng mà bằng sức sống chân thật của
mình. Nhìn chung, các lý thuyết về Phật giáo đều nói về thế giới và con
người, tuy nhiên, nếu phân chia một cách tương đối thì các thuyết như
“pháp”, “bản thể”, “tâm”, “vô thường”, “nhân duyên”, “sắc- không”... là nói
về thế giới, còn các quan niệm về “vô ngã”, “luân hồi”, “nhân quả”, “nghiệp”,
“nghiệp báo”, “thập nhị nhân duyên”, “tứ diệu đế”, “giải thoát và Niết bàn”...
là những nội dung giáo lý bàn về con người.
Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, do sự bất đồng ý kiến trong việc giải
thích kinh điển và thực hành giới luật, các đệ tử của đức Phật chia làm 2 phái.
42
Một là, phái gồm các vị trưởng lão, gọi là Thượng toạ bộ theo xu hướng bảo
thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nghiêm giáo luật, Phật tử phải tự giác
ngộ bản thân mình, chỉ thờ Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La - hán. Hai là,
số tăng chúng còn lại lập ra Đại chúng bộ, chủ trương không cố chấp theo
kinh điển, khoan dung, đại lượng trong thực hiện giáo luật, thu nạp tất cả
những ai muốn giác ngộ, quy y, giải thoát cho nhiều người Phái Đại thừa phát
triển lên phía Bắc nên gọi là Bắc truyền (Bắc tông), phái Tiểu thừa phát triển
xuống phía Nam nên gọi là Nam truyền (Nam tông).
Phật giáo truyền vào nước ta từ rất sớm với mốc thời gian được nhiều
nhà nghiên cứu đồng thuận là từ những năm đầu Công nguyên, trong điều
kiện kết cấu cơ sở kinh tế - xã hội và bối cảnh lịch sử chính trị - xã hội đặc
biệt của Giao Châu lúc bấy giờ.
Hầu hết các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam đều
khẳng định Phật giáo đã có mặt tại Giao Châu từ rất sớm, trước khi có sự tiếp
xúc trực tiếp từ phía Bắc tới. Sách Lĩnh Nam chích quái (có lẽ xuất hiện từ thế
kỉ XIII, được Trần Thế Pháp và Vũ Quỳnh biên tập lại vào giữa thế kỉ XV) có
câu chuyện về Chử Ðồng Tử và Tiên Dung vào đời Hùng Vương thứ 18. Như
vậy, theo truyền thuyết, Chử Ðồng Tử là Phật tử đầu tiên truyền bá đạo Phật
trên đất Giao Châu.
Nếu như theo đường biển, theo chân các tăng sĩ và thương nhân, Phật
giáo được truyền bá đến Giao Châu từ đầu Công nguyên thì theo đường bộ,
theo chân các quan lại, binh sĩ và di dân từ phương Bắc tới. Việc Ngô chí mô
tả khi Sĩ Nhiếp ra ngoài có mấy mươi người Hồ (dùng chỉ các tộc người Ấn
Độ, Trung Á) đi theo sát xe, đốt hương thổi kèn sáo… chứng tỏ Phật giáo
nguyên thủy (của Ấn Độ và vùng Trung Á) nói chung và nghi lễ nói riêng lúc
bấy giờ đã có ảnh hưởng sâu đậm ngay tại trung tâm của chính quyền Giao
43
Châu. Đồng thời thời kì này cũng thấy xuất hiện những tài liệu thư tịch nói về
cuộc tiếp xúc, tranh luận giữa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Tác phẩm Lý
hoặc luận của Mâu Bác vào nửa cuối thế kỉ thứ II và 6 bức thư trao đổi giữa
Lý Miễu và hai nhà sư Đạo Cao và Pháp Minh tại Giao Châu vào cuối thế kỉ
thứ V có lẽ là những tác phẩm tranh luận và trình bày có ý nghĩa lý luận sâu
sắc nhất về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, đặt nền móng cho sự du nhập và
phát triển Phật giáo ở đây trong những thế kỉ nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất.
Về tư tưởng Phật giáo, qua Lý hoặc luận và những kinh Phật được
Khương Tăng Hội biên dịch chúng ta biết thời kì này tại Luy Lâu có Phật giáo
nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa (Mahayana), có Phật giáo qua các nhà sư
từ Trung Á tới mang đậm dấu ấn của những phù phép phương thuật, và cũng
có Phật giáo đã qua biên dịch của những tri thức người Hán uyên thâm cả Hán
học và chữ Phạn nhưng đã theo Phật giáo (tức là Phật giáo đã được Trung Hoa
hóa phần nào).
Từ thế kỷ II đến thế kỷ V, Phật giáo tiếp tục được truyền đến nhiều nơi
trên đất nước và đã xuất hiện những thiền sư Việt Nam có danh tiếng như Huệ
Thắng, Thích Đạo Thiền v.v...
Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X vẫn được xem là giai đoạn truyền đạo của
Phật giáo. Nếu ở giai đoạn này, ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Ấn Độ
giảm dần thì ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Trung Quốc lại tăng lên.
Đáng chú ý hơn cả là việc các phái thiền Trung Quốc du nhập vào Việt Nam,
như phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci ở Việt Nam 580 - 594), phái Vô Ngôn
Thông (đến Việt Nam năm 820). Sang thế kỷ X, Việt Nam bước vào kỷ
nguyên độc lập tự chủ sau gần một ngàn năm Bắc thuộc đã tạo điều kiện cho
Phật giáo phát triển sang một bước mới, các vị vua nhà Đinh và Tiền Lê (968-
1009) đã có những chính sách nâng đỡ Phật giáo.
44
Phật giáo đặc biệt phát triển ở thời Lý và thời Trần. Lúc này, trong
nước, từ vua quan đến thứ dân đều tôn sùng Phật giáo, tư tưởng của Phật giáo
được lấy làm một hệ tư tưởng xã hội và chính sách ngoại giao. Chùa tháp
được xây dựng nhiều, kể cả những vùng biên cương hẻo lánh và nơi cư trú
của các dân tộc thiểu số. Nhưng từ khoảng giữa thế kỷ XIV, Phật giáo bắt đầu
bước vào thời kỳ suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau: Tầng lớp ủng hộ
Phật giáo mạnh mẽ là quí tộc họ Trần mất dần thế lực chính trị và kinh tế bởi
chế độ sở hữu ruộng đất kiểu điền trang thái ấp khá phổ biến đã bắt đầu tan rã.
Trong khi đó, Nho giáo với chế độ khoa cử đang dần thắng thế. Các quan lại
xuất thân từ Nho học bắt đầu nắm các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà
nước. Suốt một thời gian dài, nền học thuật nước nhà chủ yếu nằm trong tay
các nhà sư nay được thay thế. Sang thế kỷ XV, Phật giáo càng bị hạn chế
nặng nề hơn, ngoài việc cuối năm 1429 tập trung sư sãi bắt khảo khí, việc xây
dựng chùa cũng bị triều đình xem xét khắt khe, nhất là sự kiện năm 1437, đại
đô đốc Lê Ngân bị tội vì thờ Phật Quan Âm để cầu mong cho con gái mình là
Huệ phi được vua yêu đã giáng một đòn nặng nề vào Phật giáo. Việc Lê Ngân
bị tội là bởi lý do khác, thờ Phật chỉ là cớ, nhưng rõ ràng đó là một biểu hiện
cho thấy Phật giáo không còn được triều đình tôn sùng nữa. Và, đến cuối năm
1461, khi vua Lê Thánh Tông ra lệnh cấm xây thêm chùa quán và cấm những
người bói toán, đạo Thích ở trong nước từ nay về sau không được trò chuyện
trao đổi với người trong cung và hậu đình thì Phật giáo không còn vai trò đối
với tầng lớp thống trị như thời kỳ trước nữa mà chỉ còn những ảnh hưởng
nhất định trong dân gian.
Nhưng từ thế kỷ XVI, sau khi nhà Mạc soán ngôi nhà Lê, chiến tranh
xảy ra liên miên làm cho đời sống của nhân dân khốn khổ, chính quyền suy
yếu, Nho sĩ suy thoái khiến niềm tin của các nhà chính trị, trí thức vào Nho
giáo ngày càng bị lung lay, thì, như một tất yếu, Phật giáo vốn vẫn tiềm tàng
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf
Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxKỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
PhamLong70
 
Bai tap tinh huong
Bai tap tinh huongBai tap tinh huong
Bai tap tinh huong
MrCoc
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
MChau NTr
 

La actualidad más candente (20)

Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAYLuận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
 
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
 
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAYLuận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxKỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Bai tap tinh huong
Bai tap tinh huongBai tap tinh huong
Bai tap tinh huong
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
 
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
 
QLDA lê bảo hưng
QLDA lê bảo hưngQLDA lê bảo hưng
QLDA lê bảo hưng
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
 
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAYKhóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Bai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chucBai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chuc
 

Similar a Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf

Similar a Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf (20)

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáoẢnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
 
Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi chùa vùng ĐB sông Hồng - Gửi miễn phí...
Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi chùa vùng ĐB sông Hồng - Gửi miễn phí...Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi chùa vùng ĐB sông Hồng - Gửi miễn phí...
Tín ngưỡng Tứ vị Thánh tổ ở một số ngôi chùa vùng ĐB sông Hồng - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về Tôn Giáo, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về Tôn Giáo, HAYBÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về Tôn Giáo, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về Tôn Giáo, HAY
 
Luận án: Ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ (qua nghiên cứu một số tỉ...
Luận án: Ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ (qua nghiên cứu một số tỉ...Luận án: Ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ (qua nghiên cứu một số tỉ...
Luận án: Ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và phụ nữ (qua nghiên cứu một số tỉ...
 
Tieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giaoTieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giao
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOTLuận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
Luận án: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840), HOT
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Ở Xã ...
 
luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...
luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...
luận văn nhân sinh quan phật giáo với đời sống tinh thần của nhân dân các bộ ...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Luận án: Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai, HAY
Luận án: Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai, HAYLuận án: Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai, HAY
Luận án: Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai, HAY
 

Más de NuioKila

Más de NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Último

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Último (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông) 6791603.pdf

  • 1. 0 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Đặng Minh Châu (Thích Bảo Nghiêm)
  • 2. 1 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 11 1.1. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam 11 1.2. Những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian Việt Nam 17 1.3. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam 23 1.4. Các công trình nghiên cứu về một số ngôi chùa 28 1.5. Những kết quả các công trình nghiên cứu đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 34 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO, TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG 40 2.1. Một số nét cơ bản của Phật giáo Việt Nam 40 2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam 40 2.1.2. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam 46 2.2. Vài nét về tín ngƣỡng dân gian Việt Nam 52 2.2.1. Cơ sở hình thành tín ngưỡng dân gian Việt Nam 52
  • 3. 2 2.2.2. Khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng dân gian 54 2.2.3. Một số đặc điểm của tín ngưỡng dân gian Việt Nam 57 2.2.4. Phân loại tín ngưỡng dân gian Việt Nam 62 2.3. Cơ sở và phƣơng thức của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian ở Việt Nam 64 2.3.1. Cơ sở địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam 65 2.3.2. Phương thức thể hiện mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam 74 CHƢƠNG 3. BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN QUA CÁC NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU CỦA PHẬT GIÁO BẮC TÔNG 79 3.1. Khái quát về chùa của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam 79 3.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến tín ngƣỡng dân gian Việt Nam trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông 86 3.2.1. Sự “ Phật hóa” của các thánh/ thần trong dân gian vào chùa 87 3.2.2. Sự thay đổi các nghi lễ thờ cúng, lễ hội, không gian tâm linh trong tín ngưỡng dân gian theo Phật giáo 93 3.3. Sự tác động của tín ngƣỡng dân gian Việt Nam đến Phật giáo trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông 99 3.3.1. Đối tượng thờ phụng được mở rộng, bổ sung 99 3.3.2. Một số nghi lễ thờ cúng trong chùa Phật chịu ảnh hưởng 107
  • 4. 3 đậm nét của tín ngưỡng dân gian 3.3.3. Ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Phật giáo qua truyền thuyết ra đời của một số ngôi chùa 112 3.3.4. Kiến trúc, điêu khắc chùa Phật giáo Bắc tông dưới ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian 116 3.4. Những giá trị văn hóa của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam 121 3.4.1. Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam thể hiện giá trị nhân bản sâu sắc, khuyến khích đời sống tâm linh hướng thiện, lành mạnh 121 3.4.2. Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam tạo nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu, làm nên nét đặc sắc của bản sắc văn hóa Việt Nam 126 CHƢƠNG 4. XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM 131 4.1. Xu hƣớng biến đổi trong mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam hiện nay 132 4.1.1. Xu hướng hỗn dung Phật giáo và tín ngưỡng dân gian 132 4.1.2. Xu hướng đưa Phật giáo trở về Phật giáo nguyên thủy 139 4.2. Một số vấn đề đặt ra từ mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam 143 4.2.1. Sự biến tướng của các nghi lễ Phật giáo kết hợp tín ngưỡng dân gian Việt Nam 143
  • 5. 4 4.2.2. Cảnh quan kiến trúc của một số ngôi chùa Việt đang dần bị phá vỡ, hiện tượng lợi dụng sinh hoạt tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan gia tăng 145 4.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị văn hóa từ mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam 147 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
  • 6. 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc và là học thuyết có tính triết học sâu sắc và giá trị nhân văn. Trước khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, người Việt Nam đã có tín ngưỡng của riêng mình; khi Phật giáo vào Việt Nam, người Việt đã tiếp nhận tôn giáo này trong xu hướng hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và tạo nên một bản sắc văn hoá tôn giáo độc đáo. Hơn 2000 năm có mặt trên đất Việt, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn vật chất, mà tiêu biểu hơn cả là những ngôi chùa với nhiều loại hình/dạng khác nhau. Sự ra đời và phát triển của những dạng chùa này không chỉ đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thể hiện ở dạng văn hóa vật thể, mà còn phản ánh những chuyển biến về mặt tư tưởng của người dân cùng đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Kết hợp với nhau, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian đã thẩm thấu vào nhau để Phật giáo ở Việt Nam trở thành Phật giáo Việt Nam - với tư tưởng nhập thế rõ ràng nên đã tạo nên sự gắn bó giữa Phật giáo với dân tộc và đồng hành cùng dân tộc, góp phần tạo nên những thành quả dựng nước và giữ nước của dân tộc. Phật giáo Bắc tông là một trong hai hệ phái tiêu biểu của Phật giáo. Đây là hệ phái Phật giáo phát triển chủ trương linh động trong thực hiện giới luật, không câu nệ vào câu chữ trong kinh mà lựa chọn sự phù hợp, hữu ích có hiệu quả cho tu hành và đời sống xã hội. Chính đặc điểm này của Phật giáo Bắc tông đã làm cho hệ phái này nhanh chóng đi sâu vào đời sống cộng đồng
  • 7. 6 người Việt, dung hợp với tín ngưỡng dân gian, là biểu trưng tiêu biểu cho sự kết hợp của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Việc nghiên mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam được thể hiện qua những ngôi chùa của Phật giáo Bắc tông nói riêng, chùa Việt Nam nói chung đem lại cho ta hiểu rõ các lớp văn hóa bồi tụ, lắng đọng trong thần tích và lễ hội trong cùng một không gian kiến trúc, làm rõ những nét riêng có của Phật giáo Việt Nam. Hơn nữa, nghiên cứu sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam còn nhằm khẳng định căn tính đặc thù của Phật giáo Việt Nam, khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử của những ngôi chùa Việt, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Vì các lý do trên, tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông)” làm công trình nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở hệ thống hóa một số nội dung lý luận về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, luận án tập trung làm rõ cơ sở hình thành, cơ chế tác động, phương thức thể hiện cũng như những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ này qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông; trên cơ sở đó chỉ ra xu hướng và đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những giá trị văn hoá của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa Phật giáo.
  • 8. 7 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá một số nội dung lý luận cơ bản về Phật giáo, tín ngưỡng dân gian Việt Nam và mối quan hệ giữa chúng. - Phân tích biểu hiện mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam. - Phân tích xu hướng biến đổi và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy những giá trị văn hoá của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở nước ta hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam thể hiện qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông. Những ngôi chùa được tác giả luận án khảo sát để thu thập tài liệu và trích dẫn trong luận án, gồm: + Ở miền Bắc: Chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Bối Khê, chùa Dâu, chùa Một Cột, chùa Bà Đá, chùa Bằng, chùa Lý Triều Quốc Sư, chùa Trấn Quốc, chùa Hoàng Mai, chùa Kim Liên; chùa Láng, chùa Duệ Tú, chùa Yên Phú, chùa Quảng Bá, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên, chùa Giám, chùa Keo (Nam Định), chùa Cổ Lễ, chùa Trông, chùa Đại Bi, chùa Lương, chùa Keo (Thái Bình)... + Ở miền Trung:
  • 9. 8 Chùa Tượng Sơn, chùa Am, chùa Từ Hiếu, chùa Linh Ứng, chùa Thiên Mụ, chùa Linh Sơn - Đông Thiền, chùa Tiên Phước, chùa Thanh Quang, chùa Tam Thai, Động Huyền Không. + Ở miền Nam: Chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, chùa Sùng Hưng, chùa Tam Bảo, chùa Hội Khánh, chùa Vĩnh Tràng… . Ngoài ra, một số chùa khác cũng được tác giả khai thác từ nguồn tài liệu tham khảo. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam biểu hiện qua các ngôi chùa, luận án tập trung nghiên cứu những biểu hiện này trên một số lĩnh vực như: đối tượng được thờ, nghi lễ, lễ hội, không gian và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc... 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên những quan điểm của triết học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án cũng dựa trên một số lý thuyết nghiên cứu của tôn giáo học hiện đại như lý thuyết về giao lưu, tiếp biến; lý thuyết chức năng. v.v.. cùng quan điểm khoa học của một số học giả trong và ngoài nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp cơ bản của phép biện chứng duy vật như: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, thống nhất lôgic - lịch sử… và một số phương pháp của các khoa học khác như: tôn giáo học so sánh, khảo sát, điền dã.v.v..
  • 10. 9 Các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thống nhất lô gic - lịch sử được sử dụng trong quá trình xử lý tư liệu và phân tích các nội dung của luận án. Các phương pháp Tôn giáo học so sánh, điền dã, khảo sát được sử dụng trong quá trình đi thực tế để lấy tư liệu, minh chứng tại các chùa. 5. Kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận án - Hệ thống hoá một số nội dung lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam. - Phân tích, chỉ ra cơ sở hình thành, cơ chế tác động và phương thức biểu hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam. - Làm rõ biểu hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam trên hai khía cạnh: sự tác động của Phật giáo đến tín ngưỡng dân gian Việt Nam và những ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Phật giáo, từ đó chỉ ra những giá trị văn hóa Phật giáo từ mối quan hệ này. - Chỉ ra được xu hướng biến đổi của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát huy những giá trị văn hoá của sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm rõ hơn giá trị bản sắc văn hoá dân tộc của những ngôi chùa qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian biểu hiện trong các lĩnh vực như: cách bài trí, nghi lễ, nghệ thuật kiến trúc,... Kết quả của luận án đặt ra vấn đề đối với các nhà quản lý tôn giáo, quản lý văn hoá trong việc bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của
  • 11. 10 người Việt trong sự nghiệp bảo tồn nền văn hóa truyền thống và xây dựng đời sống văn hóa đương đại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về triết học, tôn giáo, triết học tôn giáo. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được bố cục thành 4 chương, 15 tiết.
  • 12. 11 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu về Phật giáo, Phật giáo Việt Nam và tín ngưỡng dân gian Việt Nam lâu nay không chỉ giành được sự quan tâm của các nhà tu hành, mà còn được đông đảo các học giả ở các lĩnh vực khác nhau như triết học, sử học, tôn giáo học, văn hóa học, v.v... trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu, với các tên tuổi nổi tiếng như: Kimura Taiken, K.SriDhammananda…, Trần Trọng Kim, Nguyễn Lang, Nguyễn Tài Thư, Hà Văn Tấn, Nguyễn Duy Hinh, Lê Mạnh Thát, Nguyễn Đăng Thục, Ngô Đức Thịnh, Trần Lâm Biền, Nguyễn Minh San, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Hùng Hậu...; hoặc các công trình của các nhà sư như: Hoà thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Đồng Bổn,.v.v.. Có thể chia các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án thành các mảng vấn đề sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam Đầu tiên phải kể đến 2 công trình viết về Phật giáo tiêu biểu của học giả người Nhật Bản Kimura Taiken: Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận và Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, do Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch. Là người chuyên nghiên cứu về triết học Ấn Độ, với khối lượng các tác phẩm có tên tuổi về triết học và Phật giáo, Kimura Taiken đã trình bày lịch sử, những đặc trưng tư tưởng cũng như các phái bộ căn bản của Phật giáo. Kimura Taiken đã chỉ ra tư tưởng căn bản nhất của đạo Phật: “Phật giáo, tuy lấy Đức Phật làm trung tâm, nhưng đức Phật, dù là Phật lý tưởng chăng nữa cũng không giống như vị thần của các tôn giáo khác, hoặc là các vị thần thiên nhiên mà chỉ được coi là do sức tu hành của người ta đã đạt đến quả vị Phật mà thôi” [37, tr.26]. Sau khi luận giải các quan niệm về Phật, pháp, duyên sinh, tâm, trung đạo,
  • 13. 12 ông đi đến kết luận rằng: “Tinh thần căn bản của Phật giáo là căn cứ trên cái tâm để nhận định pháp tắc duyên sinh, rồi lại căn cứ vào pháp tắc duyên sinh để phê phán sự vật một cách có lý luận và thực tiễn” [37, tr.31]. Công trình Đạo Phật và đời sống hiện đại của K. Sri Dhammananda - một học giả uyên bác và cũng là Đại lão Hòa thượng tăng thống Mã Lai (Thích Tâm Quang dịch, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006) bao gồm các bài giảng về đạo Phật và đời sống hiện đại, quan niệm về Thượng Đế, đức Phật, từ bỏ thế tục, niềm tin và sự hành đạo tại Ấn Độ thời cổ đại, các thuật ngữ trong tôn giáo... Tác giả đã chứng minh rõ quan điểm cũng như việc triển khai của đạo Phật trên mọi lĩnh vực của đời sống hiện tại như tư tưởng về xã hội, kinh tế, an sinh, khoa học, môi sinh. Đặc biệt trong phần nói về đạo đức và xã hội, tác giả khẳng định: trong đạo Phật, ta thấy một hệ thống đạo đức toàn diện. Nó thích hợp cho mọi tầng lớp: với người bình thường, nó cung cấp một quy tắc luân lý, một sự thờ phụng đầy đủ và một niềm hy vọng một cuộc sống tại thiên đường; với người nhiệt tình sùng đạo, nó là một hệ thống tư tưởng trong sạch, một triết lý cao thượng và những lời giáo huấn về đạo đức đưa đến giác ngộ, giải thoát khỏi khổ đau. Như vậy, ở đây, tác giả nhấn mạnh giáo lý căn bản của đạo Phật vẫn là sự tự thanh tịnh hóa con người. Sự tiến bộ về tinh thần không thể đạt được cho một người không có một cuộc sống trong sạch và từ bi. Đức Phật chỉ cho các đệ tử thấy trên thế giới này cái gì là phải, cái gì là trái, cái gì tốt, cái gì xấu. Cuốn sách có ý nghĩa tham khảo cho luận án. Tuy nhiên, đây chỉ là những bài giảng rất ngắn gọn của một vị hòa thượng cho các đệ tử của mình, do vậy, những chứng minh cho vai trò của đạo Phật trong đời sống hiện đại còn rất sơ sài. Trong những nhà nghiên cứu Việt Nam về Phật giáo, đầu tiên phải kể đến tác giả Trần Trọng Kim với 3 công trình tiêu biểu là Phật lục ( Nxb Lê Thăng, Hà Nội, 1940). Công trình này khái quát về đạo cứu thế của nhà Phật,
  • 14. 13 ý nghĩa thờ phụng chư Phật và Bồ tát trong chùa cùng với các điển tích Phật giáo); Phật học ( Nxb Tôn giáo, 2007) giới thiệu về đạo cứu thế của nhà Phật, ý nghĩa thờ phụng chư Phật và Bồ tát ở trong chùa; cách bài trí tượng Phật ở một số chùa tiêu biểu ở Việt Nam và Phật giáo ( Nxb Tôn giáo, 2010) trình bày khái quát về lịch sử của đạo Phật, những điều cốt yếu trong Phật pháp và mối quan hệ của đạo Phật với cuộc sống nhân sinh; sơ lược về thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo, Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa. Công trình đã cung cấp khá nhiều thông tin có giá trị về các điển tích, những liên hệ căn bản của Phật giáo với đời sống xã hội qua đó thể hiện sự tác động của nó. Cũng không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Đăng Thục với bộ ba tác phẩm: Lịch sử triết học phương Đông (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1991), trong đó, tác giả đã dành hẳn một tập (tập 3) để khảo cứu về triết học Ấn Độ, từ Phật đà đến Phật nguyên thủy. Không sa đà vào các tiểu tiết lịch sử, tác giả đã trình bày thẳng vào bốn nội dung căn bản trong giáo lý Phật giáo, đó là: Tứ diệu đế, thuyết về ngã, nghiệp báo luân hồi, ba thế giới và ý nghĩa của Niết bàn. Những nội dung giáo lý này, theo đánh giá của tác giả, như một phương thuốc chữa bệnh hữu hiệu nhất: “đáp trúng lời kêu gọi của nhân dân bằng sự đi tìm phương thuốc cứu chữa cho đau khổ ở cái Pháp (Daharma)” [100, tr.189].. Công trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Viện Triết học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản (Nxb. Khoa học Xã hội, 1988), là công trình trình bày tương đối kinh điển về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập (đầu Công nguyên) đến nửa đầu thế kỷ XX qua các giai đoạn, từ dòng thiền thứ nhất (Tì-ni-đa-lưu-chi và Pháp Hiền) đến dòng thiền thứ hai (Vô Ngôn Thông, Cảm Thành và Thiện Hội); từ Phật giáo thời Ngô, Đinh, Tiền Lê đến thời Lý- Trần; từ Phật giáo thời Hậu Lê đến thời Tây Sơn, triều Nguyễn và thời kỳ Pháp thuộc.v.v. Mặc dù là công trình trình bày về lịch sử
  • 15. 14 du nhập và phát triển cũng như các giai đoạn thăng trầm của Phật giáo Việt Nam, nhưng công trình này cũng khắc họa được nhiều nét tiêu biểu sự ảnh hưởng, tác động của tư tưởng Phật giáo đến các nhà tư tưởng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, như: “ảnh hưởng của Phật học đã vào thơ Nguyễn Trãi làm phong phú tâm hồn, tình cảm…làm nên khía cạnh từ bi đã hun đúc trong Nguyễn Trãi lòng yêu nước, thương dân” [101, tr.277]... . Cùng mục đích làm rõ lịch sử của Phật giáo ở Việt Nam, bộ sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát, gồm 3 tập (Nxb TPHCM, 2005, 2006) đã phác họa một cách rõ nét diện mạo của Phật giáo Việt Nam qua những đặc điểm và các trường phái cơ bản, bắt đầu từ Phật giáo thời Hùng Vương cho đến Tuệ Trung thượng sĩ và vua Trần Thánh Tông. Sự biên soạn công phu của tác giả của công trình này đã cung cấp nhiều nội dung cơ bản trong giáo lý và các truyền thuyết của Phật giáo Việt Nam như: Từ Khâu-đà-la, Man Nương, đức Phật Pháp Vân….đến các cao tăng như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, Huệ Lâm, Không Lộ, Giác Hải, vua Trần Thái Tông, Quốc sư Phù Vân, Tuệ Trung thượng sĩ và vua Trần Thánh Tông.v.v.. Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, không thể không kể ra những vị chân tu, có đóng góp nhiều cho Phật pháp và xã hội trên con đường tu tập của mình. Liên quan đến nội dung này phải kể đến Nguyễn Lang với 3 tập Việt Nam Phật giáo sử luận ( Nxb Văn học, 2010)… Đây là những công trình nghiên cứu mà tác giả đã rất thành công khi trình bày khéo léo tiểu sử của các vị tu hành với những dấu ấn tư tưởng của họ để khắc họa nên dáng nét riêng, là linh hồn, là bản sắc của Phật giáo Việt Nam. Nó làm sống dậy không khí cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại, làm nên một bức tranh sống động của Phật giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, là nguồn tài liệu có giá trị trong tham khảo những biến chuyển của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ và những tác động cũng như ảnh hưởng không nhỏ của nó xã hội Việt Nam trong lịch sử.
  • 16. 15 Cuốn Đại cương triết học Phật giáo của Thích Đạo Quang, Nxb Hương Sen (không rõ năm xuất bản) lại bàn sâu về nội dung giáo lý của Phật giáo ở khía cạnh triết học. Đây là cuốn sách do một nhà tu hành biên soạn, dựa trên những giáo lý căn bản của Phật giáo, nhưng được triển khai dưới góc nhìn triết học. Cuốn sách chia thành ba tập: Tập thứ nhất, Tự luận; Tập thứ hai, Bản luận; Tập thứ ba, Các luận, đã luận giải một cách khái quát những nội dung tư tưởng căn bản của Phật giáo như: thuyết duyên khởi; thuyết thật tướng; vấn đề giải thoát…v..v.. Bàn về đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã rất cố gắng khi từ những biểu hiện sinh động trong thực tiễn của Phật giáo Việt Nam khái quát nên những điểm nhấn đặc thù. Trong công trình Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (Nxb. Khoa học Xã hội, 1998), nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh với bài viết Về hai đặc điểm Phật giáo Việt Nam đã bàn sâu về hai đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam, đó tính dân gian và tính thống nhất. Theo tác giả, hình tượng ông Bụt của truyện cổ dân gian phản ánh khá rõ nét tính dân gian của Phật giáo. Tính dân gian tập trung trong tư tưởng từ bi của Phật giáo, diễn đạt dân gian là cứu khổ cứu nạn. Trong thời kỳ triều đình phong kiến đề cao Nho giáo thì chùa làng vẫn tồn tại (cho đến tận ngày nay) - đó chính là Phật giáo dân gian. Tác giả giải thích Phật giáo từ phía Đông được truyền bá theo hai con đường (hay 3 con đường, 2 hướng), gọi là Bắc truyền và Nam truyền. Trước đây có lúc dùng từ Bắc tông và Nam tông thay vì Bắc truyền và Nam truyền, thường đồng nhất Bắc tông với Đại thừa và Nam tông với Tiểu thừa, nhưng thực tế không phải như vậy. Nguyễn Duy Hinh cho rằng, ở Việt Nam không có sự khác biệt tông phái rõ rệt như ở các nước khác, vì vậy, có thể nói, Phật giáo Việt Nam có tính thống nhất. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh: “khi nghiên cứu và ứng xử với Phật giáo nước ta hiện nay không thể không nhận
  • 17. 16 thức đầy đủ về những chỗ đồng và bất đồng trong phong trào tôn giáo vốn lâu đời gắn bó với dân tộc đó” [102, tr.229]. Không dừng ở đó, trên con đường khái quát hiện tượng trong thực tiễn, qua công trình Tư tưởng Phật giáo Việt Nam (Nxb. Khoa học xã hội, 1999), Nguyễn Duy Hinh còn muốn đi sâu nghiên cứu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, nhằm lý giải những đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam được xây dựng với tư cách là một sản phẩm tôn giáo được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh của cư dân bản địa, có tiếp thu tôn giáo ngoại nhập. Đặc biệt trong công trình này, tác giả cũng đã bước đầu giới thiệu một số bộ kinh điển tiêu biểu của Phật giáo như kinh Bát Nhã, kinh Thủ Lăng Nghiêm với tư cách là sự chuyển tải nội dung giáo lý cơ bản của Phật giáo được đề cập tới trong chương trình Phật học của các trường học Phật giáo. Những nhận định về Phật giáo được ông tiếp tục triển khai trong công trình Một số bài viết về tôn giáo học (Nxb. Khoa học Xã hội, 2007). Công trình này đi sâu nghiên cứu và khái quát những vấn đề về lý luận tôn giáo học, tiếp tục phân tích sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam, làm rõ hơn các đặc điểm của Phật giáo Việt Nam. Cũng với mục đích này, tác giả Nguyễn Quốc Tuấn trong công trình: Vai trò của Phật giáo Việt Nam đối với sự phát triển bền vững của đất nước (2008) đã khái quát nên bốn đặc điểm của Phật giáo, đó là, thứ nhất, Phật giáo là một tôn giáo không đi ngược lại với lợi ích của chính con người cá nhân và con người dân tộc…; thứ hai, đạo Phật là một khoa học, khoa học về đời sống nội tâm và cải biến nội tâm; thứ ba, khác với nhiều luận thuyết và giáo lý lấy sự phụ thuộc bên trên làm căn bản, đạo Phật lấy chính nội tâm con người làm căn bản; thứ tư, giáo pháp của đức Phật còn dạy và hướng dẫn con người lòng từ bi, thương đồng loại vô bờ bến, đó là đặc tính chủ yếu nhất của đạo Phật. Nghiên cứu chuyên về Phật giáo Bắc tông có công trình Lược sử Phật giáo Bắc tông ở các nước trên thế giới của Trần Khánh Dư (Nxb. Tôn giáo,
  • 18. 17 2012), tiếp theo cuốn Lược sử Phật giáo các nước theo hệ Nam truyền ở các nước trên thế giới (cùng một tác giả), cuốn sách này giúp cho người đọc có cái nhìn vừa tổng thể, vừa chi tiết về lịch sử phát triển, du nhập của Phật giáo nói chung và Phật giáo Bắc tông nói riêng trên thế giới với những đặc trưng ở từng giai đoạn phát triển, từng quốc gia mà nó du nhập. Không chỉ thuần túy về khía cạnh lịch sử phát triển, qua cuốn Lược sử Phật giáo Bắc tông ở các nước trên thế giới, tác giả cho chúng ta trải nghiệm những khảo cứu tổng thể sự tác động của Phật giáo đến các thiết chế văn hóa ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, cộng đồng xã hội nơi mà nó du nhập và phát triển: Từ lịch sử du nhập đến các mốc phát triển, từ nguồn gốc du nhập cho đến quá trình phân tông lập phái, từ tác động của đạo đức Phật giáo đến ứng xử xã hội, từ ảnh hưởng văn hóa đến giáo dục, từ văn học nghệ thuật, mỹ thuật đến hoạt động từ thiện xã hội, từ những chủ trương xây dựng tổ chức giáo đoàn Phật giáo trong các thời kỳ đến các chính sách tôn giáo của các quốc gia… tất cả đều được tác giả phản ánh một cách khách quan, logic và hệ thống. Với hiểu biết sâu sắc về Phật giáo và ngôn ngữ Phật giáo cùng khả năng diễn giải tự nhiên dễ hiểu, tác giả đã đưa người đọc tiếp cận bức tranh tổng thể về Phật giáo Bắc tông ở các nước trên thế giới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và sâu sắc. 1.2. Những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian Việt Nam Trong những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian, ngoài các văn bản thư tịch gốc như: Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh (Nxb. Khoa học Xã hội, 1993), Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên (Nxb Văn học, 1972), Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (Nxb.Văn học, 1971) .v.v… đã nghiên cứu và mô tả những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt còn có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như công trình Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam (Nxb. Văn hóa dân tộc, 1994) của tác giả Nguyễn Minh San. Trong công trình này, trước khi đi vào phân tích những hiện tượng tín ngưỡng dân
  • 19. 18 dã tiêu biểu của người dân Việt, tác giả đã nêu ra khái niệm về tín ngưỡng, một khái niệm còn đang gây nhiều tranh luận về định nghĩa. Theo tác giả: “Tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng thiêng, một sức mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa nhận thức được. Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa của con người được hình thành tự phát trong mối quan hệ giữa con người với chính mình, với người khác và với thế giới tự nhiên” [62, tr.7]. Tác giả giải thích khái niệm “tín ngưỡng dân dã” là để chỉ chung các loại hình tín ngưỡng (bao gồm tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người), và chữ “dân dã” còn có ý khẳng định về tính nguyên sơ/ nguyên thủy, tính phổ biến, tính quần chúng của tín ngưỡng. Như vậy, theo Nguyễn Minh San, tuy có nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau nhưng chúng đều hình thành và vận hành trên cơ sở hai yếu tố cơ bản là cái Thiêng của đối tượng được tín ngưỡng/ sùng kính và đức tin của đối tượng có tín ngưỡng/sùng kính. Cái thiêng và đức tin là cốt lõi của tín ngưỡng, mà thiếu chúng, không thể có tín ngưỡng. Chính đức tin vào tín ngưỡng của mình đã giúp cho người Việt không chỉ bảo lưu mà còn tiếp nhận, hòa đồng với những tôn giáo ngoại lai, biến nó thành yếu tố văn hóa của dân tộc: “Niềm tin của người Việt Nam vào tín ngưỡng rất mãnh liệt. Vì thế, trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa với các nền văn hóa khác (mà cụ thể là với các tôn giáo tín ngưỡng từ bên ngoài truyền vào), người Việt vẫn giữ và tin theo những tín ngưỡng của mình. Song, do bản tính người Việt rất cởi mở, cầu thị và không kỳ thị tôn giáo (…) nên đã tiếp nhận những yếu tố tích cực, phù hợp của các tôn giáo - tín ngưỡng khác và biến những yếu tố đó trở thành một thành tố của tín ngưỡng Việt Nam” [62, tr.714]. Tuy nhiên, người Việt Nam thực hành tín ngưỡng ngoài niềm tin như một biện pháp bảo trọng cuộc sống (của mỗi cá nhân, gia đình và cả cộng đồng) mong được yên
  • 20. 19 lành, cũng như là một biện pháp “kỹ thuật” phụ trợ thêm vào các biện pháp khoa học kỹ thuật lao động sản xuất khác nhằm đem lại mùa màng bội thu, còn là một phương thức để họ thực hành và di dưỡng đạo đức, luân lý. Vì thế, tín ngưỡng của người Việt Nam chỉ nhằm cho cuộc sống hiện tại, hiện hữu nơi trần thế của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Sau khi làm rõ nội hàm của khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng dân dã, tác giả Nguyễn Minh San đi vào khảo sát và trình bày một cách hệ thống về một số tục lệ và biểu hiện của tín ngưỡng dân dã của các dân tộc ở Việt Nam ở khắp các vùng miền trong cả nước như tục thờ Mẫu, Tứ Pháp, thờ Bà chúa Thượng Ngàn, Bà chúa Kho, Bà chúa Liễu Hạnh, về yếu tố nước trong các lễ thức dân gian, về Bà chúa Kho và tục vay tiền xin lộc thánh, về tục đốt vàng mã, về linga và yoni ở Tháp Bà - Nha Trang …. Gần gũi với đề tài luận án, chúng tôi đặc biệt chú ý đến phần viết về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tác giả Nguyễn Minh San đã tiến hành phân loại các vị Mẫu được thờ phụng căn cứ vào thần tích, sử liệu và góc độ tiếp cận; khảo cứu sự thể hiện yếu tính nữ trong một số thành phần của kiến trúc điện Mẫu, về trang trí quanh bàn thờ Mẫu, về điện thần Mẫu và nghi thức thờ cúng. Đây là những tư liệu quan trọng để tác giả luận án triển khai nghiên cứu của mình. Toan Ánh, trong công trình Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam (Quyển thượng) (Nxb.Trẻ, 2005) lại thiên về giới thiệu nghi lễ thờ cúng theo tín ngưỡng, phong tục cổ truyền tôn giáo Việt Nam: thờ phụng tổ tiên, tôn giáo, ngày giỗ, bàn thờ gia tiên, thờ các vị thần tại gia, nơi thờ tự công cộng, biến thể của Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo... Trong một loạt các công trình giới thiệu một cách có hệ thống về các biểu hiện cũng như cách phân chia các loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam, phải kể đến công trình của Vũ Ngọc Khánh với Tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Nxb. Văn hóa dân tộc, 2001), Trong công trình này, tác giả khảo cứu lịch sử
  • 21. 20 một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt là lễ thức gia đình (như: bàn thờ gia tiên, ngày giỗ, văn khấn, thần tài, tiền chủ…) và một số thần linh được thờ cúng. Công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh chủ biên (Nxb. Khoa học Xã hội, 2001) cũng đã phác họa một số hình thức tín ngưỡng dân gian và hình thức văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam; đồng thời khát quát mối quan hệ giữa tôn giáo tín ngưỡng với văn hóa nghệ thuật dân gian. Trong công trình này, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng Thành hoàng, đạo Mẫu, tục thờ Bà chúa Ngọc, tín ngưỡng Đức Thánh Trần, Chử Đạo Tổ và tín ngưỡng nghề nghiệp (bao gồm tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng ngư nghiệp và tín ngưỡng bách nghiệp tổ sư) được tập trung khảo cứu. Công trình Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt tại nhà và chùa, đình, đền, miếu, phủ do Hồ Đức Thọ sưu tầm và biên soạn (Nxb. Văn hoá Thông tin, 2005) là công trình dựa trên sự mô tả các diễn tiến nghi lễ thờ cúng dân gian để trình bày một số nét về bản chất và đạo lý gia tộc, hướng dẫn cách chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ thờ cúng tại nhà, chùa, đình, đền, miếu, phủ và một số đền miếu phủ tiêu biểu tại Việt Nam. Công trình Thần, người và đất Việt của Tạ Chí Đại Trường (NXb. Văn hóa Thông tin, 2005) là một công trình tương đối đặc sắc khi đã vạch lại chi tiết lịch sử biến chuyển các quan niệm thần linh của người Việt. Không chỉ là một công trình quan trọng nghiên cứu cách thức suy nghĩ và ứng xử của người Việt trong đời sống tâm linh, Thần, người và đất Việt còn là một bức tranh đa sắc về các hệ thống thần linh Việt, mỗi trang sách như một mảng màu miêu tả những biến chuyển văn hóa ẩn sâu dưới lớp hỗn độn của thần thoại, huyền sử và tín ngưỡng. Từng gương mặt nhiên thần rũ bỏ vàng son tô vẽ, trở lại nét nguyên sơ trong sự vọng tưởng về văn hóa bản địa linh thiêng để hiểu rằng thẳm sâu trong tâm thức người Việt luôn có một quan niệm về sự tồn tại thế giới siêu nhiên. Thần, người và đất Việt đã không dừng lại ở những
  • 22. 21 khảo sát hệ thống thần linh thuở sơ khai, mà còn đặt những bước đi đầu tiên trong việc làm sáng tỏ chiều hướng kết tập thần linh mới. Đây là những nghiên cứu dưới góc độ phân tích các đổi thay của tín ngưỡng, tôn giáo thiên về chuyển hóa hơn là tan biến, với những đổi thay nghi thức phụng thờ đi đôi với sự lệ thuộc thần quyền vào thế quyền, với những niềm tin mới phát xuất từ sự gặp gỡ với những văn hóa ngoại lai. Nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ngoài các nghiên cứu có tính phổ quát về diện mạo của tín ngưỡng dân gian ở tầng bậc phổ quát, đồng thời cũng có nhiều học giả với những công trình nghiên cứu chuyên biệt sâu về các hình thức cụ thể khác nhau của tín ngưỡng người Việt như Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam (Nxb. Khoa học Xã hội, 1996) là kết quả nghiên cứu rất công phu của Nguyễn Duy Hinh về tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã trình bày một cách hệ thống về nguồn gốc, ý nghĩa, hình thức, sự tích… và việc thờ các vị Thành hoàng ở từng địa phương. Ngoài ra, tác giả đã cho thấy hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu về tín ngưỡng qua các tài liệu như: Đại bách khoa thư của Anh, Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo của Émile Durkheim, Tìm hiểu đời sống tôn giáo của Frederik J. Streng,… Tác giả Ngô Đức Thịnh với công trình Đạo Mẫu Việt Nam (Nxb. Thế giới, 2012), đã coi thờ Mẫu không chỉ là một hiện tượng khá phổ biến trên thế giới mà ở Việt Nam nó đã định hình thành một thứ tín ngưỡng thờ Mẫu (nữ thần) của riêng mình. Với tư cách là đạo Mẫu ở Việt Nam: “Đạo Mẫu Việt Nam đã trở thành một khái niệm khoa học thực sự” [90, tr.10]. Vì thế, đạo Mẫu trong công trình này không chỉ được nghiên cứu với tư cách là một tín ngưỡng cụ thể của người Việt, mà quan trọng hơn là: “Nghiên cứu Đạo Mẫu từ khía cạnh xã hội và con người, từ cộng đồng tới cá nhân” [90, tr.11], mô tả nó sinh động như chính đời sống thực của nó. Sau nhiều năm trăn trở, với
  • 23. 22 mong muốn có được một công trình nghiên cứu về đạo Mẫu một cách đầy đủ, hệ thống, khách quan nhất, đến lần tái bản thứ tư thì công trình Đạo Mẫu Việt Nam được coi là công trình có tầm rộng và chứa đựng nội dung tín ngưỡng, văn hóa rất phong phú và sâu sắc. Công tŕnh khảo cứu cơ bản và toàn diện về tín ngưỡng tôn giáo cũng như các giá trị văn hóa đã được tích hợp xung quanh đạo Mẫu. Nó không chỉ trình bày hệ thống thờ Mẫu và các hiện tượng thờ Mẫu ở các địa phương mà nó được triển khai trình bày hệ thống thờ Mẫu ở các cấp độ và dạng thức khác nhau để vừa thể hiện tính thống nhất trong niềm tin tín ngưỡng lại vừa thể hiện tính đa dạng của đạo Mẫu Việt Nam. Chính những nội dung nghiên cứu của công trình này cung cấp nhiều dẫn chứng sinh động cho phần phân tích của luận án về biểu hiện mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tích hợp trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Tác giả Vũ Ngọc Khánh trong Đạo Thánh ở Việt Nam ( Nxb. Văn hóa Thông tin, 2001) lại nghiên cứu thiên về tín ngưỡng thờ Thánh ở nước ta. Công trình trình bày một cách hệ thống về sự tích, lễ hội, tập tục của đạo Thánh trong nền văn hóa dân tộc. Công trình Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt tại nhà và chùa, đình, đền, miếu, phủ do Hồ Đức Thọ sưu tầm và biên soạn (Nxb. Văn hoá Thông tin, 2005) trình bày một số nét về bản chất và đạo lý gia tộc, hướng dẫn cách chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ thờ cúng tại nhà, chùa, đình, đền, miếu, phủ và một số đền miếu phủ tiêu biểu tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ triết học của Trần Đăng Sinh Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001 (đã xuất bản thành cuốn sách cùng tên, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002) lại chủ yếu tìm hiểu nguồn gốc, bản chất và những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Từ thực trạng việc thờ cúng tổ tiên diễn ra, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát
  • 24. 23 huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong nhân dân. Một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam như tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng làng… cũng được Nguyễn Duy Hinh nghiên cứu và tập hợp trong cuốn sách Một số bài viết về tôn giáo học đã nêu. Ngoài ra, còn có các công trình: Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hoá dân gian ở Việt Nam của Đinh Gia Khánh, Ghi chú thêm về tín ngưỡng Thích Đế (Indra) ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5, 1992 của Hà Văn Tấn; Tín ngưỡng trong sinh hoạt văn hóa dân gian, Nxb Thời đại, 2012 do Ngô Đức Thịnh chủ biên.v.v… đều là những công trình trình bày và phân tích những biểu hiện khác nhau trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt từ lịch sử cho đến hiện nay. 1.3. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam trước hết là nghiên cứu lý thuyết về sự thích ứng của tôn giáo ngoại lai vào văn hóa Việt. Trong sự tiếp biến này, không những các sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt không bị mất đi mà nó còn được mang thêm những sắc thái sinh động mới khi Việt hóa các tôn giáo bên ngoài trên đất Việt. Lý giải về sự tiếp biến của Phật giáo vào văn hóa Việt, các nhà nghiên cứu cho rằng, từ rất lâu, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do đặc điểm tâm thức của người dân Việt, nên ít tôn giáo, tín ngưỡng nào có thể tồn tại độc lập, mà thường có sự dung hội với nhau. Sự dung hội giữa tôn giáo và tín ngưỡng dân gian (đặc biệt là Phật giáo) là một vấn đề đã được hầu hết các nhà nghiên cứu đồng thuận và khẳng định, nó cũng được nhắc nhiều trong những bài viết của họ; Song, đặt thành một vấn đề nghiên cứu độc lập và cụ thể thì hầu như lại không nhiều nghiên cứu. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong bài viết Một số vấn đề lý luận và thực trạng tôn giáo ở Việt Nam in trong công trình Về tín
  • 25. 24 ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay (Nxb. Khoa học xã hội, 1998), khẳng định: “Bất cứ tôn giáo nào muốn đứng vững ở Việt Nam đều phải tiếp biến rất mạnh mẽ qua đạo tổ tiên hay rộng ra là phải Việt Nam hóa để trở thành một yếu tố văn hóa dân tộc” [102, tr.145- 146]. Tác giả Đỗ Quang Hưng, trong bài viết: Những giá trị văn hóa trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng (chương VI trong công trình: Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam do Ngô Đức Thịnh làm chủ biên) đã khẳng định văn hóa Phật giáo đã trở thành một thành tố của văn hóa Việt Nam. Tác giả cho rằng: Phật giáo Việt Nam đã Việt hóa theo hướng văn hóa hóa - một thứ “Phật giáo văn hóa”. Các công trình nghiên cứu, tuy với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều thiên về khẳng định những ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo đến văn hóa Việt trên nhiều lĩnh vực. Tác giả Thích Đồng Bổn, với công trình Những tập tục dân gian chịu ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa là một trong không nhiều công trình chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo (Đại thừa) và những tập tục (song chủ yếu là ở vùng Nam Bộ), đã nhấn mạnh những thay đổi cả trong nghi lễ và quan niệm của những người thực hành tín ngưỡng dân gian sau khi chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Tác giả Nguyễn Quang Lê, qua công trình Nhận diện bản sắc văn hoá qua lễ hội truyền thống người Việt (Nxb. Khoa học Xã hội, 2011) đã nghiên cứu lớp văn hoá bản địa, lớp giao lưu văn hoá với Phật giáo, với Đạo giáo, với Nho giáo, với tín ngưỡng của người Chăm trong bản sắc văn hoá người Việt thông qua lễ hội truyền thống, lễ hội chùa, lễ hội thờ các vị thánh bất tử và Đức Thánh Trần... Tác giả Nguyễn Hồng Dương, trong khi luận bàn về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa trong công trình Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển (Nxb Khoa học Xã hội, 2004) cho rằng Phật giáo có những đóng góp rất quan trọng đối với văn hóa và phát triển ở Việt Nam trên những lĩnh vực như tư tưởng, văn học, nghệ thuật, kiến trúc - điêu khắc. Nó cũng chứng
  • 26. 25 tỏ mối quan hệ không thể tách rời nhau của Phật giáo với văn hóa truyền thống của dân tộc để tạo nên nét đặc sắc của Phật giáo Việt Nam. Những dẫn chứng mà tác giả phân tích trong công trình này thể hiện đậm nét những ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đến các khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội. Ví dụ, khi phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến văn học, tác giả dẫn chứng câu chuyện cổ tích Tấm Cám mà người Việt Nam ai cũng biết là sự: “thấm đẫm tinh thần cứu khổ, cứu nạn nhà Phật. Chuyện cũng phản ánh về quy luật nhân quả của Phật giáo. Nhưng toát lên tất cả là ông Bụt đại từ, đại bi, phổ độ chúng sinh” [20, tr.80]. Trong khi phân tích về sự tác động của Phật giáo đến văn hóa Việt Nam, tác giả Nguyễn Đăng Duy, trong công trình Phật giáo với văn hóa Việt Nam (Nxb. Hà Nội, 1999) đã làm rõ tác động của Phật giáo đến văn hóa ở 2 khía cạnh: Văn hóa hữu hình và văn hóa tinh thần. Với cách tiếp cận lịch sử văn hóa, phần Phật giáo với văn hóa hữu hình được phân tích từ lịch sử chùa tháp ở Ấn Độ cho đến những ngôi chùa đầu tiên ở nước ta và sự phát triển của các ngôi chùa với kiến trúc, nghệ thuật của nó qua các thời kỳ lịch sử và các vùng miền. Phần Phật giáo với với văn hóa tinh thần lại thiên nhiều về phần lý giải sự hỗn dung của Phật giáo với tín ngưỡng, làm nên nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam cũng như vai trò của Phật giáo trong lịch sử Việt Nam. Tác giả Trần Lâm Biền với hàng loạt các công trình như: Một con đường tiếp cận lịch sử (Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000), Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng Châu thổ sông Hồng (Nxb. Văn hóa Thông tin, 2008); Về một vài yếu tố mang tính triết học của kiến trúc cổ truyền Việt. v.v. cũng đã phân tích và làm sáng tỏ những ảnh hưởng và giao thoa của tư tưởng, giáo lý Phật giáo đến lĩnh vực kiến trúc trong các di sản văn hóa tôn giáo. Cùng chủ đề trên, công trình Tín ngưỡng trong sinh hoạt văn hoá dân gian của Ngô Đức Thịnh (Nxb. Thời đại, 2012) tìm hiểu một số hình thức tín ngưỡng dân
  • 27. 26 gian các dân tộc Việt Nam; trình bày một số hình thức văn hoá nghệ thuật dân gian có quan hệ mật thiết với tôn giáo tín ngưỡng và xem xét mối quan hệ giữa tôn giáo tín ngưỡng với văn hoá nghệ thuật dân gian. Không chỉ nhấn mạnh khía cạnh ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa, tín ngưỡng, nhiều tác giả, trong những nghiên cứu của mình cũng chỉ rõ con đường “Phật hóa” và “hóa Phật” là sự tác động hai chiều mà sự thẩm thấu, hòa quyện giữa những yếu tố bản địa và ngoại lai đã làm nên những hình thức tôn giáo và tín ngưỡng mới. Trong công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh chủ biên (Nxb. Khoa học Xã hội, 2001), tác giả đã khẳng định: trong quá trình đạo Phật du nhập và nước ta và một bộ phận của nó đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hóa, giữa đạo Phật và đạo Mẫu có sự thâm nhập và tiếp thu ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu sắc. Điều dễ nhận biết nhất là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở nông thôn đều có điện thờ Mẫu, trong đó phổ biến nhất là dạng “tiền Phật hậu Mẫu”. Theo tác giả, không chỉ có con đường các điện Mẫu đi vào chùa mà còn có con đường ngược lại - Phật đi vào các đền phủ thờ Mẫu. Dường như hai thứ tín ngưỡng này có cái gì đó bổ sung cho nhau, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân: Theo Phật để tu nhân tích đức cho đời kiếp sau được lên cõi Niết bàn cực lạc; còn theo đạo Mẫu là mong được phù hộ độ trì mang lại sức khỏe, tài lộc, may mắn cho đời sống hiện hữu thường ngày. Chính con đường nhập thế của Phật giáo trong sự hòa đồng với tín ngưỡng dân gian đã làm nên một sắc thái Phật giáo dân gian trên đất Việt. Liên quan đến nội dung nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Hùng Hậu, trong bài viết Những nét độc đáo của Phật giáo Việt Nam (in trong cuốn Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam do Nguyễn Đức Lữ chủ biên, Nxb. Tôn giáo, 2007) đã khẳng định: Từ khi du nhập, theo suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã trải qua những bước thăng trầm của dân tộc, gắn liền với dân tộc và tồn tại cho đến ngày nay. Nhìn một cách tổng thể, Phật giáo Việt Nam không phải là Phật giáo thuần túy như trên quê
  • 28. 27 hương đã sinh ra nó, mà nó là sự kết hợp giữa Thiền, Tịnh, Mật, Nho, Lão và tín ngưỡng bản địa, cái mà nhiều người gọi là sự hỗn dung tôn giáo, trong đó, Thiền là nòng cốt, trụ cột. Tác giả cũng nêu thêm: Phật giáo dân gian (có mầm mống từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta), thể hiện sự kết hợp của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, rõ nhất ở hình tượng Tứ pháp ở trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc trong bài viết Phật giáo dân gian: Con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam (2008) cũng cho rằng: Phật giáo dân gian là dòng Phật giáo được hình thành ngay từ khi Phật giáo truyền vào Việt Nam và tồn tại cho đến ngày nay. Phật giáo dân gian có vai trò, vị trí quan trọng thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo đối với đông đảo quần chúng nhân dân theo Phật giáo. Hoạt động nổi bật nhất của Phật giáo dân gian trong giai đoạn hiện nay là các hoạt động cúng lễ: Lễ cầu an, lễ cúng sao giải hạn, lễ cầu siêu đưa vong lên chùa, lễ bán khoán, cắt giải tiền duyên,... Trong bài viết Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo hiện nay của cư sĩ Lương Gia Tĩnh dù không đi sâu phân tích sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, nhưng tác giả cũng khẳng định điều này, khi nhấn mạnh rằng: Xét những thành tố của văn hóa Việt Nam, cả vật thể và phi vật thể (như ngôn ngữ, tư tưởng, niềm tin, tập quán lối sống, văn học, nghệ thuật), đâu cũng có dấu ấn của văn hóa Phật giáo. Tác giả bài viết chỉ rõ: Trên khắp mọi miền của Tổ quốc Việt Nam, từ bao đời nay, ngôi chùa và cấu trúc ngôi chùa làng cũng như không gian văn hóa xung quanh ngôi chùa không chỉ là di sản văn hóa Phật giáo mà còn là nơi kết tinh những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của từng làng xã, từng sơn môn hệ phái Phật giáo. Luận án cũng được triển khai với ý tưởng như vậy. Ngoài ra, mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cũng được nhắc đến trong một số bài viết của Chu Quang Trứ, Hà Văn Tấn, Nguyễn Quốc Tuấn…
  • 29. 28 1.4. Các công trình nghiên cứu về một số ngôi chùa Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu chuyên khảo và bài viết đơn lẻ giới thiệu về diễn trình phát triển của ngôi chùa Việt nói chung, về những đặc điểm chung của loại di tích chùa tháp ở Việt Nam, hay về một giá trị kiến trúc, điêu khắc, lễ hội… tiêu biểu, độc đáo của một ngôi chùa nào đó (đặc biệt là những ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam). Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như: Cuốn Chùa Việt Nam của Hà Văn Tấn (Nxb. Khoa học Xã hội, 1993) là công trình giới thiệu tương đối công phu và đầy đủ các chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và trong đời sống văn hoá cộng đồng trên khắp mọi miền của đất nước. Tác giả cho rằng khảo sát các ngôi chùa ở Việt Nam: “Chúng ta không những thấy được đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, đặc điểm của tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam mà còn giúp chúng ta hiểu được một mặt quan trọng của lịch sử văn hóa và tư tưởng Việt Nam” [66, tr.9]. Cũng liên quan đến việc phân tích các đặc điểm của ngôi chùa Việt, nơi ghi dấu rõ nét những biểu hiện của sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tác giả Nguyễn Quang Khải, với bài viết Một số đặc điểm chùa Việt, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, 2012, đã khái quát ra một số đặc điểm của chùa Việt trên 2 khía cạnh: Kiến trúc và các tượng thờ. Về khía cạnh kiến trúc, tác giả nhận định rằng: “Trong khuôn viên chùa, người ta xây dựng các hạng mục công trình theo hai cách. Một là cấu trúc theo mô hình chữ quốc; hai là, cấu trúc theo hình chuôi vồ và phân chia thành 5 khu vực kiến trúc: trung tâm, tiền, hậu, tả, hữu” [36, tr.28]. Về các tượng thờ, trên cơ sở phân tích bố cục phổ biến của cách bài trí tượng thờ trong các chùa của Phật giáo Bắc tông chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc bộ, tác giả đã đưa ra kết luận tương đối thuyết phục là: “mặc dù tín ngưỡng thờ tự trong chùa Việt là thuần theo kinh điển
  • 30. 29 Phật giáo, nhưng cũng có nhiều sáng tạo, cách tân và mang dấu ấn của đặc điểm tín ngưỡng ở mỗi địa phương” [15, tr.33]. Đi sâu vào nghiên cứu cách thức thờ phụng và sự bài trí tượng Phật trong chùa, công trình Đạo Phật và thế gian của Bùi Biên Hoà (Nxb. Hà Nội, 1994), ngoài phần trình bày thân thế, tôn chỉ, mục đích tu hành thành đạo của từng vị Phật; Mối quan hệ giữa Phật - con người và thế gian trong vũ trụ…, tác giả đã bỏ công điền dã công phu kết hợp với nghiên cứu sử liệu để có được những giới thiệu chi tiết về những quy định, cách thức thờ phụng, sự sắp xếp, bài trí các tượng phật, bồ tát, thánh thần trong chùa, quang cảnh, của một số chùa lớn nổi tiếng ở nước ta. Nhà nghiên cứu Trần Mạnh Đức với bài viết Góp phần tìm hiểu Phật giáo Việt Nam [101, tr.231] đã khái quát những nét nổi bật về tình hình chùa chiền (số lượng, phân bố, đặc điểm nơi thờ tự và những vấn đề tồn tại), tình hình, đặc điểm hoạt động đạo pháp của Phật giáo Việt Nam hiện nay (vấn đề tu học, hoằng dương đạo pháp), về tăng già Việt Nam hiện nay (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vấn đề tăng ni, tín đồ). Đây là nội dung rất có ý nghĩa liên quan đến những nội dung nghiên cứu của luận án. Tác giả Trần Mạnh Đức khẳng định, chùa chiền Việt Nam mang những đặc điểm đa dạng, phong phú cả về kiểu dáng, cách bài trí, lẫn nội dung thờ tự và có những biến đổi tương đối rõ nét của chùa chiền từ cổ chí kim, từ Bắc vào Nam. Công trình Chùa Việt của Trần Lâm Biền (Nxb. Văn hóa Thông tin, 1996) cũng góp thêm những mô tả phong phú về kiến trúc chùa Việt. Trong cuốn sách này, tác giả đã khảo cứu lịch sử các chùa Việt và quá trình thâm nhập Phật giáo vào Việt Nam, đồng thời nghiên cứu tính chất văn hoá, nghệ thuật, kiểu kiến trúc và phong cách tượng Phật giáo tại các chùa Việt từ thời Lý (TK11, 12) đến thế kỷ 19. Năm 1994, Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội xuất bản cuốn Hà Nội, di tích và văn vật trong đó có đề cập đến một số di tích như là dấu ấn văn hóa của
  • 31. 30 Thăng Long, đó là các ngôi chùa. Công trình đã khai thác việc tìm hiểu các ngôi chùa từ phương diện lịch sử văn hóa, lý giải các tên gọi, địa điểm, niên đại xây dựng và sơ qua những giá trị, đặc điểm của một số ngôi chùa ở Hà nội. Góp phần vào hướng nghiên cứu này còn có công trình Đình chùa, lăng tẩm nổi tiếng Việt Nam của Trần Mạnh Thường (chủ biên), Bùi Xuân Mỹ, Phạm Thanh Huyền (Nxb. Văn hoá Thông tin, 1998) cũng giới thiệu lịch sử, kiến trúc các thành, luỹ, đền, tháp, đình, chùa, miếu mạo, quán xá, lăng tẩm khắp trên đất nước Việt Nam từ xưa đến nay. Công trình Chùa Hà Nội của Lạc Việt (NXb. Hà Nội, 2011) là công trình được xuất bản trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Công trình đã dành phần lớn dung lượng để mô tả 76 ngôi chùa ở trung tâm và các vùng ngoại biên Thủ đô. Từng ngôi chùa được giới thiệu một cách vắn tắt nhưng cơ bản về lịch sử hình thành, kết cấu và những đặc điểm về không gian thờ cúng, kiến trúc của chùa. Với tư cách là nhà nhiếp ảnh - cư sĩ, tác giả Võ Văn Tường lại có cách tiếp cận khá đặc sắc khi nghiên cứu về các ngôi chùa. Trong công trình Chùa Việt Nam xưa và nay (Nxb. Giáo dục, 2007), Võ Văn Tường đã cung cấp số lượng hình ảnh và bài viết về các ngôi chùa nhiều nhất Việt Nam. Trong công trình này, bằng những bức ảnh và sự mô tả sinh động, tác giả đã cho độc giả những kiến thức cơ bản về Phật giáo, về kiến trúc chùa, điêu khắc tượng, và những giai thoại, huyền sử cũng như lịch sử các chùa trong cả nước. Trong bài viết Phật giáo thời Trần qua thư tịch và dấu tích liên quan đến các ngôi chùa tháp (2007) của tác giả Lê Tâm Đắc, ngoài phần giới thiệu về sự phát triển Phật giáo thời Trần (Phật học và Phật giáo), sự dung hòa giữa các tôn giáo của Phật giáo (Thiền - Tịnh - Mật) và các tôn giáo khác dưới thời Trần, tác giả chú trọng trình bày sự ra đời của các ngôi chùa làng xã bền vững và quá trình trùng tu xây dựng chùa tháp, điểm khác biệt Phật giáo thời Trần và thời
  • 32. 31 Lý qua kiến trúc và xây dựng chùa tháp. Đây là tư liệu quan trọng giúp tác giả luận án trong khi khảo cứu kiến trúc các ngôi chùa ở Việt Nam hiện nay. Ngoài những nghiên cứu có tính hệ thống và chung về đặc điểm của các ngôi chùa Việt, cũng có nhiều công trình nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu về từng ngôi chùa cụ thể với những nét đặc trưng về văn hóa, kiến trúc, lịch sử và sinh hoạt tín ngưỡng. Trong mảng công trình này có thể kể đến Chùa Bút Tháp của Bùi Văn Tiến (Nxb. Khoa học Xã hội, 2000) hay Bút Tháp nghệ thuật Phật giáo của Phan Cẩm Thượng (Nxb. Mỹ thuật, 1996) đều là những công trình trình bày nghệ thuật điêu khắc (chạm khắc trên đá, tượng), kiến trúc của chùa Bút Tháp, khảo cứu diễn trình lịch sử chùa Bút Tháp; nghệ thuật kiến trúc chùa Bút Tháp; hệ thống tượng thờ ở chùa Bút Tháp; nghệ thuật trang trí ở chùa Bút Tháp; những giá trị nổi bật của chùa Bút Tháp. Chùa Dâu, nơi thờ Phật Pháp Vân - một trong Tứ Pháp, luôn được lấy làm biểu tượng cho sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều. Công trình Chùa Dâu - Tứ Pháp và hệ thống các chùa Tứ Pháp của Nguyễn Mạnh Cường (Nxb. Khoa học Xã hội, 2000) nghiên cứu lịch sử chùa Dâu; giới thiệu tổng quan về địa lí cảnh quan, kiến trúc, Phật điện, niên đại chùa Dâu; nghiên cứu sự ra đời của các Phật Tứ Pháp và hệ thống các chùa Tứ Pháp ở tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây (cũ), Hà Nội, Hưng Yên cùng một số lễ hội và tính dân gian.... Công trình Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp của Phan Cẩm Thượng (Nxb. Mỹ thuật, 2002) cũng giới thiệu nghệ thuật Tứ Pháp ở chùa Dâu vùng Thuận Thành - Bắc Ninh, một công trình thờ thần tự nhiên liên quan đến đời sống nông nghiệp trồng lúa nước ở Việt Nam. Công trình chuyên khảo Chùa Bối Khê nhìn từ khảo cổ học Phật giáo của Nguyễn Quốc Tuấn (Nxb. Từ điển Bách khoa, 2012) lại có cách tiếp cận đặc sắc khi nghiên cứu một ngôi chùa cổ ở khía cạnh khảo cổ học. Bằng việc
  • 33. 32 trình bày địa thế, văn hoá, kiến trúc, đặc biệt là niên đại và di vật chùa Bối Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tác giả đã tái hiện lại được lịch sử hình thành và giá trị văn hóa to lớn của ngôi chùa cổ trong kho tàng văn hóa tôn giáo ở nước ta. Công trình Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu phủ: Truyền thống và kế thừa của Trương Thìn (Nxb. Hà Nội, 2007), ngoài phần giới thiệu về những nét tín ngưỡng văn hoá dân gian ở Việt Nam (như nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu phủ, các bài văn khấn tổ tiên, văn khấn đền chùa, miếu phủ), tác giả còn giới thiệu một số công trình thờ tự tiêu biểu của Việt Nam như đền Hùng, chùa Một Cột, chùa Hương, đền Quán Thánh...Những ngôi chùa còn được khắc họa sắc thái văn hóa của mình qua các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. Nếu công trình Di tích Hà Tây do Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây ấn hành năm 1999 giới thiệu các di tích lịch sử văn hoá, di tích khảo cổ và các đình, chùa, địa điểm di tích cách mạng v.v... nằm tại các thị xã, các huyện của tỉnh Hà Tây (cũ).v.v.. thì công trình Những chùa tháp Phật giáo ở Huế của Hà Xuân Liêm (Nxb. Văn hoá Thông tin, 2008) lại tập trung giới thiệu và phân loại chùa tháp Phật giáo xứ Huế xưa và nay(với 33 ngôi chùa, 4 ngôi tháp và một ni viện, sắp xếp theo niên đại chùa được khai sơn và kế thế trú trì, cách kiến trúc, cách thờ tự trong chùa...). Công trình Bình Dương danh lam cổ tự do Thích Huệ Thông, Phan Thanh Đào, Nguyễn Hiếu Học biên soạn (Bình Dương: Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương, 2008) chủ yếu giới thiệu 24 ngôi chùa tiêu biểu nhất của Bình Dương theo tiêu chí “danh lam” (chùa nổi tiếng) và “cổ tự” (chùa xưa) cũng như về các niên đại xây dựng, phong cách kiến trúc phản ánh những đặc điểm của nhiều môn phái Phật giáo đã có mặt và phát triển trên vùng đất Bình Dương. Hà Nội danh lam cổ tự của các tác giả Thích Bảo Nghiêm và Võ Văn Tường (Tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, HN
  • 34. 33 2003) đã sưu tầm và trình bày rất công phu 36 ngôi chùa tiêu biểu ở Hà Nội. Đây là một công trình rất có giá trị không chỉ vì nó đã hệ thống được đầy đủ các ngôi chùa cổ tiêu biểu ở Hà Nội mà còn có nhiều phát hiện mới về lịch sử, nghệ thuật, quá trình truyền đăng ở các ngôi chùa đó cũng như các giá trị văn hóa ở từng di tích. Các ngôi chùa còn được nghiên cứu ở từng mảng riêng biệt như hội họa, kiến trúc, mỹ thuật hay là đặc điểm tâm linh của chùa. Liên quan đến mảng nghiên cứu này có thể kể đến công trình Bài trí tượng Phật một ngôi chùa tiêu biểu (Nxb. Văn hoá Thông tin, 2010) các tác giả Thích Hạnh Tuỳ và Thích Thanh Ninh trình bày cấu trúc một ngôi chùa và cách bài trí hệ thống tượng Phật, Thánh, Thần... trong chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ; Nêu cách bài trí tượng trong chùa Nành (thuộc huyện Gia Lâm) làm ngôi chùa tiểu biểu để mô tả. Bái Đính ngàn năm tâm linh và huyền thoại: Khảo cứu về phong thuỷ tâm linh và huyền thoại của Trương Đình Tưởng (Nxb. Thế giới, 2010) là công trình giới thiệu thiên nhiên và cảnh quan địa danh Bái Đính (Ninh Bình), những khảo cứu về phong thuỷ, tâm linh và huyền thoại Bái Đính Sơn - các vùng phụ cận và kiến trúc chùa - tượng Phật - Thần - Mẫu chùa Bái Đính cổ và chùa Bái Đính mới xây dựng. Công trình Mỹ thuật Lý - Trần, mỹ thuật Phật giáo của Chu Quang Trứ (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011) lại tìm hiểu sâu về lịch sử hình thành và phát triển mỹ thuật Phật giáo dưới triều Lý - Trần. Tác giả phân tích các đặc điểm và phong cách của nền mỹ thuật này, đồng thời giới thiệu một số thành tựu nổi bật trong lịch sử mỹ thuật Phật giáo nước ta qua một số kiến trúc chùa tiêu biểu. Bài viết của Lê Tâm Đắc - Tạ Quốc Khánh với tiêu đề: Tính hỗn dung của người Việt thể hiện qua đối tượng thờ trong các ngôi chùa ở Hà Nội, (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2/2003, tr.39 - 48) đã phân tích sự đa dạng về đối tượng thờ cúng trong các ngôi chùa ở Hà Nội như là một biểu hiện của tính hỗn dung trong tín ngưỡng của người Việt.
  • 35. 34 Kỷ yếu tọa đàm khoa học Một số vấn đề về văn hóa tôn giáo và tư vấn bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện nay (Nxb. Thời đại, 2012) tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu đề cập đến không gian kiến trúc các ngôi chùa Việt như là một di sản văn hóa của Phật giáo. Luận án tiến sĩ Văn hóa học Những ngôi chùa “tiền Phật hậu Thánh” ở vùng châu thổ Bắc Bộ của Phạm Thị Thu Hương, bảo vệ tháng 3 năm 2007 tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, nghiên cứu về mô hình chùa dạng “tiền Phật hậu Thánh” ở vùng châu thổ Bắc Bộ qua các mặt: Bối cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng làm tiền đề xuất hiện chùa; Xác định các giá trị về kiến trúc, nghệ thuật trang trí, điêu khắc, từ đó tìm ra điểm khác biệt giữa dạng chùa này với các dạng khác. Tác giả cũng chú trọng nghiên cứu, xác định các lớp văn hoá tích hợp trong thần tích của các vị Thánh, lễ hội và các phong tục liên quan... Luận án tiến sĩ Triết học Pháp tu Tịnh Độ và tượng Phật A di đà trong các ngôi chùa Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của Đinh Viết Lực (2012) lại thiên về nghiên cứu pháp môn Tịnh Độ và những pho tượng Phật A Di Đà trong các ngôi chùa cổ ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam với hệ thống thờ tự và tượng Phật, mà tiêu biểu là lớp tượng Di Đà tam tôn, về mối quan hệ giữa lí và pháp của Tịnh Độ tông với tượng Phật A Di Đà, kèm theo một số giải pháp nhằm hướng pháp môn Tịnh Độ hoạt động đúng pháp luật của nhà nước. 1.5. Những kết quả các công trình nghiên cứu đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi nhận thấy, các học giả trong và ngoài nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Điều thú vị là, có thể do tính chất gắn bó chặt chẽ trong lịch sử tồn tại và phát triển, nên tín ngưỡng dân gian thường được đề cập đến trong
  • 36. 35 các công trình nghiên cứu về Phật giáo và ngược lại. Vì vậy, việc tác giả luận án phân chia thành các nhóm công trình như trên chỉ mang tính chất tương đối, để thuận tiện cho việc khái quát vấn đề. Kiến trúc các ngôi chùa vẫn được đề cập đến trong các nghiên cứu về Phật giáo với tư cách là di sản vật thể của Phật giáo, hay không gian thờ cúng của ngôi chùa đều được nhắc đến trong những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian có liên quan. Mỗi công trình được xếp vào nhóm nào là do tác giả căn cứ vào nội dung nghiên cứu nổi bật trong đó. Khái quát lại, trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, các nhà nghiên cứu đã tập trung làm rõ một số nội dung sau: Thứ nhất, khảo cứu sự hình thành và phát triển của Phật giáo, những nội dung giáo lý, tư tưởng cơ bản của đạo Phật. Về nội dung này, các nhà nghiên cứu đã trình bày bối cảnh xã hội Ấn Độ cổ đại và sự ra đời của đạo Phật, vai trò người sáng lập đạo Phật của Thái tử Tất Đạt Đa, kết tập kinh điển và quá trình truyền đạo cùng các bộ phái, tam tạng Thánh giáo và những giáo thuyết căn bản, thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo, tình hình Phật giáo thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, quá trình du nhập, dung hội và những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam. Mỗi tác giả với nguồn tư liệu khác nhau, đứng trên những quan điểm và hướng tiếp cận khác nhau nên đã thể hiện lịch sử Phật giáo Việt Nam ở những mức độ khác nhau, ngay cả việc phân chia giai đoạn lịch sử cũng khác nhau. Một cách chung nhất: Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên; trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo đã có sự dung hội với tín ngưỡng bản địa và các tôn giáo khác, trở thành tôn giáo mang sắc thái Việt đậm nét, với các đặc điểm nổi bật như: dung hợp với tín ngưỡng truyền thống (tính dân gian), nhập thế, tính linh hoạt, hài hòa âm dương, tổng hợp, thống nhất…
  • 37. 36 Thứ ba, khẳng định vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đã đồng hành cùng dân tộc trong lịch sử và cho đến ngày nay. Phật giáo đã tạo ra cho người Việt một đời sống tâm linh sâu sắc và hướng thiện, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho kiến trúc và lễ hội ở Việt Nam, góp phần điều chỉnh các hành vi xã hội theo chuẩn mực của đạo đức truyền thống. Thứ tư, về khái niệm tín ngưỡng dân gian. Hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu về tín ngưỡng, ở nước ta hiện nay cũng tồn tại khá nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm tín ngưỡng. Tuy nhiên, các học giả, dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng thống nhất với nhau ở những điểm lớn là: Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa của con người được hình thành tự phát trong mối quan hệ giữa con người với chính mình, với người khác và với thế giới tự nhiên; tín ngưỡng là một biểu hiện của ý thức về một hiện tượng thiêng, một sức mạnh thiêng do con người tưởng tượng ra hoặc do con người suy tôn, gán cho một hiện tượng, một sức mạnh chỉ cảm thụ được mà chưa nhận thức được. Thứ năm, cơ sở hình thành tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xác định là do nhu cầu về đời sống tinh thần, do đặc điểm của nền văn minh lúa nước, do hạn chế và sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên. Thứ sáu, cơ sở dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, nguyên nhân căn bản, sâu xa nhất khiến cho Phật giáo có thể dung hợp với tín ngưỡng dân gian của người dân Việt Nam là do cùng hướng về cái từ bi bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện trừ ác, nền tảng của những nguyên tắc ứng xử trong xã hội cổ truyền. Thứ bảy, mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian được các nhà nghiên cứu chỉ ra là thể hiện ở sự kết hợp trong giáo lý của Phật giáo và
  • 38. 37 triết lý sống của người Việt, sự kết hợp trong đối tượng thờ cúng và nghi lễ thờ cúng, trong kiến trúc, trang trí và nghệ thuật bài trí trong các chùa Việt Nam. Tuy nhiên, đây là nội dung chưa được các nhà nghiên cứu tập trung làm rõ, mà mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả một cách rất khái quát. Thứ tám, về giá trị của loại di tích chùa tháp ở Việt Nam nói chung, chùa Phật giáo Bắc tông nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Dù nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, song họ vẫn có điểm chung khi thống nhất cho rằng: Chùa là nơi bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu của người Việt qua các giai đoạn lịch sử. Các nhà nghiên cứu đã làm nổi bật những nét cơ bản về đặc điểm cũng như sự phát triển của chùa Việt Nam qua các thời kỳ kịch sử. Với các công trình nghiên cứu về các ngôi chùa cụ thể cũng có sự phân tích về kiến trúc, điêu khắc, bố cục và các nghi lễ, lễ hội đặc trưng ở mỗi vùng mà ngôi chùa đó đại diện. Có thể thấy, dù ít nhiều, các ngôi chùa ở Phật giáo Bắc tông trong cả nước (đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ) cũng đã được đề cập, tìm hiểu, nghiên cứu ở những mức độ và góc độ khác nhau. Từ việc khảo cứu một số công trình tiêu biểu liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, với cách tiếp cận triết học, những vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ trong luận án này là: Thứ nhất, khi phân tích mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, vấn đề đặt ra là: Cơ sở để tạo nên mối quan hệ này là gì? Đặc điểm của mối quan hệ đó? Sự tác động này diễn ra theo chiều hướng nào? Đây là sự kết hợp giữa cái bản địa và cái ngoại lai, hay là quá trình tiếp biến văn hóa theo hướng bản địa hóa? Nó có phải là làm cho tín ngưỡng bản địa được định hình hơn và vì thế, tôn giáo ngoại lai (Phật giáo) cũng phải biến đổi để thích ứng, trở thành Phật giáo dân gian? Hay nó phải là sự tác động hai chiều mà ở đó
  • 39. 38 quá trình Phật giáo hóa và hóa Phật giáo đã làm nên những sắc thái tôn giáo mới trên đất Việt. Đây chính là những vấn đề cần làm rõ trong luận án cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Thứ hai, mặc dù những nghiên cứu về các ngôi chùa Việt là đã khá phong phú và đầy đủ ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Kiến trúc, cảnh quan, giá trị văn hóa, nghệ thuật..v.v.. nhưng còn rất ít công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về mối quan hệ của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian biểu hiện trong các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông. Đây chính là nội dung nghiên cứu cơ bản của luận án để từ đó chỉ ra những giá trị văn hóa tôn giáo đặc sắc ở nước ta. Thứ ba, với tư cách là hiện tượng nằm trong kiến trúc thượng tầng, biểu hiện của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam luôn chịu sự chi phối tác động của cơ sở kinh tế - xã hội và tiếp biến văn hóa trong bối cảnh mới. Điều đó chi phối xu hướng vận động sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trong thực tại mà việc dự báo nó là kênh tư vấn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm khai thác hết những giá trị tích cực của hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng này trong quá trình phát triển. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đến các khía cạnh khác nhau của đề tài, tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian thể hiện qua một số ngôi chùa vẫn còn khá lẻ tẻ và thiếu tính khái quát, hệ thống. Hơn nữa, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam thể hiện ở các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc tông qua các vùng Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam, từ đó chỉ ra sự giống nhau cũng như sự khác
  • 40. 39 biệt trong sự kết hợp đó giữa các vùng miền trên đất nước Việt Nam, đồng thời có những đánh giá một cách khách quan và khoa học về vai trò, vị thế của Phật giáo trong đời sống văn hoá - xã hội Việt Nam nói chung và tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói riêng từ góc nhìn của khoa học triết học. Đây cũng là mục đích chính mà luận án hướng tới trong quá trình nghiên cứu.
  • 41. 40 CHƢƠNG 2 MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO, TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG 2.1. Một số nét cơ bản của Phật giáo Việt Nam 2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển đạo Phật ở Việt Nam Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách ngày nay hơn 2500 năm. Có thể nói, sự ra đời của Phật giáo bắt nguồn từ những nguyên nhân kinh tế, xã hội sâu xa của xã hội Ấn Độ thời đó. Khởi đầu, học thuyết Phật giáo là một trong những trào lưu tư tưởng chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp của đạo Bà-la-môn thời bấy giờ. Người sáng lập học thuyết này là Thái tử Tất Đạt Đa, họ Cồ Đàm (GautamaSiddhattha). Ngài là con Đức vua Tịnh Phạn, thuộc bộ tộc Thích Ca (Sakya). Sau một quá trình thiền tu khổ hạnh đã phát nguyện, nhập thiền và đại giác, Tất Đạt Đa đã tìm ra chân lý, hiểu được bản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường giải thoát, diệt tận khổ đau. Từ khi ra đời cho đến khi xác lập được vị trí ở Ấn Độ và trở thành một trong những tôn giáo lớn của thế giới, Phật giáo đã trải qua 4 lần kết tập kinh điển để xây dựng một học thuyết tôn giáo hoàn chỉnh. Sau lần kết tập thứ tư, Phật giáo suy tàn dần ở Ấn Độ, nhưng lại phát triển ra bên ngoài một cách nhanh chóng: Về phía Bắc, đến các vùng Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên...; về phía Nam, đến Sri Lanca, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Inđônêxia, Malaixia... và trở thành một tôn giáo mang tính quốc tế. Phật giáo có đặc điểm khác với các tôn giáo khác, đó là đức Phật giảng dạy các phương pháp và các giáo lý thực hành chứ không phải là các tín điều, giáo điều. Giáo lý ấy không phải là những gì để tin, để suy luận mà là để thực
  • 42. 41 hành. Đức Phật dựa trên cơ sở thực hành để nói về pháp, và theo Người, mọi kết luận chỉ có thể là đúng khi nó được kiểm chứng bởi tự thân mỗi người. Phật giáo hấp dẫn nhiều tầng lớp, từ trí thức đến bình dân chính bởi những nội dung cực kỳ phong phú của nó. Nghĩa lý chính pháp trong đạo Phật cao siêu mà vẫn gần gũi, phù hợp với nền tảng đạo đức, văn hoá và khoa học nên đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh của đông đảo chúng sinh. Theo Albert Einstein, Phật giáo là khoa học vì nói lên bản chất của sự vật đúng lẽ thật. Và nếu khoa học mới chỉ biết đến những quy luật tương tác của “vật với vật”, thì Phật giáo từ lâu đã tìm hiểu quy luật về sự tương tác giữa “tâm và vật”, giữa “tâm và tâm”. Thực chất của đạo Phật là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Phật chỉ rõ sự thật và nguyên nhân khổ đau của con người, chỉ dạy con đường để có thể giải thoát, chấm dứt sự khổ đau. Vì thế, toàn bộ triết lý của đạo Phật đặt trên hai trụ cột là “Tứ diệu đế” và “Bát chính đạo”. Mọi cách giải thích khác nhau của sách Phật hầu hết đều chỉ là sự giải thích nông/sâu, rộng/hẹp của hai phạm trù này mà thôi. Tứ diệu đế nói về nỗi khổ, nguyên nhân và con đường để diệt trừ nỗi khổ. Bát chính đạo là tám con đường hay tám phương tiện màu nhiệm, nhằm giúp con người từ cõi “u mê” để “giác ngộ” nhằm đạt tới cõi “Niết bàn”. Như vậy, có thể thấy, đạo Phật là đạo giác ngộ, không phải khởi nguyên bằng suy tưởng mà bằng sức sống chân thật của mình. Nhìn chung, các lý thuyết về Phật giáo đều nói về thế giới và con người, tuy nhiên, nếu phân chia một cách tương đối thì các thuyết như “pháp”, “bản thể”, “tâm”, “vô thường”, “nhân duyên”, “sắc- không”... là nói về thế giới, còn các quan niệm về “vô ngã”, “luân hồi”, “nhân quả”, “nghiệp”, “nghiệp báo”, “thập nhị nhân duyên”, “tứ diệu đế”, “giải thoát và Niết bàn”... là những nội dung giáo lý bàn về con người. Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, do sự bất đồng ý kiến trong việc giải thích kinh điển và thực hành giới luật, các đệ tử của đức Phật chia làm 2 phái.
  • 43. 42 Một là, phái gồm các vị trưởng lão, gọi là Thượng toạ bộ theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nghiêm giáo luật, Phật tử phải tự giác ngộ bản thân mình, chỉ thờ Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La - hán. Hai là, số tăng chúng còn lại lập ra Đại chúng bộ, chủ trương không cố chấp theo kinh điển, khoan dung, đại lượng trong thực hiện giáo luật, thu nạp tất cả những ai muốn giác ngộ, quy y, giải thoát cho nhiều người Phái Đại thừa phát triển lên phía Bắc nên gọi là Bắc truyền (Bắc tông), phái Tiểu thừa phát triển xuống phía Nam nên gọi là Nam truyền (Nam tông). Phật giáo truyền vào nước ta từ rất sớm với mốc thời gian được nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận là từ những năm đầu Công nguyên, trong điều kiện kết cấu cơ sở kinh tế - xã hội và bối cảnh lịch sử chính trị - xã hội đặc biệt của Giao Châu lúc bấy giờ. Hầu hết các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam đều khẳng định Phật giáo đã có mặt tại Giao Châu từ rất sớm, trước khi có sự tiếp xúc trực tiếp từ phía Bắc tới. Sách Lĩnh Nam chích quái (có lẽ xuất hiện từ thế kỉ XIII, được Trần Thế Pháp và Vũ Quỳnh biên tập lại vào giữa thế kỉ XV) có câu chuyện về Chử Ðồng Tử và Tiên Dung vào đời Hùng Vương thứ 18. Như vậy, theo truyền thuyết, Chử Ðồng Tử là Phật tử đầu tiên truyền bá đạo Phật trên đất Giao Châu. Nếu như theo đường biển, theo chân các tăng sĩ và thương nhân, Phật giáo được truyền bá đến Giao Châu từ đầu Công nguyên thì theo đường bộ, theo chân các quan lại, binh sĩ và di dân từ phương Bắc tới. Việc Ngô chí mô tả khi Sĩ Nhiếp ra ngoài có mấy mươi người Hồ (dùng chỉ các tộc người Ấn Độ, Trung Á) đi theo sát xe, đốt hương thổi kèn sáo… chứng tỏ Phật giáo nguyên thủy (của Ấn Độ và vùng Trung Á) nói chung và nghi lễ nói riêng lúc bấy giờ đã có ảnh hưởng sâu đậm ngay tại trung tâm của chính quyền Giao
  • 44. 43 Châu. Đồng thời thời kì này cũng thấy xuất hiện những tài liệu thư tịch nói về cuộc tiếp xúc, tranh luận giữa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Bác vào nửa cuối thế kỉ thứ II và 6 bức thư trao đổi giữa Lý Miễu và hai nhà sư Đạo Cao và Pháp Minh tại Giao Châu vào cuối thế kỉ thứ V có lẽ là những tác phẩm tranh luận và trình bày có ý nghĩa lý luận sâu sắc nhất về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, đặt nền móng cho sự du nhập và phát triển Phật giáo ở đây trong những thế kỉ nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất. Về tư tưởng Phật giáo, qua Lý hoặc luận và những kinh Phật được Khương Tăng Hội biên dịch chúng ta biết thời kì này tại Luy Lâu có Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa (Mahayana), có Phật giáo qua các nhà sư từ Trung Á tới mang đậm dấu ấn của những phù phép phương thuật, và cũng có Phật giáo đã qua biên dịch của những tri thức người Hán uyên thâm cả Hán học và chữ Phạn nhưng đã theo Phật giáo (tức là Phật giáo đã được Trung Hoa hóa phần nào). Từ thế kỷ II đến thế kỷ V, Phật giáo tiếp tục được truyền đến nhiều nơi trên đất nước và đã xuất hiện những thiền sư Việt Nam có danh tiếng như Huệ Thắng, Thích Đạo Thiền v.v... Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X vẫn được xem là giai đoạn truyền đạo của Phật giáo. Nếu ở giai đoạn này, ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Ấn Độ giảm dần thì ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Trung Quốc lại tăng lên. Đáng chú ý hơn cả là việc các phái thiền Trung Quốc du nhập vào Việt Nam, như phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci ở Việt Nam 580 - 594), phái Vô Ngôn Thông (đến Việt Nam năm 820). Sang thế kỷ X, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ sau gần một ngàn năm Bắc thuộc đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển sang một bước mới, các vị vua nhà Đinh và Tiền Lê (968- 1009) đã có những chính sách nâng đỡ Phật giáo.
  • 45. 44 Phật giáo đặc biệt phát triển ở thời Lý và thời Trần. Lúc này, trong nước, từ vua quan đến thứ dân đều tôn sùng Phật giáo, tư tưởng của Phật giáo được lấy làm một hệ tư tưởng xã hội và chính sách ngoại giao. Chùa tháp được xây dựng nhiều, kể cả những vùng biên cương hẻo lánh và nơi cư trú của các dân tộc thiểu số. Nhưng từ khoảng giữa thế kỷ XIV, Phật giáo bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau: Tầng lớp ủng hộ Phật giáo mạnh mẽ là quí tộc họ Trần mất dần thế lực chính trị và kinh tế bởi chế độ sở hữu ruộng đất kiểu điền trang thái ấp khá phổ biến đã bắt đầu tan rã. Trong khi đó, Nho giáo với chế độ khoa cử đang dần thắng thế. Các quan lại xuất thân từ Nho học bắt đầu nắm các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Suốt một thời gian dài, nền học thuật nước nhà chủ yếu nằm trong tay các nhà sư nay được thay thế. Sang thế kỷ XV, Phật giáo càng bị hạn chế nặng nề hơn, ngoài việc cuối năm 1429 tập trung sư sãi bắt khảo khí, việc xây dựng chùa cũng bị triều đình xem xét khắt khe, nhất là sự kiện năm 1437, đại đô đốc Lê Ngân bị tội vì thờ Phật Quan Âm để cầu mong cho con gái mình là Huệ phi được vua yêu đã giáng một đòn nặng nề vào Phật giáo. Việc Lê Ngân bị tội là bởi lý do khác, thờ Phật chỉ là cớ, nhưng rõ ràng đó là một biểu hiện cho thấy Phật giáo không còn được triều đình tôn sùng nữa. Và, đến cuối năm 1461, khi vua Lê Thánh Tông ra lệnh cấm xây thêm chùa quán và cấm những người bói toán, đạo Thích ở trong nước từ nay về sau không được trò chuyện trao đổi với người trong cung và hậu đình thì Phật giáo không còn vai trò đối với tầng lớp thống trị như thời kỳ trước nữa mà chỉ còn những ảnh hưởng nhất định trong dân gian. Nhưng từ thế kỷ XVI, sau khi nhà Mạc soán ngôi nhà Lê, chiến tranh xảy ra liên miên làm cho đời sống của nhân dân khốn khổ, chính quyền suy yếu, Nho sĩ suy thoái khiến niềm tin của các nhà chính trị, trí thức vào Nho giáo ngày càng bị lung lay, thì, như một tất yếu, Phật giáo vốn vẫn tiềm tàng