SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 139
LỜI GIỚI THIỆU
Để thống nhất nội dung giảng dạy, cập nhật kiến thức mới đáp ứng nhu
cầu tài liệu học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh trong quá trình giảng
dạy. Giáo trình giải phẫu sinh lý được biên tập để giảng dậy cho các đối tượng
học sinh trong Nhà trường.
Giáo trình giải phẫu sinh lý dùng cho học sinh ngành Điều dưỡng được
biên tập dựa trên nội dung, mục tiêu Chương trình giáo dục ngành Điều dưỡng
của trường Cao đẳng Lào Cai. Giáo trình được được biên tập theo hướng đổi
mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy
học tích cực. Giáo trình cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn về giải
phẫu sinh lý . Nội dung của từng bài được viết một cách ngắn gọn, đảm bảo
lượng kiến thức cơ bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực
chuyên môn.
Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan,
chủ quan nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế
nhất định. Trong quá trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng
nghiệp, giáo viên và học sinh để giáo trình ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu
cầu dạy - học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng
thẩm định giáo trình để đưa tập Giáo trình giải phẫu sinh lý vào sử dụng giảng
dạy chính thức trong nhà Trường!
2
GIẢI PHẪU - SINH LÝ
I. MỤC TIÊU
Mô tả được hình thể ngoài, hình thể trong và liên quan của các cơ quan trong
cơ thể người trên mô hình, tranh vẽ.
Trình bày được chức năng sinh lý của từng cơ quan trong cơ thể người và các
hoạt động điều hoà chức năng các cơ quan đó.
Vận dụng được kiến thức đã học về giải phẫu, sinh lý áp dụng vào nhận định
và chăm sóc người bệnh.
NỘI DUNG
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Giảng dạy
Lý thuyết: Thuyết trình. Thực hiện phương pháp dạy - học tích cực.
Thực tập: Tại phòng thực tập giải phẫu - Sinh lý của trường. Sử dụng môn
hình, tranh, làm thực nghiệm để hướng dẫn học sinh.
2. Đánh giá
Kiểm tra định kỳ: 3 điểm kiểm tra hệ số 2
Thi kết thúc học phần: Thi trắc nghiệm: Bài thi có câu hỏi trắc nghiệm, sử
dụng tranh ảnh, mô hình.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ DẠY VÀ HỌC
Giải phẫu - Sinh lý -Tài liệu giảng dạy trong các Trường trung cấp Y tế
Bài giảng sinh lý.
Bài giảng giải phẫu.
Giáo trình Học phần Giải phẫu - Sinh lý của Trường.
3
BÀI 1
ĐẠI CƯƠNG GIẢI PHẪU - SINH LÝ
Mục tiêu học tập :
Trình bày được đại cương giải phẫu người .
Trình bày được đại cương giải sinh lý người .
Nội dung :
I- Đại cương giải phẫu :
1. Định nghĩa :
Giải phẫu là môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu tạo, vị trí các cơ
quan trong cơ thể người.
Sự khác nhau giữa giải phẫu và phẫu thuật : Giải phẫu là mổ xác để
nghiên cứu còn phẫu thuật là mổ người sống để chữa bệnh.
Giải phẫu là cơ sở của tất cả các môn y học .
2. Tư thế và vị trí, chiều hướng giải phẫu :
a. Tư thế giải phẫu: Là tư thế người đứng thẳng, hai tay buông xuôi, mắt và hai
bàn tay hướng về phía trước .
b. Vị trí, chiều hướng giải phẫu:
Ta có các khái niệm sau.
Trên, dưới
Trước, sau.
Phải, trái.
Trong, ngoài.
Ngoài ra còn các định hướng khác:
Gần, xa.
Quay, trụ.
Gan tay, mu tay ( chân ) .
Người ta cũng chia các đoạn chi của cơ thể ( cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng
chân) thành 3 đoạn để mô tả các vị trí gọi là: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.
3. Đại cương xương:
a. Thành phần, số lượng:
4
Người có khoảng 206 xương được chia làm hai phần.
- Xương trục:
Xương sọ, mặt.
Xương thân mình: gồm xương sống và xương sườn, xương
ức. - Xương chi: Xương chi trên và xương chi dưới.
Chức năng của xương:
Nâng đỡ cơ thể, tạo ra hình thái của mỗi người .
Bảo vệ cơ thể.
Tạo thành hệ vận động.
Tạo huyết.
Dự trữ chất khoáng.
Phân loại:
Xương dài: xương đùi, xương cánh tay, xương chày, xương trụ...
Xương ngắn: các xương ở cổ tay, cổ chân...
Xương dẹt: xương chậu, xương sọ...
Xương bất định: là xương mà hình dáng khó mô tẳ như: xương chậu,
xương hàm dưới...
4. Khớp:
Sự liên kết giữa hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau gọi là khớp.
Theo chức năng có khớp động, bán động và bất động.
Đại cương cơ: Gồm 3 loại.
Cơ vân: (cơ bám xương ) sức co mạnh, vận động theo ý muốn của con
người.
Cơ trơn: nằm ở thành các nội tạng, vận động không theo ý muốn.
Cơ tim: có cả tính chất của cơ vân và cơ trơn.
II- Đại cương sinh lý:
Sinh lý là môn học nghiên cứu các quá trình, hiện tượng diễn ra trong cơ
thể người bình thường.
Trong cơ thể người có các quá trình cơ bản sau.
- Chuyển hóa: Gồm hai quá trình .
Đồng hóa: Là quá trình tổng hợp những chất mà cơ thể thu nhận được
của môi trường chuyển hóa thànhchất dinh dưỡng của cơ thể.
5
Dị hóa: Là quá trình phân giải các chất thành chất đơn giản trong đó có
Cac- bo-níc và nước được đào thải ra ngoài. Quá trình này cần có O-xy và tạo ra
năng lượng cho cơ thể.
Tính chịu kích thích: Là khả năng của cơ thể sống đáp ứng được với các
tác nhân kích thích từ nội tại hoặc ngoại môi.
Sự sinh sản: Là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển. Sinh vật
sinh sản theo hai cách vô tính và hữu tính. Người sinh sản hữu tính.
Con cái sinh ra mang đặc tính của bố và mẹ là tính di truyền.
Sự thay đổi của tinh di truyền là biến dị.
Di truyền và biến dị là cơ sở tiến hóa của sinh vật.
BÀI 2
CƠ MẠCH MÁU THẦN KINH VÙNG ĐẦU, MẶT
CỔ, NÁCH, THÂN MÌNH
Mục tiêu học tập:
Mô tả đặc điểm cơ, mạch máu, thần kinh vùng đầu mặt cổ, thân mình
Trình bày được cấu tạo đại cương và các cơ quan đựng trong nách.
Vận dụng kiến thức vào chăm sóc sức khoẻ người bệnh.
Nội dung:
I. VÙNG ĐẦU MẶT CỔ
1. Các cơ:
1.1.Các cơ vùng đầu: Chia ra làm 2 loại.
1.1.1. Các cơ bám da mặt.
a. Các cơ bám da mặt có đặc điểm là:
- Một đầu bám vào da, mạc hoặc dây chằng một đầu bám vào xương.
6
Vận động bởi các nhánh của dây thần kinh mặt (Dây số VII)
Bám quanh các hốc tự nhiên của đầu mặt.
Các cơ ở vùng này phân thành các nhóm là :
Các cơ trên sọ: Cơ chẩm trán, cơ thái dương đỉnh.
Các cơ quanh tai: Trước, trên, sau tai.
Nhóm cơ quanh hốc mắt: Cơ vòng mi, cơ cau mày, cơ hạ mày.
Nhóm cơ quanh hố mũi: Cơ tháp, cơ hạ vách mũi và cơ mũi.
Các cơ quanh miệng: Cơ vòng môi, cơ mút, cơ năng môi trên, cơ gò má
lớn và bé, cơ cười…
1.1.2. Nhóm cơ nhai:
Cơ cắn.
Cơ thái dương.
Cơ chân bướm trong và ngoài.
1.2 Các cơ vùng cổ:
Chia nhóm vùng gáy và các cơ vùng cổ trước bên.
Các cơ vùng cổ trước bên chia thành 3 lớp:
Lớp nông: Cơ bám da cổ, cơ ức đòn chũm.
Lớp giữa:
Các cơ trên móng: Cơ hai bụng, cơ trâm móng, cơ hàm móng, cơ cằm
móng.
Các cơ dưới móng: Cơ ức móng, cơ vai móng, cơ giáp móng.
+ Lớp sâu:
Các cơ trước cột sống: Cơ thẳng đầu trước, cơ thẳng đầu ngoài, cơ dài
đầu, cơ dài cổ.
Các cơ bậc thang: Trước, giữa và sau.
Các cơ vùng gáy (vùng cổ sau).
+ Cơ thang.
+ Cơ trám bé, cơ nâng vai, cơ gối đầu, cơ gối cổ.
+ Các cơ dựng sống.
+ Các cơ gian gai cổ trước và sau.
Các động mạch:
2.1. Động mạch cảnh chung (ĐM cảnh gốc).
7
Nguyên uỷ: Động mạch cảnh chung phải tách ra từ thân cánh tay đầu
ngay sau khớp ức đòn phải, động mạch cảnh chung trái tách ra ngay từ quai
động mạch chủ, có một đoạn đi trong ngực.
Đường đi: Từ nền cổ động mạch cảnh đi lên dọc hai bên khí quản và
thực quản, tới bờ trên sụn giáp (ngang đốt sổng cổ IV) thì phình ra gọi là xoang
cảnh rồi tách ra thành 2 nhánh tận là động mạch cảnh trong và ngoài. Trên
đường đi động mạch cảnh chung không tách ra nhánh bên nào.
2.2. Động mạch cảnh ngoài.
Động mạch cảnh ngoài là một trong hai nhánh tận của động mạch cảnh
chung, tách ra trên xoang cảnh, ngang mức bờ trên sụn giáp.
Động mạch cảnh ngoài đi lên luồn sau bụng sau cơ hai bụng tới cổ xương
hàm dưới tách ra 2 nhánh tận là động mạch thái dương nông và động mạch hàm
trên.
Động mạch cảnh ngoài tách ra 6 nhánh bên là: Động mạch giáp trên,
động mạch hầu lên, động mạch lưỡi, động mạch mặt, động mạch chẩm và động
mạch sau tai.
2.3. Động mạch cảnh trong:
Cấp máu cho phần lớn não, mắt và cho các nhánh cho trán, mũi.
Động mạch cảnh trong tách ra từ phía trên xoang cảnh đi lên tới nền sọ
chui vào trong sọ chạy ra trước xoang tĩnh mạch hang đến đầu trước xương
bướm thì chia thành hai nhánh là động mạch não trước và động mạch não giữa
tham gia vòng nối đa giác Williss cấp máu cho não.
Phân nhánh bên:
Đoạn cổ: Động mạch cảnh trong không cho nhánh bên nào.
Đoạn trong sọ: Động mạch cảnh trong các nhánh nhỏ cho màng não,
cho mắt và nhánh cho mũi.
8
Động mạch cảnh trong
Động mạch cảnh trong
Động mạch cảnh chung
Quai động mạch cảnh chủ
3. Thần kinh:
Chi phối vận động và cảm giác cho vùng đầu mặt cổ do hai dây thần kinh
số V, số VII và đám rối thần kinh cổ.
VÙNG THÂN MÌNH
1. Các cơ thành ngực
Lồng ngực chia 3 thành:
Thành ngực trước bên.
Thành ngực sau.
Thành dưới.
1.1. Thành ngực trước bên
* Các cơ:
- Lớp ngoài:
9
+ Phía trước có 2 cơ:
Cơ ngực to có tác dụng khép và xoay cánh tay vào trong.
Cơ ngực bé có tác dụng hạ vai, nở lồng ngực.
+ Các cơ bên:
Cơ lưng to và cơ răng trước có tác dụng khép và xoay tay vào trong làm
giãn nở lồng ngực.
- Lớp trong: các cơ gian sườn (liên sườn): Các cơ gian sườn ngoài và
trong.
* Mạch máu và thần kinh:
Bó mạch và thần kinh liên sườn chạy sát bờ dưới các xuơng sườn.
1.2. Thành ngực sau:
* Các cơ
Lớp nông: Cơ lưng rộng có tác dụng khép xoay cánh tay vào trong, nâng
thân mình.
Lớp sâu:
Các cơ răng bé (sau trên và sau dưới): có tác dụng trong động tác thở.
Cơ gai sống.
Cơ liên mỏm ngang.
Cơ lưng dài.
* Mạch máu và thần kinh
Mạch máu: Các nhánh của động mạch dưới đòn, các nhánh của động
mạch liên sườn.
Thần kinh: Nhánh của đám rối thần kinh cánh tay và các dây thần kinh
liên sườn.
1.3. Thành ngực dưới:
Cơ hoành ngăn cách lồng ngực với ổ bụng, cơ hoành tham gia vào động
tác hô hấp.
Mạch máu và thần kinh:
Động mạch hoành là nhánh tách ra đầu tiên của động mạch chủ bụng.
Dây thần kinh hoành phải và trái chi phối cho cơ hoành.
Thành bụng
2.1.Bụng gồm có 4 thành: Trên, dưới, trước bên,và thành sau.
10
Thành trên: Là vòm hoành, ngăn cách lồng ngực với ổ bụng, gồm vòm
hoành phải và trái.
Thành dưới: Là đáy chậu.
Thành sau: Gồm 3 lớp
Lớp sâu có 3 cơ : Cơ lưng to, cơ răng bé sau dưới và cơ gai sống.
Lớp giữa có 2 cơ : Cơ liên mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng
Lớp trước có cơ thắt lưng chậu.
- Thành trước bên:
Ở giữa có đường trắng giữa trên và dưới rốn, dọc 2 bên đường trắng là
cơ thẳng to.
Hai bên từ trong ra ngoài là cơ ngang bụng, cơ chéo bé và cơ chéo lớn.
Phân vùng: Kẻ 2 đường dọc từ giữa bờ sườn phải và trái, 1đường qua 2
GCTT và 1 đường nối 2 xương sườn X chia ổ bụng ra làm 9 vùng.
2.2. Ống bẹn
Ống bẹn là một đường xẻ giữa các lớp cơ của thành bụng trước bên, dài
4-6 cm đi từ lỗ bẹn trong tới lỗ bẹn ngoài, có 4 thành và 2 lỗ.
a.Các thành :
Thành trước:Dày ở phía ngoài vì có 3 cơ: cơ chéo to, cơ chéo bé và cơ
ngang bụng, mỏng và yếu ở phía trong vì chỉ có cân cơ chéo to.
Thành sau: Là mạc ngang, mỏng và yếu có 2 dây chằng Hesselbach và
Henle ở trong , dải chậu mu ở dưới .
Thành trên: Là cơ chéo bé hợp với cơ chéo to (Gân kết hợp).
Thành dưới: Là dây chằng bẹn (cung đùi).
b.Các lỗ bẹn: Hay xảy ra thoát vị bẹn
Lỗ bẹn sâu:Trên điểm giữa cung đùi 18 mm
Lỗ bẹn nông:Trong lỗ bẹn sâu, trên gai mu khoảng 5 mm, tạo nên bởi 3
dải cân cơ chéo to.
Đi qua ống bẹn có thừng tinh, thần kinh chậu bẹn ở nam, dây chằng tròn
và thần kinh chậu bẹn ở nữ.
11
III. VÙNG NÁCH
1. Đại cương cấu tạo:
Nách là vùng nối giữa chi trên và thân mình. Nách được coi như một hình
tháp có 4 thành, 1 nền ở dưới và một đỉnh ở trên.
Thành trước là thành ngực.
Thành sau là thành vai.
Thành trong là thành ngực trước bên.
Thành ngoài là thành cánh tay.
12
- Nền là da và tổ chức dưới da
hõm nách.
2. Các cơ quan đựng trong nách:
2.1. Đám rối thần kinh cánh tay :
Phát nguyên từ cổ và cấu tạo bởi
nhánh trước các dây thần kinh cổV, VI,
VII, VIII và ngực I.
Trước hết chúng họp lại thành các
thân nhất I, II, III (trên, giữa, dưới).
Các thân nhất lại chia đôi sau đó họp lại
tạo 3 thân nhì: trước ngoài, trước trong,
và thân nhì sau, các thân nhì đi xuống
nách cho các ngành tận.
- Thân nhì trước ngoài ch dây cơ
bì và rễ ngoài dây thần kinh giữa.
- Thân nhì trước trong ch rễ trong
dây thần kinh giữa, dây trụ, dây bì cẳng
tay trong và bì cánh tay trong.
- Thân nhì sau cho dây thần kinh
mữ và dây quay.
2. Động mạch nách:
Chạy tiếp theo động mạch dưới đòn
từ điểm giữa bờ dưới xương đòn tới bờ
dưới cơ ngực to. Động mạch cho nhiều
nhánh bên cấp máu cho các thành của
nách.
3. Sự liên quan giữa động mạch và
thần kinh:
- Đoạn trên cơ ngực bé: Thân nhì
nằm ngoài động mạch.
- Đoạn dưới cơ ngực bé: Các
thân nhì quây quanh động mạch và
phân nhánh.
- Đoạn dưới cơ ngực bé: Các dây
thần kinh đi xa dần vào vùng nó chi phối chỉ còn:
Dây thần kinh quay nằm sau động mạch.
Dây thần kinh trụ nằm trong động mạch.
13
+ Dây thần kinh giữa nằm ngoài động mạch.
BÀI 3
GIẢI PHẪU DA, CƠ, XƯƠNG, MẠCH MÁU, THẦN KINH CHI TRÊN
VÀ CHI DƯỚI
Mục tiêu học tập:
Mô tả và chỉ được trên mô hình(tranh) các xương của cơ thể.
Đọc được tên và chỉ được trên mô hình , tranh, người thật các khớp
chính của cơ thể.
Mô tả được các định khu chủ yếu của chi trên.
Mô tả được định khu cơ, mạch máu, thần kinh vùng đùi, khoeo, cẳng
chân và bàn chân.
Mô tả được định khu về cơ, mạch máu, thần kinh vùng mông, chú ý
đến thần kinh hông to ứng dụng trong tiêm mông.
Nội dung:
HỆ XƯƠNG KHỚP
A. Xương đầu mặt
Gồm hai phần sọ và mặt.
I. Phần sọ: Gồm 8 xương tạo thànhhộp sọ phần trên là vòm sọ, phần dưới là nền
sọ.
Xương trán ở phía trước.
Xương chẩm ở phía sau có lỗ chẩm khớp với xương sống và cho hành
não đi qua.
Xương thái dương ở hai bên gồm ba phần: xương trai, xương đá, xương
chũm.
Xương đỉnh là hai tấm xương vuông ở hai bên đỉnh sọ.
Xương bướm nằm giữa nền sọ.
Xương sàng nằm giữa phần ngang xương trán.
14
15
Phần mặt: Gồm 14 xương tạo thành ổ miệng, hố mắt, hố mũi.
1. Các xương kép: là các xương giống nhau từng đôi một.
Hai xương hàm trên.
Hai xương gò má.
Hai xương mũi.
Hai xương lệ.
Hai xương khẩu cái.
Hai xương xoăn dưới.
Các xương đơn:
Xương lá mía.
Xương hàm dưới là xương duy nhất cử động được khớp với xương thái
dương tạo thành khớp thái dương - hàm.
B. Xương thân mình: ( xương cột sống )
16
1. Phân chia cột sống:
Có 31-33 đốt sống tạo thành cột sống chia làm 5 đoạn.
7 đốt sống cổ.
12 đốt sống ngực.
5 đốt sống thắt lưng.
5 đốt sống cùng.
3 - 5 đốt sống cụt.
Tính chất chung của các đốt sống:
Thân đốt: hình trụ dẹt nằm ở phía trước.
Cung đốt: ở phía sau và hai bên cung thân đốt tạo thành lỗ đốt sống. Các
lỗ đốt sống chồng lên nhau tạo thành ống sống trong đó có tủy sống. Cung
đốt có các chỗ khuyết ở gần thân đốt tạo lỗ liên hợp.
- Mỏm đốt:
Mỏm gai từ giữa cung đốt đi ra.
Mỏm ngang từ hai bên cung đốt đi ra hai bên.
Mỏm khớp để các đốt sống khớp với nhau.
Một số tính chất riêng:
Đốt cổ: thân đốt nhỏ, lỗ rộng, mỏm gai chẽ đôi, mỏm ngang có lỗ cho
động mạch đốt sống đi qua.
Đốt ngực có các khớp với xương sườn.
Xương cùng, xương cụt là các đốt sống thoái hóa dính vào nhau tạo
thành. Bờ trên xương cùng mặt trước cổmm nhô.
Xương chi trên:
17
I. Xương đai vai:
Gồm xương đòn và xương bả vai.
18
-
Xương đòn: cong hình chữ S nằm ngang trước trên lồng ngực. Đầu trong khớp
với xương ức tạo khớp ức-đòn, đầu ngoài khớp với mỏm cùng vai tạo khớp cùng
vai đòn.
Xương bả vai: là một xương dẹt hình tam giác có hai mặt, ba bờ, ba góc.
Mặt sau có gai vai, đầu ngoài là mỏm cùng vai.
Bờ trên có mỏm quạ và mẻ quạ.
Góc ngoài có hõm khớp ( ổ chảo ) khớp với đầu trên xương cánh tay tạo thành
khớp va
II. Xương cánh tay: Là một xương dài có một thân và hai đầu.
19
Đầu trên:
Chỏm khớp.
Cổ khớp ( cổ giải phẫu )
Hai mấu động to và nhỏ.
Cổ phẫu thuật.
Thân xương:
Hình lăng trụ tam giác, mặt sau có rãnh xoắn
có động mạch cánh tay sâu và thần kinh quay đi qua.
Đầu dưới:
Lồi cầu ở ngoài.
Ròng rọc ở trong.
Hố vẹt ở trước trên ròng rọc.
Hố khuỷu ở sau trên ròng rọc.
Mỏm trên lồi cầu và mỏm trên ròng rọc.
III. Xương cẳng tay:
20
Gồm hai xương là xương quay và xương trụ.
1. Xương quay:
Là một xương dài có một thân và hai đầu.
- Đầu trên có:
Chỏm xương: gồm đài xương và vành khớp.
Cổ xương nối chỏm với thân xương.
Lồi củ nhị đầu.
Thân xương hình lăng trụ tam giác.
Đầu dưới gồm:
Mỏm trâm quay
ngoài.
Diện khớp với
xương trụ,xương cổ tay.
2. Xương trụ:
Là một xương dài
có một thân và hai đầu.
- Đầu trên có:
Mỏm khuỷu ở
sau trên.
Mỏm vẹt ở
trước dưới.
Hõm Xích-ma
lớn giữa mỏm khuỷu và
mỏm vẹt.
Hõm Xích-ma
bé khớp với vành khớp
xương quay.
Thân xương hình
lăng trụ tam giác.
Đầu dưới có
mỏm trâm trụ ở trong,
diện khớp với xương cổ
tay và xương quay.
IV. Xương cổ tay:
Có tám xương xếp thành hai hàng, tính từ ngoài vào trong gồm.
21
Hàng trên gồm các xương: Thuyền, Nguyệt, Tháp, Đậu.
Hàng dưới gồm các xương: Thang, Thê, Cả, Móc.
Xương bàn tay:
Năm xương đốt bàn tay từ ngoài vào trong là I,II,III,IV,V.
14 xương đốt ngón tay. Mỗi ngón có 3 xương tính từ gốc ngón là 1,2,3.
Riêng ngón I có 2 đốt.
VI. Các khớp chi trên:
Khớp vai.
Khớp khuỷu.
Khớp cổ tay.
Khớp bàn ngón-tay.
Khớp đốt ngón tay.
D - Xương chi dưới
I. Xương chậu:
Gồm ba xương dính liền nhau tạo thành:
Xương cánh chậu.
Xương mu.
Xương ngồi.
Xương chậu hình dáng phức tạp người ta coi nó có 2 mặt, 4 bờ, 4 góc.
Các mặt:
Mặt ngoài có hõm khớp (ổ cối) và lỗ bịt.
Mặt trong ở giữa có mào eo trên.
Các bờ:
Bờ trên là mào chậu.
Bờ dưới là ngành ngồi mu.
Bờ trước tính từ trên xuống dưới có: gai chậu trước trên, gai chậu trước
dưới, phình lược, diện lược, mào lược, gai mu.
Bờ sau từ trên xuống dưới gồm có: gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới,
khuyết hông lớn, gai hông, khuyết hông bé, ụ ngồi.
22
23
Các góc:
Góc trước trên là gai chậu trước trên.
Góc trước dưới là góc mu.
Góc sau trên là gai chậu sau trên.
Góc sau dưới là ụ ngồi.
Hai xương chậu, xương cùng cụt tạo thành khung chậu. Mỏm nhô, bờ
trước xương cùng, mào lược, khớp mu, mào eo trên tạo thành eo trên. Eo trên
chia khung chậu thành đại khung và tiểu khung.
Xương đùi:
Là một xương dài lớn nhất của cơ thể gồm một thân và hai đầu.
Thân xương hình lăng trụ tam giác có ba mặt ba bờ, bờ sau là đường ráp
xương đùi.
Đầu trên gồm:
+ Chỏm xương.
+ Cổ khớp.
+ Hai mấu chuyển to và nhỏ. Giữa hai mấu có mào liên mấu.
+ Cổ tiếp.
Đầu dưới gồm :
Hai lồi cầu trong và ngoài.
Mặt trước có diện ròng rọc.
Mặt sau có hố liên lồi cầu.
III. Xương cẳng chân:
Gồm hai xương chày và mác.
Xương chày: là một xương dài có một thân và hai đầu.
Thân xương có ba mặt, ba bờ, bờ trước sắc là mào chầy.
Đầu trên có hai lồi cầu trong và ngoài khớp với hai lồi cầu xương đùi tạo
thành khớp gối. Phía trước khớp gối có xương bánh chè.
Đầu dưới có mắt cá trong, diện khớp với xương sên, xương mác.
Xương mác:
Có một thân hai đầu là một xương phụ của cẳng chân. Đầu trên khớp với
xương chầy, đầu dưới có mắt cá ngoài, diện khớp với xương chầy và xương sên.
24
IV. Xương cổ chân: gồm 7 xương sếp thành hai hàng.
Hàng sau có xương gót và xương sên.
Hàng trước có xương thuyền, xương hộp, 3 xương chêm.
V. Xương bàn chân:
5 xương đốt bàn chân từ trong ra ngoài là xương I, II, II, IV, V.
25
14 xương đốt ngón chân, tính từ gốc ngón là các xương 1,2,3. Riêng
ngón I có hai đốt.
VI. Các khớp:
Khớp háng
Khớp gối.
Khớp cổ chân.
Khớp bàn- ngón chân.
Khớp các đốt ngón chân.
CƠ, MẠCH MÁU, THẦN KINH CHI TRÊN
I. Vùng cánh tay:
Như một ống tròn bọc quanh là da và cơ, ở giữa là xương, có hai vách liên
cơ ngoài và trong.
Khu cánh tay
trước: a. Các cơ:
Có ba cơ.
Cơ nhị đầu: Nằm ở trước nhất, tác dụng gấp và sấp cẳng tay.
Cơ cánh tay trứơc: Nằm sau cơ nhị đầu, tác dụng gấp cẳng tay.
Cơ quạ cánh tay kéo cánh tay vào trong và ra trước.
b. Mạch và thần kinh:
Động mạch cánh tay đi từ bờ dưới cơ ngực to tới 3cm dưói nếp gấp
khuỷu chia 2 ngành tận là động mạch quay và động mạch trụ. Cơ quạ cánh tay là
cơ tùy hành động mạch. Động mạch cho các nhánh bên sau:
Động mạch cánh tay sâu chạy ra khu cánh tay sau cùng thần kinh quay
nằm trong rẵnh soắn xương cánh tay.
Động mạch bên trụ trên ( bên trong trên ).
Động mạch bên trụ dưới.
- Thần kinh:
Dây cơ bì: Chạy giữa cơ nhị đầu và cơ cánh tay trước. Vận động cho
các cơ cánh tay trước. Cảm giác da nửa ngoài cánh tay.
Dây giữa: Nằm trước ngoài động mạch sau đó bắt chéo động mạch để
vào trong.
26
Dây bì cẳng tay trong: Chi phối cảm giác cho nửa trongcẳng tay.
Dây bì cánh tay trong: Cảm giác da ở đáy nách và mặt trong cánh tay
Khu cánh tay
sau: a. Các cơ:
Có một cơ là cơ tam đầu cánh tay, tác dụng duỗi cẳng tay.
b. Mạch và thần kinh:
27
Động mạch cánh tay sâu và dây thần kinh quay nằm trong rănh xoắn
xương cánh tay.
Động mạch bên trụ trên và dây thần kinh trụ
III. Vùng khuỷu:
Là khu nằm giữa cánh tay và cẳng tay. Phía trước là khu nếp khuỷu, phía
sau là khu mỏm khuỷu. Giới hạn trên và dưới nếp khuỷu hai khoát ngón tay.
Khu nếp khuỷu:
a. Lớp nông:
28
Tĩnh mạch nông: Gồm tĩnh mạch quay nông, trụ nông và giữa nông họp
thành hình chữ M.
Thần kinh nông:
+ Thần kinh cơ bì theo tĩnh mạch quay nông cảm giác cho khu ngoài cẳng
tay.
Thần kinh bì cẳng tay trong theo tĩnh mạch trụ nông cảm giác khu trong
cẳng tay.
29
b. Lớp sâu:
Ba toán cơ của vùng này tạo thành hai rẵnh nhị đầu trong và ngoài.
- Rãnh nhị đầu trong:
Có độnh mạch cánh tay và dây thần kinh giữa.
Nhánh bên trụ dưới nối với nhánh quặt ngược trụ trước ( một nhánh của
động mạch trụ ).
- Rãnh nhị đầu ngoài
Nhánh trước của động mạch cánh tay sâu nối với động mạch quặt ngược
quay trước ( một nhánh của động mạch quay).
Thần kinh quay từ sau ra trước nằm trong rẵnh chia làm hai nhánh:
Nhánh trước là nhánh cảm giác.
Nhánh sau là nhánh vậ động chạy ra khu cẳng tay sau.
Khu mỏm khuỷu:
Có mỏm khuỷu ở giữa và hai rẵnh hai bên.
Rãnh ngoài có nhánh sau của động mạch cánh tay sâu nối với nhánh quặt
ngược quay sau ( nhánh của động mạch quay ).
Rãnh trong có thần kinh trụ, động mạch bên trụ trên nối với động mạch
quặt ngược trụ sau.
Vùng cẳng tay:
Hai xương cẳng tay, màng gian cốt và vách liên cơ chia cẳng tay làm ba
khu: trước trong, trước ngoài và khu sau.
A. Khu trước:
Các cơ khu trước trong:
Có tám cơ xếp thành 4 lớp.
- Lớp nông từ ngoài vào trong có:
+ Cơ sấp tròn: Gấp cẳng tay.
+ Cơ gấp cổ tay quay.
+ Cơ gan tay dài: Gấp bàn tay.
+ Cơ gấp cổ tay trụ: Gấp và nghiêng bàn tay vào trong.
Lớp giữa: Có cơ gấp nông các ngón tay chia thành 4 gân đi xuống bàn
tay. Mỗi gân chia thành hai chẽ bám vào sườn đốt hai các ngón 2, 3, 4, 5. Tác
dụng gấp các ngón tay của bàn tay.
Lớp sâu có hai cơ:
30
Cơ gấp sâu các ngón tay bám vào đốt 3 ngón 2, 3, 4, 5. Tác dụng gấp
các ngón tay.
Cơ gấp dài ngón cái.
Lớp sát xương có cơ sấp vuông: Sấp cẳng tay.
Các cơ khu trước ngoài:
Có 4 cơ.
Cơ cánh tay quay (cơ ngửa dài): Ngửa cẳng tay mạnh nhất.
Cơ ngửa ngắn.
Cơ duỗi cổ tay quay dài: Duỗi và nghiêng bàn tay ra ngoài.
Cơ duỗi cổ tay quay ngắn.
31
3. Mạch máu và thần kinh:
Gồm ba bó mạch thần kinh và dây thần kinh giữa.
a. Bó mạch thần kinh quay:
Động mạch quay: Đi từ giữa nếp khuỷu xuống chạy ra ngoài theo cơ
ngửa dài tới mỏm trâm quay. Cho các nhánh bên sau:
Nhánh quặt ngược quay trước.
Nhánh ngang trước cổ tay.
Nhánh quay gan tay.
Nhánh mu cổ tay.
Nhánh trước dây thần kinh quay chạy ngoài động mạch tới một phần ba
dưới cẳng tay thì luồn ra sau xuống mu tay cảm giác cho nửa ngoài mu tay và
mu hai ngón rưỡi ngoài (trừ mu đốt 2, 3 ngón II, III và nửa trong mu đốt 2, 3
ngón IV do dây giữa cảm giác ).
b.Bó mạch thần kinh trụ:
Động mạch trụ: Từ 3cm dưới nếp gấp khuỷu chạy chếch vào trong tới
một phần ba giữa cẳng tay gặp dây thần kinh trụ, chạy giữa hai cơ gấp nông và
sâu các ngón tay. Cho các nhánh bên sau:
Thân động mạch quặt ngược trụ.
Động mạch mu cổ tay.
Thần kinh trụ: Từ rãnh ròng rọc khuỷu xuống nằm trong động mạch trụ.
Vận động cơ trụ trước, hai bó trong cơ gấp sâu các ngón tay và gần hết cơ bàn
tay. Cảm giác nửa trong mu tay và gan tay.
Bó mạch thần kinh gian cốt:
Gồm động mạch và thần kinh gian cốt trước .
Chạy sau cơ gấp nông các ngón, giữa cơ gấp dài ngón cái và cơ gấp sâu
các ngón. Vận động cho hầu hết các cơ cẳng tay trước trong. Cảm giác nửa
ngoài và ba ngón rưỡi ngoài gan tay.
B. Khu cẳng tay sau:
1. Các cơ:
Có 8 cơ xếp thành 2 lớp.
Lớp nông: Từ ngoài vào trong có 4 cơ đều bám vào mỏm trên lồi cầu.
Cơ duỗi chung các ngón tay bám vào các đốt ngón 2, 3, 4, 5. Tác dụng
duỗi ngón tay và bàn tay.
Cơ duỗi riêng ngón út.
32
Cơ duõi cổ tay trụ (cơ trụ sau), duỗi và nghiêng bàn tay vào trong.
Cơ khuỷu: Duỗi cẳng tay.
Lớp sâu: Từ ngoài vào trong có 4 cơ.
+ Cơ dạng dài ngón cái.
+ Cơ duỗi ngắn ngón cái.
Cơ duỗi dài ngón cái.
Cơ duỗi riêng ngón trỏ.
Mạch và thần kinh:
Động mạch gian cốt sau.
Thần kinh là nhánh sau dây quay.
33
IV. Vùng cổ tay:
Khu trước cổ tay:
Bó mạch thần kinh trụ nằm ngoài xương đậu.
Dây thần kinh giữa nằm trước gân gấp nông các ngón trỏ, ngoài gân gấp
nông ngón giữa.
Động mạch quay: Vòng xuống dưới mỏm trâm quay ra sau.
Khu sau:
Lớp nông có các tĩnh mạch nông, ngành trước dây quay, nhánh bì mu tay
dây trụ. Dưới da là các gân duỗi.
Động mạch quay nằm trong hố lào giải phẫu giữa gân cơ duỗi ngắn và
duỗi dài ngón cái.
V. Bàn tay:
1. Vùng gan tay:
Cân nông và cân sâu chia gan tay thành 2 khu.
a. Khu nông:
Nằm giữa cân nông và cân sâu gồm có.
Ô mô cái chứa các cơ vận động ngón cái.
Ô mô út chứa các cơ vận động ngón út.
34
- Ô gan tay giữa có các gân cơ gấp các ngón nông, sâu các ngón và cơ
giun.
b. Khu gan tay sâu:
Có các cơ gian cốt gan tay và mu tay.
c. Bao hoạt dịch:
Bao họat dịch ngón tay: Bọc gân gấp các ngón2, 3, 4, đi từ nền đốt 3 tới
trên khớp bàn ngón tay khoảng 1,5cm.
Bao hoạt dịch ngón tay-cổ tay: Gồm 2 bao.
+ Bao quay: Bọc gân gấp dài ngón
CƠ, MẠCH MÁU, THẦN KINH CHI DƯỚI
I.Vùng đùi:
Vùng đùi được giới hạn ở trên bởi nếp bẹn và nếp lằn mông, ở dưới bởi
một bình diện đi qua bờ trên các lồi cầu của xương đùi.
Da, tổ chức dưới da, mạc đùi bọc xung quanh và xương đùi nằm ở giữa.
Các vách liên cơ ngoài và trong cùng cơ khép lớn chia đùi thành 3 khu.
Khu đùi trước:
a. Cơ:
-Cơ may từ gai chậu trước trên xuống bám vào mặt trong đầu trên xương
chày. Tác dụng gấp đùi vào bụng và gấp cẳng chân vào đùi.
-Cơ thắt lưng chậu có tác dụng gấp đùi vào bụng
Cơ tứ đầu đùi gồm 4 cơ: Cơ thẳng đùi, cơ rộng ngoài, cơ rộng trong và
cơ rộng giữa. Bốn cơ trên họp lại thành một gân chung bám vào và phủ trước
xương bánh chè rồi bám vào lồi củ xương chày. Có tác dụng duỗi cẳng chân.
Mạch máu và thần kinh:
Động mạch cấp máu là các nhánh bên của động mạch đùi chủ yếu là các
nhánh bên của động mạch đùi sâu.
-Thần kinh chi phối là nhánh của dây thần kinh đùi.
Khu đùi trong:
a.Cơ:
Gồm các cơ khép xếp thành 3
lớp. -Cơ lược.
35
-Cơ khép nhỡ.
-Cơ khép nhỏ.
-Cơ khép lớn.
Bốn cơ trên có tác dụng khép và hơi xoay đùi ra ngoài.
-Cơ thẳng trong có tác dụng khép cẳng chân.
b.Mạch máu và thần kinh:
Là bó mạch và thần kinh bịt đi xuống cấp máu và chi phối các cơ khép.
36
37
3.Khu đùi sau:
a. Cơ:
Gồm 3 cơ là cơ bán mạc, cơ bán gân và cơ nhị đầu đùi có tác dụng duỗi
đùi và gấp cẳng chân
b.Mạch máu, thần kinh:
-Động mạch cấp máu là các nhánh xiên của động mạch đùi sâu.
-Thần kinh chi phối là các nhánh của dây thần kinh hông to.
II.Vùng khoeo:
38
Nằm sau khớp gối, hình trám, có 4 thành bên do các cơ của vùng đùi sau
và các cơ khu cẳng chân sau tạo thành .
Các thành phần đựng trong vùng khoeo:
Động mạch khoeo nằm sâu nhất sát xương. Chạy tiếp theo động mạch
đùi tới giữa vùng khoeo thì chạy thẳng xuống cung cơ dép rồi chia làm 2 nhánh
39
tận là động mạch chày trước và động mạch chày mác. Động mạch khoeo phân ra
nhiều nhánh bên.
Tĩnh mạch khoeo nằm sau, ngoài động mạch.
Thần kinh: Dây thần kinh hông to tới đỉnh trám khoeo chia ra 2 nhánh là
thần kinh mác chung (hông khoeo ngoài) và thần kinh chày (hông khoeo trong).
III.Vùng cẳng chân:
Giới hạn ở trên là 1 mặt phẳng cắt ngang dưới nếp khoeo 3 khoát
ngón tay và ở dưới là bờ dưới của 2 mắt cá chân.
Từ ngoài vào trong có da, mạc cẳng chân, cơ, mạch máu, thần kinh và 2
xương cẳng chân. Màng gian cốt, 2 vách liên cơ trước và ngoài chia cẳng chân
làm 3 khu: khu trước, khu sau và khu ngoài.
Khu cẳng chân trước:
40
*Cơ:
-Cơ cẳng chân trước (Cơ chày trước), tác dụng gấp và xoay bàn chân vào
trong.
-Cơ duỗi dài ngón cái, tác dụng duỗi ngón cái và gấp bàn chân.
-Cơ duỗi chung ngón chân , tác dụng duỗi các ngón chân và gấp bàn chân.
*Mạch máu và thần kinh:
41
-Động mạch chày trước là 1 nhánh của động mạch khoeo, đi ra trước
màng gian cốt tới giữa hai mắt cá ở cổ chân đổi tên thành động mạch mu chân.
-Thần kinh chày trước ( thần kinh mác sâu ) là một nhánh của thần kinh
mác chung, đi kèm động mạch chày trước chi phối vận động các cơ khu cẳng
chân trước.
2.Khu cẳng chân ngoài:
*Cơ: Có 2 cơ là cơ mác dài và cơ mác ngắn, tác dụng xoay bàn chân ra
ngoài.
*Mạch máu và thần kinh:
-Động mạch cấp máu là nhánh nuôi cơ mác từ động mạch chày trước.
-Thần kinh chi phối là dây thần kinh mác nông.
3.Khu cẳng chân sau:
*Cơ: Xếp thành 2 lớp ở giữa có bó mạch và thần kinh.
-Lớp nông có cơ tam đầu cẳng chân gồm 2 cơ sinh đôi trong, ngoài và cơ
dép. Tác dụng duỗi bàn chân, kiễng chân, xoay bàn chân vào trong.
-Lớp sâu có 4 cơ: +Cơ khoeo, tác dụng gấp cẳng chân.
+Cơ cẳng chân sau ( cơ chày sau), tác dụng xoay bàn
chân vào trong.
+Cơ gấp các ngón chân dài, tác dụng gấp các ngón
chân, duỗi bàn chân.
+Cơ gấp dài ngón cái, tác dụng gấp ngón cái.
*Mạch máu và thần kinh:
Động mạch cấp máu là thân động mạch chày mác, động mạch này phân
2 nhánh tận là động mạch chày sau và động mạch mác. Động mạch mác chạy
chếch ra ngoài sau xương mác, động mạch chày sâu chạy giữa cơ chày sau và cơ
gấp các ngón chân dài xuống cổ chân nằm sau mắt cá trong.
-Thần kinh chi phối là thần kinh chày sau, tiếp theo của thần kinh chày chi
phối vận động các cơ khu cẳng chân sau, xuống đến cổ chân chia 2 nhánh là
thần kinh gan chân ngoài và trong.
IV.Vùng cổ chân:
Khu cổ chân trước:
Gồm da, tổ chức dưới da, các dây thần kinh, các gân duỗi và lớp cân
nông dày lên tạo thành dây chằng vòng cổ chân.
Có tĩnh mạch hiển trong nằm trước mắt cá trong, thường bộc lộ tĩnh
mạch ở đây để truyền dịch.
42
2.Khu cổ chân sau:
Từ nông vào sâu có da, tổ chức dưới da, các nhánh của thần kinh hiển
ngoài, lớp cân nông bao bọc quanh gân gót và lớp cân sâu.
V.Bàn chân:
1.Mu chân:
Từ nông vào sâu gồm có:
43
-Da, tổ chức dưới da, mạch máu và thần kinh.
-Lớp cân nông dày lên tạo thành dây chằng vòng trước cổ chân
-Các gân cơ của khu cẳng chân trước chạy xuống có bao hoạt dịch bọc
quanh.
-Cơ duỗi ngắn các ngón chân, tác dụng duỗi các ngón chân.
-Động mạch mu chân chạy tiếp theo động mạch chày trước, phân các
nhánh bên cho mu chân, bàn chân và các ngón chân.
-Thần kinh mác sâu chia 2 nhánh ngoài và trong.
2.Gan chân:
*Da dày nhất là ở gót chân.
*Lớp cân dày, chắc và dính chặt vào da, 2 vách liên cơ trong và ngoài
chia gan chân làm 3 ô:
44
Ô gan chân trong có các cơ vận động ngón I
Ô gan chân giữa có gân gấp chung ngón chân, cơ gan chân, cơ giun...
Ô gan chân ngoài có các cơ vận động ngón út.
*Mạch máu và thần kinh:
-Động mạch: Hai động mạch gan chân trong và ngoài là các nhánh của
động mạch chày sau.
-Thần kinh chi phối là 2 nhánh thần kinh gan chân trong và ngoài tách từ
thần kinh chày sau.
+Thần kinh gan chân trong chi phối cảm giác 3 ngón rưỡi trong.
+Thần kinh gan chân ngoài chi phối cảm giác 1 ngón rưỡi ngoài.
CƠ, MẠCH MÁU, THẦN KINH VÙNG MÔNG
Vùng mông ở sau trên, giới hạn bởi mào chậu ở trên, nếp lằn mông ở
dưới, giữa là rãnh liên mông.
Cơ: Gồm 3 lớp cơ. a.
Lớp nông: Có 2 cơ.
-Cơ mông to: Là cơ lớn nhất che phủ cả vùng mông, có tác dụng duỗi và
xoay đùi ra ngoài.
-Cơ căng cân đùi có tác dụng duỗi cẳng chân, dạng đùi ra ngoài.
b. Lớp giữa:
Cơ mông nhỡ có hình tam giác, có tác dụng như cơ mông to.
c. Lớp sâu:
Tác dụng chung xoay đùi ra ngoài
- Cơ mông bé có tác dụng như cơ mông to.
-Cơ tháp (Cơ hỡnh lờ) đây là mốc quan trọng tìm bó mạch, thần kinh
vùng mông.
Cơ bịt trong. - Cơ bịt ngòai.
Cơ sinh đôi. - Cơ vuông đùi.
45
46
2. Mạch máu và thần kinh:
Cơ tháp (cơ hỡnh lờ) chia vùng mông ra làm 2 khu: trên tháp và dưới
tháp.
a. Mạch máu và thần kinh khu trên cơ tháp:
-Động mạch mông trên: Là 1 nhánh của động mạch chậu trong, chui qua
khuyết hông lớn, cấp máu cho 3 cơ mông.
47
-Thần kinh mông trên: Là 1 nhánh bên của đám rối cùng, đi kèm động
mạch mông trên.
b. Mạch máu và thần kinh khu dưới cơ tháp:
*Động mạch:
-Động mạch mông dưới (động mạch ngồi) là 1 nhánh của động mạch
chậu trong cấp máu cho cơ mông to, khu đùi sau.
-Động mạch thẹn trong là 1 nhánh của động mạch chậu trong, cấp máu
cho vùng đáy chậu và bộ phận sinh dục.
*Thần kinh:
-Thần kinh hông to là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, là nhánh tận duy nhất
của đám rối cùng, đi từ bờ dưới cơ tháp xuống khu đùi sau. Chi phối vận động,
cảm giác hầu hết chi dưới.
-Khi tiêm mông chỉ tiêm ở 1/3 ngoài của đường kẻ từ đỉnh xương cụt đến
gai chậu trước trên.
-Thần kinh hông bé là 1 nhánh bên của đám rối cùng, phân nhánh vận
động cho cơ mông to và chi phối cảm giác mặt sau đùi, khoeo.
-Thần kinh thẹn trong là một nhánh bên của đám rối cùng, chi phối các cơ
ở đáy chậu.
BÀI 13
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ THẦN KINH
Mục tiêu học tập
Trình bày được giải phẫu, sinh lý của não bộ,tủy sống và hệ thần kinh
thực vật.
Kể tên và nêu chức năng 12 đôi dây thần kinh sọ não.
Nội dung
Phần1: ĐẠI NÃO
1. Hình thể ngoài:
48
a. Bán cầu đại não:
Có 2 bán cầu đại não phải
và trái ngăn cách bởi khe gian bán
cầu.
Mỗi bán cầu đại não có 1
não thất bên thông với não thất III
bằng 1 lỗ nhỏ.
Mỗi bán cầu có 3 mặt:
Mặt ngoài khuôn theo
vòm sọ.
Mặt trong phẳng áp vào
bán cầu đối diện.
Mặt dưới đè nên nền sọ và
tiểu não.
b. Các thùy và các hồi đại
não:
Trên bề mặt đại não
có các khe( sâu) và các rẵnh
(nông) chia đại não thành các
thùy và các hồi.
Các khe và các thùy:
Có 5 khe:
Khe Sulvius ở mặt
ngoài và dưới bán cầu.
Khe Rolando ở mặt
ngoài và trên.
Khe thẳng góc ngoài .
Khe thẳng góc trong.
Khe viền trai(khe
dưới trán) ở mặt trong.
Các khe trên chia bán
cầu đại não thành 6 thùy:
Thùy trán ở trước .
Thùy đỉnh ở trên.
Thùy chẩm ở sau.
49
Thùy thái dương ở bên và dưới.
Thùy đảo nhỏ nằm sâu trong khe Sylvius.
Thùy viền trai (thùy dưới trán) ở mặt
trong. - Các rẵnh và các hồi:
Các rẵnh chia các thùy thành nhiều hồi trừ thùy trai
Thùy trán có 4 hồi là hồi trán 1, 2, 3 và hồi trán lên.
Thùy đỉnh có 3 hồi là hồi đỉnh lên, trên và dưới.
Thùy chẩm có 6 hồi 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Thùy thái dương có 5 hồi 1, 2, 3, 4, 5.
Thùy đảo có 5 hồi.
Hình thể trong:
a. Chất xám: Là nơi tập trung các thân tế bào thần kinh,có ở 2 nơi.
Vỏ đại não dầy 2-4 mm phủ mặt ngoài đại não lách sâu vào các khe rãnh
diện tích khoảng 2200 cm2.
Các nhân xám trung ương họp thành thể vân nằm xen giữa chất trắng
trong bán cầu gồm nhân đuôi, nhân bèo, nhân trước tường.
b. Chất trắng: Là nơi tập trung các sợi trục, đuôi gai tạo thành các đường dẫn
truyền, có ở :
Các bao là
phần chất trắng lách
giữa các nhân xám
gồm bao trong, bao
ngoài, bao ngoài
cùng.
Trung tâm
bầu dục ở trên các
nhân xám trung
ương.
Thể trai.
Chức năng vỏ đại
não: Đảm nhiệm vai
trò chỉ huy sự hoạt
động thống nhất
tòan bộ
50
cơ thể. Làm cho cơ thể thống nhất với ngoại cảnh. Đó là trung tâm ý thức, trí
nhớ, các giác quan...
a. Định khu chức năng vỏ não: Các vùng vỏ não có chức năng khác nhau ranh
giới giữa các phần không rõ ràng, được phân chia như sau.
Các vùng vận động ở hồi trán lên chi phối vận động cơ vân toàn cơ thể
phân bố theo hình người lộn ngược.
Các vùng cảm giác ở hồi đỉnh lên thu nhận cảm giác nông ngoài da cũng
phân bố theo hình người lộn ngược.
Các vùng giác quan:
Thị giác ở thùy chẩm.
Thính giác ở hồi thái dương 1.
Khứu giác ở hồi hải mã thùy thái dương.
Vị giác ở đầu trước thùy thái dương.
Vùng ngôn ngữ quan trọng nhất có vùng vận ngôn (Broca) ở hồi trán 3
bán cầu đại não trái. Tổn thương vùng này bệnh nhân không nói được.
b. Chức năng nhân xám trung ương:
Là những trung tâm vận động dưói
vỏ não, tạo thành hệ thống ngoại tháp. Từ
hệ thống này các đường dẫn truyền đi
xuống tủy sống và tới các cơ. Hệ thống
này chỉ huy vận động không có ý thức
sau:
Các vận động định hình đã thành
nếp, thói quen.
Chỉ huy sự phối hợp các cử động
làm động tác nhịp nhàng thăng bằng..
Khi hệ thống ngoại tháp tổn
thương gây chứng múa vờn, run rẩy kiểu
Parkinson.
Phần 2: NÃO TRUNG GIAN
( Gian não )
Hình thể ngoài:
Hai đồi thị ở hai bên não thất III.
Vùng dưới đồi cùng với đồi thị tạo nên thành bên não thất III.
51
Não thất III.
Hình thể trong:
Đồi thị là khối chất xám tạo nên bởi nhiều nhân trước, giữa, sau, bên.
Vùng dưới đồi có những nhân xám nằm trong chất trắng.
Chất trắng là các bó chạy vào đồi thị hoặc qua đó vào bao trong.
Chức năng:
a. Đồi thị là một vùng quan trọng trên đường dẫn truyền cảm giác, tất cả các
xung động trước khi tới vỏ não đều phải qua đồi thị. Có thể nói đồi thị là trung
tâm mọi cảm giác. Khi đồi thị bị tổn thương gây rối loạn cảm giác bên đối diện.
- Giảm năng:
Mất cảm giác nửa người.
Đi đứng loạng choạng.
Tăng năng: Chứng đau đặc biệt đau dữ dội như vò xé, lan tỏa, tự phát và
có cảm giác buốt lạnh.
b. Vùng dưới đồi: Tham gia vào sự điều hòa hoạt động sinh sống quan trọng
của cơ thể.
Khi các nhân sau và bên bị kich thích gây giãn đồng tử, sởn gai ốc, tăng
huyết áp, tim đập nhanh, nhu động ruột giảm. Khi các nhân ở phần trước bị kích
thích gây phản ngược lại.
Liên hệ mật thiết với tuyến yên nên có thể điều chỉnh hoạt động các
tuyến khác.
Trung tâm điều hòa các quá trình
chuyển hóa như Protit, Gluxit, muối
khoáng.
Trung tâm điều hòa thân nhiệt.
Trung tâm ngủ.
Phần 3: NÃO GIỮA
(Trung não)
Hình thể ngoài:
Hai cuống đại não: là 2 cột chất
trắng từ cầu não đi lên để đi vào não trung
gian. Bờ trong cuống có dây thần kinh III
thoát ra.
52
Bốn củ não sinh tư là 4 củ tròn xếp thành 2 đôi: 2 củ trên và 2 củ dưới.
Có 2 dây thần kinh IV thoát ra dưới củ não sinh tư.
Hình thể trong:
Chất trắng chủ yếu ở cuống não chia làm 2 phần:
Phần trước có các bó thần kinh vận động
Phần sau có các bó thần kinh cảm giác.
Chất xám bao quanh cống Sylvius có nhân các dây III và IV, phía trước
còn có nhân đỏ và liềm đen.
Mỗi củ não là một nhân xám lớn, hai củ trên nhận một số sợi của đường
dẫn truyền thần kinh thị giác và hai củ dưới nhận các sợi của đường dẫn truyền
thần kinh thính giác.
3. Chức năng:
a. Chức năng dẫn truyền:
- Dẫn truyền vận động:
Bó gối dẫn truyền các cơ ở mặt.
Bó tháp dẫn truyền vận động các cơ ở thân và chi.
Bó vỏ cầu - tiểu não dẫn truyền vận động phụ vào tiểu não điêù chỉnh
các vận động tùy ý như đi, đứng, giữ thăng bằng...
Dẫn truyền cảm giác từ tủy sống và tiểu não đi lên có các bó dẫn truyền
cảm giác nông, sâu, thính giác.
b. Chức năng phản xạ:
Phản xạ chỉnh thế và tư thế:
Phản xạ chỉnh thế xuất hiện khi có thay đổi về trương lực cơ. Khi cơ thể
đang ở tư thế khác thường tự dộng quay về tư thế thăng bằng.
Phản xạ tư thế là một phản xạ tổng hợp làm cơ thể giữ vững được ở một
tư thế thăng bằng.
Phản xạ định hướng: khi có kích thích đột ngột cơ thể xuất hiện nhiều
phản xạ phức tạp để hướng cơ thể về nơi có kích thích.
Các phản xạ khác:
Nhân xám dây III chỉ huy vận động nhãn cầu và co đồng tử.
Nhân xám dây IV làm mắt nhìn lên trên và vào trong.
53
Phần 4: CẦU NÃO VÀ HÀNH NÃO
A. Hành não: Tiếp với tủy
sống ở dưới và cầu não ở trên.
1. Hình thể ngoài:
Hình chóp cụt đầu nhỏ
dưới hơi lồi ra trước ngang
mức đốt sống cổ I một nửa
nằm trong hộp sọ, một nửa
nằm trong ống sống. Có 4 mặt
và hai đầu.
a. Các mặt:
Mặt trước có hai rẵnh
giữa trước, hai khối tháp
trước và hai khối trám hành.
Tách ra các dây thần kinh IX,
X, XI, XII.
Mặt sau có rẵnh giữa
sau và hai khối tháp sau.
b. Các đầu:
Đầu dưới liên tiếp với
tủy sống.
Đầu trên có rẵnh hành
cầu mặt trước phân cách với cầu não. Từ rẵnh hành cầu tách ra dây VI, VII,
VIII.
Hình thể trong:
a. Chất xám:
Chất xám ở 2 sừng bị dàn thành hàng ngang ở nền não thất IV và phân
chia thành từng cột hoặc từng nhân.
Nhân hòai nghi vận động các dây IX, X, XI, nhân vận động dây XII,
nhân đơn độc cảm giác các dây VII, IX, X.
Các nhân cảm giác dây V và dây VIII.
Các nhân thực vật dây IX và dây X.
b. Chất trắng: gồm các bó dẫn truyền cảm giác và vận động, đặc biệt là nơi bắt
chéo của các bó cảm giác và vận động.
54
B. Cầu não: Nằm trên hành não, dưới trung não và nối với tiểu não ở sau bởi 2
cuống tiểu não giữa.
Hình thể ngoài:
Mặt trước làm thành 1 rẵnh dọc ở giữa.
Hai mặt bên thu hẹp dần thành 2 cuống tiểu não giữa.
Mặt sau ở giữa là phần trên nền não thất IV, hai bên là các cuống tiểu
não.
Hình thể trong:
Chất xám:
Các nhân vận động của các dây V, VI, VII.
Nhân cảm giác của dây V, VII, VIII. Các nhân thực vật của dây VII,
VII/ .
Chất trắng là đường dẫn truyền thần kinh.
C. Chức năng hành não và cầu não:
Dẫn truyền: là nơi đi qua của nhiều đường dẫn truyền cảm giác và vận động.
Chức năng trung tâm:
Trung tâm hô hấp.
Trung tâm điều chỉnh hoạt động của tim.- Trung tam vận mạch.
Trung tâm một số phản xạ nuốt, nôn, ho.
Trung tâm điều hòa chuyển hóa các chất...
Phần 5: TIỂU NÃO
Hình thể ngoài: Tiểu não bè theo chiều ngang, rộng 10cm, cao 5cm gồm 2 bán
cầu tiểu não ngăn cách với nhau bởi thùy nhộng. Có 3 mặt, 6 cuống tiểu não.
a. Các mặt:
Mặt trên áp vào hai bán cầu đại não phan cách bởi nều tiểu não.
Mặt dưới áp vào nền sọ.
Mặt trước áp vào mặt sau của hành não, cầu não và dính vào hành, cầu,
trung, não bởi các cuống tiểu não.
b. Các cuống tiểu não:
2 cuống tiểu não trên nối với não giữa.
2 cuống tiểu não giữa nối với cầu não.
55
- 2 cuống tiểu não dưới nối với hành não.
Hình thể trong:
Chất xám có ở 2 nơi:
Lớp mỏng ở ngoài là vỏ tiểu não.
Phần sâu ở giữa chất trắng gồm nhân răng, nhân mái và nhân răng phụ.
- Chất trắng xen lẫn vào vỏ tiểu não và bọc lấy các nhân xám.
Chức năng:
Điều hòa trương lực cơ.
Điều hòa sự thăng bằng cơ thể.
Điều hòa hoạt động tùy ý.
Mọi hoạt động của tiểu não đều liên quan hệ thần kinh thực vật. Kích
thích tiểu não làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giãn đồng tử... và có sự liên
quan mạt thiết với sự chỉ huy của vỏ đại não.
Hội chứng tiểu não xuất hiện khi tiểu não bị tổn thương và có biểu hiện
sau:
+ Rối loạn thăng bằng tư thế:
56
Đứng lảo đảo không vững, nhắm mắt dễ ngã.
Đi loạng choạng, chân dạng ra, tay vung lên, đầu mình lắc lư dễ ngã.
Rối loạn các cử động tùy ý:
Quá tầm, sai hướng.
Loạn nhịp.
Run khi cử động.
Rối loạn trương lực cơ.
Phần 6: TUỶ SỐNG
Hình thể ngoài và vị
trí:
Vị trí: Tủy sống
là một cột thần kinh
dài khoảng 45 cm bên
ngoài có màng tủy
bao bọc, phía trên liên
tiếp với hành não
ngang mức đốt sống
cổ I, phía dưới tận
cùng ngang mức dốt
sống thắt lưng II bằng
nón cụt và kéo dài bởi
dây cùng.
Tủy sống có 2
chỗ phình, 2 mặt, 6
rẵnh, 6 cột, 4 rễ.
Khi chui qua
lỗ gian đốt rễ vận
dộng và dễ cảm giác
chập lại thành dây
thần kinh tủy sống.
Có 31 đôi : 8 cổ, 12
ngực, 5 thắt lưng, 5
cùng và một cụt.
57
a. Các phình:
Phình cổ: tương ứng với đám rối thần kinh cánh tay
Phình thắt lưng tương ứng với đám rối thần kinh thắt lưng.
b. Các mặt:
Ở hai mặt trước, sau của tủy sống có
rẵnh giữa trước (sâu) và rẵnh giữa sau (nông)
chia tủy sống thành 2 nửa đối xứng nhau.
Mỗi nửa lại có các rãnh bên trước và sau từ đó
thoát ra các rễ trước vận động và rễ sau cảm
giác. Các rễ này chia mỗi nửa tủy sống thành 3
cột trước, bên, sau.
2. Hình thể trong:
a. Chất xám do các thân Nơ ron và các sợi thần kinh không có Myelin tạo
thành. Các Nơ ron có cùng chức năng tạo thành các nhân xám. Chất xám hình
chữ H gồm phần ngang ở giữa và hai phần dọc hai bên.
Phần ngang (mép xám) là khu giao cảm ở giữa có lỗ tâm tủy.
Phần dọc mỗi bên có 2 sừng:
Sừng trước là sừng vận động có các sợi vận động đi ra tạo rễ trước dây
thần kinh tủy sống.
Sừng sau là sừng cảm giác nhỏ hơn tiếp nhận các sợi cảm giác của rễ
sau dây thần kinh sống.
58
Phần chất xám giữa sừng trước và sừng sau ở đoạn tủy sống ngực thắt
lưng trên hơi phình to gọi là sừng bên. Tại đây có các Nơ ron của thần kinh thực
vật các sợi đi ra theo rễ trước lẫn với sợi vận động.
Chất trắng có 3 đường dẫn truyền:
Vận động.
Cảm giác.
Liên hợp giữa các nhân vận động và cảm giác của các đoạn tủy khác
nhau.
Chức năng:
a. Dẫn truyền:
-Dẫn truyền cảm giác đi lên liên hệ tủy sống với hành não, tiểu não, não
giữa, đồi thị và bộ phận tiền đình gồm có:
Các bó dẫn truyền
cảm giác sâu có ý thức từ cơ
và khớp xương ( bó Gôn và
Buyếc đắc ). Các sợi bó này
tận cùng ở các nhân nằm
trong hành não, rồi từ đó các
sợi tiếp theo bắt chéo qua
đường giữa sang bên kia
hành não tới đồi thị và trên
đại não.
Các bó dẫn truyền
cảm giác sâu không có ý
thức, cảm giác trương lực cơ
( bó tiểu não thẳng và chéo )
đi lên tiểu não đảm bảo điều
hòa trương lực cơ, giúp sự
thăng bằng và phối hợp
động tác của cơ thể.
Các bó dẫn truyền
cảm giác nông gồm bó cung
trước và bó cung sau dẫn
truyền cảm giác thống nhiệt.
Dẫn truyền vận
động đi xuống gồm sợi trục
các Nơ ron thần kinh vùng vận động bán cầu đại não xuống nhân vận động sừng
trước tủy sống có hai bó:
59
Bó tháp từ vỏ não đi xuống tới đâù dưới hành não một phần nhỏ đi
thẳng xuống tủy sống rồi bắt chéo ở đó là bó tháp thẳng. 9/10 các sợi bắt chéo
ngay ở hành não rồi mới đi xuống tủy là bó tháp chéo. Khi tổn thương ở vỏ não
hoặc đường dẫn truyền trên chỗ bắt chéo các cơ đối diện sẽ bị liệt.
Đường ngoại tháp gồm 2 bó chủ yếu là: bó đỏ gai và bó tiền đình gai
dẫn truyền các xung động về thăng bằng.
Chức năng trung tâm các phản xạ:
- Phản xạ của gân và cơ:
Đoạn cổ là trung tâm vận động các cơ hoành, cơ cổ, cơ vai, cơ chi trên.
Đoạn ngực chi phối các cơ thân.
Đoạn thắt lưng, cùng chi phối các cơ vùng chậu hông và chi dưới.
Phản xạ da xuất hiện khi gãi lên da:
+ Phản xạ da bụng.
+ Phản xạ gan bàn chân ( Babinski ).
Phản xạ truơng lực cơ: khi tổn thương cột sống cơ sẽ mềm nhẽo hoặc co
cứng.
- Phản xạ thực vật gồm có:
Phản xạ không định khu như tiết mồ hôi, nổi da gà, vận mạch...
Phản xạ có định khu như phản xạ đại, tiểu tiện, cương sinh dục, tăng
nhịp tim
Sự thay đổi phản xạ tủydo:
+ Ảnh hưởng của vỏ đại
não. + Khi bị nhiễm độc.
60
Phần 7: 12 ĐÔI DÂY THẦN KINH SỌ NÃO
Dây I ( dây khứu giác ): Bắt nguồn từ những tế bào khứu giác ở niêm mạc mũi,
đi qua các lỗ sàng cuối cùng tới hồi hải mã.
61
Dây II (dây thị giác ): Bắt nguồn từ những tế bào võng mạc chui qua lỗ thị giác
vào trong sọ ở dưới gian não ở đây 2 dây bắt chéo nhau, rồi tới thể gối ngoài và
đi vào thùy chẩm.
Dây III (dây vận nhãn chung): Từ nhân dây III thoát ra ở bờ trong cuống đại
não, qua khe bướm vào ổ mắt , vận động các cơ ở mắt chủ yếu là đưa mắt vào
trong.
Dây IV ( dây cơ chéo to mắt ) : Từ nhân dây IV thoát ra ở phía lưng trung não,
qua khe bướm vào ổ mắt, tới vận động cho các cơ ở mắt đưa mắt lên trên và vào
trong.
Dây V ( dây sinh ba ) gồm 3 nhánh:
- Nhánh mắt qua khe bướm vào ổ
mắt, rồi tới các vùng lân cận cảm giác
vùng trán, mi mắt, nhãn cầu, tuyến lệ và
niêm mạc mũi.
- Nhánh hàm trên qua lỗ tròn nền sọ
qua rãnh và ống dưới ổ mắt nhjận cảm
giác vùng thái dương, gò má, môi trên.,
xương và răng hàm trên.
- Nhánh hàm dưới qua lỗ bầu dục
của nền sọ xuống dưới để vận động cơ
nhai, cảm giác da, xương, răng và niêm
mạc hàm dưới.
6. Dây VI ( dây vận nhãn ngòai ): Từ
nhân dây VI ở hành cầu não đi qua khe
bướm vận động cơ thẳng ngoài để đưa
mắt ra ngoài.
7. Dây VII ( dây mặt ): Từ nhân ở cầu
não đi qua lỗ tai trong, xương đá và lỗ
trâm - chũm, qua tuyến mang tai có 2
nhánh:
- Dây VII vận động các cơ bám da ở
mặt cổ.
Dây VII/ tiết dịch các tuyến dưới
lưỡi, dưới hàm, nhận cảm giác vị giác 2/3
trước lưỡi.
Dây VIII (dây thính giác ) gồm 2 dây:
Dây ốc tai xuất phát từ các tế bào ốc tai và
dây tiền đình từ tế bào tiền đình. Cả 2 dây
chạy qua ống tai trong tới rãnh hành cầu.
62
Dây tiền đình đi vào nhân tiền đình ở hành não điều hòa thăng bằng tư
thế, dây ốc tai tới thùy thái dương có chức năng về sự nghe.
Dây 9 ( dây thiệt hầu ): Từ các nhân hành não thoát ra sau trám hành, qua lỗ
rách sau tới vùng sau lưỡi và hầu. Nhận cảm giác về vị giác và cùng dây X vận
động vùng hầu .
Dây X ( dây phế vị ): Từ các nhân hành não thoát ra dưới dây IX đi qua lỗ rách
sau ra ngoài sọ chạy theo động mạch cảnh trong vào ngực, theo dọc 2 bên thực
quản xuống ổ bụng. Chi phối hoạt động các tạng trong ngực bụng.
Đây là một dây thần kinh phó giao cảm rất quan trọng
Dây XI ( dây gai sống ): Tách từ các nhân hành não và tủy cổ chui qua lỗ rách
sau ra ngoài vận động cơ thang cơ ức đòn chũm.
12 Dây XII ( dây hạ thiệt ): Từ nhân hành não qua lồi cầu sau xương chẩm vận
động cơ lưỡi và vài cơ cổ.
Phần 8: HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
Các trung tâm:
Não giữa.
Hành não, cầu não.
Đoạn cột sống ngực I, II và thắt lưng II, IV.
Đoạn tủy cùng II - IV.
Các trung tâm ở cột sống ngực và thắt lưng thuộc hệ thần kinh giao cảm phần
còn lại thuộc hệ thần kinh phó giao cảm.
Hạch và sợi thần kinh:
Các sợi thần kinh không đi thẳng tới bộ phận tác động mà đi qua các
hạch.
Các xung động thần kinh từ trung tâm đi tới các bộ phận qua 2 Nơ ron.
Nơ ron thứ nhất thân tế bào nằm trong thần kinh trung ương sợi trục đi
tới hạch.
Nơ ron thứ hai thân tế bào nằm ở hạch sợi trục tới các bộ phận.
Tác dụng hệ giao cảm và phó giao cảm:
Cơ quan Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm
Đồng tử Giãn Co
Tuyến nước mắt, mồ hôi Tăng tiết
63
Tuyến nước bọt Tăng tiết nước bọt đặc Tăng tiết nước bọt loãng
Tụy, gan Giảm tiết Tăng tiết
Tim Đập nhanh mạnh Đập yếu chậm
Phế quản nhỏ Giãn Co thắt
Tuyến dạ dày( phần đáy) Tiết ít
Cơ trơn dạ dày , ruột Giảm co bóp và trương lực Tăng co
Cơ bóp bàng quang Giảm co bóp và trương lực Giãn
Cơ thắt niệu đạo Tăng trương lực Giãn
Đông mạch nhỏ ngoài da Co hẹp
Động mạch nhỏ của tạng ổ Nt
bụng
Động mạch nhỏ phổi , não Nt
Động mạch vành
Giãn Co thắt
Cơ dựng lông Co thắt làm sở gai ốc
Huyết áp Tăng
Chức năng của hệ giao cảm và phó giao cảm đối lập nhau, tuy nhiên chúng
phối hợp với nhau, bổ sung và điều hòa lẫn nhau làm cho các cơ quan trong cơ
thẻ hoạt động bình thường.
5. Vỏ não điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
Phần 9: MÀNG NÃO TỦY
Màng cứng: Dính sát xương ống sống và mặt
trong hộp sọ, có một vùng dễ bóc tách khỏi thành
bên hộp sọ nên khi bị chấn thương hay có máu tụ
ngoài màng cứng ở vùng này.
Màng nhện: Là một màng liên kết mỏng có 2 lá
trong và ngoài giữa 2 lá là khoang nhện.
Màng nuôi: Mỏng có nhiều mạch máu dính sát
vào não, tủy và lách sâu vào các khe rãnh.
64
BÀI 5
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN
Mục tiêu học tập:
Trình bày được hình thể trong, ngoài của tim.
Trình bày được đối chiếu của tim lên thành ngực.
Trình bày được cấu tạo mạnh máu.
Mô tả được các mặch máu chính.
Trình bày được các thì trong chu kỳ tim và các tiếng tim.
Trình bày được hai vòng tuần hoàn và các hiện tượng máu chảy trong
mạch máu.
Nói được vai trò hệ thần kinh thực vật và các phản xạ quan trọng tới
hoạt động của tim.
Nội dung:
A-GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN
TIM
65
I. Hình thể ngoài của tim:
Tim màu hồng, chắc, to bằng nắm tay của mỗi người. Nặng chừng 250-
260 gr. Tim có hình tháp 3 mặt, đỉnh ở dưới, đáy ở trên. Tim nằm giữa hai lá
phổi hơi lệch trái.
1. Ba mặt:
a. Mặt trước:
Nằm sau xương ức có hai rãnh.
Rãnh ngang: trên rãnh là hai tiểu nhĩ và hai lỗ động mạch chủ và phổi.
Dưới rãnh là hai tâm thất.
Rãnh dọc là ranh giới hai tâm
thất. b. Mặt dưới:
Áp lên cơ hoành cũng có hai rãnh.
Rãnh ngang là ranh giới giữa tâm nhĩ ở trên và tâm thất ở dưới.
Rãnh dọc là ranh giới hai tâm thất.
Trong các rãnh kể trên có hệ thống động mạch và tĩnh mạch vành.
66
c. Mặt trái
Lấn vào phổi tạo thành khuyết tim.
2. Đỉnh tim:
Nằm ở khoang liên sườn V trên đường giữa đòn trái. Ta có thể sờ hoặc
nhìn thấy mỏm tim đập ở vị trí này.
3. Đáy tim:
Là mặt sau hai tâm nhĩ.
II. Hình thể trong và đối chiếu của tim lên thành ngực:
Tim gồm hai phần phải và trái, mỗi phần lại chia hai buồng tâm nhĩ ở trên
và tâm nhĩ ở dưới.
67
1. Tâm nhĩ:
Giữa hai tâm nhĩ có vách liên nhĩ. Thành tâm nhĩ mỏng có lỗ thông với
tiểu nhĩ và thông với các tĩnh mạch.
Tâm nhĩ phải có lỗ tĩnh mạch chủ trên và dưới.
Tâm nhĩ trái có 4 lỗ tĩnh mạch phổi.
Tâm thất:
Giữa hai tâm thất có vách liên thất, thành tâm thất dày , xù xì. Tâm thất
thông với tâm nhĩ và thông với các động mạch. Trong tâm thất có các cột cơ.
a. Tâm thất phải: có hai lỗ.
68
Lỗ nhĩ thất phải có ổ van ba lá. Điểm nghe ở khoang liên sườn V bên
phải sát xương ức.
Lỗ động mạch phổi thông với động mạch phổi có ổ van động mạch phổi.
Điểm nghe ở khoang liên sườn II bên trái cách bờ xương ức 1cm.
Tâm thất trái: có 2 lỗ.
Lỗ nhĩ thất trái có van hai lá. Điểm nghe ở khoang liên sườn V trên
đường giữa đòn trái ( mỏm tim )
Lỗ động mạch chủ thông với động mạch chủ có ổ van động mạch chủ.
Điểm nghe ở khoang liên sườn II cách bờ phải xương ức 1cm.
Nối điểm nghe các ổ van trên ta được hình chiếu của tim lên thành ngực.
Người ta gõ hoặc chụp, chiếu xquang để xác định tim to.
Ta nghe tiếng tim ở các ổ van nói trên.
III. Cấu tạo của tim:
Màng ngoài tim: ( ngoại tâm mạc ) Gồm hai lá , lá thành ở ngoài và lá tạng ở
trong. Màng tim trơn nhẵn và có một ít dịch giữa hai lá giúp tim hoạt động dễ
dàng.
Cơ tim:
Các sợi co bóp.
Sợi mang tính chất thần kinh, tạo thành hệ thần kinh tự động điều hòa
hoạt động của tim. Gồm có nút Keith-Flack, nút Tawara và bó His.
Màng trong tim lót mặt trong tim và liên tục với màng trong các mạch máu
lớn.
IV. Mạch máu và thần kinh tim:
Mạch máu cấp máu cho tim là hệ thống động mạch vành.
Thần kinh chi phối là các nhánh từ đám rối tim phổi.
CÁC MẠCH MÁU
Mạch máu gồm ba loại là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
I. Cấu trúc mạch máu:
1. Động mạch:
Là mạch máu dẫn máu từ tâm thất tới các cơ quan.
- Thành mạch gồm 3 lớp và có tính đàn hồi cao.
69
Các động mạch lớn thường nằm sâu sát xương hoặc giữa các lớp cơ và
có đường đi nhất định. Vì thế khi tổn thương động mạch ta có thể ép trên đường
đi động mạch trước khi Ga-rô.
Một số động mạch nằm nông và ta bắt được mạch ở vị trí đó. Ví dụ động
mạch quay, động mạch cảnh, động mạch đùi...
Tĩnh mạch:
Là mạch máu dẫn máu trở về tâm nhĩ.
Thành tĩnh mạch cũng gồm 3 lớp nhưng mỏng hơn và ít tính đàn hồi hơn
động mạch. Vì vậy nếu tĩnh mạch bị giãn quá mức lâu ngày dẫn tới bệnh giãn
tĩnh mạch.
Các tĩnh mạch lớn thường đi kèm động mạch và có tên giống tên động
mạch.
Có các tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da qua đó ta đưa thuốc vào cơ thể
(tiêm, truỳên tĩnh mạch ).
3. Mao mạch:
Là các mạch máu rất nhỏ nối giữa các tĩnh mạch và động mạch nhỏ nhất.
Sự trao đổi chất chỉ xảy ra ở mao mạch.
Các mạch máu chính:
1. Động mạch:
a. Động mạch chủ:
Chia làm 3 đoạn.
Quai động mạch chủ: Từ tâm thất trái vòng qua phế quản gốc trái tới đốt
sống ngực 4 chia thành các nhánh sau:
Động mạch vành.
Thân động mạch cánh tay đầu lại chia làm hai nhánh:
Động mạch dưới đòn phải tiếp tục đi xuống phân nhánh nuôi dưỡng tay
phải.
Động mạch cảnh gốc phải chạy thẳng lên cổ rồi chia làm 2 nhánh dộng
mạch cảnh ngoài cấp máu cho vùng đầu mặt cổ và động mạch cảnh trong cấp
máu cho não.
Động mạch cảnh gốc trái: Đường đi phân nhánh như động mạch cảnh
gốc phải.
Động mạch dưới đòn trái: Đường đi và phân nhánh như bên phải.
Động mạch chủ ngực: Là đoạn tiếp theo quai động mạch chủ tới cơ
hoành tương ứng đốt sống ngực XI. Cho các nhánh sau.
70
Động mạch phế quản.
Động mạch thực quản.
Động mạch gian sườn mỗi bên có 9 động mạch từ động mạch khoang
liên sườn IV - XII.
Động mạch chủ bụng: Là đoạn tiếp theo động mạch chủ ngực tới đốt
sống thắt lưng IV, cho các nhánh sau.
Động mạch hoành dưới phải và trái.
Động mạch thân tạng cấp máu cho tỳ, tụy, gan, dạ dày, một phần tá
tràng.
Động mạch mạc treo tràng trên cấp máu cho manh tràng, ruột thừa, kết
tràng lên, kết tràng ngang và ruột non
Động mạch thượng thận giữa phải và trái.
Động mạch thận phải và trái.
Động mạch sinh dục phải và trái.
Động mạch mạc treo tràng dưới cấp máu cho phần còn lại của ruột.
Các nhánh thắt lưng.
- Các nhánh tận:
Động mạch cùng giữa.
Hai động mạch chậu gốc phải và trái. Hai động mạch này lại chia thành
hai động mạch là động mạch chậu trong cấp máu cho các tạng trong tiểu khung
và động mạch chậu ngoài đi xuống cấp máu cho chi dưới.
Động mạch phổi:
Gồm hai động mạch phổi phải và trái.
2. Tĩnh mạch:
a. Bốn tĩnh mạch phổi:
Dẫn máu về tâm nhĩ trái.
b. Tĩnh mạch chủ trên
Tạo bởi 2 tĩnh mạch cánh tay đầu phải và trái đổ vào nhĩ phải.
c. Tĩnh mạch chủ dưới
Tạo bởi 2 tĩnh mạch chậu gốc. Hai tĩnh mạch chậu gốc tạo bởi 2 tĩnh
mạch chậu trong và chậu ngoài. Các tĩnh mạch này đi gần động mạch cùng tên.
Tĩnh mạch chủ dưới còn nhận thêm máu của tĩnh mạch sinh dục, tĩnh
mạch thận, tĩnh mạch trên gan.
71
Tĩnh mạch cửa là một phần đặc
biệt của tĩnh mạch chủ dưới. Do 3
tĩnh mạch: mạc treo tràng trên, mạc
treo tràng dưới và tĩnh mạch lách tạo
thành. Tĩnh mạch cửa dẫn máu vào
tiếp xúc với các tế bào gan sau đó đổ
vào tĩnh mạch trên gan rồi đổ vào tĩnh
mạch chủ dưới.
B-SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN
I. Chu kỳ và các thì trong chu kỳ
tim:
72
Chu kỳ tim là hoạt động của tim có tính chu kỳ qua các gii đoạn kế tiếp
nhau đều đặn, nhịp nhàng. Mỗi chu kỳ tim có 3 thì.
1. Thì tâm nhĩ thu:
Là thì tâm nhĩ co bóp cho máu chảy xuống tâm thất. Thời gian khoảng
1/10 giây. Sau đó hai tâm nhĩ giãn trong khoảng 7./10 giây.
2. Thì tâm thất thu:
Là thì tâm thất co bóp để đẩy máu vào hai động mạch chia làm hai giai
đoạn nhỏ.
- Giai đoạn tăng áp lực:
Đầu giai đoạn này máu ép các van nhĩ thất đóng lại.
Cuối giai đoạn này các van tỏ chim bị đẩy ra.
- Giai đoạn tống máu: Máu được đẩy vào các động mạch.
Thời gian khoảng 3/10 giây. Sau đó hai tâm thất nghỉ 5/10 giây.
3. Thì tâm trương toàn bộ:
Là thì cơ tim giãn toàn bộ để hút máu tĩnh mạch về tâm nhĩ. Đồng thời
các van tổ chim đóng lại, các van nhĩ thất mở ra máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Thời gian khoảng 4/10 giây.
Vậy mỗi chu kỳ tim khoảng 8/10 giây và một phút có khoảng 75 chu kỳ
tim tức là 75 lần tim đập.
Trung bình ở người lớn tim đập 60-80 lần/ phút
II. Tiếng tim:
Gồm hai tiếng tim.
1. Tiếng thứ nhất (T1):
Do hai van nhĩ thất đóng cùng lúc, sự co bóp của 2 tâm thất và âm thanh
luồng máu. Âm sắc trầm dài, nghe rõ ở mỏm tim, cùng lúc mạch nẩy lên. Sau
tiếng thứ nhất là một khoảng im lặng ngắn ròi đến tiếng thứ hai.
2. Tiếng thứ hai (T2):
Do hai van động mạch đóng cùng lúc. Âm sắc thanh, ngắn, nghe rõ ở đáy
tim. Sau T2 có khoảng im lặng dài rồi lại đến T1 của chu kỳ sau.
Hai vòng tuần hoàn:
1. Vòng đại tuần hoàn:
Máu bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch tới lưới mao mạch rồi theo
tĩnh mạch về tâm nhĩ phải.
73
vòng này máu mang o-xy và các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng cơ thể
rồi nhận các chất tế bào bài tiết qua các bộ phận bài tiết ra ngoài.
Vòng tiểu tuần hoàn:
Máu bắt đầu từ tâm thất phải theo động mạch phổi lên phổi rồi theo 4 tĩnh
mạch phổi về tâm thất trái.
Vòng này máu có nhiều các-bon-nic lên phổi thải ra ngoài và nhận o-xy
trở thành máu đỏ tươi và trở về tim.
IV. Sự chuyển động của máu trong mạch máu:
1. Huyết áp:
a. Huyết áp động mạch: Là kết quả của 4 nhân tố.
Sức co bóp của tim.
Sức cản thành mạch.
Khối lượng máu.
Độ nhớt của máu.
Người lớn huyết áp tối đa từ 90-140 mmHg ( Trung bình 120mmHg).
Huyết áp tối thiểu từ 60-90 mmHg (Trung bình 80 mmHg ).
Cách viết: 120/80 mmHg.
b. Huyết áp tĩnh mạch là một hằng số từ 12-13cm nước.
2. Mạch đập:
Ta có thể thấy mạch đập ở nhiều vị trí của động mạch, mạch đập trùng
với nhịp tim.
Không có hiện tượng đập ở tĩnh mạch.
V. Vai trò của hệ thần kinh thực vật:
- Hệ giao cảm: Làm tim đập nhanh, tăng sức co bóp, co mạch, tăng huyết
áp.
Hệ phó giao cảm: Tác dụng ngược lại vớ hệ giao cảm.
VI. Vai trò của các phản xạ:
Quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh có các nhánh của dây
thần kinh IX và X, khi áp lực máu tại hai vị trí này thay đổi làm thay đổi nhịp
tim và huyết áp.
Phản xạ mắt tim: án hai nhãn cầu trong khoảng 30 giây làm tim đập
chậm.
Ngất do bị đánh mạnh vào vùng thượng vị.
Nóng làm giãn mạch, lạnh làm co mạch.
74
BÀI 6
SINH LÝ MÁU
Mục tiêu học tập:
Trình bày được cấu tạo máu và hiện tượng đông máu.
Trình bày được nhóm máu và chức năng của máu.
Nội dung:
I. Cấu tạo máu:
Máu là một chất lỏng màu đỏ lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể.
Nếu giữ cho máu không đông trong một ống thủy tinh, sau một thời gian
ta thấy hiện tượng lắng huyết cầu và máu chia làm hai phần:
Phần dưới đỏ sẫm chiếm 45% thể tích máu gọi là huyết cầu.
Phần trên lỏng màu vàng, chiếm 55% thể tích máu gọi là huyết tương.
Huyết cầu:
Có 3 loại tế bào là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
a. Hồng cầu:
Cấu tạo: là những tế bào có hình đĩa dẹt lõm hai mặt đường kính 7,2mm
được bao quanh bởi một màng bán thấm, không có nhân chứa đầy huyết sắc
tốmàu đỏ( Hemoglobin viết tắt là Hb ).
Hồng cầu được sinh ra từ tủy xương đặc biệt là các xương dẹt như
xương sườn, xương ức, xương chậu...cũng như ở đầu các xương dài như xương
cánh tay, xương đùi...
Đời sống trung bình từ 100 - 120 ngày.
Số lượng trung bình ở người lớn là từ 4 000 000 đến 4500 000 hồng cầu
trong 1 mm3 máu. Hồng cầu nam giới cao hơn nữ giới. Trẻ sơ sinh bình thường
có 6 000 000 hc / mm3 máu. Hồng cầu tăng khi lao động, có thai, giảm sau ăn
sau ngủ.
75
Trong một số bệnh lý như chảy máu, sốt rét, suy tủy... hồng cầu giảm.
Ngược lại nếu mất nước cấp như nôn , tiêu chảy cấp làm máu bị cô đặhồng cầu
tăng tương đối..
Mức độ thiếu máu: Dưới 3500 000/mm3 máu là thiếu máu nhẹ.
Dưới 3 000 000/mm3 máu là thiếu máu vừa.
Dưới 2 000 000/mm3 máu là thiếu máu nặng.
Huyết sắc tố: là một protein phức tạp trong hồng cầu có chứa sắt, màu
đỏ tươi có chức năng kết hợp với các chất khí . Nhờ đó hồng cầu hấp thu được
O- xy từ phổi mang tới các tế bào và vận chuyển khí Các- bo-níc từ tế bào đến
phổi để thải ra ngoài. Bình thường lượng Hb trong máu là 14 - 16g%.
b. Bạch cầu:
Cấu tạo : hình hơi tròn, không màu, có nhân, kích thước từ 12 -
15mm.Vì vậy muốnnhìn trên kính hiển vi phải nhuộm .
Tuổi thọ ngắn từ vài vài giờ đến 2,3 ngày.
Số lượng bạch cầu từ 6000 - 9000 bc/ mm3 máu. ở trẻ sơ sinh là 10 000
bc/ mm3 máu. Bạch cầu tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, sau ăn no. Giảm
trong trường hợp nhiễm độc, nhiễm vi- rut.
Công thức bạch cầu:
Các loại bạch cầu Nguyên sinh chất Tỷ lệ
- Bạch cầu đa nhân:
Trung tính Có hạt bắt màu hồng nhạt 60-70%
Toan tính Có hạt bắt màu đỏ da cam 2-4%
Kiềm tính Có hạy bắt màu than nhạt 0-1%
- Bạch cầu đơn nhân:
Đơn nhân nhỏ( Lym pho) Bắt màu xanh lơ 20-30%
Đơn nhân to Bắt màu xanh lơ 5-10%
Chức năng bạch cầu : có nhiều chức năng như sinh kháng thể, chống
độc, thực bào để bảo vệ cơ thể. Bạch cầu có khả năng di chuyển bằng chân giả
kiểu a mip. Khi có vi khuẩn , vật lạ xâm nhập vào cơ thể. Bạch cầu sẽ thoát ra
khỏi mạch máu, tập trung ở nơi đó, dùng chân giả ôm lấy xác vi khuẩn, vật lạ,
xác tế bào rồi tiết ra các men để tiêu hóa chúng.
Tiểu cầu:
Cấu tạo: là những tế bào, không màu, hình đa giác, không có màu,
không nhân. Kích thước 2-3 mm, được sinh ra từ tủy xương .
76
Số lượng từ 150 000 - 300 000 / mm3 máu. Tiểu cầu giảm trong bệnh
suy tủy, trong giai đoạn nhiễm khuẩn cấp. Tăng khi ăn nhiều thịt, dị ứng.
Chức năng: giữ vai trò quan trọng trong cầm máu và đông máu.
Huyết tương: Là phần lỏng màu vàng gồm có:
Nước chiếm 90%.
Các muối khoáng.
Các chất hữu cơ: Protein toàn phần là 82-83g/l, Li pit toàn phần 5 - 8g/l,
Glu xit khoảng 1g/l..
Các chất khác như U re. Kháng thể...
II. Máu đông:
Máu ra khỏi thành mạch sẽ đông lại thành cục máu đông có 4 yếu tố gây
đông máu là :Trompoplastin, Protrombin, Fibrinozen và ion Can xi. Quá trình
đông máu có thể tóm tắt như sau:
1. Giai đoạn tạo Trompoplastin huyết tương hoạt động:
Khi có vết thương mạch máu sẽ kích thích tạo thành Trompoplastin huyết
tương hoạt động.
2. Giai đoạn tạo thành Trombin:
Trompoplastin của huyết tương cùng sự có mặt của ion Can xi sẽ hoạt hóa
Protrombin thành Trombin.
3. Giai đoạn Fbrin:
Trombin tác động với các chất Fbrinozen của huyết tương làm cho chất
này ngưng tụ tạo thành Fbrin. Các Fbrin này kết dính lại cùng tiểu cầu hình
thành cục máu đông.
Các yếu tố gây đông.
Tế bào giập nát Tromboplastin huyết tương hoạt động Tiểu cầu tụ
và vỡ
Ca++
Protrombin Trombin
Ca++
Fibrinogen huyết tương Fibrin
Sơ đồ tóm tắt cơ chế đông máu
77
Như vậy Fbrin là sản phẩm cuối cùng của sự đông máu. Muốn phát hiện
những rối loạn cơ chế đông máu ta phải xác định thời gian máu đông tức là thời
gian máu chảy khỏi thành mạch cho đến khi tạo Fibrin. Người ta xác định thời
gian đông máu và chảy máu như sau:
Thời gian đông máu bình thường là 8 - 10 phút.
Thời gian chảy máu bình thường là 3 - 4 phút.
III. Nhóm máu:
1. Định nhóm máu:
Các nhóm máu Ngưng kết nguyên Ngưng kết tố
( Trên hồng cầu) ( Trong huyết tương)
O Không có a và b
A A a
B B b
AB A và B Không có
Trên màng hồng cầu có hai ngưng kết nguyên là A và B và trong huyết
tương có hai ngưng kết tố là a và b. Có 4 nhóm máu khác nhau.
- Nhóm O hồng cầu không có ngưng kết nguyên, trong huyết tương có cả
2 ngưng kết tố a và b nên viết là Oa,b.
Nhóm A hồng cầu có ngưng kết nguyên A, trong huyết tương có ngưng
kết tố b nên viết là Ab.
Nhóm B hồng cầu có ngưng kết nguyên B, trong huyết tương có ngưng
kết tố a nên viết là Ba.
Nhóm AB hồng cầu có ngưng kết nguyên A và B, trong huyết tương
không có ngưng kết tố nào nên viết là AB.
Như vậy trong máu một người đẫ có ngưng kết nguyên thì không có
ngưng kết tố chống lại.
Muốn định nhóm máu người ta nhỏ 2 giọt huyết thanh mẫu kháng A và
kháng B lên lam kính sau đó cho phản ứng với máu cần thử. Nếu cả ở 2 giọt đều
không có ngưng kết là máu nhóm O, Nếu cả ở 2 giọt đều ngưng kết là máu
nhóm AB, chỉ ngưng kết ở giọt huyết thanh mẫu kháng A là nhóm B , chỉ ngưng
kết ở giọt huyết thanh mẫu kháng B là nhóm A .
2. Ứng dụng trong truyền máu:
78
Nguyên tắc là không để các kháng nguyên và kháng thể chống nhau gặp
nhau trong cơ thể người nhận, như vậy ta chỉ truyền máu cùng nhóm . Tuy nhiên
khi thật cần thiết có thể truyền máu theo nguyên tắc tối thiểu sau: máu người
nhận
không có ngưng kết tố chống lại ngưng kết nguyên máu người cho. Với điều
kiện truyền chậm dưới 200ml . Ta có sơ đồ sau:
Nhóm O có thể cho máu các nhóm khác nên gọi là nhóm cho phổ thông.
Nhóm AB chỉ có thể cho máu cùng nhóm. Có thể nhận được các nhóm
khác nên gọi là nhóm nhận phổ thông.
Nhóm A có thể cho nhóm A và AB, có thể nhận máu A và O.
Nhóm B có thể cho nhóm B và AB, có thể nhận máu B và O.
Truyền máu cùng nhóm là tốt hơn cả
IV. Chức năng của máu:
1. Chức năng hô hấp:
Máu thực hiện được chức năng này là nhờ có huyết cầu tố.
Huyết cầu tố vận chuyển O2 từ phổi đến từng tế
bào: Hb + O2 = HbO2 ( Oyhemoglobin ).
Kết hợp này dễ bị phân ly trở thành Hb và O2
Huyết cầu tố vận chuyển CO2 từ tế bào đưa về phổi:
Hb + CO2 = HbCO2 ( Cácboxyhemoglobin ).
Chức năng dinh dưỡng:
Máu mang các chất dinh dưỡng được hấp thu từ ống tiêu hóa như axit
amin, axit béo, glucose, vitamin... tới nuôi dưỡng các tế bào.
3. Chức năng đào thải:
Các sản phẩm do tế bào sinh ra như CO2, urê...được máu vận chuyển tới
các cơ quan bài tiết đưa ra ngoài.
4. Chức năng điều hòa nhiệt độ cơ thể:
79
Trời nống các mạch máu ngoại vi giãn để nhiệt độ cơ thể tỏa ra ngoài.
Trời lạnh co mạch ngoại vi để giữ nhiệt.
5. Chức năng bảo vệ cơ thể:
Nhờ bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào và các kháng thể, kháng độc tố của
huyết tương tạo ra khả năng miễn dịch của cơ thể. Hiện tượng đông máu là hình
thức tự bảo vệ cơ thể khi chảy máu.
6. Chức năng thống nhất cơ thể:
Máu lưu thông khắp cơ thể tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa các bộ phận
của cơ thể làm cơ thể hoạt động nhịp nhàng và thjống nhất.
BÀI 7
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ HÔ HẤP
Mục tiêu học tập:
Mô tả và chỉ được trên tranh, mô hình các thành phần của hệ hô hấp:
lồng ngực, mũi, họng, thanh, khí, phế quản, phổi và màng phổi.
Trình bày dược các hiện tượng cơ học trong hô hấp.
Trình bày được các hiện tượng lý hóa trong hô hấp.
Nói được cơ chế điều hòa hô hấp.
Nội dung:
A- GIẢI PHẪU HỆ HÔ HẤP
Phần 1 : LỒNG NGỰC:
Lồng ngực có hình nón cụt, đường kính ngang lớn hơn đưòng kính trước
sau. Nhưng ở trẻ sơ sinh đường kính trước sau lớn hơn đường kính ngang.
80
Khung xương:
a. Xương ức:
Là một xương dẹt nằm
trước giữa lồng ngực gồm:
Đầu trên( cán xương) có
khuyết cảnh ở giữa và hai khuyết
hai bên khớp với xương đòn.
Thân xương có 7 khuyết
tiếp nối với 7 đôi xương sườn
thật.
Đầu dưới( mũi ức) nhọn
như mũi kiếm.
Các đốt sống ngực:
Gồm 12 đốt sống ngực(
trong phần xương sống) .
c. Xương sườn:
Có 12 đôi xương sườn
đánh số từ I - XII được chia
thành:
7 đôi xương sườn thật bờ trước tiếp nối với xương ức.
3 đôi xương sườn giả bờ trước tiếp nối với xương sườn 7.
2 đôi xương sườn cụt đầu trước tự do.
- Mỗi xương sườn gồm có ;
Đầu trước là sụn tiếp nối với xương ức ( trừ các xương sườn cụt).
Thân xương dẹt, dài, cong, bờ dưói có bó mạch thần kinh liên sườn.
Đầu sau khớp với mỏm ngang các đốt sống ngực.
Lỗ lồng ngực:
Lỗ trên: Giới hạn bởi đôi xương sườn I, đốt ngực I và khuyết cảnh
xương ức.
Lỗ dưới: Giới hạn bởi đốt sống ngực XII, bờ dưới cung sườn và mũi ức.
Phần 2: MŨI
Hình thể ngoài:
81
Mũi hình tháp phần trên là xương, phần dưới là sụn, đáy tháp là hai lỗ
mũi trước.
Mũi là phần đầu của bộ máy hô hấp và là bộ phận phân tích khứu giác.
Hình thể trong:
Mũi gồm hai hốc mũi, ngăn cách nhau bởi phần đứng xương sàng và
xương lá mía.
Phần trước vách ngăn có điểm dễ chảy máu.
- Giới hạn hốc mũi:
Trước là lỗ mũi trước.
Sau là lỗ mũi sau thông với họng.
Trên là xương sàng và xương bướm.
Dưới là nền mũi có xương khẩu cái.
Ngoài là xương hàm trên và xương lệ.
Thành ngoài có 3 xương xoăn trên, giữa, dưới. Giữa các xương xoăn là
ngách mũi tương ứng thông với các xoang và ống lệ tụy.
3. Cấu tạo:
82
Là niêm mạc hốc mũi liên tiếp với niêm mạc các xoang.
Phần trên là tế bào khứu giác.
Phần dưới có tuyến tiết nhầy, lông mũi và nhiều mạch máu.
Phần 3: HỌNG
Hình thể ngoài và liên quan:
Họng là một ống cơ mạc ( ở người lớn
dài khoảng 15cm ) trên rộng dưới hẹp. Đi từ
nền sọ tới ngang đốt sống cổ VI.
Liên quan:
Phía trước là hốc mũi, buồng miệng
và thanh quản.
Phía sau là các đốt sống cổ.
Hai bên là bó mạch thần kinh cổ.
Hình thể trong( gồm 3 phần):
- Họng mũi( tỵ hầu )
Thành trước là hai lỗ mũi sau.
Thành sau tương ứng với nền sọ có
V.A.
Hai thành bên có lỗ vòi Ơs - tat
(Eustache) thông với tai giữa.
Dưới thông với họng miệng.
- Họng miệng (khẩu hầu):
Thành trứơc thông với buồng miệng qua eo họng. Liên quan với động
mạch cảnh ngoài và trong.
Hai thành bên có hai cột trụ trước và sau giữa hai cột trụ là tuyến
Amydal.
Thành sau tương ứng các đốt sống cổ I,II,III.
Dưới thông với họnh thanh quản.
- Họng thanh quản (thanh hầu)
Thành trước là sụn nắp thanh quản (sụn tiểu thiệt) thông với thanh quản.
Hai thành bên là các phần mềm ở cổ: cơ, mạch, thần kinh.
Thành sau tương ứng đốt sống cổ IV, V, VI.
83
+ Dưới thông với thực quản.
Cấu tạo: Từ ngoài vào trong gồm.
- Màng quanh họng.
- Lớp cơ có 3 cơ khít họng và 2 cơ mở họng.
- Màng trong họng.
- Niêm mạc ở trong cùng.
Phần 4: THANH QUẢN
1. Vị trí:
Nằm giữa cổ, phía trước là họng thanh quản, dưới là khí quản.
Bờ dưới tương ứng đốt sống cổ VI.
Bờ trên ngang xương móng.
Cấu tạo và hình thể trong:
Khung sụn thanh quản gồm 3 sụn đơn và 2 sụn kép.
+ Sụn giáp.
+ Sụn nắp thanh quản
. + Sụn nhẫn.
+ Hai sụn phễu .
+ Hai sụn sừng.
Có các giây chằng, cơ nối giữa các sụn với nhau và với các bộ phận lân
cận.
84
Niêm mạc phủ mặt trong thanh quản có các chỗ dầy lên tạo thành dây 2
thanh âm. Giữa hai dây thanh âm là buồng Morganhi. Hai dây thanh âm dưới
giới hạn phần thắt hẹp ở giữa gọi là thanh môn.
Mạch máu và thần kinh:
Động mạch cấp máu là động mạch thanh quản trên, dưới và sau.
Thần kinh chi phối là nhánh của dây thần kinh X.
Phần 5: KHÍ QUẢN
Hình thể ngoài:
Khí quản là ống dẫn khí tiếp theo thanh quản nằm ở giữa cổ ngang mức
đốt sống cổ VI tới đốt sống ngực IV
Có 16 - 20 vòng sụn sếp chồng lên nhau và được gắn với nhau bằng các
dây chằng. Cácvòng sụn hình chữ D phần lồi ra phía trước. KHí quản người lớn
dài khoảng 12cm rộng 1cm.
Liên quan:
Mặt trước:
Phía trên liên quan với eo tuyến giáp.
Phía dưới liên uan với động mạch chủ.
Mặt sau liên quan với thực quản (nằm ở bên phải thực quản)
Hai mặt bên:
Phía trên với thùy bên tuyến giáp, bó mạch thần kinh thanh quản.
Phía dưới:
Bên phải liên quan với dây thần kinh X phải và thân động mạch cánh tay
đầu.
Bên trái với dây thần kinh X trái, quai động mạch chủ, động mạch cảnh
gốc trái và động mạch đưới đòn trái.
85
3. Hình thể trong:
Trong lòng khí quản được phủ bởi niêm mạc, trong đó có biểu mô rung và
các tuyến tiết dịch nhầy. Nhờ biểu mô rung mà các chát tiết đựoc đẩy ra ngoài.
Mạch và thần kinh:
Động mạch cấp máu là động mạch giáp trạng trên và dưới và động mạch
phế quản trái.
Thần kinh chi phối là nhánh của dây thần kinh quặt ngược( nhánh của
dây X)
Phần 6: PHẾ QUẢN
1. Hướng đi và phân đoạn:
86
Tiếp nối với khí quản là phế quản, có hai phế quản đi vào trong phổi rồi
chia nhỏ dần tạo thành cây phế quản và tận cùng ở các phế nang.
Phế quản gốc: Có hai phế quản gốc phải và trái, phế quản gốc phải rộng,
ngắn và dốc hơn bên trái.
Phế quản phổi ( các tiểu phế quản): Đi vào các thùy của phổi.
Bên phải có 3 nhánh.
Bên trái có 2 nhánh.
Cấu tạo:
Thành phế quản là sụn trừ tiểu phế quản.
Các sợi cơ trơn( cơ vòng Retsetxen), khi các sợi cơ trơn ở tiểu phế quản
co thắt gây
khó thở như trong bệnh hen.
Mặt trong phế quản là niêm mạc trong đó có tế bào lông chuyển và
tuyến tiết dịch nhầy trừ tiểu phế quản là không có tuyến.
Phần7: PHỔI
1.Hình thể ngoài và đối chiếu trên thành ngực:
Phổi màu hồng( xám ở người già, đen khi
nhiễm bụi than ), có hình nón bổ đôi theo chiều
dọc gồm 1 đỉnh, 3 mặt, 3 bờ.
a. Đỉnh phổi:
Nhô lên khỏi xương sườn I khoảng 2cm
liên quan tới động mạch dưới đòn và tĩnh mạch
dưới đò
b. Mặt ngoài (mặt sườn):
Uốn theo hình lồng ngực liên quan tới các
xương sườn.
c. Mặt dưới (mặt hoành hay đáy phổi):
Nằm trên cơ hoành đúc theo vòm hoành.
d. Mặt trong(mặt trung thất):
Hướng về tim tạo thành hố tim ở ben phải và khuyết tim ở bên trái. Có
rốn phổi, trong rốn phổi có động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, phế quản gốc, dây
thần kinh có thể có hạch rốn phổi.
e. Bờ trước:
87
Ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất trước
Đối chiếu trên thành ngực: Bên phải bờ này đi
chếch từ đỉnh phổi xuống dưới tới sụn sườn IV rồi đi
chéo xuống bờ trong sụn sườn VI. Bên trái từ đỉnh
phổi tới sụn sườn IV rồi đi ngang ra ngoài tận cùng
1/3 ngoài sụn sườn VII.
g. Bờ sau:
Ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất sau
chạy sát cột sống.
h. Bờ dưới gồm 2 đoạn.
Đoạn trong ngăn cách mặt hoành với mặt
trung thất
Đoạn ngoài ngăn cách mặt hoành với mặt
sườn.
Đối chiếu lên thành ngực bờ này chạy tiếp theo bờ trước gặp khoang liên
sườn VII đường giữa đòn, Khoang liên sườn IX đưòng nách sau rồi đi ngang ra
sau và tận hết ở đầu sau xương sườn XI.
2. Cấu tạo:
a. Các thùy và phân thùy phổi:
Phổi phải lớn hơn phổi trái có hai rãnh liên thùy chia thành 3
thùy. + Thùy trên có 3 phân thùy.
+ Thùy giữa có 2 phân thùy.
+ Thùy dưới có 5 phân thùy.
Phổi trái có 1rẵnh lên thùy chia thành hai thùy.
Thùy trên có 5 phân thùy.
Thùy dưới có 5 phân thùy.
b. Các tiểu thùy phổi và các phế nang:
Mỗi phân thùy phổi lại chia thành nhiều tiểu thùy phổi ctrong đó có rất
nhiều phế nang
Mạch máu và thần kinh:
Động mạch cấp máu là động mạch phế quản phải và trái.
Thần kinh chi phối là các nhánh từ đám rối tim phổi, các nhánh dây X
và dây thần kinh giao cảm.
88
Phần 8: MÀNG PHỔI
Màng phổi là thanh mạc bao bọc hai lá phổi trừ rốn phổi.
Các lá màng phổi:
Lá tạng dính sát vào phổi và quặt ngược lại liên tiếp với lá thành, lá tạng
lách vào các rãnh liên thùy ngăn cách các phân thùy phổi.
Lá thành tiếp nối với lá tạng ở rốn phổi quặt ngược ra dính vào mặt
trong của thành ngực.
Trong khoang màng phổi không có không khí và có một ít thanh dịch, áp
suất nhỏ hơn áp suất không khí gọi là áp suất âm, giúp phổi chuyển động theo
lồng ngực.
89
2. Các cùng đồ màng phổi:
Hay góc màng phổi tạo thành khi màng phổi đi từ mặt này sang mặt kia
của phổi, có 4 cung đồ.
a. Cùng đồ sườn - trung thất trước :
bên phải tương ứng với bờ trước phổi phải.
bên trái đi thoai thoải xuống gặp khoang liên sườn V cách bờ ức 1,5cm
và sụn sườn V cách bờ ức 2cm.
Cùng đồ sườn trung thất sau:
Đối chiếu lên thành ngực là đường nối giữa mặt trước và mặt bên các dốt
sống ngực.
c. Cùng đồ hoành trung thất:
Tạo nên khi màng phổi đi từ mặt hoành sang mặt trung thất.
d. Cùng đồ sườn hoành:
Đối chiếu lên thành ngực tiếp theo cùng đồ trung thất trước gặp xương sườn X
trên đường nách sau tiếp tục đi xuống tận cùng ở ngang bờ dưới đốt sống ngực
XII. Đây là cùng đồ thấp nhất của phổi.
B- SINH LÝ HỆ HÔ HẤP
I. Hiện tượng cơ học trong hô hấp:
90
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMSoM
 
Giải Phẫu Hệ tiết niệu VMU ĐH Y Khoa Vinh
Giải Phẫu Hệ tiết niệu VMU ĐH Y Khoa VinhGiải Phẫu Hệ tiết niệu VMU ĐH Y Khoa Vinh
Giải Phẫu Hệ tiết niệu VMU ĐH Y Khoa VinhVmu Share
 
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014atailieuhoctapctump
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Dam Van Tien
 
Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020Ngọc Hà Hoàng
 
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUTBFTTH
 
1. Đại cương Xương, Cơ, Khớp
1. Đại cương Xương, Cơ, Khớp1. Đại cương Xương, Cơ, Khớp
1. Đại cương Xương, Cơ, KhớpVuKirikou
 
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMSinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMVuKirikou
 
Ứng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩuỨng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩuTrần Đương
 
GIẢI PHẪU Y HỌC HCM - TẬP 1 - Chủ biên_Nguyễn Hoàng Vũ.pdf
GIẢI PHẪU Y HỌC HCM - TẬP 1 - Chủ biên_Nguyễn Hoàng Vũ.pdfGIẢI PHẪU Y HỌC HCM - TẬP 1 - Chủ biên_Nguyễn Hoàng Vũ.pdf
GIẢI PHẪU Y HỌC HCM - TẬP 1 - Chủ biên_Nguyễn Hoàng Vũ.pdfSoM
 
4.gp slý tuần hoàn
4.gp slý tuần hoàn4.gp slý tuần hoàn
4.gp slý tuần hoànPhaolo Nguyen
 
Giải phẫu – ho hap
Giải phẫu – ho hapGiải phẫu – ho hap
Giải phẫu – ho hapKhanh Nguyễn
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 

La actualidad más candente (20)

Hệ sinh dục
Hệ sinh dụcHệ sinh dục
Hệ sinh dục
 
GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIM
 
Atlas giải phẫu tổng quát
Atlas giải phẫu tổng quátAtlas giải phẫu tổng quát
Atlas giải phẫu tổng quát
 
Gp hệ hô hấp
Gp hệ hô hấpGp hệ hô hấp
Gp hệ hô hấp
 
Giải Phẫu Hệ tiết niệu VMU ĐH Y Khoa Vinh
Giải Phẫu Hệ tiết niệu VMU ĐH Y Khoa VinhGiải Phẫu Hệ tiết niệu VMU ĐH Y Khoa Vinh
Giải Phẫu Hệ tiết niệu VMU ĐH Y Khoa Vinh
 
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn
 
Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020Mô học hệ hô hấp -2019-2020
Mô học hệ hô hấp -2019-2020
 
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
 
1. Đại cương Xương, Cơ, Khớp
1. Đại cương Xương, Cơ, Khớp1. Đại cương Xương, Cơ, Khớp
1. Đại cương Xương, Cơ, Khớp
 
Cơ chi trên
Cơ chi trênCơ chi trên
Cơ chi trên
 
Bai 14 he than kinh
Bai 14 he than kinhBai 14 he than kinh
Bai 14 he than kinh
 
He sinh san nu
He sinh san nuHe sinh san nu
He sinh san nu
 
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMSinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
 
Ứng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩuỨng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩu
 
GP Hệ sinh dục
GP Hệ sinh dụcGP Hệ sinh dục
GP Hệ sinh dục
 
GIẢI PHẪU Y HỌC HCM - TẬP 1 - Chủ biên_Nguyễn Hoàng Vũ.pdf
GIẢI PHẪU Y HỌC HCM - TẬP 1 - Chủ biên_Nguyễn Hoàng Vũ.pdfGIẢI PHẪU Y HỌC HCM - TẬP 1 - Chủ biên_Nguyễn Hoàng Vũ.pdf
GIẢI PHẪU Y HỌC HCM - TẬP 1 - Chủ biên_Nguyễn Hoàng Vũ.pdf
 
4.gp slý tuần hoàn
4.gp slý tuần hoàn4.gp slý tuần hoàn
4.gp slý tuần hoàn
 
Giải phẫu – ho hap
Giải phẫu – ho hapGiải phẫu – ho hap
Giải phẫu – ho hap
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 

Similar a GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU

BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdfBÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdfjackjohn45
 
Sinh lý học
Sinh lý họcSinh lý học
Sinh lý họcTS DUOC
 
Tài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcTài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcĐiều Dưỡng
 
16. gian nao bcdn
16. gian nao  bcdn16. gian nao  bcdn
16. gian nao bcdnbongsung
 
De cuong giai phau
De cuong giai phauDe cuong giai phau
De cuong giai phauNguyen Tien
 
Bài giảng giải phẫu học
 Bài giảng giải phẫu học Bài giảng giải phẫu học
Bài giảng giải phẫu họctaimienphi
 
Bài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học ngườiBài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học ngườiTài liệu sinh học
 
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdfHuynhnhuNguyen4
 
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdf
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdfTài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdf
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
GIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụGIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụHồng Hạnh
 
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdfMyTr999546
 
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdfMyTr999546
 
Giải phẩu đầu – mặt cổ
Giải phẩu đầu – mặt   cổGiải phẩu đầu – mặt   cổ
Giải phẩu đầu – mặt cổLe Khac Thien Luan
 
Bài-thuyết-trình-của-nhóm-1-lớp-YK23B-bộ-môn-giải-phẫu-học-phân-Khuỷu-tay-1.pptx
Bài-thuyết-trình-của-nhóm-1-lớp-YK23B-bộ-môn-giải-phẫu-học-phân-Khuỷu-tay-1.pptxBài-thuyết-trình-của-nhóm-1-lớp-YK23B-bộ-môn-giải-phẫu-học-phân-Khuỷu-tay-1.pptx
Bài-thuyết-trình-của-nhóm-1-lớp-YK23B-bộ-môn-giải-phẫu-học-phân-Khuỷu-tay-1.pptx27NguynTnQuc11A1
 
1.giải phẫu – sinh lý intro
1.giải phẫu – sinh lý  intro1.giải phẫu – sinh lý  intro
1.giải phẫu – sinh lý introPhaolo Nguyen
 

Similar a GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU (20)

BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdfBÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.pdf
 
Sinh lý học
Sinh lý họcSinh lý học
Sinh lý học
 
Tài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcTài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý học
 
16. gian nao bcdn
16. gian nao  bcdn16. gian nao  bcdn
16. gian nao bcdn
 
2.đmcổ
2.đmcổ2.đmcổ
2.đmcổ
 
De cuong giai phau
De cuong giai phauDe cuong giai phau
De cuong giai phau
 
Bài giảng giải phẫu học
 Bài giảng giải phẫu học Bài giảng giải phẫu học
Bài giảng giải phẫu học
 
Bài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học ngườiBài giảng: Giải phẫu học người
Bài giảng: Giải phẫu học người
 
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
 
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdf
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdfTài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdf
Tài liệu tóm tắt môn Giải phẫu đại cương - Trường Đại học Y Dược Hà Nội.pdf
 
hệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docxhệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docx
 
Baigiang tk tru
Baigiang tk truBaigiang tk tru
Baigiang tk tru
 
GIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụGIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụ
 
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
 
5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf5. Noi dung.pdf
5. Noi dung.pdf
 
Phcn tk ngoai bien
Phcn tk ngoai bienPhcn tk ngoai bien
Phcn tk ngoai bien
 
Giải phẩu đầu – mặt cổ
Giải phẩu đầu – mặt   cổGiải phẩu đầu – mặt   cổ
Giải phẩu đầu – mặt cổ
 
Bài-thuyết-trình-của-nhóm-1-lớp-YK23B-bộ-môn-giải-phẫu-học-phân-Khuỷu-tay-1.pptx
Bài-thuyết-trình-của-nhóm-1-lớp-YK23B-bộ-môn-giải-phẫu-học-phân-Khuỷu-tay-1.pptxBài-thuyết-trình-của-nhóm-1-lớp-YK23B-bộ-môn-giải-phẫu-học-phân-Khuỷu-tay-1.pptx
Bài-thuyết-trình-của-nhóm-1-lớp-YK23B-bộ-môn-giải-phẫu-học-phân-Khuỷu-tay-1.pptx
 
Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2
 
1.giải phẫu – sinh lý intro
1.giải phẫu – sinh lý  intro1.giải phẫu – sinh lý  intro
1.giải phẫu – sinh lý intro
 

Más de OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

Más de OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Último

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Último (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ GIẢI PHẪU

  • 1. LỜI GIỚI THIỆU Để thống nhất nội dung giảng dạy, cập nhật kiến thức mới đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy. Giáo trình giải phẫu sinh lý được biên tập để giảng dậy cho các đối tượng học sinh trong Nhà trường. Giáo trình giải phẫu sinh lý dùng cho học sinh ngành Điều dưỡng được biên tập dựa trên nội dung, mục tiêu Chương trình giáo dục ngành Điều dưỡng của trường Cao đẳng Lào Cai. Giáo trình được được biên tập theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Giáo trình cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn về giải phẫu sinh lý . Nội dung của từng bài được viết một cách ngắn gọn, đảm bảo lượng kiến thức cơ bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn. Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan, chủ quan nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong quá trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh để giáo trình ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng thẩm định giáo trình để đưa tập Giáo trình giải phẫu sinh lý vào sử dụng giảng dạy chính thức trong nhà Trường! 2
  • 2. GIẢI PHẪU - SINH LÝ I. MỤC TIÊU Mô tả được hình thể ngoài, hình thể trong và liên quan của các cơ quan trong cơ thể người trên mô hình, tranh vẽ. Trình bày được chức năng sinh lý của từng cơ quan trong cơ thể người và các hoạt động điều hoà chức năng các cơ quan đó. Vận dụng được kiến thức đã học về giải phẫu, sinh lý áp dụng vào nhận định và chăm sóc người bệnh. NỘI DUNG III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Giảng dạy Lý thuyết: Thuyết trình. Thực hiện phương pháp dạy - học tích cực. Thực tập: Tại phòng thực tập giải phẫu - Sinh lý của trường. Sử dụng môn hình, tranh, làm thực nghiệm để hướng dẫn học sinh. 2. Đánh giá Kiểm tra định kỳ: 3 điểm kiểm tra hệ số 2 Thi kết thúc học phần: Thi trắc nghiệm: Bài thi có câu hỏi trắc nghiệm, sử dụng tranh ảnh, mô hình. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ DẠY VÀ HỌC Giải phẫu - Sinh lý -Tài liệu giảng dạy trong các Trường trung cấp Y tế Bài giảng sinh lý. Bài giảng giải phẫu. Giáo trình Học phần Giải phẫu - Sinh lý của Trường. 3
  • 3. BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG GIẢI PHẪU - SINH LÝ Mục tiêu học tập : Trình bày được đại cương giải phẫu người . Trình bày được đại cương giải sinh lý người . Nội dung : I- Đại cương giải phẫu : 1. Định nghĩa : Giải phẫu là môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu tạo, vị trí các cơ quan trong cơ thể người. Sự khác nhau giữa giải phẫu và phẫu thuật : Giải phẫu là mổ xác để nghiên cứu còn phẫu thuật là mổ người sống để chữa bệnh. Giải phẫu là cơ sở của tất cả các môn y học . 2. Tư thế và vị trí, chiều hướng giải phẫu : a. Tư thế giải phẫu: Là tư thế người đứng thẳng, hai tay buông xuôi, mắt và hai bàn tay hướng về phía trước . b. Vị trí, chiều hướng giải phẫu: Ta có các khái niệm sau. Trên, dưới Trước, sau. Phải, trái. Trong, ngoài. Ngoài ra còn các định hướng khác: Gần, xa. Quay, trụ. Gan tay, mu tay ( chân ) . Người ta cũng chia các đoạn chi của cơ thể ( cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân) thành 3 đoạn để mô tả các vị trí gọi là: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới. 3. Đại cương xương: a. Thành phần, số lượng: 4
  • 4. Người có khoảng 206 xương được chia làm hai phần. - Xương trục: Xương sọ, mặt. Xương thân mình: gồm xương sống và xương sườn, xương ức. - Xương chi: Xương chi trên và xương chi dưới. Chức năng của xương: Nâng đỡ cơ thể, tạo ra hình thái của mỗi người . Bảo vệ cơ thể. Tạo thành hệ vận động. Tạo huyết. Dự trữ chất khoáng. Phân loại: Xương dài: xương đùi, xương cánh tay, xương chày, xương trụ... Xương ngắn: các xương ở cổ tay, cổ chân... Xương dẹt: xương chậu, xương sọ... Xương bất định: là xương mà hình dáng khó mô tẳ như: xương chậu, xương hàm dưới... 4. Khớp: Sự liên kết giữa hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau gọi là khớp. Theo chức năng có khớp động, bán động và bất động. Đại cương cơ: Gồm 3 loại. Cơ vân: (cơ bám xương ) sức co mạnh, vận động theo ý muốn của con người. Cơ trơn: nằm ở thành các nội tạng, vận động không theo ý muốn. Cơ tim: có cả tính chất của cơ vân và cơ trơn. II- Đại cương sinh lý: Sinh lý là môn học nghiên cứu các quá trình, hiện tượng diễn ra trong cơ thể người bình thường. Trong cơ thể người có các quá trình cơ bản sau. - Chuyển hóa: Gồm hai quá trình . Đồng hóa: Là quá trình tổng hợp những chất mà cơ thể thu nhận được của môi trường chuyển hóa thànhchất dinh dưỡng của cơ thể. 5
  • 5. Dị hóa: Là quá trình phân giải các chất thành chất đơn giản trong đó có Cac- bo-níc và nước được đào thải ra ngoài. Quá trình này cần có O-xy và tạo ra năng lượng cho cơ thể. Tính chịu kích thích: Là khả năng của cơ thể sống đáp ứng được với các tác nhân kích thích từ nội tại hoặc ngoại môi. Sự sinh sản: Là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển. Sinh vật sinh sản theo hai cách vô tính và hữu tính. Người sinh sản hữu tính. Con cái sinh ra mang đặc tính của bố và mẹ là tính di truyền. Sự thay đổi của tinh di truyền là biến dị. Di truyền và biến dị là cơ sở tiến hóa của sinh vật. BÀI 2 CƠ MẠCH MÁU THẦN KINH VÙNG ĐẦU, MẶT CỔ, NÁCH, THÂN MÌNH Mục tiêu học tập: Mô tả đặc điểm cơ, mạch máu, thần kinh vùng đầu mặt cổ, thân mình Trình bày được cấu tạo đại cương và các cơ quan đựng trong nách. Vận dụng kiến thức vào chăm sóc sức khoẻ người bệnh. Nội dung: I. VÙNG ĐẦU MẶT CỔ 1. Các cơ: 1.1.Các cơ vùng đầu: Chia ra làm 2 loại. 1.1.1. Các cơ bám da mặt. a. Các cơ bám da mặt có đặc điểm là: - Một đầu bám vào da, mạc hoặc dây chằng một đầu bám vào xương. 6
  • 6. Vận động bởi các nhánh của dây thần kinh mặt (Dây số VII) Bám quanh các hốc tự nhiên của đầu mặt. Các cơ ở vùng này phân thành các nhóm là : Các cơ trên sọ: Cơ chẩm trán, cơ thái dương đỉnh. Các cơ quanh tai: Trước, trên, sau tai. Nhóm cơ quanh hốc mắt: Cơ vòng mi, cơ cau mày, cơ hạ mày. Nhóm cơ quanh hố mũi: Cơ tháp, cơ hạ vách mũi và cơ mũi. Các cơ quanh miệng: Cơ vòng môi, cơ mút, cơ năng môi trên, cơ gò má lớn và bé, cơ cười… 1.1.2. Nhóm cơ nhai: Cơ cắn. Cơ thái dương. Cơ chân bướm trong và ngoài. 1.2 Các cơ vùng cổ: Chia nhóm vùng gáy và các cơ vùng cổ trước bên. Các cơ vùng cổ trước bên chia thành 3 lớp: Lớp nông: Cơ bám da cổ, cơ ức đòn chũm. Lớp giữa: Các cơ trên móng: Cơ hai bụng, cơ trâm móng, cơ hàm móng, cơ cằm móng. Các cơ dưới móng: Cơ ức móng, cơ vai móng, cơ giáp móng. + Lớp sâu: Các cơ trước cột sống: Cơ thẳng đầu trước, cơ thẳng đầu ngoài, cơ dài đầu, cơ dài cổ. Các cơ bậc thang: Trước, giữa và sau. Các cơ vùng gáy (vùng cổ sau). + Cơ thang. + Cơ trám bé, cơ nâng vai, cơ gối đầu, cơ gối cổ. + Các cơ dựng sống. + Các cơ gian gai cổ trước và sau. Các động mạch: 2.1. Động mạch cảnh chung (ĐM cảnh gốc). 7
  • 7. Nguyên uỷ: Động mạch cảnh chung phải tách ra từ thân cánh tay đầu ngay sau khớp ức đòn phải, động mạch cảnh chung trái tách ra ngay từ quai động mạch chủ, có một đoạn đi trong ngực. Đường đi: Từ nền cổ động mạch cảnh đi lên dọc hai bên khí quản và thực quản, tới bờ trên sụn giáp (ngang đốt sổng cổ IV) thì phình ra gọi là xoang cảnh rồi tách ra thành 2 nhánh tận là động mạch cảnh trong và ngoài. Trên đường đi động mạch cảnh chung không tách ra nhánh bên nào. 2.2. Động mạch cảnh ngoài. Động mạch cảnh ngoài là một trong hai nhánh tận của động mạch cảnh chung, tách ra trên xoang cảnh, ngang mức bờ trên sụn giáp. Động mạch cảnh ngoài đi lên luồn sau bụng sau cơ hai bụng tới cổ xương hàm dưới tách ra 2 nhánh tận là động mạch thái dương nông và động mạch hàm trên. Động mạch cảnh ngoài tách ra 6 nhánh bên là: Động mạch giáp trên, động mạch hầu lên, động mạch lưỡi, động mạch mặt, động mạch chẩm và động mạch sau tai. 2.3. Động mạch cảnh trong: Cấp máu cho phần lớn não, mắt và cho các nhánh cho trán, mũi. Động mạch cảnh trong tách ra từ phía trên xoang cảnh đi lên tới nền sọ chui vào trong sọ chạy ra trước xoang tĩnh mạch hang đến đầu trước xương bướm thì chia thành hai nhánh là động mạch não trước và động mạch não giữa tham gia vòng nối đa giác Williss cấp máu cho não. Phân nhánh bên: Đoạn cổ: Động mạch cảnh trong không cho nhánh bên nào. Đoạn trong sọ: Động mạch cảnh trong các nhánh nhỏ cho màng não, cho mắt và nhánh cho mũi. 8
  • 8. Động mạch cảnh trong Động mạch cảnh trong Động mạch cảnh chung Quai động mạch cảnh chủ 3. Thần kinh: Chi phối vận động và cảm giác cho vùng đầu mặt cổ do hai dây thần kinh số V, số VII và đám rối thần kinh cổ. VÙNG THÂN MÌNH 1. Các cơ thành ngực Lồng ngực chia 3 thành: Thành ngực trước bên. Thành ngực sau. Thành dưới. 1.1. Thành ngực trước bên * Các cơ: - Lớp ngoài: 9
  • 9. + Phía trước có 2 cơ: Cơ ngực to có tác dụng khép và xoay cánh tay vào trong. Cơ ngực bé có tác dụng hạ vai, nở lồng ngực. + Các cơ bên: Cơ lưng to và cơ răng trước có tác dụng khép và xoay tay vào trong làm giãn nở lồng ngực. - Lớp trong: các cơ gian sườn (liên sườn): Các cơ gian sườn ngoài và trong. * Mạch máu và thần kinh: Bó mạch và thần kinh liên sườn chạy sát bờ dưới các xuơng sườn. 1.2. Thành ngực sau: * Các cơ Lớp nông: Cơ lưng rộng có tác dụng khép xoay cánh tay vào trong, nâng thân mình. Lớp sâu: Các cơ răng bé (sau trên và sau dưới): có tác dụng trong động tác thở. Cơ gai sống. Cơ liên mỏm ngang. Cơ lưng dài. * Mạch máu và thần kinh Mạch máu: Các nhánh của động mạch dưới đòn, các nhánh của động mạch liên sườn. Thần kinh: Nhánh của đám rối thần kinh cánh tay và các dây thần kinh liên sườn. 1.3. Thành ngực dưới: Cơ hoành ngăn cách lồng ngực với ổ bụng, cơ hoành tham gia vào động tác hô hấp. Mạch máu và thần kinh: Động mạch hoành là nhánh tách ra đầu tiên của động mạch chủ bụng. Dây thần kinh hoành phải và trái chi phối cho cơ hoành. Thành bụng 2.1.Bụng gồm có 4 thành: Trên, dưới, trước bên,và thành sau. 10
  • 10. Thành trên: Là vòm hoành, ngăn cách lồng ngực với ổ bụng, gồm vòm hoành phải và trái. Thành dưới: Là đáy chậu. Thành sau: Gồm 3 lớp Lớp sâu có 3 cơ : Cơ lưng to, cơ răng bé sau dưới và cơ gai sống. Lớp giữa có 2 cơ : Cơ liên mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng Lớp trước có cơ thắt lưng chậu. - Thành trước bên: Ở giữa có đường trắng giữa trên và dưới rốn, dọc 2 bên đường trắng là cơ thẳng to. Hai bên từ trong ra ngoài là cơ ngang bụng, cơ chéo bé và cơ chéo lớn. Phân vùng: Kẻ 2 đường dọc từ giữa bờ sườn phải và trái, 1đường qua 2 GCTT và 1 đường nối 2 xương sườn X chia ổ bụng ra làm 9 vùng. 2.2. Ống bẹn Ống bẹn là một đường xẻ giữa các lớp cơ của thành bụng trước bên, dài 4-6 cm đi từ lỗ bẹn trong tới lỗ bẹn ngoài, có 4 thành và 2 lỗ. a.Các thành : Thành trước:Dày ở phía ngoài vì có 3 cơ: cơ chéo to, cơ chéo bé và cơ ngang bụng, mỏng và yếu ở phía trong vì chỉ có cân cơ chéo to. Thành sau: Là mạc ngang, mỏng và yếu có 2 dây chằng Hesselbach và Henle ở trong , dải chậu mu ở dưới . Thành trên: Là cơ chéo bé hợp với cơ chéo to (Gân kết hợp). Thành dưới: Là dây chằng bẹn (cung đùi). b.Các lỗ bẹn: Hay xảy ra thoát vị bẹn Lỗ bẹn sâu:Trên điểm giữa cung đùi 18 mm Lỗ bẹn nông:Trong lỗ bẹn sâu, trên gai mu khoảng 5 mm, tạo nên bởi 3 dải cân cơ chéo to. Đi qua ống bẹn có thừng tinh, thần kinh chậu bẹn ở nam, dây chằng tròn và thần kinh chậu bẹn ở nữ. 11
  • 11. III. VÙNG NÁCH 1. Đại cương cấu tạo: Nách là vùng nối giữa chi trên và thân mình. Nách được coi như một hình tháp có 4 thành, 1 nền ở dưới và một đỉnh ở trên. Thành trước là thành ngực. Thành sau là thành vai. Thành trong là thành ngực trước bên. Thành ngoài là thành cánh tay. 12
  • 12. - Nền là da và tổ chức dưới da hõm nách. 2. Các cơ quan đựng trong nách: 2.1. Đám rối thần kinh cánh tay : Phát nguyên từ cổ và cấu tạo bởi nhánh trước các dây thần kinh cổV, VI, VII, VIII và ngực I. Trước hết chúng họp lại thành các thân nhất I, II, III (trên, giữa, dưới). Các thân nhất lại chia đôi sau đó họp lại tạo 3 thân nhì: trước ngoài, trước trong, và thân nhì sau, các thân nhì đi xuống nách cho các ngành tận. - Thân nhì trước ngoài ch dây cơ bì và rễ ngoài dây thần kinh giữa. - Thân nhì trước trong ch rễ trong dây thần kinh giữa, dây trụ, dây bì cẳng tay trong và bì cánh tay trong. - Thân nhì sau cho dây thần kinh mữ và dây quay. 2. Động mạch nách: Chạy tiếp theo động mạch dưới đòn từ điểm giữa bờ dưới xương đòn tới bờ dưới cơ ngực to. Động mạch cho nhiều nhánh bên cấp máu cho các thành của nách. 3. Sự liên quan giữa động mạch và thần kinh: - Đoạn trên cơ ngực bé: Thân nhì nằm ngoài động mạch. - Đoạn dưới cơ ngực bé: Các thân nhì quây quanh động mạch và phân nhánh. - Đoạn dưới cơ ngực bé: Các dây thần kinh đi xa dần vào vùng nó chi phối chỉ còn: Dây thần kinh quay nằm sau động mạch. Dây thần kinh trụ nằm trong động mạch. 13
  • 13. + Dây thần kinh giữa nằm ngoài động mạch. BÀI 3 GIẢI PHẪU DA, CƠ, XƯƠNG, MẠCH MÁU, THẦN KINH CHI TRÊN VÀ CHI DƯỚI Mục tiêu học tập: Mô tả và chỉ được trên mô hình(tranh) các xương của cơ thể. Đọc được tên và chỉ được trên mô hình , tranh, người thật các khớp chính của cơ thể. Mô tả được các định khu chủ yếu của chi trên. Mô tả được định khu cơ, mạch máu, thần kinh vùng đùi, khoeo, cẳng chân và bàn chân. Mô tả được định khu về cơ, mạch máu, thần kinh vùng mông, chú ý đến thần kinh hông to ứng dụng trong tiêm mông. Nội dung: HỆ XƯƠNG KHỚP A. Xương đầu mặt Gồm hai phần sọ và mặt. I. Phần sọ: Gồm 8 xương tạo thànhhộp sọ phần trên là vòm sọ, phần dưới là nền sọ. Xương trán ở phía trước. Xương chẩm ở phía sau có lỗ chẩm khớp với xương sống và cho hành não đi qua. Xương thái dương ở hai bên gồm ba phần: xương trai, xương đá, xương chũm. Xương đỉnh là hai tấm xương vuông ở hai bên đỉnh sọ. Xương bướm nằm giữa nền sọ. Xương sàng nằm giữa phần ngang xương trán. 14
  • 14. 15
  • 15. Phần mặt: Gồm 14 xương tạo thành ổ miệng, hố mắt, hố mũi. 1. Các xương kép: là các xương giống nhau từng đôi một. Hai xương hàm trên. Hai xương gò má. Hai xương mũi. Hai xương lệ. Hai xương khẩu cái. Hai xương xoăn dưới. Các xương đơn: Xương lá mía. Xương hàm dưới là xương duy nhất cử động được khớp với xương thái dương tạo thành khớp thái dương - hàm. B. Xương thân mình: ( xương cột sống ) 16
  • 16. 1. Phân chia cột sống: Có 31-33 đốt sống tạo thành cột sống chia làm 5 đoạn. 7 đốt sống cổ. 12 đốt sống ngực. 5 đốt sống thắt lưng. 5 đốt sống cùng. 3 - 5 đốt sống cụt. Tính chất chung của các đốt sống: Thân đốt: hình trụ dẹt nằm ở phía trước. Cung đốt: ở phía sau và hai bên cung thân đốt tạo thành lỗ đốt sống. Các lỗ đốt sống chồng lên nhau tạo thành ống sống trong đó có tủy sống. Cung đốt có các chỗ khuyết ở gần thân đốt tạo lỗ liên hợp. - Mỏm đốt: Mỏm gai từ giữa cung đốt đi ra. Mỏm ngang từ hai bên cung đốt đi ra hai bên. Mỏm khớp để các đốt sống khớp với nhau. Một số tính chất riêng: Đốt cổ: thân đốt nhỏ, lỗ rộng, mỏm gai chẽ đôi, mỏm ngang có lỗ cho động mạch đốt sống đi qua. Đốt ngực có các khớp với xương sườn. Xương cùng, xương cụt là các đốt sống thoái hóa dính vào nhau tạo thành. Bờ trên xương cùng mặt trước cổmm nhô. Xương chi trên: 17
  • 17. I. Xương đai vai: Gồm xương đòn và xương bả vai. 18
  • 18. - Xương đòn: cong hình chữ S nằm ngang trước trên lồng ngực. Đầu trong khớp với xương ức tạo khớp ức-đòn, đầu ngoài khớp với mỏm cùng vai tạo khớp cùng vai đòn. Xương bả vai: là một xương dẹt hình tam giác có hai mặt, ba bờ, ba góc. Mặt sau có gai vai, đầu ngoài là mỏm cùng vai. Bờ trên có mỏm quạ và mẻ quạ. Góc ngoài có hõm khớp ( ổ chảo ) khớp với đầu trên xương cánh tay tạo thành khớp va II. Xương cánh tay: Là một xương dài có một thân và hai đầu. 19
  • 19. Đầu trên: Chỏm khớp. Cổ khớp ( cổ giải phẫu ) Hai mấu động to và nhỏ. Cổ phẫu thuật. Thân xương: Hình lăng trụ tam giác, mặt sau có rãnh xoắn có động mạch cánh tay sâu và thần kinh quay đi qua. Đầu dưới: Lồi cầu ở ngoài. Ròng rọc ở trong. Hố vẹt ở trước trên ròng rọc. Hố khuỷu ở sau trên ròng rọc. Mỏm trên lồi cầu và mỏm trên ròng rọc. III. Xương cẳng tay: 20
  • 20. Gồm hai xương là xương quay và xương trụ. 1. Xương quay: Là một xương dài có một thân và hai đầu. - Đầu trên có: Chỏm xương: gồm đài xương và vành khớp. Cổ xương nối chỏm với thân xương. Lồi củ nhị đầu. Thân xương hình lăng trụ tam giác. Đầu dưới gồm: Mỏm trâm quay ngoài. Diện khớp với xương trụ,xương cổ tay. 2. Xương trụ: Là một xương dài có một thân và hai đầu. - Đầu trên có: Mỏm khuỷu ở sau trên. Mỏm vẹt ở trước dưới. Hõm Xích-ma lớn giữa mỏm khuỷu và mỏm vẹt. Hõm Xích-ma bé khớp với vành khớp xương quay. Thân xương hình lăng trụ tam giác. Đầu dưới có mỏm trâm trụ ở trong, diện khớp với xương cổ tay và xương quay. IV. Xương cổ tay: Có tám xương xếp thành hai hàng, tính từ ngoài vào trong gồm. 21
  • 21. Hàng trên gồm các xương: Thuyền, Nguyệt, Tháp, Đậu. Hàng dưới gồm các xương: Thang, Thê, Cả, Móc. Xương bàn tay: Năm xương đốt bàn tay từ ngoài vào trong là I,II,III,IV,V. 14 xương đốt ngón tay. Mỗi ngón có 3 xương tính từ gốc ngón là 1,2,3. Riêng ngón I có 2 đốt. VI. Các khớp chi trên: Khớp vai. Khớp khuỷu. Khớp cổ tay. Khớp bàn ngón-tay. Khớp đốt ngón tay. D - Xương chi dưới I. Xương chậu: Gồm ba xương dính liền nhau tạo thành: Xương cánh chậu. Xương mu. Xương ngồi. Xương chậu hình dáng phức tạp người ta coi nó có 2 mặt, 4 bờ, 4 góc. Các mặt: Mặt ngoài có hõm khớp (ổ cối) và lỗ bịt. Mặt trong ở giữa có mào eo trên. Các bờ: Bờ trên là mào chậu. Bờ dưới là ngành ngồi mu. Bờ trước tính từ trên xuống dưới có: gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, phình lược, diện lược, mào lược, gai mu. Bờ sau từ trên xuống dưới gồm có: gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết hông lớn, gai hông, khuyết hông bé, ụ ngồi. 22
  • 22. 23
  • 23. Các góc: Góc trước trên là gai chậu trước trên. Góc trước dưới là góc mu. Góc sau trên là gai chậu sau trên. Góc sau dưới là ụ ngồi. Hai xương chậu, xương cùng cụt tạo thành khung chậu. Mỏm nhô, bờ trước xương cùng, mào lược, khớp mu, mào eo trên tạo thành eo trên. Eo trên chia khung chậu thành đại khung và tiểu khung. Xương đùi: Là một xương dài lớn nhất của cơ thể gồm một thân và hai đầu. Thân xương hình lăng trụ tam giác có ba mặt ba bờ, bờ sau là đường ráp xương đùi. Đầu trên gồm: + Chỏm xương. + Cổ khớp. + Hai mấu chuyển to và nhỏ. Giữa hai mấu có mào liên mấu. + Cổ tiếp. Đầu dưới gồm : Hai lồi cầu trong và ngoài. Mặt trước có diện ròng rọc. Mặt sau có hố liên lồi cầu. III. Xương cẳng chân: Gồm hai xương chày và mác. Xương chày: là một xương dài có một thân và hai đầu. Thân xương có ba mặt, ba bờ, bờ trước sắc là mào chầy. Đầu trên có hai lồi cầu trong và ngoài khớp với hai lồi cầu xương đùi tạo thành khớp gối. Phía trước khớp gối có xương bánh chè. Đầu dưới có mắt cá trong, diện khớp với xương sên, xương mác. Xương mác: Có một thân hai đầu là một xương phụ của cẳng chân. Đầu trên khớp với xương chầy, đầu dưới có mắt cá ngoài, diện khớp với xương chầy và xương sên. 24
  • 24. IV. Xương cổ chân: gồm 7 xương sếp thành hai hàng. Hàng sau có xương gót và xương sên. Hàng trước có xương thuyền, xương hộp, 3 xương chêm. V. Xương bàn chân: 5 xương đốt bàn chân từ trong ra ngoài là xương I, II, II, IV, V. 25
  • 25. 14 xương đốt ngón chân, tính từ gốc ngón là các xương 1,2,3. Riêng ngón I có hai đốt. VI. Các khớp: Khớp háng Khớp gối. Khớp cổ chân. Khớp bàn- ngón chân. Khớp các đốt ngón chân. CƠ, MẠCH MÁU, THẦN KINH CHI TRÊN I. Vùng cánh tay: Như một ống tròn bọc quanh là da và cơ, ở giữa là xương, có hai vách liên cơ ngoài và trong. Khu cánh tay trước: a. Các cơ: Có ba cơ. Cơ nhị đầu: Nằm ở trước nhất, tác dụng gấp và sấp cẳng tay. Cơ cánh tay trứơc: Nằm sau cơ nhị đầu, tác dụng gấp cẳng tay. Cơ quạ cánh tay kéo cánh tay vào trong và ra trước. b. Mạch và thần kinh: Động mạch cánh tay đi từ bờ dưới cơ ngực to tới 3cm dưói nếp gấp khuỷu chia 2 ngành tận là động mạch quay và động mạch trụ. Cơ quạ cánh tay là cơ tùy hành động mạch. Động mạch cho các nhánh bên sau: Động mạch cánh tay sâu chạy ra khu cánh tay sau cùng thần kinh quay nằm trong rẵnh soắn xương cánh tay. Động mạch bên trụ trên ( bên trong trên ). Động mạch bên trụ dưới. - Thần kinh: Dây cơ bì: Chạy giữa cơ nhị đầu và cơ cánh tay trước. Vận động cho các cơ cánh tay trước. Cảm giác da nửa ngoài cánh tay. Dây giữa: Nằm trước ngoài động mạch sau đó bắt chéo động mạch để vào trong. 26
  • 26. Dây bì cẳng tay trong: Chi phối cảm giác cho nửa trongcẳng tay. Dây bì cánh tay trong: Cảm giác da ở đáy nách và mặt trong cánh tay Khu cánh tay sau: a. Các cơ: Có một cơ là cơ tam đầu cánh tay, tác dụng duỗi cẳng tay. b. Mạch và thần kinh: 27
  • 27. Động mạch cánh tay sâu và dây thần kinh quay nằm trong rănh xoắn xương cánh tay. Động mạch bên trụ trên và dây thần kinh trụ III. Vùng khuỷu: Là khu nằm giữa cánh tay và cẳng tay. Phía trước là khu nếp khuỷu, phía sau là khu mỏm khuỷu. Giới hạn trên và dưới nếp khuỷu hai khoát ngón tay. Khu nếp khuỷu: a. Lớp nông: 28
  • 28. Tĩnh mạch nông: Gồm tĩnh mạch quay nông, trụ nông và giữa nông họp thành hình chữ M. Thần kinh nông: + Thần kinh cơ bì theo tĩnh mạch quay nông cảm giác cho khu ngoài cẳng tay. Thần kinh bì cẳng tay trong theo tĩnh mạch trụ nông cảm giác khu trong cẳng tay. 29
  • 29. b. Lớp sâu: Ba toán cơ của vùng này tạo thành hai rẵnh nhị đầu trong và ngoài. - Rãnh nhị đầu trong: Có độnh mạch cánh tay và dây thần kinh giữa. Nhánh bên trụ dưới nối với nhánh quặt ngược trụ trước ( một nhánh của động mạch trụ ). - Rãnh nhị đầu ngoài Nhánh trước của động mạch cánh tay sâu nối với động mạch quặt ngược quay trước ( một nhánh của động mạch quay). Thần kinh quay từ sau ra trước nằm trong rẵnh chia làm hai nhánh: Nhánh trước là nhánh cảm giác. Nhánh sau là nhánh vậ động chạy ra khu cẳng tay sau. Khu mỏm khuỷu: Có mỏm khuỷu ở giữa và hai rẵnh hai bên. Rãnh ngoài có nhánh sau của động mạch cánh tay sâu nối với nhánh quặt ngược quay sau ( nhánh của động mạch quay ). Rãnh trong có thần kinh trụ, động mạch bên trụ trên nối với động mạch quặt ngược trụ sau. Vùng cẳng tay: Hai xương cẳng tay, màng gian cốt và vách liên cơ chia cẳng tay làm ba khu: trước trong, trước ngoài và khu sau. A. Khu trước: Các cơ khu trước trong: Có tám cơ xếp thành 4 lớp. - Lớp nông từ ngoài vào trong có: + Cơ sấp tròn: Gấp cẳng tay. + Cơ gấp cổ tay quay. + Cơ gan tay dài: Gấp bàn tay. + Cơ gấp cổ tay trụ: Gấp và nghiêng bàn tay vào trong. Lớp giữa: Có cơ gấp nông các ngón tay chia thành 4 gân đi xuống bàn tay. Mỗi gân chia thành hai chẽ bám vào sườn đốt hai các ngón 2, 3, 4, 5. Tác dụng gấp các ngón tay của bàn tay. Lớp sâu có hai cơ: 30
  • 30. Cơ gấp sâu các ngón tay bám vào đốt 3 ngón 2, 3, 4, 5. Tác dụng gấp các ngón tay. Cơ gấp dài ngón cái. Lớp sát xương có cơ sấp vuông: Sấp cẳng tay. Các cơ khu trước ngoài: Có 4 cơ. Cơ cánh tay quay (cơ ngửa dài): Ngửa cẳng tay mạnh nhất. Cơ ngửa ngắn. Cơ duỗi cổ tay quay dài: Duỗi và nghiêng bàn tay ra ngoài. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn. 31
  • 31. 3. Mạch máu và thần kinh: Gồm ba bó mạch thần kinh và dây thần kinh giữa. a. Bó mạch thần kinh quay: Động mạch quay: Đi từ giữa nếp khuỷu xuống chạy ra ngoài theo cơ ngửa dài tới mỏm trâm quay. Cho các nhánh bên sau: Nhánh quặt ngược quay trước. Nhánh ngang trước cổ tay. Nhánh quay gan tay. Nhánh mu cổ tay. Nhánh trước dây thần kinh quay chạy ngoài động mạch tới một phần ba dưới cẳng tay thì luồn ra sau xuống mu tay cảm giác cho nửa ngoài mu tay và mu hai ngón rưỡi ngoài (trừ mu đốt 2, 3 ngón II, III và nửa trong mu đốt 2, 3 ngón IV do dây giữa cảm giác ). b.Bó mạch thần kinh trụ: Động mạch trụ: Từ 3cm dưới nếp gấp khuỷu chạy chếch vào trong tới một phần ba giữa cẳng tay gặp dây thần kinh trụ, chạy giữa hai cơ gấp nông và sâu các ngón tay. Cho các nhánh bên sau: Thân động mạch quặt ngược trụ. Động mạch mu cổ tay. Thần kinh trụ: Từ rãnh ròng rọc khuỷu xuống nằm trong động mạch trụ. Vận động cơ trụ trước, hai bó trong cơ gấp sâu các ngón tay và gần hết cơ bàn tay. Cảm giác nửa trong mu tay và gan tay. Bó mạch thần kinh gian cốt: Gồm động mạch và thần kinh gian cốt trước . Chạy sau cơ gấp nông các ngón, giữa cơ gấp dài ngón cái và cơ gấp sâu các ngón. Vận động cho hầu hết các cơ cẳng tay trước trong. Cảm giác nửa ngoài và ba ngón rưỡi ngoài gan tay. B. Khu cẳng tay sau: 1. Các cơ: Có 8 cơ xếp thành 2 lớp. Lớp nông: Từ ngoài vào trong có 4 cơ đều bám vào mỏm trên lồi cầu. Cơ duỗi chung các ngón tay bám vào các đốt ngón 2, 3, 4, 5. Tác dụng duỗi ngón tay và bàn tay. Cơ duỗi riêng ngón út. 32
  • 32. Cơ duõi cổ tay trụ (cơ trụ sau), duỗi và nghiêng bàn tay vào trong. Cơ khuỷu: Duỗi cẳng tay. Lớp sâu: Từ ngoài vào trong có 4 cơ. + Cơ dạng dài ngón cái. + Cơ duỗi ngắn ngón cái. Cơ duỗi dài ngón cái. Cơ duỗi riêng ngón trỏ. Mạch và thần kinh: Động mạch gian cốt sau. Thần kinh là nhánh sau dây quay. 33
  • 33. IV. Vùng cổ tay: Khu trước cổ tay: Bó mạch thần kinh trụ nằm ngoài xương đậu. Dây thần kinh giữa nằm trước gân gấp nông các ngón trỏ, ngoài gân gấp nông ngón giữa. Động mạch quay: Vòng xuống dưới mỏm trâm quay ra sau. Khu sau: Lớp nông có các tĩnh mạch nông, ngành trước dây quay, nhánh bì mu tay dây trụ. Dưới da là các gân duỗi. Động mạch quay nằm trong hố lào giải phẫu giữa gân cơ duỗi ngắn và duỗi dài ngón cái. V. Bàn tay: 1. Vùng gan tay: Cân nông và cân sâu chia gan tay thành 2 khu. a. Khu nông: Nằm giữa cân nông và cân sâu gồm có. Ô mô cái chứa các cơ vận động ngón cái. Ô mô út chứa các cơ vận động ngón út. 34
  • 34. - Ô gan tay giữa có các gân cơ gấp các ngón nông, sâu các ngón và cơ giun. b. Khu gan tay sâu: Có các cơ gian cốt gan tay và mu tay. c. Bao hoạt dịch: Bao họat dịch ngón tay: Bọc gân gấp các ngón2, 3, 4, đi từ nền đốt 3 tới trên khớp bàn ngón tay khoảng 1,5cm. Bao hoạt dịch ngón tay-cổ tay: Gồm 2 bao. + Bao quay: Bọc gân gấp dài ngón CƠ, MẠCH MÁU, THẦN KINH CHI DƯỚI I.Vùng đùi: Vùng đùi được giới hạn ở trên bởi nếp bẹn và nếp lằn mông, ở dưới bởi một bình diện đi qua bờ trên các lồi cầu của xương đùi. Da, tổ chức dưới da, mạc đùi bọc xung quanh và xương đùi nằm ở giữa. Các vách liên cơ ngoài và trong cùng cơ khép lớn chia đùi thành 3 khu. Khu đùi trước: a. Cơ: -Cơ may từ gai chậu trước trên xuống bám vào mặt trong đầu trên xương chày. Tác dụng gấp đùi vào bụng và gấp cẳng chân vào đùi. -Cơ thắt lưng chậu có tác dụng gấp đùi vào bụng Cơ tứ đầu đùi gồm 4 cơ: Cơ thẳng đùi, cơ rộng ngoài, cơ rộng trong và cơ rộng giữa. Bốn cơ trên họp lại thành một gân chung bám vào và phủ trước xương bánh chè rồi bám vào lồi củ xương chày. Có tác dụng duỗi cẳng chân. Mạch máu và thần kinh: Động mạch cấp máu là các nhánh bên của động mạch đùi chủ yếu là các nhánh bên của động mạch đùi sâu. -Thần kinh chi phối là nhánh của dây thần kinh đùi. Khu đùi trong: a.Cơ: Gồm các cơ khép xếp thành 3 lớp. -Cơ lược. 35
  • 35. -Cơ khép nhỡ. -Cơ khép nhỏ. -Cơ khép lớn. Bốn cơ trên có tác dụng khép và hơi xoay đùi ra ngoài. -Cơ thẳng trong có tác dụng khép cẳng chân. b.Mạch máu và thần kinh: Là bó mạch và thần kinh bịt đi xuống cấp máu và chi phối các cơ khép. 36
  • 36. 37
  • 37. 3.Khu đùi sau: a. Cơ: Gồm 3 cơ là cơ bán mạc, cơ bán gân và cơ nhị đầu đùi có tác dụng duỗi đùi và gấp cẳng chân b.Mạch máu, thần kinh: -Động mạch cấp máu là các nhánh xiên của động mạch đùi sâu. -Thần kinh chi phối là các nhánh của dây thần kinh hông to. II.Vùng khoeo: 38
  • 38. Nằm sau khớp gối, hình trám, có 4 thành bên do các cơ của vùng đùi sau và các cơ khu cẳng chân sau tạo thành . Các thành phần đựng trong vùng khoeo: Động mạch khoeo nằm sâu nhất sát xương. Chạy tiếp theo động mạch đùi tới giữa vùng khoeo thì chạy thẳng xuống cung cơ dép rồi chia làm 2 nhánh 39
  • 39. tận là động mạch chày trước và động mạch chày mác. Động mạch khoeo phân ra nhiều nhánh bên. Tĩnh mạch khoeo nằm sau, ngoài động mạch. Thần kinh: Dây thần kinh hông to tới đỉnh trám khoeo chia ra 2 nhánh là thần kinh mác chung (hông khoeo ngoài) và thần kinh chày (hông khoeo trong). III.Vùng cẳng chân: Giới hạn ở trên là 1 mặt phẳng cắt ngang dưới nếp khoeo 3 khoát ngón tay và ở dưới là bờ dưới của 2 mắt cá chân. Từ ngoài vào trong có da, mạc cẳng chân, cơ, mạch máu, thần kinh và 2 xương cẳng chân. Màng gian cốt, 2 vách liên cơ trước và ngoài chia cẳng chân làm 3 khu: khu trước, khu sau và khu ngoài. Khu cẳng chân trước: 40
  • 40. *Cơ: -Cơ cẳng chân trước (Cơ chày trước), tác dụng gấp và xoay bàn chân vào trong. -Cơ duỗi dài ngón cái, tác dụng duỗi ngón cái và gấp bàn chân. -Cơ duỗi chung ngón chân , tác dụng duỗi các ngón chân và gấp bàn chân. *Mạch máu và thần kinh: 41
  • 41. -Động mạch chày trước là 1 nhánh của động mạch khoeo, đi ra trước màng gian cốt tới giữa hai mắt cá ở cổ chân đổi tên thành động mạch mu chân. -Thần kinh chày trước ( thần kinh mác sâu ) là một nhánh của thần kinh mác chung, đi kèm động mạch chày trước chi phối vận động các cơ khu cẳng chân trước. 2.Khu cẳng chân ngoài: *Cơ: Có 2 cơ là cơ mác dài và cơ mác ngắn, tác dụng xoay bàn chân ra ngoài. *Mạch máu và thần kinh: -Động mạch cấp máu là nhánh nuôi cơ mác từ động mạch chày trước. -Thần kinh chi phối là dây thần kinh mác nông. 3.Khu cẳng chân sau: *Cơ: Xếp thành 2 lớp ở giữa có bó mạch và thần kinh. -Lớp nông có cơ tam đầu cẳng chân gồm 2 cơ sinh đôi trong, ngoài và cơ dép. Tác dụng duỗi bàn chân, kiễng chân, xoay bàn chân vào trong. -Lớp sâu có 4 cơ: +Cơ khoeo, tác dụng gấp cẳng chân. +Cơ cẳng chân sau ( cơ chày sau), tác dụng xoay bàn chân vào trong. +Cơ gấp các ngón chân dài, tác dụng gấp các ngón chân, duỗi bàn chân. +Cơ gấp dài ngón cái, tác dụng gấp ngón cái. *Mạch máu và thần kinh: Động mạch cấp máu là thân động mạch chày mác, động mạch này phân 2 nhánh tận là động mạch chày sau và động mạch mác. Động mạch mác chạy chếch ra ngoài sau xương mác, động mạch chày sâu chạy giữa cơ chày sau và cơ gấp các ngón chân dài xuống cổ chân nằm sau mắt cá trong. -Thần kinh chi phối là thần kinh chày sau, tiếp theo của thần kinh chày chi phối vận động các cơ khu cẳng chân sau, xuống đến cổ chân chia 2 nhánh là thần kinh gan chân ngoài và trong. IV.Vùng cổ chân: Khu cổ chân trước: Gồm da, tổ chức dưới da, các dây thần kinh, các gân duỗi và lớp cân nông dày lên tạo thành dây chằng vòng cổ chân. Có tĩnh mạch hiển trong nằm trước mắt cá trong, thường bộc lộ tĩnh mạch ở đây để truyền dịch. 42
  • 42. 2.Khu cổ chân sau: Từ nông vào sâu có da, tổ chức dưới da, các nhánh của thần kinh hiển ngoài, lớp cân nông bao bọc quanh gân gót và lớp cân sâu. V.Bàn chân: 1.Mu chân: Từ nông vào sâu gồm có: 43
  • 43. -Da, tổ chức dưới da, mạch máu và thần kinh. -Lớp cân nông dày lên tạo thành dây chằng vòng trước cổ chân -Các gân cơ của khu cẳng chân trước chạy xuống có bao hoạt dịch bọc quanh. -Cơ duỗi ngắn các ngón chân, tác dụng duỗi các ngón chân. -Động mạch mu chân chạy tiếp theo động mạch chày trước, phân các nhánh bên cho mu chân, bàn chân và các ngón chân. -Thần kinh mác sâu chia 2 nhánh ngoài và trong. 2.Gan chân: *Da dày nhất là ở gót chân. *Lớp cân dày, chắc và dính chặt vào da, 2 vách liên cơ trong và ngoài chia gan chân làm 3 ô: 44
  • 44. Ô gan chân trong có các cơ vận động ngón I Ô gan chân giữa có gân gấp chung ngón chân, cơ gan chân, cơ giun... Ô gan chân ngoài có các cơ vận động ngón út. *Mạch máu và thần kinh: -Động mạch: Hai động mạch gan chân trong và ngoài là các nhánh của động mạch chày sau. -Thần kinh chi phối là 2 nhánh thần kinh gan chân trong và ngoài tách từ thần kinh chày sau. +Thần kinh gan chân trong chi phối cảm giác 3 ngón rưỡi trong. +Thần kinh gan chân ngoài chi phối cảm giác 1 ngón rưỡi ngoài. CƠ, MẠCH MÁU, THẦN KINH VÙNG MÔNG Vùng mông ở sau trên, giới hạn bởi mào chậu ở trên, nếp lằn mông ở dưới, giữa là rãnh liên mông. Cơ: Gồm 3 lớp cơ. a. Lớp nông: Có 2 cơ. -Cơ mông to: Là cơ lớn nhất che phủ cả vùng mông, có tác dụng duỗi và xoay đùi ra ngoài. -Cơ căng cân đùi có tác dụng duỗi cẳng chân, dạng đùi ra ngoài. b. Lớp giữa: Cơ mông nhỡ có hình tam giác, có tác dụng như cơ mông to. c. Lớp sâu: Tác dụng chung xoay đùi ra ngoài - Cơ mông bé có tác dụng như cơ mông to. -Cơ tháp (Cơ hỡnh lờ) đây là mốc quan trọng tìm bó mạch, thần kinh vùng mông. Cơ bịt trong. - Cơ bịt ngòai. Cơ sinh đôi. - Cơ vuông đùi. 45
  • 45. 46
  • 46. 2. Mạch máu và thần kinh: Cơ tháp (cơ hỡnh lờ) chia vùng mông ra làm 2 khu: trên tháp và dưới tháp. a. Mạch máu và thần kinh khu trên cơ tháp: -Động mạch mông trên: Là 1 nhánh của động mạch chậu trong, chui qua khuyết hông lớn, cấp máu cho 3 cơ mông. 47
  • 47. -Thần kinh mông trên: Là 1 nhánh bên của đám rối cùng, đi kèm động mạch mông trên. b. Mạch máu và thần kinh khu dưới cơ tháp: *Động mạch: -Động mạch mông dưới (động mạch ngồi) là 1 nhánh của động mạch chậu trong cấp máu cho cơ mông to, khu đùi sau. -Động mạch thẹn trong là 1 nhánh của động mạch chậu trong, cấp máu cho vùng đáy chậu và bộ phận sinh dục. *Thần kinh: -Thần kinh hông to là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, là nhánh tận duy nhất của đám rối cùng, đi từ bờ dưới cơ tháp xuống khu đùi sau. Chi phối vận động, cảm giác hầu hết chi dưới. -Khi tiêm mông chỉ tiêm ở 1/3 ngoài của đường kẻ từ đỉnh xương cụt đến gai chậu trước trên. -Thần kinh hông bé là 1 nhánh bên của đám rối cùng, phân nhánh vận động cho cơ mông to và chi phối cảm giác mặt sau đùi, khoeo. -Thần kinh thẹn trong là một nhánh bên của đám rối cùng, chi phối các cơ ở đáy chậu. BÀI 13 GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ THẦN KINH Mục tiêu học tập Trình bày được giải phẫu, sinh lý của não bộ,tủy sống và hệ thần kinh thực vật. Kể tên và nêu chức năng 12 đôi dây thần kinh sọ não. Nội dung Phần1: ĐẠI NÃO 1. Hình thể ngoài: 48
  • 48. a. Bán cầu đại não: Có 2 bán cầu đại não phải và trái ngăn cách bởi khe gian bán cầu. Mỗi bán cầu đại não có 1 não thất bên thông với não thất III bằng 1 lỗ nhỏ. Mỗi bán cầu có 3 mặt: Mặt ngoài khuôn theo vòm sọ. Mặt trong phẳng áp vào bán cầu đối diện. Mặt dưới đè nên nền sọ và tiểu não. b. Các thùy và các hồi đại não: Trên bề mặt đại não có các khe( sâu) và các rẵnh (nông) chia đại não thành các thùy và các hồi. Các khe và các thùy: Có 5 khe: Khe Sulvius ở mặt ngoài và dưới bán cầu. Khe Rolando ở mặt ngoài và trên. Khe thẳng góc ngoài . Khe thẳng góc trong. Khe viền trai(khe dưới trán) ở mặt trong. Các khe trên chia bán cầu đại não thành 6 thùy: Thùy trán ở trước . Thùy đỉnh ở trên. Thùy chẩm ở sau. 49
  • 49. Thùy thái dương ở bên và dưới. Thùy đảo nhỏ nằm sâu trong khe Sylvius. Thùy viền trai (thùy dưới trán) ở mặt trong. - Các rẵnh và các hồi: Các rẵnh chia các thùy thành nhiều hồi trừ thùy trai Thùy trán có 4 hồi là hồi trán 1, 2, 3 và hồi trán lên. Thùy đỉnh có 3 hồi là hồi đỉnh lên, trên và dưới. Thùy chẩm có 6 hồi 1, 2, 3, 4, 5, 6. Thùy thái dương có 5 hồi 1, 2, 3, 4, 5. Thùy đảo có 5 hồi. Hình thể trong: a. Chất xám: Là nơi tập trung các thân tế bào thần kinh,có ở 2 nơi. Vỏ đại não dầy 2-4 mm phủ mặt ngoài đại não lách sâu vào các khe rãnh diện tích khoảng 2200 cm2. Các nhân xám trung ương họp thành thể vân nằm xen giữa chất trắng trong bán cầu gồm nhân đuôi, nhân bèo, nhân trước tường. b. Chất trắng: Là nơi tập trung các sợi trục, đuôi gai tạo thành các đường dẫn truyền, có ở : Các bao là phần chất trắng lách giữa các nhân xám gồm bao trong, bao ngoài, bao ngoài cùng. Trung tâm bầu dục ở trên các nhân xám trung ương. Thể trai. Chức năng vỏ đại não: Đảm nhiệm vai trò chỉ huy sự hoạt động thống nhất tòan bộ 50
  • 50. cơ thể. Làm cho cơ thể thống nhất với ngoại cảnh. Đó là trung tâm ý thức, trí nhớ, các giác quan... a. Định khu chức năng vỏ não: Các vùng vỏ não có chức năng khác nhau ranh giới giữa các phần không rõ ràng, được phân chia như sau. Các vùng vận động ở hồi trán lên chi phối vận động cơ vân toàn cơ thể phân bố theo hình người lộn ngược. Các vùng cảm giác ở hồi đỉnh lên thu nhận cảm giác nông ngoài da cũng phân bố theo hình người lộn ngược. Các vùng giác quan: Thị giác ở thùy chẩm. Thính giác ở hồi thái dương 1. Khứu giác ở hồi hải mã thùy thái dương. Vị giác ở đầu trước thùy thái dương. Vùng ngôn ngữ quan trọng nhất có vùng vận ngôn (Broca) ở hồi trán 3 bán cầu đại não trái. Tổn thương vùng này bệnh nhân không nói được. b. Chức năng nhân xám trung ương: Là những trung tâm vận động dưói vỏ não, tạo thành hệ thống ngoại tháp. Từ hệ thống này các đường dẫn truyền đi xuống tủy sống và tới các cơ. Hệ thống này chỉ huy vận động không có ý thức sau: Các vận động định hình đã thành nếp, thói quen. Chỉ huy sự phối hợp các cử động làm động tác nhịp nhàng thăng bằng.. Khi hệ thống ngoại tháp tổn thương gây chứng múa vờn, run rẩy kiểu Parkinson. Phần 2: NÃO TRUNG GIAN ( Gian não ) Hình thể ngoài: Hai đồi thị ở hai bên não thất III. Vùng dưới đồi cùng với đồi thị tạo nên thành bên não thất III. 51
  • 51. Não thất III. Hình thể trong: Đồi thị là khối chất xám tạo nên bởi nhiều nhân trước, giữa, sau, bên. Vùng dưới đồi có những nhân xám nằm trong chất trắng. Chất trắng là các bó chạy vào đồi thị hoặc qua đó vào bao trong. Chức năng: a. Đồi thị là một vùng quan trọng trên đường dẫn truyền cảm giác, tất cả các xung động trước khi tới vỏ não đều phải qua đồi thị. Có thể nói đồi thị là trung tâm mọi cảm giác. Khi đồi thị bị tổn thương gây rối loạn cảm giác bên đối diện. - Giảm năng: Mất cảm giác nửa người. Đi đứng loạng choạng. Tăng năng: Chứng đau đặc biệt đau dữ dội như vò xé, lan tỏa, tự phát và có cảm giác buốt lạnh. b. Vùng dưới đồi: Tham gia vào sự điều hòa hoạt động sinh sống quan trọng của cơ thể. Khi các nhân sau và bên bị kich thích gây giãn đồng tử, sởn gai ốc, tăng huyết áp, tim đập nhanh, nhu động ruột giảm. Khi các nhân ở phần trước bị kích thích gây phản ngược lại. Liên hệ mật thiết với tuyến yên nên có thể điều chỉnh hoạt động các tuyến khác. Trung tâm điều hòa các quá trình chuyển hóa như Protit, Gluxit, muối khoáng. Trung tâm điều hòa thân nhiệt. Trung tâm ngủ. Phần 3: NÃO GIỮA (Trung não) Hình thể ngoài: Hai cuống đại não: là 2 cột chất trắng từ cầu não đi lên để đi vào não trung gian. Bờ trong cuống có dây thần kinh III thoát ra. 52
  • 52. Bốn củ não sinh tư là 4 củ tròn xếp thành 2 đôi: 2 củ trên và 2 củ dưới. Có 2 dây thần kinh IV thoát ra dưới củ não sinh tư. Hình thể trong: Chất trắng chủ yếu ở cuống não chia làm 2 phần: Phần trước có các bó thần kinh vận động Phần sau có các bó thần kinh cảm giác. Chất xám bao quanh cống Sylvius có nhân các dây III và IV, phía trước còn có nhân đỏ và liềm đen. Mỗi củ não là một nhân xám lớn, hai củ trên nhận một số sợi của đường dẫn truyền thần kinh thị giác và hai củ dưới nhận các sợi của đường dẫn truyền thần kinh thính giác. 3. Chức năng: a. Chức năng dẫn truyền: - Dẫn truyền vận động: Bó gối dẫn truyền các cơ ở mặt. Bó tháp dẫn truyền vận động các cơ ở thân và chi. Bó vỏ cầu - tiểu não dẫn truyền vận động phụ vào tiểu não điêù chỉnh các vận động tùy ý như đi, đứng, giữ thăng bằng... Dẫn truyền cảm giác từ tủy sống và tiểu não đi lên có các bó dẫn truyền cảm giác nông, sâu, thính giác. b. Chức năng phản xạ: Phản xạ chỉnh thế và tư thế: Phản xạ chỉnh thế xuất hiện khi có thay đổi về trương lực cơ. Khi cơ thể đang ở tư thế khác thường tự dộng quay về tư thế thăng bằng. Phản xạ tư thế là một phản xạ tổng hợp làm cơ thể giữ vững được ở một tư thế thăng bằng. Phản xạ định hướng: khi có kích thích đột ngột cơ thể xuất hiện nhiều phản xạ phức tạp để hướng cơ thể về nơi có kích thích. Các phản xạ khác: Nhân xám dây III chỉ huy vận động nhãn cầu và co đồng tử. Nhân xám dây IV làm mắt nhìn lên trên và vào trong. 53
  • 53. Phần 4: CẦU NÃO VÀ HÀNH NÃO A. Hành não: Tiếp với tủy sống ở dưới và cầu não ở trên. 1. Hình thể ngoài: Hình chóp cụt đầu nhỏ dưới hơi lồi ra trước ngang mức đốt sống cổ I một nửa nằm trong hộp sọ, một nửa nằm trong ống sống. Có 4 mặt và hai đầu. a. Các mặt: Mặt trước có hai rẵnh giữa trước, hai khối tháp trước và hai khối trám hành. Tách ra các dây thần kinh IX, X, XI, XII. Mặt sau có rẵnh giữa sau và hai khối tháp sau. b. Các đầu: Đầu dưới liên tiếp với tủy sống. Đầu trên có rẵnh hành cầu mặt trước phân cách với cầu não. Từ rẵnh hành cầu tách ra dây VI, VII, VIII. Hình thể trong: a. Chất xám: Chất xám ở 2 sừng bị dàn thành hàng ngang ở nền não thất IV và phân chia thành từng cột hoặc từng nhân. Nhân hòai nghi vận động các dây IX, X, XI, nhân vận động dây XII, nhân đơn độc cảm giác các dây VII, IX, X. Các nhân cảm giác dây V và dây VIII. Các nhân thực vật dây IX và dây X. b. Chất trắng: gồm các bó dẫn truyền cảm giác và vận động, đặc biệt là nơi bắt chéo của các bó cảm giác và vận động. 54
  • 54. B. Cầu não: Nằm trên hành não, dưới trung não và nối với tiểu não ở sau bởi 2 cuống tiểu não giữa. Hình thể ngoài: Mặt trước làm thành 1 rẵnh dọc ở giữa. Hai mặt bên thu hẹp dần thành 2 cuống tiểu não giữa. Mặt sau ở giữa là phần trên nền não thất IV, hai bên là các cuống tiểu não. Hình thể trong: Chất xám: Các nhân vận động của các dây V, VI, VII. Nhân cảm giác của dây V, VII, VIII. Các nhân thực vật của dây VII, VII/ . Chất trắng là đường dẫn truyền thần kinh. C. Chức năng hành não và cầu não: Dẫn truyền: là nơi đi qua của nhiều đường dẫn truyền cảm giác và vận động. Chức năng trung tâm: Trung tâm hô hấp. Trung tâm điều chỉnh hoạt động của tim.- Trung tam vận mạch. Trung tâm một số phản xạ nuốt, nôn, ho. Trung tâm điều hòa chuyển hóa các chất... Phần 5: TIỂU NÃO Hình thể ngoài: Tiểu não bè theo chiều ngang, rộng 10cm, cao 5cm gồm 2 bán cầu tiểu não ngăn cách với nhau bởi thùy nhộng. Có 3 mặt, 6 cuống tiểu não. a. Các mặt: Mặt trên áp vào hai bán cầu đại não phan cách bởi nều tiểu não. Mặt dưới áp vào nền sọ. Mặt trước áp vào mặt sau của hành não, cầu não và dính vào hành, cầu, trung, não bởi các cuống tiểu não. b. Các cuống tiểu não: 2 cuống tiểu não trên nối với não giữa. 2 cuống tiểu não giữa nối với cầu não. 55
  • 55. - 2 cuống tiểu não dưới nối với hành não. Hình thể trong: Chất xám có ở 2 nơi: Lớp mỏng ở ngoài là vỏ tiểu não. Phần sâu ở giữa chất trắng gồm nhân răng, nhân mái và nhân răng phụ. - Chất trắng xen lẫn vào vỏ tiểu não và bọc lấy các nhân xám. Chức năng: Điều hòa trương lực cơ. Điều hòa sự thăng bằng cơ thể. Điều hòa hoạt động tùy ý. Mọi hoạt động của tiểu não đều liên quan hệ thần kinh thực vật. Kích thích tiểu não làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giãn đồng tử... và có sự liên quan mạt thiết với sự chỉ huy của vỏ đại não. Hội chứng tiểu não xuất hiện khi tiểu não bị tổn thương và có biểu hiện sau: + Rối loạn thăng bằng tư thế: 56
  • 56. Đứng lảo đảo không vững, nhắm mắt dễ ngã. Đi loạng choạng, chân dạng ra, tay vung lên, đầu mình lắc lư dễ ngã. Rối loạn các cử động tùy ý: Quá tầm, sai hướng. Loạn nhịp. Run khi cử động. Rối loạn trương lực cơ. Phần 6: TUỶ SỐNG Hình thể ngoài và vị trí: Vị trí: Tủy sống là một cột thần kinh dài khoảng 45 cm bên ngoài có màng tủy bao bọc, phía trên liên tiếp với hành não ngang mức đốt sống cổ I, phía dưới tận cùng ngang mức dốt sống thắt lưng II bằng nón cụt và kéo dài bởi dây cùng. Tủy sống có 2 chỗ phình, 2 mặt, 6 rẵnh, 6 cột, 4 rễ. Khi chui qua lỗ gian đốt rễ vận dộng và dễ cảm giác chập lại thành dây thần kinh tủy sống. Có 31 đôi : 8 cổ, 12 ngực, 5 thắt lưng, 5 cùng và một cụt. 57
  • 57. a. Các phình: Phình cổ: tương ứng với đám rối thần kinh cánh tay Phình thắt lưng tương ứng với đám rối thần kinh thắt lưng. b. Các mặt: Ở hai mặt trước, sau của tủy sống có rẵnh giữa trước (sâu) và rẵnh giữa sau (nông) chia tủy sống thành 2 nửa đối xứng nhau. Mỗi nửa lại có các rãnh bên trước và sau từ đó thoát ra các rễ trước vận động và rễ sau cảm giác. Các rễ này chia mỗi nửa tủy sống thành 3 cột trước, bên, sau. 2. Hình thể trong: a. Chất xám do các thân Nơ ron và các sợi thần kinh không có Myelin tạo thành. Các Nơ ron có cùng chức năng tạo thành các nhân xám. Chất xám hình chữ H gồm phần ngang ở giữa và hai phần dọc hai bên. Phần ngang (mép xám) là khu giao cảm ở giữa có lỗ tâm tủy. Phần dọc mỗi bên có 2 sừng: Sừng trước là sừng vận động có các sợi vận động đi ra tạo rễ trước dây thần kinh tủy sống. Sừng sau là sừng cảm giác nhỏ hơn tiếp nhận các sợi cảm giác của rễ sau dây thần kinh sống. 58
  • 58. Phần chất xám giữa sừng trước và sừng sau ở đoạn tủy sống ngực thắt lưng trên hơi phình to gọi là sừng bên. Tại đây có các Nơ ron của thần kinh thực vật các sợi đi ra theo rễ trước lẫn với sợi vận động. Chất trắng có 3 đường dẫn truyền: Vận động. Cảm giác. Liên hợp giữa các nhân vận động và cảm giác của các đoạn tủy khác nhau. Chức năng: a. Dẫn truyền: -Dẫn truyền cảm giác đi lên liên hệ tủy sống với hành não, tiểu não, não giữa, đồi thị và bộ phận tiền đình gồm có: Các bó dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức từ cơ và khớp xương ( bó Gôn và Buyếc đắc ). Các sợi bó này tận cùng ở các nhân nằm trong hành não, rồi từ đó các sợi tiếp theo bắt chéo qua đường giữa sang bên kia hành não tới đồi thị và trên đại não. Các bó dẫn truyền cảm giác sâu không có ý thức, cảm giác trương lực cơ ( bó tiểu não thẳng và chéo ) đi lên tiểu não đảm bảo điều hòa trương lực cơ, giúp sự thăng bằng và phối hợp động tác của cơ thể. Các bó dẫn truyền cảm giác nông gồm bó cung trước và bó cung sau dẫn truyền cảm giác thống nhiệt. Dẫn truyền vận động đi xuống gồm sợi trục các Nơ ron thần kinh vùng vận động bán cầu đại não xuống nhân vận động sừng trước tủy sống có hai bó: 59
  • 59. Bó tháp từ vỏ não đi xuống tới đâù dưới hành não một phần nhỏ đi thẳng xuống tủy sống rồi bắt chéo ở đó là bó tháp thẳng. 9/10 các sợi bắt chéo ngay ở hành não rồi mới đi xuống tủy là bó tháp chéo. Khi tổn thương ở vỏ não hoặc đường dẫn truyền trên chỗ bắt chéo các cơ đối diện sẽ bị liệt. Đường ngoại tháp gồm 2 bó chủ yếu là: bó đỏ gai và bó tiền đình gai dẫn truyền các xung động về thăng bằng. Chức năng trung tâm các phản xạ: - Phản xạ của gân và cơ: Đoạn cổ là trung tâm vận động các cơ hoành, cơ cổ, cơ vai, cơ chi trên. Đoạn ngực chi phối các cơ thân. Đoạn thắt lưng, cùng chi phối các cơ vùng chậu hông và chi dưới. Phản xạ da xuất hiện khi gãi lên da: + Phản xạ da bụng. + Phản xạ gan bàn chân ( Babinski ). Phản xạ truơng lực cơ: khi tổn thương cột sống cơ sẽ mềm nhẽo hoặc co cứng. - Phản xạ thực vật gồm có: Phản xạ không định khu như tiết mồ hôi, nổi da gà, vận mạch... Phản xạ có định khu như phản xạ đại, tiểu tiện, cương sinh dục, tăng nhịp tim Sự thay đổi phản xạ tủydo: + Ảnh hưởng của vỏ đại não. + Khi bị nhiễm độc. 60
  • 60. Phần 7: 12 ĐÔI DÂY THẦN KINH SỌ NÃO Dây I ( dây khứu giác ): Bắt nguồn từ những tế bào khứu giác ở niêm mạc mũi, đi qua các lỗ sàng cuối cùng tới hồi hải mã. 61
  • 61. Dây II (dây thị giác ): Bắt nguồn từ những tế bào võng mạc chui qua lỗ thị giác vào trong sọ ở dưới gian não ở đây 2 dây bắt chéo nhau, rồi tới thể gối ngoài và đi vào thùy chẩm. Dây III (dây vận nhãn chung): Từ nhân dây III thoát ra ở bờ trong cuống đại não, qua khe bướm vào ổ mắt , vận động các cơ ở mắt chủ yếu là đưa mắt vào trong. Dây IV ( dây cơ chéo to mắt ) : Từ nhân dây IV thoát ra ở phía lưng trung não, qua khe bướm vào ổ mắt, tới vận động cho các cơ ở mắt đưa mắt lên trên và vào trong. Dây V ( dây sinh ba ) gồm 3 nhánh: - Nhánh mắt qua khe bướm vào ổ mắt, rồi tới các vùng lân cận cảm giác vùng trán, mi mắt, nhãn cầu, tuyến lệ và niêm mạc mũi. - Nhánh hàm trên qua lỗ tròn nền sọ qua rãnh và ống dưới ổ mắt nhjận cảm giác vùng thái dương, gò má, môi trên., xương và răng hàm trên. - Nhánh hàm dưới qua lỗ bầu dục của nền sọ xuống dưới để vận động cơ nhai, cảm giác da, xương, răng và niêm mạc hàm dưới. 6. Dây VI ( dây vận nhãn ngòai ): Từ nhân dây VI ở hành cầu não đi qua khe bướm vận động cơ thẳng ngoài để đưa mắt ra ngoài. 7. Dây VII ( dây mặt ): Từ nhân ở cầu não đi qua lỗ tai trong, xương đá và lỗ trâm - chũm, qua tuyến mang tai có 2 nhánh: - Dây VII vận động các cơ bám da ở mặt cổ. Dây VII/ tiết dịch các tuyến dưới lưỡi, dưới hàm, nhận cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi. Dây VIII (dây thính giác ) gồm 2 dây: Dây ốc tai xuất phát từ các tế bào ốc tai và dây tiền đình từ tế bào tiền đình. Cả 2 dây chạy qua ống tai trong tới rãnh hành cầu. 62
  • 62. Dây tiền đình đi vào nhân tiền đình ở hành não điều hòa thăng bằng tư thế, dây ốc tai tới thùy thái dương có chức năng về sự nghe. Dây 9 ( dây thiệt hầu ): Từ các nhân hành não thoát ra sau trám hành, qua lỗ rách sau tới vùng sau lưỡi và hầu. Nhận cảm giác về vị giác và cùng dây X vận động vùng hầu . Dây X ( dây phế vị ): Từ các nhân hành não thoát ra dưới dây IX đi qua lỗ rách sau ra ngoài sọ chạy theo động mạch cảnh trong vào ngực, theo dọc 2 bên thực quản xuống ổ bụng. Chi phối hoạt động các tạng trong ngực bụng. Đây là một dây thần kinh phó giao cảm rất quan trọng Dây XI ( dây gai sống ): Tách từ các nhân hành não và tủy cổ chui qua lỗ rách sau ra ngoài vận động cơ thang cơ ức đòn chũm. 12 Dây XII ( dây hạ thiệt ): Từ nhân hành não qua lồi cầu sau xương chẩm vận động cơ lưỡi và vài cơ cổ. Phần 8: HỆ THẦN KINH THỰC VẬT Các trung tâm: Não giữa. Hành não, cầu não. Đoạn cột sống ngực I, II và thắt lưng II, IV. Đoạn tủy cùng II - IV. Các trung tâm ở cột sống ngực và thắt lưng thuộc hệ thần kinh giao cảm phần còn lại thuộc hệ thần kinh phó giao cảm. Hạch và sợi thần kinh: Các sợi thần kinh không đi thẳng tới bộ phận tác động mà đi qua các hạch. Các xung động thần kinh từ trung tâm đi tới các bộ phận qua 2 Nơ ron. Nơ ron thứ nhất thân tế bào nằm trong thần kinh trung ương sợi trục đi tới hạch. Nơ ron thứ hai thân tế bào nằm ở hạch sợi trục tới các bộ phận. Tác dụng hệ giao cảm và phó giao cảm: Cơ quan Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm Đồng tử Giãn Co Tuyến nước mắt, mồ hôi Tăng tiết 63
  • 63. Tuyến nước bọt Tăng tiết nước bọt đặc Tăng tiết nước bọt loãng Tụy, gan Giảm tiết Tăng tiết Tim Đập nhanh mạnh Đập yếu chậm Phế quản nhỏ Giãn Co thắt Tuyến dạ dày( phần đáy) Tiết ít Cơ trơn dạ dày , ruột Giảm co bóp và trương lực Tăng co Cơ bóp bàng quang Giảm co bóp và trương lực Giãn Cơ thắt niệu đạo Tăng trương lực Giãn Đông mạch nhỏ ngoài da Co hẹp Động mạch nhỏ của tạng ổ Nt bụng Động mạch nhỏ phổi , não Nt Động mạch vành Giãn Co thắt Cơ dựng lông Co thắt làm sở gai ốc Huyết áp Tăng Chức năng của hệ giao cảm và phó giao cảm đối lập nhau, tuy nhiên chúng phối hợp với nhau, bổ sung và điều hòa lẫn nhau làm cho các cơ quan trong cơ thẻ hoạt động bình thường. 5. Vỏ não điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Phần 9: MÀNG NÃO TỦY Màng cứng: Dính sát xương ống sống và mặt trong hộp sọ, có một vùng dễ bóc tách khỏi thành bên hộp sọ nên khi bị chấn thương hay có máu tụ ngoài màng cứng ở vùng này. Màng nhện: Là một màng liên kết mỏng có 2 lá trong và ngoài giữa 2 lá là khoang nhện. Màng nuôi: Mỏng có nhiều mạch máu dính sát vào não, tủy và lách sâu vào các khe rãnh. 64
  • 64. BÀI 5 GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN Mục tiêu học tập: Trình bày được hình thể trong, ngoài của tim. Trình bày được đối chiếu của tim lên thành ngực. Trình bày được cấu tạo mạnh máu. Mô tả được các mặch máu chính. Trình bày được các thì trong chu kỳ tim và các tiếng tim. Trình bày được hai vòng tuần hoàn và các hiện tượng máu chảy trong mạch máu. Nói được vai trò hệ thần kinh thực vật và các phản xạ quan trọng tới hoạt động của tim. Nội dung: A-GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN TIM 65
  • 65. I. Hình thể ngoài của tim: Tim màu hồng, chắc, to bằng nắm tay của mỗi người. Nặng chừng 250- 260 gr. Tim có hình tháp 3 mặt, đỉnh ở dưới, đáy ở trên. Tim nằm giữa hai lá phổi hơi lệch trái. 1. Ba mặt: a. Mặt trước: Nằm sau xương ức có hai rãnh. Rãnh ngang: trên rãnh là hai tiểu nhĩ và hai lỗ động mạch chủ và phổi. Dưới rãnh là hai tâm thất. Rãnh dọc là ranh giới hai tâm thất. b. Mặt dưới: Áp lên cơ hoành cũng có hai rãnh. Rãnh ngang là ranh giới giữa tâm nhĩ ở trên và tâm thất ở dưới. Rãnh dọc là ranh giới hai tâm thất. Trong các rãnh kể trên có hệ thống động mạch và tĩnh mạch vành. 66
  • 66. c. Mặt trái Lấn vào phổi tạo thành khuyết tim. 2. Đỉnh tim: Nằm ở khoang liên sườn V trên đường giữa đòn trái. Ta có thể sờ hoặc nhìn thấy mỏm tim đập ở vị trí này. 3. Đáy tim: Là mặt sau hai tâm nhĩ. II. Hình thể trong và đối chiếu của tim lên thành ngực: Tim gồm hai phần phải và trái, mỗi phần lại chia hai buồng tâm nhĩ ở trên và tâm nhĩ ở dưới. 67
  • 67. 1. Tâm nhĩ: Giữa hai tâm nhĩ có vách liên nhĩ. Thành tâm nhĩ mỏng có lỗ thông với tiểu nhĩ và thông với các tĩnh mạch. Tâm nhĩ phải có lỗ tĩnh mạch chủ trên và dưới. Tâm nhĩ trái có 4 lỗ tĩnh mạch phổi. Tâm thất: Giữa hai tâm thất có vách liên thất, thành tâm thất dày , xù xì. Tâm thất thông với tâm nhĩ và thông với các động mạch. Trong tâm thất có các cột cơ. a. Tâm thất phải: có hai lỗ. 68
  • 68. Lỗ nhĩ thất phải có ổ van ba lá. Điểm nghe ở khoang liên sườn V bên phải sát xương ức. Lỗ động mạch phổi thông với động mạch phổi có ổ van động mạch phổi. Điểm nghe ở khoang liên sườn II bên trái cách bờ xương ức 1cm. Tâm thất trái: có 2 lỗ. Lỗ nhĩ thất trái có van hai lá. Điểm nghe ở khoang liên sườn V trên đường giữa đòn trái ( mỏm tim ) Lỗ động mạch chủ thông với động mạch chủ có ổ van động mạch chủ. Điểm nghe ở khoang liên sườn II cách bờ phải xương ức 1cm. Nối điểm nghe các ổ van trên ta được hình chiếu của tim lên thành ngực. Người ta gõ hoặc chụp, chiếu xquang để xác định tim to. Ta nghe tiếng tim ở các ổ van nói trên. III. Cấu tạo của tim: Màng ngoài tim: ( ngoại tâm mạc ) Gồm hai lá , lá thành ở ngoài và lá tạng ở trong. Màng tim trơn nhẵn và có một ít dịch giữa hai lá giúp tim hoạt động dễ dàng. Cơ tim: Các sợi co bóp. Sợi mang tính chất thần kinh, tạo thành hệ thần kinh tự động điều hòa hoạt động của tim. Gồm có nút Keith-Flack, nút Tawara và bó His. Màng trong tim lót mặt trong tim và liên tục với màng trong các mạch máu lớn. IV. Mạch máu và thần kinh tim: Mạch máu cấp máu cho tim là hệ thống động mạch vành. Thần kinh chi phối là các nhánh từ đám rối tim phổi. CÁC MẠCH MÁU Mạch máu gồm ba loại là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. I. Cấu trúc mạch máu: 1. Động mạch: Là mạch máu dẫn máu từ tâm thất tới các cơ quan. - Thành mạch gồm 3 lớp và có tính đàn hồi cao. 69
  • 69. Các động mạch lớn thường nằm sâu sát xương hoặc giữa các lớp cơ và có đường đi nhất định. Vì thế khi tổn thương động mạch ta có thể ép trên đường đi động mạch trước khi Ga-rô. Một số động mạch nằm nông và ta bắt được mạch ở vị trí đó. Ví dụ động mạch quay, động mạch cảnh, động mạch đùi... Tĩnh mạch: Là mạch máu dẫn máu trở về tâm nhĩ. Thành tĩnh mạch cũng gồm 3 lớp nhưng mỏng hơn và ít tính đàn hồi hơn động mạch. Vì vậy nếu tĩnh mạch bị giãn quá mức lâu ngày dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch. Các tĩnh mạch lớn thường đi kèm động mạch và có tên giống tên động mạch. Có các tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da qua đó ta đưa thuốc vào cơ thể (tiêm, truỳên tĩnh mạch ). 3. Mao mạch: Là các mạch máu rất nhỏ nối giữa các tĩnh mạch và động mạch nhỏ nhất. Sự trao đổi chất chỉ xảy ra ở mao mạch. Các mạch máu chính: 1. Động mạch: a. Động mạch chủ: Chia làm 3 đoạn. Quai động mạch chủ: Từ tâm thất trái vòng qua phế quản gốc trái tới đốt sống ngực 4 chia thành các nhánh sau: Động mạch vành. Thân động mạch cánh tay đầu lại chia làm hai nhánh: Động mạch dưới đòn phải tiếp tục đi xuống phân nhánh nuôi dưỡng tay phải. Động mạch cảnh gốc phải chạy thẳng lên cổ rồi chia làm 2 nhánh dộng mạch cảnh ngoài cấp máu cho vùng đầu mặt cổ và động mạch cảnh trong cấp máu cho não. Động mạch cảnh gốc trái: Đường đi phân nhánh như động mạch cảnh gốc phải. Động mạch dưới đòn trái: Đường đi và phân nhánh như bên phải. Động mạch chủ ngực: Là đoạn tiếp theo quai động mạch chủ tới cơ hoành tương ứng đốt sống ngực XI. Cho các nhánh sau. 70
  • 70. Động mạch phế quản. Động mạch thực quản. Động mạch gian sườn mỗi bên có 9 động mạch từ động mạch khoang liên sườn IV - XII. Động mạch chủ bụng: Là đoạn tiếp theo động mạch chủ ngực tới đốt sống thắt lưng IV, cho các nhánh sau. Động mạch hoành dưới phải và trái. Động mạch thân tạng cấp máu cho tỳ, tụy, gan, dạ dày, một phần tá tràng. Động mạch mạc treo tràng trên cấp máu cho manh tràng, ruột thừa, kết tràng lên, kết tràng ngang và ruột non Động mạch thượng thận giữa phải và trái. Động mạch thận phải và trái. Động mạch sinh dục phải và trái. Động mạch mạc treo tràng dưới cấp máu cho phần còn lại của ruột. Các nhánh thắt lưng. - Các nhánh tận: Động mạch cùng giữa. Hai động mạch chậu gốc phải và trái. Hai động mạch này lại chia thành hai động mạch là động mạch chậu trong cấp máu cho các tạng trong tiểu khung và động mạch chậu ngoài đi xuống cấp máu cho chi dưới. Động mạch phổi: Gồm hai động mạch phổi phải và trái. 2. Tĩnh mạch: a. Bốn tĩnh mạch phổi: Dẫn máu về tâm nhĩ trái. b. Tĩnh mạch chủ trên Tạo bởi 2 tĩnh mạch cánh tay đầu phải và trái đổ vào nhĩ phải. c. Tĩnh mạch chủ dưới Tạo bởi 2 tĩnh mạch chậu gốc. Hai tĩnh mạch chậu gốc tạo bởi 2 tĩnh mạch chậu trong và chậu ngoài. Các tĩnh mạch này đi gần động mạch cùng tên. Tĩnh mạch chủ dưới còn nhận thêm máu của tĩnh mạch sinh dục, tĩnh mạch thận, tĩnh mạch trên gan. 71
  • 71. Tĩnh mạch cửa là một phần đặc biệt của tĩnh mạch chủ dưới. Do 3 tĩnh mạch: mạc treo tràng trên, mạc treo tràng dưới và tĩnh mạch lách tạo thành. Tĩnh mạch cửa dẫn máu vào tiếp xúc với các tế bào gan sau đó đổ vào tĩnh mạch trên gan rồi đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. B-SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN I. Chu kỳ và các thì trong chu kỳ tim: 72
  • 72. Chu kỳ tim là hoạt động của tim có tính chu kỳ qua các gii đoạn kế tiếp nhau đều đặn, nhịp nhàng. Mỗi chu kỳ tim có 3 thì. 1. Thì tâm nhĩ thu: Là thì tâm nhĩ co bóp cho máu chảy xuống tâm thất. Thời gian khoảng 1/10 giây. Sau đó hai tâm nhĩ giãn trong khoảng 7./10 giây. 2. Thì tâm thất thu: Là thì tâm thất co bóp để đẩy máu vào hai động mạch chia làm hai giai đoạn nhỏ. - Giai đoạn tăng áp lực: Đầu giai đoạn này máu ép các van nhĩ thất đóng lại. Cuối giai đoạn này các van tỏ chim bị đẩy ra. - Giai đoạn tống máu: Máu được đẩy vào các động mạch. Thời gian khoảng 3/10 giây. Sau đó hai tâm thất nghỉ 5/10 giây. 3. Thì tâm trương toàn bộ: Là thì cơ tim giãn toàn bộ để hút máu tĩnh mạch về tâm nhĩ. Đồng thời các van tổ chim đóng lại, các van nhĩ thất mở ra máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Thời gian khoảng 4/10 giây. Vậy mỗi chu kỳ tim khoảng 8/10 giây và một phút có khoảng 75 chu kỳ tim tức là 75 lần tim đập. Trung bình ở người lớn tim đập 60-80 lần/ phút II. Tiếng tim: Gồm hai tiếng tim. 1. Tiếng thứ nhất (T1): Do hai van nhĩ thất đóng cùng lúc, sự co bóp của 2 tâm thất và âm thanh luồng máu. Âm sắc trầm dài, nghe rõ ở mỏm tim, cùng lúc mạch nẩy lên. Sau tiếng thứ nhất là một khoảng im lặng ngắn ròi đến tiếng thứ hai. 2. Tiếng thứ hai (T2): Do hai van động mạch đóng cùng lúc. Âm sắc thanh, ngắn, nghe rõ ở đáy tim. Sau T2 có khoảng im lặng dài rồi lại đến T1 của chu kỳ sau. Hai vòng tuần hoàn: 1. Vòng đại tuần hoàn: Máu bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch tới lưới mao mạch rồi theo tĩnh mạch về tâm nhĩ phải. 73
  • 73. vòng này máu mang o-xy và các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng cơ thể rồi nhận các chất tế bào bài tiết qua các bộ phận bài tiết ra ngoài. Vòng tiểu tuần hoàn: Máu bắt đầu từ tâm thất phải theo động mạch phổi lên phổi rồi theo 4 tĩnh mạch phổi về tâm thất trái. Vòng này máu có nhiều các-bon-nic lên phổi thải ra ngoài và nhận o-xy trở thành máu đỏ tươi và trở về tim. IV. Sự chuyển động của máu trong mạch máu: 1. Huyết áp: a. Huyết áp động mạch: Là kết quả của 4 nhân tố. Sức co bóp của tim. Sức cản thành mạch. Khối lượng máu. Độ nhớt của máu. Người lớn huyết áp tối đa từ 90-140 mmHg ( Trung bình 120mmHg). Huyết áp tối thiểu từ 60-90 mmHg (Trung bình 80 mmHg ). Cách viết: 120/80 mmHg. b. Huyết áp tĩnh mạch là một hằng số từ 12-13cm nước. 2. Mạch đập: Ta có thể thấy mạch đập ở nhiều vị trí của động mạch, mạch đập trùng với nhịp tim. Không có hiện tượng đập ở tĩnh mạch. V. Vai trò của hệ thần kinh thực vật: - Hệ giao cảm: Làm tim đập nhanh, tăng sức co bóp, co mạch, tăng huyết áp. Hệ phó giao cảm: Tác dụng ngược lại vớ hệ giao cảm. VI. Vai trò của các phản xạ: Quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh có các nhánh của dây thần kinh IX và X, khi áp lực máu tại hai vị trí này thay đổi làm thay đổi nhịp tim và huyết áp. Phản xạ mắt tim: án hai nhãn cầu trong khoảng 30 giây làm tim đập chậm. Ngất do bị đánh mạnh vào vùng thượng vị. Nóng làm giãn mạch, lạnh làm co mạch. 74
  • 74. BÀI 6 SINH LÝ MÁU Mục tiêu học tập: Trình bày được cấu tạo máu và hiện tượng đông máu. Trình bày được nhóm máu và chức năng của máu. Nội dung: I. Cấu tạo máu: Máu là một chất lỏng màu đỏ lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Nếu giữ cho máu không đông trong một ống thủy tinh, sau một thời gian ta thấy hiện tượng lắng huyết cầu và máu chia làm hai phần: Phần dưới đỏ sẫm chiếm 45% thể tích máu gọi là huyết cầu. Phần trên lỏng màu vàng, chiếm 55% thể tích máu gọi là huyết tương. Huyết cầu: Có 3 loại tế bào là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. a. Hồng cầu: Cấu tạo: là những tế bào có hình đĩa dẹt lõm hai mặt đường kính 7,2mm được bao quanh bởi một màng bán thấm, không có nhân chứa đầy huyết sắc tốmàu đỏ( Hemoglobin viết tắt là Hb ). Hồng cầu được sinh ra từ tủy xương đặc biệt là các xương dẹt như xương sườn, xương ức, xương chậu...cũng như ở đầu các xương dài như xương cánh tay, xương đùi... Đời sống trung bình từ 100 - 120 ngày. Số lượng trung bình ở người lớn là từ 4 000 000 đến 4500 000 hồng cầu trong 1 mm3 máu. Hồng cầu nam giới cao hơn nữ giới. Trẻ sơ sinh bình thường có 6 000 000 hc / mm3 máu. Hồng cầu tăng khi lao động, có thai, giảm sau ăn sau ngủ. 75
  • 75. Trong một số bệnh lý như chảy máu, sốt rét, suy tủy... hồng cầu giảm. Ngược lại nếu mất nước cấp như nôn , tiêu chảy cấp làm máu bị cô đặhồng cầu tăng tương đối.. Mức độ thiếu máu: Dưới 3500 000/mm3 máu là thiếu máu nhẹ. Dưới 3 000 000/mm3 máu là thiếu máu vừa. Dưới 2 000 000/mm3 máu là thiếu máu nặng. Huyết sắc tố: là một protein phức tạp trong hồng cầu có chứa sắt, màu đỏ tươi có chức năng kết hợp với các chất khí . Nhờ đó hồng cầu hấp thu được O- xy từ phổi mang tới các tế bào và vận chuyển khí Các- bo-níc từ tế bào đến phổi để thải ra ngoài. Bình thường lượng Hb trong máu là 14 - 16g%. b. Bạch cầu: Cấu tạo : hình hơi tròn, không màu, có nhân, kích thước từ 12 - 15mm.Vì vậy muốnnhìn trên kính hiển vi phải nhuộm . Tuổi thọ ngắn từ vài vài giờ đến 2,3 ngày. Số lượng bạch cầu từ 6000 - 9000 bc/ mm3 máu. ở trẻ sơ sinh là 10 000 bc/ mm3 máu. Bạch cầu tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, sau ăn no. Giảm trong trường hợp nhiễm độc, nhiễm vi- rut. Công thức bạch cầu: Các loại bạch cầu Nguyên sinh chất Tỷ lệ - Bạch cầu đa nhân: Trung tính Có hạt bắt màu hồng nhạt 60-70% Toan tính Có hạt bắt màu đỏ da cam 2-4% Kiềm tính Có hạy bắt màu than nhạt 0-1% - Bạch cầu đơn nhân: Đơn nhân nhỏ( Lym pho) Bắt màu xanh lơ 20-30% Đơn nhân to Bắt màu xanh lơ 5-10% Chức năng bạch cầu : có nhiều chức năng như sinh kháng thể, chống độc, thực bào để bảo vệ cơ thể. Bạch cầu có khả năng di chuyển bằng chân giả kiểu a mip. Khi có vi khuẩn , vật lạ xâm nhập vào cơ thể. Bạch cầu sẽ thoát ra khỏi mạch máu, tập trung ở nơi đó, dùng chân giả ôm lấy xác vi khuẩn, vật lạ, xác tế bào rồi tiết ra các men để tiêu hóa chúng. Tiểu cầu: Cấu tạo: là những tế bào, không màu, hình đa giác, không có màu, không nhân. Kích thước 2-3 mm, được sinh ra từ tủy xương . 76
  • 76. Số lượng từ 150 000 - 300 000 / mm3 máu. Tiểu cầu giảm trong bệnh suy tủy, trong giai đoạn nhiễm khuẩn cấp. Tăng khi ăn nhiều thịt, dị ứng. Chức năng: giữ vai trò quan trọng trong cầm máu và đông máu. Huyết tương: Là phần lỏng màu vàng gồm có: Nước chiếm 90%. Các muối khoáng. Các chất hữu cơ: Protein toàn phần là 82-83g/l, Li pit toàn phần 5 - 8g/l, Glu xit khoảng 1g/l.. Các chất khác như U re. Kháng thể... II. Máu đông: Máu ra khỏi thành mạch sẽ đông lại thành cục máu đông có 4 yếu tố gây đông máu là :Trompoplastin, Protrombin, Fibrinozen và ion Can xi. Quá trình đông máu có thể tóm tắt như sau: 1. Giai đoạn tạo Trompoplastin huyết tương hoạt động: Khi có vết thương mạch máu sẽ kích thích tạo thành Trompoplastin huyết tương hoạt động. 2. Giai đoạn tạo thành Trombin: Trompoplastin của huyết tương cùng sự có mặt của ion Can xi sẽ hoạt hóa Protrombin thành Trombin. 3. Giai đoạn Fbrin: Trombin tác động với các chất Fbrinozen của huyết tương làm cho chất này ngưng tụ tạo thành Fbrin. Các Fbrin này kết dính lại cùng tiểu cầu hình thành cục máu đông. Các yếu tố gây đông. Tế bào giập nát Tromboplastin huyết tương hoạt động Tiểu cầu tụ và vỡ Ca++ Protrombin Trombin Ca++ Fibrinogen huyết tương Fibrin Sơ đồ tóm tắt cơ chế đông máu 77
  • 77. Như vậy Fbrin là sản phẩm cuối cùng của sự đông máu. Muốn phát hiện những rối loạn cơ chế đông máu ta phải xác định thời gian máu đông tức là thời gian máu chảy khỏi thành mạch cho đến khi tạo Fibrin. Người ta xác định thời gian đông máu và chảy máu như sau: Thời gian đông máu bình thường là 8 - 10 phút. Thời gian chảy máu bình thường là 3 - 4 phút. III. Nhóm máu: 1. Định nhóm máu: Các nhóm máu Ngưng kết nguyên Ngưng kết tố ( Trên hồng cầu) ( Trong huyết tương) O Không có a và b A A a B B b AB A và B Không có Trên màng hồng cầu có hai ngưng kết nguyên là A và B và trong huyết tương có hai ngưng kết tố là a và b. Có 4 nhóm máu khác nhau. - Nhóm O hồng cầu không có ngưng kết nguyên, trong huyết tương có cả 2 ngưng kết tố a và b nên viết là Oa,b. Nhóm A hồng cầu có ngưng kết nguyên A, trong huyết tương có ngưng kết tố b nên viết là Ab. Nhóm B hồng cầu có ngưng kết nguyên B, trong huyết tương có ngưng kết tố a nên viết là Ba. Nhóm AB hồng cầu có ngưng kết nguyên A và B, trong huyết tương không có ngưng kết tố nào nên viết là AB. Như vậy trong máu một người đẫ có ngưng kết nguyên thì không có ngưng kết tố chống lại. Muốn định nhóm máu người ta nhỏ 2 giọt huyết thanh mẫu kháng A và kháng B lên lam kính sau đó cho phản ứng với máu cần thử. Nếu cả ở 2 giọt đều không có ngưng kết là máu nhóm O, Nếu cả ở 2 giọt đều ngưng kết là máu nhóm AB, chỉ ngưng kết ở giọt huyết thanh mẫu kháng A là nhóm B , chỉ ngưng kết ở giọt huyết thanh mẫu kháng B là nhóm A . 2. Ứng dụng trong truyền máu: 78
  • 78. Nguyên tắc là không để các kháng nguyên và kháng thể chống nhau gặp nhau trong cơ thể người nhận, như vậy ta chỉ truyền máu cùng nhóm . Tuy nhiên khi thật cần thiết có thể truyền máu theo nguyên tắc tối thiểu sau: máu người nhận không có ngưng kết tố chống lại ngưng kết nguyên máu người cho. Với điều kiện truyền chậm dưới 200ml . Ta có sơ đồ sau: Nhóm O có thể cho máu các nhóm khác nên gọi là nhóm cho phổ thông. Nhóm AB chỉ có thể cho máu cùng nhóm. Có thể nhận được các nhóm khác nên gọi là nhóm nhận phổ thông. Nhóm A có thể cho nhóm A và AB, có thể nhận máu A và O. Nhóm B có thể cho nhóm B và AB, có thể nhận máu B và O. Truyền máu cùng nhóm là tốt hơn cả IV. Chức năng của máu: 1. Chức năng hô hấp: Máu thực hiện được chức năng này là nhờ có huyết cầu tố. Huyết cầu tố vận chuyển O2 từ phổi đến từng tế bào: Hb + O2 = HbO2 ( Oyhemoglobin ). Kết hợp này dễ bị phân ly trở thành Hb và O2 Huyết cầu tố vận chuyển CO2 từ tế bào đưa về phổi: Hb + CO2 = HbCO2 ( Cácboxyhemoglobin ). Chức năng dinh dưỡng: Máu mang các chất dinh dưỡng được hấp thu từ ống tiêu hóa như axit amin, axit béo, glucose, vitamin... tới nuôi dưỡng các tế bào. 3. Chức năng đào thải: Các sản phẩm do tế bào sinh ra như CO2, urê...được máu vận chuyển tới các cơ quan bài tiết đưa ra ngoài. 4. Chức năng điều hòa nhiệt độ cơ thể: 79
  • 79. Trời nống các mạch máu ngoại vi giãn để nhiệt độ cơ thể tỏa ra ngoài. Trời lạnh co mạch ngoại vi để giữ nhiệt. 5. Chức năng bảo vệ cơ thể: Nhờ bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào và các kháng thể, kháng độc tố của huyết tương tạo ra khả năng miễn dịch của cơ thể. Hiện tượng đông máu là hình thức tự bảo vệ cơ thể khi chảy máu. 6. Chức năng thống nhất cơ thể: Máu lưu thông khắp cơ thể tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa các bộ phận của cơ thể làm cơ thể hoạt động nhịp nhàng và thjống nhất. BÀI 7 GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ HÔ HẤP Mục tiêu học tập: Mô tả và chỉ được trên tranh, mô hình các thành phần của hệ hô hấp: lồng ngực, mũi, họng, thanh, khí, phế quản, phổi và màng phổi. Trình bày dược các hiện tượng cơ học trong hô hấp. Trình bày được các hiện tượng lý hóa trong hô hấp. Nói được cơ chế điều hòa hô hấp. Nội dung: A- GIẢI PHẪU HỆ HÔ HẤP Phần 1 : LỒNG NGỰC: Lồng ngực có hình nón cụt, đường kính ngang lớn hơn đưòng kính trước sau. Nhưng ở trẻ sơ sinh đường kính trước sau lớn hơn đường kính ngang. 80
  • 80. Khung xương: a. Xương ức: Là một xương dẹt nằm trước giữa lồng ngực gồm: Đầu trên( cán xương) có khuyết cảnh ở giữa và hai khuyết hai bên khớp với xương đòn. Thân xương có 7 khuyết tiếp nối với 7 đôi xương sườn thật. Đầu dưới( mũi ức) nhọn như mũi kiếm. Các đốt sống ngực: Gồm 12 đốt sống ngực( trong phần xương sống) . c. Xương sườn: Có 12 đôi xương sườn đánh số từ I - XII được chia thành: 7 đôi xương sườn thật bờ trước tiếp nối với xương ức. 3 đôi xương sườn giả bờ trước tiếp nối với xương sườn 7. 2 đôi xương sườn cụt đầu trước tự do. - Mỗi xương sườn gồm có ; Đầu trước là sụn tiếp nối với xương ức ( trừ các xương sườn cụt). Thân xương dẹt, dài, cong, bờ dưói có bó mạch thần kinh liên sườn. Đầu sau khớp với mỏm ngang các đốt sống ngực. Lỗ lồng ngực: Lỗ trên: Giới hạn bởi đôi xương sườn I, đốt ngực I và khuyết cảnh xương ức. Lỗ dưới: Giới hạn bởi đốt sống ngực XII, bờ dưới cung sườn và mũi ức. Phần 2: MŨI Hình thể ngoài: 81
  • 81. Mũi hình tháp phần trên là xương, phần dưới là sụn, đáy tháp là hai lỗ mũi trước. Mũi là phần đầu của bộ máy hô hấp và là bộ phận phân tích khứu giác. Hình thể trong: Mũi gồm hai hốc mũi, ngăn cách nhau bởi phần đứng xương sàng và xương lá mía. Phần trước vách ngăn có điểm dễ chảy máu. - Giới hạn hốc mũi: Trước là lỗ mũi trước. Sau là lỗ mũi sau thông với họng. Trên là xương sàng và xương bướm. Dưới là nền mũi có xương khẩu cái. Ngoài là xương hàm trên và xương lệ. Thành ngoài có 3 xương xoăn trên, giữa, dưới. Giữa các xương xoăn là ngách mũi tương ứng thông với các xoang và ống lệ tụy. 3. Cấu tạo: 82
  • 82. Là niêm mạc hốc mũi liên tiếp với niêm mạc các xoang. Phần trên là tế bào khứu giác. Phần dưới có tuyến tiết nhầy, lông mũi và nhiều mạch máu. Phần 3: HỌNG Hình thể ngoài và liên quan: Họng là một ống cơ mạc ( ở người lớn dài khoảng 15cm ) trên rộng dưới hẹp. Đi từ nền sọ tới ngang đốt sống cổ VI. Liên quan: Phía trước là hốc mũi, buồng miệng và thanh quản. Phía sau là các đốt sống cổ. Hai bên là bó mạch thần kinh cổ. Hình thể trong( gồm 3 phần): - Họng mũi( tỵ hầu ) Thành trước là hai lỗ mũi sau. Thành sau tương ứng với nền sọ có V.A. Hai thành bên có lỗ vòi Ơs - tat (Eustache) thông với tai giữa. Dưới thông với họng miệng. - Họng miệng (khẩu hầu): Thành trứơc thông với buồng miệng qua eo họng. Liên quan với động mạch cảnh ngoài và trong. Hai thành bên có hai cột trụ trước và sau giữa hai cột trụ là tuyến Amydal. Thành sau tương ứng các đốt sống cổ I,II,III. Dưới thông với họnh thanh quản. - Họng thanh quản (thanh hầu) Thành trước là sụn nắp thanh quản (sụn tiểu thiệt) thông với thanh quản. Hai thành bên là các phần mềm ở cổ: cơ, mạch, thần kinh. Thành sau tương ứng đốt sống cổ IV, V, VI. 83
  • 83. + Dưới thông với thực quản. Cấu tạo: Từ ngoài vào trong gồm. - Màng quanh họng. - Lớp cơ có 3 cơ khít họng và 2 cơ mở họng. - Màng trong họng. - Niêm mạc ở trong cùng. Phần 4: THANH QUẢN 1. Vị trí: Nằm giữa cổ, phía trước là họng thanh quản, dưới là khí quản. Bờ dưới tương ứng đốt sống cổ VI. Bờ trên ngang xương móng. Cấu tạo và hình thể trong: Khung sụn thanh quản gồm 3 sụn đơn và 2 sụn kép. + Sụn giáp. + Sụn nắp thanh quản . + Sụn nhẫn. + Hai sụn phễu . + Hai sụn sừng. Có các giây chằng, cơ nối giữa các sụn với nhau và với các bộ phận lân cận. 84
  • 84. Niêm mạc phủ mặt trong thanh quản có các chỗ dầy lên tạo thành dây 2 thanh âm. Giữa hai dây thanh âm là buồng Morganhi. Hai dây thanh âm dưới giới hạn phần thắt hẹp ở giữa gọi là thanh môn. Mạch máu và thần kinh: Động mạch cấp máu là động mạch thanh quản trên, dưới và sau. Thần kinh chi phối là nhánh của dây thần kinh X. Phần 5: KHÍ QUẢN Hình thể ngoài: Khí quản là ống dẫn khí tiếp theo thanh quản nằm ở giữa cổ ngang mức đốt sống cổ VI tới đốt sống ngực IV Có 16 - 20 vòng sụn sếp chồng lên nhau và được gắn với nhau bằng các dây chằng. Cácvòng sụn hình chữ D phần lồi ra phía trước. KHí quản người lớn dài khoảng 12cm rộng 1cm. Liên quan: Mặt trước: Phía trên liên quan với eo tuyến giáp. Phía dưới liên uan với động mạch chủ. Mặt sau liên quan với thực quản (nằm ở bên phải thực quản) Hai mặt bên: Phía trên với thùy bên tuyến giáp, bó mạch thần kinh thanh quản. Phía dưới: Bên phải liên quan với dây thần kinh X phải và thân động mạch cánh tay đầu. Bên trái với dây thần kinh X trái, quai động mạch chủ, động mạch cảnh gốc trái và động mạch đưới đòn trái. 85
  • 85. 3. Hình thể trong: Trong lòng khí quản được phủ bởi niêm mạc, trong đó có biểu mô rung và các tuyến tiết dịch nhầy. Nhờ biểu mô rung mà các chát tiết đựoc đẩy ra ngoài. Mạch và thần kinh: Động mạch cấp máu là động mạch giáp trạng trên và dưới và động mạch phế quản trái. Thần kinh chi phối là nhánh của dây thần kinh quặt ngược( nhánh của dây X) Phần 6: PHẾ QUẢN 1. Hướng đi và phân đoạn: 86
  • 86. Tiếp nối với khí quản là phế quản, có hai phế quản đi vào trong phổi rồi chia nhỏ dần tạo thành cây phế quản và tận cùng ở các phế nang. Phế quản gốc: Có hai phế quản gốc phải và trái, phế quản gốc phải rộng, ngắn và dốc hơn bên trái. Phế quản phổi ( các tiểu phế quản): Đi vào các thùy của phổi. Bên phải có 3 nhánh. Bên trái có 2 nhánh. Cấu tạo: Thành phế quản là sụn trừ tiểu phế quản. Các sợi cơ trơn( cơ vòng Retsetxen), khi các sợi cơ trơn ở tiểu phế quản co thắt gây khó thở như trong bệnh hen. Mặt trong phế quản là niêm mạc trong đó có tế bào lông chuyển và tuyến tiết dịch nhầy trừ tiểu phế quản là không có tuyến. Phần7: PHỔI 1.Hình thể ngoài và đối chiếu trên thành ngực: Phổi màu hồng( xám ở người già, đen khi nhiễm bụi than ), có hình nón bổ đôi theo chiều dọc gồm 1 đỉnh, 3 mặt, 3 bờ. a. Đỉnh phổi: Nhô lên khỏi xương sườn I khoảng 2cm liên quan tới động mạch dưới đòn và tĩnh mạch dưới đò b. Mặt ngoài (mặt sườn): Uốn theo hình lồng ngực liên quan tới các xương sườn. c. Mặt dưới (mặt hoành hay đáy phổi): Nằm trên cơ hoành đúc theo vòm hoành. d. Mặt trong(mặt trung thất): Hướng về tim tạo thành hố tim ở ben phải và khuyết tim ở bên trái. Có rốn phổi, trong rốn phổi có động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, phế quản gốc, dây thần kinh có thể có hạch rốn phổi. e. Bờ trước: 87
  • 87. Ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất trước Đối chiếu trên thành ngực: Bên phải bờ này đi chếch từ đỉnh phổi xuống dưới tới sụn sườn IV rồi đi chéo xuống bờ trong sụn sườn VI. Bên trái từ đỉnh phổi tới sụn sườn IV rồi đi ngang ra ngoài tận cùng 1/3 ngoài sụn sườn VII. g. Bờ sau: Ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất sau chạy sát cột sống. h. Bờ dưới gồm 2 đoạn. Đoạn trong ngăn cách mặt hoành với mặt trung thất Đoạn ngoài ngăn cách mặt hoành với mặt sườn. Đối chiếu lên thành ngực bờ này chạy tiếp theo bờ trước gặp khoang liên sườn VII đường giữa đòn, Khoang liên sườn IX đưòng nách sau rồi đi ngang ra sau và tận hết ở đầu sau xương sườn XI. 2. Cấu tạo: a. Các thùy và phân thùy phổi: Phổi phải lớn hơn phổi trái có hai rãnh liên thùy chia thành 3 thùy. + Thùy trên có 3 phân thùy. + Thùy giữa có 2 phân thùy. + Thùy dưới có 5 phân thùy. Phổi trái có 1rẵnh lên thùy chia thành hai thùy. Thùy trên có 5 phân thùy. Thùy dưới có 5 phân thùy. b. Các tiểu thùy phổi và các phế nang: Mỗi phân thùy phổi lại chia thành nhiều tiểu thùy phổi ctrong đó có rất nhiều phế nang Mạch máu và thần kinh: Động mạch cấp máu là động mạch phế quản phải và trái. Thần kinh chi phối là các nhánh từ đám rối tim phổi, các nhánh dây X và dây thần kinh giao cảm. 88
  • 88. Phần 8: MÀNG PHỔI Màng phổi là thanh mạc bao bọc hai lá phổi trừ rốn phổi. Các lá màng phổi: Lá tạng dính sát vào phổi và quặt ngược lại liên tiếp với lá thành, lá tạng lách vào các rãnh liên thùy ngăn cách các phân thùy phổi. Lá thành tiếp nối với lá tạng ở rốn phổi quặt ngược ra dính vào mặt trong của thành ngực. Trong khoang màng phổi không có không khí và có một ít thanh dịch, áp suất nhỏ hơn áp suất không khí gọi là áp suất âm, giúp phổi chuyển động theo lồng ngực. 89
  • 89. 2. Các cùng đồ màng phổi: Hay góc màng phổi tạo thành khi màng phổi đi từ mặt này sang mặt kia của phổi, có 4 cung đồ. a. Cùng đồ sườn - trung thất trước : bên phải tương ứng với bờ trước phổi phải. bên trái đi thoai thoải xuống gặp khoang liên sườn V cách bờ ức 1,5cm và sụn sườn V cách bờ ức 2cm. Cùng đồ sườn trung thất sau: Đối chiếu lên thành ngực là đường nối giữa mặt trước và mặt bên các dốt sống ngực. c. Cùng đồ hoành trung thất: Tạo nên khi màng phổi đi từ mặt hoành sang mặt trung thất. d. Cùng đồ sườn hoành: Đối chiếu lên thành ngực tiếp theo cùng đồ trung thất trước gặp xương sườn X trên đường nách sau tiếp tục đi xuống tận cùng ở ngang bờ dưới đốt sống ngực XII. Đây là cùng đồ thấp nhất của phổi. B- SINH LÝ HỆ HÔ HẤP I. Hiện tượng cơ học trong hô hấp: 90