SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 40
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ cán bộ nói chung, người cán bộ chính
trị quân đội nói riêng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng cộng sản Việt Nam,
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức, xây dựng và rèn luyện quân đội
cách mạng. Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành
mạnh, không quan liêu tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; có tinh thần đoàn kết, hợp tác,
ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn
bó với nhân dân, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm.” [tr.292-293]. Về trình
độ năng lực đối với cán bộ đảng viên ngày nay Đảng ta yêu cầu: “Có hiểu biết cơ bản
về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đủ sức
hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có năng lực vận động và lãnh đạo quần chúng tổ chức thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng” [tr.300].
Là những người trực tiếp tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT đội ngũ CBCT ở
các đơn vị cơ sở có một vai trò hết sức quan trọng. Họ không chỉ là những người
truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng cho CBCS mà còn phải giáo dục hình
thành, phát triển PCNC cho họ trong tương lai. Qua đó thấy rằng việc nâng cao năng
lực sư phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CTĐ, CTCT ở đơn vị cơ sở là một
yêu cầu quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoàn thành
nhiệm vụ của các tàu Hải quân nhân dân Việt Nam.
Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội Hải quân, đội
ngũ CTV tàu luôn được xác định là lực lượng nòng cốt, nắm giữ những vị trí trọng
yếu trong các đơn vị cơ sở của quân chủng Hải quân, là lực lượng kế cận trực tiếp
cho đội ngũ cán bộ chiến thuật và chiến dịch của Đảng. Ngày nay, trước những yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
XHCN, xây dựng quân đội, Hải quân nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ và hiện đại, trước những yêu cầu của Nghị quyết 51 về việc thực hiện cơ
chế chính uỷ, chính trị viên đòi hỏi đội ngũ CTV tàu phải nâng cao hơn nữa năng lực
toàn diện, trong đó cần chú trọng phát triển NLSP, đây sẽ là yếu tố góp phần không
nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho cán bộ, chiến sĩ dưới quyền. Tuy
nhiên, thực tiễn hiện nay NL của CTV tàu bên cạnh những mặt mạnh cơ bản, còn bộc
lộ không ít những bất cập cần khắc phục như còn lúng túng trong việc tìm ra những
phương thức có hiệu quả cho quá trình giáo dục, truyền đạt, hướng dẫn CBCS, tính
tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén về chính trị còn hạn chế... Điều đó đã làm cho
công tác giáo dục, huấn luyện, quá trình hoạt động CTĐ, CTCT trên tàu chưa đạt
được hiệu quả cao, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của các tàu
hải quân.
Đối với học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở HVHQ hiện nay, đây là đối
tượng đào tạo mới, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm hoạt động sư phạm còn hạn chế trong
khi mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra rất cao; họ sẽ là những cán bộ chính trị ở các đơn
vị cơ sở, lực lượng nòng cốt góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội có chất lượng
2
cao. Tuy nhiên, một số đồng chí sau khi đã được tuyển chọn vẫn không thật sự thiết tha
với mục tiêu, nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành cán bộ chính trị. Quá trình đào
tạo, do đặt trọng tâm vào nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho nên một số
NLSP của người giáo viên chưa được giáo dục để phát triển một cách vững chắc. Chưa
kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học với giáo dục kiến thức hoạt động sư phạm cho
học viên, không ít những hạn chế, bất cập khác chưa được giải quyết. Học viên nặng
về chạy theo kết quả học tập, trong khi đó còn coi nhẹ rèn luyện NLSP của mình.
Trước những yêu cầu đó việc “Phát triển năng lực sư phạm của chính trị viên
tàu hải quân hiện nay” là cần thiết, vì thế tác giả đã chọn vấn đề trên làm đề tài
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Việc nghiên cứu năng lực con người trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể được
chú ý vào những năm đầu của thế kỷ XIX. F.Gantol với tác phẩm “Sự di truyền của
tài năng” Trải qua một thời kỳ dài, vấn đề phát triển năng lực của con người đã được
nhiều nhà khoa học, nhiều ngành tập trung nghiên cứu. Ở Việt Nam, đã có nhiều đề
tài, tác phẩm nghiên cứu về phát triển năng lực của con người Việt Nam, các công
trình nghiên cứu chủ yếu trên góc độ lý thuyết của TLH phát triển, TLH đại cương và
có vận dụng vào một số hoạt động cụ thể như: Giáo dục, kinh doanh, lãnh đạo - quản
lý... Một số nhà TLHQS cũng tập trung nghiên cứu nâng cao năng lực ở một số dạng
hoạt động nhất định như Nguyễn Ngọc Phú, Lê Anh Chiến, Ngô Minh Tuấn, Cao
Xuân Trung.
Khi đề cập đến vấn đề sư phạm thì chủ yếu được các nhà nghiên cứu thực
hiện dưới góc độ khoa học Tâm lý. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển năng lực sư phạm, các nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào các kỹ năng, quy
trình bồi dưỡng giáo viên. Trong quân đội, tác giả Dương Quang Bích nghiên
cứu biện pháp “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên khoa học xã hội - nhân
văn trong quân đội giai đoạn hiện nay”. Gần đây, có nhiều đề tài khoa học các
cấp đã luận giải những vấn đề cơ bản, chung nhất về bồi dưỡng, nâng cao năng
lực sư phạm cho học viên đào tạo các môn KHXH&NV. Tuy nhiên cho đến nay,
nội dung cụ thể chưa được tác giả nào nghiên cứu. Chúng tôi thấy rằng, đi tìm
lời giải khoa học đầy đủ cho vấn đề này vẫn đang là đòi hỏi vừa khách quan,
vừa cấp thiết đặt ra.
Từ các công trình trên cho thấy, việc nghiên cứu, phát triển NLSP của người
CTV trong quá trình tiến hành CTĐ, CTCT ở tàu hải quân chưa có một công trình
nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn.
Xuất phát tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của vấn đề, chúng tôi xác định
đề tài là “phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở Học
Viện Hải Quân hiện nay” với tư cách là đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ, khách thể và đối tượng nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất hệ thống biện pháp phát triển NLSP cho học viên đào tạo cán bộ
chính trị tàu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho đối
tượng này.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của năng lực sư phạm.
- Đánh giá thực trạng năng lực sư phạm của người CTV tàu.
3
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực này của CTV tàu
hải quân hiện nay.
* Khách thể nghiên cứu:
Học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu.
* Đối tượng nghiên cứu:
Năng lực sư phạm của Học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu.
4. Giả thuyết Khoa học
Năng lực sư phạm của CTV tàu hải quân là một loại năng lực đặc thù do hoạt
động sư phạm quy định. Năng lực đó được hình thành, phát triển trong quá trình đào
tạo ở nhà trường và trong chính hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng ở tàu. Nếu
làm rõ những yếu tố cấu thành năng lực sư phạm; đặc điểm hoạt động năng lực sư
phạm và đánh giá đúng thực trạng năng lực sư phạm của CTV tàu thì sẽ đưa ra được
các giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực này cho đội ngũ CTV các tàu hải quân
hiện nay.
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở phương pháp luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về bản chất, sự hình thành và phát triển năng lực, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về năng lực nói chung và
năng lực của CTV trong quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, các nguyên tắc
phương pháp luận của TLH Mác xít như: Nguyên tắc quyết định luận duy vật,
nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc
tiếp cận nhân cách.
* Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn:
phân tích, khai thác các tài liệu lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; quan sát,
đàm thoại với giáo viên, học viên và cán bộ quản lý; điều tra bằng phiếu trưng cầu ý
kiến…Cụ thể là:
Quan sát hoạt động sư phạm của học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu
Tọa đàm với cán bộ quản lý, giảng viên và học viên các lớp đào tạo cán bộ
chính trị tàu ở HVHQ hiện nay.
Điều tra, trưng cầu ý kiến bằng phiếu với các đối tượng: học viên đang đào tạo tạo
cán bộ chính trị tàu, giảng viên ở HVHQ để tìm hiểu và khẳng định tính khách quan của
một số nhận định cần thiết.
Khi xử lý số liệu tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và sử dụng phương pháp
thống kê toán học để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, kiến nghị, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
4
Chương 1
CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO
HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ TÀU Ở HỌC VIỆN HẢI QUÂN
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
cộng sản Việt Nam về phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ.
Qua nghiên cứu tác phẩm của các nhà kinh điển Mác - Lênin, có thể thấy rõ
những quan điểm bàn về vấn đề năng lực của con người. Các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng sự phát triển năng lực con người, phụ thuộc vào đặc
điểm thời đại họ sống, đặc điểm hoạt động, lao động của mỗi con người. C.Mác đã
chỉ rõ: “Sự khác nhau về tài năng tự nhiên của các cá nhân không phải là nguyên
nhân mà là kết quả của phân công lao động” [28, tr.167]. Trong môi trường phân
công lao động, năng lực con người được hình thành, phát triển. Môi trường phân
công lao động càng phong phú thì càng tạo ra sự phát triển năng lực khác nhau của
con người trong môi trường đó: “Trao đổi và phân công được thừa nhận là nguyên
nhân sinh ra tính muôn vẻ to lớn của những tài năng của con người” [28, tr.174].
C.Mác không những khẳng định sự hình thành, phát triển năng lực con người
trong hoạt động, lao động mà còn chỉ rõ sự hình thành, phát triển năng lực phụ thuộc
vào các điều kiện giáo dục con người trong môi trường xã hội lịch sử, do sự phân
công lao động xã hội tạo ra. Như vậy theo C.Mác, sự hình thành, phát triển năng lực
con người còn bị quy định bởi chế độ xã hội và quan điểm giai cấp thống trị. Nếu xã
hội có sự phân công bình đẳng dựa trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất thì tạo ra
được các điều kiện đầy đủ cho sự hình thành, phát triển năng lực, nếu xã hội nhiều áp
bức, bất công, dựa trên chế độ tư hữu thì sẽ bóp nghẹt, vùi dập sự phát triển năng lực.
Bên cạnh đó, C.Mác còn đánh giá cao vai trò của tư chất trong sự hình thành và phát
triển năng lực. Ông cho rằng muốn có năng lực con người phải có những tư chất thích
hợp, mỗi loại năng lực đòi hỏi phải có những đặc điểm nhất định của cơ thể.
Kế thừa những quan điểm của C.Mác về sự hình thành, phát triển năng lực con
người, với nhãn quan của một nhà quân sự lỗi lạc, Ph.Ăngghen đã nêu bật quan điểm
của mình về con đường hình thành, phát triển năng lực của người sĩ quan chỉ huy
quân sự. Theo Ăngghen, người chỉ huy muốn có năng lực giỏi phải hội tụ đầy đủ
những phẩm chất cần có: Tư duy mạch lạc, sáng suốt, trí nhớ nhanh, nhiều, lâu; ngôn
ngữ giản dị, rõ ràng; có lòng dũng cảm, có ý chí quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ
huy bộ đội, thận trọng, tỉ mỉ, chính xác khi ra quyết định...Đặc biệt, ông nhấn mạnh
muốn hình thành và phát triển năng lực người chỉ huy quân sự phải thông qua hoạt
động thực tiễn quân sự, nhất là bằng những trận chiến đấu ngoài mặt trận.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về
hình thành, phát triển năng lực của người chỉ huy vào trong thực tiễn xây dựng quân
đội kiểu mới. V.I.Lênin cho rằng muốn đào tạo nhiều chính ủy và chỉ huy hồng quân
từ giai cấp công nhân thì phải “đi tìm”, “phát hiện”, những tài năng trong nhân dân,
làm “bộc lộ” những tài năng chưa tự thể hiện được. Nghĩa là Lênin rất coi trọng
những tiền đề tố chất trong sự hình thành phát triển năng lực. Đối với người chính ủy,
chính trị viên trong hồng quân, Người chỉ rõ, phải mang tính giai cấp, giác ngộ chính
trị cao, có kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng chuyên môn, am hiểu các đặc điểm hoạt động
quân sự, có kinh nghiệm quản lý, chỉ huy, phải là người “mang linh hồn của
5
Đảng trong Hồng quân” Lênin nhấn mạnh: “Bất kỳ công tác nào cũng phải có
những đặc tính riêng biệt...muốn quản lý thì phải là người thành thạo về chuyên
môn” [23, tr.248].
Về con đường hình thành và phát triển năng lực của người chính ủy, chính trị
viên ở đơn vị, V.I.Lênin chỉ rõ, phải tham gia hoạt động thực tiễn đấu tranh cách
mạng “không phải sinh ra là người ta đã có nghệ thuật quản lý giỏi, mà phải trải qua
kinh nghiệm mới có được” [24, tr.216].
Theo Lênin, quá trình hình thành và phát triển năng lực của người cán bộ quân
đội nói chung, trong đó có người CTV tàu là sự kết hợp hài hòa giữa giáo dục đào tạo
ở nhà trường của giai cấp vô sản và thực tế lãnh đạo, chỉ huy bộ đội trong chiến
tranh. Người viết: “Hồng quân đã bắt đầu thắng, từ trong hàng ngũ của nó, nó đã đào
tạo được hàng nghìn sĩ quan đã theo học ở các trường quân sự vô sản mới, đồng thời
cũng đã đào tạo được hàng nghìn sĩ quan qua các trường học tàn khốc của chiến
tranh” [25, tr.154 -155].
Tóm lại: Quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin về vấn đề năng lực đã
tạo ra định hướng trong nghiên cứu, đó là: Sự hình thành và phát triển năng lực con
người nói chung, NLSP của người CTV tàu nói riêng được diễn ra trong hoạt động
gắn với tổng thể các điều kiện xã hội lịch sử, được quy định bởi môi trường hoạt
động, thực tiễn của chiến tranh, của công tác giáo dục đào tạo và tính tích cực hoạt
động của cá nhân.
Ý nghĩa phương pháp luận của các luận điểm trên là ở chỗ khám phá ra đặc
điểm hoạt động và xã hội của năng lực, khẳng định rõ năng lực chỉ có thể hình thành
và phát triển trong hoạt động và các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể.
Kế thừa và phát triển tư tưởng phương Đông về đức, tài trong cấu trúc nhân
cách, Hồ Chí Minh cho rằng đây là hai mặt không thể thiếu ở một con người nói
chung và ở người cán bộ cách mạng nói riêng. Người đã lý giải một cách giản dị,
nhưng rất sắc sảo, khoa học về mối quan hệ giữa tài và đức: “có tài phải có đức. Có
tài không có đức tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt
ngồi trong chùa, không giúp gì được ai” [36, tr.184]. Về vấn đề giáo dục và truyền
đạt, Hồ Chí Minh cho rằng: “phải chú ý giáo dục chính trị tư tưởng” [39, tr.492].
Trong đội ngũ cán bộ quân đội, Người rất quan tâm tới người CTV, những người
chuyên trách công tác giáo dục cho bộ đội, Người yêu cầu: “Chính trị viên phải nắm
chắc con đường chính trị của Đảng, giác ngộ chính trị sâu sắc, nhận thức cách
mạng vững vàng, lý luận cách mạng cứng cáp, kinh nghiệm chính trị dồi dào,
chính trị viên phải có năng lực đủ mọi mặt nhúng tay vào tất cả mọi việc để do đó
mà dìu dắt người khác” [41, tr.57].
Như vậy, tuy không đưa ra khái niệm về năng lực, nhưng nghiên cứu tư tưởng
của Người ta thấy rằng Người luôn khẳng định vị trí vai trò quan trọng của năng lực
riêng (năng lực chuyên môn) và luôn nhắc nhở khi sử dụng cán bộ phải quan tâm tới
năng lực riêng của họ để giao việc cho hợp lý. Trong giáo dục và truyền đạt, Người
luôn coi trọng phương pháp nêu gương. Đặc biệt, phương pháp nêu gương của người
chính trị viên, theo Hồ Chí Minh đó là: “mô phạm nêu gương, để việc công trên việc
tư, vì việc công quên việc tư. Đấy là khẩu hiệu của chính trị viên” [41, tr.59]. Rõ ràng
với người chính trị viên, do đặc điểm, yêu cầu của công việc càng đòi hỏi ở họ những
yêu cầu rất cao về nhân cách.
6
Trong công tác giáo dục và truyền đạt, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Trước hết
phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc. Nhưng tài liệu phải biết
lựa chọn, sắp xếp vì trình độ người học không đều nhau, cần có tài liệu thích hợp
với từng hạng. Tài liệu không thích hợp thì học không có lợi ích gì” [42, tr.49]. Ở
đây, Hồ Chí Minh đã đưa ra những chỉ dẫn rất thiết thực và có ý nghĩa với hoạt
động giáo dục và truyền đạt của người CTV.
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách tài tình sáng tạo
những quan điểm của các nhà kinh điển Mác- Lênin vào luận giải vấn đề năng lực
của con người nói chung, năng lực của CBCT nói riêng. Đó không chỉ yêu cầu mà
còn là những chỉ dẫn sát thực, sinh động giúp cho việc nghiên cứu, nâng cao năng
lực toàn diện của đội ngũ CTV tàu hải quân trong mọi thời kỳ cách mạng.
Đảng cộng sản Việt nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, từ khi ra đời đến
nay Đảng luôn tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo bồi dưỡng, nâng cao năng
lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội.
Trong các văn kiện Đại hội Đảng đều nhấn mạnh: việc hình thành, nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng luôn gắn chặt với thực tiễn cách mạng,
với phong trào cách mạng của quần chúng “phải quan tâm phát hiện và bồi dưỡng
nhân tài”, “thông qua quá trình xây dựng kinh tế - xã hội mà đào tạo rèn luyện con
người mới” [15, tr.113].
Con đường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ là phải kết hợp hài hoà giữa
trang bị kiến thức trong nhà trường với hoạt động thực tiễn. Đảng chỉ rõ: “Nhân tài
không phải là sản phẩm tự phát, mà phải được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng
chỗ” [15, tr.134]. Trong mọi giai đoạn cách mạng Đảng ta đều đánh giá cao vai trò
đội ngũ cán bộ nói chung, người CTV trong quân đội nói riêng, Đảng khẳng định đó
là “khâu then chốt”, là “nhân tố quyết định” trong sự nghiệp cách mạng của Đảng,
của nước nhà. Đảng khẳng định: “Cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng
nhất mà Đảng phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng”
[15, tr.132].
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung, nâng cao năng lực
của người CTV nói riêng phải do chính bản thân người cán bộ quyết định. Do vậy,
Đảng yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải học tập, rèn luyện để có thể phát huy hết tài
năng của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Văn kiện đại hội, đại biểu
Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi
người đều có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và hưởng
thụ những thành quả phát triển” [16, tr.163].
Ngày nay Đảng ta xác định giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ chi phối
mạnh mẽ tới sự phát triển năng lực toàn diện của con người. Chính vì vậy giáo dục
đào tạo được coi “là quốc sách hàng đầu”, là yếu tố cơ bản đảm bảo cho việc phát
triển nhanh và bền vững. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định:
“Phát triển mạnh, kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và
đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực thúc đẩy nhanh
CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức. Thống nhất định hướng giữa phát triển khoa
học và công nghệ với chấn hưng giáo dục và đào tạo, phát huy quan hệ tương tác thúc
đẩy lẫn nhau giữa hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu này” [17, tr.210].
7
Tóm lại : Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ
Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt nam đã vạch ra những tiền đề lý luận cơ bản,
quan trọng có giá trị đi sâu vào nghiên cứu sự hình thành và phát triển năng lực của
con người nói chung, năng lực của đội ngũ CTV các cấp trong quân đội nhân dân
Việt nam nói riêng đạt hiệu quả cao. Việc nghiên cứu năng lực của CTV tàu hải quân
phải dựa chắc vào những tiền đề lý luận trên.
1.2. Các khái niệm cơ bản
* Phát triển
Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra
trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi sự vật và hiện
tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải qua một loạt các
trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Phạm trù Phát triển thể hiện một tính
chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều đó có nghĩa là bất kì một sự vật, một
hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ có
biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái
trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái
đã có, bởi vì trạng thái của bất kì sự vật hay hệ thống nào cũng đều được quyết định
không chỉ bởi các mối liên hệ bên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài.
Nguồn gốc của Phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phương
thức Phát triển là chuyển hoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất,
và ngược lại theo kiểu nhảy vọt. Chiều hướng Phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc.
* Năng lực
Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà TLH trong và ngoài nước đã đưa
ra những khái niệm khác nhau về năng lực.
Theo B.M.Chevlov thì: “Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá nhân liên
quan đến tính kết quả trong thực hiện hoạt động này hay hoạt động khác” [(dẫn
theo) 56, tr.24].
A.N.Leonchiev cho rằng: “định nghĩa chung về năng lực là ở chỗ đó là các
thuộc tính của cá nhân mà sự kết hợp của chúng quy định tính kết quả trong thực tiễn
một hoạt động nhất định. Với tư cách là thuộc tính tâm lý phát triển trong chính hoạt
động đó và như vậy nó phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài” [26, tr.198 ]. Ở đây,
năng lực gắn bó chặt chẽ với kết quả hoạt động của con người.
GS.VS.TS khoa học Phạm Minh Hạc thì cho rằng: “Năng lực chính là một tổ
hợp đặc điểm tâm lý của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý của một
nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả
một hoạt động nào đấy” [21, tr.145]. Trong từ điển TLH do TS Vũ Dũng chủ biên,
năng lực là: “Tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là
điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất
định” [11, tr.160].
Các nhà TLH quân sự cho rằng, toàn bộ những phẩm chất tâm lý và sinh lý của
cá nhân đều góp phần tạo nên kết quả của hoạt động. Người có năng lực là người có
những phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và hoạt động đạt kết quả cao.
Hoạt động là điều kiện hình thành và phát triển năng lực, đồng thời hoạt động cũng là
thước đo về năng lực của từng cá nhân, chất lượng, hiệu quả hoạt động cho phép ta
đánh giá mức độ của năng lực, không có năng lực tồn tại ngoài hoạt động.
8
Trong hoạt động, con người thường huy động những phẩm chất tâm lý và sinh
lý của cá nhân đáp ứng với những yêu cầu của hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt
động ấy nhanh chóng thành thạo và đạt kết quả cao. Những phẩm chất đó chi phối tới
hoạt động của con người trong mối quan hệ tổng hoà, không đơn lẻ, tách rời nhau.
Tổng hợp các phẩm chất tâm - sinh lý của con người vừa là tiền đề, vừa là kết quả
của quá trình hoạt động đó.
Giữa năng lực và sự thành thạo trong một lĩnh vực nào đó vừa có sự khác biệt,
vừa quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng lực thể hiện sự tài giỏi, còn sự thành thạo
nghiệp vụ nói lên trình độ hiểu biết và thực hiện thuần thục các thủ thuật, thao tác
công việc. Bất cứ người nào được đào tạo theo một quy trình khoa học đều có được
sự thành thạo. Người có năng lực tốt về lĩnh vực nào thì sẽ có những thuận lợi để đạt
tới sự thành thạo các nghiệp vụ trong lĩnh vực đó. Nhưng sự thành thạo nghiệp vụ
trong lĩnh vực nhất định chỉ có ý nghĩa bù đắp cho những hạn chế về năng lực của
con người, chứ không thể làm cho một người không có năng lực trở nên có năng lực
về lĩnh vực ấy.
Như vậy, năng lực là tổng hợp những đặc điểm tâm lý và sinh lý của cá nhân
đáp ứng với yêu cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động ấy nhanh chóng
thành thạo và đạt kết quả cao.
* Hoạt động sư phạm và hoạt động sư phạm quân sự.
Hoạt dộng của con người là quá trình tác động qua lại tích cực, có mục đích
của con người với thế giới, đối tượng nhằm cải tạo chúng, tạo ra những giá trị vật
chất và tinh thần để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và xã hội.
Tùy theo lấy khía cạnh nào làm cơ sở phân tích, người ta có thể phân chia ra
nhiều hoạt động khác nhau. Nếu lấy cơ sở là hoạt động chủ đạo trong từng lứa tuổi
trưởng thành của con người thì có: Hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động
lao động...Nếu lấy đối tượng của hoạt động để xem xét thì ta có: Hoạt động lao động
sản xuất, họat động nghiên cứu lí luận chính trị - xã hội, hoạt động nghiên cứu khoa
học – kĩ thuật, hoạt động quân sự, hoạt động thể thao, hoạt động sư phạm...là những
lĩnh vực chuyên biệt của hoạt động.
Hoạt động của con người bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng, là quá trình
tác động qua lại biện chứng giữa chủ thể và khách thể. Chủ thể tác động vào đối
tượng, làm ra sản phẩm (quá trình sáng tạo), từ đối tượng tác động trở lại con người,
đem đến cho con người những biến đổi tâm lý nhất định (quá trình lĩnh hội). Chính
trong mối quan hệ đó mà tâm lý ý thức người được nảy sinh, hình thành và phát triển.
Từ định nghĩa về hoạt động nêu trên, chúng ta có thể hiểu hoạt động sư phạm
như sau:
Hoạt động sư phạm là hoạt động tác động qua lại giữa người dạy và người học
dưới sự tổ chức, điều khiển và kiểm tra của người dạy nhằm giúp người học lĩnh hội
nền văn hóa – xã hội – lịch sử, các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết
tạo ra sự phát triển tâm lý và góp phần hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết
ở người học đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo.
Khi đề cập đến vấn đề hoạt động sư phạm quân sự, với tư cách là một hiện
tượng xã hội tồn tại, vận động và phát triển là do đòi hỏi khách quan của sự nghiệp
xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc việt Nam XHCN. Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định nhiệm vụ: xây dựng quân đội nhân dân
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Để thực hiện nhiệm vụ đó, một
9
trong những công tác trọng tâm hiện nay của quân đội là phải thường xuyên đào tạo
ra một đội ngũ sĩ quan và những quân nhân có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng quân đội. Muốn vậy việc làm đó phải được
tiến hành trong một quá trình nhất định – Qúa trình hoạt động sư phạm quân sự.
Trên ý nghĩa đó, HĐSPQS là một qua trình tổng thể có mục đích, có tổ chức
thông qua hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm đào tạo quân nhân
có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu của quân đội và của xã hội.
HĐSPQS có một số đặc trưng cơ bản như sau:
- HĐSPQS trong tính tổng thể của nó là quá trình huấn luyện – giáo dục những
kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm quân sự.
- HĐSPQS là quá trình chuẩn bị con người các lĩnh vực hoạt động quân sự.
- HĐSPQS là quá trình có tổ chức chặt chẽ và chịu tải trọng cao về trí tuệ và
thể lực.
* Năng lực sư phạm của cán bộ chính trị tàu
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm năng lực đã trình bày, chúng tôi nghiên cứu
năng lực sư phạm của một chủ thể cụ thể là người CTV tàu Hải quân hiện nay.
Năng lực sư phạm của người CTV tàu Hải quân phải được tạo thành từ các
hệ thống phẩm chất: Về trí tuệ, về chính trị tinh thần, xu hướng sư phạm, niềm
tin sư phạm, tài nghệ sư phạm và các phẩm chất tâm lý kết hợp với sự vững vàng
về kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng hoạt động sư phạm phù hợp.
Như vậy, rõ ràng muốn có năng lực sư phạm, người CTV tàu Hải quân phải
có hệ thống phẩm chất nhân cách phù hợp với hoạt động công tác của mình, có tố
chất sinh vật tạo tiền đề vật chất ban đầu cho năng lực sư phạm hình thành, phát
triển tốt.
Người CTV tàu Hải quân, cũng là người CBCT trong quân đội, NLSP của họ
được cấu thành từ các nhân tố hợp thành năng lực con người nói chung, người sỹ
quan chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, do hoạt động
sư phạm ở tàu Hải quân với những đặc điểm đặc thù về tính chất nhiệm vụ, tính phức
tạp trong quản lý, lãnh đạo và môi trường hoạt động trên tàu, trên biển…. tất yếu đòi
hỏi người CTV tàu Hải quân phải có những phẩm chất tâm - sinh lý phù hợp. Cụ thể
hệ thống phẩm chất về chính trị tư tưởng, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất về ý chí, phẩm
chất về trí nhớ, tư duy, các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng tương ứng và kinh nghiệm
thực tiễn trong hoạt động sư phạm, hoạt động quân sự trên tàu Hải quân, biết vận
dụng linh hoạt các hình thức, nội dung, phương pháp và phương tiện giáo dục, truyền
đạt phù hợp với điều kiện cụ thể của hoạt động trên biển. Tất cả các phẩm chất trên
được phát triển trên nền tố chất, phù hợp với yêu cầu của những chuyến đi biển của
một thuỷ thủ thực thụ, phù hợp với nghề nghiệp của một CTV tàu.
Từ khái niệm năng lực, sư phạm kết hợp với phân tích ở trên chúng tôi đưa ra
khái niệm về năng lực sư phạm của CTV tàu Hải quân như sau:
Năng lực sư phạm của CTV tàu Hải quân là tổng hợp những đặc điểm tâm lý
và sinh lý cá nhân của CTV tàu đáp ứng với những yêu cầu của quá trình hoạt động
sư phạm trong điều kiện tàu hoạt động trên biển, bảo đảm cho hoạt động này nhanh
chóng thành thạo và đạt hiệu quả cao.
* Hệ thống, biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán
bộ chính trị tàu ở Học viện Hải quân.
10
Sự hình thành, phát triển NLSP của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là
quá trình diễn ra lâu dài với nhiều tác động sư phạm khác nhau. Theo từ điển tiếng
Việt, biện pháp là “Cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”[14,
tr.161], và hệ thống là: “Thể thống nhất được tạo lập bởi các yếu tố cùng loại, cùng
chức năng, có quan hệ chặt chẽ với nhau”[14, tr.797]. Như vậy, hệ thống là tập hợp
những yếu tố mang tính trình tự, có quan hệ lôgíc chặt chẽ giữa các yếu tố đó.
Từ cách tiếp cận, nghiên cứu các vấn đề liên quan như trên, chúng ta có thể hiểu:
Hệ thống biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo CBCT tàu là sự
kết hợp chặt chẽ, hợp lý, khoa học của các biện pháp giáo dục mang tính chỉnh thể,
thống nhất, đồng bộ nhằm hình thành, phát triển và củng cố vững chắc những phẩm
chất cần thiết của người CTV tàu cho học viên được đào tạo.
1.3. Một số biểu hiện năng lực sư phạm của người cán bộ chính trị tàu Hải
quân.
1.3.1. Biểu hiện thông qua văn hóa sư phạm
Một trong những thành tố của văn hóa nhân cách người cán bộ quân đội là văn
hóa sư phạm. Đó là một cấu thành phức hợp của các phẩm chất nhân cách, biểu hiện
trình độ chiếm lĩnh những kinh nghiệm sư phạm và trình độ hoàn thiện nó trong hoạt
động huấn luyện, giáo dục; biểu hiện trình độ phát triển nhân cách của người cán bộ
quân đội với tư cách là nhà giáo dục.
Văn hóa sư phạm của người CBCT được hình thành và phát triển trên cơ sở của
sự tác động tổng hợp giữa những nhóm phẩm chất của nhân cách như phẩm chất chính
tri tư tưởng, phẩm chất nghề nghiệp quân sự, phẩm chất đạo đức và những phẩm chất có
tính đặc trưng của người làm công tác chỉ huy, lãnh đạo. Do đó, khi xem xét sự biểu hiện
của văn hóa sư phạm bao giờ chúng ta cũng xem nó trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các
nhóm phẩm chất hợp thành, thể hiện trên một số nội dung sau:
* Xu hướng sư phạm
Vừa là người chỉ huy, lãnh đạo, mỗi CBCT còn là một nhà giáo dục đối với cán
bộ, chiến sỹ trong đơn vị của mình, vì thế xu hướng sư phạm trở thành một trong những
xu hướng cơ bản trong nhân cách của người sỹ quan Quân đội. Xu hướng sư phạm bao
gồm hệ thống những động lực quy định tính tích cực của người CBCT trong hoạt động
sư phạm, quy định sự lựa chọn và thái độ của họ đối với công việc giáo dục, truyền đạt
và định hướng giá trị cho CBCS.
Xu hướng sư phạm thể hiện ở niềm tin sư phạm, tình yêu nghề nghiệp, khát vọng
tự hoàn thiện, trong đó niềm tin sư phạm giữ vai trò quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa
quyết định đến các nội dung khác của xu hướng sư phạm. Niềm tin sư phạm của người
CBCT được hình thành phát triển trên cơ sở hệ tư tưởng Mác – Lênin, những thành tựu
của khoa học tâm lý, khoa học giáo dục và kinh nghiệm sư phạm của bản thân mỗi
người CTV tàu. Niềm tin sư phạm phản ánh những quan điểm cơ bản trong huấn luyện
giáo dục, truyền đạt và định hướng giá trị của người CBCT. Nó xâm nhập vào hệ thống
các quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, thế giới quan và chính trị tư tưởng của từng người,
niềm tin sư phạm quy đinh sự phát triển của người CTV như những nhân cách mẫu mực.
Niềm tin sư phạm giúp cho người CBCT luôn tin tưởng vào khả năng cải tạo xã hội, tập
thể, tin ở thành tịu của khoa học giáo dục, tin ở hiệu quả của các phương thức giáo dục
và tin ở mỗi quân nhân đều có thể tự cải tạo mình…không tin vào quân nhân trong đơn
vị và khoa học giáo dục thì chắc chắn với tư cách là nhà giáo dục, người CTV tàu không
thể hoàn thành nhiệm vụ.
11
Xu hướng sư phạm của người CBCT còn thể hiện ở chí hướng, tâm trạng vui vẻ
thoải mái, say mê hứng thú, tâm thế luôn chủ động sẵn sàng, thái độ nghiêm túc trong
huấn luyện và giáo dục bộ đội. Mặt khác, xu hướng sư phạm còn có cả sự khát vọng tự
hoàn thiện vươn tới đỉnh cao về kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, NLSP.
* Tài nghệ sư phạm
Người CBCT trong quân đội không chỉ có chỉ huy, lãnh đạo mà còn phải có tài tổ
chức huấn luyện bộ đội, bảo đảm cho họ có được các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng chiến
đấu và công tác theo chức trách; có tài nghệ giáo dục để bộ đội có những phẩm chất cần
thiết về chính trị tư tưởng, đạo đức và sức khỏe… do đó, tài nghệ sư phạm của CTV tàu
bao gồm cả tài nghệ của người dạy quân và tà nghệ của người cầm quân, của người giáo
viên và người chỉ huy, lãnh đạo.
Tài nghệ sư phạm thể hiện ở sự hiểu biết sâu sắc tâm lý con người, tầm trí thức
sâu rộng, sự thành thảo kỹ xảo, kỹ năng sư phạm, tư duy sư phạm phát triển khả năng
kết hợp hài hòa huấn luyện, giáo dục, nghiên cứu khoa học, sự tết nhị sư phạm và định
hướng giá trị… tài nghệ sư phạm là điều kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu
quả huấn luyện, giáo dục quân nhân, đồng thời là điều kiện phát triển tự hoàn thiện
chính bản thân mỗi người.
Tài nghệ sư phạm của người CBCT còn thể hiện ở khả năng lao động sư phạm
độc lập, sự tinh tế trong quan sát, trí tưởng tượng sư phạm cao, luôn biết hình thành
những tư tưởng sư phạm mới và đề xuất được các gải pháp thực hiện nó. Đây là tiền đề
sáng tạo trong lao động sư phạm của người CBCT hay nói cách khác chính là tư duy sư
phạm phát triển. Sự thể hiện của tài nghệ sư phạm sẽ làm phong phú thêm bộ mặt tinh
thần của người CBCT và quy định trình độ văn hóa sư phạm của chính họ.
* Phong cách và hành vi sư phạm
Phong cách và hành vi sư phạm là tổng hợp các phẩm chất biểu hiện sự mẫu mực
mô phạm và cái đẹp trong con người mỗi CBCT với tư cách vừa là nhà chỉ huy, nhà lãnh
đạo vừa là nhà giáo dục.
Trong hoạt động sư phạm, sự mẫu mực mô phạm về cái đẹp của tấm gương nhân
cách luôn quan hệ chặt chẽ. Chính sự trong sáng về đạo đức cũng là cái đẹp trong tâm
hồn của người CBCT. Người CTV tàu có muc đích sống cao cả và lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa, ham lao động quân sự, say mê với công tác huấn luyện, giáo dục, sương mẫu
trong lối sống. Thống nhất lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm, khiêm tốn giản dị,
trung thực, tôn trọng và thương yêu đồng chí đồng đội, làm việc có kỷ luật, trách nhiệm
và hiệu quả…đó vừa là tình cảm đạo đức trong sáng vừa là cái đẹp của lẽ sống, tác
phong trong văn hóa sư phạm của người cán bộ quân đội. Và chính phong cách và hành
vi sư phạm mẫu mực sẽ tạo ra sự tác động giáo dục to lớn, có tác dụng lôi cuốn cảm hóa
mạnh đối với mọi CBCS trong đơn vị.
1.3.2. Biểu hiện thông qua mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động truyền thụ
và hoạt động lĩnh hội
Nét đặc trưng bản chất nhất của hoạt động sư phạm quân sự là sự thống nhất biện
chứng giữa hoạt động truyền thụ và hoạt động lĩnh hội. Cơ sở khách quan của sự thống
nhất đó xuất phát từ đường lối chiến lược của Đảng ta về nhân tố con người dưới
CNXH, từ mục tiêu đào tạo quân nhân, từ vị trí vai trò của nhà lãnh đạo, nhà chỉ huy,
nhà giáo dục và đối tượng giáo dục trong hệ thống cấu trúc thành tố của NLHĐQS. Sự
tác động qua lại lẫn nhau, tạo tiền đề thúc đẩy nhau phát triển giữa hai hoạt động truyền
thụ và lĩnh hội, suy cho cùng là giữa hai nhân tố “sống” tạo nên, đó là nhà giáo dục và
12
đối tượng giáo dục. Mối liên hệ bản chất ấy quy định chất lượng và hiệu quả của sự hình
thành và phát triển trong nhân cách quân nhân.
Vì vậy, khi vận dụng vào quá trình tổ chức nhận thức và xây dựng những phẩm
chất nhân cách quân nhân, đòi hỏi nhà giáo dục và đối tượng giáo dục cần nhận thức rõ
vai trò của từng nhân tố, trong đó đối tượng giáo dục – hoạt động lĩnh hội là nhân tố
trung tâm của quá trình huấn luyện, giáo dục và định hướng giá trị.
Muốn thực hiện tốt vai trò của mình trong lĩnh vực hoạt động quân sự, cả hai
nhân tố cùng có sự thống nhất với nhau ở tất cả các mặt, các hoạt động, các khâu, các
bước, phải năng động trong việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết tốt các mâu thuẫn nội
tại của quá trình SPQS.
1.3.3 Biểu hiện thông qua kết quả huấn luyện, giáo dục và định hướng giá trị
Kết quả giáo dục là trình độ phát triển nhân cách quân nhân và tập thể quân nhân,
đó là sự phản ánh sức mạnh tổng hợp của hệ thống các thành tố tác động lẫn nhau trong
quá trình sư phạm quân sự, là thước đo đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trìn
huấn luyện, giáo dục quân nhân.
Kết quả nếu được kiểm tra đánh giá kịp thời, chính xác và được đối chiếu thường
xuyên với hệ thống mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục sẽ trở thành yếu tố kích thích, điều
chỉnh quá trình huấn luyện, giáo dục đúng hướng và là xuất phát điểm cho quá trình
huấn luyện mới đạt kết quả.
Như vậy việc nhận thức khoa học về cấu trúc hoàn chỉnh của NLHĐSP cho phép
các cán bộ chỉ huy, lãnh đạo các cấp trong quân đội nhìn rõ vị trí, vai trò, chức năng
cũng như mối liên hệ phổ biến giữa các thành tố cơ bản của quá trình bộ phận, quy định
xu hướng vận động phát triển của quá trình này, nhờ đó có khả năng tổ chức điều khiển
quá trình SPQS hợp quy luật, đạt hiệu suất cao hơn.
1.4. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển năng lực sư phạm cho
học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở Học viện Hải quân hiện nay.
Sự hình thành, phát triển NLSP của học viên đào tạo CBCT tàu Hải quân ở
HVHQ chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, biểu hiện cụ
thể trên những nội dung sau:
1.4.1. Sự tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
Trong những năm gần đây, tình hình chính trị đất nước tiếp tục ổn định, chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng; điều đó đang tạo ra những cơ hội thuận
lợi cho công tác giáo dục thế giới quan, niềm tin cộng sản cho các đối tượng, trong đó
có học viên đào tạo CBCT tàu Hải quân. Tuy nhiên, sự chống phá của các thế lực thù
địch trên mặt trận chính trị - tư tưởng đang đặt ra những thách thức cho công tác giáo
dục, xây dựng niềm tin, phẩm chất đạo đức, lối sống …cho đối tượng này.
Trước những tiến bộ nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, công nghệ; những
chuyển biến mau lẹ, có phần phức tạp của một số vấn đề xã hội đang tác động sâu sắc
đến lối sống, tâm lý của thế hệ trẻ…và đặt ra cho sự nghiệp đào tạo những thách thức
to lớn. Bằng nhiều nguồn, nhiều phương tiện thông tin ngày càng hiện đại, người học
sớm bị cuốn vào “cơn lốc” thông tin và giáo viên không còn là nguồn kiến thức độc
tôn duy nhất như xưa nữa. Trong điều kiện ấy người giáo viên càng có vai trò quan
trọng trong việc định hướng và điều chỉnh sự phát triển nhân cách của người học. Đó
là thách thức lớn đối với các trường đào tạo mà trực tiếp là các thầy giáo phải giải quyết,
13
vì vậy người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT cần phải có phẩm chất trí tuệ cao,
có chí hướng và không ngừng nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đã đạt
được những thành tựu to lớn, tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của
toàn xã hội nói chung, trong đó giáo viên các nhà trường quân đội. Tuy nhiên mặt trái
của nó: sự phân hoá giàu nghèo, các tệ nạn xã hội cùng với sự chi phối của xu hướng
quốc tế hóa đã và đang có những tác động tiêu cực đến tình cảm, nguyện vọng của
những người đảm nhiệm công tác giảng dạy trong Học Viện, trong đó có đội ngũ giáo
viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng không tốt tới chí
hướng phấn đấu của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, vấn đề chất lượng giáo dục, trong đó có chất lượng giáo dục ở các NTQS ngày
càng đặt ra những yêu cầu mới. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Muốn có chủ nghĩa xã hội
phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Đó phải là con người phát triển toàn diện, nhưng
phải có mặt nổi trội là PCNC để đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng
QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Vì vậy, nâng
cao chất lượng đào tạo giáo viên là vấn đề then chốt của các nhà trường quân sự trước
thềm thế kỷ XXI; là khâu đột phá để: cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những
tiêu cực, yếu kém trong ngành giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn
lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các NTQS hiện nay
đòi hỏi người giáo viên những nhiệm vụ ngày càng khó khăn, nặng nề hơn. Hoạt
động sư phạm của giáo viên không chỉ dạy hiểu biết, dạy làm mà còn dạy chung
sống, không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng, phương pháp mà còn dạy thái độ…; không
chỉ dạy chữ mà còn dạy nghề, dạy người; giáo dục học viên thành con người hiện đại,
đậm đà bản sắc dân tộc…Người giáo viên cần phải có phẩm chất trí tuệ cao, luôn thể
hiện chí hướng phấn đấu vươn lên và dành tâm sức để thực hiện được những yêu cầu
đó.
1.4.2. Sự phát triển của nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và xây dựng nhà
trường quân đội chính quy, tiên tiến, mẫu mực
Nhiệm vụ xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng
bước hiện đại trước hết đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ trong
các nhà trường quân sự. Muốn vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải phát triển đội
ngũ giáo viên đảm bảo đủ số lượng, có chất lượng theo chuẩn quy định của Luật Giáo
dục và yêu cầu của Bộ Quốc phòng đã đề ra.
Hoạt động quân sự trong chiến tranh hiện đại diễn ra với cường độ lao động
cao cả về trí lực và thể lực; nhiều nhà quân sự dự báo, nếu chiến tranh trong tương lai
xảy ra thì đó là cuộc chiến tranh của trí tuệ. Do vậy trong quá trình dạy - học, giáo
viên phải dạy cho học viên biết vận dụng những kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở để
giải quyết các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực kiến thức và năng lực hoạt động chuyên
ngành…đồng thời phải rèn luyện cho học viên phẩm chất và khả năng thích ứng với
hoạt động quân sự trong điều kiện khó khăn, gian khổ khắc nghiệt và ác liệt để người
học khi ra trường thích ứng với cuộc sống thực tế của bộ đội trong huấn luyện, công
tác và chiến đấu.
14
Phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là một quá trình truyền
thụ kiến thức, hướng dẫn rèn luyện, giáo dục PCNC cho học viên. Quá trình đó diễn ra
không đơn giản, vì nội dung kiến thức rất phong phú, đa dạng; yêu cầu về phẩm chất,
năng lực thực hành và khả năng vận dụng sáng tạo rất cao. Điều này khẳng định sự đòi
hỏi cao về phẩm chất trí tuệ, ý chí…của đội ngũ giáo viên, trong đó giáo viên khoa lí
luận, khoa CTĐ, CTCT giữ một vai trò quan trọng.
Chỉ thị số 40/CT - BQP ngày 22/4/2002 về “Một số biện pháp cấp bách kiện toàn
và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội” chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là: kiện toàn
tổ chức biên chế nhà giáo và hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nhà giáo; cùng với bảo
đảm đủ số lượng nhà giáo theo biên chế cần thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo; nâng
cao hiệu lực quản lý nhà giáo quân đội…
Trong quá trình dạy học, người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT giữ vai
trò chủ đạo trong tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhận thức của học viên. Đồng thời,
bằng năng lực và nghệ thuật sư phạm của mình phải tạo cho học viên sự cảm hứng
say mê học tập, giúp họ tự trau dồi kiến thức để biến quá trình đào tạo của nhà trường
thành quá trình tự đào tạo của bản thân. Công việc đó đòi hỏi người giáo viên khoa lí
luận, khoa CTĐ, CTCT phải có niềm tin sư phạm sâu sắc, có lòng tôn trọng và yêu
mến học viên, có nghệ thuật sư phạm và tính tổ chức hoạt động sư phạm ở trình độ
cao. Khác với người giáo viên trong nhà trường dân sự, hoạt động sư phạm của người
giáo viên trong NTQS tiến hành trong sự thống nhất giữa giáo dục và đào tạo theo yêu
cầu mới, trong tổ chức quân sự có kỷ luật nghiêm, có nền nếp chính quy. Trước yêu
cầu “Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ…và xây dựng nhà trường chính quy
nhằm mục tiêu đại học hóa trình độ học vấn của đội ngũ sĩ quan…xây dựng quân đội
nhân dân thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt
nhiệm vụ trong mọi tình huống”[19, tr.4,5]. Để thực hiện được phương hướng, nhiệm
vụ trên, nội dung giáo dục, đào tạo trong NTQS, một mặt phải bảo đảm mặt bằng kiến
thức của bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu của
từng ngành, chuyên ngành trong thực tiễn hoạt động quân sự theo chức vụ đào tạo.
Trước tình hình đó, người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT phải có cả bề rộng
và chiều sâu tri thức, có tư duy sư phạm nhanh nhạy và sáng tạo, có tính kỷ luật quân
sự và khát vọng vươn lên trong sự nghiệp, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đặc
trưng của hoạt động sư phạm quân sự. Đây là quan điểm, phương hướng chỉ đạo cần
quán triệt và vận dụng trong quá trình phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu
ở HVHQ hiện nay.
1.4.3. Sự tác động của quá trình đào tạo trong nhà trường và của các lực
lượng sư phạm
Quá trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo CBCT ở HVHQ hiện nay có ảnh hưởng
rất lớn tới chí hướng sự nghiệp cho học viên được đào tạo. Quá trình tổ chức các hoạt
động giáo dục một cách có hệ thống, có mục đích và khoa học sẽ giúp học viên có
những hiểu biết ngày càng sâu sắc về ngành nghề theo đuổi và phẩm chất nhân cách
cần thiết của người CBCT tương lai. Qua những tấm gương của các thầy, cô giáo,
học viên sẽ học được ở đó lòng nhân hậu, thấy được sự cao quý, vẻ vang, tầm quan
trọng…trong lĩnh vực hoạt động sư phạm. Chính điều đó làm cho học viên không
những tự xây dựng và phát triển xu hướng sư phạm mà còn tích cực phấn đấu vươn
lên hoàn thiện PCNC của mình.
15
Quá trình đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là quá trình tổng thể của các hoạt động:
dạy học, giáo dục nhân cách, phát triển trí tuệ và chuẩn bị tâm lý cho học viên. Các
hoạt động đó diễn ra đồng thời và đan xen vào nhau; được tổ chức có kế hoạch, dựa
trên những cơ sở của khoa học giáo dục, do các nhà giáo dục lãnh đạo nhằm đào tạo,
bồi dưỡng học viên thành những CBCT có đủ đức, tài cho các quân đội. Để hoàn thành
mục tiêu, yêu cầu của khóa học, học viên phải vượt qua một khối lượng kiến thức rất
lớn của nhiều môn học; người học luôn phải chịu sự tác động của các lực lượng giáo
dục, các nhân tố của quá trình giáo dục trong đó nổi bật là sự tác động giữa yêu cầu cao
về mục đích đào tạo người giáo viên với khả năng, trình độ của người học. Những mâu
thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn chủ yếu giữa một bên là mục tiêu,
yêu cầu đào tạo giáo viên (cả về phẩm chất và năng lực) với một bên là trình độ, khả
năng có hạn của người học tồn tại trong suốt quá trình đào tạo, luôn gắn với hoạt động
của người dạy và người học cần phải xem xét, phát hiện và giải quyết. Mâu thuẫn này
đặt cho học viên phải thường xuyên quán triệt tốt mục tiêu đào tạo, đồng thời phải xác
định động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn; phải lựa chọn các con đường, cách thức,
biện pháp học tập, tu dưỡng rèn luyện phù hợp mới có thể đạt hiệu quả cao.
Sự hình thành, phát triển NLSP của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ luôn
chịu sự tác động của lực lượng giáo dục: sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học
viện, sự chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng ban chức năng, đặc biệt là luôn chịu sự tác
động trực tiếp của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong quá trình tổ
chức học tập, rèn luyện phát triển NLSP cho học viên. Nếu các lực lượng giáo dục đó
phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, thường xuyên phát huy được vai trò và sức mạnh
trong giáo dục học viên; tổ chức quá trình giáo dục một cách khoa học, hợp lý, theo
trình tự lôgíc chặt chẽ thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển NLSP cho học
viên đào tạo CBCT. Chính vì vậy, ngay từ khâu xác định mục tiêu, nội dung, chương
trình đào tạo đến các khâu, các bước trong quy trình đào tạo cần phải được tính toán
chặt chẽ, sắp xếp khoa học. Bên cạnh đó sự tác động của công tác tổ chức, quản lý giáo
dục, việc xây dựng môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh, xây dựng các mối quan hệ
hài hòa, đúng yêu cầu kỷ luật quân đội và phù hợp truyền thống tốt đẹp của dân tộc
cũng tác động mạnh mẽ tới sự hình thành, phát triển NNSP của học viên.
Quá trình phát triển NLSP cho học viên còn chịu sự tác động của chính nhân
cách nhà giáo dục, đó là tác động của phẩm chất và năng lực những người làm công
tác giáo dục đến đối tượng giáo dục. Sự tác động đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng học tập, rèn luyện tại trường, trong quá trình đào tạo mà nó còn tác
động rất lớn đến sự phát triển NLSP của học viên về sau. Nhân cách cao đẹp của nhà
giáo dục chính là những biểu tưởng mà người học cần hướng tới.
1.4.4. Đặc điểm lao động sư phạm và nhiệm vụ của người giáo viên khoa lí
luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ
* Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ,
CTCT ở HVHQ
Lao động sư phạm của người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ
có những đặc điểm cơ bản sau:
Đối tượng mà người giáo viên trong HVHQ tác động là những quân nhân được
lựa chọn để đào tạo trở thành cán bộ quân đội. Họ là những người đang lớn lên cùng
sự hình thành và phát triển của nhân cách; vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có
những phẩm chất: sự tôn trọng, lòng tin, tình thương, sự đối xử công bằng, thái độ ân
16
cần, tế nhị…đó là những phẩm chất không thể thiếu của loại hình hoạt động này. Học
viên ở các NTQS nói chung và ở HVHQ nói riêng là những người rất nhạy cảm với
các tác động của các yếu tố xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
cuộc sống của cá nhân… Vì vậy, người giáo viên không được lao động một cách máy
móc, phải biết thâu tóm những kinh nghiệm, tinh hoa của nhân loại trở thành sức
mạnh trong những nét nhân cách của mình; phải biết lựa chọn, gia công lại những tác
động xã hội, những tri thức và phương pháp sư phạm để tác động lên đối tượng giáo
dục sao cho quá trình đào tạo đạt hiệu quả cao nhất.
Lao động của người giáo viên vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật và có tính
sáng tạo cao; đó là loại hình lao động căng thẳng, tinh tế, không rập khuôn, không
đóng khung trong bài giảng và không chỉ trong khuôn khổ nhà trường. Các nhà khoa
học cho rằng dạy học ở NTQS là sự hòa quyện một cách hài hòa giữa khoa học và
nghệ thuật nhằm truyền thụ nội dung thông tin và rèn luyện cho người học phương
pháp thu thập, xử lý thông tin.
Lao động của người giáo viên trong NTQS là loại hình lao động trí óc chuyên
nghiệp, có tính chất tái sản xuất sức lao động cho xã hội và góp phần nhân lên sức
mạnh của quân đội. Do tầm quan trọng và tính chất phức tạp của công việc giáo dục
trong NTQS mà lao động của người giáo viên không thể tính toán, xác định được cụ
thể chi phí sức lao động bỏ ra; không thể ấn định được trong một khoảng không gian,
thời gian nhất định có thể tạo ngay được sản phẩm có chất lượng cao, nhất là khi phải
giải quyết những tình huống sư phạm phức tạp và có tính chất quyết định. Bằng sự
lao động miệt mài, căng thẳng và vất vả…người giáo viên tạo ra sức mạnh vật chất,
tinh thần rất to lớn cho học viên; tạo nên những PCNC cần thiết của người quân nhân
cách mạng.
Trong hoạt động sư phạm ở HVHQ, người giáo viên dùng nhân cách của mình
để tác động vào học viên. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào
tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu mến con người, yêu mến công việc, là lối sống, phẩm chất
đạo đức của người giáo viên…
Cùng với quá trình trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, người giáo
viên trong NTQS còn phải đặc biệt quan tâm đến xây dựng và phát triển các PCNC
cho học viên. Quá trình giáo dục PCNC cho học viên diễn ra đồng thời với quá trình
dạy học; quá trình này, cùng với việc xây dựng những PCNC mới, người giáo viên
còn phải giúp học viên xóa bỏ đi những nét tính cách không phù hợp với phẩm chất
của người cán bộ quân đội. Đây là quá trình diễn ra lâu dài, khó khăn, phức tạp do
vậy người giáo viên cần phải có ý chí, lòng quyết tâm vượt qua khó khăn, đức tính
kiên trì, nhẫn nại và thường xuyên kết hợp yêu cầu cao với tôn trọng nhân cách học
viên…
* Nhiệm vụ của người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ
Sinh thời, khi nói về nhiệm vụ của người giáo viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
rõ: “Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô,
các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố
gắng làm tròn nhiệm vụ”[52, tr.222]. Vì vậy, “Phải chăm lo dạy dỗ con em nhân dân
thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của
nước nhà” để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của cha anh. Ngoài ra, giáo viên
còn phải giáo dục truyền thống anh hùng bất khuất, ý chí tự lực, tự cường của dân
tộc; rèn luyện phẩm chất đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan…
17
Điều 72, Luật Giáo dục hiện hành đã quy định rất rõ nhiệm vụ của nhà giáo. Đối
với người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ, để thực hiện tốt các chức
năng của quá trình giáo dục, ngoài việc thực hiện tốt những nhiệm vụ đó còn có các
nhiệm vụ mang tính đặc thù; đó là: thực hiện đúng các quy định trong Điều lệ công tác
Nhà trường quân đội, chấp hành nghiêm điều lệnh kỷ luật của QĐND Việt Nam; tham
gia giáo dục, quản lý học viên.
Dạy học là chức năng cơ bản nhất, chức năng trội của người giáo viên trong
HVHQ. Thực hiện chức năng này chính là quá trình người giáo viên trang bị hệ thống
kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và phát triển năng lực chuyên môn cho học viên. Cùng với
quá trình dạy học thì giáo dục PCNC cũng là hoạt động hết sức cơ bản của người giáo
viên trong HVHQ nhằm hình thành thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản và
những PCNC khác đáp ứng yêu cầu của hoạt động quân sự. Thông qua quá trình dạy
học và giáo dục, người giáo viên còn phải phát triển năng lực trí tuệ, tư duy lý luận,
tư duy nghề nghiệp cho học viên giúp họ có khả năng linh hoạt, sáng tạo trong quá
trình công tác.
Quá trình GD - ĐT trong NTQS luôn gắn chặt với kỷ luật quân sự, có cường
độ cao với sự đòi hỏi lớn về trí lực và thể lực…cho nên luôn được sự quan tâm chỉ
đạo có hiệu quả của hệ thống tổ chức chỉ huy các cấp. Trong Học viện, người giáo
viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ không chỉ dạy cho học viên khối lượng
kiến thức theo từng lĩnh vực môn học mà còn phải hướng dẫn học viên biết vận dụng
sáng tạo những kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn theo yêu cầu của nhiệm vụ lãnh
đạo, chỉ huy, quản lý, huấn luyện bộ đội trong thời bình và thời chiến. Vì vậy, theo
lĩnh vực chuyên môn của mình, giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc nghiệp vụ quân sự
và nghiệp vụ sư phạm, đồng thời phải có PCNC của nhà giáo dục, người chỉ huy.
Giảng dạy, giáo dục gắn với nghiên cứu khoa học là một trong những đặc trưng
của quá trình giáo dục tại Học Viện. Vì vậy, người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ,
CTCT ở HVHQ còn hướng dẫn học viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi người giáo viên phải có tính kế hoạch cao, tính độc lập,
tự chủ trong công tác…
Những đặc điểm và nhiệm vụ lao động sư phạm ở NTQS nói chung ở HVHQ
nói riêng đòi hỏi người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT phải có những PCNC
của người thầy giáo. Do vậy, cần quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên về mọi mặt, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển NLSP cho học viên đào
tạo CBCT tàu ngay từ khi họ còn đang đào tạo tại Học Viện; đây là một yêu cầu tất
yếu khách quan đang đặt ra.
1.4.5. Những đặc điểm cơ bản của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện
nay
Học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay được tuyển chọn từ đối tượng là
QNCN đã đào tạo ở các trường trung cấp, thời gian sau hai năm rưỡi trở lên, ở nhiều
ngành khác nhau, là những quân nhân tiêu biểu, qua một đợt thi tuyển, lựa chọn.
Về tuổi đời, đại đa số học viên ở độ tuổi từ 27 đến 33, đã từng tham gia phục
vụ trong quân đội trước khi trúng tuyển vào đào tạo tại Học viện từ 5 đến 10 năm.
Đây là những người đã và đang có sự trưởng thành về các PCNC: trí tuệ, tình cảm, ý
chí và niềm tin…tuy nhiên, chưa có sự ổn định cần thiết về những phẩm chất này.
Đại bộ phận học viên có đức tính cần cù, chịu khó, có lối sống giản dị và khiêm tốn,
mang bản chất của người nông dân Việt Nam. Thời gian học tập tại Học viện là giai
18
đoạn phát triển lứa tuổi, hình thành và hoàn thiện nhân cách, có vị trí ý nghĩa đặc
biệt, có tính chất chuyển tiếp từ người học nghề thành người lao động nghề với trình
độ chuyên môn cao. Mỗi học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là một cá nhân, một
nhân cách vừa có những nét riêng, vừa mang những đặc điểm chung của lứa tuổi
thanh niên về tâm - sinh lý, xã hội và nhân cách; đặc điểm này đặt ra nhiều vấn đề
cho công tác giáo dục, phát triển NLSP cho học viên cần quan tâm. Học viên đào tạo
CBCT tàu ở HVHQ là lứa tuổi phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất, có khát
vọng vươn lên, là những người năng động, sáng tạo, ham hiểu biết, luôn mong muốn
khẳng định mình trong cuộc sống và có hoài bão muốn cống hiến cho sự nghiệp đã
chọn. Từ những kết quả nghiên cứu gần đây, chúng tôi rút ra một số đặc điểm cơ bản
của lứa tuổi học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ như sau:
Trong quá trình đào tạo, học viên đào tạo CBCT tàu là đối tượng có sự phát
triển cao tình cảm, đạo đức và thẩm mĩ, hình thành mạnh mẽ và dần dần ổn định tính
cách, nhất là tính độc lập, tinh thần trách nhiệm đối với hành vi của mình. Họ thể hiện
vai trò người lớn trong quyền hạn và nghĩa vụ của công dân, của người cán bộ, người
chủ trì CTĐ, CTCT trong quân đội. Trong mỗi học viên luôn diễn ra sự biến đổi các
giá trị xã hội liên quan đến NLSP; nó có tác động lớn đến sự hình thành, phát triển các
PCNC, hình thành xu hướng nghề nghiệp, nhất là hứng thú, động cơ. Quá trình học
tập, rèn luyện để trở thành người CTV, học viên phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn
có tính chất tâm lý - xã hội như mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao trình độ kiến thức,
kỹ xảo, kỹ năng, NLHĐSP với phát triển NLSP của CBCT, giữa điều kiện vật chất,
thời gian có hạn với yêu cầu học tập cao; giữa ước mơ lớn lao và hiện thực cuộc sống
của người CB trong quân đội còn nhiều khó khăn…
Hoạt động của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ rất phong phú, đa dạng
và nhiều mặt, vừa thực hiện theo mục đích hoạt động của nhà trường bậc đại học,
vừa hoạt động theo quy định của một tổ chức NTQS. Học viên phải học tập, rèn
luyện, sinh hoạt tập trung theo quy định của kỷ luật quân sự, trong điều kiện sẵn
sàng chiến đấu thường xuyên với yêu cầu cao về cả trí lực và thể lực; trong đó
hoạt động nhận thức, tu dưỡng và rèn luyện tác phong cán bộ giữ vai trò chủ đạo;
học viên là chủ thể, đồng thời cũng là khách thể của các hoạt động ấy. Hoạt động
học tập, rèn luyện nói chung và phát triển NLSP nói riêng diễn ra có tốc độ nhịp
nhàng nhanh nên căng thẳng hơn so với sinh viên các trường đại học khác. Học
viên vừa học kiến thức khoa học chuyên ngành, vừa tu dưỡng, rèn luyện PCNC
của người sĩ quan quân đội, vừa rèn luyện NLSP với tư cách là nhà giáo dục của
người CTV; đồng thời từng bước thể nghiệm kiến thức, sự hiểu biết của mình
trong thực tiễn giáo dục sinh động ở NTQS.
Ngoài những yếu tố trên đây, quá trình giáo dục, phát triển NLSP cho học viên
đào tạo CBCT tàu còn chịu ảnh hưởng của những tác động từ phía gia đình, bạn bè,
người thân…
Trên đây là những nhân tố khách quan và chủ quan tạo ra những tác động tới sự
hình thành, phát triển NLSP của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ. Những nhân tố
đó vừa tạo ra thời cơ nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức, khó khăn cho quá
trình giáo dục, phát triển NLSP cho đối tượng này. Đối với quá trình giáo dục, phát
triển NLSP cho học viên, tùy theo tình huống và hoàn cảnh cụ thể nhà giáo dục cần
phải nắm được những biến đổi của sự tác động ở những mức độ khác nhau để đưa ra
19
những tác động phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển NLSP cho
học viên.
1.5. Thực trạng phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ
chính trị tàu ở Học viện Hải quân hiện nay.
* Thực trạng
Những năm vừa qua, các nhà trường quân đội trong đó có HVHQ đã có nhiều
cố gắng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn bộ cho các đối tượng đào tạo.
Đối với nhiệm vụ đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay, do được tuyển chọn theo một
quy trình chặt chẽ cho nên đa số học viên đều có động cơ học tập đúng đắn, thể hiện
nguyện vọng mong muốn được đào tạo để trở thành CTV tàu Hải quân.
Về việc xác định mục tiêu, mô hình đào tạo CB nói chung và đào tạo CBCT tàu
nói riêng, lãnh đạo, chỉ huy của Học viện rất quan tâm đến việc nghiên cứu xây dựng
hoàn thiện mô hình, mục tiêu đào tạo thực tế hiện nay. Cấu trúc về PCNC của người
CBCT được xác định đúng đắn, rõ ràng, thiết thực; phản ánh đầy đủ những yêu cầu về
phẩm chất, năng lực cơ bản của nhà giáo dục, nhà lí luận, nhà khoa học, nhà quản lý và
nhà hoạt động chính trị - xã hội.
Về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo CBCT tàu ở HVHQ
hiện nay, đa số các đối tượng được hỏi đều cho rằng công tác xây dựng và thực hiện
kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo đạt kết quả khá, tốt. Tuy nhiên, về nội dung
này còn một số hạn chế là: “Chương trình, nội dung đào tạo cho các đối tượng vẫn
còn trùng lặp, nặng về lý thuyết,… Sự chuyển biến về động cơ, trách nhiệm và
phương pháp học tập, nhất là phương pháp nghe giảng và nghiên cứu tài liệu của học
viên mới còn lúng túng, chưa ổn định…Tính tự giác trong học tập, rèn luyện của một
số học viên chưa tốt, chưa thật sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo
như mục tiêu yêu cầu đào tạo đặt ra”[38, tr.12].
Đối với công tác giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở
HVHQ hiện nay còn bộc lộ những nhược điểm, hạn chế, đó là: đặt trọng tâm vào khối
lượng kiến thức, ít quan tâm đến tính hợp lý của quá trình giáo dục, đào tạo; trong
đào tạo phổ biến là truyền thụ tri thức, ít quan tâm phát triển tư duy, năng lực tự học,
tự rèn luyện NLSP cho học viên. Việc dạy và học các bộ môn, kể cả các môn chuyên
ngành còn mang tính chất kinh viện, các tình huống thực tế chưa được phản ánh
nhiều trong nội dung các môn học này và chưa gắn với mục tiêu giáo dục, phát triển
NLSP của người CBCT. Quá trình dạy học chưa kết hợp chặt chẽ giữa việc nâng cao
trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo với bồi dưỡng tình cảm, xây dựng niềm tin, tình
yêu trong lĩnh vực HĐSPQS cho học viên. Trong tổ chức các hoạt động sư phạm, chủ
yếu nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm cho học viên, chưa chú trọng kết hợp tổ chức
các hoạt động này gắn với rèn luyện thói quen hành vi và phát triển NLSP tốt đẹp cho
học viên. Các hình thức giáo dục chủ yếu nhằm vào việc quán triệt thực hiện tốt các
chế độ quy định theo yêu cầu của kỷ luật quân đội. Chưa kết hợp giáo dục, phát triển
NLSP gắn với đặc điểm riêng của từng cá nhân học viên; hoạt động thi đua, diễn đàn,
giao lưu…chưa thu hút được sự tham gia của học viên trong rèn luyện NLSP của
mình. Về phía học viên, cách học hiện nay vẫn là nặng về lý thuyết với mong muốn
nắm được càng nhiều kiến thức càng tốt, chưa biết sàng lọc, lựa chọn những kiến
thức cơ bản, cốt lõi, cần thiết cho phát triển NLSP của mình; đặc biệt là chưa coi
trọng nâng cao chất lượng nắm kiến thức với rèn luyện kỹ năng, NLSP của người
20
CTV, còn nhiều người đồng nhất việc chấp hành kỷ luật với rèn luyện, phát triển
NLSP.
Một bộ phận học viên do thời gian phục vụ trong quân đội ít cho nên hiểu biết
về nghề nghiệp quân sự nói chung cũng như HĐSP quân sự nói riêng còn hạn chế
hoặc chưa rõ ràng. Kinh nghiệm hoạt động xã hội, hoạt động quân sự, đặc biệt là hoạt
động sư phạm quân sự chưa nhiều. Đang ở vào độ tuổi trưởng thành và trong giai
đoạn hình thành, phát triển các PCNC nên tính kiên trì trong học tập, rèn luyện, nhất
là những lúc khó khăn chưa vững chắc, dễ dao động; tình cảm, niềm tin vào lĩnh vực
hoạt động sư phạm chưa bền vững. Sự ổn định về động cơ nghề nghiệp của một số
học viên chưa cao, dễ bị tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan trong quá
trình đào tạo tại nhà trường.
Mặc dù lãnh đạo, chỉ huy Học viện và các cấp đã rất quan tâm chỉ đạo xây
dựng môi trường sư phạm lành mạnh để giáo dục, phát triển NLSP cho học viên; các
mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ sư phạm thường xuyên được củng cố; hệ thống
giảng đường được xây dựng mới hoặc sửa chữa và trang bị nhiều phương tiện kỹ
thuật dạy học hiện đại. Học viện đã chủ động xây dựng, biên soạn hệ thống giáo trình
phục vụ đào tạo giáo viên, trong đó có các bộ giáo trình Tâm lý học quân sự, Giáo
dục học quân sự nhằm trang bị hệ thống kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng sư phạm và giáo
dục PCNC cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ. Tuy nhiên, việc đảm bảo cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, phát triển NLSP và sinh hoạt của học
viên còn một số hạn chế: Nhà ở của một số lớp đã cũ và xuống cấp, điều kiện đảm
bảo sinh hoạt rất chật chội. Phòng học dùng cho đào tạo CBCT vẫn là những phòng
học chung, đến nay chưa có phòng học chuyên dùng để học viên luyện tập các kỹ
năng sư phạm. Nguồn tài liệu chuyên khảo về đào tạo CBCT rất ít, nhiều tài liệu quý
và cần thiết cho việc phát triển kỹ năng, giáo dục PCNC của người CTV không có
hoặc có với số lượng rất ít. Sự thiếu thốn tài liệu, giáo trình học tập làm cho học viên
gặp phải những khó khăn trong việc rèn luyện phát triển NLSP và là một trong những
nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay còn hạn chế.
Tuy vẫn được xác định là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong phát triển
NLSP của học viên nhưng chất lượng tự rèn luyện, tự bồi dưỡng NLSP của học viên
đào tạo CBCT tàu còn nhiều hạn chế. Do học viên chưa được chuẩn bị tốt về mặt
tâm thế cho hoạt động tự rèn luyện, phát triển NLSP cho nên còn có biểu hiện thiếu
tích cực, chủ động trong tự tổ chức hoạt động giáo dục của bản thân; các kỹ năng, ý
chí quyết tâm trong tự rèn luyện NLSP của một bộ phận học viên vừa yếu và vừa
thiếu. Đây thật sự là một vấn đề rất cần được quan tâm tìm kiếm những biện pháp
để khắc phục những hạn chế này.
* Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế
Nguyên nhân của những ưu điểm:
Nguyên nhân trực tiếp và quan trọng là, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã
kịp thời cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo vào quá trình đào
tạo CBCT tàu ở HVHQ.
Các lực lượng sư phạm trong khi đặt trọng tâm vào việc xác định mô hình, mục
tiêu đào tạo đã coi trọng chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo; coi đổi mới phương
pháp, hình thức đào tạo nói chung, đào tạo CBCT tàu nói riêng là khâu đột phá để nâng
cao chất lượng đào tạo.
21
Học viên đào tạo CBCT tàu đã nỗ lực, tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện NLSP
của mình phấn đấu cho mục tiêu đào tạo đạt kết quả cao nhất.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Một là, sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là sự tác động
của cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên quân đội hiện nay chưa được
quan tâm đúng mức. Công tác bố trí, sử dụng đối tượng này đang tạo ra những yếu tố
tâm lý không thuận lợi đối với công tác giáo dục, phát triển NLSP cho học viên.
Ngoài ra, những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội cùng những mặt trái của
cơ chế thị trường cũng có ảnh hưởng không tốt đến công tác giáo dục PCNC cho học
viên.
Hai là, sự quan tâm đến công tác giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào
tạo CBCT tàu còn ở mức độ nhất định. Việc kết hợp giữa dạy chữ - dạy phương pháp
với dạy người chưa thật sự được coi trọng đúng mức do vậy sự chuyển hóa kiến thức,
kỹ xảo, kỹ năng thành niềm tin, thái độ, hành vi sư phạm tốt đẹp trong học viên phát
triển chậm. Các hình thức tổ chức sư phạm chủ yếu đặt trọng tâm vào nâng cao kiến
thức, kỹ năng chưa quan tâm nhiều đến giáo dục, phát triển NLSP, đặc biệt là chưa
chú trọng giáo dục, phát triển NLSP cho học viên thông qua tổ chức các hoạt động sư
phạm để rèn luyện thói quen, hành vi tốt đẹp cho học viên.
Ba là, một bộ phận học viên chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng
của NLHĐSP đối với công tác chuyên môn sau này do vậy tính tích cực, chủ động
của học viên trong việc tự tu dưỡng, tự rèn luyện NLSP chưa được phát huy thường
xuyên. Một số học viên chưa tích cực, chủ động tự giáo dục, tự rèn luyện bản thân
mình, thiếu những kỹ năng cơ bản về tự tổ chức hoạt động rèn luyện NLSP.
Bốn là, các tổ chức, các lực lượng giáo dục chưa thật sự phát huy sức mạnh
tổng hợp trong giáo dục, phát triển NLSP cho học viên; sự phối hợp, kết hợp của các
lực lượng này đôi lúc chưa chặt chẽ. Cũng không loại trừ quan niệm cho rằng việc
dạy học là công việc của giảng viên, của khoa giáo viên còn việc giáo dục, rèn luyện,
phát triển NLSP cho học viên là công việc của cán bộ quản lý và đơn vị quản lý học
viên.
Năm là, do nguồn kinh phí có hạn nên việc đầu tư xây dựng nhà ở, giảng
đường, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đào tạo CB gặp nhiều khó khăn. Chưa
thật sự gắn xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh với giáo dục, phát triển
NLSP cho học viên.
*
* *
Thực trạng công tác giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu
ở HVHQ hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn nhiều nhược điểm do những
nguyên nhân khác nhau. Học viên đào tạo CBCT tàu là đối tượng trẻ cả về tuổi quân
và tuổi đời, họ còn thiếu cả về kiến thức, kỹ năng và NLSP; vì vậy quá trình đào tạo
tại Học viện rất cần sự quan tâm năng cao chất lượng mọi mặt cho đối tượng này,
trong đó rất cần coi trọng giáo dục, phát triển NLSP cho họ.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn được luận giải trên đây là cơ sở để đề xuất
hệ thống biện pháp phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện
nay đảm bảo tính sát thực và mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo CBCT quân đội nói chung, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ở
các nhà trường quân đội hiện nay.
22
Chương 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO
HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ TÀU Ở HỌC VIỆN HẢI
QUÂN HIỆN NAY
Quá trình giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là
bộ phận của quá trình giáo dục PCNC nói chung. Nhằm tiếp tục quán triệt sâu sắc các
quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về GD - ĐT, trực tiếp là các chỉ thị về nhiệm vụ
kiện toàn và phát triển đội ngũ cán bộ. Xuất phát từ yêu cầu của việc kiện toàn, phát
triển đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và xây
dựng quân đội chính quy. Từ kết quả nghiên cứu của khoa học giáo dục về bản chất, đặc
điểm, lôgíc của quá trình giáo dục PCNC quân nhân, cùng với những điều kiện khách
quan và chủ quan đã nêu trên. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển
NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay, chúng tôi đề xuất một số biện
pháp cụ thể.
2.1 Kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt với bồi
dưỡng tình cảm, xây dựng niềm tin sư phạm cho học viên trong quá trình dạy học
Trước hết, quá trình giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu
ở HVHQ hiện nay cần quán triệt và cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng
vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, lãng phí,
kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng
tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách
làm việc khoa học, tôn trong tập thể, gắn bó với nhân dân, giám nghĩ, giám làm, giám
chịu trách nhiệm.” [tr.292-293]
Kết hợp giữa nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt với bồi dưỡng tình cảm, xây
dựng niềm tin SP cho học viên trong dạy học là giai đoạn đầu tiên, cơ bản, quan trọng
và là tiền đề của quá trình giáo dục, phát triển NLSP cho học viên; góp phần chuẩn bị
về mặt tâm lý, tạo điều kiện để các hoạt động SP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở
HVHQ diễn ra thuận lợi. Để giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đạt kết quả cao,
quá trình dạy học cần thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau:
Một là, từng bước đổi mới, tiến tới chuẩn hóa chương trình đào tạo CTV tàu
theo hướng tăng cường giáo dục phong cách, tác phong CBCT, phát triển NLSP và
xây dựng động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn cho học viên.
Muốn nâng cao trình độ nhận thức, trang bị hệ thống kiến thức vững chắc về mọi
mặt, đủ để học viên hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người giáo viên; quá trình đào
tạo Học viện cần thường xuyên đổi mới, tiến tới chuẩn hóa chương trình đào tạo CBCT
tàu. Trên cơ sở quán triệt sự chỉ đạo của cấp trên, mà trực tiếp là theo tinh thần Đại hội X
của Đảng cần xây dựng cấu trúc mô hình nhân cách, chương trình, nội dung đào tạo
CBCT tàu có tính ổn định theo hướng chuẩn hóa nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo
toàn diện, chú trọng phát triển NLSP cho học viên. Nội dung đào tạo CTV tàu phải bám
sát thực tiễn, phù hợp với đối tượng đào tạo và hoạt động CTĐ, CTCT tàu HQ. Thu hẹp,
tiến tới xóa bỏ khoảng cách hạn chế so với chuẩn quốc gia, với sự phát triển của GD -
ĐT trong quân đội, Học Viện. Các khối kiến thức của chương trình đào tạo CTV tàu
vừa phải đạt được mặt bằng của nhóm chuyên ngành chính trị, vừa đảm bảo tri thức
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN
KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN

Más contenido relacionado

Similar a KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN

LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar a KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN (20)

Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
 
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinhKể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân độiLuận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
 
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
 
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOTLuận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
 
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
Quản lý đào tạo cao cấp lý luận ct cho cán bộ dân tộc thiểu số tại học viện c...
 
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộLuận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOTĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
 
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
 
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAYĐề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
 
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.
 
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOTĐề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
 
Luận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
Luận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sởLuận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
Luận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
 
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAYQuản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Cho Học Viên.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Chất Lượng Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Cho Học Viên.docLuận Văn Thạc Sĩ  Chất Lượng Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Cho Học Viên.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Giáo Dục Lý Luận Chính Trị Cho Học Viên.doc
 
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 

Más de OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

Más de OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

KHÓA LUẬN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ cán bộ nói chung, người cán bộ chính trị quân đội nói riêng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức, xây dựng và rèn luyện quân đội cách mạng. Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm.” [tr.292-293]. Về trình độ năng lực đối với cán bộ đảng viên ngày nay Đảng ta yêu cầu: “Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có năng lực vận động và lãnh đạo quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng” [tr.300]. Là những người trực tiếp tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT đội ngũ CBCT ở các đơn vị cơ sở có một vai trò hết sức quan trọng. Họ không chỉ là những người truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng cho CBCS mà còn phải giáo dục hình thành, phát triển PCNC cho họ trong tương lai. Qua đó thấy rằng việc nâng cao năng lực sư phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CTĐ, CTCT ở đơn vị cơ sở là một yêu cầu quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của các tàu Hải quân nhân dân Việt Nam. Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội Hải quân, đội ngũ CTV tàu luôn được xác định là lực lượng nòng cốt, nắm giữ những vị trí trọng yếu trong các đơn vị cơ sở của quân chủng Hải quân, là lực lượng kế cận trực tiếp cho đội ngũ cán bộ chiến thuật và chiến dịch của Đảng. Ngày nay, trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng quân đội, Hải quân nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, trước những yêu cầu của Nghị quyết 51 về việc thực hiện cơ chế chính uỷ, chính trị viên đòi hỏi đội ngũ CTV tàu phải nâng cao hơn nữa năng lực toàn diện, trong đó cần chú trọng phát triển NLSP, đây sẽ là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho cán bộ, chiến sĩ dưới quyền. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay NL của CTV tàu bên cạnh những mặt mạnh cơ bản, còn bộc lộ không ít những bất cập cần khắc phục như còn lúng túng trong việc tìm ra những phương thức có hiệu quả cho quá trình giáo dục, truyền đạt, hướng dẫn CBCS, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén về chính trị còn hạn chế... Điều đó đã làm cho công tác giáo dục, huấn luyện, quá trình hoạt động CTĐ, CTCT trên tàu chưa đạt được hiệu quả cao, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của các tàu hải quân. Đối với học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở HVHQ hiện nay, đây là đối tượng đào tạo mới, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm hoạt động sư phạm còn hạn chế trong khi mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra rất cao; họ sẽ là những cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở, lực lượng nòng cốt góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội có chất lượng
  • 2. 2 cao. Tuy nhiên, một số đồng chí sau khi đã được tuyển chọn vẫn không thật sự thiết tha với mục tiêu, nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành cán bộ chính trị. Quá trình đào tạo, do đặt trọng tâm vào nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho nên một số NLSP của người giáo viên chưa được giáo dục để phát triển một cách vững chắc. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học với giáo dục kiến thức hoạt động sư phạm cho học viên, không ít những hạn chế, bất cập khác chưa được giải quyết. Học viên nặng về chạy theo kết quả học tập, trong khi đó còn coi nhẹ rèn luyện NLSP của mình. Trước những yêu cầu đó việc “Phát triển năng lực sư phạm của chính trị viên tàu hải quân hiện nay” là cần thiết, vì thế tác giả đã chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan Việc nghiên cứu năng lực con người trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể được chú ý vào những năm đầu của thế kỷ XIX. F.Gantol với tác phẩm “Sự di truyền của tài năng” Trải qua một thời kỳ dài, vấn đề phát triển năng lực của con người đã được nhiều nhà khoa học, nhiều ngành tập trung nghiên cứu. Ở Việt Nam, đã có nhiều đề tài, tác phẩm nghiên cứu về phát triển năng lực của con người Việt Nam, các công trình nghiên cứu chủ yếu trên góc độ lý thuyết của TLH phát triển, TLH đại cương và có vận dụng vào một số hoạt động cụ thể như: Giáo dục, kinh doanh, lãnh đạo - quản lý... Một số nhà TLHQS cũng tập trung nghiên cứu nâng cao năng lực ở một số dạng hoạt động nhất định như Nguyễn Ngọc Phú, Lê Anh Chiến, Ngô Minh Tuấn, Cao Xuân Trung. Khi đề cập đến vấn đề sư phạm thì chủ yếu được các nhà nghiên cứu thực hiện dưới góc độ khoa học Tâm lý. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực sư phạm, các nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào các kỹ năng, quy trình bồi dưỡng giáo viên. Trong quân đội, tác giả Dương Quang Bích nghiên cứu biện pháp “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên khoa học xã hội - nhân văn trong quân đội giai đoạn hiện nay”. Gần đây, có nhiều đề tài khoa học các cấp đã luận giải những vấn đề cơ bản, chung nhất về bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm cho học viên đào tạo các môn KHXH&NV. Tuy nhiên cho đến nay, nội dung cụ thể chưa được tác giả nào nghiên cứu. Chúng tôi thấy rằng, đi tìm lời giải khoa học đầy đủ cho vấn đề này vẫn đang là đòi hỏi vừa khách quan, vừa cấp thiết đặt ra. Từ các công trình trên cho thấy, việc nghiên cứu, phát triển NLSP của người CTV trong quá trình tiến hành CTĐ, CTCT ở tàu hải quân chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn. Xuất phát tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của vấn đề, chúng tôi xác định đề tài là “phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở Học Viện Hải Quân hiện nay” với tư cách là đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ, khách thể và đối tượng nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Đề xuất hệ thống biện pháp phát triển NLSP cho học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho đối tượng này. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của năng lực sư phạm. - Đánh giá thực trạng năng lực sư phạm của người CTV tàu.
  • 3. 3 - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực này của CTV tàu hải quân hiện nay. * Khách thể nghiên cứu: Học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu. * Đối tượng nghiên cứu: Năng lực sư phạm của Học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu. 4. Giả thuyết Khoa học Năng lực sư phạm của CTV tàu hải quân là một loại năng lực đặc thù do hoạt động sư phạm quy định. Năng lực đó được hình thành, phát triển trong quá trình đào tạo ở nhà trường và trong chính hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng ở tàu. Nếu làm rõ những yếu tố cấu thành năng lực sư phạm; đặc điểm hoạt động năng lực sư phạm và đánh giá đúng thực trạng năng lực sư phạm của CTV tàu thì sẽ đưa ra được các giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực này cho đội ngũ CTV các tàu hải quân hiện nay. 5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu * Cơ sở phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất, sự hình thành và phát triển năng lực, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về năng lực nói chung và năng lực của CTV trong quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, các nguyên tắc phương pháp luận của TLH Mác xít như: Nguyên tắc quyết định luận duy vật, nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc tiếp cận nhân cách. * Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn: phân tích, khai thác các tài liệu lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; quan sát, đàm thoại với giáo viên, học viên và cán bộ quản lý; điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến…Cụ thể là: Quan sát hoạt động sư phạm của học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu Tọa đàm với cán bộ quản lý, giảng viên và học viên các lớp đào tạo cán bộ chính trị tàu ở HVHQ hiện nay. Điều tra, trưng cầu ý kiến bằng phiếu với các đối tượng: học viên đang đào tạo tạo cán bộ chính trị tàu, giảng viên ở HVHQ để tìm hiểu và khẳng định tính khách quan của một số nhận định cần thiết. Khi xử lý số liệu tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và sử dụng phương pháp thống kê toán học để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. 6. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 4. 4 Chương 1 CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ TÀU Ở HỌC VIỆN HẢI QUÂN 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ. Qua nghiên cứu tác phẩm của các nhà kinh điển Mác - Lênin, có thể thấy rõ những quan điểm bàn về vấn đề năng lực của con người. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng sự phát triển năng lực con người, phụ thuộc vào đặc điểm thời đại họ sống, đặc điểm hoạt động, lao động của mỗi con người. C.Mác đã chỉ rõ: “Sự khác nhau về tài năng tự nhiên của các cá nhân không phải là nguyên nhân mà là kết quả của phân công lao động” [28, tr.167]. Trong môi trường phân công lao động, năng lực con người được hình thành, phát triển. Môi trường phân công lao động càng phong phú thì càng tạo ra sự phát triển năng lực khác nhau của con người trong môi trường đó: “Trao đổi và phân công được thừa nhận là nguyên nhân sinh ra tính muôn vẻ to lớn của những tài năng của con người” [28, tr.174]. C.Mác không những khẳng định sự hình thành, phát triển năng lực con người trong hoạt động, lao động mà còn chỉ rõ sự hình thành, phát triển năng lực phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục con người trong môi trường xã hội lịch sử, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Như vậy theo C.Mác, sự hình thành, phát triển năng lực con người còn bị quy định bởi chế độ xã hội và quan điểm giai cấp thống trị. Nếu xã hội có sự phân công bình đẳng dựa trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất thì tạo ra được các điều kiện đầy đủ cho sự hình thành, phát triển năng lực, nếu xã hội nhiều áp bức, bất công, dựa trên chế độ tư hữu thì sẽ bóp nghẹt, vùi dập sự phát triển năng lực. Bên cạnh đó, C.Mác còn đánh giá cao vai trò của tư chất trong sự hình thành và phát triển năng lực. Ông cho rằng muốn có năng lực con người phải có những tư chất thích hợp, mỗi loại năng lực đòi hỏi phải có những đặc điểm nhất định của cơ thể. Kế thừa những quan điểm của C.Mác về sự hình thành, phát triển năng lực con người, với nhãn quan của một nhà quân sự lỗi lạc, Ph.Ăngghen đã nêu bật quan điểm của mình về con đường hình thành, phát triển năng lực của người sĩ quan chỉ huy quân sự. Theo Ăngghen, người chỉ huy muốn có năng lực giỏi phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất cần có: Tư duy mạch lạc, sáng suốt, trí nhớ nhanh, nhiều, lâu; ngôn ngữ giản dị, rõ ràng; có lòng dũng cảm, có ý chí quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ huy bộ đội, thận trọng, tỉ mỉ, chính xác khi ra quyết định...Đặc biệt, ông nhấn mạnh muốn hình thành và phát triển năng lực người chỉ huy quân sự phải thông qua hoạt động thực tiễn quân sự, nhất là bằng những trận chiến đấu ngoài mặt trận. Kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về hình thành, phát triển năng lực của người chỉ huy vào trong thực tiễn xây dựng quân đội kiểu mới. V.I.Lênin cho rằng muốn đào tạo nhiều chính ủy và chỉ huy hồng quân từ giai cấp công nhân thì phải “đi tìm”, “phát hiện”, những tài năng trong nhân dân, làm “bộc lộ” những tài năng chưa tự thể hiện được. Nghĩa là Lênin rất coi trọng những tiền đề tố chất trong sự hình thành phát triển năng lực. Đối với người chính ủy, chính trị viên trong hồng quân, Người chỉ rõ, phải mang tính giai cấp, giác ngộ chính trị cao, có kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng chuyên môn, am hiểu các đặc điểm hoạt động quân sự, có kinh nghiệm quản lý, chỉ huy, phải là người “mang linh hồn của
  • 5. 5 Đảng trong Hồng quân” Lênin nhấn mạnh: “Bất kỳ công tác nào cũng phải có những đặc tính riêng biệt...muốn quản lý thì phải là người thành thạo về chuyên môn” [23, tr.248]. Về con đường hình thành và phát triển năng lực của người chính ủy, chính trị viên ở đơn vị, V.I.Lênin chỉ rõ, phải tham gia hoạt động thực tiễn đấu tranh cách mạng “không phải sinh ra là người ta đã có nghệ thuật quản lý giỏi, mà phải trải qua kinh nghiệm mới có được” [24, tr.216]. Theo Lênin, quá trình hình thành và phát triển năng lực của người cán bộ quân đội nói chung, trong đó có người CTV tàu là sự kết hợp hài hòa giữa giáo dục đào tạo ở nhà trường của giai cấp vô sản và thực tế lãnh đạo, chỉ huy bộ đội trong chiến tranh. Người viết: “Hồng quân đã bắt đầu thắng, từ trong hàng ngũ của nó, nó đã đào tạo được hàng nghìn sĩ quan đã theo học ở các trường quân sự vô sản mới, đồng thời cũng đã đào tạo được hàng nghìn sĩ quan qua các trường học tàn khốc của chiến tranh” [25, tr.154 -155]. Tóm lại: Quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin về vấn đề năng lực đã tạo ra định hướng trong nghiên cứu, đó là: Sự hình thành và phát triển năng lực con người nói chung, NLSP của người CTV tàu nói riêng được diễn ra trong hoạt động gắn với tổng thể các điều kiện xã hội lịch sử, được quy định bởi môi trường hoạt động, thực tiễn của chiến tranh, của công tác giáo dục đào tạo và tính tích cực hoạt động của cá nhân. Ý nghĩa phương pháp luận của các luận điểm trên là ở chỗ khám phá ra đặc điểm hoạt động và xã hội của năng lực, khẳng định rõ năng lực chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động và các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Kế thừa và phát triển tư tưởng phương Đông về đức, tài trong cấu trúc nhân cách, Hồ Chí Minh cho rằng đây là hai mặt không thể thiếu ở một con người nói chung và ở người cán bộ cách mạng nói riêng. Người đã lý giải một cách giản dị, nhưng rất sắc sảo, khoa học về mối quan hệ giữa tài và đức: “có tài phải có đức. Có tài không có đức tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp gì được ai” [36, tr.184]. Về vấn đề giáo dục và truyền đạt, Hồ Chí Minh cho rằng: “phải chú ý giáo dục chính trị tư tưởng” [39, tr.492]. Trong đội ngũ cán bộ quân đội, Người rất quan tâm tới người CTV, những người chuyên trách công tác giáo dục cho bộ đội, Người yêu cầu: “Chính trị viên phải nắm chắc con đường chính trị của Đảng, giác ngộ chính trị sâu sắc, nhận thức cách mạng vững vàng, lý luận cách mạng cứng cáp, kinh nghiệm chính trị dồi dào, chính trị viên phải có năng lực đủ mọi mặt nhúng tay vào tất cả mọi việc để do đó mà dìu dắt người khác” [41, tr.57]. Như vậy, tuy không đưa ra khái niệm về năng lực, nhưng nghiên cứu tư tưởng của Người ta thấy rằng Người luôn khẳng định vị trí vai trò quan trọng của năng lực riêng (năng lực chuyên môn) và luôn nhắc nhở khi sử dụng cán bộ phải quan tâm tới năng lực riêng của họ để giao việc cho hợp lý. Trong giáo dục và truyền đạt, Người luôn coi trọng phương pháp nêu gương. Đặc biệt, phương pháp nêu gương của người chính trị viên, theo Hồ Chí Minh đó là: “mô phạm nêu gương, để việc công trên việc tư, vì việc công quên việc tư. Đấy là khẩu hiệu của chính trị viên” [41, tr.59]. Rõ ràng với người chính trị viên, do đặc điểm, yêu cầu của công việc càng đòi hỏi ở họ những yêu cầu rất cao về nhân cách.
  • 6. 6 Trong công tác giáo dục và truyền đạt, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc. Nhưng tài liệu phải biết lựa chọn, sắp xếp vì trình độ người học không đều nhau, cần có tài liệu thích hợp với từng hạng. Tài liệu không thích hợp thì học không có lợi ích gì” [42, tr.49]. Ở đây, Hồ Chí Minh đã đưa ra những chỉ dẫn rất thiết thực và có ý nghĩa với hoạt động giáo dục và truyền đạt của người CTV. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách tài tình sáng tạo những quan điểm của các nhà kinh điển Mác- Lênin vào luận giải vấn đề năng lực của con người nói chung, năng lực của CBCT nói riêng. Đó không chỉ yêu cầu mà còn là những chỉ dẫn sát thực, sinh động giúp cho việc nghiên cứu, nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ CTV tàu hải quân trong mọi thời kỳ cách mạng. Đảng cộng sản Việt nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, từ khi ra đời đến nay Đảng luôn tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo bồi dưỡng, nâng cao năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội. Trong các văn kiện Đại hội Đảng đều nhấn mạnh: việc hình thành, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng luôn gắn chặt với thực tiễn cách mạng, với phong trào cách mạng của quần chúng “phải quan tâm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài”, “thông qua quá trình xây dựng kinh tế - xã hội mà đào tạo rèn luyện con người mới” [15, tr.113]. Con đường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ là phải kết hợp hài hoà giữa trang bị kiến thức trong nhà trường với hoạt động thực tiễn. Đảng chỉ rõ: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ” [15, tr.134]. Trong mọi giai đoạn cách mạng Đảng ta đều đánh giá cao vai trò đội ngũ cán bộ nói chung, người CTV trong quân đội nói riêng, Đảng khẳng định đó là “khâu then chốt”, là “nhân tố quyết định” trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nước nhà. Đảng khẳng định: “Cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng” [15, tr.132]. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung, nâng cao năng lực của người CTV nói riêng phải do chính bản thân người cán bộ quyết định. Do vậy, Đảng yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải học tập, rèn luyện để có thể phát huy hết tài năng của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Văn kiện đại hội, đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và hưởng thụ những thành quả phát triển” [16, tr.163]. Ngày nay Đảng ta xác định giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ chi phối mạnh mẽ tới sự phát triển năng lực toàn diện của con người. Chính vì vậy giáo dục đào tạo được coi “là quốc sách hàng đầu”, là yếu tố cơ bản đảm bảo cho việc phát triển nhanh và bền vững. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Phát triển mạnh, kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực thúc đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức. Thống nhất định hướng giữa phát triển khoa học và công nghệ với chấn hưng giáo dục và đào tạo, phát huy quan hệ tương tác thúc đẩy lẫn nhau giữa hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu này” [17, tr.210].
  • 7. 7 Tóm lại : Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt nam đã vạch ra những tiền đề lý luận cơ bản, quan trọng có giá trị đi sâu vào nghiên cứu sự hình thành và phát triển năng lực của con người nói chung, năng lực của đội ngũ CTV các cấp trong quân đội nhân dân Việt nam nói riêng đạt hiệu quả cao. Việc nghiên cứu năng lực của CTV tàu hải quân phải dựa chắc vào những tiền đề lý luận trên. 1.2. Các khái niệm cơ bản * Phát triển Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Phạm trù Phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều đó có nghĩa là bất kì một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kì sự vật hay hệ thống nào cũng đều được quyết định không chỉ bởi các mối liên hệ bên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài. Nguồn gốc của Phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phương thức Phát triển là chuyển hoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, và ngược lại theo kiểu nhảy vọt. Chiều hướng Phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc. * Năng lực Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà TLH trong và ngoài nước đã đưa ra những khái niệm khác nhau về năng lực. Theo B.M.Chevlov thì: “Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá nhân liên quan đến tính kết quả trong thực hiện hoạt động này hay hoạt động khác” [(dẫn theo) 56, tr.24]. A.N.Leonchiev cho rằng: “định nghĩa chung về năng lực là ở chỗ đó là các thuộc tính của cá nhân mà sự kết hợp của chúng quy định tính kết quả trong thực tiễn một hoạt động nhất định. Với tư cách là thuộc tính tâm lý phát triển trong chính hoạt động đó và như vậy nó phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài” [26, tr.198 ]. Ở đây, năng lực gắn bó chặt chẽ với kết quả hoạt động của con người. GS.VS.TS khoa học Phạm Minh Hạc thì cho rằng: “Năng lực chính là một tổ hợp đặc điểm tâm lý của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả một hoạt động nào đấy” [21, tr.145]. Trong từ điển TLH do TS Vũ Dũng chủ biên, năng lực là: “Tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định” [11, tr.160]. Các nhà TLH quân sự cho rằng, toàn bộ những phẩm chất tâm lý và sinh lý của cá nhân đều góp phần tạo nên kết quả của hoạt động. Người có năng lực là người có những phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và hoạt động đạt kết quả cao. Hoạt động là điều kiện hình thành và phát triển năng lực, đồng thời hoạt động cũng là thước đo về năng lực của từng cá nhân, chất lượng, hiệu quả hoạt động cho phép ta đánh giá mức độ của năng lực, không có năng lực tồn tại ngoài hoạt động.
  • 8. 8 Trong hoạt động, con người thường huy động những phẩm chất tâm lý và sinh lý của cá nhân đáp ứng với những yêu cầu của hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động ấy nhanh chóng thành thạo và đạt kết quả cao. Những phẩm chất đó chi phối tới hoạt động của con người trong mối quan hệ tổng hoà, không đơn lẻ, tách rời nhau. Tổng hợp các phẩm chất tâm - sinh lý của con người vừa là tiền đề, vừa là kết quả của quá trình hoạt động đó. Giữa năng lực và sự thành thạo trong một lĩnh vực nào đó vừa có sự khác biệt, vừa quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng lực thể hiện sự tài giỏi, còn sự thành thạo nghiệp vụ nói lên trình độ hiểu biết và thực hiện thuần thục các thủ thuật, thao tác công việc. Bất cứ người nào được đào tạo theo một quy trình khoa học đều có được sự thành thạo. Người có năng lực tốt về lĩnh vực nào thì sẽ có những thuận lợi để đạt tới sự thành thạo các nghiệp vụ trong lĩnh vực đó. Nhưng sự thành thạo nghiệp vụ trong lĩnh vực nhất định chỉ có ý nghĩa bù đắp cho những hạn chế về năng lực của con người, chứ không thể làm cho một người không có năng lực trở nên có năng lực về lĩnh vực ấy. Như vậy, năng lực là tổng hợp những đặc điểm tâm lý và sinh lý của cá nhân đáp ứng với yêu cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động ấy nhanh chóng thành thạo và đạt kết quả cao. * Hoạt động sư phạm và hoạt động sư phạm quân sự. Hoạt dộng của con người là quá trình tác động qua lại tích cực, có mục đích của con người với thế giới, đối tượng nhằm cải tạo chúng, tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và xã hội. Tùy theo lấy khía cạnh nào làm cơ sở phân tích, người ta có thể phân chia ra nhiều hoạt động khác nhau. Nếu lấy cơ sở là hoạt động chủ đạo trong từng lứa tuổi trưởng thành của con người thì có: Hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động...Nếu lấy đối tượng của hoạt động để xem xét thì ta có: Hoạt động lao động sản xuất, họat động nghiên cứu lí luận chính trị - xã hội, hoạt động nghiên cứu khoa học – kĩ thuật, hoạt động quân sự, hoạt động thể thao, hoạt động sư phạm...là những lĩnh vực chuyên biệt của hoạt động. Hoạt động của con người bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng, là quá trình tác động qua lại biện chứng giữa chủ thể và khách thể. Chủ thể tác động vào đối tượng, làm ra sản phẩm (quá trình sáng tạo), từ đối tượng tác động trở lại con người, đem đến cho con người những biến đổi tâm lý nhất định (quá trình lĩnh hội). Chính trong mối quan hệ đó mà tâm lý ý thức người được nảy sinh, hình thành và phát triển. Từ định nghĩa về hoạt động nêu trên, chúng ta có thể hiểu hoạt động sư phạm như sau: Hoạt động sư phạm là hoạt động tác động qua lại giữa người dạy và người học dưới sự tổ chức, điều khiển và kiểm tra của người dạy nhằm giúp người học lĩnh hội nền văn hóa – xã hội – lịch sử, các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết tạo ra sự phát triển tâm lý và góp phần hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết ở người học đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo. Khi đề cập đến vấn đề hoạt động sư phạm quân sự, với tư cách là một hiện tượng xã hội tồn tại, vận động và phát triển là do đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc việt Nam XHCN. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định nhiệm vụ: xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Để thực hiện nhiệm vụ đó, một
  • 9. 9 trong những công tác trọng tâm hiện nay của quân đội là phải thường xuyên đào tạo ra một đội ngũ sĩ quan và những quân nhân có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng quân đội. Muốn vậy việc làm đó phải được tiến hành trong một quá trình nhất định – Qúa trình hoạt động sư phạm quân sự. Trên ý nghĩa đó, HĐSPQS là một qua trình tổng thể có mục đích, có tổ chức thông qua hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm đào tạo quân nhân có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu của quân đội và của xã hội. HĐSPQS có một số đặc trưng cơ bản như sau: - HĐSPQS trong tính tổng thể của nó là quá trình huấn luyện – giáo dục những kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm quân sự. - HĐSPQS là quá trình chuẩn bị con người các lĩnh vực hoạt động quân sự. - HĐSPQS là quá trình có tổ chức chặt chẽ và chịu tải trọng cao về trí tuệ và thể lực. * Năng lực sư phạm của cán bộ chính trị tàu Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm năng lực đã trình bày, chúng tôi nghiên cứu năng lực sư phạm của một chủ thể cụ thể là người CTV tàu Hải quân hiện nay. Năng lực sư phạm của người CTV tàu Hải quân phải được tạo thành từ các hệ thống phẩm chất: Về trí tuệ, về chính trị tinh thần, xu hướng sư phạm, niềm tin sư phạm, tài nghệ sư phạm và các phẩm chất tâm lý kết hợp với sự vững vàng về kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng hoạt động sư phạm phù hợp. Như vậy, rõ ràng muốn có năng lực sư phạm, người CTV tàu Hải quân phải có hệ thống phẩm chất nhân cách phù hợp với hoạt động công tác của mình, có tố chất sinh vật tạo tiền đề vật chất ban đầu cho năng lực sư phạm hình thành, phát triển tốt. Người CTV tàu Hải quân, cũng là người CBCT trong quân đội, NLSP của họ được cấu thành từ các nhân tố hợp thành năng lực con người nói chung, người sỹ quan chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, do hoạt động sư phạm ở tàu Hải quân với những đặc điểm đặc thù về tính chất nhiệm vụ, tính phức tạp trong quản lý, lãnh đạo và môi trường hoạt động trên tàu, trên biển…. tất yếu đòi hỏi người CTV tàu Hải quân phải có những phẩm chất tâm - sinh lý phù hợp. Cụ thể hệ thống phẩm chất về chính trị tư tưởng, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất về ý chí, phẩm chất về trí nhớ, tư duy, các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng tương ứng và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động sư phạm, hoạt động quân sự trên tàu Hải quân, biết vận dụng linh hoạt các hình thức, nội dung, phương pháp và phương tiện giáo dục, truyền đạt phù hợp với điều kiện cụ thể của hoạt động trên biển. Tất cả các phẩm chất trên được phát triển trên nền tố chất, phù hợp với yêu cầu của những chuyến đi biển của một thuỷ thủ thực thụ, phù hợp với nghề nghiệp của một CTV tàu. Từ khái niệm năng lực, sư phạm kết hợp với phân tích ở trên chúng tôi đưa ra khái niệm về năng lực sư phạm của CTV tàu Hải quân như sau: Năng lực sư phạm của CTV tàu Hải quân là tổng hợp những đặc điểm tâm lý và sinh lý cá nhân của CTV tàu đáp ứng với những yêu cầu của quá trình hoạt động sư phạm trong điều kiện tàu hoạt động trên biển, bảo đảm cho hoạt động này nhanh chóng thành thạo và đạt hiệu quả cao. * Hệ thống, biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở Học viện Hải quân.
  • 10. 10 Sự hình thành, phát triển NLSP của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là quá trình diễn ra lâu dài với nhiều tác động sư phạm khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là “Cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”[14, tr.161], và hệ thống là: “Thể thống nhất được tạo lập bởi các yếu tố cùng loại, cùng chức năng, có quan hệ chặt chẽ với nhau”[14, tr.797]. Như vậy, hệ thống là tập hợp những yếu tố mang tính trình tự, có quan hệ lôgíc chặt chẽ giữa các yếu tố đó. Từ cách tiếp cận, nghiên cứu các vấn đề liên quan như trên, chúng ta có thể hiểu: Hệ thống biện pháp phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo CBCT tàu là sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, khoa học của các biện pháp giáo dục mang tính chỉnh thể, thống nhất, đồng bộ nhằm hình thành, phát triển và củng cố vững chắc những phẩm chất cần thiết của người CTV tàu cho học viên được đào tạo. 1.3. Một số biểu hiện năng lực sư phạm của người cán bộ chính trị tàu Hải quân. 1.3.1. Biểu hiện thông qua văn hóa sư phạm Một trong những thành tố của văn hóa nhân cách người cán bộ quân đội là văn hóa sư phạm. Đó là một cấu thành phức hợp của các phẩm chất nhân cách, biểu hiện trình độ chiếm lĩnh những kinh nghiệm sư phạm và trình độ hoàn thiện nó trong hoạt động huấn luyện, giáo dục; biểu hiện trình độ phát triển nhân cách của người cán bộ quân đội với tư cách là nhà giáo dục. Văn hóa sư phạm của người CBCT được hình thành và phát triển trên cơ sở của sự tác động tổng hợp giữa những nhóm phẩm chất của nhân cách như phẩm chất chính tri tư tưởng, phẩm chất nghề nghiệp quân sự, phẩm chất đạo đức và những phẩm chất có tính đặc trưng của người làm công tác chỉ huy, lãnh đạo. Do đó, khi xem xét sự biểu hiện của văn hóa sư phạm bao giờ chúng ta cũng xem nó trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhóm phẩm chất hợp thành, thể hiện trên một số nội dung sau: * Xu hướng sư phạm Vừa là người chỉ huy, lãnh đạo, mỗi CBCT còn là một nhà giáo dục đối với cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị của mình, vì thế xu hướng sư phạm trở thành một trong những xu hướng cơ bản trong nhân cách của người sỹ quan Quân đội. Xu hướng sư phạm bao gồm hệ thống những động lực quy định tính tích cực của người CBCT trong hoạt động sư phạm, quy định sự lựa chọn và thái độ của họ đối với công việc giáo dục, truyền đạt và định hướng giá trị cho CBCS. Xu hướng sư phạm thể hiện ở niềm tin sư phạm, tình yêu nghề nghiệp, khát vọng tự hoàn thiện, trong đó niềm tin sư phạm giữ vai trò quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đến các nội dung khác của xu hướng sư phạm. Niềm tin sư phạm của người CBCT được hình thành phát triển trên cơ sở hệ tư tưởng Mác – Lênin, những thành tựu của khoa học tâm lý, khoa học giáo dục và kinh nghiệm sư phạm của bản thân mỗi người CTV tàu. Niềm tin sư phạm phản ánh những quan điểm cơ bản trong huấn luyện giáo dục, truyền đạt và định hướng giá trị của người CBCT. Nó xâm nhập vào hệ thống các quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, thế giới quan và chính trị tư tưởng của từng người, niềm tin sư phạm quy đinh sự phát triển của người CTV như những nhân cách mẫu mực. Niềm tin sư phạm giúp cho người CBCT luôn tin tưởng vào khả năng cải tạo xã hội, tập thể, tin ở thành tịu của khoa học giáo dục, tin ở hiệu quả của các phương thức giáo dục và tin ở mỗi quân nhân đều có thể tự cải tạo mình…không tin vào quân nhân trong đơn vị và khoa học giáo dục thì chắc chắn với tư cách là nhà giáo dục, người CTV tàu không thể hoàn thành nhiệm vụ.
  • 11. 11 Xu hướng sư phạm của người CBCT còn thể hiện ở chí hướng, tâm trạng vui vẻ thoải mái, say mê hứng thú, tâm thế luôn chủ động sẵn sàng, thái độ nghiêm túc trong huấn luyện và giáo dục bộ đội. Mặt khác, xu hướng sư phạm còn có cả sự khát vọng tự hoàn thiện vươn tới đỉnh cao về kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, NLSP. * Tài nghệ sư phạm Người CBCT trong quân đội không chỉ có chỉ huy, lãnh đạo mà còn phải có tài tổ chức huấn luyện bộ đội, bảo đảm cho họ có được các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng chiến đấu và công tác theo chức trách; có tài nghệ giáo dục để bộ đội có những phẩm chất cần thiết về chính trị tư tưởng, đạo đức và sức khỏe… do đó, tài nghệ sư phạm của CTV tàu bao gồm cả tài nghệ của người dạy quân và tà nghệ của người cầm quân, của người giáo viên và người chỉ huy, lãnh đạo. Tài nghệ sư phạm thể hiện ở sự hiểu biết sâu sắc tâm lý con người, tầm trí thức sâu rộng, sự thành thảo kỹ xảo, kỹ năng sư phạm, tư duy sư phạm phát triển khả năng kết hợp hài hòa huấn luyện, giáo dục, nghiên cứu khoa học, sự tết nhị sư phạm và định hướng giá trị… tài nghệ sư phạm là điều kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả huấn luyện, giáo dục quân nhân, đồng thời là điều kiện phát triển tự hoàn thiện chính bản thân mỗi người. Tài nghệ sư phạm của người CBCT còn thể hiện ở khả năng lao động sư phạm độc lập, sự tinh tế trong quan sát, trí tưởng tượng sư phạm cao, luôn biết hình thành những tư tưởng sư phạm mới và đề xuất được các gải pháp thực hiện nó. Đây là tiền đề sáng tạo trong lao động sư phạm của người CBCT hay nói cách khác chính là tư duy sư phạm phát triển. Sự thể hiện của tài nghệ sư phạm sẽ làm phong phú thêm bộ mặt tinh thần của người CBCT và quy định trình độ văn hóa sư phạm của chính họ. * Phong cách và hành vi sư phạm Phong cách và hành vi sư phạm là tổng hợp các phẩm chất biểu hiện sự mẫu mực mô phạm và cái đẹp trong con người mỗi CBCT với tư cách vừa là nhà chỉ huy, nhà lãnh đạo vừa là nhà giáo dục. Trong hoạt động sư phạm, sự mẫu mực mô phạm về cái đẹp của tấm gương nhân cách luôn quan hệ chặt chẽ. Chính sự trong sáng về đạo đức cũng là cái đẹp trong tâm hồn của người CBCT. Người CTV tàu có muc đích sống cao cả và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, ham lao động quân sự, say mê với công tác huấn luyện, giáo dục, sương mẫu trong lối sống. Thống nhất lý luận với thực tiễn, nói đi đôi với làm, khiêm tốn giản dị, trung thực, tôn trọng và thương yêu đồng chí đồng đội, làm việc có kỷ luật, trách nhiệm và hiệu quả…đó vừa là tình cảm đạo đức trong sáng vừa là cái đẹp của lẽ sống, tác phong trong văn hóa sư phạm của người cán bộ quân đội. Và chính phong cách và hành vi sư phạm mẫu mực sẽ tạo ra sự tác động giáo dục to lớn, có tác dụng lôi cuốn cảm hóa mạnh đối với mọi CBCS trong đơn vị. 1.3.2. Biểu hiện thông qua mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động truyền thụ và hoạt động lĩnh hội Nét đặc trưng bản chất nhất của hoạt động sư phạm quân sự là sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động truyền thụ và hoạt động lĩnh hội. Cơ sở khách quan của sự thống nhất đó xuất phát từ đường lối chiến lược của Đảng ta về nhân tố con người dưới CNXH, từ mục tiêu đào tạo quân nhân, từ vị trí vai trò của nhà lãnh đạo, nhà chỉ huy, nhà giáo dục và đối tượng giáo dục trong hệ thống cấu trúc thành tố của NLHĐQS. Sự tác động qua lại lẫn nhau, tạo tiền đề thúc đẩy nhau phát triển giữa hai hoạt động truyền thụ và lĩnh hội, suy cho cùng là giữa hai nhân tố “sống” tạo nên, đó là nhà giáo dục và
  • 12. 12 đối tượng giáo dục. Mối liên hệ bản chất ấy quy định chất lượng và hiệu quả của sự hình thành và phát triển trong nhân cách quân nhân. Vì vậy, khi vận dụng vào quá trình tổ chức nhận thức và xây dựng những phẩm chất nhân cách quân nhân, đòi hỏi nhà giáo dục và đối tượng giáo dục cần nhận thức rõ vai trò của từng nhân tố, trong đó đối tượng giáo dục – hoạt động lĩnh hội là nhân tố trung tâm của quá trình huấn luyện, giáo dục và định hướng giá trị. Muốn thực hiện tốt vai trò của mình trong lĩnh vực hoạt động quân sự, cả hai nhân tố cùng có sự thống nhất với nhau ở tất cả các mặt, các hoạt động, các khâu, các bước, phải năng động trong việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết tốt các mâu thuẫn nội tại của quá trình SPQS. 1.3.3 Biểu hiện thông qua kết quả huấn luyện, giáo dục và định hướng giá trị Kết quả giáo dục là trình độ phát triển nhân cách quân nhân và tập thể quân nhân, đó là sự phản ánh sức mạnh tổng hợp của hệ thống các thành tố tác động lẫn nhau trong quá trình sư phạm quân sự, là thước đo đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trìn huấn luyện, giáo dục quân nhân. Kết quả nếu được kiểm tra đánh giá kịp thời, chính xác và được đối chiếu thường xuyên với hệ thống mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục sẽ trở thành yếu tố kích thích, điều chỉnh quá trình huấn luyện, giáo dục đúng hướng và là xuất phát điểm cho quá trình huấn luyện mới đạt kết quả. Như vậy việc nhận thức khoa học về cấu trúc hoàn chỉnh của NLHĐSP cho phép các cán bộ chỉ huy, lãnh đạo các cấp trong quân đội nhìn rõ vị trí, vai trò, chức năng cũng như mối liên hệ phổ biến giữa các thành tố cơ bản của quá trình bộ phận, quy định xu hướng vận động phát triển của quá trình này, nhờ đó có khả năng tổ chức điều khiển quá trình SPQS hợp quy luật, đạt hiệu suất cao hơn. 1.4. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở Học viện Hải quân hiện nay. Sự hình thành, phát triển NLSP của học viên đào tạo CBCT tàu Hải quân ở HVHQ chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, biểu hiện cụ thể trên những nội dung sau: 1.4.1. Sự tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Trong những năm gần đây, tình hình chính trị đất nước tiếp tục ổn định, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng; điều đó đang tạo ra những cơ hội thuận lợi cho công tác giáo dục thế giới quan, niềm tin cộng sản cho các đối tượng, trong đó có học viên đào tạo CBCT tàu Hải quân. Tuy nhiên, sự chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận chính trị - tư tưởng đang đặt ra những thách thức cho công tác giáo dục, xây dựng niềm tin, phẩm chất đạo đức, lối sống …cho đối tượng này. Trước những tiến bộ nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, công nghệ; những chuyển biến mau lẹ, có phần phức tạp của một số vấn đề xã hội đang tác động sâu sắc đến lối sống, tâm lý của thế hệ trẻ…và đặt ra cho sự nghiệp đào tạo những thách thức to lớn. Bằng nhiều nguồn, nhiều phương tiện thông tin ngày càng hiện đại, người học sớm bị cuốn vào “cơn lốc” thông tin và giáo viên không còn là nguồn kiến thức độc tôn duy nhất như xưa nữa. Trong điều kiện ấy người giáo viên càng có vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều chỉnh sự phát triển nhân cách của người học. Đó là thách thức lớn đối với các trường đào tạo mà trực tiếp là các thầy giáo phải giải quyết,
  • 13. 13 vì vậy người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT cần phải có phẩm chất trí tuệ cao, có chí hướng và không ngừng nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đã đạt được những thành tựu to lớn, tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội nói chung, trong đó giáo viên các nhà trường quân đội. Tuy nhiên mặt trái của nó: sự phân hoá giàu nghèo, các tệ nạn xã hội cùng với sự chi phối của xu hướng quốc tế hóa đã và đang có những tác động tiêu cực đến tình cảm, nguyện vọng của những người đảm nhiệm công tác giảng dạy trong Học Viện, trong đó có đội ngũ giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng không tốt tới chí hướng phấn đấu của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay. Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề chất lượng giáo dục, trong đó có chất lượng giáo dục ở các NTQS ngày càng đặt ra những yêu cầu mới. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Đó phải là con người phát triển toàn diện, nhưng phải có mặt nổi trội là PCNC để đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên là vấn đề then chốt của các nhà trường quân sự trước thềm thế kỷ XXI; là khâu đột phá để: cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong ngành giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các NTQS hiện nay đòi hỏi người giáo viên những nhiệm vụ ngày càng khó khăn, nặng nề hơn. Hoạt động sư phạm của giáo viên không chỉ dạy hiểu biết, dạy làm mà còn dạy chung sống, không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng, phương pháp mà còn dạy thái độ…; không chỉ dạy chữ mà còn dạy nghề, dạy người; giáo dục học viên thành con người hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc…Người giáo viên cần phải có phẩm chất trí tuệ cao, luôn thể hiện chí hướng phấn đấu vươn lên và dành tâm sức để thực hiện được những yêu cầu đó. 1.4.2. Sự phát triển của nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và xây dựng nhà trường quân đội chính quy, tiên tiến, mẫu mực Nhiệm vụ xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại trước hết đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ trong các nhà trường quân sự. Muốn vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ số lượng, có chất lượng theo chuẩn quy định của Luật Giáo dục và yêu cầu của Bộ Quốc phòng đã đề ra. Hoạt động quân sự trong chiến tranh hiện đại diễn ra với cường độ lao động cao cả về trí lực và thể lực; nhiều nhà quân sự dự báo, nếu chiến tranh trong tương lai xảy ra thì đó là cuộc chiến tranh của trí tuệ. Do vậy trong quá trình dạy - học, giáo viên phải dạy cho học viên biết vận dụng những kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực kiến thức và năng lực hoạt động chuyên ngành…đồng thời phải rèn luyện cho học viên phẩm chất và khả năng thích ứng với hoạt động quân sự trong điều kiện khó khăn, gian khổ khắc nghiệt và ác liệt để người học khi ra trường thích ứng với cuộc sống thực tế của bộ đội trong huấn luyện, công tác và chiến đấu.
  • 14. 14 Phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là một quá trình truyền thụ kiến thức, hướng dẫn rèn luyện, giáo dục PCNC cho học viên. Quá trình đó diễn ra không đơn giản, vì nội dung kiến thức rất phong phú, đa dạng; yêu cầu về phẩm chất, năng lực thực hành và khả năng vận dụng sáng tạo rất cao. Điều này khẳng định sự đòi hỏi cao về phẩm chất trí tuệ, ý chí…của đội ngũ giáo viên, trong đó giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT giữ một vai trò quan trọng. Chỉ thị số 40/CT - BQP ngày 22/4/2002 về “Một số biện pháp cấp bách kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội” chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là: kiện toàn tổ chức biên chế nhà giáo và hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nhà giáo; cùng với bảo đảm đủ số lượng nhà giáo theo biên chế cần thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo; nâng cao hiệu lực quản lý nhà giáo quân đội… Trong quá trình dạy học, người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhận thức của học viên. Đồng thời, bằng năng lực và nghệ thuật sư phạm của mình phải tạo cho học viên sự cảm hứng say mê học tập, giúp họ tự trau dồi kiến thức để biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo của bản thân. Công việc đó đòi hỏi người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT phải có niềm tin sư phạm sâu sắc, có lòng tôn trọng và yêu mến học viên, có nghệ thuật sư phạm và tính tổ chức hoạt động sư phạm ở trình độ cao. Khác với người giáo viên trong nhà trường dân sự, hoạt động sư phạm của người giáo viên trong NTQS tiến hành trong sự thống nhất giữa giáo dục và đào tạo theo yêu cầu mới, trong tổ chức quân sự có kỷ luật nghiêm, có nền nếp chính quy. Trước yêu cầu “Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ…và xây dựng nhà trường chính quy nhằm mục tiêu đại học hóa trình độ học vấn của đội ngũ sĩ quan…xây dựng quân đội nhân dân thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống”[19, tr.4,5]. Để thực hiện được phương hướng, nhiệm vụ trên, nội dung giáo dục, đào tạo trong NTQS, một mặt phải bảo đảm mặt bằng kiến thức của bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu của từng ngành, chuyên ngành trong thực tiễn hoạt động quân sự theo chức vụ đào tạo. Trước tình hình đó, người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT phải có cả bề rộng và chiều sâu tri thức, có tư duy sư phạm nhanh nhạy và sáng tạo, có tính kỷ luật quân sự và khát vọng vươn lên trong sự nghiệp, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động sư phạm quân sự. Đây là quan điểm, phương hướng chỉ đạo cần quán triệt và vận dụng trong quá trình phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay. 1.4.3. Sự tác động của quá trình đào tạo trong nhà trường và của các lực lượng sư phạm Quá trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo CBCT ở HVHQ hiện nay có ảnh hưởng rất lớn tới chí hướng sự nghiệp cho học viên được đào tạo. Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có hệ thống, có mục đích và khoa học sẽ giúp học viên có những hiểu biết ngày càng sâu sắc về ngành nghề theo đuổi và phẩm chất nhân cách cần thiết của người CBCT tương lai. Qua những tấm gương của các thầy, cô giáo, học viên sẽ học được ở đó lòng nhân hậu, thấy được sự cao quý, vẻ vang, tầm quan trọng…trong lĩnh vực hoạt động sư phạm. Chính điều đó làm cho học viên không những tự xây dựng và phát triển xu hướng sư phạm mà còn tích cực phấn đấu vươn lên hoàn thiện PCNC của mình.
  • 15. 15 Quá trình đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là quá trình tổng thể của các hoạt động: dạy học, giáo dục nhân cách, phát triển trí tuệ và chuẩn bị tâm lý cho học viên. Các hoạt động đó diễn ra đồng thời và đan xen vào nhau; được tổ chức có kế hoạch, dựa trên những cơ sở của khoa học giáo dục, do các nhà giáo dục lãnh đạo nhằm đào tạo, bồi dưỡng học viên thành những CBCT có đủ đức, tài cho các quân đội. Để hoàn thành mục tiêu, yêu cầu của khóa học, học viên phải vượt qua một khối lượng kiến thức rất lớn của nhiều môn học; người học luôn phải chịu sự tác động của các lực lượng giáo dục, các nhân tố của quá trình giáo dục trong đó nổi bật là sự tác động giữa yêu cầu cao về mục đích đào tạo người giáo viên với khả năng, trình độ của người học. Những mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn chủ yếu giữa một bên là mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên (cả về phẩm chất và năng lực) với một bên là trình độ, khả năng có hạn của người học tồn tại trong suốt quá trình đào tạo, luôn gắn với hoạt động của người dạy và người học cần phải xem xét, phát hiện và giải quyết. Mâu thuẫn này đặt cho học viên phải thường xuyên quán triệt tốt mục tiêu đào tạo, đồng thời phải xác định động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn; phải lựa chọn các con đường, cách thức, biện pháp học tập, tu dưỡng rèn luyện phù hợp mới có thể đạt hiệu quả cao. Sự hình thành, phát triển NLSP của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ luôn chịu sự tác động của lực lượng giáo dục: sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, sự chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng ban chức năng, đặc biệt là luôn chịu sự tác động trực tiếp của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong quá trình tổ chức học tập, rèn luyện phát triển NLSP cho học viên. Nếu các lực lượng giáo dục đó phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, thường xuyên phát huy được vai trò và sức mạnh trong giáo dục học viên; tổ chức quá trình giáo dục một cách khoa học, hợp lý, theo trình tự lôgíc chặt chẽ thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT. Chính vì vậy, ngay từ khâu xác định mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo đến các khâu, các bước trong quy trình đào tạo cần phải được tính toán chặt chẽ, sắp xếp khoa học. Bên cạnh đó sự tác động của công tác tổ chức, quản lý giáo dục, việc xây dựng môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh, xây dựng các mối quan hệ hài hòa, đúng yêu cầu kỷ luật quân đội và phù hợp truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng tác động mạnh mẽ tới sự hình thành, phát triển NNSP của học viên. Quá trình phát triển NLSP cho học viên còn chịu sự tác động của chính nhân cách nhà giáo dục, đó là tác động của phẩm chất và năng lực những người làm công tác giáo dục đến đối tượng giáo dục. Sự tác động đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập, rèn luyện tại trường, trong quá trình đào tạo mà nó còn tác động rất lớn đến sự phát triển NLSP của học viên về sau. Nhân cách cao đẹp của nhà giáo dục chính là những biểu tưởng mà người học cần hướng tới. 1.4.4. Đặc điểm lao động sư phạm và nhiệm vụ của người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ * Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ Lao động sư phạm của người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ có những đặc điểm cơ bản sau: Đối tượng mà người giáo viên trong HVHQ tác động là những quân nhân được lựa chọn để đào tạo trở thành cán bộ quân đội. Họ là những người đang lớn lên cùng sự hình thành và phát triển của nhân cách; vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có những phẩm chất: sự tôn trọng, lòng tin, tình thương, sự đối xử công bằng, thái độ ân
  • 16. 16 cần, tế nhị…đó là những phẩm chất không thể thiếu của loại hình hoạt động này. Học viên ở các NTQS nói chung và ở HVHQ nói riêng là những người rất nhạy cảm với các tác động của các yếu tố xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cuộc sống của cá nhân… Vì vậy, người giáo viên không được lao động một cách máy móc, phải biết thâu tóm những kinh nghiệm, tinh hoa của nhân loại trở thành sức mạnh trong những nét nhân cách của mình; phải biết lựa chọn, gia công lại những tác động xã hội, những tri thức và phương pháp sư phạm để tác động lên đối tượng giáo dục sao cho quá trình đào tạo đạt hiệu quả cao nhất. Lao động của người giáo viên vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật và có tính sáng tạo cao; đó là loại hình lao động căng thẳng, tinh tế, không rập khuôn, không đóng khung trong bài giảng và không chỉ trong khuôn khổ nhà trường. Các nhà khoa học cho rằng dạy học ở NTQS là sự hòa quyện một cách hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật nhằm truyền thụ nội dung thông tin và rèn luyện cho người học phương pháp thu thập, xử lý thông tin. Lao động của người giáo viên trong NTQS là loại hình lao động trí óc chuyên nghiệp, có tính chất tái sản xuất sức lao động cho xã hội và góp phần nhân lên sức mạnh của quân đội. Do tầm quan trọng và tính chất phức tạp của công việc giáo dục trong NTQS mà lao động của người giáo viên không thể tính toán, xác định được cụ thể chi phí sức lao động bỏ ra; không thể ấn định được trong một khoảng không gian, thời gian nhất định có thể tạo ngay được sản phẩm có chất lượng cao, nhất là khi phải giải quyết những tình huống sư phạm phức tạp và có tính chất quyết định. Bằng sự lao động miệt mài, căng thẳng và vất vả…người giáo viên tạo ra sức mạnh vật chất, tinh thần rất to lớn cho học viên; tạo nên những PCNC cần thiết của người quân nhân cách mạng. Trong hoạt động sư phạm ở HVHQ, người giáo viên dùng nhân cách của mình để tác động vào học viên. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu mến con người, yêu mến công việc, là lối sống, phẩm chất đạo đức của người giáo viên… Cùng với quá trình trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, người giáo viên trong NTQS còn phải đặc biệt quan tâm đến xây dựng và phát triển các PCNC cho học viên. Quá trình giáo dục PCNC cho học viên diễn ra đồng thời với quá trình dạy học; quá trình này, cùng với việc xây dựng những PCNC mới, người giáo viên còn phải giúp học viên xóa bỏ đi những nét tính cách không phù hợp với phẩm chất của người cán bộ quân đội. Đây là quá trình diễn ra lâu dài, khó khăn, phức tạp do vậy người giáo viên cần phải có ý chí, lòng quyết tâm vượt qua khó khăn, đức tính kiên trì, nhẫn nại và thường xuyên kết hợp yêu cầu cao với tôn trọng nhân cách học viên… * Nhiệm vụ của người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ Sinh thời, khi nói về nhiệm vụ của người giáo viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ”[52, tr.222]. Vì vậy, “Phải chăm lo dạy dỗ con em nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của cha anh. Ngoài ra, giáo viên còn phải giáo dục truyền thống anh hùng bất khuất, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc; rèn luyện phẩm chất đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan…
  • 17. 17 Điều 72, Luật Giáo dục hiện hành đã quy định rất rõ nhiệm vụ của nhà giáo. Đối với người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ, để thực hiện tốt các chức năng của quá trình giáo dục, ngoài việc thực hiện tốt những nhiệm vụ đó còn có các nhiệm vụ mang tính đặc thù; đó là: thực hiện đúng các quy định trong Điều lệ công tác Nhà trường quân đội, chấp hành nghiêm điều lệnh kỷ luật của QĐND Việt Nam; tham gia giáo dục, quản lý học viên. Dạy học là chức năng cơ bản nhất, chức năng trội của người giáo viên trong HVHQ. Thực hiện chức năng này chính là quá trình người giáo viên trang bị hệ thống kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và phát triển năng lực chuyên môn cho học viên. Cùng với quá trình dạy học thì giáo dục PCNC cũng là hoạt động hết sức cơ bản của người giáo viên trong HVHQ nhằm hình thành thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản và những PCNC khác đáp ứng yêu cầu của hoạt động quân sự. Thông qua quá trình dạy học và giáo dục, người giáo viên còn phải phát triển năng lực trí tuệ, tư duy lý luận, tư duy nghề nghiệp cho học viên giúp họ có khả năng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình công tác. Quá trình GD - ĐT trong NTQS luôn gắn chặt với kỷ luật quân sự, có cường độ cao với sự đòi hỏi lớn về trí lực và thể lực…cho nên luôn được sự quan tâm chỉ đạo có hiệu quả của hệ thống tổ chức chỉ huy các cấp. Trong Học viện, người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ không chỉ dạy cho học viên khối lượng kiến thức theo từng lĩnh vực môn học mà còn phải hướng dẫn học viên biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn theo yêu cầu của nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, huấn luyện bộ đội trong thời bình và thời chiến. Vì vậy, theo lĩnh vực chuyên môn của mình, giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc nghiệp vụ quân sự và nghiệp vụ sư phạm, đồng thời phải có PCNC của nhà giáo dục, người chỉ huy. Giảng dạy, giáo dục gắn với nghiên cứu khoa học là một trong những đặc trưng của quá trình giáo dục tại Học Viện. Vì vậy, người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT ở HVHQ còn hướng dẫn học viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi người giáo viên phải có tính kế hoạch cao, tính độc lập, tự chủ trong công tác… Những đặc điểm và nhiệm vụ lao động sư phạm ở NTQS nói chung ở HVHQ nói riêng đòi hỏi người giáo viên khoa lí luận, khoa CTĐ, CTCT phải có những PCNC của người thầy giáo. Do vậy, cần quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về mọi mặt, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ngay từ khi họ còn đang đào tạo tại Học Viện; đây là một yêu cầu tất yếu khách quan đang đặt ra. 1.4.5. Những đặc điểm cơ bản của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay Học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay được tuyển chọn từ đối tượng là QNCN đã đào tạo ở các trường trung cấp, thời gian sau hai năm rưỡi trở lên, ở nhiều ngành khác nhau, là những quân nhân tiêu biểu, qua một đợt thi tuyển, lựa chọn. Về tuổi đời, đại đa số học viên ở độ tuổi từ 27 đến 33, đã từng tham gia phục vụ trong quân đội trước khi trúng tuyển vào đào tạo tại Học viện từ 5 đến 10 năm. Đây là những người đã và đang có sự trưởng thành về các PCNC: trí tuệ, tình cảm, ý chí và niềm tin…tuy nhiên, chưa có sự ổn định cần thiết về những phẩm chất này. Đại bộ phận học viên có đức tính cần cù, chịu khó, có lối sống giản dị và khiêm tốn, mang bản chất của người nông dân Việt Nam. Thời gian học tập tại Học viện là giai
  • 18. 18 đoạn phát triển lứa tuổi, hình thành và hoàn thiện nhân cách, có vị trí ý nghĩa đặc biệt, có tính chất chuyển tiếp từ người học nghề thành người lao động nghề với trình độ chuyên môn cao. Mỗi học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là một cá nhân, một nhân cách vừa có những nét riêng, vừa mang những đặc điểm chung của lứa tuổi thanh niên về tâm - sinh lý, xã hội và nhân cách; đặc điểm này đặt ra nhiều vấn đề cho công tác giáo dục, phát triển NLSP cho học viên cần quan tâm. Học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là lứa tuổi phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất, có khát vọng vươn lên, là những người năng động, sáng tạo, ham hiểu biết, luôn mong muốn khẳng định mình trong cuộc sống và có hoài bão muốn cống hiến cho sự nghiệp đã chọn. Từ những kết quả nghiên cứu gần đây, chúng tôi rút ra một số đặc điểm cơ bản của lứa tuổi học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ như sau: Trong quá trình đào tạo, học viên đào tạo CBCT tàu là đối tượng có sự phát triển cao tình cảm, đạo đức và thẩm mĩ, hình thành mạnh mẽ và dần dần ổn định tính cách, nhất là tính độc lập, tinh thần trách nhiệm đối với hành vi của mình. Họ thể hiện vai trò người lớn trong quyền hạn và nghĩa vụ của công dân, của người cán bộ, người chủ trì CTĐ, CTCT trong quân đội. Trong mỗi học viên luôn diễn ra sự biến đổi các giá trị xã hội liên quan đến NLSP; nó có tác động lớn đến sự hình thành, phát triển các PCNC, hình thành xu hướng nghề nghiệp, nhất là hứng thú, động cơ. Quá trình học tập, rèn luyện để trở thành người CTV, học viên phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn có tính chất tâm lý - xã hội như mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao trình độ kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, NLHĐSP với phát triển NLSP của CBCT, giữa điều kiện vật chất, thời gian có hạn với yêu cầu học tập cao; giữa ước mơ lớn lao và hiện thực cuộc sống của người CB trong quân đội còn nhiều khó khăn… Hoạt động của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ rất phong phú, đa dạng và nhiều mặt, vừa thực hiện theo mục đích hoạt động của nhà trường bậc đại học, vừa hoạt động theo quy định của một tổ chức NTQS. Học viên phải học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập trung theo quy định của kỷ luật quân sự, trong điều kiện sẵn sàng chiến đấu thường xuyên với yêu cầu cao về cả trí lực và thể lực; trong đó hoạt động nhận thức, tu dưỡng và rèn luyện tác phong cán bộ giữ vai trò chủ đạo; học viên là chủ thể, đồng thời cũng là khách thể của các hoạt động ấy. Hoạt động học tập, rèn luyện nói chung và phát triển NLSP nói riêng diễn ra có tốc độ nhịp nhàng nhanh nên căng thẳng hơn so với sinh viên các trường đại học khác. Học viên vừa học kiến thức khoa học chuyên ngành, vừa tu dưỡng, rèn luyện PCNC của người sĩ quan quân đội, vừa rèn luyện NLSP với tư cách là nhà giáo dục của người CTV; đồng thời từng bước thể nghiệm kiến thức, sự hiểu biết của mình trong thực tiễn giáo dục sinh động ở NTQS. Ngoài những yếu tố trên đây, quá trình giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu còn chịu ảnh hưởng của những tác động từ phía gia đình, bạn bè, người thân… Trên đây là những nhân tố khách quan và chủ quan tạo ra những tác động tới sự hình thành, phát triển NLSP của học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ. Những nhân tố đó vừa tạo ra thời cơ nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức, khó khăn cho quá trình giáo dục, phát triển NLSP cho đối tượng này. Đối với quá trình giáo dục, phát triển NLSP cho học viên, tùy theo tình huống và hoàn cảnh cụ thể nhà giáo dục cần phải nắm được những biến đổi của sự tác động ở những mức độ khác nhau để đưa ra
  • 19. 19 những tác động phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển NLSP cho học viên. 1.5. Thực trạng phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở Học viện Hải quân hiện nay. * Thực trạng Những năm vừa qua, các nhà trường quân đội trong đó có HVHQ đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn bộ cho các đối tượng đào tạo. Đối với nhiệm vụ đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay, do được tuyển chọn theo một quy trình chặt chẽ cho nên đa số học viên đều có động cơ học tập đúng đắn, thể hiện nguyện vọng mong muốn được đào tạo để trở thành CTV tàu Hải quân. Về việc xác định mục tiêu, mô hình đào tạo CB nói chung và đào tạo CBCT tàu nói riêng, lãnh đạo, chỉ huy của Học viện rất quan tâm đến việc nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình, mục tiêu đào tạo thực tế hiện nay. Cấu trúc về PCNC của người CBCT được xác định đúng đắn, rõ ràng, thiết thực; phản ánh đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cơ bản của nhà giáo dục, nhà lí luận, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà hoạt động chính trị - xã hội. Về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay, đa số các đối tượng được hỏi đều cho rằng công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo đạt kết quả khá, tốt. Tuy nhiên, về nội dung này còn một số hạn chế là: “Chương trình, nội dung đào tạo cho các đối tượng vẫn còn trùng lặp, nặng về lý thuyết,… Sự chuyển biến về động cơ, trách nhiệm và phương pháp học tập, nhất là phương pháp nghe giảng và nghiên cứu tài liệu của học viên mới còn lúng túng, chưa ổn định…Tính tự giác trong học tập, rèn luyện của một số học viên chưa tốt, chưa thật sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo như mục tiêu yêu cầu đào tạo đặt ra”[38, tr.12]. Đối với công tác giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay còn bộc lộ những nhược điểm, hạn chế, đó là: đặt trọng tâm vào khối lượng kiến thức, ít quan tâm đến tính hợp lý của quá trình giáo dục, đào tạo; trong đào tạo phổ biến là truyền thụ tri thức, ít quan tâm phát triển tư duy, năng lực tự học, tự rèn luyện NLSP cho học viên. Việc dạy và học các bộ môn, kể cả các môn chuyên ngành còn mang tính chất kinh viện, các tình huống thực tế chưa được phản ánh nhiều trong nội dung các môn học này và chưa gắn với mục tiêu giáo dục, phát triển NLSP của người CBCT. Quá trình dạy học chưa kết hợp chặt chẽ giữa việc nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo với bồi dưỡng tình cảm, xây dựng niềm tin, tình yêu trong lĩnh vực HĐSPQS cho học viên. Trong tổ chức các hoạt động sư phạm, chủ yếu nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm cho học viên, chưa chú trọng kết hợp tổ chức các hoạt động này gắn với rèn luyện thói quen hành vi và phát triển NLSP tốt đẹp cho học viên. Các hình thức giáo dục chủ yếu nhằm vào việc quán triệt thực hiện tốt các chế độ quy định theo yêu cầu của kỷ luật quân đội. Chưa kết hợp giáo dục, phát triển NLSP gắn với đặc điểm riêng của từng cá nhân học viên; hoạt động thi đua, diễn đàn, giao lưu…chưa thu hút được sự tham gia của học viên trong rèn luyện NLSP của mình. Về phía học viên, cách học hiện nay vẫn là nặng về lý thuyết với mong muốn nắm được càng nhiều kiến thức càng tốt, chưa biết sàng lọc, lựa chọn những kiến thức cơ bản, cốt lõi, cần thiết cho phát triển NLSP của mình; đặc biệt là chưa coi trọng nâng cao chất lượng nắm kiến thức với rèn luyện kỹ năng, NLSP của người
  • 20. 20 CTV, còn nhiều người đồng nhất việc chấp hành kỷ luật với rèn luyện, phát triển NLSP. Một bộ phận học viên do thời gian phục vụ trong quân đội ít cho nên hiểu biết về nghề nghiệp quân sự nói chung cũng như HĐSP quân sự nói riêng còn hạn chế hoặc chưa rõ ràng. Kinh nghiệm hoạt động xã hội, hoạt động quân sự, đặc biệt là hoạt động sư phạm quân sự chưa nhiều. Đang ở vào độ tuổi trưởng thành và trong giai đoạn hình thành, phát triển các PCNC nên tính kiên trì trong học tập, rèn luyện, nhất là những lúc khó khăn chưa vững chắc, dễ dao động; tình cảm, niềm tin vào lĩnh vực hoạt động sư phạm chưa bền vững. Sự ổn định về động cơ nghề nghiệp của một số học viên chưa cao, dễ bị tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan trong quá trình đào tạo tại nhà trường. Mặc dù lãnh đạo, chỉ huy Học viện và các cấp đã rất quan tâm chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh để giáo dục, phát triển NLSP cho học viên; các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ sư phạm thường xuyên được củng cố; hệ thống giảng đường được xây dựng mới hoặc sửa chữa và trang bị nhiều phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Học viện đã chủ động xây dựng, biên soạn hệ thống giáo trình phục vụ đào tạo giáo viên, trong đó có các bộ giáo trình Tâm lý học quân sự, Giáo dục học quân sự nhằm trang bị hệ thống kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng sư phạm và giáo dục PCNC cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ. Tuy nhiên, việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, phát triển NLSP và sinh hoạt của học viên còn một số hạn chế: Nhà ở của một số lớp đã cũ và xuống cấp, điều kiện đảm bảo sinh hoạt rất chật chội. Phòng học dùng cho đào tạo CBCT vẫn là những phòng học chung, đến nay chưa có phòng học chuyên dùng để học viên luyện tập các kỹ năng sư phạm. Nguồn tài liệu chuyên khảo về đào tạo CBCT rất ít, nhiều tài liệu quý và cần thiết cho việc phát triển kỹ năng, giáo dục PCNC của người CTV không có hoặc có với số lượng rất ít. Sự thiếu thốn tài liệu, giáo trình học tập làm cho học viên gặp phải những khó khăn trong việc rèn luyện phát triển NLSP và là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay còn hạn chế. Tuy vẫn được xác định là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong phát triển NLSP của học viên nhưng chất lượng tự rèn luyện, tự bồi dưỡng NLSP của học viên đào tạo CBCT tàu còn nhiều hạn chế. Do học viên chưa được chuẩn bị tốt về mặt tâm thế cho hoạt động tự rèn luyện, phát triển NLSP cho nên còn có biểu hiện thiếu tích cực, chủ động trong tự tổ chức hoạt động giáo dục của bản thân; các kỹ năng, ý chí quyết tâm trong tự rèn luyện NLSP của một bộ phận học viên vừa yếu và vừa thiếu. Đây thật sự là một vấn đề rất cần được quan tâm tìm kiếm những biện pháp để khắc phục những hạn chế này. * Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế Nguyên nhân của những ưu điểm: Nguyên nhân trực tiếp và quan trọng là, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã kịp thời cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo vào quá trình đào tạo CBCT tàu ở HVHQ. Các lực lượng sư phạm trong khi đặt trọng tâm vào việc xác định mô hình, mục tiêu đào tạo đã coi trọng chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo; coi đổi mới phương pháp, hình thức đào tạo nói chung, đào tạo CBCT tàu nói riêng là khâu đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo.
  • 21. 21 Học viên đào tạo CBCT tàu đã nỗ lực, tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện NLSP của mình phấn đấu cho mục tiêu đào tạo đạt kết quả cao nhất. Nguyên nhân của những hạn chế: Một là, sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là sự tác động của cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên quân đội hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Công tác bố trí, sử dụng đối tượng này đang tạo ra những yếu tố tâm lý không thuận lợi đối với công tác giáo dục, phát triển NLSP cho học viên. Ngoài ra, những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội cùng những mặt trái của cơ chế thị trường cũng có ảnh hưởng không tốt đến công tác giáo dục PCNC cho học viên. Hai là, sự quan tâm đến công tác giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu còn ở mức độ nhất định. Việc kết hợp giữa dạy chữ - dạy phương pháp với dạy người chưa thật sự được coi trọng đúng mức do vậy sự chuyển hóa kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng thành niềm tin, thái độ, hành vi sư phạm tốt đẹp trong học viên phát triển chậm. Các hình thức tổ chức sư phạm chủ yếu đặt trọng tâm vào nâng cao kiến thức, kỹ năng chưa quan tâm nhiều đến giáo dục, phát triển NLSP, đặc biệt là chưa chú trọng giáo dục, phát triển NLSP cho học viên thông qua tổ chức các hoạt động sư phạm để rèn luyện thói quen, hành vi tốt đẹp cho học viên. Ba là, một bộ phận học viên chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của NLHĐSP đối với công tác chuyên môn sau này do vậy tính tích cực, chủ động của học viên trong việc tự tu dưỡng, tự rèn luyện NLSP chưa được phát huy thường xuyên. Một số học viên chưa tích cực, chủ động tự giáo dục, tự rèn luyện bản thân mình, thiếu những kỹ năng cơ bản về tự tổ chức hoạt động rèn luyện NLSP. Bốn là, các tổ chức, các lực lượng giáo dục chưa thật sự phát huy sức mạnh tổng hợp trong giáo dục, phát triển NLSP cho học viên; sự phối hợp, kết hợp của các lực lượng này đôi lúc chưa chặt chẽ. Cũng không loại trừ quan niệm cho rằng việc dạy học là công việc của giảng viên, của khoa giáo viên còn việc giáo dục, rèn luyện, phát triển NLSP cho học viên là công việc của cán bộ quản lý và đơn vị quản lý học viên. Năm là, do nguồn kinh phí có hạn nên việc đầu tư xây dựng nhà ở, giảng đường, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đào tạo CB gặp nhiều khó khăn. Chưa thật sự gắn xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh với giáo dục, phát triển NLSP cho học viên. * * * Thực trạng công tác giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn nhiều nhược điểm do những nguyên nhân khác nhau. Học viên đào tạo CBCT tàu là đối tượng trẻ cả về tuổi quân và tuổi đời, họ còn thiếu cả về kiến thức, kỹ năng và NLSP; vì vậy quá trình đào tạo tại Học viện rất cần sự quan tâm năng cao chất lượng mọi mặt cho đối tượng này, trong đó rất cần coi trọng giáo dục, phát triển NLSP cho họ. Những vấn đề lý luận và thực tiễn được luận giải trên đây là cơ sở để đề xuất hệ thống biện pháp phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay đảm bảo tính sát thực và mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo CBCT quân đội nói chung, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ở các nhà trường quân đội hiện nay.
  • 22. 22 Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ TÀU Ở HỌC VIỆN HẢI QUÂN HIỆN NAY Quá trình giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ là bộ phận của quá trình giáo dục PCNC nói chung. Nhằm tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về GD - ĐT, trực tiếp là các chỉ thị về nhiệm vụ kiện toàn và phát triển đội ngũ cán bộ. Xuất phát từ yêu cầu của việc kiện toàn, phát triển đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và xây dựng quân đội chính quy. Từ kết quả nghiên cứu của khoa học giáo dục về bản chất, đặc điểm, lôgíc của quá trình giáo dục PCNC quân nhân, cùng với những điều kiện khách quan và chủ quan đã nêu trên. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay, chúng tôi đề xuất một số biện pháp cụ thể. 2.1 Kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt với bồi dưỡng tình cảm, xây dựng niềm tin sư phạm cho học viên trong quá trình dạy học Trước hết, quá trình giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ hiện nay cần quán triệt và cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trong tập thể, gắn bó với nhân dân, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm.” [tr.292-293] Kết hợp giữa nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt với bồi dưỡng tình cảm, xây dựng niềm tin SP cho học viên trong dạy học là giai đoạn đầu tiên, cơ bản, quan trọng và là tiền đề của quá trình giáo dục, phát triển NLSP cho học viên; góp phần chuẩn bị về mặt tâm lý, tạo điều kiện để các hoạt động SP cho học viên đào tạo CBCT tàu ở HVHQ diễn ra thuận lợi. Để giáo dục, phát triển NLSP cho học viên đạt kết quả cao, quá trình dạy học cần thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau: Một là, từng bước đổi mới, tiến tới chuẩn hóa chương trình đào tạo CTV tàu theo hướng tăng cường giáo dục phong cách, tác phong CBCT, phát triển NLSP và xây dựng động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn cho học viên. Muốn nâng cao trình độ nhận thức, trang bị hệ thống kiến thức vững chắc về mọi mặt, đủ để học viên hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người giáo viên; quá trình đào tạo Học viện cần thường xuyên đổi mới, tiến tới chuẩn hóa chương trình đào tạo CBCT tàu. Trên cơ sở quán triệt sự chỉ đạo của cấp trên, mà trực tiếp là theo tinh thần Đại hội X của Đảng cần xây dựng cấu trúc mô hình nhân cách, chương trình, nội dung đào tạo CBCT tàu có tính ổn định theo hướng chuẩn hóa nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, chú trọng phát triển NLSP cho học viên. Nội dung đào tạo CTV tàu phải bám sát thực tiễn, phù hợp với đối tượng đào tạo và hoạt động CTĐ, CTCT tàu HQ. Thu hẹp, tiến tới xóa bỏ khoảng cách hạn chế so với chuẩn quốc gia, với sự phát triển của GD - ĐT trong quân đội, Học Viện. Các khối kiến thức của chương trình đào tạo CTV tàu vừa phải đạt được mặt bằng của nhóm chuyên ngành chính trị, vừa đảm bảo tri thức