SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 91
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------
VŨ THỊ THU TRANG
ẢNH HƢỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM
TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN HUYỆN
HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Hà Nội - Năm 2020
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------
VŨ THỊ THU TRANG
ẢNH HƢỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM
TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN HUYỆN
HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN
Hà Nội - Năm 2020
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của riêng cá nhân tôi.
Luận văn này đƣợc thực hiện sau quá trình học tập ở Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên
Giang, đặc biệt đi sâu tìm hiểu các lễ hội truyền thống tiêu biểu của Phật giáo
Nam tông (khmer) và sự ảnh hƣởng của nó đối với ngƣời dân trên địa bàn
huyện Hòn Đất. Luận văn này đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học
của Cô: Tiến sĩ Nguyễn Thị Tố Uyên.
Các số liệu nghiên cứu, kết quả điền dã trong luận văn là trung thực,
luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào.
Kiên Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2020
Tác giả
Vũ Thị Thu Trang
3
LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Tố Uyên, là ngƣời trực
tiếp giảng dạy và hƣớng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trong
suốt thời gian thực hiện, từ lúc định hƣớng đề tài, chọn đề tài và tiến hành
viết nội dung luận văn, tuy công tác giảng dạy và nghiên cứu có nhiều bận rộn
nhƣng Cô đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để hƣớng dẫn em chọn đề tài,
định hƣớng cho em cách viết, cách lập luận, phân tích và trình bày phù hợp
với yêu cầu đề tài đặt ra. Nhờ sự góp ý tận tụy và hƣớng dẫn tận tình của Cô
đã giúp em hoàn thành những kiến thức về đề tài của mình.
Em xin cảm ơn đến quý thầy cô trong Bộ môn Tôn giáo học và Nhà trƣờng
đã giảng dạy cho em những kiến thức nền tảng, những hiểu biết về chuyên ngành
tôn giáo học. Đây là cơ sở và nguồn động lực quan trọng giúp em hoàn thành luận
văn, nắm vững kiến thức chuyên ngành và tự tin hơn trong những dự định sắp tới.
Em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cơ quan,
những ngƣời đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và động viên tinh
thần cho em trong khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng nhƣ trong
khoảng thời gian học tập. Nhờ vậy, mà em tự tin vững bƣớc qua từng ngày
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Do trình độ lý luận, kiến thức chuyên ngành cũng nhƣ kinh nghiệm
thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo của quý thầy cô để
em hoàn thiện kiến thức cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kiên Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2020
Tác giả
Vũ Thị Thu Trang
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI LƢỢC
PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở HUYỆN HÕN ĐẤT.........................................................8
1.1. Một số vấn đề lí luận về lễ hội.....................................................................................8
1.2. Sự hình thành, du nhập và phát triển của Phật giáo Nam tông
Khmer ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang..............................................................17
1.2.1. Quá trình du nhập của Phật giáo nam tông khmer ở huyện Hòn Đất. 17
1.2.2. Quá trình phát triển của Phật giáo Nam tông khmer ở Hòn Đất, tỉnh
Kiên Giang....................................................................................................................................20
CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG
ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN KHMER HUYỆN HÕN ĐẤT VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP ...................................................................................................................................34
2.1. Một số lễ hội Phật giáo Nam tông khmer ở huyện Hòn Đất...............34
2.1.1. Lễ Chôl Chnăm Thmây............................................................................................35
2.1.2. Lễ Sene Đôn Ta............................................................................................................43
2.1.3. Lễ Okombok...................................................................................................................49
2.2. Ảnh hƣởng của Lễ hội Phật giáo Nam tông đến một số lĩnh vực đời
sống xã hội của ngƣời dân khmer ở Hòn Đất hiện nay. .................................61
2.2.1. Ảnh hƣởng đến đời sống chính trị....................................................................62
2.2.2. Ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế........................................................................65
2.2.3. Ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa .....................................................................66
2.2.4. Ảnh hƣởng đến đời sống xã hội.........................................................................66
2.3. Khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và giá trị của
lễ hội phật giáo nam tông khmer đối với đời sống ngƣời dân khmer
huyện Hòn Đất thời gian tới................................................................................................69
5
2.3.1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến tôn
giáo và văn hóa ngƣời dân khmer. .................................................................................69
2.3.2. Giải pháp về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động lễ hội.....................71
2.3.3. Giải pháp về tuyên truyền, vận động các chức sắc, tín đồ Phật giáo
Nam tông Khmer.......................................................................................................................72
2.3.4. Giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Phật giáo nam
tông khmer....................................................................................................................................74
KẾT LUẬN............................................................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................79
PHỤ LỤC
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín
ngƣỡng và phƣơng pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là
Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới
hiện nay, có sức lan tỏa rộng rãi, đặc biệt ở Châu Á. “Phật giáo là một tôn
giáo cao siêu và trí tuệ, không ít những nhà kho học phƣơng tây đã thấy giá
trị và hết lời ca ngợi phật giáo. A.Anhxtanh cho rằng, nếu có một tôn giáo nào
đáp ứng được nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó chính là Phật
giáo. Phật giáo không chỉ đóng góp cho khoa học, mà còn là di sản văn hóa
thế giới” {26, tr. 186}. Đạo Phật với tƣ tƣởng vô thƣờng, vô ngã, nhân quả,
nghiệp báo và triết lý nhân sinh từ, bi, hỷ, xả, cứu khổ, cứu nạn, đứng về phía
ngƣời nghèo khổ trong học thuyết Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên, Bát
chính đạo gần gũi và phù hợp với triết lý đạo đức nhân sinh, cũng nhƣ phong
tục, tập quán, tín ngƣỡng của Ngƣời Việt. Quan niệm phúc đức, nhân ái, vị
tha, hòa hiếu của Phật giáo đã đƣợc đông đảo ngƣời Việt tiếp nhận. Trong
các tôn giáo du nhập vào nƣớc ta thì Phật giáo là tôn giáo bám rễ sâu nhất,
bền chắc nhất và góp phần xây dựng nên truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết gắn
bó của dân tộc ta, có vai trò quan trọng trong việc hình thành tâm lý, đời sống
tín ngƣỡng, đời sống tinh thần của con ngƣời Việt Nam. Tôn giáo nói chung
và Phật giáo nói riêng, ngoài mặt tiêu cực còn có những “hạt nhân hợp lý”
hiện vẫn còn phù hợp với xã hội. Đó là mặt văn hóa, đạo đức và đáp ứng
đƣợc yêu cầu đời sống tâm linh của con ngƣời. Đảng ta khẳng định “Phát huy
những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo” [16, tr. 165]. Phật
giáo là một trong 16 tổ chức tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc ta công nhận. Phật giao
Nam tông khmer với nhiều lễ hội đặc sắc góp phần nâng cao đời sống tinh
thần của ngƣời dân Việt Nam nói chung và của ngƣời khmer nói riêng.
1
Tỉnh Kiên Giang có 14 huyện, thị, có bờ biển chạy từ rạch Tiểu Dừa
giáp ranh với tỉnh Cà Mau đến tận Hà Tiên, giáp biên giới Campuchia. Hàng
năm, bờ biển đƣợc phù sa bồi đắp khá nhanh, mỗi năm tiến ra biển đƣợc 3m
[xem 21]. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang, Phật giáo nam
tông khmer Kiên Giang có 57 chùa, 7887 sƣ sãi và 1.071.895 tín đồ [6, tr.48].
Hòn Đất là một trong 14 huyện, thị thuộc tỉnh Kiên Giang, là 1 trong 5 huyện
thuộc vùng biên giới hải đảo, là vùng đất mang đậm tín ngƣỡng dân gian và
các tôn giáo. Đạo Phật tồn tại trong 3 cộng đồng ngƣời Việt, ngƣời Khmer và
ngƣời Hoa. Theo niên giám thống kê huyện Hòn Đất năm 2017 [27, tr. 17],
tổng dân số huyện Hòn Đất 159.419 ngƣời, trong đó ngƣời Khmer ở Hòn Đất
có dân số khá đông là 20.978 ngƣời, xếp thứ 2 (Chỉ sau ngƣời Kinh) trong cơ
cấu dân số chung của huyện và có tới khoảng 17.563 ngƣời Khmer theo đạo
Phật. Với tƣ cách là một chính giáo của ngƣời Khmer, Phật giáo Nam tông có
vai trò và vị trí quan trọng, có tầm ảnh hƣởng và chi phối lớn đến mọi lĩnh
vực đời sống từ vật chất đến tinh thần của ngƣời Khmer ở tỉnh Kiên Giang
nói chung và ở Hòn Đất nói riêng. Hiện nay, phần lớn ngƣời Khmer ở Hòn
Đất tin theo Phật giáo, lấy đó làm một trong những lẽ sống của mình, là chỗ
dựa tinh thần vững chắc để điều chỉnh hành vi, xử lý các mối quan hệ giữa cá
nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Phật giáo Nam tông khmer với
nhiều phong tục, nhiều lễ hội…, đã tạo cho ngƣời Khmer ở Hòn Đất một đời
sống tín ngƣỡng phong phú, độc đáo, mang bản sắc riêng góp phần vào sự đa
dạng trong nền văn hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, niềm tin tôn giáo nhiệt thành ấy
cũng từng bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, gây nhiều khó khăn cho
công tác giáo dục, tuyên truyền, quản lý của chính quyền, đôi lúc còn ảnh
hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Với một bề dày lịch sử
không quá dài nhƣng cũng không quá ngắn, Phật giáo Nam tông đã gia nhập
vào trong đời sống ngƣời dân Khmer nhƣ một yếu tố của truyền thống đạo
2
đức. Mặc dù còn những hạn chế nhất định, song ảnh hƣởng tích cực mà Phật
giáo Nam tông mang lại thực sự có ý nghĩa to lớn, góp phần xây dựng xã hội và
đời sống tinh thần, xây dựng nền văn hóa ngƣời dân Khmer trong giai đoạn toàn
cầu hóa và hội nhập hiện nay. Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Ảnh
hưởng của lễ hội phật giáo Nam tông đối với đời sống người dân huyện
Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng là mảng đề tài
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả ở các góc độ khác nhau. Có
thể tạm sắp xếp các nghiên cứu đó vào hai nhóm công trình sau đây:
Một là: Các công trình nghiên cứu liên quan đến Phật giáo nói chung.
Trong nhóm công trình này, trƣớc hết phải kể đến một số tác giả và tác
phẩm tiêu biểu nhƣ PGS.TS Vƣơng Xuân Tình chủ biên trong đó có bài viết
của PGS.TS Nguyễn Văn Minh trong các cuốn nhƣ: nhân học tôn giáo và tôn
giáo, tín ngƣỡng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cuốn Xung Đột Và
Giải Xung Đột Tộc Ngƣời Vùng Tây Nam Bộ, cuốn Các dân tộc ở Việt Nam
đăng trong sách: Vƣơng Xuân Tình (Chủ biên), dân tộc Khmer Tập 3 Nxb
chính trị quốc gia Hà Nội (2007); Võ Văn Dũng/Tạp chí Nghiên cứu Phật học
số 6/2016; Trần Đăng Sinh, Đào Đức Doãn có cuốn“Giáo trình Tôn giáo học”
(2005), Nxb ĐHSP Hà nội; Lƣơng Khải Siêu với cuốn “Lƣợc khảo Phật giáo
Ấn Độ” (1957), Nxb Phật học; Tác giả Thích Mật Thể với công trình “Thế
giới quan Phật giáo” (1967), Nxb Vạn Hạnh; Nguyễn Tài Thƣ (Chủ
biên,1991) với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, Nxb Viện Triết học Hà Nội.
Trong những công trình này, các tác giả đã trình bày, phân tích những tƣ
tƣởng cơ bản của Phật giáo trong quá trình hình thành, du nhập và phát triển
của nó. Từ đó đánh giá vị trí, vai trò của Phật giáo trong lịch sử tƣ tƣởng Việt
Nam. Ngoài ra, còn có các công trình của Tịnh Vân “Phật giáo và nhân sinh”
3
(2011), Nxb Hồng Đức; Thích Chúc Phú (2013), “Vài vấn đề về Phật giáo và
nhân sinh”;Nxb Hồng Đức; Hoàng Ngọc Vĩnh (2011),“Nhân sinh quan Phật
giáo qua góc nhìn của lịch sử triết học’; Nguyễn Hùng Hậu, “Một số suy nghĩ
về ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tƣ duy ngƣời Việt”, Tạp chí Triết học số
5/1996. Nhìn chung, các công trình này đều nghiên cứu về Phật giáo dƣới góc
độ nhân sinh quan và những ảnh hƣởng của nó đến đời sống tín ngƣỡng của
con ngƣời hiện nay.
Hai là: các công trình nghiên cứu liên quan đến Phật giáo Nam tông và
những ảnh hƣởng của nó đến đời sống của ngƣời Khmer Nam bộ chủ đề về
Phật giáo Nam tông và những ảnh hƣởng của nó đến đời sống tinh thần của
ngƣời Khmer Nam bộ cũng đƣợc nhiều tác giả dụng tâm nghiên cứu. Trong
mảng đề tài này, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: nghiên cứu về
Phật giáo Nam tông tác giả Nguyễn Mạnh Cƣờng có cuốn Phật giáo Khmer
Nam Bộ - Những vấn đề nhìn lại, (2008), Nxb Tôn giáo. Công trình này đã
cho thấy tƣ tƣởng tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Nam tông Khmer
(Theravada) đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngƣỡng tôn giáo của
đồng bào dân tộc Khmer và cũng đã phản ánh đƣợc những nét văn hóa độc
đáo trong văn hóa của cộng đồng ngƣời Khmer Nam Bộ. Đồng thời, công
trình Nhựt hành của ngƣời tại gia tu Phật của Tỳ khƣu Hộ Tông cùng đƣợc
ấn hành bởi Nxb Tôn giáo (2006) cũng rất đáng chú ý. Ngoài ra, còn có Kỷ
yếu Hội thảo khoa học Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc
(6/2014), Viện nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer thuộc Giáo hội Phật giáo Việt
Nam. Kỷ yếu với nhiều bài viết, tổng số hơn 200 trang đã đi vào nghiên cứu
lịch sử du nhập, phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer vào khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Sự biến đổi và những diễn biến hiện nay của Phật giáo
Nam tông Khmer trƣớc những ảnh hƣởng của điều kiện lịch sử mới. Riêng về
4
ngƣời Khmer và đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Khmer có các công trình
nghiên cứu của: Trần Ngọc Thêm, Những vấn đề văn hóa học lí luận và ứng
dụng, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2014,
trang 56. Đỗ Minh Hợp, Tôn giáo lí luận xƣa và nay, Nhà xuất bản Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, trang 285. Đỗ Minh Hợp, Tôn giáo học nhập
môn, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2009, trang 23. Đỗ Minh Hợp, Tôn giáo học
nhập môn, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2009, trang 26. Bùi Thị Hải Yến (Chủ
biên), Du lịch Cộng đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 31.
Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên), Du lịch Cộng đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, 2012, trang 31. Nguyễn Đức Lộ, Cấu hình làng xã Cộng đồng Công
Giáo bắc di cƣ tại Nam Bộ, Nhà xuất bản Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
2015, trang 30. Phan An (2010), Phật giáo tiểu thừa khmer, Tài liệu hội thảo
tôn giáo ở nam bộ; những vấn đề nổi bật, những đáp ứng của chính sách và
nghiên cứu, trang 41.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng ảnh hƣởng của lễ hội Phật giáo Nam
tông khmer đối với đời sống ngƣời dân huyện Hòn Đất hiện nay, luận văn
đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò giá trị của lễ hội Phật giáo
Nam tông trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
3.2. Nhiệm vụ
+ Trình bày khái lƣợc về quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo
Nam tông khmer ở Hòn Đất.
+ Đi sâu phân tích một số lễ hội và sự ảnh hƣởng của lễ hội Phật giáo
Nam tông khmer đối với đời sống ngƣời dân huyện Hòn Đất hiện nay.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực, phát huy
ảnh hƣởng tích cực của nó để góp phần xây dựng xã hội, phát huy giá trị của
5
lễ hội phật giáo Nam tông đối với ngƣời dân huyện Hòn Đất trong giai đoạn
toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về một số các lễ hội cơ bản của Phật giáo Nam Tông
đối với ngƣời dân huyện Hòn Đất. Phạm vi nghiên cứu về những ảnh hƣởng
của lễ hội Phật giáo Nam tông chủ yếu là các lễ hội nhƣ: Lễ Chol Chnam
Thmay, lễ Sen Đôn Ta, lễ Okombok đến đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế
của ngƣời dân Hòn Đất. Các số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu chủ yếu
lấy từ năm 2010 đến năm nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc
Việt Nam về tôn giáo. căn cứ Hiến pháp năm 2013 của Quốc hội.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp biện chứng
duy vật của triết học Mác –Lênin, các phƣơng pháp nghiên cứu của Tôn giáo
học và kết hợp với một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhƣ phân
tích và tổng hợp, lôgíc -lịch sử, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa...
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần vào công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung, Phật
giáo Việt Nam nói riêng. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu về tôn giáo.
- Về mặt khoa học: Luận văn góp phần lí giải thấu đáo hơn về lễ hội và
sự ảnh hƣởng của lễ hội lễ Phật giáo Nam tông ở Hòn Đất. Làm cơ sở cho
việc đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy đời sống của ngƣời dân
Hòn Đất phù hợp tiến trình xây dựng đất nƣớc Việt Nam ngày nay.
- Về mặt thực tiễn: Những phân tích và đánh giá về nội dung của Phật
giáo Nam tông, sự ảnh hƣởng của lễ hội trong đời sống tinh thần của ngƣời
6
dân ở Hòn Đất và những giải pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt
tích cực của nó, qua đó cung cấp cho các cấp Đảng, chính quyền, ban ngành,
đoàn thể của địa phƣơng những căn cứ khoa học để nâng cao vi trò giá trị của
lễ hội văn hóa ngƣời khmer và đề ra những chủ trƣơng, chính sách trong
công tác tôn giáo hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chƣơng, 5 tiết.
7
Chƣơng 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI LƢỢC
PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở HUYỆN HÒN ĐẤT
1.1. Một số vấn đề lí luận về lễ hội
Về khái niệm lễ hội có thể thấy rất nhiều quan điểm, trong phạm vi đề
tài nghiên cứu tác giả xin nêu một số cách hiểu về lễ hội nhƣ sau:
+ Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính
cộng đồng cao của các tầng lớp nhân dân, diễn ra trong chu kỳ về không gian
và thời gian nhất định để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trƣng về
sự kiện nhân vật đƣợc thờ cúng. Còn lễ hội tín ngƣỡng là hình thức sinh hoạt
văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cƣ trong thời gian và không
gian xác định: nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại có
tính thiêng; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con ngƣời với
thiên nhiên - thần thánh và con ngƣời trong xã hội [22, tr. 34-35].
Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trƣng của cộng
đồng xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó nhằm tôn vinh và quảng bá cho
những giá trị nhất định. Lễ hội là cuộc sống đƣợc tái hiện dƣới hình thức một
trò diễn đƣợc thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, của
tƣ tƣởng và của biểu tƣợng, vƣợt trên thế giới hiện thực.
+ Trong từ điển bách khoa Việt Nam: Lễ là hệ thống những hành vi,
động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh
những ước mơ của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả
năng thực hiện.
Còn: Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất
phát từ nhu cầu cuộc sống. Chức năng xã hội của hội là củng cố những mối
quan hệ giữa các nhóm, khẳng định tinh thần cộng đồng. Về phƣơng diện văn
8
hóa, hội có chức năng khẳng định trình độ văn hóa của một cộng đồng và giao
lƣu văn hóa trên quy mô xã hội.
Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngƣỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ
và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đƣợc tái hiện một cách rất sinh
động.
Lễ hội là một sự kiện văn hóa đƣợc tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ
hội là hoạt động tập thể và thƣờng có liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo. Con
ngƣời xƣa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ánh
hiện tƣợng đó. Tôn giáo rất có ảnh hƣởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ
hội để phô trƣơng thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo để thần linh hóa những
thứ trần tục. Nhƣng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần
giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng
hƣớng tới đối tƣợng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó
chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con ngƣời. Giúp
con ngƣời nhớ về nguồn cội, hƣớng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống
tốt lành, yên vui.
Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu: khái niệm lễ hội phật
giáo là hình thức sinh hoạt tôn giáo mang tính cộng đồng của ngƣời theo Phật
giáo, là một phƣơng thức biểu hiện đức tin của ngƣời Phật tử diễn ra vào một
khoảng thời gian nhất định nào đó và mang tính chất kỷ niệm nào đó đối với
Phật giáo.
Nhƣ vậy lế hội Nam tông Khmer dƣợc hiểu là: hình thức sinh hoạt tôn
giáo mang tính cộng đồng của ngƣời theo Phật giáo Nam tông Khmer, là một
phƣơng thức biểu hiện đức tin của ngƣời Phật tử diễn ra vào một khoảng thời
gian nhất định nào đó và mang tính chất kỷ niệm nào đó đối với Phật giáo
Nam tông Khmer
9
* Bản chất của lễ hội
Lễ hội là một hoạt động văn hóa của từng cộng đồng ngƣời, phản ánh
trình độ tổ chức xã hội. Lễ hội bao giờ cũng thể hiện sự ƣớc vọng, niềm tin về
cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng ngƣời vào hiện tại và tƣơng lai, hoài niệm
quá khứ, gợi về cội nguồn dân tộc.
Trong xã hội phong kiến, nhà nƣớc và các tôn giáo luôn tạo dựng củng cố
những lễ hội để khẳng định trật tự xã hội, uy quyền và sự linh thiêng tôn giáo.
Tính giai cấp của lễ hội thể hiện ở sự phân cấp quyền lợi của ngƣời tham gia.
Thƣờng thì ngƣời dân chỉ tham gia các trò diễn, còn nghi lễ chính thức vẫn do
quan viên phụ trách. Tuy nhiên, về mặt quyền lợi nhƣ hƣởng các phần thƣởng,
lễ vật cúng thần thì thƣờng không phân biệt mà có tính cộng đồng, ai tham gia sẽ
đƣợc chia phần và đƣợc thƣởng nếu chiến thắng trong các hội thi.
Lễ hội luôn duy trì liên tục qua các thời đại, nó vừa nối tiếp truyền
thống vừa mang yếu tố thời đại. Dù muốn hay không, lễ hội đều phải chịu ảnh
hƣởng của chế độ xã hội. Mỗi xã hội đều có ảnh hƣởng và tác động nhiều
hay ít đến sinh hoạt, tập tục, lối sống. Xã hội hiện đại với nếp sống hiện đại ít
nhiều đã tạo nên một số thói quen sinh hoạt mới, khác với lối sống và thói
quen cũ. Nhƣng nó có duy trì và tồn tại đến thế hệ sau hay không là tùy thuộc
vào sự ƣu việt của nó, tùy vào sự chấp nhận và thích nghi của thế hệ mới. Sự
phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy sự thay đổi và hình thành những nếp sống và
lễ hội hiện đại. Có những lễ hội mới phát sinh trong xu thế hội nhập và phát
triển của xã hội, do tác động của sự phát triển các ngành nghề và sự mở rộng
quy mô kinh doanh nhƣ lễ hội hoa, lễ hội trà, lễ hội cà phê, lễ hội trái cây,...
Lễ hội của ngƣời Khmer gồm 2 loại là lễ hội dân tộc và lễ hội tôn giáo.
Lễ hội dân tộc là những ngày lễ bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
cũng nhƣ cuộc sống lao động của dân chúng, tuy nhiên, trong quá trình phát
triển thì những lễ hội này thƣờng bị pha trộn với những yếu tố tôn giáo [Xem
10
8]. Những lễ hội dân tộc lớn trong năm của ngƣời Khmer gồm: lễ Vào năm
mới (Chôl chnam thmây) - thƣờng tổ chức vào giữa tháng 4 Dƣơng lịch tức
đầu tháng Chét của ngƣời Khmer, lễ cúng ông bà (Đôn - ta) - tổ chức vào 3
ngày từ 29-8 đến 1-9 Âm lịch, lễ cúng trăng hay lễ cúng cốm dẹp (Ók om
bok) - tổ chức ngày 15-10 Âm lịch. Lễ hội tôn giáo của ngƣời Khmer ngày
nay đều gắn với Phật giáo Nam tông. Những lễ hội tôn giáo định kỳ hàng năm
đó là: Lễ phật đản (Lễ phật đản của ngƣời Khmer tổ chức vào rằm tháng 5
Âm lịch khác với ngày lễ phật đản của Phật giáo đại thừa: 8-4 âm lịch); lễ đặt
cơm vắt (từ ngày 15 đến 30-8 Âm lịch); lễ ra hạ (14 và 15-9 âm lịch); lễ dâng
y (từ 14-9 đến 15-10 Âm lịch). Ngoài ra còn có những ngày lễ không định kỳ
nhƣ lễ an vị tƣợng Phật và lễ kết giới [xem 19].
* Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu
khác nhau và còn nhiều vấn đề còn tranh luận. Dù nghiên cứu văn hoá dƣới
góc độ nào thì văn hoá vẫn có những nội dung cơ bản của nó.
Mặc dù ra đời sớm trong ngôn ngữ Phƣơng Tây cũng nhƣ Phƣơng
Đông nhƣng phải đến thế kỷ XVIII, từ “văn hóa” mới đƣợc đƣa vào khoa
học, sử dụng nhƣ một thuật ngữ khoa học. Từ đó đến nay khái niệm văn hóa
đƣợc nhiều ngƣời đề cập.
Các nhà đạo đức học coi văn hoá là đạo đức, các nhà tôn giáo học coi
văn hoá là phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, các nhà dân tộc học coi văn hoá
là hình thức biểu hiện đời sống của các tộc ngƣời,… Tính đa nghĩa của khái
niệm văn hoá không chỉ có trong nhận thức lý luận mà còn là thực tiễn. Văn
hoá là khái niệm đang vận động, mang tính lịch sử, biến đổi cùng các thời đại
trong lịch sử. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm định nghĩa về văn hoá, mỗi
định nghĩa đi vào một khía cạnh khác nhau của văn hoá.
11
Khái niệm văn hóa của Trần Ngọc Thêm: [30, tr. 56] “Văn hóa là một
hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con người sáng tạo ra và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Năm 2002, tổ chức UNESCO đã đƣa ra khái niệm về văn hóa nhƣ sau:
“Văn hóa nên đƣợc đề cập đến nhƣ là một tập hợp những đặc trƣng về tâm
hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay của một nhóm
ngƣờitrong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật cả cách sống,
phƣơng thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tới văn hóa, Ngƣời đƣa ra
khái niệm về văn hóa nhƣ sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích cuộc sống
loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ta ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó đƣợc gọi là văn hóa” [26, tập 4].
Các tác giả trong sách Tôn giáo lý luận xƣa và nay cho rằng: “Tôn giáo
biểu hiện là một trong những lĩnh vực của văn hóa tinh thần. Với quan niệm
như vậy, thì tôn giáo và văn hóa không tách biệt và xa lạ nhau, tôn giáo
không vượt ra ngoài khuôn khổ của văn hóa, không bị mất đi những đặc điểm
vốn có của nó với tư cách là một hiện tượng văn hóa. Mặt khác, chỉnh thể văn
hóa không thể thiếu tôn giáo, không đánh mất nó, giữ lại nó trong mình,
không thu hẹp nội dung và không gian của nó” [23, tr. 285]
Tóm lại Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần đƣợc
con ngƣời sáng tạo và lƣu giữ trong quá trình lịch sử.
* Khái niệm cộng đồng
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng đƣợc sử dụng một cách
tƣơng đối khá rộng rãi, nhằm chỉ nhiều đối tƣợng có những đặc điểm tƣơng
12
đối khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Danh từ cộng đồng đƣợc sử dụng
cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng-xã, hay một nhóm xã hội nào đó
có những đặc tính xã hội chung về tâm thức và lý tƣởng xã hội, hay về lứa
tuổi, giới, hay về nghề nghiệp, về thân phận xã hội.
Từ đó có thể khẳng định rằng, khái niệm cộng đồng đƣợc hiểu dƣới
nhiều chiều kích khác nhau nhƣ: cộng đồng, tập thể, nhóm… và ở Việt Nam
khái niệm đƣợc sử dụng khá phổ biến là làng-xã, thôn, ấp… cũng đƣợc xem
nhƣ loại hình cộng đồng.
Theo J.Hfichter: “Cộng đồng là một tập thể ngƣời nhất định trên một
lãnh thổ kinh tế và văn hóa bao gồm các yếu tố:
+ Tƣơng quan cá nhân mật thiết với nhau, tƣơng quan này đôi khi
đƣợc gọi là tƣơng quan mặt đối mặt, tƣơng quan thân mật.
+ Có sự tình nguyện hi sinh đối với những giá trị đƣợc tập thể coi là
cao cả và có ý nghĩa.
+ Có ý thức với mọi thành viên trong tập thể”
Theo Nguyễn Hữu Nhân, sách Du lịch cộng đồng, Nhà xuất bản giáo
duc Việt Nam do Bùi Thị Hải Yến chủ biên, thì [31, tr.31] “Cộng đồng là
những cộng đồng đƣợc gọi tên nhƣ đơn vị làng, bản, xã, huyện...những
ngƣời chung về lí tƣởng xã hội, lứa tuổi, giới tính, thân phận xã hội. Khái
niệm cộng đồng có hai nghĩa:
- Là một nhóm dân cƣ cùng sinh sống trong một địa phƣơng nhất định,
có cùng giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.
- Là một nhóm dân cƣ có cùng mối quan tâm. [31, tr. 31]
- Theo Nguyễn Đức Lộ, nghiên cứu về cộng đồng là “nghiên cứu các
đặc trƣng văn hóa biểu thị qua các mặt: tôn giáo – tín ngƣỡng, phong tục tập
quán, cách giao tiếp ứng xử, khả năng chinh phục thiên nhiên, khả năng sáng
tạo nghệ thuật, tính cách tâm lý của cƣ dân trong cộng đồng” [25, tr.30].
13
Đặc biệt, theo quan niệm của Marxist thì: “Mối liên hệ qua lại giữa các
cá nhân, đƣợc quyết định bởi các lợi ích chung của các thành viên có sự
giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con ngƣời hợp
thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt
động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, hệ giá trị và
chuẩn mực, nền sản xuất, sự tƣơng đồng về điều kiện sống cũng nhƣ các
quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phƣơng tiện hoạt động”.
Tóm lại, các hình thức tổ chức của con ngƣời đều là kiểu cộng đồng,
nó chỉ khác nhau ở thời gian và không gian, cũng nhƣ nội dung lợi ích của
việc liên kết. Cụ thể đó là hình thức tổ chức, cộng đồng dân cƣ đƣợc xếp theo
thứ bậc, theo tộc ngƣời, quốc gia và cuối cùng là loài ngƣời.
* Đặc trƣng của cộng đồng
Theo Ferdinand Tonnies, cộng đồng có các đặc trƣng sau: “Thứ nhất,
những quan hệ xã hội nào mang tính chất tinh thần, thân thiện, mang độ cố kết
có ý nghĩa tự nhiên thì đấy là tính cộng đồng. Thứ hai là tính bền vững. Tính
cộng đồng đƣợc khẳng định theo dòng chảy của lịch sử. Thời gian có một vai
trò là yếu tố kết dính các thành viên trong cộng đồng. Thứ ba là tính cộng
đồng khi đƣợc xét từ quan điểm đánh giá và vị thế xã hội của các thành viên
xã hội thì đó là vị thế xã hội đƣợc gán sẵn nhiều hơn là vị thế phấn đấu mà có
đƣợc. Cuối cùng, tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ là quan niệm cơ bản và
mang cả hai đặc trƣng: dòng họ là huyết thống và dòng họ trở thành khuôn
mẫu văn hóa của sinh hoạt cộng đồng”.
Cộng đồng làng xã đƣợc xem là nơi cƣ trú truyền thống lâu đời của
ngƣời Việt, và nó cũng chính là chủ đề nghiên cứu của các nhà sử học, dân
tộc học, nhân học...
Ở Việt Nam, nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi là ngƣời đầu tiên cố gắng
hệ thống hóa một cách đầy đủ về cơ cấu tổ chức xã hội làng Việt. Theo ông,
14
tổng thể cơ cấu xã hội ở làng-xã cổ truyền đƣợc tạo thành bởi năm hình thức
tập hợp ngƣời nhƣ sau:
Tập hợp ngƣời theo địa vực: chính loại hình tập hợp này đã hình thành
lên tổ chức ngõ, xóm. Tuy những phân thể này chỉ là mặt cƣ trú của làng xã,
nhƣng cũng có đời sống lối sinh hoạt và đời sống riêng.
Tập hợp ngƣời theo huyết thống – họ tộc: Dòng họ là tập hợp những
ngƣời đang sống và cả ngƣời đã chết, nó đƣợc liên kết với nhau bằng dòng
máu và có chung vị thủy tổ.
Tập hợp theo lớp tuổi: Giáp là loại hình tổ chức nằm giữa hai cực địa
vực và huyết thống. Giáp là tổ chức dành riêng cho nam giới. Quan hệ và vị
trí của các thành viên trong giáp đƣợc xác định dựa trên tuổi tác của ngƣời
đó. Trong mối tƣơng quan với cơ cấu tổ chức xã hội của làng Việt cổ truyền,
giáp đƣợc coi là tổ chức năng động nhất, đảm nhiệm nhiều vai trò và chức
năng nhất trong đời sống làng - xã.
Tập hợp ngƣời trong bộ máy chính quyền ở cấp xã: đó chính là loại
hình tập hợp theo địa vị xã hội. Nhƣng đến thời nhà Nguyễn thì bộ máy chính
quyền cấp cơ sở đã đƣợc hình thành với ba tổ chức Dân hàng xã: gồm toàn bộ
cƣ dân nam giới từ 18 tuổi trở lên.
Tập hợp ngƣời trong những tổ chức dựa trên lòng tự nguyện tham gia
của từng cá nhân - phe, hội, phƣờng: mục đích của tập hợp này là tƣơng trợ
nhau, đáp ứng những nhu cầu về tinh thần.
Trong khi đó, Tô Duy Hợp, Lƣơng Hồng Quang trong công trình Phát
triển cộng đồng lý thuyết và thực tiễn, cho rằng cần phải phân tích trên một
chiều kích khác về cộng đồng, đó là chỉ ra các thành phần tạo lập nên một
cộng đồng. Theo hai tác giả này, những cuộc nghiên cứu tại khắp nơi trên thế
giới cho thấy có một số yếu tố chính của cộng đồng là địa vực, yếu tố kinh tế
hay nghề nghiệp, và cuối cùng là các yếu tố có tính văn hoá. Những yếu tố
15
này tạo ra sự cố kết cộng đồng từ những đặc điểm chung, mà các thành viên
có thể chia sẻ với nhau.
Đối với thực tế, nhân loại thƣờng tổ chức đời sống dựa theo ba nguyên
tắc cơ bản sau: dòng dõi, cùng cƣ trú, cùng lợi ích, từ đó chúng ta thấy rằng
làng xã Việt thích hợp với ba nguyên lí cơ bản trên, vừa có huyết thống, láng
giềng và vừa có cùng lợi ích. Tuy khác nhau về quy mô, nhƣng làng Việt ở ba
miền đều là nơi cƣ trú của những cộng đồng có chung huyết thống, hoặc cùng
quê, và đặc biệt có cùng một không gian xác định. Tuy nhiên, do quá trình
lịch sử, hay do sự mở rộng lãnh thổ, nên từ đó việc hình thành, cũng nhƣ quá
trình diễn ra cũng khác nhau ở các vùng.
Những làng ở Bắc bộ có nguồn gốc từ thời nguyên thủy – cái nôi nền
văn minh lúa nƣớc. Bởi vì việc phát triển của làng xã Việt, nó không phá vỡ
hoàn cơ cấu tổ chức của lãng xã cũ, do đó nó vẫn mang những tàn dƣ của
công xã nông thôn, do chƣa có tƣ hữu. Tình hình này còn biểu hiện rất rõ ở
các tộc ngƣời thiểu số ở Trƣờng Sơn (Tây Nguyên) trong những thập niên
gần đây. Ngƣời Việt trong quá trình Nam tiến đã mở rộng biên cƣơng, xác
lập chủ quyền, cũng là lúc hình thành những điểm tụ cƣ và trở thành làng.
Đối với làng xã Nam bộ cũng mang nét chung của làng xã Bắc bộ, đó là
nơi của ngụ của của cộng đồng ngƣời Việt có mối quan hệ về huyết thống
hoặc cùng quê. Các làng Việt Nam bộ đƣợc hình thành muộn hơn nhiều so
với làng Việt Bắc bộ nên không có làng-xã cổ truyền nhƣ các làng Việt Bắc
bộ.
Chính vì vậy, làng Việt Nam bộ đƣợc hình thành trên cơ sở tái sản xuất
cấu trúc cộng đồng trên nền tảng ký ức của những lƣu dân.
Ngoài kết cấu cộng đồng dựa trên huyết thống, hàng xóm, láng giềng,
cùng thân phận lƣu vọng, thì trong quan hệ tôn giáo, sự kết cấu cộng đồng
còn dựa trên niềm tin tôn giáo, chính niềm tin này là yếu tố quyết định tính
16
chất bền vững cho sự trƣờng tồn của cộng đồng. Cùng chung một niềm tin tín
ngƣỡng-tôn giáo là sự chia sẻ những ƣớc nguyện về mặt tinh thần, tạo nên sự
thống nhất tinh thần, củng cố nền tảng đạo lý chung tại cộng đồng. Các tôn
giáo lớn cùng với hệ thống giáo lý, giáo hội và giáo đoàn đã góp phần củng cố
sự đoàn kết cộng đồng bằng sự chặt chẽ về tổ chức, những “áp chế” của hệ
thống giáo lý, của tầng lớp giáo sĩ và tinh thần tự nguyện của tín đồ cũng đã
tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng. Trong thực tiễn, các tín ngƣỡng dân
gian và tôn giáo lại có sự lồng ghép với nhau trên một số nguyên lý, từ đó,
thống nhất về mặt lịch sử các niềm tin của ngƣời dân, tránh những xung đột,
tạo ra những sức mạnh cố kết cộng đồng mới, có tính hiệu quả mạnh mẽ.
Nhƣ vậy, cộng đồng làng xã cổ truyền của ngƣời Việt không chỉ vừa
bảo lƣu các yếu tố của công xã nông thôn có từ thời nguyên thủy, mà còn còn
tồn tại trong xã hội có giai cấp và đẳng cấp dƣới sự quản lý của nhà nƣớc, vì
thế bên cạnh những thiết chế xã hội mang tính cộng đồng phi quan phƣơng
thì các thiết chế nhà nƣớc và quan hệ giai cấp đẳng cấp chi phối rất mạnh mẽ
gắn liền với lợi ích và quyền lực của các nhóm xã hội khác nhau.
Một trong các nghiên cứu về làng xã Việt của các nhà khoa học xã hội,
thì không ít đã vận dụng lý thuyết theo cấu trúc – chức năng luận của
Radcliffe Brown, chẳng hạn nhƣ nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi khi nghiên
cứu “Cơ cấu làng của làng Việt cổ truyền Bắc bộ”.
1.2 Sự hình thành, du nhập và phát triển của Phật giáo Nam tông
Khmer ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
1.2.1. Quá trình du nhập của Phật giáo nam tông khmer ở huyện
Hòn Đất.
Ngƣời khmer ở Nam bộ với Ngƣời khmer ở Campuchia là đồng tộc, có
nhiều nét tƣơng tự về lịch sử văn hóa và tộc ngƣời. Trƣớc khi di cƣ đến
vùng đất Nam bộ của Việt Nam, ngƣời khmer đã tiếp nhận phật giáo tiểu thừa
đƣợc truyền từ Ấn độ qua nhiều nẻo đƣờng khác nhau [1, tr. 41].
17
Ở Tây Nam bộ, ngƣời Chăm, ngƣời khmer, ngƣời Hoa đã có lịch sử lâu
đời với tổ quốc Việt Nam, là thành viên trong 54 dân tộc anh em đã cố kết với
nhau trong truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn
hóa riêng. Cái bản sắc đó cần đƣợc duy trì và phát triển. Đánh mất cái bản sắc
đó thì cũng có nghĩa là đánh mất cả dân tộc [5, tr. 15].
Theo một số tài liệu nghiên cứu, ngƣời Khmer là một tộc ngƣời sinh
sống từ rất lâu đời ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, còn gọi là đồng
bằng Nam bộ. Vùng đất Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang). Vào năm 1679,
Mạc Cửu ngƣời Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, một di thần nhà
Minh, không thần phục nhà Thanh, nên đã dong thuyền sang Chân Lạp, rồi
đến Phƣơng Thành (Trúc Phiên Thành) hay gọi là Man Khảm đã đƣợc vua
Lê, Chúa Nguyễn cho định cƣ tại vùng đất mới. Ngài đã chiêu mộ cƣ dân lƣu
dân các dân tộc, Việt, Khmer, Hoa khai khẩn đất hoang, lập ra các thôn xã:
Rạch Giá, Cà Mau, Cần Bột, Cần Vọt, Phú Quốc, Vũng Thơm. Tƣơng truyền,
thƣờng có nàng Tiên đi lại trên ung nên gọi là Hà Tiên, ngƣời Khmer gọi là
Tà Ten.
Dƣới thời vua Lê Hiển Tông (1705), Chúa Nguyễn Phúc Chu, Mạc
Cửu đã dâng phần đất Hà Tiên cho Triều đình và Chúa Nguyễn, đƣợc vua Lê,
Chúa Nguyễn chấp nhận và phong làm Tổng trấn Hà Tiên, Tƣớc Cửu Ngọc
Hầu. Kể từ đó, Hà Tiên là phần đất cuối cùng của phƣơng Nam thuộc về Đại
Việt. Mạc Cửu là một phật tử thân tín của Hòa thƣợng Hoàng Long (Hoằng
Long) từ Quy Nhơn vào Hà Tiên hành đạo khoảng năm 1705-1715, trụ trì
chùa Núi Bạch Tháp, viên tịch năm 1737, nhập tháp tại chùa núi Bạch Tháp
(núi Vân Sơn). Năm 1730, Mạc Cửu đã xây dựng chùa Tam Bảo để phụng thờ
Tam bảo Phật – Pháp – Tăng và để làm nơi tu dƣỡng cho mẹ già là bà Thái
Thị.
18
Năm 1736, sau khi Mạc Cửu mất (1735), con là Mạc Thiên Tích (Tứ)
kế nghiệp, đƣợc vua Lê Túc Tông phong chức Đô Đốc Trấn thủ Hà Tiên.
Năm 1750, Ngài cho xây dựng chùa Phù Cừ (Phù Dung) cho bà Thứ Cơ Phù
Cừ sau khi xuất gia, có nơi tu hành tụng Kinh niệm Phật. Có thể nói, ba ngôi
chùa Bạch Tháp, Tam Bảo, Phù Dung là cơ sở tự viện đƣợc xây dựng đầu
tiên và Hòa thƣợng Hoàng Long là vị Thiền sƣ mang đạo Phật đến Hà Tiên-
Kiên Giang trong những ngày đầu bình minh của Phật giáo xứ Phƣơng Nam.
Tỉnh Kiên Giang theo thống kê năm 1989 có 145.496 ngƣời Khmer,
chiếm tỷ lệ 12% dân số, phân bố rải rác khắp các huyện trong tỉnh. Trong đó
ngƣời Khmer phân bố đông nhất ở các huyện: Châu Thành có 32.000 ngƣời,
Gò Quao có 21.610 ngƣời, Giồng Riêng có 16.190 ngƣời, Hà Tiên có 16.409
ngƣời, An Biên có 8.210 ngƣời và thị xã Rạch Giá có 8.032 ngƣời. Đây là
hai tỉnh giáp biên giới với Campuchia, ngƣời Khmer ở đây xây ung phum sóc
trên đồi hay trên các giồng ven kinh trong những vùng đất thấp hoặc ven chân
núi quanh dãy Bảy Núi.
Cuốn lịch sử Đảng bộ Hòn Đất ghi rõ, Hòn Đất (trƣớc là Châu Thành
A) là một huyện lỵ của tỉnh Rạch Giá. Hòn Đất là huyện nằm giữa Hà Tiên và
Rạch giá, là khu vực gần biên giới Campuchia, dân tộc Khmer di dân đến Hòn
Đất sinh sống khá đông. Là 1 một huyện có nhiều chùa Nam Tông và có đông
ngƣời khmer sinh sống, ít nhiều bà con kể cả ngƣời kinh, ngƣời Khmer theo
đạo Phật.
Tóm lại, sự du nhập phật giáo Nam tông vào Hòn Đất, Kiên Giang
đƣợc hình thành gắn liền với các cuộc chiến tranh chống giặc xâm lƣợc, các
cơ sở thờ tự trong tỉnh cùng tăng, ni, phật tử đã có nhiều đóng góp cho địa
phƣơng xây dựng nông thôn mới. Qua những minh chứng trên, có thế thấy
rằng Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer đƣợc truyền bá vào Hòn Đất –
Kiên Giang từ rất sớm đồng thời có thể khẳng định rằng quá trình du nhập của
19
Phật giáo Nam tông vào Hòn Đất – Kiên Giang gắn với với quá trình du nhập
của ngƣời Khmer vào Nam bộ nói chung, vào Hòn Đất nói riêng.
1.2.2. Quá trình phát triển của Phật giáo Nam tông khmer ở Hòn
Đất, tỉnh Kiên Giang.
+ Từ khi du nhập vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung,
vào Kiên Giang và huyện Hòn Đất nói riêng, Phật giáo Nam tông đã trải qua
nhiều thăng trầm, biến cố, nhƣng nhìn chung hệ phái tôn giáo này vẫn phát
triển cùng với sự phát triển của vùng đất này. Hòn Đất là huyện đứng hàng
thứ 2 trong 15 huyện thuộc tỉnh Kiên Giang có đông đồng bào Khmer và phật
tử. Phật giáo Nam tông ở đây đã phát triển trong thế ổn định và đồng hành
cùng dân tộc. Phật giáo Nam tông ở Hòn Đất khá phát triển với hệ thống …
chùa thờ Phật, chủ yếu tập trung ở thị trấn Hòn Đất, Sóc Sơn, Sơn Kiên, Lình
Huỳnh và Thổ Sơn. Cuộc sống của ngƣời Khmer tuy đƣợc Đảng, Nhà nƣớc
quan tâm chăm lo nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, am
hiểu về pháp luật kém, dễ bị các phần tử xấu xúi giục, lôi kéo chống phá Nhà
nƣớc. Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tận tình quan tâm chăm sóc
đến ngƣời Khmer, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của
Trung ƣơng quy định đối với đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông
Khmer, các ngày lễ lớn nhƣ Phật đản, tết Nguyên đán, tết và các ngày lễ lớn
của đồng bào Khmer, tỉnh và huyện đều tổ chức đoàn đến thăm, chúc mừng,
tặng quà. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Cƣờng viết trong cuốn Phật giáo Khmer
nam bộ-những vấn đề nhìn lại (2008), Nhà xuất bản tôn giáo thì:
Đời sống tu tập của sƣ sãi: Theo truyền thống, những quy định trong tu
học của chi phái Mohamikay (Bình dân) chặt chẽ hơn, nghiêm ngặt hơn chi
phái Thommayutt (Hoàng Gia). Theo truyền thống tu hành của Phật giáo Nam
tông, mọi đàn ông ngƣời Khmet là tín đồ Phật giáo thì phải vào chùa tu học
để đền ơn ông bà cha mẹ.
20
Thiền theo Từ điển Phật học của Đoàn Trung Còn đƣợc giải thích:
Thiền là tiếng Phạn, kêu trọn nghĩa là Thiền na (Dhyana) cũng còn gọi theo
nghĩa: Thiền định, Tham thiền, Tƣ duy. Tiếng ấy có thể dùng là danh từ hay
động từ”. Thiền là sự suy xét, thầm nghĩ về đạo lý. Thiền cho lâu dài, cao viễn
kêu là nhập định, đại định (tiếng phạm: Samadhi). Nhƣ vậy kêu là Thiền định
[12, tr.1361].
Về quan hệ xã hội: chi phái Mohamikay (Bình dân) thƣờng co cụm, ít
quan hệ xã hội nên nguồn lực và sự ủng hộ còn hạn chế.
+ Trong quá trình tồn tại và phát triển Phật giáo Nam tông ở Hòn Đất
luôn nêu cao tinh thần Từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha, lấy đó làm phƣơng tiện để
giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp để phụng sự Tổ quốc, Giáo hội.
Chức sắc, nhà tu hành, phật tử ở đây luôn có truyền thống đoàn kết, cùng
nhau xây dựng giáo hội vững mạnh, hành đạo đúng phƣơng châm “Đạo pháp
– Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Các chùa khmer, các sƣ sãi ngƣời khmer mở các
lớp dạy chữ khmer, cùng với việc dạy chữ, nhà sƣ Khmer còn tập trung truyền
dạy đạo lý, tri thức làm ngƣời cho Phật tử và ngƣời dân trong phum, sóc để họ
có đƣợc “cái tâm làm ngƣời đúng đạo”, vững bƣớc trong con đƣờng
ăn ở nơi trần thế [xem 20]. Thông qua các giai thoại, truyền thuyết Phật giáo
về tiền kiếp, nhân đức, các vị sƣ đã chuyển tải thông điệp cuộc sống đến cộng
đồng dân tộc Khmer, góp phần giáo dục văn hóa ứng xử và nhân cách sống
cho họ.
Nhìn chung với những chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nƣớc và sự
quan tâm hƣớng dẫn, tạo điều kiện các cấp ủy, chính quyền, mặt trận trong
tỉnh, các hoạt động tôn giáo của Phật giáo hệ phái Nam tông diễn ra khá ổn
định, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời Khmer ở
nơi đây.
21
+ Một điểm nổi bật là Phật giáo Nam Tông khmer có sự ảnh hƣởng
từ tín ngƣỡng, phong tục, tập quán
Tôn giáo có thể là tiền đề của lễ hội. Điều này dễ nhận thấy qua các lễ
hội của ngƣời Khmer Nam bộ. Đa số các lễ hội của ngƣời Khmer đều mang
dấu ấn của Phật giáo. Các lễ hội (dù bắt nguồn từ Phật giáo hay từ dân gian)
đều thể hiện rõ vai trò của nhà sƣ và ngôi chùa Khmer. Lễ hội là nơi gửi gấm
niềm tin và ƣớc vọng của con ngƣời nhất là khi cuộc sống còn gặp nhiều khó
khăn, bế tắc. Trong chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn là chỗ dựa tinh thần
của lễ hội, qua đó góp phần giúp con ngƣời thêm sức mạnh củng cố niềm tin
vƣơn tới chân, thiện, mỹ, lạc quan hƣớng tới tƣơng lai. Tôn giáo cũng chính
là nội dung cơ bản mà lễ hội hƣớng đến. Có thể coi lễ hội là hình thức, còn
tôn giáo là nội dung. Trong lễ hội hàm chứa yếu tố tôn giáo, con ngƣời
hƣớng tới cái thiêng, xem là cứu ánh để tôn kính, ngƣỡng mộ... Trong không
gian trang nghiêm của lễ hội, qua các nghi lễ, hành vi tôn giáo đƣợc thể hiện
nhƣ nhu cầu cần thiết của con ngƣời. Chính vì vậy, khi nói đến lễ hội tôn
giáo là nói đến lễ hội gắn với niềm tin, tín ngƣỡng.
Bên cạnh đó văn hóa tôn giáo cũng bị ảnh hƣởng bởi tín ngƣỡng dân
gian, cụ thể:
 Lễ hội tín ngƣỡng dân gian hình thành văn hóa tôn giáo Khmer
Lễ cắt tóc trả ơn mụ (Pithi kat sâk bâng kâk ch' mâp): Trẻ con sau khi
sinh đƣợc 7 ngày thì cha mẹ tổ chức một buổi lễ gọi là lễ cắt tóc trả ơn mụ, để
cắt tóc, cạo đầu hay đặt tên và cột tay cầu chúc cho nó mau lớn, mạnh khỏe và
sống lâu. Đồng thời, ngƣời mẹ cũng tạ ơn và trả ơn bà mụ đã giúp đỡ trong
ngày sinh đẻ. Trƣớc khi làm lễ, ngƣời ta sửa soạn hai mâm cơm, nấu chè
đƣờng và thêm một thúng lúa mà ngƣời Khmer gọi là “Chơn thbâung” rồi
mời bà con, họ hàng lại cùng cúng tổ tiên, kế đó họ cạo đầu hay cắt tóc cho
đứa trẻ và lấy chỉ cột tay chúc sức khỏe cho nó.
22
Về phần cúng bà mụ thì họ sắp xếp một cái thùng đựng lúa, một cái Sla
chôm, một trái dừa, một nải chuối, một vài mét vải, một chai rƣợu, một con
gà luộc… rồi để ngƣời mẹ ngồi cạnh cúng bà mụ, sau đó biếu bà mụ các vật
cúng đó và một ít tiền. Lễ này thƣờng chỉ tổ chức gói gọn trong một buổi
sáng, tuy nhiên ở nhiều nhà khá giả thì có thể kéo đài đến chiều. Lễ này ngày
nay không còn phổ biến ở một số tỉnh Nam bộ và thƣờng đƣợc tổ chức chung
với lễ đầy tháng với ý nghĩa mừng cháu bé đã thích nghi đƣợc với môi
trƣờng sống bên ngoài cơ thể mẹ.
 Lễ giáp tuổi (Pithi kat chup)
Khi đứa con trai đƣợc đúng 12 tuổi tức là đƣợc đúng một con giáp, gia
đình ngƣời Khmer tổ chức một buổi lễ gọi là “lễ giáp tuổi” để cúng trả ơn
thần thánh đã giúp họ nuôi con qua đƣợc một con giáp; đồng thời cũng để xua
đuổi ma quỷ không cho đến gần đứa trẻ để cho nó khoẻ mạnh. Trƣớc hết, họ
chuẩn bị cơm, mời ông lục đến tụng kinh, vẩy nƣớc cho đứa trẻ để giúp đứa
trẻ khỏe mạnh ma quỷ không đám đến gần. Sau đó, ngƣời ta mời ông lục
dùng bữa cơm khi kết thúc lễ vào buổi sáng.
 Lễ lên nhà mới (Pithi lơng phteah thmei)
Sau khi cất nhà mới, ngƣời Khmer làm lễ để vào nhà mới với mục
đích ở nhà mới cho đƣợc vui vẻ hạnh phúc. Họ còn mời hai ông bà có tuổi,
đầy đủ sức khoẻ giả vờ làm chủ nhà mới, còn chủ nhà thật sự thì đóng vai
ngƣời đi đƣờng xa đến nhà mới xin ở đợ. Họ mang theo quần áo, đồ đạc,
dụng cụ cùng với vợ con đến ở. Chủ nhà cho ở và tìm cách biến họ thành chủ
nhà thay thế họ (ông bà già). Khi đó, ông bà sẽ nói là ông bà đã già, lại muốn
đi kiếm ăn nơi xa mà không có con cái để giữ cửa nhà và của cải cho nên
đƣợc những ngƣời này đến xin ở đợ thì ông bà mừng lắm, muốn để cho họ
trông coi nhà cửa và của cải dùm.
23
Sau đó, ông bà đem hai mâm cơm cúng tổ tiên, cột tay những ngƣời
nhận là chủ nhà mới thay thế mình, chúc họ ở trong nhà mới đƣợc khoẻ
mạnh, trăm năm hạnh phúc. Họ cũng mời ông lục đểu tụng kinh cầu an xong
mới chấm dứt buổi lễ. Lễ này, về mặt ý nghĩa ngày nay đã có sự thay đổi lớn.
Theo đó, về hình thức, lễ đƣợc tổ chức gần giống với lễ “tân gia” của ngƣời
Việt tức là tổ chức một tiệc để thông báo với láng giềng, thân thuộc về ngôi
nhà mình vừa xây dựng xong.
Về mặt nội dung thì các thủ tục nêu trên hầu nhƣ đã dƣợc giản lƣợc
hết, mọi ngƣời cùng ăn uống vui vẻ, tụng kinh cầu phúc cho gia chủ. Về ý
nghĩa, đối với ngƣời chủ là sự đánh dấu những thắng lợi của một quá trình lao
động, đối với khách là sự chia vui, chúc mừng gia chủ hạnh phúc, làm ăn
ngày càng tiến tới.
 Lễ cúng ông tà (Pithi đâun lơng neaka)
Tục thờ cúng ông tà cũng nhƣ các vị thần trong thiên nhiên (mƣa, gió,
sấm chớp ...) đã chiếm một địa vị quan trọng trong đời sống của ngƣời nông
dân Khmer. Neakta còn gọi là ông tà là các vị thần địa phƣơng của ngƣời
Khmer. Những ông tà này phụ trách từng khu vực hoặc lớn hoặc nhỏ và tuỳ
nơi ông cai quản mà ngƣời ta có những tên gọi khác nhau: Neakta sre - ông tà
giữ thửa ruộng; Neakta vatt - ông tà giữ chùa; Neakte peam beo - ông tà ngã
ba sông… Ông tà có nhiệm vụ trông coi sức khỏe và sự thịnh vƣợng ở những
nơi mà ông gìn giữ. Ông chịu trách nhiệm về những chuyện xảy ra ở đó nên
mỗi khi có vấn đề khó khăn (bệnh tật, đau ốm, thiên tai, tai nạn ...) thì ngƣời
ta đếu làm lễ cúng cầu khẩn ông tà. Nơi thờ cúng ông tà là những bàn thờ thô
sơ dựng ở chung quanh con đƣờng trên bờ ruộng hay dƣới gốc cây to trong
mỗi phum. Cũng có khi miếu thờ đƣợc xây dựng bằng gạch to hơn ở hƣớng
đông bắc của chùa hay ở một vị trí trung tâm nào đó trong srok.
24
Đây là miếu dành cho Neakta vatt hoặc Neakta mechas srok (Neakta
chủ srok). Tƣợng thần thƣờng đƣợc tƣợng trƣng băng viên đá hình bầu dục
và nhẵn bóng, có khi to gọi là thmâr thôm, có khi nhỏ gọi là thmâr tâuch. Lễ
cúng ông tà hàng năm đƣợc tổ chức vào tháng 4 - 5 dƣơng lịch (tức ngày
trong vòng một tháng đầu mùa hạ), trƣớc khi làm đồng áng. Vào những ngày
này, ngƣời Khmer họp nhau làm lễ theo từng srok để cúng ông tà và cúng để
cầu xin mƣa làm ruộng rẫy trong năm.
Họ kính trọng ông tà, coi nhƣ vị thần trực tiếp bảo hộ và giúp họ thu
hoạch tốt trong công việc đồng áng, đuổi sâu rầy phá hại mùa màng. Họ đến
miếu ông tà (còn là nhà ông tà) để làm lễ xin nƣớc mƣa. Họ dọn cúng các
quỷ ngoài đồng là con cháu của ông tà. Các ma quỷ đƣợc ăn uống sẽ dẫn
nhau đi bảo vệ ruộng rẫy cho họ. Vào lễ, phát xuất từ cửa miếu ông tà, họ đi
vòng quanh nhà ông tà 3 lần theo chiều kim đồng hồ tƣợng trƣng cho sự xin
nƣớc mƣa. Đi đầu là ngƣời chủ lễ, kế đó mọi ngƣời đi tự do không cần theo
thứ tự. Sau đó, họ kéo nhau đến bàn thờ ông tà đốt nhang, cẩu khẩn ông tà bảo
hộ xóm làng yên vui, mạnh khỏe và giúp cho mƣa thuận gió hoà, mùa màng
tƣơi tốt.
Trong lúc làm lễ, họ dùng nhạc và lời hát để mời các vị thần đến dự.
Sau khi cúng, họ tổ chức chơi bời ghe trên khô gọi là “um tuk lơ kôk”, nhà
nào có xuồng, thì họ đem ra bơi và vừa đánh cồng vừa hát. Buổi lễ chấm dứt
ở đây.
 Lễ cúng sân lúa (Pithi sên lean)
Lễ này đƣợc tổ chức khi mùa màng đã kết thúc vụ thu hoạch, lúa đã về
dến sân phơi. Khi đó, ngƣời Khmer tổ chức cúng sân lúa để tạ ơn ông tà.
Nghi thức tiến hành nhƣ sau: Sau khi dọn lễ vật cúng sân lúa nhƣ đầu heo,
rƣợu, các loại thức ăn khác….
25
Gia chủ mời một vài ngƣời cao tuổi của gia đình hoặc của phum, srok
và bạn bè đi với mình vòng quanh sân lúa 3 lần đều đáp tạ ông tả và ma quỷ
ngoài đồng đã giúp họ có một vụ mùa bội thu. Lễ này đƣợc tổ chức ngay trên
sân lúa của gia đình vào buổi sáng lúc vụ lúa vừa thu hoạch xong. Sau khi
cúng, mọi ngƣời sẽ ăn uống đồ lễ cúng tại sân lúa và buổi lễ chấm dứt. Về
phƣơng diện xã hội, buổi lễ này có thể xem nhƣ một buổi lễ mừng thắng lợi,
đánh dấu một khoảng thời gian lao động vất vả và đã thu đƣợc những thành
quả xứng đáng với công sức lao động của mọi ngƣời.
Buổi lễ đƣợc xem là sự chia sẻ niềm vui và thƣởng công cho mọi
ngƣời đã giúp gia chủ trong vụ mùa vừa qua. Vì vậy, lễ này khá phố biến ở
nông thôn Khmer nhƣ hình thức tổ chức thì thay đổi khá nhiều, các nghi thức
gần nhƣ đã đơn giản gần hết. Tuy nhiên về ý nghĩa thì vẫn nhƣ cũ có lẽ vì
đây là một nghi lễ nông nghiệp truyền thống cũa ngƣời Khmer.
 Tín ngƣỡng nông nghiệp
Thờ thần lúa, thần cây, thần trăng, ngƣời Khmer còn có lễ cúng Trăng
(15 tháng Kdăk-tháng 10 âm lịch), lễ hạ điền (sau tết), lễ cúng cơm mới...cầu
mong chờ mƣa thuận gió hòa, trồng đƣợc nhiều lúa, săn bắt đƣợc nhiều cá,
tôm,… Tín ngƣỡng này còn tồn tại đến ngày nay.
* Đặc điểm đời sống kinh tế xã hội ngƣời dân ở Hòn Đất
Theo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, nhiệm kỳ 2010-
2015; phƣơng hƣớng nhiệm vụ, nhiệm kỳ 2015-2020 của Huyện ủy Hòn
Đất:[xem 4] Về tình kinh tế từ năm 2010 đến 2015 đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế
bình quân 13%/năm, đạt Nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 42,5 triệu
đồng/năm, vƣợt 7% Nghị quyết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, so với
năm 2010, tỷ trọng nông-lâm-ngƣ nghiệp giảm từ 72,68% xuống còn 61,47%;
công nghiệp-xây dựng tăng từ 9,57% lên 15,21%; thƣơng mại-dịch vụ tăng từ
17,75% lên 23,32%, vƣợt Nghị quyết Đại hội (Nghị quyết
26
phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng các lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế là: nông-
lâm-ngƣ nghiệp chiếm 65%, thƣơng mại dịch vụ-du lịch chiếm 18%, công
nghiệp-xây dựng chiếm 17%.). Nhận định chung thì kinh tế tiếp tục phát triển
khá, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt, vƣợt Nghị quyết Đại hội đề ra.
Về văn hóa – xã hội thì sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển đạt quy
mô trƣờng lớp đƣợc mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đƣợc
quan tâm đầu tƣ. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn là 99,8%. Tỷ lệ học sinh lên
lớp, tốt nghiệp các cấp, trúng tuyển đại học, cao đẳng hằng năm đều tăng, học
sinh bỏ học giảm. Huy động trẻ 6-14 tuổi đến trƣờng đạt 98,14% vƣợt Nghị
quyết {Toàn huyện có 70 trƣờng học (tăg 8 trƣờng so với năm 2010), trong
đó có 18 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (tăng 5 trƣờng so với 2010), 44 trƣờng
xanh-sạch-đẹp (tăng 9 trƣờng so với 2010); 2.273 giáo viên và cán bộ quản lí
giáo dục, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trên 99%; huy động trẻ 6-14 tuổi đến
trƣờng đạt 98,14%, trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1đạt 99,8%; học sinh tốt
nghiệp THPT đạt 99,41% (tăng 29,28% so năm 2010); học sinh trúng tuyển
đại học-cao đẳng đạt 41,53%; học sinh bỏ học giảm từ 1,85% xuống còn
1,79%…}. 14/14 xã thị trấn tiếp tục đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập trung
học cơ sở; 12/14 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi (còn
xã Mỹ Hiệp Sơn và xã Mỹ Thái chƣa đạt).
Đẩy mạnh giáo dục định hƣớng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau
trung học cơ sở và trung học phổ thông; tăng cƣờng liên kết đào tạo với các
cơ sở trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 15%
năm 2010 lên 40% năm 2015 đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
Công tác xóa mù chữ cho ngƣời lớn tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và
trung học cơ sở tiếp tục đƣợc duy trì; triển khai thực hiện phổ cập mầm non
cho trẻ 5 tuổi đạt kết quả khá. Công tác xã hội hóa giáo dục, phong trào
khuyến học, khuyến tài đƣợc đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực.
27
Triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo gia đình
chính sách, hỗ trợ hộ nghèo. Thông qua các đề án phát triển kinh tế-xã hội,
chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề, 5 năm qua
đã giới thiệu, giải quyết việc làm cho 20.000 lao động, vƣợt chỉ tiêu Nghị
quyết; trong đó, xuất khẩu lao động 60 ngƣời. Đẩy mạnh vận động gây quỹ
“vì ngƣời nghèo” cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thƣơng, tranh thủ nhiều
nguồn vốn xây dựng nhà tình nghĩa, nhà ở cho đồng bào dân tộc, nhà đồng
đội, nhà mái ấm công đoàn... Đến nay, toàn huyện đã cơ bản xoá nhà xiêu
vẹo, dột nát, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,55% (NQ 4%). Trong
5 năm qua xây dựng 862 căn nhà theo Quyết định 167 của Thủ tƣớng Chính
phủ, 160 căn nhà tình nghĩa, 592 căn nhà đại đoàn kết.
Đạt đƣợc những kết quả nêu trên là do: có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự hỗ trợ của các sở, ngành cấp tỉnh.
Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện thể hiện quyết tâm chính trị cao, lựa chọn
những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo trong từng thời gian.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện đã có nhiều cố gắng nỗ lực cụ thể
hóa các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
phù hợp với tình hình thực tế, triển khai thực hiện có kết quả. Mặt trận và các
đoàn thể tích cực tuyên truyền vận động, tạo đƣợc sự đồng thuận trong các
tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, kinh tế của huyện phát triển chƣa thật sự vững chắc, tiềm
năng thế mạnh về công nghiệp chế biến, du lịch... chƣa đƣợc quan tâm đầu
tƣ đúng mức, khai thác chƣa hiệu quả. Cơ cấu kinh tế tuy chuyển dịch đúng
hƣớng nhƣng còn chậm. Nông nghiệp phát triển chƣa toàn diện, chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hợp tác sản xuất, liên doanh, liên kết còn nhiều hạn
chế. Xây dựng nông thôn mới còn lúng túng, chƣa huy động tốt nguồn lực
trong dân. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn; ô nhiễm môi
28
trƣờng còn xảy ra ở một số nơi nhƣng chƣa đƣợc khắc phục, xử lí kịp thời.
Chất lƣợng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp; lao động thiếu việc làm và
chƣa qua đào tạo nghề còn nhiều; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao phát triển chƣa mạnh, đạo đức xã hội có mặt chƣa tốt; chăm sóc sức
khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh có mặt còn hạn chế; giảm nghèo chƣa
bền vững; đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Tình hình an
ninh, trật tự từng lúc, từng nơi vẫn còn diễn biến phức tạp, tội phạm, tệ nạn xã
hội, tranh chấp khiếu kiện trong dân còn xảy ra khá nhiều. Công tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên một số mặt còn hạn chế. Năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy cơ sở, chi bộ và cán bộ, đảng viên có
mặt chƣa đáp ứng yêu cầu; khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm
theo Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI) còn chậm; học tập và làm theo tấm
gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh chƣa đi vào chiều sâu, kết quả làm theo chƣa
nhiều. Chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể có mặt
còn thấp.
Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan nhƣ: do ảnh
hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp;
nguồn lực ngân sách hạn chế; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ,... Nhƣng chủ yếu
vẫn là do nguyên nhân chủ quan: vai trò lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban
Thƣờng vụ Huyện ủy, cấp ủy cơ sở từng lúc chƣa thật sự quyết liệt; phát
hiện, nắm bắt tình hình chƣa kịp thời; chỉ đạo, kiểm tra uốn nắn chƣa thƣờng
xuyên. Quản lí, điều hành của chính quyền trên một số mặt còn yếu. Sự phối
hợp giữa các ngành, các cấp trong khâu tổ chức thực hiện có lúc chƣa chặt
chẽ, thiếu đồng bộ. Một bộ phận cán bộ trình độ, năng lực hạn chế, tinh thần
trách nhiệm chƣa cao, thiếu chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, thực hiện
nhiệm vụ.
29
* Đặc điểm tâm lý của ngƣời khmer:
Thích sống quần tụ với nhau thành các phum, sóc; cũng có một số rất ít
sống ở các thị trấn, thị xã. Thƣờng làm nhà trên các đồi cao cách mặt ruộng
khoảng 5 m. Sống đoàn kết, thƣờng giúp đỡ nhau trong sản xuất. Tôn trọng
già làng. Cả tin, ghét giả dối. Rất nhiệt tình, tự giác trong công việc chung,
nhất là dịp lễ, cúng phật, dâng cơm sƣ sãi, lễ cầu phƣớc... Hoàn toàn tin v2
theo phật giáo tiểu thừa, tự nguyện đến với Phật {18, tr. 48}.
* Đặc điểm đời sống của ngƣời dân ở Hòn Đất
Trải qua hàng ngàn năm bén rễ và phát triển tại cộng đồng ngƣời
Khmer, Phật giáo Nam tông với những quan niệm độc đáo, sâu sắc về thế giới
quan, nhân sinh quan đã trở thành nguồn gốc tƣ tƣởng, tác động vào việc
hình thành những đặc trƣng trong đời sống của cộng đồng dân tộc này. Cụ thể
ở một số đặc trƣng sau:
Một là, đời sống tinh thần của cộng đồng ngƣời Khmer ở Hòn Đất luôn
gắn liền với nền nông nghiệp lúa nƣớc. Mọi hoạt động của ngƣời dân Khmer
dù dƣới góc độ vật chất hay tinh thần cũng đều thể hiện sự mong muốn
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Hai là, đời sống tinh thần của cộng đồng ngƣời Khmer nơi đây thể hiện
tính đoàn kết trong cộng đồng, gắn liền với phum, sóc. Quản lý phum sóc do
một ngƣời lớn tuổi có uy tín trong đồng bào đảm nhận [9, tr. 222].
Ba là, đời sống tinh thần của cộng đồng ngƣời Khmer luôn gắn liền với
tôn giáo đó là Phật giáo Nam tông.
Bốn là, đối với ngƣời Khmer luôn gắn liền với một ngôi chùa nhất
định, chính vì thế bất kì ngƣời con trai Khmer nào cũng phải vào chùa tu học
một thời gian trong cuộc đời của mình. Ngƣời Khmer tin vào Phật giáo Nam
tông bởi vì nó thoả mãn đƣợc nhu cầu về tinh thần của ngƣời dân nơi đây
[14, tr 362].
30
* Tình hình tôn giáo dân tộc ở Huyện Hòn Đất:
Theo báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của
BCH TW khóa IX về công tác dân tộc tôn giáo của Huyện ủy Hòn Đất đánh
giá: đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào đời sống kinh
tế xã hội của huyện, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đƣờng hƣớng hành
đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận đã
hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết
toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo. UBND, các ban ngành, đoàn
thể huyện tích cực thực hiện các chủ trƣơng, chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở các vùng
đồng bào dân tộc, tôn giáo, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những
hoạt động lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà
nƣớc. Tuy nhiên; tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức
tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Một số ngƣời chƣa tuân
thủ pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép; còn lợi dụng tín ngƣỡng, tôn
giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến
đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt,
phức tạp. Ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số ngƣời đã lợi
dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động
tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính
trị. Nguyên nhân là do: công tác tôn giáo chậm đổi mới nội dung và phƣơng
thức hoạt động, trong khi các thế lực thù địch ráo riết tranh thủ, giành giật, lôi
kéo quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo. Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở,
một số cán bộ có trách nhiệm chƣa nhận thức, quán triệt đầy đủ các chủ
trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về tôn giáo. Có nơi chủ quan, nóng
vội, giản đơn trong giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo; có nơi lại
hữu khuynh, thụ động, buông lỏng quản lý. Các chủ trƣơng, chính sách của
31
Đảng và Nhà nƣớc đối với tín ngƣỡng, tôn giáo chậm đƣợc thể chế hóa. Tổ
chức, bộ máy làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy
quản lý nhà nƣớc về tôn giáo chƣa xác định rõ đƣợc mô hình, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp, thiếu sự quan tâm đầu tƣ bảo đảm các
điều kiện hoạt động; đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và hệ thống chính
trị cơ sở ở các vùng đông tín đồ tôn giáo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
còn yếu, việc tập hợp quần chúng còn hạn chế [ xem 3].
Tiểu kết: Phật giáo Nam tông khmer du nhập vào huyện Hòn Đất rất
sớm, tồn tại và phát triển cho đến nay. Với những giai đoạn và các thời kỳ lịch
sử Phật giáo Nam tông ở Hòn Đất có những biến đổi và vị trí riêng, đặc biệt,
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Phật giáo
Nam tông khmer có những đóng góp quan trọng cũng nhƣ trong quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay. Từ khi có sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phật giáo nam tông và đồng bào
khmer luôn đoàn kết, kề vai sát cánh cùng các dân tộc trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là
trong kháng chiến chống Mĩ, xuất hiện nhiều tổ chức cách mạng trong đồng
bào khmer nhƣ: Ban khmer vận, Ban Sãi vận, Mặt trận sƣ sãi yêu nƣớc, hội
đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc, Bộ đội Isarac, Tiểu đoàn 512... và một số cá nhân
ngƣời khmer tiêu biểu. Sau giải phóng miền nam đến nay, Phật giáo nam
tông, đồng bào khmer cũng nhƣ các dân tộc thiểu số khác đƣợc hƣởng các
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Trƣớc hết đó là chính
sách đoàn kết, bình đẳng, tƣơng trợ và cùng phát triển. Các chính sách đó
đƣợc thể hiện rõ qua các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X và các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, nghị định và quyết định của Chính phủ [17, tr. 45-46].
Những giáo lý, giới luật đã đƣợc Đức Phật chế định từ khi giác ngộ đến khi
nhập diệt cho đến nay đã đƣợc ngƣời Khmer giữ gìn và lƣu truyền từ đời này
32
sang đời khác, con nối tiếp cha, đời tiếp nối đời. Tóm lại, Phật giáo Nam
Tông Khmer là tôn giáo có sức ảnh hƣởng trên nhiều phƣơng diện đối với
đời sống của ngƣời dân Khmer ở huyện Hòn Đất. Trong quá trình hình thành
và phát triển lâu bền tại đây, Phật giáo Nam Tông Khmer đã chứng tỏ sự hòa
hợp, gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa, đạo đức của Phật giáo Nam Tông Khmer
với lối sống trong cộng đồng ngƣời Khmer. Có thể nói, Phật giáo Nam Tông
Khmer đã có nhiều nỗ lực trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa riêng của ngƣời
Khmer; củng cố các giá trị tích cực trong đạo đức, lối sống của ngƣời Khmer;
duy trì phong tục tập quán truyền thống của ngƣời Khmer và phát huy tinh
thần yêu nƣớc, tính cố kết cộng đồng của họ trong thời đại mới. Bên cạnh đó,
Phật giáo Nam Tông Khmer còn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và huy động
một nguồn lực xã hội lớn cho hoạt động từ thiện xã hội, bảo vệ môi sinh ở
huyện hòn Đất. Phật giáo Nam Tông Khmer luôn đồng hành cùng dân tộc trên
mỗi chặng đƣờng phát triển và đóng góp trực tiếp cho sự ổn định, phát triển
bền vững tại khu vực Tây Nam Bộ [xem 24] trong đó có huyện Hòn Đất.
33
Chƣơng 2:
ẢNH HƢỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐẾN ĐỜI
SỐNG NGƢỜI DÂN KHMER HUYỆN HÒN ĐẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP
2.1. Một số lễ hội Phật giáo Nam tông khmer ở huyện Hòn Đất
Lễ hội truyền thống giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội
của các dân tộc nói chung, của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu
Long nói riêng. Đó là sự kết tụ những nét đặc sắc về văn hóa của một dân tộc,
một cồng đồng. Khi nghiên cứu lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer, điểm
dễ nhận thấy là Phật giáo Nam tông đã để lại dấu ấn khá đậm nét. Điều đó
trƣớc hết thể hiện ở chỗ, hầu hết các lễ hội của ngƣời Khmer từ lễ hội truyền
thống cho đến lễ hội Phật giáo đều gắn bó với ngôi chùa, thƣờng diễn ra ở
chùa do các vị sƣ chủ trì. Các nghi thức trong lễ hội truyền thống của ngƣời
Khmer cũng mang đậm nghi thức của đạo Phật. Các lễ hội có đặc điểm là đều
chịu ảnh hƣởng của tín ngƣỡng tôn giáo, nên không chỉ riêng các lễ hội của
Phật giáo, mà cả lễ hội dân gian cũng đƣợc tổ chức theo nghi thức của đạo
Phật.
Dấu ấn của Phật giáo Nam tông không chỉ thể hiện ở các dấu hiệu bên
ngoài mà còn cả trong nội dung, làm cho lễ hội truyền thống có thêm ý nghĩa
mới. Các lễ hội này đều gắn với một câu chuyện, truyền thuyết hay sự tích
nào đó của Phật giáo Nam tông, hình thành một tâm thức giàu tính thiêng.
Ngay từ ngày xƣa cho đến bây giờ, đại bộ phận đồng bào dân tộc
Khmer tin theo đạo Phật, thuộc nhánh Theravada hay còn gọi là Nam tông
Khmer. Đối với họ, một con ngƣời khi cất tiếng khóc chào đời mặc nhiên đã
là một tín đồ phật tử của Phật giáo dòng Nam tông trong lĩnh vực gia đình.
34
Mỗi năm các tín đồ phật tử Phật giáo Khmer cùng các sƣ sãi tập trung
tại chùa và cử hành 8 cuộc lễ lớn (chính). Tất cả 8 cuộc lễ này chỉ có lễ vào
năm mới (tết) là theo sự tính của Balamôn giáo, còn 7 lễ đều là lễ Phật. Tất cả
các lễ đều đƣợc tổ chức tại chùa, chƣơng trình lễ do vị sƣ cả trong chùa soạn
thảo. Ngày lễ thực sự là ngày hội quần chúng, mọi ngƣời đếu quy tụ về ngôi
chùa trong xóm để dự lễ và vui chơi với hàng loạt những trò chơi nhất là
những trò chơi dân gian, truyền thống của dân tộc mình. Trong một năm có
các lễ đƣợc tiến hành nhƣ sau:
1. Lễ Mékabauchia: Lễ đức Phật cho biết ba tháng nữa sẽ nhập Niết
2. Chol chnam thmay: Lễ vào năm mới (tết) thời gian giữa tháng 4.
3. Lễ Visakabauchia: Lễ Phật Đản (nhập Niết Bàn) thời gian đầu
tháng 5.
4. Lễ Cholvôsa: Lễ các sƣ nhập hạ (ở trong chùa tu 3 tháng không ra
ngoài) thời gian đầu tháng 7.
5. Lễ Phchum ben (hay sen Đônta): Lễ xá tội vong nhân, thời gian giữa
tháng 9.
6. Lễ Chanh Vôsa: Lễ các sƣ sãi ra hạ (măm thời kỳ nhập hạ), thời gian
đầu tháng 10.
7. Lễ Ok om bok: Lễ cúng trăng, vào cuối tháng 10.
8. Lễ Katthanh: Lễ dâng y cà sa cho sƣ sãi không ấn định ngày cụ thể
trong khoảng thời gian từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11.
Trong luận văn này tác giả chỉ xin trình bày 3 lễ hội chính nhƣ sau:
2.1.1 Lễ Chôl Chnăm Thmây
Lễ vào năm mới (Chôl Chnăm Thmây) còn gọi là “Lễ chịu tuổi”, là
ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ.
35
Xét về mặt lịch Khmer: Tết mừng năm mới lại diễn ra vào tháng khchét
Khmer tức từ 14 đến 16-4 (dƣơng lịch), tuy lịch khmer cũng kết thúc vào cuối
tháng 12 (âm lịch). Việc chọn vào ngày này vì dựa trên nền nông nghiệp, tập
quán canh tác một vụ trƣớc đây. Việc canh tác này bắt đầu từ tháng 12 kết
thúc vào tháng tƣ, lúc này ngƣời khmer đã thảnh thơi sau những tháng lao
động vất vả.
Xét về mặt địa lí và thời tiết vùng miền: Giao mùa ở Nam bộ rơi vào
tháng 4, khi mùa khô vừa kểt thủc và bƣớc sang mùa mƣa. Những cơn mƣa
đầu mùa làm cho có cây tƣơi tốt, thíên nhiên nhƣ trỗi dậy sức sống.
Chính hai điều kiện trên đã tạo nên quan niệm của ngƣời khmer về
ngày thay năm cũ vào năm mới nên gọi là Chôl Chnăm Thmây.
Sự chuẩn bị đón lễ của ngƣời Khmer rất chu đáo, qua các việc từ tại gia
đến chùa. Tại nhà ngƣời khmer chuẩn bị nhà cửa cho tƣơm tất, lo tiền nong,
đi chợ mua bản sắm sửa, may quần áo mới, làm bánh trái, v.v.. Tại các chùa
độ đầu tháng trƣớc khi đến lễ các ngƣời dân tự nguyện góp tiền, góp của để
tu bổ, sửa sang chùa. Tƣợng Phật, chính điện, cổng chào đƣợc sơn son, thiếp
vàng, khuôn viên chùa đƣợc dọn dẹp sạch sẽ chuẩn bị đón Tết.
Với tên gọi Hôra là ngày lễ năm mới đƣợc các nhà thiên văn ấn định.
Ngày nay, việc soạn sách lịch dùng cho một năm của ngƣời Khmer là các vị
Thƣợng Tọa, Đại đức thông híểu khoa thíên văn. Tùy vào từng năm mà thời
khắc giao thừa diễn ra vảo sáng, trƣa, chiếu hay tối để hoàn thành một chu kỳ
là 365 ngày và 1/4 ngày.
Lễ tết của ngƣời khmer cũng giống nhƣ ngƣời Kinh, ngƣời Hoa, cũng
có “ba ngày Tết”. Thế nên tại các nhà ngƣời khmer đều thắp nhang, đèn làm
lễ đƣa Têvêđa cũ và rƣớc Têvêđa mới.
Sau đó, mọi nghi thức quan trọng đón Tết đều diễn ra tại chùa. Gia đình
nào có con trai đến tuổi đi tu thì dẫn vào chùa làm lễ thí phát, quy y. Nhiều
36
ngƣời còn đƣa cả gia đình vào trong chùa suốt những ngày Tểt. Dƣời mải
chùa chung của cả phum sóc mọi ngƣời đều hƣớng lòng thành kính về Đức
Phật, tƣởng nhớ đến ông bà tổ tiên và đặt hy vọng vào một năm mới an lành.
Ở trong chùa, những Phật tử cao niên cùng các vị sƣ sãi tụng kinh niệm
Phật để đƣa năm cũ, rƣớc năm mới.
Vào thời điểm này, các nƣớc nhƣ Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma
cũng tổ chức Lễ vào năm mới, nhƣng thời gian có thể chênh lệch nhau vài
ngày. Tùy theo mỗi quốc gia mà có tên gọi khác nhau. Ở Thái Lan gọi là Song
Kran, ở Lào là Bunpimay, Campuchia gọi thống nhất với ngƣời Khmer Nam
Bộ là Chôl Chnăm Thmây, ở Myanma thì gọi là Thing yan.
* Phần lễ: Nhƣ đã đƣợc đề cập ngày lễ đƣợc diễn ra 3 ngày, cụ thể:
Ngày thứ nhất Chol Sangkran Thmay gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây
(ngày vào năm mới) (lễ rƣớc “Mâh Sangkran mới”). Thời gian tổ chức sớm
hay muộn dựa theo quan niệm của ngƣời Khmer chỉ cần trong ngày, miễn là
chọn đúng giờ tốt. Ngƣời khmer tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn,
lễ vật đến chùa dâng lên các vị sƣ và đƣợc nghe các vị chúc tụng năm mới.
Ông Acha là ngƣời điều hành cho tín đồ đi vòng quanh chính điện 3 lần để
làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sƣ tụng kinh cầu an năm
mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hƣởng đƣợc 4 pháp của đức Phật (sống
lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi đƣợc nghe các vị thuyết pháp về ý
nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây.
Ngày thứ hai Wonbơt gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ
dâng cơm buổi sớm và buổi trƣa cho các vị sƣ sãi. Theo đạo Phật Nam Tông,
thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm, thức ăn dâng
cho sƣ sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi
các thanh niên nam, nữ vui chơi trƣớc sân chùa. Buổi chiều, ngƣời ta làm lễ
“đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp
37
đƣợc điều lành. Tập tục này bắt nguồn từ sự tích của một thợ săn, gắn với ma
thuật cầu mùa của ngƣời xƣa.
Ngày thứ ba Lơn Săk gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới là
ngày chính cũng là ngày cuối tết, tƣơng tự nhƣ hai ngày đầu, sau khi đã dâng
cơm sáng cho các vị sƣ ở chùa, ngƣời ta làm lễ tắm tƣợng Phật bằng nƣớc có
ƣớp hƣơng thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sƣ cao niên ở chùa, nhằm rửa
sạch những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bƣớc sang năm mới với
một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới.
Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sƣ đƣợc mời đến tháp
lƣu giữ hài cốt của những ngƣời quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ
sớm đƣợc siêu thoát. Đến trƣa, mọi ngƣời về nhà làm lễ tắm tƣợng Phật thờ
trong từng gia đình, dâng bánh trái tạ ơn tỏ lòng tƣởng nhớ và biết ơn đức
Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, đồng thời để rửa những điều không may
của năm cũ đón năm mới vạn sự nhƣ ý. Nghi lễ ngày thứ ba rất quan trọng
với đồng bào Khmer Nam Bộ vì họ tin rằng sẽ đƣợc Phật tha thứ cho những
lỗi lầm thiếu sót trong năm cũ, gọi là lễ Kha ma tôs, giống lễ sám hối của Phật
giáo Đại thừa; ban nhiều sức khỏe, làm ăn trúng mùa, ý nguyện đƣợc thành,
xóm làng yên ổn, tai qua nạn khỏi... trong năm mới.
Đối với các lễ hội Khmer, tôn giáo tín ngƣỡng Phật giáo nhƣ hòa
quyện vào trong đời sống của các thiện tín thể hiện qua các truyền thuyết và
nghi thức thờ phụng.
Lễ rƣớc Sâng Kran trong Tết Chôl Chnăm Thmây là theo một truyền
thuyết Phật giáo đó là chuyện Thom Ma Bal và Kabil Maha Prum còn gọi là
"thần Bốn mặt"
Truyền thuyết Khmer kể rằng, “Ngày xƣa có một cậu bé tên Thom Ma
Bal, rất thông minh. Lúc bấy giờ đã biết đem sự hiểu biết của mình truyền bá
cho mọi ngƣời. Dân chúng thán phục và rất thích nghe cậu thuyết giảng.
38
Tiếng đồn về tài trí của cậu bé ngày càng lan rộng, chẳng mấy chốc đă vang
đến tận thƣợng giới. Các vị thần cũng xuống trần gian để nghe Thom Ma Bal
thuyết giảng. Do vậy, những buổi thuyết giảng của thần Kabil Maha Prum
trên thƣợng giới ngày càng vắng vẻ.
Thần Kabil Maha Prum rât có uy thế trên thƣợng giới nghe ở trần gian
có kẻ hơn mình, lấy làm tức giận, đã cho gọi hết các vị thần trở về, cấm không
cho xuống trần gian nghe thuyết giảng. Đồng thời thần Kabil Maha Prum tìm
cách hãm hại Thom Ma Bal. Một hôm, lúc Thom Ma Bal đang thuyết giảng
cho dân chúng nghe, thần Kabil Maha Prum xuất hiện và phán rằng: “Ta nghe
đồn nhà ngƣơi thông minh xuất chúng, nhƣng ta chƣa tin điều ấy. Nay ta đặt
cho ngƣơi ba câu đố, nếu ngƣơi giải đáp đúng ta sẽ cẳt đầu của ta cho ngƣơi.
Còn nếu không giải đáp đƣợc, thì ngƣơi phải dâng mạng sống của ngƣơi cho
ta”. Không thế từ chối, Thom Ma Bal đành phải chấp nhận trả lời: Ngƣơi hãy
cho tà biết: “Buổi sáng, duyên của con ngƣời nằm ở đâu? Buổi trƣa, duyên
con ngƣời nằm ở đâu? Buổi tối, duyên của con ngƣời nằm ở đâu?” Hỏi xong“
thần hẹn bảy ngày sẽ trở lại nghe Thom Ma Bal giải đáp, rồi bay về trời.
Thom Ma Bal suy nghĩ suốt ngày, đêm mà vẫn không tìm đƣợc câu giải đáp.
Đến ngày thứ sáu rồi mà Cậu bé vẫn chƣa tìm đƣợc câu trả lời, chàng đi lang
thang từ sáng đến trƣa. Quá mệt mỏi và thất vọng, chàng nghỉ mệt dƣới gốc
cây Thốt nốt.
Lúc ấy, trên cây Thốt nốt có hai con chim đại bàng đang nói chuyện với
nhau. Con chim mái hỏi chim trống:
- Ngày mai ta sẽ đi ăn ở đâu?
- Ngày mai ta sẽ ăn thịt Thom Ma Bal, chim trống đáp.
Chim mái ngạt nhiên:
- Tại sao ăn thịt Thom Ma Bal?
39
- Chim trống thuật lại chuyện thần Kabil Maha Prum yêu cầu Thom Ma
Bal phải trả lời câu hỏi thách đố của thần. Nghe xong chim mái hỏi:
- Vậy có ai giải đáp đƣợc không?
- Ta đã nghe thần Kabil Maha Prum nói là: Buổi sáng, duyên của con
ngƣời ở trên mặt, nên ngủ dậy ngƣời ta phải rửa mặt cho tƣơi tỉnh. Buổi
trƣa, duyên của con ngƣời ở trên ngực, nên ngƣời ta phải tắm cho mát. Buổi
tối, duyên của con ngƣời ở dƣới bàn chân, nên ngƣời ta thƣờng rửa chân cho
sạch trƣớc khi đi ngủ.
Thom Ma Bal ngồi dƣới gốc cây, nghe đƣợc lời nói chuyện của đôi
chim nên rất mừng rỡ và trở về nhà.
Hôm sau đúng hẹn, thần Kabil Maha Prum tay cầm gƣơm vàng, xuống
gặp Thom Ma Bal. Y lời chim trống nói hôm qua, Thom Ma Bal trả lời ba câu
hỏi đó của thần Kabil Maha Prum.
Điều mà Thom Ma Bal trả lời hoàn toàn chính xác. Thần Kabil Maha
Prum thua cuộc ngửa mặt lên trời gọi bảy ngƣời con gái xuống trần gian và
bảo: “Cha đã thua trí Thom Ma Bal rồi. Theo lời hứa, cha phải chết. Các con
hãy cất giữ đầu của cha trong tháp trên đỉnh núi Kaylas, nơi ngƣời trần không
chạm đến đƣợc. Các con hãy cẩn thận, nếu để đầu cha rơi xuống biển, biển sẽ
cạn, nếu để đầu cha tung lên không trung thì trời không có mƣa và nếu để đầu
cha trên mặt đất thì đất sẽ khô cằn, cỏ cây không mọc đƣợc”.
Dặn các con xong, Thần tự cắt cổ trao đầu mình cho con gái lớn của
thần và thần biến thành một luồng ánh sáng bay vút lên không trung.
Ngày nay, khi đến chùa của ngƣời Khmer ta thƣờng thấy đầu thần
Kabil Maha Prum (thần Bốn mặt) đƣợc thờ trong cảc tháp xây trong chùa và
chính nơi đặt đầu của thần là vị trí trung tâm, là bàn thờ chính trong các nghi
lễ tôn giáo cũng nhƣ các nghi lễ truyền thống đƣợc tổ chức trong chùa. Trong
40
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN

Más contenido relacionado

Similar a LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN

Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...nataliej4
 
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI XƯƠNG GIANG, BẮC GIANG 8313972.pdf
QUẢN LÝ LỄ HỘI XƯƠNG GIANG, BẮC GIANG 8313972.pdfQUẢN LÝ LỄ HỘI XƯƠNG GIANG, BẮC GIANG 8313972.pdf
QUẢN LÝ LỄ HỘI XƯƠNG GIANG, BẮC GIANG 8313972.pdfNuioKila
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namMan_Ebook
 

Similar a LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN (20)

Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
 
60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc60.Khóa luận li hôn.doc
60.Khóa luận li hôn.doc
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...
LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆ...
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAYLuận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
 
Đề tài: Lễ hội làng Duyên Phúc xã Khánh Hồng huyện Yên Khánh
Đề tài: Lễ hội làng Duyên Phúc xã Khánh Hồng huyện Yên KhánhĐề tài: Lễ hội làng Duyên Phúc xã Khánh Hồng huyện Yên Khánh
Đề tài: Lễ hội làng Duyên Phúc xã Khánh Hồng huyện Yên Khánh
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI XƯƠNG GIANG, BẮC GIANG 8313972.pdf
QUẢN LÝ LỄ HỘI XƯƠNG GIANG, BẮC GIANG 8313972.pdfQUẢN LÝ LỄ HỘI XƯƠNG GIANG, BẮC GIANG 8313972.pdf
QUẢN LÝ LỄ HỘI XƯƠNG GIANG, BẮC GIANG 8313972.pdf
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 

Más de OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

Más de OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Último

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 

Último (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 

LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- VŨ THỊ THU TRANG ẢNH HƢỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - Năm 2020 1
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- VŨ THỊ THU TRANG ẢNH HƢỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN Hà Nội - Năm 2020 2
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Luận văn này đƣợc thực hiện sau quá trình học tập ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, đặc biệt đi sâu tìm hiểu các lễ hội truyền thống tiêu biểu của Phật giáo Nam tông (khmer) và sự ảnh hƣởng của nó đối với ngƣời dân trên địa bàn huyện Hòn Đất. Luận văn này đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Cô: Tiến sĩ Nguyễn Thị Tố Uyên. Các số liệu nghiên cứu, kết quả điền dã trong luận văn là trung thực, luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào. Kiên Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2020 Tác giả Vũ Thị Thu Trang 3
  • 4. LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Tố Uyên, là ngƣời trực tiếp giảng dạy và hƣớng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trong suốt thời gian thực hiện, từ lúc định hƣớng đề tài, chọn đề tài và tiến hành viết nội dung luận văn, tuy công tác giảng dạy và nghiên cứu có nhiều bận rộn nhƣng Cô đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để hƣớng dẫn em chọn đề tài, định hƣớng cho em cách viết, cách lập luận, phân tích và trình bày phù hợp với yêu cầu đề tài đặt ra. Nhờ sự góp ý tận tụy và hƣớng dẫn tận tình của Cô đã giúp em hoàn thành những kiến thức về đề tài của mình. Em xin cảm ơn đến quý thầy cô trong Bộ môn Tôn giáo học và Nhà trƣờng đã giảng dạy cho em những kiến thức nền tảng, những hiểu biết về chuyên ngành tôn giáo học. Đây là cơ sở và nguồn động lực quan trọng giúp em hoàn thành luận văn, nắm vững kiến thức chuyên ngành và tự tin hơn trong những dự định sắp tới. Em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cơ quan, những ngƣời đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và động viên tinh thần cho em trong khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng nhƣ trong khoảng thời gian học tập. Nhờ vậy, mà em tự tin vững bƣớc qua từng ngày trong quá trình thực hiện luận văn này. Do trình độ lý luận, kiến thức chuyên ngành cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo của quý thầy cô để em hoàn thiện kiến thức cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Kiên Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2020 Tác giả Vũ Thị Thu Trang 4
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI LƢỢC PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở HUYỆN HÕN ĐẤT.........................................................8 1.1. Một số vấn đề lí luận về lễ hội.....................................................................................8 1.2. Sự hình thành, du nhập và phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang..............................................................17 1.2.1. Quá trình du nhập của Phật giáo nam tông khmer ở huyện Hòn Đất. 17 1.2.2. Quá trình phát triển của Phật giáo Nam tông khmer ở Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang....................................................................................................................................20 CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN KHMER HUYỆN HÕN ĐẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...................................................................................................................................34 2.1. Một số lễ hội Phật giáo Nam tông khmer ở huyện Hòn Đất...............34 2.1.1. Lễ Chôl Chnăm Thmây............................................................................................35 2.1.2. Lễ Sene Đôn Ta............................................................................................................43 2.1.3. Lễ Okombok...................................................................................................................49 2.2. Ảnh hƣởng của Lễ hội Phật giáo Nam tông đến một số lĩnh vực đời sống xã hội của ngƣời dân khmer ở Hòn Đất hiện nay. .................................61 2.2.1. Ảnh hƣởng đến đời sống chính trị....................................................................62 2.2.2. Ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế........................................................................65 2.2.3. Ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa .....................................................................66 2.2.4. Ảnh hƣởng đến đời sống xã hội.........................................................................66 2.3. Khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và giá trị của lễ hội phật giáo nam tông khmer đối với đời sống ngƣời dân khmer huyện Hòn Đất thời gian tới................................................................................................69 5
  • 6. 2.3.1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến tôn giáo và văn hóa ngƣời dân khmer. .................................................................................69 2.3.2. Giải pháp về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động lễ hội.....................71 2.3.3. Giải pháp về tuyên truyền, vận động các chức sắc, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer.......................................................................................................................72 2.3.4. Giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Phật giáo nam tông khmer....................................................................................................................................74 KẾT LUẬN............................................................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................79 PHỤ LỤC 6
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngƣỡng và phƣơng pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay, có sức lan tỏa rộng rãi, đặc biệt ở Châu Á. “Phật giáo là một tôn giáo cao siêu và trí tuệ, không ít những nhà kho học phƣơng tây đã thấy giá trị và hết lời ca ngợi phật giáo. A.Anhxtanh cho rằng, nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó chính là Phật giáo. Phật giáo không chỉ đóng góp cho khoa học, mà còn là di sản văn hóa thế giới” {26, tr. 186}. Đạo Phật với tƣ tƣởng vô thƣờng, vô ngã, nhân quả, nghiệp báo và triết lý nhân sinh từ, bi, hỷ, xả, cứu khổ, cứu nạn, đứng về phía ngƣời nghèo khổ trong học thuyết Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên, Bát chính đạo gần gũi và phù hợp với triết lý đạo đức nhân sinh, cũng nhƣ phong tục, tập quán, tín ngƣỡng của Ngƣời Việt. Quan niệm phúc đức, nhân ái, vị tha, hòa hiếu của Phật giáo đã đƣợc đông đảo ngƣời Việt tiếp nhận. Trong các tôn giáo du nhập vào nƣớc ta thì Phật giáo là tôn giáo bám rễ sâu nhất, bền chắc nhất và góp phần xây dựng nên truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết gắn bó của dân tộc ta, có vai trò quan trọng trong việc hình thành tâm lý, đời sống tín ngƣỡng, đời sống tinh thần của con ngƣời Việt Nam. Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, ngoài mặt tiêu cực còn có những “hạt nhân hợp lý” hiện vẫn còn phù hợp với xã hội. Đó là mặt văn hóa, đạo đức và đáp ứng đƣợc yêu cầu đời sống tâm linh của con ngƣời. Đảng ta khẳng định “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo” [16, tr. 165]. Phật giáo là một trong 16 tổ chức tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc ta công nhận. Phật giao Nam tông khmer với nhiều lễ hội đặc sắc góp phần nâng cao đời sống tinh thần của ngƣời dân Việt Nam nói chung và của ngƣời khmer nói riêng. 1
  • 8. Tỉnh Kiên Giang có 14 huyện, thị, có bờ biển chạy từ rạch Tiểu Dừa giáp ranh với tỉnh Cà Mau đến tận Hà Tiên, giáp biên giới Campuchia. Hàng năm, bờ biển đƣợc phù sa bồi đắp khá nhanh, mỗi năm tiến ra biển đƣợc 3m [xem 21]. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang, Phật giáo nam tông khmer Kiên Giang có 57 chùa, 7887 sƣ sãi và 1.071.895 tín đồ [6, tr.48]. Hòn Đất là một trong 14 huyện, thị thuộc tỉnh Kiên Giang, là 1 trong 5 huyện thuộc vùng biên giới hải đảo, là vùng đất mang đậm tín ngƣỡng dân gian và các tôn giáo. Đạo Phật tồn tại trong 3 cộng đồng ngƣời Việt, ngƣời Khmer và ngƣời Hoa. Theo niên giám thống kê huyện Hòn Đất năm 2017 [27, tr. 17], tổng dân số huyện Hòn Đất 159.419 ngƣời, trong đó ngƣời Khmer ở Hòn Đất có dân số khá đông là 20.978 ngƣời, xếp thứ 2 (Chỉ sau ngƣời Kinh) trong cơ cấu dân số chung của huyện và có tới khoảng 17.563 ngƣời Khmer theo đạo Phật. Với tƣ cách là một chính giáo của ngƣời Khmer, Phật giáo Nam tông có vai trò và vị trí quan trọng, có tầm ảnh hƣởng và chi phối lớn đến mọi lĩnh vực đời sống từ vật chất đến tinh thần của ngƣời Khmer ở tỉnh Kiên Giang nói chung và ở Hòn Đất nói riêng. Hiện nay, phần lớn ngƣời Khmer ở Hòn Đất tin theo Phật giáo, lấy đó làm một trong những lẽ sống của mình, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để điều chỉnh hành vi, xử lý các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Phật giáo Nam tông khmer với nhiều phong tục, nhiều lễ hội…, đã tạo cho ngƣời Khmer ở Hòn Đất một đời sống tín ngƣỡng phong phú, độc đáo, mang bản sắc riêng góp phần vào sự đa dạng trong nền văn hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, niềm tin tôn giáo nhiệt thành ấy cũng từng bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, gây nhiều khó khăn cho công tác giáo dục, tuyên truyền, quản lý của chính quyền, đôi lúc còn ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Với một bề dày lịch sử không quá dài nhƣng cũng không quá ngắn, Phật giáo Nam tông đã gia nhập vào trong đời sống ngƣời dân Khmer nhƣ một yếu tố của truyền thống đạo 2
  • 9. đức. Mặc dù còn những hạn chế nhất định, song ảnh hƣởng tích cực mà Phật giáo Nam tông mang lại thực sự có ý nghĩa to lớn, góp phần xây dựng xã hội và đời sống tinh thần, xây dựng nền văn hóa ngƣời dân Khmer trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Ảnh hưởng của lễ hội phật giáo Nam tông đối với đời sống người dân huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng là mảng đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả ở các góc độ khác nhau. Có thể tạm sắp xếp các nghiên cứu đó vào hai nhóm công trình sau đây: Một là: Các công trình nghiên cứu liên quan đến Phật giáo nói chung. Trong nhóm công trình này, trƣớc hết phải kể đến một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhƣ PGS.TS Vƣơng Xuân Tình chủ biên trong đó có bài viết của PGS.TS Nguyễn Văn Minh trong các cuốn nhƣ: nhân học tôn giáo và tôn giáo, tín ngƣỡng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cuốn Xung Đột Và Giải Xung Đột Tộc Ngƣời Vùng Tây Nam Bộ, cuốn Các dân tộc ở Việt Nam đăng trong sách: Vƣơng Xuân Tình (Chủ biên), dân tộc Khmer Tập 3 Nxb chính trị quốc gia Hà Nội (2007); Võ Văn Dũng/Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6/2016; Trần Đăng Sinh, Đào Đức Doãn có cuốn“Giáo trình Tôn giáo học” (2005), Nxb ĐHSP Hà nội; Lƣơng Khải Siêu với cuốn “Lƣợc khảo Phật giáo Ấn Độ” (1957), Nxb Phật học; Tác giả Thích Mật Thể với công trình “Thế giới quan Phật giáo” (1967), Nxb Vạn Hạnh; Nguyễn Tài Thƣ (Chủ biên,1991) với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, Nxb Viện Triết học Hà Nội. Trong những công trình này, các tác giả đã trình bày, phân tích những tƣ tƣởng cơ bản của Phật giáo trong quá trình hình thành, du nhập và phát triển của nó. Từ đó đánh giá vị trí, vai trò của Phật giáo trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Ngoài ra, còn có các công trình của Tịnh Vân “Phật giáo và nhân sinh” 3
  • 10. (2011), Nxb Hồng Đức; Thích Chúc Phú (2013), “Vài vấn đề về Phật giáo và nhân sinh”;Nxb Hồng Đức; Hoàng Ngọc Vĩnh (2011),“Nhân sinh quan Phật giáo qua góc nhìn của lịch sử triết học’; Nguyễn Hùng Hậu, “Một số suy nghĩ về ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tƣ duy ngƣời Việt”, Tạp chí Triết học số 5/1996. Nhìn chung, các công trình này đều nghiên cứu về Phật giáo dƣới góc độ nhân sinh quan và những ảnh hƣởng của nó đến đời sống tín ngƣỡng của con ngƣời hiện nay. Hai là: các công trình nghiên cứu liên quan đến Phật giáo Nam tông và những ảnh hƣởng của nó đến đời sống của ngƣời Khmer Nam bộ chủ đề về Phật giáo Nam tông và những ảnh hƣởng của nó đến đời sống tinh thần của ngƣời Khmer Nam bộ cũng đƣợc nhiều tác giả dụng tâm nghiên cứu. Trong mảng đề tài này, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: nghiên cứu về Phật giáo Nam tông tác giả Nguyễn Mạnh Cƣờng có cuốn Phật giáo Khmer Nam Bộ - Những vấn đề nhìn lại, (2008), Nxb Tôn giáo. Công trình này đã cho thấy tƣ tƣởng tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Nam tông Khmer (Theravada) đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngƣỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer và cũng đã phản ánh đƣợc những nét văn hóa độc đáo trong văn hóa của cộng đồng ngƣời Khmer Nam Bộ. Đồng thời, công trình Nhựt hành của ngƣời tại gia tu Phật của Tỳ khƣu Hộ Tông cùng đƣợc ấn hành bởi Nxb Tôn giáo (2006) cũng rất đáng chú ý. Ngoài ra, còn có Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành cùng dân tộc (6/2014), Viện nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Kỷ yếu với nhiều bài viết, tổng số hơn 200 trang đã đi vào nghiên cứu lịch sử du nhập, phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sự biến đổi và những diễn biến hiện nay của Phật giáo Nam tông Khmer trƣớc những ảnh hƣởng của điều kiện lịch sử mới. Riêng về 4
  • 11. ngƣời Khmer và đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Khmer có các công trình nghiên cứu của: Trần Ngọc Thêm, Những vấn đề văn hóa học lí luận và ứng dụng, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, trang 56. Đỗ Minh Hợp, Tôn giáo lí luận xƣa và nay, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, trang 285. Đỗ Minh Hợp, Tôn giáo học nhập môn, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2009, trang 23. Đỗ Minh Hợp, Tôn giáo học nhập môn, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2009, trang 26. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên), Du lịch Cộng đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 31. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên), Du lịch Cộng đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 31. Nguyễn Đức Lộ, Cấu hình làng xã Cộng đồng Công Giáo bắc di cƣ tại Nam Bộ, Nhà xuất bản Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, trang 30. Phan An (2010), Phật giáo tiểu thừa khmer, Tài liệu hội thảo tôn giáo ở nam bộ; những vấn đề nổi bật, những đáp ứng của chính sách và nghiên cứu, trang 41. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng ảnh hƣởng của lễ hội Phật giáo Nam tông khmer đối với đời sống ngƣời dân huyện Hòn Đất hiện nay, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò giá trị của lễ hội Phật giáo Nam tông trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 3.2. Nhiệm vụ + Trình bày khái lƣợc về quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo Nam tông khmer ở Hòn Đất. + Đi sâu phân tích một số lễ hội và sự ảnh hƣởng của lễ hội Phật giáo Nam tông khmer đối với đời sống ngƣời dân huyện Hòn Đất hiện nay. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực, phát huy ảnh hƣởng tích cực của nó để góp phần xây dựng xã hội, phát huy giá trị của 5
  • 12. lễ hội phật giáo Nam tông đối với ngƣời dân huyện Hòn Đất trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về một số các lễ hội cơ bản của Phật giáo Nam Tông đối với ngƣời dân huyện Hòn Đất. Phạm vi nghiên cứu về những ảnh hƣởng của lễ hội Phật giáo Nam tông chủ yếu là các lễ hội nhƣ: Lễ Chol Chnam Thmay, lễ Sen Đôn Ta, lễ Okombok đến đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế của ngƣời dân Hòn Đất. Các số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu chủ yếu lấy từ năm 2010 đến năm nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về tôn giáo. căn cứ Hiến pháp năm 2013 của Quốc hội. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp biện chứng duy vật của triết học Mác –Lênin, các phƣơng pháp nghiên cứu của Tôn giáo học và kết hợp với một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhƣ phân tích và tổng hợp, lôgíc -lịch sử, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa... 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần vào công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu về tôn giáo. - Về mặt khoa học: Luận văn góp phần lí giải thấu đáo hơn về lễ hội và sự ảnh hƣởng của lễ hội lễ Phật giáo Nam tông ở Hòn Đất. Làm cơ sở cho việc đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy đời sống của ngƣời dân Hòn Đất phù hợp tiến trình xây dựng đất nƣớc Việt Nam ngày nay. - Về mặt thực tiễn: Những phân tích và đánh giá về nội dung của Phật giáo Nam tông, sự ảnh hƣởng của lễ hội trong đời sống tinh thần của ngƣời 6
  • 13. dân ở Hòn Đất và những giải pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của nó, qua đó cung cấp cho các cấp Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể của địa phƣơng những căn cứ khoa học để nâng cao vi trò giá trị của lễ hội văn hóa ngƣời khmer và đề ra những chủ trƣơng, chính sách trong công tác tôn giáo hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chƣơng, 5 tiết. 7
  • 14. Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ KHÁI LƢỢC PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở HUYỆN HÒN ĐẤT 1.1. Một số vấn đề lí luận về lễ hội Về khái niệm lễ hội có thể thấy rất nhiều quan điểm, trong phạm vi đề tài nghiên cứu tác giả xin nêu một số cách hiểu về lễ hội nhƣ sau: + Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của các tầng lớp nhân dân, diễn ra trong chu kỳ về không gian và thời gian nhất định để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trƣng về sự kiện nhân vật đƣợc thờ cúng. Còn lễ hội tín ngƣỡng là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cƣ trong thời gian và không gian xác định: nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại có tính thiêng; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con ngƣời với thiên nhiên - thần thánh và con ngƣời trong xã hội [22, tr. 34-35]. Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trƣng của cộng đồng xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định. Lễ hội là cuộc sống đƣợc tái hiện dƣới hình thức một trò diễn đƣợc thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, của tƣ tƣởng và của biểu tƣợng, vƣợt trên thế giới hiện thực. + Trong từ điển bách khoa Việt Nam: Lễ là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Còn: Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Chức năng xã hội của hội là củng cố những mối quan hệ giữa các nhóm, khẳng định tinh thần cộng đồng. Về phƣơng diện văn 8
  • 15. hóa, hội có chức năng khẳng định trình độ văn hóa của một cộng đồng và giao lƣu văn hóa trên quy mô xã hội. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngƣỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đƣợc tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội là một sự kiện văn hóa đƣợc tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ hội là hoạt động tập thể và thƣờng có liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo. Con ngƣời xƣa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ánh hiện tƣợng đó. Tôn giáo rất có ảnh hƣởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội để phô trƣơng thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo để thần linh hóa những thứ trần tục. Nhƣng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hƣớng tới đối tƣợng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con ngƣời. Giúp con ngƣời nhớ về nguồn cội, hƣớng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui. Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu: khái niệm lễ hội phật giáo là hình thức sinh hoạt tôn giáo mang tính cộng đồng của ngƣời theo Phật giáo, là một phƣơng thức biểu hiện đức tin của ngƣời Phật tử diễn ra vào một khoảng thời gian nhất định nào đó và mang tính chất kỷ niệm nào đó đối với Phật giáo. Nhƣ vậy lế hội Nam tông Khmer dƣợc hiểu là: hình thức sinh hoạt tôn giáo mang tính cộng đồng của ngƣời theo Phật giáo Nam tông Khmer, là một phƣơng thức biểu hiện đức tin của ngƣời Phật tử diễn ra vào một khoảng thời gian nhất định nào đó và mang tính chất kỷ niệm nào đó đối với Phật giáo Nam tông Khmer 9
  • 16. * Bản chất của lễ hội Lễ hội là một hoạt động văn hóa của từng cộng đồng ngƣời, phản ánh trình độ tổ chức xã hội. Lễ hội bao giờ cũng thể hiện sự ƣớc vọng, niềm tin về cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng ngƣời vào hiện tại và tƣơng lai, hoài niệm quá khứ, gợi về cội nguồn dân tộc. Trong xã hội phong kiến, nhà nƣớc và các tôn giáo luôn tạo dựng củng cố những lễ hội để khẳng định trật tự xã hội, uy quyền và sự linh thiêng tôn giáo. Tính giai cấp của lễ hội thể hiện ở sự phân cấp quyền lợi của ngƣời tham gia. Thƣờng thì ngƣời dân chỉ tham gia các trò diễn, còn nghi lễ chính thức vẫn do quan viên phụ trách. Tuy nhiên, về mặt quyền lợi nhƣ hƣởng các phần thƣởng, lễ vật cúng thần thì thƣờng không phân biệt mà có tính cộng đồng, ai tham gia sẽ đƣợc chia phần và đƣợc thƣởng nếu chiến thắng trong các hội thi. Lễ hội luôn duy trì liên tục qua các thời đại, nó vừa nối tiếp truyền thống vừa mang yếu tố thời đại. Dù muốn hay không, lễ hội đều phải chịu ảnh hƣởng của chế độ xã hội. Mỗi xã hội đều có ảnh hƣởng và tác động nhiều hay ít đến sinh hoạt, tập tục, lối sống. Xã hội hiện đại với nếp sống hiện đại ít nhiều đã tạo nên một số thói quen sinh hoạt mới, khác với lối sống và thói quen cũ. Nhƣng nó có duy trì và tồn tại đến thế hệ sau hay không là tùy thuộc vào sự ƣu việt của nó, tùy vào sự chấp nhận và thích nghi của thế hệ mới. Sự phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy sự thay đổi và hình thành những nếp sống và lễ hội hiện đại. Có những lễ hội mới phát sinh trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội, do tác động của sự phát triển các ngành nghề và sự mở rộng quy mô kinh doanh nhƣ lễ hội hoa, lễ hội trà, lễ hội cà phê, lễ hội trái cây,... Lễ hội của ngƣời Khmer gồm 2 loại là lễ hội dân tộc và lễ hội tôn giáo. Lễ hội dân tộc là những ngày lễ bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng nhƣ cuộc sống lao động của dân chúng, tuy nhiên, trong quá trình phát triển thì những lễ hội này thƣờng bị pha trộn với những yếu tố tôn giáo [Xem 10
  • 17. 8]. Những lễ hội dân tộc lớn trong năm của ngƣời Khmer gồm: lễ Vào năm mới (Chôl chnam thmây) - thƣờng tổ chức vào giữa tháng 4 Dƣơng lịch tức đầu tháng Chét của ngƣời Khmer, lễ cúng ông bà (Đôn - ta) - tổ chức vào 3 ngày từ 29-8 đến 1-9 Âm lịch, lễ cúng trăng hay lễ cúng cốm dẹp (Ók om bok) - tổ chức ngày 15-10 Âm lịch. Lễ hội tôn giáo của ngƣời Khmer ngày nay đều gắn với Phật giáo Nam tông. Những lễ hội tôn giáo định kỳ hàng năm đó là: Lễ phật đản (Lễ phật đản của ngƣời Khmer tổ chức vào rằm tháng 5 Âm lịch khác với ngày lễ phật đản của Phật giáo đại thừa: 8-4 âm lịch); lễ đặt cơm vắt (từ ngày 15 đến 30-8 Âm lịch); lễ ra hạ (14 và 15-9 âm lịch); lễ dâng y (từ 14-9 đến 15-10 Âm lịch). Ngoài ra còn có những ngày lễ không định kỳ nhƣ lễ an vị tƣợng Phật và lễ kết giới [xem 19]. * Khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu khác nhau và còn nhiều vấn đề còn tranh luận. Dù nghiên cứu văn hoá dƣới góc độ nào thì văn hoá vẫn có những nội dung cơ bản của nó. Mặc dù ra đời sớm trong ngôn ngữ Phƣơng Tây cũng nhƣ Phƣơng Đông nhƣng phải đến thế kỷ XVIII, từ “văn hóa” mới đƣợc đƣa vào khoa học, sử dụng nhƣ một thuật ngữ khoa học. Từ đó đến nay khái niệm văn hóa đƣợc nhiều ngƣời đề cập. Các nhà đạo đức học coi văn hoá là đạo đức, các nhà tôn giáo học coi văn hoá là phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, các nhà dân tộc học coi văn hoá là hình thức biểu hiện đời sống của các tộc ngƣời,… Tính đa nghĩa của khái niệm văn hoá không chỉ có trong nhận thức lý luận mà còn là thực tiễn. Văn hoá là khái niệm đang vận động, mang tính lịch sử, biến đổi cùng các thời đại trong lịch sử. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm định nghĩa về văn hoá, mỗi định nghĩa đi vào một khía cạnh khác nhau của văn hoá. 11
  • 18. Khái niệm văn hóa của Trần Ngọc Thêm: [30, tr. 56] “Văn hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Năm 2002, tổ chức UNESCO đã đƣa ra khái niệm về văn hóa nhƣ sau: “Văn hóa nên đƣợc đề cập đến nhƣ là một tập hợp những đặc trƣng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay của một nhóm ngƣờitrong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật cả cách sống, phƣơng thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tới văn hóa, Ngƣời đƣa ra khái niệm về văn hóa nhƣ sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích cuộc sống loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ta ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó đƣợc gọi là văn hóa” [26, tập 4]. Các tác giả trong sách Tôn giáo lý luận xƣa và nay cho rằng: “Tôn giáo biểu hiện là một trong những lĩnh vực của văn hóa tinh thần. Với quan niệm như vậy, thì tôn giáo và văn hóa không tách biệt và xa lạ nhau, tôn giáo không vượt ra ngoài khuôn khổ của văn hóa, không bị mất đi những đặc điểm vốn có của nó với tư cách là một hiện tượng văn hóa. Mặt khác, chỉnh thể văn hóa không thể thiếu tôn giáo, không đánh mất nó, giữ lại nó trong mình, không thu hẹp nội dung và không gian của nó” [23, tr. 285] Tóm lại Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần đƣợc con ngƣời sáng tạo và lƣu giữ trong quá trình lịch sử. * Khái niệm cộng đồng Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng đƣợc sử dụng một cách tƣơng đối khá rộng rãi, nhằm chỉ nhiều đối tƣợng có những đặc điểm tƣơng 12
  • 19. đối khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Danh từ cộng đồng đƣợc sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng-xã, hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội chung về tâm thức và lý tƣởng xã hội, hay về lứa tuổi, giới, hay về nghề nghiệp, về thân phận xã hội. Từ đó có thể khẳng định rằng, khái niệm cộng đồng đƣợc hiểu dƣới nhiều chiều kích khác nhau nhƣ: cộng đồng, tập thể, nhóm… và ở Việt Nam khái niệm đƣợc sử dụng khá phổ biến là làng-xã, thôn, ấp… cũng đƣợc xem nhƣ loại hình cộng đồng. Theo J.Hfichter: “Cộng đồng là một tập thể ngƣời nhất định trên một lãnh thổ kinh tế và văn hóa bao gồm các yếu tố: + Tƣơng quan cá nhân mật thiết với nhau, tƣơng quan này đôi khi đƣợc gọi là tƣơng quan mặt đối mặt, tƣơng quan thân mật. + Có sự tình nguyện hi sinh đối với những giá trị đƣợc tập thể coi là cao cả và có ý nghĩa. + Có ý thức với mọi thành viên trong tập thể” Theo Nguyễn Hữu Nhân, sách Du lịch cộng đồng, Nhà xuất bản giáo duc Việt Nam do Bùi Thị Hải Yến chủ biên, thì [31, tr.31] “Cộng đồng là những cộng đồng đƣợc gọi tên nhƣ đơn vị làng, bản, xã, huyện...những ngƣời chung về lí tƣởng xã hội, lứa tuổi, giới tính, thân phận xã hội. Khái niệm cộng đồng có hai nghĩa: - Là một nhóm dân cƣ cùng sinh sống trong một địa phƣơng nhất định, có cùng giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. - Là một nhóm dân cƣ có cùng mối quan tâm. [31, tr. 31] - Theo Nguyễn Đức Lộ, nghiên cứu về cộng đồng là “nghiên cứu các đặc trƣng văn hóa biểu thị qua các mặt: tôn giáo – tín ngƣỡng, phong tục tập quán, cách giao tiếp ứng xử, khả năng chinh phục thiên nhiên, khả năng sáng tạo nghệ thuật, tính cách tâm lý của cƣ dân trong cộng đồng” [25, tr.30]. 13
  • 20. Đặc biệt, theo quan niệm của Marxist thì: “Mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân, đƣợc quyết định bởi các lợi ích chung của các thành viên có sự giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con ngƣời hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tƣ tƣởng, tín ngƣỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự tƣơng đồng về điều kiện sống cũng nhƣ các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phƣơng tiện hoạt động”. Tóm lại, các hình thức tổ chức của con ngƣời đều là kiểu cộng đồng, nó chỉ khác nhau ở thời gian và không gian, cũng nhƣ nội dung lợi ích của việc liên kết. Cụ thể đó là hình thức tổ chức, cộng đồng dân cƣ đƣợc xếp theo thứ bậc, theo tộc ngƣời, quốc gia và cuối cùng là loài ngƣời. * Đặc trƣng của cộng đồng Theo Ferdinand Tonnies, cộng đồng có các đặc trƣng sau: “Thứ nhất, những quan hệ xã hội nào mang tính chất tinh thần, thân thiện, mang độ cố kết có ý nghĩa tự nhiên thì đấy là tính cộng đồng. Thứ hai là tính bền vững. Tính cộng đồng đƣợc khẳng định theo dòng chảy của lịch sử. Thời gian có một vai trò là yếu tố kết dính các thành viên trong cộng đồng. Thứ ba là tính cộng đồng khi đƣợc xét từ quan điểm đánh giá và vị thế xã hội của các thành viên xã hội thì đó là vị thế xã hội đƣợc gán sẵn nhiều hơn là vị thế phấn đấu mà có đƣợc. Cuối cùng, tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ là quan niệm cơ bản và mang cả hai đặc trƣng: dòng họ là huyết thống và dòng họ trở thành khuôn mẫu văn hóa của sinh hoạt cộng đồng”. Cộng đồng làng xã đƣợc xem là nơi cƣ trú truyền thống lâu đời của ngƣời Việt, và nó cũng chính là chủ đề nghiên cứu của các nhà sử học, dân tộc học, nhân học... Ở Việt Nam, nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi là ngƣời đầu tiên cố gắng hệ thống hóa một cách đầy đủ về cơ cấu tổ chức xã hội làng Việt. Theo ông, 14
  • 21. tổng thể cơ cấu xã hội ở làng-xã cổ truyền đƣợc tạo thành bởi năm hình thức tập hợp ngƣời nhƣ sau: Tập hợp ngƣời theo địa vực: chính loại hình tập hợp này đã hình thành lên tổ chức ngõ, xóm. Tuy những phân thể này chỉ là mặt cƣ trú của làng xã, nhƣng cũng có đời sống lối sinh hoạt và đời sống riêng. Tập hợp ngƣời theo huyết thống – họ tộc: Dòng họ là tập hợp những ngƣời đang sống và cả ngƣời đã chết, nó đƣợc liên kết với nhau bằng dòng máu và có chung vị thủy tổ. Tập hợp theo lớp tuổi: Giáp là loại hình tổ chức nằm giữa hai cực địa vực và huyết thống. Giáp là tổ chức dành riêng cho nam giới. Quan hệ và vị trí của các thành viên trong giáp đƣợc xác định dựa trên tuổi tác của ngƣời đó. Trong mối tƣơng quan với cơ cấu tổ chức xã hội của làng Việt cổ truyền, giáp đƣợc coi là tổ chức năng động nhất, đảm nhiệm nhiều vai trò và chức năng nhất trong đời sống làng - xã. Tập hợp ngƣời trong bộ máy chính quyền ở cấp xã: đó chính là loại hình tập hợp theo địa vị xã hội. Nhƣng đến thời nhà Nguyễn thì bộ máy chính quyền cấp cơ sở đã đƣợc hình thành với ba tổ chức Dân hàng xã: gồm toàn bộ cƣ dân nam giới từ 18 tuổi trở lên. Tập hợp ngƣời trong những tổ chức dựa trên lòng tự nguyện tham gia của từng cá nhân - phe, hội, phƣờng: mục đích của tập hợp này là tƣơng trợ nhau, đáp ứng những nhu cầu về tinh thần. Trong khi đó, Tô Duy Hợp, Lƣơng Hồng Quang trong công trình Phát triển cộng đồng lý thuyết và thực tiễn, cho rằng cần phải phân tích trên một chiều kích khác về cộng đồng, đó là chỉ ra các thành phần tạo lập nên một cộng đồng. Theo hai tác giả này, những cuộc nghiên cứu tại khắp nơi trên thế giới cho thấy có một số yếu tố chính của cộng đồng là địa vực, yếu tố kinh tế hay nghề nghiệp, và cuối cùng là các yếu tố có tính văn hoá. Những yếu tố 15
  • 22. này tạo ra sự cố kết cộng đồng từ những đặc điểm chung, mà các thành viên có thể chia sẻ với nhau. Đối với thực tế, nhân loại thƣờng tổ chức đời sống dựa theo ba nguyên tắc cơ bản sau: dòng dõi, cùng cƣ trú, cùng lợi ích, từ đó chúng ta thấy rằng làng xã Việt thích hợp với ba nguyên lí cơ bản trên, vừa có huyết thống, láng giềng và vừa có cùng lợi ích. Tuy khác nhau về quy mô, nhƣng làng Việt ở ba miền đều là nơi cƣ trú của những cộng đồng có chung huyết thống, hoặc cùng quê, và đặc biệt có cùng một không gian xác định. Tuy nhiên, do quá trình lịch sử, hay do sự mở rộng lãnh thổ, nên từ đó việc hình thành, cũng nhƣ quá trình diễn ra cũng khác nhau ở các vùng. Những làng ở Bắc bộ có nguồn gốc từ thời nguyên thủy – cái nôi nền văn minh lúa nƣớc. Bởi vì việc phát triển của làng xã Việt, nó không phá vỡ hoàn cơ cấu tổ chức của lãng xã cũ, do đó nó vẫn mang những tàn dƣ của công xã nông thôn, do chƣa có tƣ hữu. Tình hình này còn biểu hiện rất rõ ở các tộc ngƣời thiểu số ở Trƣờng Sơn (Tây Nguyên) trong những thập niên gần đây. Ngƣời Việt trong quá trình Nam tiến đã mở rộng biên cƣơng, xác lập chủ quyền, cũng là lúc hình thành những điểm tụ cƣ và trở thành làng. Đối với làng xã Nam bộ cũng mang nét chung của làng xã Bắc bộ, đó là nơi của ngụ của của cộng đồng ngƣời Việt có mối quan hệ về huyết thống hoặc cùng quê. Các làng Việt Nam bộ đƣợc hình thành muộn hơn nhiều so với làng Việt Bắc bộ nên không có làng-xã cổ truyền nhƣ các làng Việt Bắc bộ. Chính vì vậy, làng Việt Nam bộ đƣợc hình thành trên cơ sở tái sản xuất cấu trúc cộng đồng trên nền tảng ký ức của những lƣu dân. Ngoài kết cấu cộng đồng dựa trên huyết thống, hàng xóm, láng giềng, cùng thân phận lƣu vọng, thì trong quan hệ tôn giáo, sự kết cấu cộng đồng còn dựa trên niềm tin tôn giáo, chính niềm tin này là yếu tố quyết định tính 16
  • 23. chất bền vững cho sự trƣờng tồn của cộng đồng. Cùng chung một niềm tin tín ngƣỡng-tôn giáo là sự chia sẻ những ƣớc nguyện về mặt tinh thần, tạo nên sự thống nhất tinh thần, củng cố nền tảng đạo lý chung tại cộng đồng. Các tôn giáo lớn cùng với hệ thống giáo lý, giáo hội và giáo đoàn đã góp phần củng cố sự đoàn kết cộng đồng bằng sự chặt chẽ về tổ chức, những “áp chế” của hệ thống giáo lý, của tầng lớp giáo sĩ và tinh thần tự nguyện của tín đồ cũng đã tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng. Trong thực tiễn, các tín ngƣỡng dân gian và tôn giáo lại có sự lồng ghép với nhau trên một số nguyên lý, từ đó, thống nhất về mặt lịch sử các niềm tin của ngƣời dân, tránh những xung đột, tạo ra những sức mạnh cố kết cộng đồng mới, có tính hiệu quả mạnh mẽ. Nhƣ vậy, cộng đồng làng xã cổ truyền của ngƣời Việt không chỉ vừa bảo lƣu các yếu tố của công xã nông thôn có từ thời nguyên thủy, mà còn còn tồn tại trong xã hội có giai cấp và đẳng cấp dƣới sự quản lý của nhà nƣớc, vì thế bên cạnh những thiết chế xã hội mang tính cộng đồng phi quan phƣơng thì các thiết chế nhà nƣớc và quan hệ giai cấp đẳng cấp chi phối rất mạnh mẽ gắn liền với lợi ích và quyền lực của các nhóm xã hội khác nhau. Một trong các nghiên cứu về làng xã Việt của các nhà khoa học xã hội, thì không ít đã vận dụng lý thuyết theo cấu trúc – chức năng luận của Radcliffe Brown, chẳng hạn nhƣ nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi khi nghiên cứu “Cơ cấu làng của làng Việt cổ truyền Bắc bộ”. 1.2 Sự hình thành, du nhập và phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. 1.2.1. Quá trình du nhập của Phật giáo nam tông khmer ở huyện Hòn Đất. Ngƣời khmer ở Nam bộ với Ngƣời khmer ở Campuchia là đồng tộc, có nhiều nét tƣơng tự về lịch sử văn hóa và tộc ngƣời. Trƣớc khi di cƣ đến vùng đất Nam bộ của Việt Nam, ngƣời khmer đã tiếp nhận phật giáo tiểu thừa đƣợc truyền từ Ấn độ qua nhiều nẻo đƣờng khác nhau [1, tr. 41]. 17
  • 24. Ở Tây Nam bộ, ngƣời Chăm, ngƣời khmer, ngƣời Hoa đã có lịch sử lâu đời với tổ quốc Việt Nam, là thành viên trong 54 dân tộc anh em đã cố kết với nhau trong truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng. Cái bản sắc đó cần đƣợc duy trì và phát triển. Đánh mất cái bản sắc đó thì cũng có nghĩa là đánh mất cả dân tộc [5, tr. 15]. Theo một số tài liệu nghiên cứu, ngƣời Khmer là một tộc ngƣời sinh sống từ rất lâu đời ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, còn gọi là đồng bằng Nam bộ. Vùng đất Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang). Vào năm 1679, Mạc Cửu ngƣời Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, một di thần nhà Minh, không thần phục nhà Thanh, nên đã dong thuyền sang Chân Lạp, rồi đến Phƣơng Thành (Trúc Phiên Thành) hay gọi là Man Khảm đã đƣợc vua Lê, Chúa Nguyễn cho định cƣ tại vùng đất mới. Ngài đã chiêu mộ cƣ dân lƣu dân các dân tộc, Việt, Khmer, Hoa khai khẩn đất hoang, lập ra các thôn xã: Rạch Giá, Cà Mau, Cần Bột, Cần Vọt, Phú Quốc, Vũng Thơm. Tƣơng truyền, thƣờng có nàng Tiên đi lại trên ung nên gọi là Hà Tiên, ngƣời Khmer gọi là Tà Ten. Dƣới thời vua Lê Hiển Tông (1705), Chúa Nguyễn Phúc Chu, Mạc Cửu đã dâng phần đất Hà Tiên cho Triều đình và Chúa Nguyễn, đƣợc vua Lê, Chúa Nguyễn chấp nhận và phong làm Tổng trấn Hà Tiên, Tƣớc Cửu Ngọc Hầu. Kể từ đó, Hà Tiên là phần đất cuối cùng của phƣơng Nam thuộc về Đại Việt. Mạc Cửu là một phật tử thân tín của Hòa thƣợng Hoàng Long (Hoằng Long) từ Quy Nhơn vào Hà Tiên hành đạo khoảng năm 1705-1715, trụ trì chùa Núi Bạch Tháp, viên tịch năm 1737, nhập tháp tại chùa núi Bạch Tháp (núi Vân Sơn). Năm 1730, Mạc Cửu đã xây dựng chùa Tam Bảo để phụng thờ Tam bảo Phật – Pháp – Tăng và để làm nơi tu dƣỡng cho mẹ già là bà Thái Thị. 18
  • 25. Năm 1736, sau khi Mạc Cửu mất (1735), con là Mạc Thiên Tích (Tứ) kế nghiệp, đƣợc vua Lê Túc Tông phong chức Đô Đốc Trấn thủ Hà Tiên. Năm 1750, Ngài cho xây dựng chùa Phù Cừ (Phù Dung) cho bà Thứ Cơ Phù Cừ sau khi xuất gia, có nơi tu hành tụng Kinh niệm Phật. Có thể nói, ba ngôi chùa Bạch Tháp, Tam Bảo, Phù Dung là cơ sở tự viện đƣợc xây dựng đầu tiên và Hòa thƣợng Hoàng Long là vị Thiền sƣ mang đạo Phật đến Hà Tiên- Kiên Giang trong những ngày đầu bình minh của Phật giáo xứ Phƣơng Nam. Tỉnh Kiên Giang theo thống kê năm 1989 có 145.496 ngƣời Khmer, chiếm tỷ lệ 12% dân số, phân bố rải rác khắp các huyện trong tỉnh. Trong đó ngƣời Khmer phân bố đông nhất ở các huyện: Châu Thành có 32.000 ngƣời, Gò Quao có 21.610 ngƣời, Giồng Riêng có 16.190 ngƣời, Hà Tiên có 16.409 ngƣời, An Biên có 8.210 ngƣời và thị xã Rạch Giá có 8.032 ngƣời. Đây là hai tỉnh giáp biên giới với Campuchia, ngƣời Khmer ở đây xây ung phum sóc trên đồi hay trên các giồng ven kinh trong những vùng đất thấp hoặc ven chân núi quanh dãy Bảy Núi. Cuốn lịch sử Đảng bộ Hòn Đất ghi rõ, Hòn Đất (trƣớc là Châu Thành A) là một huyện lỵ của tỉnh Rạch Giá. Hòn Đất là huyện nằm giữa Hà Tiên và Rạch giá, là khu vực gần biên giới Campuchia, dân tộc Khmer di dân đến Hòn Đất sinh sống khá đông. Là 1 một huyện có nhiều chùa Nam Tông và có đông ngƣời khmer sinh sống, ít nhiều bà con kể cả ngƣời kinh, ngƣời Khmer theo đạo Phật. Tóm lại, sự du nhập phật giáo Nam tông vào Hòn Đất, Kiên Giang đƣợc hình thành gắn liền với các cuộc chiến tranh chống giặc xâm lƣợc, các cơ sở thờ tự trong tỉnh cùng tăng, ni, phật tử đã có nhiều đóng góp cho địa phƣơng xây dựng nông thôn mới. Qua những minh chứng trên, có thế thấy rằng Phật giáo Nam tông của ngƣời Khmer đƣợc truyền bá vào Hòn Đất – Kiên Giang từ rất sớm đồng thời có thể khẳng định rằng quá trình du nhập của 19
  • 26. Phật giáo Nam tông vào Hòn Đất – Kiên Giang gắn với với quá trình du nhập của ngƣời Khmer vào Nam bộ nói chung, vào Hòn Đất nói riêng. 1.2.2. Quá trình phát triển của Phật giáo Nam tông khmer ở Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. + Từ khi du nhập vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vào Kiên Giang và huyện Hòn Đất nói riêng, Phật giáo Nam tông đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, nhƣng nhìn chung hệ phái tôn giáo này vẫn phát triển cùng với sự phát triển của vùng đất này. Hòn Đất là huyện đứng hàng thứ 2 trong 15 huyện thuộc tỉnh Kiên Giang có đông đồng bào Khmer và phật tử. Phật giáo Nam tông ở đây đã phát triển trong thế ổn định và đồng hành cùng dân tộc. Phật giáo Nam tông ở Hòn Đất khá phát triển với hệ thống … chùa thờ Phật, chủ yếu tập trung ở thị trấn Hòn Đất, Sóc Sơn, Sơn Kiên, Lình Huỳnh và Thổ Sơn. Cuộc sống của ngƣời Khmer tuy đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm chăm lo nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, am hiểu về pháp luật kém, dễ bị các phần tử xấu xúi giục, lôi kéo chống phá Nhà nƣớc. Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tận tình quan tâm chăm sóc đến ngƣời Khmer, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng quy định đối với đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer, các ngày lễ lớn nhƣ Phật đản, tết Nguyên đán, tết và các ngày lễ lớn của đồng bào Khmer, tỉnh và huyện đều tổ chức đoàn đến thăm, chúc mừng, tặng quà. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Cƣờng viết trong cuốn Phật giáo Khmer nam bộ-những vấn đề nhìn lại (2008), Nhà xuất bản tôn giáo thì: Đời sống tu tập của sƣ sãi: Theo truyền thống, những quy định trong tu học của chi phái Mohamikay (Bình dân) chặt chẽ hơn, nghiêm ngặt hơn chi phái Thommayutt (Hoàng Gia). Theo truyền thống tu hành của Phật giáo Nam tông, mọi đàn ông ngƣời Khmet là tín đồ Phật giáo thì phải vào chùa tu học để đền ơn ông bà cha mẹ. 20
  • 27. Thiền theo Từ điển Phật học của Đoàn Trung Còn đƣợc giải thích: Thiền là tiếng Phạn, kêu trọn nghĩa là Thiền na (Dhyana) cũng còn gọi theo nghĩa: Thiền định, Tham thiền, Tƣ duy. Tiếng ấy có thể dùng là danh từ hay động từ”. Thiền là sự suy xét, thầm nghĩ về đạo lý. Thiền cho lâu dài, cao viễn kêu là nhập định, đại định (tiếng phạm: Samadhi). Nhƣ vậy kêu là Thiền định [12, tr.1361]. Về quan hệ xã hội: chi phái Mohamikay (Bình dân) thƣờng co cụm, ít quan hệ xã hội nên nguồn lực và sự ủng hộ còn hạn chế. + Trong quá trình tồn tại và phát triển Phật giáo Nam tông ở Hòn Đất luôn nêu cao tinh thần Từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha, lấy đó làm phƣơng tiện để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp để phụng sự Tổ quốc, Giáo hội. Chức sắc, nhà tu hành, phật tử ở đây luôn có truyền thống đoàn kết, cùng nhau xây dựng giáo hội vững mạnh, hành đạo đúng phƣơng châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Các chùa khmer, các sƣ sãi ngƣời khmer mở các lớp dạy chữ khmer, cùng với việc dạy chữ, nhà sƣ Khmer còn tập trung truyền dạy đạo lý, tri thức làm ngƣời cho Phật tử và ngƣời dân trong phum, sóc để họ có đƣợc “cái tâm làm ngƣời đúng đạo”, vững bƣớc trong con đƣờng ăn ở nơi trần thế [xem 20]. Thông qua các giai thoại, truyền thuyết Phật giáo về tiền kiếp, nhân đức, các vị sƣ đã chuyển tải thông điệp cuộc sống đến cộng đồng dân tộc Khmer, góp phần giáo dục văn hóa ứng xử và nhân cách sống cho họ. Nhìn chung với những chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nƣớc và sự quan tâm hƣớng dẫn, tạo điều kiện các cấp ủy, chính quyền, mặt trận trong tỉnh, các hoạt động tôn giáo của Phật giáo hệ phái Nam tông diễn ra khá ổn định, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời Khmer ở nơi đây. 21
  • 28. + Một điểm nổi bật là Phật giáo Nam Tông khmer có sự ảnh hƣởng từ tín ngƣỡng, phong tục, tập quán Tôn giáo có thể là tiền đề của lễ hội. Điều này dễ nhận thấy qua các lễ hội của ngƣời Khmer Nam bộ. Đa số các lễ hội của ngƣời Khmer đều mang dấu ấn của Phật giáo. Các lễ hội (dù bắt nguồn từ Phật giáo hay từ dân gian) đều thể hiện rõ vai trò của nhà sƣ và ngôi chùa Khmer. Lễ hội là nơi gửi gấm niềm tin và ƣớc vọng của con ngƣời nhất là khi cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, bế tắc. Trong chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn là chỗ dựa tinh thần của lễ hội, qua đó góp phần giúp con ngƣời thêm sức mạnh củng cố niềm tin vƣơn tới chân, thiện, mỹ, lạc quan hƣớng tới tƣơng lai. Tôn giáo cũng chính là nội dung cơ bản mà lễ hội hƣớng đến. Có thể coi lễ hội là hình thức, còn tôn giáo là nội dung. Trong lễ hội hàm chứa yếu tố tôn giáo, con ngƣời hƣớng tới cái thiêng, xem là cứu ánh để tôn kính, ngƣỡng mộ... Trong không gian trang nghiêm của lễ hội, qua các nghi lễ, hành vi tôn giáo đƣợc thể hiện nhƣ nhu cầu cần thiết của con ngƣời. Chính vì vậy, khi nói đến lễ hội tôn giáo là nói đến lễ hội gắn với niềm tin, tín ngƣỡng. Bên cạnh đó văn hóa tôn giáo cũng bị ảnh hƣởng bởi tín ngƣỡng dân gian, cụ thể:  Lễ hội tín ngƣỡng dân gian hình thành văn hóa tôn giáo Khmer Lễ cắt tóc trả ơn mụ (Pithi kat sâk bâng kâk ch' mâp): Trẻ con sau khi sinh đƣợc 7 ngày thì cha mẹ tổ chức một buổi lễ gọi là lễ cắt tóc trả ơn mụ, để cắt tóc, cạo đầu hay đặt tên và cột tay cầu chúc cho nó mau lớn, mạnh khỏe và sống lâu. Đồng thời, ngƣời mẹ cũng tạ ơn và trả ơn bà mụ đã giúp đỡ trong ngày sinh đẻ. Trƣớc khi làm lễ, ngƣời ta sửa soạn hai mâm cơm, nấu chè đƣờng và thêm một thúng lúa mà ngƣời Khmer gọi là “Chơn thbâung” rồi mời bà con, họ hàng lại cùng cúng tổ tiên, kế đó họ cạo đầu hay cắt tóc cho đứa trẻ và lấy chỉ cột tay chúc sức khỏe cho nó. 22
  • 29. Về phần cúng bà mụ thì họ sắp xếp một cái thùng đựng lúa, một cái Sla chôm, một trái dừa, một nải chuối, một vài mét vải, một chai rƣợu, một con gà luộc… rồi để ngƣời mẹ ngồi cạnh cúng bà mụ, sau đó biếu bà mụ các vật cúng đó và một ít tiền. Lễ này thƣờng chỉ tổ chức gói gọn trong một buổi sáng, tuy nhiên ở nhiều nhà khá giả thì có thể kéo đài đến chiều. Lễ này ngày nay không còn phổ biến ở một số tỉnh Nam bộ và thƣờng đƣợc tổ chức chung với lễ đầy tháng với ý nghĩa mừng cháu bé đã thích nghi đƣợc với môi trƣờng sống bên ngoài cơ thể mẹ.  Lễ giáp tuổi (Pithi kat chup) Khi đứa con trai đƣợc đúng 12 tuổi tức là đƣợc đúng một con giáp, gia đình ngƣời Khmer tổ chức một buổi lễ gọi là “lễ giáp tuổi” để cúng trả ơn thần thánh đã giúp họ nuôi con qua đƣợc một con giáp; đồng thời cũng để xua đuổi ma quỷ không cho đến gần đứa trẻ để cho nó khoẻ mạnh. Trƣớc hết, họ chuẩn bị cơm, mời ông lục đến tụng kinh, vẩy nƣớc cho đứa trẻ để giúp đứa trẻ khỏe mạnh ma quỷ không đám đến gần. Sau đó, ngƣời ta mời ông lục dùng bữa cơm khi kết thúc lễ vào buổi sáng.  Lễ lên nhà mới (Pithi lơng phteah thmei) Sau khi cất nhà mới, ngƣời Khmer làm lễ để vào nhà mới với mục đích ở nhà mới cho đƣợc vui vẻ hạnh phúc. Họ còn mời hai ông bà có tuổi, đầy đủ sức khoẻ giả vờ làm chủ nhà mới, còn chủ nhà thật sự thì đóng vai ngƣời đi đƣờng xa đến nhà mới xin ở đợ. Họ mang theo quần áo, đồ đạc, dụng cụ cùng với vợ con đến ở. Chủ nhà cho ở và tìm cách biến họ thành chủ nhà thay thế họ (ông bà già). Khi đó, ông bà sẽ nói là ông bà đã già, lại muốn đi kiếm ăn nơi xa mà không có con cái để giữ cửa nhà và của cải cho nên đƣợc những ngƣời này đến xin ở đợ thì ông bà mừng lắm, muốn để cho họ trông coi nhà cửa và của cải dùm. 23
  • 30. Sau đó, ông bà đem hai mâm cơm cúng tổ tiên, cột tay những ngƣời nhận là chủ nhà mới thay thế mình, chúc họ ở trong nhà mới đƣợc khoẻ mạnh, trăm năm hạnh phúc. Họ cũng mời ông lục đểu tụng kinh cầu an xong mới chấm dứt buổi lễ. Lễ này, về mặt ý nghĩa ngày nay đã có sự thay đổi lớn. Theo đó, về hình thức, lễ đƣợc tổ chức gần giống với lễ “tân gia” của ngƣời Việt tức là tổ chức một tiệc để thông báo với láng giềng, thân thuộc về ngôi nhà mình vừa xây dựng xong. Về mặt nội dung thì các thủ tục nêu trên hầu nhƣ đã dƣợc giản lƣợc hết, mọi ngƣời cùng ăn uống vui vẻ, tụng kinh cầu phúc cho gia chủ. Về ý nghĩa, đối với ngƣời chủ là sự đánh dấu những thắng lợi của một quá trình lao động, đối với khách là sự chia vui, chúc mừng gia chủ hạnh phúc, làm ăn ngày càng tiến tới.  Lễ cúng ông tà (Pithi đâun lơng neaka) Tục thờ cúng ông tà cũng nhƣ các vị thần trong thiên nhiên (mƣa, gió, sấm chớp ...) đã chiếm một địa vị quan trọng trong đời sống của ngƣời nông dân Khmer. Neakta còn gọi là ông tà là các vị thần địa phƣơng của ngƣời Khmer. Những ông tà này phụ trách từng khu vực hoặc lớn hoặc nhỏ và tuỳ nơi ông cai quản mà ngƣời ta có những tên gọi khác nhau: Neakta sre - ông tà giữ thửa ruộng; Neakta vatt - ông tà giữ chùa; Neakte peam beo - ông tà ngã ba sông… Ông tà có nhiệm vụ trông coi sức khỏe và sự thịnh vƣợng ở những nơi mà ông gìn giữ. Ông chịu trách nhiệm về những chuyện xảy ra ở đó nên mỗi khi có vấn đề khó khăn (bệnh tật, đau ốm, thiên tai, tai nạn ...) thì ngƣời ta đếu làm lễ cúng cầu khẩn ông tà. Nơi thờ cúng ông tà là những bàn thờ thô sơ dựng ở chung quanh con đƣờng trên bờ ruộng hay dƣới gốc cây to trong mỗi phum. Cũng có khi miếu thờ đƣợc xây dựng bằng gạch to hơn ở hƣớng đông bắc của chùa hay ở một vị trí trung tâm nào đó trong srok. 24
  • 31. Đây là miếu dành cho Neakta vatt hoặc Neakta mechas srok (Neakta chủ srok). Tƣợng thần thƣờng đƣợc tƣợng trƣng băng viên đá hình bầu dục và nhẵn bóng, có khi to gọi là thmâr thôm, có khi nhỏ gọi là thmâr tâuch. Lễ cúng ông tà hàng năm đƣợc tổ chức vào tháng 4 - 5 dƣơng lịch (tức ngày trong vòng một tháng đầu mùa hạ), trƣớc khi làm đồng áng. Vào những ngày này, ngƣời Khmer họp nhau làm lễ theo từng srok để cúng ông tà và cúng để cầu xin mƣa làm ruộng rẫy trong năm. Họ kính trọng ông tà, coi nhƣ vị thần trực tiếp bảo hộ và giúp họ thu hoạch tốt trong công việc đồng áng, đuổi sâu rầy phá hại mùa màng. Họ đến miếu ông tà (còn là nhà ông tà) để làm lễ xin nƣớc mƣa. Họ dọn cúng các quỷ ngoài đồng là con cháu của ông tà. Các ma quỷ đƣợc ăn uống sẽ dẫn nhau đi bảo vệ ruộng rẫy cho họ. Vào lễ, phát xuất từ cửa miếu ông tà, họ đi vòng quanh nhà ông tà 3 lần theo chiều kim đồng hồ tƣợng trƣng cho sự xin nƣớc mƣa. Đi đầu là ngƣời chủ lễ, kế đó mọi ngƣời đi tự do không cần theo thứ tự. Sau đó, họ kéo nhau đến bàn thờ ông tà đốt nhang, cẩu khẩn ông tà bảo hộ xóm làng yên vui, mạnh khỏe và giúp cho mƣa thuận gió hoà, mùa màng tƣơi tốt. Trong lúc làm lễ, họ dùng nhạc và lời hát để mời các vị thần đến dự. Sau khi cúng, họ tổ chức chơi bời ghe trên khô gọi là “um tuk lơ kôk”, nhà nào có xuồng, thì họ đem ra bơi và vừa đánh cồng vừa hát. Buổi lễ chấm dứt ở đây.  Lễ cúng sân lúa (Pithi sên lean) Lễ này đƣợc tổ chức khi mùa màng đã kết thúc vụ thu hoạch, lúa đã về dến sân phơi. Khi đó, ngƣời Khmer tổ chức cúng sân lúa để tạ ơn ông tà. Nghi thức tiến hành nhƣ sau: Sau khi dọn lễ vật cúng sân lúa nhƣ đầu heo, rƣợu, các loại thức ăn khác…. 25
  • 32. Gia chủ mời một vài ngƣời cao tuổi của gia đình hoặc của phum, srok và bạn bè đi với mình vòng quanh sân lúa 3 lần đều đáp tạ ông tả và ma quỷ ngoài đồng đã giúp họ có một vụ mùa bội thu. Lễ này đƣợc tổ chức ngay trên sân lúa của gia đình vào buổi sáng lúc vụ lúa vừa thu hoạch xong. Sau khi cúng, mọi ngƣời sẽ ăn uống đồ lễ cúng tại sân lúa và buổi lễ chấm dứt. Về phƣơng diện xã hội, buổi lễ này có thể xem nhƣ một buổi lễ mừng thắng lợi, đánh dấu một khoảng thời gian lao động vất vả và đã thu đƣợc những thành quả xứng đáng với công sức lao động của mọi ngƣời. Buổi lễ đƣợc xem là sự chia sẻ niềm vui và thƣởng công cho mọi ngƣời đã giúp gia chủ trong vụ mùa vừa qua. Vì vậy, lễ này khá phố biến ở nông thôn Khmer nhƣ hình thức tổ chức thì thay đổi khá nhiều, các nghi thức gần nhƣ đã đơn giản gần hết. Tuy nhiên về ý nghĩa thì vẫn nhƣ cũ có lẽ vì đây là một nghi lễ nông nghiệp truyền thống cũa ngƣời Khmer.  Tín ngƣỡng nông nghiệp Thờ thần lúa, thần cây, thần trăng, ngƣời Khmer còn có lễ cúng Trăng (15 tháng Kdăk-tháng 10 âm lịch), lễ hạ điền (sau tết), lễ cúng cơm mới...cầu mong chờ mƣa thuận gió hòa, trồng đƣợc nhiều lúa, săn bắt đƣợc nhiều cá, tôm,… Tín ngƣỡng này còn tồn tại đến ngày nay. * Đặc điểm đời sống kinh tế xã hội ngƣời dân ở Hòn Đất Theo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, nhiệm kỳ 2010- 2015; phƣơng hƣớng nhiệm vụ, nhiệm kỳ 2015-2020 của Huyện ủy Hòn Đất:[xem 4] Về tình kinh tế từ năm 2010 đến 2015 đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 13%/năm, đạt Nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 42,5 triệu đồng/năm, vƣợt 7% Nghị quyết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, so với năm 2010, tỷ trọng nông-lâm-ngƣ nghiệp giảm từ 72,68% xuống còn 61,47%; công nghiệp-xây dựng tăng từ 9,57% lên 15,21%; thƣơng mại-dịch vụ tăng từ 17,75% lên 23,32%, vƣợt Nghị quyết Đại hội (Nghị quyết 26
  • 33. phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng các lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế là: nông- lâm-ngƣ nghiệp chiếm 65%, thƣơng mại dịch vụ-du lịch chiếm 18%, công nghiệp-xây dựng chiếm 17%.). Nhận định chung thì kinh tế tiếp tục phát triển khá, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt, vƣợt Nghị quyết Đại hội đề ra. Về văn hóa – xã hội thì sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển đạt quy mô trƣờng lớp đƣợc mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đƣợc quan tâm đầu tƣ. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn là 99,8%. Tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp các cấp, trúng tuyển đại học, cao đẳng hằng năm đều tăng, học sinh bỏ học giảm. Huy động trẻ 6-14 tuổi đến trƣờng đạt 98,14% vƣợt Nghị quyết {Toàn huyện có 70 trƣờng học (tăg 8 trƣờng so với năm 2010), trong đó có 18 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (tăng 5 trƣờng so với 2010), 44 trƣờng xanh-sạch-đẹp (tăng 9 trƣờng so với 2010); 2.273 giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trên 99%; huy động trẻ 6-14 tuổi đến trƣờng đạt 98,14%, trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1đạt 99,8%; học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,41% (tăng 29,28% so năm 2010); học sinh trúng tuyển đại học-cao đẳng đạt 41,53%; học sinh bỏ học giảm từ 1,85% xuống còn 1,79%…}. 14/14 xã thị trấn tiếp tục đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở; 12/14 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi (còn xã Mỹ Hiệp Sơn và xã Mỹ Thái chƣa đạt). Đẩy mạnh giáo dục định hƣớng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; tăng cƣờng liên kết đào tạo với các cơ sở trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 15% năm 2010 lên 40% năm 2015 đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Công tác xóa mù chữ cho ngƣời lớn tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục đƣợc duy trì; triển khai thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt kết quả khá. Công tác xã hội hóa giáo dục, phong trào khuyến học, khuyến tài đƣợc đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực. 27
  • 34. Triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo gia đình chính sách, hỗ trợ hộ nghèo. Thông qua các đề án phát triển kinh tế-xã hội, chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề, 5 năm qua đã giới thiệu, giải quyết việc làm cho 20.000 lao động, vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết; trong đó, xuất khẩu lao động 60 ngƣời. Đẩy mạnh vận động gây quỹ “vì ngƣời nghèo” cất nhà đại đoàn kết, nhà tình thƣơng, tranh thủ nhiều nguồn vốn xây dựng nhà tình nghĩa, nhà ở cho đồng bào dân tộc, nhà đồng đội, nhà mái ấm công đoàn... Đến nay, toàn huyện đã cơ bản xoá nhà xiêu vẹo, dột nát, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,55% (NQ 4%). Trong 5 năm qua xây dựng 862 căn nhà theo Quyết định 167 của Thủ tƣớng Chính phủ, 160 căn nhà tình nghĩa, 592 căn nhà đại đoàn kết. Đạt đƣợc những kết quả nêu trên là do: có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự hỗ trợ của các sở, ngành cấp tỉnh. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện thể hiện quyết tâm chính trị cao, lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo trong từng thời gian. Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện đã có nhiều cố gắng nỗ lực cụ thể hóa các chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện phù hợp với tình hình thực tế, triển khai thực hiện có kết quả. Mặt trận và các đoàn thể tích cực tuyên truyền vận động, tạo đƣợc sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, kinh tế của huyện phát triển chƣa thật sự vững chắc, tiềm năng thế mạnh về công nghiệp chế biến, du lịch... chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức, khai thác chƣa hiệu quả. Cơ cấu kinh tế tuy chuyển dịch đúng hƣớng nhƣng còn chậm. Nông nghiệp phát triển chƣa toàn diện, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hợp tác sản xuất, liên doanh, liên kết còn nhiều hạn chế. Xây dựng nông thôn mới còn lúng túng, chƣa huy động tốt nguồn lực trong dân. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn; ô nhiễm môi 28
  • 35. trƣờng còn xảy ra ở một số nơi nhƣng chƣa đƣợc khắc phục, xử lí kịp thời. Chất lƣợng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp; lao động thiếu việc làm và chƣa qua đào tạo nghề còn nhiều; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển chƣa mạnh, đạo đức xã hội có mặt chƣa tốt; chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh có mặt còn hạn chế; giảm nghèo chƣa bền vững; đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Tình hình an ninh, trật tự từng lúc, từng nơi vẫn còn diễn biến phức tạp, tội phạm, tệ nạn xã hội, tranh chấp khiếu kiện trong dân còn xảy ra khá nhiều. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên một số mặt còn hạn chế. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy cơ sở, chi bộ và cán bộ, đảng viên có mặt chƣa đáp ứng yêu cầu; khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI) còn chậm; học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh chƣa đi vào chiều sâu, kết quả làm theo chƣa nhiều. Chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể có mặt còn thấp. Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan nhƣ: do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; nguồn lực ngân sách hạn chế; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ,... Nhƣng chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan: vai trò lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy, cấp ủy cơ sở từng lúc chƣa thật sự quyết liệt; phát hiện, nắm bắt tình hình chƣa kịp thời; chỉ đạo, kiểm tra uốn nắn chƣa thƣờng xuyên. Quản lí, điều hành của chính quyền trên một số mặt còn yếu. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong khâu tổ chức thực hiện có lúc chƣa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Một bộ phận cán bộ trình độ, năng lực hạn chế, tinh thần trách nhiệm chƣa cao, thiếu chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ. 29
  • 36. * Đặc điểm tâm lý của ngƣời khmer: Thích sống quần tụ với nhau thành các phum, sóc; cũng có một số rất ít sống ở các thị trấn, thị xã. Thƣờng làm nhà trên các đồi cao cách mặt ruộng khoảng 5 m. Sống đoàn kết, thƣờng giúp đỡ nhau trong sản xuất. Tôn trọng già làng. Cả tin, ghét giả dối. Rất nhiệt tình, tự giác trong công việc chung, nhất là dịp lễ, cúng phật, dâng cơm sƣ sãi, lễ cầu phƣớc... Hoàn toàn tin v2 theo phật giáo tiểu thừa, tự nguyện đến với Phật {18, tr. 48}. * Đặc điểm đời sống của ngƣời dân ở Hòn Đất Trải qua hàng ngàn năm bén rễ và phát triển tại cộng đồng ngƣời Khmer, Phật giáo Nam tông với những quan niệm độc đáo, sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan đã trở thành nguồn gốc tƣ tƣởng, tác động vào việc hình thành những đặc trƣng trong đời sống của cộng đồng dân tộc này. Cụ thể ở một số đặc trƣng sau: Một là, đời sống tinh thần của cộng đồng ngƣời Khmer ở Hòn Đất luôn gắn liền với nền nông nghiệp lúa nƣớc. Mọi hoạt động của ngƣời dân Khmer dù dƣới góc độ vật chất hay tinh thần cũng đều thể hiện sự mong muốn “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Hai là, đời sống tinh thần của cộng đồng ngƣời Khmer nơi đây thể hiện tính đoàn kết trong cộng đồng, gắn liền với phum, sóc. Quản lý phum sóc do một ngƣời lớn tuổi có uy tín trong đồng bào đảm nhận [9, tr. 222]. Ba là, đời sống tinh thần của cộng đồng ngƣời Khmer luôn gắn liền với tôn giáo đó là Phật giáo Nam tông. Bốn là, đối với ngƣời Khmer luôn gắn liền với một ngôi chùa nhất định, chính vì thế bất kì ngƣời con trai Khmer nào cũng phải vào chùa tu học một thời gian trong cuộc đời của mình. Ngƣời Khmer tin vào Phật giáo Nam tông bởi vì nó thoả mãn đƣợc nhu cầu về tinh thần của ngƣời dân nơi đây [14, tr 362]. 30
  • 37. * Tình hình tôn giáo dân tộc ở Huyện Hòn Đất: Theo báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW của BCH TW khóa IX về công tác dân tộc tôn giáo của Huyện ủy Hòn Đất đánh giá: đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế xã hội của huyện, các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đƣờng hƣớng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo. UBND, các ban ngành, đoàn thể huyện tích cực thực hiện các chủ trƣơng, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở các vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên; tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Một số ngƣời chƣa tuân thủ pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép; còn lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số ngƣời đã lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Nguyên nhân là do: công tác tôn giáo chậm đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động, trong khi các thế lực thù địch ráo riết tranh thủ, giành giật, lôi kéo quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo. Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, một số cán bộ có trách nhiệm chƣa nhận thức, quán triệt đầy đủ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về tôn giáo. Có nơi chủ quan, nóng vội, giản đơn trong giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo; có nơi lại hữu khuynh, thụ động, buông lỏng quản lý. Các chủ trƣơng, chính sách của 31
  • 38. Đảng và Nhà nƣớc đối với tín ngƣỡng, tôn giáo chậm đƣợc thể chế hóa. Tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy quản lý nhà nƣớc về tôn giáo chƣa xác định rõ đƣợc mô hình, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp, thiếu sự quan tâm đầu tƣ bảo đảm các điều kiện hoạt động; đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng đông tín đồ tôn giáo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn yếu, việc tập hợp quần chúng còn hạn chế [ xem 3]. Tiểu kết: Phật giáo Nam tông khmer du nhập vào huyện Hòn Đất rất sớm, tồn tại và phát triển cho đến nay. Với những giai đoạn và các thời kỳ lịch sử Phật giáo Nam tông ở Hòn Đất có những biến đổi và vị trí riêng, đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Phật giáo Nam tông khmer có những đóng góp quan trọng cũng nhƣ trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay. Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phật giáo nam tông và đồng bào khmer luôn đoàn kết, kề vai sát cánh cùng các dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong kháng chiến chống Mĩ, xuất hiện nhiều tổ chức cách mạng trong đồng bào khmer nhƣ: Ban khmer vận, Ban Sãi vận, Mặt trận sƣ sãi yêu nƣớc, hội đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc, Bộ đội Isarac, Tiểu đoàn 512... và một số cá nhân ngƣời khmer tiêu biểu. Sau giải phóng miền nam đến nay, Phật giáo nam tông, đồng bào khmer cũng nhƣ các dân tộc thiểu số khác đƣợc hƣởng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Trƣớc hết đó là chính sách đoàn kết, bình đẳng, tƣơng trợ và cùng phát triển. Các chính sách đó đƣợc thể hiện rõ qua các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghị định và quyết định của Chính phủ [17, tr. 45-46]. Những giáo lý, giới luật đã đƣợc Đức Phật chế định từ khi giác ngộ đến khi nhập diệt cho đến nay đã đƣợc ngƣời Khmer giữ gìn và lƣu truyền từ đời này 32
  • 39. sang đời khác, con nối tiếp cha, đời tiếp nối đời. Tóm lại, Phật giáo Nam Tông Khmer là tôn giáo có sức ảnh hƣởng trên nhiều phƣơng diện đối với đời sống của ngƣời dân Khmer ở huyện Hòn Đất. Trong quá trình hình thành và phát triển lâu bền tại đây, Phật giáo Nam Tông Khmer đã chứng tỏ sự hòa hợp, gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa, đạo đức của Phật giáo Nam Tông Khmer với lối sống trong cộng đồng ngƣời Khmer. Có thể nói, Phật giáo Nam Tông Khmer đã có nhiều nỗ lực trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa riêng của ngƣời Khmer; củng cố các giá trị tích cực trong đạo đức, lối sống của ngƣời Khmer; duy trì phong tục tập quán truyền thống của ngƣời Khmer và phát huy tinh thần yêu nƣớc, tính cố kết cộng đồng của họ trong thời đại mới. Bên cạnh đó, Phật giáo Nam Tông Khmer còn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và huy động một nguồn lực xã hội lớn cho hoạt động từ thiện xã hội, bảo vệ môi sinh ở huyện hòn Đất. Phật giáo Nam Tông Khmer luôn đồng hành cùng dân tộc trên mỗi chặng đƣờng phát triển và đóng góp trực tiếp cho sự ổn định, phát triển bền vững tại khu vực Tây Nam Bộ [xem 24] trong đó có huyện Hòn Đất. 33
  • 40. Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN KHMER HUYỆN HÒN ĐẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 2.1. Một số lễ hội Phật giáo Nam tông khmer ở huyện Hòn Đất Lễ hội truyền thống giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội của các dân tộc nói chung, của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Đó là sự kết tụ những nét đặc sắc về văn hóa của một dân tộc, một cồng đồng. Khi nghiên cứu lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer, điểm dễ nhận thấy là Phật giáo Nam tông đã để lại dấu ấn khá đậm nét. Điều đó trƣớc hết thể hiện ở chỗ, hầu hết các lễ hội của ngƣời Khmer từ lễ hội truyền thống cho đến lễ hội Phật giáo đều gắn bó với ngôi chùa, thƣờng diễn ra ở chùa do các vị sƣ chủ trì. Các nghi thức trong lễ hội truyền thống của ngƣời Khmer cũng mang đậm nghi thức của đạo Phật. Các lễ hội có đặc điểm là đều chịu ảnh hƣởng của tín ngƣỡng tôn giáo, nên không chỉ riêng các lễ hội của Phật giáo, mà cả lễ hội dân gian cũng đƣợc tổ chức theo nghi thức của đạo Phật. Dấu ấn của Phật giáo Nam tông không chỉ thể hiện ở các dấu hiệu bên ngoài mà còn cả trong nội dung, làm cho lễ hội truyền thống có thêm ý nghĩa mới. Các lễ hội này đều gắn với một câu chuyện, truyền thuyết hay sự tích nào đó của Phật giáo Nam tông, hình thành một tâm thức giàu tính thiêng. Ngay từ ngày xƣa cho đến bây giờ, đại bộ phận đồng bào dân tộc Khmer tin theo đạo Phật, thuộc nhánh Theravada hay còn gọi là Nam tông Khmer. Đối với họ, một con ngƣời khi cất tiếng khóc chào đời mặc nhiên đã là một tín đồ phật tử của Phật giáo dòng Nam tông trong lĩnh vực gia đình. 34
  • 41. Mỗi năm các tín đồ phật tử Phật giáo Khmer cùng các sƣ sãi tập trung tại chùa và cử hành 8 cuộc lễ lớn (chính). Tất cả 8 cuộc lễ này chỉ có lễ vào năm mới (tết) là theo sự tính của Balamôn giáo, còn 7 lễ đều là lễ Phật. Tất cả các lễ đều đƣợc tổ chức tại chùa, chƣơng trình lễ do vị sƣ cả trong chùa soạn thảo. Ngày lễ thực sự là ngày hội quần chúng, mọi ngƣời đếu quy tụ về ngôi chùa trong xóm để dự lễ và vui chơi với hàng loạt những trò chơi nhất là những trò chơi dân gian, truyền thống của dân tộc mình. Trong một năm có các lễ đƣợc tiến hành nhƣ sau: 1. Lễ Mékabauchia: Lễ đức Phật cho biết ba tháng nữa sẽ nhập Niết 2. Chol chnam thmay: Lễ vào năm mới (tết) thời gian giữa tháng 4. 3. Lễ Visakabauchia: Lễ Phật Đản (nhập Niết Bàn) thời gian đầu tháng 5. 4. Lễ Cholvôsa: Lễ các sƣ nhập hạ (ở trong chùa tu 3 tháng không ra ngoài) thời gian đầu tháng 7. 5. Lễ Phchum ben (hay sen Đônta): Lễ xá tội vong nhân, thời gian giữa tháng 9. 6. Lễ Chanh Vôsa: Lễ các sƣ sãi ra hạ (măm thời kỳ nhập hạ), thời gian đầu tháng 10. 7. Lễ Ok om bok: Lễ cúng trăng, vào cuối tháng 10. 8. Lễ Katthanh: Lễ dâng y cà sa cho sƣ sãi không ấn định ngày cụ thể trong khoảng thời gian từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11. Trong luận văn này tác giả chỉ xin trình bày 3 lễ hội chính nhƣ sau: 2.1.1 Lễ Chôl Chnăm Thmây Lễ vào năm mới (Chôl Chnăm Thmây) còn gọi là “Lễ chịu tuổi”, là ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ. 35
  • 42. Xét về mặt lịch Khmer: Tết mừng năm mới lại diễn ra vào tháng khchét Khmer tức từ 14 đến 16-4 (dƣơng lịch), tuy lịch khmer cũng kết thúc vào cuối tháng 12 (âm lịch). Việc chọn vào ngày này vì dựa trên nền nông nghiệp, tập quán canh tác một vụ trƣớc đây. Việc canh tác này bắt đầu từ tháng 12 kết thúc vào tháng tƣ, lúc này ngƣời khmer đã thảnh thơi sau những tháng lao động vất vả. Xét về mặt địa lí và thời tiết vùng miền: Giao mùa ở Nam bộ rơi vào tháng 4, khi mùa khô vừa kểt thủc và bƣớc sang mùa mƣa. Những cơn mƣa đầu mùa làm cho có cây tƣơi tốt, thíên nhiên nhƣ trỗi dậy sức sống. Chính hai điều kiện trên đã tạo nên quan niệm của ngƣời khmer về ngày thay năm cũ vào năm mới nên gọi là Chôl Chnăm Thmây. Sự chuẩn bị đón lễ của ngƣời Khmer rất chu đáo, qua các việc từ tại gia đến chùa. Tại nhà ngƣời khmer chuẩn bị nhà cửa cho tƣơm tất, lo tiền nong, đi chợ mua bản sắm sửa, may quần áo mới, làm bánh trái, v.v.. Tại các chùa độ đầu tháng trƣớc khi đến lễ các ngƣời dân tự nguyện góp tiền, góp của để tu bổ, sửa sang chùa. Tƣợng Phật, chính điện, cổng chào đƣợc sơn son, thiếp vàng, khuôn viên chùa đƣợc dọn dẹp sạch sẽ chuẩn bị đón Tết. Với tên gọi Hôra là ngày lễ năm mới đƣợc các nhà thiên văn ấn định. Ngày nay, việc soạn sách lịch dùng cho một năm của ngƣời Khmer là các vị Thƣợng Tọa, Đại đức thông híểu khoa thíên văn. Tùy vào từng năm mà thời khắc giao thừa diễn ra vảo sáng, trƣa, chiếu hay tối để hoàn thành một chu kỳ là 365 ngày và 1/4 ngày. Lễ tết của ngƣời khmer cũng giống nhƣ ngƣời Kinh, ngƣời Hoa, cũng có “ba ngày Tết”. Thế nên tại các nhà ngƣời khmer đều thắp nhang, đèn làm lễ đƣa Têvêđa cũ và rƣớc Têvêđa mới. Sau đó, mọi nghi thức quan trọng đón Tết đều diễn ra tại chùa. Gia đình nào có con trai đến tuổi đi tu thì dẫn vào chùa làm lễ thí phát, quy y. Nhiều 36
  • 43. ngƣời còn đƣa cả gia đình vào trong chùa suốt những ngày Tểt. Dƣời mải chùa chung của cả phum sóc mọi ngƣời đều hƣớng lòng thành kính về Đức Phật, tƣởng nhớ đến ông bà tổ tiên và đặt hy vọng vào một năm mới an lành. Ở trong chùa, những Phật tử cao niên cùng các vị sƣ sãi tụng kinh niệm Phật để đƣa năm cũ, rƣớc năm mới. Vào thời điểm này, các nƣớc nhƣ Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma cũng tổ chức Lễ vào năm mới, nhƣng thời gian có thể chênh lệch nhau vài ngày. Tùy theo mỗi quốc gia mà có tên gọi khác nhau. Ở Thái Lan gọi là Song Kran, ở Lào là Bunpimay, Campuchia gọi thống nhất với ngƣời Khmer Nam Bộ là Chôl Chnăm Thmây, ở Myanma thì gọi là Thing yan. * Phần lễ: Nhƣ đã đƣợc đề cập ngày lễ đƣợc diễn ra 3 ngày, cụ thể: Ngày thứ nhất Chol Sangkran Thmay gọi là Thngay Chôl Chnăm Thmây (ngày vào năm mới) (lễ rƣớc “Mâh Sangkran mới”). Thời gian tổ chức sớm hay muộn dựa theo quan niệm của ngƣời Khmer chỉ cần trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt. Ngƣời khmer tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sƣ và đƣợc nghe các vị chúc tụng năm mới. Ông Acha là ngƣời điều hành cho tín đồ đi vòng quanh chính điện 3 lần để làm lễ chào mừng năm mới. Đêm lại, nghe các vị sƣ tụng kinh cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hƣởng đƣợc 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi đƣợc nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnăm Thmây. Ngày thứ hai Wonbơt gọi là Thngay Von-boch: mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trƣa cho các vị sƣ sãi. Theo đạo Phật Nam Tông, thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm, thức ăn dâng cho sƣ sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam, nữ vui chơi trƣớc sân chùa. Buổi chiều, ngƣời ta làm lễ “đắp núi cát” (Puôn phnôm khsach) ngay tại khuôn viên chùa, để mong gặp 37
  • 44. đƣợc điều lành. Tập tục này bắt nguồn từ sự tích của một thợ săn, gắn với ma thuật cầu mùa của ngƣời xƣa. Ngày thứ ba Lơn Săk gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới là ngày chính cũng là ngày cuối tết, tƣơng tự nhƣ hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sƣ ở chùa, ngƣời ta làm lễ tắm tƣợng Phật bằng nƣớc có ƣớp hƣơng thơm, rồi sau đó tắm cho các vị sƣ cao niên ở chùa, nhằm rửa sạch những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bƣớc sang năm mới với một thân thể sạch sẽ và hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng Skôl), các vị sƣ đƣợc mời đến tháp lƣu giữ hài cốt của những ngƣời quá cố để cầu kinh, mong vong linh của họ sớm đƣợc siêu thoát. Đến trƣa, mọi ngƣời về nhà làm lễ tắm tƣợng Phật thờ trong từng gia đình, dâng bánh trái tạ ơn tỏ lòng tƣởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, đồng thời để rửa những điều không may của năm cũ đón năm mới vạn sự nhƣ ý. Nghi lễ ngày thứ ba rất quan trọng với đồng bào Khmer Nam Bộ vì họ tin rằng sẽ đƣợc Phật tha thứ cho những lỗi lầm thiếu sót trong năm cũ, gọi là lễ Kha ma tôs, giống lễ sám hối của Phật giáo Đại thừa; ban nhiều sức khỏe, làm ăn trúng mùa, ý nguyện đƣợc thành, xóm làng yên ổn, tai qua nạn khỏi... trong năm mới. Đối với các lễ hội Khmer, tôn giáo tín ngƣỡng Phật giáo nhƣ hòa quyện vào trong đời sống của các thiện tín thể hiện qua các truyền thuyết và nghi thức thờ phụng. Lễ rƣớc Sâng Kran trong Tết Chôl Chnăm Thmây là theo một truyền thuyết Phật giáo đó là chuyện Thom Ma Bal và Kabil Maha Prum còn gọi là "thần Bốn mặt" Truyền thuyết Khmer kể rằng, “Ngày xƣa có một cậu bé tên Thom Ma Bal, rất thông minh. Lúc bấy giờ đã biết đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho mọi ngƣời. Dân chúng thán phục và rất thích nghe cậu thuyết giảng. 38
  • 45. Tiếng đồn về tài trí của cậu bé ngày càng lan rộng, chẳng mấy chốc đă vang đến tận thƣợng giới. Các vị thần cũng xuống trần gian để nghe Thom Ma Bal thuyết giảng. Do vậy, những buổi thuyết giảng của thần Kabil Maha Prum trên thƣợng giới ngày càng vắng vẻ. Thần Kabil Maha Prum rât có uy thế trên thƣợng giới nghe ở trần gian có kẻ hơn mình, lấy làm tức giận, đã cho gọi hết các vị thần trở về, cấm không cho xuống trần gian nghe thuyết giảng. Đồng thời thần Kabil Maha Prum tìm cách hãm hại Thom Ma Bal. Một hôm, lúc Thom Ma Bal đang thuyết giảng cho dân chúng nghe, thần Kabil Maha Prum xuất hiện và phán rằng: “Ta nghe đồn nhà ngƣơi thông minh xuất chúng, nhƣng ta chƣa tin điều ấy. Nay ta đặt cho ngƣơi ba câu đố, nếu ngƣơi giải đáp đúng ta sẽ cẳt đầu của ta cho ngƣơi. Còn nếu không giải đáp đƣợc, thì ngƣơi phải dâng mạng sống của ngƣơi cho ta”. Không thế từ chối, Thom Ma Bal đành phải chấp nhận trả lời: Ngƣơi hãy cho tà biết: “Buổi sáng, duyên của con ngƣời nằm ở đâu? Buổi trƣa, duyên con ngƣời nằm ở đâu? Buổi tối, duyên của con ngƣời nằm ở đâu?” Hỏi xong“ thần hẹn bảy ngày sẽ trở lại nghe Thom Ma Bal giải đáp, rồi bay về trời. Thom Ma Bal suy nghĩ suốt ngày, đêm mà vẫn không tìm đƣợc câu giải đáp. Đến ngày thứ sáu rồi mà Cậu bé vẫn chƣa tìm đƣợc câu trả lời, chàng đi lang thang từ sáng đến trƣa. Quá mệt mỏi và thất vọng, chàng nghỉ mệt dƣới gốc cây Thốt nốt. Lúc ấy, trên cây Thốt nốt có hai con chim đại bàng đang nói chuyện với nhau. Con chim mái hỏi chim trống: - Ngày mai ta sẽ đi ăn ở đâu? - Ngày mai ta sẽ ăn thịt Thom Ma Bal, chim trống đáp. Chim mái ngạt nhiên: - Tại sao ăn thịt Thom Ma Bal? 39
  • 46. - Chim trống thuật lại chuyện thần Kabil Maha Prum yêu cầu Thom Ma Bal phải trả lời câu hỏi thách đố của thần. Nghe xong chim mái hỏi: - Vậy có ai giải đáp đƣợc không? - Ta đã nghe thần Kabil Maha Prum nói là: Buổi sáng, duyên của con ngƣời ở trên mặt, nên ngủ dậy ngƣời ta phải rửa mặt cho tƣơi tỉnh. Buổi trƣa, duyên của con ngƣời ở trên ngực, nên ngƣời ta phải tắm cho mát. Buổi tối, duyên của con ngƣời ở dƣới bàn chân, nên ngƣời ta thƣờng rửa chân cho sạch trƣớc khi đi ngủ. Thom Ma Bal ngồi dƣới gốc cây, nghe đƣợc lời nói chuyện của đôi chim nên rất mừng rỡ và trở về nhà. Hôm sau đúng hẹn, thần Kabil Maha Prum tay cầm gƣơm vàng, xuống gặp Thom Ma Bal. Y lời chim trống nói hôm qua, Thom Ma Bal trả lời ba câu hỏi đó của thần Kabil Maha Prum. Điều mà Thom Ma Bal trả lời hoàn toàn chính xác. Thần Kabil Maha Prum thua cuộc ngửa mặt lên trời gọi bảy ngƣời con gái xuống trần gian và bảo: “Cha đã thua trí Thom Ma Bal rồi. Theo lời hứa, cha phải chết. Các con hãy cất giữ đầu của cha trong tháp trên đỉnh núi Kaylas, nơi ngƣời trần không chạm đến đƣợc. Các con hãy cẩn thận, nếu để đầu cha rơi xuống biển, biển sẽ cạn, nếu để đầu cha tung lên không trung thì trời không có mƣa và nếu để đầu cha trên mặt đất thì đất sẽ khô cằn, cỏ cây không mọc đƣợc”. Dặn các con xong, Thần tự cắt cổ trao đầu mình cho con gái lớn của thần và thần biến thành một luồng ánh sáng bay vút lên không trung. Ngày nay, khi đến chùa của ngƣời Khmer ta thƣờng thấy đầu thần Kabil Maha Prum (thần Bốn mặt) đƣợc thờ trong cảc tháp xây trong chùa và chính nơi đặt đầu của thần là vị trí trung tâm, là bàn thờ chính trong các nghi lễ tôn giáo cũng nhƣ các nghi lễ truyền thống đƣợc tổ chức trong chùa. Trong 40