SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 101
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================
BÙI THỊ THƠM
VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI
TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=================
BÙI THỊ THƠM
VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI
TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.03.09
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn thạc sĩ Triết học với đề tài: “Vai
trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh
Qur’an)”, là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh.
Các số liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hoàn
toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, năm 2015
Tác giả luận văn
Bùi Thị Thơm
LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã
hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)” được hoàn thành tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành
được Luận văn, bên cạnh những cố gắng của bản thân, tác giả luận văn đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể.
Trước tiên, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh, cô đã nhiệt tình hướng dẫn
khoa học cho tác giả để Luận văn được hoàn thành.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Triết học,
các thầy cô trong bộ môn Tôn giáo học và các thầy cô công tác ở các đơn
vị ngoài trường, các cán bộ, công chức của các phòng, ban, thư viện
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hết sức giúp đỡ tác giả
trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa, trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
hoàn thành Luận văn thạc sỹ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận văn
Bùi Thị Thơm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................9
6. Đóng góp của luận văn..............................................................................9
7. Ý nghĩa của luận văn.................................................................................9
8. Kết cấu luận văn :......................................................................................9
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ KINH QUR’AN VÀ ĐỜI
SỐNG CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ HỒI GIÁO...........................................10
1.1. Nguồn gốc kinh Qur’an..................................................................10
1.1.1. Bối cảnh ra đời ...........................................................................10
1.1.2. Nội dung cơ bản của Kinh Qur’an .............................................17
1.2. Đời sống của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi thể hiện trong kinh
Qur’an.....................................................................................................30
1.2.1. Quan niệm về người phụ nữ trong Kinh Qur’an ........................30
1.2.2. Hồi giáo và phụ nữ .....................................................................36
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG THỂ HIỆN VAI TRÒ CỦA
NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI.......................44
2.1. Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong gia đình ..............44
2.1.1 Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa
vợ - chồng..............................................................................................44
2.1.2.Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa
cha mẹ, con cái......................................................................................51
2.2.Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong cộng đồng xã hội55
2.2.1. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong lĩnh vực kinh tế .. 55
1
2.2.2. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tổ chức xã hội ... 62
2.2.3. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tôn giáo và văn hóa ... 68
2.3. Những giá trị và hạn chế về quan niệm của ngƣời phụ nữ theo
đạo Hồi trong Kinh Qur’an ..................................................................74
KẾT LUẬN ................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................87
PHỤ LỤC...................................................................................................92
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo Hồi là một trong những tôn giáo lớn ra đời trên bán đảo Ảrập,
trong quá trình truyền đạo và phát triển đã lan rộng trên phạm vi toàn thế
giới, đến Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Thế giới Hồi giáo trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm, chú
ý của nhiều quốc gia, cũng như nhiều nhà nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh
khác nhau như: mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội, vấn đề khủng bố, sự
phân chia các giáo phái trong Hồi giáo, vấn đề xung đột Hồi giáo ở các
nước Bắc Phi và Trung Đông… Đây đều là những sự kiện có sự tham gia
của những tín đồ theo đạo Hồi. Đặc biệt trong thời gian gần đây việc đấu
tranh chống bạo lực, đòi hỏi sự bình đẳng về giới là một vấn đề được quan
tâm nghiên cứu trên toàn thế giới.
Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi
là hạt nhân của tế bào này. Khi nói về vai trò của người phụ nữ trong xã
hội, C.Mác viết: “Những biến đổi xã hội to lớn không thể có được khi thiếu
chất men phụ nữ” [7, tr 486]. Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong
đời sống gia đình và xã hội.
Phát biểu tại một hội nghị về vai trò của phụ nữ trong các vấn đề của
thế giới, bà Rice – ngoại trưởng Mỹ đã hưởng ứng lời kêu gọi của quốc tế
về việc dành cho phụ nữ một vai trò chính trị công bằng hơn, đặc biệt là
trong việc giải quyết những vấn đề khẩn cấp của thế giới – biến đổi khí
hậu, khủng bố, đói nghèo và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo: “Trong thế giới
hiện đại này, không một quốc gia nào có thể đạt được sự thành công, ổn
định và an ninh bền vững nếu như một nửa dân số của họ bị gạt ra rìa.
Cộng đồng quốc tế cần phải đảm bảo rằng chúng ta nghe thấy tiếng nói của
3
phụ nữ và quan tâm tới những lo ngại của họ tại tất cả những nơi chúng ta
nỗ lực thiết lập hoặc gìn giữ hòa bình dễ dàng hơn” [45].
Ngay từ những bước đi đầu tiên của lịch sử, người phụ nữ đã đóng
một vai trò quan trọng không thế thiếu, là người quyết định những vấn đề
của đời sống gia đình và xã hội. Tuy nhiên sự phát triển của lực lượng sản
xuất và quá trình phân công lao động đã đưa người đàn ông lên thay thế trở
thành “người trụ cột” trong gia đình và xã hội, từ đó vị trí của người phụ nữ
phải trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là những nước có tôn
giáo độc thần thống trị.
Ngày nay, khi con người đang bước dần đến kỷ nguyên của văn minh
thì những giá trị về nhân quyền, dân quyền cũng như sự bình đẳng giới
đang tiến dần những nấc thang mới. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận
thấy sự đóng góp vô cùng quan trọng của phụ nữ vào các hoạt động văn
hóa, kinh tế, chính trị xã hội.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của phụ nữ, từ những năm 70 trở lại đây,
phong trào nghiên cứu về phụ nữ trong giới học giả rất phát triển, đặc biệt là ở
phương Tây, nơi mà những giá trị về quyền con người được đặc biệt đề cao.
Ở Việt Nam, nơi mà phụ nữ chiếm một nửa dân số, là hạt nhân của gia
đình và xã hội thì vấn đề quan tâm đến phụ nữ chính là vì sự ổn định và
phát triển đất nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta,
người phụ nữ luôn chiếm một vị trí quan trọng và có những cống hiến to
lớn góp phần xây dựng truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng thời cũng
tạo nên truyền thống của chính giới mình. Điều 9 trong bản Hiến pháp đầu
tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã khẳng định quyền
bình đẳng nam nữ. Trải qua nhiều lần sửa đổi Hiến pháp, song tư tưởng về
bình đẳng giới luôn được bổ sung và hoàn thiện. Tất cả các Hiến pháp từ
1946, 1959, 1980, 1992 đều khẳng định: phụ nữ có quyền bình đẳng với
4
nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Địa vị của người
phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định và đề cao bởi những đóng
góp to lớn của họ trong thành tựu chung của đất nước và sự quan tâm của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên không phải ở bất cứ quốc gia nào người phụ nữ cũng được
đặt đúng vị thế và vai trò của mình.
Ở các nước theo đạo Hồi trên thế giới, vấn đề vị thế, vai trò của người
phụ nữ là một vấn đề phức tạp, nhiều mâu thuẫn.
Tất cả những quan niệm về người phụ nữ theo đạo Hồi đều được
Thượng đế Allah truyền lại qua thiên kinh Qur‟an. Kinh Qur‟an là cuốn
linh thiêng liêng và có vị trí quan trọng trong trong tâm hồn những tín đồ
theo đạo Hồi. Bởi trong kinh Qur‟an chứa đựng tất cả tinh thần của Hồi
giáo, chứa đựng đức tin và thực hành đức tin đối với Thượng đế. Kinh
Qur‟an không chỉ đơn thuần là cuốn kinh về giáo lý mà còn là bộ luật trong
cuộc sống hàng ngày của mỗi người Muslim (các tín đồ theo Hồi giáo).
Kinh Qur‟an không phải là tác phẩm do con người sáng tạo mà do thượng
đế Allah sáng tạo, lấy Muhammad làm trung gian để thuyên truyền cho mọi
người, đối với người Hồi giáo thì thiên kinh Qur‟an là món quà vĩ đại nhất
mà Thượng đế ban cho loài người. Nội dung thiên kinh Qur‟an và những
lời thuyết đạo của Thiên sứ Muhammad cho thấy người phụ nữ Hồi giáo có
giá trị sống như nam giới và bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên,vẫn có
những người hiểu phiến diện theo nghĩa phụ nữ Hồi giáo thấp kém hơn đàn
ông. Không phải chỉ có riêng trong gia đình và xã hội Hồi giáo, mà lịch sử
xã hội con người nói chung, tự nó đã phân biệt rõ sự khác nhau về chức
năng của người phụ nữ với đàn ông; tính “bình đẳng” và sự “đồng dạng” là
hai mặt khác nhau. Để hiểu đúng thân phận người phụ nữ Hồi giáo trong xã
hội, trong thiên kinh Qur‟an đã giành hẳn một chương để nói về phụ nữ
(chương IV).
5
Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, tôn giáo nói
chung, đạo Hồi nói riêng đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống văn
hóa, tinh thần, chính trị, xã hội của đất nước ta. Đảng và nhà nước rất quan
tâm tới vấn đề này. Văn kiện hội nghị lần thứ V, ban chấp hành Trung
Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII, phần những nhiệm vụ cụ thể,
điểm 8, chính sách văn hóa đối với tôn giáo khẳng định: “ khuyến khích ý
tưởng công bằng, bác ái hướng thiện trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền
giáo dục khắc phục tệ mê tín dị đoan, chống việc lợi dụng tôn giáo thực
hiện ý đồ chính trị xấu” [14,tr.66 – 67]. Hay chỉ thị 37/TC – TW của Bộ
chính trị ra ngày 02 – 07 – 1998 đã viết: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn
tại lâu dài, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã
hội mới”. Văn kiện Đại Hội X đã chỉ ra : “Đồng bào các tôn giáo là bộ
phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính
sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo
tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp
luật”. Tại điều 5 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo của Đảng cũng cho rằng : “
Tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo”…
Với tất cả lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Vai trò của ngƣời phụ
nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu Kinh Qur’an)” làm đề tài
luận văn của mình. Đề tài không chỉ mang lại một cách nhìn nhận, đánh giá
khách quan hơn về tư tưởng của kinh Qur‟an trong các quan niệm về thế
giới, con người và xã hội, qua cuốn kinh Qur‟an giúp ta tìm hiểu rõ hơn về
vai trò người phụ nữ Hồi giáo. Do vậy, nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của
người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh Qur‟an dưới cái nhìn tôn
giáo học nhằm làm sáng tỏ những giá trị, vai trò của người phụ nữ theo đạo
Hồi.
6
2. Tình hình nghiên cứu
Hồi giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới luôn thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước dưới những khía cạnh tiếp cận khác nhau.
Có thể kể đến các tác giả nước ngoài tiêu biểu như: Dominique Sourel
với tác phẩm “Hồi giáo” [11]; Jamal J.Elias với tác phẩm “Islam” và “Vấn
đề giáo phái trong Islam giáo” [31]; W.Owen Cole, Peggy Morgan với
“Six Reilehodge in the Twenty First Centry” [40]…
Nhìn chung các công trình này đều nghiên cứu về nguồn gốc ra đời,
lịch sử truyền bá, sự phân chia các giáo phái, quá trình phát triển đạo Hồi
trên thế giới.
Ở Việt Nam, vấn đề đạo Hồi trong những năm gần đây cũng được giới
nghiên cứu quan tâm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu về đạo Hồi ở Việt
Nam ở các góc độ tôn giáo, văn hóa và kinh tế…tiêu biểu như: Nguyễn
Văn Luận với cuốn “Người Chăm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam”
[35]; Nguyễn Thọ Nhân với cuốn “ Đạo Hồi và thế giới Ảrập” [46];
Nguyễn Hồng Dương với tác phẩm “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín
ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay”
[19]; Trần Thị Kim Oanh với tác phẩm “Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam”
[51]; Ngô Văn Doanh với cuốn “Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam
Á” [15]… Những công trình này nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát
triển của đạo Hồi, những giáo lý, giáo luật, nghi lễ của đạo Hồi, kinh
Qur‟an và cũng ít nhiều đề cập đến cộng đồng tín đồ Hồi giáo ở Việt Nam,
sự ảnh hưởng của đạo Hồi trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của người
Việt Nam theo đạo Hồi.
Ngoài ra còn một số bài báo, tạp chí cũng nghiên cứu vấn đề này như:
Bùi Thị Ánh Vân với bài viết “Địa vị người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo
truyền thống” [60]; “Những quy định về địa vị cá nhân của người phụ nữ
7
trong xã hội Hồi giáo” [52] của Vũ Thị Thanh dịch; Nguyễn Văn Dũng với
“Địa vị của người phụ nữ trong thế giới Islam giáo” [22]; Lương Thị Thoa
với “Thử tìm hiểu một vài nét đặc trưng của Đạo Hồi” [53]; Ngô Văn
Doanh với “Islam giáo và văn hóa Đông Nam Á thời cận hiện đại” [14];
Nguyễn Xuân Nghĩa với “Phụ nữ tôn giáo và vấn đề phát triển” [44]….
Bên cạch đó cũng có nhiều đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về đạo
Hồi như: Vũ Văn Chung “Quan niệm về hôn nhân và gia đình trong kinh
Qur’an” [9]; Nguyễn Thanh Xuân “Vai trò của người phụ nữ Islam trong
xã hội Inđônêxia” [63]…
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu
trên chủ yếu nghiên cứu về: nguồn gốc ra đời, giáo lý, giáo luật, lịch sử
phát triển, sự truyền bá đạo Hồi trên thế giới và Việt Nam, các công trình
nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ Hồi giáo còn chưa sâu. Ở đây, tác
giả đi sâu vào nghiên cứu “Vai trò người của phụ nữ theo đạo Hồi trong
xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh
Qur‟an, từ đó phân tích, chỉ ra những giá trị tích cực và hạn chế về quan
niệm của người phụ nữ theo Hồi giáo trong kinh Qur‟an.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất: Khái quát chung về Kinh Qur‟an và đời sống của người phụ
nữ Hồi giáo.
Thứ hai: Phân tích vai trò của người phụ nữ Hồi giáo qua khảo cứu
kinh Qur‟an.
Thứ ba: Chỉ ra những giá trị và mặt hạn chế về quan niệm của người
phụ nữ theo đạo Hồi trong kinh Qur‟an.
8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của phụ nữ trong xã hội theo đạo
Hồi qua sự khảo cứu kinh Qur‟an.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong
xã hội được thể hiện qua kinh Qur‟an.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm
của Mác xít về tôn giáo, bản chất, vai trò, chức năng xã hội của tôn giáo.
Luận văn cũng tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước về đạo Hồi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu của tôn giáo học như: phương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp,
đối chiếu, so sánh, phương pháp nghiên cứu kinh điển.
6. Đóng góp của luận văn
Từ việc làm sáng tỏ một số nội dung cụ thể về vai trò của người phụ
nữ theo đạo Hồi trong xã hội (qua khảo cứu kinh Qur‟an). Trên cơ sở đó
chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của người phụ nữ theo Hồi giáo.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của người phụ
nữ Hồi giáo trong xã hội, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế của người phụ
nữ theo đạo Hồi nói chung so với những người phụ nữ trên thế giới nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần vào việc
nhận thức và ứng xử phù hợp hơn với cộng đồng Hồi giáo, đồng thời có thể
làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo nói
chung và Hồi giáo nói riêng.
8. Kết cấu luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết.
9
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ KINH QUR’AN VÀ ĐỜI
SỐNG CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ HỒI
GIÁO 1.1. Nguồn gốc Kinh Qur’an
1.1.1. Bối cảnh ra đời
Đạo Hồi là một tôn giáo mang tính quốc tế, ra đời muộn nhưng lại là
tôn giáo phát triển nhanh, là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới.
Xuất phát từ quê hương Ảrập từ thế kỷ thứ VII sau Công nguyên, Hồi
giáo đã phát triển nhanh chóng tạo thành một thế lực mạnh với những tổ
chức đặc biệt của nó về phương diện tôn giáo cũng như quốc gia, xã hội.
Ở bán đảo Ảrập, trước khi đạo Hồi xuất hiện phần lớn dân cư sống
cuộc sống du mục, lang thang nay đây mai đó với những đàn cừu và lạc đà
trên các sa mạc, trừ một vài vùng ở ven duyên hải và ốc đảo, có thể trồng
trọt và chăn nuôi. Nhìn chung kinh tế còn trong tình trạng thấp kém, xã hội
còn lạc hậu và tồn tại nhiều hủ tục. Sự ra đời của đạo Hồi được thúc đẩy
bởi các nguyên nhân kinh tế, xã hội, chính trị, gắn liền với sự chuyển biến
từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và yêu cầu thống
nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một nhà nước phong kiến thần
quyền. Đầu thế kỷ thứ VII, các bộ lạc du mục trên bán đảo Ảrập đã bắt đầu
định cư, các nhóm dân cư có nhu cầu hòa hợp vào nhau để tạo thành một
quốc gia thống nhất, một nền kinh tế thống nhất, xây dựng quân đội hùng
mạnh để chống giặc ngoại xâm, mở rộng lãnh thổ. Như vậy, yêu cầu thống
nhất quốc gia đã trở thành một xu thế lịch sử tất yếu của Ảrập lúc đó.
Hoàn cảnh lịch sử là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành
giáo lý, giáo luật của đạo Hồi nói chung và giáo lý, giáo luật đề cập tới thân
phận và vai trò của người phụ nữ trong gia đình, xã hội nói riêng.
Xã hội Ảrập trước khi Hồi giáo ra đời còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu.
Người Ảrập theo chế độ đa thê, tùy thuộc vào kinh tế giàu hay nghèo, mà
10
người đàn ông có số lượng vợ và nàng hầu khác nhau, họ có quyền quyết
định đối với vợ con, người vợ được coi như là vật sở hữu của chồng, do đó
có thể ruồng bỏ dễ dàng. Các góa phụ và phụ nữ bị ruồng bỏ thuộc quyền
sở hữu của người đàn ông thừa kế, người thừa kế đó có thể giữ lại hoặc bán
cho người khác. Đối với người phụ nữ bị bắt trong chiến tranh, họ bị xem
như chiếm lợi phẩm, như nô lệ. Đối với con gái, người cha có thể bán cho
người khác làm vợ tùy ý, có thể chôn sống lúc mới sinh hoặc kể cả khi đã
lớn, nhằm tránh sự nghèo túng hoặc giữ danh dự cho gia đình, vì sự hiện
diện của đứa con gái trong nhà là một điều sỉ nhục. Tục lệ này khá phổ biến
trong xã hội tiền Hồi giáo và còn được coi như một việc làm hợp đạo lý.
Trái lại, đối với người con trai, lại có quyền hạn rất lớn, nhất là khi chúng
đã trưởng thành, bởi lý do là người con trai khi lớn lên sẽ trở thành những
chiến binh đứng lên bảo vệ đất nước. Theo người Ảrập, với sứ mệnh của
người con trai như vậy họ phải được tôn trọng và có quyền uy. Mặc dù
sống trong một nhà nhưng đàn ông và đàn bà sống ngăn cách bởi một bức
rèm, họ phải ăn riêng và ăn sau chồng, con trai mình và bạn bè của chồng.
Hồi giáo ra đời, đã có bước ngoặt tiến bộ hơn so với thời kỳ trước,
người phụ nữ không những được coi trọng mà họ còn có các quền hạn nhất
định của mình. Họ cũng đóng vai trò quan trọng, là người vợ, người mẹ,
giữ gìn tổ ấm gia đình, hiếu thuận với cha mẹ, để người chồng an tâm lao
động sản xuất. Không những vậy họ còn tích cực tham gia vào các hoạt
động ngoài xã hội khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn vai trò của người phụ
nữ Hồi giáo ở chương 2.
Bên cạnh đó để một tôn giáo mới ra đời và tồn tại không chỉ dừng lại
ở bán đảo Ảrập mà còn ở các nước trên thế giới phải kể đến vai trò của
Muhammad. Ông chính là người sáng lập ra đạo Hồi và thiên kinh Qur‟an.
11
Qúa trình hình thành đạo Hồi và kinh Qur‟an gắn liền với hoạt động
truyền đạo của Muhammad và các hậu duệ của Ông, sau này họ chính là
những người đã dày công sưu tầm, biên soạn cuốn kinh Qur‟an.
Muhammad sinh năm 571, từ bộ lạc Kyriesh. Vốn đã định cư ở Mekka
từ lâu. Chính bộ lạc này đã xây đền Kabba ở đây từ những năm 2171 trước
Công nguyên tính từ ông tổ Ismael trở xuống đến Muhammad đúng được
30 đời. Cha ông là Abdullah mất sớm từ khi ông ra đời được hai tháng, mẹ
là bà Amina sau sáu năm thì mất. Muhammad được ông nội là Abd – El-
Motalib và chú là Abou- Taib đem về nuôi, chính nhờ người chú mà
Muhammad học được một nghề mà dân chúng Ảrập thời kỳ này rất yêu
thích: nghề thương mại.
Khi đi qua Syria và Lưỡng Hà ông có dịp tiếp xúc với các nhà tu hành
Kitô giáo. Những người này đã có một số điểm chung với tinh thần Khải thị
chân lý mà Muhammad sau đó nhận được đó là: đều tin vào Thượng Đế, tin
vào Kinh Thánh và lời của Thượng Đế.
Muhammad là người chín chắn, làm việc rất cẩn thận nên được mọi
người tin yêu và tặng Ông cái tên Al-Amin có nghĩa là một người được mọi
người tín nhiệm. Năm 25 tuổi ông vào làm quản lý cho một góa phụ giàu có
ở thành Mekka tên là Khadijah, sau đó ông đã lấy bà làm vợ, mặc dù về
tuổi tác là chênh lệch (bà Khadijah đã 40 tuổi).
Nhờ vào thế lực của vợ, ông trở thành một nhân vật đáng kể trong
vùng và cũng từ bấy giờ ông không phải lo sinh kế nữa nên có thì giờ lo
việc đạo. Muhammad đã được xưng danh là sứ giả của Allah, nhà tiên tri và
người đứng ra sáng lập đạo Hồi.
Tương truyền rằng, vào năm 611, Muhammad bắt đầu trải nghiệm một
sự kiện khác thường, khi đang một mình cô độc suy ngẫm trong một cái
hang trên núi Xira, thuộc ngoại thành Mekka. Vào đêm hôm đấy, Thượng
12
đế Allah đã cử thiên sứ Gabriel đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên
“khải thị” cho ông chân lý của kinh Qur‟an, khiến ông trở thành “Thánh
thụ mệnh” – sứ giả của Thượng Đế, nhà Tiên tri. Sau khi được khải thị, ông
hỏi Thiên sứ là mình phải nói gì cho đồng bào của mình và Thiên sứ đáp:
“hãy nói nhân danh Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã sáng tạo ra con
người từ một cục máu. Hãy nói “ Thượng đế của các ngươi là khoan dung
nhất, người đã dạy bằng ngòi bút, dạy con người điều mà nó không biết”.
Lời nói đó của Thiên sứ đã đặt nền móng hình thành nên kinh Qur‟an, từ
đó về sau, Muhammad tự xưng là tiếp thu sứ mệnh của chân chủ trao cho,
băt đầu truyền đạo Hồi.
Đầu tiên, ông chưa công khai nói về tôn giáo của mình, mà chỉ bí mật
truyền giáo cho những người thân và bạn bè, về sau ông mới công khai
truyền giáo tới quần chúng Mekka và một số người đã tin theo. Ông truyền
bá tư tưởng bình đẳng và lòng nhân từ, phê phán việc thờ phụng thần
tượng. Trong mười năm, từ năm 611 đến năm 621, Muhammad đã kêu gọi
người dân thành Mekka hãy nghe theo lời dạy của Thượng Đế, hãy chấp
nhận một Thượng Đế độc tôn. Thế nhưng, những cố gắng của ông lúc bấy
giờ vẫn chưa thành công, thậm chí với nhiều người những thông điệp của
ông dường như là sự đe dọa đối với việc thờ các thần tượng đang rất sinh
lợi cho họ, vì thế họ căm ghét ông. Lúc Muhammad mới rao giảng những
lời của Thượng đế thì đa số những người có thế lực ở Mekka hoàn toàn thờ
ơ, thế nhưng, dần dần, họ bắt đầu chống đối ông, họ không thích những bài
giảng của ông chống lại các thần tượng của họ. Đặc biệt là những người
giàu có, họ không quan tâm tới lời cảnh báo của ông về ngày phán xét cuối
cùng và về địa ngục đang chờ họ. Họ quyết liệt đàn áp bằng cách tàn sát
các tín đồ tôn giáo mới này, đa số thuộc tầng lớp dân nghèo và nô lệ. Lúc
bấy giờ những người theo Muhammad còn ít nên trước cảnh tàn sát đó, ông
13
đã khuyên họ tản cư sang Abyssinie lánh lạn. Muhammad cũng rời thành
Mekka đi giảng đạo ở TaiF phía nam Mekka, nhưng không thu được kết
quả, lúc đó ông quyết định đi ngược về phía Bắc và truyền giáo tại thành
Yathib (sau này đổi tên thành Medina) nơi cách Mekka 450 km. Từ đây số
lượng tín đồ tin ông ngày càng tăng. Ông chọn thành Medina có nghĩa là
thành phố của nhà tiên tri, thành nơi di dân đến cho các tín đồ Hồi giáo còn
sót lại ở Mekka
Ngày 16 tháng 7 năm 622, Muhammad quyết định dẫn các tín đồ ở
Mekka di dân sang đây. Người Hồi giáo gọi đây là ngày Hidjra, có nghĩa là
ngày Thánh di. Sau 17 năm ngày này được chọn làm ngày mở đầu cho kỷ
nguyên Hồi giáo vì chính sau này Hồi giáo phát triển mạnh mẽ và trở thành
một trong những tôn giáo lớn trên thế giới.
Muhammad tập trung phát triển đạo ở Medina và xây cất ở đây một
Thánh đường, ông đề xuất tư tưởng “Muslim là anh em”. Theo tư tưởng
này, tất cả những Muslim, không phân biệt bộ tộc, không phân biệt khoảng
cách đều là anh em, đoàn kết thống nhất dưới ngọn cờ Hồi giáo, đều lấy tín
ngưỡng tôn giáo và lợi ích chính trị của cộng đồng làm xuất phát điểm và
nguyên tắc tối cao để xử lý mọi vấn đề thế tục. Trong thời gian ở Medina,
ông đề xuất hàng loạt những chủ trương cải cách đời sống xã hội, những
quy phạm luân lý đạo đức, những nguyên tắc pháp luật, những hệ thống
giáo quy của Hồi giáo…để xử lý những vấn đề vấp phải trong cuộc sống
thường ngày và để tạo ra sức mạnh cho chính quyền. Để hòa giải mâu
thuẫn xã hội, ông đưa ra chủ trương giảm gánh nặng cho nô lệ, đề xướng
việc cứu tế, giúp đỡ người khó khăn…
Tuy nhiên vì xung đột lợi ích những người quý tộc ở Quraich thuộc
Mekka luôn tìm cách triệt hạ thành Medina. Trước tình hình đó, ông đã tập
hợp tín đồ để chống lại họ. Trong các năm 624 đến 627, đội quân Muslim
14
đã phát động cuộc chiến với các giáo đồ đa thần giáo Mekka ở Badr và ở
Uhud. Tuy quy mô không lớn, khi thắng khi thua nhưng đội quân đã chiếm
được nhiều chiến lợi phẩm, đã đè bẹp được nhuệ khí của các quý tộc
Mekka và quan trọng nhất đã tạo được niềm tin vào chiến thắng.
Trước sự lớn mạnh của lực lượng Hồi giáo, các tín đồ đạo Do Thái
cảm thấy bất an và đã tìm cách phá hoại sự đoàn kết của khối Muslim.
Trước tình hình đó, ông đã lãnh đạo các lực lượng vũ trang Muslim đánh
bật hai bộ lạc Do Thái ra khỏi Medina.
Năm 628, Muhammad đích thân dẫn hơn một nghìn tín đồ Hồi giáo
cùng đi Mekka để triều kiến Kaba (ngôi đền thiêng, ngày nay năm ở trung
tâm của Đại Thánh đường Hồi giáo ở Mekka) theo tục lệ cổ truyền của các
dân tộc Ảrập. Khi sắp đến Mekka, đội quân Muslim bị binh lính của thành
phố ngăn lại. Tuy nhiên dưới sự cứng rắn của Muhammad thì chính quyền
Mekka phải nhượng bộ. Đại biểu quý tộc Mekka và những người Muslim
đã ký hòa ước Hotapia đồng ý ngưng chiến trong mười năm và phải thừa
nhận địa vị hợp pháp của những người Muslim về mặt tôn giáo.
Đến năm 629, Muhammad đem quân đánh chiếm thành Mekka, lúc ấy
thế lực bộ lạc Quraich đã giảm nhiều nên ông đã lấy được thành Mekka.
Sau khi lấy được thành Mekka ông lại tiếp tục đánh một trận Honain để dẹp
đội quân Hawain thì ông mới làm bá chủ bán đảo Ảrập về phương diện
chính trị, quân sự cũng như tôn giáo.
Mùa xuân năm 632, Muhammad cùng với mười vạn quân tới Mekka
để lãnh đạo cuộc triều bái đã được cải cách. Tại đây ông tuyên bố hoàn
thành đạo Hồi. Hoàng loạt nghi thức điển lễ mà Muhammad tiến hành trong
lần triều bái này đã trở thành khuôn mẫu triều bái của những người Hồi
giáo sau này. Sau triều bái, Muhammad trở về Medina, ít lâu sau ông mắc
bệnh và qua đời, các tín đồ Hồi giáo mai táng ông tại Medina.
15
Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của Muhammad đối với sự ra đời
đạo Hồi là rất to lớn. Bằng cách sử dụng một hình thức tôn giáo mới để tập
hợp quần chúng, thống nhất các bộ lạc, thị tộc trên bán đảo Ảrập để hình
thành nhà nước Ảrập. Cộng đồng Hồi giáo không chỉ là cộng đồng tôn giáo
mà còn mang tính chất chính trị, cộng đồng xã hội.
Sau khi Muhammad qua đời, phần lớn các bản chép tay của các tín đồ
Hồi giáo về những lời khải thị của Thượng đế được ông truyền giảng trên
những mảnh da cừu, da súc vật, trên lá bị thất lạc hoặc phân tán nhiều nơi.
Nhu cầu cấp thiết cần phải thu hồi và sưu tầm các nguyên bản, sau đó cần phải
có người tài giỏi biên tập các nguyên bản thành một cuốn kinh duy nhất.
Năm 657, tức 25 năm sau khi Muhammad qua đời, vua Uthman công
bố bản kinh Qur‟an và gọi nó là “MUSHAF” có nghĩa là “kinh thánh chính
thức của mọi người Hồi giáo”.
Đối với các dân tộc Ảrập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Ảrập của kinh
Qur‟an là một kiệt tác phẩm thi văn. Kinh Qur‟an không hẳn là một cuốn thơ
trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu rất thích hợp với
khẩu vị văn chương của những người du mục. Chính vì vậy, kinh Qur‟an
nhanh chóng được truyền bá qua truyền khẩu rộng khắp bán đảo Ảrập.
Trước khi có kinh Qur‟an, người Ảrập có mặc cảm là một chủng tộc
thiếu văn hóa và họ tỏ ra nể trọng người Do Thái và Ki tô, sự xuất hiện của
kinh Qur‟an vào đầu thế kỷ thứ VII đã đem lại cho các dân tộc Ảrập một
niềm tự hào vì từ nay họ có Thánh kinh viết bằng tiếng Ảrập. Họ đón nhận
Hồi giáo là đạo của dân tộc chứ không phải đạo ngoại lai. Ðạo Hồi và kinh
Qur‟an là chất keo văn hóa nối kết các bộ lạc Ảrập lại với nhau và biến
khối Ảrập thành một lực lượng chính trị và quân sự hùng mạnh trong nhiều
thế kỷ.
16
Cho nên trong ngôn ngữ người Ảrập có danh từ “Dhimmi” để gọi
chung cho Do Thái và Ki tô. Danh từ này có nghĩa là “những người có sách
Thánh kinh”.
Do nhu cầu truyền đạo trong nhiều thế kỷ qua, đến nay kinh Qur‟an
đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới.
Đối với người Muslim kinh Qur‟an là hầu hết tất cả những gì người
Hồi giáo có, trong đó chứa đựng những giá trị tinh thần, giáo lý, luật lệ, lễ
nghi…Trong xã hội ngày nay nhiều quốc gia theo đạo Hồi còn lấy kinh
Qur‟an làm chuẩn mực .
Kinh gồm khoảng 6.200 câu, được sắp xếp thành 114 phần gọi là các
chương (Sũrah). Mỗi chương có một tên riêng được lấy trong từ ngữ chính
văn bản. Trong thiên kinh Qur‟an có cả một danh sách dài các luật lệ và
quy định áp dụng cho xã hội Hồi giáo do chính Muhammad khải thị.
1.1.2. Nội dung cơ bản của Kinh Qur’an
Kinh điển thần thánh duy nhất của Hồi giáo là Kinh Qur‟an. Chữ
Qur‟an có nghĩa là “tuyên đọc, tụng đọc”. Theo giáo lý của đạo Hồi, kinh
Qur‟an là những lời mặc khải của thánh Allah thông qua sứ giả
Muhammad truyền đến cho đời người. Nhưng, thực tế đó chỉ là những lời
nói trong những trường hợp khác nhau của Muhammad. Sau Muhammad
qua đời, những lời nói đó được ghi chép thành một tập.
Đối với người Hồi giáo thì Thiên kinh Qur‟an là món quà vĩ đại nhất
của Thượng Đế ban cho loài người và Đức Thông Suốt của Thiên Kinh có
tính duy nhất thuộc loại này:
- “(TA thề) bởi (Kinh) Qur‟an (đầy những điều ) Sáng Suốt Khôn
Ngoan
- Chắc chắn, Ngươi (Muhammad) là một trong các sứ giả (của Allah).
- Đang ở trên con đường ngay thẳng (Chính đạo Islam)
17
- (Kinh Qur‟an này) do Đấng Toàn Năng, Đấng Khoan Dung ban
xuống” [Sũrah 36; 2,3,4,5].
Hay có thể nói, mục tiêu của Kinh Qur‟an là bảo tồn các huyền khải
đã có trước và khôi phục chân lý vĩnh cửu của Thượng Đế, để dẫn dắt loài
người đi đến con Đường Ngay Chính và làm sống lại linh hồn của con
người, để đánh thức lương tri và soi sáng tâm trí con người.
Qúa trình hình thành kinh Qur‟an gắn với quá trình hình thành đạo
Hồi trong buổi đầu sơ khai, gắn liền với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, tín ngưỡng tôn giáo trên bán đảo Ảrập.
Vào khoảng năm 610, Muhammad bắt đầu truyền khẩu các thông điệp
mà ông tin là xuất phát từ Thượng đế: “Đây là Kinh Sách, không có gì phải
ngờ vực cả, (dùng làm) Chỉ Đạo cho những người ngay thẳng và sợ Allah
[Sũrah 2;2]. Những thông điệp truyền khẩu này là những thiên khải ban đầu
được các tín đồ ghi nhớ và truyền theo những lời giải thích truyền thống,
nhiều năm sau khi Muhammad qua đời. Năm 632 kinh Qur‟an mới được
viết ra đầy đủ. Và tên gọi “Bài học thuộc lòng” là tên gọi đầu tiên sau khi
được viết ra, sau này có tên là Qur‟an – Qur‟an cũng chính với nghĩa ban
đầu của nó là “đọc”, “niệm” , “thuộc lòng”.
Những giáo lý cơ bản của đạo Hồi được trình bày trong Thánh kinh
của người Hồi giáo là kinh Qur‟an.
Bộ kinh này tổng cộng gồm 30 quyển, 114 chương chia nhỏ thành
6.200 câu. Nội dung kinh Qur‟an thật phong phú, chứa đựng những tín
ngưỡng cơ bản, chế độ tôn giáo Hồi giáo, những ghi chép về tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với
các chủ trương, chính sách của Umma, các quy phạm luân lý đạo đức…
Các chương trong kinh Qur‟an có độ dài không tương xứng với nhau, có
chương rất dài, lại có những chương rất ngắn, vì chúng được Muhammad
18
đọc ra dần dần trong khoảng thời gian hơn 20 năm. Trừ chương đầu tiên,
còn lại các chương được sắp xếp theo độ dài, từ chương dài nhất đến
chương ngắn nhất. Vì gần như tất cả những chương ngắn hơn lại được khải
thị sớm hơn về thời gian, nên trật tự sắp xếp của cuốn kinh hầu như hoàn
toàn ngược lại với trình tự thời gian mà Muhammad tuyên đọc chúng.
Chính vì vậy, các chương đều có thể đứng tách một cách độc lập, và không
hề có bất kì mối liên hệ nào trong nội dung giữa chúng với nhau.
Kinh Qur‟an được thiêng liêng hóa, coi là chân lý, trong đó có những
điều răn dạy về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, sự thờ phụng, cách thức hành đạo,
điều kiện nhập đạo, mối quan hệ gia đình, xã hội, đồng đạo, các nguyên tắc
cư xử… tất cả việc đạo và đời. Cuốn kinh Qur‟an được lấy làm chuẩn mực
cho tất cả, được lấy để thề nguyền trong phiên tòa, trong sự tranh chấp, xô
xát. Kinh được viết bằng tiếng Ả rập, nay vẫn giữ nguyên không thay đổi.
Cơ sở giáo lý là niềm tin vào thánh Allah (Thượng đế) – vào sứ giả
Muhammed, vào thiên thần, ma quỷ, vào sự bất tử của linh hồn, vào ngày
phục sinh và phán xét, vào thiên đường, địa ngục, vào sự vĩnh cửa của kinh
Qur‟an.
Kinh Qur‟an bắt đầu bắt đầu bằng những lời sau đây, gọi là Al Fatihah
(Khai Đề), tức khổ thơ mở đầu, đó là một bản tóm lược khá đầy đủ về linh
hồn và thông điệp cơ bản của nó:
“1- Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực
Khoan Dung.
2- Mọi lời ca ngợi (và biết ơn) đều dâng lên Allah, Rabb (Đấng Chủ
Tể) của vũ trụ (Âlamin):
3- Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung;
4- Đức Vua của Ngày Phán Xử (Cuối Cùng).
5- (Ôi Allah!) Chúng con chỉ thờ phụng một mình Ngài và chỉ với
riêng Ngài chúng con cầu xin được cứu giúp:
19
6- Xin Ngài dẫn dắt chúng con (đi) theo con đường Ngay Chính:
7- Con đường của những người đã được Ngài ban Ân, không phải là
(con đường của) những kẻ đã bị Ngài giận giữ và (cũng không phải là con
đường của) những ai lầm đường lạc lỗi” [Sũrah1;1-7].
Những chương đầu tiên của kinh Qur‟an nói về Thượng Đế Allah với
những đặc tính siêu việt của Ngài. Ngoài Thượng Đế, kinh Qur‟an dạy phải
tin có thiên thần và ma quỷ (Satan), tin các sách Mặc Khải của đạo Do Thái
và Ki Tô cùng các vị thiên sứ, tin có ngày tận thế và ngày phán xét cuối
cùng, tin mọi kẻ chết đều được sống lại, tin có Thiên Đàng Hỏa Ngục, tin
mọi việc do Thượng Đế Allah tiền định nhưng mọi người có ý chí tự do.
Cuốn sách tiếp tục với sự mô tả về những kỳ công sang thế của
Thượng Đế: Allah đã tạo ra loài người bằng cách kết hợp giống đực và
giống cái, từ những khối máu và sự phát triển thần bí của bào thai. Thượng
Đế tạo ra người đàn ông dưới hình thức con người lý tưởng, con người lý
tưởng này thể hiện sự khoan dung và sự diệu kỳ của Thượng Đế chứ không
xúi bẩy người ta phủ nhận Ngài. Và khi ngày phán xét đến, những ai phạm
phải tội lỗi thì những tội lỗi thì những tội lỗi đó sẽ hiện rõ trên mặt họ và
Thượng Đế không cần phải hỏi đến, những ai phúc lành của vị Chúa Tể khi
đó sẽ sa xuống địa ngục, còn những ai tôn kính sự uy nghi của thần thánh
của Ngài sẽ được lên thiên đàng. Thiên đàng trong kinh Qur‟an cũng giống
như hầu hết các tôn giáo khác, là một xứ sở tươi sáng rực rỡ khác hẳn với
thiên đàng trong những giấc mơ trần thế, trong thơ ca.
Kinh Qur‟an cảnh báo về ngày phán xét sẽ đến. Vào ngày đó tiếng còi
báo hiệu sẽ vang lên, trái đất rung chuyển, mọi thứ vỡ vụn, trời xanh biến
mất, biển khô cạn, gió bão nổi lên và mọi sinh vật không còn tồn tại. Thời
điểm đó, Thượng Đế sẽ xuất hiện để phán xử loài người về những hành vi
thiện, ác.
20
Trong khi kinh Cựu Ước và Tân Ước đề cập đến vấn đề thiêng liêng
hoặc lịch sử thì kinh Qur‟an đồng thời cũng là một bộ luật đầu tiên và cao
nhất của Hồi giáo với những điều cấm kỵ được quy định rất chi tiết.
- Cấm cho vay nặng lãi:
“Những ai ăn (lấy) tiền lời cho vay (Ribâ) sẽ không đứng vững trừ phi
đúng như kẻ đã bị Shaytân sờ mó và làm cho điên cuồng… Nhưng Allah
cho phép buôn bán và cấm cho vay nặng lãi. Bởi thế ai nhận được lệnh
Cảnh báo của Allah và ngưng (cho vay lãi) thì sẽ được Allah tha thứ về quá
khứ của y” [Sũrah 2;275].
- Cấm ăn thịt heo, thịt đã cúng các thần thánh khác, cấm ăn máu (tiết
canh, huyết), các đồ tế cúng…
“(Allah) cấm các ngươi dùng (thịt của) xác chết, và máu (huyết) , và
thịt của con heo, và món vật cúng cho ai khác không phải Allah; và (thịt
của) những con vật bị vặn (hay thắt) cổ chết, và những con vật bị đập chết,
và những con vật bị những con thú dữ ăn một phần trừ khi các ngươi làm
cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo đúng nghi thức); và những món vật
cúng trên bàn thờ (hay trên đá)…[Sũrah5;3]
- Cấm cờ bạc:
“Hỡi những ai có niềm tin! Uống rượu và cờ bạc và thờ cúng trên bàn
thờ bằng đá và dùng tên để làm quẻ xin xăm là một điều khả ố” [Sũrah5;90]
- Cấm giết thú săn bắn trong thời gian hành hương Mekka:
“Chớ giết thú săn bắt trong lúc các ngươi đang ở trong tình trạng hãm
mình (làm Hajj trong Thánh Địa Mekka); và ai trong các ngươi cố tình giết
nó thì phải bị phạt đền bằng một con thú nuôi tương đương với con thú
(săn) đã bị giết. Chọn trong đàn gia súc dưới sự giám sát của hai người
công bằng trong các người và được dắt đến (ngôi đền) Ka‟bah để làm vật tế
…” [Sũrah5;1;95].
21
- Phải ăn chay trong tháng Ramadan:
“Hỡi những ai có niềm tin! Nhịn chay theo chế độ (Siyâm) được
truyền xuống cho các ngươi như đã được truyền xuống cho những người
trước các ngươi để cho các ngươi (rèn luyện sự) khắc kỷ và trở thành người
ngay thẳng… [Sũrah2;183-184-185].
- Phải rửa chân tay sạch sẽ trước khi cầu nguyện:
“Khi các ngươi đứng dậy để đi dâng lễ (Salâm) hay rửa mặt và (hai)
tay của các ngươi đến cùi chỏ và lau chùi đầu của các ngươi (với nước) và
rửa hai bàn chân đến tận mắt cá. Và nếu các ngươi không được sạch sẽ (do
việc chăn gối) thì phải tẩy sạch toàn thân (bằng cách tắm ghusl)…[
Sũrah5;6].
- Cấm giao hợp với đàn bà có tháng:
“Họ hỏi ngươi về kinh kỳ của đàn bà. Hãy bảo họ: “Nó là sự ô nhiễm.
Bởi thế, hãy xa đàn bà (người vợ) trong thời gian có kinh kỳ và chỉ đến gần
họ khi nào họ sạch sẽ. Do đó, khi họ (tắm gội) sạch sẽ rồi, các ngươi có thể
đến với họ lúc nào, nơi nào như Allah đã chỉ thị cho các
ngươi…”[Sũrah2;222].
Trước khi có kinh Qur‟an, người phụ nữ Ảrập giàu có thường lấy
nhiều chồng và đa số là những người đàn ông trẻ khỏe. Kinh Qur‟an cũng
đề cấp quyền ưu của người đàn ông:
“Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà vì Allah ban cho
người này sức lực hơn người kia và bởi vì họ chi dung tài sản của họ vào
việc cấp dưỡng gia đình”[Sũrah4;34], và chính thức bãi bỏ tục đa phu.
Kinh Qur‟an quy định án phạt hết sức nặng nề đối với những ai chống
Thượng Đế Allah hoặc chống Thiên Sứ Muhammad, người đó sẽ bị kết án.
Họ sẽ đóng đinh vào thập giá hoặc bị chặt hết chân tay: “Hình phạt dùng
trừng trị những kẻ tạo chiến tranh chống lại Allah và Sứ Gỉa của Ngài và
22
nỗ lực gây phá hoại trên trái đất chỉ có việc: hoặc xử tử, hoặc đóng đinh
trên thập tự giá hoặc chặt tay này và chân kia hoặc trục xuất ra khỏi lãnh
thổ” [Sũrah5;33].
Tội trộm cắp cũng có thể bị phạt rất nặng. Dù đàn ông hay đàn bà tùy
theo nặng nhẹ nếu bị kết án về tội chộm cắp sẽ bị chặt một tay hay hai tay”
(Đối với) người nam hay nữ trộm cắp, hãy chặt tay họ như là phạt đền tội
mà họ đã phạm, một biện pháp từ Allah nhằm làm ngã lòng (kẻ chộm cắp)
[Sũrah5;38].
Đặc biệt Kinh Qur‟an đã giành cả một chương IV để nói về người phụ
nữ, đây là một trong những nét đặc sắc của cuốn kinh Qur‟an mà không có
trong các kinh điển của các tôn giáo khác.“Hỡi nhân loại! Hãy sợ Rabb
(Allah) của các người, Đấng đã tạo ra các người từ một Người duy nhất
(Adam) và Người tạo ra người vợ (Hawwa) của Người và từ hai người này,
(Allah) rải ra vô số đàn ông và đàn bà (trên khắp mặt đất). Và hãy sợ Allah,
Đấng mà các người đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) những
dạ con (mang nặng đẻ đau); bởi vì Allah Hằng Trông Coi các người.”
[Sũrah4;1].
Gíao lý Hồi giáo nhấn mạnh các điểm sau:
+ Thiên chúa Allah là đấng tối cao sinh thành ra trời đất, vũ trụ;
Thượng đế Toàn quyền, Toàn uy, Toàn trí, Toàn thức.
+ Thiên chúa Allah là đấng tối cao sinh thành ra muôn loài, kể cả nhân loại.
+ Số phận con người có tính định mệnh và do chính Allah sắp đặt.
+ Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng đắn, giữ nguyên tắc:
trong cộng đồng Umma phải kiên nhẫn chịu rằng buộc bởi các quy định,
phục tùng tuyệt đối đức Allah; đối với người ngoại đạo thì phải kiên quyết
bảo vệ mọi lợi của Hồi giáo và sẵn sàng tinh thần Thánh chiến (Jiihard).
+ Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe.
23
+ Những lời răn dạy về đạo lý bao gồm:
1. Chỉ tôn thờ một thiên chúa ( chúa Allah)
2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ
3. Tôn trọng quyền của người khác
4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết.
6. Cấm ngoại tình.
7. Hãy bảo vệ và chu cấp cho trẻ mồ côi.
8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10. Hãy khiêm tốn.
Như vậy, ta có thể thấy rằng trong kinh Qur‟an không chỉ bao gồm
những điều răn dạy, cấm kỵ, những điều thưởng, phạt đối với tín đồ như
nêu trên. Để củng cố đức tin và trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với người
theo đạo Hồi. Mọi tín đồ Hồi giáo đều phải tuân theo 5 nghĩa vụ của mình:
tin tưởng, tụng niệm, ăn chay, bố thí và hành hương.
1. Tin tưởng: Tín đồ Hồi giáo chỉ thừa nhận một Thượng Đế duy nhất
là Allah và vị ngôn sứ của Ngài là Muhammad: “(Ôi Allah!) chúng con chỉ
thờ phụng một mình Ngài và chỉ với riêng Ngài chúng con cầu xin được
cứu giúp” [Sũrah1;5].
2. Tụng niệm: Luật của đạo Hồi quy định một tín đồ phải hoàn thành 5
lần tụng niệm trong một ngày hướng về phía Thánh địa Mekka theo những
giờ giấc nhất định, rạng sáng (crobh), giữa trưa (Zohr), chiều (acr), hoàng
hôn (maghir) và chập tối (icha).
3. Ăn chay: chiếm một vị trí quan trọng, các đạo luật đã quy định
tháng ăn chay Ramadan (tháng chín tính theo lịch mặt trăng): Tháng chay
là tháng bắt buộc đối với mọi tín đồ chỉ trừ người ốm đau và người đi du
24
lịch. Theo quan điểm của người Hồi giáo việc ăn chay mang lại nhiều lợi
ích cho cả tinh thần và thể xác. “Về tinh thần, suốt tháng khắc khổ này,
người tín đồ Hồi giáo được trải nghiệm thực tế về sự đói khát, để thấu hiểu
nỗi khổ của kẻ nghèo khó, do đó mới biết rủ lòng thương những người
nghèo khó. Về thể xác, ăn chay sau một tháng chịu đựng sẽ làm cho bộ
phận tiêu hóa của con người như được đổi mới. Ăn ép xác là một dịp để tẩy
rửa đi những sự ô uế, chật cặn bã tồn tại trong cơ thể do đồ ăn chưa tiêu hóa
hết.” [10;13].
4. Bố thí (Zakat): chính là thuế thu nhập của để chia bớt một phần lợi
tức cho kẻ nghèo khổ bần hàn.
5. Hành hương: Các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mekka ít nhất
một lần trong cuộc đời, để triều bái Kaabah trong tháng 12 theo lịch Hồi
giáo (hành hương Haji). Cuộc lễ triều này kéo dài trong mười ngày trong
tháng 12 là Chính triều. Ngày cuối cùng các tín đồ sẽ hiễn lễ là một con cừu
hoặc lạc đà hoặc con vật có sừng. Các kỳ triều bái khác gọi là phó triều
được diễn ra trong thời gian bất kỳ của năm và ít nghi lễ hơn.
Ngoài ra, luật pháp của đạo Hồi cũng được đề cập trong kinh
Qur‟an. Đối với luật Hồi giáo:
Người đàn ông được phép tối đa lấy 4 vợ còn trong những đạo luật
thuộc về hình sự :
- Hình phạt tương ứng với hành vi phạm
tội - Phạm vi hành vi giết người.
- Hình phạt theo luật.
- Hình phạt do tòa án phán quyết.
Như vậy, đạo Hồi thông qua kinh Qur‟an, không những là một tôn
giáo mà nó còn là cả một tập hợp các tiêu chuẩn xã hội, kinh tế, luật pháp,
đạo đức gắn liền với những quy định của tôn giáo, mà đôi khi chúng còn
phù hợp với nhân loại ngày nay, nhất là xu hướng “ thế tục hóa” của các
25
tôn giáo đang diễn ra mạnh mẽ. Chính điều này đòi hỏi Hồi giáo phải có sự
đổi mới có thể hòa nhập vào đời sống hiện thực của thời đại.
Toàn bộ giáo lý Hồi giáo dựa trên các nguyên tác cơ bản và đều được
ghi trong Thiên kinh Qur‟an. Cuốn kinh là lòng cốt của tín ngưỡng Hồi
giáo, tất cả nền tảng của tổ chức xã hội, những nguyên tắc luật pháp, những
hình ảnh đẹp của văn chương, một nguồn thi phú tuyệt vời, vô tận.
Theo người Hồi giáo, Thiên kinh Qur‟an không phải là một tác phẩm
do con người sáng tạo ra, vì Kinh Qur‟an biểu hiện tư tưởng của “Đấng
Cao cả” đã có thiên niên vạn kỷ, do Thượng đế tức Allah mặc khải dưới
hình thức ngôn ngữ Ả rập, lấy con người của Muhammad làm trung gian để
truyền chuyển cho nhân loại, bởi vậy mà trong Thiên kinh Qur‟an có rất
nhiều đoạn nói với nội dung tương tự như: “Chắc chắn TA đã ban Nó
xuống (dưới hình thức của) Qur‟an bằng tiếng Ả rập để các người có thể
đọc hiểu dễ dàng”, “ Qua những điều mà TA đã mặc khải cho Ngươi
(Muhammad) trong Qur‟an này, TA kể lại cho Ngươi một câu chuyện tốt
đẹp mà trước đây mà ngươi không hề biến đến” [Sũrah12;2,3].
Cũng chính vì vậy mà Kinh Qur‟an không phủ nhận những lời
truyền phán trước đó của Thượng Đế, đã được ghi nhận trong quyển Cựu
Ước và sách Phúc Âm, nhưng trong khi sách Phúc Âm ghi lại những hành
động, những lời nói của Giê su trong một số trường hợp, thì kinh Qur‟an có
nội dung được trình bày như một thông điệp của Thượng Đế. Trong Thiên
kinh Qur‟an có rất nhiều đoạn của Cựu Ước, nhưng dưới một hình thức hơi
khác. Do đó, vào thời cận đại đã có một số nhà nghiên cứu giải thích tình
trạng đó là sự truyền khẩu lệch lạc lúc đương thời. Nhưng quan điểm của
người Muslim thì trái ngược lại: Nội dung Thiên kinh Qur‟an đã do
Thượng Đế trao chuyển cho Muhammad thì nhất định không bao giờ sai
lầm được. Nếu có khác biệt thì đó không phải là bản văn Qur‟an sai mà
26
chính là do người Do Thái liên hệ trước đó đã không bảo tồn Thiên Kinh
một cách chu đáo nên đã có những sự thầm nén sửa chữa.
Kinh Qur‟an theo ý nghĩa của danh từ, là một ngâm khúc thiêng liêng
hàm chứa rất nhiều chất thi vị theo một nhịp điệu khi khẩu cần, khi kêu gọi.
Đối với người Muslim, những nét đan xen êm nhẹ tuyệt vời của lời
văn Qur‟an càng chứng tỏ Qur‟an chính là do Bề trên truyền xuống.
Thường đạo Hồi không chấp nhận những phép màu, vì cho rằng phép màu
không cần thiết để phát hiện chân lý. Nhưng có một phép màu mà đạo Hồi
công nhận, là chính ở sự hiện hữu của “quyển” Qur‟an, người Muslim cho
đó là một bằng chứng thiêng liêng, vì người thường, dù kiến thức uyên
thâm đến đâu cũng không thể sáng tác được một bản tương tự. Ví như
nhiều Hadith của các nhà truyền thuyết cũng có ghi đầy đủ những lời giảng
dạy riêng của cá nhân Muhammad, trong nhiều trường hợp, nhưng do đặc
tính của văn thể, mọi người Ả rập khi xem qua, đều có thể phân biệt rõ ràng
những lời giảng ấy với những Ayat (câu) trong Qur‟an. Vì vậy mà mỗi
người Muslim đều ý thức và nhận lấy phận sự của mình để ngâm đọc một
đoạn Qur‟an mỗi ngày, trong Lễ Nguyện và trong những đêm không ngủ.
Việc ngâm đọc Kinh Qur‟an đối với người Muslim là một dạng thức cao
đẹp của sự tôn thờ và sự hành đạo, được ngấm sâu vào cuộc sống văn hóa
xã hội, vào các tập tục truyền thống.
Nội dung của Qur‟an được lưu chuyển từ nước này sang nước khác
dưới hình thức nguyên thủy của tiếng Ả rập. Do đó, ngôn ngữ Ả rập có một
giá trị đặc biệt đối với người Muslim, tiếng Ả rập không những là một ngôn
ngữ tôn giáo mà còn là có tình cách thiêng liêng nữa.
Vì vậy cuốn Kinh đã tạo lên lề lối sống cho người Muslim và những
lời răn dạy của Qur‟an đã được người Muslim tuân hành trong mọi trường
hợp hằng ngày, với tính cách nghiên chỉnh, uy nghiêm của tấm lòng
27
ngưỡng mộ, thần phục Thượng Đế cao cả, mọi người Muslim đều xem lời
răn dạy trong kinh Qur‟an như là công cụ hữu hiệu, bất biến, trau giồi tâm
tính và chỉ hướng cuộc sống xã hội hàng ngày. Kinh Qur‟an luôn được
nhắc nhở trong mọi trường hợp: Muslim đọc kinh Qur‟an như ngâm một
bài thơ hay, một đoạn kinh cầu, nó cần thiết đối với người Muslim, nó
hướng tâm hồn họ về Thượng Đế. Kinh Qur‟an là tấm gương nhắc nhở
chính đạo và đồng thời chung quanh con người có bao nhiêu ma quỷ sẵn
sàng cám dỗ họ tách ra khỏi chính đạo ấy. Muslim cố gắng làm tròn nhiệm
vụ do Thượng Đế quy định, cho đồng loại, cho hiện tại và cho mai sau. Bởi
vậy mà người Muslim đã cho rằng Thiên Kinh có đặc tính riêng.
Theo người Muslim thì Thiên kinh Qur‟an chứa đựng đầy Đức
Thông Suốt không gì sánh bì được đó chính là Allah. Đồng thời Thiên Kinh
cũng bắt nguồn từ uy quyền cưỡng chế của Thiên Kinh vốn không bao giờ
có thể bắt trước được. Tính thiết thực của của Qur‟an, chính là các giải
pháp thực tế của Thiên Kinh đã gợi lên các vấn đề của con người, và các
mục tiêu cao cả mà Thiên Kinh đề ra cho con người, đánh dấu Đức Thông
Suốt của Qur‟an với bản chất đặc tính đặc biệt.
Thiên kinh Qur‟an không khô cằn mà luôn thông suốt trong tâm trí
con người và làm sống lại lòng người. Tính sinh động này thể hiện ra ngay
từ những ngày đầu khi Thiên sứ Muhammad truyền lời của Thánh Allah,
thì quyền lực duy nhất của Thiên sứ Muhammad chính là Đức Thông Suốt
của Thiên Kinh Qur‟an. Và cũng chính tính sinh động này đã thẩm thấu
trong suốt Thiên Kinh Qur‟an làm cho người Muslim không cưỡng lại
được. Ví như Allah đã phán dạy về Qur‟an như là một linh hồn hoặc tinh
thần và cuộc sống, và là một ánh sáng theo đó mà các bề tôi của Allah được
dẫn dắt đi theo con đường ngay chính. “Và đúng như thế. Ta mặc khải cho
Ngươi Ruhan (Tinh Thần Mặc Khải) theo lệnh Ta (Trước đó), Ngươi
không biết Kinh Sách là gì và Đức tin là gì. Nhưng Ta đã làm cho Nó
28
(Qur‟an) thành một nguồn sáng mà Ta dùng để dẫn dắt người nào Ta muốn
trong số bày tôi của Ta. Và quả thật. Ngươi hướng dẫn (nhân loại) đến Con
Đường Ngay Thẳng” [Sũrah42;52].
Thiên Kinh còn đề cập đến sự sống, sự sinh động tâm linh – làm sống lại
linh hồn, tỏa chiếu ánh sáng dẫn đường chuyển dịch các đối tượng tưởng
chừng như bất động “Nếu Ta (Allah) truyền giải Qur‟an này trên một ngọn
núi, Ngươi (Muhammah) sẽ thấy Nó kiêm tốn và chẻ làm đôi vì khiếp sợ
Allah. Đó là thí dụ (hình ảnh) mà Ta trình bày cho nhân loại để may ra họ
biết suy ngẫm”. [Sũrah59;21].
Trong Thiên Kinh Qur‟an luôn mô tả con người với những tính cách
cao đẹp, có danh dự và phẩm chất tốt, không hạ thấp vai trò của con người
như những sinh linh không tự lực được hoặc tuyệt vọng. Mặc dù có sự quy
kết tội lỗi con người là từ thời thủy tổ cho đến khi rời bỏ trần gian. Nhưng
sự tiếp cận nổi bật của cuốn Kinh vẫn là những lời phán dạy của Thánh
Allah nhằm vào phúc lợi tổng quát của con người và được đặt trên cơ sở
những điều thực thi trong vòng tầm tay của con người. Chính vì thế mà tính
khả thi của Thiên Kinh đã thể hiện trong các lời phán dạy và được thiết lập
bởi gương sáng Muhammad và những người Muslim qua các thời đại.
Cũng giống như các tôn giáo khác trên thế giới, giáo lý Hồi giáo bao
gồm những quan niệm về thế giới và con người. Nó chứa đựng những yếu
tố của tín ngưỡng nguyên thủy Ả rập, và nhất là của đạo Do Thái và Ki Tô
giáo. Cơ sở giáo lý là niềm tin vào Thượng Đế Allah, vào sứ giả
Muhammad, vào thiên thần và ma quỷ, vào bất tử của linh hồn, vào ngày
phục sinh và phán xét, vào Thiên đường và Hỏa ngục, vào sự vĩnh cửu của
kinh Qur‟an.
Đạo Hồi cố giữ lấy những tập quán cổ truyền để lúc nào cũng theo sát
kinh Qur‟an. Bởi vậy mà Qur‟an theo quan niệm của người Muslim là
29
quyển sách đúng chân lý nhất vì Qur‟an ghi lại tất cả những điều về giáo
lý, luật lệ, lễ nghi sự thờ phụng, cách thức hành đạo, điều kiện nhập đạo,
mối quan hệ gia đình, xã hội, đồng đạo, các nguyên tắc đạo đức… tất cả
mọi việc đều được Thánh Allah giáo huấn, răn dạy cặn kẽ.
Ở các nước trong thế giới Hồi giáo, vấn đề vai trò của người phụ
nữ vẫn đang là một vấn đề phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Ở đó, mọi vấn đề
chính trị và kinh tế - xã hội luôn tác động tới địa vị của người phụ nữ. Theo
họ người phụ nữ Hồi giáo chỉ được coi như người giữ bếp của mỗi nhà.
Các nhà tư tưởng Hồi giáo (cả chính thống giáo lẫn phái hiện đại) đều kêu
gọi quay về với kinh Qur‟an và luật Hồi giáo.
1.2. Đời sống của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi thể hiện trong kinh
Qur’an
1.2.1. Quan niệm về người phụ nữ trong Kinh Qur’an
Phụ nữ (female, woman): từ phụ nữ là từ chỉ giống cái của loài
người. Trong ngôn ngữ thông thường từ phụ nữ được chỉ chung cho loài
người thuộc giống cái mà không cần đề cập đến tuổi tác. Phụ nữ là một bộ
phận cơ bản của việc phân chia phạm trù giới, là đối tượng nghiên cứu
trọng tâm của lý thuyết nữ quyền [65].
Người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo đã được kinh Qur‟an giành hẳn
một chương đề cập đến (chương IV) và được bàn một cách rất chi tiết. Đây
là một điểm riêng và đặc sắc của kinh Qur‟an mà không có trong kinh sách
của bất kì một tôn giáo nào.
Được đánh giá là tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn hiện nay trên thế
giới, Hồi giáo là tôn giáo có những quy định, những điều luật hà khắc với
phụ nữ. Điều này được thể hiện rõ trong Kinh Qur‟an và trong thánh luật
Sharia - một sản phẩm của xã hội Trung Cổ mà ngày nay vẫn giữ nguyên
giá trị về mặt lập pháp cũng như đạo đức trong thế giới Hồi giáo.
30
Trước hết, phụ nữ được miêu tả một cách tích cực trong kinh Qur‟an.
Kinh Qur‟an là cuốn sách duy nhất của Thánh Kinh thế giới mà trong đó
phụ nữ thường được gọi cùng với người đàn ông, cả hai được mô tả như
bạn bè và các đối tác trong đức tin. “Và những người tin tưởng, nam và nữ
là bạn hữu và là đồng minh bảo vệ lẫn nhau. Họ ra lệnh làm điều phải và
cản nhau làm điều quấy và dâng lễ Salah và đóng Zakah và tuân lệnh của
Allah và Sứ Giả của Ngài. Đó là những người mà Allah khoan hồng bởi vì
Allah Toàn Năng, Thấu Suốt (tất cả). Allah hữu với những người có đức
tin, nam và nữ, các Ngôi vườn (Thiên Đàng) bên dưới có các dòng song
chảy để vào ở trong đó, với các biệt thự cao sang trong các Thiên Đàng
vĩnh cửu; nhưng hạnh phúc tột bậc là sự Hài Lòng của Allah; và đó là một
sự thắng lợi vĩ đại.” [Sũrah 9;71,72].
“Qủa thật, đối với những người Muslim, nam và nữ; những người có
đức tin, nam và nữ; những người cung kính, nam và nữ; những người chân
thật, nam và nữ, những người kiên nhẫn, nam và nữ; những người bố thí,
nam và nữ; những người kiêng cử, nam và nữ; những người giữ lòng trinh
bạch, nam và nữ; những người tưởng nhớ Allah nhiều, nam và nữ; Allah sẽ
tha thứ và ban thưởng to lớn cho họ” [Sũrah33; 35].
Rõ ràng là quan điểm của Kinh Qur‟an về phụ nữ không khác so với
đàn ông. Cả hai đều là tạo hoá của Thượng Đế, có mục tiêu cao cả trên trái
đất là tôn thờ Thượng Đế của họ, làm các việc tốt tránh xa việc xấu và cả
hai sẽ được đánh giá phù hợp. Kinh Qur‟an không bao giờ nói rằng phụ nữ
là cánh cửa của ma quỷ hay là kẻ lừa dối bẩm sinh. Kinh Qur‟an cũng
không bao giờ nói rằng đàn ông là hình ảnh của Thượng Đế; tất cả đàn ông
và phụ nữ đều là vật tạo hoá của Ngài. Theo Kinh Qur‟an, vai trò của phụ
nữ trên trái đất không chỉ giới hạn ở sinh đẻ. Phụ nữ được đòi hỏi phải làm
31
nhiều việc thiện như đàn ông. Kinh Qur‟an chưa bao giờ nói không tồn tại
phụ nữ ngay thẳng.
Qua những điều luật trên ta có thể thấy, cả người nam và người nữ, cả
hai bổ sung và đều cần thiết cho nhau.
Kinh Qur‟an nói : “Hỡi nhân loại! Hãy sợ Allah của các ngươi. Đấng đã
tạo ra các ngươi từ một Người duy nhất (Adam) và từ Người tạo ra vợ
(Hawwâ‟) của Người và từ hai người này, (Allah) rải ra vô số đàn ông và
đàn (bà trên khắp mặt đất). Và hãy sợ Allah, Đấng mà các ngươi đòi hỏi
(quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) những (dạ con mang nặng đẻ
đau); bởi vì quả thật Allah Hằng Trông Coi các ngươi” [Sũrah4;1].
Người đàn bà có địa vị ngang với đàn ông trong cái nhìn của Thượng đế
cũng như trong luật lệ của ngài. Người phụ nữ giống như đàn ông trong bản chất
con người chứ không phải là nguồn gốc tội lỗi và cũng không phải là nguyên
nhân khiến Adam – tổ tiên của loài người bị trục xuất ra hỏi thiên đàng.
Họ cũng giống như người đàn ông trong việc phải gánh vác những bổn
phận giáo luật, những gì người đàn ông phải có nghĩa vụ thì người phụ nữ
cũng như vậy. “Đó là những giới hạn quy định bởi Allah. Và ai tuân lệnh
Allah và Sứ Giả của Người thì sẽ được chấp nhận vào Thiên Đàng phía
dưới có những dòng sông chảy, để vào ở đó đời đời; và đó là một sự thành
tựu vĩ đại.”; “Ngược lại, ai không vâng lệnh Allah và của Sứ Gỉa của Ngài
và vi phạm các giới hạn của Allah thì sẽ sa Hỏa Ngục và ở trong đó đời đời
và sẽ hứng chịu sự chừng phạt nhục nhã” [Sũrah4;13;14].
Phụ nữ giống như đàn ông trong việc cô ta có quyền cá nhân độc lập,
đạo Hồi ban cho họ quyền tư hữu (làm chủ tài sản). Nữ làm chủ lợi tức thu
hoạch. Không ai – kể cả người cha, người chồng hay anh em trai – có
quyền lấy đi quyền tài sản của họ. Họ có thể sử dụng tài sản và lợi tức của
mình tùy theo ý muốn trong phạm vi hợp pháp. “Và hãy tặng cho vợ (sắp
32
cưới) tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một
phần nào cho các ngươi, thì hãy hoan hỉ hưởng một cách bổ ích”; “Và chớ
ham muốn những thứ mà Allah dùng để ưu đãi người này hơn người nọ.
Đàn ông hưởng phần (kết quả) mà họ kiếm được và đàn bà hưởng phần kết
quả mà họ đã kiếm được; và hãy cầu xin Allah và Thiên Lộc của Ngài bởi
Allah hằng biết hết mọi việc” [Sũrah4;7;32].
Trong Hồi giáo người phụ nữ có quyền lựa chọn chồng cho mình.
Không ai có quyền bắt ép người phụ nữ kết hôn ngược với ý muốn của họ.
Người phụ nữ có quyền đòi ly hôn từ người chồng nếu hôn nhân của đôi
bên không thể kéo dài được nữa. Nếu ai vu khống sự trinh thục của người
phụ nữ trinh trắng thì người đó sẽ bị liệt vào thành phần không đáng chấp
nhận bằng chứng. “Và (cấm các ngươi lấy) phụ nữ đã có chồng ngoại trừ
(những nữ tù binh) nằm trong tay các ngươi. Đó là lệnh (cấm) của Allah đối
với các người. Loại trừ những người phụ nữ vừa kể, các người phụ nữ khác
đều hợp pháp cho các ngươi (để lấy làm vợ) miễn sao các người kiếm vợ
bằng cách dùng tài sản của các ngươi để cưới hỏi đàng hoàng chứ không
được gian dâm (hay ngoại tình). Bởi việc các ngươi hưởng lạc từ họ, hãy
tặng phần tiền cưới (Mahr) bắt buộc của họ. Nhưng nếu sau khi lễ vật
(Mahr) đã được quy định, các người thỏa thuận (thay đổi nó) thì các ngươi
sẽ không có tội. Qủa thật Allah Rất biết, Rất Sáng Suốt.” [Sũrah4;24].
Điều này chứng tỏ người Muslim nam phải đối xử tử tế với người phụ
nữ. “Hỡi những ai có niềm tin! Các ngươi không được phép cưỡng bức vợ
để thừa hưởng gia tài của họ, cũng không được nhốt (hành hạ) họ để lấy lại
một phần nào tiền cưới (Mahr) mà các ngươi đã tặng họ…” [Sũrah4;19].
Người chồng Muslim nhận trách nhiệm chu cấp cho người vợ, và
người vợ được yêu cầu nghe lời chồng và giữ gìn trinh tiết với chồng.
Trong thiên kinh Qur‟an có ghi “ Người đàn ông là trụ cột (của gia đình)
33
trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực lớn hơn người kia và
bởi vì họ chi dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó, người
đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi nhà cửa trong lúc chồng
vắng mặt dưới sự giúp đỡ trông chừng của Allah..” [Sũrah4;34].
Người phụ nữ Muslim có quyền phát triển tài năng của mình và làm
việc trong giới hạn của đạo Hồi. Họ có quyền học hỏi và trao dồi kiến thức.
Hồi giáo cho phép người vợ Do Thái và Thiên Chúa giữ đạo giáo của mình
và người chồng không được nhúng tay vào sự tự do tín ngưỡng của họ.
Tuy nhiên, trong xã hội Hồi giáo truyền thống, địa vị của người phụ
nữ không được quyết định bởi những cố gắng từ chính bản thân họ, mà
phải chịu sự chi phối từ những quan điểm của đạo Hồi, những điều luật
được coi là của “Chúa”. Kinh Qur‟an xác nhận uy quyền của đàn ông với
đàn bà “Chúa đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ
tài sản của mình để nuôi họ”. Do trong xã hội đàn bà là tài sản của đàn ông,
còn trong gia đình, người vợ “là cánh đồng của người chồng nên người
chồng có quyền đi gieo hạt trên cánh đồng của mình” [Sũrah2;223].
Tuy nhiên, phải có sự ưng thuận của người phụ nữ và người đàn ông
thì họ mới lên duyên vợ chồng, dù cha mẹ không bằng lòng, họ vẫn được
cưới nhau, họ được tự do trong lựa chọn người mình yêu. Kinh Qur‟an cho
phép người đàn ông có thể lấy nhiều vợ, nhưng Muhammad hạn chế, chỉ
cho phép bốn vợ là cùng. “Nếu các người sợ không thể đối xử công bằng
với các con (gái) mồ côi, hãy cưới những người đàn bà khác mà các ngươi
vừa ý hoặc hai, hoặc ba hoặc bốn. Nhưng nếu các ngươi sợ không thể (ăn
ở) công bằng với họ (vợ) thì hãy cưới một bà thôi hoặc người (phụ nữ) nào
ở dưới tay kiểm soát của các ngươi. Điều đó thích hợp cho các ngươi hơn
để may ra (vì thế) các ngươi tránh được bất công” [Sũrah4;3]. Quy định
này trong kinh Qur‟an đã trở thành điều luật đạo Hồi. Nếu đặt điều luật này
34
vào bối cảnh lúc ra đời thì nó mang ý nghĩa tiến bộ. Bởi vì trước khi có luật
ấy thì đàn ông ở Ảrập, cũng giống như Trung Hoa có quyền lấy vô số vợ,
bao nhiêu tùy thích. Điều luật này không những hạn chế số vợ xuống, mà
còn răn rằng nếu như không đối xử công bằng các bà vợ, và không chu toàn
cho họ được đời sống sung túc thì người đàn ông chỉ được lấy một vợ mà
thôi. Nếu người nào nghèo đói lấy nhiều vợ, không đảm bảo cuộc sống cho
họ thì người vợ có quyền ly hôn. Xét ở một khía cạnh nào đó, trong xã hội
Hồi giáo truyền thống, người phụ nữ đã có được một vị thế mà trước đây
họ không có được. Chẳng hạn trong khoản tiền cưới, việc kết hôn đòi hỏi
người đàn ông phải có tiền cưới như một điều kiện bắt buộc để tặng cho
người vợ sắp cưới của mình: “Và hãy tặng cho vợ (sắp cưới) tiền cưới bắt
buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào đó cho
các ngươi, thì hãy hoan hỉ hưởng một cách bổ ích” [Sũrah4;4]. Trong việc
chia gia tài thì con gái cũng được hưởng nửa phần của con trai, hay người
phụ nữ có thể được làm chứng trước tòa. Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết thì
nhân thân được lãnh một nửa số tiền bồi thường…Giáo lý Hồi giáo có
những quan điểm phân biệt rõ ràng đối với phụ nữ trong các quan hệ hôn
nhân, gia đình và xã hội…Về cơ bản, người phụ nữ đã có được quyền lợi
căn bản như sinh tồn, quyền công dân và quyền thừa kế. Tuy nhiên, quyền
lợi của họ chỉ bằng một nửa quyền của đàn ông.
Theo truyền thống, văn hóa Hồi giáo dành sự ưu tiên và vị trí vượt trội
cho nam giới, phụ nữ là người giữ bếp cho mỗi gia đình, bị phân biệt đối xử
không được đến Thánh đường, không được có mặt ở nơi đông người, tự
ý tiếp xúc với nam giới… Rõ ràng những người phụ nữ được sinh ra trong
xã hội Hồi giáo không phải vì chính họ mà là để phục tùng và làm theo
những lời chúa răn dạy (nghĩa là phục tùng sự thống trị của đàn ông để trở
thành một tín đồ tốt trong cộng đồng).
35
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, các bé gái thường không được
đón đợi như các bé trai. Điều này xuất phát từ truyền thống trọng nam kinh
nữ của Islam giáo, người phụ nữ không được coi như những người có thể
kiếm sống độc lập. Sinh một bé trai có nghĩa là gia đình sẽ có thêm trụ cột,
thu nhập, còn bé gái thì không được nhờ vả gì vì lớn lên cũng về nhà
chồng. Khi lớn lên, người phụ nữ lại tiếp tục chịu nhiều thiệt thòi khác, học
hành không được coi là điều cần thiết cho con gái bởi mục tiêu quy định
nhất của người phụ nữ là lấy được chồng. Bổn phận và việc làm của người
phụ nữ chỉ bó hẹp trong không gian mà cô ta tồn tại đó là những việc nội
trợ trong gia đình như chuẩn bị bữa ăn, may vá, chăm sóc con cái, dọn dẹp
nhà cửa, và chế biến cất giữ đồ nông sản trong nhà [39.179]. Chính vì vậy,
dù phụ nữ có đóng góp rất lớn trong sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế
tiểu nông, nhưng công lao của họ thường được đánh giá thấp kém, không
tương xứng với những hi sinh nhọc nhằn mà họ đã trải qua. Những giáo lý,
giáo luật ngặt nghèo từ kinh Qur‟an và thánh luật Sharia đã tước đi của họ
quyền được làm chủ cuộc sống, quyền bình đẳng như nam giới, quyền được
tồn tại như thực thể độc lập.
Quan điểm đó đã làm hạn chế giá trị của người phụ nữ Hồi giáo. Sự
tăng trưởng và phát triển của một xă hội tùy thuộc vào nhiều yếu tố như
tiềm năng kinh tế, cơ cấu xã hội, văn hóa, lịch sử, tài nguyên, chính sách
kinh tế xă hội… người phụ nữ cũng là một trong những yếu tố cấu thành sự
phát triển của xã hội.
1.2.2 Hồi giáo và phụ nữ
Trước khi Hồi giáo xuất hiện, người phụ nữ ở bản đảo Ả rập bị đối xử
như nô lệ hoặc là tài sản của người chồng. Người phụ nữ không có sự độc
lập, không được sở hữu tài sản và không được phép kế thừa chúng. Trong
thời gian chiến tranh, người phụ nữ bị đối xử như là một phần của giải
36
thưởng. Ngoài ra sự ra đời của một đứa con gái trong một gia đình không
phải là một dịp để vui mừng, mà là một nỗi sỉ nhục. Thời điểm đó, việc
thực hành giết chết các bé gái đã không được kiểm soát. Với sự ra đời của
Hồi giáo, là một bước tiến bộ trong cách nhìn về người phụ nữ. Cách nhìn
đó được thể hiện qua quyền mà họ được hưởng trong xã hội Hồi giáo.
Trong phân chia tài sản thừa kế, Hồi giáo không nhìn vào người thừa kế
và giới tính của họ, mà Hồi giáo nhìn vào các tiêu chí sau đây để phân chia:
Thứ nhất: Mức độ quan hệ huyết thống và thân thích giữa những
người thừa kế dù là nam hay nữ với người để lại tài sản thừa kế. Mức độ
quan hệ huyết thống và thân thích càng gần thì phần thừa hưởng càng tăng
trong tài sản thừa kế, ngược lại, mức độ quan hệ huyết thống và thân thích
càng xa th phần thừa hưởng càng giảm trong tài sản thừa kế; sự hơn kém và
khác biệt về mức lượng tài sản thừa kế không dựa vào giới tính của người
thừa kế. Thí dụ: con gái của người chết sẽ hưởng phần tài sản thừa kế nhiều
hơn cha và mẹ của người chết.
Thứ hai: Tình trạng thực tế của người thừa kế trong cuộc sống các thế
hệ tiếp nhận cuộc sống tương lai và chuẩn bị cho gánh nặng của nó (thế hệ
con cháu) sẽ hưởng phần tài sản thừa kế nhiều hơn các thế hệ mà cuộc sống
của họ đã lụi lại ở phía sau và gánh nặng của cuộc sống tương lai đã giảm
bớt đối với họ (thế hệ cha mẹ, ông bà).
Thí dụ: con gái của người chết hưởng phần tài sản thừa kế nhiều hơn
mẹ của người chết mặc dầu cả hai đều là nữ giới, con gái của người chết
cũng hưởng nhiều hơn cha của người chết mặc dù cha là nam giới và ngay
cả trường hợp đứa con gái của người chết chỉ là một đứa bé nằm nôi chưa
nhận dạng được cha của nó, nếu con gái của người chết là đứa con duy nhất
thì lúc nào cũng sẽ hưởng chắc chắn một nửa tài sản thừa kế; tương tự, con
trai của người chết hưởng nhiều hơn cha của người chết mặc dù cả hai đều
là giới nam.
37
Thứ ba: Trách nhiệm tài chính mà giáo luật quy định thành nghĩa vụ
và bổn phận cho người thừa kế đối với người khác, đây là tiêu chí duy nhất
có sự khác biệt giữa nam và nữ nhưng không phải là phân biệt giới tính mà
là sự khác biệt về tiêu chí trách nhiệm và gánh vác nghĩa vụ tài chính.
Người chị (em) gái đã có gia đình được hưởng quyền nuôi dưỡng và chu
cấp từ phía người chồng của cô ta, cho nên cô ấy hưởng tài sản thừa kế
bằng một nửa người anh (em) trai cô ta, bởi vì người anh (em) trai của cô ta
còn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và chu cấp cho vợ và con cái của anh
ta; còn nếu như người chị (em) gái còn độc thân thì cô ấy cũng hưởng bằng
một nửa anh (em) trai cô ta và số tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng biệt
của cô ta, tuy nhiên, người anh (em) trai của cô ta vẫn phải có trách nhiệm
chu cấp cho cô ta. Tương tự, trường hợp của con cái cũng thế, con gái
hưởng bằng một nửa con trai.
“Allah ra lệnh cho các người về việc con cái của các người hưởng gia tài
…” [Sũrah 4;11].
Như vậy, rõ ràng giáo luật Hồi giáo không phân biệt đối xử giữa sự
tương đồng mà chỉ có sự khác biệt giữa sự không tương đồng cần phải có
sự khác biệt.
Nói đúng hơn giáo lý Hồi giáo quy trách nhiệm cho đàn ông nam
giới nặng nề hơn nữ giới. Hồi giáo bắt người đàn ông phải trả tiền cưới cho
người phụ nữ nhưng không bắt phụ nữ đưa tiền cưới cho người đàn ông.
Tương tự,bắt đàn ông phải lo chuyện nhà cửa, chỗ ở, đồ đạc sinh hoạt cũng
như nuôi dưỡng và chu cấp chi tiêu cho phụ nữ và con cái của cô ta, ngoài
ra người đàn ông còn phải gánh nợ nần cho phụ nữ; ngay cả khi vợ chồng
đã ly dị thì giáo lý Hồi giáo cũng không để mặc người phụ nữ phải một
mình đối mặt với những gánh nặng cuộc sống mà giáo lý bắt người chồng
38
trước của cô ta phải chia sẻ gánh nặng, phải chu cấp và hỗ trợ nếu như cô ta
chưa lấy chồng khác.
Dựa theo những điều trên thì rõ ràng nam giới trong thế giới Hồi
giáo khi có sự ngang bằng về mức độ huyết thống và thân thích với nữ giới
thì anh ta phải gánh vác trách nhiệm về mặt tài chính hơn phụ nữ.
Qua đó ta có thể thấy, phụ nữ được Hồi giáo cho quyền thừa hưởng tài
sản thừa kế một cách rõ ràng, hợp lý, công bằng và đúng với vai trò, vị trí
trách nhiệm và quyền lợi của mình trong cuộc sống và xã hội.
Quyền thừa kế của phụ nữ theo ba tiêu chí trên được gói gọn trong bốn
trường hợp:
1- Trường hợp người chết bỏ lại con cái: con trai và con gái (tức họ là
anh em ruột thuộc những đứa con của người chết). Allah phán:
“Allah sắc lệnh cho các ngươi về việc con cái của các ngươi được hưởng
gia tài thừa kế như sau: Phần của con trai bằng hai phần của con
gái.”[Sũrah 4;11].
2- Trường hợp vợ chồng thừa kế nhau tức vợ thừa kế chồng và chồng
thừa kế vợ. Allah phán:
“Và các ngươi được hưởng phân nửa gia tài của các bà vợ để lại nếu như họ
không có con, còn nếu họ có con thì các ngươi được hưởng một phần tư gia
tài để lại sau khi đã thực hiện xong những điều ghi trong di chúc cũng như
đã xong phần thánh toán nợ nần. Và các người vợ sẽ được hưởng một phần
tư gia tài mà các ngươi để lại nếu các ngươi không có con, còn nếu các
ngươi có con thì họ sẽ hưởng một phần tám gia tài để lại sau khi đã thực
hiện xong những điều ghi trong di chúc cũng như đã thanh toán xong nợ
nần.” [Sũrah 4; 12].
3- Cha mẹ của người chết: cha hưởng gấp đôi mẹ; nếu người chết không
có con thì cha hưởng hai phần ba tài sản thừa kế còn mẹ thì hưởng
một phần ba.
39
4- Nếu người chết chỉ có một đứa con gái thì con gái hưởng một nửa tài
sản thừa kế, mẹ hưởng một phần sáu, cha hưởng một phần sáu và phần còn lại.
Ngược lại, chúng ta thấy Hồi giáo cho phụ nữ hưởng tài sản thừa kể
ngang bằng với nam giới trong một số trường hợp:
Trường hợp người chết không có cha mẹ (ông bà nội và ông bà bên nội thế
hệ trở xuống gốc) và không có con cái (cháu nội và các thế hệ cháu nội trở
lên ngọn) mà chỉ có một người chị (em) gái và một người anh (em) trai
cùng mẹ khác cha thì mỗi người trong hai người đó hưởng một phần sáu
tức anh (em) trai hưởng một phần sáu và chị (em) gái hưởng một phần sáu.
Allah phán:
“Và nếu người chết, dù nam hay nữ, để lại gia tài nhưng không có con cái
hay cha mẹ để thừa hưởng mà chỉ có một người anh (hay em) trai hoặc một
người chị (hay em) gái thì mỗi người sẽ hưởng được một phần sáu gia tài
để lại; còn nếu số anh chị em đông hơn một người thì phần của tất cả họ là
một phần ba gia tài để lại sau khi đã thực hiện xong những điều ghi trong di
chúc cũng như đã thanh toán xong nợ nần miễn sao người thừa kế không bị
thiệt thòi. Đó là điều lệnh từ Allah và Allah là Đấng Hiểu biết và Chịu
đựng”[Sũrah 4;12].
Nếu một người chết đi không có ai hưởng thừa kế ngoài anh chị em
cùng mẹ khác cha (nhiều hơn hai) thì tất cả cùng hưởng từ một phần ba tài
sản của người chết để lại và chia đều cho nhau.
Cha mẹ của người chết mỗi người hưởng một phần sáu như nhau từ
đứa con nếu người chết có một đứa con trai hoặc có con gái từ hai người trở
lên. Allah phán:
“Và cha, mẹ mỗi người được hưởng một phần sáu của gia tài để lại nếu
người chết có con” [Sũrah4;11].
40
Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng và người chị (em) gái
ruột: người chồng hưởng một nửa và người chị (em) gái ruột hưởng một nửa.
Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng và người chị (em) gái
cùng cha khác mẹ: người chồng hưởng một nửa và người chị (em) gái cùng
cha khác mẹ hưởng một nửa.
Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng, mẹ và chị (em) gái
ruột: chồng hưởng một nửa, mẹ hưởng một nửa, còn chị (em) gái ruột
không hưởng gì cả.
Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng, một người chị (em) gái
ruột, một người chị (em) gái cùng cha khác mẹ và một chị (em) gái cùng
mẹ khác cha: chồng hưởng một nửa, chị (em) gái ruột hưởng một nửa,
không còn gì cho chị (em) gái cùng cha khác mẹ và chị (em) gái cùng mẹ
khác cha.
Nếu người đàn ông qua đời bỏ lại hai đứa con gái và cha mẹ: cha và mẹ
mỗi người hưởng một phần sáu, và mỗi người con gái hưởng một phần ba.
Cũng có một số trường hợp, giáo lư cho phụ nữ hưởng tài sản thừa kế
nhiều hơn nam giới:
Nếu một người đàn ông qua đời bỏ lại hai đứa con gái, mẹ và một
người anh (em) trai: hai đứa con gái hưởng hai phần ba, mẹ hưởng một
phần sáu và phần còn lại cho người anh (em) trai (theo cách tính: tất cả tài
sản chia làm 7 phần: mỗi đứa con gái là 3 phần, mẹ 1 phần và phần còn lại
lại không còn gì nữa).
Nếu người đàn ông chết bỏ lại một đứa con gái, và cha mẹ: con gái
hưởng nhiều hơn cha; con gái hưởng một nửa tài sản để lại, mẹ hưởng một
phần sáu, cha hưởng một phần sáu.
Nếu người đàn ông chết bỏ lại hai đứa con gái và cha mẹ thì mỗi đứa
con gái hưởng gấp đôi cha.
41
Nếu một người phụ nữ chết bỏ lại chồng, mẹ, ông nội, hai người anh
(em trai) cùng mẹ và hai người (anh em trai) cùng cha.
Nếu người đàn ông chết bỏ lại hai đứa con gái, một người anh (em
trai) cùng cha và một người chị (em gái) cùng cha: mỗi đứa con gái nhận
một phần bà tức là hai phần ba, còn lại một phần ba chia làm ba: người anh
(em trai) hưởng hai và người chị (em gái) hưởng một.
Những trường hợp nữ giới hưởng của thừa kế còn nam giới không
hưởng gì cả:
Khi một người đàn ông chết bỏ lại một đứa con gái, một chị (em gái)
ruột và một người chú (bác): con gái hưởng một nửa, chị (em gái) ruột
hưởng một nửa, người chú (bác) không có gì.
Khi một người phụ nữ qua đời bỏ lại chồng, một chị (em gái) ruột, một
chị (em gái) cùng cha và một anh (em trai) cùng mẹ: chồng hưởng một nửa,
chị (em gái) ruột hưởng một nửa, chị (em gái) cùng cha và anh (em trai)
cùng mẹ không được gì cả.
Khi người phụ nữ chết bỏ lại chồng, mẹ, hai anh (em trai) cùng mẹ,
một hoặc nhiều anh (em trai) ruột: chồng hưởng một nửa, mẹ hưởng một
phần sáu, hai anh (em trai) cùng mẹ hưởng một phần ba, không còn gì cho
anh (em trai) ruột. (Umar bin Khattab).
Khi người phụ nữ chết bỏ lại chồng, ông nội, mẹ, các anh (em trai)
ruột và các anh (em trai) cùng mẹ: chồng hưởng một nửa, ông nội hưởng
một phần sáu, mẹ hưởng một phần sáu, phần còn lại là của các anh (em
trai) ruột, các anh (em trai) cùng mẹ không hưởng gì.
Qua sự phân tích trên chúng ta có thể thấy được người phụ nữ theo
đạo Hồi họ cũng có những quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng mà
trước kia họ không có được.
42
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiSùng A Tô
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcLee Inxu
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...phamhieu56
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI nataliej4
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayYenPhuong16
 

La actualidad más candente (20)

Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIXLuận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt NamLuận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAYLuận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
 

Similar a LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)

Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taTiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taluanvantrust
 
Nghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nayNghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nayQuoc Nguyen
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄLUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄOnTimeVitThu
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửMan_Ebook
 
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Man_Ebook
 

Similar a LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN) (20)

Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con ngườiLuận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taTiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
 
Nghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nayNghi ve nhung_dieu_nay
Nghi ve nhung_dieu_nay
 
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂMLuận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Luận án: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
Luận án: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúcLuận án: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
Luận án: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về tôn giáo, HAY, 9 ĐIỂM
 
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄLUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh KhiêmLuận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.doc
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.docKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.doc
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.doc
 
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viênLuận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
Luận án: Tác phẩm tuyển chọn gắn với giáo dục giá trị cho sinh viên
 
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn DuLuận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
Luận án: Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của Nguyễn Du
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
 

Más de OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

Más de OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Último

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Último (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN)

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================= BÙI THỊ THƠM VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học HÀ NỘI – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================= BÙI THỊ THƠM VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KINH QUR’AN) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60.22.03.09 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn thạc sĩ Triết học với đề tài: “Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)”, là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh. Các số liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, năm 2015 Tác giả luận văn Bùi Thị Thơm
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn với đề tài “Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)” được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành được Luận văn, bên cạnh những cố gắng của bản thân, tác giả luận văn đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Trước tiên, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh, cô đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học cho tác giả để Luận văn được hoàn thành. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Triết học, các thầy cô trong bộ môn Tôn giáo học và các thầy cô công tác ở các đơn vị ngoài trường, các cán bộ, công chức của các phòng, ban, thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hết sức giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa, trường. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn thạc sỹ của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận văn Bùi Thị Thơm
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................3 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................9 6. Đóng góp của luận văn..............................................................................9 7. Ý nghĩa của luận văn.................................................................................9 8. Kết cấu luận văn :......................................................................................9 CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ KINH QUR’AN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ HỒI GIÁO...........................................10 1.1. Nguồn gốc kinh Qur’an..................................................................10 1.1.1. Bối cảnh ra đời ...........................................................................10 1.1.2. Nội dung cơ bản của Kinh Qur’an .............................................17 1.2. Đời sống của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi thể hiện trong kinh Qur’an.....................................................................................................30 1.2.1. Quan niệm về người phụ nữ trong Kinh Qur’an ........................30 1.2.2. Hồi giáo và phụ nữ .....................................................................36 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG THỂ HIỆN VAI TRÒ CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI.......................44 2.1. Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong gia đình ..............44 2.1.1 Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa vợ - chồng..............................................................................................44 2.1.2.Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái......................................................................................51 2.2.Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong cộng đồng xã hội55 2.2.1. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong lĩnh vực kinh tế .. 55 1
  • 6. 2.2.2. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tổ chức xã hội ... 62 2.2.3. Vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong tôn giáo và văn hóa ... 68 2.3. Những giá trị và hạn chế về quan niệm của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong Kinh Qur’an ..................................................................74 KẾT LUẬN ................................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................87 PHỤ LỤC...................................................................................................92 2
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đạo Hồi là một trong những tôn giáo lớn ra đời trên bán đảo Ảrập, trong quá trình truyền đạo và phát triển đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, đến Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thế giới Hồi giáo trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều quốc gia, cũng như nhiều nhà nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội, vấn đề khủng bố, sự phân chia các giáo phái trong Hồi giáo, vấn đề xung đột Hồi giáo ở các nước Bắc Phi và Trung Đông… Đây đều là những sự kiện có sự tham gia của những tín đồ theo đạo Hồi. Đặc biệt trong thời gian gần đây việc đấu tranh chống bạo lực, đòi hỏi sự bình đẳng về giới là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu trên toàn thế giới. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Khi nói về vai trò của người phụ nữ trong xã hội, C.Mác viết: “Những biến đổi xã hội to lớn không thể có được khi thiếu chất men phụ nữ” [7, tr 486]. Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội. Phát biểu tại một hội nghị về vai trò của phụ nữ trong các vấn đề của thế giới, bà Rice – ngoại trưởng Mỹ đã hưởng ứng lời kêu gọi của quốc tế về việc dành cho phụ nữ một vai trò chính trị công bằng hơn, đặc biệt là trong việc giải quyết những vấn đề khẩn cấp của thế giới – biến đổi khí hậu, khủng bố, đói nghèo và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo: “Trong thế giới hiện đại này, không một quốc gia nào có thể đạt được sự thành công, ổn định và an ninh bền vững nếu như một nửa dân số của họ bị gạt ra rìa. Cộng đồng quốc tế cần phải đảm bảo rằng chúng ta nghe thấy tiếng nói của 3
  • 8. phụ nữ và quan tâm tới những lo ngại của họ tại tất cả những nơi chúng ta nỗ lực thiết lập hoặc gìn giữ hòa bình dễ dàng hơn” [45]. Ngay từ những bước đi đầu tiên của lịch sử, người phụ nữ đã đóng một vai trò quan trọng không thế thiếu, là người quyết định những vấn đề của đời sống gia đình và xã hội. Tuy nhiên sự phát triển của lực lượng sản xuất và quá trình phân công lao động đã đưa người đàn ông lên thay thế trở thành “người trụ cột” trong gia đình và xã hội, từ đó vị trí của người phụ nữ phải trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là những nước có tôn giáo độc thần thống trị. Ngày nay, khi con người đang bước dần đến kỷ nguyên của văn minh thì những giá trị về nhân quyền, dân quyền cũng như sự bình đẳng giới đang tiến dần những nấc thang mới. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự đóng góp vô cùng quan trọng của phụ nữ vào các hoạt động văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội. Nhận thức rõ vai trò to lớn của phụ nữ, từ những năm 70 trở lại đây, phong trào nghiên cứu về phụ nữ trong giới học giả rất phát triển, đặc biệt là ở phương Tây, nơi mà những giá trị về quyền con người được đặc biệt đề cao. Ở Việt Nam, nơi mà phụ nữ chiếm một nửa dân số, là hạt nhân của gia đình và xã hội thì vấn đề quan tâm đến phụ nữ chính là vì sự ổn định và phát triển đất nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, người phụ nữ luôn chiếm một vị trí quan trọng và có những cống hiến to lớn góp phần xây dựng truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng thời cũng tạo nên truyền thống của chính giới mình. Điều 9 trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã khẳng định quyền bình đẳng nam nữ. Trải qua nhiều lần sửa đổi Hiến pháp, song tư tưởng về bình đẳng giới luôn được bổ sung và hoàn thiện. Tất cả các Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980, 1992 đều khẳng định: phụ nữ có quyền bình đẳng với 4
  • 9. nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Địa vị của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định và đề cao bởi những đóng góp to lớn của họ trong thành tựu chung của đất nước và sự quan tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên không phải ở bất cứ quốc gia nào người phụ nữ cũng được đặt đúng vị thế và vai trò của mình. Ở các nước theo đạo Hồi trên thế giới, vấn đề vị thế, vai trò của người phụ nữ là một vấn đề phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Tất cả những quan niệm về người phụ nữ theo đạo Hồi đều được Thượng đế Allah truyền lại qua thiên kinh Qur‟an. Kinh Qur‟an là cuốn linh thiêng liêng và có vị trí quan trọng trong trong tâm hồn những tín đồ theo đạo Hồi. Bởi trong kinh Qur‟an chứa đựng tất cả tinh thần của Hồi giáo, chứa đựng đức tin và thực hành đức tin đối với Thượng đế. Kinh Qur‟an không chỉ đơn thuần là cuốn kinh về giáo lý mà còn là bộ luật trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người Muslim (các tín đồ theo Hồi giáo). Kinh Qur‟an không phải là tác phẩm do con người sáng tạo mà do thượng đế Allah sáng tạo, lấy Muhammad làm trung gian để thuyên truyền cho mọi người, đối với người Hồi giáo thì thiên kinh Qur‟an là món quà vĩ đại nhất mà Thượng đế ban cho loài người. Nội dung thiên kinh Qur‟an và những lời thuyết đạo của Thiên sứ Muhammad cho thấy người phụ nữ Hồi giáo có giá trị sống như nam giới và bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên,vẫn có những người hiểu phiến diện theo nghĩa phụ nữ Hồi giáo thấp kém hơn đàn ông. Không phải chỉ có riêng trong gia đình và xã hội Hồi giáo, mà lịch sử xã hội con người nói chung, tự nó đã phân biệt rõ sự khác nhau về chức năng của người phụ nữ với đàn ông; tính “bình đẳng” và sự “đồng dạng” là hai mặt khác nhau. Để hiểu đúng thân phận người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội, trong thiên kinh Qur‟an đã giành hẳn một chương để nói về phụ nữ (chương IV). 5
  • 10. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, tôn giáo nói chung, đạo Hồi nói riêng đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống văn hóa, tinh thần, chính trị, xã hội của đất nước ta. Đảng và nhà nước rất quan tâm tới vấn đề này. Văn kiện hội nghị lần thứ V, ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII, phần những nhiệm vụ cụ thể, điểm 8, chính sách văn hóa đối với tôn giáo khẳng định: “ khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái hướng thiện trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền giáo dục khắc phục tệ mê tín dị đoan, chống việc lợi dụng tôn giáo thực hiện ý đồ chính trị xấu” [14,tr.66 – 67]. Hay chỉ thị 37/TC – TW của Bộ chính trị ra ngày 02 – 07 – 1998 đã viết: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Văn kiện Đại Hội X đã chỉ ra : “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật”. Tại điều 5 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo của Đảng cũng cho rằng : “ Tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo”… Với tất cả lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Vai trò của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu Kinh Qur’an)” làm đề tài luận văn của mình. Đề tài không chỉ mang lại một cách nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về tư tưởng của kinh Qur‟an trong các quan niệm về thế giới, con người và xã hội, qua cuốn kinh Qur‟an giúp ta tìm hiểu rõ hơn về vai trò người phụ nữ Hồi giáo. Do vậy, nghiên cứu, tìm hiểu vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh Qur‟an dưới cái nhìn tôn giáo học nhằm làm sáng tỏ những giá trị, vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi. 6
  • 11. 2. Tình hình nghiên cứu Hồi giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước dưới những khía cạnh tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến các tác giả nước ngoài tiêu biểu như: Dominique Sourel với tác phẩm “Hồi giáo” [11]; Jamal J.Elias với tác phẩm “Islam” và “Vấn đề giáo phái trong Islam giáo” [31]; W.Owen Cole, Peggy Morgan với “Six Reilehodge in the Twenty First Centry” [40]… Nhìn chung các công trình này đều nghiên cứu về nguồn gốc ra đời, lịch sử truyền bá, sự phân chia các giáo phái, quá trình phát triển đạo Hồi trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề đạo Hồi trong những năm gần đây cũng được giới nghiên cứu quan tâm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu về đạo Hồi ở Việt Nam ở các góc độ tôn giáo, văn hóa và kinh tế…tiêu biểu như: Nguyễn Văn Luận với cuốn “Người Chăm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam” [35]; Nguyễn Thọ Nhân với cuốn “ Đạo Hồi và thế giới Ảrập” [46]; Nguyễn Hồng Dương với tác phẩm “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay” [19]; Trần Thị Kim Oanh với tác phẩm “Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam” [51]; Ngô Văn Doanh với cuốn “Hồi giáo với đời sống chính trị Đông Nam Á” [15]… Những công trình này nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của đạo Hồi, những giáo lý, giáo luật, nghi lễ của đạo Hồi, kinh Qur‟an và cũng ít nhiều đề cập đến cộng đồng tín đồ Hồi giáo ở Việt Nam, sự ảnh hưởng của đạo Hồi trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của người Việt Nam theo đạo Hồi. Ngoài ra còn một số bài báo, tạp chí cũng nghiên cứu vấn đề này như: Bùi Thị Ánh Vân với bài viết “Địa vị người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo truyền thống” [60]; “Những quy định về địa vị cá nhân của người phụ nữ 7
  • 12. trong xã hội Hồi giáo” [52] của Vũ Thị Thanh dịch; Nguyễn Văn Dũng với “Địa vị của người phụ nữ trong thế giới Islam giáo” [22]; Lương Thị Thoa với “Thử tìm hiểu một vài nét đặc trưng của Đạo Hồi” [53]; Ngô Văn Doanh với “Islam giáo và văn hóa Đông Nam Á thời cận hiện đại” [14]; Nguyễn Xuân Nghĩa với “Phụ nữ tôn giáo và vấn đề phát triển” [44]…. Bên cạch đó cũng có nhiều đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về đạo Hồi như: Vũ Văn Chung “Quan niệm về hôn nhân và gia đình trong kinh Qur’an” [9]; Nguyễn Thanh Xuân “Vai trò của người phụ nữ Islam trong xã hội Inđônêxia” [63]… Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về: nguồn gốc ra đời, giáo lý, giáo luật, lịch sử phát triển, sự truyền bá đạo Hồi trên thế giới và Việt Nam, các công trình nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ Hồi giáo còn chưa sâu. Ở đây, tác giả đi sâu vào nghiên cứu “Vai trò người của phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (Qua khảo cứu kinh Qur’an)”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu vai trò người phụ nữ theo đạo Hồi qua khảo cứu kinh Qur‟an, từ đó phân tích, chỉ ra những giá trị tích cực và hạn chế về quan niệm của người phụ nữ theo Hồi giáo trong kinh Qur‟an. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất: Khái quát chung về Kinh Qur‟an và đời sống của người phụ nữ Hồi giáo. Thứ hai: Phân tích vai trò của người phụ nữ Hồi giáo qua khảo cứu kinh Qur‟an. Thứ ba: Chỉ ra những giá trị và mặt hạn chế về quan niệm của người phụ nữ theo đạo Hồi trong kinh Qur‟an. 8
  • 13. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của phụ nữ trong xã hội theo đạo Hồi qua sự khảo cứu kinh Qur‟an. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong xã hội được thể hiện qua kinh Qur‟an. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm của Mác xít về tôn giáo, bản chất, vai trò, chức năng xã hội của tôn giáo. Luận văn cũng tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đạo Hồi. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học như: phương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, phương pháp nghiên cứu kinh điển. 6. Đóng góp của luận văn Từ việc làm sáng tỏ một số nội dung cụ thể về vai trò của người phụ nữ theo đạo Hồi trong xã hội (qua khảo cứu kinh Qur‟an). Trên cơ sở đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của người phụ nữ theo Hồi giáo. 7. Ý nghĩa của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế của người phụ nữ theo đạo Hồi nói chung so với những người phụ nữ trên thế giới nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần vào việc nhận thức và ứng xử phù hợp hơn với cộng đồng Hồi giáo, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo nói chung và Hồi giáo nói riêng. 8. Kết cấu luận văn : Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết. 9
  • 14. CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ KINH QUR’AN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ HỒI GIÁO 1.1. Nguồn gốc Kinh Qur’an 1.1.1. Bối cảnh ra đời Đạo Hồi là một tôn giáo mang tính quốc tế, ra đời muộn nhưng lại là tôn giáo phát triển nhanh, là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới. Xuất phát từ quê hương Ảrập từ thế kỷ thứ VII sau Công nguyên, Hồi giáo đã phát triển nhanh chóng tạo thành một thế lực mạnh với những tổ chức đặc biệt của nó về phương diện tôn giáo cũng như quốc gia, xã hội. Ở bán đảo Ảrập, trước khi đạo Hồi xuất hiện phần lớn dân cư sống cuộc sống du mục, lang thang nay đây mai đó với những đàn cừu và lạc đà trên các sa mạc, trừ một vài vùng ở ven duyên hải và ốc đảo, có thể trồng trọt và chăn nuôi. Nhìn chung kinh tế còn trong tình trạng thấp kém, xã hội còn lạc hậu và tồn tại nhiều hủ tục. Sự ra đời của đạo Hồi được thúc đẩy bởi các nguyên nhân kinh tế, xã hội, chính trị, gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một nhà nước phong kiến thần quyền. Đầu thế kỷ thứ VII, các bộ lạc du mục trên bán đảo Ảrập đã bắt đầu định cư, các nhóm dân cư có nhu cầu hòa hợp vào nhau để tạo thành một quốc gia thống nhất, một nền kinh tế thống nhất, xây dựng quân đội hùng mạnh để chống giặc ngoại xâm, mở rộng lãnh thổ. Như vậy, yêu cầu thống nhất quốc gia đã trở thành một xu thế lịch sử tất yếu của Ảrập lúc đó. Hoàn cảnh lịch sử là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành giáo lý, giáo luật của đạo Hồi nói chung và giáo lý, giáo luật đề cập tới thân phận và vai trò của người phụ nữ trong gia đình, xã hội nói riêng. Xã hội Ảrập trước khi Hồi giáo ra đời còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Người Ảrập theo chế độ đa thê, tùy thuộc vào kinh tế giàu hay nghèo, mà 10
  • 15. người đàn ông có số lượng vợ và nàng hầu khác nhau, họ có quyền quyết định đối với vợ con, người vợ được coi như là vật sở hữu của chồng, do đó có thể ruồng bỏ dễ dàng. Các góa phụ và phụ nữ bị ruồng bỏ thuộc quyền sở hữu của người đàn ông thừa kế, người thừa kế đó có thể giữ lại hoặc bán cho người khác. Đối với người phụ nữ bị bắt trong chiến tranh, họ bị xem như chiếm lợi phẩm, như nô lệ. Đối với con gái, người cha có thể bán cho người khác làm vợ tùy ý, có thể chôn sống lúc mới sinh hoặc kể cả khi đã lớn, nhằm tránh sự nghèo túng hoặc giữ danh dự cho gia đình, vì sự hiện diện của đứa con gái trong nhà là một điều sỉ nhục. Tục lệ này khá phổ biến trong xã hội tiền Hồi giáo và còn được coi như một việc làm hợp đạo lý. Trái lại, đối với người con trai, lại có quyền hạn rất lớn, nhất là khi chúng đã trưởng thành, bởi lý do là người con trai khi lớn lên sẽ trở thành những chiến binh đứng lên bảo vệ đất nước. Theo người Ảrập, với sứ mệnh của người con trai như vậy họ phải được tôn trọng và có quyền uy. Mặc dù sống trong một nhà nhưng đàn ông và đàn bà sống ngăn cách bởi một bức rèm, họ phải ăn riêng và ăn sau chồng, con trai mình và bạn bè của chồng. Hồi giáo ra đời, đã có bước ngoặt tiến bộ hơn so với thời kỳ trước, người phụ nữ không những được coi trọng mà họ còn có các quền hạn nhất định của mình. Họ cũng đóng vai trò quan trọng, là người vợ, người mẹ, giữ gìn tổ ấm gia đình, hiếu thuận với cha mẹ, để người chồng an tâm lao động sản xuất. Không những vậy họ còn tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn vai trò của người phụ nữ Hồi giáo ở chương 2. Bên cạnh đó để một tôn giáo mới ra đời và tồn tại không chỉ dừng lại ở bán đảo Ảrập mà còn ở các nước trên thế giới phải kể đến vai trò của Muhammad. Ông chính là người sáng lập ra đạo Hồi và thiên kinh Qur‟an. 11
  • 16. Qúa trình hình thành đạo Hồi và kinh Qur‟an gắn liền với hoạt động truyền đạo của Muhammad và các hậu duệ của Ông, sau này họ chính là những người đã dày công sưu tầm, biên soạn cuốn kinh Qur‟an. Muhammad sinh năm 571, từ bộ lạc Kyriesh. Vốn đã định cư ở Mekka từ lâu. Chính bộ lạc này đã xây đền Kabba ở đây từ những năm 2171 trước Công nguyên tính từ ông tổ Ismael trở xuống đến Muhammad đúng được 30 đời. Cha ông là Abdullah mất sớm từ khi ông ra đời được hai tháng, mẹ là bà Amina sau sáu năm thì mất. Muhammad được ông nội là Abd – El- Motalib và chú là Abou- Taib đem về nuôi, chính nhờ người chú mà Muhammad học được một nghề mà dân chúng Ảrập thời kỳ này rất yêu thích: nghề thương mại. Khi đi qua Syria và Lưỡng Hà ông có dịp tiếp xúc với các nhà tu hành Kitô giáo. Những người này đã có một số điểm chung với tinh thần Khải thị chân lý mà Muhammad sau đó nhận được đó là: đều tin vào Thượng Đế, tin vào Kinh Thánh và lời của Thượng Đế. Muhammad là người chín chắn, làm việc rất cẩn thận nên được mọi người tin yêu và tặng Ông cái tên Al-Amin có nghĩa là một người được mọi người tín nhiệm. Năm 25 tuổi ông vào làm quản lý cho một góa phụ giàu có ở thành Mekka tên là Khadijah, sau đó ông đã lấy bà làm vợ, mặc dù về tuổi tác là chênh lệch (bà Khadijah đã 40 tuổi). Nhờ vào thế lực của vợ, ông trở thành một nhân vật đáng kể trong vùng và cũng từ bấy giờ ông không phải lo sinh kế nữa nên có thì giờ lo việc đạo. Muhammad đã được xưng danh là sứ giả của Allah, nhà tiên tri và người đứng ra sáng lập đạo Hồi. Tương truyền rằng, vào năm 611, Muhammad bắt đầu trải nghiệm một sự kiện khác thường, khi đang một mình cô độc suy ngẫm trong một cái hang trên núi Xira, thuộc ngoại thành Mekka. Vào đêm hôm đấy, Thượng 12
  • 17. đế Allah đã cử thiên sứ Gabriel đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của kinh Qur‟an, khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” – sứ giả của Thượng Đế, nhà Tiên tri. Sau khi được khải thị, ông hỏi Thiên sứ là mình phải nói gì cho đồng bào của mình và Thiên sứ đáp: “hãy nói nhân danh Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã sáng tạo ra con người từ một cục máu. Hãy nói “ Thượng đế của các ngươi là khoan dung nhất, người đã dạy bằng ngòi bút, dạy con người điều mà nó không biết”. Lời nói đó của Thiên sứ đã đặt nền móng hình thành nên kinh Qur‟an, từ đó về sau, Muhammad tự xưng là tiếp thu sứ mệnh của chân chủ trao cho, băt đầu truyền đạo Hồi. Đầu tiên, ông chưa công khai nói về tôn giáo của mình, mà chỉ bí mật truyền giáo cho những người thân và bạn bè, về sau ông mới công khai truyền giáo tới quần chúng Mekka và một số người đã tin theo. Ông truyền bá tư tưởng bình đẳng và lòng nhân từ, phê phán việc thờ phụng thần tượng. Trong mười năm, từ năm 611 đến năm 621, Muhammad đã kêu gọi người dân thành Mekka hãy nghe theo lời dạy của Thượng Đế, hãy chấp nhận một Thượng Đế độc tôn. Thế nhưng, những cố gắng của ông lúc bấy giờ vẫn chưa thành công, thậm chí với nhiều người những thông điệp của ông dường như là sự đe dọa đối với việc thờ các thần tượng đang rất sinh lợi cho họ, vì thế họ căm ghét ông. Lúc Muhammad mới rao giảng những lời của Thượng đế thì đa số những người có thế lực ở Mekka hoàn toàn thờ ơ, thế nhưng, dần dần, họ bắt đầu chống đối ông, họ không thích những bài giảng của ông chống lại các thần tượng của họ. Đặc biệt là những người giàu có, họ không quan tâm tới lời cảnh báo của ông về ngày phán xét cuối cùng và về địa ngục đang chờ họ. Họ quyết liệt đàn áp bằng cách tàn sát các tín đồ tôn giáo mới này, đa số thuộc tầng lớp dân nghèo và nô lệ. Lúc bấy giờ những người theo Muhammad còn ít nên trước cảnh tàn sát đó, ông 13
  • 18. đã khuyên họ tản cư sang Abyssinie lánh lạn. Muhammad cũng rời thành Mekka đi giảng đạo ở TaiF phía nam Mekka, nhưng không thu được kết quả, lúc đó ông quyết định đi ngược về phía Bắc và truyền giáo tại thành Yathib (sau này đổi tên thành Medina) nơi cách Mekka 450 km. Từ đây số lượng tín đồ tin ông ngày càng tăng. Ông chọn thành Medina có nghĩa là thành phố của nhà tiên tri, thành nơi di dân đến cho các tín đồ Hồi giáo còn sót lại ở Mekka Ngày 16 tháng 7 năm 622, Muhammad quyết định dẫn các tín đồ ở Mekka di dân sang đây. Người Hồi giáo gọi đây là ngày Hidjra, có nghĩa là ngày Thánh di. Sau 17 năm ngày này được chọn làm ngày mở đầu cho kỷ nguyên Hồi giáo vì chính sau này Hồi giáo phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Muhammad tập trung phát triển đạo ở Medina và xây cất ở đây một Thánh đường, ông đề xuất tư tưởng “Muslim là anh em”. Theo tư tưởng này, tất cả những Muslim, không phân biệt bộ tộc, không phân biệt khoảng cách đều là anh em, đoàn kết thống nhất dưới ngọn cờ Hồi giáo, đều lấy tín ngưỡng tôn giáo và lợi ích chính trị của cộng đồng làm xuất phát điểm và nguyên tắc tối cao để xử lý mọi vấn đề thế tục. Trong thời gian ở Medina, ông đề xuất hàng loạt những chủ trương cải cách đời sống xã hội, những quy phạm luân lý đạo đức, những nguyên tắc pháp luật, những hệ thống giáo quy của Hồi giáo…để xử lý những vấn đề vấp phải trong cuộc sống thường ngày và để tạo ra sức mạnh cho chính quyền. Để hòa giải mâu thuẫn xã hội, ông đưa ra chủ trương giảm gánh nặng cho nô lệ, đề xướng việc cứu tế, giúp đỡ người khó khăn… Tuy nhiên vì xung đột lợi ích những người quý tộc ở Quraich thuộc Mekka luôn tìm cách triệt hạ thành Medina. Trước tình hình đó, ông đã tập hợp tín đồ để chống lại họ. Trong các năm 624 đến 627, đội quân Muslim 14
  • 19. đã phát động cuộc chiến với các giáo đồ đa thần giáo Mekka ở Badr và ở Uhud. Tuy quy mô không lớn, khi thắng khi thua nhưng đội quân đã chiếm được nhiều chiến lợi phẩm, đã đè bẹp được nhuệ khí của các quý tộc Mekka và quan trọng nhất đã tạo được niềm tin vào chiến thắng. Trước sự lớn mạnh của lực lượng Hồi giáo, các tín đồ đạo Do Thái cảm thấy bất an và đã tìm cách phá hoại sự đoàn kết của khối Muslim. Trước tình hình đó, ông đã lãnh đạo các lực lượng vũ trang Muslim đánh bật hai bộ lạc Do Thái ra khỏi Medina. Năm 628, Muhammad đích thân dẫn hơn một nghìn tín đồ Hồi giáo cùng đi Mekka để triều kiến Kaba (ngôi đền thiêng, ngày nay năm ở trung tâm của Đại Thánh đường Hồi giáo ở Mekka) theo tục lệ cổ truyền của các dân tộc Ảrập. Khi sắp đến Mekka, đội quân Muslim bị binh lính của thành phố ngăn lại. Tuy nhiên dưới sự cứng rắn của Muhammad thì chính quyền Mekka phải nhượng bộ. Đại biểu quý tộc Mekka và những người Muslim đã ký hòa ước Hotapia đồng ý ngưng chiến trong mười năm và phải thừa nhận địa vị hợp pháp của những người Muslim về mặt tôn giáo. Đến năm 629, Muhammad đem quân đánh chiếm thành Mekka, lúc ấy thế lực bộ lạc Quraich đã giảm nhiều nên ông đã lấy được thành Mekka. Sau khi lấy được thành Mekka ông lại tiếp tục đánh một trận Honain để dẹp đội quân Hawain thì ông mới làm bá chủ bán đảo Ảrập về phương diện chính trị, quân sự cũng như tôn giáo. Mùa xuân năm 632, Muhammad cùng với mười vạn quân tới Mekka để lãnh đạo cuộc triều bái đã được cải cách. Tại đây ông tuyên bố hoàn thành đạo Hồi. Hoàng loạt nghi thức điển lễ mà Muhammad tiến hành trong lần triều bái này đã trở thành khuôn mẫu triều bái của những người Hồi giáo sau này. Sau triều bái, Muhammad trở về Medina, ít lâu sau ông mắc bệnh và qua đời, các tín đồ Hồi giáo mai táng ông tại Medina. 15
  • 20. Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của Muhammad đối với sự ra đời đạo Hồi là rất to lớn. Bằng cách sử dụng một hình thức tôn giáo mới để tập hợp quần chúng, thống nhất các bộ lạc, thị tộc trên bán đảo Ảrập để hình thành nhà nước Ảrập. Cộng đồng Hồi giáo không chỉ là cộng đồng tôn giáo mà còn mang tính chất chính trị, cộng đồng xã hội. Sau khi Muhammad qua đời, phần lớn các bản chép tay của các tín đồ Hồi giáo về những lời khải thị của Thượng đế được ông truyền giảng trên những mảnh da cừu, da súc vật, trên lá bị thất lạc hoặc phân tán nhiều nơi. Nhu cầu cấp thiết cần phải thu hồi và sưu tầm các nguyên bản, sau đó cần phải có người tài giỏi biên tập các nguyên bản thành một cuốn kinh duy nhất. Năm 657, tức 25 năm sau khi Muhammad qua đời, vua Uthman công bố bản kinh Qur‟an và gọi nó là “MUSHAF” có nghĩa là “kinh thánh chính thức của mọi người Hồi giáo”. Đối với các dân tộc Ảrập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Ảrập của kinh Qur‟an là một kiệt tác phẩm thi văn. Kinh Qur‟an không hẳn là một cuốn thơ trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu rất thích hợp với khẩu vị văn chương của những người du mục. Chính vì vậy, kinh Qur‟an nhanh chóng được truyền bá qua truyền khẩu rộng khắp bán đảo Ảrập. Trước khi có kinh Qur‟an, người Ảrập có mặc cảm là một chủng tộc thiếu văn hóa và họ tỏ ra nể trọng người Do Thái và Ki tô, sự xuất hiện của kinh Qur‟an vào đầu thế kỷ thứ VII đã đem lại cho các dân tộc Ảrập một niềm tự hào vì từ nay họ có Thánh kinh viết bằng tiếng Ảrập. Họ đón nhận Hồi giáo là đạo của dân tộc chứ không phải đạo ngoại lai. Ðạo Hồi và kinh Qur‟an là chất keo văn hóa nối kết các bộ lạc Ảrập lại với nhau và biến khối Ảrập thành một lực lượng chính trị và quân sự hùng mạnh trong nhiều thế kỷ. 16
  • 21. Cho nên trong ngôn ngữ người Ảrập có danh từ “Dhimmi” để gọi chung cho Do Thái và Ki tô. Danh từ này có nghĩa là “những người có sách Thánh kinh”. Do nhu cầu truyền đạo trong nhiều thế kỷ qua, đến nay kinh Qur‟an đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Đối với người Muslim kinh Qur‟an là hầu hết tất cả những gì người Hồi giáo có, trong đó chứa đựng những giá trị tinh thần, giáo lý, luật lệ, lễ nghi…Trong xã hội ngày nay nhiều quốc gia theo đạo Hồi còn lấy kinh Qur‟an làm chuẩn mực . Kinh gồm khoảng 6.200 câu, được sắp xếp thành 114 phần gọi là các chương (Sũrah). Mỗi chương có một tên riêng được lấy trong từ ngữ chính văn bản. Trong thiên kinh Qur‟an có cả một danh sách dài các luật lệ và quy định áp dụng cho xã hội Hồi giáo do chính Muhammad khải thị. 1.1.2. Nội dung cơ bản của Kinh Qur’an Kinh điển thần thánh duy nhất của Hồi giáo là Kinh Qur‟an. Chữ Qur‟an có nghĩa là “tuyên đọc, tụng đọc”. Theo giáo lý của đạo Hồi, kinh Qur‟an là những lời mặc khải của thánh Allah thông qua sứ giả Muhammad truyền đến cho đời người. Nhưng, thực tế đó chỉ là những lời nói trong những trường hợp khác nhau của Muhammad. Sau Muhammad qua đời, những lời nói đó được ghi chép thành một tập. Đối với người Hồi giáo thì Thiên kinh Qur‟an là món quà vĩ đại nhất của Thượng Đế ban cho loài người và Đức Thông Suốt của Thiên Kinh có tính duy nhất thuộc loại này: - “(TA thề) bởi (Kinh) Qur‟an (đầy những điều ) Sáng Suốt Khôn Ngoan - Chắc chắn, Ngươi (Muhammad) là một trong các sứ giả (của Allah). - Đang ở trên con đường ngay thẳng (Chính đạo Islam) 17
  • 22. - (Kinh Qur‟an này) do Đấng Toàn Năng, Đấng Khoan Dung ban xuống” [Sũrah 36; 2,3,4,5]. Hay có thể nói, mục tiêu của Kinh Qur‟an là bảo tồn các huyền khải đã có trước và khôi phục chân lý vĩnh cửu của Thượng Đế, để dẫn dắt loài người đi đến con Đường Ngay Chính và làm sống lại linh hồn của con người, để đánh thức lương tri và soi sáng tâm trí con người. Qúa trình hình thành kinh Qur‟an gắn với quá trình hình thành đạo Hồi trong buổi đầu sơ khai, gắn liền với bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng tôn giáo trên bán đảo Ảrập. Vào khoảng năm 610, Muhammad bắt đầu truyền khẩu các thông điệp mà ông tin là xuất phát từ Thượng đế: “Đây là Kinh Sách, không có gì phải ngờ vực cả, (dùng làm) Chỉ Đạo cho những người ngay thẳng và sợ Allah [Sũrah 2;2]. Những thông điệp truyền khẩu này là những thiên khải ban đầu được các tín đồ ghi nhớ và truyền theo những lời giải thích truyền thống, nhiều năm sau khi Muhammad qua đời. Năm 632 kinh Qur‟an mới được viết ra đầy đủ. Và tên gọi “Bài học thuộc lòng” là tên gọi đầu tiên sau khi được viết ra, sau này có tên là Qur‟an – Qur‟an cũng chính với nghĩa ban đầu của nó là “đọc”, “niệm” , “thuộc lòng”. Những giáo lý cơ bản của đạo Hồi được trình bày trong Thánh kinh của người Hồi giáo là kinh Qur‟an. Bộ kinh này tổng cộng gồm 30 quyển, 114 chương chia nhỏ thành 6.200 câu. Nội dung kinh Qur‟an thật phong phú, chứa đựng những tín ngưỡng cơ bản, chế độ tôn giáo Hồi giáo, những ghi chép về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với các chủ trương, chính sách của Umma, các quy phạm luân lý đạo đức… Các chương trong kinh Qur‟an có độ dài không tương xứng với nhau, có chương rất dài, lại có những chương rất ngắn, vì chúng được Muhammad 18
  • 23. đọc ra dần dần trong khoảng thời gian hơn 20 năm. Trừ chương đầu tiên, còn lại các chương được sắp xếp theo độ dài, từ chương dài nhất đến chương ngắn nhất. Vì gần như tất cả những chương ngắn hơn lại được khải thị sớm hơn về thời gian, nên trật tự sắp xếp của cuốn kinh hầu như hoàn toàn ngược lại với trình tự thời gian mà Muhammad tuyên đọc chúng. Chính vì vậy, các chương đều có thể đứng tách một cách độc lập, và không hề có bất kì mối liên hệ nào trong nội dung giữa chúng với nhau. Kinh Qur‟an được thiêng liêng hóa, coi là chân lý, trong đó có những điều răn dạy về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, sự thờ phụng, cách thức hành đạo, điều kiện nhập đạo, mối quan hệ gia đình, xã hội, đồng đạo, các nguyên tắc cư xử… tất cả việc đạo và đời. Cuốn kinh Qur‟an được lấy làm chuẩn mực cho tất cả, được lấy để thề nguyền trong phiên tòa, trong sự tranh chấp, xô xát. Kinh được viết bằng tiếng Ả rập, nay vẫn giữ nguyên không thay đổi. Cơ sở giáo lý là niềm tin vào thánh Allah (Thượng đế) – vào sứ giả Muhammed, vào thiên thần, ma quỷ, vào sự bất tử của linh hồn, vào ngày phục sinh và phán xét, vào thiên đường, địa ngục, vào sự vĩnh cửa của kinh Qur‟an. Kinh Qur‟an bắt đầu bắt đầu bằng những lời sau đây, gọi là Al Fatihah (Khai Đề), tức khổ thơ mở đầu, đó là một bản tóm lược khá đầy đủ về linh hồn và thông điệp cơ bản của nó: “1- Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung. 2- Mọi lời ca ngợi (và biết ơn) đều dâng lên Allah, Rabb (Đấng Chủ Tể) của vũ trụ (Âlamin): 3- Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung; 4- Đức Vua của Ngày Phán Xử (Cuối Cùng). 5- (Ôi Allah!) Chúng con chỉ thờ phụng một mình Ngài và chỉ với riêng Ngài chúng con cầu xin được cứu giúp: 19
  • 24. 6- Xin Ngài dẫn dắt chúng con (đi) theo con đường Ngay Chính: 7- Con đường của những người đã được Ngài ban Ân, không phải là (con đường của) những kẻ đã bị Ngài giận giữ và (cũng không phải là con đường của) những ai lầm đường lạc lỗi” [Sũrah1;1-7]. Những chương đầu tiên của kinh Qur‟an nói về Thượng Đế Allah với những đặc tính siêu việt của Ngài. Ngoài Thượng Đế, kinh Qur‟an dạy phải tin có thiên thần và ma quỷ (Satan), tin các sách Mặc Khải của đạo Do Thái và Ki Tô cùng các vị thiên sứ, tin có ngày tận thế và ngày phán xét cuối cùng, tin mọi kẻ chết đều được sống lại, tin có Thiên Đàng Hỏa Ngục, tin mọi việc do Thượng Đế Allah tiền định nhưng mọi người có ý chí tự do. Cuốn sách tiếp tục với sự mô tả về những kỳ công sang thế của Thượng Đế: Allah đã tạo ra loài người bằng cách kết hợp giống đực và giống cái, từ những khối máu và sự phát triển thần bí của bào thai. Thượng Đế tạo ra người đàn ông dưới hình thức con người lý tưởng, con người lý tưởng này thể hiện sự khoan dung và sự diệu kỳ của Thượng Đế chứ không xúi bẩy người ta phủ nhận Ngài. Và khi ngày phán xét đến, những ai phạm phải tội lỗi thì những tội lỗi thì những tội lỗi đó sẽ hiện rõ trên mặt họ và Thượng Đế không cần phải hỏi đến, những ai phúc lành của vị Chúa Tể khi đó sẽ sa xuống địa ngục, còn những ai tôn kính sự uy nghi của thần thánh của Ngài sẽ được lên thiên đàng. Thiên đàng trong kinh Qur‟an cũng giống như hầu hết các tôn giáo khác, là một xứ sở tươi sáng rực rỡ khác hẳn với thiên đàng trong những giấc mơ trần thế, trong thơ ca. Kinh Qur‟an cảnh báo về ngày phán xét sẽ đến. Vào ngày đó tiếng còi báo hiệu sẽ vang lên, trái đất rung chuyển, mọi thứ vỡ vụn, trời xanh biến mất, biển khô cạn, gió bão nổi lên và mọi sinh vật không còn tồn tại. Thời điểm đó, Thượng Đế sẽ xuất hiện để phán xử loài người về những hành vi thiện, ác. 20
  • 25. Trong khi kinh Cựu Ước và Tân Ước đề cập đến vấn đề thiêng liêng hoặc lịch sử thì kinh Qur‟an đồng thời cũng là một bộ luật đầu tiên và cao nhất của Hồi giáo với những điều cấm kỵ được quy định rất chi tiết. - Cấm cho vay nặng lãi: “Những ai ăn (lấy) tiền lời cho vay (Ribâ) sẽ không đứng vững trừ phi đúng như kẻ đã bị Shaytân sờ mó và làm cho điên cuồng… Nhưng Allah cho phép buôn bán và cấm cho vay nặng lãi. Bởi thế ai nhận được lệnh Cảnh báo của Allah và ngưng (cho vay lãi) thì sẽ được Allah tha thứ về quá khứ của y” [Sũrah 2;275]. - Cấm ăn thịt heo, thịt đã cúng các thần thánh khác, cấm ăn máu (tiết canh, huyết), các đồ tế cúng… “(Allah) cấm các ngươi dùng (thịt của) xác chết, và máu (huyết) , và thịt của con heo, và món vật cúng cho ai khác không phải Allah; và (thịt của) những con vật bị vặn (hay thắt) cổ chết, và những con vật bị đập chết, và những con vật bị những con thú dữ ăn một phần trừ khi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo đúng nghi thức); và những món vật cúng trên bàn thờ (hay trên đá)…[Sũrah5;3] - Cấm cờ bạc: “Hỡi những ai có niềm tin! Uống rượu và cờ bạc và thờ cúng trên bàn thờ bằng đá và dùng tên để làm quẻ xin xăm là một điều khả ố” [Sũrah5;90] - Cấm giết thú săn bắn trong thời gian hành hương Mekka: “Chớ giết thú săn bắt trong lúc các ngươi đang ở trong tình trạng hãm mình (làm Hajj trong Thánh Địa Mekka); và ai trong các ngươi cố tình giết nó thì phải bị phạt đền bằng một con thú nuôi tương đương với con thú (săn) đã bị giết. Chọn trong đàn gia súc dưới sự giám sát của hai người công bằng trong các người và được dắt đến (ngôi đền) Ka‟bah để làm vật tế …” [Sũrah5;1;95]. 21
  • 26. - Phải ăn chay trong tháng Ramadan: “Hỡi những ai có niềm tin! Nhịn chay theo chế độ (Siyâm) được truyền xuống cho các ngươi như đã được truyền xuống cho những người trước các ngươi để cho các ngươi (rèn luyện sự) khắc kỷ và trở thành người ngay thẳng… [Sũrah2;183-184-185]. - Phải rửa chân tay sạch sẽ trước khi cầu nguyện: “Khi các ngươi đứng dậy để đi dâng lễ (Salâm) hay rửa mặt và (hai) tay của các ngươi đến cùi chỏ và lau chùi đầu của các ngươi (với nước) và rửa hai bàn chân đến tận mắt cá. Và nếu các ngươi không được sạch sẽ (do việc chăn gối) thì phải tẩy sạch toàn thân (bằng cách tắm ghusl)…[ Sũrah5;6]. - Cấm giao hợp với đàn bà có tháng: “Họ hỏi ngươi về kinh kỳ của đàn bà. Hãy bảo họ: “Nó là sự ô nhiễm. Bởi thế, hãy xa đàn bà (người vợ) trong thời gian có kinh kỳ và chỉ đến gần họ khi nào họ sạch sẽ. Do đó, khi họ (tắm gội) sạch sẽ rồi, các ngươi có thể đến với họ lúc nào, nơi nào như Allah đã chỉ thị cho các ngươi…”[Sũrah2;222]. Trước khi có kinh Qur‟an, người phụ nữ Ảrập giàu có thường lấy nhiều chồng và đa số là những người đàn ông trẻ khỏe. Kinh Qur‟an cũng đề cấp quyền ưu của người đàn ông: “Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà vì Allah ban cho người này sức lực hơn người kia và bởi vì họ chi dung tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình”[Sũrah4;34], và chính thức bãi bỏ tục đa phu. Kinh Qur‟an quy định án phạt hết sức nặng nề đối với những ai chống Thượng Đế Allah hoặc chống Thiên Sứ Muhammad, người đó sẽ bị kết án. Họ sẽ đóng đinh vào thập giá hoặc bị chặt hết chân tay: “Hình phạt dùng trừng trị những kẻ tạo chiến tranh chống lại Allah và Sứ Gỉa của Ngài và 22
  • 27. nỗ lực gây phá hoại trên trái đất chỉ có việc: hoặc xử tử, hoặc đóng đinh trên thập tự giá hoặc chặt tay này và chân kia hoặc trục xuất ra khỏi lãnh thổ” [Sũrah5;33]. Tội trộm cắp cũng có thể bị phạt rất nặng. Dù đàn ông hay đàn bà tùy theo nặng nhẹ nếu bị kết án về tội chộm cắp sẽ bị chặt một tay hay hai tay” (Đối với) người nam hay nữ trộm cắp, hãy chặt tay họ như là phạt đền tội mà họ đã phạm, một biện pháp từ Allah nhằm làm ngã lòng (kẻ chộm cắp) [Sũrah5;38]. Đặc biệt Kinh Qur‟an đã giành cả một chương IV để nói về người phụ nữ, đây là một trong những nét đặc sắc của cuốn kinh Qur‟an mà không có trong các kinh điển của các tôn giáo khác.“Hỡi nhân loại! Hãy sợ Rabb (Allah) của các người, Đấng đã tạo ra các người từ một Người duy nhất (Adam) và Người tạo ra người vợ (Hawwa) của Người và từ hai người này, (Allah) rải ra vô số đàn ông và đàn bà (trên khắp mặt đất). Và hãy sợ Allah, Đấng mà các người đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) những dạ con (mang nặng đẻ đau); bởi vì Allah Hằng Trông Coi các người.” [Sũrah4;1]. Gíao lý Hồi giáo nhấn mạnh các điểm sau: + Thiên chúa Allah là đấng tối cao sinh thành ra trời đất, vũ trụ; Thượng đế Toàn quyền, Toàn uy, Toàn trí, Toàn thức. + Thiên chúa Allah là đấng tối cao sinh thành ra muôn loài, kể cả nhân loại. + Số phận con người có tính định mệnh và do chính Allah sắp đặt. + Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng đắn, giữ nguyên tắc: trong cộng đồng Umma phải kiên nhẫn chịu rằng buộc bởi các quy định, phục tùng tuyệt đối đức Allah; đối với người ngoại đạo thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi của Hồi giáo và sẵn sàng tinh thần Thánh chiến (Jiihard). + Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe. 23
  • 28. + Những lời răn dạy về đạo lý bao gồm: 1. Chỉ tôn thờ một thiên chúa ( chúa Allah) 2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ 3. Tôn trọng quyền của người khác 4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo. 5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết. 6. Cấm ngoại tình. 7. Hãy bảo vệ và chu cấp cho trẻ mồ côi. 8. Hãy cư xử công bằng với mọi người. 9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần. 10. Hãy khiêm tốn. Như vậy, ta có thể thấy rằng trong kinh Qur‟an không chỉ bao gồm những điều răn dạy, cấm kỵ, những điều thưởng, phạt đối với tín đồ như nêu trên. Để củng cố đức tin và trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với người theo đạo Hồi. Mọi tín đồ Hồi giáo đều phải tuân theo 5 nghĩa vụ của mình: tin tưởng, tụng niệm, ăn chay, bố thí và hành hương. 1. Tin tưởng: Tín đồ Hồi giáo chỉ thừa nhận một Thượng Đế duy nhất là Allah và vị ngôn sứ của Ngài là Muhammad: “(Ôi Allah!) chúng con chỉ thờ phụng một mình Ngài và chỉ với riêng Ngài chúng con cầu xin được cứu giúp” [Sũrah1;5]. 2. Tụng niệm: Luật của đạo Hồi quy định một tín đồ phải hoàn thành 5 lần tụng niệm trong một ngày hướng về phía Thánh địa Mekka theo những giờ giấc nhất định, rạng sáng (crobh), giữa trưa (Zohr), chiều (acr), hoàng hôn (maghir) và chập tối (icha). 3. Ăn chay: chiếm một vị trí quan trọng, các đạo luật đã quy định tháng ăn chay Ramadan (tháng chín tính theo lịch mặt trăng): Tháng chay là tháng bắt buộc đối với mọi tín đồ chỉ trừ người ốm đau và người đi du 24
  • 29. lịch. Theo quan điểm của người Hồi giáo việc ăn chay mang lại nhiều lợi ích cho cả tinh thần và thể xác. “Về tinh thần, suốt tháng khắc khổ này, người tín đồ Hồi giáo được trải nghiệm thực tế về sự đói khát, để thấu hiểu nỗi khổ của kẻ nghèo khó, do đó mới biết rủ lòng thương những người nghèo khó. Về thể xác, ăn chay sau một tháng chịu đựng sẽ làm cho bộ phận tiêu hóa của con người như được đổi mới. Ăn ép xác là một dịp để tẩy rửa đi những sự ô uế, chật cặn bã tồn tại trong cơ thể do đồ ăn chưa tiêu hóa hết.” [10;13]. 4. Bố thí (Zakat): chính là thuế thu nhập của để chia bớt một phần lợi tức cho kẻ nghèo khổ bần hàn. 5. Hành hương: Các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mekka ít nhất một lần trong cuộc đời, để triều bái Kaabah trong tháng 12 theo lịch Hồi giáo (hành hương Haji). Cuộc lễ triều này kéo dài trong mười ngày trong tháng 12 là Chính triều. Ngày cuối cùng các tín đồ sẽ hiễn lễ là một con cừu hoặc lạc đà hoặc con vật có sừng. Các kỳ triều bái khác gọi là phó triều được diễn ra trong thời gian bất kỳ của năm và ít nghi lễ hơn. Ngoài ra, luật pháp của đạo Hồi cũng được đề cập trong kinh Qur‟an. Đối với luật Hồi giáo: Người đàn ông được phép tối đa lấy 4 vợ còn trong những đạo luật thuộc về hình sự : - Hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội - Phạm vi hành vi giết người. - Hình phạt theo luật. - Hình phạt do tòa án phán quyết. Như vậy, đạo Hồi thông qua kinh Qur‟an, không những là một tôn giáo mà nó còn là cả một tập hợp các tiêu chuẩn xã hội, kinh tế, luật pháp, đạo đức gắn liền với những quy định của tôn giáo, mà đôi khi chúng còn phù hợp với nhân loại ngày nay, nhất là xu hướng “ thế tục hóa” của các 25
  • 30. tôn giáo đang diễn ra mạnh mẽ. Chính điều này đòi hỏi Hồi giáo phải có sự đổi mới có thể hòa nhập vào đời sống hiện thực của thời đại. Toàn bộ giáo lý Hồi giáo dựa trên các nguyên tác cơ bản và đều được ghi trong Thiên kinh Qur‟an. Cuốn kinh là lòng cốt của tín ngưỡng Hồi giáo, tất cả nền tảng của tổ chức xã hội, những nguyên tắc luật pháp, những hình ảnh đẹp của văn chương, một nguồn thi phú tuyệt vời, vô tận. Theo người Hồi giáo, Thiên kinh Qur‟an không phải là một tác phẩm do con người sáng tạo ra, vì Kinh Qur‟an biểu hiện tư tưởng của “Đấng Cao cả” đã có thiên niên vạn kỷ, do Thượng đế tức Allah mặc khải dưới hình thức ngôn ngữ Ả rập, lấy con người của Muhammad làm trung gian để truyền chuyển cho nhân loại, bởi vậy mà trong Thiên kinh Qur‟an có rất nhiều đoạn nói với nội dung tương tự như: “Chắc chắn TA đã ban Nó xuống (dưới hình thức của) Qur‟an bằng tiếng Ả rập để các người có thể đọc hiểu dễ dàng”, “ Qua những điều mà TA đã mặc khải cho Ngươi (Muhammad) trong Qur‟an này, TA kể lại cho Ngươi một câu chuyện tốt đẹp mà trước đây mà ngươi không hề biến đến” [Sũrah12;2,3]. Cũng chính vì vậy mà Kinh Qur‟an không phủ nhận những lời truyền phán trước đó của Thượng Đế, đã được ghi nhận trong quyển Cựu Ước và sách Phúc Âm, nhưng trong khi sách Phúc Âm ghi lại những hành động, những lời nói của Giê su trong một số trường hợp, thì kinh Qur‟an có nội dung được trình bày như một thông điệp của Thượng Đế. Trong Thiên kinh Qur‟an có rất nhiều đoạn của Cựu Ước, nhưng dưới một hình thức hơi khác. Do đó, vào thời cận đại đã có một số nhà nghiên cứu giải thích tình trạng đó là sự truyền khẩu lệch lạc lúc đương thời. Nhưng quan điểm của người Muslim thì trái ngược lại: Nội dung Thiên kinh Qur‟an đã do Thượng Đế trao chuyển cho Muhammad thì nhất định không bao giờ sai lầm được. Nếu có khác biệt thì đó không phải là bản văn Qur‟an sai mà 26
  • 31. chính là do người Do Thái liên hệ trước đó đã không bảo tồn Thiên Kinh một cách chu đáo nên đã có những sự thầm nén sửa chữa. Kinh Qur‟an theo ý nghĩa của danh từ, là một ngâm khúc thiêng liêng hàm chứa rất nhiều chất thi vị theo một nhịp điệu khi khẩu cần, khi kêu gọi. Đối với người Muslim, những nét đan xen êm nhẹ tuyệt vời của lời văn Qur‟an càng chứng tỏ Qur‟an chính là do Bề trên truyền xuống. Thường đạo Hồi không chấp nhận những phép màu, vì cho rằng phép màu không cần thiết để phát hiện chân lý. Nhưng có một phép màu mà đạo Hồi công nhận, là chính ở sự hiện hữu của “quyển” Qur‟an, người Muslim cho đó là một bằng chứng thiêng liêng, vì người thường, dù kiến thức uyên thâm đến đâu cũng không thể sáng tác được một bản tương tự. Ví như nhiều Hadith của các nhà truyền thuyết cũng có ghi đầy đủ những lời giảng dạy riêng của cá nhân Muhammad, trong nhiều trường hợp, nhưng do đặc tính của văn thể, mọi người Ả rập khi xem qua, đều có thể phân biệt rõ ràng những lời giảng ấy với những Ayat (câu) trong Qur‟an. Vì vậy mà mỗi người Muslim đều ý thức và nhận lấy phận sự của mình để ngâm đọc một đoạn Qur‟an mỗi ngày, trong Lễ Nguyện và trong những đêm không ngủ. Việc ngâm đọc Kinh Qur‟an đối với người Muslim là một dạng thức cao đẹp của sự tôn thờ và sự hành đạo, được ngấm sâu vào cuộc sống văn hóa xã hội, vào các tập tục truyền thống. Nội dung của Qur‟an được lưu chuyển từ nước này sang nước khác dưới hình thức nguyên thủy của tiếng Ả rập. Do đó, ngôn ngữ Ả rập có một giá trị đặc biệt đối với người Muslim, tiếng Ả rập không những là một ngôn ngữ tôn giáo mà còn là có tình cách thiêng liêng nữa. Vì vậy cuốn Kinh đã tạo lên lề lối sống cho người Muslim và những lời răn dạy của Qur‟an đã được người Muslim tuân hành trong mọi trường hợp hằng ngày, với tính cách nghiên chỉnh, uy nghiêm của tấm lòng 27
  • 32. ngưỡng mộ, thần phục Thượng Đế cao cả, mọi người Muslim đều xem lời răn dạy trong kinh Qur‟an như là công cụ hữu hiệu, bất biến, trau giồi tâm tính và chỉ hướng cuộc sống xã hội hàng ngày. Kinh Qur‟an luôn được nhắc nhở trong mọi trường hợp: Muslim đọc kinh Qur‟an như ngâm một bài thơ hay, một đoạn kinh cầu, nó cần thiết đối với người Muslim, nó hướng tâm hồn họ về Thượng Đế. Kinh Qur‟an là tấm gương nhắc nhở chính đạo và đồng thời chung quanh con người có bao nhiêu ma quỷ sẵn sàng cám dỗ họ tách ra khỏi chính đạo ấy. Muslim cố gắng làm tròn nhiệm vụ do Thượng Đế quy định, cho đồng loại, cho hiện tại và cho mai sau. Bởi vậy mà người Muslim đã cho rằng Thiên Kinh có đặc tính riêng. Theo người Muslim thì Thiên kinh Qur‟an chứa đựng đầy Đức Thông Suốt không gì sánh bì được đó chính là Allah. Đồng thời Thiên Kinh cũng bắt nguồn từ uy quyền cưỡng chế của Thiên Kinh vốn không bao giờ có thể bắt trước được. Tính thiết thực của của Qur‟an, chính là các giải pháp thực tế của Thiên Kinh đã gợi lên các vấn đề của con người, và các mục tiêu cao cả mà Thiên Kinh đề ra cho con người, đánh dấu Đức Thông Suốt của Qur‟an với bản chất đặc tính đặc biệt. Thiên kinh Qur‟an không khô cằn mà luôn thông suốt trong tâm trí con người và làm sống lại lòng người. Tính sinh động này thể hiện ra ngay từ những ngày đầu khi Thiên sứ Muhammad truyền lời của Thánh Allah, thì quyền lực duy nhất của Thiên sứ Muhammad chính là Đức Thông Suốt của Thiên Kinh Qur‟an. Và cũng chính tính sinh động này đã thẩm thấu trong suốt Thiên Kinh Qur‟an làm cho người Muslim không cưỡng lại được. Ví như Allah đã phán dạy về Qur‟an như là một linh hồn hoặc tinh thần và cuộc sống, và là một ánh sáng theo đó mà các bề tôi của Allah được dẫn dắt đi theo con đường ngay chính. “Và đúng như thế. Ta mặc khải cho Ngươi Ruhan (Tinh Thần Mặc Khải) theo lệnh Ta (Trước đó), Ngươi không biết Kinh Sách là gì và Đức tin là gì. Nhưng Ta đã làm cho Nó 28
  • 33. (Qur‟an) thành một nguồn sáng mà Ta dùng để dẫn dắt người nào Ta muốn trong số bày tôi của Ta. Và quả thật. Ngươi hướng dẫn (nhân loại) đến Con Đường Ngay Thẳng” [Sũrah42;52]. Thiên Kinh còn đề cập đến sự sống, sự sinh động tâm linh – làm sống lại linh hồn, tỏa chiếu ánh sáng dẫn đường chuyển dịch các đối tượng tưởng chừng như bất động “Nếu Ta (Allah) truyền giải Qur‟an này trên một ngọn núi, Ngươi (Muhammah) sẽ thấy Nó kiêm tốn và chẻ làm đôi vì khiếp sợ Allah. Đó là thí dụ (hình ảnh) mà Ta trình bày cho nhân loại để may ra họ biết suy ngẫm”. [Sũrah59;21]. Trong Thiên Kinh Qur‟an luôn mô tả con người với những tính cách cao đẹp, có danh dự và phẩm chất tốt, không hạ thấp vai trò của con người như những sinh linh không tự lực được hoặc tuyệt vọng. Mặc dù có sự quy kết tội lỗi con người là từ thời thủy tổ cho đến khi rời bỏ trần gian. Nhưng sự tiếp cận nổi bật của cuốn Kinh vẫn là những lời phán dạy của Thánh Allah nhằm vào phúc lợi tổng quát của con người và được đặt trên cơ sở những điều thực thi trong vòng tầm tay của con người. Chính vì thế mà tính khả thi của Thiên Kinh đã thể hiện trong các lời phán dạy và được thiết lập bởi gương sáng Muhammad và những người Muslim qua các thời đại. Cũng giống như các tôn giáo khác trên thế giới, giáo lý Hồi giáo bao gồm những quan niệm về thế giới và con người. Nó chứa đựng những yếu tố của tín ngưỡng nguyên thủy Ả rập, và nhất là của đạo Do Thái và Ki Tô giáo. Cơ sở giáo lý là niềm tin vào Thượng Đế Allah, vào sứ giả Muhammad, vào thiên thần và ma quỷ, vào bất tử của linh hồn, vào ngày phục sinh và phán xét, vào Thiên đường và Hỏa ngục, vào sự vĩnh cửu của kinh Qur‟an. Đạo Hồi cố giữ lấy những tập quán cổ truyền để lúc nào cũng theo sát kinh Qur‟an. Bởi vậy mà Qur‟an theo quan niệm của người Muslim là 29
  • 34. quyển sách đúng chân lý nhất vì Qur‟an ghi lại tất cả những điều về giáo lý, luật lệ, lễ nghi sự thờ phụng, cách thức hành đạo, điều kiện nhập đạo, mối quan hệ gia đình, xã hội, đồng đạo, các nguyên tắc đạo đức… tất cả mọi việc đều được Thánh Allah giáo huấn, răn dạy cặn kẽ. Ở các nước trong thế giới Hồi giáo, vấn đề vai trò của người phụ nữ vẫn đang là một vấn đề phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Ở đó, mọi vấn đề chính trị và kinh tế - xã hội luôn tác động tới địa vị của người phụ nữ. Theo họ người phụ nữ Hồi giáo chỉ được coi như người giữ bếp của mỗi nhà. Các nhà tư tưởng Hồi giáo (cả chính thống giáo lẫn phái hiện đại) đều kêu gọi quay về với kinh Qur‟an và luật Hồi giáo. 1.2. Đời sống của ngƣời phụ nữ theo đạo Hồi thể hiện trong kinh Qur’an 1.2.1. Quan niệm về người phụ nữ trong Kinh Qur’an Phụ nữ (female, woman): từ phụ nữ là từ chỉ giống cái của loài người. Trong ngôn ngữ thông thường từ phụ nữ được chỉ chung cho loài người thuộc giống cái mà không cần đề cập đến tuổi tác. Phụ nữ là một bộ phận cơ bản của việc phân chia phạm trù giới, là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của lý thuyết nữ quyền [65]. Người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo đã được kinh Qur‟an giành hẳn một chương đề cập đến (chương IV) và được bàn một cách rất chi tiết. Đây là một điểm riêng và đặc sắc của kinh Qur‟an mà không có trong kinh sách của bất kì một tôn giáo nào. Được đánh giá là tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn hiện nay trên thế giới, Hồi giáo là tôn giáo có những quy định, những điều luật hà khắc với phụ nữ. Điều này được thể hiện rõ trong Kinh Qur‟an và trong thánh luật Sharia - một sản phẩm của xã hội Trung Cổ mà ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị về mặt lập pháp cũng như đạo đức trong thế giới Hồi giáo. 30
  • 35. Trước hết, phụ nữ được miêu tả một cách tích cực trong kinh Qur‟an. Kinh Qur‟an là cuốn sách duy nhất của Thánh Kinh thế giới mà trong đó phụ nữ thường được gọi cùng với người đàn ông, cả hai được mô tả như bạn bè và các đối tác trong đức tin. “Và những người tin tưởng, nam và nữ là bạn hữu và là đồng minh bảo vệ lẫn nhau. Họ ra lệnh làm điều phải và cản nhau làm điều quấy và dâng lễ Salah và đóng Zakah và tuân lệnh của Allah và Sứ Giả của Ngài. Đó là những người mà Allah khoan hồng bởi vì Allah Toàn Năng, Thấu Suốt (tất cả). Allah hữu với những người có đức tin, nam và nữ, các Ngôi vườn (Thiên Đàng) bên dưới có các dòng song chảy để vào ở trong đó, với các biệt thự cao sang trong các Thiên Đàng vĩnh cửu; nhưng hạnh phúc tột bậc là sự Hài Lòng của Allah; và đó là một sự thắng lợi vĩ đại.” [Sũrah 9;71,72]. “Qủa thật, đối với những người Muslim, nam và nữ; những người có đức tin, nam và nữ; những người cung kính, nam và nữ; những người chân thật, nam và nữ, những người kiên nhẫn, nam và nữ; những người bố thí, nam và nữ; những người kiêng cử, nam và nữ; những người giữ lòng trinh bạch, nam và nữ; những người tưởng nhớ Allah nhiều, nam và nữ; Allah sẽ tha thứ và ban thưởng to lớn cho họ” [Sũrah33; 35]. Rõ ràng là quan điểm của Kinh Qur‟an về phụ nữ không khác so với đàn ông. Cả hai đều là tạo hoá của Thượng Đế, có mục tiêu cao cả trên trái đất là tôn thờ Thượng Đế của họ, làm các việc tốt tránh xa việc xấu và cả hai sẽ được đánh giá phù hợp. Kinh Qur‟an không bao giờ nói rằng phụ nữ là cánh cửa của ma quỷ hay là kẻ lừa dối bẩm sinh. Kinh Qur‟an cũng không bao giờ nói rằng đàn ông là hình ảnh của Thượng Đế; tất cả đàn ông và phụ nữ đều là vật tạo hoá của Ngài. Theo Kinh Qur‟an, vai trò của phụ nữ trên trái đất không chỉ giới hạn ở sinh đẻ. Phụ nữ được đòi hỏi phải làm 31
  • 36. nhiều việc thiện như đàn ông. Kinh Qur‟an chưa bao giờ nói không tồn tại phụ nữ ngay thẳng. Qua những điều luật trên ta có thể thấy, cả người nam và người nữ, cả hai bổ sung và đều cần thiết cho nhau. Kinh Qur‟an nói : “Hỡi nhân loại! Hãy sợ Allah của các ngươi. Đấng đã tạo ra các ngươi từ một Người duy nhất (Adam) và từ Người tạo ra vợ (Hawwâ‟) của Người và từ hai người này, (Allah) rải ra vô số đàn ông và đàn (bà trên khắp mặt đất). Và hãy sợ Allah, Đấng mà các ngươi đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) những (dạ con mang nặng đẻ đau); bởi vì quả thật Allah Hằng Trông Coi các ngươi” [Sũrah4;1]. Người đàn bà có địa vị ngang với đàn ông trong cái nhìn của Thượng đế cũng như trong luật lệ của ngài. Người phụ nữ giống như đàn ông trong bản chất con người chứ không phải là nguồn gốc tội lỗi và cũng không phải là nguyên nhân khiến Adam – tổ tiên của loài người bị trục xuất ra hỏi thiên đàng. Họ cũng giống như người đàn ông trong việc phải gánh vác những bổn phận giáo luật, những gì người đàn ông phải có nghĩa vụ thì người phụ nữ cũng như vậy. “Đó là những giới hạn quy định bởi Allah. Và ai tuân lệnh Allah và Sứ Giả của Người thì sẽ được chấp nhận vào Thiên Đàng phía dưới có những dòng sông chảy, để vào ở đó đời đời; và đó là một sự thành tựu vĩ đại.”; “Ngược lại, ai không vâng lệnh Allah và của Sứ Gỉa của Ngài và vi phạm các giới hạn của Allah thì sẽ sa Hỏa Ngục và ở trong đó đời đời và sẽ hứng chịu sự chừng phạt nhục nhã” [Sũrah4;13;14]. Phụ nữ giống như đàn ông trong việc cô ta có quyền cá nhân độc lập, đạo Hồi ban cho họ quyền tư hữu (làm chủ tài sản). Nữ làm chủ lợi tức thu hoạch. Không ai – kể cả người cha, người chồng hay anh em trai – có quyền lấy đi quyền tài sản của họ. Họ có thể sử dụng tài sản và lợi tức của mình tùy theo ý muốn trong phạm vi hợp pháp. “Và hãy tặng cho vợ (sắp 32
  • 37. cưới) tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào cho các ngươi, thì hãy hoan hỉ hưởng một cách bổ ích”; “Và chớ ham muốn những thứ mà Allah dùng để ưu đãi người này hơn người nọ. Đàn ông hưởng phần (kết quả) mà họ kiếm được và đàn bà hưởng phần kết quả mà họ đã kiếm được; và hãy cầu xin Allah và Thiên Lộc của Ngài bởi Allah hằng biết hết mọi việc” [Sũrah4;7;32]. Trong Hồi giáo người phụ nữ có quyền lựa chọn chồng cho mình. Không ai có quyền bắt ép người phụ nữ kết hôn ngược với ý muốn của họ. Người phụ nữ có quyền đòi ly hôn từ người chồng nếu hôn nhân của đôi bên không thể kéo dài được nữa. Nếu ai vu khống sự trinh thục của người phụ nữ trinh trắng thì người đó sẽ bị liệt vào thành phần không đáng chấp nhận bằng chứng. “Và (cấm các ngươi lấy) phụ nữ đã có chồng ngoại trừ (những nữ tù binh) nằm trong tay các ngươi. Đó là lệnh (cấm) của Allah đối với các người. Loại trừ những người phụ nữ vừa kể, các người phụ nữ khác đều hợp pháp cho các ngươi (để lấy làm vợ) miễn sao các người kiếm vợ bằng cách dùng tài sản của các ngươi để cưới hỏi đàng hoàng chứ không được gian dâm (hay ngoại tình). Bởi việc các ngươi hưởng lạc từ họ, hãy tặng phần tiền cưới (Mahr) bắt buộc của họ. Nhưng nếu sau khi lễ vật (Mahr) đã được quy định, các người thỏa thuận (thay đổi nó) thì các ngươi sẽ không có tội. Qủa thật Allah Rất biết, Rất Sáng Suốt.” [Sũrah4;24]. Điều này chứng tỏ người Muslim nam phải đối xử tử tế với người phụ nữ. “Hỡi những ai có niềm tin! Các ngươi không được phép cưỡng bức vợ để thừa hưởng gia tài của họ, cũng không được nhốt (hành hạ) họ để lấy lại một phần nào tiền cưới (Mahr) mà các ngươi đã tặng họ…” [Sũrah4;19]. Người chồng Muslim nhận trách nhiệm chu cấp cho người vợ, và người vợ được yêu cầu nghe lời chồng và giữ gìn trinh tiết với chồng. Trong thiên kinh Qur‟an có ghi “ Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) 33
  • 38. trên đàn bà bởi vì Allah ban cho người này sức lực lớn hơn người kia và bởi vì họ chi dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó, người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và trông coi nhà cửa trong lúc chồng vắng mặt dưới sự giúp đỡ trông chừng của Allah..” [Sũrah4;34]. Người phụ nữ Muslim có quyền phát triển tài năng của mình và làm việc trong giới hạn của đạo Hồi. Họ có quyền học hỏi và trao dồi kiến thức. Hồi giáo cho phép người vợ Do Thái và Thiên Chúa giữ đạo giáo của mình và người chồng không được nhúng tay vào sự tự do tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên, trong xã hội Hồi giáo truyền thống, địa vị của người phụ nữ không được quyết định bởi những cố gắng từ chính bản thân họ, mà phải chịu sự chi phối từ những quan điểm của đạo Hồi, những điều luật được coi là của “Chúa”. Kinh Qur‟an xác nhận uy quyền của đàn ông với đàn bà “Chúa đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình để nuôi họ”. Do trong xã hội đàn bà là tài sản của đàn ông, còn trong gia đình, người vợ “là cánh đồng của người chồng nên người chồng có quyền đi gieo hạt trên cánh đồng của mình” [Sũrah2;223]. Tuy nhiên, phải có sự ưng thuận của người phụ nữ và người đàn ông thì họ mới lên duyên vợ chồng, dù cha mẹ không bằng lòng, họ vẫn được cưới nhau, họ được tự do trong lựa chọn người mình yêu. Kinh Qur‟an cho phép người đàn ông có thể lấy nhiều vợ, nhưng Muhammad hạn chế, chỉ cho phép bốn vợ là cùng. “Nếu các người sợ không thể đối xử công bằng với các con (gái) mồ côi, hãy cưới những người đàn bà khác mà các ngươi vừa ý hoặc hai, hoặc ba hoặc bốn. Nhưng nếu các ngươi sợ không thể (ăn ở) công bằng với họ (vợ) thì hãy cưới một bà thôi hoặc người (phụ nữ) nào ở dưới tay kiểm soát của các ngươi. Điều đó thích hợp cho các ngươi hơn để may ra (vì thế) các ngươi tránh được bất công” [Sũrah4;3]. Quy định này trong kinh Qur‟an đã trở thành điều luật đạo Hồi. Nếu đặt điều luật này 34
  • 39. vào bối cảnh lúc ra đời thì nó mang ý nghĩa tiến bộ. Bởi vì trước khi có luật ấy thì đàn ông ở Ảrập, cũng giống như Trung Hoa có quyền lấy vô số vợ, bao nhiêu tùy thích. Điều luật này không những hạn chế số vợ xuống, mà còn răn rằng nếu như không đối xử công bằng các bà vợ, và không chu toàn cho họ được đời sống sung túc thì người đàn ông chỉ được lấy một vợ mà thôi. Nếu người nào nghèo đói lấy nhiều vợ, không đảm bảo cuộc sống cho họ thì người vợ có quyền ly hôn. Xét ở một khía cạnh nào đó, trong xã hội Hồi giáo truyền thống, người phụ nữ đã có được một vị thế mà trước đây họ không có được. Chẳng hạn trong khoản tiền cưới, việc kết hôn đòi hỏi người đàn ông phải có tiền cưới như một điều kiện bắt buộc để tặng cho người vợ sắp cưới của mình: “Và hãy tặng cho vợ (sắp cưới) tiền cưới bắt buộc (Mahr) của họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào đó cho các ngươi, thì hãy hoan hỉ hưởng một cách bổ ích” [Sũrah4;4]. Trong việc chia gia tài thì con gái cũng được hưởng nửa phần của con trai, hay người phụ nữ có thể được làm chứng trước tòa. Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết thì nhân thân được lãnh một nửa số tiền bồi thường…Giáo lý Hồi giáo có những quan điểm phân biệt rõ ràng đối với phụ nữ trong các quan hệ hôn nhân, gia đình và xã hội…Về cơ bản, người phụ nữ đã có được quyền lợi căn bản như sinh tồn, quyền công dân và quyền thừa kế. Tuy nhiên, quyền lợi của họ chỉ bằng một nửa quyền của đàn ông. Theo truyền thống, văn hóa Hồi giáo dành sự ưu tiên và vị trí vượt trội cho nam giới, phụ nữ là người giữ bếp cho mỗi gia đình, bị phân biệt đối xử không được đến Thánh đường, không được có mặt ở nơi đông người, tự ý tiếp xúc với nam giới… Rõ ràng những người phụ nữ được sinh ra trong xã hội Hồi giáo không phải vì chính họ mà là để phục tùng và làm theo những lời chúa răn dạy (nghĩa là phục tùng sự thống trị của đàn ông để trở thành một tín đồ tốt trong cộng đồng). 35
  • 40. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, các bé gái thường không được đón đợi như các bé trai. Điều này xuất phát từ truyền thống trọng nam kinh nữ của Islam giáo, người phụ nữ không được coi như những người có thể kiếm sống độc lập. Sinh một bé trai có nghĩa là gia đình sẽ có thêm trụ cột, thu nhập, còn bé gái thì không được nhờ vả gì vì lớn lên cũng về nhà chồng. Khi lớn lên, người phụ nữ lại tiếp tục chịu nhiều thiệt thòi khác, học hành không được coi là điều cần thiết cho con gái bởi mục tiêu quy định nhất của người phụ nữ là lấy được chồng. Bổn phận và việc làm của người phụ nữ chỉ bó hẹp trong không gian mà cô ta tồn tại đó là những việc nội trợ trong gia đình như chuẩn bị bữa ăn, may vá, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, và chế biến cất giữ đồ nông sản trong nhà [39.179]. Chính vì vậy, dù phụ nữ có đóng góp rất lớn trong sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế tiểu nông, nhưng công lao của họ thường được đánh giá thấp kém, không tương xứng với những hi sinh nhọc nhằn mà họ đã trải qua. Những giáo lý, giáo luật ngặt nghèo từ kinh Qur‟an và thánh luật Sharia đã tước đi của họ quyền được làm chủ cuộc sống, quyền bình đẳng như nam giới, quyền được tồn tại như thực thể độc lập. Quan điểm đó đã làm hạn chế giá trị của người phụ nữ Hồi giáo. Sự tăng trưởng và phát triển của một xă hội tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm năng kinh tế, cơ cấu xã hội, văn hóa, lịch sử, tài nguyên, chính sách kinh tế xă hội… người phụ nữ cũng là một trong những yếu tố cấu thành sự phát triển của xã hội. 1.2.2 Hồi giáo và phụ nữ Trước khi Hồi giáo xuất hiện, người phụ nữ ở bản đảo Ả rập bị đối xử như nô lệ hoặc là tài sản của người chồng. Người phụ nữ không có sự độc lập, không được sở hữu tài sản và không được phép kế thừa chúng. Trong thời gian chiến tranh, người phụ nữ bị đối xử như là một phần của giải 36
  • 41. thưởng. Ngoài ra sự ra đời của một đứa con gái trong một gia đình không phải là một dịp để vui mừng, mà là một nỗi sỉ nhục. Thời điểm đó, việc thực hành giết chết các bé gái đã không được kiểm soát. Với sự ra đời của Hồi giáo, là một bước tiến bộ trong cách nhìn về người phụ nữ. Cách nhìn đó được thể hiện qua quyền mà họ được hưởng trong xã hội Hồi giáo. Trong phân chia tài sản thừa kế, Hồi giáo không nhìn vào người thừa kế và giới tính của họ, mà Hồi giáo nhìn vào các tiêu chí sau đây để phân chia: Thứ nhất: Mức độ quan hệ huyết thống và thân thích giữa những người thừa kế dù là nam hay nữ với người để lại tài sản thừa kế. Mức độ quan hệ huyết thống và thân thích càng gần thì phần thừa hưởng càng tăng trong tài sản thừa kế, ngược lại, mức độ quan hệ huyết thống và thân thích càng xa th phần thừa hưởng càng giảm trong tài sản thừa kế; sự hơn kém và khác biệt về mức lượng tài sản thừa kế không dựa vào giới tính của người thừa kế. Thí dụ: con gái của người chết sẽ hưởng phần tài sản thừa kế nhiều hơn cha và mẹ của người chết. Thứ hai: Tình trạng thực tế của người thừa kế trong cuộc sống các thế hệ tiếp nhận cuộc sống tương lai và chuẩn bị cho gánh nặng của nó (thế hệ con cháu) sẽ hưởng phần tài sản thừa kế nhiều hơn các thế hệ mà cuộc sống của họ đã lụi lại ở phía sau và gánh nặng của cuộc sống tương lai đã giảm bớt đối với họ (thế hệ cha mẹ, ông bà). Thí dụ: con gái của người chết hưởng phần tài sản thừa kế nhiều hơn mẹ của người chết mặc dầu cả hai đều là nữ giới, con gái của người chết cũng hưởng nhiều hơn cha của người chết mặc dù cha là nam giới và ngay cả trường hợp đứa con gái của người chết chỉ là một đứa bé nằm nôi chưa nhận dạng được cha của nó, nếu con gái của người chết là đứa con duy nhất thì lúc nào cũng sẽ hưởng chắc chắn một nửa tài sản thừa kế; tương tự, con trai của người chết hưởng nhiều hơn cha của người chết mặc dù cả hai đều là giới nam. 37
  • 42. Thứ ba: Trách nhiệm tài chính mà giáo luật quy định thành nghĩa vụ và bổn phận cho người thừa kế đối với người khác, đây là tiêu chí duy nhất có sự khác biệt giữa nam và nữ nhưng không phải là phân biệt giới tính mà là sự khác biệt về tiêu chí trách nhiệm và gánh vác nghĩa vụ tài chính. Người chị (em) gái đã có gia đình được hưởng quyền nuôi dưỡng và chu cấp từ phía người chồng của cô ta, cho nên cô ấy hưởng tài sản thừa kế bằng một nửa người anh (em) trai cô ta, bởi vì người anh (em) trai của cô ta còn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và chu cấp cho vợ và con cái của anh ta; còn nếu như người chị (em) gái còn độc thân thì cô ấy cũng hưởng bằng một nửa anh (em) trai cô ta và số tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng biệt của cô ta, tuy nhiên, người anh (em) trai của cô ta vẫn phải có trách nhiệm chu cấp cho cô ta. Tương tự, trường hợp của con cái cũng thế, con gái hưởng bằng một nửa con trai. “Allah ra lệnh cho các người về việc con cái của các người hưởng gia tài …” [Sũrah 4;11]. Như vậy, rõ ràng giáo luật Hồi giáo không phân biệt đối xử giữa sự tương đồng mà chỉ có sự khác biệt giữa sự không tương đồng cần phải có sự khác biệt. Nói đúng hơn giáo lý Hồi giáo quy trách nhiệm cho đàn ông nam giới nặng nề hơn nữ giới. Hồi giáo bắt người đàn ông phải trả tiền cưới cho người phụ nữ nhưng không bắt phụ nữ đưa tiền cưới cho người đàn ông. Tương tự,bắt đàn ông phải lo chuyện nhà cửa, chỗ ở, đồ đạc sinh hoạt cũng như nuôi dưỡng và chu cấp chi tiêu cho phụ nữ và con cái của cô ta, ngoài ra người đàn ông còn phải gánh nợ nần cho phụ nữ; ngay cả khi vợ chồng đã ly dị thì giáo lý Hồi giáo cũng không để mặc người phụ nữ phải một mình đối mặt với những gánh nặng cuộc sống mà giáo lý bắt người chồng 38
  • 43. trước của cô ta phải chia sẻ gánh nặng, phải chu cấp và hỗ trợ nếu như cô ta chưa lấy chồng khác. Dựa theo những điều trên thì rõ ràng nam giới trong thế giới Hồi giáo khi có sự ngang bằng về mức độ huyết thống và thân thích với nữ giới thì anh ta phải gánh vác trách nhiệm về mặt tài chính hơn phụ nữ. Qua đó ta có thể thấy, phụ nữ được Hồi giáo cho quyền thừa hưởng tài sản thừa kế một cách rõ ràng, hợp lý, công bằng và đúng với vai trò, vị trí trách nhiệm và quyền lợi của mình trong cuộc sống và xã hội. Quyền thừa kế của phụ nữ theo ba tiêu chí trên được gói gọn trong bốn trường hợp: 1- Trường hợp người chết bỏ lại con cái: con trai và con gái (tức họ là anh em ruột thuộc những đứa con của người chết). Allah phán: “Allah sắc lệnh cho các ngươi về việc con cái của các ngươi được hưởng gia tài thừa kế như sau: Phần của con trai bằng hai phần của con gái.”[Sũrah 4;11]. 2- Trường hợp vợ chồng thừa kế nhau tức vợ thừa kế chồng và chồng thừa kế vợ. Allah phán: “Và các ngươi được hưởng phân nửa gia tài của các bà vợ để lại nếu như họ không có con, còn nếu họ có con thì các ngươi được hưởng một phần tư gia tài để lại sau khi đã thực hiện xong những điều ghi trong di chúc cũng như đã xong phần thánh toán nợ nần. Và các người vợ sẽ được hưởng một phần tư gia tài mà các ngươi để lại nếu các ngươi không có con, còn nếu các ngươi có con thì họ sẽ hưởng một phần tám gia tài để lại sau khi đã thực hiện xong những điều ghi trong di chúc cũng như đã thanh toán xong nợ nần.” [Sũrah 4; 12]. 3- Cha mẹ của người chết: cha hưởng gấp đôi mẹ; nếu người chết không có con thì cha hưởng hai phần ba tài sản thừa kế còn mẹ thì hưởng một phần ba. 39
  • 44. 4- Nếu người chết chỉ có một đứa con gái thì con gái hưởng một nửa tài sản thừa kế, mẹ hưởng một phần sáu, cha hưởng một phần sáu và phần còn lại. Ngược lại, chúng ta thấy Hồi giáo cho phụ nữ hưởng tài sản thừa kể ngang bằng với nam giới trong một số trường hợp: Trường hợp người chết không có cha mẹ (ông bà nội và ông bà bên nội thế hệ trở xuống gốc) và không có con cái (cháu nội và các thế hệ cháu nội trở lên ngọn) mà chỉ có một người chị (em) gái và một người anh (em) trai cùng mẹ khác cha thì mỗi người trong hai người đó hưởng một phần sáu tức anh (em) trai hưởng một phần sáu và chị (em) gái hưởng một phần sáu. Allah phán: “Và nếu người chết, dù nam hay nữ, để lại gia tài nhưng không có con cái hay cha mẹ để thừa hưởng mà chỉ có một người anh (hay em) trai hoặc một người chị (hay em) gái thì mỗi người sẽ hưởng được một phần sáu gia tài để lại; còn nếu số anh chị em đông hơn một người thì phần của tất cả họ là một phần ba gia tài để lại sau khi đã thực hiện xong những điều ghi trong di chúc cũng như đã thanh toán xong nợ nần miễn sao người thừa kế không bị thiệt thòi. Đó là điều lệnh từ Allah và Allah là Đấng Hiểu biết và Chịu đựng”[Sũrah 4;12]. Nếu một người chết đi không có ai hưởng thừa kế ngoài anh chị em cùng mẹ khác cha (nhiều hơn hai) thì tất cả cùng hưởng từ một phần ba tài sản của người chết để lại và chia đều cho nhau. Cha mẹ của người chết mỗi người hưởng một phần sáu như nhau từ đứa con nếu người chết có một đứa con trai hoặc có con gái từ hai người trở lên. Allah phán: “Và cha, mẹ mỗi người được hưởng một phần sáu của gia tài để lại nếu người chết có con” [Sũrah4;11]. 40
  • 45. Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng và người chị (em) gái ruột: người chồng hưởng một nửa và người chị (em) gái ruột hưởng một nửa. Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng và người chị (em) gái cùng cha khác mẹ: người chồng hưởng một nửa và người chị (em) gái cùng cha khác mẹ hưởng một nửa. Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng, mẹ và chị (em) gái ruột: chồng hưởng một nửa, mẹ hưởng một nửa, còn chị (em) gái ruột không hưởng gì cả. Nếu người phụ nữ qua đời bỏ lại người chồng, một người chị (em) gái ruột, một người chị (em) gái cùng cha khác mẹ và một chị (em) gái cùng mẹ khác cha: chồng hưởng một nửa, chị (em) gái ruột hưởng một nửa, không còn gì cho chị (em) gái cùng cha khác mẹ và chị (em) gái cùng mẹ khác cha. Nếu người đàn ông qua đời bỏ lại hai đứa con gái và cha mẹ: cha và mẹ mỗi người hưởng một phần sáu, và mỗi người con gái hưởng một phần ba. Cũng có một số trường hợp, giáo lư cho phụ nữ hưởng tài sản thừa kế nhiều hơn nam giới: Nếu một người đàn ông qua đời bỏ lại hai đứa con gái, mẹ và một người anh (em) trai: hai đứa con gái hưởng hai phần ba, mẹ hưởng một phần sáu và phần còn lại cho người anh (em) trai (theo cách tính: tất cả tài sản chia làm 7 phần: mỗi đứa con gái là 3 phần, mẹ 1 phần và phần còn lại lại không còn gì nữa). Nếu người đàn ông chết bỏ lại một đứa con gái, và cha mẹ: con gái hưởng nhiều hơn cha; con gái hưởng một nửa tài sản để lại, mẹ hưởng một phần sáu, cha hưởng một phần sáu. Nếu người đàn ông chết bỏ lại hai đứa con gái và cha mẹ thì mỗi đứa con gái hưởng gấp đôi cha. 41
  • 46. Nếu một người phụ nữ chết bỏ lại chồng, mẹ, ông nội, hai người anh (em trai) cùng mẹ và hai người (anh em trai) cùng cha. Nếu người đàn ông chết bỏ lại hai đứa con gái, một người anh (em trai) cùng cha và một người chị (em gái) cùng cha: mỗi đứa con gái nhận một phần bà tức là hai phần ba, còn lại một phần ba chia làm ba: người anh (em trai) hưởng hai và người chị (em gái) hưởng một. Những trường hợp nữ giới hưởng của thừa kế còn nam giới không hưởng gì cả: Khi một người đàn ông chết bỏ lại một đứa con gái, một chị (em gái) ruột và một người chú (bác): con gái hưởng một nửa, chị (em gái) ruột hưởng một nửa, người chú (bác) không có gì. Khi một người phụ nữ qua đời bỏ lại chồng, một chị (em gái) ruột, một chị (em gái) cùng cha và một anh (em trai) cùng mẹ: chồng hưởng một nửa, chị (em gái) ruột hưởng một nửa, chị (em gái) cùng cha và anh (em trai) cùng mẹ không được gì cả. Khi người phụ nữ chết bỏ lại chồng, mẹ, hai anh (em trai) cùng mẹ, một hoặc nhiều anh (em trai) ruột: chồng hưởng một nửa, mẹ hưởng một phần sáu, hai anh (em trai) cùng mẹ hưởng một phần ba, không còn gì cho anh (em trai) ruột. (Umar bin Khattab). Khi người phụ nữ chết bỏ lại chồng, ông nội, mẹ, các anh (em trai) ruột và các anh (em trai) cùng mẹ: chồng hưởng một nửa, ông nội hưởng một phần sáu, mẹ hưởng một phần sáu, phần còn lại là của các anh (em trai) ruột, các anh (em trai) cùng mẹ không hưởng gì. Qua sự phân tích trên chúng ta có thể thấy được người phụ nữ theo đạo Hồi họ cũng có những quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng mà trước kia họ không có được. 42