SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 124
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TRƯỜNG PHÁT.
Tải tài liệu nhanh qua zalo 0936.885.877
Dịch vụ làm báo cáo thực tập
Luanvantrithuc.com
Họ và tên sinh viên: Lê Mai Khánh Duyên
Mã số sinh viên: 1723403010045
Lớp: D17KT01
Ngành: KẾ TOÁN
GVHD: ThS.Phạm Bình An
Bình Dương, tháng 10 năm 2020
2
Mục lục
Lời mở đầu..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu.................................................7
5. Ý nghĩa đề tài...............................................................................................8
6. Kết cấu đề tài...............................................................................................9
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...............
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập.................................16
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty ...............................................................16
1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh............................................16
1.2Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý...................................................................18
1.3Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................20
1.4 . Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CAO SU TRƯỜNG PHÁT .
2.1. Nội dung ....................................................................................................24
2.2. Nguyên tắc hạch toán ................................................................................28
2.3. Tài khoản sử dụng .....................................................................................29
2.4. Chứng từ sử dụng ......................................................................................38
2.5. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................58
2.6. Phân tích biến động của 152......................................................................59
Chương 3: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP
3
3.1. NHẬN XÉT...............................................................................................60
3.2. GIẢI PHÁP................................................................................................63
4
5
6
7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp thì kế toán Công ty là một trong những
công cụ đắc lực trong công tác tổ chức quản lý, tính toán kinh tế và kiểm tra giám sát toàn
bộ quá trình sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Kế toán giữ vai trò quan trọng giúp
các nhà quản lý biết được các thông tin về chi phí đầu vào của quá trình sản xuất cũng như
kết quả đầu ra. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên
vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn
có thông tin về chi phí nguyên vật liệu đầy đủ và chính xác thì công tác tổ chức kế toán
nguyên vật liệu là rất cần thiết. Tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu, có khả năng
cung cấp và xử lý các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một
cách hợp lý chính xác đầy đủ và hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cung cấp và xử lý nguyên vật liệu trong việc
quản lý chi phí của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tạ Công ty Gỗ Trường Phát-
Công ty Cổ phần cao su Phước Hòa em đã đi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “ Kế toán Nguyên
vật liệu tại Công ty Cổ phần cao su Trường Phát”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích nghiên cứu đề tài là: nhằm tìm hiểu công tác kế toán
nguyên vật liệu từ khâu thu mua, quản lý NVL đến quá trình hạch toán, ghi chép trên chứng
từ báo biểu, sổ sách tại kho và tại phòng kế toán về tình hình xuất tồn NVL. Qua đó, đánh
giá thực tế tình hình quản lý và tổ chức kế toán NVL làm nổi bật lên những ưu điểm và
nghiên cứu hạn chế cần khắc phục trong công tác kế toán NVL tại Công ty góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp.
8
3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng: công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần cao su Trường
Phát.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Thời gian: dữ liệu kế toán từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2018
 Không gian: nghiên cứu và phân tích dữ liệu tại phòng kế toán công ty Cổ
phần cao su Trường Phát.
4. Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu
 Tham khảo tài liệu: tham khảo thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh
nghiệp.
 Phỏng vấn: tìm kiếm thông tin thông qua phỏng vấn bộ phận kế toán và các phòng
ban khác của công ty.
 Thu thập, phân tích và xử lý thông tin: thu thập và phân tích dữ liệu kế toán của
công các phòng ban khác của công ty.
5. Ý nghĩa của đề tài
Kế toán nguyên vật liệu đóng vai trò là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh
doanh, nguyên vật liệu là thành phần chính để cấu tạo nên sản phẩm. Nguyên vật liệu được
nhận diện dễ dàng trong sản phẩm vì nó tượng trưng cho đặc tính dễ thấy lớn nhất của sản
phẩm được xuất ra. Do vậy muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo các loại nguyên vật liệu phải
đầy đủ về số lượng, kịp thời gian, đúng quy cách, phẩm chất. Đây là vấn đề bắt buộc nếu
thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được. Việc đảm bảo nguyên vật liệu
cho sản xuất là một tất yếu khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội.
Tuy nhiên sẽ là một thiếu sót nếu chỉ nhắc đến NVL mà không nhắc đến tầm quan trọng
của kế toán NVL. Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn nhất trong một đơn vị sản phẩm so với
9
các mục chi phí sản xuất khác nên việc quản lý chặt chẽ NVL ở tất cả các khâu có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
6. Kết cấu của đề tài
Gồm 3 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TRƯỜNG
PHÁT.
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU TRƯỜNG PHÁT.
Chương 3: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ
10
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
 Tên công ty: Công ty CP cao su Trường Phát
 Tên viết tắt: TRURUCO
 Địa chỉ: ấp 1, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
 Điện thoại: 0274 2201 234
 Mã số thuế: 3700827249
 Số Fax: 0274 3563 268
 Vốn điều lệ: 50 tỷ đồng
Ngày 31/5/2007, chủ tịch HĐQT Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam đã phê
duyệt chủ trương thành lập Công Ty CP Cao Su Trường Phát và Khu Công Nghiệp Tân
Bình – Bình Dương. Trên cơ sở đó, Đại hội cổ đông sáng lập Công ty CP Cao Su Trường
Phát ngày 17/8/2007 (gồm 3 cổ đông là Cty Cao su Phước Hòa, Cty CP Đầu Tư XD Cao
Su, và Cty TNHH sản Xuất-Thương Mại- Dịch Vụ Hữu Nghị) đã quyết định phương án
thành lập công ty với tổng vốn điều lệ là 50 tỷ đồng; bầu hội đồng quản trị gồm 5 thành
viên, trong đó ông Nguyễn Văn Ngọc – Phó tổng giám đốc Công ty CP cao Su Phước Hòa
- làm chủ tịch HĐQT, bầu ban kiểm soát, và đề cử ông Lê Minh Đức làm tổng giám đốc
Công ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát; xác định ngành nghề kinh doanh chính của công ty
là: Khai thác và chế gỗ cao su và gỗ rừng trồng; Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập
khẩu gỗ nguyên liệu, đồ gỗ xây dựng, bao bì bằng gỗ, đồ gỗ nội thất, gỗ gia dụng, vv…
Ngày 06/9/2015 Công ty CP Cao Su Trường Phát đã được UBND tỉnh phê duyệt
chủ trương chấp thuận địa điểm đầu tư tại ấp 1, xã Hưng Hòa, huyện Bến Cát (nay là huyện
11
Bàu Bàng) tỉnh Bình Dương; 12/9/2007 được Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Sau 2 năm kể từ ngày thành lập, Công Ty CP Cao Su Trường Phát mới được UBND
tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh
Bình Dương ký hợp đồng cho thuê 5,8 ha đất tại ấp 1, xã Hưng Hòa và khẩn trương triển
khai dự án giai đoạn 1. Sau 10 tháng thi công vất vả trên vùng đất bàu trũng ngập nước,
cường độ đất yếu, … cuối cùng Dự án nhà máy chế biến gỗ - Công ty CP Cao Su Trường
Phát cũng đã hoàn thành và khánh thành giai đoạn 1 - với công suất 20.000m3 gỗ phôi/năm
(vào ngày 09/8/2010) đúng vào dịp cả nước đã đang tổ chức sự kiện trọng đại chào mừng
Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, Đảng Bộ Công ty CP Cao Su Phước Hòa tổ chức Đại hội
lần thứ 9 thành công tốt đẹp, chào mừng Đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Dương lần thứ 9 và
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11.
Ngay sau lễ khánh thành, công ty bắt đầu hoạt động sản xuất cưa xẻ tẩm sấy gỗ phôi
từ các vườn cây cao su thanh lý và cây gãy đổ. Tổng số lao động ban đầu là 175, trong đó
chỉ có hơn 30 lao động thạo việc, còn lại là lao động học việc, tay nghề kinh nghiệm còn
non yếu. Năng suất thực hiện 5 tháng đầu tiên của cuối năm 2010 là: 6.994m3
gỗ phôi. Từ
năm 2011 đến 2015 sản lượng gỗ phôi sản xuất và gia công đã tăng đều từ 16.314m3
/năm
đến 27.360m3
/năm, lao động cũng tăng dần theo qui mô sản xuất từ 175 lao động lên 361
lao động.
Năm 2013 Công ty triển khai dự án giai đoạn 2 – xây dựng xưởng gỗ ghép công
suất 7.000m3
/năm và nhà kho thành phẩm sức chứa 4000m3
gỗ. Tháng 8 năm 2014 xưởng
gỗ ghép đã được hoàn thành đưa vào hoạt động, bước đầu đã sản xuất được sản phẩm ván
ghép các loại đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Mới bước vào ngành cưa xẻ gỗ cao su, công ty đã gặp phải những khó khăn về
nguyên liệu, là phải tập trung tổ chức cưa dọn cây thanh lý kịp thời (từ tháng 12 đến tháng
7) để kịp trả mặt bằng cho các công ty cao su trồng mới tái canh, trong khi cũng phải tìm
đủ nguồn nguyên liệu để duy trì sản xuất bảo đảm việc làm cho người lao động trong các
Nguyên liệu g
1ỗ
2phôi
tháng mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 11). Chi phí sản xuất mùa mưa thường tăng cao do
giá mua cây cao su tăng lên và chi phí phát sinh để bốc vác vận chuyển gỗ lóng ra khỏi
vườn cây ngập nước.
Học hỏi kỹ thuật từ các đơn vị trong ngành gỗ sơ chế, tiếp thu ý kiến phản ánh của
khách hàng và rút kinh nghiệm từ quản lý thực tế qua các năm, công ty ngày càng quản lý
chặt chẽ định mức, kỹ thuật, chất lượng cưa cắt cây thanh lý, cưa dọn cây gãy đổ, cưa xẻ
sấy gỗ và chế biến gỗ ghép ngày càng tốt hơn về định mức, kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiều khách hàng trong nước và quốc tế.
1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ,khai thác gỗ sản xuất đồ gỗ
xây dựng, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, sản xuất bao bì bằng gỗ.
Quy trình sản xuất gỗ ghép
Ghép ngang(ghép tấm)
Bào hạ size
Kiểm tra thanh
ghép sau bào
Kiểm tra độ bóng nhám
Xử lý hoàn thiện
Chà nhám sau xử lý
Gỗ ghép nhập kho
Đóng gói
Cắt chọn
Kiểm tra phôi bào
Phân loại phôi
sót cạnh, sót
mặt
Phân loại theo màu và cấp hạng
Bào hạ size
Bào sạch 4 mặt phôi
Kiểm tra thanh ghép
Bào thanh dạng ngang
Cắt tái chế Ghép dọc(ghép thanh)
13
Kiểm tra mặt ván
Chà nhám khắc
phục lỗi
Chà nhám (phẳng mặt ván)
Xử lý khuyết tật
Bào lướt (nếu có)
14
Nguyên liệu gỗ phôi: xem tiêu chuẩn gỗ phôi cao su thành phẩm(Thái Lan) và Tiêu
chuẩn gỗ phôi cao su thành phẩm (nội bộ). Thực hiện kiểm tra theo Kế hoạch kiểm soát
quá trình chế biến gỗ ghép KHNM02
Bào lướt: đối với phôi nguyên liệu có dung sai khi có nhu cầu thì tiến hành cho phôi
nguyên liệu vào bào lướt. Khi không có nhu cầu thì bỏ qua khâu này.
Cắt chọn: cắt phôi nguyên liệu thành đoạn ngắn dài 250-500mm, loại bỏ các khuyết
tật không cho phép (nứt tét, mắt cứng, mắt chết to,...)
Bào sạch 4 mặt phôi: phôi sau cắt chọn được đưa vào máy để bào sạch 4 mặt.
Kiểm tra phôi bào: kiểm tra chất lượng phôi sau bào. Nếu:
- Phôi sạch các mặt thì chuyển qua khâu kế tiếp
- Phôi không sạch mặt/cạnh thì phân loại phôi sót mặt/cạnh/mặt cạnh và chuyển trả
về khâu trước. Khi số lượng phôi bào không sạch đủ nhiều để chạy chuyền thì tiến
hành cho bào hạ size lượng phôi này.
Phân loại theo màu và cấp hạng: phôi được phân loại theo màu và cấp hạng phù hợp
với tiêu chuẩn/ yêu cầu sản xuất. Xem Tiêu chuẩn ván ghép TCCL02 hoặc tiêu chuẩn chất
lượng theo yêu cầu khách hàng/chỉ thị sản xuất.
Ghép dọc (ghép thanh): phôi được đưa vào máy đánh mộng ghép (finger/butt-joint).
Sau đó tự động chuyển qua trục lăn keo. Tiến hành dùng phôi đã lăn keo đưa vào máy ghép
dọc để ghép thành những thanh phôi dài theo quy cách yêu cầu.
Kiểm tra thanh ghép: sau khi ghép phải tiến hành kiểm tra thanh ghép: kiểm tra mộng,
lệch mí, gãy, nứt toét,... theo kế hoạch kiểm soát quá trình chế biến gỗ ghép KHNM02.
Nếu:
- Thanh ghép đạt yêu cầu thì chuyển qua khâu kế tiếp
- Thanh ghép không đạt yêu cầu thì xử lý ngay những mối ghéo bị lỗi, cuối giờ sản
xuất sẽ tiến hành cắt tái chế các thanh ghép bị lỗi và cho phép mới lại.
15
Bào thanh ghép ngang: phôi sau ghép thanh được chuyển qua bào sạch các mặt/cạnh,
vỡ mộng,... theo kế hoạch kiểm soát quá trình chế biến gỗ ghép KHNM02, nếu:
- Thanh ghép đạt yêu cầu thì chuyển qua khâu ghép tấm;
- Thanh ghép bị lỗi, không đạt yêu cầu thì loại ra để tiến hành sửa chữa lỗi mộng hoặc
bào hạ size.
Ghép ngang (ghép tấm): thanh ghép sau bào sẽ được chuyển sang khu vực ghép ngang
để ghép thành tấm ván thao quy cách yêu cầu: tiến hành bôi keo các thanh ghép và ghép
ngang bằng máy thủy lực/cao tần.
Chà nhám (phẳng mặt ván): tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà sử dụng loại nhám có
độ bóng nhám phù hợp.
Kiểm tra mặt ván: ván sau chà nhám (phẳng mặt ván) phải kiểm tra, nếu:
- Ván đạt yêu cầu thì chuyển qua xử lý khuyết tật
- Ván không đạt yêu cầu thì tiến hành chà nhám lại lần nữa để khắc phục lỗi (nếu
không còn đủ size theo yêu cầu thì chà nhám hạ size ván)
Xử lý khuyết tật: tùy theo yêu cầu chất lượng ván để xử lý ván cho phù hợp. Xem Tiêu
chuẩn ván ghép TCCL02 hoặc tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu khách hàng/chỉ thị sản
xuất.
Chà nhám sau xử lý: ván sau xử lý được chà nhám lần 2. Sử dụng độ bóng nhám theo
yêu cầu khách hàng.
Kiểm tra độ bóng nhám: kiểm tra mặt ván theo Kế hoạch kiểm soát quá trình chế biến
gỗ ghép KHNM02. Nếu:
- Ván đạt yêu cầu thì chuyển sang cắt đầu ván theo quy cách yêu cầu và chuyển lên
khu vực kiểm tra, đóng kiện hoàn thiện.
- Ván không đạt yêu cầu thì cho xử lý chà nhám lại lần 2. Trường hợp ván không còn
đủ size theo yêu cầu thì loại ra và cho xử lý chà nhám hạ size ván.
16
Xử lý hoàn thiện: ván được đóng kiện và bao gói theo yêu cầu cụ thể cửa từng đơn
hàng ( theo Chỉ thị sản xuất).
Nhập kho kiện phôi phô: sau khi kiểm tra chất lượng kiến ván đạt yêu cầu và nghiệm
thu, cuối mỗi ngày Nhân viên kiểm soát chất lượng gỗ ghép bàn giao số liệu nghiệm thu
cho Thủ kho theo Quy trình nhập xuất khi thành phẩm QTKT03.
17
Đội trưởng
KHAI
THÁC GỖ
Trưởng
phòng QL
CL-KT
Trưởng
phòng
TCHC-LĐTL
Kế toán
trưởng
Trưởng
phòng KH-
KD
BAN ISO
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TRƯỜNG PHÁT
Ghichú : Trực tuyến
------ :Hội đồng/Ba
 Tổng giám đốc: là chủ tài khoản của công ty, là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành tổng thể quá trình hoạt
động kinh doanh, định hướng phát triển công ty.
 Phó tổng giám đốc: là người trợ giúp tổng giám đốc trong công tác chỉ đạo, điều hành công việc khi tổng giám đốc đi
vắng, kiểm tra báo cáo cho tổng giám đốc toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Tham mưu cho tổng giám đốc
18
phương hướng, giải pháp để mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. Là người chỉ đạo phòng kỹ thuật,
phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ.
 Ban ISO: Thiết lập, vận hành, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong toàn tổ chức.
 Trưởng phòng KH-KD: Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm, quản lý, theo dõi thực hiện kế hoạch dự án, đảm
bảo các chỉ tiêu xuất suất phù hợp với thị trường.Đánh giá, phân tích tình hình thị trường về sản phẩm, dịch vụ kinh
doanh của công ty, dự báo về kế hoạch sắp tới. Tham mưu, cố vấn cho ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến kế
hoạch, lựa chọn khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
 Kế toán trưởng: quản lý hoạt động của bộ phận kế toán, giám sát việc quyết toán, đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách
kế toán, lập báo cáo tài chính.
 Trưởng phòng TCHC-LĐTL: nhận và giao các loại thông tin, công văn, thông báo đúng địa chỉ đi và đến, đảm bảo
nhanh chóng, bí mật an toàn đúng với quy định của nhà nước và nhà máy.
 Trưởng phòng QLCL-KT: Thực hiện hoàn thành mục tiêu của công ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm, chức năng và
hoạt động của cả phòng. Đề xuất chương trình, chính sách, kế hoạch đảm bảo chất lượng. Xây dựng và thiết lập quy
trình, tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật chất lượng của công ty. Quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến chức vụ, quản lý công
cụ, tài sản QA. Quản lý, lãnh đạo, hướng dẫn cho nhân viên QA thực hiện tốt vai trò của mình, công việc hàng ngày.
Trao đổi, giải thích, tư vấn cho khách hàng, đối tác, nhà đầu tư. Đảm bảo sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Giám sát hiệu suất bằng cách thu thập dữ liệu liên quan, tạo báo cáo
thống kê. Quản lý tài nguyên, ngân sách cần thiết để thực hiện các chức năng của bộ phận. Thực hiện các yêu cầu khác
của cấp trên bàn giao.
 Đội trưởng khai thác gỗ: chỉ đạo công tác khai thác gỗ
19
Thủ quỹ
Kế toán tài
sản và công
nợ
Kế toán tiền
lương và thuế
Kế toán
thanh toán
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
 Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và các cơ quan hữu quyền của nhà nước
về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán tại Công ty. Lập kiểm tra hệ thống
chứng từ kế tóa, xây dựng hệ thống chứng từ kế toán áo dụng tại công ty, đảm
bảo tuân thủ các quy định hieenj hành và đáp ứng yêu cầu quản lý, cung cấp thông
tin kế toan cho Ban Giám Đốc.
 Kế toán tiền lương và thuế
Theo dõi và lập bảng tính phân bổ, hạch toán lương, BHYT, BHXH. KPCĐ đã
nộp và phải nộp. Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập bảng phân bổ và hạch toán
chi phí tiền lương và các khoản theo lương. Nhập số liệu vào phần mềm và phản
ánh vào Nhật ký chung.
 Kế toán tài sản-công nợ
Có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác chi tiết công nợ
khách hàng để báo cáo Giám Đốc, cuối tháng lập bảng kê gởi cho từng đối tác để
thu nợ, giảm trừ công nợ và báo cho đối tác khi nhận được tiền.
 Thủ quỹ
20
Quản lý quỹ tiền mặt của Công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu chi tiền mặt
để xuất quỹ tiền mặt, ghi sở phần thu chi. Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với
kế toán có liên quan
 Kế toán thanh toán
Chịu trách trong việc thanh toán và tình hình thanh toán với tất cả các khách hàng
cộng thêm phần công nợ phải trả. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ
gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu chi, séc, ủy nhiệm chi... Hàng tháng đối
chiếu công nợ với khách hàng và các bộ phận có liên quan.
1.4 . Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập
 Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-
BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày
21/03/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
200/2014/TT-BTC.
 Chính sách kế toán:
 Kỳ kế toán năm của Công ty theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết
thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
 Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc bao gồm: chi phí mua, chi phí
chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho
ở địa điểm và trạng thái tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu, tại
thời điểm lập Báo cáo tài chính nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng
tồn kho thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể
thực hiện được.
 Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
 Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
21
 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang được tập hợp theo chi phí phát sinh thực tế cho từng loại sản phẩm
chưa hoàn thành.
 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh
lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
 Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Trong quá trình sử
dụng, tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và
giá trị còn lại.
Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng với thời gian
khấu hao được ước tính như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc 05 - 15 năm
- Máy móc, thiết bị 05 - 10 năm
- Phương tiện vận tải 06 - 10 năm
- Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 - 10 năm
 Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị: công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký
chung.
22
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Chứng từ kế toán
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số
phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung theo sơ đồ sau
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Hàng ngày:
 Căn cứ vào các chứng từ đã được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp
vụ nhật phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật
23
ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở
sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, câc nghiệp vụ
phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm:
 Cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối
chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để
lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh
có trên bảng cân đối số phát sinh phài bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát
sinh có trên sổ nhật ký chung.
24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU TRƯỜNG PHÁT .
2.1. Nội dung
- Nguyên vật liệu phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại
nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp
là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Nguyên tắc hạch toán
1 - Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài
hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên liệu, vật liệu phản ánh vào tài khoản này được phân loại như sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá
trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái
niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong
các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu
chính, vật liệu phụ.
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu
thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi
màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều
kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu
cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất,
kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu
có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
25
- Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất...
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng
cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần
lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây
dựng cơ bản.
1. Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các
chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT).
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán).
- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm cả
thuế GTGT.
2. Kế toán nguyên vật liệu trả lại cho người bán, khoản chiết khấu thương mại hoặc
giảm giá hàng bán nhận được khi mua nguyên vật liệu:
- Trường hợp trả lại nguyên vật liệu cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán.
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
3. Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết
khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính,
ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán.
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán).
4. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu
- Khi nhập khẩu nguyên vật liệu, ghi:
26
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập
khẩu không được khấu trừ).
Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).
Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường.
- Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).
- Trường hợp mua nguyên vật liệu có trả trước cho người bán một phần bằng ngoại tệ
thì phần giá trị nguyên vật liệu tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận theo tỷ giá
giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị nguyên vật liệu bằng ngoại tệ chưa
trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm mua nguyên vật liệu.
5. Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho
doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
Có các TK 111, 112, 141, 331,...
6. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công, chế biến:
- Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
- Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có các TK 111, 112, 131, 141,...
- Khi nhập lại kho số nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến xong, ghi:
27
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
7. Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,...
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
8. Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa
chữa lớn TSCĐ, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
9. Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê
Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản
phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm
lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ
kế toán:
- Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số
liệu trên sổ kế toán;
- Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (hao hụt
vật liệu trong định mức), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
- Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá
trị hao hụt, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
- Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
28
Nợ TK 111 - Tiền mặt (người phạm lỗi nộp tiền bồi thường).
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (tiền bồi thường của người phạm lỗi).
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (trừ tiền lương của người phạm lỗi).
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu, vật liệu còn
lại phải tính vào giá vốn hàng bán).
Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).
10. Đối với nguyên vật liệu, phế liệu ứ đọng, không cần dùng
- Khi thanh lý, Nhượng bán nguyên vật liệu, phế liệu, kế toán phản ánh giá vốn ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán;
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
- Kế toán phản ánh doanh thu bán nguyên vật liệu, phế liệu, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131;
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118);
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nướ
2.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản cấp 2:
 1521 : nguyên vật liệu chính
 1522: nguyên vật liệu phụ
 1523: nhiên liệu
 1524: phụ tùng thay thế
 1528: nguyên vật liệu khác
Tài khoản cấp chi tiết:
29
 TK 15211: dầu DO
 TK 15212: keo KR-560
 TK 15213: xúc tác AP
 TK 15214: keo KR-F502H
 TK 15215: keo KR-880
Các tài khoản liên quan:
 TK 6272: chi phí sản xuất chung tại phân xưởng gỗ
 TK 6212: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng gỗ
Kết cấu tài khoản 152:
 Bên nợ: các nghiệp vụ tăng nguyên vật liệu trong kỳ của công ty bao gồm:
– Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia
công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác;
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê
 Bên có: các nghiệp vụ giảm nguyên vật liệu trong kỳ của công ty bao gồm:
Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán,
thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn.
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua.
– Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng.
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
Số dư cuối kỳ: có số dư cuối kỳ
2.4. Chứng từ sử dụng
30
 Phiếu nhập kho
 Mục đích: Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm,
hàng hoá nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định
trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.
 Cách lập:
– Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập
phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, số hoá
đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.
+ Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và
đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
+ Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hoá đơn hoặc lệnh nhập).
+ Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.
+ Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hoá đơn,… tuỳ theo
qui định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm,
hàng hoá thực nhập.
+ Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm,
hàng hoá nhập cùng một phiếu nhập kho.
 + Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.
Hình 2.1 mẫu phiếu nhập kho
31
Đơn vị:...................
Bộ phận:................
Mẫu số 01 - VT
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày....tháng....năm .......
Số: .................................
- Họ và tên người giao: .......................................................................................
- Theo .................. số ........... ngày ..... tháng ..... năm ..... của ...........................
Nhập tại kho: ...........................................địa điểm.............................................
Nợ: ..........
Có:..........
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
vật tư, dụng cụ, sp, hàng hoá
Mã số ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Theo chứng từ Thực nhập
A B C D 1 2 3 4
Cộng x x x x x
- Tổng số tiền (viết bằng chữ):.......................................................................................
- Số chứng từ gốc kèm theo:..........................................................................................
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Hoặc bộ phận có nhu cầu
nhập)
 Phiếu xuất kho:
 Mục đích: Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm,
hàng hoá xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn
cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm
tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.
 Cách lập:
Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận):
số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng
cụ, sản phẩm, hàng hoá.
+ Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và
đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
+ Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá theo yêu cầu
xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.
+ Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có
thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).
+ Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tuỳ theo qui định hạch toán của doanh nghiệp)
và tính thành tiền của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất
kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).
32
+ Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng
hoá thực tế đã xuất kho.
+ Dòng “Tổng số tiền viết bằng chữ”: Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu
xuất kho.
Hình 2.2 mẫu phiếu xuất kho
Đơn vị:...................
Bộ phận:................
Mẫu số 02 - VT
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày....tháng....năm .......
Số: .................................
- Họ và tên người nhận hàng: ........................... Địa chỉ (bộ phận)...............................
- Lý do xuất kho: ..........................................................................................................
- Xuất tại kho (ngăn lô): ................................Địa điểm ...............................................
Nợ: ..........
Có:..........
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm
chất vật tư, dụng cụ, sp, hàng
hoá
Mã số ĐVT
Số lượng
Đơn giá
□
Thành tiền
Theo chứng từ Thực x
□
uất
A B C D 1 2 3 4
Cộng x x x x x
- Tổng số tiền (viết bằng chữ):.......................................................................................
- Số chứng từ gốc kèm theo:..........................................................................................
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Hoặc bộ phận có nhu
cầu nhập)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
 Biên bản nghiệm thu hàng hóa
 Mục đích: Xác định số lượng, qui cách, chất lượng vật tư, công cụ, sản phẩm,
hàng hoá trước khi nhập kho, làm căn cứ để qui trách nhiệm trong thanh toán và
bảo quản.
 Cách lập: Biên bản này áp dụng cho các loại vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
cần phải kiểm nghiệm trước khi nhập kho trong các trường hợp:
+ Nhập kho với số lượng lớn;
+ Các loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá có tính chất lý, hoá phức tạp
33
+ Các loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá quý hiếm;
 Những vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá không cần kiểm nghiệm trước khi
nhập kho, nhưng trong quá trình nhập kho nếu phát hiện có sự khác biệt lớn về số
lượng và chất lượng giữa hoá đơn và thực nhập thì vẫn phải lập biên bản kiểm
nghiệm.
 Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên nhãn hiệu, quy cách và mã số của vật tư, công cụ,
dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa kiểm nghiệm.
 Cột D: “Phương thức kiểm nghiệm” ghi phương pháp kiểm nghiệm toàn diện hay
xác suất.
 Cột E: Ghi rõ đơn vị tính của từng loại
 Cột 1: Ghi số lượng theo hoá đơn hoặc phiếu giao hàng.
 Cột 2 và 3: Ghi kết quả thực tế kiểm nghiệm.
 Ý kiến của Ban kiểm nghiệm: ghi rõ ý kiến về số lượng, chất lượng, nguyên nhân
đối với vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa không đúng số lượng, quy cách, phẩm
chất và cách xử lý.
Hình 2.3 mẫu phiếu biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
34
Đơn vị:...................
Bộ phận:................
Mẫu số 03 - VT
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
Ngày…tháng…năm….
- Căn cứ………số…..ngày…..tháng…..năm…..của……………....………
Ban kiểm nghiệm gồm:
+ Ông/Bà…………………Chức vụ…………Đại diện ...........Trưởng ban
+ Ông/Bà…………………Chức vụ…………Đại diện ................. Uỷ viên
+ Ông/Bà…………………Chức vụ…………Đại diện ................. Uỷ viên
Đã kiểm nghiệm các loại:
Số:..............
STT
Tên nhãn hiệu,
quy cách vật tư,
công cụ, sản
phẩm, hàng hoá
Mã số
Phương
thức kiểm
nghiệm
ĐVT
Số
lượng
theo
chứng từ
Kết quả kiểm nghiệm
Số lượng đúng
quy cách, phẩm
chất
Số lượng không
đúng quy cách,
phẩm chất
Ghi chú
A B C D E 1 2 3 F
Ý kiến của Ban kiểm nghiệm:…………………………………………….....................
……………………………………………………………………………………........
Đại diện kỹ thuật
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Trưởng ban
(Ký, họ tên)
 Sổ nhật ký chung
 Mục đích: Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản
ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc
ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi
vào Sổ Cái.
 Cách lập: Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban
hành trong chế độ này:
– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
– Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm
căn cứ ghi sổ.
– Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của
chứng từ kế toán.
35
– Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ
Cái.
– Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung
– Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán
các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có
được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.
– Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.
– Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.
Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang
sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Hình 2.4 mẫu sổ nhật ký chung
Đơn vị: ........................
Địa chỉ: .......................
Mẫu sổ S03a-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm
Đơn vị tính:…………..
Ngày,
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi
sổ cái
STT dòng
Số hiệu
TK đối
ứng
Số phát sinh
Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có
A B C D E G H 1 2
Số trang trước chuyển sang
Cộng chuyển sang trang sau x x x
- Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ:...
Ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên, đóng dấu)
 Sổ cái
 Mục đích: sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn
mà chưa có mẫu sổ riêng.
36
 Cách lập:
 Cột A: ghi số liệu, ngày, tháng ghi sổ.
 Cột B, C: ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.
 Cột D: ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
 Cột E: ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
 Cột 1,2: ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.
 Cột 3,4: ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.
 Dòng Số dư đầu kỳ: được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước
để ghi vào cột 3 hoặc cột 4 phù hợp
 Dòng số dư đầu kỳ: được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước
để ghi vào cột 3 hoặc cột 4 phù hợp.
Hình 2.5 mẫu sổ cái
Đơn vị: …………………………..
Địa chỉ: …………………………...
SỔ CÁI
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Năm...
Tên tài khoản 152
Số hiệu…………
Ngày, tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung Số hiệu
TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu Ngày tháng Trang sổ STT dòng Nợ Có
A B C D E G H 1 2
- Số dư đầu năm.
- Số phát sinh trong tháng
- Cộng Số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
- Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ:...
Người lập biểu Kế toán trưởng
Ngày ... tháng ... năm ...
Người đại diện theo pháp luật
 Sổ chi tiết
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
 Mục đích: Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn
vốn mà chưa có mẫu sổ riêng.
 Cách lập:
37
Sổ chi tiết các tài khoản được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng
thanh toán (theo từng nội dung chi phí, nguồn vốn…).
– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
– Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.
– Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
– Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
– Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.
– Cột 3, 4: Ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.
– Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của
kỳ trước (dòng “Số dư cuối kỳ”) để ghi vào Cột 3 hoặc Cột 4 phù hợp.
 Sổ tổng hợp chi tiết
 Mục đích: Dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ, thẻ chi tiết nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, nhằm đối chiếu với số
liệu Tài khoản 152, 153, 155, 156 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái.
 Cách lập:
Mỗi tài khoản vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa được lập một bảng riêng.
Bảng này được lập vào cuối tháng, căn cứ vào số liệu dòng cộng trên sổ chi tiết
vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để lập.
– Cột A: Ghi số thứ tự vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
– Cột B: Ghi tên, qui cách vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Sổ chi tiết
vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mỗi thứ ghi 1 dòng).
– Cột 1: Ghi giá trị tồn đầu kỳ (Số liệu dòng tồn đầu kỳ ở cột 7 trên Sổ vật liệu,
dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa).
– Cột 2: Ghi giá trị nhập trong kỳ (Số liệu dòng cộng cột 3 trên Sổ chi tiết vật
liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa).
38
– Cột 3: Giá trị xuất trong kỳ (Lấy số liệu dòng cộng cột 5 trên Sổ chi tiết vật
liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa).
– Cột 4: Giá trị tồn cuối kỳ (Lấy số liệu tồn cuối kỳ ở cột 7 trên Sổ chi tiết vật
liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa).
Sau khi ghi xong tiến hành cộng Bảng tổng hợp. Số liệu trên dòng tổng cộng
được đối chiếu với số liệu trên Nhật ký – Sổ Cái hoặc trên Sổ Cái của các Tài
khoản 152, 153, 155 và 156.
+ Số liệu cột 1: Được đối chiếu số dư đầu kỳ.
+ Số liệu cột 2: Được đối chiếu với số phát sinh Nợ.
+ Số liệu cột 3: Đối chiếu với số phát sinh Có.
+ Số liệu cột 4: Đối chiếu với số dư cuối kỳ.
Hình 2.6 mẫu bảng tổng hợp chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Đơn vị: Mẫu số S07-DNN
Địa chỉ: (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-
BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính)
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
VẬT TƯ, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Tài khoản:...
Tháng ... Năm...
STT
Tên, quy cách vật liệu, Số tiền
dụng cụ, sản phẩm hàng hóa Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
A B 1 2 3 4
Cộng
Ngày...tháng...năm...
Người lập phiếu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên, đóng dấu)
2.5. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
39
Trích tài liệu nguyên vật liệu phát sinh trong tháng 01/2018 đến 05/2018:
Nghiệp vụ 1: theo phiếu nhập kho số NK-VT001/01 ngày 02/01/2018 công ty nhập kho
400 lít dầu DO tại kho vật tư của công ty. Trích phiếu xuất kho số NK-VT001/01.
Hóa đơn giá trị gia tăng số 0007184: (phụ lục 1)
40
41
Nghiệp vụ 2: theo phiếu nhập kho số NK-VT006/01 ngày 12/01/2018 công ty nhập kho
1200 kg keo KR-560, 250 kg xúc tác AP, 2200 kg keo KR-F502H, 20 kg keo KR-880
tại kho vật tư của công ty. Trích phiếu xuất kho số NK-VT006/01.
Hóa đơn giá trị gia tăng số 0001829: (phụ lục 2)
42
Nghiệp vụ 3: theo phiếu xuất kho số VT027/05 ngày 26/05/2018 công ty xuất 175 lít dầu
DO cho phân xưởng Phôi, trị giá xuất kho tính theo phương pháp FIFO là 2.720.455 đ.
Trích phiếu xuất kho số VT027/05:
Phiếu xuất kho VT027/05: (phụ lục 3)
43
Nghiệp vụ 4: theo phiếu xuất kho số VT030/05 ngày 29/05/2018 công ty xuất 1.200 kg
keo KR-560, 1 cuộn giấy nhám, 192 lọ keo nóng 502 cho phân xưởng ghép, trị giá xuất
kho tính theo phương pháp FIFO là 33.539.600 đ. Trích phiếu xuất kho số VT030/05:
Phiếu xuất kho VT030/05: (phụ lục 4)
44
Nghiệp vụ 5: theo phiếu xuất kho số VT031/05 ngày 30/05/2018 công ty xuất 90 lít dầu
DO cho phân xưởng Ghép, trị giá xuất kho tính theo phương pháp FIFO là 1.399.091 đ.
Trích phiếu xuất kho số VT031/05.
Phiếu xuất kho VT031/05: (phụ lục 5)
45
Căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung, sau đó ghi
vào sổ Cái và sổ chi tiết nguyên vật liệu như sau:
Trích mẫu sổ nhật ký chung năm 2018 tại công ty như sau:
Bảng 2.1 bảng sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký chung
Năm 2018 ĐVT:đồng
46
Sau đó từ sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái:
Trích mẫu sổ cái năm 2018 tại công ty như sau:
Bảng 2.2 bảng sổ cái
47
Sổ chi tiết nguyên vật liệu:
Trích mẫu sổ chi tiết nguyên vật liệu tại công ty năm 2018 như sau:
 Dầu DO
Bảng 2.3 bảng sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ
 Keo KR-560
Bảng 2.4 bảng sổ tiết vật liệu, dụng cụ
48
 Keo KR-880
Bảng 2.5 bảng sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ
 Keo KR-F502H
Bảng 2.6 bảng sổ chi tiết vật liệu dụng cụ
49
 Xúc tác AP
Bảng 2.7 bảng chi tiết vật liệu, dụng cụ
Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu
Trích mẫu sổ tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa của công ty như
sau:
Bảng 2.8 bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu
50
Sau khi hoàn thành bảng Cân đối số phát sinh, kế toán dựa vào số dư cuối kì của tài
khoản để hoàn thành Báo cáo tài chính. Số dư tài khoản nguyên vật liệu, được sử dụng
cho Bảng cân đối kế toán, cụ thể như sau:
 Số dư bên nợ của tài khoản 152 sẽ được đưa vào phần Tài sản, mục hàng tồn kho
(mã số 141)
51
52
53
Tài khoản nguyên vật liệu được thể hiện chi tiết trong thuyết minh báo cáo tài chính
như sau: (phụ lục 6)
54
2.6. Phân tích biến động của 152
a) Theo mức tuyệt đối
Bảng phân tích biến động nguyên vật liệu năm 2017 so với năm 2018:
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2018
Mức %
Nguyên vật
liệu
1.202.126.426 1.308.434.541 103.308.115 8,59
Bảng : Bảng Phân tích biến động của khoản mục nguyên vật liệu
Nguồn: bảng Báo cáo tài chính năm 2017, 2018 (phụ lục 6,7)
Dựa vào bảng ta thấy:
Nguyên vật liệu trong năm 2018 tăng 103.308.115 đồng tương ứng tăng 8,59% so với
năm 2017 cho thấy khả năng dự trữ nguyên vật liệu đã được cải thiện do đó sẽ đáp ứng
được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng phân tích biến động nguyên vật liệu năm 2019 so với năm 2018:
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2019/2018
Mức %
Nguyên vật
liệu
1.308.434.541 258.737.221 1.049.697.320 80,23
Bảng : Bảng Phân tích biến động của khoản mục nguyên vật liệu
Nguồn: bảng Báo cáo tài chính năm 2019, 2018(phụ lục 7)
Dựa vào bảng ta thấy:
Nguyên vật liệu trong năm 2019 giảm 1.308.434.541 đồng tương ứng giảm 80,23% so
với năm 2018 cho thấy khả năng dự trữ nguyên vật liệu thấp sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
55
Bảng phân tích biến động nguyên vật liệu 3 năm:
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Hàng tồn kho 100% 100% 100%
Hàng mua đang đi
đường
38,23% 0% 51,41%
Nguyên liệu, vật
liệu
2,87% 2.03% 0,2%
Công cụ, dụng cụ 0.26% 0,16% 0,2%
Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang
16,12% 23,6% 14,38%
Thành phẩm 40,16% 74,17% 33,81%
Hàng hóa 2,36% 0.008% 0.007%
Bảng: bảng phân tích biến động của khoản mục nguyên vật liệu
Nguồn: bảng báo cáo tài chính năm 2017,2018,2019 (phụ lục 6,7)
Nhìn vào bảng ta thấy: nguyên vật liệu giảm dần qua 3 năm. Chiếm tỷ trọng tương đối
ít so với hang tồn kho.
Bảng tỷ số vòng quay hàng tồn kho 3 năm:
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giá vốn hang bán 386.107.081.967 368.613.600.946 173.906.894.999
Hang tồn kho bình
quân
36.166.370.887 53.203.618.359 97.205.093.607
Vòng quay hang
tồn kho
10.68 6.93 1.79
Nguồn: kết quả xử lý của tác giả
Nhìn vào bảng tay thấy:
56
Vòng quay hang tồn kho của công ty CP cao su Trường Phát năm 2017 là 10.68 vòng
khiến cho số ngày tồn kho giảm xuống còn chỉ 34 ngày so với năm 2018 là 6.93 vòng,
số ngày hang tồn kho là 52 ngày, năm 2019 là 1.79 vòng, số ngày hang tồn kho là 204
ngày. Điều này cho thấy rằng công ty đã đầu tư quá nhiều vào tồn kho. Nếu liên hệ tỷ số
này với tỷ số thanh khoản nhanh chúng ta có thể nhận thấy do công ty giữ tồn kho nhiều
nên tỷ số thanh khoản nhanh xuống quá thấp và ngược lại số ngày tồn kho của công ty
quá cao.
Vòng quay hang tồn kho: tỷ lệ vòng quay hang tồn kho quan hệ với sự phán đoán đối
với số lượng hang tồn kho, tài sản của công ty gắn liền với hang tồn kho. Tất nhiên điều
này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả những khoản nợ đến hạn phải trả của công ty. Do
đó hang tồn kho nên được duy trì tại một mức hợp lý để khuyến khích sản xuất và bán
hang. Thông thường một số lượng hang tồn kho thấp hơn thì sẽ dễ dàng chuyển đổi
nhanh. Điều này có ý nghĩa là một khoản tiền mặt của công ty bị giảm đi và bị gắn liền
với hang tồn kho. Điều đó dẫn đến khả năng số lượng hang tồn kho bị hư hỏng và hết
hạn giảm đi. Sự tang số lượng hang tồn kho có thể được hiểu như là công ty đang trong
giai đoạn suy thoái và cũng có thể do những nhân tố khác, tình trạng này sẽ được khắc
phục bằng việc thúc đẩy sản xuất để theo kịp tiến độ như những chiêu thức khuyến mãi
và sản xuất.
2.7. Phân tích báo cáo tài chính
Bảng phân tích biến động báo cáo tài chính của 3 năm 2016, 2017, 2018:
57
Bảng : Bảng Phân tích biến động của báo cáo tài chính
Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2017, 2018, 2019 (phụ lục 6,7)
Dựa vào bảng ta thấy:
Tổng tài sản của công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng 7.479.329.767 đồng tương ứng
tăng 4,22 %, năm 2019 so với 2018 cũng tăng 1.416.469.915 đồng tương ứng 0,77%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình này là tài sản ngắn hạn 2018/2017 tăng
13.176.714.647 đồng, 2019/2018 tăng 6.473.740.564 đồng và tài sản dài hạn 2018/2017
5.661.384.800 giảm đồng, 2019/2018 giảm 5.57.270.649 đồng. Tổng nguồn vốn của
công ty năm 2018/2017 là 7.515.329.767
đồng, 2018/2017 cũng tăng 1.416.469.915 đồng. Điều này cho thấy nguồn vốn của công
58
ty năm 2018/2017 và 2019/2018 tăng lên là do nợ phải trả của công ty 2018/2017 tăng
lên 8.803.779.406 đồng, 2019/2018 tăng 35.771.551.563 đồng.
Đối với tài sản ngắn hạn: năm 2018/2017 tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên
13.176.714.647 đồng tương ứng với 11,4%, năm 2019/2018 cũng tăng 6.473.740564
đồng tương ứng với 4,92%.Tỷ trọng của Tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản cũng tăng
chủ yếu do các yếu tố sau:
Hàng tồn kho trong năm 2018/2017 tăng 22.652.671.117 đồng tương ứng tăng 54,09%,
năm 2019/2018 tăng 45.317.794979 đồng tương ứng tăng 70,23%. Cụ thể là do hàng
mua đang đi đường tồn quá nhiều sẽ không tốt dẫn tới ứ động vốn, gây ảnh hưởng đến
khả năng quay vòng vốn.
Các khoản phải thu ngắn năm 2018/2017 tăng 4.419.536.049 đồng tương ứng tăng
8,66%, năm 2019/2018 giảm 38.908.910.445 đồng tương ứng giảm 70,2%. Điều này cho
thấy khả năng thu hồi nợ của công ty là tốt.
Đối với tài sản dài hạn: năm 2018/2017 giảm 5.661.384.880 tương ứng giảm 9,59%,
năm 2019/2018 giảm 5.057.270.649 đồng tương ứng giảm 9,48%. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến tình trạng này là do khấu hao tài sản cố định hữu hình. Trong khi đó tài sản
cố định hữu hình do xây dựng mới và mua sắm giảm.
Nguồn vốn của công ty chủ yếu được hình thành từ nợ phải trả. Nợ phải trả năm
2018/2017 tăng 8.803.779.406 đồng tương ứng tăng 9,78%, năm 2019/2018 tăng
35.771.551.563 đồng tương ứng tăng 36,18%.
Đối với nợ phải trả, sự biến động nợ phải trả tăng chủ yếu do vay, nợ ngắn hạn , và phải
trả nội bộ tăng lên, tỷ lệ tăng của vay và nợ ngắn hạn năm 2018/2017 tăng 9.003.779.406
đồng tương ứng 10,03%, năm 2019/2018 tăng 35.771.551.563 đồng tương ứng 36,21%.
Tỷ lệ này tăng làm cho quy mô nợ ngắn hạn tăng lên. Điều này sẽ gây khó khăn cho công
ty vì công ty phải trang trải một số tiền lãi lớn và nghiêm trọng hơn nữa có thể ảnh hưởng
đến khả năng thanh toán nợ của công ty về sau.
59
Đối với nguồn vốn chủ sở hữu. Biến động nguồn vốn chủ sở hữu năm 2018/2017 giảm
1.288.448.639 đồng tương ứng giảm 1,48%, năm 2019/2018 giảm 34.373.081.648 đồng
tương ứng giảm 39.98%. Nguyên nhân nguồn vốn chủ sở hữu giảm do lợi nhuận chưa
phân phối giảm, đây là biểu hiện không được tốt về khả năng tự chủ tài chính của công
ty.
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng lên. Nguyên nhân là hàng tồn kho tăng
lên, vay và nợ ngắn hạn tăng lên, trong khi vốn chủ sở hữu giảm. Công ty cần xem xét
lại tìm biện pháp giảm tiền, hàng tồn kho, chỉ thật cần thiết mới cho vay. Trong nguồn
vốn thfi nguồn vốn kinh doanh cũng được bổ sung lãi chưa phân phối giảm chứng tỏ
công ty làm ăn không được tốt lắm cần phải có biện pháp khắc phục.
Bảng : Bảng Phân tích biến động của báo cáo tài chính
Nguồn: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019 (phụ lục
6,7)
60
Dựa vào bảng ta thấy: theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng
doanh thu qua 3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2017 chỉ đạt 402.749.908.617
đồng, năm 2018 đạt 385.038.566.290 đồng, năm 2019 đạt 155.881.487.747 đồng. Như
vậy năm 2018 so với năm 2017 giảm 17.711.342.327 đồng tương ứng giảm 4,4% và năm
2019 giảm 229.157.078.543 đồng tương ứng giảm 59,52%. Điều này cho thấy quy mô
hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có chiều hướng không tốt. Nguyên nhân do
công ty không đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ không được mở rộng.
Lợi nhuận gộp về bán hang và cung cấp dịch vụ năm 2017 đạt 16.642.826.650 đồng,
năm 2018 đạt 15.134.797.794 đồng, năm 2019 đạt (18.266.184.252) đồng. Năm 2018
giảm 1.508.028.856 đồng tương ứng 9,06% so với 2017, năm 2019 cũng giảm
33.400.982.046 đồng tương ứng 220,65% so với năm 2018. Nguyên nhân do sản lượng
tiêu thụ và cung cấp dịch vụ giảm.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 9.304.384.925 đồng, năm 2018 đạt
8.556.106.261 đồng, năm 2019 đạt (28.864.766.648) đồng. Năm 2018 giảm 748.278.664
đồng tương ứng (8,04)%, năm 2019 giảm 37.420.872.909 đồng tương ứng (437.36%).
Qua kết quả phân tích cho thấy công ty năm 2018 và 2019 không có hiệu quả hơn 2017.
Nguyên nhân do doanh nghiệp không đẩy mạnh sản xuất, thị trường tiêu thị không được
mở rộng, đặc biệt doanh nghiệp đã không kiểm soát được chi phí.
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tỷ số ROE 2,73% 2,4% -14,18%
Tỷ số ROA 10,32% 4,72% -15,5%
Tỷ số thanh toán
hiện hành
1,32 1,33 1,02
Tỷ số thanh toán
nhanh
0,28 0,11 0,07
Nguồn: kết quả xử lý của tác giả
61
Chương 3: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP
3.1. NHẬN XÉT
3.1.1. Về cơ cấu bộ máy quản lý công ty
 Ưu điểm:
 Cơ cấu bộ máy theo sát quá trình quản lý gắn cùng với các mục tiêu chiến lược.
Phù hợp với khối lượng công việc, thích ứng với đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của
doanh nghiệp.
 Bộ máy gọn nhẹ và có hiệu lực, giảm nhẹ gánh nặng cho người lãnh đạo.
 Các bộ phận có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phân chia nhiệm vụ rõ ràng, công
việc dễ giải thích, các nhân viên dễ dàng hiểu công việc của phòng ban mình và
công việc của mình.
 Nhược điểm
 Công ty chưa có xe đưa rước nhân viên mà chỉ có xe đi công tác.
 Công ty còn gặp phải sự cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa cùng loại trên thị
trường của doanh nghiệp cùng ngành nghề.
 Phòng kinh doanh nên có kế hoạch xúc tiến thị trường và tìm kiếm thêm nhiều
khách hàng mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa các loại hình bán hàng.
3.1.2. Về cơ cấu bộ máy kế toán
 Ưu điểm
 Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, mọi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tập trung xử lý tại phòng kế toán. Kế toán
phải hạch toán và xử lý số liệu của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công
ty. Do đó bộ máy kế toán có những ưu điểm gọn nhẹ và những quyết định xử lý
mang tính tập trung, có hiệu quả.
 Cơ cấu bộ máy kế toán công ty gọn nhẹ, kế toán là những người có kinh nghiệm,
thông thạo chuyên môn, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc.
 Bộ máy kế toán phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty. Việc phân công lao
động kế toán được đẩy mạnh và dần đi vào hiệu quả. Kế toán viên và kế toán tổng
62
hợp có sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ nhau trong công tác kế toán, dưới sự chỉ
đạo và điều hành của kế toán trường và giám đốc.
 Kế toán luôn đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác, nhanh chóng và
đầy đủ cho ban giám đốc, nhất là trong công tác doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh, đã phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình kinh doanh
của công ty.
 Hệ thống lưu trữ chứng từ tốt, bảo quản hồ sơ cẩn thận, dễ dàng trong việc tìm
kiếm hồ sơ.
 Nhược điểm
 Các nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán nên sẽ
làm giảm hiệu quả công việc
3.1.3. Về tài khoản 152
 Ưu điểm
 Tổ chức hạch toán luôn tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế toán, các thông tư, quyết
định của Bộ Tài chính. Luôn cập nhật kịp thời những thay đổi trong công tác hạch
toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.
 Nhược diểm
 Về việc hạch toán phế liệu thu hồi. Tại Công ty, phế liệu thu hồi không làm thủ
tục nhập kho. Trong kho tất cả các phế liệu thu hồi tại Công ty đều có thể tận
dụng được, tuy nhiên phế liệu thu hồi của công ty chỉ được để vào kho, không
được phản ánh trên giấy tờ sổ sách cũng như giá trị. Điều đó dẫn đến tình trạng
hao hụt, mất mát phế liệu làm thất thoát nguồn thu của Công ty.
Quá trình thu mua vật liệu được tiến hành căn cứ vào định mức kế hoạch nên vật
liệu nhập khi đảm bảo đúng về số lượng, chất lượng, kịp thời giúp cho quá trình
sản xuất được nhịp nhàng không bị gián đoạn.
3.1.4. Về khoản mục 152
 Ưu điểm
63
Nhìn chung công tác quản lý nguyên vật liệu tương đối các bước trong quá trình
quản lý
Công ty đã tổ chức sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, hiệu quả. Các thủ tục nhập
xuất kho nguyên vật liệu được thực hiện khá nghiêm ngặt đúng quy trình. Nguyên
vật liệu được bảo quản tốt, an toàn và đảm bảo cung ứng kịp thời cho sản xuất.
 Nhược điểm
Phản ánh trên chứng từ sổ sách vẫn còn thiếu sót nên công tác quản lý có phần bị
hạn chế.
3.2. GIẢI PHÁP
3.2.1. Về cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Phương hướng đổi mới hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty đó
là: gọn nhẹ, chuyên tinh, linh hoạt và có hiệu quả. Bộ máy quản lý phải thể hiện
tính thống nhất trong mục tiêu chung của tổ chức , phải là tối ưu nhất và thể hiện
tính linh hoạt cao.
3.2.2. Về cơ cấu bộ máy kế toán công ty
Bố trí người làm kế toán có kinh nghiệm vào các phần hành kế toán phức tạp và
chiếm tỷ trọng lớn. Số lượng bộ phận kế toán trong doanh nghiệp cần xác định
phù hợp để đảm bảp quan hệ cộng tác giữa bộ phận này trong mối quan hệ chung.
Tổ chức phân công nhiệm vụ hợp lý cho từng bộ phận kế toán nhằm đảm bảo thu
nhận, xử lý , phân tích và cung cấp thông tin phục vụ cho việc điều hành.
3.2.3. Về tài khoản 152
Về công tác quản lý nguyên vật liệu, khi có nhu cầu về vật tư, đại diện phân xưởng
phải làm phiếu yêu cầu vật tư thông qua phòng quản lý sản xuất rồi mang xuống
kho lĩnh vật tư. Việc này đã theo dõi được lý do xuất vật tư. Song khi nhu cầu vật
tư liên tục thay đổi và thường xuyên thì thủ tục này có thể làm chậm tiến độ sản
xuất. Để khắc phục điều này Công ty có thể lập phiếu xuất vật tư theo hạn mức
64
cho từng phân xưởng và theo đó các phân xưởng xuống lĩnh vật tư. Phiếu này do
phòng quản lý sản xuất lập và nêu quy định sẽ mỗi lần xuất vật tư không nên quá
một số lượng nào đó, để tránh tình trạng tồn ở phân xưởng quá nhiều.
3.2.4. Về khoản mục 152
Thường xuyên rà soát và nghiên cứu về bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu
để xây dựng hệ thống tiêu hao chính xác hơn, tiết kiệm được chi phí và hiệu quả
hơn
Công ty nên xây dựng một hệ thống quản lý chi tiết hơn cho từng khâu, từng công
đoạn quản lý, không nên bỏ qua bất kỳ khâu nào dù là nhỏ nhất
Thường xuyên đôn đốc công nhân sử dụng nguyên vật liệu đúng định mức để
đảm bảo việc tiết kiệm nguyên vật liệu. Đồng thời có chế độ khen thưởng, kỹ luật
để nâng cao ý thức trách nhiệm của tưng công nhân.
3.2.5. Tình hình tài chính của công ty
Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm qua mặc dù có lãi, nhưng tỷ
lệ lãi quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực của công ty. Do đó
công ty cần có những chiến lược kinh doanh mới nhằm khai thác hết năng lực của
mình. Nếu không công ty sẽ nhanh cóng bị bỏ lại trong cuộc đua đường trường
ngày càng khốc liệt này.
65
KẾT LUẬN
Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành
sản phẩm. Nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng, nó vừa là đối tượng lao động,
vừa là cơ sở vật chất trực tiếp tạo ra sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản
xuất. Trong cơ chế hiện nay – cơ chế kinh tế thị trường, nước ta đang từng bước hội
nhập với nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp luôn tìm cách để đạt được chi phí
thấp nhất thông qua việc giảm chi phí nguyên vật liệu. Để làm được điều đó thì ngay
từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng nguyên vật liệu đều phải tiến hành
một cách khoa hoc, chặt chẽ.
Trong thời gian thực tập tại phòng Tài chính – kế toán của Công ty gỗ Trường Phát
– Công ty CP cao su Phước Hòa, em đã được tiếp cận với thực tiễn của công tác hạch
toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty, hệ thống các chứng từ cũng
như hệ thống sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính của Công ty. Từ đó giúp em hiểu
biết sâu sắc hơn về các kiến thức mình đã được học trong quá trình học tập và có
được một số kinh nghiệm thực tiễn.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài em đã hiểu rõ hơn về vai trò của nguyên vật liệu
trong sản xuất và khái quát được sơ bộ về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công
ty. Từ đó thấy được ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán nguyên vật liệu cũng
như công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty.
Trong quá trình thực tập, em đã tìm và thu thập một số tài liệu có liên quan đến kế
toán nguyên vật liệu. Tuy nhiên trong khuôn khổ chuyên đề, chắc chắn không tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót, em mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng
Tài chính – kế toán của Công ty gỗ Trường Thành – công ty CP cao su Phước Hòa
và cô Phạm Bình An đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phạm Văn Công, 2011, Giáo trình Kế toán tài chính, NXB ĐH Kinh tế Quốc
Dân
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp: Quyển 1: Hệ thống tài khoản kế toán; Quyển 2: Báo
cáo kế toán, chứng từ và sổ kế toán – Ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 của BTC
3. Luận văn của các anh chị khóa trên.
4. Nhiều chứng từ, sổ sách, tài liệu do Công ty cung cấp.
5.webketoan.vn
6.danketoan.vn
67
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
68
69
Phụ lục 2:
70
71
72
73
Phụ lục 3:
Phụ lục 4:
74
75
Phụ lục 5:
76
Phụ lục 6:
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
Phụ lục 7: bctc 2017
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMDKế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMDDương Hà
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh CườngHoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cườngluanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánBáo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánChâu Sa Mạn
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápLớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhNgọc Hà
 
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTBÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTDương Hà
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCDương Hà
 

La actualidad más candente (20)

Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải Hoàng Long, 9đ
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải Hoàng Long, 9đĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải Hoàng Long, 9đ
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải Hoàng Long, 9đ
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Phúc Tiến
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Phúc TiếnĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Phúc Tiến
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Phúc Tiến
 
Luận văn: Kế toán thanh toán tại công ty quản lý tàu biển TTC, HAY
Luận văn: Kế toán thanh toán tại công ty quản lý tàu biển TTC, HAYLuận văn: Kế toán thanh toán tại công ty quản lý tàu biển TTC, HAY
Luận văn: Kế toán thanh toán tại công ty quản lý tàu biển TTC, HAY
 
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa ThắngĐề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
 
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
 
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdc
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdcBao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdc
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdc
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMDKế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh CườngHoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Minh Cường
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toánBáo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán mua bán hàng hóa và thanh toán
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả sản xuất kinh doanh
 
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTBÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
 
Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH t...
Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH t...Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH t...
Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH t...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 

Similar a Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022

Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuÁc Quỷ Lộng Hành
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyDương Hà
 
104511 vu viet hang
104511 vu viet hang104511 vu viet hang
104511 vu viet hangLan Nguyễn
 
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...Nguyen Minh Chung Neu
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở công ty Cơ giới và xây lắp - Gửi mi...
Đề tài: Quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở công ty Cơ giới và xây lắp - Gửi mi...Đề tài: Quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở công ty Cơ giới và xây lắp - Gửi mi...
Đề tài: Quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở công ty Cơ giới và xây lắp - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar a Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022 (20)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docxGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
 
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công TyKhoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty
 
1 282
1 2821 282
1 282
 
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản XuấtKhoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Vĩnh Phúc.doc
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Vĩnh Phúc.docHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Vĩnh Phúc.doc
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Vĩnh Phúc.doc
 
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm caoTải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
 
Chuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng
Chuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc HưngChuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng
Chuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng
 
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương Mại
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương MạiKhoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương Mại
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất Và Thương Mại
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
 
104511 vu viet hang
104511 vu viet hang104511 vu viet hang
104511 vu viet hang
 
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...
Báo cáo tốt nghiệp tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty nội t...
 
Báo Cáo Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Xuất Khẩu Thép Tại Công Ty.
Báo Cáo Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Xuất Khẩu Thép Tại Công Ty.Báo Cáo Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Xuất Khẩu Thép Tại Công Ty.
Báo Cáo Thực Tập Nâng Cao Hiệu Quả Xuất Khẩu Thép Tại Công Ty.
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Xây Dựng.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Xây Dựng.docxBáo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Xây Dựng.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Xây Dựng.docx
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất nước mắm, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất nước mắm, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất nước mắm, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất nước mắm, 9đ
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
 
Đề tài: Quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở công ty Cơ giới và xây lắp - Gửi mi...
Đề tài: Quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở công ty Cơ giới và xây lắp - Gửi mi...Đề tài: Quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở công ty Cơ giới và xây lắp - Gửi mi...
Đề tài: Quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở công ty Cơ giới và xây lắp - Gửi mi...
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docxBáo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty.docx
 

Más de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Más de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Último

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TRƯỜNG PHÁT. Tải tài liệu nhanh qua zalo 0936.885.877 Dịch vụ làm báo cáo thực tập Luanvantrithuc.com Họ và tên sinh viên: Lê Mai Khánh Duyên Mã số sinh viên: 1723403010045 Lớp: D17KT01 Ngành: KẾ TOÁN GVHD: ThS.Phạm Bình An Bình Dương, tháng 10 năm 2020
  • 2. 2 Mục lục Lời mở đầu..............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................7 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu.................................................7 5. Ý nghĩa đề tài...............................................................................................8 6. Kết cấu đề tài...............................................................................................9 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............... 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập.................................16 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty ...............................................................16 1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh............................................16 1.2Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý...................................................................18 1.3Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................20 1.4 . Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TRƯỜNG PHÁT . 2.1. Nội dung ....................................................................................................24 2.2. Nguyên tắc hạch toán ................................................................................28 2.3. Tài khoản sử dụng .....................................................................................29 2.4. Chứng từ sử dụng ......................................................................................38 2.5. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.......................................................................58 2.6. Phân tích biến động của 152......................................................................59 Chương 3: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP
  • 3. 3 3.1. NHẬN XÉT...............................................................................................60 3.2. GIẢI PHÁP................................................................................................63
  • 4. 4
  • 5. 5
  • 6. 6
  • 7. 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp thì kế toán Công ty là một trong những công cụ đắc lực trong công tác tổ chức quản lý, tính toán kinh tế và kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Kế toán giữ vai trò quan trọng giúp các nhà quản lý biết được các thông tin về chi phí đầu vào của quá trình sản xuất cũng như kết quả đầu ra. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn có thông tin về chi phí nguyên vật liệu đầy đủ và chính xác thì công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu là rất cần thiết. Tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu, có khả năng cung cấp và xử lý các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hợp lý chính xác đầy đủ và hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cung cấp và xử lý nguyên vật liệu trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tạ Công ty Gỗ Trường Phát- Công ty Cổ phần cao su Phước Hòa em đã đi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “ Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần cao su Trường Phát” 2. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích nghiên cứu đề tài là: nhằm tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu từ khâu thu mua, quản lý NVL đến quá trình hạch toán, ghi chép trên chứng từ báo biểu, sổ sách tại kho và tại phòng kế toán về tình hình xuất tồn NVL. Qua đó, đánh giá thực tế tình hình quản lý và tổ chức kế toán NVL làm nổi bật lên những ưu điểm và nghiên cứu hạn chế cần khắc phục trong công tác kế toán NVL tại Công ty góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp.
  • 8. 8 3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần cao su Trường Phát.  Phạm vi nghiên cứu:  Thời gian: dữ liệu kế toán từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2018  Không gian: nghiên cứu và phân tích dữ liệu tại phòng kế toán công ty Cổ phần cao su Trường Phát. 4. Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu  Tham khảo tài liệu: tham khảo thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp.  Phỏng vấn: tìm kiếm thông tin thông qua phỏng vấn bộ phận kế toán và các phòng ban khác của công ty.  Thu thập, phân tích và xử lý thông tin: thu thập và phân tích dữ liệu kế toán của công các phòng ban khác của công ty. 5. Ý nghĩa của đề tài Kế toán nguyên vật liệu đóng vai trò là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu là thành phần chính để cấu tạo nên sản phẩm. Nguyên vật liệu được nhận diện dễ dàng trong sản phẩm vì nó tượng trưng cho đặc tính dễ thấy lớn nhất của sản phẩm được xuất ra. Do vậy muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo các loại nguyên vật liệu phải đầy đủ về số lượng, kịp thời gian, đúng quy cách, phẩm chất. Đây là vấn đề bắt buộc nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được. Việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất là một tất yếu khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên sẽ là một thiếu sót nếu chỉ nhắc đến NVL mà không nhắc đến tầm quan trọng của kế toán NVL. Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn nhất trong một đơn vị sản phẩm so với
  • 9. 9 các mục chi phí sản xuất khác nên việc quản lý chặt chẽ NVL ở tất cả các khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 6. Kết cấu của đề tài Gồm 3 chương: Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TRƯỜNG PHÁT. Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TRƯỜNG PHÁT. Chương 3: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ
  • 10. 10 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty  Tên công ty: Công ty CP cao su Trường Phát  Tên viết tắt: TRURUCO  Địa chỉ: ấp 1, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương  Điện thoại: 0274 2201 234  Mã số thuế: 3700827249  Số Fax: 0274 3563 268  Vốn điều lệ: 50 tỷ đồng Ngày 31/5/2007, chủ tịch HĐQT Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam đã phê duyệt chủ trương thành lập Công Ty CP Cao Su Trường Phát và Khu Công Nghiệp Tân Bình – Bình Dương. Trên cơ sở đó, Đại hội cổ đông sáng lập Công ty CP Cao Su Trường Phát ngày 17/8/2007 (gồm 3 cổ đông là Cty Cao su Phước Hòa, Cty CP Đầu Tư XD Cao Su, và Cty TNHH sản Xuất-Thương Mại- Dịch Vụ Hữu Nghị) đã quyết định phương án thành lập công ty với tổng vốn điều lệ là 50 tỷ đồng; bầu hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, trong đó ông Nguyễn Văn Ngọc – Phó tổng giám đốc Công ty CP cao Su Phước Hòa - làm chủ tịch HĐQT, bầu ban kiểm soát, và đề cử ông Lê Minh Đức làm tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát; xác định ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: Khai thác và chế gỗ cao su và gỗ rừng trồng; Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu gỗ nguyên liệu, đồ gỗ xây dựng, bao bì bằng gỗ, đồ gỗ nội thất, gỗ gia dụng, vv… Ngày 06/9/2015 Công ty CP Cao Su Trường Phát đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương chấp thuận địa điểm đầu tư tại ấp 1, xã Hưng Hòa, huyện Bến Cát (nay là huyện
  • 11. 11 Bàu Bàng) tỉnh Bình Dương; 12/9/2007 được Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau 2 năm kể từ ngày thành lập, Công Ty CP Cao Su Trường Phát mới được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Bình Dương ký hợp đồng cho thuê 5,8 ha đất tại ấp 1, xã Hưng Hòa và khẩn trương triển khai dự án giai đoạn 1. Sau 10 tháng thi công vất vả trên vùng đất bàu trũng ngập nước, cường độ đất yếu, … cuối cùng Dự án nhà máy chế biến gỗ - Công ty CP Cao Su Trường Phát cũng đã hoàn thành và khánh thành giai đoạn 1 - với công suất 20.000m3 gỗ phôi/năm (vào ngày 09/8/2010) đúng vào dịp cả nước đã đang tổ chức sự kiện trọng đại chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, Đảng Bộ Công ty CP Cao Su Phước Hòa tổ chức Đại hội lần thứ 9 thành công tốt đẹp, chào mừng Đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Dương lần thứ 9 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Ngay sau lễ khánh thành, công ty bắt đầu hoạt động sản xuất cưa xẻ tẩm sấy gỗ phôi từ các vườn cây cao su thanh lý và cây gãy đổ. Tổng số lao động ban đầu là 175, trong đó chỉ có hơn 30 lao động thạo việc, còn lại là lao động học việc, tay nghề kinh nghiệm còn non yếu. Năng suất thực hiện 5 tháng đầu tiên của cuối năm 2010 là: 6.994m3 gỗ phôi. Từ năm 2011 đến 2015 sản lượng gỗ phôi sản xuất và gia công đã tăng đều từ 16.314m3 /năm đến 27.360m3 /năm, lao động cũng tăng dần theo qui mô sản xuất từ 175 lao động lên 361 lao động. Năm 2013 Công ty triển khai dự án giai đoạn 2 – xây dựng xưởng gỗ ghép công suất 7.000m3 /năm và nhà kho thành phẩm sức chứa 4000m3 gỗ. Tháng 8 năm 2014 xưởng gỗ ghép đã được hoàn thành đưa vào hoạt động, bước đầu đã sản xuất được sản phẩm ván ghép các loại đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Mới bước vào ngành cưa xẻ gỗ cao su, công ty đã gặp phải những khó khăn về nguyên liệu, là phải tập trung tổ chức cưa dọn cây thanh lý kịp thời (từ tháng 12 đến tháng 7) để kịp trả mặt bằng cho các công ty cao su trồng mới tái canh, trong khi cũng phải tìm đủ nguồn nguyên liệu để duy trì sản xuất bảo đảm việc làm cho người lao động trong các
  • 12. Nguyên liệu g 1ỗ 2phôi tháng mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 11). Chi phí sản xuất mùa mưa thường tăng cao do giá mua cây cao su tăng lên và chi phí phát sinh để bốc vác vận chuyển gỗ lóng ra khỏi vườn cây ngập nước. Học hỏi kỹ thuật từ các đơn vị trong ngành gỗ sơ chế, tiếp thu ý kiến phản ánh của khách hàng và rút kinh nghiệm từ quản lý thực tế qua các năm, công ty ngày càng quản lý chặt chẽ định mức, kỹ thuật, chất lượng cưa cắt cây thanh lý, cưa dọn cây gãy đổ, cưa xẻ sấy gỗ và chế biến gỗ ghép ngày càng tốt hơn về định mức, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiều khách hàng trong nước và quốc tế. 1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh Ngành nghề kinh doanh: cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ,khai thác gỗ sản xuất đồ gỗ xây dựng, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, sản xuất bao bì bằng gỗ. Quy trình sản xuất gỗ ghép
  • 13. Ghép ngang(ghép tấm) Bào hạ size Kiểm tra thanh ghép sau bào Kiểm tra độ bóng nhám Xử lý hoàn thiện Chà nhám sau xử lý Gỗ ghép nhập kho Đóng gói Cắt chọn Kiểm tra phôi bào Phân loại phôi sót cạnh, sót mặt Phân loại theo màu và cấp hạng Bào hạ size Bào sạch 4 mặt phôi Kiểm tra thanh ghép Bào thanh dạng ngang Cắt tái chế Ghép dọc(ghép thanh) 13 Kiểm tra mặt ván Chà nhám khắc phục lỗi Chà nhám (phẳng mặt ván) Xử lý khuyết tật Bào lướt (nếu có)
  • 14. 14 Nguyên liệu gỗ phôi: xem tiêu chuẩn gỗ phôi cao su thành phẩm(Thái Lan) và Tiêu chuẩn gỗ phôi cao su thành phẩm (nội bộ). Thực hiện kiểm tra theo Kế hoạch kiểm soát quá trình chế biến gỗ ghép KHNM02 Bào lướt: đối với phôi nguyên liệu có dung sai khi có nhu cầu thì tiến hành cho phôi nguyên liệu vào bào lướt. Khi không có nhu cầu thì bỏ qua khâu này. Cắt chọn: cắt phôi nguyên liệu thành đoạn ngắn dài 250-500mm, loại bỏ các khuyết tật không cho phép (nứt tét, mắt cứng, mắt chết to,...) Bào sạch 4 mặt phôi: phôi sau cắt chọn được đưa vào máy để bào sạch 4 mặt. Kiểm tra phôi bào: kiểm tra chất lượng phôi sau bào. Nếu: - Phôi sạch các mặt thì chuyển qua khâu kế tiếp - Phôi không sạch mặt/cạnh thì phân loại phôi sót mặt/cạnh/mặt cạnh và chuyển trả về khâu trước. Khi số lượng phôi bào không sạch đủ nhiều để chạy chuyền thì tiến hành cho bào hạ size lượng phôi này. Phân loại theo màu và cấp hạng: phôi được phân loại theo màu và cấp hạng phù hợp với tiêu chuẩn/ yêu cầu sản xuất. Xem Tiêu chuẩn ván ghép TCCL02 hoặc tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu khách hàng/chỉ thị sản xuất. Ghép dọc (ghép thanh): phôi được đưa vào máy đánh mộng ghép (finger/butt-joint). Sau đó tự động chuyển qua trục lăn keo. Tiến hành dùng phôi đã lăn keo đưa vào máy ghép dọc để ghép thành những thanh phôi dài theo quy cách yêu cầu. Kiểm tra thanh ghép: sau khi ghép phải tiến hành kiểm tra thanh ghép: kiểm tra mộng, lệch mí, gãy, nứt toét,... theo kế hoạch kiểm soát quá trình chế biến gỗ ghép KHNM02. Nếu: - Thanh ghép đạt yêu cầu thì chuyển qua khâu kế tiếp - Thanh ghép không đạt yêu cầu thì xử lý ngay những mối ghéo bị lỗi, cuối giờ sản xuất sẽ tiến hành cắt tái chế các thanh ghép bị lỗi và cho phép mới lại.
  • 15. 15 Bào thanh ghép ngang: phôi sau ghép thanh được chuyển qua bào sạch các mặt/cạnh, vỡ mộng,... theo kế hoạch kiểm soát quá trình chế biến gỗ ghép KHNM02, nếu: - Thanh ghép đạt yêu cầu thì chuyển qua khâu ghép tấm; - Thanh ghép bị lỗi, không đạt yêu cầu thì loại ra để tiến hành sửa chữa lỗi mộng hoặc bào hạ size. Ghép ngang (ghép tấm): thanh ghép sau bào sẽ được chuyển sang khu vực ghép ngang để ghép thành tấm ván thao quy cách yêu cầu: tiến hành bôi keo các thanh ghép và ghép ngang bằng máy thủy lực/cao tần. Chà nhám (phẳng mặt ván): tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà sử dụng loại nhám có độ bóng nhám phù hợp. Kiểm tra mặt ván: ván sau chà nhám (phẳng mặt ván) phải kiểm tra, nếu: - Ván đạt yêu cầu thì chuyển qua xử lý khuyết tật - Ván không đạt yêu cầu thì tiến hành chà nhám lại lần nữa để khắc phục lỗi (nếu không còn đủ size theo yêu cầu thì chà nhám hạ size ván) Xử lý khuyết tật: tùy theo yêu cầu chất lượng ván để xử lý ván cho phù hợp. Xem Tiêu chuẩn ván ghép TCCL02 hoặc tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu khách hàng/chỉ thị sản xuất. Chà nhám sau xử lý: ván sau xử lý được chà nhám lần 2. Sử dụng độ bóng nhám theo yêu cầu khách hàng. Kiểm tra độ bóng nhám: kiểm tra mặt ván theo Kế hoạch kiểm soát quá trình chế biến gỗ ghép KHNM02. Nếu: - Ván đạt yêu cầu thì chuyển sang cắt đầu ván theo quy cách yêu cầu và chuyển lên khu vực kiểm tra, đóng kiện hoàn thiện. - Ván không đạt yêu cầu thì cho xử lý chà nhám lại lần 2. Trường hợp ván không còn đủ size theo yêu cầu thì loại ra và cho xử lý chà nhám hạ size ván.
  • 16. 16 Xử lý hoàn thiện: ván được đóng kiện và bao gói theo yêu cầu cụ thể cửa từng đơn hàng ( theo Chỉ thị sản xuất). Nhập kho kiện phôi phô: sau khi kiểm tra chất lượng kiến ván đạt yêu cầu và nghiệm thu, cuối mỗi ngày Nhân viên kiểm soát chất lượng gỗ ghép bàn giao số liệu nghiệm thu cho Thủ kho theo Quy trình nhập xuất khi thành phẩm QTKT03.
  • 17. 17 Đội trưởng KHAI THÁC GỖ Trưởng phòng QL CL-KT Trưởng phòng TCHC-LĐTL Kế toán trưởng Trưởng phòng KH- KD BAN ISO PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TRƯỜNG PHÁT Ghichú : Trực tuyến ------ :Hội đồng/Ba  Tổng giám đốc: là chủ tài khoản của công ty, là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành tổng thể quá trình hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển công ty.  Phó tổng giám đốc: là người trợ giúp tổng giám đốc trong công tác chỉ đạo, điều hành công việc khi tổng giám đốc đi vắng, kiểm tra báo cáo cho tổng giám đốc toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Tham mưu cho tổng giám đốc
  • 18. 18 phương hướng, giải pháp để mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. Là người chỉ đạo phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ.  Ban ISO: Thiết lập, vận hành, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong toàn tổ chức.  Trưởng phòng KH-KD: Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm, quản lý, theo dõi thực hiện kế hoạch dự án, đảm bảo các chỉ tiêu xuất suất phù hợp với thị trường.Đánh giá, phân tích tình hình thị trường về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty, dự báo về kế hoạch sắp tới. Tham mưu, cố vấn cho ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến kế hoạch, lựa chọn khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm.  Kế toán trưởng: quản lý hoạt động của bộ phận kế toán, giám sát việc quyết toán, đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính.  Trưởng phòng TCHC-LĐTL: nhận và giao các loại thông tin, công văn, thông báo đúng địa chỉ đi và đến, đảm bảo nhanh chóng, bí mật an toàn đúng với quy định của nhà nước và nhà máy.  Trưởng phòng QLCL-KT: Thực hiện hoàn thành mục tiêu của công ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm, chức năng và hoạt động của cả phòng. Đề xuất chương trình, chính sách, kế hoạch đảm bảo chất lượng. Xây dựng và thiết lập quy trình, tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật chất lượng của công ty. Quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến chức vụ, quản lý công cụ, tài sản QA. Quản lý, lãnh đạo, hướng dẫn cho nhân viên QA thực hiện tốt vai trò của mình, công việc hàng ngày. Trao đổi, giải thích, tư vấn cho khách hàng, đối tác, nhà đầu tư. Đảm bảo sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Giám sát hiệu suất bằng cách thu thập dữ liệu liên quan, tạo báo cáo thống kê. Quản lý tài nguyên, ngân sách cần thiết để thực hiện các chức năng của bộ phận. Thực hiện các yêu cầu khác của cấp trên bàn giao.  Đội trưởng khai thác gỗ: chỉ đạo công tác khai thác gỗ
  • 19. 19 Thủ quỹ Kế toán tài sản và công nợ Kế toán tiền lương và thuế Kế toán thanh toán KẾ TOÁN TRƯỞNG 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán  Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và các cơ quan hữu quyền của nhà nước về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán tại Công ty. Lập kiểm tra hệ thống chứng từ kế tóa, xây dựng hệ thống chứng từ kế toán áo dụng tại công ty, đảm bảo tuân thủ các quy định hieenj hành và đáp ứng yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin kế toan cho Ban Giám Đốc.  Kế toán tiền lương và thuế Theo dõi và lập bảng tính phân bổ, hạch toán lương, BHYT, BHXH. KPCĐ đã nộp và phải nộp. Đối chiếu số liệu với bảng lương, lập bảng phân bổ và hạch toán chi phí tiền lương và các khoản theo lương. Nhập số liệu vào phần mềm và phản ánh vào Nhật ký chung.  Kế toán tài sản-công nợ Có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác chi tiết công nợ khách hàng để báo cáo Giám Đốc, cuối tháng lập bảng kê gởi cho từng đối tác để thu nợ, giảm trừ công nợ và báo cho đối tác khi nhận được tiền.  Thủ quỹ
  • 20. 20 Quản lý quỹ tiền mặt của Công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu chi tiền mặt để xuất quỹ tiền mặt, ghi sở phần thu chi. Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan  Kế toán thanh toán Chịu trách trong việc thanh toán và tình hình thanh toán với tất cả các khách hàng cộng thêm phần công nợ phải trả. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu chi, séc, ủy nhiệm chi... Hàng tháng đối chiếu công nợ với khách hàng và các bộ phận có liên quan. 1.4 . Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị thực tập  Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC.  Chính sách kế toán:  Kỳ kế toán năm của Công ty theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.  Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu, tại thời điểm lập Báo cáo tài chính nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được.  Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.  Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
  • 21. 21  Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được tập hợp theo chi phí phát sinh thực tế cho từng loại sản phẩm chưa hoàn thành.  Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.  Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng với thời gian khấu hao được ước tính như sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc 05 - 15 năm - Máy móc, thiết bị 05 - 10 năm - Phương tiện vận tải 06 - 10 năm - Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 - 10 năm  Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị: công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.
  • 22. 22 Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Chứng từ kế toán Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung theo sơ đồ sau Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu kiểm tra Hàng ngày:  Căn cứ vào các chứng từ đã được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ nhật phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật
  • 23. 23 ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, câc nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm:  Cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phài bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung.
  • 24. 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TRƯỜNG PHÁT . 2.1. Nội dung - Nguyên vật liệu phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Nguyên tắc hạch toán 1 - Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu phản ánh vào tài khoản này được phân loại như sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
  • 25. 25 - Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất... - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. 1. Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho: - Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT). Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331). Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán). - Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm cả thuế GTGT. 2. Kế toán nguyên vật liệu trả lại cho người bán, khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được khi mua nguyên vật liệu: - Trường hợp trả lại nguyên vật liệu cho người bán, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán. Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. 3. Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán. Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán). 4. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu - Khi nhập khẩu nguyên vật liệu, ghi:
  • 26. 26 Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 331 - Phải trả cho người bán. Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ). Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu). Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường. - Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312). - Trường hợp mua nguyên vật liệu có trả trước cho người bán một phần bằng ngoại tệ thì phần giá trị nguyên vật liệu tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị nguyên vật liệu bằng ngoại tệ chưa trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm mua nguyên vật liệu. 5. Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331). Có các TK 111, 112, 141, 331,... 6. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công, chế biến: - Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công, chế biến, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. - Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có) Có các TK 111, 112, 131, 141,... - Khi nhập lại kho số nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến xong, ghi:
  • 27. 27 Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. 7. Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,... Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. 8. Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang. Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. 9. Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán: - Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán; - Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (hao hụt vật liệu trong định mức), ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán. Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. - Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý). Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. - Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
  • 28. 28 Nợ TK 111 - Tiền mặt (người phạm lỗi nộp tiền bồi thường). Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (tiền bồi thường của người phạm lỗi). Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (trừ tiền lương của người phạm lỗi). Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu, vật liệu còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán). Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý). 10. Đối với nguyên vật liệu, phế liệu ứ đọng, không cần dùng - Khi thanh lý, Nhượng bán nguyên vật liệu, phế liệu, kế toán phản ánh giá vốn ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán; Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu. - Kế toán phản ánh doanh thu bán nguyên vật liệu, phế liệu, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131; Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118); Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nướ 2.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản cấp 2:  1521 : nguyên vật liệu chính  1522: nguyên vật liệu phụ  1523: nhiên liệu  1524: phụ tùng thay thế  1528: nguyên vật liệu khác Tài khoản cấp chi tiết:
  • 29. 29  TK 15211: dầu DO  TK 15212: keo KR-560  TK 15213: xúc tác AP  TK 15214: keo KR-F502H  TK 15215: keo KR-880 Các tài khoản liên quan:  TK 6272: chi phí sản xuất chung tại phân xưởng gỗ  TK 6212: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng gỗ Kết cấu tài khoản 152:  Bên nợ: các nghiệp vụ tăng nguyên vật liệu trong kỳ của công ty bao gồm: – Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác; – Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê  Bên có: các nghiệp vụ giảm nguyên vật liệu trong kỳ của công ty bao gồm: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn. – Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua. – Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng. – Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê. Số dư cuối kỳ: có số dư cuối kỳ 2.4. Chứng từ sử dụng
  • 30. 30  Phiếu nhập kho  Mục đích: Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.  Cách lập: – Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, số hoá đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập. + Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. + Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hoá đơn hoặc lệnh nhập). + Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho. + Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hoá đơn,… tuỳ theo qui định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực nhập. + Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập cùng một phiếu nhập kho.  + Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ. Hình 2.1 mẫu phiếu nhập kho
  • 31. 31 Đơn vị:................... Bộ phận:................ Mẫu số 01 - VT (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU NHẬP KHO Ngày....tháng....năm ....... Số: ................................. - Họ và tên người giao: ....................................................................................... - Theo .................. số ........... ngày ..... tháng ..... năm ..... của ........................... Nhập tại kho: ...........................................địa điểm............................................. Nợ: .......... Có:.......... STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sp, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 Cộng x x x x x - Tổng số tiền (viết bằng chữ):....................................................................................... - Số chứng từ gốc kèm theo:.......................................................................................... Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)  Phiếu xuất kho:  Mục đích: Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.  Cách lập: Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. + Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. + Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng. + Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu). + Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tuỳ theo qui định hạch toán của doanh nghiệp) và tính thành tiền của từng loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).
  • 32. 32 + Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực tế đã xuất kho. + Dòng “Tổng số tiền viết bằng chữ”: Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho. Hình 2.2 mẫu phiếu xuất kho Đơn vị:................... Bộ phận:................ Mẫu số 02 - VT (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày....tháng....năm ....... Số: ................................. - Họ và tên người nhận hàng: ........................... Địa chỉ (bộ phận)............................... - Lý do xuất kho: .......................................................................................................... - Xuất tại kho (ngăn lô): ................................Địa điểm ............................................... Nợ: .......... Có:.......... STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sp, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá □ Thành tiền Theo chứng từ Thực x □ uất A B C D 1 2 3 4 Cộng x x x x x - Tổng số tiền (viết bằng chữ):....................................................................................... - Số chứng từ gốc kèm theo:.......................................................................................... Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) Giám đốc (Ký, họ tên)  Biên bản nghiệm thu hàng hóa  Mục đích: Xác định số lượng, qui cách, chất lượng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá trước khi nhập kho, làm căn cứ để qui trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản.  Cách lập: Biên bản này áp dụng cho các loại vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cần phải kiểm nghiệm trước khi nhập kho trong các trường hợp: + Nhập kho với số lượng lớn; + Các loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá có tính chất lý, hoá phức tạp
  • 33. 33 + Các loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá quý hiếm;  Những vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá không cần kiểm nghiệm trước khi nhập kho, nhưng trong quá trình nhập kho nếu phát hiện có sự khác biệt lớn về số lượng và chất lượng giữa hoá đơn và thực nhập thì vẫn phải lập biên bản kiểm nghiệm.  Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên nhãn hiệu, quy cách và mã số của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa kiểm nghiệm.  Cột D: “Phương thức kiểm nghiệm” ghi phương pháp kiểm nghiệm toàn diện hay xác suất.  Cột E: Ghi rõ đơn vị tính của từng loại  Cột 1: Ghi số lượng theo hoá đơn hoặc phiếu giao hàng.  Cột 2 và 3: Ghi kết quả thực tế kiểm nghiệm.  Ý kiến của Ban kiểm nghiệm: ghi rõ ý kiến về số lượng, chất lượng, nguyên nhân đối với vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất và cách xử lý. Hình 2.3 mẫu phiếu biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
  • 34. 34 Đơn vị:................... Bộ phận:................ Mẫu số 03 - VT (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Ngày…tháng…năm…. - Căn cứ………số…..ngày…..tháng…..năm…..của……………....……… Ban kiểm nghiệm gồm: + Ông/Bà…………………Chức vụ…………Đại diện ...........Trưởng ban + Ông/Bà…………………Chức vụ…………Đại diện ................. Uỷ viên + Ông/Bà…………………Chức vụ…………Đại diện ................. Uỷ viên Đã kiểm nghiệm các loại: Số:.............. STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số Phương thức kiểm nghiệm ĐVT Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Số lượng đúng quy cách, phẩm chất Số lượng không đúng quy cách, phẩm chất Ghi chú A B C D E 1 2 3 F Ý kiến của Ban kiểm nghiệm:……………………………………………..................... ……………………………………………………………………………………........ Đại diện kỹ thuật (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Trưởng ban (Ký, họ tên)  Sổ nhật ký chung  Mục đích: Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.  Cách lập: Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này: – Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ. – Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ. – Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.
  • 35. 35 – Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái. – Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung – Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng. – Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ. – Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có. Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang. Hình 2.4 mẫu sổ nhật ký chung Đơn vị: ........................ Địa chỉ: ....................... Mẫu sổ S03a-DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm Đơn vị tính:………….. Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E G H 1 2 Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau x x x - Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ... - Ngày mở sổ:... Ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên, đóng dấu)  Sổ cái  Mục đích: sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn mà chưa có mẫu sổ riêng.
  • 36. 36  Cách lập:  Cột A: ghi số liệu, ngày, tháng ghi sổ.  Cột B, C: ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.  Cột D: ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.  Cột E: ghi số hiệu tài khoản đối ứng.  Cột 1,2: ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.  Cột 3,4: ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.  Dòng Số dư đầu kỳ: được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước để ghi vào cột 3 hoặc cột 4 phù hợp  Dòng số dư đầu kỳ: được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước để ghi vào cột 3 hoặc cột 4 phù hợp. Hình 2.5 mẫu sổ cái Đơn vị: ………………………….. Địa chỉ: …………………………... SỔ CÁI Mẫu số S03b-DN (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Năm... Tên tài khoản 152 Số hiệu………… Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Trang sổ STT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu năm. - Số phát sinh trong tháng - Cộng Số phát sinh tháng - Số dư cuối tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý - Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ... - Ngày mở sổ:... Người lập biểu Kế toán trưởng Ngày ... tháng ... năm ... Người đại diện theo pháp luật  Sổ chi tiết (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)  Mục đích: Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn mà chưa có mẫu sổ riêng.  Cách lập:
  • 37. 37 Sổ chi tiết các tài khoản được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán (theo từng nội dung chi phí, nguồn vốn…). – Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ. – Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ. – Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. – Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng. – Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có. – Cột 3, 4: Ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh. – Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước (dòng “Số dư cuối kỳ”) để ghi vào Cột 3 hoặc Cột 4 phù hợp.  Sổ tổng hợp chi tiết  Mục đích: Dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ, thẻ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, nhằm đối chiếu với số liệu Tài khoản 152, 153, 155, 156 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái.  Cách lập: Mỗi tài khoản vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa được lập một bảng riêng. Bảng này được lập vào cuối tháng, căn cứ vào số liệu dòng cộng trên sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để lập. – Cột A: Ghi số thứ tự vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. – Cột B: Ghi tên, qui cách vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mỗi thứ ghi 1 dòng). – Cột 1: Ghi giá trị tồn đầu kỳ (Số liệu dòng tồn đầu kỳ ở cột 7 trên Sổ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa). – Cột 2: Ghi giá trị nhập trong kỳ (Số liệu dòng cộng cột 3 trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa).
  • 38. 38 – Cột 3: Giá trị xuất trong kỳ (Lấy số liệu dòng cộng cột 5 trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa). – Cột 4: Giá trị tồn cuối kỳ (Lấy số liệu tồn cuối kỳ ở cột 7 trên Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa). Sau khi ghi xong tiến hành cộng Bảng tổng hợp. Số liệu trên dòng tổng cộng được đối chiếu với số liệu trên Nhật ký – Sổ Cái hoặc trên Sổ Cái của các Tài khoản 152, 153, 155 và 156. + Số liệu cột 1: Được đối chiếu số dư đầu kỳ. + Số liệu cột 2: Được đối chiếu với số phát sinh Nợ. + Số liệu cột 3: Đối chiếu với số phát sinh Có. + Số liệu cột 4: Đối chiếu với số dư cuối kỳ. Hình 2.6 mẫu bảng tổng hợp chi tiết vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Đơn vị: Mẫu số S07-DNN Địa chỉ: (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT- BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT TƯ, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Tài khoản:... Tháng ... Năm... STT Tên, quy cách vật liệu, Số tiền dụng cụ, sản phẩm hàng hóa Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ A B 1 2 3 4 Cộng Ngày...tháng...năm... Người lập phiếu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên, đóng dấu) 2.5. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • 39. 39 Trích tài liệu nguyên vật liệu phát sinh trong tháng 01/2018 đến 05/2018: Nghiệp vụ 1: theo phiếu nhập kho số NK-VT001/01 ngày 02/01/2018 công ty nhập kho 400 lít dầu DO tại kho vật tư của công ty. Trích phiếu xuất kho số NK-VT001/01. Hóa đơn giá trị gia tăng số 0007184: (phụ lục 1)
  • 40. 40
  • 41. 41 Nghiệp vụ 2: theo phiếu nhập kho số NK-VT006/01 ngày 12/01/2018 công ty nhập kho 1200 kg keo KR-560, 250 kg xúc tác AP, 2200 kg keo KR-F502H, 20 kg keo KR-880 tại kho vật tư của công ty. Trích phiếu xuất kho số NK-VT006/01. Hóa đơn giá trị gia tăng số 0001829: (phụ lục 2)
  • 42. 42 Nghiệp vụ 3: theo phiếu xuất kho số VT027/05 ngày 26/05/2018 công ty xuất 175 lít dầu DO cho phân xưởng Phôi, trị giá xuất kho tính theo phương pháp FIFO là 2.720.455 đ. Trích phiếu xuất kho số VT027/05: Phiếu xuất kho VT027/05: (phụ lục 3)
  • 43. 43 Nghiệp vụ 4: theo phiếu xuất kho số VT030/05 ngày 29/05/2018 công ty xuất 1.200 kg keo KR-560, 1 cuộn giấy nhám, 192 lọ keo nóng 502 cho phân xưởng ghép, trị giá xuất kho tính theo phương pháp FIFO là 33.539.600 đ. Trích phiếu xuất kho số VT030/05: Phiếu xuất kho VT030/05: (phụ lục 4)
  • 44. 44 Nghiệp vụ 5: theo phiếu xuất kho số VT031/05 ngày 30/05/2018 công ty xuất 90 lít dầu DO cho phân xưởng Ghép, trị giá xuất kho tính theo phương pháp FIFO là 1.399.091 đ. Trích phiếu xuất kho số VT031/05. Phiếu xuất kho VT031/05: (phụ lục 5)
  • 45. 45 Căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung, sau đó ghi vào sổ Cái và sổ chi tiết nguyên vật liệu như sau: Trích mẫu sổ nhật ký chung năm 2018 tại công ty như sau: Bảng 2.1 bảng sổ nhật ký chung Sổ nhật ký chung Năm 2018 ĐVT:đồng
  • 46. 46 Sau đó từ sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái: Trích mẫu sổ cái năm 2018 tại công ty như sau: Bảng 2.2 bảng sổ cái
  • 47. 47 Sổ chi tiết nguyên vật liệu: Trích mẫu sổ chi tiết nguyên vật liệu tại công ty năm 2018 như sau:  Dầu DO Bảng 2.3 bảng sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ  Keo KR-560 Bảng 2.4 bảng sổ tiết vật liệu, dụng cụ
  • 48. 48  Keo KR-880 Bảng 2.5 bảng sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ  Keo KR-F502H Bảng 2.6 bảng sổ chi tiết vật liệu dụng cụ
  • 49. 49  Xúc tác AP Bảng 2.7 bảng chi tiết vật liệu, dụng cụ Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu Trích mẫu sổ tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa của công ty như sau: Bảng 2.8 bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu
  • 50. 50 Sau khi hoàn thành bảng Cân đối số phát sinh, kế toán dựa vào số dư cuối kì của tài khoản để hoàn thành Báo cáo tài chính. Số dư tài khoản nguyên vật liệu, được sử dụng cho Bảng cân đối kế toán, cụ thể như sau:  Số dư bên nợ của tài khoản 152 sẽ được đưa vào phần Tài sản, mục hàng tồn kho (mã số 141)
  • 51. 51
  • 52. 52
  • 53. 53 Tài khoản nguyên vật liệu được thể hiện chi tiết trong thuyết minh báo cáo tài chính như sau: (phụ lục 6)
  • 54. 54 2.6. Phân tích biến động của 152 a) Theo mức tuyệt đối Bảng phân tích biến động nguyên vật liệu năm 2017 so với năm 2018: Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2018 Mức % Nguyên vật liệu 1.202.126.426 1.308.434.541 103.308.115 8,59 Bảng : Bảng Phân tích biến động của khoản mục nguyên vật liệu Nguồn: bảng Báo cáo tài chính năm 2017, 2018 (phụ lục 6,7) Dựa vào bảng ta thấy: Nguyên vật liệu trong năm 2018 tăng 103.308.115 đồng tương ứng tăng 8,59% so với năm 2017 cho thấy khả năng dự trữ nguyên vật liệu đã được cải thiện do đó sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng phân tích biến động nguyên vật liệu năm 2019 so với năm 2018: Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2019/2018 Mức % Nguyên vật liệu 1.308.434.541 258.737.221 1.049.697.320 80,23 Bảng : Bảng Phân tích biến động của khoản mục nguyên vật liệu Nguồn: bảng Báo cáo tài chính năm 2019, 2018(phụ lục 7) Dựa vào bảng ta thấy: Nguyên vật liệu trong năm 2019 giảm 1.308.434.541 đồng tương ứng giảm 80,23% so với năm 2018 cho thấy khả năng dự trữ nguyên vật liệu thấp sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 55. 55 Bảng phân tích biến động nguyên vật liệu 3 năm: Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Hàng tồn kho 100% 100% 100% Hàng mua đang đi đường 38,23% 0% 51,41% Nguyên liệu, vật liệu 2,87% 2.03% 0,2% Công cụ, dụng cụ 0.26% 0,16% 0,2% Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 16,12% 23,6% 14,38% Thành phẩm 40,16% 74,17% 33,81% Hàng hóa 2,36% 0.008% 0.007% Bảng: bảng phân tích biến động của khoản mục nguyên vật liệu Nguồn: bảng báo cáo tài chính năm 2017,2018,2019 (phụ lục 6,7) Nhìn vào bảng ta thấy: nguyên vật liệu giảm dần qua 3 năm. Chiếm tỷ trọng tương đối ít so với hang tồn kho. Bảng tỷ số vòng quay hàng tồn kho 3 năm: Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá vốn hang bán 386.107.081.967 368.613.600.946 173.906.894.999 Hang tồn kho bình quân 36.166.370.887 53.203.618.359 97.205.093.607 Vòng quay hang tồn kho 10.68 6.93 1.79 Nguồn: kết quả xử lý của tác giả Nhìn vào bảng tay thấy:
  • 56. 56 Vòng quay hang tồn kho của công ty CP cao su Trường Phát năm 2017 là 10.68 vòng khiến cho số ngày tồn kho giảm xuống còn chỉ 34 ngày so với năm 2018 là 6.93 vòng, số ngày hang tồn kho là 52 ngày, năm 2019 là 1.79 vòng, số ngày hang tồn kho là 204 ngày. Điều này cho thấy rằng công ty đã đầu tư quá nhiều vào tồn kho. Nếu liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh khoản nhanh chúng ta có thể nhận thấy do công ty giữ tồn kho nhiều nên tỷ số thanh khoản nhanh xuống quá thấp và ngược lại số ngày tồn kho của công ty quá cao. Vòng quay hang tồn kho: tỷ lệ vòng quay hang tồn kho quan hệ với sự phán đoán đối với số lượng hang tồn kho, tài sản của công ty gắn liền với hang tồn kho. Tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả những khoản nợ đến hạn phải trả của công ty. Do đó hang tồn kho nên được duy trì tại một mức hợp lý để khuyến khích sản xuất và bán hang. Thông thường một số lượng hang tồn kho thấp hơn thì sẽ dễ dàng chuyển đổi nhanh. Điều này có ý nghĩa là một khoản tiền mặt của công ty bị giảm đi và bị gắn liền với hang tồn kho. Điều đó dẫn đến khả năng số lượng hang tồn kho bị hư hỏng và hết hạn giảm đi. Sự tang số lượng hang tồn kho có thể được hiểu như là công ty đang trong giai đoạn suy thoái và cũng có thể do những nhân tố khác, tình trạng này sẽ được khắc phục bằng việc thúc đẩy sản xuất để theo kịp tiến độ như những chiêu thức khuyến mãi và sản xuất. 2.7. Phân tích báo cáo tài chính Bảng phân tích biến động báo cáo tài chính của 3 năm 2016, 2017, 2018:
  • 57. 57 Bảng : Bảng Phân tích biến động của báo cáo tài chính Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2017, 2018, 2019 (phụ lục 6,7) Dựa vào bảng ta thấy: Tổng tài sản của công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng 7.479.329.767 đồng tương ứng tăng 4,22 %, năm 2019 so với 2018 cũng tăng 1.416.469.915 đồng tương ứng 0,77%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình này là tài sản ngắn hạn 2018/2017 tăng 13.176.714.647 đồng, 2019/2018 tăng 6.473.740.564 đồng và tài sản dài hạn 2018/2017 5.661.384.800 giảm đồng, 2019/2018 giảm 5.57.270.649 đồng. Tổng nguồn vốn của công ty năm 2018/2017 là 7.515.329.767 đồng, 2018/2017 cũng tăng 1.416.469.915 đồng. Điều này cho thấy nguồn vốn của công
  • 58. 58 ty năm 2018/2017 và 2019/2018 tăng lên là do nợ phải trả của công ty 2018/2017 tăng lên 8.803.779.406 đồng, 2019/2018 tăng 35.771.551.563 đồng. Đối với tài sản ngắn hạn: năm 2018/2017 tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên 13.176.714.647 đồng tương ứng với 11,4%, năm 2019/2018 cũng tăng 6.473.740564 đồng tương ứng với 4,92%.Tỷ trọng của Tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản cũng tăng chủ yếu do các yếu tố sau: Hàng tồn kho trong năm 2018/2017 tăng 22.652.671.117 đồng tương ứng tăng 54,09%, năm 2019/2018 tăng 45.317.794979 đồng tương ứng tăng 70,23%. Cụ thể là do hàng mua đang đi đường tồn quá nhiều sẽ không tốt dẫn tới ứ động vốn, gây ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn. Các khoản phải thu ngắn năm 2018/2017 tăng 4.419.536.049 đồng tương ứng tăng 8,66%, năm 2019/2018 giảm 38.908.910.445 đồng tương ứng giảm 70,2%. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty là tốt. Đối với tài sản dài hạn: năm 2018/2017 giảm 5.661.384.880 tương ứng giảm 9,59%, năm 2019/2018 giảm 5.057.270.649 đồng tương ứng giảm 9,48%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do khấu hao tài sản cố định hữu hình. Trong khi đó tài sản cố định hữu hình do xây dựng mới và mua sắm giảm. Nguồn vốn của công ty chủ yếu được hình thành từ nợ phải trả. Nợ phải trả năm 2018/2017 tăng 8.803.779.406 đồng tương ứng tăng 9,78%, năm 2019/2018 tăng 35.771.551.563 đồng tương ứng tăng 36,18%. Đối với nợ phải trả, sự biến động nợ phải trả tăng chủ yếu do vay, nợ ngắn hạn , và phải trả nội bộ tăng lên, tỷ lệ tăng của vay và nợ ngắn hạn năm 2018/2017 tăng 9.003.779.406 đồng tương ứng 10,03%, năm 2019/2018 tăng 35.771.551.563 đồng tương ứng 36,21%. Tỷ lệ này tăng làm cho quy mô nợ ngắn hạn tăng lên. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty vì công ty phải trang trải một số tiền lãi lớn và nghiêm trọng hơn nữa có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của công ty về sau.
  • 59. 59 Đối với nguồn vốn chủ sở hữu. Biến động nguồn vốn chủ sở hữu năm 2018/2017 giảm 1.288.448.639 đồng tương ứng giảm 1,48%, năm 2019/2018 giảm 34.373.081.648 đồng tương ứng giảm 39.98%. Nguyên nhân nguồn vốn chủ sở hữu giảm do lợi nhuận chưa phân phối giảm, đây là biểu hiện không được tốt về khả năng tự chủ tài chính của công ty. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng lên. Nguyên nhân là hàng tồn kho tăng lên, vay và nợ ngắn hạn tăng lên, trong khi vốn chủ sở hữu giảm. Công ty cần xem xét lại tìm biện pháp giảm tiền, hàng tồn kho, chỉ thật cần thiết mới cho vay. Trong nguồn vốn thfi nguồn vốn kinh doanh cũng được bổ sung lãi chưa phân phối giảm chứng tỏ công ty làm ăn không được tốt lắm cần phải có biện pháp khắc phục. Bảng : Bảng Phân tích biến động của báo cáo tài chính Nguồn: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019 (phụ lục 6,7)
  • 60. 60 Dựa vào bảng ta thấy: theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua 3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2017 chỉ đạt 402.749.908.617 đồng, năm 2018 đạt 385.038.566.290 đồng, năm 2019 đạt 155.881.487.747 đồng. Như vậy năm 2018 so với năm 2017 giảm 17.711.342.327 đồng tương ứng giảm 4,4% và năm 2019 giảm 229.157.078.543 đồng tương ứng giảm 59,52%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có chiều hướng không tốt. Nguyên nhân do công ty không đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ không được mở rộng. Lợi nhuận gộp về bán hang và cung cấp dịch vụ năm 2017 đạt 16.642.826.650 đồng, năm 2018 đạt 15.134.797.794 đồng, năm 2019 đạt (18.266.184.252) đồng. Năm 2018 giảm 1.508.028.856 đồng tương ứng 9,06% so với 2017, năm 2019 cũng giảm 33.400.982.046 đồng tương ứng 220,65% so với năm 2018. Nguyên nhân do sản lượng tiêu thụ và cung cấp dịch vụ giảm. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 9.304.384.925 đồng, năm 2018 đạt 8.556.106.261 đồng, năm 2019 đạt (28.864.766.648) đồng. Năm 2018 giảm 748.278.664 đồng tương ứng (8,04)%, năm 2019 giảm 37.420.872.909 đồng tương ứng (437.36%). Qua kết quả phân tích cho thấy công ty năm 2018 và 2019 không có hiệu quả hơn 2017. Nguyên nhân do doanh nghiệp không đẩy mạnh sản xuất, thị trường tiêu thị không được mở rộng, đặc biệt doanh nghiệp đã không kiểm soát được chi phí. Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tỷ số ROE 2,73% 2,4% -14,18% Tỷ số ROA 10,32% 4,72% -15,5% Tỷ số thanh toán hiện hành 1,32 1,33 1,02 Tỷ số thanh toán nhanh 0,28 0,11 0,07 Nguồn: kết quả xử lý của tác giả
  • 61. 61 Chương 3: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP 3.1. NHẬN XÉT 3.1.1. Về cơ cấu bộ máy quản lý công ty  Ưu điểm:  Cơ cấu bộ máy theo sát quá trình quản lý gắn cùng với các mục tiêu chiến lược. Phù hợp với khối lượng công việc, thích ứng với đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp.  Bộ máy gọn nhẹ và có hiệu lực, giảm nhẹ gánh nặng cho người lãnh đạo.  Các bộ phận có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phân chia nhiệm vụ rõ ràng, công việc dễ giải thích, các nhân viên dễ dàng hiểu công việc của phòng ban mình và công việc của mình.  Nhược điểm  Công ty chưa có xe đưa rước nhân viên mà chỉ có xe đi công tác.  Công ty còn gặp phải sự cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa cùng loại trên thị trường của doanh nghiệp cùng ngành nghề.  Phòng kinh doanh nên có kế hoạch xúc tiến thị trường và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa các loại hình bán hàng. 3.1.2. Về cơ cấu bộ máy kế toán  Ưu điểm  Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tập trung xử lý tại phòng kế toán. Kế toán phải hạch toán và xử lý số liệu của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty. Do đó bộ máy kế toán có những ưu điểm gọn nhẹ và những quyết định xử lý mang tính tập trung, có hiệu quả.  Cơ cấu bộ máy kế toán công ty gọn nhẹ, kế toán là những người có kinh nghiệm, thông thạo chuyên môn, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc.  Bộ máy kế toán phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty. Việc phân công lao động kế toán được đẩy mạnh và dần đi vào hiệu quả. Kế toán viên và kế toán tổng
  • 62. 62 hợp có sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ nhau trong công tác kế toán, dưới sự chỉ đạo và điều hành của kế toán trường và giám đốc.  Kế toán luôn đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác, nhanh chóng và đầy đủ cho ban giám đốc, nhất là trong công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, đã phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình kinh doanh của công ty.  Hệ thống lưu trữ chứng từ tốt, bảo quản hồ sơ cẩn thận, dễ dàng trong việc tìm kiếm hồ sơ.  Nhược điểm  Các nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán nên sẽ làm giảm hiệu quả công việc 3.1.3. Về tài khoản 152  Ưu điểm  Tổ chức hạch toán luôn tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế toán, các thông tư, quyết định của Bộ Tài chính. Luôn cập nhật kịp thời những thay đổi trong công tác hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.  Nhược diểm  Về việc hạch toán phế liệu thu hồi. Tại Công ty, phế liệu thu hồi không làm thủ tục nhập kho. Trong kho tất cả các phế liệu thu hồi tại Công ty đều có thể tận dụng được, tuy nhiên phế liệu thu hồi của công ty chỉ được để vào kho, không được phản ánh trên giấy tờ sổ sách cũng như giá trị. Điều đó dẫn đến tình trạng hao hụt, mất mát phế liệu làm thất thoát nguồn thu của Công ty. Quá trình thu mua vật liệu được tiến hành căn cứ vào định mức kế hoạch nên vật liệu nhập khi đảm bảo đúng về số lượng, chất lượng, kịp thời giúp cho quá trình sản xuất được nhịp nhàng không bị gián đoạn. 3.1.4. Về khoản mục 152  Ưu điểm
  • 63. 63 Nhìn chung công tác quản lý nguyên vật liệu tương đối các bước trong quá trình quản lý Công ty đã tổ chức sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, hiệu quả. Các thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu được thực hiện khá nghiêm ngặt đúng quy trình. Nguyên vật liệu được bảo quản tốt, an toàn và đảm bảo cung ứng kịp thời cho sản xuất.  Nhược điểm Phản ánh trên chứng từ sổ sách vẫn còn thiếu sót nên công tác quản lý có phần bị hạn chế. 3.2. GIẢI PHÁP 3.2.1. Về cơ cấu bộ máy quản lý công ty Phương hướng đổi mới hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty đó là: gọn nhẹ, chuyên tinh, linh hoạt và có hiệu quả. Bộ máy quản lý phải thể hiện tính thống nhất trong mục tiêu chung của tổ chức , phải là tối ưu nhất và thể hiện tính linh hoạt cao. 3.2.2. Về cơ cấu bộ máy kế toán công ty Bố trí người làm kế toán có kinh nghiệm vào các phần hành kế toán phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn. Số lượng bộ phận kế toán trong doanh nghiệp cần xác định phù hợp để đảm bảp quan hệ cộng tác giữa bộ phận này trong mối quan hệ chung. Tổ chức phân công nhiệm vụ hợp lý cho từng bộ phận kế toán nhằm đảm bảo thu nhận, xử lý , phân tích và cung cấp thông tin phục vụ cho việc điều hành. 3.2.3. Về tài khoản 152 Về công tác quản lý nguyên vật liệu, khi có nhu cầu về vật tư, đại diện phân xưởng phải làm phiếu yêu cầu vật tư thông qua phòng quản lý sản xuất rồi mang xuống kho lĩnh vật tư. Việc này đã theo dõi được lý do xuất vật tư. Song khi nhu cầu vật tư liên tục thay đổi và thường xuyên thì thủ tục này có thể làm chậm tiến độ sản xuất. Để khắc phục điều này Công ty có thể lập phiếu xuất vật tư theo hạn mức
  • 64. 64 cho từng phân xưởng và theo đó các phân xưởng xuống lĩnh vật tư. Phiếu này do phòng quản lý sản xuất lập và nêu quy định sẽ mỗi lần xuất vật tư không nên quá một số lượng nào đó, để tránh tình trạng tồn ở phân xưởng quá nhiều. 3.2.4. Về khoản mục 152 Thường xuyên rà soát và nghiên cứu về bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu để xây dựng hệ thống tiêu hao chính xác hơn, tiết kiệm được chi phí và hiệu quả hơn Công ty nên xây dựng một hệ thống quản lý chi tiết hơn cho từng khâu, từng công đoạn quản lý, không nên bỏ qua bất kỳ khâu nào dù là nhỏ nhất Thường xuyên đôn đốc công nhân sử dụng nguyên vật liệu đúng định mức để đảm bảo việc tiết kiệm nguyên vật liệu. Đồng thời có chế độ khen thưởng, kỹ luật để nâng cao ý thức trách nhiệm của tưng công nhân. 3.2.5. Tình hình tài chính của công ty Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm qua mặc dù có lãi, nhưng tỷ lệ lãi quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực của công ty. Do đó công ty cần có những chiến lược kinh doanh mới nhằm khai thác hết năng lực của mình. Nếu không công ty sẽ nhanh cóng bị bỏ lại trong cuộc đua đường trường ngày càng khốc liệt này.
  • 65. 65 KẾT LUẬN Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành sản phẩm. Nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là cơ sở vật chất trực tiếp tạo ra sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất. Trong cơ chế hiện nay – cơ chế kinh tế thị trường, nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp luôn tìm cách để đạt được chi phí thấp nhất thông qua việc giảm chi phí nguyên vật liệu. Để làm được điều đó thì ngay từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng nguyên vật liệu đều phải tiến hành một cách khoa hoc, chặt chẽ. Trong thời gian thực tập tại phòng Tài chính – kế toán của Công ty gỗ Trường Phát – Công ty CP cao su Phước Hòa, em đã được tiếp cận với thực tiễn của công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty, hệ thống các chứng từ cũng như hệ thống sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính của Công ty. Từ đó giúp em hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức mình đã được học trong quá trình học tập và có được một số kinh nghiệm thực tiễn. Qua quá trình nghiên cứu đề tài em đã hiểu rõ hơn về vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất và khái quát được sơ bộ về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty. Từ đó thấy được ưu điểm, nhược điểm của công tác kế toán nguyên vật liệu cũng như công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty. Trong quá trình thực tập, em đã tìm và thu thập một số tài liệu có liên quan đến kế toán nguyên vật liệu. Tuy nhiên trong khuôn khổ chuyên đề, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng Tài chính – kế toán của Công ty gỗ Trường Thành – công ty CP cao su Phước Hòa và cô Phạm Bình An đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
  • 66. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Phạm Văn Công, 2011, Giáo trình Kế toán tài chính, NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân 2. Chế độ kế toán doanh nghiệp: Quyển 1: Hệ thống tài khoản kế toán; Quyển 2: Báo cáo kế toán, chứng từ và sổ kế toán – Ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC 3. Luận văn của các anh chị khóa trên. 4. Nhiều chứng từ, sổ sách, tài liệu do Công ty cung cấp. 5.webketoan.vn 6.danketoan.vn
  • 68. 68
  • 70. 70
  • 71. 71
  • 72. 72
  • 74. 74
  • 77. 77
  • 78. 78
  • 79. 79
  • 80. 80
  • 81. 81
  • 82. 82
  • 83. 83
  • 84. 84
  • 85. 85
  • 86. 86
  • 87. 87
  • 88. 88
  • 89. 89
  • 90. 90
  • 91. 91
  • 92. 92
  • 93. 93
  • 94. 94
  • 95. 95
  • 96. 96
  • 97. 97 Phụ lục 7: bctc 2017
  • 98. 98
  • 99. 99
  • 100. 100
  • 101. 101
  • 102. 102
  • 103. 103
  • 104. 104
  • 105. 105
  • 106. 106
  • 107. 107
  • 108. 108
  • 109. 109
  • 110. 110
  • 111. 111
  • 112. 112
  • 113. 113
  • 114. 114
  • 115. 115
  • 116. 116
  • 117. 117
  • 118. 118
  • 119. 119
  • 120. 120
  • 121. 121
  • 122. 122
  • 123. 123
  • 124. 124