SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 67
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHÓA 2010 – 2014
QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch Sử
VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LUANVANTRITHUC.COM
ZALO: 0936.885.877
TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO
BÌNH DƯƠNG, THÁNG 5 NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Giảng viên hướng dẫn là Tiến sĩ Ngô Hồng Điệp. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài là trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên
cứu nào trước đây. Những số liệu trong khóa luận phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau có ghi
trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét,
đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được
thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Bình Dương – Năm 2014
Tác giả
Đoàn Thị Thanh Hằng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận “Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm
2001 đến năm 2012” tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân và gia đình đã luôn
động viên, ủng hộ tôi, đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm nguồn
tài liệu tham khảo và đưa ra những ý kiến đóng góp cho khóa luận của tôi được
hoàn thiện hơn.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô trong
khoa Sử, trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Ngô Hồng Điệp –
người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, thầy đã tận tình
chỉ bảo và từng bước hướng dẫn tôi trong suốt quá trình từ soạn thảo đề cương
cho đến lúc hoàn thiện khóa luận.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản
thân cho nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được góp
ý, sửa chữa. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
Bình Dương, ngày thángnăm 2014
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................
Bình Dương, ngày thángnăm 2014
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................3
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài.........................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ..................................................6
6. Đóng góp của đề tài.........................................................................................6
7. Bố cục của đề tài..............................................................................................7
NỘI DUNG...........................................................................................................9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN TỪ NĂM 1967
ĐẾN NĂM 2000...................................................................................................9
1.1. Sự ra đời của tổ chức ASEAN và thái độ của Hoa Kỳ .............................9
1.2. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 1967 – 1989..................................12
1.2.1. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 1967 – 1975 ...............................................12
1.2.2. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 1976 – 1989 ...............................................14
1.3. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 1989 – 2000..................................16
1.4. Nhận xét.......................................................................................................19
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN
CỦA G. W. BUSH (2001 – 2008) .....................................................................21
2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 2001
– 2008..................................................................................................................21
2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á.........................................21
2.1.2. Chính sách đối ngoại của chính quyền G. W. Bush.............................23
2.1.3. Chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN......................24
2.2. Những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn
2001 – 2008.........................................................................................................26
2.2.1. Lĩnh vực kinh tế.......................................................................................26
2.2.2. Lĩnh vực chính trị – ngoại giao..............................................................28
2.2.3. Lĩnh vực An ninh – quân sự...................................................................31
2.3. Nhận xét.......................................................................................................35
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN
CỦA B. OBAMA (2009 – 2012) .......................................................................37
3.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 2009
– 2012..................................................................................................................37
3.1.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á.........................................37
3.1.2. Chính sách đối ngoại của chính quyền B. Obama ...............................39
3.1.3. Chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN......................41
3.2. Những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn
2009 – 2012.........................................................................................................41
3.2.1. Lĩnh vực kinh tế ....................................................................................41
3.2.3. Lĩnh vực an ninh – quân sự....................................................................44
3.3. Nhận xét.......................................................................................................46
3.4. Việt Nam trong chính sách ASEAN của Hoa Kỳ....................................46
3.4.1. Vai trò của Việt Nam trong khu vực ASEAN ......................................46
3.4.2. Chính sách đối với Việt Nam..................................................................48
3.4.3. Vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ với ASEAN 50
3.5. Triển vọng quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong những năm tới................51
KẾT LUẬN ........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................57
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, với vị trí địa – chiến lược quan trọng
của mình, ASEAN đã trở thành khu vực thu hút sự quan tâm của nhiều nước
lớn trên thế giới. Là một siêu cường nên Hoa Kỳ đã không ngừng gia tăng sự
dính líu, ảnh hưởng của mình đến các quốc gia trong khu vực ASEAN trên
hầu hết mọi mối quan hệ quốc tế. Trên thực tế, chính sách của Hoa Kỳ đã có
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực, cũng như ảnh hưởng đến quan
hệ đối nội, đối ngoại của từng quốc gia.
Tuy nhiên, từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, vai trò của ASEAN
trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ phần nào bị giảm sút do mục tiêu
ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lúc này không còn là mục tiêu chiến lược hàng
đầu khi mà mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã
sụp đổ, Trung Quốc và Việt Nam lúc này đi theo con đường cải cách kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời điểm này, Hoa Kỳ còn bận tập
trung vào các khu vực khác quan trọng hơn như khu vực Đông Bắc Á, Đông
Âu…
Bước vào thế kỷ mới – thế kỷ XXI, đặc biệt là sau sự kiện khủng bố
ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã có sự điều chỉnh về chiến lược, chính sách đối
ngoại của mình và phát động cuộc chiến chống khủng bố. Chính sự kiện
ngày 11/09 đã buộc Hoa Kỳ phải xem lại chính sách với ASEAN của mình,
để có sự điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới theo hướng tăng cường
xem trọng châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng. Hơn
nữa, trong hơn một thập niên qua, các nước trên thế giới ngày càng quan tâm
hơn đến tổ chức khu vực ASEAN với tư cách là một trong những tổ chức
khu vực thành công nhờ những đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định
và hợp tác phát triển giữa các nước trong khu vực cũng như trong khối châu
Á – Thái Bình Dương. Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã xác định tổ chức khu vực
2
này đang tập trung những lợi ích sống còn của mình không chỉ vì ASEAN là
một trong những mặt trận chính trong cuộc chiến chống khủng bố của Hoa
Kỳ mà ở đây còn chứa đựng những lợi ích về kinh tế, chính trị – đối ngoại…
Hơn nữa, bối cảnh chung hiện nay là sự phát triển của các mối quan hệ toàn
cầu. Đó là sự phát triển và quan hệ của các nước lớn, các khu vực, quá
trình toàn cầu hóa… Các nước lớn trên thế giới cũng như ASEAN đã và
đang tăng cường hợp tác để giảm thiểu xung đột, mâu thuẫn để phát triển,
coi hợp tác phát triển kinh tế, ổn định chính trị, an ninh xã hội là trọng tâm.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, vị trí và vai trò của ASEAN lại đặc
biệt gia tăng đối với Hoa Kỳ. Xét về từng nước thành viên của tổ chức khu
vực ASEAN có vai trò không lớn và hạn chế đối với Hoa Kỳ nhưng khi xét
ASEAN với tư cách là một tổ chức, một khối thì nó lại có vai trò rất quan
trọng với Hoa Kỳ. Điều này được thể hiện trên những khía cạnh: về kinh tế
ASEAN là đối tác quan trọng và là thị trường thứ tư của Hoa Kỳ, có thể nói
đây là hai bạn hàng cùng phát triển và có lợi, không thể không có nhau trong
tương quan quan hệ kinh tế quốc tế; về an ninh chính trị, thực tế các vấn đề
bệnh tật, môi trường, xung đột sắc tộc tôn giáo, biên giới, hải đảo… đòi hỏi
phải có sự hợp tác quốc tế rộng rãi để giảm thiểu các vấn đề này. Hoa Kỳ là
một nước lớn, có quan hệ lâu năm với các nước khu vực ASEAN nên nếu
thiếu đi nhân tố Hoa Kỳ thì những vấn đề an ninh chính trị của khu vực sẽ
trở nên rất phức tạp; về những mối quan hệ khác giữa Hoa Kỳ và các nước
ASEAN cũng rất quan trọng. Nó còn quan trọng hơn khi Hoa Kỳ và ASEAN
ngày càng mở rộng mối quan hệ kinh tế, an ninh chính trị với nhau, và nhất
là khi có những ảnh hưởng của các thế lực và nhiều nước lớn khác đối với
khu vực.
Tất cả các mối quan hệ toàn cầu ấy đòi hỏi chính sách và khả năng
thích ứng của các quốc gia trong tổ chức khu vực ASEAN. Nguyên tắc
“thống nhất trong đa dạng” sẽ tạo điều kiện cho các nước thành viên phát
3
triển nhưng cũng sẽ có thể có những kìm hãm, hạn chế nhất định, vượt qua
hay không là dựa vào bản lĩnh của mỗi quốc gia.
Vậy Hoa Kỳ đã có những điều chỉnh chiến lược như thế nào với tổ
chức khu vực ASEAN cùng chính sách đối ngoại ra sao? Và chính sách đối
ngoại của các nước thành viên ASEAN tác động ngược trở lại như thế nào để
dung hòa mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi? Những vấn đề trên đã
thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài “Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm
2001 đến năm 2012” làm đề tài nghiên cứu và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm hướng tới các mục đích cụ thể sau:
Thứ nhất, đi vào khái quát quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm 1967
đến năm 2000, trong đó phân tích thái độ của Hoa Kỳ khi tổ chức này ra đời.
Tìm hiểu tiến tới phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ –
ASEAN giai đoạn từ 2000 đến 2012 để thấy được sự điều chỉnh chính sách
đối ngoại của Hoa Kỳ với các nước ASEAN, đặc biệt là sau sự kiện 11/09 và
chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN tác động trở lại Hoa
Kỳ.
Thứ hai, tìm hiểu những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ –
ASEAN giai đoạn từ 2000 đến 2012 trên các lĩnh vực chủ yếu như kinh tế,
chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự. Từ đó thấy được vai trò và vị trí
của các nước ASEAN trong chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á –
Thái Bình Dương.
Thứ ba, bước đầu đưa ra một vài nhận xét về mối quan hệ Hoa Kỳ –
ASEAN trong giai đoạn tìm hiểu. Đồng thời tìm hiểu về nhân tố Việt Nam
trong trong chính sách ASEAN của Hoa Kỳ và triển vọng quan hệ Hoa Kỳ –
ASEAN trong những năm tới.
4
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ tính chất tác động nhanh chóng và sâu sắc, chiến lược đối
ngoại của Hoa Kỳ đối với các nước trên thế giới nói chung và các nước trong
khu vực ASEAN nói riêng đã và luôn trở thành vấn đề được các nhà nghiên
cứu không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài đặc biệt quan tâm. Đã có
nhiều công trình đề cập đến vấn đề này được xuất bản thành sách.
Có thể kể đến: “Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 2001 – 2020” của GS. TS.
Nguyễn Thiết Sơn, Nxb Từ điển Bách khoa, năm 2012, trong đó nêu lên
quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong bối cảnh quốc tế và khu vực đến năm 2020;
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, an ninh và triển vọng mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN. “Chính sách
đối ngoại Hoa Kỳ: Động cơ của sự lựa chọn thế kỷ XXI” của tác giả Bruce
W. Jentleson, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004, công trình đề cập đến bối cảnh
của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: lý luận và lịch sử; từ đó tiếp cận chính
sách đối ngoại của đất nước này trong thế kỷ XXI trước những lựa chọn và
thách thức.
Ngoài ra còn có các công trình “Chính sách của Hoa Kỳ đối với
ASEAN trong và sau Chiến tranh lạnh của Lê Khương Thùy, Nxb Khoa học
Xã hội, năm 2003; “Về chiến lược an ninh của Mĩ hiện nay” của Lê Linh
Lan chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004; “Chiến lược an ninh quốc gia
của Mỹ với Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh”, Nxb Lý luận Chính trị, năm
2007 của ba tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Thị Lệ
v.v…
Bên cạnh đó còn có những bài viết của những học giả trong và ngoài
nước như: “Chính sách châu Á của Bill Clinton” của ông MV. Rappai (Ấn
Độ) đã nêu ra chính sách đối ngoại của B. Clinton với khu vực châu Á, từ đó
khẳng định sự can thiệp ngày càng tăng của Mỹ vào khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương; “Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh lạnh của
5
Mỹ: từ George Bush (cha) đến Bill Clinton”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số
1/2001 và “Nhìn lại sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến
tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 1 (03/2007) của tác giả Hà Mỹ
Hương đã nêu lên những nhân tố chi phối chiến lược toàn cầu và nội dung cơ
bản trong chính sách đối ngoại Mỹ sau Chiến tranh lạnh; “Chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với Đông Nam Á từ sau sự kiện 11/09” của Phạm Cao
Cường, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 6/2005 v.v…
Nhìn chung, qua các công trình, quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước
Đông Nam Á trong những năm đầu của thế kỷ XXI đã được phản ánh trên
nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, các bài viết, công trình hầu hết đều nhấn vào sự
điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ sau sự kiện 11/09, đề tài “Quan hệ Hoa
Kỳ – ASEAN từ năm 2001 đến năm 2012” của tác giả trước hết sẽ đi vào
khái quát sự ra đời của tổ chức ASEAN và phân tích thái độ của Hoa Kỳ khi
tổ chức này ra đời, sau đó tập trung làm rõ mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN
trong giai đoạn từ khi ASEAN ra đời đến năm 2000 để người đọc có cái nhìn
hệ thống hơn. Nội dung cốt lõi tập trung phân tích những nhân tố tác động
đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012.
Sau đó đi vào phân tích những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ –
ASEAN giai đoạn này trên các lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, chính trị –
ngoại giao, an ninh – quân sự và đưa ra một số nhận xét bước đầu. Qua đó
làm rõ nhân tố Việt Nam trong trong chính sách ASEAN của Hoa Kỳ và
triển vọng quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong những năm tới.
Đề tài dựa trên cơ sở kế thừa những gì các nhà nghiên cứu đi trước đã
tìm hiểu, có sự phát triển và làm rõ hơn vấn đề.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận sẽ khái quát mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ khi tổ chức
ASEAN ra đời (1967) đến năm 2000. Nội dung trọng tâm đi vào phân tích
6
mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN từ giai đoạn cầm quyền của G. W.
Bush (2001 – 2008) đến thời Tổng thống đương nhiệm B. Obama (2009 –
2012). Khóa luận tập trung vào những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa
Kỳ – ASEAN gồm kinh tế, chính trị – ngoại giao và an ninh – quân sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận lấy mốc thời gian từ năm 2001 đến
năm 2012. Trong đó nội dung chính của khóa luận sẽ tập trung phân tích kỹ
quan hệ của Hoa Kỳ và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự
từ thời kỳ Tổng thống G. W. Bush đến thời Tổng thống B. Obama.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Đề tài “Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm 2001 đến năm 2012” dựa
trên hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng về cơ sở lý luận của phương pháp nghiên cứu xuyên suốt
trong quá trình làm khóa luận.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp logic nhằm làm nổi bật nội dung cốt lõi của vấn đề. Ngoài
ra,tác giả còn dựa vào nguồn tài liệu sẵn có, kết hợp các phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh tài liệu… từ đó đưa ra những nhận xét riêng để làm rõ
vấn đề và cho người đọc có cái nhìn tổng quan về quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN
giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012.
Nguồn tài liệu bao gồm các nguồn khác nhau như các sách chuyên
khảo, công trình nghiên cứu, báo – tạp chí khoa học, các luận văn thạc sĩ và
các tài liệu từ các trang web khác…
6. Đóng góp của đề tài
Thông qua việc phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản trong quan
hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn từ 2000 đến 2012 trên các lĩnh vực chủ yếu như
kinh tế, chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự để thấy được vai trò và vị trí
của ASEAN trong chiến lược toàn cầu mới của Hoa Kỳ. Qua đó làm rõ
7
thực chất động cơ, mục đích những chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam
nói riêng và các nước trong khu vực ASEAN nói chung.
Làm rõ tác động của những chính sách này đối với Việt Nam cũng
như vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ – ASEAN và
triển vọng quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong những năm tới.
Qua những vấn đề mà tác giả tập trung làm rõ, tác giả mong muốn kết
quả đạt được của khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho
những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu và quan tâm đến vấn đề.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
đề tài có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm 1967 đến năm
2000
Ở chương này trước hết sẽ đi vào khái quát sự ra đời của tổ chức
ASEAN và phân tích thái độ của Hoa Kỳ khi tổ chức này ra đời, sau đó tập
trung làm rõ mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong giai đoạn từ khi ASEAN
ra đời đến năm 2000.
Chương 2: Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn cầm quyền của G. W.
Bush (2001 – 2008)
Chương này tập trung phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ
Hoa Kỳ – ASEAN trong giai đoạn cầm quyền của G. W. Bush (2001 –
2008), đặc biệt là sau sự kiện ngày 11/09/2001. Đồng thời làm rõ những nội
dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn này trên các lĩnh vực
chủ yếu như kinh tế, chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự. Bước đầu đưa
ra nhận xét về kết quả chính sách đối ngoại của chính quyền G. W. Bush với
ASEAN và chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN tác động
ngược trở lại.
8
Chương 3: Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn cầm quyền của B.
Obama (2009 – 2012)
Tương tự như chương 2, nội dung chương này trước hết sẽ tập trung
vào những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong giai đoạn
cầm quyền của B. Obama (2009 – 2012). Sau đó đi vào phân tích những nội
dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn này trên các lĩnh vực
chủ yếu như kinh tế, chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự và đưa ra một
số nhận xét. Qua đó làm rõ nhân tố Việt Nam trong trong chính sách ASEAN
của Hoa Kỳ và triển vọng quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong những năm tới.
9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN TỪ NĂM
1967 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Sự ra đời của tổ chức ASEAN và thái độ của Hoa Kỳ
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast
Asian Nations – ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 trong bối cảnh
tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động.
Thứ nhất, phải kể đến sự phát triển phức tạp của quan hệ quốc tế từ
sau chiến tranh thế giới thứ hai, để bảo vệ lợi ích quốc gia của từng nước
cũng như từng khu vực, chủ nghĩa khu vực đã hình thành và phát triển nhanh
chóng trên khắp thế giới. Nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện, điều đó đã có
tác động nhất định đến các nước Đông Nam Á, họ nhận thức được rằng việc
thành lập một tổ chức khu vực sẽ tạo ra những ưu thế nhất định về kinh tế và
chính trị. Về kinh tế, một tổ chức khu vực sẽ giúp các nước trong tổ chức
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hợp tác thương mại, phân công lao
động. Về chính trị, tổ chức khu vực giúp các nước tăng cường sự đoàn kết,
thống nhất trong việc giải quyết các vấn đề nội bộ khu vực và quốc tế, từ đó
nâng cao địa vị của mình trên trường quốc tế.
Thứ hai, do tác động của Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực
Xô – Mỹ, các nước trong khu vực bị phân chia thành hai nhóm đối lập nhau
về hệ tư tưởng và chịu những ảnh hưởng khác nhau từ các cường quốc. Song
các nước Đông Nam Á cũng nhận thức được rằng, cách tốt nhất để giảm sự
chi phối của các cường quốc là phải liên kết với nhau trong một tổ chức khu
vực. Thông qua tổ chức đó, các nước tăng cường hợp tác về chính trị và phát
triển kinh tế để tạo nên một sức mạnh tập thể nhằm cân bằng lợi ích với các
nước lớn trong khu vực.
10
Thứ ba, sau khi giành được độc lập, năm nước Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore và Thái Lan đều đi theo con đường phát triển tư bản
chủ nghĩa. Chính phủ các nước này đều chú trọng việc phát triển kinh tế,
thực hiện công nghiệp hoá đất nước và thu được những kết quả khả quan.
Tuy vậy, các nước này đều gặp phải những khó khăn, thách thức về chính trị,
kinh tế, giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ với nhau và cả sức ép
từ bên ngoài. Cả năm nước đều mong muốn có một nền an ninh, chính trị ổn
định để xây dựng và phát triển đất nước, không muốn quá lệ thuộc vào tư
bản phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trước tình hình đó, các nước đã tạm
gác lại những mâu thuẫn và xung đột để cùng nhau thành lập một tổ chức
khu vực nhằm đối phó với những thách thức ở khu vực và thế giới.
Đầu tiên là sự thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) vào 31/07/1961
tại Bangkok, bao gồm ba nước Thái Lan, Malaysia và Philippines. Trong
thời gian tồn tại của ASA, một tổ chức hợp tác khu vực khác gồm 3 nước
Malaysia, Philippines và Indonesia (gọi tắt là MAPHILINDO) cũng được
tuyên bố thành lập vào tháng 08/1963.
Tuy nhiên, cả ASA và MAPHILINDO đều không tồn tại được lâu do
những bất đồng không thể giải quyết giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và
chủ quyền.
Cuối năm 1966, ngoại trưởng Thái Lan gửi đến các ngoại trưởng
Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore bản dự thảo về việc tổ chức
“Hội các quốc gia Đông Nam Á về hợp tác khu vực”. Sau nhiều cuộc thảo
luận, tháng 08/1967, ngoại trưởng 5 nước họp ở Bangkok và ngày
08/08/1967 đã ra tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (The Assoliation of Southeast Asian Nations) viết tắt là ASEAN [8],
[10], [26].
Trong tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(08/08/1967) ở Bangkok (còn gọi là Tuyên bố Bangkok), những người sáng
11
lập ra tổ chức hợp tác khu vực này đã nêu rõ tôn chỉ, mục đích của ASEAN
như sau:
Một là, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển
văn hoá trong khu vực thông qua những nỗ lực chung trên tinh thần bình
đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng thịnh vượng và
hoà bình của các quốc gia Đông Nam Á.
Hai là, tăng cường hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng
công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng
và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Ba là, thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn
đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá , kỹ thuật, khoa
học và hành chính.
Bốn là, giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo, cung cấp phương
tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, nghề nghiệp, kỹ thuật và hành
chính.
Năm là, hợp tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền công nghiệp
và các nghành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên
cứu các vấn đề về trao đổi hàng hoá quốc tế, cải tiến các phương tiện giao
thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân.
Sáu là, tăng cường nghiên cứu Đông Nam Á.
Bảy là, duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế
và khu vực có cùng tôn chỉ mục đích và thăm dò tất cả các lĩnh vực hợp tác
chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này [8; 173 – 174].
Những mục đích trong tuyên bố Bangkok cho thấy: ASEAN là một tổ
chức hợp tác khu vực được thành lập nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong các
lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá giữa các nước thành viên. Mục đích của
sự hợp tác này là nhằm tăng cường sức mạnh của mỗi nước cũng như của tổ
chức để đối phó có hiệu quả hơn trước các mối đe doạ từ bên ngoài.
12
Sự ra đời của ASEAN đã đánh dấu sự trưởng thành về mặt chính trị
của các nước thành viên, đồng thời nó cũng đánh dấu sự thắng lợi của tinh
thần hoà hợp giữa các nước trong khu vực. Tuyên bố thành lập của ASEAN
cũng đã nói rõ rằng: các nước ASEAN mong muốn thiết lập một cơ sở vững
chắc cho hành động chung nhằm “đẩy mạnh hợp tác khu vực ở Đông Nam Á
trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, góp phần vào hoà bình, tiến bộ và thịnh
vượng ở khu vực” và các nước này cũng tuyên bố “quyết tâm giữ gìn ổn định
và an ninh của mình chống lại sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất cứ hình
thức hoặc biểu hiện nào” [8; 172].
Ngay từ khi ASEAN mới tuyên bố thành lập, Hoa Kỳ đã tỏ rõ thái độ
khuyến khích và ủng hộ. Bởi vì theo Hoa Kỳ, sự ra đời của ASEAN lúc đó là
phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ; trong ASEAN có Thái Lan và
Philippines là đồng minh của Hoa Kỳ và cũng là thành viên của SEATO, nên
Hoa Kỳ không những không lo ngại sự chống đối của ASEAN mà còn thấy
có khả năng chi phối tổ chức này; cả Hoa Kỳ và các nước ASEAN đều theo
đuổi chính sách chống cộng sản; hơn nữa, Hoa Kỳ muốn thông qua sự ủng
hộ đối với các nước thành viên ASEAN để các nước này nằm trong vòng ảnh
hưởng của Hoa Kỳ, hoặc có thể được thì biến ASEAN thành một liên minh
quân sự mới thay cho SEATO đã mất tác dụng. Chính vì những lý do trên
mà Hoa Kỳ đã ngày càng tăng cường quan hệ vốn có với các nước thành
viên ASEAN trên tất cả các lĩnh vực an ninh, chính trị và kinh tế.
1.2. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 1967 – 1989
1.2.1. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 1967 – 1975
ASEAN được thành lập trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh ở Đông
Dương và chiến tranh lạnh trên thế giới phát triển đến đỉnh điểm. Đây là thời
kỳ Hoa Kỳ đang leo thang chiến tranh ở Việt Nam, thất bại trong chiến lược
“chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” đã buộc Hoa Kỳ phải
xuống thang chiến tranh ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán. Cùng thời
13
gian này, Hoa Kỳ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước đồng minh
trong tổ chức quân sự SEATO. Hơn nữa, sự phát triển của phong trào giải
phóng dân tộc theo xu hướng hòa bình, trung lập và không liên kết ngày
càng có tác động lớn đến các nước trong khu vực làm cho Hoa Kỳ hết sức lo
ngại. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn phải chịu sức ép lớn từ phong trào đấu tranh của
nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là nhân dân trong nước phản đối
cuộc chiến tranh đang tiến hành ở Việt Nam. Tình hình đó đã có tác động
mạnh mẽ đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN.
Về quan hệ an ninh chính trị: để thực hiện chiến lược “chiến tranh cục
bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm leo thang chiến tranh ở chiến
trường Việt Nam, Hoa Kỳ đã tìm cách tăng cường quan hệ với các nước
ASEAN trên mọi phương diện, đặc biệt là về quân sự – chính trị, nhằm biến
các nước ASEAN thành các đồng minh thân cận và là các căn cứ quân sự để
phục vụ cho chiến tranh tại Việt Nam. Để đạt được điều đó, chính phủ Hoa
Kỳ đã thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các biện pháp can thiệp quân sự – chính
trị với can thiệp về kinh tế. Hoa Kỳ xem viện trợ quân sự và kinh tế như là
một biện pháp tối ưu. Thông qua viện trợ quân sự, Hoa Kỳ buộc chặt các
nước ASEAN, đặc biệt là các nước đồng minh trong SEATO (Thái Lan,
Philippines) ngày càng phải phụ thuộc hơn. Để đổi lấy viện trợ, một số nước
ASEAN như Thái Lan và Philippines đã dành cho Hoa Kỳ quyền sử dụng
các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ hoặc giúp đào tạo sĩ quan.
Khi Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh ở Việt Nam và phải ngồi vào bàn
đàm phán, tình hình đó đã làm cho chính phủ các nước ASEAN phải nhìn
nhận lại chính sách đối ngoại trong quan hệ với Hoa Kỳ cũng như đối với
các nước trong khu vực. Thực tế Hoa Kỳ lúc này không còn là một sự đảm
bảo tuyệt đối về quân sự, chỗ dựa duy nhất cho các nước ASEAN. Vì thế,
các nước ASEAN đã theo đuổi chiến lược mới, họ tỏ ra độc lập và giữ
khoảng cách hơn trong quan hệ với Hoa Kỳ, đồng thời mở rộng quan hệ với
14
các nước lớn khác ở trong và ngoài khu vực như Trung Quốc, Liên Xô nhằm
tìm kiếm sự cân bằng lực lượng giữa các nước lớn trong việc giải quyết các
vấn đề của khu vực.
Về quan hệ kinh tế: Hoa Kỳ chú trọng đến việc hướng các nước này
phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Qua đó muốn biến họ thành
những đồng minh để cùng lập thành một hàng rào ngăn chặn sự phát triển
của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Cả
Hoa Kỳ và các nước ASEAN đều có những lợi ích nhất định khi thúc đẩy
quan hệ kinh tế hai bên, thời điểm này quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN được tăng
cường hơn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong viện trợ, đầu tư và thương
mại.
1.2.2. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 1976 – 1989
Khi cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc năm 1975 với thắng lợi
của nhân dân ba nước Đông Dương và sự thất bại hoàn toàn của Hoa Kỳ và
tay sai đã làm cục diện ở khu vực Đông Nam Á thay đổi. Trong tình hình
mới, các nước ASEAN đã nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải củng cố tổ chức
của mình, làm cho ASEAN trở nên chủ động và tích cực hơn. Sau thất bại ở
Việt Nam, địa vị và uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới đã phần nào bị giảm sút,
đặc biệt là sự suy giảm ảnh hưởng đối với Đông Nam Á. Tuy nhiên, Hoa Kỳ
vẫn không dễ dàng từ bỏ lợi ích của mình ở khu vực này.
Từ 1979 đến đầu thập niên 1980, tình hình thế giới và khu vực trở nên
căng thẳng. Quan hệ giữa Mỹ – Xô chuyển từ hòa dịu sang đối đầu. Cùng lúc
đó, ở Đông Nam Á lại diễn ra nhiều biến động lớn tiêu biểu là sự rạn nứt
trong quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, đặc biệt là sự kiện Campuchia và sự
kiện Trung Quốc tấn công vùng biên giới phía Bắc Việt Nam ngày
17/02/1979. Tình hình đó đặt nền hòa bình ở khu vực Đông Nam Á vào tình
trạng nguy hiểm, làm cho các nước ASEAN và cả Hoa Kỳ lo ngại nên đã có
15
những thay đổi trong chính sách đối ngoại để xích lại gần nhau hơn. Quan hệ
Hoa Kỳ – ASEAN vì thế cũng trở nên gắn bó hơn.
Về quan hệ an ninh chính trị: sau thất bại ở Việt Nam, để thực hiện
mục tiêu khôi phục địa vị lãnh đạo của mình trong hệ thống tư bản chủ
nghĩa, Hoa Kỳ đã tìm đủ mọi cách để lôi kéo các nước ASEAN đi theo chiến
lược chính trị – quân sự của mình nhằm biến ASEAN thành một liên minh
quân sự để kiềm chế Việt Nam và ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực. Bị
thất bại, Hoa Kỳ quay sang ủng hộ việc hợp tác an ninh quân sự với từng
thành viên của ASEAN. Bởi vì theo Hoa Kỳ, hợp tác quân sự trên cơ sở hai
bên giữa Hoa Kỳ với từng nước trong ASEAN cũng như sự phát triển quan
hệ quân sự – chính trị giữa các nước trong nội bộ ASEAN sẽ là điều kiện để
đi đến thành lập liên minh quân sự trong khuôn khổ ASEAN. Để thực hiện ý
đồ đó, Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng biện pháp tăng cường viện trợ quân sự và
kinh tế cho các đồng minh trong ASEAN.
Tuy nhiên, sự thay đổi của tình hình khu vực sau chiến tranh Việt
Nam đã làm cho các nước ASEAN phải điều chỉnh chính sách ngoại giao
của mình. Một mặt, họ vẫn coi Hoa Kỳ là lực lượng quan trọng để đảm bảo
an ninh và ổn định của khu vực, song họ đã có thái độ độc lập hơn; mặt khác
mở rộng quan hệ ngoại giao với các cường quốc khác ở trong và ngoài khu
vực.
Sau những sự kiện đầu năm 1979, tình hình khu vực có những biến
động to lớn có nguy cơ ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định của khu vực.
Tình hình đó cũng tác động lớn đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN, làm thay đổi
thái độ và chính sách đối ngoại của cả hai bên theo hướng gắn kết với nhau
hơn. Nhằm biến ASEAN thành lực lượng quân sự đối trọng với các nước
Đông Dương và là những căn cứ căn cứ quân sự mạnh, Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho
ASEAN để các nước này gia tăng tiềm lực quân sự. Cùng với viện trợ, Hoa
Kỳ còn cùng với các nước đồng minh trong ASEAN tái ký kết các hiệp
16
ước quân sự song phương, đồng thời sử dụng chương trình đào tạo và huấn
luyện quân sự cho nước ngoài như một biện pháp nhằm gắn chặt hơn nữa
quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN về quân sự…
Về quan hệ kinh tế: các nước ASEAN trong thời kỳ này đã bắt đầu coi
phát triển nền kinh tế đất nước là ưu tiên hàng đầu. Chiến lược công nghiệp
hóa hướng vào xuất khẩu được thúc đẩy hơn nữa. Để thực hiện chiến lược
đó, các nước ASEAN đều coi hợp tác khu vực về kinh tế và thắt chặt quan hệ
với các nước tư bản phát triển là những biện pháp quan trọng nhất nhằm thu
hút vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ và khai thác thị trường. Trong đó thắt
chặt quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ được coi là một trong những hướng ưu tiên
hàng đầu. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN vẫn tiếp tục được tăng cường trên các
lĩnh vực viện trợ, đầu tư và thương mại.
Như vậy, trong khoảng thời gian từ 1967 đến 1989, ASEAN luôn
được Hoa Kỳ quan tâm chú ý và đặt quan hệ trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh
tế đến an ninh – chính trị, trong đó, quan hệ an – ninh chính trị được đặt lên
hàng đầu. Song, do tác động của tình hình quốc tế và khu vực nên ASEAN
ngày càng tỏ ra độc lập, tự chủ hơn. Tuy nhiên, quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN
thời kỳ này cũng đã đặt cơ sở khá vững chắc cho việc tăng cường mối quan
hệ này ở thời kỳ tiếp theo.
1.3. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 1989 – 2000
Cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 được coi là thời điểm có
nhiều biến động dữ dội nhất trong lịch sử thế giới kể từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai. Cuối năm 1989, trong lần gặp gỡ không chính thức giữa G. H.
Bush và M. Gorbachev trên đảo Malta, Hoa Kỳ và Liên Xô đã chính thức
tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”; sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thực
tế không còn tồn tại nữa. Thế giới bước vào thời kỳ quá độ sang một trật tự
mới theo hướng đa cực. Bên cạnh đó là sự vươn lên của các nước, các tổ
17
chức lớn như Nga, Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Liên Hợp Quốc,
ASEAN... Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một môi trường mới cho sự
phát triển kinh tế thế giới và kinh tế đã trở thành trọng điểm trong quan hệ
quốc tế. Thời kỳ này, hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trở thành xu
thế chủ yếu của thế giới. Song song là xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá
với sự ra đời các tổ chức liên minh khu vực như Liên minh châu Âu (EU),
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN)… Những nhân tố này đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ
đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trên nhiều phương diện, đặc biệt là về an
ninh chính trị và kinh tế.
Về quan hệ an ninh có bước phát triển mới: để củng cố an ninh trong
khu vực, Hoa Kỳ cho rằng phải đồng thời triển khai trên ba hướng là tiếp tục
duy trì sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực châu Á – Thái Bình
Dương; duy trì và tăng cường ảnh hưởng của các liên minh trong khu vực;
thiết lập cơ cấu an ninh mới cho khu vực dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Với
ASEAN, Hoa Kỳ tìm cách duy trì sự có mặt về quân sự ở khu vực bằng cách
thay thế các căn cứ quân sự ở Philippines bằng các hình thức mới với các
nước khác trong khu vực. Bản thân các nước ASEAN cũng mong muốn rằng
sau Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò bảo đảm an ninh trong
khu vực. Như vậy, cả Hoa Kỳ lẫn ASEAN đều đạt được lợi ích riêng của
mình trong việc Hoa Kỳ duy trì sự có mặt về quân sự ở khu vực.
Để duy trì và tăng cường sự hợp tác an ninh, Hoa Kỳ và một số nước
thành viên ASEAN cũng thường xuyên có những cuộc diễn tập quân sự song
phương hay đa phương hàng năm. Đối với các nước Đông Dương, từ sau
chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ cũng bắt đầu cải thiện quan hệ. Hoa Kỳ đã đóng
vai trò quan trọng trong tiến trình lập lại hoà bình ở Campuchia. Về phần
mình, các nước ASEAN vừa muốn nhờ lực lượng nước lớn để duy trì sự ổn
định khu vực nhưng cũng lại vừa lo ngại bị các nước này khống chế.
18
Về quan hệ chính trị: mục tiêu chính trị của Hoa Kỳ từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai đến nay vẫn không hề thay đổi, đó là xác lập và duy trì địa vị
lãnh đạo của mình trên phạm vi toàn thế giới. Để thực hiện mục tiêu này,
trong thời kì chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ sử dụng những biện pháp cứng rắn
như sức mạnh quân sự, kinh tế, lôi kéo, ép buộc các nước theo và chịu sự
lãnh đạo của mình. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ phải điều chỉnh
lại chính sách của mình, chuyển sang sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân
quyền, chiến tranh thông tin kết hợp với viện trợ kinh tế, thực hiện “diễn
biến hoà bình” để đưa các nước vận động chung vào quỹ đạo của Hoa Kỳ.
Đối với khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường quan hệ
với các nước ASEAN nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở khu vực
này. Trong quan hệ với các cường quốc, ASEAN vẫn luôn coi việc tăng
cường quan hệ với Hoa Kỳ là một trong những yếu tố quan trọng để cân
bằng lực lượng, tạo ra môi trường chính trị hoà bình, ổn định cho khu vực
Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung.
Đáng chú ý trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh
lạnh là nâng vấn đề thúc đẩy dân chủ, nhân quyền lên như một quốc sách,
một trong ba trụ cột để nâng cao địa vị của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, trong đó có ASEAN.
Tóm lại, những thay đổi về chính trị sau Chiến tranh lạnh đã tạo điều
kiện thuận lợi để ASEAN tăng cường vị thế của mình trở thành một lực
lượng quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cả ASEAN và Hoa
Kỳ đều thấy lợi ích của mình trong quan hệ lẫn nhau, vì thế cả hai không
ngừng thúc đẩy quan hệ, gắn bó chặt chẽ hơn nhưng cũng mang tính cân
bằng hơn.
Về quan hệ kinh tế: sau Chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế có nhiều
thay đổi. Các nước chuyển từ chạy đua vũ trang sang chạy đua kinh tế. Do
đó, kinh tế trở thành mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại
19
của tất cả các nước trên thế giới. Trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
thời kì này, sức mạnh kinh tế quốc gia là một trong ba trụ cột chính và an
ninh kinh tế được đặt trên vị trí ưu tiên số một. Với Hoa Kỳ, ASEAN được
coi là một đối tác quan trọng. Việc duy trì và tăng cường các quan hệ kinh tế
ngày càng có hiệu quả với ASEAN là định hướng ưu tiên trong chính sách
của Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh. Tiềm lực kinh tế của Hoa Kỳ và khả năng
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của ASEAN càng gắn bó quan hệ kinh tế
giữa Hoa Kỳ và ASEAN,tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên cùng phát triển
nhanh chóng và ổn định, do vậy, sau Chiến tranh lạnh, cả hai bên đều mong
muốn tăng cường quan hệ lẫn nhau về cả thương mại, đầu tư lẫn viện trợ.
Tựu chung lại, sự thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực sau Chiến
tranh lạnh đã tác động đến Hoa Kỳ – ASEAN. Cả Hoa Kỳ và ASEAN đều
phải điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại của mình cho phù hợp với sự
thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực. Điều đó đã làm cho quan hệ Hoa
Kỳ – ASEAN thay đổi từ quan hệ đồng minh với vai trò lãnh đạo chi phối
của Hoa Kỳ sang quan hệ đối tác mang tính cân bằng, cùng có lợi.
1.4. Nhận xét
Trong khoảng thời gian từ 1967 đến 1989, Đông Nam Á nói chung và
ASEAN nói riêng luôn được Hoa Kỳ quan tâm chú ý và đặt quan hệ trên tất cả
mọi lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội đến an ninh chính trị, trong đó quan hệ an ninh –
quân sự, chính trị – ngoại giao được Hoa Kỳ đặt lên hàng đầu. Bước sang giai
đoạn sau Chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động lớn
đã tác động mạnh mẽ đến Hoa Kỳ và ASEAN. Cả Hoa Kỳ lẫn ASEAN buộc
phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới.
Điều đó đã làm thay đổi tính chất mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ quan hệ
đồng minh sang quan hệ đối tác. Sau Chiến tranh lạnh, đối với Hoa Kỳ,
ASEAN không còn đóng vai trò quan trọng về chiến lược như trước nữa. Song
ASEAN vẫn là một nhân tố không thể thiếu trong chiến
20
lược toàn cầu nói chung và chiến lược châu Á – Thái Bình Dương nói riêng
của Hoa Kỳ. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN là mối quan hệ được xác lập và
phát triển từ nhu cầu của cả hai phía. Cả Hoa Kỳ và ASEAN đều xem mối
quan hệ này là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng góp phần
phát triển đất nước, đảm bảo an ninh quốc gia và hòa bình, ổn định khu vực.
Như vậy, những lợi ích mà cả Hoa Kỳ và ASEAN thu được từ mối
quan hệ này là cơ sở để cả hai duy trì và tăng cường hơn nữa mối quan hệ
trong tương lai. Tuy nhiên, những biến động bất thường của tình hình thế
giới đầu thế kỷ XXI, đặc biệt từ sau sự kiện 11/09/2001 ở Hoa Kỳ, đã đặt
quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trước những cơ hội và thách thức lớn.
21
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN GIAI ĐOẠN CẦM
QUYỀN CỦA G. W. BUSH (2001 – 2008)
2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn
2001 – 2008
2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới vận động trong
bối cảnh có nhiều biến đổi phức tạp. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế
giới vẫn đang trong thời kỳ quá độ sang một trật tự mới theo xu hướng đa
cực. Quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng đan xen phức tạp, tác động đa
chiều đến mối quan hệ song phương cũng như đa phương của các quốc gia
dân tộc. Các mâu thuẫn của thời đại tiếp tục vận động dưới nhiều hình thức
và nội dung mới như: xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, mâu thuẫn tôn
giáo, dân tộc, hoạt động khủng bố phát triển mạnh mẽ… đặc biệt là ở các
nước đang phát triển đã phản ánh những đặc trưng mới trong quan hệ quốc tế
[28].
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục phát triển với các bước
tiến nhảy vọt, trong đó công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức có bước
chuyển quan trọng, chi phối quá trình phát triển của thế giới và của mỗi quốc
gia. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, mở ra
những cơ hội cho các quốc gia như: mở rộng thị trường, tiếp cận được khoa
học – công nghệ hiện đại, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo động lực cạnh
tranh trong kinh tế. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng tạo ra những nguy cơ,
thách thức không nhỏ đòi hỏi các quốc gia phải thích ứng trong từng thời
điểm, hoàn cảnh cụ thể.
Trong vấn đề an ninh toàn cầu vẫn tiềm ẩn những bất trắc khó có thể
lường trước. Sự kiện khủng bố 11/09/2001 ở Hoa Kỳ đã dẫn tới sự biến đổi
tương đối quan trọng của nhân tố quyền lực và làm thay đổi nhân tố cơ bản
22
chi phối diễn biến tình hình thế giới. Sau sự kiện 11/09, Hoa Kỳ phát động
cuộc chiến ở Afganistan dưới danh nghĩa chống khủng bố và cuộc chiến
tranh do Hoa Kỳ, Anh phát động chống Irắc đã đẩy nền an ninh toàn cầu tới
nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng. Lợi dụng thời cơ, Hoa Kỳ công khai tham
vọng làm bá chủ thế giới bằng việc thi hành một chính sách cường quyền,
hiếu chiến mang nặng tính vị kỷ, bất chấp tổ chức Liên Hợp Quốc, những
cam kết trong thông lệ quốc tế và đã gặp phải sự phản ứng của nhiều nước
lớn và cộng đồng quốc tế. Vì vậy, Hoa Kỳ phải điều chỉnh chính sách bá chủ
theo hướng chú ý hơn đến hợp tác đa phương nhằm giành sự ủng hộ quốc tế
để tiếp tục thực hiện và phát động các cuộc chiến ở một số địa bàn chiến
lược bảo đảm lợi ích của mình.
Trong bối cảnh lịch sử mới đầu thế kỷ XXI, với lợi thế về sự ổn định
tương đối của môi trường an ninh, chính trị và sự phát triển kinh tế năng
động, vị trí chiến lược của châu Á – Thái Bình Dương ngày càng được nâng
cao. Các nước trong khu vực có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác,
liên kết, cải thiện quan hệ vì mục tiêu phát triển. Ở khu vực Đông Nam Á, dù
chưa trở thành trung tâm quyền lực của khu vực, song các nước ASEAN
cũng có một vai trò nhất định trong việc tạo dựng nên cục diện chính trị ở
đây, việc duy trì sự ổn định chính trị được ưu tiên hàng đầu. Trong lĩnh vực
an ninh chính trị, các nước ASEAN đã tăng cường hợp tác chống khủng bố.
Hoa Kỳ đã ký kết với ASEAN Hiệp ước đấu tranh chống khủng bố. Đây là
bước đi hướng tới sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, cục diện an ninh – chính trị khu vực ASEAN cũng tiềm ẩn rất
nhiều khó khăn, thách thức mới. Vì vậy, việc giữ gìn sự ổn định để phát triển
trong khu vực vẫn được xác định là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, việc
điều chỉnh chính sách an ninh – chính trị, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực
này vẫn là một nhu cầu cấp thiết đối với các nước ASEAN trong những năm
đầu thế kỷ XXI.
23
2.1.2. Chính sách đối ngoại của chính quyền G. W. Bush
Sau gần một thập kỷ tăng trưởng liên tục dưới chính quyền B. Clinton,
sức mạnh vượt trội của Hoa Kỳ tiếp tục được củng cố và duy trì. Tuy nhiên,
sau sự kiện khủng bố 11/09/2001 đã buộc Hoa Kỳ phải có sự điều chỉnh về
chính sách đối ngoại. Về cơ bản, chủ trương can thiệp vào công việc thế giới
để thực hiện mục tiêu chiến lược duy trì vị trí lãnh đạo thế giới là không thay
đổi. Tuy nhiên, trong lần điều chỉnh chính sách của chính quyền G. W. Bush
có một số nội dung mới thể hiện ở một số mặt chủ yếu:
Thứ nhất, chống khủng bố trở thành ưu tiên an ninh quốc gia hàng
đầu. Ưu tiên chiến lược này xuất phát từ sự xác định lại các mối đe dọa đối
với Hoa Kỳ. Với việc nhận thức lại về vấn đề này, chính quyền Bush đã xác
định chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành kẻ thù số một của Hoa Kỳ và Hoa
Kỳ sẽ chiến đấu trong một thời gian dài, không hạn định trên phạm vi toàn
cầu để tiêu diệt các tổ chức khủng bố [7; 110]. Ngân sách quốc phòng của
Hoa Kỳ liên tục tăng mạnh, vào năm 2000 là 311.7 tỉ USD, tăng lên 307.8 tỉ
USD vào năm 2001 và lên tới hơn 404 tỉ USD vào năm 2003 [28; 44]. Điều
đó khẳng định mức độ quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố cũng như
quyết tâm của Hoa Kỳ trong cuộc chiến này. Ưu tiên chống khủng bố sẽ chi
phối và xác định những ưu tiên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với từng
vấn đề, từng khu vực và từng đối tượng cụ thể.
Thứ hai, thực hiện chiến lược tấn công đánh đòn phủ đầu. Chính
quyền Bush cho rằng: không thể cho phép mình chờ đợi bị đánh trước rồi
mới đánh trả, nhất là khi các kẻ thù không hiện hữu và không tấn công trực
diện. Học thuyết quân sự mới này cho phép thực hiện các hành động quân sự
thậm chí ngay cả khi chưa chắc chắn về thời điểm và vị trí tấn công của kẻ
thù [31; 45].
Thứ ba, chủ nghĩa đơn phương là một trong những xu hướng đối ngoại
nổi trội của chính quyền Bush. Trên thực tế, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục xu hướng
24
đơn phương ngay cả trong cuộc chiến ở Afghanistan; tháng 12/2001, chính
quyền G. W. Bush tuyên bố đơn phương từ bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn
đạo ABM; quyết định triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD)
và Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường (TMD) [28; 45]. Quan điểm của
Hoa Kỳ là trong khi tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Hoa Kỳ
cũng sẽ không ngần ngại đơn phương hành động một mình khi cần thiết.
Việc Hoa Kỳ theo đuổi chủ nghĩa đơn phương trong điều kiện không có đối
trọng để kiềm chế là mối lo ngại lớn đối với sự ổn định quốc tế.
Những nội dung điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại trên
của Hoa Kỳ có tác động trực tiếp đến việc thực thi chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ với các quốc gia và khu vực, trong đó có ASEAN.
2.1.3. Chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN
Về phía các nước ASEAN, Hoa Kỳ là một đối tác trong nhiều năm của
tổ chức này. Việc ASEAN kết nạp thêm các thành viên mới không làm thay
đổi chính sách hợp tác với Hoa Kỳ của ASEAN. Kể từ sau sự kiện khủng bố
11/09/2001, ASEAN tăng cường hợp tác an ninh với Hoa Kỳ. Trong quá
trình thực thi chiến lược cân bằng quan hệ với các nước lớn, ASEAN rất chú
trọng tăng cường và phát triển quan hệ với Hoa Kỳ. Mặc dù hiện nay
ASEAN có khuynh hướng độc lập tự chủ về an ninh nhưng không phản đối
Hoa Kỳ duy trì một lực lượng nhất định ở Đông Nam Á do sức mạnh bản
thân ASEAN có hạn; hơn nữa, từ thời Chiến tranh lạnh đến nay, Hoa Kỳ và
ASEAN đã thiết lập và tiếp tục mối quan hệ, đặt nền tảng cho sự tin cậy hợp
tác giữa hai bên; đồng thời xuất phát từ lợi ích của bản thân, ASEAN muốn
Hoa Kỳ bảo lưu sự có mặt về an ninh – quân sự ở Đông Nam Á, một mặt
muốn dựa vào Hoa Kỳ để cân bằng ảnh hưởng sức mạnh của khác nước
khác, mặt khác muốn nhận được sự ủng hộ, viện trợ về quân sự, kỹ thuật,
tăng cường lực lượng quân sự để phòng ngừa và chống lại các mối đe dọa an
ninh từ trong và ngoài khu vực.
25
Ngoài ra, ASEAN cũng đã ký với Hoa Kỳ một số văn kiện hợp tác
trên các lĩnh vực khác. Trong số các văn kiện đã ký kết, đáng chú ý là Tuyên
bố chung Hoa Kỳ – ASEAN về tăng cường mối quan hệ đối tác, được ký
ngày 18/11/2005. Trong bản Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo ASEAN và
Hoa Kỳ nhất trí thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa hai bên theo hướng hành
động, tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực bao gồm: an ninh, chính trị,
kinh tế, xã hội và phát triển. Bản Tuyên bố cũng kêu gọi các nước ASEAN
tích cực xây dựng ASEAN thành một cộng đồng hội nhập năng động ở châu
Á – Thái Bình Dương, đồng thời kêu gọi cả ASEAN và Hoa Kỳ cùng hợp
tác chặt chẽ hơn nữa trong việc chống lại tội phạm xuyên quốc gia, kể cả
khủng bố, chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chống buôn bán người
và ma túy bất hợp pháp, đảm bảo an ninh hàng hải…đồng thời, lãnh đạo các
nước ASEAN và Hoa Kỳ cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong thương mại
và đầu tư [35].
Những nội dung trong Tuyên bố chung Hoa Kỳ – ASEAN đã đặt cơ
sở mới cho sự hợp tác toàn diện và lâu dài giữa hai bên. Những mục tiêu đề
ra trong Tuyên bố chung vừa bao hàm cả một số ưu tiên trong chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ cũng như những mục tiêu và lợi ích của ASEAN. Điều
này cho thấy, việc thực hiện đầy đủ những nội dung trong bản Tuyên bố
chung sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía. Như vậy, xu hướng chung trong
chính sách của Hoa Kỳ và ASEAN trong quan hệ song phương là tăng cường
hợp tác và cùng có lợi. Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả đều thuận
lợi. Trong một số vấn đề cụ thể, hai bên vẫn còn những vướng mắc do những
khác biệt về quan điểm và lợi ích.
26
2.2. Những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn
2001 – 2008
2.2.1. Lĩnh vực kinh tế
ASEAN ngày càng trở nên quan trọng đối với lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ.
Khu vực này đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư Hoa Kỳ và là một trong
các đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ. Thương mại Hoa Kỳ – ASEAN
liên tục tăng qua các năm. Năm 2001 đạt 107 tỷ USD, năm 2002 đạt
119 tỷ USD, năm 2003 đạt 130 tỷ USD và tiếp tục tăng lên gần 140 tỉ USD
vào năm 2004, gần 150 tỷ USD năm 2005 và 168 tỷ năm 2006. Hiện tại,
ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hoa Kỳ sau EU, Nhật Bản, còn
Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN [34; 1]. Hoa Kỳ xác
định, việc gia tăng thương mại với các quốc gia ASEAN sẽ đóng góp vào sự
phát triển kinh tế của khu vực, biến khu vực này ngày càng trở thành thị
trường hấp dẫn hơn đối với các hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ. Để cạnh
tranh với các đối tác lớn trên thị trường khu vực, chính quyền của Tổng
thống G. W. Bush tăng cường chính sách tự do hóa thương mại đối với
ASEAN, nâng cao lòng tin của nhà đầu tư bằng việc tạo các cơ hội bình đẳng
trong hoạt động kinh tế.
Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên, ngày 25/08/2006, tại
Kuala Lumpur (Malaysia), Hiệp định khung về thương mại và đầu tư giữa
Hoa Kỳ và ASEAN (TIFA) đã được ký kết. Đây được coi là bước khởi đầu
tích cực cho việc tiến tới ký kết một Hiệp định tự do thương mại đầy đủ giữa
Hoa Kỳ và ASEAN.
Hoa Kỳ tiếp tục nhấn mạnh tới sự dính líu trên phương diện đa
phương của mình đối với khu vực thông qua APEC. Hoa Kỳ muốn thúc đẩy
nhanh các sáng kiến của APEC và ASEAN nhằm tăng cường đầu tư vào
trong lĩnh vực sinh học và các ngành có liên quan thông qua sự cân đối điều
27
tiết. Diễn đàn này được xem như một công cụ mạnh của Hoa Kỳ trong quá
trình thực hiện tự do hóa.
Việc đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định song phương với các nước
ASEAN để mở cửa thị trường, mở rộng xuất khẩu của Hoa Kỳ là một hướng
ưu tiên hàng đầu trong chính sách thương mại của chính quyền Bush. Đây có
thể được xem như là điều chỉnh rõ nét nhất trong chính sách kinh tế của
chính quyền Bush đối với ASEAN. Việc mở cửa các thị trường sẽ đem lại
những lợi ích kinh tế to lớn cho cả hai phía. Thông qua thúc đẩy quan hệ
kinh tế song phương với các nước ASEAN, Hoa Kỳ cũng sẽ có nhiều cơ hội
thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy quan hệ về an ninh và chính trị với các
nước đồng minh trước đây đồng thời lôi kéo thêm những đồng minh mới.
Bên cạnh việc tăng cường quan hệ đa phương, Hoa Kỳ cũng thúc đẩy các
mối quan hệ song phương với các nước ASEAN. Với Singapore, Hoa Kỳ đã ký
FTA và coi đây như là “mô hình mang tầm cỡ thế giới, làm khuôn mẫu cho các
hiệp định trong tương lai tại khu vực, tự do hóa thị trường, thu hút đầu tư với
những khả năng thực sự chứ không phải bằng triển vọng không thực tế” [31;
82]. Hiện tại, Singapore là bạn hàng mậu dịch lớn thứ 10 của Hoa Kỳ. Thương
mại giữa Hoa Kỳ và Singapore đã tăng hơn 10% sau khi hai nước ký FTA. Với
Philippines và Indonesia, Hoa Kỳ đã tái thành lập Hội đồng thương mại và đầu
tư. Tháng 05/2005, nhân chuyến thăm chính thức của Thứ trưởng Ngoại giao
Zoellick, Hoa Kỳ đã ký kết viện trợ cho Indonesia 245 triệu USD để xây dựng
đường giao thông tại Aceh và một khoản viện trợ khác là 73,7 triệu USD hỗ trợ
phát triển kinh tế [31; 83]. Với Lào, Hoa Kỳ từng bước mở rộng quan hệ trên
các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho các công ty Hoa
Kỳ đứng vững và chi phối nền kinh tế Lào, dùng các biện pháp kinh tế để ép
Lào hướng đến nền kinh tế thị trường tự do kiểu Hoa Kỳ, truyền bá nền dân chủ
đa nguyên và các giá trị Hoa Kỳ. Với Campuchia, Hoa Kỳ là một trong những
nước có số vốn đầu tư
28
lớn nhất tại Campuchia (415 triệu USD). Cuối năm 2004, chính phủ
Campuchia bắt đầu tiến trình thảo luận với Hoa Kỳ nhằm đạt được hiệp định
thương mại tự do FTA song phương, nhằm tạo tiền đề thiết lập các cuộc gặp
gỡ định kỳ giữa các quan chức cấp cao trong lĩnh vực thương mại hai nước,
từ đó khởi động cho các cuộc đàm phán tiến tới Hiệp định thương mại tự do.
2.2.2. Lĩnh vực chính trị – ngoại giao
Để thực hiện chính sách Đông Nam Á, quan hệ chính trị với các nước
ASEAN được Hoa Kỳ chú trọng thúc đẩy, đặc biệt là trong nhiệm kỳ thứ hai
của Tổng thống Bush. Năm 2005, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là Robert
Zoellick đã đi thăm sáu nước Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Indonesia,
Malaysia và Singapore với mục đích thắt chặt hơn nữa quan hệ Hoa Kỳ –
ASEAN. Ngày 17/11/2005, các nhà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ đã nhất trí
đưa ra Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ đối tác tăng cường Hoa Kỳ –
ASEAN. Tháng 07/2006, tại KualaLumpur, quan hệ hữu nghị Hoa Kỳ –
ASEAN đã được đẩy lên một tầm cao mới khi hai bên thống nhất về Kế
hoạch hành động để thực hiện quan hệ đối tác tăng cường Hoa Kỳ – ASEAN
[31; 55].
Ngày 12/06/2007, Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn Nghị quyết đề
cao 30 năm quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN. Tiếp theo Nghị quyết về 30 năm
quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN, một quyết định nữa của chính quyền G. Bush
đối với Đông Nam Á thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là việc Hoa Kỳ
quyết định bố trí lại nhân sự ngoại giao ở Đông Nam Á đầu tháng 07/2007.
Theo đó, các đại sứ ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đông Timo, Việt Nam,
Lào sẽ được thay khi chưa hết nhiệm kỳ.
Trong vấn đề thúc đẩy dân chủ, nhân quyền: dưới chính quyền Bush,
ASEAN tiếp tục là một trong những vị trí được Hoa Kỳ quan tâm truyền bá mô
hình dân chủ nhân quyền kiểu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cũng như các lĩnh vực khác
trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, chính sách nhân quyền cũng
29
rơi vào tình trạng lúng túng. Với việc coi khu vực này là mặt trận thứ hai
trong cuộc chiến chống khủng bố, chính sách nhân quyền được xem nhẹ hơn
để đổi lấy sự hợp tác quân sự cũng như sự ủng hộ về mặt chính trị cho các
hoạt động mới của mình. Chẳng hạn, Hoa Kỳ đã từng ngừng quan hệ quân
sự với Indonesia vì cho rằng Indonesia đã vi phạm nhân quyền khi có hành
động bạo lực tại Đông Timo năm 1999. Nhưng sau 11/09, Hoa Kỳ đã gác lại
vấn đề trên và coi Indonesia là “đồng minh chủ chốt trong cuộc chiến chống
khủng bố” nối lại quan hệ quân sự và viện trợ cho nước này [31; 59].
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chính quyền G. W. Bush không
còn coi trọng chính sách về nhân quyền. Hoa Kỳ thường xuyên khuyến khích
thúc đẩy nhân quyền thông qua các chương trình viện trợ, cụ thể là thông qua
các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Thực chất đây chính là chính sách “cây
gậy và củ cà rốt” mà Hoa Kỳ sử dụng để áp đặt dân chủ nhân quyền kiểu
Hoa Kỳ cho các nước ASEAN. Hoa Kỳ sử dụng viện trợ kinh tế để ép các
nước đặc biệt là những nước có khó khăn kinh tế cải cách chính trị, sửa đổi
luật nhằm đưa các nước này đi vào quỹ đạo của mình.
Ngoài ra, các báo cáo về tình trạng nhân quyền trên thế giới của Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ, các hội nghị nhân quyền và các tổ chức nhân quyền quốc
tế... vẫn là các phương tiện quen thuộc để tác động vào những nước mà Hoa Kỳ
cho là vi phạm nhân quyền. Hoa Kỳ thường lợi dụng các vấn đề dân tộc tôn
giáo để can thiệp vào các nước, thực hiện “diễn biến hòa bình” để can thiệp
chính trị vào công việc nội bộ của các nước này. Với Myanmar, những căng
thẳng trong quan hệ Hoa Kỳ – Myanmar thời gian qua xoay quanh vấn đề Hoa
Kỳ chỉ trích vấn đề dân chủ nhân quyền của nước này. Việc Hoa Kỳ tiến hành
trừng phạt Myanmar cho thấy: dù dân chủ nhân quyền không phải là vị trí số
một trong chiến lược của Hoa Kỳ, nhưng trên thực tế, khi cần thiết Hoa Kỳ vẫn
sử dụng nó như một công cụ đắc lực để đạt mục đích của mình. Với Lào, Hoa
Kỳ sử dụng các lực lượng chống đối lưu vong để chống phá
30
chế độ. Thông qua lực lượng này, Hoa Kỳ tuyên truyền trong nhân dân Lào
những tư tưởng tự do, dân chủ theo kiểu phương Tây. Lực lượng phản động
người Lào được Hoa Kỳ sử dụng để kích động, nói xấu, vu khống nhà nước
và Đảng, thậm chí gây ra các vụ bạo loạn chính trị nhằm thay đổi chính
quyền do Đảng lãnh đạo. Với Campuchia, Hoa Kỳ đã ra sức giúp đỡ và
mong muốn hai đảng FUNCINPEC và Samrainsy bắt tay nhau để cạnh tranh
với Đảng Nhân dân Campuchia. Trước cuộc bầu cử 7/2003, Hoa Kỳ đã viện
trợ cho hai đảng đối lập này tới 4 triệu USD. Đầu tháng 10/2003, quan chức
của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết Hoa Kỳ sẽ cắt giảm
5 triệu USD quỹ của 9 tổ chức nhân quyền ở Campuchia nhằm gây sức ép
đối với Hun Sen [27; 5].
Trong vấn đề viện trợ phát triển: viện trợ được coi là một công cụ
quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trong đó có chính sách
mở rộng dân chủ nhân quyền, về cơ bản, chính sách hỗ trợ nước ngoài của
Hoa Kỳ gồm 5 loại chính: viện trợ phát triển song phương; hỗ trợ kinh tế
phục vụ cho các mục tiêu an ninh và chính trị Hoa Kỳ; viện trợ nhân đạo,
đóng góp kinh tế đa phương; viện trợ quân sự. Dưới chính quyền Bush, các
mục tiêu này được tập trung vào ba hướng chính là tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp và thương mại; sức khỏe toàn cầu; dân chủ, ngăn ngừa xung đột và
hỗ trợ nhân đạo [30; 62].
Có thể thấy rằng, khi phát triển quan hệ chính trị gần gũi với các
ASEAN, Hoa Kỳ cũng đồng thời muốn truyền bá, áp đặt khái niệm dân chủ
tự do và nhân quyền của mình cho các nước này. Thông qua đó, Hoa Kỳ
muốn đồng hóa ASEAN về chính trị và từ đó đưa khu vực này vào phạm vi
thế lực của mình. Nhưng chính điều này đã gây ra cản trở cho quan hệ giữa
Hoa Kỳ với các nước ASEAN. Bởi vì, không giống như các nước phương
Tây, các nước châu Á rất coi trọng các giá trị của mình và không muốn bị
Hoa Kỳ áp đặt những giá trị của Hoa Kỳ cho họ. Theo họ, việc thực hiện
31
nhân quyền phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn
vẹn lãnh thổ cũng như nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
các nước khác, không được sử dụng nhân quyền như một công cụ gây sức ép
về chính trị.
2.2.3. Lĩnh vực An ninh – quân sự
Thứ nhất, Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự thông qua các hoạt
động chống khủng bố. Do ASEAN đã trở thành căn cứ hoạt động của các
phần tử khủng bố, nên vị trí của khu vực này được nâng cao trong chính sách
của Hoa Kỳ. Trước sự kiện 11/09, ở Đông Nam Á đã tồn tại một số tổ chức
khủng bố, và sau sự kiện này, càng xuất hiện nhiều hơn.
Trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2002, Hoa Kỳ đã kêu gọi kết
hợp các liên minh song phương và hợp tác với các thể chế khu vực nhằm xử
lý những thay đổi ở ASEAN. Những mục tiêu của sự hợp tác khu vực bao
gồm “thiết lập sự cân bằng quyền lực toàn cầu có lợi cho tự do”, “xây dựng
những chương trình nghị sự hợp tác tích cực trong cuộc chiến chống khủng
bố” và “tạo ra một châu Á ổn định về chiến lược” [31; 63 – 64]. Để thực hiện
điều này, Hoa Kỳ tiến hành triển khai hàng loạt các hoạt động hợp tác song
phương lẫn đa phương với nhiều nước thành viên của ASEAN.
Trong khuôn khổ đa phương: ngày 01/08/2002, tại Brunei, Hoa Kỳ và
ASEAN ký kết Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố với mục tiêu là
“ngăn ngừa, phá vỡ và chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế”. Để thực hiện
mục tiêu này, Hoa Kỳ đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như viện trợ
quân sự, đào tạo sĩ quan quân đội, tiến hành tập trận chống khủng bố với các
nước thành viên ASEAN.
Trong các mối quan hệ song phương: Hoa Kỳ nối lại các hoạt động viện
trợ và huấn luyện quân sự, trao đổi thông tin tình báo, đưa quân đến một số
nước, tiến hành tập trận chung, nhất là các nước đồng minh truyền thống
32
như Philippines, Thái Lan và Singapore, cho các nước này hưởng quy chế
đồng minh ngoài NATO.
Với Philippines, sau sự kiện 11/09/2001, hợp tác quân sự giữa hai
nước được thắt chặt hơn. Năm 2002, Hoa Kỳ và Philippines ký “Hiệp định
cùng nhau chi viện hậu cần”, theo đó Hoa Kỳ được phép sử dụng tất cả các
cơ sở quân sự như căn cứ không quân Clark, căn cứ hải quân Subie, lãnh hải
không phận của Philippines để tiến hành chống khủng bố. Hoa Kỳ giúp
Philippines xây dựng chương trình Hỗ trợ an ninh (SA), cung cấp các trang
thiết bị quân sự và giúp đỡ huấn luyện lực lượng chống khủng bố…[3]. Với
Singapore, quan hệ Hoa Kỳ – Singapore được coi là một trong các mối quan
hệ mạnh nhất trong khu vực. Sau sự kiện 11/09, Singapore đã cho lực lượng
Hoa Kỳ tiếp cận các căn cứ không quân và hải quân, bắt giữ 31 kẻ tình nghi
là khủng bố, phong tỏa các tài sản tài chính của bọn khủng bố, gia tăng bảo
vệ cho tàu biển tại eo biển Malacca. Hoa Kỳ còn ký với Singapore hiệp định
cho phép các nhân viên hải quan Hoa Kỳ được quyền khám xét các tàu chở
hàng đi qua cảng biển Singapore. Tháng 10/2003, hai nước ký “Thỏa thuận
khung về hợp tác đối tác chiến lược trong phòng thủ và an ninh”. Cũng từ
thời điểm này, Singapore trở thành “đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ ngoài
khối NATO” [7; 23]. Với Indonesia, Indonesia có vai trò quan trọng đối với
an ninh khu vực. Hoa Kỳ đã thực thi một chính sách tương đối thận trọng với
nước này. Hoa Kỳ không ngừng cải thiện, nâng cao hơn nữa quan hệ với
Indonesia mà còn muốn nước này phục hồi vai trò lãnh đạo trong khu vực
ASEAN để tạo điều kiện thuận lợi nhằm tạo lập vị trí của mình trong khu
vực. Việc xây dựng quan hệ với một quốc gia Hồi giáo sẽ góp phần thúc đẩy
các mối quan hệ chung của chính quyền Bush với các quốc gia Hồi giáo khác
và khiến cho cuộc chiến chống khủng bố không trở thành cuộc xung đột giữa
các nền văn minh [7; 157].
33
Có thể thấy rằng sự kiện 11/09 đã tạo thêm sức sống cho quan hệ giữa
Hoa Kỳ với một bộ phận các nước ASEAN.
Thứ hai, Hoa Kỳ không ngừng gia tăng sự can dự và kiểm soát biển
Đông và eo biển Malacca. Một trong những mục tiêu gia tăng sự thâm nhập
quân sự của Hoa Kỳ vào ASEAN là nhằm đảm bảo an ninh cho các tuyến
đường biển đi qua eo biển Malacca và biển Đông. Với Hoa Kỳ, eo biển
Malacca là một trong năm lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực.
Sau sự kiện 11/09, Hoa Kỳ với tư cách là nước sử dụng eo biển và là
cường quốc hàng hải trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã rất lo ngại về
âm mưu tấn công của bọn khủng bố vào các tuyến đường hàng hải kinh tế
ở Đông Nam Á. Hoa Kỳ đã đề xuất với Singapore, Malaysia, Indonesia triển
khai lực lượng thủy quân lục chiến và đặc nhiệm hoạt động trên xuồng cao
tốc để bảo vệ nhanh chóng và hiệu quả eo biển Malacca.
Mặc dù không được trực tiếp tham gia vào việc gìn giữ an ninh tại eo
biển Malacca, song giữa Hoa Kỳ với các nước hữu quan đã có những
nhượng bộ nhất định. Trong tương lai, Hoa Kỳ vẫn sẽ tìm cách để có thể có
được một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tại địa điểm quan
trọng này. Có thể nói, việc phát động cuộc chiến chống khủng bố tại ASEAN
đã tạo cho Hoa Kỳ cơ hội điều chỉnh cách tiếp cận chiến lược mới của mình.
Đó là ngăn ngừa xung đột ở ASEAN, tìm cách duy trì một lối vào tự do và
cởi mở đối với các tuyến đường biển tại eo Malacca. Và ở phạm vi rộng hơn,
ngoài eo biển Malacca, các tính toán chiến lược của Hoa Kỳ đối với toàn bộ
biển Đông là điều kiện quan trọng để Hoa Kỳ không ngừng tăng cường ảnh
hưởng tại khu vực này.
Đối với Hoa Kỳ, lợi ích ở biển Đông bao gồm cả lợi ích kinh tế lẫn lợi
ích an ninh chiến lược, trong đó có lợi ích trước mắt là kinh tế, còn lợi ích an
ninh chiến lược là mục tiêu căn bản. Hoa Kỳ muốn biển Đông luôn là vùng biển
quốc tế nhằm đảm bảo cho tàu thuyền quân sự và tàu vận tải buôn bán
34
đi lại tự do không bị gây phiền nhiễu, về lợi ích an ninh chiến lược, biển
Đông là con đường chiến lược nối liền Đại Tây Dương với Tây Thái Bình
Dương, là nơi triển khai nhiệm vụ phòng thủ Ấn Độ Dương của Bộ Tư lệnh
Thái Bình Dương. Trong tình hình mới, biển Đông sẽ tạo điều kiện cho Hoa
Kỳ duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực và giúp triển khai nhanh quân
Hoa Kỳ tới các điểm nóng trong khu vực, cũng như từ đây triển khai ra các
điểm nóng khác trên thế giới.
Sau sự kiện 11/09, quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề biển Đông có xu
hướng nghiêng về đối phó, đề phòng, ngăn chặn và cô lập Trung Quốc. Hoa
Kỳ coi vấn đề Trường Sa thành “vấn đề Trung Quốc”, coi Trung Quốc là
“nguồn gốc tranh chấp Trường Sa”. Từ ngấm ngầm bênh vực đến công khai
ủng hộ các bên tranh chấp khác, lợi dụng và lôi kéo các nước ASEAN, bề
ngoài tỏ ra “trung lập” nhưng thực chất là muốn duy trì hiện trạng Trường Sa
để gây bất lợi cho Trung Quốc. Từ thái độ “không có trách nhiệm”, Hoa Kỳ
đã chuyển hướng sang “giúp đỡ” các nước tranh chấp với Trung Quốc, xuất
hiện xu thế hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ với ASEAN trong vấn đề Trường
Sa [7].
Cuối tháng 01/2003, Hoa Kỳ và Philippines đã tiến hành cuộc tập trận
chung mang tên “Banlikatan 4” mà địa điểm được chọn là đảo Palawan đang
tồn tại tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines với mục tiêu
tập trận lúc đầu là chống khủng bố, sau mở rộng ra chống xâm lược từ bên
ngoài.
Để tăng cường an ninh trên biển và để khống chế sự trồi dậy của
Trung Quốc, Hoa Kỳ đã triển khai kế hoạch điều động quân, tăng cường lực
lượng không quân tại đảo Guam, Hawai và tại Yokousuka của Nhật Bản.
Cùng với sự bố trí và sự hiện diện trở lại của quân đội Hoa Kỳ tại nhiều nước
ASEAN, sự tăng cường hợp tác quân sự của Hoa Kỳ với Nhật Bản đã
35
tạo ra một thế cờ mới, có khả năng bao vây Trung Quốc từ phía biển, duy trì
sự thống trị quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Sự gia tăng lực lượng và can dự của Hoa Kỳ trên biển, nhất là quanh khu
vực eo biển Malacca và biển Đông có tác động sâu sắc đến cục diện chính trị và
hợp tác an ninh của ASEAN nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung.
Trước hết, sự gia tăng hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại biển Đông và eo biển
Malacca nhằm mục tiêu khống chế khu vực, trước hết là đường biển. Điều này
đang củng cố thế nổi trội ảnh hưởng chính trị và quân sự của Hoa Kỳ tại khu
vực này, đảm bảo an ninh cho các tuyến giao thông đường biển, kiềm chế sự
trỗi dậy của Trung Quốc, tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản và một
số nước Đông Nam Á. Ở vùng biển Đông có trữ lượng lớn về dầu mỏ, khí đốt
và tài nguyên biển khổng lồ. Chính vì vậy, sự gia tăng hiện diện quân sự trên
biển của Hoa Kỳ có khả năng thúc đẩy chạy đua vũ trang trên biển, nhất là từ
phía Trung Quốc. Tuy nhiên, sự gia tăng sự hiện diện của Hoa Kỳ tại biển Đông
và eo biển Malacca cũng tạo ra những cơ hội hợp tác an ninh mới cả truyền
thống lẫn phi truyền thống, góp phần ngăn chặn nạn cướp biển, khủng bố, làm
tăng tầm quan trọng của vị thế địa – chính trị ASEAN trong bàn cờ chiến lược
của các nước.
2.3. Nhận xét
Qua những nội dung cơ bản của quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN dưới
chính quyền Bush, vai trò của ASEAN được đánh giá cao hơn trong bối cảnh
quốc tế mới. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN được triển khai tích cực trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự. Với việc coi
ASEAN là “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu,
Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh chính sách an ninh – quân sự trong quan hệ với
các nước ASEAN.
Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc Hoa Kỳ tái can dự trở
lại Đông Nam Á đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ phía các nước thành
36
viên ASEAN. Tuy nhiên, vẫn có thể khẳng định rằng, Hoa Kỳ vẫn là nhân tố
rất quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư và thương mại tại khu vực và cũng
là nhân tố đảm bảo cho sự ổn định về an ninh chính trị của ASEAN.
So với chính quyền B. Clinton, ASEAN được quan tâm hơn trong
chính sách của W. G. Bush thể hiện qua sự tăng cường hợp tác trên tất cả các
lĩnh vực đặc biệt là an ninh – quân sự. Tuy nhiên, chính sách này cũng không
thể tránh khỏi một số hạn chế. Thứ nhất, do quá chú trọng đến việc chống
khủng bố, nên mặc dù đã quay trở lại ASEAN nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa đưa
ra được một chính sách tổng thể toàn diện đối với khu vực. Thứ hai, trong
quan hệ với ASEAN, do nhấn mạnh chủ nghĩa song phương, một mặt Hoa
Kỳ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mặt khác lại gây ảnh hưởng đến sự cố
kết giữa các nước ASEAN. Thứ ba, trong khi Trung Quốc đang gia tăng ảnh
hưởng mạnh mẽ tại khu vực thì Hoa Kỳ chưa có một chính sách cạnh tranh
toàn diện với Trung Quốc.
Như vậy, trong thời gian qua Hoa Kỳ đã chú trọng nhiều hơn đến
ASEAN nhưng khu vực này vẫn chưa chiếm vị trí ưu tiên trong tổng thể
chính sách của Hoa Kỳ, có thể thấy lợi ích của Hoa Kỳ ở ASEAN chưa phải
là lợi ích sống còn. Là một siêu cường duy nhất trên thế giới, Hoa Kỳ không
có nhiều sự lựa chọn trong chính sách đối ngoại, sự lựa chọn lý tưởng nhất
với Hoa Kỳ là chỉ tập trung vào những khu vực trọng yếu, còn những khu
vực khác, Hoa Kỳ gián tiếp dựa vào vai trò của các đồng minh khu vực.
37
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN GIAI ĐOẠN CẦM
QUYỀN CỦA B. OBAMA (2009 – 2012)
3.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn
2009 – 2012
3.1.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á
Những năm hậu Chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra những thay đổi
quan trọng trong sự phân bố quyền lực. Liên bang Xô Viết đã sụp đổ và
quyền lực của nước Nga suy giảm. Mặt khác, ảnh hưởng của Trung Quốc
tăng lên nhanh chóng và có khả năng tiếp tục phát triển, thêm vào đó là sự
phát triển của Nhật Bản, Tây Âu cũng góp phần làm thay đổi thế giới.
Hoa Kỳ tuy là siêu cường duy nhất về kinh tế – quân sự, song không
hoàn toàn chiếm ưu thế tuyệt đối. Nhật Bản, Tây Âu đã xem việc Liên Xô
tan rã và sự suy yếu tương đối của Hoa Kỳ sau cuộc chạy đua vũ trang trong
Chiến tranh lạnh là thời cơ thuận lợi để vươn lên đóng vai trò chính trị –
quân sự tương xứng với lực lượng kinh tế của mình. Bên cạnh đó một cuộc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền của các nước đang phát triển chống lại sự áp đặt
và can thiệp của các nước lớn đã trở thành một xu thế đáng kể trên thế giới.
Tất cả những điều nói trên cho thấy thế giới đang phát triển theo xu hướng
một siêu cường đa trung tâm.
Tuy nhiên, quan hệ quốc tế đang diễn ra một sự sắp xếp lại lực lượng
theo lợi ích ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế, cùng với quá trình trên,
quan hệ giữa các quốc gia với các quốc gia cũng biến đổi, để tồn tại và phát
triển cũng như bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, các nước phải nhanh chóng hòa
nhập mạnh mẽ vào trào lưu cải cách. Bởi vì sức mạnh của một số quốc gia
ngày nay được đo chủ yếu bằng sức mạnh kinh tế, tài chính, và giá trị văn
hóa.
38
Cách mạng khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là cách mạng thông tin đã
dẫn đến tới việc hình thành nền kinh tế tri thức. Trong điều kiện cách mạng
khoa học – công nghệ và toàn cầu hóa đã dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt
giữa các nước lớn, các trung tâm không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả
trên lĩnh vực chính trị. Như vậy, có thể nói đã xuất hiện tiền đề cho quá trình
cạnh tranh trên lĩnh vực quốc tế có lực lượng ngày càng gần tương đương
nhau trên một số mặt, tạo khả năng hiện thực cho xu hướng hình thành thế đa
cực trong quan hệ quốc tế hiện đại. Các trung tâm quyền lực quốc tế đang
hình thành không đối đầu với nhau mặc dù có sự khác biệt về chế độ chính
trị – xã hội, mà vừa đấu tranh quyết liệt để kiềm chế, vô hiệu hóa lẫn nhau,
vừa có khả năng hợp tác với nhau để đối phó với xu hướng hình thành cục
diện đa cực hóa, đối nghịch với ý đồ của Hoa Kỳ muốn “một mình lãnh đạo
thế giới” [29].
Đặc biệt vào những năm đầu của thế kỷ XXI, trên thế giới trở nên sôi
động bởi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế do Hoa Kỳ cầm
đầu. Nhằm theo đuổi mục đích chống khủng bố, chính Hoa Kỳ đã nhấn mạnh
tới quan hệ an ninh lâu dài giữa Hoa Kỳ với đồng minh, đồng thời điều chỉnh
chính sách của mình ở một số khu vực và một số quốc gia trên thế giới.
Toàn cảnh chính trị thế giới những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều biến
đổi đa dạng và phức tạp. Bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống vẫn còn
tồn tại như cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề eo biển Đài
Loan. Đặc biệt là cuộc xung đột chính trị ở Libya vào đầu năm 2011 với sự
can thiệp của Hoa Kỳ và các nước châu Âu, cuộc khủng hoảng chính trị ở
các nước Bắc Phi, đã làm cho tình hình chính trị thế giới trở lên căng thẳng
[29; 10].
Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Hoa Kỳ vào năm
2008 đã lan nhanh và có tác động xấu đến cả đời sống kinh tế – chính trị
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012
Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012

Más contenido relacionado

Similar a Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012

Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...sividocz
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Ngọc Hưng
 
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết m...
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết m...Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết m...
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết m...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHỤC VỤ SINH VIÊN TẠ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHỤC VỤ SINH VIÊN TẠ...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHỤC VỤ SINH VIÊN TẠ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHỤC VỤ SINH VIÊN TẠ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...nataliej4
 
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồPhan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồnhatphuong2710
 

Similar a Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012 (20)

Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Huyện Mù Cang Chải – Yên...
 
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “KIM LOẠI” TRONG BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC T...
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
 
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết m...
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết m...Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết m...
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung học phổ thông viết văn bản thuyết m...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện ĐakrôngLuận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHỤC VỤ SINH VIÊN TẠ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHỤC VỤ SINH VIÊN TẠ...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHỤC VỤ SINH VIÊN TẠ...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHỤC VỤ SINH VIÊN TẠ...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBN...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của UBN...
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đLuận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồPhan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
Phan tich hoat_dong_tin_dung_ngan_han_tai_chi_nhanh_ngan_han_AGRIBANK Long hồ
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, HAY, 9đ
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Việc Làm
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Việc LàmLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Việc Làm
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Việc Làm
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001- 20 15.docx
Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001- 20 15.docxNâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001- 20 15.docx
Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001- 20 15.docx
 

Más de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Más de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Último

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN từ năm 2001 đến 2012

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2010 – 2014 QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012 Chuyên ngành: Sư phạm Lịch Sử VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LUANVANTRITHUC.COM ZALO: 0936.885.877 TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO BÌNH DƯƠNG, THÁNG 5 NĂM 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn là Tiến sĩ Ngô Hồng Điệp. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong khóa luận phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Bình Dương – Năm 2014 Tác giả Đoàn Thị Thanh Hằng
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận “Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm 2001 đến năm 2012” tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân và gia đình đã luôn động viên, ủng hộ tôi, đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo và đưa ra những ý kiến đóng góp cho khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô trong khoa Sử, trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Ngô Hồng Điệp – người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, thầy đã tận tình chỉ bảo và từng bước hướng dẫn tôi trong suốt quá trình từ soạn thảo đề cương cho đến lúc hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bản thân cho nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần được góp ý, sửa chữa. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
  • 4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ Bình Dương, ngày thángnăm 2014
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ Bình Dương, ngày thángnăm 2014
  • 6. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................3 3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài.........................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ..................................................6 6. Đóng góp của đề tài.........................................................................................6 7. Bố cục của đề tài..............................................................................................7 NỘI DUNG...........................................................................................................9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN TỪ NĂM 1967 ĐẾN NĂM 2000...................................................................................................9 1.1. Sự ra đời của tổ chức ASEAN và thái độ của Hoa Kỳ .............................9 1.2. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 1967 – 1989..................................12 1.2.1. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 1967 – 1975 ...............................................12 1.2.2. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 1976 – 1989 ...............................................14 1.3. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 1989 – 2000..................................16 1.4. Nhận xét.......................................................................................................19
  • 7. CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA G. W. BUSH (2001 – 2008) .....................................................................21 2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 2001 – 2008..................................................................................................................21 2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á.........................................21 2.1.2. Chính sách đối ngoại của chính quyền G. W. Bush.............................23 2.1.3. Chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN......................24 2.2. Những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 2001 – 2008.........................................................................................................26 2.2.1. Lĩnh vực kinh tế.......................................................................................26 2.2.2. Lĩnh vực chính trị – ngoại giao..............................................................28 2.2.3. Lĩnh vực An ninh – quân sự...................................................................31 2.3. Nhận xét.......................................................................................................35 CHƯƠNG 3: QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA B. OBAMA (2009 – 2012) .......................................................................37 3.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 2009 – 2012..................................................................................................................37 3.1.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á.........................................37 3.1.2. Chính sách đối ngoại của chính quyền B. Obama ...............................39 3.1.3. Chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN......................41 3.2. Những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 2009 – 2012.........................................................................................................41 3.2.1. Lĩnh vực kinh tế ....................................................................................41 3.2.3. Lĩnh vực an ninh – quân sự....................................................................44 3.3. Nhận xét.......................................................................................................46 3.4. Việt Nam trong chính sách ASEAN của Hoa Kỳ....................................46 3.4.1. Vai trò của Việt Nam trong khu vực ASEAN ......................................46 3.4.2. Chính sách đối với Việt Nam..................................................................48
  • 8. 3.4.3. Vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ với ASEAN 50 3.5. Triển vọng quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong những năm tới................51 KẾT LUẬN ........................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................57
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, với vị trí địa – chiến lược quan trọng của mình, ASEAN đã trở thành khu vực thu hút sự quan tâm của nhiều nước lớn trên thế giới. Là một siêu cường nên Hoa Kỳ đã không ngừng gia tăng sự dính líu, ảnh hưởng của mình đến các quốc gia trong khu vực ASEAN trên hầu hết mọi mối quan hệ quốc tế. Trên thực tế, chính sách của Hoa Kỳ đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực, cũng như ảnh hưởng đến quan hệ đối nội, đối ngoại của từng quốc gia. Tuy nhiên, từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, vai trò của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ phần nào bị giảm sút do mục tiêu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lúc này không còn là mục tiêu chiến lược hàng đầu khi mà mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ, Trung Quốc và Việt Nam lúc này đi theo con đường cải cách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời điểm này, Hoa Kỳ còn bận tập trung vào các khu vực khác quan trọng hơn như khu vực Đông Bắc Á, Đông Âu… Bước vào thế kỷ mới – thế kỷ XXI, đặc biệt là sau sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã có sự điều chỉnh về chiến lược, chính sách đối ngoại của mình và phát động cuộc chiến chống khủng bố. Chính sự kiện ngày 11/09 đã buộc Hoa Kỳ phải xem lại chính sách với ASEAN của mình, để có sự điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới theo hướng tăng cường xem trọng châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng. Hơn nữa, trong hơn một thập niên qua, các nước trên thế giới ngày càng quan tâm hơn đến tổ chức khu vực ASEAN với tư cách là một trong những tổ chức khu vực thành công nhờ những đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển giữa các nước trong khu vực cũng như trong khối châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã xác định tổ chức khu vực
  • 10. 2 này đang tập trung những lợi ích sống còn của mình không chỉ vì ASEAN là một trong những mặt trận chính trong cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ mà ở đây còn chứa đựng những lợi ích về kinh tế, chính trị – đối ngoại… Hơn nữa, bối cảnh chung hiện nay là sự phát triển của các mối quan hệ toàn cầu. Đó là sự phát triển và quan hệ của các nước lớn, các khu vực, quá trình toàn cầu hóa… Các nước lớn trên thế giới cũng như ASEAN đã và đang tăng cường hợp tác để giảm thiểu xung đột, mâu thuẫn để phát triển, coi hợp tác phát triển kinh tế, ổn định chính trị, an ninh xã hội là trọng tâm. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, vị trí và vai trò của ASEAN lại đặc biệt gia tăng đối với Hoa Kỳ. Xét về từng nước thành viên của tổ chức khu vực ASEAN có vai trò không lớn và hạn chế đối với Hoa Kỳ nhưng khi xét ASEAN với tư cách là một tổ chức, một khối thì nó lại có vai trò rất quan trọng với Hoa Kỳ. Điều này được thể hiện trên những khía cạnh: về kinh tế ASEAN là đối tác quan trọng và là thị trường thứ tư của Hoa Kỳ, có thể nói đây là hai bạn hàng cùng phát triển và có lợi, không thể không có nhau trong tương quan quan hệ kinh tế quốc tế; về an ninh chính trị, thực tế các vấn đề bệnh tật, môi trường, xung đột sắc tộc tôn giáo, biên giới, hải đảo… đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế rộng rãi để giảm thiểu các vấn đề này. Hoa Kỳ là một nước lớn, có quan hệ lâu năm với các nước khu vực ASEAN nên nếu thiếu đi nhân tố Hoa Kỳ thì những vấn đề an ninh chính trị của khu vực sẽ trở nên rất phức tạp; về những mối quan hệ khác giữa Hoa Kỳ và các nước ASEAN cũng rất quan trọng. Nó còn quan trọng hơn khi Hoa Kỳ và ASEAN ngày càng mở rộng mối quan hệ kinh tế, an ninh chính trị với nhau, và nhất là khi có những ảnh hưởng của các thế lực và nhiều nước lớn khác đối với khu vực. Tất cả các mối quan hệ toàn cầu ấy đòi hỏi chính sách và khả năng thích ứng của các quốc gia trong tổ chức khu vực ASEAN. Nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng” sẽ tạo điều kiện cho các nước thành viên phát
  • 11. 3 triển nhưng cũng sẽ có thể có những kìm hãm, hạn chế nhất định, vượt qua hay không là dựa vào bản lĩnh của mỗi quốc gia. Vậy Hoa Kỳ đã có những điều chỉnh chiến lược như thế nào với tổ chức khu vực ASEAN cùng chính sách đối ngoại ra sao? Và chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN tác động ngược trở lại như thế nào để dung hòa mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi? Những vấn đề trên đã thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài “Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm 2001 đến năm 2012” làm đề tài nghiên cứu và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm hướng tới các mục đích cụ thể sau: Thứ nhất, đi vào khái quát quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm 1967 đến năm 2000, trong đó phân tích thái độ của Hoa Kỳ khi tổ chức này ra đời. Tìm hiểu tiến tới phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn từ 2000 đến 2012 để thấy được sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với các nước ASEAN, đặc biệt là sau sự kiện 11/09 và chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN tác động trở lại Hoa Kỳ. Thứ hai, tìm hiểu những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn từ 2000 đến 2012 trên các lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự. Từ đó thấy được vai trò và vị trí của các nước ASEAN trong chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thứ ba, bước đầu đưa ra một vài nhận xét về mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong giai đoạn tìm hiểu. Đồng thời tìm hiểu về nhân tố Việt Nam trong trong chính sách ASEAN của Hoa Kỳ và triển vọng quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong những năm tới.
  • 12. 4 3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Xuất phát từ tính chất tác động nhanh chóng và sâu sắc, chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các nước trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực ASEAN nói riêng đã và luôn trở thành vấn đề được các nhà nghiên cứu không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề này được xuất bản thành sách. Có thể kể đến: “Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 2001 – 2020” của GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn, Nxb Từ điển Bách khoa, năm 2012, trong đó nêu lên quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong bối cảnh quốc tế và khu vực đến năm 2020; chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh và triển vọng mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN. “Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: Động cơ của sự lựa chọn thế kỷ XXI” của tác giả Bruce W. Jentleson, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004, công trình đề cập đến bối cảnh của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: lý luận và lịch sử; từ đó tiếp cận chính sách đối ngoại của đất nước này trong thế kỷ XXI trước những lựa chọn và thách thức. Ngoài ra còn có các công trình “Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau Chiến tranh lạnh của Lê Khương Thùy, Nxb Khoa học Xã hội, năm 2003; “Về chiến lược an ninh của Mĩ hiện nay” của Lê Linh Lan chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004; “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh”, Nxb Lý luận Chính trị, năm 2007 của ba tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Thị Lệ v.v… Bên cạnh đó còn có những bài viết của những học giả trong và ngoài nước như: “Chính sách châu Á của Bill Clinton” của ông MV. Rappai (Ấn Độ) đã nêu ra chính sách đối ngoại của B. Clinton với khu vực châu Á, từ đó khẳng định sự can thiệp ngày càng tăng của Mỹ vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; “Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh lạnh của
  • 13. 5 Mỹ: từ George Bush (cha) đến Bill Clinton”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 1/2001 và “Nhìn lại sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 1 (03/2007) của tác giả Hà Mỹ Hương đã nêu lên những nhân tố chi phối chiến lược toàn cầu và nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại Mỹ sau Chiến tranh lạnh; “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đông Nam Á từ sau sự kiện 11/09” của Phạm Cao Cường, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 6/2005 v.v… Nhìn chung, qua các công trình, quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước Đông Nam Á trong những năm đầu của thế kỷ XXI đã được phản ánh trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, các bài viết, công trình hầu hết đều nhấn vào sự điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ sau sự kiện 11/09, đề tài “Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm 2001 đến năm 2012” của tác giả trước hết sẽ đi vào khái quát sự ra đời của tổ chức ASEAN và phân tích thái độ của Hoa Kỳ khi tổ chức này ra đời, sau đó tập trung làm rõ mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong giai đoạn từ khi ASEAN ra đời đến năm 2000 để người đọc có cái nhìn hệ thống hơn. Nội dung cốt lõi tập trung phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012. Sau đó đi vào phân tích những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn này trên các lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự và đưa ra một số nhận xét bước đầu. Qua đó làm rõ nhân tố Việt Nam trong trong chính sách ASEAN của Hoa Kỳ và triển vọng quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong những năm tới. Đề tài dựa trên cơ sở kế thừa những gì các nhà nghiên cứu đi trước đã tìm hiểu, có sự phát triển và làm rõ hơn vấn đề. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận sẽ khái quát mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ khi tổ chức ASEAN ra đời (1967) đến năm 2000. Nội dung trọng tâm đi vào phân tích
  • 14. 6 mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN từ giai đoạn cầm quyền của G. W. Bush (2001 – 2008) đến thời Tổng thống đương nhiệm B. Obama (2009 – 2012). Khóa luận tập trung vào những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN gồm kinh tế, chính trị – ngoại giao và an ninh – quân sự. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận lấy mốc thời gian từ năm 2001 đến năm 2012. Trong đó nội dung chính của khóa luận sẽ tập trung phân tích kỹ quan hệ của Hoa Kỳ và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự từ thời kỳ Tổng thống G. W. Bush đến thời Tổng thống B. Obama. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu Đề tài “Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm 2001 đến năm 2012” dựa trên hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng về cơ sở lý luận của phương pháp nghiên cứu xuyên suốt trong quá trình làm khóa luận. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic nhằm làm nổi bật nội dung cốt lõi của vấn đề. Ngoài ra,tác giả còn dựa vào nguồn tài liệu sẵn có, kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu… từ đó đưa ra những nhận xét riêng để làm rõ vấn đề và cho người đọc có cái nhìn tổng quan về quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012. Nguồn tài liệu bao gồm các nguồn khác nhau như các sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, báo – tạp chí khoa học, các luận văn thạc sĩ và các tài liệu từ các trang web khác… 6. Đóng góp của đề tài Thông qua việc phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn từ 2000 đến 2012 trên các lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự để thấy được vai trò và vị trí của ASEAN trong chiến lược toàn cầu mới của Hoa Kỳ. Qua đó làm rõ
  • 15. 7 thực chất động cơ, mục đích những chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực ASEAN nói chung. Làm rõ tác động của những chính sách này đối với Việt Nam cũng như vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ – ASEAN và triển vọng quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong những năm tới. Qua những vấn đề mà tác giả tập trung làm rõ, tác giả mong muốn kết quả đạt được của khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu và quan tâm đến vấn đề. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ năm 1967 đến năm 2000 Ở chương này trước hết sẽ đi vào khái quát sự ra đời của tổ chức ASEAN và phân tích thái độ của Hoa Kỳ khi tổ chức này ra đời, sau đó tập trung làm rõ mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong giai đoạn từ khi ASEAN ra đời đến năm 2000. Chương 2: Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn cầm quyền của G. W. Bush (2001 – 2008) Chương này tập trung phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong giai đoạn cầm quyền của G. W. Bush (2001 – 2008), đặc biệt là sau sự kiện ngày 11/09/2001. Đồng thời làm rõ những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn này trên các lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự. Bước đầu đưa ra nhận xét về kết quả chính sách đối ngoại của chính quyền G. W. Bush với ASEAN và chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN tác động ngược trở lại.
  • 16. 8 Chương 3: Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn cầm quyền của B. Obama (2009 – 2012) Tương tự như chương 2, nội dung chương này trước hết sẽ tập trung vào những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong giai đoạn cầm quyền của B. Obama (2009 – 2012). Sau đó đi vào phân tích những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn này trên các lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự và đưa ra một số nhận xét. Qua đó làm rõ nhân tố Việt Nam trong trong chính sách ASEAN của Hoa Kỳ và triển vọng quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong những năm tới.
  • 17. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN TỪ NĂM 1967 ĐẾN NĂM 2000 1.1. Sự ra đời của tổ chức ASEAN và thái độ của Hoa Kỳ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations – ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động. Thứ nhất, phải kể đến sự phát triển phức tạp của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, để bảo vệ lợi ích quốc gia của từng nước cũng như từng khu vực, chủ nghĩa khu vực đã hình thành và phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới. Nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện, điều đó đã có tác động nhất định đến các nước Đông Nam Á, họ nhận thức được rằng việc thành lập một tổ chức khu vực sẽ tạo ra những ưu thế nhất định về kinh tế và chính trị. Về kinh tế, một tổ chức khu vực sẽ giúp các nước trong tổ chức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hợp tác thương mại, phân công lao động. Về chính trị, tổ chức khu vực giúp các nước tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong việc giải quyết các vấn đề nội bộ khu vực và quốc tế, từ đó nâng cao địa vị của mình trên trường quốc tế. Thứ hai, do tác động của Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Xô – Mỹ, các nước trong khu vực bị phân chia thành hai nhóm đối lập nhau về hệ tư tưởng và chịu những ảnh hưởng khác nhau từ các cường quốc. Song các nước Đông Nam Á cũng nhận thức được rằng, cách tốt nhất để giảm sự chi phối của các cường quốc là phải liên kết với nhau trong một tổ chức khu vực. Thông qua tổ chức đó, các nước tăng cường hợp tác về chính trị và phát triển kinh tế để tạo nên một sức mạnh tập thể nhằm cân bằng lợi ích với các nước lớn trong khu vực.
  • 18. 10 Thứ ba, sau khi giành được độc lập, năm nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đều đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Chính phủ các nước này đều chú trọng việc phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá đất nước và thu được những kết quả khả quan. Tuy vậy, các nước này đều gặp phải những khó khăn, thách thức về chính trị, kinh tế, giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ với nhau và cả sức ép từ bên ngoài. Cả năm nước đều mong muốn có một nền an ninh, chính trị ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, không muốn quá lệ thuộc vào tư bản phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trước tình hình đó, các nước đã tạm gác lại những mâu thuẫn và xung đột để cùng nhau thành lập một tổ chức khu vực nhằm đối phó với những thách thức ở khu vực và thế giới. Đầu tiên là sự thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) vào 31/07/1961 tại Bangkok, bao gồm ba nước Thái Lan, Malaysia và Philippines. Trong thời gian tồn tại của ASA, một tổ chức hợp tác khu vực khác gồm 3 nước Malaysia, Philippines và Indonesia (gọi tắt là MAPHILINDO) cũng được tuyên bố thành lập vào tháng 08/1963. Tuy nhiên, cả ASA và MAPHILINDO đều không tồn tại được lâu do những bất đồng không thể giải quyết giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền. Cuối năm 1966, ngoại trưởng Thái Lan gửi đến các ngoại trưởng Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore bản dự thảo về việc tổ chức “Hội các quốc gia Đông Nam Á về hợp tác khu vực”. Sau nhiều cuộc thảo luận, tháng 08/1967, ngoại trưởng 5 nước họp ở Bangkok và ngày 08/08/1967 đã ra tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Assoliation of Southeast Asian Nations) viết tắt là ASEAN [8], [10], [26]. Trong tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (08/08/1967) ở Bangkok (còn gọi là Tuyên bố Bangkok), những người sáng
  • 19. 11 lập ra tổ chức hợp tác khu vực này đã nêu rõ tôn chỉ, mục đích của ASEAN như sau: Một là, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua những nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình của các quốc gia Đông Nam Á. Hai là, tăng cường hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ba là, thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá , kỹ thuật, khoa học và hành chính. Bốn là, giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo, cung cấp phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, nghề nghiệp, kỹ thuật và hành chính. Năm là, hợp tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền công nghiệp và các nghành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về trao đổi hàng hoá quốc tế, cải tiến các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân. Sáu là, tăng cường nghiên cứu Đông Nam Á. Bảy là, duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có cùng tôn chỉ mục đích và thăm dò tất cả các lĩnh vực hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này [8; 173 – 174]. Những mục đích trong tuyên bố Bangkok cho thấy: ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực được thành lập nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá giữa các nước thành viên. Mục đích của sự hợp tác này là nhằm tăng cường sức mạnh của mỗi nước cũng như của tổ chức để đối phó có hiệu quả hơn trước các mối đe doạ từ bên ngoài.
  • 20. 12 Sự ra đời của ASEAN đã đánh dấu sự trưởng thành về mặt chính trị của các nước thành viên, đồng thời nó cũng đánh dấu sự thắng lợi của tinh thần hoà hợp giữa các nước trong khu vực. Tuyên bố thành lập của ASEAN cũng đã nói rõ rằng: các nước ASEAN mong muốn thiết lập một cơ sở vững chắc cho hành động chung nhằm “đẩy mạnh hợp tác khu vực ở Đông Nam Á trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, góp phần vào hoà bình, tiến bộ và thịnh vượng ở khu vực” và các nước này cũng tuyên bố “quyết tâm giữ gìn ổn định và an ninh của mình chống lại sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất cứ hình thức hoặc biểu hiện nào” [8; 172]. Ngay từ khi ASEAN mới tuyên bố thành lập, Hoa Kỳ đã tỏ rõ thái độ khuyến khích và ủng hộ. Bởi vì theo Hoa Kỳ, sự ra đời của ASEAN lúc đó là phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ; trong ASEAN có Thái Lan và Philippines là đồng minh của Hoa Kỳ và cũng là thành viên của SEATO, nên Hoa Kỳ không những không lo ngại sự chống đối của ASEAN mà còn thấy có khả năng chi phối tổ chức này; cả Hoa Kỳ và các nước ASEAN đều theo đuổi chính sách chống cộng sản; hơn nữa, Hoa Kỳ muốn thông qua sự ủng hộ đối với các nước thành viên ASEAN để các nước này nằm trong vòng ảnh hưởng của Hoa Kỳ, hoặc có thể được thì biến ASEAN thành một liên minh quân sự mới thay cho SEATO đã mất tác dụng. Chính vì những lý do trên mà Hoa Kỳ đã ngày càng tăng cường quan hệ vốn có với các nước thành viên ASEAN trên tất cả các lĩnh vực an ninh, chính trị và kinh tế. 1.2. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 1967 – 1989 1.2.1. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 1967 – 1975 ASEAN được thành lập trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh ở Đông Dương và chiến tranh lạnh trên thế giới phát triển đến đỉnh điểm. Đây là thời kỳ Hoa Kỳ đang leo thang chiến tranh ở Việt Nam, thất bại trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” đã buộc Hoa Kỳ phải xuống thang chiến tranh ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán. Cùng thời
  • 21. 13 gian này, Hoa Kỳ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước đồng minh trong tổ chức quân sự SEATO. Hơn nữa, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng hòa bình, trung lập và không liên kết ngày càng có tác động lớn đến các nước trong khu vực làm cho Hoa Kỳ hết sức lo ngại. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn phải chịu sức ép lớn từ phong trào đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là nhân dân trong nước phản đối cuộc chiến tranh đang tiến hành ở Việt Nam. Tình hình đó đã có tác động mạnh mẽ đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN. Về quan hệ an ninh chính trị: để thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm leo thang chiến tranh ở chiến trường Việt Nam, Hoa Kỳ đã tìm cách tăng cường quan hệ với các nước ASEAN trên mọi phương diện, đặc biệt là về quân sự – chính trị, nhằm biến các nước ASEAN thành các đồng minh thân cận và là các căn cứ quân sự để phục vụ cho chiến tranh tại Việt Nam. Để đạt được điều đó, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các biện pháp can thiệp quân sự – chính trị với can thiệp về kinh tế. Hoa Kỳ xem viện trợ quân sự và kinh tế như là một biện pháp tối ưu. Thông qua viện trợ quân sự, Hoa Kỳ buộc chặt các nước ASEAN, đặc biệt là các nước đồng minh trong SEATO (Thái Lan, Philippines) ngày càng phải phụ thuộc hơn. Để đổi lấy viện trợ, một số nước ASEAN như Thái Lan và Philippines đã dành cho Hoa Kỳ quyền sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ hoặc giúp đào tạo sĩ quan. Khi Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh ở Việt Nam và phải ngồi vào bàn đàm phán, tình hình đó đã làm cho chính phủ các nước ASEAN phải nhìn nhận lại chính sách đối ngoại trong quan hệ với Hoa Kỳ cũng như đối với các nước trong khu vực. Thực tế Hoa Kỳ lúc này không còn là một sự đảm bảo tuyệt đối về quân sự, chỗ dựa duy nhất cho các nước ASEAN. Vì thế, các nước ASEAN đã theo đuổi chiến lược mới, họ tỏ ra độc lập và giữ khoảng cách hơn trong quan hệ với Hoa Kỳ, đồng thời mở rộng quan hệ với
  • 22. 14 các nước lớn khác ở trong và ngoài khu vực như Trung Quốc, Liên Xô nhằm tìm kiếm sự cân bằng lực lượng giữa các nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực. Về quan hệ kinh tế: Hoa Kỳ chú trọng đến việc hướng các nước này phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Qua đó muốn biến họ thành những đồng minh để cùng lập thành một hàng rào ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Cả Hoa Kỳ và các nước ASEAN đều có những lợi ích nhất định khi thúc đẩy quan hệ kinh tế hai bên, thời điểm này quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN được tăng cường hơn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong viện trợ, đầu tư và thương mại. 1.2.2. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN 1976 – 1989 Khi cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc năm 1975 với thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương và sự thất bại hoàn toàn của Hoa Kỳ và tay sai đã làm cục diện ở khu vực Đông Nam Á thay đổi. Trong tình hình mới, các nước ASEAN đã nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải củng cố tổ chức của mình, làm cho ASEAN trở nên chủ động và tích cực hơn. Sau thất bại ở Việt Nam, địa vị và uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới đã phần nào bị giảm sút, đặc biệt là sự suy giảm ảnh hưởng đối với Đông Nam Á. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn không dễ dàng từ bỏ lợi ích của mình ở khu vực này. Từ 1979 đến đầu thập niên 1980, tình hình thế giới và khu vực trở nên căng thẳng. Quan hệ giữa Mỹ – Xô chuyển từ hòa dịu sang đối đầu. Cùng lúc đó, ở Đông Nam Á lại diễn ra nhiều biến động lớn tiêu biểu là sự rạn nứt trong quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, đặc biệt là sự kiện Campuchia và sự kiện Trung Quốc tấn công vùng biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17/02/1979. Tình hình đó đặt nền hòa bình ở khu vực Đông Nam Á vào tình trạng nguy hiểm, làm cho các nước ASEAN và cả Hoa Kỳ lo ngại nên đã có
  • 23. 15 những thay đổi trong chính sách đối ngoại để xích lại gần nhau hơn. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN vì thế cũng trở nên gắn bó hơn. Về quan hệ an ninh chính trị: sau thất bại ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu khôi phục địa vị lãnh đạo của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, Hoa Kỳ đã tìm đủ mọi cách để lôi kéo các nước ASEAN đi theo chiến lược chính trị – quân sự của mình nhằm biến ASEAN thành một liên minh quân sự để kiềm chế Việt Nam và ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực. Bị thất bại, Hoa Kỳ quay sang ủng hộ việc hợp tác an ninh quân sự với từng thành viên của ASEAN. Bởi vì theo Hoa Kỳ, hợp tác quân sự trên cơ sở hai bên giữa Hoa Kỳ với từng nước trong ASEAN cũng như sự phát triển quan hệ quân sự – chính trị giữa các nước trong nội bộ ASEAN sẽ là điều kiện để đi đến thành lập liên minh quân sự trong khuôn khổ ASEAN. Để thực hiện ý đồ đó, Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng biện pháp tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế cho các đồng minh trong ASEAN. Tuy nhiên, sự thay đổi của tình hình khu vực sau chiến tranh Việt Nam đã làm cho các nước ASEAN phải điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình. Một mặt, họ vẫn coi Hoa Kỳ là lực lượng quan trọng để đảm bảo an ninh và ổn định của khu vực, song họ đã có thái độ độc lập hơn; mặt khác mở rộng quan hệ ngoại giao với các cường quốc khác ở trong và ngoài khu vực. Sau những sự kiện đầu năm 1979, tình hình khu vực có những biến động to lớn có nguy cơ ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định của khu vực. Tình hình đó cũng tác động lớn đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN, làm thay đổi thái độ và chính sách đối ngoại của cả hai bên theo hướng gắn kết với nhau hơn. Nhằm biến ASEAN thành lực lượng quân sự đối trọng với các nước Đông Dương và là những căn cứ căn cứ quân sự mạnh, Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho ASEAN để các nước này gia tăng tiềm lực quân sự. Cùng với viện trợ, Hoa Kỳ còn cùng với các nước đồng minh trong ASEAN tái ký kết các hiệp
  • 24. 16 ước quân sự song phương, đồng thời sử dụng chương trình đào tạo và huấn luyện quân sự cho nước ngoài như một biện pháp nhằm gắn chặt hơn nữa quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN về quân sự… Về quan hệ kinh tế: các nước ASEAN trong thời kỳ này đã bắt đầu coi phát triển nền kinh tế đất nước là ưu tiên hàng đầu. Chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu được thúc đẩy hơn nữa. Để thực hiện chiến lược đó, các nước ASEAN đều coi hợp tác khu vực về kinh tế và thắt chặt quan hệ với các nước tư bản phát triển là những biện pháp quan trọng nhất nhằm thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ và khai thác thị trường. Trong đó thắt chặt quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ được coi là một trong những hướng ưu tiên hàng đầu. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN vẫn tiếp tục được tăng cường trên các lĩnh vực viện trợ, đầu tư và thương mại. Như vậy, trong khoảng thời gian từ 1967 đến 1989, ASEAN luôn được Hoa Kỳ quan tâm chú ý và đặt quan hệ trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến an ninh – chính trị, trong đó, quan hệ an – ninh chính trị được đặt lên hàng đầu. Song, do tác động của tình hình quốc tế và khu vực nên ASEAN ngày càng tỏ ra độc lập, tự chủ hơn. Tuy nhiên, quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN thời kỳ này cũng đã đặt cơ sở khá vững chắc cho việc tăng cường mối quan hệ này ở thời kỳ tiếp theo. 1.3. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 1989 – 2000 Cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 được coi là thời điểm có nhiều biến động dữ dội nhất trong lịch sử thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cuối năm 1989, trong lần gặp gỡ không chính thức giữa G. H. Bush và M. Gorbachev trên đảo Malta, Hoa Kỳ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”; sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thực tế không còn tồn tại nữa. Thế giới bước vào thời kỳ quá độ sang một trật tự mới theo hướng đa cực. Bên cạnh đó là sự vươn lên của các nước, các tổ
  • 25. 17 chức lớn như Nga, Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Liên Hợp Quốc, ASEAN... Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một môi trường mới cho sự phát triển kinh tế thế giới và kinh tế đã trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế. Thời kỳ này, hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ yếu của thế giới. Song song là xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá với sự ra đời các tổ chức liên minh khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… Những nhân tố này đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trên nhiều phương diện, đặc biệt là về an ninh chính trị và kinh tế. Về quan hệ an ninh có bước phát triển mới: để củng cố an ninh trong khu vực, Hoa Kỳ cho rằng phải đồng thời triển khai trên ba hướng là tiếp tục duy trì sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương; duy trì và tăng cường ảnh hưởng của các liên minh trong khu vực; thiết lập cơ cấu an ninh mới cho khu vực dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Với ASEAN, Hoa Kỳ tìm cách duy trì sự có mặt về quân sự ở khu vực bằng cách thay thế các căn cứ quân sự ở Philippines bằng các hình thức mới với các nước khác trong khu vực. Bản thân các nước ASEAN cũng mong muốn rằng sau Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò bảo đảm an ninh trong khu vực. Như vậy, cả Hoa Kỳ lẫn ASEAN đều đạt được lợi ích riêng của mình trong việc Hoa Kỳ duy trì sự có mặt về quân sự ở khu vực. Để duy trì và tăng cường sự hợp tác an ninh, Hoa Kỳ và một số nước thành viên ASEAN cũng thường xuyên có những cuộc diễn tập quân sự song phương hay đa phương hàng năm. Đối với các nước Đông Dương, từ sau chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ cũng bắt đầu cải thiện quan hệ. Hoa Kỳ đã đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lập lại hoà bình ở Campuchia. Về phần mình, các nước ASEAN vừa muốn nhờ lực lượng nước lớn để duy trì sự ổn định khu vực nhưng cũng lại vừa lo ngại bị các nước này khống chế.
  • 26. 18 Về quan hệ chính trị: mục tiêu chính trị của Hoa Kỳ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay vẫn không hề thay đổi, đó là xác lập và duy trì địa vị lãnh đạo của mình trên phạm vi toàn thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, trong thời kì chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ sử dụng những biện pháp cứng rắn như sức mạnh quân sự, kinh tế, lôi kéo, ép buộc các nước theo và chịu sự lãnh đạo của mình. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ phải điều chỉnh lại chính sách của mình, chuyển sang sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, chiến tranh thông tin kết hợp với viện trợ kinh tế, thực hiện “diễn biến hoà bình” để đưa các nước vận động chung vào quỹ đạo của Hoa Kỳ. Đối với khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường quan hệ với các nước ASEAN nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở khu vực này. Trong quan hệ với các cường quốc, ASEAN vẫn luôn coi việc tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ là một trong những yếu tố quan trọng để cân bằng lực lượng, tạo ra môi trường chính trị hoà bình, ổn định cho khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Đáng chú ý trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh là nâng vấn đề thúc đẩy dân chủ, nhân quyền lên như một quốc sách, một trong ba trụ cột để nâng cao địa vị của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có ASEAN. Tóm lại, những thay đổi về chính trị sau Chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện thuận lợi để ASEAN tăng cường vị thế của mình trở thành một lực lượng quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cả ASEAN và Hoa Kỳ đều thấy lợi ích của mình trong quan hệ lẫn nhau, vì thế cả hai không ngừng thúc đẩy quan hệ, gắn bó chặt chẽ hơn nhưng cũng mang tính cân bằng hơn. Về quan hệ kinh tế: sau Chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi. Các nước chuyển từ chạy đua vũ trang sang chạy đua kinh tế. Do đó, kinh tế trở thành mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại
  • 27. 19 của tất cả các nước trên thế giới. Trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kì này, sức mạnh kinh tế quốc gia là một trong ba trụ cột chính và an ninh kinh tế được đặt trên vị trí ưu tiên số một. Với Hoa Kỳ, ASEAN được coi là một đối tác quan trọng. Việc duy trì và tăng cường các quan hệ kinh tế ngày càng có hiệu quả với ASEAN là định hướng ưu tiên trong chính sách của Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh. Tiềm lực kinh tế của Hoa Kỳ và khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của ASEAN càng gắn bó quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và ASEAN,tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên cùng phát triển nhanh chóng và ổn định, do vậy, sau Chiến tranh lạnh, cả hai bên đều mong muốn tăng cường quan hệ lẫn nhau về cả thương mại, đầu tư lẫn viện trợ. Tựu chung lại, sự thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh đã tác động đến Hoa Kỳ – ASEAN. Cả Hoa Kỳ và ASEAN đều phải điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại của mình cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực. Điều đó đã làm cho quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN thay đổi từ quan hệ đồng minh với vai trò lãnh đạo chi phối của Hoa Kỳ sang quan hệ đối tác mang tính cân bằng, cùng có lợi. 1.4. Nhận xét Trong khoảng thời gian từ 1967 đến 1989, Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng luôn được Hoa Kỳ quan tâm chú ý và đặt quan hệ trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội đến an ninh chính trị, trong đó quan hệ an ninh – quân sự, chính trị – ngoại giao được Hoa Kỳ đặt lên hàng đầu. Bước sang giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động lớn đã tác động mạnh mẽ đến Hoa Kỳ và ASEAN. Cả Hoa Kỳ lẫn ASEAN buộc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới. Điều đó đã làm thay đổi tính chất mối quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN từ quan hệ đồng minh sang quan hệ đối tác. Sau Chiến tranh lạnh, đối với Hoa Kỳ, ASEAN không còn đóng vai trò quan trọng về chiến lược như trước nữa. Song ASEAN vẫn là một nhân tố không thể thiếu trong chiến
  • 28. 20 lược toàn cầu nói chung và chiến lược châu Á – Thái Bình Dương nói riêng của Hoa Kỳ. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN là mối quan hệ được xác lập và phát triển từ nhu cầu của cả hai phía. Cả Hoa Kỳ và ASEAN đều xem mối quan hệ này là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng góp phần phát triển đất nước, đảm bảo an ninh quốc gia và hòa bình, ổn định khu vực. Như vậy, những lợi ích mà cả Hoa Kỳ và ASEAN thu được từ mối quan hệ này là cơ sở để cả hai duy trì và tăng cường hơn nữa mối quan hệ trong tương lai. Tuy nhiên, những biến động bất thường của tình hình thế giới đầu thế kỷ XXI, đặc biệt từ sau sự kiện 11/09/2001 ở Hoa Kỳ, đã đặt quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trước những cơ hội và thách thức lớn.
  • 29. 21 CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA G. W. BUSH (2001 – 2008) 2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 2001 – 2008 2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới vận động trong bối cảnh có nhiều biến đổi phức tạp. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới vẫn đang trong thời kỳ quá độ sang một trật tự mới theo xu hướng đa cực. Quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng đan xen phức tạp, tác động đa chiều đến mối quan hệ song phương cũng như đa phương của các quốc gia dân tộc. Các mâu thuẫn của thời đại tiếp tục vận động dưới nhiều hình thức và nội dung mới như: xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, hoạt động khủng bố phát triển mạnh mẽ… đặc biệt là ở các nước đang phát triển đã phản ánh những đặc trưng mới trong quan hệ quốc tế [28]. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục phát triển với các bước tiến nhảy vọt, trong đó công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức có bước chuyển quan trọng, chi phối quá trình phát triển của thế giới và của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, mở ra những cơ hội cho các quốc gia như: mở rộng thị trường, tiếp cận được khoa học – công nghệ hiện đại, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo động lực cạnh tranh trong kinh tế. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng tạo ra những nguy cơ, thách thức không nhỏ đòi hỏi các quốc gia phải thích ứng trong từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể. Trong vấn đề an ninh toàn cầu vẫn tiềm ẩn những bất trắc khó có thể lường trước. Sự kiện khủng bố 11/09/2001 ở Hoa Kỳ đã dẫn tới sự biến đổi tương đối quan trọng của nhân tố quyền lực và làm thay đổi nhân tố cơ bản
  • 30. 22 chi phối diễn biến tình hình thế giới. Sau sự kiện 11/09, Hoa Kỳ phát động cuộc chiến ở Afganistan dưới danh nghĩa chống khủng bố và cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ, Anh phát động chống Irắc đã đẩy nền an ninh toàn cầu tới nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng. Lợi dụng thời cơ, Hoa Kỳ công khai tham vọng làm bá chủ thế giới bằng việc thi hành một chính sách cường quyền, hiếu chiến mang nặng tính vị kỷ, bất chấp tổ chức Liên Hợp Quốc, những cam kết trong thông lệ quốc tế và đã gặp phải sự phản ứng của nhiều nước lớn và cộng đồng quốc tế. Vì vậy, Hoa Kỳ phải điều chỉnh chính sách bá chủ theo hướng chú ý hơn đến hợp tác đa phương nhằm giành sự ủng hộ quốc tế để tiếp tục thực hiện và phát động các cuộc chiến ở một số địa bàn chiến lược bảo đảm lợi ích của mình. Trong bối cảnh lịch sử mới đầu thế kỷ XXI, với lợi thế về sự ổn định tương đối của môi trường an ninh, chính trị và sự phát triển kinh tế năng động, vị trí chiến lược của châu Á – Thái Bình Dương ngày càng được nâng cao. Các nước trong khu vực có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác, liên kết, cải thiện quan hệ vì mục tiêu phát triển. Ở khu vực Đông Nam Á, dù chưa trở thành trung tâm quyền lực của khu vực, song các nước ASEAN cũng có một vai trò nhất định trong việc tạo dựng nên cục diện chính trị ở đây, việc duy trì sự ổn định chính trị được ưu tiên hàng đầu. Trong lĩnh vực an ninh chính trị, các nước ASEAN đã tăng cường hợp tác chống khủng bố. Hoa Kỳ đã ký kết với ASEAN Hiệp ước đấu tranh chống khủng bố. Đây là bước đi hướng tới sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, cục diện an ninh – chính trị khu vực ASEAN cũng tiềm ẩn rất nhiều khó khăn, thách thức mới. Vì vậy, việc giữ gìn sự ổn định để phát triển trong khu vực vẫn được xác định là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, việc điều chỉnh chính sách an ninh – chính trị, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực này vẫn là một nhu cầu cấp thiết đối với các nước ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI.
  • 31. 23 2.1.2. Chính sách đối ngoại của chính quyền G. W. Bush Sau gần một thập kỷ tăng trưởng liên tục dưới chính quyền B. Clinton, sức mạnh vượt trội của Hoa Kỳ tiếp tục được củng cố và duy trì. Tuy nhiên, sau sự kiện khủng bố 11/09/2001 đã buộc Hoa Kỳ phải có sự điều chỉnh về chính sách đối ngoại. Về cơ bản, chủ trương can thiệp vào công việc thế giới để thực hiện mục tiêu chiến lược duy trì vị trí lãnh đạo thế giới là không thay đổi. Tuy nhiên, trong lần điều chỉnh chính sách của chính quyền G. W. Bush có một số nội dung mới thể hiện ở một số mặt chủ yếu: Thứ nhất, chống khủng bố trở thành ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu. Ưu tiên chiến lược này xuất phát từ sự xác định lại các mối đe dọa đối với Hoa Kỳ. Với việc nhận thức lại về vấn đề này, chính quyền Bush đã xác định chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành kẻ thù số một của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẽ chiến đấu trong một thời gian dài, không hạn định trên phạm vi toàn cầu để tiêu diệt các tổ chức khủng bố [7; 110]. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ liên tục tăng mạnh, vào năm 2000 là 311.7 tỉ USD, tăng lên 307.8 tỉ USD vào năm 2001 và lên tới hơn 404 tỉ USD vào năm 2003 [28; 44]. Điều đó khẳng định mức độ quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố cũng như quyết tâm của Hoa Kỳ trong cuộc chiến này. Ưu tiên chống khủng bố sẽ chi phối và xác định những ưu tiên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với từng vấn đề, từng khu vực và từng đối tượng cụ thể. Thứ hai, thực hiện chiến lược tấn công đánh đòn phủ đầu. Chính quyền Bush cho rằng: không thể cho phép mình chờ đợi bị đánh trước rồi mới đánh trả, nhất là khi các kẻ thù không hiện hữu và không tấn công trực diện. Học thuyết quân sự mới này cho phép thực hiện các hành động quân sự thậm chí ngay cả khi chưa chắc chắn về thời điểm và vị trí tấn công của kẻ thù [31; 45]. Thứ ba, chủ nghĩa đơn phương là một trong những xu hướng đối ngoại nổi trội của chính quyền Bush. Trên thực tế, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục xu hướng
  • 32. 24 đơn phương ngay cả trong cuộc chiến ở Afghanistan; tháng 12/2001, chính quyền G. W. Bush tuyên bố đơn phương từ bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM; quyết định triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) và Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường (TMD) [28; 45]. Quan điểm của Hoa Kỳ là trong khi tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Hoa Kỳ cũng sẽ không ngần ngại đơn phương hành động một mình khi cần thiết. Việc Hoa Kỳ theo đuổi chủ nghĩa đơn phương trong điều kiện không có đối trọng để kiềm chế là mối lo ngại lớn đối với sự ổn định quốc tế. Những nội dung điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại trên của Hoa Kỳ có tác động trực tiếp đến việc thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với các quốc gia và khu vực, trong đó có ASEAN. 2.1.3. Chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN Về phía các nước ASEAN, Hoa Kỳ là một đối tác trong nhiều năm của tổ chức này. Việc ASEAN kết nạp thêm các thành viên mới không làm thay đổi chính sách hợp tác với Hoa Kỳ của ASEAN. Kể từ sau sự kiện khủng bố 11/09/2001, ASEAN tăng cường hợp tác an ninh với Hoa Kỳ. Trong quá trình thực thi chiến lược cân bằng quan hệ với các nước lớn, ASEAN rất chú trọng tăng cường và phát triển quan hệ với Hoa Kỳ. Mặc dù hiện nay ASEAN có khuynh hướng độc lập tự chủ về an ninh nhưng không phản đối Hoa Kỳ duy trì một lực lượng nhất định ở Đông Nam Á do sức mạnh bản thân ASEAN có hạn; hơn nữa, từ thời Chiến tranh lạnh đến nay, Hoa Kỳ và ASEAN đã thiết lập và tiếp tục mối quan hệ, đặt nền tảng cho sự tin cậy hợp tác giữa hai bên; đồng thời xuất phát từ lợi ích của bản thân, ASEAN muốn Hoa Kỳ bảo lưu sự có mặt về an ninh – quân sự ở Đông Nam Á, một mặt muốn dựa vào Hoa Kỳ để cân bằng ảnh hưởng sức mạnh của khác nước khác, mặt khác muốn nhận được sự ủng hộ, viện trợ về quân sự, kỹ thuật, tăng cường lực lượng quân sự để phòng ngừa và chống lại các mối đe dọa an ninh từ trong và ngoài khu vực.
  • 33. 25 Ngoài ra, ASEAN cũng đã ký với Hoa Kỳ một số văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực khác. Trong số các văn kiện đã ký kết, đáng chú ý là Tuyên bố chung Hoa Kỳ – ASEAN về tăng cường mối quan hệ đối tác, được ký ngày 18/11/2005. Trong bản Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ nhất trí thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa hai bên theo hướng hành động, tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực bao gồm: an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội và phát triển. Bản Tuyên bố cũng kêu gọi các nước ASEAN tích cực xây dựng ASEAN thành một cộng đồng hội nhập năng động ở châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời kêu gọi cả ASEAN và Hoa Kỳ cùng hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong việc chống lại tội phạm xuyên quốc gia, kể cả khủng bố, chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chống buôn bán người và ma túy bất hợp pháp, đảm bảo an ninh hàng hải…đồng thời, lãnh đạo các nước ASEAN và Hoa Kỳ cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong thương mại và đầu tư [35]. Những nội dung trong Tuyên bố chung Hoa Kỳ – ASEAN đã đặt cơ sở mới cho sự hợp tác toàn diện và lâu dài giữa hai bên. Những mục tiêu đề ra trong Tuyên bố chung vừa bao hàm cả một số ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng như những mục tiêu và lợi ích của ASEAN. Điều này cho thấy, việc thực hiện đầy đủ những nội dung trong bản Tuyên bố chung sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía. Như vậy, xu hướng chung trong chính sách của Hoa Kỳ và ASEAN trong quan hệ song phương là tăng cường hợp tác và cùng có lợi. Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả đều thuận lợi. Trong một số vấn đề cụ thể, hai bên vẫn còn những vướng mắc do những khác biệt về quan điểm và lợi ích.
  • 34. 26 2.2. Những nội dung cơ bản trong quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 2001 – 2008 2.2.1. Lĩnh vực kinh tế ASEAN ngày càng trở nên quan trọng đối với lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ. Khu vực này đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư Hoa Kỳ và là một trong các đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ. Thương mại Hoa Kỳ – ASEAN liên tục tăng qua các năm. Năm 2001 đạt 107 tỷ USD, năm 2002 đạt 119 tỷ USD, năm 2003 đạt 130 tỷ USD và tiếp tục tăng lên gần 140 tỉ USD vào năm 2004, gần 150 tỷ USD năm 2005 và 168 tỷ năm 2006. Hiện tại, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hoa Kỳ sau EU, Nhật Bản, còn Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN [34; 1]. Hoa Kỳ xác định, việc gia tăng thương mại với các quốc gia ASEAN sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực, biến khu vực này ngày càng trở thành thị trường hấp dẫn hơn đối với các hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ. Để cạnh tranh với các đối tác lớn trên thị trường khu vực, chính quyền của Tổng thống G. W. Bush tăng cường chính sách tự do hóa thương mại đối với ASEAN, nâng cao lòng tin của nhà đầu tư bằng việc tạo các cơ hội bình đẳng trong hoạt động kinh tế. Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên, ngày 25/08/2006, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Hiệp định khung về thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và ASEAN (TIFA) đã được ký kết. Đây được coi là bước khởi đầu tích cực cho việc tiến tới ký kết một Hiệp định tự do thương mại đầy đủ giữa Hoa Kỳ và ASEAN. Hoa Kỳ tiếp tục nhấn mạnh tới sự dính líu trên phương diện đa phương của mình đối với khu vực thông qua APEC. Hoa Kỳ muốn thúc đẩy nhanh các sáng kiến của APEC và ASEAN nhằm tăng cường đầu tư vào trong lĩnh vực sinh học và các ngành có liên quan thông qua sự cân đối điều
  • 35. 27 tiết. Diễn đàn này được xem như một công cụ mạnh của Hoa Kỳ trong quá trình thực hiện tự do hóa. Việc đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định song phương với các nước ASEAN để mở cửa thị trường, mở rộng xuất khẩu của Hoa Kỳ là một hướng ưu tiên hàng đầu trong chính sách thương mại của chính quyền Bush. Đây có thể được xem như là điều chỉnh rõ nét nhất trong chính sách kinh tế của chính quyền Bush đối với ASEAN. Việc mở cửa các thị trường sẽ đem lại những lợi ích kinh tế to lớn cho cả hai phía. Thông qua thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương với các nước ASEAN, Hoa Kỳ cũng sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy quan hệ về an ninh và chính trị với các nước đồng minh trước đây đồng thời lôi kéo thêm những đồng minh mới. Bên cạnh việc tăng cường quan hệ đa phương, Hoa Kỳ cũng thúc đẩy các mối quan hệ song phương với các nước ASEAN. Với Singapore, Hoa Kỳ đã ký FTA và coi đây như là “mô hình mang tầm cỡ thế giới, làm khuôn mẫu cho các hiệp định trong tương lai tại khu vực, tự do hóa thị trường, thu hút đầu tư với những khả năng thực sự chứ không phải bằng triển vọng không thực tế” [31; 82]. Hiện tại, Singapore là bạn hàng mậu dịch lớn thứ 10 của Hoa Kỳ. Thương mại giữa Hoa Kỳ và Singapore đã tăng hơn 10% sau khi hai nước ký FTA. Với Philippines và Indonesia, Hoa Kỳ đã tái thành lập Hội đồng thương mại và đầu tư. Tháng 05/2005, nhân chuyến thăm chính thức của Thứ trưởng Ngoại giao Zoellick, Hoa Kỳ đã ký kết viện trợ cho Indonesia 245 triệu USD để xây dựng đường giao thông tại Aceh và một khoản viện trợ khác là 73,7 triệu USD hỗ trợ phát triển kinh tế [31; 83]. Với Lào, Hoa Kỳ từng bước mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho các công ty Hoa Kỳ đứng vững và chi phối nền kinh tế Lào, dùng các biện pháp kinh tế để ép Lào hướng đến nền kinh tế thị trường tự do kiểu Hoa Kỳ, truyền bá nền dân chủ đa nguyên và các giá trị Hoa Kỳ. Với Campuchia, Hoa Kỳ là một trong những nước có số vốn đầu tư
  • 36. 28 lớn nhất tại Campuchia (415 triệu USD). Cuối năm 2004, chính phủ Campuchia bắt đầu tiến trình thảo luận với Hoa Kỳ nhằm đạt được hiệp định thương mại tự do FTA song phương, nhằm tạo tiền đề thiết lập các cuộc gặp gỡ định kỳ giữa các quan chức cấp cao trong lĩnh vực thương mại hai nước, từ đó khởi động cho các cuộc đàm phán tiến tới Hiệp định thương mại tự do. 2.2.2. Lĩnh vực chính trị – ngoại giao Để thực hiện chính sách Đông Nam Á, quan hệ chính trị với các nước ASEAN được Hoa Kỳ chú trọng thúc đẩy, đặc biệt là trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bush. Năm 2005, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là Robert Zoellick đã đi thăm sáu nước Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Singapore với mục đích thắt chặt hơn nữa quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN. Ngày 17/11/2005, các nhà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ đã nhất trí đưa ra Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ đối tác tăng cường Hoa Kỳ – ASEAN. Tháng 07/2006, tại KualaLumpur, quan hệ hữu nghị Hoa Kỳ – ASEAN đã được đẩy lên một tầm cao mới khi hai bên thống nhất về Kế hoạch hành động để thực hiện quan hệ đối tác tăng cường Hoa Kỳ – ASEAN [31; 55]. Ngày 12/06/2007, Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn Nghị quyết đề cao 30 năm quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN. Tiếp theo Nghị quyết về 30 năm quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN, một quyết định nữa của chính quyền G. Bush đối với Đông Nam Á thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là việc Hoa Kỳ quyết định bố trí lại nhân sự ngoại giao ở Đông Nam Á đầu tháng 07/2007. Theo đó, các đại sứ ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đông Timo, Việt Nam, Lào sẽ được thay khi chưa hết nhiệm kỳ. Trong vấn đề thúc đẩy dân chủ, nhân quyền: dưới chính quyền Bush, ASEAN tiếp tục là một trong những vị trí được Hoa Kỳ quan tâm truyền bá mô hình dân chủ nhân quyền kiểu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cũng như các lĩnh vực khác trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, chính sách nhân quyền cũng
  • 37. 29 rơi vào tình trạng lúng túng. Với việc coi khu vực này là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố, chính sách nhân quyền được xem nhẹ hơn để đổi lấy sự hợp tác quân sự cũng như sự ủng hộ về mặt chính trị cho các hoạt động mới của mình. Chẳng hạn, Hoa Kỳ đã từng ngừng quan hệ quân sự với Indonesia vì cho rằng Indonesia đã vi phạm nhân quyền khi có hành động bạo lực tại Đông Timo năm 1999. Nhưng sau 11/09, Hoa Kỳ đã gác lại vấn đề trên và coi Indonesia là “đồng minh chủ chốt trong cuộc chiến chống khủng bố” nối lại quan hệ quân sự và viện trợ cho nước này [31; 59]. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chính quyền G. W. Bush không còn coi trọng chính sách về nhân quyền. Hoa Kỳ thường xuyên khuyến khích thúc đẩy nhân quyền thông qua các chương trình viện trợ, cụ thể là thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Thực chất đây chính là chính sách “cây gậy và củ cà rốt” mà Hoa Kỳ sử dụng để áp đặt dân chủ nhân quyền kiểu Hoa Kỳ cho các nước ASEAN. Hoa Kỳ sử dụng viện trợ kinh tế để ép các nước đặc biệt là những nước có khó khăn kinh tế cải cách chính trị, sửa đổi luật nhằm đưa các nước này đi vào quỹ đạo của mình. Ngoài ra, các báo cáo về tình trạng nhân quyền trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các hội nghị nhân quyền và các tổ chức nhân quyền quốc tế... vẫn là các phương tiện quen thuộc để tác động vào những nước mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền. Hoa Kỳ thường lợi dụng các vấn đề dân tộc tôn giáo để can thiệp vào các nước, thực hiện “diễn biến hòa bình” để can thiệp chính trị vào công việc nội bộ của các nước này. Với Myanmar, những căng thẳng trong quan hệ Hoa Kỳ – Myanmar thời gian qua xoay quanh vấn đề Hoa Kỳ chỉ trích vấn đề dân chủ nhân quyền của nước này. Việc Hoa Kỳ tiến hành trừng phạt Myanmar cho thấy: dù dân chủ nhân quyền không phải là vị trí số một trong chiến lược của Hoa Kỳ, nhưng trên thực tế, khi cần thiết Hoa Kỳ vẫn sử dụng nó như một công cụ đắc lực để đạt mục đích của mình. Với Lào, Hoa Kỳ sử dụng các lực lượng chống đối lưu vong để chống phá
  • 38. 30 chế độ. Thông qua lực lượng này, Hoa Kỳ tuyên truyền trong nhân dân Lào những tư tưởng tự do, dân chủ theo kiểu phương Tây. Lực lượng phản động người Lào được Hoa Kỳ sử dụng để kích động, nói xấu, vu khống nhà nước và Đảng, thậm chí gây ra các vụ bạo loạn chính trị nhằm thay đổi chính quyền do Đảng lãnh đạo. Với Campuchia, Hoa Kỳ đã ra sức giúp đỡ và mong muốn hai đảng FUNCINPEC và Samrainsy bắt tay nhau để cạnh tranh với Đảng Nhân dân Campuchia. Trước cuộc bầu cử 7/2003, Hoa Kỳ đã viện trợ cho hai đảng đối lập này tới 4 triệu USD. Đầu tháng 10/2003, quan chức của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết Hoa Kỳ sẽ cắt giảm 5 triệu USD quỹ của 9 tổ chức nhân quyền ở Campuchia nhằm gây sức ép đối với Hun Sen [27; 5]. Trong vấn đề viện trợ phát triển: viện trợ được coi là một công cụ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trong đó có chính sách mở rộng dân chủ nhân quyền, về cơ bản, chính sách hỗ trợ nước ngoài của Hoa Kỳ gồm 5 loại chính: viện trợ phát triển song phương; hỗ trợ kinh tế phục vụ cho các mục tiêu an ninh và chính trị Hoa Kỳ; viện trợ nhân đạo, đóng góp kinh tế đa phương; viện trợ quân sự. Dưới chính quyền Bush, các mục tiêu này được tập trung vào ba hướng chính là tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và thương mại; sức khỏe toàn cầu; dân chủ, ngăn ngừa xung đột và hỗ trợ nhân đạo [30; 62]. Có thể thấy rằng, khi phát triển quan hệ chính trị gần gũi với các ASEAN, Hoa Kỳ cũng đồng thời muốn truyền bá, áp đặt khái niệm dân chủ tự do và nhân quyền của mình cho các nước này. Thông qua đó, Hoa Kỳ muốn đồng hóa ASEAN về chính trị và từ đó đưa khu vực này vào phạm vi thế lực của mình. Nhưng chính điều này đã gây ra cản trở cho quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước ASEAN. Bởi vì, không giống như các nước phương Tây, các nước châu Á rất coi trọng các giá trị của mình và không muốn bị Hoa Kỳ áp đặt những giá trị của Hoa Kỳ cho họ. Theo họ, việc thực hiện
  • 39. 31 nhân quyền phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ cũng như nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, không được sử dụng nhân quyền như một công cụ gây sức ép về chính trị. 2.2.3. Lĩnh vực An ninh – quân sự Thứ nhất, Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự thông qua các hoạt động chống khủng bố. Do ASEAN đã trở thành căn cứ hoạt động của các phần tử khủng bố, nên vị trí của khu vực này được nâng cao trong chính sách của Hoa Kỳ. Trước sự kiện 11/09, ở Đông Nam Á đã tồn tại một số tổ chức khủng bố, và sau sự kiện này, càng xuất hiện nhiều hơn. Trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2002, Hoa Kỳ đã kêu gọi kết hợp các liên minh song phương và hợp tác với các thể chế khu vực nhằm xử lý những thay đổi ở ASEAN. Những mục tiêu của sự hợp tác khu vực bao gồm “thiết lập sự cân bằng quyền lực toàn cầu có lợi cho tự do”, “xây dựng những chương trình nghị sự hợp tác tích cực trong cuộc chiến chống khủng bố” và “tạo ra một châu Á ổn định về chiến lược” [31; 63 – 64]. Để thực hiện điều này, Hoa Kỳ tiến hành triển khai hàng loạt các hoạt động hợp tác song phương lẫn đa phương với nhiều nước thành viên của ASEAN. Trong khuôn khổ đa phương: ngày 01/08/2002, tại Brunei, Hoa Kỳ và ASEAN ký kết Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố với mục tiêu là “ngăn ngừa, phá vỡ và chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế”. Để thực hiện mục tiêu này, Hoa Kỳ đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như viện trợ quân sự, đào tạo sĩ quan quân đội, tiến hành tập trận chống khủng bố với các nước thành viên ASEAN. Trong các mối quan hệ song phương: Hoa Kỳ nối lại các hoạt động viện trợ và huấn luyện quân sự, trao đổi thông tin tình báo, đưa quân đến một số nước, tiến hành tập trận chung, nhất là các nước đồng minh truyền thống
  • 40. 32 như Philippines, Thái Lan và Singapore, cho các nước này hưởng quy chế đồng minh ngoài NATO. Với Philippines, sau sự kiện 11/09/2001, hợp tác quân sự giữa hai nước được thắt chặt hơn. Năm 2002, Hoa Kỳ và Philippines ký “Hiệp định cùng nhau chi viện hậu cần”, theo đó Hoa Kỳ được phép sử dụng tất cả các cơ sở quân sự như căn cứ không quân Clark, căn cứ hải quân Subie, lãnh hải không phận của Philippines để tiến hành chống khủng bố. Hoa Kỳ giúp Philippines xây dựng chương trình Hỗ trợ an ninh (SA), cung cấp các trang thiết bị quân sự và giúp đỡ huấn luyện lực lượng chống khủng bố…[3]. Với Singapore, quan hệ Hoa Kỳ – Singapore được coi là một trong các mối quan hệ mạnh nhất trong khu vực. Sau sự kiện 11/09, Singapore đã cho lực lượng Hoa Kỳ tiếp cận các căn cứ không quân và hải quân, bắt giữ 31 kẻ tình nghi là khủng bố, phong tỏa các tài sản tài chính của bọn khủng bố, gia tăng bảo vệ cho tàu biển tại eo biển Malacca. Hoa Kỳ còn ký với Singapore hiệp định cho phép các nhân viên hải quan Hoa Kỳ được quyền khám xét các tàu chở hàng đi qua cảng biển Singapore. Tháng 10/2003, hai nước ký “Thỏa thuận khung về hợp tác đối tác chiến lược trong phòng thủ và an ninh”. Cũng từ thời điểm này, Singapore trở thành “đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ ngoài khối NATO” [7; 23]. Với Indonesia, Indonesia có vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực. Hoa Kỳ đã thực thi một chính sách tương đối thận trọng với nước này. Hoa Kỳ không ngừng cải thiện, nâng cao hơn nữa quan hệ với Indonesia mà còn muốn nước này phục hồi vai trò lãnh đạo trong khu vực ASEAN để tạo điều kiện thuận lợi nhằm tạo lập vị trí của mình trong khu vực. Việc xây dựng quan hệ với một quốc gia Hồi giáo sẽ góp phần thúc đẩy các mối quan hệ chung của chính quyền Bush với các quốc gia Hồi giáo khác và khiến cho cuộc chiến chống khủng bố không trở thành cuộc xung đột giữa các nền văn minh [7; 157].
  • 41. 33 Có thể thấy rằng sự kiện 11/09 đã tạo thêm sức sống cho quan hệ giữa Hoa Kỳ với một bộ phận các nước ASEAN. Thứ hai, Hoa Kỳ không ngừng gia tăng sự can dự và kiểm soát biển Đông và eo biển Malacca. Một trong những mục tiêu gia tăng sự thâm nhập quân sự của Hoa Kỳ vào ASEAN là nhằm đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển đi qua eo biển Malacca và biển Đông. Với Hoa Kỳ, eo biển Malacca là một trong năm lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ tại khu vực. Sau sự kiện 11/09, Hoa Kỳ với tư cách là nước sử dụng eo biển và là cường quốc hàng hải trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã rất lo ngại về âm mưu tấn công của bọn khủng bố vào các tuyến đường hàng hải kinh tế ở Đông Nam Á. Hoa Kỳ đã đề xuất với Singapore, Malaysia, Indonesia triển khai lực lượng thủy quân lục chiến và đặc nhiệm hoạt động trên xuồng cao tốc để bảo vệ nhanh chóng và hiệu quả eo biển Malacca. Mặc dù không được trực tiếp tham gia vào việc gìn giữ an ninh tại eo biển Malacca, song giữa Hoa Kỳ với các nước hữu quan đã có những nhượng bộ nhất định. Trong tương lai, Hoa Kỳ vẫn sẽ tìm cách để có thể có được một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tại địa điểm quan trọng này. Có thể nói, việc phát động cuộc chiến chống khủng bố tại ASEAN đã tạo cho Hoa Kỳ cơ hội điều chỉnh cách tiếp cận chiến lược mới của mình. Đó là ngăn ngừa xung đột ở ASEAN, tìm cách duy trì một lối vào tự do và cởi mở đối với các tuyến đường biển tại eo Malacca. Và ở phạm vi rộng hơn, ngoài eo biển Malacca, các tính toán chiến lược của Hoa Kỳ đối với toàn bộ biển Đông là điều kiện quan trọng để Hoa Kỳ không ngừng tăng cường ảnh hưởng tại khu vực này. Đối với Hoa Kỳ, lợi ích ở biển Đông bao gồm cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích an ninh chiến lược, trong đó có lợi ích trước mắt là kinh tế, còn lợi ích an ninh chiến lược là mục tiêu căn bản. Hoa Kỳ muốn biển Đông luôn là vùng biển quốc tế nhằm đảm bảo cho tàu thuyền quân sự và tàu vận tải buôn bán
  • 42. 34 đi lại tự do không bị gây phiền nhiễu, về lợi ích an ninh chiến lược, biển Đông là con đường chiến lược nối liền Đại Tây Dương với Tây Thái Bình Dương, là nơi triển khai nhiệm vụ phòng thủ Ấn Độ Dương của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Trong tình hình mới, biển Đông sẽ tạo điều kiện cho Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực và giúp triển khai nhanh quân Hoa Kỳ tới các điểm nóng trong khu vực, cũng như từ đây triển khai ra các điểm nóng khác trên thế giới. Sau sự kiện 11/09, quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề biển Đông có xu hướng nghiêng về đối phó, đề phòng, ngăn chặn và cô lập Trung Quốc. Hoa Kỳ coi vấn đề Trường Sa thành “vấn đề Trung Quốc”, coi Trung Quốc là “nguồn gốc tranh chấp Trường Sa”. Từ ngấm ngầm bênh vực đến công khai ủng hộ các bên tranh chấp khác, lợi dụng và lôi kéo các nước ASEAN, bề ngoài tỏ ra “trung lập” nhưng thực chất là muốn duy trì hiện trạng Trường Sa để gây bất lợi cho Trung Quốc. Từ thái độ “không có trách nhiệm”, Hoa Kỳ đã chuyển hướng sang “giúp đỡ” các nước tranh chấp với Trung Quốc, xuất hiện xu thế hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ với ASEAN trong vấn đề Trường Sa [7]. Cuối tháng 01/2003, Hoa Kỳ và Philippines đã tiến hành cuộc tập trận chung mang tên “Banlikatan 4” mà địa điểm được chọn là đảo Palawan đang tồn tại tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines với mục tiêu tập trận lúc đầu là chống khủng bố, sau mở rộng ra chống xâm lược từ bên ngoài. Để tăng cường an ninh trên biển và để khống chế sự trồi dậy của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã triển khai kế hoạch điều động quân, tăng cường lực lượng không quân tại đảo Guam, Hawai và tại Yokousuka của Nhật Bản. Cùng với sự bố trí và sự hiện diện trở lại của quân đội Hoa Kỳ tại nhiều nước ASEAN, sự tăng cường hợp tác quân sự của Hoa Kỳ với Nhật Bản đã
  • 43. 35 tạo ra một thế cờ mới, có khả năng bao vây Trung Quốc từ phía biển, duy trì sự thống trị quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sự gia tăng lực lượng và can dự của Hoa Kỳ trên biển, nhất là quanh khu vực eo biển Malacca và biển Đông có tác động sâu sắc đến cục diện chính trị và hợp tác an ninh của ASEAN nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Trước hết, sự gia tăng hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại biển Đông và eo biển Malacca nhằm mục tiêu khống chế khu vực, trước hết là đường biển. Điều này đang củng cố thế nổi trội ảnh hưởng chính trị và quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực này, đảm bảo an ninh cho các tuyến giao thông đường biển, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á. Ở vùng biển Đông có trữ lượng lớn về dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên biển khổng lồ. Chính vì vậy, sự gia tăng hiện diện quân sự trên biển của Hoa Kỳ có khả năng thúc đẩy chạy đua vũ trang trên biển, nhất là từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, sự gia tăng sự hiện diện của Hoa Kỳ tại biển Đông và eo biển Malacca cũng tạo ra những cơ hội hợp tác an ninh mới cả truyền thống lẫn phi truyền thống, góp phần ngăn chặn nạn cướp biển, khủng bố, làm tăng tầm quan trọng của vị thế địa – chính trị ASEAN trong bàn cờ chiến lược của các nước. 2.3. Nhận xét Qua những nội dung cơ bản của quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN dưới chính quyền Bush, vai trò của ASEAN được đánh giá cao hơn trong bối cảnh quốc tế mới. Quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN được triển khai tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị – ngoại giao, an ninh – quân sự. Với việc coi ASEAN là “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh chính sách an ninh – quân sự trong quan hệ với các nước ASEAN. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc Hoa Kỳ tái can dự trở lại Đông Nam Á đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau từ phía các nước thành
  • 44. 36 viên ASEAN. Tuy nhiên, vẫn có thể khẳng định rằng, Hoa Kỳ vẫn là nhân tố rất quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư và thương mại tại khu vực và cũng là nhân tố đảm bảo cho sự ổn định về an ninh chính trị của ASEAN. So với chính quyền B. Clinton, ASEAN được quan tâm hơn trong chính sách của W. G. Bush thể hiện qua sự tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là an ninh – quân sự. Tuy nhiên, chính sách này cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế. Thứ nhất, do quá chú trọng đến việc chống khủng bố, nên mặc dù đã quay trở lại ASEAN nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra được một chính sách tổng thể toàn diện đối với khu vực. Thứ hai, trong quan hệ với ASEAN, do nhấn mạnh chủ nghĩa song phương, một mặt Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mặt khác lại gây ảnh hưởng đến sự cố kết giữa các nước ASEAN. Thứ ba, trong khi Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ tại khu vực thì Hoa Kỳ chưa có một chính sách cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc. Như vậy, trong thời gian qua Hoa Kỳ đã chú trọng nhiều hơn đến ASEAN nhưng khu vực này vẫn chưa chiếm vị trí ưu tiên trong tổng thể chính sách của Hoa Kỳ, có thể thấy lợi ích của Hoa Kỳ ở ASEAN chưa phải là lợi ích sống còn. Là một siêu cường duy nhất trên thế giới, Hoa Kỳ không có nhiều sự lựa chọn trong chính sách đối ngoại, sự lựa chọn lý tưởng nhất với Hoa Kỳ là chỉ tập trung vào những khu vực trọng yếu, còn những khu vực khác, Hoa Kỳ gián tiếp dựa vào vai trò của các đồng minh khu vực.
  • 45. 37 CHƯƠNG 3: QUAN HỆ HOA KỲ – ASEAN GIAI ĐOẠN CẦM QUYỀN CỦA B. OBAMA (2009 – 2012) 3.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN giai đoạn 2009 – 2012 3.1.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á Những năm hậu Chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra những thay đổi quan trọng trong sự phân bố quyền lực. Liên bang Xô Viết đã sụp đổ và quyền lực của nước Nga suy giảm. Mặt khác, ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng và có khả năng tiếp tục phát triển, thêm vào đó là sự phát triển của Nhật Bản, Tây Âu cũng góp phần làm thay đổi thế giới. Hoa Kỳ tuy là siêu cường duy nhất về kinh tế – quân sự, song không hoàn toàn chiếm ưu thế tuyệt đối. Nhật Bản, Tây Âu đã xem việc Liên Xô tan rã và sự suy yếu tương đối của Hoa Kỳ sau cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh là thời cơ thuận lợi để vươn lên đóng vai trò chính trị – quân sự tương xứng với lực lượng kinh tế của mình. Bên cạnh đó một cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của các nước đang phát triển chống lại sự áp đặt và can thiệp của các nước lớn đã trở thành một xu thế đáng kể trên thế giới. Tất cả những điều nói trên cho thấy thế giới đang phát triển theo xu hướng một siêu cường đa trung tâm. Tuy nhiên, quan hệ quốc tế đang diễn ra một sự sắp xếp lại lực lượng theo lợi ích ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế, cùng với quá trình trên, quan hệ giữa các quốc gia với các quốc gia cũng biến đổi, để tồn tại và phát triển cũng như bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, các nước phải nhanh chóng hòa nhập mạnh mẽ vào trào lưu cải cách. Bởi vì sức mạnh của một số quốc gia ngày nay được đo chủ yếu bằng sức mạnh kinh tế, tài chính, và giá trị văn hóa.
  • 46. 38 Cách mạng khoa học – kỹ thuật, đặc biệt là cách mạng thông tin đã dẫn đến tới việc hình thành nền kinh tế tri thức. Trong điều kiện cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu hóa đã dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, các trung tâm không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả trên lĩnh vực chính trị. Như vậy, có thể nói đã xuất hiện tiền đề cho quá trình cạnh tranh trên lĩnh vực quốc tế có lực lượng ngày càng gần tương đương nhau trên một số mặt, tạo khả năng hiện thực cho xu hướng hình thành thế đa cực trong quan hệ quốc tế hiện đại. Các trung tâm quyền lực quốc tế đang hình thành không đối đầu với nhau mặc dù có sự khác biệt về chế độ chính trị – xã hội, mà vừa đấu tranh quyết liệt để kiềm chế, vô hiệu hóa lẫn nhau, vừa có khả năng hợp tác với nhau để đối phó với xu hướng hình thành cục diện đa cực hóa, đối nghịch với ý đồ của Hoa Kỳ muốn “một mình lãnh đạo thế giới” [29]. Đặc biệt vào những năm đầu của thế kỷ XXI, trên thế giới trở nên sôi động bởi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế do Hoa Kỳ cầm đầu. Nhằm theo đuổi mục đích chống khủng bố, chính Hoa Kỳ đã nhấn mạnh tới quan hệ an ninh lâu dài giữa Hoa Kỳ với đồng minh, đồng thời điều chỉnh chính sách của mình ở một số khu vực và một số quốc gia trên thế giới. Toàn cảnh chính trị thế giới những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều biến đổi đa dạng và phức tạp. Bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống vẫn còn tồn tại như cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề eo biển Đài Loan. Đặc biệt là cuộc xung đột chính trị ở Libya vào đầu năm 2011 với sự can thiệp của Hoa Kỳ và các nước châu Âu, cuộc khủng hoảng chính trị ở các nước Bắc Phi, đã làm cho tình hình chính trị thế giới trở lên căng thẳng [29; 10]. Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Hoa Kỳ vào năm 2008 đã lan nhanh và có tác động xấu đến cả đời sống kinh tế – chính trị