SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 95
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG CẨM
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM PHONG,
XÃ NAM PHONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG CẨM
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM PHONG,
XÃ NAM PHONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÃ THỊ THU THỦY
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận
văn là trung thực. Kết quả luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào.
Hà Nội, tháng 8 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Cẩm
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với:
+ Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục, các thầy
cô giáo Học viện Khoa học Xã hội đã hỗ trợ nhiệt tình cho em trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Xuyên, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo,
trường THCS Nam Phong, huyện Phú Xuyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong quá trình làm khóa luận.
+ Các thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận.
+Các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu giáo dục, các đồng chí cán bộ quản lí,
giáo viên, các bạn đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến
giúp em hoàn thành luận văn.
+Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và học sinh
đã động viên, giúp đỡ trong quá trình làm luận văn.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới
PGS -TS. Lã Thị Thu Thủy - người Thầy trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp kiến thức,
phương pháp luận và hướng dẫn em hoàn thành luận văn.
Mặc dù em đã rất nỗ lực song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong
nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Cẩm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ...........................................12
1.1. Những khái niệm cơ bản................................................................................12
1.2. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở .......................26
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường trung học cơ sở...........................................................................................35
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ NAM PHONG, HUYỆN PHÚ
XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................41
2.1. Sơ lược về trường trung học cơ sở Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành
phố Hà Nội.............................................................................................................41
2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường
THCSNamPhong,HuyệnPhúXuyên,ThànhphốHàNội............................................42
2.3.Kếtquảkhảosát..................................................................................................43
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường
THCSNamPhong,HuyệnPhúXuyên,ThànhphốHàNội............................................55
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH TRƯỜNG THCS NAM PHONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN,THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ....................................................................................................................58
3.1. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp.........................................................58
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THCS Nam
Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội hiện nay.......................................59
3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp...............................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BGH Ban giám hiệu
2 CBQL Cán bộ quản lý
3 CMHS Cha mẹ học sinh
4 CSVC Cơ sở vật chất
5 GD Giáo dục
6 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
7 GD KNS Giáo dục kỹ năng sống
8 GV Giáo viên
9 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
10 HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp
11 HIV/AIDS Hội chứng suygiảm miễn dịch mắc phải ở người
12 KNS Kỹ năng sống
13 QLGD Quản lý giáo dục
14 THCS Trung học cơ sở
15 THPT Trung học phổ thông
16 PGS-TS Phó giáo sư - Tiến sĩ
17 SGK Sách giáo khoa
18 GDCD Giáo dục công dân
19 UNESCO Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
20 UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
19 WHO Tổ chức Y tế Thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng2.1.ChấtlượnghaimặtgiáodụccủaTHCSNamPhong....................................41
Bảng2.2.Thôngtinvềcánbộ,giáoviêntrườngTHCSNamPhong.............................42
Bảng2.3.Kếtquảthựchiệnhoạtđộnggiáodụckĩnăngsốngchohọcsinh....................45
Bảng2.4.Kếtquảthựchiệncácnộidung cơbảnliênquanđếnhoạtđộng......................46
giáodụckĩnăngsốngchohọcsinh...........................................................................46
Bảng2.6.Kếtquảthựchiệnhoạtđộnggiáodụckĩnăngsốngchohọcsinh....................49
Bảng2.7.Thựctrạngquảnlýviệclậpkếhoạchthựchiệngiáodụckĩnăngsống.............50
trongnhàtrường.....................................................................................................50
Bảng 2.8.Ý kiếnđánh giá thựctrạng quảnlýviệcthựchiệnkế hoạchgiáo dục kĩnăngsống
ởcáctrườngTHCSNamPhong ..............................................................................51
Bảng2.9.Ýkiếnđánhgiá thựctrạngquảnlýcơsởvậtchất,trangthiếtbịphụcvụhoạtđộng
giáodụckĩnăngsống .............................................................................................52
Bảng 2.10 Ý kiến đánh giá thực trạng các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia tổ
chứchoạtđộnggiáodụckĩnăngsống.......................................................................53
Bảng2.11. Ýkiếnđánhgiáthựctrạngquảnlýcôngtáckiếmtrađánhgiá.....................54
kếtquảthựchiệnhoạtđộnggiáodụckĩnăngsống......................................................54
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn hiện nay xã hội Việt Nam có nhiều biến động do sự phát triển của kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế. Sự phát triển kinh tế - xã hội đã làm thay đổi cuộc sống của
con người. Bên cạnh những yếu tố tích cực, con người luôn phải đối mặt với những hiểm
họa như ô nhiễm môi trường, thiên tai; các tệ nạn như ma tuý, mại dâm, bạo lực... Trong bối
cảnh đó, mỗi người cần có những KNS để sống thành công và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Trước những tác động của xã hội hiện đại, các em học sinh THCS luôn phải đương
đầu với những khó khăn, thách thức, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống và rất dễ bị thu hút,
lôi cuốn vào các trào lưu, tệ nạn xấu do thiếu các kỹ năng cần thiết [8]. Do đó giáo dục KNS
cho học sinh THCS lại càng trở nên cấp thiết. Các cơ sở giáo dục đã tiến hành giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám BCH Trung
ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế” với 5 nhiệm vụ trọng tâm. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm
đó là tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục. Chú ý dạy đạo đức và
giá trị của cuộc sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội [14]. Với mục tiêu đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục, nền giáo dục Việt Nam không chỉ tập chung trang bị kiến thức lý
thuyết mà còn trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất đạo đức cho học sinh. Điều
này cho thấygiáo dục kỹ năng sống cho học sinh có vai trò quan trọng và cần thiết.
Thực tế hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tuy không còn quá
mới mẻ nhưng nó vẫn chưa mang tính chính thống. Do đó mà việc dạy và học kỹ năng sống
ở các trường THCS mang tính tự phát, mỗi trường tổ chức một kiểu, có trường thuê trung
tâm về dạy kỹ năng sống cho học sinh, có trường tự tổ chức cho giáo viên dạy kỹ năng sống
vào các tiết Sinh hoạt, Chào cờ, có trường chỉ tích hợp vào các giờ dạy thường ngày. Vì vậy,
để có được hoạt động giáo dục kỹ năng sống không những bài bản, hiệu quả, chất lượng mà
còn tạo được chỗ đứng trong hàng loạt các loại hình học tập thì những biện pháp và chiến
lược quản lý hoạt động này là vô cùng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Song công
tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho HS trường THCS nói chung và trường THCS Nam
2
Phong nói riêng cũng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay, cụ thể là hoạt động quản lý chưa phát huy tính năng động, sáng tạo
của giáo viên, chưa gắn kết được vai trò của các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức quản
lý hoạt động hình thành kĩ năng sống học sinh THCS, chưa chú trọng đến việc chỉ đạo,
hướng dẫn tổ chức hoạt động, phương pháp, nội dung hình thành kĩ năng sống cho HS
THCS một cách hệ thống...
Trường THCS Nam Phong thuộc địa bàn xã Nam Phong Huyện Phú Xuyên, thành
phố Hà Nội là ngôi trường nằm ở trung tâm của huyện với 08 lớp học có hơn 200 học sinh.
Học sinh nhà trường là đối tượng rất dễ dàng tiếp thu ảnh hưởng của những mặt tích cực
cũng như tiêu cực đang xảy ra trong cơ chế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế. Do đó
ngoài việc nâng cao chất lượng GD, nhà trường cần chú trọng tới công tác GDKNS cho HS.
GDKNS cho HS trường THCS là một những nội dung GD quan trọng, có được KNS sẽ
giúp các em học sinh tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Tăng cường rèn luyện KNS cho
học sinh chính là nâng chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay.
Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường THCS Nam Phong xã Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội” làm
hướng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, GD KNS nói chung
và quản lý GDKNS cho HS nhà trường nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
Kỹ năng sống là một thành phần quan trọng của nhân cách con người trong xã hội
hiện đại, có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng cuộc sống cá nhân cũng như sự phát triển bền
vững của xã hội. Vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về KNS và GDKNS cho con
người nói chung và HS nói riêng.
Khái niệm kĩ năng sống lần đầu tiên được bàn đến trong Hiến chương Ottawa của
WHO (1986) [35] về nâng cao sức khỏe, trong đó có nêu mục “các kỹ năng cá nhân” nhằm
“hỗ trợ sự phát triển cá nhân và xã hội thông qua cung cấp thông tin, GD sức khỏe và nâng
cao KNS. Bằng cách đó, nó gia tăng các cơ hội, giúp người dân có khả năng chọn lựa những
điều có lợi cho sức khỏe và môi trường. Khái niệm này liên kết kĩ năng sống với việc ra
3
quyết định liên quan tới trách nhiệm cá nhân và và năng lực để thực hiện các lựa chọn hành
vi thích hợp cho một cuộc sống lành mạnh.
Từ những năm 1990, khái niệm KNS đã xuất hiện trong một số chương trình GD
của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), trước tiên là chương trình “GD các giá trị
sống” với 12 giá trị cơ bản cần GD cho thế hệ trẻ. Trong chương trình đánh giá toàn cầu về
GD kỹ năng sống, UNICEF (2012) [33] nhấn mạnh KNS đề cập đến một nhóm các kỹ năng
tâm lý xã hội và cá nhân có thể giúp mọi người đưa ra quyết định, giao tiếp hiệu quả, phát
các kỹ năng đương đầu và tự quản lý nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và hiệu
quả. Các nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này mong muốn thống nhất một khái niệm
chung về KNS cũng như đưa ra được một bảng danh mục các KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần
có. Các nghiên cứu của Buthelezi và cộng sự (2000) [24], Boler và Caroll (2003) [23],
Meyers (2011) cho thấy việc giảng dạy KNS là một thách thức trong ngành GD. GV ở hầu
hết các trường học thường thích dành thời gian vào việc giảng dạy kiến thức và chuẩn bị cho
HS tham gia các kỳ thi. Vai trò của GV trong việc phát triển các năng lực tâm lý xã hội là rất
quan trọng. GV hỗ trợ và khuyến khích trẻ thông qua việc thúc đẩy trẻ tăng cường sự chủ
động. Sự hỗ trợ này là đặc biệt cần thiết đối với trẻ bước vào tuổi thiếu niên. Trong giai đoạn
chuyển tiếp này, trẻ cần nhận được sự đồng cảm, chăm sóc và hỗ trợ từ phía GV. Abobo
(2012) xác định những khó khăn liên quan đến GD KNS bao gồm thiếu sự đào tạo GV, thái
độ của GV tiêu cực, thiếu tài liệu giảng dạyvà học tập, thiếu các phương pháp giảng dạy phù
hợp. Việc đào tạo GV giảng dạy các KNS chưa được coi là một phần trong chương trình đào
tạo GV ở các trường đại học và cơ sở đào tạo GV. Về bản chất, GV không được trang bị đầy
đủ các kỹ năng có liên quan để giảng dạy KNS, do đó họ không thể GD KNS một cách hiệu
quả [21].
Theo MOE (2006), để GD KNS hiệu quả, GV cần sử dụng các phương pháp dạy và
học trong đó tạo cơ hội cho những người học xác định các vấn đề của bản thân, thảo luận về
các giải pháp, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình hành động hiệu quả. Việc dạy và
học KNS thông qua các phương pháp có sự tham gia của người học cho thầy việc học tập
đạt kết quả tốt nhất khi người học phải tích cực tham gia trong giờ học [29]. Các phương
pháp dạy và học có sự tham gia của người học được khuyến khích dùng trong GD KNS bao
gồm: nghiên cứu trường hợp, động não, thăm thực địa, thảo luận phiên, kể chuyện, hát, thảo
4
luận nhóm, tranh luận, áp phích, trò chơi đóng vai, các trò chơi, dự án, biểu diễn thơ và đóng
kịch (KIE, 2008 [26]).
Kolosoa (2010) chỉ ra tình trạng GV tại các trường học thiếu năng lực giảng dạy
KNS, các chương trình GD phải đối mặt với các thách thức phát sinh từ việc nhà trường
không tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng GD. Chẳng hạn, các trường học không giới
thiệu các biện pháp đo lường, đánh giá và cấp chứng chỉ về GD KNS, điều này làm giảm giá
trị và sự ghi nhận về vị trí của GD KNS trong nhà trường. Tương tự, người học cũng không
có các khóa học được đánh giá một cách nghiêm túc, vì thế họ cũng không dành sự quan
tâm xứng đáng cho GD KNS. Ngoài ra, tập quán văn hóa của người dân không khuyến
khích người lớn và trẻ nhỏ tham gia các cuộc thảo luận liên quan đến tình dục và chủ đề sức
khỏe sinh sản. Vì vậy, điều này tạo ra một số xung đột ở cả người học và GV; kết quả là
không khuyến khích được người học tham gia, họ có thể cảm thấy khó chịu, miễn cưỡng và
nhút nhát khi tham gia thảo luận về tình dục và chủ đề sức khỏe sinh sản (dẫn theo Kitimo,(
2014) [27].
Vì vậy, KNS đã được nghiên cứu, tích hợp vào GD thông qua chương trình GD
KNS, được triển khai rộng rãi trên thế giới, cả trong GD chính quy và không chính quy và
ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Ở Việt Nam, thuật ngữ KNS được biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF
(1996), “GD KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên
trong và ngoài nhà trường” [32]. Khái niệm kỹ năng sống được giới thiệu này bao gồm
những kỹ năng cốt lõi: tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, kiên định, đặt mục tiêu... Đối
với ngành GD, việc GDKNS cho người học đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng đồng thời
được nhiều nhà GD quan tâm nghiên cứu.
Thử nghiệm một số chủ đề GD KNS cho HS trung học phổ thông (THPT), Nguyễn
Thanh Bình (2008) đã thiết kế và thử nghiệm 5 chủ đề để xác định giá trị, giao tiếp, đương
đầu với căng thẳng, giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực và lựa chọn nghề với đối tượng
HS này. Kết quả thử nghiệm khẳng định bổ ích, tính phù hợp của các chủ đề đã thiết kế,
đồng thời cho thấy có sự thay đổi rõ về kiến thức, thái độ và định hướng hành vi của những
HS tham gia thử nghiệm [3].
5
Bộ sách GDKNS trong môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, GD công dân của
trường THPT thử nghiệm của Bộ GD&ĐT do các tác giả Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng
Vân, và các cộng sự (2010) biên soạn đã nêu ra một số vấn đề chung về KNS và GDKNS
cho HS trong trường THPT, cụ thể là các quan niệm, phân loại, tầm quan trọng của kỹ năng
sống, định hướng GD KNS cho HS THPT và GD KNS trong môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý,
Sinh học, GD công dân... ở trường THCS. Đặc biệt, các hình thức tổ chức, cách tiếp cận và
phương pháp GDKNS, các nguyên tắc và kỹ thuật dạy học hiện đại cũng được đề cập và
hướng dẫn sử dụng vào các bài dạy để thực hiện việc rèn luyện các KNS cụ thể cần thiết cho
HS [10].
Bộ tài liệu “Thực hành kỹ năng sống” dành cho cấp tiểu học và trung học cơ sở của
tác giả Phạm Quốc Việt (2015) biên soạn nhằm tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối
sống văn hóa và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần triển khai công tác giáo dục
toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 29-
NQ/TW.
Tài liệu Khám phá các giá trị bản thân của tác giả Trần Thị Tuyết Mai, và các cộng
sự (2018) Sách hướng dẫn giảng dạy kỹ năng sống dành cho giáo viên. Giúp cho đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách hoạt động văn
hóa, hoạt động ngoại khóa, phụ trách công tác Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng
sống phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị.
Giáo dục kỹ năng sống ở cấp THCS để thực hiện mục tiêu sau: Chuyển dịch kiến
thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy hoặc tin tưởng) thành
thao tác, hành động và thực hiện thuần thực các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế
(cái cần làm và cách thức làm) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
Nội dung giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh tại các trường trung học tập trung vào
các kỹ năng tâm lý - xã hội được áp dụng để tương tác với người khác và giải quyết hiệu quả
các vấn đề của cuộc sống. Việc hình thành các KNS luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ
năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,…
Xuất phát từ vai trò của hoạt động GD HS trường THCS và để nâng cao chất lượng
hoạt động giảng dạy, GD HS, trong lĩnh vực quản lý GD đã có nhiều công trình nghiên cứu
về quản lý đối với các hoạt động khác nhau trong nhà trường có liên quan đến GD KNS. Sản
6
phẩm của các hoạt động nghiên cứu thể hiện trong các giáo trình, các tài liệu chuyên sâu, các
bài báo, báo cáo khoa học, các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ... ở cả cả hai khía cạnh lý
thuyết và thực tiễn. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau về quản lý hoạt động GD
và quản lý GD KNS cho HS trường THCS trong nhà trường nói chung và trường THCS
Nam Phong nói riêng.
2.2. Nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) (1998) đã tiến
hành một dự án về cải thiện chất lượng GDKNS, trong đó xác định việc thực hiện thành
công GD KNS trên bình diện quốc gia về cơ bản phụ thuộc vào môi trường quản lý mang
tính khuyến khích ở các cấp độ trường học, địa phương và chính phủ [9, tr.58].
Ở cấp độ trường học, để thực hiện thành công các chương trình GDKNS, lãnh đạo
nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc áp dụng thành công các chương trình
phần lớn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo. Một nhiệm vụ chính của người đứng đầu
nhà trường là thực thi lãnh đạo cả tập thể hướng tới một tầm nhìn chung và quản lý sự thay
đổi nhằm đảm bảo rằng nhà trường thành công trong việc thực hiện tầm nhìn. KNS là một
yếu tố không thể thiếu trong quá trình trao quyền cho các cá nhân tham gia cũng như để
thích ứng thành công với những thách thức của cuộc sống (KICD, 2008 [11, tr.63]).
Theo Sullivan và Glanz (2000) [30], để áp dụng thành công các chính sách và
chương trình mới trong trường học, ban quản lý nhà trường nên coi áp dụng cải tiến trường
học như một động lực. Điều này có nghĩa rằng trong quá trình đưa ra các quyết định liên
quan tới nhà trường, Hiệu trưởng phải luôn đặt vấn đề cải tiến trường trong tâm trí. Việc
nâng cao GD KNS là một phần của sự cải tiến này. Theo tác giả, đặt cải tiến trường học vào
nhiệm vụ trung tâm đòi hỏi công việc của nhà lãnh đạo phải dựa trên nền tảng sư phạm và
GD, đồng thời gắn trực tiếp với hoạt động cốt lõi của nhà trường, cụ thể là hoạt động giảng
dạy và học tập. Yêu cầu nhà lãnh đạo phải có sự am hiểu sâu sắc về quá trình học tập và các
điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập của HS.
Để thực hiện GD KNS hiệu quả, theo tài liệu hướng dẫn áp dụng GD KNS cho trẻ từ
cấp mẫu giáo tới trung học của tổ chức Alberta Learning (2002) [22], lãnh đạo và nhà trường
cần tiến hành các bước: Thứ nhất, thiết lập điều kiện môi trường tích cực, bao gồm sự kết nối
thông tin với CMHS, xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, nâng cao điều kiện lớp học,
7
thúc đẩy các giá trị bản thân, giải quyết các vấn đề tranh cãi, thu hút sự tham gia của các đối
tác cộng đồng vào lớp học, kết nối lớp học với cộng đồng... Thứ hai, nhà trường cần xây
dựng kế hoạch truyền tải kiến thức về kỹ năng sống, bao gồm các bước: Xác định người học
cần biết gì; tổ chức và lựa chọn khung kiến thức truyền tải; lập kế hoạch cho từng năm, từng
đơn vị, từng bài học; lập kế hoạch phối hợp các cấp học; điều chỉnh sự khác biệt giữa người
học. Thứ ba, nhà trường cần có chiến lược truyền tải GD KNS với các phương pháp như:
học tập hợp tác, thảo luận nhóm, nghiên cứu độc lập, trò chơi đóng vai, tổ chức sáng tạo.
Thứ tư, nhà trường cần thu nhận kết quả, đánh giá quá trình học tập của HS.
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu tiêu biểu về quản lý GD KNS cho HS như sau:
Bàn về quản lý GD KNS cho HS, Trần Anh Tuấn (2012) đã phân tích thực trạng
quản lý GD KNS cho HS hiện nay trong nhà trường phổ thông, từ đó đề xuất các biện pháp
quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GD KNS cho HS, từ đó nâng cao chất lượng
GD KNS cho HS, giúp HS thích ứng được với cuộc sống nhà trường và cuộc sống xã hội.
Trên cơ sở lý luận về quản lý sự phối hợp giữa GV và cán bộ quản lí trong công tác GD
KNS cho HS tiểu học, Huỳnh Lâm Anh Chương (2015) cho rằng đây là vấn đề cần thiết cho
cán bộ quản lí, đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường, để tham khảo và áp dụng trong quá trình
quản lý công tác GD KNS cho HS. Để đảm bảo mục tiêu GD KNS cho HS thì cần có sự
phối hợp giữa các lực lượng GD, trong đó GV và cán bộ quản lí là hai lực lượng chính. Tuy
nhiên, sự phối hợp này không diễn ra tự phát mà cần được tổ chức theo định hướng thống
nhất, dưới tác động chủ đạo của cán bộ quản lí GD. Theo đó, tác giả đề xuất các nhóm biện
pháp quản lý GD KNS, bao gồm: Nâng cao nhận thức cho GV và cán bộ quản lí về những
kiến thức và kỹ năng phối hợp trong công tác GD KNS cho HS; Ban hành các quy định về
nhiệm vụ, quyền lợi của GV và cán bộ quản lí trong công tác GD KNS; Tổ chức xây dựng
kế hoạch và chương trình giáo GD KNS cụ thể; Chỉ đạo giáo viên phối hợp với cán bộ quản
lí thực hiện đúng tiến độ kế hoạch GD; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của GV
và cán bộ quản lí.
Nghiên cứu về quản lý hoạt động GD giá trị sống và KNS cho HS THCS trong bối
cảnh đổi mới GD, Phạm Thị Nga (2016) đã xây dựng cơ sở lý luận cho quản lý GD giá trị
sống và kĩ năng sống cho HS THCS, nhấn mạnh GD giá trị sống và kĩ năng sống chỉ thành
công nếu có sự tác động đồng bộ của ba chủ thể: nhà trường, gia đình và xã hội. Trên cơ sở
8
khảo sát thực trạng, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý bao quát hết các chức năng quản lý,
kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, xuyên suốt mọi hoạt động trong nhà trường (giờ
học, vui chơi, giải trí, sử dụng các hình thức, phương pháp GD...). Các biện pháp được xây
dựng trên cơ sở tiếp cận hệ thống với mục đích cuối cùng là tập hợp các lực lượng tham gia
GD giá trị sống và KNS cho HS liên kết trong một tổ chức thống nhất, với hạt nhân là một
tập thể sư phạm mẫu mực có kế hoạch khoa học, chi tiết, khả thi.
Tóm lại: Việc nghiên cứu về các hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống, quản lý giáo
dục kỹ năng sống trong nhà trường và trường THCS đã nhận được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu, giáo dục trên thế giới và trong nước. Hầu hết các nghiên cứu đều nhận thức
được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, tuy nhiên thực tế nền giáo
dục của các quốc gia đều đã triển khai giáo dục kỹ năng sống nên cơ sở lý luận về vấn đề
này dù khá phong phú song chưa thật toàn diện và sâu sắc, thực tế cũng chỉ có rất ít quốc gia
đưa kĩ năng sống vào giảng dạy thành một bộ môn cụ thể trong toàn hệ thống giáo dục, hầu
hết mới chỉ lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục.
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về giáo dục kỹ năng sống và
quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận làm nền
tảng cho khung lý luận của luận văn, đó là: Hệ thống hóa lý luận về giáo dục kỹ năng
sống(mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp...) và quản lý giáo dục kỹ năng sống
(theo tiếp cận chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch giáo dục kĩ năng sống). Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã tiến hành khảo sát thực
trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống các đối tượng HS
khác nhau từ đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Đây
chính là nguồn tham khảo để luận văn chọn lọc và kế thừa, từ đó đề xuất các biện pháp phù
hợp với đối tượng nghiên cứu là quản lý giáo dục kỹ năng sống cho HS trường THCS.
- Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều về vấn đề giáo dục kỹ năng sống (đứng
ở góc độ giáo dục học), còn nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống (đứng ở góc độ
quản lý giáo dục) còn mỏng, ít được nghiên cứu. Nhìn chung, trong mối tương quan với các
hướng nghiên cứu còn lại thì vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường vẫn
còn hạn chế. Các nghiên cứu cũng chưa đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá các hoạt động
cũng như đánh giá công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống và các biện pháp quản lý hoạt
9
động này, do đó hiệu quả giáo dục kỹ năng sống chưa cao. Đây là khoảng trống nghiên cứu
mà luận văn sẽ giải quyết.
- Trong nhà trường THCS, các nghiên cứu về quản lý các hoạt động giáo dục khác
nhau, như: quản lý công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý hoạt động chuyên môn đã được tập
trung nghiên cứu nhiều, còn nghiên cứu quản lý giáo dục kỹ năng sống như một hoạt động
cơ bản trong nhà trường còn ít được nghiên cứu.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường
THCS Nam Phong xã Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội” vừa có ý nghĩa
thực tiễn, đồng thời cũng xác định được điểm mới trong nghiên cứu lý luận thuộc lĩnh vực
quản lý giáo dục: “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong
xã Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội” Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ
tạo ra màu sắc riêng, đặc thù của trường THCS Nam Phong trong quản lý giáo dục kỹ năng
cho học sinh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý GD KNS cho HS trường THCS
Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. Luận văn chỉ ra thực trạng quản lý hoạt
động giáo dục KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà
Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
-Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác GD KNS cho học sinh.
-Đánh giá thực trạng công tác quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong,
Huyện Phú Xuyên,Thành phố Hà Nội.
-Đề xuất những biện pháp quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong,
Huyện Phú Xuyên,Thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
10
Quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành
phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên biện pháp quản lý GD
KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên,Thành phố Hà Nội.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập từ năm học 2016 – 2017 đến
năm học 2018 – 2019.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Vìệt Nam, Luật GD, Nghị quyết, Chỉ thị,
Hướng dẫn của các cấp về GD - đào tạo và quản lý GD - đào tạo nói chung và GD phổ
thông nói riêng để xâydựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
5.1.1.Tiếp cận hệ thống:
Giáo dục là một bộ phận của kinh tế - xã hội. Do vậy, nghiên cứu giáo dục KNS và quản
lý giáo dục KNS cho học sinh trường trung học cơ sở thì phải đặt các hoạt động này trong
bối cảnh kinh tế- xã hội của đất nước, của thời đại, cụ thể là yêu cầu phát triển nguồn nhân
lực của cả nước nói chung và của THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà
Nội nói riêng.
Mặt khác, giáo dục KNS và quản lý giáo dục KNS cho học sinh trung học cơ sở là
một bộ phận của chương trình giáo dục tổng thể, có mối quan hệ với các mặt giáo dục khác,
với các chủ thể khác - ngoài nhà trường - trong xã hội. Giáo dục KNS cho học sinh phải
được kết hợp trong mọi hoạt động của quá trình dạy học, phải huy động sự tham gia của mọi
thành phần trong nhà trường và ngoài nhà trường.
5.1.2.Tiếp cận chức năng quản lý:
Giáo dục KNS cho học sinh trường trung học cơ sở là một quá trình diễn ra liên thông qua
thực hiện tốt 4 chức năng quản lý ( lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch giáo dục kĩ năng sống) sẽ đảm bảo giáo dục KNS cho học sinh trường trung học cơ sở
đạt được chất lượng theo yêu cầu.
5.1.3.Tiếp cận thực tiễn:
11
Tiếp cận thực tiễn trong luận văn được sử dụng nhằm làm sáng tỏ thực trạng KNS hiện nay
của học sinh, thực trạng giáo dục KNS trong nhà trường và thực trạng quản lý giáo dục KNS
cho học sinh trường trung học cơ sở Nam Phong, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện
nay như thế nào.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và các phương
pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể gồm các phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;
-Phương pháp phỏng vấn sâu;
-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động;
-Phương pháp quan sát;
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
6.Ý nghĩa của luận văn
Đề tài tìm hiểu sự cấp bách và thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong trường trung học cơ sở hiện nay.
Góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận QLGD từ thực tiễn quản lý GD KNS cho HS
trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.
Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học giúp các cấp quản lý trường THCS vận
dụng đề ra các biện pháp quản lý GD KNS ở các trường THCS nói chung, THCS Nam
Phong nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Bảng danh mục chữ viết tắt và Danh mục các bảng,
biểu đồ, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận
văn được trình bàytrong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý GD KNS cho HS các trường THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú
Xuyên, Thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú
Xuyên, Thành phố Hà Nội.
12
Chương1
CƠSỞLÝLUẬNVỀQUẢNLÝGIÁODỤCKỸNĂNGSỐNG
CHOHỌCSINHTRƯỜNGTRUNGHỌCCƠSỞ
1.1. Nhữngkháiniệmcơbản
1.1.1.Trườngtrunghọccơsở vàđặcđiểmtâmsinhlýcủahọcsinhtrunghọccơsở
1.1.1.1. Trườngtrunghọccơ sởtronghệthốnggiáodụcquốcdân
Trung học cơ sở (THCS) là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, trên
Tiểu học và dưới Trung học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9).
Thông thường, độ tuổi học sinh ở trường THCS là từ 11 đến 15. Theo quy định của Điều lệ
trườngTHCS,trườngTHPTvàtrườngphổthôngcónhiềucấphọc[19]
1.1.1.2. Đặcđiểmtâmsinhlýcủahọcsinhtrunghọccơsở
Học sinh THCS bao gồm học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, từ 11 đến 15,16 tuổi. Đây là độ
tuổi vị thành niên, độ tuổi đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển của các em; là một sự
chuyển đổi từ thời thơ ấu sang tuổi thiếu niên và được và được phản ánh bằng những tên gọi
khácnhaunhư:“thờikỳquáđộ”,“tuổikhóbảo”,“tuổikhủnghoảng”,“tuổibấttrị”.[39]
Đây là một thời kỳ có bước phát triển cả về thể chất và tinh thần, các em đang bị tách
khỏi thời thơ ấu để tiến lên giai đoạn phát triển cao hơn (người lớn) tạo ra nội dung cơ bản khác
trongtấtcảcáckhíacạnhcủasự pháttriển:thểchất,trítuệ,cảmxúc,đạođức...củathờikỳnày.
Ở độ tuổi của trẻ em học sinh trung học cơ sở tồn tại song song "cả trẻ con và người
lớn", điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, điều kiện sống và sinh hoạt.
Hành động cụ thể. Ngoài ra, ở cùng độ tuổi nhưng do điều kiện sống, sinh hoạt, sinh hoạt khác
nhau,họcó mức độpháttriểnkhácnhautrongquátrìnhtrưởngthành.
Nhiềuphụ huynhcó xuhướng yêucầucácconchỉtậptrungvàoviệc học,khôngđòihỏi
cácnghĩa vụkhác, không choconthamgiavàocác hoạt động,củavụ giađình, trườnghọc vàxã
hội nên có nhiều yếu tố kìm hãm sự phát triển để trở thành người lớn của các con. Ngoài các
yếu tố ức chế, các con còn được tác động của nhiều yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển thành
người lớn đó là sự gia tăng về thể chất, học vấn. Nhiều phụ huynh bận rộn, gia đình gặp khó
khăn trong cuộc sống đòi hỏi họ phải làm việc chăm chỉ để sống, điều đó khiến con của họ sớm
độclậphơn,tự chủhơn,tự khẳngđịnhhơn...
Quátrìnhpháttriểnởđộtuổihọcsinhtrunghọccơsởcóthể xảyratheocáchướngsau:
13
Một số em, kiến thức sách giúp chúng mở rộng kiến thức, nhưng có nhiều vấn đề khác
trongcuộcsốngthực,cácembịhạnchế,thậmchírấtít,chưađượcđịnhhình.
Có những học sinh ít quan tâm đến việc học ở trường, nhưng chỉ quan tâm đến các vấn
đề cuộc sống, sở thích cá nhân, làm thế nào để phù hợp với "thời trang", coi trọng việc giao tiếp
với người lớn, với những người lớn tuổi hơn để thảo luận, trao đổi với người lớn về các vấn đề
cuộcsốngthểhiện mìnhlàngườitrưởngthành,
Ở một số học sinh khác, chúng không thể hiện tính cách người lớn, nhưng thực tế chúng
đang cố gắng rèn luyện bản thân để có những phẩm chất của người lớn như: dũng cảm, tự lập,
độclập,tựtin,...
Độ tuổi của học sinh trung học cơ sở là tuổi giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển
củanhâncách.Đólàgiaiđoạntừngbướchìnhthànhquanđiểmxãhộivàđạođứclàmcơsởcho
sựpháttriểnhơnnữatrongthờikỳpháttriển.
Với bản chất tự nhiên, sinh lý của nhóm tuổi học sinh trung học cơ sở, được đặt trong
điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội với các tác động đa chiều, cả tích cực và tiêu cực
đang đặt ra. đối với bạn, bạn phải có kỹ năng sống cần thiết; Trước yêu cầu của xã hội các
trường học, các nhà quản lý phải tổ chức tốt việc dạy kỹ năng sống cho học sinh. Phải chuẩn bị
cho học sinh các kỹ năng cần thiết nhất để các em có thể làm chủ bản thân trong xã hội rất biến
độngngàynay.
1.1.2.Giáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrunghọccơsở
1.1.2.1.Kháiniệmkỹnăngsống
Kỹ năng sống (life skills) là cụm tự được sử dựng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong
lĩnh vựchoạt động.“Kỹnăng” gợi lên khả năngthao tác,thựchiện chínhxác mộthoạtđộng nào
đó.Hiệnnay,xungquanh kháiniệmKNS,còncónhiềuđịnhnghĩakhácnhau.
Từ năm 1996, khái niệm KNS xuất hiện ở nước ta trong một số chương trình GD của
UNICEF tại Việt Nam, với “chương trình GD KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống
HIV/AISD cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”. Từ đó đến nay, khái niệm KNS được
đề cập trong nhiều chương trình, tài liệu của ngành GD và trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) “Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng
(adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và
14
tháchthứccủacuộcsốnghàngngày”[38].
WHOdựatrênlýthuyếthọctậpxãhộicủaBandura(1977),tứclànhấn mạnhsự họctập
quaquátrìnhtrảinghiệmcủaconngười,quasự tíchlũykinhnghiệmsống,cấutrúckinhnghiệm
và chủ động nắm lấy kinh nghiệm, đã định nghĩa: “KNS là những năng lực giao tiếp đáp ứng
những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức
của cuộc sống hàng ngày [25]. Cụ thể hơn thì KNS là một nhóm các nhận thức, khả năng cá
nhân có thể giúp con người tạo ra những quyết định đúng đắn. giải quyết vấn đề, suy nghĩ một
cách sáng tạo và có phê phán, giao tiếp hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ làmh mạnh, biết
thôngcảmvớingườikhác,biếtsắpxếpcuộcsốngcủamìnhtheocáchkhỏemạnhvàhiệuquả.
Theoquanniệmcủa WHO[34]cácKNSđượcphânloạithành3nhóm:
Nhóm các KN nhận thức gồm KN tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị, tư duy
sángtạo,tư duyphêphán,raquyếtđịnh,giảiquyếtvấnđề...
Nhóm các KN xã hội gồm KN giao tiếp, KN cảm thông, KN hợp tác, KN làm việc
nhóm,...
Nhóm các KN cảm xúc gồm KN ứng phó với cảm xúc, KN ứng phó với căng thẳng, tự
giámsátvàđiềuchỉnhcảmxúc...
UNICEF quan niệm: “KNS là những KN tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những
giátrị vàtháiđộ,cuốicùng thểhiệnrabằngnhữnghànhvilàmchocáccánhân cóthểthích nghi
và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống” [33]. GD dựa trên KNS cơ
bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến
thức,tháiđộvàhành vi.Ngắngọnnhấtđólàkhảnăngchuyểnđổikiếnthức(phảilàmgì)vàthái
độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, haytin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì
vàlàmnhưthếnào).
QuanniệmcủaUNICEF[33]chỉrõKNSđưọcphânthành3nhóm:
Nhóm KN xã hội gồm: KN giao tiếp (Truyền thông bằng lời và không bằng lời; lắng
nghetíchcực;Biểulộcảmxúc,phảnhồi;KNquanhệ,tươngtácliênnhâncách),KNđàmphán,
thương lượng, từ chối (Thương lượng và xử lý mâu thuẫn; KN tự khẳng định; KN từ chối), KN
quan hệ xã hội, KN làm việc nhóm, hợp tác, KN thấu cảm, KN động viên (KN ảnh huởng và
thuyếtphục;KNtạomạnglướivàđộngvìên).
15
Nhóm KN phát triển nhận thức gồm: KN ra quyết định và giải quyết vấn đề, KN thu
thập thông tin (Đánh giá hệ quả tương lai của những hành động hiện tại với bản thân và người
khác; Xác địnhcác giảiphápkhácnhauchovấnđề; KNphântíchảnhhưởng củacác giátrị,thái
độ,độngcơcủabảnthânvàngườikhác),KNsuynghĩcóphánđoán,KNtư duysángtạo.
Nhóm KN đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân gồm: KN quản lý căng thẳng
(Quản lý thời gian; Tư duy tích cực; Kỹ thuật cơ bản) KN quản lý cảm xúc (Làm chủ sự tức
giận; Xử lý những đau buồn và lo âu; Đối phó với những mất mát, chấn thưong), KN tự điều
chỉnh (Ý thức về giá trị bàn thân, KN xâydựng sự tự tin; Ý thức về bản thân, bao gồm ý thức về
quyền,ảnhhưởng,giátrị,tháiđộ,mặt mạnh,mặt yếucủabảnthân).
Có sự khác nhau về quan niệm KNS, nhưng các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF
đều đã thống nhất 10 KNS cơ bản, được xem như cần thiết nhất cho tất cả mọi người, trong đó
có HS trường THCS: KN ra quyết định; KN giải quyết vấn đề; KN tư duy sáng tạo; KN tư duy
phê phán; KN truyền thông có hiệu quả; KN giao tiếp giữa người và người; KN tự nhận thức
bànnăng;Khảnăng thấucảm;KNứngphóvớicảmxúc;KNứngphóvớistress.
Khái niệm KNS chỉ thật sự được hiểu thấu đáo sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và
KNS” do UNESSCO tài trợ tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội.
KNS được tiếp cận trên bốn trụ cột của giáo dục bao gồm: Học để biết (Learning to know), Học
để làm (Learning to do), Học để tự khẳng định (Learning to be) và Học để cùng chung sống
(Learningtolivetogether).TheoquanniệmcủaUNESCO[31],KNSgồm:
Các KN cơ bản: KN đọc, viết, tính toán cho các chức năng hàng ngày. Những KN này
không mang đặc trưng tâm lý mà là nền tảng cho những năng lực thực hiện các chức năng của
cuộcsống.
Các KN chung: (KN nhận thức, KN cảm xúc, KN xã hội) như các KN ra quyết định,
KNtư duyphêphán,KNlàmviệcnhóm,KNgiaotiếp...
Các KN trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống xã hội như, các vấn đề
về giới, giới tính; các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, rượu, thuốc lá; các vấn đề về
môi trường, phòngchống bạolực;cácvấnđềvềgia đình,trường học; cácvấn đềvề sức khỏevà
dinhdưỡng...
Mỗi cá nhân phải có đầy đủ 3 nhóm kỹ năng thành tố nói trên trong sự thống nhất và
tínhchỉnhthểchặtchẽ.
16
Hiện nay, ở trong nước cũng có nhiều quan niệm khác nhau về KNS. Trong cuốn "KNS
cho vị thành niên ", tác giả Nguyễn Thị Oanh quan niệm: “KNS tư cách là đổi tượng của GD
KNS là năng lực tâm lý xã hội đế đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc
sốnghàngngày”. TácgiảHuỳnhVănSơnquanniệm:“KNSlànhữngKNtinhthầnhaynhững
KN tâm lý. KN tâm lý-xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng với cuộc sống” [15].
Tác giả chorằng, KNS nhìndưới góc độ năng lựctâmlý là những KN giúp conngười tồn tạivề
mặtthểchấtvà mặttâmlý.
Tác giả Nguyễn Thanh Bình [2] quan niệm “KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến
thức”–“cáichúngtabiết”vàtháiđộ,cácgiátrị -“cáichúngtanghĩ,cảmthấy,tintưởng”thành
hànhvithựctế- “làmgìvàlàmcáchnào”làtíchcựcnhấtvàmangtínhchấtxãhội.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng, “KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các
KNnóilênnănglựcsống củaconngười,giúpconngườithựchiệncôngviệcvàquanhệvớibản
thân,vớingườikhác,vớixãhộicókếtquảtrongnhữngđiềukiệnxácđịnhcủa cuộcsống”[20].
Từ những phân tích trên cho thấy, KNS luôn cần thiết cho mọi người. Song, với mỗi đối
tượng cụ thể, xuất phát từ đặc điểm cá nhân, nhu cầu cuộc sống, đòi hỏi của công việc và môi
trường sống cụ thể mà yêu cầu KNS cũng có sự khác nhau. Các emHS trường THCS, với công
việc chính là học tập và rèn luyện để trở thành những người con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và sau
nàylà nhữngcôngdâncó íchchoxã hộithìKNS cầncóphảiphùhợpvới điều kiệnthựctế cuộc
sốngcủagiađình,nhàtrườngvàmôitrườngxungquanh.
KNS chính là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực
trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói một cách khác, KNS là khả năng làm chủ
bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng
ứngphótíchcựctrướccáctìnhhuốngcủacuộcsống.
Như vậy luận văn xác định quan niệm của tác giả Đặng Minh Sự (2013) là phù hợp
nhất: “KNS của HS trường THCS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các KN phản ánh
năng lực sống của các em, giúp các em thực hiện việc học tập và tham gia vào các hoạt động
trong cuộc sống hàng ngày của gia đình, nhà trường và môi trường xung quanh một cách có
hiệuquả”.
Quan niệm trên đã chỉ rõ: KNS của các em HS trường THCS gồm 3 nhóm KN chính
[17]:
17
+NhómKNnhậnbiếtvàsốngvớichính mình.
+NhómKNnhậnbiếtvàsốngvớinhữngngườixungquanh.
+NhómKNracácquyếtđịnh.
Trên cơ sở các nhóm KN chính, cần phải xuất phát từ thực tiễn KN và rèn luyện KNS
của các em đề lựa chọn nội dung, hình thức biện pháp GD cho phù hợp. Đó là trách nhiệm của
cácnhàquảnlý,cáclựclượngthamgiaGDKNSchoHScáctrường THCS.
1.1.2.2.Kháiniệmgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrunghọccơsở
GD KNS cho HS là một vấn đề xã hội, là trách nhiệm của nhiều lực lượng, từ gia đình,
nhà tnrờng và các đoàn thể xã hội; phải tuân thủ nghiêmngặt quan điểm, chủ trương, chính sách
củaĐảngvàNhànước;phảituântheonhữngquyđịnh,quytrìnhchặtchẽphùhợpvớiđiềukiện
thựctạicủatừngnhà trường,từngđốitượngvàphảiđạtđượcmụctiêuxácđịnh.
Việc GD KNS chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho các em HS đề
cácemcóthểhoạtđộngđộclậpvàchủđộngtránhđượcnhữngkhókhăntrongthựctếcuộcsống.
Đối với các em HS, nhất là các em HS bậc THCS, GD KNS là môn học trang bị những
tri thức giúp các em hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triền và
điềukiện sốngcụ thể. ThôngquahoạtđộngGDKNSsẽtrang bịthêmchocác emnhữngKNtự
chủ, KN nói không, khả năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được
nhữngtácđộngtiêucựctrongcuộcsốngxungquanh[1].
GD KNS là hoạt động giúp cho các em HS có khả năng về mặt tâm lý xã hội để phán
đoánvàraquyếtđịnhtíchcực,nghĩalàđề“nóikhôngvớicáixấu[15],Nhưng GDKNSchocác
em không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà GD KNS
phải nhằm hướng đến thay đổi hành vi. GD KNS cho HS chỉ đạt đưọc kết quả tốt khi có sự tác
độngđồngthờicủacácLLGD:Nhàtrường,giađìnhvàcáclựclượngxãhội.
Đồng thời GD KNS cho HS có hiệu quả cao khi các lực lượng tham gia GD, QLGD
nhận thức đúng đắn đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; xác định chính xác mục tiêu, nội dung GD
KNS,phốihợpvớicáchìnhthứcGDphongphú.
Tómlại: “Giáodụckĩnăngsốnglàquátrìnhtác độngcómục đích,cókếhoạchđếncác
em HS trường THCS nhằm giúp các em có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác,
hành vi ứng xử đúng mực trong các mọi quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân với xã hội,
18
của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và với chính mình, giúp các
emHSpháttriểnnhâncáchđứngđắn,hoànthànhtốtnhiệmvụhọctập,rènluyện”.
1.1.2.3. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trunghọccơsở
Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 thảng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dụcvàĐàotạo chỉrõ:
- Hoạt động GD KNS trong quy định này được hiểu là hoạt động GD giúp cho người học
hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử
của mỗi cá nhân trong đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển
bảnthântốthơndựatrênnềntảngcácgiátrịsống.
-Theo hướng dẫn số 463/BGD ĐT-GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ GD&ĐT về việc
hướng dẫntriểnkhaithực hiệngiáo dụckỹnăngsốngtạicáccơ sở giáo dục mầmnon,giáodục
phổthôngvàgiáodụcthườngxuyên;
Giáodụcchongườihọcnhữngkỹnăngcơbản,cầnthiết,hướngtớihìnhthành nhữngthói
quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục
Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Nội dung giáo dục
KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. Đối với
từng nhóm đối tượng, việc giáo dục KNS cho HS THCS cần tập trung vào những nội dung sau:
Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở tiểu học, tập trung giáo dục những KNS cốt
lõi, có ýnghĩathiết thực chongười họcnhư:kỹnăngra quyết địnhvàgiải quyếtvấnđề, kỹnăng
tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông,
kỹnăngquảnlýcảmxúcvàđươngđầuvớiáplực,kỹnăngtự học.
Công văn số 4026/BGD ĐT-GDCTHSSV ngày 01/09/2017 của Bộ GD&ĐT về tăng
cườnggiáodụcKNSchohọcsinh.
Các cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tiếp
tục nâng cao chất lượng dạyhọc các môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, tích hợp, lồng ghép
trong các môn học liên quan; các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải
nghiệmvà các hoạt động giáo dục khác đảm bảo thiết thực, hiệu quả, nội dung giáo dục dễ hiểu,
dễnhớ,phùhợplứatuổi.
19
Côngvănsố3964/BGDĐT-GDCTHSSVngày04/09/2018củabộGD&ĐTvềhướng
dẫnthựchiệnnhiệmvụgiáodụcchínhtrịvàcôngtáchọcsinh,sinhviênnămhọc2018-2019;
Tăngcườngcôngtáctổchứcvàquảnlícáchoạtđộnggiáodụckĩnăngsống,giátrịsống
chohọcsinh,sinhviên.
Các sở GDĐT chủ trì, phối hợp tham mưu, xây dựng kế hoạch của địa phương về công
tác giáo dục kỹnăngsống trongcáccấp học trên địa bàn góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục
toàn diện cho học sinh, sinh viên.Các cơ sởgiáo dục, đào tạo nghiên cứu lựa chọn các nội dung
giáo dục kỹnăng sống phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, tập trung vào một số kỹnăng cần thiết như:
kỹnăng ứng phó với tình huống nguy hiểm, phòng chống đuối nước và tai nạn thương
tích,phòng chốngxâmhại tình dục trẻem, chămsóc sứckhỏesinh sản vịthành niên; kỹnăngtư
duysángtạo,kỹnănghọctậphiệuquả,kỹnănggiảiquyếtvấnđề,kỹnănglàmviệcnhóm..
Thực hiện Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về
nhiệmvụchủyếunămhọc2018-2019
Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong
nhàtrường;thựchiệntốthoạtđộngchàocờ,hátquốc catrongcác cơsởgiáodục;chútrọnggiáo
dục bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,
phòng chống bạo lực học đường hiệu quả; bố trí học sinh, sinh viên trực tiếp thamgia hoạt động
vệ sinh và ý thức bảo quản nhà vệ sinh, đảm bảo trường lớp sạch, đẹp; củng cố, kiện toàn, nâng
caohiệuquả,đổimớicôngtác ytếtrườnghọc, bảođảmchămsócsứckhỏechohọcsinh.
Chỉ thị Số: 2268/CT-BGDĐT Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2019 của bộ giáo dục và đào
tạovềnhiệmvụvàgiảiphápnămhọc2019-2020củangànhGiáodục
Nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
mới;đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; đổi mới
quảnlývànângcaohiệuquảcủagiáodụcthườngxuyên;tăngcườnggiáodục đạođức,lốisống,
kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn trường học; nâng cao
hiệuquảgiáodụcdântộc
Hoạt động GD KNS là HĐ GD góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỳ năng, GD nhân
cách cho người học có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học, phù hợp với
thuầnphong mỹtụccủaViệtNam.
*Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong xã hội hiện
20
đại là hình thành cho học sinh hệ thống những hành vi lành mạnh và thay đổi những thói quen
khôngphù hợptrên cơ sởtrang bị những kiếnthức, thái độ, kỹnăng thích hợp. Điều đó có nghĩa
là giúp học sinh dịch chuyển kiến thức( cái mà học sinh biết)và thái độ, giá trị (cái mà học sinh
có nhu cầu, tin tưởng và mong muốn có được) thành hành động thực tế( làm gì và làm bằng
cách nào). Như vậymục tiêu của giáo dục kỹnăng sống không chỉ dừng lại ở việc trang bị nhận
thứcbằngcáchcungcấpthôngtintrithức màcòntậptrungvàoviệcxâydựng hoặclàmthayđổi
hành vi theo hướng tích cực. Qua đó làm thayđổi hành vi từ thụ động tiêu cực sang hành vi tích
cực, mang tính xây dựng góp phần nâng cao chất lượng sống cho học sinh. Việc hình thành
những kỹ năng sống cốt lõi giúp học sinh hướng tới một cuộc sống lành mạnh có hành vi tích
cựcđểgiảiquyếtvấnđềtrongcuộcsống,thúc đẩysựpháttriểncủacánhânvàtậpthể.
- Vậy mục tiêu của hoạt động GD KNS là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói
quen tốt thôngquacáchoạtđộngvàbàitậptrảinghiệm, biết cáchphânbiệt đúng,sai; biết cách
raquyếtđịnhvàchịutrách nhiệm,biếtđốiđầuvớiáplựcvàbiếtvượtquacácthửthách.
*Nội dung giáo dục kỹ năng sống: KNS là những KN mang tính cá nhân và xã hội cần
thiết đối với các em HS, giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin hơn,
phù hợp với điều kiện các em sống, qua đó góp phần hoàn thiện bản thân trước những đòi hòi
củacuộcsống.TheođónhómKNchínhsauđâycầnđượcgiảngdạyvàrènluyệnchocácem:
 NhómKNnhậnbiếtvàsốngvớichínhmình.
+ KN tự nhận thức: Là KN đòi hỏi mỗi em HS, trước hết, cần phải tự nhận biết và hiểu
rõbảnthân,hiểu rõ những tiềmnăng, tìnhcảm, nhữngxúccảmcũng như vị trí củacácemtrong
cuộc sống và xã hội, cả những mặt mạnh và mặt yếu của các em nữa. Khi các em nhận thức
được khả năng của mình, các em có khả năng sử dụng các KNS khác một cách có hiệu quả và
có khả năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có với bản thân, với xã hội mà các
em sống và với khả năng của bản thân các em nữa. Các em cũng cần có sự hiểu biết rõ ràng về
bản sắc dân tộc và nền văn hóa mà từ đó các em đã được sinh ra và cũng chính nền văn hóa đó
đãtạonênconngườicácem.
+ Lòng tự trọng: Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng. Khi các em tự nhận thức được
năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng đồng thì lòng tự trọng được mô tả
như là ”sự nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân”. Nó còn đề cập đền việc các em cảm
nhận như thế nào những khía cạnh mang tính cá nhân như diện mạo, khả năng và hành vi... và
21
cácemsẽphát triểnnhư thếnàotrên cơsởnhữngkinhnghiệmbản thân đềtrởnênthànhthạo và
thànhcôngkhilàmnhữngđiềumàcácemdựđịnh.
Tuy nhiên, lòng tự trọng bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ bởi mối quan hệ của các em
với những người khác. Những người lớn tuổi có ảnh hưởng đến các em như bố mẹ, các thành
viên tronggiađình, thầycôgiáovà càbạnbèđồnglứacóthểhoặctrợgiúp nhằmpháttriển hoặc
làmmấtsựtự trọngcủacácemquanhữngmốiquanhệ,tiếpxúccủahọđốivớicácem.
+ Sự kiên quyết: Sự kiên quyết hay tính kiên định có nghĩa là nhận biết được những gì
bản thân các em muốn và tại sao lại muốn, đồng thời là khả năng tiến hành các bước cần thiết để
đạt được những gì bản thân các em muốn trong những hoàn cảnh cụ thể bao gồm một loạt các
tình huống khác nhau như: từ chối sự tán tỉnh, cám dỗ; thuyết phục người khác đồng thuận theo
mình; nêu gương, kêu gọi, hướng dẫn mọi người làm những việc có lợi cho cộng đồng... Tuy
nhiên, cách thể hiện tính kiên định có liên quan đến văn hóa và việc lắng nghe, đánh giá những
điều người khác cảm nhận và mong muốn bởi vì kiên định là biết được nhu cầu và quyền của
cácem,cũngnhư điềucácemmongmuốnvàthựchiệnnhữngđiềuđócóxéttớinhucầu,quyền
vàmong muốncủangườikhác.
+ Đương đầu với cảm xúc: Xúc cảm là sự phản ánh rõ nét bản chất của mỗi em HS.
Những cảm xúc như sợ hãi, yêu thích, e thẹn, phẫn nộ, mong muốn được thừa nhận... hoàn toàn
mang tính chủ quan và thường có là do đáp ứng một cách tức thời đối với tình huống. Vì thế mà
chúng không thể đoán trước được và có thể dễ dàng đưa các em đến những hành vi mà sau này
sẽphảihốitiếc.
Dovậy, việcxácđịnh vàsauđólà đốiphóvớinhững cảmxúc làkhảnăngchothấyrằng
các em có thể nhận thấy và phải tính đến những xúc cảm của các em cùng nguyên nhân cụ thể
củachúngđểcónhữngquyếtđịnhchếngự,khôngđểchonhữngcảmxúccủa bảnthânchiphối.
+ Đương đầu với căng thẳng (KN ứng phó với stress): Căng thẳng là một phần hiển
nhiên của cuộc sống. Những vấn đề trắc trở của bản thân, của bạn bè thân thiết, của các thành
viên trong gia đình; những mối quan hệ bị đổ vỡ... là những minh họa các tình huống gây căng
thẳng trong cuộc sống của các em. Trong những mức độ hữu hạn, khi các em có khả năng
đương đầuvới sự căng thẳngthì căngthắng lạicóthể là một nhân tố tíchcực bởivì chính những
sức ép của sự căng thẳng đó buộc các em phải tập trung vào công việc của mình và hưởng ứng
một cách thích hợp. Tuy nhiên, sự căng thắng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống của các
22
em nếu sự căng thẳng đó quá lớn và không giải toả nổi. Do đó, cũng như KN đối phó với cảm
xúc, các em HS cần phải có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả cũng
nhưbiếtcáchkhắcphụcnó.
 Nhómkỹ năngnhậnbiếtvàsốngvớinhữngngườixungquanh
+Mốiquan hệgiữacáccá nhân:Các mối quan hệ là bảnchất của cuộcsống. Chúng có hình
thái và quy mô khác nhau. Khi các em lớn lên, các em phải phát triển các mối quan hệ với
những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của các em như bố mẹ, họ hàng, láng
giềng,thầycôgiáo...vớinhữngconngười màcácemgặpgỡtrongcuộcsốngnhư bạnbècủabố
mẹ, những người bản hàng, những nhà lãnh đạo địa phương... với bạn bè đồng lứa trong và
ngoài trường lớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể là bạn bè tốt, thân thiết, ngang hàng
được. Các em cần phải biết cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ để chúng có
thểpháttriểntốiđatiềmnăngsẵncótrong môitrườngcủachúng.
+ KN thiết lập tình bạn: Mỗi em HS cần có nhiều bạn để cùng chia sẻ các hoạt động,
niềm hy vọng, sự sợ hãi, chia sẻ cuộc sống và cả tham vọng. Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ
giai đoạn sớm nhất của cuộc đời. Vì vậy, các em cần phải nhận biết rằng tình bạn được hình
thành như thế nào và phải thiết lập, phát triển tình bạn ra sao để cả hai bên cùng đạt được những
lợiíchchânchính.
Các em cần phải có khả năng nhận biết, để khi cần thiết, mạnh dạn khước từ kiểu tình
bạn có thể đưa các em đến những hành vi nguy hiểm hoặc phạm tội như hành vi sử dựng ma
túy,trộmcắp..
+ Sự cảm thông (KN thấu cảm): là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác khi
cácemphải đươngđầu vớinhữngvấn đềnghiêmtrọngdohoàn cảnhhoặc do những hành động
của chính bản thân các em gây ra để hiểu được tình cảnh của các em và tìm ra cách giảm bớt
gánh nặng bằng sự chia sẻ chân tình với người đó thay vì lên án, thương hại hoặc coi khinh họ
với bất kỳlý do nào. Cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết
địnhvàđứngvữngtrênđôichâncủahọmộtcáchnhanhchóngnhất.
+ Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè: Đối với các em HS trường THCS, sức ép để
bản thân được giống như các thành viên khác trong nhóm bạn là rất lớn. Vì vậy, đứng vững
trước sự lôi kéo của bạn bè cùng lứalà mộtKN rất quantrọng. Nếuphảiđương đầuvớinhững ý
nghĩ hoặc những việc làm trái ngược của bạn bè cùng lứa khi họ gây ảnh hưởng và thói quen
23
xấu của bản thân cần phải dũng cảm khước từ, phản đối, dừng ngay những đề xuất không thể
chấp nhận được đó, kiên quyết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân, cho dù có thể bị
chếnhạo,đểdọahoặcghẻ lạnhtừnhómbạnđó.
+ KN thương lượng: là một KN quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân với
nhau. KN nàycó liên quan đến tính kiên định, sự cảmthông và mối quan hệ giữa cá nhân với cá
nhân cũng như khả năng thoả hiệp những vấn đề không có tính nguyên nhân tắc của bản thân.
KN thương lượng còn liên quan đến khả năng đương đầu với những áp lực, sự để dọa của hoàn
cảnh, những rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của
bạn bè. Cần phải nhận định rõ vị trí của cá nhân và thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau trong các mối
quanhệđểcóKNthươnglượngtốt.
+KNgiảiquyếtxungđộtkhôngdùngbạolực:làKNcóliênquan đến mốiquanhệgiữa
các cá nhân với nhau, KN thương lượng và các KN đương đầu với xúc cảm, với căng thẳng, lo
âu. Xung đột là điều không thể tránh khỏi và đôi khi lại là điều cần thiết, KN giải quyết xung đột
khôngdùngbạolựcsẽgiúpchonhữngxungđộttrởnêncótínhxâydựng.
+ KN giao tiếp có hiệu quả: Giao tiếp là bản chất của các mối quan hệ của con người. Do
vậy, một trong những KNS quan trọng nhất là khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi
người. Khả năng này bao gồm cả KN lắng nghe và hiểu được người khác thực hiện việc giao
tiếpcủahọnhưthếnàocũngnhưnhậnbiếtđượcnhiềucáchgiaotiếpcủahọkhácnhaurasao.
 Nhómkỹ năngraquyếtđịnhmộtcáchcóhiệuquả
+Tư duyphêphán:Như đãnêu, các emlớnlên trong thế giới ngàynayphảiđối đầu với
nhiều vấn đề, sự mong đợi, những đòi hỏi đa dạng, phức tạp và trái ngược của bố mẹ, thầy cô,
bạn bè... phải tiếp nhận, đáp ứng nhiều thông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng,
của các nhà lãnh đạo, của quảng cáo, của âm nhạc, tôn giáo... Vì thế, các em cần phải có khả
năngphântích,gạnlọc,phêphánđểcóđượcquyếtđịnhphùhợp.
+ Tư duy sáng tạo: Trong cuộc sống, các em thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh
bất ngờ và bất thường. Do vậy, các emcần phải có tư duysáng tạo nghĩa là có khả năng tiếp cận
với sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới để có thể có một
hoặcnhiềuphươngcáchđápứnglạinhữnghoàncảnhđó mộtcáchphùhợp.
+ KN ra quyết định: Mỗi ngày, mỗi người đều phải đứng trước những lựa chọn để ra
những quyết định. Có những quyết định tương đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm
24
trọng đến định hướng cuộc sống nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các
mối quan hệ, đến tương lai cuộc đời. Do đó, khi không thể đáp ứng liền một lúc những nhu cầu
khác nhau, các em cần có khả năng lựa chọn để ra một quyết định có hiệu quả, đồng thời phải ý
thức được các tình huống có thể xảy ra, phải lường được những hậu quả trước khi ra quyết định
từsựlựachọncủamình.
+ KN giải quyết vấn đề: là khả năng xem xét tình hình một cách cẩn thận, phân tích
những vấn đề gì đang tồn tại và xác định các bước nhằm cải thiện tình hình. Đây là KN có liên
quan đến KN ra quyết định và nhiều KN khác. Chỉ khi trải qua thực hành việc ra quyết định và
giải quyết vấn đề thì các em mới có thể xây dựng được những KN cần thiết để có thể có những
lựachọntốtnhấttrongbất kỳhoàncảnhnàomàcácemphảiđươngđầu.
*Phươngphápgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinh trunghọccơ sở.
Có2cáchtiếpcậntrongGDkỹnăng:
+ Thứ nhất, các hoạt động tập trung vào KNS cốt lõi, theo cách này và bằng các hoạt động với
chủ đề theo mục tiêu rèn những kỹ năng cụ thể người học sẽ được trải nghiệm và hiểu và dần
hình thành các kỹ năng cần thiết, vận dụng có hiệu quả trong quá trình xử lý các vấn đề gặp phải
trongcuộcsốnghàngngày.
+ Thứ hai, mỗi kỹ năng đều gắn với một vấn đề hay nảy sinh trong cuộc sống và giải quyết
nhữngvấnđềđócầnphảivậndụngnhữngKNSkhácnhau.
Để thực hiện có hiệu quả hoạt động GD KNS cho HS THCS mỗi người GV cần thực hiện
linhhoạtcácphươngphápsau:
Phương pháp động não: Là phương pháp giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh
đượcnhiềuýtưởng,nhiềugiảđịnhvềmộtvấnđềnàođó.
Phương pháp nghiên cứu tình huống: Nghiên cứu tình huống thường là những câu chuyện
đượcviếtranhằmtạotình huốngthậtđểtừ đóchứngminhchomộtvídụcụthể.
Phương pháp trò chơi: Là tổ chức cho HS chơi trò chơi nào đó để qua đó tìm hiểu một vấn
đề,thểhiệntháiđộđồngtìnhhoặckhôngđồngtìnhvềmộthànhđộnghoặcviệclàmnàođó.
Phương pháp nhóm: Là tổ chức để mọi người cùng thamgia trao đổi haycùng chia sẻ công
việc trong một nhóm người nhỏ để tạo cơ hội cho mỗi thành viên biết cách hợp tác, chia sẻ kiến
thức,kinhnghiệm,ýkiến.
Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho HS thực hành đóng vai một nhân vật
25
nàođóđểđưaranhữnggiảipháptrongmộttìnhhuốnggiảđịnhđượcđưa ra.
Phương pháp trải nghiệm sáng tạo: Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới
sự hướngdẫncủanhàGD,trongđó,dướisự hướng dẫncủanhàgiáodục,từng cánhânhọcsinh
đượcthamgiatrựctiếpvàocáchoạtđộngkhácnhaucủađờisốngnhàtrường
Phương pháp trải nghiệm sáng tạo: Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó,
dưới sự hướng dẫn củanhàgiáodục, từng cá nhân họcsinh được thamgia trực tiếp vàocác hoạt
động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt
động,quađópháttriển.
*Hìnhthức,biệnphápgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrườngtrunghọccơ sở.
GD KNS cho HS trường THCS cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện
pháp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Có thể nêu một số hình thức
biện pháp sau: lồng ghép vào chương trình học tập và rèn luyện chính khoá; tổ chức các hoạt
động ngoại khoá trong nhà trường và ở các địa phưong; tổ chức các hoạt động của Đoàn, Đội;
thôngquacáchoạtđộngthựctếởgiađình;hướngdẫn,giúpđỡcủangườithân,thầycôgiáo...
+Giáodụctrongnhàtrường:
- GDKNS được tíchhợpnộidung GD vào chươngtrìnhgiảngdạycác mônthôngquadạy
họcởtrênlớp.Tùynộidungchươngtrình mônhọc, từngloạihoạtđộng,GVcóthểlựachọncác
kỳnăngphùhợpđểtíchhợplồngghép.Tổchứcdạyhọctrênlớptheohướnglồngghép,tíchhợp
nội dung GS KNS trong chương trình dạy học trên lớp với các môn học trong chương trình
không chỉ thực hiện được các mục tiêu bài học gắn với môn học mà còn giúp học sinh hiểu, trải
nghiệm được kỹ năng gắn với bài học. Trên cơ sở đó HS THCS hình thành được các kỹ năng
cầnthiếtchobảnthân.
Để dạy học tích hợp đáp ứng động cơ nội tại của HS thì yêu cầu GV phải có năng lực, kỹ
năng thiết kế bài giảng theo hướng lồng ghép, tích hợp; biết cách xác lập mục tiêu bài giảng và
nội dung GD KNS dự kiến đưa vào bài giảng; GV cần có những phản hồi tích cực đối với HS,
giúphọcsinhcónhiềucơhộihọctậpvàthểhiệncáckỹnănggiảiquyếtvấnđề.
Giáo dục thông qua HĐGD NGLL là hình thức GD vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ
giao tiếp và hoạt động giữa các lớp trong trường và cộng đồng xã hội, vừa thu hút sự tham gia
vào quá trình GD HS của các lực lượng xã hội và gia đình nhằm nâng cao chất lượng GD HS.
Trong HĐ GD KNS cần phát huy tốt vai trò tổ chức Đoàn, Đội mà nhất là giáo viên tổng phụ
26
trách trong việc rèn luyện các KNS cho HS THCS qua các phong trào, các hoạt động theo chủ
đề, chủ điểm của Đội TNTP. Hoạt động của Đoàn, Đội rất phù hợp với lứa tuổi HS THCS nên
cósứccuốnhútHSthamgiatíchcựcvàhiệuquảGDsẽnânglên.
HĐGDNGLLtạođiềukiệnchoHSthựchànhvàtăngcườngnhữngkỹnăngtâmlýxãhội,
giúp HS củng cố, mở rộng tri thức, hình thành thái độ tình cảm, có những hành vi đúng, có kỹ
năng cần thiết để phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các vấn đề tiêu cực của
xãhội. HĐGD NGLL giúpHS THCS bổ sung nhữngtrithức được họctrên lớp,rèn luyện, thực
hànhcáckỹnăngvàhoànthiệnbảnthân.
Tổ chức các HĐ ngoại khóa, tích hợp GD KNS: Các hoạt động ngoại khóa như tham gia
các hoạt động tình nguyện, thăm quan, du lịch; thăm các khu di tích lịch sử, truyền thống; làng
nghề; tìm hiểu về các danh nhân; các nhà khoa học... có ý nghĩa rất quan trọng trong việc GD
KNSchoHS.CácHĐnàygiúpchoHStiếpcậnvớithựctếgiảiquyếttìnhhuốngthựctiễntrong
đờisống,quađórènluyện tínhkỷluật,phát huytinh thầnđoànkết,tươngtrợgiúpđỡnhautrong
hoạtđộng,cáchlàmviệcđộclập,cáchlàmviệctheo nhóm.
+Giáodụcngoàinhàtrường:
Ngoài thời gian ở trường, HS có một khoảng thời gian dài ở gia đình, chịu sự tác động rất
lớn từ gia đình, do vậynhữngKNS cũng sẽ hìnhthànhnhiềutừ gia đình. Mặt khác, những KNS
được tiếp thu, hình thành từ gia đình sẽ được củng cố, vận dụng khá lớn trong môi trường gia
đình. Như vậy trong GD KNS, nhà trường, GV cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, phát
huyvaitròcủaCMHStrongquátrìnhrènluyệnkỹnăngchoHSởphạmvịngoàinhàtrường.
Ngoài việc kết hợp với gia đình, hoạt động GD KNS bên ngoài nhà trường còn được phối
hợp với với các tổ chức đoàn thể xã hội và các cá nhân nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong việc GD học sinh góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ
năng, GD nhân cách cho người học có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người
học,phùhợpvớithuầnphongmỹtụccủaViệtNam.
1.2.Quảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrunghọccơsở
1.2.1.Kháiniệmquảnlýgiáodụckỹ năngsốngchohọcsinhtrunghọccơ sở
1.2.1.1.Kháiniệmquảnlý
27
Lịch sử phát triển của loài người từ khi có sự phân công lao động đã xuất hiện một dạng
lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động lao động theo những yêu
cầunhấtđịnhđólàhoạtđộngquảnlý.
Ngày nay, thuật ngữ “Quản lý” trở nên phổ biến, mọi hoạt động của tổ chức, xã hội đều
cần tới quản lý. Quản lý là một hoạt động diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan
đếnmọingười.Quảnlýtrởthành mộtkhoahọc,mộtnghệthuậtvàlà mộtnghề trongxãhộihiện
đại-nghềquảnlý.Chính vìvậymàlýluậnvềquảnlýngàycàngphongphúvà pháttriển.
Cónhiềuquanniệmkhácnhauvềkháiniệmquảnlý,cụthểnhưsau:
Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989) có ghi: “Quản lý là phụ
tráchviệcchămnomvàsắpđặtcôngviệctrongmộttổchức”[11,tr.555].
Còn theo Nguyễn Ngọc Quang (1989), nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận
dạy học, đã nêu về khái niệm quản lý trong tập bài giảng “Những khái niệm cơ bản về quản lý
giáodục”như sau:“Quản lýlàsự tácđộngcó mụcđích,cókếhoạchcủachủthểquảnlýđếntập
thểnhữngngườilaođộngđểđạtđượcmụctiêu”[16,tr.130]
Trần Kiểm (1997), trong giáo trình “ Quản lý giáo dục và trường học” dùng cho học
viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã viết: “ Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều
người,saochomụctiêucủatừngcánhânbiếnthànhnhữngthànhtựucủaxãhội”[9,tr.15]
Còn Nguyễn Bá Sơn (2000), trong tác phẩm “ Một số vấn đế cơ bản về khoa học quản
lý” đã viết: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối
hợphoạtđộngcủahọtrongquátrìnhlaođộng”[18,tr.15].
Nhà sư phạm Nguyễn Ngọc Quang (1989), trong tác phẩm của mình đã nêu: “Quản lý
là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý
trongtổchứcđểvậnhành tổchức,nhằmđạtmụcđíchnhấtđịnh”[16, tr.131].
Như vậy, có thể nói: “ Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy
động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực)
trong và ngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với
hiệuquảcaonhất”.
Tóm lại, quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích về công việc quản lý, các
quan hệ quản lý trong các tổ chức. Nó tổng quát hóa các kinh nghiệm tốt thành các nguyên tắc
vàlýthuyếtápdụngcho mọihìnhthứcquảnlýtươngtự.Nócungcấpkháiniệmcơbảnlàmnền
28
tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản lý. Để quản lý cho hiệu quả, nhà quản lý phải
linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể. Nó đòi hỏi sự khôn khéo tinh tế
caođểđạttớimụctiêu.Nghệthuậtnàychủ yếuphải đượchọcngaytrongthựctiễn.
Hoạt động của quản lý về bản chất là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách
thực hiện các chức năng quản lý. Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có
chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý. Những chức năng cơ
bảncủaquảnlýgồm:
- Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS: là công việc hoạch định,
gồmxácđịnh mụctiêu, mụcđíchđốivớithànhtựutươnglaicủatổchứcvàxácđịnhconđường,
biệnpháp,cáchthứcvàcácđiềukiệnđảmbảothựchiệnđượccácmụctiêuđó.
- Tổ chức quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS: Là quá trình sắp xếp
và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên của tổ chức để
họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. Ứng với những
mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức của đơn vị cũng khác nhau. Người quản lý cần lựa
chọn cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có. Chức năng của tổ
chức bao gồm trong nó việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và việc kiểm tra, nó xuyên suốt từ
đầuđếncuốiquátrìnhquảnlý.
-Lãnhđạo,điềuhànhquátrìnhgiáodụckỹ năngsốngchohọcsinhTHCS:Làquá
trình tác động, huy động và giúp đỡ những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được
phân công. Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tình tự
giác,nỗlựcphấnđấuđạtcácmụctiêucủatổchức.
-Kiểmtra, đánhgiá quá trìnhgiáo dục kỹ năngsốngcho học sinh THCS: Kiểmtra
là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho tổ chức vận
hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Đó là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm xác định kết
quả thực hiệnkế hoạchtrênthựctế,tìmra những mặtưu điểm, mặt hạnchế, pháthiện những sai
lệch,đềrabiệnphápđiều chỉnhkịpthời.
Tómlại, các chức năng quản lý kế tiếp và độc lập với nhau chỉ là tương đối mà các chức
năng của quản lý mối quan hệ biện chứng chặt chẽ tùytheo thời điểm, nội dung mà một số chức
năngcóthểtiếnhànhđồngthời,đanxenvà ảnhhưởnglẫnnhau.
29
1.2.1.2. Kháiniệmquảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinh trunghọccơsở.
Quản lý GD KNS là hoạt động của CBQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của
GV, HS và các lực lượng giáo dục khác, huyđộng tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất
lượngGDKNSchocácemtrongnhàtrường.
Quản lý GD KNS chính là những công việc của nhà trường mà người CBQL trường
học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác GD KNS. Đó chính là
những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt
động GD KNS cho các em HS trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà
tiêuđiểmlàquátrìnhGD vàdạyKNSchocáccácHS.
Tácgiả Đặng MinhSự [17]chỉrõ:“QuảnlýGDKNStrongnhàtrườnglà mộthệthống
những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS, các
lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ
vào mọi mặt hoạt động GD KNS cho các em HS nhằm hoàn thành có chất lượng và hiệu quả
mụctiêuGDvàrènluyện KNSphùhợpvớiyêucầu côngviệchọctập,điềukiệnsốngcụthểcủa
từngem”.
Quản lý GD KNS cho HS trường THCS là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp
được hình thành có chọn lọc theo từng nhóm HS và mang tính cá thể hóa rất cao. Để việc quản
lý GD KNS cho HS có hiệu quả, đội ngũ CBQL, trước hết là BGH nhà trường cần tổ chức phối
hợp chặtchẽcácLLGD: Hội đồngsư phạm,tổchứcĐoàn, Đội,banđạidiện cha mẹHS, vàcác
LLGDkhácngoài cộngđồngvàxã hội.Nhàtrường phải làchiếc cầu nối giữa giađình vàxãhội
để GD HS, trên cơ sở xác định cụ thể những giá trị và mức độ phù hợp với tâm, sinh lý, độ tuổi
của HS trường THCS. Hiện nay, khi Bộ GD&ĐT chưa có chương trình GD kỹ năng sống
thống nhất cho toàn quốc, mỗi nhà trường cần thống nhất chương trình GD theo từng cấp độ ở
các khối lớp, quy định thời lượng, nội dung GD riêng cho từng khối lớp. Hiệu trưởng cần đặc
biệt quantâmđến nội dung,hình thức giờchào cờ, giờ, sinhhoạt lớp để tíchhợpGD giátrịsống
thích hợp; xây dựng kế hoạch GD giá trị sống cho từng đối tượng trong nhà trường, đồng thời
thường xuyên điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp trong quá trình thực hiện; lấy đội ngũ GV làm
nòng cốt để đề xuất, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện sao cho nhà trường luôn ở thế
chủđạovàquyếtđịnh,cònHSluôngiữ vaitròchủđộng,tựtintronghọctập,tudưỡng.
30
1.2.1.3.Vaitròcủahiệutrưởngtrongquảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinh
Quản lý giáo dục KNS cho HS trường THCS là tác động có mục đích, định hướng của
các nhà quảnlý(hiệutrưởng) thông qua quản lý đầu vào, quátrình,đầu ra trong một bốicảnh cụ
thể đến đối tượng quản lý (quá trình giáo dục cùng giáo viên và học sinh) nhằm đạt được mục
tiêuquảnlýgiáo dụcKNSchoHStrườngTHCSđãđặtra.
+ Quản lý kế hoạch GD KNS cho HS trường THCS: Quản lý kế hoạch GD KNS bao
gồm quản Ịý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ
điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, Giáo viên chủ nhiệm (GVCN), GV bộ môn..., cộng tác
vìên GD KNS, kế hoạch đầu tư và sử dựng cơ sở vật chất (CSVC) cũng như các điều kiện thực
hiện,kếhoạchphốihợpcácLLGD,kếhoạchkiểmtrađánhgiákếtquảhoạtđộngGDKNS;
+Quản lý về chương trình nội dung GD KNS: việc quản lý chương trình nội dung GD
KNS bao gồm quản lý từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng chương trình nội dung cho đến việc tổ
chứcthựchiệnnhữngnộidungđóvàkiểmtrakếtquảđạtđượcnhư thếnào;
+QuảnlýđộingũthựchiệnGDKNS:QuảnlýđộingũCBQL,độingũGV,độingũcán
bộĐoàn,ĐộivàcáclựclượngthựchiệnhoạtđộngGDKNSchocácemHStrườngTHCS;
+Quản lý sự phối hợp của các lực lượng thực hiện các hoạt động GD KNS: Các hoạt
động GD KNS diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các LLGD ảnh hưởng tới hoạt
động đó là: các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ
huynh,cộngđồngxãhội, cáctrungtâmbồidưỡngKNSchoHS.
+Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GD KNS: Cách đánh giá chất lượng
GD đúng đắn, đầy đủ sẽ giúp nâng cao chất lượng GD, đáp ứng mục tiêu GD đề ra. Vì vậy, các
sản phẩm giáo dục của con người phải được đánh giá trên các khía cạnh sau: chất lượng tri thức
(văn hoá), chất lượng kỹ năng (kỹ năng sống), chất lượng thái độ (đạo đức). Kết quả cuối cùng
củagiáodụcđượcđánhgiáquahànhvi,kỹnăngcủaHS.
+Quản lý việc đầu tư, phát triển và sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho quá trình
GD KNS trong nhà trường cũng như của từng tổ chức, từng hoạt động cụ thể. Cần nắm rõ mức
độđápứng,khả năngtăngcườngvàtínhhiệuquảcủatừngloạicôngcụ,phươngtiện.
1.2.2.Nộidungquảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinh
Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở cần tập trung vào
cácnộidungsau:
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...jackjohn45
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...jackjohn45
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...KhoTi1
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 luanvantrust
 

La actualidad más candente (20)

Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đLuận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
 
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻQuản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà MauLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường t...
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học việnLuận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
 
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCMĐề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 

Similar a Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ

Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...HanaTiti
 
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...HanaTiti
 

Similar a Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ (20)

Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSLuận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non
Quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm nonQuản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non
Quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
 
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ ĐềLuận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sởLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú ThọĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLuận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
 
Luan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieu
Luan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieuLuan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieu
Luan van giao duc dao duc cho hoc sinh ca biet tai thpt to hieu
 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh XuânLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Thanh Xuân
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HỒNG CẨM QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM PHONG, XÃ NAM PHONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HỒNG CẨM QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM PHONG, XÃ NAM PHONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÃ THỊ THU THỦY HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, tháng 8 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Cẩm
  • 4. LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với: + Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục, các thầy cô giáo Học viện Khoa học Xã hội đã hỗ trợ nhiệt tình cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. + Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Xuyên, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, trường THCS Nam Phong, huyện Phú Xuyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình làm khóa luận. + Các thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận. +Các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu giáo dục, các đồng chí cán bộ quản lí, giáo viên, các bạn đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành luận văn. +Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và học sinh đã động viên, giúp đỡ trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS -TS. Lã Thị Thu Thủy - người Thầy trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp kiến thức, phương pháp luận và hướng dẫn em hoàn thành luận văn. Mặc dù em đã rất nỗ lực song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Cẩm
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ...........................................12 1.1. Những khái niệm cơ bản................................................................................12 1.2. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở .......................26 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở...........................................................................................35 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ NAM PHONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................41 2.1. Sơ lược về trường trung học cơ sở Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.............................................................................................................41 2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường THCSNamPhong,HuyệnPhúXuyên,ThànhphốHàNội............................................42 2.3.Kếtquảkhảosát..................................................................................................43 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THCSNamPhong,HuyệnPhúXuyên,ThànhphốHàNội............................................55 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS NAM PHONG, HUYỆN PHÚ XUYÊN,THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................................................................58 3.1. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp.........................................................58 3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội hiện nay.......................................59 3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp...............................76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BGH Ban giám hiệu 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CMHS Cha mẹ học sinh 4 CSVC Cơ sở vật chất 5 GD Giáo dục 6 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 7 GD KNS Giáo dục kỹ năng sống 8 GV Giáo viên 9 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 10 HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 HIV/AIDS Hội chứng suygiảm miễn dịch mắc phải ở người 12 KNS Kỹ năng sống 13 QLGD Quản lý giáo dục 14 THCS Trung học cơ sở 15 THPT Trung học phổ thông 16 PGS-TS Phó giáo sư - Tiến sĩ 17 SGK Sách giáo khoa 18 GDCD Giáo dục công dân 19 UNESCO Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc 20 UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc 19 WHO Tổ chức Y tế Thế giới
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng2.1.ChấtlượnghaimặtgiáodụccủaTHCSNamPhong....................................41 Bảng2.2.Thôngtinvềcánbộ,giáoviêntrườngTHCSNamPhong.............................42 Bảng2.3.Kếtquảthựchiệnhoạtđộnggiáodụckĩnăngsốngchohọcsinh....................45 Bảng2.4.Kếtquảthựchiệncácnộidung cơbảnliênquanđếnhoạtđộng......................46 giáodụckĩnăngsốngchohọcsinh...........................................................................46 Bảng2.6.Kếtquảthựchiệnhoạtđộnggiáodụckĩnăngsốngchohọcsinh....................49 Bảng2.7.Thựctrạngquảnlýviệclậpkếhoạchthựchiệngiáodụckĩnăngsống.............50 trongnhàtrường.....................................................................................................50 Bảng 2.8.Ý kiếnđánh giá thựctrạng quảnlýviệcthựchiệnkế hoạchgiáo dục kĩnăngsống ởcáctrườngTHCSNamPhong ..............................................................................51 Bảng2.9.Ýkiếnđánhgiá thựctrạngquảnlýcơsởvậtchất,trangthiếtbịphụcvụhoạtđộng giáodụckĩnăngsống .............................................................................................52 Bảng 2.10 Ý kiến đánh giá thực trạng các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia tổ chứchoạtđộnggiáodụckĩnăngsống.......................................................................53 Bảng2.11. Ýkiếnđánhgiáthựctrạngquảnlýcôngtáckiếmtrađánhgiá.....................54 kếtquảthựchiệnhoạtđộnggiáodụckĩnăngsống......................................................54
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Giai đoạn hiện nay xã hội Việt Nam có nhiều biến động do sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Sự phát triển kinh tế - xã hội đã làm thay đổi cuộc sống của con người. Bên cạnh những yếu tố tích cực, con người luôn phải đối mặt với những hiểm họa như ô nhiễm môi trường, thiên tai; các tệ nạn như ma tuý, mại dâm, bạo lực... Trong bối cảnh đó, mỗi người cần có những KNS để sống thành công và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trước những tác động của xã hội hiện đại, các em học sinh THCS luôn phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống và rất dễ bị thu hút, lôi cuốn vào các trào lưu, tệ nạn xấu do thiếu các kỹ năng cần thiết [8]. Do đó giáo dục KNS cho học sinh THCS lại càng trở nên cấp thiết. Các cơ sở giáo dục đã tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với 5 nhiệm vụ trọng tâm. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục. Chú ý dạy đạo đức và giá trị của cuộc sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội [14]. Với mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, nền giáo dục Việt Nam không chỉ tập chung trang bị kiến thức lý thuyết mà còn trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất đạo đức cho học sinh. Điều này cho thấygiáo dục kỹ năng sống cho học sinh có vai trò quan trọng và cần thiết. Thực tế hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tuy không còn quá mới mẻ nhưng nó vẫn chưa mang tính chính thống. Do đó mà việc dạy và học kỹ năng sống ở các trường THCS mang tính tự phát, mỗi trường tổ chức một kiểu, có trường thuê trung tâm về dạy kỹ năng sống cho học sinh, có trường tự tổ chức cho giáo viên dạy kỹ năng sống vào các tiết Sinh hoạt, Chào cờ, có trường chỉ tích hợp vào các giờ dạy thường ngày. Vì vậy, để có được hoạt động giáo dục kỹ năng sống không những bài bản, hiệu quả, chất lượng mà còn tạo được chỗ đứng trong hàng loạt các loại hình học tập thì những biện pháp và chiến lược quản lý hoạt động này là vô cùng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Song công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho HS trường THCS nói chung và trường THCS Nam
  • 9. 2 Phong nói riêng cũng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cụ thể là hoạt động quản lý chưa phát huy tính năng động, sáng tạo của giáo viên, chưa gắn kết được vai trò của các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức quản lý hoạt động hình thành kĩ năng sống học sinh THCS, chưa chú trọng đến việc chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động, phương pháp, nội dung hình thành kĩ năng sống cho HS THCS một cách hệ thống... Trường THCS Nam Phong thuộc địa bàn xã Nam Phong Huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là ngôi trường nằm ở trung tâm của huyện với 08 lớp học có hơn 200 học sinh. Học sinh nhà trường là đối tượng rất dễ dàng tiếp thu ảnh hưởng của những mặt tích cực cũng như tiêu cực đang xảy ra trong cơ chế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế. Do đó ngoài việc nâng cao chất lượng GD, nhà trường cần chú trọng tới công tác GDKNS cho HS. GDKNS cho HS trường THCS là một những nội dung GD quan trọng, có được KNS sẽ giúp các em học sinh tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Tăng cường rèn luyện KNS cho học sinh chính là nâng chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay. Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong xã Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội” làm hướng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, GD KNS nói chung và quản lý GDKNS cho HS nhà trường nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kỹ năng sống Kỹ năng sống là một thành phần quan trọng của nhân cách con người trong xã hội hiện đại, có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng cuộc sống cá nhân cũng như sự phát triển bền vững của xã hội. Vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về KNS và GDKNS cho con người nói chung và HS nói riêng. Khái niệm kĩ năng sống lần đầu tiên được bàn đến trong Hiến chương Ottawa của WHO (1986) [35] về nâng cao sức khỏe, trong đó có nêu mục “các kỹ năng cá nhân” nhằm “hỗ trợ sự phát triển cá nhân và xã hội thông qua cung cấp thông tin, GD sức khỏe và nâng cao KNS. Bằng cách đó, nó gia tăng các cơ hội, giúp người dân có khả năng chọn lựa những điều có lợi cho sức khỏe và môi trường. Khái niệm này liên kết kĩ năng sống với việc ra
  • 10. 3 quyết định liên quan tới trách nhiệm cá nhân và và năng lực để thực hiện các lựa chọn hành vi thích hợp cho một cuộc sống lành mạnh. Từ những năm 1990, khái niệm KNS đã xuất hiện trong một số chương trình GD của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), trước tiên là chương trình “GD các giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần GD cho thế hệ trẻ. Trong chương trình đánh giá toàn cầu về GD kỹ năng sống, UNICEF (2012) [33] nhấn mạnh KNS đề cập đến một nhóm các kỹ năng tâm lý xã hội và cá nhân có thể giúp mọi người đưa ra quyết định, giao tiếp hiệu quả, phát các kỹ năng đương đầu và tự quản lý nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và hiệu quả. Các nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này mong muốn thống nhất một khái niệm chung về KNS cũng như đưa ra được một bảng danh mục các KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần có. Các nghiên cứu của Buthelezi và cộng sự (2000) [24], Boler và Caroll (2003) [23], Meyers (2011) cho thấy việc giảng dạy KNS là một thách thức trong ngành GD. GV ở hầu hết các trường học thường thích dành thời gian vào việc giảng dạy kiến thức và chuẩn bị cho HS tham gia các kỳ thi. Vai trò của GV trong việc phát triển các năng lực tâm lý xã hội là rất quan trọng. GV hỗ trợ và khuyến khích trẻ thông qua việc thúc đẩy trẻ tăng cường sự chủ động. Sự hỗ trợ này là đặc biệt cần thiết đối với trẻ bước vào tuổi thiếu niên. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, trẻ cần nhận được sự đồng cảm, chăm sóc và hỗ trợ từ phía GV. Abobo (2012) xác định những khó khăn liên quan đến GD KNS bao gồm thiếu sự đào tạo GV, thái độ của GV tiêu cực, thiếu tài liệu giảng dạyvà học tập, thiếu các phương pháp giảng dạy phù hợp. Việc đào tạo GV giảng dạy các KNS chưa được coi là một phần trong chương trình đào tạo GV ở các trường đại học và cơ sở đào tạo GV. Về bản chất, GV không được trang bị đầy đủ các kỹ năng có liên quan để giảng dạy KNS, do đó họ không thể GD KNS một cách hiệu quả [21]. Theo MOE (2006), để GD KNS hiệu quả, GV cần sử dụng các phương pháp dạy và học trong đó tạo cơ hội cho những người học xác định các vấn đề của bản thân, thảo luận về các giải pháp, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình hành động hiệu quả. Việc dạy và học KNS thông qua các phương pháp có sự tham gia của người học cho thầy việc học tập đạt kết quả tốt nhất khi người học phải tích cực tham gia trong giờ học [29]. Các phương pháp dạy và học có sự tham gia của người học được khuyến khích dùng trong GD KNS bao gồm: nghiên cứu trường hợp, động não, thăm thực địa, thảo luận phiên, kể chuyện, hát, thảo
  • 11. 4 luận nhóm, tranh luận, áp phích, trò chơi đóng vai, các trò chơi, dự án, biểu diễn thơ và đóng kịch (KIE, 2008 [26]). Kolosoa (2010) chỉ ra tình trạng GV tại các trường học thiếu năng lực giảng dạy KNS, các chương trình GD phải đối mặt với các thách thức phát sinh từ việc nhà trường không tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng GD. Chẳng hạn, các trường học không giới thiệu các biện pháp đo lường, đánh giá và cấp chứng chỉ về GD KNS, điều này làm giảm giá trị và sự ghi nhận về vị trí của GD KNS trong nhà trường. Tương tự, người học cũng không có các khóa học được đánh giá một cách nghiêm túc, vì thế họ cũng không dành sự quan tâm xứng đáng cho GD KNS. Ngoài ra, tập quán văn hóa của người dân không khuyến khích người lớn và trẻ nhỏ tham gia các cuộc thảo luận liên quan đến tình dục và chủ đề sức khỏe sinh sản. Vì vậy, điều này tạo ra một số xung đột ở cả người học và GV; kết quả là không khuyến khích được người học tham gia, họ có thể cảm thấy khó chịu, miễn cưỡng và nhút nhát khi tham gia thảo luận về tình dục và chủ đề sức khỏe sinh sản (dẫn theo Kitimo,( 2014) [27]. Vì vậy, KNS đã được nghiên cứu, tích hợp vào GD thông qua chương trình GD KNS, được triển khai rộng rãi trên thế giới, cả trong GD chính quy và không chính quy và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, thuật ngữ KNS được biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF (1996), “GD KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” [32]. Khái niệm kỹ năng sống được giới thiệu này bao gồm những kỹ năng cốt lõi: tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, kiên định, đặt mục tiêu... Đối với ngành GD, việc GDKNS cho người học đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng đồng thời được nhiều nhà GD quan tâm nghiên cứu. Thử nghiệm một số chủ đề GD KNS cho HS trung học phổ thông (THPT), Nguyễn Thanh Bình (2008) đã thiết kế và thử nghiệm 5 chủ đề để xác định giá trị, giao tiếp, đương đầu với căng thẳng, giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực và lựa chọn nghề với đối tượng HS này. Kết quả thử nghiệm khẳng định bổ ích, tính phù hợp của các chủ đề đã thiết kế, đồng thời cho thấy có sự thay đổi rõ về kiến thức, thái độ và định hướng hành vi của những HS tham gia thử nghiệm [3].
  • 12. 5 Bộ sách GDKNS trong môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, GD công dân của trường THPT thử nghiệm của Bộ GD&ĐT do các tác giả Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Vân, và các cộng sự (2010) biên soạn đã nêu ra một số vấn đề chung về KNS và GDKNS cho HS trong trường THPT, cụ thể là các quan niệm, phân loại, tầm quan trọng của kỹ năng sống, định hướng GD KNS cho HS THPT và GD KNS trong môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, GD công dân... ở trường THCS. Đặc biệt, các hình thức tổ chức, cách tiếp cận và phương pháp GDKNS, các nguyên tắc và kỹ thuật dạy học hiện đại cũng được đề cập và hướng dẫn sử dụng vào các bài dạy để thực hiện việc rèn luyện các KNS cụ thể cần thiết cho HS [10]. Bộ tài liệu “Thực hành kỹ năng sống” dành cho cấp tiểu học và trung học cơ sở của tác giả Phạm Quốc Việt (2015) biên soạn nhằm tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần triển khai công tác giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW. Tài liệu Khám phá các giá trị bản thân của tác giả Trần Thị Tuyết Mai, và các cộng sự (2018) Sách hướng dẫn giảng dạy kỹ năng sống dành cho giáo viên. Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách hoạt động văn hóa, hoạt động ngoại khóa, phụ trách công tác Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị. Giáo dục kỹ năng sống ở cấp THCS để thực hiện mục tiêu sau: Chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy hoặc tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thực các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế (cái cần làm và cách thức làm) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Nội dung giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh tại các trường trung học tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội được áp dụng để tương tác với người khác và giải quyết hiệu quả các vấn đề của cuộc sống. Việc hình thành các KNS luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,… Xuất phát từ vai trò của hoạt động GD HS trường THCS và để nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, GD HS, trong lĩnh vực quản lý GD đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý đối với các hoạt động khác nhau trong nhà trường có liên quan đến GD KNS. Sản
  • 13. 6 phẩm của các hoạt động nghiên cứu thể hiện trong các giáo trình, các tài liệu chuyên sâu, các bài báo, báo cáo khoa học, các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ... ở cả cả hai khía cạnh lý thuyết và thực tiễn. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau về quản lý hoạt động GD và quản lý GD KNS cho HS trường THCS trong nhà trường nói chung và trường THCS Nam Phong nói riêng. 2.2. Nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) (1998) đã tiến hành một dự án về cải thiện chất lượng GDKNS, trong đó xác định việc thực hiện thành công GD KNS trên bình diện quốc gia về cơ bản phụ thuộc vào môi trường quản lý mang tính khuyến khích ở các cấp độ trường học, địa phương và chính phủ [9, tr.58]. Ở cấp độ trường học, để thực hiện thành công các chương trình GDKNS, lãnh đạo nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc áp dụng thành công các chương trình phần lớn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo. Một nhiệm vụ chính của người đứng đầu nhà trường là thực thi lãnh đạo cả tập thể hướng tới một tầm nhìn chung và quản lý sự thay đổi nhằm đảm bảo rằng nhà trường thành công trong việc thực hiện tầm nhìn. KNS là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình trao quyền cho các cá nhân tham gia cũng như để thích ứng thành công với những thách thức của cuộc sống (KICD, 2008 [11, tr.63]). Theo Sullivan và Glanz (2000) [30], để áp dụng thành công các chính sách và chương trình mới trong trường học, ban quản lý nhà trường nên coi áp dụng cải tiến trường học như một động lực. Điều này có nghĩa rằng trong quá trình đưa ra các quyết định liên quan tới nhà trường, Hiệu trưởng phải luôn đặt vấn đề cải tiến trường trong tâm trí. Việc nâng cao GD KNS là một phần của sự cải tiến này. Theo tác giả, đặt cải tiến trường học vào nhiệm vụ trung tâm đòi hỏi công việc của nhà lãnh đạo phải dựa trên nền tảng sư phạm và GD, đồng thời gắn trực tiếp với hoạt động cốt lõi của nhà trường, cụ thể là hoạt động giảng dạy và học tập. Yêu cầu nhà lãnh đạo phải có sự am hiểu sâu sắc về quá trình học tập và các điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập của HS. Để thực hiện GD KNS hiệu quả, theo tài liệu hướng dẫn áp dụng GD KNS cho trẻ từ cấp mẫu giáo tới trung học của tổ chức Alberta Learning (2002) [22], lãnh đạo và nhà trường cần tiến hành các bước: Thứ nhất, thiết lập điều kiện môi trường tích cực, bao gồm sự kết nối thông tin với CMHS, xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, nâng cao điều kiện lớp học,
  • 14. 7 thúc đẩy các giá trị bản thân, giải quyết các vấn đề tranh cãi, thu hút sự tham gia của các đối tác cộng đồng vào lớp học, kết nối lớp học với cộng đồng... Thứ hai, nhà trường cần xây dựng kế hoạch truyền tải kiến thức về kỹ năng sống, bao gồm các bước: Xác định người học cần biết gì; tổ chức và lựa chọn khung kiến thức truyền tải; lập kế hoạch cho từng năm, từng đơn vị, từng bài học; lập kế hoạch phối hợp các cấp học; điều chỉnh sự khác biệt giữa người học. Thứ ba, nhà trường cần có chiến lược truyền tải GD KNS với các phương pháp như: học tập hợp tác, thảo luận nhóm, nghiên cứu độc lập, trò chơi đóng vai, tổ chức sáng tạo. Thứ tư, nhà trường cần thu nhận kết quả, đánh giá quá trình học tập của HS. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu tiêu biểu về quản lý GD KNS cho HS như sau: Bàn về quản lý GD KNS cho HS, Trần Anh Tuấn (2012) đã phân tích thực trạng quản lý GD KNS cho HS hiện nay trong nhà trường phổ thông, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GD KNS cho HS, từ đó nâng cao chất lượng GD KNS cho HS, giúp HS thích ứng được với cuộc sống nhà trường và cuộc sống xã hội. Trên cơ sở lý luận về quản lý sự phối hợp giữa GV và cán bộ quản lí trong công tác GD KNS cho HS tiểu học, Huỳnh Lâm Anh Chương (2015) cho rằng đây là vấn đề cần thiết cho cán bộ quản lí, đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường, để tham khảo và áp dụng trong quá trình quản lý công tác GD KNS cho HS. Để đảm bảo mục tiêu GD KNS cho HS thì cần có sự phối hợp giữa các lực lượng GD, trong đó GV và cán bộ quản lí là hai lực lượng chính. Tuy nhiên, sự phối hợp này không diễn ra tự phát mà cần được tổ chức theo định hướng thống nhất, dưới tác động chủ đạo của cán bộ quản lí GD. Theo đó, tác giả đề xuất các nhóm biện pháp quản lý GD KNS, bao gồm: Nâng cao nhận thức cho GV và cán bộ quản lí về những kiến thức và kỹ năng phối hợp trong công tác GD KNS cho HS; Ban hành các quy định về nhiệm vụ, quyền lợi của GV và cán bộ quản lí trong công tác GD KNS; Tổ chức xây dựng kế hoạch và chương trình giáo GD KNS cụ thể; Chỉ đạo giáo viên phối hợp với cán bộ quản lí thực hiện đúng tiến độ kế hoạch GD; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của GV và cán bộ quản lí. Nghiên cứu về quản lý hoạt động GD giá trị sống và KNS cho HS THCS trong bối cảnh đổi mới GD, Phạm Thị Nga (2016) đã xây dựng cơ sở lý luận cho quản lý GD giá trị sống và kĩ năng sống cho HS THCS, nhấn mạnh GD giá trị sống và kĩ năng sống chỉ thành công nếu có sự tác động đồng bộ của ba chủ thể: nhà trường, gia đình và xã hội. Trên cơ sở
  • 15. 8 khảo sát thực trạng, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý bao quát hết các chức năng quản lý, kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, xuyên suốt mọi hoạt động trong nhà trường (giờ học, vui chơi, giải trí, sử dụng các hình thức, phương pháp GD...). Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở tiếp cận hệ thống với mục đích cuối cùng là tập hợp các lực lượng tham gia GD giá trị sống và KNS cho HS liên kết trong một tổ chức thống nhất, với hạt nhân là một tập thể sư phạm mẫu mực có kế hoạch khoa học, chi tiết, khả thi. Tóm lại: Việc nghiên cứu về các hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường và trường THCS đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, giáo dục trên thế giới và trong nước. Hầu hết các nghiên cứu đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, tuy nhiên thực tế nền giáo dục của các quốc gia đều đã triển khai giáo dục kỹ năng sống nên cơ sở lý luận về vấn đề này dù khá phong phú song chưa thật toàn diện và sâu sắc, thực tế cũng chỉ có rất ít quốc gia đưa kĩ năng sống vào giảng dạy thành một bộ môn cụ thể trong toàn hệ thống giáo dục, hầu hết mới chỉ lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục. - Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận làm nền tảng cho khung lý luận của luận văn, đó là: Hệ thống hóa lý luận về giáo dục kỹ năng sống(mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp...) và quản lý giáo dục kỹ năng sống (theo tiếp cận chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống). Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống các đối tượng HS khác nhau từ đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Đây chính là nguồn tham khảo để luận văn chọn lọc và kế thừa, từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp với đối tượng nghiên cứu là quản lý giáo dục kỹ năng sống cho HS trường THCS. - Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều về vấn đề giáo dục kỹ năng sống (đứng ở góc độ giáo dục học), còn nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống (đứng ở góc độ quản lý giáo dục) còn mỏng, ít được nghiên cứu. Nhìn chung, trong mối tương quan với các hướng nghiên cứu còn lại thì vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu cũng chưa đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá các hoạt động cũng như đánh giá công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống và các biện pháp quản lý hoạt
  • 16. 9 động này, do đó hiệu quả giáo dục kỹ năng sống chưa cao. Đây là khoảng trống nghiên cứu mà luận văn sẽ giải quyết. - Trong nhà trường THCS, các nghiên cứu về quản lý các hoạt động giáo dục khác nhau, như: quản lý công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý hoạt động chuyên môn đã được tập trung nghiên cứu nhiều, còn nghiên cứu quản lý giáo dục kỹ năng sống như một hoạt động cơ bản trong nhà trường còn ít được nghiên cứu. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong xã Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội” vừa có ý nghĩa thực tiễn, đồng thời cũng xác định được điểm mới trong nghiên cứu lý luận thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục: “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nam Phong xã Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội” Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ tạo ra màu sắc riêng, đặc thù của trường THCS Nam Phong trong quản lý giáo dục kỹ năng cho học sinh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. Luận văn chỉ ra thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ -Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác GD KNS cho học sinh. -Đánh giá thực trạng công tác quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên,Thành phố Hà Nội. -Đề xuất những biện pháp quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên,Thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 17. 10 Quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên biện pháp quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên,Thành phố Hà Nội. - Giới hạn thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2018 – 2019. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Vìệt Nam, Luật GD, Nghị quyết, Chỉ thị, Hướng dẫn của các cấp về GD - đào tạo và quản lý GD - đào tạo nói chung và GD phổ thông nói riêng để xâydựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 5.1.1.Tiếp cận hệ thống: Giáo dục là một bộ phận của kinh tế - xã hội. Do vậy, nghiên cứu giáo dục KNS và quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường trung học cơ sở thì phải đặt các hoạt động này trong bối cảnh kinh tế- xã hội của đất nước, của thời đại, cụ thể là yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cả nước nói chung và của THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội nói riêng. Mặt khác, giáo dục KNS và quản lý giáo dục KNS cho học sinh trung học cơ sở là một bộ phận của chương trình giáo dục tổng thể, có mối quan hệ với các mặt giáo dục khác, với các chủ thể khác - ngoài nhà trường - trong xã hội. Giáo dục KNS cho học sinh phải được kết hợp trong mọi hoạt động của quá trình dạy học, phải huy động sự tham gia của mọi thành phần trong nhà trường và ngoài nhà trường. 5.1.2.Tiếp cận chức năng quản lý: Giáo dục KNS cho học sinh trường trung học cơ sở là một quá trình diễn ra liên thông qua thực hiện tốt 4 chức năng quản lý ( lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống) sẽ đảm bảo giáo dục KNS cho học sinh trường trung học cơ sở đạt được chất lượng theo yêu cầu. 5.1.3.Tiếp cận thực tiễn:
  • 18. 11 Tiếp cận thực tiễn trong luận văn được sử dụng nhằm làm sáng tỏ thực trạng KNS hiện nay của học sinh, thực trạng giáo dục KNS trong nhà trường và thực trạng quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường trung học cơ sở Nam Phong, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và các phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể gồm các phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; -Phương pháp phỏng vấn sâu; -Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; -Phương pháp quan sát; -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; -Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 6.Ý nghĩa của luận văn Đề tài tìm hiểu sự cấp bách và thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường trung học cơ sở hiện nay. Góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận QLGD từ thực tiễn quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học giúp các cấp quản lý trường THCS vận dụng đề ra các biện pháp quản lý GD KNS ở các trường THCS nói chung, THCS Nam Phong nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Bảng danh mục chữ viết tắt và Danh mục các bảng, biểu đồ, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bàytrong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý GD KNS cho HS các trường THCS Chương 2: Thực trạng quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý GD KNS cho HS trường THCS Nam Phong, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.
  • 19. 12 Chương1 CƠSỞLÝLUẬNVỀQUẢNLÝGIÁODỤCKỸNĂNGSỐNG CHOHỌCSINHTRƯỜNGTRUNGHỌCCƠSỞ 1.1. Nhữngkháiniệmcơbản 1.1.1.Trườngtrunghọccơsở vàđặcđiểmtâmsinhlýcủahọcsinhtrunghọccơsở 1.1.1.1. Trườngtrunghọccơ sởtronghệthốnggiáodụcquốcdân Trung học cơ sở (THCS) là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, trên Tiểu học và dưới Trung học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Thông thường, độ tuổi học sinh ở trường THCS là từ 11 đến 15. Theo quy định của Điều lệ trườngTHCS,trườngTHPTvàtrườngphổthôngcónhiềucấphọc[19] 1.1.1.2. Đặcđiểmtâmsinhlýcủahọcsinhtrunghọccơsở Học sinh THCS bao gồm học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, từ 11 đến 15,16 tuổi. Đây là độ tuổi vị thành niên, độ tuổi đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển của các em; là một sự chuyển đổi từ thời thơ ấu sang tuổi thiếu niên và được và được phản ánh bằng những tên gọi khácnhaunhư:“thờikỳquáđộ”,“tuổikhóbảo”,“tuổikhủnghoảng”,“tuổibấttrị”.[39] Đây là một thời kỳ có bước phát triển cả về thể chất và tinh thần, các em đang bị tách khỏi thời thơ ấu để tiến lên giai đoạn phát triển cao hơn (người lớn) tạo ra nội dung cơ bản khác trongtấtcảcáckhíacạnhcủasự pháttriển:thểchất,trítuệ,cảmxúc,đạođức...củathờikỳnày. Ở độ tuổi của trẻ em học sinh trung học cơ sở tồn tại song song "cả trẻ con và người lớn", điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, điều kiện sống và sinh hoạt. Hành động cụ thể. Ngoài ra, ở cùng độ tuổi nhưng do điều kiện sống, sinh hoạt, sinh hoạt khác nhau,họcó mức độpháttriểnkhácnhautrongquátrìnhtrưởngthành. Nhiềuphụ huynhcó xuhướng yêucầucácconchỉtậptrungvàoviệc học,khôngđòihỏi cácnghĩa vụkhác, không choconthamgiavàocác hoạt động,củavụ giađình, trườnghọc vàxã hội nên có nhiều yếu tố kìm hãm sự phát triển để trở thành người lớn của các con. Ngoài các yếu tố ức chế, các con còn được tác động của nhiều yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển thành người lớn đó là sự gia tăng về thể chất, học vấn. Nhiều phụ huynh bận rộn, gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống đòi hỏi họ phải làm việc chăm chỉ để sống, điều đó khiến con của họ sớm độclậphơn,tự chủhơn,tự khẳngđịnhhơn... Quátrìnhpháttriểnởđộtuổihọcsinhtrunghọccơsởcóthể xảyratheocáchướngsau:
  • 20. 13 Một số em, kiến thức sách giúp chúng mở rộng kiến thức, nhưng có nhiều vấn đề khác trongcuộcsốngthực,cácembịhạnchế,thậmchírấtít,chưađượcđịnhhình. Có những học sinh ít quan tâm đến việc học ở trường, nhưng chỉ quan tâm đến các vấn đề cuộc sống, sở thích cá nhân, làm thế nào để phù hợp với "thời trang", coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với những người lớn tuổi hơn để thảo luận, trao đổi với người lớn về các vấn đề cuộcsốngthểhiện mìnhlàngườitrưởngthành, Ở một số học sinh khác, chúng không thể hiện tính cách người lớn, nhưng thực tế chúng đang cố gắng rèn luyện bản thân để có những phẩm chất của người lớn như: dũng cảm, tự lập, độclập,tựtin,... Độ tuổi của học sinh trung học cơ sở là tuổi giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển củanhâncách.Đólàgiaiđoạntừngbướchìnhthànhquanđiểmxãhộivàđạođứclàmcơsởcho sựpháttriểnhơnnữatrongthờikỳpháttriển. Với bản chất tự nhiên, sinh lý của nhóm tuổi học sinh trung học cơ sở, được đặt trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội với các tác động đa chiều, cả tích cực và tiêu cực đang đặt ra. đối với bạn, bạn phải có kỹ năng sống cần thiết; Trước yêu cầu của xã hội các trường học, các nhà quản lý phải tổ chức tốt việc dạy kỹ năng sống cho học sinh. Phải chuẩn bị cho học sinh các kỹ năng cần thiết nhất để các em có thể làm chủ bản thân trong xã hội rất biến độngngàynay. 1.1.2.Giáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrunghọccơsở 1.1.2.1.Kháiniệmkỹnăngsống Kỹ năng sống (life skills) là cụm tự được sử dựng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong lĩnh vựchoạt động.“Kỹnăng” gợi lên khả năngthao tác,thựchiện chínhxác mộthoạtđộng nào đó.Hiệnnay,xungquanh kháiniệmKNS,còncónhiềuđịnhnghĩakhácnhau. Từ năm 1996, khái niệm KNS xuất hiện ở nước ta trong một số chương trình GD của UNICEF tại Việt Nam, với “chương trình GD KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AISD cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”. Từ đó đến nay, khái niệm KNS được đề cập trong nhiều chương trình, tài liệu của ngành GD và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) “Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và
  • 21. 14 tháchthứccủacuộcsốnghàngngày”[38]. WHOdựatrênlýthuyếthọctậpxãhộicủaBandura(1977),tứclànhấn mạnhsự họctập quaquátrìnhtrảinghiệmcủaconngười,quasự tíchlũykinhnghiệmsống,cấutrúckinhnghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm, đã định nghĩa: “KNS là những năng lực giao tiếp đáp ứng những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày [25]. Cụ thể hơn thì KNS là một nhóm các nhận thức, khả năng cá nhân có thể giúp con người tạo ra những quyết định đúng đắn. giải quyết vấn đề, suy nghĩ một cách sáng tạo và có phê phán, giao tiếp hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ làmh mạnh, biết thôngcảmvớingườikhác,biếtsắpxếpcuộcsốngcủamìnhtheocáchkhỏemạnhvàhiệuquả. Theoquanniệmcủa WHO[34]cácKNSđượcphânloạithành3nhóm: Nhóm các KN nhận thức gồm KN tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị, tư duy sángtạo,tư duyphêphán,raquyếtđịnh,giảiquyếtvấnđề... Nhóm các KN xã hội gồm KN giao tiếp, KN cảm thông, KN hợp tác, KN làm việc nhóm,... Nhóm các KN cảm xúc gồm KN ứng phó với cảm xúc, KN ứng phó với căng thẳng, tự giámsátvàđiềuchỉnhcảmxúc... UNICEF quan niệm: “KNS là những KN tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giátrị vàtháiđộ,cuốicùng thểhiệnrabằngnhữnghànhvilàmchocáccánhân cóthểthích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống” [33]. GD dựa trên KNS cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức,tháiđộvàhành vi.Ngắngọnnhấtđólàkhảnăngchuyểnđổikiếnthức(phảilàmgì)vàthái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, haytin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì vàlàmnhưthếnào). QuanniệmcủaUNICEF[33]chỉrõKNSđưọcphânthành3nhóm: Nhóm KN xã hội gồm: KN giao tiếp (Truyền thông bằng lời và không bằng lời; lắng nghetíchcực;Biểulộcảmxúc,phảnhồi;KNquanhệ,tươngtácliênnhâncách),KNđàmphán, thương lượng, từ chối (Thương lượng và xử lý mâu thuẫn; KN tự khẳng định; KN từ chối), KN quan hệ xã hội, KN làm việc nhóm, hợp tác, KN thấu cảm, KN động viên (KN ảnh huởng và thuyếtphục;KNtạomạnglướivàđộngvìên).
  • 22. 15 Nhóm KN phát triển nhận thức gồm: KN ra quyết định và giải quyết vấn đề, KN thu thập thông tin (Đánh giá hệ quả tương lai của những hành động hiện tại với bản thân và người khác; Xác địnhcác giảiphápkhácnhauchovấnđề; KNphântíchảnhhưởng củacác giátrị,thái độ,độngcơcủabảnthânvàngườikhác),KNsuynghĩcóphánđoán,KNtư duysángtạo. Nhóm KN đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân gồm: KN quản lý căng thẳng (Quản lý thời gian; Tư duy tích cực; Kỹ thuật cơ bản) KN quản lý cảm xúc (Làm chủ sự tức giận; Xử lý những đau buồn và lo âu; Đối phó với những mất mát, chấn thưong), KN tự điều chỉnh (Ý thức về giá trị bàn thân, KN xâydựng sự tự tin; Ý thức về bản thân, bao gồm ý thức về quyền,ảnhhưởng,giátrị,tháiđộ,mặt mạnh,mặt yếucủabảnthân). Có sự khác nhau về quan niệm KNS, nhưng các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF đều đã thống nhất 10 KNS cơ bản, được xem như cần thiết nhất cho tất cả mọi người, trong đó có HS trường THCS: KN ra quyết định; KN giải quyết vấn đề; KN tư duy sáng tạo; KN tư duy phê phán; KN truyền thông có hiệu quả; KN giao tiếp giữa người và người; KN tự nhận thức bànnăng;Khảnăng thấucảm;KNứngphóvớicảmxúc;KNứngphóvớistress. Khái niệm KNS chỉ thật sự được hiểu thấu đáo sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và KNS” do UNESSCO tài trợ tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. KNS được tiếp cận trên bốn trụ cột của giáo dục bao gồm: Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning to do), Học để tự khẳng định (Learning to be) và Học để cùng chung sống (Learningtolivetogether).TheoquanniệmcủaUNESCO[31],KNSgồm: Các KN cơ bản: KN đọc, viết, tính toán cho các chức năng hàng ngày. Những KN này không mang đặc trưng tâm lý mà là nền tảng cho những năng lực thực hiện các chức năng của cuộcsống. Các KN chung: (KN nhận thức, KN cảm xúc, KN xã hội) như các KN ra quyết định, KNtư duyphêphán,KNlàmviệcnhóm,KNgiaotiếp... Các KN trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống xã hội như, các vấn đề về giới, giới tính; các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, rượu, thuốc lá; các vấn đề về môi trường, phòngchống bạolực;cácvấnđềvềgia đình,trường học; cácvấn đềvề sức khỏevà dinhdưỡng... Mỗi cá nhân phải có đầy đủ 3 nhóm kỹ năng thành tố nói trên trong sự thống nhất và tínhchỉnhthểchặtchẽ.
  • 23. 16 Hiện nay, ở trong nước cũng có nhiều quan niệm khác nhau về KNS. Trong cuốn "KNS cho vị thành niên ", tác giả Nguyễn Thị Oanh quan niệm: “KNS tư cách là đổi tượng của GD KNS là năng lực tâm lý xã hội đế đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sốnghàngngày”. TácgiảHuỳnhVănSơnquanniệm:“KNSlànhữngKNtinhthầnhaynhững KN tâm lý. KN tâm lý-xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng với cuộc sống” [15]. Tác giả chorằng, KNS nhìndưới góc độ năng lựctâmlý là những KN giúp conngười tồn tạivề mặtthểchấtvà mặttâmlý. Tác giả Nguyễn Thanh Bình [2] quan niệm “KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức”–“cáichúngtabiết”vàtháiđộ,cácgiátrị -“cáichúngtanghĩ,cảmthấy,tintưởng”thành hànhvithựctế- “làmgìvàlàmcáchnào”làtíchcựcnhấtvàmangtínhchấtxãhội. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng, “KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các KNnóilênnănglựcsống củaconngười,giúpconngườithựchiệncôngviệcvàquanhệvớibản thân,vớingườikhác,vớixãhộicókếtquảtrongnhữngđiềukiệnxácđịnhcủa cuộcsống”[20]. Từ những phân tích trên cho thấy, KNS luôn cần thiết cho mọi người. Song, với mỗi đối tượng cụ thể, xuất phát từ đặc điểm cá nhân, nhu cầu cuộc sống, đòi hỏi của công việc và môi trường sống cụ thể mà yêu cầu KNS cũng có sự khác nhau. Các emHS trường THCS, với công việc chính là học tập và rèn luyện để trở thành những người con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và sau nàylà nhữngcôngdâncó íchchoxã hộithìKNS cầncóphảiphùhợpvới điều kiệnthựctế cuộc sốngcủagiađình,nhàtrườngvàmôitrườngxungquanh. KNS chính là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói một cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứngphótíchcựctrướccáctìnhhuốngcủacuộcsống. Như vậy luận văn xác định quan niệm của tác giả Đặng Minh Sự (2013) là phù hợp nhất: “KNS của HS trường THCS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các KN phản ánh năng lực sống của các em, giúp các em thực hiện việc học tập và tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của gia đình, nhà trường và môi trường xung quanh một cách có hiệuquả”. Quan niệm trên đã chỉ rõ: KNS của các em HS trường THCS gồm 3 nhóm KN chính [17]:
  • 24. 17 +NhómKNnhậnbiếtvàsốngvớichính mình. +NhómKNnhậnbiếtvàsốngvớinhữngngườixungquanh. +NhómKNracácquyếtđịnh. Trên cơ sở các nhóm KN chính, cần phải xuất phát từ thực tiễn KN và rèn luyện KNS của các em đề lựa chọn nội dung, hình thức biện pháp GD cho phù hợp. Đó là trách nhiệm của cácnhàquảnlý,cáclựclượngthamgiaGDKNSchoHScáctrường THCS. 1.1.2.2.Kháiniệmgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrunghọccơsở GD KNS cho HS là một vấn đề xã hội, là trách nhiệm của nhiều lực lượng, từ gia đình, nhà tnrờng và các đoàn thể xã hội; phải tuân thủ nghiêmngặt quan điểm, chủ trương, chính sách củaĐảngvàNhànước;phảituântheonhữngquyđịnh,quytrìnhchặtchẽphùhợpvớiđiềukiện thựctạicủatừngnhà trường,từngđốitượngvàphảiđạtđượcmụctiêuxácđịnh. Việc GD KNS chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho các em HS đề cácemcóthểhoạtđộngđộclậpvàchủđộngtránhđượcnhữngkhókhăntrongthựctếcuộcsống. Đối với các em HS, nhất là các em HS bậc THCS, GD KNS là môn học trang bị những tri thức giúp các em hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triền và điềukiện sốngcụ thể. ThôngquahoạtđộngGDKNSsẽtrang bịthêmchocác emnhữngKNtự chủ, KN nói không, khả năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được nhữngtácđộngtiêucựctrongcuộcsốngxungquanh[1]. GD KNS là hoạt động giúp cho các em HS có khả năng về mặt tâm lý xã hội để phán đoánvàraquyếtđịnhtíchcực,nghĩalàđề“nóikhôngvớicáixấu[15],Nhưng GDKNSchocác em không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà GD KNS phải nhằm hướng đến thay đổi hành vi. GD KNS cho HS chỉ đạt đưọc kết quả tốt khi có sự tác độngđồngthờicủacácLLGD:Nhàtrường,giađìnhvàcáclựclượngxãhội. Đồng thời GD KNS cho HS có hiệu quả cao khi các lực lượng tham gia GD, QLGD nhận thức đúng đắn đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; xác định chính xác mục tiêu, nội dung GD KNS,phốihợpvớicáchìnhthứcGDphongphú. Tómlại: “Giáodụckĩnăngsốnglàquátrìnhtác độngcómục đích,cókếhoạchđếncác em HS trường THCS nhằm giúp các em có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mọi quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân với xã hội,
  • 25. 18 của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và với chính mình, giúp các emHSpháttriểnnhâncáchđứngđắn,hoànthànhtốtnhiệmvụhọctập,rènluyện”. 1.1.2.3. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trunghọccơsở Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 thảng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvàĐàotạo chỉrõ: - Hoạt động GD KNS trong quy định này được hiểu là hoạt động GD giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử của mỗi cá nhân trong đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bảnthântốthơndựatrênnềntảngcácgiátrịsống. -Theo hướng dẫn số 463/BGD ĐT-GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫntriểnkhaithực hiệngiáo dụckỹnăngsốngtạicáccơ sở giáo dục mầmnon,giáodục phổthôngvàgiáodụcthườngxuyên; Giáodụcchongườihọcnhữngkỹnăngcơbản,cầnthiết,hướngtớihìnhthành nhữngthói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần. Đối với từng nhóm đối tượng, việc giáo dục KNS cho HS THCS cần tập trung vào những nội dung sau: Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở tiểu học, tập trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ýnghĩathiết thực chongười họcnhư:kỹnăngra quyết địnhvàgiải quyếtvấnđề, kỹnăng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹnăngquảnlýcảmxúcvàđươngđầuvớiáplực,kỹnăngtự học. Công văn số 4026/BGD ĐT-GDCTHSSV ngày 01/09/2017 của Bộ GD&ĐT về tăng cườnggiáodụcKNSchohọcsinh. Các cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tiếp tục nâng cao chất lượng dạyhọc các môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, tích hợp, lồng ghép trong các môn học liên quan; các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệmvà các hoạt động giáo dục khác đảm bảo thiết thực, hiệu quả, nội dung giáo dục dễ hiểu, dễnhớ,phùhợplứatuổi.
  • 26. 19 Côngvănsố3964/BGDĐT-GDCTHSSVngày04/09/2018củabộGD&ĐTvềhướng dẫnthựchiệnnhiệmvụgiáodụcchínhtrịvàcôngtáchọcsinh,sinhviênnămhọc2018-2019; Tăngcườngcôngtáctổchứcvàquảnlícáchoạtđộnggiáodụckĩnăngsống,giátrịsống chohọcsinh,sinhviên. Các sở GDĐT chủ trì, phối hợp tham mưu, xây dựng kế hoạch của địa phương về công tác giáo dục kỹnăngsống trongcáccấp học trên địa bàn góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.Các cơ sởgiáo dục, đào tạo nghiên cứu lựa chọn các nội dung giáo dục kỹnăng sống phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, tập trung vào một số kỹnăng cần thiết như: kỹnăng ứng phó với tình huống nguy hiểm, phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích,phòng chốngxâmhại tình dục trẻem, chămsóc sứckhỏesinh sản vịthành niên; kỹnăngtư duysángtạo,kỹnănghọctậphiệuquả,kỹnănggiảiquyếtvấnđề,kỹnănglàmviệcnhóm.. Thực hiện Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệmvụchủyếunămhọc2018-2019 Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhàtrường;thựchiệntốthoạtđộngchàocờ,hátquốc catrongcác cơsởgiáodục;chútrọnggiáo dục bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả; bố trí học sinh, sinh viên trực tiếp thamgia hoạt động vệ sinh và ý thức bảo quản nhà vệ sinh, đảm bảo trường lớp sạch, đẹp; củng cố, kiện toàn, nâng caohiệuquả,đổimớicôngtác ytếtrườnghọc, bảođảmchămsócsứckhỏechohọcsinh. Chỉ thị Số: 2268/CT-BGDĐT Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2019 của bộ giáo dục và đào tạovềnhiệmvụvàgiảiphápnămhọc2019-2020củangànhGiáodục Nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; đổi mới quảnlývànângcaohiệuquảcủagiáodụcthườngxuyên;tăngcườnggiáodục đạođức,lốisống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn trường học; nâng cao hiệuquảgiáodụcdântộc Hoạt động GD KNS là HĐ GD góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỳ năng, GD nhân cách cho người học có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học, phù hợp với thuầnphong mỹtụccủaViệtNam. *Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong xã hội hiện
  • 27. 20 đại là hình thành cho học sinh hệ thống những hành vi lành mạnh và thay đổi những thói quen khôngphù hợptrên cơ sởtrang bị những kiếnthức, thái độ, kỹnăng thích hợp. Điều đó có nghĩa là giúp học sinh dịch chuyển kiến thức( cái mà học sinh biết)và thái độ, giá trị (cái mà học sinh có nhu cầu, tin tưởng và mong muốn có được) thành hành động thực tế( làm gì và làm bằng cách nào). Như vậymục tiêu của giáo dục kỹnăng sống không chỉ dừng lại ở việc trang bị nhận thứcbằngcáchcungcấpthôngtintrithức màcòntậptrungvàoviệcxâydựng hoặclàmthayđổi hành vi theo hướng tích cực. Qua đó làm thayđổi hành vi từ thụ động tiêu cực sang hành vi tích cực, mang tính xây dựng góp phần nâng cao chất lượng sống cho học sinh. Việc hình thành những kỹ năng sống cốt lõi giúp học sinh hướng tới một cuộc sống lành mạnh có hành vi tích cựcđểgiảiquyếtvấnđềtrongcuộcsống,thúc đẩysựpháttriểncủacánhânvàtậpthể. - Vậy mục tiêu của hoạt động GD KNS là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thôngquacáchoạtđộngvàbàitậptrảinghiệm, biết cáchphânbiệt đúng,sai; biết cách raquyếtđịnhvàchịutrách nhiệm,biếtđốiđầuvớiáplựcvàbiếtvượtquacácthửthách. *Nội dung giáo dục kỹ năng sống: KNS là những KN mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với các em HS, giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin hơn, phù hợp với điều kiện các em sống, qua đó góp phần hoàn thiện bản thân trước những đòi hòi củacuộcsống.TheođónhómKNchínhsauđâycầnđượcgiảngdạyvàrènluyệnchocácem:  NhómKNnhậnbiếtvàsốngvớichínhmình. + KN tự nhận thức: Là KN đòi hỏi mỗi em HS, trước hết, cần phải tự nhận biết và hiểu rõbảnthân,hiểu rõ những tiềmnăng, tìnhcảm, nhữngxúccảmcũng như vị trí củacácemtrong cuộc sống và xã hội, cả những mặt mạnh và mặt yếu của các em nữa. Khi các em nhận thức được khả năng của mình, các em có khả năng sử dụng các KNS khác một cách có hiệu quả và có khả năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có với bản thân, với xã hội mà các em sống và với khả năng của bản thân các em nữa. Các em cũng cần có sự hiểu biết rõ ràng về bản sắc dân tộc và nền văn hóa mà từ đó các em đã được sinh ra và cũng chính nền văn hóa đó đãtạonênconngườicácem. + Lòng tự trọng: Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng. Khi các em tự nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng đồng thì lòng tự trọng được mô tả như là ”sự nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân”. Nó còn đề cập đền việc các em cảm nhận như thế nào những khía cạnh mang tính cá nhân như diện mạo, khả năng và hành vi... và
  • 28. 21 cácemsẽphát triểnnhư thếnàotrên cơsởnhữngkinhnghiệmbản thân đềtrởnênthànhthạo và thànhcôngkhilàmnhữngđiềumàcácemdựđịnh. Tuy nhiên, lòng tự trọng bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ bởi mối quan hệ của các em với những người khác. Những người lớn tuổi có ảnh hưởng đến các em như bố mẹ, các thành viên tronggiađình, thầycôgiáovà càbạnbèđồnglứacóthểhoặctrợgiúp nhằmpháttriển hoặc làmmấtsựtự trọngcủacácemquanhữngmốiquanhệ,tiếpxúccủahọđốivớicácem. + Sự kiên quyết: Sự kiên quyết hay tính kiên định có nghĩa là nhận biết được những gì bản thân các em muốn và tại sao lại muốn, đồng thời là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì bản thân các em muốn trong những hoàn cảnh cụ thể bao gồm một loạt các tình huống khác nhau như: từ chối sự tán tỉnh, cám dỗ; thuyết phục người khác đồng thuận theo mình; nêu gương, kêu gọi, hướng dẫn mọi người làm những việc có lợi cho cộng đồng... Tuy nhiên, cách thể hiện tính kiên định có liên quan đến văn hóa và việc lắng nghe, đánh giá những điều người khác cảm nhận và mong muốn bởi vì kiên định là biết được nhu cầu và quyền của cácem,cũngnhư điềucácemmongmuốnvàthựchiệnnhữngđiềuđócóxéttớinhucầu,quyền vàmong muốncủangườikhác. + Đương đầu với cảm xúc: Xúc cảm là sự phản ánh rõ nét bản chất của mỗi em HS. Những cảm xúc như sợ hãi, yêu thích, e thẹn, phẫn nộ, mong muốn được thừa nhận... hoàn toàn mang tính chủ quan và thường có là do đáp ứng một cách tức thời đối với tình huống. Vì thế mà chúng không thể đoán trước được và có thể dễ dàng đưa các em đến những hành vi mà sau này sẽphảihốitiếc. Dovậy, việcxácđịnh vàsauđólà đốiphóvớinhững cảmxúc làkhảnăngchothấyrằng các em có thể nhận thấy và phải tính đến những xúc cảm của các em cùng nguyên nhân cụ thể củachúngđểcónhữngquyếtđịnhchếngự,khôngđểchonhữngcảmxúccủa bảnthânchiphối. + Đương đầu với căng thẳng (KN ứng phó với stress): Căng thẳng là một phần hiển nhiên của cuộc sống. Những vấn đề trắc trở của bản thân, của bạn bè thân thiết, của các thành viên trong gia đình; những mối quan hệ bị đổ vỡ... là những minh họa các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống của các em. Trong những mức độ hữu hạn, khi các em có khả năng đương đầuvới sự căng thẳngthì căngthắng lạicóthể là một nhân tố tíchcực bởivì chính những sức ép của sự căng thẳng đó buộc các em phải tập trung vào công việc của mình và hưởng ứng một cách thích hợp. Tuy nhiên, sự căng thắng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống của các
  • 29. 22 em nếu sự căng thẳng đó quá lớn và không giải toả nổi. Do đó, cũng như KN đối phó với cảm xúc, các em HS cần phải có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả cũng nhưbiếtcáchkhắcphụcnó.  Nhómkỹ năngnhậnbiếtvàsốngvớinhữngngườixungquanh +Mốiquan hệgiữacáccá nhân:Các mối quan hệ là bảnchất của cuộcsống. Chúng có hình thái và quy mô khác nhau. Khi các em lớn lên, các em phải phát triển các mối quan hệ với những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của các em như bố mẹ, họ hàng, láng giềng,thầycôgiáo...vớinhữngconngười màcácemgặpgỡtrongcuộcsốngnhư bạnbècủabố mẹ, những người bản hàng, những nhà lãnh đạo địa phương... với bạn bè đồng lứa trong và ngoài trường lớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể là bạn bè tốt, thân thiết, ngang hàng được. Các em cần phải biết cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ để chúng có thểpháttriểntốiđatiềmnăngsẵncótrong môitrườngcủachúng. + KN thiết lập tình bạn: Mỗi em HS cần có nhiều bạn để cùng chia sẻ các hoạt động, niềm hy vọng, sự sợ hãi, chia sẻ cuộc sống và cả tham vọng. Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời. Vì vậy, các em cần phải nhận biết rằng tình bạn được hình thành như thế nào và phải thiết lập, phát triển tình bạn ra sao để cả hai bên cùng đạt được những lợiíchchânchính. Các em cần phải có khả năng nhận biết, để khi cần thiết, mạnh dạn khước từ kiểu tình bạn có thể đưa các em đến những hành vi nguy hiểm hoặc phạm tội như hành vi sử dựng ma túy,trộmcắp.. + Sự cảm thông (KN thấu cảm): là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác khi cácemphải đươngđầu vớinhữngvấn đềnghiêmtrọngdohoàn cảnhhoặc do những hành động của chính bản thân các em gây ra để hiểu được tình cảnh của các em và tìm ra cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẻ chân tình với người đó thay vì lên án, thương hại hoặc coi khinh họ với bất kỳlý do nào. Cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết địnhvàđứngvữngtrênđôichâncủahọmộtcáchnhanhchóngnhất. + Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè: Đối với các em HS trường THCS, sức ép để bản thân được giống như các thành viên khác trong nhóm bạn là rất lớn. Vì vậy, đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè cùng lứalà mộtKN rất quantrọng. Nếuphảiđương đầuvớinhững ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược của bạn bè cùng lứa khi họ gây ảnh hưởng và thói quen
  • 30. 23 xấu của bản thân cần phải dũng cảm khước từ, phản đối, dừng ngay những đề xuất không thể chấp nhận được đó, kiên quyết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân, cho dù có thể bị chếnhạo,đểdọahoặcghẻ lạnhtừnhómbạnđó. + KN thương lượng: là một KN quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. KN nàycó liên quan đến tính kiên định, sự cảmthông và mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân cũng như khả năng thoả hiệp những vấn đề không có tính nguyên nhân tắc của bản thân. KN thương lượng còn liên quan đến khả năng đương đầu với những áp lực, sự để dọa của hoàn cảnh, những rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè. Cần phải nhận định rõ vị trí của cá nhân và thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau trong các mối quanhệđểcóKNthươnglượngtốt. +KNgiảiquyếtxungđộtkhôngdùngbạolực:làKNcóliênquan đến mốiquanhệgiữa các cá nhân với nhau, KN thương lượng và các KN đương đầu với xúc cảm, với căng thẳng, lo âu. Xung đột là điều không thể tránh khỏi và đôi khi lại là điều cần thiết, KN giải quyết xung đột khôngdùngbạolựcsẽgiúpchonhữngxungđộttrởnêncótínhxâydựng. + KN giao tiếp có hiệu quả: Giao tiếp là bản chất của các mối quan hệ của con người. Do vậy, một trong những KNS quan trọng nhất là khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người. Khả năng này bao gồm cả KN lắng nghe và hiểu được người khác thực hiện việc giao tiếpcủahọnhưthếnàocũngnhưnhậnbiếtđượcnhiềucáchgiaotiếpcủahọkhácnhaurasao.  Nhómkỹ năngraquyếtđịnhmộtcáchcóhiệuquả +Tư duyphêphán:Như đãnêu, các emlớnlên trong thế giới ngàynayphảiđối đầu với nhiều vấn đề, sự mong đợi, những đòi hỏi đa dạng, phức tạp và trái ngược của bố mẹ, thầy cô, bạn bè... phải tiếp nhận, đáp ứng nhiều thông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng, của các nhà lãnh đạo, của quảng cáo, của âm nhạc, tôn giáo... Vì thế, các em cần phải có khả năngphântích,gạnlọc,phêphánđểcóđượcquyếtđịnhphùhợp. + Tư duy sáng tạo: Trong cuộc sống, các em thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ và bất thường. Do vậy, các emcần phải có tư duysáng tạo nghĩa là có khả năng tiếp cận với sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới để có thể có một hoặcnhiềuphươngcáchđápứnglạinhữnghoàncảnhđó mộtcáchphùhợp. + KN ra quyết định: Mỗi ngày, mỗi người đều phải đứng trước những lựa chọn để ra những quyết định. Có những quyết định tương đối đơn giản và có thể không ảnh hưởng nghiêm
  • 31. 24 trọng đến định hướng cuộc sống nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối quan hệ, đến tương lai cuộc đời. Do đó, khi không thể đáp ứng liền một lúc những nhu cầu khác nhau, các em cần có khả năng lựa chọn để ra một quyết định có hiệu quả, đồng thời phải ý thức được các tình huống có thể xảy ra, phải lường được những hậu quả trước khi ra quyết định từsựlựachọncủamình. + KN giải quyết vấn đề: là khả năng xem xét tình hình một cách cẩn thận, phân tích những vấn đề gì đang tồn tại và xác định các bước nhằm cải thiện tình hình. Đây là KN có liên quan đến KN ra quyết định và nhiều KN khác. Chỉ khi trải qua thực hành việc ra quyết định và giải quyết vấn đề thì các em mới có thể xây dựng được những KN cần thiết để có thể có những lựachọntốtnhấttrongbất kỳhoàncảnhnàomàcácemphảiđươngđầu. *Phươngphápgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinh trunghọccơ sở. Có2cáchtiếpcậntrongGDkỹnăng: + Thứ nhất, các hoạt động tập trung vào KNS cốt lõi, theo cách này và bằng các hoạt động với chủ đề theo mục tiêu rèn những kỹ năng cụ thể người học sẽ được trải nghiệm và hiểu và dần hình thành các kỹ năng cần thiết, vận dụng có hiệu quả trong quá trình xử lý các vấn đề gặp phải trongcuộcsốnghàngngày. + Thứ hai, mỗi kỹ năng đều gắn với một vấn đề hay nảy sinh trong cuộc sống và giải quyết nhữngvấnđềđócầnphảivậndụngnhữngKNSkhácnhau. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động GD KNS cho HS THCS mỗi người GV cần thực hiện linhhoạtcácphươngphápsau: Phương pháp động não: Là phương pháp giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh đượcnhiềuýtưởng,nhiềugiảđịnhvềmộtvấnđềnàođó. Phương pháp nghiên cứu tình huống: Nghiên cứu tình huống thường là những câu chuyện đượcviếtranhằmtạotình huốngthậtđểtừ đóchứngminhchomộtvídụcụthể. Phương pháp trò chơi: Là tổ chức cho HS chơi trò chơi nào đó để qua đó tìm hiểu một vấn đề,thểhiệntháiđộđồngtìnhhoặckhôngđồngtìnhvềmộthànhđộnghoặcviệclàmnàođó. Phương pháp nhóm: Là tổ chức để mọi người cùng thamgia trao đổi haycùng chia sẻ công việc trong một nhóm người nhỏ để tạo cơ hội cho mỗi thành viên biết cách hợp tác, chia sẻ kiến thức,kinhnghiệm,ýkiến. Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho HS thực hành đóng vai một nhân vật
  • 32. 25 nàođóđểđưaranhữnggiảipháptrongmộttìnhhuốnggiảđịnhđượcđưa ra. Phương pháp trải nghiệm sáng tạo: Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướngdẫncủanhàGD,trongđó,dướisự hướng dẫncủanhàgiáodục,từng cánhânhọcsinh đượcthamgiatrựctiếpvàocáchoạtđộngkhácnhaucủađờisốngnhàtrường Phương pháp trải nghiệm sáng tạo: Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn củanhàgiáodục, từng cá nhân họcsinh được thamgia trực tiếp vàocác hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động,quađópháttriển. *Hìnhthức,biệnphápgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrườngtrunghọccơ sở. GD KNS cho HS trường THCS cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Có thể nêu một số hình thức biện pháp sau: lồng ghép vào chương trình học tập và rèn luyện chính khoá; tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường và ở các địa phưong; tổ chức các hoạt động của Đoàn, Đội; thôngquacáchoạtđộngthựctếởgiađình;hướngdẫn,giúpđỡcủangườithân,thầycôgiáo... +Giáodụctrongnhàtrường: - GDKNS được tíchhợpnộidung GD vào chươngtrìnhgiảngdạycác mônthôngquadạy họcởtrênlớp.Tùynộidungchươngtrình mônhọc, từngloạihoạtđộng,GVcóthểlựachọncác kỳnăngphùhợpđểtíchhợplồngghép.Tổchứcdạyhọctrênlớptheohướnglồngghép,tíchhợp nội dung GS KNS trong chương trình dạy học trên lớp với các môn học trong chương trình không chỉ thực hiện được các mục tiêu bài học gắn với môn học mà còn giúp học sinh hiểu, trải nghiệm được kỹ năng gắn với bài học. Trên cơ sở đó HS THCS hình thành được các kỹ năng cầnthiếtchobảnthân. Để dạy học tích hợp đáp ứng động cơ nội tại của HS thì yêu cầu GV phải có năng lực, kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng lồng ghép, tích hợp; biết cách xác lập mục tiêu bài giảng và nội dung GD KNS dự kiến đưa vào bài giảng; GV cần có những phản hồi tích cực đối với HS, giúphọcsinhcónhiềucơhộihọctậpvàthểhiệncáckỹnănggiảiquyếtvấnđề. Giáo dục thông qua HĐGD NGLL là hình thức GD vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp và hoạt động giữa các lớp trong trường và cộng đồng xã hội, vừa thu hút sự tham gia vào quá trình GD HS của các lực lượng xã hội và gia đình nhằm nâng cao chất lượng GD HS. Trong HĐ GD KNS cần phát huy tốt vai trò tổ chức Đoàn, Đội mà nhất là giáo viên tổng phụ
  • 33. 26 trách trong việc rèn luyện các KNS cho HS THCS qua các phong trào, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của Đội TNTP. Hoạt động của Đoàn, Đội rất phù hợp với lứa tuổi HS THCS nên cósứccuốnhútHSthamgiatíchcựcvàhiệuquảGDsẽnânglên. HĐGDNGLLtạođiềukiệnchoHSthựchànhvàtăngcườngnhữngkỹnăngtâmlýxãhội, giúp HS củng cố, mở rộng tri thức, hình thành thái độ tình cảm, có những hành vi đúng, có kỹ năng cần thiết để phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các vấn đề tiêu cực của xãhội. HĐGD NGLL giúpHS THCS bổ sung nhữngtrithức được họctrên lớp,rèn luyện, thực hànhcáckỹnăngvàhoànthiệnbảnthân. Tổ chức các HĐ ngoại khóa, tích hợp GD KNS: Các hoạt động ngoại khóa như tham gia các hoạt động tình nguyện, thăm quan, du lịch; thăm các khu di tích lịch sử, truyền thống; làng nghề; tìm hiểu về các danh nhân; các nhà khoa học... có ý nghĩa rất quan trọng trong việc GD KNSchoHS.CácHĐnàygiúpchoHStiếpcậnvớithựctếgiảiquyếttìnhhuốngthựctiễntrong đờisống,quađórènluyện tínhkỷluật,phát huytinh thầnđoànkết,tươngtrợgiúpđỡnhautrong hoạtđộng,cáchlàmviệcđộclập,cáchlàmviệctheo nhóm. +Giáodụcngoàinhàtrường: Ngoài thời gian ở trường, HS có một khoảng thời gian dài ở gia đình, chịu sự tác động rất lớn từ gia đình, do vậynhữngKNS cũng sẽ hìnhthànhnhiềutừ gia đình. Mặt khác, những KNS được tiếp thu, hình thành từ gia đình sẽ được củng cố, vận dụng khá lớn trong môi trường gia đình. Như vậy trong GD KNS, nhà trường, GV cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, phát huyvaitròcủaCMHStrongquátrìnhrènluyệnkỹnăngchoHSởphạmvịngoàinhàtrường. Ngoài việc kết hợp với gia đình, hoạt động GD KNS bên ngoài nhà trường còn được phối hợp với với các tổ chức đoàn thể xã hội và các cá nhân nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GD học sinh góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, GD nhân cách cho người học có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học,phùhợpvớithuầnphongmỹtụccủaViệtNam. 1.2.Quảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinhtrunghọccơsở 1.2.1.Kháiniệmquảnlýgiáodụckỹ năngsốngchohọcsinhtrunghọccơ sở 1.2.1.1.Kháiniệmquảnlý
  • 34. 27 Lịch sử phát triển của loài người từ khi có sự phân công lao động đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động lao động theo những yêu cầunhấtđịnhđólàhoạtđộngquảnlý. Ngày nay, thuật ngữ “Quản lý” trở nên phổ biến, mọi hoạt động của tổ chức, xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý là một hoạt động diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đếnmọingười.Quảnlýtrởthành mộtkhoahọc,mộtnghệthuậtvàlà mộtnghề trongxãhộihiện đại-nghềquảnlý.Chính vìvậymàlýluậnvềquảnlýngàycàngphongphúvà pháttriển. Cónhiềuquanniệmkhácnhauvềkháiniệmquảnlý,cụthểnhưsau: Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989) có ghi: “Quản lý là phụ tráchviệcchămnomvàsắpđặtcôngviệctrongmộttổchức”[11,tr.555]. Còn theo Nguyễn Ngọc Quang (1989), nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, đã nêu về khái niệm quản lý trong tập bài giảng “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáodục”như sau:“Quản lýlàsự tácđộngcó mụcđích,cókếhoạchcủachủthểquảnlýđếntập thểnhữngngườilaođộngđểđạtđượcmụctiêu”[16,tr.130] Trần Kiểm (1997), trong giáo trình “ Quản lý giáo dục và trường học” dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã viết: “ Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người,saochomụctiêucủatừngcánhânbiếnthànhnhữngthànhtựucủaxãhội”[9,tr.15] Còn Nguyễn Bá Sơn (2000), trong tác phẩm “ Một số vấn đế cơ bản về khoa học quản lý” đã viết: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợphoạtđộngcủahọtrongquátrìnhlaođộng”[18,tr.15]. Nhà sư phạm Nguyễn Ngọc Quang (1989), trong tác phẩm của mình đã nêu: “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trongtổchứcđểvậnhành tổchức,nhằmđạtmụcđíchnhấtđịnh”[16, tr.131]. Như vậy, có thể nói: “ Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệuquảcaonhất”. Tóm lại, quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích về công việc quản lý, các quan hệ quản lý trong các tổ chức. Nó tổng quát hóa các kinh nghiệm tốt thành các nguyên tắc vàlýthuyếtápdụngcho mọihìnhthứcquảnlýtươngtự.Nócungcấpkháiniệmcơbảnlàmnền
  • 35. 28 tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản lý. Để quản lý cho hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể. Nó đòi hỏi sự khôn khéo tinh tế caođểđạttớimụctiêu.Nghệthuậtnàychủ yếuphải đượchọcngaytrongthựctiễn. Hoạt động của quản lý về bản chất là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách thực hiện các chức năng quản lý. Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý. Những chức năng cơ bảncủaquảnlýgồm: - Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS: là công việc hoạch định, gồmxácđịnh mụctiêu, mụcđíchđốivớithànhtựutươnglaicủatổchứcvàxácđịnhconđường, biệnpháp,cáchthứcvàcácđiềukiệnđảmbảothựchiệnđượccácmụctiêuđó. - Tổ chức quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. Ứng với những mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức của đơn vị cũng khác nhau. Người quản lý cần lựa chọn cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có. Chức năng của tổ chức bao gồm trong nó việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và việc kiểm tra, nó xuyên suốt từ đầuđếncuốiquátrìnhquảnlý. -Lãnhđạo,điềuhànhquátrìnhgiáodụckỹ năngsốngchohọcsinhTHCS:Làquá trình tác động, huy động và giúp đỡ những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tình tự giác,nỗlựcphấnđấuđạtcácmụctiêucủatổchức. -Kiểmtra, đánhgiá quá trìnhgiáo dục kỹ năngsốngcho học sinh THCS: Kiểmtra là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho tổ chức vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Đó là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm xác định kết quả thực hiệnkế hoạchtrênthựctế,tìmra những mặtưu điểm, mặt hạnchế, pháthiện những sai lệch,đềrabiệnphápđiều chỉnhkịpthời. Tómlại, các chức năng quản lý kế tiếp và độc lập với nhau chỉ là tương đối mà các chức năng của quản lý mối quan hệ biện chứng chặt chẽ tùytheo thời điểm, nội dung mà một số chức năngcóthểtiếnhànhđồngthời,đanxenvà ảnhhưởnglẫnnhau.
  • 36. 29 1.2.1.2. Kháiniệmquảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinh trunghọccơsở. Quản lý GD KNS là hoạt động của CBQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng giáo dục khác, huyđộng tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượngGDKNSchocácemtrongnhàtrường. Quản lý GD KNS chính là những công việc của nhà trường mà người CBQL trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác GD KNS. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động GD KNS cho các em HS trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêuđiểmlàquátrìnhGD vàdạyKNSchocáccácHS. Tácgiả Đặng MinhSự [17]chỉrõ:“QuảnlýGDKNStrongnhàtrườnglà mộthệthống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động GD KNS cho các em HS nhằm hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mụctiêuGDvàrènluyện KNSphùhợpvớiyêucầu côngviệchọctập,điềukiệnsốngcụthểcủa từngem”. Quản lý GD KNS cho HS trường THCS là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp được hình thành có chọn lọc theo từng nhóm HS và mang tính cá thể hóa rất cao. Để việc quản lý GD KNS cho HS có hiệu quả, đội ngũ CBQL, trước hết là BGH nhà trường cần tổ chức phối hợp chặtchẽcácLLGD: Hội đồngsư phạm,tổchứcĐoàn, Đội,banđạidiện cha mẹHS, vàcác LLGDkhácngoài cộngđồngvàxã hội.Nhàtrường phải làchiếc cầu nối giữa giađình vàxãhội để GD HS, trên cơ sở xác định cụ thể những giá trị và mức độ phù hợp với tâm, sinh lý, độ tuổi của HS trường THCS. Hiện nay, khi Bộ GD&ĐT chưa có chương trình GD kỹ năng sống thống nhất cho toàn quốc, mỗi nhà trường cần thống nhất chương trình GD theo từng cấp độ ở các khối lớp, quy định thời lượng, nội dung GD riêng cho từng khối lớp. Hiệu trưởng cần đặc biệt quantâmđến nội dung,hình thức giờchào cờ, giờ, sinhhoạt lớp để tíchhợpGD giátrịsống thích hợp; xây dựng kế hoạch GD giá trị sống cho từng đối tượng trong nhà trường, đồng thời thường xuyên điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp trong quá trình thực hiện; lấy đội ngũ GV làm nòng cốt để đề xuất, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện sao cho nhà trường luôn ở thế chủđạovàquyếtđịnh,cònHSluôngiữ vaitròchủđộng,tựtintronghọctập,tudưỡng.
  • 37. 30 1.2.1.3.Vaitròcủahiệutrưởngtrongquảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinh Quản lý giáo dục KNS cho HS trường THCS là tác động có mục đích, định hướng của các nhà quảnlý(hiệutrưởng) thông qua quản lý đầu vào, quátrình,đầu ra trong một bốicảnh cụ thể đến đối tượng quản lý (quá trình giáo dục cùng giáo viên và học sinh) nhằm đạt được mục tiêuquảnlýgiáo dụcKNSchoHStrườngTHCSđãđặtra. + Quản lý kế hoạch GD KNS cho HS trường THCS: Quản lý kế hoạch GD KNS bao gồm quản Ịý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, Giáo viên chủ nhiệm (GVCN), GV bộ môn..., cộng tác vìên GD KNS, kế hoạch đầu tư và sử dựng cơ sở vật chất (CSVC) cũng như các điều kiện thực hiện,kếhoạchphốihợpcácLLGD,kếhoạchkiểmtrađánhgiákếtquảhoạtđộngGDKNS; +Quản lý về chương trình nội dung GD KNS: việc quản lý chương trình nội dung GD KNS bao gồm quản lý từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng chương trình nội dung cho đến việc tổ chứcthựchiệnnhữngnộidungđóvàkiểmtrakếtquảđạtđượcnhư thếnào; +QuảnlýđộingũthựchiệnGDKNS:QuảnlýđộingũCBQL,độingũGV,độingũcán bộĐoàn,ĐộivàcáclựclượngthựchiệnhoạtđộngGDKNSchocácemHStrườngTHCS; +Quản lý sự phối hợp của các lực lượng thực hiện các hoạt động GD KNS: Các hoạt động GD KNS diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các LLGD ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh,cộngđồngxãhội, cáctrungtâmbồidưỡngKNSchoHS. +Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GD KNS: Cách đánh giá chất lượng GD đúng đắn, đầy đủ sẽ giúp nâng cao chất lượng GD, đáp ứng mục tiêu GD đề ra. Vì vậy, các sản phẩm giáo dục của con người phải được đánh giá trên các khía cạnh sau: chất lượng tri thức (văn hoá), chất lượng kỹ năng (kỹ năng sống), chất lượng thái độ (đạo đức). Kết quả cuối cùng củagiáodụcđượcđánhgiáquahànhvi,kỹnăngcủaHS. +Quản lý việc đầu tư, phát triển và sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho quá trình GD KNS trong nhà trường cũng như của từng tổ chức, từng hoạt động cụ thể. Cần nắm rõ mức độđápứng,khả năngtăngcườngvàtínhhiệuquảcủatừngloạicôngcụ,phươngtiện. 1.2.2.Nộidungquảnlýgiáodụckỹnăngsốngchohọcsinh Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở cần tập trung vào cácnộidungsau: