SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 18
Descargar para leer sin conexión
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
BÀI THU HOẠCH
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Họ và tên học viên: NGUYỄN HUYỀN MY
Mã số học viên: AF210265
Lớp : K72.A05
Khóa học: 2021-2022
HÀ NỘI - 2021
TỪ VIẾT TẮT
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
QLTT: Quản lý thị trường
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
1
2
I. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XHCN 2
1.1 Dân chủ 2
1.2 Dân chủ XHCN 3
II. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN Ở VIỆT NAM 5
2.1 Dân chủ XHCN giai đoạn 1945 - 1991 5
2.2 Dân chủ XHCN ở Việt Nam trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH” năm 1991 và trong “Cương lĩnh bổ sung,
phát triển năm 2011”
7
2.3 Những điểm mới về Dân chủ trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
3. ÁP DỤNG VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIẾN CÔNG
TÁC CỦA CỤC QLTT LẠNG SƠN
13
3.1 Những mặt đạt được 13
3.2 Một số những tồn tại, hạn chế 14
3.3. Đề xuất giải pháp góp phần phát huy dân chủ tại cơ quan, đơn vị 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI NÓI ĐẦU
Điều 3 Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 đã ghi nhận:
“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện”
Dân chủ là thành tựu văn minh của nhân loại. Vậy có phải chỉ đến năm 2013
chúng ta mới đề cập đến vấn đề “dân chủ”? cụm từ “dân chủ và nền dân chủ
XHCN” ở đây được hiểu như nào và nền dân chủ XHCN ở Việt Nam từ khi hình
thành cho đến nay đã đạt được những thành tựu, có ý nghĩa ra são trên com đường
phát triển của Việt Nam ? Những nội dung đó đã được các thầy, cô giảng viên của
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bằng những kiến thức, lý luận và thực
tiễn để truyền tải đến cho Học viên các lớp cao cấp lý luận chính trị đặc biệt là khóa
K72 – khóa đầu tiên được tiếp cận với bộ giáo trình mới có sự tiếp thu, chỉnh lý
những vấn đề lý luận và thực tiễn sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Bằng những gì đã tiếp thu được cùng với vốn kiến thức hạn hẹp, tôi xin lựa
chọn chuyên đề mà tôi tâm đắc nhất để cùng bàn về “Dân chủ XHCN và nền dân
chủ XHCN của Việt Nam”.
2
I. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XHCN
1.1. Dân chủ
Như đã đề cập trong phần Lời nói đầu, Dân chủ là thành tựu văn minh của
nhân loại. Khi xã hội loài người hình thành, con người luôn vươn đến mục tiêu làm
chủ: Làm chủ bản thân, làm chủ gia đình, làm chủ cộng đồng và làm chủ xã hội.
Làm chủ xã hội trở thành mục tiêu cao nhất trong quá trình vận động và phát triển
xã hội loài người.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dân chủ không phải là sản phẩm
của tự nhiên, cũng không phải là bẩm sinh, càng không phải tặng phẩm của giới
siêu nhân nào đó mà là kết quả của quá trình đấu tranh trong trường kỳ lịch sử của
nhân loại, không xuất phát từ mong muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân hay giai cấp
nào. Trong đời sống xã hội, dân chủ vừa tồn tại hiện hữu dưới dạng những quan hệ
vật chất, có thể kiểm chứng được; đồng thời, cũng tồn tại dưới dạng ý thức, đó là
các giá trị về tinh thần trong tư tưởng. Dân chủ là sự phát triển lâu dài của lịch sử
theo các quy luật khách quan. Theo đó, dân chủ là một giá trị nhân văn, mang tính
nhân loại, phản ánh những quyền cơ bản của con người, mỗi bước tiến của dân chủ
phản ảnh bước tiến về quyền con người, dân chủ càng cao thì quyền con người, tự
do, bình đẳng trong xã hội càng cao; Là một hình thức tổ chức nhà nước của giai
cấp cầm quyền, một chế độ chính trị - xã hội mà ở đó những quyền cơ bản của con
người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, đồng thời những quyền này được thể
chế thành các nguyên tắc để quy định quyền lợi, trách nhiệm của nhân dân đối với
nhà nước, đối với cộng đồng và ngược lại.
1.2. Dân chủ XHCN
Dân chủ XHCN đã nhen nhúm hình thành từ những năm cuối của thế kỷ 19
và cho đến Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917) vĩ đại với sự ra đời của
Nhà nước Xô viết đã chính thức đánh dấu mốc hình thành nên nền dân chủ XHCN
– nơi mà ở đó nền dân chủ phục vụ lợi ích của đa số người lao động, nền dân chủ
của đa số và vì đa số.
3
Theo chủ nghĩa Mac-Lênin, dân chủ XHCN đồng nghĩa với dân chủ vô sản,
đó là nền dân chủ mà ở đó quyền lực thuộc về nhân dân và quyền lực đó được thể
hiện tại tất cả các mặt của đời sống xã hội. Cụ thể:
Về mặt chính trị, nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính rị của giai cấp công
nhân thông qua chính Đảng của nó đối với toàn xã hội để thực hiện quyền lực và
lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó bao gồm cả giai cấp công nhân. Tại đây,
người dân có quyền làm chủ các mối quan hệ chính trị trong xã hội, hay nói cách
khác, họ có quyền tự mình hoặc giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính
quyền từ Trung ướng đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dưng chính
sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ nhân viên nhà nước.
Về mặt kinh tế, nền dân chủ XHCN được xây dựng, hoàn thiện dựa trên chế
độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, đáp ứng sự phát triển ngày càng
cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại nhằm
thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân
lao động. Ở đó, người dân được đảm bảo về lợi ích kinh tế, ở đó coi lợi ích kinh tế
của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển. Lao động, việc làm và phân phối lợi ích tương ứng với kết quả lao động –
đây là nội dung được thể hiện rõ nét nhất quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Về mặt tư tưởng - văn hóa, nền dân chủ XHCN được xây dựng và hoàn hiện
trên cơ sở lấy hệ tư tưởng Mác-Leenin làm chủ đạo đồng thời nó kế thừa, phát huy
những tinh hoa, văn hóa truyền thống của các dân tộc, tiếp thu những giá trị, tư
tưởng, văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội... Ở đó, nhân dân được làm chủ những giá
trị văn hóa tinh thần, được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá
nhân, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo, được phát triển con người.
II. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN Ở VIỆT NAM
Lịch sử phát triển dân chủ trong xã hội nhân loại chứng minh, mỗi một quốc
gia có quyền lựa chọn chế độ dân chủ phù hợp, không nhất thiết mô phỏng chế độ
dân chủ của quốc gia khác. Chế độ dân chủ của một quốc gia phù hợp với đặc điểm
lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, kinh tế... của từng nước. Trong lịch sử, chế độ
chính trị tốt đẹp nhất là chế độ dân chủ XHCN, đó là xã hội mà đại đa số người dân
4
được xác định là chủ thể xã hội, nhân dân làm chủ xã hội. Khi nhân dân được làm
chủ xã hội, được thụ hưởng những thành quả của mình tạo ra thì trở thành động lực
to lớn thúc đẩy xã hội phát triển. Là một người con của đất nước thuộc địa, Hồ Chí
Minh ra đi với khát vọng dân chủ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, trong hành trình
tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt chân đến nhiều nước, tìm hiểu nhiều cuộc
cách mạng, đối chiếu so sánh các chế độ (dân chủ tư sản, chế độ XHCN với chế độ
nô lệ thuộc địa ) và tìm hiểu nội dung, bản chất của các trào lưu tư tưởng (dân chủ
tư sản, chủ nghĩa Tam Dân, chủ nghĩa Mác-Lênin...). Cuối cùng, người lựa chọn
dân chủ XHCN và kiên quyết con đường đưa đất nước thoát khỏi ách nô lệ, đi lên
CNXH.
2.1. Dân chủ XHCN giai đoạn 1945 – 1991
Cách mạng Tháng Tám 1945, với việc thiết lập nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, nhân dân ta đã từ một nước nô lệ trở thành người làm chủ. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đánh giá cao vai trò của dân chủ, vai trò của nhân dân, rằng đó là chìa
khóa vạn năng để giải quyết các khó khăn trên con đường phát triển, "khó mười lần
không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong". Chủ tịch Hồ Chí Minh còn
khẳng định, bản chất của “dân chủ” tức là dân là chủ và dân làm chủ. Người chỉ rõ,
địa vị của nhân dân là người chủ đối với xã hội, đất nước và nhân dân là chủ thể
của quyền lực. Đây là nội dung cốt lõi trong tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh,
phản ánh giá trị cao nhất, chung nhất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân:
“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, “chế độ ta là chế
độ dân chủ, tức là dân làm chủ”. Điều này khẳng định giá trị xã hội đích thực của
dân chủ là ở chỗ giành về cho đại đa số nhân dân lao động những quyền lực của
chính họ thông qua đấu tranh cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới của chính
bản thân quần chúng nhân dân. Người khẳng định: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của
dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã
đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ
chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
5
Quan điểm về dân chủ được Người trình bày khái quát trong phần đầu của bài
báo Dân Vận viết ngày 15.10.1949: "Nước ta là nước dân chủ, Bao nhiêu lợi ích
đều vì dân, Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, Công việc đổi mới, xây dựng là trách
nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính
quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến
xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Đây
là quan điểm hết sức quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định bản chất
nền dân chủ XHCN.
Đến năm 1976, trong buổi sáng ngày 25/6, Quốc hội đã nghe đồng chí Lê
Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đọc
Báo cáo chính trị trong đó đã đề cập "Toàn dân đoàn kết xây dựng Tổ quốc Việt
Nam thống nhất XHCN". Trong những phiên họp cuối cùng, Quốc hội đã thông
qua những nghị quyết và văn kiện hết sức quan trọng của nước Việt Nam Độc lập,
Thống nhất và XHCN. Trong đó có nội dung “ 1. Việt Nam là một nước độc lập,
thống nhất và XHCN lấy tên là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Với việc đổi
tên đã một lần nữa khẳng định nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên trong các
văn kiện của Đảng ta lúc bây giờ hầu như vẫn chưa sử dụng cụm từ “dân chủ
XHCN”.
Tại Đại hội IV của Đảng, Báo cáo đã xác định đường lối chung của cách mạng
XHCN ở nước ta lúc bây giờ là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền
làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng:
cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư
tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh
công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH;
xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN; xây dựng nền sản xuất lớn XHCN, xây
dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới XHCN; xoá bỏ chế độ người bóc
lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường
xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng
thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và XHCN; góp phần
tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc,
6
dân chủ và CNXH". Tuy nhiên, trên thực tế thời kỳ này, việc xây dựng nền dân chủ
XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam chưa được đặt ra một cách cụ
thể. Nhiều lĩnh vực liên quan mật thiết đến dân chủ XHCN như dân sinh, dân trí,
dân quyền... chưa được đặt đúng vị trí và giải quyết đúng để thúc đẩy việc xây dựng
nền dân chủ XHCN.
Tại Đại hội VI của Đảng, Đại hội nêu lên bốn bài học kinh nghiệm có ý nghĩa
hết sức quan trọng gồm: (1) Phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; (2) Phải luôn luôn xuất phát từ
thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; (3) Phải biết kết hợp sức
mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới; (4) Phải xây dựng
Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân
tiến hành cuộc cách mạng XHCN. Về nhiệm vụ chiến lược cách mạng, Đại hội
khẳng định: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm
đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược
xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, đồng
thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH”. Đại hội VI tiếp tục kế thừa khái niệm “làm
chủ tập thể” và khẳng định: “Đảng ta coi làm chủ tập thể XHCN là bản chất của
chế độ dân chủ XHCN cần được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chúng
ta xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý thành
cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”.
2.2. Dân chủ XHCN ở Việt Nam trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH” năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011.
Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - đoàn kết; là
Đại hội lần đầu tiên thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH” ở nước ta. Đại hội một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Trên cơ sở
7
đánh giá tình hình, Đại hội lần thứ VII đã rút ra năm bài học kinh nghiệm bước đầu
về đổi mới, ba trong số năm bài học kinh nghiệm đề cập đến vấn đề dân chủ. Trên
cơ sở đó, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương
lĩnh 1991) đã đưa ra bài học kinh nghiệm cũng chỉ rõ “sự nghiệp cách mạng là của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” đồng thời khẳng định: “Toàn bộ tổ chức và
hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và
từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống
trên cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thông qua hoạt động của
nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ đi
đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật
bảo đảm”.
Tháng 2 năm 1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW "Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở", trong đó nêu rõ: Thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân
bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với
lợi ích của mình.
Đại hội IX của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá
độ lên CNXH (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Trong Cương lĩnh bổ
sung, phát triển năm 2011 đã khẳng định: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng
là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Do nhân dân
làm chủ;... Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện; Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân
do Đảng Cộng sản lãnh đạo;...”. Bằng sự kiên định mục tiêu CNXH, dựa vào thành
trì nhân dân, lấy lòng dân làm cơ sở chính trị, Đảng ta đã “luôn luôn trăn trở, suy
nghĩ, tìm tòi” để vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý của nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong bối cảnh đã thay đổi của thế giới,
dần dần hoàn thiện đường lối đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước. Trung tâm
của đường lối Đổi mới là mô hình CNXH Việt Nam đã được xác định cơ bản từ
Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011.
8
Trong cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, mục tiêu chung, khái quát của
CNXH Việt Nam là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó là
5 giá trị căn cốt, quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên nền tảng và sự bảo đảm
bền vững cho hạnh phúc của nhân dân, hạnh phúc của con người. Đó là sự tiếp thu
chọn lọc những giá trị tiến bộ nhất của những cuộc cách mạng trên thế giới kết hợp
với khát vọng ngàn đời của dân tộc ta. Đó cũng là mục đích cao cả, tối thượng của
CNXH và của cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. So
với Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 đã bổ sung hai đặc trưng mới. Trong Văn
kiện Đại hội X, hai đặc trưng quan trọng này cũng đã được nêu ra khi nói về CNXH
mà nhân dân ta xây dựng. Trong đặc trưng thứ nhất, tiêu chí dân chủ được đặt trước
tiêu chí công bằng. Dân chủ không những là mục tiêu, mà còn là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Khi dân chủ
được bảo đảm mới có thể nói đến công bằng và đến lớn mạnh, những điều đó mới
thể hiện sự văn minh.
Trong cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 bổ sung đặc trưng “Có Nhà
nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng
sản lãnh đạo”. Việc bổ sung đặc trưng này thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng của
Nhà nước pháp quyền XHCN trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Nhà nước ấy
thuộc về nhân dân, do nhân dân xây dựng nên và hướng tới phục vụ lợi ích của
nhân dân, là cơ quan quyền lực của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Việc xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là
một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân.
Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội XHCN là xã hội ''do nhân dân lao động
làm chủ'' thì trong Văn kiện Đại hội X và Cương lĩnh 2011, đặc trưng thứ hai được
điều chỉnh thành ''do nhân dân làm chủ''. Khái niệm ''nhân dân” trong Văn kiện Đại
hội X có nội hàm rộng hơn so với khái niệm ''nhân dân lao động'' được đề cập trong
Cương lĩnh năm 1991. Nhân dân ở đây được hiểu là toàn bộ người dân Việt Nam
không phân biệt tầng lớp lao động, trí thức, địa vị, đời sống xã hội, công dân Việt
9
Nam ở trong nước hay trên khắp mọi miền thế giới ... đều được hiểu là nhân dân
Việt Nam.
2.3. Những điểm mới về dân chủ XHCN trong Văn kiện Đại hội XIII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) đã đề ra những
quan điểm, chủ trương toàn diện về phát huy dân chủ XHCN. Quan điểm này vừa
kế thừa, vừa bổ sung, phát triển lên một tầm mới và ngày càng hoàn thiện hơn
những quan điểm mà Đảng ta đã xây dựng trong suốt quá trình 91 năm lãnh đạo
cách mạng. Về vấn đề phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ của nhân
dân trong các văn kiện Đại hội XIII, có một sốt điểm mới như sau:
Thứ nhất, bổ sung nội dung, phương châm thực hiện dân chủ. Cụ thể là,
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nay được bổ sung thành
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Văn kiện Đại hội XIII đã xác định rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp phát huy dân
chủ: Tiếp tục cụ thể hoá, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm
2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là
dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Mở rộng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Trước hết, mọi chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dân phải biết. Đảng, Nhà nước, các cấp
chính quyền, đoàn thể cũng như các cơ quan, đơn vị phải công khai, minh bạch các
công việc, các kế hoạch, các chủ trương, chính sách. Tức là người dân phải được
thông tin đầy đủ, đa chiều, người dân có quyền được đòi hỏi, được cung cấp thông
tin mọi mặt (trừ những vấn đề bí mật quốc gia).
Thực hiện tốt "quyền được biết" của người dân, là cơ sở để thực hiện "quyền
được bàn", có biết thì bàn mới có căn cứ. Nhưng muốn để cho "dân bàn" thì các cơ
quan, tổ chức và những người lãnh đạo phải gần dân, tôn trọng, lắng ghe ý kiến
nhân dân. Có như vậy, nhân dân mới được hỏi, được nói, được bàn bạc mọi việc
cho đến thấu lý, vẹn tình. Muốn để "dân làm", dân hăng hái tham gia các công việc
10
của đất nước, của địa phương, tham gia quản lý xã hội thì phải trên cơ sở "dân biết"
và "dân bàn" thấu đáo thì khi làm mới có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, nếu chỉ "dân biết, dân bàn, dân làm" thì chưa thể hiện đầy đủ tinh
thần dân chủ, mà các cơ quan chức năng phải tạo mọi điều kiện để người dân được
kiểm tra, được giám sát, như thế mới thực sự "chí công vô tư". "Dân kiểm tra",
"dân giám sát" phải đi liền với nhau, tuy có khác về nội dung, cách thức, phương
pháp nhưng có điểm giống nhau - đều kiểm tra, theo dõi, xem xét tình hình thực tế
về việc thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước của cán bộ, đảng viên, các cơ
quan chức năng và đều hướng tới mục đích chủ động, phòng ngừa, ngăn chặn vi
phạm. Vì thế "dân kiểm tra" và "dân giám sát" bổ sung hỗ trợ cho nhau trong thực
hiện quyền dân chủ ở cơ sở của người dân.
Thứ hai, xác định rõ hơn vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân thực hiện
quyền làm chủ.
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ. Cấp uỷ, tổ chức đảng, các tổ chức trong
hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nêu gương thực
hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội. Đảng và Nhà nước ban
hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý,
tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị
trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ,
quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng
Văn kiện Đại hộ XIII của Đảng còn nêu rõ yêu cầu: “Cấp ủy, tổ chức Đảng, các tổ
chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nêu
gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội” trong thực
hành dân chủ, thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở đó, “Xử lý kịp thời,
nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn
định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ
của nhân dân”.
11
Thứ Ba, khẳng định “vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến
lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nền tảng
chính trị, pháp lý để nhân dân thực hiện quyền làm chủ.
So với Đại hội XII, Báo cáo chính trị xác định rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng
lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nâng cao năng lực,
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ
và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng
bộ, thống nhất, hiện đại, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi
ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng
tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững. Trong đó, đối với lĩnh vực kinh
tế, Văn kiện Đại hội XIII xác định: Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập
quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
bảo đảm định hướng XHCN vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Thứ tư, về vấn đề hạnh phúc. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập một số
bài học kinh nghiệm, trong đó có nội dung: “lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân
làm mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.” Từ đó, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa
ra mục tiêu: .... khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát
huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa
thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
12
Với mục tiêu đó tựu chung là sự hướng đến yếu tố con người, yếu tố “thụ hưởng”
của con người, con người thụ hưởng thành quả của mình, của xã hội để vươn lấy
hạnh phúc. Trong “hạnh phúc” đã bao hàm cả ấm no, cả tự do, cả bình đẳng, cả bác
ái, cả quyền được sống, được thụ hưởng...
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN DÂN CHỦ TRONG ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn là tổ chức trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường,
Bộ Công Thương. Cục có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị
trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các
hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm,
hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận
thương mại theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật. So với những vấn đề lý
luận, thực tiễn vấn đề dân chủ tại Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn cũng có những mặt
tích cực, hạn chế như sau:
3.1. Những mặt đạt được
Vấn đề dân chủ luôn được Đảng ủy, lãnh đạo Cục thường xuyên lãnh đạo, chỉ
đạo tuyên truyền, quán triệt, tổ chức thực hiện gắn với thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị số 05- CT/TW,
ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ
chính trị của cơ quan, đơn vị. Thường xuyên tuyên truyền các văn bản, chủ trương
của Đảng đến công chức, người dân trên địa bàn; Thực hiện tốt các quy định về
công khai minh bạch tại cơ quan, đơn vị và kê khai tài sản thu nhập cá nhân, góp
phần thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí... để đảm bảo đúng nguyên tắc “dân biết”
Trong quá trình xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy
chế và các quy định đều thực hiện tổ chức lấy ý kiến chung của toàn thể công chức
thông qua Hội nghị hoặc thông qua lấy ý kiến bằng văn bản; Những văn bản quy
13
phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp Cục đều khuyến
khích người dân, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến trên trang thông tin điện
tử của Bộ Công Thương để đảm bảo văn bản bản hành phù hợp với tình hình thực
tế, góp phần hoàn thành tốt các kế hoạch, nhiệm vụ… Đây là nội dung đảm bảo
nguyên tắc “dân bàn”
Hoạt động công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các hoạt động khác
của Cục QLTT Lạng Sơ đều được đăng tải trên trang thông tin điện tử
(langson.dms.gov.vn) đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch để dân có thể
“kiểm tra, giám sát” hoạt động của lực lượng QLTT.
Còn về mục tiêu “dân thụ hưởng” những hoạt động công tác của cục QLTT
hướng đến “dân chủ” theo tinh thần của Đảng là tạo lập một môi trường trong sạch,
lành mạnh, ở đó dân được thụ hưởng những thành quả từ lao động, sản xuất, không
có những cạnh tranh không lành mạnh, không có gian lận thương mại, hoạt động
thương mại chỉ hướng đến mục tiêu dân thụ hưởng, dân hạnh phúc.
3.2. Một số tồn tại, hạn chế
Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” đã nêu một trong
những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém về xây dựng Đảng là: “Nguyên tắc tập
trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng; nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực
hiện không nghiêm, chưa có cơ chế để bảo vệ người đấu tranh phê bình”. Và không
nằm ngoài đánh giá đó, tại Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn đâu đó vẫn còn tình trạng
thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức, cụ thể:
Một là, Một số đơn vị, cá nhân trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh
giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ còn chung chung, chưa rõ ràng, tinh
thần gương mẫu, tự giác, tính chiến đấu chưa cao; chưa tự nhận thấy và đánh giá
đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. Tham gia nhận xét, đánh giá đối
với đồng chí, đồng nghiệp còn chung chung, nể nang, ngại va chạm, không mạnh
dạn góp ý, nhất là đối với lãnh đạo, cấp trên, chưa phát huy được tính dân chủ trong
việc đưa ra các ý kiến của bản thân.
14
Hai là, Mặc dù việc đánh giá công chức đã được ban hành thông qua một Quy
chế được lấy ý kiến chung trong toàn Cục nhưng các tiêu chí đánh giá không được
xây dựng mang tính định lượng mà xây dựng mang tính định tính. Do đó, kết quả
đánh giá, xếp loại chưa phản ánh đầy đủ, sát thực hiệu quả công việc của tập thể,
cá nhân, chưa thực sự lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu; còn có tình
trạng cào bằng, né tránh, cảm tính trong đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của công chức. Từ cấp cơ sở là cấp Phòng, Đội đã đánh giá mang tính
cảm tính thì cũng phần nào ảnh hưởng đến sự cảm tính trong đánh giá của các thành
viên trong Hội đồng.
Ba là, Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của công chức QLTT chưa thể bao quát
toàn bộ, chưa thể kiểm tra hết tất cả các mặt của hoạt động sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn do đó chưa thể tạo lập một môi trường kinh doanh góp phần vào mục
tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
3.3. Đề xuất giải pháp góp phần phát huy dân chủ tại cơ quan, đơn vị
Giải pháp trước tiên, đó là tuyên truyền, phải mở rộng các hoạt động tuyên
truyền, khơi gợi phát huy tính tự chủ, tính tự lập, tính khát vọng được làm chủ trong
mỗi người dân, mỗi công chức, từ đó đẩy mạnh vấn đề dân chủ trong cơ quan, đơn
vị, trong tỉnh.
Thứ hai, Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị càng phải coi trọng và
nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Các đoàn thể, đơn
vị phải chủ động, gương mẫu trong việc vận động nhân dân thực hiện các quy chế,
quy ước, hương ước, các quy định của pháp luật, tăng cường tuyên truyền để thay
đổi nhận thức của nhân dân, để nhân dân nhận diện được quyền thụ hưởng của
mình từ đó phát huy quyền tự chủ tham gia vào các hoạt động kinh doanh đảm bảo
quyền, lợi ích của chính người dân.
Thứ ba, Thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp cùng cộng đồng dân cư thôn
bản, khu phố, đơn vị cơ sở,... nơi trực tiếp, gần dân, sát dân nhất để hiểu dân, hiểu
địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân.
Thứ tư, Tiếp tục đẩy mạnh dân chủ trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị
trong đó mở rộng hoạt động vừa kiểm tra, vừa tuyên truyền, vừa tiếp thu các ý kiến
15
góp ý của nhân dân, tiếp tục khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp chủ động cung
cấp, phối hợp với cơ quan QLTT phát hiện, xử lý các cơ sở, cá nhân kinh doanh vi
phạm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không cạnh tranh, không gian lận,
thương mại vì lợi ích của chính nhân dân.
KẾT LUẬN
Dân chủ là một vấn đề đã được đặt từ hàng nghìn năm nay, tầm quan trọng
của dân chủ càng được thể hiện rõ nét hơn trong từng bước tiến đi lên CNXH. Qua
việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn vấn đề Dân chủ, chúng ta có thể
thấy, cùng với sự phát triển của công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có những nhận thức
ngày càng sâu sắc về dân chủ trong CNXH, những nhận thức ngày càng trở nên
phù hợp hơn với thực tiễn của cuộc sống, những nhận thức đã được kịp thời bổ
sung và hoàn chỉnh đảm bảo phù hợp với thực tiễn, phù hợp với con đường đi lên
CNXH của Việt Nam. Những thay đổi, bổ sung đó một lần nữa càng khẳng định
tầm quan trọng của vấn đề dân chủ trong phát triển đất nước trong giai đoạn tiếp
theo để tiến tới xây dựng XHCN theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước ta
đặt ra./.
NGƯỜI VIẾT BÀI
Nguyễn Huyền My
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo cao cấp lý luận
chính trị)
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng cho hệ đào tạo cao cấp lý luận
chính trị)
- Bài viết: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam." của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú
Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Bài viết “Nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam” thể hiện
quan điểm của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khi
giới thiệu quán triệt chuyên đề “Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” đăng trên
trang thông tin điện tử baochinhphu.vn
- Bài viết “Những điểm mới về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đại đoàn
kết toàn dân tộc trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng” của GS.TS. Phùng Hữu Phú
- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đăng trên trang
danvan.vn;
- Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2020 của Cục QLTT
tỉnh Lạng Sơn.
- Báo cáo sinh hoạt chuyên đề năm 2020, 6 tháng đầu năm 2021 của Chi bộ
1, Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn.
Và một số bài viết về vấn đề dân chủ trên các trang thông tin điện tử khác.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcHarry Cliff
 
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânTư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânLTrng72
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961nataliej4
 
Bai10
Bai10Bai10
Bai10ctt
 
đề Tài chủ nghĩa xh..
đề Tài chủ nghĩa xh..đề Tài chủ nghĩa xh..
đề Tài chủ nghĩa xh..Ngọt Trần
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)VuKirikou
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxtiểu minh
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...akirahitachi
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độĐức Lê
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhTu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhBinh Boong
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 

La actualidad más candente (20)

Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dânTư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
Tư Tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
 
Bai10
Bai10Bai10
Bai10
 
đề Tài chủ nghĩa xh..
đề Tài chủ nghĩa xh..đề Tài chủ nghĩa xh..
đề Tài chủ nghĩa xh..
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Triet
TrietTriet
Triet
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
 
Tu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi MinhTu tuong Ho Chi Minh
Tu tuong Ho Chi Minh
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 

Similar a Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh

Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docxDân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docxMyNguyn950420
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxHuyDng48
 
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủTìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủPhan Minh Trí
 
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcmNguynKimNgn31
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNNHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNTín Nguyễn-Trương
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhDat Namikaze
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...PhmThThuHin9
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...PhmThThuHin9
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minhtmqtmq09090909
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhBinh Boong
 
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
 trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfewLạnh Lắm
 
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minhDép Tổ Ong
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Hung Nguyen
 
Cau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcmCau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcmnhoxmom2410
 

Similar a Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh (20)

Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docxDân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
 
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docxCơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docx
 
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủTìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
 
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNNHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minh
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
 
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hộ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh_ môn tư tưởng Hồ chí Minh
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
 
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
 trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
trinh-tu-tuong-ho-chi-minhfew
 
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
172giao trinh-tu-tuong-ho-chi-minh
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
 
Cau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcmCau hoi tu luan tthcm
Cau hoi tu luan tthcm
 

Último

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 

Último (6)

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 

Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC BÀI THU HOẠCH MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Họ và tên học viên: NGUYỄN HUYỀN MY Mã số học viên: AF210265 Lớp : K72.A05 Khóa học: 2021-2022 HÀ NỘI - 2021
  • 2. TỪ VIẾT TẮT CNXH: Chủ nghĩa xã hội XHCN: Xã hội chủ nghĩa QLTT: Quản lý thị trường MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU NỘI DUNG 1 2 I. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XHCN 2 1.1 Dân chủ 2 1.2 Dân chủ XHCN 3 II. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN Ở VIỆT NAM 5 2.1 Dân chủ XHCN giai đoạn 1945 - 1991 5 2.2 Dân chủ XHCN ở Việt Nam trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” năm 1991 và trong “Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011” 7 2.3 Những điểm mới về Dân chủ trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng 3. ÁP DỤNG VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIẾN CÔNG TÁC CỦA CỤC QLTT LẠNG SƠN 13 3.1 Những mặt đạt được 13 3.2 Một số những tồn tại, hạn chế 14 3.3. Đề xuất giải pháp góp phần phát huy dân chủ tại cơ quan, đơn vị 14 KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 3. 1 LỜI NÓI ĐẦU Điều 3 Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 đã ghi nhận: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện” Dân chủ là thành tựu văn minh của nhân loại. Vậy có phải chỉ đến năm 2013 chúng ta mới đề cập đến vấn đề “dân chủ”? cụm từ “dân chủ và nền dân chủ XHCN” ở đây được hiểu như nào và nền dân chủ XHCN ở Việt Nam từ khi hình thành cho đến nay đã đạt được những thành tựu, có ý nghĩa ra são trên com đường phát triển của Việt Nam ? Những nội dung đó đã được các thầy, cô giảng viên của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bằng những kiến thức, lý luận và thực tiễn để truyền tải đến cho Học viên các lớp cao cấp lý luận chính trị đặc biệt là khóa K72 – khóa đầu tiên được tiếp cận với bộ giáo trình mới có sự tiếp thu, chỉnh lý những vấn đề lý luận và thực tiễn sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Bằng những gì đã tiếp thu được cùng với vốn kiến thức hạn hẹp, tôi xin lựa chọn chuyên đề mà tôi tâm đắc nhất để cùng bàn về “Dân chủ XHCN và nền dân chủ XHCN của Việt Nam”.
  • 4. 2 I. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XHCN 1.1. Dân chủ Như đã đề cập trong phần Lời nói đầu, Dân chủ là thành tựu văn minh của nhân loại. Khi xã hội loài người hình thành, con người luôn vươn đến mục tiêu làm chủ: Làm chủ bản thân, làm chủ gia đình, làm chủ cộng đồng và làm chủ xã hội. Làm chủ xã hội trở thành mục tiêu cao nhất trong quá trình vận động và phát triển xã hội loài người. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dân chủ không phải là sản phẩm của tự nhiên, cũng không phải là bẩm sinh, càng không phải tặng phẩm của giới siêu nhân nào đó mà là kết quả của quá trình đấu tranh trong trường kỳ lịch sử của nhân loại, không xuất phát từ mong muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân hay giai cấp nào. Trong đời sống xã hội, dân chủ vừa tồn tại hiện hữu dưới dạng những quan hệ vật chất, có thể kiểm chứng được; đồng thời, cũng tồn tại dưới dạng ý thức, đó là các giá trị về tinh thần trong tư tưởng. Dân chủ là sự phát triển lâu dài của lịch sử theo các quy luật khách quan. Theo đó, dân chủ là một giá trị nhân văn, mang tính nhân loại, phản ánh những quyền cơ bản của con người, mỗi bước tiến của dân chủ phản ảnh bước tiến về quyền con người, dân chủ càng cao thì quyền con người, tự do, bình đẳng trong xã hội càng cao; Là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, một chế độ chính trị - xã hội mà ở đó những quyền cơ bản của con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, đồng thời những quyền này được thể chế thành các nguyên tắc để quy định quyền lợi, trách nhiệm của nhân dân đối với nhà nước, đối với cộng đồng và ngược lại. 1.2. Dân chủ XHCN Dân chủ XHCN đã nhen nhúm hình thành từ những năm cuối của thế kỷ 19 và cho đến Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917) vĩ đại với sự ra đời của Nhà nước Xô viết đã chính thức đánh dấu mốc hình thành nên nền dân chủ XHCN – nơi mà ở đó nền dân chủ phục vụ lợi ích của đa số người lao động, nền dân chủ của đa số và vì đa số.
  • 5. 3 Theo chủ nghĩa Mac-Lênin, dân chủ XHCN đồng nghĩa với dân chủ vô sản, đó là nền dân chủ mà ở đó quyền lực thuộc về nhân dân và quyền lực đó được thể hiện tại tất cả các mặt của đời sống xã hội. Cụ thể: Về mặt chính trị, nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính rị của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó đối với toàn xã hội để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó bao gồm cả giai cấp công nhân. Tại đây, người dân có quyền làm chủ các mối quan hệ chính trị trong xã hội, hay nói cách khác, họ có quyền tự mình hoặc giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền từ Trung ướng đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dưng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ nhân viên nhà nước. Về mặt kinh tế, nền dân chủ XHCN được xây dựng, hoàn thiện dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Ở đó, người dân được đảm bảo về lợi ích kinh tế, ở đó coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Lao động, việc làm và phân phối lợi ích tương ứng với kết quả lao động – đây là nội dung được thể hiện rõ nét nhất quyền làm chủ của nhân dân lao động. Về mặt tư tưởng - văn hóa, nền dân chủ XHCN được xây dựng và hoàn hiện trên cơ sở lấy hệ tư tưởng Mác-Leenin làm chủ đạo đồng thời nó kế thừa, phát huy những tinh hoa, văn hóa truyền thống của các dân tộc, tiếp thu những giá trị, tư tưởng, văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội... Ở đó, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần, được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá nhân, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo, được phát triển con người. II. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN Ở VIỆT NAM Lịch sử phát triển dân chủ trong xã hội nhân loại chứng minh, mỗi một quốc gia có quyền lựa chọn chế độ dân chủ phù hợp, không nhất thiết mô phỏng chế độ dân chủ của quốc gia khác. Chế độ dân chủ của một quốc gia phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, kinh tế... của từng nước. Trong lịch sử, chế độ chính trị tốt đẹp nhất là chế độ dân chủ XHCN, đó là xã hội mà đại đa số người dân
  • 6. 4 được xác định là chủ thể xã hội, nhân dân làm chủ xã hội. Khi nhân dân được làm chủ xã hội, được thụ hưởng những thành quả của mình tạo ra thì trở thành động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển. Là một người con của đất nước thuộc địa, Hồ Chí Minh ra đi với khát vọng dân chủ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt chân đến nhiều nước, tìm hiểu nhiều cuộc cách mạng, đối chiếu so sánh các chế độ (dân chủ tư sản, chế độ XHCN với chế độ nô lệ thuộc địa ) và tìm hiểu nội dung, bản chất của các trào lưu tư tưởng (dân chủ tư sản, chủ nghĩa Tam Dân, chủ nghĩa Mác-Lênin...). Cuối cùng, người lựa chọn dân chủ XHCN và kiên quyết con đường đưa đất nước thoát khỏi ách nô lệ, đi lên CNXH. 2.1. Dân chủ XHCN giai đoạn 1945 – 1991 Cách mạng Tháng Tám 1945, với việc thiết lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhân dân ta đã từ một nước nô lệ trở thành người làm chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của dân chủ, vai trò của nhân dân, rằng đó là chìa khóa vạn năng để giải quyết các khó khăn trên con đường phát triển, "khó mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong". Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định, bản chất của “dân chủ” tức là dân là chủ và dân làm chủ. Người chỉ rõ, địa vị của nhân dân là người chủ đối với xã hội, đất nước và nhân dân là chủ thể của quyền lực. Đây là nội dung cốt lõi trong tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, phản ánh giá trị cao nhất, chung nhất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, “chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là dân làm chủ”. Điều này khẳng định giá trị xã hội đích thực của dân chủ là ở chỗ giành về cho đại đa số nhân dân lao động những quyền lực của chính họ thông qua đấu tranh cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới của chính bản thân quần chúng nhân dân. Người khẳng định: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
  • 7. 5 Quan điểm về dân chủ được Người trình bày khái quát trong phần đầu của bài báo Dân Vận viết ngày 15.10.1949: "Nước ta là nước dân chủ, Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Đây là quan điểm hết sức quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định bản chất nền dân chủ XHCN. Đến năm 1976, trong buổi sáng ngày 25/6, Quốc hội đã nghe đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đọc Báo cáo chính trị trong đó đã đề cập "Toàn dân đoàn kết xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất XHCN". Trong những phiên họp cuối cùng, Quốc hội đã thông qua những nghị quyết và văn kiện hết sức quan trọng của nước Việt Nam Độc lập, Thống nhất và XHCN. Trong đó có nội dung “ 1. Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và XHCN lấy tên là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Với việc đổi tên đã một lần nữa khẳng định nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên trong các văn kiện của Đảng ta lúc bây giờ hầu như vẫn chưa sử dụng cụm từ “dân chủ XHCN”. Tại Đại hội IV của Đảng, Báo cáo đã xác định đường lối chung của cách mạng XHCN ở nước ta lúc bây giờ là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH; xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN; xây dựng nền sản xuất lớn XHCN, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới XHCN; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và XHCN; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc,
  • 8. 6 dân chủ và CNXH". Tuy nhiên, trên thực tế thời kỳ này, việc xây dựng nền dân chủ XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam chưa được đặt ra một cách cụ thể. Nhiều lĩnh vực liên quan mật thiết đến dân chủ XHCN như dân sinh, dân trí, dân quyền... chưa được đặt đúng vị trí và giải quyết đúng để thúc đẩy việc xây dựng nền dân chủ XHCN. Tại Đại hội VI của Đảng, Đại hội nêu lên bốn bài học kinh nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng gồm: (1) Phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; (2) Phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; (3) Phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới; (4) Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN. Về nhiệm vụ chiến lược cách mạng, Đại hội khẳng định: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH”. Đại hội VI tiếp tục kế thừa khái niệm “làm chủ tập thể” và khẳng định: “Đảng ta coi làm chủ tập thể XHCN là bản chất của chế độ dân chủ XHCN cần được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chúng ta xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. 2.2. Dân chủ XHCN ở Việt Nam trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011. Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - đoàn kết; là Đại hội lần đầu tiên thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” ở nước ta. Đại hội một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Trên cơ sở
  • 9. 7 đánh giá tình hình, Đại hội lần thứ VII đã rút ra năm bài học kinh nghiệm bước đầu về đổi mới, ba trong số năm bài học kinh nghiệm đề cập đến vấn đề dân chủ. Trên cơ sở đó, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh 1991) đã đưa ra bài học kinh nghiệm cũng chỉ rõ “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” đồng thời khẳng định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thông qua hoạt động của nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm”. Tháng 2 năm 1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW "Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở", trong đó nêu rõ: Thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình. Đại hội IX của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 đã khẳng định: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Do nhân dân làm chủ;... Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;...”. Bằng sự kiên định mục tiêu CNXH, dựa vào thành trì nhân dân, lấy lòng dân làm cơ sở chính trị, Đảng ta đã “luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi” để vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý của nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong bối cảnh đã thay đổi của thế giới, dần dần hoàn thiện đường lối đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước. Trung tâm của đường lối Đổi mới là mô hình CNXH Việt Nam đã được xác định cơ bản từ Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011.
  • 10. 8 Trong cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, mục tiêu chung, khái quát của CNXH Việt Nam là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó là 5 giá trị căn cốt, quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên nền tảng và sự bảo đảm bền vững cho hạnh phúc của nhân dân, hạnh phúc của con người. Đó là sự tiếp thu chọn lọc những giá trị tiến bộ nhất của những cuộc cách mạng trên thế giới kết hợp với khát vọng ngàn đời của dân tộc ta. Đó cũng là mục đích cao cả, tối thượng của CNXH và của cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. So với Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 đã bổ sung hai đặc trưng mới. Trong Văn kiện Đại hội X, hai đặc trưng quan trọng này cũng đã được nêu ra khi nói về CNXH mà nhân dân ta xây dựng. Trong đặc trưng thứ nhất, tiêu chí dân chủ được đặt trước tiêu chí công bằng. Dân chủ không những là mục tiêu, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Khi dân chủ được bảo đảm mới có thể nói đến công bằng và đến lớn mạnh, những điều đó mới thể hiện sự văn minh. Trong cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 bổ sung đặc trưng “Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Việc bổ sung đặc trưng này thể hiện vị trí đặc biệt quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Nhà nước ấy thuộc về nhân dân, do nhân dân xây dựng nên và hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền lực của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội XHCN là xã hội ''do nhân dân lao động làm chủ'' thì trong Văn kiện Đại hội X và Cương lĩnh 2011, đặc trưng thứ hai được điều chỉnh thành ''do nhân dân làm chủ''. Khái niệm ''nhân dân” trong Văn kiện Đại hội X có nội hàm rộng hơn so với khái niệm ''nhân dân lao động'' được đề cập trong Cương lĩnh năm 1991. Nhân dân ở đây được hiểu là toàn bộ người dân Việt Nam không phân biệt tầng lớp lao động, trí thức, địa vị, đời sống xã hội, công dân Việt
  • 11. 9 Nam ở trong nước hay trên khắp mọi miền thế giới ... đều được hiểu là nhân dân Việt Nam. 2.3. Những điểm mới về dân chủ XHCN trong Văn kiện Đại hội XIII Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) đã đề ra những quan điểm, chủ trương toàn diện về phát huy dân chủ XHCN. Quan điểm này vừa kế thừa, vừa bổ sung, phát triển lên một tầm mới và ngày càng hoàn thiện hơn những quan điểm mà Đảng ta đã xây dựng trong suốt quá trình 91 năm lãnh đạo cách mạng. Về vấn đề phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong các văn kiện Đại hội XIII, có một sốt điểm mới như sau: Thứ nhất, bổ sung nội dung, phương châm thực hiện dân chủ. Cụ thể là, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nay được bổ sung thành “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Văn kiện Đại hội XIII đã xác định rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp phát huy dân chủ: Tiếp tục cụ thể hoá, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Mở rộng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Trước hết, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dân phải biết. Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, đoàn thể cũng như các cơ quan, đơn vị phải công khai, minh bạch các công việc, các kế hoạch, các chủ trương, chính sách. Tức là người dân phải được thông tin đầy đủ, đa chiều, người dân có quyền được đòi hỏi, được cung cấp thông tin mọi mặt (trừ những vấn đề bí mật quốc gia). Thực hiện tốt "quyền được biết" của người dân, là cơ sở để thực hiện "quyền được bàn", có biết thì bàn mới có căn cứ. Nhưng muốn để cho "dân bàn" thì các cơ quan, tổ chức và những người lãnh đạo phải gần dân, tôn trọng, lắng ghe ý kiến nhân dân. Có như vậy, nhân dân mới được hỏi, được nói, được bàn bạc mọi việc cho đến thấu lý, vẹn tình. Muốn để "dân làm", dân hăng hái tham gia các công việc
  • 12. 10 của đất nước, của địa phương, tham gia quản lý xã hội thì phải trên cơ sở "dân biết" và "dân bàn" thấu đáo thì khi làm mới có hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu chỉ "dân biết, dân bàn, dân làm" thì chưa thể hiện đầy đủ tinh thần dân chủ, mà các cơ quan chức năng phải tạo mọi điều kiện để người dân được kiểm tra, được giám sát, như thế mới thực sự "chí công vô tư". "Dân kiểm tra", "dân giám sát" phải đi liền với nhau, tuy có khác về nội dung, cách thức, phương pháp nhưng có điểm giống nhau - đều kiểm tra, theo dõi, xem xét tình hình thực tế về việc thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước của cán bộ, đảng viên, các cơ quan chức năng và đều hướng tới mục đích chủ động, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm. Vì thế "dân kiểm tra" và "dân giám sát" bổ sung hỗ trợ cho nhau trong thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở của người dân. Thứ hai, xác định rõ hơn vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ. Cấp uỷ, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nêu gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội. Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Văn kiện Đại hộ XIII của Đảng còn nêu rõ yêu cầu: “Cấp ủy, tổ chức Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nêu gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội” trong thực hành dân chủ, thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở đó, “Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân”.
  • 13. 11 Thứ Ba, khẳng định “vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nền tảng chính trị, pháp lý để nhân dân thực hiện quyền làm chủ. So với Đại hội XII, Báo cáo chính trị xác định rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiện đại, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững. Trong đó, đối với lĩnh vực kinh tế, Văn kiện Đại hội XIII xác định: Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Thứ tư, về vấn đề hạnh phúc. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập một số bài học kinh nghiệm, trong đó có nội dung: “lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.” Từ đó, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa ra mục tiêu: .... khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
  • 14. 12 Với mục tiêu đó tựu chung là sự hướng đến yếu tố con người, yếu tố “thụ hưởng” của con người, con người thụ hưởng thành quả của mình, của xã hội để vươn lấy hạnh phúc. Trong “hạnh phúc” đã bao hàm cả ấm no, cả tự do, cả bình đẳng, cả bác ái, cả quyền được sống, được thụ hưởng... III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN DÂN CHỦ TRONG ĐƠN VỊ CÔNG TÁC Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn là tổ chức trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương. Cục có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật. So với những vấn đề lý luận, thực tiễn vấn đề dân chủ tại Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn cũng có những mặt tích cực, hạn chế như sau: 3.1. Những mặt đạt được Vấn đề dân chủ luôn được Đảng ủy, lãnh đạo Cục thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt, tổ chức thực hiện gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Thường xuyên tuyên truyền các văn bản, chủ trương của Đảng đến công chức, người dân trên địa bàn; Thực hiện tốt các quy định về công khai minh bạch tại cơ quan, đơn vị và kê khai tài sản thu nhập cá nhân, góp phần thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... để đảm bảo đúng nguyên tắc “dân biết” Trong quá trình xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế và các quy định đều thực hiện tổ chức lấy ý kiến chung của toàn thể công chức thông qua Hội nghị hoặc thông qua lấy ý kiến bằng văn bản; Những văn bản quy
  • 15. 13 phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp Cục đều khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương để đảm bảo văn bản bản hành phù hợp với tình hình thực tế, góp phần hoàn thành tốt các kế hoạch, nhiệm vụ… Đây là nội dung đảm bảo nguyên tắc “dân bàn” Hoạt động công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các hoạt động khác của Cục QLTT Lạng Sơ đều được đăng tải trên trang thông tin điện tử (langson.dms.gov.vn) đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch để dân có thể “kiểm tra, giám sát” hoạt động của lực lượng QLTT. Còn về mục tiêu “dân thụ hưởng” những hoạt động công tác của cục QLTT hướng đến “dân chủ” theo tinh thần của Đảng là tạo lập một môi trường trong sạch, lành mạnh, ở đó dân được thụ hưởng những thành quả từ lao động, sản xuất, không có những cạnh tranh không lành mạnh, không có gian lận thương mại, hoạt động thương mại chỉ hướng đến mục tiêu dân thụ hưởng, dân hạnh phúc. 3.2. Một số tồn tại, hạn chế Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” đã nêu một trong những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém về xây dựng Đảng là: “Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng; nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm, chưa có cơ chế để bảo vệ người đấu tranh phê bình”. Và không nằm ngoài đánh giá đó, tại Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn đâu đó vẫn còn tình trạng thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức, cụ thể: Một là, Một số đơn vị, cá nhân trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ còn chung chung, chưa rõ ràng, tinh thần gương mẫu, tự giác, tính chiến đấu chưa cao; chưa tự nhận thấy và đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. Tham gia nhận xét, đánh giá đối với đồng chí, đồng nghiệp còn chung chung, nể nang, ngại va chạm, không mạnh dạn góp ý, nhất là đối với lãnh đạo, cấp trên, chưa phát huy được tính dân chủ trong việc đưa ra các ý kiến của bản thân.
  • 16. 14 Hai là, Mặc dù việc đánh giá công chức đã được ban hành thông qua một Quy chế được lấy ý kiến chung trong toàn Cục nhưng các tiêu chí đánh giá không được xây dựng mang tính định lượng mà xây dựng mang tính định tính. Do đó, kết quả đánh giá, xếp loại chưa phản ánh đầy đủ, sát thực hiệu quả công việc của tập thể, cá nhân, chưa thực sự lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu; còn có tình trạng cào bằng, né tránh, cảm tính trong đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức. Từ cấp cơ sở là cấp Phòng, Đội đã đánh giá mang tính cảm tính thì cũng phần nào ảnh hưởng đến sự cảm tính trong đánh giá của các thành viên trong Hội đồng. Ba là, Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của công chức QLTT chưa thể bao quát toàn bộ, chưa thể kiểm tra hết tất cả các mặt của hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn do đó chưa thể tạo lập một môi trường kinh doanh góp phần vào mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. 3.3. Đề xuất giải pháp góp phần phát huy dân chủ tại cơ quan, đơn vị Giải pháp trước tiên, đó là tuyên truyền, phải mở rộng các hoạt động tuyên truyền, khơi gợi phát huy tính tự chủ, tính tự lập, tính khát vọng được làm chủ trong mỗi người dân, mỗi công chức, từ đó đẩy mạnh vấn đề dân chủ trong cơ quan, đơn vị, trong tỉnh. Thứ hai, Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị càng phải coi trọng và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Các đoàn thể, đơn vị phải chủ động, gương mẫu trong việc vận động nhân dân thực hiện các quy chế, quy ước, hương ước, các quy định của pháp luật, tăng cường tuyên truyền để thay đổi nhận thức của nhân dân, để nhân dân nhận diện được quyền thụ hưởng của mình từ đó phát huy quyền tự chủ tham gia vào các hoạt động kinh doanh đảm bảo quyền, lợi ích của chính người dân. Thứ ba, Thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp cùng cộng đồng dân cư thôn bản, khu phố, đơn vị cơ sở,... nơi trực tiếp, gần dân, sát dân nhất để hiểu dân, hiểu địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân. Thứ tư, Tiếp tục đẩy mạnh dân chủ trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị trong đó mở rộng hoạt động vừa kiểm tra, vừa tuyên truyền, vừa tiếp thu các ý kiến
  • 17. 15 góp ý của nhân dân, tiếp tục khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp chủ động cung cấp, phối hợp với cơ quan QLTT phát hiện, xử lý các cơ sở, cá nhân kinh doanh vi phạm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không cạnh tranh, không gian lận, thương mại vì lợi ích của chính nhân dân. KẾT LUẬN Dân chủ là một vấn đề đã được đặt từ hàng nghìn năm nay, tầm quan trọng của dân chủ càng được thể hiện rõ nét hơn trong từng bước tiến đi lên CNXH. Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn vấn đề Dân chủ, chúng ta có thể thấy, cùng với sự phát triển của công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có những nhận thức ngày càng sâu sắc về dân chủ trong CNXH, những nhận thức ngày càng trở nên phù hợp hơn với thực tiễn của cuộc sống, những nhận thức đã được kịp thời bổ sung và hoàn chỉnh đảm bảo phù hợp với thực tiễn, phù hợp với con đường đi lên CNXH của Việt Nam. Những thay đổi, bổ sung đó một lần nữa càng khẳng định tầm quan trọng của vấn đề dân chủ trong phát triển đất nước trong giai đoạn tiếp theo để tiến tới xây dựng XHCN theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước ta đặt ra./. NGƯỜI VIẾT BÀI Nguyễn Huyền My
  • 18. 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị) - Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng cho hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị) - Bài viết: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam." của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. - Bài viết “Nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam” thể hiện quan điểm của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khi giới thiệu quán triệt chuyên đề “Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” đăng trên trang thông tin điện tử baochinhphu.vn - Bài viết “Những điểm mới về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đại đoàn kết toàn dân tộc trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng” của GS.TS. Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đăng trên trang danvan.vn; - Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2020 của Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn. - Báo cáo sinh hoạt chuyên đề năm 2020, 6 tháng đầu năm 2021 của Chi bộ 1, Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn. Và một số bài viết về vấn đề dân chủ trên các trang thông tin điện tử khác.