SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 46
NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI
Hậu Giang - 2/2015
CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ TƯ VẤN:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
THUYẾT MINH DỰ ÁN
Địa điểm đầu tư:
ĐƠN VỊ TƯ VẤN:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
THUYẾT MINH DỰ ÁN
NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI
BÒ SỮA
Địa điểm đầu tư:
Hậu Giang - 2/2015
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH MTV CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN.....................................................................................1
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư.........................................................................................1
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...............................................................................1
CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN......................................................................3
II.1. Căn cứ pháp lý.................................................................................................3
II.2. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho dự án..................................5
II.2.1. Với nhà máy sấy bắp:...................................................................................5
II.2.2. Với trang trại chăn nuôi bò sữa....................................................................5
II.3. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu ra cho dự án.....................................5
II.3.1. Tình hình thức ăn chăn nuôi Việt Nam........................................................5
II.3.2. Thị trường sữa Việt Nam.............................................................................6
II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư..............................................................................7
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN................................................................................9
III.1. Địa điểm đầu tư dự án.....................................................................................9
III.1.1. Vị trí đầu tư................................................................................................9
III.1.2. Điều kiện tự nhiên......................................................................................9
III.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................10
III.1.4. Nhân lực...................................................................................................11
III.1.5. Nhận xét chung.........................................................................................11
III.2. Quy mô dự án...............................................................................................11
III.3. Phương án quản lý – vận hành dự án............................................................12
III.4. Nhân sự dự án...............................................................................................12
III.5. Tiến độ đầu tư...............................................................................................12
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................................13
IV.1. Thành phần 1- Nhà máy sấy bắp...................................................................13
IV.1.1. Hạng mục xây dựng..................................................................................13
IV.1.2. Hạng mục máy móc thiết bị......................................................................13
IV.1.3. Quy trình thu hoạch và chế biến tại nhà máy............................................14
IV.2. Thành phần 2- Trang trại chăn nuôi bò sữa...................................................14
IV.2.1. Hạng mục xây dựng..................................................................................14
IV.2.2. Hạng mục máy móc thiết bị......................................................................14
IV.2.3. Giải pháp chăn nuôi bò sữa......................................................................15
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang i
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN..............................................................25
V.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................25
V.2. Nội dung tổng mức đầu tư..............................................................................26
V.2.1. Tài sản cố định...........................................................................................26
V.2.2. Vốn lưu động sản xuất...............................................................................28
CHƯƠNG VI: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................................30
VI.1. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...............................................................30
VI.2. Phương án vay và hoàn trả nợ ......................................................................31
CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH................................................33
VII.1. Hiệu quả kinh tế - tài chính.........................................................................33
VII.1.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán....................................................33
VII.1.2. Chi phí của dự án....................................................................................33
VII.1.3. Doanh thu từ dự án..................................................................................36
VII.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án .....................................................................36
VII.2.1. Báo cáo thu nhập.....................................................................................36
VII.2.2. Báo cáo ngân lưu.....................................................................................37
VII.2.3. Khả năng trả nợ.......................................................................................39
VII.2.4. Hiệu quả kinh tế xã hội...........................................................................40
CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN.........................................................................................41
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang ii
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
- Tên công ty :
- Mã số doanh nghiệp :
- Đăng ký lần đầu :
- Đại diện pháp luật : Chức vụ : Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở :
- Vốn điều lệ :
- Ngành nghề KD : Sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
- Tên dự án :
- Địa điểm xây dựng : Diện tích đầu tư : khoảng 2 ha
- Thành phần dự án :
+ Thành phần 1 : Nhà máy sấy bắp
+ Thành phần 2 : Trang trại nuôi bò sữa
- Quy mô dự án :
+ Công suất dây chuyền sấy bắp 18,000 tấn bắp/năm.
+ Trang trại chăn nuôi bò sữa qui mô: 100 con bò cái cho sữa
- Mục tiêu đầu tư:
+ Đầu tư xây dựng mới nhà xưởng và mua sắm mới dây chuyền sấy bắp công nghệ
hiện đại.
+ Xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa
- Mục đích đầu tư :
+ Đáp ứng đầy đủ thức ăn cho đàn bò của chủ đầu tư đồng thời cung cấp cho các
công ty sản xuất thức ăn như CP, Con Cò,...
+ Cung cấp toàn bộ sữa từ đàn bò trong trang trại cho Vinamilk
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển
kinh tế xã hội huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 1
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
+ Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý
dự án do chủ đầu tư thành lập.
- Tổng mức đầu tư : 46,947,000,000 đồng
+ Vốn tự có là 22,349,000,000 đồng chiếm 48%
+ Vốn vay ngân hàng là 24,598,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 52%
- Tiến độ đầu tư :
+ Dự kiến khởi công: quý II/2015.
+ Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng: quý II/2016.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 2
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
II.1. Căn cứ pháp lý
Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ
bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế
thu nhập doanh nghiệp;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 3
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định
việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý
chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của
Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc
lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều
chỉnh dự toán xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường;
- Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố
định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn
nuôi đến năm 2020;
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 4
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
- Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
- Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
II.2. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho dự án
II.2.1. Với nhà máy sấy bắp:
Dự án “Nhà máy sấy bắp – trang trại nuôi bò sữa Tiến Thịnh” được đầu tư tại tỉnh
Hậu Giang, là địa phương đang thực hiện dự án: Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ Bắp lai tại Hậu Giang, nên nhà máy sấy bắp của công ty rất thuận
lợi về nguồn nguyên liệu đầu vào. Công ty sẽ thu mua bắp trái từ nông dân đem về nhà
máy sấy và sấy theo quy trình của công ty.
II.2.2. Với trang trại chăn nuôi bò sữa
Công ty ký hợp đồng liên kết với Vinamilk và sẽ mua giống bò sữa từ Vinamilk và
Vinamilk sẽ chuyển giao công nghệ nuôi bò.
Về nguồn thức ăn cho đàn bò, công ty sẽ sử dụng bắp được lấy từ nhà máy sấy bắp
do chính công ty đầu tư.
Tóm lại, với 2 thành phần trong dự án là: Nhà máy sấy bắp và trang trại nuôi bò
sữa, công ty sẽ luôn chủ động được đầu vào, từ đó công ty không phải chịu những tác
động từ giá cả, tỷ giá ngoại tệ,…
II.3. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu ra cho dự án
II.3.1. Tình hình thức ăn chăn nuôi Việt Nam
 Nhu cầu thức ăn chăn nuôi
Nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn đạt mức tăng 13 - 15%/năm, dự báo
đến năm 2015 cần 18 - 20 triệu tấn thức ăn công nghiệp, doanh số hằng năm lên tới 6 tỉ
USD.
 Thị phần thức ăn chăn nuôi
Hình: Thị phần thức ăn chăn nuôi trong nước
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 5
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Theo thống kê của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TACN) Việt Nam, hiện cả nước có
khoảng 239 nhà máy chế biến TACN thành phẩm công nghiệp cho gia súc và gia cầm,
trong đó DN có vốn đầu tư 100% trong nước khoảng 180 nhà máy; các DN liên doanh và
100% vốn nước ngoài có khoảng 59 nhà máy.
Mặc dù số lượng nhà máy của các DN liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài
không nhiều nhưng lại chiếm tỷ trọng rất lớn về sản lượng, chiếm 60 - 65% tổng sản
lượng TACN sản xuất ra. Ngược lại, khối tư nhân và khối nhà nước có số lượng nhà máy
lớn nhất nhưng lại chỉ chiếm 35 – 40% trong tổng sản lượng. Điều này chứng tỏ rằng
năng lực và khả năng cạnh tranh của các DN trong nước vẫn còn rất kém so với các DN
liên doanh hay có vốn đầu tư nước ngoài.
DN chiếm thị phần cao nhất hiện nay là Cty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (Cty
CP) với 19.42% trong tổng sản lượng sản xuất ra thị trường; đứng sau là Cty TNHH
Cargill Việt Nam (Cty Cargill) 8,11%; xếp sau lần lượt là… các DN FDI hoặc DN 100%
vốn nước ngoài khác…
Cụ thể, hiện Cty CP đang nắm giữ 40% thị phần đối với ngành hàng gà công
nghiệp; 50% thị phần trứng công nghiệp và 18 - 20% thị phần ngành TACN tại VN, cũng
như nắm giữ 5% trong tổng sản lượng chăn nuôi lợn của cả nước. Trong tổng doanh thu
của Cty này, doanh thu từ sản xuất TACN là nguồn doanh thu lớn nhất (chiếm 62.2%
trong tổng doanh thu). Mặc dù hiện tại Cty đã có khoảng 3,000 đại lý cung cấp thức ăn
trên địa bàn cả nước, tuy nhiên dự kiến sẽ còn mở thêm 10,000 điểm bán lẻ trên toàn
quốc và sẽ xây dựng thêm 6 nhà máy xay xát TACN ở VN trong năm 2014.
Cùng với Cty CP, tính đến năm 2013, Cty Cargill có tổng cộng 6 nhà máy chế biến
TACN, nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm. Các chi nhánh của Cty Cargill được đặt tại
Hưng Yên, Đồng Nai, Long An, Hà Nam, Bình Định...
Tóm lại, nếu đầu tư vào nhà máy sấy bắp thì khả năng đáp ứng đầu ra của nhà máy
sẽ gặp nhiều thuận lợi khi nhu cầu thức ăn chăn nuôi ngày càng gia tăng, nhất là khi công
ty đối tác của Tiến Thịnh là một trong những công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi
chiếm thị phần lớn như CP, Con Cò….
II.3.2. Thị trường sữa Việt Nam
 Nhu cầu tiêu thụ sữa
Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể.
Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng
khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015). Các nhà
chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn
rất lớn.
Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị trường
sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình
quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của
người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng
cao. Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm. Dự báo
đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người.
 Thị phần sữa trong nước
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 6
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Trong khi thị trường sữa bột chủ yếu do các hãng nước ngoài nắm thị phần thì thị
trường sữa nước có thể coi là phân khúc của doanh nghiệp nội.
Cuộc cạnh tranh của các hãng sữa là cuộc chiến trên các dòng sản phẩm sữa tươi
thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên (sữa được pha ra từ bột). Hơn 70% số
lượng sữa nước trên thị trường ở Việt Nam là sữa hoàn nguyên, phần còn lại là sữa tươi
từ các vùng nguyên liệu của các công ty trong nước.
Trong khi thị trường sữa bột chủ yếu do các hãng nước ngoài như Abbot, Mead
Johnson, Nestle, FrieslandCampina nắm thị phần thì thị trường sữa nước có thể coi là
phân khúc tạo cơ hội cho doanh nghiệp nội. Thị trường sữa nước có giá trị khoảng 1 tỷ
USD. Nếu cách đây vài năm chỉ một vài tên tuổi như Vinamilk hay Dutch Lady chiếm
lĩnh hầu hết thị trường thì nay hàng chục thương hiệu từ TH True Milk, Mộc Châu, Ba
Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Nutifood, gia nhập với mức giá chênh lệch không nhiều.
Theo Bộ NN&PTNT, cả nước có khoảng 170,000 con bò sữa, tốc độ tăng trưởng
khoảng 13.6%/năm, năng suất sữa bình quân khoảng 3.88 tấn/bò vắt sữa/năm, sản lượng
sữa đạt gần 400,000 tấn nhưng mới đáp ứng khoảng 25.5% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Như vậy thị trường sữa tươi trong nước rất rộng mở, đặc biệt là công ty sữa Vinamilk,
điều này tạo thuận lợi lớn cho đầu ra của đàn bò sữa do công ty Tiến Thịnh đầu tư khi
Vinamilk thu toàn bộ lượng sữa từ đàn bò.
II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư
Nhận thấy tiềm năng phát triển của tỉnh Hậu Giang nói chung; đồng thời hiểu rõ
nhu cầu tiêu thụ sữa tươi cũng như thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng Công ty TNHH
MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh quyết định đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sấy bắp
– trang trại nuôi bò sữa Tiến Thịnh tại ấp Mỹ Phú, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang trên khu đất có tổng diện tích 2ha.
Dự án bao gồm 2 thành phần: nhà máy sấy bắp có công suất dây chuyền 18,000 tấn
bắp/năm; và trang trại chăn nuôi bò sữa qui mô: 100 con bò cái cho sữa. Dự án không chỉ
đáp ứng đầy đủ thức ăn cho đàn bò của chủ đầu tư đồng thời cung cấp cho các công ty
sản xuất thức ăn như CP, Con Cò,...mà còn có khả năng cung cấp toàn bộ sữa trong trang
trại cho Vinamilk. Bên cạnh việc đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp, dự án còn tạo
việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã
hội huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 7
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Tóm lại, việc đầu tư xây dựng dự án là hoàn toàn cần thiết, là một định hướng đầu
tư đúng đắn không chỉ giải quyết một phần nào các hiệu quả xã hội, giải quyết nhu cầu
mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang nói riêng, cả nước nói chung.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 8
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN
III.1. Địa điểm đầu tư dự án
III.1.1. Vị trí đầu tư
Dự án “Nhà máy sấy bắp – trang trại nuôi bò sữa Tiến Thịnh” được đầu tư tại ấp
Mỹ Phú, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang.
Hình: Vị trí đầu tư dự án ()
Vị trí đầu tư có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp hướng đi thị trấn Ngã Bảy
- Phía Nam giáp kinh Sáu Kình , hướng đi Cà Mau
- Phía Đông giáp đường quản lộ Phụng Hiệp
- Phía Tây giáp sông Bún Tàu
III.1.2. Điều kiện tự nhiên
 Địa hình
Khu đất dự án có địa hình tương đối bằng phẳng là đặc trưng chung của vùng
ĐBSCL, với cao độ trung bình 1-2 m, thuận lợi để xây dựng nhà máy và phát triển đàn
bò sữa.
 Khí hậu
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 9
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Khí hậu khu vực dự án nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung
bình từ 26 – 27o
C, độ ẩm trung bình từ 80 – 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; Mùa
mưa từ tháng 05 – tháng 11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 04 năm sau, lượng mưa trung
bình từ 1.400 – 1.600 mm có điều kiện tốt cho xây dựng nhà máy sấy bắp và phát triển
đàn bò sữa.
 Thủy văn
Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng
Hiệp, kênh Xà No...
Nguồn nước phong phú, thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của đàn bò. Đồng
thời, giao thông thủy cũng thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa.
III.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
 Sản xuất nông nghiệp
Diện tích gieo trồng lúa cả năm là 211,995 ha, giảm 2.139 ha so năm trước và vượt
2.72% kế hoạch. Tuy diện tích có giảm do chuyển sang trồng hoa màu và cây ăn trái,
nhưng năng suất 3 vụ đều tăng, nên sản lượng vẫn đạt 1.19 triệu tấn, tăng 14,000 tấn so
năm 2012. Niên vụ mía năm 2013 trồng được 14,007 ha, giảm 188 ha so cùng kỳ, vượt
1.5% KH, năng suất 103 tấn/ha. Cây ăn trái: diện tích 29,357 ha, đạt 99% KH và tăng
12% so cùng kỳ, sản lượng 229,000 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ. Rau màu: diện tích
19,901 ha, vượt 1% KH, sản lượng 230,000 tấn, tăng 3.23% so cùng kỳ.
Mặc dù dịch bệnh không xảy ra, nhưng chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, giá
thành tăng trong khi giá bán thấp, nhất là giá heo hơi, nên chăn nuôi có xu hướng giảm so
với cùng kỳ. Đàn heo: 115,000 con, đạt 87.4% KH, giảm 7% so cùng kỳ. Đàn gia cầm
3.5 triệu con, giảm 3.9%, đạt 86% KH.
Diện tích thả nuôi thủy sản 10,658 ha, vượt 7% KH, sản lượng đạt 72,000 tấn, tăng
8% so cùng kỳ và đạt 80% KH, chủ yếu là cá da trơn, cá rô đồng và cá Thát lát..., sản
lượng đạt thấp so với KH chủ yếu là do khâu giống, kỹ thuật và ảnh hưởng của dịch
bệnh.
Công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp được thực hiện tốt, phòng
chống cháy rừng mùa khô được các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ độ che
phủ rừng đạt 2.2%, tăng 0.2% so cùng kỳ.
Công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo quyết liệt, lồng ghép nhiều nguồn
vốn, có sự tham gia tích cực của người dân, đến nay 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới
đạt 11 - 19 tiêu chí (KH 13 - 17 tiêu chí), trong đó có 3 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, gồm
xã Tân Tiến (TP Vị Thanh), xã Đại Thành (thị xã Ngã Bảy) và xã Vị Thanh (huyện Vị
Thủy); 43 xã còn lại đạt từ 4 - 10 tiêu chí (KH 7 - 10 tiêu chí), bình quân nhiều xã đã đạt
thêm từ 3 - 4 tiêu chí so cùng kỳ.
Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện 5 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích
1,357 ha, bao gồm 1,506 hộ, trong đó chọn 2 cánh đồng làm điểm chỉ đạo là cánh đồng
xã Trường Long Tây và xã Vị Thanh, đến nay cơ bản mỗi cánh đồng đạt 03 tiêu chí đầu
(1, 2, 4), các tiêu chí (3, 5, 6) tiếp tục xây dựng, kêu gọi doanh nghiệp và khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 10
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung, với quy mô 5,200ha, có các loại hình sản xuất chủ
lực là lúa chất lượng cao, thủy sản nước ngọt, chăn nuôi, nấm và chế phẩm vi sinh, cây ăn
quả,….
Chiến dịch Giao thông nông thôn - Thủy lợi và trồng cây năm 2013 được các địa
phương nỗ lực thực hiện, kết quả xây dựng đường vượt 75% KH; xây dựng cầu vượt
61% KH; thủy lợi vượt 21.2% KH và trồng cây xanh vượt 48% KH.
 Tình hình kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác
Kinh tế hợp tác, hợp tác xã được củng cố, từng bước nâng chất, toàn tỉnh có 187
HTX, mô hình kinh tế trang trại đang từng bước được phát triển, tổng số trang trại đang
hoạt động là 25, trong đó: huyện Long Mỹ: 20 trang trại; Vị Thủy: 4 trang trại; Phụng
Hiệp: 01 trang trại.
 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (khu vực II) theo giá thực tế thực hiện
được 22,771 tỷ đồng, tăng 11.89% so cùng kỳ, đạt 96.9% KH.
III.1.4. Nhân lực
 Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số tỉnh Hậu Giang trên 772,239 người, trong đó: Nam:
379,069 người; nữ: 393,170 người; Người kinh: chiếm 96.44%; Người Hoa: chiếm
1.14%; Người Khơ-me: 2.38%; Các dân tộc khác chiếm 0.04%. Khu vực thành thị:
115,851 người; nông thôn; 656,388 người.
 Lao động
Lực lượng lao động xã hội hiện tại bằng 60% dân số. Tổng số: 470,130 người.
Trong đó, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế: 382,035 người; lao động
dự trữ: 88,095 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế:
382,035 người; lao động dự trữ: 88,095 người.
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và chuyên môn khác trong đội ngũ
công chức, viên chức do tỉnh quản lý trên 10,000 người, trong đó: Trung học chuyên
nghiệp gần 5,000 người, cao đẳng gần 2,500 người, đại học và trên đại học gần 2,600
người.
III.1.5. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất
thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn lao
động dồi dào là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực
chăn nuôi bò sữa và đầu tư dây chuyền sấy bắp theo công nghệ hiện đại.
III.2. Quy mô dự án
Dự án gồm 2 thành phần :
+ Nhà máy sấy bắp: Công suất dây chuyền sấy bắp là 18,000 tấn bắp/năm.
+ Trang trại nuôi bò sữa: quy mô 100 con bò cái cho sữa
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 11
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
III.3. Phương án quản lý – vận hành dự án
- Với Nhà máy sấy bắp: Công ty thực hiện theo mô hình cánh đồng mẫu lớn liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thu mua bắp trái từ nông dân đem về nhà máy sấy và
bán cho các công ty sản xuất thức ăn: CP, Con Cò…
- Về Trang trại nuôi bò sữa: Công ty ký hợp đồng liên kết với Vinamilk (Công ty sẽ
mua giống bò sữa từ Vinamilk và Vinamilk sẽ chuyển giao công nghệ nuôi bò đồng thời
sẽ thu mua toàn bộ lượng sữa bò từ trang trại).
III.4. Nhân sự dự án
Nhân sự của dự án gồm: bộ phận Ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng được tính
theo mức lương hàng tháng, ngoài ra còn có lao động trang trại và công nhân ở nhà máy,
tuy nhiên mức lương của công nhân ở nhà máy được tính theo năng suất làm việc. Tổng
số nhân sự của Dự án cần dùng là 50 người.
Hạng mục
Số Lượng
(người)
Mức lương/tháng
(ngàn đồng)
Ban lãnh đạo
Giám Đốc 1 10,000
Phó Giám Đốc 1 8,000
Phòng kế toán
Thủ quỹ 1 5,000
Kế toán 2 5,000
Hành chính nhân sự 1 5,000
Phòng kinh doanh 4 4,000
Bảo vệ 4 3,000
Trang trại nuôi bò sữa
Trưởng trại 1 8,000
Lao động phổ thông 10 3,000
III.5. Tiến độ đầu tư
+ Dự kiến khởi công: quý II/2015.
+ Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng: quý II/2016.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 12
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
IV.1. Thành phần 1- Nhà máy sấy bắp
IV.1.1. Hạng mục xây dựng
STT Hạng mục ĐVT Số Lượng
1 San lắp mặt bằng m3
10,000
2 Nhà văn phòng m2
300
3 Căn tin m2
50
4 Nhà vệ sinh m2
40
5 Kho tách bắp, chứa cùi bắp m2
1,000
6 Nhà chứa máy làm nguội m2
200
7 Sân đường m2
1,200
8 Tường rào m2
1,380
9 Hệ thống thoát nước mưa hệ 1
10 Hệ thống thoát nước thải hệ 1
11 Hệ thống nước cấp hệ 1
12 Hệ thống điện hệ 1
13 Lắp đặt trạm hạ thế 250kva cái 1
Xem chi tiết trong bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy sấy bắp
IV.1.2. Hạng mục máy móc thiết bị
STT Hạng mục ĐVT Số Lượng
1 Máy sấy bắp 50 tấn /mẻ cái 1
2 Máy tách hạt bắp cả vỏ cái 3
3 Băng tải vận chuyển sản phẩm, bù đài m 50
4 Băng cào vận chuyển sản phẩm m 45
5 Xilo chứa bắp 1000 tấn cái 1
6 Xilo chứa bắp trung gian 150 tấn 1
7 Cân xá bắp cái 2
8 Cân đóng báo cái 1
9 Cân xe 60 tấn cái 1
10 Máy sàn bắp 2
11 Máy hút bụi 3
12 Phòng lắng bụi 1
13 Hệ thống điện cho cả dây chuyền sấy 1
14 Xe công nông thu hoạch bắp xe 1
15
Thiết bị văn phòng: máy vi tính, bàn, ghế, tủ hồ
sơ, các thiết bị phụ
bộ 1
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 13
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
IV.1.3. Quy trình thu hoạch và chế biến tại nhà máy
- Nông dân thu hoạch bắp nguyên trái theo hướng dẫn kỹ thuật của công ty Tiến
Thịnh, chở đến nhà máy sấy bắp Tiến Thịnh ở địa chỉ ấp Mỹ Phú, Xã Tân Phước Hưng,
Huyện Phụng Hiệp
- Bắp nguyên trái còn vỏ được tách hạt, làm sạch, đưa qua hệ thống sấy tháp hiện đại,
bắp đạt độ ẩm tiêu chuẩn 14.5%, làm sạch lần 2, làm nguội nhanh, đưa vào xy lô trữ,
đóng bao hoặc đổ xá lên các xà lan trong tải lớn ( 1,000 đến 2,000 tấn ) bán về các nhà
máy thức ăn gia súc: CP, Con Cò…
- Sau đây là chi tiết sơ đồ công nghệ dây chuyền sấy bắp:
Thu mua bắp trái từ ghe, xe  cân xe  Bắp trái còn vỏ Máy tách hạt bắp
Bắp hạt độ ẩm 30%  Bồn chứa  Sàn tạp chất  Máy sấy bắp  Bắp khô độ ẩm
14.5%  Sàn tạp chất  Bồn chứa hoặc đóng bao  Xuất bán bằng xe /ghe.
(Đính kèm bản vẽ sơ đồ dây chuyền sấy bắp)
- Phương thức kiểm soát quy trình sản xuất và chất lượng nông sản trong Dự án cánh
đồng lớn: Công ty Tiến Thịnh tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng bắp
đồng thời cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống cánh đồng, kết hợp với cán bộ kỹ thuật
địa phương giám sát thực hiện quy trình sản xuất trong nông dân từ khâu hạt giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật đến khi thu hoạch.
IV.2. Thành phần 2- Trang trại chăn nuôi bò sữa
IV.2.1. Hạng mục xây dựng
STT Hạng mục ĐVT Số Lượng
1 Nhà kho cho ăn, trị bệnh m2
2,000
2 Nhà vắt sữa và điều hành 1 lầu m2
200
3 nhà chế biến thức ăn TMR m2
300
4 khu ủ chua m2
200
5 khu trồng cỏ m2
1,000
6 sân đường m2
500
IV.2.2. Hạng mục máy móc thiết bị
STT Hạng mục ĐVT Số Lượng
1 Trang thiết bị thú y hệ 1
2 Trang thiết bị thức ăn TMR
3 Máy băm cỏ cái 1
4 Bồn trộn TMR 9m3 cái 1
5 Xe kéo kubota cái 1
6 Máy trộn 50 kg cái 1
Máy trộn 250 kg 2
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 14
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
7 Máy nghiền thức ăn cái 2
Máy ép thức ăn viên 1
8
Hệ thống vắt sữa và theo dõi đàn
Afimilk
hệ 1
9 Bồn chứa sữa 3 tấn cái 1
10 Máy vắt sữa 2 đầu cái 1
11 Hệ thống cào phân tự động cái 2
12 Hệ thống xử lý phân hệ 1
13 Hệ thống làm mát và phun sương hệ 1
14 Máy phân tích sữa cái 1
15 Thiết bị cung cấp nước uống tự động hệ 1
IV.2.3. Giải pháp chăn nuôi bò sữa
 Chọn giống bò sữa
Bò sữa được nuôi ở Việt Nam thường là giống bò lai giữa bò Hol - stein Friesian
(HF) và bò Red sindhi hoặc có thể là bò lai Sind (cái lai F1 giữa bò vàng Việt Nam lai bò
Sind) cũng có thể là Holstein với Sind và Jersey. Do điều kiện tự nhiên của Hậu Giang
nên trang trại chọn giống Bò Holstein Friesian thuần chủng (Bò HF) và bò lai Sind ở thế
hệ F1 hoặc F2 ( 1/2 hoặc 3 - 4 máu bò HF) là phù hợp nhất.
 Chọn ngoại hình
Vóc dáng tổng quát của bò: Dáng thanh, nở chiều ngang, dáng đi đẹp, các góc cạnh
rõ nét, miệng rộng, mắt lanh lợi trong sáng, vai tương đối liền lạc, lưng thẳng phẳng,
xương chân dẹp thẳng góc với thân mình. Một cách tổng quát bò cái sữa có dạng hình
tam giác vuông góc, mà góc vuông nằm ở phần mông, phần thân sau phải phát triển rộng
chiều ngang để tạo điều kiện phát triển của bầu vú.
Cổ dài lép liền lạc với vai và ức, khoảng cách chính giữa các xương sườn phải rộng,
hai đùi phải cách xa nhau.
Da mềm mại, lông bóng mịn
Ngực phát triển tương đối, thông thường bò sữa có dạng thanh
Bộ phận nhũ tuyến: Bầu vú là bộ phận quan trọng sau kết cấu toàn thân, bầu vú phải
lớn để có khả năng tích trữ nhiều sữa, nó thể hiện ở chiều dài, chiều rộng và chiều sâu.
Bầu vú phải được kết hợp chặt vào sàn bụng, phải gọn để bò di chuyển được dễ dàng.
Tránh trường hợp bò có vú dài xệ xuống dễ bị tổn thương do di chuyển hoặc do các vật lạ
phía dưới. Bốn ngăn của bầu vú phải đều, núm vú phải nở rõ để dễ dàng vắt sữa. Thường
núm vú hình trụ không bị thương tật. Kết cấu của bầu vú phải mềm, đàn hồi không có vú
đeo, tĩnh mạch vú phải nổi rõ ngoằn ngoèo.
 Nguồn thức ăn
1/ Thức ăn thô xanh
Thức ăn thô xanh là tên gọi chung của các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh, kể cả
một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều nước....Đặc điểm của thức ăn thô xanh là
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 15
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Nói chung thức ăn
xanh có tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein và vitamin chất lượng
cao.
+ Cỏ tự nhiên và cỏ trồng
Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật.... Cỏ
tự nhiên mọc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, công viên,..Cỏ tự nhiên
có thể được sử dụng cho bò sữa ngay trên đồng bãi dưới hình thức chăn thả hoặc cũng có
thể thu cắt về và cho ăn tại chuồng. Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên
biến động rất lớn và tùy thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển
của cỏ (non hay già) và thành phần các loại cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên
cần lưu ý tránh cho bò sữa bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc bằng cách sau khi thu cắt về
phải rửa sạch cỏ để loại cỏ bụi bẩn, các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu. Loại cỏ còn non
hoặc cỏ thu cắt ngay sau khi mua cần phải được phơi ngay để đề phòng bò sữa bị chướng
bụng đầy hơi.
Cỏ là thức ăn quan trọng không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi bò sữa, cung cấp
chất xơ cho bò. Dưới đây là các loại cỏ cho bò sữa:
. Cỏ voi
. Cỏ sả
. Cỏ Stylo
. Cỏ họ đậu
. Cỏ Pát
. Cỏ Signal
Việc trồng cỏ rất quan trọng, đặc biệt là trong chăn nuôi thâm canh và chăn nuôi
theo quy mô trang trại. Trồng cỏ bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất
lượng và ổn định quanh năm. Lượng cỏ cho bò sữa thay đổi tùy theo từng đối tượng,
trung bình mỗi ngày có thể cho một con ăn một lượng cỏ tươi bằng 10 - 12% thể trọng
của nó.
+ Ngọn mía
Ngọn mía là phần ngọn thải ra sau khi thu hoạch thân cây mía làm đường. Thông
thường ngọn mía chiếm 20% của cả cây mía. Như vậy, với 45-50 tấn/ha thì mỗi hecta
thải ra khoảng 9 tấn ngọn mía và số ngọn mía của mỗi hecta có thể nuôi được 4 con bò
trên 3 tháng (mỗi con bò ăn 25kg ngọn mía/ngày).
Hiện nay, tại những vùng ven sông đặc biệt là những vùng quy hoạch mía đường
của nước ta, hàng năm lượng ngọn mía thải ra là rất lớn và ngọn mía là nguồn thức ăn
xanh có giá trị, cần tận dụng và có thể dùng để nuôi bò sữa rất tốt. Tuy nhiên, vì ngọn
mía chứa hàm lượng đường và xơ cao nhưng lại nghèo các thành phần dinh dưỡng khác,
do đó chỉ nên sử dụng ngọn mía như một loại thức ăn bổ sung đường mà không nên thay
thế hoàn toàn cỏ xanh trong một thời gian dài.
+ Cây ngô sau thu bắp non
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 16
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Cây ngô sau khi thu bắp non (ngô bao tử) có thể dùng làm nguồn thức ăn xanh rất
tốt cho trâu bò. Thành phần dinh dưỡng của cây ngô sau khi thu bắp non rất phù hợp với
sinh lý tiêu hóa của trâu bò. Cây ngô loại này có thể dùng cho ăn trực tiếp hay ủ xanh để
dự trữ để cho ăn về sau.
2/ Thức ăn tinh
Là những thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nhóm
thức ăn này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo,..), bột của các
cây có củ, các loại hạt của cây họ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất
công nghiệp.
Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh
dưỡng quan trọng như protein, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin. Tỷ
lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao.
Thông thường người ta thường sử dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các khẩu phần ăn
cấu thành từ thức ăn thô. Mặc dù, thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao
nhưng không thể chỉ dùng một mình nó để nuôi bò sữa mà phải dùng cả các loại thức ăn
thô để bảo đảm cho quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường.
- Bột ngô: Là loại thức ăn tinh quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Bột ngô có hàm
lượng tinh bột cao và được sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên,
cũng như cám gạo, không nên chỉ sử dụng bột ngô như một nguồn thức ăn tinh duy nhất
mà phải trộn thêm bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm lượng các
chất khoáng nhất là canxi và photpho trong bột ngô thấp.
- Bột sắn: Bột sắn được sản xuất ra từ sắn củ thái thành lát và phơi khô. Bột sắn là
loại thức ăn tinh giàu chất đường và tinh bột nhưng lại nghèo chất protein, canxi và
photpho. Vì vậy, khi sử dụng bột sắn cần bổ sung thêm urê, các loại thức ăn giàu protein
như bã đậu nành, bã bia và các chất khoáng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của khẩu phần
và làm cho khẩu phần cân đối hơn. Bột sắn là loại thức ăn rẻ, lát sắn phơi khô có thể bảo
quản dễ dàng quanh năm. Một điểm bất lợi của sắn là có chứa axít HCl độc đối với gia
súc. Để làm giảm hàm lượng của loại axít này nên sử dụng củ sắn bóc vỏ, ngâm vào nước
và thay nước nhiều lần trước khi thái thành lát và phơi khô. Cũng có thể nấu chín để loại
bỏ HCL.
3/ Thức ăn ủ ướp
Là loại thức ăn được tạo ra thông qua quá trình dự trữ các loại thức ăn thô xanh
dưới hình thức ủ chua. Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo quản thức ăn trong thời gian dài,
chủ động có thức ăn cho bò sữa, nhất là vào thời kì khan hiếm cỏ tự nhiên. Ngoài ra, ủ
chua còn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa cho thức ăn, do các chất khó tiêu trong thức ăn bị mềm
ra hoặc chuyển sang dạng dễ tiêu.
Thức ăn ủ chua tốt có đặc tính sau:
Có mùi thơm dễ chịu (Nếu có mùi khó ngửi chứng tỏ bị thối hỏng)
Có vị hơi chua, không đắng và không chua gắt.
Màu đồng đều, gần tương tự như màu của cây trước khi đem ủ (hơi nhạt hơn một
chút).
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 17
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Không có nấm mốc.
Gia súc thích ăn.
Về nguyên tắc, người ta có thể ủ chua các loại thức ăn xanh, kể cả thức ăn hạt và củ
quả. Nhưng thông thường người ta thường ủ chua thân cây, lá cây ngô, cỏ voi, cỏ tự
nhiên và trong khi ủ người ta thường thêm rỉ mật đường và muối. Có thể sử dụng thức ăn
ủ chua để thay thế một phần cỏ tươi. Lượng thay thế khoảng 15 – 20kg. Đối với bò sữa,
nên cho ăn sau khi vắt sữa để tránh cho sữa có mùi cỏ ủ.
4/ Thức ăn bổ sung
Là những thức ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số
chất dinh dưỡng thiếu hụt như: Protein, khoáng và vitamin. Trong số các loại thức ăn bổ
sung, quan trọng nhất là Urê và hỗn hợp khoáng.
- Urê
Urê là một trong những chất chứa Nitơ phi protein đã được sử dụng từ lâu và rộng
rãi trong chăn nuôi bò nói chung và bò sữa nói riêng. Sở dĩ loài gia sức nhai lại sử dụng
được Urê vì trong dạ cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân
giải nito trong urê và tổng hợp nên các chất protein có giá trị sinh vật học cao cung cấp
cho cơ thể.
Người ta có thể sử dụng urê theo 4 cách: trộn vào thức ăn hỗn hợp, trộn vào rỉ mật
đường, trộn với một số thành phần làm bánh dinh dưỡng và trộn ủ với cỏ hoặc rơm. Khi
sử dụng urê cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Chỉ bổ sung urê khi khẩu phần cơ sở thiếu N cần cho vi sinh vật dạ cỏ. Chú ý, bổ
sung 1g Urê cung cấp thêm được 1,45g PDIN.
+ Phải đảm bảo có đủ Gluxit dễ lên men trong khẩu phần của bò nhằm giúp cho vi
sinh vật trong dạ cỏ có đủ năng lượng để sử dụng amoniac phân giải ra từ urê và tổng hợp
nên protein vi sinh vật.
+ Đối với những con bò trước đó chưa ăn urê thì cần có thời gian tập làm quen bằng
cách hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian kéo dài từ 5 đến 10 ngày.
+ Chỉ sử dụng urê cho bò đã lớn, không sử dụng cho bê non vì hệ vi sinh vật dạ cỏ
của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh.
+ Khi bổ sung urê vào khẩu phần có thể bò sữa không thích ăn, vì vậy cần trộn urê
với một số loại thức ăn khác. Có thể cho thêm rỉ mật đường để gia súc dễ ăn và cho ăn
làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 ít.
+ Không hòa urê vào nước cho bò uống.
- Thức ăn bổ sung khoáng.
Các chất khoáng có vai trò rất quan trọng đối với gia súc nhai lại, đặc biệt là đối với
bò sữa. Do thức ăn của bò sữa có nguồn gốc từ thực vật nên khẩu phần ăn thường thiếu
chất khoáng, kể cả khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Để bổ sung khoáng đa lượng
canxi người ta thường dùng bột đá vôi, bột sò. Để bổ sung phôtpho dùng bột xương, phân
lân nung chảy hoặc dicanxi photphát.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 18
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Các loại khoáng vi lượng ( Coban, đồng, kẽm,...) thường được dùng dưới dạng
muối sulphat. Trong thực tế, việc cung cấp từng chất khoáng riêng lẻ gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là loại khoáng vi lượng là những chất rất cần thiết nhưng chỉ cần số lượng nhỏ
nên rất khó bảo đảm định lượng chính xác. Vì vậy, người ta thường phối hợp nhiều loại
khoáng với nhau theo tỷ lệ nhất định dưới dạng remix khoáng, dùng để trộn với các loại
thức ăn tinh. Người ta cũng có thể bổ sung khoáng cho bò sữa dưới dạng đá liếm.
5/ Phụ phẩm chế biến
- Bã đậu nành
Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ hoặc
thành sữa đậu nành. Nó có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn. Hàm lượng chất béo và
protein trong bã đậu nành rất cao. Chính vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn cung
cấp protein cho gia súc nhai lại và mỗi ngày có thể cho mỗi con ăn từ 10 – 15kg.
Cần lưu ý khi sử dụng bã đậu nành sống cùng lúc với một số loại thức ăn có chứa
urê (như bánh dinh dưỡng, thức ăn tinh hỗn hợp ) là phải chia nhỏ lượng thức ăn này ra
thành nhiều bữa để đảm bảo an toàn cho bò sữa. Vì trong bã đậu nành sống có chứa men
phân giải Urê nên nếu cho ăn cùng một lúc và với số lượng lớn hai loại thức ăn này thì
Urê bị phân giải nhanh chóng, tạo ra một khối lượng lớn amoniac và rất dễ gây ngộ độc.
- Bã bia
Bã bia là một loại thức ăn có nhiều nước, có mùi thơm và vị ngon. Hàm lượng
khoáng, vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B) và đặc biệt là hàm lượng protein trong bã
bia cao. Vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn bổ sung protein và được dùng rất rộng
rãi trong chăn nuôi bò sữa. Tỷ lệ tiêu hóa các chất trong bã bia rất cao. Ngoài ra, nó còn
chứa các chất kích thích tính thèm ăn và làm tăng khẳ năng tiết sữa của bò nuôi trong
điều kiện nhiệt đới.
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bã bia phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ nước của
nó. Thời gian bảo quản cũng như nguồn gôc xuất xứ của bã bia cũng ảnh hưởng đến chất
lượng. Khi bảo quản lâu dài, thì quá trình lên men sẽ làm mất đi một phần chất dinh
dưỡng, đồng thời làm cho độ chua của bia tăng lên. Chính vì vậy, trong thực tế để kéo dài
thời gian bảo quản bã bia người ta thường cho thêm muối ăn với tỷ lệ 1%.
Đối với bò sữa, lượng bã bia trong khẩu phần cần tính toán làm sao có thể thay thế
không quá ½ lượng thức ăn tinh ( cứ 4,5 kg bã bia có giá trị tương đương với 1 kg thức
ăn tinh) và không nên cho ăn trên 15kg bã bia mỗi con, mỗi ngày. Cho ăn quá nhiều bã
bia sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa chất xơ, các chất chứa nitơ và kéo theo sự giảm chất lượng
sữa. Tốt nhất là trộn bã bia và cho ăn với thức ăn tinh, chia làm nhiều bữa trong 1 ngày.
- Bã sắn
Bã sắn là phế phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn. Bã sắn có đặc
điểm là chứa nhiều tinh bột (khoảng 60%) nhưng lại nghèo chất protein. Do đó, khi sử
dụng bã sắn nên trộn và cho ăn thêm urê hoặc bã đậu nành. Nếu cho thêm bột sò hay bột
khoáng vào hỗn hợp thì chất lượng dinh dưỡng sẽ tốt và cân đối hơn. Hỗn hợp này có thể
được sử dụng để thay thế một phần thức ăn tinh trong khẩu phần.
Bã sắn có thể được dự trữ khá lâu, do một phần tinh bột trong bã sắn bị lên men và
tạo ra pH= 4 -5. Bã sắn tươi có vị hơi chua, gia súc nhai lại thích ăn. Vì vậy có thể cho
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 19
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
gia súc ăn tươi (mỗi ngày cho mỗi con bò ăn khoang 10-15kg). Cũng có thể phơi, sấy khô
bã sắn để làm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp.
- Rỉ mật đường
Rỉ mật đường là phụ phẩm của quá trình chế biến đường mía. Lượng rỉ mật thường
chiếm 3 % so với mía tươi. Cứ chế biến 1000kg mía thì người ta thu về 30kg rỉ mật mía.
Như vậy, từ một hecta mía mỗi năm thu về trên 1300kg rỉ mật. Do chứa nhiều đường nên
rỉ mật là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều nguyên tố
khoáng đa lượng và vi lượng cần thiết cho bò sữa.
Rỉ mật đường được sử dụng để bổ sung đường khi ủ chua thức ăn, là thành phần
chính trong bánh dinh dưỡng hoặc cho ăn lẫn với rơm lúa,...Do có vị ngọt nên bò sữa rất
thích ăn. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ cho mỗi con bò ăn 1-2kg rỉ mật đường. Không nên cho
ăn nhiều trên 2kg vì rỉ mật đường nhuận tràng và có thể gây ỉa chảy. Nên cho ăn rải đều
để tránh làm giảm pH dạ cỏ đột ngột gây ức chế vi sinh vật phân giải xơ trong dạ cỏ.
- Khô dầu
Khô dầu là một nhóm các phụ phẩm còn lại sau khi chiết tách dầu từ các loại hạt có
dầu và từ cơm dừa như: khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu bông, khô dầu vừng,
khô dầu dừa,..Khô dầu là loại sản phẩm rất sẵn có ở nước ta và được xem như là loại thức
ăn cung cấp năng lượng và protein cho bò sữa. Hàm lượng protein và giá trị năng lượng
trong khô dầu tùy thuộc vào công nghệ tách chiết dầu cũng như nguyên liệu ban đầu.
Nhìn chung, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc thường chứa ít canxi, photpho vì vậy khi sử
dụng cần bổ sung thêm khoáng.
Có thể cho bò sữa ăn khô dầu riêng lẻ hoặc phối chế khô dầu với một số loại thức
ăn khác thành thức ăn tinh hỗn hợp.
- Cám gạo
Cám gạo là phụ phẩm của xay xát gạo và được dùng phổ biến trong chăn nuôi gia
súc nhai lại. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo phụ thuộc vào quy
trình xay xát thóc, thời gian bảo quản cám. Cám gạo còn có mùi thơm, vị ngọt, gia súc
nhai lại thích ăn. Nhưng cám gạo để lâu, nhất là trong điều kiện bảo quản kém, dầu trong
cám sẽ bị oxy hóa, cám trở nên hôi, khét, có vị đắng, thậm chí bị vón cục, bị mốc và
không dùng được nữa.
Cám gạo có thể được coi là loại thức ăn cung cấp năng lượng và protein. Tuy nhiên
không nên chỉ sử dụng cám gạo trong khẩu phần, bởi vì hàm lượng canxi trong cám quá
thấp. Cần bổ sung bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần chứa nhiều cám gạo.
- Bột cá
Bột cá là thức ăn động vật có chất dinh dưỡng cao được chế biến từ cá tươi hoặc từ
sản phẩm phụ công nghiệp chế biến cá hộp. Trong protein bột cá có chứa đầy đủ axit
amin không thay thế: lyzin 7,5%, menthionin 3%, izolơxin 4,8%,..Protein bột cá sản xuất
ở nước ta biến động từ 35 – 60%, khoáng tổng số biến động từ 19,6 – 34,5% trong đó
muối 0,5 – 10%, canxi 5,5 – 8,7%, photpho 3,5 – 4,8%. Các chất hữu cơ trong bột cá
được gia súc, gia cầm tiêu hóa và hấp thu với tỷ lệ cao 85-90%.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 20
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Bổ sung bột cá vào các loại thức ăn xơ thô có tác dụng rất tốt nhờ kích thích vi sinh
vật dạ cỏ phát triển và bổ sung protein thoát ra. Bột cá được phân giải chậm trong dạ cỏ
nên góp phần cung cấp một số axit amin, đặc biệt là những axit amin có mạch nhánh rất
cần cho vi sinh vât phân giải xơ. Vì bột cá có tỷ lệ thành phần protein thoát qua cao nên
có thể cung cấp trực tiếp axit amin tại ruột cho vật chủ.
6/ Một số loại thức ăn khác
- Cỏ khô
Cỏ khô là loại thức ăn thô xanh đã được sấy khô hoặc phơi khô nhờ nắng mặt trời
và được dự trữ dưới hình thức đánh đống hoặc đóng bánh. Đây là biện pháp bảo quản
thức ăn dễ thực hiện, cho phép ta dự trữ với khối lượng lớn để dùng vào những thời điểm
khan hiếm. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của cỏ khô luôn thấp hơn giá trị dinh dưỡng của
cỏ ủ chua.
- Rơm lúa
Rơm lúa là loại thức ăn thô được dùng phổ biến cho trâu bò ở nước ta. Tỷ lệ giữa
rơm và thóc thường biến động trong khoảng 0,7 – 1/1. Như vậy, với tình hình trồng lúa ở
nước ta hiện nay, mỗi năm chúng ta có thể thu về khoảng 25 – 30 triệu tấn rơm. Nguồn
phụ phẩm này hiện nay vẫn chưa được tận dụng một cách hiệu quả trong chăn nuôi loại
nhai lại mà chủ yếu dùng làm chất đốt, phân bón, thậm chí còn đốt cháy ngoài đồng gây
lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Thực tế, tuy rơm lúa chứa nhiều chất xơ lignin hóa khó tiêu hóa, nghèo protein và
muối khoáng nhưng sau khi thu hoạch, được phơi khô dự trữ cẩn thận vẫn được xem là
nguồn thức ăn quý giá thô quý giá cho bò sữa.
Rơm lúa thường được sử dụng để tăng lượng chất khô, đảm bảo độ choán dạ dày,
tăng lượng khô trong khẩu phần nhất là đối với khẩu phần thiếu xơ. Do rơm lúa có giá trị
dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa thấp nên hiện nay, người ta thường áp dụng một số biện
pháp kiếm hóa rơm như ủ rơm với urê hoặc dung dịch amoniac. Việc xử lý này không
những làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của rơm mà còn làm cho nó mềm ra, đồng thời làm tăng
hàm lượng nitơ trong rơm, bò sữa thích ăn hơn.
- Củ quả
Thức ăn củ quả bao gồm khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu, bí,...Đây là loại
thức ăn rất tốt cho bò sữa. Chúng có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn. Thức ăn củ quả
có hàm lượng nước, chất bột đường và vitamin C cao. Hạn chế của chúng là nghèo
protein, chất béo, xơ và các muối khoáng, khó bảo quản và dự trữ lâu dài.
Do những đặc tính trên, người ta thường dùng thức ăn củ quả để cải thiện những
khẩu phần ít nước, nhiều xơ, nghèo chất bột đường. Lượng thức ăn củ quả trung bình mỗi
ngày khoảng 4-5kg cho một con bò sữa.
7/ Nguồn nước
Loại “thức ăn” mà bò sữa cần rất lớn so với bò không cho sữa đó là nước uống.
Điều này cũng dễ hiểu vì thành phần nước có trong sữa bò chiếm đến 87,5%. Như vậy bò
sản xuất càng nhiều sữa, nhu cầu về lượng nước uống vào sẽ càng cao. Một bò cạn sữa
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 21
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
nhu cầu nước mỗi ngày chỉ từ 40 – 70 lít/con trong khi một bò đang vắt sữa với sản lượng
20 kg/ngày cần đến 200 lít nước/ ngày.
 Chăm sóc và nuôi dưỡng
- Nuôi dưỡng bê từ 1 ngày tuổi đến bò trưởng thành
1. Bê từ 0-7 ngày tuổi :
Sữa mẹ trong 7 ngày đầu có nhiều Colostrum do thành phần sữa có kháng thể và
nồng độ dinh dưỡng cao nên phải cho bê bú không nhập chung vào sữa hàng hóa. Đối với
bò khai thác sữa không được cho bê bú trực tiếp mà phải vắt sữa ra xô rồi tập cho bê
uống tránh cho bò mẹ có phản xạ mút vú rất khó vắt sữa sau này.
- Cách cho bê uống sữa:
+ Nhúng ngón tay vào sữa rồi bỏ vào miệng bê cho bê mút. Từ từ kéo dần ngón tay
xuống xô sữa, bê mút ngón tay sẽ mút luôn cả sữa vào miệng. Tập khoảng 3-4 lần là bê
quen sẽ tự động uống sữa trong xô được.
Ưu điểm: Nhanh, vệ sinh xô chậu dễ, tiết kiệm.
Khẩu phần sữa từ 5 - 6 kg/ngày tùy trọng lượng bê sơ sinh.
2. Bê từ 8-120 ngày tuổi:
Ngoài sữa làm thức ăn chính cần phải tập cho bê ăn cỏ, cám để sớm phát triển dạ
cỏ. Bê 4 tháng chuẩn bị giai đoạn cai sữa phải bổ sung thêm đạm, khoáng vi lượng và đa
lượng vào khẩu phần.
Khẩu phần sữa:
- Bê 08 - 30 ngày tuổi : 6 kg.
- Bê 30 - 60 ngày tuổi : 4 kg.
- Bê 60 - 90 ngày tuổi : 2 kg.
- Bê 90-120 ngày tuổi : 1 kg.
Tùy điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng mà ta có thể thay từ từ một phần sữa bằng cháo
bắp hay tấm... Nếu bê tiêu chảy phải cân đối lại khẩu phần kịp thời.
3. Giai đoạn bê cai sữa đến tơ lở:
Đây là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
tình trạng kỹ thuật và bệnh tật, sự phát triển của cơ thể là những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến tuổi thành thục và sản lượng sữa của bò sau này. Do đó việc chăm sóc nuôi
dưỡng, chế độ ăn uống, tắm chải và vận động phải thực hiện tốt và nghiêm ngặt.
Khẩu phần cho bò ở giai đoạn nầy bao gồm:
- Thức ăn tinh: cám hổn hợp (16 - 18% protein)
* 4 - 12 tháng tuổi: 0,6 - 0,8 kg/con/ngày.
* Tơ lỡ: 1 - 1,2 kg/ngày.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 22
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
- Thức ăn bổ sung bao gồm mật, muối, Urea, những loại thức ăn nầy thường bổ
sung vào mùa nắng, cỏ khô không đủ dinh dưỡng cho bò bằng cách hòa nước tưới vào
cỏ.
- Thức ăn thô: Cỏ, rơm cho ăn tự do.
- Nuôi dưỡng bò vắt sữa
Yêu cầu: Cho sản lượng sữa cao, động dục sớm, trạng thái sức khỏe tốt. Khẩu phần:
Bao gồm khẩu phần sản xuất và khẩu phần duy trì.
* Khẩu phần sản xuất:
0,4 đơn vị thức ăn cho 01 kg sữa (1 ĐVTĂ = 1 kg cám HH).
* Khẩu phần duy trì: 0,1 đơn vị thức ăn cho 100 kg thể trọng.
Trong thực tế ta chỉ cung cấp cám cho khẩu phần sản xuất còn khẩu phần duy trì
cấp bằng cỏ, mật v.v...
Thức ăn xanh cho ăn tự do (tương đương 10% trọng lượng cơ thể).
Lượng nước cần 40 - 50 lít nước/con/ngày. Bò có sản lượng sữa cao có thể cần tới
100 - 120 lít nước trở lên. Mùa khô bổ sung thêm năng lượng (rĩ mật) và đạm (Urea 60 -
80 gr/con/ngày chia 3 lần).
- Nuôi dưỡng bò cạn sữa
Thời gian khai thác sữa kéo dài khoảng 270-300 ngày. Tuy nhiên một số con có
năng suất sữa cao, chậm lên giống có thể khai thác trên 300 ngày.
Thời gian bò mang thai 9 tháng 10 ngày thì bò đẻ. Tùy theo biến động sinh lý trong
giai đoạn mang thai mà thời điểm bò đẻ tăng hoặc giảm 5-6 ngày.
Khi bò mang thai được 7 tháng bắt buộc phải cho cạn sữa, dù năng suất nhiều hoặc
ít mục đích đảm bảo sản lượng sữa, sức khỏe bò mẹ, sức khỏe bê con trong lứa tới. Thức
ăn thời kỳ nầy phải kèm theo khẩu phần mang thai.
Những ngày sắp đẻ và những ngày đầu sau khi đẻ, xét tình trạng sức khỏe của từng
con mà giảm thức ăn để kích thích tiết sữa (cám, mật v.v...)
Cách cạn sữa: Bò vắt sữa đến tháng mang thai thứ 7 bắt buộc cạn sữa. Tùy bò sữa
nhiều hoặc ít có thể cạn sữa theo 2 cách sau:
* Đối với bò 4-5 lít trở lên:Giảm số lần vắt trong ngày từ 2 lần xuống 1 lần/ngày
hoặc 2 - 3 ngày vắt 1 lần.
* Thay đổi giờ vắt sữa.
* Cắt thức ăn tinh và thức ăn nhiều nước, hạn chế nước uống.
* Đối với bò 2 - 3 kg/ngày có thể cạn sữa bằng cách 3-4 ngày vắt 1 lần sau đó để
sữa tự tiêu. Song song phải thay đổi điều kiện sống và chăm sóc của bò như trên. Thường
xuyên theo dõi, kiểm tra xem bò có bị viêm hay không.
Sau giai đoạn cạn sữa, Cho bò ăn lại khẩu phần bình thường.
Thức ăn tinh: 1,5 kg/con/ngày.
Thức ăn thô: Tự do.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 23
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Mùa khô:Bổ sung thêm năng lượng (mật đường)1,2-1,5 kg/con/ngày và đạm (Urêa)
60 - 80 gr/con/ngày.
- Nuôi bò sữa công nghệ cao
Chuồng trại được xây dựng theo công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn cao có hệ thống
mái chống nóng, hệ thống quạt làm mát trong chuồng, hệ thống dọn phân tự động; ô nằm
nghỉ của bò được lót nệm và máng uống tự động thuận tiện cho việc vệ sinh…
Hệ thống vắt sữa hiện đại và tự động. Đàn bò được cho ăn theo phương pháp trộn
tổng hợp. Trang trại được đầu tư hệ thống sử lý chất thải hiện đại bảo vệ môi trường.
Mua sắm máy vắt sữa, máy băm cỏ, máy trộn thức ăn, sử dụng các chế phẩm khử mùi hôi
và ứng dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải...
 Chuồng trại và phòng trị bệnh
1/ Chuồng trại
Chuồng trại phải hợp vệ sinh, thông thoáng mùa hè, ấm mùa đông và có sân vận
động cho bò tiện lợi cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh môi
trường. Một chuồng trại tốt phải tạo cho bò điều kiện ăn, ở tốt và sự quản lý chăm sóc
đàn bò sữa dễ dàng và có hiệu quả. Người chăn nuôi chỉ đạt lợi nhuận cao khi bò sữa cảm
thấy thoải mái (ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại) vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản
xuất của bò (có thể tăng lượng thức ăn ăn vào, tiêu hoá tốt hơn và tiếp đó là nâng cao sản
lượng sữa và năng xuất sinh sản, giảm chi phí thú y). Bên cạnh đó, chuồng bò phải được
thiết kế sao cho có sự an toàn cao nhất đối với người chăn nuôi. Trong khu chuồng trại
cần thiết kế chuồng ép để vắt sữa và phối giống cho bò.
2/ Mùa bệnh chăm sóc
Vệ sinh ăn uống: Thức ăn phải sạch không bị thối, chua, mốc, nước uống sạch,
không dùng nước có nguồn bệnh dịch.
Vệ sinh thân thể: Tắm chảy cho bò thường xuyên định kỳ phun thuốc diệt ve cho
bò (Dipterex 0,2%, Tactik 20 ml/8 lít nước v.v...). Sau một thời gian nếu lờn thuốc có thể
luân phiên thay đổi thuốc khác.
Tiêu độc định kỳ mỗi tháng 1 lần bằng vôi sống, Formol hoặc Sút. Chuồng phải
luôn khô ráo, sạch sẽ.
* Tiêm phòng một số bệnh: Tụ huyết trùng, Lỡ mồm long móng.
* Định kỳ kiểm tra phát hiện bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan cho
người.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 24
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
V.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư cho Dự án “Nhà máy máy sấy bắp Tiến Thịnh” được lập dựa trên
các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số
14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;
- Luật số 32/2013/QH13 của Quốc hội : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế thu nhập doanh nghiêp;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư và xây dựng công trình;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý
chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của
Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7
Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng
dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;
- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số
123/2008/NĐ-CP;
- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp;
- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về:
lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ
chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 25
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
- Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 25/04/2013 hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
- Quyết định 68/2013/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày 14/11/2013
về Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp;
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán
và dự toán công trình;
V.2. Nội dung tổng mức đầu tư
V.2.1. Tài sản cố định
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án
“Nhà máy máy sấy bắp Tiến Thịnh”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư,
xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án 34,549,000,000 đồng, bao gồm:
+ Nhà máy sấy bắp
+ Trang trại nuôi bò
 Nhà máy sấy bắp
Hạng mục đầu tư xây dựng và máy móc thiết bị cần cho nhà máy
Đvt: vnđ
STT HẠNG MỤC
ĐƠN
VỊ
TÍNH
ĐƠN GIÁ
SỐ
LƯỢNG
THÀNH
TIỀN
A Xây dựng cơ bản 18,841,231,100
1 San lắp mặt bằng và sân đường m3
3,024,539,30
0
1 3,024,539,300
2 Nhà văn phòng m2
2,073,496,80
0
1 2,073,496,800
3 Căn tin, nhà WC, nhà xe m2 388,161,100 1 388,161,100
4 Phân xưởng 01 m2
6,164,636,50
0
1 6,164,636,500
5 Phân xưởng 02 m2
1,711,631,90
0
1 1,711,631,900
6 Tường rào m2
1,714,541,20
0
1 1,714,541,200
7 Bờ kè cầu cảng
1,003,987,90
0
1 1,003,987,900
8 Nhà bảo vệ 67,816,300 1 67,816,300
9 Hệ thống thoát nước mưa 936,272,200 1 936,272,200
10 Hệ thống nước cấp, đài nước 999,146,100 1 999,146,100
11 Hệ thống điện, trạm điện 757,001,800 1 757,001,800
B Dây chuyền chế biến bắp 10,005,000,000
1 Máy sấy bắp 50 tấn / mẻ cái 2,500,000,00 1 2,500,000,000
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 26
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
0
2 Máy tách hạt bắp cả vỏ cái 150,000,000 3 450,000,000
3
Băng tải vận chuyển sản phẩm,
bù đài
m 7,000,000 50 350,000,000
4 Băng cào vận chuyển sản phẩm m 7,000,000 45 315,000,000
5 Xilo chứa bắp 1000 tấn cái
3,000,000,00
0
1 3,000,000,000
6
Xilo chứa bắp trung gian 150
tấn
300,000,000 1 300,000,000
7 Cân xá bắp cái 200,000,000 2 400,000,000
8 Cân đóng báo cái 250,000,000 1 250,000,000
9 Cân xe 60 tấn cái 500,000,000 1 500,000,000
10 Máy sàn bắp 280,000,000 2 560,000,000
11 Máy hút bụi 60,000,000 3 180,000,000
12 Phòng lắng bụi 200,000,000 1 200,000,000
13
Hệ thống điện cho cả dây
chuyền sấy
500,000,000 1 500,000,000
14 Xe ben 6 tấn xe 500,000,000 1 500,000,000
C
Thiết bị văn phòng: máy vi
tính, hệ thống camera, bàn,
ghế, tủ hồ sơ, các thiết bị phụ
bộ 200,000,000 1 200,000,000
TỔNG CỘNG 29,046,231,100
Tổng giá trị đầu tư cho nhà máy sấy bắp
Đvt: vnđ
STT Hạng mục
GT Trước
thuế
VAT GT sau thuế
I Chi phí xây dựng 17,128,392
1,712,83
9
18,841,231
II Chi phí máy móc thiết bị 9,277,273 927,727 10,205,000
III Chi phí quản lý dự án 552,445 55,245 607,690
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1,200,665 120,067 1,320,732
1 Chi phí lập dự án 136,655 13,665 150,320
2 Chi phí lập TKBVTC 505,303 50,530 555,833
3 Chi phí thẩm tra TKBVTC 29,162 2,916 32,078
4 Chi phí thẩm tra dự toán 31,204 3,120 34,325
7 Chi phí giám sát thi công xây lắp 407,888 40,789 448,677
8 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 62,622 6,262 68,884
9 Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị 27,832 2,783 30,615
V Chi phí khác 393,707 39,371 433,078
1 Chi phí bảo hiểm xây dựng 256,926 25,693 282,618
2 Chi phí kiểm toán 84,146 8,415 92,561
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 27
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
3 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán 52,635 5,264 57,899
VI Chi phí dự phòng=ΣGcp*10% 2,855,248 285,525 3,140,773
Tổng mức đầu tư 31,407,731
3,140,77
3
34,548,504
Tổng mức đầu tư (làm tròn) 34,549,000
V.2.2. Vốn lưu động sản xuất
Nhu cầu vốn lưu động cần cho sản xuất nhà máy sấy bắp
Đvt: 1,000 vnđ
Năm 2016 2017 2018 2019
Hạng mục 1 2 3 4
Chi phí sản xuất cho nhà máy sấy
bắp
95,833,50
0
109,524,00
0
123,214,50
0
136,905,000
Số vòng quay 3 3 3 3
Nhu cầu vốn hằng năm
31,944,50
0
36,508,000 41,071,500 45,635,000
Bổ sung hằng năm
31,944,50
0
4,563,500 4,563,500 4,563,500
Năm 2020 2021 2022 2023
Hạng mục 5 6 7 8
Chi phí sản xuất cho nhà máy sấy
bắp
136,905,000 141,012,150 141,012,150 141,012,150
Số vòng quay 3 3 3 3
Nhu cầu vốn hằng năm 45,635,000 47,004,050 47,004,050 47,004,050
Bổ sung hằng năm 0 1,369,050 0 0
Năm 2024 2025 2026 2027
Hạng mục 9 10 11 12
Chi phí sản xuất cho nhà máy sấy
bắp
141,012,15
0
141,012,15
0
145,242,51
5
145,242,51
5
Số vòng quay 3 3 3 3
Nhu cầu vốn hằng năm 47,004,050 47,004,050 48,414,172 48,414,172
Bổ sung hằng năm 0 0 1,410,122 0
Năm 2028 2029 2030 2031
Hạng mục 13 14 15 16
Chi phí sản xuất cho nhà máy sấy
bắp
145,242,51
5
145,242,51
5
145,242,51
5 149,599,790
Số vòng quay 3 3 3 3
Nhu cầu vốn hằng năm 48,414,172 48,414,172 48,414,172 49,866,597
Bổ sung hằng năm 0 0 0 1,452,425
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 28
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Năm 2032 2033 2034 2035
Hạng mục 17 18 19 20
Chi phí sản xuất cho nhà máy sấy
bắp
149,599,79
0
149,599,79
0
149,599,79
0 149,599,790
Số vòng quay 3 3 3 3
Nhu cầu vốn hằng năm 49,866,597 49,866,597 49,866,597 49,866,597
Bổ sung hằng năm 0 0 0 0
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 29
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
CHƯƠNG VI: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN
VI.1. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án
Căn cứ theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTGg của Thủ Tướng Chính phủ về Chính
sách hỗ trợ tổn thất trong nông nghiệp. Dự án được hưởng mức hỗ trợ như sau:
 Nhà máy bắp sấy
Đvt: vnđ
STT HẠNG MỤC Giá trị đầu tư
Quyết định 68
Điều 2
A Xây dựng cơ bản
18,841,231,10
0
9,632,416,300
1 san lắp mặt bằng và sân đường 3,024,539,300
2 nhà văn phòng 2,073,496,800
3 căn tin, nhà WC, nhà xe 388,161,100
4 phân xưởng 01 6,164,636,500 6,164,636,500
5 phân xưởng 02 1,711,631,900 1,711,631,900
6 tường rào 1,714,541,200
7 bờ kè cầu cảng 1,003,987,900
8 nhà bảo vệ 67,816,300
9 hệ thống thoát nước mưa 936,272,200
10 hệ thống nước cấp, đài nước 999,146,100 999,146,100
11 hệ thống điện, trạm điện 757,001,800 757,001,800
B Dây chuyền chế biến bắp
10,005,000,00
0
9,505,000,000
1 máy sấy bắp 50 tấn / mẻ 2,500,000,000 2,500,000,000
2 máy tách hạt bắp cả vỏ 450,000,000 450,000,000
3 Băng tải vận chuyển sản phẩm, bù đài 350,000,000 350,000,000
4 băng cào vận chuyển sản phẩm 315,000,000 315,000,000
5 xilo chứa bắp 1000 tấn 3,000,000,000 3,000,000,000
6 xilo chứa bắp trung gian 150 tấn 300,000,000 300,000,000
7 cân xá bắp 400,000,000 400,000,000
8 cân đóng báo 250,000,000 250,000,000
9 cân xe 60 tấn 500,000,000 500,000,000
10 máy sàn bắp 560,000,000 560,000,000
11 máy hút bụi 180,000,000 180,000,000
12 phòng lắng bụi 200,000,000 200,000,000
13 hệ thống điện cho cả dây chuyền sấy 500,000,000 500,000,000
14 xe ben 6 tấn 500,000,000
C
thiết bị văn phòng: máy vi tính, hệ thống camera,
bàn, ghế, tủ hồ sơ, các thiết bị phụ
200,000,000
TỔNG CỘNG
29,046,231,10
0
19,137,416,300
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 30
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Nhu cầu vay vốn của dự án như sau:
Đvt: 1,000 vnđ
STT Hạng mục Giá trị Tỷ lệ
1 Vốn tự có 15,411,584 45%
2 Vốn vay 19,137,416 55%
Tổng 34,549,000 100%
Với tổng mức đầu tư là 34,549,000,000 đồng, dự án cần vay số tiền tổng cộng là
19,137,416,000 đồng chiếm tỷ lệ 55%, vốn tự có là 15,411,584,000 đồng chiếm 45%.
Nguồn vốn vay này sẽ được vay ưu đãi từ ngân hàng.
VI.2. Phương án vay và hoàn trả nợ
 Nguồn vốn hỗ trợ theo Điều 2/QĐ 68
Phương thức vay: Số tiền vay là 19,137,416,000 đồng, được vay trong thời gian 12
năm, ân hạn 2 năm đầu, trả vốn gốc trong thời gian 10 năm. Lãi suất áp dụng là
8.1%/năm. Lãi vay được trả cuối mỗi tháng và vốn gốc được trả đầu mỗi Quý.
Bảng lịch vay và trả nợ
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Hạng mục 1 2 3 4 5
Nợ đầu kỳ
19,137,41
6
19,137,41
6
17,223,67
5
15,309,933
Vay trong kỳ
19,137,41
6
Lãi phát sinh trong kỳ 1,299,562 1,554,378 1,465,935 1,310,922 1,155,909
Trả nợ 1,299,562 1,554,378 3,379,677 3,224,664 3,069,651
+ Trả gốc - 0 1,913,742 1,913,742 1,913,742
+ Trả lãi 1,299,562 1,554,378 1,465,935 1,310,922 1,155,909
Nợ cuối kỳ
19,137,41
6
19,137,41
6
17,223,67
5
15,309,93
3
13,396,191
Năm 2020 2021 2022 2023 2024
Hạng mục 6 7 8 9 10
Nợ đầu kỳ
13,396,19
1
11,482,45
0
9,568,708 7,654,967 5,741,225
Vay trong kỳ
Lãi phát sinh trong kỳ 1,003,763 845,883 690,870 535,857 382,012
Trả nợ
+ Trả gốc 1,913,742 1,913,742 1,913,742 1,913,742 1,913,742
+ Trả lãi 1,003,763 845,883 690,870 535,857 382,012
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 31
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Nợ cuối kỳ
11,482,45
0
9,568,708 7,654,967 5,741,225 3,827,483
Năm 2025 2026
Hạng mục 11 12
Nợ đầu kỳ 3,827,483 1,913,742
Vay trong kỳ
Lãi phát sinh trong kỳ 225,831 70,818
Trả nợ
+ Trả gốc 1,913,742 1,913,742
+ Trả lãi 225,831 70,818
Nợ cuối kỳ 1,913,742 -
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 32
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
VII.1. Hiệu quả kinh tế - tài chính
VII.1.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán
Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở
tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung
cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:
- Chi phí bao gồm:
+ Chi phí sản xuất bắp sấy
STT Hạng mục ĐVT Số Lượng
Đơn giá
(đồng)
1 Giá bắp hạt nguyên liệu 30% độ ẩm kg 1 3,500
2
Hao hụt khối lượng sau khi độ ẩm
giảm 1%
kg 0.13
3 Tỷ lệ hao hụt khi sấy về độ ẩm 15% % 19.50
4
Khối lượng bắp cần chi 1 kg bắp độ
ẩm 15%
1.195
Giá bắp ở độ ẩm 15 % 4,183
5 Chi phí nhân công kg 1 103
6 Chi phí điện nước kg 1 100
Giá xuất kho kg 1 4,386
7 Chi phí vận chuyển đến nơi bán kg 1 220
8
Chi phí bốc xếp từ cảng Mỹ Tho
đến nhà máy CP
kg 1 61
Giá thành đến nhà máy kg 1 4,667
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường
thẳng. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án: 22%/ năm.
- Tốc độ tăng giá 3% cho khoảng thời gian 5 năm 1 lần.
- Tốc độc tăng tiền lương trung bình 5%/năm.
VII.1.2. Chi phí của dự án
 Nhân sự của dự án
Nhân sự của dự án gồm: bộ phận Ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng được tính
theo mức lương hàng tháng, ngoài ra còn có lao động trang trại và công nhân ở nhà máy,
tuy nhiên mức lương của công nhân ở nhà máy được tính theo năng suất làm việc. Tổng
số nhân sự của Dự án cần dùng là 50 người.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 33
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Hạng mục Số Lượng
Ban lãnh đạo
Giám Đốc 1
Phó Giám Đốc 1
Phòng kế toán
Thủ quỹ 1
Kế toán 2
Hành chính nhân sự 1
Phòng kinh doanh 4
Bảo vệ 4
Nhà máy bắp
Trưởng phòng kỹ thuật 2
Kỹ sư 4
Công nhân sản xuất 30
TỔNG 50
Chi phí lương
Chi phí lương được tính theo hai phần: lương cho bộ phận quản lý hành chính và
lương cho bộ phận sản xuất. Lương của bộ phận sản xuất được cấu thành theo chi phí sản
phẩm. Đvt: 1,000 vnđ
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Hạng mục 1 2 3 4 5
Mức tăng lương 1.05 1.10 1.16 1.22 1.28
Tổng lương 996,450
1,046,27
3
1,098,58
6
1,153,51
5
1,211,191
Quản lý chung 996,450
1,046,27
3
1,098,58
6
1,153,51
5
1,211,191
BHYT,BHXH (22%) 202,356 212,474 223,097 234,252 245,965
Quản lý chung 202,356 212,474 223,097 234,252 245,965
Tổng cộng
1,198,80
6
1,258,74
6
1,321,68
4
1,387,76
8
1,457,156
Năm 2021 2022 2023 2024 2025
Hạng mục 6 7 8 9 10
Mức tăng lương 1.34 1.41 1.48 1.55 1.63
Tổng lương
1,271,75
1
1,335,33
8
1,402,10
5
1,472,21
0
1,545,821
Quản lý chung
1,271,75
1
1,335,33
8
1,402,10
5
1,472,21
0
1,545,821
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 34
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
BHYT,BHXH (22%) 258,263 271,176 284,735 298,972 313,921
Quản lý chung 258,263 271,176 284,735 298,972 313,921
Tổng cộng
1,530,01
4
1,606,51
5
1,686,84
0
1,771,18
2
1,859,742
Năm 2026 2027 2028 2029 2030
Hạng mục 11 12 13 14 15
Mức tăng lương 1.71 1.80 1.89 1.98 2.08
Tổng lương
1,623,11
2
1,704,26
8
1,789,48
1
1,878,95
5
1,972,903
Quản lý chung
1,623,11
2
1,704,26
8
1,789,48
1
1,878,95
5
1,972,903
BHYT,BHXH (22%) 329,617 346,097 363,402 381,572 400,651
Quản lý chung 329,617 346,097 363,402 381,572 400,651
Tổng cộng
1,952,72
9
2,050,36
5
2,152,88
3
2,260,52
8
2,373,554
Năm 2031 2032 2033 2034 2035
Hạng mục 16 17 18 19 20
Mức tăng lương 2.18 2.29 2.41 2.53 2.65
Tổng lương
2,071,54
8
2,175,12
5
2,283,88
2
2,398,07
6
2,517,980
Quản lý chung
2,071,54
8
2,175,12
5
2,283,88
2
2,398,07
6
2,517,980
BHYT,BHXH (22%) 420,684 441,718 463,804 486,994 511,344
Quản lý chung 420,684 441,718 463,804 486,994 511,344
Tổng cộng
2,492,23
2
2,616,84
3
2,747,68
5
2,885,07
0
3,029,323
 Chi phí sản xuất bắp sấy
Công suất sản xuất tối đa của nhà máy là 30,000 tấn/năm. Tuy nhiên trong năm đầu
tiên nhà máy chưa đạt công suất tối đa.
Đvt: 1,000 vnđ
Hạng mục ĐVT 2016 2017 2018 2019
Năm 1 2 3 4
Hiệu suất sản xuất % 70% 80% 90% 100%
Khối lượng sản xuất tấn 21,000 24,000 27,000 30,000
Giá thành ngàn đồng/tấn 4,563.5 4,563.50 4,563.50 4,563.50
Chi phí sản xuất 95,833,500
109,524,00
0
123,214,50
0
136,905,000
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 35
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Hạng mục 2020 2021 2022 2023 2024
Năm 5 6 7 8 9
Hiệu suất sản xuất 100% 100% 100% 100% 100%
Khối lượng sản xuất 30,000 30,000 30,000 30,000 30,000
Giá thành 4,563.50 4,700.405 4,700.405 4,700.405 4,700.405
Chi phí sản xuất 136,905,000
141,012,15
0
141,012,15
0
141,012,15
0
141,012,150
(Trình bày chi tiết trong phần phụ lục)
VII.1.3. Doanh thu từ dự án
HẠNG MỤC ĐVT 2016 2017 2018
Tỷ lệ tăng giá 1 1 1
Khối lượng sản xuất tấn/năm 21,000 24,000 27,000
Hiệu suất tiêu thụ 85% 90% 95%
Khối lượng bán trong năm tấn/năm 17,850 24,750 28,050
+ Sản xuất trong năm tấn/năm 17,850 21,600 25,650
+ Sản xuất năm trước tấn/năm - 3,150 2,400
Khối lượng tồn kho tấn/năm 3,150 2,400 1,350
Giá bán ngàn đồng/tấn 5,200 5,200 5,200
Doanh thu 92,820,000
128,700,00
0
145,860,000
HẠNG MỤC ĐVT 2019 2020 2021
Tỷ lệ tăng giá 1 1 1.03
Khối lượng sản xuất tấn/năm 30,000 30,000 30,000
Hiệu suất tiêu thụ 95% 95% 95%
Khối lượng bán trong năm tấn/năm 29,850 30,000 30,000
+ Sản xuất trong năm tấn/năm 28,500 28,500 28,500
+ Sản xuất năm trước tấn/năm 1,350 1,500 1,500
Khối lượng tồn kho tấn/năm 1,500 1,500 1,500
Giá bán ngàn đồng/tấn 5,200 5,200 5,200
Doanh thu
155,220,00
0
156,000,00
0
156,000,000
(Trình bày chi tiết trong phần phụ lục)
VII.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án
VII.2.1. Báo cáo thu nhập
Thông qua báo cáo thu nhập, ta tính toán được lãi hoặc lỗ, hiệu quả kinh tế của dự
án cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư như sau:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 36
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
Đvt: 1,000 vnđ
Năm 2016 2017 2018 2019
Hạng mục 1 2 3 4
Doanh thu 92,820,000
128,700,00
0
145,860,00
0
155,220,000
+ Doanh thu từ nhà máy bắp 92,820,000
128,700,00
0
145,860,00
0
155,220,000
Chi phí 81,458,475
112,946,62
5
128,006,17
5
136,220,475
Chi phí sản xuất bắp sấy 81,458,475
112,946,62
5
128,006,17
5
136,220,475
Chi phí lương quản lý chung 1,198,806 1,258,746 1,321,684 1,387,768
Khấu hao 3,185,958 3,185,958 3,185,958 3,185,958
EBIT 6,976,761 11,308,671 13,346,184 14,425,800
Lãi vay 1,554,378 1,465,935 1,310,922 1,155,909
EBT 5,422,384 9,842,736 12,035,262 13,269,890
Thuế TNDN (20%) 1,084,477 1,968,547 2,407,052 2,653,978
NI 4,337,907 7,874,189 9,628,209 10,615,912
Năm 2020 2021 2022 2023
Hạng mục 5 6 7 8
Doanh thu
156,000,00
0
156,000,00
0
156,000,00
0
156,000,000
+ Doanh thu từ nhà máy bắp
156,000,00
0
156,000,00
0
156,000,00
0
156,000,000
Chi phí
136,905,00
0
140,806,79
3
141,012,15
0
141,012,150
Chi phí sản xuất bắp sấy
136,905,00
0
140,806,79
3
141,012,15
0
141,012,150
Chi phí lương quản lý chung 1,457,156 1,530,014 1,606,515 1,686,840
Khấu hao 3,185,958 3,185,958 3,185,958 942,062
EBIT 14,451,886 10,477,236 10,195,378 12,358,948
Lãi vay 1,003,763 845,883 690,870 535,857
EBT 13,448,123 9,631,353 9,504,508 11,823,091
Thuế TNDN (20%) 2,689,625 1,926,271 1,900,902 2,364,618
NI 10,758,499 7,705,082 7,603,606 9,458,473
(Trình bày chi tiết trong phần phụ lục)
VII.2.2. Báo cáo ngân lưu
Với suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư là 15%, lãi vay của ngân hàng 8.1% 
WACC bình quân = 10.28%
Đvt:1,000 vnđ
Năm 2015 2016 2017 2018
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 37
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
0 1 2 3
NGÂN LƯU VÀO - 92,820,000 128,700,000 145,860,000
Doanh thu 92,820,000 128,700,000 145,860,000
NGÂN LƯU RA 34,548,504 113,402,975 117,510,125 132,569,675
Đầu tư ban đầu 34,548,504
Chi phí hoạt động 81,458,475 112,946,625 128,006,175
Nhu cầu bổ sung vốn lưu động 31,944,500 4,563,500 4,563,500
Ngân lưu ròng trước thuế
(34,548,504
)
(20,582,975
)
11,189,875 13,290,325
Thuế TNDN 1,084,477 1,968,547 2,407,052
Ngân lưu ròng sau thuế
(34,548,504
)
(21,667,452
)
9,221,328 10,883,273
Hiện giá ngân lưu ròng
(34,548,504
)
(19,647,565
)
7,582,201 8,114,509
Hiện giá tích luỹ
(34,548,504
)
(54,196,069
)
(46,613,869
)
(38,499,360)
Năm 2019 2020 2021 2022
4 5 6 7
NGÂN LƯU VÀO 155,220,000 156,000,000 156,000,000 156,000,000
Doanh thu 155,220,000 156,000,000 156,000,000 156,000,000
NGÂN LƯU RA 140,783,975 136,905,000 142,175,843 141,012,150
Đầu tư ban đầu
Chi phí hoạt động 136,220,475 136,905,000 140,806,793 141,012,150
Nhu cầu bổ sung vốn lưu động 4,563,500 - 1,369,050 -
Ngân lưu ròng trước thuế 14,436,025 19,095,000 13,824,158 14,987,850
Thuế TNDN 2,653,978 2,689,625 1,926,271 1,900,902
Ngân lưu ròng sau thuế 11,782,047 16,405,375 11,897,887 13,086,948
Hiện giá ngân lưu ròng 7,965,708 10,057,515 6,614,169 6,596,973
Hiện giá tích luỹ
(30,533,652
)
(20,476,137
)
(13,861,968
)
(7,264,994)
(Trình bày chi tiết trong phần phụ lục)
Từ kết quả ngân lưu trên ta tính được các chỉ số tài chính sau:
STT Chỉ tiêu
1 Giá trị hiện tại thuần NPV 34,548,504,000 đồng
2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 17%
3 Thời gian hoàn vốn 9 năm
 Nhận xét:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 38
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
- NPV = 34,548,504,000 đồng > 0
- IRR = 17% > > lãi vay
 Dự án sinh lợi cao và hiệu quả đầu tư lớn
Thời gian hoàn vốn 9 năm.
+ Nhận xét: Qua biểu phân tích các chỉ tiêu kinh tế của dự án cho thấy rằng dự án đều
có NPV dương, mang lại hiệu quả đầu tư. Chỉ số IRR dự án tương đối phù hợp và đảm
bảo tính sinh lợi cho dự án không những đám ứng nhu cầu tài chính, mà dự án còn có ý
nghĩa rất lớn trong việc phát triển và giảm thiểu tổn thất trong nông nghiệp.
VII.2.3. Khả năng trả nợ
Nguồn vốn vay bắt đầu được trả từ năm thứ 3 hoạt động, sau khi dự án có nguồn
thu ổn định. Nguồn vốn bao gồm: 50% lợi nhuận hoạt động và nguồn khấu hao, đảm bảo
đủ trả nợ cho ngân hang.
Đvt: 1,000 vnđ
Năm 2017 2018 2019 2020 2021
Nguồn trả nợ:
7,123,05
2
8,000,06
2
8,493,91
4
8,565,20
7
7,038,499
+ 50% lợi nhuận thu được
3,937,09
4
4,814,10
5
5,307,95
6
5,379,24
9
3,852,541
+ Khấu hao
3,185,95
8
3,185,95
8
3,185,95
8
3,185,95
8
3,185,958
Nợ phải trả
1,913,74
2
1,913,74
2
1,913,74
2
1,913,74
2
1,913,742
Thừa/thiếu sau trả nợ
5,209,31
0
6,086,32
1
6,580,17
2
6,651,46
5
5,124,757
Năm 2022 2023 2024 2025 2026
Nguồn trả nợ:
6,987,76
1
5,671,29
8
5,699,09
9
5,726,14
8
4,143,420
+ 50% lợi nhuận thu được
3,801,80
3
4,729,23
6
4,757,03
8
4,784,08
6
3,201,358
+ Khấu hao
3,185,95
8
942,062 942,062 942,062 942,062
Nợ phải trả
1,913,74
2
1,913,74
2
1,913,74
2
1,913,74
2
1,913,742
Thừa/thiếu sau trả nợ
5,074,01
9
3,757,55
6
3,785,35
8
3,812,40
6
2,229,678
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 39
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA
VII.2.4. Hiệu quả kinh tế xã hội
Phân tích tài chính hiệu quả đầu tư cho thấy dự án “Nhà máy máy sấy bắp - trang
trại chăn nuôi bò sữa Tiến Thịnh” rất khả thi qua các thông số tài chính. Vì vậy dự án
hoạt động sẽ tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay
cao và thu hồi vốn đầu tư. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp vào sự phát triển và tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng; nhà nước và địa
phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 40
Lập dự án đầu tư nhà máy sấy bắp và chăn nuôi bò sữa
Lập dự án đầu tư nhà máy sấy bắp và chăn nuôi bò sữa

Más contenido relacionado

Último

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 

Último (6)

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 

Destacado

PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationErica Santiago
 

Destacado (20)

PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 

Lập dự án đầu tư nhà máy sấy bắp và chăn nuôi bò sữa

  • 1. NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI Hậu Giang - 2/2015 CHỦ ĐẦU TƯ: ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH THUYẾT MINH DỰ ÁN Địa điểm đầu tư:
  • 2. ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Địa điểm đầu tư: Hậu Giang - 2/2015 CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH MTV CHẾ BIẾN NÔNG SẢN ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
  • 3. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA MỤC LỤC CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN.....................................................................................1 I.1. Giới thiệu chủ đầu tư.........................................................................................1 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...............................................................................1 CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN......................................................................3 II.1. Căn cứ pháp lý.................................................................................................3 II.2. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho dự án..................................5 II.2.1. Với nhà máy sấy bắp:...................................................................................5 II.2.2. Với trang trại chăn nuôi bò sữa....................................................................5 II.3. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu ra cho dự án.....................................5 II.3.1. Tình hình thức ăn chăn nuôi Việt Nam........................................................5 II.3.2. Thị trường sữa Việt Nam.............................................................................6 II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư..............................................................................7 CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN................................................................................9 III.1. Địa điểm đầu tư dự án.....................................................................................9 III.1.1. Vị trí đầu tư................................................................................................9 III.1.2. Điều kiện tự nhiên......................................................................................9 III.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................10 III.1.4. Nhân lực...................................................................................................11 III.1.5. Nhận xét chung.........................................................................................11 III.2. Quy mô dự án...............................................................................................11 III.3. Phương án quản lý – vận hành dự án............................................................12 III.4. Nhân sự dự án...............................................................................................12 III.5. Tiến độ đầu tư...............................................................................................12 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................................13 IV.1. Thành phần 1- Nhà máy sấy bắp...................................................................13 IV.1.1. Hạng mục xây dựng..................................................................................13 IV.1.2. Hạng mục máy móc thiết bị......................................................................13 IV.1.3. Quy trình thu hoạch và chế biến tại nhà máy............................................14 IV.2. Thành phần 2- Trang trại chăn nuôi bò sữa...................................................14 IV.2.1. Hạng mục xây dựng..................................................................................14 IV.2.2. Hạng mục máy móc thiết bị......................................................................14 IV.2.3. Giải pháp chăn nuôi bò sữa......................................................................15 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang i
  • 4. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN..............................................................25 V.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................25 V.2. Nội dung tổng mức đầu tư..............................................................................26 V.2.1. Tài sản cố định...........................................................................................26 V.2.2. Vốn lưu động sản xuất...............................................................................28 CHƯƠNG VI: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................................30 VI.1. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...............................................................30 VI.2. Phương án vay và hoàn trả nợ ......................................................................31 CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH................................................33 VII.1. Hiệu quả kinh tế - tài chính.........................................................................33 VII.1.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán....................................................33 VII.1.2. Chi phí của dự án....................................................................................33 VII.1.3. Doanh thu từ dự án..................................................................................36 VII.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án .....................................................................36 VII.2.1. Báo cáo thu nhập.....................................................................................36 VII.2.2. Báo cáo ngân lưu.....................................................................................37 VII.2.3. Khả năng trả nợ.......................................................................................39 VII.2.4. Hiệu quả kinh tế xã hội...........................................................................40 CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN.........................................................................................41 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang ii
  • 5. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN I.1. Giới thiệu chủ đầu tư - Tên công ty : - Mã số doanh nghiệp : - Đăng ký lần đầu : - Đại diện pháp luật : Chức vụ : Giám đốc - Địa chỉ trụ sở : - Vốn điều lệ : - Ngành nghề KD : Sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án - Tên dự án : - Địa điểm xây dựng : Diện tích đầu tư : khoảng 2 ha - Thành phần dự án : + Thành phần 1 : Nhà máy sấy bắp + Thành phần 2 : Trang trại nuôi bò sữa - Quy mô dự án : + Công suất dây chuyền sấy bắp 18,000 tấn bắp/năm. + Trang trại chăn nuôi bò sữa qui mô: 100 con bò cái cho sữa - Mục tiêu đầu tư: + Đầu tư xây dựng mới nhà xưởng và mua sắm mới dây chuyền sấy bắp công nghệ hiện đại. + Xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa - Mục đích đầu tư : + Đáp ứng đầy đủ thức ăn cho đàn bò của chủ đầu tư đồng thời cung cấp cho các công ty sản xuất thức ăn như CP, Con Cò,... + Cung cấp toàn bộ sữa từ đàn bò trong trang trại cho Vinamilk + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 1
  • 6. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA + Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới - Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. - Tổng mức đầu tư : 46,947,000,000 đồng + Vốn tự có là 22,349,000,000 đồng chiếm 48% + Vốn vay ngân hàng là 24,598,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 52% - Tiến độ đầu tư : + Dự kiến khởi công: quý II/2015. + Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng: quý II/2016. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 2
  • 7. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN II.1. Căn cứ pháp lý Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau: - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; - Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp; - Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng; Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 3
  • 8. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA - Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; - Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng; - Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình; - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng; - Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; - Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020; Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 4
  • 9. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA - Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; - Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; II.2. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho dự án II.2.1. Với nhà máy sấy bắp: Dự án “Nhà máy sấy bắp – trang trại nuôi bò sữa Tiến Thịnh” được đầu tư tại tỉnh Hậu Giang, là địa phương đang thực hiện dự án: Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ Bắp lai tại Hậu Giang, nên nhà máy sấy bắp của công ty rất thuận lợi về nguồn nguyên liệu đầu vào. Công ty sẽ thu mua bắp trái từ nông dân đem về nhà máy sấy và sấy theo quy trình của công ty. II.2.2. Với trang trại chăn nuôi bò sữa Công ty ký hợp đồng liên kết với Vinamilk và sẽ mua giống bò sữa từ Vinamilk và Vinamilk sẽ chuyển giao công nghệ nuôi bò. Về nguồn thức ăn cho đàn bò, công ty sẽ sử dụng bắp được lấy từ nhà máy sấy bắp do chính công ty đầu tư. Tóm lại, với 2 thành phần trong dự án là: Nhà máy sấy bắp và trang trại nuôi bò sữa, công ty sẽ luôn chủ động được đầu vào, từ đó công ty không phải chịu những tác động từ giá cả, tỷ giá ngoại tệ,… II.3. Căn cứ khả năng đáp ứng các yếu tố đầu ra cho dự án II.3.1. Tình hình thức ăn chăn nuôi Việt Nam  Nhu cầu thức ăn chăn nuôi Nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn đạt mức tăng 13 - 15%/năm, dự báo đến năm 2015 cần 18 - 20 triệu tấn thức ăn công nghiệp, doanh số hằng năm lên tới 6 tỉ USD.  Thị phần thức ăn chăn nuôi Hình: Thị phần thức ăn chăn nuôi trong nước Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 5
  • 10. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Theo thống kê của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TACN) Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 239 nhà máy chế biến TACN thành phẩm công nghiệp cho gia súc và gia cầm, trong đó DN có vốn đầu tư 100% trong nước khoảng 180 nhà máy; các DN liên doanh và 100% vốn nước ngoài có khoảng 59 nhà máy. Mặc dù số lượng nhà máy của các DN liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài không nhiều nhưng lại chiếm tỷ trọng rất lớn về sản lượng, chiếm 60 - 65% tổng sản lượng TACN sản xuất ra. Ngược lại, khối tư nhân và khối nhà nước có số lượng nhà máy lớn nhất nhưng lại chỉ chiếm 35 – 40% trong tổng sản lượng. Điều này chứng tỏ rằng năng lực và khả năng cạnh tranh của các DN trong nước vẫn còn rất kém so với các DN liên doanh hay có vốn đầu tư nước ngoài. DN chiếm thị phần cao nhất hiện nay là Cty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (Cty CP) với 19.42% trong tổng sản lượng sản xuất ra thị trường; đứng sau là Cty TNHH Cargill Việt Nam (Cty Cargill) 8,11%; xếp sau lần lượt là… các DN FDI hoặc DN 100% vốn nước ngoài khác… Cụ thể, hiện Cty CP đang nắm giữ 40% thị phần đối với ngành hàng gà công nghiệp; 50% thị phần trứng công nghiệp và 18 - 20% thị phần ngành TACN tại VN, cũng như nắm giữ 5% trong tổng sản lượng chăn nuôi lợn của cả nước. Trong tổng doanh thu của Cty này, doanh thu từ sản xuất TACN là nguồn doanh thu lớn nhất (chiếm 62.2% trong tổng doanh thu). Mặc dù hiện tại Cty đã có khoảng 3,000 đại lý cung cấp thức ăn trên địa bàn cả nước, tuy nhiên dự kiến sẽ còn mở thêm 10,000 điểm bán lẻ trên toàn quốc và sẽ xây dựng thêm 6 nhà máy xay xát TACN ở VN trong năm 2014. Cùng với Cty CP, tính đến năm 2013, Cty Cargill có tổng cộng 6 nhà máy chế biến TACN, nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm. Các chi nhánh của Cty Cargill được đặt tại Hưng Yên, Đồng Nai, Long An, Hà Nam, Bình Định... Tóm lại, nếu đầu tư vào nhà máy sấy bắp thì khả năng đáp ứng đầu ra của nhà máy sẽ gặp nhiều thuận lợi khi nhu cầu thức ăn chăn nuôi ngày càng gia tăng, nhất là khi công ty đối tác của Tiến Thịnh là một trong những công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm thị phần lớn như CP, Con Cò…. II.3.2. Thị trường sữa Việt Nam  Nhu cầu tiêu thụ sữa Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015). Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn. Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người.  Thị phần sữa trong nước Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 6
  • 11. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Trong khi thị trường sữa bột chủ yếu do các hãng nước ngoài nắm thị phần thì thị trường sữa nước có thể coi là phân khúc của doanh nghiệp nội. Cuộc cạnh tranh của các hãng sữa là cuộc chiến trên các dòng sản phẩm sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên (sữa được pha ra từ bột). Hơn 70% số lượng sữa nước trên thị trường ở Việt Nam là sữa hoàn nguyên, phần còn lại là sữa tươi từ các vùng nguyên liệu của các công ty trong nước. Trong khi thị trường sữa bột chủ yếu do các hãng nước ngoài như Abbot, Mead Johnson, Nestle, FrieslandCampina nắm thị phần thì thị trường sữa nước có thể coi là phân khúc tạo cơ hội cho doanh nghiệp nội. Thị trường sữa nước có giá trị khoảng 1 tỷ USD. Nếu cách đây vài năm chỉ một vài tên tuổi như Vinamilk hay Dutch Lady chiếm lĩnh hầu hết thị trường thì nay hàng chục thương hiệu từ TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Nutifood, gia nhập với mức giá chênh lệch không nhiều. Theo Bộ NN&PTNT, cả nước có khoảng 170,000 con bò sữa, tốc độ tăng trưởng khoảng 13.6%/năm, năng suất sữa bình quân khoảng 3.88 tấn/bò vắt sữa/năm, sản lượng sữa đạt gần 400,000 tấn nhưng mới đáp ứng khoảng 25.5% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Như vậy thị trường sữa tươi trong nước rất rộng mở, đặc biệt là công ty sữa Vinamilk, điều này tạo thuận lợi lớn cho đầu ra của đàn bò sữa do công ty Tiến Thịnh đầu tư khi Vinamilk thu toàn bộ lượng sữa từ đàn bò. II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư Nhận thấy tiềm năng phát triển của tỉnh Hậu Giang nói chung; đồng thời hiểu rõ nhu cầu tiêu thụ sữa tươi cũng như thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh quyết định đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sấy bắp – trang trại nuôi bò sữa Tiến Thịnh tại ấp Mỹ Phú, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trên khu đất có tổng diện tích 2ha. Dự án bao gồm 2 thành phần: nhà máy sấy bắp có công suất dây chuyền 18,000 tấn bắp/năm; và trang trại chăn nuôi bò sữa qui mô: 100 con bò cái cho sữa. Dự án không chỉ đáp ứng đầy đủ thức ăn cho đàn bò của chủ đầu tư đồng thời cung cấp cho các công ty sản xuất thức ăn như CP, Con Cò,...mà còn có khả năng cung cấp toàn bộ sữa trong trang trại cho Vinamilk. Bên cạnh việc đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp, dự án còn tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 7
  • 12. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Tóm lại, việc đầu tư xây dựng dự án là hoàn toàn cần thiết, là một định hướng đầu tư đúng đắn không chỉ giải quyết một phần nào các hiệu quả xã hội, giải quyết nhu cầu mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nói riêng, cả nước nói chung. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 8
  • 13. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN III.1. Địa điểm đầu tư dự án III.1.1. Vị trí đầu tư Dự án “Nhà máy sấy bắp – trang trại nuôi bò sữa Tiến Thịnh” được đầu tư tại ấp Mỹ Phú, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang. Hình: Vị trí đầu tư dự án () Vị trí đầu tư có ranh giới như sau: - Phía Bắc giáp hướng đi thị trấn Ngã Bảy - Phía Nam giáp kinh Sáu Kình , hướng đi Cà Mau - Phía Đông giáp đường quản lộ Phụng Hiệp - Phía Tây giáp sông Bún Tàu III.1.2. Điều kiện tự nhiên  Địa hình Khu đất dự án có địa hình tương đối bằng phẳng là đặc trưng chung của vùng ĐBSCL, với cao độ trung bình 1-2 m, thuận lợi để xây dựng nhà máy và phát triển đàn bò sữa.  Khí hậu Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 9
  • 14. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Khí hậu khu vực dự án nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27o C, độ ẩm trung bình từ 80 – 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; Mùa mưa từ tháng 05 – tháng 11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 04 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 – 1.600 mm có điều kiện tốt cho xây dựng nhà máy sấy bắp và phát triển đàn bò sữa.  Thủy văn Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No... Nguồn nước phong phú, thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của đàn bò. Đồng thời, giao thông thủy cũng thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa. III.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội  Sản xuất nông nghiệp Diện tích gieo trồng lúa cả năm là 211,995 ha, giảm 2.139 ha so năm trước và vượt 2.72% kế hoạch. Tuy diện tích có giảm do chuyển sang trồng hoa màu và cây ăn trái, nhưng năng suất 3 vụ đều tăng, nên sản lượng vẫn đạt 1.19 triệu tấn, tăng 14,000 tấn so năm 2012. Niên vụ mía năm 2013 trồng được 14,007 ha, giảm 188 ha so cùng kỳ, vượt 1.5% KH, năng suất 103 tấn/ha. Cây ăn trái: diện tích 29,357 ha, đạt 99% KH và tăng 12% so cùng kỳ, sản lượng 229,000 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ. Rau màu: diện tích 19,901 ha, vượt 1% KH, sản lượng 230,000 tấn, tăng 3.23% so cùng kỳ. Mặc dù dịch bệnh không xảy ra, nhưng chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, giá thành tăng trong khi giá bán thấp, nhất là giá heo hơi, nên chăn nuôi có xu hướng giảm so với cùng kỳ. Đàn heo: 115,000 con, đạt 87.4% KH, giảm 7% so cùng kỳ. Đàn gia cầm 3.5 triệu con, giảm 3.9%, đạt 86% KH. Diện tích thả nuôi thủy sản 10,658 ha, vượt 7% KH, sản lượng đạt 72,000 tấn, tăng 8% so cùng kỳ và đạt 80% KH, chủ yếu là cá da trơn, cá rô đồng và cá Thát lát..., sản lượng đạt thấp so với KH chủ yếu là do khâu giống, kỹ thuật và ảnh hưởng của dịch bệnh. Công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp được thực hiện tốt, phòng chống cháy rừng mùa khô được các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 2.2%, tăng 0.2% so cùng kỳ. Công tác xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo quyết liệt, lồng ghép nhiều nguồn vốn, có sự tham gia tích cực của người dân, đến nay 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới đạt 11 - 19 tiêu chí (KH 13 - 17 tiêu chí), trong đó có 3 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, gồm xã Tân Tiến (TP Vị Thanh), xã Đại Thành (thị xã Ngã Bảy) và xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy); 43 xã còn lại đạt từ 4 - 10 tiêu chí (KH 7 - 10 tiêu chí), bình quân nhiều xã đã đạt thêm từ 3 - 4 tiêu chí so cùng kỳ. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện 5 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1,357 ha, bao gồm 1,506 hộ, trong đó chọn 2 cánh đồng làm điểm chỉ đạo là cánh đồng xã Trường Long Tây và xã Vị Thanh, đến nay cơ bản mỗi cánh đồng đạt 03 tiêu chí đầu (1, 2, 4), các tiêu chí (3, 5, 6) tiếp tục xây dựng, kêu gọi doanh nghiệp và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 10
  • 15. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung, với quy mô 5,200ha, có các loại hình sản xuất chủ lực là lúa chất lượng cao, thủy sản nước ngọt, chăn nuôi, nấm và chế phẩm vi sinh, cây ăn quả,…. Chiến dịch Giao thông nông thôn - Thủy lợi và trồng cây năm 2013 được các địa phương nỗ lực thực hiện, kết quả xây dựng đường vượt 75% KH; xây dựng cầu vượt 61% KH; thủy lợi vượt 21.2% KH và trồng cây xanh vượt 48% KH.  Tình hình kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác Kinh tế hợp tác, hợp tác xã được củng cố, từng bước nâng chất, toàn tỉnh có 187 HTX, mô hình kinh tế trang trại đang từng bước được phát triển, tổng số trang trại đang hoạt động là 25, trong đó: huyện Long Mỹ: 20 trang trại; Vị Thủy: 4 trang trại; Phụng Hiệp: 01 trang trại.  Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (khu vực II) theo giá thực tế thực hiện được 22,771 tỷ đồng, tăng 11.89% so cùng kỳ, đạt 96.9% KH. III.1.4. Nhân lực  Dân số Theo số liệu thống kê, dân số tỉnh Hậu Giang trên 772,239 người, trong đó: Nam: 379,069 người; nữ: 393,170 người; Người kinh: chiếm 96.44%; Người Hoa: chiếm 1.14%; Người Khơ-me: 2.38%; Các dân tộc khác chiếm 0.04%. Khu vực thành thị: 115,851 người; nông thôn; 656,388 người.  Lao động Lực lượng lao động xã hội hiện tại bằng 60% dân số. Tổng số: 470,130 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế: 382,035 người; lao động dự trữ: 88,095 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế: 382,035 người; lao động dự trữ: 88,095 người. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và chuyên môn khác trong đội ngũ công chức, viên chức do tỉnh quản lý trên 10,000 người, trong đó: Trung học chuyên nghiệp gần 5,000 người, cao đẳng gần 2,500 người, đại học và trên đại học gần 2,600 người. III.1.5. Nhận xét chung Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn lao động dồi dào là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và đầu tư dây chuyền sấy bắp theo công nghệ hiện đại. III.2. Quy mô dự án Dự án gồm 2 thành phần : + Nhà máy sấy bắp: Công suất dây chuyền sấy bắp là 18,000 tấn bắp/năm. + Trang trại nuôi bò sữa: quy mô 100 con bò cái cho sữa Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 11
  • 16. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA III.3. Phương án quản lý – vận hành dự án - Với Nhà máy sấy bắp: Công ty thực hiện theo mô hình cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thu mua bắp trái từ nông dân đem về nhà máy sấy và bán cho các công ty sản xuất thức ăn: CP, Con Cò… - Về Trang trại nuôi bò sữa: Công ty ký hợp đồng liên kết với Vinamilk (Công ty sẽ mua giống bò sữa từ Vinamilk và Vinamilk sẽ chuyển giao công nghệ nuôi bò đồng thời sẽ thu mua toàn bộ lượng sữa bò từ trang trại). III.4. Nhân sự dự án Nhân sự của dự án gồm: bộ phận Ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng được tính theo mức lương hàng tháng, ngoài ra còn có lao động trang trại và công nhân ở nhà máy, tuy nhiên mức lương của công nhân ở nhà máy được tính theo năng suất làm việc. Tổng số nhân sự của Dự án cần dùng là 50 người. Hạng mục Số Lượng (người) Mức lương/tháng (ngàn đồng) Ban lãnh đạo Giám Đốc 1 10,000 Phó Giám Đốc 1 8,000 Phòng kế toán Thủ quỹ 1 5,000 Kế toán 2 5,000 Hành chính nhân sự 1 5,000 Phòng kinh doanh 4 4,000 Bảo vệ 4 3,000 Trang trại nuôi bò sữa Trưởng trại 1 8,000 Lao động phổ thông 10 3,000 III.5. Tiến độ đầu tư + Dự kiến khởi công: quý II/2015. + Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng: quý II/2016. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 12
  • 17. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN IV.1. Thành phần 1- Nhà máy sấy bắp IV.1.1. Hạng mục xây dựng STT Hạng mục ĐVT Số Lượng 1 San lắp mặt bằng m3 10,000 2 Nhà văn phòng m2 300 3 Căn tin m2 50 4 Nhà vệ sinh m2 40 5 Kho tách bắp, chứa cùi bắp m2 1,000 6 Nhà chứa máy làm nguội m2 200 7 Sân đường m2 1,200 8 Tường rào m2 1,380 9 Hệ thống thoát nước mưa hệ 1 10 Hệ thống thoát nước thải hệ 1 11 Hệ thống nước cấp hệ 1 12 Hệ thống điện hệ 1 13 Lắp đặt trạm hạ thế 250kva cái 1 Xem chi tiết trong bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy sấy bắp IV.1.2. Hạng mục máy móc thiết bị STT Hạng mục ĐVT Số Lượng 1 Máy sấy bắp 50 tấn /mẻ cái 1 2 Máy tách hạt bắp cả vỏ cái 3 3 Băng tải vận chuyển sản phẩm, bù đài m 50 4 Băng cào vận chuyển sản phẩm m 45 5 Xilo chứa bắp 1000 tấn cái 1 6 Xilo chứa bắp trung gian 150 tấn 1 7 Cân xá bắp cái 2 8 Cân đóng báo cái 1 9 Cân xe 60 tấn cái 1 10 Máy sàn bắp 2 11 Máy hút bụi 3 12 Phòng lắng bụi 1 13 Hệ thống điện cho cả dây chuyền sấy 1 14 Xe công nông thu hoạch bắp xe 1 15 Thiết bị văn phòng: máy vi tính, bàn, ghế, tủ hồ sơ, các thiết bị phụ bộ 1 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 13
  • 18. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA IV.1.3. Quy trình thu hoạch và chế biến tại nhà máy - Nông dân thu hoạch bắp nguyên trái theo hướng dẫn kỹ thuật của công ty Tiến Thịnh, chở đến nhà máy sấy bắp Tiến Thịnh ở địa chỉ ấp Mỹ Phú, Xã Tân Phước Hưng, Huyện Phụng Hiệp - Bắp nguyên trái còn vỏ được tách hạt, làm sạch, đưa qua hệ thống sấy tháp hiện đại, bắp đạt độ ẩm tiêu chuẩn 14.5%, làm sạch lần 2, làm nguội nhanh, đưa vào xy lô trữ, đóng bao hoặc đổ xá lên các xà lan trong tải lớn ( 1,000 đến 2,000 tấn ) bán về các nhà máy thức ăn gia súc: CP, Con Cò… - Sau đây là chi tiết sơ đồ công nghệ dây chuyền sấy bắp: Thu mua bắp trái từ ghe, xe  cân xe  Bắp trái còn vỏ Máy tách hạt bắp Bắp hạt độ ẩm 30%  Bồn chứa  Sàn tạp chất  Máy sấy bắp  Bắp khô độ ẩm 14.5%  Sàn tạp chất  Bồn chứa hoặc đóng bao  Xuất bán bằng xe /ghe. (Đính kèm bản vẽ sơ đồ dây chuyền sấy bắp) - Phương thức kiểm soát quy trình sản xuất và chất lượng nông sản trong Dự án cánh đồng lớn: Công ty Tiến Thịnh tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng bắp đồng thời cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống cánh đồng, kết hợp với cán bộ kỹ thuật địa phương giám sát thực hiện quy trình sản xuất trong nông dân từ khâu hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến khi thu hoạch. IV.2. Thành phần 2- Trang trại chăn nuôi bò sữa IV.2.1. Hạng mục xây dựng STT Hạng mục ĐVT Số Lượng 1 Nhà kho cho ăn, trị bệnh m2 2,000 2 Nhà vắt sữa và điều hành 1 lầu m2 200 3 nhà chế biến thức ăn TMR m2 300 4 khu ủ chua m2 200 5 khu trồng cỏ m2 1,000 6 sân đường m2 500 IV.2.2. Hạng mục máy móc thiết bị STT Hạng mục ĐVT Số Lượng 1 Trang thiết bị thú y hệ 1 2 Trang thiết bị thức ăn TMR 3 Máy băm cỏ cái 1 4 Bồn trộn TMR 9m3 cái 1 5 Xe kéo kubota cái 1 6 Máy trộn 50 kg cái 1 Máy trộn 250 kg 2 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 14
  • 19. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA 7 Máy nghiền thức ăn cái 2 Máy ép thức ăn viên 1 8 Hệ thống vắt sữa và theo dõi đàn Afimilk hệ 1 9 Bồn chứa sữa 3 tấn cái 1 10 Máy vắt sữa 2 đầu cái 1 11 Hệ thống cào phân tự động cái 2 12 Hệ thống xử lý phân hệ 1 13 Hệ thống làm mát và phun sương hệ 1 14 Máy phân tích sữa cái 1 15 Thiết bị cung cấp nước uống tự động hệ 1 IV.2.3. Giải pháp chăn nuôi bò sữa  Chọn giống bò sữa Bò sữa được nuôi ở Việt Nam thường là giống bò lai giữa bò Hol - stein Friesian (HF) và bò Red sindhi hoặc có thể là bò lai Sind (cái lai F1 giữa bò vàng Việt Nam lai bò Sind) cũng có thể là Holstein với Sind và Jersey. Do điều kiện tự nhiên của Hậu Giang nên trang trại chọn giống Bò Holstein Friesian thuần chủng (Bò HF) và bò lai Sind ở thế hệ F1 hoặc F2 ( 1/2 hoặc 3 - 4 máu bò HF) là phù hợp nhất.  Chọn ngoại hình Vóc dáng tổng quát của bò: Dáng thanh, nở chiều ngang, dáng đi đẹp, các góc cạnh rõ nét, miệng rộng, mắt lanh lợi trong sáng, vai tương đối liền lạc, lưng thẳng phẳng, xương chân dẹp thẳng góc với thân mình. Một cách tổng quát bò cái sữa có dạng hình tam giác vuông góc, mà góc vuông nằm ở phần mông, phần thân sau phải phát triển rộng chiều ngang để tạo điều kiện phát triển của bầu vú. Cổ dài lép liền lạc với vai và ức, khoảng cách chính giữa các xương sườn phải rộng, hai đùi phải cách xa nhau. Da mềm mại, lông bóng mịn Ngực phát triển tương đối, thông thường bò sữa có dạng thanh Bộ phận nhũ tuyến: Bầu vú là bộ phận quan trọng sau kết cấu toàn thân, bầu vú phải lớn để có khả năng tích trữ nhiều sữa, nó thể hiện ở chiều dài, chiều rộng và chiều sâu. Bầu vú phải được kết hợp chặt vào sàn bụng, phải gọn để bò di chuyển được dễ dàng. Tránh trường hợp bò có vú dài xệ xuống dễ bị tổn thương do di chuyển hoặc do các vật lạ phía dưới. Bốn ngăn của bầu vú phải đều, núm vú phải nở rõ để dễ dàng vắt sữa. Thường núm vú hình trụ không bị thương tật. Kết cấu của bầu vú phải mềm, đàn hồi không có vú đeo, tĩnh mạch vú phải nổi rõ ngoằn ngoèo.  Nguồn thức ăn 1/ Thức ăn thô xanh Thức ăn thô xanh là tên gọi chung của các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh, kể cả một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều nước....Đặc điểm của thức ăn thô xanh là Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 15
  • 20. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Nói chung thức ăn xanh có tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein và vitamin chất lượng cao. + Cỏ tự nhiên và cỏ trồng Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật.... Cỏ tự nhiên mọc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, công viên,..Cỏ tự nhiên có thể được sử dụng cho bò sữa ngay trên đồng bãi dưới hình thức chăn thả hoặc cũng có thể thu cắt về và cho ăn tại chuồng. Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động rất lớn và tùy thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ (non hay già) và thành phần các loại cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần lưu ý tránh cho bò sữa bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc bằng cách sau khi thu cắt về phải rửa sạch cỏ để loại cỏ bụi bẩn, các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu. Loại cỏ còn non hoặc cỏ thu cắt ngay sau khi mua cần phải được phơi ngay để đề phòng bò sữa bị chướng bụng đầy hơi. Cỏ là thức ăn quan trọng không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi bò sữa, cung cấp chất xơ cho bò. Dưới đây là các loại cỏ cho bò sữa: . Cỏ voi . Cỏ sả . Cỏ Stylo . Cỏ họ đậu . Cỏ Pát . Cỏ Signal Việc trồng cỏ rất quan trọng, đặc biệt là trong chăn nuôi thâm canh và chăn nuôi theo quy mô trang trại. Trồng cỏ bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất lượng và ổn định quanh năm. Lượng cỏ cho bò sữa thay đổi tùy theo từng đối tượng, trung bình mỗi ngày có thể cho một con ăn một lượng cỏ tươi bằng 10 - 12% thể trọng của nó. + Ngọn mía Ngọn mía là phần ngọn thải ra sau khi thu hoạch thân cây mía làm đường. Thông thường ngọn mía chiếm 20% của cả cây mía. Như vậy, với 45-50 tấn/ha thì mỗi hecta thải ra khoảng 9 tấn ngọn mía và số ngọn mía của mỗi hecta có thể nuôi được 4 con bò trên 3 tháng (mỗi con bò ăn 25kg ngọn mía/ngày). Hiện nay, tại những vùng ven sông đặc biệt là những vùng quy hoạch mía đường của nước ta, hàng năm lượng ngọn mía thải ra là rất lớn và ngọn mía là nguồn thức ăn xanh có giá trị, cần tận dụng và có thể dùng để nuôi bò sữa rất tốt. Tuy nhiên, vì ngọn mía chứa hàm lượng đường và xơ cao nhưng lại nghèo các thành phần dinh dưỡng khác, do đó chỉ nên sử dụng ngọn mía như một loại thức ăn bổ sung đường mà không nên thay thế hoàn toàn cỏ xanh trong một thời gian dài. + Cây ngô sau thu bắp non Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 16
  • 21. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Cây ngô sau khi thu bắp non (ngô bao tử) có thể dùng làm nguồn thức ăn xanh rất tốt cho trâu bò. Thành phần dinh dưỡng của cây ngô sau khi thu bắp non rất phù hợp với sinh lý tiêu hóa của trâu bò. Cây ngô loại này có thể dùng cho ăn trực tiếp hay ủ xanh để dự trữ để cho ăn về sau. 2/ Thức ăn tinh Là những thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nhóm thức ăn này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo,..), bột của các cây có củ, các loại hạt của cây họ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp. Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao. Thông thường người ta thường sử dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các khẩu phần ăn cấu thành từ thức ăn thô. Mặc dù, thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhưng không thể chỉ dùng một mình nó để nuôi bò sữa mà phải dùng cả các loại thức ăn thô để bảo đảm cho quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. - Bột ngô: Là loại thức ăn tinh quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Bột ngô có hàm lượng tinh bột cao và được sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, cũng như cám gạo, không nên chỉ sử dụng bột ngô như một nguồn thức ăn tinh duy nhất mà phải trộn thêm bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm lượng các chất khoáng nhất là canxi và photpho trong bột ngô thấp. - Bột sắn: Bột sắn được sản xuất ra từ sắn củ thái thành lát và phơi khô. Bột sắn là loại thức ăn tinh giàu chất đường và tinh bột nhưng lại nghèo chất protein, canxi và photpho. Vì vậy, khi sử dụng bột sắn cần bổ sung thêm urê, các loại thức ăn giàu protein như bã đậu nành, bã bia và các chất khoáng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của khẩu phần và làm cho khẩu phần cân đối hơn. Bột sắn là loại thức ăn rẻ, lát sắn phơi khô có thể bảo quản dễ dàng quanh năm. Một điểm bất lợi của sắn là có chứa axít HCl độc đối với gia súc. Để làm giảm hàm lượng của loại axít này nên sử dụng củ sắn bóc vỏ, ngâm vào nước và thay nước nhiều lần trước khi thái thành lát và phơi khô. Cũng có thể nấu chín để loại bỏ HCL. 3/ Thức ăn ủ ướp Là loại thức ăn được tạo ra thông qua quá trình dự trữ các loại thức ăn thô xanh dưới hình thức ủ chua. Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo quản thức ăn trong thời gian dài, chủ động có thức ăn cho bò sữa, nhất là vào thời kì khan hiếm cỏ tự nhiên. Ngoài ra, ủ chua còn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa cho thức ăn, do các chất khó tiêu trong thức ăn bị mềm ra hoặc chuyển sang dạng dễ tiêu. Thức ăn ủ chua tốt có đặc tính sau: Có mùi thơm dễ chịu (Nếu có mùi khó ngửi chứng tỏ bị thối hỏng) Có vị hơi chua, không đắng và không chua gắt. Màu đồng đều, gần tương tự như màu của cây trước khi đem ủ (hơi nhạt hơn một chút). Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 17
  • 22. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Không có nấm mốc. Gia súc thích ăn. Về nguyên tắc, người ta có thể ủ chua các loại thức ăn xanh, kể cả thức ăn hạt và củ quả. Nhưng thông thường người ta thường ủ chua thân cây, lá cây ngô, cỏ voi, cỏ tự nhiên và trong khi ủ người ta thường thêm rỉ mật đường và muối. Có thể sử dụng thức ăn ủ chua để thay thế một phần cỏ tươi. Lượng thay thế khoảng 15 – 20kg. Đối với bò sữa, nên cho ăn sau khi vắt sữa để tránh cho sữa có mùi cỏ ủ. 4/ Thức ăn bổ sung Là những thức ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như: Protein, khoáng và vitamin. Trong số các loại thức ăn bổ sung, quan trọng nhất là Urê và hỗn hợp khoáng. - Urê Urê là một trong những chất chứa Nitơ phi protein đã được sử dụng từ lâu và rộng rãi trong chăn nuôi bò nói chung và bò sữa nói riêng. Sở dĩ loài gia sức nhai lại sử dụng được Urê vì trong dạ cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nito trong urê và tổng hợp nên các chất protein có giá trị sinh vật học cao cung cấp cho cơ thể. Người ta có thể sử dụng urê theo 4 cách: trộn vào thức ăn hỗn hợp, trộn vào rỉ mật đường, trộn với một số thành phần làm bánh dinh dưỡng và trộn ủ với cỏ hoặc rơm. Khi sử dụng urê cần chú ý một số vấn đề sau: + Chỉ bổ sung urê khi khẩu phần cơ sở thiếu N cần cho vi sinh vật dạ cỏ. Chú ý, bổ sung 1g Urê cung cấp thêm được 1,45g PDIN. + Phải đảm bảo có đủ Gluxit dễ lên men trong khẩu phần của bò nhằm giúp cho vi sinh vật trong dạ cỏ có đủ năng lượng để sử dụng amoniac phân giải ra từ urê và tổng hợp nên protein vi sinh vật. + Đối với những con bò trước đó chưa ăn urê thì cần có thời gian tập làm quen bằng cách hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian kéo dài từ 5 đến 10 ngày. + Chỉ sử dụng urê cho bò đã lớn, không sử dụng cho bê non vì hệ vi sinh vật dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh. + Khi bổ sung urê vào khẩu phần có thể bò sữa không thích ăn, vì vậy cần trộn urê với một số loại thức ăn khác. Có thể cho thêm rỉ mật đường để gia súc dễ ăn và cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 ít. + Không hòa urê vào nước cho bò uống. - Thức ăn bổ sung khoáng. Các chất khoáng có vai trò rất quan trọng đối với gia súc nhai lại, đặc biệt là đối với bò sữa. Do thức ăn của bò sữa có nguồn gốc từ thực vật nên khẩu phần ăn thường thiếu chất khoáng, kể cả khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Để bổ sung khoáng đa lượng canxi người ta thường dùng bột đá vôi, bột sò. Để bổ sung phôtpho dùng bột xương, phân lân nung chảy hoặc dicanxi photphát. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 18
  • 23. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Các loại khoáng vi lượng ( Coban, đồng, kẽm,...) thường được dùng dưới dạng muối sulphat. Trong thực tế, việc cung cấp từng chất khoáng riêng lẻ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là loại khoáng vi lượng là những chất rất cần thiết nhưng chỉ cần số lượng nhỏ nên rất khó bảo đảm định lượng chính xác. Vì vậy, người ta thường phối hợp nhiều loại khoáng với nhau theo tỷ lệ nhất định dưới dạng remix khoáng, dùng để trộn với các loại thức ăn tinh. Người ta cũng có thể bổ sung khoáng cho bò sữa dưới dạng đá liếm. 5/ Phụ phẩm chế biến - Bã đậu nành Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ hoặc thành sữa đậu nành. Nó có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn. Hàm lượng chất béo và protein trong bã đậu nành rất cao. Chính vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn cung cấp protein cho gia súc nhai lại và mỗi ngày có thể cho mỗi con ăn từ 10 – 15kg. Cần lưu ý khi sử dụng bã đậu nành sống cùng lúc với một số loại thức ăn có chứa urê (như bánh dinh dưỡng, thức ăn tinh hỗn hợp ) là phải chia nhỏ lượng thức ăn này ra thành nhiều bữa để đảm bảo an toàn cho bò sữa. Vì trong bã đậu nành sống có chứa men phân giải Urê nên nếu cho ăn cùng một lúc và với số lượng lớn hai loại thức ăn này thì Urê bị phân giải nhanh chóng, tạo ra một khối lượng lớn amoniac và rất dễ gây ngộ độc. - Bã bia Bã bia là một loại thức ăn có nhiều nước, có mùi thơm và vị ngon. Hàm lượng khoáng, vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B) và đặc biệt là hàm lượng protein trong bã bia cao. Vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn bổ sung protein và được dùng rất rộng rãi trong chăn nuôi bò sữa. Tỷ lệ tiêu hóa các chất trong bã bia rất cao. Ngoài ra, nó còn chứa các chất kích thích tính thèm ăn và làm tăng khẳ năng tiết sữa của bò nuôi trong điều kiện nhiệt đới. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bã bia phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ nước của nó. Thời gian bảo quản cũng như nguồn gôc xuất xứ của bã bia cũng ảnh hưởng đến chất lượng. Khi bảo quản lâu dài, thì quá trình lên men sẽ làm mất đi một phần chất dinh dưỡng, đồng thời làm cho độ chua của bia tăng lên. Chính vì vậy, trong thực tế để kéo dài thời gian bảo quản bã bia người ta thường cho thêm muối ăn với tỷ lệ 1%. Đối với bò sữa, lượng bã bia trong khẩu phần cần tính toán làm sao có thể thay thế không quá ½ lượng thức ăn tinh ( cứ 4,5 kg bã bia có giá trị tương đương với 1 kg thức ăn tinh) và không nên cho ăn trên 15kg bã bia mỗi con, mỗi ngày. Cho ăn quá nhiều bã bia sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa chất xơ, các chất chứa nitơ và kéo theo sự giảm chất lượng sữa. Tốt nhất là trộn bã bia và cho ăn với thức ăn tinh, chia làm nhiều bữa trong 1 ngày. - Bã sắn Bã sắn là phế phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn. Bã sắn có đặc điểm là chứa nhiều tinh bột (khoảng 60%) nhưng lại nghèo chất protein. Do đó, khi sử dụng bã sắn nên trộn và cho ăn thêm urê hoặc bã đậu nành. Nếu cho thêm bột sò hay bột khoáng vào hỗn hợp thì chất lượng dinh dưỡng sẽ tốt và cân đối hơn. Hỗn hợp này có thể được sử dụng để thay thế một phần thức ăn tinh trong khẩu phần. Bã sắn có thể được dự trữ khá lâu, do một phần tinh bột trong bã sắn bị lên men và tạo ra pH= 4 -5. Bã sắn tươi có vị hơi chua, gia súc nhai lại thích ăn. Vì vậy có thể cho Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 19
  • 24. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA gia súc ăn tươi (mỗi ngày cho mỗi con bò ăn khoang 10-15kg). Cũng có thể phơi, sấy khô bã sắn để làm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp. - Rỉ mật đường Rỉ mật đường là phụ phẩm của quá trình chế biến đường mía. Lượng rỉ mật thường chiếm 3 % so với mía tươi. Cứ chế biến 1000kg mía thì người ta thu về 30kg rỉ mật mía. Như vậy, từ một hecta mía mỗi năm thu về trên 1300kg rỉ mật. Do chứa nhiều đường nên rỉ mật là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng cần thiết cho bò sữa. Rỉ mật đường được sử dụng để bổ sung đường khi ủ chua thức ăn, là thành phần chính trong bánh dinh dưỡng hoặc cho ăn lẫn với rơm lúa,...Do có vị ngọt nên bò sữa rất thích ăn. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ cho mỗi con bò ăn 1-2kg rỉ mật đường. Không nên cho ăn nhiều trên 2kg vì rỉ mật đường nhuận tràng và có thể gây ỉa chảy. Nên cho ăn rải đều để tránh làm giảm pH dạ cỏ đột ngột gây ức chế vi sinh vật phân giải xơ trong dạ cỏ. - Khô dầu Khô dầu là một nhóm các phụ phẩm còn lại sau khi chiết tách dầu từ các loại hạt có dầu và từ cơm dừa như: khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu bông, khô dầu vừng, khô dầu dừa,..Khô dầu là loại sản phẩm rất sẵn có ở nước ta và được xem như là loại thức ăn cung cấp năng lượng và protein cho bò sữa. Hàm lượng protein và giá trị năng lượng trong khô dầu tùy thuộc vào công nghệ tách chiết dầu cũng như nguyên liệu ban đầu. Nhìn chung, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc thường chứa ít canxi, photpho vì vậy khi sử dụng cần bổ sung thêm khoáng. Có thể cho bò sữa ăn khô dầu riêng lẻ hoặc phối chế khô dầu với một số loại thức ăn khác thành thức ăn tinh hỗn hợp. - Cám gạo Cám gạo là phụ phẩm của xay xát gạo và được dùng phổ biến trong chăn nuôi gia súc nhai lại. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo phụ thuộc vào quy trình xay xát thóc, thời gian bảo quản cám. Cám gạo còn có mùi thơm, vị ngọt, gia súc nhai lại thích ăn. Nhưng cám gạo để lâu, nhất là trong điều kiện bảo quản kém, dầu trong cám sẽ bị oxy hóa, cám trở nên hôi, khét, có vị đắng, thậm chí bị vón cục, bị mốc và không dùng được nữa. Cám gạo có thể được coi là loại thức ăn cung cấp năng lượng và protein. Tuy nhiên không nên chỉ sử dụng cám gạo trong khẩu phần, bởi vì hàm lượng canxi trong cám quá thấp. Cần bổ sung bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần chứa nhiều cám gạo. - Bột cá Bột cá là thức ăn động vật có chất dinh dưỡng cao được chế biến từ cá tươi hoặc từ sản phẩm phụ công nghiệp chế biến cá hộp. Trong protein bột cá có chứa đầy đủ axit amin không thay thế: lyzin 7,5%, menthionin 3%, izolơxin 4,8%,..Protein bột cá sản xuất ở nước ta biến động từ 35 – 60%, khoáng tổng số biến động từ 19,6 – 34,5% trong đó muối 0,5 – 10%, canxi 5,5 – 8,7%, photpho 3,5 – 4,8%. Các chất hữu cơ trong bột cá được gia súc, gia cầm tiêu hóa và hấp thu với tỷ lệ cao 85-90%. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 20
  • 25. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Bổ sung bột cá vào các loại thức ăn xơ thô có tác dụng rất tốt nhờ kích thích vi sinh vật dạ cỏ phát triển và bổ sung protein thoát ra. Bột cá được phân giải chậm trong dạ cỏ nên góp phần cung cấp một số axit amin, đặc biệt là những axit amin có mạch nhánh rất cần cho vi sinh vât phân giải xơ. Vì bột cá có tỷ lệ thành phần protein thoát qua cao nên có thể cung cấp trực tiếp axit amin tại ruột cho vật chủ. 6/ Một số loại thức ăn khác - Cỏ khô Cỏ khô là loại thức ăn thô xanh đã được sấy khô hoặc phơi khô nhờ nắng mặt trời và được dự trữ dưới hình thức đánh đống hoặc đóng bánh. Đây là biện pháp bảo quản thức ăn dễ thực hiện, cho phép ta dự trữ với khối lượng lớn để dùng vào những thời điểm khan hiếm. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của cỏ khô luôn thấp hơn giá trị dinh dưỡng của cỏ ủ chua. - Rơm lúa Rơm lúa là loại thức ăn thô được dùng phổ biến cho trâu bò ở nước ta. Tỷ lệ giữa rơm và thóc thường biến động trong khoảng 0,7 – 1/1. Như vậy, với tình hình trồng lúa ở nước ta hiện nay, mỗi năm chúng ta có thể thu về khoảng 25 – 30 triệu tấn rơm. Nguồn phụ phẩm này hiện nay vẫn chưa được tận dụng một cách hiệu quả trong chăn nuôi loại nhai lại mà chủ yếu dùng làm chất đốt, phân bón, thậm chí còn đốt cháy ngoài đồng gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Thực tế, tuy rơm lúa chứa nhiều chất xơ lignin hóa khó tiêu hóa, nghèo protein và muối khoáng nhưng sau khi thu hoạch, được phơi khô dự trữ cẩn thận vẫn được xem là nguồn thức ăn quý giá thô quý giá cho bò sữa. Rơm lúa thường được sử dụng để tăng lượng chất khô, đảm bảo độ choán dạ dày, tăng lượng khô trong khẩu phần nhất là đối với khẩu phần thiếu xơ. Do rơm lúa có giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa thấp nên hiện nay, người ta thường áp dụng một số biện pháp kiếm hóa rơm như ủ rơm với urê hoặc dung dịch amoniac. Việc xử lý này không những làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của rơm mà còn làm cho nó mềm ra, đồng thời làm tăng hàm lượng nitơ trong rơm, bò sữa thích ăn hơn. - Củ quả Thức ăn củ quả bao gồm khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu, bí,...Đây là loại thức ăn rất tốt cho bò sữa. Chúng có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn. Thức ăn củ quả có hàm lượng nước, chất bột đường và vitamin C cao. Hạn chế của chúng là nghèo protein, chất béo, xơ và các muối khoáng, khó bảo quản và dự trữ lâu dài. Do những đặc tính trên, người ta thường dùng thức ăn củ quả để cải thiện những khẩu phần ít nước, nhiều xơ, nghèo chất bột đường. Lượng thức ăn củ quả trung bình mỗi ngày khoảng 4-5kg cho một con bò sữa. 7/ Nguồn nước Loại “thức ăn” mà bò sữa cần rất lớn so với bò không cho sữa đó là nước uống. Điều này cũng dễ hiểu vì thành phần nước có trong sữa bò chiếm đến 87,5%. Như vậy bò sản xuất càng nhiều sữa, nhu cầu về lượng nước uống vào sẽ càng cao. Một bò cạn sữa Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 21
  • 26. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA nhu cầu nước mỗi ngày chỉ từ 40 – 70 lít/con trong khi một bò đang vắt sữa với sản lượng 20 kg/ngày cần đến 200 lít nước/ ngày.  Chăm sóc và nuôi dưỡng - Nuôi dưỡng bê từ 1 ngày tuổi đến bò trưởng thành 1. Bê từ 0-7 ngày tuổi : Sữa mẹ trong 7 ngày đầu có nhiều Colostrum do thành phần sữa có kháng thể và nồng độ dinh dưỡng cao nên phải cho bê bú không nhập chung vào sữa hàng hóa. Đối với bò khai thác sữa không được cho bê bú trực tiếp mà phải vắt sữa ra xô rồi tập cho bê uống tránh cho bò mẹ có phản xạ mút vú rất khó vắt sữa sau này. - Cách cho bê uống sữa: + Nhúng ngón tay vào sữa rồi bỏ vào miệng bê cho bê mút. Từ từ kéo dần ngón tay xuống xô sữa, bê mút ngón tay sẽ mút luôn cả sữa vào miệng. Tập khoảng 3-4 lần là bê quen sẽ tự động uống sữa trong xô được. Ưu điểm: Nhanh, vệ sinh xô chậu dễ, tiết kiệm. Khẩu phần sữa từ 5 - 6 kg/ngày tùy trọng lượng bê sơ sinh. 2. Bê từ 8-120 ngày tuổi: Ngoài sữa làm thức ăn chính cần phải tập cho bê ăn cỏ, cám để sớm phát triển dạ cỏ. Bê 4 tháng chuẩn bị giai đoạn cai sữa phải bổ sung thêm đạm, khoáng vi lượng và đa lượng vào khẩu phần. Khẩu phần sữa: - Bê 08 - 30 ngày tuổi : 6 kg. - Bê 30 - 60 ngày tuổi : 4 kg. - Bê 60 - 90 ngày tuổi : 2 kg. - Bê 90-120 ngày tuổi : 1 kg. Tùy điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng mà ta có thể thay từ từ một phần sữa bằng cháo bắp hay tấm... Nếu bê tiêu chảy phải cân đối lại khẩu phần kịp thời. 3. Giai đoạn bê cai sữa đến tơ lở: Đây là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tình trạng kỹ thuật và bệnh tật, sự phát triển của cơ thể là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thành thục và sản lượng sữa của bò sau này. Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ ăn uống, tắm chải và vận động phải thực hiện tốt và nghiêm ngặt. Khẩu phần cho bò ở giai đoạn nầy bao gồm: - Thức ăn tinh: cám hổn hợp (16 - 18% protein) * 4 - 12 tháng tuổi: 0,6 - 0,8 kg/con/ngày. * Tơ lỡ: 1 - 1,2 kg/ngày. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 22
  • 27. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA - Thức ăn bổ sung bao gồm mật, muối, Urea, những loại thức ăn nầy thường bổ sung vào mùa nắng, cỏ khô không đủ dinh dưỡng cho bò bằng cách hòa nước tưới vào cỏ. - Thức ăn thô: Cỏ, rơm cho ăn tự do. - Nuôi dưỡng bò vắt sữa Yêu cầu: Cho sản lượng sữa cao, động dục sớm, trạng thái sức khỏe tốt. Khẩu phần: Bao gồm khẩu phần sản xuất và khẩu phần duy trì. * Khẩu phần sản xuất: 0,4 đơn vị thức ăn cho 01 kg sữa (1 ĐVTĂ = 1 kg cám HH). * Khẩu phần duy trì: 0,1 đơn vị thức ăn cho 100 kg thể trọng. Trong thực tế ta chỉ cung cấp cám cho khẩu phần sản xuất còn khẩu phần duy trì cấp bằng cỏ, mật v.v... Thức ăn xanh cho ăn tự do (tương đương 10% trọng lượng cơ thể). Lượng nước cần 40 - 50 lít nước/con/ngày. Bò có sản lượng sữa cao có thể cần tới 100 - 120 lít nước trở lên. Mùa khô bổ sung thêm năng lượng (rĩ mật) và đạm (Urea 60 - 80 gr/con/ngày chia 3 lần). - Nuôi dưỡng bò cạn sữa Thời gian khai thác sữa kéo dài khoảng 270-300 ngày. Tuy nhiên một số con có năng suất sữa cao, chậm lên giống có thể khai thác trên 300 ngày. Thời gian bò mang thai 9 tháng 10 ngày thì bò đẻ. Tùy theo biến động sinh lý trong giai đoạn mang thai mà thời điểm bò đẻ tăng hoặc giảm 5-6 ngày. Khi bò mang thai được 7 tháng bắt buộc phải cho cạn sữa, dù năng suất nhiều hoặc ít mục đích đảm bảo sản lượng sữa, sức khỏe bò mẹ, sức khỏe bê con trong lứa tới. Thức ăn thời kỳ nầy phải kèm theo khẩu phần mang thai. Những ngày sắp đẻ và những ngày đầu sau khi đẻ, xét tình trạng sức khỏe của từng con mà giảm thức ăn để kích thích tiết sữa (cám, mật v.v...) Cách cạn sữa: Bò vắt sữa đến tháng mang thai thứ 7 bắt buộc cạn sữa. Tùy bò sữa nhiều hoặc ít có thể cạn sữa theo 2 cách sau: * Đối với bò 4-5 lít trở lên:Giảm số lần vắt trong ngày từ 2 lần xuống 1 lần/ngày hoặc 2 - 3 ngày vắt 1 lần. * Thay đổi giờ vắt sữa. * Cắt thức ăn tinh và thức ăn nhiều nước, hạn chế nước uống. * Đối với bò 2 - 3 kg/ngày có thể cạn sữa bằng cách 3-4 ngày vắt 1 lần sau đó để sữa tự tiêu. Song song phải thay đổi điều kiện sống và chăm sóc của bò như trên. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra xem bò có bị viêm hay không. Sau giai đoạn cạn sữa, Cho bò ăn lại khẩu phần bình thường. Thức ăn tinh: 1,5 kg/con/ngày. Thức ăn thô: Tự do. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 23
  • 28. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Mùa khô:Bổ sung thêm năng lượng (mật đường)1,2-1,5 kg/con/ngày và đạm (Urêa) 60 - 80 gr/con/ngày. - Nuôi bò sữa công nghệ cao Chuồng trại được xây dựng theo công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn cao có hệ thống mái chống nóng, hệ thống quạt làm mát trong chuồng, hệ thống dọn phân tự động; ô nằm nghỉ của bò được lót nệm và máng uống tự động thuận tiện cho việc vệ sinh… Hệ thống vắt sữa hiện đại và tự động. Đàn bò được cho ăn theo phương pháp trộn tổng hợp. Trang trại được đầu tư hệ thống sử lý chất thải hiện đại bảo vệ môi trường. Mua sắm máy vắt sữa, máy băm cỏ, máy trộn thức ăn, sử dụng các chế phẩm khử mùi hôi và ứng dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải...  Chuồng trại và phòng trị bệnh 1/ Chuồng trại Chuồng trại phải hợp vệ sinh, thông thoáng mùa hè, ấm mùa đông và có sân vận động cho bò tiện lợi cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh môi trường. Một chuồng trại tốt phải tạo cho bò điều kiện ăn, ở tốt và sự quản lý chăm sóc đàn bò sữa dễ dàng và có hiệu quả. Người chăn nuôi chỉ đạt lợi nhuận cao khi bò sữa cảm thấy thoải mái (ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại) vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của bò (có thể tăng lượng thức ăn ăn vào, tiêu hoá tốt hơn và tiếp đó là nâng cao sản lượng sữa và năng xuất sinh sản, giảm chi phí thú y). Bên cạnh đó, chuồng bò phải được thiết kế sao cho có sự an toàn cao nhất đối với người chăn nuôi. Trong khu chuồng trại cần thiết kế chuồng ép để vắt sữa và phối giống cho bò. 2/ Mùa bệnh chăm sóc Vệ sinh ăn uống: Thức ăn phải sạch không bị thối, chua, mốc, nước uống sạch, không dùng nước có nguồn bệnh dịch. Vệ sinh thân thể: Tắm chảy cho bò thường xuyên định kỳ phun thuốc diệt ve cho bò (Dipterex 0,2%, Tactik 20 ml/8 lít nước v.v...). Sau một thời gian nếu lờn thuốc có thể luân phiên thay đổi thuốc khác. Tiêu độc định kỳ mỗi tháng 1 lần bằng vôi sống, Formol hoặc Sút. Chuồng phải luôn khô ráo, sạch sẽ. * Tiêm phòng một số bệnh: Tụ huyết trùng, Lỡ mồm long móng. * Định kỳ kiểm tra phát hiện bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan cho người. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 24
  • 29. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA CHƯƠNG V: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN V.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho Dự án “Nhà máy máy sấy bắp Tiến Thịnh” được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây: - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ; - Luật số 32/2013/QH13 của Quốc hội : Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiêp; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình; - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng; - Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP; - Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”; - Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP; - Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp; - Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 25
  • 30. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA - Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 25/04/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; - Quyết định 68/2013/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày 14/11/2013 về Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; - Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình; V.2. Nội dung tổng mức đầu tư V.2.1. Tài sản cố định Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Nhà máy máy sấy bắp Tiến Thịnh”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án 34,549,000,000 đồng, bao gồm: + Nhà máy sấy bắp + Trang trại nuôi bò  Nhà máy sấy bắp Hạng mục đầu tư xây dựng và máy móc thiết bị cần cho nhà máy Đvt: vnđ STT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ TÍNH ĐƠN GIÁ SỐ LƯỢNG THÀNH TIỀN A Xây dựng cơ bản 18,841,231,100 1 San lắp mặt bằng và sân đường m3 3,024,539,30 0 1 3,024,539,300 2 Nhà văn phòng m2 2,073,496,80 0 1 2,073,496,800 3 Căn tin, nhà WC, nhà xe m2 388,161,100 1 388,161,100 4 Phân xưởng 01 m2 6,164,636,50 0 1 6,164,636,500 5 Phân xưởng 02 m2 1,711,631,90 0 1 1,711,631,900 6 Tường rào m2 1,714,541,20 0 1 1,714,541,200 7 Bờ kè cầu cảng 1,003,987,90 0 1 1,003,987,900 8 Nhà bảo vệ 67,816,300 1 67,816,300 9 Hệ thống thoát nước mưa 936,272,200 1 936,272,200 10 Hệ thống nước cấp, đài nước 999,146,100 1 999,146,100 11 Hệ thống điện, trạm điện 757,001,800 1 757,001,800 B Dây chuyền chế biến bắp 10,005,000,000 1 Máy sấy bắp 50 tấn / mẻ cái 2,500,000,00 1 2,500,000,000 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 26
  • 31. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA 0 2 Máy tách hạt bắp cả vỏ cái 150,000,000 3 450,000,000 3 Băng tải vận chuyển sản phẩm, bù đài m 7,000,000 50 350,000,000 4 Băng cào vận chuyển sản phẩm m 7,000,000 45 315,000,000 5 Xilo chứa bắp 1000 tấn cái 3,000,000,00 0 1 3,000,000,000 6 Xilo chứa bắp trung gian 150 tấn 300,000,000 1 300,000,000 7 Cân xá bắp cái 200,000,000 2 400,000,000 8 Cân đóng báo cái 250,000,000 1 250,000,000 9 Cân xe 60 tấn cái 500,000,000 1 500,000,000 10 Máy sàn bắp 280,000,000 2 560,000,000 11 Máy hút bụi 60,000,000 3 180,000,000 12 Phòng lắng bụi 200,000,000 1 200,000,000 13 Hệ thống điện cho cả dây chuyền sấy 500,000,000 1 500,000,000 14 Xe ben 6 tấn xe 500,000,000 1 500,000,000 C Thiết bị văn phòng: máy vi tính, hệ thống camera, bàn, ghế, tủ hồ sơ, các thiết bị phụ bộ 200,000,000 1 200,000,000 TỔNG CỘNG 29,046,231,100 Tổng giá trị đầu tư cho nhà máy sấy bắp Đvt: vnđ STT Hạng mục GT Trước thuế VAT GT sau thuế I Chi phí xây dựng 17,128,392 1,712,83 9 18,841,231 II Chi phí máy móc thiết bị 9,277,273 927,727 10,205,000 III Chi phí quản lý dự án 552,445 55,245 607,690 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1,200,665 120,067 1,320,732 1 Chi phí lập dự án 136,655 13,665 150,320 2 Chi phí lập TKBVTC 505,303 50,530 555,833 3 Chi phí thẩm tra TKBVTC 29,162 2,916 32,078 4 Chi phí thẩm tra dự toán 31,204 3,120 34,325 7 Chi phí giám sát thi công xây lắp 407,888 40,789 448,677 8 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 62,622 6,262 68,884 9 Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị 27,832 2,783 30,615 V Chi phí khác 393,707 39,371 433,078 1 Chi phí bảo hiểm xây dựng 256,926 25,693 282,618 2 Chi phí kiểm toán 84,146 8,415 92,561 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 27
  • 32. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA 3 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán 52,635 5,264 57,899 VI Chi phí dự phòng=ΣGcp*10% 2,855,248 285,525 3,140,773 Tổng mức đầu tư 31,407,731 3,140,77 3 34,548,504 Tổng mức đầu tư (làm tròn) 34,549,000 V.2.2. Vốn lưu động sản xuất Nhu cầu vốn lưu động cần cho sản xuất nhà máy sấy bắp Đvt: 1,000 vnđ Năm 2016 2017 2018 2019 Hạng mục 1 2 3 4 Chi phí sản xuất cho nhà máy sấy bắp 95,833,50 0 109,524,00 0 123,214,50 0 136,905,000 Số vòng quay 3 3 3 3 Nhu cầu vốn hằng năm 31,944,50 0 36,508,000 41,071,500 45,635,000 Bổ sung hằng năm 31,944,50 0 4,563,500 4,563,500 4,563,500 Năm 2020 2021 2022 2023 Hạng mục 5 6 7 8 Chi phí sản xuất cho nhà máy sấy bắp 136,905,000 141,012,150 141,012,150 141,012,150 Số vòng quay 3 3 3 3 Nhu cầu vốn hằng năm 45,635,000 47,004,050 47,004,050 47,004,050 Bổ sung hằng năm 0 1,369,050 0 0 Năm 2024 2025 2026 2027 Hạng mục 9 10 11 12 Chi phí sản xuất cho nhà máy sấy bắp 141,012,15 0 141,012,15 0 145,242,51 5 145,242,51 5 Số vòng quay 3 3 3 3 Nhu cầu vốn hằng năm 47,004,050 47,004,050 48,414,172 48,414,172 Bổ sung hằng năm 0 0 1,410,122 0 Năm 2028 2029 2030 2031 Hạng mục 13 14 15 16 Chi phí sản xuất cho nhà máy sấy bắp 145,242,51 5 145,242,51 5 145,242,51 5 149,599,790 Số vòng quay 3 3 3 3 Nhu cầu vốn hằng năm 48,414,172 48,414,172 48,414,172 49,866,597 Bổ sung hằng năm 0 0 0 1,452,425 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 28
  • 33. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Năm 2032 2033 2034 2035 Hạng mục 17 18 19 20 Chi phí sản xuất cho nhà máy sấy bắp 149,599,79 0 149,599,79 0 149,599,79 0 149,599,790 Số vòng quay 3 3 3 3 Nhu cầu vốn hằng năm 49,866,597 49,866,597 49,866,597 49,866,597 Bổ sung hằng năm 0 0 0 0 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 29
  • 34. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA CHƯƠNG VI: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN VI.1. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án Căn cứ theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTGg của Thủ Tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ tổn thất trong nông nghiệp. Dự án được hưởng mức hỗ trợ như sau:  Nhà máy bắp sấy Đvt: vnđ STT HẠNG MỤC Giá trị đầu tư Quyết định 68 Điều 2 A Xây dựng cơ bản 18,841,231,10 0 9,632,416,300 1 san lắp mặt bằng và sân đường 3,024,539,300 2 nhà văn phòng 2,073,496,800 3 căn tin, nhà WC, nhà xe 388,161,100 4 phân xưởng 01 6,164,636,500 6,164,636,500 5 phân xưởng 02 1,711,631,900 1,711,631,900 6 tường rào 1,714,541,200 7 bờ kè cầu cảng 1,003,987,900 8 nhà bảo vệ 67,816,300 9 hệ thống thoát nước mưa 936,272,200 10 hệ thống nước cấp, đài nước 999,146,100 999,146,100 11 hệ thống điện, trạm điện 757,001,800 757,001,800 B Dây chuyền chế biến bắp 10,005,000,00 0 9,505,000,000 1 máy sấy bắp 50 tấn / mẻ 2,500,000,000 2,500,000,000 2 máy tách hạt bắp cả vỏ 450,000,000 450,000,000 3 Băng tải vận chuyển sản phẩm, bù đài 350,000,000 350,000,000 4 băng cào vận chuyển sản phẩm 315,000,000 315,000,000 5 xilo chứa bắp 1000 tấn 3,000,000,000 3,000,000,000 6 xilo chứa bắp trung gian 150 tấn 300,000,000 300,000,000 7 cân xá bắp 400,000,000 400,000,000 8 cân đóng báo 250,000,000 250,000,000 9 cân xe 60 tấn 500,000,000 500,000,000 10 máy sàn bắp 560,000,000 560,000,000 11 máy hút bụi 180,000,000 180,000,000 12 phòng lắng bụi 200,000,000 200,000,000 13 hệ thống điện cho cả dây chuyền sấy 500,000,000 500,000,000 14 xe ben 6 tấn 500,000,000 C thiết bị văn phòng: máy vi tính, hệ thống camera, bàn, ghế, tủ hồ sơ, các thiết bị phụ 200,000,000 TỔNG CỘNG 29,046,231,10 0 19,137,416,300 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 30
  • 35. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Nhu cầu vay vốn của dự án như sau: Đvt: 1,000 vnđ STT Hạng mục Giá trị Tỷ lệ 1 Vốn tự có 15,411,584 45% 2 Vốn vay 19,137,416 55% Tổng 34,549,000 100% Với tổng mức đầu tư là 34,549,000,000 đồng, dự án cần vay số tiền tổng cộng là 19,137,416,000 đồng chiếm tỷ lệ 55%, vốn tự có là 15,411,584,000 đồng chiếm 45%. Nguồn vốn vay này sẽ được vay ưu đãi từ ngân hàng. VI.2. Phương án vay và hoàn trả nợ  Nguồn vốn hỗ trợ theo Điều 2/QĐ 68 Phương thức vay: Số tiền vay là 19,137,416,000 đồng, được vay trong thời gian 12 năm, ân hạn 2 năm đầu, trả vốn gốc trong thời gian 10 năm. Lãi suất áp dụng là 8.1%/năm. Lãi vay được trả cuối mỗi tháng và vốn gốc được trả đầu mỗi Quý. Bảng lịch vay và trả nợ Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Hạng mục 1 2 3 4 5 Nợ đầu kỳ 19,137,41 6 19,137,41 6 17,223,67 5 15,309,933 Vay trong kỳ 19,137,41 6 Lãi phát sinh trong kỳ 1,299,562 1,554,378 1,465,935 1,310,922 1,155,909 Trả nợ 1,299,562 1,554,378 3,379,677 3,224,664 3,069,651 + Trả gốc - 0 1,913,742 1,913,742 1,913,742 + Trả lãi 1,299,562 1,554,378 1,465,935 1,310,922 1,155,909 Nợ cuối kỳ 19,137,41 6 19,137,41 6 17,223,67 5 15,309,93 3 13,396,191 Năm 2020 2021 2022 2023 2024 Hạng mục 6 7 8 9 10 Nợ đầu kỳ 13,396,19 1 11,482,45 0 9,568,708 7,654,967 5,741,225 Vay trong kỳ Lãi phát sinh trong kỳ 1,003,763 845,883 690,870 535,857 382,012 Trả nợ + Trả gốc 1,913,742 1,913,742 1,913,742 1,913,742 1,913,742 + Trả lãi 1,003,763 845,883 690,870 535,857 382,012 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 31
  • 36. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Nợ cuối kỳ 11,482,45 0 9,568,708 7,654,967 5,741,225 3,827,483 Năm 2025 2026 Hạng mục 11 12 Nợ đầu kỳ 3,827,483 1,913,742 Vay trong kỳ Lãi phát sinh trong kỳ 225,831 70,818 Trả nợ + Trả gốc 1,913,742 1,913,742 + Trả lãi 225,831 70,818 Nợ cuối kỳ 1,913,742 - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 32
  • 37. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VII.1. Hiệu quả kinh tế - tài chính VII.1.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau: - Chi phí bao gồm: + Chi phí sản xuất bắp sấy STT Hạng mục ĐVT Số Lượng Đơn giá (đồng) 1 Giá bắp hạt nguyên liệu 30% độ ẩm kg 1 3,500 2 Hao hụt khối lượng sau khi độ ẩm giảm 1% kg 0.13 3 Tỷ lệ hao hụt khi sấy về độ ẩm 15% % 19.50 4 Khối lượng bắp cần chi 1 kg bắp độ ẩm 15% 1.195 Giá bắp ở độ ẩm 15 % 4,183 5 Chi phí nhân công kg 1 103 6 Chi phí điện nước kg 1 100 Giá xuất kho kg 1 4,386 7 Chi phí vận chuyển đến nơi bán kg 1 220 8 Chi phí bốc xếp từ cảng Mỹ Tho đến nhà máy CP kg 1 61 Giá thành đến nhà máy kg 1 4,667 - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm. - Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án: 22%/ năm. - Tốc độ tăng giá 3% cho khoảng thời gian 5 năm 1 lần. - Tốc độc tăng tiền lương trung bình 5%/năm. VII.1.2. Chi phí của dự án  Nhân sự của dự án Nhân sự của dự án gồm: bộ phận Ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng được tính theo mức lương hàng tháng, ngoài ra còn có lao động trang trại và công nhân ở nhà máy, tuy nhiên mức lương của công nhân ở nhà máy được tính theo năng suất làm việc. Tổng số nhân sự của Dự án cần dùng là 50 người. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 33
  • 38. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Hạng mục Số Lượng Ban lãnh đạo Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc 1 Phòng kế toán Thủ quỹ 1 Kế toán 2 Hành chính nhân sự 1 Phòng kinh doanh 4 Bảo vệ 4 Nhà máy bắp Trưởng phòng kỹ thuật 2 Kỹ sư 4 Công nhân sản xuất 30 TỔNG 50 Chi phí lương Chi phí lương được tính theo hai phần: lương cho bộ phận quản lý hành chính và lương cho bộ phận sản xuất. Lương của bộ phận sản xuất được cấu thành theo chi phí sản phẩm. Đvt: 1,000 vnđ Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Hạng mục 1 2 3 4 5 Mức tăng lương 1.05 1.10 1.16 1.22 1.28 Tổng lương 996,450 1,046,27 3 1,098,58 6 1,153,51 5 1,211,191 Quản lý chung 996,450 1,046,27 3 1,098,58 6 1,153,51 5 1,211,191 BHYT,BHXH (22%) 202,356 212,474 223,097 234,252 245,965 Quản lý chung 202,356 212,474 223,097 234,252 245,965 Tổng cộng 1,198,80 6 1,258,74 6 1,321,68 4 1,387,76 8 1,457,156 Năm 2021 2022 2023 2024 2025 Hạng mục 6 7 8 9 10 Mức tăng lương 1.34 1.41 1.48 1.55 1.63 Tổng lương 1,271,75 1 1,335,33 8 1,402,10 5 1,472,21 0 1,545,821 Quản lý chung 1,271,75 1 1,335,33 8 1,402,10 5 1,472,21 0 1,545,821 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 34
  • 39. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA BHYT,BHXH (22%) 258,263 271,176 284,735 298,972 313,921 Quản lý chung 258,263 271,176 284,735 298,972 313,921 Tổng cộng 1,530,01 4 1,606,51 5 1,686,84 0 1,771,18 2 1,859,742 Năm 2026 2027 2028 2029 2030 Hạng mục 11 12 13 14 15 Mức tăng lương 1.71 1.80 1.89 1.98 2.08 Tổng lương 1,623,11 2 1,704,26 8 1,789,48 1 1,878,95 5 1,972,903 Quản lý chung 1,623,11 2 1,704,26 8 1,789,48 1 1,878,95 5 1,972,903 BHYT,BHXH (22%) 329,617 346,097 363,402 381,572 400,651 Quản lý chung 329,617 346,097 363,402 381,572 400,651 Tổng cộng 1,952,72 9 2,050,36 5 2,152,88 3 2,260,52 8 2,373,554 Năm 2031 2032 2033 2034 2035 Hạng mục 16 17 18 19 20 Mức tăng lương 2.18 2.29 2.41 2.53 2.65 Tổng lương 2,071,54 8 2,175,12 5 2,283,88 2 2,398,07 6 2,517,980 Quản lý chung 2,071,54 8 2,175,12 5 2,283,88 2 2,398,07 6 2,517,980 BHYT,BHXH (22%) 420,684 441,718 463,804 486,994 511,344 Quản lý chung 420,684 441,718 463,804 486,994 511,344 Tổng cộng 2,492,23 2 2,616,84 3 2,747,68 5 2,885,07 0 3,029,323  Chi phí sản xuất bắp sấy Công suất sản xuất tối đa của nhà máy là 30,000 tấn/năm. Tuy nhiên trong năm đầu tiên nhà máy chưa đạt công suất tối đa. Đvt: 1,000 vnđ Hạng mục ĐVT 2016 2017 2018 2019 Năm 1 2 3 4 Hiệu suất sản xuất % 70% 80% 90% 100% Khối lượng sản xuất tấn 21,000 24,000 27,000 30,000 Giá thành ngàn đồng/tấn 4,563.5 4,563.50 4,563.50 4,563.50 Chi phí sản xuất 95,833,500 109,524,00 0 123,214,50 0 136,905,000 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 35
  • 40. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Hạng mục 2020 2021 2022 2023 2024 Năm 5 6 7 8 9 Hiệu suất sản xuất 100% 100% 100% 100% 100% Khối lượng sản xuất 30,000 30,000 30,000 30,000 30,000 Giá thành 4,563.50 4,700.405 4,700.405 4,700.405 4,700.405 Chi phí sản xuất 136,905,000 141,012,15 0 141,012,15 0 141,012,15 0 141,012,150 (Trình bày chi tiết trong phần phụ lục) VII.1.3. Doanh thu từ dự án HẠNG MỤC ĐVT 2016 2017 2018 Tỷ lệ tăng giá 1 1 1 Khối lượng sản xuất tấn/năm 21,000 24,000 27,000 Hiệu suất tiêu thụ 85% 90% 95% Khối lượng bán trong năm tấn/năm 17,850 24,750 28,050 + Sản xuất trong năm tấn/năm 17,850 21,600 25,650 + Sản xuất năm trước tấn/năm - 3,150 2,400 Khối lượng tồn kho tấn/năm 3,150 2,400 1,350 Giá bán ngàn đồng/tấn 5,200 5,200 5,200 Doanh thu 92,820,000 128,700,00 0 145,860,000 HẠNG MỤC ĐVT 2019 2020 2021 Tỷ lệ tăng giá 1 1 1.03 Khối lượng sản xuất tấn/năm 30,000 30,000 30,000 Hiệu suất tiêu thụ 95% 95% 95% Khối lượng bán trong năm tấn/năm 29,850 30,000 30,000 + Sản xuất trong năm tấn/năm 28,500 28,500 28,500 + Sản xuất năm trước tấn/năm 1,350 1,500 1,500 Khối lượng tồn kho tấn/năm 1,500 1,500 1,500 Giá bán ngàn đồng/tấn 5,200 5,200 5,200 Doanh thu 155,220,00 0 156,000,00 0 156,000,000 (Trình bày chi tiết trong phần phụ lục) VII.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án VII.2.1. Báo cáo thu nhập Thông qua báo cáo thu nhập, ta tính toán được lãi hoặc lỗ, hiệu quả kinh tế của dự án cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư như sau: Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 36
  • 41. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA Đvt: 1,000 vnđ Năm 2016 2017 2018 2019 Hạng mục 1 2 3 4 Doanh thu 92,820,000 128,700,00 0 145,860,00 0 155,220,000 + Doanh thu từ nhà máy bắp 92,820,000 128,700,00 0 145,860,00 0 155,220,000 Chi phí 81,458,475 112,946,62 5 128,006,17 5 136,220,475 Chi phí sản xuất bắp sấy 81,458,475 112,946,62 5 128,006,17 5 136,220,475 Chi phí lương quản lý chung 1,198,806 1,258,746 1,321,684 1,387,768 Khấu hao 3,185,958 3,185,958 3,185,958 3,185,958 EBIT 6,976,761 11,308,671 13,346,184 14,425,800 Lãi vay 1,554,378 1,465,935 1,310,922 1,155,909 EBT 5,422,384 9,842,736 12,035,262 13,269,890 Thuế TNDN (20%) 1,084,477 1,968,547 2,407,052 2,653,978 NI 4,337,907 7,874,189 9,628,209 10,615,912 Năm 2020 2021 2022 2023 Hạng mục 5 6 7 8 Doanh thu 156,000,00 0 156,000,00 0 156,000,00 0 156,000,000 + Doanh thu từ nhà máy bắp 156,000,00 0 156,000,00 0 156,000,00 0 156,000,000 Chi phí 136,905,00 0 140,806,79 3 141,012,15 0 141,012,150 Chi phí sản xuất bắp sấy 136,905,00 0 140,806,79 3 141,012,15 0 141,012,150 Chi phí lương quản lý chung 1,457,156 1,530,014 1,606,515 1,686,840 Khấu hao 3,185,958 3,185,958 3,185,958 942,062 EBIT 14,451,886 10,477,236 10,195,378 12,358,948 Lãi vay 1,003,763 845,883 690,870 535,857 EBT 13,448,123 9,631,353 9,504,508 11,823,091 Thuế TNDN (20%) 2,689,625 1,926,271 1,900,902 2,364,618 NI 10,758,499 7,705,082 7,603,606 9,458,473 (Trình bày chi tiết trong phần phụ lục) VII.2.2. Báo cáo ngân lưu Với suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư là 15%, lãi vay của ngân hàng 8.1%  WACC bình quân = 10.28% Đvt:1,000 vnđ Năm 2015 2016 2017 2018 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 37
  • 42. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA 0 1 2 3 NGÂN LƯU VÀO - 92,820,000 128,700,000 145,860,000 Doanh thu 92,820,000 128,700,000 145,860,000 NGÂN LƯU RA 34,548,504 113,402,975 117,510,125 132,569,675 Đầu tư ban đầu 34,548,504 Chi phí hoạt động 81,458,475 112,946,625 128,006,175 Nhu cầu bổ sung vốn lưu động 31,944,500 4,563,500 4,563,500 Ngân lưu ròng trước thuế (34,548,504 ) (20,582,975 ) 11,189,875 13,290,325 Thuế TNDN 1,084,477 1,968,547 2,407,052 Ngân lưu ròng sau thuế (34,548,504 ) (21,667,452 ) 9,221,328 10,883,273 Hiện giá ngân lưu ròng (34,548,504 ) (19,647,565 ) 7,582,201 8,114,509 Hiện giá tích luỹ (34,548,504 ) (54,196,069 ) (46,613,869 ) (38,499,360) Năm 2019 2020 2021 2022 4 5 6 7 NGÂN LƯU VÀO 155,220,000 156,000,000 156,000,000 156,000,000 Doanh thu 155,220,000 156,000,000 156,000,000 156,000,000 NGÂN LƯU RA 140,783,975 136,905,000 142,175,843 141,012,150 Đầu tư ban đầu Chi phí hoạt động 136,220,475 136,905,000 140,806,793 141,012,150 Nhu cầu bổ sung vốn lưu động 4,563,500 - 1,369,050 - Ngân lưu ròng trước thuế 14,436,025 19,095,000 13,824,158 14,987,850 Thuế TNDN 2,653,978 2,689,625 1,926,271 1,900,902 Ngân lưu ròng sau thuế 11,782,047 16,405,375 11,897,887 13,086,948 Hiện giá ngân lưu ròng 7,965,708 10,057,515 6,614,169 6,596,973 Hiện giá tích luỹ (30,533,652 ) (20,476,137 ) (13,861,968 ) (7,264,994) (Trình bày chi tiết trong phần phụ lục) Từ kết quả ngân lưu trên ta tính được các chỉ số tài chính sau: STT Chỉ tiêu 1 Giá trị hiện tại thuần NPV 34,548,504,000 đồng 2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 17% 3 Thời gian hoàn vốn 9 năm  Nhận xét: Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 38
  • 43. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA - NPV = 34,548,504,000 đồng > 0 - IRR = 17% > > lãi vay  Dự án sinh lợi cao và hiệu quả đầu tư lớn Thời gian hoàn vốn 9 năm. + Nhận xét: Qua biểu phân tích các chỉ tiêu kinh tế của dự án cho thấy rằng dự án đều có NPV dương, mang lại hiệu quả đầu tư. Chỉ số IRR dự án tương đối phù hợp và đảm bảo tính sinh lợi cho dự án không những đám ứng nhu cầu tài chính, mà dự án còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển và giảm thiểu tổn thất trong nông nghiệp. VII.2.3. Khả năng trả nợ Nguồn vốn vay bắt đầu được trả từ năm thứ 3 hoạt động, sau khi dự án có nguồn thu ổn định. Nguồn vốn bao gồm: 50% lợi nhuận hoạt động và nguồn khấu hao, đảm bảo đủ trả nợ cho ngân hang. Đvt: 1,000 vnđ Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Nguồn trả nợ: 7,123,05 2 8,000,06 2 8,493,91 4 8,565,20 7 7,038,499 + 50% lợi nhuận thu được 3,937,09 4 4,814,10 5 5,307,95 6 5,379,24 9 3,852,541 + Khấu hao 3,185,95 8 3,185,95 8 3,185,95 8 3,185,95 8 3,185,958 Nợ phải trả 1,913,74 2 1,913,74 2 1,913,74 2 1,913,74 2 1,913,742 Thừa/thiếu sau trả nợ 5,209,31 0 6,086,32 1 6,580,17 2 6,651,46 5 5,124,757 Năm 2022 2023 2024 2025 2026 Nguồn trả nợ: 6,987,76 1 5,671,29 8 5,699,09 9 5,726,14 8 4,143,420 + 50% lợi nhuận thu được 3,801,80 3 4,729,23 6 4,757,03 8 4,784,08 6 3,201,358 + Khấu hao 3,185,95 8 942,062 942,062 942,062 942,062 Nợ phải trả 1,913,74 2 1,913,74 2 1,913,74 2 1,913,74 2 1,913,742 Thừa/thiếu sau trả nợ 5,074,01 9 3,757,55 6 3,785,35 8 3,812,40 6 2,229,678 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 39
  • 44. DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẤY BẮP – TRANG TRẠI NUÔI BÒ SỮA VII.2.4. Hiệu quả kinh tế xã hội Phân tích tài chính hiệu quả đầu tư cho thấy dự án “Nhà máy máy sấy bắp - trang trại chăn nuôi bò sữa Tiến Thịnh” rất khả thi qua các thông số tài chính. Vì vậy dự án hoạt động sẽ tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng; nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Chế biến nông sản Trang 40