SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 100
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
TRƯỜNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ VĂN LANG
KHOA XÂY DỰNG
11/25/2022 1
QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Mã môn học: DQX0110
GVHD: TS. Nguyễn Thúy Lan Chi
Chương 1. Những vấn đề chung
1.1. Khái niệm
1.2. Nội dung BHLĐ và những quan điểm trong công
tác bảo hộ lao động
1.3. Hệ thống pháp luật và các quy định về BHLĐ
1.4 Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động.
1.5. Khai báo, kiểm tra đánh giá tình hình tai nạn lao
động.
1.1. KHÁI NIỆM
11/25/2022 3
An toàn và vệ sinh lao động (viết tắt ATVSLĐ),
trước còn gọi là Bảo hộ lao động
Tiếng Anh:
- Occupational safety and health (OSH)
- Occupational health and safety (OHS)
- Workplace health and safety (WHS)
KHÁI NIỆM
11/25/2022 OHS basic concepts 4
An toàn và vệ sinh lao động (viết tắt ATVSLĐ),
trước còn gọi là Bảo hộ lao động
Tiếng Anh: Occupational safety and health (OSH)
hay Occupational health and safety (OHS)
hoặc workplace health and safety (WHS)
Là một lĩnh vực liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi
người tham gia vào công việc hoặc việc làm. Tổng hợp tất
cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành
chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật... nhằm mục tiêu là
thúc đẩy một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh
như cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao
động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động.
KHÁI NIỆM CHUYÊN BIỆT VỀ BHLĐ
11/25/2022 OHS basic concepts 5
Bảo hộ lao động
Là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an
toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ
sinh môi trường lao động).
Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm
các giải pháp phòng ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy
nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe
và an toàn tính mạng cho người lao động
Khái niệm về lao động
• Tại sao phải lao động?
Đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội.
Trong lao động, con người khỏe lên về thể chất, nâng cao kiến
thức, đạo đức và nhân cách  Điều kiện cơ bản để con người phát
triển
• Thế nào là lao động?
Lao động là quá trình hoạt động có ý thức của con người, dùng
công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để biến chúng
thành sản phẩm phục vụ đời sống của con người.
11/25/2022 OHS basic concepts 6
Khái niệm về Điều kiện lao động
Trong hoạt động sản xuất, người lao động
phải làm việc trong một điệu kiện nhất định,
gọi chung là điều kiện lao động.
Điều kiện lao động
Là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông
qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình
công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong
không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan
hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định
cho con người trong quá trình lao động
(Tình trạng tâm sinh lý của NLĐ trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng
được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiên lao động).
11/25/2022 OHS basic concepts 7
Đảm bảo Lao động phải được an toàn
•Tại các Quốc gia
•Tại Việt Nam
11/25/2022 OHS basic concepts 8
Luật số 84/2015/QH13 của Quốc hội:
LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG.
Ban hành ngày 25/06/2015, có hiệu lực ngày 1/7/2016.
1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦAATVSLĐ
•Xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính
sách, tiêu chuẩn, qui định, kỹ thuật xử lý và
phòng ngừa...
•Giáo dục, huấn luyện và vận động NLĐ làm tốt
công tác...
Trong hai lĩnh vực:
1. An toàn lao động
2. Vệ sinh lao động
11/25/2022 OHS basic concepts 9
Khái niệm ATVSLĐ
(Theo Luật ATVSLĐ)
• An toàn lao động
là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm
bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong
quá trình lao động.
• Vệ sinh lao động
là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật,
làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
11/25/2022 OHS basic concepts 10
An toàn lao động
ATLĐ là quá trình lao động
mà ở đó không xuất hiện
yếu tố nguy hiểm gây
chấn thương, TNLĐ
 Con người lao động không bị bất kỳ yếu tố nào gây
tổn thương tới sự trọn vẹn của con người trong quá
trình lao động (tác động tới sự phát triển bình thường,
ảnh hưởng tới sức khỏe…)
11/25/2022 OHS basic concepts 11
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có thể tác động một cách đột ngột lên cơ thể NLĐ gây chấn
thương hoặc TNLĐ.
Yếu tố nguy hiểm => tai nạn lao động
Thời gian: tích tắc (giây)
11/25/2022 OHS basic concepts 12
11/25/2022 Occupational Health 13
YẾU TỐ NGUY HIỂM & TAI NẠN LAO ĐỘNG
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có thể tác động một cách đột ngột
lên cơ thể NLĐ gây chấn thương hoặc TNLĐ.
Vùng nguy hiểm là khoảng không gian xác định trong đó
các yếu tố nguy hiểm tác động một cách thường xuyên,
chu kỳ hoặc bất ngờ, dễ gây tai nạn cho NLĐ nếu không có
biện pháp phòng ngừa
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con
người trong quá trình lao động, Luật ATVSLĐ.
14
PHÂN LOẠI CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM
YẾU TỐ NGUY HIỂM gây chấn thương cơ học
YẾU TỐ NGUY HIỂM về nổ
YẾU TỐ NGUY HIỂM về điện
YẾU TỐ NGUY HIỂM về nhiệt
YẾU TỐ NGUY HIỂM về hóa học
15
YẾU TỐ NGUY HIỂM gây chấn thương cơ học
 Các bộ phận, cơ cấu truyền động: đai truyền, bánh răng, …
 Các bộ phận chuyển động: búa máy, đầu máy bào, máy phay, máy đột dập…
 Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn: bánh đá mài, cưa đĩa, máy ly
tâm, trục máy khoan, máy tiện, trục cán ép…
 Vật rơi từ trên cao, gãy sập các kết cấu công trình: vật liệu rơi, sập nhà, đổ
tường, đổ xe, sập đất, sập lò…
 Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn ra: vỡ đá mài, phoi, vật cứng
bị đập vỡ…
 Vật rơi từ trên cao, gãy sập các kết cấu công trình
 Trơn, trượt, té ngã…
16
 Nổ hóa học: nổ hóa học là phản ứng hóa học kèm theo hiện tượng
tỏa nhiều nhiệt và khí diễn ra trong một thời gian ngắn tạo ra áp lực
lớn gây nổ
 Nổ vật lý: là sự nổ của thiết bị chịu áp lực khi áp suất của môi chất
chứa trong nó vượt quá giới hạn bền cho phép của thiết bị hoặc do
thiết bị bị rạn, phồng móp, bị ăn mòn…
YẾU TỐ NGUY HIỂM về nổ
17
Yếu tố nguy
hiểm về điện
Điện giật
Phóng điện
Hồ quang điện
Điện từ trường
Tĩnh điện
….
Yếu tố nguy
hiểm về nhiệt
Gây cháy: ngọn
lửa, tia lửa, vật
nung nóng, nấu
chảy, hơi khí
nóng…
Gây bỏng: nóng,
lạnh
…..
Yếu tố nguy
hiểm về hóa học
Gây nhiễm độc
cấp tính
Gây tai nạn về
hóa học (bỏng
do hóa chất,…)
….
YẾU TỐ NGUY HIỂM về điện, nhiệt, hóa học
18
 Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác, do sự tác động đột ngột từ
bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, phá hủy chức năng hoạt động
bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
 Khi NLĐ bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn chất
độc có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ
thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và trong trường hợp này cũng gọi là TNLĐ
 Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết
trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều
trị; chết do tái phát của chính vết thương do TNLĐ gây ra
 Tai nạn lao động nặng: TNLĐ nặng được Quy định tại phụ lục NĐ 39/2016/ND-CP
 Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên
TAI NẠN LAO ĐỘNG
Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP
19
Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động:
Tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các
trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao
động;
Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải
lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc;
Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo
yêu cầu của NSDLĐ;
Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời
gian và tuyến đường hợp lý.
TAI NẠN LAO ĐỘNG
Tai nạn lao động chết người:
+ Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
+ Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết
thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám
định pháp y;
+ Người lao động được tuyên
bố chết theo kết luận của
Tòa án đối với trường hợp
mất tích.
Tai nạn lao động nặng: TNLĐ nặng được Quy định tại phụ
lục II của Nghị định 39.
Tai nạn lao động
Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai
nạn lao động nói trên
Vệ sinh lao động
VSLĐ là quá trình lao động mà ở đó không xuất hiện
yếu tố có hại tác động đến sự phát triển bình thường của con
người, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây bệnh tật, BNN
11/25/2022 22
YTCH là tập hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội, sản xuất, lao động xuất hiện trong quá
trình lao động, có quan hệ với NLĐ và tác động xấu đến sức khỏe - ảnh hưởng tới sự
phát triển bình thường của con người
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá
trình lao động, Luật ATVSLĐ.
SỨC KHỎE VÀ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP
11/25/2022 Industrial Hygiene 23
Vệ sinh lao động liên quan đến:
- Sức khỏe
- Các tác hại nghề nghiệp
International Occupational Hygiene Association
Work Health

SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ?
11/25/2022 Occupational Health 24
KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHỎE
• Theo WHO “Sức khoẻ là tình trạng hoàn toàn thoải mái về thể chất,
tinh thần và xã hội, không đơn thuần là không có bệnh, không có tật”.
The World Health Organization (WHO) defined health as "a state of
complete physical, mental, and social well-being and not merely the
absence of disease or infirmity”
SK là quyền lợi cơ bản nhất của con nguời và rất quan trọng đối
với sự phát triển KT-XH
SK phải được nhìn nhận như một tài sản của con người và xã hội
cũng giống như bất kỳ của cải vật chất nào.
PHÂN NHÓM SỨC KHỎE
Sức khỏe thể chất: thể hiện ở sự phát triển thể hình, thể
lực của cơ thể và khả năng thích ứng của cơ thể với điều
kiện sống và lao động
Sức khỏe tinh thần: thể hiện khả năng tự làm chủ được
bản thân, luôn giữ được thăng bằng trong tâm trí và tình
cảm
Sức khỏe xã hội: thể hiện khả năng hội nhập với môi
trường xã hội và khả năng tác động nhằm cải tạo môi
trường xã hội đó.
Tình trạng sức khỏe + phơi nhiễm => bệnh
+
Thời gian: ngày, tháng, năm
11/25/2022 OHS basic concepts 26
Bệnh nghề nghiệp hay bệnh liên quan đến công việc?
Bệnh nghề nghiệp – Occupational
disease
Bệnh liên quan đến công việc – Work-
related illness
11/25/2022 OHS basic concepts 27
Là bệnh phát sinh do ĐKLĐ có hại của nghề nghiệp, tác động tới NLĐ hay là sự suy yếu dần dần
sức khoẻ của NLĐ, gây ra do những điều kiện bất lợi trong sản xuất hoặc do tác dụng thường
xuyên của các chất độc lên cơ thể con người trong sản xuất.
Thông tư 15/2016 của Bộ Y tế quy định 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
BỆNH NGHỀ NGHIỆP
• Là bệnh phát sinh do ĐKLĐ có hại của nghề nghiệp, tác động
tới NLĐ hay là sự suy yếu dần dần sức khoẻ của NLĐ, gây ra
do những điều kiện bất lợi trong sản xuất hoặc do tác dụng
thường xuyên của các chất độc lên cơ thể con người trong sản
xuất.
• Thông tư 15/2016 của Bộ Y tế quy định 34 bệnh nghề nghiệp
được hưởng bảo hiểm xã hội.
11/25/2022 Occupational Health & Safety 28
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác
động đối với người lao động, Luật ATVSLĐ.
29
1 Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
2 Bệnh bụi phổi amiăn
3 Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
4 Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệ
5 Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
6 Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
7 Bệnh hen nghề nghiệp
8 Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
9
Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và
đồng đẳng
10 Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
11 Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
12 Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp
13 Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
14
Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật
nghề nghiệp
15 Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
16 Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
17 Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
18 Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồ
19 Bệnh giảm áp nghề nghiệp
20 Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
21 Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
22 Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
23 Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
24 Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
25 Bệnh sạm da nghề nghiệp
26 Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm
27
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm
ướt và lạnh kéo dài
28
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự
nhiên, hóa chất phụ gia cao su
29 Bệnh Leptospira nghề nghiệp
30 Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
31 Bệnh lao nghề nghiệp
32 Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
33 Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
34 Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
34 Bệnh nghề nghiệp
Thông tư 15/2016 của Bộ Y tế quy định 34 bệnh nghề nghiệp
được hưởng bảo hiểm xã hội.
30
PHÂN LOẠI CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI
YẾU TỐ CÓ HẠI Vật lý
YẾU TỐ CÓ HẠI Hóa học
YẾU TỐ CÓ HẠI Sinh học
YẾU TỐ CÓ HẠI Về tư thế lao động
YẾU TỐ CÓ HẠI Về tâm sinh lý
31
Yếu tố có hại về vật lý
Điều kiện VKH: nhiệt độ, độ
ẩm, tốc độ lưu chuyển của
không khí, bức xạ nhiệt
Tiếng ồn và rung động
Thiếu ánh sáng hoặc bố trí hệ
thống chiếu sáng không hợp
lý
Bức xạ điện từ, bức xạ cao
tần và siêu cao tần trong
khoảng sóng vô tuyến, tia
hồng ngoại, tia tử ngoại…
Các chất phóng xạ và các tia
phóng xạ như α, β, γ
Áp suất cao hoặc thấp
Yếu tố có hại về
hóa học
Bụi trong sản xuất
Các chất độc, hơi khí
độc
Gây nhiễm độc mãn
tính
Yếu tố có hại về
sinh học
Các loại vi khuẩn, siêu
vi khuẩn gây bệnh
Các loại ký sinh trùng,
nấm mốc gây bệnh
Các loại côn trùng, rắn
PHÂN NHÓM YẾU TỐ CÓ HẠI
(Harmful factors)
32
Yếu tố tâm sinh lý lao động
 Mức tiêu hao năng lượng của cơ thể (kcal/ca làm việc)
 Biến đổi tim mạch (nhịp /phút)
 Mức chịu tải của cơ bắp khi làm việc
 Nhịp điệu cử động, số lượng động tác trong 1 giờ
 Vị trí, tư thế lao động và đi lại khi làm việc
 Mức độ đơn điệu của lao động trong sản xuất dây chuyền (thao tác/giây)
 Căng thẳng thị giác
 Độ căng thẳng chú ý mệt mỏi thần kinh
 Mức gánh tải thông tin (số tín hiện tiếp nhận/giờ)
 Mức hoạt động của não lực khi làm việc
 Mức căng thẳng thần kinh tâm lý trong tiến trình ca
 Chế độ lao động
•Căng thẳng
•Áp lực trong công việc
•Stress
•…
Yếu tố tâm sinh lý lao động
• Chuyển động lập đi lập lại?
• Thiết kế/bố trí không hợp lý
• Nghỉ ngơi không đủ
• ….
Các yếu tố về Ergonomics
(tư thế lao động)
Các điều kiện làm việc
gây nên sự căng thẳng về thể chất và tinh thần
“Fitting the job to the worker”.
Musculoskeletal
disorders (MSDs)
Ảnh hưởng của các yếu tố Ergonomics đến sức khỏe
11/25/2022 36
Các yếu tố có hại đến sức khoẻ - Harmful factors
Yếu tố hoá học
Chemical factors
Khí, hơi, chất rắn, các dạng sợi, chất lỏng, bụi,
sương, mù…. Gases, vapours, solids, fibres, liquids,
dusts, mists, fumes, etc.
Yếu tố vật lý
Physical factors
Ồn và rung - Noise and vibration
Nóng và lạnh - Heat and cold
Trường điện từ, chiếu sáng… - Electromagnetic
fields, lighting etc.
Yếu tố sinh học
Biological factors
Vi khuẩn, nấm mốc… - Bacteria, fungi, etc.
Các yếu tố về tư thế lao
động
Ergonomic factors
Nâng nhất vật, căng cơ và lao động đơn điệu, lặp đi
lặp lại - Lifting, stretching, and repetitive motion
Các yếu tố tâm sinh lý
Psychosocial factors
Căng thẳng, khối lượng công việc và tổ chức lao
động - Stress, workload and work organisation
Tổng kết
Nội dung của Công tác ATVSLĐ
(AT&SK nghề nghiệp) cụ thể tại các DN
AN TOÀN
NGHỀ NGHIỆP
SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP
AN TOÀN
LAO ĐỘNG
VỆ SINH
LAO ĐỘNG
 Phòng ngừa các yếu tố nguy
hiểm tác động tới tính mạng và
sức khỏe NLĐ trong khi lao động
sản xuất
Không tai nạn lao động
Môi trường lao động an toàn hơn
 Phòng ngừa các yếu tố có hại tác
động tới sức khỏe của NLĐ
 Không bị bệnh nghề nghiệp
 Giữ gìn khả năng lao động
37
11/25/2022
OHS basic concepts
OHS law and policy
1.3 HỆ THỐNG VBPL, CÁC QUI ĐỊNH VỀ BHLD
• Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ
• Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ
Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên
tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống
nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và
được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền
ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam
Hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống
cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp
luật)
HIẾN PHÁP
LUẬT/PHÁP
LỆNH
NGHỊ ĐỊNH
TIÊU CHUẨN/QUY
PHẠM
CHỈ THỊ/QUYẾT
ĐỊNH
THÔNG TƯ
OHS law and policy
1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG VBPL
• Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ
• Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ
ĐIỀU 35
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn
nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo
đảm các điều kiện làm việc công
bằng, an toàn; được hưởng lương, chế
độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng
bức lao động, sử dụng nhân công dưới
độ tuổi lao động tối thiểu.
HIẾN PHÁP 2013
OHS law and policy
LUẬT/PHÁP LỆNH
17 CHƯƠNG VÀ
242 ĐIỀU
7 CHƯƠNG VÀ 93
ĐIỀU
9 CHƯƠNG VÀ 125
ĐIỀU
9 CHƯƠNG VÀ 65
ĐIỀU
OHS law and policy
NGHỊ ĐỊNH
Số ký hiệu Ngày Tên văn bản
143/2018/NĐ-CP 15/10/2018 Nghị định quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ
sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là
công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
24/2018/NĐ-CP 27/02/2018 Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo
dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động
44/2016/NĐ-CP 15/05/2016 Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về
hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn,
vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
39/2016/NĐ-CP 15/05/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao
động
37/2016/NĐ-CP 15/05/2016 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an
toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp bắt buộc
45/2013/NĐ-CP 10/05/2013 Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nhà nước (TCVN, QCVN)
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp ngành (TCXDVN,
QVXDVN,…)
- Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): Ban hành trên cơ sở nghiên cứu,
vận dụng các quy định của nhà nước cho phù hợp với thưc
tế của doanh nghiệp. Thông thường đó là các Quy trình,
hướng dẫn thực hiện công việc.
OHS law and policy
OHS law and policy
OHS law and policy
Bộ Luật LĐ 2012
• Thêm quy định riêng với lao
động là nữ: thời gian làm việc,
đào tạo, nghỉ ngơi và thai sản,…
• Quy định tuổi nghỉ hưu nam 60
và nữ 55
• Thời gian làm thêm giờ và các
ngày nghỉ lễ trong năm
• …
Những điểm mới của Bộ Luật lao động
số 10/2012/QH13
- Bộ Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.
- Bộ Luật lao động gồm 17 chương và 242 điều (tăng 23 điều so với Bộ
Luật cũ). Chương 9 (20 điều về ATLĐ, VSLĐ)
- Bộ Luật lao động mới thúc đẩy bình đẳng giới, quy định chi tiết thời
gian đào tạo, thời gian làm việc, kéo dài thời gian nghỉ ngơi và tăng
thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng.
2. GIỚI THIỆU VỀ LUẬT ATVSLĐ
Quá trình hình thành và phát triển của quản lý
nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động
- 1964, Điều lệ tạm thời về BHLĐ ra đời và tồn tại gần 30 năm;
- 1992, Pháp lệnh BHLĐ được Quốc hội VN thống nhất thông qua;
- 1995, Bộ luật Lao động dành hẳn chương IX gồm 20 điều quy định
về ATVSLĐ chính thức có hiệu lực đánh dấu bước tiến mới về
pháp luật về ATVSLĐ;
- 20 năm sau, pháp luật về ATVSLĐ đã được nâng lên tầm cao mới
khi Quốc hội thông qua Luật vào ngày 25/06/2015 gồm 7 chương
với 93 điều, quy định đầy đủ, chi tiết mọi lĩnh vực, điều khoản liên
quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
OHS law and policy
Luật số: 84/2015/QH13
LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAOĐỘNG
Ngày ban hành: 25/06/2015 Ngày có hiệu lực: 01/07/2016
Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
Quá trình hình thành và phát triển của quản lý nhà
nước về an toàn, vệ sinh lao động
Điều lệ tạm
thời về
BHLĐ
Pháp lệnh
về BHLĐ
Bộ luật lao
động,
Chương 9 –
20 điều về
ATVSLĐ
Luật
ATVSLĐ 7
chương 93
điều
1964
1992
1995
2015
OHS law and policy
OHS law and policy
Cấu trúc của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
7 chương 93 điều
Chương I: QUI ĐỊNH CHUNG (Điều 1 – Điều 12)
Chương II:CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ
CÓ HẠI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (Điều 13 – Điều 33)
Chương III: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(Điều 34 – Điều 62)
Chương IV: BẢO ĐẢM ATVSLĐ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ
(Điều 63 – Điều 70)
Chương V: BẢO ĐẢM AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN
XUẤT, KINH DOANH (Điều 71 – Điều 81)
Chương VI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATVSLĐ (Điều 82 – Điều 91)
Chương VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH (Điều 92– Điều 93)
OHS law and policy
Phạm vi điều chỉnh:
Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức,
cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động
và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Luật an toàn, vệ sinh lao động
OHS law and policy
Đối
tượng
áp
dụng
NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người
học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ.
Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang
nhân dân.
NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động.
NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng;
NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
NSDLĐ.
Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác
ATVSLĐ.
OHS law and policy
Thuật ngữ liên quan
- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các
yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong
đối với con người trong quá trình lao động.
- Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố
có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong
quá trình lao động.
- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương
hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
- Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con
người trong quá trình lao động.
OHS law and policy
- Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng
của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật
cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có
nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.
- Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm
trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy
ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất,
kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến
nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương.
- Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận,
chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động,
xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công
việc, nhiệm vụ lao động.
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có
hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
1.4 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BHLĐ
Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động (Điều 4)
1.Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh
lao động.
2.Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động.
3.Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không
theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động.
5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ
chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho
người lao động.
Quyền và nghĩa vụ
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động (Điều 6)
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a)Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động;
b)Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và
những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
c)Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề
nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d)Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không
bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, báo
người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi đã khắc phục các
nguy cơ
e)Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a)Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ các
giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
b)Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
c)Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây
mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp
cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp
4. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a)Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo
quy định của pháp luật;
b)Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động với những người có liên quan trong quá trình lao động;
c)Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây
mất an toàn, vệ sinh lao động
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
(Điều 7)
1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a)Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm
an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b)Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm
trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
c)Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d)Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao
động.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a)Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp cho người lao động;
b)Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực
hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c)Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có
nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng/ sức khỏe người lao động;
d)Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp
hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và
giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
e)Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự
cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực
hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về
an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 12)
1.Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không
thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ
gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường;
2.Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền
đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc
thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3.Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được
kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
4.Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi
trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp;
5.Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do
người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình;
6.Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
7.Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
Chương II
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM,
YẾU TỐ CÓ HẠI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (Điều 14)
1.Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao
động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên tham dự huấn luyện
2.Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho NLĐ làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc
3.Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn,
vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và
được cấp thẻ an toàn.
4.Người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng
5.Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều này phải phù hợp với đặc
điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động
6.Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
7.Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật
8.Chính phủ quy định chi tiết về cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ
thuật, tiêu chuẩn về người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, trình tự, thủ tục.
NỘI QUY, QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN,
VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều 15. Nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
Điều 16. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc
Điều 17. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc
Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
Điều 19. Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm
trọng và ứng cứu khẩn cấp
Điều 20. Cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động
CHẾ ĐỘ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, CHĂM SÓC SỨC KHỎE NLĐ
Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho NLĐ
Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho
người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao
động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức
khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Điều 22. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động
đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động
theo điều kiện lao động.
Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc
sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp
luật.
Điều 23. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
1.Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ
cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.
2.Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ,
kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm,
yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.
QUI ĐỊNH VỀ PPE
(PERSONAL PROTECTIVE EQUIPMENT)
QUẢN LÝ MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM
NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 28. Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
lao động
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục các loại
máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao
động trên cơ sở đề nghị của các bộ quy định tại Điều 33 của Luật này.
Điều 30. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao động
Điều 31. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động
Điều 33. Trách nhiệm của các bộ trong việc quản lý nhà nước đối với máy,
thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Chương III - CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT ATVSLĐ
VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
KHAI BÁO, THỐNG KÊ, BÁO CÁO, ĐIỀU TRA SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT
ATVSLĐ, TAI NẠN LAO ĐỘNG, BNN
Điều 34. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự
cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
Điều 36. Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ
nghiêm trọng
Định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trừ
trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác
Điều 37. Thống kê, báo cáo về bệnh nghề nghiệp
Hằng năm, Bộ Y tế gửi báo cáo thống kê, đánh giá về BNN, tình hình thực hiện
công tác phòng, chống BNN cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp,
báo cáo Chính phủ.
Chương VI – QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATVSLĐ
Điều 82-91
Điều 82. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
xây dựng, ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ
sinh lao động, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền
được phân công quản lý.
2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng
chương trình, hồ sơ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động.
4. Quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
5. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao
động.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ
sinh lao động.
7. Bồi dưỡng, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
8. Hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động.
Chương VI – QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATVSLĐ
Điều 82-91
Điều 83. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực
hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
1.Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 về Quy định về việc đo đạc môi trường lao
động định kỳ hàng năm... (tải tại đây)
2.Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 về Hướng dẫn thực hiện kiểm định
kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động,...(tải tại đây)
3.Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 về Quy định chi tiết một số điều của Bộ
luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao
động,...(tải tại đây)
4.Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 về Hướng dẫn Nghị định số
46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động,...(tải tại đây)
5.Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 về Ban hành danh mục các công
việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên,...(tải tại đây)
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
6.Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 về Ban hành danh mục công việc
nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc,...(tải tại đây)
7.Thông tư số 13/2013/TT-BLĐTBXH ngày 21/8/2013 về Hướng dẫn điều chỉnh lương
hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng theo nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 của Chính phủ,...(tải tại đây)
8.Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về Ban hành danh mục công việc
không được sử dụng lao động nữ,...(tải tại đây)
9.Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về Quy định về công tác huấn
luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động,...(tải tại đây)
10.Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về Hướng dẫn thực hiện chế độ
bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy
hiểm, độc hại,...(tải tại đây)
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
11.Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 về Hướng dẫn thi hành một số điều
của nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động,...(tải tại đây)
12.Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2013 về Hướng dẫn thực hiện mức lương
tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang
trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động,...(tải tại đây)
13.Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 về Hướng dẫn thực hiện chế độ trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân,...(tải tại đây)
14.Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 về Ban hành danh mục máy, thiết bị,
vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,...(tải tại đây)
15.Thông tư số 04/2015/TT- BLĐTBXH ngày 02/02/2015 về Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi
thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp,...(tải tại đây)
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
16.Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc,...(tải tại đây)
17.Luật An toàn, vệ sinh lao động (Luật số 84/2015/QH13 của Quốc hội thông qua
ngày 25/6/2015) có hiệu lực từ 01/7/2016,...(tải tại đây)
18.Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động,...(tải tại đây)
19.Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động,...(tải tại đây)
20.Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ Lao động Thương
binh và xã hội về danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động,...
(tải tại đây)
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
Nghị định thông tư hướng dẫn chung nhất về an toàn, vệ sinh lao động
• Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh laođộng
• Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
• Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ
sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
• Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp,
công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao
động nghiêm trọng
• Quyết định 1037/QĐ-TTg thành lập Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động
• Thông tư 103/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện
Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-
2020
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
Quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh
lao động và quan trắc môi trường lao động
• Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định
kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao
động
• Thông tư 245/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an
toàn, vệ sinh lao động
• Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• Thông tư 110/2017/TT-BTC về sửa đổi Biểu mức thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh
trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động kèm
theo
• Thông tư 08/2017/TT-BQP quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật
tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng
• Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc
thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
• Thông tư liên tịch 35/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV về Quy định mã số và tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
Quy định về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
• Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn
lao
động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
• Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
• Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội
bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
• Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
• Công văn 3647/BHXH-CSXH năm 2016 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
Danh mục nghề, công việc các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao động
• Quyết định 558/2002/QĐ-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc được hưởng chế độ
bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại của
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
• Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn,
vệ sinh lao động
• Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm
và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
• Thông tư 20/2016/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội
• Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
Hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động trong một số lĩnh vực cụ thể
• Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng
công trình
• Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
• Quyết định 2968/QĐ-BYT năm 2018 công bố thủ tục hành chính sửa đổi được quy định tại
Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
• Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao
động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao
• Thông tư 29/2016/TT-BXD quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy
vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động
• Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH năm 2015 hợp nhất Nghị định quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động
• Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
lao động
• Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
Lĩnh vực PCCC
1. Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
2. Thông tư 08/2018/TT-BCA về hướng dẫn Nghị định 83/2017/NĐ-
CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy
và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
3. Quy chế 01/QCPH-BCA-BXD năm 2018 về phối hợp giữa Bộ
Công an và Bộ Xây dựng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và
phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
Môi trường
4. Quyết định 15/2018/QĐ-TTg về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường do
Thủ tướng Chính phủ ban hành
Hóa chất
5 . Quyết định 590/QĐ-BCT năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm
pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Công Thương được ban hành từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/01/2018
CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆN DẪN
Số
TT
Tên văn bản Số Văn bản
Ngày ban
hành
Ngày
hiệu lưc
1 Luật an toàn, vệ sinh lao động. 84/2015/QH13 25/06/2015 01/7/2016
2
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật an toàn, vệ sinh lao động.
39/2016/NĐ-CP 15/5/2016 01/7/2016
3
Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật ATVSLĐ
về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn lu
yện ATVSLĐ và quan trắc môi trường.
44/2016/NĐ-CP 15/5/2016 01/7/2016
4
Thông tư quy định một số nội dung tổ chức thực hiện côn
g tác ATVSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
07/2016/TT-
BLĐTBXH
15/5/2016 01/7/2016
5
Thông tư ban hành danh mục công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
056/2020/TT-
BLĐTBXH
20/8/2020 5/10/2020
6
Thông tư ban hành danh mục các loại máy, thiết bị,
vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
36/2019/TT-
BLĐTBXH
30/12/2019 1/3/2020
7
Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe
người lao động.
19/2016/TT-BYT 30/06/2016 15/8/2016
8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng.
QCVN
18:2014/BXD
05/09/2014
05/09/201
4
OHS law and policy
TÌNH HÌNH VẬN DỤNG LUẬT VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN
DƯỚI LUẬT TẠI CÁC ĐƠN VỊ
OHS law and policy
THẢO LUẬN
Bài tập nhóm
82
 Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác, do sự tác động đột ngột từ
bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, phá hủy chức năng hoạt động
bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
 Khi NLĐ bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn chất
độc có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ
thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và trong trường hợp này cũng gọi là TNLĐ
 Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết
trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều
trị; chết do tái phát của chính vết thương do TNLĐ gây ra
 Tai nạn lao động nặng: TNLĐ nặng được Quy định tại phụ lục NĐ 39/2016/ND-CP
 Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên
1.5. TAI NẠN LAO ĐỘNG & KHAI BÁO TNLĐ
Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP
83
Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động:
Tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các
trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao
động;
Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải
lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc;
Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo
yêu cầu của NSDLĐ;
Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời
gian và tuyến đường hợp lý.
TAI NẠN LAO ĐỘNG
Tai nạn lao động chết người:
+ Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
+ Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết
thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám
định pháp y;
+ Người lao động được tuyên
bố chết theo kết luận của
Tòa án đối với trường hợp
mất tích.
Tai nạn lao động nặng: TNLĐ nặng được Quy định tại phụ
lục II của Nghị định 39.
Tai nạn lao động
Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai
nạn lao động nói trên
•Theo tổ chức ILO ước tính (5/2018):
• 317 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra hàng năm;
• 2,3 triệu người chết liên quan đến tai nạn lao động tại nơi
làm việc;
•Cứ mỗi 15 giây, một công nhân chết do tai nạn hoặc
liên quan đến bệnh nghề nghiệp;
•Cứ mỗi 15 giây, 160 công nhân liên quan đến các vụ
tai nạn lao động;
Bức tranh toàn cầu
11/25/2022
International Labour
Organization
Bức tranh toàn cầu
37%
16%
13%
11%
8%
Đau lưng
Giảm thính lực
Bệnh về Phổi
Bệnh hen suyễn
Chết người
Theo WHO ước tính trong 180 triệu dân trên toàn Thế giới
bị ảnh hưởng bởi công việc:
(Khảo sát 180 triệu dân trên tổng số 7,7 tỉ người, thống kê 1/11/2018)
11/25/2022 87
ILO, số người chết liên quan đến công việc 5/2018,
2.3 triệu người
(350.000 người chết, gần 2 triệu người chết do BNN)
ILO 2018
11/25/2022 OHS basic concepts 88
Tổng quan ngành xây dựng tại Việt Nam
Kể từ năm 1986 tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xây dựng
tại Việt Nam tăng trung bình 8.8%/ năm
Giá trị thặng dư ngành xây dựng theo so sánh giá năm 2010
Nguồn: Tổng cục thống kê– GSO
Nông, Lâm, Ngư nghiệp
Ngành Sản xuất và chế biến công nghiệp
Bán Sỉ và lẻ
Xây dựng
Ngành khác
Nguồn: Tổng cục thống kê– GSO
Cơ cấu lao động trên 15 tuổi (nghìn người)
Tổng quan ngành xây dựng tại Việt Nam
Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng
28.6
33.1
35.2
23.8
30.0
26.3
27.9
32.1
6250
5125
5896
6777
6695
6709
7620 7588
8956
7090
8150 7473
550 601 574 606 627 630 666 711 928
622
979
661
1221 1260 1314 1470 1506 1544 1704 1855 1915 1684 1892 1617
0
5
10
15
20
25
30
35
40
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
10000
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Construction (%) Number of accident Number of fatality Number of major injury
92
KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG
Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn,
vệ sinh lao động 2015 nêu rõ:
Việc khai báo TNLĐ phải nhanh chóng, kịp thời
bằng tất cả các phương tiện có thể thông qua hình
thức trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư
điện tử đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động
cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn và cơ quan Công an cấp
huyện.
94
 Đối với các vụ TNLĐ làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ
02 NLĐ trở lên thì NSDLĐ phải có trách nhiệm khai báo ngay
với Thanh tra Sở LĐTBXH, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn
làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan CA cấp huyện.
 Khi xảy ra TNLĐ đối với người lao động làm việc không theo
hợp đồng lao động, ngay sau khi biết sự việc người lao động bị
chết hoặc bị thương nặng do TNLĐ, gia đình nạn nhân hoặc
người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với UBND cấp xã
nơi xảy ra TNLĐ. Khi nhận được tin xảy ra TNLĐ làm chết
người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên,
UBND cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh
nhất với Thanh tra Sở LĐTBXH và Công an cấp.
Nội dung khai báo TNLĐ được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định 39.
95
Ngoài việc khai báo TNLĐ thì NSDLĐ còn có nghĩa vụ phối hợp điều tra, lập
biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật tất cả các vụ
tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp xảy ra ở đơn vị mình cho
cơ quan có thẩm quyền.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình TNLĐ mà các cơ quan chức năng
phối hợp cùng NSDLĐ thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp
Trung ương theo quy định tại Điều 11 Nghị định 39 để tiến hành các công việc
thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ TNLĐ; lấy lời khai của
nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan; giám định kỹ thuật, giám
định pháp y; phân tích diễn biến, nguyên nhân gây TNLĐ,… để tìm ra hướng
giải quyết vụ việc, trách nhiệm bồi thường cho NLĐ, đặc biệt là có thể đưa ra
biện pháp khắc phục và phòng ngừa TNLĐ tương tự hoặc tái diễn có thể xảy ra
trong tương lai.
Công tác điều tra tai nạn lao động phải đảm bảo chính xác, khách quan và
minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ.
Đền bù khi xảy ra tai nạn lao động
96
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người
sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì
được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các
bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của
người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người
sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ
5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4
tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ
11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị
chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp
một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
97
Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:
“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được
hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu
sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và
nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa
ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ
sinh
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1
Điều này;”
Theo quy định trên, người lao động bị tai nạn trong giờ giải lao được coi là
một trong những trường hợp được giải quyết tai nạn lao động. Trưa ngày
22/04/2018 trong giờ giải lao giữa ca NLĐ bị ngã gãy tay. Có kết quả giám
định suy giảm 6% khả năng lao động. Vậy trường hợp này NLĐ đủ điều kiện
để hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định.
98
Thứ hai, về trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động
Theo quy định tại Điều 48 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau:
“Điều 48. Trợ cấp một lần
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được
hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở,
sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm
khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó
cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào
quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc
bệnh nghề nghiệp.
99
Ví dụ: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động 6% nên sẽ được nhận trợ cấp một lần
do tai nạn lao động với mức hưởng như sau:
Mức hưởng = 5 lần lương cơ sở + (6-5) x 0.5 = 5.5 lần lương cơ sở (lương cơ
sở là 1.300.000 đồng_Năm 2017-2018), tương đương 7.150.000 đồng.
Ngoài ra, NLĐ còn được nhận thêm khoản trợ cấp tính trên số năm đóng bảo
hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
NLĐ đóng bảo hiểm < 1 năm. Số tiền nhận bằng 0,5 tháng lương.
Như vậy NLĐ nhận được tổng cộng là 7.150.000 + 650.000 = 7.800.000
11/25/2022 903048 - Chapter 1 100
THẢO LUẬN

Más contenido relacionado

Similar a Chương 1.ppt

chuong-1-khai-niem-co-ban-ve-bao-ho-lao-dong (1).pptx
chuong-1-khai-niem-co-ban-ve-bao-ho-lao-dong (1).pptxchuong-1-khai-niem-co-ban-ve-bao-ho-lao-dong (1).pptx
chuong-1-khai-niem-co-ban-ve-bao-ho-lao-dong (1).pptx
BunBun41
 
17.introductory management chapter17
17.introductory management chapter1717.introductory management chapter17
17.introductory management chapter17
Nguyen Tung
 

Similar a Chương 1.ppt (20)

An toàn về điện
An toàn về điệnAn toàn về điện
An toàn về điện
 
An toàn về điện
An toàn về điệnAn toàn về điện
An toàn về điện
 
Chuong 1.pdf
Chuong 1.pdfChuong 1.pdf
Chuong 1.pdf
 
TÀI LIỆU ATVSLĐ NHÓM 1 - 8.2022.pdf
TÀI LIỆU ATVSLĐ NHÓM 1 - 8.2022.pdfTÀI LIỆU ATVSLĐ NHÓM 1 - 8.2022.pdf
TÀI LIỆU ATVSLĐ NHÓM 1 - 8.2022.pdf
 
chuong-1-khai-niem-co-ban-ve-bao-ho-lao-dong (1).pptx
chuong-1-khai-niem-co-ban-ve-bao-ho-lao-dong (1).pptxchuong-1-khai-niem-co-ban-ve-bao-ho-lao-dong (1).pptx
chuong-1-khai-niem-co-ban-ve-bao-ho-lao-dong (1).pptx
 
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
 
An toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chungAn toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chung
 
Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015
 
Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015
 
An toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao.pdf
An toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao.pdfAn toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao.pdf
An toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao.pdf
 
17.introductory management chapter17
17.introductory management chapter1717.introductory management chapter17
17.introductory management chapter17
 
an toan lao dong
an toan lao dong an toan lao dong
an toan lao dong
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Luận văn: An toàn và vệ sinh lao động theo Luật Lao động, HAY
Luận văn: An toàn và vệ sinh lao động theo Luật Lao động, HAYLuận văn: An toàn và vệ sinh lao động theo Luật Lao động, HAY
Luận văn: An toàn và vệ sinh lao động theo Luật Lao động, HAY
 
Luận văn: An toàn lao động và vệ sinh lao động theo Luật Lao động Việt Nam
Luận văn: An toàn lao động và vệ sinh lao động theo Luật Lao động Việt NamLuận văn: An toàn lao động và vệ sinh lao động theo Luật Lao động Việt Nam
Luận văn: An toàn lao động và vệ sinh lao động theo Luật Lao động Việt Nam
 
D thao luatatvsld
D thao luatatvsldD thao luatatvsld
D thao luatatvsld
 
AN TOÀN CHUNG.ppt
AN TOÀN CHUNG.pptAN TOÀN CHUNG.ppt
AN TOÀN CHUNG.ppt
 
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAMAN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
 
Báo Cáo Thực Tập Hệ Thống Văn Bản Qui Phạm Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh L...
Báo Cáo Thực Tập Hệ Thống Văn Bản Qui Phạm Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh L...Báo Cáo Thực Tập Hệ Thống Văn Bản Qui Phạm Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh L...
Báo Cáo Thực Tập Hệ Thống Văn Bản Qui Phạm Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh L...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 

Chương 1.ppt

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG TRƯỜNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ VĂN LANG KHOA XÂY DỰNG 11/25/2022 1 QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Mã môn học: DQX0110 GVHD: TS. Nguyễn Thúy Lan Chi
  • 2. Chương 1. Những vấn đề chung 1.1. Khái niệm 1.2. Nội dung BHLĐ và những quan điểm trong công tác bảo hộ lao động 1.3. Hệ thống pháp luật và các quy định về BHLĐ 1.4 Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động. 1.5. Khai báo, kiểm tra đánh giá tình hình tai nạn lao động.
  • 3. 1.1. KHÁI NIỆM 11/25/2022 3 An toàn và vệ sinh lao động (viết tắt ATVSLĐ), trước còn gọi là Bảo hộ lao động Tiếng Anh: - Occupational safety and health (OSH) - Occupational health and safety (OHS) - Workplace health and safety (WHS)
  • 4. KHÁI NIỆM 11/25/2022 OHS basic concepts 4 An toàn và vệ sinh lao động (viết tắt ATVSLĐ), trước còn gọi là Bảo hộ lao động Tiếng Anh: Occupational safety and health (OSH) hay Occupational health and safety (OHS) hoặc workplace health and safety (WHS) Là một lĩnh vực liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi người tham gia vào công việc hoặc việc làm. Tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật... nhằm mục tiêu là thúc đẩy một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh như cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động.
  • 5. KHÁI NIỆM CHUYÊN BIỆT VỀ BHLĐ 11/25/2022 OHS basic concepts 5 Bảo hộ lao động Là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường lao động). Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động
  • 6. Khái niệm về lao động • Tại sao phải lao động? Đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội. Trong lao động, con người khỏe lên về thể chất, nâng cao kiến thức, đạo đức và nhân cách  Điều kiện cơ bản để con người phát triển • Thế nào là lao động? Lao động là quá trình hoạt động có ý thức của con người, dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để biến chúng thành sản phẩm phục vụ đời sống của con người. 11/25/2022 OHS basic concepts 6
  • 7. Khái niệm về Điều kiện lao động Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điệu kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động. Điều kiện lao động Là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động (Tình trạng tâm sinh lý của NLĐ trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiên lao động). 11/25/2022 OHS basic concepts 7
  • 8. Đảm bảo Lao động phải được an toàn •Tại các Quốc gia •Tại Việt Nam 11/25/2022 OHS basic concepts 8 Luật số 84/2015/QH13 của Quốc hội: LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG. Ban hành ngày 25/06/2015, có hiệu lực ngày 1/7/2016.
  • 9. 1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦAATVSLĐ •Xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, qui định, kỹ thuật xử lý và phòng ngừa... •Giáo dục, huấn luyện và vận động NLĐ làm tốt công tác... Trong hai lĩnh vực: 1. An toàn lao động 2. Vệ sinh lao động 11/25/2022 OHS basic concepts 9
  • 10. Khái niệm ATVSLĐ (Theo Luật ATVSLĐ) • An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. • Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. 11/25/2022 OHS basic concepts 10
  • 11. An toàn lao động ATLĐ là quá trình lao động mà ở đó không xuất hiện yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, TNLĐ  Con người lao động không bị bất kỳ yếu tố nào gây tổn thương tới sự trọn vẹn của con người trong quá trình lao động (tác động tới sự phát triển bình thường, ảnh hưởng tới sức khỏe…) 11/25/2022 OHS basic concepts 11 Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có thể tác động một cách đột ngột lên cơ thể NLĐ gây chấn thương hoặc TNLĐ.
  • 12. Yếu tố nguy hiểm => tai nạn lao động Thời gian: tích tắc (giây) 11/25/2022 OHS basic concepts 12
  • 13. 11/25/2022 Occupational Health 13 YẾU TỐ NGUY HIỂM & TAI NẠN LAO ĐỘNG Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có thể tác động một cách đột ngột lên cơ thể NLĐ gây chấn thương hoặc TNLĐ. Vùng nguy hiểm là khoảng không gian xác định trong đó các yếu tố nguy hiểm tác động một cách thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ, dễ gây tai nạn cho NLĐ nếu không có biện pháp phòng ngừa Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động, Luật ATVSLĐ.
  • 14. 14 PHÂN LOẠI CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM YẾU TỐ NGUY HIỂM gây chấn thương cơ học YẾU TỐ NGUY HIỂM về nổ YẾU TỐ NGUY HIỂM về điện YẾU TỐ NGUY HIỂM về nhiệt YẾU TỐ NGUY HIỂM về hóa học
  • 15. 15 YẾU TỐ NGUY HIỂM gây chấn thương cơ học  Các bộ phận, cơ cấu truyền động: đai truyền, bánh răng, …  Các bộ phận chuyển động: búa máy, đầu máy bào, máy phay, máy đột dập…  Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn: bánh đá mài, cưa đĩa, máy ly tâm, trục máy khoan, máy tiện, trục cán ép…  Vật rơi từ trên cao, gãy sập các kết cấu công trình: vật liệu rơi, sập nhà, đổ tường, đổ xe, sập đất, sập lò…  Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn ra: vỡ đá mài, phoi, vật cứng bị đập vỡ…  Vật rơi từ trên cao, gãy sập các kết cấu công trình  Trơn, trượt, té ngã…
  • 16. 16  Nổ hóa học: nổ hóa học là phản ứng hóa học kèm theo hiện tượng tỏa nhiều nhiệt và khí diễn ra trong một thời gian ngắn tạo ra áp lực lớn gây nổ  Nổ vật lý: là sự nổ của thiết bị chịu áp lực khi áp suất của môi chất chứa trong nó vượt quá giới hạn bền cho phép của thiết bị hoặc do thiết bị bị rạn, phồng móp, bị ăn mòn… YẾU TỐ NGUY HIỂM về nổ
  • 17. 17 Yếu tố nguy hiểm về điện Điện giật Phóng điện Hồ quang điện Điện từ trường Tĩnh điện …. Yếu tố nguy hiểm về nhiệt Gây cháy: ngọn lửa, tia lửa, vật nung nóng, nấu chảy, hơi khí nóng… Gây bỏng: nóng, lạnh ….. Yếu tố nguy hiểm về hóa học Gây nhiễm độc cấp tính Gây tai nạn về hóa học (bỏng do hóa chất,…) …. YẾU TỐ NGUY HIỂM về điện, nhiệt, hóa học
  • 18. 18  Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác, do sự tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.  Khi NLĐ bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn chất độc có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và trong trường hợp này cũng gọi là TNLĐ  Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do TNLĐ gây ra  Tai nạn lao động nặng: TNLĐ nặng được Quy định tại phụ lục NĐ 39/2016/ND-CP  Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên TAI NẠN LAO ĐỘNG Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP
  • 19. 19 Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động; Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc; Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ; Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. TAI NẠN LAO ĐỘNG
  • 20. Tai nạn lao động chết người: + Chết tại nơi xảy ra tai nạn; + Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu; + Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y; + Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
  • 21. Tai nạn lao động nặng: TNLĐ nặng được Quy định tại phụ lục II của Nghị định 39. Tai nạn lao động Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên
  • 22. Vệ sinh lao động VSLĐ là quá trình lao động mà ở đó không xuất hiện yếu tố có hại tác động đến sự phát triển bình thường của con người, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây bệnh tật, BNN 11/25/2022 22 YTCH là tập hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội, sản xuất, lao động xuất hiện trong quá trình lao động, có quan hệ với NLĐ và tác động xấu đến sức khỏe - ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con người Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động, Luật ATVSLĐ.
  • 23. SỨC KHỎE VÀ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP 11/25/2022 Industrial Hygiene 23 Vệ sinh lao động liên quan đến: - Sức khỏe - Các tác hại nghề nghiệp International Occupational Hygiene Association Work Health 
  • 24. SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ? 11/25/2022 Occupational Health 24 KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHỎE • Theo WHO “Sức khoẻ là tình trạng hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, không đơn thuần là không có bệnh, không có tật”. The World Health Organization (WHO) defined health as "a state of complete physical, mental, and social well-being and not merely the absence of disease or infirmity” SK là quyền lợi cơ bản nhất của con nguời và rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH SK phải được nhìn nhận như một tài sản của con người và xã hội cũng giống như bất kỳ của cải vật chất nào.
  • 25. PHÂN NHÓM SỨC KHỎE Sức khỏe thể chất: thể hiện ở sự phát triển thể hình, thể lực của cơ thể và khả năng thích ứng của cơ thể với điều kiện sống và lao động Sức khỏe tinh thần: thể hiện khả năng tự làm chủ được bản thân, luôn giữ được thăng bằng trong tâm trí và tình cảm Sức khỏe xã hội: thể hiện khả năng hội nhập với môi trường xã hội và khả năng tác động nhằm cải tạo môi trường xã hội đó.
  • 26. Tình trạng sức khỏe + phơi nhiễm => bệnh + Thời gian: ngày, tháng, năm 11/25/2022 OHS basic concepts 26
  • 27. Bệnh nghề nghiệp hay bệnh liên quan đến công việc? Bệnh nghề nghiệp – Occupational disease Bệnh liên quan đến công việc – Work- related illness 11/25/2022 OHS basic concepts 27 Là bệnh phát sinh do ĐKLĐ có hại của nghề nghiệp, tác động tới NLĐ hay là sự suy yếu dần dần sức khoẻ của NLĐ, gây ra do những điều kiện bất lợi trong sản xuất hoặc do tác dụng thường xuyên của các chất độc lên cơ thể con người trong sản xuất. Thông tư 15/2016 của Bộ Y tế quy định 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
  • 28. BỆNH NGHỀ NGHIỆP • Là bệnh phát sinh do ĐKLĐ có hại của nghề nghiệp, tác động tới NLĐ hay là sự suy yếu dần dần sức khoẻ của NLĐ, gây ra do những điều kiện bất lợi trong sản xuất hoặc do tác dụng thường xuyên của các chất độc lên cơ thể con người trong sản xuất. • Thông tư 15/2016 của Bộ Y tế quy định 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. 11/25/2022 Occupational Health & Safety 28 Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động, Luật ATVSLĐ.
  • 29. 29 1 Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp 2 Bệnh bụi phổi amiăn 3 Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp 4 Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệ 5 Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp 6 Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp 7 Bệnh hen nghề nghiệp 8 Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp 9 Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng 10 Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp 11 Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp 12 Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp 13 Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp 14 Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp 15 Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp 16 Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp 17 Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp 18 Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồ 19 Bệnh giảm áp nghề nghiệp 20 Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân 21 Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ 22 Bệnh phóng xạ nghề nghiệp 23 Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp 24 Bệnh nốt dầu nghề nghiệp 25 Bệnh sạm da nghề nghiệp 26 Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm 27 Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài 28 Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su 29 Bệnh Leptospira nghề nghiệp 30 Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp 31 Bệnh lao nghề nghiệp 32 Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp 33 Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp 34 Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp 34 Bệnh nghề nghiệp Thông tư 15/2016 của Bộ Y tế quy định 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
  • 30. 30 PHÂN LOẠI CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI YẾU TỐ CÓ HẠI Vật lý YẾU TỐ CÓ HẠI Hóa học YẾU TỐ CÓ HẠI Sinh học YẾU TỐ CÓ HẠI Về tư thế lao động YẾU TỐ CÓ HẠI Về tâm sinh lý
  • 31. 31 Yếu tố có hại về vật lý Điều kiện VKH: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ lưu chuyển của không khí, bức xạ nhiệt Tiếng ồn và rung động Thiếu ánh sáng hoặc bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại… Các chất phóng xạ và các tia phóng xạ như α, β, γ Áp suất cao hoặc thấp Yếu tố có hại về hóa học Bụi trong sản xuất Các chất độc, hơi khí độc Gây nhiễm độc mãn tính Yếu tố có hại về sinh học Các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây bệnh Các loại ký sinh trùng, nấm mốc gây bệnh Các loại côn trùng, rắn PHÂN NHÓM YẾU TỐ CÓ HẠI (Harmful factors)
  • 32. 32 Yếu tố tâm sinh lý lao động  Mức tiêu hao năng lượng của cơ thể (kcal/ca làm việc)  Biến đổi tim mạch (nhịp /phút)  Mức chịu tải của cơ bắp khi làm việc  Nhịp điệu cử động, số lượng động tác trong 1 giờ  Vị trí, tư thế lao động và đi lại khi làm việc  Mức độ đơn điệu của lao động trong sản xuất dây chuyền (thao tác/giây)  Căng thẳng thị giác  Độ căng thẳng chú ý mệt mỏi thần kinh  Mức gánh tải thông tin (số tín hiện tiếp nhận/giờ)  Mức hoạt động của não lực khi làm việc  Mức căng thẳng thần kinh tâm lý trong tiến trình ca  Chế độ lao động
  • 33. •Căng thẳng •Áp lực trong công việc •Stress •… Yếu tố tâm sinh lý lao động
  • 34. • Chuyển động lập đi lập lại? • Thiết kế/bố trí không hợp lý • Nghỉ ngơi không đủ • …. Các yếu tố về Ergonomics (tư thế lao động) Các điều kiện làm việc gây nên sự căng thẳng về thể chất và tinh thần “Fitting the job to the worker”.
  • 35. Musculoskeletal disorders (MSDs) Ảnh hưởng của các yếu tố Ergonomics đến sức khỏe
  • 36. 11/25/2022 36 Các yếu tố có hại đến sức khoẻ - Harmful factors Yếu tố hoá học Chemical factors Khí, hơi, chất rắn, các dạng sợi, chất lỏng, bụi, sương, mù…. Gases, vapours, solids, fibres, liquids, dusts, mists, fumes, etc. Yếu tố vật lý Physical factors Ồn và rung - Noise and vibration Nóng và lạnh - Heat and cold Trường điện từ, chiếu sáng… - Electromagnetic fields, lighting etc. Yếu tố sinh học Biological factors Vi khuẩn, nấm mốc… - Bacteria, fungi, etc. Các yếu tố về tư thế lao động Ergonomic factors Nâng nhất vật, căng cơ và lao động đơn điệu, lặp đi lặp lại - Lifting, stretching, and repetitive motion Các yếu tố tâm sinh lý Psychosocial factors Căng thẳng, khối lượng công việc và tổ chức lao động - Stress, workload and work organisation Tổng kết
  • 37. Nội dung của Công tác ATVSLĐ (AT&SK nghề nghiệp) cụ thể tại các DN AN TOÀN NGHỀ NGHIỆP SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH LAO ĐỘNG  Phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm tác động tới tính mạng và sức khỏe NLĐ trong khi lao động sản xuất Không tai nạn lao động Môi trường lao động an toàn hơn  Phòng ngừa các yếu tố có hại tác động tới sức khỏe của NLĐ  Không bị bệnh nghề nghiệp  Giữ gìn khả năng lao động 37 11/25/2022 OHS basic concepts
  • 38. OHS law and policy 1.3 HỆ THỐNG VBPL, CÁC QUI ĐỊNH VỀ BHLD • Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ • Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam Hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật)
  • 39. HIẾN PHÁP LUẬT/PHÁP LỆNH NGHỊ ĐỊNH TIÊU CHUẨN/QUY PHẠM CHỈ THỊ/QUYẾT ĐỊNH THÔNG TƯ OHS law and policy 1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG VBPL • Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ • Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ
  • 40. ĐIỀU 35 1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. HIẾN PHÁP 2013 OHS law and policy
  • 41. LUẬT/PHÁP LỆNH 17 CHƯƠNG VÀ 242 ĐIỀU 7 CHƯƠNG VÀ 93 ĐIỀU 9 CHƯƠNG VÀ 125 ĐIỀU 9 CHƯƠNG VÀ 65 ĐIỀU OHS law and policy
  • 42. NGHỊ ĐỊNH Số ký hiệu Ngày Tên văn bản 143/2018/NĐ-CP 15/10/2018 Nghị định quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam 24/2018/NĐ-CP 27/02/2018 Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động 44/2016/NĐ-CP 15/05/2016 Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động 39/2016/NĐ-CP 15/05/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 37/2016/NĐ-CP 15/05/2016 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc 45/2013/NĐ-CP 10/05/2013 Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
  • 43. TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN - Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nhà nước (TCVN, QCVN) - Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp ngành (TCXDVN, QVXDVN,…) - Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): Ban hành trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng các quy định của nhà nước cho phù hợp với thưc tế của doanh nghiệp. Thông thường đó là các Quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc. OHS law and policy
  • 44. OHS law and policy
  • 45. OHS law and policy Bộ Luật LĐ 2012 • Thêm quy định riêng với lao động là nữ: thời gian làm việc, đào tạo, nghỉ ngơi và thai sản,… • Quy định tuổi nghỉ hưu nam 60 và nữ 55 • Thời gian làm thêm giờ và các ngày nghỉ lễ trong năm • … Những điểm mới của Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 - Bộ Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013. - Bộ Luật lao động gồm 17 chương và 242 điều (tăng 23 điều so với Bộ Luật cũ). Chương 9 (20 điều về ATLĐ, VSLĐ) - Bộ Luật lao động mới thúc đẩy bình đẳng giới, quy định chi tiết thời gian đào tạo, thời gian làm việc, kéo dài thời gian nghỉ ngơi và tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng.
  • 46. 2. GIỚI THIỆU VỀ LUẬT ATVSLĐ Quá trình hình thành và phát triển của quản lý nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động - 1964, Điều lệ tạm thời về BHLĐ ra đời và tồn tại gần 30 năm; - 1992, Pháp lệnh BHLĐ được Quốc hội VN thống nhất thông qua; - 1995, Bộ luật Lao động dành hẳn chương IX gồm 20 điều quy định về ATVSLĐ chính thức có hiệu lực đánh dấu bước tiến mới về pháp luật về ATVSLĐ; - 20 năm sau, pháp luật về ATVSLĐ đã được nâng lên tầm cao mới khi Quốc hội thông qua Luật vào ngày 25/06/2015 gồm 7 chương với 93 điều, quy định đầy đủ, chi tiết mọi lĩnh vực, điều khoản liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động. OHS law and policy Luật số: 84/2015/QH13 LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAOĐỘNG Ngày ban hành: 25/06/2015 Ngày có hiệu lực: 01/07/2016
  • 47. Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 Quá trình hình thành và phát triển của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động Điều lệ tạm thời về BHLĐ Pháp lệnh về BHLĐ Bộ luật lao động, Chương 9 – 20 điều về ATVSLĐ Luật ATVSLĐ 7 chương 93 điều 1964 1992 1995 2015 OHS law and policy
  • 48. OHS law and policy Cấu trúc của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 7 chương 93 điều Chương I: QUI ĐỊNH CHUNG (Điều 1 – Điều 12) Chương II:CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (Điều 13 – Điều 33) Chương III: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP (Điều 34 – Điều 62) Chương IV: BẢO ĐẢM ATVSLĐ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ (Điều 63 – Điều 70) Chương V: BẢO ĐẢM AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH (Điều 71 – Điều 81) Chương VI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATVSLĐ (Điều 82 – Điều 91) Chương VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH (Điều 92– Điều 93)
  • 49. OHS law and policy Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
  • 50. Luật an toàn, vệ sinh lao động OHS law and policy Đối tượng áp dụng NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động. NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam. NSDLĐ. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác ATVSLĐ.
  • 51. OHS law and policy Thuật ngữ liên quan - An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. - Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. - Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. - Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
  • 52. OHS law and policy - Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường. - Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương. - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. - Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
  • 53. 1.4 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BHLĐ Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động (Điều 4) 1.Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. 2.Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động. 3.Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. 5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
  • 54. Quyền và nghĩa vụ Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động (Điều 6) 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây: a)Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; b)Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; c)Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d)Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, báo người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi đã khắc phục các nguy cơ e)Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  • 55. 2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây: a)Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; b)Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; c)Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp 4. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây: a)Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật; b)Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động với những người có liên quan trong quá trình lao động; c)Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động
  • 56. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động (Điều 7) 1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây: a)Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; b)Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động; c)Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật; d)Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
  • 57. 2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây: a)Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; b)Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; c)Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng/ sức khỏe người lao động; d)Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; e)Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động; g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
  • 58. Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 12) 1.Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; 2.Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 3.Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường. 4.Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 5.Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; 6.Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. 7.Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
  • 59. Chương II CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (Điều 14) 1.Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên tham dự huấn luyện 2.Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc 3.Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn. 4.Người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng 5.Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều này phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động 6.Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động 7.Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật 8.Chính phủ quy định chi tiết về cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tiêu chuẩn về người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, trình tự, thủ tục.
  • 60. NỘI QUY, QUY TRÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC Điều 15. Nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động Điều 16. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc Điều 17. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc Điều 19. Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp Điều 20. Cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động
  • 61. CHẾ ĐỘ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, CHĂM SÓC SỨC KHỎE NLĐ Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho NLĐ Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Điều 22. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động. Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
  • 62. Điều 23. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động 1.Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc. 2.Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động. QUI ĐỊNH VỀ PPE (PERSONAL PROTECTIVE EQUIPMENT)
  • 63. QUẢN LÝ MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Điều 28. Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của các bộ quy định tại Điều 33 của Luật này. Điều 30. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động Điều 31. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động Điều 33. Trách nhiệm của các bộ trong việc quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
  • 64. Chương III - CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT ATVSLĐ VÀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP KHAI BÁO, THỐNG KÊ, BÁO CÁO, ĐIỀU TRA SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT ATVSLĐ, TAI NẠN LAO ĐỘNG, BNN Điều 34. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng Điều 36. Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng Định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác Điều 37. Thống kê, báo cáo về bệnh nghề nghiệp Hằng năm, Bộ Y tế gửi báo cáo thống kê, đánh giá về BNN, tình hình thực hiện công tác phòng, chống BNN cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
  • 65. Chương VI – QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATVSLĐ Điều 82-91 Điều 82. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động 1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng, ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động theo thẩm quyền được phân công quản lý. 2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. 3. Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động. 4. Quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. 5. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động. 6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. 7. Bồi dưỡng, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. 8. Hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động.
  • 66. Chương VI – QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATVSLĐ Điều 82-91 Điều 83. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. 4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
  • 67. 1.Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 về Quy định về việc đo đạc môi trường lao động định kỳ hàng năm... (tải tại đây) 2.Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 về Hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,...(tải tại đây) 3.Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 về Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động,...(tải tại đây) 4.Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 về Hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động,...(tải tại đây) 5.Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 về Ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên,...(tải tại đây) CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 68. 6.Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 về Ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc,...(tải tại đây) 7.Thông tư số 13/2013/TT-BLĐTBXH ngày 21/8/2013 về Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng theo nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ,...(tải tại đây) 8.Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về Ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ,...(tải tại đây) 9.Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về Quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động,...(tải tại đây) 10.Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại,...(tải tại đây) CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 69. 11.Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 về Hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động,...(tải tại đây) 12.Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2013 về Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động,...(tải tại đây) 13.Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 về Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân,...(tải tại đây) 14.Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 về Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,...(tải tại đây) 15.Thông tư số 04/2015/TT- BLĐTBXH ngày 02/02/2015 về Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,...(tải tại đây) CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 70. 16.Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc,...(tải tại đây) 17.Luật An toàn, vệ sinh lao động (Luật số 84/2015/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015) có hiệu lực từ 01/7/2016,...(tải tại đây) 18.Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động,...(tải tại đây) 19.Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động,...(tải tại đây) 20.Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội về danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động,... (tải tại đây) CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 71. Nghị định thông tư hướng dẫn chung nhất về an toàn, vệ sinh lao động • Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh laođộng • Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động • Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh • Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng • Quyết định 1037/QĐ-TTg thành lập Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động • Thông tư 103/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016- 2020 CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 72. Quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động • Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động • Thông tư 245/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động • Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động • Thông tư 110/2017/TT-BTC về sửa đổi Biểu mức thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động kèm theo • Thông tư 08/2017/TT-BQP quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng • Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương • Thông tư liên tịch 35/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV về Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 73. Quy định về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp • Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc • Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp • Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam • Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc • Công văn 3647/BHXH-CSXH năm 2016 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 74. Danh mục nghề, công việc các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động • Quyết định 558/2002/QĐ-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc được hưởng chế độ bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn • Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động • Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm • Thông tư 20/2016/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội • Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 75. Hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động trong một số lĩnh vực cụ thể • Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình • Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế • Quyết định 2968/QĐ-BYT năm 2018 công bố thủ tục hành chính sửa đổi được quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế • Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao • Thông tư 29/2016/TT-BXD quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 76. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động • Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH năm 2015 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động • Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động • Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 77. Lĩnh vực PCCC 1. Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc 2. Thông tư 08/2018/TT-BCA về hướng dẫn Nghị định 83/2017/NĐ- CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành 3. Quy chế 01/QCPH-BCA-BXD năm 2018 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Xây dựng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 78. Môi trường 4. Quyết định 15/2018/QĐ-TTg về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành Hóa chất 5 . Quyết định 590/QĐ-BCT năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương được ban hành từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/01/2018 CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG
  • 79. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆN DẪN Số TT Tên văn bản Số Văn bản Ngày ban hành Ngày hiệu lưc 1 Luật an toàn, vệ sinh lao động. 84/2015/QH13 25/06/2015 01/7/2016 2 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động. 39/2016/NĐ-CP 15/5/2016 01/7/2016 3 Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật ATVSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn lu yện ATVSLĐ và quan trắc môi trường. 44/2016/NĐ-CP 15/5/2016 01/7/2016 4 Thông tư quy định một số nội dung tổ chức thực hiện côn g tác ATVSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. 07/2016/TT- BLĐTBXH 15/5/2016 01/7/2016 5 Thông tư ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. 056/2020/TT- BLĐTBXH 20/8/2020 5/10/2020 6 Thông tư ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. 36/2019/TT- BLĐTBXH 30/12/2019 1/3/2020 7 Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. 19/2016/TT-BYT 30/06/2016 15/8/2016 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng. QCVN 18:2014/BXD 05/09/2014 05/09/201 4
  • 80. OHS law and policy TÌNH HÌNH VẬN DỤNG LUẬT VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN DƯỚI LUẬT TẠI CÁC ĐƠN VỊ
  • 81. OHS law and policy THẢO LUẬN Bài tập nhóm
  • 82. 82  Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác, do sự tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.  Khi NLĐ bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn chất độc có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và trong trường hợp này cũng gọi là TNLĐ  Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do TNLĐ gây ra  Tai nạn lao động nặng: TNLĐ nặng được Quy định tại phụ lục NĐ 39/2016/ND-CP  Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên 1.5. TAI NẠN LAO ĐỘNG & KHAI BÁO TNLĐ Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP
  • 83. 83 Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động; Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc; Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ; Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. TAI NẠN LAO ĐỘNG
  • 84. Tai nạn lao động chết người: + Chết tại nơi xảy ra tai nạn; + Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu; + Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y; + Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
  • 85. Tai nạn lao động nặng: TNLĐ nặng được Quy định tại phụ lục II của Nghị định 39. Tai nạn lao động Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên
  • 86. •Theo tổ chức ILO ước tính (5/2018): • 317 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra hàng năm; • 2,3 triệu người chết liên quan đến tai nạn lao động tại nơi làm việc; •Cứ mỗi 15 giây, một công nhân chết do tai nạn hoặc liên quan đến bệnh nghề nghiệp; •Cứ mỗi 15 giây, 160 công nhân liên quan đến các vụ tai nạn lao động; Bức tranh toàn cầu 11/25/2022 International Labour Organization
  • 87. Bức tranh toàn cầu 37% 16% 13% 11% 8% Đau lưng Giảm thính lực Bệnh về Phổi Bệnh hen suyễn Chết người Theo WHO ước tính trong 180 triệu dân trên toàn Thế giới bị ảnh hưởng bởi công việc: (Khảo sát 180 triệu dân trên tổng số 7,7 tỉ người, thống kê 1/11/2018) 11/25/2022 87
  • 88. ILO, số người chết liên quan đến công việc 5/2018, 2.3 triệu người (350.000 người chết, gần 2 triệu người chết do BNN) ILO 2018 11/25/2022 OHS basic concepts 88
  • 89. Tổng quan ngành xây dựng tại Việt Nam Kể từ năm 1986 tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam tăng trung bình 8.8%/ năm Giá trị thặng dư ngành xây dựng theo so sánh giá năm 2010 Nguồn: Tổng cục thống kê– GSO
  • 90. Nông, Lâm, Ngư nghiệp Ngành Sản xuất và chế biến công nghiệp Bán Sỉ và lẻ Xây dựng Ngành khác Nguồn: Tổng cục thống kê– GSO Cơ cấu lao động trên 15 tuổi (nghìn người) Tổng quan ngành xây dựng tại Việt Nam
  • 91. Tình hình tai nạn lao động ngành xây dựng 28.6 33.1 35.2 23.8 30.0 26.3 27.9 32.1 6250 5125 5896 6777 6695 6709 7620 7588 8956 7090 8150 7473 550 601 574 606 627 630 666 711 928 622 979 661 1221 1260 1314 1470 1506 1544 1704 1855 1915 1684 1892 1617 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Construction (%) Number of accident Number of fatality Number of major injury
  • 92. 92
  • 93. KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ: Việc khai báo TNLĐ phải nhanh chóng, kịp thời bằng tất cả các phương tiện có thể thông qua hình thức trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn và cơ quan Công an cấp huyện.
  • 94. 94  Đối với các vụ TNLĐ làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 NLĐ trở lên thì NSDLĐ phải có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở LĐTBXH, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan CA cấp huyện.  Khi xảy ra TNLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do TNLĐ, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với UBND cấp xã nơi xảy ra TNLĐ. Khi nhận được tin xảy ra TNLĐ làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, UBND cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất với Thanh tra Sở LĐTBXH và Công an cấp. Nội dung khai báo TNLĐ được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39.
  • 95. 95 Ngoài việc khai báo TNLĐ thì NSDLĐ còn có nghĩa vụ phối hợp điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp xảy ra ở đơn vị mình cho cơ quan có thẩm quyền. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình TNLĐ mà các cơ quan chức năng phối hợp cùng NSDLĐ thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp Trung ương theo quy định tại Điều 11 Nghị định 39 để tiến hành các công việc thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ TNLĐ; lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan; giám định kỹ thuật, giám định pháp y; phân tích diễn biến, nguyên nhân gây TNLĐ,… để tìm ra hướng giải quyết vụ việc, trách nhiệm bồi thường cho NLĐ, đặc biệt là có thể đưa ra biện pháp khắc phục và phòng ngừa TNLĐ tương tự hoặc tái diễn có thể xảy ra trong tương lai. Công tác điều tra tai nạn lao động phải đảm bảo chính xác, khách quan và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ.
  • 96. Đền bù khi xảy ra tai nạn lao động 96 Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. 2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên. 3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau: a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động. 4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
  • 97. 97 Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015: “Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;” Theo quy định trên, người lao động bị tai nạn trong giờ giải lao được coi là một trong những trường hợp được giải quyết tai nạn lao động. Trưa ngày 22/04/2018 trong giờ giải lao giữa ca NLĐ bị ngã gãy tay. Có kết quả giám định suy giảm 6% khả năng lao động. Vậy trường hợp này NLĐ đủ điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định.
  • 98. 98 Thứ hai, về trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động Theo quy định tại Điều 48 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau: “Điều 48. Trợ cấp một lần 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. 2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở; b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.
  • 99. 99 Ví dụ: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động 6% nên sẽ được nhận trợ cấp một lần do tai nạn lao động với mức hưởng như sau: Mức hưởng = 5 lần lương cơ sở + (6-5) x 0.5 = 5.5 lần lương cơ sở (lương cơ sở là 1.300.000 đồng_Năm 2017-2018), tương đương 7.150.000 đồng. Ngoài ra, NLĐ còn được nhận thêm khoản trợ cấp tính trên số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. NLĐ đóng bảo hiểm < 1 năm. Số tiền nhận bằng 0,5 tháng lương. Như vậy NLĐ nhận được tổng cộng là 7.150.000 + 650.000 = 7.800.000
  • 100. 11/25/2022 903048 - Chapter 1 100 THẢO LUẬN