SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 89
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ
MINH *************
PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ
CỦA NÔNG HỘ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
NGUYỄN THỊ TÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Thành Phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************
NGUYỄN THỊ TÂM
PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ
CỦA NÔNG HỘ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn: Thầy NGUYỄN VĂN CƢỜNG
Thành Phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Rủi Ro
Trong Sản Xuất Cà Phê Của Nông Hộ Tại Thành Phố Buôn Ma Thuột” của
Nguyễn Thị Tâm, sinh viên khóa 38, ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp, đã bảo vệ
thành công vào ngày: ................................
Người hướng dẫn
Thầy Nguyễn Văn Cường
________________________
Ngày tháng năm 2015
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2015 Ngày tháng năm 2015
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cảm ơn ba, mẹ đã tảo tần nuôi con ăn học cho đến ngày
hôm nay và gia đình đã luôn ủng hộ và động viên con. Đó là nguồn động lực, là niềm
tin giúp cho con vững bước trong cuộc sống và trên con đường học tập.
Em xin cảm ơn tất cả thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt rất nhiều kiến thức cơ bản về
chuyên ngành, cũng như những kinh nghiệm, những lời khuyên thật quý báu trong
cuộc sống. Tất cả sẽ là hành trang giúp cho em xây dựng con đường đi tới tương lai.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Văn Cường đã nhiệt
tình hướng dẫn cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND Thành Phố Buôn Ma Thuột,
phòng kinh tế UBND Thành Phố Buôn Ma Thuột đã tận tình giúp đỡ. Con xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến các Cô Chú trồng cà phê trên địa bàn thành phố đã nhiệt tình
chia sẽ những thông tin giúp con hoàn thành quá trình thu thập số liệu.
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè và người thân, những người luôn bên
cạnh giúp đỡ khi tôi khi gặp khó khăn, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Tâm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ TÂM, tháng 7 năm 2015, “Phân Tích Rủi Ro trong Sản Xuất
xà Phê của Nông Hộ tại Thành Phố Buôn Ma Thuột”.
NGUYEN THI TAM, July 2015, “Risk Analysis in The Production of Coffee
Farmers in Buon Ma Thuot City”.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhằm tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế và
rủi ro trong sản xuất cà phê, từ đó xác định các nhân tố rủi ro trong sản xuất cà phê
trên địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột...Nguồn số liệu phân tích trên cơ sở điều tra
trực tiếp 100 hộ trồng cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và các số liệu thứ
cấp thu thập từ phòng kinh tế thuộc UBND thành phố Buôn Ma Thuột. Các số liệu thu
thập được xử lí, tổng hợp, phân tích dựa trên các công cụ Word, Excel, phần mềm
SPSS, sử dụng nhân tố khám phá EFA để phân tích các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến
sản xuất cà phê của nông hộ.
Sau khi đề xuất ra các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê bao gồm: đầu vào
sản xuất, điều kiện tự nhiên, các nhân tố ảnh hưởng cây, thị trường tiêu thụ, và nhân tố
hỗ trợ. Kết quả thu được cho thấy các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc sản xuất là: “đầu
vào sản xuất”, “thị trường tiêu thụ”, “điều kiện tự nhiên” và “lượng nước”, các yếu tố
rủi ro do người dân nhận thức là “không được cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường
tiêu thụ”, “chất lượng phân bón vô cơ trên thị trường hiện nay không đảm bảo”, “gió là
yếu tố dễ làm cây bị tàn phá nhất”, “lượng nước ngầm trong vùng sản xuất hiện nay
ngày càng thiết hụt”.
Từ những kết quả thu được đề xuất một số ý kiến nhằm giảm thiểu rủi ro cho
người nông dân trồng cà phê.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................VIII
TRANG.....................................................................................................................VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... X
PHỤ LỤC ....................................................................................................................XI
CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2
1.4. Cấu trúc luận văn.......................................................................................... 2
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN ........................................................................................ 4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ................................................................. 4
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu................................................................. 6
2.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 6
2.2.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 7
2.2.3. Kinh tế và xã hội ............................................................................ 7
2.3. Tổng quan về cây cà phê .............................................................................. 8
2.3.1.Nguồn gốc cây cà phê ..................................................................... 8
2.3.2. Thực trạng ngành cà phê tại Việt Nam .......................................... 8
2.3.3. Giới thiệu sơ lược về cây cà phê .................................................... 9
2.4. Tình hình sản xuất cà phê tại Thành Phố Buôn Ma Thuột......................... 12
CHƢƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 16
3.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh tế nông hộ .................................................. 16
3.1.1. Khái Niệm .................................................................................... 16
3.1.2. Đặc điểm....................................................................................... 16
3.2. Khái niệm về kết quả và hiệu quả kinh tế .................................................. 16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp .................................. 16
3.2.2. Các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả sản xuất 17
3.3. Khái niệm rủi ro.......................................................................................... 17
3.3.1. Các loại rủi ro trong nông nghiệp 18
3.3.2. Các giả thiết nghiên cứu 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 23
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 23
3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu 23
3.4.3. Phương pháp phân tích 23
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................. 26
4.1. Thực trạng sản xuất cà phê của nông hộ tại địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột............................................................................................................................. 26
4.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động 26
4.1.2. Tình hình sử dụng đất đai 29
4.1.3. Hiệu quả sản xuất cà phê trên 1 Ha30
4.1.4. Kết quả rủi ro trong sản xuất của các hộ trong niên vụ 2014 38
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................ 41
4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 41
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 46
4.3. Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình .......................... 57
4.3.1. Kiểm định hồi quy 57
4.3.2. Kiểm tra giả thiết mô hình hồi quy 58
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 61
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 61
5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 62
5.2.1. Đối với nông hộ 62
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 65
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 67
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA
CPKH
CPLĐ
CPVC
ĐTTT&TH
ĐVT
EFA
KMO
SIG
SPSS
UBND
Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
Chi phí khấu hao
Chi phí lao động
Chi phí vật chất
Điều tra tính toán và tổng hợp
Đơn vị tính
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Anylis)
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin
Mức ý nghĩa (Significant)
Phần mềm thống kê SPSS (Statistic Package for Social Sciences)
Ủy Ban Nhân Dân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích Cà Phê Thành Phố Buôn Ma Thuột............................................ 12
Bảng 2.2. Sản Lượng Cây Cà Phê................................................................................ 13
Bảng 4.1 Tỷ Lệ Lao Động Trực Tiếp Tham Gia Lao Động Sản Xuất Cà Phê ............ 28
Bảng 4.2 Quy Mô Sản Xuất Cà Phê của Nông Hộ....................................................... 29
Bảng 4.3 Độ Tuổi của Vườn Cây................................................................................. 29
Bảng 4.4. Lượng Phân Chuồng Được Sử Dụng Trên 1 Ha.......................................... 30
Bảng 4.5. Lượng phân Vô Cơ NPK Được Sử Đụng Trên 1 Ha................................... 30
Bảng 4.6. Chi Phí Vật Chất cho Việc Sản Xuất Trên 1 Ha.......................................... 31
Bảng 4.7. Chi Phí Lao Động Trên 1 Ha ....................................................................... 32
Bảng 4.8. Tổng Chi Phí ................................................................................................ 33
Bảng 4.9. Kinh Nghiệm Sản Xuất Ảnh Hưởng Tới Năng Suất ................................... 33
Bảng 4.10. Giá Bán....................................................................................................... 34
Bảng 4.11. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất Cà Phê......................................................... 35
Bảng 4.12. Hình Thức Tồn Trữ Sản Phẩm................................................................... 36
Bảng 4.13. Nhận Thức Rủi Ro Trong Việc Kí Gửi...................................................... 37
Bảng 4.14. Đảm Bảo Lượng Nước Tưới trong Niên Vụ 2014..................................... 39
Bảng 4.15. Thiệt Hại do Dịch Bệnh Sâu Hại .............................................................. 39
Bảng 4.16. Thiệt Hai do Ảnh Hưởng của Thời Tiết..................................................... 40
Bảng 4.17. Đánh Giá Độ Tin Cậy cho Nhóm Nhân Tố Đầu Vào................................ 41
Bảng 4.18. Đánh Giá Độ Tin Cây Cho Nhóm Các Yếu Tố ......................................... 42
Bảng 4.19. Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Điều Kiện Tự Nhiên............................ 43
Bảng 4.20. Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Yếu Tố Thị Trường............................. 44
Bảng 4.21. Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Nhân Tố Hỗ Trợ.................................. 44
Bảng 4.22. Biến Độc Lập Chạy EFA ........................................................................... 45
Bảng 4.23. Hệ Số Tin Cậy Cronbach’s Alpha của Các Thang Đo............................... 46
Bảng 4.24. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 1................................................ 48
Bảng 4.25. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 2................................................ 49
Bảng 4.26. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 3............................................... 50
Bảng 4.27. Tóm Tắt Kết Quả Phân Tích Các Nhân Tố Khám Phá EFA ..................... 53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 4.28. Các Giả Thiết của Mô Hình Nghiên Cứu Hiệu Chỉnh............................... 54
Bảng 4.29. Ma Trận Tính Điểm Nhân Tố ................................................................... 55
Bảng 4.30. Hệ Số Phân Tích Hồi Quy.......................................................................... 58
Bảng 4.31. Kết Quả Kiểm Định Của Spearman.......................................................... 59
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất các Nhân Tố Rủi Ro trong Sản Xuất Cây Cà
Phê ở Thành Phố Buôn Ma Thuột................................................................................ 20
Hình 4.1. Giới tính Người Điều Tra ............................................................................. 26
Hình 4.2. Trình Độ Người Được Phỏng Vấn ............................................................... 27
Hình 4.3. Kinh Nghiệm Sản Xuất ................................................................................ 28
Bảng 4.8. Tổng Chi Phí ................................................................................................ 33
Hình 4.4. Hình Thức Tiêu Thụ..................................................................................... 36
Hình 4.5. Tình Hình Tham Gia khuyến Nông.............................................................. 37
Hình 4.6. Tình Hình Tham Gia Vay Vốn..................................................................... 38
Hình 4.7. Dự Định Trong Tương Lai ........................................................................... 40
Hình 4.8: Mô Hình Nghiên Cứu Hiệu Chỉnh ............................................................... 53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Bảng Thu Thập Câu Hỏi Thông Tin
Phụ Lục 2: Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Yếu Tố Đầu Vào Lần 1
Phụ Lục 3: Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Yếu Tố Đầu Vào Lần 2
Phụ Lục 4: Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Yếu Tố Đầu Vào Lần 3
Phụ Lục 5. Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Điều Kiện Tự Nhiên Lần 1
Phụ Lục 6: Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Thị Trường Tiêu Thụ Lần
1 Phụ Lục 7: Kết Quả Mô Hình Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 1
Phụ Lục 8: Kết Quả Mô Hình Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 2
Phụ Lục 9. Kết Quả Mô Hình Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 3
Phụ Lục 10. Kiểm Định Lại Cronbach’s Alpha Sau Khi Chạy Nhân Tố Khám
Phá EFA
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhưng đến đầu thế kỷ
20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Đến năm 1930 ở Việt
Nam chỉ có 5.900 ha. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả
nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam
được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng
phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Ngành cà phê nước ta đã có
những bước phát triển nhanh vượt bậc. Vì thế, từ một đất nước chưa có tên trong danh
sách các nước xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước thứ hai về xuất
khẩu cà phê trên thế giới, sau Brasil và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê.
Đắk Lắk là nơi được xem là nơi có diện tích cà phê lớn nhất Việt Nam và có
sản lượng xuất khẩu lớn ra nước ngoài. Trong đó thành phố Buôn Ma Thuột được biết
đến với tên gọi “thủ phủ cà phê”, là nơi được đánh giá cao về chất lượng và có hương
vị của cà phê. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của thành phố và cũng là
nguồn thu nhập chính của đa số người dân nơi đây, cà phê tham gia vào các chương
trình kinh tế - xã hội như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo. Hiện tại và trong
nhiều năm tới, cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của
tỉnh nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng.
Việc sản xuất cà phê có nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng gặp rất nhiều khó
khăn trong giai đoạn sản xuất. Nông dân luôn đối mặt với nhiều rủi ro, những rủi ro
xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, ngày càng phức tạp và khó dự đoán hơn, gây ra
nhiều khó khăn trong việc sản xuất của người nông dân trồng cà phê, vì vậy tôi đã lựa
chọn đề tài “Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của nông hộ tại thành phố
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Buôn Ma Thuột” để có thể hiểu sâu hơn về những rủi ro trong sản xuất cà phê ở
thành phố Buôn Ma Thuột.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cà phê của nông hộ tại
thành phố Buôn Ma Thuột.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng sản xuất cà phê của nông hộ tại Thành Phố Buôn Ma
Thuột.
Phân tích hiệu quả kinh tế cây cà phê của nông hộ tại Thành Phố Buôn Ma
Thuột.
Phân tích nhận thức của hộ về rủi ro trong sản xuất cà phê. Từ đó xác định các
nhân tố rủi ro trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong sản
xuất cà phê.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các nông hộ trồng cà phê tại Thành phố Buôn Ma Thuột
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Thành phố
Buôn Ma Thuột
Phạm vi thời gian:
+ Số liệu được tiến hành thu nhập cho nghiên cứu trong năm 2014
+ Đề tài được tiến hành nghiên cứu: từ ngày 12 /4/2015 đến ngày 11/7/2015
1.4. Cấu trúc luận văn
Khóa luận gồm 5 chương chính:
Chƣơng 1: Chương này nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên
cứu.
Chƣơng 2: Tổng quan về tài liệu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu: đặc điểm
tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, tổng quan về cây cà phê, đặc điểm cây cà phê.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chƣơng 3: Những khái niệm, định nghĩa liên quan làm nền tảng cho vấn đề
cần nghiên cứu như cơ sở lý thuyết và nghiên cứu được dùng để nghiên cứu trong đề
tài, các phương pháp xử lý số liệu dùng cho nghiên cứu đề tài. Phần phương pháp
nghiên cứu trình bày các phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu và
phương pháp phân tích để đưa ra kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 4: Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua phương pháp thống kê mô
tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp của thang đo, dữ liệu được
xử lý bằng phần mềm SPSS 20.
Chƣơng 5: Rút ra kết luận trong qua trình khảo sát, nghiên cứu đề tài. Từ đó
đưa ra một vài kiến nghị nhằm giải quyết một số vấn đề liên quan
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích rủi ro trong quá trình sản xuất trong nông nghiệp là vấn
đề luôn được quan tâm. Đã có nhiều tài liệu phân tích về hiệu quả kinh tế và rủi ro
trong nông nghiệp như:
Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), “Phân tích rủi ro sản xuất mãng cầu ta ở Tây
Ninh”. Dựa trên việc điều tra, thu thập thông tin thông qua phỏng vấn trực tiếp 32
nông hộ trồng mãng cầu ta bao gồm 2 hộ trồng mãng cầu VietGAP và 30 hộ trồng
mãng cầu thường trên địa bàn xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh dựa trên
bảng câu hỏi đã được soạn sẵn bằng cách chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên có phân tổ. Do
chương trình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP là một chương trình mới
áp dụng trong những năm gần đây, chưa được triển khai rộng nên hiện tại ở địa
phương chỉ có 2 hộ sản xuất mãng cầu VietGAP đã có kết quả sản xuất kinh doanh.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích rủi ro nhằm dự đoán được những rủi ro có thể
xảy ra khi thực hiện dự án trồng mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ. Qua
kết quả điều tra cho thấy nhân tố giá bán có độ nhạy cao nhất, làm cho giá trị NPV
thay đổi. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tránh những rủi ro làm thiệt hại đến
hiệu quả sản xuất của người trồng mãng cầu.
Huỳnh Thị Trúc Ly (2012), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng
phó với rủi ro trong quá trình nuôi tôm của nông hộ tại xã Đức Minh, huyện Mộ Đức,
tỉnh Quảng Ngãi”. Khóa luận tìm hiểu về khả năng ứng phó các rủi ro trong quá trình
nuôi tôm trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Đức
Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp, số liệu thứ cấp, dùng các phương
pháp thống kê mô tả, so sánh kết hợp với các công thức tính toán các chỉ tiêu kết quả
và hiệu quả, sử dụng các chương trình Excel, Eview xử lý số liệu để tập trung vào xác
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
suất ứng phó của các nông hộ, phân tích các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình
nuôi tôm của bà con nông dân ở ba vụ nuôi nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghị
phù hợp cho việc phát triển nghề nuôi tôm.Khả năng chống chịu các rủi ro này phụ
thuộc vào nhiều nhân tố: tuổi, học vấn, kinh nghiệm, khuyến nông, mật độ thả, chi phí,
lợi nhuận, nguồn nước và hình thức nuôi. Với những tác động của các rủi ro trong quá
trình nuôi khác nhau đã tạo nên một khoảng chênh lệch giữa nông dân chống chịu
được các rủi ro trong quá trình nuôi và nhóm nông dân không chống chịu được các rủi
ro trong quá trình nuôi là 489,4 kg/1000m2
/vụ. Hiệu quả trung bình của hoạt độ.ng
nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ cho mức lợi nhuận là 148.761.000 VNĐ/1000m2
/vụ
Ngoài ra, vì điều tra và tính toán theo hướng nghiên cứu phân tích nhân tố khám
phá EFA, tôi có tham khảo tài liệu của tác giả Vũ Thị Thùy Dung (2015), “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thức anh nhanh của thanh thiếu tại thành
phố Biên Hòa: Trường hợp mặt hàng gà rán”. Sử dụng nhân tố khám khá EFA để xác
định các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng sử dụng thức anh nhanh gà rán của thanh
thiếu niên tại thành phố Biên Hòa dựa trên cơ sở phân tích số liệu khảo sát 151 người
tại TP. Biên Hòa để đánh giá và xây dựng và phân tích số liệu khảo sát. Kết quả
nghiên cứu cho thấy xu hướng sử dụng gà rán sẽ phát triển trong trương lai tại thành
phố Biên Hòa. Kết quả cũng cho thấy mối liên hệ giữa hồi quy về nhân tố khẩu vụ và
xu hướng sử dụng gà rán là quan hệ đồng biến, thông qua kết qua mô hình nghiên cứu,
tác giả xác định yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng tố hơn thỏa mãn nhu cầu khách hàng
để gia tăng xu hướng sử dụng gà rán trong tương lai như (1) Chất lượng,
(2) Khẩu vị (3), Dịch vụ, (4) Sự thuận tiện.Từ đó tác giả đề xuất một số ý kiến tham
khảo nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong tương lai gần.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Thành Phố Buôn Ma Thuột
Nguồn: www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/.../tinhdaklak
Buôn Ma Thuột không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk
Lắk mà còn là thành phố trung tâm cấp vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan
trọng về quốc phòng của vùng và cả nước.
Về mặt địa lý, diện tích tự nhiên của thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có
377,18 km2
chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk.
Về mặt địa lý, diện tích tự nhiên của thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có
377,18 km2
chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk.
Phía Bắc giáp huyện CưM’gar.
Phía Nam giáp huyện Krông Ana, CưKuin.
Phía Đông giáp huyện Krông Pắc.
Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).
Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông đường bộ rất thuận lợi với các
quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước nhất là Thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Nha Trang, các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Campuchia. Về hàng không có sân bay đến thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Đà Nẵng.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
Nằm trên Cao Nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy trường sơn, có địa
hình dốc thoải từ 0,5 – 10, cao độ trung bình 500 mét so với mặt biển.
Thời tiết khí hậu vừa được chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang
tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa ( tháng 5 đến tháng
10), mùa khô ( tháng 10 đến tháng 4 năm sau).
Về thủy văn, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có một đoạn sông Sêrêpok
chảy qua phía Tây (khoảng 23 km) và mạng lưới suối thuộc lưu vực sông Sêrêpok, có
nhiều hồ nhân tạo lớn nhất như hồ EaKao, EaCuôrKăp và nguồn nước ngầm khá
phong phú, nếu khai thác tốt phục vụ ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố.
Về tài nguyên đất, chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá cục BaZan (70%), đất nông
nghiệp 73,78%, đất lâm nghiệp 22% (chủ yếu rừng trồng), tài nguyên khoáng sản
chính là đá bazan làm vật liệu xây dựng, sắt, cao lin, sét gạch ngói.
2.2.3. Kinh tế và xã hội
a. Xã hội
Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài
con đường nhựa quanh Ngã 6 trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn
Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên,
năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính
phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam.
Cùng với thành phố Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La,
Vinh, Việt Trì, Hà Nội, Buôn Ma Thuột đã được chọn là 10 đô thị sạch trên cả nước.
b. Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân: 15%-18%
Thu nhập bình quân đầu người: 2.050 USD/người/năm
Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 6.086 tỷ đồng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cấp-thoát nước: 80% dân số được sử dụng nước sạch. Ngoài ra Buôn Ma Thuột
có hệ thống xử lí nước thải do Đan Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam
hiện nay.
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%
2.3. Tổng quan về cây cà phê
2.3.1.Nguồn gốc cây cà phê
Cây cà phê được người Pháp đưa vào Việt Nam từ những năm 1850. Tuy nhiên,
hoạt động sản xuất được thực hiện manh mún và thiếu tổ chức cho đến năm 1975 khi
bắt đầu có những đợt di dân từ khu vực đồng bằng và duyên hải ven biển đến vùng cao
nguyên, nơi có điều kiện thích hợp để trồng cà phê. Hoạt động sản xuất có được mở
rộng tuy nhiên vẫn rất nhỏ lẻ. Đến năm 1986, khi công cuộc đổi mới được tiến hành,
cây cà phê mới được đưa vào quy hoạch và tổ chức sản xuất quy mô lớn, tập trung.
Đến năm 1988, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ tư toàn thế giới
(chiếm 6.5% sản lượng thế giới), đứng sau Brazil, Colombia và xấp xỉ bằng Indonesia.
Cho đến năm 1999, hoạt động xuất khẩu cà phê vẫn giới hạn cho doanh nghiệp
nhà nước. Tuy nhiên, sau thời điểm này, các doanh nghiệp khối tư nhân đã được cho
phép tham gia vào thị trường cà phê xuất khẩu. Gần 92% sản lượng cà phê của Việt
Nam được xuất ra thị trường nước ngoài, chỉ có 8% tổng sản lượng cà phê sản xuất ra
được tiêu thụ nội địa, đây là con số rất khiêm tốn so với thị trường tiêu thụ vốn đông
dân của Việt Nam. Khoảng 85-90% diện tích cà phê hiện do các hộ nông dân nhỏ lẻ
khai thác, khoảng 10-15% còn lại do các nông trường nhà nước khai thác.
Người nông dân thường thu hoạch đồng thời xử lý tách hạt cà phê tại chỗ. Sau
công đoạn này, một phần nhỏ cà phê được bán để tiêu thụ trong nước, còn lại phần lớn
được bán cho các đại lý. Các đại lý này mua hàng của nông dân và bán lại cho các đơn
vị chế biến và xuất khẩu (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước). Người nông dân bán cà
phê trực tiếp chịu tác động biến động giá xuất khẩu.
2.3.2. Thực trạng ngành cà phê tại Việt Nam
Việt Nam là thành viên mới nhất trong danh sách xếp hạng những quốc gia sản
xuất cà phê lớn nhất thế giới. Tham gia vào thị trường này từ những năm 1990, Việt
Nam hiện xếp thứ hai toàn thế giới sau Brazil về tổng sản lượng cà phê và là quốc gia
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn từ 1995 đến 2001, Việt
Nam đã tăng gấp ba diện tích trồng cà phê, cải tiến công nghệ và giống cây cà phê để
cải thiện hiệu suất thu hoạch hạt cà phê trên mỗi hec-ta canh tác.. Tuy nhiên, trong giai
đoạn 5 năm đó, do hệ thống tưới tiêu còn hạn chế không đáp ứng được thay đổi quy
mô lớn và đột xuất, đa phần diện tích canh tác không có đủ lượng nước cần thiết.
Về nguồn cung, hiện ngành xuất khẩu cà phê có trên 140 doanh nghiệp xuất
khẩu, với 4 doanh nghiệp hàng đầu Cà phê 2/9, XNK Intimex, và Tập đoàn Thái Hòa.
Các doanh nghiệp nhỏ lẻ tổ chức mua và xuất khẩu cà phê, đồng thời bán lại cho
khoảng 20 doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy hoặc cơ quan đại diện tại Việt Nam.
Chiến lược ngành cà phê Việt Nam hiện nay là khuyến khích các nhà đầu tư nước
ngoài (cũng như trong nước) đầu tư vào lĩnh vực cà phê rang xay, chế biến cà phê hòa
tan như Nestlé, Olam, Vinacafe Biên Hòa, Cà phê Trung Nguyên.
2.3.3. Giới thiệu sơ lƣợc về cây cà phê
Cây cà phê ở Việt Nam có 3 loài: cây cà phê vối , cây cà phê chè, cây cà phê
mít. Cây cà phê chè (9%) và cây cà phê vối (90%) được trồng khá phổ biến trong khi
đó cây cà phê mít (1%) được trồng rất ít. Vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu vào các
hộ trồng cà phê vối.
a. Đặc điểm của cây cà phê vối
- Nhiệt độ: Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất từ 22 – 26 độ
C.
- Ánh sáng: Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây
che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hoejp lý đặc biệt là giai đoạn kiến
thiết cơ bản.
-Ẩm độ: Cây cà phê vối thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa.
Độ ẩm càng cao càng tốt với cây cà phê, đặc biệt là giai đoạn ra hoa.
- Lượng mưa: Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa
hàng năm 1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để
phân hóa mầm hoa.
- Gió: Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát
triển cây cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Đất đai: Cây cà phê phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu
đỏ, nâu vàng hoặc đất xám.Trong đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho
năng suất cao.
b. Kỹ thuật trồng – chăm sóc
Cà phê là một trong số những loại cây trồng đòi hỏi tính chặt chẽ và nghiêm
ngặt trong các quy trình kỹ thuật canh tác từ khâu trồng mới đến khâu chăm sóc và thu
hoạch. Do tính chất trên nên đòi hỏi người trồng cà phê phải có kiến thức nhất định về
kỹ thuật thì mới có thể đạt năng suất như mong muốn trong từng điều kiện cụ thể.
- Lựa chọn đất trồng: Đất trồng cà phê thường là đất đỏ bazan, đất phù sa cổ,
đất đá vôi…có độ dốc dưới 80cm và tầng đất sâu trên 70cm. Công tác quy hoạch
đường đi đảm bảo sự thuận tiện cho việc vận chuyển phân bón, vật tư, sản phẩm khi
thu hoạch.
- Mật độ và khoảng cách trồng: Mật độ và khoảng cách cây trồng có ảnh hưởng
lớn trong quá trình sinh trưởng của cây cà phê và cũng là yếu tố quan trọng cấu thành
năng suất vườn cây. Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại.
Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m (1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc 3 x
2.5 m (1.330 cây/ha).
- Thời vụ trồng: Thích hợp nhất từ 15/8 đến 15/10 trong năm.
Sau khi trồng mới, đặc biệt trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, người trồng cần phải
thường xuyên làm cỏ kết hợp tủ gốc, xới đất, làm mương thoát nước nhằm chống xói
mòn và tăng cường khả năng khai thác dinh dưỡng của cây cà phê trong đất. Thời gian
tiến hành vào khoảng tháng 4 - 5 và tháng 10 - 11 trong năm.
- Bón phân: Cây cà phê có nhu cầu dinh dưỡng cao. Do vậy trong kỹ thuật canh
tác, bón phân sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bón phân theo đúng định mức, đúng
thời điểm theo nhu cầu sinh lý của cây cà phê sẽ bảo đảm cho vườn cây phát triển và
cho năng suất cao ổn định. Ngược lại, việc bón phân không đúng và không cân đối
giữa các loại phân mà cây cần, không những không làm tăng năng suất mà còn là một
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho một số mầm
bệnh gây hại trong đất phát triển.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phân hữu cơ được khai thác triệt để từ các nguồn phân xanh, phân chuồng được
ủ chế biến đúng kỹ thuật để bón cho cây cà phê, đảm bảo bón lót trước khi trồng
40tấn/ha. Thời kỳ kinh doanh 10tấn/ha, bón luân phiên 2 – 3 năm/lần.
- Tỉa cành, tạo hình cho cà phê: bao gồm tạo hình cơ bản và tạo hình nuôi quả.
- Phòng trừ sâu bệnh: Các bệnh thường gặp là bệnh rỉ sắt, rệp, sâu hồng đục
thân, mọt đục quả.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.4. Tình hình sản xuất cà phê tại Thành Phố Buôn Ma Thuột
Sản lượng và diện tích trồng cà phê của thành phố không có thay đổi nhiều
trong 4 năm gần nhất. Do tỉnh và thành phố có những dự án về việc giảm hoặc giữ
nguyên diện tích và tập trung vào phát triển chất lượng của cà phê.
Bảng 2.1. Diện Tích Cà Phê Thành Phố Buôn Ma Thuột
ĐVT: Ha
Năm 2010 2011 2012 sơ bộ 2013
TỔNG SỐ 13.931 13.682,8 13.128 13.121,06
Phân theo xã phƣờng
1.P-Tân Lập 237,4 361 242 242
2.P-Tân Hòa 27 27 27 27
3.P-Tân An 78 53 112,6 120
4.P-Thống nhất
5.P-Thành Nhất 268,6 288,4 157 142
6.P-Tân Lợi
7.P-Thắng Lợi 829 743,7 94 87
8.P-Thành Công 4 4 1,5
9.P-Tân Thành 115 55 13 13
10.P-Tân Tiến 11 10,3 5 5
11.P-Tự An 140 118,6 55,5 50,5
12.P-EATam 415 415 399 396
13.P-Khánh Xuân 396,2 396 446,6 446,6
14.X-Hòa Xuân 1402,9 1259 1403 1401,06
15.X-Cư Êbur 1.861 1.877,6 1.828,5 1.848,5
16.X-EaTu 1.929 1.927,3 1.462 1.462,3
17.X-Hòa Thắng 1.882,9 1882,9 916,9 916,9
18.X-Ea Kao 1.758 1.758 1.758 1.757,7
19.X-Hòa Phú 280 280 440 444,9
20.X-Hòa Khánh 936 866 855 849
21.X-Hòa Xuân 1.360 1.360 800 800
Các tổ chức công ty 2.111,6 2.111,6
Nguồn: Niên Giám Thống Kê TP.Buôn Ma Thuột năm 2013 Qua bảng 2.1 cho thấy
tổng diện tích trồng cà phê của TP.Buôn Ma Thuột trong năm 2012 và 2013 là 2111,6
ha. Do cà phê phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đặc biệt là đất đỏ Bazan để
phát triển nên cà phê được trồng ở hầu hết trên các địa bàn xã phường của thành phố,
chỉ có 2 phường Thống Nhất và phường Tân Lợi không trồng cà phê do đó là nơi tập
trung khu đông dân cư cao nhất trong thành phố. Các xã
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phường có diện tích trồng cà phê lớn là xã EaTu, xã Cư Êbua và xã Hòa Thắng trong
đó xã CưÊbua có diện tích trồng lớn nhất với diện tích trồng năm 2012 là 1828,5 ha và
năm 2013 là 1848,5 ha. Các tổ chức công ty trồng cà phê điển hình là Cà Phê Trung
Nguyên.
Bảng 2.2. Sản Lƣợng Cây Cà Phê
ĐVT: Tấn
Năm 2010 2011 2012 sơ bộ 2013
TỔNG SỐ 3.2802,63 31.510,01 2.9617,7 30.092,9
Phân theo xã phƣờng
1.P-Tân Lập 581,16 559,48 580,96 585,65
2.P-Tân Hòa 66,15 63,37 48,91 49,12
3.P-Tân An 191,88 124,39 271,43 278,64
4.P-Thống nhất
5.P-Thành Nhất 671,5 655,44 364,76 342,14
6.P-Tân Lợi
7.P-Thắng Lợi 2.029,39 1.749,18 218,9 203,49
8.P-Thành Công 9,79 9,41 3,34
9.P-Tân Thành 281,52 129,31 29,01 203,49
10.P-Tân Tiến 26,97 24,24 11,75 11,5
11.P-Tự An 343,14 278,95 132,51 116,15
12.P-EATam 1.015,92 976,08 949,62 1.078,09
13.P-Khánh Xuân 969,9 957,13 978,42 1.078,09
14.X-Hòa Xuân 3.355,64 2.997,71 3.066,02 3.137,98
15.X-Cư Êbur 4.555,73 4.183,03 4.021,91 4.000,87
16.X-EaTu 4.563,07 4.674,15 3.420,39 3.238,1
17.X-Hòa Thắng 4.672,25 4.595,63 2.295,44 2.531,05
18.X-Ea Kao 4312 4.241,28 3.795,71 3.823,05
19.X-Hòa Phú 714 678,72 647,49 845,87
20.X-Hòa Khánh 1.042,62 1.468,6 1.846,49 1.853,68
21.X-Hòa Xuân 3.400 3.143,91 1.909 1.953,2
Các tổ chức công ty 5.025,6 5097,4
Nguồn: Niên Giám Thống Kê TP.Buôn Ma Thuột năm 2013
Bảng 2.2 ta thấy xã Cư Êbur có sản lượng cà phê lớn với năm 2012 thu được
sản lượng là 4021,91 tấn và năm 2013 thu được 4000,87 tấn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƢƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh tế nông hộ
3.1.1. Khái Niệm
Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng với quy mô sản
xuất nhỏ, phân tán. Sử dụng lao động nhiều, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, quy mô vốn
sản xuất thấp.
3.1.2. Đặc điểm
Kinh tế nông hộ là một tổ chức kinh tế nông nghiệp. Trong sản xuất, kinh tế
nông hộ có khả năng thích ứng cao nên có sức cạnh tranh với các tổ chức kinh tế khác.
Tuy nhiên, do nằm trong khuôn khổ gia đình nên có nhiều hạn chế về thiếu vốn, kỹ
thuật thô sơ, sản phẩm làm ra tự tìm nơi tiêu thụ, thương lái ép giá, không có công lao
động. Những hạn chế của kinh tế nông hộ nếu được các cấp chính quyền địa phương
tác động và tổ chức một cách hợp lý thì nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
3.2. Khái niệm về kết quả và hiệu quả kinh tế
3.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kết
quả thu được và phần chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Và lúc đó người ta quan
tâm đến kết quả sản xuất với mong muốn với những đầu vào hữu hạn mà vẫn thu được
kết quả hay năng suất cao.
Kết quả sản xuất là một phạm trù quan trọng, nó thể hiện kết quả thu hoạch
được sau những năm đầu tư về vật chất, lao động cũng như chi phí vô hình khác vào
quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất phản ánh khái quát được về quá trình
đầu tư đầu vào như là chi phí và đầu ra là doanh thu cũng như phản ánh được thu nhập
sau một quá trình sản xuất kinh doanh (Thái Anh Hòa, 2005).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng kết quả và hiệu quả sản xuất
Doanh thu = sản lƣợng * giá bán trung bình
Sản lượng: là lượng sản phẩm thu hoạch hay sản xuất trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
Giá bán: Là giá đầu ra của sản phẩm mà người tiêu dùng sẵn lòng trả khi mua
hàng hóa hay một loại dịch vụ.
Doanh thu: Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả sản xuất kinh
doanh, là giá trị được thu bằng tiền khi bán hàng hóa, nó được xác định bằng tổng sản
lượng thu được nhân với giá bán.
Chi phí vật chất (VPVC): Trong sản xuất nông nghiệp, CPVC bao gồm chi phí
phân bón, thuốc BVTV, công cụ lao động, máy móc thiết bị.
Chi phí lao động (CPLĐ): Bao gồm lao động nhà và lao động thuê.
Chi phí khấu hao (CPKH): Các tài sản đầu tư cho việc sản xuất phải được khấu
hao.
Tổng chi phí = CPVC + CPLĐ + CPKH
Lợi nhuận: Là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất, là khoản chênh lệch giữa các
khoản thu và chi phí bỏ ra.
Thu nhập: là phần thu nhập từ việc bán tất cả sản phẩm làm ra trừ đi CPVC và
CPLĐ thuê. Do đặc thù của nông nghiệp nên thu nhập được tính bằng khoản lợi nhuận
cộng với chi phí lao động nhà.
Các chỉ tiêu đo đường hiệu quả hàng năm:
Doanh thu/chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong quá
trình sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Thu nhập/chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ đầu
tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu chỉ số này nhỏ hơn một thì sản xuất bị lỗ,
bằng một hòa vốn và lớn hơn một là có lợi nhuận.
Lợi nhuận/chi phí: Chỉ tiêu này này phản ánh khả năng sinh lợi từ chi phí sản
xuất đã bỏ ra. Nếu chỉ số này càng cao càng có hiệu quả.
3.3. Khái niệm rủi ro
Định nghĩa về “rủi ro” được đưa ra dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Theo Frank
Knight (1964): “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” hay “Rủi ro là tổng hợp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Irving Preffer, 1956). Theo
Allan Willett (1951): “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một
biến cố không mong đợi”. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận
thực tế so với lợi nhuận dự kiến.
Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh
doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết những hoạt động của con người.
Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể
mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể
tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ
hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang
tính tiêu cực.
Rủi ro trong kinh tế học được định nghĩa là giá trị lệch đi so với kì vọng đặt ra
ban đâu được ước tính ban đầu được dự đoán.
3.3.1. Các loại rủi ro trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp, rủi ro được thể qua sự biển về thời tiết và giá không theo
mong muốn. Các yếu tố này bao gồm sự thất thường của tự nhiên (ví dụ như sâu hại,
dịch bệnh) hay thời tiết không nằm trong sự kiểm soát của sản xuất nông nghiệp. Rủi
ro nông nghiệp cũng bao gồm các biến động bất lợi về giá cả đầu vào và đầu ra (World
Bank, 2005). Như vậy, rủi ro nông nghiệp là những bất trắc, tổn thất xảy ra cho người
sản xuất nông nghiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,
giá cả, giống… Có nhiều cách để phân loại rủi ro trong nông nghiệp, tuy nhiên nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng nó gồm 5 nhóm rủi ro sau: Rủi ro sản xuất (production risk),
rủi ro giá (price or marketing risk), rủi ro thể chế (institutional risk), rủi ro do con
người (individual risk) và rủi ro tài chính (financial risk) (George R. Patrick và ctv,
1985; Gudbrand Lien và ctv, 2003; James Hanson và ctv, 2004; World Bank, 2005).
a. Rủi ro sản xuất
Trong nông nghiệp có rủi ro sản xuất là vì nông nghiệp chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố không kiểm soát được đó là thời tiết (mưa quá ít hoặc quá nhiều, mưa đá,
sương muối, nhiệt độ bất thường), sâu bệnh, cỏ dại, giống xấu, thoái hóa đất. Do tác
động của các yếu tố không kiểm soát được nên hàng năm sử dụng cùng số lượng và
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chất lượng đầu vào như nhau nhưng năng suất vẫn khác nhau. Những rủi ro vì thời tiết
là những rủi ro chỉ riêng nông nghiệp mới bị ảnh hưởng. Ngoài ra yếu tố kĩ thuật cũng
là một yếu tố gây ra rủi ro cho người sản xuất, vì đưa giống mới không phải lúc nào
cũng đạt được hiệu quả như mong muốn.
b. Rủi ro giá
Rủi ro giá là rủi ro liên quan đến biến động giá đầu ra. Giá nông sản thay đổi từ
năm này qua năm khác đặc biệt là biến động lớn theo mùa vụ hoặc biến động từng
ngày.
Giá nông sản thay đổi do nhiều lý do mà nông dân không thể kiểm soát được.
Nông dân luôn đối mặt với vấn đề “được mùa mất giá và ngược lại”. Cung trong nông
nghiệp chịu tác động của người dân và thời tiết. Cầu nông nghiệp lại dựa vào yếu tố:
nhu cầu người tiêu dùng hay xuất khẩu.
Yếu tố xuất khẩu quan trọng với nhiều loại nông sản, đặc biệt là gạo và cà phê.
Hiện nay nước ta đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê và đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo
nhưng giá lại hoàn toàn phụ thuộc và tỉ giá ngoại tệ, hoặc dựa vào sự mất mùa hay
được mùa của các nước khác.
Biến động về giá luôn làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông
dân. c. Rủi ro thể chế
Thể chế là các qui định do nhà nước đưa ra. Thay đổi các qui định có ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp làm cho lợi nhuận không đạt được kì vọng như mong
muốn.
d. Rủi ro tài chính
Đối với nông dân: rủi ro tài chính là rủi ro có thể có khi người nông dân tái cơ
cấu cây trồng, xây dựng trang trại quy mô lớn với việc vay vốn. Rủi ro tài chính phụ
thuộc vào năng suất, sản lượng đạt được trong niên vụ đầu, giá cả và lãi suất vay vốn.
3.3.2. Các giả thiết nghiên cứu
Nghiên cứu từ lý thuyết các yếu rủi ro trong nông nghiệp: đầu vào sản xuất,
điều kiện tự nhiên, thị trường tiêu thụ, các nhân tố hỗ trợ, các yếu tố về sâu bệnh.Tác
giả đề xuất mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố rủi ro như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 3.1. Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất các Nhân Tố Rủi Ro trong Sản
Xuất Cây Cà Phê ở Thành Phố Buôn Ma Thuột.
a. Giả Thiết 1: Đầu vào sản xuất
Đầu vào sản xuất bao gồm các yếu tố như giống cây, chất lượng và giá bán của
phân bón.
Giống cà phê:
Cà phê Robuste (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô) là cây quan trọng thứ
hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà
phê này.Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam.
Ở Việt Nam, Các tỉnh Daklak, Gia Lai, Kom Tum là những vùng chuyên canh
cà phê Robusta.
Cây cà phê vối 3 - 4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ
20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là
dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24 - 29°C, lượng mưa khoảng trên
1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.
Chất lƣợng phân bón
Phân bón là thứ thiết yếu trong nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây trồng nhắm giúp chúng sinh trưởng, phát triển và cho năng
suất cao. Ngoài ra còn giúp cho đất không bị thoái hóa.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Có 2 loại phân bón: phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.
Vai trò các chất dinh dƣỡng với cây cà phê
Cà phê có thể đưa lại năng suất cao khi được đáp ứng đầy đủ chế độ dinh
dưỡng. Các nguyên tố đa lượng như đạm, lân kali là 3 yếu tố quan trọng cho sinh
trưởng và phát triển cũng như kiến tạo năng suất.
Đạm là một nguyên tố quan trọng bậc nhất đối với cây cà phê. Đạm thúc đẩy
quá trình quang hợp, khả năng phân cành, phát triển hệ rễ, hoa và quả sau này. Thiếu
đạm cây có biểu hiện sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng.
Lân có vai trò trong quá trình quang hợp, tích lũy các chất khô. Cây thiếu lân lá
bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm
và quá trình chín cũng bị kéo dài.
Kali có vai trò tăng cường tính chống chịu của cây, tăng cường khả năng tổng
hợp các hợp chất hydratcarbon. Khi thiếu kali, trái nhỏ, trái bị rụng nhiều, năng suất
thấp, tỷ lệ nhân trên quả thấp. Thiếu kali thường biểu hiện rõ ở giai đoạn cuối mùa
mưa vì lúc này cà phê tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nhu cầu kali của cà phê tăng cao
trong khi lượng bón kali thường không đủ.
Thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng thuốc bảo vê thực vật nhằm diệt trừ một số loại sâu bệnh, cỏ dại gây
hại và làm giảm năng suất cây cà phê.
Giả thiết 1: đầu vào sản xuất là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong sản
xuất cà phê.
b. Giả thiết 2: Điều kiện tự nhiên
Điều kiện này bao gồm vị trí địa lý, địa hình thổ nhượng, khí hậu, thời tiết, hệ
sinh thái, tài nguyên đất, nước,…Các điều kiện này có ảnh hưởng quan trọng đối với
nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng. Trong quá trình sản xuất, người nông dân
không thể ngăn cản quy luật tự nhiên.
Khí hậu: là một nhân tố tác động đến quá trình sản xuất. khí hậu thay đổi thất
thường ( thời tiết khô hạn, mưa quá sớm, mưa quá muộn, gió bão ) cũng làm cũng làm
ảnh hưởng tới năng suất của cây cà phê.
Tài nguyên đất, nước: đất và nước là cơ sở để trồng và sản xuất cây nông
nghiệp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Giả thiết 2: Điều kiện tự nhiên là là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong
sản xuất cà phê.
c. Giả thiết 3: Dịch bệnh, sâu hại
Sâu bệnh hại là tác nhân ảnh hưởng xấu đến cây trồng (sinh trưởng, phát triển
và năng suất)
Một số loại sâu bệnh điển hình trên cây cà phê như : rệp, mọt đục quả, mọt đục
cành, sâu đục thân, bệnh thối rễ…
Giả thiết 3: dịch bệnh là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong sản xuất cà
phê.
d. Giả thiết 4: Thị trƣờng tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ nông sản có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là điều kiện,
vừa là môi trường của nông nghiệp; nó vừa thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối
nông sản hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, nó điều tiết các mối quan hệ kinh tế của cả
người sản xuất, người tiêu dùng và nhà quản lý, thông qua tín hiệu giá cả nông sản
trên thị trường.
Giá cả là một trong những yếu tố rủi ro trong nông nghiệp, hiện nay người dân
trồng cà phê vẫn phải đối mặt với những vấn đề như: sự thay đổi giá cả thất thường,
“mất mùa được giá và được mùa thì mất giá” , ngoài ra người dân trồng cà phê còn
phải phụ thuộc vào việc “được mùa” hay “mất mùa” của Brazil.
Giả thiết 4: Thị trường tiêu thụ là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong
sản xuất cà phê.
e. Giả thiết 5: Các nhân tố hỗ trợ
Tài chính
Các nguồn vốn để người nông dân có thể bắt đầu đầu tư cây trồng là: các ngân
hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển nông nghiệp và
nông thôn.
Vốn vay và việc sử dụng vốn vay nông sản có ảnh hưởng rất quan trọng đến
sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp.
Hộ nông dân là những người có ít vốn đầu tư và trình độ sản xuất kinh doanh,
quản lý còn thấp. Do vậy, muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải
có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước thông qua hệ thống tài chính, tín dụng và các chính
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sách huy động tín dụng nông sản khác. Có như vậy mới tạo ra thế mạnh đột phá, đẩy
nhanh ngành nông nghiệp.
Các chính sách
Theo Frank Ellis: Hàm ý cơ bản nhất của một chính sách vận dụng từ học
thuyết về người nông dân tối đa hóa lợi nhuận là các hộ gia đình nông nghiệp là thực
hiện các điều chỉnh có thể dự đoán được sự thay đổi của giá cả của nguồn lực nông
nghiệp và sản phẩm nông nghiệp.
Các chính sách mà người ta tìm kiếm để làm tăng sản lượng của khu vực nông
dân là tăng giá sản phẩm hoặc giảm nguồn nhân lực và thay đổi công nghệ kĩ thuật của
nông dân (chương trình phát triển nông thôn, thay đổi kĩ thuật sản xuất,…)
Giả thiết 5: các nhân tố hỗ trợ (tài chính, chính sách) là một trong những yếu tố
gây ra rủi ro trong sản xuất cà phê.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu được thu thập từ Phòng
kinh tế UBND Thành Phố Buôn Ma Thột và các tài liệu có liên quan.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Các số liệu được thu thập thông qua
phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ trồng cà phê trên địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột
dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn sẵn bằng cách chọn mẫu điều tra phi ngẫu nhiên.
3.4.2. Phƣơng pháp xử lí số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lí dựa trên các công cụ Excel, Word, phần
mềm SPSS.
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích
a. Thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để có thể thấy được thực trang và tình
hình của vùng nghiên cứu như: mô tả tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội cũng như
về thực trạng diện tích, đánh giá hiệu quả, kết quả sản xuất cà phê của nông hộ và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất cà phê bằng phần mềm Excell và SPSS.
b. Sử dụng nhân tố khám phá EFA
Khái niệm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút
gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ( gọi là
các nhân tố ) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung
thông tin của tập biến ban đầu (Hair, Anderson, Tatham và Black; 1998 ).Phương pháp
phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang
đo (dẫn theo Lê Ngọc Đức, 2008).
- Xem xét giá trị KMO: 0,5 ≤KMO ≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ
liệu; ngược lại KMO≤ 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các
dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
- Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn: tiến hành loại các biến quan sát có hệ số
tải nhân tố < 0,5
- Xem lại thông số Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích
bởi mỗi nhân tố) có giá trị > 1
Xem xét giá trị tổng phương sai trích (yêu cầu là ≥ 50%): cho biết các nhân tố
được trích giải thích được % sự biến thiên của các biến quan sát.
Phƣơng pháp nghiên cứu cho phân tích nhân tố khám phá
Nghiên cứu định tính: tác giả dựa trên cơ sở nghiên cứu từ lý thuyết các yếu rủi
ro trong nông nghiệp để đưa ra các giả thiết và bảng câu hỏi.
Nghiên cứu định lượng: thực hiện bới hình thức phỏng vấn trực tiếp qua bảng
câu hỏi và kết quả được sử lý bằng phần mềm SPSS.
Thiết kế bảng câu hỏi
Đề tài sử dụng thang thang đo Liker của Liker LA (1932) hệ 5 điểm.
1- Hoàn toàn không đồng ý
2- Không đồng ý
3- Không có ý kiến
4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý
Bảng câu hỏi là công cụ để thu thập dữ liệu định lượng. Được tiến hành khảo
sát 100 hộ nông trồng cà phê tại Thành Phố Buôn Ma Thuột.
Phƣơng pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Kích thước mẫu được xác định theo lý thuyết Hatcher (1994) và Hair (2005),
bằng tổng số các biến nhân với 5, tức là: 40 biến * 5 = 200 phiếu khảo sát. Tuy nhiên
do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu
thuận tiện (phi ngẫu nhiên) và lượng mẫu điều tra là 100. Do mục tiêu nghiên cứu này
chủ yếu là kiểm định thang đo nên phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên này có thể
chấp nhận được. Đối tượng lấy mẫu là những nông hộ trồng cà phê vối trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột. Tác giả trực tiếp gặp giải thích ý nghĩa khi gửi bảng câu
hỏi đến các nông hộ.
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu thông qua các bước sau:
Mã hóa dữ liệu: các câu hỏi (hay các biến) được mã hóa thành kí tự bao gồm
chữ số và chữ cái để thuận tiện trong việc truy xuất các biến khi phân tích.
Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha: nhằm đánh giá độ tin cậy thang đo. Thang
đo được xem là có giá trị khi phương pháp đo lường không có sự sai lệch mang tính hệ
thống và sai lệch ngẫu nhiên, do đó, thang đo phải đạt độ tin cậy. Độ tin cậy của thang
đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Hệ số
Cronbach’s Anpha lớn hơn 0,6 và tốt nhất là lớn hơn 0,7 thì thang đo có độ tin cậy tốt
(Nunnally và Bernstein, 1994).
Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhằm đánh giá sơ bộ độ giá trị hội tụ và độ
phân biệt của thang đo. Các tham số phân tích thông kê trong phân tích EFA gồm:
kiểm định sư thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua phân tích
thống kê KMO.’s test), số lượng nhân tố dựa vào chỉ số eigenvalue lớn hơn 1,
cumulative lớn hơn 0,5 thì thỏa điều kiện phân tích nhân tố ( Gerbing và Anderson,
1988).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng sản xuất cà phê của nông hộ tại địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột
4.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Hình 4.1. Giới tính Ngƣời Điều Tra
Nguồn: ĐTTT&TH
Hình 4.1 cho thấy lao động chính tham gia sản xuất cà phê là nam chiếm 82%,
trong khi đó nữ chỉ chiếm 18 %.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 4.2. Trình Độ Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn
Nguồn: ĐTTT&TH
Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả
cũng như là rủi ro trong sản xuất.
Qua hình 4.2 cho ta thấy trình độ học vấn của các hộ trồng cà phê chủ yếu là
cấp 2 và cấp 3 trong đó cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 45% và cấp 2 chiếm tỷ lệ 35%
trong tổng số 100 hộ điều tra. Chiếm tỷ lệ thấp nhất về trình độ học vấn là mù chữ
chiếm 1% và trình độ về cao đẳng đại học chỉ có 7 hộ chiếm tỷ lệ là 7%. Như vậy trình
độ học vấn của công hộ trồng cà phê ở mức trung bình khá, điều này cho thấy các hộ
có thể tính toán được các chi phí về lao động, chi phí chăm sóc cây cà phê để có thể
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời có thể tính toán được các chi phí rủi ro trong
việc sản xuất.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 4.3. Kinh Nghiệm Sản Xuất
Nguồn: ĐTTT&TH
Kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Những
người có năm kinh nghiệm sản xuất càng cao thì càng biết áp dụng các biện pháp giảm
thiểu chi phí không cần thiết và tránh được được những rủi ro trong sản xuất.
Từ hình 4.3 ta có thể nhận thấy nông hộ trồng cà phê ở thành phố Buôn Ma
Thuột có kinh nghiệm trồng cà phê lâu năm, qua điều tra có 47 nông hộ có kinh
nghiệm từ 10 năm đến 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 47%, những hộ có kinh nghiệm
trên 20 năm chiếm 40%, những hộ có kinh nghiệm dưới 10 năm chỉ chiếm 13%. Như
vậy, những hộ trồng cà phê ở đây đã có kinh nghiệm lâu năm.
Bảng 4.1 Tỷ Lệ Lao Động Trực Tiếp Tham Gia Lao Động Sản Xuất Cà Phê
Tỷ lệ tham gia sản xuất cà phê Số hộ Tỷ lệ (%)
Từ 25% đến 50% 17 17,00
Từ 50% đến 75% 26 26,00
Từ 75% đến 100% 57 57,00
Tổng 100 100,00
Nguồn : ĐTTT&TH
Theo kết quả điều tra ở bảng 4.1 có 57 hộ có 75% đến 100% lực lượng tham gia
vào sản xuất cà phê chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là hộ có từ 50% đến 75% lực lượng
tham gia sản xuất cà phê chiếm 26% và hộ có từ 25% đến 50% lao động chính tham
gia vào sản xuất cà phê chỉ chiếm 17% trong 100 hộ được điều tra. Như vậy, qua điều
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tra ta thấy cà phê là cây trồng lâu năm đồng thời nguồn thu nhập chính của người dân
ở đây vì vậy lượng lao động tham gia sản xuất cà phê trong một hộ là khá cao.
4.1.2. Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 4.2 Quy Mô Sản Xuất Cà Phê của Nông Hộ
Diện tích đất sản xuất Số hộ Tỷ lệ (%)
Dưới 0,5 ha 10 10,00
Từ 0,5 đến 1 ha 57 57,00
Từ 1 ha đến 1,5 ha 23 23,00
Từ 1,5 ha đến 2 ha 2 2,00
Trên 2 ha 8 8,00
Tổng 100 100,00
Diện tích lớn nhất 7,0
Diện tích trung bình 1,0
Diện tích nhỏ nhất 0,1
Nguồn: ĐTTT&TH
Qua bảng 4.2 cho thấy các nông hộ sản xuất trên địa bàn thành phố sản xuất tập
trung chủ yếu ở quy mô từ 0,5 ha đến 1 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 57%, tiếp đến là các hộ
có quy mô từ 1 ha đến 1,5 ha chiếm 23% trong tổng số điều tra, chỉ có 2 hộ có quy mô
từ 1,5 ha đến 2 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất, còn lại các hộ có quy mô trên 2 ha chiếm 8%.
Như vậy, trung bình quy mô của các hộ trồng cà phê là 1 ha, trong đó hộ có diện tích
lớn nhất là 7 ha, hộ có diện tích nhỏ nhất là 0,1 ha.
Bảng 4.3 Độ Tuổi của Vƣờn Cây
Độ tuổi vƣờn cây Số hộ Tỷ lệ (%)
Từ 5 năm đến 10 năm 7 7,00
Từ 10 năm đến 15 năm 49 49,00
Từ 15 năm đến 20 năm 36 36,00
Trên 20 năm 8 8,00
Tổng 100 100,00
Nguồn: ĐTTT&TH
Thành phố Buôn Ma Thuột được coi là “thủ phủ cà phê” của tỉnh nên số hộ
trồng cà phê có độ tuổi từ 10 năm đến 20 năm chiếm 85%, trong đó hộ trồng cà phê có
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
độ tuổi 10 đến 15 năm có tỷ lệ cao nhất chiếm 49% và hộ có độ tuổi vườn cây từ 10
đến 20 năm chiếm tỷ lệ là 36%. Những hộ có độ tuổi vườn từ 5 năm đến 10 năm chỉ
chiếm 7% và những hộ có độ tuổi vườn chiếm tỷ lệ ít nhất 7% trong tổng số 100 hộ
điều tra. Giai đoạn trong độ tuổi kinh doanh của cây cà phê từ 4 năm tuổi đến 20 năm
tuổi, tuy nhiên cà phê đạt được năng suất cao nhất ở độ tuổi 10 năm đến 15 năm, bắt
đầu từ 15 năm trở đi năng suất giảm dần. Ở độ tuổi trên 20 năm cà phê đã ngoài giai
đoạn kinh doanh, cà phê đã già cỗi, khả năng chống chịu sâu hại kém dần, năng suất
cũng giảm rõ rệt. Ta thấy đa số vườn cà phê của các nông hộ đang trong độ tuổi kinh
doanh.
Tuy nhiên những hộ có độ tuổi vườn trên 20 năm cần có những biện pháp nhằm
tăng hiệu quả kinh tế cho cây cà phê như tái canh, trồng mới.
4.1.3. Hiệu quả sản xuất cà phê trên 1 Ha
a. Chi phí đầu tƣ cho 1 Ha cà phê
Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong quá trình sản xuất
kinh doanh, chi phí đầu tư được chia ra làm 2 loại là chi phí vật chất và chi phí lao
động.
Trong chi phí vật chất bao gồm chi phí phân bón, nông hộ sử dụng 2 loại phân
bón vô cơ và hữu cơ (phân chuồng) để bón cho cà phê. Qua bảng 4.4 ta thấy được
lượng phân chuồng được sử dụng trên 1 ha.
Bảng 4.4. Lƣợng Phân Chuồng Đƣợc Sử Dụng Trên 1 Ha
Lƣợng phân chuồng đƣợc sử dụng ĐVT Giá trị
Lớn nhất khối 14,29
Trung bình khối 5,55
Nhỏ nhất khối 2,0
Nguồn: ĐTTT&TH
Phân chuồng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, tạo độ phì nhiêu cho đất, cân
bằng chất dinh dưỡng trong đất, giảm chi phí phân bón, ổn định năng suất cây trồng
ngoài ra chi phí thấp hơn so với việc sử dụng phân hữu cơ, qua bảng 4.4 cho ta thấy
trung bình một hộ sử dụng 5,6 khối phân chuồng cho 1 ha cà phê. Lượng phân chuồng
sử dụng lớn nhất là 14,29 khối.
Bảng 4.5. Lƣợng phân Vô Cơ NPK Đƣợc Sử Đụng Trên 1 Ha
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lƣợng phân NPK ĐVT Giá trị
Lớn nhất kg/ha 3.158
Trung bình kg/ha 1.782
Nhỏ nhất kg/ha 227
Độ lệch chuẩn kg/ha 880
Nguồn: ĐTTT&TH
Phân NPK là loại phân được nông hộ sử dụng chủ yếu trong việc chăm sóc cây
cà phê. Qua bảng 4.5 ta thấy trung bình một hộ sử dụng phân bón NPK cho 1 ha cà
phê là 1.782 Kg. Do điều kiện kinh tế cũng như chất lượng đất ở mỗi vùng khác nhau
nên mức bón của mỗi hộ cũng khác nhau. Lượng phân bón sử dụng lớn nhất cho 1 ha
cà phê là 3158 Kg, nguyên nhân là do hộ chỉ sử dụng phân NPK bón cho cây cà phê.
Lượng phân sử dụng thấp nhất là 227 Kg do ngoài sử dụng phân NPK hộ còn sử dụng
nhiều loại phân khác như urê, đạm, kali, phân vi sinh. Thường thì khi cà phê được mùa
hoặc được giá thì nông dân sẽ bón phân cho mùa vụ sau nhiều hơn.
Bảng 4.6. Chi Phí Vật Chất cho Việc Sản Xuất Trên 1 Ha
Khoản mục Đơn vị tính Giá trị Tỷ lệ (%)
1.Thuốc BVTV Đồng/ha 2.514.048 5,76
2.Nguyên nhiên liệu Đồng/ha 3.050.382 6,99
3.Phân vô cơ Đồng/ha 31.619.342 72,50
4.Phân hữu cơ Đồng/ha 4.879.638 11,19
5.Khấu hao máy móc trang thiết bị Đồng/ha 407.313 0,93
7.Chi phí xay xát Đồng/ha 1.140.500 2,62
Tổng chi phí vật chất Đồng/ha 43.611.222 100,00
Nguồn: ĐTTT&TH
Ngoài phân bón, chi phí vật chất còn bao gồm thuốc BVTV, chi phí nguyên
nhiên liệu cho việc tưới cà phê, chi phí khấu hao trang máy móc thiết bị (máy bơm,
nhà kho, đường ống…).
Qua bảng 4.6 cho thấy tổng chi phí vật chất cho 1 ha cà phê trên 1 năm là
43.611.222 đồng.
Trong đó chi phí về phân bón vô cơ có chi phí cao nhất là 31.619.342 đồng
chiếm 72,50% tiếp đến là phân hữu cơ với chi phí là 4.879.638 đồng chiếm 11,19%.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chi phí cho thuốc BVTV là 2.514.048 đồng chiếm 5,76 % và nguyên nhiên liệu phục
vụ cho tưới tiêu là 3.050.382 đồng chiếm tỷ lệ 7,18%. Vì nông hộ có xu hướng bán
nhân nên chi phí xay xát chiếm 2,62% trong tổng chi phí vật chất. Như vậy, trong chi
phí vật chất thì phân bón là chi phí cao nhất cho việc chăm bón cây cà phê. Chi phí đầu
tư cho máy móc trang thiết bị còn thấp.
Bảng 4.7. Chi Phí Lao Động Trên 1 Ha
Khoản mục Đơn vị Lao động Lao động Tổng Tỷ lệ
tính nhà thuê (%)
1.Làm đất Đồng/ha 8.464.713 1.980.737 10.445.450 30,09
2.Phun thuốc Đồng/ha 964.955 406.455 1.371.410 3,95
4.Tưới nước Đồng/ha 2.598.575 712.500 3.311.075 9,54
4.Bón phân Đồng/ha 1.565.630 16.800 1.582.431 4,56
5.Thu hoạch Đồng/ha 8.387.927 6.408.891 14.796.818 42,62
6.Công phơi Đồng/ha 3.206.818 3.206.818 9,24
Tổng chi phí lao động Đồng/ha 25.188.620 9.525.383 34.714.002 100,00
Tỷ lệ (%) 72,56 27,44 100,00
Nguồn: ĐTTT&TH
Trong sản xuất cà phê, chi phí lao động bao gồm làm đất, phun thuốc, tưới
nước, bón phân, thu hoạch,…Qua bảng 4.7 cho thấy tổng chi phí lao động trên 1 ha cà
phê trên 1 năm là 34.714.002 đồng trong đó chi phí cao nhất là chi phí lao động thu
hoạch với chi phí là 14.796.818 đồng chiếm 42,62 %, tiếp đến là chi phí là làm đất như
đào bồn, làm cỏ.…có chi phí là 10.445.450 đồng chiếm 30,09%, những chi phí
còn lại như tưới nước chiếm tỷ lệ 9,54%, bón phân và phun thuốc có chi phí thấp nhất
lần lượt là 1.582.431 đồng chiếm 4,56% và 1.371.410 đồng chiếm tỷ lệ 4,25 %.
Qua điều tra ta thấy chi phí cho thuê ngoài chủ yếu là khi thu hoạch và làm đất.
Chi phí lao động nhà là 25.188.620 đồng chiếm 72,56% trong khi đó chi phí thuê là
9.525.383 đồng chỉ chiếm 27,44% trong tổng chi phí lao động. Như vậy, chi phí công
lao động gia đình chiếm tỷ khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do cây cà phê là loại cây
trồng đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt trong khâu kỹ thuật như bón phân, tỉa cảnh, tạo
hình và thu hoạch nên nông hộ phải đầu tư nhiều công chăm sóc cho vườn cà phê của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mình, đồng thời cây cà phê là nguồn thu nhập chính nên chi phí cho lao động thuê chỉ
bằng khoảng 1/3 tổng công lao động.
Bảng 4.8. Tổng Chi Phí
Khoản mục ĐVT Giá trị Tỷ lệ (%)
Chi phí vật chất Đồng 43.611.222 55,68
Chi phí lao động Đồng 34.714.002 44,32
Tổng chi phí Đồng 78.325.224 100,00
Nguồn: ĐTTT&TH
Qua bảng 4.8 ta thấy tổng chi phí cho việc chăm sóc cà phê là 78.325.224 đồng
bao gồm chi phí vật chất và chi phí lao động. Trong đó chi phí vật chất là 43.611.222
đồng chiếm 55,86% tổng chi phí, chi phí lao động là 34.714.002 đồng chiếm 44,32%.
Như vậy, chi phí đầu tư vật chất cao hơn chi phí lao động.
b. Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất trong niên vụ 2014
Bảng 4.9. Kinh Nghiệm Sản Xuất Ảnh Hƣởng Tới Năng Suất
Khoản mục Số hộ Năng suất
Kinh nghiệm Dƣới
2500kg 3500kg
Trên
đến đến Tổng
sản xuất 2500kg 4500kg
3500kg 4500kg
Dưới 10 năm 4 8 1 13
Từ 10 - 20 năm 11 34 2 47
20 năm trở lên 1 9 25 5 40
Tổng 1 24 67 8 100
Tỷ lệ (%) 1,00 24,00 67,00 8,00 100,00
Sản lượng lớn nhất (kg) 5.000
Sản lượng nhỏ nhất (kg) 1.591
Sản lượng trung bình (kg) 3.724
Nguồn: ĐTTT&TH
Từ bảng 4.9 cho thấy 1 ha cà phê bình quân thu hoạch được 3.724 kg. Sản
lượng cao nhất là 5.000 kg và thấp nhất là 1.591 kg.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cà phê đạt năng suất từ 2500 kg đến 3500 kg có 24 hộ chiếm tỷ lệ 24%. Các hộ
có năng suất từ 3.500 kg đến 4.500 kg có 67 hộ chiếm tỷ lệ 67%. Chỉ có 1 hộ có năng
suất dưới 2.500 kg và 8 hộ đạt được năng suất trên 4.500 kg
Qua bảng cho ta thấy được tỷ lệ thuận giữa kinh nghiệm và năng suất. Số hộ có
năng suất từ 3500 kg đến 4500 kg có năm kinh nghiệm từ 10 năm đến 20 năm là 34 hộ
và từ 20 năm trở lên có 25 hộ. Trong 8 hộ đạt năng suất trên 4500 kg có 5 hộ có 20
năm kinh nghiệm trở lên.
Như vậy, nếu nông hộ tham gia vào hoạt động sản xuất cà phê càng lâu sẽ càng
có nhiều kinh nghiệm, càng am hiểu về đặc điểm của loại hình sản xuất, với kinh
nghiệm có được sẽ giúp nông hộ hạn chế được những rủi ro, nâng cao hiệu quả sản
xuất. Tuy nhiên, hộ có số có kinh nghiệm trên 20 năm và năng suất dưới 2500 kg và
lại có độ tuổi của cây khá cao (19 tuổi).Vì vậy, sự biến động về năng suất cà phê
không chỉ phụ thuộc kinh nghiệm, mà còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, độ tuổi
cây, sự phát triển của sâu bệnh mức độ đầu tư của các nông hộ.
Bảng 4.10. Giá Bán
Giá bán ĐVT Giá trị
Lớn nhất Đồng 40.500
Thấp nhất Đồng 37.000
Trung bình Đồng 39.084
Nguồn: ĐTTT&TH
Hiện nay, giá cà phê trên thị trường thường hay biến động. Sự biến động này
phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, thời điểm mùa vụ. Giá bán trong niên vụ 2014 có
mức giá khá cao so với các niên vụ trước. Qua bảng 4.10 ta thấy giá bán cao nhất là
40.500 đồng, thấp nhất là 37.000 đồng. Trung bình các nông hộ bán ra với giá 39.000
đồng. Sở dĩ có các mức giá khác nhau như vậy vì cà phê là nguồn thu nhập chính của
các hộ, cà phê có mức giá thay đổi từng ngày, nông hộ chỉ bán với số lượng nhỏ và
bán dần chứ không bán hết cùng một lúc.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 4.11. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất Cà Phê
Khoản mục ĐVT Giá trị
1.Tổng chi phí Đồng/ha 78.732.537
2.Tổng Doanh thu Đồng/ha 145.558.041
3.Lợi nhuận Đồng/ha 66.825.504
4.Chi phí lao động nhà Đồng/ha 25.188.620
5.Chi phí khấu hao Đồng 407.313
5.Thu nhập Đồng/ha 92.014.124
6.Hiệu quả
Doanh thu/Chi phí 1,85
Lợi nhuận/Chi phí 0,85
Thu nhập/Chi phí 1,17
Nguồn: ĐTTT&TH
Từ bảng 4.11 cho ta thấy tổng chi phí cho 1 ha cà phê là 78.732.537 đồng bao
gồm chi phí vật chất và chi phí lao động (lao động nhà và lao động thuê).Tổng doanh
thu là 145.558.041 đồng, như vậy lợi nhuận thu được trên 1 ha cà phê là 66.825.504
đồng. Do đặc thù của nông nghiệp nên thu nhập được tính bằng khoản lợi nhuận cộng
với chi phí lao động nhà. Như vậy thu nhập của hộ thu được trên 1 ha cà phê là
92.014.124 đồng.
Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất : doanh thu/ chi phí là 1,85, như vậy cứ 1 đồng chi
phí bỏ ra thu lại được 1,85 đồng doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí là 0,85 tức cứ 1
đồng chi phí bỏ ra thu lại được 0,86 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu thu nhập/ chi phí là 1,17
như vậy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu lại được 1,17 đồng lợi nhuận ( bao gồm chi phí lao
động nhà). Như vậy, hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ là khá cao.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
c. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Hình 4.4. Hình Thức Tiêu Thụ
Nguồn: ĐTTT&TH
Có 2 hình thức tiêu thụ là nông hộ bán cho thương lái hoặc bán cho đại lý. Qua
hình 4.4 ta thấy đa số nông hộ ở đây bán cho đại lý, chỉ có 13% bán cho thương lái do
không có phương tiện vận chuyển hoặc đại lý ở quá xa.
Bảng 4.12. Hình Thức Tồn Trữ Sản Phẩm
Khoản mục Số hộ Tỷ lệ (%)
Có 76 76,00
1.Tại nhà 68 89,47
2.Kí gửi 9 11,84
2.1 Miệng 2 22,22
2.2 Hợp đồng 7 77,78
Không 24 24,00
Tổng 100 100,00
Nguồn: ĐTTT&TH
Qua bảng 4.12 cho thấy trong tổng số 100 hộ điều tra có 76 hộ tồn trữ sản phẩm
dưới 2 hình thức là tại nhà hoặc kí gửi đại lý có 9 hộ trong tổng số 100 hộ điều tra
chiếm tỷ lệ 76%, 24% hộ còn lại không tồn trữ sản phẩm. Trong hình thức tồn trữ sản
phẩm có 89,47% tồn trữ sản phẩm tại nhà, 11,89 % sử dụng hình thức kí gửi đại lí.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong 9 hộ chọn hình thức kí gửi có 7 hộ chọn hình thức kí hợp đồng chiếm
77,77%. 2 hộ còn lại chọn hình thức kí gửi miệng do là nơi kí gửi là người thân hoặc
người quen nên không sử dụng hợp đồng.
Bảng 4.13. Nhận Thức Rủi Ro Trong Việc Kí Gửi
Nhận thức Số hộ Tỷ lệ (%)
Có rủi ro 4 44,44
Không có rủi ro 5 55,56
Tổng 9 100,00
Nguồn: ĐTTT&TH
Qua điều tra, bảng 4.13 cho ta thấy trong những hộ kí gửi đại lý có 5 hộ không
thấy có rủi ro trong việc kí gửi chiếm 55,56%, 4 hộ còn lại thấy có rủi ro trong việc kí
gửi như: nông hộ sẽ mất hết nếu đại lý bỏ trốn hoặc khi giá tăng cao nông hộ cần bán
thì đại lý không đủ khả năng chi trả ngay lúc đó, như vậy người chịu thiệt sẽ là những
hộ kí gửi.
Như vậy, hình thức kí gửi còn mang nhiều hạn chế, cũng là yếu tố rủi cho nông
hộ trồng cà phê.
Hình 4.5. Tình Hình Tham Gia khuyến Nông
Nguồn: ĐTTT&TH
Kĩ thuật và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhằm tăng năng suất cũng như thu
nhập của nông hộ. Kết quả khảo sát (hình 4.5) cho thấy có 84% trong tổng số hộ được
điều tra có tham gia khuyến nông nhằm nắm bắt được các kĩ thuật mới, các giống mới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giúp tăng năng suất, có khả năng chống chọi dịch bệnh cao. Chỉ có 16% hộ không
tham gia khuyến nông do chưa nắm bắt được thông tin. Vì vậy, chương trình khuyến
nông trên địa bàn xã phường cần phải hoạt động phổ biến hơn nữa nhằm giúp đưa
thông tin khuyến nông tới gần hơn với các nông hộ nhằm tăng phổ biến những thông
tin cần thiết cho người dân.
Hình 4.6. Tình Hình Tham Gia Vay Vốn
Nguồn: ĐTTT&TH
Từ kết quả điều tra thực tế 100 hộ sản xuất cà phê được thể hiện qua hình 4.6
cho thấy người dân ở đây không chủ động được nguồn vốn, nguyên nhân là do nông
hộ phải trả chi phí cho phân bón và thuốc BVTV, các công lao động thuê mà họ chỉ có
thể trả được khi hết vụ thu hoạch, có 68 hộ không vay vốn chiếm 68%, ngoài ra các hộ
vay vốn thường có diện tích đất lớn hoặc cần phải chi trả cho thời kì kiến thiết cơ bản:
mua giống, máy móc trang thiết bị, 32% còn lại không vay vốn do các hộ có diện tích
trồng nhỏ, có nguồn thu nhập khác, hoặc đã đủ vốn cho việc chi trả về chi phí vật chất
hoặc không có nhu cầu vay.
4.1.4. Kết quả rủi ro trong sản xuất của các hộ trong niên vụ 2014
Đối với cà phê là loại nông sản cần có sự đầu tư lớn về chi phí và thời gian thu
hồi chậm. Cây cà phê có thời gian KTCB kéo dài khoảng 3 năm, chi phí bỏ ra trong
thời kỳ này là khá lớn nhưng thời gian thu hồi lại chậm. Nếu xảy ra rủi ro thì sản
lượng thu hoạch sẽ rất thấp, đôi lúc mất trắng. Đây là một trong những đặc điểm cơ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bản đối với sản xuất cây công nghiệp dài ngày, điều này càng rõ nét hơn với điều kiện
khí hậu bất ổn định của nước ta hiện nay. Qua điều tra tác giả thấy rằng lượng nước là
yếu tố ảnh hưởng tới năng suất cà phê nhất.
Bảng 4.14. Đảm Bảo Lƣợng Nƣớc Tƣới trong Niên Vụ 2014
Đảm bảo lƣợng nƣớc Số hộ Tỷ lệ (%)
Có 79 79,00
Không 21 21,00
Sản lượng thiệt hại trung bình trên 1ha (kg) 438
Giá trị thiệt hại trung bình trên 1ha (đồng) 11.685.298
Tổng 100 100,00
Nguồn: ĐTTT&TH
Trong niên vụ 2014, có 79 hộ trên tổng số 100 hộ được điều tra đảm bảo được
lượng nước cho việc sản xuất, 21 hộ còn lại lượng nước không đảm bảo cho việc sản
xuất, vì thế sản lượng giảm từ 3% đến 15% so với sản lượng của niên vụ 2013. Trung
bình các hộ thiệt hại do không đảm bảo lượng nước giảm 437.63 kg trên 1 ha.
Bảng 4.15. Thiệt Hại do Dịch Bệnh Sâu Hại
khoản mục Số hộ Tỷ lệ(%)
Không 71 71,00
Có 29 29,00
Sản lượng thiệt hại trung bình trên 1ha (kg) 363
Giá trị thiệt hại trung bình trên 1ha (đồng) 12.237.231
Tổng 100 100,00
Nguồn : ĐTTT&TH
Từ bảng 4.15 cho thấy có 29 hộ trên tổng số 100 hộ điều tra bị thiệt hại về sản
lượng cho sâu bệnh chiếm tỷ lệ 29%. Trung bình những hộ bị thiệt hại do dịch bệnh
sâu hại giảm sản lượng bình quân 367kg trên 1 ha. Như vậy sâu bệnh không làm ảnh
hưởng nhiều trong niên vụ 2014 vừa qua.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 4.16. Thiệt Hai do Ảnh Hƣởng của Thời Tiết
khoản mục Số hộ Tỷ lệ (%)
Không 55 55,00
Có 45 45,00
Sản lượng thiệt hại trung bình trên 1ha (kg) 338
Giá trị thiệt hại trung bình trên 1ha (đồng) 10.090.966
Tổng 100 100,00
Nguồn: ĐTTT&TH
Ảnh hưởng do thời tiết là điều không thể tránh khỏi và cũng là yếu tố người
nông dân không thể lường trước và đối phó dễ dàng được. Qua bảng 4.15 có 45% nông
hộ bị ảnh hưởng bởi thời tiết như hạn hán không có nước tưới, mưa quá nhiều vào thời
điểm ra hoa hoặc gió quá lớn làm hoa rụng nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất. Trung
bình ảnh hưởng do thời tiết làm giảm 338.34 kg trên 1 ha.
Hình 4.7. Dự Định Trong Tƣơng Lai
Nguồn: ĐTTT&TH
Qua hình 4.7 ta thấy các nông hộ có ý định giữ nguyên quy mô chiếm tỷ lệ cao
nhất 47% do không có vốn hoặc không có nhu cầu, 49 hộ (chiếm 49%) trên tổng số
100 hộ được điều tra có ý định mở rộng quy mô do có đất và có vốn nhằm tăng thu
nhập cho gia đình. Chỉ có 4 hộ có dự định giảm quy mô do không nguồn lao động
chính trong gia đình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Các thang đo trong nghiên cứu sẽ được kiểm định bằng 2 phương pháp:
Cronbach’s ALpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha kiểm định thống kê mức độ chặt chẽ của các
biến trong thang đo ở mô hình nghiên cứu trên. Cronbach’s Alpha giúp loại bỏ các
biến quan sát không đạt yêu cầu. Các biến có hệ số tương quan biến tổng )Corrected
Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để thang đo có độ tin cậy
khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (theo Hair và đồng sự 2006).
a. Đánh giá độ tin cậy cho nhóm đầu vào sản xuất
Sau khi chạy mô hình đánh giá độ tin cây, loại những biến không đạt tiêu chuẩn
(phụ lục 2, 3, 4): Cronbach's Alpha < 0,6 và biến có tương quan biến tổng (Corrected
Item-Total Correlation) < 0,3 (các biến bị loại là dv1, dv5, dv6, dv7, dv8, dv9, dv10,
dv12, dv13, dv15, dv16, dv18, dv19, dv20) ta có bảng đánh giá độ tin cậy cho nhóm
đầu vào sản xuất như sau:
Bảng 4.17. Đánh Giá Độ Tin Cậy cho Nhóm Nhân Tố Đầu Vào
Trung bình thang Tƣơng quan biến Cronbach’s Alpha
đo nếu loại biến tổng(Corrected nếu loại
(Scale Mean if Item-Total biến(Cronbach's
Item Deleted) Correlation) Alpha if Item
Deleted)
dv2 18,60 0,493 0,786
dv3 18,17 0,659 0,746
dv4 18,39 0,511 0,784
dv11 18,29 0,730 0,728
dv14 18,14 0,471 0,787
dv17 18,06 0,520 0,778
Cronbach's Alpha 0,800
Nguồn: ĐTTT&TH
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc

Más contenido relacionado

Similar a Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc

Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.docChính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar a Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc (20)

kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.dockHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
 
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu – Công t...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu – Công t...Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu – Công t...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu – Công t...
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn tỉnh Lào C...
Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn tỉnh Lào C...Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn tỉnh Lào C...
Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn tỉnh Lào C...
 
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông cổ động cho công ty Du Lịch Việt ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông cổ động cho công ty Du Lịch Việt ...Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông cổ động cho công ty Du Lịch Việt ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông cổ động cho công ty Du Lịch Việt ...
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện bắc Tân Uyên, tỉn...
Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện bắc Tân Uyên, tỉn...Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện bắc Tân Uyên, tỉn...
Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện bắc Tân Uyên, tỉn...
 
XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.doc
XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.docXÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.doc
XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.doc
 
Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ...
Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ...Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ...
Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ...
 
Báo cáo thực tập ngân hàng Việt Nam Thương Tín, HAY
Báo cáo thực tập ngân hàng Việt Nam Thương Tín, HAYBáo cáo thực tập ngân hàng Việt Nam Thương Tín, HAY
Báo cáo thực tập ngân hàng Việt Nam Thương Tín, HAY
 
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.docLuận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân,Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội.doc
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân,Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội.docNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân,Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội.doc
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân,Tại Ngân Hàng Sài Gòn – Hà Nội.doc
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý đầu tư công, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý đầu tư công, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận quản lý đầu tư công, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý đầu tư công, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Hệ Thống Trợ Giúp Các Hoạt Động Tài Chính, Hệ Thống Được Ứng...
Đồ Án Tốt Nghiệp Hệ Thống Trợ Giúp Các Hoạt Động Tài Chính, Hệ Thống Được Ứng...Đồ Án Tốt Nghiệp Hệ Thống Trợ Giúp Các Hoạt Động Tài Chính, Hệ Thống Được Ứng...
Đồ Án Tốt Nghiệp Hệ Thống Trợ Giúp Các Hoạt Động Tài Chính, Hệ Thống Được Ứng...
 
Phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu miễn thuế tại công ty c...
Phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu miễn thuế tại công ty c...Phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu miễn thuế tại công ty c...
Phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu miễn thuế tại công ty c...
 
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.docChính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
 
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại ngân...
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại ngân...Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại ngân...
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân tại ngân...
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Ng...
Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Ng...Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Ng...
Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Ng...
 

Más de Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docxPháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 

Más de Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói (20)

Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docxKhóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
 
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.docChuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
 
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.docĐề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
 
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docxKhóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
 
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docxKhóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
 
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docxKế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
 
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docxPháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
 
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docxTiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
 
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docxĐề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docxBáo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docxBài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
 
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docxBáo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
 
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docxBài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
 
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docxBáo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
 
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
 
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
 

Último

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ************* PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA NÔNG HỘ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT NGUYỄN THỊ TÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Thành Phố Hồ Chí Minh
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ************* NGUYỄN THỊ TÂM PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA NÔNG HỘ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn: Thầy NGUYỄN VĂN CƢỜNG Thành Phố Hồ Chí Minh
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Rủi Ro Trong Sản Xuất Cà Phê Của Nông Hộ Tại Thành Phố Buôn Ma Thuột” của Nguyễn Thị Tâm, sinh viên khóa 38, ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công vào ngày: ................................ Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Văn Cường ________________________ Ngày tháng năm 2015 Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm 2015 Ngày tháng năm 2015
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên con xin cảm ơn ba, mẹ đã tảo tần nuôi con ăn học cho đến ngày hôm nay và gia đình đã luôn ủng hộ và động viên con. Đó là nguồn động lực, là niềm tin giúp cho con vững bước trong cuộc sống và trên con đường học tập. Em xin cảm ơn tất cả thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt rất nhiều kiến thức cơ bản về chuyên ngành, cũng như những kinh nghiệm, những lời khuyên thật quý báu trong cuộc sống. Tất cả sẽ là hành trang giúp cho em xây dựng con đường đi tới tương lai. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Văn Cường đã nhiệt tình hướng dẫn cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND Thành Phố Buôn Ma Thuột, phòng kinh tế UBND Thành Phố Buôn Ma Thuột đã tận tình giúp đỡ. Con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cô Chú trồng cà phê trên địa bàn thành phố đã nhiệt tình chia sẽ những thông tin giúp con hoàn thành quá trình thu thập số liệu. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè và người thân, những người luôn bên cạnh giúp đỡ khi tôi khi gặp khó khăn, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Tâm
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN THỊ TÂM, tháng 7 năm 2015, “Phân Tích Rủi Ro trong Sản Xuất xà Phê của Nông Hộ tại Thành Phố Buôn Ma Thuột”. NGUYEN THI TAM, July 2015, “Risk Analysis in The Production of Coffee Farmers in Buon Ma Thuot City”. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhằm tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế và rủi ro trong sản xuất cà phê, từ đó xác định các nhân tố rủi ro trong sản xuất cà phê trên địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột...Nguồn số liệu phân tích trên cơ sở điều tra trực tiếp 100 hộ trồng cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kinh tế thuộc UBND thành phố Buôn Ma Thuột. Các số liệu thu thập được xử lí, tổng hợp, phân tích dựa trên các công cụ Word, Excel, phần mềm SPSS, sử dụng nhân tố khám phá EFA để phân tích các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất cà phê của nông hộ. Sau khi đề xuất ra các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê bao gồm: đầu vào sản xuất, điều kiện tự nhiên, các nhân tố ảnh hưởng cây, thị trường tiêu thụ, và nhân tố hỗ trợ. Kết quả thu được cho thấy các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc sản xuất là: “đầu vào sản xuất”, “thị trường tiêu thụ”, “điều kiện tự nhiên” và “lượng nước”, các yếu tố rủi ro do người dân nhận thức là “không được cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường tiêu thụ”, “chất lượng phân bón vô cơ trên thị trường hiện nay không đảm bảo”, “gió là yếu tố dễ làm cây bị tàn phá nhất”, “lượng nước ngầm trong vùng sản xuất hiện nay ngày càng thiết hụt”. Từ những kết quả thu được đề xuất một số ý kiến nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nông dân trồng cà phê.
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................VIII TRANG.....................................................................................................................VIII DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... X PHỤ LỤC ....................................................................................................................XI CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2 1.4. Cấu trúc luận văn.......................................................................................... 2 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN ........................................................................................ 4 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ................................................................. 4 2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu................................................................. 6 2.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 6 2.2.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 7 2.2.3. Kinh tế và xã hội ............................................................................ 7 2.3. Tổng quan về cây cà phê .............................................................................. 8 2.3.1.Nguồn gốc cây cà phê ..................................................................... 8 2.3.2. Thực trạng ngành cà phê tại Việt Nam .......................................... 8 2.3.3. Giới thiệu sơ lược về cây cà phê .................................................... 9 2.4. Tình hình sản xuất cà phê tại Thành Phố Buôn Ma Thuột......................... 12 CHƢƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 16 3.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh tế nông hộ .................................................. 16 3.1.1. Khái Niệm .................................................................................... 16 3.1.2. Đặc điểm....................................................................................... 16 3.2. Khái niệm về kết quả và hiệu quả kinh tế .................................................. 16
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp .................................. 16 3.2.2. Các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả sản xuất 17 3.3. Khái niệm rủi ro.......................................................................................... 17 3.3.1. Các loại rủi ro trong nông nghiệp 18 3.3.2. Các giả thiết nghiên cứu 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 23 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 23 3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu 23 3.4.3. Phương pháp phân tích 23 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................. 26 4.1. Thực trạng sản xuất cà phê của nông hộ tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột............................................................................................................................. 26 4.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động 26 4.1.2. Tình hình sử dụng đất đai 29 4.1.3. Hiệu quả sản xuất cà phê trên 1 Ha30 4.1.4. Kết quả rủi ro trong sản xuất của các hộ trong niên vụ 2014 38 4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................ 41 4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 41 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 46 4.3. Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình .......................... 57 4.3.1. Kiểm định hồi quy 57 4.3.2. Kiểm tra giả thiết mô hình hồi quy 58 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 61 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 61 5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 62 5.2.1. Đối với nông hộ 62 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 65 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 67
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANOVA CPKH CPLĐ CPVC ĐTTT&TH ĐVT EFA KMO SIG SPSS UBND Phân tích phương sai (Analysis of Variance) Chi phí khấu hao Chi phí lao động Chi phí vật chất Điều tra tính toán và tổng hợp Đơn vị tính Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Anylis) Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin Mức ý nghĩa (Significant) Phần mềm thống kê SPSS (Statistic Package for Social Sciences) Ủy Ban Nhân Dân
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Diện Tích Cà Phê Thành Phố Buôn Ma Thuột............................................ 12 Bảng 2.2. Sản Lượng Cây Cà Phê................................................................................ 13 Bảng 4.1 Tỷ Lệ Lao Động Trực Tiếp Tham Gia Lao Động Sản Xuất Cà Phê ............ 28 Bảng 4.2 Quy Mô Sản Xuất Cà Phê của Nông Hộ....................................................... 29 Bảng 4.3 Độ Tuổi của Vườn Cây................................................................................. 29 Bảng 4.4. Lượng Phân Chuồng Được Sử Dụng Trên 1 Ha.......................................... 30 Bảng 4.5. Lượng phân Vô Cơ NPK Được Sử Đụng Trên 1 Ha................................... 30 Bảng 4.6. Chi Phí Vật Chất cho Việc Sản Xuất Trên 1 Ha.......................................... 31 Bảng 4.7. Chi Phí Lao Động Trên 1 Ha ....................................................................... 32 Bảng 4.8. Tổng Chi Phí ................................................................................................ 33 Bảng 4.9. Kinh Nghiệm Sản Xuất Ảnh Hưởng Tới Năng Suất ................................... 33 Bảng 4.10. Giá Bán....................................................................................................... 34 Bảng 4.11. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất Cà Phê......................................................... 35 Bảng 4.12. Hình Thức Tồn Trữ Sản Phẩm................................................................... 36 Bảng 4.13. Nhận Thức Rủi Ro Trong Việc Kí Gửi...................................................... 37 Bảng 4.14. Đảm Bảo Lượng Nước Tưới trong Niên Vụ 2014..................................... 39 Bảng 4.15. Thiệt Hại do Dịch Bệnh Sâu Hại .............................................................. 39 Bảng 4.16. Thiệt Hai do Ảnh Hưởng của Thời Tiết..................................................... 40 Bảng 4.17. Đánh Giá Độ Tin Cậy cho Nhóm Nhân Tố Đầu Vào................................ 41 Bảng 4.18. Đánh Giá Độ Tin Cây Cho Nhóm Các Yếu Tố ......................................... 42 Bảng 4.19. Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Điều Kiện Tự Nhiên............................ 43 Bảng 4.20. Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Yếu Tố Thị Trường............................. 44 Bảng 4.21. Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Nhân Tố Hỗ Trợ.................................. 44 Bảng 4.22. Biến Độc Lập Chạy EFA ........................................................................... 45 Bảng 4.23. Hệ Số Tin Cậy Cronbach’s Alpha của Các Thang Đo............................... 46 Bảng 4.24. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 1................................................ 48 Bảng 4.25. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 2................................................ 49 Bảng 4.26. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 3............................................... 50 Bảng 4.27. Tóm Tắt Kết Quả Phân Tích Các Nhân Tố Khám Phá EFA ..................... 53
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 4.28. Các Giả Thiết của Mô Hình Nghiên Cứu Hiệu Chỉnh............................... 54 Bảng 4.29. Ma Trận Tính Điểm Nhân Tố ................................................................... 55 Bảng 4.30. Hệ Số Phân Tích Hồi Quy.......................................................................... 58 Bảng 4.31. Kết Quả Kiểm Định Của Spearman.......................................................... 59
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất các Nhân Tố Rủi Ro trong Sản Xuất Cây Cà Phê ở Thành Phố Buôn Ma Thuột................................................................................ 20 Hình 4.1. Giới tính Người Điều Tra ............................................................................. 26 Hình 4.2. Trình Độ Người Được Phỏng Vấn ............................................................... 27 Hình 4.3. Kinh Nghiệm Sản Xuất ................................................................................ 28 Bảng 4.8. Tổng Chi Phí ................................................................................................ 33 Hình 4.4. Hình Thức Tiêu Thụ..................................................................................... 36 Hình 4.5. Tình Hình Tham Gia khuyến Nông.............................................................. 37 Hình 4.6. Tình Hình Tham Gia Vay Vốn..................................................................... 38 Hình 4.7. Dự Định Trong Tương Lai ........................................................................... 40 Hình 4.8: Mô Hình Nghiên Cứu Hiệu Chỉnh ............................................................... 53
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHỤ LỤC Phụ Lục 1: Bảng Thu Thập Câu Hỏi Thông Tin Phụ Lục 2: Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Yếu Tố Đầu Vào Lần 1 Phụ Lục 3: Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Yếu Tố Đầu Vào Lần 2 Phụ Lục 4: Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Yếu Tố Đầu Vào Lần 3 Phụ Lục 5. Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Điều Kiện Tự Nhiên Lần 1 Phụ Lục 6: Đánh Giá Độ Tin Cậy Cho Nhóm Thị Trường Tiêu Thụ Lần 1 Phụ Lục 7: Kết Quả Mô Hình Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 1 Phụ Lục 8: Kết Quả Mô Hình Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 2 Phụ Lục 9. Kết Quả Mô Hình Nhân Tố Khám Phá EFA Lần 3 Phụ Lục 10. Kiểm Định Lại Cronbach’s Alpha Sau Khi Chạy Nhân Tố Khám Phá EFA
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhưng đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Đến năm 1930 ở Việt Nam chỉ có 5.900 ha. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Vì thế, từ một đất nước chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước thứ hai về xuất khẩu cà phê trên thế giới, sau Brasil và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê. Đắk Lắk là nơi được xem là nơi có diện tích cà phê lớn nhất Việt Nam và có sản lượng xuất khẩu lớn ra nước ngoài. Trong đó thành phố Buôn Ma Thuột được biết đến với tên gọi “thủ phủ cà phê”, là nơi được đánh giá cao về chất lượng và có hương vị của cà phê. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của thành phố và cũng là nguồn thu nhập chính của đa số người dân nơi đây, cà phê tham gia vào các chương trình kinh tế - xã hội như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo. Hiện tại và trong nhiều năm tới, cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng. Việc sản xuất cà phê có nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn sản xuất. Nông dân luôn đối mặt với nhiều rủi ro, những rủi ro xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, ngày càng phức tạp và khó dự đoán hơn, gây ra nhiều khó khăn trong việc sản xuất của người nông dân trồng cà phê, vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của nông hộ tại thành phố
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Buôn Ma Thuột” để có thể hiểu sâu hơn về những rủi ro trong sản xuất cà phê ở thành phố Buôn Ma Thuột. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cà phê của nông hộ tại thành phố Buôn Ma Thuột. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng sản xuất cà phê của nông hộ tại Thành Phố Buôn Ma Thuột. Phân tích hiệu quả kinh tế cây cà phê của nông hộ tại Thành Phố Buôn Ma Thuột. Phân tích nhận thức của hộ về rủi ro trong sản xuất cà phê. Từ đó xác định các nhân tố rủi ro trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong sản xuất cà phê. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các nông hộ trồng cà phê tại Thành phố Buôn Ma Thuột 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột Phạm vi thời gian: + Số liệu được tiến hành thu nhập cho nghiên cứu trong năm 2014 + Đề tài được tiến hành nghiên cứu: từ ngày 12 /4/2015 đến ngày 11/7/2015 1.4. Cấu trúc luận văn Khóa luận gồm 5 chương chính: Chƣơng 1: Chương này nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. Chƣơng 2: Tổng quan về tài liệu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu: đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, tổng quan về cây cà phê, đặc điểm cây cà phê.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chƣơng 3: Những khái niệm, định nghĩa liên quan làm nền tảng cho vấn đề cần nghiên cứu như cơ sở lý thuyết và nghiên cứu được dùng để nghiên cứu trong đề tài, các phương pháp xử lý số liệu dùng cho nghiên cứu đề tài. Phần phương pháp nghiên cứu trình bày các phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp phân tích để đưa ra kết quả nghiên cứu. Chƣơng 4: Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua phương pháp thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp của thang đo, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Chƣơng 5: Rút ra kết luận trong qua trình khảo sát, nghiên cứu đề tài. Từ đó đưa ra một vài kiến nghị nhằm giải quyết một số vấn đề liên quan
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Tìm hiểu và phân tích rủi ro trong quá trình sản xuất trong nông nghiệp là vấn đề luôn được quan tâm. Đã có nhiều tài liệu phân tích về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong nông nghiệp như: Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), “Phân tích rủi ro sản xuất mãng cầu ta ở Tây Ninh”. Dựa trên việc điều tra, thu thập thông tin thông qua phỏng vấn trực tiếp 32 nông hộ trồng mãng cầu ta bao gồm 2 hộ trồng mãng cầu VietGAP và 30 hộ trồng mãng cầu thường trên địa bàn xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn sẵn bằng cách chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên có phân tổ. Do chương trình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP là một chương trình mới áp dụng trong những năm gần đây, chưa được triển khai rộng nên hiện tại ở địa phương chỉ có 2 hộ sản xuất mãng cầu VietGAP đã có kết quả sản xuất kinh doanh. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích rủi ro nhằm dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án trồng mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ. Qua kết quả điều tra cho thấy nhân tố giá bán có độ nhạy cao nhất, làm cho giá trị NPV thay đổi. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tránh những rủi ro làm thiệt hại đến hiệu quả sản xuất của người trồng mãng cầu. Huỳnh Thị Trúc Ly (2012), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với rủi ro trong quá trình nuôi tôm của nông hộ tại xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”. Khóa luận tìm hiểu về khả năng ứng phó các rủi ro trong quá trình nuôi tôm trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thu thập số liệu sơ cấp bằng phỏng vấn trực tiếp, số liệu thứ cấp, dùng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh kết hợp với các công thức tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả, sử dụng các chương trình Excel, Eview xử lý số liệu để tập trung vào xác
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 suất ứng phó của các nông hộ, phân tích các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình nuôi tôm của bà con nông dân ở ba vụ nuôi nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghị phù hợp cho việc phát triển nghề nuôi tôm.Khả năng chống chịu các rủi ro này phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tuổi, học vấn, kinh nghiệm, khuyến nông, mật độ thả, chi phí, lợi nhuận, nguồn nước và hình thức nuôi. Với những tác động của các rủi ro trong quá trình nuôi khác nhau đã tạo nên một khoảng chênh lệch giữa nông dân chống chịu được các rủi ro trong quá trình nuôi và nhóm nông dân không chống chịu được các rủi ro trong quá trình nuôi là 489,4 kg/1000m2 /vụ. Hiệu quả trung bình của hoạt độ.ng nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ cho mức lợi nhuận là 148.761.000 VNĐ/1000m2 /vụ Ngoài ra, vì điều tra và tính toán theo hướng nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA, tôi có tham khảo tài liệu của tác giả Vũ Thị Thùy Dung (2015), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thức anh nhanh của thanh thiếu tại thành phố Biên Hòa: Trường hợp mặt hàng gà rán”. Sử dụng nhân tố khám khá EFA để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng sử dụng thức anh nhanh gà rán của thanh thiếu niên tại thành phố Biên Hòa dựa trên cơ sở phân tích số liệu khảo sát 151 người tại TP. Biên Hòa để đánh giá và xây dựng và phân tích số liệu khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng sử dụng gà rán sẽ phát triển trong trương lai tại thành phố Biên Hòa. Kết quả cũng cho thấy mối liên hệ giữa hồi quy về nhân tố khẩu vụ và xu hướng sử dụng gà rán là quan hệ đồng biến, thông qua kết qua mô hình nghiên cứu, tác giả xác định yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng tố hơn thỏa mãn nhu cầu khách hàng để gia tăng xu hướng sử dụng gà rán trong tương lai như (1) Chất lượng, (2) Khẩu vị (3), Dịch vụ, (4) Sự thuận tiện.Từ đó tác giả đề xuất một số ý kiến tham khảo nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong tương lai gần.
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Vị trí địa lý Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Thành Phố Buôn Ma Thuột Nguồn: www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/.../tinhdaklak Buôn Ma Thuột không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk mà còn là thành phố trung tâm cấp vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng của vùng và cả nước. Về mặt địa lý, diện tích tự nhiên của thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có 377,18 km2 chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Về mặt địa lý, diện tích tự nhiên của thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có 377,18 km2 chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Phía Bắc giáp huyện CưM’gar. Phía Nam giáp huyện Krông Ana, CưKuin. Phía Đông giáp huyện Krông Pắc. Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông đường bộ rất thuận lợi với các quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai,
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Campuchia. Về hàng không có sân bay đến thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng. 2.2.2. Điều kiện tự nhiên Nằm trên Cao Nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy trường sơn, có địa hình dốc thoải từ 0,5 – 10, cao độ trung bình 500 mét so với mặt biển. Thời tiết khí hậu vừa được chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa ( tháng 5 đến tháng 10), mùa khô ( tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Về thủy văn, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có một đoạn sông Sêrêpok chảy qua phía Tây (khoảng 23 km) và mạng lưới suối thuộc lưu vực sông Sêrêpok, có nhiều hồ nhân tạo lớn nhất như hồ EaKao, EaCuôrKăp và nguồn nước ngầm khá phong phú, nếu khai thác tốt phục vụ ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Về tài nguyên đất, chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá cục BaZan (70%), đất nông nghiệp 73,78%, đất lâm nghiệp 22% (chủ yếu rừng trồng), tài nguyên khoáng sản chính là đá bazan làm vật liệu xây dựng, sắt, cao lin, sét gạch ngói. 2.2.3. Kinh tế và xã hội a. Xã hội Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã 6 trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam. Cùng với thành phố Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì, Hà Nội, Buôn Ma Thuột đã được chọn là 10 đô thị sạch trên cả nước. b. Kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân: 15%-18% Thu nhập bình quân đầu người: 2.050 USD/người/năm Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 6.086 tỷ đồng
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cấp-thoát nước: 80% dân số được sử dụng nước sạch. Ngoài ra Buôn Ma Thuột có hệ thống xử lí nước thải do Đan Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3% 2.3. Tổng quan về cây cà phê 2.3.1.Nguồn gốc cây cà phê Cây cà phê được người Pháp đưa vào Việt Nam từ những năm 1850. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất được thực hiện manh mún và thiếu tổ chức cho đến năm 1975 khi bắt đầu có những đợt di dân từ khu vực đồng bằng và duyên hải ven biển đến vùng cao nguyên, nơi có điều kiện thích hợp để trồng cà phê. Hoạt động sản xuất có được mở rộng tuy nhiên vẫn rất nhỏ lẻ. Đến năm 1986, khi công cuộc đổi mới được tiến hành, cây cà phê mới được đưa vào quy hoạch và tổ chức sản xuất quy mô lớn, tập trung. Đến năm 1988, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ tư toàn thế giới (chiếm 6.5% sản lượng thế giới), đứng sau Brazil, Colombia và xấp xỉ bằng Indonesia. Cho đến năm 1999, hoạt động xuất khẩu cà phê vẫn giới hạn cho doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, sau thời điểm này, các doanh nghiệp khối tư nhân đã được cho phép tham gia vào thị trường cà phê xuất khẩu. Gần 92% sản lượng cà phê của Việt Nam được xuất ra thị trường nước ngoài, chỉ có 8% tổng sản lượng cà phê sản xuất ra được tiêu thụ nội địa, đây là con số rất khiêm tốn so với thị trường tiêu thụ vốn đông dân của Việt Nam. Khoảng 85-90% diện tích cà phê hiện do các hộ nông dân nhỏ lẻ khai thác, khoảng 10-15% còn lại do các nông trường nhà nước khai thác. Người nông dân thường thu hoạch đồng thời xử lý tách hạt cà phê tại chỗ. Sau công đoạn này, một phần nhỏ cà phê được bán để tiêu thụ trong nước, còn lại phần lớn được bán cho các đại lý. Các đại lý này mua hàng của nông dân và bán lại cho các đơn vị chế biến và xuất khẩu (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước). Người nông dân bán cà phê trực tiếp chịu tác động biến động giá xuất khẩu. 2.3.2. Thực trạng ngành cà phê tại Việt Nam Việt Nam là thành viên mới nhất trong danh sách xếp hạng những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Tham gia vào thị trường này từ những năm 1990, Việt Nam hiện xếp thứ hai toàn thế giới sau Brazil về tổng sản lượng cà phê và là quốc gia
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn từ 1995 đến 2001, Việt Nam đã tăng gấp ba diện tích trồng cà phê, cải tiến công nghệ và giống cây cà phê để cải thiện hiệu suất thu hoạch hạt cà phê trên mỗi hec-ta canh tác.. Tuy nhiên, trong giai đoạn 5 năm đó, do hệ thống tưới tiêu còn hạn chế không đáp ứng được thay đổi quy mô lớn và đột xuất, đa phần diện tích canh tác không có đủ lượng nước cần thiết. Về nguồn cung, hiện ngành xuất khẩu cà phê có trên 140 doanh nghiệp xuất khẩu, với 4 doanh nghiệp hàng đầu Cà phê 2/9, XNK Intimex, và Tập đoàn Thái Hòa. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ tổ chức mua và xuất khẩu cà phê, đồng thời bán lại cho khoảng 20 doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy hoặc cơ quan đại diện tại Việt Nam. Chiến lược ngành cà phê Việt Nam hiện nay là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài (cũng như trong nước) đầu tư vào lĩnh vực cà phê rang xay, chế biến cà phê hòa tan như Nestlé, Olam, Vinacafe Biên Hòa, Cà phê Trung Nguyên. 2.3.3. Giới thiệu sơ lƣợc về cây cà phê Cây cà phê ở Việt Nam có 3 loài: cây cà phê vối , cây cà phê chè, cây cà phê mít. Cây cà phê chè (9%) và cây cà phê vối (90%) được trồng khá phổ biến trong khi đó cây cà phê mít (1%) được trồng rất ít. Vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu vào các hộ trồng cà phê vối. a. Đặc điểm của cây cà phê vối - Nhiệt độ: Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất từ 22 – 26 độ C. - Ánh sáng: Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây che bóng để điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hoejp lý đặc biệt là giai đoạn kiến thiết cơ bản. -Ẩm độ: Cây cà phê vối thích hợp trong điều kiện ẩm độ cao, gần như bão hòa. Độ ẩm càng cao càng tốt với cây cà phê, đặc biệt là giai đoạn ra hoa. - Lượng mưa: Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm 1.800 – 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa. - Gió: Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triển cây cà phê. Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Đất đai: Cây cà phê phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám.Trong đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. b. Kỹ thuật trồng – chăm sóc Cà phê là một trong số những loại cây trồng đòi hỏi tính chặt chẽ và nghiêm ngặt trong các quy trình kỹ thuật canh tác từ khâu trồng mới đến khâu chăm sóc và thu hoạch. Do tính chất trên nên đòi hỏi người trồng cà phê phải có kiến thức nhất định về kỹ thuật thì mới có thể đạt năng suất như mong muốn trong từng điều kiện cụ thể. - Lựa chọn đất trồng: Đất trồng cà phê thường là đất đỏ bazan, đất phù sa cổ, đất đá vôi…có độ dốc dưới 80cm và tầng đất sâu trên 70cm. Công tác quy hoạch đường đi đảm bảo sự thuận tiện cho việc vận chuyển phân bón, vật tư, sản phẩm khi thu hoạch. - Mật độ và khoảng cách trồng: Mật độ và khoảng cách cây trồng có ảnh hưởng lớn trong quá trình sinh trưởng của cây cà phê và cũng là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất vườn cây. Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại. Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m (1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc 3 x 2.5 m (1.330 cây/ha). - Thời vụ trồng: Thích hợp nhất từ 15/8 đến 15/10 trong năm. Sau khi trồng mới, đặc biệt trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, người trồng cần phải thường xuyên làm cỏ kết hợp tủ gốc, xới đất, làm mương thoát nước nhằm chống xói mòn và tăng cường khả năng khai thác dinh dưỡng của cây cà phê trong đất. Thời gian tiến hành vào khoảng tháng 4 - 5 và tháng 10 - 11 trong năm. - Bón phân: Cây cà phê có nhu cầu dinh dưỡng cao. Do vậy trong kỹ thuật canh tác, bón phân sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bón phân theo đúng định mức, đúng thời điểm theo nhu cầu sinh lý của cây cà phê sẽ bảo đảm cho vườn cây phát triển và cho năng suất cao ổn định. Ngược lại, việc bón phân không đúng và không cân đối giữa các loại phân mà cây cần, không những không làm tăng năng suất mà còn là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho một số mầm bệnh gây hại trong đất phát triển.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phân hữu cơ được khai thác triệt để từ các nguồn phân xanh, phân chuồng được ủ chế biến đúng kỹ thuật để bón cho cây cà phê, đảm bảo bón lót trước khi trồng 40tấn/ha. Thời kỳ kinh doanh 10tấn/ha, bón luân phiên 2 – 3 năm/lần. - Tỉa cành, tạo hình cho cà phê: bao gồm tạo hình cơ bản và tạo hình nuôi quả. - Phòng trừ sâu bệnh: Các bệnh thường gặp là bệnh rỉ sắt, rệp, sâu hồng đục thân, mọt đục quả.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.4. Tình hình sản xuất cà phê tại Thành Phố Buôn Ma Thuột Sản lượng và diện tích trồng cà phê của thành phố không có thay đổi nhiều trong 4 năm gần nhất. Do tỉnh và thành phố có những dự án về việc giảm hoặc giữ nguyên diện tích và tập trung vào phát triển chất lượng của cà phê. Bảng 2.1. Diện Tích Cà Phê Thành Phố Buôn Ma Thuột ĐVT: Ha Năm 2010 2011 2012 sơ bộ 2013 TỔNG SỐ 13.931 13.682,8 13.128 13.121,06 Phân theo xã phƣờng 1.P-Tân Lập 237,4 361 242 242 2.P-Tân Hòa 27 27 27 27 3.P-Tân An 78 53 112,6 120 4.P-Thống nhất 5.P-Thành Nhất 268,6 288,4 157 142 6.P-Tân Lợi 7.P-Thắng Lợi 829 743,7 94 87 8.P-Thành Công 4 4 1,5 9.P-Tân Thành 115 55 13 13 10.P-Tân Tiến 11 10,3 5 5 11.P-Tự An 140 118,6 55,5 50,5 12.P-EATam 415 415 399 396 13.P-Khánh Xuân 396,2 396 446,6 446,6 14.X-Hòa Xuân 1402,9 1259 1403 1401,06 15.X-Cư Êbur 1.861 1.877,6 1.828,5 1.848,5 16.X-EaTu 1.929 1.927,3 1.462 1.462,3 17.X-Hòa Thắng 1.882,9 1882,9 916,9 916,9 18.X-Ea Kao 1.758 1.758 1.758 1.757,7 19.X-Hòa Phú 280 280 440 444,9 20.X-Hòa Khánh 936 866 855 849 21.X-Hòa Xuân 1.360 1.360 800 800 Các tổ chức công ty 2.111,6 2.111,6 Nguồn: Niên Giám Thống Kê TP.Buôn Ma Thuột năm 2013 Qua bảng 2.1 cho thấy tổng diện tích trồng cà phê của TP.Buôn Ma Thuột trong năm 2012 và 2013 là 2111,6 ha. Do cà phê phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đặc biệt là đất đỏ Bazan để phát triển nên cà phê được trồng ở hầu hết trên các địa bàn xã phường của thành phố, chỉ có 2 phường Thống Nhất và phường Tân Lợi không trồng cà phê do đó là nơi tập trung khu đông dân cư cao nhất trong thành phố. Các xã
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phường có diện tích trồng cà phê lớn là xã EaTu, xã Cư Êbua và xã Hòa Thắng trong đó xã CưÊbua có diện tích trồng lớn nhất với diện tích trồng năm 2012 là 1828,5 ha và năm 2013 là 1848,5 ha. Các tổ chức công ty trồng cà phê điển hình là Cà Phê Trung Nguyên. Bảng 2.2. Sản Lƣợng Cây Cà Phê ĐVT: Tấn Năm 2010 2011 2012 sơ bộ 2013 TỔNG SỐ 3.2802,63 31.510,01 2.9617,7 30.092,9 Phân theo xã phƣờng 1.P-Tân Lập 581,16 559,48 580,96 585,65 2.P-Tân Hòa 66,15 63,37 48,91 49,12 3.P-Tân An 191,88 124,39 271,43 278,64 4.P-Thống nhất 5.P-Thành Nhất 671,5 655,44 364,76 342,14 6.P-Tân Lợi 7.P-Thắng Lợi 2.029,39 1.749,18 218,9 203,49 8.P-Thành Công 9,79 9,41 3,34 9.P-Tân Thành 281,52 129,31 29,01 203,49 10.P-Tân Tiến 26,97 24,24 11,75 11,5 11.P-Tự An 343,14 278,95 132,51 116,15 12.P-EATam 1.015,92 976,08 949,62 1.078,09 13.P-Khánh Xuân 969,9 957,13 978,42 1.078,09 14.X-Hòa Xuân 3.355,64 2.997,71 3.066,02 3.137,98 15.X-Cư Êbur 4.555,73 4.183,03 4.021,91 4.000,87 16.X-EaTu 4.563,07 4.674,15 3.420,39 3.238,1 17.X-Hòa Thắng 4.672,25 4.595,63 2.295,44 2.531,05 18.X-Ea Kao 4312 4.241,28 3.795,71 3.823,05 19.X-Hòa Phú 714 678,72 647,49 845,87 20.X-Hòa Khánh 1.042,62 1.468,6 1.846,49 1.853,68 21.X-Hòa Xuân 3.400 3.143,91 1.909 1.953,2 Các tổ chức công ty 5.025,6 5097,4 Nguồn: Niên Giám Thống Kê TP.Buôn Ma Thuột năm 2013 Bảng 2.2 ta thấy xã Cư Êbur có sản lượng cà phê lớn với năm 2012 thu được sản lượng là 4021,91 tấn và năm 2013 thu được 4000,87 tấn.
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƢƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh tế nông hộ 3.1.1. Khái Niệm Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng với quy mô sản xuất nhỏ, phân tán. Sử dụng lao động nhiều, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, quy mô vốn sản xuất thấp. 3.1.2. Đặc điểm Kinh tế nông hộ là một tổ chức kinh tế nông nghiệp. Trong sản xuất, kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng cao nên có sức cạnh tranh với các tổ chức kinh tế khác. Tuy nhiên, do nằm trong khuôn khổ gia đình nên có nhiều hạn chế về thiếu vốn, kỹ thuật thô sơ, sản phẩm làm ra tự tìm nơi tiêu thụ, thương lái ép giá, không có công lao động. Những hạn chế của kinh tế nông hộ nếu được các cấp chính quyền địa phương tác động và tổ chức một cách hợp lý thì nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 3.2. Khái niệm về kết quả và hiệu quả kinh tế 3.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và phần chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Và lúc đó người ta quan tâm đến kết quả sản xuất với mong muốn với những đầu vào hữu hạn mà vẫn thu được kết quả hay năng suất cao. Kết quả sản xuất là một phạm trù quan trọng, nó thể hiện kết quả thu hoạch được sau những năm đầu tư về vật chất, lao động cũng như chi phí vô hình khác vào quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất phản ánh khái quát được về quá trình đầu tư đầu vào như là chi phí và đầu ra là doanh thu cũng như phản ánh được thu nhập sau một quá trình sản xuất kinh doanh (Thái Anh Hòa, 2005).
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng kết quả và hiệu quả sản xuất Doanh thu = sản lƣợng * giá bán trung bình Sản lượng: là lượng sản phẩm thu hoạch hay sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá bán: Là giá đầu ra của sản phẩm mà người tiêu dùng sẵn lòng trả khi mua hàng hóa hay một loại dịch vụ. Doanh thu: Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả sản xuất kinh doanh, là giá trị được thu bằng tiền khi bán hàng hóa, nó được xác định bằng tổng sản lượng thu được nhân với giá bán. Chi phí vật chất (VPVC): Trong sản xuất nông nghiệp, CPVC bao gồm chi phí phân bón, thuốc BVTV, công cụ lao động, máy móc thiết bị. Chi phí lao động (CPLĐ): Bao gồm lao động nhà và lao động thuê. Chi phí khấu hao (CPKH): Các tài sản đầu tư cho việc sản xuất phải được khấu hao. Tổng chi phí = CPVC + CPLĐ + CPKH Lợi nhuận: Là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất, là khoản chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí bỏ ra. Thu nhập: là phần thu nhập từ việc bán tất cả sản phẩm làm ra trừ đi CPVC và CPLĐ thuê. Do đặc thù của nông nghiệp nên thu nhập được tính bằng khoản lợi nhuận cộng với chi phí lao động nhà. Các chỉ tiêu đo đường hiệu quả hàng năm: Doanh thu/chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Thu nhập/chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu chỉ số này nhỏ hơn một thì sản xuất bị lỗ, bằng một hòa vốn và lớn hơn một là có lợi nhuận. Lợi nhuận/chi phí: Chỉ tiêu này này phản ánh khả năng sinh lợi từ chi phí sản xuất đã bỏ ra. Nếu chỉ số này càng cao càng có hiệu quả. 3.3. Khái niệm rủi ro Định nghĩa về “rủi ro” được đưa ra dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Theo Frank Knight (1964): “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” hay “Rủi ro là tổng hợp
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Irving Preffer, 1956). Theo Allan Willett (1951): “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết những hoạt động của con người. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro trong kinh tế học được định nghĩa là giá trị lệch đi so với kì vọng đặt ra ban đâu được ước tính ban đầu được dự đoán. 3.3.1. Các loại rủi ro trong nông nghiệp Trong nông nghiệp, rủi ro được thể qua sự biển về thời tiết và giá không theo mong muốn. Các yếu tố này bao gồm sự thất thường của tự nhiên (ví dụ như sâu hại, dịch bệnh) hay thời tiết không nằm trong sự kiểm soát của sản xuất nông nghiệp. Rủi ro nông nghiệp cũng bao gồm các biến động bất lợi về giá cả đầu vào và đầu ra (World Bank, 2005). Như vậy, rủi ro nông nghiệp là những bất trắc, tổn thất xảy ra cho người sản xuất nông nghiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả, giống… Có nhiều cách để phân loại rủi ro trong nông nghiệp, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó gồm 5 nhóm rủi ro sau: Rủi ro sản xuất (production risk), rủi ro giá (price or marketing risk), rủi ro thể chế (institutional risk), rủi ro do con người (individual risk) và rủi ro tài chính (financial risk) (George R. Patrick và ctv, 1985; Gudbrand Lien và ctv, 2003; James Hanson và ctv, 2004; World Bank, 2005). a. Rủi ro sản xuất Trong nông nghiệp có rủi ro sản xuất là vì nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không kiểm soát được đó là thời tiết (mưa quá ít hoặc quá nhiều, mưa đá, sương muối, nhiệt độ bất thường), sâu bệnh, cỏ dại, giống xấu, thoái hóa đất. Do tác động của các yếu tố không kiểm soát được nên hàng năm sử dụng cùng số lượng và
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chất lượng đầu vào như nhau nhưng năng suất vẫn khác nhau. Những rủi ro vì thời tiết là những rủi ro chỉ riêng nông nghiệp mới bị ảnh hưởng. Ngoài ra yếu tố kĩ thuật cũng là một yếu tố gây ra rủi ro cho người sản xuất, vì đưa giống mới không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả như mong muốn. b. Rủi ro giá Rủi ro giá là rủi ro liên quan đến biến động giá đầu ra. Giá nông sản thay đổi từ năm này qua năm khác đặc biệt là biến động lớn theo mùa vụ hoặc biến động từng ngày. Giá nông sản thay đổi do nhiều lý do mà nông dân không thể kiểm soát được. Nông dân luôn đối mặt với vấn đề “được mùa mất giá và ngược lại”. Cung trong nông nghiệp chịu tác động của người dân và thời tiết. Cầu nông nghiệp lại dựa vào yếu tố: nhu cầu người tiêu dùng hay xuất khẩu. Yếu tố xuất khẩu quan trọng với nhiều loại nông sản, đặc biệt là gạo và cà phê. Hiện nay nước ta đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê và đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo nhưng giá lại hoàn toàn phụ thuộc và tỉ giá ngoại tệ, hoặc dựa vào sự mất mùa hay được mùa của các nước khác. Biến động về giá luôn làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. c. Rủi ro thể chế Thể chế là các qui định do nhà nước đưa ra. Thay đổi các qui định có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp làm cho lợi nhuận không đạt được kì vọng như mong muốn. d. Rủi ro tài chính Đối với nông dân: rủi ro tài chính là rủi ro có thể có khi người nông dân tái cơ cấu cây trồng, xây dựng trang trại quy mô lớn với việc vay vốn. Rủi ro tài chính phụ thuộc vào năng suất, sản lượng đạt được trong niên vụ đầu, giá cả và lãi suất vay vốn. 3.3.2. Các giả thiết nghiên cứu Nghiên cứu từ lý thuyết các yếu rủi ro trong nông nghiệp: đầu vào sản xuất, điều kiện tự nhiên, thị trường tiêu thụ, các nhân tố hỗ trợ, các yếu tố về sâu bệnh.Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố rủi ro như sau:
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 3.1. Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất các Nhân Tố Rủi Ro trong Sản Xuất Cây Cà Phê ở Thành Phố Buôn Ma Thuột. a. Giả Thiết 1: Đầu vào sản xuất Đầu vào sản xuất bao gồm các yếu tố như giống cây, chất lượng và giá bán của phân bón. Giống cà phê: Cà phê Robuste (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô) là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này.Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam. Ở Việt Nam, Các tỉnh Daklak, Gia Lai, Kom Tum là những vùng chuyên canh cà phê Robusta. Cây cà phê vối 3 - 4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24 - 29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè. Chất lƣợng phân bón Phân bón là thứ thiết yếu trong nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhắm giúp chúng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Ngoài ra còn giúp cho đất không bị thoái hóa.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Có 2 loại phân bón: phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ. Vai trò các chất dinh dƣỡng với cây cà phê Cà phê có thể đưa lại năng suất cao khi được đáp ứng đầy đủ chế độ dinh dưỡng. Các nguyên tố đa lượng như đạm, lân kali là 3 yếu tố quan trọng cho sinh trưởng và phát triển cũng như kiến tạo năng suất. Đạm là một nguyên tố quan trọng bậc nhất đối với cây cà phê. Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp, khả năng phân cành, phát triển hệ rễ, hoa và quả sau này. Thiếu đạm cây có biểu hiện sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng. Lân có vai trò trong quá trình quang hợp, tích lũy các chất khô. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm và quá trình chín cũng bị kéo dài. Kali có vai trò tăng cường tính chống chịu của cây, tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydratcarbon. Khi thiếu kali, trái nhỏ, trái bị rụng nhiều, năng suất thấp, tỷ lệ nhân trên quả thấp. Thiếu kali thường biểu hiện rõ ở giai đoạn cuối mùa mưa vì lúc này cà phê tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nhu cầu kali của cà phê tăng cao trong khi lượng bón kali thường không đủ. Thuốc bảo vệ thực vật Sử dụng thuốc bảo vê thực vật nhằm diệt trừ một số loại sâu bệnh, cỏ dại gây hại và làm giảm năng suất cây cà phê. Giả thiết 1: đầu vào sản xuất là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong sản xuất cà phê. b. Giả thiết 2: Điều kiện tự nhiên Điều kiện này bao gồm vị trí địa lý, địa hình thổ nhượng, khí hậu, thời tiết, hệ sinh thái, tài nguyên đất, nước,…Các điều kiện này có ảnh hưởng quan trọng đối với nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng. Trong quá trình sản xuất, người nông dân không thể ngăn cản quy luật tự nhiên. Khí hậu: là một nhân tố tác động đến quá trình sản xuất. khí hậu thay đổi thất thường ( thời tiết khô hạn, mưa quá sớm, mưa quá muộn, gió bão ) cũng làm cũng làm ảnh hưởng tới năng suất của cây cà phê. Tài nguyên đất, nước: đất và nước là cơ sở để trồng và sản xuất cây nông nghiệp.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Giả thiết 2: Điều kiện tự nhiên là là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong sản xuất cà phê. c. Giả thiết 3: Dịch bệnh, sâu hại Sâu bệnh hại là tác nhân ảnh hưởng xấu đến cây trồng (sinh trưởng, phát triển và năng suất) Một số loại sâu bệnh điển hình trên cây cà phê như : rệp, mọt đục quả, mọt đục cành, sâu đục thân, bệnh thối rễ… Giả thiết 3: dịch bệnh là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong sản xuất cà phê. d. Giả thiết 4: Thị trƣờng tiêu thụ Thị trường tiêu thụ nông sản có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là điều kiện, vừa là môi trường của nông nghiệp; nó vừa thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối nông sản hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, nó điều tiết các mối quan hệ kinh tế của cả người sản xuất, người tiêu dùng và nhà quản lý, thông qua tín hiệu giá cả nông sản trên thị trường. Giá cả là một trong những yếu tố rủi ro trong nông nghiệp, hiện nay người dân trồng cà phê vẫn phải đối mặt với những vấn đề như: sự thay đổi giá cả thất thường, “mất mùa được giá và được mùa thì mất giá” , ngoài ra người dân trồng cà phê còn phải phụ thuộc vào việc “được mùa” hay “mất mùa” của Brazil. Giả thiết 4: Thị trường tiêu thụ là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong sản xuất cà phê. e. Giả thiết 5: Các nhân tố hỗ trợ Tài chính Các nguồn vốn để người nông dân có thể bắt đầu đầu tư cây trồng là: các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn. Vốn vay và việc sử dụng vốn vay nông sản có ảnh hưởng rất quan trọng đến sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp. Hộ nông dân là những người có ít vốn đầu tư và trình độ sản xuất kinh doanh, quản lý còn thấp. Do vậy, muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước thông qua hệ thống tài chính, tín dụng và các chính
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sách huy động tín dụng nông sản khác. Có như vậy mới tạo ra thế mạnh đột phá, đẩy nhanh ngành nông nghiệp. Các chính sách Theo Frank Ellis: Hàm ý cơ bản nhất của một chính sách vận dụng từ học thuyết về người nông dân tối đa hóa lợi nhuận là các hộ gia đình nông nghiệp là thực hiện các điều chỉnh có thể dự đoán được sự thay đổi của giá cả của nguồn lực nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp. Các chính sách mà người ta tìm kiếm để làm tăng sản lượng của khu vực nông dân là tăng giá sản phẩm hoặc giảm nguồn nhân lực và thay đổi công nghệ kĩ thuật của nông dân (chương trình phát triển nông thôn, thay đổi kĩ thuật sản xuất,…) Giả thiết 5: các nhân tố hỗ trợ (tài chính, chính sách) là một trong những yếu tố gây ra rủi ro trong sản xuất cà phê. 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu được thu thập từ Phòng kinh tế UBND Thành Phố Buôn Ma Thột và các tài liệu có liên quan. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Các số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ trồng cà phê trên địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn sẵn bằng cách chọn mẫu điều tra phi ngẫu nhiên. 3.4.2. Phƣơng pháp xử lí số liệu Các số liệu thu thập được sẽ được xử lí dựa trên các công cụ Excel, Word, phần mềm SPSS. 3.4.3. Phƣơng pháp phân tích a. Thống kê mô tả Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để có thể thấy được thực trang và tình hình của vùng nghiên cứu như: mô tả tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội cũng như về thực trạng diện tích, đánh giá hiệu quả, kết quả sản xuất cà phê của nông hộ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất cà phê bằng phần mềm Excell và SPSS. b. Sử dụng nhân tố khám phá EFA Khái niệm
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ( gọi là các nhân tố ) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair, Anderson, Tatham và Black; 1998 ).Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo (dẫn theo Lê Ngọc Đức, 2008). - Xem xét giá trị KMO: 0,5 ≤KMO ≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu; ngược lại KMO≤ 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) - Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn: tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5 - Xem lại thông số Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị > 1 Xem xét giá trị tổng phương sai trích (yêu cầu là ≥ 50%): cho biết các nhân tố được trích giải thích được % sự biến thiên của các biến quan sát. Phƣơng pháp nghiên cứu cho phân tích nhân tố khám phá Nghiên cứu định tính: tác giả dựa trên cơ sở nghiên cứu từ lý thuyết các yếu rủi ro trong nông nghiệp để đưa ra các giả thiết và bảng câu hỏi. Nghiên cứu định lượng: thực hiện bới hình thức phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi và kết quả được sử lý bằng phần mềm SPSS. Thiết kế bảng câu hỏi Đề tài sử dụng thang thang đo Liker của Liker LA (1932) hệ 5 điểm. 1- Hoàn toàn không đồng ý 2- Không đồng ý 3- Không có ý kiến 4- Đồng ý 5- Hoàn toàn đồng ý Bảng câu hỏi là công cụ để thu thập dữ liệu định lượng. Được tiến hành khảo sát 100 hộ nông trồng cà phê tại Thành Phố Buôn Ma Thuột. Phƣơng pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Kích thước mẫu được xác định theo lý thuyết Hatcher (1994) và Hair (2005), bằng tổng số các biến nhân với 5, tức là: 40 biến * 5 = 200 phiếu khảo sát. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi ngẫu nhiên) và lượng mẫu điều tra là 100. Do mục tiêu nghiên cứu này chủ yếu là kiểm định thang đo nên phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên này có thể chấp nhận được. Đối tượng lấy mẫu là những nông hộ trồng cà phê vối trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Tác giả trực tiếp gặp giải thích ý nghĩa khi gửi bảng câu hỏi đến các nông hộ. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu thông qua các bước sau: Mã hóa dữ liệu: các câu hỏi (hay các biến) được mã hóa thành kí tự bao gồm chữ số và chữ cái để thuận tiện trong việc truy xuất các biến khi phân tích. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha: nhằm đánh giá độ tin cậy thang đo. Thang đo được xem là có giá trị khi phương pháp đo lường không có sự sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên, do đó, thang đo phải đạt độ tin cậy. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Hệ số Cronbach’s Anpha lớn hơn 0,6 và tốt nhất là lớn hơn 0,7 thì thang đo có độ tin cậy tốt (Nunnally và Bernstein, 1994). Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhằm đánh giá sơ bộ độ giá trị hội tụ và độ phân biệt của thang đo. Các tham số phân tích thông kê trong phân tích EFA gồm: kiểm định sư thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua phân tích thống kê KMO.’s test), số lượng nhân tố dựa vào chỉ số eigenvalue lớn hơn 1, cumulative lớn hơn 0,5 thì thỏa điều kiện phân tích nhân tố ( Gerbing và Anderson, 1988).
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng sản xuất cà phê của nông hộ tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 4.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động Hình 4.1. Giới tính Ngƣời Điều Tra Nguồn: ĐTTT&TH Hình 4.1 cho thấy lao động chính tham gia sản xuất cà phê là nam chiếm 82%, trong khi đó nữ chỉ chiếm 18 %.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 4.2. Trình Độ Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn Nguồn: ĐTTT&TH Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như là rủi ro trong sản xuất. Qua hình 4.2 cho ta thấy trình độ học vấn của các hộ trồng cà phê chủ yếu là cấp 2 và cấp 3 trong đó cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 45% và cấp 2 chiếm tỷ lệ 35% trong tổng số 100 hộ điều tra. Chiếm tỷ lệ thấp nhất về trình độ học vấn là mù chữ chiếm 1% và trình độ về cao đẳng đại học chỉ có 7 hộ chiếm tỷ lệ là 7%. Như vậy trình độ học vấn của công hộ trồng cà phê ở mức trung bình khá, điều này cho thấy các hộ có thể tính toán được các chi phí về lao động, chi phí chăm sóc cây cà phê để có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời có thể tính toán được các chi phí rủi ro trong việc sản xuất.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 4.3. Kinh Nghiệm Sản Xuất Nguồn: ĐTTT&TH Kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Những người có năm kinh nghiệm sản xuất càng cao thì càng biết áp dụng các biện pháp giảm thiểu chi phí không cần thiết và tránh được được những rủi ro trong sản xuất. Từ hình 4.3 ta có thể nhận thấy nông hộ trồng cà phê ở thành phố Buôn Ma Thuột có kinh nghiệm trồng cà phê lâu năm, qua điều tra có 47 nông hộ có kinh nghiệm từ 10 năm đến 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 47%, những hộ có kinh nghiệm trên 20 năm chiếm 40%, những hộ có kinh nghiệm dưới 10 năm chỉ chiếm 13%. Như vậy, những hộ trồng cà phê ở đây đã có kinh nghiệm lâu năm. Bảng 4.1 Tỷ Lệ Lao Động Trực Tiếp Tham Gia Lao Động Sản Xuất Cà Phê Tỷ lệ tham gia sản xuất cà phê Số hộ Tỷ lệ (%) Từ 25% đến 50% 17 17,00 Từ 50% đến 75% 26 26,00 Từ 75% đến 100% 57 57,00 Tổng 100 100,00 Nguồn : ĐTTT&TH Theo kết quả điều tra ở bảng 4.1 có 57 hộ có 75% đến 100% lực lượng tham gia vào sản xuất cà phê chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là hộ có từ 50% đến 75% lực lượng tham gia sản xuất cà phê chiếm 26% và hộ có từ 25% đến 50% lao động chính tham gia vào sản xuất cà phê chỉ chiếm 17% trong 100 hộ được điều tra. Như vậy, qua điều
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tra ta thấy cà phê là cây trồng lâu năm đồng thời nguồn thu nhập chính của người dân ở đây vì vậy lượng lao động tham gia sản xuất cà phê trong một hộ là khá cao. 4.1.2. Tình hình sử dụng đất đai Bảng 4.2 Quy Mô Sản Xuất Cà Phê của Nông Hộ Diện tích đất sản xuất Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 0,5 ha 10 10,00 Từ 0,5 đến 1 ha 57 57,00 Từ 1 ha đến 1,5 ha 23 23,00 Từ 1,5 ha đến 2 ha 2 2,00 Trên 2 ha 8 8,00 Tổng 100 100,00 Diện tích lớn nhất 7,0 Diện tích trung bình 1,0 Diện tích nhỏ nhất 0,1 Nguồn: ĐTTT&TH Qua bảng 4.2 cho thấy các nông hộ sản xuất trên địa bàn thành phố sản xuất tập trung chủ yếu ở quy mô từ 0,5 ha đến 1 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 57%, tiếp đến là các hộ có quy mô từ 1 ha đến 1,5 ha chiếm 23% trong tổng số điều tra, chỉ có 2 hộ có quy mô từ 1,5 ha đến 2 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất, còn lại các hộ có quy mô trên 2 ha chiếm 8%. Như vậy, trung bình quy mô của các hộ trồng cà phê là 1 ha, trong đó hộ có diện tích lớn nhất là 7 ha, hộ có diện tích nhỏ nhất là 0,1 ha. Bảng 4.3 Độ Tuổi của Vƣờn Cây Độ tuổi vƣờn cây Số hộ Tỷ lệ (%) Từ 5 năm đến 10 năm 7 7,00 Từ 10 năm đến 15 năm 49 49,00 Từ 15 năm đến 20 năm 36 36,00 Trên 20 năm 8 8,00 Tổng 100 100,00 Nguồn: ĐTTT&TH Thành phố Buôn Ma Thuột được coi là “thủ phủ cà phê” của tỉnh nên số hộ trồng cà phê có độ tuổi từ 10 năm đến 20 năm chiếm 85%, trong đó hộ trồng cà phê có
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 độ tuổi 10 đến 15 năm có tỷ lệ cao nhất chiếm 49% và hộ có độ tuổi vườn cây từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ lệ là 36%. Những hộ có độ tuổi vườn từ 5 năm đến 10 năm chỉ chiếm 7% và những hộ có độ tuổi vườn chiếm tỷ lệ ít nhất 7% trong tổng số 100 hộ điều tra. Giai đoạn trong độ tuổi kinh doanh của cây cà phê từ 4 năm tuổi đến 20 năm tuổi, tuy nhiên cà phê đạt được năng suất cao nhất ở độ tuổi 10 năm đến 15 năm, bắt đầu từ 15 năm trở đi năng suất giảm dần. Ở độ tuổi trên 20 năm cà phê đã ngoài giai đoạn kinh doanh, cà phê đã già cỗi, khả năng chống chịu sâu hại kém dần, năng suất cũng giảm rõ rệt. Ta thấy đa số vườn cà phê của các nông hộ đang trong độ tuổi kinh doanh. Tuy nhiên những hộ có độ tuổi vườn trên 20 năm cần có những biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho cây cà phê như tái canh, trồng mới. 4.1.3. Hiệu quả sản xuất cà phê trên 1 Ha a. Chi phí đầu tƣ cho 1 Ha cà phê Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí đầu tư được chia ra làm 2 loại là chi phí vật chất và chi phí lao động. Trong chi phí vật chất bao gồm chi phí phân bón, nông hộ sử dụng 2 loại phân bón vô cơ và hữu cơ (phân chuồng) để bón cho cà phê. Qua bảng 4.4 ta thấy được lượng phân chuồng được sử dụng trên 1 ha. Bảng 4.4. Lƣợng Phân Chuồng Đƣợc Sử Dụng Trên 1 Ha Lƣợng phân chuồng đƣợc sử dụng ĐVT Giá trị Lớn nhất khối 14,29 Trung bình khối 5,55 Nhỏ nhất khối 2,0 Nguồn: ĐTTT&TH Phân chuồng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, tạo độ phì nhiêu cho đất, cân bằng chất dinh dưỡng trong đất, giảm chi phí phân bón, ổn định năng suất cây trồng ngoài ra chi phí thấp hơn so với việc sử dụng phân hữu cơ, qua bảng 4.4 cho ta thấy trung bình một hộ sử dụng 5,6 khối phân chuồng cho 1 ha cà phê. Lượng phân chuồng sử dụng lớn nhất là 14,29 khối. Bảng 4.5. Lƣợng phân Vô Cơ NPK Đƣợc Sử Đụng Trên 1 Ha
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lƣợng phân NPK ĐVT Giá trị Lớn nhất kg/ha 3.158 Trung bình kg/ha 1.782 Nhỏ nhất kg/ha 227 Độ lệch chuẩn kg/ha 880 Nguồn: ĐTTT&TH Phân NPK là loại phân được nông hộ sử dụng chủ yếu trong việc chăm sóc cây cà phê. Qua bảng 4.5 ta thấy trung bình một hộ sử dụng phân bón NPK cho 1 ha cà phê là 1.782 Kg. Do điều kiện kinh tế cũng như chất lượng đất ở mỗi vùng khác nhau nên mức bón của mỗi hộ cũng khác nhau. Lượng phân bón sử dụng lớn nhất cho 1 ha cà phê là 3158 Kg, nguyên nhân là do hộ chỉ sử dụng phân NPK bón cho cây cà phê. Lượng phân sử dụng thấp nhất là 227 Kg do ngoài sử dụng phân NPK hộ còn sử dụng nhiều loại phân khác như urê, đạm, kali, phân vi sinh. Thường thì khi cà phê được mùa hoặc được giá thì nông dân sẽ bón phân cho mùa vụ sau nhiều hơn. Bảng 4.6. Chi Phí Vật Chất cho Việc Sản Xuất Trên 1 Ha Khoản mục Đơn vị tính Giá trị Tỷ lệ (%) 1.Thuốc BVTV Đồng/ha 2.514.048 5,76 2.Nguyên nhiên liệu Đồng/ha 3.050.382 6,99 3.Phân vô cơ Đồng/ha 31.619.342 72,50 4.Phân hữu cơ Đồng/ha 4.879.638 11,19 5.Khấu hao máy móc trang thiết bị Đồng/ha 407.313 0,93 7.Chi phí xay xát Đồng/ha 1.140.500 2,62 Tổng chi phí vật chất Đồng/ha 43.611.222 100,00 Nguồn: ĐTTT&TH Ngoài phân bón, chi phí vật chất còn bao gồm thuốc BVTV, chi phí nguyên nhiên liệu cho việc tưới cà phê, chi phí khấu hao trang máy móc thiết bị (máy bơm, nhà kho, đường ống…). Qua bảng 4.6 cho thấy tổng chi phí vật chất cho 1 ha cà phê trên 1 năm là 43.611.222 đồng. Trong đó chi phí về phân bón vô cơ có chi phí cao nhất là 31.619.342 đồng chiếm 72,50% tiếp đến là phân hữu cơ với chi phí là 4.879.638 đồng chiếm 11,19%.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chi phí cho thuốc BVTV là 2.514.048 đồng chiếm 5,76 % và nguyên nhiên liệu phục vụ cho tưới tiêu là 3.050.382 đồng chiếm tỷ lệ 7,18%. Vì nông hộ có xu hướng bán nhân nên chi phí xay xát chiếm 2,62% trong tổng chi phí vật chất. Như vậy, trong chi phí vật chất thì phân bón là chi phí cao nhất cho việc chăm bón cây cà phê. Chi phí đầu tư cho máy móc trang thiết bị còn thấp. Bảng 4.7. Chi Phí Lao Động Trên 1 Ha Khoản mục Đơn vị Lao động Lao động Tổng Tỷ lệ tính nhà thuê (%) 1.Làm đất Đồng/ha 8.464.713 1.980.737 10.445.450 30,09 2.Phun thuốc Đồng/ha 964.955 406.455 1.371.410 3,95 4.Tưới nước Đồng/ha 2.598.575 712.500 3.311.075 9,54 4.Bón phân Đồng/ha 1.565.630 16.800 1.582.431 4,56 5.Thu hoạch Đồng/ha 8.387.927 6.408.891 14.796.818 42,62 6.Công phơi Đồng/ha 3.206.818 3.206.818 9,24 Tổng chi phí lao động Đồng/ha 25.188.620 9.525.383 34.714.002 100,00 Tỷ lệ (%) 72,56 27,44 100,00 Nguồn: ĐTTT&TH Trong sản xuất cà phê, chi phí lao động bao gồm làm đất, phun thuốc, tưới nước, bón phân, thu hoạch,…Qua bảng 4.7 cho thấy tổng chi phí lao động trên 1 ha cà phê trên 1 năm là 34.714.002 đồng trong đó chi phí cao nhất là chi phí lao động thu hoạch với chi phí là 14.796.818 đồng chiếm 42,62 %, tiếp đến là chi phí là làm đất như đào bồn, làm cỏ.…có chi phí là 10.445.450 đồng chiếm 30,09%, những chi phí còn lại như tưới nước chiếm tỷ lệ 9,54%, bón phân và phun thuốc có chi phí thấp nhất lần lượt là 1.582.431 đồng chiếm 4,56% và 1.371.410 đồng chiếm tỷ lệ 4,25 %. Qua điều tra ta thấy chi phí cho thuê ngoài chủ yếu là khi thu hoạch và làm đất. Chi phí lao động nhà là 25.188.620 đồng chiếm 72,56% trong khi đó chi phí thuê là 9.525.383 đồng chỉ chiếm 27,44% trong tổng chi phí lao động. Như vậy, chi phí công lao động gia đình chiếm tỷ khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do cây cà phê là loại cây trồng đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt trong khâu kỹ thuật như bón phân, tỉa cảnh, tạo hình và thu hoạch nên nông hộ phải đầu tư nhiều công chăm sóc cho vườn cà phê của
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mình, đồng thời cây cà phê là nguồn thu nhập chính nên chi phí cho lao động thuê chỉ bằng khoảng 1/3 tổng công lao động. Bảng 4.8. Tổng Chi Phí Khoản mục ĐVT Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí vật chất Đồng 43.611.222 55,68 Chi phí lao động Đồng 34.714.002 44,32 Tổng chi phí Đồng 78.325.224 100,00 Nguồn: ĐTTT&TH Qua bảng 4.8 ta thấy tổng chi phí cho việc chăm sóc cà phê là 78.325.224 đồng bao gồm chi phí vật chất và chi phí lao động. Trong đó chi phí vật chất là 43.611.222 đồng chiếm 55,86% tổng chi phí, chi phí lao động là 34.714.002 đồng chiếm 44,32%. Như vậy, chi phí đầu tư vật chất cao hơn chi phí lao động. b. Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất trong niên vụ 2014 Bảng 4.9. Kinh Nghiệm Sản Xuất Ảnh Hƣởng Tới Năng Suất Khoản mục Số hộ Năng suất Kinh nghiệm Dƣới 2500kg 3500kg Trên đến đến Tổng sản xuất 2500kg 4500kg 3500kg 4500kg Dưới 10 năm 4 8 1 13 Từ 10 - 20 năm 11 34 2 47 20 năm trở lên 1 9 25 5 40 Tổng 1 24 67 8 100 Tỷ lệ (%) 1,00 24,00 67,00 8,00 100,00 Sản lượng lớn nhất (kg) 5.000 Sản lượng nhỏ nhất (kg) 1.591 Sản lượng trung bình (kg) 3.724 Nguồn: ĐTTT&TH Từ bảng 4.9 cho thấy 1 ha cà phê bình quân thu hoạch được 3.724 kg. Sản lượng cao nhất là 5.000 kg và thấp nhất là 1.591 kg.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cà phê đạt năng suất từ 2500 kg đến 3500 kg có 24 hộ chiếm tỷ lệ 24%. Các hộ có năng suất từ 3.500 kg đến 4.500 kg có 67 hộ chiếm tỷ lệ 67%. Chỉ có 1 hộ có năng suất dưới 2.500 kg và 8 hộ đạt được năng suất trên 4.500 kg Qua bảng cho ta thấy được tỷ lệ thuận giữa kinh nghiệm và năng suất. Số hộ có năng suất từ 3500 kg đến 4500 kg có năm kinh nghiệm từ 10 năm đến 20 năm là 34 hộ và từ 20 năm trở lên có 25 hộ. Trong 8 hộ đạt năng suất trên 4500 kg có 5 hộ có 20 năm kinh nghiệm trở lên. Như vậy, nếu nông hộ tham gia vào hoạt động sản xuất cà phê càng lâu sẽ càng có nhiều kinh nghiệm, càng am hiểu về đặc điểm của loại hình sản xuất, với kinh nghiệm có được sẽ giúp nông hộ hạn chế được những rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, hộ có số có kinh nghiệm trên 20 năm và năng suất dưới 2500 kg và lại có độ tuổi của cây khá cao (19 tuổi).Vì vậy, sự biến động về năng suất cà phê không chỉ phụ thuộc kinh nghiệm, mà còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, độ tuổi cây, sự phát triển của sâu bệnh mức độ đầu tư của các nông hộ. Bảng 4.10. Giá Bán Giá bán ĐVT Giá trị Lớn nhất Đồng 40.500 Thấp nhất Đồng 37.000 Trung bình Đồng 39.084 Nguồn: ĐTTT&TH Hiện nay, giá cà phê trên thị trường thường hay biến động. Sự biến động này phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, thời điểm mùa vụ. Giá bán trong niên vụ 2014 có mức giá khá cao so với các niên vụ trước. Qua bảng 4.10 ta thấy giá bán cao nhất là 40.500 đồng, thấp nhất là 37.000 đồng. Trung bình các nông hộ bán ra với giá 39.000 đồng. Sở dĩ có các mức giá khác nhau như vậy vì cà phê là nguồn thu nhập chính của các hộ, cà phê có mức giá thay đổi từng ngày, nông hộ chỉ bán với số lượng nhỏ và bán dần chứ không bán hết cùng một lúc.
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 4.11. Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất Cà Phê Khoản mục ĐVT Giá trị 1.Tổng chi phí Đồng/ha 78.732.537 2.Tổng Doanh thu Đồng/ha 145.558.041 3.Lợi nhuận Đồng/ha 66.825.504 4.Chi phí lao động nhà Đồng/ha 25.188.620 5.Chi phí khấu hao Đồng 407.313 5.Thu nhập Đồng/ha 92.014.124 6.Hiệu quả Doanh thu/Chi phí 1,85 Lợi nhuận/Chi phí 0,85 Thu nhập/Chi phí 1,17 Nguồn: ĐTTT&TH Từ bảng 4.11 cho ta thấy tổng chi phí cho 1 ha cà phê là 78.732.537 đồng bao gồm chi phí vật chất và chi phí lao động (lao động nhà và lao động thuê).Tổng doanh thu là 145.558.041 đồng, như vậy lợi nhuận thu được trên 1 ha cà phê là 66.825.504 đồng. Do đặc thù của nông nghiệp nên thu nhập được tính bằng khoản lợi nhuận cộng với chi phí lao động nhà. Như vậy thu nhập của hộ thu được trên 1 ha cà phê là 92.014.124 đồng. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất : doanh thu/ chi phí là 1,85, như vậy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu lại được 1,85 đồng doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí là 0,85 tức cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu lại được 0,86 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu thu nhập/ chi phí là 1,17 như vậy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu lại được 1,17 đồng lợi nhuận ( bao gồm chi phí lao động nhà). Như vậy, hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ là khá cao.
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 c. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Hình 4.4. Hình Thức Tiêu Thụ Nguồn: ĐTTT&TH Có 2 hình thức tiêu thụ là nông hộ bán cho thương lái hoặc bán cho đại lý. Qua hình 4.4 ta thấy đa số nông hộ ở đây bán cho đại lý, chỉ có 13% bán cho thương lái do không có phương tiện vận chuyển hoặc đại lý ở quá xa. Bảng 4.12. Hình Thức Tồn Trữ Sản Phẩm Khoản mục Số hộ Tỷ lệ (%) Có 76 76,00 1.Tại nhà 68 89,47 2.Kí gửi 9 11,84 2.1 Miệng 2 22,22 2.2 Hợp đồng 7 77,78 Không 24 24,00 Tổng 100 100,00 Nguồn: ĐTTT&TH Qua bảng 4.12 cho thấy trong tổng số 100 hộ điều tra có 76 hộ tồn trữ sản phẩm dưới 2 hình thức là tại nhà hoặc kí gửi đại lý có 9 hộ trong tổng số 100 hộ điều tra chiếm tỷ lệ 76%, 24% hộ còn lại không tồn trữ sản phẩm. Trong hình thức tồn trữ sản phẩm có 89,47% tồn trữ sản phẩm tại nhà, 11,89 % sử dụng hình thức kí gửi đại lí.
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong 9 hộ chọn hình thức kí gửi có 7 hộ chọn hình thức kí hợp đồng chiếm 77,77%. 2 hộ còn lại chọn hình thức kí gửi miệng do là nơi kí gửi là người thân hoặc người quen nên không sử dụng hợp đồng. Bảng 4.13. Nhận Thức Rủi Ro Trong Việc Kí Gửi Nhận thức Số hộ Tỷ lệ (%) Có rủi ro 4 44,44 Không có rủi ro 5 55,56 Tổng 9 100,00 Nguồn: ĐTTT&TH Qua điều tra, bảng 4.13 cho ta thấy trong những hộ kí gửi đại lý có 5 hộ không thấy có rủi ro trong việc kí gửi chiếm 55,56%, 4 hộ còn lại thấy có rủi ro trong việc kí gửi như: nông hộ sẽ mất hết nếu đại lý bỏ trốn hoặc khi giá tăng cao nông hộ cần bán thì đại lý không đủ khả năng chi trả ngay lúc đó, như vậy người chịu thiệt sẽ là những hộ kí gửi. Như vậy, hình thức kí gửi còn mang nhiều hạn chế, cũng là yếu tố rủi cho nông hộ trồng cà phê. Hình 4.5. Tình Hình Tham Gia khuyến Nông Nguồn: ĐTTT&TH Kĩ thuật và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhằm tăng năng suất cũng như thu nhập của nông hộ. Kết quả khảo sát (hình 4.5) cho thấy có 84% trong tổng số hộ được điều tra có tham gia khuyến nông nhằm nắm bắt được các kĩ thuật mới, các giống mới
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giúp tăng năng suất, có khả năng chống chọi dịch bệnh cao. Chỉ có 16% hộ không tham gia khuyến nông do chưa nắm bắt được thông tin. Vì vậy, chương trình khuyến nông trên địa bàn xã phường cần phải hoạt động phổ biến hơn nữa nhằm giúp đưa thông tin khuyến nông tới gần hơn với các nông hộ nhằm tăng phổ biến những thông tin cần thiết cho người dân. Hình 4.6. Tình Hình Tham Gia Vay Vốn Nguồn: ĐTTT&TH Từ kết quả điều tra thực tế 100 hộ sản xuất cà phê được thể hiện qua hình 4.6 cho thấy người dân ở đây không chủ động được nguồn vốn, nguyên nhân là do nông hộ phải trả chi phí cho phân bón và thuốc BVTV, các công lao động thuê mà họ chỉ có thể trả được khi hết vụ thu hoạch, có 68 hộ không vay vốn chiếm 68%, ngoài ra các hộ vay vốn thường có diện tích đất lớn hoặc cần phải chi trả cho thời kì kiến thiết cơ bản: mua giống, máy móc trang thiết bị, 32% còn lại không vay vốn do các hộ có diện tích trồng nhỏ, có nguồn thu nhập khác, hoặc đã đủ vốn cho việc chi trả về chi phí vật chất hoặc không có nhu cầu vay. 4.1.4. Kết quả rủi ro trong sản xuất của các hộ trong niên vụ 2014 Đối với cà phê là loại nông sản cần có sự đầu tư lớn về chi phí và thời gian thu hồi chậm. Cây cà phê có thời gian KTCB kéo dài khoảng 3 năm, chi phí bỏ ra trong thời kỳ này là khá lớn nhưng thời gian thu hồi lại chậm. Nếu xảy ra rủi ro thì sản lượng thu hoạch sẽ rất thấp, đôi lúc mất trắng. Đây là một trong những đặc điểm cơ
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bản đối với sản xuất cây công nghiệp dài ngày, điều này càng rõ nét hơn với điều kiện khí hậu bất ổn định của nước ta hiện nay. Qua điều tra tác giả thấy rằng lượng nước là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất cà phê nhất. Bảng 4.14. Đảm Bảo Lƣợng Nƣớc Tƣới trong Niên Vụ 2014 Đảm bảo lƣợng nƣớc Số hộ Tỷ lệ (%) Có 79 79,00 Không 21 21,00 Sản lượng thiệt hại trung bình trên 1ha (kg) 438 Giá trị thiệt hại trung bình trên 1ha (đồng) 11.685.298 Tổng 100 100,00 Nguồn: ĐTTT&TH Trong niên vụ 2014, có 79 hộ trên tổng số 100 hộ được điều tra đảm bảo được lượng nước cho việc sản xuất, 21 hộ còn lại lượng nước không đảm bảo cho việc sản xuất, vì thế sản lượng giảm từ 3% đến 15% so với sản lượng của niên vụ 2013. Trung bình các hộ thiệt hại do không đảm bảo lượng nước giảm 437.63 kg trên 1 ha. Bảng 4.15. Thiệt Hại do Dịch Bệnh Sâu Hại khoản mục Số hộ Tỷ lệ(%) Không 71 71,00 Có 29 29,00 Sản lượng thiệt hại trung bình trên 1ha (kg) 363 Giá trị thiệt hại trung bình trên 1ha (đồng) 12.237.231 Tổng 100 100,00 Nguồn : ĐTTT&TH Từ bảng 4.15 cho thấy có 29 hộ trên tổng số 100 hộ điều tra bị thiệt hại về sản lượng cho sâu bệnh chiếm tỷ lệ 29%. Trung bình những hộ bị thiệt hại do dịch bệnh sâu hại giảm sản lượng bình quân 367kg trên 1 ha. Như vậy sâu bệnh không làm ảnh hưởng nhiều trong niên vụ 2014 vừa qua.
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 4.16. Thiệt Hai do Ảnh Hƣởng của Thời Tiết khoản mục Số hộ Tỷ lệ (%) Không 55 55,00 Có 45 45,00 Sản lượng thiệt hại trung bình trên 1ha (kg) 338 Giá trị thiệt hại trung bình trên 1ha (đồng) 10.090.966 Tổng 100 100,00 Nguồn: ĐTTT&TH Ảnh hưởng do thời tiết là điều không thể tránh khỏi và cũng là yếu tố người nông dân không thể lường trước và đối phó dễ dàng được. Qua bảng 4.15 có 45% nông hộ bị ảnh hưởng bởi thời tiết như hạn hán không có nước tưới, mưa quá nhiều vào thời điểm ra hoa hoặc gió quá lớn làm hoa rụng nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất. Trung bình ảnh hưởng do thời tiết làm giảm 338.34 kg trên 1 ha. Hình 4.7. Dự Định Trong Tƣơng Lai Nguồn: ĐTTT&TH Qua hình 4.7 ta thấy các nông hộ có ý định giữ nguyên quy mô chiếm tỷ lệ cao nhất 47% do không có vốn hoặc không có nhu cầu, 49 hộ (chiếm 49%) trên tổng số 100 hộ được điều tra có ý định mở rộng quy mô do có đất và có vốn nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Chỉ có 4 hộ có dự định giảm quy mô do không nguồn lao động chính trong gia đình.
  • 51. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Các thang đo trong nghiên cứu sẽ được kiểm định bằng 2 phương pháp: Cronbach’s ALpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. 4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha kiểm định thống kê mức độ chặt chẽ của các biến trong thang đo ở mô hình nghiên cứu trên. Cronbach’s Alpha giúp loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu. Các biến có hệ số tương quan biến tổng )Corrected Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để thang đo có độ tin cậy khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (theo Hair và đồng sự 2006). a. Đánh giá độ tin cậy cho nhóm đầu vào sản xuất Sau khi chạy mô hình đánh giá độ tin cây, loại những biến không đạt tiêu chuẩn (phụ lục 2, 3, 4): Cronbach's Alpha < 0,6 và biến có tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) < 0,3 (các biến bị loại là dv1, dv5, dv6, dv7, dv8, dv9, dv10, dv12, dv13, dv15, dv16, dv18, dv19, dv20) ta có bảng đánh giá độ tin cậy cho nhóm đầu vào sản xuất như sau: Bảng 4.17. Đánh Giá Độ Tin Cậy cho Nhóm Nhân Tố Đầu Vào Trung bình thang Tƣơng quan biến Cronbach’s Alpha đo nếu loại biến tổng(Corrected nếu loại (Scale Mean if Item-Total biến(Cronbach's Item Deleted) Correlation) Alpha if Item Deleted) dv2 18,60 0,493 0,786 dv3 18,17 0,659 0,746 dv4 18,39 0,511 0,784 dv11 18,29 0,730 0,728 dv14 18,14 0,471 0,787 dv17 18,06 0,520 0,778 Cronbach's Alpha 0,800 Nguồn: ĐTTT&TH