SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 8
HỘI THẢO ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ  Ở PHỔ THÔNG<br />BÁO CÁO KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1954-2000 CỦA TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN<br />I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1954 -2000<br />Sau hiệp định Giơnevơ, đất nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Mỹ - Diệm, thống nhất nước nhà. Riêng miền Bắc, giai đoạn 1954-1960, công cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất được tiến hành. Chúng ta đã lấy được nhiều ruộng đất từ tay địa chủ chia cho nông dân, quan hệ sản xuất có sự thay đổi, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn này, miền Nam đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ và bùng nổ phong trào “Đồng khởi” đánh dấu cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công<br />Trong giai đoạn 1961-1965, Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng đã diễn ra. Đại hội xác định rõ nhiệm vụ cách mạng của từng miền. Miền Bắc tiến lên xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã thu được nhiều kết quả to lớn, trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước. Miền Nam đánh bại chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bằng các chiến thắng lớn như Ấp Bắc, An Lão, Ba gia, Đồng Xoài …<br />Trong giai đoạn 1965 – 1973, nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Nam với các chiến thắng giòn giã ở Vạn Tường, 2 mùa khô và tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đã làm phá sản chiến lược “ chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương. Sức người sức của chi viện cho miền Nam vẫn ngày một tăng lên.<br />Sau thất bại của chiến lược “ chiến tranh cục bộ”, Mỹ tiếp tục tiến hành chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. Nhân dân miền Nam phối hợp với nhân dân Lào – Campuchia đập tan nhiều cuộc tiến công của địch ở vùng biên giới của các nước.  Với cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Mỹ đã phải tuyên bố “ Mỹ hóa” trở lại tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.<br /> Trong giai đoạn 1969 – 1973, Miền Bắc tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hoại của Mỹ và làm nghĩa vụ hậu phương. Tuy Mỹ liên tục bắn phá miền Bắc trong giai đoạn này, song lượng vũ khí, lương thực và cán bộ, chiến sĩ vẫn không ngừng tăng lên và được đưa vào miền Nam. Đầu năm 1973, Mỹ buộc phải tiến hành kí kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Mỹ đã phải công nhận các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam và rút quan về nước.<br />Từ 1973-1975, miền Bắc bước vào khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam. Các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp…cơ bản khôi phục và có sự phát triển. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam lượng lớn bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ , vũ khí, lương thực… Miền Bắc đã có những nỗ lực phi thường chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở miền Nam. Miền Nam chiến đấu chống địch “ bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn cho cách mạng miền Nam. <br />Bắt đầu từ ngày 4-3-1975, cuộc tổng tiến công và nổi dậy muà xuân 1975 đã diễn ra với ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã khép lại cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của nhân dân ta.<br />Phần lịch sử từ giai đoạn 1975 – 2000, giai đoạn này Việt Nam tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh và thực hiện con đường đổi mới.  Riêng trong năm 1975 – 1976, Việt Nam đã thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Cả nước tiến hành tổng tuyển cử bầu ra các cơ quan thống nhất trong cả nước.<br />Giai đoạn 1976 – 1986, Việt Nam bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện 2 kế hoạch 5 năm : 1976 – 1980 và 1981 – 1985. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc đã được tiến hành và giành thắng lợi bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước.<br />Từ năm 1986 – 2000, đất nước trên con đường đổi mới. Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) đã cụ thể hóa con đường đổi mới của nước ta trong giai đoạn mới. Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới đã có những điểm đáng mừng. Mục tiêu 3 chương trình kinh tế: lương thực – thực thực phẩm, hàng hóa trên thị trường và kinh tế đối ngoại đạt nhiều thành tựu ban đầu.<br />Hai kế hoạch 5 năm tiếp theo: 1991-1995, 1996 – 2000, Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công cuộc đổi mới đã và đang giành được thắng lợi. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước lên quá độ chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.<br />II. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY CHO LỊCH SỬ LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1954 -2000<br />Để thu lại những kết quả tốt hơn cho quá trình giảng dạy học tập của môn lịch sử, chúng tôi đề ra những định hướng dạy học cho giai đoạn 1954 – 2000 như sau:<br />Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh<br />Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan.<br />Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng, quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngôn ngữ của học sinh.Chính vì vậy phương pháp giảng dạy đầu tiên chúng tôi muốn hướng tới trong định hướng giảng dạy lịch sử lớp 12 giai đoạn (1954-2000) là sử dụng đồ dùng trực quan.<br />-  Sử dụng tranh ảnh tạo hứng thú học tập cho các em, giúp cho các em cái nhìn trực quan hơn về lịch sử.<br />VD: Nhân dân Hà Nội mừng đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình thủy lợi, Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan , Tranh ảnh: Đoàn tàu thống nhất, Tranh ảnh: ảnh ĐH lần VI, VII, VIII, IX... Tùy từng loại tranh ảnh theo cách kích cỡ khác nhau mà giáo viên có thể treo tường hoặc dính lên bảng viết hoặc xây dựng trong bài trình chiếu powerpoint và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.<br />- Sử dụng lược đồ, bản đồ nhằm giúp các em học sinh dễ hiểu bài hơn dễ nhớ các sự kiện hơn, có thể thuộc bài ngay trên lớp. VD như việc sử dụng Bản đồ cứ điểm Điện Biên Phủ, Lược đồ phong trào “Đồng khởi”, , lược đồ trận Vạn Tường – Quảng Ngãi, Lược đồ ba chiến dịch; Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh.Ví dụ :Chúng ta có thể sử dụng các bản đồ động về diễn biến chiến dịch Tây Nguyên.Giáo viên hướng dẫn học sinh về cách sử dụng bản đồ trên máy tính để tìm hiểu được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch.Các mũi tên động có nhiều màu sắc về hướng tiến công của quân ta và hướng rút chạy của địch, các cứ điểm hay địa bàn đóng quân của quân ta và địch làm tăng tính sinh động và hấp dẫn cho học sinh.Qua đó Giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi định hướng cho bài dạy để học sinh tập trung đúng nội dung quan sát.<br /> Sử dụng video clip, phim tư liệu… giúp cho các em thấy được sự thật lịch sử một cách đúng đắn nhất, chân thật nhất : Trận Điện Biên Phủ trên không, cảnh xe tăng tiến vào dinh Độc Lập…Ví dụ sử dụng đoạn phim  phản ánh diễn biến Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Bước 1,Giáo viên giới thiệu xuất xứ đoạn phim ( trích trong bộ phim “Giải phóng Miền Nam” ) và nội dung khái quát của đoạn phim( tái hiện lại diễn biến 3 chiến dịch lớn :Chiến dịch Tây Nguyên, CD Huế- Đà Nẵng và CD Hồ Chí Minh).Bước 2, đưa ra câu hỏi định hướng “Vì sao Đảng ta lại quyết định chọn Tây Nguyên là nơi mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975?”, “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra như thế nào?”, “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?”. Ba câu hỏi định hướng này nhằm định hướng cho học sinh không chỉ theo dõi diễn biến  các sự kiện mà còn phải tư duy tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử. Vì vậy mà giáo viên có thể thiết kế phiếu học tập có dạng các câu hỏi và bài tập để học sinh có thể trả lời được câu hỏi.Bước 3, học sinh xem phim và hoàn thành phiếu học tập hoặc trình bày lại diễn biến các chiến dịch trên bản đồ.<br />- Bài trình chiếu PowerPoint: để đưa ra những điểm nhấn của bài học giúp học sinh hiểu rõ vấn đề, tập trung vào một vấn đề cần giải quyết. Giáo viên sưu tầm những tư liệu, hình ảnh hoặc các đoạn phim tư liệu có nội dung minh họa cho bài học. Ví dụ, khi học bài chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giáo viên trình chiếu hình ảnh cứ điểm Điện Biên Phủ và lí giải vì sao Pháp lại chọn đây là cứ điểm quyết định để tiêu diệt quân ta. Những nét chính của hoàn cảnh, diễn biến của chiến dịch này, giáo viên chiếu trên slide cùng các hiệu ứng. Học sinh sẽ thấy bài học sinh động và đỡ có cảm giác khô khan. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng quá mức hiệu quả về hình ảnh và âm thanh vì sẽ gây mất mất tập trung cho học sinh.<br /> -  Phương pháp sử dụng bảng viết:  là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các nhà trường phổ thông nhằm định hướng cho học sinh trong việc ghi bài và củng cố bài cuối giờ. Giáo viên trình bày phải gọn gàng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng,khi viết bảng không nên “nói chuyện với bảng”, không che chắn những nội dung đang viết.<br /> Khi giáo viên trình bày các ‎ý chính trên bảng, học sinh ghi bài sẽ biết đâu là kiến thức cơ bản cần phải nắm được. Ví dụ, trong bài 21, mục 5 kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, giáo viên sẽ ghi bảng phần nhiệm vụ và thành tựu của kế hoạch 5 năm. Học sinh sẽ chép bài và biết đây là kiến thức trọng tâm của phần này.<br />-Phương pháp thuyết trình: giáo viên khi thuyết trình phải vận dụng tổng hợp các phương pháp dùng lời khác nhau như miêu tả, nêu đặc điểm, kể chuyện diễn giảng, giải thích.Diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong sáng, gợi tả, giàu hình ảnh sẽ thu hút học sinh vào bài dạy.Trong quá trình thuyết trình, giáo viên luôn phải quan sát lớp học, luôn quan sát thái độ học sinh để kiểm tra mức độ tập trung, hiểu bài và các viết các nội dung chính lên bảng.<br />- Sử dụng phiếu học tập  để kiểm tra các mục nhỏ trong bài, giao bài cho học sinh về nhà. Ví dụ, phần giảm tải của bài hiệp định Pari, trên lớp chỉ nắm nội dung và ‎ nghĩa của hiệp định. Giáo viên có thể phát phiếu cho các em tìm hiểu trước hoàn cảnh và tóm tắt quá trình dẫn đến hiệp định pari. Như vậy học sinh nắm bài trên lớp sẽ dễ hơn.<br />- Sử dụng hình thức thảo luận nhóm: giúp học sinh chủ động, tích cực hơn đối với môn học.GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và đưa ra các câu hỏi thào luận có yêu cầu vận dụng kiến thức so sánh, giải thích hoặc nhận xét , đánh giá.Ví dụ: Tại sao Đảng ta lại có chủ trương mở đợt tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam năm 1975 diễn ra vào mùa xuân? .Thời lượng để thảo luận câu hỏi ở mỗi nhóm khoảng 5 phút và các nhóm cử đại diện lên trình bày, GV đánh giá và cho điểm và tổng kết lại câu trả lời đúng nhất.<br />Ngoài ra, GV cũng kết hợp với nhà trường và gia đình tổ chức 1 số buổi học ngoại khóa tại địa phương, tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử ở địa phương liên quan đến bài học.<br />Bên cạnh đó chúng ta còn có thể kể cho học sinh nghe những câu chuyện lịch sử, để giờ học đỡ nhàm chán, tạo hứng thú cho học sinh, là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo, từ đó các em sẽ sống có mục đích và lí tưởng hơn<br />Ngoài ra ta còn có các kế hoạch kiểm tra đánh giá như :<br />- Kiểm tra thường xuyên (cho điểm/ không cho điểm):<br />- Kiểm tra bài tập về nhà<br />- Kiểm tra vấn đáp nhanh trên lớp<br />- Bài test ngắn (viết)<br />- Bài kiểm tra nhanh bằng phiếu học tập ngay trên lớp (Kiểm tra kiến thức nền, Bài tập 1 phút, Điểm nhấn, Tóm tắt 1 câu, Đề cương trống…).<br />Trên đây là bài tham luận của trường THPT Ngô Sĩ Liên chúng tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Chúc buổi hội thảo thành công tốt đẹp! <br />Xin chân thành cảm ơn !<br />
Hội thảo định hướng giảng dạy chương trình lịch sử  ở phổ thông
Hội thảo định hướng giảng dạy chương trình lịch sử  ở phổ thông
Hội thảo định hướng giảng dạy chương trình lịch sử  ở phổ thông
Hội thảo định hướng giảng dạy chương trình lịch sử  ở phổ thông
Hội thảo định hướng giảng dạy chương trình lịch sử  ở phổ thông
Hội thảo định hướng giảng dạy chương trình lịch sử  ở phổ thông
Hội thảo định hướng giảng dạy chương trình lịch sử  ở phổ thông

Más contenido relacionado

Destacado

Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Kurio // The Social Media Age(ncy)
 

Destacado (20)

Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 

Hội thảo định hướng giảng dạy chương trình lịch sử ở phổ thông

  • 1. HỘI THẢO ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ Ở PHỔ THÔNG<br />BÁO CÁO KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1954-2000 CỦA TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN<br />I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1954 -2000<br />Sau hiệp định Giơnevơ, đất nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Mỹ - Diệm, thống nhất nước nhà. Riêng miền Bắc, giai đoạn 1954-1960, công cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất được tiến hành. Chúng ta đã lấy được nhiều ruộng đất từ tay địa chủ chia cho nông dân, quan hệ sản xuất có sự thay đổi, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn này, miền Nam đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ và bùng nổ phong trào “Đồng khởi” đánh dấu cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công<br />Trong giai đoạn 1961-1965, Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng đã diễn ra. Đại hội xác định rõ nhiệm vụ cách mạng của từng miền. Miền Bắc tiến lên xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã thu được nhiều kết quả to lớn, trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước. Miền Nam đánh bại chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bằng các chiến thắng lớn như Ấp Bắc, An Lão, Ba gia, Đồng Xoài …<br />Trong giai đoạn 1965 – 1973, nhân dân 2 miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Miền Nam với các chiến thắng giòn giã ở Vạn Tường, 2 mùa khô và tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đã làm phá sản chiến lược “ chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương. Sức người sức của chi viện cho miền Nam vẫn ngày một tăng lên.<br />Sau thất bại của chiến lược “ chiến tranh cục bộ”, Mỹ tiếp tục tiến hành chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. Nhân dân miền Nam phối hợp với nhân dân Lào – Campuchia đập tan nhiều cuộc tiến công của địch ở vùng biên giới của các nước. Với cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Mỹ đã phải tuyên bố “ Mỹ hóa” trở lại tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.<br /> Trong giai đoạn 1969 – 1973, Miền Bắc tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hoại của Mỹ và làm nghĩa vụ hậu phương. Tuy Mỹ liên tục bắn phá miền Bắc trong giai đoạn này, song lượng vũ khí, lương thực và cán bộ, chiến sĩ vẫn không ngừng tăng lên và được đưa vào miền Nam. Đầu năm 1973, Mỹ buộc phải tiến hành kí kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Mỹ đã phải công nhận các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam và rút quan về nước.<br />Từ 1973-1975, miền Bắc bước vào khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam. Các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp…cơ bản khôi phục và có sự phát triển. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam lượng lớn bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ , vũ khí, lương thực… Miền Bắc đã có những nỗ lực phi thường chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở miền Nam. Miền Nam chiến đấu chống địch “ bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn cho cách mạng miền Nam. <br />Bắt đầu từ ngày 4-3-1975, cuộc tổng tiến công và nổi dậy muà xuân 1975 đã diễn ra với ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã khép lại cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của nhân dân ta.<br />Phần lịch sử từ giai đoạn 1975 – 2000, giai đoạn này Việt Nam tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh và thực hiện con đường đổi mới. Riêng trong năm 1975 – 1976, Việt Nam đã thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Cả nước tiến hành tổng tuyển cử bầu ra các cơ quan thống nhất trong cả nước.<br />Giai đoạn 1976 – 1986, Việt Nam bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện 2 kế hoạch 5 năm : 1976 – 1980 và 1981 – 1985. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc đã được tiến hành và giành thắng lợi bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước.<br />Từ năm 1986 – 2000, đất nước trên con đường đổi mới. Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) đã cụ thể hóa con đường đổi mới của nước ta trong giai đoạn mới. Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới đã có những điểm đáng mừng. Mục tiêu 3 chương trình kinh tế: lương thực – thực thực phẩm, hàng hóa trên thị trường và kinh tế đối ngoại đạt nhiều thành tựu ban đầu.<br />Hai kế hoạch 5 năm tiếp theo: 1991-1995, 1996 – 2000, Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công cuộc đổi mới đã và đang giành được thắng lợi. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước lên quá độ chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.<br />II. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY CHO LỊCH SỬ LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1954 -2000<br />Để thu lại những kết quả tốt hơn cho quá trình giảng dạy học tập của môn lịch sử, chúng tôi đề ra những định hướng dạy học cho giai đoạn 1954 – 2000 như sau:<br />Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh<br />Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan.<br />Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng, quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngôn ngữ của học sinh.Chính vì vậy phương pháp giảng dạy đầu tiên chúng tôi muốn hướng tới trong định hướng giảng dạy lịch sử lớp 12 giai đoạn (1954-2000) là sử dụng đồ dùng trực quan.<br />- Sử dụng tranh ảnh tạo hứng thú học tập cho các em, giúp cho các em cái nhìn trực quan hơn về lịch sử.<br />VD: Nhân dân Hà Nội mừng đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình thủy lợi, Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan , Tranh ảnh: Đoàn tàu thống nhất, Tranh ảnh: ảnh ĐH lần VI, VII, VIII, IX... Tùy từng loại tranh ảnh theo cách kích cỡ khác nhau mà giáo viên có thể treo tường hoặc dính lên bảng viết hoặc xây dựng trong bài trình chiếu powerpoint và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.<br />- Sử dụng lược đồ, bản đồ nhằm giúp các em học sinh dễ hiểu bài hơn dễ nhớ các sự kiện hơn, có thể thuộc bài ngay trên lớp. VD như việc sử dụng Bản đồ cứ điểm Điện Biên Phủ, Lược đồ phong trào “Đồng khởi”, , lược đồ trận Vạn Tường – Quảng Ngãi, Lược đồ ba chiến dịch; Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh.Ví dụ :Chúng ta có thể sử dụng các bản đồ động về diễn biến chiến dịch Tây Nguyên.Giáo viên hướng dẫn học sinh về cách sử dụng bản đồ trên máy tính để tìm hiểu được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch.Các mũi tên động có nhiều màu sắc về hướng tiến công của quân ta và hướng rút chạy của địch, các cứ điểm hay địa bàn đóng quân của quân ta và địch làm tăng tính sinh động và hấp dẫn cho học sinh.Qua đó Giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi định hướng cho bài dạy để học sinh tập trung đúng nội dung quan sát.<br /> Sử dụng video clip, phim tư liệu… giúp cho các em thấy được sự thật lịch sử một cách đúng đắn nhất, chân thật nhất : Trận Điện Biên Phủ trên không, cảnh xe tăng tiến vào dinh Độc Lập…Ví dụ sử dụng đoạn phim phản ánh diễn biến Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Bước 1,Giáo viên giới thiệu xuất xứ đoạn phim ( trích trong bộ phim “Giải phóng Miền Nam” ) và nội dung khái quát của đoạn phim( tái hiện lại diễn biến 3 chiến dịch lớn :Chiến dịch Tây Nguyên, CD Huế- Đà Nẵng và CD Hồ Chí Minh).Bước 2, đưa ra câu hỏi định hướng “Vì sao Đảng ta lại quyết định chọn Tây Nguyên là nơi mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975?”, “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra như thế nào?”, “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?”. Ba câu hỏi định hướng này nhằm định hướng cho học sinh không chỉ theo dõi diễn biến các sự kiện mà còn phải tư duy tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử. Vì vậy mà giáo viên có thể thiết kế phiếu học tập có dạng các câu hỏi và bài tập để học sinh có thể trả lời được câu hỏi.Bước 3, học sinh xem phim và hoàn thành phiếu học tập hoặc trình bày lại diễn biến các chiến dịch trên bản đồ.<br />- Bài trình chiếu PowerPoint: để đưa ra những điểm nhấn của bài học giúp học sinh hiểu rõ vấn đề, tập trung vào một vấn đề cần giải quyết. Giáo viên sưu tầm những tư liệu, hình ảnh hoặc các đoạn phim tư liệu có nội dung minh họa cho bài học. Ví dụ, khi học bài chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giáo viên trình chiếu hình ảnh cứ điểm Điện Biên Phủ và lí giải vì sao Pháp lại chọn đây là cứ điểm quyết định để tiêu diệt quân ta. Những nét chính của hoàn cảnh, diễn biến của chiến dịch này, giáo viên chiếu trên slide cùng các hiệu ứng. Học sinh sẽ thấy bài học sinh động và đỡ có cảm giác khô khan. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng quá mức hiệu quả về hình ảnh và âm thanh vì sẽ gây mất mất tập trung cho học sinh.<br /> - Phương pháp sử dụng bảng viết: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các nhà trường phổ thông nhằm định hướng cho học sinh trong việc ghi bài và củng cố bài cuối giờ. Giáo viên trình bày phải gọn gàng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng,khi viết bảng không nên “nói chuyện với bảng”, không che chắn những nội dung đang viết.<br /> Khi giáo viên trình bày các ‎ý chính trên bảng, học sinh ghi bài sẽ biết đâu là kiến thức cơ bản cần phải nắm được. Ví dụ, trong bài 21, mục 5 kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, giáo viên sẽ ghi bảng phần nhiệm vụ và thành tựu của kế hoạch 5 năm. Học sinh sẽ chép bài và biết đây là kiến thức trọng tâm của phần này.<br />-Phương pháp thuyết trình: giáo viên khi thuyết trình phải vận dụng tổng hợp các phương pháp dùng lời khác nhau như miêu tả, nêu đặc điểm, kể chuyện diễn giảng, giải thích.Diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong sáng, gợi tả, giàu hình ảnh sẽ thu hút học sinh vào bài dạy.Trong quá trình thuyết trình, giáo viên luôn phải quan sát lớp học, luôn quan sát thái độ học sinh để kiểm tra mức độ tập trung, hiểu bài và các viết các nội dung chính lên bảng.<br />- Sử dụng phiếu học tập để kiểm tra các mục nhỏ trong bài, giao bài cho học sinh về nhà. Ví dụ, phần giảm tải của bài hiệp định Pari, trên lớp chỉ nắm nội dung và ‎ nghĩa của hiệp định. Giáo viên có thể phát phiếu cho các em tìm hiểu trước hoàn cảnh và tóm tắt quá trình dẫn đến hiệp định pari. Như vậy học sinh nắm bài trên lớp sẽ dễ hơn.<br />- Sử dụng hình thức thảo luận nhóm: giúp học sinh chủ động, tích cực hơn đối với môn học.GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và đưa ra các câu hỏi thào luận có yêu cầu vận dụng kiến thức so sánh, giải thích hoặc nhận xét , đánh giá.Ví dụ: Tại sao Đảng ta lại có chủ trương mở đợt tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam năm 1975 diễn ra vào mùa xuân? .Thời lượng để thảo luận câu hỏi ở mỗi nhóm khoảng 5 phút và các nhóm cử đại diện lên trình bày, GV đánh giá và cho điểm và tổng kết lại câu trả lời đúng nhất.<br />Ngoài ra, GV cũng kết hợp với nhà trường và gia đình tổ chức 1 số buổi học ngoại khóa tại địa phương, tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử ở địa phương liên quan đến bài học.<br />Bên cạnh đó chúng ta còn có thể kể cho học sinh nghe những câu chuyện lịch sử, để giờ học đỡ nhàm chán, tạo hứng thú cho học sinh, là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo, từ đó các em sẽ sống có mục đích và lí tưởng hơn<br />Ngoài ra ta còn có các kế hoạch kiểm tra đánh giá như :<br />- Kiểm tra thường xuyên (cho điểm/ không cho điểm):<br />- Kiểm tra bài tập về nhà<br />- Kiểm tra vấn đáp nhanh trên lớp<br />- Bài test ngắn (viết)<br />- Bài kiểm tra nhanh bằng phiếu học tập ngay trên lớp (Kiểm tra kiến thức nền, Bài tập 1 phút, Điểm nhấn, Tóm tắt 1 câu, Đề cương trống…).<br />Trên đây là bài tham luận của trường THPT Ngô Sĩ Liên chúng tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Chúc buổi hội thảo thành công tốt đẹp! <br />Xin chân thành cảm ơn !<br />