SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 86
Descargar para leer sin conexión
Hướng dẫn đồ án Kỹ thuật thi công
ầy Doãn Hiệu-NUCE
Mục lục
1 CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA 1
1.0.1 Tổ hợp tải trọng tác dụng lên cốp pha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.0.2 Các công nghệ thi công . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.0.3 iết kế cốp pha cố định (khuôn đúc chế tạo tại chỗ) bằng gỗ xẻ . . . . . . . . . . . . . 7
1.0.4 iết kế và tổ hợp ván khuôn định hình bằng gỗ dán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.0.5 Tổ hợp và kiểm tra cốp pha định hình bằng thép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.0.6 iết kế và tổ hợp các dạng cốp pha hỗn hợp (thép-gỗ,…) . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.0.7 Chú thích chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.0.8 am khảo chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.0.9 Phụ lục chương I: Xác định giá trị nội lực và biến dạng cực trị trong kết cấu cốp pha . . 13
2 Phụ lục ương I: Xác định giá trị nội lực và biến dạng cực trị trong kết cấu cốp pha 22
2.1 eo hệ thống lý thuyết tính toán của Việt Nam và Liên Xô cũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.2 eo lý thuyết tính toán của Hoa Kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.3 am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3 CHƯƠNG II. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG 26
3.1 Lựa chọn phương pháp vận chuyển đứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.2 Lựa chọn, bố trí thiết bị máy móc phụ trợ và phối hợp chúng với các máy móc chủ đạo . . . . . 29
3.2.1 Tính toán khối lượng các công tác cốp pha, cốt thép và bê tông cho mỗi tầng nhà (điển
hình) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.2.2 Phân chia phân khu thi công bê tông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.2.3 Điều kiện tháo dỡ cốp pha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
3.2.4 am khảo chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
4 CHƯƠNG III. CÁC VÍ DỤ ĐỒ ÁN 36
4.1 iết kế cốp pha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
4.1.1 iết kế cốp pha sàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
4.1.2 iết kế cốp pha dầm chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
4.1.3 iết kế cốp pha dầm phụ D2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
4.1.4 iết kế cốp pha cột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
4.2 iết kế biện pháp thi công . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
4.2.1 Lựa chọn cần trục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
4.2.2 Tính năng suất cần trục tháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
i
ii MỤC LỤC
4.2.3 Lựa chọn máy trộn, máy đầm và phối hợp chúng với cần trục tháp . . . . . . . . . . . . 47
4.2.4 Xác định khối lượng công tác và khối lượng lao động cho một tầng nhà . . . . . . . . . 47
4.2.5 Phân chia phân khu thi công bê tông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
4.2.6 Gián đoạn công nghệ và biện pháp tháo dỡ cốp pha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
4.2.7 iết kế biện pháp kỹ thuật an toàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
5 CHƯƠNG IV. HƯỚNG DẪN THỂ HIỆN BẢN VẼ KỸ THUẬT THI CÔNG 61
5.1 Mặt bằng quy trình công nghệ thi công bê tông toàn khối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
5.2 Mặt cắt công nghệ dọc và mặt cắt công nghệ ngang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
5.3 Mặt bằng phân khu thi công dầm và sàn bê tông cốt thép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
5.4 Chi tiết thiết kế cốp pha dầm chính liền sàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
5.5 Chi tiết thiết kế cốp pha dầm phụ liền sàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
5.6 Chi tiết thiết kế cốp pha cột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
6 CHƯƠNG V. CÁC SỔ TAY KỸ THUẬT 68
6.1 ông số của các tấm ván khuôn thép định hình thông thường . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
6.2 Một số loại thùng đổ bê tông thông dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
6.3 Định mức sử dụng lao động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
6.3.1 Định mức lao động 726-VNDCCH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
6.3.2 Định mức dự toán xây dựng 1776-CHXHCNVN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
6.4 ông số cần trục tháp loại đối trọng dưới chạy trên ray . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
6.5 ông số máy đào đất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
6.6 ông số máy bơm bê tông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
7 Chương VI:Biện pháp thi công móng nhà 72
7.0.1 Đào đất bằng máy đào gầu nghịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
7.1 am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
8 Chương VII:Ví dụ về thi công móng nhà 76
8.1 Nguồn, người đóng góp, và giấy phép cho văn bản và hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
8.1.1 Văn bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
8.1.2 Hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
8.1.3 Giấy phép nội dung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83
Chương 1
CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
1.0.1 Tổ hợp tải trọng tác dụng lên cốp pha
Cấu tạo cốp pha gỗ dầm liền sàn bê tông cốt thép toàn khối.
Cốp pha (Khuôn đúc bê tông) vừa phải đảm bảo chịu lực tốt thay cho kết cấu bê tông cốt thép trong giai đoạn
đúc bê tông, vừa phải đảm bảo cứng để tạo được hình dạng ổn định cho kết cấu bê tông cốt thép. Cho nên khuôn
đúc phải được thiết kế đồng thời trong cả hai trạng thái giới hạn về cường độ lẫn về biến dạng.
Khi tính toán theo trạng thái giới hạn I – về cường độ (độ bền), thì dùng tổ hợp tác dụng của tất cả các tải trọng
tính toán thường xuyên và tạm thời nguy hiểm nhất có thể xảy ra. Trong tổ hợp này, tất cả các tải trọng tạm thời
đều được nhân với hệ số tổ hợp 0,9. Hoạt tải do đầm và hoạt tải do đổ không bao giờ tác động đồng thời. Khi tính
toán theo trạng thái giới hạn II – về độ võng, để không gây ra độ võng chế tạo của kết cấu bê tông cốt thép hình
thành trong giai đoạn thi công, thì chỉ dùng tổ hợp tác dụng của các tải trọng tiêu chuẩn thường xuyên trong
giai đoạn thi công.
1
2 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
Khuôn đúc bê tông và bê tông cốt thép phải đảm bảo độ biến dạng nhỏ nhằm giảm tối thiểu biến dạng ban đầu
do chế tạo của kết cấu bê tông, bê tông cốt thép cho nên khi tính toán khuôn đúc theo điều kiện biến dạng (trạng
thái giới hạn II - độ võng) yêu cầu khắt khe hơn so với tính toán cho kết cấu bê tông. Độ võng, dưới tác động của
tải trọng, cho phép, đối với khuôn đúc (cốp pha) của bề mặt kết cấu lộ ra ngoài []1 = 1/400 nhịp của bộ phận
cốp pha đó (bộ phận cốp pha là: ván khuôn, đà ngang, đà dọc, đà đứng,… chịu uốn), đối với cốp pha của bề mặt
kết cấu bị che khuất []1 = 1/250 nhịp của bộ phận cốp pha đó (nhịp của bộ phận cốp pha là l, thì []1 = l/400
hay []1 = l/250)[1]
. (Ở lý thuyết của Hoa Kỳ, giới hạn độ võng (hay biến dạng) cho phép của các bộ phận cốp
pha chịu uốn cũng được lấy theo nhịp của bộ phân cốp pha đó[2]
, nhưng với các hệ số khác không phải là 1/400
hay 1/250 như của Việt Nam.) Độ võng đàn hồi hoặc độ lún của gỗ chống cốp pha cho phép []2 = 1/1000 nhịp tự
do của các kết cấu bê tông cốt thép tương ứng (nhịp của kết cấu bê tông tương ứng là L, thì []2 = L/1000). (phụ
lục A3 - TCVN 4453 : 1995). Dù khác với nhịp của kết cấu bê tông cốt thép, nhịp của bộ phận khuôn đúc thường
chưa biết trước mà phải xác định thông qua tính toán thiết kế khuôn, nhưng nhịp của bộ phận khuôn đúc luôn
nhỏ hơn (hay cùng lắm là bằng) nhịp của kết cấu bê tông cốt thép mà khuôn đó đúc nên. Do đó, biến dạng cho
phép của khuôn đúc là rất nhỏ so với biến dạng cho phép của kết cấu bê tông mà nó đúc nên.
Khi tính toán khuôn đúc theo trạng thái giới hạn II – điều kiện sử dụng bình thường về biến dạng của khuôn
đúc, cần xét với các tải trọng tiêu chuẩn và chỉ sử dụng vật liệu làm khuôn với điều kiện làm việc toàn bộ trong
giới hạn đàn hồi của nó (nội lực trong kết cấu khuôn đúc trong cả hai trạng thái giới hạn I và II, được xác định
qua sơ đồ đàn hồi, không dùng sơ đồ kết cấu khớp dẻo để tính). Vì bản chất của sơ đồ khớp dẻo là quá trình biến
hệ kết cấu siêu tĩnh (dầm nhiều nhịp) thành hệ tĩnh định khi hình thành số khớp dẻo tới hạn (nội lực cuối cùng
sau khi phân phối lại, thực chất là nội lực của kết cấu tĩnh định), vị trí khớp dẻo làm việc ngoài giới hạn đàn hồi
(biến dạng không phục hồi khi thôi tác động của tải trọng), qua đó tận dụng tối đa năng lực của hệ kết cấu.
Kết cấu khuôn đúc thông thường đều làm việc ở 03 giai đoạn thi công lần lượt như sau:
• Giai đoạn từ khi lắp dựng khuôn xong đến khi đổ và đầm xong kết cấu bê tông. Trong giai đoạn này kết
cấu khuôn đúc chịu nhiều tác động của các tải trọng nhất (cả dài han và ngắn hạn). Nội lực, chuyển vị và
biến dạng trong kết cấu khuôn đúc là lớn nhất. Nhưng kết cấu khuôn đúc được cấu tạo và thiết kế, cả về
cường độ lẫn biến dạng, đồng thời theo sơ đồ kết cấu đàn hồi, nên toàn bộ vật liệu làm khuôn làm việc
trong giai đoạn đàn hồi. Do vậy toàn bộ chuyển vị và biến dạng trong kết cấu khuôn đúc là chuyển vị và
biến dạng đàn hồi. Các biến dạng này có thể rất lớn, nhưng chúng vẫn là biến dạng đàn hồi. Những phần
biến dạng do các tải trọng tạm thời, chỉ tác dụng trong giai đoạn thi công này, gây ra sẽ mất đi ngay khi
tải trọng đó thôi tác dụng, trước khi bê tông bắt đầu ninh kết, mà không tác động chút nào đến việc hình
thành định dạng kết cấu bê tông cần đúc. Cho nên những biến dạng do các tải trọng tạm thời như: tải
trọng do người và phương tiện gây ra, tải trọng đổ bê tông, tải trọng đầm bê tông (thôi tác dụng sau khi
đổ, đầm bê tông) không được tính tới khi tính toán theo trạng thái giới hạn II - về biến dạng.
• Giai đoạn đổ và đầm xong, vữa bê tông trong khuôn bắt đầu ninh kết đến khi bê tông đóng rắn. Các biến
dạng còn lại, do các tải trọng thường xuyên (như tổng trọng lượng kết cấu bê tông, trọng lượng bản thân
hệ khuôn đúc) và tạm thời còn lại (như áp lực vữa bê tông lỏng, trọng lượng lớp phủ bảo dưỡng bê tông
…v …v.) trong giai đoạn thi công này ảnh hưởng quyết định đến việc định hình nên hình dạng kết cấu bê
tông. Nên cần phải kiểm tra biến dạng tổng do các tải trong tác động trong giai đoạn thi công này gây ra
trong khuôn đúc, theo trạng thái giới hạn II - điều kiện làm việc bình thường của khuôn đúc về biến dạng.
• Giai đoạn phát triển thêm cường độ bê tông sau đóng rắn cho đến khi bê tông đạt cường độ tháo dỡ khuôn
đúc. Khuôn đúc hết vai trò định dạng kết cấu bê tông, nhưng nó vẫn chịu lực thay cho kết cấu bê tông
khi bê tông chưa làm việc được. Trong giai đoạn thi công này các tải trọng tạm thời (áp lực vữa bê tông
lỏng…v…v.) tiếp tục hết tác dụng lên khuôn đúc. Nội lực và biến dạng của khuôn đúc giảm, nếu sơ đồ kết
cấu không thay đổi, nên điều kiện cường độ và biến dạng đã kiểm tra trong các giai đoạn thi công trước
vẫn được đảm bảo. Chỉ khi thay đổi sơ đồ kết cấu của khuôn đúc, do tháo dỡ một phần khuôn không chịu
lực trước khuôn đúc chịu lực, thì mới phải kiểm tra phần ván khuôn chịu lực còn lại, với sơ đồ kết cấu mới
của khuôn, chủ yếu theo điều kiện cường độ (Trạng thái giới hạn I).
Như vậy: trạng thái giới hạn I - về cường độ, chủ yếu được kiểm tra ở giai đoạn thi công đầu, đổ và đầm bê tông,
với tất cả các tải trọng tác dụng lên khuôn đúc. Trạng thái giới hạn II - về biến dạng, được kiểm tra ở giai đoạn
thi công thứ hai, ninh kết và đóng rắn, với mọi tải trọng tác dụng lên khuôn trong giai đoạn thi công này. Nếu
tháo dỡ cốp pha không chịu lực trước, thì kiểm tra lại điều kiện cường độ đối với cốp pha chịu lực còn lại theo
sơ đồ làm việc mới của nó, trong giai đoạn thi công cuối - bê tông phát triển cường độ.
Tiêu chuẩn Việt Nam, quy định trạng thái giới hạn I-về cường độ được tính toàn với tổ hợp tất cả các tải trọng
thường xuyên và tạm thời tác dụng trong giai đoạn thi công bê tông (tức là giai đoạn bê tông tươi), còn trạng
3
thái giới hạn II-về biến dạng được tính toán với tổ hợp tất cả các tải trọng tác dụng trong giai đoạn bê tông ninh
kết và đóng rắn, là giai đoạn vật liệu bê tông phải được nằm ổn định trong khuôn và phải được khống chế biến
dạng tới mức tối đa.
(eo tiêu chuẩn, đồng hiện hành với TCVN 4453:1995, là tiêu chuẩn QPTL-D6:1978, của ngành công trình thủy)
• Gtc
êô, G
êô là Tĩnh tải trọng lượng của vữa bê tông khi còn lỏng (tiêu chuẩn, tính toán), (kết cấu bê
tông khi đã rắn, thường giảm trọng lượng so với khi lỏng, nên tổng quát lấy trọng lượng khi lỏng để tính).
Khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông nặng (trộn với sỏi hoặc đá dăm thuộc các loại nham thạch cứng)
mới đổ và được đầm chặt, γ =2500 kG/m³.
• Gtc
ốé, G
ốé là Tĩnh tải trọng lượng của cốt thép trong kết cấu bê tông (tiêu chuẩn, tính toán). Tải
trọng này được tính dựa vào trọng lượng riêng của cốt thép γ = 7850 kG/m³, vào hàm lượng cốt thép
trung bình trong từng kết cấu bê tông cốt thép, hàm lượng này được xác định cụ thể theo bản thiết kế kết
cấu bê tông cốt thép. Trường hợp không có khối lượng cụ thể thì có thể lấy giá trị tải trọng này bằng 100
kG/m³ bê tông cốt thép.
• Gtc
ốₐ, G
ốₐ là Tĩnh tải trọng lượng bản thân khuôn đúc bê tông (tiêu chuẩn, tính toán). Tải trọng
này được tính dựa vào trọng lượng thể tích của vật liệu làm cốp pha, vào khối lượng bản thân của từng
kết cấu khuôn đúc, được xác định dần dần trong khi cấu tạo và thiết kế khuôn đúc.
• Gtc
ảₒưỡ, G
ảₒưỡ là Hoạt tải trọng lượng lớp phủ bề mặt bảo dưỡng kết cấu bê tông (tiêu chuẩn, tính
toán). Tải trọng này phụ thuộc vào biện pháp dưỡng hộ bê tông, trọng lượng thực tế quy ra phân bố đều
của vật liệu phủ dưỡng hộ. Trong kết cấu nhà nói chung tải trọng này nhỏ, thường được bỏ qua không
xét đến.
• P
áựêô, Ptc
áựêô là Hoạt tải áp lực đẩy ngang của vữa bê tông khi hỗn hợp vữa còn lỏng. Tải
trọng này chỉ tác dụng lên các kết cấu khuôn đúc dạng thành đứng, theo phương vuông góc với bề mặt
ván khuôn, dưới dạng phân bố lăng trụ hình thang hay tam giác (dọc theo chiều ngang bề mặt ván khuôn
thành thì đẳng trị, còn dọc chiều đứng ván khuôn thành thì giá trị giảm dần theo độ cao). eo tiêu chuẩn
Việt Nam 4453:1995, áp lực ngang lớn nhất tiêu chuẩn của vữa bê tông tươi (tiếng Nga là максимальное
боковое давление бетона), là một hàm số thực nghiệm được tra theo bảng A.1 sau:
Các ký hiệu trong bảng:
Ptc
áựêô là áp lực ngang tối đa của hỗn hợp bê tông (daN/m²)
γ là khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông đã đầm chặt (daN/m³)
H là chiều cao mỗi lớp hỗn hợp bê tông (m)
V là tốc độ đổ hỗn hợp bê tông (m/giờ)
R và R1 là bán kính tác đọng của đầm rùi và đầm ngoài. Đối với đầm rùi lấy R = 0,7 (m),
và đầm ngoài lấy R1 = 1,0 (m).
k2 là hệ số tính đến ảnh hưởng nhiệt độ của hỗn hợp bê tông. eo tiêu chuẩn Liên bang
Nga, thì k2 = 1,15 cho hỗn hợp với nhiệt độ từ 5 - 10 ℃; k2 = 1,0 cho hỗn hợp với nhiệt
độ từ 10 - 25 ℃; k2 = 0,85 cho hỗn hợp với nhiệt độ trên 25 ℃. eo tiêu chuẩn Việt Nam,
khi nhiệt độ hỗn hợp bê tông đạt:
• < 8 ℃ thì k2 = 1,15
• 8-11 ℃ thì k2 = 1,10
• 12-17 ℃ thì k2 = 1,00
• 18-27 ℃ thì k2 = 0,95
• 28-32 ℃ thì k2 = 0,90
• ≥ 33 ℃ thì k2 = 0,85.
k1 là hệ số tính đến ảnh hưởng độ sụt của hỗn hợp bê tông. eo tiêu chuẩn Liên bang
Nga, hệ số này có tính đến tác động của độ lưu động (độ cứng hay độ sụt) của hỗn hợp bê
tông, k1 = 0,8 cho các hỗn hợp với độ sụt (côn Abraham) 0 – 2 cm; k1 = 1,0 cho các hỗn
hợp với độ sụt 2 - 7 cm; k1 = 1,2 cho các hỗn hợp với độ sụt ≥ 8 cm.[3]
4 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
Trong tiêu uẩn Mỹ, để xác định áp lực ngang của vữa bê tông (tiếng Anh là maximum lateral concrete pressure),
với bê tông bình thường (tiêu chuẩn Mỹ lấy trọng lượng riêng của bê tông nặng γ = 2403 kg/m³), dùng đầm
trong để đầm, Viện bê tông Mỹ (ACI) khuyến nghị sử dụng các công thức sau đây:
• Đối với tất cả các loại khuôn cột và tường, có tốc độ dâng cao của vữa bê tông khi đổ đạt không
quá 2,1 m/giờ:
Ptc
áựêô = p = 7,2 + (785R/(T + 18)) "(1)"
với p ≤ p ≤ pₐₓ
Trong đó:
p là bên áp lực ngang của vữa bê tông (kN/m²)
R là tốc độ dâng cao của vữa bê tông (m/giờ)
T là nhiệt độ (o
C)
H là chiều cao của khuôn (m)
Áp lực tối đa, lấy giá trị nhỏ nhất trong các trị số sau: pₐₓ = 143,6 (kN/m²) cho cột và pₐₓ
= 95,8 (kN/m²) cho tường, hoặc pₐₓ = 23,6H = γH (kN/m²).
Áp lực tối thiểu p = 28,7 (kN/m²).
• Đối với đổ bê tông tường, với tốc độ dâng cao vữa nằm trong khoảng 2,13 - 3,04 m/giờ:
Ptc
áựêô = p = 7,2 + (1154/(T + 18)) + (244R/(T + 18)) "(2)"
với p ≤ p ≤ pₐₓ
Áp lực tối đa, lấy giá trị nhỏ hơn trong các trị số sau: pₐₓ = 23,6H (kN/m²) hoặc pₐₓ =
95,8 (kN/m²). ((Gia tốc trọng trường là 9,81 m/s²) 24,03*0,981 = 23,6 (kN/m³)).
Áp lực tối thiểu p = 28,7 (kN/m²).
• Đối với đổ bê tông tường với tốc độ dâng cao của vữa lớn trên 3,05 (m/giờ):
Ptc
áựêô = p = 23,6H (kN/m²) "(3)"
với p ≥ p
Áp lực tối thiểu p = 28,7 (kN/m²).
Khi sử dụng đầm rung bên ngoài khuôn, thì nên lấy một tải trọng thiết kế (áp lực bê tông)
gấp hai lần giá trị cho bởi công thức "(1)" và "(2)". Khi phụ gia chậm đông kết, pozzolan,
hoặc phụ gia siêu dẻo được thêm vào bê tông, thì công thức "(3)" nên được sử dụng. Khi
bê tông được bơm vào khuôn đứng từ phía dưới (với cả hai loại khuôn cột và tường), thì
nên sử dụng công thức "(3)" với một lượng áp lực gia tăng tối thiểu bằng 25% áp suất bơm
cho phép. [4]
• Ptc
ườ,.ệ, P
ườ,.ệ là Hoạt tải động do người và phương tiện thi công (công cụ) gây ra. Tải trọng
này, khi tính cốp pha sàn, coi là phân bố đều với giá trị tiêu chuẩn là Ptc
ườ,.ệ = 250 kG/m²
• Ptc
đầ, đổ, P
đầ, đổ là Hoạt tải động phát sinh khi đổ bê tông vào khuôn (Ptc
đầ, đổ, P
đầ, đổ) hoặc
chấn động của đầm bê tông (Ptc
đầm, đổ, P
đầm, đổ) gây ra. Hai tải trọng đổ và đầm bê tông không bao giờ
tác động đồng thời cùng lúc, khi đầm thì ngừng đổ bê tông vào khuôn và ngược lại. Từng kết cấu khuôn
khác nhau, xem xét trong hai loại tải trọng này, loại tải trọng gây nguy hiểm hơn cho kết cấu khuôn đó,
để dùng nó tính toán thiết kế khuôn đúc. Các tải trọng này, coi là phân bố đều theo phương vuông góc với
bề mặt ván khuôn, có giá trị tiêu chuẩn được lấy như sau: áp lực đầm Ptc
đầm, đổ = 200 kG/m², áp lực đổ
Ptc
đầ, đổ (phụ thuộc vào biện pháp đổ và phương tiện vận chuyển vữa bê tông) lấy theo bảng sau:
Như vậy, khi thiết kế khuôn đúc bê tông, đã phải ọn trước sơ bộ thiết bị đổ bê tông (thùng đổ), sao cho khuôn
đúc thiết kế ra phải chịu được hoạt tải đổ bê tông vào khuôn. Hay có nghĩa là, sức trục của công trình yêu cầu
đối với cần trục là tổng trọng lượng một mẻ đổ bê tông phải đảm bảo trong tầm khả năng chịu lực của hệ khuôn
đúc đã thiết kế trước.
Q Hoạt tải áp lực đẩy ngang do gió gây ra: chỉ tác dụng lên các kết cấu cốp pha dạng thành đứng. Hoạt tải gió là
đáng kể khi thi công nhà cao tầng và siêu cao tầng. Đối với nhà nhiều tầng có số tầng không lớn có thể bỏ qua
hoạt tải gió tác dụng lên cốp pha đứng diện nhỏ như cột hoặc thành dầm, dùng biện pháp cấu tạo hệ gông giằng
và dàn giáo chống liên hoàn để chịu tải gió ngang mà không cần tính toán.
5
Tuy nhiên, trong tiêu uẩn Mỹ, cách tính toán theo trạng thái giới hạn II-về biến dạng thì lại vẫn được tính
toán với tổ hợp tất cả các tải trọng thường xuyên và tạm thời (mọi tải trọng dài hạn và ngắn hạn) tác dụng trong
giai đoạn thi công bê tông (tức là giai đoạn bê tông tươi), như trạng thái giới hạn I-về cường độ. Cách này đơn
giản hơn, giá trị biến dạng cực trị fₐₓ sẽ lớn hơn so với tiêu uẩn Việt Nam (TCVN), nhưng biến dạng cho
phép lại được lấy lớn hơn Tiêu chuẩn Việt Nam. Ở đây, tiêu uẩn Mỹ, biến dạng cho phép của bộ phận khuôn
đúc, trong mọi trường hợp, thường được lấy là: [f] = 1/180, hay 1/240, hoặc 1/360 nhịp của bộ phận cốp pha đó
(lớn hơn so với các giá trị độ võng cho phép ở tiêu uẩn Việt Nam là [f] = 1/250 hoặc 1/400 nhịp của bộ phận
cốp pha). Do đó, các cách tính trạng thái giới hạn về biến dạng của cả Tiêu chuẩn Việt Nam lẫn Tiêu chuẩn Mỹ
là gần như giống nhau, TCVN chặt chẽ hơn, còn Tiêu chuẩn Mỹ lại đơn giản hơn. [5]
Khuôn đúc bê tông vừa phải đảm bảo điều kiện cường độ, vừa phải đảm bảo điều kiện biến dạng, nên phải khống
chế vật liệu làm kết cấu khuôn đúc chỉ làm việc hoàn toàn trong giới hạn đàn hồi.
1.0.2 Các công nghệ thi công
Cốp pha cột, dầm, sàn trong công nghệ thi công bê tông toàn khối một đợt.
Khuôn đúc bê tông cột, dầm, sàn nhà nhiều tầng thi công theo công nghệ một đợt trên một tầng.
6 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
eo sách Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng, tập II của tác giả người Trung ốc, Triệu Tây An,
trang 42-55, thì có các công nghệ thi công bê tông toàn khối nhà nhiều tầng và cao tầng sau (Lê Văn Kiểm, trong
cuốn i công bê tông cốt thép cũng phân chia tương tự[6]
):
• Công nghệ thi công lắp đặt khuôn đúc (cốp pha) cột, vách, dầm và và sàn cùng lúc và đổ bê tông toàn bộ
cùng một lần (công nghệ đúc bê tông kết cấu một lần hay công nghệ thi công bê tông toàn khối một đợt).
Trình tự thi công gồm: Lắp buộc cốt thép cột, vách cứng --> đặt các đường ống chôn sẵn trong cột và vách
cứng --> dựng khuôn đúc cột, vách cứng, dầm, sàn --> đổ bê tông cột, vách, dầm và sàn --> bảo dưỡng bê tông
--> sau khi cường độ đạt yêu cầu, tháo dỡ khuôn đúc cột, vách, dầm, sàn.
Trong công nghệ này, do trên đầu cột (hay vách) cốt thép của dầm chính, dầm phụ và sàn đan dầy
đặc che lấp, khiến việc đổ bê tông cột không thể tiến hành theo phương pháp rút ống được, nên
thường phải để cửa đổ bê tông ở lưng chừng chiều cao cốp pha cột (hay tường) để giảm chiều cao
rơi tự do của vữa bê tông tươi xuống còn 1,5-2,0 m < 2,5 m (tránh hiện tượng phân tầng). Đổ bê tông
gián tiếp qua cửa đổ (phần dưới) và đỉnh cột (phần trên), vữa bê tông tươi được chứa tạm trên sàn
tầng dưới hay cốp pha sàn tầng đang thi công. Để cho ván khuôn đáy và thành dầm được liên kết
với cốp pha cột thì cần phải để cửa đón dầm trên ván khuôn cột ở cao độ từ đáy dầm chính hay phụ
lên tới cao độ đáy ván sàn (cao độ đỉnh cốp pha cột, cốp pha cột được cấu tạo cho đến đáy sàn). Việc
văng chống định vị cho cốp pha cột được thẳng đứng, không thể tỳ xuống sàn vì vướng cột chống
đáy dầm chính hay phụ và làm mất không gian công tác, nên thường được văng xiên ngược lên trên
cố định vào cốp pha thành dầm. Do có cốp pha cột làm gối đỡ (của đón dầm) nên ta có thể chốn bớt
được hai cột chống đỡ đáy dầm chính ở hai đầu mỗi nhịp dầm.
• Công nghệ thi công tách rời cột và vách với dầm và sàn (công nghệ đúc bê tông kết cấu hai lần hay công
nghệ thi công bê tông toàn khối hai đợt). Trình tự thi công gồm: Lắp buộc cốt thép cột, vách --> dựng
khuôn đúc cột, vách --> đổ bê tông cột và vách đến dưới đáy dầm 3-5 cm --> tháo dỡ khuôn đúc vách, cột (để
lại ván khuôn đầu cột phía trên đáy dầm) --> dựng đà ngang, giáo chống đỡ ván khuôn dầm --> lắp dựng
ván khuôn đáy dầm --> lắp dựng ván khuôn thành dầm --> lắp dựng cốp pha (khuôn đúc) sàn --> lắp đặt cốt
thép dầm --> lắp đặt cốt thép sàn, chôn sẵn các đường ống kỹ thuật chìm trong sàn --> đổ bê tông dầm sàn
--> bảo dưỡng bê tông --> sau khi bê tông đạt cường độ để có thể tháo dỡ ván khuôn, thì tháo cốp pha (khuôn
đúc) dầm và sàn (có thể tháo cốp pha thành dầm trước khi tháo cốp pha đáy dầm và cốp pha sàn, hay cũng
có thể tháo dỡ chúng đồng thời với nhau).
Công nghệ này, cốp pha cột được cấu tạo đến cao độ đáy dầm chính. Có thể tùy chọn giữa biện
pháp đổ bê tông gián tiếp (bán thủ công) qua cửa đổ bê tông với biện pháp đổ bê tông trực tiếp bằng
ống dẫn theo phương pháp rút ống (miệng ống đặt trên đỉnh cột, không phải làm cửa đổ). Đổ theo
phương pháp rút ống có ưu điểm là ít tốn nhân lực, không phải thêm công đoạn trung gian chuyển
vữa thủ công từ dưới sàn bê tông lên miệng cột, nhưng nhược điểm là nếu dùng cần trục tháp để cẩu
thùng đổ bê tông có gắn ống dẫn thì cần trục bị kéo dài chu kỳ làm việc vì phải giữ nguyên một chỗ
trên đỉnh cột cho tới khi đổ bê tông cột xong, và thứ nữa là nếu như đường kính tiết diện cột quá
nhỏ (< 300) thì có thể không luồn được ống đổ xuống tận đáy khuôn cột vì mắc cốt thép cột. Để đổ
bê tông cột bằng phương pháp rút ống thì đường kính ống mềm đổ bê tông D phải được chọn thỏa
mãn điều kiện: Dđₐ > D > 4dₐₓ (với Dđₐ là đường kính trong của cốt đai, và dₐₓ là đường kính cốt
liệu lớn nhất).
• Công nghệ thi công lần lượt cột và vách, tiếp theo đến dầm, cuối cùng là sàn, riêng rẽ nhau (công nghệ thi
công bê tông toàn khối ba đợt). Trình tự thi công gồm: Lắp buộc cốt thép cột, vách --> Lắp dựng khuôn đúc
cột, vách --> đổ bê tông cột và vách đến dưới dầm 3-5 cm --> tháo dỡ khuôn đúc vách, cột (để lại ván khuôn
đầu cột phía trên đáy dầm) --> dựng giá đỡ ván khuôn dầm --> lắp dựng ván khuôn đáy dầm --> lắp buộc
cốt thép dầm --> lắp dựng ván khuôn thành dầm và gia cố văng chống xiên --> đổ bê tông dầm đến dưới đáy
sàn 2-3 cm --> tháo dỡ ván khuôn thành dầm --> lắp dựng khuôn đúc sàn --> buộc cốt thép sàn, chôn sẵn các
đường ống kỹ thuật chìm trong sàn --> đổ bê tông sàn --> bảo dưỡng bê tông --> sau khi đạt cường độ để có
thể tháo dỡ khuôn đúc, thì tháo khuôn đúc dầm và sàn.
• Công nghệ thi công cốp pha bay (thi công đúc bê tông cột, vách, dầm trước (có thể bằng "cốp pha trượt"),
thi công bê tông sàn sau trên hệ cốp pha bay tấm lớn). Trong công nghệ này, kết cấu dầm bê tông cốt thép
lại được coi như thuộc loại kết cấu đứng, phần khuôn đáy dầm thường được cấu tạo thành "khuôn tranh"
giống như khuôn lỗ cửa sổ của đi xuyên qua kết cấu vách bê tông cốt thép (cửa thanh máy trong lõi thang
7
máy bê tông cốt thép), nằm kẹp giữa 2 hệ khuôn đúc thành là cốp pha trượt. Trình tự thi công, chia là 2
đợt, gồm:
• Đợt 1, thi công các kết cấu đứng (cột, vách, dầm) (có thể) bằng công nghệ cốp pha trượt (tấm
lớn di động đứng): Vị trí liên kết giữa sàn vào các kết cấu cột, vách, dầm đều phải để ờ lại
thi công sau (bằng cách đặt xốp tạo hốc chờ và đặt thép chờ, riêng đối với dầm chỉ đổ bê tông
phần nách dầm trở xuống).
• Đợt 2, thi công sàn (kết cấu nằm) bằng công nghệ cốp pha bay (tấm lớn di động ngang).
Do các công nghệ thi công nhà có cách chia đợt thi công khác nhau, kèm theo đó là vị trí và số lượng mạch
ngừng thi công cũng khác nhau đối với từng phương pháp. Đồng thời, sau mỗi đợt thi công trong tất cả các công
nghệ thi công nhà trên, thì công tác cuối cùng luôn là tháo hay di chuyển hệ thống khuôn đúc của các cấu kiện
hoặc kết cấu bê tông đã thi công xong. Vì vậy, cần phải có cấu tạo cốp pha phù hợp với việc sử dụng và tháo dỡ
hay di chuyển cốp pha trong từng loại công nghệ thi công khác nhau trên.
1.0.3 Thiết kế cốp pha cố định (khuôn đúc chế tạo tại chỗ) bằng gỗ xẻ
Bằng các biện pháp cấu tạo, để đưa ra được một thiết kế cốp pha cho sàn sườn toàn khối có sơ đồ kết cấu đơn
giản nhất nhưng khả năng chịu lực và chống biến dạng tốt nhất có thể (tốt nhất là để kết cấu cốp pha làm việc
ở trạng thái ứng suất phẳng hay ứng suất đơn). Các tấm ván khuôn dạng bản nên được cấu tạo sao cho làm việc
dưới dạng bản dầm (bản kê 2 cạnh, làm việc hoàn toàn theo trạng thái ứng suất phắng), kê trên các gối đỡ dạng
thanh chịu uốn (trạng thái ứng suất phẳng) là các đà ngang, giằng dọc, giằng ngang, gông,.vv.. Các gối đỡ ván
khuôn dạng thanh chịu uốn này cuối cùng truyền lực vào các hệ thanh chịu kéo nén thuần túy (trạng thái ứng
suất đơn) là giáo chống (cột chống đơn hay giáo tổ hợp), văng chống (văng chống cứng hay dây tăng đơ).
Phương pháp thiết kế các kết cấu cốp pha dạng dầm khác biệt rất lớn với phương pháp thiết kế các kết cấu công
trình, ở chỗ: số lượng và giá trị khoảng cách của các nhịp làm việc của kết cấu cốp pha dạng dầm là ẩn số phải
tìm (thường không biết trước), mà sẽ phải được xác định qua tính toán thiết kế với đặc trưng hình học của tiết
diện bộ phận cốp pha dạng dầm được lựa chọn trước, điều này là ngược với thiết kế kết cấu công trình.
Thiết kế hệ cốp pha sàn
. Thiết kế ván khuôn sàn Do chủ định thiết kế ván khuôn sàn là dạng bản dầm, tức là ván khuôn làm việc
hoàn toàn theo trạng thái ứng suất phẳng, nên có thể cắt ván khuôn sàn theo những tiết diện bất kỳ dọc theo
phương nhịp của ván (là mặt cắt chính có ứng suất chính bằng 0) mà không ảnh hưởng việc chịu lực và biến
dạng. Nên ván khuôn sàn có thể tương đương với dạng kết cấu dầm có bề rộng tùy ý, nhưng trong trường hợp
ván khuôn sàn là gỗ xẻ, ta có thể quy bề rộng về giá trị đơn vị (hay là coi tương đương với một dải bản (dạng
dầm) rộng 1 m). Như thế, tải trọng tổ hợp cho sàn được quy từ phân bố trên diện tích về phân bố trên mét dài,
mà vẫn giữ nguyên trị số.
Chọn trước chiều dầy loại ván làm ván khuôn sàn δ, từ đó xác định ngay được các đặc trưng hình học của dải
ván khuôn (dạng dầm) rộng 1 m, là: Mô men quán tính J, mô men kháng uốn W.
Và do khi cấu tạo ván khuôn sàn thường được để nguyên chiều dài tự nhiên của tấm, mà rất hạn chế cắt ngắn
vụn ra, đồng thời chiều dài này thường lớn hơn rất nhiều nhịp làm việc của ván khuôn sàn khi thiết kế, nên ván
khuôn sàn gỗ xẻ thường được tính toán thiết kế dưới dạng sơ đồ kết cấu dầm siêu tĩnh nhiều nhịp. Cũng giống
như các bộ phận kết cấu cốp pha dạng dầm khác, số lượng và giá trị của nhịp ván khuôn sàn được xác định sau
khi đã lựa chọn kích thước tiết diện và đặc trưng hình học của ván khuôn sàn. Với họ dầm liên tục nhiều nhịp
(dầm siêu tĩnh nhiều nhịp), làm việc theo sơ đồ đàn hồi, thì nội lực và biến dạng nguy hiểm nhất của biểu đồ
bao là: (Mₐₓ = q1l2
/10 (theo thói quen cho dầm 3 nhịp)) chính xác là Mₐₓ = q1l2
/9 (cho dầm 4 nhịp) và Fₐₓ =
q2l4
/128EJ (cho dầm 3 nhịp) (trong đó: q1, q2 là tổ hợp tải trọng phân bố trên chiều dài ván khuôn sàn lần lượt
tương ứng với khi tính theo điều kiện cường độ và điều kiện biến dạng).
• Tính toán theo điều kiện cường độ (trạng thái giới hạn I):
(Mₐₓ/W ≤ R) hay R ≥ (Mₐₓ/W)
W = (bδ2
)/6 = (1*δ2
)/6
8 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
Mₐₓ = q1l2
/9
Từ đó, nhịp làm việc của ván khuôn theo điều kiện cường độ là: l₁ ≤
√
9RW/q1 = 3(
√
RW/q1 ) =
3δ
√
R/6q1
• Tính toán theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II):
Fₐₓ = q2l4
/128EJ ≤ [F] = l/400
hay (q2l3
/128EJ) ≤ (1/400)
J = (bδ3
)/12 = (1*δ3
)/12
Từ đó, nhịp làm việc của ván khuôn theo điều kiện biến dạng là: l₂ ≤ 3
√
128EJ/400q2 = 2( 3
√
EJ/25q2
) = 2δ 3
√
E/300q2
Trong các công thức trên:
• R là cường độ chịu lực cho phép của gỗ tấm làm ván khuôn sàn.
• [F] độ võng cho phép của kết cấu cốp pha dạng dầm.
• E mô đul đàn hồi của gỗ làm cốp pha.
• q1 tải trọng phân bố đều trên m2
ván sàn, khi tính với trạng thái giới hạn về cường độ.
• q2 tải trọng phân bố đều trên m2
ván sàn, khi tính với trạng thái giới hạn về biến dạng.
Chọn nhịp làm việc của ván khuôn sàn là l ≤ Min(l₁, l₂) = Min(
√
9RW/q1 , 3
√
128EJ/400q2 ) và khoảng cách
thông thủy của ô sàn phải là số nguyên lần nhịp làm việc của ván sàn.
. Thiết kế đà ngang đỡ ván sàn Chọn trước tiết diện gỗ xẻ thanh làm đà ngang đỡ ván khuôn sàn như sau:
chiều cao tiết diện là hₓ và bề ngang tiết diện là bₓ, từ đó xác định ngay được các đặc trưng hình học khác của đà
ngang đỡ ván (dầm đỡ ván), là: Mô men quán tính Jₓ, mô men kháng uốn Wₓ.
• Tính toán theo điều kiện cường độ (trạng thái giới hạn I):
(Mₐₓ/Wₓ ≤ R) hay R ≥ (Mₐₓ/Wₓ)
Wₓ = (bₓhₓ2
)/6
Mₐₓ = Q1lₓ2
/9 = (lq1)lₓ2
/9
Từ đó, nhịp làm việc của đà ngang đỡ ván khuôn sàn theo điều kiện cường độ là: lₓ₁ ≤
√
9RWx/Q1
= 3(
√
RWx/Q1 ) = 3hₓ
√
Rbx/6Q1
• Tính toán theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II):
Fₐₓ = Q2lₓ4
/128EJ ≤ [F] = lₓ/400
hay (Q2lₓ3
/128EJ) ≤ (1/400)
Q2 = q2l
J = ((bₓhₓ3
)/12
Từ đó, nhịp làm việc của đà ngang đỡ ván khuôn sàn theo điều kiện biến dạng là: lₓ₂ ≤ 3
√
128EJx/400Q2
= 2( 3
√
EJx/25Q2 ) = 2hₓ 3
√
Ebx/300Q2
Trong các công thức trên:
• R là cường độ chịu lực cho phép của gỗ thanh làm đà ngang.
• [F] độ võng cho phép của kết cấu cốp pha dạng dầm.
9
• E mô đul đàn hồi của gỗ làm cốp pha.
• Q1 tải trọng phân bố đều trên đà ngang, khi tính với trạng thái giới hạn về cường độ.
• Q2 tải trọng phân bố đều trên đà ngang, khi tính với trạng thái giới hạn về biến dạng.
Chọn nhịp làm việc của đà ngang đỡ ván khuôn sàn là lₓ ≤ Min(lₓ₁, lₓ₂) = Min(
√
9RWx/Q1 , 3
√
128EJx/400Q2
) và chiều dài của đà ngang đỡ ván sàn phải là số nguyên lần nhịp làm việc của đà ngang này (tức là khoảng cách
cột chống sàn).
. Thiết kế cột chống đơn đỡ cốp pha sàn Tải trọng tập trung tác động vào đầu cột chống
P = qₓlₓ
Chọn cột chống bằng gỗ thanh có tiết diện vuông, để bán kính quán tính của tiết diện theo 2 phương là đều nhau
(làm độ mảnh không phụ thuộc phương làm việc của tiết diện).
• Momen quán tính J = (bb3
)/12
• Diện tích tiết diện A
• Bán kính quán tính r =
√
Jc/Ac
Sơ đồ kết cấu của cột chống là dạng thanh chịu nén đúng tâm với 2 đầu khớp, nên hệ số liên kết, trong công
thức tính chiều cao tính toán, hệ số liên kết là: μ = 1,0. Chiều cao thật của cột chống H (là chiều cao làm việc lớn
nhất (là theo phương không giằng), 1 trong 2 phương làm việc của cột chống. Chiều cao làm việc theo phương
mặt giằng cột chống thường nhỏ bằng nửa chiều cao thật của cột chống do có lớp giằng liên kết). Chiều cao tính
toán là H₀ₐₓ = μH.
• Nếu độ mảnh λ = H₀ₐₓ/r > 75, kết cấu cột chống thuộc loại thanh có độ mảnh lớn. Để đảm
bảo điều kiện mất ổn định đồng thời với mất bền khi thanh là loại độ mảnh lớn, thì hệ số uốn
dọc φ được tính theo công thức:
φ = 3100/(λ2
)
• Nếu độ mảnh λ = H₀ₐₓ/r ≤ 75, kết cấu cột chống hay con đội thuộc loại thanh có độ mảnh
nhỏ. Để đảm bảo điều kiện mất ổn định đồng thời với mất bền khi thanh là loại độ mảnh nhỏ,
thì hệ số uốn dọc φ được tính theo công thức:
φ = 1 - 0,8(λ2
/100)
Kiểm tra cột chống sàn theo điều kiện về cường độ (trạng thái giới hạn I):
σ = P/(φA) ≤ R.
.Kiểm tra tổng biến dạng của cốp pha (khuôn đúc) sàn Biến dạng lún cột chống sàn do tải trọng P₂ tác dụng
là: Δ = (P₂l)/(AE)
Độ võng lớn nhất của đà ngang đỡ ván khuôn sàn là: Fₐₓ
Độ võng lớn nhất của ván khuôn sàn là: fₐₓ
Tổng biến dạng tuyệt đối của khuôn đúc sàn (kể cả độ võng ván khuôn lớn nhất, độ võng lớn nhất của đà ngang
đỡ ván và độ lún chống (lún gối đỡ)) là: Δ = Δ + Fₐₓ + fₐₓ
eo mục c phụ lục A3 tiêu chuẩn 4453-1995, thì: "Độ võng đàn hồi hoặc độ lún của gỗ ống cốp pha [phải
không quá]: (1/1000) nhịp tự do của các kết cấu bê tông cốt thép tương ứng." Như vậy tổng biến dạng của
khuôn đúc sàn phải được kiểm tra theo điều kiện so sánh với nhịp của sàn theo phương làm việc chính, như sau:
Δ ≤ L./1000
10 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
Thiết kế hệ cốp pha dầm phụ
. Thiết kế ván khuôn đáy dầm phụ Chọn trước bề dày tiết diện ván gỗ xẻ làm ván khuôn đáy dầm phụ là h.
Bề ngang tiết diện ván khuôn đáy dầm phụ chính là bề ngang dầm phụ: b. Từ đó xác định ngay được các đặc
trưng hình học khác của ván khuôn đáy đầm phụ, là: Mô men quán tính J, mô men kháng uốn W.
• Tính toán theo điều kiện cường độ (trạng thái giới hạn I):
(Mₐₓ/W ≤ R) hay R ≥ (Mₐₓ/W)
W = (bh2
)/6
Mₐₓ = Q1l2
/9
Từ đó, nhịp làm việc của ván khuôn đáy dầm phụ theo điều kiện cường độ là: l₁ ≤
√
9RWv/Q1 =
3(
√
RWv/Q1 ) = 3h
√
Rbv/6Q1
• Tính toán theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II):
Fₐₓ = Q2l4
/128EJ ≤ [F] = l/400
hay (Q2l3
/128EJ) ≤ (1/400)
J = ((bh3
)/12
Từ đó, nhịp làm việc của ván khuôn đáy dầm phụ theo điều kiện biến dạng là: l₂ ≤ 3
√
128EJv/400Q2
= 2( 3
√
EJv/25Q2 ) = 2h 3
√
Ebv/300Q2
Trong các công thức trên:
• R là cường độ chịu lực cho phép của gỗ ván làm đáy dầm phụ.
• [F] độ võng cho phép của kết cấu cốp pha dạng dầm.
• E mô đul đàn hồi của gỗ làm cốp pha.
• Q1 tải trọng phân bố đều trên ván khuôn đáy dầm phụ, khi tính với trạng thái giới hạn về cường độ.
• Q2 tải trọng phân bố đều trên ván khuôn đáy dầm phụ, khi tính với trạng thái giới hạn về biến dạng.
Chọn nhịp làm việc của đà ngang đỡ ván khuôn sàn là l ≤ Min(l₁, l₂) = Min(
√
9RWv/Q1 , 3
√
128EJv/400Q2
) và chiều dài của trên ván khuôn đáy dầm phụ phải là số nguyên lần nhịp làm việc của ván khuôn này (tức là
khoảng cách cột chống chữ T đỡ dầm phụ).
. Kiểm tra thiết kế ván khuôn thành dầm phụ Chọn trước bề dày ván khuôn thành dầm phụ. Nhịp làm việc
của ván khuôn thành dầm phụ, đã được xác định trước qua thiết kế ván khuôn đáy dầm phụ, chính là khoảng
cách các cột chống chữ T đỡ dầm phụ. (Vì điểm gối tựa chuyền lực của tất cả các văng chống dầm phụ chỉ có
thể là vào cột chống chữ T đỡ dầm phụ.) Do đó, việc thiết kế ván thành dầm phụ trở thành là việc kiểm tra ván
thành đã chọn với 2 điều kiện về cường đô và biến dạng khi đã biết trước nhịp làm việc của nó.
. Thiết kế cột chống chữ T chống dầm phụ Cột chống chữ T chống dầm phụ là hệ giáo chống đơn bằng gỗ
kết hợp giữa đà ngang gỗ thanh đỡ dầm phụ với cột chống gỗ thanh, dùng để chịu lực từ dầm phụ truyền xuống.
Khoảng cách cột chống chữ T chống dầm phụ đã được quyết định khi thiết kế ván đáy dầm phụ. Việc thiết kế
cột chống chữ T chỉ còn là việc thiết kế tiết diện cột chống sao cho đảm bảo điều kiện về cường độ chịu lực. Cột
chống chữ T thường chịu 3 tải trọng tập trung tác dụng trên đỉnh cột, (qua đà ngang ngắn đỡ đáy dầm):
• Một tải trọng tập trung từ dầm truyền thẳng xuống đầu cột chống,
• Hai tải trọng tập trung, đặt đối xứng 2 bên cột chống tại 2 đầu đà ngang nơi là nút giao với các thanh văng
xiên của cột chống chữ T, do hệ đà ngang đỡ ván sàn và hệ văng chống thành dầm truyền xuống (qua
thanh văng xiên dạng dàn truyền vào).
11
. Kiểm tra tổng biến dạng của cốp pha (khuôn đúc) dầm phụ
Thiết kế hệ cốp pha dầm chính
. Thiết kế ván khuôn đáy dầm chính
. Kiểm tra thiết kế ván khuôn thành dầm chính
. Thiết kế cột chống chữ T chống dầm chính
. Kiểm tra tổng biến dạng của cốp pha (khuôn đúc) dầm chính
Thiết kế hệ cốp pha cột
.Thiết kế ván khuôn cột
.Thiết kế gông giằng cột và văng chống cột
1.0.4 Thiết kế và tổ hợp ván khuôn định hình bằng gỗ dán
1.0.5 Tổ hợp và kiểm tra cốp pha định hình bằng thép
Kiểm tra thiết kế hệ cốp pha sàn
. Kiểm tra thiết kế ván khuôn sàn định hình
• Kiểm tra theo điều kiện cường độ (trạng thái giới hạn I):
Sơ đồ kết cấu của mỗi hàng ván thép định hình có dạng dầm đơn giản: Mₐₓ = q1l2
/8
Kiểm tra với điều kiện: Mₐₓ/W ≤ R
Với l là khoảng cách các đà ngang đỡ ván.
• Kiểm tra theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II):
Sơ đồ kết cấu của mỗi hàng ván thép định hình có dạng dầm đơn giản: Fₐₓ = 5q2l4
/384EJ
Kiểm tra với điều kiện: Fₐₓ = 5q2l4
/384EJ ≤ [F] = l/400
Nếu kiểm tra với 2 điều kiện trên không đảm bảo, thì tiến hành bố trí thêm 1 lớp đà ngang lớp 1 nữa ở giữa mỗi
hàng ván. Sơ đồ kết cấu của mỗi hàng ván khuôn trở thành sơ đồ dạng dầm 2 nhịp với giá trị mô men uốn cực
trị, và độ võng cực trị vẫn tính theo công thức: Mₐₓ = q1l2
/8 và Fₐₓ = 5q2l4
/384EJ, với (l là khoảng cách các
đà ngang đỡ ván lúc này đã bằng nửa lúc trước).
. Kiểm tra đà ngang đỡ ván sàn (đà ngang lớp 1) Chọn trước tiết diện gỗ xẻ thanh làm đà ngang đỡ ván
khuôn sàn như sau: chiều cao tiết diện là hₓ và bề ngang tiết diện là bₓ, từ đó xác định ngay được các đặc trưng
hình học khác của đà ngang đỡ ván (dầm đỡ ván), là: Mô men quán tính Jₓ, mô men kháng uốn Wₓ. Khoảng cách
giữa các hàng đà ngang chịu lực (tức là đà ngang lớp 2), cũng chính là nhịp của đà ngang lớp 1 (Lₓ₁), đã được tổ
hợp trước. Trong trường hợp đà ngang đỡ ván có khoảng cách gối đỡ (khoảng cách các đà ngang lớp 2) là cách
đều nhau, thì việc kiểm tra thiết kế đà ngang đỡ ván được tính toán như sau:
• Kiểm tra theo điều kiện cường độ (trạng thái giới hạn I):
12 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
Wₓ₁ = (bₓ₁hₓ₁2
)/6
Mₐₓ = Q1Lₓ₁2
/9 = (lq1)Lₓ₁2
/9
Kiểm tra với điều kiện: Mₐₓ/Wₓ₁ ≤ R
• Kiểm tra theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II):
Q2 = q2l
J = ((bₓ₁hₓ₁3
)/12
Kiểm tra với điều kiện: Fₐₓ = Q2Lₓ₁4
/128EJ ≤ [F] = Lₓ₁/400
Trong các công thức trên:
• R là cường độ chịu lực cho phép của gỗ thanh làm đà ngang lớp 1.
• [F] độ võng cho phép của kết cấu đà ngang gỗ lớp 1.
• E mô đul đàn hồi của gỗ làm đà ngang.
• Q1 tải trọng phân bố đều trên đà ngang, khi tính với trạng thái giới hạn về cường độ.
• Q2 tải trọng phân bố đều trên đà ngang, khi tính với trạng thái giới hạn về biến dạng.
Nếu kiểm tra 2 điều kiện trên không đảm bảo thì phải tiến hành chọn lại tiết diện đà ngang gỗ lớp 1, bằng cách
tăng chiều cao của tiết diện (hoặc cả chiều cao tiết diện và bề ngang tiết diện).
Nếu đà ngang đỡ ván có khoảng cách các gối đỡ (tức là nhịp của chúng hay khoảng cách đà ngang chịu lực)
không đồng đều, thì phải giải riêng kết cấu dầm đỡ này về nội lực và biến dạng bằng các phần mềm tính kết cấu
như SAP hay ETABS để tìm ra tổ hợp mô men uốn và độ võng nguy hiểm nhất ứng với sơ đồ kết cấu dầm này.
. Kiểm tra đà ngang chịu lực (đà ngang lớp 2) Đà ngang chịu lực chịu các tải trọng tập trung từ đà ngang đỡ
ván truyền xuống. Đà ngang chịu lực gối trên các kích đầu của các hàng giáo chống tổ hợp hay các cột chống
đơn. Sơ đồ kết cấu của đà ngang lớp 2 (đà ngang chịu lực) thường có dạng dầm siêu tĩnh nhiều nhịp với nhịp
đều hoặc không đều, chịu tải trọng tập trung. Đà ngang chịu lực cần phải giải về nội lực và biến dạng bằng các
phần mềm tính kết cấu như SAP hay ETABS để tìm ra tổ hợp mô men uốn và độ võng nguy hiểm nhất ứng với
sơ đồ kết cấu dầm này. Rồi sau khi đã có các giá trị mô mem nguy hiểm và độ võng nguy hiểm, đà ngang chịu
lực phải được kiểm tra với cả 2 trạng thái giới hạn về cường độ và biến dạng.
1.0.6 Thiết kế và tổ hợp các dạng cốp pha hỗn hợp (thép-gỗ,...)
1.0.7 Chú thích chương 1
[1] Phụ lục A3 - TCVN 4453 : 1995
[2] Bảng 12-3A Metric (SI) Concrete form design equations, trang 327, cuốn Construction Methods and Management, của
S.W.Nunnally.
[3] Tiêu chuẩn Liên bang Nga
[4] Construction Methods and Management, S.W.Nunnally, trang 321-322.
[5] Construction Methods and Management, S.W.Nunnally, trang 327.
[6] Cuốn i công bê tông cốt thép, Lê Văn Kiểm, nhà xuất bản Xây dựng, trang 130-132.
13
1.0.8 Tham khảo chương 1
• Tiêu chuẩn Việt Nam, Kỹ thuật thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, TCVN 4453:1995.
• y phạm ủy lợi, Kỹ thuật thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, QPTL-D6-78.
• Construction Methods and Management, S.W.Nunnally.
• i công bê tông cốt thép, Lê Văn Kiểm, nhà xuất bản Xây dựng.
• Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng, tập II, Triệu Tây An, nhà xuất bản Xây dựng.
• Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều.
• Kỹ thuật xây dựng 1-Công tác đất và thi công bê tông toàn khối của Lê Kiều, Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn
Đình ám-nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật-1998.
• Ván khuôn và Giàn giáo, Phan Hùng và Trần Như Đính.
• Formwork for Concrete Structures, R. L. Peurifov, McGraw-Hill, mã xuất bản 63-21543.
1.0.9 Phụ lục chương I: Xác định giá trị nội lực và biến dạng cực trị trong kết cấu cốp
pha
Theo hệ thống lý thuyết tính toán của Việt Nam và Liên Xô cũ
Do cốp pha (khuôn đúc) phải tính toán theo cả hai trạng thái giới hạn về cường độ (được xét tới trong giai đoạn
vữa bê tông còn tươi, có khả năng thi công) và về biến dạng (đặc biệt là ở giai đoạn bê tông ninh kết và đóng rắn
trong khuôn), nên khuôn đúc phải được thiết kế làm việc hoàn toàn trong giới hạn đàn hồi, đặc biệt không tính
toán kết cấu khuôn đúc với sơ đồ khớp dẻo (tức là tĩnh định hoá hệ siêu tĩnh bằng khớp dẻo, vật liệu tại khớp
dẻo làm việc ngoài giới hạn đàn hồi). Các kết cấu khuôn siêu tĩnh được tính toán nội lực theo phương pháp tính
toán kết cấu siêu tĩnh thông thường trong Cơ học kết cấu.
Nguyên lý thiết kế khuôn đúc thường là ngược với nguyên lý thiết kế kết cấu công trình. Trong khi thiết kế kết
cấu công trình thường là: biết trước nhịp kết cấu, điều kiện tải trọng, phải xác định đặc trưng tiết diện của kết
cấu. Còn trong thiết kế khuôn đúc lại thường: biết trước điều kiện tải trọng, chọn trước tiết diện, nhiệm vụ phải
tính toán nhịp của bộ phận khuôn đúc (khoảng cách giữa các gối đỡ). Đặc biệt là các kết cấu khuôn đúc dạng
dầm liên tục nhiều nhịp. Tuy nhiên, khi tính toán với các kết cấu khuôn đúc dạng dầm liên tục này, thường số
lượng nhịp và khoảng cách nhịp là chưa biết. Mà biểu đồ nội lực và sơ đồ biến dạng của các dầm siêu tĩnh nhiều
nhịp là rất khác nhau, (giá trị cực trị của chúng cũng rất khác nhau). Dầm N nhịp rất khác với dầm N+1 nhịp.
Hiện tại, khi tính toán kết cấu khuôn đúc dạng dầm liên tục nhiều nhịp tạm thời đang lấy các kết quả có được
từ dầm 3 nhịp. Cụ thể:
• |Mₐₓ| = q1l²/10, (xem sách Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều, trang 149-151), có được do việc
giải sơ đồ dầm liên tục 3 nhịp chịu tổ hợp tải trọng phân bố đều tác dụng lên toàn bộ kế cấu.
• |fₐₓ| = q2l4
/(128EJ), có được do việc giải sơ đồ dầm liên tục 3 nhịp chịu tải trọng phân bố đều, gồm: 50%
tổ hợp tải trọng tác dụng lên toàn bộ kết cấu + 50% tổ hợp tải trọng chất theo từng nhịp lan dần.
Kết quả này chưa thực sự chính xác, vì dầm 3 nhịp chưa thực sự đại diện cho họ dầm nhiều nhịp.
Giải các sơ đồ dầm nhiều nhịp bằng các phương pháp sức bền và cơ kết cấu (phương pháp lực, chuyển vị hay
phương pháp hpt 3 mô mem), với nhịp dầm chiều dài đơn vị, tải trọng phân bố đều đơn vị phân bố đều trên toàn
bộ kết cấu, độ cứng tiết diện đơn vị, ta thấy rằng giá trị cực trị của Mô mem uốn (đạt tại gối thứ 2), và giá trị cực
trị của độ võng (đạt được tại giữa nhịp biên) đều có xu hướng hội tụ, tiệm cận dần tới giá trị hội tụ khi số nhịp
tăng lên. Các sơ đồ dầm liên tục từ 3 nhịp trở lên, giá trị mô men cực trị đạt đươc tại sơ đồ dầm 4 nhịp là lớn
nhất, còn giá trị độ võng cực trị đạt được tại sơ đồ dầm 3 nhịp là lớn nhất. (giải bằng các phần mềm tính toán
kết cấu như SAP2000 cũng cho kết quả tương tự). Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất
tải phân bố trên toàn bộ như sau:
Dùng SAP2000 để giải, ra tổ hợp bao của các trường hợp chất tải theo lần lượt từng nhịp lan dần và chất tải ngẫu
nhiên trên từng nhịp, cũng đều cho kết quả định tính tương tự như chất tải trên toàn bộ kết cấu: Giá trị cực trị
14 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
của Mô mem uốn (đạt tại gối thứ 2), và giá trị cực trị của độ võng (đạt được tại giữa nhịp biên) đều có xu hướng
hội tụ, tiệm cận dần tới giá trị hội tụ khi số nhịp tăng lên. Các sơ đồ dầm liên tục từ 3 nhịp trở lên, giá trị mô
men cực trị đạt đươc tại sơ đồ dầm 4 nhịp là lớn nhất, còn giá trị độ võng cực trị đạt được tại sơ đồ dầm 3 nhịp
là lớn nhất. Luật phân bố giá trị mô mem uốn và độ võng nguy hiểm của họ dầm nhiều nhịp như hình sau:
Như vậy, trong mọi sơ đồ dầm nhiều nhịp số nhịp từ 3 trở lên, khi tính cường độ lấy các giá trị mô men cực trị
tại gối tựa thứ 2 của sơ đồ dầm 4 nhịp, còn khi tính biến dạng lấy các giá trị độ võng cực đại tại giữa nhịp
biên của sơ đồ dầm 3 nhịp. Trong thực tế thi công, các kết cấu khuôn vừa chịu các tải trọng phân bố thường
xuyên sẵn có tác dụng lên toàn bộ kết cấu khuôn (như trọng lượng bản thân khuôn đúc, trọng lượng cốt thép,
…), nhưng đồng thời chúng cũng chịu các tải trọng phân bố trên từng nhịp lan dần từ nhịp đầu tiên đến nhịp
cuối cùng theo hướng thi công (như trọng lượng bê tông, các hoạt tải thi công,…).
Do đó, nên lấy kết quả từ tổ hợp tải trọng trung bình: 50% tổng tải trọng chất lên toàn bộ + tổ hợp bao của 50%
tổng tải trọng chất lên lần lượt từng nhịp của kết cấu lan dần theo hướng đổ. Việc tổ hợp này với tải trọng đơn
vị đã cho kết quả trong bảng kết quả chạy SAP2000 dưới đây.
Khi thiết kế kết cấu khuôn nằm, do một số các tải trọng thường xuyên trong thiết kế khuôn đúc, (như: trọng
lượng cốt thép, trọng lượng khuôn đúc, ..v.v.), thường chất lên toàn bộ các nhịp của sơ đồ kết cấu khuôn, còn
các tải trọng khác khi thi công lại thường được chất dần lên và lan rộng ra gần như theo từng nhịp của bộ phận
khuôn đúc, nên ta có thể lấy giá trị cực trị của Nội lực và Chuyển vị theo tổ hợp tải trọng bình quân, tức là: 50%
(Tải trọng chất lên toàn bộ kết cấu) + 50% (Tải trọng chất lan dần ra theo từng nhịp). Từ đó ta có thể lấy giá trị
cực trị của Mômen uốn và Chuyển vị trong các sơ đồ dầm siêu tĩnh có 3 nhịp trở lên như sau:
• Mₐₓ = MGố ₂ = q1l²/9,
• fₐₓ = fNị ê = q2l4
/(128EJ).
Riêng đối với dầm 2 nhịp, mọi trường hợp tổ hợp tải trọng đều cho kết quả như sau:
• Mₐₓ = MGố ₂ = q1l²/8,
• fₐₓ = fNị ê = q2l4
/(185EJ).
Kết quả này cùng nhớm được với dầm đơn giản, do đó các sơ đồ dầm từ 2 nhịp trở xuống tính như dầm đơn
giản:
• Mₐₓ = q1l²/8,
• fₐₓ = 5q2l4
/(384EJ).
Theo lý thuyết tính toán của Hoa Kỳ
Trong cuốn Construction Methods and Management, của S. W. Nunnally, bảng 12-2, trang 324, cho biết về giá trị
cực trị của các nội lực và biến dạng để tính toán thiết kế kết cấu cốp pha dạng dầm nhiều nhịp đều chịu tải trọng
phân bố đều, được áp dụng tại Hoa Kỳ như sau:
Các giá trị Mô men cực trị và độ võng cực trị theo lý thuyết của Hoa Kỳ, chính là các giá trị Mô men cực trị và
độ võng cực tính toán cho kiểu tổ hợp chỉ chất tải toàn bộ lên kết cấu cốp pha dạng dầm tính theo lý thuyết của
Việt Nam và Liên Xô cũ (cho dầm từ 1-3 nhịp). Tuy có xem xét tới lực cắt cực trị, nhưng tính toán theo lý thuyết
của Hoa Kỳ (nội lực và biến dạng nguy hiểm là nhỏ hơn) thì kém an toàn về mặt cường độ hơn so với tính theo lý
thuyết của Việt Nam. Lý thuyết của Hoa Kỳ cũng chỉ xem xét tới dầm 3 nhịp, mà không xem xét tới các trường
hợp dầm nhiều hơn 3 nhịp với những giá trị nội lực nguy hiểm lớn hơn (ở đây, với dầm nhiều hơn 3 nhịp được
lấy kết quả theo dầm 3 nhịp).
Tham khảo phụ lục chương 1
• Construction Methods and Management, S.W.Nunnally.
• Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều.
15
• Kỹ thuật xây dựng 1-Công tác đất và thi công bê tông toàn khối của Lê Kiều, Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn
Đình ám-nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật-1998.
• Hoàn thiện lý thuyết thiết kế cốp pha và biện pháp thi công sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối, Doãn Hiệu,
Đề tài nghiên cứu cấp trường số 84/2008KH ĐHXD, trường Đại học Xây dựng.
16 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
17
Cốp pha cột trong công nghệ thi công bê tông toàn khối hai đợt hoặc ba đợt.
18 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
Cột chống chữ T của khuôn đúc dầm liền sàn bê tông toàn khối và sự làm sự làm việc chịu tải của nó.
19
bu lông gông khuôn đúc cột.
20 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất tải phân bố trên toàn bộ.
Luật phân bố giá trị mô mem uốn và độ võng nguy hiểm của họ dầm nhiều nhịp.
21
Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất tải phân bố trên toàn bộ.
Chương 2
Phụ lục chương I: Xác định giá trị nội lực
và biến dạng cực trị trong kết cấu cốp pha
2.1 Theo hệ thống lý thuyết tính toán của Việt Nam và Liên Xô cũ
Do cốp pha (khuôn đúc) phải tính toán theo cả hai trạng thái giới hạn về cường độ (được xét tới trong giai đoạn
vữa bê tông còn tươi, có khả năng thi công) và về biến dạng (đặc biệt là ở giai đoạn bê tông ninh kết và đóng rắn
trong khuôn), nên khuôn đúc phải được thiết kế làm việc hoàn toàn trong giới hạn đàn hồi, đặc biệt không tính
toán kết cấu khuôn đúc với sơ đồ khớp dẻo (tức là tĩnh định hoá hệ siêu tĩnh bằng khớp dẻo, vật liệu tại khớp
dẻo làm việc ngoài giới hạn đàn hồi). Các kết cấu khuôn siêu tĩnh được tính toán nội lực theo phương pháp tính
toán kết cấu siêu tĩnh thông thường trong Cơ học kết cấu.
Nguyên lý thiết kế khuôn đúc thường là ngược với nguyên lý thiết kế kết cấu công trình. Trong khi thiết kế kết
cấu công trình thường là: biết trước nhịp kết cấu, điều kiện tải trọng, phải xác định đặc trưng tiết diện của kết
cấu. Còn trong thiết kế khuôn đúc lại thường: biết trước điều kiện tải trọng, chọn trước tiết diện, nhiệm vụ phải
tính toán nhịp của bộ phận khuôn đúc (khoảng cách giữa các gối đỡ). Đặc biệt là các kết cấu khuôn đúc dạng
dầm liên tục nhiều nhịp. Tuy nhiên, khi tính toán với các kết cấu khuôn đúc dạng dầm liên tục này, thường số
lượng nhịp và khoảng cách nhịp là chưa biết. Mà biểu đồ nội lực và sơ đồ biến dạng của các dầm siêu tĩnh nhiều
nhịp là rất khác nhau, (giá trị cực trị của chúng cũng rất khác nhau). Dầm N nhịp rất khác với dầm N+1 nhịp.
Hiện tại, khi tính toán kết cấu khuôn đúc dạng dầm liên tục nhiều nhịp tạm thời đang lấy các kết quả có được
từ dầm 3 nhịp. Cụ thể:
• |Mₐₓ| = q1l²/10, (xem sách Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều, trang 149-151), có được do việc
giải sơ đồ dầm liên tục 3 nhịp chịu tổ hợp tải trọng phân bố đều tác dụng lên toàn bộ kế cấu.
• |fₐₓ| = q2l4
/(128EJ), có được do việc giải sơ đồ dầm liên tục 3 nhịp chịu tải trọng phân bố đều, gồm: 50%
tổ hợp tải trọng tác dụng lên toàn bộ kết cấu + 50% tổ hợp tải trọng chất theo từng nhịp lan dần.
Kết quả này chưa thực sự chính xác, vì dầm 3 nhịp chưa thực sự đại diện cho họ dầm nhiều nhịp.
Giải các sơ đồ dầm nhiều nhịp bằng các phương pháp sức bền và cơ kết cấu (phương pháp lực, chuyển vị hay
phương pháp hpt 3 mô mem), với nhịp dầm chiều dài đơn vị, tải trọng phân bố đều đơn vị phân bố đều trên toàn
bộ kết cấu, độ cứng tiết diện đơn vị, ta thấy rằng giá trị cực trị của Mô mem uốn (đạt tại gối thứ 2), và giá trị cực
trị của độ võng (đạt được tại giữa nhịp biên) đều có xu hướng hội tụ, tiệm cận dần tới giá trị hội tụ khi số nhịp
tăng lên. Các sơ đồ dầm liên tục từ 3 nhịp trở lên, giá trị mô men cực trị đạt đươc tại sơ đồ dầm 4 nhịp là lớn
nhất, còn giá trị độ võng cực trị đạt được tại sơ đồ dầm 3 nhịp là lớn nhất. (giải bằng các phần mềm tính toán
kết cấu như SAP2000 cũng cho kết quả tương tự). Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất
tải phân bố trên toàn bộ như sau:
Dùng SAP2000 để giải, ra tổ hợp bao của các trường hợp chất tải theo lần lượt từng nhịp lan dần và chất tải ngẫu
nhiên trên từng nhịp, cũng đều cho kết quả định tính tương tự như chất tải trên toàn bộ kết cấu: Giá trị cực trị
của Mô mem uốn (đạt tại gối thứ 2), và giá trị cực trị của độ võng (đạt được tại giữa nhịp biên) đều có xu hướng
hội tụ, tiệm cận dần tới giá trị hội tụ khi số nhịp tăng lên. Các sơ đồ dầm liên tục từ 3 nhịp trở lên, giá trị mô
22
2.1. THEO HỆ THỐNG LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN CỦA VIỆT NAM VÀ LIÊN XÔ CŨ 23
Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất tải phân bố trên toàn bộ.
men cực trị đạt đươc tại sơ đồ dầm 4 nhịp là lớn nhất, còn giá trị độ võng cực trị đạt được tại sơ đồ dầm 3 nhịp
là lớn nhất. Luật phân bố giá trị mô mem uốn và độ võng nguy hiểm của họ dầm nhiều nhịp như sau:
Luật phân bố giá trị mô mem uốn và độ võng nguy hiểm của họ dầm nhiều nhịp.
Như vậy, trong mọi sơ đồ dầm nhiều nhịp số nhịp từ 3 trở lên, khi tính cường độ lấy các giá trị mô men cực trị
tại gối tựa thứ 2 của sơ đồ dầm 4 nhịp, còn khi tính biến dạng lấy các giá trị độ võng cực đại tại giữa nhịp
biên của sơ đồ dầm 3 nhịp. Trong thực tế thi công, các kết cấu khuôn vừa chịu các tải trọng phân bố thường
xuyên sẵn có tác dụng lên toàn bộ kết cấu khuôn (như trọng lượng bản thân khuôn đúc, trọng lượng cốt thép,
…), nhưng đồng thời chúng cũng chịu các tải trọng phân bố trên từng nhịp lan dần từ nhịp đầu tiên đến nhịp
cuối cùng theo hướng thi công (như trọng lượng bê tông, các hoạt tải thi công,…).
Do đó, nên lấy kết quả từ tổ hợp tải trọng trung bình: 50% tổng tải trọng chất lên toàn bộ + tổ hợp bao của 50%
tổng tải trọng chất lên lần lượt từng nhịp của kết cấu lan dần theo hướng đổ. Việc tổ hợp này với tải trọng đơn
vị đã cho kết quả trong bảng kết quả chạy SAP2000 dưới đây.
Khi thiết kế kết cấu khuôn nằm, do một số các tải trọng thường xuyên trong thiết kế khuôn đúc, (như: trọng
lượng cốt thép, trọng lượng khuôn đúc, ..v.v.), thường chất lên toàn bộ các nhịp của sơ đồ kết cấu khuôn, còn
các tải trọng khác khi thi công lại thường được chất dần lên và lan rộng ra gần như theo từng nhịp của bộ phận
khuôn đúc, nên ta có thể lấy giá trị cực trị của Nội lực và Chuyển vị theo tổ hợp tải trọng bình quân, tức là: 50%
(Tải trọng chất lên toàn bộ kết cấu) + 50% (Tải trọng chất lan dần ra theo từng nhịp). Từ đó ta có thể lấy giá trị
cực trị của Mômen uốn và Chuyển vị trong các sơ đồ dầm siêu tĩnh có 3 nhịp trở lên như sau:
24CHƯƠNG 2. PHỤ LỤC CHƯƠNG I: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NỘI LỰC VÀ BIẾN DẠNG CỰC TRỊ TRONG KẾT CẤU CỐP PHA
• Mₐₓ = MGố ₂ = q1l²/9,
• fₐₓ = fNị ê = q2l4
/(128EJ).
Riêng đối với dầm 2 nhịp, mọi trường hợp tổ hợp tải trọng đều cho kết quả như sau:
• Mₐₓ = MGố ₂ = q1l²/8,
• fₐₓ = fNị ê = q2l4
/(185EJ).
Kết quả này cùng nhớm được với dầm đơn giản, do đó các sơ đồ dầm từ 2 nhịp trở xuống tính như dầm đơn
giản:
• Mₐₓ = q1l²/8,
• fₐₓ = 5q2l4
/(384EJ).
2.2 Theo lý thuyết tính toán của Hoa Kỳ
Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất tải phân bố trên toàn bộ.
Trong cuốn Construction Methods and Management, của S. W. Nunnally, bảng 12-2, trang 324, cho biết về giá trị
cực trị của các nội lực và biến dạng để tính toán thiết kế kết cấu cốp pha dạng dầm nhiều nhịp đều chịu tải trọng
phân bố đều, được áp dụng tại Hoa Kỳ như sau:
Các giá trị Mô men cực trị và độ võng cực trị theo lý thuyết của Hoa Kỳ, chính là các giá trị Mô men cực trị và
độ võng cực tính toán cho kiểu tổ hợp chỉ chất tải toàn bộ lên kết cấu cốp pha dạng dầm tính theo lý thuyết của
Việt Nam và Liên Xô cũ (cho dầm từ 1-3 nhịp). Tuy có xem xét tới lực cắt cực trị, nhưng tính toán theo lý thuyết
của Hoa Kỳ (nội lực và biến dạng nguy hiểm là nhỏ hơn) thì kém an toàn về mặt cường độ hơn so với tính theo lý
thuyết của Việt Nam. Lý thuyết của Hoa Kỳ cũng chỉ xem xét tới dầm 3 nhịp, mà không xem xét tới các trường
hợp dầm nhiều hơn 3 nhịp với những giá trị nội lực nguy hiểm lớn hơn (ở đây, với dầm nhiều hơn 3 nhịp được
lấy kết quả theo dầm 3 nhịp).
2.3 Tham khảo
• Construction Methods and Management, S.W.Nunnally.
2.3. THAM KHẢO 25
• Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều.
• Kỹ thuật xây dựng 1-Công tác đất và thi công bê tông toàn khối của Lê Kiều, Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn
Đình ám-nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật-1998.
• Hoàn thiện lý thuyết thiết kế cốp pha và biện pháp thi công sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối, Doãn Hiệu,
Đề tài nghiên cứu cấp trường số 84/2008KH ĐHXD, trường Đại học Xây dựng.
Chương 3
CHƯƠNG II. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP
THI CÔNG
3.1 Lựa chọn phương pháp vận chuyển đứng
Trong việc lựa chọn phương tiện vận chuyển đứng, trước tiên là phải ưu tiên cho công tác vận chuyển bê tông.
Bởi vì công tác bê tông là công tác chính trong dây truyền công nghệ bê tông cốt thép toàn khối. Nó đòi hỏi tính
thi công liên tục cao để đảm bảo sự toàn khối, nên việc vận chuyển vữa bê tông cũng đòi hỏi phải được ưu tiên
hàng đầu. ường có hai phương pháp vận chuyển đứng trong thi công nhà nhiều tầng:
• Một là, sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng cho công tác bê tông (chỉ dùng vận chuyển bê tông):
máy bơm bê tông, vận thăng kết hợp xe cải tiến, … Còn các công tác khác: cốp pha và cốt thép, thì được
vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển đứng đa dụng như: cần trục, tời điện, …
• Hai là, dùng chung một loại phương tiện vận chuyển đứng đa dụng để phục vụ vận chuyển cho cả ba công
tác: bê tông, cốp pha và cốt thép.
Lựa chọn sơ bộ cần trục tháp theo quy mô của công trình:
• Loại cần trục tháp trụ tháp quay-chạy trên ray-đối trọng thấp, thích hợp cho các công trình có dạng mặt
bằng chạy dài, số tầng không nhiều lắm.
• Loại cần trục tháp tự hành cũng tương tự như loại cần trục tháp trụ tháp quay-chạy trên ray-đối trọng
thấp, thích hợp cho các công trình có dạng mặt bằng chạy dài, số tầng không nhiều lắm.
• Loại cần trục tháp cần quay-trụ tháp cố định-đối trọng trên, thích hợp cho cả các công trình dạng tháp
cao tầng lẫn nhà nhiều tầng thông thường, nhưng dạng mặt bằng của tất cả các công trình đó là hình chữ
nhật ngắn hoặc gần vuông.
• Loại cần trục tháp tự leo trong lồng thang máy, thích hợp cho các công trình tháp cao tầng mặt bằng có
dạng tập trung (vuông vức). Cần trục tháp sẽ được bố trí ở giữa lõi công trình.
Lựa chọn sơ bộ máy bơm bê tông:
• Loại máy bơm bê tông di động thích hợp cho các công trình nhà nhiều tầng số tầng không nhiều lắm.
• Các công trình nhà cao tầng thường phải sử dụng máy bơm bê tông tĩnh.
Dùng cần trục tháp vận chuyển hỗn hợp phục vụ cho cả ba công tác: cốp pha, cốt thép và bê tông.
Sau khi đã lựa chọn sơ bộ loại cần trục tháp, cần tiến hành lựa chọn chi tiết các thông số cần trục, là sức trục,
chiều cao nâng vật và tầm với, theo các thông số tương ứng mà công trình đòi hỏi cần trục tháp phải đáp ứng.
26
3.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN ĐỨNG 27
Đối với tất cả các loại cần trục tháp, thông số chiều cao nâng vật thường độc lập tương đối với hai thông số cơ
bản khác là sức trục và tầm với, được lựa chọn đồng thời với sức trục. ông số sức trục là thông số chính được
lựa chọn, trước thông số tầm với, theo nhu cầu vận chuyển công tác bê tông (công tác chính). ông số tầm với
là thông số phụ thuộc vào sức trục, sẽ được kiểm tra sau khi chọn lựa và bố trí được cần trục.
Ở đây, trọng lượng nâng yêu cầu (sức trục yêu cầu), mà việc thi công công trình đòi hỏi cần trục tháp phải đáp
ứng, chính là trọng lượng lớn nhất của một lần vận chuyển bê tông, tức là trọng lượng một hộc vận chuyển (tức
là thùng đổ bê tông hay còn gọi là phễu đổ bê tông (concrete hopper hay concrete bucket)) chứa đầy vữa bê tông
(kể cả bì), đổ vào cốp pha mà cốp pha vẫn chịu đựng được theo thiết kế. Như vậy, việc chọn loại thùng đổ bê
tông, theo dung tích thùng, cần phải tương ứng với tải trọng đổ bê tông. Trong phần thiết kế cốp pha, chúng
ta đã sơ bộ lựa chọn thùng đổ thông qua một dải phân bố dung tích thùng theo tải trọng đổ bê tông tiêu chuẩn
dùng để thiết kế cốp pha, (như sau: thùng cỡ nhỏ V < 0,2 m³ tương ứng với tải trọng đổ bằng 200 kG/m²; thùng
cỡ vừa V = 0,2-0,8 m³ tương ứng với tải trọng đổ bằng 400 kG/m²; thùng cỡ lớn, trên 0,8 m³, V = 0,8-1,0 m³ tương
ứng với tải trọng đổ bằng 600 kG/m²). Đến lúc này cần phải lựa chọn chính xác một cỡ thùng đổ bê tông trong
dải phân bố đó, và dùng nó để tính trọng lượng nâng yêu cầu (sức trục yêu cầu). Do đó, sức trục yêu câu chính
là trọng lượng (cả bì) của thùng đổ bê tông, đã được chọn như trên, chứa đầy vữa bê tông, được vận chuyển đến
đổ ở góc xa nhất của mặt bằng công trình so với vị trí đứng của cần trục (tức là tầm với yêu cầu). Các loại thùng
đổ bê tông (phễu đổ bê tông) phải tra theo các kích cỡ của các nhà cung cấp máy xây dựng. Ở Việt Nam, có thể
tham khảo các hãng như: Hòa Phát,… (xem thêm phần ví dụ một số loại thùng đổ thông dụng cho đổ cột, dầm,
sàn nhà nhiều tầng).
Trong phương pháp vận chuyển này, các công tác cốp pha và cốt thép không được lấy làm công tác chính để lựa
chọn thông số cần trục. Trọng lượng mỗi mã cẩu phục vụ cho các công tác này được lấy tương ứng với trọng
lượng một mẻ vận chuyển bê tông (trọng lượng cả bì của một thùng đổ bê tông đầy vữa). Khối lượng vận chuyển
các công tác này trong mỗi ca, được phân bố xen kẽ với khối lượng vận chuyển của công tác bê tông trong ca
đó. Chiều cao nâng vật yêu cầu của việc thi công công trình chính là chiều cao công tác yêu cầu để đưa hộc bê
tông vào đổ ở tầng mái của nhà.
Như vậy, sau khi chọn sơ bộ loại cần trục tháp, việc tiếp theo trong chọn lựa cần trục tháp là xác định hai thông
số sức trục và chiều cao nâng của cần trục theo 2 điều kiện sau:
Q = Q ≥ Q = k1k2Vγ
H = Hₐₓ ≥ H = H.áₐₓ = Hà + h1 + h2 + h3
• Hà là cao độ cốp pha sàn mái. (m)
• Q là thông số sức trục của cần trục tháp được chọn lựa, chính là bằng tải trọng nâng nhỏ nhất
mà cần trục có khả năng cẩu được khi vị trí xe con nằm tại đầu mút tay cần Q. (tấn)
• H là thông số chiều cao nâng của cần trục tháp được lựa chọn. (m)
• h1 là chiều cao đưa thùng chứa bê tông qua lan can giáo công tác tầng mái vào vị trí đổ. (m)
• h2 là chiều cao thùng chứa vữa. (m)
• h3 chiều cao thiết bị treo buộc thùng đổ vào móc cẩu (quang treo). (m)
• V là dung tích thùng đổ. (m³)
• k1 là hệ số đầy vơi, k1 = 0,90-0,95. Điều 6.3.3. tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 nói rằng: "Khi dùng
thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào thùng treo không vượt quá
90-95% dung tích thùng."
• k2 là hệ số trọng lượng vỏ thùng, có thể lấy k2 = 1,2-1,3 hoặc tính trực tiếp qua tỷ số giữa trọng
lượng thùng vữa bê tông kể cả bì trên trọng lượng tịnh vữa bê tông.
• γ là trọng lượng riêng của vữa bê tông, γ = 2,5 tấn/m³.
Từ đó ta có được một nhóm cần trục tháp đáp ứng được hai thông số yêu cầu trên (sơ tuyển). Tiếp theo tiến hành
bố trí từng cần trục đã sơ tuyển trên (với các thông số chế tạo của chúng), trong mặt bằng thi công, theo điều
kiện tầm với như sau:
• Trong trường hợp cần trục tháp trụ tháp quay-đối trọng dưới-chạy trên ray và các loại cần trục tháp tự
hành khác, thì Rₐₓ = R(Q) ≥ R = Bà + Bá.
28 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG II. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG
• R là tầm với tới điểm xa nhất của công trình đòi hỏi cần trục phải đảm bảo phục vụ được.
Trong trường hợp cần trục chạy trên ray, cần trục có thể di chuyển tịnh tiến song song công
trình trên ray tới điểm đứng trực diện với điểm góc xa nhất của công trình. Do đó, R chính
là khoảng cách từ điểm phục vụ xa nhất đó đến trục ray (trục bố trí máy): R = Bà + Bá.
• Bà = Bₐ là kích thước bề ngang nhà. (m)
• Bá = Bₐ là khoảng cách từ trục bố trí máy đến trục định vị biên của nhà ở phía gần cần trục
nhất. Trường hợp cần trục tháp loại trụ tháp quay-đối trọng thấp, do phải đảm bảo tránh va
chạm đối trọng vào giáo công tác phía mặt công trình, khi cần trục quay lộn cần ra phía sau
để cẩu vật liệu, thì Bá = Báₒ + Bₐ + Bđ
• Báₒ là khoảng cách từ mép ngoài giáo công tác đến trục định vị biên của công trình, có kể
đến bề nửa bề dầy của kết cấu biên nhà, thường bằng khoảng 1,5-1,8 m.
• Bₐ là khoảng khe hở an toàn giữa vị trí đối trọng khi quay vào trong phía công trình hay
khoảng hở giữa trụ tháp cố định với mép công trình, thường bằng khoảng 0,8-1,2 m.
• Bđ là khoảng cách mép ngoài đối trọng đến tâm cần trục (tâm ray). Đây là một thông số cần
trục được tra theo lý lịch máy.
Loại cần trục tháp tự hành cũng được lựa chọn tương tự như loại cần trục tháp trụ tháp quay-chạy
trên ray-đối trọng thấp.
Khi Rₐₓ = R, thì mọi điểm trên trục định vị biên dọc nhà nằm ở phía xa cần trục đều là điểm phục
vụ xa nhất, với tầm với lớn nhất. Tay cần của cần trục khi phục vụ cho các điểm này phải vuông góc
với đường trục ray. Đường ray phải được kéo dài suốt dọc chiều dài của nhà.
Còn khi Rₐₓ > R, thì chỉ có 2 điểm góc xa của mặt bằng nhà mới là những điểm phục vụ xa nhất.
Tay cần của cần trục tháp dài hơn tầm với yêu cầu, nên không cần thiết phải bố trí ray ra tới hai trục
đầu hồi nhà, chỉ cần bố trí ray lui vào, tới các vị trí đứng mà cần trục vẫn vươn tới các điểm phục vụ
xa nhất đó với bán kính quay bằng Rₐₓ. Chiều dài mỗi đoạn ray có thể bớt đi được ở hai trục đầu
hồi, so với khi Rₐₓ = R, được tính theo công thức sau: Lớ ₐ =
√
R2
ctmax − (Bnha + Bmay)2 -
Lá/2
• Trong trường hợp cần trục tháp trụ tháp cố định-tay cần quay-đối trọng trên, thì Bá = Bₐ + B.á
và Rₐₓ = R(Q) ≥ R =
√
L2
nha/4 + (Bnha + Bmay)2
• Là = Lₐ là kích thước bề dài nhà.
• B.á là nửa bề rộng đế trụ tháp. Đây là một thông số cần trục được tra theo lý lịch máy.
• Trong trường hợp cần trục tháp tự leo trong lồng thang máy:
Vị trí đứng của cần trục tháp đã được xác định là ở giữa lõi công trình. Tầm với yêu cầu đối với cần
trục lại phụ thuộc vào vị trí tập kết vật liệu cốt thép, thiết bị cốp pha tại chân công trình và vị trí
trạm trộn bê tông trên mặt bằng công trường.
Dùng máy bơm để vận chuyển bê tông, cần trục tháp vận chuyển cốp pha và cốt thép
Ở phương pháp này, công tác bê tông được ưu tiên vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng. Cần trục tháp
được san bớt nhiệm vụ, chỉ còn vận chuyển cho hai công tác cốp pha và cốt thép. Việc xác định sức trục yêu cầu
đối với cần trục tháp có khác biệt với phương pháp trên.
Trọng lượng của một mẻ cẩu cốp pha hay cốt thép phụ thuộc vào việc thiết kế sức chứa của sàn đón vật liệu
(nếu dùng cốp pha rời), hoặc là trọng lượng của cấu kiện cốp pha tấm lớn (nếu dùng cốp pha tấm lớn như: cốp
pha bay, …).
Điều 2.4. tiêu chuẩn TCXD 200-1997 Nhà cao tầng: kỹ thuật về bê tông bơm nói rằng: Hỗn hợp bơm bê tông có
kích thước hạt tối đa không lớn hơn 0,33 đường kính trong nhỏ nhất của ống dẫn đối với đá dăm và 0,4 đối với sỏi.
Cốt liệu lớn dùng cho vữa bê tông thông thường có đường kính lớn nhất thường khoảng 10-40 mm thích hợp với
các loại đường kính ống bơm từ 125-150 mm trở lên, theo điều 3.2. tiêu chuẩn TCXD 200-1997.
3.2. LỰA CHỌN, BỐ TRÍ THIẾT BỊ MÁY MÓC PHỤ TRỢ VÀ PHỐI HỢP CHÚNG VỚI CÁC MÁY MÓC CHỦ ĐẠO 29
eo cuốn Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng-tập II, của tác giả người Trung ốc-Triệu Tây An,
thì quan hệ giữa đường kính ống bơm tối thiểu với đường kính cốt liệu lớn nhất được lựa chọn theo bảng sau:
Đường ống bơm đặt thẳng đứng, ống bơm thu nhỏ tiết diện dạng hình côn, ống cong đổi hướng gây ra những
cản trở trong vận chuyển vữa hơn so với đường ống thẳng đặt nằm ngang (giảm áp lực, giảm vận tốc lưu chuyển,
có thể gây tắc,…). Để lựa chọn ống bơm bê tông, các loại ống này được quy đổi từng đơn vị chiều dài (1 mét) ra
một số lượng mét ống thẳng đặt nằm ngang nhất định, sao cho tương đương về độ tổn hao áp lực bơm và vận
tốc lưu chuyển vữa. Trong cuốn Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng-tập II, Triệu Tây An đưa ra một
bảng quy đổi tương đương về ống ngang của các loại ống trên như sau:
Lựa chọn bơm bê tông sơ bộ theo năng lực bơm tối đa: náQₐ ₐₓk = 8náQₐₓk > Q = Qầ
• ná số lượng máy bơm cùng loại sử dụng cho công trình (máy)
• Qₐₓ năng suất tối đa của máy có thể thực hiện được (là thông của máy bơm) (m³/h)
• Qₐ ₐₓ sức bơm lớn nhất của máy bơm. (m³)
• k hệ số sử dụng máy bơm, k = 0,4-0,8
• Q khối lượng bê tông mà công trình yêu cầu hệ thống máy bơm đáp ứng trong ca làm việc (8 tiếng). (m³)
• Qầ khối lượng bê tông của một tầng sàn. (m³)
3.2 Lựa chọn, bố trí thiết bị máy móc phụ trợ và phối hợp chúng với các
máy móc chủ đạo
Lựa chọn máy trộn
Việc lựa chọn máy trộn cần phải tương thích với máy móc chủ đạo (máy vận chuyển theo phương đứng) về dung
tích hiệu dụng và năng lực. Dung tích hiệu dụng thùng đổ bê tông thường phải là bội số hoặc tốt nhất là bằng
với dung tích trộn hiệu dụng của máy trộn. Nếu khối lượng của mẻ đổ bằng bội số của mẻ trộn, thì cần trục phải
mất thêm thời gian chờ đợi giữa các lần xả máy trộn, để giảm thời gian này thì cần nhiều hơn một máy trộn
cùng loại.
Sau khi chọn được máy trộn theo dung tích hiệu dụng, cần bố trí máy trộn trong tầm hoạt động của cần trục
tháp nhưng nằm gần bãi tập kết vật liệu: cát, đá, xi măng, sao cho khoảng cách vận chuyển từ nơi trộn đến nơi
đổ là nhỏ nhất, để tăng năng suất của cần trục.
Tính năng suất cần trục tháp
Năng suất ca làm việc của cần trục tháp là tích số giữa tải trọng nâng trung bình của cần trục tháp với số lần
làm việc hữu hiệu của cần trục tháp trong một ca làm việc. Nₐ = (kQ)(kn) = (kQ)(k(8*3600/T)) (tấn/ca)
T = tạ + tâ + 2tể + 2tₐ + 2tầớ + tₓả + tạ
• Q là tải trọng nâng một lần làm việc cần trục tháp, tức là trọng lượng của một mã cẩu trung
bình. (tấn)
• tâ = (Hà + h1 + h2 + h3)/vâ là thời gian nâng vật cẩu (thùng chứa vữa, cấu kiện cốt thép
hay cốp pha). (s)
• tạ = (Hà + h1 + h2 + h3)/vạ là thời gian hạ vật cẩu (thùng chứa vữa, cấu kiện cốt thép hay
cốp pha). (s)
• tể = l0/vể là thời gian di chuyển cần trục tháp trên ray.
• tₐ = α/(6nₐ ) là thời gian quay tay cần từ vị nâng (cửa xả của máy trộn, kho bãi gia công
cốp pha và cốt thép) đến vị trí hạ (vị trí đổ bê tông, sàn đón vật liệu). (s)
• tầớ = l1/vầớ là thời gian thay đổi tầm với (thời gian di chuyển xe con trên cánh tay cần).
(s)
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revDac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revNguyễn Đức Hoàng
 
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳngđồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
thuyết minh đồ án bê tông cốt thép 2
thuyết minh đồ án bê tông cốt thép 2thuyết minh đồ án bê tông cốt thép 2
thuyết minh đồ án bê tông cốt thép 2Ho Ngoc Thuan
 
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chính
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chínhHướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chính
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chínhBùi Minh Tuấn
 
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựngCâu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựngchiennuce
 
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpHướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpTung Nguyen Xuan
 
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh HùngSổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùngshare-connect Blog
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangVương Hữu
 
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá HuếKhung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huếshare-connect Blog
 
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...hanhha12
 
Thuyet minh be nuoc ngam
Thuyet minh be nuoc ngamThuyet minh be nuoc ngam
Thuyet minh be nuoc ngamHắc PI
 
thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 Ho Ngoc Thuan
 
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình CốngSàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cốngshare-connect Blog
 
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHồ Việt Hùng
 
Nhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
Nhà cao tầng btct - Võ Bá TầmNhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
Nhà cao tầng btct - Võ Bá TầmDung Bui
 
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_coc
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_cocVo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_coc
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_cocMinh Tuấn Phạm
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đứcshare-connect Blog
 
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdfTcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdfLe Hung
 

La actualidad más candente (20)

Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revDac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
 
Chương 2 sàn
Chương 2 sànChương 2 sàn
Chương 2 sàn
 
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳngđồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
 
thuyết minh đồ án bê tông cốt thép 2
thuyết minh đồ án bê tông cốt thép 2thuyết minh đồ án bê tông cốt thép 2
thuyết minh đồ án bê tông cốt thép 2
 
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chính
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chínhHướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chính
Hướng dẫn cách tính toán và vẽ biểu đồ bao vật liệu dầm chính
 
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựngCâu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng
 
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpHướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
 
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh HùngSổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thang
 
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá HuếKhung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
 
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
 
Thuyet minh be nuoc ngam
Thuyet minh be nuoc ngamThuyet minh be nuoc ngam
Thuyet minh be nuoc ngam
 
thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2
 
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình CốngSàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
 
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
 
Nhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
Nhà cao tầng btct - Võ Bá TầmNhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
Nhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
 
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_coc
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_cocVo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_coc
Vo phan hoang_the_thao_phan_tich_va_tinh_toan_mong_coc
 
Chuong 4 nm
Chuong 4 nmChuong 4 nm
Chuong 4 nm
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
 
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdfTcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
 

Similar a Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu

BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019TiLiu5
 
TCVN5574-2018.pdf
TCVN5574-2018.pdfTCVN5574-2018.pdf
TCVN5574-2018.pdfHaiTruong60
 
Luận Văn Tính Toán Dầm Bê Tông Cốt Thép Theo Tcvn 5574-2012, Tiêu Chuẩn Châu ...
Luận Văn Tính Toán Dầm Bê Tông Cốt Thép Theo Tcvn 5574-2012, Tiêu Chuẩn Châu ...Luận Văn Tính Toán Dầm Bê Tông Cốt Thép Theo Tcvn 5574-2012, Tiêu Chuẩn Châu ...
Luận Văn Tính Toán Dầm Bê Tông Cốt Thép Theo Tcvn 5574-2012, Tiêu Chuẩn Châu ...tcoco3199
 
Tinh toan-on-dinh-dam-thep-theo-tieu-chuan-eurocode
Tinh toan-on-dinh-dam-thep-theo-tieu-chuan-eurocodeTinh toan-on-dinh-dam-thep-theo-tieu-chuan-eurocode
Tinh toan-on-dinh-dam-thep-theo-tieu-chuan-eurocodehungzozo
 
Dự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdfDự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdfNgaL139233
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐỒ ÁN MẪU BÊ TÔNG CỐT THÉP 2 - THẦY HỒ ĐỨC DUY - ĐH BÁCH KHOA TPHCM
ĐỒ ÁN MẪU BÊ TÔNG CỐT THÉP 2 - THẦY HỒ ĐỨC DUY - ĐH BÁCH KHOA TPHCMĐỒ ÁN MẪU BÊ TÔNG CỐT THÉP 2 - THẦY HỒ ĐỨC DUY - ĐH BÁCH KHOA TPHCM
ĐỒ ÁN MẪU BÊ TÔNG CỐT THÉP 2 - THẦY HỒ ĐỨC DUY - ĐH BÁCH KHOA TPHCMsonlam nguyenmai
 
đồ án bể chứa
đồ án bể chứađồ án bể chứa
đồ án bể chứaluuguxd
 
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04NgcJulie
 
Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.ssuser499fca
 
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdf
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdfĐồ án thiết kế METK 2 biên.pdf
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdfLaiPhmVn
 

Similar a Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu (20)

Do an-luat-26-01-hoan-thanh-v3
Do an-luat-26-01-hoan-thanh-v3Do an-luat-26-01-hoan-thanh-v3
Do an-luat-26-01-hoan-thanh-v3
 
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019
 
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAYLuận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
 
TCVN5574-2018.pdf
TCVN5574-2018.pdfTCVN5574-2018.pdf
TCVN5574-2018.pdf
 
Luận Văn Tính Toán Dầm Bê Tông Cốt Thép Theo Tcvn 5574-2012, Tiêu Chuẩn Châu ...
Luận Văn Tính Toán Dầm Bê Tông Cốt Thép Theo Tcvn 5574-2012, Tiêu Chuẩn Châu ...Luận Văn Tính Toán Dầm Bê Tông Cốt Thép Theo Tcvn 5574-2012, Tiêu Chuẩn Châu ...
Luận Văn Tính Toán Dầm Bê Tông Cốt Thép Theo Tcvn 5574-2012, Tiêu Chuẩn Châu ...
 
Tinh toan-on-dinh-dam-thep-theo-tieu-chuan-eurocode
Tinh toan-on-dinh-dam-thep-theo-tieu-chuan-eurocodeTinh toan-on-dinh-dam-thep-theo-tieu-chuan-eurocode
Tinh toan-on-dinh-dam-thep-theo-tieu-chuan-eurocode
 
Dự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdfDự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdf
 
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầngLuận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
 
Đề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY
Luận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAYLuận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY
Luận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY
 
ĐỒ ÁN MẪU BÊ TÔNG CỐT THÉP 2 - THẦY HỒ ĐỨC DUY - ĐH BÁCH KHOA TPHCM
ĐỒ ÁN MẪU BÊ TÔNG CỐT THÉP 2 - THẦY HỒ ĐỨC DUY - ĐH BÁCH KHOA TPHCMĐỒ ÁN MẪU BÊ TÔNG CỐT THÉP 2 - THẦY HỒ ĐỨC DUY - ĐH BÁCH KHOA TPHCM
ĐỒ ÁN MẪU BÊ TÔNG CỐT THÉP 2 - THẦY HỒ ĐỨC DUY - ĐH BÁCH KHOA TPHCM
 
Đề tài: Tính toán sàn, dầm bê tông cốt thép ứng lực trước căng sau
Đề tài: Tính toán sàn, dầm bê tông cốt thép ứng lực trước căng sauĐề tài: Tính toán sàn, dầm bê tông cốt thép ứng lực trước căng sau
Đề tài: Tính toán sàn, dầm bê tông cốt thép ứng lực trước căng sau
 
Luận văn: Cục lưu trữ quốc gia Hà Nội, HAY
Luận văn: Cục lưu trữ quốc gia Hà Nội, HAYLuận văn: Cục lưu trữ quốc gia Hà Nội, HAY
Luận văn: Cục lưu trữ quốc gia Hà Nội, HAY
 
đồ án bể chứa
đồ án bể chứađồ án bể chứa
đồ án bể chứa
 
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
 
Luận văn: Tính toán Dầm bê tông cốt thép theo TCVN , HOT
Luận văn: Tính toán Dầm bê tông cốt thép theo TCVN , HOTLuận văn: Tính toán Dầm bê tông cốt thép theo TCVN , HOT
Luận văn: Tính toán Dầm bê tông cốt thép theo TCVN , HOT
 
Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.
 
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdf
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdfĐồ án thiết kế METK 2 biên.pdf
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdf
 

Más de Tung Nguyen Xuan

Giáo Trình thí nghiệm và kiểm định công trình
Giáo Trình thí nghiệm và kiểm định công trìnhGiáo Trình thí nghiệm và kiểm định công trình
Giáo Trình thí nghiệm và kiểm định công trìnhTung Nguyen Xuan
 
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung HiếuBài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung HiếuTung Nguyen Xuan
 
Bản vẽ Đồ án kỹ thuật thi công 2
Bản vẽ Đồ án kỹ thuật thi công 2Bản vẽ Đồ án kỹ thuật thi công 2
Bản vẽ Đồ án kỹ thuật thi công 2Tung Nguyen Xuan
 
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầngThiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầngTung Nguyen Xuan
 
Bản vẽ đồ án Nền móng- Đại học Xây dựng
Bản vẽ đồ án Nền móng- Đại học Xây dựngBản vẽ đồ án Nền móng- Đại học Xây dựng
Bản vẽ đồ án Nền móng- Đại học Xây dựngTung Nguyen Xuan
 
Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây Dựng
Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây DựngSàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây Dựng
Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây DựngTung Nguyen Xuan
 
Động lực học công trình
Động lực học công trìnhĐộng lực học công trình
Động lực học công trìnhTung Nguyen Xuan
 

Más de Tung Nguyen Xuan (11)

Giáo Trình thí nghiệm và kiểm định công trình
Giáo Trình thí nghiệm và kiểm định công trìnhGiáo Trình thí nghiệm và kiểm định công trình
Giáo Trình thí nghiệm và kiểm định công trình
 
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung HiếuBài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
 
Bản vẽ Đồ án kỹ thuật thi công 2
Bản vẽ Đồ án kỹ thuật thi công 2Bản vẽ Đồ án kỹ thuật thi công 2
Bản vẽ Đồ án kỹ thuật thi công 2
 
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầngThiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
 
Bản vẽ đồ án Nền móng- Đại học Xây dựng
Bản vẽ đồ án Nền móng- Đại học Xây dựngBản vẽ đồ án Nền móng- Đại học Xây dựng
Bản vẽ đồ án Nền móng- Đại học Xây dựng
 
Cong nghe be tong xi mang
Cong nghe be tong xi mangCong nghe be tong xi mang
Cong nghe be tong xi mang
 
Cơ học đất- whitlow
Cơ học đất- whitlowCơ học đất- whitlow
Cơ học đất- whitlow
 
Học python
Học pythonHọc python
Học python
 
Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây Dựng
Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây DựngSàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây Dựng
Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây Dựng
 
Động lực học công trình
Động lực học công trìnhĐộng lực học công trình
Động lực học công trình
 
Giáo trình sketch up
Giáo trình sketch upGiáo trình sketch up
Giáo trình sketch up
 

Último

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu

  • 1. Hướng dẫn đồ án Kỹ thuật thi công ầy Doãn Hiệu-NUCE
  • 2. Mục lục 1 CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA 1 1.0.1 Tổ hợp tải trọng tác dụng lên cốp pha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 1.0.2 Các công nghệ thi công . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.0.3 iết kế cốp pha cố định (khuôn đúc chế tạo tại chỗ) bằng gỗ xẻ . . . . . . . . . . . . . 7 1.0.4 iết kế và tổ hợp ván khuôn định hình bằng gỗ dán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 1.0.5 Tổ hợp và kiểm tra cốp pha định hình bằng thép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 1.0.6 iết kế và tổ hợp các dạng cốp pha hỗn hợp (thép-gỗ,…) . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 1.0.7 Chú thích chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 1.0.8 am khảo chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 1.0.9 Phụ lục chương I: Xác định giá trị nội lực và biến dạng cực trị trong kết cấu cốp pha . . 13 2 Phụ lục ương I: Xác định giá trị nội lực và biến dạng cực trị trong kết cấu cốp pha 22 2.1 eo hệ thống lý thuyết tính toán của Việt Nam và Liên Xô cũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 2.2 eo lý thuyết tính toán của Hoa Kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24 2.3 am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24 3 CHƯƠNG II. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG 26 3.1 Lựa chọn phương pháp vận chuyển đứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 3.2 Lựa chọn, bố trí thiết bị máy móc phụ trợ và phối hợp chúng với các máy móc chủ đạo . . . . . 29 3.2.1 Tính toán khối lượng các công tác cốp pha, cốt thép và bê tông cho mỗi tầng nhà (điển hình) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30 3.2.2 Phân chia phân khu thi công bê tông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31 3.2.3 Điều kiện tháo dỡ cốp pha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 3.2.4 am khảo chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35 4 CHƯƠNG III. CÁC VÍ DỤ ĐỒ ÁN 36 4.1 iết kế cốp pha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 4.1.1 iết kế cốp pha sàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 4.1.2 iết kế cốp pha dầm chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39 4.1.3 iết kế cốp pha dầm phụ D2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41 4.1.4 iết kế cốp pha cột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42 4.2 iết kế biện pháp thi công . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43 4.2.1 Lựa chọn cần trục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44 4.2.2 Tính năng suất cần trục tháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46 i
  • 3. ii MỤC LỤC 4.2.3 Lựa chọn máy trộn, máy đầm và phối hợp chúng với cần trục tháp . . . . . . . . . . . . 47 4.2.4 Xác định khối lượng công tác và khối lượng lao động cho một tầng nhà . . . . . . . . . 47 4.2.5 Phân chia phân khu thi công bê tông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50 4.2.6 Gián đoạn công nghệ và biện pháp tháo dỡ cốp pha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54 4.2.7 iết kế biện pháp kỹ thuật an toàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55 5 CHƯƠNG IV. HƯỚNG DẪN THỂ HIỆN BẢN VẼ KỸ THUẬT THI CÔNG 61 5.1 Mặt bằng quy trình công nghệ thi công bê tông toàn khối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 5.2 Mặt cắt công nghệ dọc và mặt cắt công nghệ ngang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 5.3 Mặt bằng phân khu thi công dầm và sàn bê tông cốt thép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 5.4 Chi tiết thiết kế cốp pha dầm chính liền sàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 5.5 Chi tiết thiết kế cốp pha dầm phụ liền sàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 5.6 Chi tiết thiết kế cốp pha cột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 6 CHƯƠNG V. CÁC SỔ TAY KỸ THUẬT 68 6.1 ông số của các tấm ván khuôn thép định hình thông thường . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 6.2 Một số loại thùng đổ bê tông thông dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 6.3 Định mức sử dụng lao động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 6.3.1 Định mức lao động 726-VNDCCH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 6.3.2 Định mức dự toán xây dựng 1776-CHXHCNVN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 6.4 ông số cần trục tháp loại đối trọng dưới chạy trên ray . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 6.5 ông số máy đào đất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 6.6 ông số máy bơm bê tông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 7 Chương VI:Biện pháp thi công móng nhà 72 7.0.1 Đào đất bằng máy đào gầu nghịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72 7.1 am khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75 8 Chương VII:Ví dụ về thi công móng nhà 76 8.1 Nguồn, người đóng góp, và giấy phép cho văn bản và hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81 8.1.1 Văn bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81 8.1.2 Hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81 8.1.3 Giấy phép nội dung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83
  • 4. Chương 1 CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA 1.0.1 Tổ hợp tải trọng tác dụng lên cốp pha Cấu tạo cốp pha gỗ dầm liền sàn bê tông cốt thép toàn khối. Cốp pha (Khuôn đúc bê tông) vừa phải đảm bảo chịu lực tốt thay cho kết cấu bê tông cốt thép trong giai đoạn đúc bê tông, vừa phải đảm bảo cứng để tạo được hình dạng ổn định cho kết cấu bê tông cốt thép. Cho nên khuôn đúc phải được thiết kế đồng thời trong cả hai trạng thái giới hạn về cường độ lẫn về biến dạng. Khi tính toán theo trạng thái giới hạn I – về cường độ (độ bền), thì dùng tổ hợp tác dụng của tất cả các tải trọng tính toán thường xuyên và tạm thời nguy hiểm nhất có thể xảy ra. Trong tổ hợp này, tất cả các tải trọng tạm thời đều được nhân với hệ số tổ hợp 0,9. Hoạt tải do đầm và hoạt tải do đổ không bao giờ tác động đồng thời. Khi tính toán theo trạng thái giới hạn II – về độ võng, để không gây ra độ võng chế tạo của kết cấu bê tông cốt thép hình thành trong giai đoạn thi công, thì chỉ dùng tổ hợp tác dụng của các tải trọng tiêu chuẩn thường xuyên trong giai đoạn thi công. 1
  • 5. 2 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA Khuôn đúc bê tông và bê tông cốt thép phải đảm bảo độ biến dạng nhỏ nhằm giảm tối thiểu biến dạng ban đầu do chế tạo của kết cấu bê tông, bê tông cốt thép cho nên khi tính toán khuôn đúc theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II - độ võng) yêu cầu khắt khe hơn so với tính toán cho kết cấu bê tông. Độ võng, dưới tác động của tải trọng, cho phép, đối với khuôn đúc (cốp pha) của bề mặt kết cấu lộ ra ngoài []1 = 1/400 nhịp của bộ phận cốp pha đó (bộ phận cốp pha là: ván khuôn, đà ngang, đà dọc, đà đứng,… chịu uốn), đối với cốp pha của bề mặt kết cấu bị che khuất []1 = 1/250 nhịp của bộ phận cốp pha đó (nhịp của bộ phận cốp pha là l, thì []1 = l/400 hay []1 = l/250)[1] . (Ở lý thuyết của Hoa Kỳ, giới hạn độ võng (hay biến dạng) cho phép của các bộ phận cốp pha chịu uốn cũng được lấy theo nhịp của bộ phân cốp pha đó[2] , nhưng với các hệ số khác không phải là 1/400 hay 1/250 như của Việt Nam.) Độ võng đàn hồi hoặc độ lún của gỗ chống cốp pha cho phép []2 = 1/1000 nhịp tự do của các kết cấu bê tông cốt thép tương ứng (nhịp của kết cấu bê tông tương ứng là L, thì []2 = L/1000). (phụ lục A3 - TCVN 4453 : 1995). Dù khác với nhịp của kết cấu bê tông cốt thép, nhịp của bộ phận khuôn đúc thường chưa biết trước mà phải xác định thông qua tính toán thiết kế khuôn, nhưng nhịp của bộ phận khuôn đúc luôn nhỏ hơn (hay cùng lắm là bằng) nhịp của kết cấu bê tông cốt thép mà khuôn đó đúc nên. Do đó, biến dạng cho phép của khuôn đúc là rất nhỏ so với biến dạng cho phép của kết cấu bê tông mà nó đúc nên. Khi tính toán khuôn đúc theo trạng thái giới hạn II – điều kiện sử dụng bình thường về biến dạng của khuôn đúc, cần xét với các tải trọng tiêu chuẩn và chỉ sử dụng vật liệu làm khuôn với điều kiện làm việc toàn bộ trong giới hạn đàn hồi của nó (nội lực trong kết cấu khuôn đúc trong cả hai trạng thái giới hạn I và II, được xác định qua sơ đồ đàn hồi, không dùng sơ đồ kết cấu khớp dẻo để tính). Vì bản chất của sơ đồ khớp dẻo là quá trình biến hệ kết cấu siêu tĩnh (dầm nhiều nhịp) thành hệ tĩnh định khi hình thành số khớp dẻo tới hạn (nội lực cuối cùng sau khi phân phối lại, thực chất là nội lực của kết cấu tĩnh định), vị trí khớp dẻo làm việc ngoài giới hạn đàn hồi (biến dạng không phục hồi khi thôi tác động của tải trọng), qua đó tận dụng tối đa năng lực của hệ kết cấu. Kết cấu khuôn đúc thông thường đều làm việc ở 03 giai đoạn thi công lần lượt như sau: • Giai đoạn từ khi lắp dựng khuôn xong đến khi đổ và đầm xong kết cấu bê tông. Trong giai đoạn này kết cấu khuôn đúc chịu nhiều tác động của các tải trọng nhất (cả dài han và ngắn hạn). Nội lực, chuyển vị và biến dạng trong kết cấu khuôn đúc là lớn nhất. Nhưng kết cấu khuôn đúc được cấu tạo và thiết kế, cả về cường độ lẫn biến dạng, đồng thời theo sơ đồ kết cấu đàn hồi, nên toàn bộ vật liệu làm khuôn làm việc trong giai đoạn đàn hồi. Do vậy toàn bộ chuyển vị và biến dạng trong kết cấu khuôn đúc là chuyển vị và biến dạng đàn hồi. Các biến dạng này có thể rất lớn, nhưng chúng vẫn là biến dạng đàn hồi. Những phần biến dạng do các tải trọng tạm thời, chỉ tác dụng trong giai đoạn thi công này, gây ra sẽ mất đi ngay khi tải trọng đó thôi tác dụng, trước khi bê tông bắt đầu ninh kết, mà không tác động chút nào đến việc hình thành định dạng kết cấu bê tông cần đúc. Cho nên những biến dạng do các tải trọng tạm thời như: tải trọng do người và phương tiện gây ra, tải trọng đổ bê tông, tải trọng đầm bê tông (thôi tác dụng sau khi đổ, đầm bê tông) không được tính tới khi tính toán theo trạng thái giới hạn II - về biến dạng. • Giai đoạn đổ và đầm xong, vữa bê tông trong khuôn bắt đầu ninh kết đến khi bê tông đóng rắn. Các biến dạng còn lại, do các tải trọng thường xuyên (như tổng trọng lượng kết cấu bê tông, trọng lượng bản thân hệ khuôn đúc) và tạm thời còn lại (như áp lực vữa bê tông lỏng, trọng lượng lớp phủ bảo dưỡng bê tông …v …v.) trong giai đoạn thi công này ảnh hưởng quyết định đến việc định hình nên hình dạng kết cấu bê tông. Nên cần phải kiểm tra biến dạng tổng do các tải trong tác động trong giai đoạn thi công này gây ra trong khuôn đúc, theo trạng thái giới hạn II - điều kiện làm việc bình thường của khuôn đúc về biến dạng. • Giai đoạn phát triển thêm cường độ bê tông sau đóng rắn cho đến khi bê tông đạt cường độ tháo dỡ khuôn đúc. Khuôn đúc hết vai trò định dạng kết cấu bê tông, nhưng nó vẫn chịu lực thay cho kết cấu bê tông khi bê tông chưa làm việc được. Trong giai đoạn thi công này các tải trọng tạm thời (áp lực vữa bê tông lỏng…v…v.) tiếp tục hết tác dụng lên khuôn đúc. Nội lực và biến dạng của khuôn đúc giảm, nếu sơ đồ kết cấu không thay đổi, nên điều kiện cường độ và biến dạng đã kiểm tra trong các giai đoạn thi công trước vẫn được đảm bảo. Chỉ khi thay đổi sơ đồ kết cấu của khuôn đúc, do tháo dỡ một phần khuôn không chịu lực trước khuôn đúc chịu lực, thì mới phải kiểm tra phần ván khuôn chịu lực còn lại, với sơ đồ kết cấu mới của khuôn, chủ yếu theo điều kiện cường độ (Trạng thái giới hạn I). Như vậy: trạng thái giới hạn I - về cường độ, chủ yếu được kiểm tra ở giai đoạn thi công đầu, đổ và đầm bê tông, với tất cả các tải trọng tác dụng lên khuôn đúc. Trạng thái giới hạn II - về biến dạng, được kiểm tra ở giai đoạn thi công thứ hai, ninh kết và đóng rắn, với mọi tải trọng tác dụng lên khuôn trong giai đoạn thi công này. Nếu tháo dỡ cốp pha không chịu lực trước, thì kiểm tra lại điều kiện cường độ đối với cốp pha chịu lực còn lại theo sơ đồ làm việc mới của nó, trong giai đoạn thi công cuối - bê tông phát triển cường độ. Tiêu chuẩn Việt Nam, quy định trạng thái giới hạn I-về cường độ được tính toàn với tổ hợp tất cả các tải trọng thường xuyên và tạm thời tác dụng trong giai đoạn thi công bê tông (tức là giai đoạn bê tông tươi), còn trạng
  • 6. 3 thái giới hạn II-về biến dạng được tính toán với tổ hợp tất cả các tải trọng tác dụng trong giai đoạn bê tông ninh kết và đóng rắn, là giai đoạn vật liệu bê tông phải được nằm ổn định trong khuôn và phải được khống chế biến dạng tới mức tối đa. (eo tiêu chuẩn, đồng hiện hành với TCVN 4453:1995, là tiêu chuẩn QPTL-D6:1978, của ngành công trình thủy) • Gtc êô, G êô là Tĩnh tải trọng lượng của vữa bê tông khi còn lỏng (tiêu chuẩn, tính toán), (kết cấu bê tông khi đã rắn, thường giảm trọng lượng so với khi lỏng, nên tổng quát lấy trọng lượng khi lỏng để tính). Khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông nặng (trộn với sỏi hoặc đá dăm thuộc các loại nham thạch cứng) mới đổ và được đầm chặt, γ =2500 kG/m³. • Gtc ốé, G ốé là Tĩnh tải trọng lượng của cốt thép trong kết cấu bê tông (tiêu chuẩn, tính toán). Tải trọng này được tính dựa vào trọng lượng riêng của cốt thép γ = 7850 kG/m³, vào hàm lượng cốt thép trung bình trong từng kết cấu bê tông cốt thép, hàm lượng này được xác định cụ thể theo bản thiết kế kết cấu bê tông cốt thép. Trường hợp không có khối lượng cụ thể thì có thể lấy giá trị tải trọng này bằng 100 kG/m³ bê tông cốt thép. • Gtc ốₐ, G ốₐ là Tĩnh tải trọng lượng bản thân khuôn đúc bê tông (tiêu chuẩn, tính toán). Tải trọng này được tính dựa vào trọng lượng thể tích của vật liệu làm cốp pha, vào khối lượng bản thân của từng kết cấu khuôn đúc, được xác định dần dần trong khi cấu tạo và thiết kế khuôn đúc. • Gtc ảₒưỡ, G ảₒưỡ là Hoạt tải trọng lượng lớp phủ bề mặt bảo dưỡng kết cấu bê tông (tiêu chuẩn, tính toán). Tải trọng này phụ thuộc vào biện pháp dưỡng hộ bê tông, trọng lượng thực tế quy ra phân bố đều của vật liệu phủ dưỡng hộ. Trong kết cấu nhà nói chung tải trọng này nhỏ, thường được bỏ qua không xét đến. • P áựêô, Ptc áựêô là Hoạt tải áp lực đẩy ngang của vữa bê tông khi hỗn hợp vữa còn lỏng. Tải trọng này chỉ tác dụng lên các kết cấu khuôn đúc dạng thành đứng, theo phương vuông góc với bề mặt ván khuôn, dưới dạng phân bố lăng trụ hình thang hay tam giác (dọc theo chiều ngang bề mặt ván khuôn thành thì đẳng trị, còn dọc chiều đứng ván khuôn thành thì giá trị giảm dần theo độ cao). eo tiêu chuẩn Việt Nam 4453:1995, áp lực ngang lớn nhất tiêu chuẩn của vữa bê tông tươi (tiếng Nga là максимальное боковое давление бетона), là một hàm số thực nghiệm được tra theo bảng A.1 sau: Các ký hiệu trong bảng: Ptc áựêô là áp lực ngang tối đa của hỗn hợp bê tông (daN/m²) γ là khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông đã đầm chặt (daN/m³) H là chiều cao mỗi lớp hỗn hợp bê tông (m) V là tốc độ đổ hỗn hợp bê tông (m/giờ) R và R1 là bán kính tác đọng của đầm rùi và đầm ngoài. Đối với đầm rùi lấy R = 0,7 (m), và đầm ngoài lấy R1 = 1,0 (m). k2 là hệ số tính đến ảnh hưởng nhiệt độ của hỗn hợp bê tông. eo tiêu chuẩn Liên bang Nga, thì k2 = 1,15 cho hỗn hợp với nhiệt độ từ 5 - 10 ℃; k2 = 1,0 cho hỗn hợp với nhiệt độ từ 10 - 25 ℃; k2 = 0,85 cho hỗn hợp với nhiệt độ trên 25 ℃. eo tiêu chuẩn Việt Nam, khi nhiệt độ hỗn hợp bê tông đạt: • < 8 ℃ thì k2 = 1,15 • 8-11 ℃ thì k2 = 1,10 • 12-17 ℃ thì k2 = 1,00 • 18-27 ℃ thì k2 = 0,95 • 28-32 ℃ thì k2 = 0,90 • ≥ 33 ℃ thì k2 = 0,85. k1 là hệ số tính đến ảnh hưởng độ sụt của hỗn hợp bê tông. eo tiêu chuẩn Liên bang Nga, hệ số này có tính đến tác động của độ lưu động (độ cứng hay độ sụt) của hỗn hợp bê tông, k1 = 0,8 cho các hỗn hợp với độ sụt (côn Abraham) 0 – 2 cm; k1 = 1,0 cho các hỗn hợp với độ sụt 2 - 7 cm; k1 = 1,2 cho các hỗn hợp với độ sụt ≥ 8 cm.[3]
  • 7. 4 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA Trong tiêu uẩn Mỹ, để xác định áp lực ngang của vữa bê tông (tiếng Anh là maximum lateral concrete pressure), với bê tông bình thường (tiêu chuẩn Mỹ lấy trọng lượng riêng của bê tông nặng γ = 2403 kg/m³), dùng đầm trong để đầm, Viện bê tông Mỹ (ACI) khuyến nghị sử dụng các công thức sau đây: • Đối với tất cả các loại khuôn cột và tường, có tốc độ dâng cao của vữa bê tông khi đổ đạt không quá 2,1 m/giờ: Ptc áựêô = p = 7,2 + (785R/(T + 18)) "(1)" với p ≤ p ≤ pₐₓ Trong đó: p là bên áp lực ngang của vữa bê tông (kN/m²) R là tốc độ dâng cao của vữa bê tông (m/giờ) T là nhiệt độ (o C) H là chiều cao của khuôn (m) Áp lực tối đa, lấy giá trị nhỏ nhất trong các trị số sau: pₐₓ = 143,6 (kN/m²) cho cột và pₐₓ = 95,8 (kN/m²) cho tường, hoặc pₐₓ = 23,6H = γH (kN/m²). Áp lực tối thiểu p = 28,7 (kN/m²). • Đối với đổ bê tông tường, với tốc độ dâng cao vữa nằm trong khoảng 2,13 - 3,04 m/giờ: Ptc áựêô = p = 7,2 + (1154/(T + 18)) + (244R/(T + 18)) "(2)" với p ≤ p ≤ pₐₓ Áp lực tối đa, lấy giá trị nhỏ hơn trong các trị số sau: pₐₓ = 23,6H (kN/m²) hoặc pₐₓ = 95,8 (kN/m²). ((Gia tốc trọng trường là 9,81 m/s²) 24,03*0,981 = 23,6 (kN/m³)). Áp lực tối thiểu p = 28,7 (kN/m²). • Đối với đổ bê tông tường với tốc độ dâng cao của vữa lớn trên 3,05 (m/giờ): Ptc áựêô = p = 23,6H (kN/m²) "(3)" với p ≥ p Áp lực tối thiểu p = 28,7 (kN/m²). Khi sử dụng đầm rung bên ngoài khuôn, thì nên lấy một tải trọng thiết kế (áp lực bê tông) gấp hai lần giá trị cho bởi công thức "(1)" và "(2)". Khi phụ gia chậm đông kết, pozzolan, hoặc phụ gia siêu dẻo được thêm vào bê tông, thì công thức "(3)" nên được sử dụng. Khi bê tông được bơm vào khuôn đứng từ phía dưới (với cả hai loại khuôn cột và tường), thì nên sử dụng công thức "(3)" với một lượng áp lực gia tăng tối thiểu bằng 25% áp suất bơm cho phép. [4] • Ptc ườ,.ệ, P ườ,.ệ là Hoạt tải động do người và phương tiện thi công (công cụ) gây ra. Tải trọng này, khi tính cốp pha sàn, coi là phân bố đều với giá trị tiêu chuẩn là Ptc ườ,.ệ = 250 kG/m² • Ptc đầ, đổ, P đầ, đổ là Hoạt tải động phát sinh khi đổ bê tông vào khuôn (Ptc đầ, đổ, P đầ, đổ) hoặc chấn động của đầm bê tông (Ptc đầm, đổ, P đầm, đổ) gây ra. Hai tải trọng đổ và đầm bê tông không bao giờ tác động đồng thời cùng lúc, khi đầm thì ngừng đổ bê tông vào khuôn và ngược lại. Từng kết cấu khuôn khác nhau, xem xét trong hai loại tải trọng này, loại tải trọng gây nguy hiểm hơn cho kết cấu khuôn đó, để dùng nó tính toán thiết kế khuôn đúc. Các tải trọng này, coi là phân bố đều theo phương vuông góc với bề mặt ván khuôn, có giá trị tiêu chuẩn được lấy như sau: áp lực đầm Ptc đầm, đổ = 200 kG/m², áp lực đổ Ptc đầ, đổ (phụ thuộc vào biện pháp đổ và phương tiện vận chuyển vữa bê tông) lấy theo bảng sau: Như vậy, khi thiết kế khuôn đúc bê tông, đã phải ọn trước sơ bộ thiết bị đổ bê tông (thùng đổ), sao cho khuôn đúc thiết kế ra phải chịu được hoạt tải đổ bê tông vào khuôn. Hay có nghĩa là, sức trục của công trình yêu cầu đối với cần trục là tổng trọng lượng một mẻ đổ bê tông phải đảm bảo trong tầm khả năng chịu lực của hệ khuôn đúc đã thiết kế trước. Q Hoạt tải áp lực đẩy ngang do gió gây ra: chỉ tác dụng lên các kết cấu cốp pha dạng thành đứng. Hoạt tải gió là đáng kể khi thi công nhà cao tầng và siêu cao tầng. Đối với nhà nhiều tầng có số tầng không lớn có thể bỏ qua hoạt tải gió tác dụng lên cốp pha đứng diện nhỏ như cột hoặc thành dầm, dùng biện pháp cấu tạo hệ gông giằng và dàn giáo chống liên hoàn để chịu tải gió ngang mà không cần tính toán.
  • 8. 5 Tuy nhiên, trong tiêu uẩn Mỹ, cách tính toán theo trạng thái giới hạn II-về biến dạng thì lại vẫn được tính toán với tổ hợp tất cả các tải trọng thường xuyên và tạm thời (mọi tải trọng dài hạn và ngắn hạn) tác dụng trong giai đoạn thi công bê tông (tức là giai đoạn bê tông tươi), như trạng thái giới hạn I-về cường độ. Cách này đơn giản hơn, giá trị biến dạng cực trị fₐₓ sẽ lớn hơn so với tiêu uẩn Việt Nam (TCVN), nhưng biến dạng cho phép lại được lấy lớn hơn Tiêu chuẩn Việt Nam. Ở đây, tiêu uẩn Mỹ, biến dạng cho phép của bộ phận khuôn đúc, trong mọi trường hợp, thường được lấy là: [f] = 1/180, hay 1/240, hoặc 1/360 nhịp của bộ phận cốp pha đó (lớn hơn so với các giá trị độ võng cho phép ở tiêu uẩn Việt Nam là [f] = 1/250 hoặc 1/400 nhịp của bộ phận cốp pha). Do đó, các cách tính trạng thái giới hạn về biến dạng của cả Tiêu chuẩn Việt Nam lẫn Tiêu chuẩn Mỹ là gần như giống nhau, TCVN chặt chẽ hơn, còn Tiêu chuẩn Mỹ lại đơn giản hơn. [5] Khuôn đúc bê tông vừa phải đảm bảo điều kiện cường độ, vừa phải đảm bảo điều kiện biến dạng, nên phải khống chế vật liệu làm kết cấu khuôn đúc chỉ làm việc hoàn toàn trong giới hạn đàn hồi. 1.0.2 Các công nghệ thi công Cốp pha cột, dầm, sàn trong công nghệ thi công bê tông toàn khối một đợt. Khuôn đúc bê tông cột, dầm, sàn nhà nhiều tầng thi công theo công nghệ một đợt trên một tầng.
  • 9. 6 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA eo sách Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng, tập II của tác giả người Trung ốc, Triệu Tây An, trang 42-55, thì có các công nghệ thi công bê tông toàn khối nhà nhiều tầng và cao tầng sau (Lê Văn Kiểm, trong cuốn i công bê tông cốt thép cũng phân chia tương tự[6] ): • Công nghệ thi công lắp đặt khuôn đúc (cốp pha) cột, vách, dầm và và sàn cùng lúc và đổ bê tông toàn bộ cùng một lần (công nghệ đúc bê tông kết cấu một lần hay công nghệ thi công bê tông toàn khối một đợt). Trình tự thi công gồm: Lắp buộc cốt thép cột, vách cứng --> đặt các đường ống chôn sẵn trong cột và vách cứng --> dựng khuôn đúc cột, vách cứng, dầm, sàn --> đổ bê tông cột, vách, dầm và sàn --> bảo dưỡng bê tông --> sau khi cường độ đạt yêu cầu, tháo dỡ khuôn đúc cột, vách, dầm, sàn. Trong công nghệ này, do trên đầu cột (hay vách) cốt thép của dầm chính, dầm phụ và sàn đan dầy đặc che lấp, khiến việc đổ bê tông cột không thể tiến hành theo phương pháp rút ống được, nên thường phải để cửa đổ bê tông ở lưng chừng chiều cao cốp pha cột (hay tường) để giảm chiều cao rơi tự do của vữa bê tông tươi xuống còn 1,5-2,0 m < 2,5 m (tránh hiện tượng phân tầng). Đổ bê tông gián tiếp qua cửa đổ (phần dưới) và đỉnh cột (phần trên), vữa bê tông tươi được chứa tạm trên sàn tầng dưới hay cốp pha sàn tầng đang thi công. Để cho ván khuôn đáy và thành dầm được liên kết với cốp pha cột thì cần phải để cửa đón dầm trên ván khuôn cột ở cao độ từ đáy dầm chính hay phụ lên tới cao độ đáy ván sàn (cao độ đỉnh cốp pha cột, cốp pha cột được cấu tạo cho đến đáy sàn). Việc văng chống định vị cho cốp pha cột được thẳng đứng, không thể tỳ xuống sàn vì vướng cột chống đáy dầm chính hay phụ và làm mất không gian công tác, nên thường được văng xiên ngược lên trên cố định vào cốp pha thành dầm. Do có cốp pha cột làm gối đỡ (của đón dầm) nên ta có thể chốn bớt được hai cột chống đỡ đáy dầm chính ở hai đầu mỗi nhịp dầm. • Công nghệ thi công tách rời cột và vách với dầm và sàn (công nghệ đúc bê tông kết cấu hai lần hay công nghệ thi công bê tông toàn khối hai đợt). Trình tự thi công gồm: Lắp buộc cốt thép cột, vách --> dựng khuôn đúc cột, vách --> đổ bê tông cột và vách đến dưới đáy dầm 3-5 cm --> tháo dỡ khuôn đúc vách, cột (để lại ván khuôn đầu cột phía trên đáy dầm) --> dựng đà ngang, giáo chống đỡ ván khuôn dầm --> lắp dựng ván khuôn đáy dầm --> lắp dựng ván khuôn thành dầm --> lắp dựng cốp pha (khuôn đúc) sàn --> lắp đặt cốt thép dầm --> lắp đặt cốt thép sàn, chôn sẵn các đường ống kỹ thuật chìm trong sàn --> đổ bê tông dầm sàn --> bảo dưỡng bê tông --> sau khi bê tông đạt cường độ để có thể tháo dỡ ván khuôn, thì tháo cốp pha (khuôn đúc) dầm và sàn (có thể tháo cốp pha thành dầm trước khi tháo cốp pha đáy dầm và cốp pha sàn, hay cũng có thể tháo dỡ chúng đồng thời với nhau). Công nghệ này, cốp pha cột được cấu tạo đến cao độ đáy dầm chính. Có thể tùy chọn giữa biện pháp đổ bê tông gián tiếp (bán thủ công) qua cửa đổ bê tông với biện pháp đổ bê tông trực tiếp bằng ống dẫn theo phương pháp rút ống (miệng ống đặt trên đỉnh cột, không phải làm cửa đổ). Đổ theo phương pháp rút ống có ưu điểm là ít tốn nhân lực, không phải thêm công đoạn trung gian chuyển vữa thủ công từ dưới sàn bê tông lên miệng cột, nhưng nhược điểm là nếu dùng cần trục tháp để cẩu thùng đổ bê tông có gắn ống dẫn thì cần trục bị kéo dài chu kỳ làm việc vì phải giữ nguyên một chỗ trên đỉnh cột cho tới khi đổ bê tông cột xong, và thứ nữa là nếu như đường kính tiết diện cột quá nhỏ (< 300) thì có thể không luồn được ống đổ xuống tận đáy khuôn cột vì mắc cốt thép cột. Để đổ bê tông cột bằng phương pháp rút ống thì đường kính ống mềm đổ bê tông D phải được chọn thỏa mãn điều kiện: Dđₐ > D > 4dₐₓ (với Dđₐ là đường kính trong của cốt đai, và dₐₓ là đường kính cốt liệu lớn nhất). • Công nghệ thi công lần lượt cột và vách, tiếp theo đến dầm, cuối cùng là sàn, riêng rẽ nhau (công nghệ thi công bê tông toàn khối ba đợt). Trình tự thi công gồm: Lắp buộc cốt thép cột, vách --> Lắp dựng khuôn đúc cột, vách --> đổ bê tông cột và vách đến dưới dầm 3-5 cm --> tháo dỡ khuôn đúc vách, cột (để lại ván khuôn đầu cột phía trên đáy dầm) --> dựng giá đỡ ván khuôn dầm --> lắp dựng ván khuôn đáy dầm --> lắp buộc cốt thép dầm --> lắp dựng ván khuôn thành dầm và gia cố văng chống xiên --> đổ bê tông dầm đến dưới đáy sàn 2-3 cm --> tháo dỡ ván khuôn thành dầm --> lắp dựng khuôn đúc sàn --> buộc cốt thép sàn, chôn sẵn các đường ống kỹ thuật chìm trong sàn --> đổ bê tông sàn --> bảo dưỡng bê tông --> sau khi đạt cường độ để có thể tháo dỡ khuôn đúc, thì tháo khuôn đúc dầm và sàn. • Công nghệ thi công cốp pha bay (thi công đúc bê tông cột, vách, dầm trước (có thể bằng "cốp pha trượt"), thi công bê tông sàn sau trên hệ cốp pha bay tấm lớn). Trong công nghệ này, kết cấu dầm bê tông cốt thép lại được coi như thuộc loại kết cấu đứng, phần khuôn đáy dầm thường được cấu tạo thành "khuôn tranh" giống như khuôn lỗ cửa sổ của đi xuyên qua kết cấu vách bê tông cốt thép (cửa thanh máy trong lõi thang
  • 10. 7 máy bê tông cốt thép), nằm kẹp giữa 2 hệ khuôn đúc thành là cốp pha trượt. Trình tự thi công, chia là 2 đợt, gồm: • Đợt 1, thi công các kết cấu đứng (cột, vách, dầm) (có thể) bằng công nghệ cốp pha trượt (tấm lớn di động đứng): Vị trí liên kết giữa sàn vào các kết cấu cột, vách, dầm đều phải để ờ lại thi công sau (bằng cách đặt xốp tạo hốc chờ và đặt thép chờ, riêng đối với dầm chỉ đổ bê tông phần nách dầm trở xuống). • Đợt 2, thi công sàn (kết cấu nằm) bằng công nghệ cốp pha bay (tấm lớn di động ngang). Do các công nghệ thi công nhà có cách chia đợt thi công khác nhau, kèm theo đó là vị trí và số lượng mạch ngừng thi công cũng khác nhau đối với từng phương pháp. Đồng thời, sau mỗi đợt thi công trong tất cả các công nghệ thi công nhà trên, thì công tác cuối cùng luôn là tháo hay di chuyển hệ thống khuôn đúc của các cấu kiện hoặc kết cấu bê tông đã thi công xong. Vì vậy, cần phải có cấu tạo cốp pha phù hợp với việc sử dụng và tháo dỡ hay di chuyển cốp pha trong từng loại công nghệ thi công khác nhau trên. 1.0.3 Thiết kế cốp pha cố định (khuôn đúc chế tạo tại chỗ) bằng gỗ xẻ Bằng các biện pháp cấu tạo, để đưa ra được một thiết kế cốp pha cho sàn sườn toàn khối có sơ đồ kết cấu đơn giản nhất nhưng khả năng chịu lực và chống biến dạng tốt nhất có thể (tốt nhất là để kết cấu cốp pha làm việc ở trạng thái ứng suất phẳng hay ứng suất đơn). Các tấm ván khuôn dạng bản nên được cấu tạo sao cho làm việc dưới dạng bản dầm (bản kê 2 cạnh, làm việc hoàn toàn theo trạng thái ứng suất phắng), kê trên các gối đỡ dạng thanh chịu uốn (trạng thái ứng suất phẳng) là các đà ngang, giằng dọc, giằng ngang, gông,.vv.. Các gối đỡ ván khuôn dạng thanh chịu uốn này cuối cùng truyền lực vào các hệ thanh chịu kéo nén thuần túy (trạng thái ứng suất đơn) là giáo chống (cột chống đơn hay giáo tổ hợp), văng chống (văng chống cứng hay dây tăng đơ). Phương pháp thiết kế các kết cấu cốp pha dạng dầm khác biệt rất lớn với phương pháp thiết kế các kết cấu công trình, ở chỗ: số lượng và giá trị khoảng cách của các nhịp làm việc của kết cấu cốp pha dạng dầm là ẩn số phải tìm (thường không biết trước), mà sẽ phải được xác định qua tính toán thiết kế với đặc trưng hình học của tiết diện bộ phận cốp pha dạng dầm được lựa chọn trước, điều này là ngược với thiết kế kết cấu công trình. Thiết kế hệ cốp pha sàn . Thiết kế ván khuôn sàn Do chủ định thiết kế ván khuôn sàn là dạng bản dầm, tức là ván khuôn làm việc hoàn toàn theo trạng thái ứng suất phẳng, nên có thể cắt ván khuôn sàn theo những tiết diện bất kỳ dọc theo phương nhịp của ván (là mặt cắt chính có ứng suất chính bằng 0) mà không ảnh hưởng việc chịu lực và biến dạng. Nên ván khuôn sàn có thể tương đương với dạng kết cấu dầm có bề rộng tùy ý, nhưng trong trường hợp ván khuôn sàn là gỗ xẻ, ta có thể quy bề rộng về giá trị đơn vị (hay là coi tương đương với một dải bản (dạng dầm) rộng 1 m). Như thế, tải trọng tổ hợp cho sàn được quy từ phân bố trên diện tích về phân bố trên mét dài, mà vẫn giữ nguyên trị số. Chọn trước chiều dầy loại ván làm ván khuôn sàn δ, từ đó xác định ngay được các đặc trưng hình học của dải ván khuôn (dạng dầm) rộng 1 m, là: Mô men quán tính J, mô men kháng uốn W. Và do khi cấu tạo ván khuôn sàn thường được để nguyên chiều dài tự nhiên của tấm, mà rất hạn chế cắt ngắn vụn ra, đồng thời chiều dài này thường lớn hơn rất nhiều nhịp làm việc của ván khuôn sàn khi thiết kế, nên ván khuôn sàn gỗ xẻ thường được tính toán thiết kế dưới dạng sơ đồ kết cấu dầm siêu tĩnh nhiều nhịp. Cũng giống như các bộ phận kết cấu cốp pha dạng dầm khác, số lượng và giá trị của nhịp ván khuôn sàn được xác định sau khi đã lựa chọn kích thước tiết diện và đặc trưng hình học của ván khuôn sàn. Với họ dầm liên tục nhiều nhịp (dầm siêu tĩnh nhiều nhịp), làm việc theo sơ đồ đàn hồi, thì nội lực và biến dạng nguy hiểm nhất của biểu đồ bao là: (Mₐₓ = q1l2 /10 (theo thói quen cho dầm 3 nhịp)) chính xác là Mₐₓ = q1l2 /9 (cho dầm 4 nhịp) và Fₐₓ = q2l4 /128EJ (cho dầm 3 nhịp) (trong đó: q1, q2 là tổ hợp tải trọng phân bố trên chiều dài ván khuôn sàn lần lượt tương ứng với khi tính theo điều kiện cường độ và điều kiện biến dạng). • Tính toán theo điều kiện cường độ (trạng thái giới hạn I): (Mₐₓ/W ≤ R) hay R ≥ (Mₐₓ/W) W = (bδ2 )/6 = (1*δ2 )/6
  • 11. 8 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA Mₐₓ = q1l2 /9 Từ đó, nhịp làm việc của ván khuôn theo điều kiện cường độ là: l₁ ≤ √ 9RW/q1 = 3( √ RW/q1 ) = 3δ √ R/6q1 • Tính toán theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II): Fₐₓ = q2l4 /128EJ ≤ [F] = l/400 hay (q2l3 /128EJ) ≤ (1/400) J = (bδ3 )/12 = (1*δ3 )/12 Từ đó, nhịp làm việc của ván khuôn theo điều kiện biến dạng là: l₂ ≤ 3 √ 128EJ/400q2 = 2( 3 √ EJ/25q2 ) = 2δ 3 √ E/300q2 Trong các công thức trên: • R là cường độ chịu lực cho phép của gỗ tấm làm ván khuôn sàn. • [F] độ võng cho phép của kết cấu cốp pha dạng dầm. • E mô đul đàn hồi của gỗ làm cốp pha. • q1 tải trọng phân bố đều trên m2 ván sàn, khi tính với trạng thái giới hạn về cường độ. • q2 tải trọng phân bố đều trên m2 ván sàn, khi tính với trạng thái giới hạn về biến dạng. Chọn nhịp làm việc của ván khuôn sàn là l ≤ Min(l₁, l₂) = Min( √ 9RW/q1 , 3 √ 128EJ/400q2 ) và khoảng cách thông thủy của ô sàn phải là số nguyên lần nhịp làm việc của ván sàn. . Thiết kế đà ngang đỡ ván sàn Chọn trước tiết diện gỗ xẻ thanh làm đà ngang đỡ ván khuôn sàn như sau: chiều cao tiết diện là hₓ và bề ngang tiết diện là bₓ, từ đó xác định ngay được các đặc trưng hình học khác của đà ngang đỡ ván (dầm đỡ ván), là: Mô men quán tính Jₓ, mô men kháng uốn Wₓ. • Tính toán theo điều kiện cường độ (trạng thái giới hạn I): (Mₐₓ/Wₓ ≤ R) hay R ≥ (Mₐₓ/Wₓ) Wₓ = (bₓhₓ2 )/6 Mₐₓ = Q1lₓ2 /9 = (lq1)lₓ2 /9 Từ đó, nhịp làm việc của đà ngang đỡ ván khuôn sàn theo điều kiện cường độ là: lₓ₁ ≤ √ 9RWx/Q1 = 3( √ RWx/Q1 ) = 3hₓ √ Rbx/6Q1 • Tính toán theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II): Fₐₓ = Q2lₓ4 /128EJ ≤ [F] = lₓ/400 hay (Q2lₓ3 /128EJ) ≤ (1/400) Q2 = q2l J = ((bₓhₓ3 )/12 Từ đó, nhịp làm việc của đà ngang đỡ ván khuôn sàn theo điều kiện biến dạng là: lₓ₂ ≤ 3 √ 128EJx/400Q2 = 2( 3 √ EJx/25Q2 ) = 2hₓ 3 √ Ebx/300Q2 Trong các công thức trên: • R là cường độ chịu lực cho phép của gỗ thanh làm đà ngang. • [F] độ võng cho phép của kết cấu cốp pha dạng dầm.
  • 12. 9 • E mô đul đàn hồi của gỗ làm cốp pha. • Q1 tải trọng phân bố đều trên đà ngang, khi tính với trạng thái giới hạn về cường độ. • Q2 tải trọng phân bố đều trên đà ngang, khi tính với trạng thái giới hạn về biến dạng. Chọn nhịp làm việc của đà ngang đỡ ván khuôn sàn là lₓ ≤ Min(lₓ₁, lₓ₂) = Min( √ 9RWx/Q1 , 3 √ 128EJx/400Q2 ) và chiều dài của đà ngang đỡ ván sàn phải là số nguyên lần nhịp làm việc của đà ngang này (tức là khoảng cách cột chống sàn). . Thiết kế cột chống đơn đỡ cốp pha sàn Tải trọng tập trung tác động vào đầu cột chống P = qₓlₓ Chọn cột chống bằng gỗ thanh có tiết diện vuông, để bán kính quán tính của tiết diện theo 2 phương là đều nhau (làm độ mảnh không phụ thuộc phương làm việc của tiết diện). • Momen quán tính J = (bb3 )/12 • Diện tích tiết diện A • Bán kính quán tính r = √ Jc/Ac Sơ đồ kết cấu của cột chống là dạng thanh chịu nén đúng tâm với 2 đầu khớp, nên hệ số liên kết, trong công thức tính chiều cao tính toán, hệ số liên kết là: μ = 1,0. Chiều cao thật của cột chống H (là chiều cao làm việc lớn nhất (là theo phương không giằng), 1 trong 2 phương làm việc của cột chống. Chiều cao làm việc theo phương mặt giằng cột chống thường nhỏ bằng nửa chiều cao thật của cột chống do có lớp giằng liên kết). Chiều cao tính toán là H₀ₐₓ = μH. • Nếu độ mảnh λ = H₀ₐₓ/r > 75, kết cấu cột chống thuộc loại thanh có độ mảnh lớn. Để đảm bảo điều kiện mất ổn định đồng thời với mất bền khi thanh là loại độ mảnh lớn, thì hệ số uốn dọc φ được tính theo công thức: φ = 3100/(λ2 ) • Nếu độ mảnh λ = H₀ₐₓ/r ≤ 75, kết cấu cột chống hay con đội thuộc loại thanh có độ mảnh nhỏ. Để đảm bảo điều kiện mất ổn định đồng thời với mất bền khi thanh là loại độ mảnh nhỏ, thì hệ số uốn dọc φ được tính theo công thức: φ = 1 - 0,8(λ2 /100) Kiểm tra cột chống sàn theo điều kiện về cường độ (trạng thái giới hạn I): σ = P/(φA) ≤ R. .Kiểm tra tổng biến dạng của cốp pha (khuôn đúc) sàn Biến dạng lún cột chống sàn do tải trọng P₂ tác dụng là: Δ = (P₂l)/(AE) Độ võng lớn nhất của đà ngang đỡ ván khuôn sàn là: Fₐₓ Độ võng lớn nhất của ván khuôn sàn là: fₐₓ Tổng biến dạng tuyệt đối của khuôn đúc sàn (kể cả độ võng ván khuôn lớn nhất, độ võng lớn nhất của đà ngang đỡ ván và độ lún chống (lún gối đỡ)) là: Δ = Δ + Fₐₓ + fₐₓ eo mục c phụ lục A3 tiêu chuẩn 4453-1995, thì: "Độ võng đàn hồi hoặc độ lún của gỗ ống cốp pha [phải không quá]: (1/1000) nhịp tự do của các kết cấu bê tông cốt thép tương ứng." Như vậy tổng biến dạng của khuôn đúc sàn phải được kiểm tra theo điều kiện so sánh với nhịp của sàn theo phương làm việc chính, như sau: Δ ≤ L./1000
  • 13. 10 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA Thiết kế hệ cốp pha dầm phụ . Thiết kế ván khuôn đáy dầm phụ Chọn trước bề dày tiết diện ván gỗ xẻ làm ván khuôn đáy dầm phụ là h. Bề ngang tiết diện ván khuôn đáy dầm phụ chính là bề ngang dầm phụ: b. Từ đó xác định ngay được các đặc trưng hình học khác của ván khuôn đáy đầm phụ, là: Mô men quán tính J, mô men kháng uốn W. • Tính toán theo điều kiện cường độ (trạng thái giới hạn I): (Mₐₓ/W ≤ R) hay R ≥ (Mₐₓ/W) W = (bh2 )/6 Mₐₓ = Q1l2 /9 Từ đó, nhịp làm việc của ván khuôn đáy dầm phụ theo điều kiện cường độ là: l₁ ≤ √ 9RWv/Q1 = 3( √ RWv/Q1 ) = 3h √ Rbv/6Q1 • Tính toán theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II): Fₐₓ = Q2l4 /128EJ ≤ [F] = l/400 hay (Q2l3 /128EJ) ≤ (1/400) J = ((bh3 )/12 Từ đó, nhịp làm việc của ván khuôn đáy dầm phụ theo điều kiện biến dạng là: l₂ ≤ 3 √ 128EJv/400Q2 = 2( 3 √ EJv/25Q2 ) = 2h 3 √ Ebv/300Q2 Trong các công thức trên: • R là cường độ chịu lực cho phép của gỗ ván làm đáy dầm phụ. • [F] độ võng cho phép của kết cấu cốp pha dạng dầm. • E mô đul đàn hồi của gỗ làm cốp pha. • Q1 tải trọng phân bố đều trên ván khuôn đáy dầm phụ, khi tính với trạng thái giới hạn về cường độ. • Q2 tải trọng phân bố đều trên ván khuôn đáy dầm phụ, khi tính với trạng thái giới hạn về biến dạng. Chọn nhịp làm việc của đà ngang đỡ ván khuôn sàn là l ≤ Min(l₁, l₂) = Min( √ 9RWv/Q1 , 3 √ 128EJv/400Q2 ) và chiều dài của trên ván khuôn đáy dầm phụ phải là số nguyên lần nhịp làm việc của ván khuôn này (tức là khoảng cách cột chống chữ T đỡ dầm phụ). . Kiểm tra thiết kế ván khuôn thành dầm phụ Chọn trước bề dày ván khuôn thành dầm phụ. Nhịp làm việc của ván khuôn thành dầm phụ, đã được xác định trước qua thiết kế ván khuôn đáy dầm phụ, chính là khoảng cách các cột chống chữ T đỡ dầm phụ. (Vì điểm gối tựa chuyền lực của tất cả các văng chống dầm phụ chỉ có thể là vào cột chống chữ T đỡ dầm phụ.) Do đó, việc thiết kế ván thành dầm phụ trở thành là việc kiểm tra ván thành đã chọn với 2 điều kiện về cường đô và biến dạng khi đã biết trước nhịp làm việc của nó. . Thiết kế cột chống chữ T chống dầm phụ Cột chống chữ T chống dầm phụ là hệ giáo chống đơn bằng gỗ kết hợp giữa đà ngang gỗ thanh đỡ dầm phụ với cột chống gỗ thanh, dùng để chịu lực từ dầm phụ truyền xuống. Khoảng cách cột chống chữ T chống dầm phụ đã được quyết định khi thiết kế ván đáy dầm phụ. Việc thiết kế cột chống chữ T chỉ còn là việc thiết kế tiết diện cột chống sao cho đảm bảo điều kiện về cường độ chịu lực. Cột chống chữ T thường chịu 3 tải trọng tập trung tác dụng trên đỉnh cột, (qua đà ngang ngắn đỡ đáy dầm): • Một tải trọng tập trung từ dầm truyền thẳng xuống đầu cột chống, • Hai tải trọng tập trung, đặt đối xứng 2 bên cột chống tại 2 đầu đà ngang nơi là nút giao với các thanh văng xiên của cột chống chữ T, do hệ đà ngang đỡ ván sàn và hệ văng chống thành dầm truyền xuống (qua thanh văng xiên dạng dàn truyền vào).
  • 14. 11 . Kiểm tra tổng biến dạng của cốp pha (khuôn đúc) dầm phụ Thiết kế hệ cốp pha dầm chính . Thiết kế ván khuôn đáy dầm chính . Kiểm tra thiết kế ván khuôn thành dầm chính . Thiết kế cột chống chữ T chống dầm chính . Kiểm tra tổng biến dạng của cốp pha (khuôn đúc) dầm chính Thiết kế hệ cốp pha cột .Thiết kế ván khuôn cột .Thiết kế gông giằng cột và văng chống cột 1.0.4 Thiết kế và tổ hợp ván khuôn định hình bằng gỗ dán 1.0.5 Tổ hợp và kiểm tra cốp pha định hình bằng thép Kiểm tra thiết kế hệ cốp pha sàn . Kiểm tra thiết kế ván khuôn sàn định hình • Kiểm tra theo điều kiện cường độ (trạng thái giới hạn I): Sơ đồ kết cấu của mỗi hàng ván thép định hình có dạng dầm đơn giản: Mₐₓ = q1l2 /8 Kiểm tra với điều kiện: Mₐₓ/W ≤ R Với l là khoảng cách các đà ngang đỡ ván. • Kiểm tra theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II): Sơ đồ kết cấu của mỗi hàng ván thép định hình có dạng dầm đơn giản: Fₐₓ = 5q2l4 /384EJ Kiểm tra với điều kiện: Fₐₓ = 5q2l4 /384EJ ≤ [F] = l/400 Nếu kiểm tra với 2 điều kiện trên không đảm bảo, thì tiến hành bố trí thêm 1 lớp đà ngang lớp 1 nữa ở giữa mỗi hàng ván. Sơ đồ kết cấu của mỗi hàng ván khuôn trở thành sơ đồ dạng dầm 2 nhịp với giá trị mô men uốn cực trị, và độ võng cực trị vẫn tính theo công thức: Mₐₓ = q1l2 /8 và Fₐₓ = 5q2l4 /384EJ, với (l là khoảng cách các đà ngang đỡ ván lúc này đã bằng nửa lúc trước). . Kiểm tra đà ngang đỡ ván sàn (đà ngang lớp 1) Chọn trước tiết diện gỗ xẻ thanh làm đà ngang đỡ ván khuôn sàn như sau: chiều cao tiết diện là hₓ và bề ngang tiết diện là bₓ, từ đó xác định ngay được các đặc trưng hình học khác của đà ngang đỡ ván (dầm đỡ ván), là: Mô men quán tính Jₓ, mô men kháng uốn Wₓ. Khoảng cách giữa các hàng đà ngang chịu lực (tức là đà ngang lớp 2), cũng chính là nhịp của đà ngang lớp 1 (Lₓ₁), đã được tổ hợp trước. Trong trường hợp đà ngang đỡ ván có khoảng cách gối đỡ (khoảng cách các đà ngang lớp 2) là cách đều nhau, thì việc kiểm tra thiết kế đà ngang đỡ ván được tính toán như sau: • Kiểm tra theo điều kiện cường độ (trạng thái giới hạn I):
  • 15. 12 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA Wₓ₁ = (bₓ₁hₓ₁2 )/6 Mₐₓ = Q1Lₓ₁2 /9 = (lq1)Lₓ₁2 /9 Kiểm tra với điều kiện: Mₐₓ/Wₓ₁ ≤ R • Kiểm tra theo điều kiện biến dạng (trạng thái giới hạn II): Q2 = q2l J = ((bₓ₁hₓ₁3 )/12 Kiểm tra với điều kiện: Fₐₓ = Q2Lₓ₁4 /128EJ ≤ [F] = Lₓ₁/400 Trong các công thức trên: • R là cường độ chịu lực cho phép của gỗ thanh làm đà ngang lớp 1. • [F] độ võng cho phép của kết cấu đà ngang gỗ lớp 1. • E mô đul đàn hồi của gỗ làm đà ngang. • Q1 tải trọng phân bố đều trên đà ngang, khi tính với trạng thái giới hạn về cường độ. • Q2 tải trọng phân bố đều trên đà ngang, khi tính với trạng thái giới hạn về biến dạng. Nếu kiểm tra 2 điều kiện trên không đảm bảo thì phải tiến hành chọn lại tiết diện đà ngang gỗ lớp 1, bằng cách tăng chiều cao của tiết diện (hoặc cả chiều cao tiết diện và bề ngang tiết diện). Nếu đà ngang đỡ ván có khoảng cách các gối đỡ (tức là nhịp của chúng hay khoảng cách đà ngang chịu lực) không đồng đều, thì phải giải riêng kết cấu dầm đỡ này về nội lực và biến dạng bằng các phần mềm tính kết cấu như SAP hay ETABS để tìm ra tổ hợp mô men uốn và độ võng nguy hiểm nhất ứng với sơ đồ kết cấu dầm này. . Kiểm tra đà ngang chịu lực (đà ngang lớp 2) Đà ngang chịu lực chịu các tải trọng tập trung từ đà ngang đỡ ván truyền xuống. Đà ngang chịu lực gối trên các kích đầu của các hàng giáo chống tổ hợp hay các cột chống đơn. Sơ đồ kết cấu của đà ngang lớp 2 (đà ngang chịu lực) thường có dạng dầm siêu tĩnh nhiều nhịp với nhịp đều hoặc không đều, chịu tải trọng tập trung. Đà ngang chịu lực cần phải giải về nội lực và biến dạng bằng các phần mềm tính kết cấu như SAP hay ETABS để tìm ra tổ hợp mô men uốn và độ võng nguy hiểm nhất ứng với sơ đồ kết cấu dầm này. Rồi sau khi đã có các giá trị mô mem nguy hiểm và độ võng nguy hiểm, đà ngang chịu lực phải được kiểm tra với cả 2 trạng thái giới hạn về cường độ và biến dạng. 1.0.6 Thiết kế và tổ hợp các dạng cốp pha hỗn hợp (thép-gỗ,...) 1.0.7 Chú thích chương 1 [1] Phụ lục A3 - TCVN 4453 : 1995 [2] Bảng 12-3A Metric (SI) Concrete form design equations, trang 327, cuốn Construction Methods and Management, của S.W.Nunnally. [3] Tiêu chuẩn Liên bang Nga [4] Construction Methods and Management, S.W.Nunnally, trang 321-322. [5] Construction Methods and Management, S.W.Nunnally, trang 327. [6] Cuốn i công bê tông cốt thép, Lê Văn Kiểm, nhà xuất bản Xây dựng, trang 130-132.
  • 16. 13 1.0.8 Tham khảo chương 1 • Tiêu chuẩn Việt Nam, Kỹ thuật thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, TCVN 4453:1995. • y phạm ủy lợi, Kỹ thuật thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, QPTL-D6-78. • Construction Methods and Management, S.W.Nunnally. • i công bê tông cốt thép, Lê Văn Kiểm, nhà xuất bản Xây dựng. • Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng, tập II, Triệu Tây An, nhà xuất bản Xây dựng. • Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều. • Kỹ thuật xây dựng 1-Công tác đất và thi công bê tông toàn khối của Lê Kiều, Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn Đình ám-nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật-1998. • Ván khuôn và Giàn giáo, Phan Hùng và Trần Như Đính. • Formwork for Concrete Structures, R. L. Peurifov, McGraw-Hill, mã xuất bản 63-21543. 1.0.9 Phụ lục chương I: Xác định giá trị nội lực và biến dạng cực trị trong kết cấu cốp pha Theo hệ thống lý thuyết tính toán của Việt Nam và Liên Xô cũ Do cốp pha (khuôn đúc) phải tính toán theo cả hai trạng thái giới hạn về cường độ (được xét tới trong giai đoạn vữa bê tông còn tươi, có khả năng thi công) và về biến dạng (đặc biệt là ở giai đoạn bê tông ninh kết và đóng rắn trong khuôn), nên khuôn đúc phải được thiết kế làm việc hoàn toàn trong giới hạn đàn hồi, đặc biệt không tính toán kết cấu khuôn đúc với sơ đồ khớp dẻo (tức là tĩnh định hoá hệ siêu tĩnh bằng khớp dẻo, vật liệu tại khớp dẻo làm việc ngoài giới hạn đàn hồi). Các kết cấu khuôn siêu tĩnh được tính toán nội lực theo phương pháp tính toán kết cấu siêu tĩnh thông thường trong Cơ học kết cấu. Nguyên lý thiết kế khuôn đúc thường là ngược với nguyên lý thiết kế kết cấu công trình. Trong khi thiết kế kết cấu công trình thường là: biết trước nhịp kết cấu, điều kiện tải trọng, phải xác định đặc trưng tiết diện của kết cấu. Còn trong thiết kế khuôn đúc lại thường: biết trước điều kiện tải trọng, chọn trước tiết diện, nhiệm vụ phải tính toán nhịp của bộ phận khuôn đúc (khoảng cách giữa các gối đỡ). Đặc biệt là các kết cấu khuôn đúc dạng dầm liên tục nhiều nhịp. Tuy nhiên, khi tính toán với các kết cấu khuôn đúc dạng dầm liên tục này, thường số lượng nhịp và khoảng cách nhịp là chưa biết. Mà biểu đồ nội lực và sơ đồ biến dạng của các dầm siêu tĩnh nhiều nhịp là rất khác nhau, (giá trị cực trị của chúng cũng rất khác nhau). Dầm N nhịp rất khác với dầm N+1 nhịp. Hiện tại, khi tính toán kết cấu khuôn đúc dạng dầm liên tục nhiều nhịp tạm thời đang lấy các kết quả có được từ dầm 3 nhịp. Cụ thể: • |Mₐₓ| = q1l²/10, (xem sách Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều, trang 149-151), có được do việc giải sơ đồ dầm liên tục 3 nhịp chịu tổ hợp tải trọng phân bố đều tác dụng lên toàn bộ kế cấu. • |fₐₓ| = q2l4 /(128EJ), có được do việc giải sơ đồ dầm liên tục 3 nhịp chịu tải trọng phân bố đều, gồm: 50% tổ hợp tải trọng tác dụng lên toàn bộ kết cấu + 50% tổ hợp tải trọng chất theo từng nhịp lan dần. Kết quả này chưa thực sự chính xác, vì dầm 3 nhịp chưa thực sự đại diện cho họ dầm nhiều nhịp. Giải các sơ đồ dầm nhiều nhịp bằng các phương pháp sức bền và cơ kết cấu (phương pháp lực, chuyển vị hay phương pháp hpt 3 mô mem), với nhịp dầm chiều dài đơn vị, tải trọng phân bố đều đơn vị phân bố đều trên toàn bộ kết cấu, độ cứng tiết diện đơn vị, ta thấy rằng giá trị cực trị của Mô mem uốn (đạt tại gối thứ 2), và giá trị cực trị của độ võng (đạt được tại giữa nhịp biên) đều có xu hướng hội tụ, tiệm cận dần tới giá trị hội tụ khi số nhịp tăng lên. Các sơ đồ dầm liên tục từ 3 nhịp trở lên, giá trị mô men cực trị đạt đươc tại sơ đồ dầm 4 nhịp là lớn nhất, còn giá trị độ võng cực trị đạt được tại sơ đồ dầm 3 nhịp là lớn nhất. (giải bằng các phần mềm tính toán kết cấu như SAP2000 cũng cho kết quả tương tự). Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất tải phân bố trên toàn bộ như sau: Dùng SAP2000 để giải, ra tổ hợp bao của các trường hợp chất tải theo lần lượt từng nhịp lan dần và chất tải ngẫu nhiên trên từng nhịp, cũng đều cho kết quả định tính tương tự như chất tải trên toàn bộ kết cấu: Giá trị cực trị
  • 17. 14 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA của Mô mem uốn (đạt tại gối thứ 2), và giá trị cực trị của độ võng (đạt được tại giữa nhịp biên) đều có xu hướng hội tụ, tiệm cận dần tới giá trị hội tụ khi số nhịp tăng lên. Các sơ đồ dầm liên tục từ 3 nhịp trở lên, giá trị mô men cực trị đạt đươc tại sơ đồ dầm 4 nhịp là lớn nhất, còn giá trị độ võng cực trị đạt được tại sơ đồ dầm 3 nhịp là lớn nhất. Luật phân bố giá trị mô mem uốn và độ võng nguy hiểm của họ dầm nhiều nhịp như hình sau: Như vậy, trong mọi sơ đồ dầm nhiều nhịp số nhịp từ 3 trở lên, khi tính cường độ lấy các giá trị mô men cực trị tại gối tựa thứ 2 của sơ đồ dầm 4 nhịp, còn khi tính biến dạng lấy các giá trị độ võng cực đại tại giữa nhịp biên của sơ đồ dầm 3 nhịp. Trong thực tế thi công, các kết cấu khuôn vừa chịu các tải trọng phân bố thường xuyên sẵn có tác dụng lên toàn bộ kết cấu khuôn (như trọng lượng bản thân khuôn đúc, trọng lượng cốt thép, …), nhưng đồng thời chúng cũng chịu các tải trọng phân bố trên từng nhịp lan dần từ nhịp đầu tiên đến nhịp cuối cùng theo hướng thi công (như trọng lượng bê tông, các hoạt tải thi công,…). Do đó, nên lấy kết quả từ tổ hợp tải trọng trung bình: 50% tổng tải trọng chất lên toàn bộ + tổ hợp bao của 50% tổng tải trọng chất lên lần lượt từng nhịp của kết cấu lan dần theo hướng đổ. Việc tổ hợp này với tải trọng đơn vị đã cho kết quả trong bảng kết quả chạy SAP2000 dưới đây. Khi thiết kế kết cấu khuôn nằm, do một số các tải trọng thường xuyên trong thiết kế khuôn đúc, (như: trọng lượng cốt thép, trọng lượng khuôn đúc, ..v.v.), thường chất lên toàn bộ các nhịp của sơ đồ kết cấu khuôn, còn các tải trọng khác khi thi công lại thường được chất dần lên và lan rộng ra gần như theo từng nhịp của bộ phận khuôn đúc, nên ta có thể lấy giá trị cực trị của Nội lực và Chuyển vị theo tổ hợp tải trọng bình quân, tức là: 50% (Tải trọng chất lên toàn bộ kết cấu) + 50% (Tải trọng chất lan dần ra theo từng nhịp). Từ đó ta có thể lấy giá trị cực trị của Mômen uốn và Chuyển vị trong các sơ đồ dầm siêu tĩnh có 3 nhịp trở lên như sau: • Mₐₓ = MGố ₂ = q1l²/9, • fₐₓ = fNị ê = q2l4 /(128EJ). Riêng đối với dầm 2 nhịp, mọi trường hợp tổ hợp tải trọng đều cho kết quả như sau: • Mₐₓ = MGố ₂ = q1l²/8, • fₐₓ = fNị ê = q2l4 /(185EJ). Kết quả này cùng nhớm được với dầm đơn giản, do đó các sơ đồ dầm từ 2 nhịp trở xuống tính như dầm đơn giản: • Mₐₓ = q1l²/8, • fₐₓ = 5q2l4 /(384EJ). Theo lý thuyết tính toán của Hoa Kỳ Trong cuốn Construction Methods and Management, của S. W. Nunnally, bảng 12-2, trang 324, cho biết về giá trị cực trị của các nội lực và biến dạng để tính toán thiết kế kết cấu cốp pha dạng dầm nhiều nhịp đều chịu tải trọng phân bố đều, được áp dụng tại Hoa Kỳ như sau: Các giá trị Mô men cực trị và độ võng cực trị theo lý thuyết của Hoa Kỳ, chính là các giá trị Mô men cực trị và độ võng cực tính toán cho kiểu tổ hợp chỉ chất tải toàn bộ lên kết cấu cốp pha dạng dầm tính theo lý thuyết của Việt Nam và Liên Xô cũ (cho dầm từ 1-3 nhịp). Tuy có xem xét tới lực cắt cực trị, nhưng tính toán theo lý thuyết của Hoa Kỳ (nội lực và biến dạng nguy hiểm là nhỏ hơn) thì kém an toàn về mặt cường độ hơn so với tính theo lý thuyết của Việt Nam. Lý thuyết của Hoa Kỳ cũng chỉ xem xét tới dầm 3 nhịp, mà không xem xét tới các trường hợp dầm nhiều hơn 3 nhịp với những giá trị nội lực nguy hiểm lớn hơn (ở đây, với dầm nhiều hơn 3 nhịp được lấy kết quả theo dầm 3 nhịp). Tham khảo phụ lục chương 1 • Construction Methods and Management, S.W.Nunnally. • Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều.
  • 18. 15 • Kỹ thuật xây dựng 1-Công tác đất và thi công bê tông toàn khối của Lê Kiều, Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn Đình ám-nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật-1998. • Hoàn thiện lý thuyết thiết kế cốp pha và biện pháp thi công sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối, Doãn Hiệu, Đề tài nghiên cứu cấp trường số 84/2008KH ĐHXD, trường Đại học Xây dựng.
  • 19. 16 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA
  • 20. 17 Cốp pha cột trong công nghệ thi công bê tông toàn khối hai đợt hoặc ba đợt.
  • 21. 18 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA Cột chống chữ T của khuôn đúc dầm liền sàn bê tông toàn khối và sự làm sự làm việc chịu tải của nó.
  • 22. 19 bu lông gông khuôn đúc cột.
  • 23. 20 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG I. THIẾT KẾ CỐP PHA Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất tải phân bố trên toàn bộ. Luật phân bố giá trị mô mem uốn và độ võng nguy hiểm của họ dầm nhiều nhịp.
  • 24. 21 Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất tải phân bố trên toàn bộ.
  • 25. Chương 2 Phụ lục chương I: Xác định giá trị nội lực và biến dạng cực trị trong kết cấu cốp pha 2.1 Theo hệ thống lý thuyết tính toán của Việt Nam và Liên Xô cũ Do cốp pha (khuôn đúc) phải tính toán theo cả hai trạng thái giới hạn về cường độ (được xét tới trong giai đoạn vữa bê tông còn tươi, có khả năng thi công) và về biến dạng (đặc biệt là ở giai đoạn bê tông ninh kết và đóng rắn trong khuôn), nên khuôn đúc phải được thiết kế làm việc hoàn toàn trong giới hạn đàn hồi, đặc biệt không tính toán kết cấu khuôn đúc với sơ đồ khớp dẻo (tức là tĩnh định hoá hệ siêu tĩnh bằng khớp dẻo, vật liệu tại khớp dẻo làm việc ngoài giới hạn đàn hồi). Các kết cấu khuôn siêu tĩnh được tính toán nội lực theo phương pháp tính toán kết cấu siêu tĩnh thông thường trong Cơ học kết cấu. Nguyên lý thiết kế khuôn đúc thường là ngược với nguyên lý thiết kế kết cấu công trình. Trong khi thiết kế kết cấu công trình thường là: biết trước nhịp kết cấu, điều kiện tải trọng, phải xác định đặc trưng tiết diện của kết cấu. Còn trong thiết kế khuôn đúc lại thường: biết trước điều kiện tải trọng, chọn trước tiết diện, nhiệm vụ phải tính toán nhịp của bộ phận khuôn đúc (khoảng cách giữa các gối đỡ). Đặc biệt là các kết cấu khuôn đúc dạng dầm liên tục nhiều nhịp. Tuy nhiên, khi tính toán với các kết cấu khuôn đúc dạng dầm liên tục này, thường số lượng nhịp và khoảng cách nhịp là chưa biết. Mà biểu đồ nội lực và sơ đồ biến dạng của các dầm siêu tĩnh nhiều nhịp là rất khác nhau, (giá trị cực trị của chúng cũng rất khác nhau). Dầm N nhịp rất khác với dầm N+1 nhịp. Hiện tại, khi tính toán kết cấu khuôn đúc dạng dầm liên tục nhiều nhịp tạm thời đang lấy các kết quả có được từ dầm 3 nhịp. Cụ thể: • |Mₐₓ| = q1l²/10, (xem sách Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều, trang 149-151), có được do việc giải sơ đồ dầm liên tục 3 nhịp chịu tổ hợp tải trọng phân bố đều tác dụng lên toàn bộ kế cấu. • |fₐₓ| = q2l4 /(128EJ), có được do việc giải sơ đồ dầm liên tục 3 nhịp chịu tải trọng phân bố đều, gồm: 50% tổ hợp tải trọng tác dụng lên toàn bộ kết cấu + 50% tổ hợp tải trọng chất theo từng nhịp lan dần. Kết quả này chưa thực sự chính xác, vì dầm 3 nhịp chưa thực sự đại diện cho họ dầm nhiều nhịp. Giải các sơ đồ dầm nhiều nhịp bằng các phương pháp sức bền và cơ kết cấu (phương pháp lực, chuyển vị hay phương pháp hpt 3 mô mem), với nhịp dầm chiều dài đơn vị, tải trọng phân bố đều đơn vị phân bố đều trên toàn bộ kết cấu, độ cứng tiết diện đơn vị, ta thấy rằng giá trị cực trị của Mô mem uốn (đạt tại gối thứ 2), và giá trị cực trị của độ võng (đạt được tại giữa nhịp biên) đều có xu hướng hội tụ, tiệm cận dần tới giá trị hội tụ khi số nhịp tăng lên. Các sơ đồ dầm liên tục từ 3 nhịp trở lên, giá trị mô men cực trị đạt đươc tại sơ đồ dầm 4 nhịp là lớn nhất, còn giá trị độ võng cực trị đạt được tại sơ đồ dầm 3 nhịp là lớn nhất. (giải bằng các phần mềm tính toán kết cấu như SAP2000 cũng cho kết quả tương tự). Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất tải phân bố trên toàn bộ như sau: Dùng SAP2000 để giải, ra tổ hợp bao của các trường hợp chất tải theo lần lượt từng nhịp lan dần và chất tải ngẫu nhiên trên từng nhịp, cũng đều cho kết quả định tính tương tự như chất tải trên toàn bộ kết cấu: Giá trị cực trị của Mô mem uốn (đạt tại gối thứ 2), và giá trị cực trị của độ võng (đạt được tại giữa nhịp biên) đều có xu hướng hội tụ, tiệm cận dần tới giá trị hội tụ khi số nhịp tăng lên. Các sơ đồ dầm liên tục từ 3 nhịp trở lên, giá trị mô 22
  • 26. 2.1. THEO HỆ THỐNG LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN CỦA VIỆT NAM VÀ LIÊN XÔ CŨ 23 Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất tải phân bố trên toàn bộ. men cực trị đạt đươc tại sơ đồ dầm 4 nhịp là lớn nhất, còn giá trị độ võng cực trị đạt được tại sơ đồ dầm 3 nhịp là lớn nhất. Luật phân bố giá trị mô mem uốn và độ võng nguy hiểm của họ dầm nhiều nhịp như sau: Luật phân bố giá trị mô mem uốn và độ võng nguy hiểm của họ dầm nhiều nhịp. Như vậy, trong mọi sơ đồ dầm nhiều nhịp số nhịp từ 3 trở lên, khi tính cường độ lấy các giá trị mô men cực trị tại gối tựa thứ 2 của sơ đồ dầm 4 nhịp, còn khi tính biến dạng lấy các giá trị độ võng cực đại tại giữa nhịp biên của sơ đồ dầm 3 nhịp. Trong thực tế thi công, các kết cấu khuôn vừa chịu các tải trọng phân bố thường xuyên sẵn có tác dụng lên toàn bộ kết cấu khuôn (như trọng lượng bản thân khuôn đúc, trọng lượng cốt thép, …), nhưng đồng thời chúng cũng chịu các tải trọng phân bố trên từng nhịp lan dần từ nhịp đầu tiên đến nhịp cuối cùng theo hướng thi công (như trọng lượng bê tông, các hoạt tải thi công,…). Do đó, nên lấy kết quả từ tổ hợp tải trọng trung bình: 50% tổng tải trọng chất lên toàn bộ + tổ hợp bao của 50% tổng tải trọng chất lên lần lượt từng nhịp của kết cấu lan dần theo hướng đổ. Việc tổ hợp này với tải trọng đơn vị đã cho kết quả trong bảng kết quả chạy SAP2000 dưới đây. Khi thiết kế kết cấu khuôn nằm, do một số các tải trọng thường xuyên trong thiết kế khuôn đúc, (như: trọng lượng cốt thép, trọng lượng khuôn đúc, ..v.v.), thường chất lên toàn bộ các nhịp của sơ đồ kết cấu khuôn, còn các tải trọng khác khi thi công lại thường được chất dần lên và lan rộng ra gần như theo từng nhịp của bộ phận khuôn đúc, nên ta có thể lấy giá trị cực trị của Nội lực và Chuyển vị theo tổ hợp tải trọng bình quân, tức là: 50% (Tải trọng chất lên toàn bộ kết cấu) + 50% (Tải trọng chất lan dần ra theo từng nhịp). Từ đó ta có thể lấy giá trị cực trị của Mômen uốn và Chuyển vị trong các sơ đồ dầm siêu tĩnh có 3 nhịp trở lên như sau:
  • 27. 24CHƯƠNG 2. PHỤ LỤC CHƯƠNG I: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NỘI LỰC VÀ BIẾN DẠNG CỰC TRỊ TRONG KẾT CẤU CỐP PHA • Mₐₓ = MGố ₂ = q1l²/9, • fₐₓ = fNị ê = q2l4 /(128EJ). Riêng đối với dầm 2 nhịp, mọi trường hợp tổ hợp tải trọng đều cho kết quả như sau: • Mₐₓ = MGố ₂ = q1l²/8, • fₐₓ = fNị ê = q2l4 /(185EJ). Kết quả này cùng nhớm được với dầm đơn giản, do đó các sơ đồ dầm từ 2 nhịp trở xuống tính như dầm đơn giản: • Mₐₓ = q1l²/8, • fₐₓ = 5q2l4 /(384EJ). 2.2 Theo lý thuyết tính toán của Hoa Kỳ Các biểu đồ mô men và độ võng của họ dầm nhiều nhịp, chất tải phân bố trên toàn bộ. Trong cuốn Construction Methods and Management, của S. W. Nunnally, bảng 12-2, trang 324, cho biết về giá trị cực trị của các nội lực và biến dạng để tính toán thiết kế kết cấu cốp pha dạng dầm nhiều nhịp đều chịu tải trọng phân bố đều, được áp dụng tại Hoa Kỳ như sau: Các giá trị Mô men cực trị và độ võng cực trị theo lý thuyết của Hoa Kỳ, chính là các giá trị Mô men cực trị và độ võng cực tính toán cho kiểu tổ hợp chỉ chất tải toàn bộ lên kết cấu cốp pha dạng dầm tính theo lý thuyết của Việt Nam và Liên Xô cũ (cho dầm từ 1-3 nhịp). Tuy có xem xét tới lực cắt cực trị, nhưng tính toán theo lý thuyết của Hoa Kỳ (nội lực và biến dạng nguy hiểm là nhỏ hơn) thì kém an toàn về mặt cường độ hơn so với tính theo lý thuyết của Việt Nam. Lý thuyết của Hoa Kỳ cũng chỉ xem xét tới dầm 3 nhịp, mà không xem xét tới các trường hợp dầm nhiều hơn 3 nhịp với những giá trị nội lực nguy hiểm lớn hơn (ở đây, với dầm nhiều hơn 3 nhịp được lấy kết quả theo dầm 3 nhịp). 2.3 Tham khảo • Construction Methods and Management, S.W.Nunnally.
  • 28. 2.3. THAM KHẢO 25 • Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều. • Kỹ thuật xây dựng 1-Công tác đất và thi công bê tông toàn khối của Lê Kiều, Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn Đình ám-nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật-1998. • Hoàn thiện lý thuyết thiết kế cốp pha và biện pháp thi công sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối, Doãn Hiệu, Đề tài nghiên cứu cấp trường số 84/2008KH ĐHXD, trường Đại học Xây dựng.
  • 29. Chương 3 CHƯƠNG II. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG 3.1 Lựa chọn phương pháp vận chuyển đứng Trong việc lựa chọn phương tiện vận chuyển đứng, trước tiên là phải ưu tiên cho công tác vận chuyển bê tông. Bởi vì công tác bê tông là công tác chính trong dây truyền công nghệ bê tông cốt thép toàn khối. Nó đòi hỏi tính thi công liên tục cao để đảm bảo sự toàn khối, nên việc vận chuyển vữa bê tông cũng đòi hỏi phải được ưu tiên hàng đầu. ường có hai phương pháp vận chuyển đứng trong thi công nhà nhiều tầng: • Một là, sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng cho công tác bê tông (chỉ dùng vận chuyển bê tông): máy bơm bê tông, vận thăng kết hợp xe cải tiến, … Còn các công tác khác: cốp pha và cốt thép, thì được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển đứng đa dụng như: cần trục, tời điện, … • Hai là, dùng chung một loại phương tiện vận chuyển đứng đa dụng để phục vụ vận chuyển cho cả ba công tác: bê tông, cốp pha và cốt thép. Lựa chọn sơ bộ cần trục tháp theo quy mô của công trình: • Loại cần trục tháp trụ tháp quay-chạy trên ray-đối trọng thấp, thích hợp cho các công trình có dạng mặt bằng chạy dài, số tầng không nhiều lắm. • Loại cần trục tháp tự hành cũng tương tự như loại cần trục tháp trụ tháp quay-chạy trên ray-đối trọng thấp, thích hợp cho các công trình có dạng mặt bằng chạy dài, số tầng không nhiều lắm. • Loại cần trục tháp cần quay-trụ tháp cố định-đối trọng trên, thích hợp cho cả các công trình dạng tháp cao tầng lẫn nhà nhiều tầng thông thường, nhưng dạng mặt bằng của tất cả các công trình đó là hình chữ nhật ngắn hoặc gần vuông. • Loại cần trục tháp tự leo trong lồng thang máy, thích hợp cho các công trình tháp cao tầng mặt bằng có dạng tập trung (vuông vức). Cần trục tháp sẽ được bố trí ở giữa lõi công trình. Lựa chọn sơ bộ máy bơm bê tông: • Loại máy bơm bê tông di động thích hợp cho các công trình nhà nhiều tầng số tầng không nhiều lắm. • Các công trình nhà cao tầng thường phải sử dụng máy bơm bê tông tĩnh. Dùng cần trục tháp vận chuyển hỗn hợp phục vụ cho cả ba công tác: cốp pha, cốt thép và bê tông. Sau khi đã lựa chọn sơ bộ loại cần trục tháp, cần tiến hành lựa chọn chi tiết các thông số cần trục, là sức trục, chiều cao nâng vật và tầm với, theo các thông số tương ứng mà công trình đòi hỏi cần trục tháp phải đáp ứng. 26
  • 30. 3.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN ĐỨNG 27 Đối với tất cả các loại cần trục tháp, thông số chiều cao nâng vật thường độc lập tương đối với hai thông số cơ bản khác là sức trục và tầm với, được lựa chọn đồng thời với sức trục. ông số sức trục là thông số chính được lựa chọn, trước thông số tầm với, theo nhu cầu vận chuyển công tác bê tông (công tác chính). ông số tầm với là thông số phụ thuộc vào sức trục, sẽ được kiểm tra sau khi chọn lựa và bố trí được cần trục. Ở đây, trọng lượng nâng yêu cầu (sức trục yêu cầu), mà việc thi công công trình đòi hỏi cần trục tháp phải đáp ứng, chính là trọng lượng lớn nhất của một lần vận chuyển bê tông, tức là trọng lượng một hộc vận chuyển (tức là thùng đổ bê tông hay còn gọi là phễu đổ bê tông (concrete hopper hay concrete bucket)) chứa đầy vữa bê tông (kể cả bì), đổ vào cốp pha mà cốp pha vẫn chịu đựng được theo thiết kế. Như vậy, việc chọn loại thùng đổ bê tông, theo dung tích thùng, cần phải tương ứng với tải trọng đổ bê tông. Trong phần thiết kế cốp pha, chúng ta đã sơ bộ lựa chọn thùng đổ thông qua một dải phân bố dung tích thùng theo tải trọng đổ bê tông tiêu chuẩn dùng để thiết kế cốp pha, (như sau: thùng cỡ nhỏ V < 0,2 m³ tương ứng với tải trọng đổ bằng 200 kG/m²; thùng cỡ vừa V = 0,2-0,8 m³ tương ứng với tải trọng đổ bằng 400 kG/m²; thùng cỡ lớn, trên 0,8 m³, V = 0,8-1,0 m³ tương ứng với tải trọng đổ bằng 600 kG/m²). Đến lúc này cần phải lựa chọn chính xác một cỡ thùng đổ bê tông trong dải phân bố đó, và dùng nó để tính trọng lượng nâng yêu cầu (sức trục yêu cầu). Do đó, sức trục yêu câu chính là trọng lượng (cả bì) của thùng đổ bê tông, đã được chọn như trên, chứa đầy vữa bê tông, được vận chuyển đến đổ ở góc xa nhất của mặt bằng công trình so với vị trí đứng của cần trục (tức là tầm với yêu cầu). Các loại thùng đổ bê tông (phễu đổ bê tông) phải tra theo các kích cỡ của các nhà cung cấp máy xây dựng. Ở Việt Nam, có thể tham khảo các hãng như: Hòa Phát,… (xem thêm phần ví dụ một số loại thùng đổ thông dụng cho đổ cột, dầm, sàn nhà nhiều tầng). Trong phương pháp vận chuyển này, các công tác cốp pha và cốt thép không được lấy làm công tác chính để lựa chọn thông số cần trục. Trọng lượng mỗi mã cẩu phục vụ cho các công tác này được lấy tương ứng với trọng lượng một mẻ vận chuyển bê tông (trọng lượng cả bì của một thùng đổ bê tông đầy vữa). Khối lượng vận chuyển các công tác này trong mỗi ca, được phân bố xen kẽ với khối lượng vận chuyển của công tác bê tông trong ca đó. Chiều cao nâng vật yêu cầu của việc thi công công trình chính là chiều cao công tác yêu cầu để đưa hộc bê tông vào đổ ở tầng mái của nhà. Như vậy, sau khi chọn sơ bộ loại cần trục tháp, việc tiếp theo trong chọn lựa cần trục tháp là xác định hai thông số sức trục và chiều cao nâng của cần trục theo 2 điều kiện sau: Q = Q ≥ Q = k1k2Vγ H = Hₐₓ ≥ H = H.áₐₓ = Hà + h1 + h2 + h3 • Hà là cao độ cốp pha sàn mái. (m) • Q là thông số sức trục của cần trục tháp được chọn lựa, chính là bằng tải trọng nâng nhỏ nhất mà cần trục có khả năng cẩu được khi vị trí xe con nằm tại đầu mút tay cần Q. (tấn) • H là thông số chiều cao nâng của cần trục tháp được lựa chọn. (m) • h1 là chiều cao đưa thùng chứa bê tông qua lan can giáo công tác tầng mái vào vị trí đổ. (m) • h2 là chiều cao thùng chứa vữa. (m) • h3 chiều cao thiết bị treo buộc thùng đổ vào móc cẩu (quang treo). (m) • V là dung tích thùng đổ. (m³) • k1 là hệ số đầy vơi, k1 = 0,90-0,95. Điều 6.3.3. tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 nói rằng: "Khi dùng thùng treo để vận chuyển hỗn hợp bê tông thì hỗn hợp bê tông đổ vào thùng treo không vượt quá 90-95% dung tích thùng." • k2 là hệ số trọng lượng vỏ thùng, có thể lấy k2 = 1,2-1,3 hoặc tính trực tiếp qua tỷ số giữa trọng lượng thùng vữa bê tông kể cả bì trên trọng lượng tịnh vữa bê tông. • γ là trọng lượng riêng của vữa bê tông, γ = 2,5 tấn/m³. Từ đó ta có được một nhóm cần trục tháp đáp ứng được hai thông số yêu cầu trên (sơ tuyển). Tiếp theo tiến hành bố trí từng cần trục đã sơ tuyển trên (với các thông số chế tạo của chúng), trong mặt bằng thi công, theo điều kiện tầm với như sau: • Trong trường hợp cần trục tháp trụ tháp quay-đối trọng dưới-chạy trên ray và các loại cần trục tháp tự hành khác, thì Rₐₓ = R(Q) ≥ R = Bà + Bá.
  • 31. 28 CHƯƠNG 3. CHƯƠNG II. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG • R là tầm với tới điểm xa nhất của công trình đòi hỏi cần trục phải đảm bảo phục vụ được. Trong trường hợp cần trục chạy trên ray, cần trục có thể di chuyển tịnh tiến song song công trình trên ray tới điểm đứng trực diện với điểm góc xa nhất của công trình. Do đó, R chính là khoảng cách từ điểm phục vụ xa nhất đó đến trục ray (trục bố trí máy): R = Bà + Bá. • Bà = Bₐ là kích thước bề ngang nhà. (m) • Bá = Bₐ là khoảng cách từ trục bố trí máy đến trục định vị biên của nhà ở phía gần cần trục nhất. Trường hợp cần trục tháp loại trụ tháp quay-đối trọng thấp, do phải đảm bảo tránh va chạm đối trọng vào giáo công tác phía mặt công trình, khi cần trục quay lộn cần ra phía sau để cẩu vật liệu, thì Bá = Báₒ + Bₐ + Bđ • Báₒ là khoảng cách từ mép ngoài giáo công tác đến trục định vị biên của công trình, có kể đến bề nửa bề dầy của kết cấu biên nhà, thường bằng khoảng 1,5-1,8 m. • Bₐ là khoảng khe hở an toàn giữa vị trí đối trọng khi quay vào trong phía công trình hay khoảng hở giữa trụ tháp cố định với mép công trình, thường bằng khoảng 0,8-1,2 m. • Bđ là khoảng cách mép ngoài đối trọng đến tâm cần trục (tâm ray). Đây là một thông số cần trục được tra theo lý lịch máy. Loại cần trục tháp tự hành cũng được lựa chọn tương tự như loại cần trục tháp trụ tháp quay-chạy trên ray-đối trọng thấp. Khi Rₐₓ = R, thì mọi điểm trên trục định vị biên dọc nhà nằm ở phía xa cần trục đều là điểm phục vụ xa nhất, với tầm với lớn nhất. Tay cần của cần trục khi phục vụ cho các điểm này phải vuông góc với đường trục ray. Đường ray phải được kéo dài suốt dọc chiều dài của nhà. Còn khi Rₐₓ > R, thì chỉ có 2 điểm góc xa của mặt bằng nhà mới là những điểm phục vụ xa nhất. Tay cần của cần trục tháp dài hơn tầm với yêu cầu, nên không cần thiết phải bố trí ray ra tới hai trục đầu hồi nhà, chỉ cần bố trí ray lui vào, tới các vị trí đứng mà cần trục vẫn vươn tới các điểm phục vụ xa nhất đó với bán kính quay bằng Rₐₓ. Chiều dài mỗi đoạn ray có thể bớt đi được ở hai trục đầu hồi, so với khi Rₐₓ = R, được tính theo công thức sau: Lớ ₐ = √ R2 ctmax − (Bnha + Bmay)2 - Lá/2 • Trong trường hợp cần trục tháp trụ tháp cố định-tay cần quay-đối trọng trên, thì Bá = Bₐ + B.á và Rₐₓ = R(Q) ≥ R = √ L2 nha/4 + (Bnha + Bmay)2 • Là = Lₐ là kích thước bề dài nhà. • B.á là nửa bề rộng đế trụ tháp. Đây là một thông số cần trục được tra theo lý lịch máy. • Trong trường hợp cần trục tháp tự leo trong lồng thang máy: Vị trí đứng của cần trục tháp đã được xác định là ở giữa lõi công trình. Tầm với yêu cầu đối với cần trục lại phụ thuộc vào vị trí tập kết vật liệu cốt thép, thiết bị cốp pha tại chân công trình và vị trí trạm trộn bê tông trên mặt bằng công trường. Dùng máy bơm để vận chuyển bê tông, cần trục tháp vận chuyển cốp pha và cốt thép Ở phương pháp này, công tác bê tông được ưu tiên vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng. Cần trục tháp được san bớt nhiệm vụ, chỉ còn vận chuyển cho hai công tác cốp pha và cốt thép. Việc xác định sức trục yêu cầu đối với cần trục tháp có khác biệt với phương pháp trên. Trọng lượng của một mẻ cẩu cốp pha hay cốt thép phụ thuộc vào việc thiết kế sức chứa của sàn đón vật liệu (nếu dùng cốp pha rời), hoặc là trọng lượng của cấu kiện cốp pha tấm lớn (nếu dùng cốp pha tấm lớn như: cốp pha bay, …). Điều 2.4. tiêu chuẩn TCXD 200-1997 Nhà cao tầng: kỹ thuật về bê tông bơm nói rằng: Hỗn hợp bơm bê tông có kích thước hạt tối đa không lớn hơn 0,33 đường kính trong nhỏ nhất của ống dẫn đối với đá dăm và 0,4 đối với sỏi. Cốt liệu lớn dùng cho vữa bê tông thông thường có đường kính lớn nhất thường khoảng 10-40 mm thích hợp với các loại đường kính ống bơm từ 125-150 mm trở lên, theo điều 3.2. tiêu chuẩn TCXD 200-1997.
  • 32. 3.2. LỰA CHỌN, BỐ TRÍ THIẾT BỊ MÁY MÓC PHỤ TRỢ VÀ PHỐI HỢP CHÚNG VỚI CÁC MÁY MÓC CHỦ ĐẠO 29 eo cuốn Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng-tập II, của tác giả người Trung ốc-Triệu Tây An, thì quan hệ giữa đường kính ống bơm tối thiểu với đường kính cốt liệu lớn nhất được lựa chọn theo bảng sau: Đường ống bơm đặt thẳng đứng, ống bơm thu nhỏ tiết diện dạng hình côn, ống cong đổi hướng gây ra những cản trở trong vận chuyển vữa hơn so với đường ống thẳng đặt nằm ngang (giảm áp lực, giảm vận tốc lưu chuyển, có thể gây tắc,…). Để lựa chọn ống bơm bê tông, các loại ống này được quy đổi từng đơn vị chiều dài (1 mét) ra một số lượng mét ống thẳng đặt nằm ngang nhất định, sao cho tương đương về độ tổn hao áp lực bơm và vận tốc lưu chuyển vữa. Trong cuốn Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng-tập II, Triệu Tây An đưa ra một bảng quy đổi tương đương về ống ngang của các loại ống trên như sau: Lựa chọn bơm bê tông sơ bộ theo năng lực bơm tối đa: náQₐ ₐₓk = 8náQₐₓk > Q = Qầ • ná số lượng máy bơm cùng loại sử dụng cho công trình (máy) • Qₐₓ năng suất tối đa của máy có thể thực hiện được (là thông của máy bơm) (m³/h) • Qₐ ₐₓ sức bơm lớn nhất của máy bơm. (m³) • k hệ số sử dụng máy bơm, k = 0,4-0,8 • Q khối lượng bê tông mà công trình yêu cầu hệ thống máy bơm đáp ứng trong ca làm việc (8 tiếng). (m³) • Qầ khối lượng bê tông của một tầng sàn. (m³) 3.2 Lựa chọn, bố trí thiết bị máy móc phụ trợ và phối hợp chúng với các máy móc chủ đạo Lựa chọn máy trộn Việc lựa chọn máy trộn cần phải tương thích với máy móc chủ đạo (máy vận chuyển theo phương đứng) về dung tích hiệu dụng và năng lực. Dung tích hiệu dụng thùng đổ bê tông thường phải là bội số hoặc tốt nhất là bằng với dung tích trộn hiệu dụng của máy trộn. Nếu khối lượng của mẻ đổ bằng bội số của mẻ trộn, thì cần trục phải mất thêm thời gian chờ đợi giữa các lần xả máy trộn, để giảm thời gian này thì cần nhiều hơn một máy trộn cùng loại. Sau khi chọn được máy trộn theo dung tích hiệu dụng, cần bố trí máy trộn trong tầm hoạt động của cần trục tháp nhưng nằm gần bãi tập kết vật liệu: cát, đá, xi măng, sao cho khoảng cách vận chuyển từ nơi trộn đến nơi đổ là nhỏ nhất, để tăng năng suất của cần trục. Tính năng suất cần trục tháp Năng suất ca làm việc của cần trục tháp là tích số giữa tải trọng nâng trung bình của cần trục tháp với số lần làm việc hữu hiệu của cần trục tháp trong một ca làm việc. Nₐ = (kQ)(kn) = (kQ)(k(8*3600/T)) (tấn/ca) T = tạ + tâ + 2tể + 2tₐ + 2tầớ + tₓả + tạ • Q là tải trọng nâng một lần làm việc cần trục tháp, tức là trọng lượng của một mã cẩu trung bình. (tấn) • tâ = (Hà + h1 + h2 + h3)/vâ là thời gian nâng vật cẩu (thùng chứa vữa, cấu kiện cốt thép hay cốp pha). (s) • tạ = (Hà + h1 + h2 + h3)/vạ là thời gian hạ vật cẩu (thùng chứa vữa, cấu kiện cốt thép hay cốp pha). (s) • tể = l0/vể là thời gian di chuyển cần trục tháp trên ray. • tₐ = α/(6nₐ ) là thời gian quay tay cần từ vị nâng (cửa xả của máy trộn, kho bãi gia công cốp pha và cốt thép) đến vị trí hạ (vị trí đổ bê tông, sàn đón vật liệu). (s) • tầớ = l1/vầớ là thời gian thay đổi tầm với (thời gian di chuyển xe con trên cánh tay cần). (s)