SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 74
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một trong những cơ quan thực hiện các
chính sách của Nhà nước trong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế với chức
năng trung tâm là quản lý quỹ NSNN- là bộ phận cơ bản của tài chính Nhà
nước. KBNN thực hiện cấp phát, thanh toán các khoản kinh phí từ NSNN cho
các đơn vị thụ hưởng NSNN có mở tài khoản tại KBNN, đồng thời quan trọng
hơn là kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đó tại KBNN.
Từ khi ban hành Luật ngân sách, quản lý chi NSNN đã có những bước
tiến quan trọng, bước đầu tạo ra những biến đổi sâu sắc cả về nhận thức lý
luận cũng như thực tiễn và đạt được những thành tựu quan trọng: xoá bỏ tình
trạng bao cấp qua ngân sách tăng thu, giảm chi hạn chế đi đến xoá bỏ phát
hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, dần dần đẩy lùi và kiềm chế lạm phát,
tạo ra bầu không khí mới cho nền kinh tế- xã hội trong nước.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình quản lý
quỹ NSNN nói chung và quản lý NSNN nói riêng còn có nhiều hạn chế, hàng
năm vẫn còn nhiều khoản chi sai mục đích gây thất thoát, lãng phí cho
NSNN. Vấn đề này đang được Đảng và Nhà nước quan tâm ngày càng hoàn
thiện hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của ngành Kho bạc. Vì vậy yêu cầu đổi
mới hoạt động của KBNN trong công tác quản lý, cấp phát thanh toán các
khoản chi NSNN đặt ra hết sức cấp thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những hiểu biết như trên và từ thực trạng kiểm soát chi tại
KBNN Hoàn Kiếm, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong
KBNN Hoàn Kiếm cộng với sự ủng hộ và hướng dẫn tỉ mỉ và chặt chẽ của cô
giáo Trần Thanh Tú, em xin chọn luận văn: “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm” với mục
đích hiểu rõ cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN, đánh giá những kết quả
đạt được và hạn chế đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của quá trình này trong công tác quản lý NSNN tại KBNN.
NguyÔn Ngäc Thanh 1 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
Đối tượng quản lý chủ yếu là công tác quản lý cấp phát, thanh toán các
khoản chi ngân sách Nhà nước qua KBNN trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp tổng hợp giữa lý
luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề kiểm soát chi, phương pháp thống kê
và phân tích số liệu.
Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở bài, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo. Nội dung chương: của luận văn được kết cấu làm 3 phần
Chương I: Tổng quan về kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho
bạc Nhà nước.
Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát chi tại KBNN Hoàn
Kiếm.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi
NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm.
Bài luận văn này đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng nhưng đây là một đề
tài tương đối khó nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn bè để tiếp tục hoàn chỉnh
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Thanh.
NguyÔn Ngäc Thanh 2 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC.
1.1 Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước.
1.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế
giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử
dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng
quản lý điều hành nền kinh tế xã hội, đồng thời NSNN thực hiện cân đối các
khoản thu chi.
Ngân sách Nhà nước ra đời và phát triển với tư cách là một phạm trù
gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và tồn tại, phát triển của nền kinh tế
hàng hóa tiền tệ. NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực của Nhà nước.
Điều 1 luật NSNN của nước Việt Nam có nêu rõ: “ NSNN là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Do vậy NSNN là công cụ điều khiển vĩ
mô nền kinh tế của Nhà nước, Nhà nước chỉ có thể thực hiện điều khiển nền
kinh tế có hiệu quả khi nền tài chính được đảm bảo.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm chi Ngân sách Nhà nước.
a) Khái niệm chi Ngân sách Nhà nước.
Từ khái niệm NSNN nêu trên cho thấy chi NSNN là một trong hai nội
dung chủ yếu của NSNN.
Điều 2 luật NSNN ghi rõ: “ Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đảm bảo bộ máy hoạt động
của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui định của pháp
luật”.
NguyÔn Ngäc Thanh 3 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
Như vậy, chi NSNN là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá
trị phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quĩ NSNN theo nguyên tắc
không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội do Nhà
nước đảm nhiệm.
Quá trình chi trả, cấp phát quĩ NSNN được hiểu là quá trình cấp vốn từ
NSNN với đặc trưng là số vốn cung cấp đó có thể được hình thành từ các loại
quĩ khác nhau trước khi chúng được đưa vào sử dụng. Thông thường giữa
thời gian cung cấp và thời gian sử dụng có khoảng cách nhất định.
Tóm lại chi NSNN có thể hiện trong hai quá trình: Quá trình phân phối
và quá trình sử dụng tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ của
Nhà nước.
b) Đặc điểm chi NSNN.
Chi NSNN qua mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi chế độ xã hội, mỗi một cơ
chế kinh tế có cơ cấu và nội dung khác nhau nhưng đều có một đặc điểm
chung sau:
 Chi NSNN phải gắn chặt với bộ máy quản lý Nhà nước và những
nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trước mỗi một
Quốc gia. Vì vậy, bộ máy càng lớn, thực hiện càng nhiều nhiệm vụ thì mức
độ, phạm vi của NSNN càng lớn.
 Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết
định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi NSNN vì cơ quan đó quyết định
các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Ở nước ta Quốc hội
là cơ quan quyền lực cao nhất để quyết định nhiệm vụ cũng như quyết định cơ
cấu chi NSNN.
 Hiệu quả các khoản chi NSNN phải được xem xét toàn diện dựa vào
kế hoạch hoàn thành các mục tiêu kinh tế -xã hội và các khoản chi NSNN
đảm nhiệm.
 Các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp.
NguyÔn Ngäc Thanh 4 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
 Các khoản chi NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù
kinh tế khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, các phạm trù
thuộc lĩnh vực tiền tệ. Nhận thức rõ mối quan hệ này có ỹ nghĩa quan trọng
trong việc kết hợp chặt chẽ giữa chính sách Ngân sách với chính sách tiền tệ,
thu nhập trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
1.1.3 Phân loại chi:
 Theo tính chất phát sinh.
- Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối sử dụng vốn từ quỹ
NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ
thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
- Chi đầu tư phát triển của NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng một phần
vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của NSNN để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng
hoá nhằm đảm bảo các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.
 Theo các cấp Ngân sách.
- Chi Ngân sách Trung ương.
- Chi Ngân sách Thành phố.
- Chi Ngân sách Quận- Huyện.
- Chi Ngân sách Xã- Phường.
 Xét theo việc thực hiện các chức năng của Nhà nước.
- Chi phát triển kinh tế: Đây là một nội dung chi cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn,
chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề mang tính chất vĩ mô. Khoản chi
này không chỉ phục vụ cho từng vùng, từng ngành mà đứng trên giác dộ toàn
bộ nền kinh tế quốc dân nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hay duy
trì sự phát triển ở mức cần thiết. Chi thuộc loại này bao gồm: chi về xây dựng
cơ vản, chi dự trữ, chi cho vốn lưu động, chi tạo lập các quĩ cho vay hỗ trợ
với mức lãi suất ưu đãi như chương trình 120, chương trình 327…
NguyÔn Ngäc Thanh 5 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
- Chi quản lý hành chính: Khoản chi này được sử dụng để duy trì hoạt động
của bộ máy Nhà nước, dành cho quản lý hành chính Nhà nước đối với các cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và hỗ trợ đối với các tổ chức Đảng, tổ chức
đoàn thể.
- Chi sự nghiệp văn xã: Đây là các khoản chi nhằm mục đích hỗ trợ từ nguồn
vốn NSNN cho các hoạt động cần thiết của xã hội đáp ứng nhu cầu tinh thần
của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống nhân dân. Đó là
các khoản chi cho giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, văn hoá nghệ thuật,
thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình … Các khoản chi này cũng nhằm
duy trì, xây dựng và phát triển các tổ chức và hoạt động thuộc ngành văn hoá
xã hội.
- Chi an ninh quốc phòng: là các khoản chi nhằm duy trì và tăng cường lực
lượng quốc phòng an ninh để phòng thủ và bảo vệ đất nước bảo vệ trật tự an
ninh xã hội. Các khoản chi này bao gồm: chi cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, chi mua sắm trang thiết bị, vũ khí, đạn dược, chi lương, phụ cấp, sinh
hoạt phí, chi cho hoạt động huấn luyện, dân quân du kích…
- Chi khác của NSNN như chi trả nợ vay, viện trợ , phúc lợi xã hội…
 Theo phương thức chi qua KBNN.
- Chi trên cơ sở dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách nhà nước được lập hàng năm căn cứ và nhiệm vụ
kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.Do đó các khoản chi trong dự
toán phải được xác định dựa trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và
đảm bảo quốc phòng an ninh.
Đối với chi đầu tư phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy
hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền,
ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương
trình, dự án.
NguyÔn Ngäc Thanh 6 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
Đối với chi thường xuyên việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu
từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định.
Đối với chi trả nợ phải căn cứ vào nghĩa vụ trả nợ của năm lập dự toán
- Chi bằng lệnh chi tiền:
Chi dựa theo hình thức cấp phát trực tiếp cho đối tượng được hưởng,
không bắt buộc nhập vào một tài khoản để KBNN quản lý như hình thức cấp
phát theo hạn mức. Hình thức này thường được sử dụng trong lĩnh vực vốn
đầu tư xây dựng cơ bản, cấp phát vốn lưu động, cấp phát các khoản chi đột
xuất của Nhà nước hoặc các đơn vị không có quan hệ thường xuyên với ngân
sách nhà nước.
 Theo mục đích sử dụng cuối cùng của vốn.
- Chi tích luỹ: là khoản chi gắn liền với tái sản xuất mở rộng và xây dựng cơ
sở vật chất của nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân và tích luỹ tiền tệ trong
nền kinh tế, bao gồm chi xây dựng cơ bản trong lĩnh vực sản xuất vật chất và
phi vật chất, chi vốn lưu động, chi xây dựng quỹ dự trữ vật tư và chi cho dài
hạn đối với kinh tế tập thể.
- Chi tiêu dùng: là các khoản chi phục vụ cho mục đích tiêu dùng: gồm chi sự
nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội, một bộ phận chi về quốc phòng và bảo vệ anh
ninh, chi quản lý hành chính và các khoản chi tiêu khác.
1.2 Công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN.
1.2.1 Nguyên tắc chung về kiểm soát chi NSNN.
 Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước,
trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự
toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền qui định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí
NSNN chuẩn chi.
NguyÔn Ngäc Thanh 7 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
 Tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án… sử dụng kinh phí NSNN
phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài
chính, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát, hạch
toán kế toán và quyết toán NSNN.
 Bộ tài chính, Sở tài chính- Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc TW,
Phòng tài chính Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là
cơ quan tài chính) có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo hạn mức
kinh phí quí cho các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách. Kiểm tra việc sử
dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán
chi NSNN.
 KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và
thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng qui
định; tham gia với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi
NSNN qua Kho bạc của các đơn vị sử dụng NSNN.
KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán chi trả và thông báo cho các
đơn vị sử dụng NSNN biết, đồng thời gửi cho cơ quan tài chính đồng cấp giải
quyết trong các trường hợp sau:
- Chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt.
- Chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu tài chính Nhà nước.
- Không đủ các điều kiện chi theo qui định.
 Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo từng
niên độ Ngân sách, từng cấp ngân sách và theo mục lục NSNN. Các khoản
chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật ngày công lao động được qui đổi và hạch
toán chi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao
động do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
 Trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN các khoản
chi sai phải thu hồi giảm chi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính
NguyÔn Ngäc Thanh 8 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. KBNN thực hiện việc
thu hồi giảm chi NSNN.
 Việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi đầu tư xây dựng cơ
bản, chi đặc biệt ( chi quốc phòng, an ninh), chi của cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài và chi Ngân sách xã, Bộ tài chính có văn bản hướng dẫn
riêng.
1.2.2 Cấp phát thanh toán.
1.2.2.1 Điều kiện cấp phát thanh toán.
KBNN chỉ thực hiện cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN khi có
đủ các điều kiện sau:
 Khoản mục đã có trong dự toán chi NSNN năm được duyệt.
Trong trường hợp chưa có dự toán NSNN chính thức được duyệt, việc
cấp phát, thanh toán căn cứ vào kinh phí tạm cấp của cơ quan tài chính.
Trường hợp có các khoản chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt nhưng
không thể trì hoãn được, như khắc phục chi hậu quả thiên tai, hoả hoạn…,
việc cấp phát, thanh toán được căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền.
 Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN do Chính phủ
hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Định mức, tiêu chuẩn chi tiêu là các giới hạn tối đa các mức chi tiêu
cho một mục đích cụ thể của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN được cơ quan
chức năng có thẩm quyền ban hành. Định mức, tiêu chuẩn chi là căn cứ quan
trọng để lập kế hoạch dự toán chi NSNN hằng năm và là căn cứ để kiểm soát
chi NSNN.
Những khoản chi đã có định mức tiêu chuẩn thì dự toán ngân sách của
các đơn vị phải tuân theo định mức tiêu chuẩn đó và KBNN căn cứ vào tiêu
chuẩn định mức để kiểm soát. Khi chưa có tiêu chuẩn định mức được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt thì KBNN căn cứ vào dự toán được cơ quan cấp
trên trực tiếp của đơn vị sử dụng NSNN phê duyệt làm căn cứ để kiểm soát.
NguyÔn Ngäc Thanh 9 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
 Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng cơ quan đơn vị sử
dụng kinh phí NSNN hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi.
Đối với các khoản chi đã được cơ quan tài chính cấp trực tiếp thì lệnh
chuẩn chi là “lệnh chi tiền” của cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính có trách
nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm
các điều kiện cấp phát NSNN theo qui định. KBNN có trách nhiệm thanh
toán, chi trả cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN theo nội dung ghi rõ
trong “lệnh chi tiền” của cơ quan tài chính.
 Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan.
Tuỳ tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ, chứng từ thanh toán bao
gồm:
- Đối với các khoản chi lương và phụ cấp lương:
* Bẳng đăng ký biên chế, quỹ lương được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt.
* Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương.
* Bảng thanh toán tiền lương tháng trước.
* Bảng tăng giảm biên chế và quĩ tiền lương được cấp có thẩm quyền phê
duyệt (nếu có).
- Đối với học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên:
* Bảng đăng ký học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
* Bảng thanh toán học bổng, sinh hoạt phí tháng trước.
- Đối với các khoản chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm
việc, sửa chữa nhỏ:
* Dự toán mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhỏ hàng quí được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
* Hồ sơ, biên bản đấu thầu đối với việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện
làm việc, xây dựng, sửa chữa ( với các trường hợp phải thực hiện đấu thầu
theo qui định).
NguyÔn Ngäc Thanh 10 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
* Hợp đồng mua bán, hàng hoá, dịch vụ.
* Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
* Hoá đơn bán hàng vật tư, thiết bị.
* Thông báo giá về xây dựng, sửa chữa của cơ quan có thẩm quyền.
* Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan như séc, uỷ nhiệm chi…
- Đối với các khoản chi thường xuyên khác:
* Dự toán chi thường xuyên quý (có chia ra tháng).
* Bảng kê chứng từ chi có chữ ký thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị (hoặc
người được uỷ quyền).
* Báo cáo thanh toán các khoản chi thường xuyên tháng trước theo mục
chi.
1.2.2.2 Phương thức cấp phát thanh toán
Việc cấp phát, thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là cấp tạm
ứng và cấp thanh toán.
 Cấp tạm ứng.
a) Đối tượng cấp tạm ứng:
- Chi hành chính.
- Chi mua sắm tài sản, sửa chữa, xây dựng nhỏ chưa đủ điều kiện cấp
phát, thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng.
b) Mức cấp tạm ứng.
Mức cấp tạm ứng tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản chi theo đề
nghị của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN; mức cấp tạm ứng tối đa trong quý,
tháng không vượt quá hạn mức chi quý, tháng được cơ quan có thẩm quyền
thông báo theo từng mục chi.
c) Trình tự thủ tục cấp tạm ứng.
 Đơn vị sử dụng kinh phí NSNN lập “giấy đề nghị tạm ứng” gửi
KBNN kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan, cụ thể:
NguyÔn Ngäc Thanh 11 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
• Đối với các khoản lương, phụ cấp lương: theo quy định đã được
trình bày ở như trên.
• Đối với học bổng, sinh hoạt phí: theo quy định như đã được trình
bày ở trên.
• Đối với chi mua sắm tài sản, xây dựng, sửa chữa nhỏ:
* Dự toán mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhỏ hàng quí được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
* Hồ sơ, biên bản đấu thầu đối với việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện
làm việc, xây dựng, sửa chữa ( với các trường hợp phải thực hiện đấu thầu
theo qui định).
* Hợp đồng mua bán, hàng hoá, dịch vụ.
 Đối với các khoản chi thường xuyên khác:
* Dự toán chi thường xuyên quý (có chia ra tháng).
* Báo cáo thanh toán các khoản chi thường xuyên (theo các mục chi) của
tháng trước đó.
 Các chứng từ khác có liên quan như: giấy rút hạn mức kinh phí, uỷ
nhiệm chi, séc.
 KBNN kiểm tra, kiểm soát các nội dung hồ sơ, tài liệu và làm thủ tục
cấp tạm ứng cho đơn vị.
d) Thanh toán tạm ứng.
- Sau khi đã thực chi, đơn vị có trách nhiệm gửi đến KBNN các hồ sơ,
chứng từ chi có liên quan để thanh toán số đã tạm ứng và làm thủ tục chuyển
từ cấp tạm ứng sang cấp phát thanh toán
- KBNN kiểm tra, kiểm soát báo cáo thực chi của đơn vị, nếu đủ điều
kiện qui định thì thực hiện cấp phát thanh toán, thu hồi tạm ứng.
+ Nếu số cấp phát thanh toán lớn hơn số tạm ứng, KBNN sẽ giảm trừ
vào số cấp tạm ứng hoặc cấp phát thanh toán đợt sau của mục chi đó.
+ Nếu số cấp thanh toán nhỏ hơn số cấp tạm ứng, KBNN sẽ bổ sung.
NguyÔn Ngäc Thanh 12 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
- Trường hợp số tạm ứng chưa được thanh toán, các đơn vị có thể được
thanh toán trong tháng sau, quý sau. Tất cả các khoản chi tạm ứng phải được
thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Sau thời gian chỉnh lý quyết
toán, các khoản tạm ứng không được thanh toán, KBNN tổng hợp báo cáo cơ
quan tài chính đồng cấp, hoặc báo cáo KBNN cấp trên (đối với các khoản chi
thuộc ngân sách cấp trên), để trừ vào kinh phí cấp phát năm sau, hoặc thu hồi
giảm chi NSNN theo quyết định của cơ quan tài chính.
 Cấp phát thanh toán.
a) Đối tượng cấp phát thanh toán bao gồm:
- Lương, phụ cấp lương.
- Học bổng, sinh hoạt phí.
- Các khoản chi đủ điều kiện cấp phát thanh toán trực tiếp.
- Các khoản tạm ứng đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phát
thanh toán.
b) Mức cấp thanh toán.
Mức cấp thanh toán căn cứ hồ sơ, chứng từ chi theo đề nghị của đơn vị
sử dụng kinh phí NSNN. Mức cấp thanh toán tối đa trong tháng, quý không
vượt quá hạn mức của cơ quan có thẩm quyền thông báo. Mức cấp thanh toán
tối đa trong năm không được vượt quá hạn mức của cơ quan có thẩm quyền
thông báo, trong phạm vi dự toán ngân sách năm đã được duyệt.
c) Trình tự, thủ tục cấp thanh toán.
- Khi có nhu cầu cấp phát thanh toán các đơn vị sử dụng kinh phí
NSNN gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan.
- KBNN kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp các hồ sơ, chứng từ
đối chiếu với dự toán và kinh phí của cơ quan có thẩm quyền duyệt cấp. Nếu
đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng
hoá, dịch vụ hoặc chi trả qua đơn vị.
NguyÔn Ngäc Thanh 13 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
1.2.3 Kiểm soát chi NSNN và các hình thức kiểm soát chi NSNN.
 Kiểm soát chi NSNN là việc thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các
khoản chi NSNN trên cơ sở các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà
nước qui định. Việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện chi trả trực tiếp từ KBNN
các khoản chi NSNN đến từng đối tượng sử dụng sẽ đảm bảo yêu cầu kỷ
cương, quản lý tài chính Nhà nước và sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và
hiệu quả.
Kiểm soát chi NSNN là một qui trình phức tạp, kiểm soát từ khâu lập
dự toán, phân bổ kinh phí đến cấp phát, thanh toán sử dụng và quyết toán kinh
phí, có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách.
Vì vậy, cần phải kiểm tra khẩn trương nhưng cũng phải cân nhắc làm
dần từng bước vững chắc, vừa làm vừa cải tiến qui trình kiểm soát cho phù
hợp để tránh việc quản lý bị buông lỏng hoặc quá khắt khe, máy móc, gây
phiền hà, ách tắc.
 Các hình thức kiểm soát chi NSNN.
- Kiểm soát trước khi chi NSNN.
- Kiểm soát trong quá trình chi NSNN
- Kiểm soát sau khi đã chi NSNN.
Trong đó quan trọng nhất là hình thức kiểm soát trước khi chi NSNN, bởi
vì kiểm soát trước khi chi sẽ ngăn ngừa và loại bỏ được những khoản chi tiêu
không đúng chế độ qui định, không đúng định mức, tiêu chuẩn, đơn giá,
không đúng mục đích đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, chống lãng phí và
thất thoát tiền vốn, tài sản của Nhà nước.
1.2.4 Qui trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
a) Kiểm tra, kiểm soát trước khi cấp phát.
(3)
NguyÔn Ngäc Thanh 14 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Giám đốc
kho bạc
Bộ phận
kiểm soátĐơn vị thụ hưởng
Bộ phận kế toán
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
(4)
(2)
(1)
(5)
 Khi có nhu cầu chi tiêu, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN lập và gửi
KBNN nơi mở tài khoản giao dịch các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có
liên quan sau:
+ Lệnh chuẩn chi.
+ Séc, uỷ nhiệm chi.
+ Các hồ sơ khác tuỳ theo tính chất của từng khoản chi.
 Bộ phận kiểm soát chi NSNN tiếp nhận hồ sơ, chứng từ chi của các
đơn vị gửi đến và thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo đúng
qui định:
- Kiểm tra, đối chiếu các khoản chi với dự toán, bảo đảm các khoản chi phải
có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm tra, đối chiếu các khoản chi với hạn mức kinh phí được thông báo, bảo
đảm các khoản chi phải có hạn mức kinh phí được cơ quan có thẩm quyền
phân bổ.
- Kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ theo qui định đối với từng khoản
chi.
- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, đảm bảo chấp hành đúng các định mức,
chế độ chi tiêu tài chính. Đối với các khoản chi mua chưa có định mức, chế
độ chi tiêu, KBNN kiểm tra, kiểm soát theo dự toán chi của đơn vị được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hạch toán, đảm bảo thực hiện đúng mục lục
NSNN qui định.
NguyÔn Ngäc Thanh 15 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
- Kiểm tra dấu, chữ ký của người chuẩn chi (hoặc người được uỷ quyền), kế
toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền), bảo đảm khớp đúng với mẫu dấu,
chữ ký đã đăng ký tại KBNN.
 Sau khi kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ của các đơn vị:
- Nếu các khoản chi đủ điều kiện cấp phát thanh toán hoặc cấp tạm ứng thì
trình thủ trưởng KBNN duyệt cấp phát thanh toán hoặc cấp tạm ứng cho đơn
vị.
- Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện cấp phát thanh toán hoặc cấp
tạm ứng do hồ sơ, chứng từ chưa đầy đủ hoặc viết sai các yếu tố trên chứng
từ… thì thủ trưởng KBNN trả lại hồ sơ, chứng từ yêu cầu đơn vị hoàn chỉnh
hồ sơ, chứng từ liên quan, theo đúng quy định để KBNN có căn cứ thẩm định
và cấp phát.
- Trường hợp phát hiện các khoản chi tiêu sai chế độ thì thủ trưởng KBNN từ
chối không cấp phát, thanh toán và trả lại hồ sơ, chứng từ chi cho đơn vị,
đồng thời thông báo và giải thích rõ lý do từ chối cho đơn vị, cơ quan tài
chính đồng cấp và KBNN cấp trên (đối với những khoản chi thuộc NSNN cấp
trên) biết để giải quyết.
 Thủ trưởng KBNN xem xét việc thẩm định, kiểm tra, kiểm soát và ý
kiến đề nghị của bộ phận nghiệp vụ kiểm soát chi, để quyết định cấp phát hay
từ chối cấp phát (bao gồm cả cấp tạm ứng và cấp thanh toán).
 Căn cứ vào quyết định phê duyệt của thủ trưởng KBNN, các bộ phận
nghiệp vụ kiểm soát chi và kế toán thanh toán thực hiện như sau:
- Nếu thủ trưởng KBNN quyết định không duyệt cấp phát thanh toán
(hoặc cấp tạm ứng) cho đơn vị thì bộ phận kiểm soát chi có trách nhiệm
trả lại hồ sơ, chứng từ chi cho đơn vị và thông báo rõ lý do từ chối không
cấp phát đồng thời gửi cơ quan tài chính đồng cấp và KBNN cấp trên
(đối với khoản chi thuộc KBNN cấp trên) để giải quyết.
- Nếu thủ trưởng KBNN quyết định phê duyệt cấp phát thanh toán (hoặc
cấp tạm ứng) thì bộ phận kiểm soát chi chuyển quyết định này cho bộ
NguyÔn Ngäc Thanh 16 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
phận kế toán thanh toán. Bộ phận kế toán thanh toán căn cứ vào quyết
định phê duyệt của thủ trưởng KBNN và các chứng từ kế toán (giấy rút
hạn uỷ mức, uỷ nhiệm chi, séc…) do đơn vị sử dụng kinh phí NSNN lập
để làm thủ tục cấp thanh toán hoặc cấp tạm ứng đồng thời hạch toán tạm
thời hoặc thực chi NSNN theo chế độ qui định.
b) Các nghiệp vụ phải xử lý sau khi kiểm soát và cấp phát.
a) Hạch toán kế toán.
 Chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán hạch toán chi NSNN bao gồm: giấy đề nghị tạm ứng,
thanh toán của đơn vị, bảng kê chứng từ chi, giấy rút hạn mức kinh phí, séc,
uỷ nhiệm chi…
Ba liên giấy đề nghị tạm ứng hoặc đề nghị thanh toán được xử lý như
sau: 1 liên gửi đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, 1 liên lưu bộ phận kế toán
thanh toán, 1 liên lưu bộ phận kiểm soát chi và kèm theo hồ sơ lưu các chứng
từ có liên quan.
 Sổ kế toán.
- Mở sổ theo dõi tình hình tạm ứng và thanh toán các khoản chi NSNN
theo từng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và sổ xuất nhập hạn mức kinh
phí.
- Mở sổ chi tiết tương ứng với các tài khoản chi NSNN theo từng đơn vị
sử dụng kinh phí NSNN, để theo dõi tình hình tạm ứng, thanh toán các
khoản chi NSNN.
 Báo cáo và quyết toán chi NSNN.
- Điện báo: Hàng ngày các đơn vị KBNN điện báo cho KBNN cấp trên
và cơ quan tài chính đồng cấp số chi NSNN trên địa bàn theo quy định.
- Báo cáo: Hàng tháng, các đơn vị KBNN lập báo cáo chi NSNN theo
mục lục NSNN (nêu rõ số tạm ứng và thực chi NSNN) theo từng cấp Ngân
sách gửi cơ quan tài chính đồng cấp và KBNN cấp trên; KBNN TW tổng hợp
tình hình chi NSNN báo cáo Bộ tài chính.
NguyÔn Ngäc Thanh 17 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
- Quyết toán: Cuối quý, năm các đơn vị KBNN xác nhận số thực chi
NSNN qua KBNN cho đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn. Cuối
năm, các đơn vị Nhà nước thực hiện quyết toán chi NSNN gửi KBNN cấp
trên theo chế độ hiện hành.
b) Thu hồi, giảm chi NSNN.
Trong quá trình cấp phát, thanh toán sẽ có những khoản chi phải thu
hồi nộp NSNN, căn cứ quyết định thu hồi giảm chi NSNN của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền và giấy nộp tiền vào NSNN của các đơn vị; KBNN làm
thủ tục ghi giảm chi. Các khoản chi từ mục nào thì khi thu hồi được ghi giảm
chi theo đúng mục chi đó của mục lục NSNN. Căn cứ chứng từ có liên quan,
kế toán KBNN khôi phục lại hạn mức kinh phí của đơn vị tương ứng với số
tiền đã thu hồi đó.
1.2.5 Mô hình tổ chức kho bạc Nhà nước của một số nước trên thế giới.
Dưới đây là hai tổ chức kho bạc nhà nước của hai nước có nền tài chính
mạnh đó là Pháp và Mỹ, cơ cấu tổ chức của hai mô hình này rất khác biệt với
nhau tuỳ theo sự quan tâm đặc biệt của Chính Phủ mỗi nước đến công tác
kiểm soát chi ngân sách mà việc tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi NSNN
khác nhau, nó phù hợp với hoạt động của bộ máy hành chính cũng như mục
tiêu của mỗi quốc gia.
a) Tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi NSNN tại Pháp.
Theo truyền thống, Pháp rất quan tâm tới việc kiểm soát chi tiêu NSNN
nên qui định hệ thống tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi NSNN rất phức
tạp. Quá trình chi được thực hiện qua năm giai đoạn riêng biệt và liên tục:
- Giải toả kinh phí.
- Ước chi.
- Thanh toán.
- Chuẩn chi.
- Kiểm thu hồ sơ.
- Xuất quĩ.
NguyÔn Ngäc Thanh 18 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
Và một hệ thống liên kết chặt chẽ với năm giai đoạn trên, trong đó rõ
nét nhất là kiểm soát ước chi của các kiểm soát viên ước chi đặt tại các bộ và
tỉnh và kiểm soát chi của trung tâm chuẩn chi.
Quá trình chi và kiểm soát chi NSNN được tóm tắt như sau:
Trước khi bắt đầu năm ngân sách, các cơ quan thụ hưởng NSNN phải
căn cứ vào chương trình công tác để lập chương trình xin giải toả kinh phí cả
năm, có phân ra từng quý, theo từng đối tượng chi tiêu phù hợp với khoản
kinh phí đã được chuẩn y, gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp để được xem
xét, chấp thuận và cấp kinh phí hàng quý, phù hợp với nhu cầu thực tế của cơ
quan, khả năng nguồn thu và tình trạng công quĩ.
Thông báo kinh phí được cấp phát sẽ được gửi đến trung tâm kế toán
một bảng, giữ lại cơ quan tài chính một bảng và một bảng còn lại gửi cho cơ
quan thi hành. Bảng này, trở thành quyền ước chi của cơ quan thi hành theo
đúng luật.
Khi phát sinh nhu cầu chi tiêu để thực hiện công tác, các cơ quan thực
hiện ước chi trong phạm vi các luật lệ hiện hành và trong phạm vi kinh phí đã
được cấp phát. Sau đó hồ sơ ước chi được gửi đến cơ quan kiểm soát ước chi
(tại Bộ và toà hành chính địa phương) để được kiểm nhận hồ sơ ước chi theo
đúng luật lệ hiện hành.
Hồ sơ ước chi đã được chấp nhận là cơ sở để các thể nhân hoặc pháp
nhân có liên quan thực hiện các nhiệm vụ đã ký kết. Sau khi đã hoàn thành
các nhiệm vụ đã cam kết, đơn vị thụ hưởng muốn được trả tiền thì phải gửi
đến thanh toán viên (quản lý viên kinh phí của cơ quan) những giấy tờ chứng
thực những công việc đã hoàn tất để được kiểm tra và chấp nhận thanh toán.
Mặc dù các văn kiện đã được chấp nhận thanh toán, nhưng người cung
cấp hàng hoá, dịch vụ không có quyền đòi Chính phủ phải trả tiền ngay mà
phải có lệnh cho trả tiền cuả cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Tất cả các khoản chi đều đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của đại diện
Nhà nước. Kế toán KBNN bố trí bên cạnh tất cả các Bộ trưởng, Tỉnh trưởng
NguyÔn Ngäc Thanh 19 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
các cơ quan hành chính, ngoại giao trong nước và ngoài nước. Kế toán
KBNN chỉ được phép chi khi có lệnh của người chuẩn chi. Trong trường hợp
xảy ra xung đột thì toà án kế toán sẽ xử và giải quyết.
Như vậy, tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi NSNN của Pháp có 3
đặc điểm cơ bản sau:
 Phân định rõ trong luật ranh giới trách nhiệm, quyền hạn của hai
loại nhân viên độc lập với nhau trong quá trình thực hiện mọi khoản chi.
Chuẩn chi viên (thủ tướng, bộ trưởng, tỉnh trưởng…) quyết định các khoản
chi và kế toán viên (các kiểm tra viên tài chính, kế toán viên Nhà nước) thực
hiện việc chi trả công quĩ.
 Chi NSNN không mang tính chất ứng trước mà là số tiền thực chi
cho các vụ việc đã hoàn thành và có chứng từ, bảng kê cụ thể kèm theo (đã
được kiểm tra, kiểm soát bởi kiểm tra viên tài chính và kế toán viên Nhà nước
gồm kiểm soát viên ước chi, trưởng trung tâm chuẩn chi…).
 Mọi khoản chi không đúng qui định đều phải đưa ra toà án kế toán
xử lý, ai vi phạm phải bồi hoàn hoặc biên tịch tài sản cá nhân.
Ngoài ra còn có một hệ thống tổ chức kế toán và kiểm toán Nhà nước
đối lập với cơ quan liên quan đến sự thi hành ngân sách và tiền kiểm để thực
hiện nhiệm vụ hậu kiểm và kiểm soát đột xuất.
b) Tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi NSNN tại Mỹ.
Quan niệm về sự thi hành ngân sách với tiến trình càng giản dị càng tốt
để cho công việc của Chính phủ được mau lẹ và dễ dàng mà vẫn kiểm soát
được, đồng thời không đưa đến những việc lạm dụng, bất lương đó là quan
điểm của Mỹ.
Do vậy kiểm soát chi NSNN tại Mỹ khá giản dị. Đặc biệt là tiền kiểm
chi do vụ Ngân sách và Cục Kế toán Trung ương (TW), với thủ tục tiền kiểm
đơn giản và không xét đoán sự thích nghi hay hiệu quả chi tiêu.
Trước khi bắt đầu năm ngân sách, Vụ ngân sách TW gửi cho các cơ
quan những mẫu biểu, gọi là bảng kê phân kỳ, sau đó gửi lại cho Vụ ngân
NguyÔn Ngäc Thanh 20 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
sách TW. Vụ ngân sách TW thẩm tra, sửa đổi hoặc chấp nhận. Sau khi được
chấp thuận, một bảng gửi đến Cục kế toán TW, một bảng được giữ lại ở Vụ
ngân sách TW và một bảng gửi lại cho cơ quan thi hành. Bảng này trở thành
quyền chi tiêu những kinh phí của cơ quan theo đúng nội dung liệt kê được
Vụ ngân sách TW chấp thuận.
Khi cơ quan muốc chi tiêu, thì cơ quan khởi thảo một văn kiện chi tiêu
và gửi đến Cục kế toán TW để duyệt xem công quĩ có còn không và mục đích
của đối tượng chi tiêu có phù hợp không. Nếu trong bảng phân kỳ của cơ
quan còn công quỹ để đài thọ kinh phí đề nghị và mục tiêu phù hợp, Cục kế
toán vào sổ sách số kinh phí cơ quan đề nghị và chuyển văn kiện chi tiêu cho
KBNN. Nếu Cục kế toán xét thấy có những điểm không rõ ràng trong văn
kiện chi tiêu thì văn kiện đó có thể được gửi trả lại cơ quan xin giải thích
thêm hoặc chuyển sách Vụ ngân sách TW xin thẩm tra.
Một khi nhận được các văn kiện chi tiêu do Cục kế toán gửi đến,
nhiệm vụ của KBNN là trả tiền cho người được hưởng. Nhưng trước khi trả
tiền, KBNN lại phải kiểm tra lại tính hợp lý về mặt pháp lý của những văn
kiện. Nếu phải trả bằng tiền mặt thì phải kiểm tra chứng minh nhân dân của
người thụ hưởng.
Kết thúc năm ngân sách, Cục kế toán TW với nhiệm vụ tập trung
những nghiệp vụ kế toán và giữ mọi sổ sách kế toán của Chính phủ, có trách
nhiệm soạn thảo, báo cáo một cách có hệ thống những dữ liệu tài chính ngân
sách và gửi lại cho Vụ ngân sách TW và tổng thống.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
Do nhận thức được tầm quan trọng của NSNN và chi tiêu NSNN trong
quá trình phát triển kinh tế -xã hội, nên ngay từ đầu vấn đề quản lý và điều
hành NSNN luôn luôn được đặt ra như một nhiệm vụ cơ bản nhưng có ý
nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng của Chính phủ. Nhằm thực hiện thật tốt
nhiệm vụ này cần phải cân nhắc và xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng dến
thực hiện kiểm soát chi NSNN.
NguyÔn Ngäc Thanh 21 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kiểm soát chi NSNN, nhưng
tóm lại có thể phân chia như sau:
1.3.1 Các vấn đề pháp lý liên quan đến quản lý, cấp phát, thanh toán và
kiểm soát các khoản chi NSNN.
a) Tiêu chuẩn, định mức chi NSNN.
Định mức, tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng để lập dự toán chi tiêu, là cơ
sở thiết yếu quan trọng để KBNN thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản
chi NSNN.
Tiêu chuẩn, định mức không hợp lý, không sao sát với nội dung chi
NSNN thì việc hợp lý hoá về những khoản lãng phí đương nhiên là sẽ xảy ra
do đó sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát chi của KBNN, kiểm soát chi
không còn ý nghĩa nữa.
b) Chế độ phân cấp quản lý NSNN.
Nội dung cơ bản của chế độ phân cấp quản lý NSNN là việc phân cấp
nguồn thu, khoản chi và tỷ lệ phân bổ các khoản thu cho NSNN TW và địa
phương.
Đây là một trong những căn cứ để KBNN thực hiện chức năng là “trạm
kiểm gác cuối cùng” trong việc cấp phát vốn NSNN.
c) Phương thức cấp phát, thanh toán kinh phí.
Sự lựa chọn phương pháp cấp phát kinh phí đồng nghĩa với việc xác
định nhiệm vụ kiểm soát các điều kiện cơ bản để hình thành một khoản chi
NSNN. Với một phương pháp cấp phát hợp lý, nó tăng tính chủ động chi tiêu
của các đơn vị sử dụng NSNN và giảm thời gian, công sức của các cơ quan
quản lý tham gia vào quá trình cấp phát và nó làm giảm các thủ tục không cần
thiết.
Ví dụ điển hình là phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí còn có
nhiều hạn chế, thiếu sót như cấp phát qua nhiều khâu mà thực chất là nhiều
cấp quản lý ngân sách ( NSTW thường có từ 4-5 cấp quản lý kinh phí ngân
sách) và trong thực tế thường có hiện tượng ban phát ân huệ và tất nhiên thiếu
NguyÔn Ngäc Thanh 22 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
khách quan trong việc xem xét phân bổ kinh phí cho các đối tượng sử dụng
kinh phí. Đây chính là kẽ hở để đơn vị sử dụng kinh phí NSNN không chú
trọng nâng cao chất lượng dự toán chương trình. Họ không từ một thủ đoạn
nào để làm sao rút được càng nhiều kinh phí càng có lợi cho họ. Và do đó, khi
kiểm soát KBNN phát hiện ra có khi phân phối hạn mức kinh phí lớn hơn dự
toán được duyệt, phải điều chỉnh nhiều lần, KBNN không thực hiện chi trả
được.
d) Hệ thống kế toán NSNN.
Kế toán tham gia vào toàn bộ tiến trình ngân sách như vậy có ý nghĩa
quan trọng trong tiến trình thi hành và kiểm soát NSNN.
Quá trình sử dụng công quỹ được chi phối bởi những điều khoản pháp
luật và được thể chế hoá bằng những thủ tục, chỉ tiêu và kiểm soát chi tiêu
chặt chẽ, nhưng nếu không có một hệ thống sổ sách kế toán hoàn hảo thể hiện
qua hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo kế toán đầy đủ, rõ ràng trung thực tất
cả những giao dịch tài chính tiền tệ của Chính phủ thì KBNN khó mà phát
hiện được sự sai lầm về những khoản phí được cấp phát hay quản lý công quỹ
thiếu phân minh, trung thực.
Những kế toán viên và kiểm soát viên ngân sách dùng những dữ kiện
tin tức này để ấn định sự hợp pháp và thích đáng của những chỉ tiêu và sự trả
tiền từ quỹ NSNN, sau đó lập ra báo cáo về sự thi hành ngân sách của từng cơ
quan, có cơ sở để nhận xét, đánh giá những chương trình công tác đã thực
hiện, đồng thời có những biện pháp xử lý thích đáng.
e) Thủ tục chi và quá trình kiểm soát chi NSNN tại KBNN.
Đây chính là cơ sở pháp lý để KBNN tổ chức thực hiện các khâu trong
quá trình kiểm soát chi NSNN. Với thủ tục chi NSNN rườm rà, phức tạp sẽ
gây khó khăn cho cán bộ kiểm soát, giảm thời gian, tiến độ cấp phát thanh
toán các khoản chi NSNN.
NguyÔn Ngäc Thanh 23 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
1.3.2 Yếu tố chủ quan từ KBNN.
Các tiêu chuẩn, định mức, các qui định thể chế pháp luật là căn cứ để
KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Còn chất lượng kiểm soát chi như thế
nào còn phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan của KBNN như:
 Trình độ, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ thực hiện trong khâu
kiểm soát chi NSNN.
 Hệ thống các chương trình tin học ứng dụng và hệ thống các trang
thiết bị khác…
1.3.3 Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan đến qui trình thực
hiện kiểm soát chi NSNN.
Nhưng tóm lại vấn đề con người vẫn là vấn đề then chốt. Một hệ thống
tổ chức kiểm soát chi NSNN sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn nếu
không phân định và xác lập quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong
từng giai đoạn thực hiện kiểm soát chi NSNN một cách rõ ràng minh bạch.
Dù rằng các thủ tục, thể lệ chi tiêu đã được pháp chế hoá đầy đủ và cụ thể cho
từng loại chi nhưng tự nó sẽ không mang lại kết quả mong muốn nếu cơ quan
thi hành không tự ý thức chịu trách nhiệm về những quyết định có liên quan
cũng như sự phối hợp giữa họ lỏng lẻo.
1.3.4 Các nhân tố khác.
Kiểm soát chi NSNN là một quá trình phức tạp, ngoài các nhân tố trên
nó còn chịu tác động của các nhân tố khác như: tình hình kinh tế- xã hội của
địa phương, định hướng phát triển kinh tế- xã hội…
1.4 Sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi NSNN.
Cùng với chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập và chính sách ngoại
thương chính sách ngân sách được dùng để tác động vào tổng cầu của xã hội
nhằm hướng đến nền kinh tế đạt được những mục tiêu nhất định như sản
lượng cao, tốc độ phát triển cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp,tỷ lệ lạm phát thấp và
cân bằng cán cân thanh toán. Chính sách Ngân sách bao gồm các biện pháp
NguyÔn Ngäc Thanh 24 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
liên quan đến mức và cơ cấu thu, chi của Ngân sách. Bằng các biến số thuế,
trợ cấp, đầu tư, chi mua hàng hoá và dịch vụ mà Chính phủ có thể tác động
đến đầu tư và sản lượng, cuối cùng là tác động đến các vấn đề thất nghiệp và
lạm phát.
- Các biện pháp mà Nhà nước áp dụng tất nhiên là đụng chạm đến các quá
trình kinh tế và sau đó chúng sẽ tác động ngược trở lại Ngân sách, căn cứ vào
tính chất của tác động người ta có thể sửa đổi các biện pháp đó. Chính sách
Ngân sách nhằm vào những mục tiêu: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thực hiện
công bằng xã hội, ổn định kinh tế và hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên trong khi nền kinh tế thị trường ngày càng bộc lộ những khuyết tật
vốn có của nó thì chi NSNN là một hoạt động của Nhà nước có một vai trò vô
cùng quan trọng, nó có tác dụng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội của đất
nước, thúc đẩy sự phát triển cân đối vững chắc của nền kinh tế khắc phục
những khiếm khiết của thị trường. Mà cụ thể là nó được thể hiện trên các lĩnh
vực sau:
Trong lĩnh vực kinh tế
Trong các công cụ được Nhà nước sử dụng để góp phần xây dựng cơ
cấu kinh tế thì công cụ ngân sách mà đặc biệt là chi NSNN được coi là một
công cụ quan trọng bởi khả năng nguồn vốn của NSNN là rất lớn và phạm vi
tác động của nó là rất rộng. Chính vì vậy có thể nói thông qua chi NSNN sẽ
góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển theo định hướng của Nhà nước.
Thông qua các khoản chi gián tiếp, đặc biệt là chi cho xây dựng phát triển cơ
sở hạ tầng cũng góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế trên cả vùng
rộng lớn, hình thành cơ sở vật chất của Nhà nước. Từ đó tạo ra những biện
pháp căn bản chống sự cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo cho nền kinh tế
phát triển phong phú đa dạng, tránh tình trạng độc quyền của một số đơn vị
kinh tế.
Chi NSNN thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển trên tất cả các
lĩnh vực. Chi NSNN là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển
NguyÔn Ngäc Thanh 25 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
kinh tế của mỗi nước đặc biệt là trong cơ chế thị trường thì mục tiêu quan
trọng nhất mà các doanh nghiệp quan tâm đó là lợi nhuận và do đó tạo ra sự
cạnh tranh gay gắt từ đó làm tính hiệu quả của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Vì
thế muốn nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thì tất yếu phải có sự tác động từ
phía Nhà nước và một trong những công cụ hiệu quả nhất là NSNN.
Trên lĩnh vực xã hội.
Cùng với việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế thì chi NSNN
góp phần tích cực thực hiện các chính sách xã hội, tạo điều kiện cho hoạt
động xã hội phát triển một cách đồng bộ ngoài ra nó còn đóng vai trò quan
trọng khác là tạo lập công bằng xã hội theo hướng phát triển kinh tế nhưng
vẫn đảm bảo công bằng xã hội.
Trước hết chi NSNN thực hiện tái phân phối thu nhập quốc dân, giảm
tối đa khoảng cách giàu nghèo trong dân chúng, tạo ra sự phát triển đồng đều
trong cả nước (tránh hiện tượng phát triển không đồng đều như ở nước Nhật
trước đây). Thông qua chi NSNN sẽ góp phần thúc đẩy phát triển của các hoạt
động: văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế các hoạt động khác như chính sách dân
số, phòng chống tệ nạn xã hội…đã thực sự phát huy vai trò quản lý Nhà nước
ở tầm vĩ mô, xây dựng một xã hội văn minh, văn hóa.
Tuy nhiên việc sử dụng công cụ chi NSNN nhằm điều tiết các vấn đề
xã hội không hề đơn giản, trong nhiều trường hợp đã có tác động ngược trở
lại làm cho vấn đề xã hội thêm phức tạp. Chẳng hạn khi NSNN trợ cấp giá
điện, xăng dầu thì những đối tượng được hưởng không phải là những người
nghèo mà lại là chính những người có thu nhập cao trong xã hội, do vậy tạo ra
sự mất công bằng trong xã hội. Vì vậy đòi hỏi quá trình chi NSNN phải được
nghiên cứu đầy đủ và phải có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp thực
hiện.
Trong lĩnh vực tài chính.
Quá trình chi NSNN có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện chính
sách ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát. Chi NSNN nhằm mục đích
NguyÔn Ngäc Thanh 26 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
kích thích sản xuất phát triển, tránh tình trạng bao cấp lãng phí. Khi nguồn chi
được sử dụng chặt chẽ thì sẽ đem lại tác dụng tích cực, trái lại nó sẽ gây ra
những bất ổn, tác động tiêu cực đến thị trường.
Ngoài ra chi NSNN còn phục vụ cho một số hoạt động có tính chất tiêu
dùng như chi hoạt động quản lý hành chính, chi cho an ninh quốc phòng. Đó
là những hoạt động cũng rất quan trọng và phải được duy trì cùng với sự phát
triển của các hoạt động kinh tế, xã hội khác.
Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (ví dụ như mô hình của
Pháp) cho thấy việc kiểm tra, kiểm soát, thực hiện chi trả trực tiếp từ KBNN
các khoản chi NSNN đến từng đối tượng sử dụng là rất cần thiết, để đảm bảo
yêu cầu, kỷ cương quản lý tài chính Nhà nước và sử dụng vốn đúng mục đích
có hiệu quả.
Mặt khác từ thực tế cho thấy, việc thực hiện kiểm soát chi sẽ nâng cao
trách nhiệm, cũng như phát huy được vai trò của các nghành, các cấp, các cơ
quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN. Hệ thống
KBNN thực sự chuyển sang thực hiện kiểm soát chặt chẽ, chi trả trực tiếp
theo từng khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng,
nhiệm vụ đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương tài chính.
NguyÔn Ngäc Thanh 27 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
NguyÔn Ngäc Thanh 28 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
TẠI KBNN HOÀN KIẾM.
Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của thủ đô Hà Nội với dân số
175400 người, diện tích 520 km2. Cùng với thủ đô và cả nước, quận Hoàn
Kiếm đang trên đà vận động phát triển theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại
hoá với mô hình “ Thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, thủ công
nghiệp” nhằm phát huy hết tiềm năng của quận là trung tâm về chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội của Thủ đô. Trong lĩnh vực tài chính, quận Hoàn Kiếm là
một trong những quận có số thu chi ngân sách lớn nhất của thủ đô Hà Nội.
2.1 Khái quát chung về KBNN Hoàn Kiếm.
 Sự ra đời của KBNN Hoàn Kiếm.
Ngày 04/01/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ký quyết định số
07/HĐBT “V/v chuyển giao công tác quản lý quỹ NSNN từ Ngân hàng Nhà
nước sang Bộ tài chính và thành lập Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ tài
chính” để thực hiện nhiệm vụ này. Từ ngày 01 tháng 04 năm 1990 hệ thống
KBNN trực thuộc Bộ tài chính đã được ra đời và chính thức đi vào hoạt động
trong phạm vi cả nước. Cùng với hệ thống KBNN, KBNN Hoàn Kiếm cũng
được ra đời (trực thuộc KBNN Hà Nội). Hiện nay, trụ sở đóng tại 38 Thuốc
Bắc Hà Nội với số lượng công chức là 52 người (Ban giám đốc 3 người)
trong đó nam 10 người, nữ 42 người; có 1 chi bộ Đảng trực thuộc quận uỷ
Hoàn Kiếm, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh sinh
hoạt tại địa phương- là điều kiện tốt để thực hiện nhiệm vụ của ngành trong
tình hình mới.
Thực tế hoạt động của KBNN thời gian qua đã khẳng định việc chuyển
giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, việc thành lập và sự ra đời của hệ thống
KBNN là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với công cuộc cải tổ nền kinh tế đất
nước.
NguyÔn Ngäc Thanh 29 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
Cơ cấu tổ chức của KBNN Hoàn Kiếm.
 Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN.
- Chức năng của hệ thống KBNN: Theo Nghị định 25/CP ngày
05/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành thì KBNN là tổ chức trực
thuộc Bộ tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý
nhà nước, quĩ dự trữ tài chính Nhà nước, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ, huy
động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển.
- Nhiệm vụ của KBNN quận, huyện gồm:
Theo quyết định 266 TC/QĐ/TCCB ngày 07/04/1997 của Bộ trưởng Bộ tài
chính qui định chi tiết nhiệm vụ của KBNN quận, huyện gồm:
+ Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, phân chia các khoản thu
ngân sách cho các cấp ngân sách theo chế độ qui định. Trực tiếp quản lý quỹ
ngân sách quận, huyện và quĩ ngân sách phường, xã trên địa bàn.
+ Thực hiện kiểm soát chi NSNN, thanh toán chi trả các khoản chi của
NSNN trên địa bàn theo chế độ qui định.
+ Trực tiếp cấp phát, cho vay các mục tiêu, dự án theo uỷ quyền của
KBNN tỉnh.
+ Thực hiện phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ trong nước,
các hình thức huy động vốn khác trên địa bàn theo phân công của KBNN tỉnh.
NguyÔn Ngäc Thanh 30 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Ban giám đốc
( Giám đốc+ phó giám
đốc)
Bộ phận
kế hoạch TH
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
kho quỹ
Bộ phận
bảo vệ, lái xe
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
+ Quản lý vốn tiền mặt, các ấn chỉ, chứng chỉ có giá trị như tiền, tài
sản theo chế độ qui định và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền, tài sản đơn
vị giao quản lý.
+ Mở tài khoản thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản với các đơn vị
và cá nhân theo chế độ qui định.
+ Thực hiện kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán các hoạt động của
KBNN phát sinh trên địa bàn.
+ Thực hiện công tác tin học, tập hợp, quản lý dữ liệu theo sự phân
công của KBNN tỉnh.
+ Quản lý cán bộ, tài sản, kinh phí nội bộ theo chế độ qui định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của giám đốc KBNN
tỉnh.
2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm.
2.2.1 Thực trạng chi NSNN tại KBNN nói chung và KBNN Hoàn Kiếm
nói riêng trong những năm qua.
a) Một số bất cập trong công tác cấp phát, thanh toán chi NSNN trong những
năm 1990- 1996.
Kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao và ổn định, đời sống nhân dân được
cải thiện. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ quản lý chi NSNN qua KBNN có sự
thay đổi nhằm tăng cường quản lý các khoản chi NSNN qua KBNN, đảm bảo
chi đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, góp phần phục vụ cho sự phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên do sự cải tiến cơ chế quản lý tài
chính nói chung vẫn chưa đồng bộ, việc chi ngân sách chủ yếu vẫn là xuất
quỹ ngân sách nên tình trạng sử dụng công quỹ còn lãng phí, hiệu quả chưa
cao, đã bộc lộ nhiều bất hợp lý:
Thứ nhất: Cơ quan tài chính, KBNN thiếu cơ sở pháp lý cần thiết để
thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Cơ quan tài chính ra lệnh
cấp phát, KBNN thực hiện việc xuất quỹ ngân sách theo lệnh của cơ quan tài
chính, đơn vị thụ hưởng thực hiện chi tiêu. Thực chất việc cấp phát NSNN
NguyÔn Ngäc Thanh 31 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
qua KBNN là xuất quĩ NSNN. Cơ quan tài chính căn cứ vào nhu cầu chi tiêu
của các đơn vị thụ hưởng ngân sách để bố trí theo các khoản chi, có phân chia
chi tiết theo một số mục chi nhưng chỉ là hình thức, việc điều chỉnh giữa các
mục chi do đơn vị tự động thực hiện dẫn đến tình trạng kiểm soát chi tiêu qua
KBNN rất hạn chế, đặc biệt đối với việc mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn,
sửa chữa thường xuyên của các đơn vị dự toán. Trong thời kỳ này cơ chế đấu
thầu chưa được triển khai thực hiện nên tình trạng sử dụng lãng phí, thất thoát
kinh phí NSNN còn khá phổ biến.
Thứ hai: Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, KBNN, cán bộ,
ngành, đơn vị thụ hưởng ngân sách còn bị chồng chéo, chưa được phân chia
cụ thể, rõ ràng; cơ chế quản lý và kiểm soát chi ngân sách còn bị phân tán ở
nhiều đầu mối: Tài chính, KBNN, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Lao động
Thương binh và xã hội. Vì vậy việc kiểm tra giám sát của KBNN còn rất hạn
chế.
Thứ ba: Việc cấp phát ngân sách bằng lệnh chi tiền của cơ quan tài
chính còn khá phổ biến ở các cấp ngân sách, đặc biệt là ngân sách cấp tỉnh,
huyện. Trong trường hợp này tiền của NSNN được chuyển thẳng vào tài
khoản tiền gửi của đơn vị dự toán, tồn quĩ ngân sách bị giảm trong khi đơn vị
chưa sử dụng ngay số tiền đó. Điều đó một mặt gây căng thẳng giả tạo cho
NSNN, mặt khác cơ quan Tài chính, KBNN rất khó khăn trong việc kiểm tra
giám sát quá trình chi tiêu của đơn vị.
Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều biện pháp tích cực
nhằm cải thiện tình hình quản lý tài chính nói chung và quản lý NSNN nói
riêng. Đặc biệt, do nhận thức được vị trí, vai trò của hệ thống KBNN trong
việc kiểm tra, giám sát các khoản chi của NSNN, Thủ tướng Chính phủ đã có
quyết định 861/TTg ngày30/12/1995 trong đó nhấn mạnh vai trò kiểm soát
chi ngân sách qua KBNN.
Bộ tài chính đã giao cho KBNN và các đơn vị có liên quan nghiên cứu
đề án kiểm soát chi NSNN. KBNN đã làm thí điểm công tác kiểm soát chi
NguyÔn Ngäc Thanh 32 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
lương hưu và bảo hiểm xã hội của KBNN tỉnh Hà Nam (cũ); mở tài khoản cá
nhân để kiểm soát, chi trả tiền lương tại KBNN thành phố Hà Nội, đồng thời
trình Bộ ban hành qui chế đấu thầu mua sắm đồ dùng, trang thiết bị làm việc
đối với các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, các đoàn thể, các doanh
nghiệp trong nước…
Thông qua một số biện pháp trên, công tác quản lý chi nói chung và
công tác kiểm soát chi ngân sách của KBNN nói riêng đã từng bước đi vào nề
nếp. Tuy nhiên đây mới chỉ là những biện pháp tình thế, chưa giải quyết được
vấn đề một cách toàn diện và căn bản. Thực tế đòi hỏi phải có một khung
pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực NSNN một cách đồng bộ và
phù hợp với thực tiễn sự phát triển kinh tế- xã hội trong tình hình mới.
b) Giai đoạn sau khi có Luật NSNN (từ năm 1997 đến 2002).
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua luật NSNN 1997, đây là văn bản pháp lý cao nhất về
quản lý NSNN ở Việt Nam.
Theo tinh thần của Luật NSNN 1997, việc quản lý chặt chẽ và có hiệu
quả các khoản chi NSNN là trách nhiệm của tất cả các nghành, các cấp, các
cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn
kinh phí thuộc NSNN. Công tác kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi
NSNN của KBNN là công đoạn cuối cùng để hoàn thành qui trình kiểm soát
chi NSNN. Đây là khâu chủ yếu có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho tiền vốn
chi ra của NSNN được sử dụng vào các mục tiêu đã định một cách tiết kiệm
và có hiệu quả nhất.
Theo qui định của Luật NSNN 1997, kinh phí chi thường xuyên
của các đơn vị được cấp phát dưới hình thức hạn mức kinh phí và được quản
lý tập trung thống nhất qua KBNN. Tuy nhiên hạn mức kinh phí cũng có
nhược điểm là phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí còn có nhiều hạn
chế, thiếu sót như cấp phát qua nhiều khâu mà thực chất là nhiều cấp quản lý
ngân sách ( NSTW thường có từ 4-5 cấp quản lý kinh phí ngân sách) và trong
NguyÔn Ngäc Thanh 33 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
thực tế thường có hiện tượng ban phát ân huệ và tất nhiên thiếu khách quan
trong việc xem xét phân bổ kinh phí cho các đối tượng sử dụng kinh phí. Đây
chính là kẽ hở để đơn vị sử dụng kinh phí NSNN không chú trọng nâng cao
chất lượng dự toán chương trình. Họ không từ một thủ đoạn nào để làm sao
rút được càng nhiều kinh phí càng có lợi cho họ. Và do đó, khi kiểm soát
KBNN phát hiện ra có khi phân phối hạn mức kinh phí lớn hơn dự toán được
duyệt. Do đó việc kiểm soát chi tại kho bạc nhà nước chỉ mang tính hình thức,
chưa tạo ra được bước đột phá căn bản trong công tác kiểm soát chi ngân sách
tại kho bạc nhà nước
c) Giai đoạn Luật NSNN từ 2002 đến nay.
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2002, chi ngân sách được
thực hiện khi có đủ điều kiện sau đây:
- Đã có trong dự toán ngân sách được giao
- Đúng chế độ tiêu chuẩn định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ
quyền quyết định chi
Thông qua công tác kiểm soát chi, yêu cầu các đơn vị thủ hưởng ngân
sách phải chấp hành đầy đủ các điều kiện theo đúng Luật NSNN 2002, do đó
công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp. Tuy dự toán chi
ngân sách chưa phân bổ được chi tiết 23 mục theo yêu cầu của văn bản hướng
dẫn Luật và bước đầu chi phân bổ theo 11 mục chi chủ yếu nhưng đã giúp cho
đơn vị dự toán, cơ quan tài chính và KBNN có căn cứ để điều hành và quản lý
ngân sách có hiệu quả hơn và việc chấp hành các qui định về thời gian hàng
năm đều có sự tiến bộ rõ rệt. Chi mua sắm, sửa chữa của các đơn vị đã được
quản lý một cách chặt chẽ bằng cơ chế đấu thầu (đối với hợp đồng có giá trị
trên 100 triệu đồng). Đối với các khoản chi thường xuyên khác thì thủ trưởng
đơn vị sử dụng ngân sách phải tự chịu trách nhiệm, KBNN chi kiểm tra, thanh
toán theo bảng kê chứng từ, chính vì vậy đã tạo ra tính chủ động cho đơn vị
NguyÔn Ngäc Thanh 34 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
thụ hưởng ngân sách, tạo ra sự thông thoáng trong việc quản lý chi thường
xuyên của đơn vị.
Kiểm soát chi NSNN, bước đầu đã quản lý được thu- chi ngân sách xã
qua KBNN, từ chỗ toàn bộ các khoản thu chi của xã do xã tự quản không
phản ánh qua tài khoản của KBNN sau khi Luật ngân sách có hiệu lực, xã đã
trở thành một cấp ngân sách hoàn chỉnh, đại bộ phận các khoản thu chi của xã
đã được qua KBNN kiểm soát, việc thu- chi cũng được quản lý chặt chẽ theo
chế độ quản lý tài chính hiện hành, từ đó góp phần nâng cao kỷ luật và thực
hiện công khai dân chủ về mặt tài chính, từng bước ổn định tình hình an ninh
trật tự ở nông thôn.
Bên cạnh đó nhờ có công tác kiểm soát chi NSNN, các ngành, các
cấp, các đơn vị sử dụng Ngân sách đã từng bước chấp hành các qui định của
Luật, nâng cao ý thức quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, chấp hành cơ
chế quản lý Tài chính, chi tiêu NSNN, góp phần thực hiện các pháp lệnh:
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, phục vụ công cuộc
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…
Cơ chế kiểm soát chi qua KBNN đã bước đầu xác định rõ và nêu cao
vai trò, trách nhiệm,quyền hạn của các cơ quan Tài chính, KBNN, các đơn vị
sử dụng Ngân sách trong quá trình chi tiêu NSNN. Mặt khác công tác kiểm
soát chi của KBNN đã làm thay đổi căn bản cách nghĩ, thói quen sử dụng, chi
tiêu NSNN, các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn đến công tác phê duyệt và
phân bổ dự toán chi NSNN. Nếu trước đây việc duyệt, phân bổ dự toán
NSNN chỉ là những con số tổng hợp, thì nay đã đảm bảo dự toán chi tiết đến
từng khoản mục chi cụ thể theo mục lục NSNN hiện hành. Việc duyệt và
phân bổ dự toán NSNN ngày một tốt hơn về mặt thời gian. Các đơn vị dự
toán NSNN đã lập dự toán chi tiết hơn, ngày càng sát hơn với nhu cầu chi tiêu
thực tế; chấp hành tốt hơn công tác quản lý tài chính, đặc biệt là việc chấp
hành biên chế quỹ lương được duyệt, nguyên tắc đấu thầu khi mua sắm, chấp
hành đúng chế độ hoá đơn chứng từ, giảm hẳn tình trạng chi tiêu lãng phí, tuỳ
NguyÔn Ngäc Thanh 35 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
tiện, sai chế độ… kinh phí NSNN. Thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách với
tư cách là người chuẩn chi đã thấy được trách nhiệm của mình khi quyết định
chi tiêu.
Thông qua kiểm soát chi NSNN, KBNN Hoàn Kiếm đã phát hiện
nhiều khoản chi sai mục đích, không đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức của
đơn vị sử dụng NSNN. Kết thúc năm ngân sách, hạn mức kinh phí còn lại của
các đơn vị đã bị huỷ bỏ do các khoản chi không đúng chế độ, định mức qui
định.
Dưới đây là bảng báo cáo tóm tắt về tình hình từ chối thanh toán qua
kiểm soát tại KBNN Hoàn Kiếm trong 3 năm 2003, 2004, 2005.
 Bảng 1: Tình hình từ chối thanh toán qua kiểm soát tại
KBNN Hoàn Kiếm 2003, 2004, 2005.
Đơn vị: Triệu đồng.
Diễn giải 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
Đv TH sai quy định 35 28 21 80% 75%
Số món 39 30 22 76.9% 73.3%
Số tiền 1560 1117 465 71.6% 41.6%
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm
2003,2004,2005
Theo số liệu bảng 1 cho thấy năm 2003 Kho bạc từ chối thanh toán 39
món với tổng số tiền là 1560 triệu đồng, năm 2004 từ chối thanh toán 30 món
với tổng số tiền là 1117 triệu đồng, năm 2005 từ chối thanh toán 22 món với
tổng số tiền là 465 triệu đồng. Như vậy số tiền từ chối thanh toán tại KBNN
Hoàn Kiếm sau khi cán bộ kiểm soát thủ tục cấp phát thanh toán vốn có xu
hướng giảm dần trong năm 2003 và giảm mạnh trong năm 2005. Điều này
cho thấy tác dụng của công tác kiểm soát chi chặt chẽ tại KBNN Hoàn Kiếm
đã nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện đúng chính sách, chế độ, thủ tục cấp
NguyÔn Ngäc Thanh 36 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
phát thanh toán do Nhà nước và Bộ tài chính qui định, tạo ra một môi trường
hoạt động lành mạnh, hiểu biết pháp luật của các cán bộ kế toán ở các đơn vị
thụ hưởng ngân sách.
Bên cạnh đó, nhờ có công tác kiểm soát chi, cơ quan tài chính đã chủ
động hơn trong việc điều hành NSNN, giảm bớt tình trạng căng thẳng giả tạo
cho ngân sách. Tồn quĩ ngân sách các cấp luôn được đảm bảo, chủ động luôn
đáp ứng các yêu cầu chi thường xuyên cũng như chi đột xuất. Đã từng bước
ngăn chặn tình trạng rút kinh phí cuối năm của các đơn vị sử dụng NSNN,
dẫn đến kết quả là các đơn vị buộc phải thực hiện chi tiêu theo kế hoạch dự
toán được duyệt trong năm, không để dồn kinh phí chi tiêu vào những tháng
cuối năm. Do vậy KBNN đã góp phần quản lý chi tiền mặt, quản lý phương
tiện thanh toán, tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt, thanh toán trực tiếp tới người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, góp phần làm
lành mạnh hoạt động hoá tiền tệ, thanh toán…
Dưới đây là bảng tóm tắt về tình hình chi NSNN qua KBNN Hoàn
Kiếm trong 3 năm trở lại đây.
Qua bảng 2 ta thấy NSTW luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng
NSNN năm 2003 chiếm tới 71.7%, năm 204 chiếm 70.8%, năm 2005 chiếm
68.4% sở dĩ là như vậy vì Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của thành phố, là
nơi đặt các cơ quan trung ương, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Còn ngân
sách thành phố, ngân sách quận huyện, ngân sách xã phường đều tăng nhưng
tăng chậm và ổn định. Cụ thể ngân sách thành phố trong năm 2003 và năm
2004 chiếm tới 11.2% so với tổng chi NSNN, năm 2005 chiếm 11.7% so với
tổng chi NSNN. Ngân sách Quận huyện năm 2003 chiếm tới 14.2% so với
tổng chi NSNN, năm 2004 chiếm tới 15% so với tổng chi NSNN, năm 2005
chiếm tới 16.5% so với tổng chi NSNN; Ngân sách xã phường năm 2003
chiếm tới 2.9% so với tổng chi NSNN, năm 2004 chiếm tới 3% so với tổng
chi NSNN, năm 2005 chiếm tới 3.4 % so với tổng chi NSNN.
NguyÔn Ngäc Thanh 37 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
 Bảng 2: Tình hình chi NSNN các cấp tại KBNN Hoàn Kiếm.
2003, 2004, 2005
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm Chỉ tiêu
Tổng chi
NSNN
NSTW NSTP NSQH NSXP
2003 TH 695.743 499.091 78.521 98.901 19.230
% 100% 71.7% 11.2% 14.2% 2.9%
2004 TH 733.926 520.008 82.740 110.351 20.827
% 100% 70.8% 11.2% 15% 3%
2005 TH
%
791.002
100%
541.108
68.4%
92.695
11.7%
130.981
16.5%
26.216
3.4%
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm
2003,2004,2005
2.2.2 Công tác kiểm soát một số khoản chi chủ yếu.
2.2.2.1 Kiểm soát chi lương, phụ cấp lương.
Việc kiểm soát khoản chi lương được KBNN Hoàn Kiếm tổ chức thực
hiện chặt chẽ theo qui trình (“Cẩm nang kiểm soát chi của NSNN”) từ đầu
năm ngân sách, hàng quý, hàng tháng và khi phát sinh nghiệp vụ chi lương,
phụ cấp. Cán bộ kiểm soát chi tại KBNN Hoàn Kiếm cũng đã tham gia cùng
với cơ quan tài chính và cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra tình hình sử
dụng kinh phí NSNN về chi lương và phụ cấp lương, đối chiếu, so sánh và
kiểm tra sự phù họp của các giấy tờ có liên quan, nếu có sự sai lệch thì tiến
hành xác minh rõ.
Cụ thể, cán bộ kiểm soát tại KBNN khi phát sinh nhiệm vụ chi lương,
phụ cấp lương đã tiến hành các yếu tố sau đây: bản đăng ký biên chế, quỹ
lương. bản kê danh sách công nhân viên chức…
NguyÔn Ngäc Thanh 38 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
 Bảng 3: Tình hình kiểm soát chi lương và phụ cấp tại kho bạc Hoàn
Kiếm (2003, 2004, 2005).
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm Lương Tiền công Phụ cấp Tổng
2003 95.320 8.987 15.450 119.757
2004 98.232 9.410 18.200 125.842
2005 104.755 10.086 20.146 134.987
2004/2003 103.05% 104.81% 117.7% 105.08%
2005/2004 106.6% 107.18% 110.69% 107.26
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm
2003,2004,2005.
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2003 2004 2005
Tinh hinh kiem soat chi luong, phu cap, tien cong
Luong
Tien cong
Phu cap
Qua quá trình kiểm soát chi lương và phụ cấp lương ở quận Hoàn Kiếm
ta thấy một số vấn đề chính sau:
Hằng năm KBNN Hoàn Kiếm tiến hành kiểm soát khoảng 172 tỷ đồng
tiền lương và phụ cấp đó là một khoản lớn, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong
các khoản chi thường xuyên trên địa bàn quận. Tuy nhiên kết quả kiểm soát
cho thấy số trường hợp vi phạm quy định không được thanh toán rất nhỏ
thường chiếm tỷ lệ trong khoảng 1% tổng số tiền bị từ chối thanh toán của
KBNN Hoàn Kiếm. Sở dĩ có kết quả đó là do khoản chi lương đã được quy
định rất rõ ràng về thủ tục như vậy khi các đơn vị thực hiện sẽ rất dễ dàng
nhưng chặt chẽ về chế độ định mức nên đơn vị thụ hưởng ít bị sai sót và
NguyÔn Ngäc Thanh 39 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
không có khả năng rút ruột NSNN. Kết quả này được thể hiện được thể hiện
trong bảng dưới đây.
 Bảng 4 : Tình hình từ chối thanh toán lương, phụ cấp tại KBNN Hoàn
Kiếm (2003, 2004, 2005)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Đơn vị thực hiện sai 6 4 3
Số món tiền 9 5 4
Số tiền 70 triệu 42 triệu 27 triệu
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm
2003,2004,2005.
Bảng trên cũng cho thấy xu hướng giảm dần của đơn vị thực hiện
chi sai hoặc thủ tục đã được cán bộ kiểm soát phát hiện được. Qua đó việc
thực hiện nghiêm túc các qui định đã được các đơn vị chú trọng hơn.
Thông qua việc kiểm soát các khoản chi lương và phụ cấp tiền
công, KBNN Hoàn Kiếm thường xuyên cung cấp kịp thời số liệu tình hình chi
lương trên địa bàn giúp cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, chính quyền kịp
thời nắm bắt diễn biến quỹ lương, số biên chế ngành đơn vị mình quản lý để
điều chỉnh cho phù hợp.
Cụ thể kiểm soát các điều kiện thanh toán như sau:
Về nguồn vốn và hạn mức cho chi lương:
Trên địa bàn có trường hợp vốn cấp cho lương được cấp chậm, có khi
vào cuối tháng hay cuối quý, ảnh hưởng đến việc trả lương cho cán bộ công
nhân viên công tác trên địa bàn.
Việc cấp lương, do một số lý do khách quan và chủ quan có một số
trường hợp cấp thiếu có khi đến vài biên chế buộc các đơn vị phải xin cấp bổ
sung. Nhưng khi dự toán và hạn mức cho chi lương đã duyệt xong cấp trên
chỉ còn cách cấp vào mục 134- chi khác trong khi đơn vị không thể lấy mục
NguyÔn Ngäc Thanh 40 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
134 để chi lương. Do vậy bản thân đơn vị lại tiếp tục linh hoạt trong chi tiêu
để được thanh toán lương cho các cá nhân trong đơn vị.
Về công tác chi phụ cấp tại các đơn vị cho thấy tình hình tương tự
giống với chi lương: dự toán được duyệt chi cho phụ cấp và thanh toán ngoài
giờ cho cán bộ trên địa bàn quận thường thiếu, không đủ cấp cho đơn vị do
vậy đơn vị thường xuyên phải xin cấp bổ sung hoặc thanh toán vào mục khác
làm cho thực chi mục phụ cũng tăng nhiều so với dự toán.
Về kiểm soát chi tiền công tại KBNN Hoàn Kiếm cho thấy tình trạng
thực chi tiền công thường lớn hơn so với dự toán nên lúc đề nghị thanh toán
quỹ tiền công của đơn vị thiếu gây khó khăn cho đơn vị trong quá trình thanh
toán tiền công cho công nhân hoặc gây nợ đọng tiền công trên chứng từ còn
thực tế đơn vị khi muốn đảm bảo hoạt động được thông suốt đã sử dụng sai
nguồn để chi, lấy nguồn khác để chi tiền công rồi cuối năm điều chỉnh từ mục
thừa sang mục thiếu. Tuy việc điều chỉnh này là hợp pháp vì mục tiền công
101 không nằm trong mục không được điều chỉnh ( có 9 mục chi không được
điều chỉnh là 100, 102, 103, 104, 110, 117, 118, 119, 145) nhưng đây cũng là
một vấn đề cần được giải quyết trong thời gian tới.
Về việc thực hiện chứng từ, văn bản đề nghị thanh toán:
Thực tế cho thấy ít có trường hợp thiếu hay sai hồ sơ, chứng từ đề nghị
thanh toán lương ( thông thường chỉ có 3-4 trường hợp thiếu hồ sơ chứng từ),
hầu hết các đơn vị đều đảm bảo tốt qui trình, số trường hợp thiếu sót là do cán
bộ một số đơn vị mới chuyển công tác hoặc chưa quen việc nên còn thiếu
kinh nghiệm. Với những trường hợp trên cán bộ kiểm soát đã nhiệt tình
hướng dẫn đơn vị hoàn thành thủ tục để sớm được thanh toán.
Tóm lại công tác kiểm soát chi lương đã được các đơn vị thụ
hưởng cũng như KBNN Hoàn Kiếm thực hiện rất bài bản.
2.2.2.2 Kiểm soát chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện, dụng
cụ làm việc…
 Đối tượng kiểm soát bao gồm:
NguyÔn Ngäc Thanh 41 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
Mục 110: Văn phòng phẩm.
Mục 144: Mua bằng sáng chế, mua bản quyền nhãn hiệu thương mại, mua
phần mềm máy tính, các tài sản vô hình khác có phục vụ cho công tác chuyên
môn.
Mục 145: Các loại tài sản cố định có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên phục vụ
công tác chuyên môn.
Ngoài ra, nhiệm vụ mua sắm này có thể phát sinh ở mục 119. Trong đó
các mục 144, 145 thuộc chi đầu tư phát triển còn 110, 119 thuộc chi thường
xuyên.
Tại KBNN Hoàn Kiếm, các nhiệm vụ chi này phát sinh qua các
mục 110, 119, 145. Cán bộ kho bạc đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ các mục
trên cho cả 4 cấp ngân sách từ NSTW đến NSXP.
Quy trình kiểm soát các khoản chi này được cán bộ KBNN Hoàn Kiếm
thực hiện nghiêm túc theo qui định chung (“Cẩm nang kiểm soát chi NSNN”),
từ khâu nhận hồ sơ xin thanh toán, kiểm tra điều kiện thanh toán đến chi trả
cho các đơn vị thụ hưởng NSNN.
 Bảng 5: Tình hình kiểm soát chi mua sắm trang thiết bị dụng cụ
phương tiện làm việc (2003, 2004, 2005)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
Mục 110 8.545 8.720 9.127 102.04% 104.66%
Mục 145 82.120 85.230 87.137 103.78% 102.23%
Mục 144 3.090 3.282 3.544 106.21% 107.98%
Mục 119 215.303 238.001 250.206 110.54% 105.128%
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm
2003,2004,2005
NguyÔn Ngäc Thanh 42 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
2003 2004 2005
Tinh hinh kiem soat chi mua sam trang
thiet bi, dung cu , phuong tien lam viec
Mục 110
Mục 145
Mục 114
Mục 119
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm
2003,2004,2005
Bảng trên cho thấy tình hình chi các khoản chi mua sắm trang thiết bị,
dụng cụ làm việc trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng. Mục 110- văn
phòng phẩm ta thấy năm 2004 tăng 2.04% so với năm 2003, còn năm 2005
tăng 4.67% so với năm 2004. Mục 145- Mua sắm tài sản dùng cho công tác
chuyên môn thì năm 2004 tăng 3.78% so với năm 2003, năm 2005 tăng
2.23% so với năm 2004. Mục 144- Mua tài sản vô hình năm 2004 tăng 6.2%
so với năm 2003, năm 2005 tăng 7.98% so với năm 2004; Mục 119-Chi phí
nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành năm 2004 tăng 10.5% so với năm
2003, năm 2005 tăng 5.128% so với năm 2004; Thực tế trên có thể giải thích
vì Hoàn Kiếm là một quận lớn có nhiều cơ quan trung ương quan trọng của
Chính Phủ nên nhu cầu chi tiêu mua sắm các trang thiết bị bao giờ cũng nhiều
hơn các quận khác.
Mặt khác tình hình từ chối thanh toán mua sắm trang thiết bị qua
KBNN Hoàn Kiếm (2003, 2004, 2005) đã giảm tương đối được thể hiện trong
bảng sau đây:
NguyÔn Ngäc Thanh 43 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
 Bảng 6: Tình hình từ chối thanh toán mua sắm trang thiết bị máy móc
qua KBNN Hoàn Kiếm (2003, 2004, 2005)
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm
năm 2003,2004,2005.
Thông qua công tác kiểm soát các khoản chi mua sắm đồ dùng,
trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ làm việc tại quận Hoàn Kiếm cho thấy
đây là mục chi có nhiều vấn đề nhất, lý do vì chế độ, tiêu chuẩn của các
khoản chi này còn có nhiều điều kiện để các đơn vị thụ hưởng NSNN có thể
lách luật; thủ tục hoàn thành đề nghị chi còn phức tạp nên các đơn vị hay có
tình trạng đối phó để nhanh chóng được thanh toán; số tiền thanh toán cho các
mục chi này thường lớn là mục tiêu cho các đơn vị chi sai mà nhiều khi
KBNN không thể kiểm soát được hết.
Về hồ sơ chứng từ thanh toán:
Một số đơn vị không hoàn thành đủ số hồ sơ cần thiết, hoặc không kê
khai đầy đủ để được thanh toán tại KBNN buộc KBNN phải hướng dẫn cụ thể
về thủ tục mới tiến hành cấp phát được, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt
động của các đơn vị. Ví dụ như khoản mua sắm trong hợp đồng nếu không
NguyÔn Ngäc Thanh 44 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Đơn vị thực hiện sai 20 15 11
Số món 22 18 13
Số tiền 1.235 triệu 925 triệu 345 triệu
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của nguồn hàng thì cán bộ kiểm soát không thanh
toán, vì theo qui định chỉ khi mua hàng hoá đã có sản xuất trong nước hoặc
mua hàng xuất khẩu mà trong nước không sản xuất được hoặc được sự cho
phép của cơ quan chủ quản thì mới được thanh toán, ngoài ra thì không thanh
toán mua sắm nhập ngoại khác.
Đối với các tài sản giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì phải có chào
hàng (đấu thầu), trong khi nhiều đơn vị lại không thực hiện đúng, muốn được
thanh toán qua KBNN, đơn vị đã tách ra thành nhiều khoản chi nhằm lách qui
định, tránh thủ tục đấu thầu tốn kém và mất nhiều thời gian.
Một số đơn vị làm đầy đủ thủ tục để được thanh toán các khoản chi
mua sắm nào đó, trong khi đó tại đơn vị thì lại dùng vào mục đích khác. Hiện
nay chưa có văn bản nào qui định trách nhiệm cho KBNN được quyền kiểm
tra số thiết bị, máy móc mua về có xác thực theo hoá đơn đề nghị thanh toán
hay không, do vậy, việc chi tiêu này có hiệu quả và đúng đắn hay không thì
phụ thuộc khá nhiều vào sự tự giác và nghiêm chỉnh của cán bộ đơn vị mà
đứng đầu là người chuẩn chi. Vấn đề này cần được xem xét trong quá trình
thanh tra tài chính làm việc tại các đơn vị nhằm hỗ trợ thêm cho công tác
kiểm soát chi tại KBNN.
Thời gian gần đây, các khoản chi được thực hiện ngày càng chặt chẽ
hơn. Chính nhờ sự cố gắng phấn đấu thực hiện nghiêm chỉnh của KBNN
Hoàn Kiếm cùng với sự phối hợp của cơ quan tài chính, cơ quan đơn vị có
liên quan nên đã tạo ra kết quả như trên, đồng thời còn nâng cao ý thức chấp
hành luật NSNN và tinh thần trách nhiệm của các đơn vị thụ hưởng NSNN.
2.2.2.3 Kiểm soát chi sửa chữa và xây dựng nhỏ.
 Đối tượng kiểm soát bao gồm các khoản chi sửa chữa thường xuyên
(mục 117) và các khoản chi sửa chữa lớn (mục 118) như sửa chữa tài sản cố
định, cải tạo xây dựng nhỏ, chi mua trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, máy
vi tính, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, công trình văn hoá, công viên, thể
thao, các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi.
NguyÔn Ngäc Thanh 45 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính
 Bảng 7 : Tình hình kiểm soát chi sửa chữa và xây dựng nhỏ.
(2003, 2004, 2005)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004
Tổng cộng 37.202 39.757 45.822 1.06 1.15
SC và XD thường
xuyên
11.002 12.232 14.888 111.1% 121.7%
Tỷ trọng 29.5% 30.7% 32.5%
SC lớn TSCĐ 26.200 27.525 30.934 105.05% 112.38%
Tỷ trọng 70.5% 69.3% 67.5%
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm
2003,2004,2005
Việc kiểm soát chi sửa chữa và xây dựng đã được tiến hành như sau:
Đối với giai đoạn kiểm soát trước khi chi KBNN Hoàn Kiếm đã tiến
hành kiểm soát dự toán năm, quý được duyệt, thiết kế dự toán được phê
duyệt, các hồ sơ đấu thầu ( với công trình hạn mục từ 500 triệu đồng trở lên),
các hợp đồng kinh tế giữa đơn vị sử dụng và đơn vị thi công làm căn cứ xác
thực cho việc thực hiện thi công.
Riêng đối với các khoản sửa chữa xây dựng nhỏ này, KBNN Hoàn
Kiếm đặc biệt quan tâm đến tiến độ công trình thi công của đơn vị để kiểm
soát trong quá trình chi. Các đơn vị muốn được cấp tiếp tục thanh toán cho
giai đoạn thi công sau thì phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ liên quan
đến giai đoạn thi công trước, phải đảm bảo đơn vị đã chi đúng với chứng từ
đề nghị thanh toán là cơ sở để KBNN tiếp tục cấp vốn cho đơn vị trong hạn
mức đã duyệt. Đây là một mục chi thể hiện rõ nhất tính chất của việc kiểm
soát trong khi chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm.
 Bảng 8 : Tình hình từ chối thanh toán chi sửa chữa, xây dựng nhỏ qua
KBNN Hoàn Kiếm (2003, 2004, 2005)
NguyÔn Ngäc Thanh 46 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongMinh Minh
 
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDBài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDHuyền Anh
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVy Vu Vơ
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1thuba2203
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh congMai Nguyen
 
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Phân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu côngPhân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu côngCao Duan Le
 

La actualidad más candente (19)

Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
 
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDBài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
 
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đQuản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách tỉnh Bình Định, 9đ
 
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAYLuận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1
 
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư bằng vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý chi đầu tư bằng vốn ngân sách tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý chi đầu tư bằng vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý chi đầu tư bằng vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Phân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu côngPhân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu công
 

Similar a mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem

Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docsividocz
 
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...hanhha12
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...nataliej4
 
Hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính...
Hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính...Hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính...
Hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYLuận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar a mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem (20)

Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
 
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docxCơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
 
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.docHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
 
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docxCơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.docHoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.docHoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
 
Hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính...
Hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính...Hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính...
Hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính...
 
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
 
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
 
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
 
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYLuận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tuyên...
Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tuyên...Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tuyên...
Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tuyên...
 

mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-tai-kbnn-hoan-kiem

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính LỜI MỞ ĐẦU Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một trong những cơ quan thực hiện các chính sách của Nhà nước trong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế với chức năng trung tâm là quản lý quỹ NSNN- là bộ phận cơ bản của tài chính Nhà nước. KBNN thực hiện cấp phát, thanh toán các khoản kinh phí từ NSNN cho các đơn vị thụ hưởng NSNN có mở tài khoản tại KBNN, đồng thời quan trọng hơn là kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đó tại KBNN. Từ khi ban hành Luật ngân sách, quản lý chi NSNN đã có những bước tiến quan trọng, bước đầu tạo ra những biến đổi sâu sắc cả về nhận thức lý luận cũng như thực tiễn và đạt được những thành tựu quan trọng: xoá bỏ tình trạng bao cấp qua ngân sách tăng thu, giảm chi hạn chế đi đến xoá bỏ phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, dần dần đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, tạo ra bầu không khí mới cho nền kinh tế- xã hội trong nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình quản lý quỹ NSNN nói chung và quản lý NSNN nói riêng còn có nhiều hạn chế, hàng năm vẫn còn nhiều khoản chi sai mục đích gây thất thoát, lãng phí cho NSNN. Vấn đề này đang được Đảng và Nhà nước quan tâm ngày càng hoàn thiện hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của ngành Kho bạc. Vì vậy yêu cầu đổi mới hoạt động của KBNN trong công tác quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN đặt ra hết sức cấp thiết và cấp bách. Xuất phát từ những hiểu biết như trên và từ thực trạng kiểm soát chi tại KBNN Hoàn Kiếm, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong KBNN Hoàn Kiếm cộng với sự ủng hộ và hướng dẫn tỉ mỉ và chặt chẽ của cô giáo Trần Thanh Tú, em xin chọn luận văn: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm” với mục đích hiểu rõ cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình này trong công tác quản lý NSNN tại KBNN. NguyÔn Ngäc Thanh 1 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính Đối tượng quản lý chủ yếu là công tác quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua KBNN trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp tổng hợp giữa lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề kiểm soát chi, phương pháp thống kê và phân tích số liệu. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở bài, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chương: của luận văn được kết cấu làm 3 phần Chương I: Tổng quan về kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước. Chương II: Thực trạng công tác kiểm soát chi tại KBNN Hoàn Kiếm. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm. Bài luận văn này đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng nhưng đây là một đề tài tương đối khó nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn bè để tiếp tục hoàn chỉnh luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Thanh. NguyÔn Ngäc Thanh 2 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC. 1.1 Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước. 1.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý điều hành nền kinh tế xã hội, đồng thời NSNN thực hiện cân đối các khoản thu chi. Ngân sách Nhà nước ra đời và phát triển với tư cách là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và tồn tại, phát triển của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực của Nhà nước. Điều 1 luật NSNN của nước Việt Nam có nêu rõ: “ NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Do vậy NSNN là công cụ điều khiển vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, Nhà nước chỉ có thể thực hiện điều khiển nền kinh tế có hiệu quả khi nền tài chính được đảm bảo. 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm chi Ngân sách Nhà nước. a) Khái niệm chi Ngân sách Nhà nước. Từ khái niệm NSNN nêu trên cho thấy chi NSNN là một trong hai nội dung chủ yếu của NSNN. Điều 2 luật NSNN ghi rõ: “ Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đảm bảo bộ máy hoạt động của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui định của pháp luật”. NguyÔn Ngäc Thanh 3 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính Như vậy, chi NSNN là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quĩ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội do Nhà nước đảm nhiệm. Quá trình chi trả, cấp phát quĩ NSNN được hiểu là quá trình cấp vốn từ NSNN với đặc trưng là số vốn cung cấp đó có thể được hình thành từ các loại quĩ khác nhau trước khi chúng được đưa vào sử dụng. Thông thường giữa thời gian cung cấp và thời gian sử dụng có khoảng cách nhất định. Tóm lại chi NSNN có thể hiện trong hai quá trình: Quá trình phân phối và quá trình sử dụng tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. b) Đặc điểm chi NSNN. Chi NSNN qua mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi chế độ xã hội, mỗi một cơ chế kinh tế có cơ cấu và nội dung khác nhau nhưng đều có một đặc điểm chung sau:  Chi NSNN phải gắn chặt với bộ máy quản lý Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trước mỗi một Quốc gia. Vì vậy, bộ máy càng lớn, thực hiện càng nhiều nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi của NSNN càng lớn.  Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi NSNN vì cơ quan đó quyết định các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Ở nước ta Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất để quyết định nhiệm vụ cũng như quyết định cơ cấu chi NSNN.  Hiệu quả các khoản chi NSNN phải được xem xét toàn diện dựa vào kế hoạch hoàn thành các mục tiêu kinh tế -xã hội và các khoản chi NSNN đảm nhiệm.  Các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp. NguyÔn Ngäc Thanh 4 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính  Các khoản chi NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù kinh tế khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ. Nhận thức rõ mối quan hệ này có ỹ nghĩa quan trọng trong việc kết hợp chặt chẽ giữa chính sách Ngân sách với chính sách tiền tệ, thu nhập trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. 1.1.3 Phân loại chi:  Theo tính chất phát sinh. - Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối sử dụng vốn từ quỹ NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội. - Chi đầu tư phát triển của NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hoá nhằm đảm bảo các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.  Theo các cấp Ngân sách. - Chi Ngân sách Trung ương. - Chi Ngân sách Thành phố. - Chi Ngân sách Quận- Huyện. - Chi Ngân sách Xã- Phường.  Xét theo việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. - Chi phát triển kinh tế: Đây là một nội dung chi cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề mang tính chất vĩ mô. Khoản chi này không chỉ phục vụ cho từng vùng, từng ngành mà đứng trên giác dộ toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hay duy trì sự phát triển ở mức cần thiết. Chi thuộc loại này bao gồm: chi về xây dựng cơ vản, chi dự trữ, chi cho vốn lưu động, chi tạo lập các quĩ cho vay hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi như chương trình 120, chương trình 327… NguyÔn Ngäc Thanh 5 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính - Chi quản lý hành chính: Khoản chi này được sử dụng để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, dành cho quản lý hành chính Nhà nước đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và hỗ trợ đối với các tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể. - Chi sự nghiệp văn xã: Đây là các khoản chi nhằm mục đích hỗ trợ từ nguồn vốn NSNN cho các hoạt động cần thiết của xã hội đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống nhân dân. Đó là các khoản chi cho giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, văn hoá nghệ thuật, thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình … Các khoản chi này cũng nhằm duy trì, xây dựng và phát triển các tổ chức và hoạt động thuộc ngành văn hoá xã hội. - Chi an ninh quốc phòng: là các khoản chi nhằm duy trì và tăng cường lực lượng quốc phòng an ninh để phòng thủ và bảo vệ đất nước bảo vệ trật tự an ninh xã hội. Các khoản chi này bao gồm: chi cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chi mua sắm trang thiết bị, vũ khí, đạn dược, chi lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, chi cho hoạt động huấn luyện, dân quân du kích… - Chi khác của NSNN như chi trả nợ vay, viện trợ , phúc lợi xã hội…  Theo phương thức chi qua KBNN. - Chi trên cơ sở dự toán ngân sách Dự toán ngân sách nhà nước được lập hàng năm căn cứ và nhiệm vụ kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.Do đó các khoản chi trong dự toán phải được xác định dựa trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh. Đối với chi đầu tư phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án. NguyÔn Ngäc Thanh 6 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính Đối với chi thường xuyên việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với chi trả nợ phải căn cứ vào nghĩa vụ trả nợ của năm lập dự toán - Chi bằng lệnh chi tiền: Chi dựa theo hình thức cấp phát trực tiếp cho đối tượng được hưởng, không bắt buộc nhập vào một tài khoản để KBNN quản lý như hình thức cấp phát theo hạn mức. Hình thức này thường được sử dụng trong lĩnh vực vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cấp phát vốn lưu động, cấp phát các khoản chi đột xuất của Nhà nước hoặc các đơn vị không có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước.  Theo mục đích sử dụng cuối cùng của vốn. - Chi tích luỹ: là khoản chi gắn liền với tái sản xuất mở rộng và xây dựng cơ sở vật chất của nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân và tích luỹ tiền tệ trong nền kinh tế, bao gồm chi xây dựng cơ bản trong lĩnh vực sản xuất vật chất và phi vật chất, chi vốn lưu động, chi xây dựng quỹ dự trữ vật tư và chi cho dài hạn đối với kinh tế tập thể. - Chi tiêu dùng: là các khoản chi phục vụ cho mục đích tiêu dùng: gồm chi sự nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội, một bộ phận chi về quốc phòng và bảo vệ anh ninh, chi quản lý hành chính và các khoản chi tiêu khác. 1.2 Công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN. 1.2.1 Nguyên tắc chung về kiểm soát chi NSNN.  Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi. NguyÔn Ngäc Thanh 7 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính  Tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án… sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN.  Bộ tài chính, Sở tài chính- Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Phòng tài chính Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cơ quan tài chính) có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo hạn mức kinh phí quí cho các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách. Kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi NSNN.  KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng qui định; tham gia với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua Kho bạc của các đơn vị sử dụng NSNN. KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán chi trả và thông báo cho các đơn vị sử dụng NSNN biết, đồng thời gửi cho cơ quan tài chính đồng cấp giải quyết trong các trường hợp sau: - Chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt. - Chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu tài chính Nhà nước. - Không đủ các điều kiện chi theo qui định.  Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo từng niên độ Ngân sách, từng cấp ngân sách và theo mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật ngày công lao động được qui đổi và hạch toán chi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan có thẩm quyền quyết định.  Trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính NguyÔn Ngäc Thanh 8 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. KBNN thực hiện việc thu hồi giảm chi NSNN.  Việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi đặc biệt ( chi quốc phòng, an ninh), chi của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và chi Ngân sách xã, Bộ tài chính có văn bản hướng dẫn riêng. 1.2.2 Cấp phát thanh toán. 1.2.2.1 Điều kiện cấp phát thanh toán. KBNN chỉ thực hiện cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN khi có đủ các điều kiện sau:  Khoản mục đã có trong dự toán chi NSNN năm được duyệt. Trong trường hợp chưa có dự toán NSNN chính thức được duyệt, việc cấp phát, thanh toán căn cứ vào kinh phí tạm cấp của cơ quan tài chính. Trường hợp có các khoản chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt nhưng không thể trì hoãn được, như khắc phục chi hậu quả thiên tai, hoả hoạn…, việc cấp phát, thanh toán được căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền.  Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN do Chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Định mức, tiêu chuẩn chi tiêu là các giới hạn tối đa các mức chi tiêu cho một mục đích cụ thể của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN được cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành. Định mức, tiêu chuẩn chi là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch dự toán chi NSNN hằng năm và là căn cứ để kiểm soát chi NSNN. Những khoản chi đã có định mức tiêu chuẩn thì dự toán ngân sách của các đơn vị phải tuân theo định mức tiêu chuẩn đó và KBNN căn cứ vào tiêu chuẩn định mức để kiểm soát. Khi chưa có tiêu chuẩn định mức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì KBNN căn cứ vào dự toán được cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sử dụng NSNN phê duyệt làm căn cứ để kiểm soát. NguyÔn Ngäc Thanh 9 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính  Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng cơ quan đơn vị sử dụng kinh phí NSNN hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi. Đối với các khoản chi đã được cơ quan tài chính cấp trực tiếp thì lệnh chuẩn chi là “lệnh chi tiền” của cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát NSNN theo qui định. KBNN có trách nhiệm thanh toán, chi trả cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN theo nội dung ghi rõ trong “lệnh chi tiền” của cơ quan tài chính.  Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan. Tuỳ tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ, chứng từ thanh toán bao gồm: - Đối với các khoản chi lương và phụ cấp lương: * Bẳng đăng ký biên chế, quỹ lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. * Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương. * Bảng thanh toán tiền lương tháng trước. * Bảng tăng giảm biên chế và quĩ tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có). - Đối với học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên: * Bảng đăng ký học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt. * Bảng thanh toán học bổng, sinh hoạt phí tháng trước. - Đối với các khoản chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa nhỏ: * Dự toán mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhỏ hàng quí được cấp có thẩm quyền phê duyệt. * Hồ sơ, biên bản đấu thầu đối với việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, xây dựng, sửa chữa ( với các trường hợp phải thực hiện đấu thầu theo qui định). NguyÔn Ngäc Thanh 10 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính * Hợp đồng mua bán, hàng hoá, dịch vụ. * Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ. * Hoá đơn bán hàng vật tư, thiết bị. * Thông báo giá về xây dựng, sửa chữa của cơ quan có thẩm quyền. * Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan như séc, uỷ nhiệm chi… - Đối với các khoản chi thường xuyên khác: * Dự toán chi thường xuyên quý (có chia ra tháng). * Bảng kê chứng từ chi có chữ ký thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền). * Báo cáo thanh toán các khoản chi thường xuyên tháng trước theo mục chi. 1.2.2.2 Phương thức cấp phát thanh toán Việc cấp phát, thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là cấp tạm ứng và cấp thanh toán.  Cấp tạm ứng. a) Đối tượng cấp tạm ứng: - Chi hành chính. - Chi mua sắm tài sản, sửa chữa, xây dựng nhỏ chưa đủ điều kiện cấp phát, thanh toán trực tiếp hoặc tạm ứng theo hợp đồng. b) Mức cấp tạm ứng. Mức cấp tạm ứng tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản chi theo đề nghị của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN; mức cấp tạm ứng tối đa trong quý, tháng không vượt quá hạn mức chi quý, tháng được cơ quan có thẩm quyền thông báo theo từng mục chi. c) Trình tự thủ tục cấp tạm ứng.  Đơn vị sử dụng kinh phí NSNN lập “giấy đề nghị tạm ứng” gửi KBNN kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan, cụ thể: NguyÔn Ngäc Thanh 11 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính • Đối với các khoản lương, phụ cấp lương: theo quy định đã được trình bày ở như trên. • Đối với học bổng, sinh hoạt phí: theo quy định như đã được trình bày ở trên. • Đối với chi mua sắm tài sản, xây dựng, sửa chữa nhỏ: * Dự toán mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhỏ hàng quí được cấp có thẩm quyền phê duyệt. * Hồ sơ, biên bản đấu thầu đối với việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, xây dựng, sửa chữa ( với các trường hợp phải thực hiện đấu thầu theo qui định). * Hợp đồng mua bán, hàng hoá, dịch vụ.  Đối với các khoản chi thường xuyên khác: * Dự toán chi thường xuyên quý (có chia ra tháng). * Báo cáo thanh toán các khoản chi thường xuyên (theo các mục chi) của tháng trước đó.  Các chứng từ khác có liên quan như: giấy rút hạn mức kinh phí, uỷ nhiệm chi, séc.  KBNN kiểm tra, kiểm soát các nội dung hồ sơ, tài liệu và làm thủ tục cấp tạm ứng cho đơn vị. d) Thanh toán tạm ứng. - Sau khi đã thực chi, đơn vị có trách nhiệm gửi đến KBNN các hồ sơ, chứng từ chi có liên quan để thanh toán số đã tạm ứng và làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phát thanh toán - KBNN kiểm tra, kiểm soát báo cáo thực chi của đơn vị, nếu đủ điều kiện qui định thì thực hiện cấp phát thanh toán, thu hồi tạm ứng. + Nếu số cấp phát thanh toán lớn hơn số tạm ứng, KBNN sẽ giảm trừ vào số cấp tạm ứng hoặc cấp phát thanh toán đợt sau của mục chi đó. + Nếu số cấp thanh toán nhỏ hơn số cấp tạm ứng, KBNN sẽ bổ sung. NguyÔn Ngäc Thanh 12 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính - Trường hợp số tạm ứng chưa được thanh toán, các đơn vị có thể được thanh toán trong tháng sau, quý sau. Tất cả các khoản chi tạm ứng phải được thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Sau thời gian chỉnh lý quyết toán, các khoản tạm ứng không được thanh toán, KBNN tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính đồng cấp, hoặc báo cáo KBNN cấp trên (đối với các khoản chi thuộc ngân sách cấp trên), để trừ vào kinh phí cấp phát năm sau, hoặc thu hồi giảm chi NSNN theo quyết định của cơ quan tài chính.  Cấp phát thanh toán. a) Đối tượng cấp phát thanh toán bao gồm: - Lương, phụ cấp lương. - Học bổng, sinh hoạt phí. - Các khoản chi đủ điều kiện cấp phát thanh toán trực tiếp. - Các khoản tạm ứng đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phát thanh toán. b) Mức cấp thanh toán. Mức cấp thanh toán căn cứ hồ sơ, chứng từ chi theo đề nghị của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Mức cấp thanh toán tối đa trong tháng, quý không vượt quá hạn mức của cơ quan có thẩm quyền thông báo. Mức cấp thanh toán tối đa trong năm không được vượt quá hạn mức của cơ quan có thẩm quyền thông báo, trong phạm vi dự toán ngân sách năm đã được duyệt. c) Trình tự, thủ tục cấp thanh toán. - Khi có nhu cầu cấp phát thanh toán các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan. - KBNN kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp các hồ sơ, chứng từ đối chiếu với dự toán và kinh phí của cơ quan có thẩm quyền duyệt cấp. Nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc chi trả qua đơn vị. NguyÔn Ngäc Thanh 13 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính 1.2.3 Kiểm soát chi NSNN và các hình thức kiểm soát chi NSNN.  Kiểm soát chi NSNN là việc thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN trên cơ sở các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước qui định. Việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện chi trả trực tiếp từ KBNN các khoản chi NSNN đến từng đối tượng sử dụng sẽ đảm bảo yêu cầu kỷ cương, quản lý tài chính Nhà nước và sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Kiểm soát chi NSNN là một qui trình phức tạp, kiểm soát từ khâu lập dự toán, phân bổ kinh phí đến cấp phát, thanh toán sử dụng và quyết toán kinh phí, có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách. Vì vậy, cần phải kiểm tra khẩn trương nhưng cũng phải cân nhắc làm dần từng bước vững chắc, vừa làm vừa cải tiến qui trình kiểm soát cho phù hợp để tránh việc quản lý bị buông lỏng hoặc quá khắt khe, máy móc, gây phiền hà, ách tắc.  Các hình thức kiểm soát chi NSNN. - Kiểm soát trước khi chi NSNN. - Kiểm soát trong quá trình chi NSNN - Kiểm soát sau khi đã chi NSNN. Trong đó quan trọng nhất là hình thức kiểm soát trước khi chi NSNN, bởi vì kiểm soát trước khi chi sẽ ngăn ngừa và loại bỏ được những khoản chi tiêu không đúng chế độ qui định, không đúng định mức, tiêu chuẩn, đơn giá, không đúng mục đích đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, chống lãng phí và thất thoát tiền vốn, tài sản của Nhà nước. 1.2.4 Qui trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN. a) Kiểm tra, kiểm soát trước khi cấp phát. (3) NguyÔn Ngäc Thanh 14 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E Giám đốc kho bạc Bộ phận kiểm soátĐơn vị thụ hưởng Bộ phận kế toán
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính (4) (2) (1) (5)  Khi có nhu cầu chi tiêu, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN lập và gửi KBNN nơi mở tài khoản giao dịch các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan sau: + Lệnh chuẩn chi. + Séc, uỷ nhiệm chi. + Các hồ sơ khác tuỳ theo tính chất của từng khoản chi.  Bộ phận kiểm soát chi NSNN tiếp nhận hồ sơ, chứng từ chi của các đơn vị gửi đến và thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theo đúng qui định: - Kiểm tra, đối chiếu các khoản chi với dự toán, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm tra, đối chiếu các khoản chi với hạn mức kinh phí được thông báo, bảo đảm các khoản chi phải có hạn mức kinh phí được cơ quan có thẩm quyền phân bổ. - Kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ theo qui định đối với từng khoản chi. - Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, đảm bảo chấp hành đúng các định mức, chế độ chi tiêu tài chính. Đối với các khoản chi mua chưa có định mức, chế độ chi tiêu, KBNN kiểm tra, kiểm soát theo dự toán chi của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hạch toán, đảm bảo thực hiện đúng mục lục NSNN qui định. NguyÔn Ngäc Thanh 15 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính - Kiểm tra dấu, chữ ký của người chuẩn chi (hoặc người được uỷ quyền), kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền), bảo đảm khớp đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN.  Sau khi kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ của các đơn vị: - Nếu các khoản chi đủ điều kiện cấp phát thanh toán hoặc cấp tạm ứng thì trình thủ trưởng KBNN duyệt cấp phát thanh toán hoặc cấp tạm ứng cho đơn vị. - Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện cấp phát thanh toán hoặc cấp tạm ứng do hồ sơ, chứng từ chưa đầy đủ hoặc viết sai các yếu tố trên chứng từ… thì thủ trưởng KBNN trả lại hồ sơ, chứng từ yêu cầu đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, chứng từ liên quan, theo đúng quy định để KBNN có căn cứ thẩm định và cấp phát. - Trường hợp phát hiện các khoản chi tiêu sai chế độ thì thủ trưởng KBNN từ chối không cấp phát, thanh toán và trả lại hồ sơ, chứng từ chi cho đơn vị, đồng thời thông báo và giải thích rõ lý do từ chối cho đơn vị, cơ quan tài chính đồng cấp và KBNN cấp trên (đối với những khoản chi thuộc NSNN cấp trên) biết để giải quyết.  Thủ trưởng KBNN xem xét việc thẩm định, kiểm tra, kiểm soát và ý kiến đề nghị của bộ phận nghiệp vụ kiểm soát chi, để quyết định cấp phát hay từ chối cấp phát (bao gồm cả cấp tạm ứng và cấp thanh toán).  Căn cứ vào quyết định phê duyệt của thủ trưởng KBNN, các bộ phận nghiệp vụ kiểm soát chi và kế toán thanh toán thực hiện như sau: - Nếu thủ trưởng KBNN quyết định không duyệt cấp phát thanh toán (hoặc cấp tạm ứng) cho đơn vị thì bộ phận kiểm soát chi có trách nhiệm trả lại hồ sơ, chứng từ chi cho đơn vị và thông báo rõ lý do từ chối không cấp phát đồng thời gửi cơ quan tài chính đồng cấp và KBNN cấp trên (đối với khoản chi thuộc KBNN cấp trên) để giải quyết. - Nếu thủ trưởng KBNN quyết định phê duyệt cấp phát thanh toán (hoặc cấp tạm ứng) thì bộ phận kiểm soát chi chuyển quyết định này cho bộ NguyÔn Ngäc Thanh 16 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính phận kế toán thanh toán. Bộ phận kế toán thanh toán căn cứ vào quyết định phê duyệt của thủ trưởng KBNN và các chứng từ kế toán (giấy rút hạn uỷ mức, uỷ nhiệm chi, séc…) do đơn vị sử dụng kinh phí NSNN lập để làm thủ tục cấp thanh toán hoặc cấp tạm ứng đồng thời hạch toán tạm thời hoặc thực chi NSNN theo chế độ qui định. b) Các nghiệp vụ phải xử lý sau khi kiểm soát và cấp phát. a) Hạch toán kế toán.  Chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán hạch toán chi NSNN bao gồm: giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán của đơn vị, bảng kê chứng từ chi, giấy rút hạn mức kinh phí, séc, uỷ nhiệm chi… Ba liên giấy đề nghị tạm ứng hoặc đề nghị thanh toán được xử lý như sau: 1 liên gửi đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, 1 liên lưu bộ phận kế toán thanh toán, 1 liên lưu bộ phận kiểm soát chi và kèm theo hồ sơ lưu các chứng từ có liên quan.  Sổ kế toán. - Mở sổ theo dõi tình hình tạm ứng và thanh toán các khoản chi NSNN theo từng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và sổ xuất nhập hạn mức kinh phí. - Mở sổ chi tiết tương ứng với các tài khoản chi NSNN theo từng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, để theo dõi tình hình tạm ứng, thanh toán các khoản chi NSNN.  Báo cáo và quyết toán chi NSNN. - Điện báo: Hàng ngày các đơn vị KBNN điện báo cho KBNN cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp số chi NSNN trên địa bàn theo quy định. - Báo cáo: Hàng tháng, các đơn vị KBNN lập báo cáo chi NSNN theo mục lục NSNN (nêu rõ số tạm ứng và thực chi NSNN) theo từng cấp Ngân sách gửi cơ quan tài chính đồng cấp và KBNN cấp trên; KBNN TW tổng hợp tình hình chi NSNN báo cáo Bộ tài chính. NguyÔn Ngäc Thanh 17 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính - Quyết toán: Cuối quý, năm các đơn vị KBNN xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN cho đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn. Cuối năm, các đơn vị Nhà nước thực hiện quyết toán chi NSNN gửi KBNN cấp trên theo chế độ hiện hành. b) Thu hồi, giảm chi NSNN. Trong quá trình cấp phát, thanh toán sẽ có những khoản chi phải thu hồi nộp NSNN, căn cứ quyết định thu hồi giảm chi NSNN của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và giấy nộp tiền vào NSNN của các đơn vị; KBNN làm thủ tục ghi giảm chi. Các khoản chi từ mục nào thì khi thu hồi được ghi giảm chi theo đúng mục chi đó của mục lục NSNN. Căn cứ chứng từ có liên quan, kế toán KBNN khôi phục lại hạn mức kinh phí của đơn vị tương ứng với số tiền đã thu hồi đó. 1.2.5 Mô hình tổ chức kho bạc Nhà nước của một số nước trên thế giới. Dưới đây là hai tổ chức kho bạc nhà nước của hai nước có nền tài chính mạnh đó là Pháp và Mỹ, cơ cấu tổ chức của hai mô hình này rất khác biệt với nhau tuỳ theo sự quan tâm đặc biệt của Chính Phủ mỗi nước đến công tác kiểm soát chi ngân sách mà việc tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi NSNN khác nhau, nó phù hợp với hoạt động của bộ máy hành chính cũng như mục tiêu của mỗi quốc gia. a) Tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi NSNN tại Pháp. Theo truyền thống, Pháp rất quan tâm tới việc kiểm soát chi tiêu NSNN nên qui định hệ thống tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi NSNN rất phức tạp. Quá trình chi được thực hiện qua năm giai đoạn riêng biệt và liên tục: - Giải toả kinh phí. - Ước chi. - Thanh toán. - Chuẩn chi. - Kiểm thu hồ sơ. - Xuất quĩ. NguyÔn Ngäc Thanh 18 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính Và một hệ thống liên kết chặt chẽ với năm giai đoạn trên, trong đó rõ nét nhất là kiểm soát ước chi của các kiểm soát viên ước chi đặt tại các bộ và tỉnh và kiểm soát chi của trung tâm chuẩn chi. Quá trình chi và kiểm soát chi NSNN được tóm tắt như sau: Trước khi bắt đầu năm ngân sách, các cơ quan thụ hưởng NSNN phải căn cứ vào chương trình công tác để lập chương trình xin giải toả kinh phí cả năm, có phân ra từng quý, theo từng đối tượng chi tiêu phù hợp với khoản kinh phí đã được chuẩn y, gửi đến cơ quan tài chính cùng cấp để được xem xét, chấp thuận và cấp kinh phí hàng quý, phù hợp với nhu cầu thực tế của cơ quan, khả năng nguồn thu và tình trạng công quĩ. Thông báo kinh phí được cấp phát sẽ được gửi đến trung tâm kế toán một bảng, giữ lại cơ quan tài chính một bảng và một bảng còn lại gửi cho cơ quan thi hành. Bảng này, trở thành quyền ước chi của cơ quan thi hành theo đúng luật. Khi phát sinh nhu cầu chi tiêu để thực hiện công tác, các cơ quan thực hiện ước chi trong phạm vi các luật lệ hiện hành và trong phạm vi kinh phí đã được cấp phát. Sau đó hồ sơ ước chi được gửi đến cơ quan kiểm soát ước chi (tại Bộ và toà hành chính địa phương) để được kiểm nhận hồ sơ ước chi theo đúng luật lệ hiện hành. Hồ sơ ước chi đã được chấp nhận là cơ sở để các thể nhân hoặc pháp nhân có liên quan thực hiện các nhiệm vụ đã ký kết. Sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ đã cam kết, đơn vị thụ hưởng muốn được trả tiền thì phải gửi đến thanh toán viên (quản lý viên kinh phí của cơ quan) những giấy tờ chứng thực những công việc đã hoàn tất để được kiểm tra và chấp nhận thanh toán. Mặc dù các văn kiện đã được chấp nhận thanh toán, nhưng người cung cấp hàng hoá, dịch vụ không có quyền đòi Chính phủ phải trả tiền ngay mà phải có lệnh cho trả tiền cuả cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tất cả các khoản chi đều đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của đại diện Nhà nước. Kế toán KBNN bố trí bên cạnh tất cả các Bộ trưởng, Tỉnh trưởng NguyÔn Ngäc Thanh 19 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính các cơ quan hành chính, ngoại giao trong nước và ngoài nước. Kế toán KBNN chỉ được phép chi khi có lệnh của người chuẩn chi. Trong trường hợp xảy ra xung đột thì toà án kế toán sẽ xử và giải quyết. Như vậy, tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi NSNN của Pháp có 3 đặc điểm cơ bản sau:  Phân định rõ trong luật ranh giới trách nhiệm, quyền hạn của hai loại nhân viên độc lập với nhau trong quá trình thực hiện mọi khoản chi. Chuẩn chi viên (thủ tướng, bộ trưởng, tỉnh trưởng…) quyết định các khoản chi và kế toán viên (các kiểm tra viên tài chính, kế toán viên Nhà nước) thực hiện việc chi trả công quĩ.  Chi NSNN không mang tính chất ứng trước mà là số tiền thực chi cho các vụ việc đã hoàn thành và có chứng từ, bảng kê cụ thể kèm theo (đã được kiểm tra, kiểm soát bởi kiểm tra viên tài chính và kế toán viên Nhà nước gồm kiểm soát viên ước chi, trưởng trung tâm chuẩn chi…).  Mọi khoản chi không đúng qui định đều phải đưa ra toà án kế toán xử lý, ai vi phạm phải bồi hoàn hoặc biên tịch tài sản cá nhân. Ngoài ra còn có một hệ thống tổ chức kế toán và kiểm toán Nhà nước đối lập với cơ quan liên quan đến sự thi hành ngân sách và tiền kiểm để thực hiện nhiệm vụ hậu kiểm và kiểm soát đột xuất. b) Tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi NSNN tại Mỹ. Quan niệm về sự thi hành ngân sách với tiến trình càng giản dị càng tốt để cho công việc của Chính phủ được mau lẹ và dễ dàng mà vẫn kiểm soát được, đồng thời không đưa đến những việc lạm dụng, bất lương đó là quan điểm của Mỹ. Do vậy kiểm soát chi NSNN tại Mỹ khá giản dị. Đặc biệt là tiền kiểm chi do vụ Ngân sách và Cục Kế toán Trung ương (TW), với thủ tục tiền kiểm đơn giản và không xét đoán sự thích nghi hay hiệu quả chi tiêu. Trước khi bắt đầu năm ngân sách, Vụ ngân sách TW gửi cho các cơ quan những mẫu biểu, gọi là bảng kê phân kỳ, sau đó gửi lại cho Vụ ngân NguyÔn Ngäc Thanh 20 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính sách TW. Vụ ngân sách TW thẩm tra, sửa đổi hoặc chấp nhận. Sau khi được chấp thuận, một bảng gửi đến Cục kế toán TW, một bảng được giữ lại ở Vụ ngân sách TW và một bảng gửi lại cho cơ quan thi hành. Bảng này trở thành quyền chi tiêu những kinh phí của cơ quan theo đúng nội dung liệt kê được Vụ ngân sách TW chấp thuận. Khi cơ quan muốc chi tiêu, thì cơ quan khởi thảo một văn kiện chi tiêu và gửi đến Cục kế toán TW để duyệt xem công quĩ có còn không và mục đích của đối tượng chi tiêu có phù hợp không. Nếu trong bảng phân kỳ của cơ quan còn công quỹ để đài thọ kinh phí đề nghị và mục tiêu phù hợp, Cục kế toán vào sổ sách số kinh phí cơ quan đề nghị và chuyển văn kiện chi tiêu cho KBNN. Nếu Cục kế toán xét thấy có những điểm không rõ ràng trong văn kiện chi tiêu thì văn kiện đó có thể được gửi trả lại cơ quan xin giải thích thêm hoặc chuyển sách Vụ ngân sách TW xin thẩm tra. Một khi nhận được các văn kiện chi tiêu do Cục kế toán gửi đến, nhiệm vụ của KBNN là trả tiền cho người được hưởng. Nhưng trước khi trả tiền, KBNN lại phải kiểm tra lại tính hợp lý về mặt pháp lý của những văn kiện. Nếu phải trả bằng tiền mặt thì phải kiểm tra chứng minh nhân dân của người thụ hưởng. Kết thúc năm ngân sách, Cục kế toán TW với nhiệm vụ tập trung những nghiệp vụ kế toán và giữ mọi sổ sách kế toán của Chính phủ, có trách nhiệm soạn thảo, báo cáo một cách có hệ thống những dữ liệu tài chính ngân sách và gửi lại cho Vụ ngân sách TW và tổng thống. 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Do nhận thức được tầm quan trọng của NSNN và chi tiêu NSNN trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, nên ngay từ đầu vấn đề quản lý và điều hành NSNN luôn luôn được đặt ra như một nhiệm vụ cơ bản nhưng có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng của Chính phủ. Nhằm thực hiện thật tốt nhiệm vụ này cần phải cân nhắc và xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng dến thực hiện kiểm soát chi NSNN. NguyÔn Ngäc Thanh 21 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kiểm soát chi NSNN, nhưng tóm lại có thể phân chia như sau: 1.3.1 Các vấn đề pháp lý liên quan đến quản lý, cấp phát, thanh toán và kiểm soát các khoản chi NSNN. a) Tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Định mức, tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng để lập dự toán chi tiêu, là cơ sở thiết yếu quan trọng để KBNN thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Tiêu chuẩn, định mức không hợp lý, không sao sát với nội dung chi NSNN thì việc hợp lý hoá về những khoản lãng phí đương nhiên là sẽ xảy ra do đó sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát chi của KBNN, kiểm soát chi không còn ý nghĩa nữa. b) Chế độ phân cấp quản lý NSNN. Nội dung cơ bản của chế độ phân cấp quản lý NSNN là việc phân cấp nguồn thu, khoản chi và tỷ lệ phân bổ các khoản thu cho NSNN TW và địa phương. Đây là một trong những căn cứ để KBNN thực hiện chức năng là “trạm kiểm gác cuối cùng” trong việc cấp phát vốn NSNN. c) Phương thức cấp phát, thanh toán kinh phí. Sự lựa chọn phương pháp cấp phát kinh phí đồng nghĩa với việc xác định nhiệm vụ kiểm soát các điều kiện cơ bản để hình thành một khoản chi NSNN. Với một phương pháp cấp phát hợp lý, nó tăng tính chủ động chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN và giảm thời gian, công sức của các cơ quan quản lý tham gia vào quá trình cấp phát và nó làm giảm các thủ tục không cần thiết. Ví dụ điển hình là phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí còn có nhiều hạn chế, thiếu sót như cấp phát qua nhiều khâu mà thực chất là nhiều cấp quản lý ngân sách ( NSTW thường có từ 4-5 cấp quản lý kinh phí ngân sách) và trong thực tế thường có hiện tượng ban phát ân huệ và tất nhiên thiếu NguyÔn Ngäc Thanh 22 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính khách quan trong việc xem xét phân bổ kinh phí cho các đối tượng sử dụng kinh phí. Đây chính là kẽ hở để đơn vị sử dụng kinh phí NSNN không chú trọng nâng cao chất lượng dự toán chương trình. Họ không từ một thủ đoạn nào để làm sao rút được càng nhiều kinh phí càng có lợi cho họ. Và do đó, khi kiểm soát KBNN phát hiện ra có khi phân phối hạn mức kinh phí lớn hơn dự toán được duyệt, phải điều chỉnh nhiều lần, KBNN không thực hiện chi trả được. d) Hệ thống kế toán NSNN. Kế toán tham gia vào toàn bộ tiến trình ngân sách như vậy có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thi hành và kiểm soát NSNN. Quá trình sử dụng công quỹ được chi phối bởi những điều khoản pháp luật và được thể chế hoá bằng những thủ tục, chỉ tiêu và kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, nhưng nếu không có một hệ thống sổ sách kế toán hoàn hảo thể hiện qua hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo kế toán đầy đủ, rõ ràng trung thực tất cả những giao dịch tài chính tiền tệ của Chính phủ thì KBNN khó mà phát hiện được sự sai lầm về những khoản phí được cấp phát hay quản lý công quỹ thiếu phân minh, trung thực. Những kế toán viên và kiểm soát viên ngân sách dùng những dữ kiện tin tức này để ấn định sự hợp pháp và thích đáng của những chỉ tiêu và sự trả tiền từ quỹ NSNN, sau đó lập ra báo cáo về sự thi hành ngân sách của từng cơ quan, có cơ sở để nhận xét, đánh giá những chương trình công tác đã thực hiện, đồng thời có những biện pháp xử lý thích đáng. e) Thủ tục chi và quá trình kiểm soát chi NSNN tại KBNN. Đây chính là cơ sở pháp lý để KBNN tổ chức thực hiện các khâu trong quá trình kiểm soát chi NSNN. Với thủ tục chi NSNN rườm rà, phức tạp sẽ gây khó khăn cho cán bộ kiểm soát, giảm thời gian, tiến độ cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN. NguyÔn Ngäc Thanh 23 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính 1.3.2 Yếu tố chủ quan từ KBNN. Các tiêu chuẩn, định mức, các qui định thể chế pháp luật là căn cứ để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Còn chất lượng kiểm soát chi như thế nào còn phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan của KBNN như:  Trình độ, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ thực hiện trong khâu kiểm soát chi NSNN.  Hệ thống các chương trình tin học ứng dụng và hệ thống các trang thiết bị khác… 1.3.3 Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan đến qui trình thực hiện kiểm soát chi NSNN. Nhưng tóm lại vấn đề con người vẫn là vấn đề then chốt. Một hệ thống tổ chức kiểm soát chi NSNN sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn nếu không phân định và xác lập quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong từng giai đoạn thực hiện kiểm soát chi NSNN một cách rõ ràng minh bạch. Dù rằng các thủ tục, thể lệ chi tiêu đã được pháp chế hoá đầy đủ và cụ thể cho từng loại chi nhưng tự nó sẽ không mang lại kết quả mong muốn nếu cơ quan thi hành không tự ý thức chịu trách nhiệm về những quyết định có liên quan cũng như sự phối hợp giữa họ lỏng lẻo. 1.3.4 Các nhân tố khác. Kiểm soát chi NSNN là một quá trình phức tạp, ngoài các nhân tố trên nó còn chịu tác động của các nhân tố khác như: tình hình kinh tế- xã hội của địa phương, định hướng phát triển kinh tế- xã hội… 1.4 Sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi NSNN. Cùng với chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập và chính sách ngoại thương chính sách ngân sách được dùng để tác động vào tổng cầu của xã hội nhằm hướng đến nền kinh tế đạt được những mục tiêu nhất định như sản lượng cao, tốc độ phát triển cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp,tỷ lệ lạm phát thấp và cân bằng cán cân thanh toán. Chính sách Ngân sách bao gồm các biện pháp NguyÔn Ngäc Thanh 24 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính liên quan đến mức và cơ cấu thu, chi của Ngân sách. Bằng các biến số thuế, trợ cấp, đầu tư, chi mua hàng hoá và dịch vụ mà Chính phủ có thể tác động đến đầu tư và sản lượng, cuối cùng là tác động đến các vấn đề thất nghiệp và lạm phát. - Các biện pháp mà Nhà nước áp dụng tất nhiên là đụng chạm đến các quá trình kinh tế và sau đó chúng sẽ tác động ngược trở lại Ngân sách, căn cứ vào tính chất của tác động người ta có thể sửa đổi các biện pháp đó. Chính sách Ngân sách nhằm vào những mục tiêu: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, ổn định kinh tế và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên trong khi nền kinh tế thị trường ngày càng bộc lộ những khuyết tật vốn có của nó thì chi NSNN là một hoạt động của Nhà nước có một vai trò vô cùng quan trọng, nó có tác dụng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội của đất nước, thúc đẩy sự phát triển cân đối vững chắc của nền kinh tế khắc phục những khiếm khiết của thị trường. Mà cụ thể là nó được thể hiện trên các lĩnh vực sau: Trong lĩnh vực kinh tế Trong các công cụ được Nhà nước sử dụng để góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế thì công cụ ngân sách mà đặc biệt là chi NSNN được coi là một công cụ quan trọng bởi khả năng nguồn vốn của NSNN là rất lớn và phạm vi tác động của nó là rất rộng. Chính vì vậy có thể nói thông qua chi NSNN sẽ góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển theo định hướng của Nhà nước. Thông qua các khoản chi gián tiếp, đặc biệt là chi cho xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng cũng góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế trên cả vùng rộng lớn, hình thành cơ sở vật chất của Nhà nước. Từ đó tạo ra những biện pháp căn bản chống sự cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển phong phú đa dạng, tránh tình trạng độc quyền của một số đơn vị kinh tế. Chi NSNN thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Chi NSNN là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển NguyÔn Ngäc Thanh 25 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính kinh tế của mỗi nước đặc biệt là trong cơ chế thị trường thì mục tiêu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp quan tâm đó là lợi nhuận và do đó tạo ra sự cạnh tranh gay gắt từ đó làm tính hiệu quả của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Vì thế muốn nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thì tất yếu phải có sự tác động từ phía Nhà nước và một trong những công cụ hiệu quả nhất là NSNN. Trên lĩnh vực xã hội. Cùng với việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế thì chi NSNN góp phần tích cực thực hiện các chính sách xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động xã hội phát triển một cách đồng bộ ngoài ra nó còn đóng vai trò quan trọng khác là tạo lập công bằng xã hội theo hướng phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo công bằng xã hội. Trước hết chi NSNN thực hiện tái phân phối thu nhập quốc dân, giảm tối đa khoảng cách giàu nghèo trong dân chúng, tạo ra sự phát triển đồng đều trong cả nước (tránh hiện tượng phát triển không đồng đều như ở nước Nhật trước đây). Thông qua chi NSNN sẽ góp phần thúc đẩy phát triển của các hoạt động: văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế các hoạt động khác như chính sách dân số, phòng chống tệ nạn xã hội…đã thực sự phát huy vai trò quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô, xây dựng một xã hội văn minh, văn hóa. Tuy nhiên việc sử dụng công cụ chi NSNN nhằm điều tiết các vấn đề xã hội không hề đơn giản, trong nhiều trường hợp đã có tác động ngược trở lại làm cho vấn đề xã hội thêm phức tạp. Chẳng hạn khi NSNN trợ cấp giá điện, xăng dầu thì những đối tượng được hưởng không phải là những người nghèo mà lại là chính những người có thu nhập cao trong xã hội, do vậy tạo ra sự mất công bằng trong xã hội. Vì vậy đòi hỏi quá trình chi NSNN phải được nghiên cứu đầy đủ và phải có sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp thực hiện. Trong lĩnh vực tài chính. Quá trình chi NSNN có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện chính sách ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát. Chi NSNN nhằm mục đích NguyÔn Ngäc Thanh 26 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính kích thích sản xuất phát triển, tránh tình trạng bao cấp lãng phí. Khi nguồn chi được sử dụng chặt chẽ thì sẽ đem lại tác dụng tích cực, trái lại nó sẽ gây ra những bất ổn, tác động tiêu cực đến thị trường. Ngoài ra chi NSNN còn phục vụ cho một số hoạt động có tính chất tiêu dùng như chi hoạt động quản lý hành chính, chi cho an ninh quốc phòng. Đó là những hoạt động cũng rất quan trọng và phải được duy trì cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh tế, xã hội khác. Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (ví dụ như mô hình của Pháp) cho thấy việc kiểm tra, kiểm soát, thực hiện chi trả trực tiếp từ KBNN các khoản chi NSNN đến từng đối tượng sử dụng là rất cần thiết, để đảm bảo yêu cầu, kỷ cương quản lý tài chính Nhà nước và sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Mặt khác từ thực tế cho thấy, việc thực hiện kiểm soát chi sẽ nâng cao trách nhiệm, cũng như phát huy được vai trò của các nghành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN. Hệ thống KBNN thực sự chuyển sang thực hiện kiểm soát chặt chẽ, chi trả trực tiếp theo từng khoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương tài chính. NguyÔn Ngäc Thanh 27 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính NguyÔn Ngäc Thanh 28 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TẠI KBNN HOÀN KIẾM. Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của thủ đô Hà Nội với dân số 175400 người, diện tích 520 km2. Cùng với thủ đô và cả nước, quận Hoàn Kiếm đang trên đà vận động phát triển theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá với mô hình “ Thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, thủ công nghiệp” nhằm phát huy hết tiềm năng của quận là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Thủ đô. Trong lĩnh vực tài chính, quận Hoàn Kiếm là một trong những quận có số thu chi ngân sách lớn nhất của thủ đô Hà Nội. 2.1 Khái quát chung về KBNN Hoàn Kiếm.  Sự ra đời của KBNN Hoàn Kiếm. Ngày 04/01/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ký quyết định số 07/HĐBT “V/v chuyển giao công tác quản lý quỹ NSNN từ Ngân hàng Nhà nước sang Bộ tài chính và thành lập Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính” để thực hiện nhiệm vụ này. Từ ngày 01 tháng 04 năm 1990 hệ thống KBNN trực thuộc Bộ tài chính đã được ra đời và chính thức đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước. Cùng với hệ thống KBNN, KBNN Hoàn Kiếm cũng được ra đời (trực thuộc KBNN Hà Nội). Hiện nay, trụ sở đóng tại 38 Thuốc Bắc Hà Nội với số lượng công chức là 52 người (Ban giám đốc 3 người) trong đó nam 10 người, nữ 42 người; có 1 chi bộ Đảng trực thuộc quận uỷ Hoàn Kiếm, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh sinh hoạt tại địa phương- là điều kiện tốt để thực hiện nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới. Thực tế hoạt động của KBNN thời gian qua đã khẳng định việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, việc thành lập và sự ra đời của hệ thống KBNN là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với công cuộc cải tổ nền kinh tế đất nước. NguyÔn Ngäc Thanh 29 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính Cơ cấu tổ chức của KBNN Hoàn Kiếm.  Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN. - Chức năng của hệ thống KBNN: Theo Nghị định 25/CP ngày 05/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành thì KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quĩ dự trữ tài chính Nhà nước, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. - Nhiệm vụ của KBNN quận, huyện gồm: Theo quyết định 266 TC/QĐ/TCCB ngày 07/04/1997 của Bộ trưởng Bộ tài chính qui định chi tiết nhiệm vụ của KBNN quận, huyện gồm: + Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, phân chia các khoản thu ngân sách cho các cấp ngân sách theo chế độ qui định. Trực tiếp quản lý quỹ ngân sách quận, huyện và quĩ ngân sách phường, xã trên địa bàn. + Thực hiện kiểm soát chi NSNN, thanh toán chi trả các khoản chi của NSNN trên địa bàn theo chế độ qui định. + Trực tiếp cấp phát, cho vay các mục tiêu, dự án theo uỷ quyền của KBNN tỉnh. + Thực hiện phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ trong nước, các hình thức huy động vốn khác trên địa bàn theo phân công của KBNN tỉnh. NguyÔn Ngäc Thanh 30 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E Ban giám đốc ( Giám đốc+ phó giám đốc) Bộ phận kế hoạch TH Bộ phận kế toán Bộ phận kho quỹ Bộ phận bảo vệ, lái xe
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính + Quản lý vốn tiền mặt, các ấn chỉ, chứng chỉ có giá trị như tiền, tài sản theo chế độ qui định và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền, tài sản đơn vị giao quản lý. + Mở tài khoản thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản với các đơn vị và cá nhân theo chế độ qui định. + Thực hiện kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán các hoạt động của KBNN phát sinh trên địa bàn. + Thực hiện công tác tin học, tập hợp, quản lý dữ liệu theo sự phân công của KBNN tỉnh. + Quản lý cán bộ, tài sản, kinh phí nội bộ theo chế độ qui định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của giám đốc KBNN tỉnh. 2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm. 2.2.1 Thực trạng chi NSNN tại KBNN nói chung và KBNN Hoàn Kiếm nói riêng trong những năm qua. a) Một số bất cập trong công tác cấp phát, thanh toán chi NSNN trong những năm 1990- 1996. Kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ quản lý chi NSNN qua KBNN có sự thay đổi nhằm tăng cường quản lý các khoản chi NSNN qua KBNN, đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên do sự cải tiến cơ chế quản lý tài chính nói chung vẫn chưa đồng bộ, việc chi ngân sách chủ yếu vẫn là xuất quỹ ngân sách nên tình trạng sử dụng công quỹ còn lãng phí, hiệu quả chưa cao, đã bộc lộ nhiều bất hợp lý: Thứ nhất: Cơ quan tài chính, KBNN thiếu cơ sở pháp lý cần thiết để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Cơ quan tài chính ra lệnh cấp phát, KBNN thực hiện việc xuất quỹ ngân sách theo lệnh của cơ quan tài chính, đơn vị thụ hưởng thực hiện chi tiêu. Thực chất việc cấp phát NSNN NguyÔn Ngäc Thanh 31 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính qua KBNN là xuất quĩ NSNN. Cơ quan tài chính căn cứ vào nhu cầu chi tiêu của các đơn vị thụ hưởng ngân sách để bố trí theo các khoản chi, có phân chia chi tiết theo một số mục chi nhưng chỉ là hình thức, việc điều chỉnh giữa các mục chi do đơn vị tự động thực hiện dẫn đến tình trạng kiểm soát chi tiêu qua KBNN rất hạn chế, đặc biệt đối với việc mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên của các đơn vị dự toán. Trong thời kỳ này cơ chế đấu thầu chưa được triển khai thực hiện nên tình trạng sử dụng lãng phí, thất thoát kinh phí NSNN còn khá phổ biến. Thứ hai: Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, KBNN, cán bộ, ngành, đơn vị thụ hưởng ngân sách còn bị chồng chéo, chưa được phân chia cụ thể, rõ ràng; cơ chế quản lý và kiểm soát chi ngân sách còn bị phân tán ở nhiều đầu mối: Tài chính, KBNN, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Lao động Thương binh và xã hội. Vì vậy việc kiểm tra giám sát của KBNN còn rất hạn chế. Thứ ba: Việc cấp phát ngân sách bằng lệnh chi tiền của cơ quan tài chính còn khá phổ biến ở các cấp ngân sách, đặc biệt là ngân sách cấp tỉnh, huyện. Trong trường hợp này tiền của NSNN được chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán, tồn quĩ ngân sách bị giảm trong khi đơn vị chưa sử dụng ngay số tiền đó. Điều đó một mặt gây căng thẳng giả tạo cho NSNN, mặt khác cơ quan Tài chính, KBNN rất khó khăn trong việc kiểm tra giám sát quá trình chi tiêu của đơn vị. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm cải thiện tình hình quản lý tài chính nói chung và quản lý NSNN nói riêng. Đặc biệt, do nhận thức được vị trí, vai trò của hệ thống KBNN trong việc kiểm tra, giám sát các khoản chi của NSNN, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 861/TTg ngày30/12/1995 trong đó nhấn mạnh vai trò kiểm soát chi ngân sách qua KBNN. Bộ tài chính đã giao cho KBNN và các đơn vị có liên quan nghiên cứu đề án kiểm soát chi NSNN. KBNN đã làm thí điểm công tác kiểm soát chi NguyÔn Ngäc Thanh 32 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính lương hưu và bảo hiểm xã hội của KBNN tỉnh Hà Nam (cũ); mở tài khoản cá nhân để kiểm soát, chi trả tiền lương tại KBNN thành phố Hà Nội, đồng thời trình Bộ ban hành qui chế đấu thầu mua sắm đồ dùng, trang thiết bị làm việc đối với các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, các đoàn thể, các doanh nghiệp trong nước… Thông qua một số biện pháp trên, công tác quản lý chi nói chung và công tác kiểm soát chi ngân sách của KBNN nói riêng đã từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên đây mới chỉ là những biện pháp tình thế, chưa giải quyết được vấn đề một cách toàn diện và căn bản. Thực tế đòi hỏi phải có một khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực NSNN một cách đồng bộ và phù hợp với thực tiễn sự phát triển kinh tế- xã hội trong tình hình mới. b) Giai đoạn sau khi có Luật NSNN (từ năm 1997 đến 2002). Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua luật NSNN 1997, đây là văn bản pháp lý cao nhất về quản lý NSNN ở Việt Nam. Theo tinh thần của Luật NSNN 1997, việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các khoản chi NSNN là trách nhiệm của tất cả các nghành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thuộc NSNN. Công tác kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi NSNN của KBNN là công đoạn cuối cùng để hoàn thành qui trình kiểm soát chi NSNN. Đây là khâu chủ yếu có tầm quan trọng đặc biệt, giúp cho tiền vốn chi ra của NSNN được sử dụng vào các mục tiêu đã định một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Theo qui định của Luật NSNN 1997, kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị được cấp phát dưới hình thức hạn mức kinh phí và được quản lý tập trung thống nhất qua KBNN. Tuy nhiên hạn mức kinh phí cũng có nhược điểm là phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí còn có nhiều hạn chế, thiếu sót như cấp phát qua nhiều khâu mà thực chất là nhiều cấp quản lý ngân sách ( NSTW thường có từ 4-5 cấp quản lý kinh phí ngân sách) và trong NguyÔn Ngäc Thanh 33 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính thực tế thường có hiện tượng ban phát ân huệ và tất nhiên thiếu khách quan trong việc xem xét phân bổ kinh phí cho các đối tượng sử dụng kinh phí. Đây chính là kẽ hở để đơn vị sử dụng kinh phí NSNN không chú trọng nâng cao chất lượng dự toán chương trình. Họ không từ một thủ đoạn nào để làm sao rút được càng nhiều kinh phí càng có lợi cho họ. Và do đó, khi kiểm soát KBNN phát hiện ra có khi phân phối hạn mức kinh phí lớn hơn dự toán được duyệt. Do đó việc kiểm soát chi tại kho bạc nhà nước chỉ mang tính hình thức, chưa tạo ra được bước đột phá căn bản trong công tác kiểm soát chi ngân sách tại kho bạc nhà nước c) Giai đoạn Luật NSNN từ 2002 đến nay. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2002, chi ngân sách được thực hiện khi có đủ điều kiện sau đây: - Đã có trong dự toán ngân sách được giao - Đúng chế độ tiêu chuẩn định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi Thông qua công tác kiểm soát chi, yêu cầu các đơn vị thủ hưởng ngân sách phải chấp hành đầy đủ các điều kiện theo đúng Luật NSNN 2002, do đó công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp. Tuy dự toán chi ngân sách chưa phân bổ được chi tiết 23 mục theo yêu cầu của văn bản hướng dẫn Luật và bước đầu chi phân bổ theo 11 mục chi chủ yếu nhưng đã giúp cho đơn vị dự toán, cơ quan tài chính và KBNN có căn cứ để điều hành và quản lý ngân sách có hiệu quả hơn và việc chấp hành các qui định về thời gian hàng năm đều có sự tiến bộ rõ rệt. Chi mua sắm, sửa chữa của các đơn vị đã được quản lý một cách chặt chẽ bằng cơ chế đấu thầu (đối với hợp đồng có giá trị trên 100 triệu đồng). Đối với các khoản chi thường xuyên khác thì thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải tự chịu trách nhiệm, KBNN chi kiểm tra, thanh toán theo bảng kê chứng từ, chính vì vậy đã tạo ra tính chủ động cho đơn vị NguyÔn Ngäc Thanh 34 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính thụ hưởng ngân sách, tạo ra sự thông thoáng trong việc quản lý chi thường xuyên của đơn vị. Kiểm soát chi NSNN, bước đầu đã quản lý được thu- chi ngân sách xã qua KBNN, từ chỗ toàn bộ các khoản thu chi của xã do xã tự quản không phản ánh qua tài khoản của KBNN sau khi Luật ngân sách có hiệu lực, xã đã trở thành một cấp ngân sách hoàn chỉnh, đại bộ phận các khoản thu chi của xã đã được qua KBNN kiểm soát, việc thu- chi cũng được quản lý chặt chẽ theo chế độ quản lý tài chính hiện hành, từ đó góp phần nâng cao kỷ luật và thực hiện công khai dân chủ về mặt tài chính, từng bước ổn định tình hình an ninh trật tự ở nông thôn. Bên cạnh đó nhờ có công tác kiểm soát chi NSNN, các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng Ngân sách đã từng bước chấp hành các qui định của Luật, nâng cao ý thức quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, chấp hành cơ chế quản lý Tài chính, chi tiêu NSNN, góp phần thực hiện các pháp lệnh: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, phục vụ công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước… Cơ chế kiểm soát chi qua KBNN đã bước đầu xác định rõ và nêu cao vai trò, trách nhiệm,quyền hạn của các cơ quan Tài chính, KBNN, các đơn vị sử dụng Ngân sách trong quá trình chi tiêu NSNN. Mặt khác công tác kiểm soát chi của KBNN đã làm thay đổi căn bản cách nghĩ, thói quen sử dụng, chi tiêu NSNN, các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn đến công tác phê duyệt và phân bổ dự toán chi NSNN. Nếu trước đây việc duyệt, phân bổ dự toán NSNN chỉ là những con số tổng hợp, thì nay đã đảm bảo dự toán chi tiết đến từng khoản mục chi cụ thể theo mục lục NSNN hiện hành. Việc duyệt và phân bổ dự toán NSNN ngày một tốt hơn về mặt thời gian. Các đơn vị dự toán NSNN đã lập dự toán chi tiết hơn, ngày càng sát hơn với nhu cầu chi tiêu thực tế; chấp hành tốt hơn công tác quản lý tài chính, đặc biệt là việc chấp hành biên chế quỹ lương được duyệt, nguyên tắc đấu thầu khi mua sắm, chấp hành đúng chế độ hoá đơn chứng từ, giảm hẳn tình trạng chi tiêu lãng phí, tuỳ NguyÔn Ngäc Thanh 35 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính tiện, sai chế độ… kinh phí NSNN. Thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách với tư cách là người chuẩn chi đã thấy được trách nhiệm của mình khi quyết định chi tiêu. Thông qua kiểm soát chi NSNN, KBNN Hoàn Kiếm đã phát hiện nhiều khoản chi sai mục đích, không đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức của đơn vị sử dụng NSNN. Kết thúc năm ngân sách, hạn mức kinh phí còn lại của các đơn vị đã bị huỷ bỏ do các khoản chi không đúng chế độ, định mức qui định. Dưới đây là bảng báo cáo tóm tắt về tình hình từ chối thanh toán qua kiểm soát tại KBNN Hoàn Kiếm trong 3 năm 2003, 2004, 2005.  Bảng 1: Tình hình từ chối thanh toán qua kiểm soát tại KBNN Hoàn Kiếm 2003, 2004, 2005. Đơn vị: Triệu đồng. Diễn giải 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Đv TH sai quy định 35 28 21 80% 75% Số món 39 30 22 76.9% 73.3% Số tiền 1560 1117 465 71.6% 41.6% Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm 2003,2004,2005 Theo số liệu bảng 1 cho thấy năm 2003 Kho bạc từ chối thanh toán 39 món với tổng số tiền là 1560 triệu đồng, năm 2004 từ chối thanh toán 30 món với tổng số tiền là 1117 triệu đồng, năm 2005 từ chối thanh toán 22 món với tổng số tiền là 465 triệu đồng. Như vậy số tiền từ chối thanh toán tại KBNN Hoàn Kiếm sau khi cán bộ kiểm soát thủ tục cấp phát thanh toán vốn có xu hướng giảm dần trong năm 2003 và giảm mạnh trong năm 2005. Điều này cho thấy tác dụng của công tác kiểm soát chi chặt chẽ tại KBNN Hoàn Kiếm đã nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện đúng chính sách, chế độ, thủ tục cấp NguyÔn Ngäc Thanh 36 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính phát thanh toán do Nhà nước và Bộ tài chính qui định, tạo ra một môi trường hoạt động lành mạnh, hiểu biết pháp luật của các cán bộ kế toán ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Bên cạnh đó, nhờ có công tác kiểm soát chi, cơ quan tài chính đã chủ động hơn trong việc điều hành NSNN, giảm bớt tình trạng căng thẳng giả tạo cho ngân sách. Tồn quĩ ngân sách các cấp luôn được đảm bảo, chủ động luôn đáp ứng các yêu cầu chi thường xuyên cũng như chi đột xuất. Đã từng bước ngăn chặn tình trạng rút kinh phí cuối năm của các đơn vị sử dụng NSNN, dẫn đến kết quả là các đơn vị buộc phải thực hiện chi tiêu theo kế hoạch dự toán được duyệt trong năm, không để dồn kinh phí chi tiêu vào những tháng cuối năm. Do vậy KBNN đã góp phần quản lý chi tiền mặt, quản lý phương tiện thanh toán, tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tiếp tới người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, góp phần làm lành mạnh hoạt động hoá tiền tệ, thanh toán… Dưới đây là bảng tóm tắt về tình hình chi NSNN qua KBNN Hoàn Kiếm trong 3 năm trở lại đây. Qua bảng 2 ta thấy NSTW luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng NSNN năm 2003 chiếm tới 71.7%, năm 204 chiếm 70.8%, năm 2005 chiếm 68.4% sở dĩ là như vậy vì Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của thành phố, là nơi đặt các cơ quan trung ương, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Còn ngân sách thành phố, ngân sách quận huyện, ngân sách xã phường đều tăng nhưng tăng chậm và ổn định. Cụ thể ngân sách thành phố trong năm 2003 và năm 2004 chiếm tới 11.2% so với tổng chi NSNN, năm 2005 chiếm 11.7% so với tổng chi NSNN. Ngân sách Quận huyện năm 2003 chiếm tới 14.2% so với tổng chi NSNN, năm 2004 chiếm tới 15% so với tổng chi NSNN, năm 2005 chiếm tới 16.5% so với tổng chi NSNN; Ngân sách xã phường năm 2003 chiếm tới 2.9% so với tổng chi NSNN, năm 2004 chiếm tới 3% so với tổng chi NSNN, năm 2005 chiếm tới 3.4 % so với tổng chi NSNN. NguyÔn Ngäc Thanh 37 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính  Bảng 2: Tình hình chi NSNN các cấp tại KBNN Hoàn Kiếm. 2003, 2004, 2005 Đơn vị: Triệu đồng. Năm Chỉ tiêu Tổng chi NSNN NSTW NSTP NSQH NSXP 2003 TH 695.743 499.091 78.521 98.901 19.230 % 100% 71.7% 11.2% 14.2% 2.9% 2004 TH 733.926 520.008 82.740 110.351 20.827 % 100% 70.8% 11.2% 15% 3% 2005 TH % 791.002 100% 541.108 68.4% 92.695 11.7% 130.981 16.5% 26.216 3.4% Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm 2003,2004,2005 2.2.2 Công tác kiểm soát một số khoản chi chủ yếu. 2.2.2.1 Kiểm soát chi lương, phụ cấp lương. Việc kiểm soát khoản chi lương được KBNN Hoàn Kiếm tổ chức thực hiện chặt chẽ theo qui trình (“Cẩm nang kiểm soát chi của NSNN”) từ đầu năm ngân sách, hàng quý, hàng tháng và khi phát sinh nghiệp vụ chi lương, phụ cấp. Cán bộ kiểm soát chi tại KBNN Hoàn Kiếm cũng đã tham gia cùng với cơ quan tài chính và cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí NSNN về chi lương và phụ cấp lương, đối chiếu, so sánh và kiểm tra sự phù họp của các giấy tờ có liên quan, nếu có sự sai lệch thì tiến hành xác minh rõ. Cụ thể, cán bộ kiểm soát tại KBNN khi phát sinh nhiệm vụ chi lương, phụ cấp lương đã tiến hành các yếu tố sau đây: bản đăng ký biên chế, quỹ lương. bản kê danh sách công nhân viên chức… NguyÔn Ngäc Thanh 38 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính  Bảng 3: Tình hình kiểm soát chi lương và phụ cấp tại kho bạc Hoàn Kiếm (2003, 2004, 2005). Đơn vị: Triệu đồng. Năm Lương Tiền công Phụ cấp Tổng 2003 95.320 8.987 15.450 119.757 2004 98.232 9.410 18.200 125.842 2005 104.755 10.086 20.146 134.987 2004/2003 103.05% 104.81% 117.7% 105.08% 2005/2004 106.6% 107.18% 110.69% 107.26 Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm 2003,2004,2005. 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2003 2004 2005 Tinh hinh kiem soat chi luong, phu cap, tien cong Luong Tien cong Phu cap Qua quá trình kiểm soát chi lương và phụ cấp lương ở quận Hoàn Kiếm ta thấy một số vấn đề chính sau: Hằng năm KBNN Hoàn Kiếm tiến hành kiểm soát khoảng 172 tỷ đồng tiền lương và phụ cấp đó là một khoản lớn, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong các khoản chi thường xuyên trên địa bàn quận. Tuy nhiên kết quả kiểm soát cho thấy số trường hợp vi phạm quy định không được thanh toán rất nhỏ thường chiếm tỷ lệ trong khoảng 1% tổng số tiền bị từ chối thanh toán của KBNN Hoàn Kiếm. Sở dĩ có kết quả đó là do khoản chi lương đã được quy định rất rõ ràng về thủ tục như vậy khi các đơn vị thực hiện sẽ rất dễ dàng nhưng chặt chẽ về chế độ định mức nên đơn vị thụ hưởng ít bị sai sót và NguyÔn Ngäc Thanh 39 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính không có khả năng rút ruột NSNN. Kết quả này được thể hiện được thể hiện trong bảng dưới đây.  Bảng 4 : Tình hình từ chối thanh toán lương, phụ cấp tại KBNN Hoàn Kiếm (2003, 2004, 2005) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Đơn vị thực hiện sai 6 4 3 Số món tiền 9 5 4 Số tiền 70 triệu 42 triệu 27 triệu Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm 2003,2004,2005. Bảng trên cũng cho thấy xu hướng giảm dần của đơn vị thực hiện chi sai hoặc thủ tục đã được cán bộ kiểm soát phát hiện được. Qua đó việc thực hiện nghiêm túc các qui định đã được các đơn vị chú trọng hơn. Thông qua việc kiểm soát các khoản chi lương và phụ cấp tiền công, KBNN Hoàn Kiếm thường xuyên cung cấp kịp thời số liệu tình hình chi lương trên địa bàn giúp cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, chính quyền kịp thời nắm bắt diễn biến quỹ lương, số biên chế ngành đơn vị mình quản lý để điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể kiểm soát các điều kiện thanh toán như sau: Về nguồn vốn và hạn mức cho chi lương: Trên địa bàn có trường hợp vốn cấp cho lương được cấp chậm, có khi vào cuối tháng hay cuối quý, ảnh hưởng đến việc trả lương cho cán bộ công nhân viên công tác trên địa bàn. Việc cấp lương, do một số lý do khách quan và chủ quan có một số trường hợp cấp thiếu có khi đến vài biên chế buộc các đơn vị phải xin cấp bổ sung. Nhưng khi dự toán và hạn mức cho chi lương đã duyệt xong cấp trên chỉ còn cách cấp vào mục 134- chi khác trong khi đơn vị không thể lấy mục NguyÔn Ngäc Thanh 40 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính 134 để chi lương. Do vậy bản thân đơn vị lại tiếp tục linh hoạt trong chi tiêu để được thanh toán lương cho các cá nhân trong đơn vị. Về công tác chi phụ cấp tại các đơn vị cho thấy tình hình tương tự giống với chi lương: dự toán được duyệt chi cho phụ cấp và thanh toán ngoài giờ cho cán bộ trên địa bàn quận thường thiếu, không đủ cấp cho đơn vị do vậy đơn vị thường xuyên phải xin cấp bổ sung hoặc thanh toán vào mục khác làm cho thực chi mục phụ cũng tăng nhiều so với dự toán. Về kiểm soát chi tiền công tại KBNN Hoàn Kiếm cho thấy tình trạng thực chi tiền công thường lớn hơn so với dự toán nên lúc đề nghị thanh toán quỹ tiền công của đơn vị thiếu gây khó khăn cho đơn vị trong quá trình thanh toán tiền công cho công nhân hoặc gây nợ đọng tiền công trên chứng từ còn thực tế đơn vị khi muốn đảm bảo hoạt động được thông suốt đã sử dụng sai nguồn để chi, lấy nguồn khác để chi tiền công rồi cuối năm điều chỉnh từ mục thừa sang mục thiếu. Tuy việc điều chỉnh này là hợp pháp vì mục tiền công 101 không nằm trong mục không được điều chỉnh ( có 9 mục chi không được điều chỉnh là 100, 102, 103, 104, 110, 117, 118, 119, 145) nhưng đây cũng là một vấn đề cần được giải quyết trong thời gian tới. Về việc thực hiện chứng từ, văn bản đề nghị thanh toán: Thực tế cho thấy ít có trường hợp thiếu hay sai hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán lương ( thông thường chỉ có 3-4 trường hợp thiếu hồ sơ chứng từ), hầu hết các đơn vị đều đảm bảo tốt qui trình, số trường hợp thiếu sót là do cán bộ một số đơn vị mới chuyển công tác hoặc chưa quen việc nên còn thiếu kinh nghiệm. Với những trường hợp trên cán bộ kiểm soát đã nhiệt tình hướng dẫn đơn vị hoàn thành thủ tục để sớm được thanh toán. Tóm lại công tác kiểm soát chi lương đã được các đơn vị thụ hưởng cũng như KBNN Hoàn Kiếm thực hiện rất bài bản. 2.2.2.2 Kiểm soát chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ làm việc…  Đối tượng kiểm soát bao gồm: NguyÔn Ngäc Thanh 41 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính Mục 110: Văn phòng phẩm. Mục 144: Mua bằng sáng chế, mua bản quyền nhãn hiệu thương mại, mua phần mềm máy tính, các tài sản vô hình khác có phục vụ cho công tác chuyên môn. Mục 145: Các loại tài sản cố định có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên phục vụ công tác chuyên môn. Ngoài ra, nhiệm vụ mua sắm này có thể phát sinh ở mục 119. Trong đó các mục 144, 145 thuộc chi đầu tư phát triển còn 110, 119 thuộc chi thường xuyên. Tại KBNN Hoàn Kiếm, các nhiệm vụ chi này phát sinh qua các mục 110, 119, 145. Cán bộ kho bạc đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ các mục trên cho cả 4 cấp ngân sách từ NSTW đến NSXP. Quy trình kiểm soát các khoản chi này được cán bộ KBNN Hoàn Kiếm thực hiện nghiêm túc theo qui định chung (“Cẩm nang kiểm soát chi NSNN”), từ khâu nhận hồ sơ xin thanh toán, kiểm tra điều kiện thanh toán đến chi trả cho các đơn vị thụ hưởng NSNN.  Bảng 5: Tình hình kiểm soát chi mua sắm trang thiết bị dụng cụ phương tiện làm việc (2003, 2004, 2005) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Mục 110 8.545 8.720 9.127 102.04% 104.66% Mục 145 82.120 85.230 87.137 103.78% 102.23% Mục 144 3.090 3.282 3.544 106.21% 107.98% Mục 119 215.303 238.001 250.206 110.54% 105.128% Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm 2003,2004,2005 NguyÔn Ngäc Thanh 42 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2003 2004 2005 Tinh hinh kiem soat chi mua sam trang thiet bi, dung cu , phuong tien lam viec Mục 110 Mục 145 Mục 114 Mục 119 Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm 2003,2004,2005 Bảng trên cho thấy tình hình chi các khoản chi mua sắm trang thiết bị, dụng cụ làm việc trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng. Mục 110- văn phòng phẩm ta thấy năm 2004 tăng 2.04% so với năm 2003, còn năm 2005 tăng 4.67% so với năm 2004. Mục 145- Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn thì năm 2004 tăng 3.78% so với năm 2003, năm 2005 tăng 2.23% so với năm 2004. Mục 144- Mua tài sản vô hình năm 2004 tăng 6.2% so với năm 2003, năm 2005 tăng 7.98% so với năm 2004; Mục 119-Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành năm 2004 tăng 10.5% so với năm 2003, năm 2005 tăng 5.128% so với năm 2004; Thực tế trên có thể giải thích vì Hoàn Kiếm là một quận lớn có nhiều cơ quan trung ương quan trọng của Chính Phủ nên nhu cầu chi tiêu mua sắm các trang thiết bị bao giờ cũng nhiều hơn các quận khác. Mặt khác tình hình từ chối thanh toán mua sắm trang thiết bị qua KBNN Hoàn Kiếm (2003, 2004, 2005) đã giảm tương đối được thể hiện trong bảng sau đây: NguyÔn Ngäc Thanh 43 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính  Bảng 6: Tình hình từ chối thanh toán mua sắm trang thiết bị máy móc qua KBNN Hoàn Kiếm (2003, 2004, 2005) Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm 2003,2004,2005. Thông qua công tác kiểm soát các khoản chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ làm việc tại quận Hoàn Kiếm cho thấy đây là mục chi có nhiều vấn đề nhất, lý do vì chế độ, tiêu chuẩn của các khoản chi này còn có nhiều điều kiện để các đơn vị thụ hưởng NSNN có thể lách luật; thủ tục hoàn thành đề nghị chi còn phức tạp nên các đơn vị hay có tình trạng đối phó để nhanh chóng được thanh toán; số tiền thanh toán cho các mục chi này thường lớn là mục tiêu cho các đơn vị chi sai mà nhiều khi KBNN không thể kiểm soát được hết. Về hồ sơ chứng từ thanh toán: Một số đơn vị không hoàn thành đủ số hồ sơ cần thiết, hoặc không kê khai đầy đủ để được thanh toán tại KBNN buộc KBNN phải hướng dẫn cụ thể về thủ tục mới tiến hành cấp phát được, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị. Ví dụ như khoản mua sắm trong hợp đồng nếu không NguyÔn Ngäc Thanh 44 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Đơn vị thực hiện sai 20 15 11 Số món 22 18 13 Số tiền 1.235 triệu 925 triệu 345 triệu
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của nguồn hàng thì cán bộ kiểm soát không thanh toán, vì theo qui định chỉ khi mua hàng hoá đã có sản xuất trong nước hoặc mua hàng xuất khẩu mà trong nước không sản xuất được hoặc được sự cho phép của cơ quan chủ quản thì mới được thanh toán, ngoài ra thì không thanh toán mua sắm nhập ngoại khác. Đối với các tài sản giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì phải có chào hàng (đấu thầu), trong khi nhiều đơn vị lại không thực hiện đúng, muốn được thanh toán qua KBNN, đơn vị đã tách ra thành nhiều khoản chi nhằm lách qui định, tránh thủ tục đấu thầu tốn kém và mất nhiều thời gian. Một số đơn vị làm đầy đủ thủ tục để được thanh toán các khoản chi mua sắm nào đó, trong khi đó tại đơn vị thì lại dùng vào mục đích khác. Hiện nay chưa có văn bản nào qui định trách nhiệm cho KBNN được quyền kiểm tra số thiết bị, máy móc mua về có xác thực theo hoá đơn đề nghị thanh toán hay không, do vậy, việc chi tiêu này có hiệu quả và đúng đắn hay không thì phụ thuộc khá nhiều vào sự tự giác và nghiêm chỉnh của cán bộ đơn vị mà đứng đầu là người chuẩn chi. Vấn đề này cần được xem xét trong quá trình thanh tra tài chính làm việc tại các đơn vị nhằm hỗ trợ thêm cho công tác kiểm soát chi tại KBNN. Thời gian gần đây, các khoản chi được thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn. Chính nhờ sự cố gắng phấn đấu thực hiện nghiêm chỉnh của KBNN Hoàn Kiếm cùng với sự phối hợp của cơ quan tài chính, cơ quan đơn vị có liên quan nên đã tạo ra kết quả như trên, đồng thời còn nâng cao ý thức chấp hành luật NSNN và tinh thần trách nhiệm của các đơn vị thụ hưởng NSNN. 2.2.2.3 Kiểm soát chi sửa chữa và xây dựng nhỏ.  Đối tượng kiểm soát bao gồm các khoản chi sửa chữa thường xuyên (mục 117) và các khoản chi sửa chữa lớn (mục 118) như sửa chữa tài sản cố định, cải tạo xây dựng nhỏ, chi mua trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, máy vi tính, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, công trình văn hoá, công viên, thể thao, các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi. NguyÔn Ngäc Thanh 45 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Khoa Ngân hàng - Tài chính  Bảng 7 : Tình hình kiểm soát chi sửa chữa và xây dựng nhỏ. (2003, 2004, 2005) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Tổng cộng 37.202 39.757 45.822 1.06 1.15 SC và XD thường xuyên 11.002 12.232 14.888 111.1% 121.7% Tỷ trọng 29.5% 30.7% 32.5% SC lớn TSCĐ 26.200 27.525 30.934 105.05% 112.38% Tỷ trọng 70.5% 69.3% 67.5% Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động của Kho bạc Hoàn Kiếm năm 2003,2004,2005 Việc kiểm soát chi sửa chữa và xây dựng đã được tiến hành như sau: Đối với giai đoạn kiểm soát trước khi chi KBNN Hoàn Kiếm đã tiến hành kiểm soát dự toán năm, quý được duyệt, thiết kế dự toán được phê duyệt, các hồ sơ đấu thầu ( với công trình hạn mục từ 500 triệu đồng trở lên), các hợp đồng kinh tế giữa đơn vị sử dụng và đơn vị thi công làm căn cứ xác thực cho việc thực hiện thi công. Riêng đối với các khoản sửa chữa xây dựng nhỏ này, KBNN Hoàn Kiếm đặc biệt quan tâm đến tiến độ công trình thi công của đơn vị để kiểm soát trong quá trình chi. Các đơn vị muốn được cấp tiếp tục thanh toán cho giai đoạn thi công sau thì phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến giai đoạn thi công trước, phải đảm bảo đơn vị đã chi đúng với chứng từ đề nghị thanh toán là cơ sở để KBNN tiếp tục cấp vốn cho đơn vị trong hạn mức đã duyệt. Đây là một mục chi thể hiện rõ nhất tính chất của việc kiểm soát trong khi chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm.  Bảng 8 : Tình hình từ chối thanh toán chi sửa chữa, xây dựng nhỏ qua KBNN Hoàn Kiếm (2003, 2004, 2005) NguyÔn Ngäc Thanh 46 Tµi chÝnh doanh nghiÖp 44E