SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 76
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hà Nam
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ LỆ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ TỶ LỆ SỞ HỮU NHÀ
NƯỚC ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TẠI VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hà Nam
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ LỆ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ TỶ LỆ SỞ HỮU NHÀ
NƯỚC ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính _Ngân Hàng
(Hướng Ứng Dụng)
Mã số 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG
Tp. Hồ Chí Minh – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài và sở hữu
nhà nước đến hành vi tuân thủ thuế: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn
Ngọc Hùng.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất
kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân
tích, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh
giá cũng như số liệu của tác giả khác, các cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và
chú thích nguồn gốc.
TP.HCM, ngày … tháng … năm…
Người thực hiện
Nguyễn Hà Nam
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................................... 11
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:....................................................................................... 11
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................... 12
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu: ................................................... 13
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................. 13
1.3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu:............................................................................................ 13
1.4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 13
1.5. Ý nghĩa luận văn ............................................................................................................ 14
1.6. Kết cấu luận văn............................................................................................................. 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY......................... 15
2.1. Hành vi tránh thuế......................................................................................................... 15
2.1.1. Khái niệm hành vi tránh thuế ............................................................................... 15
2.1.2. Hành vi tránh thuế TNDN: ................................................................................... 15
2.1.3. Các động cơ của hành vi tránh thuế..................................................................... 16
2.1.4. Phương pháp đo lường hành vi tránh thuế.......................................................... 17
2.2. Sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước....................................................................... 18
2.2.1. Sở hữu nước ngoài.................................................................................................. 18
2.2.2. Sở hữu nhà nước:................................................................................................... 19
2.3. Lý thuyết đại diện và lý thuyết hợp tác........................................................................ 23
2.4. Các nghiên cứu trước đây ............................................................................................. 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 2................................................................................................................. 25
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................................... 26
3.1. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 26
3.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu............................................................ 28
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu: .............................................................................................. 28
3.2.2. Mô tả các biến: ........................................................................................................... 28
3.2.2.1. Biến phụ thuộc:....................................................................................................... 29
3.2.2.2. Biến độc lập:............................................................................................................ 30
3.2.2.3. Biến kiểm soát ......................................................................................................... 30
3.2.2.3.1. Quy mô doanh nghiệp: (SIZE) ............................................................................. 30
3.2.2.3.2. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)...................................................................... 31
3.2.2.3.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) .............................................................. 31
3.2.2.3.4. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản: (CAPINT2) .............................. 32
3.2.3. Mô hình nghiên cứu:........................................................................................................ 32
3.3. Dữ liệu nghiên cứu:........................................................................................................ 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................................................. 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM...................................................... 37
4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu:........................................................................... 37
4.1.1. Thống kê mô tả các biến:....................................................................................... 37
4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu:................................................................... 40
4.2. Phân tích tương quan: ................................................................................................... 42
4.2.1. Hệ số tương quan Pearson: ................................................................................... 42
4.3. Phân tích hồi quy và kiểm định: ................................................................................... 44
4.3.1. Phân tích hồi quy mô hình 1 với biến CTA1: ...................................................... 45
4.3.1.1. Mô hình hồi quy Pool OLS......................................................................... 45
Kiểm định tự tương quan ...................................................................................... 45
4.3.1.2. Mô hình hồi quy FEM:............................................................................... 46
4.3.1.3. Mô hình hồi quy REM:............................................................................... 47
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: .................................................................. 49
Kiểm định phân bố chuẩn của phần dư:.............................................................. 50
4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình 2 với biến CTA3: ...................................................... 54
4.3.2.1. Mô hình Pool OLS ...................................................................................... 54
4.3.2.2. Mô hình FEM: ............................................................................................ 55
4.3.2.3. Mô hình REM: ............................................................................................ 56
Kiểm định Hausman:............................................................................................. 57
Kiểm định phương thay đổi: ................................................................................. 57
Kiểm định phân bố chuẩn phần dư:..................................................................... 58
Kiểm định đa cộng tuyến:...................................................................................... 59
4.3.2.4. Mô hình GLS............................................................................................... 60
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu: ..................................................................................... 62
4.4.1. Đối với biến độc lập:............................................................................................... 62
4.4.2. Đối với biến kiểm soát............................................................................................ 63
TÓM TẮT CHƯƠNG 4................................................................................................................. 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 66
5.1. Kết luận:.......................................................................................................................... 66
5.2. Khuyến nghị.................................................................................................................... 68
5.3. Hạn chế của đề tài và gợi mở những vấn đề nghiên cứu mới: ................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng kì vọng dấu của các biến..........................................................22
Bảng 4.1. Biến phụ thuộc CTA1, CTA3................................................................37
Bảng 4.2. Biến phụ thuộc CTA2, CTA4................................................................39
Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả các biến................................................................40
Bảng 4.4. Bảng kết quả nghiên cứu với giả thiết kỳ vọng....................................62
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM và REM...................................27
Hình 4.1. Tỷ lệ tăng trưởng của thuế TNDN qua các năm..................................38
Hình 4.2. Bảng thống kê mô tả 4 biến phụ thuộc.................................................39
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ đóng thuế TNDN qua các năm........................................40
Hình 4.4. Phân tích tương quan các biến..............................................................42
Hình 4.5. Kết quả tính toán hệ số tương quan Pearson.......................................43
Hình 4.6. Kết quả tính toán hệ số tương quan Pearson (tiếp theo) ....................44
Hình 4.7. Kết quả hồi quy OLS..............................................................................45
Hình 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan.........................................................45
Hình 4.9. Bảng hồi quy mô hình FEM ..................................................................46
Hình 4.10. Kết quả hồi quy của mô hình REM cho biến CTA1 .........................47
Hình 4.11. Kết quả kiểm định Hausman của biến CTA1....................................48
Hình 4.12. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của CTA1...........................49
Hình 4.13. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của CTA1.....................................50
Hình 4.14. Kiểm định phân bố chuẩn của CTA1 .................................................51
Hình 4.15. Kết quả ước lượng GLS của CTA1.....................................................52
Hình 4.16. Bảng tổng hợp hệ số của các phương pháp GLS...............................52
Hình 4.17. Bảng mô tả hệ số ước lượng của 4 phương pháp...............................53
Hình 4.18. Kết quả hồi quy mô hình OLS biến CTA3.........................................54
Hình 4.19. Kết quả kiểm định tự tương quan.......................................................55
Hình 4.20. Kết quả ước lượng mô hình FEM biến CTA3 ...................................55
Hình 4.21. Kết quả hồi quy mô hình REM ...........................................................56
Hình 4.22. Kết quả kiểm định Hausman...............................................................57
Hình 4.23. Kết quả kiểm định phương sai ............................................................58
Hình 4.24. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ............................58
Hình 4.25. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến biến CTA3....................................59
Hình 4.26. Kết quả ước lượng theo GLS của biến CTA3....................................60
Hình 4.27. Bảng tổng kết các phương pháp Pool OLS, FEM, REM và GLS ....60
Hình 4.28. Kết quả đánh giá theo CTA3...............................................................61
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTA : Tỷ lệ thuế suất trên lợi nhuận trước thuế
OLS : Bình phương tối thiểu thông thường
FEM : Phương pháp tác động cố định
REM : Phương pháp tác động ngẫu nhiên
VIF : Hệ số phóng đại phương sai
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
FTA : Hiệp định thương mại tự do
GDCK : Giao dịch chứng khoán
ROA : Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
CAPINT : Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản
GLS : Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát
FCFF : Dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp
NSNN : Ngân sách nhà nước
HOSE : Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
GMM : Mô hình dữ liệu bảng động tuyến tính
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu ngân sách nhà nước phát sinh từ các
hoạt động kinh doanh và các khoản thu nhập khác. Ngoài vai trò là đảm bảo cho
nguồn thu của Ngân sách nhà nước, phân phối thu nhập thì thuế TNDN còn đóng vai
trò đặc biệt quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
trong nước ở Việt Nam.
Trong suốt 30 năm thực hiện các công cuộc đổi mới Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng và từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Giai đoạn gần đây
đã chứng kiến nhiều sự thành công từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong
khu vực và trên quốc tế. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan
trọng và trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đất nước, phát triển
công nghệ, nâng cao chất lượng lao động và tăng số thu thuế cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên ngoài những đóng góp to lớn, vốn đầu tư nước ngoài cũng mang đến
kèm những tác động tiêu cực như chất lượng môi trường giảm sút, tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh, dễ xảy ra các hiện tượng chuyển giá, rủi ro về chi phí đại
diện hoặc thông qua các khoảng trống hoặc khe hở thuế để giảm thiểu số thuế thu
nhập doanh nghiệp gây thất thu cho ngân sách.
Song song với lượng vốn đầu tư nước ngoài, định hướng từ chính sách kinh tế
của góp phần không kém trong vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội. Thực tế cho thấy vẫn
còn tồn tại những doanh nghiệp nhà nước yếu kém, làm ăn thua lỗ, nhưng lại có mức
vay nợ cao gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng vốn cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả hiện đang vẫn chây ỳ chưa thực hiện cổ phần hóa. Thậm chí tại một số doanh
nghiệp nhà nước còn xảy ra tình trạng tiêu cực nhữ tham nhũng, lãng phí, trốn thuế,
bán rẻ tài sản công gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên đã có một số
tín hiệu khởi sắc từ chính sách cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước,
trong đó đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhờ quan điểm mới từ chính phủ trong
đó cho phép gia tăng sự đóng góp từ nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân. Từ đó để có
cái nhìn chính xác hơn về bối cảnh của Việt Nam hiện tại, tác giả tiến hành nghiên
cứu “Tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà nước đến hành vi
tuân thủ thuế: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” để kiểm tra xem các yếu
tố này tác động như thế nào đến mức độ tuân thủ thuế tại Việt Nam.
Bằng cách tiến hành phương pháp hồi quy GLS trên dữ liệu bảng, căn cứ vào độ
lớn và ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong nghiên cứu, tác giả đã tìm thấy mức độ tác
độ của các yếu tố tác động đến việc tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh
nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu này sử dụng
bốn phép đo lường liên quan đến tránh thuế TNDN được đề cập đến trong nghiên cứu
của Ibrahim Aramide Salihu, Hairul Azlan Annuar, Siti Normala Sheikh Obid (2015)
để cụ thể hóa việc đo lường hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá tác động của tỷ lệ sở hữu nước
ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà nước đến mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp niêm
yết trên Sàn GDCK TP HCM và sàn GDCK TP Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này,
tác gỉả tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:
- Thông qua các yếu tố mà các nghiên cứu trước đây, kiểm nghiệm lại trong thực
tế và đề xuất giả thiết nghiên cứu về tác động của sở hữu nước ngoài và sở hữu
nhà nước đến hành vi tuân thủ thuế.
- Phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố này đến hành vi tuân thủ thuế của
doanh nghiệp
Câu hỏi nghiên cứu:
Tỉ lệ sở hữu nước ngoài và tỉ lệ sở hữu nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến
mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp?
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành theo số liệu của báo cáo tài chính (đã kiểm toán) cuối
năm các doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
TP.HCM và Hà Nội trong giai đoạn 8 năm từ 2010-2017. Trong đó các đối tượng
nghiên cứu trực tiếp là mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
thông qua tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trên thu nhập trước thuế và tỷ lệ phần
thuế thu nhập phải trả hiện thời trên thu nhập trước thuế, cùng với các yếu tố có tác
động đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp này.
1.3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu:
Luận văn thực hiện thu thập số liệu của 466 doanh nghiệp phi tài chính trong giai
đoạn 2010-2017 được niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà
Nội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng.
Luận văn kỳ vọng sử dụng phương pháp hồi quy OLS bằng cách ước lượng các
mô hình OLS gộp, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên
(REM) như trong cách dùng của các nghiên cứu trước khi hồi quy các yếu tố xác định
hành vi tránh thuế của doanh nghiệp chẳng hạn như Wu và cộng sự (2012),
Richardson và Lanis (2015). Sau đó dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình
hồi quy phù hợp. Cuối cùng dùng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS)
(nếu có) để khác phục các thiếu sót của mô hình như hiện tượng phương sai sai số
thay đổi, đa cộng tuyến, tự tương quan và hiện tượng phần dư không có phân phối
chuẩn.
Biến phụ thuộc: Hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp được đại diện bằng
tỷ lệ thuế TNDN trên lợi nhuận trước thuế, được phân tách ra thành 4 biến để khảo
sát dựa trên mục đích tổng hợp quan sát từ các quan điểm kế toán và dòng tiền hoạt
động của doanh nghiệp.
Biến độc lập:
- Tỷ lệ sở hữu nước ngoài
- Tỷ lệ sở hữu nhà nước
Biến kiểm soát:
- Quy mô công ty
- Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)
- Cường độ vốn (CAPINT)
1.5. Ý nghĩa luận văn:
- Về mặt lý luận : Nghiên cứu góp phần cũng cố cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác
động đến tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của
các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Từ đó tác giả đưa ra
các hàm ý chính sách và nhận định xu hướng vĩ mô nhằm đạt hiệu quả nhất trong
các quyết định về chính sách vĩ mô và thu hút đầu tư.
1.6. Kết cấu luận văn:
Để đảm bảo cho những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra tác giả quyết định sử dụng
bố cục của luận văn chia thành năm chương, cụ thể:
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
Chương 5. Kết luận và Khuyến nghị
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Hành vi tránh thuế:
2.1.1. Khái niệm hành vi tránh thuế:
Tránh thuế là thuật ngữ tài chính phổ biến dùng để chỉ những điều chỉnh của
người nộp thuế sao cho số thuế phải nộp trở nên ít nhất có thể bằng việc sử dụng các
công cụ pháp lý. Các định nghĩa về thuật ngữ này hiện đã được các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước như Hanlon và Maydew (2008), Hanlon và Heitzman (2010),
Salihu (2014) công bố.
Trong khi trốn thuế lại là hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoặc pháp nhân
khi cố ý không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp
luật, thì tránh thuế giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không vi
phạm pháp luật.
Tránh thuế (tax avoidance) là khái niệm dùng để chỉ những cố gắng của người
nộp thuế nhằm tổ chức hoạt động tài chính của mình sao cho tránh được các khoản
thuế phải nộp thông qua việc lợi dụng tới mức tối đa các khoản chi phí hợp lý và
trường hợp miễn giảm thuế. Bằng cách này, người nộp thuế có thể giảm thiểu gánh
nặng thuế của họ một cách hợp pháp. Như vậy khác với trốn thuế, phương tiện sử
dụng để tránh thuế là phương tiện hợp pháp, được luật pháp cho phép.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế
Quốc dân)
2.1.2. Hành vi tránh thuế TNDN:
Để làm rõ hành vi tránh né thuế TNDN hiện tại đang tồn tại 2 quan điểm được
dùng để làm rõ. Đó là hành vi tránh thuế ban đầu chỉ là sử dụng các cách thức như
thiết lập các hợp đồng, các giao dịch (Lisowsky, 2010) hoặc tận dụng các ưu đãi thuế
(Desai và Hines, 2009) để tiết kiệm phần thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp cho
Nhà nước, hành vi này không liên quan gì đến vấn đề đại diện của doanh nghiệp
(Desai và Dharmapala, 2009). Nên các hành vi tránh thuế này được các nhà quản trị
doanh nghiệp thực hiện nhằm làm giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp và hành vi
này được nhìn theo quan điểm là nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, các công ty sử dụng các hành vi tránh né thuế trong khuôn khổ pháp
luật bằng cách sử dụng những phương pháp hạch toán có lợi, khai thác các chương
trình ưu đãi của các cơ quan nhà nước. Điều này khác với hành vi trốn thuế của doanh
nghiệp bằng cách như không xuất hóa đơn để điều chỉnh doanh thu hoặc mua hóa
đơn để tăng chi phí.
Các nghiên cứu được thực hiện bởi Grantley Taylor, Grant Richardson (2012),
David Guenther (2014) đã tiến hành đo lường yếu tố tuân thủ thuế này bằng phương
pháp có thể kể đến như phương pháp sử dụng thuế suất hiệu dụng CTA (được hiệu là
tỷ lệ thuế TNDN chia cho thu nhập chịu thuế hoặc lợi nhuận trước thuế) hoặc phương
pháp xem xét lỗ hổng thuế (book tax gap). Tỷ lệ CTA được hiểu là bao gồm CTA kế
toán hoặc CTA theo dòng tiền mặt dài hạn.
2.1.3. Các động cơ của hành vi tránh thuế:
Động cơ sau cùng và quan trọng nhất vẫn là tiết kiệm thu nhập từ các khoản thuế
tránh được. Việc này giúp cho doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn mang đến cơ hội
đầu tư, cơ hội thu hút vốn trên thị trường chứng khoán và dẫn đến sự tăng trưởng về
sau cho công ty. Cùng với sự tăng lên thấy được của lợi nhuận, nhà đầu tư cũng sẽ
được nhận nhiều cổ tức hơn, nhà quản lý cũng được hưởng lợi từ việc tiết kiệm chi
phí thuế như trong nghiên cứu của (Phillip, 2003) cũng nhận thấy thù lao của nhà
quản lý trên lợi nhuận sau thuế có liên quan đến thuế suất hiệu dụng thấp hơn (CTA).
Slemrod (2004) cũng đã phát triển một mô hình cho thu nhập của nhà quản lý và tránh
thuế.
Tuy nhiên việc tránh thuế tiềm ẩn những rủi ro quan trọng, như chi phí đại diện
của tránh thuế (Croker và Slemrod, 2005), mất kiểm soát nội bộ Chen và Chu (2005),
chi phí cơ hội được sử dụng để quản lý thuế, chi phí rủi ro có thể bị phạt bởi cơ quan
thuế (Chen và cộng sự, 2010) điều này có thể phát sinh khi hoạt động tránh thuế bị
phát hiện qua quá trình thanh tra. Các khoản thanh toán bổ sung kèm lãi suất và tiền
phạt do cơ quan thuế áp đặt sẽ gây tác động đền dòng tiền hiện có của doanh nghiệp
và uy tín của công ty.
Tuy tránh thuế mang lại lợi ích cho cổ đông và công ty dưới hình thức lợi nhuận
tăng lên từ tiết kiệm thuế, thì đi kèm với lợi ích này là chi phí rủi ro lớn tuỳ thuộc vào
cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp, trong lập luận của Shakelford và Shevlin (2010)
cho rằng cơ cấu sở hữu là một yếu tố quyết định tiềm ẩn của việc né tránh thuế. Trong
điều hành doanh nghiệp, ban lãnh đạo và hội đồng quản trị là yếu tố quyết định quan
trọng nhất đến định hướng phát triển và sự tồn tại của công ty. Định hướng của công
ty là tối đa hoá lợi nhuận của cổ đông và chủ sở hữu, thì các thành viên đều hành như
nhà quản lý hoặc hội đồng quản trị sẽ có nghĩa vụ nâng cao giá trị của công ty phù
hợp với nhân tố kiểm soát là chủ sở hữu thực sự (là nhà nước hoặc tư nhân, là nội địa
hoặc nhà đầu tư nước ngoài)
2.1.4. Phương pháp đo lường hành vi tránh thuế:
Trong luận văn này tác giả sử dụng 4 biến CTA1, CTA2, CTA3, CTA4 để đại diện
cho hành vi tránh thuế được đo lường bằng cách tổ hợp 4 nhân tố: chi phí thuế TNDN
hiện hành, tổng chi phí thuế TNDN, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp và dòng
tiền tự do của doanh nghiệp. Cụ thể:
- CTA1 là tỷ lệ của chi phí thuế hiện hành trên lợi nhuận trước thuế
- CTA2 là tỷ lệ của chi phí thuế hiện hành trên dòng tiền tự do của doanh
nghiệp
- CTA3 là tỷ lệ của tổng chi phí thuế trên lợi nhuận trước thuế
- CTA4 là tỷ lệ của tổng chi phí thuế trên dòng tiền tự do của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có mức độ tuân thủ thuế càng lớn nghĩa là tỷ lệ thuế TNDN càng cao
thì khả năng né tránh thuế càng thấp. Thông qua việc ước lượng và kiểm định mối
quan hệ giữa các biến với tỷ lệ thuế TNDN thể hiện qua 4 biến trên để tìm ra mối liên
hệ giữa các biến CTA1, CTA2, CTA3, CTA4 với các biến: quy mô doanh nghiệp, tỷ
lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu và cường độ vốn. Đối với các yếu tố có mối tương quan thuận
với mức độ tuân thủ thuế (cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN theo các biến CTA1,
CTA2, CTA3, CTA4) thì sẽ có tương quan nghịch với hành vi né tránh thuế (nghĩa
là khả năng thực hiện hành vi né tránh thuế càng thấp. Và ngược lại các yếu tố có mối
tương quan nghịch với mức độ tuân thủ thuế (ngược chiều với các biến CTA1, CTA2,
CTA3, CTA4) thì sẽ tương quan thuận với hành vi né tránh thuế (nghĩa là khả năng
thực hiện việc né tránh thuế càng cao)
2.2. Sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước.
2.2.1. Sở hữu nước ngoài:
- Tỷ lệ sở hữu nước ngoài là tổng tỷ lệ cổ phần sở hữu, phần vốn góp có quyền
biểu quyết của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài trong
doanh nghiệp. Theo luật đầu tư 2014 đưa ra các khái niệm sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo
luật pháp nước ngoài thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay các
hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam gồm có:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh
tế.
+ Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).
Trong giai đoạn 2010-2015 nhìn chung chính phủ giới hạn quyền sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài chỉ ở mức 49%, kể từ sau Nghị định 60/NĐ-CP/2015 cho phép nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần không hạn chế trong những lĩnh vực kinh doanh
không qui định điều kiện thì đã có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu cũng như
tính chất của doanh nghiệp.
Dù có những nhận định về việc khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
các doanh nghiệp trong nước sẽ được xem như con dao hai lưỡi đối với thị trường nói
chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Các nhà đầu tư nước ngoài với điểm
mạnh về năng lực, nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm khi tham gia các
doanh nghiệp trong nước sẽ mang đến nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển doanh
nghiệp tuy nhiên động cơ tránh thuế cũng gia tăng khi động cơ lúc này tập trung vào
chính là tối đa hóa lợi nhuận. Có nhiều nghiên cứu về tác động đến hành vị tránh thuế
của yếu tố sở hữu nước ngoài như Demirgue-Kunt và Huizinza (2001); Mahenthiran
và Kasipilai (2012). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại khác nhau tùy thuộc vào chính
sách và điều kiện của quốc gia và vùng đó
Khi điều tra kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của các công ty Châu Âu
tại 34 quốc gia, Huizinga và Nicodeme (2006) đã tìm ra mối liên hệ giữa tỷ lệ sở hữu
của các tổ chức nước ngoài và thuế suất thuế TNDN bằng phương pháp ước lượng
OLS, trong đó các quốc gia có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao hơn có mức thuế cao hơn.
2.2.2. Sở hữu nhà nước:
Khá nhiều các nghiên cứu trước đây được thực hiện như của Desai và Dharmapala
(2006); Chen và các công sự (2010); Minnick và Noga (2010); Amstrong và các cộng
sự 2012; Warhab và Holland (2012); Chan và các cộng sự (2013) nhưng mối quan hệ
giữa sở hữu nhà nước và hành vi tránh thuế TNDN vẫn chưa thật sự rõ ràng. Theo
Chan và cộng sự (2013); Wu và cộng sự (2013); Hà và Phan (2017) cho rằng các
doanh nghiệp có tỉ lệ sở hữu nhà nước cao hơn sẽ ít có động cơ để thực hiện hành vi
trốn thuế hơn so với các doanh nghiệp tư nhân do các doanh nghiệp này chủ yếu
hướng đến giải quyết các mục tiêu chính trị và xã hội là chính chứ không tập trung
vào mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên các nghiên cứu của Adhikari và cộng
sự (2006) Mahenthiran và Kasipillai (2012), Salihu và cộng sự (2014) lại tìm thấy
mối quan hệ cùng chiều giữa sở hữu nhà nước và hành vi tránh thuế TNDN, với lập
luận rằng các doanh nghiệp có mức sở hữu nhà nước cao thì thường được Nhà Nước
can thiệp vào các hoạt động của doanh nghiệp, do đó mất đi tính hiệu quả của thị
trường – đây là một dạng của vấn đề bất cân xứng thong tin. Thực tế hoặc là các
doanh nghiệp này ít công bố thông tin, chiến lược hoặc chính sách thuế của doanh
nghiệp cho nên dễ thực hiện các hành vi tránh thuế hơn doanh nghiệp tư nhân. Đối
với các nước có nền kinh tế đang phát triển, sự tham gia của chính phủ trong các hoạt
động kinh doanh là không thể loại trừ Gomez (2002) đặc biệt với chính sách kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam thì chính phủ vẫn giữ vai trò
chủ đạo trong các ngành kinh tế trọng điểm quốc gia.
Từ những nghiên cứu tổng hợp trong nước trước đây cho thấy tồn tại rất nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi né tránh thuế TNDN như Lợi nhuận, Quy mô doanh
nghiệp, Độ tuổi doanh nghiệp, Cường độ vốn ở các thời điểm khác nhau và trong bối
cảnh mới Việt Nam đang đứng trước ảnh hưởng mạnh mẽ từ xu hướng toàn cầu hoá,
các hiệp định FTA và đầu tư nước ngoài ngày càng lớn và nhiều hơn, tuy nhiên vẫn
còn những yếu tố quan trọng khác tác động đến hành vi tránh thuế TNDN như tỷ lệ
sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà nước vì vậy cần thiết phải tiến hành nghiên
cứu về sự tác động của yếu tố này đến tránh thuế TNDN ở Việt Nam.
2.3. Các nhân tố tài chính:
Quy mô doanh nghiệp:
Các công ty có quy mô lớn có tỷ lệ đóng thuế cao hơn trong lý thuyết chi phí của
Zimmerman (1983). Tỷ lệ đóng thuế này cao là do các công ty lớn có nghĩa vụ giám
sát chặt chẽ của cơ quan thuế và hỗ trợ kinh tế - xã hội khi có tác động sâu và rộng
đến nền kinh tế xã hội. Do đó các công ty có quy mô lớn sẽ có gánh nặng thuế cao
hơn các công ty có quy mô nhỏ. Tuy nhiên dựa trên nghiên cứu như của (Richardson
& Lanis, 2007), luận văn này kỳ vọng sẽ kiểm chứng được kết luận về các công ty có
quy mô lớn sẽ càng thực hiện hành vi tránh thuế bởi vì các công ty này có nhiều
nguồn lực hơn các công ty nhỏ.
Ngoài ra các nghiên cứu trước còn cho rằng quy mô doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng
đáng kể đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp do đó sẽ có tác động
đến hành vị tránh thuế của doanh nghiệp như trong nghiên cứu của Janssen và
Buinjink (1998), Holland (1998) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa hành vi tránh
thuế và quy mô doanh nghiệp. Nhưng trong nghiên cứu của Rego (2003) Zimmerman
(1983) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô doanh nghiệp và hành vi
tránh thuế. Theo lý thuyết cạnh tranh của Siegfried (1972) các công ty có quy mô lớn
thì có nhiều nguồn lực để quản lý và xây dựng kế hoạch thuế hiệu quả. Hơn nữa còn
có nghiên cứu của Gupta và Newberry (1997) tìm ra rằng quy mô doanh nghiệp không
hề có tác động đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu:
Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ tổng nghĩa vụ nợ trên tổng tài sản của một
doanh nghiệp, đây là một thước đo rủi ro dung để nghiên cứu các mức nợ của công
ty, là hình thức kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Đối với vốn chủ sở hữu,
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đến từ lợi nhuận của doanh nghiệp và phải chịu thuế,
nếu trong trường hợp doanh nghiệp đi vay nợ chi phí lãi vay sẽ được coi là chi phí để
khấu trừ thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, do đó các công ty có tỉ lệ nợ trên vốn
chủ sở hữu cao hơn sẽ hiệu quả hơn trong việc giảm thiểu thuế TNDN. Đối với bối
cảnh toàn cầu hoá như hiện nay bởi vì các khoản nợ đến từ các nhà đầu tư nước ngoài
được miễn thuế sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Theo nghiên cứu của Stickney & Mc Gee (1982), Richardson và Lanis (2007) và
Kraft (2014), đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với hành vi tránh thuế. Cơ sở
của nhận định này cho rằng việc phân tích cấu trúc vốn có thể giúp quan sát các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế TNDN. Công ty có thể huy động vốn từ Vốn cổ
phần hoặc là từ nợ. Nếu một công ty quyết định huy động vốn bằng việc phát hành
cổ phần điều này có thể giúp thay thế cho việc sử dụng nợ với chi phí rẻ hơn nhưng
sẽ làm pha loãng quyền kiểm soát công ty nên đa phần giải pháp này khá hạn hữu.
Hơn nữa việc sử dụng cách huy động vốn này không tận dụng được ưu đãi từ tấm
chắn thuế từ chi phí lãi vay. Do đó công ty thích vay nợ hơn phát hành cổ phần.
Nhưng phương pháp vay nợ cũng mang những nhược điểm đặc trưng của nó như
công ty sẽ phụ thuộc vào các điều khoản của chủ nợ và chi phối bởi các điều khoản
an toàn khi huy động vốn bằng nợ, kèm với việc đưa công ty vào hình thức kinh
doanh nhiều rủi ro hơn. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ càng làm tăng
nhanh và mạnh giá trị của doanh nghiệp tuy nhiên khi xảy ra kiệt quệ tài chính thì
việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ đẩy doanh nghiệp đến trạng thái phá sản nhanh hơn.
Trong nghiên cứu này không sử dụng tỉ lệ nợ trên tổng tài sản kế thừa từ các nghiên
cứu trước mà sử dụng tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nhằm mục đích loại bỏ các khoản
nợ không có trên bảng cân đối kế toán ví dụ như các hợp đồng cho thuê mua hoạt
động – operating lease…
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản:
Khả năng sinh lợi có ảnh hưởng theo cả 2 chiều đối với hành vi tránh thuế TNDN.
Chiều thứ nhất là công ty có khả năng sinh lợi cao sẽ có lợi nhuận trước thuế cao hơn
và do đó phải đóng nhiều thuế hơn, đây là mối quan hệ ngược chiều giữa hành vi
tránh thuế và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và đã được Gupta và Newberry (1997)
Richardson và Lanis (2007) Minick và Noga (2010) tìm thấy. Chiều thứ 2 là hoàn
toàn ngược lại theo nghiên cứu của Manzon và Plesko (2002) Rego (2003) Kraft
(2014) cho thấy công ty có tỷ suất sinh lợi cao là do hưởng lợi từ việc miễn thuế, có
kế hoạch quản lý thuế tốt, sử dụng tấm chắn thuế phù hợp và lựa chọn phương pháp
khấu hao hợp lý. Các công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận càng lớn thì các công ty
đó không chỉ có tiềm năng thực hiện mà còn nhiều nguồn lực hỗ trợ để thực hiện hành
vi tránh thuế.
Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản:
Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chia tổng tài sản, theo quan điểm
lý thuyết thì cho rằng tài sản cố định càng cao thì khoảng trống thuế càng cao lien
quan đến chi phí khấu hao tài sản. Cũng như lá chắn thuế từ chi phí lãi vay, khấu hao
được xem là lá chắn thuế phi nợ và giúp công ty tiết kiệm lượng thuế TNDN phải
nộp. Hơn nữa, doanh nghiệp hưởng lợi nhiều hơn từ khấu hao khi tuổi thọ của tài sản
lớn hơn thời gian khấu hao Richardson và Lanis (2007). Các công ty có nhiều tài sản
cố định hữu hình hơn có thể dễ dàng lên kế hoạch thuế hợp lý bằng cách lựa chọn
phương pháp khấu hao nhanh hay chậm.
2.4. Lý thuyết đại diện và lý thuyết hợp tác:
Hiện tại có hai quan điểm song song giải thích hành vi tránh thuế của doanh nghiệp,
quan điểm đầu tiên nhận định rằng hành vi tránh thuế chỉ là hành vi đơn thuần sử
dụng các chiến lược để tiết kiệm phần thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước
mà không liên quan đến vấn đề đại diện của doanh nghiệp (Desai và Dharmapala,
2009). Các nhà quản lý thực hiện các hành vi tránh thuế nhằm mục đích giảm gánh
nặng thuế và các nhà đầu tư tin rằng đây là hoạt động nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Quan điểm này chủ trương xem xét các chi phí có liên quan trực tiếp đến thuế TNDN
như chi phí lãi vay và khấu hao.
Quan điểm thứ 2 giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp có liên quan đến
sự phân tách quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Trong các nghiên cứu trước về phân
tích mô hình người đại diện cho thấy hai động cơ chính để thực hiện hành vi tránh
thuế là (1) lý thuyết hợp tác và (2) lý thuyết đại diện. Cụ thể như trong nghiên cứu
của Slemrod (2004) đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa việc tuân thủ thuế của các các
nhân và của các doanh nghiệp với tiền đề cơ bản của mô hình cho rằng quyết định
tránh thuế của các doanh nghiệp chủ yếu là do các nhà quản lý.
Động cơ trong lý thuyết hợp tác ở trên là các nhà quản lý của doanh nghiệp sẽ thực
hiện theo mong muốn của cổ đông để gia tăng giá trị của doanh nghiệp, mà hoạt động
tránh thuế được thực thi dưới động cơ hợp tác giữa nhà quản lý và cổ đông nhằm tăng
giá trị tài sản doanh nghiệp.
Còn lý thuyết đại diện nhận định rằng lợi ích của cổ đông và nhà quản lý không nhất
thiết là giống nhau, và giả định rằng các nhà quản lý sẽ thực hiện các hành vi tối đa
hóa lợi ích của họ kể cả thậm chí có khi hành vi này có thể làm sụt giảm giá trị tài
sản của các cổ đông. Nhà quản lý có thể tránh thuế có thể tránh thuế để gia tăng uy
tín hoặc triển vọng nghề nghiệp bằng cách làm giá trị doanh nghiệp tăng lên nhờ sự
suy giảm số thuế phải nộp. Trong nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) và
Eisenhardt (1989) cho thấy rằng khi thiếu sự hiện diện của cơ chế giám sát hoặc các
biện pháp thích hợp thì các nhà quản lý có thể thực hiện các hành vi có nguy cơ đối
với các cổ đông.
2.5. Các nghiên cứu trước đây:
* Kraft (2014)
Khi nghiên cứu về tỷ lệ đóng thuế (đại diện cho mức độ tuân thủ thuế) của các
công ty tại Đức, cho thấy có mối liên hệ giữa quy mô công ty, tăng trưởng, dòng tiền
tự do, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận và tỷ lệ đóng thuế. Cụ thể, mối liên hệ cùng chiều
thể hiện ở các yếu tố quy mô, tăng trưởng và dòng tiền, còn tác động ngược chiều thể
hiện ở mối liên hệ giữa tỷ lệ đóng thuế và đòn bẩy tài chính, lợi nhuận. Thêm nữa
nghiên cứu của Kraft cũng cho thấy các công ty đa quốc gia cũng có có tỷ lệ đóng
thuế thấp hơn khi có nhiều khả năng làm giảm nghĩa vụ thuế.
* Egger và cộng sự (2010) phát hiện ra tỷ lệ tránh thuế TNDN cao hơn đối với
các nước có thuế suất cao khi tiến hành kiểm định tác động của tỉ lệ sở hữu các doanh
nghiệp nước ngoài đối với việc tránh thuế TNDN của các nước Châu Âu. Nghiên cứu
này sử dụng phương pháp Average Treatment effect of the Treated) kết quả nhận thấy
phương pháp thực hiện hành vi tránh thuế bằng phương pháp chuyển giá dựa trên dữ
liệu của 507.542 nhà máy sản xuất thuộc sở hữu nước ngoài và trong nước ở Châu
Âu. Một nghiên cứu trước đó của Kinney và Lawrence (2000) cũng phát hiện ra các
công ty có sở hữu nước ngoài thường tránh thuế.
* Ibrahim Aramide Salihu, Hairul Azlan Annuar, Siti Normala Sheikh Obid
(2015) đã tiến hành nghiên cứu từ năm 2009-2011 ở Malaysia, sử dụng các dữ liệu
được thu thập từ các công ty niêm yết trên FTSE Bursa Malaysia Top 100 Index. Đây
là rổ đại diện cho các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí vốn hóa hàng đầu và đạt yêu
cầu về thanh khoản ở thị trường chứng khoán Malaysia – điều này mang hàm ý của
lý thuyết thị trường hiệu quả nói rằng giá trị của các doanh nghiệp đã được phản ánh
đúng vào giá cổ phiếu. Nghiên cứu này đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của
các doanh nghiệp FDI – Foreign Direct Investment với hành vi tránh thuế TNDN
bằng việc sử dụng mô hình hồi quy GMM. Kết luận được rút ra là có một mối liên hệ
tích cực có ý nghĩa giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài với hành vi tránh thuế TNDN tại
Malaysia.
* Slemrod (2001) phát biểu rằng các công ty đa quốc gia sử dụng một nhóm các
phương pháp lập kế hoạch thuế và đặt ra trên toàn cầu để thực hiện hành vi tránh
thuế, nguyên nhân khiến một doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tránh thuế là sự khác
biệt về thuế suất của các khu vực khác nhau. Nhưng đến Rego (2003) đã tiến hành
xem xét kế hoạch thuế của các công ty đa quốc gia của Mỹ, nghiên cứu này có tổng
quan sát là 52.125 trong giai đoạn 1990-1997, trong đó đã tiến hành loại bỏ các tập
đoàn nước ngoài, các quan sát thiếu dữ liệu, các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Và
đưa ra bằng chứng cho thấy các công ty đa quốc gia có hoạt động ở nước ngoài có
thuế suất hiệu dụng dài hạn trên toàn cầu thấp hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày khái quát cơ sở lý thuyết đã hình thành nên nền tảng của các
nghiên cứu thực nghiệm, trình bày một số nghiên cứu trước đây về những yếu tố tài
chính, đòn bẩy và hiệu quả hoạt động cũng như vai trò của tỷ lệ sở hữu đến tỷ lệ đóng
thuế thu nhập doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây dù đạt được một số đồng thuận
tuy nhiên vẫn còn một số chưa có sự đồng thuận và thống nhất, nhận định ban đầu có
thể là do đặc điểm của từng vùng kinh tế, khu vực và khoảng thời gian nghiên cứu là
khác nhau. Trong chương tiếp theo, luận văn sẽ giới thiệu chi tiết phương pháp để
thực hiện nghiên cứu trong điều kiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mô tả và phương pháp
nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.0, dữ liệu nghiên cứu
dưới dạng bảng, phân tích mô tả để hiểu rõ từng biến, sau đó dùng phân tích tương
quan đơn giản nhất OLS để xem xét tương quan giữa các biến, tuy nhiên độ vững và
tính hiệu quả trong phân tích theo phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất có thể
bị nghi ngờ vì mô hình Pool OLS tổng thể không quan tâm đến các yếu tố riêng lẻ
hoặc không thể thu thập được và là đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, trong khi
đó vấn đề ảnh hưởng từ các nhân tố riêng lẻ là một trong những hiện tượng thường
xảy ra ở những nghiên cứu thực nghiệm (Baltagi, 2005). Do đó để xử lý các vấn đề
xung quanh các nhân tố không quan sát được, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tác
động cố định (Fixed Effects Model, FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random
Effects Model, REM) để xem xét tác động của yếu tố sở hữu nước ngoài và yếu tố sở
hữu nhà nước đến mức độ tuân thủ thuế.
Dữ liệu bảng bao gồm N đối tượng và T thời điểm, vì vậy ta có N*T quan sát.
- Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM)
Mô hình FEM là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển
OLS cho rằng mỗi cá nhân có thể có những đặc điểm riêng, vì vậy tung độ gốc
trong mô hình hồi quy được phép khác nhau giữa các cá nhân. Sai số của mô hình
hồi quy tuyến tính cổ điển được tách làm hai phần, một là yếu tố không quan sát
được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian, hai là
những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo
thời gian. Có hai phương pháp ước lượng thường được sử dụng là ước lượng hồi
quy biến giả tối thiểu LSDV và ước lượng tác động cố định (Fixed effect
estimator)
- Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM)
Mô hình REM hay mô hình các thành phần sai số (Error Components Model,
ECM) giả định tung độ gốc của một đơn vị riêng lẻ được rút ngẫu nhiên từ một
tập hợp lớn hơn nhiều với một trị trung bình không đổi. Tung độ gốc công ty khi
đó được biểu thị như sự sai lệch so với trị trung bình không đổi này. Sự khác biệt
so với mô hình FEM nằm ở thành phần thứ 2 của sai số cổ điển: thành phần không
quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng. Mô hình ECM thích hợp trong
những tình huống mà tung độ gốc (ngẫu nhiên) của từng đơn vị không tương
quan với các biến giải thích. Phương pháp ước lượng thường được sử dụng là ước
lượng tác động ngẫu nhiên (Random effect estimator).
Để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp, luận văn sử dụng kiểm định Hausman để
chọn giữa hai phương pháp ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên
(Baltagi, 2008 trang 320; Gujarati, 2004 trang 652). Sau đó tác giả tiến hành kiểm
định các khuyết tật của mô hình như hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng
phần dư không có phân phối chuẩn, hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng tự tương
quan.
Hình 3.1. Lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM và REM
Nguồn: vietlod.com
Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (Generalized Least Squares
Regression – GLS) được sử dụng để khắc phục các khuyết tật (nếu có). Phương pháp
này còn có tên gọi khác là Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu có trọng số
(WLS – Weighted Least Square). Ý tưởng cơ bản của phương pháp GLS là gán các
trọng số nhỏ nhất cho các phần dư lớn nhất, phương pháp này sẽ khắc phục được hiện
tượng phương sai sai số thay đổi và phần dư không có phân phối chuẩn.
Trình tự nghiên cứu:
Bước 1: Thống kê mô tả của các biến.
Bước 2: Dùng tương quan Pearson để kiểm tra sự tương quan giữa các biến.
Bước 3:
- Xem xét lựa chọn phương pháp Pooled OLS hay FEM.
- Dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp hơn trong 2 mô hình
FEM và REM.
Bước 4: Kiểm định các hiện tượng tự tương quan, phần dư phân phối chuẩn và
đa cộng tuyến.
3.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1: (H1) Sở hữu nước ngoài có tương quan âm đối với hành vi tuân thủ
thuế của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thuyết 2: (H2) Sở hữu nhà nước có tương quan dương đối với hành vi tuân
thủ thuế của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.2.2. Mô tả các biến:
Các biến số trong mô hình nghiên cứu như sau:
3.2.2.1. Biến phụ thuộc:
Để đánh giá tác động của yếu tố sở hữu lên hành vi tuân thủ thuế TNDN luận văn
này đề xuất sử dụng dựa trên yếu tố tỷ lệ thuế mà doanh nghiệp đã đóng vào ngân
sách nhà nước (còn gọi là thuế suất hiệu dụng) ký hiệu là CTA.
Thuế suất hiệu dụng được sử dụng trong nghiên cứu này được chia làm 2 phân
tích là CTA kế toán và CTA dựa trên dòng tiền hoạt động, mỗi phân tích phản ánh
một hoạch định thuế nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp riêng. Cụ thể
các biến này được đo lường như sau:
- CTA1 được tính bằng chi phí thuế hiện thời chia cho tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế cuối năm.
- CTA2 được tính bằng chi phí thuế hiện thời chia cho dòng tiền tự do của doanh
nghiệp (FCFF).
- CTA3 được tính bằng tổng chi phí thuế trong năm chia cho tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế cuối năm.
- CTA4 được tính bằng tổng chi phí thuế trong năm chia cho dòng tiền tự do của
doanh nghiệp (FCFF).
Phép đo của 2 biến CTA2, CTA4 dùng để hạn chế bất lợi của việc điều chỉnh
thuế thu nhập hoãn lại lớn (Hanlon, 2005) vì nó bao gồm chi phí thuế hiện hành và
chi phí thuế hoãn lại.
CTA : Mức độ Tuân thủ thuế. Được đại diện bằng CTA1, CTA2, CTA3 và
CTA4, cụ thể:
𝐂𝐓𝐀𝟏 =
Số tiền thuế thực trả trong kỳ
Lợi nhuận kế toán trước thuế
𝐂𝐓𝐀𝟐 =
Số tiền thuế thực trả trong kỳ
FCFF
𝐂𝐓𝐀𝟑 =
Tổng chi phí thuế
Lợi nhuận kế toán trước thuế
𝐂𝐓𝐀𝟒 =
Số tiền thuế thực trả trong kỳ
FCFF
3.2.2.2. Biến độc lập:
STATE : Tỷ suất sở hữu nhà nước (biến độc lập).
Được đo lường bằng tỷ lệ của số lượng cổ phiếu do Nhà Nước nắm giữ chia cho
tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm cuối năm.
𝐒𝐓𝐀𝐓𝐄 =
Số lượng cổ phiếu do Nhà Nước sở hữu
Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối năm
FOREI : Tỷ suất sở hữu Nước Ngoài (biến độc lập).
Được đo lường bằng tỷ lệ của số lượng cổ phiếu do Nước Ngoài (Cá Nhân hay
Tổ Chức) nắm giữ chia cho tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối năm.
𝐅𝐎𝐑𝐄𝐈 =
Số lượng cổ phiếu do Nước Ngoài sở hữu
Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối năm
3.2.2.3. Biến kiểm soát:
3.2.2.3.1. Quy mô doanh nghiệp: (SIZE)
Để đo lường về quy mô doanh nghiệp, trong luận văn này sử dụng cách tính
logarit tự nhiên của tổng tài sản. Biến quy mô đã được sử dụng trong các nghiên cứu
của Gupta và Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick và Noga (2010).
Các doanh nghiệp có mức độ thành công cao hơn các doanh nghiệp sẽ phải chịu
mức thuế TNDN cao hơn và phải chịu sự kiểm tra kỹ lưỡng của các cơ quan thuế, do
đó việc tránh thuế hay dùng kỹ thuật của kế toán để thay đổi chi phí nhằm làm giảm
nghĩa vụ thuế sẽ gặp nhiều trở ngại hơn. Các nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều
giữa quy mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN như trong nghiên cứu thực nghiệm
của Rego (2003) Vieira (2013).
SIZE : Quy mô công ty.
Được đo lường logarit tự nhiên của tổng tài sản đầu năm.
𝐒𝐈𝐙𝐄 = ln(Tổng tài sản đầu năm)
3.2.2.3.2. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E):
Để đo lường ảnh hưởng của lá chắn thuế đến tỷ lệ đóng thuế TNDN, trong luận
văn này sử dụng biến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và được đo lường bằng tỷ số nợ
dài hạn trên vốn chủ sở hữu tính tại thời điểm đầu năm (tức là số liệu cuối năm trước
– việc sử dụng số liệu này nhằm gia tăng tính ảnh hưởng của tác động tại thời điềm
cuối năm để tránh ảnh hưởng do các dao động trong năm). Sử dụng nợ sẽ giúp công
ty tận dụng được lá chắn thuế từ chi phí lãi. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ sẽ
làm tăng chi phí và giảm tỷ lệ đóng thuế. Những nghiên cứu trước cho thấy tác động
ngược chiều giữa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu với tỷ lệ đóng thuế TNDN như của
Richardson và Lanis (2007), Kraft (2014).
DE : Tỷ lệ nợ trên Vốn Chủ Sở Hữu.
Được đo lường bằng tỷ lệ nợ dài hạn trên Vốn Chủ Sở Hữu đầu năm.
𝐃/𝐄 =
Nợ dài hạn
Vốn Chủ Sở Hữu đầu năm
3.2.2.3.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp và
được tính bằng lợi nhuận ròng chi cho tổng tài sản tại thời điềm đầu năm. Hệ số này
cho ta biết cứ một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, hệ số này
nếu càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động, quản lý và phân bổ tài sản
càng hiệu quả. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ có lợi nhuận trước thuế
cao hơn và do vậy tỉ lệ thuế TNDN phải đóng cũng cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy
khả năng sinh lợi có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như Gupta và
Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick và Noga (2010).
ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.
Được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đầu năm.
𝐑𝐎𝐀 =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản đầu năm
3.2.2.3.4. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản: (CAPINT2)
Hanlon và Heitzman (2010) đã khám phá ra rằng các quyết định đầu tư của các
nhà quản trị có thể bị hạn chế bởi thuế TNDN do sự thay đổi trong phần thuế phải
nộp và các khoản khấu trừ giá trị hiện tại của một khoản đầu tư, cũng giống như chi
phí lãi vay, khấu hao đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận các chi phí của
doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp càng có nhiều tài sản hữu hình thì càng tận dụng
được lợi ích từ các khoản khấu hao và kết quả là doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ thuế suất
hiệu lực tương đối thấp. Theo đó các nghiên cứu trước đây như của Richardson và
Lanis (2007), Gupta và Newberry (1997), cũng phát hiện các tương quan ngược chiều
giữ tài sản hữu hình và tỷ lệ đóng thuế TNDN của doanh nghiệp.
CAPINT2 : Tài sản cố định hữu hình.
Được đo lường bằng tỷ lệ của logarit tự nhiên của tài sản cố định hữu hình trên
logarit tự nhiên của tổng tài sản đầu năm.
𝐂𝐀𝐏𝐈𝐍𝐓𝟐 =
LN(Tài sản cố định hữu hình)
LN(Tổng tài sản đầu năm)
3.2.3. Mô hình nghiên cứu:
Luận văn này sử dụng phương pháp phân tích kế thừa từ nghiên cứu của Grantley
Taylor, Grant Richardson hoặc Ibrahim Armide Salihu, Hairul Azlan Annuar, Siti
Normala Sheikh Obid (2015).
Tuy nghiên cứu này quan tâm đến 2 biến số chính là sở hữu nhà nước và sở hữu
nước ngoài nhưng hành vi tuân thủ thuế còn được giải thích bởi một số biến đặc trưng
của doanh nghiệp. Các biến này được xem như các biến kiểm soát trong nghiên cứu
này
Dựa trên các nghiên cứu của các tác giả , nghiên cứu này đề xuất mô hình thực
nghiệm như dưới đây để kiểm định 2 giả thuyết H1 và H2 về tác động của sở hữu nhà
nước và sở hữu nước ngoài đến hành vi tuân thủ thuế TNDN:
CTAit = + 5STATEit + 6FOREIit
+ 1SIZEit + 4DEit + 2CAPINT2it+ 3ROAit-1 + εit
Mô hình trên gồm 1 biến phụ thuộc, 4 biến kiểm soát và 2 biến giải thích được
chia thành 4 mô hình phụ theo 4 biến CTA1, CTA2, CTA3 và CTA4 để đo hành vi
tuân thủ thuế nhằm tăng tính vững cho nghiên cứu. Cụ thể như sau:
CTA1it = 0 + 5STATEit + 6FOREIit
+ 1SIZEit + 2CAPINT2it+ 4DEit + 3ROAit-1 + εit
CTA2it = 0 + 5STATEit + 6FOREIit
+ 1SIZEit + 2CAPINT2it+ 4DEit + 3ROAit-1 + εit
CTA3it = 0 + 5STATEit + 6FOREIit
+ 1SIZEit + 2CAPINT2it+ 4DEit + 3ROAit-1 + εit
- CTA4it = 0 +
+
5STATEit + 6FOREIit
1SIZEit + 2CAPINT2it+ 4DEit + 3ROAit-1 + εit
3.3. Dữ liệu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính của các công ty được
niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM trong 8 năm liên tiếp từ 2010 đến
2017.
Đáng chú ý là 2 sự kiện xảy ra đồng thời trong 2015 khi từ ngày 1/1/2015 các
công ty áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp có
nhiều thay đổi so với chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006 ngày 20/3/2006
nhưng mục tiêu nghiên cứu trong luận văn không ảnh hưởng nhiều do chỉ bóc tách
phần lợi nhuận, các nhân tố sở hữu và quy mô doanh nghiệp vốn không bị ảnh hưởng
0
khi thay đổi chế độ kế toán. Và sự kiện thứ 2 là nghị định 60 cho phép tăng mức sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành nghề kinh doanh không điều kiện.
Tuy việc tăng sở hữu này được đánh giá là thay đổi đáng kể trong cấu trúc sở hữu của
doanh nghiệp (do việc sở hữu trên 50% đi kèm nhiều quyền trong việc điều hành và
định hướng doanh nghiệp) tuy nhiên trước sự non trẻ của thị trường dẫn đến thiếu đi
dữ liệu cần thiết cũng như nhiều quy định hạn chế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp việt
nam khỏi những tác động quá lớn trên thị trường chứng khoán, trong luận văn này
không đi sâu nghiên cứu tác động này vào hành vi né tránh thuế nên không xét đến
yếu tố này khi tiến hành nghiên cứu.
Quá trình chọn mẫu từ 344 công ty niêm yết trên HOSE và 384 công ty niêm yết
trên HNX tại thời điểm cuối năm 2017.
Tiến hành loại bỏ khỏi mẫu các công ty thiếu dữ liệu và các định chế trung gian
như bảo hiểm, tài chính, dịch vụ chứng khoán, cho thuê tài chính, quỹ đầu tư, công
ty quản lý quỹ
Cuối cùng quy mô mẫu quan sát còn 3728 cho 466 doanh nghiệp trong khoảng
thời gian 2010-2017 có đầy đủ dữ liệu. Danh sách các công ty trong mẫu được trình
bày tại phụ lục của đề tài. Nguồn dữ liệu được lấy từ phần mềm Fiinpro và các trang
web như www.vietstock.com, www.cafef.vn,...
Bảng 3.1: Bảng kì vọng dấu của các biến
Biến Nguồn Kì vọng dấu
Biến phụ thuộc
CTA1
Tính toán theo Báo
cáo tài chính của
Doanh Nghiệp
CTA2
Tính toán theo Báo
cáo tài chính của
Doanh Nghiệp
CTA3
Tính toán theo Báo
cáo tài chính của
Doanh Nghiệp
CTA4
Tính toán theo Báo
cáo tài chính của
Doanh Nghiệp
Biến độc lập
STATE
Tính toán theo Báo
cáo tài chính của
Doanh Nghiệp
+
FOREI
Tính toán theo Báo
cáo tài chính của
Doanh Nghiệp
-
Biến kiểm soát
SIZE
Tính toán theo Báo
cáo tài chính của
Doanh Nghiệp
+
DE
Tính toán theo Báo
cáo tài chính của
Doanh Nghiệp
-
ROA
Tính toán theo Báo
cáo tài chính của
Doanh Nghiệp
-
CAPINT2
Tính toán theo Báo
cáo tài chính của
Doanh Nghiệp
-
Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày mô hình nghiên cứu, cách tính toán các biến cụ thể được
dùng trong mô hình và từ đó thành lập giả thiết nghiên cứu, các phương pháp phân
tích dữ liệu và kiểm định dữ liệu thu thập cho việc nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ
trình bày kết quả nghiên cứu với những những phân tích và kiểm định cần thiết.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu:
4.1.1. Thống kê mô tả các biến:
Bảng 4.1. Biến phụ thuộc CTA1, CTA3
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán trên phần mềm STATA của tác giả
Bảng trình bày kết quả thống kê về 2 biến CTA1 và CTA3 về mức thuế đóng
hàng năm trên cơ sở khảo sát 466 công ty trong mẫu.
Theo thống kê mô tả ở trên, biến CTA1 cho thấy tỉ lệ đóng thuế TNDN tăng lên
trong giai đoạn 2010-2013 và biến thiên trong giai đoạn 2013-2017 với xu hướng là
giảm dần. Nguyên do khả dĩ có thể là do trong giai đoạn 2010-2013 vẫn còn bị ảnh
hưởng bởi sự suy thoái kinh tế từ 2008-2009 khiến cho lợi nhuận của các doanh
nghiệp chuyển dịch dần về đáy trong khi các nghĩa vụ về thuế hiện hữu và tạm thời
Năm
CTA1 CTA3
Mean Std.Dev Min Max Mean Std.Dev Min Max
2010 .1932 .2056 -3.7246 1.1590 .1996 .09862 -.04738 1.3883
2011 .1992 .1402 -1.0259 1.6885 .1904 .1415 -1.5191 .8834
2012 .2299 .3334 -1.5169 5.7606 .2217 .3303 -1.5169 5.7606
2013 .2524 .2032 -.0560 3.1814 .2435 .1611 -.6422 2.2017
2014 .2086 .1699 -2.3374 1.6747 .2028 .1923 -2.3374 1.6747
2015 .2159 .1755 -1.5401 2.7008 .2127 .1360 -1.4629 .9078
2016 .1938 .1499 -.8757 1.5270 .1921 .1376 -.8302 1.6461
2017 .2350 .5534 -1.1844 10.4013 .2279 .4920 -.4994 10.4013
Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm CTA1
Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm CTA3
21.3%
18.6%
15.4% 16.4%
9.8% 9.8%
3.1% 3.5%
4.9%
-4.6%
-10.2% -9.7%
-17.4%
-16.7%
được gác lại để các doanh nghiệp tái cấu trúc. Đến giai đoạn 2014-2017, nền kinh tế
đạt được nhiều khởi sắc khiến cho doanh nghiệp dần dần thoát ra khỏi vùng đáy của
lợi nhuận và bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc tiết kiệm các phần thuế phải nộp
cho nhà nước nhằm tối ưu hoá lợi nhuận để đạt mục đích thu hút thêm vốn đầu tư
hoặc tăng thêm lợi ích cho nhà quản lý. Đối với biến CTA3 thì dao động mạnh hơn
dù cùng diễn biến như biến CTA1, cho thấy hành vi điều chỉnh đối với chi phí thuế
trong kỳ trong giai đoạn 2010-2013 nhằm tạo điều kiện vượt qua giai đoạn khủng
hoảng, khi nền kinh tế bắt đầu khởi sắc trong 2014-2017 biên độ dao động của CTA3
giảm đi. Hình 4.1 và 4.3 thể hiện diễn biến của tăng trưởng mức thuế TNDN theo
bảng thống kê của 4 biến so với giai đoạn trước được chia ra theo từng năm trong giai
đoạn 2010-2017.
Hình 4.1. Tỷ lệ tăng trưởng của thuế TNDN qua các năm
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata
Hình 4.2. Bảng thống kê mô tả 4 biến phụ thuộc
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Bảng 4.2. Biến phụ thuộc CTA2, CTA4
Năm
CTA2 CTA4
Mean Std.Dev Min Max Mean Std.Dev Min Max
2010 .1513 .9992 -10.5839 10.7136 .1520 1.0031 -10.6598 10.7136
2011 -.0198 1.7941 -26.1161 6.5431 -.0142 1.8468 -27.5592 7.0374
2012 .37149 13.7344 -107.861 270.988 .3692 13.733 -107.861 270.988
2013 .6011 6.0244 -14.1267 118.9641 .5312 4.7500 -14.1267 87.4579
2014 .3829 3.4774 -12.5914 60.3633 .3732 3.4991 -12.5914 60.2192
2015 .0690 2.2630 -44.9797 12.2207 .0748 2.2606 -44.856 12.220
2016 -.1642 6.2811 -133.9939 10.9452 -.1644 6.2723 -133.993 7.790
2017 .2534 2.2253 -4.1029 41.117 .2474 2.1452 -4.102 39.208
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
60.11%
53.12%
CTA2
CTA4
36.92% 38.29%
37.15%
37.32%
25.34% 24.74%
15.13% 15.20%
-1.42%
-1.98%
6.90% 7.48%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
-16.42% -16.44%
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ đóng thuế TNDN qua các năm
Nguồn: Theo tính toán từ Báo cáo tài chính của tác giả
Do biến động của 2 biến phụ thuộc CTA2, CTA4 có sự đảo chiều về dấu nên ở đây
sử dụng đồ thị theo từng năm cho phù hợp. Từ đồ thị cho thấy diễn biến CTA2 và
CTA4 khá đồng bộ dù có sự biến động mạnh từ bản thân biến theo năm.
Tổng hợp các mức trung bình trên hơi nhỉnh hơn thuế suất thuế TNDN theo luật
hiện hành là 20% cho thấy gánh nặng thuế trong các doanh nghiệp là hiện hữu, khả
năng doanh nghiệp sẽ có khả năng thực hiện hành vi tránh thuế khi có thể, hoặc là có
rất ít sự hiện diện của hành vi tránh thuế.
4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu:
Trong giai đoạn quan sát từ 2010-2017 với số lượng mẫu quan sát là 3.728 cho
466 công ty.
Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả các biến
Var Obs Mean Stand.Dev Min Max
SIZE 3,728 27.1527 1.5087 22.7801 32.9960
CAPINT2 3,728 .9307 .0438 .6702 .9989
ROA 3,728 .0744 .0798 -.6246 .7499
D/E 3,728 1.7858 2.357 0.01 33.03
STATE 3,728 .2611 .2477 0 .9672
FOREI 3,728 .0918 .1304 0 .6462
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata
- Biến FOREI có mức trung bình là 9.18% thể hiện số cổ phần mà nhà đầu tư
nước nắm giữ trong 466 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra
có những công ty có mức nắm giữa bởi các cá nhân và tổ chức nước ngoài đạt trên
50% và cao nhất là 64.62%, do ở đây chỉ xét sự tăng lên của mức sở hữu nước ngoài
trong khoảng thời gian ngắn từ 2015-2017 và chính phủ chưa thực sự thả lỏng hoàn
toàn mà còn nắm giữ các ngành kinh doanh trọng điểm nên tác nhân sở hữu chưa thực
sự nổi trội do đó chưa cần phải tính riêng các trường hợp có mức sở hữu trên 50%
hoặc phải thêm biến mới.
- Biến STATE có mức trung bình là 26.11% cho thấy tỷ lệ trung bình mà nhà
nước sở hữu trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, tỉ lệ sở hữu
lớn nhất mà chính phủ giữ tại một doanh nghiệp có thể lên tới 96.72%, tuy nhiên
trong thực tế có thể lên tới 100% nhưng do trong giai đoạn xem xét thì chưa thấy xuất
hiện tỉ lệ này. Vấn đề này sẽ trở nên quan trọng hơn trong thời gian tới khi chủ trương
của nước ta là thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2019-2022 các doanh nghiệp sẽ
IPO, niêm yết và tiến hành thoái vốn một cách đáng kể trên thị trường chứng khoán.
- Biến SIZE có giá trị trung bình là 27.15 với thang đo logarit tự nhiên điều này
cho thấy quy mô doanh nghiệp là lớn.
- Biến ROA có giá trị trung bình là 7.44% cho thấy mức độ tạo ra lợi nhuận của
doanh nghiệp đây chính là biến số tác động quyết định đến mức thuế TNDN phải
đóng của doanh nghiệp. Giá trị nhỏ nhất là lớn nhất của biến này lần lượt là -62.46%
và 74.99% với giá trị trung bình trên cho thấy mẫu nghiên cứu phân bổ đều cho các
loại doanh nghiệp có lợi nhuận thuộc 3 loại cao, trung bình, thấp.
- Biến DE là biến đại diện cho tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình
là 1.78, cho thấy tỉ lệ nợ trung bình của các doanh nghiệp cao hơn 1.78 lần lượng vốn
chủ sở hữu, giá trị cao nhất là 33.03 – đây là do đặc thù của các doanh nghiệp Việt
Nam còn đang trong sự bảo trợ của nhà nước và sự yếu kém của doanh nghiệp trong
điều hành, giá trị thấp nhất là 0.01 tượng trưng cho doanh nghiệp hầu như không vay
nợ mà chỉ có các khoản phải thu.
- Biến Cường độ vốn CAPINT2 có giá trị trung bình là 93.07% với cấu trúc hơi
đặc biệt là tỷ số của logarit tự nhiên của tài sản cố định chia cho logarit tự nhiên của
tổng tài sản, cho thấy mức độ lien quan của biến số này trong do các ưu đãi về thuế
đối với chi phí khấu hao tài sản cố định và mức độ đầu tư cho tăng trưởng của doanh
nghiệp đến gánh nặng thuế.
4.2. Phân tích tương quan:
Hình 4.4. Phân tích tương quan các biến
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
4.2.1. Hệ số tương quan Pearson:
Trước khi thực hiện hồi quy, tác giả tiến hành kiểm tra mối tương quan tuyến tính
giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Điều này giúp chọn lựa được những nhân
tố thực sự có lien quan để đưa vào mô hình. Mức dao động của hệ số tương quan là
từ -1 đến 1 tương ứng với hai chiều tương quan thuận và nghịch, khi mức tương quan
của hai biến là 0 nghĩa là không có sự tương quan giữa hai biến đó. Nếu có mối tương
quan chặt và mạnh giữa các biến độc lập thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Hình 4.5. Kết quả tính toán hệ số tương quan Pearson
Nguồn: Theo tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA
Hình 4.6. Kết quả tính toán hệ số tương quan Pearson (tiếp theo)
Nguồn: Theo tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA
Bảng kết quả trên thể hiện các giá trị của hệ số tương quan Pearson, các giá trị
này có giá trị từ -1 đến 1, nếu hệ số này bằng 0 (hoặc nằm gần 0) nghĩa là hai biến số
không có tương quan gì với nhau, còn nếu gần 1 thì có mối lien hệ với nhau. Theo
Guajarati và Porter (2009) thì hệ số tương quan phải nhỏ hơn 0.8 để tránh trường hợp
đa cộng tuyến trong mô hình mà trong thống kê trên các hệ số tương quan đều có giá
trị nhỏ hơn 0.8 nên mô hình ít có khả năng xảy ra đa cộng tuyến.
Từ kiểm định tương quan Pearson cho thấy không có sự tương quan trong các
biến CTA2 và CTA4 với các biến độc lập STATE và FOREI nên ta không đưa ra mô
hình nghiên cứu đối với 2 biến này.
4.3. Phân tích hồi quy và kiểm định:
Để phân tích hồi quy, nghiên cứu này lần lượt thông qua các phương pháp (Pool
Ordinary Least Square, Pool OLS), (Fixed Effects Models, FEM) và (Random Effects
Model, REM). Sau đó để lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất, tác giả tiến hành kiểm
định Hausman.
4.3.1. Phân tích hồi quy mô hình 1 với biến CTA1:
4.3.1.1.Mô hình hồi quy Pool OLS:
Hình 4.7. Kết quả hồi quy OLS
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Kiểm định tự tương quan:
Sử dụng kiểm định Wooldridge cho mô hình với giả thiết H0: Không có hiện
tượng tự tương quan bậc nhất.
Hình 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm STATA của tác giả
Kết quả trên cho thấy p-value = 0.8852 lớn hơn 5% nên không có hiện tượng tự
tương quan bậc nhất trong mô hình.
4.3.1.2.Mô hình hồi quy FEM:
Hình 4.9. Bảng hồi quy mô hình FEM
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Để lựa chọn giữa mô hình FEM và OLS, từ F = 1.18 > 1.13 nên bác bỏ giả thiết
H0 (H0: nên chọn theo mô hình OLS) điều này cho thấy mô hình FEM tốt hơn mô
hình Pool OLS.
4.3.1.3.Mô hình hồi quy REM:
Hình 4.10. Kết quả hồi quy của mô hình REM cho biến CTA1
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Tiếp theo tác giả tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM
và REM.
Hình 4.11. Kết quả kiểm định Hausman của biến CTA1
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Kết quả từ bảng trên Prob>chi2 = 0.2051 > 5% nên chấp nhận giải thiết H0 (H0:
nên chọn mô hình REM). Như vậy phương pháp ước lượng phù hợp là REM. Như
vậy tác giả sẽ chọn mô hình tác động ngẫu nhiên để nghiên cứu và tiếp tục tiến hành
kiểm định các khuyết tật của mô hình như là tự tương quan, đa cộng tuyến, phương
sai thay đổi và phần dư không phân phối chuẩn.
Hình 4.12. Bảng tổng hợp ước lượng các hệ số hồi quy theo 3 mô hình
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Kiểm định phương sai thay đổi: tác giả sử dụng kiểm định Breusch – Pagan cho
mô hình REM với giả thiết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi, nếu Prob
Chi2 < 0.05 thì có hiện tượng phương sai thay đổi.
Hình 4.12. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của CTA1
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Kết quả cho thấy Prob Chi2 <0.05 nên bác bỏ giả thiết H, vậy có hiện tượng
phương sai sai số thay đổi trong mô hình.
Khi bị hiện tượng phương sai thay đổi, ước lượng tính bằng phương pháp REM
không còn là ước lượng hiệu quả nữa, các kiểm định về hệ số hồi quy được tính toán
cũng không còn đáng tin cậy. Để xử lý hiện tượng phương sai thay đổi này bằng cách
dung ma trận ước lượng vững của hiệp phương sai hoặc tìm ra ước lượng hiệu quả
hơn bằng phương pháp GLS (còn gọi là phương pháp WLS)
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:
Ở đây tác giả sử dụng kiểm định Collins để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:
Hình 4.13. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của CTA1
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Kết quả trong bảng trên cho thấy trị trung bình Mean VIF = 1.16 < 10 nên không
có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
Kiểm định phân bố chuẩn của phần dư:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phân phối của phần dư không phải là phân phối
chuẩn như sai dạng hàm, số lượng phần dư không đủ để tiến hành phân tích,…
Hình 4.14. Kiểm định phân bố chuẩn của CTA1
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Kết quả kiểm định theo CTA1 cho thấy các p-value của kiểm định Skewness và
Kurtosis đều có p-value <0.05, suy ra phần dư của mô hình không có phân phối chuẩn.
(Chỉ khi p-value của Skewness>0.05 và Kurtosis p<0.05 thì biến kiểm định mới có
phân phối chuẩn
Hồi quy Mô hình theo phương pháp GLS:
Từ các kết quả kiểm tra các khuyết tật của mô hình như kiểm định tự tương quan,
kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định phân phối
chuẩn của phần dư cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và phần dư
không có phân phối chuẩn. Theo Wooldridge (2002) thì cách khắc phục khi xảy ra
hai hiện tượng này là dùng ước lượng hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ
nhất tổng quát (GLS Generalize Least Square). Theo đó các biến mới được biến đổi
từ mô hình vi phạm các giả thuyết Gauss-Markov sang mô hình mới thoả các giả thiết
này dẫn đến các tham số ước lượng thu được sẽ tin cậy hơn.
Hình 4.15. Kết quả ước lượng GLS của CTA1
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Hình 4.16. Bảng tổng hợp hệ số của các phương pháp GLS
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Hình 4.17. Bảng mô tả hệ số ước lượng của 4 phương pháp
(Ghi chú: *, ** và *** tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%)
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Kết quả mô hình hồi quy:
CTA1 = 0.384 + 0.0241*STATE - 0.0201*FOREI
- 0.0025*SIZE + 0.0033*DE – 0.1101*CAPINT2 –
0.1177*ROA
Trong mô hình 1, tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tác động
cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN, ngược lại tỷ lệ sở hữu nước ngoài, quy mô
doanh nghiệp và cường độ vốn và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tác động ngược
chiều đến tỷ lệ đóng thuế TNDN.
4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình 2 với biến CTA3:
4.3.2.1.Mô hình Pool OLS:
Hình 4.18. Kết quả hồi quy mô hình OLS biến CTA3
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Tác giả cũng tiến hành ước lượng bằng phương pháp Pool OLS.
Kiểm định tự tương quan chuỗi cho biến CTA3:
Hình 4.19. Kết quả kiểm định tự tương quan
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Từ kiểm định Wooldridge trên cho thấy Prob > 0.05 không bác bỏ giả thiết H0
(H0: Không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình).
4.3.2.2.Mô hình FEM:
Hình 4.20. Kết quả ước lượng mô hình FEM biến CTA3
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Để lựa chọn giữa mô hình FEM và OLS, từ F = 1.24 > 1.13 nên bác bỏ giả thiết H0
(H0: nên chọn theo mô hình OLS) điều này cho thấy mô hình FEM tốt hơn mô hình
Pool OLS.
4.3.2.3.Mô hình REM:
Hình 4.21. Kết quả hồi quy mô hình REM
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Kiểm định Hausman:
Hình 4.22. Kết quả kiểm định Hausman
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Kết quả từ bảng trên Prob > chi2 = 0.2051 > 5% nên chấp nhận giải thiết H0 (H0:
nên chọn mô hình REM). Như vậy phương pháp ước lượng phù hợp là REM. Như
vậy tác giả sẽ chọn mô hình tác động ngẫu nhiên để nghiên cứu và tiếp tục tiến hành
kiểm định các khuyết tật của mô hình như là tự tương quan, đa cộng tuyến, phương
sai thay đổi và phần dư không phân phối chuẩn.
Kiểm định phương thay đổi:
Tác giả sử dụng kiểm định Breusch – Pagan
Hình 4.23. Kết quả kiểm định phương sai
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Kiểm định phương sai thay đổi: tác giả sử dụng kiểm định Breusch – Pagan cho
mô hình REM với giả thiết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi, nếu Prob
Chi2 < 0.05 thì có hiện tượng phương sai thay đổi. Vậy theo kết quả trên cho kết luận
cũng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình như với biến CTA1.
Kiểm định phân bố chuẩn phần dư:
Hình 4.24. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Từ kết quả kiểm định cho thấy p-value của kiểm định Skewness và Kurtosis đều
cho kết quả p < 0.05 do đó phần dư của biến CTA3 có phân phối không chuẩn. (Chỉ
khi p-value của Skewness > 0.05 và Kurtosis p < 0.05 thì biến kiểm định mới có phân
phối chuẩn)
Kiểm định đa cộng tuyến:
Hình 4.25. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến biến CTA3
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Mean VIF = 1.16 < 10 không có hiện tượng đa cộng tuyến
4.3.2.4.Mô hình GLS:
Hình 4.26. Kết quả ước lượng theo GLS của biến CTA3
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Hình 4.27. Bảng tổng kết các phương pháp Pool OLS, FEM, REM và GLS
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
Hình 4.28. Kết quả đánh giá theo CTA3
Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Kết
quả mô hình hồi quy:
CTA3 = 0.420 + 0.0317*STATE - 0.0241*FOREI
- 0.00417*SIZE + 0.00224*DE – 0.102*CAPINT2 –
0.118*ROA
Trong mô hình 2, mối lien hệ giữa các biến cũng xảy ra như với mô hình 1 là tỷ
lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng
thuế TNDN, ngược lại tỷ lệ sở hữu nước ngoài, quy mô doanh nghiệp và cường độ
vốn và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến tỷ lệ đóng thuế
TNDN.
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu:
Vì dạng dấu của 2 phương trình hồi quy của 2 biến CTA1 và CTA3 là như nhau
chỉ khác nhau về giá trị nên ở đây ta chỉ làm cho biến CTA1 còn biến CTA3 thì hoàn
toàn tương tự.
Bảng 4.4. Bảng kết quả nghiên cứu với giả thiết kỳ vọng
Biến
Kết quả
nghiên cứu
Giả thiết
nghiên cứu
So sánh với giả
thiết nghiên cứu
SIZE + + Chấp nhận giả thiết
CAPINT2 + + Chấp nhận giả thiết
DE - - Chấp nhận giả thiết
ROA + + Chấp nhận giả thiết
STATE + + Chấp nhận giả thiết
FOREI - - Chấp nhận giả thiết
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
4.4.1. Đối với biến độc lập:
* Sở hữu nhà nước:
Kết quả hồi quy cho thấy sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng
thuế TNDN. Với mức ý nghĩa 1% điều này cho thấy doanh nghiệp có mức sở hữu
nhà nước cao sẽ có mức đóng thuế càng cao nghĩa là có sự tuân thủ nghĩa vụ thuế
càng cao. Hệ số hồi quy trong mô hình -0.0317 cho thấy mức tăng 1% của tỉ lệ sở
hữu nhà nước sẽ kéo theo mức giảm 0.0317% về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý chính là vấn đề đại
diện hiện đang được nghiên cứu. Phương án làm tăng quyền sở hữu cổ phiếu của nhà
quản lý sẽ tạo sự gắn kết về lợi ích giữa nhà quản lý và lợi ích của cổ đông sẽ làm các
vấn đề đại diện. Khi đó sẽ làm nhà quản lý hành xử vì lợi ích chung và ra quyết định
nhằm tối đa hoá lợi ích giữa các bên.
* Sở hữu nước ngoài:
Kết quả hồi quy cho thấy sở hữu nước ngoài có tác động ngược chiều với tỷ lệ
đóng thuế TNDN. Với mức ý nghĩa 1% điều này cho thấy doanh nghiệp có mức sở
hữu nước ngoài cao sẽ có mức đóng thuế càng cao nghĩa là có sự tuân thủ nghĩa vụ
thuế càng thấp. Hệ số hồi quy trong mô hình -0.0241 cho thấy mức tăng 1% của tỉ lệ
sở hữu nhà nước sẽ kéo theo mức giảm 0.0241% về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Theo kết quả hồi quy cho thấy sự gia tăng lên của tỷ lệ sở hữu nước ngoài là con
dao 2 lưỡi, song không thể phủ nhận tác động tích cực trong giai đoạn khảo sát, sự
đầu tư của nước ngoài không chỉ mang lại nguồn vốn mà còn là tri thức và kỹ thuật
quản lý góp phần không nhỏ trong động lực tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2010-
2017, cộng thêm các hậu thuẫn từ những nguồn lực mang đến từ nước sở tại góp phần
làm tăng thêm thị phần cũng như ý tưởng mới. Kết quả là lợi nhuận trước thuế tăng
lên đi kèm với các nghĩa vụ thuế TNDN.
4.4.2. Đối với biến kiểm soát:
* Quy mô công ty:
Ở mức ý nghĩa 1% cho thấy quy mô công ty có tác động cùng chiều với tỷ lệ
đóng thuế TNDN, có nghĩa là trong thực tế quy mô doanh nghiệp càng lớn thì mức
thuế phải đóng càng thấp hơn. Hệ số hồi quy dương 0.00417 cho thấy khi logarit tự
nhiên của quy mô công ty tăng 1% và các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ đóng thuế
TNDN giảm đi 0.00417%. Kết quả này phù hợp với giả thiết nghiên cứu tác giả đặt
ra dựa trên các nghiên cứu Kraft (2014) Rego (2003).
Các công ty lớn bản thân trong quá khứ đã đạt được nhiều thành công hơn công
ty nhỏ nhờ các lợi thế như: công nghệ, kỹ thuật, quản lý hiệu quả với chuyên môn
hoá cao. Tuy nhiên các công ty lớn lại phải chịu sự kiểm tra gắt gao từ cơ quan thuế,
đặc biệt yêu cầu về tính minh bạch cao đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
chứng khoán. Với các nguồn lực lớn về trình độ cũng như con người các doanh nghiệp
có quy mô lớn có nhiều khả năng thực hiện các hành vi tránh thuế hơn nhờ đó làm
giảm tỷ lệ thuế TNDN phải nộp. Các nguồn lực đó đến từ các lợi thế như các công ty
quy mô lớn thường có các tài sản cố định lớn, giúp cho chi phí sản xuất bình quân sẽ
giảm xuống, hoặc là từ sự chuyên môn hoá trong các nghiệp vụ sản xuất mà chỉ đến
khi lượng máy móc và con người trong doanh nghiệp đủ lớn đến một mức độ nhất
định thì mới có thể hưởng lợi từ sự chuyên môn hoá này. Ngoài ra còn có thể kể đến
việc doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một lượng chi phí giao dịch không nhỏ mà
nó không tăng lên trong trường hợp giao dịch một lượng hang hoá ít hơn
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu:
Với mức ý nghĩa 1% tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) có mối lien hệ ngược
chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN chứng tỏ các công ty càng sử dụng nhiều nợ thì càng
đó thuế ít hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thiết được đặt ra dựa trên các
nghiên cứu của Richardson và Lanis (2007) và Kraft (2014). Hệ số hồi quy -0.0033
cho thấy tỷ lệ đóng thuế TNDN sẽ giảm đi 0.0033% nếu các yếu tố khác không đổi.
Rủi ro của các công ty khi tăng vốn bằng vốn chủ sở hữu là sẽ pha loãng quyền
kiểm soát công ty, còn đối với việc vay nợ không phải chỉ có ưu điểm là giữa nguyên
quyền kiểm soát mà cũng sẽ bị phuộc vào một số điều khoản của các trái chủ, điều
này sẽ góp phần làm giảm tính hiệu quả của các quyết định đầu tư. Tuy nhiên khi sử
dụng nợ sẽ giúp công ty tận dụng được lá chắn thuế từ chi phí lãi vay.
Cường độ vốn:
Theo ước lượng từ mô hình GLS ở mức ý nghĩa 1%, tăng cường đầu tư vào tài
sản cố định hoặc các doanh nghiệp lớn có nhiều tài sản cố định sẽ có tác động ngược
chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Hệ số hồi quy 0.102 cho thấy tỷ lệ đóng thuế sẽ
tăng lên 0.102% ứng với mức tăng 1% của tỷ lệ của logarit tự nhiên của tài sản cố
định trên logarit tự nhiên của tổng tài sản.
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế

Más contenido relacionado

Similar a Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách SạnLuận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách SạnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...HanaTiti
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
Luận văn:  Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết Luận văn:  Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
Luận văn: Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ...
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  ...PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  ...
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...HanaTiti
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế ToánLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế ToánViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công Lập
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công LậpLuận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công Lập
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công LậpViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar a Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân HàngỨng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách SạnLuận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
Luận văn:  Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết Luận văn:  Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
Luận văn: Yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Để Ở Của Khách Hàng ...
 
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ...
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  ...PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ  ...
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THIÊN LỆCH TỰ LỪA DỐI TỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ...
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế ToánLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
 
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công Lập
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công LậpLuận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công Lập
Luận Văn Sự Cam Kết Của Viên Chức Nghiên Cứu Tại Các Trƣờng Đại Học Công Lập
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với Công ty, 9đ
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 

Más de Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Más de Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 

Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hà Nam TÁC ĐỘNG CỦA TỶ LỆ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ TỶ LỆ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hà Nam TÁC ĐỘNG CỦA TỶ LỆ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ TỶ LỆ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính _Ngân Hàng (Hướng Ứng Dụng) Mã số 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG Tp. Hồ Chí Minh – 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước đến hành vi tuân thủ thuế: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của tác giả khác, các cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. TP.HCM, ngày … tháng … năm… Người thực hiện Nguyễn Hà Nam
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................................... 11 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:....................................................................................... 11 1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................... 12 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu: ................................................... 13 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................. 13 1.3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu:............................................................................................ 13 1.4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 13 1.5. Ý nghĩa luận văn ............................................................................................................ 14 1.6. Kết cấu luận văn............................................................................................................. 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY......................... 15 2.1. Hành vi tránh thuế......................................................................................................... 15 2.1.1. Khái niệm hành vi tránh thuế ............................................................................... 15 2.1.2. Hành vi tránh thuế TNDN: ................................................................................... 15 2.1.3. Các động cơ của hành vi tránh thuế..................................................................... 16 2.1.4. Phương pháp đo lường hành vi tránh thuế.......................................................... 17 2.2. Sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước....................................................................... 18 2.2.1. Sở hữu nước ngoài.................................................................................................. 18 2.2.2. Sở hữu nhà nước:................................................................................................... 19 2.3. Lý thuyết đại diện và lý thuyết hợp tác........................................................................ 23 2.4. Các nghiên cứu trước đây ............................................................................................. 24
  • 5. TÓM TẮT CHƯƠNG 2................................................................................................................. 25 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................................... 26 3.1. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 26 3.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu............................................................ 28 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu: .............................................................................................. 28 3.2.2. Mô tả các biến: ........................................................................................................... 28 3.2.2.1. Biến phụ thuộc:....................................................................................................... 29 3.2.2.2. Biến độc lập:............................................................................................................ 30 3.2.2.3. Biến kiểm soát ......................................................................................................... 30 3.2.2.3.1. Quy mô doanh nghiệp: (SIZE) ............................................................................. 30 3.2.2.3.2. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)...................................................................... 31 3.2.2.3.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) .............................................................. 31 3.2.2.3.4. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản: (CAPINT2) .............................. 32 3.2.3. Mô hình nghiên cứu:........................................................................................................ 32 3.3. Dữ liệu nghiên cứu:........................................................................................................ 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................................................. 36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM...................................................... 37 4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu:........................................................................... 37 4.1.1. Thống kê mô tả các biến:....................................................................................... 37 4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu:................................................................... 40 4.2. Phân tích tương quan: ................................................................................................... 42 4.2.1. Hệ số tương quan Pearson: ................................................................................... 42 4.3. Phân tích hồi quy và kiểm định: ................................................................................... 44 4.3.1. Phân tích hồi quy mô hình 1 với biến CTA1: ...................................................... 45 4.3.1.1. Mô hình hồi quy Pool OLS......................................................................... 45 Kiểm định tự tương quan ...................................................................................... 45 4.3.1.2. Mô hình hồi quy FEM:............................................................................... 46 4.3.1.3. Mô hình hồi quy REM:............................................................................... 47 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: .................................................................. 49 Kiểm định phân bố chuẩn của phần dư:.............................................................. 50 4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình 2 với biến CTA3: ...................................................... 54 4.3.2.1. Mô hình Pool OLS ...................................................................................... 54
  • 6. 4.3.2.2. Mô hình FEM: ............................................................................................ 55 4.3.2.3. Mô hình REM: ............................................................................................ 56 Kiểm định Hausman:............................................................................................. 57 Kiểm định phương thay đổi: ................................................................................. 57 Kiểm định phân bố chuẩn phần dư:..................................................................... 58 Kiểm định đa cộng tuyến:...................................................................................... 59 4.3.2.4. Mô hình GLS............................................................................................... 60 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu: ..................................................................................... 62 4.4.1. Đối với biến độc lập:............................................................................................... 62 4.4.2. Đối với biến kiểm soát............................................................................................ 63 TÓM TẮT CHƯƠNG 4................................................................................................................. 65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 66 5.1. Kết luận:.......................................................................................................................... 66 5.2. Khuyến nghị.................................................................................................................... 68 5.3. Hạn chế của đề tài và gợi mở những vấn đề nghiên cứu mới: ................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng kì vọng dấu của các biến..........................................................22 Bảng 4.1. Biến phụ thuộc CTA1, CTA3................................................................37 Bảng 4.2. Biến phụ thuộc CTA2, CTA4................................................................39 Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả các biến................................................................40 Bảng 4.4. Bảng kết quả nghiên cứu với giả thiết kỳ vọng....................................62
  • 8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM và REM...................................27 Hình 4.1. Tỷ lệ tăng trưởng của thuế TNDN qua các năm..................................38 Hình 4.2. Bảng thống kê mô tả 4 biến phụ thuộc.................................................39 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ đóng thuế TNDN qua các năm........................................40 Hình 4.4. Phân tích tương quan các biến..............................................................42 Hình 4.5. Kết quả tính toán hệ số tương quan Pearson.......................................43 Hình 4.6. Kết quả tính toán hệ số tương quan Pearson (tiếp theo) ....................44 Hình 4.7. Kết quả hồi quy OLS..............................................................................45 Hình 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan.........................................................45 Hình 4.9. Bảng hồi quy mô hình FEM ..................................................................46 Hình 4.10. Kết quả hồi quy của mô hình REM cho biến CTA1 .........................47 Hình 4.11. Kết quả kiểm định Hausman của biến CTA1....................................48 Hình 4.12. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của CTA1...........................49 Hình 4.13. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của CTA1.....................................50 Hình 4.14. Kiểm định phân bố chuẩn của CTA1 .................................................51 Hình 4.15. Kết quả ước lượng GLS của CTA1.....................................................52 Hình 4.16. Bảng tổng hợp hệ số của các phương pháp GLS...............................52 Hình 4.17. Bảng mô tả hệ số ước lượng của 4 phương pháp...............................53 Hình 4.18. Kết quả hồi quy mô hình OLS biến CTA3.........................................54 Hình 4.19. Kết quả kiểm định tự tương quan.......................................................55 Hình 4.20. Kết quả ước lượng mô hình FEM biến CTA3 ...................................55 Hình 4.21. Kết quả hồi quy mô hình REM ...........................................................56
  • 9. Hình 4.22. Kết quả kiểm định Hausman...............................................................57 Hình 4.23. Kết quả kiểm định phương sai ............................................................58 Hình 4.24. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ............................58 Hình 4.25. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến biến CTA3....................................59 Hình 4.26. Kết quả ước lượng theo GLS của biến CTA3....................................60 Hình 4.27. Bảng tổng kết các phương pháp Pool OLS, FEM, REM và GLS ....60 Hình 4.28. Kết quả đánh giá theo CTA3...............................................................61
  • 10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTA : Tỷ lệ thuế suất trên lợi nhuận trước thuế OLS : Bình phương tối thiểu thông thường FEM : Phương pháp tác động cố định REM : Phương pháp tác động ngẫu nhiên VIF : Hệ số phóng đại phương sai TNDN : Thu nhập doanh nghiệp FTA : Hiệp định thương mại tự do GDCK : Giao dịch chứng khoán ROA : Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản CAPINT : Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản GLS : Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát FCFF : Dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp NSNN : Ngân sách nhà nước HOSE : Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội GMM : Mô hình dữ liệu bảng động tuyến tính
  • 11. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu ngân sách nhà nước phát sinh từ các hoạt động kinh doanh và các khoản thu nhập khác. Ngoài vai trò là đảm bảo cho nguồn thu của Ngân sách nhà nước, phân phối thu nhập thì thuế TNDN còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước ở Việt Nam. Trong suốt 30 năm thực hiện các công cuộc đổi mới Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Giai đoạn gần đây đã chứng kiến nhiều sự thành công từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong khu vực và trên quốc tế. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đất nước, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng lao động và tăng số thu thuế cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên ngoài những đóng góp to lớn, vốn đầu tư nước ngoài cũng mang đến kèm những tác động tiêu cực như chất lượng môi trường giảm sút, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dễ xảy ra các hiện tượng chuyển giá, rủi ro về chi phí đại diện hoặc thông qua các khoảng trống hoặc khe hở thuế để giảm thiểu số thuế thu nhập doanh nghiệp gây thất thu cho ngân sách. Song song với lượng vốn đầu tư nước ngoài, định hướng từ chính sách kinh tế của góp phần không kém trong vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội. Thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp nhà nước yếu kém, làm ăn thua lỗ, nhưng lại có mức vay nợ cao gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng vốn cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hiện đang vẫn chây ỳ chưa thực hiện cổ phần hóa. Thậm chí tại một số doanh nghiệp nhà nước còn xảy ra tình trạng tiêu cực nhữ tham nhũng, lãng phí, trốn thuế, bán rẻ tài sản công gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên đã có một số tín hiệu khởi sắc từ chính sách cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước,
  • 12. trong đó đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhờ quan điểm mới từ chính phủ trong đó cho phép gia tăng sự đóng góp từ nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân. Từ đó để có cái nhìn chính xác hơn về bối cảnh của Việt Nam hiện tại, tác giả tiến hành nghiên cứu “Tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà nước đến hành vi tuân thủ thuế: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” để kiểm tra xem các yếu tố này tác động như thế nào đến mức độ tuân thủ thuế tại Việt Nam. Bằng cách tiến hành phương pháp hồi quy GLS trên dữ liệu bảng, căn cứ vào độ lớn và ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong nghiên cứu, tác giả đã tìm thấy mức độ tác độ của các yếu tố tác động đến việc tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu này sử dụng bốn phép đo lường liên quan đến tránh thuế TNDN được đề cập đến trong nghiên cứu của Ibrahim Aramide Salihu, Hairul Azlan Annuar, Siti Normala Sheikh Obid (2015) để cụ thể hóa việc đo lường hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà nước đến mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn GDCK TP HCM và sàn GDCK TP Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, tác gỉả tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau: - Thông qua các yếu tố mà các nghiên cứu trước đây, kiểm nghiệm lại trong thực tế và đề xuất giả thiết nghiên cứu về tác động của sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước đến hành vi tuân thủ thuế. - Phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố này đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp Câu hỏi nghiên cứu: Tỉ lệ sở hữu nước ngoài và tỉ lệ sở hữu nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp?
  • 13. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập dữ liệu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo số liệu của báo cáo tài chính (đã kiểm toán) cuối năm các doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong giai đoạn 8 năm từ 2010-2017. Trong đó các đối tượng nghiên cứu trực tiếp là mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp thông qua tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trên thu nhập trước thuế và tỷ lệ phần thuế thu nhập phải trả hiện thời trên thu nhập trước thuế, cùng với các yếu tố có tác động đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp này. 1.3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu: Luận văn thực hiện thu thập số liệu của 466 doanh nghiệp phi tài chính trong giai đoạn 2010-2017 được niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng. Luận văn kỳ vọng sử dụng phương pháp hồi quy OLS bằng cách ước lượng các mô hình OLS gộp, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) như trong cách dùng của các nghiên cứu trước khi hồi quy các yếu tố xác định hành vi tránh thuế của doanh nghiệp chẳng hạn như Wu và cộng sự (2012), Richardson và Lanis (2015). Sau đó dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp. Cuối cùng dùng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) (nếu có) để khác phục các thiếu sót của mô hình như hiện tượng phương sai sai số thay đổi, đa cộng tuyến, tự tương quan và hiện tượng phần dư không có phân phối chuẩn. Biến phụ thuộc: Hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp được đại diện bằng tỷ lệ thuế TNDN trên lợi nhuận trước thuế, được phân tách ra thành 4 biến để khảo
  • 14. sát dựa trên mục đích tổng hợp quan sát từ các quan điểm kế toán và dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. Biến độc lập: - Tỷ lệ sở hữu nước ngoài - Tỷ lệ sở hữu nhà nước Biến kiểm soát: - Quy mô công ty - Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) - Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) - Cường độ vốn (CAPINT) 1.5. Ý nghĩa luận văn: - Về mặt lý luận : Nghiên cứu góp phần cũng cố cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Từ đó tác giả đưa ra các hàm ý chính sách và nhận định xu hướng vĩ mô nhằm đạt hiệu quả nhất trong các quyết định về chính sách vĩ mô và thu hút đầu tư. 1.6. Kết cấu luận văn: Để đảm bảo cho những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra tác giả quyết định sử dụng bố cục của luận văn chia thành năm chương, cụ thể: Chương 1. Giới thiệu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
  • 15. Chương 5. Kết luận và Khuyến nghị CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Hành vi tránh thuế: 2.1.1. Khái niệm hành vi tránh thuế: Tránh thuế là thuật ngữ tài chính phổ biến dùng để chỉ những điều chỉnh của người nộp thuế sao cho số thuế phải nộp trở nên ít nhất có thể bằng việc sử dụng các công cụ pháp lý. Các định nghĩa về thuật ngữ này hiện đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như Hanlon và Maydew (2008), Hanlon và Heitzman (2010), Salihu (2014) công bố. Trong khi trốn thuế lại là hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoặc pháp nhân khi cố ý không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật, thì tránh thuế giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không vi phạm pháp luật. Tránh thuế (tax avoidance) là khái niệm dùng để chỉ những cố gắng của người nộp thuế nhằm tổ chức hoạt động tài chính của mình sao cho tránh được các khoản thuế phải nộp thông qua việc lợi dụng tới mức tối đa các khoản chi phí hợp lý và trường hợp miễn giảm thuế. Bằng cách này, người nộp thuế có thể giảm thiểu gánh nặng thuế của họ một cách hợp pháp. Như vậy khác với trốn thuế, phương tiện sử dụng để tránh thuế là phương tiện hợp pháp, được luật pháp cho phép. (Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân) 2.1.2. Hành vi tránh thuế TNDN: Để làm rõ hành vi tránh né thuế TNDN hiện tại đang tồn tại 2 quan điểm được dùng để làm rõ. Đó là hành vi tránh thuế ban đầu chỉ là sử dụng các cách thức như
  • 16. thiết lập các hợp đồng, các giao dịch (Lisowsky, 2010) hoặc tận dụng các ưu đãi thuế (Desai và Hines, 2009) để tiết kiệm phần thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước, hành vi này không liên quan gì đến vấn đề đại diện của doanh nghiệp (Desai và Dharmapala, 2009). Nên các hành vi tránh thuế này được các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhằm làm giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp và hành vi này được nhìn theo quan điểm là nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp. Ở Việt Nam, các công ty sử dụng các hành vi tránh né thuế trong khuôn khổ pháp luật bằng cách sử dụng những phương pháp hạch toán có lợi, khai thác các chương trình ưu đãi của các cơ quan nhà nước. Điều này khác với hành vi trốn thuế của doanh nghiệp bằng cách như không xuất hóa đơn để điều chỉnh doanh thu hoặc mua hóa đơn để tăng chi phí. Các nghiên cứu được thực hiện bởi Grantley Taylor, Grant Richardson (2012), David Guenther (2014) đã tiến hành đo lường yếu tố tuân thủ thuế này bằng phương pháp có thể kể đến như phương pháp sử dụng thuế suất hiệu dụng CTA (được hiệu là tỷ lệ thuế TNDN chia cho thu nhập chịu thuế hoặc lợi nhuận trước thuế) hoặc phương pháp xem xét lỗ hổng thuế (book tax gap). Tỷ lệ CTA được hiểu là bao gồm CTA kế toán hoặc CTA theo dòng tiền mặt dài hạn. 2.1.3. Các động cơ của hành vi tránh thuế: Động cơ sau cùng và quan trọng nhất vẫn là tiết kiệm thu nhập từ các khoản thuế tránh được. Việc này giúp cho doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn mang đến cơ hội đầu tư, cơ hội thu hút vốn trên thị trường chứng khoán và dẫn đến sự tăng trưởng về sau cho công ty. Cùng với sự tăng lên thấy được của lợi nhuận, nhà đầu tư cũng sẽ được nhận nhiều cổ tức hơn, nhà quản lý cũng được hưởng lợi từ việc tiết kiệm chi phí thuế như trong nghiên cứu của (Phillip, 2003) cũng nhận thấy thù lao của nhà quản lý trên lợi nhuận sau thuế có liên quan đến thuế suất hiệu dụng thấp hơn (CTA). Slemrod (2004) cũng đã phát triển một mô hình cho thu nhập của nhà quản lý và tránh thuế.
  • 17. Tuy nhiên việc tránh thuế tiềm ẩn những rủi ro quan trọng, như chi phí đại diện của tránh thuế (Croker và Slemrod, 2005), mất kiểm soát nội bộ Chen và Chu (2005), chi phí cơ hội được sử dụng để quản lý thuế, chi phí rủi ro có thể bị phạt bởi cơ quan thuế (Chen và cộng sự, 2010) điều này có thể phát sinh khi hoạt động tránh thuế bị phát hiện qua quá trình thanh tra. Các khoản thanh toán bổ sung kèm lãi suất và tiền phạt do cơ quan thuế áp đặt sẽ gây tác động đền dòng tiền hiện có của doanh nghiệp và uy tín của công ty. Tuy tránh thuế mang lại lợi ích cho cổ đông và công ty dưới hình thức lợi nhuận tăng lên từ tiết kiệm thuế, thì đi kèm với lợi ích này là chi phí rủi ro lớn tuỳ thuộc vào cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp, trong lập luận của Shakelford và Shevlin (2010) cho rằng cơ cấu sở hữu là một yếu tố quyết định tiềm ẩn của việc né tránh thuế. Trong điều hành doanh nghiệp, ban lãnh đạo và hội đồng quản trị là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến định hướng phát triển và sự tồn tại của công ty. Định hướng của công ty là tối đa hoá lợi nhuận của cổ đông và chủ sở hữu, thì các thành viên đều hành như nhà quản lý hoặc hội đồng quản trị sẽ có nghĩa vụ nâng cao giá trị của công ty phù hợp với nhân tố kiểm soát là chủ sở hữu thực sự (là nhà nước hoặc tư nhân, là nội địa hoặc nhà đầu tư nước ngoài) 2.1.4. Phương pháp đo lường hành vi tránh thuế: Trong luận văn này tác giả sử dụng 4 biến CTA1, CTA2, CTA3, CTA4 để đại diện cho hành vi tránh thuế được đo lường bằng cách tổ hợp 4 nhân tố: chi phí thuế TNDN hiện hành, tổng chi phí thuế TNDN, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp và dòng tiền tự do của doanh nghiệp. Cụ thể: - CTA1 là tỷ lệ của chi phí thuế hiện hành trên lợi nhuận trước thuế - CTA2 là tỷ lệ của chi phí thuế hiện hành trên dòng tiền tự do của doanh nghiệp - CTA3 là tỷ lệ của tổng chi phí thuế trên lợi nhuận trước thuế - CTA4 là tỷ lệ của tổng chi phí thuế trên dòng tiền tự do của doanh nghiệp.
  • 18. Doanh nghiệp có mức độ tuân thủ thuế càng lớn nghĩa là tỷ lệ thuế TNDN càng cao thì khả năng né tránh thuế càng thấp. Thông qua việc ước lượng và kiểm định mối quan hệ giữa các biến với tỷ lệ thuế TNDN thể hiện qua 4 biến trên để tìm ra mối liên hệ giữa các biến CTA1, CTA2, CTA3, CTA4 với các biến: quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và cường độ vốn. Đối với các yếu tố có mối tương quan thuận với mức độ tuân thủ thuế (cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN theo các biến CTA1, CTA2, CTA3, CTA4) thì sẽ có tương quan nghịch với hành vi né tránh thuế (nghĩa là khả năng thực hiện hành vi né tránh thuế càng thấp. Và ngược lại các yếu tố có mối tương quan nghịch với mức độ tuân thủ thuế (ngược chiều với các biến CTA1, CTA2, CTA3, CTA4) thì sẽ tương quan thuận với hành vi né tránh thuế (nghĩa là khả năng thực hiện việc né tránh thuế càng cao) 2.2. Sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước. 2.2.1. Sở hữu nước ngoài: - Tỷ lệ sở hữu nước ngoài là tổng tỷ lệ cổ phần sở hữu, phần vốn góp có quyền biểu quyết của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài trong doanh nghiệp. Theo luật đầu tư 2014 đưa ra các khái niệm sau: - Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo luật pháp nước ngoài thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam gồm có: + Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. + Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. + Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). + Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Trong giai đoạn 2010-2015 nhìn chung chính phủ giới hạn quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài chỉ ở mức 49%, kể từ sau Nghị định 60/NĐ-CP/2015 cho phép nhà
  • 19. đầu tư nước ngoài mua cổ phần không hạn chế trong những lĩnh vực kinh doanh không qui định điều kiện thì đã có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu cũng như tính chất của doanh nghiệp. Dù có những nhận định về việc khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước sẽ được xem như con dao hai lưỡi đối với thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Các nhà đầu tư nước ngoài với điểm mạnh về năng lực, nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm khi tham gia các doanh nghiệp trong nước sẽ mang đến nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển doanh nghiệp tuy nhiên động cơ tránh thuế cũng gia tăng khi động cơ lúc này tập trung vào chính là tối đa hóa lợi nhuận. Có nhiều nghiên cứu về tác động đến hành vị tránh thuế của yếu tố sở hữu nước ngoài như Demirgue-Kunt và Huizinza (2001); Mahenthiran và Kasipilai (2012). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại khác nhau tùy thuộc vào chính sách và điều kiện của quốc gia và vùng đó Khi điều tra kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của các công ty Châu Âu tại 34 quốc gia, Huizinga và Nicodeme (2006) đã tìm ra mối liên hệ giữa tỷ lệ sở hữu của các tổ chức nước ngoài và thuế suất thuế TNDN bằng phương pháp ước lượng OLS, trong đó các quốc gia có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao hơn có mức thuế cao hơn. 2.2.2. Sở hữu nhà nước: Khá nhiều các nghiên cứu trước đây được thực hiện như của Desai và Dharmapala (2006); Chen và các công sự (2010); Minnick và Noga (2010); Amstrong và các cộng sự 2012; Warhab và Holland (2012); Chan và các cộng sự (2013) nhưng mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và hành vi tránh thuế TNDN vẫn chưa thật sự rõ ràng. Theo Chan và cộng sự (2013); Wu và cộng sự (2013); Hà và Phan (2017) cho rằng các doanh nghiệp có tỉ lệ sở hữu nhà nước cao hơn sẽ ít có động cơ để thực hiện hành vi trốn thuế hơn so với các doanh nghiệp tư nhân do các doanh nghiệp này chủ yếu hướng đến giải quyết các mục tiêu chính trị và xã hội là chính chứ không tập trung vào mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên các nghiên cứu của Adhikari và cộng sự (2006) Mahenthiran và Kasipillai (2012), Salihu và cộng sự (2014) lại tìm thấy
  • 20. mối quan hệ cùng chiều giữa sở hữu nhà nước và hành vi tránh thuế TNDN, với lập luận rằng các doanh nghiệp có mức sở hữu nhà nước cao thì thường được Nhà Nước can thiệp vào các hoạt động của doanh nghiệp, do đó mất đi tính hiệu quả của thị trường – đây là một dạng của vấn đề bất cân xứng thong tin. Thực tế hoặc là các doanh nghiệp này ít công bố thông tin, chiến lược hoặc chính sách thuế của doanh nghiệp cho nên dễ thực hiện các hành vi tránh thuế hơn doanh nghiệp tư nhân. Đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển, sự tham gia của chính phủ trong các hoạt động kinh doanh là không thể loại trừ Gomez (2002) đặc biệt với chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam thì chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các ngành kinh tế trọng điểm quốc gia. Từ những nghiên cứu tổng hợp trong nước trước đây cho thấy tồn tại rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi né tránh thuế TNDN như Lợi nhuận, Quy mô doanh nghiệp, Độ tuổi doanh nghiệp, Cường độ vốn ở các thời điểm khác nhau và trong bối cảnh mới Việt Nam đang đứng trước ảnh hưởng mạnh mẽ từ xu hướng toàn cầu hoá, các hiệp định FTA và đầu tư nước ngoài ngày càng lớn và nhiều hơn, tuy nhiên vẫn còn những yếu tố quan trọng khác tác động đến hành vi tránh thuế TNDN như tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu nhà nước vì vậy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu về sự tác động của yếu tố này đến tránh thuế TNDN ở Việt Nam. 2.3. Các nhân tố tài chính: Quy mô doanh nghiệp: Các công ty có quy mô lớn có tỷ lệ đóng thuế cao hơn trong lý thuyết chi phí của Zimmerman (1983). Tỷ lệ đóng thuế này cao là do các công ty lớn có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ của cơ quan thuế và hỗ trợ kinh tế - xã hội khi có tác động sâu và rộng đến nền kinh tế xã hội. Do đó các công ty có quy mô lớn sẽ có gánh nặng thuế cao hơn các công ty có quy mô nhỏ. Tuy nhiên dựa trên nghiên cứu như của (Richardson & Lanis, 2007), luận văn này kỳ vọng sẽ kiểm chứng được kết luận về các công ty có quy mô lớn sẽ càng thực hiện hành vi tránh thuế bởi vì các công ty này có nhiều nguồn lực hơn các công ty nhỏ.
  • 21. Ngoài ra các nghiên cứu trước còn cho rằng quy mô doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp do đó sẽ có tác động đến hành vị tránh thuế của doanh nghiệp như trong nghiên cứu của Janssen và Buinjink (1998), Holland (1998) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa hành vi tránh thuế và quy mô doanh nghiệp. Nhưng trong nghiên cứu của Rego (2003) Zimmerman (1983) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô doanh nghiệp và hành vi tránh thuế. Theo lý thuyết cạnh tranh của Siegfried (1972) các công ty có quy mô lớn thì có nhiều nguồn lực để quản lý và xây dựng kế hoạch thuế hiệu quả. Hơn nữa còn có nghiên cứu của Gupta và Newberry (1997) tìm ra rằng quy mô doanh nghiệp không hề có tác động đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu: Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ tổng nghĩa vụ nợ trên tổng tài sản của một doanh nghiệp, đây là một thước đo rủi ro dung để nghiên cứu các mức nợ của công ty, là hình thức kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Đối với vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đến từ lợi nhuận của doanh nghiệp và phải chịu thuế, nếu trong trường hợp doanh nghiệp đi vay nợ chi phí lãi vay sẽ được coi là chi phí để khấu trừ thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, do đó các công ty có tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ hiệu quả hơn trong việc giảm thiểu thuế TNDN. Đối với bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay bởi vì các khoản nợ đến từ các nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp hơn. Theo nghiên cứu của Stickney & Mc Gee (1982), Richardson và Lanis (2007) và Kraft (2014), đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều với hành vi tránh thuế. Cơ sở của nhận định này cho rằng việc phân tích cấu trúc vốn có thể giúp quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế TNDN. Công ty có thể huy động vốn từ Vốn cổ phần hoặc là từ nợ. Nếu một công ty quyết định huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần điều này có thể giúp thay thế cho việc sử dụng nợ với chi phí rẻ hơn nhưng sẽ làm pha loãng quyền kiểm soát công ty nên đa phần giải pháp này khá hạn hữu. Hơn nữa việc sử dụng cách huy động vốn này không tận dụng được ưu đãi từ tấm
  • 22. chắn thuế từ chi phí lãi vay. Do đó công ty thích vay nợ hơn phát hành cổ phần. Nhưng phương pháp vay nợ cũng mang những nhược điểm đặc trưng của nó như công ty sẽ phụ thuộc vào các điều khoản của chủ nợ và chi phối bởi các điều khoản an toàn khi huy động vốn bằng nợ, kèm với việc đưa công ty vào hình thức kinh doanh nhiều rủi ro hơn. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ càng làm tăng nhanh và mạnh giá trị của doanh nghiệp tuy nhiên khi xảy ra kiệt quệ tài chính thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ đẩy doanh nghiệp đến trạng thái phá sản nhanh hơn. Trong nghiên cứu này không sử dụng tỉ lệ nợ trên tổng tài sản kế thừa từ các nghiên cứu trước mà sử dụng tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nhằm mục đích loại bỏ các khoản nợ không có trên bảng cân đối kế toán ví dụ như các hợp đồng cho thuê mua hoạt động – operating lease… Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản: Khả năng sinh lợi có ảnh hưởng theo cả 2 chiều đối với hành vi tránh thuế TNDN. Chiều thứ nhất là công ty có khả năng sinh lợi cao sẽ có lợi nhuận trước thuế cao hơn và do đó phải đóng nhiều thuế hơn, đây là mối quan hệ ngược chiều giữa hành vi tránh thuế và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và đã được Gupta và Newberry (1997) Richardson và Lanis (2007) Minick và Noga (2010) tìm thấy. Chiều thứ 2 là hoàn toàn ngược lại theo nghiên cứu của Manzon và Plesko (2002) Rego (2003) Kraft (2014) cho thấy công ty có tỷ suất sinh lợi cao là do hưởng lợi từ việc miễn thuế, có kế hoạch quản lý thuế tốt, sử dụng tấm chắn thuế phù hợp và lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý. Các công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận càng lớn thì các công ty đó không chỉ có tiềm năng thực hiện mà còn nhiều nguồn lực hỗ trợ để thực hiện hành vi tránh thuế. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản: Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản cố định hữu hình chia tổng tài sản, theo quan điểm lý thuyết thì cho rằng tài sản cố định càng cao thì khoảng trống thuế càng cao lien quan đến chi phí khấu hao tài sản. Cũng như lá chắn thuế từ chi phí lãi vay, khấu hao được xem là lá chắn thuế phi nợ và giúp công ty tiết kiệm lượng thuế TNDN phải
  • 23. nộp. Hơn nữa, doanh nghiệp hưởng lợi nhiều hơn từ khấu hao khi tuổi thọ của tài sản lớn hơn thời gian khấu hao Richardson và Lanis (2007). Các công ty có nhiều tài sản cố định hữu hình hơn có thể dễ dàng lên kế hoạch thuế hợp lý bằng cách lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh hay chậm. 2.4. Lý thuyết đại diện và lý thuyết hợp tác: Hiện tại có hai quan điểm song song giải thích hành vi tránh thuế của doanh nghiệp, quan điểm đầu tiên nhận định rằng hành vi tránh thuế chỉ là hành vi đơn thuần sử dụng các chiến lược để tiết kiệm phần thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước mà không liên quan đến vấn đề đại diện của doanh nghiệp (Desai và Dharmapala, 2009). Các nhà quản lý thực hiện các hành vi tránh thuế nhằm mục đích giảm gánh nặng thuế và các nhà đầu tư tin rằng đây là hoạt động nâng cao giá trị doanh nghiệp. Quan điểm này chủ trương xem xét các chi phí có liên quan trực tiếp đến thuế TNDN như chi phí lãi vay và khấu hao. Quan điểm thứ 2 giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp có liên quan đến sự phân tách quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Trong các nghiên cứu trước về phân tích mô hình người đại diện cho thấy hai động cơ chính để thực hiện hành vi tránh thuế là (1) lý thuyết hợp tác và (2) lý thuyết đại diện. Cụ thể như trong nghiên cứu của Slemrod (2004) đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa việc tuân thủ thuế của các các nhân và của các doanh nghiệp với tiền đề cơ bản của mô hình cho rằng quyết định tránh thuế của các doanh nghiệp chủ yếu là do các nhà quản lý. Động cơ trong lý thuyết hợp tác ở trên là các nhà quản lý của doanh nghiệp sẽ thực hiện theo mong muốn của cổ đông để gia tăng giá trị của doanh nghiệp, mà hoạt động tránh thuế được thực thi dưới động cơ hợp tác giữa nhà quản lý và cổ đông nhằm tăng giá trị tài sản doanh nghiệp. Còn lý thuyết đại diện nhận định rằng lợi ích của cổ đông và nhà quản lý không nhất thiết là giống nhau, và giả định rằng các nhà quản lý sẽ thực hiện các hành vi tối đa hóa lợi ích của họ kể cả thậm chí có khi hành vi này có thể làm sụt giảm giá trị tài sản của các cổ đông. Nhà quản lý có thể tránh thuế có thể tránh thuế để gia tăng uy
  • 24. tín hoặc triển vọng nghề nghiệp bằng cách làm giá trị doanh nghiệp tăng lên nhờ sự suy giảm số thuế phải nộp. Trong nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) và Eisenhardt (1989) cho thấy rằng khi thiếu sự hiện diện của cơ chế giám sát hoặc các biện pháp thích hợp thì các nhà quản lý có thể thực hiện các hành vi có nguy cơ đối với các cổ đông. 2.5. Các nghiên cứu trước đây: * Kraft (2014) Khi nghiên cứu về tỷ lệ đóng thuế (đại diện cho mức độ tuân thủ thuế) của các công ty tại Đức, cho thấy có mối liên hệ giữa quy mô công ty, tăng trưởng, dòng tiền tự do, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận và tỷ lệ đóng thuế. Cụ thể, mối liên hệ cùng chiều thể hiện ở các yếu tố quy mô, tăng trưởng và dòng tiền, còn tác động ngược chiều thể hiện ở mối liên hệ giữa tỷ lệ đóng thuế và đòn bẩy tài chính, lợi nhuận. Thêm nữa nghiên cứu của Kraft cũng cho thấy các công ty đa quốc gia cũng có có tỷ lệ đóng thuế thấp hơn khi có nhiều khả năng làm giảm nghĩa vụ thuế. * Egger và cộng sự (2010) phát hiện ra tỷ lệ tránh thuế TNDN cao hơn đối với các nước có thuế suất cao khi tiến hành kiểm định tác động của tỉ lệ sở hữu các doanh nghiệp nước ngoài đối với việc tránh thuế TNDN của các nước Châu Âu. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Average Treatment effect of the Treated) kết quả nhận thấy phương pháp thực hiện hành vi tránh thuế bằng phương pháp chuyển giá dựa trên dữ liệu của 507.542 nhà máy sản xuất thuộc sở hữu nước ngoài và trong nước ở Châu Âu. Một nghiên cứu trước đó của Kinney và Lawrence (2000) cũng phát hiện ra các công ty có sở hữu nước ngoài thường tránh thuế. * Ibrahim Aramide Salihu, Hairul Azlan Annuar, Siti Normala Sheikh Obid (2015) đã tiến hành nghiên cứu từ năm 2009-2011 ở Malaysia, sử dụng các dữ liệu được thu thập từ các công ty niêm yết trên FTSE Bursa Malaysia Top 100 Index. Đây là rổ đại diện cho các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí vốn hóa hàng đầu và đạt yêu cầu về thanh khoản ở thị trường chứng khoán Malaysia – điều này mang hàm ý của lý thuyết thị trường hiệu quả nói rằng giá trị của các doanh nghiệp đã được phản ánh
  • 25. đúng vào giá cổ phiếu. Nghiên cứu này đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của các doanh nghiệp FDI – Foreign Direct Investment với hành vi tránh thuế TNDN bằng việc sử dụng mô hình hồi quy GMM. Kết luận được rút ra là có một mối liên hệ tích cực có ý nghĩa giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài với hành vi tránh thuế TNDN tại Malaysia. * Slemrod (2001) phát biểu rằng các công ty đa quốc gia sử dụng một nhóm các phương pháp lập kế hoạch thuế và đặt ra trên toàn cầu để thực hiện hành vi tránh thuế, nguyên nhân khiến một doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tránh thuế là sự khác biệt về thuế suất của các khu vực khác nhau. Nhưng đến Rego (2003) đã tiến hành xem xét kế hoạch thuế của các công ty đa quốc gia của Mỹ, nghiên cứu này có tổng quan sát là 52.125 trong giai đoạn 1990-1997, trong đó đã tiến hành loại bỏ các tập đoàn nước ngoài, các quan sát thiếu dữ liệu, các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Và đưa ra bằng chứng cho thấy các công ty đa quốc gia có hoạt động ở nước ngoài có thuế suất hiệu dụng dài hạn trên toàn cầu thấp hơn. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Chương 2 trình bày khái quát cơ sở lý thuyết đã hình thành nên nền tảng của các nghiên cứu thực nghiệm, trình bày một số nghiên cứu trước đây về những yếu tố tài chính, đòn bẩy và hiệu quả hoạt động cũng như vai trò của tỷ lệ sở hữu đến tỷ lệ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây dù đạt được một số đồng thuận tuy nhiên vẫn còn một số chưa có sự đồng thuận và thống nhất, nhận định ban đầu có thể là do đặc điểm của từng vùng kinh tế, khu vực và khoảng thời gian nghiên cứu là khác nhau. Trong chương tiếp theo, luận văn sẽ giới thiệu chi tiết phương pháp để thực hiện nghiên cứu trong điều kiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017.
  • 26. CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mô tả và phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.0, dữ liệu nghiên cứu dưới dạng bảng, phân tích mô tả để hiểu rõ từng biến, sau đó dùng phân tích tương quan đơn giản nhất OLS để xem xét tương quan giữa các biến, tuy nhiên độ vững và tính hiệu quả trong phân tích theo phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất có thể bị nghi ngờ vì mô hình Pool OLS tổng thể không quan tâm đến các yếu tố riêng lẻ hoặc không thể thu thập được và là đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, trong khi đó vấn đề ảnh hưởng từ các nhân tố riêng lẻ là một trong những hiện tượng thường xảy ra ở những nghiên cứu thực nghiệm (Baltagi, 2005). Do đó để xử lý các vấn đề xung quanh các nhân tố không quan sát được, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM) để xem xét tác động của yếu tố sở hữu nước ngoài và yếu tố sở hữu nhà nước đến mức độ tuân thủ thuế. Dữ liệu bảng bao gồm N đối tượng và T thời điểm, vì vậy ta có N*T quan sát. - Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM) Mô hình FEM là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển OLS cho rằng mỗi cá nhân có thể có những đặc điểm riêng, vì vậy tung độ gốc trong mô hình hồi quy được phép khác nhau giữa các cá nhân. Sai số của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tách làm hai phần, một là yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian, hai là những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian. Có hai phương pháp ước lượng thường được sử dụng là ước lượng hồi quy biến giả tối thiểu LSDV và ước lượng tác động cố định (Fixed effect estimator) - Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM)
  • 27. Mô hình REM hay mô hình các thành phần sai số (Error Components Model, ECM) giả định tung độ gốc của một đơn vị riêng lẻ được rút ngẫu nhiên từ một tập hợp lớn hơn nhiều với một trị trung bình không đổi. Tung độ gốc công ty khi đó được biểu thị như sự sai lệch so với trị trung bình không đổi này. Sự khác biệt so với mô hình FEM nằm ở thành phần thứ 2 của sai số cổ điển: thành phần không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng. Mô hình ECM thích hợp trong những tình huống mà tung độ gốc (ngẫu nhiên) của từng đơn vị không tương quan với các biến giải thích. Phương pháp ước lượng thường được sử dụng là ước lượng tác động ngẫu nhiên (Random effect estimator). Để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp, luận văn sử dụng kiểm định Hausman để chọn giữa hai phương pháp ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên (Baltagi, 2008 trang 320; Gujarati, 2004 trang 652). Sau đó tác giả tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình như hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng phần dư không có phân phối chuẩn, hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng tự tương quan. Hình 3.1. Lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM và REM Nguồn: vietlod.com
  • 28. Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (Generalized Least Squares Regression – GLS) được sử dụng để khắc phục các khuyết tật (nếu có). Phương pháp này còn có tên gọi khác là Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu có trọng số (WLS – Weighted Least Square). Ý tưởng cơ bản của phương pháp GLS là gán các trọng số nhỏ nhất cho các phần dư lớn nhất, phương pháp này sẽ khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và phần dư không có phân phối chuẩn. Trình tự nghiên cứu: Bước 1: Thống kê mô tả của các biến. Bước 2: Dùng tương quan Pearson để kiểm tra sự tương quan giữa các biến. Bước 3: - Xem xét lựa chọn phương pháp Pooled OLS hay FEM. - Dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp hơn trong 2 mô hình FEM và REM. Bước 4: Kiểm định các hiện tượng tự tương quan, phần dư phân phối chuẩn và đa cộng tuyến. 3.2. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1: (H1) Sở hữu nước ngoài có tương quan âm đối với hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả thuyết 2: (H2) Sở hữu nhà nước có tương quan dương đối với hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3.2.2. Mô tả các biến: Các biến số trong mô hình nghiên cứu như sau:
  • 29. 3.2.2.1. Biến phụ thuộc: Để đánh giá tác động của yếu tố sở hữu lên hành vi tuân thủ thuế TNDN luận văn này đề xuất sử dụng dựa trên yếu tố tỷ lệ thuế mà doanh nghiệp đã đóng vào ngân sách nhà nước (còn gọi là thuế suất hiệu dụng) ký hiệu là CTA. Thuế suất hiệu dụng được sử dụng trong nghiên cứu này được chia làm 2 phân tích là CTA kế toán và CTA dựa trên dòng tiền hoạt động, mỗi phân tích phản ánh một hoạch định thuế nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp riêng. Cụ thể các biến này được đo lường như sau: - CTA1 được tính bằng chi phí thuế hiện thời chia cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cuối năm. - CTA2 được tính bằng chi phí thuế hiện thời chia cho dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF). - CTA3 được tính bằng tổng chi phí thuế trong năm chia cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cuối năm. - CTA4 được tính bằng tổng chi phí thuế trong năm chia cho dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF). Phép đo của 2 biến CTA2, CTA4 dùng để hạn chế bất lợi của việc điều chỉnh thuế thu nhập hoãn lại lớn (Hanlon, 2005) vì nó bao gồm chi phí thuế hiện hành và chi phí thuế hoãn lại. CTA : Mức độ Tuân thủ thuế. Được đại diện bằng CTA1, CTA2, CTA3 và CTA4, cụ thể: 𝐂𝐓𝐀𝟏 = Số tiền thuế thực trả trong kỳ Lợi nhuận kế toán trước thuế 𝐂𝐓𝐀𝟐 = Số tiền thuế thực trả trong kỳ FCFF 𝐂𝐓𝐀𝟑 = Tổng chi phí thuế Lợi nhuận kế toán trước thuế
  • 30. 𝐂𝐓𝐀𝟒 = Số tiền thuế thực trả trong kỳ FCFF 3.2.2.2. Biến độc lập: STATE : Tỷ suất sở hữu nhà nước (biến độc lập). Được đo lường bằng tỷ lệ của số lượng cổ phiếu do Nhà Nước nắm giữ chia cho tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm cuối năm. 𝐒𝐓𝐀𝐓𝐄 = Số lượng cổ phiếu do Nhà Nước sở hữu Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối năm FOREI : Tỷ suất sở hữu Nước Ngoài (biến độc lập). Được đo lường bằng tỷ lệ của số lượng cổ phiếu do Nước Ngoài (Cá Nhân hay Tổ Chức) nắm giữ chia cho tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối năm. 𝐅𝐎𝐑𝐄𝐈 = Số lượng cổ phiếu do Nước Ngoài sở hữu Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối năm 3.2.2.3. Biến kiểm soát: 3.2.2.3.1. Quy mô doanh nghiệp: (SIZE) Để đo lường về quy mô doanh nghiệp, trong luận văn này sử dụng cách tính logarit tự nhiên của tổng tài sản. Biến quy mô đã được sử dụng trong các nghiên cứu của Gupta và Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick và Noga (2010). Các doanh nghiệp có mức độ thành công cao hơn các doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế TNDN cao hơn và phải chịu sự kiểm tra kỹ lưỡng của các cơ quan thuế, do đó việc tránh thuế hay dùng kỹ thuật của kế toán để thay đổi chi phí nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế sẽ gặp nhiều trở ngại hơn. Các nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều giữa quy mô công ty và tỷ lệ đóng thuế TNDN như trong nghiên cứu thực nghiệm của Rego (2003) Vieira (2013). SIZE : Quy mô công ty. Được đo lường logarit tự nhiên của tổng tài sản đầu năm.
  • 31. 𝐒𝐈𝐙𝐄 = ln(Tổng tài sản đầu năm) 3.2.2.3.2. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E): Để đo lường ảnh hưởng của lá chắn thuế đến tỷ lệ đóng thuế TNDN, trong luận văn này sử dụng biến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và được đo lường bằng tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu tính tại thời điểm đầu năm (tức là số liệu cuối năm trước – việc sử dụng số liệu này nhằm gia tăng tính ảnh hưởng của tác động tại thời điềm cuối năm để tránh ảnh hưởng do các dao động trong năm). Sử dụng nợ sẽ giúp công ty tận dụng được lá chắn thuế từ chi phí lãi. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ sẽ làm tăng chi phí và giảm tỷ lệ đóng thuế. Những nghiên cứu trước cho thấy tác động ngược chiều giữa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu với tỷ lệ đóng thuế TNDN như của Richardson và Lanis (2007), Kraft (2014). DE : Tỷ lệ nợ trên Vốn Chủ Sở Hữu. Được đo lường bằng tỷ lệ nợ dài hạn trên Vốn Chủ Sở Hữu đầu năm. 𝐃/𝐄 = Nợ dài hạn Vốn Chủ Sở Hữu đầu năm 3.2.2.3.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp và được tính bằng lợi nhuận ròng chi cho tổng tài sản tại thời điềm đầu năm. Hệ số này cho ta biết cứ một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, hệ số này nếu càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động, quản lý và phân bổ tài sản càng hiệu quả. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ có lợi nhuận trước thuế cao hơn và do vậy tỉ lệ thuế TNDN phải đóng cũng cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN như Gupta và Newberry (1997), Richardson và Lanis (2007), Minick và Noga (2010). ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Được đo lường bằng tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đầu năm.
  • 32. 𝐑𝐎𝐀 = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản đầu năm 3.2.2.3.4. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản: (CAPINT2) Hanlon và Heitzman (2010) đã khám phá ra rằng các quyết định đầu tư của các nhà quản trị có thể bị hạn chế bởi thuế TNDN do sự thay đổi trong phần thuế phải nộp và các khoản khấu trừ giá trị hiện tại của một khoản đầu tư, cũng giống như chi phí lãi vay, khấu hao đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận các chi phí của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp càng có nhiều tài sản hữu hình thì càng tận dụng được lợi ích từ các khoản khấu hao và kết quả là doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ thuế suất hiệu lực tương đối thấp. Theo đó các nghiên cứu trước đây như của Richardson và Lanis (2007), Gupta và Newberry (1997), cũng phát hiện các tương quan ngược chiều giữ tài sản hữu hình và tỷ lệ đóng thuế TNDN của doanh nghiệp. CAPINT2 : Tài sản cố định hữu hình. Được đo lường bằng tỷ lệ của logarit tự nhiên của tài sản cố định hữu hình trên logarit tự nhiên của tổng tài sản đầu năm. 𝐂𝐀𝐏𝐈𝐍𝐓𝟐 = LN(Tài sản cố định hữu hình) LN(Tổng tài sản đầu năm) 3.2.3. Mô hình nghiên cứu: Luận văn này sử dụng phương pháp phân tích kế thừa từ nghiên cứu của Grantley Taylor, Grant Richardson hoặc Ibrahim Armide Salihu, Hairul Azlan Annuar, Siti Normala Sheikh Obid (2015). Tuy nghiên cứu này quan tâm đến 2 biến số chính là sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài nhưng hành vi tuân thủ thuế còn được giải thích bởi một số biến đặc trưng của doanh nghiệp. Các biến này được xem như các biến kiểm soát trong nghiên cứu này
  • 33. Dựa trên các nghiên cứu của các tác giả , nghiên cứu này đề xuất mô hình thực nghiệm như dưới đây để kiểm định 2 giả thuyết H1 và H2 về tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đến hành vi tuân thủ thuế TNDN: CTAit = + 5STATEit + 6FOREIit + 1SIZEit + 4DEit + 2CAPINT2it+ 3ROAit-1 + εit Mô hình trên gồm 1 biến phụ thuộc, 4 biến kiểm soát và 2 biến giải thích được chia thành 4 mô hình phụ theo 4 biến CTA1, CTA2, CTA3 và CTA4 để đo hành vi tuân thủ thuế nhằm tăng tính vững cho nghiên cứu. Cụ thể như sau: CTA1it = 0 + 5STATEit + 6FOREIit + 1SIZEit + 2CAPINT2it+ 4DEit + 3ROAit-1 + εit CTA2it = 0 + 5STATEit + 6FOREIit + 1SIZEit + 2CAPINT2it+ 4DEit + 3ROAit-1 + εit CTA3it = 0 + 5STATEit + 6FOREIit + 1SIZEit + 2CAPINT2it+ 4DEit + 3ROAit-1 + εit - CTA4it = 0 + + 5STATEit + 6FOREIit 1SIZEit + 2CAPINT2it+ 4DEit + 3ROAit-1 + εit 3.3. Dữ liệu nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính của các công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM trong 8 năm liên tiếp từ 2010 đến 2017. Đáng chú ý là 2 sự kiện xảy ra đồng thời trong 2015 khi từ ngày 1/1/2015 các công ty áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp có nhiều thay đổi so với chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006 ngày 20/3/2006 nhưng mục tiêu nghiên cứu trong luận văn không ảnh hưởng nhiều do chỉ bóc tách phần lợi nhuận, các nhân tố sở hữu và quy mô doanh nghiệp vốn không bị ảnh hưởng 0
  • 34. khi thay đổi chế độ kế toán. Và sự kiện thứ 2 là nghị định 60 cho phép tăng mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành nghề kinh doanh không điều kiện. Tuy việc tăng sở hữu này được đánh giá là thay đổi đáng kể trong cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp (do việc sở hữu trên 50% đi kèm nhiều quyền trong việc điều hành và định hướng doanh nghiệp) tuy nhiên trước sự non trẻ của thị trường dẫn đến thiếu đi dữ liệu cần thiết cũng như nhiều quy định hạn chế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp việt nam khỏi những tác động quá lớn trên thị trường chứng khoán, trong luận văn này không đi sâu nghiên cứu tác động này vào hành vi né tránh thuế nên không xét đến yếu tố này khi tiến hành nghiên cứu. Quá trình chọn mẫu từ 344 công ty niêm yết trên HOSE và 384 công ty niêm yết trên HNX tại thời điểm cuối năm 2017. Tiến hành loại bỏ khỏi mẫu các công ty thiếu dữ liệu và các định chế trung gian như bảo hiểm, tài chính, dịch vụ chứng khoán, cho thuê tài chính, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ Cuối cùng quy mô mẫu quan sát còn 3728 cho 466 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 2010-2017 có đầy đủ dữ liệu. Danh sách các công ty trong mẫu được trình bày tại phụ lục của đề tài. Nguồn dữ liệu được lấy từ phần mềm Fiinpro và các trang web như www.vietstock.com, www.cafef.vn,... Bảng 3.1: Bảng kì vọng dấu của các biến Biến Nguồn Kì vọng dấu Biến phụ thuộc CTA1 Tính toán theo Báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp
  • 35. CTA2 Tính toán theo Báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp CTA3 Tính toán theo Báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp CTA4 Tính toán theo Báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp Biến độc lập STATE Tính toán theo Báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp + FOREI Tính toán theo Báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp - Biến kiểm soát SIZE Tính toán theo Báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp + DE Tính toán theo Báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp -
  • 36. ROA Tính toán theo Báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp - CAPINT2 Tính toán theo Báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp - Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 đã trình bày mô hình nghiên cứu, cách tính toán các biến cụ thể được dùng trong mô hình và từ đó thành lập giả thiết nghiên cứu, các phương pháp phân tích dữ liệu và kiểm định dữ liệu thu thập cho việc nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu với những những phân tích và kiểm định cần thiết.
  • 37. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu: 4.1.1. Thống kê mô tả các biến: Bảng 4.1. Biến phụ thuộc CTA1, CTA3 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính toán trên phần mềm STATA của tác giả Bảng trình bày kết quả thống kê về 2 biến CTA1 và CTA3 về mức thuế đóng hàng năm trên cơ sở khảo sát 466 công ty trong mẫu. Theo thống kê mô tả ở trên, biến CTA1 cho thấy tỉ lệ đóng thuế TNDN tăng lên trong giai đoạn 2010-2013 và biến thiên trong giai đoạn 2013-2017 với xu hướng là giảm dần. Nguyên do khả dĩ có thể là do trong giai đoạn 2010-2013 vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế từ 2008-2009 khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp chuyển dịch dần về đáy trong khi các nghĩa vụ về thuế hiện hữu và tạm thời Năm CTA1 CTA3 Mean Std.Dev Min Max Mean Std.Dev Min Max 2010 .1932 .2056 -3.7246 1.1590 .1996 .09862 -.04738 1.3883 2011 .1992 .1402 -1.0259 1.6885 .1904 .1415 -1.5191 .8834 2012 .2299 .3334 -1.5169 5.7606 .2217 .3303 -1.5169 5.7606 2013 .2524 .2032 -.0560 3.1814 .2435 .1611 -.6422 2.2017 2014 .2086 .1699 -2.3374 1.6747 .2028 .1923 -2.3374 1.6747 2015 .2159 .1755 -1.5401 2.7008 .2127 .1360 -1.4629 .9078 2016 .1938 .1499 -.8757 1.5270 .1921 .1376 -.8302 1.6461 2017 .2350 .5534 -1.1844 10.4013 .2279 .4920 -.4994 10.4013
  • 38. Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm CTA1 Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm CTA3 21.3% 18.6% 15.4% 16.4% 9.8% 9.8% 3.1% 3.5% 4.9% -4.6% -10.2% -9.7% -17.4% -16.7% được gác lại để các doanh nghiệp tái cấu trúc. Đến giai đoạn 2014-2017, nền kinh tế đạt được nhiều khởi sắc khiến cho doanh nghiệp dần dần thoát ra khỏi vùng đáy của lợi nhuận và bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc tiết kiệm các phần thuế phải nộp cho nhà nước nhằm tối ưu hoá lợi nhuận để đạt mục đích thu hút thêm vốn đầu tư hoặc tăng thêm lợi ích cho nhà quản lý. Đối với biến CTA3 thì dao động mạnh hơn dù cùng diễn biến như biến CTA1, cho thấy hành vi điều chỉnh đối với chi phí thuế trong kỳ trong giai đoạn 2010-2013 nhằm tạo điều kiện vượt qua giai đoạn khủng hoảng, khi nền kinh tế bắt đầu khởi sắc trong 2014-2017 biên độ dao động của CTA3 giảm đi. Hình 4.1 và 4.3 thể hiện diễn biến của tăng trưởng mức thuế TNDN theo bảng thống kê của 4 biến so với giai đoạn trước được chia ra theo từng năm trong giai đoạn 2010-2017. Hình 4.1. Tỷ lệ tăng trưởng của thuế TNDN qua các năm Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata
  • 39. Hình 4.2. Bảng thống kê mô tả 4 biến phụ thuộc Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Bảng 4.2. Biến phụ thuộc CTA2, CTA4 Năm CTA2 CTA4 Mean Std.Dev Min Max Mean Std.Dev Min Max 2010 .1513 .9992 -10.5839 10.7136 .1520 1.0031 -10.6598 10.7136 2011 -.0198 1.7941 -26.1161 6.5431 -.0142 1.8468 -27.5592 7.0374 2012 .37149 13.7344 -107.861 270.988 .3692 13.733 -107.861 270.988 2013 .6011 6.0244 -14.1267 118.9641 .5312 4.7500 -14.1267 87.4579 2014 .3829 3.4774 -12.5914 60.3633 .3732 3.4991 -12.5914 60.2192 2015 .0690 2.2630 -44.9797 12.2207 .0748 2.2606 -44.856 12.220 2016 -.1642 6.2811 -133.9939 10.9452 -.1644 6.2723 -133.993 7.790 2017 .2534 2.2253 -4.1029 41.117 .2474 2.1452 -4.102 39.208 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
  • 40. 60.11% 53.12% CTA2 CTA4 36.92% 38.29% 37.15% 37.32% 25.34% 24.74% 15.13% 15.20% -1.42% -1.98% 6.90% 7.48% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 -16.42% -16.44% Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ đóng thuế TNDN qua các năm Nguồn: Theo tính toán từ Báo cáo tài chính của tác giả Do biến động của 2 biến phụ thuộc CTA2, CTA4 có sự đảo chiều về dấu nên ở đây sử dụng đồ thị theo từng năm cho phù hợp. Từ đồ thị cho thấy diễn biến CTA2 và CTA4 khá đồng bộ dù có sự biến động mạnh từ bản thân biến theo năm. Tổng hợp các mức trung bình trên hơi nhỉnh hơn thuế suất thuế TNDN theo luật hiện hành là 20% cho thấy gánh nặng thuế trong các doanh nghiệp là hiện hữu, khả năng doanh nghiệp sẽ có khả năng thực hiện hành vi tránh thuế khi có thể, hoặc là có rất ít sự hiện diện của hành vi tránh thuế. 4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu: Trong giai đoạn quan sát từ 2010-2017 với số lượng mẫu quan sát là 3.728 cho 466 công ty. Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả các biến Var Obs Mean Stand.Dev Min Max SIZE 3,728 27.1527 1.5087 22.7801 32.9960
  • 41. CAPINT2 3,728 .9307 .0438 .6702 .9989 ROA 3,728 .0744 .0798 -.6246 .7499 D/E 3,728 1.7858 2.357 0.01 33.03 STATE 3,728 .2611 .2477 0 .9672 FOREI 3,728 .0918 .1304 0 .6462 Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata - Biến FOREI có mức trung bình là 9.18% thể hiện số cổ phần mà nhà đầu tư nước nắm giữ trong 466 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra có những công ty có mức nắm giữa bởi các cá nhân và tổ chức nước ngoài đạt trên 50% và cao nhất là 64.62%, do ở đây chỉ xét sự tăng lên của mức sở hữu nước ngoài trong khoảng thời gian ngắn từ 2015-2017 và chính phủ chưa thực sự thả lỏng hoàn toàn mà còn nắm giữ các ngành kinh doanh trọng điểm nên tác nhân sở hữu chưa thực sự nổi trội do đó chưa cần phải tính riêng các trường hợp có mức sở hữu trên 50% hoặc phải thêm biến mới. - Biến STATE có mức trung bình là 26.11% cho thấy tỷ lệ trung bình mà nhà nước sở hữu trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, tỉ lệ sở hữu lớn nhất mà chính phủ giữ tại một doanh nghiệp có thể lên tới 96.72%, tuy nhiên trong thực tế có thể lên tới 100% nhưng do trong giai đoạn xem xét thì chưa thấy xuất hiện tỉ lệ này. Vấn đề này sẽ trở nên quan trọng hơn trong thời gian tới khi chủ trương của nước ta là thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2019-2022 các doanh nghiệp sẽ IPO, niêm yết và tiến hành thoái vốn một cách đáng kể trên thị trường chứng khoán. - Biến SIZE có giá trị trung bình là 27.15 với thang đo logarit tự nhiên điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp là lớn. - Biến ROA có giá trị trung bình là 7.44% cho thấy mức độ tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp đây chính là biến số tác động quyết định đến mức thuế TNDN phải đóng của doanh nghiệp. Giá trị nhỏ nhất là lớn nhất của biến này lần lượt là -62.46%
  • 42. và 74.99% với giá trị trung bình trên cho thấy mẫu nghiên cứu phân bổ đều cho các loại doanh nghiệp có lợi nhuận thuộc 3 loại cao, trung bình, thấp. - Biến DE là biến đại diện cho tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình là 1.78, cho thấy tỉ lệ nợ trung bình của các doanh nghiệp cao hơn 1.78 lần lượng vốn chủ sở hữu, giá trị cao nhất là 33.03 – đây là do đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam còn đang trong sự bảo trợ của nhà nước và sự yếu kém của doanh nghiệp trong điều hành, giá trị thấp nhất là 0.01 tượng trưng cho doanh nghiệp hầu như không vay nợ mà chỉ có các khoản phải thu. - Biến Cường độ vốn CAPINT2 có giá trị trung bình là 93.07% với cấu trúc hơi đặc biệt là tỷ số của logarit tự nhiên của tài sản cố định chia cho logarit tự nhiên của tổng tài sản, cho thấy mức độ lien quan của biến số này trong do các ưu đãi về thuế đối với chi phí khấu hao tài sản cố định và mức độ đầu tư cho tăng trưởng của doanh nghiệp đến gánh nặng thuế. 4.2. Phân tích tương quan: Hình 4.4. Phân tích tương quan các biến Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA 4.2.1. Hệ số tương quan Pearson: Trước khi thực hiện hồi quy, tác giả tiến hành kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Điều này giúp chọn lựa được những nhân tố thực sự có lien quan để đưa vào mô hình. Mức dao động của hệ số tương quan là từ -1 đến 1 tương ứng với hai chiều tương quan thuận và nghịch, khi mức tương quan
  • 43. của hai biến là 0 nghĩa là không có sự tương quan giữa hai biến đó. Nếu có mối tương quan chặt và mạnh giữa các biến độc lập thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Hình 4.5. Kết quả tính toán hệ số tương quan Pearson Nguồn: Theo tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA
  • 44. Hình 4.6. Kết quả tính toán hệ số tương quan Pearson (tiếp theo) Nguồn: Theo tính toán của tác giả bằng phần mềm STATA Bảng kết quả trên thể hiện các giá trị của hệ số tương quan Pearson, các giá trị này có giá trị từ -1 đến 1, nếu hệ số này bằng 0 (hoặc nằm gần 0) nghĩa là hai biến số không có tương quan gì với nhau, còn nếu gần 1 thì có mối lien hệ với nhau. Theo Guajarati và Porter (2009) thì hệ số tương quan phải nhỏ hơn 0.8 để tránh trường hợp đa cộng tuyến trong mô hình mà trong thống kê trên các hệ số tương quan đều có giá trị nhỏ hơn 0.8 nên mô hình ít có khả năng xảy ra đa cộng tuyến. Từ kiểm định tương quan Pearson cho thấy không có sự tương quan trong các biến CTA2 và CTA4 với các biến độc lập STATE và FOREI nên ta không đưa ra mô hình nghiên cứu đối với 2 biến này. 4.3. Phân tích hồi quy và kiểm định: Để phân tích hồi quy, nghiên cứu này lần lượt thông qua các phương pháp (Pool Ordinary Least Square, Pool OLS), (Fixed Effects Models, FEM) và (Random Effects Model, REM). Sau đó để lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất, tác giả tiến hành kiểm định Hausman.
  • 45. 4.3.1. Phân tích hồi quy mô hình 1 với biến CTA1: 4.3.1.1.Mô hình hồi quy Pool OLS: Hình 4.7. Kết quả hồi quy OLS Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Kiểm định tự tương quan: Sử dụng kiểm định Wooldridge cho mô hình với giả thiết H0: Không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất. Hình 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm STATA của tác giả Kết quả trên cho thấy p-value = 0.8852 lớn hơn 5% nên không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất trong mô hình.
  • 46. 4.3.1.2.Mô hình hồi quy FEM: Hình 4.9. Bảng hồi quy mô hình FEM Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Để lựa chọn giữa mô hình FEM và OLS, từ F = 1.18 > 1.13 nên bác bỏ giả thiết H0 (H0: nên chọn theo mô hình OLS) điều này cho thấy mô hình FEM tốt hơn mô hình Pool OLS.
  • 47. 4.3.1.3.Mô hình hồi quy REM: Hình 4.10. Kết quả hồi quy của mô hình REM cho biến CTA1 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Tiếp theo tác giả tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM.
  • 48. Hình 4.11. Kết quả kiểm định Hausman của biến CTA1 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Kết quả từ bảng trên Prob>chi2 = 0.2051 > 5% nên chấp nhận giải thiết H0 (H0: nên chọn mô hình REM). Như vậy phương pháp ước lượng phù hợp là REM. Như vậy tác giả sẽ chọn mô hình tác động ngẫu nhiên để nghiên cứu và tiếp tục tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình như là tự tương quan, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và phần dư không phân phối chuẩn. Hình 4.12. Bảng tổng hợp ước lượng các hệ số hồi quy theo 3 mô hình
  • 49. Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Kiểm định phương sai thay đổi: tác giả sử dụng kiểm định Breusch – Pagan cho mô hình REM với giả thiết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi, nếu Prob Chi2 < 0.05 thì có hiện tượng phương sai thay đổi. Hình 4.12. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của CTA1 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Kết quả cho thấy Prob Chi2 <0.05 nên bác bỏ giả thiết H, vậy có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình. Khi bị hiện tượng phương sai thay đổi, ước lượng tính bằng phương pháp REM không còn là ước lượng hiệu quả nữa, các kiểm định về hệ số hồi quy được tính toán cũng không còn đáng tin cậy. Để xử lý hiện tượng phương sai thay đổi này bằng cách dung ma trận ước lượng vững của hiệp phương sai hoặc tìm ra ước lượng hiệu quả hơn bằng phương pháp GLS (còn gọi là phương pháp WLS) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Ở đây tác giả sử dụng kiểm định Collins để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:
  • 50. Hình 4.13. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của CTA1 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Kết quả trong bảng trên cho thấy trị trung bình Mean VIF = 1.16 < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Kiểm định phân bố chuẩn của phần dư: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phân phối của phần dư không phải là phân phối chuẩn như sai dạng hàm, số lượng phần dư không đủ để tiến hành phân tích,…
  • 51. Hình 4.14. Kiểm định phân bố chuẩn của CTA1 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Kết quả kiểm định theo CTA1 cho thấy các p-value của kiểm định Skewness và Kurtosis đều có p-value <0.05, suy ra phần dư của mô hình không có phân phối chuẩn. (Chỉ khi p-value của Skewness>0.05 và Kurtosis p<0.05 thì biến kiểm định mới có phân phối chuẩn Hồi quy Mô hình theo phương pháp GLS: Từ các kết quả kiểm tra các khuyết tật của mô hình như kiểm định tự tương quan, kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định phân phối chuẩn của phần dư cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và phần dư không có phân phối chuẩn. Theo Wooldridge (2002) thì cách khắc phục khi xảy ra hai hiện tượng này là dùng ước lượng hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS Generalize Least Square). Theo đó các biến mới được biến đổi từ mô hình vi phạm các giả thuyết Gauss-Markov sang mô hình mới thoả các giả thiết này dẫn đến các tham số ước lượng thu được sẽ tin cậy hơn.
  • 52. Hình 4.15. Kết quả ước lượng GLS của CTA1 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Hình 4.16. Bảng tổng hợp hệ số của các phương pháp GLS Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
  • 53. Hình 4.17. Bảng mô tả hệ số ước lượng của 4 phương pháp (Ghi chú: *, ** và *** tương ứng ở mức 10%, 5% và 1%) Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
  • 54. Kết quả mô hình hồi quy: CTA1 = 0.384 + 0.0241*STATE - 0.0201*FOREI - 0.0025*SIZE + 0.0033*DE – 0.1101*CAPINT2 – 0.1177*ROA Trong mô hình 1, tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN, ngược lại tỷ lệ sở hữu nước ngoài, quy mô doanh nghiệp và cường độ vốn và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến tỷ lệ đóng thuế TNDN. 4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình 2 với biến CTA3: 4.3.2.1.Mô hình Pool OLS: Hình 4.18. Kết quả hồi quy mô hình OLS biến CTA3 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Tác giả cũng tiến hành ước lượng bằng phương pháp Pool OLS. Kiểm định tự tương quan chuỗi cho biến CTA3:
  • 55. Hình 4.19. Kết quả kiểm định tự tương quan Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Từ kiểm định Wooldridge trên cho thấy Prob > 0.05 không bác bỏ giả thiết H0 (H0: Không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình). 4.3.2.2.Mô hình FEM: Hình 4.20. Kết quả ước lượng mô hình FEM biến CTA3 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
  • 56. Để lựa chọn giữa mô hình FEM và OLS, từ F = 1.24 > 1.13 nên bác bỏ giả thiết H0 (H0: nên chọn theo mô hình OLS) điều này cho thấy mô hình FEM tốt hơn mô hình Pool OLS. 4.3.2.3.Mô hình REM: Hình 4.21. Kết quả hồi quy mô hình REM Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
  • 57. Kiểm định Hausman: Hình 4.22. Kết quả kiểm định Hausman Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Kết quả từ bảng trên Prob > chi2 = 0.2051 > 5% nên chấp nhận giải thiết H0 (H0: nên chọn mô hình REM). Như vậy phương pháp ước lượng phù hợp là REM. Như vậy tác giả sẽ chọn mô hình tác động ngẫu nhiên để nghiên cứu và tiếp tục tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình như là tự tương quan, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và phần dư không phân phối chuẩn. Kiểm định phương thay đổi: Tác giả sử dụng kiểm định Breusch – Pagan
  • 58. Hình 4.23. Kết quả kiểm định phương sai Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Kiểm định phương sai thay đổi: tác giả sử dụng kiểm định Breusch – Pagan cho mô hình REM với giả thiết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi, nếu Prob Chi2 < 0.05 thì có hiện tượng phương sai thay đổi. Vậy theo kết quả trên cho kết luận cũng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình như với biến CTA1. Kiểm định phân bố chuẩn phần dư: Hình 4.24. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Từ kết quả kiểm định cho thấy p-value của kiểm định Skewness và Kurtosis đều cho kết quả p < 0.05 do đó phần dư của biến CTA3 có phân phối không chuẩn. (Chỉ khi p-value của Skewness > 0.05 và Kurtosis p < 0.05 thì biến kiểm định mới có phân phối chuẩn)
  • 59. Kiểm định đa cộng tuyến: Hình 4.25. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến biến CTA3 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Mean VIF = 1.16 < 10 không có hiện tượng đa cộng tuyến
  • 60. 4.3.2.4.Mô hình GLS: Hình 4.26. Kết quả ước lượng theo GLS của biến CTA3 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Hình 4.27. Bảng tổng kết các phương pháp Pool OLS, FEM, REM và GLS Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA
  • 61. Hình 4.28. Kết quả đánh giá theo CTA3 Nguồn: Theo tính toán của tác giả từ phần mềm STATA Kết quả mô hình hồi quy: CTA3 = 0.420 + 0.0317*STATE - 0.0241*FOREI - 0.00417*SIZE + 0.00224*DE – 0.102*CAPINT2 – 0.118*ROA Trong mô hình 2, mối lien hệ giữa các biến cũng xảy ra như với mô hình 1 là tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN, ngược lại tỷ lệ sở hữu nước ngoài, quy mô doanh nghiệp và cường độ vốn và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến tỷ lệ đóng thuế TNDN.
  • 62. 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu: Vì dạng dấu của 2 phương trình hồi quy của 2 biến CTA1 và CTA3 là như nhau chỉ khác nhau về giá trị nên ở đây ta chỉ làm cho biến CTA1 còn biến CTA3 thì hoàn toàn tương tự. Bảng 4.4. Bảng kết quả nghiên cứu với giả thiết kỳ vọng Biến Kết quả nghiên cứu Giả thiết nghiên cứu So sánh với giả thiết nghiên cứu SIZE + + Chấp nhận giả thiết CAPINT2 + + Chấp nhận giả thiết DE - - Chấp nhận giả thiết ROA + + Chấp nhận giả thiết STATE + + Chấp nhận giả thiết FOREI - - Chấp nhận giả thiết Nguồn: Theo tính toán của tác giả 4.4.1. Đối với biến độc lập: * Sở hữu nhà nước: Kết quả hồi quy cho thấy sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Với mức ý nghĩa 1% điều này cho thấy doanh nghiệp có mức sở hữu nhà nước cao sẽ có mức đóng thuế càng cao nghĩa là có sự tuân thủ nghĩa vụ thuế càng cao. Hệ số hồi quy trong mô hình -0.0317 cho thấy mức tăng 1% của tỉ lệ sở hữu nhà nước sẽ kéo theo mức giảm 0.0317% về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý chính là vấn đề đại diện hiện đang được nghiên cứu. Phương án làm tăng quyền sở hữu cổ phiếu của nhà
  • 63. quản lý sẽ tạo sự gắn kết về lợi ích giữa nhà quản lý và lợi ích của cổ đông sẽ làm các vấn đề đại diện. Khi đó sẽ làm nhà quản lý hành xử vì lợi ích chung và ra quyết định nhằm tối đa hoá lợi ích giữa các bên. * Sở hữu nước ngoài: Kết quả hồi quy cho thấy sở hữu nước ngoài có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Với mức ý nghĩa 1% điều này cho thấy doanh nghiệp có mức sở hữu nước ngoài cao sẽ có mức đóng thuế càng cao nghĩa là có sự tuân thủ nghĩa vụ thuế càng thấp. Hệ số hồi quy trong mô hình -0.0241 cho thấy mức tăng 1% của tỉ lệ sở hữu nhà nước sẽ kéo theo mức giảm 0.0241% về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Theo kết quả hồi quy cho thấy sự gia tăng lên của tỷ lệ sở hữu nước ngoài là con dao 2 lưỡi, song không thể phủ nhận tác động tích cực trong giai đoạn khảo sát, sự đầu tư của nước ngoài không chỉ mang lại nguồn vốn mà còn là tri thức và kỹ thuật quản lý góp phần không nhỏ trong động lực tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2010- 2017, cộng thêm các hậu thuẫn từ những nguồn lực mang đến từ nước sở tại góp phần làm tăng thêm thị phần cũng như ý tưởng mới. Kết quả là lợi nhuận trước thuế tăng lên đi kèm với các nghĩa vụ thuế TNDN. 4.4.2. Đối với biến kiểm soát: * Quy mô công ty: Ở mức ý nghĩa 1% cho thấy quy mô công ty có tác động cùng chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN, có nghĩa là trong thực tế quy mô doanh nghiệp càng lớn thì mức thuế phải đóng càng thấp hơn. Hệ số hồi quy dương 0.00417 cho thấy khi logarit tự nhiên của quy mô công ty tăng 1% và các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ đóng thuế TNDN giảm đi 0.00417%. Kết quả này phù hợp với giả thiết nghiên cứu tác giả đặt ra dựa trên các nghiên cứu Kraft (2014) Rego (2003). Các công ty lớn bản thân trong quá khứ đã đạt được nhiều thành công hơn công ty nhỏ nhờ các lợi thế như: công nghệ, kỹ thuật, quản lý hiệu quả với chuyên môn hoá cao. Tuy nhiên các công ty lớn lại phải chịu sự kiểm tra gắt gao từ cơ quan thuế,
  • 64. đặc biệt yêu cầu về tính minh bạch cao đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Với các nguồn lực lớn về trình độ cũng như con người các doanh nghiệp có quy mô lớn có nhiều khả năng thực hiện các hành vi tránh thuế hơn nhờ đó làm giảm tỷ lệ thuế TNDN phải nộp. Các nguồn lực đó đến từ các lợi thế như các công ty quy mô lớn thường có các tài sản cố định lớn, giúp cho chi phí sản xuất bình quân sẽ giảm xuống, hoặc là từ sự chuyên môn hoá trong các nghiệp vụ sản xuất mà chỉ đến khi lượng máy móc và con người trong doanh nghiệp đủ lớn đến một mức độ nhất định thì mới có thể hưởng lợi từ sự chuyên môn hoá này. Ngoài ra còn có thể kể đến việc doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một lượng chi phí giao dịch không nhỏ mà nó không tăng lên trong trường hợp giao dịch một lượng hang hoá ít hơn Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu: Với mức ý nghĩa 1% tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) có mối lien hệ ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN chứng tỏ các công ty càng sử dụng nhiều nợ thì càng đó thuế ít hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thiết được đặt ra dựa trên các nghiên cứu của Richardson và Lanis (2007) và Kraft (2014). Hệ số hồi quy -0.0033 cho thấy tỷ lệ đóng thuế TNDN sẽ giảm đi 0.0033% nếu các yếu tố khác không đổi. Rủi ro của các công ty khi tăng vốn bằng vốn chủ sở hữu là sẽ pha loãng quyền kiểm soát công ty, còn đối với việc vay nợ không phải chỉ có ưu điểm là giữa nguyên quyền kiểm soát mà cũng sẽ bị phuộc vào một số điều khoản của các trái chủ, điều này sẽ góp phần làm giảm tính hiệu quả của các quyết định đầu tư. Tuy nhiên khi sử dụng nợ sẽ giúp công ty tận dụng được lá chắn thuế từ chi phí lãi vay. Cường độ vốn: Theo ước lượng từ mô hình GLS ở mức ý nghĩa 1%, tăng cường đầu tư vào tài sản cố định hoặc các doanh nghiệp lớn có nhiều tài sản cố định sẽ có tác động ngược chiều với tỷ lệ đóng thuế TNDN. Hệ số hồi quy 0.102 cho thấy tỷ lệ đóng thuế sẽ tăng lên 0.102% ứng với mức tăng 1% của tỷ lệ của logarit tự nhiên của tài sản cố định trên logarit tự nhiên của tổng tài sản.