SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 5
Descargar para leer sin conexión
Nhóm dịch sách giáo dục
Chương 2: Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì ?
Tác giả: Laura L. Harris và Jill Clutter
Võ Thị Hà phỏng dịch, lược dịch, tổng hợp từ Quyển "Pharmacy Education - What matters in
learning and teaching" của Lynne M. Sylvia, Judith T. Barr
Nhóm dịch sách giáo dục: https://www.facebook.com/groups/739767406098392/
Giới thiệu
Trong chương 1, bạn đã được giới thiệu về mối liên hệ giữa dạy và học. Bạn biết rằng một
người thầy giỏi là người thầy tập trung vào việc học của sinh viên trước nhất. Chương này sẽ
giúp bạn hiểu và áp dụng của lý thuyết giáo dục về nhận thức (cognitive educational theories)
và phong cách học (learning style) vào các buổi học trong lớp, buổi thực hành hay đi lâm
sàng để tạo một môi trường học lấy trọng tâm là sinh viên.
Theo một ngôn ngữ đơn giản, có thể diễn giải sự khác nhau giữa giáo dục lấy người thầy làm
trọng tâm (educator-center education: ECE) và giáo dục lấy người học làm trọng tâm
(learner-center education: LCE) là sự chuyển dịch từ "dạy như thế nào" sang "làm thế nào để
thúc đẩy việc học". LCE được định nghĩa đơn giản là "một phương pháp giảng dạy mà trong
đó sinh viên ảnh hưởng đến nội dung, các hoạt động, tài liệu, phương tiện, và tốc độ của việc
học". Để thực hiện được điều này thì cần sự thay đổi về vai trò của người thầy và cân bằng
quyền lực (power balance) trong lớp học. Sinh viên sẽ cần có vai trò chủ động hơn trong việc
học của họ, tự chịu trách nhiệm về sự trưởng thành của mình. Người thầy bắt buộc phải hiểu
về sự phát triển nhận thức và phong cách học ưa thích của sinh viên để thiết kế việc dạy được
tốt hơn.
Dù mong muốn có sự phát triển nhận thức ở mức độ cao, nhưng cần hiểu rằng sự phát triển
nhận thức thấp ở sinh viên không đồng nghĩa là sinh viên đó thiếu thông minh. Điều này cũng
tương tự với phong cách học. Khả năng thông minh là điều gì đó mà người thầy không thể
thay đổi được; trong giáo dục, thông minh không phải là điều giáo dục tập trung vào. Thay
vào đó, giáo dục nên tập trung vào việc thách thức sinh viên phát triển các mức nhận thức cao
hơn cũng như khả năng sử dụng tất cả các phong cách học, và xem nó độc lập với sự thông
minh của sinh viên. Ví dụ, một trẻ nhỏ 5 tuổi vào mẫu giáo được đánh giá là rất thông minh
thông qua test về trí thông minh. Nhưng mức độ phát triển nhận thức và phong cách học thì
chưa trưởng thành, như trẻ không chịu thỏa hiệp, ngại thay đổi, vốn từ vựng hạn chế, không
có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Mục đích của giáo dục là thách thức đứa trẻ để nó
trở thành một sinh viên phát triển các kĩ năng như kĩ năng về thỏa hiệp, tính linh động, khả
năng giáo tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề. Để làm được điều này cần có hiểu biết về sự phát
triển nhận thức (cognitive development).
Chương này sẽ giới thiệu về các lý thuyết giúp bạn xây dựng một môi trường học lấy sinh
viên làm trọng tâm. Việc áp dụng các lý thuyết này vào thực tế là một công việc phức tạp. Và
mục đích của chúng tôi là muốn cung cấp cho các bạn một nền tảng kiến thức về các lý thuyết
để các bạn tự áp dụng cho mục đích riêng của mình.
Nhóm dịch sách giáo dục
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng miêu tả về các phạm vi của việc học (domains of learning) gồm
nhận thức (cognitive), vận động (psychomotor), và cảm xúc (affective). Hệ thống phân loại
của Boom (Boom's taxonomy) được giới thiệu như một dụng cụ để thiết kế việc học và đánh
giá theo mức độ khó tăng dần. Sau đó, chúng tôi sẽ giới thiệu hai lý thuyết về nhận thức được
dùng phổ biến là "Sơ đồ của Perry về phát triển đạo đức và thông minh" (Perry's Schemes of
Intellectual and Ethical Development) và "Mô hình nhận định phản tỉnh của Kitchner và
King" (Kitchner and King's Reflective Judgment Model). Chúng ta cùng tìm hiểu các phong
cách học theo "Các phong cách học của Felder và của dược sĩ Austin (Felder's Dimensions of
Learning Style and Austin's Pharmacists' Inventory of Learning Styles) và các ảnh hưởng của
chúng lên việc học. Và cuối cùng, chúng ta sẽ giới thiệu một mô hình tổng hợp tất cả các lý
thuyết đã giới thiệu trước đó. Mô hình tổng hợp này giúp đơn giản hóa việc xây dựng một
môi trường học lấy sinh viên làm trọng tâm.
Chương này nhằm cung cấp cho bạn những công cụ để trả lời các câu hỏi sau:
- Con người học về các lĩnh vực nhận thức, vận động, cảm xúc như thế nào ?
- Làm thế nào người thầy có thể áp dụng Hệ thống Bloom để phát triển một chiến thuật dạy
nhằm thúc đẩy việc học ?
- Những kĩ thuật dạy nào bạn có thể sử dụng để thách thức sinh viên trong các lĩnh vực nhận
thức, vận động và cảm xúc ?
- Những khuôn mẫu lý thuyết và phát kiến nào người thầy có thể sử dụng để thách thức sự
trưởng thành của sinh viên ?
- Những mô hình và công cụ lý thuyết nào người thầy có thể dùng để làm quen với các phong
cách học khác nhau?
- Sự khác nhau về thế hệ ảnh hưởng đến việc dạy và học như thế nào ?
- Làm sao bạn có thể áp dụng các khuôn mẫu và phát kiến khác nhau giới thiệu trong chương
này cho việc dạy của bạn ?
Giả định một tình huống như sau: Bạn vừa được nhận làm giảng viên của một khoa dược lâm
sàng, của một trường đại học dược. Và trong tuần đầu tiên làm việc bạn nghe đến các thuật
ngữ sau từ các đồng nghiệp: sư phạm, các lĩnh vực học, chiến thuật đánh giá...Và bạn nhận ra
có rất nhiều thứ bạn không biết và cần phải học. Nhưng bạn nên bắt đầu học từ đâu ? Làm sao
bạn có thể dạy người khác cách học khi mà bạn không biết gì về việc học ?
Việc học gồm những lĩnh vực nào ? (domains of learning)
Trong chương 1, việc học được miêu tả như vừa là một quá trình (process) vừa là kết quả
(outcome). Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về việc xem việc học như một quá trình.
Chúng ta cần hiểu sinh viên học như thế nào và học có những lĩnh vực nào. Lý thuyết giáo
dục kiến tạo (constructivism) ủng hộ ý kiến rằng việc học là một quá trình bên trong (internal
process) mà mỗi cá nhân phát triển các kết nối trí tuệ (mental scaffolding) để từ đó xây dựng
một kiến thức mới (new knowledge). Dựa trên lý thuyết này, việc học không đạt được thông
Nhóm dịch sách giáo dục
qua việc truyền thụ kiến thức từ người thầy sang người học. Mà nó đạt được thông qua một
quá trình tiếp thu phức tạp trong đó người học dùng các nhận thức, ý tưởng, hiểu biết đã biết
trước đó dựa trên kinh nghiệm sống kết hợp với các thông tin mới thu nhận qua việc học để
xây dựng kiến thức mới (Hình 2.1).
Hình 2.1. Ảnh hưởng lên việc học
Năm 1956, Bloom đã đề ra 3 lĩnh vực của việc học: nhận thức (cognitive), vận động
(psychomotor), và cảm xúc (affective). Bloom dã đưa ra một sự phân loại chi tiết (taxonomy)
các lĩnh vực học theo 3 nhóm lớn này. Phân loại này phân chia theo mức độ tăng dần về sự
phức tạp trong mỗi lĩnh vực học (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Ba lĩnh vực học
Độ khó Nhận thức Vận động Cảm xúc
1 Nhớ
(nhớ lại, nhận biết)
Bắt chước
(Mô hình hóa)
Ghi nhận
(nghe, hỏi, đáp lại)
2 Hiểu
(Diễn giải, giải thích)
Thao tác
(Thực hành, dạy
nghề)
Trả lời
(Tham gia)
3 Ứng dụng
(Thực hiện , tiến hành)
Chính xác
(Thành thạo dần)
Xác định giá trị
(Chia sẽ niềm tin)
4 Phân tích
(Tổ chức, phân bố)
Phối hợp
(Phối hợp các kĩ
năng)
Tổ chức hóa
(đạo đức nghề
nghiệp)
5 Tạo
(Tạo ra, lên kết hoạch)
Tự nhiên hóa
(Thực hiện kĩ năng
một cách tự nhiên, vô
thức)
Giá trị nội tại
(tự lực, tinh thần hợp
tác)
6 Đánh giá
(Bình luận)
Ngày nay, nhiều người thầy dùng hệ thống phân loại này để đề ra mục tiêu của việc học và
những năng lực giáo dục đòi hỏi để có thể hành nghề sau khi sinh viên ra trường.
Lĩnh vực nhận thức liên quan đến việc đạt được kiến thức và những kĩ năng trí tuệ. Lĩnh vực
nhận thức gồm có 6 mức độ theo độ khó tăng dần: (1) ghi nhớ những thông tin mới, (2) hiểu
và diễn giải những thông tin mới, (3) ứng dụng thông tin mới vào một tình huống cụ thể, (4)
phân tích hoặc tổ chức thông tin mới dưới dạng có thể sử dụng được, (5) tạo hoặc lên kế
Học thông qua
thực nghiệm
Kinh nghiệm cá nhân
Kinh nghiệm lâm sàng Lớp học/phòng thí nghiệm
Nhóm dịch sách giáo dục
hoạch dựa trên những thông tin mới, (6) đánh giá, bình luận thông tin mới dựa trên bằng
chứng.
Lĩnh vực vận động liên quan đến kĩ năng thao tác. Chúng bao gồm 5 mức độ theo thứ tự tăng
dần: (1) bắt chước, mô phỏng lại kĩ năng mới, (2) thao tác, thực hành kĩ năng mới, (3) đạt
được sự chính xác và thuần thục không ngừng kĩ năng mới, (4) phối hợp kĩ năng mới với các
kĩ năng cũ, (5) dùng kĩ năng mới thuần thục một cách vô thức.
Lĩnh vực cảm xúc bao gồm 5 mức độ liên quan đến thái độ, giá trị, niềm tin của người học,
gồm: (1) ghi nhận, lắng nghe, và đặt câu hỏi về thông tin mới, (2) phản hồi và tham gia vào
việc dùng các thông tin mới, (3) đề cao giá trị của thông tin mới và bắt đầu xây dựng quan
điểm, niềm tin cá nhân từ thông tin mới, (4) tổ chức các giá trị và niềm tin thành một hệ thống
giá trị, niềm tin, (5) chuyển hóa thông tin mới thành giá trị và niềm tin cá nhân. Thường trong
giảng dạy, người thầy thường bỏ quên lĩnh vực này, nhưng lĩnh vực cảm xúc là lĩnh vực quan
trọng nhất của việc học bởi vì lĩnh vực này khuyến khích sinh viên trở thành một người hành
nghề luôn suy nghĩ phản tỉnh chính mình về giá trị, niềm tin nghề nghiệp (reflective
practionner).
Table 2.2. Ứng dụng các lĩnh vực học vào việc dạy sinh viên về đánh giá huyết áp
Nhận thức Vận động Cảm xúc
1. Định nghĩa huyết áp bình
thường
1. Hướng dẫn bệnh nhân
ngồi để việc đo huyết áp
được chính xác
1. Tự giới thiệu bản thân với
bệnh nhân
2. So sánh các loại huyết áp
bất thường
2. Đặt ống nghe, dây quánh
quanh tay bệnh nhân tích hợp
2. Xác định xem bệnh nhân
có câu hỏi nào không và có
hiểu về quá trình đo
3. Xác định huyết áp mục
tiêu ở bệnh nhân bình
thường, bệnh nhân đái tháo
đường, bệnh tim, bệnh thận
3. Chọn vị trí đặt dây quánh
quanh tay ở vị trí thích hợp
đối với trẻ em, người bình
thường, người béo phì.
3. Giải thích quá trình đo cho
bệnh nhân
4. Liệt kê các yếu tố ảnh
hưởng đến việc đo lường
huyết áp
4. Thể hiện sự đồng cảm, tôn
trọng bệnh nhân.
5. Xác định số lần đo huyết
áp cần thực hiện để việc đánh
giá được chính xác
Ứng dụng Hệ thống phân loại của Bloom vào việc dạy lấy sinh viên làm trọng tâm
- Có thể áp dụng Hệ thống phân loại của Bloom để thiết kế mục tiêu bài học, mục tiêu môn
học, hay mục tiêu của cả khóa đào tạo sinh viên. Theo logic, thì nên đi từ trên xuống, tức xác
định các lĩnh vực nhận thức, vận động và cảm xúc cần đạt được để sinh viên sau khi ra trường
có thể hành nghề được; từ đó đựa trên các yêu cầu này để thiết kế mục tiêu của các năm học,
các môn học, các bài học.
- Thông thường, việc xác định mục tiêu lần lượt trong các năm học cũng đi theo mức độ khó
tăng dần như những năm đầu thì chú trọng đến khả năng ghi nhớ, hiểu (nhận thức), bắt
Nhóm dịch sách giáo dục
chước, thực hành (vận động); ghi nhận, lắng nghe, đặt câu hỏi (cảm xúc). Đến các năm cao
hơn thì đòi hỏi sinh viên mức độ cao hơn như áp dụng, tổng hợp, đánh giá (nhận thức); phối
hợp, thuần thục (vận động); có giá trị, niềm tin nghề nghiệp của riêng mình (cảm xúc). Điều
này cũng đúng cho việc thiết kế nội dung hay tiến hành của một bài học hay môn học: ví dụ,
phần đầu thường tập trung cung cấp kiến thức, thông tin; đến phần cuối của bài học thì yêu
cầu sinh viên tổng hợp, đánh giá, áp dụng, bình luận.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Nguyễn Bá Quý
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapLe Hang
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Học Tập Long An
 
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thôngTình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thôngjackjohn45
 
Giảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active trainingGiảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active trainingphongnq
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocTrung Huynh
 
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PT
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PTPhương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PT
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PTlethi-thanhthuy
 
Dạy học vi mô
Dạy học vi môDạy học vi mô
Dạy học vi môvvob
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Minh Nguyen A
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Longthaihoc2202
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại hieu anh
 
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botTap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botVũ Bích Nguyệt
 
Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "
Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "
Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "Nguyễn Bá Quý
 
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

La actualidad más candente (20)

Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
 
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thôngTình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
 
Giảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active trainingGiảng dạy tích cực - Active training
Giảng dạy tích cực - Active training
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hoc
 
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PT
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PTPhương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PT
Phương pháp GD KNS cho học sinh trong nhà trường PT
 
Dạy học vi mô
Dạy học vi môDạy học vi mô
Dạy học vi mô
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)
 
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức LongĐồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
Đồ án lý thuyết phương pháp dạy học tin học thầy Lê Đức Long
 
Chu de 2
Chu de 2Chu de 2
Chu de 2
 
Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhómPhương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm
 
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM  môn Lí luận dạy học hiện đại
BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM môn Lí luận dạy học hiện đại
 
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botTap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
 
Pp2 co hien
Pp2 co hienPp2 co hien
Pp2 co hien
 
Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "
Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "
Bài học " QUẢN TRỊ NĂNG LƯỢNG TOÀN DIỆN "
 
Bai tap 01
Bai tap 01Bai tap 01
Bai tap 01
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
Đề tài: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tậ...
 

Similar a Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì

Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Võ Linh
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcVõ Linh
 
tự nghiên cứu
tự nghiên cứutự nghiên cứu
tự nghiên cứuBe Love
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Nguyễn Bá Quý
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuHoai Bao
 
3. n i dung d tài
3. n i dung d  tài3. n i dung d  tài
3. n i dung d tàiVinh Hà
 
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập  _Võ Tâm LongAssignment 01 ôn tập  _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm LongVõ Tâm Long
 
Sotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaSotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaVu Han
 
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptxLy luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptxTrnMinhTuyn1
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangLenam711.tk@gmail.com
 
Chien Luoc Su Pham Thanh Cong
Chien Luoc Su Pham Thanh CongChien Luoc Su Pham Thanh Cong
Chien Luoc Su Pham Thanh CongNguyen Chien
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO nataliej4
 

Similar a Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì (20)

Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAYĐề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
 
Nhom09
Nhom09Nhom09
Nhom09
 
tự nghiên cứu
tự nghiên cứutự nghiên cứu
tự nghiên cứu
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
 
Doanlythuyet
DoanlythuyetDoanlythuyet
Doanlythuyet
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
 
3. n i dung d tài
3. n i dung d  tài3. n i dung d  tài
3. n i dung d tài
 
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập  _Võ Tâm LongAssignment 01 ôn tập  _Võ Tâm Long
Assignment 01 ôn tập _Võ Tâm Long
 
Sotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgiaSotay p pgiangdayvadanhgia
Sotay p pgiangdayvadanhgia
 
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptxLy luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
Ly luan DH DH - Bui Thi Loan.pptx
 
Bt1 on tap
Bt1 on tapBt1 on tap
Bt1 on tap
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
 
Lldht3 k37103063 congnhieu
Lldht3 k37103063 congnhieuLldht3 k37103063 congnhieu
Lldht3 k37103063 congnhieu
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Chien Luoc Su Pham Thanh Cong
Chien Luoc Su Pham Thanh CongChien Luoc Su Pham Thanh Cong
Chien Luoc Su Pham Thanh Cong
 
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN  - TẢI FREE ZALO: 0...
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN   - TẢI FREE ZALO: 0...HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN   - TẢI FREE ZALO: 0...
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN TRIẾT HỌC CHO SINH VIÊN  - TẢI FREE ZALO: 0...
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
 

Más de HA VO THI

Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication reviewDevelopment and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication reviewHA VO THI
 
Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ HA VO THI
 
Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo HA VO THI
 
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)HA VO THI
 
English for pharmacist
English for pharmacistEnglish for pharmacist
English for pharmacistHA VO THI
 
Độc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thưĐộc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thưHA VO THI
 
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thưQuản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thưHA VO THI
 
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2HA VO THI
 
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English versionHA VO THI
 
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English versionHA VO THI
 
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English versionHA VO THI
 
Quản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinhQuản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinhHA VO THI
 
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue CityPoster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue CityHA VO THI
 
Poster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication reviewPoster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication reviewHA VO THI
 
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại HuếThông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại HuếHA VO THI
 
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010HA VO THI
 
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”HA VO THI
 
Bảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵBảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵHA VO THI
 
Bảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinhBảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinhHA VO THI
 
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017HA VO THI
 

Más de HA VO THI (20)

Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication reviewDevelopment and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
 
Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ
 
Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo
 
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
 
English for pharmacist
English for pharmacistEnglish for pharmacist
English for pharmacist
 
Độc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thưĐộc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thư
 
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thưQuản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thư
 
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
 
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
 
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
 
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
 
Quản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinhQuản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinh
 
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue CityPoster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
 
Poster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication reviewPoster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication review
 
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại HuếThông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
 
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
 
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
 
Bảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵBảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵ
 
Bảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinhBảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinh
 
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
 

Último

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 

Último (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì

  • 1. Nhóm dịch sách giáo dục Chương 2: Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì ? Tác giả: Laura L. Harris và Jill Clutter Võ Thị Hà phỏng dịch, lược dịch, tổng hợp từ Quyển "Pharmacy Education - What matters in learning and teaching" của Lynne M. Sylvia, Judith T. Barr Nhóm dịch sách giáo dục: https://www.facebook.com/groups/739767406098392/ Giới thiệu Trong chương 1, bạn đã được giới thiệu về mối liên hệ giữa dạy và học. Bạn biết rằng một người thầy giỏi là người thầy tập trung vào việc học của sinh viên trước nhất. Chương này sẽ giúp bạn hiểu và áp dụng của lý thuyết giáo dục về nhận thức (cognitive educational theories) và phong cách học (learning style) vào các buổi học trong lớp, buổi thực hành hay đi lâm sàng để tạo một môi trường học lấy trọng tâm là sinh viên. Theo một ngôn ngữ đơn giản, có thể diễn giải sự khác nhau giữa giáo dục lấy người thầy làm trọng tâm (educator-center education: ECE) và giáo dục lấy người học làm trọng tâm (learner-center education: LCE) là sự chuyển dịch từ "dạy như thế nào" sang "làm thế nào để thúc đẩy việc học". LCE được định nghĩa đơn giản là "một phương pháp giảng dạy mà trong đó sinh viên ảnh hưởng đến nội dung, các hoạt động, tài liệu, phương tiện, và tốc độ của việc học". Để thực hiện được điều này thì cần sự thay đổi về vai trò của người thầy và cân bằng quyền lực (power balance) trong lớp học. Sinh viên sẽ cần có vai trò chủ động hơn trong việc học của họ, tự chịu trách nhiệm về sự trưởng thành của mình. Người thầy bắt buộc phải hiểu về sự phát triển nhận thức và phong cách học ưa thích của sinh viên để thiết kế việc dạy được tốt hơn. Dù mong muốn có sự phát triển nhận thức ở mức độ cao, nhưng cần hiểu rằng sự phát triển nhận thức thấp ở sinh viên không đồng nghĩa là sinh viên đó thiếu thông minh. Điều này cũng tương tự với phong cách học. Khả năng thông minh là điều gì đó mà người thầy không thể thay đổi được; trong giáo dục, thông minh không phải là điều giáo dục tập trung vào. Thay vào đó, giáo dục nên tập trung vào việc thách thức sinh viên phát triển các mức nhận thức cao hơn cũng như khả năng sử dụng tất cả các phong cách học, và xem nó độc lập với sự thông minh của sinh viên. Ví dụ, một trẻ nhỏ 5 tuổi vào mẫu giáo được đánh giá là rất thông minh thông qua test về trí thông minh. Nhưng mức độ phát triển nhận thức và phong cách học thì chưa trưởng thành, như trẻ không chịu thỏa hiệp, ngại thay đổi, vốn từ vựng hạn chế, không có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Mục đích của giáo dục là thách thức đứa trẻ để nó trở thành một sinh viên phát triển các kĩ năng như kĩ năng về thỏa hiệp, tính linh động, khả năng giáo tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề. Để làm được điều này cần có hiểu biết về sự phát triển nhận thức (cognitive development). Chương này sẽ giới thiệu về các lý thuyết giúp bạn xây dựng một môi trường học lấy sinh viên làm trọng tâm. Việc áp dụng các lý thuyết này vào thực tế là một công việc phức tạp. Và mục đích của chúng tôi là muốn cung cấp cho các bạn một nền tảng kiến thức về các lý thuyết để các bạn tự áp dụng cho mục đích riêng của mình.
  • 2. Nhóm dịch sách giáo dục Chúng ta sẽ bắt đầu bằng miêu tả về các phạm vi của việc học (domains of learning) gồm nhận thức (cognitive), vận động (psychomotor), và cảm xúc (affective). Hệ thống phân loại của Boom (Boom's taxonomy) được giới thiệu như một dụng cụ để thiết kế việc học và đánh giá theo mức độ khó tăng dần. Sau đó, chúng tôi sẽ giới thiệu hai lý thuyết về nhận thức được dùng phổ biến là "Sơ đồ của Perry về phát triển đạo đức và thông minh" (Perry's Schemes of Intellectual and Ethical Development) và "Mô hình nhận định phản tỉnh của Kitchner và King" (Kitchner and King's Reflective Judgment Model). Chúng ta cùng tìm hiểu các phong cách học theo "Các phong cách học của Felder và của dược sĩ Austin (Felder's Dimensions of Learning Style and Austin's Pharmacists' Inventory of Learning Styles) và các ảnh hưởng của chúng lên việc học. Và cuối cùng, chúng ta sẽ giới thiệu một mô hình tổng hợp tất cả các lý thuyết đã giới thiệu trước đó. Mô hình tổng hợp này giúp đơn giản hóa việc xây dựng một môi trường học lấy sinh viên làm trọng tâm. Chương này nhằm cung cấp cho bạn những công cụ để trả lời các câu hỏi sau: - Con người học về các lĩnh vực nhận thức, vận động, cảm xúc như thế nào ? - Làm thế nào người thầy có thể áp dụng Hệ thống Bloom để phát triển một chiến thuật dạy nhằm thúc đẩy việc học ? - Những kĩ thuật dạy nào bạn có thể sử dụng để thách thức sinh viên trong các lĩnh vực nhận thức, vận động và cảm xúc ? - Những khuôn mẫu lý thuyết và phát kiến nào người thầy có thể sử dụng để thách thức sự trưởng thành của sinh viên ? - Những mô hình và công cụ lý thuyết nào người thầy có thể dùng để làm quen với các phong cách học khác nhau? - Sự khác nhau về thế hệ ảnh hưởng đến việc dạy và học như thế nào ? - Làm sao bạn có thể áp dụng các khuôn mẫu và phát kiến khác nhau giới thiệu trong chương này cho việc dạy của bạn ? Giả định một tình huống như sau: Bạn vừa được nhận làm giảng viên của một khoa dược lâm sàng, của một trường đại học dược. Và trong tuần đầu tiên làm việc bạn nghe đến các thuật ngữ sau từ các đồng nghiệp: sư phạm, các lĩnh vực học, chiến thuật đánh giá...Và bạn nhận ra có rất nhiều thứ bạn không biết và cần phải học. Nhưng bạn nên bắt đầu học từ đâu ? Làm sao bạn có thể dạy người khác cách học khi mà bạn không biết gì về việc học ? Việc học gồm những lĩnh vực nào ? (domains of learning) Trong chương 1, việc học được miêu tả như vừa là một quá trình (process) vừa là kết quả (outcome). Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về việc xem việc học như một quá trình. Chúng ta cần hiểu sinh viên học như thế nào và học có những lĩnh vực nào. Lý thuyết giáo dục kiến tạo (constructivism) ủng hộ ý kiến rằng việc học là một quá trình bên trong (internal process) mà mỗi cá nhân phát triển các kết nối trí tuệ (mental scaffolding) để từ đó xây dựng một kiến thức mới (new knowledge). Dựa trên lý thuyết này, việc học không đạt được thông
  • 3. Nhóm dịch sách giáo dục qua việc truyền thụ kiến thức từ người thầy sang người học. Mà nó đạt được thông qua một quá trình tiếp thu phức tạp trong đó người học dùng các nhận thức, ý tưởng, hiểu biết đã biết trước đó dựa trên kinh nghiệm sống kết hợp với các thông tin mới thu nhận qua việc học để xây dựng kiến thức mới (Hình 2.1). Hình 2.1. Ảnh hưởng lên việc học Năm 1956, Bloom đã đề ra 3 lĩnh vực của việc học: nhận thức (cognitive), vận động (psychomotor), và cảm xúc (affective). Bloom dã đưa ra một sự phân loại chi tiết (taxonomy) các lĩnh vực học theo 3 nhóm lớn này. Phân loại này phân chia theo mức độ tăng dần về sự phức tạp trong mỗi lĩnh vực học (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Ba lĩnh vực học Độ khó Nhận thức Vận động Cảm xúc 1 Nhớ (nhớ lại, nhận biết) Bắt chước (Mô hình hóa) Ghi nhận (nghe, hỏi, đáp lại) 2 Hiểu (Diễn giải, giải thích) Thao tác (Thực hành, dạy nghề) Trả lời (Tham gia) 3 Ứng dụng (Thực hiện , tiến hành) Chính xác (Thành thạo dần) Xác định giá trị (Chia sẽ niềm tin) 4 Phân tích (Tổ chức, phân bố) Phối hợp (Phối hợp các kĩ năng) Tổ chức hóa (đạo đức nghề nghiệp) 5 Tạo (Tạo ra, lên kết hoạch) Tự nhiên hóa (Thực hiện kĩ năng một cách tự nhiên, vô thức) Giá trị nội tại (tự lực, tinh thần hợp tác) 6 Đánh giá (Bình luận) Ngày nay, nhiều người thầy dùng hệ thống phân loại này để đề ra mục tiêu của việc học và những năng lực giáo dục đòi hỏi để có thể hành nghề sau khi sinh viên ra trường. Lĩnh vực nhận thức liên quan đến việc đạt được kiến thức và những kĩ năng trí tuệ. Lĩnh vực nhận thức gồm có 6 mức độ theo độ khó tăng dần: (1) ghi nhớ những thông tin mới, (2) hiểu và diễn giải những thông tin mới, (3) ứng dụng thông tin mới vào một tình huống cụ thể, (4) phân tích hoặc tổ chức thông tin mới dưới dạng có thể sử dụng được, (5) tạo hoặc lên kế Học thông qua thực nghiệm Kinh nghiệm cá nhân Kinh nghiệm lâm sàng Lớp học/phòng thí nghiệm
  • 4. Nhóm dịch sách giáo dục hoạch dựa trên những thông tin mới, (6) đánh giá, bình luận thông tin mới dựa trên bằng chứng. Lĩnh vực vận động liên quan đến kĩ năng thao tác. Chúng bao gồm 5 mức độ theo thứ tự tăng dần: (1) bắt chước, mô phỏng lại kĩ năng mới, (2) thao tác, thực hành kĩ năng mới, (3) đạt được sự chính xác và thuần thục không ngừng kĩ năng mới, (4) phối hợp kĩ năng mới với các kĩ năng cũ, (5) dùng kĩ năng mới thuần thục một cách vô thức. Lĩnh vực cảm xúc bao gồm 5 mức độ liên quan đến thái độ, giá trị, niềm tin của người học, gồm: (1) ghi nhận, lắng nghe, và đặt câu hỏi về thông tin mới, (2) phản hồi và tham gia vào việc dùng các thông tin mới, (3) đề cao giá trị của thông tin mới và bắt đầu xây dựng quan điểm, niềm tin cá nhân từ thông tin mới, (4) tổ chức các giá trị và niềm tin thành một hệ thống giá trị, niềm tin, (5) chuyển hóa thông tin mới thành giá trị và niềm tin cá nhân. Thường trong giảng dạy, người thầy thường bỏ quên lĩnh vực này, nhưng lĩnh vực cảm xúc là lĩnh vực quan trọng nhất của việc học bởi vì lĩnh vực này khuyến khích sinh viên trở thành một người hành nghề luôn suy nghĩ phản tỉnh chính mình về giá trị, niềm tin nghề nghiệp (reflective practionner). Table 2.2. Ứng dụng các lĩnh vực học vào việc dạy sinh viên về đánh giá huyết áp Nhận thức Vận động Cảm xúc 1. Định nghĩa huyết áp bình thường 1. Hướng dẫn bệnh nhân ngồi để việc đo huyết áp được chính xác 1. Tự giới thiệu bản thân với bệnh nhân 2. So sánh các loại huyết áp bất thường 2. Đặt ống nghe, dây quánh quanh tay bệnh nhân tích hợp 2. Xác định xem bệnh nhân có câu hỏi nào không và có hiểu về quá trình đo 3. Xác định huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân bình thường, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh tim, bệnh thận 3. Chọn vị trí đặt dây quánh quanh tay ở vị trí thích hợp đối với trẻ em, người bình thường, người béo phì. 3. Giải thích quá trình đo cho bệnh nhân 4. Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến việc đo lường huyết áp 4. Thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng bệnh nhân. 5. Xác định số lần đo huyết áp cần thực hiện để việc đánh giá được chính xác Ứng dụng Hệ thống phân loại của Bloom vào việc dạy lấy sinh viên làm trọng tâm - Có thể áp dụng Hệ thống phân loại của Bloom để thiết kế mục tiêu bài học, mục tiêu môn học, hay mục tiêu của cả khóa đào tạo sinh viên. Theo logic, thì nên đi từ trên xuống, tức xác định các lĩnh vực nhận thức, vận động và cảm xúc cần đạt được để sinh viên sau khi ra trường có thể hành nghề được; từ đó đựa trên các yêu cầu này để thiết kế mục tiêu của các năm học, các môn học, các bài học. - Thông thường, việc xác định mục tiêu lần lượt trong các năm học cũng đi theo mức độ khó tăng dần như những năm đầu thì chú trọng đến khả năng ghi nhớ, hiểu (nhận thức), bắt
  • 5. Nhóm dịch sách giáo dục chước, thực hành (vận động); ghi nhận, lắng nghe, đặt câu hỏi (cảm xúc). Đến các năm cao hơn thì đòi hỏi sinh viên mức độ cao hơn như áp dụng, tổng hợp, đánh giá (nhận thức); phối hợp, thuần thục (vận động); có giá trị, niềm tin nghề nghiệp của riêng mình (cảm xúc). Điều này cũng đúng cho việc thiết kế nội dung hay tiến hành của một bài học hay môn học: ví dụ, phần đầu thường tập trung cung cấp kiến thức, thông tin; đến phần cuối của bài học thì yêu cầu sinh viên tổng hợp, đánh giá, áp dụng, bình luận.