SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 20
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học đọc hiểu
văn bản” Chí Phèo”- Nam Cao ( Ngữ Văn 11, tập 1)
theo phong cách học tập
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hoàng Phượng
Sinh viên thực hiện khóa luận: Ngô Phương Thảo
Hà Nội – 2020
2
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Ban
giám hiệu, cùng các Thầy, Cô và cán bộ các Phòng – Ban Trường Đại học Giáo
dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Hoàng
Phượng, giảng viên khoa sư phạm, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên, khuyến khích và dành những tình
cảm tốt đẹp cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và đội ngũ
giáo viên trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội đã tạo điều kiện về thời gian, vật
chất tinh thần cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng hết lòng biết ơn sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của gia đình, người
thân, bạn bè để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù gặp đã có nhiều cố gắng song khóa luận tốt nghiệp không thể tránh
khỏi những hạn chế và sai sót. Do đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp, nhận xét và phản biện từ quý thầy cô và các bạn.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe!
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2020
Sinh viên thực hiện
3
Ngô Phương Thảo
Mở đầu
1. Lý do chọn dề tài
Cùng với bước chuyển của thế giới sang cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, nền giáo dục của các quốc gia cũng bước vào một giai đoạn mới gọi là
giáo dục 4.0. Đó là nền giáo dục mà con người, máy móc, sự vật được kết nối để
tạo ra một môi trường học tập được cá thể hóa- mỗi người học sẽ tự lựa chọn
cách học của bản thân theo một phong cách thích nghi khác nhau.
Ngày 26/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành “Chương
trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn”. Chương trình Ngữ văn mới này được
biên soạn theo yêu cầu “đổimới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”, đáp
ứng yêu cầu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực
cần thiết của người công dân trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công
nghiệp 4.0 như Chương trình tổng thể đã đặt ra. Yêu cầu bao trùm lên tất cả các
khâu của quá trình dạy học Ngữ văn là tập trung vào việc hình thành và phát
triển năng lực (chung và đặc thù) cho học sinh, với định hướng dạy học phân
hóa, cá nhân hóa, tíchcực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Dạy học theo phong cáchhọc tập là dạy học dựa trên những khác biệt về năng
lực, sở trường, về thái độ, động cơ, sự hứng thú, phương thức học được ưa thích
và các điều kiện học tập,...củangười học nhằm tăng cường tính tương tác và
phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực của học sinh trong học tập, tạo thuận
lợi để phát triển năng lực đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình dạy học.
Hiện nay, một thực trạng phổ biến là khá nhiều học sinh không có hứng thú
và cảm thấy nhàm chán, bị thụ động trong giờ học văn. Dạy văn trong nhà trường
4
phổ thông đang là một thử thách lớn với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho
hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề
lớn. Phần lớn việc học sinh không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do, tuy
nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là văn học giờ đang mất vị thế bởi xã
hội hiện đại hóa. Học sinh không còn muốn bị động tiếp nhân kiến thức bằng
những hình thức truyền giảng thuần túy. Sử dụng các biện pháp dạy học tích cực
vừa tạo sự hứng thú trong tiếp nhận, sự say mê môn học vừa phát huy được tính
chủ động, sáng tạo của học sinh... Việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế
các nội dung, hoạt động dạy học theo phong cách học tập sẽ tạo cơ hội cho người
học phát huy hết những sở trường của bản thân, tăng tính chủ động, sáng tạo trong
môn học, từ đó tạo ra một môi trường học tập linh hoạt, năng động và hiệu quả.
Ở các trường phổ thông, bộ môn ngữ văn được dạy trong trường trình chỉ
mới dừng lại ở mức vận dụng, chưa thực sự trở thành một bộ môn giúp học sinh
sáng tạo. Trong khi đó, học văn có thể có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình
nghệ thuật và nghề nghiệp khác nhau qua các ứng dụng công nghệ dạy học tạo
hứng thú… Vậy, để đáp ứng nhu cầu của người học trong một xã hội hiện đại,
người dạy văn cần mở rộng biên độ giao tiếp trong quá trình dạy và học nhằm tạo
tiền đề và cơ hội trải nghiệm cho học sinh tìm thấy và khẳng định năng lực bản
thân.
Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ và sự
quan tâm của người học đối với môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên,
hiện nay, với áp lực nặng nề của kì thi THPT Quốc Gia, tại các trường trung học
phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học không thi
Đại học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất
nhiều cho quá trình dạy học trên lớp và sự hưng phấn của giáo viên trong quá trình
dạy học, dẫn đến hiện tượng một bộ phận lớn học sinh rơi vào tình trạng “mất kiến
5
thức cơ bản về Ngữ văn ngay khi đang học Ngữ văn. Mặt khác, phải thừa nhận
rằng học sinh ngày nay rất nhanh nhẹn, sáng tạo, đầy ắp ý tưởng, không ngại thể
hiện bản thân. Vậy, làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh sao cho phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh,
điều kiện của từng lớp học và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả
năng làm việc nhóm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn… nhằm đem lại
niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh?
Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và định hướng quá trình học tập của học
sinh, hơn ai hết, việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực
sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm
vụ quan trọng đối với mỗi người giáo viên đứng lớp. Xuất
phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm
hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình
thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới những
phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống chúng tôi mạnh dạn xin được đề xuất
ý tưởng nghiên cứu về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu
học đọc hiểu văn bản “ Chí Phèo” – Nam Cao ( NgữVăn 11, tập 1) theo phong
cách học tập)
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Thànhtựu nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề đọc hiểu văn bản trên thế giới đã có từ lâu và đạt được nhiều thành
tựu; nhiều định hướng và đề xuất quan trọng của các công trình nghiên cứu rất có ý
nghĩa đối với những nhiện vụ nghiên cứu mà đề tài khoá luận đã đặt ra. Đã có rất
nhiều khoá luận nêu về vấn đề đọc hiểu VB, vì thế ở đây tôi chỉ nêu một số nét
khái quát.
6
Có thể dẫn ra một số công trình nghiên cứu vềđọc hiểu tổng quát như bốn
tập của cuốn Handbook of Reading Research được P. David Pearson và các cộng
sự biên tập gồm: tập 1 (NXB Psychology Press, 1984); tập 2 (NXB Psychology
Press, 1996) ; tập 3 (NXB Lawrence Erlbaum Associates, 2000); tập 4 (NXB
Taylor & Francis, 2010). Xem xét qua bộ sách này có thể thấy sự phong phú của
vấn đề nghiên cứu đọc hiểu. Ngoài ra còn rất nhiều những trang web, những hiệp
hội, 11 những tổ chức tầm quốc gia, quốc tếcó liên quan trực tiếp tới đọc hiểu, hỗ
trợ đọc hiểu.
Ở các nước có nền giáo dục phát triển, đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Mĩ, Hàn
Quốc, Singapore… những công trình nghiên cứu về đọc hiểu đã được nghiên cứu
từ rất sớm và đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Trong quá trình thu thập tài
liệu, tôi đã tham khảo được nhiều tư liệu bổ ích để phục vụ cho khoá luận này.
Tuy nhiên, do mục đíchnghiên cứu và hạn chế về dung lượng của khoá luận nên
chúng tôi chỉ giới thiệu một số công trình có liên quan nhiều đến vấn nghiên cứu
của mình.
Vấn đề đọc hiểu trong nhà trường phổ thông Hoa Kỳ đã được nghiên cứu
một cách sâu rộng và khá toàn diện. Bài báo “Đọc đểhọc – những ảnh hưởng của
sự hướng dẫn chiến lược kết nối đốivới học sinh trung học” đăng trên tạp chí The
Journal of Educational Research, Bloomington 2004 của tác giả Miriam Alfassi là
một trong những tài liệu đó. Kết quả nghiên cứu dựa trên sự khảo sát và phân tích
số liệu thống kê tại trường trung học Midwest. Từ đó tác giả nhấn mạnh: để tham
gia vào một xã hội biết đọc, biết viết ngày nay, học sinh phải biết học từ việc đọc
để hiểu ý nghĩa của văn bản tác phẩm, biết đánh giá khách quan thông tin và ghi
nhớ nội dung, biết áp dụng kiến thức một cáchlinh hoạt, học sinh cần phải dựa vào
khả năng của mình để tự hiểu một bài văn và tiếp tục sử dụng thông tin ý nghĩa
tiếp nhận từ tác phẩm.
7
Đến nay, ở Mỹ các cuốn sách về đọc hiểu như Reading Comprehension
strategies của Danielle S. McNamara, Reading and Learning to Read (fifth edition)
của Jo Anne L. Vacca (và các tác giả khác), Literacy for the 21st Century A
Balanced Approachcủa Gail E. Tompkins, Readings for the 21st century (fifth
edition) của William Vesterman đang được coi là những tài liệu quý dành cho giới
nghiên cứu về ĐHVB.
Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức lần thứ tư tại Australia vào
năm 1978 về đọc hiểu đã thu hút được sự tham gia của hơn 700 nhà khoa học uy
tín trên thế giới. Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu tham dự hội thảo thì
khái niệm đọc hiểu không chỉ 12 bó hẹp trong phạm vi khoa học văn học mà còn
được vận dụng vào các lĩnh vực khoa học khác nằm trong chương trình giáo dục
phổ thông.
Để có cái nhìn tổng quan về các vấn đề đã và đang được nghiên cứu về đọc
hiểu là cơ sở cho những nghiên cứu của mình tôi dã đọc và tiếp thu các thành tựu
nghiên cứu nước ngoài còn từ con đường thông qua các kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả trong nước, đặc biệt một số nội dung có tính chất tổng thuật như
“Lịch sử nghiên cứu vấn đề đọc hiểu” của Nguyễn Thanh Hùng ; “Lịch sử nghiên
cứu và quan niệm về đọc hiểu văn bản” của Phạm Thị Thu Hương và một số tác
giả khác.
Có thể nêu lên một số nhận xét khái quát về kết quả nghiên cứu đọc hiểu mà
các tác giả đã đề cấp đến như sau:
a) Đọc hiểu là một yêu cầu hết sức quan trọng đốivới người HS nói riêng và
người lao động mới nói chung; một năng lực chung (cốtlõi) quan trọng cần có ở
tất cả người và là một trong những cơ sở, nền tảng giúp cho việc học suốt đời.
b) Các nghiên cứu đều khẳng định hành động đọc là một quá trình linh hoạt,
phức tạp; “hiểu” là một kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố; không chỉ là kết quả
8
đọc khách quan từ VB và các yếu tố của VB mà còncó vai trò chủ quan “kiến tạo”
của người đọc dựa trên VB.
c) Để đọc hiểu tốt, có hiệu quả, người đọc cần được trang bị rất nhiều hành
trang, trong đó tri thức nền và các chiến thuật đọc hiểu VB có một vai trò hết sức
quan trọng. Những tri thức này sẽ quyết định kết quả đọc hiểu xét từ góc độ người
đọc với tư cách là người “kiến tạo” ý nghĩa VB dựa trên những hiểu biết và kinh
nghiệm vốn có của mình.
d) Ngoài ra các nghiên cứu về đọc cũng ngày càng quan tâm đến “bốicảnh
đọc”;tức là xem xét việc đọc trong mối quan hệ với năng lực sử dụng ngôn ngữ
của người đọc và nhiều yếu tố ngoại cảnh khác ( bốicảnh kinh tế- chính trị, tâm
thế -tâm lý xã hội, ý thức và trình độ của cộng đồng đọc…)
Trên đây là những điểm khái quát quan trọng được rút ra từ việc khảo sát
các nghiên cứu về đọc hiểu qua các công trình nước ngoài.
2.2. Thànhtựu nghiên cứu ở Việt Nam
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới, các nhà khoa học
trong nước cũng dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và giới thiệu lí thuyết tiếp
nhận về Việt Nam, trong đó có rất nhiều cuốn sách chuyên luận, các bài báo, luận
án, luận văn nghiên cứu sâu về vấn đề đọc hiểu văn bản.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng, từ những thập
niên 70 của thể kỉ XX, vấn đề đọc hiểu đã được các nhà nghiên cứu ở Đức đưa ra
bàn luận. Tác giả A. Brown, A Pugh, M. Adams, K.Goodman,… đã bàn bạc về
hoạt động đọc văn bản, phương pháp đọc diễn cảm văn bản và các phản ứng tâm lí
của conngười trong quá trình đọc văn bản. Đến những năm 80 rất nhiều công trình
nghiên cứu về đọc hiểu được ra mắt công chúng nhằm mục đíchgiải quyết mối
quan hệ giữa văn học với chương trình ngữ văn cải cách đồng thời tìm ra những
giải pháp tốt nhất để làm thay đổidiện mạo và chất lượng dạy học Ngữ văn trong
Nhà trường trung học. Đến năm 2002 – 2003 một công trình nghiên cứu về đọc
9
hiểu của tập thể tác giả có uy tín như Erich Schon, Ursula Christmann, Norbert
Groeben… được xuất bản. Với nhiều vấn đề được giải quyết: tâm lí học của việc
đọc;xã hội học, giảng dạy văn học và yêu cầu đọc trong Nhà trường… nội dung
của các công trình nghiên cứu đã góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu trong môi
trường giáo dục. Kết quả và thành tựu nghiên cứu về đọc hiểu văn bản của nước
ngoài đã được Nguyễn Thanh Hùng , Trần Đình Sử giới thiệu trong các công trình
và bài viết của mình.
Theo Phạm Thị Thu Hương , ở nước ngoài, người ta hay nhắc đến các quan
niệm như: “Đọc là quá trình phức tạp bao gồm sự kết hợp của các khả năng cảm
nhận, tâm lí ngôn ngữ và nhận thức” (Adam, 1990); “Mục đíchchính của việc đọc
là thu nhận và kiến tạo ý nghĩa từ văn bản” (Sweet& Snow, 2002); “Đọc hiểu là
năng lực nhận thức phức tạp yêu cầu khả năng tích hợp thông tin trong văn bản với
tri thức có trước của người đọc”(Anderson & Pearson, 1984); “Đọc hiểu là một
quá trình tương tác xảy ra 16 giữa một người đọc và một văn bản” (Rumelhart,
1994); “Đọc là một quá trình tương tác, trong quá trình đó, tri thức có trước về thế
giới của người đọc tương tác với thông điệp được truyền đạt một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp bằng văn bản” (Smith, 1995); Đọc hiểu là “quá trình tư duy có chủ
tâm, trong suốt quá trình này, ý nghĩa được kiến tạo thông qua sự tương tác giữa
văn bản và người đọc”(Durkin, 1993)... Trong các quan niệm trên, hai yếu tố
“người đọc”và “văn bản” có mối quan hệ tương tác với nhau.
Gần đây nhất, trong luận án tiến sĩ, tác giả Phạm Thị Thu Hiền đã thống kê
và phân tích khá chi tiết nội dung những công trình nghiên cứu về đọc hiểu đã
được công bố trên thế giới. Theo tác giả: Tất cả các công trình nghiên cứu đều coi
trọng vai trò của đọc hiểu. Chẳng hạn, Steven Stahl và Jeanne S. Chall trong bài
Hoạt động đọc đã cho rằng “mục đíchtối hậu của hoạt động đọc là để có thể hiểu
tài liệu được viết ra, để định giá và để sử dụng cho nhu cầu của một ai đó”. Ở Mỹ,
lí thuyết đọc hiểu đã đi vào trường học từ mẫu giáo đến THPT.
10
Trong bài viết Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương của học sinh THPT,
tác giả Nguyễn Thanh Hùng cũng lí giải: đọc văn chương là giải quyết vấn đề
tương quan của các cấu trúc tồn tại trong tác phẩm. Trước hết là cấu trúc ngôn ngữ,
tiếp đến là cấu trúc hình tượng thẩm mĩ và cuối cùng là cấu trúc ý nghĩa. Tầng lớp
xuất thân, 17 vị trí xã hội của người đọc có ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận
những thông tin hiện thực đời sống của tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài viết “ Đọc hiểu văn bản ” - một
khâu đột phá trong dạy học Ngữ văn hiện nay, đã chỉ ra bản chất của môn Văn và
việc dạy Văn của các nước phát triển trên thế giới chính là môn Đọc văn. Dạy Văn
là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc hiểu bất cứ
văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực
tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ,
hình thành cách đọc riêng có cá tính. Cách hiểu như vậy mới đúng bản chất của
văn học và đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực tiếp
nhận cho học sinh. Vì vậy, theo tác giả, ở nước ta hiện nay hầu như chưa có khái
niệm đọc hiểu văn bản và còn coiviệc đọc hiểu văn bản là một việc làm giản đơn,
cứ biết chữ là có thể đọc hiểu được. Từ lập luận ấy, tác giả đã đề ra những yêu cầu
và mục đíchquan trọng nhất của vấn đề đọc hiểu văn bản: “Đọc là tìm ra ý nghĩa
trong một thông điệp được tổ chức bằng một hệ thống ký hiệu… Muốn đọc hiểu
văn bản văn học - khâu quan trọng nhất trong hoạt động đọc thì phải hiểu rằng mọi
yếu tố của văn bản đều có nghĩa, các yếu tố đó lại kết thành hệ thống, và cái nghĩa
có sức thuyết phục nhất là phù hợp, không mâu thuẫn với bất cứ yếu tố biểu hiện
nào… Đọc văn là để cảm, đế sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát triển bản
thân, cho nên đọc sáng tạo và đọc sử dụng là khâu 18 cao nhất. Người đọc phải tìm
được cái nghĩa mà người đọc trước chưa thấy, thậm chí hiểu cái nghĩa ngoài tầm
kiểm soát của tác giả” .
11
Như thế đọc là một hoạt động văn hóa có tầm nhân loại và ý nghĩa giáo dục
sâu sắc. Tác giả còn nêu lên suy nghĩ của mình về “hiểu” trong “đọc hiểu”. “Hiểu”,
theo Trần Đình Sử có nội hàm rất rộng: “1. Cảm thụ (tiếp nhận) kí hiệu vật chất
(màu sắc, con chữ,…). 2. Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý nghĩa của nó được
lặp lại trong ngôn ngữ. 3. Hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh. 4. Đốithoại với ý
nghĩa đó (tán thành, phản đối), trong nhận thức bao gồm cả sự đánh giá về chiều
sâu và chiều rộng. Bản chất tâm lí của sự hiểu là biến cái của người khác thành cái
vừa của mình – vừa của người khác. Hiểu bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái
được hiểu thành kiến thức, quan điểm, niềm tin của mình” .
Nguyễn Thái Hòa trong bài viết “ Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu”, đã nhấn
mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa cấp thiết của vấn đề đọc hiểu. Tác giả khẳng định:
“Đọc đúng hiểu đúng, đọc nhanh hiểu kĩ, đọc diễn cảm hiểu tinh tế là một yêu cầu
cấp thiết của mọi người để tiếp nhận, giải mã thông tin trong thời đại thông tin dồn
dập như vũ bão hiện nay. Vì vậy, dạy đọc hiểu có tầm quan trọng đặc biệt trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường”.
Trong bài ‘ Đọc hiểu văn bản nghệ thuật trong giờ Ngữ văn nhìn từ hoạt
động học tập của học sinh “ tác giả Đỗ Huy Quang cho rằng: Học văn phải đọc
văn. Nhưng từ đọc đến hiểu là một khoảng cách quá lớn, phải có thầy giáo giúp đỡ.
Từ cách hiểu đó nên đã tồn tại quan niệm sai lầm về vấn đề đọc văn và hiểu văn.
Học sinh luôn thụ động lĩnh hội lời giảng của thầy cô mà không phát huy được khả
năng sáng tạo của mình trong việc đọc và hiểu tác phẩm. Nguyễn Thị Hạnh, dựa
trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định đọc hiểu “là một hoạt động giao tiếp ở đó
người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những
hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho
mình (người đọc)”.
Trong cuốn Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ
thông , Phạm Thị Thu Hương đã nêu lên những việc mà độc giả làm khi ĐHVB.
12
Đó là: huy động tíchcực những tri thức, trải nghiệm đọc hiểu; xác định mục tiêu
đọc, giải mã văn bản; tạo kết nối trong và sau quá trình đọc văn bản; dự đoán; hình
dung, tưởng tượng; suy luận, cắt nghĩa; đặt câu hỏi; tổng hợp, đánh giá và vận
dụng; giám sát việc hiểu của bản thân. Ngoài ra tác giả còn nêu lên một số "chiến
thuật" ĐHVB như: đánh dấu và ghi chú bên lề, tổng quan về văn bản, cộng tác ghi
chú, cuộc giao tiếp văn học, câu hỏi kết nối tổng hợp, mối quan hệ hỏi-đáp, mối
quan hệ nhận thức và siêu nhận thức, đọc suy luận, cuốn phim trí óc... Đây là
những sự kiếm tìm có ý nghĩa của người viết về dạy học ĐHVB ở nhà trường phổ
thông.
Như vậy, trong mỗi quan niệm trên đây, dù đứng ở góc độ nào cũng thấy
“đọc”được coilà một quá trình tổng hợp, đòi hỏi cần sử dụng nhiều kĩ năng;
“hiểu” là mục đíchcủa “đọc”;đểđọc hiểu, người đọc phải tíchcực, chủ động
khám phá.
Có thể thấy, từ năm 2000 đến nay, đã có nhiều bài viết về vấn đề đọc hiểu ở
nhà trường phổ thông với sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như: Trần Đình
Sử, Nguyễn Thanh Hùng, Lê Phương Nga, Đỗ Ngọc Thống, Hoàng Hòa Bình,
Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trọng Hoàn, Phạm Thị Thu Hương, Phạm Thị Thu
Hiền và nhiều tác giả khác. Các bài nghiên cứu đã khai thác vấn đề theo hai hướng:
+ So sánh CT đọc hiểu văn bản ở nhà trường PT trong nước và thế giới.
+ Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông.
Các công trình nghiên cứu về đọc hiểu trên thế giới cũng như trong nước
khá phong phú. Khái niệm đọc cũng không chỉ có duy nhất một cách hiểu mà luôn
có sự bổ sung về nội hàm ý nghĩa. Tuy nhiên, điểm chung của các công trình
nghiên cứu đó đều cho rằng: đọc hiểu là một năng lực trong tiếp nhận văn bản, là
cái đíchcuối cùng của việc đọc. Không có phương pháp vạn năng nào có thể chỉ
dẫn đúng đắn, hiệu quả việc đọc hiểu từng văn bản, nhưng sẽ có chìa khóa để giúp
con người biết cách giải mã các loại hình văn bản cụ thể.
13
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về
tiếp nhận văn học của HS phổ thông . Mặc dù chưa đưa ra cụ thể, chưa đặt ra mục
đíchchủ yếu về tính độc lập, tích cực của HS trong tiếp nhận TPVH nhưng có thể
nhận ra tinh thần xuyên suốt nội dung cuốn sách là "dạy học văn chính là dạy và
tập cho HS tự biết tiếp nhận văn chương một cách sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tư
duy văn học, tư duy thẩm mỹ để mỗi em có thói quen tiếp nhận chủ động những
giá trị văn minh, văn hoá tinh thần của dân tộc và nhân loại".
Trần Đình Sử viết:"Học cách đọc, phép đọc, đểtự mình biết đọc mới là nội
dung phổ biến cần phải đào tạo'' . Đặt vấn đề nhiệm vụ kép của GV trong dạy học
TPVH, tác giả Đỗ Ngọc Thống viết:"Trong dạy học TPVC, giúp cho HS thấy cái
hay, cái đẹp là quan trọng nhưng quan trọng hơn là cung cấp cho các em con
đường để tự họ tìm ra được cái hay, cái đẹp đó'' .
Tóm lại, đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa.
Khái niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú, có
nhiều cấp độ, gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận, tâm lí học nghệ
thuật, lí thuyết giao tiếp, thi pháp học, tường giải học, văn bản học,…
Tuy nhiên, khái niệm đọc hiểu do chưa đủ bao quát hoạt động và đặc thù của
việc tiếp cận, chiếm lĩnh một văn bản văn chương, cho nên dễ gây ngộ nhận, hiểu
lầm là đọc văn chỉ có đọc hiểu, chỉ cần nắm được thông tin (nội dung), chỉ chú
trọng hiểu biết, trí tuệ mà coi nhẹ đọc thẩm mĩ, đọc văn chương, coi nhẹ đồng cảm
thẩm mĩ, đồng thể nghiệm, đồng sáng tạo. Khái niệm đọc hiểu tác phẩm văn học
cần được hiểu là phương thức đọc văn nhằm mục đíchcảm thụ và hiểu biết chính
xác và cặn kẽ tác phẩm, khám phá và chiếm lĩnh những giá trị văn chương mới mẻ,
sâu sắc, lớn lao và hữu ích không chỉ về nội dung tư tưởng mà còn là nghệ thuật
thể hiện. Hiểu như vậy, đọc văn thực chất là một quá trình trực cảm thẩm mĩ đồng
thời phân tích, giải mã văn bản để tiếp nhận, chiếm lĩnh những giá trị tư tưởng,
nghệ thuật của tác phẩm và định hướng hiệu quả tác động về nhận thức và thẩm mĩ
14
nơi người đọc. Vì vậy, đọc hiểu văn bản văn học phải chú ý đến phương diện quan
hệ thẩm mĩ giữa chủ thể đọc văn và đối tượng thẩm mĩ là văn bản văn học.
Đọc hiểu là hoạt động truy tìm giải mã và tạo nghĩa của văn bản. Ý nghĩa ấy
hình thành và sáng tỏ dần nhờ sự soi chiếu tổng hợp khái quát hóa từ ý nghĩa tồn
tại trong hình thức hóa nghệ thuật của tác phẩm, từ ý đồ sáng tạo, quan niệm nghệ
thuật của nhà văn và ý nghĩa phái sinh thông qua khả năng tiếp nhận của người
đọc. Ngày nay người ta có thể xét ý nghĩa trong ba quan hệ: ý nghĩa mà tác giả
muốn gửi gắm, ý nghĩa vốn có trong văn bản, tương quan với một hiện thực nào
đó, ý nghĩa do mối quan hệ của người đọc đặt vào văn bản. Chính vì vậy mà VB
văn học có tính đa nghĩa.
Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn của văn bản, để rồi từ đó đọc hiểu
một “văn bản lớn hơn” là thế giới và cuộc đời, nói cách khác là cuộc đi tìm ý nghĩa
nhân sinh qua văn bản văn học.Tác phẩm văn học có đặc trưng riêng, vì thế đọc
văn bản văn học không giống như đọc các loại văn bản thông thường khác. “Đọc
TPVC là giải quyết vấn đề tương quan của các cấu trúc tồn tại trong TP. Trước hết
là cấu trúc ngôn ngữ, thứ đến là cấu trúc hình tượng thẩm mĩ, sau nữa là cấu trúc ý
nghĩa” .
Cấu trúc hình tượng thẩm mĩ trong tác phẩm là hiện thực được sáng tạo
bằng sự tổ chức lại quan hệ xã hội giữa con người trong một thế giới được xác định
bởi không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, chi tiết
nghệ thuật thông qua ngôn ngữ nghệ thuật.
Bộ môn Ngữ văn trong chương trình, SGK tự nó mang hai giá trị/ hai lĩnh
vực: Nghệ thuật và Khoa học. Bởi vậy, bộ môn Ngữ văn là một đối tượng đặc biệt
đối với ngưỡng tiếp nhận của học sinh. Đứng trước một đối tượng có tính đặc thù
như vậy, và để tiếp cận được nó, học sinh phải có song song tư duy nghệ thuật và
tư duy khoa học. Tuy nhiên, trong cơ cấu chương trình ngữ văn cả THCS lẫn
THPT thì các tác phẩm văn học chiếm tỉ lệ rất lớn. Chính bộ phận kiến thức mang
15
tính nghệ thuật cao độ này đòi hỏi tư duy tiếp cận môn học ở học sinh phải là tư
duy nghệ thuật.
Nhưng vấn đề đặt ra là, những gì gắn liền với nghệ thuật thường cần phải có
tư chất cá nhân, sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, với đối tượng là học sinh THPT,
chúng ta không thể đặt ra mục tiêu đó một cáchtoàn diện mà mục đíchchủ yếu là
hướng đến khả năng tiếp nhận, cảm thụ nghệ thuật của học sinh THPT.
Dựa vào năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật của học sinh, ta có thể đánh
giá được khả năng lực tiếp nhận, cảm thụ nghệ thuật này ở các em. Chúng ta có thể
chưa giáo dục cho các em khả năng sáng tạo văn bản nghệ thuật. Nhưng chí ít,
chúng ta cũng có thể nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật ở các em thông qua
việc hình thành và nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đọc hiểu theo phong
cách học tập qua tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Tác phẩm: “Chí Phèo” của Nam Cao
- Học sinh Trung học phổ thông với việc đọc hiểu văn bản theo phong cách học tập
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Có thể phát triển năng lực sáng tạo của học sinh THPT thông qua việc áp dụng
phương pháp đọc hiểu văn bản theo phong cách học tập trong dạy học môn Ngữ
Văn như thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
16
Nếu giáo viên áp dụng phương pháp đọc hiểu văn bản theo phong cách học tập
trong việc dạy học môn Ngữ Văn thì có thể khai thác và phát triển năng lực sáng
tạo của học sinh, học sinh có khả năng tự sáng tạo được phong cáh học tập hoặc
đọc hiểu các văn bản văn học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng phương pháp dạy đọc hiểu theo
phong cách học tập trong dạy học môn ngữ văn (cụ thể là tác phẩm “Chí Phèo” của
Nam Cao).
Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp dạy đọc hiểu trong dạy học
môn ngữ văn theo định hướng hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học
sinh của giáo viên, tại các trường trung học phổ thông hiện nay.
Đẩy mạnh phương pháp dạy đọc hiểu trong dạy học môn Ngữ văn ở các
trường THPT theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
Thiết kế phương pháp dạy đọc hiểu theo phong cách học tập chung cho các
tác phẩm văn học.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT qua việc
sử dụng phương pháp dạy đọc hiểu theo phong cách học tập trong dạy học tác
phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao.
- Địa bàn: Một số Trường THPT tiêu biểu trong khu vực Hà Nội
- Thời Gian: Từ tháng 11/2019 đến Tháng 6/ 2020
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
17
Nhằm thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu lý luận liên quan đến
đề tài: Các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học môn ngữ văn
đặc biệt là các tài liệu về năng lực tư duy sáng tạo.
Nghiên cứu các tài liệu về các hình thức dạy đọc hiểu tác phẩm văn học...
Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp tổng hợp ─ phân tích
Nhằm phân tích lý thuyết, nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau
về phương pháp dạy học ngữ văn, phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, bằng
cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn
diện. Nó còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu
của từng tác giả, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài
nghiên cứu của mình.
Tổng hợp lý thuyết, liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu
thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về phương pháp dạy đọc
hiểu trong dạy học ngữ văn, cách thức xây dựng nội dung dạy học, phát triển năng
lực sáng tạo cho học sinh…
7.3. Phương pháp thực nghiệm
Nghiên cứu thực tiễn dạy học, áp dụng phương pháp dạy đọc hiểu của các
giáo viên trong dạy học môn ngữ văn tại các trường trung học phổ thông (quan sát,
dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên và học sinh)
Thông qua thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng, những ưu điểm và
nhược điểm, mức độ áp dụng phương pháp dạy đọc hiểu trong dạy học ngữ văn từ
đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
7.4. Phương pháp điều tra
18
Tiến hành dự giờ quan sát các giờ dạy học đọc hiểu nhằm bổ sung cho lý
luận và chỉnh lý các biện pháp sư phạm.
Điều tra về chất lượng học sinh ở các lớp để lựa chọn lớp thực nghiệm và
đối chứng
Sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi, dự giờ, phỏng vấn, tham khảo giáo án, sổ
điểm của giáo viên…
8. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục nội dung chính của nghiên cứu gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1. Phong cáchhọc tập
1.1.1. Khái niệm phong cách học tập
1.1.1. Khái niệm phong cách học tập
1.1.1.1. Phong cách ( Style)
1.1.1.2. Phong cách học tập ( Learning style)
1.1.2. Đặc điểm của phong cách học tập
1.2. Dạy học đọc hiểu văn bản theo phong cáchhọc tập
1.2.1. Khái niệm dạy học đọc hiểu văn bản
1.2.2. Kĩ năng dạy học đọc hiểu văn bản
1.2.3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản
19
1.2.4. Khái niệm dạy đọc hiểu văn bản theo phong cách học tập
1.3. Ứng dụng CNTT trong DH
1.3.1. Khái niệm công nghệ thông tin
1.3.2. Khái niệm công nghệ thông tin trong dạy học
1.3.3. Vai trò ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo phong cách
1.4. Văn bản văn học trong nhà trường phổ thông
1.4.1. Kháiquátvề văn bản văn học trong nhà trường
1.4.2. Nhà văn Nam Cao
1.4.3. Đặcđiểm truyện ngắn Nam Cao
1.4.4. Tácphẩm ChíPhèo
2.Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng dạyhọc văn trong nhà trường phổ thông
2.3. Thực trạng DH đọc hiểu văn bản ở trường THPT
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “ CHÍ PHÈO” –
Nam Cao THEO PHONG CÁCH HỌC TẬP VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT
2.1 Nguyên tắc tổ chức dạy học đọc hiểu
2.2 Quy trình tổ chức dạy học tác phẩm “Chí Phèo”- Nam Cao theo phong cách
học tập
20
2.2.1 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.2.1.1 Chuẩn bị của giáo viên
2.2.1.2 Chuẩn bị của học sinh
2.2.2 Tiến trình dạy học
CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM
Mã tài liệu : 600373
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănnataliej4
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngChamcham239
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Luận văn: Phát triển năng lực Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản ...
Luận văn: Phát triển năng lực Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản ...Luận văn: Phát triển năng lực Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản ...
Luận văn: Phát triển năng lực Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...NOT
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ PhủThanh Cong Ma
 
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

La actualidad más candente (20)

Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Luận văn: Phát triển năng lực Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản ...
Luận văn: Phát triển năng lực Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản ...Luận văn: Phát triển năng lực Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản ...
Luận văn: Phát triển năng lực Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản ...
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ ThôngKhoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
 
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
 
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAYĐề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật ÁnhĐề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 

Similar a Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ Chí Phèo” – Nam Cao ( Ngữ Văn 11, tập 1) theo phong cách học tập)

Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn nataliej4
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...jackjohn45
 
Bai trinh bay lien giao duc khoa hoc - cong bang moi truong
Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truongBai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong
Bai trinh bay lien giao duc khoa hoc - cong bang moi truongThành Nguyễn
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...HanaTiti
 
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar a Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ Chí Phèo” – Nam Cao ( Ngữ Văn 11, tập 1) theo phong cách học tập) (20)

Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệmĐề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
 
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh ThptKhoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
Khoá Luận Phát Triển Năng Lực Đọc - Hiểu Cho Học Sinh Thpt
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
 
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đạiĐề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạoPhương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
 
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viênLuận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
 
Bai trinh bay lien giao duc khoa hoc - cong bang moi truong
Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truongBai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong
Bai trinh bay lien giao duc khoa hoc - cong bang moi truong
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọcLuận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực qua dạy học Tập đọc
 
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
Khoá Luận Vận Dụng Lý Thuyết Đa Thông Minh Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 10 Trườn...
 
Năng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhất
Năng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhấtNăng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhất
Năng lực đọc hiểu và hứng thú học tiếng anh của sinh viên năm nhất
 

Más de anh hieu

Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media OneXây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media Oneanh hieu
 
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK APITHỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK APIanh hieu
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Treanh hieu
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHATĐánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHATanh hieu
 
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi... Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...anh hieu
 
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả... một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...anh hieu
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
 Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ... Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...anh hieu
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025anh hieu
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định TườngKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tườnganh hieu
 
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
 Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo... Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...anh hieu
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 anh hieu
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...anh hieu
 
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...anh hieu
 
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...anh hieu
 
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt NamQuản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Namanh hieu
 
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...anh hieu
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...anh hieu
 
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...anh hieu
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...anh hieu
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...anh hieu
 

Más de anh hieu (20)

Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media OneXây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
Xây dựng hệ thống quản lý cửa hàng bán sách, đĩa nhạc, đĩa phim Media One
 
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK APITHỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
THỰC TẬP CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG FACEBOOK API
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHATĐánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
Đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing của công ty TNHH công nghệ VIHAT
 
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi... Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Bi...
 
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả... một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
 Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ... Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu họ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ THUỐC NGÔ VY ĐẾN NĂM 2025
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định TườngKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Định Tường
 
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
 Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo... Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho công ty TNHH Delfi Technolo...
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
 
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại thành phố Hồ ...
 
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt NamQuản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
 
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng quận Gò Vấp về sản phẩm mì ăn li...
 
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊC...
 
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
Nâng cao chất lượng thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cả...
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Shinhan chi nhánh Tr...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
 

Último

2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ Chí Phèo” – Nam Cao ( Ngữ Văn 11, tập 1) theo phong cách học tập)

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học đọc hiểu văn bản” Chí Phèo”- Nam Cao ( Ngữ Văn 11, tập 1) theo phong cách học tập Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hoàng Phượng Sinh viên thực hiện khóa luận: Ngô Phương Thảo Hà Nội – 2020
  • 2. 2 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Ban giám hiệu, cùng các Thầy, Cô và cán bộ các Phòng – Ban Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Hoàng Phượng, giảng viên khoa sư phạm, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên, khuyến khích và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất tinh thần cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi cũng hết lòng biết ơn sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của gia đình, người thân, bạn bè để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù gặp đã có nhiều cố gắng song khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Do đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét và phản biện từ quý thầy cô và các bạn. Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe! Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2020 Sinh viên thực hiện
  • 3. 3 Ngô Phương Thảo Mở đầu 1. Lý do chọn dề tài Cùng với bước chuyển của thế giới sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền giáo dục của các quốc gia cũng bước vào một giai đoạn mới gọi là giáo dục 4.0. Đó là nền giáo dục mà con người, máy móc, sự vật được kết nối để tạo ra một môi trường học tập được cá thể hóa- mỗi người học sẽ tự lựa chọn cách học của bản thân theo một phong cách thích nghi khác nhau. Ngày 26/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn”. Chương trình Ngữ văn mới này được biên soạn theo yêu cầu “đổimới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”, đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công dân trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp 4.0 như Chương trình tổng thể đã đặt ra. Yêu cầu bao trùm lên tất cả các khâu của quá trình dạy học Ngữ văn là tập trung vào việc hình thành và phát triển năng lực (chung và đặc thù) cho học sinh, với định hướng dạy học phân hóa, cá nhân hóa, tíchcực hóa hoạt động học tập của học sinh. Dạy học theo phong cáchhọc tập là dạy học dựa trên những khác biệt về năng lực, sở trường, về thái độ, động cơ, sự hứng thú, phương thức học được ưa thích và các điều kiện học tập,...củangười học nhằm tăng cường tính tương tác và phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực của học sinh trong học tập, tạo thuận lợi để phát triển năng lực đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình dạy học. Hiện nay, một thực trạng phổ biến là khá nhiều học sinh không có hứng thú và cảm thấy nhàm chán, bị thụ động trong giờ học văn. Dạy văn trong nhà trường
  • 4. 4 phổ thông đang là một thử thách lớn với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề lớn. Phần lớn việc học sinh không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là văn học giờ đang mất vị thế bởi xã hội hiện đại hóa. Học sinh không còn muốn bị động tiếp nhân kiến thức bằng những hình thức truyền giảng thuần túy. Sử dụng các biện pháp dạy học tích cực vừa tạo sự hứng thú trong tiếp nhận, sự say mê môn học vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh... Việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các nội dung, hoạt động dạy học theo phong cách học tập sẽ tạo cơ hội cho người học phát huy hết những sở trường của bản thân, tăng tính chủ động, sáng tạo trong môn học, từ đó tạo ra một môi trường học tập linh hoạt, năng động và hiệu quả. Ở các trường phổ thông, bộ môn ngữ văn được dạy trong trường trình chỉ mới dừng lại ở mức vận dụng, chưa thực sự trở thành một bộ môn giúp học sinh sáng tạo. Trong khi đó, học văn có thể có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình nghệ thuật và nghề nghiệp khác nhau qua các ứng dụng công nghệ dạy học tạo hứng thú… Vậy, để đáp ứng nhu cầu của người học trong một xã hội hiện đại, người dạy văn cần mở rộng biên độ giao tiếp trong quá trình dạy và học nhằm tạo tiền đề và cơ hội trải nghiệm cho học sinh tìm thấy và khẳng định năng lực bản thân. Để đạt được hiệu quả trong công tác đổi mới thì sự hứng thú, thái độ và sự quan tâm của người học đối với môn học đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, với áp lực nặng nề của kì thi THPT Quốc Gia, tại các trường trung học phổ thông tồn tại thực trạng là học sinh không hứng thú với các môn học không thi Đại học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất nhiều cho quá trình dạy học trên lớp và sự hưng phấn của giáo viên trong quá trình dạy học, dẫn đến hiện tượng một bộ phận lớn học sinh rơi vào tình trạng “mất kiến
  • 5. 5 thức cơ bản về Ngữ văn ngay khi đang học Ngữ văn. Mặt khác, phải thừa nhận rằng học sinh ngày nay rất nhanh nhẹn, sáng tạo, đầy ắp ý tưởng, không ngại thể hiện bản thân. Vậy, làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh sao cho phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn… nhằm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh? Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và định hướng quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết, việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo viên đứng lớp. Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống chúng tôi mạnh dạn xin được đề xuất ý tưởng nghiên cứu về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ Chí Phèo” – Nam Cao ( NgữVăn 11, tập 1) theo phong cách học tập) 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Thànhtựu nghiên cứu ở nước ngoài Vấn đề đọc hiểu văn bản trên thế giới đã có từ lâu và đạt được nhiều thành tựu; nhiều định hướng và đề xuất quan trọng của các công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa đối với những nhiện vụ nghiên cứu mà đề tài khoá luận đã đặt ra. Đã có rất nhiều khoá luận nêu về vấn đề đọc hiểu VB, vì thế ở đây tôi chỉ nêu một số nét khái quát.
  • 6. 6 Có thể dẫn ra một số công trình nghiên cứu vềđọc hiểu tổng quát như bốn tập của cuốn Handbook of Reading Research được P. David Pearson và các cộng sự biên tập gồm: tập 1 (NXB Psychology Press, 1984); tập 2 (NXB Psychology Press, 1996) ; tập 3 (NXB Lawrence Erlbaum Associates, 2000); tập 4 (NXB Taylor & Francis, 2010). Xem xét qua bộ sách này có thể thấy sự phong phú của vấn đề nghiên cứu đọc hiểu. Ngoài ra còn rất nhiều những trang web, những hiệp hội, 11 những tổ chức tầm quốc gia, quốc tếcó liên quan trực tiếp tới đọc hiểu, hỗ trợ đọc hiểu. Ở các nước có nền giáo dục phát triển, đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Mĩ, Hàn Quốc, Singapore… những công trình nghiên cứu về đọc hiểu đã được nghiên cứu từ rất sớm và đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Trong quá trình thu thập tài liệu, tôi đã tham khảo được nhiều tư liệu bổ ích để phục vụ cho khoá luận này. Tuy nhiên, do mục đíchnghiên cứu và hạn chế về dung lượng của khoá luận nên chúng tôi chỉ giới thiệu một số công trình có liên quan nhiều đến vấn nghiên cứu của mình. Vấn đề đọc hiểu trong nhà trường phổ thông Hoa Kỳ đã được nghiên cứu một cách sâu rộng và khá toàn diện. Bài báo “Đọc đểhọc – những ảnh hưởng của sự hướng dẫn chiến lược kết nối đốivới học sinh trung học” đăng trên tạp chí The Journal of Educational Research, Bloomington 2004 của tác giả Miriam Alfassi là một trong những tài liệu đó. Kết quả nghiên cứu dựa trên sự khảo sát và phân tích số liệu thống kê tại trường trung học Midwest. Từ đó tác giả nhấn mạnh: để tham gia vào một xã hội biết đọc, biết viết ngày nay, học sinh phải biết học từ việc đọc để hiểu ý nghĩa của văn bản tác phẩm, biết đánh giá khách quan thông tin và ghi nhớ nội dung, biết áp dụng kiến thức một cáchlinh hoạt, học sinh cần phải dựa vào khả năng của mình để tự hiểu một bài văn và tiếp tục sử dụng thông tin ý nghĩa tiếp nhận từ tác phẩm.
  • 7. 7 Đến nay, ở Mỹ các cuốn sách về đọc hiểu như Reading Comprehension strategies của Danielle S. McNamara, Reading and Learning to Read (fifth edition) của Jo Anne L. Vacca (và các tác giả khác), Literacy for the 21st Century A Balanced Approachcủa Gail E. Tompkins, Readings for the 21st century (fifth edition) của William Vesterman đang được coi là những tài liệu quý dành cho giới nghiên cứu về ĐHVB. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức lần thứ tư tại Australia vào năm 1978 về đọc hiểu đã thu hút được sự tham gia của hơn 700 nhà khoa học uy tín trên thế giới. Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu tham dự hội thảo thì khái niệm đọc hiểu không chỉ 12 bó hẹp trong phạm vi khoa học văn học mà còn được vận dụng vào các lĩnh vực khoa học khác nằm trong chương trình giáo dục phổ thông. Để có cái nhìn tổng quan về các vấn đề đã và đang được nghiên cứu về đọc hiểu là cơ sở cho những nghiên cứu của mình tôi dã đọc và tiếp thu các thành tựu nghiên cứu nước ngoài còn từ con đường thông qua các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước, đặc biệt một số nội dung có tính chất tổng thuật như “Lịch sử nghiên cứu vấn đề đọc hiểu” của Nguyễn Thanh Hùng ; “Lịch sử nghiên cứu và quan niệm về đọc hiểu văn bản” của Phạm Thị Thu Hương và một số tác giả khác. Có thể nêu lên một số nhận xét khái quát về kết quả nghiên cứu đọc hiểu mà các tác giả đã đề cấp đến như sau: a) Đọc hiểu là một yêu cầu hết sức quan trọng đốivới người HS nói riêng và người lao động mới nói chung; một năng lực chung (cốtlõi) quan trọng cần có ở tất cả người và là một trong những cơ sở, nền tảng giúp cho việc học suốt đời. b) Các nghiên cứu đều khẳng định hành động đọc là một quá trình linh hoạt, phức tạp; “hiểu” là một kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố; không chỉ là kết quả
  • 8. 8 đọc khách quan từ VB và các yếu tố của VB mà còncó vai trò chủ quan “kiến tạo” của người đọc dựa trên VB. c) Để đọc hiểu tốt, có hiệu quả, người đọc cần được trang bị rất nhiều hành trang, trong đó tri thức nền và các chiến thuật đọc hiểu VB có một vai trò hết sức quan trọng. Những tri thức này sẽ quyết định kết quả đọc hiểu xét từ góc độ người đọc với tư cách là người “kiến tạo” ý nghĩa VB dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm vốn có của mình. d) Ngoài ra các nghiên cứu về đọc cũng ngày càng quan tâm đến “bốicảnh đọc”;tức là xem xét việc đọc trong mối quan hệ với năng lực sử dụng ngôn ngữ của người đọc và nhiều yếu tố ngoại cảnh khác ( bốicảnh kinh tế- chính trị, tâm thế -tâm lý xã hội, ý thức và trình độ của cộng đồng đọc…) Trên đây là những điểm khái quát quan trọng được rút ra từ việc khảo sát các nghiên cứu về đọc hiểu qua các công trình nước ngoài. 2.2. Thànhtựu nghiên cứu ở Việt Nam Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới, các nhà khoa học trong nước cũng dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và giới thiệu lí thuyết tiếp nhận về Việt Nam, trong đó có rất nhiều cuốn sách chuyên luận, các bài báo, luận án, luận văn nghiên cứu sâu về vấn đề đọc hiểu văn bản. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng, từ những thập niên 70 của thể kỉ XX, vấn đề đọc hiểu đã được các nhà nghiên cứu ở Đức đưa ra bàn luận. Tác giả A. Brown, A Pugh, M. Adams, K.Goodman,… đã bàn bạc về hoạt động đọc văn bản, phương pháp đọc diễn cảm văn bản và các phản ứng tâm lí của conngười trong quá trình đọc văn bản. Đến những năm 80 rất nhiều công trình nghiên cứu về đọc hiểu được ra mắt công chúng nhằm mục đíchgiải quyết mối quan hệ giữa văn học với chương trình ngữ văn cải cách đồng thời tìm ra những giải pháp tốt nhất để làm thay đổidiện mạo và chất lượng dạy học Ngữ văn trong Nhà trường trung học. Đến năm 2002 – 2003 một công trình nghiên cứu về đọc
  • 9. 9 hiểu của tập thể tác giả có uy tín như Erich Schon, Ursula Christmann, Norbert Groeben… được xuất bản. Với nhiều vấn đề được giải quyết: tâm lí học của việc đọc;xã hội học, giảng dạy văn học và yêu cầu đọc trong Nhà trường… nội dung của các công trình nghiên cứu đã góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu trong môi trường giáo dục. Kết quả và thành tựu nghiên cứu về đọc hiểu văn bản của nước ngoài đã được Nguyễn Thanh Hùng , Trần Đình Sử giới thiệu trong các công trình và bài viết của mình. Theo Phạm Thị Thu Hương , ở nước ngoài, người ta hay nhắc đến các quan niệm như: “Đọc là quá trình phức tạp bao gồm sự kết hợp của các khả năng cảm nhận, tâm lí ngôn ngữ và nhận thức” (Adam, 1990); “Mục đíchchính của việc đọc là thu nhận và kiến tạo ý nghĩa từ văn bản” (Sweet& Snow, 2002); “Đọc hiểu là năng lực nhận thức phức tạp yêu cầu khả năng tích hợp thông tin trong văn bản với tri thức có trước của người đọc”(Anderson & Pearson, 1984); “Đọc hiểu là một quá trình tương tác xảy ra 16 giữa một người đọc và một văn bản” (Rumelhart, 1994); “Đọc là một quá trình tương tác, trong quá trình đó, tri thức có trước về thế giới của người đọc tương tác với thông điệp được truyền đạt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng văn bản” (Smith, 1995); Đọc hiểu là “quá trình tư duy có chủ tâm, trong suốt quá trình này, ý nghĩa được kiến tạo thông qua sự tương tác giữa văn bản và người đọc”(Durkin, 1993)... Trong các quan niệm trên, hai yếu tố “người đọc”và “văn bản” có mối quan hệ tương tác với nhau. Gần đây nhất, trong luận án tiến sĩ, tác giả Phạm Thị Thu Hiền đã thống kê và phân tích khá chi tiết nội dung những công trình nghiên cứu về đọc hiểu đã được công bố trên thế giới. Theo tác giả: Tất cả các công trình nghiên cứu đều coi trọng vai trò của đọc hiểu. Chẳng hạn, Steven Stahl và Jeanne S. Chall trong bài Hoạt động đọc đã cho rằng “mục đíchtối hậu của hoạt động đọc là để có thể hiểu tài liệu được viết ra, để định giá và để sử dụng cho nhu cầu của một ai đó”. Ở Mỹ, lí thuyết đọc hiểu đã đi vào trường học từ mẫu giáo đến THPT.
  • 10. 10 Trong bài viết Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương của học sinh THPT, tác giả Nguyễn Thanh Hùng cũng lí giải: đọc văn chương là giải quyết vấn đề tương quan của các cấu trúc tồn tại trong tác phẩm. Trước hết là cấu trúc ngôn ngữ, tiếp đến là cấu trúc hình tượng thẩm mĩ và cuối cùng là cấu trúc ý nghĩa. Tầng lớp xuất thân, 17 vị trí xã hội của người đọc có ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận những thông tin hiện thực đời sống của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài viết “ Đọc hiểu văn bản ” - một khâu đột phá trong dạy học Ngữ văn hiện nay, đã chỉ ra bản chất của môn Văn và việc dạy Văn của các nước phát triển trên thế giới chính là môn Đọc văn. Dạy Văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Cách hiểu như vậy mới đúng bản chất của văn học và đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực tiếp nhận cho học sinh. Vì vậy, theo tác giả, ở nước ta hiện nay hầu như chưa có khái niệm đọc hiểu văn bản và còn coiviệc đọc hiểu văn bản là một việc làm giản đơn, cứ biết chữ là có thể đọc hiểu được. Từ lập luận ấy, tác giả đã đề ra những yêu cầu và mục đíchquan trọng nhất của vấn đề đọc hiểu văn bản: “Đọc là tìm ra ý nghĩa trong một thông điệp được tổ chức bằng một hệ thống ký hiệu… Muốn đọc hiểu văn bản văn học - khâu quan trọng nhất trong hoạt động đọc thì phải hiểu rằng mọi yếu tố của văn bản đều có nghĩa, các yếu tố đó lại kết thành hệ thống, và cái nghĩa có sức thuyết phục nhất là phù hợp, không mâu thuẫn với bất cứ yếu tố biểu hiện nào… Đọc văn là để cảm, đế sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo và đọc sử dụng là khâu 18 cao nhất. Người đọc phải tìm được cái nghĩa mà người đọc trước chưa thấy, thậm chí hiểu cái nghĩa ngoài tầm kiểm soát của tác giả” .
  • 11. 11 Như thế đọc là một hoạt động văn hóa có tầm nhân loại và ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tác giả còn nêu lên suy nghĩ của mình về “hiểu” trong “đọc hiểu”. “Hiểu”, theo Trần Đình Sử có nội hàm rất rộng: “1. Cảm thụ (tiếp nhận) kí hiệu vật chất (màu sắc, con chữ,…). 2. Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý nghĩa của nó được lặp lại trong ngôn ngữ. 3. Hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh. 4. Đốithoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối), trong nhận thức bao gồm cả sự đánh giá về chiều sâu và chiều rộng. Bản chất tâm lí của sự hiểu là biến cái của người khác thành cái vừa của mình – vừa của người khác. Hiểu bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái được hiểu thành kiến thức, quan điểm, niềm tin của mình” . Nguyễn Thái Hòa trong bài viết “ Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu”, đã nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa cấp thiết của vấn đề đọc hiểu. Tác giả khẳng định: “Đọc đúng hiểu đúng, đọc nhanh hiểu kĩ, đọc diễn cảm hiểu tinh tế là một yêu cầu cấp thiết của mọi người để tiếp nhận, giải mã thông tin trong thời đại thông tin dồn dập như vũ bão hiện nay. Vì vậy, dạy đọc hiểu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường”. Trong bài ‘ Đọc hiểu văn bản nghệ thuật trong giờ Ngữ văn nhìn từ hoạt động học tập của học sinh “ tác giả Đỗ Huy Quang cho rằng: Học văn phải đọc văn. Nhưng từ đọc đến hiểu là một khoảng cách quá lớn, phải có thầy giáo giúp đỡ. Từ cách hiểu đó nên đã tồn tại quan niệm sai lầm về vấn đề đọc văn và hiểu văn. Học sinh luôn thụ động lĩnh hội lời giảng của thầy cô mà không phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong việc đọc và hiểu tác phẩm. Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định đọc hiểu “là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho mình (người đọc)”. Trong cuốn Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông , Phạm Thị Thu Hương đã nêu lên những việc mà độc giả làm khi ĐHVB.
  • 12. 12 Đó là: huy động tíchcực những tri thức, trải nghiệm đọc hiểu; xác định mục tiêu đọc, giải mã văn bản; tạo kết nối trong và sau quá trình đọc văn bản; dự đoán; hình dung, tưởng tượng; suy luận, cắt nghĩa; đặt câu hỏi; tổng hợp, đánh giá và vận dụng; giám sát việc hiểu của bản thân. Ngoài ra tác giả còn nêu lên một số "chiến thuật" ĐHVB như: đánh dấu và ghi chú bên lề, tổng quan về văn bản, cộng tác ghi chú, cuộc giao tiếp văn học, câu hỏi kết nối tổng hợp, mối quan hệ hỏi-đáp, mối quan hệ nhận thức và siêu nhận thức, đọc suy luận, cuốn phim trí óc... Đây là những sự kiếm tìm có ý nghĩa của người viết về dạy học ĐHVB ở nhà trường phổ thông. Như vậy, trong mỗi quan niệm trên đây, dù đứng ở góc độ nào cũng thấy “đọc”được coilà một quá trình tổng hợp, đòi hỏi cần sử dụng nhiều kĩ năng; “hiểu” là mục đíchcủa “đọc”;đểđọc hiểu, người đọc phải tíchcực, chủ động khám phá. Có thể thấy, từ năm 2000 đến nay, đã có nhiều bài viết về vấn đề đọc hiểu ở nhà trường phổ thông với sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như: Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Hùng, Lê Phương Nga, Đỗ Ngọc Thống, Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trọng Hoàn, Phạm Thị Thu Hương, Phạm Thị Thu Hiền và nhiều tác giả khác. Các bài nghiên cứu đã khai thác vấn đề theo hai hướng: + So sánh CT đọc hiểu văn bản ở nhà trường PT trong nước và thế giới. + Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông. Các công trình nghiên cứu về đọc hiểu trên thế giới cũng như trong nước khá phong phú. Khái niệm đọc cũng không chỉ có duy nhất một cách hiểu mà luôn có sự bổ sung về nội hàm ý nghĩa. Tuy nhiên, điểm chung của các công trình nghiên cứu đó đều cho rằng: đọc hiểu là một năng lực trong tiếp nhận văn bản, là cái đíchcuối cùng của việc đọc. Không có phương pháp vạn năng nào có thể chỉ dẫn đúng đắn, hiệu quả việc đọc hiểu từng văn bản, nhưng sẽ có chìa khóa để giúp con người biết cách giải mã các loại hình văn bản cụ thể.
  • 13. 13 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về tiếp nhận văn học của HS phổ thông . Mặc dù chưa đưa ra cụ thể, chưa đặt ra mục đíchchủ yếu về tính độc lập, tích cực của HS trong tiếp nhận TPVH nhưng có thể nhận ra tinh thần xuyên suốt nội dung cuốn sách là "dạy học văn chính là dạy và tập cho HS tự biết tiếp nhận văn chương một cách sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tư duy văn học, tư duy thẩm mỹ để mỗi em có thói quen tiếp nhận chủ động những giá trị văn minh, văn hoá tinh thần của dân tộc và nhân loại". Trần Đình Sử viết:"Học cách đọc, phép đọc, đểtự mình biết đọc mới là nội dung phổ biến cần phải đào tạo'' . Đặt vấn đề nhiệm vụ kép của GV trong dạy học TPVH, tác giả Đỗ Ngọc Thống viết:"Trong dạy học TPVC, giúp cho HS thấy cái hay, cái đẹp là quan trọng nhưng quan trọng hơn là cung cấp cho các em con đường để tự họ tìm ra được cái hay, cái đẹp đó'' . Tóm lại, đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú, có nhiều cấp độ, gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận, tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp, thi pháp học, tường giải học, văn bản học,… Tuy nhiên, khái niệm đọc hiểu do chưa đủ bao quát hoạt động và đặc thù của việc tiếp cận, chiếm lĩnh một văn bản văn chương, cho nên dễ gây ngộ nhận, hiểu lầm là đọc văn chỉ có đọc hiểu, chỉ cần nắm được thông tin (nội dung), chỉ chú trọng hiểu biết, trí tuệ mà coi nhẹ đọc thẩm mĩ, đọc văn chương, coi nhẹ đồng cảm thẩm mĩ, đồng thể nghiệm, đồng sáng tạo. Khái niệm đọc hiểu tác phẩm văn học cần được hiểu là phương thức đọc văn nhằm mục đíchcảm thụ và hiểu biết chính xác và cặn kẽ tác phẩm, khám phá và chiếm lĩnh những giá trị văn chương mới mẻ, sâu sắc, lớn lao và hữu ích không chỉ về nội dung tư tưởng mà còn là nghệ thuật thể hiện. Hiểu như vậy, đọc văn thực chất là một quá trình trực cảm thẩm mĩ đồng thời phân tích, giải mã văn bản để tiếp nhận, chiếm lĩnh những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm và định hướng hiệu quả tác động về nhận thức và thẩm mĩ
  • 14. 14 nơi người đọc. Vì vậy, đọc hiểu văn bản văn học phải chú ý đến phương diện quan hệ thẩm mĩ giữa chủ thể đọc văn và đối tượng thẩm mĩ là văn bản văn học. Đọc hiểu là hoạt động truy tìm giải mã và tạo nghĩa của văn bản. Ý nghĩa ấy hình thành và sáng tỏ dần nhờ sự soi chiếu tổng hợp khái quát hóa từ ý nghĩa tồn tại trong hình thức hóa nghệ thuật của tác phẩm, từ ý đồ sáng tạo, quan niệm nghệ thuật của nhà văn và ý nghĩa phái sinh thông qua khả năng tiếp nhận của người đọc. Ngày nay người ta có thể xét ý nghĩa trong ba quan hệ: ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm, ý nghĩa vốn có trong văn bản, tương quan với một hiện thực nào đó, ý nghĩa do mối quan hệ của người đọc đặt vào văn bản. Chính vì vậy mà VB văn học có tính đa nghĩa. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn của văn bản, để rồi từ đó đọc hiểu một “văn bản lớn hơn” là thế giới và cuộc đời, nói cách khác là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua văn bản văn học.Tác phẩm văn học có đặc trưng riêng, vì thế đọc văn bản văn học không giống như đọc các loại văn bản thông thường khác. “Đọc TPVC là giải quyết vấn đề tương quan của các cấu trúc tồn tại trong TP. Trước hết là cấu trúc ngôn ngữ, thứ đến là cấu trúc hình tượng thẩm mĩ, sau nữa là cấu trúc ý nghĩa” . Cấu trúc hình tượng thẩm mĩ trong tác phẩm là hiện thực được sáng tạo bằng sự tổ chức lại quan hệ xã hội giữa con người trong một thế giới được xác định bởi không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. Bộ môn Ngữ văn trong chương trình, SGK tự nó mang hai giá trị/ hai lĩnh vực: Nghệ thuật và Khoa học. Bởi vậy, bộ môn Ngữ văn là một đối tượng đặc biệt đối với ngưỡng tiếp nhận của học sinh. Đứng trước một đối tượng có tính đặc thù như vậy, và để tiếp cận được nó, học sinh phải có song song tư duy nghệ thuật và tư duy khoa học. Tuy nhiên, trong cơ cấu chương trình ngữ văn cả THCS lẫn THPT thì các tác phẩm văn học chiếm tỉ lệ rất lớn. Chính bộ phận kiến thức mang
  • 15. 15 tính nghệ thuật cao độ này đòi hỏi tư duy tiếp cận môn học ở học sinh phải là tư duy nghệ thuật. Nhưng vấn đề đặt ra là, những gì gắn liền với nghệ thuật thường cần phải có tư chất cá nhân, sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, với đối tượng là học sinh THPT, chúng ta không thể đặt ra mục tiêu đó một cáchtoàn diện mà mục đíchchủ yếu là hướng đến khả năng tiếp nhận, cảm thụ nghệ thuật của học sinh THPT. Dựa vào năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật của học sinh, ta có thể đánh giá được khả năng lực tiếp nhận, cảm thụ nghệ thuật này ở các em. Chúng ta có thể chưa giáo dục cho các em khả năng sáng tạo văn bản nghệ thuật. Nhưng chí ít, chúng ta cũng có thể nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật ở các em thông qua việc hình thành và nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đọc hiểu theo phong cách học tập qua tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao 3.2. Khách thể nghiên cứu - Tác phẩm: “Chí Phèo” của Nam Cao - Học sinh Trung học phổ thông với việc đọc hiểu văn bản theo phong cách học tập 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Có thể phát triển năng lực sáng tạo của học sinh THPT thông qua việc áp dụng phương pháp đọc hiểu văn bản theo phong cách học tập trong dạy học môn Ngữ Văn như thế nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu
  • 16. 16 Nếu giáo viên áp dụng phương pháp đọc hiểu văn bản theo phong cách học tập trong việc dạy học môn Ngữ Văn thì có thể khai thác và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, học sinh có khả năng tự sáng tạo được phong cáh học tập hoặc đọc hiểu các văn bản văn học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng phương pháp dạy đọc hiểu theo phong cách học tập trong dạy học môn ngữ văn (cụ thể là tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao). Nghiên cứu thực trạng áp dụng phương pháp dạy đọc hiểu trong dạy học môn ngữ văn theo định hướng hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh của giáo viên, tại các trường trung học phổ thông hiện nay. Đẩy mạnh phương pháp dạy đọc hiểu trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Thiết kế phương pháp dạy đọc hiểu theo phong cách học tập chung cho các tác phẩm văn học. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT qua việc sử dụng phương pháp dạy đọc hiểu theo phong cách học tập trong dạy học tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao. - Địa bàn: Một số Trường THPT tiêu biểu trong khu vực Hà Nội - Thời Gian: Từ tháng 11/2019 đến Tháng 6/ 2020 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
  • 17. 17 Nhằm thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu lý luận liên quan đến đề tài: Các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học môn ngữ văn đặc biệt là các tài liệu về năng lực tư duy sáng tạo. Nghiên cứu các tài liệu về các hình thức dạy đọc hiểu tác phẩm văn học... Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài. 7.2. Phương pháp tổng hợp ─ phân tích Nhằm phân tích lý thuyết, nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về phương pháp dạy học ngữ văn, phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện. Nó còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Tổng hợp lý thuyết, liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về phương pháp dạy đọc hiểu trong dạy học ngữ văn, cách thức xây dựng nội dung dạy học, phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh… 7.3. Phương pháp thực nghiệm Nghiên cứu thực tiễn dạy học, áp dụng phương pháp dạy đọc hiểu của các giáo viên trong dạy học môn ngữ văn tại các trường trung học phổ thông (quan sát, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên và học sinh) Thông qua thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng, những ưu điểm và nhược điểm, mức độ áp dụng phương pháp dạy đọc hiểu trong dạy học ngữ văn từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. 7.4. Phương pháp điều tra
  • 18. 18 Tiến hành dự giờ quan sát các giờ dạy học đọc hiểu nhằm bổ sung cho lý luận và chỉnh lý các biện pháp sư phạm. Điều tra về chất lượng học sinh ở các lớp để lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng Sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi, dự giờ, phỏng vấn, tham khảo giáo án, sổ điểm của giáo viên… 8. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính của nghiên cứu gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận 1.1. Phong cáchhọc tập 1.1.1. Khái niệm phong cách học tập 1.1.1. Khái niệm phong cách học tập 1.1.1.1. Phong cách ( Style) 1.1.1.2. Phong cách học tập ( Learning style) 1.1.2. Đặc điểm của phong cách học tập 1.2. Dạy học đọc hiểu văn bản theo phong cáchhọc tập 1.2.1. Khái niệm dạy học đọc hiểu văn bản 1.2.2. Kĩ năng dạy học đọc hiểu văn bản 1.2.3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản
  • 19. 19 1.2.4. Khái niệm dạy đọc hiểu văn bản theo phong cách học tập 1.3. Ứng dụng CNTT trong DH 1.3.1. Khái niệm công nghệ thông tin 1.3.2. Khái niệm công nghệ thông tin trong dạy học 1.3.3. Vai trò ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo phong cách 1.4. Văn bản văn học trong nhà trường phổ thông 1.4.1. Kháiquátvề văn bản văn học trong nhà trường 1.4.2. Nhà văn Nam Cao 1.4.3. Đặcđiểm truyện ngắn Nam Cao 1.4.4. Tácphẩm ChíPhèo 2.Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng dạyhọc văn trong nhà trường phổ thông 2.3. Thực trạng DH đọc hiểu văn bản ở trường THPT Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “ CHÍ PHÈO” – Nam Cao THEO PHONG CÁCH HỌC TẬP VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT 2.1 Nguyên tắc tổ chức dạy học đọc hiểu 2.2 Quy trình tổ chức dạy học tác phẩm “Chí Phèo”- Nam Cao theo phong cách học tập
  • 20. 20 2.2.1 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 2.2.1.1 Chuẩn bị của giáo viên 2.2.1.2 Chuẩn bị của học sinh 2.2.2 Tiến trình dạy học CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM Mã tài liệu : 600373 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562