SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 14
Descargar para leer sin conexión
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
51
Bài 4: PHÉP TOÁN VÀ CẤU TRÚC ĐẠI SỐ
Nội dung
Khi làm toán ở bậc đại học thì các đối
tượng không phải luôn luôn là các số,
nhưng ta vẫn gặp lại những tính chất
trong phép cộng hay phép nhân đối với
các đối tượng đang xét. Vì vậy hình thành
khái niệm “Cấu trúc đại số”.
Bài 4 bao gồm những nội dung chính
sau đây:
• Phép toán
• Cấu trúc nhóm, vành, trường
• Trường số phức
Mục tiêu Thời lượng
• Nắm được khái niệm về phép toán trong
trên một tập hợp;
• Nắm được khái niệm về cấu trúc nhóm,
vành, trường;
• Nắm được khái niệm về trường số phức,
các phép toán, dạng lượng giác của số
phức, công thức Moivre tính lũy thừa bậc n
của số phức dưới dạng lượng giác và căn
bậc n của số phức;
• Giải được các bài tập về cấu trúc nhóm,
vành, trường và các bài toán trong trường
số phức.
Bạn đọc nên để 15 giờ để nghiên cứu
LT + 8 giờ làm bài tập.
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
52
Bài toán mở đầu: Toán tử dự báo – Phép toán trên tập các trạng thái của nền kinh tế
Nội dung của dự báo là căn cứ vào trạng thái quá khứ Q(t – m),..., Q(t –1) và hiện tại của bản
thân hệ thống Q(t), phối hợp với thông tin của môi trường U(t), dùng toán tử P để đưa ra những
phán đoán tương lai của hệ thống Q(t + θ):
Q(t + θ) = P[Q(t – m),..., Q(t – 1), Q(t), U(t), U(t + 1),...]
θ gọi là tầm xa của dự báo.
4.1. Phép toán
4.1.1. Khái niệm
Cho một tập X khác rỗng, mỗi ánh xạ θ: X×X → X gọi là một phép toán (hay luật hợp
thành) trên tập X. Để tiện trình bày ta sẽ ký hiệu phép toán trên là *
Phần tử θ (a,b) với a,b ∈ X gọi là hợp thành của các phần tử a,b. Có hai cách ký hiệu
phần tử hợp thành:
Ký hiệu theo lối cộng θ (a,b) = a + b, gọi là tổng của các phần tử a, b.
Ký hiệu theo lối nhân θ (a,b) = a.b (hoặc ab), gọi là tích của các phần tử a, b.
4.1.2. Các tính chất
• Tính kết hợp
∀a, b, c ∈ X, ta có a*(b*c) = (a*b)*c
Ví dụ:
a + (b + c) = (a + b) + c
a.b.c = (a.b).c
• Tính giao hoán
∀a, b, c ∈ X, ta có a * b = b * a
Ví dụ:
a + b = b + a
a + b = b + a
• Phần tử trung hòa e
∀a, ∈ X, ta có a * e = e * a = a
Ví dụ:
a + 0 = 0 + a = a (Đối với phép cộng)
a.1 = 1.a = a (Đối với phép nhân)
• Phần tử đối xứng a’
a * a′ = a′ * a = e
Ví dụ:
a + (–a) = (–a) + a = 0 (Đối với phép cộng);
a.a–1
= a–1
.a = 1 (Đối với phép nhân trong với a ≠ 0).
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
53
4.1.3. Khái niệm về cấu trúc đại số
Một tập hợp X trên đó có trang bị một số phép toán với những tính chất xác định tạo
thành cấu trúc đại số. Sau đây, ta sẽ nghiên cứu nhóm, vành, trường và trường số
phức, là các cấu trúc đại số quan trọng, có nhiều ứng dụng.
4.2. Cấu trúc nhóm, vành, trường
4.2.1. Cấu trúc nhóm – nhóm con
4.2.1.1. Khái niệm về nhóm
Định nghĩa 4.1: Tập G khác rỗng có trang bị một phép toán (*), ký hiệu bởi (G,*).
Cặp (G,*) được gọi là một nhóm nếu thỏa mãn ba tính chất sau:
• Phép toán (*) có tính kết hợp;
• Phép toán (*) có phần tử trung hòa e;
• Mọi phần tử của G đều có phần tử đối xứng.
Ba tính chất trên gọi là các tiên đề của nhóm.
Nếu có thêm tính chất
• Phép toán (*) có tính giao hoán thì nhóm (G,*) gọi là nhóm giao hoán hay nhóm Abel.
Ví dụ: ( , +), ( , +), ( , +) là những nhóm giao hoán.
Nếu không có sự nhầm lẫn, ta ký hiệu nhóm (G,*) là G.
4.2.1.2. Một số tính chất của nhóm
• Phần tử trung hòa e là duy nhất.
• Phần tử đối xứng a′ của a là duy nhất.
• Quy tắc giản ước
a * x = a * y ⇒ x = y.
Áp dụng trên , , ta có
a + x = a + y ⇒ x = y.
• Trên G, phương trình
a * x = b.
có nghiệm duy nhất
x = a′ * b.
Áp dụng trên , , ta có phương trình
a + x = b
có nghiệm duy nhất
x = (–a) + b = b – a.
4.2.1.3. Nhóm con
Bộ phận A khác rỗng của nhóm G gọi là nhóm con của G nếu tập A với phép toán
trong G thu hẹp trên A tạo thành một nhóm.
Ví dụ:
(1) Tập A = {e} gồm chỉ một phần tử trung hòa của một nhóm G cũng như toàn bộ
nhóm G đều là nhóm con của G; gọi là các nhóm con tầm thường của G.
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
54
(2) ( ,+) là nhóm con của nhóm ( ,+) và ( ,+) là một nhóm con của nhóm ( ,+)
Bộ phận A khác rỗng của nhóm (G,.) là nhóm con của G nếu và chỉ nếu các điều kiện
sau được thỏa mãn:
1) Với mọi a, b ∈ A: ab ∈ A
2) Nếu a ∈ A thì a′ ∈ A .
4.2.2. Cấu trúc vành – vành nguyên – vành con
4.2.2.1. Khái niệm về vành
Định nghĩa 4.2: Tập A không rỗng có trang bị hai phép toán, phép toán thứ nhất gọi
là phép cộng (+), phép toán thứ hai gọi là phép nhân (.), ký hiệu bởi (A, +, .), được gọi
là một vành nếu thỏa mãn các tính chất sau:
• (A, +) là một nhóm giao hoán (phần tử trung hòa thông thường được ký hiệu là 0).
• (ab)c = a(bc) đối với mọi a,b,c
• ∀ a, b, c ∈ A,
a.(b + c) = a.b + a.c (phân phối trái)
(b + c).a = b.a + c.a (phân phối phải).
Quy ước: ký hiệu vành (A, +, .) là A.
Vành A gọi là vành giao hoán nếu nó thỏa mãn tính chất
• Phép toán (.) có tính giao hoán.
Ngoài ra, nếu phép nhân (.) có phần tử trung hòa, ký hiệu là 1 thì vành A gọi là vành
có đơn vị.
Ví dụ: Các vành ( , +, .), ( , +, .), ( , +, .) là các vành có đơn vị, đơn vị của các
vành này đều là 1.
4.2.2.2. Vành nguyên
Vành nguyên là một vành (A, +, .), trong đó có tính chất
a.b = 0 ⇒ a = 0 hoặc b = 0.
Ví dụ: Các vành ( , +, .), ( , +, .), ( , +, .) là các vành nguyên.
Vậy trong vành nguyên, ta có điều kiện cần và đủ để một tích bằng 0 là một trong hai
phần tử này bằng 0.
4.2.2.3. Vành con
Giả sử (A,+, . ) là một vành. Nhóm con B của nhóm cộng (A, +) gọi là vành con của
vành (A,+, . ) nếu điều kiện sau được thỏa mãn:
Nếu x, y ∈ B thì x.y ∈ B.
Ví dụ: Tập các số chẵn 2 là một vành con của vành các số nguyên ( ,+, . ).
4.2.3. Cấu trúc trường
4.2.3.1. Khái niệm
Định nghĩa 4.3: K là tập khác rỗng có trang bị hai phép toán là phép cộng (+) và phép
nhân (.). Ta nói (K, +, .) hay K là một trường nếu nó thỏa mãn các tính chất sau:
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
55
1. K là một vành giao hoán có đơn vị.
2. Với ∀a ∈ K, a ≠ 0 (phần tử trung hòa của luật cộng) thì tồn tại phần tử đối xứng a′
của A đối với phép nhân (.), nghĩa là
a.a′ = a′.a = 1 (a ≠ 0).
a′ gọi là nghịch đảo của a, ký hiệu là a–1
hay
1
a
.
4.2.3.2. Một số tính chất
• Trường K là một vành nguyên.
• K là một trường thì K  {0}là một nhóm đối với phép nhân.
Hệ quả: Trong một trường có quy tắc giản ước
a.b = a.c, a ≠ 0 ⇒ b = c.
• Trong một trường K thì phương trình
a.x = b, a ≠ 0
có nghiệm duy nhất
1 b
x a .b
a
−
= = .
4.2.3.3. Trường con
Giả sử (K,+, .) là một trường. Trường con của trường (K, +, .) là một vành con
P ≠ {0} thỏa mãn điều kiện:
Với mọi x ∈ P và x ≠ 0 thì x –1
∈ P
4.2.3.4. Trường hữu tỉ và trường số thực
Trường hữu tỉ : Trường hữu tỉ là một trường sắp thứ tự với quan hệ thứ tự thông
thường giữa các số. Trường hữu tỉ có các tính chất sau:
a) Trường hữu tỉ thỏa mãn tiên đề Ácsimet:
Giả sử q > 0 là một số hữu tỉ cho trước, khi đó đối với mọi số hữu tỉ x luôn luôn tồn
tại số nguyên n sao cho nq < x.
Từ tính chất trên suy ra rằng: Với mỗi số hữu tỉ q > 0 cho trước, với mọi số hữu tỉ x
tồn tại duy nhất một số nguyên p sao cho
pq ≤ x < (p + 1) q.
b) Trường hữu tỉ có tính chất trù mật:
Với hai số hữu tỉ bất kỳ x < x′ luôn luôn tồn tại số hữu tỉ x″ sao cho
x < x″ < x′
chẳng hạn có thể lấy x″ =
x x
2
′+
Trường số thực : Là một trường mở rộng của trường hữu tỉ và bảo toàn thứ tự
trong .
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
56
4.3. Trường số phức
Như đã biết, các phương trình bậc hai ax2
+ bx + c, a ≠ 0 với biệt số Δ < 0 không có
nghiệm thực, chẳng hạn phương trình
x2
+ 1 = 0
Vì vậy, ta sẽ xây dựng một trường số mới chứa trường số thực sao cho mọi phương
trình bậc hai (và do đó mọi đa thức) đều có nghiệm trong trường được tạo thành.
4.3.1. Khái niệm vế số phức và mặt phẳng phức
4.3.1.1. Định nghĩa trường số phức
Gọi là tập mọi số thực. Xét tập hợp
K = × = {(a; b) ⎜ a ∈ , b ∈ } (4.1)
gồm mọi cặp được sắp các số thực.
Ta trang bị cho K hai phép toán + và . bởi:
Nếu α = (a ; b) và β = (c ; d) là hai phần tử tùy ý thuộc K thì
α + β = (a + c; b + d) (4.2)
αβ = (ac – bd; ad + bc). (4.3)
Ta nghiệm lại rằng tập K cùng hai phép toán đó làm thành một trường. Thật vậy, từ
định nghĩa ta có các hệ thức sau nghiệm đúng với mọi phần tử của K:
• (α + β) + γ = α + (β + γ)
• ∃0 = (0; 0) ∈ K sao cho α + 0 = 0 + α
• ∀α ∈ K, ∃(–α) = (–a; –b) mà α + (–α) = 0
• α + β = β + α.
Vậy (K; +) là một nhóm Abel.
• (αβ)γ = α(βγ)
• αβ = βα
• (α + β)γ = αγ + βγ
• ∃1 = (1; 0) ∈ K là phần tử đơn vị của phép nhân
• ∀α ≠ 0, ∃α–1
= 2 2 2 2
a b
;
a b a b
⎛ ⎞−
⎜ ⎟
+ +⎝ ⎠
.
Trường K được xây dựng như trên được gọi là trường số phức, mỗi phần tử α = (a; b)
∈ K gọi là một số phức.
Lưu ý rằng, từ định nghĩa, hai số phức α = (a; b) và β (c; d) bằng nhau nếu và chỉ nếu
a = c và b = d.
Trường số phức thường được ký hiệu là .
Bây giờ, nếu ta đồng nhất mỗi số thực a ∈ với số phức (a; 0) và ký hiệu số phức
(0; 1) bởi i (i thường gọi là đơn vị ảo) thì mỗi số phức α (a; b) có thể viết dưới dạng
α = (a; b) = (a; 0) + (0; b) = (a; 0) + (0; 1)(b; 0) = a + ib
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
57
a gọi là phần thực của số phức α, ký hiệu a = Reα.
ib gọi là phần ảo của α, ký hiệu ib = Imα.
còn b gọi là hệ số của phần ảo.
Từ nay mỗi số phức (a; b) có thể ký hiệu z = (a; b) = a + ib.
4.3.1.2. Mặt phẳng phức
Vì mỗi số phức z là một cặp số thực (a, b) nên ta có thể biểu diễn nó bằng một điểm
M trong mặt phẳng tọa độ Oxy (h. 4.1) sao cho M có tọa độ là a và b. Với cách đó, ta
có một tương ứng 1 – 1 giữa tập số phức và tập các điểm của mặt phẳng Oxy.
Do đó, mặt phẳng Oxy được gọi là mặt phẳng phức.
Điểm M có tọa độ là (a; b) gọi là ảnh của số phức z = (a, b) (h. 4.1).
Số phức z gọi là tọa vị của điểm M.
Trong mặt phẳng số phức (0; 0) có ảnh là gốc tọa độ O, số phức (1; 0) và (0; 1) có
những vị trí đặc biệt (h. 4.2).
4.3.1.3. Số thực là trường hợp riêng của số phức – Đơn vị thực
Mỗi số thực a ta biểu diễn bằng một điểm trên trục Ox nhận a làm hoành độ. Bây giờ,
ta xét các số phức có dạng (a; 0), tức là các số phức có thành phần thứ hai bằng 0.
Ta nhận thấy (h. 4.3)
• Ảnh của mỗi số phức (a; 0) là một điểm ở trên Ox.
• Ảnh của mỗi số phức (a; 0) trùng với điểm biểu diễn số thực a.
• Ảnh của tổng hai số phức dạng (a, 0)
(a; 0) + (a′; 0) = (a + a′; 0) trùng với điểm biểu diễn tổng của hai số thực a + a′.
• Ảnh của tích hai số phức dạng (a; 0)
(a; 0).(a’; 0) = (aa’; 0) trùng với điểm biểu diễn tích của hai số thực aa′.
Hình 4.1 Hình 4.2
O
M(z)b
a
y
x O
(0; 1)
(1; 0)
y
x
y
x
Hình 4.3
bi (0; b)
i (0; 1)
O
a1
(1; 0)O (a; 0)
Hình 4.4
x
y
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
58
• Nghịch đảo của số phức dạng (a; 0) ≠ (0; 0) là (a–1
; 0), nghịch đảo của số thực
a ≠ 0 là a–1
. Vậy ảnh của nghịch đảo của số phức (a; 0) ≠ (0; 0) trùng với điểm biểu
diễn nghịch đảo của số thực a ≠ 0.
Do đó, ta đồng nhất số phức (a; 0) với số thực a, nghĩa là xem số phức (a; 0) là số
thực a và viết
(a; 0) ≡ a, a ∈ .
Vậy số thực là trường hợp riêng của số phức.
Sau đó
• Số phức (1; 0) đồng nhất với 1 nên được gọi là đơn vị thực, ta cũng có (1; 0).(1; 0)
= (1; 0) như 1.1 = 1.
• Ta có thể nhân số thực λ với số phức (a; b) như sau:
λ(a; b) = (λ; 0)(a; b) = (λa; λb)
nghĩa là λ(a; b) = (λa; λb), λ ∈ .
4.3.1.4. Số ảo thuần túy – Đơn vị ảo
Bây giờ, xét các số phức có dạng (0; b), ảnh của chúng nằm trên trục Oy của mặt
phẳng phức (h. 4.4). Ta nhận thấy
(0; b)(0; b) = (–b2
; 0) ≡ –b2
.
Vậy số phức (0, b) có bình phương luôn là một số âm (nếu b ≠ 0). Ta gọi chúng là số
ảo thuần túy.
Đặc biệt, số i = (0; 1) có bình phương
i2
= (0; 1)(0; 1) = –1
tức là i2
= –1
nên được gọi là đơn vị ảo.
Trục Oy dùng để biểu diễn các số ảo thuần túy (0; b) nên gọi là trục ảo. Còn trục Ox
dùng để biểu diễn các số thực nên gọi là trục thực.
Dạng x = (a + ib) gọi là dạng chuẩn tắc của số phức.
Với dạng chuẩn tắc, các phép tính được thực hiện bằng cách sử dụng tính chất “ là
một trường” và hệ thức i2
= –1, nghĩa là như trong các số thực với chú ý là i2
= –1.
Ví dụ:
(2 + 3i)(4 – 5i) = 2.4 – 2.5i + 3i.4 – 3i.5i
= 8 – 10i + 12i + 15 = 23 + 2i.
4.3.1.5. Dạng lượng giác của số phức
Mỗi điểm M(x; y) ứng với một véc tơ OM và ngược lại, nên mỗi số phức z = x + iy
ứng với một véc tơ OM có gốc tại gốc tọa độ, ngọn là điểm M(x; y). Ta đưa vào các
định nghĩa sau
r =
2 2
OM x y= +
gọi là môđun của số phức z = x + iy.
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
59
ϕ
r
M
Hình 4.5
y
xO
(Ox, OM)ϕ = là góc lượng giác tạo bởi véc tơ OM với
hướng dương của trục Ox, được xác định sai khác 2kπ,
k nguyên.
Góc ϕ gọi là argument của z, ký hiệu ϕ = arg z.
Nếu lấy –π ≤ ϕ ≤ π thì dùng ký hiệu ϕ = arg z.
Dễ thấy
x r cos
y r sin
= ϕ⎧
⎨
= ϕ⎩
⇒ z = x + iy = r(cosϕ + isinϕ) (4.4)
Dạng (4.4) gọi là dạng lượng giác của số phức.
Phần tử đối của số phức z = x + iy là –z = –x – iy,
với cách biểu diễn lượng giác là –z = r[cos(ϕ + π) + isin(ϕ + π)] với ϕ = arg z.
Số phức z = x – iy gọi là số phức liên hợp của z = x + iy,
có cách biểu diễn lượng giác là z = r[(cos(–ϕ) + i sin(–ϕ)] với ảnh là véc tơ OM′ đối
xứng với véc tơ OM qua trục Ox.
4.3.1.6. Công thức Moivre
Cho hai số phức
z1 = r1(cosϕ1 + i sinϕ1) = x1 + iy1
z2 = r2(cosϕ2 + i sinϕ2) = x2 + iy2.
Khi đó, số phức
z1z2 = (x1x2 – y1y2) + i(x1y2 + x2y1)
sẽ có cách biểu diễn lượng giác là
z1z2 = r1r2[(cosϕ1cosϕ2 – sinϕ1sinϕ2) + i(cosϕ1sinϕ2 + sinϕ1cosϕ2)]
= r1r2[cos(ϕ1 + ϕ2) + i sin(ϕ1 + ϕ2)]. (4.5)
Nếu z2 ≠ 0 thì tồn tại số phức 1
2
2
1
z
z
−
= và tích z = 1 1
1 2
2
z
z z
z
−
= gọi là thương của z1 với
z2.
Từ (4.5) suy ra
[ ]1 1
1 2 1 2
2 2
z r
cos( ) isin( ) .
z r
= ϕ − ϕ + ϕ − ϕ (4.6)
Phép chứng minh các hệ thức (4.5), (4.6) không có gì khó, xem như bài tập.
Từ (4.5) suy ra
22
zz r z .= =
Với n là số nguyên dương bất kỳ, ta đặt n
n
z z.z...z= sẽ có
zn
= rn
(cosnϕ + i sinnϕ). (4.7)
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
60
Gọi là lũy thừa bậc n của số phức z.
Nói riêng, khi r = 1, từ (4.7) ta được
(cosϕ + i sinϕ)n
= cosnϕ + isinnϕ (4.8)
Công thức (4.8) gọi là công thức Moivre. Nhờ đó, có thể thu được các biểu thức của
cosnϕ và sinnϕ bởi phép khai triển vế trái của (4.8) theo công thức Newton và sự
bằng nhau giữa các số phức (lưu ý i2
= –1, i3
= –i, i4
= 1,...).
Cần lưu ý rằng, các công thức (4.7), (4.8) đúng cả cho trường hợp n nguyên âm, tức là
đúng ∀n ∈ .
4.3.1.7. Căn bậc n của số phức
Định nghĩa 4.5: Cho n là số tự nhiên, n ≥ 2; α là số phức cho trước. Nếu có số phức z
sao cho zn
= α thì z gọi là căn bậc n của α, ký hiệu là z = n
α .
Nhờ cách viết số phức dưới dạng lượng giác, ta sẽ thấy rằng mỗi số phức α có đúng n
nghiệm phức phân biệt (trong số đó có thể có những nghiệm thực).
Thật vậy, giả sử α = r(cosϕ + i sinϕ).
Ta tìm số phức z dưới dạng
z = ρ(cosθ + isinθ)
thỏa mãn đẳng thức zn
= α hay
ρn
(cosnθ + i sinnθ) = r(cosϕ + i sinϕ)
Từ đó
n
r
n 2k , k
⎧ρ =
⎨
θ = ϕ + π ∈⎩
tức là
n
r
2k
.
n
⎧ρ =
⎪
⎨ ϕ + π
θ =⎪
⎩
Khi k lần lượt nhận các giá trị nguyên k = 0, 1, 2, …, n – 1, ta có n giá trị của z, các
giá trị phức này có cùng môđun là n
rρ = , còn các argument sai kém
2
n
π
.
Nếu k nhận trị nguyên khác bộ trị {0, 1, 2, …, n – 1} thì dễ thấy z lại có giá trị trùng
với một trong n giá trị trên do tính chất tuần hoàn của côsin và sin.
Vậy tồn tại n căn bậc n của số phức α, xác định bởi
n
k
2k 2k
z r cos isin , v i
n n
⎡ ϕ + π ϕ + π ⎤⎛ ⎞ ⎛ ⎞
= +⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎢ ⎥
⎝ ⎠ ⎝ ⎠⎣ ⎦
í k ∈ {0; 1; 2,…; n – 1}.
Trên mặt phẳng phức, chúng là các đỉnh của đa giác đều n cạnh nội tiếp đường tròn
tâm O, bán kính n
r.ρ =
4.3.2. Giải phương trình bậc hai và bậc cao
• Xét phương trình bậc hai
ax2
+ bx + c = 0 a, b, c ∈ , a ≠ 0.
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
61
Ta đã biết rằng nếu Δ = b2
– 4ac ≥ 0 thì phương trình có nghiệm thực. Bây giờ, ta xét
trường hợp Δ < 0. Phương trình đã cho viết được dưới dạng
2 2
2
b b 4ac
x 0
2a 4a
−⎛ ⎞
+ − =⎜ ⎟
⎝ ⎠
Hay là
2 2
2 2
b i ( )
x
2a 4a 4a
Δ −Δ⎛ ⎞
+ = =⎜ ⎟
⎝ ⎠
với –Δ > 0.
Ta suy ra x +
b
i
2a 2a
−Δ
= ± .
Vậy khi Δ < 0, phương trình bậc hai có hai nghiệm phức dạng liên hợp
1
b i
x
2a
− + −Δ
= ; 2
b i
x .
2a
− − −Δ
=
Ví dụ: Phương trình x2
+ x + 1 = 0 có hai nghiệm
1
1 i 3
x ;
2
− +
= 2
1 i 3
x .
2
− −
=
• Giải phương trình bậc cao
Lúc này việc dùng dạng lượng giác tỏ ra
thuận tiện.
Ví dụ: Giải phương trình trong tập số phức
z4
– z3
+ z2
– z + 1 = 0
để ý hệ thức
z5
+ 1 = (z + 1)(z4
– z3
+ z2
– z + 1).
Ta viết lại phương trình dưới dạng
5
z 1
0
z 1
+
=
+
(z ≠ –1)
⇔ z5
= –1 (z ≠ –1)
⇔ z5
= cosπ + i sinπ (z ≠ –1)
⇔
+ 2k + 2k
z cos isin
5 5
π π π π
= + với
k 0, 1, 2, 3, 4
k 2
=⎧
⎨
≠⎩
Vậy phương trình có 4 nghiệm cho bởi
1z cos isin
5 5
π π
= +
2
3 3
z cos isin
5 5
π π
= +
3
7 7 2 2
z cos isin cos isin
5 5 5 5
π π π π⎛ ⎞
= + = − +⎜ ⎟
⎝ ⎠
4
9 9 4 4
z cos isin cos isin
5 5 5 5
π π π π⎛ ⎞
= + = − +⎜ ⎟
⎝ ⎠
Hình 4.6
x
y
z2
z1
z3
z4
O
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
62
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Các bạn đã được học về Phép toán và Cấu trúc đại số.
Các bạn cần ghi nhớ các vấn đề sau:
• Nắm được khái niệm về phép toán.
• Nắm được khái niệm về cấu trúc nhóm, vành, trường.
• Nắm được khái niệm về trường số phức, các phép toán, dạng lượng giác của số phức, công
thức Moivre tính lũy thừa bậc n của số phức dưới dạng lượng giác và căn bậc n của số phức.
• Giải được các bài tập về cấu trúc nhóm, vành, trường và các bài toán trong trường số phức.
Bài tiếp theo các bạn sẽ được học về Không gian véc tơ.
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
63
BÀI TẬP
1. Cho (E, *) là một tập hợp được trang bị phép toán * có tính kết hợp và sao cho với a và b bất
kỳ đã cho thuộc E, các phép toán
a * x = b (1) y * a = b (2)
của các ẩn x và y có ít nhất một nghiệm.
Chứng minh rằng (E, *) là một nhóm.
2. Cho (G, •) là một nhóm. Ta nói a là một phần tử trung tâm của G khi và chỉ khi
∀x ∈ G, a • x = x • a.
Phần C của G tạo bởi tất cả các phần tử trung tâm gọi là tâm của nhóm.
Chứng minh rằng C là một nhóm con của G đối với luật •
3. Hỏi mỗi tập số sau đây với phép cộng và phép nhân số có phải là một vành không ?
Tập các số nguyên chẵn
Tập các số hữu tỉ
Tập các số thực
Tập các số phức.
4. Các số phức z được xác định bởi z3
= 1. (1)
Người ta ký hiệu bởi j một trong ba số z nhận được từ (1) mà hệ số của i là số dương.
Hãy biểu diễn j qua j. Tính tổng 1 + j + j2
.
5. Giải các phương trình sau trong trường số phức .
a. z2
+ (4 – 6i)z – 9 – 15i = 0 b. z2
= 5 – 12i c. 1 – z + z2
– z3
= 0.
6. Thiết lập đẳng thức sau, cho z1 và z2 trong .
( )2 2 2 2
1 2 1 2 1 2z z z z 2 z z .+ + − = + (1)
7. Tìm dạng lượng giác của số phức
1 i 3
z
3 i
+
=
+
.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn phương án đúng.
1. Tập nào sau đây đối với phép toán đã cho là một nhóm?
A. Tập các số tự nhiên đối với phép cộng.
B. Tập các số nguyên với phép cộng.
C. Tập các số nguyên với phép nhân.
D. Tập các số hữu tỉ với phép nhân.
2. Tập nào sau đây đối với phép toán đã cho không phải là một nhóm?
A. Tập các số thực khác 0 với phép nhân.
B. Tập các số hữu tỉ dương với phép nhân.
v1.0
Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số
64
C. Tập các số hữu tỉ với phép nhân.
D. Tập M = {1, –1} với phép nhân.
3. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào là đúng?
A. Tập các số thực có dạng a + b 2 với a, b ∈ không phải là một vành con của trường số
thực .
B. Tập các số thực có dạng a + b 3 với a, b ∈ không phải là một trường con của trường
số thực .
C. Tập các số phức có dạng a + ib, với a, b ∈ không phải là một vành con của trường số
phức .
D. Tập các số phức có dạng a + ib, với a, b ∈ là một trường số.
4. Tập nào sau đây không phải là một trường?
A. Tập các số hữu tỉ .
B. Tập các số thực .
C. Tập các số dạng a + b 2 với a, b ∈ .
D. Tập các số có dạng a + b 2 với a, b ∈ .
5. Tập nào sau đây là một trường?
A. Tập các số nguyên chẵn với phép cộng và phép nhân.
B. Tập các số có dạng a + b 2 với a, b ∈ .
C. Tập các số có dạng a + b 3 với a, b ∈ .
D. Tập các số phức có dạng a + ib, với a, b ∈ .
v1.0

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

chuong 3. quan he
chuong 3. quan hechuong 3. quan he
chuong 3. quan hekikihoho
 
Bộ sách về phương trình hàm
Bộ sách về phương trình hàmBộ sách về phương trình hàm
Bộ sách về phương trình hàmThế Giới Tinh Hoa
 
11 mat102-bai 8-v1.0
11 mat102-bai 8-v1.011 mat102-bai 8-v1.0
11 mat102-bai 8-v1.0Yen Dang
 
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangGt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangBui Loi
 
Luận văn: Ứng dụng của quan hệ thứ tự trong giải tích, HAY
Luận văn: Ứng dụng của quan hệ thứ tự trong giải tích, HAYLuận văn: Ứng dụng của quan hệ thứ tự trong giải tích, HAY
Luận văn: Ứng dụng của quan hệ thứ tự trong giải tích, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI TẬP LỚN LÝ THUYẾT TẬP THÔ VÀ ỨNG DỤNG
BÀI TẬP LỚN LÝ THUYẾT TẬP THÔ VÀ ỨNG DỤNGBÀI TẬP LỚN LÝ THUYẾT TẬP THÔ VÀ ỨNG DỤNG
BÀI TẬP LỚN LÝ THUYẾT TẬP THÔ VÀ ỨNG DỤNGTai Tran
 
De thi cao hoc can tho
De thi cao hoc can thoDe thi cao hoc can tho
De thi cao hoc can thoSang Nguyễn
 
[Math educare] giao trinh toan cao cap a1-giai tich ham mot bien_chuoi so
[Math educare] giao trinh toan cao cap a1-giai tich ham mot bien_chuoi so[Math educare] giao trinh toan cao cap a1-giai tich ham mot bien_chuoi so
[Math educare] giao trinh toan cao cap a1-giai tich ham mot bien_chuoi soNguyen Vietnam
 
Tích phân-7-Câu hỏi thực tế-pages-90-114
Tích phân-7-Câu hỏi thực tế-pages-90-114Tích phân-7-Câu hỏi thực tế-pages-90-114
Tích phân-7-Câu hỏi thực tế-pages-90-114lovestem
 
Anh Xa Lien Tuc Tren Khong Gian Topo
Anh Xa Lien Tuc Tren Khong Gian TopoAnh Xa Lien Tuc Tren Khong Gian Topo
Anh Xa Lien Tuc Tren Khong Gian Topoipaper
 
[123doc.vn] bg-giai-tich-iii-nguyen-xuan-thao-2014
[123doc.vn]   bg-giai-tich-iii-nguyen-xuan-thao-2014[123doc.vn]   bg-giai-tich-iii-nguyen-xuan-thao-2014
[123doc.vn] bg-giai-tich-iii-nguyen-xuan-thao-2014Con TrIm Lông Bông
 
toan boi duong HSG ntquang.net
toan boi duong HSG ntquang.nettoan boi duong HSG ntquang.net
toan boi duong HSG ntquang.netDuy Duy
 
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpHướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpVan-Duyet Le
 
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-hamDuy Duy
 

La actualidad más candente (19)

chuong 3. quan he
chuong 3. quan hechuong 3. quan he
chuong 3. quan he
 
Bộ sách về phương trình hàm
Bộ sách về phương trình hàmBộ sách về phương trình hàm
Bộ sách về phương trình hàm
 
Phương trình hàm đa thức
Phương trình hàm đa thứcPhương trình hàm đa thức
Phương trình hàm đa thức
 
11 mat102-bai 8-v1.0
11 mat102-bai 8-v1.011 mat102-bai 8-v1.0
11 mat102-bai 8-v1.0
 
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangGt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
 
Scp mod p
Scp mod pScp mod p
Scp mod p
 
Luận văn: Ứng dụng của quan hệ thứ tự trong giải tích, HAY
Luận văn: Ứng dụng của quan hệ thứ tự trong giải tích, HAYLuận văn: Ứng dụng của quan hệ thứ tự trong giải tích, HAY
Luận văn: Ứng dụng của quan hệ thứ tự trong giải tích, HAY
 
BÀI TẬP LỚN LÝ THUYẾT TẬP THÔ VÀ ỨNG DỤNG
BÀI TẬP LỚN LÝ THUYẾT TẬP THÔ VÀ ỨNG DỤNGBÀI TẬP LỚN LÝ THUYẾT TẬP THÔ VÀ ỨNG DỤNG
BÀI TẬP LỚN LÝ THUYẾT TẬP THÔ VÀ ỨNG DỤNG
 
De thi cao hoc can tho
De thi cao hoc can thoDe thi cao hoc can tho
De thi cao hoc can tho
 
[Math educare] giao trinh toan cao cap a1-giai tich ham mot bien_chuoi so
[Math educare] giao trinh toan cao cap a1-giai tich ham mot bien_chuoi so[Math educare] giao trinh toan cao cap a1-giai tich ham mot bien_chuoi so
[Math educare] giao trinh toan cao cap a1-giai tich ham mot bien_chuoi so
 
Tích phân-7-Câu hỏi thực tế-pages-90-114
Tích phân-7-Câu hỏi thực tế-pages-90-114Tích phân-7-Câu hỏi thực tế-pages-90-114
Tích phân-7-Câu hỏi thực tế-pages-90-114
 
Anh Xa Lien Tuc Tren Khong Gian Topo
Anh Xa Lien Tuc Tren Khong Gian TopoAnh Xa Lien Tuc Tren Khong Gian Topo
Anh Xa Lien Tuc Tren Khong Gian Topo
 
Nhóm đồng phôi tôpô và không gian tích của nửa – Hình hộp, 9đ
Nhóm đồng phôi tôpô và không gian tích của nửa – Hình hộp, 9đNhóm đồng phôi tôpô và không gian tích của nửa – Hình hộp, 9đ
Nhóm đồng phôi tôpô và không gian tích của nửa – Hình hộp, 9đ
 
[123doc.vn] bg-giai-tich-iii-nguyen-xuan-thao-2014
[123doc.vn]   bg-giai-tich-iii-nguyen-xuan-thao-2014[123doc.vn]   bg-giai-tich-iii-nguyen-xuan-thao-2014
[123doc.vn] bg-giai-tich-iii-nguyen-xuan-thao-2014
 
Luanvan
LuanvanLuanvan
Luanvan
 
Toan Cao Cap A1
Toan Cao Cap A1Toan Cao Cap A1
Toan Cao Cap A1
 
toan boi duong HSG ntquang.net
toan boi duong HSG ntquang.nettoan boi duong HSG ntquang.net
toan boi duong HSG ntquang.net
 
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpHướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
 
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham
 

Destacado

09 mat102-bai 6-v1.0
09 mat102-bai 6-v1.009 mat102-bai 6-v1.0
09 mat102-bai 6-v1.0Yen Dang
 
Sv Avancat2006resumit
Sv Avancat2006resumitSv Avancat2006resumit
Sv Avancat2006resumitOlivet
 
05 eng104-bai 1-v1.0
05 eng104-bai 1-v1.005 eng104-bai 1-v1.0
05 eng104-bai 1-v1.0Yen Dang
 
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹ
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹNhững lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹ
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹcuongdienbaby05
 
06 mat102-bai 3-v1.0
06 mat102-bai 3-v1.006 mat102-bai 3-v1.0
06 mat102-bai 3-v1.0Yen Dang
 
Mat101 huongdan bai4_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai4_v2.3013103225Mat101 huongdan bai4_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai4_v2.3013103225Yen Dang
 
04 acc201 bai 2_v1.0011103225
04 acc201 bai 2_v1.001110322504 acc201 bai 2_v1.0011103225
04 acc201 bai 2_v1.0011103225Yen Dang
 
Mat101 huongdan bai3_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai3_v2.3013103225Mat101 huongdan bai3_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai3_v2.3013103225Yen Dang
 
05 mat101 bai1_v2.3013101225
 05 mat101 bai1_v2.3013101225 05 mat101 bai1_v2.3013101225
05 mat101 bai1_v2.3013101225Yen Dang
 
Mat101 huongdan bai2_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai2_v2.3013103225Mat101 huongdan bai2_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai2_v2.3013103225Yen Dang
 
Baiviet long bien-gialam-lahongson
Baiviet long bien-gialam-lahongsonBaiviet long bien-gialam-lahongson
Baiviet long bien-gialam-lahongsonSon La Hong
 
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013pandirambo900
 
06 mat101 bai2_v2.3013101225
06 mat101 bai2_v2.301310122506 mat101 bai2_v2.3013101225
06 mat101 bai2_v2.3013101225Yen Dang
 
09 mat101 bai5_v2.3013101225
09 mat101 bai5_v2.301310122509 mat101 bai5_v2.3013101225
09 mat101 bai5_v2.3013101225Yen Dang
 
05 mat102-bai 2-v1.0
05 mat102-bai 2-v1.005 mat102-bai 2-v1.0
05 mat102-bai 2-v1.0Yen Dang
 

Destacado (20)

09 mat102-bai 6-v1.0
09 mat102-bai 6-v1.009 mat102-bai 6-v1.0
09 mat102-bai 6-v1.0
 
Sv Avancat2006resumit
Sv Avancat2006resumitSv Avancat2006resumit
Sv Avancat2006resumit
 
05 eng104-bai 1-v1.0
05 eng104-bai 1-v1.005 eng104-bai 1-v1.0
05 eng104-bai 1-v1.0
 
Las Redes Sociales
Las Redes SocialesLas Redes Sociales
Las Redes Sociales
 
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹ
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹNhững lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹ
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹ
 
Monde sigles
Monde siglesMonde sigles
Monde sigles
 
06 mat102-bai 3-v1.0
06 mat102-bai 3-v1.006 mat102-bai 3-v1.0
06 mat102-bai 3-v1.0
 
Mat101 huongdan bai4_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai4_v2.3013103225Mat101 huongdan bai4_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai4_v2.3013103225
 
04 acc201 bai 2_v1.0011103225
04 acc201 bai 2_v1.001110322504 acc201 bai 2_v1.0011103225
04 acc201 bai 2_v1.0011103225
 
Mat101 huongdan bai3_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai3_v2.3013103225Mat101 huongdan bai3_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai3_v2.3013103225
 
05 mat101 bai1_v2.3013101225
 05 mat101 bai1_v2.3013101225 05 mat101 bai1_v2.3013101225
05 mat101 bai1_v2.3013101225
 
Mat101 huongdan bai2_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai2_v2.3013103225Mat101 huongdan bai2_v2.3013103225
Mat101 huongdan bai2_v2.3013103225
 
Baiviet long bien-gialam-lahongson
Baiviet long bien-gialam-lahongsonBaiviet long bien-gialam-lahongson
Baiviet long bien-gialam-lahongson
 
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013
 
06 mat101 bai2_v2.3013101225
06 mat101 bai2_v2.301310122506 mat101 bai2_v2.3013101225
06 mat101 bai2_v2.3013101225
 
09 mat101 bai5_v2.3013101225
09 mat101 bai5_v2.301310122509 mat101 bai5_v2.3013101225
09 mat101 bai5_v2.3013101225
 
Survey
SurveySurvey
Survey
 
Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010
 
Hubungan internasional
Hubungan internasional Hubungan internasional
Hubungan internasional
 
05 mat102-bai 2-v1.0
05 mat102-bai 2-v1.005 mat102-bai 2-v1.0
05 mat102-bai 2-v1.0
 

Similar a 07 mat102-bai 4-v1.0

Chuong+1 ______
Chuong+1  ______Chuong+1  ______
Chuong+1 ______Phi Phi
 
chuong 2. phep dem
chuong 2. phep demchuong 2. phep dem
chuong 2. phep demkikihoho
 
Các phương pháp đếm nâng cao
Các phương pháp đếm nâng caoCác phương pháp đếm nâng cao
Các phương pháp đếm nâng caoThế Giới Tinh Hoa
 
10 mat102-bai 7-v1.0
10 mat102-bai 7-v1.010 mat102-bai 7-v1.0
10 mat102-bai 7-v1.0Yen Dang
 
Bài giảng chuyên đề - Lê Minh Hoàng
Bài giảng chuyên đề - Lê Minh HoàngBài giảng chuyên đề - Lê Minh Hoàng
Bài giảng chuyên đề - Lê Minh HoàngBình Trọng Án
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Thuật toán berlekamp và đa thức chia đường tròn modulo p
Thuật toán berlekamp và đa thức chia đường tròn modulo pThuật toán berlekamp và đa thức chia đường tròn modulo p
Thuật toán berlekamp và đa thức chia đường tròn modulo pBui Loi
 
De toan a 2011
De toan a 2011De toan a 2011
De toan a 2011Quyen Le
 
De toana ct_dh_k11
De toana ct_dh_k11De toana ct_dh_k11
De toana ct_dh_k11Duy Duy
 
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdf
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdfMột số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdf
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdfTieuNgocLy
 
Luận văn: Thuật toán tìm cơ sở của các môđun con của môđun tự do hữu hạn sinh...
Luận văn: Thuật toán tìm cơ sở của các môđun con của môđun tự do hữu hạn sinh...Luận văn: Thuật toán tìm cơ sở của các môđun con của môđun tự do hữu hạn sinh...
Luận văn: Thuật toán tìm cơ sở của các môđun con của môđun tự do hữu hạn sinh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai tap menh de tap hop lop 10 co ban
Bai tap menh de tap hop lop 10 co banBai tap menh de tap hop lop 10 co ban
Bai tap menh de tap hop lop 10 co bandiemthic3
 
Đại-số-tuyến-tính.pdf
Đại-số-tuyến-tính.pdfĐại-số-tuyến-tính.pdf
Đại-số-tuyến-tính.pdfUynChiL
 
Le minh hoang_-_bai_giang_cac_chuyen_de
Le minh hoang_-_bai_giang_cac_chuyen_deLe minh hoang_-_bai_giang_cac_chuyen_de
Le minh hoang_-_bai_giang_cac_chuyen_deDong Pham The
 
Giaitichcoso(PGS.TS.NguyenBichHuy).pdf
Giaitichcoso(PGS.TS.NguyenBichHuy).pdfGiaitichcoso(PGS.TS.NguyenBichHuy).pdf
Giaitichcoso(PGS.TS.NguyenBichHuy).pdfBui Loi
 

Similar a 07 mat102-bai 4-v1.0 (20)

Chuong+1 ______
Chuong+1  ______Chuong+1  ______
Chuong+1 ______
 
chuong 2. phep dem
chuong 2. phep demchuong 2. phep dem
chuong 2. phep dem
 
Các phương pháp đếm nâng cao
Các phương pháp đếm nâng caoCác phương pháp đếm nâng cao
Các phương pháp đếm nâng cao
 
10 mat102-bai 7-v1.0
10 mat102-bai 7-v1.010 mat102-bai 7-v1.0
10 mat102-bai 7-v1.0
 
Bài giảng chuyên đề - Lê Minh Hoàng
Bài giảng chuyên đề - Lê Minh HoàngBài giảng chuyên đề - Lê Minh Hoàng
Bài giảng chuyên đề - Lê Minh Hoàng
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Thuật toán berlekamp và đa thức chia đường tròn modulo p
Thuật toán berlekamp và đa thức chia đường tròn modulo pThuật toán berlekamp và đa thức chia đường tròn modulo p
Thuật toán berlekamp và đa thức chia đường tròn modulo p
 
De toan a 2011
De toan a 2011De toan a 2011
De toan a 2011
 
De toan a
De toan aDe toan a
De toan a
 
De toana ct_dh_k11
De toana ct_dh_k11De toana ct_dh_k11
De toana ct_dh_k11
 
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdf
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdfMột số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdf
Một số dạng toán về đa thức qua các kỳ thi Olympic 6732069.pdf
 
Luận văn: Thuật toán tìm cơ sở của các môđun con của môđun tự do hữu hạn sinh...
Luận văn: Thuật toán tìm cơ sở của các môđun con của môđun tự do hữu hạn sinh...Luận văn: Thuật toán tìm cơ sở của các môđun con của môđun tự do hữu hạn sinh...
Luận văn: Thuật toán tìm cơ sở của các môđun con của môđun tự do hữu hạn sinh...
 
Bai tap menh de tap hop lop 10 co ban
Bai tap menh de tap hop lop 10 co banBai tap menh de tap hop lop 10 co ban
Bai tap menh de tap hop lop 10 co ban
 
Luận văn: Vấn đề về phần xoắn của đường cong elliptic, HOT
Luận văn: Vấn đề về phần xoắn của đường cong elliptic, HOTLuận văn: Vấn đề về phần xoắn của đường cong elliptic, HOT
Luận văn: Vấn đề về phần xoắn của đường cong elliptic, HOT
 
Đại-số-tuyến-tính.pdf
Đại-số-tuyến-tính.pdfĐại-số-tuyến-tính.pdf
Đại-số-tuyến-tính.pdf
 
Le minh hoang_-_bai_giang_cac_chuyen_de
Le minh hoang_-_bai_giang_cac_chuyen_deLe minh hoang_-_bai_giang_cac_chuyen_de
Le minh hoang_-_bai_giang_cac_chuyen_de
 
Giaitichcoso(PGS.TS.NguyenBichHuy).pdf
Giaitichcoso(PGS.TS.NguyenBichHuy).pdfGiaitichcoso(PGS.TS.NguyenBichHuy).pdf
Giaitichcoso(PGS.TS.NguyenBichHuy).pdf
 
De toan a
De toan aDe toan a
De toan a
 

Más de Yen Dang

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb Yen Dang
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1Yen Dang
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfYen Dang
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteYen Dang
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)Yen Dang
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)Yen Dang
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Yen Dang
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Yen Dang
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Yen Dang
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Yen Dang
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0Yen Dang
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0Yen Dang
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0Yen Dang
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0Yen Dang
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0Yen Dang
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0Yen Dang
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0Yen Dang
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0Yen Dang
 

Más de Yen Dang (20)

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdf
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortliste
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0
 

Último

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Último (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

07 mat102-bai 4-v1.0

  • 1. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 51 Bài 4: PHÉP TOÁN VÀ CẤU TRÚC ĐẠI SỐ Nội dung Khi làm toán ở bậc đại học thì các đối tượng không phải luôn luôn là các số, nhưng ta vẫn gặp lại những tính chất trong phép cộng hay phép nhân đối với các đối tượng đang xét. Vì vậy hình thành khái niệm “Cấu trúc đại số”. Bài 4 bao gồm những nội dung chính sau đây: • Phép toán • Cấu trúc nhóm, vành, trường • Trường số phức Mục tiêu Thời lượng • Nắm được khái niệm về phép toán trong trên một tập hợp; • Nắm được khái niệm về cấu trúc nhóm, vành, trường; • Nắm được khái niệm về trường số phức, các phép toán, dạng lượng giác của số phức, công thức Moivre tính lũy thừa bậc n của số phức dưới dạng lượng giác và căn bậc n của số phức; • Giải được các bài tập về cấu trúc nhóm, vành, trường và các bài toán trong trường số phức. Bạn đọc nên để 15 giờ để nghiên cứu LT + 8 giờ làm bài tập. v1.0
  • 2. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 52 Bài toán mở đầu: Toán tử dự báo – Phép toán trên tập các trạng thái của nền kinh tế Nội dung của dự báo là căn cứ vào trạng thái quá khứ Q(t – m),..., Q(t –1) và hiện tại của bản thân hệ thống Q(t), phối hợp với thông tin của môi trường U(t), dùng toán tử P để đưa ra những phán đoán tương lai của hệ thống Q(t + θ): Q(t + θ) = P[Q(t – m),..., Q(t – 1), Q(t), U(t), U(t + 1),...] θ gọi là tầm xa của dự báo. 4.1. Phép toán 4.1.1. Khái niệm Cho một tập X khác rỗng, mỗi ánh xạ θ: X×X → X gọi là một phép toán (hay luật hợp thành) trên tập X. Để tiện trình bày ta sẽ ký hiệu phép toán trên là * Phần tử θ (a,b) với a,b ∈ X gọi là hợp thành của các phần tử a,b. Có hai cách ký hiệu phần tử hợp thành: Ký hiệu theo lối cộng θ (a,b) = a + b, gọi là tổng của các phần tử a, b. Ký hiệu theo lối nhân θ (a,b) = a.b (hoặc ab), gọi là tích của các phần tử a, b. 4.1.2. Các tính chất • Tính kết hợp ∀a, b, c ∈ X, ta có a*(b*c) = (a*b)*c Ví dụ: a + (b + c) = (a + b) + c a.b.c = (a.b).c • Tính giao hoán ∀a, b, c ∈ X, ta có a * b = b * a Ví dụ: a + b = b + a a + b = b + a • Phần tử trung hòa e ∀a, ∈ X, ta có a * e = e * a = a Ví dụ: a + 0 = 0 + a = a (Đối với phép cộng) a.1 = 1.a = a (Đối với phép nhân) • Phần tử đối xứng a’ a * a′ = a′ * a = e Ví dụ: a + (–a) = (–a) + a = 0 (Đối với phép cộng); a.a–1 = a–1 .a = 1 (Đối với phép nhân trong với a ≠ 0). v1.0
  • 3. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 53 4.1.3. Khái niệm về cấu trúc đại số Một tập hợp X trên đó có trang bị một số phép toán với những tính chất xác định tạo thành cấu trúc đại số. Sau đây, ta sẽ nghiên cứu nhóm, vành, trường và trường số phức, là các cấu trúc đại số quan trọng, có nhiều ứng dụng. 4.2. Cấu trúc nhóm, vành, trường 4.2.1. Cấu trúc nhóm – nhóm con 4.2.1.1. Khái niệm về nhóm Định nghĩa 4.1: Tập G khác rỗng có trang bị một phép toán (*), ký hiệu bởi (G,*). Cặp (G,*) được gọi là một nhóm nếu thỏa mãn ba tính chất sau: • Phép toán (*) có tính kết hợp; • Phép toán (*) có phần tử trung hòa e; • Mọi phần tử của G đều có phần tử đối xứng. Ba tính chất trên gọi là các tiên đề của nhóm. Nếu có thêm tính chất • Phép toán (*) có tính giao hoán thì nhóm (G,*) gọi là nhóm giao hoán hay nhóm Abel. Ví dụ: ( , +), ( , +), ( , +) là những nhóm giao hoán. Nếu không có sự nhầm lẫn, ta ký hiệu nhóm (G,*) là G. 4.2.1.2. Một số tính chất của nhóm • Phần tử trung hòa e là duy nhất. • Phần tử đối xứng a′ của a là duy nhất. • Quy tắc giản ước a * x = a * y ⇒ x = y. Áp dụng trên , , ta có a + x = a + y ⇒ x = y. • Trên G, phương trình a * x = b. có nghiệm duy nhất x = a′ * b. Áp dụng trên , , ta có phương trình a + x = b có nghiệm duy nhất x = (–a) + b = b – a. 4.2.1.3. Nhóm con Bộ phận A khác rỗng của nhóm G gọi là nhóm con của G nếu tập A với phép toán trong G thu hẹp trên A tạo thành một nhóm. Ví dụ: (1) Tập A = {e} gồm chỉ một phần tử trung hòa của một nhóm G cũng như toàn bộ nhóm G đều là nhóm con của G; gọi là các nhóm con tầm thường của G. v1.0
  • 4. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 54 (2) ( ,+) là nhóm con của nhóm ( ,+) và ( ,+) là một nhóm con của nhóm ( ,+) Bộ phận A khác rỗng của nhóm (G,.) là nhóm con của G nếu và chỉ nếu các điều kiện sau được thỏa mãn: 1) Với mọi a, b ∈ A: ab ∈ A 2) Nếu a ∈ A thì a′ ∈ A . 4.2.2. Cấu trúc vành – vành nguyên – vành con 4.2.2.1. Khái niệm về vành Định nghĩa 4.2: Tập A không rỗng có trang bị hai phép toán, phép toán thứ nhất gọi là phép cộng (+), phép toán thứ hai gọi là phép nhân (.), ký hiệu bởi (A, +, .), được gọi là một vành nếu thỏa mãn các tính chất sau: • (A, +) là một nhóm giao hoán (phần tử trung hòa thông thường được ký hiệu là 0). • (ab)c = a(bc) đối với mọi a,b,c • ∀ a, b, c ∈ A, a.(b + c) = a.b + a.c (phân phối trái) (b + c).a = b.a + c.a (phân phối phải). Quy ước: ký hiệu vành (A, +, .) là A. Vành A gọi là vành giao hoán nếu nó thỏa mãn tính chất • Phép toán (.) có tính giao hoán. Ngoài ra, nếu phép nhân (.) có phần tử trung hòa, ký hiệu là 1 thì vành A gọi là vành có đơn vị. Ví dụ: Các vành ( , +, .), ( , +, .), ( , +, .) là các vành có đơn vị, đơn vị của các vành này đều là 1. 4.2.2.2. Vành nguyên Vành nguyên là một vành (A, +, .), trong đó có tính chất a.b = 0 ⇒ a = 0 hoặc b = 0. Ví dụ: Các vành ( , +, .), ( , +, .), ( , +, .) là các vành nguyên. Vậy trong vành nguyên, ta có điều kiện cần và đủ để một tích bằng 0 là một trong hai phần tử này bằng 0. 4.2.2.3. Vành con Giả sử (A,+, . ) là một vành. Nhóm con B của nhóm cộng (A, +) gọi là vành con của vành (A,+, . ) nếu điều kiện sau được thỏa mãn: Nếu x, y ∈ B thì x.y ∈ B. Ví dụ: Tập các số chẵn 2 là một vành con của vành các số nguyên ( ,+, . ). 4.2.3. Cấu trúc trường 4.2.3.1. Khái niệm Định nghĩa 4.3: K là tập khác rỗng có trang bị hai phép toán là phép cộng (+) và phép nhân (.). Ta nói (K, +, .) hay K là một trường nếu nó thỏa mãn các tính chất sau: v1.0
  • 5. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 55 1. K là một vành giao hoán có đơn vị. 2. Với ∀a ∈ K, a ≠ 0 (phần tử trung hòa của luật cộng) thì tồn tại phần tử đối xứng a′ của A đối với phép nhân (.), nghĩa là a.a′ = a′.a = 1 (a ≠ 0). a′ gọi là nghịch đảo của a, ký hiệu là a–1 hay 1 a . 4.2.3.2. Một số tính chất • Trường K là một vành nguyên. • K là một trường thì K {0}là một nhóm đối với phép nhân. Hệ quả: Trong một trường có quy tắc giản ước a.b = a.c, a ≠ 0 ⇒ b = c. • Trong một trường K thì phương trình a.x = b, a ≠ 0 có nghiệm duy nhất 1 b x a .b a − = = . 4.2.3.3. Trường con Giả sử (K,+, .) là một trường. Trường con của trường (K, +, .) là một vành con P ≠ {0} thỏa mãn điều kiện: Với mọi x ∈ P và x ≠ 0 thì x –1 ∈ P 4.2.3.4. Trường hữu tỉ và trường số thực Trường hữu tỉ : Trường hữu tỉ là một trường sắp thứ tự với quan hệ thứ tự thông thường giữa các số. Trường hữu tỉ có các tính chất sau: a) Trường hữu tỉ thỏa mãn tiên đề Ácsimet: Giả sử q > 0 là một số hữu tỉ cho trước, khi đó đối với mọi số hữu tỉ x luôn luôn tồn tại số nguyên n sao cho nq < x. Từ tính chất trên suy ra rằng: Với mỗi số hữu tỉ q > 0 cho trước, với mọi số hữu tỉ x tồn tại duy nhất một số nguyên p sao cho pq ≤ x < (p + 1) q. b) Trường hữu tỉ có tính chất trù mật: Với hai số hữu tỉ bất kỳ x < x′ luôn luôn tồn tại số hữu tỉ x″ sao cho x < x″ < x′ chẳng hạn có thể lấy x″ = x x 2 ′+ Trường số thực : Là một trường mở rộng của trường hữu tỉ và bảo toàn thứ tự trong . v1.0
  • 6. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 56 4.3. Trường số phức Như đã biết, các phương trình bậc hai ax2 + bx + c, a ≠ 0 với biệt số Δ < 0 không có nghiệm thực, chẳng hạn phương trình x2 + 1 = 0 Vì vậy, ta sẽ xây dựng một trường số mới chứa trường số thực sao cho mọi phương trình bậc hai (và do đó mọi đa thức) đều có nghiệm trong trường được tạo thành. 4.3.1. Khái niệm vế số phức và mặt phẳng phức 4.3.1.1. Định nghĩa trường số phức Gọi là tập mọi số thực. Xét tập hợp K = × = {(a; b) ⎜ a ∈ , b ∈ } (4.1) gồm mọi cặp được sắp các số thực. Ta trang bị cho K hai phép toán + và . bởi: Nếu α = (a ; b) và β = (c ; d) là hai phần tử tùy ý thuộc K thì α + β = (a + c; b + d) (4.2) αβ = (ac – bd; ad + bc). (4.3) Ta nghiệm lại rằng tập K cùng hai phép toán đó làm thành một trường. Thật vậy, từ định nghĩa ta có các hệ thức sau nghiệm đúng với mọi phần tử của K: • (α + β) + γ = α + (β + γ) • ∃0 = (0; 0) ∈ K sao cho α + 0 = 0 + α • ∀α ∈ K, ∃(–α) = (–a; –b) mà α + (–α) = 0 • α + β = β + α. Vậy (K; +) là một nhóm Abel. • (αβ)γ = α(βγ) • αβ = βα • (α + β)γ = αγ + βγ • ∃1 = (1; 0) ∈ K là phần tử đơn vị của phép nhân • ∀α ≠ 0, ∃α–1 = 2 2 2 2 a b ; a b a b ⎛ ⎞− ⎜ ⎟ + +⎝ ⎠ . Trường K được xây dựng như trên được gọi là trường số phức, mỗi phần tử α = (a; b) ∈ K gọi là một số phức. Lưu ý rằng, từ định nghĩa, hai số phức α = (a; b) và β (c; d) bằng nhau nếu và chỉ nếu a = c và b = d. Trường số phức thường được ký hiệu là . Bây giờ, nếu ta đồng nhất mỗi số thực a ∈ với số phức (a; 0) và ký hiệu số phức (0; 1) bởi i (i thường gọi là đơn vị ảo) thì mỗi số phức α (a; b) có thể viết dưới dạng α = (a; b) = (a; 0) + (0; b) = (a; 0) + (0; 1)(b; 0) = a + ib v1.0
  • 7. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 57 a gọi là phần thực của số phức α, ký hiệu a = Reα. ib gọi là phần ảo của α, ký hiệu ib = Imα. còn b gọi là hệ số của phần ảo. Từ nay mỗi số phức (a; b) có thể ký hiệu z = (a; b) = a + ib. 4.3.1.2. Mặt phẳng phức Vì mỗi số phức z là một cặp số thực (a, b) nên ta có thể biểu diễn nó bằng một điểm M trong mặt phẳng tọa độ Oxy (h. 4.1) sao cho M có tọa độ là a và b. Với cách đó, ta có một tương ứng 1 – 1 giữa tập số phức và tập các điểm của mặt phẳng Oxy. Do đó, mặt phẳng Oxy được gọi là mặt phẳng phức. Điểm M có tọa độ là (a; b) gọi là ảnh của số phức z = (a, b) (h. 4.1). Số phức z gọi là tọa vị của điểm M. Trong mặt phẳng số phức (0; 0) có ảnh là gốc tọa độ O, số phức (1; 0) và (0; 1) có những vị trí đặc biệt (h. 4.2). 4.3.1.3. Số thực là trường hợp riêng của số phức – Đơn vị thực Mỗi số thực a ta biểu diễn bằng một điểm trên trục Ox nhận a làm hoành độ. Bây giờ, ta xét các số phức có dạng (a; 0), tức là các số phức có thành phần thứ hai bằng 0. Ta nhận thấy (h. 4.3) • Ảnh của mỗi số phức (a; 0) là một điểm ở trên Ox. • Ảnh của mỗi số phức (a; 0) trùng với điểm biểu diễn số thực a. • Ảnh của tổng hai số phức dạng (a, 0) (a; 0) + (a′; 0) = (a + a′; 0) trùng với điểm biểu diễn tổng của hai số thực a + a′. • Ảnh của tích hai số phức dạng (a; 0) (a; 0).(a’; 0) = (aa’; 0) trùng với điểm biểu diễn tích của hai số thực aa′. Hình 4.1 Hình 4.2 O M(z)b a y x O (0; 1) (1; 0) y x y x Hình 4.3 bi (0; b) i (0; 1) O a1 (1; 0)O (a; 0) Hình 4.4 x y v1.0
  • 8. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 58 • Nghịch đảo của số phức dạng (a; 0) ≠ (0; 0) là (a–1 ; 0), nghịch đảo của số thực a ≠ 0 là a–1 . Vậy ảnh của nghịch đảo của số phức (a; 0) ≠ (0; 0) trùng với điểm biểu diễn nghịch đảo của số thực a ≠ 0. Do đó, ta đồng nhất số phức (a; 0) với số thực a, nghĩa là xem số phức (a; 0) là số thực a và viết (a; 0) ≡ a, a ∈ . Vậy số thực là trường hợp riêng của số phức. Sau đó • Số phức (1; 0) đồng nhất với 1 nên được gọi là đơn vị thực, ta cũng có (1; 0).(1; 0) = (1; 0) như 1.1 = 1. • Ta có thể nhân số thực λ với số phức (a; b) như sau: λ(a; b) = (λ; 0)(a; b) = (λa; λb) nghĩa là λ(a; b) = (λa; λb), λ ∈ . 4.3.1.4. Số ảo thuần túy – Đơn vị ảo Bây giờ, xét các số phức có dạng (0; b), ảnh của chúng nằm trên trục Oy của mặt phẳng phức (h. 4.4). Ta nhận thấy (0; b)(0; b) = (–b2 ; 0) ≡ –b2 . Vậy số phức (0, b) có bình phương luôn là một số âm (nếu b ≠ 0). Ta gọi chúng là số ảo thuần túy. Đặc biệt, số i = (0; 1) có bình phương i2 = (0; 1)(0; 1) = –1 tức là i2 = –1 nên được gọi là đơn vị ảo. Trục Oy dùng để biểu diễn các số ảo thuần túy (0; b) nên gọi là trục ảo. Còn trục Ox dùng để biểu diễn các số thực nên gọi là trục thực. Dạng x = (a + ib) gọi là dạng chuẩn tắc của số phức. Với dạng chuẩn tắc, các phép tính được thực hiện bằng cách sử dụng tính chất “ là một trường” và hệ thức i2 = –1, nghĩa là như trong các số thực với chú ý là i2 = –1. Ví dụ: (2 + 3i)(4 – 5i) = 2.4 – 2.5i + 3i.4 – 3i.5i = 8 – 10i + 12i + 15 = 23 + 2i. 4.3.1.5. Dạng lượng giác của số phức Mỗi điểm M(x; y) ứng với một véc tơ OM và ngược lại, nên mỗi số phức z = x + iy ứng với một véc tơ OM có gốc tại gốc tọa độ, ngọn là điểm M(x; y). Ta đưa vào các định nghĩa sau r = 2 2 OM x y= + gọi là môđun của số phức z = x + iy. v1.0
  • 9. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 59 ϕ r M Hình 4.5 y xO (Ox, OM)ϕ = là góc lượng giác tạo bởi véc tơ OM với hướng dương của trục Ox, được xác định sai khác 2kπ, k nguyên. Góc ϕ gọi là argument của z, ký hiệu ϕ = arg z. Nếu lấy –π ≤ ϕ ≤ π thì dùng ký hiệu ϕ = arg z. Dễ thấy x r cos y r sin = ϕ⎧ ⎨ = ϕ⎩ ⇒ z = x + iy = r(cosϕ + isinϕ) (4.4) Dạng (4.4) gọi là dạng lượng giác của số phức. Phần tử đối của số phức z = x + iy là –z = –x – iy, với cách biểu diễn lượng giác là –z = r[cos(ϕ + π) + isin(ϕ + π)] với ϕ = arg z. Số phức z = x – iy gọi là số phức liên hợp của z = x + iy, có cách biểu diễn lượng giác là z = r[(cos(–ϕ) + i sin(–ϕ)] với ảnh là véc tơ OM′ đối xứng với véc tơ OM qua trục Ox. 4.3.1.6. Công thức Moivre Cho hai số phức z1 = r1(cosϕ1 + i sinϕ1) = x1 + iy1 z2 = r2(cosϕ2 + i sinϕ2) = x2 + iy2. Khi đó, số phức z1z2 = (x1x2 – y1y2) + i(x1y2 + x2y1) sẽ có cách biểu diễn lượng giác là z1z2 = r1r2[(cosϕ1cosϕ2 – sinϕ1sinϕ2) + i(cosϕ1sinϕ2 + sinϕ1cosϕ2)] = r1r2[cos(ϕ1 + ϕ2) + i sin(ϕ1 + ϕ2)]. (4.5) Nếu z2 ≠ 0 thì tồn tại số phức 1 2 2 1 z z − = và tích z = 1 1 1 2 2 z z z z − = gọi là thương của z1 với z2. Từ (4.5) suy ra [ ]1 1 1 2 1 2 2 2 z r cos( ) isin( ) . z r = ϕ − ϕ + ϕ − ϕ (4.6) Phép chứng minh các hệ thức (4.5), (4.6) không có gì khó, xem như bài tập. Từ (4.5) suy ra 22 zz r z .= = Với n là số nguyên dương bất kỳ, ta đặt n n z z.z...z= sẽ có zn = rn (cosnϕ + i sinnϕ). (4.7) v1.0
  • 10. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 60 Gọi là lũy thừa bậc n của số phức z. Nói riêng, khi r = 1, từ (4.7) ta được (cosϕ + i sinϕ)n = cosnϕ + isinnϕ (4.8) Công thức (4.8) gọi là công thức Moivre. Nhờ đó, có thể thu được các biểu thức của cosnϕ và sinnϕ bởi phép khai triển vế trái của (4.8) theo công thức Newton và sự bằng nhau giữa các số phức (lưu ý i2 = –1, i3 = –i, i4 = 1,...). Cần lưu ý rằng, các công thức (4.7), (4.8) đúng cả cho trường hợp n nguyên âm, tức là đúng ∀n ∈ . 4.3.1.7. Căn bậc n của số phức Định nghĩa 4.5: Cho n là số tự nhiên, n ≥ 2; α là số phức cho trước. Nếu có số phức z sao cho zn = α thì z gọi là căn bậc n của α, ký hiệu là z = n α . Nhờ cách viết số phức dưới dạng lượng giác, ta sẽ thấy rằng mỗi số phức α có đúng n nghiệm phức phân biệt (trong số đó có thể có những nghiệm thực). Thật vậy, giả sử α = r(cosϕ + i sinϕ). Ta tìm số phức z dưới dạng z = ρ(cosθ + isinθ) thỏa mãn đẳng thức zn = α hay ρn (cosnθ + i sinnθ) = r(cosϕ + i sinϕ) Từ đó n r n 2k , k ⎧ρ = ⎨ θ = ϕ + π ∈⎩ tức là n r 2k . n ⎧ρ = ⎪ ⎨ ϕ + π θ =⎪ ⎩ Khi k lần lượt nhận các giá trị nguyên k = 0, 1, 2, …, n – 1, ta có n giá trị của z, các giá trị phức này có cùng môđun là n rρ = , còn các argument sai kém 2 n π . Nếu k nhận trị nguyên khác bộ trị {0, 1, 2, …, n – 1} thì dễ thấy z lại có giá trị trùng với một trong n giá trị trên do tính chất tuần hoàn của côsin và sin. Vậy tồn tại n căn bậc n của số phức α, xác định bởi n k 2k 2k z r cos isin , v i n n ⎡ ϕ + π ϕ + π ⎤⎛ ⎞ ⎛ ⎞ = +⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎢ ⎥ ⎝ ⎠ ⎝ ⎠⎣ ⎦ í k ∈ {0; 1; 2,…; n – 1}. Trên mặt phẳng phức, chúng là các đỉnh của đa giác đều n cạnh nội tiếp đường tròn tâm O, bán kính n r.ρ = 4.3.2. Giải phương trình bậc hai và bậc cao • Xét phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 a, b, c ∈ , a ≠ 0. v1.0
  • 11. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 61 Ta đã biết rằng nếu Δ = b2 – 4ac ≥ 0 thì phương trình có nghiệm thực. Bây giờ, ta xét trường hợp Δ < 0. Phương trình đã cho viết được dưới dạng 2 2 2 b b 4ac x 0 2a 4a −⎛ ⎞ + − =⎜ ⎟ ⎝ ⎠ Hay là 2 2 2 2 b i ( ) x 2a 4a 4a Δ −Δ⎛ ⎞ + = =⎜ ⎟ ⎝ ⎠ với –Δ > 0. Ta suy ra x + b i 2a 2a −Δ = ± . Vậy khi Δ < 0, phương trình bậc hai có hai nghiệm phức dạng liên hợp 1 b i x 2a − + −Δ = ; 2 b i x . 2a − − −Δ = Ví dụ: Phương trình x2 + x + 1 = 0 có hai nghiệm 1 1 i 3 x ; 2 − + = 2 1 i 3 x . 2 − − = • Giải phương trình bậc cao Lúc này việc dùng dạng lượng giác tỏ ra thuận tiện. Ví dụ: Giải phương trình trong tập số phức z4 – z3 + z2 – z + 1 = 0 để ý hệ thức z5 + 1 = (z + 1)(z4 – z3 + z2 – z + 1). Ta viết lại phương trình dưới dạng 5 z 1 0 z 1 + = + (z ≠ –1) ⇔ z5 = –1 (z ≠ –1) ⇔ z5 = cosπ + i sinπ (z ≠ –1) ⇔ + 2k + 2k z cos isin 5 5 π π π π = + với k 0, 1, 2, 3, 4 k 2 =⎧ ⎨ ≠⎩ Vậy phương trình có 4 nghiệm cho bởi 1z cos isin 5 5 π π = + 2 3 3 z cos isin 5 5 π π = + 3 7 7 2 2 z cos isin cos isin 5 5 5 5 π π π π⎛ ⎞ = + = − +⎜ ⎟ ⎝ ⎠ 4 9 9 4 4 z cos isin cos isin 5 5 5 5 π π π π⎛ ⎞ = + = − +⎜ ⎟ ⎝ ⎠ Hình 4.6 x y z2 z1 z3 z4 O v1.0
  • 12. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 62 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Các bạn đã được học về Phép toán và Cấu trúc đại số. Các bạn cần ghi nhớ các vấn đề sau: • Nắm được khái niệm về phép toán. • Nắm được khái niệm về cấu trúc nhóm, vành, trường. • Nắm được khái niệm về trường số phức, các phép toán, dạng lượng giác của số phức, công thức Moivre tính lũy thừa bậc n của số phức dưới dạng lượng giác và căn bậc n của số phức. • Giải được các bài tập về cấu trúc nhóm, vành, trường và các bài toán trong trường số phức. Bài tiếp theo các bạn sẽ được học về Không gian véc tơ. v1.0
  • 13. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 63 BÀI TẬP 1. Cho (E, *) là một tập hợp được trang bị phép toán * có tính kết hợp và sao cho với a và b bất kỳ đã cho thuộc E, các phép toán a * x = b (1) y * a = b (2) của các ẩn x và y có ít nhất một nghiệm. Chứng minh rằng (E, *) là một nhóm. 2. Cho (G, •) là một nhóm. Ta nói a là một phần tử trung tâm của G khi và chỉ khi ∀x ∈ G, a • x = x • a. Phần C của G tạo bởi tất cả các phần tử trung tâm gọi là tâm của nhóm. Chứng minh rằng C là một nhóm con của G đối với luật • 3. Hỏi mỗi tập số sau đây với phép cộng và phép nhân số có phải là một vành không ? Tập các số nguyên chẵn Tập các số hữu tỉ Tập các số thực Tập các số phức. 4. Các số phức z được xác định bởi z3 = 1. (1) Người ta ký hiệu bởi j một trong ba số z nhận được từ (1) mà hệ số của i là số dương. Hãy biểu diễn j qua j. Tính tổng 1 + j + j2 . 5. Giải các phương trình sau trong trường số phức . a. z2 + (4 – 6i)z – 9 – 15i = 0 b. z2 = 5 – 12i c. 1 – z + z2 – z3 = 0. 6. Thiết lập đẳng thức sau, cho z1 và z2 trong . ( )2 2 2 2 1 2 1 2 1 2z z z z 2 z z .+ + − = + (1) 7. Tìm dạng lượng giác của số phức 1 i 3 z 3 i + = + . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn phương án đúng. 1. Tập nào sau đây đối với phép toán đã cho là một nhóm? A. Tập các số tự nhiên đối với phép cộng. B. Tập các số nguyên với phép cộng. C. Tập các số nguyên với phép nhân. D. Tập các số hữu tỉ với phép nhân. 2. Tập nào sau đây đối với phép toán đã cho không phải là một nhóm? A. Tập các số thực khác 0 với phép nhân. B. Tập các số hữu tỉ dương với phép nhân. v1.0
  • 14. Bài 4: Phép toán và Cấu trúc đại số 64 C. Tập các số hữu tỉ với phép nhân. D. Tập M = {1, –1} với phép nhân. 3. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào là đúng? A. Tập các số thực có dạng a + b 2 với a, b ∈ không phải là một vành con của trường số thực . B. Tập các số thực có dạng a + b 3 với a, b ∈ không phải là một trường con của trường số thực . C. Tập các số phức có dạng a + ib, với a, b ∈ không phải là một vành con của trường số phức . D. Tập các số phức có dạng a + ib, với a, b ∈ là một trường số. 4. Tập nào sau đây không phải là một trường? A. Tập các số hữu tỉ . B. Tập các số thực . C. Tập các số dạng a + b 2 với a, b ∈ . D. Tập các số có dạng a + b 2 với a, b ∈ . 5. Tập nào sau đây là một trường? A. Tập các số nguyên chẵn với phép cộng và phép nhân. B. Tập các số có dạng a + b 2 với a, b ∈ . C. Tập các số có dạng a + b 3 với a, b ∈ . D. Tập các số phức có dạng a + ib, với a, b ∈ . v1.0