SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 8
5. Một số công cụ đánh giá năng lực
512. Đánh giá qua quan sát
5.1.1. Đặc điểm:
Quan sát là sự tri giác, ghi chép mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên
cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích, nhận định và đánh giá
về trường học, môi trường, văn hóa, và sự tương tác giữa những con người với
nhau. Trong quá trình dạy học thì đó là quan sát tương tác giữa học sinh - học sinh,
học sinh – giáo viên.
5.1.2. Quan sát sử dụng khi:
- Cần biết hiệu quả hoạt động của các trang thiết bị dạy học phục vụ mục tiêu học
tập.
- Cần biết năng lực dạy học của giáo viên.
- Cần cung cấp thông tin định tính để bổ sung cho các thông tin định lượng trong
điều tra, thu thập minh chứng để đánh giá các tiêu chí.
5.1.3. Theo Creswell, quan sát được chia thành bốn loại:
- Tham gia hoàn toàn – không công khai thể hiện vai trò nghiên cứu của người
quan sát.
- Quan sát từ góc độ người tham dự - thể hiện công khai vai trò nghiên cứu của
người quan sát.
- Tham gia từ góc độ người quan sát – người quan sát tham gia vào hoạt động như
một thành viên, quan sát chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với vai trò tham gia.
- Quan sát hoàn toàn – người nghiên cứu quan sát mà không tham gia.
Hoặc cũng có thể chia thành quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp.
Vậy đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ,
các hành vi, kĩ năng thực hành, nhận thức như cách giải quyết vấn đề trong một tình
huống cụ thể.
5.1.4. Quy trình thực hiện đánh giá qua quan sát
Khi thực hành xây dựng một kế hoạch, chương trình đánh giá qua quan sát
một nội dung nào đó trong hoạt động dạy học, quy trình gồm ba bước cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị: Xác định mục đích, cách thức thu thập thông tin từ phía học sinh
Bước 2: Quan sát, ghi biên bản: quan sát những gì, cách thức quan sát; ghi chép
những gì, ghi như thế nào,…
Bước 3: Đánh giá: cách thức phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định
5.1.5. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: Người nghiên cứu hiểu bối cảnh và cung cấp dữ liệu liên quan trực
tiếp đến tình huống, hành vi điển hình
- Hạn chế: Tính chủ quan khi quan sát và một số hạn chế khác của kĩ thuật quan
sát
5.2. Đánh giá qua hồ sơ
5.2.1. Định nghĩa:
Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của học sinh, trong đó học
sinh tự đánh giá bản thân mình, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của
mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học tập, tự đánh giá, đối chiếu với
mục tiêu học tập đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm nguyên nhân
và cách khắc phục trong thời gian tới … Để chứng minh cho sự tiến bộ, hoặc chưa
tiến bộ học sinh tự lưu giữ những sản phẩm minh chứng cho kết quả đó cùng với
những lời nhận xét của giáo viên và bạn học. Hồ sơ học tập như một bằng chứng về
những điều mà các em đã tiếp thu được.
Hồ sơ học tập có thể được sử dụng để xác định và điều chỉnh quá trình học
tập của học sinh cũng như để đánh giá hoạt động và mức độ đạt được của học sinh.
Tùy vào mục tiêu dạy học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện tự xây dựng
các loại hồ sơ học tập khác nhau nhằm mục đích để học sinh tự xây dựng kế hoạch
học tập, xác định động cơ nhiệm vụ học tập, mục tiêu cần hướng tới đồng thời các
em tự kiểm soát, tự đánh giá quá trình học tập của mình về sự tiến bộ hay giảm sút
về kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập. Trên cơ sở các kết quả đạt được trong quá
trình học tập, học sinh tự điều chỉnh cách học, động cơ học tập và mục tiêu cần
hướng tới trong các giai đoạn tiếp theo.
5.2.2. Ý nghĩa:
- Hồ sơ học tập quan trọng với mỗi học sinh, là không gian cho sự sáng tạo và tìm
hiểu về bản thân; khuyến khích say mê học tập, tự đánh giá.
- Hồ sơ học tập là một định hướng học sâu và học tập lâu dài.
- Hồ sơ học tập thúc đẩy học sinh chú tâm vào việc học của bản thân, yêu thích và
có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập qua việc nhìn thấy khả năng học tập “tiềm ẩn”
của bản thân.
- Hồ sơ học tập là cầu nối giữa học sinh - giáo viên, học sinh - học sinh, học sinh -
giáo viên - cha mẹ học sinh.
5.2.3. Các loại hồ sơ học tập
- Hồ sơ tiến bộ: hồ sơ bao gồm những bài tập, các sản phẩm học sinh thực hiện
trong quá trình học và thông qua đó giáo viên và học sinh đánh giá quá trình tiến bộ
mà học sinh đạt được.
Với hồ sơ này giáo viên phải giải thích rõ các biểu hiện khác nhau của khái
niệm tiến bộ như học sinh mắc ít lỗi hơn, học sinh làm bài nhanh hơn,… những kết
quả đạt được thể hiện sự tiến bộ trong quá trình học tập.
Để chứng minh cho sự tiến bộ của mình học sinh cần có những minh chứng
cho sự tiến bộ, đó là chọn một số phần trong các bài tập, các sản phẩm của mình để
minh chứng cho các nhận xét của bản thân về sự tiến bộ, đồng thời là căn cứ để giáo
viên xem xét sự tiến bộ của học sinh.
- Hồ sơ quá trình
Là hồ sơ tự theo dõi quá trình học tập của mỗi học sinh, học sinh ghi lại
những gì mình đã học được hoặc chưa học được về kiến thức, kĩ năng, thái độ của
các môn học và xác định cách điều chỉnh như điều chỉnh cách học, cần đầu tư thêm
thời gian, cần sự hỗ trợ của giáo viên hay các bạn trong nhóm,…Nhìn lại quá trình
là việc làm hết sức quan trọng để tự đánh giá bản thân và điều chỉnh cách học.
- Hồ sơ mục tiêu
Học sinh tự xây dựng mục tiêu học tập cho mình trên cơ sở tự đánh giá được
năng lực của bản thân, chẳng hạn học sinh tự đánh giá trong các môn học thì môn
học nào khả năng học tập tốt hơn, môn học nào còn hạn chế từ đó xây dựng mục
tiêu phấn đấu, kế hoạch thực hiện để tự nâng cao năng lực học tập.
- Hồ sơ thành tích
Học sinh tự đánh giá về các thành tích học tập nổi trội của mình trong quá
trình học. Thông qua các thành tích học tập học sinh tự khám phá về bản thân về
những năng lực tiềm ẩn của mình như: tự phát hiện mình có khả năng, năng khiếu
về Ngôn ngữ, Toán học, Vật lí, Hóa học,…học sinh tự tin và tự hào về chính bản
thân mình đồng thời xác định được hướng duy trì phát triển năng lực tiềm ẩn trong
các giai đoạn tiếp theo.
5.2.4. Đánh giá qua hồ sơ học tập
Đánh giá qua hồ sơ là sự theo dõi trao đổi ghi chép được của chính học sinh
những gì chúng nói, hỏi, làm, cũng như thái độ, ý thức của học sinh với quá trình
học tập của mình cũng như đối với mọi người,…nhằm làm cho học sinh thấy được
những tiến bộ rõ rệt của chính mình cũng như giáo viên thấy được khả năng của
từng học sinh để từ đó giáo viên có thể đưa ra hoặc điều chỉnh nội dung.
5.3. Đánh giá thông qua nhìn lại quá trình(tự đánh giá)
5.3.1. Đặc điểm:
Đánh giá thông qua nhìn lại quá trình giúp học sinh tự đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu trong quá trình học cũng như những khó khăn gặp phải và các giải pháp
khắc phục nhằm cải thiện việc học để đạt được kết quả học tập cao hơn.
5.3.2. Đánh giá qua việc nhìn lại quá trình dựa trên một số cơ sở sau
- Trẻ cần có sức mạnh nội tâm, cần biết tin vào chính mình, chấp nhận thất bại,
không phấn đấu nếu thấy mình không có khả năng.
- Trong quá trình học trẻ cần được khen đúng lúc, đúng chỗ và cần những thông tin
phản hồi tích cực về hành vi, hành động của chúng.
- Học sinh xây dựng lòng tự trọng trên cơ sở tự đánh giá. Tự đánh giá của trẻ sẽ
mang yếu tố tích cực khi dựa trên cảm xúc được mọi người yêu thương và tôn
trọng. Nhận thức của trẻ càng chín chắn thì những khái niệm về bản thân sẽ vượt ra
ngoài sự tự đánh giá vì nó được xây dựng trên cơ sở nhận thức đa chiều, từ nhiều
góc nhìn khác nhau.
Tự tin là bước cần thiết đầu tiên để tự điều chỉnh hành vi có hiệu quả. Bước
tiếp theo để đạt đến sự trưởng thành là tự đánh giá chính xác và tự phê bình. Trẻ cần
được giúp đỡ để phát triển sự tự nhận thức đúng đắn về bản thân, biết tự đánh giá
trung thực, chính xác về điểm mạnh, yếu của bản thân, biết nhận ra những giới hạn
của mình. Từ đó khuyến khích trẻ vượt lên những lĩnh vực còn yếu, biết tôn trọng
năng lực của những người xuất sắc trong những lĩnh vực mà chúng không thể đạt
được.
5.3.3. Tự đánh giá
Tự đánh giá trong học tập là một hình thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ
phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học. Học sinh sẽ học
cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những
điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Những thay đổi có thể là một cách nhìn
tổng quan mới về nội dung, yêu cầu giải thích thêm, thực hành các kĩ năng mới để
đạt đến mức độ thuần thục.
Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là tự mình cho điểm số mà là sự đánh giá
những nỗ lực, quá trình và kết quả. Học sinh cần tham gia vào quá trình quyết định
những tiêu chí có lợi cho việc học.
Tự đánh giá có mức độ cao hơn nhìn lại quá trình.
5.3.4. Lợi ích
Học sinh có thể nhìn lại bằng chứng của quá trình học tập, giúp học sinh hình
tượng hóa quá trình học của bản thân và của người khác.
Học sinh có thể nhìn lại quá trình qua các tiêu chí đánh giá, nhìn lại phần việc
đã thực hiện, quyết định xem mức độ hoàn thành của mình đã đáp ứng yêu cầu
chưa.
Học sinh trở nên ý thức hơn về quá trình học của bản thân. Kết quả là kiến
thức sẽ được tổ chức có hệ thống hơn và dễ tiếp cận hơn. Học sinh có ý thức rõ hơn
về điểm mạnh, điểm yếu và học cách để tiến bộ trong giai đoạn sau.
Tự đánh giá đòi hỏi mức độ trách nhiệm và sang kiến cao hơn đối với học
sinh, làm tăng mức độ tham gia của các em.
Giáo viên học cách nhìn từ quan điểm của học sinh, giúp xóa bỏ định kiến cá
nhân.
Học sinh sẽ thấy được các tiêu chí có thể khác biệt tùy theo mục tiêu và bối
cảnh.
Tuy nhiên đôi khi học sinh không thể tiến hành hoạt động tự đánh giá, vì vậy
năng lực này cần được học hỏi và luyện tập để học sinh thực hành đánh giá bản thân
với độ tin cậy cao hơn.
5.5. Đánh giá đồng đẳng
Đánh giá đồng đẳng giúp học sinh làm việc hợp tác, tự đánh giá công việc
của nhau, học cách áp dụng các tiêu chí một cách khách quan. Đánh giá đồng đẳng
đòi hỏi kĩ năng giao tiếp tốt. Các em cần đưa ra phản hồi cho các bạn bên cạnh các
nhận định mang tính tích cực.
5.5.1. Định nghĩa:
Đánh giá đồng đẳng là một quá trình trong đó các nhóm học sinh cùng độ tuổi
hoặc cùng lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau. Một học sinh sẽ theo dõi bạn học của
mình trong suốt quá trình học và do đó sẽ biết thêm các kiến thức cụ thể về công
việc của mình khi đối chiếu với giáo viên. Phương pháp đánh giá này có thể được
dùng như một biện pháp đánh giá kết quả, nhưng chủ yếu được dùng để hỗ trợ học
sinh trong quá trình học.
Học sinh đánh giá lẫn nhau dựa theo các tiêu chí được định sẵn. Các tiêu chí
này cần được diễn giải bằng những thuật ngữ cụ thể và quen thuộc. Đánh giá đồng
đẳng không nên được coi là một giải pháp tiện lợi để giúp giáo viên tiết kiệm thời
gian. Chúng ta không nên để học sinh quyết định tất cả việc đánh giá. Vai trò của
giáo viên là hướng dẫn học sinh thực hiện đánh giá đồng đẳng và coi đó như một
phần của quá trình học tập.
5.5.2. Những lợi ích:
Đánh giá đồng đẳng cho phép học sinh tham gia nhiều hơn vào quá trình học
tập và đánh giá. Đánh giá đồng đẳng không chỉ cung cấp thông tin về kết quả học
sinh sau khi được đánh giá, mà còn phản ánh được năng lực của người đánh giá về
sự trung thực và sáng tạo, linh hoạt, trí tưởng tượng, sự đồng cảm,… Đánh giá đồng
đẳng tạo thêm động lực cho các em: các em sẽ học cách để học kiến thức mới chứ
không chỉ tập trung vào vấn đề điểm số cao.
Đánh giá đồng đẳng giúp việc học tập diễn ra ở mức sâu hơn.
Cả người đánh giá và người được đánh giá đều được hưởng lợi từ việc phát
triển các kĩ năng quan hệ liên nhân, trách nhiệm, tính tự chủ và khả năng giải quyết
vấn đề. Các kĩ năng xã hội cũng đồng thời được xác định và phát triển dễ dàng hơn.
Bởi vì thông qua hình thức làm việc nhóm, học sinh sẽ học được cách đóng góp
hiệu quả cho thành công của nhóm. Thông qua việc đánh giá tích cực và thường
xuyên lẫn nhau, những lợi ích của làm việc nhóm sẽ được khai thác ở mức tối ưu.
Áp dụng đánh giá đồng đẳng là một bước quan trọng để học sinh tiến dần đến kĩ
năng tự đánh giá bản thân
Đánh giá đồng đẳng có thể khiến học sinh không thoải mái lắm khi nhận xét
bạn bè mình. Để tránh tình trạng này, đôi khi các em đưa ra những nhận xét không
đáng tin cậy. Các em sẽ cảm thấy rất khó để cho điểm rất cao hoặc quá thấp. Điều
này cần đặc biệt chú ý khi học sinh thực hiện đánh giá kết quả theo hình thức đồng
đẳng.
Khi so sánh đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, học sinh có xu hướng cho
điểm bản thân cao hơn điểm do bạn cùng lớp đánh giá. Do đó nên kết hợp giữa đánh
giá đồng đẳng và tự đánh giá và đánh giá hợp tác.
5.6. Đánh giá qua các bài kiểm tra
Bài kiểm tra là một phép lượng giá cụ thể mức độ, khả năng, thể hiện hành vi
trong lĩnh vực nào đó của một người.
Đánh giá qua các bài kiểm tra được chia làm ba loại:
- Quan sát: Giúp đánh giá các thao tác, hành vi, kĩ năng thực hành, nhận thức,
phản ánh vô thức.
- Kiểm tra vấn đáp: Có tác dụng đánh giá khả năng, đáp ứng câu hỏi được
nêu trong một tình huống.
- Bài viết: Kiểm tra một lúc được nhiều học sinh, giúp đánh giá học sinh ở
trình độ cao: câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
5.7. Đánh giá qua phiếu hỏi
Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo
những nội dung xác định.
Người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định.
Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người, thường
được sử dụng trong các cuộc điều tra xã hội học, trong nghiên cứu khoa học.
5.8. Đánh giá qua phiếu học tập
Là tờ giấy rời trên đó ghi các câu hỏi bài tập hoặc nhiệm vụ giao cho học sinh
kèm theo các gợi ý và hướng dẫn, dựa vào đó học sinh thể hiện, từ đó giúp học sinh
mở rộng và bổ sung kiến thức.
5.9. Đánh giá qua bài tập nghiên cứu
Là một hình thức nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người
được sử dụng trong quá trình học tập, kết thúc có nhận xét, đánh giá.
5.10. Đánh giá qua các bài xemina
Xemina là một trong những bài học thực hành cơ bản, phân tích để sinh viên
thảo luận những thông báo, báo cáo, bản tóm tắt về kết quả nghiên cứu khoa học
một cách độc lập và họ đã làm dưới sự hướng dẫn của giáo sư hoặc thầy cô giáo
hoặc chuyên gia đưa ra trong các lĩnh vực hẹp.
Đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá được sử dụng như là phương pháp chủ
đạo trong đánh giá năng lực. Để đánh giá năng lực đạt hiệu quả cao thì các mục
tiêu, tiêu chí đánh giá từng môn học, từng tiết học cụ thể cần phải được thông báo
trước cho học sinh và phụ huynh học sinh… Mục đích thông báo rộng rãi cho nhiều
đối tượng, đặc biệt là phụ huynh học sinh là để họ phối hợp, hỗ trợ và theo dõi,
giám sát việc dạy học của giáo viên và học sinh.
Đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực thực, mặc dù có những đòi hỏi
đầu tư cả về chương trình giáo dục, đào tạo cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và
các dịch vụ giáo dục… nhưng hiện là xu hướng lựa chọn của giáo dục nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới. Để giáo dục Việt Nam phát triển, đáp ứng được mục
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, biết tự đánh giá
được các giá trị, có tinh thần hợp tác, có trách nhiệm công dân, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì định hướng về đánh giá kết quả học tập
của học sinh phổ thông trong chương trình sau 2015 nên chăng định hướng vào
đánh giá dựa trên năng lực.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGMcTr14
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Nguyễn Bá Quý
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC nataliej4
 
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC nataliej4
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm nataliej4
 
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016Võ Tâm Long
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 nataliej4
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam nataliej4
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Sùng A Tô
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănnataliej4
 

La actualidad más candente (20)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, HAY, 9đ
 
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
 

Similar a Một số công cụ đánh giá năng lực

Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdfCác loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdfTuyetHa9
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCphamtoan47
 
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...jackjohn45
 
Bai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mbBai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mbMybinh Khuong
 
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]muoinganam
 
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành nataliej4
 
Bài tập đánh giá copy
Bài tập đánh giá   copyBài tập đánh giá   copy
Bài tập đánh giá copyKham Sang
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...OnTimeVitThu
 
Bài tập-đánh-giá
Bài tập-đánh-giáBài tập-đánh-giá
Bài tập-đánh-giáKham Sang
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...NuioKila
 
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...TuyetHa9
 
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...TuyetHa9
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Nguyễn Bá Quý
 
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet Bi
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet BiDay hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet Bi
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet BiBui Linh Hue
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...nataliej4
 
Danh gia trong DHTC
Danh gia trong DHTCDanh gia trong DHTC
Danh gia trong DHTCvvob
 

Similar a Một số công cụ đánh giá năng lực (20)

Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdfCác loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...
 
Bai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mbBai thu hoach cuoi khoa mb
Bai thu hoach cuoi khoa mb
 
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
 
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
 
Bài tập đánh giá copy
Bài tập đánh giá   copyBài tập đánh giá   copy
Bài tập đánh giá copy
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
 
Bài tập-đánh-giá
Bài tập-đánh-giáBài tập-đánh-giá
Bài tập-đánh-giá
 
Thong Tu 29
Thong Tu 29Thong Tu 29
Thong Tu 29
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
Thong Tu 29
Thong Tu 29Thong Tu 29
Thong Tu 29
 
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
 
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
 
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet Bi
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet BiDay hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet Bi
Day hoc tich cuc va su dung cac thiet bi day hoc. du an Viet Bi
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
 
Danh gia trong DHTC
Danh gia trong DHTCDanh gia trong DHTC
Danh gia trong DHTC
 
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
 
Thong Tu 29
Thong Tu 29Thong Tu 29
Thong Tu 29
 

Último

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Último (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Một số công cụ đánh giá năng lực

  • 1. 5. Một số công cụ đánh giá năng lực 512. Đánh giá qua quan sát 5.1.1. Đặc điểm: Quan sát là sự tri giác, ghi chép mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích, nhận định và đánh giá về trường học, môi trường, văn hóa, và sự tương tác giữa những con người với nhau. Trong quá trình dạy học thì đó là quan sát tương tác giữa học sinh - học sinh, học sinh – giáo viên. 5.1.2. Quan sát sử dụng khi: - Cần biết hiệu quả hoạt động của các trang thiết bị dạy học phục vụ mục tiêu học tập. - Cần biết năng lực dạy học của giáo viên. - Cần cung cấp thông tin định tính để bổ sung cho các thông tin định lượng trong điều tra, thu thập minh chứng để đánh giá các tiêu chí. 5.1.3. Theo Creswell, quan sát được chia thành bốn loại: - Tham gia hoàn toàn – không công khai thể hiện vai trò nghiên cứu của người quan sát. - Quan sát từ góc độ người tham dự - thể hiện công khai vai trò nghiên cứu của người quan sát. - Tham gia từ góc độ người quan sát – người quan sát tham gia vào hoạt động như một thành viên, quan sát chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với vai trò tham gia. - Quan sát hoàn toàn – người nghiên cứu quan sát mà không tham gia. Hoặc cũng có thể chia thành quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp. Vậy đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi, kĩ năng thực hành, nhận thức như cách giải quyết vấn đề trong một tình huống cụ thể. 5.1.4. Quy trình thực hiện đánh giá qua quan sát Khi thực hành xây dựng một kế hoạch, chương trình đánh giá qua quan sát một nội dung nào đó trong hoạt động dạy học, quy trình gồm ba bước cơ bản: Bước 1: Chuẩn bị: Xác định mục đích, cách thức thu thập thông tin từ phía học sinh
  • 2. Bước 2: Quan sát, ghi biên bản: quan sát những gì, cách thức quan sát; ghi chép những gì, ghi như thế nào,… Bước 3: Đánh giá: cách thức phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định 5.1.5. Ưu nhược điểm - Ưu điểm: Người nghiên cứu hiểu bối cảnh và cung cấp dữ liệu liên quan trực tiếp đến tình huống, hành vi điển hình - Hạn chế: Tính chủ quan khi quan sát và một số hạn chế khác của kĩ thuật quan sát 5.2. Đánh giá qua hồ sơ 5.2.1. Định nghĩa: Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của học sinh, trong đó học sinh tự đánh giá bản thân mình, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học tập, tự đánh giá, đối chiếu với mục tiêu học tập đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới … Để chứng minh cho sự tiến bộ, hoặc chưa tiến bộ học sinh tự lưu giữ những sản phẩm minh chứng cho kết quả đó cùng với những lời nhận xét của giáo viên và bạn học. Hồ sơ học tập như một bằng chứng về những điều mà các em đã tiếp thu được. Hồ sơ học tập có thể được sử dụng để xác định và điều chỉnh quá trình học tập của học sinh cũng như để đánh giá hoạt động và mức độ đạt được của học sinh. Tùy vào mục tiêu dạy học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện tự xây dựng các loại hồ sơ học tập khác nhau nhằm mục đích để học sinh tự xây dựng kế hoạch học tập, xác định động cơ nhiệm vụ học tập, mục tiêu cần hướng tới đồng thời các em tự kiểm soát, tự đánh giá quá trình học tập của mình về sự tiến bộ hay giảm sút về kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập. Trên cơ sở các kết quả đạt được trong quá trình học tập, học sinh tự điều chỉnh cách học, động cơ học tập và mục tiêu cần hướng tới trong các giai đoạn tiếp theo. 5.2.2. Ý nghĩa: - Hồ sơ học tập quan trọng với mỗi học sinh, là không gian cho sự sáng tạo và tìm hiểu về bản thân; khuyến khích say mê học tập, tự đánh giá. - Hồ sơ học tập là một định hướng học sâu và học tập lâu dài.
  • 3. - Hồ sơ học tập thúc đẩy học sinh chú tâm vào việc học của bản thân, yêu thích và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập qua việc nhìn thấy khả năng học tập “tiềm ẩn” của bản thân. - Hồ sơ học tập là cầu nối giữa học sinh - giáo viên, học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên - cha mẹ học sinh. 5.2.3. Các loại hồ sơ học tập - Hồ sơ tiến bộ: hồ sơ bao gồm những bài tập, các sản phẩm học sinh thực hiện trong quá trình học và thông qua đó giáo viên và học sinh đánh giá quá trình tiến bộ mà học sinh đạt được. Với hồ sơ này giáo viên phải giải thích rõ các biểu hiện khác nhau của khái niệm tiến bộ như học sinh mắc ít lỗi hơn, học sinh làm bài nhanh hơn,… những kết quả đạt được thể hiện sự tiến bộ trong quá trình học tập. Để chứng minh cho sự tiến bộ của mình học sinh cần có những minh chứng cho sự tiến bộ, đó là chọn một số phần trong các bài tập, các sản phẩm của mình để minh chứng cho các nhận xét của bản thân về sự tiến bộ, đồng thời là căn cứ để giáo viên xem xét sự tiến bộ của học sinh. - Hồ sơ quá trình Là hồ sơ tự theo dõi quá trình học tập của mỗi học sinh, học sinh ghi lại những gì mình đã học được hoặc chưa học được về kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học và xác định cách điều chỉnh như điều chỉnh cách học, cần đầu tư thêm thời gian, cần sự hỗ trợ của giáo viên hay các bạn trong nhóm,…Nhìn lại quá trình là việc làm hết sức quan trọng để tự đánh giá bản thân và điều chỉnh cách học. - Hồ sơ mục tiêu Học sinh tự xây dựng mục tiêu học tập cho mình trên cơ sở tự đánh giá được năng lực của bản thân, chẳng hạn học sinh tự đánh giá trong các môn học thì môn học nào khả năng học tập tốt hơn, môn học nào còn hạn chế từ đó xây dựng mục tiêu phấn đấu, kế hoạch thực hiện để tự nâng cao năng lực học tập. - Hồ sơ thành tích Học sinh tự đánh giá về các thành tích học tập nổi trội của mình trong quá trình học. Thông qua các thành tích học tập học sinh tự khám phá về bản thân về những năng lực tiềm ẩn của mình như: tự phát hiện mình có khả năng, năng khiếu
  • 4. về Ngôn ngữ, Toán học, Vật lí, Hóa học,…học sinh tự tin và tự hào về chính bản thân mình đồng thời xác định được hướng duy trì phát triển năng lực tiềm ẩn trong các giai đoạn tiếp theo. 5.2.4. Đánh giá qua hồ sơ học tập Đánh giá qua hồ sơ là sự theo dõi trao đổi ghi chép được của chính học sinh những gì chúng nói, hỏi, làm, cũng như thái độ, ý thức của học sinh với quá trình học tập của mình cũng như đối với mọi người,…nhằm làm cho học sinh thấy được những tiến bộ rõ rệt của chính mình cũng như giáo viên thấy được khả năng của từng học sinh để từ đó giáo viên có thể đưa ra hoặc điều chỉnh nội dung. 5.3. Đánh giá thông qua nhìn lại quá trình(tự đánh giá) 5.3.1. Đặc điểm: Đánh giá thông qua nhìn lại quá trình giúp học sinh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình học cũng như những khó khăn gặp phải và các giải pháp khắc phục nhằm cải thiện việc học để đạt được kết quả học tập cao hơn. 5.3.2. Đánh giá qua việc nhìn lại quá trình dựa trên một số cơ sở sau - Trẻ cần có sức mạnh nội tâm, cần biết tin vào chính mình, chấp nhận thất bại, không phấn đấu nếu thấy mình không có khả năng. - Trong quá trình học trẻ cần được khen đúng lúc, đúng chỗ và cần những thông tin phản hồi tích cực về hành vi, hành động của chúng. - Học sinh xây dựng lòng tự trọng trên cơ sở tự đánh giá. Tự đánh giá của trẻ sẽ mang yếu tố tích cực khi dựa trên cảm xúc được mọi người yêu thương và tôn trọng. Nhận thức của trẻ càng chín chắn thì những khái niệm về bản thân sẽ vượt ra ngoài sự tự đánh giá vì nó được xây dựng trên cơ sở nhận thức đa chiều, từ nhiều góc nhìn khác nhau. Tự tin là bước cần thiết đầu tiên để tự điều chỉnh hành vi có hiệu quả. Bước tiếp theo để đạt đến sự trưởng thành là tự đánh giá chính xác và tự phê bình. Trẻ cần được giúp đỡ để phát triển sự tự nhận thức đúng đắn về bản thân, biết tự đánh giá trung thực, chính xác về điểm mạnh, yếu của bản thân, biết nhận ra những giới hạn của mình. Từ đó khuyến khích trẻ vượt lên những lĩnh vực còn yếu, biết tôn trọng năng lực của những người xuất sắc trong những lĩnh vực mà chúng không thể đạt được.
  • 5. 5.3.3. Tự đánh giá Tự đánh giá trong học tập là một hình thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học. Học sinh sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Những thay đổi có thể là một cách nhìn tổng quan mới về nội dung, yêu cầu giải thích thêm, thực hành các kĩ năng mới để đạt đến mức độ thuần thục. Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là tự mình cho điểm số mà là sự đánh giá những nỗ lực, quá trình và kết quả. Học sinh cần tham gia vào quá trình quyết định những tiêu chí có lợi cho việc học. Tự đánh giá có mức độ cao hơn nhìn lại quá trình. 5.3.4. Lợi ích Học sinh có thể nhìn lại bằng chứng của quá trình học tập, giúp học sinh hình tượng hóa quá trình học của bản thân và của người khác. Học sinh có thể nhìn lại quá trình qua các tiêu chí đánh giá, nhìn lại phần việc đã thực hiện, quyết định xem mức độ hoàn thành của mình đã đáp ứng yêu cầu chưa. Học sinh trở nên ý thức hơn về quá trình học của bản thân. Kết quả là kiến thức sẽ được tổ chức có hệ thống hơn và dễ tiếp cận hơn. Học sinh có ý thức rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu và học cách để tiến bộ trong giai đoạn sau. Tự đánh giá đòi hỏi mức độ trách nhiệm và sang kiến cao hơn đối với học sinh, làm tăng mức độ tham gia của các em. Giáo viên học cách nhìn từ quan điểm của học sinh, giúp xóa bỏ định kiến cá nhân. Học sinh sẽ thấy được các tiêu chí có thể khác biệt tùy theo mục tiêu và bối cảnh. Tuy nhiên đôi khi học sinh không thể tiến hành hoạt động tự đánh giá, vì vậy năng lực này cần được học hỏi và luyện tập để học sinh thực hành đánh giá bản thân với độ tin cậy cao hơn. 5.5. Đánh giá đồng đẳng
  • 6. Đánh giá đồng đẳng giúp học sinh làm việc hợp tác, tự đánh giá công việc của nhau, học cách áp dụng các tiêu chí một cách khách quan. Đánh giá đồng đẳng đòi hỏi kĩ năng giao tiếp tốt. Các em cần đưa ra phản hồi cho các bạn bên cạnh các nhận định mang tính tích cực. 5.5.1. Định nghĩa: Đánh giá đồng đẳng là một quá trình trong đó các nhóm học sinh cùng độ tuổi hoặc cùng lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau. Một học sinh sẽ theo dõi bạn học của mình trong suốt quá trình học và do đó sẽ biết thêm các kiến thức cụ thể về công việc của mình khi đối chiếu với giáo viên. Phương pháp đánh giá này có thể được dùng như một biện pháp đánh giá kết quả, nhưng chủ yếu được dùng để hỗ trợ học sinh trong quá trình học. Học sinh đánh giá lẫn nhau dựa theo các tiêu chí được định sẵn. Các tiêu chí này cần được diễn giải bằng những thuật ngữ cụ thể và quen thuộc. Đánh giá đồng đẳng không nên được coi là một giải pháp tiện lợi để giúp giáo viên tiết kiệm thời gian. Chúng ta không nên để học sinh quyết định tất cả việc đánh giá. Vai trò của giáo viên là hướng dẫn học sinh thực hiện đánh giá đồng đẳng và coi đó như một phần của quá trình học tập. 5.5.2. Những lợi ích: Đánh giá đồng đẳng cho phép học sinh tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập và đánh giá. Đánh giá đồng đẳng không chỉ cung cấp thông tin về kết quả học sinh sau khi được đánh giá, mà còn phản ánh được năng lực của người đánh giá về sự trung thực và sáng tạo, linh hoạt, trí tưởng tượng, sự đồng cảm,… Đánh giá đồng đẳng tạo thêm động lực cho các em: các em sẽ học cách để học kiến thức mới chứ không chỉ tập trung vào vấn đề điểm số cao. Đánh giá đồng đẳng giúp việc học tập diễn ra ở mức sâu hơn. Cả người đánh giá và người được đánh giá đều được hưởng lợi từ việc phát triển các kĩ năng quan hệ liên nhân, trách nhiệm, tính tự chủ và khả năng giải quyết vấn đề. Các kĩ năng xã hội cũng đồng thời được xác định và phát triển dễ dàng hơn. Bởi vì thông qua hình thức làm việc nhóm, học sinh sẽ học được cách đóng góp hiệu quả cho thành công của nhóm. Thông qua việc đánh giá tích cực và thường xuyên lẫn nhau, những lợi ích của làm việc nhóm sẽ được khai thác ở mức tối ưu.
  • 7. Áp dụng đánh giá đồng đẳng là một bước quan trọng để học sinh tiến dần đến kĩ năng tự đánh giá bản thân Đánh giá đồng đẳng có thể khiến học sinh không thoải mái lắm khi nhận xét bạn bè mình. Để tránh tình trạng này, đôi khi các em đưa ra những nhận xét không đáng tin cậy. Các em sẽ cảm thấy rất khó để cho điểm rất cao hoặc quá thấp. Điều này cần đặc biệt chú ý khi học sinh thực hiện đánh giá kết quả theo hình thức đồng đẳng. Khi so sánh đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, học sinh có xu hướng cho điểm bản thân cao hơn điểm do bạn cùng lớp đánh giá. Do đó nên kết hợp giữa đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá và đánh giá hợp tác. 5.6. Đánh giá qua các bài kiểm tra Bài kiểm tra là một phép lượng giá cụ thể mức độ, khả năng, thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người. Đánh giá qua các bài kiểm tra được chia làm ba loại: - Quan sát: Giúp đánh giá các thao tác, hành vi, kĩ năng thực hành, nhận thức, phản ánh vô thức. - Kiểm tra vấn đáp: Có tác dụng đánh giá khả năng, đáp ứng câu hỏi được nêu trong một tình huống. - Bài viết: Kiểm tra một lúc được nhiều học sinh, giúp đánh giá học sinh ở trình độ cao: câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm. 5.7. Đánh giá qua phiếu hỏi Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác định. Người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người, thường được sử dụng trong các cuộc điều tra xã hội học, trong nghiên cứu khoa học. 5.8. Đánh giá qua phiếu học tập Là tờ giấy rời trên đó ghi các câu hỏi bài tập hoặc nhiệm vụ giao cho học sinh kèm theo các gợi ý và hướng dẫn, dựa vào đó học sinh thể hiện, từ đó giúp học sinh mở rộng và bổ sung kiến thức.
  • 8. 5.9. Đánh giá qua bài tập nghiên cứu Là một hình thức nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người được sử dụng trong quá trình học tập, kết thúc có nhận xét, đánh giá. 5.10. Đánh giá qua các bài xemina Xemina là một trong những bài học thực hành cơ bản, phân tích để sinh viên thảo luận những thông báo, báo cáo, bản tóm tắt về kết quả nghiên cứu khoa học một cách độc lập và họ đã làm dưới sự hướng dẫn của giáo sư hoặc thầy cô giáo hoặc chuyên gia đưa ra trong các lĩnh vực hẹp. Đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá được sử dụng như là phương pháp chủ đạo trong đánh giá năng lực. Để đánh giá năng lực đạt hiệu quả cao thì các mục tiêu, tiêu chí đánh giá từng môn học, từng tiết học cụ thể cần phải được thông báo trước cho học sinh và phụ huynh học sinh… Mục đích thông báo rộng rãi cho nhiều đối tượng, đặc biệt là phụ huynh học sinh là để họ phối hợp, hỗ trợ và theo dõi, giám sát việc dạy học của giáo viên và học sinh. Đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực thực, mặc dù có những đòi hỏi đầu tư cả về chương trình giáo dục, đào tạo cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và các dịch vụ giáo dục… nhưng hiện là xu hướng lựa chọn của giáo dục nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Để giáo dục Việt Nam phát triển, đáp ứng được mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, biết tự đánh giá được các giá trị, có tinh thần hợp tác, có trách nhiệm công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì định hướng về đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông trong chương trình sau 2015 nên chăng định hướng vào đánh giá dựa trên năng lực.