SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 25
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
TIỂU LUẬN
KỸ THUẬT TRẢI PHỔ VÀ ỨNG DỤNG
Đề tài: TẠO MÃ TRẢI PHỔ VÀ TRẢI PHỔ TRONG CDMA
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Hữu Trung
Học viên thực hiện:
1. Nguyễn Tiến Thiện MSHV: CB140267 Lớp: 14BKTVT
2. Dương Anh Sơn MSHV: CB140263 Lớp: 14BKTVT
3. Nguyễn Tùng Sơn MSHV: CB141011 Lớp: 14BKTVT
4. Phạm Trung Kiên MSHV: CB141010 Lớp: 14BKTVT
5. Phan Duy Chinh MSHV: CB140236 Lớp: 14BKTVT
Hà Nội, tháng 1/2015
2
CHƯƠNG I : TẠO MÃ TRẢI PHỔ
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Công nghệ đa truy nhập CDMA được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật trải phổ. Kỹ
thuật trải phổ đã được nghiên cứu và áp dụng trong quân sự từ những năm 1930, tuy
nhiên gần đây các kỹ thuật này mới được nghiên cứu và áp dụng thành công trong các
hệ thống tin vô tuyến tổ ong. Các phần tử cơ bản của mọi hệ thống trải phổ là các
chuỗi giả ngẫu nhiên.
2. CÁC CHUỖI PN
Các tín hiệu trải phổ băng rộng tựa tạp âm được tạo ra bằng cách sử dụng các
chuỗi mã giả tạp âm (PN: Pseudo-Noise) hay giả ngẫu nhiên. Loại quan trọng nhất của
các chuỗi ngẫu nhiên là các chuỗi thanh ghi dịch cơ số hai độ dài cực đại hay các
chuỗi m. Các chuỗi cơ số hai m được tạo ra bằng cách sử dụng thanh ghi dịch có mạch
hồi tiếp tuyến tính (LFSR: Linear Feedback Shift Register) và các mạch cổng hoặc
loại trừ (XOR). Một chuỗi thanh ghi hồi tiếp dịch tuyến tính được xác định bởi một đa
thức tạo mã tuyến tính g(x) bậc m>0:
g(x) = gmxm + gm-1xm-1 + ..... + g1x + g0
Đối với các chuỗi cơ số hai (có giá tri {0,1}), gi bằng 0 hay 1 và gm = g0 = 1. Đặt
g(x) = 0,
ta được sự hồi quy sau:
1= g1 x +g2x2 + ....+ gm-2 xm-2 + gm-1xm-1 + xm
vì -1 = 1 (mod 2). Với "xk" thể hiện đơn vị trễ, phương trình hồi quy trên xác định các
kết nối hồi tiếp trong mạch thanh ghi dịch cơ số hai của hình 2.1. Lưu ý rằng các cổng
hoặc loại trừ (XOR) thực hiện các phép cộng mod 2.
Hình 1.1. Mạch thanh ghi dịch
Nếu gi = 1 khoá tương ứng của mạch đóng, ngược lại nếu gi ≠ 1, khoá này hở. Để
thực hiện điều chế BPSK tiếp theo, đầu ra của mạch thanh ghi dịch phải được biến đổi
3
vào 1 nếu là 0 và vào -1 nếu là 1. Thanh ghi dịch là một mạch cơ số hai trạng thái hữu
hạn có m phần tử nhớ. Vì thế số trạng thái khác 0 cực đại là 2m-1 và bằng chu kỳ cực
đại của chuỗi ra c = (c0, c1, c2, .......).Xét hình vẽ 2.1, giả sử si(j) biểu thị giá trị của
phần tử nhớ j trong thanh ghi dịch ở xung đồng hồi. Trạng thái của thanh ghi dịch ở
xung đồng hồ i là vectơ độ dài hữu hạn si = {si(1), si (2), ... ,si(m)}. Đầu ra ở xung
đồng hồ i là ci-m = si (m). Thay 1 bằng ci vào ptr. (2.2) ta được điều kiện hồi quy của
chuỗi ra: ci = g1 ci-1 + g2 ci-2 + ..... + gm-1ci-m+1 + ci-m (mod 2). đối với i≥0. Thí
dụ, xét đa thức tạo mã g(x) = x5 + x4 + x3 + x +1. Sử dụng (2.3) ta được hồi quy ci=
ci-1 + ci-3 + ci-4 + ci-5 (mod 2) và xây dựng thanh ghi dịch hồi tiếp tuyến tính ở hình
2.2. Vì bậc của g(x) bằng m = 5, nên có 5 đơn vị nhớ ( năm phần tử thanh ghi dịch)
trong mạch. Đối với mọi trạng thái khởi đầu khác không (s0 ≠ {0, 0, 0, 0, 0}), trạng
thái của thanh ghi dịch thay đổi theo điều kiện hồi quy được xác định bởi đa thức tạo
mã g(x). Trong thí dụ này chuỗi ra tuần hoàn là cột cuối cùng ở hình 2.2: c =
111101000100101011000011100110.... Tình cờ chuỗi này có chu kỳ cực đại và bằng
N = 2m - 1. Các đa thức tạo mã khác có thể tạo ra chu kỳ ngắn hơn nhiều. Lưu ý rằng
ở cấu hình mạch được xét này, m bit đầu tiên của chuỗi ra bằng các bit được nạp ban
đầu vào thanh ghi dịch: s0 = 11111. Đối với nạp ban đầu khác, chẳng hạn s0 = 00001,
đầu ra của chuỗi tương ứng trở thành 1000011100110111110100010010101...., là dịch
(sang phải N-i = 31 -18 =13 đơn vị) của chuỗi c.
Hình 1.2. Bộ tạo mã với đa thức g(x) = x5 + x4 + x3 + x +1
Một chuỗi thanh ghi dịch chu kỳ N có N dịch hay pha. Ta ký hiệu T-J c là sự dịch của
chuỗi c sang trái j lần. Ở hình 2.2 ta thấy rằng có các loại dịch sau: T-4c, T-3c, T-2c, T-
1c. Các dịch khác có thể nhận được bằng cách kết hợp tuyến tính m = 5 đầu ra nói
trên. Chẳng hạn sử dụng mặt chắn 00101 trên 5 trạng thái ở hình 2.2 (bằng các cổng
AND), ta có thể nhận được T-2c +c = 0001001010110000111001101111101 ....., đây
chính là T-7c hay T-24c. Ta đã xét hai cách khác nhau để chọn pha của chuỗi ra$$$.
Tốc độ của mạch trong hình 2.2 bị hạn chế bởi tổng thời gian trễ trong một phần tử
thanh ghi và các thời gian trễ trong tất cả các cổng hoặc loại trừ ở đường hồi tiếp. Để
thực hiện tốc độ cao, trong các hệ thông thông tin di động CDMA người ta sử dụng sơ
đồ tốc độ cao ở hình 1.3.
4
Hình 1.3. Mạch thanh ghi tốc độ cao
Phương trình đệ quy trong trường hợp này được xác định như sau. Ta chuyển đổi đa
thức tạo mã vào đa thức đặc tính bằng cách nhân xm và đa thức tạo mã đảo:
xmg(x-1) =xm(x-m + gm-1x-m+1 + ..... + g1x-1 + 1) = 1+gm-1x+. . . .+g1xm-
1+xm(2.4)
Sau đó chuyển 1 sang vế phải và áp dụng thủ tục như đã xét ở trên cho bộ tạo mã tốc
độ thấp ta được:
ci = gm-1ci-1 + gm-2ci-2 + ..... + g1ci-m+1 + ci-m (mod 2)
đối với i≥m và giống như hồi quy ở phương trình (1.3). Vì vậy hai cách thực hiện trên
có thể tạo ra cùng chuỗi đầu ra nếu m bit ra đầu tiên trùng nhau. Lưu ý rằng các trạng
thái đầu của chúng khác nhau và chúng có các chuỗi trạng thái khác nhau. Hình 1.4
thực hiện chuỗi thanh ghi dịch như ở hình 1.2 với tốc độ cao.
Một chuỗi thanh ghi dịch cơ số hai tuyến tính, với chu kỳ N = 2m -1 trong đó
m là số đơn vị nhớ trong mạch hay bậc của đa thức tạo mã , được gọi là một chuỗi cơ
số hai có độ dài cực đại hay chuỗi m. Đa thức tạo mã của chuỗi m được gọi là đa thức
nguyên thuỷ (Primitive Polynomial). Định nghĩa toán học của đa thức nguyên thuỷ là:
đa thức tối giản g(x) là một đa thức nguyên thuỷ bậc m nếu số nguyên nhỏ nhất n, mà
đối với số này xn+1 chia hết cho đa thức g(x), bằng n = 2m-1. Thí dụ g(x) =
x5+x4+x3+x+1 là một đa thức nguyên thuỷ bậc m = 5 vì số nguyên n nhỏ nhất mà
xn+1 chia hết cho đa thức g(x) là n=25 -1=31. Trái lại g(x) = x5+x4+x3+x2+x+1
không phải là nguyên thuỷ vì x6+1 = (x+1)(x5+x4+x3+x2+x+1 ), nên số n nhỏ nhất là
6 không bằng 31.
5
Hình 1.4. Mạch thanh ghi tốc độ cao g(x)=x5 + x4 + x2 + x + 1
3. TỰ TƯƠNG QUAN VÀ TƯƠNG QUAN CHÉO
3.1. Hàm tự tương quan
Hàm tự tương quan của một tín hiệu x(t) kiểu công suất được xác định như sau:
Hàm tự tương quan đánh giá mức độ giống nhau giưã tín hiệu x(t) và phiên bản dịch
thời τ của nó.
Đối với một chuỗi m hàm tự tương quan cho thấy hiệu số giữa các bit giống nhau và
các bit khác nhau giữa chuỗi c và chuỗi dịch thời Tic của nó. Tương quan không
chuẩn hoá giữa hai chuỗi m như sau:
ρ = ρ0 - ρ1
trong đó:
ρ0 là số bit giống nhau
ρ1 là số bit không giống nhau
Thường người ta sử dụng tương quan chuẩn hoá theo quy tắc sau:
6
trong đó:
ρ0 là số bit giống nhau
ρ1 là số bit không giống nhau
Để tính tự tương quan ta giữ chuỗi gốc cố định và dịch chuỗi so sánh từng bit một với
i= 0,±1,±2,±3.... , trong đó i là dịch chuỗi so sánh (+1 tương ứng dịch phải, -1 tương
ứng với
dịch trái) với chuỗi gốc.
3.2. Hàm tương quan chéo
Hàm tương quan chéo giữa hai tín hiệu x(t) và y(t) kiểu công suất định nghĩa
tương quan
giữa hai tín hiệu khác nhau và được xác định như sau:
Tương quan chéo giữa hai chuỗi m c1 và c2 khác nhau được xác định theo các công
thức (2.10).
MỘT SỐ THUỘC TÍNH QUAN TRỌNG CỦA CHUỖI m
Trong phần này ta sẽ xét một số thuộc tính qua trọng của chuỗi m có ảnh hưởng
trực tiếp lên sự phân tích các hệ thống CDMA.
Thuộc tính I - Thuộc tính cửa sổ : Nếu một cửa sổ độ rộng m trượt dọc chuỗi m
trong tập Sm, mỗi dẫy trong số 2m-1 dẫy m bit khác không này sẽ được nhìn thấy
đúng một lần. (Chẳng hạn xét cửa sổ độ dài 4 cho chuỗi 000100110101111. Tưởng
tượng rằng chuỗi này được viết thành vòng).
Thuộc tính II - Số số 1 nhiều hơn số số 0: Mội chuỗi m trong tập Sm chứa 2m-
1 số số 1 và 2m-1-1
số số 0.
Thuộc tính III - Hàm tự tương quan dạng đầu đinh:
Trong thực tế các chuỗi m sử dụng cho các mã PN có thể được thực hiện ở
dạng cơ số hai lưỡng cực hoặc đơn cực đơn cực với hai mức lôgic "0" và "1" độ rộng
xung Tc (c ký hiệu cho chip) cho một chu kỳ N như sau:
7
ck = ±1 đối với lưỡng cực và bằng 0/1 đối với đơn cực
Quan hệ giữa các xung lưỡng cực và đơn cực được xác định như sau:
Các thao tác nhân đối với các chuỗi lưỡng cực ở các mạch xử lý số sẽ được thay thế
bằng
các thao tác hoặc loại trừ (XOR) đối với các chuỗi đơn cực (hoặc ngược lại)$$$.
MÃ GOLD
Các chuỗi PN có các thuộc tính trực giao tốt hơn chuỗi m được gọi là các chuỗi
Gold. Tập n chuỗi Gold được rút ra từ một cặp các chuỗi m được ưa chuộng có độ dài
N=2m-1 bằng cách cộng modul-2 chuỗi m thứ nhất với các phiên bản dịch vòng của
chuỗi m thứ hai. Kết hợp với hai chuỗi m ta được một họ N+2 mã Gold. Các mã Gild
có hàm tương quan chéo ba trị {-1, -t(m), t(m)-2} và hàm tự tương quan bốn trị {2m-
1, -1, t(m), -t(m)} trong đó
Lưu ý rằng khi tính toán các giá trị tương quan trước hết phải chuyển đổi các
giá trị 0 và 1 vào +1 và 1. Tập hợp các chuỗi Gold bao gồm cặp chuỗi-m được ưa
chuộng x và y và các tổng mod 2 của x với dịch vòng y. Chẳng hạn tập hợp các chuỗi
Gold là:
SGold = {x,y, x⊕y, x⊕T-1y, x⊕T-2y , . . . . , x⊕T-(N-1)y}
trong đó T-1y = {y1, y2, y3, ..... , yN-1,y0} là dịch vòng trái của y. Đại lượng tương
quan cực đại cho hai chuỗi Gold bất kỳ trong cùng một tập bằng hằng số t(m)$$$. Tỷ
số t(m)/N ≈ 2-m/2 tiến tới 0 theo hàm mũ khi m tiến tới vô hạn. Điều này cho thấy
rằng các chuỗi Gold dài hơn sẽ thực hiện các chuỗi trải phổ tốt hơn trong các hệ thống
8
đa truy nhập.
4. CÁC MÃ TRỰC GIAO
4.1. Các mã Walsh
Các hàm trực giao được sử dụng để cải thiện hiệu suất băng tần của hệ thống
SS. Trong hệ thống thông tin di động CDMA mỗi người sử dụng một phần tử trong
tập các hàm trực giao. Hàm Walsh và các chuỗi Hadamard tạo nên một tập các hàm
trực giao được sử dụng cho CDMA. Ở CDMA các hàm Walsh được sử dụng theo hai
cách: là mã trải phổ hoặc để tạo ra các ký hiệu trực giao.
Các hàm Walsh được tạo ra bằng các ma trận vuông đặc biệt được gọi là các
ma trận Hadamard. Các ma trận này chứa một hàng toàn số "0" và các hàng còn lại có
số số "1" và số số "0" bằng nhau. Hàm Walsh được cấu trúc cho độ dài khối N=2j
trong đó j là một số nguyên dương.
Các tổ hợp mã ở các hàng của ma trận là các hàm trực giao được xác định như
theo ma trận Hadamard như sau:
4.2. Mã Golay
Các bù Golay trực giao nhận được bằng cách hồi quy sau đây
ÁP DỤNG MÃ TRONG CÁC HỆ THỐNG CDMA
Các hệ thống cdmaOne và cdma 2000 sử dụng các mã khác nhau để trải phổ,
nhận dạng kênh, nhân dạng BTS và nhận dạng người sử dụng. Các mã này đều có tốc
độ chip là: Rc=N×1,2288Mcps, trong đó N=1,3,6,9,12 tương ứng với độ rộng chip
bằng: Tc= 0,814/N μs.
Dưới đây ta xét các mã nói trên.
Mã PN dài (Long PN Code). Mã PN dài là một chuỗi mã có chu kỳ lặp 242 - 1
chip được tạo ra trên cơ sở đa thức tạo mã sau:
9
g(x) = x42 + x35 + x33 + x31 + x27 + x26 + x25 + x22 + x21 + x19 + x18 + x17 +
x16 + x10 + x7 + x6 + x5 + x 3 + x2 + x + 1
Trên đường xuống mã dài được sử dụng để nhận dạng người sử dụng cho cả
cdmaOne và cdma200. Trên đường lên mã dài (với các dịch thời khác nhau được tạo
ra bởi mặt chắn) sử dụng để: nhận dạng người sử dụng, định kênh và trải phổ cho
cdma One, còn đối với cdma2000 mã dài được sử dụng để nhận dạng nguồn phát
(MS). Trạng thái ban đầu của bộ tạo mã được quy định là trạng thái mà ở đó chuỗi đầu
ra bộ tạo mã là '1' đi sau 41 số '0' liên tiếp.
Mã PN ngắn (Short PN Code). Các mã PN ngắn còn được gọi là các chuỗi PN
hoa tiêu kênh I và kênh Q được tạo bởi các bộ tạo chuỗi giả ngẫu nhiên xác định theo
các đa thức sau:
gI(x)= x15 + x13 + x9 +x8 + x7 + x5 + 1(2.23)
gQ(x)= x + x + x + x + x + x + x + x + 1(2.24)
trong đó gI(x) và gQ(x) là các bộ tạo mã cho chuỗi hoa tiêu kênh I và kênh Q tương
ứng.
Các chuỗi được tạo bởi các đa thức tạo mã nói trên có độ dài 215-1= 32767.
Đoạn 14 số 0 liên tiếp trong các chuỗi được bổ sung thêm một số 0 để được một dẫy
15 số 0 và chuỗi này sẽ có độ dài 32768. Trên đường xuống mã ngắn (với các dịch
thời khác nhau được tạo ra từ mặt chắn) được sử dụng để nhận dạng BTS còn trên
đường lên mã ngắn (chỉ cho cdmaOne) chỉ sử dụng tăng cường cho trải phổ. Trạng
thái ban đầu của bộ tạo mã được quy định là trạng thái mà ở đó chuỗi đầu ra của bộ
tạo mà là '1' đi sau 15 số '0' liên tiếp.
Mã Gold. Các mã Gold dài được sử dụng trong W-CDMA để nhận dạng nguồn
phát. Đối với đường lên (từ MS đến BTS) mã Gold được tạo thành từ hai chuỗi m:
x25 + x3 +1 và x25 + x3 + x +1 .
Đối với đường xuống mã này được tạo thành từ hai chuỗi m: x18 + x7 +1 và
x18 + x10 + x7 + Mã trực giao Walsh (Walsh Code). Mã trực giao Walsh được xây
dựng trên cơ sở ma trận Hadamard. cdmaOne chỉ sử dụng một ma trận H64. Các mã
này được đánh chỉ số từ W0 đến W63 được sử dụng để trải phổ và nhận kênh cho
đường xuống và điều chế trực giao cho đường lên. cdma200 sử dụng các ma trận
Hadamard khác nhau để tạo ra các mã Walsh WnN, trong đó N ≤ 512 và 1≤n≤N/2-1,
để nhận dạng các kênh cho đường xuống và đường lên. Lưu ý chỉ số N ở đây tương
ứng với chỉ số ma trận còn n tương ứng với chỉ số của mã, chẳng hạn W32256 là mã
nhận được từ hàng 33 của ma trận H256.
10
CHƯƠNG 2 : KỸ THUẬT TRẢI PHỔ TRONG CDMA
1. KỸ THUẬT TRẢI PHỔ TRỰC TIẾP
1.1. Giới thiệu
Ở các hệ thống thông tin thông thường, độ rộng băng tần là vấn đề quan tâm
chính và các hệ thống này thường được thiết kế sao cho sử dụng càng ít độ rộng băng
tần càng tốt . Tuy nhiên, ở hệ thống thông tin trải phổ ( SS : Spread Spectrum), độ
rộng băng tần của tín hiệu được mở rộng gấp nhiều lần trước khi phát. Khi chỉ có 1
người sử dụng trong băng tần trải phổ thì không có hiệu quả sử dụng băng tần. Nhưng
ở môi trường nhiều người dùng, họ có thể sử dụng chung một băng tần trải phổ và hệ
thống khi đó đạt được hiệu quả sử dụng băng tần cao mà vẫn duy trì được các ưu điểm
của trải phổ như:
• Chống nhiễu tốt
• Chia sẻ cùng tần số với nhiều người sử dụng
• Bảo mật tốt do có chuỗi mã giả ngẫu nhiên
• Do sử dụng mã giả ngẫu nhiên nên nó khó bị nghe trộm
• Hạn chế và làm giảm hiệu ứng đa đường truyền
Như vậy, một hệ thống thông tin được coi là hệ thống trải phổ khi:
- Tín hiệu được phát có độ rộng băng tần lớn hơn nhiều so với độ rộng băng
tần tối thiểu cần thiết.
- Trải phổ được thực hiện bằng một mã độc lập với số liệu.
Máy thu sử dụng tín hiệu giả ngẫu nhiên chính xác để lấy ra tín hiệu mong muốn
bằng cách giải trải phổ. Các tín hiệu còn lại xuất hiện ở dạng các nhiễu phổ rộng công
suất thấp như tạp âm.
1.2. Nguyên lý trải phổ chuỗi trực tiếp
Trong CDMA, kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp (DS/SS: Direct Sequence/Spread
Spectrum) được sử dụng. Mỗi một người sử dụng được cấp một mã riêng biệt . Mã
được sử dụng thường là một chuỗi giả tạp âm (PN-Pseudo Noise) hay giả ngẫu nhiên,
có tốc độ rất lớn, lớn hơn tốc độ bít dữ liệu, tức là phần tử của chuỗi có độ rộng thời
gian rất nhỏ, nhỏ hơn độ rộng của bit dữ liệu và được gọi là chip.
11
Hình 2.1: Nguyên lý trải phổ
Hệ thống DS-SS đạt được bằng cách nhân trực tiếp tín hiệu cần trải phổ với tín
hiệu giả ngẫu nhiên . Tín hiệu sau khi trải phổ sẽ điều chế sóng mang theo BPSK hoặc
QPSK… trước khi truyền đi. Phía thu sẽ dùng mã PN để giải trải phổ lấy ra tín hiệu
mong muốn.
Hình minh họa tín hiệu trải phổ .
Hình 2.2: Biểu diễn tín hiệu trải phổ
- Фd(f) mật độ phổ công suất của tín hiệu trước khi trải phổ
- Фdc(f) mật độ phổ công suất của tín hiệu sau khi trải phổ
12
Tín hiệu phát của người thứ k là luồng số thông tin của người sử dụng dk(t) có
tốc độ bít Rb = 1/Tb.
Với dk(t) được xác định như sau:
( ) ( ) ( )k k b bTd t d i p t iT
∞
−∞
= −∑
dk(t) là luồng bít lưỡng cực với hia mức giá trị {+ 1,-1}.
Luồng tín hiệu dk(t) được trải phổ bằng cách nhân với mã trải phổ (gọi là mã
giả tạp âm PN ) c(t) , có tốc độ Rc= 1/Tc lớn hơn nhiều lần so với Rb. Phần tử nhị
phân của chuỗi c(t) được gọi là một chip để phân biệt nó với phần tử nhị phân (bit)
của bản tin.
Mã trải phổ này làm cho băng tần tín hiệu sau khi trải phổ sẽ lớn lên rất nhiều
khi truyền đi đồng thời cũng dùng để phân biệt các thuê bao khi tận dụng đường
truyền cho quá trình đa truy nhập, mã trải phổ không phải là ngẫu nhiên mà chúng có
chu kì xác định và được biết trước đối với máy thu chủ định. Mã trải phổ là chuỗi chip
nhận các giá trị {+ 1,-1} gần như đồng xác suất và được biểu diễn như sau:
1
( ) ( ) (
N
k k Tc
i
c t c i p
=
=∑
Trong đó c(i) = ± 1,là chuỗi xung nhận giá trị +1 hoặc -1 và Tc là độ rộng của
một chip và Tc = NTb (N số chip trong một bít) , pTc là hàm xung vuông được xác định
như sau:
1,0
( )
0,
c
Tc
t T
p t
≤ ≤ 
=  
≠ 
Sau trải phổ tín hiệu có tốc độ chip Rc đuợc đưa lên điều chế sóng mang bằng
cách nhân với tín hiệu sóng mang:
.
2
os(2 )
b
c
b
E
c f t
T
π
Trước khi truyền đi như sau:
( ).
2
( ) ( ) ( ) os(2 ), 0
b
k k c b
b
E
S t d t c t c f t t T
T
π= ≤ ≤
Trong đó Eb năng lượng bít , Tb là độ bit và fc là tần số sóng mang.
Tại phía thu , để các máy thu có thể phân biệt được các mã trải phổ, các mã này
phải là các mã trực giao chu kỳ Tb thoả mãn điều kiện sau:
13
1,1
( ) ( )
0,0
b
k j
b
T k j
c t c t dt
k jT
= 
= 
≠ 
∫
Và tích của của hai mã trực giao bằng 1 nếu là tích với chính nó và là một mã
trực giao mới trong tập mã trực giao nếu là tích của hai mã khác nhau:
1,
( ) ( )
0,
k j
k j
c t c t
k j
= 
= 
≠ 
Để đơn giản ta coi rằng máy thu được đồng bộ sóng mang và mã trải phổ với
máy phát, nghĩa là tần số, pha sóng mang và mã trải phổ của máy thu giống như máy
phát. Ngoài ra nếu bỏ qua tạp âm nhiệt của đường truyền và chỉ xét nhiễu của K-1
người sử dụng trong hệ thống, giả sử công suất tín hiệu thu tại máy thu k của K người
sử dụng bằng nhau và để đơn giản ta cũng bỏ qua trễ truyền sóng, tín hiệu thu sẽ như
sau:
1
2( ) ( ) ( ) os(2 )
K
br
j j c
b
j
Er t d t c t c f tT π
=
= ∑
Trong đó Ebr = Eb/Lp là năng lượng bit thu, Lp là suy hao đường truyền. Tín hiệu
thu được đưa lên phần đầu của quá trình giải điều chế để nhân với sóng mang:
.
2
os(2 )c
b
c f t
T
π
Sau đó được đưa lên trải phổ, kết quả cho ta:
1 1
( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) os(4 )
K K
b r
j j k j j k c
b
j j
Eu t d t c t c t d t c t c t c f t
T
π
= =
 
= + ÷
 
∑ ∑
Sau bộ tích phân thành phần cao tần sẽ bị loại bỏ, ta được:
1 0
( ) ( ) ( ) ( ) ( )
0
b bK
br
j j k
b j
T TE
v t u t dt d t c t c t dt
T =
= = ∑∫ ∫
do tính chất trực giao của các mã trải phổ và dj = {+1,-1} ta được kết quả như sau:
( ) ( )k br brv t d t E E= = ±
Mạch quyết định sẽ cho ra mức 0 nếu V(t) dương và 1 nếu V(t) âm kết quả ta
được chuỗi bít thu, ˆb(t) là ước tính của chuỗi phát.
Ở trong hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp có hai cách trải phổ là:
+ trải phổ DS/SS_ BPSK (Trải phổ trực tiếp BPSK)
+ trải phổ DS/SS_QPSK (Trải phổ trực tiếp QPSK)
14
2. KỸ THUẬT TRẢI PHỔ NHẢY TẦN – FHSS
2.1. Nguyên lý chung
Hệ thống trải phổ nhảy tần – Frequency Hopping Spread Spectrum, được định
nghĩa là nhảy hay chuyển đổi tần số sóng mang ở một tập hợp các tần số theo mẫu
được xác định bởi chuổi giả tạp âm PN.
Trong các hệ thống thông tin kiểu trải phổ nhảy tần – FH, mã trải phổ giả tạp âm
không trực tiếp điều chế sóng mang đã được điều chế, nhưng nó được sử dụng để điều
khiển bộ tổng hợp tần số. Ở mỗi thời điểm nhảy tần, bộ tạo mã giả tạp âm đưa ra một
đoạn k chip mã để điều khiển bộ tổng hợp tần số, theo điều khiển của đoạn k chip mã
này, bộ tổng hợp tần số sẽ nhảy sang hoạt động ở tần số tương ứng thuộc tập 2k
các tần
số.
Mỗi đoạn gồm k chíp mã được gọi là một từ tần số, bởi vậy sẽ có 2k
từ tần số .
Do các từ tần số xuất hiện ngẫu nhiên nên tần số dao động do bộ tổng hợp tần số tạo
ra nhận một giá trị thuộc tập 2k
tần số cũng mang tính ngẫu nhiên. Phổ của tín hiệu
nhảy tần có bề rộng như của sóng mang đã được điều chế chỉ khác là nó bị dịch tần đi
một khoảng bằng tần số dao động do bộ tổng hợp tần số tạo ra và nhỏ hơn rất nhiều so
với độ rộng băng trải phổ. Tuy nhiên, tính trung bình trên nhiều bước sóng nhảy thì
phổ tín hiệu nhảy tần lại chiếm toàn bộ bề rộng băng trải phổ .
Hình 2.3: Mô phỏng mật độ phổ công suất của tín hiệu FHSS trên toàn bộ băng tần
Tốc độ nhảy tần có thể nhanh hay chậm hơn tốc độ số liệu. Từ đó ta có 2 loại hệ
thống trải phổ nhảy tần, đó là hệ thống nhảy tần nhanh và hệ thống nhảy tần chậm .
2.1.1. Máy phát FHSS
Sơ đồ khối máy phát FHSS được mô tả như hình vẽ:
15
Hình 2.4: Sơ đồ khối máy phát FH/SS
Tín hiệu dữ liệu b(t) đưa vào được điều chế FSK thành tín hiệu x(t). Trong
khoảng thời gian mỗi bít x(t) có một trong hai tần số f’ và f’+∆f, tương ứng với bít 0
và 1 của dữ liệu. Tín hiệu này được trộn với tín hiệu y(t) từ bộ tổng hợp tần số. Cứ
mỗi Th giây, tần số y(t) lại được thay đổi theo các giá trị của k bit nhận được từ bộ tạo
mã PN. Do có 2 tổ hợp k bit nên ta có thể có 2k
các tần số khác nhau được tạo ra bởi
bộ tổng hợp tần số. Bộ trộn tạo ra tần số của tổng và hiệu, một trong hai tần số này
được lọc ra ở bộ lọc băng thông (BPF) .
Ta có thể viết tín hiệu đầu ra của bộ tổng hợp tần số trong đoạn nhảy 1 như sau:
y(t) = 2A cos [ 2π (fg + il∆f)t + θ ] ; với Th<t<(l+1)Th
Trong đó:
+ il Є {0, 2, 4, ... 2(2k – 1)} – là số nguyên chẵn.
+ fg: là một tần số không đổi
+ θ: là giá trị pha.
Giá trị của il được xác định bởi k bit nhận được từ bộ tạo chuỗi giả tạp âm. Giả thiết
rằng bộ lọc BPF lấy ra tần số tổng ở ở đầu ra của bộ trộn. Khi này ta có thể viết tín
hiệu ở đầu ra bộ lọc BPF trong bước nhảy như sau:
y(t) = 2A cos [ 2π (f0 + ilf + bl∆f)t + θ1] ; với l<t< (l+1)Th
Trong đó:
+ b1 Є {0, 1} – là giá trị của số liệu ở l<t< (l+1)Th và f0 = f + fg
Ta thấy rằng tần số phát sẽ bằng f0 + ilf khi b1 = 0 và bằng f0 + ilf + ∆f khi bl =
1. Vì thế các tần số có thể được phát sẽ là { f0, f0 + ∆f, f0 + 2∆f, ... f0 + (K-1)∆f}.
Trong đó K = 2k+1
, để có thể có tần số nhảy là K. Đặc biệt pha θ1 có thể thay đổi từ
bước nhảy này tới bước nhảy khác vì bộ tổng hợp tần số rất khó duy trì nó không đổi.
Xét về độ rộng băng tần, tần số của FH không thay đổi trong một đoạn nhảy.
Trong toàn bộ khoảng thời gian, tín hiệu phát nhảy ở tất cả K tần số, vì thế nó chiếm
độ rộng băng tần là:
16
BFH = K.∆f
Để tính toán độ lợi xử lý, ta đã biết rằng độ rộng băng tần kênh cần thiết để
truyền số liệu bằng 2/Tb , nên Gp là tỷ số giữa độ rộng băng tần kênh để truyền dữ liệu
trải phổ và độ rộng băng tần cần thiết để truyền tín hiệu băng tần gốc như sau:
Gp = K.∆f / (2/Tb) = KTb / 2Th
Trong đó ta giả thiết rằng phân cách tần số bằng 1/Tb . Nếu ta sử dụng thêm bộ
nhân tần có hệ số β thì phổ của tín hiệu FH sẽ mở rộng β lần . Vì thế độ rộng băng tần
tổng hợp của tín hiệu FH này là β.K∆f (Hz) và khi đó độ lợi sẽ tính bằng:
Gp = β.K.∆f / (2/Tb) = β.KTb / 2Th
2.1.2: Máy thu FHSS
Sơ đồ khối máy thu FHSS được mô tả như hình vẽ:
Hình 2.5: Sơ đồ khối máy thu FH/SS
Tín hiệu của máy thu được lọc bởi bộ loc băng thông BPF có độ rộng băng thông
bằng độ rộng của băng tín hiệu FHSS nghĩa là vào khoảng f0-0,5∆f (Hz) đến f0+(K -
0,5)∆f (Hz). Hình 2.5 mô tả các hệ thống con thực hiện khôi phục định thời ký hiệu và
đồng bộ chuỗi PN, ở đây không cần khôi phục sóng mang vì máy thu sử dụng giải
điều chế không liên kết và do tốc độ nhảy tần nhanh máy thu rất khó theo dõi được
pha của sóng mang khi pha này thay đổi ở mỗi bước nhảy. Bộ tạo chuỗi PN tại phía
phát tạo ra một chuỗi PN đồng bộ với chuỗi thu, đầu ra của bộ tổng hợp tần số sẽ là:
g(t) = Acos [2π (fg + il ∆f)t + θ’] ; với lTh < t < (l+1)Th
Bỏ qua tạp âm, đầu vào BPF sẽ là:
g(t).s(t) = Acos [2π (fg + il∆f)t +θ’].Acos [2π (f0 + il∆f + bl∆f)t + θ]
Với: lTh < t < (l+1)Th
g(t).s(t) = A/2 {cos [2π (fg + f0 + 2il∆f + bl ∆f)t + θ’ + θ ] + cos [2π (fg – f0 + bl
∆f)t + θ’– θ ] }
17
Thành phần tần số cao bị bộ lọc BPF loại bỏ và chỉ còn lại thành phần tần số
thấp. Ta ký hiệu f0 = fg + f’. Vậy đầu vào bộ giải điều chế FSK sẽ là:
( )
( )( )
os 2 ' ' ; 0
2
w( )
os 2 ' ' ; 1
2
l l l
l l l
A
c f t b
t
A
c f ft b
π θ θ
π θ θ

+ − =
= 
 +∆ + − =

Đầu này chứa hoặc tần số f’ hoặc (f’ + ∆ f) . Vì b không thay đổi trong thời gian
Tb của một bit, nên trong khoảng thời gian này tín hiệu w(t) có tần số không đổi. Như
vậy trong khoảng thời gian Tb giây bộ giải điều chế FSK tách ra tần số này và tạo ra
đầu ra cơ số 2 là 0 hoặc là 1 . Nói cách khác ta có thể tách ra tần số chứa trong w(t)
cho từng đoạn nhảy để nhận được Tb/Th các giá trị cho từng bước nhảy. Từ các giá trị
này, sử dụng nguyên tắc đa số ta có thể quyết định bit dữ liệu là 0 hay là 1.
2.2 Hệ thống trải phổ nhảy tần nhanh
Ở hệ thống FHSS nhanh, có ít nhất một lần nhảy tần số ứng với một bit dữ liệu.
Với Tb là chu kỳ của tín hiệu dữ liệu, Th là thời gian của một đoạn nhảy tần thì Tb≥Th.
Trong khoảng thời gian Th giây của mỗi lần nhảy tần, một trong số các 2k
tần số (f0, f0
+ ∆f, f0 + 2∆f, … , f0 +(K – 1)∆f) được phát. Trong đó ∆f là khoảng cách giữa các tần
số lân cận, thường được chọn băng 1/Th. Hình 2.6 biểu diễn cho hệ thống FH với tốc
độ nhảy tần bằng 3 lần tốc độ số liệu.
18
Hình 2.6: Hệ thống trải phổ nhảy tần nhanh với Tb = 3Th
Nhảy tần nhanh với điều chế M-FSK
Để hiểu cụ thể hơn ta đi tìm hiểu hệ thống trải phổ nhảy tần nhanh với điều chế
M-FSK . Dạng tổng quát của FSK cơ số 2 là FSK M trạng thái, trong đó M tần số
được sử dụng để biểu thị Log2(M) bit số liệu. Với trải phổ FH, tần số phát nhảy trên
một lượng lớn các tần số ( 2k
.M tần số), trong đó k là số bit đư ra từ bộ tạo mã PN đến
bộ tổng hợp tần số. Hình 2.7 biểu thị cụ thể hệ thống trải phổ FH nhanh với điều chế
FSK M trạng thái .
Với giả thiết M = 4, nghĩa là ở mỗi thời điểm hai bit số liệu được xem xét và giả
thiết là ba bước nhảy ở mỗi ký hiệu (mỗi ký hiệu bằng Log2(M) bit số liệu), ở đây ta
sử dụng Ts = Log2(M)Tb để biểu diễn thời gian của một ký hiệu, Th biểu diễn thời gian
của một bước nhảy tần.
19
Hình 2.7: Hệ thống trải phổ nhảy tần nhanh với điều chế 4-FSK. Ts = 3Tb
Trục tần số được chia thành 2k nhóm 4 tần số, k bit của chuỗi PN sẽ xác định tần
số trong nhóm nào sẽ được sử dụng. Vì thế 2 bit từ luồng số liệu và k bit từ chuỗi PN
sẽ xác định chính xác tần số nào sẽ được phát trong đoạn nhảy tần. Do tần số được
phát thay đổi cứ Th giây một lần nên để điều chế được trực giao khoảng cách tần số tối
thiểu phải là 1/Th. Độ rộng băng tần tổng hợp khoảng 2k
.M/Th(Hz).
2.3 Hệ thống trải phổ nhảy tần chậm
Khi Tb/Th <1 ta được hệ thống nhảy tần chậm . Sơ đồ khối máy phát và thu tương
tự như ở hệ thống nhảy tần nhanh. Hình 2.6 mô tả biểu đồ của một hệ thống nhảy tần
chậm với Tb/Th = 1/2 nghĩa là một lần nhảy tần ở 2 bit, ở mỗi lần nhảy tần số liệu thay
đổi giữa 0 và 1. Vì tần số phát có thể thay đổi Th giây một lần nên để điều chế trực
giao khoảng cách phải là ∆f = m/Tb. Trong đó m là số nguyên khác 0. Nếu ta chọn ∆f
= 1/Tb và nếu bộ tổng hợp tần số tạo ra 2k
tần số, độ rộng băng tần sẽ là K.∆f = K/Tb
(Hz). Trong đó K = 2k+1
. Độ đợi xử lý là K/2 . Khi sử dụng bộ nhân tần với hệ số nhân
β ở máy phát, phân cách tần số ở đầu ra cuối cùng trở thành β.∆f và G = β.K/2
20
Hình 2.8: Biểu đồ tần số cho hệ thống FHSS chậm với Th = 2Tb
Nhảy tần chậm với điều chế M – PSK
Tìm hiểu cụ thể hơn về hệ thống nhảy tần chậm ta xét ví dụ với hệ thống nhảy
tần chậm với điều chế M-FSK có M = 4 và Ts = TbLog2M. Tức là trong thời gian một
bước nhảy có 3 ký hiệu dữ liệu . Độ rộng băng tần lớn nhất hệ thống đạt được là
2k
.M/Ts (Hz).
21
Hình 2.9: Biểu đồ tần số cho một hệ thống FH chậm với điều chế M-FSK, M=4
Tương tự như hệ thống trải phổ nhảy tần nhanh . Trục tần số được chia thành 2k
nhóm 4 tần số, k bit của chuỗi PN sẽ xác định tần số trong nhóm nào sẽ được sử dụng.
Vì thế 2 bit từ luồng số liệu và k bit từ chuỗi PN sẽ xác định chính xác tần số nào sẽ
được phát trong đoạn nhảy tần.
3. KỸ THUẬT TRẢI PHỔ NHẢY THỜI GIAN – THSS
3.1. Giới thiệu kỹ thuật trải phổ nhảy thời gian - THSS
THSS_Time Hopping Spread Spectrum. Đó là hệ thống mà bit cần truyền
được chia thành các khối k bit, mỗi khối được phát đi một cách ngẫu nhiên trong các
cụm của các khe thời gian. Khe thời gian được chọn để phát cho mỗi cụm được định
nghĩa bằng chuỗi PN nó có nhiệm vụ xác định mẫu nhảy khe thời gian
22
Hình 2.10: Trải phổ nhảy thời gian ( THSS )
Trong đó: M là số khe thời gian
T =T f /M
3.2. Nguyên lý của hệ thống THSS
Trong một hệ thống trải phổ nhảy thời gian số liệu được phát thành các cụm .
Mỗi cụm gồm k bit số liệu và thời gian chính xác để phát mỗi cụm được xác định bởi
một chuỗi mã PN. Giả sử thang thời gian được chia thành các T f giây . Mỗi khung lại
được chia tiếp thành J các khe thời gian . Vì thế mỗi khe thời gian chiếm độ rộng T s =
T f /J giây. Biểu đồ thời gian được thể hiện như sau:
Hình 2.11: Biểu đồ thời gian cho một hệ thống THSS
Trong thời gian mỗi khung một nhóm k bit được phát trong T s giây nghĩa là
trong J khe thời gian. Khe thời gian sẽ được sử dụng để phát được xác định bởi chuỗi
PN Mỗi bit chỉ chiếm T 0 = T s /K giây khi phát. Quan hệ giữa T J , T s , T 0 được mô
23
tả trên hình 4.2 Giả sử thời gian của một bit số liệu là T, để kịp truyền dẫn số liệu vào
ta cần T f =kT. Nếu các bit số liệu vào là { ib , i là số nguyên } ta có thể biểu diễn tín
hiệu THSS như sau :
THS = ∑
∞
−∞=i
∑
−
=
+
1
0
k
l
iklb P 0T (t-iT f - a i T s -lT 0 )
Trong đó P 0T là xung chữ nhật đơn vị độ rộng là T 0 giây, a i
∈ [ ]1...1,0 −j là
số ngẫu nhiên được xác định bởi js bit của chuỗi PN và J= 2
j
với i thể hiện khung i, a
i thể hiện số khe thời gian, l là số thứ tự bit trong cụm
Số liệu được truyền ở các cụm k bit mỗi lần với mỗi bit được truyền trong
khoảng T 0 =( T f /J)/k giây. Vì thế tốc độ bit khi phát cụm là 1/ T 0 để truyền băng
tần gốc có độ rộng băng tần là 1/2 T 0 Hz. Vì bản tin có độ rộng là 1/T, độ rộng băng
tần được mở rộng bởi một thừa số là ( 1/2 T 0 )(1/2T h ) = ( k T h )J/ T f = j khi truyền
dẫn băng gốc và 2j khi truyền dẫn băng thông.
24
TỔNG KẾT
Phần này đã xét phương pháp tạo mã PN. Đây là mã cơ sở mà ta sẽ sử dụng nó
để xét các hệ thống trải phổ DSSS cũng như các hệ thống đa truy nhập DSSS CDMA
trong các chương sau. Mã PN đựơc xây dựng trên nguyên lý chuỗi m. Hàm tự tương
quan của một chuỗi m có dạng đầu đinh. Nó nhận giá trị cực đại tại i=0 và lặp lại giá
trị này theo chu kỳ N. Tại các giá trị cách xa các điểm này giá trị của nó rất nhỏ khi N
lớn. Khi N tiến đến vô hạn các giá trị này bằng không. Dưa trên tính chất này người ta
lấy tương quan tín hiệu trải phổ để tách ra các tín hiệu mong muốn. Phần này cũng
tổng kết các loại mã khác nhau được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống thông tin di
động CDMA. Các mã Gold được xây dựng trên cơ sở chuỗi m. Trong W- CDMA mã
Gold dài được sử dụng làm chuỗi nhận dạng nguồn phát vì nó cho tương quan chéo tốt
hơn. Các hàm trực giao Walsh cho tương quan chéo tốt nhất trong môi trường không bị
pha đinh.
Các hàm này đựơc sử dụng làm mã nhận dạng kênh truyền của người sử dụng
trong các hệ thống 3G như: W-CDMA và cdma 2000.
25
[ Tài liệu tham khảo]
[1] PGS.TS. Nguyễn Hữu Trung (ĐH BKHN), Kỹ thuật trải phổ và truyền dẫn đa
song mang
[2] TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng (ĐH BCVT), Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô
tuyến
[3} Tham khảo trên Internet.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

công nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Ltecông nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-LtePTIT HCM
 
Tong quat wcdma
Tong quat wcdmaTong quat wcdma
Tong quat wcdmaruto123
 
18989547 bg3 g-wcdma
18989547 bg3 g-wcdma18989547 bg3 g-wcdma
18989547 bg3 g-wcdmaHang Vu
 
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCMGiáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCMfrank5991
 
Trac nghiem thong tin di dong
Trac nghiem thong tin di dongTrac nghiem thong tin di dong
Trac nghiem thong tin di dongLittle April
 
Hệ thống mạng PSTN
Hệ thống mạng PSTNHệ thống mạng PSTN
Hệ thống mạng PSTNNTCOM Ltd
 
Ly thuyet da truy nhap va trai pho
Ly thuyet da truy nhap va trai phoLy thuyet da truy nhap va trai pho
Ly thuyet da truy nhap va trai phoQuangthuc Nguyen
 
Tổng quan hệ thống di động gsm
Tổng quan hệ thống di động gsmTổng quan hệ thống di động gsm
Tổng quan hệ thống di động gsmlinhvt05a
 
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinhđề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinhHải Dương
 
Chapter 3 gsm - part 1
Chapter 3   gsm - part 1Chapter 3   gsm - part 1
Chapter 3 gsm - part 1Đá Tảng
 
trắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di độngtrắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di độngPTIT HCM
 
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptuneCác loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune給与 クレジット
 
Giao an thong tin di dong
Giao an thong tin di dongGiao an thong tin di dong
Giao an thong tin di dongCuong Cao
 
Công nghệ 3 g
Công nghệ 3 gCông nghệ 3 g
Công nghệ 3 gKem_Kem
 
Thong tin_di_dong
 Thong tin_di_dong Thong tin_di_dong
Thong tin_di_dongLittle April
 

La actualidad más candente (20)

công nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Ltecông nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
 
3.5 g va quy hoach
3.5 g va quy hoach3.5 g va quy hoach
3.5 g va quy hoach
 
Tong quat wcdma
Tong quat wcdmaTong quat wcdma
Tong quat wcdma
 
18989547 bg3 g-wcdma
18989547 bg3 g-wcdma18989547 bg3 g-wcdma
18989547 bg3 g-wcdma
 
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gianLuận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
 
Ktcm1
Ktcm1Ktcm1
Ktcm1
 
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCMGiáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
 
Trac nghiem thong tin di dong
Trac nghiem thong tin di dongTrac nghiem thong tin di dong
Trac nghiem thong tin di dong
 
Hệ thống mạng PSTN
Hệ thống mạng PSTNHệ thống mạng PSTN
Hệ thống mạng PSTN
 
Ly thuyet da truy nhap va trai pho
Ly thuyet da truy nhap va trai phoLy thuyet da truy nhap va trai pho
Ly thuyet da truy nhap va trai pho
 
mang LTE
mang LTEmang LTE
mang LTE
 
Tổng quan hệ thống di động gsm
Tổng quan hệ thống di động gsmTổng quan hệ thống di động gsm
Tổng quan hệ thống di động gsm
 
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinhđề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
đề Cương ôn tập thông tin vệ tinh
 
Chapter 3 gsm - part 1
Chapter 3   gsm - part 1Chapter 3   gsm - part 1
Chapter 3 gsm - part 1
 
trắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di độngtrắc nghiệm ôn tập thông tin di động
trắc nghiệm ôn tập thông tin di động
 
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptuneCác loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
 
Giao an thong tin di dong
Giao an thong tin di dongGiao an thong tin di dong
Giao an thong tin di dong
 
Công nghệ 3 g
Công nghệ 3 gCông nghệ 3 g
Công nghệ 3 g
 
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
 
Thong tin_di_dong
 Thong tin_di_dong Thong tin_di_dong
Thong tin_di_dong
 

Destacado

6630300 damh1-mc-cdma
6630300 damh1-mc-cdma6630300 damh1-mc-cdma
6630300 damh1-mc-cdmasmall_pig
 
46970068 fdma-tdma-cdma
46970068 fdma-tdma-cdma46970068 fdma-tdma-cdma
46970068 fdma-tdma-cdmaThanh Nguyen
 
Bài Tập lập trình Lí thuyết thông tin 2
Bài Tập lập trình Lí thuyết thông tin 2Bài Tập lập trình Lí thuyết thông tin 2
Bài Tập lập trình Lí thuyết thông tin 2vanphong20082002
 
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006vanliemtb
 
Bài 6: Bảo mật trong SQL SERVER 2008 - Giáo trình FPT
Bài 6: Bảo mật trong SQL SERVER 2008 - Giáo trình FPTBài 6: Bảo mật trong SQL SERVER 2008 - Giáo trình FPT
Bài 6: Bảo mật trong SQL SERVER 2008 - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Chẩn đoán siêu âm gan và đường mật
Chẩn đoán siêu âm gan và đường mậtChẩn đoán siêu âm gan và đường mật
Chẩn đoán siêu âm gan và đường mậtDien Dr
 

Destacado (8)

Mtn
MtnMtn
Mtn
 
6630300 damh1-mc-cdma
6630300 damh1-mc-cdma6630300 damh1-mc-cdma
6630300 damh1-mc-cdma
 
46970068 fdma-tdma-cdma
46970068 fdma-tdma-cdma46970068 fdma-tdma-cdma
46970068 fdma-tdma-cdma
 
Bài Tập lập trình Lí thuyết thông tin 2
Bài Tập lập trình Lí thuyết thông tin 2Bài Tập lập trình Lí thuyết thông tin 2
Bài Tập lập trình Lí thuyết thông tin 2
 
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
Quitrinhlapdat cauhinh-chinhtuyenviba tn18-09-2006
 
He thong truyen dan PDH va SDH
He thong truyen dan PDH va SDHHe thong truyen dan PDH va SDH
He thong truyen dan PDH va SDH
 
Bài 6: Bảo mật trong SQL SERVER 2008 - Giáo trình FPT
Bài 6: Bảo mật trong SQL SERVER 2008 - Giáo trình FPTBài 6: Bảo mật trong SQL SERVER 2008 - Giáo trình FPT
Bài 6: Bảo mật trong SQL SERVER 2008 - Giáo trình FPT
 
Chẩn đoán siêu âm gan và đường mật
Chẩn đoán siêu âm gan và đường mậtChẩn đoán siêu âm gan và đường mật
Chẩn đoán siêu âm gan và đường mật
 

Similar a Tieu luan trai pho 22.01.2015

chuỗi-m.pptx
chuỗi-m.pptxchuỗi-m.pptx
chuỗi-m.pptxMinhOtaku1
 
100 bai-toan-khao-sat-kshs-tran-si-tung
100 bai-toan-khao-sat-kshs-tran-si-tung100 bai-toan-khao-sat-kshs-tran-si-tung
100 bai-toan-khao-sat-kshs-tran-si-tungvanthuan1982
 
100 bai toan ks cua thay tran si tung
100 bai toan ks cua thay tran si tung100 bai toan ks cua thay tran si tung
100 bai toan ks cua thay tran si tungtrongphuckhtn
 
Cuc tri ham so (tt)
Cuc tri ham so (tt)Cuc tri ham so (tt)
Cuc tri ham so (tt)tedien25
 
[123doc.vn] 131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf
[123doc.vn]   131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf[123doc.vn]   131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf
[123doc.vn] 131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdfle vinh
 
[123doc.vn] 131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf
[123doc.vn]   131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf[123doc.vn]   131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf
[123doc.vn] 131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdfNhân Phạm Văn
 
Cực trị của hàm số, ôn thi đại học môn toán
Cực trị của hàm số, ôn thi đại học môn toánCực trị của hàm số, ôn thi đại học môn toán
Cực trị của hàm số, ôn thi đại học môn toánhai tran
 
Convolution Decode
Convolution DecodeConvolution Decode
Convolution DecodeEddie Bui
 
[Vnmath.com] 40 bai ham so chon loc nam 2013
[Vnmath.com] 40 bai ham so chon loc nam 2013[Vnmath.com] 40 bai ham so chon loc nam 2013
[Vnmath.com] 40 bai ham so chon loc nam 2013Huynh ICT
 
Hàm số - 8. Bài toán tương giao của hai đồ thị hàm số
Hàm số - 8. Bài toán tương giao của hai đồ thị hàm sốHàm số - 8. Bài toán tương giao của hai đồ thị hàm số
Hàm số - 8. Bài toán tương giao của hai đồ thị hàm sốlovestem
 
40 Bài Hàm Số Chọn Lọc 2013
40 Bài Hàm Số Chọn Lọc 201340 Bài Hàm Số Chọn Lọc 2013
40 Bài Hàm Số Chọn Lọc 2013Hải Finiks Huỳnh
 
C fakepathly-thuyet 1
C fakepathly-thuyet 1C fakepathly-thuyet 1
C fakepathly-thuyet 1maiquyen_85
 
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)KhnhTrnh10
 
40 bai ham so chon loc" Phongmath bmt"
40 bai ham so chon loc" Phongmath bmt"40 bai ham so chon loc" Phongmath bmt"
40 bai ham so chon loc" Phongmath bmt"luyenthibmt
 

Similar a Tieu luan trai pho 22.01.2015 (20)

chuỗi-m.pptx
chuỗi-m.pptxchuỗi-m.pptx
chuỗi-m.pptx
 
100 bai-toan-khao-sat-kshs-tran-si-tung
100 bai-toan-khao-sat-kshs-tran-si-tung100 bai-toan-khao-sat-kshs-tran-si-tung
100 bai-toan-khao-sat-kshs-tran-si-tung
 
100 bai
100 bai100 bai
100 bai
 
100 bai toan ks cua thay tran si tung
100 bai toan ks cua thay tran si tung100 bai toan ks cua thay tran si tung
100 bai toan ks cua thay tran si tung
 
Cuc tri ham so (tt)
Cuc tri ham so (tt)Cuc tri ham so (tt)
Cuc tri ham so (tt)
 
[123doc.vn] 131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf
[123doc.vn]   131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf[123doc.vn]   131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf
[123doc.vn] 131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf
 
[123doc.vn] 131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf
[123doc.vn]   131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf[123doc.vn]   131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf
[123doc.vn] 131 cau hoi phu khao sat ham so co dap an pdf
 
Cực trị của hàm số, ôn thi đại học môn toán
Cực trị của hàm số, ôn thi đại học môn toánCực trị của hàm số, ôn thi đại học môn toán
Cực trị của hàm số, ôn thi đại học môn toán
 
Chuyen de ltdh hot
Chuyen de ltdh  hotChuyen de ltdh  hot
Chuyen de ltdh hot
 
Convolution Decode
Convolution DecodeConvolution Decode
Convolution Decode
 
[Vnmath.com] 40 bai ham so chon loc nam 2013
[Vnmath.com] 40 bai ham so chon loc nam 2013[Vnmath.com] 40 bai ham so chon loc nam 2013
[Vnmath.com] 40 bai ham so chon loc nam 2013
 
Hàm số - 8. Bài toán tương giao của hai đồ thị hàm số
Hàm số - 8. Bài toán tương giao của hai đồ thị hàm sốHàm số - 8. Bài toán tương giao của hai đồ thị hàm số
Hàm số - 8. Bài toán tương giao của hai đồ thị hàm số
 
40 Bài Hàm Số Chọn Lọc 2013
40 Bài Hàm Số Chọn Lọc 201340 Bài Hàm Số Chọn Lọc 2013
40 Bài Hàm Số Chọn Lọc 2013
 
Chuong03
Chuong03Chuong03
Chuong03
 
Chuong03
Chuong03Chuong03
Chuong03
 
C fakepathly-thuyet 1
C fakepathly-thuyet 1C fakepathly-thuyet 1
C fakepathly-thuyet 1
 
Chuong 3 he pttt- final
Chuong 3   he pttt- finalChuong 3   he pttt- final
Chuong 3 he pttt- final
 
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)
toán nhập môn đại số tuyến tính ( toán 3- toán cao cấp)
 
100 cau hoi phu kshs
100 cau hoi phu kshs100 cau hoi phu kshs
100 cau hoi phu kshs
 
40 bai ham so chon loc" Phongmath bmt"
40 bai ham so chon loc" Phongmath bmt"40 bai ham so chon loc" Phongmath bmt"
40 bai ham so chon loc" Phongmath bmt"
 

Último

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Tieu luan trai pho 22.01.2015

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG TIỂU LUẬN KỸ THUẬT TRẢI PHỔ VÀ ỨNG DỤNG Đề tài: TẠO MÃ TRẢI PHỔ VÀ TRẢI PHỔ TRONG CDMA Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Hữu Trung Học viên thực hiện: 1. Nguyễn Tiến Thiện MSHV: CB140267 Lớp: 14BKTVT 2. Dương Anh Sơn MSHV: CB140263 Lớp: 14BKTVT 3. Nguyễn Tùng Sơn MSHV: CB141011 Lớp: 14BKTVT 4. Phạm Trung Kiên MSHV: CB141010 Lớp: 14BKTVT 5. Phan Duy Chinh MSHV: CB140236 Lớp: 14BKTVT Hà Nội, tháng 1/2015
  • 2. 2 CHƯƠNG I : TẠO MÃ TRẢI PHỔ 1. GIỚI THIỆU CHUNG Công nghệ đa truy nhập CDMA được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật trải phổ. Kỹ thuật trải phổ đã được nghiên cứu và áp dụng trong quân sự từ những năm 1930, tuy nhiên gần đây các kỹ thuật này mới được nghiên cứu và áp dụng thành công trong các hệ thống tin vô tuyến tổ ong. Các phần tử cơ bản của mọi hệ thống trải phổ là các chuỗi giả ngẫu nhiên. 2. CÁC CHUỖI PN Các tín hiệu trải phổ băng rộng tựa tạp âm được tạo ra bằng cách sử dụng các chuỗi mã giả tạp âm (PN: Pseudo-Noise) hay giả ngẫu nhiên. Loại quan trọng nhất của các chuỗi ngẫu nhiên là các chuỗi thanh ghi dịch cơ số hai độ dài cực đại hay các chuỗi m. Các chuỗi cơ số hai m được tạo ra bằng cách sử dụng thanh ghi dịch có mạch hồi tiếp tuyến tính (LFSR: Linear Feedback Shift Register) và các mạch cổng hoặc loại trừ (XOR). Một chuỗi thanh ghi hồi tiếp dịch tuyến tính được xác định bởi một đa thức tạo mã tuyến tính g(x) bậc m>0: g(x) = gmxm + gm-1xm-1 + ..... + g1x + g0 Đối với các chuỗi cơ số hai (có giá tri {0,1}), gi bằng 0 hay 1 và gm = g0 = 1. Đặt g(x) = 0, ta được sự hồi quy sau: 1= g1 x +g2x2 + ....+ gm-2 xm-2 + gm-1xm-1 + xm vì -1 = 1 (mod 2). Với "xk" thể hiện đơn vị trễ, phương trình hồi quy trên xác định các kết nối hồi tiếp trong mạch thanh ghi dịch cơ số hai của hình 2.1. Lưu ý rằng các cổng hoặc loại trừ (XOR) thực hiện các phép cộng mod 2. Hình 1.1. Mạch thanh ghi dịch Nếu gi = 1 khoá tương ứng của mạch đóng, ngược lại nếu gi ≠ 1, khoá này hở. Để thực hiện điều chế BPSK tiếp theo, đầu ra của mạch thanh ghi dịch phải được biến đổi
  • 3. 3 vào 1 nếu là 0 và vào -1 nếu là 1. Thanh ghi dịch là một mạch cơ số hai trạng thái hữu hạn có m phần tử nhớ. Vì thế số trạng thái khác 0 cực đại là 2m-1 và bằng chu kỳ cực đại của chuỗi ra c = (c0, c1, c2, .......).Xét hình vẽ 2.1, giả sử si(j) biểu thị giá trị của phần tử nhớ j trong thanh ghi dịch ở xung đồng hồi. Trạng thái của thanh ghi dịch ở xung đồng hồ i là vectơ độ dài hữu hạn si = {si(1), si (2), ... ,si(m)}. Đầu ra ở xung đồng hồ i là ci-m = si (m). Thay 1 bằng ci vào ptr. (2.2) ta được điều kiện hồi quy của chuỗi ra: ci = g1 ci-1 + g2 ci-2 + ..... + gm-1ci-m+1 + ci-m (mod 2). đối với i≥0. Thí dụ, xét đa thức tạo mã g(x) = x5 + x4 + x3 + x +1. Sử dụng (2.3) ta được hồi quy ci= ci-1 + ci-3 + ci-4 + ci-5 (mod 2) và xây dựng thanh ghi dịch hồi tiếp tuyến tính ở hình 2.2. Vì bậc của g(x) bằng m = 5, nên có 5 đơn vị nhớ ( năm phần tử thanh ghi dịch) trong mạch. Đối với mọi trạng thái khởi đầu khác không (s0 ≠ {0, 0, 0, 0, 0}), trạng thái của thanh ghi dịch thay đổi theo điều kiện hồi quy được xác định bởi đa thức tạo mã g(x). Trong thí dụ này chuỗi ra tuần hoàn là cột cuối cùng ở hình 2.2: c = 111101000100101011000011100110.... Tình cờ chuỗi này có chu kỳ cực đại và bằng N = 2m - 1. Các đa thức tạo mã khác có thể tạo ra chu kỳ ngắn hơn nhiều. Lưu ý rằng ở cấu hình mạch được xét này, m bit đầu tiên của chuỗi ra bằng các bit được nạp ban đầu vào thanh ghi dịch: s0 = 11111. Đối với nạp ban đầu khác, chẳng hạn s0 = 00001, đầu ra của chuỗi tương ứng trở thành 1000011100110111110100010010101...., là dịch (sang phải N-i = 31 -18 =13 đơn vị) của chuỗi c. Hình 1.2. Bộ tạo mã với đa thức g(x) = x5 + x4 + x3 + x +1 Một chuỗi thanh ghi dịch chu kỳ N có N dịch hay pha. Ta ký hiệu T-J c là sự dịch của chuỗi c sang trái j lần. Ở hình 2.2 ta thấy rằng có các loại dịch sau: T-4c, T-3c, T-2c, T- 1c. Các dịch khác có thể nhận được bằng cách kết hợp tuyến tính m = 5 đầu ra nói trên. Chẳng hạn sử dụng mặt chắn 00101 trên 5 trạng thái ở hình 2.2 (bằng các cổng AND), ta có thể nhận được T-2c +c = 0001001010110000111001101111101 ....., đây chính là T-7c hay T-24c. Ta đã xét hai cách khác nhau để chọn pha của chuỗi ra$$$. Tốc độ của mạch trong hình 2.2 bị hạn chế bởi tổng thời gian trễ trong một phần tử thanh ghi và các thời gian trễ trong tất cả các cổng hoặc loại trừ ở đường hồi tiếp. Để thực hiện tốc độ cao, trong các hệ thông thông tin di động CDMA người ta sử dụng sơ đồ tốc độ cao ở hình 1.3.
  • 4. 4 Hình 1.3. Mạch thanh ghi tốc độ cao Phương trình đệ quy trong trường hợp này được xác định như sau. Ta chuyển đổi đa thức tạo mã vào đa thức đặc tính bằng cách nhân xm và đa thức tạo mã đảo: xmg(x-1) =xm(x-m + gm-1x-m+1 + ..... + g1x-1 + 1) = 1+gm-1x+. . . .+g1xm- 1+xm(2.4) Sau đó chuyển 1 sang vế phải và áp dụng thủ tục như đã xét ở trên cho bộ tạo mã tốc độ thấp ta được: ci = gm-1ci-1 + gm-2ci-2 + ..... + g1ci-m+1 + ci-m (mod 2) đối với i≥m và giống như hồi quy ở phương trình (1.3). Vì vậy hai cách thực hiện trên có thể tạo ra cùng chuỗi đầu ra nếu m bit ra đầu tiên trùng nhau. Lưu ý rằng các trạng thái đầu của chúng khác nhau và chúng có các chuỗi trạng thái khác nhau. Hình 1.4 thực hiện chuỗi thanh ghi dịch như ở hình 1.2 với tốc độ cao. Một chuỗi thanh ghi dịch cơ số hai tuyến tính, với chu kỳ N = 2m -1 trong đó m là số đơn vị nhớ trong mạch hay bậc của đa thức tạo mã , được gọi là một chuỗi cơ số hai có độ dài cực đại hay chuỗi m. Đa thức tạo mã của chuỗi m được gọi là đa thức nguyên thuỷ (Primitive Polynomial). Định nghĩa toán học của đa thức nguyên thuỷ là: đa thức tối giản g(x) là một đa thức nguyên thuỷ bậc m nếu số nguyên nhỏ nhất n, mà đối với số này xn+1 chia hết cho đa thức g(x), bằng n = 2m-1. Thí dụ g(x) = x5+x4+x3+x+1 là một đa thức nguyên thuỷ bậc m = 5 vì số nguyên n nhỏ nhất mà xn+1 chia hết cho đa thức g(x) là n=25 -1=31. Trái lại g(x) = x5+x4+x3+x2+x+1 không phải là nguyên thuỷ vì x6+1 = (x+1)(x5+x4+x3+x2+x+1 ), nên số n nhỏ nhất là 6 không bằng 31.
  • 5. 5 Hình 1.4. Mạch thanh ghi tốc độ cao g(x)=x5 + x4 + x2 + x + 1 3. TỰ TƯƠNG QUAN VÀ TƯƠNG QUAN CHÉO 3.1. Hàm tự tương quan Hàm tự tương quan của một tín hiệu x(t) kiểu công suất được xác định như sau: Hàm tự tương quan đánh giá mức độ giống nhau giưã tín hiệu x(t) và phiên bản dịch thời τ của nó. Đối với một chuỗi m hàm tự tương quan cho thấy hiệu số giữa các bit giống nhau và các bit khác nhau giữa chuỗi c và chuỗi dịch thời Tic của nó. Tương quan không chuẩn hoá giữa hai chuỗi m như sau: ρ = ρ0 - ρ1 trong đó: ρ0 là số bit giống nhau ρ1 là số bit không giống nhau Thường người ta sử dụng tương quan chuẩn hoá theo quy tắc sau:
  • 6. 6 trong đó: ρ0 là số bit giống nhau ρ1 là số bit không giống nhau Để tính tự tương quan ta giữ chuỗi gốc cố định và dịch chuỗi so sánh từng bit một với i= 0,±1,±2,±3.... , trong đó i là dịch chuỗi so sánh (+1 tương ứng dịch phải, -1 tương ứng với dịch trái) với chuỗi gốc. 3.2. Hàm tương quan chéo Hàm tương quan chéo giữa hai tín hiệu x(t) và y(t) kiểu công suất định nghĩa tương quan giữa hai tín hiệu khác nhau và được xác định như sau: Tương quan chéo giữa hai chuỗi m c1 và c2 khác nhau được xác định theo các công thức (2.10). MỘT SỐ THUỘC TÍNH QUAN TRỌNG CỦA CHUỖI m Trong phần này ta sẽ xét một số thuộc tính qua trọng của chuỗi m có ảnh hưởng trực tiếp lên sự phân tích các hệ thống CDMA. Thuộc tính I - Thuộc tính cửa sổ : Nếu một cửa sổ độ rộng m trượt dọc chuỗi m trong tập Sm, mỗi dẫy trong số 2m-1 dẫy m bit khác không này sẽ được nhìn thấy đúng một lần. (Chẳng hạn xét cửa sổ độ dài 4 cho chuỗi 000100110101111. Tưởng tượng rằng chuỗi này được viết thành vòng). Thuộc tính II - Số số 1 nhiều hơn số số 0: Mội chuỗi m trong tập Sm chứa 2m- 1 số số 1 và 2m-1-1 số số 0. Thuộc tính III - Hàm tự tương quan dạng đầu đinh: Trong thực tế các chuỗi m sử dụng cho các mã PN có thể được thực hiện ở dạng cơ số hai lưỡng cực hoặc đơn cực đơn cực với hai mức lôgic "0" và "1" độ rộng xung Tc (c ký hiệu cho chip) cho một chu kỳ N như sau:
  • 7. 7 ck = ±1 đối với lưỡng cực và bằng 0/1 đối với đơn cực Quan hệ giữa các xung lưỡng cực và đơn cực được xác định như sau: Các thao tác nhân đối với các chuỗi lưỡng cực ở các mạch xử lý số sẽ được thay thế bằng các thao tác hoặc loại trừ (XOR) đối với các chuỗi đơn cực (hoặc ngược lại)$$$. MÃ GOLD Các chuỗi PN có các thuộc tính trực giao tốt hơn chuỗi m được gọi là các chuỗi Gold. Tập n chuỗi Gold được rút ra từ một cặp các chuỗi m được ưa chuộng có độ dài N=2m-1 bằng cách cộng modul-2 chuỗi m thứ nhất với các phiên bản dịch vòng của chuỗi m thứ hai. Kết hợp với hai chuỗi m ta được một họ N+2 mã Gold. Các mã Gild có hàm tương quan chéo ba trị {-1, -t(m), t(m)-2} và hàm tự tương quan bốn trị {2m- 1, -1, t(m), -t(m)} trong đó Lưu ý rằng khi tính toán các giá trị tương quan trước hết phải chuyển đổi các giá trị 0 và 1 vào +1 và 1. Tập hợp các chuỗi Gold bao gồm cặp chuỗi-m được ưa chuộng x và y và các tổng mod 2 của x với dịch vòng y. Chẳng hạn tập hợp các chuỗi Gold là: SGold = {x,y, x⊕y, x⊕T-1y, x⊕T-2y , . . . . , x⊕T-(N-1)y} trong đó T-1y = {y1, y2, y3, ..... , yN-1,y0} là dịch vòng trái của y. Đại lượng tương quan cực đại cho hai chuỗi Gold bất kỳ trong cùng một tập bằng hằng số t(m)$$$. Tỷ số t(m)/N ≈ 2-m/2 tiến tới 0 theo hàm mũ khi m tiến tới vô hạn. Điều này cho thấy rằng các chuỗi Gold dài hơn sẽ thực hiện các chuỗi trải phổ tốt hơn trong các hệ thống
  • 8. 8 đa truy nhập. 4. CÁC MÃ TRỰC GIAO 4.1. Các mã Walsh Các hàm trực giao được sử dụng để cải thiện hiệu suất băng tần của hệ thống SS. Trong hệ thống thông tin di động CDMA mỗi người sử dụng một phần tử trong tập các hàm trực giao. Hàm Walsh và các chuỗi Hadamard tạo nên một tập các hàm trực giao được sử dụng cho CDMA. Ở CDMA các hàm Walsh được sử dụng theo hai cách: là mã trải phổ hoặc để tạo ra các ký hiệu trực giao. Các hàm Walsh được tạo ra bằng các ma trận vuông đặc biệt được gọi là các ma trận Hadamard. Các ma trận này chứa một hàng toàn số "0" và các hàng còn lại có số số "1" và số số "0" bằng nhau. Hàm Walsh được cấu trúc cho độ dài khối N=2j trong đó j là một số nguyên dương. Các tổ hợp mã ở các hàng của ma trận là các hàm trực giao được xác định như theo ma trận Hadamard như sau: 4.2. Mã Golay Các bù Golay trực giao nhận được bằng cách hồi quy sau đây ÁP DỤNG MÃ TRONG CÁC HỆ THỐNG CDMA Các hệ thống cdmaOne và cdma 2000 sử dụng các mã khác nhau để trải phổ, nhận dạng kênh, nhân dạng BTS và nhận dạng người sử dụng. Các mã này đều có tốc độ chip là: Rc=N×1,2288Mcps, trong đó N=1,3,6,9,12 tương ứng với độ rộng chip bằng: Tc= 0,814/N μs. Dưới đây ta xét các mã nói trên. Mã PN dài (Long PN Code). Mã PN dài là một chuỗi mã có chu kỳ lặp 242 - 1 chip được tạo ra trên cơ sở đa thức tạo mã sau:
  • 9. 9 g(x) = x42 + x35 + x33 + x31 + x27 + x26 + x25 + x22 + x21 + x19 + x18 + x17 + x16 + x10 + x7 + x6 + x5 + x 3 + x2 + x + 1 Trên đường xuống mã dài được sử dụng để nhận dạng người sử dụng cho cả cdmaOne và cdma200. Trên đường lên mã dài (với các dịch thời khác nhau được tạo ra bởi mặt chắn) sử dụng để: nhận dạng người sử dụng, định kênh và trải phổ cho cdma One, còn đối với cdma2000 mã dài được sử dụng để nhận dạng nguồn phát (MS). Trạng thái ban đầu của bộ tạo mã được quy định là trạng thái mà ở đó chuỗi đầu ra bộ tạo mã là '1' đi sau 41 số '0' liên tiếp. Mã PN ngắn (Short PN Code). Các mã PN ngắn còn được gọi là các chuỗi PN hoa tiêu kênh I và kênh Q được tạo bởi các bộ tạo chuỗi giả ngẫu nhiên xác định theo các đa thức sau: gI(x)= x15 + x13 + x9 +x8 + x7 + x5 + 1(2.23) gQ(x)= x + x + x + x + x + x + x + x + 1(2.24) trong đó gI(x) và gQ(x) là các bộ tạo mã cho chuỗi hoa tiêu kênh I và kênh Q tương ứng. Các chuỗi được tạo bởi các đa thức tạo mã nói trên có độ dài 215-1= 32767. Đoạn 14 số 0 liên tiếp trong các chuỗi được bổ sung thêm một số 0 để được một dẫy 15 số 0 và chuỗi này sẽ có độ dài 32768. Trên đường xuống mã ngắn (với các dịch thời khác nhau được tạo ra từ mặt chắn) được sử dụng để nhận dạng BTS còn trên đường lên mã ngắn (chỉ cho cdmaOne) chỉ sử dụng tăng cường cho trải phổ. Trạng thái ban đầu của bộ tạo mã được quy định là trạng thái mà ở đó chuỗi đầu ra của bộ tạo mà là '1' đi sau 15 số '0' liên tiếp. Mã Gold. Các mã Gold dài được sử dụng trong W-CDMA để nhận dạng nguồn phát. Đối với đường lên (từ MS đến BTS) mã Gold được tạo thành từ hai chuỗi m: x25 + x3 +1 và x25 + x3 + x +1 . Đối với đường xuống mã này được tạo thành từ hai chuỗi m: x18 + x7 +1 và x18 + x10 + x7 + Mã trực giao Walsh (Walsh Code). Mã trực giao Walsh được xây dựng trên cơ sở ma trận Hadamard. cdmaOne chỉ sử dụng một ma trận H64. Các mã này được đánh chỉ số từ W0 đến W63 được sử dụng để trải phổ và nhận kênh cho đường xuống và điều chế trực giao cho đường lên. cdma200 sử dụng các ma trận Hadamard khác nhau để tạo ra các mã Walsh WnN, trong đó N ≤ 512 và 1≤n≤N/2-1, để nhận dạng các kênh cho đường xuống và đường lên. Lưu ý chỉ số N ở đây tương ứng với chỉ số ma trận còn n tương ứng với chỉ số của mã, chẳng hạn W32256 là mã nhận được từ hàng 33 của ma trận H256.
  • 10. 10 CHƯƠNG 2 : KỸ THUẬT TRẢI PHỔ TRONG CDMA 1. KỸ THUẬT TRẢI PHỔ TRỰC TIẾP 1.1. Giới thiệu Ở các hệ thống thông tin thông thường, độ rộng băng tần là vấn đề quan tâm chính và các hệ thống này thường được thiết kế sao cho sử dụng càng ít độ rộng băng tần càng tốt . Tuy nhiên, ở hệ thống thông tin trải phổ ( SS : Spread Spectrum), độ rộng băng tần của tín hiệu được mở rộng gấp nhiều lần trước khi phát. Khi chỉ có 1 người sử dụng trong băng tần trải phổ thì không có hiệu quả sử dụng băng tần. Nhưng ở môi trường nhiều người dùng, họ có thể sử dụng chung một băng tần trải phổ và hệ thống khi đó đạt được hiệu quả sử dụng băng tần cao mà vẫn duy trì được các ưu điểm của trải phổ như: • Chống nhiễu tốt • Chia sẻ cùng tần số với nhiều người sử dụng • Bảo mật tốt do có chuỗi mã giả ngẫu nhiên • Do sử dụng mã giả ngẫu nhiên nên nó khó bị nghe trộm • Hạn chế và làm giảm hiệu ứng đa đường truyền Như vậy, một hệ thống thông tin được coi là hệ thống trải phổ khi: - Tín hiệu được phát có độ rộng băng tần lớn hơn nhiều so với độ rộng băng tần tối thiểu cần thiết. - Trải phổ được thực hiện bằng một mã độc lập với số liệu. Máy thu sử dụng tín hiệu giả ngẫu nhiên chính xác để lấy ra tín hiệu mong muốn bằng cách giải trải phổ. Các tín hiệu còn lại xuất hiện ở dạng các nhiễu phổ rộng công suất thấp như tạp âm. 1.2. Nguyên lý trải phổ chuỗi trực tiếp Trong CDMA, kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp (DS/SS: Direct Sequence/Spread Spectrum) được sử dụng. Mỗi một người sử dụng được cấp một mã riêng biệt . Mã được sử dụng thường là một chuỗi giả tạp âm (PN-Pseudo Noise) hay giả ngẫu nhiên, có tốc độ rất lớn, lớn hơn tốc độ bít dữ liệu, tức là phần tử của chuỗi có độ rộng thời gian rất nhỏ, nhỏ hơn độ rộng của bit dữ liệu và được gọi là chip.
  • 11. 11 Hình 2.1: Nguyên lý trải phổ Hệ thống DS-SS đạt được bằng cách nhân trực tiếp tín hiệu cần trải phổ với tín hiệu giả ngẫu nhiên . Tín hiệu sau khi trải phổ sẽ điều chế sóng mang theo BPSK hoặc QPSK… trước khi truyền đi. Phía thu sẽ dùng mã PN để giải trải phổ lấy ra tín hiệu mong muốn. Hình minh họa tín hiệu trải phổ . Hình 2.2: Biểu diễn tín hiệu trải phổ - Фd(f) mật độ phổ công suất của tín hiệu trước khi trải phổ - Фdc(f) mật độ phổ công suất của tín hiệu sau khi trải phổ
  • 12. 12 Tín hiệu phát của người thứ k là luồng số thông tin của người sử dụng dk(t) có tốc độ bít Rb = 1/Tb. Với dk(t) được xác định như sau: ( ) ( ) ( )k k b bTd t d i p t iT ∞ −∞ = −∑ dk(t) là luồng bít lưỡng cực với hia mức giá trị {+ 1,-1}. Luồng tín hiệu dk(t) được trải phổ bằng cách nhân với mã trải phổ (gọi là mã giả tạp âm PN ) c(t) , có tốc độ Rc= 1/Tc lớn hơn nhiều lần so với Rb. Phần tử nhị phân của chuỗi c(t) được gọi là một chip để phân biệt nó với phần tử nhị phân (bit) của bản tin. Mã trải phổ này làm cho băng tần tín hiệu sau khi trải phổ sẽ lớn lên rất nhiều khi truyền đi đồng thời cũng dùng để phân biệt các thuê bao khi tận dụng đường truyền cho quá trình đa truy nhập, mã trải phổ không phải là ngẫu nhiên mà chúng có chu kì xác định và được biết trước đối với máy thu chủ định. Mã trải phổ là chuỗi chip nhận các giá trị {+ 1,-1} gần như đồng xác suất và được biểu diễn như sau: 1 ( ) ( ) ( N k k Tc i c t c i p = =∑ Trong đó c(i) = ± 1,là chuỗi xung nhận giá trị +1 hoặc -1 và Tc là độ rộng của một chip và Tc = NTb (N số chip trong một bít) , pTc là hàm xung vuông được xác định như sau: 1,0 ( ) 0, c Tc t T p t ≤ ≤  =   ≠  Sau trải phổ tín hiệu có tốc độ chip Rc đuợc đưa lên điều chế sóng mang bằng cách nhân với tín hiệu sóng mang: . 2 os(2 ) b c b E c f t T π Trước khi truyền đi như sau: ( ). 2 ( ) ( ) ( ) os(2 ), 0 b k k c b b E S t d t c t c f t t T T π= ≤ ≤ Trong đó Eb năng lượng bít , Tb là độ bit và fc là tần số sóng mang. Tại phía thu , để các máy thu có thể phân biệt được các mã trải phổ, các mã này phải là các mã trực giao chu kỳ Tb thoả mãn điều kiện sau:
  • 13. 13 1,1 ( ) ( ) 0,0 b k j b T k j c t c t dt k jT =  =  ≠  ∫ Và tích của của hai mã trực giao bằng 1 nếu là tích với chính nó và là một mã trực giao mới trong tập mã trực giao nếu là tích của hai mã khác nhau: 1, ( ) ( ) 0, k j k j c t c t k j =  =  ≠  Để đơn giản ta coi rằng máy thu được đồng bộ sóng mang và mã trải phổ với máy phát, nghĩa là tần số, pha sóng mang và mã trải phổ của máy thu giống như máy phát. Ngoài ra nếu bỏ qua tạp âm nhiệt của đường truyền và chỉ xét nhiễu của K-1 người sử dụng trong hệ thống, giả sử công suất tín hiệu thu tại máy thu k của K người sử dụng bằng nhau và để đơn giản ta cũng bỏ qua trễ truyền sóng, tín hiệu thu sẽ như sau: 1 2( ) ( ) ( ) os(2 ) K br j j c b j Er t d t c t c f tT π = = ∑ Trong đó Ebr = Eb/Lp là năng lượng bit thu, Lp là suy hao đường truyền. Tín hiệu thu được đưa lên phần đầu của quá trình giải điều chế để nhân với sóng mang: . 2 os(2 )c b c f t T π Sau đó được đưa lên trải phổ, kết quả cho ta: 1 1 ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) os(4 ) K K b r j j k j j k c b j j Eu t d t c t c t d t c t c t c f t T π = =   = + ÷   ∑ ∑ Sau bộ tích phân thành phần cao tần sẽ bị loại bỏ, ta được: 1 0 ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) 0 b bK br j j k b j T TE v t u t dt d t c t c t dt T = = = ∑∫ ∫ do tính chất trực giao của các mã trải phổ và dj = {+1,-1} ta được kết quả như sau: ( ) ( )k br brv t d t E E= = ± Mạch quyết định sẽ cho ra mức 0 nếu V(t) dương và 1 nếu V(t) âm kết quả ta được chuỗi bít thu, ˆb(t) là ước tính của chuỗi phát. Ở trong hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp có hai cách trải phổ là: + trải phổ DS/SS_ BPSK (Trải phổ trực tiếp BPSK) + trải phổ DS/SS_QPSK (Trải phổ trực tiếp QPSK)
  • 14. 14 2. KỸ THUẬT TRẢI PHỔ NHẢY TẦN – FHSS 2.1. Nguyên lý chung Hệ thống trải phổ nhảy tần – Frequency Hopping Spread Spectrum, được định nghĩa là nhảy hay chuyển đổi tần số sóng mang ở một tập hợp các tần số theo mẫu được xác định bởi chuổi giả tạp âm PN. Trong các hệ thống thông tin kiểu trải phổ nhảy tần – FH, mã trải phổ giả tạp âm không trực tiếp điều chế sóng mang đã được điều chế, nhưng nó được sử dụng để điều khiển bộ tổng hợp tần số. Ở mỗi thời điểm nhảy tần, bộ tạo mã giả tạp âm đưa ra một đoạn k chip mã để điều khiển bộ tổng hợp tần số, theo điều khiển của đoạn k chip mã này, bộ tổng hợp tần số sẽ nhảy sang hoạt động ở tần số tương ứng thuộc tập 2k các tần số. Mỗi đoạn gồm k chíp mã được gọi là một từ tần số, bởi vậy sẽ có 2k từ tần số . Do các từ tần số xuất hiện ngẫu nhiên nên tần số dao động do bộ tổng hợp tần số tạo ra nhận một giá trị thuộc tập 2k tần số cũng mang tính ngẫu nhiên. Phổ của tín hiệu nhảy tần có bề rộng như của sóng mang đã được điều chế chỉ khác là nó bị dịch tần đi một khoảng bằng tần số dao động do bộ tổng hợp tần số tạo ra và nhỏ hơn rất nhiều so với độ rộng băng trải phổ. Tuy nhiên, tính trung bình trên nhiều bước sóng nhảy thì phổ tín hiệu nhảy tần lại chiếm toàn bộ bề rộng băng trải phổ . Hình 2.3: Mô phỏng mật độ phổ công suất của tín hiệu FHSS trên toàn bộ băng tần Tốc độ nhảy tần có thể nhanh hay chậm hơn tốc độ số liệu. Từ đó ta có 2 loại hệ thống trải phổ nhảy tần, đó là hệ thống nhảy tần nhanh và hệ thống nhảy tần chậm . 2.1.1. Máy phát FHSS Sơ đồ khối máy phát FHSS được mô tả như hình vẽ:
  • 15. 15 Hình 2.4: Sơ đồ khối máy phát FH/SS Tín hiệu dữ liệu b(t) đưa vào được điều chế FSK thành tín hiệu x(t). Trong khoảng thời gian mỗi bít x(t) có một trong hai tần số f’ và f’+∆f, tương ứng với bít 0 và 1 của dữ liệu. Tín hiệu này được trộn với tín hiệu y(t) từ bộ tổng hợp tần số. Cứ mỗi Th giây, tần số y(t) lại được thay đổi theo các giá trị của k bit nhận được từ bộ tạo mã PN. Do có 2 tổ hợp k bit nên ta có thể có 2k các tần số khác nhau được tạo ra bởi bộ tổng hợp tần số. Bộ trộn tạo ra tần số của tổng và hiệu, một trong hai tần số này được lọc ra ở bộ lọc băng thông (BPF) . Ta có thể viết tín hiệu đầu ra của bộ tổng hợp tần số trong đoạn nhảy 1 như sau: y(t) = 2A cos [ 2π (fg + il∆f)t + θ ] ; với Th<t<(l+1)Th Trong đó: + il Є {0, 2, 4, ... 2(2k – 1)} – là số nguyên chẵn. + fg: là một tần số không đổi + θ: là giá trị pha. Giá trị của il được xác định bởi k bit nhận được từ bộ tạo chuỗi giả tạp âm. Giả thiết rằng bộ lọc BPF lấy ra tần số tổng ở ở đầu ra của bộ trộn. Khi này ta có thể viết tín hiệu ở đầu ra bộ lọc BPF trong bước nhảy như sau: y(t) = 2A cos [ 2π (f0 + ilf + bl∆f)t + θ1] ; với l<t< (l+1)Th Trong đó: + b1 Є {0, 1} – là giá trị của số liệu ở l<t< (l+1)Th và f0 = f + fg Ta thấy rằng tần số phát sẽ bằng f0 + ilf khi b1 = 0 và bằng f0 + ilf + ∆f khi bl = 1. Vì thế các tần số có thể được phát sẽ là { f0, f0 + ∆f, f0 + 2∆f, ... f0 + (K-1)∆f}. Trong đó K = 2k+1 , để có thể có tần số nhảy là K. Đặc biệt pha θ1 có thể thay đổi từ bước nhảy này tới bước nhảy khác vì bộ tổng hợp tần số rất khó duy trì nó không đổi. Xét về độ rộng băng tần, tần số của FH không thay đổi trong một đoạn nhảy. Trong toàn bộ khoảng thời gian, tín hiệu phát nhảy ở tất cả K tần số, vì thế nó chiếm độ rộng băng tần là:
  • 16. 16 BFH = K.∆f Để tính toán độ lợi xử lý, ta đã biết rằng độ rộng băng tần kênh cần thiết để truyền số liệu bằng 2/Tb , nên Gp là tỷ số giữa độ rộng băng tần kênh để truyền dữ liệu trải phổ và độ rộng băng tần cần thiết để truyền tín hiệu băng tần gốc như sau: Gp = K.∆f / (2/Tb) = KTb / 2Th Trong đó ta giả thiết rằng phân cách tần số bằng 1/Tb . Nếu ta sử dụng thêm bộ nhân tần có hệ số β thì phổ của tín hiệu FH sẽ mở rộng β lần . Vì thế độ rộng băng tần tổng hợp của tín hiệu FH này là β.K∆f (Hz) và khi đó độ lợi sẽ tính bằng: Gp = β.K.∆f / (2/Tb) = β.KTb / 2Th 2.1.2: Máy thu FHSS Sơ đồ khối máy thu FHSS được mô tả như hình vẽ: Hình 2.5: Sơ đồ khối máy thu FH/SS Tín hiệu của máy thu được lọc bởi bộ loc băng thông BPF có độ rộng băng thông bằng độ rộng của băng tín hiệu FHSS nghĩa là vào khoảng f0-0,5∆f (Hz) đến f0+(K - 0,5)∆f (Hz). Hình 2.5 mô tả các hệ thống con thực hiện khôi phục định thời ký hiệu và đồng bộ chuỗi PN, ở đây không cần khôi phục sóng mang vì máy thu sử dụng giải điều chế không liên kết và do tốc độ nhảy tần nhanh máy thu rất khó theo dõi được pha của sóng mang khi pha này thay đổi ở mỗi bước nhảy. Bộ tạo chuỗi PN tại phía phát tạo ra một chuỗi PN đồng bộ với chuỗi thu, đầu ra của bộ tổng hợp tần số sẽ là: g(t) = Acos [2π (fg + il ∆f)t + θ’] ; với lTh < t < (l+1)Th Bỏ qua tạp âm, đầu vào BPF sẽ là: g(t).s(t) = Acos [2π (fg + il∆f)t +θ’].Acos [2π (f0 + il∆f + bl∆f)t + θ] Với: lTh < t < (l+1)Th g(t).s(t) = A/2 {cos [2π (fg + f0 + 2il∆f + bl ∆f)t + θ’ + θ ] + cos [2π (fg – f0 + bl ∆f)t + θ’– θ ] }
  • 17. 17 Thành phần tần số cao bị bộ lọc BPF loại bỏ và chỉ còn lại thành phần tần số thấp. Ta ký hiệu f0 = fg + f’. Vậy đầu vào bộ giải điều chế FSK sẽ là: ( ) ( )( ) os 2 ' ' ; 0 2 w( ) os 2 ' ' ; 1 2 l l l l l l A c f t b t A c f ft b π θ θ π θ θ  + − = =   +∆ + − =  Đầu này chứa hoặc tần số f’ hoặc (f’ + ∆ f) . Vì b không thay đổi trong thời gian Tb của một bit, nên trong khoảng thời gian này tín hiệu w(t) có tần số không đổi. Như vậy trong khoảng thời gian Tb giây bộ giải điều chế FSK tách ra tần số này và tạo ra đầu ra cơ số 2 là 0 hoặc là 1 . Nói cách khác ta có thể tách ra tần số chứa trong w(t) cho từng đoạn nhảy để nhận được Tb/Th các giá trị cho từng bước nhảy. Từ các giá trị này, sử dụng nguyên tắc đa số ta có thể quyết định bit dữ liệu là 0 hay là 1. 2.2 Hệ thống trải phổ nhảy tần nhanh Ở hệ thống FHSS nhanh, có ít nhất một lần nhảy tần số ứng với một bit dữ liệu. Với Tb là chu kỳ của tín hiệu dữ liệu, Th là thời gian của một đoạn nhảy tần thì Tb≥Th. Trong khoảng thời gian Th giây của mỗi lần nhảy tần, một trong số các 2k tần số (f0, f0 + ∆f, f0 + 2∆f, … , f0 +(K – 1)∆f) được phát. Trong đó ∆f là khoảng cách giữa các tần số lân cận, thường được chọn băng 1/Th. Hình 2.6 biểu diễn cho hệ thống FH với tốc độ nhảy tần bằng 3 lần tốc độ số liệu.
  • 18. 18 Hình 2.6: Hệ thống trải phổ nhảy tần nhanh với Tb = 3Th Nhảy tần nhanh với điều chế M-FSK Để hiểu cụ thể hơn ta đi tìm hiểu hệ thống trải phổ nhảy tần nhanh với điều chế M-FSK . Dạng tổng quát của FSK cơ số 2 là FSK M trạng thái, trong đó M tần số được sử dụng để biểu thị Log2(M) bit số liệu. Với trải phổ FH, tần số phát nhảy trên một lượng lớn các tần số ( 2k .M tần số), trong đó k là số bit đư ra từ bộ tạo mã PN đến bộ tổng hợp tần số. Hình 2.7 biểu thị cụ thể hệ thống trải phổ FH nhanh với điều chế FSK M trạng thái . Với giả thiết M = 4, nghĩa là ở mỗi thời điểm hai bit số liệu được xem xét và giả thiết là ba bước nhảy ở mỗi ký hiệu (mỗi ký hiệu bằng Log2(M) bit số liệu), ở đây ta sử dụng Ts = Log2(M)Tb để biểu diễn thời gian của một ký hiệu, Th biểu diễn thời gian của một bước nhảy tần.
  • 19. 19 Hình 2.7: Hệ thống trải phổ nhảy tần nhanh với điều chế 4-FSK. Ts = 3Tb Trục tần số được chia thành 2k nhóm 4 tần số, k bit của chuỗi PN sẽ xác định tần số trong nhóm nào sẽ được sử dụng. Vì thế 2 bit từ luồng số liệu và k bit từ chuỗi PN sẽ xác định chính xác tần số nào sẽ được phát trong đoạn nhảy tần. Do tần số được phát thay đổi cứ Th giây một lần nên để điều chế được trực giao khoảng cách tần số tối thiểu phải là 1/Th. Độ rộng băng tần tổng hợp khoảng 2k .M/Th(Hz). 2.3 Hệ thống trải phổ nhảy tần chậm Khi Tb/Th <1 ta được hệ thống nhảy tần chậm . Sơ đồ khối máy phát và thu tương tự như ở hệ thống nhảy tần nhanh. Hình 2.6 mô tả biểu đồ của một hệ thống nhảy tần chậm với Tb/Th = 1/2 nghĩa là một lần nhảy tần ở 2 bit, ở mỗi lần nhảy tần số liệu thay đổi giữa 0 và 1. Vì tần số phát có thể thay đổi Th giây một lần nên để điều chế trực giao khoảng cách phải là ∆f = m/Tb. Trong đó m là số nguyên khác 0. Nếu ta chọn ∆f = 1/Tb và nếu bộ tổng hợp tần số tạo ra 2k tần số, độ rộng băng tần sẽ là K.∆f = K/Tb (Hz). Trong đó K = 2k+1 . Độ đợi xử lý là K/2 . Khi sử dụng bộ nhân tần với hệ số nhân β ở máy phát, phân cách tần số ở đầu ra cuối cùng trở thành β.∆f và G = β.K/2
  • 20. 20 Hình 2.8: Biểu đồ tần số cho hệ thống FHSS chậm với Th = 2Tb Nhảy tần chậm với điều chế M – PSK Tìm hiểu cụ thể hơn về hệ thống nhảy tần chậm ta xét ví dụ với hệ thống nhảy tần chậm với điều chế M-FSK có M = 4 và Ts = TbLog2M. Tức là trong thời gian một bước nhảy có 3 ký hiệu dữ liệu . Độ rộng băng tần lớn nhất hệ thống đạt được là 2k .M/Ts (Hz).
  • 21. 21 Hình 2.9: Biểu đồ tần số cho một hệ thống FH chậm với điều chế M-FSK, M=4 Tương tự như hệ thống trải phổ nhảy tần nhanh . Trục tần số được chia thành 2k nhóm 4 tần số, k bit của chuỗi PN sẽ xác định tần số trong nhóm nào sẽ được sử dụng. Vì thế 2 bit từ luồng số liệu và k bit từ chuỗi PN sẽ xác định chính xác tần số nào sẽ được phát trong đoạn nhảy tần. 3. KỸ THUẬT TRẢI PHỔ NHẢY THỜI GIAN – THSS 3.1. Giới thiệu kỹ thuật trải phổ nhảy thời gian - THSS THSS_Time Hopping Spread Spectrum. Đó là hệ thống mà bit cần truyền được chia thành các khối k bit, mỗi khối được phát đi một cách ngẫu nhiên trong các cụm của các khe thời gian. Khe thời gian được chọn để phát cho mỗi cụm được định nghĩa bằng chuỗi PN nó có nhiệm vụ xác định mẫu nhảy khe thời gian
  • 22. 22 Hình 2.10: Trải phổ nhảy thời gian ( THSS ) Trong đó: M là số khe thời gian T =T f /M 3.2. Nguyên lý của hệ thống THSS Trong một hệ thống trải phổ nhảy thời gian số liệu được phát thành các cụm . Mỗi cụm gồm k bit số liệu và thời gian chính xác để phát mỗi cụm được xác định bởi một chuỗi mã PN. Giả sử thang thời gian được chia thành các T f giây . Mỗi khung lại được chia tiếp thành J các khe thời gian . Vì thế mỗi khe thời gian chiếm độ rộng T s = T f /J giây. Biểu đồ thời gian được thể hiện như sau: Hình 2.11: Biểu đồ thời gian cho một hệ thống THSS Trong thời gian mỗi khung một nhóm k bit được phát trong T s giây nghĩa là trong J khe thời gian. Khe thời gian sẽ được sử dụng để phát được xác định bởi chuỗi PN Mỗi bit chỉ chiếm T 0 = T s /K giây khi phát. Quan hệ giữa T J , T s , T 0 được mô
  • 23. 23 tả trên hình 4.2 Giả sử thời gian của một bit số liệu là T, để kịp truyền dẫn số liệu vào ta cần T f =kT. Nếu các bit số liệu vào là { ib , i là số nguyên } ta có thể biểu diễn tín hiệu THSS như sau : THS = ∑ ∞ −∞=i ∑ − = + 1 0 k l iklb P 0T (t-iT f - a i T s -lT 0 ) Trong đó P 0T là xung chữ nhật đơn vị độ rộng là T 0 giây, a i ∈ [ ]1...1,0 −j là số ngẫu nhiên được xác định bởi js bit của chuỗi PN và J= 2 j với i thể hiện khung i, a i thể hiện số khe thời gian, l là số thứ tự bit trong cụm Số liệu được truyền ở các cụm k bit mỗi lần với mỗi bit được truyền trong khoảng T 0 =( T f /J)/k giây. Vì thế tốc độ bit khi phát cụm là 1/ T 0 để truyền băng tần gốc có độ rộng băng tần là 1/2 T 0 Hz. Vì bản tin có độ rộng là 1/T, độ rộng băng tần được mở rộng bởi một thừa số là ( 1/2 T 0 )(1/2T h ) = ( k T h )J/ T f = j khi truyền dẫn băng gốc và 2j khi truyền dẫn băng thông.
  • 24. 24 TỔNG KẾT Phần này đã xét phương pháp tạo mã PN. Đây là mã cơ sở mà ta sẽ sử dụng nó để xét các hệ thống trải phổ DSSS cũng như các hệ thống đa truy nhập DSSS CDMA trong các chương sau. Mã PN đựơc xây dựng trên nguyên lý chuỗi m. Hàm tự tương quan của một chuỗi m có dạng đầu đinh. Nó nhận giá trị cực đại tại i=0 và lặp lại giá trị này theo chu kỳ N. Tại các giá trị cách xa các điểm này giá trị của nó rất nhỏ khi N lớn. Khi N tiến đến vô hạn các giá trị này bằng không. Dưa trên tính chất này người ta lấy tương quan tín hiệu trải phổ để tách ra các tín hiệu mong muốn. Phần này cũng tổng kết các loại mã khác nhau được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống thông tin di động CDMA. Các mã Gold được xây dựng trên cơ sở chuỗi m. Trong W- CDMA mã Gold dài được sử dụng làm chuỗi nhận dạng nguồn phát vì nó cho tương quan chéo tốt hơn. Các hàm trực giao Walsh cho tương quan chéo tốt nhất trong môi trường không bị pha đinh. Các hàm này đựơc sử dụng làm mã nhận dạng kênh truyền của người sử dụng trong các hệ thống 3G như: W-CDMA và cdma 2000.
  • 25. 25 [ Tài liệu tham khảo] [1] PGS.TS. Nguyễn Hữu Trung (ĐH BKHN), Kỹ thuật trải phổ và truyền dẫn đa song mang [2] TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng (ĐH BCVT), Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô tuyến [3} Tham khảo trên Internet.