SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 18
Mục lục

Phần 1.Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) .................................................................... 2
1.1.Các mục tiêu của KSNB......................................................................................... 2
1.2.Các bộ phận cấu thành HTKSNB......................................................................... 5
1.3. Ưu và nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ: ............................................ 9
Phần 2. Trách nhiệm của nhà quản lý đối với hệ thống kiếm soát nội bộ của doanh
nghiệp............................................................................................................................... 11
Phần 3. Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ tới công việc của kiểm toán viên
.......................................................................................................................................... 14
Kết luận ............................................................................................................................ 18

1
Nhóm 2 – Song bằng 16C
Phần 1.Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB)
Một hệ thống chính sách và thủ tục nhằm 4 mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị,
bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm các quy định & chế độ pháp lý liên quan
đến hoạt động của đơn vị được tuân thủ đúng lúc, đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Hệ thống KSNB là một quá trình kiểm soát giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu
của mình. Hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người, nó không chỉ đơn
thuần là chính sách, thủ tục, biểu mẫu… mà phải bao gồm cả nhân lực của đơn vị đó.
Chính con người sẽ lập ra mục tiêu, thiết lập cơ chế và vận hành nó. Một Hệ thống
KSNB tốt không chỉ được thiết kế tốt mà còn được vận hành tốt.
Hệ thống KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không phải đảm bảo tuyệt
đối những mục tiêu sẽ đạt được. Vì khi vận hành HTKSNB, những yếu kém có thể xảy
ra do các sai lầm của con người. Một nguyên tắc cơ bản cho quyết định quản lý là chi
phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm
soát.
1.1.Các mục tiêu của KSNB
Đối với BCTC, KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy, bởi vì
chính người quản lý đơn vị có trách nhiệm lập BCTC phù hợp với chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành.
Đối với tính tuân thủ, KSNB trước hết phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành luật
pháp và các quy định. KSNB cần hướng mọi thành viên vào việc tuân thủ các chính
sách, quy định nội bộ của đơn vị, quá đó đạt được những mục tiêu của đơn vị.
Đối với những mục tiêu hiện hữu và hợp lý giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các
chiến lược kinh doanh…
2
Nhóm 2 – Song bằng 16C
Những mục tiêu của HTKSNB rất rộng, bao trùm lên mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chứ không phải là một sự kiện hay một tình
huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết
hợp với nhau thành một thể thống nhất. Kiểm soát nội bộ tỏ ra hữu hiệu nhất khi nó
được xây dựng như một phần cơ bản nhất trong một doanh nghiệp chứ không phải là
một hoạt động bổ sung cho các hoạt động của doanh nghiệp hoặc là một gánh nặng bị áp
đặt bởi các cơ quan quản lý hay thủ tục hành chính. Qúa trình kiểm soát là một phương
tiện giúp cho các đơn vị đạt được mục tiêu.
Kiểm soát nội bộ không chỉ đơn thuần là những chính sách thủ tục,… mà phải bao
gồm cả những con người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên. Chính
con người thiết lập các mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành
chúng. Ngược lại, kiểm soát nội bộ cũng tác động đến hành vi của con người.Mọi cá
nhân có một khả năng, suy nghĩ ưu tiên khác nhau khi làm việc và họ luôn luôn hiểu rõ
nhiệm vụ cũng như trao đổi và hành động một cách nhất quán. Kiểm soát nội bộ sẽ tạo
ra ý kiến ở mỗi cá nhân và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức.
Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm
bảo tuyệt đối trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Điều này liên quan đến các
hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các hạn chế này bao gồm: sai sót của con
người, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền cả nhà quản lý và mối quan hệ giữa
lợi ích và chí phí.
Sai sót là những lỗi không cố ý ảnh hưởng đến thông tin trên báo cáo tài chính.
Các sai sót xảy ra do ba nguyên nhân chủ yếu sau: năng lực của nhân viên, áp lực công
việc và quy trình xử lý nghiệp vụ kém, thiếu kinh nghiệm, không quan tâm đến các chỉ
dẫn trong công tác, thiếu khả năng xét đoán hay không tuân thủ các quy định. Sai sót
cũng có thể xảy ra do mệt mỏi với công việc. Ngoài ra một thái độ làm việc cẩu thả,
3
Nhóm 2 – Song bằng 16C
thiếu thận trọng trong công việc có thể dẫn đến sai sót. Các sai sót xảy ra trong quá trình
công tác không bao giờ có thể hạn chế hoàn toàn và không có một thủ tục kiểm soát nào
ngăn chặn hay phát hiện tất cả các sai sót. Các nhà quản lý cố gắng tuyển dụng các nhân
viên giỏi và cố gắng sắp xếp quy trình thủ tục hạn chế tối đa các sai sót nghiêm trọng
hay các sai sót phổ biến .
Thông đồng là sự cấu kết giữa các nhân viên để lấy cấp tài sản của tổ chức. Nó có
thể được hình thành bưởi ba yếu tố sau: động cơ, cơ hội do hệ thống kiểm soát nội bộ
yếu kém và sự thiếu liêm khiết. Các nhà quản lý cố gắng hạn chế sự thông đồng bằng
cách tuyển chọn nhân viên trung thực và tạo điều kiện để nhân viên hài lòng với công
việc. Tuy nhiên, nếu các hành vi thông đồng xảy ra thì hệ thống kiểm soát khó có thể
ngăn chặn được vì nó hình thành từ ý đồ và các hành vi che giấu.
Lạm quyền của nhà quản lý là việc các nhà quản lý trong tổ chức có quyền hạn
hơn các nhân viên ở bộ phận sản xuất hay nhân viên văn phòng khác. Điều này làm cho
chính sách nội bộ chỉ có hữu hiệu ở cấp quản lý thấp trong tổ chức và ít có hữu hiệu ở
cấp quản lý cao hơn.
Chi phí và lợi ích: Sự đảm bảo hợp lý ngụ ý rằng chi phí có kiểm soát phải nhỏ
hơn các lợi ích đạt được. Các nhà quản lý xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ bằng
cách thực hiện các chính sách và thụ tục kiểm soát khả thi nhằm đạt được một hệ thồng
kiểm soát nội bộ ngăn chặn hoàn toàn các sai sót và gian lận có thể rất tốn kém. Đa số
các nhà quản lý không muốn thực hiện các thủ tục kiểm soát mà chi phí lớn hơn lợi ích
mà nó mang lại.

4
Nhóm 2 – Song bằng 16C
1.2.Các bộ phận cấu thành HTKSNB
Dù có sự khác biệt đáng kể về việc tổ chức và xây dựng HTKSNB giữa các đơn
vị vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất, hoạt động, mục tiêu… Tuy
nhiên, bất kỳ một HTKSNB nào cũng bao gồm 5 yếu tố:
(1) Môi trường kiểm soát
(2) Đánh giá rủi ro
(3) Hoạt động kiểm soát
(4) Thông tin và truyền thông
(5) Giám sát
(1) Môi trường kiểm soát: Phản ánh sắc thái chung của đơn vị, chi phối ý thức kiểm
soát của mọi thành viên trong đơn vị, là nền tảng đối với các bộ phận khác của kiểm soát
nội bộ. Các nhân tố chính:
Tính chính trực và giá trị đạo đức: nhà quản lý (NQL) cần xây dựng những chuẩn
mực về đạo đức trong đơn vị và cư xử đúng đắn, NQL cần phải làm gương cho cấp dưới
về việc tuân thủ các chuẩn mực và cần phải phổ biến những quy định đến mọi thành
viên bằng các thể thức thích hợp.
Đảm bảo về năng lực: là đảm bảo nhân viên có được kỹ năng và hiểu biết để thực
hiện nhiệm vụ. Vì thế, NQL chỉ nên tuyển dụng các nhân viên có kiến thức và kinh
nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Hội đồng quản trị và Uỷ ban kiểm toán: Nhiều nước trên thế giới, yêu cầu các
công ty cổ phần có niêm yết trên Thị trường chứng khoán cần thành lập Uỷ ban kiểm
toán. Uỷ ban này không tham gia vào việc điều hành đơn vị mà có vai trò trong việc
thực hiện các mục tiêu, giám sát việc tuân thủ pháp luật, giám sát việc lập báo cáo tài
5
Nhóm 2 – Song bằng 16C
chính, đảm bảo sự độc lập của Kiểm toán nội bộ với các bộ phân quản lý trong doanh
nghiệp… Ở Việt nam, Luật doanh nghiệp 2005 quy định một số loại hình công ty phải
có Ban kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông và đóng vai trò như Uỷ ban kiểm
toán.
Cơ cấu tổ chức: là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong
đơn vị, một cơ cấu phù hợp là cơ sở để lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát
các hoạt động. Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ tổ chức, và cần phù hợp với quy
mô và đặc thù hoạt động của đơn vị.
Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm: Phân định quyền hạn và trách
nhiệm được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức, nó cụ thể hóa quyền hạn và trách
nhiệm của từng thành viên trong các hoạt động của đơn vị, giúp họ hiểu rằng họ có
những nhiệm vụ gì và hành vi của họ sẽ ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào. Do đó, đơn
vị cần thể chế hóa bằng văn bản về những quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận
và từng nhân viên trong đơn vị.
Chính sách nhân sự: là các chính sách và thủ tục của NQL về tuyển dụng, huấn
luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải… NQL chọn những nhân viên có đủ năng lực, kinh
nghiệm, đạo đức tốt thì góp phần lớn đến sự hữu hiệu và hiệu quả của môi trường kiểm
soát.
(2) Đánh giá rủi ro
Đối với mọi hoạt động của đơn vị đều có phát sinh những rủi ro và khó có thể
kiểm soát tất cả. Vì vậy, các NQL phải đánh giá và phân tích những nhân tố ảnh hưởng
tạo nên rủi ro làm cho những mục tiêu có thể không đạt được và cố gắng kiểm soát để
tối thiểu hóa những tổn thất do các rủi ro này gây ra.

6
Nhóm 2 – Song bằng 16C
Xác định mục tiêu của đơn vị: Mục tiêu là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro.
Rủi ro ở đây được xác định là rủi ro tác động khiến cho mục tiêu đó có khả năng không
thực hiện được.
Nhận dạng rủi ro: rủi ro có thể tác động đến tổ chức ở mức độ toàn đơn vị (sự đổi
mới kỹ thuật, nhu cầu khách hàng thay đổi, sự cải tiến sản phầm, chính sách nhà
nước…) hay chỉ ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể (hoạt động bán hàng, mua hàng,
kế toán…) rồi liên quan đến mức độ rộng hơn. NQL có thể sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau: phương tiện dự báo, phân tích dữ liệu, rà soát hoạt động thường xuyên. Với
các doanh nghiệp nhỏ, NQL có thể tiếp xúc với khách hàng, ngân hàng, các buổi họp nội
bộ.
Phân tích và đánh giá rủi ro: đây là công việc khá phức tạp vì rủi ro rất khó định
lượng và có nhiều phương pháp khác nhau. Một quy trình bao gồm: ước lượng tầm cỡ
của rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu, xem xét khả năng xảy ra rủi ro và những biện
pháp có thể sử dụng đối phó với rủi ro.
(3) Hoạt động kiểm soát: Những chính sách và những thủ tục để đảm bảo cho các chỉ
thị của NQL được thực hiện
Phân chia trách nhiệm: Mục đích để cho các nhân viên kiểm soát lẫn nhau. Ví dụ
như thủ quỹ và kế toán phải tách biệt với nhau, kế toán kho và thủ kho phải tách biệt,
người phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng bảo quản tài sản,…
Kiểm soát quá trình xử lý thông tin: Để thông tin đáng tin cậy thì cần thực hiện
nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc phê chuẩn các
nghiệp vụ. Quan trọng nhất đó là kiểm soát chặt chẽ hệ thống chứng từ, sổ sách và việc
phê chuẩn các loại nghiệp vụ phải đúng đắn.

7
Nhóm 2 – Song bằng 16C
Bảo vệ tài sản (kiểm soát vật chất): Việc so sánh, đối chiều giữa số sách kế toán
và tài sản hiện có trên thực tế bắt buộc phải được thực hiện định kỳ. Điều tra nguyên
nhân, qua đó phát hiện những yếu kém tồn tại trong đơn vị. Hoạt động này thực hiện cho
các loại sổ sách và tài sản, kể cả những ấn chỉ đã được đánh số thứ tự trước nhưng chưa
sử dụng, hạn chế các nhân viên không phận sự tiếp cận phần mềm, tài sản của đơn vị…
Phân tích rà soát: xem xét lại những việc đã được thực hiện bằng cách so sánh số
thực tế với số kế hoạch, dự toán, kỳ trước. Đơn vị thường xuyên rà soát thì có thể phát
hiện những vấn đề bất thường, để có thể thay đổi kịp thời chiến lược hoặc kế hoạch,
điều chỉnh thích hợp.
(4) Thông tin và truyền thông
Hệ thống thông tin của một đơn vị có thể được xử lý trên máy tính, qua hệ thống thủ
công hoặc kết hợp cả hai, miễn là bảo đảm các yêu cầu chất lượng của thông tin là thích
hợp, cập nhật, chính xác và truy cập thuận tiện. Trong đó, cần chú ý các khía cạnh sau:
- Mọi thành viên của đơn vị phải hiểu rõ công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ và
chính xác các chỉ thị từ cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ với các thành viên khác và
sử dụng được những phương tiện truyền thông trong đơn vị.
- Các thông tin từ bên ngoài cũng phải được tiếp nhận và ghi nhận trung thực, đầy
đủ, để đơn vị có những phản ứng kịp thời.
- Trong hệ thống thông tin (HTTT), thì hệ thống thông tin kế toán là một phân hệ
quan trọng, bao gồm HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị, tổng hợp
ghi nhận tất cả các sự kiện kinh tế phát sinh. Hai bộ phận này phần lớn sử dụng
chung dữ liệu đầu vào nhưng sản phẩm đầu ra khác nhau. Kiểm toán viên thường
chú ý đến hệ thống thông tin kế toán tài chính.
(5) Giám sát
8
Nhóm 2 – Song bằng 16C
Là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay không và có cần sửa đổi cho phù
hợp với từng thời kỳ hay không. Giám sát thường xuyên (tiếp cận các ý kiến góp ý từ
khách hàng, nhà cung cấp, các biến động bất thường…) hay định kỳ (các cuộc kiểm toán
định kỳ do kiểm toán viên nội bộ, hoặc do KTV độc lập thực hiện).
Hạn chế tiềm tàng của KSNB:
- Quan hệ lợi ích – chi phí
- Sự thông đồng
- Gian lận quản lý
- Những tình huống ngoài dự kiến:
- Vấn đề con người: sai sót, quên, nhầm lẫn…
1.3. Ưu và nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ:
1.3.1 Ưu điểm:
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ
thống chính sách và thủ tục đựơc thiết lập nhằm đạt đựơc 4 mục tiêu sau: bảo vệ tài sản
của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ
pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạtđộng.
1.3.1.1 Bảo vệ tài sản của đơn vị :
Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ bảo vệ các tài sản của đơn vị (bao gồm tài sản cố
định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và cả các tài sản phi vật chất như sổ sách kế
toán, các tài liệu quan trọng…khỏi bị đánh cắp, hư hại hoặc bị lạm dụng vào những mục
đích khác nhau.
9
Nhóm 2 – Song bằng 16C
1.3.1.2. Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin:
Thông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan
trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý vì vậy các thông tin cung cấp
phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và độ tin cậy về thực trạng hoạt
động và phản ánh đầy đủ khách quan cácnội dung kinh tế chủ yếu của mọi hoạt động.
1.3.1.3. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý:
Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế trong doanh nghiệp phải đảm bảo các
quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp phải được tuân thủ đúng mức.
Cụ thể hệ thống kiểm soát nội bộ cần:
- Duy trì kiểm tra việc tuân thủ chính sách có liên quan tới các hoạt động của doanh
nghiệp.
- Ngăn chặn phát hiện kịp thời, xử lý các sai phạm và gian lận.
- Ghi chép kế toán đầy đủ chính xác, lập BCTC trung thực khách quan.
1.3.1.4.Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý:
Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại
không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu
quả các nguồn lực.
Bốn mục tiêu nói trên của hệ thống kiểm soát nội bộ đều nằm trong một thể thống
nhất tuy nhiên đôi khi cũng có mâu thuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả của hoạt động
với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy. Cụ thể
như nếu chúng ta muốn tăng cường việc bảo vệ tài sản thì sẽ làm tăng thêm chi phí như
vậy sẽ không đảm bảo được mục tiêu nâng cao tính hiệu quả của hoạt động. Vậy nhiệm
10
Nhóm 2 – Song bằng 16C
vụ của các nhà quản lý là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và kết hợp
hài hòa bốn mục tiêu nói trên.
1.3.2. Nhược điểm:
Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thì các kiểm toán viên
cần nhận thức rằng một hệ thống kiểm soát nội bộ dù có được thiết kế hoàn hảo đến đâu
thì cũng không thể nào ngăn ngừa phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là hạn chế cố
hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ thường bị xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra
với lợi ích đem lại.
- Các thủ tục kiểm soát này thường tác động đến những nghiệp vụ xảy ra thường
xuyên mà ít có tác động với những nghiệp vụ bất thường.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ thường chỉ đặt ra các thủ tục kiểm soát bên trong đơn
vị mà ít có tác động đối với các nghiệp vụ bên ngoài đơn vị.
- Các thủ tục kiểm soát thường dễ bị lạc hậu theo thời gian vì có sự đối phó của
người bị kiểm soát.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ thường dễ bị vô hiệu hóa bởi những nhà quản lý
Phần 2. Trách nhiệm của nhà quản lý đối với hệ thống kiếm soát nội bộ của doanh
nghiệp
Các nhà quản lý trong công ty có trách nhiệm thành lập, điều hành và giám sát hệ thống
kiểm soát nội bộ sao cho phù hợp với mục tiêu của công ty.Để hệ thống này vận hành
tốt, các nhà quản lý cần tuân thủ một số nguyên tắc như:
- Xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề
nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi
11
Nhóm 2 – Song bằng 16C
- Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao
- Bất kỳ thành viên nào của công ty cũng phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ
- Quy định rõ ràng trách nhiệm kiểm tra và giám sát
- Tiến hành định kỳ các biện pháp kiểm tra độc lập…
- Ngoài việc thiết lập các quy chế kiểm soát ngang - dọc hay kiểm tra chéo giữa hệ
thống các phòng ban, nhiều công ty còn lập thêm phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
và một ban kiểm soát với nhiệm vụ phát hiện những sai sót của ban điều hành,
kiểm tra các hợp đồng có đúng thủ tục, đủ điều kiện chưa, kiểm tra kho quỹ để
biết tiền có bị chiếm dụng không... nhằm ngǎn ngừa đến mức thấp nhất những rủi
ro.
Ở các công ty lớn trên thế giới, kiểm soát nội bộ do giám đốc tài chính phụ trách,
còn đối với các công ty nhỏ thì chính giám đốc điều hành sẽ thực hiện.
Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về tính đầy đủ, tính
hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định và đánh giá
rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ ra các
thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.
Giám đốc phải lập báo cáo về kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội
bộ. Báo cáo này phải cập nhật được các rủi ro, nêu tóm tắt các hoạt động chính của
doanh nghiệp, các rủi ro liên quan tương ứng và các hoạt động kiểm tra, kiểm soát ở cấp
độ toàn doanh nghiệp, cấp độ từng đơn vị, bộ phận và từng hoạt động.
Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của
DN, triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh và các mục tiêu, chính sách lớn đã được
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua.Giám đốc DN là người chịu trách
12
Nhóm 2 – Song bằng 16C
nhiệm đầu tiên tiến hành tổ chức kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và phải
chịu trách nhiệm cuối cùng về sự hợp lý, hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kiểm
soát nội bộ.Các yêu cầu cụ thể đối với giám độc DN trong hệ thông kiểm soát nội bộ có
thể kể ra:
- Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ hợp lý và hoạt động có
hiệu quả đáp ứng được yêu cầu về nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi
ro, phương pháp đánh giá vốn hợp lý, đảm bảo DN hoạt động an toàn, hiệu quả và
đúng pháp luật.
- Xây dựng, ban hành các quy trình nghiệp vụ cụ thể đối với mọi hoạt động nghiệp
vụ của DN; đảm bảo có chính sách kiểm soát, chính sách quản lý rủi ro gắn với
từng quy trình nghiệp vụ cụ thể.
- Duy trì và thực hiện cơ cấu tổ chức, phân cấp ủy quyền, quản lý kinh doanh một
cách rõ ràng và hiệu quả.
- Đảm bảo duy trì hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp
lý, đầy đủ và kịp thời.
- Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các quy chế, quá trình, quy định nội bộ.
- Định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát
DN kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiến nghị, đề xuất nhằm
chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Giám đốc phải tiến
hành tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của từng đơn
vị, bộ phận điều hành, kinh doanh, tác nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ được giao và chỉ
đạo các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp thực hiện phối hợp công tác với

13
Nhóm 2 – Song bằng 16C
bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định của quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ
hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
- Đôn đốc các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp thực hiện những kiến nghị
đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản
trị, Hội đồng thành viên; thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ tình hình thực
hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Thông báo cho kiểm toán nội bộ dự họp các cuộc họp nội bộ.
- Thông báo kịp thời cho bộ phận kiểm toán nội bộ về mọi trường hợp bị thua lỗ,
thất thoát hay gian lận đáng kể, các trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro, thua lỗ,
thất thoát, gian lận.
- Đảm bảo bộ phận kiểm toán nội bộ được thông báo đầy đủ về các thay đổi, những
vấn đề phát sinh mới trong hoạt động của DN, các sáng kiến, sản phẩm mới nhằm
xác định sớm những rủi ro liên quan.
Phần 3. Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ tới công việc của kiểm toán viên
Kiểm soát nội bộ là công cụ quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành hoạt
động kinh doanh của một tổ chức. Bên cạnh đó, Kiểm soát nội bộ cũng có ảnh hưởng
rất lớn đến công việc của kiểm toán viên. Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống Kiểm
soát nội bộ là điều rất quan trọng đối với người kiểm toán, là nền tảng cho những đánh
giá ban đầu của kiểm toán viên về mức rủi ro kiểm soát cũng như tính chính xác
và độ tin cậy của hệ thống thông tin kế toán, đồng thời còn thể hiện sự tuân thủ
chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán.
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ là 1 phần việc rất quan trọng mà kiểm toán
viên phải thực hiện trong 1 cuộc kiểm toán. Vấn đề này được quy định trong nhóm
chuẩn mực đối với công việc tại chỗ ở điều thứ hai trong 10 chuẩn mực kiểm toán được
14
Nhóm 2 – Song bằng 16C
chấp nhận rộng rãi (GAAS): “Kiểm toán viên phải có một sự hiểu biết đầy đủvề hệ
thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và để xacsd định bản chất, thời gian
và phạm vi các cuộc khảo sát phải thực hiện”. Và điều này cũng được quy định trong
chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ:”Kiểm toán
viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập
kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán hiệu quả”.
Thứ nhất, kiểm toán viên có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ để giảm bớt
công việc kiểm toán. Bởi vì, trên thực tế, các thông tin tài chính thường được xác minh
nhiều lần. Mối quan hệ này tạo điều kiện cho công việc giảm bớt các thử nghiệm cơ bản
nếu kiểm toán viên nghiệm thấy các báo cáo tài chính đáng tin cậy.
Thứ hai, kiểm toán viên cần phải dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ để nâng cao
chất lượng và hiệu quả cuộc kiểm toán. Nguyên tắc thận trọng đúng mức đòi hỏi kiểm
toán viên phải đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, để tránh công ty kiểm toán phải đối
mặt với những vụ kiện của khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Bên cạnh đó,
kiểm toán là 1 loại hình dịch vụ nên kiểm toán viên cũng phải quan tâm đến khía cạnh
hiệu quả cuộc kiểm toán. Việc dảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty kiểm toán. Để thỏa mãn đồng thời hai
mục tiêu này, đòi hỏi kiểm toán viên phải xây dựng cách tiếp cận kiểm toán khoa học,
hiệu quả.
Chất lượng cuộc kiểm toán liên quan đến việc thu nhập bằng chứng kiểm toán. Để
đưa ra nhận xét đúng đẵn về Báo cáo tài chính, Kiểm toán viên phải thu thập bằng
chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực. Tính dầy đủ của bằng chứng kiểm toán đầy đủ
và có hiệu lực. Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán ảnh hưởng bởi quy mô mẫu chọn,
quy mô mẫu chọn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu toostrong đó có hệ thống kiểm soát nội
bộ. Chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng tác động đến hiệu lực của bằng
chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán thu thập từ 1 hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt
15
Nhóm 2 – Song bằng 16C
động có hiệu quả đáng tin cậy hơn từ một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém. Do đó,
quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập
bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.
Hiệu quả cuộc kiểm toán có liên quan tới giá phí cuộc kiểm toán và chi phí thu
nhập bằng chứng kiểm toán. Nếu công ty đảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán thì với
doanh thu cố định, việc giảm tối đa chi phí giúp họ đạt được lợ nhuận tối đa. Với mức
lợi nhuận xác định chi phí tối thiểu giúp giá phí kiểm toán nhỏ nhất, nâng cao khả năng
canh của công ty kiểm toán.
Như vậy, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cuộc kiểm toán, giúp
cho kiểm toán viên xác lập mức đọ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ, giảm tối đa
các thử nghiệm tiến hành mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên cần hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá chính
xác mức độ rủi ro kiểm soát, để vạch kế hoạch kiểm toán và xây dựng trình tự phương
pháp kiểm toán thích hợp. Sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, sự đánh giá xác
đáng rủi ro kiểm soát cùng với sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng, cũng như mọi cân nhắc
khác sẽ giúp cho kiểm toán viên:
- Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trong báo cáo
tài chính.
- Xem xét nhân tố tác động đến khả năng có thể xảy ra sai sót nghiêm trọng.
- Thiết kế phương pháp kiểm toán căn bản.
Tuy nhiên hệ thống kiểm soát nội bộ có 1 vài nhược điểm mà các kiểm toán viên cần lưu
ý: Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thì các kiểm toán viên cần
nhận thức rằng một hệ thống kiểm soát nội bộ dù có được thiết kế hoàn hảo đến đâu thì
cũng không thể nào ngăn ngừa phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là hạn chế cố
hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ:
16
Nhóm 2 – Song bằng 16C
- Hệ thống kiểm soát nội bộ thường bị xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra
với lợi ích đem lại.
- Các thủ tục kiểm soát này thường tác động đến những nghiệp vụ xảy ra thường
xuyên mà ít có tác động với những nghiệp vụ bất thường.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ thường chỉ đặt ra các thủ tục kiểm soát bên trong đơn
vị mà ít có tác động đối với các nghiệp vụ bên ngoài đơn vị.
- Các thủ tục kiểm soát thường dễ bị lạc hậu theo thời gian vì có sự đối phó của
người bị kiểm soát.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ thường dễ bị vô hiệu hóa bởi những nhà quản lý

17
Nhóm 2 – Song bằng 16C
Kết luận
Với sự đa đạng của hình thức kinh doanh, với mức độ tăng truởng ngày càng cao của
nguồn vốn kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp, đặc biệt với quá trình đẩy nhanh việc vốn
hoá thị trường vốn của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, hiện nay, nhà đầu tư vốn đã
và đang dần tách rời khỏi vai trò quản lý doanh nghiệp.Chính vì vậy một hệ thống Kiểm
soát nội bộ vững mạnh đang là một nhu cầu bức thiết, một công cụ tối ưu để xác định sự
an toàn của nguồn vốn đầu tư, xác định hiệu quả điều hành của Ban điều hành doanh
nghiệp cũng như kịp thời nắm bắt hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Hiểu được Các
chức năng, nhiệm vụ, vai trò, tầm quan trọng, cách thức xây dựng một hệ thống Kiểm
soát nội bộ hữu hiệu sẽ giúp nhà quản trị cũng như nhân viên kế toán, kiểm toán có thể
quản lý tốt nhất nguồn lực vốn của doanh nghiệp để đưa ra quyết định kinh doanh phù
hợp nhất cho tổ chức, doanh nghiệp cũng như đem lại sự thuận lợi trong công việc, tiết
kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí.

18
Nhóm 2 – Song bằng 16C

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Khái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếuKhái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếu
Thanh Vũ
 
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểmChuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Hồng Nhật General
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
lovesick0908
 
Kiemtoan dap-an
Kiemtoan dap-anKiemtoan dap-an
Kiemtoan dap-an
A Ne
 
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qdChuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
atulavt01
 

La actualidad más candente (20)

Khái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếuKhái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếu
 
Bt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chínhBt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chính
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toánHệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
 
Chuong 3 cac khai niem
Chuong 3   cac khai niemChuong 3   cac khai niem
Chuong 3 cac khai niem
 
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp ánBài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
 
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tưKế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố định
 
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểmChuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
 
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
 
Kiemtoan dap-an
Kiemtoan dap-anKiemtoan dap-an
Kiemtoan dap-an
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phí
 
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
 
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qdChuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
 
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOTGiáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
 
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
 
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
Đồ Án Môn Học Kế Toán Quản Trị
 
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
 

Similar a Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản

Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepPhan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
xuanduong92
 
Các phương pháp quản trị kinh doanh
Các phương pháp quản trị kinh doanhCác phương pháp quản trị kinh doanh
Các phương pháp quản trị kinh doanh
Học Huỳnh Bá
 

Similar a Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Chu Trình M...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Chu Trình M...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Chu Trình M...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Chu Trình M...
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
 
Trang1
Trang1Trang1
Trang1
 
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepPhan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
 
Hoàn thiện công tác phân quyền trong tổ chức bộ máy của công ty Thương mại và...
Hoàn thiện công tác phân quyền trong tổ chức bộ máy của công ty Thương mại và...Hoàn thiện công tác phân quyền trong tổ chức bộ máy của công ty Thương mại và...
Hoàn thiện công tác phân quyền trong tổ chức bộ máy của công ty Thương mại và...
 
[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...
[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...
[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...
 
Tiểu luận thương mại điện tử.
Tiểu luận thương mại  điện tử.Tiểu luận thương mại  điện tử.
Tiểu luận thương mại điện tử.
 
2 dcqtdnghiep 1315
2 dcqtdnghiep 13152 dcqtdnghiep 1315
2 dcqtdnghiep 1315
 
Chuong 2 he thong ksnb
Chuong 2   he thong ksnbChuong 2   he thong ksnb
Chuong 2 he thong ksnb
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại T...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại T...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại T...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại T...
 
QT246.rtf
QT246.rtfQT246.rtf
QT246.rtf
 
Đề tài Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược danapha sdt/ Z...
Đề tài Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược danapha sdt/ Z...Đề tài Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược danapha sdt/ Z...
Đề tài Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược danapha sdt/ Z...
 
A. nhan thuc ve kiem soat
A. nhan thuc ve kiem soatA. nhan thuc ve kiem soat
A. nhan thuc ve kiem soat
 
Các phương pháp quản trị kinh doanh
Các phương pháp quản trị kinh doanhCác phương pháp quản trị kinh doanh
Các phương pháp quản trị kinh doanh
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.
 
Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.docx
 
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán nhiệm tại tổng công ty điện lực miền trung ...
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán nhiệm tại tổng công ty điện lực miền trung ...Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán nhiệm tại tổng công ty điện lực miền trung ...
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán nhiệm tại tổng công ty điện lực miền trung ...
 
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayđồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
 
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất th...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất th...Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất th...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất th...
 

Más de AskSock Ngô Quang Đạo

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng bằng PHP và MySQL
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng bằng PHP và MySQLXây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng bằng PHP và MySQL
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng bằng PHP và MySQL
AskSock Ngô Quang Đạo
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
AskSock Ngô Quang Đạo
 

Más de AskSock Ngô Quang Đạo (17)

Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...
Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...
Kế toán quản trị - Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xu...
 
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàngHoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
Hoạch định cơ sở dữ liệu của thị trường hàng hóa và khách hàng
 
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng bằng PHP và MySQL
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng bằng PHP và MySQLXây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng bằng PHP và MySQL
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng bằng PHP và MySQL
 
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợpPhương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
 
PHÂN BIỆT HAI PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO: KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN & KIỂM...
PHÂN BIỆT HAI PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO: KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN & KIỂM...PHÂN BIỆT HAI PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO: KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN & KIỂM...
PHÂN BIỆT HAI PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO: KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN & KIỂM...
 
TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÀ THƯƠNG MẠI VĨ MÔ
TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÀ THƯƠNG MẠI VĨ MÔTỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÀ THƯƠNG MẠI VĨ MÔ
TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÀ THƯƠNG MẠI VĨ MÔ
 
KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XDCB Ở ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ - BÀI THẢO LUẬN MÔ...
KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XDCB Ở ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ - BÀI THẢO LUẬN MÔ...KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XDCB Ở ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ - BÀI THẢO LUẬN MÔ...
KẾ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XDCB Ở ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ - BÀI THẢO LUẬN MÔ...
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
 
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt raHệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
Hệ thống ngân hàng thương mại việt nam và những vấn đề đặt ra
 
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
 
Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network
Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network
Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network
 
Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...
Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...
Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sự
Xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sựXây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sự
Xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sự
 
Hệ thống thông tin-Hệ quản trị quan hệ khách hàng-CRM
Hệ thống thông tin-Hệ quản trị quan hệ khách hàng-CRMHệ thống thông tin-Hệ quản trị quan hệ khách hàng-CRM
Hệ thống thông tin-Hệ quản trị quan hệ khách hàng-CRM
 
Xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm sữa tươi Vinamilk trên địa bàn đường ...
Xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm sữa tươi Vinamilk trên địa bàn đường ...Xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm sữa tươi Vinamilk trên địa bàn đường ...
Xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm sữa tươi Vinamilk trên địa bàn đường ...
 
5 xu hướng bảo của symantec năm 2011
5 xu hướng bảo của symantec năm 20115 xu hướng bảo của symantec năm 2011
5 xu hướng bảo của symantec năm 2011
 
Quản trị chiến lược chuẩn
Quản trị chiến lược chuẩnQuản trị chiến lược chuẩn
Quản trị chiến lược chuẩn
 

Último

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản

  • 1. Mục lục Phần 1.Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) .................................................................... 2 1.1.Các mục tiêu của KSNB......................................................................................... 2 1.2.Các bộ phận cấu thành HTKSNB......................................................................... 5 1.3. Ưu và nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ: ............................................ 9 Phần 2. Trách nhiệm của nhà quản lý đối với hệ thống kiếm soát nội bộ của doanh nghiệp............................................................................................................................... 11 Phần 3. Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ tới công việc của kiểm toán viên .......................................................................................................................................... 14 Kết luận ............................................................................................................................ 18 1 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 2. Phần 1.Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) Một hệ thống chính sách và thủ tục nhằm 4 mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm các quy định & chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động của đơn vị được tuân thủ đúng lúc, đảm bảo hiệu quả hoạt động. Hệ thống KSNB là một quá trình kiểm soát giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu của mình. Hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người, nó không chỉ đơn thuần là chính sách, thủ tục, biểu mẫu… mà phải bao gồm cả nhân lực của đơn vị đó. Chính con người sẽ lập ra mục tiêu, thiết lập cơ chế và vận hành nó. Một Hệ thống KSNB tốt không chỉ được thiết kế tốt mà còn được vận hành tốt. Hệ thống KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không phải đảm bảo tuyệt đối những mục tiêu sẽ đạt được. Vì khi vận hành HTKSNB, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con người. Một nguyên tắc cơ bản cho quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát. 1.1.Các mục tiêu của KSNB Đối với BCTC, KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy, bởi vì chính người quản lý đơn vị có trách nhiệm lập BCTC phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Đối với tính tuân thủ, KSNB trước hết phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành luật pháp và các quy định. KSNB cần hướng mọi thành viên vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị, quá đó đạt được những mục tiêu của đơn vị. Đối với những mục tiêu hiện hữu và hợp lý giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh… 2 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 3. Những mục tiêu của HTKSNB rất rộng, bao trùm lên mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chứ không phải là một sự kiện hay một tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Kiểm soát nội bộ tỏ ra hữu hiệu nhất khi nó được xây dựng như một phần cơ bản nhất trong một doanh nghiệp chứ không phải là một hoạt động bổ sung cho các hoạt động của doanh nghiệp hoặc là một gánh nặng bị áp đặt bởi các cơ quan quản lý hay thủ tục hành chính. Qúa trình kiểm soát là một phương tiện giúp cho các đơn vị đạt được mục tiêu. Kiểm soát nội bộ không chỉ đơn thuần là những chính sách thủ tục,… mà phải bao gồm cả những con người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên. Chính con người thiết lập các mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. Ngược lại, kiểm soát nội bộ cũng tác động đến hành vi của con người.Mọi cá nhân có một khả năng, suy nghĩ ưu tiên khác nhau khi làm việc và họ luôn luôn hiểu rõ nhiệm vụ cũng như trao đổi và hành động một cách nhất quán. Kiểm soát nội bộ sẽ tạo ra ý kiến ở mỗi cá nhân và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức. Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảo tuyệt đối trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Điều này liên quan đến các hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các hạn chế này bao gồm: sai sót của con người, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền cả nhà quản lý và mối quan hệ giữa lợi ích và chí phí. Sai sót là những lỗi không cố ý ảnh hưởng đến thông tin trên báo cáo tài chính. Các sai sót xảy ra do ba nguyên nhân chủ yếu sau: năng lực của nhân viên, áp lực công việc và quy trình xử lý nghiệp vụ kém, thiếu kinh nghiệm, không quan tâm đến các chỉ dẫn trong công tác, thiếu khả năng xét đoán hay không tuân thủ các quy định. Sai sót cũng có thể xảy ra do mệt mỏi với công việc. Ngoài ra một thái độ làm việc cẩu thả, 3 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 4. thiếu thận trọng trong công việc có thể dẫn đến sai sót. Các sai sót xảy ra trong quá trình công tác không bao giờ có thể hạn chế hoàn toàn và không có một thủ tục kiểm soát nào ngăn chặn hay phát hiện tất cả các sai sót. Các nhà quản lý cố gắng tuyển dụng các nhân viên giỏi và cố gắng sắp xếp quy trình thủ tục hạn chế tối đa các sai sót nghiêm trọng hay các sai sót phổ biến . Thông đồng là sự cấu kết giữa các nhân viên để lấy cấp tài sản của tổ chức. Nó có thể được hình thành bưởi ba yếu tố sau: động cơ, cơ hội do hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém và sự thiếu liêm khiết. Các nhà quản lý cố gắng hạn chế sự thông đồng bằng cách tuyển chọn nhân viên trung thực và tạo điều kiện để nhân viên hài lòng với công việc. Tuy nhiên, nếu các hành vi thông đồng xảy ra thì hệ thống kiểm soát khó có thể ngăn chặn được vì nó hình thành từ ý đồ và các hành vi che giấu. Lạm quyền của nhà quản lý là việc các nhà quản lý trong tổ chức có quyền hạn hơn các nhân viên ở bộ phận sản xuất hay nhân viên văn phòng khác. Điều này làm cho chính sách nội bộ chỉ có hữu hiệu ở cấp quản lý thấp trong tổ chức và ít có hữu hiệu ở cấp quản lý cao hơn. Chi phí và lợi ích: Sự đảm bảo hợp lý ngụ ý rằng chi phí có kiểm soát phải nhỏ hơn các lợi ích đạt được. Các nhà quản lý xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ bằng cách thực hiện các chính sách và thụ tục kiểm soát khả thi nhằm đạt được một hệ thồng kiểm soát nội bộ ngăn chặn hoàn toàn các sai sót và gian lận có thể rất tốn kém. Đa số các nhà quản lý không muốn thực hiện các thủ tục kiểm soát mà chi phí lớn hơn lợi ích mà nó mang lại. 4 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 5. 1.2.Các bộ phận cấu thành HTKSNB Dù có sự khác biệt đáng kể về việc tổ chức và xây dựng HTKSNB giữa các đơn vị vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất, hoạt động, mục tiêu… Tuy nhiên, bất kỳ một HTKSNB nào cũng bao gồm 5 yếu tố: (1) Môi trường kiểm soát (2) Đánh giá rủi ro (3) Hoạt động kiểm soát (4) Thông tin và truyền thông (5) Giám sát (1) Môi trường kiểm soát: Phản ánh sắc thái chung của đơn vị, chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị, là nền tảng đối với các bộ phận khác của kiểm soát nội bộ. Các nhân tố chính: Tính chính trực và giá trị đạo đức: nhà quản lý (NQL) cần xây dựng những chuẩn mực về đạo đức trong đơn vị và cư xử đúng đắn, NQL cần phải làm gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực và cần phải phổ biến những quy định đến mọi thành viên bằng các thể thức thích hợp. Đảm bảo về năng lực: là đảm bảo nhân viên có được kỹ năng và hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ. Vì thế, NQL chỉ nên tuyển dụng các nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao. Hội đồng quản trị và Uỷ ban kiểm toán: Nhiều nước trên thế giới, yêu cầu các công ty cổ phần có niêm yết trên Thị trường chứng khoán cần thành lập Uỷ ban kiểm toán. Uỷ ban này không tham gia vào việc điều hành đơn vị mà có vai trò trong việc thực hiện các mục tiêu, giám sát việc tuân thủ pháp luật, giám sát việc lập báo cáo tài 5 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 6. chính, đảm bảo sự độc lập của Kiểm toán nội bộ với các bộ phân quản lý trong doanh nghiệp… Ở Việt nam, Luật doanh nghiệp 2005 quy định một số loại hình công ty phải có Ban kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông và đóng vai trò như Uỷ ban kiểm toán. Cơ cấu tổ chức: là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị, một cơ cấu phù hợp là cơ sở để lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động. Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ tổ chức, và cần phù hợp với quy mô và đặc thù hoạt động của đơn vị. Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm: Phân định quyền hạn và trách nhiệm được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức, nó cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong các hoạt động của đơn vị, giúp họ hiểu rằng họ có những nhiệm vụ gì và hành vi của họ sẽ ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào. Do đó, đơn vị cần thể chế hóa bằng văn bản về những quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và từng nhân viên trong đơn vị. Chính sách nhân sự: là các chính sách và thủ tục của NQL về tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải… NQL chọn những nhân viên có đủ năng lực, kinh nghiệm, đạo đức tốt thì góp phần lớn đến sự hữu hiệu và hiệu quả của môi trường kiểm soát. (2) Đánh giá rủi ro Đối với mọi hoạt động của đơn vị đều có phát sinh những rủi ro và khó có thể kiểm soát tất cả. Vì vậy, các NQL phải đánh giá và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tạo nên rủi ro làm cho những mục tiêu có thể không đạt được và cố gắng kiểm soát để tối thiểu hóa những tổn thất do các rủi ro này gây ra. 6 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 7. Xác định mục tiêu của đơn vị: Mục tiêu là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro. Rủi ro ở đây được xác định là rủi ro tác động khiến cho mục tiêu đó có khả năng không thực hiện được. Nhận dạng rủi ro: rủi ro có thể tác động đến tổ chức ở mức độ toàn đơn vị (sự đổi mới kỹ thuật, nhu cầu khách hàng thay đổi, sự cải tiến sản phầm, chính sách nhà nước…) hay chỉ ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể (hoạt động bán hàng, mua hàng, kế toán…) rồi liên quan đến mức độ rộng hơn. NQL có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: phương tiện dự báo, phân tích dữ liệu, rà soát hoạt động thường xuyên. Với các doanh nghiệp nhỏ, NQL có thể tiếp xúc với khách hàng, ngân hàng, các buổi họp nội bộ. Phân tích và đánh giá rủi ro: đây là công việc khá phức tạp vì rủi ro rất khó định lượng và có nhiều phương pháp khác nhau. Một quy trình bao gồm: ước lượng tầm cỡ của rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu, xem xét khả năng xảy ra rủi ro và những biện pháp có thể sử dụng đối phó với rủi ro. (3) Hoạt động kiểm soát: Những chính sách và những thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của NQL được thực hiện Phân chia trách nhiệm: Mục đích để cho các nhân viên kiểm soát lẫn nhau. Ví dụ như thủ quỹ và kế toán phải tách biệt với nhau, kế toán kho và thủ kho phải tách biệt, người phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng bảo quản tài sản,… Kiểm soát quá trình xử lý thông tin: Để thông tin đáng tin cậy thì cần thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc phê chuẩn các nghiệp vụ. Quan trọng nhất đó là kiểm soát chặt chẽ hệ thống chứng từ, sổ sách và việc phê chuẩn các loại nghiệp vụ phải đúng đắn. 7 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 8. Bảo vệ tài sản (kiểm soát vật chất): Việc so sánh, đối chiều giữa số sách kế toán và tài sản hiện có trên thực tế bắt buộc phải được thực hiện định kỳ. Điều tra nguyên nhân, qua đó phát hiện những yếu kém tồn tại trong đơn vị. Hoạt động này thực hiện cho các loại sổ sách và tài sản, kể cả những ấn chỉ đã được đánh số thứ tự trước nhưng chưa sử dụng, hạn chế các nhân viên không phận sự tiếp cận phần mềm, tài sản của đơn vị… Phân tích rà soát: xem xét lại những việc đã được thực hiện bằng cách so sánh số thực tế với số kế hoạch, dự toán, kỳ trước. Đơn vị thường xuyên rà soát thì có thể phát hiện những vấn đề bất thường, để có thể thay đổi kịp thời chiến lược hoặc kế hoạch, điều chỉnh thích hợp. (4) Thông tin và truyền thông Hệ thống thông tin của một đơn vị có thể được xử lý trên máy tính, qua hệ thống thủ công hoặc kết hợp cả hai, miễn là bảo đảm các yêu cầu chất lượng của thông tin là thích hợp, cập nhật, chính xác và truy cập thuận tiện. Trong đó, cần chú ý các khía cạnh sau: - Mọi thành viên của đơn vị phải hiểu rõ công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị từ cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ với các thành viên khác và sử dụng được những phương tiện truyền thông trong đơn vị. - Các thông tin từ bên ngoài cũng phải được tiếp nhận và ghi nhận trung thực, đầy đủ, để đơn vị có những phản ứng kịp thời. - Trong hệ thống thông tin (HTTT), thì hệ thống thông tin kế toán là một phân hệ quan trọng, bao gồm HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị, tổng hợp ghi nhận tất cả các sự kiện kinh tế phát sinh. Hai bộ phận này phần lớn sử dụng chung dữ liệu đầu vào nhưng sản phẩm đầu ra khác nhau. Kiểm toán viên thường chú ý đến hệ thống thông tin kế toán tài chính. (5) Giám sát 8 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 9. Là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay không và có cần sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ hay không. Giám sát thường xuyên (tiếp cận các ý kiến góp ý từ khách hàng, nhà cung cấp, các biến động bất thường…) hay định kỳ (các cuộc kiểm toán định kỳ do kiểm toán viên nội bộ, hoặc do KTV độc lập thực hiện). Hạn chế tiềm tàng của KSNB: - Quan hệ lợi ích – chi phí - Sự thông đồng - Gian lận quản lý - Những tình huống ngoài dự kiến: - Vấn đề con người: sai sót, quên, nhầm lẫn… 1.3. Ưu và nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ: 1.3.1 Ưu điểm: Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục đựơc thiết lập nhằm đạt đựơc 4 mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạtđộng. 1.3.1.1 Bảo vệ tài sản của đơn vị : Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ bảo vệ các tài sản của đơn vị (bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và cả các tài sản phi vật chất như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng…khỏi bị đánh cắp, hư hại hoặc bị lạm dụng vào những mục đích khác nhau. 9 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 10. 1.3.1.2. Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin: Thông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý vì vậy các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và độ tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ khách quan cácnội dung kinh tế chủ yếu của mọi hoạt động. 1.3.1.3. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế trong doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được tuân thủ đúng mức. Cụ thể hệ thống kiểm soát nội bộ cần: - Duy trì kiểm tra việc tuân thủ chính sách có liên quan tới các hoạt động của doanh nghiệp. - Ngăn chặn phát hiện kịp thời, xử lý các sai phạm và gian lận. - Ghi chép kế toán đầy đủ chính xác, lập BCTC trung thực khách quan. 1.3.1.4.Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý: Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực. Bốn mục tiêu nói trên của hệ thống kiểm soát nội bộ đều nằm trong một thể thống nhất tuy nhiên đôi khi cũng có mâu thuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy. Cụ thể như nếu chúng ta muốn tăng cường việc bảo vệ tài sản thì sẽ làm tăng thêm chi phí như vậy sẽ không đảm bảo được mục tiêu nâng cao tính hiệu quả của hoạt động. Vậy nhiệm 10 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 11. vụ của các nhà quản lý là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và kết hợp hài hòa bốn mục tiêu nói trên. 1.3.2. Nhược điểm: Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thì các kiểm toán viên cần nhận thức rằng một hệ thống kiểm soát nội bộ dù có được thiết kế hoàn hảo đến đâu thì cũng không thể nào ngăn ngừa phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ: - Hệ thống kiểm soát nội bộ thường bị xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với lợi ích đem lại. - Các thủ tục kiểm soát này thường tác động đến những nghiệp vụ xảy ra thường xuyên mà ít có tác động với những nghiệp vụ bất thường. - Hệ thống kiểm soát nội bộ thường chỉ đặt ra các thủ tục kiểm soát bên trong đơn vị mà ít có tác động đối với các nghiệp vụ bên ngoài đơn vị. - Các thủ tục kiểm soát thường dễ bị lạc hậu theo thời gian vì có sự đối phó của người bị kiểm soát. - Hệ thống kiểm soát nội bộ thường dễ bị vô hiệu hóa bởi những nhà quản lý Phần 2. Trách nhiệm của nhà quản lý đối với hệ thống kiếm soát nội bộ của doanh nghiệp Các nhà quản lý trong công ty có trách nhiệm thành lập, điều hành và giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ sao cho phù hợp với mục tiêu của công ty.Để hệ thống này vận hành tốt, các nhà quản lý cần tuân thủ một số nguyên tắc như: - Xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi 11 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 12. - Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao - Bất kỳ thành viên nào của công ty cũng phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ - Quy định rõ ràng trách nhiệm kiểm tra và giám sát - Tiến hành định kỳ các biện pháp kiểm tra độc lập… - Ngoài việc thiết lập các quy chế kiểm soát ngang - dọc hay kiểm tra chéo giữa hệ thống các phòng ban, nhiều công ty còn lập thêm phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ và một ban kiểm soát với nhiệm vụ phát hiện những sai sót của ban điều hành, kiểm tra các hợp đồng có đúng thủ tục, đủ điều kiện chưa, kiểm tra kho quỹ để biết tiền có bị chiếm dụng không... nhằm ngǎn ngừa đến mức thấp nhất những rủi ro. Ở các công ty lớn trên thế giới, kiểm soát nội bộ do giám đốc tài chính phụ trách, còn đối với các công ty nhỏ thì chính giám đốc điều hành sẽ thực hiện. Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định và đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ ra các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó. Giám đốc phải lập báo cáo về kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Báo cáo này phải cập nhật được các rủi ro, nêu tóm tắt các hoạt động chính của doanh nghiệp, các rủi ro liên quan tương ứng và các hoạt động kiểm tra, kiểm soát ở cấp độ toàn doanh nghiệp, cấp độ từng đơn vị, bộ phận và từng hoạt động. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của DN, triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh và các mục tiêu, chính sách lớn đã được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua.Giám đốc DN là người chịu trách 12 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 13. nhiệm đầu tiên tiến hành tổ chức kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và phải chịu trách nhiệm cuối cùng về sự hợp lý, hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.Các yêu cầu cụ thể đối với giám độc DN trong hệ thông kiểm soát nội bộ có thể kể ra: - Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ hợp lý và hoạt động có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu về nhận dạng, đo lường, đánh giá và quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn hợp lý, đảm bảo DN hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật. - Xây dựng, ban hành các quy trình nghiệp vụ cụ thể đối với mọi hoạt động nghiệp vụ của DN; đảm bảo có chính sách kiểm soát, chính sách quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ cụ thể. - Duy trì và thực hiện cơ cấu tổ chức, phân cấp ủy quyền, quản lý kinh doanh một cách rõ ràng và hiệu quả. - Đảm bảo duy trì hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời. - Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các quy chế, quá trình, quy định nội bộ. - Định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát DN kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiến nghị, đề xuất nhằm chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Giám đốc phải tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của từng đơn vị, bộ phận điều hành, kinh doanh, tác nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ. - Tạo điều kiện thuận lợi để kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ được giao và chỉ đạo các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp thực hiện phối hợp công tác với 13 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 14. bộ phận kiểm toán nội bộ theo quy định của quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên. - Đôn đốc các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ tình hình thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ. - Thông báo cho kiểm toán nội bộ dự họp các cuộc họp nội bộ. - Thông báo kịp thời cho bộ phận kiểm toán nội bộ về mọi trường hợp bị thua lỗ, thất thoát hay gian lận đáng kể, các trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro, thua lỗ, thất thoát, gian lận. - Đảm bảo bộ phận kiểm toán nội bộ được thông báo đầy đủ về các thay đổi, những vấn đề phát sinh mới trong hoạt động của DN, các sáng kiến, sản phẩm mới nhằm xác định sớm những rủi ro liên quan. Phần 3. Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ tới công việc của kiểm toán viên Kiểm soát nội bộ là công cụ quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Bên cạnh đó, Kiểm soát nội bộ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công việc của kiểm toán viên. Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ là điều rất quan trọng đối với người kiểm toán, là nền tảng cho những đánh giá ban đầu của kiểm toán viên về mức rủi ro kiểm soát cũng như tính chính xác và độ tin cậy của hệ thống thông tin kế toán, đồng thời còn thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ là 1 phần việc rất quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trong 1 cuộc kiểm toán. Vấn đề này được quy định trong nhóm chuẩn mực đối với công việc tại chỗ ở điều thứ hai trong 10 chuẩn mực kiểm toán được 14 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 15. chấp nhận rộng rãi (GAAS): “Kiểm toán viên phải có một sự hiểu biết đầy đủvề hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và để xacsd định bản chất, thời gian và phạm vi các cuộc khảo sát phải thực hiện”. Và điều này cũng được quy định trong chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ:”Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cận kiểm toán hiệu quả”. Thứ nhất, kiểm toán viên có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ để giảm bớt công việc kiểm toán. Bởi vì, trên thực tế, các thông tin tài chính thường được xác minh nhiều lần. Mối quan hệ này tạo điều kiện cho công việc giảm bớt các thử nghiệm cơ bản nếu kiểm toán viên nghiệm thấy các báo cáo tài chính đáng tin cậy. Thứ hai, kiểm toán viên cần phải dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc kiểm toán. Nguyên tắc thận trọng đúng mức đòi hỏi kiểm toán viên phải đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, để tránh công ty kiểm toán phải đối mặt với những vụ kiện của khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Bên cạnh đó, kiểm toán là 1 loại hình dịch vụ nên kiểm toán viên cũng phải quan tâm đến khía cạnh hiệu quả cuộc kiểm toán. Việc dảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty kiểm toán. Để thỏa mãn đồng thời hai mục tiêu này, đòi hỏi kiểm toán viên phải xây dựng cách tiếp cận kiểm toán khoa học, hiệu quả. Chất lượng cuộc kiểm toán liên quan đến việc thu nhập bằng chứng kiểm toán. Để đưa ra nhận xét đúng đẵn về Báo cáo tài chính, Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực. Tính dầy đủ của bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực. Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán ảnh hưởng bởi quy mô mẫu chọn, quy mô mẫu chọn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu toostrong đó có hệ thống kiểm soát nội bộ. Chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng tác động đến hiệu lực của bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán thu thập từ 1 hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt 15 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 16. động có hiệu quả đáng tin cậy hơn từ một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém. Do đó, quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Hiệu quả cuộc kiểm toán có liên quan tới giá phí cuộc kiểm toán và chi phí thu nhập bằng chứng kiểm toán. Nếu công ty đảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán thì với doanh thu cố định, việc giảm tối đa chi phí giúp họ đạt được lợ nhuận tối đa. Với mức lợi nhuận xác định chi phí tối thiểu giúp giá phí kiểm toán nhỏ nhất, nâng cao khả năng canh của công ty kiểm toán. Như vậy, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cuộc kiểm toán, giúp cho kiểm toán viên xác lập mức đọ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ, giảm tối đa các thử nghiệm tiến hành mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên cần hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá chính xác mức độ rủi ro kiểm soát, để vạch kế hoạch kiểm toán và xây dựng trình tự phương pháp kiểm toán thích hợp. Sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, sự đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát cùng với sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng, cũng như mọi cân nhắc khác sẽ giúp cho kiểm toán viên: - Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trong báo cáo tài chính. - Xem xét nhân tố tác động đến khả năng có thể xảy ra sai sót nghiêm trọng. - Thiết kế phương pháp kiểm toán căn bản. Tuy nhiên hệ thống kiểm soát nội bộ có 1 vài nhược điểm mà các kiểm toán viên cần lưu ý: Khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thì các kiểm toán viên cần nhận thức rằng một hệ thống kiểm soát nội bộ dù có được thiết kế hoàn hảo đến đâu thì cũng không thể nào ngăn ngừa phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ: 16 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 17. - Hệ thống kiểm soát nội bộ thường bị xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với lợi ích đem lại. - Các thủ tục kiểm soát này thường tác động đến những nghiệp vụ xảy ra thường xuyên mà ít có tác động với những nghiệp vụ bất thường. - Hệ thống kiểm soát nội bộ thường chỉ đặt ra các thủ tục kiểm soát bên trong đơn vị mà ít có tác động đối với các nghiệp vụ bên ngoài đơn vị. - Các thủ tục kiểm soát thường dễ bị lạc hậu theo thời gian vì có sự đối phó của người bị kiểm soát. - Hệ thống kiểm soát nội bộ thường dễ bị vô hiệu hóa bởi những nhà quản lý 17 Nhóm 2 – Song bằng 16C
  • 18. Kết luận Với sự đa đạng của hình thức kinh doanh, với mức độ tăng truởng ngày càng cao của nguồn vốn kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp, đặc biệt với quá trình đẩy nhanh việc vốn hoá thị trường vốn của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, hiện nay, nhà đầu tư vốn đã và đang dần tách rời khỏi vai trò quản lý doanh nghiệp.Chính vì vậy một hệ thống Kiểm soát nội bộ vững mạnh đang là một nhu cầu bức thiết, một công cụ tối ưu để xác định sự an toàn của nguồn vốn đầu tư, xác định hiệu quả điều hành của Ban điều hành doanh nghiệp cũng như kịp thời nắm bắt hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Hiểu được Các chức năng, nhiệm vụ, vai trò, tầm quan trọng, cách thức xây dựng một hệ thống Kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ giúp nhà quản trị cũng như nhân viên kế toán, kiểm toán có thể quản lý tốt nhất nguồn lực vốn của doanh nghiệp để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất cho tổ chức, doanh nghiệp cũng như đem lại sự thuận lợi trong công việc, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí. 18 Nhóm 2 – Song bằng 16C