SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 100
Descargar para leer sin conexión
Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng
Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT
Vaø soá 41/GP - SÑBS
Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC
TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ
27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi
ÑT & Fax: (84.4)39.764.693
CHUÛ NHIEÄM
GS. Hoaøng Chöông
TOÅNG BIEÂN TAÄP
Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC
Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP
Ts. Nguyeãn Minh San
TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ
Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai
THÖ KYÙ TOØA SOAÏN
Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn
Nhaø baùo Töø My Sôn
GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH
Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân
HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP
GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ
- Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS.
Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan -
TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh
- TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong
- NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng
BAN CHUYEÂN ÑEÀ
VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP
Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM
Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi
ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH
Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi
ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875;
Mobile: (+84)989.186661
Email: trantrungvanhien@gmail.com
Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM
288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM
ÑT: (84.8)38.353.878
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG
Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng
ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
Trình baøy - De. Quang Anh
TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH
Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM
In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I
GIAÙ: 50.000VNÑ
nội dung
SỐ 3+4 (252)-2014
CULTURE OF VIETNAM
SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN
4. Ngành Văn hoá - Thể thao và Du lịch
Việt Nam - Một năm khởi sắc
Hoàng Bích Ngọc
7. Để có tác phẩm xứng tầm của dân tộc
Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
Lê Khả Phiêu
11. Phát huy và quảng bá di sản văn
hóa để phát triển du lịch Bình Định
GS. Hoàng Chương
15. “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” - “Đại cáo
bình Tây” của thời đại Hồ Chí Minh
Trương Nguyễn
19. Các họa sĩ - chiến sĩ trong chiến
dịch Điện Biên phủ
Châu Giang
23. Đỗ Nhuận với đại thắng Điện Biên
trong âm nhạc
Nguyễn Thuỳ Linh
26. Công ty CP Văn hoá Việt Nam cầu
nối liên kết thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội Việt Nam - Lào
Trương Nguyễn Hà Bình
30. TậpđoàntruyềnthôngquốcgiaViệtNam
- Tập đoàn truyền thông hàng đầu Việt Nam
Hoàng Linh
HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT
33. Nhân cách lớn Phạm Văn Đồng -
nhìn từ lối sống và những việc làm nhỏ
hàng ngày
TS. Nguyễn Minh San
41. GS.TSKH Nguyễn Đình Ngọc - Một nhà
khoa học lớn, một nhà chiến lược tầm cỡ, một
điệp viên huyền thoại, một nhân cách đẹp
Phạm Đình Khanh
45. Nghệ nhân - báu vật sống làng nghề
Lưu Duy Dần
48. Người goá phụ Huế với cây cầu bắc
qua thời gian
Thuỳ Linh Quang Minh
TỪ TRONG DI SẢN
50. Đàn tế Trời - Đất Ấn Sơn khu tâm linh
tưởng niệm tướng lĩnh và nghĩa quân Tây Sơn
Trương Hồng Ny
Ảnh bìa 1: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng
Bộ Ngoại giao - Chủ tịch UBNN về Người Việt
Nam ở nước ngoài (bên phải) trao giải cho đại
diện Doanh nghiệp tại lễ trao các giải thưởng
“Top 100..” tháng 2 năm 2014 Thủ đô Viêng-
Chăn nước CHDCND Lào.
53. Bảo tàng Đắk Lắk - Bảo tàng lớn, hiện
đại và đẹp nhất khu vực Tây Nguyên
San San
DIỄN ĐÀN
58. Có một mảng rừng nguyên sinh, có
những Cây Di sản Việt Nam ở TP Buôn
Ma Thuật
Ny San
62. Công tác quản lí nếp sống văn hoá
của sinh viên ở kí túc xá các trường
VHNT - Thực trạng và Giải pháp
ThS. Phạm Thanh Giang
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
64. Công ty Cp Cấp thoát nước Long An
- phục vụ vì nhu cầu dân sinh
Mộng Huệ
66. Công ty mua bán nợ - phương châm
hoạt động “Hợp tác và chia sẻ”
PV
DOANH NHÂN TÂM - TÀI
68. Công ty Cp Xây dựng công trình 545
Người dành tâm huyết cả đời cho Đà Nẵng
Trúc Lam
70. Công ty CP Phân lân nung chảy Văn
Điển - chuyện về một nhà quản lý xuất sắc
Tử Đan
72. Công ty CP Giống cây trồng Miền
Nam - Người nối dài những truyền thống
vẻ vang
Đại Miêu
74. Công ty TNHH Âu Lạc - Quảng Ninh
- Một doanh nhân luôn đồng hành cùng
cộng đồng - Xã hội
Quang Hòa
THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC
NHÌN VĂN HÓA
76. Maritime Bank - Hơn 22 năm phát
triển bền vững
PV
78. Công ty CP Traphaco - Thương hiệu
của niềm tin
Bùi Thọ
EVENTS & COMMENTS
4. Culture - Sports and Tourism of
Vietnam: A year of prosperity
Hoang Bich Ngoc
7. To have Vietnam’s worthy works to
Ho Chi Minh era
Le Kha Phieu
11. Upholding and promoting cultural
heritage to develop tourism for Binh
Dinh
Prof. Hoang Chuong
15. “Dien Bien soldiers”: A great verse
of Ho Chi Minh era
Truong Nguyen
19. The artist - soldiers in the Dien Bien
Phu campaign
Chau Giang
23. Do Nhuan with Dien Bien great
victory in music
Nguyen Thuy Linh
26. Vietnam Culture Company: A linking
bridge to promote social economic
development between Vietnam - Laos -
Truong Nguyen Ha Binh
30. National Media Group Vietnam -
Leading Media Group Vietnam
Hoàng Linh
Contents
number 3+4 (252) - 2014
ĐỜI SỐNG QUANH TA
80. Giỗ Tổ hát Xẩm và tưởng nhớ nghệ
nhân, NSƯT Hà Thị Cầu
Linh Hoàng
82. Múa rối nước Việt Nam diễn Truyện
cổ An đéc xen tại Pháp
Nguyễn Thu
83. Thắp sáng: Ngày hội Thơ Đường
Việt Nam
NSƯT Nguyễn Thế Phiệt
72. Southern Seed Corporation - The
man who extends glorious traditions
Dai Mieu
74. Quang Ninh - Au Lac Co., Ltd. - An
entrepreneur always with his Community
- Society
Quang Hoa
TRADEMARK - BRAND NAME
BY CULTURAL VIEW
76. Maritime Bank - More than 22 years
of sustainable development
Thu Thu
78. Traphaco JSC: Brand of the belief
Bui Tho
LIFE AROUND US
80. National Anniversary of Xam singing
and commemoration to Ha Thi Cau Xam
singer
Linh Hoàng
82. Vietnam’s Water Puppet and
Andersen’s Fairy Tales in France
Nguyễn Thu
82. Lighting Vietnam’s Duong Verse
Festival
Nguyen The Phiet
TALENTS OF VIETNAMESE LAND
33. Pham Van Dong, a great personality
- A view from his lifestyle and daily small
things
Dr. Nguyen Minh San
41. Prof. Ph. D. Nguyen Dinh Ngoc: As
I known
Pham Dinh Khanh
45. Artisan: Craft village living trea-
sures
Luu Duy Dan
48. Woman Hue bridge across time
Thuy Linh Quang Minh
INSIDE HERITAGE
50. Heaven Sacrified Forum - An Son
land, a spiritual tourist place to Tay Son
Dynasty
Linh Hoang Ny
53. Dak Lak Museum - Big, modern and
most beautiful Museum on Highland area
San San
FORUM
58. There is an original jungle, which
has Vietnam’s heritage trees in Buôn
Ma Thuot City
Ny San
62. Measures to improve effectively
management of cultural life of students
in campus of Art - Culture colleges -
Mas. Pham Thanh Giang
FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT
64. Long An Water Supply and Sewerage
Company - Catering for people’s needs
Hue Mong
66. Dept buy-selling Company - Activity
Motto “Cooperation and Sharing”
Reporter
BUSINESSMAN HEART - TALENT
68. # 545 Construction JSC: One has
devoted its lifetime to Da Nang
Truc Lam
70. Van Dien fertilizer JSC - Story about
an outstanding manager
Tu Dan
C
hính vì khái niệm văn hóa quá rộng, nội hàm
văn hóa quá sâu và luôn luôn có mối liên
kết và tác động vào mọi mặt đời sống, xã
hội, con người, cho nên có thể coi ngành văn hóa là
ngành đa dạng và phức tạp nhất. Đó là mới chỉ nói
riêng về văn hóa, một trong ba lĩnh vực của một bộ
với cái tên bao trùm là văn hóa, thể thao, du lịch. Ba
ngành này trước đây đều nằm độc lập tương quan,
nay gộp lại thành một ngành lớn, nên có người gọi là
“siêu bộ” và cũng có người băn khoăn: Không biết vị
tư lệnh của ngành này làm cách nào để lái được con
thuyền văn hóa khổng lồ vượt qua được phong ba bão
táp?!! Nhưng, vị Bộ trưởng học ngành hàng không
Liên Xô lại lái con tàu văn hóa Việt Nam vượt qua
bao thác ghềnh, nhưng vẫn về tới đích, đó là Hoàng
Tuấn Anh mà tôi có ấn tượng đẹp khi nghe ông trả
lời chất vấn trước Quốc hội và mới đây ông báo cáo
trước một đối tượng khó tính, đó là các chuyên gia
văn hóa nhiều thế hệ trong cuộc họp mặt đầu năm
2014. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phân tích các sự
kiện văn hóa nổi bật trong năm 2013 thật rành mạch
và có sức thuyết phục như việc tổng kết thành công
15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa
VIII với nội dung “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là vấn đề rất
lớn, rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực
tiễn trong thời kỳ đất nước đang mở cửa hội nhập,
với nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về
văn hóa. Ví dụ, tại Hội thảo “Âm nhạc dân tộc trong
cuộc sống hôm nay”, với mục đích bảo tồn và phát
huy âm nhạc dân gian truyền thống thì có vị giáo sư
lại phát biểu rằng: “hãy để cho mọi luồng âm nhạc
nước ngoài xâm nhập vào càng nhiều càng tốt, càng
làm cho nền âm nhạc Việt Nam đa dạng, phong phú
hơn”. Tiếp theo là hàng loạt sự kiện như: Tuần lễ Đại
đoàn kết các dân tộc bằng di sản văn hóa Việt Nam,
Festival Di sản văn hóa Quảng Nam 2013; Festival
Đua ghe Ngo đồng bào Kh’ mer đồng bằng Sông
NGÀNH VĂN HÓA VIỆT NAM
Một năm khởi sắc
Nói về văn hóa, ai cũng nghĩ văn hóa liên quan
tới nhiều vấn đề của cuộc sống, con người, liên
quan tới các ngành nghề, các địa phương, các
địa danh, địa chỉ văn hóa vật thể, phi vật thể,
văn hóa tâm linh… Ở đâu cũng có văn hóa:
văn hóa trong nghệ thuật; văn hóa trong giáo
dục, trong học đường, trong bệnh viện, trong
thể dục thể thao, trong du lịch văn hóa trong
đối ngoại, trong giao thông; văn hóa trong gia
đình, trong giao tiếp ứng xử; văn hóa trong ăn
uống v.v
“
”
Khai mạc Festival Di sản văn hóa Quảng Nam 2013.
Ảnh: disanquangnam.vn
l HOÀNG BÍCH NGỌC
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
4
Cửu Long lần thứ I - Sóc Trăng 2013; Ngày hội Văn
hóa thể thao du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc lần thứ
XIII - Hòa Bình 2013; thành công của các tuần văn
hóa, ngày văn hóa nhân kỷ niệm năm chẵn, thiết lập
quan hệ ngoại giao với các nước và liên hoan nghệ
thuật Việt Nam - Lào - Campuchia, Mianmar.
Năm 2013, ngành văn hóa cũng tổ chức thành
công. “Năm gia đình Việt Nam 2013 và tuyên dương
gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần
thứ II”.
Năm Quý Tỵ - năm con Rắn biểu trưng cho sự
thông minh, sức nhanh nhẹn đã thành công lớn tại
các Đại hội Thể thao quốc tế, cụ thể là: Việt Nam
đứng thứ 5 trên 44 quốc gia và vùng lãnh thổ tại
Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật Châu Á lần
thứ 4 (AIMAG4); đứng thứ 3 trên 11 quốc gia tại
SEAGAMES 27; đứng thứ 7 trên 45 quốc gia và vùng
lãnh thổ tại Đại hội Thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2;
đứng thứ 5 trên 41 quốc gia và vùng lãnh thổ tại giải
Thể thao người khuyết tật trẻ Châu Á. Riêng môn
bóng đá không thành công lắm trong năm 2013, mà
có ý kiến cho rằng, ngành thể thao Việt Nam không
phát triển. Về điểm này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
giải thích khá thuyết phục rằng ngành TDTT có rất
nhiều bộ môn, trong đó có bóng đá, mà bóng đá mặc
dù là môn “thể thao vua” nhưng không phải là mục
tiêu chính của phát triển con người. Chỉ có thể dục
với nhiều loại hình mới giúp cho con người phát triển
tầm vóc, phát triển thể lực, phát triển tư duy sáng tạo
và kéo dài tuổi thọ. Như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn luôn khuyến khích mọi người tập thể dục
để có sức khỏe. Đó là mục tiêu chính của TDTT mà
điển hình phong trào TDTT trong năm 2013 là vận
động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên, người đã đạt
được 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc tại Đại
Hội Thể dục thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2, năm 2013
và 3 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 1 Huy
chương Đồng, phá kỷ lục Seagames tại Seagames
27 năm 2013 và gần đây lại được giới truyền thông
bầu là vận động viên xuất sắc nhất năm 2013. Ngoài
ra còn nhiều vận động viên khác cũng đạt được
những thành tích ngoạn mục như Nguyễn Hà Thanh
(nhảy chống nạng), Hoàng Xuân Vinh (bắn súng),
Lê Quang Liêm (cờ chớp thế giới), Nguyễn Tiến
Minh (cầu lông thế giới). Tinh thần Việt Nam còn thể
hiện rất rõ trong các cuộc thi đấu TDTT như có người
không quen chạy có mang giày dép mà vẫn vượt lên
hàng đầu, có người chân bị thương mà vẫn chạy tới
đích trước. Đó là tinh thần, là thể chất Việt Nam qua
rèn luyện trên sân tập TDTT và qua những sân đấu
khốc liệt, Việt Nam vẫn gây được ấn tượng đẹp trong
con mắt của bạn bè trên toàn thế giới.
Trên đà thắng lợi năm 2013 ngành TDTT các cấp
đang nô nức hướng tới Đại Hội Thể Dục Thể Thao
Toàn Quốc lần thứ VII, năm 2014 với quyết tâm gây
ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của nhân
dân. Nhìn sang ngành du lịch năm 2013 cũng thấy
được những hoạt động sôi nổi và có hiệu quả cao,
tiêu biểu là năm du lịch đồng bằng sông Hồng - Hải
Phòng năm 2013, hội nghị Quốc tế Du lịch tâm linh
vì sự phát triển bền vững.
Năm 2013, số người du lịch nước ngoài đến Việt
Nam đã tăng vọt, giúp cho ngành du lịch Việt Nam
vượt mức chỉ tiêu cả về số lượng người du lịch và
số lượng doanh thu. Cụ thể là đã đón 7.57 triệu lượt
khách quốc tế, đạt mức tăng trưởng 10.6%, lượng
khách du lịch nội địa ước đạt 35 triệu lượt tăng 7.7 %
tổng thu từ khách du lịch đạt gần 200 ngàn tỷ đồng
tăng 25% so với năm 2012. Đây là một cố gắng rất
lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi
Đua ghe Ngo đồng bào Kh’ mer
đồng bằng Sông Cửu Long.
Ảnh: Nguyễn Khánh Minh
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
5
cơn khủng hoảng và kinh tế Việt Nam cũng chưa thật
ổn định. Dĩ nhiên so với các nước trong khu vực thì
“ngành công nghiệp không khói” Việt Nam vẫn còn
nhiều điểm yếu như du lịch chưa thật gắn kết với văn
hóa, di sản văn hóa chưa được phát huy đúng mức
trong phục vụ du lịch. Như chúng ta đã biết, người
nước ngoài đến Việt Nam trước hết phải được xem
gì, ăn gì và mua gì, tức là xem, ăn, mua cái đặc sắc
nhất của Việt Nam, nhưng những di sản văn hóa phi
vật thể như tuồng, chèo, cải lương, bài chòi, quan
họ, ca trù, hát xoan, Hát xẩm… vẫn còn là “áo gấm
đi đêm”, chỉ có múa rối nước là được người nước
ngoài biết đến nhiều hơn. Còn hệ thống văn hóa vật
thể đang nằm trải dài trên khắp đất nước cũng rất ít
khách vãng lai mặc dù rất hấp dẫn về nét đặc sắc
của nó khó nước nào sánh được, như trường hợp
Trống trận Quang Trung và võ thuật Tây Sơn hoặc
cá Chình Phù Mỹ, nem chua chợ Huyện, rượu Bàu
Đá, An Nhơn, Hát bội Bài Chòi ở Bình Định…
Điểm yếu nhất của du lịch văn hóa là sự gắn
kết giữa văn hóa với du lịch và quảng bá văn hóa,
quảng bá có bài bản có nghệ thuật, chứ không phải
quảng bá qua hướng dẫn viên và phiên dịch, bởi đa
số hướng dẫn viên không hiểu sâu về những giá trị
của nghệ thuật dân tộc Việt Nam. Chúng ta cảm ơn
đất trời đã ưu đãi, đã ban thưởng cho thiên nhiên
Việt Nam những vẻ đẹp tuyệt vời, cảm ơn tiên tổ của
dân tộc đã để lại cho hậu thế hôm nay rất nhiều di
sản văn hóa quý giá mà trong số đó văn hóa phi vật
thể đã được UNESCO công nhận là di sản của nhân
loại như Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây
Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, hát Xoan Phú Thọ, Ca
Trù và mới đây là Đờn ca Tài tử Nam bộ. Ngoài ra
nghệ thuật Bài Chòi Miền Trung, Ví dặm Nghệ Tĩnh,
hát Chầu văn Nam Định cũng đang được Bộ VH-
TT&DL lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản
văn hóa của nhân loại. Điều này càng chứng tỏ văn
hóa Việt Nam đang khởi sắc rõ rệt./.n
Cảnh đẹp Tam Quan - Bình Định. Ảnh: Anh Tuấn
Khai mạc năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải
Phòng 2013. Ảnh: Thinh 191
Nghệ thuật múa rối nước được người nước ngoài biết đến nhiều
hơn. Ảnh: khoanhkhacvietnam.vn
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
6
Tôi rất vui mừng và thật sự bị cuốn hút vào cuộc
Hội thảo này.
Trước hết, Ban tổ chức đã đặt ra vấn đề đúng.
Trong văn học, nghệ thuật (VHNT) còn có vấn đề
nào quan trọng bằng và đáng bàn bằng việc sáng
tạo ra tác phẩm có giá trị lâu dài. Đó là việc trung
tâm và cấp bách số một đối với mỗi văn nghệ sĩ.
Phấn đấu để có những tác phẩm có giá trị cao về tư
tưởng nghệ thuật là giấc mơ của mọi văn nghệ sĩ. Đó
là sự kết tinh đẹp đẽ của tài năng và tâm huyết. Làm
nghệ sĩ đích thực mà không mơ ước đạt được những
đỉnh cao sáng tạo, theo tôi chưa phải là nghệ sĩ đích
thực. Cần phải nuôi khát vọng lớn. Còn làm được
đến đâu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cho nên nếu
có ai đó nói rằng, có tác phẩm hay là có tất cả, tôi
nghĩ không phải là quá đáng.
Lịch sử nghệ thuật là con đường vắt qua các tác
phẩm có giá trị lâu bền. Đó là lịch sử của những dấu
ấn nghệ thuật không phai mờ trong ký ức của con
người. Trong kho lưu trữ của nghệ thuật, không có
chỗ cho những tác phẩm làng nhàng, nhạt nhẽo, vô
vị. Và nghệ sĩ, tự vẽ chân dung của mình đậm nhạt
đến đâu, tùy thuộc vào ảnh hưởng của tác phẩm đối
với xã hội đến đó.
Văn học, nghệ thuật là tấm gương phản chiếu
hiện thực cuộc sống. Tôi là người hoạt động chính
trị, đối với VHNT tôi chưa am hiểu nhiều. Nhưng là
người được Đảng phân công làm công tác chính trị
tư tưởng trong quân đội nhiều năm, trải qua nhiều
thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất, tôi hiểu rõ vai trò và
ý nghĩa to lớn của VHNT đối với việc xây dựng tâm
hồn, nhân cách, bản lĩnh chiến đấu của người lính.
Theo ngôn ngữ của nhà quân sự, tôi nghiệm thấy
VHNT cũng là một binh chủng hùng hậu và có sức
mạnh to lớn.
Tôi nói như vậy để bày tỏ tình cảm đối với VHNT nói
chung và về vấn đề các đồng chí thảo luận hôm nay.
Về vấn đề này, tôi xin góp một vài suy nghĩ dưới góc
nhìn của một người đọc về một số vấn đề sau đây:
- Tài năng
- Vốn sống
- Văn học, nghệ thuật góp phần xây dựng đạo
đức xã hội.
Về tài năng: Từ điển Bách khoa định nghĩa “ Tài
năng là sự kết hợp hoàn thiện nhất các năng lực
nhất định đối với một hoạt động nhất định, giúp con
người đạt được những thành tựu xuất sắc, mới mẻ,
có ý nghĩa xã hội. Tài năng biểu thị chất lượng cao
của năng lực, có thể biểu hiện trong bất cứ lĩnh vực
nào thông qua đào tạo chu đáo và luyện tập công
phu, hoạt động thực tiễn, phát triển tối đa các tố chất
tương ứng”.
Văn học nghệ thuật là lĩnh vực của tài năng. Nói
về VHNT mà không nói đến tài năng thì coi như chưa
nói gì cả. Lảng tránh vấn đề tài năng tức là quay
lưng lại với VHNT. Tài năng thực sự bao giờ cũng rất
hiếm. Tài năng xuất chúng càng hiếm hơn. Không
quý trọng và tạo điều kiện cho tài năng phát triển
thì xã hội không thể phát triển được. Nghị quyết 23
của Bộ Chính trị khóa X “ Xây dựng và phát triển văn
ĐỂ CÓ TÁC PHẨM XỨNG TẦM
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH
(Tham luận Hội thảo “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và
nghệ thuật cao - Thực trạng và giải pháp” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung
ương tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 27/11/2013)
l LÊ KHẢ PHIÊU
Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
7
học, nghệ thuật trong tình hình mới” đã khẳng định
“Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của xã hội.
Chăm sóc để tài năng phát triển là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân và các tổ chức trong hệ thống
chính trị”. Đó là một bước phát triển quan trọng trong
tư duy lãnh đạo VHNT. Chúng ta còn phải tiếp tục
thể chế hóa các Nghị quyết, bổ sung, hoàn thiện
các chính sách đối với trí thức, văn nghệ sĩ, bao gồm
cả hệ thống các giải pháp đồng bộ: Đào tạo, bồi
dưỡng, đánh giá, sử dụng, tôn vinh, phát huy. Tổng
kết Nghị quyết 05 của Trung ương khóa VIII chính là
làm việc đó. Vấn đề còn lại là, cá nhân văn nghệ sĩ
phát huy tài năng của mình như thế nào? Trước kia,
đã có bao nhiêu tài năng tàn lụi, uổng phí, đã có bao
nhiêu tiếng kêu vì “sinh bất phùng thời” tức là “sinh
không gặp thời”. Sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta do Đảng lãnh đạo đã xóa bỏ đi bi kịch ngàn
đời đó. Trong sự nghiệp vĩ đại đó, ai có tài, có tâm
giúp nước, đều được đón nhận, đều được cống hiến
và tạo điều kiện để cống hiến phát huy hết tài năng
của mình. Đó là một cuộc gặp gỡ, giữa khát vọng và
tài năng. Khát vọng về lý tưởng xã hội và lý tưởng
nghệ thuật. Không có khát vọng lớn thì không có tác
phẩm lớn. Các nghệ sĩ lớn, đều là mẫu mực đáng
kính về vấn đề này, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa lý tưởng xã hội và lý tưởng nghệ thuật.
Nhưng cũng cần phải nói lại cho công bằng. Với
câu hỏi làm thế nào để tài năng phát triển lâu bền, có
ích, thì chỉ có bản thân văn nghệ sĩ mới tìm được câu
trả lời xác thực nhất. Tại sao có những trường hợp
khi mới xuất hiện lấp lánh, nhiều triển vọng, nhưng
càng về sau càng mờ nhạt, thậm chí phải bỏ nghề?
Nguyên nhân có nhiều, nhưng chắc chắn có vấn đề
rèn luyện. Rèn luyện về khát vọng, về văn hóa và về
vốn sống. Dù xã hội có quan tâm, tạo điều kiện đến
đâu cũng không thể thay thế sự tự rèn luyện của bản
thân văn nghệ sĩ. Không tự rèn luyện thì khả năng
không phát triển được. Rèn luyện qua sách vở, qua
nhà trường, qua giao tiếp. Nhưng không có gì thay
thế được rèn luyện trong thực tiễn. Tôi xin nêu vấn
đề để các đồng chí cùng trao đổi.
Về vốn sống: Tôi được các đồng chí ở Hội Nhà
văn Việt Nam cho biết, trong gần 1.000 nhà văn
của Hội, hơn 98% nhà văn đều sống ở thành phố
và các trung tâm hành chính. Cả nước chỉ còn 2%
nhà văn đang sống ở nông thôn. Ở trung tâm công
nghiệp, các trọng điểm kinh tế, các tuyến đường,
các cửa khẩu, các làng bản xa xôi... đang vắng bóng
nhà văn. Các hội chuyên ngành khác chắc chắn
cũng có tình hình như vậy? Thế thì làm sao hiểu
biết đầy đủ cuộc sống của đất nước ta hiện nay. Đối
với mỗi nhà sáng tác, những bản thành tích, những
con số thống kê, những bản báo cáo điển hình là
hoàn toàn không đầy đủ cho việc hiểu biết và khám
phá con người; hoàn toàn không đủ đối với việc nắm
bắt dòng chảy và bản chất của đời sống ngày hôm
nay. Thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước ta mấy
chục năm qua đã xuất hiện những con người mới.
Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ảnh: Chu Vĩnh Cát
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
8
Đó là những con người Việt Nam có nguồn gốc sâu
xa nghìn đời với canh tác nông nghiệp, với văn hóa
làng xã nhưng đang chuyển mình mạnh mẽ trong sự
nghiệp công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đó là những
con người Việt Nam đang sánh bước cùng nhân loại.
Trong sự nghiệp đó, những thói quen mới, những
tập quán mới, những phẩm chất mới đang được hình
thành. Hơn nữa, chúng ta làm công nghiệp trong cơ
chế thị trường. Sẽ có bao nhiêu thử thách, níu kéo,
những vật vã trong quá trình đi lên. Hơn thiệt, được
mất, đúng sai, là vấn đề được đặt ra hàng ngày cho
từng con người, cả xã hội đang được thử thách về
mặt nhân cách. Đó là cuộc bứt phá đi lên để tạo
dựng những giá trị mới. Sự nghiệp đổi mới đất nước
cung cấp biết bao chất liệu quý báu cho văn nghệ
sĩ. Biết bao tấm gương cao đẹp vươn lên trong lao
động sáng tạo nảy nở trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Chính họ là chủ thể của xã hội hiện nay. Những
mảng sáng, những nhân tố tích cực, những việc làm
đầy tình nghĩa, những hy sinh thầm lặng, những bộ
óc dám nghĩ dám làm, đó là những nhân tố quyết
định cho xu hướng phát triển của xã hội ta, đất nước
ta ngày hôm nay. Những mảng sáng, những nhân tố
tích cực, những việc làm đầy tình nghĩa, những sự hy
sinh thầm lặng, những bộ óc dám nghĩ dám làm, đó
là những nhân tố quyết định cho xu hướng phát triển
của xã hội ta, đất nước ta hôm nay. Chủ nghĩa anh
hùng trong chiến tranh đang được phát huy trong
xây dựng hòa bình. Nếu không đến với họ, không
chia sẻ và thấu hiểu cuộc sống của họ, chúng ta dễ
bị nhiễu trước những chuyện tiêu cực được phản ánh
hàng ngày trên mặt báo. Đi thế nào thì tùy theo đặc
điểm của từng ngành, từng người, nhưng nhất thiết
phải đi. Đi với thái độ dấn thân, nhập cuộc hết mình,
với thái độ trân trọng và nâng niu hết mình, đi với
góc nhìn và tầm nhìn đúng đắn nhất định chúng ta
sẽ tìm ra chủ đề, nhân vật, và cũng để nâng cao và
làm mới tư tưởng, tình cảm của chúng ta nữa. Chúng
ta đã có những tác phẩm đầy xúc động lòng người về
chiến tranh, nhất định chúng sẽ có những tác phẩm
ghi dấu đẹp đẽ về sức vươn tới của con người Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa.
Cổ nhân xưa đã nói: vạn sự không có sự nào qua
được chữ thời. Đó là xu thế tất yếu của lịch sử có
sức mạnh chi phối toàn bộ cuộc sống xã hội, cộng
đồng, con người. Không hiểu thời, thì hành động mù
quáng, hoặc rơi vào phiêu lưu, cực đoan, điên rồ
hoặc bị rớt lại, bị đào thải. Chỉ có trên cơ sở hiểu
đúng thời đại mà mình đang sống mới giúp ta lần ra
bản chất của những chuyển động to lớn, mạnh mẽ,
đang diễn ra trên đất nước ta. Trên cái dòng chảy
lớn đó, ta nhận ra những nguyên mẫu cho sáng tạo
nghệ thuật.
Cái mới trong xã hội ta hiện nay theo tôi là ở trong
mấy chữ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh. Nội hàm của cuộc sống mà chúng ta cần
xây dựng, cần vươn tới là ở trong mấy chữ ấy. Để đạt
mục tiêu chiến lược đó, Đảng ta tiến hành đổi mới
toàn diện đất nước ta, vừa tiến hành công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nông
thôn mới, chủ động hội nhập quốc tế, vừa phát huy
sức mạnh dân tộc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đó
là những đại sự cuốn hút toàn bộ sức lực, trí tuệ, tài
năng, nhiệt huyết của nhân dân ta. Và đó cũng là
bức tranh toàn cảnh cuộc sống của đất nước ta ngày
hôm nay.
Dân tộc ta đứng về mặt lịch sử, có thể nói là một
dân tộc đã từng bị tước đoạt. Bị tước đoạt xương máu,
thời gian, thời cơ, sức lực, bị tước đoạt độc lập tự do.
Chúng ta chiến đấu hết đời này sang đời khác là để
chống lại sự tước đoạt đó. Nay là lúc chúng ta có thể
bắt tay vào đại sự xây dựng đất nước ta đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn, bảo đảm cho ai cũng được ấm no,
được học hành như Di chúc của Bác Hồ. Sự nghiệp
đó đang được tiến hành trong cơ chế thị trường và
hội nhập quốc tế sâu rộng. Ở đó đang diễn ra sự đan
chéo giữa cơ hội và thách thức, tối và sáng, được
và mất. Một bối cảnh chung như vậy diễn ra cụ thể,
sinh động ở ngay trong từng gia đình, từng họ hàng,
từng làng xã có truyền thống hiếu học..., từng cơ
quan, đến toàn xã hội. Nó buộc con người phải đối
diện với mình trước biết bao câu hỏi. Đây là thực tiễn
chưa từng có. Tất cả những vấn đề đó cần phải đi
sâu tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, tích lũy lâu dài và
công phu. Và phải trở đi trở lại nhiều lần để chuyển
hóa chất liệu của đời sống thành vốn sống, cảm xúc,
hưng phấn sáng tạo. Có như thế mới hy vọng dựng
nên cuộc sống và con người Việt Nam ngày hôm nay
với những dấu ấn lịch sử, không thể trộn lẫn với bất
cứ thời đại nào khác.
Tôi biết các tổ chức Hội đã có nhiều sáng kiến tổ
chức cho anh em đi thực tế. Nhưng điều kiện kinh
phí hạn hẹp, chưa đi sâu, nhất là chưa có quy hoạch
để cắm chốt nhà văn ở những địa bàn chiến lược. Tôi
đề nghị lãnh đạo các địa phương, nhất là các cơ sở
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
9
kinh tế, các nhà doanh nghiệp nên tạo điều kiện để
văn nghệ sĩ có thể thâm nhập thực tế lâu dài.
Trong hoạt động nghệ thuật, kích thích, nuôi
dưỡng hứng thú niềm say mê sáng tạo là rất quan
trọng. Trong đó có vấn đề phê bình. Khen đúng, chê
đúng không chỉ có ý nghĩa khẳng định giá trị mà
còn làm cho tác giả tự tin, phấn chấn, tự hoàn thiện.
Hoạt động lý luận, phê bình của ta mấy năm gần đây
có chuyển biến bước đầu. Nhưng công tác quảng
bá tác phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn. Còn gì
buồn hơn đối với người sáng tác là tác phẩm không
đến tay người đọc. Tôi đề nghị các cơ quan có trách
nhiệm, trước hết là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
có kế hoạch đầu tư, củng cố hệ thống thư viện các
cấp, đầu tư cho các nhà hát, các rạp chiếu phim để
đưa tác phẩm VHNT đến với công chúng rộng rãi,
đáp ứng quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa của
nhân dân.
Về Văn học, nghệ thuật góp phần xây dựng
đạo đức xã hội:
Tác phẩm VHNT có sức mạnh to lớn, nuôi dưỡng
tư tưởng, tình cảm đạo đức con người, thỏa mãn khát
vọng của con người về các giá trị Chân, Thiện, Mỹ.
Nó nâng đỡ, an ủi, khích lệ con người trong cuộc
sống riêng tư, chia sẻ với con người những tâm tư
thầm kín nhất, giúp con người trả lời những câu hỏi
về lẽ sống, lối sống, những cách ứng xử tinh tế, ấm
áp giữa con người với con người, giữa gia đình làng
xóm, dòng họ, bạn bè quốc tế, con người với thiên
nhiên... VHNT có tác dụng to lớn hình thành hệ giá
trị giúp con người tự điều chỉnh, vừa hoàn thiện nhân
cách, vừa tăng sức đề kháng để chống lại mọi cái
xấu, cái ác.
Tác dụng VHNT càng to lớn, trách nhiệm của văn
nghệ sĩ càng nặng nề. Tôi được biết, đời sống VHNT
gần đây, bên cạnh xu hướng lành mạnh, tích cực là
chủ yếu, đã xuất hiện những biểu hiện lệch lạc, cần
được uốn nắn.
Trong lý luận, phê bình, có xu hướng đề cao quá
mức chức năng giải trí, giao tiếp mà coi nhẹ chức
năng giáo dục, có một số trào lưu lý luận ở nước ngoài
được truyền bá vào trong nước chưa có sự phân tích
thấu đáo chỉ rõ cái gì hay, cái nào dở để tiếp thu có
chọn lọc. Báo chí đã lên tiếng phê phán về những
khuynh hướng giải thiêng các giá trị văn hóa của dân
tộc, của cách mạng, đòi thay thế trung tâm văn hóa
ngàn đời của dân tộc bằng các thứ rác rưởi được gọi
là bên lề. Điều đáng ngạc nhiên và nghiêm trọng và
nó diễn ra ngay bên bục giảng ở một số trường Đại
học. Phải trở lại những vấn đề có tính nguyên tắc.
Đổi mới VHNT là mở rộng không gian suy tưởng,
không gian sáng tạo, tiếp thu mọi tinh hoa nhân loại
để bổ sung, chuyển hóa, làm giàu văn hóa dân tộc.
Đổi mới không phải là thay màu, càng không phải
là phủ nhận và giải thiêng. Và không thể nhân danh
Đổi mới để biến tương lai con em chúng ta thành nơi
thí nghiệm những quan điểm sai trái.
Trong sáng tác, có xu hướng rút lui vào hình thức,
tuyệt đối hóa hình thức, bịt kín mối giao cảm giữa tác
phẩm và công chúng. Như vậy, theo định nghĩa về
tài năng đã nói ở trên, người ta vô tình hoặc cố ý đã
thủ tiêu chức năng xã hội của tài năng. Hoặc cũng
có xu hướng khai thác một chiều, cường điệu cái
xấu cái ác. Như vậy tác phẩm cũng không phản ánh
đúng bản chất của hiện thực, không thấy hết mối
quan hệ biện chứng của cuộc sống. Tôi tán thành
báo cáo của bản đề dẫn, coi tác phẩm nghệ thuật
là thể thống nhất và hoàn chỉnh của tư tưởng, nghệ
thuật và ngôn ngữ. Cắt dời chỉnh thể đó, tuyệt đối hóa
một yếu tố nào đó tức là không còn coi tác phẩm văn
nghệ là một sinh mệnh hoàn chỉnh và thống nhất.
Trước những vấn đề đạo đức, lối sống đang có
chiều hướng xuống cấp như hiện nay, chúng ta hoan
nghênh mọi tác phẩm mang tính phản biện xã hội
sâu sắc, đi sâu mổ xẻ, phân tích, lên án đến tận ngõ
ngách mọi hành trạng và nguyên nhân của cái xấu,
cái ác. Phê phán một cách thuyết phục. Nhân danh
cái tốt, cái thiện để phê phán. Và không bao giờ để
mất niềm tin yêu con người. Trong những nhân vật
phản diện, dù chỉ le lói một chút ánh sáng, một chút
hoàn lương thì cũng phải nhen nhóm cho nó, tiếp
dưỡng khí cho nó, thổi niềm tin vào cho nó. Làm
được như vậy, một cách có nghệ thuật, thì nhất định
tác phẩm sẽ được công chúng tiếp nhận.
Chúng ta khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tạo
nhiều tác phẩm về những nhân tố mới, những nhân
tố tích cực, những mặt sáng sủa. Nhưng sáng tác
về những cái sáng sủa, tích cực, mới mẻ cũng phải
đi vào chiều sâu của thế giới nội tâm với một nghệ
thuật nhuần nhuyễn và hấp dẫn. Ca ngợi mà đơn
giản, sơ lược, hời hợt thì cũng không thuyết phục
được ai.
Hơn bao giờ hết, cuộc sống đang chờ đợi ở các
văn nghệ sĩ. Đất dụng võ cho các tài năng luôn rộng
mở./. n
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
10
B
ình Định cũng có thể hiểu là đất bình yên, có
bình yên mới lao động sáng tạo ra vật chất và
tinh thần, mới yên tâm học hành thành đạt, mới
làm văn nghệ - Hát bội, Bài chòi, Hát kết, Hát huê tình.
Những câu ca dao đặc sắc ra đời từ miền đất Bình Định,
đã nói lên đặc điểm của con người xứ sở này:
Mài dừa đạp cám cho nhanh
Ép dầu mà chải tóc anh tóc nàng
Mài dừa dưới ánh trăng vàng
Ép dừa mà chải tóc nàng tóc anh...
Vì quá yêu mà giận hờn, trách móc, nhưng trách
móc cũng rất là Bình Định:
Hồi nào em nói em đành
Để anh về cuốc đất trồng hành gieo cải vãi kê
Bây giờ em nói anh chê
Để đám cải anh rủ, đám kê anh tàn
Chỉ còn dây bí leo giàn
Ra hoa trổ nụ chờ nàng kết đôi..
Chỉ có con người Bình Định mới có tình yêu chung
thủy và mãnh liệt như ca dao xưa đã tả:
Tại anh nghe em đau đầu chưa khá
Anh băng đồng chỉ sá bẻ nắm lá cho em xông
PHÁT HUY VÀ QUẢNG BÁ
DI SẢN VĂN HÓA
ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH BÌNH ĐỊNH
Bãi tắm Hoàng Hậu nhìn về TP. Quy Nhơn. Ảnh: Trịnh Đào Em
l GS. HOÀNG CHƯƠNG
LTS: Tiếp theo sự kiện“Gặp gỡ Việt Nam”thu hút hàng trăm nhà khoa học trong nước và thế giới, trong đó có nhiều
nhà khoa học đạt giải Nobel, đã diễn ra trong một tuần lễ ởTP Qui Nhơn – Bình Định vào cuối năm 2013, thì đầu năm
2014,tạithànhphốtươiđẹpnày,lạidiễnraHộithảokhoahọc“GiảiphápthúcđẩypháttriểndulịchBìnhĐịnh”nhằm
địnhhướngpháttriểndulịchgắnliềnvớiviệcxácđịnhsảnphẩmdulịchđặcthùphùhợpvớitừngphânkhúcthịtrường,
gópphầnthúcđẩydulịchBìnhĐịnhtrởthànhmộtđiểmđếnhấpdẫntrongkhuvựcduyênhảimiềnTrung.
Chủ trì Hội thảo, gồm các đồng chí: Nguyễn Bá Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng – Trưởng ban Nội chính Trung
ương - Trưởng ban Điều phối miền Trung; Nguyễn Văn Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định;
Lê Hữu Lộc – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Địnhh; TS. Trần Du Lịch – Phó Trưởng đoàn Quốc hội TP Hồ Chí Minh; Trần Bắc
Hà–ChủtịchHộiđồngquảntrị-NgânhàngĐầutưvàpháttriểnViệtNam(BIDV);ThamgiaHộithảocócácđồngchí
Bí thưTỉnh ủy các tỉnh: Nghệ An, HàTĩnh, Hà Nam,Tiền Giang, …; đại diện BộVH-TT&DL, Ngân hàng BIDV,Tổng cục
Dulịch,CụcHàngkhôngViệtNam,TrungtâmNghiêncứubảotồnvàpháthuyvănhóadântộcViệtNam,HiệphộiDu
lịch Việt Nam, Lãnh đạo các Sở VH-TT&DL 8 tỉnh duyên hải miền Trung và nhiều doanh nhân tiêu biểu, như: Tào Văn
Nghệ-PhóChủtịchHiệphộiKháchsạnViệtNam,ĐặngVănTín–nguyênTổngcụctrưởngTổngcụcDulịchViệtNam,
NguyễnHữuThọ-ChủtịchHiệphộiDulịchViệtNam,NguyễnQuốcKỳ-TổngGiámđốcCôngtyDulịchViettraver,Trần
Lục Lang – PhóTổng Giám đốc BIDV, ĐặngThanhThủy –Tổng Giám đốc Công tyTNHH MTVVinpearl,…
Tại Hội thảo này, chỉ có một tham luận về văn hóa do GS Hoàng Chương – Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Bảo tồn và Phát huyVăn hóa Dân tộcViệt Nam trình bày.Văn hiếnViệt Nam xin trân trọng giới thiệu bài tham luận
tại Hội thảo này.
11
Có như vậy mới trọn đạo vợ chồng
Đổ mồ hôi anh chặm, ngọn gió lồng anh che..
Con gái tứ xứ đều mê con trai Bình Định mà nói
không dấu lòng mình:
Muối ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định đường dài cũng đi
Chưa ở đâu lại giàu hình thức nghệ thuật dân tộc
như ở Bình Định và cũng chưa ở đâu lại mê Hát bội, Bài
chòi như người Bình Định: Con có lỗi, mẹ giận, đòi đánh
con, nhưng con chỉ nói một câu:
Má ới đừng đánh con đau
Để con Hát bội làm đào má coi
Thế là người mẹ vui ngay, bởi vì người mẹ Bình Định
nào cũng mê xem Hát Bội. Và Bài Chòi còn có sức mê
hoặc con người mạnh mẽ hơn:
Rủ nhau đi đánh Bài Chòi
Để con nó khóc mà lòi rốn ra..
Có nghệ thuật nào mà làm say mê con người như
Hát bội, Bài chòi, như ca dao trên đã phản ánh. Ngoài
nghệ thuật nghe, nhìn, Bình Định còn là địa danh văn
hóa ẩm thực đặc sắc, cũng đã trở thành ca dao, như:
Nem chua Chợ Huyện/ Cá biển Sa Huỳnh
Nẩu xa mặc nẩu, hai đứa mình gần nhau
Rồi cá biển Quy Nhơn/ rượu thơm Bầu Đá
Cá Chình Phù Mỹ và chim mía Tây Sơn/ hồ tiêu,
mật ong An Lão...
Những đặc sản ẩm thực có một không hai trên xứ
sở này đã làm xiêu lòng khách thập phương, kể cả
người nước ngoài. Cụ thể là vợ chồng Đại sứ Rumani
Valiriu Arteni, sau khi đến thăm Bình Định (1998) trở
về Hà Nội đã tự nguyện xin gia nhập vào Hội đồng
hương Bình Định. Còn tham tám Đại sứ Hungari, sau
khi xem tuồng, xem võ thuật và ăn đặc sản Bình Định
đã phát biểu rằng: Ở Châu Âu mà có được nghệ thuật
như tuồng, bài chòi và ẩm thực như ở Bình Định thì tha
hồ hút khách du lịch nếu biết cách tổ chức.
Nói Bình Định là địa linh nhân kiệt, là đất võ trời
văn là không quá lời. Trong lịch sử nước ta chưa có địa
phương nào lại được hai người con gái - hai cành vàng
lá ngọc của hai triều đại lớn (Trần và
Lê) làm dâu trên đất Bình Định như
Huyền Trân công chúa con vua Trần
Thánh Tông làm vợ vua Chế Mân và
Ngọc Hân công chúa con gái út của
vua Lê Hiển Tông đã trở thành người
vợ tuyệt vời của người anh hùng áo
vải Quang Trung. Hoàng đế Quang
Trung là một trong 4 anh hùng dân
tộc Việt Nam được nhà văn Angiêri Josep Jiasin nhắc
tới trong vở kịch nổi tiếng “Người đi dép lốp” (viết về Chủ
tịch Hồ Chí Minh) và gần đây Hội sử học Việt Nam đã
bầu chọn Quang trung - Nguyễn Huệ là một trong bốn
danh tướng Việt Nam cùng với Lý Thường Kiệt, Trần
Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp để dựng tượng. Chừng
ấy đã đủ cho chúng ta tự hào, tôn vinh và quảng bá cho
khắp đất nước và cả năm châu biết đến Bình Định mà
chiêm ngưỡng, mà thưởng thức cả văn hóa vật chất lẫn
văn hóa tinh thần theo nhu cầu du lịch là: xem gì và ăn
gì?
Di sản văn hóa Bình Định không chỉ có thế mà như
chúng ta biết, Bình Định còn là nơi đang tồn tại Tháp
Chàm nhiều nhất nước. Những công trình kiến trúc đặc
sắc nhất của dân tộc Chămpa đã có tuổi đời mười thế
kỷ đang đứng sừng sững giữa đất rộng trời cao. Đây là
một trong những di sản cổ của phương Đông mà người
phương Tây đang tìm tới để chiêm ngưỡng và nghiên
cứu. Rồi Bảo tàng Quang Trung gắn liền với trống trận
Tây Sơn và võ thuật dân tộc, gần đây lại có thêm Đàn
tế trời đất của Tây Sơn Tam Kiệt, nơi không chỉ đẹp về
thiên nhiên hùng vĩ, về kiến trúc hoành tráng mà còn là
nơi thiêng liêng bậc nhất, đã giúp nghĩa quân Tây Sơn
bách chiến bách thắng. Và ngày nay đang phù hộ cho
nhân dân Bình Định tránh được những thiên tai bão lũ,
làm ăn phát lộc, phát tài... Tôi biết có những vị lãnh đạo
cao cấp thường về chiêm bái thắp hương ở Bàn thờ Tây
Sơn Tam Kiệt hoặc ở Đàn tế trời đất trên đỉnh Ấn Sơn
mà được khỏe mạnh, được thăng quan tiến chức... Tiêu
biểu trong việc đầu tư xây dựng những công trình tâm
linh trên đất Bình Định và ngay cả ở Hà Nội nữa là anh
Trần Bắc Hà và, Bắc Hà đã được Trời Phật phù hộ độ
trì và vượt qua mọi khó khăn để trở thành doanh nhân
số một thành công nối tiếp thành công.
Đúng! Bình Định là địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra
những anh hùng những danh nhân, những chí sĩ nổi tiếng,
nơi mà Bác Hồ đã chọn để dừng chân hơn 1 năm trước
khi lên đường bôn ba năm châu bốn biển tìm đường cứu
nước. Hiểu và yêu đất và người Bình Định mà Bác Hồ đã
Hát bội ở làng quê. Ảnh: Nguyễn Phúc Việt
12
ngợi ca:
...Dân gian có kẻ anh hùng
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn
Đóng đô ở phủ Quy Nhơn
Đánh tan Trịnh Nguyễn cứu dân đảo huyền
Nhà Lê cũng bị mất quyền
Ba trăm sáu chục năm truyền vị vương
Nguyễn Huệ là đấng phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu
Ông đà trí cả mưu cao
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng...
Tiếp theo những danh tướng Tây Sơn là Võ Duy
Dương (Thiệu Hộ Dương), rồi Tăng Bạt Hổ, Mai Xuân
Thưởng, Chàng Lía v.v. Cùng với các danh nhân văn hóa
như Đào Duy Từ, Đào Tấn, Nguyễn Văn Diêu, Lê Đại
Cang ở cuối thế kỷ 19.
Bước sang đầu thế kỷ 20 lại xuất hiện những tài năng
thơ và Bình Định trở thành một trung tâm thơ lớn của đất
nước với những tên tuổi như Quách Tấn, Hàn Mạc Tử,
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Phạm Văn Trí (ở
Pháp và được thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh). Và
những tài năng thơ sau này.
Trên đây là khái quát mấy nét chấm phá trên bức
tranh văn hóa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô
cùng phong phú và đa dạng của Bình Định để chúng ta
tự hào về quê hương Bình Định và tự tin rằng Bình Định
sẽ là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước,
nếu chúng ta biết khám phá, sáng tạo, biết khai thác và
biết tổ chức thành những điểm sáng văn hóa, có nghĩa là
chúng ta có rất nhiều nguồn nguyên liệu quý, để làm ra
những bữa tiệc ngon và hấp dẫn thực khách gần xa trong
và ngoài nước. Ví dụ Bảo tàng Quang Trung điểm nhấn
du lịch, nhưng chưa tương xứng với phong trào Tây Sơn,
với những chiến công lừng lẫy, hiển hách của những anh
hùng kiệt xuất. Cụ thể là nội dung bảo tàng chưa phong
phú, chưa nhiều hiện vật, chưa có sức thu hút mạnh, chưa
gây được ấn tượng sâu và chưa giữ chân người xem trong
thời lượng dài hơn. Ở đây có đấu võ và có Nhạc võ trống
trận Tây Sơn, là nét văn hóa hấp dẫn nhất trong khuôn
viên Bảo tàng Quang Trung nhưng vẫn chưa nâng lên
tính chuyên nghiệp, tính khoa học về bảo tàng lịch sử.
Ví dụ như in tài liệu tờ rơi giải thích về nội dung chương,
hồi của tác phẩm Nhạc võ Tây Sơn. Như chương 1 là hội
binh, chương 2 là hành quân, chương 3: xáp trận, chương
4: Khải hoàn. Điều mà tôi đã giải thích cho khán giả Đức
khi đoàn tuồng Bình Định biểu diễn ở Tp Munich năm
2002 và khi đã hiểu nội dung tác phẩm thì họ đánh giá rất
cao nghệ thuật Nhạc võ Tây Sơn và muốn được xem lại.
Tại sao chúng ta không tổ chức một không gian văn
hóa mở từ Bảo tàng Quang Trung đến Đàn tế trời đất Ấn
Sơn, từ sông Côn đến Hầm hô và điểm dừng là Bảo tàng
Quang Trung, ở đó có biểu diễn Hát bội, có hội đánh Bài
chòi, có cồng chiêng Tây nguyên, có đấu võ dân tộc (chú
ý là nữ) và có trống trận Tây Sơn, kết hợp với văn hóa ẩm
thực như thịt rừng, chim mía, rượu Bầu đá, cá tong và cơm
gạo tám…Với nội dung phong phú và hấp dẫn ấy, nhất
định khách du lịch không chỉ ở ngày mà còn ở cả đêm…
Cũng cách làm đó, thành phố Quy Nhơn nếu tổ chức
được những khu vui chơi, thưởng thức nghệ thuật và ẩm
thực đặc biệt thì Quy Nhơn mới đúng nghĩa là nơi quy tụ
con người là “Đất lành chim đậu”.
Sự kiện Gặp gỡ Việt Nam trong năm 2013 với sự có
mặt đông đảo nhà khoa học trên thế giới, trong đó có 5
giáo sư được giải Nobel, đã báo hiệu cho chúng ta rằng,
thế giới đang biết đến Bình Định - Quy Nhơn. Cũng như
Festival võ thuật quốc tế định kỳ tại Bình Định đã thu hút
được những võ sĩ khắp hành tinh này. Từ đó chúng ta có
niềm tin trong việc tổ chức những sự kiện văn hóa thể
thao, du lịch quy mô, hoành tráng và cuốn hút.
Một câu hỏi đang đặt ra là tại sao Bình Định lại không
xây dựng đền thờ Huyền Trân công chúa và không tổ
chức Lễ hội công chúa Huyền Trân, trong khi Bình Định
có đủ các yếu tố danh chính ngôn thuận để làm cái việc
đáng làm này. Ở Huế dấu ấn về công chúa Huyền Trân
không đậm như ở Bình Định, mà người ta vẫn xây khu
tưởng niệm Huyền Trân công chúa thật to, thật hoàng
Thi đấu Cờ người thị xã An Nhơn, Bình Định
Tết Giáp Ngọ 2014. Ảnh: Trịnh Đào Em
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
13
Nón lá Gò Găng Bình Định. Ảnh: Nguyễn Thanh Cường
tráng, gọi là “khu văn hóa du lịch tâm linh”, rồi người ta
tuyên truyền là đền Huyền Trân rất thiêng nên đã thu hút
khách thập phương ngày càng đông.
Muốn chứng minh Bình Định là “đất võ trời văn” thì
theo tôi, Quy Nhơn có thể tổ chức một Trung tâm thơ lấy
tên: Hàn Mặc Tử - Xuân Diệu, hàng năm có thể tổ chức
những cuộc thi thơ, liên hoan thơ Hàn Mặc Tử - Xuân Diệu
và nhiều thi nhân khác, đồng thời đăng cai tổ chức các sự
kiện thơ khác như: Thơ đường, thơ lục bát mà tôi đang có
chân trong các hội thơ này, cũng như tôi thường làm giám
khảo các cuộc liên hoan hội diễn nghệ thuật toàn quốc
dĩ nhiên là tôi phải giành tấm lòng ưu ái cho quê hương
mình. Và nói Bình Định là đất võ, Bình Định đã có thương
hiệu về võ thuật dân tộc. Vậy vì sao chúng ta không tổ
chức một Trung tâm võ thuật quốc tế ở Bình Định? Trung
tâm này có thể đặt ngay ở làng Bùi Thị Xuân, vừa diễn
võ, đấu võ, vừa tổ chức đào tạo ra hàng trăm “nữ tướng
Bùi Thị Xuân” hiện đại có sắc đẹp, có tài đấu võ, cưỡi voi,
phi ngựa bắn cung…Những trò lạ này chưa ở đâu có, nếu
Bình Định làm được tôi tin chắc rằng hàng ngàn, hàng vạn
thanh niên cả nước sẽ ùn ùn đổ về đây để thưởng ngoạn
cái đẹp cái lạ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Và tại sao ta
không phục dựng hình tượng Chàng Lía tài năng và dũng
mãnh tuyệt vời, một nhân vật huyền thoại chuyên lấy của
nhà giàu chia cho người nghèo và dám chống lại quan,
quân triều đình phong kiến.
Hiện nay di sản văn hóa Bình Định vẫn trong tình trạng
“áo gấm đi đêm”, của quý dấu kín, giống như hoa hậu, á
hậu bị nhốt kín trong nhà. Tục ngữ có câu “tốt khoe xấu
che”, vì vậy mới có câu Bài chòi “Bạch Huệ” nói thẳng “cái
đẹp nhất” kín nhất của người phụ nữ trước đám đông để
mọi người đều thưởng thức…
…Có bông, có cuống không cành
Ở trong có bẹ bốn vành có tua
Nhà dân cho chí nhà vua
Ai ai có của cũng mua để dành
Tử tôn, do thử nhi sanh
Bạch Huê mỹ hiệu xin phành ra coi…
Người nghe cũng có thể hình dung ra một bông hoa
đẹp…
Tuyên truyền quảng bá văn hóa là một việc làm cực
kỳ quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa hôm nay, nhất là
quảng bá tài sản văn hóa vì sự nghiệp phát triển du lịch.
Vì không nhận thức được tầm quan trọng của quảng bá
văn hóa mà dự án “Những ngày văn hóa Bình Định” tại
Hà Nội đã ngâm suốt 3 năm rồi mà chưa được thực hiện,
bởi có ý kiến cho rằng “phải xã hội hóa dự án này”! Tại
sao làm văn hóa vì sự nghiệp văn hóa, quảng bá văn hóa
Bình Định tại Thủ đô Hà Nội - Trung tâm chính trị, văn
hóa, ngoại giao của cả nước (nơi có hàng trăm đoàn ngoại
giao, có hàng ngàn trí thức, văn nghệ sĩ và báo chí, truyền
thông, qua Những ngày văn hóa Bình Định mà người ta
sẽ thấy, sẽ được biết về đất nước, con người về tiềm năng
du lịch Bình Định, rồi đến với Bình Định, ủng hộ và hợp
tác với Bình Định thì cái lãi quá lớn, so với đồng tiền bỏ ra
chừng 1 tỷ đồng.
Nếu không có tầm nhìn văn hóa, không vì cái “lãi
ngầm” ấy thì tại sao Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà vất vả
vận động các doanh nghiệp đầu tư tổ chức CLB Bài chòi
tại Bình Định?
Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát
triển đất nước, nói như Nghị quyết của Đảng; hoặc “văn
hóa là đi đầu” nói như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
tại Hội nghị ở Quy Nhơn đầu năm 2013. Như vậy, nếu
nhận thức văn hóa lệch mà xây ngôi nhà chỉ một cột lớn
một cột bé thì ngôi nhà ắt phải nghiêng, phải đổ. Hãy nhìn
thực trạng xã hội đang mất văn hóa, mới giật mình, mới
ngộ ra rằng, có nhiều tiền cũng không sống yên được. Bởi
đất nước đang bị xâm lăng văn hóa, xã hội đang rối loạn
văn hóa nghiêm trọng.
Vì vậy, tôi xin kết luận rằng, Bình Định muốn phát
triển du lịch thì phải khai thác, phải phát huy triệt để tiềm
năng văn hóa, phải quy tụ tài năng, trước hết là người
Bình Định, phải tận dụng triệt để tri thức văn hóa cả nước,
phải đổi mới tư duy, phải có tầm nhìn vượt biên giới trong
những người làm văn hóa cũng như làm du lịch. Làm
được như vậy nhất định Bình Định sẽ cất cánh bay cao
và bay xa! n
Vũ điệu Chămpa trong đêm Hội xuân Tháp Đôi, TP. Quy Nhơn,
Bình Định. Ảnh: Trịnh Đào Em
14
N
gày 7 tháng 5 năm 1954, tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ của quân đội Pháp, với sự chi viện của
đế quốc Mỹ, đã bị quân và dân ta tiêu diệt. Chiến
thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến trường
kỳ chống Pháp kéo dài 9 năm, buộc thực dân Pháp phải
ký Hiệp định Giơ ne vơ lập lại hòa bình ở Việt Nam. Phản
ánh, nhận định, đánh giá về sự ác liệt, qui mô của cuộc
chiến cũng như ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng Việt
Nam và thế giới của chiến thắng Điện Biên Phủ trong tác
phẩm văn học nghệ thuật các tác giả cần có một độ lùi
cần thiết về thời gian, có khi đến hàng chục năm thậm chí
hàng trăm năm. Song, có một tác giả, mà lại là một nhà
thơ đã chỉ mất có hai ngày sau khi nhận được tin thắng lợi
từ mặt trận vừa báo về đến Bộ Tổng tham mưu của cuộc
chiến, để hoàn thành tác phẩm. Đây là hiện tượng vô
cùng hiếm trong lịch sử văn học hiện đại nước ta và thế
giới. Người tạo nên kỳ tích hiếm có ấy là nhà thơ Tố Hữu,
tác giả bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”.
Bài thơ mô tả sinh động cuộc sống chiến đấu gian khổ
với không ít hy sinh mất mát của cả dân tộc ta trong chiến
dịch Điện Biên Phủ; đồng thời phản ánh kịp thời không khí
hào hùng và niềm vui vô bờ của nhân dân ta trong ngày
hội mừng chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu”, tràn ngập lòng tự hào về dân tộc, đất nước và lãnh
tụ ấy, xứng đáng là một “Đại cáo bình Tây” của thời đại
mới - thời đại Hồ Chí Minh.
Bài thơ được tác giả chia làm 4 phần, với trật tự cấu
trúc mới lạ và một thể thơ tự do, phóng khoáng.
Ngay ở Phần I, thấu hiểu sự trông chờ của cả dân
tộc, không để mọi người phải chờ đợi lâu, Tố Hữu báo tin
chiến thắng, cái tin mà cả dân tộc ta, và cả thế giới đã nín
thở chờ đợi:
“Tin về nửa đêm/ Hỏa tốc hỏa tốc
Ngựa bay lên dốc/ Đuốc cháy sáng rừng
Chuông reo tin mừng
Loa kêu từng cửa
Làng bản đỏ đèn đỏ lửa”
Với thủ pháp nhịp điệu mô phỏng mà Tố Hữu sử dụng
trong những câu thơ mở đầu này, chúng ta như nghe thấy
rõ mồn một tiếng vó ngựa dồn dập, hối hả, say sưa trên
núi rừng Việt Bắc đưa tin chiến thắng, thấy rõ mồn một cái
không khí “tin vui thắng trận dồn chân ngựa” (thơ Hồ Chủ
tịch) nói về tin thắng trận và niềm vui, tự hào về chiến
thắng Điện Biên Phủ.
Trận thắng Điện Biên Phủ như những con sóng lớn
trên đại dương, cuốn mạnh tư tưởng và tình cảm của Tố
Hữu lên phía trước. Lòng tự hào dân tộc và vinh quang
của chiến thắng đã giúp Tố Hữu tạo được một hình ảnh
chói lọi:
“Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như Huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng”.
Trận đánh Điện Biên Phủ của quân và dân ta là một
trận đánh lịch sử, mang ý nghĩa thời đại sâu sắc. Khi các
chiến sĩ ta quần nhau với địch trong những chiến hào ở
Điện Biên Phủ, có hàng nghìn triệu người lương thiện khắp
“Đại cáo Bình Tây”
của Thời đại Hồ Chí Minh
“HOAN HÔ
CHIẾN SĨ
ĐIỆN BIÊN”
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
(Tố Hữu)
l TRƯƠNG NGUYỄN
KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2014)
15
thế giới hồi hộp chờ tin các anh. Với tầm nhìn của một nhà
cách mạng chiến lược, với biệt tài dựng lên những khung
cảnh hùng vĩ, rộng lớn của chiến trường Điện Biên, Tố Hữu
đã khẳng định niềm vui và tự hào này không chỉ của nhân
dân Việt Nam mà còn của nhân dân toàn thế giới:
“Điện Biên vời vợi nghìn trùng
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta
Đêm nay bè bạn gần xa
Tin về chắc cũng chan hòa vui chung”.
Sau khi cùng mọi người hoan hỷ trong men say chiến
thắng, trong Phần II nhà thơ cung cấp cho ta nhiều con
số và những tư liệu lịch sử về cuộc kháng chiến chống
Pháp đã kéo dài “ba ngàn ngày”, chiến dịch Điện Biên
toàn thắng sau “56 ngày đêm…”. Song, điểm đọng lại ấn
tượng, gây nhiều cảm xúc kính phục trong đoạn này là khi
tác giả mô tả cuộc chiến đấu ác liệt, sức chịu đựng gian
khổ của bộ đội, dân công. Qua đó nhà thơ thay mặt cho
cả dân tộc khen ngợi các chiến sĩ Điện Biên:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa thép
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi ngủ hầm, mưa
dầm, cơm vắt.
Máu trộn bùn non/Gan không núng/Chí không mòn
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Áo ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng kéo pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện.
Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh, anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò, chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...”
Nhà thơ khẳng định sự chiến đấu anh dũng tuyệt vời,
sự hy sinh máu xương của những người tham gia chiến
dịch là không uổng phí, mà đã góp phần mang lại hòa
bình cho đất nước, cuộc sống yên bình cho nhân dân:
“Hỡi các chị, các anh
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...?
Phần III, nhà thơ khẳng định quân giặc ở tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ cũng như mọi kẻ thù xâm lược
Việt Nam đều phải chung một kết cục: “Lũ chúng nó phải
hàng, phải chết”. Bọn “giặc điên” dù có “chui xuống đất”,
hay “chạy đằng trời” cũng không thể thoát khỏi sự trừng trị
của quân và dân ta, bởi:
“Trời không của chúng bay
Đạn ta rào lưới sắt!
Đất không của chúng bay
Đai thép ta thắt chặt!
Của ta trời đất đêm ngày
Núi kia, đồi nọ, sông này của ta”
Đối với bọn xâm lược chỉ có một con đường:
“Chúng bay chỉ một đường ra
Một là tử địa, hai là tù binh:
Và, trên mặt trận Điện Biên Phủ - nơi mà các tướng
soái thiện chiến, nhà nghề của Pháp và Mỹ từng huyênh
hoang tuyên bố là pháo đài bất khả xâm phạm, đã là mồ
chôn vùi quân xâm lược. Những câu thơ đanh thép, ào
ạt, Tố Hữu nói thẳng vào mặt quân thù như tiếng vọng
của “Hịch tướng sĩ”, “ Bình Ngô đại cáo” của lịch sử dân
tộc ta:
“Hạ súng xuống rùng mình run rẩy
Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm
Nghe trưa nay tháng năm, mùng bảy
Trên đầu bay thác lửa hờn căm
Trông: bốn mặt lũy hầm sụp đổ
Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông: chúng ta cờ đỏ sao vàng
Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!”
Trong phần này, tác giả đã dựng nên một cảnh tượng
đối lập giữa người chiến thắng là dân tộc ta và kẻ chiến
bại là thực dân Pháp, đối lập một bên là sự thất bại ê chề,
nhục nhã của quân xâm lược, một bên là niềm vui của cả
dân tộc chiến thắng. Và, người vui nhất là Bác Hồ :
“Tiếng reo núi vọng sông rền
Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ
Bác đang cúi xuống bản đồ
Chắc là nghe tiếng quân hò quân reo...
Từ khi vượt núi qua đèo
Ta đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngày
Tin về mừng thọ đêm nay
Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!”
Phần IV, nhà thơ cho chúng ta biết, cùng với mặt trận
Điện Biên Phủ, chúng ta còn mở một mặt trận nữa, là mặt
trận ngoại giao do đồng chí Phạm Văn Đồng làm tổng
tư lệnh dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ. Trên hai mặt trận
ấy, chiến thắng ở Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định.
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
16
Và khi chiến thắng đến, Tố Hữu nghĩ ngay đến đồng chí
Phạm Văn Đồng ở nước ngoài đang từng ngày từng giờ
ngóng chờ tin chiến thắng ở quê nhà. Tuy cách xa ngàn
trùng, phương tiện liên lạc từ Việt Nam sang Giơ ne vơ
không phải hiện đại như bây giờ, nhờ quán triệt đường lối
đối ngoại của Đảng, của Bác Hồ, và cùng đều là những
tâm hồn lớn, nhà ngoại giao lớn, nhà tư tưởng lớn, Tố Hữu
đã “biết” chắc chắn Phạm Văn Đồng vui mừng thế nào
khi Điện Biên chiến thắng và “sẽ nói” thẳng vào mặt bọn
xâm lược mà đại diện trên bàn hội nghị là Bidon (Pháp),
Smit (Mỹ):
“Thực dân, phát xít/ Đã tàn rồi!/ Tổ quốc chúng tôi
Muốn độc lập hòa bình trở lại
Không muốn lửa bom đổ xuống đầu con cái
Nước chúng tôi và nước các anh
Nếu còn say máu chiến tranh
ở Việt Nam, các anh nên nhớ
Tre đã thành chông, sông là sông lửa
Và trận thắng Điện Biên
Cũng mới là bài học đầu tiên!”
Thực tiễn lịch sử Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên
Phủ đã chứng minh đúng tiên đoán của Tố Hữu. Sau
chiến thắng Điện Biên Phủ cả dân tộc ta đã bước vào
cuộc kháng chiến 30 năm chống xâm lược Mỹ, chúng
ta có trận “Điện Biên Phủ trên không” đánh thắng cuộc
chiến tranh bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, có Chiến
dịchHồChíMinhlịchsử,giảiphónghoàntoànmiềnNam,
thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.
Về phương diện lý luận, không ai phủ định một chân
lý thực tế cuộc sống và là cây đời xanh tươi quyết định
giá trị của tác phẩm văn nghệ. Tác phẩm nghệ thuật xét
đến gốc vẫn là một phản ánh của cuộc sống. Và, nhà
văn chính là người thư ký của thời đại. Với một sự thật
ai cũng biết, nhà thơ Tố Hữu đã từng mặc áo bộ đội, vai
mang nặng ba lô, chân đạp rừng, gai đá sắc, trèo đèo
lội suối, cùng ăn cơm vắt thấm nước, dãi gió nằm sương
với anh bộ đội, với chị dân công hỏa tuyến nên khi đọc
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” không ai không khẳng định
Tố Hữu là một chiến sĩ ngoài mặt trận Điện Biên đã cùng
chiến đấu với các chiến sĩ trên các chiến hào. Và, ai cũng
khẳng định chỉ như thế Tố Hữu mới viết nên bài thơ phản
ánh đúng thực tế như vậy. 45 năm từ khi bài thơ ra đời, ai
cũng nghĩ như vậy. Cho đến năm 1999, với sự ra đời của
cuốn sách gây chấn động, “Chân dung và đối thoại” (Nxb
Thanh niên,1999), nhà thơ Trần Đăng Khoa, qua lời kể
của Tố Hữu, đã cho ta biết thực tế nhà thơ đã sáng tác bài
thơ trên không phải như chúng ta nghĩ.
Từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch Tố Hữu
không có lên Điện Biên. Ông bảo: “Nào mình có biết Điện
Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi chứ”. Ông
kể, để biết Điện Biên có các địa danh để viết nên câu
thơ: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam,...”, ông phải
đi hỏi. “Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem
ở đấy có những cái gì, mới biết mấy cái địa danh như thế
đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ.
Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi, những cái mang máng
ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình
mới lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào. Nó mới thành:
“Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam - Hoa mơ lại trắng,
vườn cam lại vàng. Đấy, đơn giản là thế”.
Hồi ấy, Tố Hữu là Trưởng ban Tuyên truyền. Ông bảo
“suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường
Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân ủy Trung
ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết
bài tuyên truyền”. Và, cái tin mà không chỉ có ông “hong
hóng” chờ đó đã đến: “Lúc ấy khoảng 5 giờ rưỡi hay 6 giờ
chiều ngày 7/5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ
anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện
“Hỏa tốc, hỏa tốc/ Ngựa bay lên dốc” ấy là có thật. Đấy
là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và
cũng chỉ có mỗi một con ngựa với chú liên lạc chứ làm gì
có “Đuốc chạy sáng rừng”, với “Làng bản đỏ đèn đỏ lửa”.
Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí,
chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy, nhìn
ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà
ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm
hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: “Đuốc chạy sáng
rừng - Loa kêu từng cửa”. Cũng chẳng có loa đâu. Mà
loa với ai. Dân ở xa, ở gần dân e bị lộ. Nguyên tắc bí mật
tuyệt đối. Cơ quan Trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre.
Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ
có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn
và ở bên suối. Ông cụ vốn là người yêu sơn thủy hữu tình.
Cơ quan Trung ương cũng đóng dọc bên suối, lán chìm
trong cây lá. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù mà. Bí
mật là nguyên tắc. Vậy thì loa với ai. Thế mà vẫn “Loa kêu
từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa”. Hầy, nghe vui hỉ, nghe
cũng rậm rật đấy chứ hỉ…Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là
mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho”.
Tố Hữu bảo bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” ông
viết nhanh lắm. “Sau chiến thắng tôi lên Bác ngay. Lên
xin ý kiến Bác xem cần tuyên truyền thế nào. Có điều
lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo: “Đây chỉ là chiến thắng
bước đầu thôi. Sao các chú cứ rối lên thế. Ta đánh thì tất
nhiên là sẽ thắng. Quân đội ta là quân đội quyết chiến
quyết thắng cơ mà. Bác khen các chú đánh giỏi. Nhưng
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
17
đừng rối lên. Phải cảnh giác. Hết sức cảnh giác. Chiến
tranh chưa kết thúc đâu. Kẻ thù của ta bây giờ không phải
là Pháp nữa, mà là Mỹ. Không khéo chuyến này, ta phải
đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, gian khổ đấy, đừng
có tếu. Điều đáng kinh ngạc là Ông Cụ lại nói chuyện
ấy trong ngày chiến thắng Điện Biên ... Cũng trong buổi
gặp ấy, Ông Cụ bảo tôi làm tuyên truyền. Ông Cụ có bảo
tôi làm thơ đâu, làm tuyên truyền động viên bộ đội đấy
chứ. Tuyên truyền làm sao cho dân vui là được rồi. Tôi về,
suốt đêm không ngủ được, cứ vần võ mãi. Tôi nghĩ: tuyên
truyền bằng thơ là tốt nhất. Thơ dễ phổ biến, dễ nhớ, dễ
thuộc. Mình không ra trận, nhưng cũng nghe lỏm được
khối chuyện. Chỉ tội, chẳng biết Điện Biên ra sao. Rồi thì
đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô, cũng chẳng thể hình dung
được. Tôi bèn đến hỏi Bác, Bác ngửa cái mũ lá ra: Điện
Biên nó như thế này này. Nó là một lòng chảo. Đấy, cũng
chỉ mang máng thế thôi. Thế rồi thì tôi viết, viết nhanh lắm,
viết không đến hai ngày. Những gì mình nghe được về
Điện Biên mình cho vào thơ hết, cho nó có vần, có điệu, vì
nhịp thơ nó đi như thế. Lục bát thì còn phải cò cưa ký cưa,
chứ ở đây, mình cho nó nổ lung tung lên, chẳng việc gì
phải giữ đúng khuôn khổ. Có lẽ đây là bài thơ tự do nhất,
viết sảng khoái nhất” (Chân dung và đối thoại, tr 19 -20).
Ngay cả câu thơ “Tiếng reo núi vọng sông rền...”, Tố Hữu
cũng bảo “mình cũng phịa đấy”. Hồi đó đang phải bí mật,
có ai dám hò đâu. Nhưng phải viết thế, phải tạo không khí
như thế mới có cớ mà Hoan hô chứ. Mình Hoan hô chiến
sĩ Điện Biên, Hoan hô ông Giáp...”. Khi được hỏi, bài thơ
này khi viết xong Bác Hồ có đọc không, Tố Hữu nói: “Có
chứ”. Thế Ông Cụ nói sao. Tố Hữu: “Ông Cụ chẳng nói
sao cả. Chưa bao giờ Ông Cụ khen thơ tôi. Chỉ có anh
Trường Chinh thì có khen, ví tôi với ông này, ông khác,
nhưng anh ấy cũng nói tào lao cho vui thế thôi, còn Bác
thì chưa bao giờ khen tôi cả” (Sđd, tr 21).
Câu chuyện trên (mà tôi tin là thật 100%) khiến tôi liên
tưởng tới nhà thơ Phùng Quán viết “Vượt Côn Đảo”. Khi
viết tác phẩm này, ông chưa hề đặt chân đến Côn Đảo, chỉ
biết Côn Đảo qua lời kể của một số tù chính trị vượt Côn
Đảo. Tố Hữu không tận mắt chứng kiến cuộc sống gian
khổ, cuộc chiến ác liệt của các chiến sĩ Điện Biên trong 56
ngày đêm, không cùng “chị gánh, anh thồ” trên muôn nẻo
đường lên Điện Biên, ông chỉ ngồi một chỗ ở rất xa mặt
trận hình dung qua lời kể và, nhiều chỗ ông… “phịa”. Vậy
mà Tố Hữu đã làm nên một tác phẩm lớn “Hoan hô chiến
sĩ Điện Biên”. Chỉ có một lời giải thích thoả đáng cho câu
chuyệnnày:TốHữulàmộtCábiệt-CábiệtcủamộtThiên
tài.ThiêntàithơtrongTốHữuthănghoabởilòngyêunước,
tình yêu thương bộ đội, anh chị dân công hỏa tuyến. Kể về
nỗi gian khổ, sự hy sinh của chiến sĩ ngoài mặt trận, hay
chị dân công trên đèo, Tố Hữu đã phải dùng sức tưởng
tượng mà bồi đắp cho những hình ảnh về thực tế mà nhà
thơ đã thâu lượm được từ trước hoặc qua lời kể. Và, sự bồi
đắp ấy đã thành công. Điều quan trọng hơn, ở Tố Hữu
(cũng như ở Phùng Quán), có thể có những tình tiết trong
tác phẩm các ông đã “phịa” nhưng có một thứ thật 100%
các ông không “phịa” đó là cảm xúc, cái để làm nên “hồn”
của tác phẩm. Từ sâu thẳm trái tim, Tố Hữu mong cuộc
chiến mau kết thúc, quân ta thắng trận để hoà bình, tự
do đến với dân tộc ta. Vì thế, tin thắng trận như một luồng
sống ào ạt thổi vào tâm hồn Tố Hữu, làm nảy lên những
câu thơ như “măng mọc sau mùa xuân”, như những đóa
hoa đồng tươi thắm. Chính tình cảm của nhà thơ đã làm
nên những câu thơ rung lên những nhạc điệu, những ý thơ
lãng mạn, khiến người đọc vô cùng xúc động.
Trận đánh Điện Biên Phủ là trận đánh của cả dân tộc
ta, với sau lưng là lịch sử hào hùng 4.000 năm chiến thắng
ngoại xâm. Thực tế chiến dịch cho thấy, bên cạnh quân
đội, cùng với quân đội là đủ mọi lực lượng: các đơn vị dân
công hỏa tuyến, là thanh niên xung phong, là các văn
nghệ sĩ,... Và, trong trận chiến ấy, không chỉ có nam giới/
“các anh”, mà có cả nữ giới/ “các chị”. Xen lẫn mầu áo của
bộ đội, có bóng áo chàm của đồng bào các dân tộc, bóng
áo nâu sờn của người Kinh. Cả dân tộc ta đi vào trận đánh
dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ và vị tổng chỉ huy trực tiếp
là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tố Hữu đã gọi chung tất
cả những người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ bằng
một từ chung là “ Chiến sĩ Điện Biên”, và, chỉ có 03 con
người cụ thể, được Tố Hữu nhắc đến/ kể ra trong chiến
dịch ấy, là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn
Đồng. Và, khi chiến thắng đến, Tố Hữu thay mặt cả dân
tộc Việt Nam ta hoan hô, chúc mừng: “Hoan hô chiến sĩ
Điện Biên”. Ngoài hoan hô chiến sĩ Điện Biên, trong bài
thơ, Tố Hữu chỉ hoan hô riêng một người: “Hoan hô Đại
tướng Võ Nguyên Giáp”.
Thế là đúng, là đủ!
Các chiến sĩ Điện Biên dưới sự chỉ huy trực tiếp của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lập nên chiến thắng “lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mang lại:
“Vinh quang Tổ quốc chúng ta
NướcViệtNamDânchủCộnghòa
Vinh quang Hồ Chí Minh
Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi”.
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” - “Đại cáo bình Tây” của
thời đại Hồ Chí Minh - hừng hực không khí chiến đấu và
chiến thắng, tràn ngập lòng tự hào về dân tộc, đất nước và
lãnh tụ, sẽ mãi mãi được tụng ca! n
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
18
KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954-7/5/2014)
l CHÂU GIANG
Cách đây vừa tròn 60 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, trực tiếp là Tổng tư lệnh Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, quân và dân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân Pháp, với sự trợ giúp của đế
quốc Mỹ. Đóng góp vào chiến thắng lịch sử chấn động địa cầu đó, ngoài những tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ, các
quân binh chủng quân đội như bộ binh, pháo binh, công binh, phòng không, thông tin, hậu cần, dân công hỏa
tuyến, thanh niên xung phong,…còn có “binh chủng văn nghệ”. Những văn nghệ sĩ - chiến sĩ trực tiếp tham gia
chiến dịch trên cương vị là cán bộ, chiến sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ trong các đại đoàn quân chủ lực, trong các đoàn
văn hóa đi chiến dịch. Họ đã chiến đấu không chỉ bằng súng đạn, cuốc xẻng, mà còn chiến đấu bằng những vũ khí
“đặc chủng” như cây bút sắt, bút chì, bút lông, màu nước, bột màu,…để làm nên những tác phẩm phục vụ trực
tiếp các chiến sĩ ngoài mặt trận, góp phần nhỏ của mình vào chiến công chung của dân tộc. Nổi bật trong “binh
chủng văn nghệ” đó, là mỹ thuật với đội ngũ khá đông hoạ sĩ - chiến sĩ.
CÁC HỌA SĨ - CHIẾN SĨ
THAM GIA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
M
ặt trận Điện Biên Phủ mở màn ngày
13/3/1954, nhưng trước thời điểm đó, từ
tháng 8/1953, trường Mỹ thuật kháng
chiến của nước Việt Nam mới tại chiến khu Việt Bắc
đã phân công các học sinh năm thứ 3, khóa đầu tiên
của Trường là các họa sĩ: Nguyễn Thế Vy, Lê Huy
Hòa, Nguyễn Mạnh Lân vào quân đội để vừa phục
vụ vừa tiếp tục rèn luyện sáng tác. Mỗi người được
biên chế vào một tiểu đội trong cùng một đại đội của
Trung đoàn Thủ đô đóng quân ở chân đèo Khế (Thái
Nguyên). Tháng 12/1953, các anh cùng hành quân
với bộ đội lên Tây Bắc, đi chiến dịch Trần Đình (tức
“Kết nạp Đảng trong chiến hào Điện Biên Phủ” tranh của hoạ sĩ Nguyễn Sáng
19
chiến dịch Điện Biên Phủ).
Khi chiến dịch nổ ra, từ khắp nơi, các họa sĩ cũng
lên đường hòa vào các đơn vị bộ đội, dân công hỏa
tuyến hướng về Điện Biên Phủ. Hai họa sĩ Ngô Tôn
Đệ, Trần Lưu Hậu đang trong đoàn công tác giảm tô
ở Thái Nguyên được lệnh lên đường tham gia công
tác tại Hội đồng cung cấp mặt trận tiền phương, phục
vụ các công việc hậu cần dọc đường ra mặt trận.
Họa sĩ Lưu Công Nhân được cử đi công tác bên địch
vận. Họa sĩ Ngọc Linh được cử về Sơn La cùng đoàn
văn công Tây Bắc đi phục vụ chiến dịch. Họa sĩ Mai
Văn Hiến ở Bộ Tư lệnh mặt trận; Nguyễn Bích ở báo
Quân đội nhân dân tiền phương; Huy Toàn, Nguyễn
Thụ ở Đại đoàn 312; Phạm Thanh Tâm ở Đại đoàn
351; Nguyễn Sáng đi cùng với Đại đoàn 308; Phạm
Hảo làm việc với báo Vui sống đi theo Cục Quân y;
Sĩ Tốt làm chiến sĩ đồ bản ở Đại đoàn 316; Lương
Quý làm chiến sĩ ở Trung đoàn 77 huấn luyện tân
binh chuyển đạn ra mặt trận; Trọng Kiệm, Lưu Công
Nhân công tác ở Cục địch vận tham gia giải tù binh,
làm phiên dịch; Văn Giáo, Đặng Đức đi theo dân
công hỏa tuyến.
Không chỉ có các trò, các thầy giáo của Trường
Mỹ thuật kháng chiến, như các họa sĩ Tô Ngọc Vân,
Nguyễn Văn Ty, Nguyễn Sĩ Ngọc sau đợt cải cách
ruộng đất, đầu tháng 4/1954 cũng được cử đi Điện
Biên Phủ. Các thầy được đồng chí Tố Hữu viết giấy
giới thiệu với Cục Tuyên huấn tiền phương. Hôm tiễn
họa sĩ Tô Ngọc Vân lên đường, đồng chí Tố Hữu
còn nói: “Không đi kỳ này thì không bao giờ có thể
vẽ chiến tranh được nữa… Sau Điện Biên sẽ là hòa
bình rồi…”. Nghe đồng chí nói vậy, họa sĩ Tô Ngọc
Vân lòng đầy hào hứng, tin tưởng, đã đề nghị giao
ước thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ giữa người ra mặt
trận với người ở lại nhà. Qua đây đủ thấy nhiệt tình
đi vào cuộc sống sôi động không ngại gian khổ, hy
sinh của người thầy giáo - họa sĩ Tô Ngọc Vân thật
mạnh mẽ, cương quyết, lòng say mê lao động sáng
tạo thật dồi dào mãnh liệt, tất cả để làm sao ghi lại
được những hình ảnh một thời lịch sử của đất nước.
Nhớ lại những ngày hào hùng đó, họa sĩ, NSND
Tranh “Bộ đội và dân công nghỉ trên đồi”, 1953,
của Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Tác phẩm “Đèo Lũng Lô”, năm 1954 của họa sĩ Tô Ngọc Vân
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
20
Ngô Mạnh Lân viết: “Nhóm họa sĩ chúng tôi theo
Trung đoàn Thủ đô đi chiến dịch lại có những nhiệm
vụ khác nữa. Hành quân đêm đi, ngày nghỉ với bộ
đội, truy kích địch, công tác ở Trạm quân y, tham gia
viết tin, vẽ tranh ở Ban Tuyên huấn, Đại đoàn, theo
bộ đội đi đánh cứ điểm, khi chiến thắng vào Mường
Thanh lấy tài liệu, vẽ chân dung Bác, phục vụ ngày
19/5,…là công việc của một họa sĩ đi phục vụ trong
quân đội. Chúng tôi tranh thủ vẽ ký họa, hoặc tốc
ký phác họa, hào hứng ghi lại những cảnh sinh hoạt
của bộ đội trong hành quân, lúc đào hào, làm đường,
nằm hầm, khi chuẩn bị hành trang xuất kích, lúc nghỉ
ngơi, lăn quay ra ngủ, lúc tắm giặt ngoài suối, khi
nhận thư hậu phương, lúc học tập nâng cao quyết
tâm chiến đấu”.
Có thể nói chiến dịch Điện Biên Phủ đã hình
thành một đội quân họa sĩ có mặt trên khắp các
tuyến phục vụ chiến dịch. Thực tế đi chiến dịch là
chất liệu ngồn ngộn để các họa sĩ sáng tạo nên các
tác phẩm phục vụ chiến dịch. Đề tài sáng tác thật
đa dạng, vì thế các tác phẩm hội họa cũng vô cùng
phong phú. Mảng đề tài chính, được các họa sĩ tập
trung phản ánh nhiều nhất là phản ánh cuộc sống
đi chiến dịch, chiến đấu của bộ đội, ca ngợi tình yêu
quê hương đất nước, tinh thần quyết tâm đánh thắng
Điện Biên Phủ. Các họa sĩ Phạm Thanh Tâm, Huy
Toàn vẽ tranh minh họa trên báo của Đại đoàn 351,
312. Họa sĩ Nguyễn Bích vẽ tranh trên báo Quân đội
nhân dân xuất bản tại mặt trận. Các bức tranh minh
họa trên báo đã được chiến sĩ ta cắt dán trên các
hầm pháo, hầm trú ẩn. Các họa sĩ: Lưu Công Nhân,
Đào Đức vẽ về dân công, bộ đội; Ngô Tôn Đệ vẽ về
chiến sĩ lái xe phá bom nổ chậm, tiếp tế lương thực;
Ngô Minh Cầu vẽ về xây dựng cầu đường; Nguyễn
Trọng Kiệm vẽ về Đoan Hùng; Ngô Mạnh Lân vẽ về
sinh hoạt bộ đội ở Điện Biên; Nguyễn Sáng có tác
phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”….Cũng tại
mặt trận, các họa sĩ đã ghi chép được nhiều ký họa
bằng bút sắt, thuốc nước, vẽ tranh bằng bột màu,
tranh cổ động được khắc gỗ và in kịp thời gửi đến
chiến sĩ, như: Nêu cao quyết tâm đánh chắc, tiến
chắc tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ,
quyết tâm liên tục chiến đấu, vượt mọi khó khăn
gian khổ để tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên
Phủ vào dịp ta vừa kết thúc đợt hai tấn công Điện
Biên Phủ tiêu diệt 5.000 quân địch và hạ 50 máy
bay, phá hủy 7 kho đạn, 5 xe tăng. Nhiều tác phẩm
của họ đã được trưng bày ngay tại mặt trận phục vụ
cho cán bộ, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến và nhân
dân trong vùng. Những tác phẩm được các họa sĩ
trẻ hoàn thành sau ngày chiến thắng có các cảnh
sinh hoạt của bộ đội đi chiến dịch Điện Biên Phủ
của Ngô Mạnh Lân, cảnh chiến thắng ở Điện Biên
Phủ của Lê Huy Hòa, cảnh về các chiến sĩ cơ giới,
chiến sĩ phá bom nổ chậm của Ngô Tôn Đệ, các ký
họa tài liệu của Nguyễn Thế Vy, Lưu Công Nhân,
Trần Lưu Hậu,… các tác phẩm đó được trưng bày tại
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1954 tại Hà Nội
mới giải phóng.
Bên cạnh mảng đề tài chủ đạo trên, nhiều họa
sĩ vẽ tranh địch vận, truyền đơn bướm để tung vào
các vị trí của địch. Họa sĩ Phạm Hảo vẽ tranh tuyên
truyền phòng dịch phục vụ bộ đội và gửi vào các đồn
địch. Đặc biệt, sau khi ta nổ súng tiêu diệt cứ điểm
Him Lam và cứ điểm Độc Lập, ngày 16/3/1954, họa
sĩ Mai Văn Hiến được giao nhiệm vụ vẽ bức tranh lớn
để kêu gọi quân địch ở cứ điểm Bản Kéo đầu hàng.
Trong điều kiện ở mặt trận không có nguyên vật liệu
để vẽ, họa sĩ đã phải đi tìm xưởng in để xin được
giấy báo cỡ bằng nửa tờ báo quân đội, hoà trộn sơn
cặn của nhà in cùng dầu hỏa để làm nguyên liệu vẽ.
Các tờ giấy đã được dán nối với nhau bằng cơm nếp
nghiền, trải trên mặt đất phẳng do bộ đội làm giúp,
phải dùng tre và phên để làm chỗ cho họa sĩ ngồi
vẽ, bút vẽ được làm từ cọng chuối. Trong một ngày,
bức tranh lớn đã hoàn thành với diện tích tới 20m2
(4m x 5m). Bức tranh vẽ hình người phụ nữ đang
ôm con nhỏ và có dòng chữ kêu gọi binh lính địch
bỏ vũ khí trở về với gia đình. Bức tranh này đã được
Tác phẩm “Gặp gỡ”, bột màu, 1954 của Họa sĩ Mai Văn Hiến
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
21
các chiến sĩ quân báo mặt trận đưa vào sát đồn Bản
Kéo và dựng lên trước lúc bình minh. Để làm việc
này, ngay từ tối hôm trước, các chiến sĩ quân báo
phải dựng sẵn các cây tre làm giàn giáo. Bức tranh
đã góp phần cùng với bộ đội vây lấn ép cả một tiểu
đoàn ngụy quân người Thái và binh lính Pháp ra đầu
hàng. Họa sĩ Huy Toàn cũng vẽ ở trong hầm một
bức tranh địch vận trên vải dù trắng có diện tích 2m2
cũng được dựng ở đồn Bản Kéo kêu gọi địch đầu
hàng nhưng đã bị bọn chúng bắn tan nát.
Thi đua với các đồng nghiệp ở ngoài tiền tuyến,
nhiều họa sĩ ở hậu phương như Trần Văn Cẩn, Trần
Đình Thọ, Huỳnh Văn Thuận … cũng tham gia sáng
tác phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cùng bộ đội, dân công, thanh niên tham gia chiến
dịch, trong đội ngũ họa sĩ đã có nhiều tổn thất, hy
sinh ngay trước ngày chiến thắng. Một trong những
số đó là họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ông đã hy sinh ngay
chân đèo Lũng Lô khi chiến dịch Điện Biên Phủ vừa
kết thúc. Trong những ngày tham gia chiến dịch
Điện Biên Phủ, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã có nhiều ký
họa phản ánh trung thực cuộc sống của bộ đội, dân
công; trong đó có những tác phẩm nổi tiếng, như:
“Hành quân qua suối” (chì, 36x51cm); “Đèo Lũng
Lô” (mầu nước, 50x38cm), “Trên đường Điện Biên”,
“Hành quân qua suối”, “Đường mới mở”,……được tặng
Giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc năm 1954. Nhớ về
người thầy của mình, họa sĩ Ngô Mạnh Lân viết: “Xem
những ký họa thầy Vân vẽ trong những ngày cuối
trên đường đi chiến dịch mới thấy cái nhìn tạo hình
bao quát của họa sĩ trước những khung cảnh tưởng
như bình thường, nhưng sao nó hào hùng và vĩ đại
làm vậy. Bức “Trên đường Điện Biên” hay “Đèo Lũng
lô”, “Hành quân qua suối”, “Đường mới mở”,…được
ghi lại như những bố cục tranh hoàn chỉnh, bức hình
thâu tóm quang cảnh hùng vĩ và nên thơ của rừng
núi Tây Bắc cùng hàng đoàn bộ đội, dân công tấp
nập tiến ra mặt trận như đi trẩy hội. Người thì đeo ba
lô, súng ống, người mang vác trên vai, người khiêng,
người gồng gánh, người chống gậy lội suối,…ai nấy
đều trong tư thế gấp gáp, vững vàng cùng cả đoàn
đi qua con suối với những tảng đá to nhỏ, dưới tán
cây đại thụ được diễn tả chăm chút từ cành lá đến bộ
rễ ngoằn ngoèo bám sâu vào lòng đất, dưới những
triền núi nhấp nhô còn phủ sương phía xa xa. Hình
nét ở đây như rung lên qua những đường chì đầy
cảm xúc, trân trọng, toát lên vẻ lạc quan và quyết
tâm của quân dân ta. Ở cảnh bộ đội hành quân qua
đường mới mở lại có bút pháp mạnh mẽ, dồn dập từ
những nét chì đậm, dứt khoát, chồng chéo lên nhau,
tạo một không khí khẩn trương, rộn ràng. Có bức lại
là những nét bút nhanh nhẹn, hối hả của đoàn người
đạp trên cỏ trên lá rậm rạp tiến về phía trước…Những
tác phẩm đó bộc lộ cái tình, cái hồn của người họa
sĩ hòa vào hơi thở của cuộc sống sôi động hướng ra
mặt trận. Điểm nổi bật ở tranh ký họa của thầy Vân
là, với con mắt tinh tường, khám phá những hình nét
gợi cảm, những dáng điệu sinh động dưới một tổng
thể cảnh sắc vừa hùng tráng bao la, vừa thi vị ấm áp.
Chính vì thế mà bộ ký họa về chiến dịch Điện Biên
Phủ, cũng như bộ ký họa vẽ bà con nông dân đấu
tranh trong cải cách ruộng đất của thầy đã đoạt Giải
Nhất tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1954”
(Văn học nghệ thuật với Điện Biên Phủ, Nxb Quân
đội nhân dân, 2005, tr 204-205).
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày
đêm, nhưng đó là những ngày để thử thách lòng yêu
nước, tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh và trí
sáng tạo của các họa sĩ. Bám sát cuộc sống, chiến
đấu với nhiều mất mát hy sinh của chiến sĩ Điện
Biên, các họa sĩ đã có những tác phẩm phản ánh
trực tiếp cuộc sống chiến đấu của chiến sĩ phục vụ
(dân công hỏa tuyến) hoặc trực tiếp chiến đấu trên
mặt trận Điện Biên: đào công sự, công đồn,…Nếu
nói như ngôn ngữ ngày nay, thì đó là các sáng tác
cổ động. Sự thực, các sáng tác đó đã là nguồn cổ
vũ hết sức to lớn với đồng bào các dân tộc Điện
Biên và các chiến sĩ chiến đấu trên trận địa, có vai
trò quan trọng trong nỗi sẻ chia những gian khổ khó
khăn, giúp đồng bào, chiến sĩ ta vượt qua mọi gian
nan thử thách, làm nên một chiến thắng Điện Biên
chấn động địa cầu. Cũng bằng tác phẩm của mình,
các họa sĩ đã tấn công trực diện vào tâm tư tình cảm
của binh sĩ địch (làm nhiệm vụ binh vận). Nhìn tổng
quát, các tác phẩm hội họa của các họa sĩ Việt Nam
tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mang tính chiến
đấu, tính cách mạng cao, tính nhân văn sâu sắc.
Trận chiến Điện Biên Phủ là một hiện thực vĩ đại,
đã đẻ ra / có được những tác phẩm văn học, nghệ
thuật vĩ đại. Vinh quang thay những họa sĩ lớp họa
sĩ khóa kháng chiến - những họa sĩ tài năng, yêu
nghề, yêu nước, đã dùng / lấy nghệ thuật của mình
phục vụ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc,
đã dấn thân vào một giai đoạn lịch sử vẻ vang của
dân tộc, góp phần làm nên Đài hoa chiến thắng Điện
Biên Phủ./.n
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
22
T
rong công việc sáng tác văn học nghệ thuật,
nhất là lĩnh vực âm nhạc, nếu tác giả nào cả
đời sáng tác được một ca khúc hay một bản
nhạc đi cùng năm tháng, được công chúng yêu thích
đã là một thành công, một niềm hạnh phúc vô bờ
rồi. Vậy mà, có một người nhạc sĩ, còn rất trẻ, chưa
được học trường nhạc Tây, chỉ trong hai năm, nói
chính xác, tính tổng số tháng thì chưa đủ 1 năm, lại
trong hoàn cảnh chiến tranh, sống dưới bom đạn ác
liệt của quân giặc, gian khổ, thiếu thốn đủ điều, tác
giả này đã có 3 ca khúc để đời. Người nhạc sĩ tài ba
ấy là Đỗ Nhuận. Và chùm 3 ca khúc của ông sáng
tác trong thời gian ngắn, trên miệng chiến hào, là:
Hành quân xa (1953), Chiến thắng Him Lam (1954)
và Chiến thắng Điện Biên (1954). Khâm phục hơn,
kính nể hơn là, trong 3 ca khúc đó, thì giai điệu hào
hùng của ca khúc Chiến thắng Điện Biên được lấy
làm nhạc hiệu mở đầu một ngày mới trên làn sóng
của Đài Tiếng nói Việt Nam 60 năm qua, cùng với
giọng đọc đầy tự hào “Đây là tiếng nói Việt Nam,
phát đi từ Hà Nội,…” trên nền nhạc hiệu ấy.
Để có được những khúc khải hoàn hào hùng
và đi cùng năm tháng đó, Đỗ Nhuận đã có những
tháng ngày cùng bộ đội, dân công, thanh niên xung
phong ra mặt trận. Với tư cách là chiến sĩ - nhạc sĩ,
Đỗ Nhuận được biên chế vào Đại đội 267 của Đại
đoàn quân tiên phong 308. Ông đã theo bộ đội hành
quân từ Đại Từ - Thái Nguyên, xuyên qua Đèo Khế
sang Tuyên Quang, rồi Bình Ca, rồi đến sông Hồng.
Những người lính vai vác nặng đã tới Thượng Bằng
La - Yên Bái. Họ vừa đi vừa truyền vào nhau ý chí:
“Là lính, đâu có giặc là ta cứ đi”. Không ngờ câu nói
ấy đã neo vào tâm trí, đánh thức cảm xúc âm nhạc
của Đỗ Nhuận. Ý định viết một bản hành khúc cho
người lính kháng chiến của Đỗ Nhuận sau khi nghe
lính nói “đâu có giặc là ta cứ đi” đã ra đời. Không lâu
sau, bắt gặp “đơn đặt hàng” của một y tá đơn vị khi
đồng chí đề nghị ông viết bài hát để động viên chiến
KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954-7/5/2014)
Với đại thắng Điện Biên
trong Âm nhạc
NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN
l NGUYỄN THÙY LINH
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
23
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Tăng Kiên
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnPham Long
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 

La actualidad más candente (17)

Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Luận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAY
Luận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAYLuận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAY
Luận văn: Học viện văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Bắc, HAY
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAYLuận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
Luận văn: Hiệu quả khai thác ẩm thực dân gian Hà Nội, HAY
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 

Similar a Page 1 100 vh3+4

Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013longvanhien
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-blTăng Kiên
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Pham Long
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014Cậu Ấm
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)longvanhien
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Chau Duong
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016toixedich
 
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămThanh Hải
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...tcoco3199
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...tcoco3199
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 

Similar a Page 1 100 vh3+4 (20)

Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
 
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAYLuận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
 
Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016
 
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...
 
Lễ hội đền hùng trong đời sống tâm linh người việt.docx
Lễ hội đền hùng trong đời sống tâm linh người việt.docxLễ hội đền hùng trong đời sống tâm linh người việt.docx
Lễ hội đền hùng trong đời sống tâm linh người việt.docx
 
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
Ngành Nghề Sản Xuất Nước Mắm Miền Trung, Biển Đảo Việt Nam, Lễ Hội Kate, Nghề...
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 

Más de Cậu Ấm

TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014Cậu Ấm
 
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014Cậu Ấm
 
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀO
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀOHỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀO
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀOCậu Ấm
 
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014Cậu Ấm
 
Dn&th so 4 2014
Dn&th so 4 2014Dn&th so 4 2014
Dn&th so 4 2014Cậu Ấm
 
Trai tim viet nam
Trai tim viet namTrai tim viet nam
Trai tim viet namCậu Ấm
 
A3 gap doi 04 mat trai tim viet nam
A3 gap doi 04 mat trai tim viet namA3 gap doi 04 mat trai tim viet nam
A3 gap doi 04 mat trai tim viet namCậu Ấm
 
Ho so cup thang 07 2014
Ho so cup thang 07 2014 Ho so cup thang 07 2014
Ho so cup thang 07 2014 Cậu Ấm
 

Más de Cậu Ấm (10)

TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 11 - 2014
 
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014
HỒ SƠ GIẢI THƯỞNG 12 - 2014
 
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀO
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀOHỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀO
HỒ SƠ CÚP VSPTCD TRÁI TIM VIỆT - LÀO
 
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
 
Dn&th so 4 2014
Dn&th so 4 2014Dn&th so 4 2014
Dn&th so 4 2014
 
Trai tim viet nam
Trai tim viet namTrai tim viet nam
Trai tim viet nam
 
A3 gap doi 04 mat trai tim viet nam
A3 gap doi 04 mat trai tim viet namA3 gap doi 04 mat trai tim viet nam
A3 gap doi 04 mat trai tim viet nam
 
D&NTH số 3
D&NTH số 3D&NTH số 3
D&NTH số 3
 
Ho so cup thang 07 2014
Ho so cup thang 07 2014 Ho so cup thang 07 2014
Ho so cup thang 07 2014
 
Dn&th so tet
Dn&th so tetDn&th so tet
Dn&th so tet
 

Page 1 100 vh3+4

  • 1.
  • 2. Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT Vaø soá 41/GP - SÑBS Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ 27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi ÑT & Fax: (84.4)39.764.693 CHUÛ NHIEÄM GS. Hoaøng Chöông TOÅNG BIEÂN TAÄP Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP Ts. Nguyeãn Minh San TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai THÖ KYÙ TOØA SOAÏN Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn Nhaø baùo Töø My Sôn GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng BAN CHUYEÂN ÑEÀ VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661 Email: trantrungvanhien@gmail.com Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM 288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM ÑT: (84.8)38.353.878 VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn Trình baøy - De. Quang Anh TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I GIAÙ: 50.000VNÑ nội dung SỐ 3+4 (252)-2014 CULTURE OF VIETNAM SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN 4. Ngành Văn hoá - Thể thao và Du lịch Việt Nam - Một năm khởi sắc Hoàng Bích Ngọc 7. Để có tác phẩm xứng tầm của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh Lê Khả Phiêu 11. Phát huy và quảng bá di sản văn hóa để phát triển du lịch Bình Định GS. Hoàng Chương 15. “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” - “Đại cáo bình Tây” của thời đại Hồ Chí Minh Trương Nguyễn 19. Các họa sĩ - chiến sĩ trong chiến dịch Điện Biên phủ Châu Giang 23. Đỗ Nhuận với đại thắng Điện Biên trong âm nhạc Nguyễn Thuỳ Linh 26. Công ty CP Văn hoá Việt Nam cầu nối liên kết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam - Lào Trương Nguyễn Hà Bình 30. TậpđoàntruyềnthôngquốcgiaViệtNam - Tập đoàn truyền thông hàng đầu Việt Nam Hoàng Linh HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT 33. Nhân cách lớn Phạm Văn Đồng - nhìn từ lối sống và những việc làm nhỏ hàng ngày TS. Nguyễn Minh San 41. GS.TSKH Nguyễn Đình Ngọc - Một nhà khoa học lớn, một nhà chiến lược tầm cỡ, một điệp viên huyền thoại, một nhân cách đẹp Phạm Đình Khanh 45. Nghệ nhân - báu vật sống làng nghề Lưu Duy Dần 48. Người goá phụ Huế với cây cầu bắc qua thời gian Thuỳ Linh Quang Minh TỪ TRONG DI SẢN 50. Đàn tế Trời - Đất Ấn Sơn khu tâm linh tưởng niệm tướng lĩnh và nghĩa quân Tây Sơn Trương Hồng Ny Ảnh bìa 1: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ tịch UBNN về Người Việt Nam ở nước ngoài (bên phải) trao giải cho đại diện Doanh nghiệp tại lễ trao các giải thưởng “Top 100..” tháng 2 năm 2014 Thủ đô Viêng- Chăn nước CHDCND Lào. 53. Bảo tàng Đắk Lắk - Bảo tàng lớn, hiện đại và đẹp nhất khu vực Tây Nguyên San San DIỄN ĐÀN 58. Có một mảng rừng nguyên sinh, có những Cây Di sản Việt Nam ở TP Buôn Ma Thuật Ny San 62. Công tác quản lí nếp sống văn hoá của sinh viên ở kí túc xá các trường VHNT - Thực trạng và Giải pháp ThS. Phạm Thanh Giang VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 64. Công ty Cp Cấp thoát nước Long An - phục vụ vì nhu cầu dân sinh Mộng Huệ 66. Công ty mua bán nợ - phương châm hoạt động “Hợp tác và chia sẻ” PV DOANH NHÂN TÂM - TÀI 68. Công ty Cp Xây dựng công trình 545 Người dành tâm huyết cả đời cho Đà Nẵng Trúc Lam 70. Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển - chuyện về một nhà quản lý xuất sắc Tử Đan 72. Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam - Người nối dài những truyền thống vẻ vang Đại Miêu 74. Công ty TNHH Âu Lạc - Quảng Ninh - Một doanh nhân luôn đồng hành cùng cộng đồng - Xã hội Quang Hòa THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 76. Maritime Bank - Hơn 22 năm phát triển bền vững PV 78. Công ty CP Traphaco - Thương hiệu của niềm tin Bùi Thọ
  • 3. EVENTS & COMMENTS 4. Culture - Sports and Tourism of Vietnam: A year of prosperity Hoang Bich Ngoc 7. To have Vietnam’s worthy works to Ho Chi Minh era Le Kha Phieu 11. Upholding and promoting cultural heritage to develop tourism for Binh Dinh Prof. Hoang Chuong 15. “Dien Bien soldiers”: A great verse of Ho Chi Minh era Truong Nguyen 19. The artist - soldiers in the Dien Bien Phu campaign Chau Giang 23. Do Nhuan with Dien Bien great victory in music Nguyen Thuy Linh 26. Vietnam Culture Company: A linking bridge to promote social economic development between Vietnam - Laos - Truong Nguyen Ha Binh 30. National Media Group Vietnam - Leading Media Group Vietnam Hoàng Linh Contents number 3+4 (252) - 2014 ĐỜI SỐNG QUANH TA 80. Giỗ Tổ hát Xẩm và tưởng nhớ nghệ nhân, NSƯT Hà Thị Cầu Linh Hoàng 82. Múa rối nước Việt Nam diễn Truyện cổ An đéc xen tại Pháp Nguyễn Thu 83. Thắp sáng: Ngày hội Thơ Đường Việt Nam NSƯT Nguyễn Thế Phiệt 72. Southern Seed Corporation - The man who extends glorious traditions Dai Mieu 74. Quang Ninh - Au Lac Co., Ltd. - An entrepreneur always with his Community - Society Quang Hoa TRADEMARK - BRAND NAME BY CULTURAL VIEW 76. Maritime Bank - More than 22 years of sustainable development Thu Thu 78. Traphaco JSC: Brand of the belief Bui Tho LIFE AROUND US 80. National Anniversary of Xam singing and commemoration to Ha Thi Cau Xam singer Linh Hoàng 82. Vietnam’s Water Puppet and Andersen’s Fairy Tales in France Nguyễn Thu 82. Lighting Vietnam’s Duong Verse Festival Nguyen The Phiet TALENTS OF VIETNAMESE LAND 33. Pham Van Dong, a great personality - A view from his lifestyle and daily small things Dr. Nguyen Minh San 41. Prof. Ph. D. Nguyen Dinh Ngoc: As I known Pham Dinh Khanh 45. Artisan: Craft village living trea- sures Luu Duy Dan 48. Woman Hue bridge across time Thuy Linh Quang Minh INSIDE HERITAGE 50. Heaven Sacrified Forum - An Son land, a spiritual tourist place to Tay Son Dynasty Linh Hoang Ny 53. Dak Lak Museum - Big, modern and most beautiful Museum on Highland area San San FORUM 58. There is an original jungle, which has Vietnam’s heritage trees in Buôn Ma Thuot City Ny San 62. Measures to improve effectively management of cultural life of students in campus of Art - Culture colleges - Mas. Pham Thanh Giang FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT 64. Long An Water Supply and Sewerage Company - Catering for people’s needs Hue Mong 66. Dept buy-selling Company - Activity Motto “Cooperation and Sharing” Reporter BUSINESSMAN HEART - TALENT 68. # 545 Construction JSC: One has devoted its lifetime to Da Nang Truc Lam 70. Van Dien fertilizer JSC - Story about an outstanding manager Tu Dan
  • 4. C hính vì khái niệm văn hóa quá rộng, nội hàm văn hóa quá sâu và luôn luôn có mối liên kết và tác động vào mọi mặt đời sống, xã hội, con người, cho nên có thể coi ngành văn hóa là ngành đa dạng và phức tạp nhất. Đó là mới chỉ nói riêng về văn hóa, một trong ba lĩnh vực của một bộ với cái tên bao trùm là văn hóa, thể thao, du lịch. Ba ngành này trước đây đều nằm độc lập tương quan, nay gộp lại thành một ngành lớn, nên có người gọi là “siêu bộ” và cũng có người băn khoăn: Không biết vị tư lệnh của ngành này làm cách nào để lái được con thuyền văn hóa khổng lồ vượt qua được phong ba bão táp?!! Nhưng, vị Bộ trưởng học ngành hàng không Liên Xô lại lái con tàu văn hóa Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, nhưng vẫn về tới đích, đó là Hoàng Tuấn Anh mà tôi có ấn tượng đẹp khi nghe ông trả lời chất vấn trước Quốc hội và mới đây ông báo cáo trước một đối tượng khó tính, đó là các chuyên gia văn hóa nhiều thế hệ trong cuộc họp mặt đầu năm 2014. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phân tích các sự kiện văn hóa nổi bật trong năm 2013 thật rành mạch và có sức thuyết phục như việc tổng kết thành công 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII với nội dung “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là vấn đề rất lớn, rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong thời kỳ đất nước đang mở cửa hội nhập, với nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về văn hóa. Ví dụ, tại Hội thảo “Âm nhạc dân tộc trong cuộc sống hôm nay”, với mục đích bảo tồn và phát huy âm nhạc dân gian truyền thống thì có vị giáo sư lại phát biểu rằng: “hãy để cho mọi luồng âm nhạc nước ngoài xâm nhập vào càng nhiều càng tốt, càng làm cho nền âm nhạc Việt Nam đa dạng, phong phú hơn”. Tiếp theo là hàng loạt sự kiện như: Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc bằng di sản văn hóa Việt Nam, Festival Di sản văn hóa Quảng Nam 2013; Festival Đua ghe Ngo đồng bào Kh’ mer đồng bằng Sông NGÀNH VĂN HÓA VIỆT NAM Một năm khởi sắc Nói về văn hóa, ai cũng nghĩ văn hóa liên quan tới nhiều vấn đề của cuộc sống, con người, liên quan tới các ngành nghề, các địa phương, các địa danh, địa chỉ văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa tâm linh… Ở đâu cũng có văn hóa: văn hóa trong nghệ thuật; văn hóa trong giáo dục, trong học đường, trong bệnh viện, trong thể dục thể thao, trong du lịch văn hóa trong đối ngoại, trong giao thông; văn hóa trong gia đình, trong giao tiếp ứng xử; văn hóa trong ăn uống v.v “ ” Khai mạc Festival Di sản văn hóa Quảng Nam 2013. Ảnh: disanquangnam.vn l HOÀNG BÍCH NGỌC SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 4
  • 5. Cửu Long lần thứ I - Sóc Trăng 2013; Ngày hội Văn hóa thể thao du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc lần thứ XIII - Hòa Bình 2013; thành công của các tuần văn hóa, ngày văn hóa nhân kỷ niệm năm chẵn, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước và liên hoan nghệ thuật Việt Nam - Lào - Campuchia, Mianmar. Năm 2013, ngành văn hóa cũng tổ chức thành công. “Năm gia đình Việt Nam 2013 và tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II”. Năm Quý Tỵ - năm con Rắn biểu trưng cho sự thông minh, sức nhanh nhẹn đã thành công lớn tại các Đại hội Thể thao quốc tế, cụ thể là: Việt Nam đứng thứ 5 trên 44 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật Châu Á lần thứ 4 (AIMAG4); đứng thứ 3 trên 11 quốc gia tại SEAGAMES 27; đứng thứ 7 trên 45 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đại hội Thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2; đứng thứ 5 trên 41 quốc gia và vùng lãnh thổ tại giải Thể thao người khuyết tật trẻ Châu Á. Riêng môn bóng đá không thành công lắm trong năm 2013, mà có ý kiến cho rằng, ngành thể thao Việt Nam không phát triển. Về điểm này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh giải thích khá thuyết phục rằng ngành TDTT có rất nhiều bộ môn, trong đó có bóng đá, mà bóng đá mặc dù là môn “thể thao vua” nhưng không phải là mục tiêu chính của phát triển con người. Chỉ có thể dục với nhiều loại hình mới giúp cho con người phát triển tầm vóc, phát triển thể lực, phát triển tư duy sáng tạo và kéo dài tuổi thọ. Như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn khuyến khích mọi người tập thể dục để có sức khỏe. Đó là mục tiêu chính của TDTT mà điển hình phong trào TDTT trong năm 2013 là vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên, người đã đạt được 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc tại Đại Hội Thể dục thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2, năm 2013 và 3 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng, phá kỷ lục Seagames tại Seagames 27 năm 2013 và gần đây lại được giới truyền thông bầu là vận động viên xuất sắc nhất năm 2013. Ngoài ra còn nhiều vận động viên khác cũng đạt được những thành tích ngoạn mục như Nguyễn Hà Thanh (nhảy chống nạng), Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Lê Quang Liêm (cờ chớp thế giới), Nguyễn Tiến Minh (cầu lông thế giới). Tinh thần Việt Nam còn thể hiện rất rõ trong các cuộc thi đấu TDTT như có người không quen chạy có mang giày dép mà vẫn vượt lên hàng đầu, có người chân bị thương mà vẫn chạy tới đích trước. Đó là tinh thần, là thể chất Việt Nam qua rèn luyện trên sân tập TDTT và qua những sân đấu khốc liệt, Việt Nam vẫn gây được ấn tượng đẹp trong con mắt của bạn bè trên toàn thế giới. Trên đà thắng lợi năm 2013 ngành TDTT các cấp đang nô nức hướng tới Đại Hội Thể Dục Thể Thao Toàn Quốc lần thứ VII, năm 2014 với quyết tâm gây ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân. Nhìn sang ngành du lịch năm 2013 cũng thấy được những hoạt động sôi nổi và có hiệu quả cao, tiêu biểu là năm du lịch đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng năm 2013, hội nghị Quốc tế Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững. Năm 2013, số người du lịch nước ngoài đến Việt Nam đã tăng vọt, giúp cho ngành du lịch Việt Nam vượt mức chỉ tiêu cả về số lượng người du lịch và số lượng doanh thu. Cụ thể là đã đón 7.57 triệu lượt khách quốc tế, đạt mức tăng trưởng 10.6%, lượng khách du lịch nội địa ước đạt 35 triệu lượt tăng 7.7 % tổng thu từ khách du lịch đạt gần 200 ngàn tỷ đồng tăng 25% so với năm 2012. Đây là một cố gắng rất lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi Đua ghe Ngo đồng bào Kh’ mer đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: Nguyễn Khánh Minh SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 5
  • 6. cơn khủng hoảng và kinh tế Việt Nam cũng chưa thật ổn định. Dĩ nhiên so với các nước trong khu vực thì “ngành công nghiệp không khói” Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như du lịch chưa thật gắn kết với văn hóa, di sản văn hóa chưa được phát huy đúng mức trong phục vụ du lịch. Như chúng ta đã biết, người nước ngoài đến Việt Nam trước hết phải được xem gì, ăn gì và mua gì, tức là xem, ăn, mua cái đặc sắc nhất của Việt Nam, nhưng những di sản văn hóa phi vật thể như tuồng, chèo, cải lương, bài chòi, quan họ, ca trù, hát xoan, Hát xẩm… vẫn còn là “áo gấm đi đêm”, chỉ có múa rối nước là được người nước ngoài biết đến nhiều hơn. Còn hệ thống văn hóa vật thể đang nằm trải dài trên khắp đất nước cũng rất ít khách vãng lai mặc dù rất hấp dẫn về nét đặc sắc của nó khó nước nào sánh được, như trường hợp Trống trận Quang Trung và võ thuật Tây Sơn hoặc cá Chình Phù Mỹ, nem chua chợ Huyện, rượu Bàu Đá, An Nhơn, Hát bội Bài Chòi ở Bình Định… Điểm yếu nhất của du lịch văn hóa là sự gắn kết giữa văn hóa với du lịch và quảng bá văn hóa, quảng bá có bài bản có nghệ thuật, chứ không phải quảng bá qua hướng dẫn viên và phiên dịch, bởi đa số hướng dẫn viên không hiểu sâu về những giá trị của nghệ thuật dân tộc Việt Nam. Chúng ta cảm ơn đất trời đã ưu đãi, đã ban thưởng cho thiên nhiên Việt Nam những vẻ đẹp tuyệt vời, cảm ơn tiên tổ của dân tộc đã để lại cho hậu thế hôm nay rất nhiều di sản văn hóa quý giá mà trong số đó văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại như Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, hát Xoan Phú Thọ, Ca Trù và mới đây là Đờn ca Tài tử Nam bộ. Ngoài ra nghệ thuật Bài Chòi Miền Trung, Ví dặm Nghệ Tĩnh, hát Chầu văn Nam Định cũng đang được Bộ VH- TT&DL lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Điều này càng chứng tỏ văn hóa Việt Nam đang khởi sắc rõ rệt./.n Cảnh đẹp Tam Quan - Bình Định. Ảnh: Anh Tuấn Khai mạc năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Ảnh: Thinh 191 Nghệ thuật múa rối nước được người nước ngoài biết đến nhiều hơn. Ảnh: khoanhkhacvietnam.vn SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 6
  • 7. Tôi rất vui mừng và thật sự bị cuốn hút vào cuộc Hội thảo này. Trước hết, Ban tổ chức đã đặt ra vấn đề đúng. Trong văn học, nghệ thuật (VHNT) còn có vấn đề nào quan trọng bằng và đáng bàn bằng việc sáng tạo ra tác phẩm có giá trị lâu dài. Đó là việc trung tâm và cấp bách số một đối với mỗi văn nghệ sĩ. Phấn đấu để có những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng nghệ thuật là giấc mơ của mọi văn nghệ sĩ. Đó là sự kết tinh đẹp đẽ của tài năng và tâm huyết. Làm nghệ sĩ đích thực mà không mơ ước đạt được những đỉnh cao sáng tạo, theo tôi chưa phải là nghệ sĩ đích thực. Cần phải nuôi khát vọng lớn. Còn làm được đến đâu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cho nên nếu có ai đó nói rằng, có tác phẩm hay là có tất cả, tôi nghĩ không phải là quá đáng. Lịch sử nghệ thuật là con đường vắt qua các tác phẩm có giá trị lâu bền. Đó là lịch sử của những dấu ấn nghệ thuật không phai mờ trong ký ức của con người. Trong kho lưu trữ của nghệ thuật, không có chỗ cho những tác phẩm làng nhàng, nhạt nhẽo, vô vị. Và nghệ sĩ, tự vẽ chân dung của mình đậm nhạt đến đâu, tùy thuộc vào ảnh hưởng của tác phẩm đối với xã hội đến đó. Văn học, nghệ thuật là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống. Tôi là người hoạt động chính trị, đối với VHNT tôi chưa am hiểu nhiều. Nhưng là người được Đảng phân công làm công tác chính trị tư tưởng trong quân đội nhiều năm, trải qua nhiều thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất, tôi hiểu rõ vai trò và ý nghĩa to lớn của VHNT đối với việc xây dựng tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh chiến đấu của người lính. Theo ngôn ngữ của nhà quân sự, tôi nghiệm thấy VHNT cũng là một binh chủng hùng hậu và có sức mạnh to lớn. Tôi nói như vậy để bày tỏ tình cảm đối với VHNT nói chung và về vấn đề các đồng chí thảo luận hôm nay. Về vấn đề này, tôi xin góp một vài suy nghĩ dưới góc nhìn của một người đọc về một số vấn đề sau đây: - Tài năng - Vốn sống - Văn học, nghệ thuật góp phần xây dựng đạo đức xã hội. Về tài năng: Từ điển Bách khoa định nghĩa “ Tài năng là sự kết hợp hoàn thiện nhất các năng lực nhất định đối với một hoạt động nhất định, giúp con người đạt được những thành tựu xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội. Tài năng biểu thị chất lượng cao của năng lực, có thể biểu hiện trong bất cứ lĩnh vực nào thông qua đào tạo chu đáo và luyện tập công phu, hoạt động thực tiễn, phát triển tối đa các tố chất tương ứng”. Văn học nghệ thuật là lĩnh vực của tài năng. Nói về VHNT mà không nói đến tài năng thì coi như chưa nói gì cả. Lảng tránh vấn đề tài năng tức là quay lưng lại với VHNT. Tài năng thực sự bao giờ cũng rất hiếm. Tài năng xuất chúng càng hiếm hơn. Không quý trọng và tạo điều kiện cho tài năng phát triển thì xã hội không thể phát triển được. Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X “ Xây dựng và phát triển văn ĐỂ CÓ TÁC PHẨM XỨNG TẦM CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH (Tham luận Hội thảo “Phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao - Thực trạng và giải pháp” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 27/11/2013) l LÊ KHẢ PHIÊU Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 7
  • 8. học, nghệ thuật trong tình hình mới” đã khẳng định “Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của xã hội. Chăm sóc để tài năng phát triển là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và các tổ chức trong hệ thống chính trị”. Đó là một bước phát triển quan trọng trong tư duy lãnh đạo VHNT. Chúng ta còn phải tiếp tục thể chế hóa các Nghị quyết, bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với trí thức, văn nghệ sĩ, bao gồm cả hệ thống các giải pháp đồng bộ: Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, tôn vinh, phát huy. Tổng kết Nghị quyết 05 của Trung ương khóa VIII chính là làm việc đó. Vấn đề còn lại là, cá nhân văn nghệ sĩ phát huy tài năng của mình như thế nào? Trước kia, đã có bao nhiêu tài năng tàn lụi, uổng phí, đã có bao nhiêu tiếng kêu vì “sinh bất phùng thời” tức là “sinh không gặp thời”. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo đã xóa bỏ đi bi kịch ngàn đời đó. Trong sự nghiệp vĩ đại đó, ai có tài, có tâm giúp nước, đều được đón nhận, đều được cống hiến và tạo điều kiện để cống hiến phát huy hết tài năng của mình. Đó là một cuộc gặp gỡ, giữa khát vọng và tài năng. Khát vọng về lý tưởng xã hội và lý tưởng nghệ thuật. Không có khát vọng lớn thì không có tác phẩm lớn. Các nghệ sĩ lớn, đều là mẫu mực đáng kính về vấn đề này, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng xã hội và lý tưởng nghệ thuật. Nhưng cũng cần phải nói lại cho công bằng. Với câu hỏi làm thế nào để tài năng phát triển lâu bền, có ích, thì chỉ có bản thân văn nghệ sĩ mới tìm được câu trả lời xác thực nhất. Tại sao có những trường hợp khi mới xuất hiện lấp lánh, nhiều triển vọng, nhưng càng về sau càng mờ nhạt, thậm chí phải bỏ nghề? Nguyên nhân có nhiều, nhưng chắc chắn có vấn đề rèn luyện. Rèn luyện về khát vọng, về văn hóa và về vốn sống. Dù xã hội có quan tâm, tạo điều kiện đến đâu cũng không thể thay thế sự tự rèn luyện của bản thân văn nghệ sĩ. Không tự rèn luyện thì khả năng không phát triển được. Rèn luyện qua sách vở, qua nhà trường, qua giao tiếp. Nhưng không có gì thay thế được rèn luyện trong thực tiễn. Tôi xin nêu vấn đề để các đồng chí cùng trao đổi. Về vốn sống: Tôi được các đồng chí ở Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, trong gần 1.000 nhà văn của Hội, hơn 98% nhà văn đều sống ở thành phố và các trung tâm hành chính. Cả nước chỉ còn 2% nhà văn đang sống ở nông thôn. Ở trung tâm công nghiệp, các trọng điểm kinh tế, các tuyến đường, các cửa khẩu, các làng bản xa xôi... đang vắng bóng nhà văn. Các hội chuyên ngành khác chắc chắn cũng có tình hình như vậy? Thế thì làm sao hiểu biết đầy đủ cuộc sống của đất nước ta hiện nay. Đối với mỗi nhà sáng tác, những bản thành tích, những con số thống kê, những bản báo cáo điển hình là hoàn toàn không đầy đủ cho việc hiểu biết và khám phá con người; hoàn toàn không đủ đối với việc nắm bắt dòng chảy và bản chất của đời sống ngày hôm nay. Thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước ta mấy chục năm qua đã xuất hiện những con người mới. Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ảnh: Chu Vĩnh Cát SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 8
  • 9. Đó là những con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa nghìn đời với canh tác nông nghiệp, với văn hóa làng xã nhưng đang chuyển mình mạnh mẽ trong sự nghiệp công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đó là những con người Việt Nam đang sánh bước cùng nhân loại. Trong sự nghiệp đó, những thói quen mới, những tập quán mới, những phẩm chất mới đang được hình thành. Hơn nữa, chúng ta làm công nghiệp trong cơ chế thị trường. Sẽ có bao nhiêu thử thách, níu kéo, những vật vã trong quá trình đi lên. Hơn thiệt, được mất, đúng sai, là vấn đề được đặt ra hàng ngày cho từng con người, cả xã hội đang được thử thách về mặt nhân cách. Đó là cuộc bứt phá đi lên để tạo dựng những giá trị mới. Sự nghiệp đổi mới đất nước cung cấp biết bao chất liệu quý báu cho văn nghệ sĩ. Biết bao tấm gương cao đẹp vươn lên trong lao động sáng tạo nảy nở trên mọi lĩnh vực của đời sống. Chính họ là chủ thể của xã hội hiện nay. Những mảng sáng, những nhân tố tích cực, những việc làm đầy tình nghĩa, những hy sinh thầm lặng, những bộ óc dám nghĩ dám làm, đó là những nhân tố quyết định cho xu hướng phát triển của xã hội ta, đất nước ta ngày hôm nay. Những mảng sáng, những nhân tố tích cực, những việc làm đầy tình nghĩa, những sự hy sinh thầm lặng, những bộ óc dám nghĩ dám làm, đó là những nhân tố quyết định cho xu hướng phát triển của xã hội ta, đất nước ta hôm nay. Chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh đang được phát huy trong xây dựng hòa bình. Nếu không đến với họ, không chia sẻ và thấu hiểu cuộc sống của họ, chúng ta dễ bị nhiễu trước những chuyện tiêu cực được phản ánh hàng ngày trên mặt báo. Đi thế nào thì tùy theo đặc điểm của từng ngành, từng người, nhưng nhất thiết phải đi. Đi với thái độ dấn thân, nhập cuộc hết mình, với thái độ trân trọng và nâng niu hết mình, đi với góc nhìn và tầm nhìn đúng đắn nhất định chúng ta sẽ tìm ra chủ đề, nhân vật, và cũng để nâng cao và làm mới tư tưởng, tình cảm của chúng ta nữa. Chúng ta đã có những tác phẩm đầy xúc động lòng người về chiến tranh, nhất định chúng sẽ có những tác phẩm ghi dấu đẹp đẽ về sức vươn tới của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cổ nhân xưa đã nói: vạn sự không có sự nào qua được chữ thời. Đó là xu thế tất yếu của lịch sử có sức mạnh chi phối toàn bộ cuộc sống xã hội, cộng đồng, con người. Không hiểu thời, thì hành động mù quáng, hoặc rơi vào phiêu lưu, cực đoan, điên rồ hoặc bị rớt lại, bị đào thải. Chỉ có trên cơ sở hiểu đúng thời đại mà mình đang sống mới giúp ta lần ra bản chất của những chuyển động to lớn, mạnh mẽ, đang diễn ra trên đất nước ta. Trên cái dòng chảy lớn đó, ta nhận ra những nguyên mẫu cho sáng tạo nghệ thuật. Cái mới trong xã hội ta hiện nay theo tôi là ở trong mấy chữ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nội hàm của cuộc sống mà chúng ta cần xây dựng, cần vươn tới là ở trong mấy chữ ấy. Để đạt mục tiêu chiến lược đó, Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện đất nước ta, vừa tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nông thôn mới, chủ động hội nhập quốc tế, vừa phát huy sức mạnh dân tộc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đó là những đại sự cuốn hút toàn bộ sức lực, trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết của nhân dân ta. Và đó cũng là bức tranh toàn cảnh cuộc sống của đất nước ta ngày hôm nay. Dân tộc ta đứng về mặt lịch sử, có thể nói là một dân tộc đã từng bị tước đoạt. Bị tước đoạt xương máu, thời gian, thời cơ, sức lực, bị tước đoạt độc lập tự do. Chúng ta chiến đấu hết đời này sang đời khác là để chống lại sự tước đoạt đó. Nay là lúc chúng ta có thể bắt tay vào đại sự xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, bảo đảm cho ai cũng được ấm no, được học hành như Di chúc của Bác Hồ. Sự nghiệp đó đang được tiến hành trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng. Ở đó đang diễn ra sự đan chéo giữa cơ hội và thách thức, tối và sáng, được và mất. Một bối cảnh chung như vậy diễn ra cụ thể, sinh động ở ngay trong từng gia đình, từng họ hàng, từng làng xã có truyền thống hiếu học..., từng cơ quan, đến toàn xã hội. Nó buộc con người phải đối diện với mình trước biết bao câu hỏi. Đây là thực tiễn chưa từng có. Tất cả những vấn đề đó cần phải đi sâu tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, tích lũy lâu dài và công phu. Và phải trở đi trở lại nhiều lần để chuyển hóa chất liệu của đời sống thành vốn sống, cảm xúc, hưng phấn sáng tạo. Có như thế mới hy vọng dựng nên cuộc sống và con người Việt Nam ngày hôm nay với những dấu ấn lịch sử, không thể trộn lẫn với bất cứ thời đại nào khác. Tôi biết các tổ chức Hội đã có nhiều sáng kiến tổ chức cho anh em đi thực tế. Nhưng điều kiện kinh phí hạn hẹp, chưa đi sâu, nhất là chưa có quy hoạch để cắm chốt nhà văn ở những địa bàn chiến lược. Tôi đề nghị lãnh đạo các địa phương, nhất là các cơ sở SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 9
  • 10. kinh tế, các nhà doanh nghiệp nên tạo điều kiện để văn nghệ sĩ có thể thâm nhập thực tế lâu dài. Trong hoạt động nghệ thuật, kích thích, nuôi dưỡng hứng thú niềm say mê sáng tạo là rất quan trọng. Trong đó có vấn đề phê bình. Khen đúng, chê đúng không chỉ có ý nghĩa khẳng định giá trị mà còn làm cho tác giả tự tin, phấn chấn, tự hoàn thiện. Hoạt động lý luận, phê bình của ta mấy năm gần đây có chuyển biến bước đầu. Nhưng công tác quảng bá tác phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn. Còn gì buồn hơn đối với người sáng tác là tác phẩm không đến tay người đọc. Tôi đề nghị các cơ quan có trách nhiệm, trước hết là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch đầu tư, củng cố hệ thống thư viện các cấp, đầu tư cho các nhà hát, các rạp chiếu phim để đưa tác phẩm VHNT đến với công chúng rộng rãi, đáp ứng quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa của nhân dân. Về Văn học, nghệ thuật góp phần xây dựng đạo đức xã hội: Tác phẩm VHNT có sức mạnh to lớn, nuôi dưỡng tư tưởng, tình cảm đạo đức con người, thỏa mãn khát vọng của con người về các giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Nó nâng đỡ, an ủi, khích lệ con người trong cuộc sống riêng tư, chia sẻ với con người những tâm tư thầm kín nhất, giúp con người trả lời những câu hỏi về lẽ sống, lối sống, những cách ứng xử tinh tế, ấm áp giữa con người với con người, giữa gia đình làng xóm, dòng họ, bạn bè quốc tế, con người với thiên nhiên... VHNT có tác dụng to lớn hình thành hệ giá trị giúp con người tự điều chỉnh, vừa hoàn thiện nhân cách, vừa tăng sức đề kháng để chống lại mọi cái xấu, cái ác. Tác dụng VHNT càng to lớn, trách nhiệm của văn nghệ sĩ càng nặng nề. Tôi được biết, đời sống VHNT gần đây, bên cạnh xu hướng lành mạnh, tích cực là chủ yếu, đã xuất hiện những biểu hiện lệch lạc, cần được uốn nắn. Trong lý luận, phê bình, có xu hướng đề cao quá mức chức năng giải trí, giao tiếp mà coi nhẹ chức năng giáo dục, có một số trào lưu lý luận ở nước ngoài được truyền bá vào trong nước chưa có sự phân tích thấu đáo chỉ rõ cái gì hay, cái nào dở để tiếp thu có chọn lọc. Báo chí đã lên tiếng phê phán về những khuynh hướng giải thiêng các giá trị văn hóa của dân tộc, của cách mạng, đòi thay thế trung tâm văn hóa ngàn đời của dân tộc bằng các thứ rác rưởi được gọi là bên lề. Điều đáng ngạc nhiên và nghiêm trọng và nó diễn ra ngay bên bục giảng ở một số trường Đại học. Phải trở lại những vấn đề có tính nguyên tắc. Đổi mới VHNT là mở rộng không gian suy tưởng, không gian sáng tạo, tiếp thu mọi tinh hoa nhân loại để bổ sung, chuyển hóa, làm giàu văn hóa dân tộc. Đổi mới không phải là thay màu, càng không phải là phủ nhận và giải thiêng. Và không thể nhân danh Đổi mới để biến tương lai con em chúng ta thành nơi thí nghiệm những quan điểm sai trái. Trong sáng tác, có xu hướng rút lui vào hình thức, tuyệt đối hóa hình thức, bịt kín mối giao cảm giữa tác phẩm và công chúng. Như vậy, theo định nghĩa về tài năng đã nói ở trên, người ta vô tình hoặc cố ý đã thủ tiêu chức năng xã hội của tài năng. Hoặc cũng có xu hướng khai thác một chiều, cường điệu cái xấu cái ác. Như vậy tác phẩm cũng không phản ánh đúng bản chất của hiện thực, không thấy hết mối quan hệ biện chứng của cuộc sống. Tôi tán thành báo cáo của bản đề dẫn, coi tác phẩm nghệ thuật là thể thống nhất và hoàn chỉnh của tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ. Cắt dời chỉnh thể đó, tuyệt đối hóa một yếu tố nào đó tức là không còn coi tác phẩm văn nghệ là một sinh mệnh hoàn chỉnh và thống nhất. Trước những vấn đề đạo đức, lối sống đang có chiều hướng xuống cấp như hiện nay, chúng ta hoan nghênh mọi tác phẩm mang tính phản biện xã hội sâu sắc, đi sâu mổ xẻ, phân tích, lên án đến tận ngõ ngách mọi hành trạng và nguyên nhân của cái xấu, cái ác. Phê phán một cách thuyết phục. Nhân danh cái tốt, cái thiện để phê phán. Và không bao giờ để mất niềm tin yêu con người. Trong những nhân vật phản diện, dù chỉ le lói một chút ánh sáng, một chút hoàn lương thì cũng phải nhen nhóm cho nó, tiếp dưỡng khí cho nó, thổi niềm tin vào cho nó. Làm được như vậy, một cách có nghệ thuật, thì nhất định tác phẩm sẽ được công chúng tiếp nhận. Chúng ta khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm về những nhân tố mới, những nhân tố tích cực, những mặt sáng sủa. Nhưng sáng tác về những cái sáng sủa, tích cực, mới mẻ cũng phải đi vào chiều sâu của thế giới nội tâm với một nghệ thuật nhuần nhuyễn và hấp dẫn. Ca ngợi mà đơn giản, sơ lược, hời hợt thì cũng không thuyết phục được ai. Hơn bao giờ hết, cuộc sống đang chờ đợi ở các văn nghệ sĩ. Đất dụng võ cho các tài năng luôn rộng mở./. n SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 10
  • 11. B ình Định cũng có thể hiểu là đất bình yên, có bình yên mới lao động sáng tạo ra vật chất và tinh thần, mới yên tâm học hành thành đạt, mới làm văn nghệ - Hát bội, Bài chòi, Hát kết, Hát huê tình. Những câu ca dao đặc sắc ra đời từ miền đất Bình Định, đã nói lên đặc điểm của con người xứ sở này: Mài dừa đạp cám cho nhanh Ép dầu mà chải tóc anh tóc nàng Mài dừa dưới ánh trăng vàng Ép dừa mà chải tóc nàng tóc anh... Vì quá yêu mà giận hờn, trách móc, nhưng trách móc cũng rất là Bình Định: Hồi nào em nói em đành Để anh về cuốc đất trồng hành gieo cải vãi kê Bây giờ em nói anh chê Để đám cải anh rủ, đám kê anh tàn Chỉ còn dây bí leo giàn Ra hoa trổ nụ chờ nàng kết đôi.. Chỉ có con người Bình Định mới có tình yêu chung thủy và mãnh liệt như ca dao xưa đã tả: Tại anh nghe em đau đầu chưa khá Anh băng đồng chỉ sá bẻ nắm lá cho em xông PHÁT HUY VÀ QUẢNG BÁ DI SẢN VĂN HÓA ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH BÌNH ĐỊNH Bãi tắm Hoàng Hậu nhìn về TP. Quy Nhơn. Ảnh: Trịnh Đào Em l GS. HOÀNG CHƯƠNG LTS: Tiếp theo sự kiện“Gặp gỡ Việt Nam”thu hút hàng trăm nhà khoa học trong nước và thế giới, trong đó có nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel, đã diễn ra trong một tuần lễ ởTP Qui Nhơn – Bình Định vào cuối năm 2013, thì đầu năm 2014,tạithànhphốtươiđẹpnày,lạidiễnraHộithảokhoahọc“GiảiphápthúcđẩypháttriểndulịchBìnhĐịnh”nhằm địnhhướngpháttriểndulịchgắnliềnvớiviệcxácđịnhsảnphẩmdulịchđặcthùphùhợpvớitừngphânkhúcthịtrường, gópphầnthúcđẩydulịchBìnhĐịnhtrởthànhmộtđiểmđếnhấpdẫntrongkhuvựcduyênhảimiềnTrung. Chủ trì Hội thảo, gồm các đồng chí: Nguyễn Bá Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng – Trưởng ban Nội chính Trung ương - Trưởng ban Điều phối miền Trung; Nguyễn Văn Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định; Lê Hữu Lộc – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Địnhh; TS. Trần Du Lịch – Phó Trưởng đoàn Quốc hội TP Hồ Chí Minh; Trần Bắc Hà–ChủtịchHộiđồngquảntrị-NgânhàngĐầutưvàpháttriểnViệtNam(BIDV);ThamgiaHộithảocócácđồngchí Bí thưTỉnh ủy các tỉnh: Nghệ An, HàTĩnh, Hà Nam,Tiền Giang, …; đại diện BộVH-TT&DL, Ngân hàng BIDV,Tổng cục Dulịch,CụcHàngkhôngViệtNam,TrungtâmNghiêncứubảotồnvàpháthuyvănhóadântộcViệtNam,HiệphộiDu lịch Việt Nam, Lãnh đạo các Sở VH-TT&DL 8 tỉnh duyên hải miền Trung và nhiều doanh nhân tiêu biểu, như: Tào Văn Nghệ-PhóChủtịchHiệphộiKháchsạnViệtNam,ĐặngVănTín–nguyênTổngcụctrưởngTổngcụcDulịchViệtNam, NguyễnHữuThọ-ChủtịchHiệphộiDulịchViệtNam,NguyễnQuốcKỳ-TổngGiámđốcCôngtyDulịchViettraver,Trần Lục Lang – PhóTổng Giám đốc BIDV, ĐặngThanhThủy –Tổng Giám đốc Công tyTNHH MTVVinpearl,… Tại Hội thảo này, chỉ có một tham luận về văn hóa do GS Hoàng Chương – Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huyVăn hóa Dân tộcViệt Nam trình bày.Văn hiếnViệt Nam xin trân trọng giới thiệu bài tham luận tại Hội thảo này. 11
  • 12. Có như vậy mới trọn đạo vợ chồng Đổ mồ hôi anh chặm, ngọn gió lồng anh che.. Con gái tứ xứ đều mê con trai Bình Định mà nói không dấu lòng mình: Muối ăn bánh ít lá gai Lấy chồng Bình Định đường dài cũng đi Chưa ở đâu lại giàu hình thức nghệ thuật dân tộc như ở Bình Định và cũng chưa ở đâu lại mê Hát bội, Bài chòi như người Bình Định: Con có lỗi, mẹ giận, đòi đánh con, nhưng con chỉ nói một câu: Má ới đừng đánh con đau Để con Hát bội làm đào má coi Thế là người mẹ vui ngay, bởi vì người mẹ Bình Định nào cũng mê xem Hát Bội. Và Bài Chòi còn có sức mê hoặc con người mạnh mẽ hơn: Rủ nhau đi đánh Bài Chòi Để con nó khóc mà lòi rốn ra.. Có nghệ thuật nào mà làm say mê con người như Hát bội, Bài chòi, như ca dao trên đã phản ánh. Ngoài nghệ thuật nghe, nhìn, Bình Định còn là địa danh văn hóa ẩm thực đặc sắc, cũng đã trở thành ca dao, như: Nem chua Chợ Huyện/ Cá biển Sa Huỳnh Nẩu xa mặc nẩu, hai đứa mình gần nhau Rồi cá biển Quy Nhơn/ rượu thơm Bầu Đá Cá Chình Phù Mỹ và chim mía Tây Sơn/ hồ tiêu, mật ong An Lão... Những đặc sản ẩm thực có một không hai trên xứ sở này đã làm xiêu lòng khách thập phương, kể cả người nước ngoài. Cụ thể là vợ chồng Đại sứ Rumani Valiriu Arteni, sau khi đến thăm Bình Định (1998) trở về Hà Nội đã tự nguyện xin gia nhập vào Hội đồng hương Bình Định. Còn tham tám Đại sứ Hungari, sau khi xem tuồng, xem võ thuật và ăn đặc sản Bình Định đã phát biểu rằng: Ở Châu Âu mà có được nghệ thuật như tuồng, bài chòi và ẩm thực như ở Bình Định thì tha hồ hút khách du lịch nếu biết cách tổ chức. Nói Bình Định là địa linh nhân kiệt, là đất võ trời văn là không quá lời. Trong lịch sử nước ta chưa có địa phương nào lại được hai người con gái - hai cành vàng lá ngọc của hai triều đại lớn (Trần và Lê) làm dâu trên đất Bình Định như Huyền Trân công chúa con vua Trần Thánh Tông làm vợ vua Chế Mân và Ngọc Hân công chúa con gái út của vua Lê Hiển Tông đã trở thành người vợ tuyệt vời của người anh hùng áo vải Quang Trung. Hoàng đế Quang Trung là một trong 4 anh hùng dân tộc Việt Nam được nhà văn Angiêri Josep Jiasin nhắc tới trong vở kịch nổi tiếng “Người đi dép lốp” (viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh) và gần đây Hội sử học Việt Nam đã bầu chọn Quang trung - Nguyễn Huệ là một trong bốn danh tướng Việt Nam cùng với Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp để dựng tượng. Chừng ấy đã đủ cho chúng ta tự hào, tôn vinh và quảng bá cho khắp đất nước và cả năm châu biết đến Bình Định mà chiêm ngưỡng, mà thưởng thức cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần theo nhu cầu du lịch là: xem gì và ăn gì? Di sản văn hóa Bình Định không chỉ có thế mà như chúng ta biết, Bình Định còn là nơi đang tồn tại Tháp Chàm nhiều nhất nước. Những công trình kiến trúc đặc sắc nhất của dân tộc Chămpa đã có tuổi đời mười thế kỷ đang đứng sừng sững giữa đất rộng trời cao. Đây là một trong những di sản cổ của phương Đông mà người phương Tây đang tìm tới để chiêm ngưỡng và nghiên cứu. Rồi Bảo tàng Quang Trung gắn liền với trống trận Tây Sơn và võ thuật dân tộc, gần đây lại có thêm Đàn tế trời đất của Tây Sơn Tam Kiệt, nơi không chỉ đẹp về thiên nhiên hùng vĩ, về kiến trúc hoành tráng mà còn là nơi thiêng liêng bậc nhất, đã giúp nghĩa quân Tây Sơn bách chiến bách thắng. Và ngày nay đang phù hộ cho nhân dân Bình Định tránh được những thiên tai bão lũ, làm ăn phát lộc, phát tài... Tôi biết có những vị lãnh đạo cao cấp thường về chiêm bái thắp hương ở Bàn thờ Tây Sơn Tam Kiệt hoặc ở Đàn tế trời đất trên đỉnh Ấn Sơn mà được khỏe mạnh, được thăng quan tiến chức... Tiêu biểu trong việc đầu tư xây dựng những công trình tâm linh trên đất Bình Định và ngay cả ở Hà Nội nữa là anh Trần Bắc Hà và, Bắc Hà đã được Trời Phật phù hộ độ trì và vượt qua mọi khó khăn để trở thành doanh nhân số một thành công nối tiếp thành công. Đúng! Bình Định là địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra những anh hùng những danh nhân, những chí sĩ nổi tiếng, nơi mà Bác Hồ đã chọn để dừng chân hơn 1 năm trước khi lên đường bôn ba năm châu bốn biển tìm đường cứu nước. Hiểu và yêu đất và người Bình Định mà Bác Hồ đã Hát bội ở làng quê. Ảnh: Nguyễn Phúc Việt 12
  • 13. ngợi ca: ...Dân gian có kẻ anh hùng Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn Đóng đô ở phủ Quy Nhơn Đánh tan Trịnh Nguyễn cứu dân đảo huyền Nhà Lê cũng bị mất quyền Ba trăm sáu chục năm truyền vị vương Nguyễn Huệ là đấng phi thường Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu Ông đà trí cả mưu cao Dân ta lại biết cùng nhau một lòng... Tiếp theo những danh tướng Tây Sơn là Võ Duy Dương (Thiệu Hộ Dương), rồi Tăng Bạt Hổ, Mai Xuân Thưởng, Chàng Lía v.v. Cùng với các danh nhân văn hóa như Đào Duy Từ, Đào Tấn, Nguyễn Văn Diêu, Lê Đại Cang ở cuối thế kỷ 19. Bước sang đầu thế kỷ 20 lại xuất hiện những tài năng thơ và Bình Định trở thành một trung tâm thơ lớn của đất nước với những tên tuổi như Quách Tấn, Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Phạm Văn Trí (ở Pháp và được thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh). Và những tài năng thơ sau này. Trên đây là khái quát mấy nét chấm phá trên bức tranh văn hóa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng của Bình Định để chúng ta tự hào về quê hương Bình Định và tự tin rằng Bình Định sẽ là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước, nếu chúng ta biết khám phá, sáng tạo, biết khai thác và biết tổ chức thành những điểm sáng văn hóa, có nghĩa là chúng ta có rất nhiều nguồn nguyên liệu quý, để làm ra những bữa tiệc ngon và hấp dẫn thực khách gần xa trong và ngoài nước. Ví dụ Bảo tàng Quang Trung điểm nhấn du lịch, nhưng chưa tương xứng với phong trào Tây Sơn, với những chiến công lừng lẫy, hiển hách của những anh hùng kiệt xuất. Cụ thể là nội dung bảo tàng chưa phong phú, chưa nhiều hiện vật, chưa có sức thu hút mạnh, chưa gây được ấn tượng sâu và chưa giữ chân người xem trong thời lượng dài hơn. Ở đây có đấu võ và có Nhạc võ trống trận Tây Sơn, là nét văn hóa hấp dẫn nhất trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung nhưng vẫn chưa nâng lên tính chuyên nghiệp, tính khoa học về bảo tàng lịch sử. Ví dụ như in tài liệu tờ rơi giải thích về nội dung chương, hồi của tác phẩm Nhạc võ Tây Sơn. Như chương 1 là hội binh, chương 2 là hành quân, chương 3: xáp trận, chương 4: Khải hoàn. Điều mà tôi đã giải thích cho khán giả Đức khi đoàn tuồng Bình Định biểu diễn ở Tp Munich năm 2002 và khi đã hiểu nội dung tác phẩm thì họ đánh giá rất cao nghệ thuật Nhạc võ Tây Sơn và muốn được xem lại. Tại sao chúng ta không tổ chức một không gian văn hóa mở từ Bảo tàng Quang Trung đến Đàn tế trời đất Ấn Sơn, từ sông Côn đến Hầm hô và điểm dừng là Bảo tàng Quang Trung, ở đó có biểu diễn Hát bội, có hội đánh Bài chòi, có cồng chiêng Tây nguyên, có đấu võ dân tộc (chú ý là nữ) và có trống trận Tây Sơn, kết hợp với văn hóa ẩm thực như thịt rừng, chim mía, rượu Bầu đá, cá tong và cơm gạo tám…Với nội dung phong phú và hấp dẫn ấy, nhất định khách du lịch không chỉ ở ngày mà còn ở cả đêm… Cũng cách làm đó, thành phố Quy Nhơn nếu tổ chức được những khu vui chơi, thưởng thức nghệ thuật và ẩm thực đặc biệt thì Quy Nhơn mới đúng nghĩa là nơi quy tụ con người là “Đất lành chim đậu”. Sự kiện Gặp gỡ Việt Nam trong năm 2013 với sự có mặt đông đảo nhà khoa học trên thế giới, trong đó có 5 giáo sư được giải Nobel, đã báo hiệu cho chúng ta rằng, thế giới đang biết đến Bình Định - Quy Nhơn. Cũng như Festival võ thuật quốc tế định kỳ tại Bình Định đã thu hút được những võ sĩ khắp hành tinh này. Từ đó chúng ta có niềm tin trong việc tổ chức những sự kiện văn hóa thể thao, du lịch quy mô, hoành tráng và cuốn hút. Một câu hỏi đang đặt ra là tại sao Bình Định lại không xây dựng đền thờ Huyền Trân công chúa và không tổ chức Lễ hội công chúa Huyền Trân, trong khi Bình Định có đủ các yếu tố danh chính ngôn thuận để làm cái việc đáng làm này. Ở Huế dấu ấn về công chúa Huyền Trân không đậm như ở Bình Định, mà người ta vẫn xây khu tưởng niệm Huyền Trân công chúa thật to, thật hoàng Thi đấu Cờ người thị xã An Nhơn, Bình Định Tết Giáp Ngọ 2014. Ảnh: Trịnh Đào Em SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 13
  • 14. Nón lá Gò Găng Bình Định. Ảnh: Nguyễn Thanh Cường tráng, gọi là “khu văn hóa du lịch tâm linh”, rồi người ta tuyên truyền là đền Huyền Trân rất thiêng nên đã thu hút khách thập phương ngày càng đông. Muốn chứng minh Bình Định là “đất võ trời văn” thì theo tôi, Quy Nhơn có thể tổ chức một Trung tâm thơ lấy tên: Hàn Mặc Tử - Xuân Diệu, hàng năm có thể tổ chức những cuộc thi thơ, liên hoan thơ Hàn Mặc Tử - Xuân Diệu và nhiều thi nhân khác, đồng thời đăng cai tổ chức các sự kiện thơ khác như: Thơ đường, thơ lục bát mà tôi đang có chân trong các hội thơ này, cũng như tôi thường làm giám khảo các cuộc liên hoan hội diễn nghệ thuật toàn quốc dĩ nhiên là tôi phải giành tấm lòng ưu ái cho quê hương mình. Và nói Bình Định là đất võ, Bình Định đã có thương hiệu về võ thuật dân tộc. Vậy vì sao chúng ta không tổ chức một Trung tâm võ thuật quốc tế ở Bình Định? Trung tâm này có thể đặt ngay ở làng Bùi Thị Xuân, vừa diễn võ, đấu võ, vừa tổ chức đào tạo ra hàng trăm “nữ tướng Bùi Thị Xuân” hiện đại có sắc đẹp, có tài đấu võ, cưỡi voi, phi ngựa bắn cung…Những trò lạ này chưa ở đâu có, nếu Bình Định làm được tôi tin chắc rằng hàng ngàn, hàng vạn thanh niên cả nước sẽ ùn ùn đổ về đây để thưởng ngoạn cái đẹp cái lạ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Và tại sao ta không phục dựng hình tượng Chàng Lía tài năng và dũng mãnh tuyệt vời, một nhân vật huyền thoại chuyên lấy của nhà giàu chia cho người nghèo và dám chống lại quan, quân triều đình phong kiến. Hiện nay di sản văn hóa Bình Định vẫn trong tình trạng “áo gấm đi đêm”, của quý dấu kín, giống như hoa hậu, á hậu bị nhốt kín trong nhà. Tục ngữ có câu “tốt khoe xấu che”, vì vậy mới có câu Bài chòi “Bạch Huệ” nói thẳng “cái đẹp nhất” kín nhất của người phụ nữ trước đám đông để mọi người đều thưởng thức… …Có bông, có cuống không cành Ở trong có bẹ bốn vành có tua Nhà dân cho chí nhà vua Ai ai có của cũng mua để dành Tử tôn, do thử nhi sanh Bạch Huê mỹ hiệu xin phành ra coi… Người nghe cũng có thể hình dung ra một bông hoa đẹp… Tuyên truyền quảng bá văn hóa là một việc làm cực kỳ quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa hôm nay, nhất là quảng bá tài sản văn hóa vì sự nghiệp phát triển du lịch. Vì không nhận thức được tầm quan trọng của quảng bá văn hóa mà dự án “Những ngày văn hóa Bình Định” tại Hà Nội đã ngâm suốt 3 năm rồi mà chưa được thực hiện, bởi có ý kiến cho rằng “phải xã hội hóa dự án này”! Tại sao làm văn hóa vì sự nghiệp văn hóa, quảng bá văn hóa Bình Định tại Thủ đô Hà Nội - Trung tâm chính trị, văn hóa, ngoại giao của cả nước (nơi có hàng trăm đoàn ngoại giao, có hàng ngàn trí thức, văn nghệ sĩ và báo chí, truyền thông, qua Những ngày văn hóa Bình Định mà người ta sẽ thấy, sẽ được biết về đất nước, con người về tiềm năng du lịch Bình Định, rồi đến với Bình Định, ủng hộ và hợp tác với Bình Định thì cái lãi quá lớn, so với đồng tiền bỏ ra chừng 1 tỷ đồng. Nếu không có tầm nhìn văn hóa, không vì cái “lãi ngầm” ấy thì tại sao Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà vất vả vận động các doanh nghiệp đầu tư tổ chức CLB Bài chòi tại Bình Định? Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước, nói như Nghị quyết của Đảng; hoặc “văn hóa là đi đầu” nói như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị ở Quy Nhơn đầu năm 2013. Như vậy, nếu nhận thức văn hóa lệch mà xây ngôi nhà chỉ một cột lớn một cột bé thì ngôi nhà ắt phải nghiêng, phải đổ. Hãy nhìn thực trạng xã hội đang mất văn hóa, mới giật mình, mới ngộ ra rằng, có nhiều tiền cũng không sống yên được. Bởi đất nước đang bị xâm lăng văn hóa, xã hội đang rối loạn văn hóa nghiêm trọng. Vì vậy, tôi xin kết luận rằng, Bình Định muốn phát triển du lịch thì phải khai thác, phải phát huy triệt để tiềm năng văn hóa, phải quy tụ tài năng, trước hết là người Bình Định, phải tận dụng triệt để tri thức văn hóa cả nước, phải đổi mới tư duy, phải có tầm nhìn vượt biên giới trong những người làm văn hóa cũng như làm du lịch. Làm được như vậy nhất định Bình Định sẽ cất cánh bay cao và bay xa! n Vũ điệu Chămpa trong đêm Hội xuân Tháp Đôi, TP. Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh: Trịnh Đào Em 14
  • 15. N gày 7 tháng 5 năm 1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân đội Pháp, với sự chi viện của đế quốc Mỹ, đã bị quân và dân ta tiêu diệt. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp kéo dài 9 năm, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ ne vơ lập lại hòa bình ở Việt Nam. Phản ánh, nhận định, đánh giá về sự ác liệt, qui mô của cuộc chiến cũng như ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng Việt Nam và thế giới của chiến thắng Điện Biên Phủ trong tác phẩm văn học nghệ thuật các tác giả cần có một độ lùi cần thiết về thời gian, có khi đến hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm. Song, có một tác giả, mà lại là một nhà thơ đã chỉ mất có hai ngày sau khi nhận được tin thắng lợi từ mặt trận vừa báo về đến Bộ Tổng tham mưu của cuộc chiến, để hoàn thành tác phẩm. Đây là hiện tượng vô cùng hiếm trong lịch sử văn học hiện đại nước ta và thế giới. Người tạo nên kỳ tích hiếm có ấy là nhà thơ Tố Hữu, tác giả bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bài thơ mô tả sinh động cuộc sống chiến đấu gian khổ với không ít hy sinh mất mát của cả dân tộc ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; đồng thời phản ánh kịp thời không khí hào hùng và niềm vui vô bờ của nhân dân ta trong ngày hội mừng chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tràn ngập lòng tự hào về dân tộc, đất nước và lãnh tụ ấy, xứng đáng là một “Đại cáo bình Tây” của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. Bài thơ được tác giả chia làm 4 phần, với trật tự cấu trúc mới lạ và một thể thơ tự do, phóng khoáng. Ngay ở Phần I, thấu hiểu sự trông chờ của cả dân tộc, không để mọi người phải chờ đợi lâu, Tố Hữu báo tin chiến thắng, cái tin mà cả dân tộc ta, và cả thế giới đã nín thở chờ đợi: “Tin về nửa đêm/ Hỏa tốc hỏa tốc Ngựa bay lên dốc/ Đuốc cháy sáng rừng Chuông reo tin mừng Loa kêu từng cửa Làng bản đỏ đèn đỏ lửa” Với thủ pháp nhịp điệu mô phỏng mà Tố Hữu sử dụng trong những câu thơ mở đầu này, chúng ta như nghe thấy rõ mồn một tiếng vó ngựa dồn dập, hối hả, say sưa trên núi rừng Việt Bắc đưa tin chiến thắng, thấy rõ mồn một cái không khí “tin vui thắng trận dồn chân ngựa” (thơ Hồ Chủ tịch) nói về tin thắng trận và niềm vui, tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ. Trận thắng Điện Biên Phủ như những con sóng lớn trên đại dương, cuốn mạnh tư tưởng và tình cảm của Tố Hữu lên phía trước. Lòng tự hào dân tộc và vinh quang của chiến thắng đã giúp Tố Hữu tạo được một hình ảnh chói lọi: “Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực Trên đất nước, như Huân chương trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng”. Trận đánh Điện Biên Phủ của quân và dân ta là một trận đánh lịch sử, mang ý nghĩa thời đại sâu sắc. Khi các chiến sĩ ta quần nhau với địch trong những chiến hào ở Điện Biên Phủ, có hàng nghìn triệu người lương thiện khắp “Đại cáo Bình Tây” của Thời đại Hồ Chí Minh “HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN” “Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu) l TRƯƠNG NGUYỄN KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2014) 15
  • 16. thế giới hồi hộp chờ tin các anh. Với tầm nhìn của một nhà cách mạng chiến lược, với biệt tài dựng lên những khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn của chiến trường Điện Biên, Tố Hữu đã khẳng định niềm vui và tự hào này không chỉ của nhân dân Việt Nam mà còn của nhân dân toàn thế giới: “Điện Biên vời vợi nghìn trùng Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta Đêm nay bè bạn gần xa Tin về chắc cũng chan hòa vui chung”. Sau khi cùng mọi người hoan hỷ trong men say chiến thắng, trong Phần II nhà thơ cung cấp cho ta nhiều con số và những tư liệu lịch sử về cuộc kháng chiến chống Pháp đã kéo dài “ba ngàn ngày”, chiến dịch Điện Biên toàn thắng sau “56 ngày đêm…”. Song, điểm đọng lại ấn tượng, gây nhiều cảm xúc kính phục trong đoạn này là khi tác giả mô tả cuộc chiến đấu ác liệt, sức chịu đựng gian khổ của bộ đội, dân công. Qua đó nhà thơ thay mặt cho cả dân tộc khen ngợi các chiến sĩ Điện Biên: “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa thép Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non/Gan không núng/Chí không mòn Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Áo ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng kéo pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm Những bàn tay xẻ núi, lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện. Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến Mấy tầng mây gió lớn mưa to Dốc Pha Đin, chị gánh, anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò, chị hát Dù bom đạn xương tan, thịt nát Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...” Nhà thơ khẳng định sự chiến đấu anh dũng tuyệt vời, sự hy sinh máu xương của những người tham gia chiến dịch là không uổng phí, mà đã góp phần mang lại hòa bình cho đất nước, cuộc sống yên bình cho nhân dân: “Hỡi các chị, các anh Trên chiến trường ngã xuống Máu của anh chị, của chúng ta không uổng Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...? Phần III, nhà thơ khẳng định quân giặc ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cũng như mọi kẻ thù xâm lược Việt Nam đều phải chung một kết cục: “Lũ chúng nó phải hàng, phải chết”. Bọn “giặc điên” dù có “chui xuống đất”, hay “chạy đằng trời” cũng không thể thoát khỏi sự trừng trị của quân và dân ta, bởi: “Trời không của chúng bay Đạn ta rào lưới sắt! Đất không của chúng bay Đai thép ta thắt chặt! Của ta trời đất đêm ngày Núi kia, đồi nọ, sông này của ta” Đối với bọn xâm lược chỉ có một con đường: “Chúng bay chỉ một đường ra Một là tử địa, hai là tù binh: Và, trên mặt trận Điện Biên Phủ - nơi mà các tướng soái thiện chiến, nhà nghề của Pháp và Mỹ từng huyênh hoang tuyên bố là pháo đài bất khả xâm phạm, đã là mồ chôn vùi quân xâm lược. Những câu thơ đanh thép, ào ạt, Tố Hữu nói thẳng vào mặt quân thù như tiếng vọng của “Hịch tướng sĩ”, “ Bình Ngô đại cáo” của lịch sử dân tộc ta: “Hạ súng xuống rùng mình run rẩy Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm Nghe trưa nay tháng năm, mùng bảy Trên đầu bay thác lửa hờn căm Trông: bốn mặt lũy hầm sụp đổ Tướng quân bay lố nhố cờ hàng Trông: chúng ta cờ đỏ sao vàng Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!” Trong phần này, tác giả đã dựng nên một cảnh tượng đối lập giữa người chiến thắng là dân tộc ta và kẻ chiến bại là thực dân Pháp, đối lập một bên là sự thất bại ê chề, nhục nhã của quân xâm lược, một bên là niềm vui của cả dân tộc chiến thắng. Và, người vui nhất là Bác Hồ : “Tiếng reo núi vọng sông rền Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ Bác đang cúi xuống bản đồ Chắc là nghe tiếng quân hò quân reo... Từ khi vượt núi qua đèo Ta đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngày Tin về mừng thọ đêm nay Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!” Phần IV, nhà thơ cho chúng ta biết, cùng với mặt trận Điện Biên Phủ, chúng ta còn mở một mặt trận nữa, là mặt trận ngoại giao do đồng chí Phạm Văn Đồng làm tổng tư lệnh dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ. Trên hai mặt trận ấy, chiến thắng ở Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 16
  • 17. Và khi chiến thắng đến, Tố Hữu nghĩ ngay đến đồng chí Phạm Văn Đồng ở nước ngoài đang từng ngày từng giờ ngóng chờ tin chiến thắng ở quê nhà. Tuy cách xa ngàn trùng, phương tiện liên lạc từ Việt Nam sang Giơ ne vơ không phải hiện đại như bây giờ, nhờ quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng, của Bác Hồ, và cùng đều là những tâm hồn lớn, nhà ngoại giao lớn, nhà tư tưởng lớn, Tố Hữu đã “biết” chắc chắn Phạm Văn Đồng vui mừng thế nào khi Điện Biên chiến thắng và “sẽ nói” thẳng vào mặt bọn xâm lược mà đại diện trên bàn hội nghị là Bidon (Pháp), Smit (Mỹ): “Thực dân, phát xít/ Đã tàn rồi!/ Tổ quốc chúng tôi Muốn độc lập hòa bình trở lại Không muốn lửa bom đổ xuống đầu con cái Nước chúng tôi và nước các anh Nếu còn say máu chiến tranh ở Việt Nam, các anh nên nhớ Tre đã thành chông, sông là sông lửa Và trận thắng Điện Biên Cũng mới là bài học đầu tiên!” Thực tiễn lịch sử Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh đúng tiên đoán của Tố Hữu. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ cả dân tộc ta đã bước vào cuộc kháng chiến 30 năm chống xâm lược Mỹ, chúng ta có trận “Điện Biên Phủ trên không” đánh thắng cuộc chiến tranh bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, có Chiến dịchHồChíMinhlịchsử,giảiphónghoàntoànmiềnNam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Về phương diện lý luận, không ai phủ định một chân lý thực tế cuộc sống và là cây đời xanh tươi quyết định giá trị của tác phẩm văn nghệ. Tác phẩm nghệ thuật xét đến gốc vẫn là một phản ánh của cuộc sống. Và, nhà văn chính là người thư ký của thời đại. Với một sự thật ai cũng biết, nhà thơ Tố Hữu đã từng mặc áo bộ đội, vai mang nặng ba lô, chân đạp rừng, gai đá sắc, trèo đèo lội suối, cùng ăn cơm vắt thấm nước, dãi gió nằm sương với anh bộ đội, với chị dân công hỏa tuyến nên khi đọc “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” không ai không khẳng định Tố Hữu là một chiến sĩ ngoài mặt trận Điện Biên đã cùng chiến đấu với các chiến sĩ trên các chiến hào. Và, ai cũng khẳng định chỉ như thế Tố Hữu mới viết nên bài thơ phản ánh đúng thực tế như vậy. 45 năm từ khi bài thơ ra đời, ai cũng nghĩ như vậy. Cho đến năm 1999, với sự ra đời của cuốn sách gây chấn động, “Chân dung và đối thoại” (Nxb Thanh niên,1999), nhà thơ Trần Đăng Khoa, qua lời kể của Tố Hữu, đã cho ta biết thực tế nhà thơ đã sáng tác bài thơ trên không phải như chúng ta nghĩ. Từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch Tố Hữu không có lên Điện Biên. Ông bảo: “Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi chứ”. Ông kể, để biết Điện Biên có các địa danh để viết nên câu thơ: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam,...”, ông phải đi hỏi. “Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết mấy cái địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi, những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình mới lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào. Nó mới thành: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam - Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng. Đấy, đơn giản là thế”. Hồi ấy, Tố Hữu là Trưởng ban Tuyên truyền. Ông bảo “suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân ủy Trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền”. Và, cái tin mà không chỉ có ông “hong hóng” chờ đó đã đến: “Lúc ấy khoảng 5 giờ rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7/5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện “Hỏa tốc, hỏa tốc/ Ngựa bay lên dốc” ấy là có thật. Đấy là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và cũng chỉ có mỗi một con ngựa với chú liên lạc chứ làm gì có “Đuốc chạy sáng rừng”, với “Làng bản đỏ đèn đỏ lửa”. Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí, chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: “Đuốc chạy sáng rừng - Loa kêu từng cửa”. Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai. Dân ở xa, ở gần dân e bị lộ. Nguyên tắc bí mật tuyệt đối. Cơ quan Trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre. Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn và ở bên suối. Ông cụ vốn là người yêu sơn thủy hữu tình. Cơ quan Trung ương cũng đóng dọc bên suối, lán chìm trong cây lá. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù mà. Bí mật là nguyên tắc. Vậy thì loa với ai. Thế mà vẫn “Loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa”. Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ…Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho”. Tố Hữu bảo bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” ông viết nhanh lắm. “Sau chiến thắng tôi lên Bác ngay. Lên xin ý kiến Bác xem cần tuyên truyền thế nào. Có điều lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo: “Đây chỉ là chiến thắng bước đầu thôi. Sao các chú cứ rối lên thế. Ta đánh thì tất nhiên là sẽ thắng. Quân đội ta là quân đội quyết chiến quyết thắng cơ mà. Bác khen các chú đánh giỏi. Nhưng SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 17
  • 18. đừng rối lên. Phải cảnh giác. Hết sức cảnh giác. Chiến tranh chưa kết thúc đâu. Kẻ thù của ta bây giờ không phải là Pháp nữa, mà là Mỹ. Không khéo chuyến này, ta phải đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, gian khổ đấy, đừng có tếu. Điều đáng kinh ngạc là Ông Cụ lại nói chuyện ấy trong ngày chiến thắng Điện Biên ... Cũng trong buổi gặp ấy, Ông Cụ bảo tôi làm tuyên truyền. Ông Cụ có bảo tôi làm thơ đâu, làm tuyên truyền động viên bộ đội đấy chứ. Tuyên truyền làm sao cho dân vui là được rồi. Tôi về, suốt đêm không ngủ được, cứ vần võ mãi. Tôi nghĩ: tuyên truyền bằng thơ là tốt nhất. Thơ dễ phổ biến, dễ nhớ, dễ thuộc. Mình không ra trận, nhưng cũng nghe lỏm được khối chuyện. Chỉ tội, chẳng biết Điện Biên ra sao. Rồi thì đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô, cũng chẳng thể hình dung được. Tôi bèn đến hỏi Bác, Bác ngửa cái mũ lá ra: Điện Biên nó như thế này này. Nó là một lòng chảo. Đấy, cũng chỉ mang máng thế thôi. Thế rồi thì tôi viết, viết nhanh lắm, viết không đến hai ngày. Những gì mình nghe được về Điện Biên mình cho vào thơ hết, cho nó có vần, có điệu, vì nhịp thơ nó đi như thế. Lục bát thì còn phải cò cưa ký cưa, chứ ở đây, mình cho nó nổ lung tung lên, chẳng việc gì phải giữ đúng khuôn khổ. Có lẽ đây là bài thơ tự do nhất, viết sảng khoái nhất” (Chân dung và đối thoại, tr 19 -20). Ngay cả câu thơ “Tiếng reo núi vọng sông rền...”, Tố Hữu cũng bảo “mình cũng phịa đấy”. Hồi đó đang phải bí mật, có ai dám hò đâu. Nhưng phải viết thế, phải tạo không khí như thế mới có cớ mà Hoan hô chứ. Mình Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hoan hô ông Giáp...”. Khi được hỏi, bài thơ này khi viết xong Bác Hồ có đọc không, Tố Hữu nói: “Có chứ”. Thế Ông Cụ nói sao. Tố Hữu: “Ông Cụ chẳng nói sao cả. Chưa bao giờ Ông Cụ khen thơ tôi. Chỉ có anh Trường Chinh thì có khen, ví tôi với ông này, ông khác, nhưng anh ấy cũng nói tào lao cho vui thế thôi, còn Bác thì chưa bao giờ khen tôi cả” (Sđd, tr 21). Câu chuyện trên (mà tôi tin là thật 100%) khiến tôi liên tưởng tới nhà thơ Phùng Quán viết “Vượt Côn Đảo”. Khi viết tác phẩm này, ông chưa hề đặt chân đến Côn Đảo, chỉ biết Côn Đảo qua lời kể của một số tù chính trị vượt Côn Đảo. Tố Hữu không tận mắt chứng kiến cuộc sống gian khổ, cuộc chiến ác liệt của các chiến sĩ Điện Biên trong 56 ngày đêm, không cùng “chị gánh, anh thồ” trên muôn nẻo đường lên Điện Biên, ông chỉ ngồi một chỗ ở rất xa mặt trận hình dung qua lời kể và, nhiều chỗ ông… “phịa”. Vậy mà Tố Hữu đã làm nên một tác phẩm lớn “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Chỉ có một lời giải thích thoả đáng cho câu chuyệnnày:TốHữulàmộtCábiệt-CábiệtcủamộtThiên tài.ThiêntàithơtrongTốHữuthănghoabởilòngyêunước, tình yêu thương bộ đội, anh chị dân công hỏa tuyến. Kể về nỗi gian khổ, sự hy sinh của chiến sĩ ngoài mặt trận, hay chị dân công trên đèo, Tố Hữu đã phải dùng sức tưởng tượng mà bồi đắp cho những hình ảnh về thực tế mà nhà thơ đã thâu lượm được từ trước hoặc qua lời kể. Và, sự bồi đắp ấy đã thành công. Điều quan trọng hơn, ở Tố Hữu (cũng như ở Phùng Quán), có thể có những tình tiết trong tác phẩm các ông đã “phịa” nhưng có một thứ thật 100% các ông không “phịa” đó là cảm xúc, cái để làm nên “hồn” của tác phẩm. Từ sâu thẳm trái tim, Tố Hữu mong cuộc chiến mau kết thúc, quân ta thắng trận để hoà bình, tự do đến với dân tộc ta. Vì thế, tin thắng trận như một luồng sống ào ạt thổi vào tâm hồn Tố Hữu, làm nảy lên những câu thơ như “măng mọc sau mùa xuân”, như những đóa hoa đồng tươi thắm. Chính tình cảm của nhà thơ đã làm nên những câu thơ rung lên những nhạc điệu, những ý thơ lãng mạn, khiến người đọc vô cùng xúc động. Trận đánh Điện Biên Phủ là trận đánh của cả dân tộc ta, với sau lưng là lịch sử hào hùng 4.000 năm chiến thắng ngoại xâm. Thực tế chiến dịch cho thấy, bên cạnh quân đội, cùng với quân đội là đủ mọi lực lượng: các đơn vị dân công hỏa tuyến, là thanh niên xung phong, là các văn nghệ sĩ,... Và, trong trận chiến ấy, không chỉ có nam giới/ “các anh”, mà có cả nữ giới/ “các chị”. Xen lẫn mầu áo của bộ đội, có bóng áo chàm của đồng bào các dân tộc, bóng áo nâu sờn của người Kinh. Cả dân tộc ta đi vào trận đánh dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ và vị tổng chỉ huy trực tiếp là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tố Hữu đã gọi chung tất cả những người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ bằng một từ chung là “ Chiến sĩ Điện Biên”, và, chỉ có 03 con người cụ thể, được Tố Hữu nhắc đến/ kể ra trong chiến dịch ấy, là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng. Và, khi chiến thắng đến, Tố Hữu thay mặt cả dân tộc Việt Nam ta hoan hô, chúc mừng: “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Ngoài hoan hô chiến sĩ Điện Biên, trong bài thơ, Tố Hữu chỉ hoan hô riêng một người: “Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Thế là đúng, là đủ! Các chiến sĩ Điện Biên dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lập nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mang lại: “Vinh quang Tổ quốc chúng ta NướcViệtNamDânchủCộnghòa Vinh quang Hồ Chí Minh Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi”. “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” - “Đại cáo bình Tây” của thời đại Hồ Chí Minh - hừng hực không khí chiến đấu và chiến thắng, tràn ngập lòng tự hào về dân tộc, đất nước và lãnh tụ, sẽ mãi mãi được tụng ca! n SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 18
  • 19. KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954-7/5/2014) l CHÂU GIANG Cách đây vừa tròn 60 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, trực tiếp là Tổng tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân Pháp, với sự trợ giúp của đế quốc Mỹ. Đóng góp vào chiến thắng lịch sử chấn động địa cầu đó, ngoài những tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ, các quân binh chủng quân đội như bộ binh, pháo binh, công binh, phòng không, thông tin, hậu cần, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong,…còn có “binh chủng văn nghệ”. Những văn nghệ sĩ - chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch trên cương vị là cán bộ, chiến sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ trong các đại đoàn quân chủ lực, trong các đoàn văn hóa đi chiến dịch. Họ đã chiến đấu không chỉ bằng súng đạn, cuốc xẻng, mà còn chiến đấu bằng những vũ khí “đặc chủng” như cây bút sắt, bút chì, bút lông, màu nước, bột màu,…để làm nên những tác phẩm phục vụ trực tiếp các chiến sĩ ngoài mặt trận, góp phần nhỏ của mình vào chiến công chung của dân tộc. Nổi bật trong “binh chủng văn nghệ” đó, là mỹ thuật với đội ngũ khá đông hoạ sĩ - chiến sĩ. CÁC HỌA SĨ - CHIẾN SĨ THAM GIA CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ M ặt trận Điện Biên Phủ mở màn ngày 13/3/1954, nhưng trước thời điểm đó, từ tháng 8/1953, trường Mỹ thuật kháng chiến của nước Việt Nam mới tại chiến khu Việt Bắc đã phân công các học sinh năm thứ 3, khóa đầu tiên của Trường là các họa sĩ: Nguyễn Thế Vy, Lê Huy Hòa, Nguyễn Mạnh Lân vào quân đội để vừa phục vụ vừa tiếp tục rèn luyện sáng tác. Mỗi người được biên chế vào một tiểu đội trong cùng một đại đội của Trung đoàn Thủ đô đóng quân ở chân đèo Khế (Thái Nguyên). Tháng 12/1953, các anh cùng hành quân với bộ đội lên Tây Bắc, đi chiến dịch Trần Đình (tức “Kết nạp Đảng trong chiến hào Điện Biên Phủ” tranh của hoạ sĩ Nguyễn Sáng 19
  • 20. chiến dịch Điện Biên Phủ). Khi chiến dịch nổ ra, từ khắp nơi, các họa sĩ cũng lên đường hòa vào các đơn vị bộ đội, dân công hỏa tuyến hướng về Điện Biên Phủ. Hai họa sĩ Ngô Tôn Đệ, Trần Lưu Hậu đang trong đoàn công tác giảm tô ở Thái Nguyên được lệnh lên đường tham gia công tác tại Hội đồng cung cấp mặt trận tiền phương, phục vụ các công việc hậu cần dọc đường ra mặt trận. Họa sĩ Lưu Công Nhân được cử đi công tác bên địch vận. Họa sĩ Ngọc Linh được cử về Sơn La cùng đoàn văn công Tây Bắc đi phục vụ chiến dịch. Họa sĩ Mai Văn Hiến ở Bộ Tư lệnh mặt trận; Nguyễn Bích ở báo Quân đội nhân dân tiền phương; Huy Toàn, Nguyễn Thụ ở Đại đoàn 312; Phạm Thanh Tâm ở Đại đoàn 351; Nguyễn Sáng đi cùng với Đại đoàn 308; Phạm Hảo làm việc với báo Vui sống đi theo Cục Quân y; Sĩ Tốt làm chiến sĩ đồ bản ở Đại đoàn 316; Lương Quý làm chiến sĩ ở Trung đoàn 77 huấn luyện tân binh chuyển đạn ra mặt trận; Trọng Kiệm, Lưu Công Nhân công tác ở Cục địch vận tham gia giải tù binh, làm phiên dịch; Văn Giáo, Đặng Đức đi theo dân công hỏa tuyến. Không chỉ có các trò, các thầy giáo của Trường Mỹ thuật kháng chiến, như các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Ty, Nguyễn Sĩ Ngọc sau đợt cải cách ruộng đất, đầu tháng 4/1954 cũng được cử đi Điện Biên Phủ. Các thầy được đồng chí Tố Hữu viết giấy giới thiệu với Cục Tuyên huấn tiền phương. Hôm tiễn họa sĩ Tô Ngọc Vân lên đường, đồng chí Tố Hữu còn nói: “Không đi kỳ này thì không bao giờ có thể vẽ chiến tranh được nữa… Sau Điện Biên sẽ là hòa bình rồi…”. Nghe đồng chí nói vậy, họa sĩ Tô Ngọc Vân lòng đầy hào hứng, tin tưởng, đã đề nghị giao ước thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ giữa người ra mặt trận với người ở lại nhà. Qua đây đủ thấy nhiệt tình đi vào cuộc sống sôi động không ngại gian khổ, hy sinh của người thầy giáo - họa sĩ Tô Ngọc Vân thật mạnh mẽ, cương quyết, lòng say mê lao động sáng tạo thật dồi dào mãnh liệt, tất cả để làm sao ghi lại được những hình ảnh một thời lịch sử của đất nước. Nhớ lại những ngày hào hùng đó, họa sĩ, NSND Tranh “Bộ đội và dân công nghỉ trên đồi”, 1953, của Họa sĩ Tô Ngọc Vân Tác phẩm “Đèo Lũng Lô”, năm 1954 của họa sĩ Tô Ngọc Vân SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 20
  • 21. Ngô Mạnh Lân viết: “Nhóm họa sĩ chúng tôi theo Trung đoàn Thủ đô đi chiến dịch lại có những nhiệm vụ khác nữa. Hành quân đêm đi, ngày nghỉ với bộ đội, truy kích địch, công tác ở Trạm quân y, tham gia viết tin, vẽ tranh ở Ban Tuyên huấn, Đại đoàn, theo bộ đội đi đánh cứ điểm, khi chiến thắng vào Mường Thanh lấy tài liệu, vẽ chân dung Bác, phục vụ ngày 19/5,…là công việc của một họa sĩ đi phục vụ trong quân đội. Chúng tôi tranh thủ vẽ ký họa, hoặc tốc ký phác họa, hào hứng ghi lại những cảnh sinh hoạt của bộ đội trong hành quân, lúc đào hào, làm đường, nằm hầm, khi chuẩn bị hành trang xuất kích, lúc nghỉ ngơi, lăn quay ra ngủ, lúc tắm giặt ngoài suối, khi nhận thư hậu phương, lúc học tập nâng cao quyết tâm chiến đấu”. Có thể nói chiến dịch Điện Biên Phủ đã hình thành một đội quân họa sĩ có mặt trên khắp các tuyến phục vụ chiến dịch. Thực tế đi chiến dịch là chất liệu ngồn ngộn để các họa sĩ sáng tạo nên các tác phẩm phục vụ chiến dịch. Đề tài sáng tác thật đa dạng, vì thế các tác phẩm hội họa cũng vô cùng phong phú. Mảng đề tài chính, được các họa sĩ tập trung phản ánh nhiều nhất là phản ánh cuộc sống đi chiến dịch, chiến đấu của bộ đội, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết tâm đánh thắng Điện Biên Phủ. Các họa sĩ Phạm Thanh Tâm, Huy Toàn vẽ tranh minh họa trên báo của Đại đoàn 351, 312. Họa sĩ Nguyễn Bích vẽ tranh trên báo Quân đội nhân dân xuất bản tại mặt trận. Các bức tranh minh họa trên báo đã được chiến sĩ ta cắt dán trên các hầm pháo, hầm trú ẩn. Các họa sĩ: Lưu Công Nhân, Đào Đức vẽ về dân công, bộ đội; Ngô Tôn Đệ vẽ về chiến sĩ lái xe phá bom nổ chậm, tiếp tế lương thực; Ngô Minh Cầu vẽ về xây dựng cầu đường; Nguyễn Trọng Kiệm vẽ về Đoan Hùng; Ngô Mạnh Lân vẽ về sinh hoạt bộ đội ở Điện Biên; Nguyễn Sáng có tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”….Cũng tại mặt trận, các họa sĩ đã ghi chép được nhiều ký họa bằng bút sắt, thuốc nước, vẽ tranh bằng bột màu, tranh cổ động được khắc gỗ và in kịp thời gửi đến chiến sĩ, như: Nêu cao quyết tâm đánh chắc, tiến chắc tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ, quyết tâm liên tục chiến đấu, vượt mọi khó khăn gian khổ để tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ vào dịp ta vừa kết thúc đợt hai tấn công Điện Biên Phủ tiêu diệt 5.000 quân địch và hạ 50 máy bay, phá hủy 7 kho đạn, 5 xe tăng. Nhiều tác phẩm của họ đã được trưng bày ngay tại mặt trận phục vụ cho cán bộ, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến và nhân dân trong vùng. Những tác phẩm được các họa sĩ trẻ hoàn thành sau ngày chiến thắng có các cảnh sinh hoạt của bộ đội đi chiến dịch Điện Biên Phủ của Ngô Mạnh Lân, cảnh chiến thắng ở Điện Biên Phủ của Lê Huy Hòa, cảnh về các chiến sĩ cơ giới, chiến sĩ phá bom nổ chậm của Ngô Tôn Đệ, các ký họa tài liệu của Nguyễn Thế Vy, Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu,… các tác phẩm đó được trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1954 tại Hà Nội mới giải phóng. Bên cạnh mảng đề tài chủ đạo trên, nhiều họa sĩ vẽ tranh địch vận, truyền đơn bướm để tung vào các vị trí của địch. Họa sĩ Phạm Hảo vẽ tranh tuyên truyền phòng dịch phục vụ bộ đội và gửi vào các đồn địch. Đặc biệt, sau khi ta nổ súng tiêu diệt cứ điểm Him Lam và cứ điểm Độc Lập, ngày 16/3/1954, họa sĩ Mai Văn Hiến được giao nhiệm vụ vẽ bức tranh lớn để kêu gọi quân địch ở cứ điểm Bản Kéo đầu hàng. Trong điều kiện ở mặt trận không có nguyên vật liệu để vẽ, họa sĩ đã phải đi tìm xưởng in để xin được giấy báo cỡ bằng nửa tờ báo quân đội, hoà trộn sơn cặn của nhà in cùng dầu hỏa để làm nguyên liệu vẽ. Các tờ giấy đã được dán nối với nhau bằng cơm nếp nghiền, trải trên mặt đất phẳng do bộ đội làm giúp, phải dùng tre và phên để làm chỗ cho họa sĩ ngồi vẽ, bút vẽ được làm từ cọng chuối. Trong một ngày, bức tranh lớn đã hoàn thành với diện tích tới 20m2 (4m x 5m). Bức tranh vẽ hình người phụ nữ đang ôm con nhỏ và có dòng chữ kêu gọi binh lính địch bỏ vũ khí trở về với gia đình. Bức tranh này đã được Tác phẩm “Gặp gỡ”, bột màu, 1954 của Họa sĩ Mai Văn Hiến SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 21
  • 22. các chiến sĩ quân báo mặt trận đưa vào sát đồn Bản Kéo và dựng lên trước lúc bình minh. Để làm việc này, ngay từ tối hôm trước, các chiến sĩ quân báo phải dựng sẵn các cây tre làm giàn giáo. Bức tranh đã góp phần cùng với bộ đội vây lấn ép cả một tiểu đoàn ngụy quân người Thái và binh lính Pháp ra đầu hàng. Họa sĩ Huy Toàn cũng vẽ ở trong hầm một bức tranh địch vận trên vải dù trắng có diện tích 2m2 cũng được dựng ở đồn Bản Kéo kêu gọi địch đầu hàng nhưng đã bị bọn chúng bắn tan nát. Thi đua với các đồng nghiệp ở ngoài tiền tuyến, nhiều họa sĩ ở hậu phương như Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ, Huỳnh Văn Thuận … cũng tham gia sáng tác phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Cùng bộ đội, dân công, thanh niên tham gia chiến dịch, trong đội ngũ họa sĩ đã có nhiều tổn thất, hy sinh ngay trước ngày chiến thắng. Một trong những số đó là họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ông đã hy sinh ngay chân đèo Lũng Lô khi chiến dịch Điện Biên Phủ vừa kết thúc. Trong những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã có nhiều ký họa phản ánh trung thực cuộc sống của bộ đội, dân công; trong đó có những tác phẩm nổi tiếng, như: “Hành quân qua suối” (chì, 36x51cm); “Đèo Lũng Lô” (mầu nước, 50x38cm), “Trên đường Điện Biên”, “Hành quân qua suối”, “Đường mới mở”,……được tặng Giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc năm 1954. Nhớ về người thầy của mình, họa sĩ Ngô Mạnh Lân viết: “Xem những ký họa thầy Vân vẽ trong những ngày cuối trên đường đi chiến dịch mới thấy cái nhìn tạo hình bao quát của họa sĩ trước những khung cảnh tưởng như bình thường, nhưng sao nó hào hùng và vĩ đại làm vậy. Bức “Trên đường Điện Biên” hay “Đèo Lũng lô”, “Hành quân qua suối”, “Đường mới mở”,…được ghi lại như những bố cục tranh hoàn chỉnh, bức hình thâu tóm quang cảnh hùng vĩ và nên thơ của rừng núi Tây Bắc cùng hàng đoàn bộ đội, dân công tấp nập tiến ra mặt trận như đi trẩy hội. Người thì đeo ba lô, súng ống, người mang vác trên vai, người khiêng, người gồng gánh, người chống gậy lội suối,…ai nấy đều trong tư thế gấp gáp, vững vàng cùng cả đoàn đi qua con suối với những tảng đá to nhỏ, dưới tán cây đại thụ được diễn tả chăm chút từ cành lá đến bộ rễ ngoằn ngoèo bám sâu vào lòng đất, dưới những triền núi nhấp nhô còn phủ sương phía xa xa. Hình nét ở đây như rung lên qua những đường chì đầy cảm xúc, trân trọng, toát lên vẻ lạc quan và quyết tâm của quân dân ta. Ở cảnh bộ đội hành quân qua đường mới mở lại có bút pháp mạnh mẽ, dồn dập từ những nét chì đậm, dứt khoát, chồng chéo lên nhau, tạo một không khí khẩn trương, rộn ràng. Có bức lại là những nét bút nhanh nhẹn, hối hả của đoàn người đạp trên cỏ trên lá rậm rạp tiến về phía trước…Những tác phẩm đó bộc lộ cái tình, cái hồn của người họa sĩ hòa vào hơi thở của cuộc sống sôi động hướng ra mặt trận. Điểm nổi bật ở tranh ký họa của thầy Vân là, với con mắt tinh tường, khám phá những hình nét gợi cảm, những dáng điệu sinh động dưới một tổng thể cảnh sắc vừa hùng tráng bao la, vừa thi vị ấm áp. Chính vì thế mà bộ ký họa về chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng như bộ ký họa vẽ bà con nông dân đấu tranh trong cải cách ruộng đất của thầy đã đoạt Giải Nhất tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1954” (Văn học nghệ thuật với Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, 2005, tr 204-205). Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày đêm, nhưng đó là những ngày để thử thách lòng yêu nước, tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh và trí sáng tạo của các họa sĩ. Bám sát cuộc sống, chiến đấu với nhiều mất mát hy sinh của chiến sĩ Điện Biên, các họa sĩ đã có những tác phẩm phản ánh trực tiếp cuộc sống chiến đấu của chiến sĩ phục vụ (dân công hỏa tuyến) hoặc trực tiếp chiến đấu trên mặt trận Điện Biên: đào công sự, công đồn,…Nếu nói như ngôn ngữ ngày nay, thì đó là các sáng tác cổ động. Sự thực, các sáng tác đó đã là nguồn cổ vũ hết sức to lớn với đồng bào các dân tộc Điện Biên và các chiến sĩ chiến đấu trên trận địa, có vai trò quan trọng trong nỗi sẻ chia những gian khổ khó khăn, giúp đồng bào, chiến sĩ ta vượt qua mọi gian nan thử thách, làm nên một chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu. Cũng bằng tác phẩm của mình, các họa sĩ đã tấn công trực diện vào tâm tư tình cảm của binh sĩ địch (làm nhiệm vụ binh vận). Nhìn tổng quát, các tác phẩm hội họa của các họa sĩ Việt Nam tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mang tính chiến đấu, tính cách mạng cao, tính nhân văn sâu sắc. Trận chiến Điện Biên Phủ là một hiện thực vĩ đại, đã đẻ ra / có được những tác phẩm văn học, nghệ thuật vĩ đại. Vinh quang thay những họa sĩ lớp họa sĩ khóa kháng chiến - những họa sĩ tài năng, yêu nghề, yêu nước, đã dùng / lấy nghệ thuật của mình phục vụ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đã dấn thân vào một giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc, góp phần làm nên Đài hoa chiến thắng Điện Biên Phủ./.n SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 22
  • 23. T rong công việc sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là lĩnh vực âm nhạc, nếu tác giả nào cả đời sáng tác được một ca khúc hay một bản nhạc đi cùng năm tháng, được công chúng yêu thích đã là một thành công, một niềm hạnh phúc vô bờ rồi. Vậy mà, có một người nhạc sĩ, còn rất trẻ, chưa được học trường nhạc Tây, chỉ trong hai năm, nói chính xác, tính tổng số tháng thì chưa đủ 1 năm, lại trong hoàn cảnh chiến tranh, sống dưới bom đạn ác liệt của quân giặc, gian khổ, thiếu thốn đủ điều, tác giả này đã có 3 ca khúc để đời. Người nhạc sĩ tài ba ấy là Đỗ Nhuận. Và chùm 3 ca khúc của ông sáng tác trong thời gian ngắn, trên miệng chiến hào, là: Hành quân xa (1953), Chiến thắng Him Lam (1954) và Chiến thắng Điện Biên (1954). Khâm phục hơn, kính nể hơn là, trong 3 ca khúc đó, thì giai điệu hào hùng của ca khúc Chiến thắng Điện Biên được lấy làm nhạc hiệu mở đầu một ngày mới trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam 60 năm qua, cùng với giọng đọc đầy tự hào “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát đi từ Hà Nội,…” trên nền nhạc hiệu ấy. Để có được những khúc khải hoàn hào hùng và đi cùng năm tháng đó, Đỗ Nhuận đã có những tháng ngày cùng bộ đội, dân công, thanh niên xung phong ra mặt trận. Với tư cách là chiến sĩ - nhạc sĩ, Đỗ Nhuận được biên chế vào Đại đội 267 của Đại đoàn quân tiên phong 308. Ông đã theo bộ đội hành quân từ Đại Từ - Thái Nguyên, xuyên qua Đèo Khế sang Tuyên Quang, rồi Bình Ca, rồi đến sông Hồng. Những người lính vai vác nặng đã tới Thượng Bằng La - Yên Bái. Họ vừa đi vừa truyền vào nhau ý chí: “Là lính, đâu có giặc là ta cứ đi”. Không ngờ câu nói ấy đã neo vào tâm trí, đánh thức cảm xúc âm nhạc của Đỗ Nhuận. Ý định viết một bản hành khúc cho người lính kháng chiến của Đỗ Nhuận sau khi nghe lính nói “đâu có giặc là ta cứ đi” đã ra đời. Không lâu sau, bắt gặp “đơn đặt hàng” của một y tá đơn vị khi đồng chí đề nghị ông viết bài hát để động viên chiến KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954-7/5/2014) Với đại thắng Điện Biên trong Âm nhạc NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN l NGUYỄN THÙY LINH SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 23